Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Chúng ta có thể nói Phật giáo hàm xúc tôn giáo, triết học và khoa học. Nhưng nó không phải là khoa học, triết học, tôn giáo. Và nó cũng không phản đối tôn giáo, triết học và khoa học, nhưng cái thực tế của nó vượt ngoài phạm vi của tôn giáo, triết học, khoa học. (HT Thánh Nghiêm).

 

Ngày nay không ít người có chủ trương rằng, trong thời đại 
 
khoa học văn minh này, phải đứng từ góc độ khoa học để giải 
 
thích và giới thiệu Phật giáo. Thực tế, trong những thập niên 
 
gần đây, chúng ta thấy xuất hiện khá nhiều những nhà khoa học 
 
trên thế giới đến với đạo Phật, Một mặt do khải thị Phật giáo,
 
 mặt khác do nhu cầu nào đó mà tìm hiểu, nghiên cứu giáo lý 
 
của đạo Phật, nên họ đã dùng quan điểm lô-gic khoa học để 
 
giải thích Phật giáo. Về điều này, HT Thánh Nghiêm cho rằng: 
 
Đây cũng là điều tốt. Lấy trí thức khoa học để thuyết minh lý 
 
luận Phật pháp. Làm như thế, có gì là không phải? Thế nhưng, 
 
khoa học thuộc phạm vi trí thức tự nhiên. Khoa học chỉ có khả 
 
năng thuyết minh một phần của muôn vàn hiện tượng tự nhiên.
 
Như chúng ta đã biết, khoa học là dùng phương pháp suy lý, phân tích, quy nạp để quan sát giải thích hiện tượng tự nhiên. Đứng về mặt lý luận, khoa học thuộc phạm vi loogic. Đứng về mặt thực dụng, khoa học là một tổ chức có hệ thống, có công dụng thực tế, đó là khoa học kinh nghiệm. Do đó, khoa học phát triển luôn đổi mới thường xuyên, dùng những lý luận mới để phủ định các quan điểm cũ, dùng kinh nghiệm mới bác bỏ thành quả cũ xưa. Tuy nhiên khoa học cũng không phải là chân lý tối cao, tối hậu, bởi phạm vi mà khoa học luận giải vẫn ở phạm trù hẹp. Theo từ điển Khoa học giải thích: “Kiến thức có thể hình thành theo một hệ thống, cái tùy thuộc vào sự trắc nghiệm các dữ kiện và xác định được quy luật tự nhiên, một phần tùy thuộc vào những gì được nghiên cứu chính xác.” Qua giải thích này, ta thấy khoa học dựa trên tư duy loogic và được thực tiễn chứng minh. Nhưng trong Phật giáo có nhiều lĩnh vực (phạm trù) nội hàm vượt ra ngoài lô-gic thông thường và thực tiễn giản đơn, nên không phù hợp với định nghĩa trên. Tỷ dụ về quần thể vũ trụ ở ngoài hệ thái dương vẫn còn phụ thuộc về cảnh giới không thể biết. Thậm chí đối với 09 hành tinh lớn trong Thái dương hệ, sự hiểu biết của con người vẫn còn hạn chế.
 
Ngoài ra đứng trên quan điểm y học để xem xét hiện tượng thân tâm của con người thì y học Trung Quốc cho rằng, cho đến nay, phạm vi của Tây y chỉ là giải phẫu “xác chết” vật chất mà thôi. Còn y học cổ truyền Trung Quốc từ lâu đã nghiên cứu đến khí mạch trong thân người, tức là hiện tượng lưu hoạt trong châu thân ngưới sống. Còn về môn chữa bệnh tâm thần, ngoài việc sử dụng ma túy, thuốc an thần cưỡng chế thì không còn biện pháp nào khác. Chữa bệnh tâm lý thì có thể dùng kinh nghiệm mà phân tích, suy đoán, hướng dẫn. Nhưng không có cách nào để đi vào chiều sâu tinh thần của bệnh nhân được, tức là một loại hoạt động vô hình có sức mạnh ở trong vật chất, ở trên vật chất. Nếu dùng các thuật như phù chú theo pháp mônMật tông để trị bệnh thì đôi khi cũng có hiệu quả, nhưng đó không còn thuộc phạm vi của khoa học, và bị phê phán là hiện tượng mê tín.
 
Bằng phép quy nạp và toán xác suất với những điều đã biết, hoặc sắp biết, phạm vi mà khoa học đề cập là rất hẹp, bởi còn bị chi phối rất lớn về yếu tố khách quan. Chính vì điều này, mà một số nhà khoa học vật lý có những thành tựu lớn, nhưng vẫn cần sự khải thị của tôn giáo, như là cần có nguyên lý khoa học tối cao vậy, đó là điều mà các học giả đều thấy. Mẹ của khoa học là triết học, mà mẹ của triết học là tôn giáo. Tôn giáo mới là nguồn gốc của vũ trụ, là cái gốc lớn của nhân sinh. Dùng triết học để thảo luận về tôn giáo đã có chỗ bất cập rồi, huống hồ lại còn dùng khoa học để nghiên cứu những điều huyền bí của tôn giáo sao đặng. Về điều này, chúng ta cùng suy ngẫm câu nói của ông Lương Khải siêu: “Phật giáo không phải tôn giáo, không phải triết học, không phải khoa học.”
 
Vậy Phật giáo là gì ?

Chúng ta có thể nói Phật giáo hàm xúc tôn giáo, triết học và khoa học. Nhưng nó không phải là khoa học, triết học, tôn giáo. Và nó cũng không phản đối tôn giáo, triết học và khoa học, nhưng cái thực tế của nó vượt ngoài phạm vi của tôn giáo, triết học, khoa học. (HT Thánh Nghiêm).

Phật giáo cứu người độ thế, lấy tâm làm chủ, tâm tức là tinh thần, có thể được thuyết minh dựa vào hai danh từ phiền não và trí tuệ. Phiền não mà tăng thì tinh thần hỗn loạn, trí tuệ mà tăng thì tinh thần được sáng láng. Nếu tinh thần mà hỗn loạn thì có dùng các phương pháp tôn giáo, triết học để xử lý cũng không thể giải quyết được vấn đề một cách lâu dài vĩnh viễn. Nhưng nếu có được ánh sáng của trí tuệ soi chiếu, thì vấn đề gì cũng giải quyết thấu suốt dù là phạm vi tinh thần. Chính vì vậy mà khi còn tại thế, Đức Phật không giải thích gì nhiều về hiện tượng tự nhiên của giới vật chất.

Tỷ dụ các vấn đề thế giới hữu biên hay vô biên, thế giới có hay là không có điểm bắt đầu ? Vì Phật cho rằng, những vấn đề đó không có quan hệ gì đến mục đích giải thoát khỏi phiền não. Điều quan trọng là dùng phương pháp tu hành như thế nào để giải thoát khỏi phiền não, mở mang trí tuệ. Cái mà Phật giáo gọi là trí tuệ không phải là cái tâm phân biệt nhận thức, mà là cái tâm tự tại không có chấp trước tưởng. Khi tâm đã được tự tại rồi, thì mọi hạn chế câu thúc về vật chất hay tinh thần đều không còn nữa.

 
Nếu tìm hiểu sâu đạo Phật chúng ta thấy, phạm trù tâm bao quát hết thảy hiện tượng tự nhiên và vật chất. Do đó kinh điển có câu “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”. Cái tâm phiền não gọi là thức. Cái tâm thanh tịnh gọi là trí. Phàm đối với bất cứ hiện tượng nào có chấp thủ, vướng mắc thì đều thuộc về tâm phiền não. Phật pháp không coi trọng việc tìm hiểu hiện tượng các pháp, mà coi trọng việc chuyển thức thành trí. Nếu không thì dễ lầm gốc với ngọn, chấp các hiện tượng như huyễn như hóa là sự thực. Thế của tâm là không hình không tướng, nhưng cũng không lìa tướng, còn khoa học thì chỉ xét đến hiện tượng mà hiện tượng thì thay đổi nhiều và luôn thay đổi, khoa học không thể cung cấp một chứng minh tối hậu và cứu kính về sự thực được.
 
Nhiều nhất, khoa học chỉ có thể cố gắng tiến lên trong tình huống nếu đau đầu thì chữa đầu, đau chân thì phải chữa chân thôi. Như Lão Tử nói: “Cái sống là hữu hạn cái biết là vô hạn. lấy cái hữu hạn để thỏa mãn cái vô hạn, nguy thay”. Phái đạo giáo theo chủ nghĩa tự nhiên, hiểu biết đúng đắn vật chất, còn Phât pháp cho rằng, hiểu biết về vật chất là chuyện thừa. Với cái tâm sáng, vật chất sẽ tỏ. Chỉ biết hiểu tự nhiên và hòa mình vào tự nhiên, không bằng bỏ được ngã chấp. Khoa học chỉ nghiên cứu và phân tích thế giới vật chất, cho nên không thể nào thuyết minh được chân lý của đạo Phật.
 
Thực tế tìm hiểu và nghiên cứu đạo Phật chúng ta thấy rõ, cách 
 
đây trên 25 thế kỷ, do Thanh tịnh thiền quán, Đức Phật thực 
 
chứng Chánh đẳng, Chánh giác (Tam minh-Lục thông) Ngài đã 
 
thấu suốt cả Tam thiên Đại thiên thế giới. Chỉ tính trong một 
 
Tiểu thiên thế giới thôi, ta đã thấy có 3 cõi: Dục giới, Sắc giới và 
 
Vô sắc giới. Cõi chúng ta đang sống là Dục giới, còn cõi của 
 
Đức A Di Đà là Sắc giới, mà cách chúng ta mười muôn ức cõi, 
 
tức cách chúng ta mười muôn tỷ cõi.
 

Các nhà khoa học hiện nay họ dùng phi thuyền bay đi xa lắm mới đến được vài hành tinh gần ta nhất, tức vài triệu cây số. Còn dùng Viễn vọng kính, cũng chỉ thấy thêm một số hành tinh xa nữa là cùng, chứ chưa thể nào đến cõi Hữu sắc được! Còn đối với cõi Vô sắc là cõi chỉ sử dụng tư tưởng giao tiếp với nhau thôi. Với cõi không hình sắc này, thì làm sao người có sắc dục (phàm tục) như chúng ta mà thấy được. Đấy là chưa kể đến vấn đề thậm thâm vi diệu của “Bể tánh thanh tịnh Phât tánh”. Bởi trong Bể tánh thanh tịnh tự nhiên này, Như Lai gọi là Mười phương, ở đó không có lực hút của vật lý (tức lực hút âm dương của lục đạo luân hồi). Gồm 4 phần đươc tóm gọn như sau:

 
A- Trong mười phương này do Điện Từ Quang lưu giữ.

B- Trong mười phương này có cái Ý, mà cái ý này nó hằng phát ra 4 thứ không giới hạn mà Đức Phật gọi là trùm khắp: Đó là cái hằng thấy, cái hằng nghe, cái hằng pháp (mà chúng ta gọi là tiếng) và cái hằng tri. (cái bao trùm như như này đó là cõi Phật)

Do giới han bài viết nhỏ này, không thể đề cập sâu về vấn đề đa vũ trụ mà giáo lý đạo Phật nói trong kinh điển và huyền ký. Tuy nhiên, khoa học tiếp cận được với Đạo Phật là điều rất tốt, nhưng với thái độ không suy lý chấp tưởng, biết đâu đạo Phật sẽ là tác nhân nuôi dưỡng ý tưởng khoa học tích cực đem lại lợi ích thiết thực cho quần sinh. Thực tế, chúng ta thấy gần đây, đã có không ít các nhà khoa học trên thế giới bỏ công sức ra tìm hiểu và nghiên cứu đạo Phật. Với tư duy và biện chứng luận sâu sắc, các nhà khoa học đã tìm ra những nét tương đồng giữa Phật giáo và khoa học.

Chẳng hạn như giáo lý Tứ Diệu Đế của đạo Phật là rất cụ thể và phù hợp với tư duy khoa học. Trong Tứ diệu đế có 4 chân lý, ta hãy xét chân lý thứ nhất mà đạo Phật đề cập Khổ đau là một kinh nghiệm, điều này ta có thể xác định được. Chân lý thứ hai chỉ rõ rằng đau khổ có nguyên nhân từ tham ái, điều này ta cũng có thể hiểu được rõ ràng. Chân lý thứ ba là Diệt đế, loại trừ đau khổ không nương nhờ vào thần linh tối cao, mà đơn giản chỉ là dựa vào bản thân để loại bỏ khổ đau ta hiểu đó là (tự lực). Chân lý thứ tư của Tứ diệu đế, đó là con đường đưa đến chấm dứt khổ đau, được gọi là Đạo đế. Chân lý này cũng không có gì siêu hình trìu tượng mà tùy thuộc vào việc giữ giới và phương pháp (tu hành) như pháp để có kết quả.
 
Cùng với Tứ diệu đế, Thuyết Thập Nhị Nhân Duyên, đây là giáo 
 
lý có tính phổ quát quan trọng của đạo Phật cũng được các nhà 
 
khoa học tìm hiểu, nghiên cứu và tìm thấy nét tương đồng giữa 
 
khoa học và Phật giáo qua cấu trúc vật chất của thuyết Thâp 
 
Nhị Nhân Duyên. Hiện nay khoa học hiện đại đang hướng tới 
 
Phật giáo. Và các khoa học gia hàng đầu thế giới ngày nay 
 
không còn coi thế giới là duy vật khách quan nữa, mà đã bắt 
 
đầu hiểu tâm ý con người có ảnh hưởng quyết định đến vật chất 
 
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các nhà khoa học cũng cho rằng, 
 
vũ trụ quan của khoa học và vũ trụ quan của Phật giáo ngày nay 
 
đã tiếp cận.
 
Từ thực tiễn trên cho thấy, đây mới chỉ là bước đầu “Đối chiếu khoa học với Phật giáo” để tìm nét tương đồng. Còn xét về mặt khách quan, bản thân Phật giáo ra đời không phải để chờ khoa học kiến giải, phân tích. Do khải thị giáo lý mầu nhiệm và thâm hậu của đạo Phật, nên các nhà khoa học, không chỉ ở Châu Á, mà hầu hết các nước ở Châu Âu và Phương Tây hiện nay đều đã tìm hiểu và nghiên cứu đạo Phật. Với sự khải thị giáo lý đạo Phật của các nhà khoa học, ở đây người viết bài này xin được nhắc lại, một số người do chưa tìm hiểu sâu giáo lý đạo Phật đã hiểu lầm và cho rằng, đạo Phật mạo danh khoa học.
 
Để kết thúc bài viết này, xin được mượn lời của HT Thích Thánh Nghiêm trong bài viết “Có nên dùng quan điểm khoa học để giải thích Phật pháp?” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Phật học (2-2002) như sau “Tuy nhiên, thái độ khoa học đến với đạo Phật là cần thiết, nếu biết dụng nó làm phương tiện giáo hóa. Vì vậy chúng tôi nói, Phật giáo bao hàm cả khoa học, nhưng không bị khoa học hạn chế”. Bởi khoa học cũng không phải là chân lý tối cao, tối hậu.
 

Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh - Vườn hoa Phật giáo

(TP. Uông Bí Quảng Ninh)

 
 

Tài liệu tham khảo:

- Bài: “Có nên dùng quan điểm khoa học để giải thích Phật pháp”. HT Thích Thánh Nghiêm (Tạp chí nghiên cứu Phật học số 2-2002).

- Bài: Khoa học hiện đại hướng tới Phật giáo. Cư sĩ Truyền Bình.(Tạp chí nghiên cứu Phật học và Trang báo Điện tử (PGVN) tháng 9- 2016.)

- Đức Phật dạy tu Thiền tông- Soạn giả: Nguyễn Nhân (NxbTG 2015)

- Từ điển Triết học- (Nxb-Sự thật 1973)

- Từ điển phổ thông (Nxb-Khoa học xã hội- tái bản lần thứ 2 năm 1961)(Rút bài này ngày 10. 7. .2017, tức sau 5 ngày đăng tải đã có 108 lượt người truy cập và đên ngày 13-7-2017 đã lên tới 121 lượt người truy cập.

 
 
 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm