Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Khi nói đến khái niệm An Cư kiết hạ thì không còn xa lạ đối với người đệ tử  Phật. Trong Tứ Phần Luật có giải thích về ý nghĩa AN CƯ cư  rằng “ Thân và tâm tĩnh lặng gọi là AN” và “ở một chỗ gọi là CƯ”. Nói cách khác, An Cư chính là nơi quy tụ tất cả những người con Phật từ bốn phương quay về một chỗ để tu tập với mục đích chính là thúc liễm và chuyển hóa thân tâm trong một khoảng thời gian nhất định.

8 2

An Cư kiết hạ chính là thời điểm quý giá nhất của người con Phật nhằm hướng tâm đến sự cao thượng và thành tựu phạm hạnh giải thoát tối hậu. Thấy được giá trị cao cả đó mà ngay từ thời Đức Phật còn tại thế Ngài đã chú trọng vấn đề này và khuyên các thầy Tỳ Kheo phải nên an cư trong mùa mưa, không nên du hành để tránh gây tổn hại cho chúng sanh và đây cũng là cách nuôi dưỡng lòng từ bi ngày một lớn.

Trong tất cả thời gian của một kiếp người ngắn ngủi, hẳn nhiên thời điểm an cư là cột mốc quan trọng nhất của hành giả  muốn hướng tâm tìm cầu giải thoát. Nó không chỉ quyết định về vấn đề tâm linh, phẩm hạnh trí tuệ của từng cá nhân cũng như đoàn thể Tăng già mà còn có tác động mạnh đến việc khai mở tâm thức, thiết lập và phát triển đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của giới Phật tử tại gia thuần tịnh.

Thế nên, chúng ta chẳng ngạc nhiên mà thấy ngày nay các bậc trưởng thượng lãnh đạo Phật giáo đã rất chú trọng chỉ đạo thiết lập những trường hạ quy củ để chư Tăng, Ni tập trung an cư trong một môi trường thanh tịnh, thuận lợi cho việc hành trì tu tập như nước hòa với sữa và cũng là môi trường tốt nhất để thanh tịnh tam nghiệp, học hỏi giáo pháp và cùng thăng tiến trong lộ trình hành trì giới định tuệ.

Trong kinh Nikàya có đề cập đến phẩm hạnh của việc An Cư kiết hạ rằng nhờ có sự tập trung tu học mà các hành giả trong thời gian này đã có sự thăng chứng vượt trội, nhờ có đời sống phạm hạnh mà thành tựu giới, nhờ thành tựu giới mà chứng đạt được định, nhờ chứng đạt định mà khai mở trí tuệ và nhờ có trí tuệ mà chứng đắc quả Thánh.

Chính vì thế các hành giả Tăng, Ni trẻ tuổi có cơ may học pháp từ các bậc trưởng thượng và các bậc trưởng thượng có thuận duyên sách tấn giáo huấn đàn hậu học thăng tiến trưởng thành. Chính nhờ thế mà sinh mệnh Tăng già được trường tồn và việc hoằng hóa độ sanh cũng ngày một thêm hưng thạnh để đem lại lợi ích cho quần sanh. Theo như tinh thần Phật dạy trong kinh kinh Tăng Chi: “Hội chúng nào có các Tỷ kheo sống không biếng nhác, từ bỏ các đọa lạc, đi đầu hạnh viễn ly, sống theo tinh thần tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ, hội chúng này sẽ làm lợi ích cho đa số, sẽ làm tăng trưởng lạc giải thoát”. Sự thành tựu của việc tu tập này sẽ góp phần đem lại các chân giá trị hạnh phúc thiết thực cho tự thân mỗi hành giả tu tập giải thoát, kết nối sự hòa hợp thanh tịnh của cả một đoàn thể Tăng già và quyết định cho sự truyền đăng tục diệm làm hưng thịnh đạo pháp.

Trong kinh Tăng Chi  đã nói: “Có 5 lợi ích cho người sống chung với người an cư có mục đích. 1) Nghe điều chưa được nghe. 2) Làm cho thanh tịnh điều được nghe. 3) An trú chánh tín những gì đã được học. 4) Không cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng. 5) Có được các thiện tri thức đồng tu tập”.

Vì vậy, việc An cư kiết hạ của chư Tăng, Ni thực chất là sự an tịnh và tịnh hóa tâm thức không chỉ dành cho chư Tăng, Ni mà cho bất cứ ai hướng tâm tu tập, nổ lực hành trì giới định tuệ trong tinh thần hòa hợp, thanh tịnh để thăng chứng đạo nghiệp và là cơ sở cho đạo pháp hưng thịnh, chúng sinh được an lạc. Bên cạnh đó, Phật tử tại gia nhờ nhân duyên này mà có được cơ duyên học pháp, khai mở trí tuệ, làm các việc lành và tạo sự nối kết yêu thương trong cộng đồng. Đây chính là giá trị cao nhất mà việc An cư kiết hạ đem lại.

5 2

Hình Chư tôn đức tăng ni an cư 10 ngày

tại Chùa Điều Ngự 03-13/06/2019

                                         Mùa hạ Chùa Điều Ngự, ngày 06/06/2019

           

                        Thích Nữ Viên Tiến

Ni chúng Chùa Hương Sen, Riverside, California

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm