Tham vọng và luyến ái của con người vô biên. Nhân loại muốn làm chúa tễ của vũ trụ, và chúng ta đang cố tâm làm chủ tiến hóa hay nói theo thần quyền là cố tình cướp quyền tạo hóa để chế tạo ra thượng đế (God), ra Phật, và có thể tạo ra siêu quái với sức mạnh siêu nhân, thần thông quảng đại có khả năng, thăng thiên, độn thổ, biến hóa khôn lường, di sơn hải đảo, thay đổi lịch sử, định đoạt tương lai theo ý muốn, vì chúng ta “không chấp tử.”
“Còn không” chấp tử thì “hết có” chấp sinh, đó là giải thoát khỏi sinh-tử-sinh.
Những kỳ vọng trên cũng dễ dàng thôi chỉ cần giác ngộ rốt ráo là có ngay.
Khoa học ứng dụng
Tham vọng và luyến ái của con người vô biên. Nhân loại muốn làm chúa tễ của vũ trụ, và chúng ta đang cố tâm làm chủ tiến hóa hay nói theo thần quyền là cố tình cướp quyền tạo hóa để chế tạo ra thượng đế (God), ra Phật, và có thể tạo ra siêu quái với sức mạnh siêu nhân, thần thông quảng đại có khả năng, thăng thiên, độn thổ, biến hóa khôn lường, di sơn hải đảo, thay đổi lịch sử, định đoạt tương lai theo ý muốn, vì chúng ta “không chấp tử.”
“Còn không” chấp tử thì “hết có” chấp sinh, đó là giải thoát khỏi sinh-tử-sinh.
Những kỳ vọng trên cũng dễ dàng thôi chỉ cần giác ngộ rốt ráo là có ngay.
Rồi sẽ có một ngày, một là con người phải giải thoát robots khỏi khổ đau bởi software vô minh đó hay robots phải tự giải thoát những vô minh không cần thiết ấy bằng phương cách giác ngộ coding.
Nhưng khi mà con người trở thành một loại siêu giống, “superhumen,” trở thành kim cương bất hoại, có thể đi xuyên qua vật chất thì những siêu nhân này vẫn cần tới, và lệ thuộc vào những sáng tạo lỗi thời như là robots, TV, computers, smartphones, xe bay, tiền giấy, bất động sản, nhà banks, làm việc, y phục, sắc đẹp, sức khỏe, bác sĩ, nha sĩ, thầy giáo, ăn uống, ngủ nghĩ, vệ sinh, phế thải chất cạn bả, ái dục, hạnh phúc,... để phục vụ cho những nhu cầu, đòi hỏi quá ư tầm thường, và để thỏa mản cho những thú tính của nhục thể đầy tánh human phàm tục đó nữa không?
“Siêu trí tuệ” biết mình là siêu nhân (Superman), có Phật tính, vậy mà vẫn cố tâm chui vào cái túi da bầy nhầy, đầy vi khuẩn, dơ bẩn, và rác rưới nầy làm gì nữa?
Hay nhân sinh chẳng qua chỉ là những siêu máy (super robots) trở nên quá thông minh nên quên phức cái bản lai diện mục của chính mình trước khi “cha mẹ máy móc sinh” ra là gì?
Rồi thì từ đó, tự “tâm máy” sáng tạo ra đau khổ (suffering) để cho “máy Ta” trông tưởng giống như “người máy” thật?
Vì vô tình nhầm lỡ hay biết mà vẫn cố tâm xâm phạm chui vào cái túi da người?
“Cái gì” có chủ quyền chui vào, chui ra mà không xin phép cái túi da đó?
“Đứa nào” kém thông minh đã sáng chế, cấu tạo ra cái túi da người đần độn, xấu xí, dơ bẩn với nhiều trở ngại, yếu đuối không bền lâu đó để rồi tự chính nó hay ai đó biết như vậy mà cũng cứ cố tình chui vô, chui ra rồi thì rên lên vì sung sướng cũng như rên rỉ vì bị đau khổ, rồi thì nó cố công đi tìm phương cách thoát thân, giác ngộ?
Vì nhân loại được cấu tạo vô thập toàn, nhân sinh bây giờ cũng mới nhận ra là “tạo hóa” cũng không hoàn toàn. Cho nên con người trở nên thông thái, nhất là sáng dạ, khôn ra hơn tổ tiên thuở xưa. Nhân sinh bây giờ vì quá văn minh tiến bộ nên cố tâm cướp quyền tạo hóa để tự cải tiến chính mình.
Càng văn minh, con người càng không còn bị ràng buột trong vòng tiến hóa (evolution) để thích hợp với thay đổi của thiên nhiên như những chúng sinh vật khác trên trái đất nữa. Chúng ta trở nên “chậm tiến hóa tự nhiên ” và tùy thuộc gần như hoàn toàn vào khoa học nhân tạo để thăng tiến và sống còn như “người” khỏe mạnh và hạnh phúc.
Trên thực tế, chúng ta đã ở ngoài cương tỏa của cái vòng “tiến hóa thiên nhiên” này từ hơn cả ngàn năm rồi cho nên chúng ta không còn “tiến hóa tự nhiên” nữa mà đã biết dùng trí thông minh và văn minh khoa học lẫn y học để tiến hóa tùy tâm ý?
Tưởng cũng nên bàn qua một chút về cái bản mặt của con người (văn chương Hán Việt, văn hoa gọi là bản lai).
Khác với chế tạo ra cái máy, con người khi chế tạo ra người máy thì họ bắt đầu chú trọng đến khía cạnh thẩm mỷ, cái khuôn mặt của máy làm sao cho nó đẹp giống như người với tai, mắt, mủi, miệng, nhưng chưa cần chế ra cái lưởi không xương lắc léo.
Chúng ta sáng tạo người máy qua hình ảnh của chính chúng ta cũng như chế tạo ra computers qua lối suy nghĩ logic trong não bộ của con người dĩ nhiên là với mục đích để phục vụ nhu cầu văn minh của chúng ta chứ không phải để người máy thờ phượng, vinh danh, van xin, cầu nguyện hay phải yêu thương, hy sinh, cúng dường đấng sáng tạo ra chúng nó.
Đương nhiên, người máy dù thông minh, giống hệt như người cở nào cũng không được liệt vào giai cấp nhân loại hay chúng sinh.
Đối với con người, cái bộ mặt với ngũ quan rất quan trọng. Cái mặt là căn cước để nhận diện, độc nhất vô nhị của mỗi cá nhân. Nó là diện mục của cái ngã độc tôn rất đặc thù (unique) của chúng sinh.
Thật vậy, nếu vứt bỏ cái mặt đi, hay cái mặt không có mắt, không có mũi, không có miệng thì tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ vô dụng và cũng không có nghĩa lý gì nữa. Những người quen biết ta, ngay cả người phối ngẫu và con cháu chúng ta sẽ không thể nhận diện được ta nếu ta không có cái bản mặt để đối chiếu.
Không có mũi để thở, không có miệng để ăn, không có gương mặt để thương, không có bộ mặt để ghét… thì không có cái sự sống thú vị trên đời nữa. Cõi đời tạm bợ, vô thường này có thật sự đầy thú vị để cho chúng ta phải cố tâm “bảo vệ thể diện, sợ mất mặt”?
“Mất mặt” (mất cái ngã) theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là mất cái căn cước, mất cái tôi, mất cái thể diện để tự ái, sân, si? Cái mặt (diện mục) còn phản ảnh tâm hồn (bản lai.)
Hiện nay, những cái suy nghĩ vô minh phàm tục đầy chấp ngã này chưa “cần thiết” để được con người nghĩ tới và để bỏ nó vào tâm não AI của những người máy (robots.) Cho đến cái ngày rất gần khi mà chúng ta luyến ái dục với người máy xinh đẹp hơn người đẹp chân dài. Người máy không cần trường túc vẫn bất chi lao hơn người dễ bị chi lao trên tình trường lẫn chiến trường.
Những sáng kiến thương mại để thỏa mãn cái bản chất sát sanh, và ái dục bất thường của tâm người này chỉ bận tâm tham sân si của nhân sinh chứ không động tâm người máy vì người máy vô tâm, không biết đến hỷ nộ ái ố để khổ đau .
Tuy được đề cập rất nhiều trong kinh sách Phật Giáo nhưng cái Tâm quái gở này vẫn là một công án nan giải, một cái gì đầy kỳ bí, rất khó hiểu.
Có thể, vì “tâm người” còn phan duyên, vọng động trong giới si muội, vì chấp ngã nên chưa thể an định ngụy tâm vì vậy mà “tâm Ta” vẫn cố bám vào tâm vô minh cho nên chưa phát triển nổi trí tuệ để tri kiến được bồ đề tâm.
Tâm tự tạo hay được sáng tạo? Tâm vô sinh, vô diệt?
Ta và Tâm tuy hai mà một hay Tâm và Ta tuy một mà hai?
Ta là Tâm hay Tâm là Ta?
Chuyện gì xãy ra nếu thân ta không có tâm ta hay tâm ta không có thân ta?
Và nếu không có Tâm, không có Thân thì Ta có không?
Vậy thì trước khi vũ trụ tái sinh, cái chi là bản lai diện mục của Ta?
Tủ sách Bảo Anh Lạc
- LỄ TƯỞNG NIỆM THÁNH TỔ KIỀU ĐÀM DI Tại Chùa Hương Sen năm 2024 - Thích Nu Gioi Hương biên soạn
- Pháp Ngữ của Kinh Kim Cang, 2014. (PDF)
- Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm- Thích Nữ Giới Hương
- Bồ Tát và Tánh Không - Luận Án Tiến Sĩ- Thích Nữ Giới Hương
- A Hàm - Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
- Ban Mai Xứ Ấn và các Tiểu Luận Phật Giáo, tập 1- Thích Nữ Giới Hương
- Sách xưa quí - St
- LỄ VÍA QUAN ÂM BỒ TÁT (NGÀY 19 THÁNG 2, 6, 9 ÂM LỊCH) - Thích Nữ Giới Hương biên soạn
- Tổng hợp những tác phẩm hay của sư phụ Giới Hương
- Quan Âm Quảng Trần
- DHARAMSHALA -Hành Hương Vùng Đất Thiêng Ấn Độ PILGRIMAGE TO THE SACRED PLATEAU IN INDIA Vietnamese & English - Ven. Dr. Bhikṣuṇī TN Gioi Huong
- Chùa Hương Sen có phát hành 3 cuốn sách mới do Ni Sư Giới Hương biên soạn
- Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm
- Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm, 2014. (PDF)
- Vòng Luân Hồi
- Sách Mới Xuất Bản English Edition - Tâm Diệu (Thư Viện Hoa Sen)
- Sách Rebirth Views in The Śūraṅgama Sūtra và Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm- Cs Nguyên Giác
- Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions - Ph.D. Dissertation - Thích Nữ Giới Hương
- Sen Nở Chốn Tử Tù - Thích Nữ Giới Hương
- Rebirth Views in the Śūraṅgama Sūtra - Dr. Bhikkhunī Giới Hương
- Nữ Tu và Tù Nhân Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương
- Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm - Thích Nữ Giới Hương
- Ban Mai Xứ Ấn và các Tiểu Luận Phật Giáo, tập 2- Thích Nữ Giới Hương
- Sách Quan Âm Quảng Trần
- Vòng Luân Hồi- Thích Nữ Giới Hương
Thư viện
Âm nhạc
- 1.3. Hoa Ưu Đàm Đã Nở, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ Bích Hồng, Hòa âm: Nhật Nguyên
- 1.5. Mẹ Vẫn Bên Con, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Trang Thanh Lan, Hòa âm: Nhật Nguyên
- 1. NGỌC HUYỀN-LÀM PHƯỚC HAI ĐỜI VUI , NHẠC NAM HƯNG, THƠ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG
- 1. ĐÀO XUÂN LỘNG Ý KINH
- 1.10. Tình Hiếu Bao La, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Tuyết Mai, Hòa âm: Nhật Nguyên
- 1.2. Sen Nở Thấy Phật A-Di-Đà, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Bảo Yến, Hòa âm: Kim Tuấn
- 1.4. Mừng Đức Phật Di Lặc Giáng Sanh, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Tuyết Mai & Triệu Lộc, Hòa âm: Lương Phát Live Band
- 1.6. Chiếc Lá Vàng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Đan Kim, Hòa âm: Nam Hưng
- 1.7. Tam Bảo của Tự Tâm, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Thanh Nguyên & Duy Linh, Hòa âm: Nhật Nguyên
- 1.8. Mai Vàng Đón Xuân, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Kim Thúy, Hòa âm: Nhật Nguyên