Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Nhà khoa học nổi tiếng nhất hiện nay là Stephen Hawking cũng có bài thuyết trình nhan đề “Gödel & The End of Physics” (Gödel & Sự kết thúc của Vật lý.) Ý kiến chủ yếu của ông có thể được gói gọn trong tấm ảnh dưới đây. 

   Gödel & Sự kết thúc của Vật lý, Stephen Hawking

  Stephen Hawking đả tái khám phá nhửng gì đả dạy trong kinh Duy Ma Cật của Phật Giáo Đại Thừa về vũ trụ trong hạt cải.  “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ (The Universe in a Nutshell) là một trong những đầu sách do Stephen Hawking viết về chủ đề vật lý lý thuyết. Nó giải thích cho người đọc về nhiều vấn đề liên quan tới các nghiên cứu của các Giáo sư Toán học Lucas trong quá khứ, tỉ như Thuyết không đầy đủ của Gödel và màng P (một phần của thuyết siêu dây trong vật lý lượng tử.) Nó cũng mô tả về lịch sử hình thành và các nguyên lý của vật lý hiện đại. Ông dẫn dắt người đọc đến những sự kiện xảy ra đằng sau những most intellectual tales khi ông cố gắng ‘kết hợp thuyết tương đối rộng của Einstein và các ý tưởng của Richard Feynman về đa lịch sử thành một thuyết thống nhất hoàn chỉnh mô tả mọi thứ xảy ra trong vũ trụ.’ Stephen Hawking đã mô tã quá trình tìm hiểu tính chất của vũ trụ rộng lớn bằng khái niệm lịch sử của vũ trụ trong thời gian ảo diễn ra như thế nào. Cái vũ trụ trong thời gian ảo đó là một hình cầu nhỏ bé và hơi bẹt, nó giống như cái vỏ hạt của Hamlet, tuy nhiên, cái hạt này lại giải mã được tất cả mọi thứ xảy ra trong thời gian thực. Do vậy, Hamlet có thể đúng. “Ta có thểtôi bị giam trong một vỏ hạt. Và tự coi mình là hoàng đế của khoảng không vô tận...” (nguyên văn: I could be bounded in a nutshell. And count myself a king of infinitive space...) Shakespeare, Hamlet, hồi 2, cảnh 2.  ‘Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ’ là tác phẩm đạt Giải Aventis dành cho Sách Khoa học năm 2002 và đã bán được hơn 10 triệu ấn bản trên thế giới. Nó thường được xem là phần tiếp theo của tác phẩm nổi tiếng Lược Sử Thời Gian (A Brief History of Time) được ấn hành năm 1988.” (Wikipedia)

Lời thơ dưới đây của William Blake đượm màu thiền ngôn của kinh điển Phật Giáo với khái quát thực tại hiện hữu, trân quý trước cái đẹp của vô lượng vũ trụ. Nhưng tất cả đều là mong manh, nhỏ bé như hạt cải, vô thường trong một sátna.

Để thấy Thế giới trong một Hạt cát

Và Thiên đường trong một Đóa hoa dại,

Hãy giữ Vô lượng trong lòng tay

Và Thiên thu trong một tiếng đồng hồ.

 

(To see the world in a Grain of Sand

And a Heaven in a Wild Flower

Hold Infinity in the palm of your hand

And eternity in an hour.)

*

 William Blake (British Poet, 1757-1827)

Trong bài Nằm Trong Hạt Cải, Nhật Chiêu viết, “Càn khôn có thể cầm nắm, nhật nguyệt có thể thu nhỏ. Đời sống vũ trụ có thể mang theo bên mình trên bước đường vân du như một hành trang nhỏ nho và rất nhẹ. Và ta cảm thấy càn khôn, nhật nguyệt nở rộ quanh ta như hoa cỏ trên đồng. Và chân lông, tơ tóc của ta rung động với thế giới, với mười phương...”

Tương tự, ở Việt Nam, vào thời Lý, thiền sư Khánh Hỷ (1067-1142,) người huyện Long Biên, thụ giới nơi thiền sư Bản Tịnh ở chùa Chúc Thánh. Ông được vua Lý Thần Tông phong làm Tăng thống.  Bài thơ tinh diệu của Thiền sư Khánh Hỷ (ý nghĩa vui mừng) ngát lừng giác ngộ làm ta cảm thấy vũ trụ, càn khôn, nhật nguyệt nở rộ trong ta.  Từ mỗi chân lông trong mỗi tế bào của chúng ta cùng rung động cùng một tần sóng với mười phương thế giới, và với vũ trụ vô biên nhìn trong hạt cải và đầu sợi lông cả một vũ trụ huy hoàng, tạm chuyển ngữ:

 Nhật nguyệt nằm trong hạt cải,

 Càn khôn náu tại đầu lông.

 Ai hay phàm thánh, tây đông?

 Hiện ra đại dụng trong lòng bàn tay.

Nguyên ý như sau:

 Càn khôn tận thị mao đầu thượng

 Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung

 Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ

 Thùy tri phàm thánh dữ tây đông.

Dịch sát nghĩa: Cả càn khôn ở trên đầu một sợi lông. Cả nhật nguyệt chứa trong lòng hạt cải. Đại dụng hiện trước mắt như nắm tay ở tại cánh tay. Ai biết được đâu phàm thánh cùng với tây đông?

Trong kinh Duy Ma Cật, phẩm Bất Tư Nghì có đoạn, “Lấy núi Tu Di bỏ vào trong hạt cải, lấy nước bốn biển đổ vào chân lông.”  Đây là công án mà cho đến ngày nay củng ít người ngộ được ý kinh.  Chính vì thế mà Thứ sử Giang Châu là Lý Bột đời Đường, đọc sách nhiều đến nỗi được gọi là Lý Vạn Quyển, lên Lô Sơn tham vấn Hòa thượng Qui Tôn,“Kinh nói hạt cải chứa núi Tu Di là sao?” Hòa thượng hỏi lại,“Thế thì vạn quyển sách chứa trong đầu ông thế nào?” Lý Bột nghe thế bỗng dưng đại ngộ.

Cho nên, hạt cải, hạt dẻ, nguyên tử chứa nhật nguyệt hay chứa núi Tu Di hay ngay cả vũ trụ thì cũng tựa như tâm hồn ta chứa vô vàn thanh sắc của đời sống.

Toàn văn bài thơ của Khánh Hỷ là lời đáp cho câu hỏi về sắc không của đệ tử Pháp Dung, ghi lại trong Thiền uyển tập anh.

Một hôm, Pháp Dung hỏi: “Thấu đạt được sắc không, thì sắc là phàm hay thánh?”.

Sư ứng khẩu đọc bài kệ:

 Lao sinh hưu vấn sắc kiêm không

 Học đạo vô như  phỏng tổ tông

 Thiên ngoại mịch tâm nan định thể

 Nhân gian thực quế khởi thành tùng

 Càn khôn tận thị mao đầu thượng

 Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung

 Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ

 Thùy tri phàm thánh dữ tây đông?

Chuyển ngữ toàn thể bài thơ:

 Không sắc hỏi chi cho mệt

 Đạo à? Tìm đến nguồn tông.

 Ngoài trời tìm được tâm không?

 Cũng như hương quế không trồng cõi nhơ.

 Nhật nguyệt nằm trong hạt cải

 Càn khôn náu tại đầu lông.

 Ai hay phàm thánh tây đông?

 Hiện ra đại dụng trong lòng bàn tay.

*

Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ, Đại dụng hiện ra huy hoàng trước mắt và có thể nắm trong nắm tay này. Đại dụng là cái huyền diệu của vô tận. Nhà thơ Blake nói, “Nắm vô tận trong lòng bàn tay” thì chẳng khác nào Khánh Hỷ thiền sư bảo, “Hiện ra đại dụng trong lòng bàn tay.” Bàn tay nắm lấy đại dụng cũng như nắm lấy mọi thứ có thể, cũng như buông bỏ mọi cái có thể. Vì một nắm tay không thể nắm giữ mãi.  Đại dụng hay đại đạo luôn luôn hiện ra trước mắt.  Bích Nham Lục còn ghi lời cổ nhân, “Tất cả càn khôn đại địa chỉ là cái chính mình.” Chúng ta sống với cái hiện tiền của đại đạo từng ngày, từng giờ và từng sát na. Thấy có hay thấy không là chuyện của ta. (Trích từ Nằm trong hạt cải, Nhật Chiêu)

Đến đây thì chúng ta nhận thấy tinh túy của Kinh Hoa Nghiêm và Bát Nhã BLMật Đa Tâm Kinh của Phật Giáo đã hoàn toàn sáng tỏ:

舍利子,色不異空、空不異色、色即是空、空即是色, 受想行識,亦復如是

XÁ LỢI TỬ ! SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, DIỆC PHỤC NHƯ THỊ:

Vật chất không khác cái không, cái không không khác vật chất, vật chất tức là không, không tức là vật chất. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng tương tự như vậy.  

舍利子,是諸法空相,不生不滅、不垢不淨、不增不減。 是故空中無色、無受想行識、無眼耳鼻舌身意、無色聲香味觸法、 無眼界、乃至無意識界

XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI:

Này Xá Lợi Phất! các pháp đều là hiển thị của tánh không: không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm; như vậy trong tánh không, không có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có thế giới của hình tướng, màu sắc (nhãn giới) cho đến không có thế giới của tư tưởng ý thức (ý thức giới.)

Theo lời tựa của Hòa Thượng Thích Đức Niệm ở đầu mỗi cuốn trong bộ kinh Hoa Nghiêm do Thích Trí Tịnh dịch, "Kinh Hoa Nghiêm là bộ Kinh Đại Thừa, là vua trong các Kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện Pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

...Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh.  Tâm là thực thể của vạn pháp.  Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt, hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu.  Tâm chơn thì pháp giới tánh với tâm là một, vạn vật đồng nhất thể....Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng dưới nước.  Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh.  Tâm trùm khắp cả pháp giới.  Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải.  Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp.  Thể tánh của tâm nhiếp thâu tất cả.  Tất cả là một, một là tất cả."

Vài lời trên đã tóm tắt phần nào những tinh túy của Kinh Hoa Nghiêm.  Thật vậy, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong Phẩm Nhập Pháp Giới, lời của nữ nhân Thích Ca Cù Ba giảng một pháp môn giải thoát cho Thiện Tài đồng tử,  "Này Thiện Nam Tử!..Ta quán thân của Bồ Tát, nơi mỗi lỗ chân lông, mỗi niệm thấy vô lượng vô biên thế giới rộng lớn, những sự an trụ, trang nghiêm, hình trạng, những núi, đất, mây, danh hiệu, Phật xuất thế, những đạo tràng, chúng hội, diễn thuyết những khế kinh, những sự quán đảnh, các thừa, những phương tiện, những thanh tịnh.

 Lại mỗi niệm nơi mỗi lỗ chân lông của Bồ Tát thường thấy vô biên phật hải, những sự ngồi đạo tràng, những thần biến, thuyết pháp, thuyết kinh hằng không gián đoạn.

 Lại nơi mỗi lỗ chân lông của Bồ Tát thấy vô biên chúng sanh hải: những trụ xứ, hình mạo, tác nghiệp, căn tánh...."

Câu kệ của Đức Phật:

Thấy trong một nguyên tử

Và trong mỗi nguyên tử

Toàn thể thế gian

Đó là điều bất khả tư nghì.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm