Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Tuổi Của Vũ Trụ: Khoa Học Và Phật Giáo Gặp Nhau Một Cách Tình Cờ? - Khoa  Học - THƯ VIỆN HOA SEN

.


Phi Lộ.................................................................................................................................................. 3

  1. Cái gì là bản lai diện mục của vũ trụ?........................................................................................... 6
  2. Vũ trụ chỉ là một khái niệm?......................................................................................................... 9
  3. Thế lưu bố tưởng.......................................................................................................................... 12
  4. Tâm tưởng tượng tạo ra vạn vật?............................................................................................... 20
  5. Lang Thang trong vũ trụ............................................................................................................. 22
  6. Tiệm nghiệp quả........................................................................................................................... 29
  7. Duyên khởi pháp giới.................................................................................................................... 31
  8. Tán tụ, và viễn tải lượng tử.......................................................................................................... 33
  9. Không có sinh tử không có hoại diệt............................................................................................ 39
  10. Tất cả chỉ do tâm tạo................................................................................................................. 41
  11. Mạtna, Alạida Thức và lưới Đế Châu........................................................................................ 42
  12. Duy nhất Tâm............................................................................................................................. 49
  13. Vũ trụ là thông tin số hóa?........................................................................................................ 51
  14. Thế giới tức không phải thế giới gọi là thế giới.......................................................................... 53
  15. Những Tam Tạng Luận Sư của Phật Giáo................................................................................ 58
  16. Khả năng sáng tạo vô tận.......................................................................................................... 65
  17. Vũ trụ sắc thể............................................................................................................................. 66
  18. Bản chất của hạ nguyên tử......................................................................................................... 68
  19. Tam Giới..................................................................................................................................... 71
  20. Tổng tướng ảnh tượng................................................................................................................ 75
  21. Bất biến tùy duyên...................................................................................................................... 79
  22. Bất lập chân lý............................................................................................................................ 81
  23. Khám phá vũ trụ và nguồn gốc chúng sinh............................................................................... 84
  24. Siêu du hành gia trong Tam Giới............................................................................................... 85
  25. Tri Kiến Như Lai........................................................................................................................ 90

Kết Luận........................................................................................................................................... 94

Tài Liệu Tham Khảo........................................................................................................................ 97

         

 

 

Phi Lộ 

Trong thuyết ‘khổn tiên thằng’ (sợi dây tiên, string theory,) suy đoán thời gian trước big bang, thuyết sợi dây tiên này đề nghị rằng big bang không phải là khởi đầu của vũ trụ nhưng nó đơn giản chỉ là chuổi nhân quả (cause and effect) của vô lượng kiếp.

 

“String Theory Predicts a Time Before the Big Bang, String theory suggests that the big bang was not the origin of the universe but simply the outcome of a preexisting state - by Gabriele Veneziano.”

 

Có phải big bang thật sự là thời gian bắt đầu của vũ trụ sắc tướng được biết đến bởi kiến thức và suy luận của não bộ qua nhục nhãn (kiến giác qua 16 căn trần thức lệch lạc) của con người?

 

Hay, có phải vũ trụ đã có trước những chuổi big bangs đó rồi?

Những tâm tư trên, từ cổ chí kim, luôn luôn ám ảnh nhân loại và nó đã được gói ghém trong một bức tranh nổi danh, 1897, bởi họa sĩ Paul Gauguin:

 

Chúng ta từ đâu tới đây? Chúng ta là cái gì đây? Chúng ta đang đi về đâu? Những mảnh đời này miêu tả như là vòng sinh, sống và chết – là nguyên thủy, căn cước (ngã,) duyên kiếp/số phận nghiệt ngã, và khổ đau của riêng mỗi cá nhân – mối quan tâm của những người này là sự quan hệ với những vũ trụ.  Chúng ta có thể tìm về nguồn cội qua nhiều thế hệ, qua tới những tổ tiên thú vật của chúng ta, cho đến dạng sớm nhất của sự sống, đến những phân tử tổng hợp trong vũ trụ nguyên thủy, đến những năng lượng vô hình tích lũy trong không gian trước đó.  

Có phải tộc gia phả của chúng ta trở về trước là vô lượng?  Hay, những nguồn gốc sẽ chấm dứt?  Vũ trụ này sẽ không truờng tồn vĩnh viễn nhưng luân hồi vô thường như vô lượng kiếp sống nhân sinh của chúng ta?

 

It is entwined with a grand set of concerns, one famously encapsulated in an 1897 painting by Paul Gauguin: D'ou venons-nous? Que sommes-nous? Ou allons-nous? “Where do we come from? What are we? Where are we going?” The piece depicts the cycle of birth, life and death—origin, identity and destiny for each individual—and these personal concerns connect directly to cosmic ones. We can trace our lineage back through the generations, back through our animal ancestors, to early forms of life and protolife, to the elements synthesized in the primordial universe, to the amorphous energy deposited in space before that. 

 

Does our family tree extend forever backward?  Or do its roots terminate?  Is the cosmos as impermanent as we are?

Tôi xin dùng phương tiện triết lý và vật lý của Phật Giáo để giải thích, vũ trụ sinh trụ hoại diệt, hay đúng ra là mở đóng (open and close, close and open) trong vòng luân hồi cực tiểu tới cực đại, cực đại tới cực tiểu, không biết đâu là điểm khởi đầu, đâu là điểm cuối cùng, vô thủy vô chung.

Luân hồi sinh lão bệnh tử của chúng sinh, giống hữu tình lẫn giống vô tình cũng ở trong những định luật của vũ trụ như vậy. Phật Giáo gọi là như thị tri kiến.

Tuy nhiên, cận tử nghiệp, và sau tử môn quan, vẫn luôn luôn là những điều bí ẩn ở ngoài phạm trù hiểu biết của nhân sinh.

Bởi do tâm lý thông thường, loài người lo sợ những hiện tượng huyền bí mà trí thông minh của nhân loại chưa giải thích nổi.

Tôn giáo không phải từ nguyên do thiên nhiên (trời sanh,) hay bởi ‘tiến hóa’ mà có.  Mà bởi vì con người có thể đã không được

“cấu tạo” hoàn hảo hay chưa tiến hóa hoàn toàn cho nên vẫn bị vô minh che lấp trí tuệ, tâm trí luôn luôn phan duyên, chấp vào sinh tử, tham sinh húy tử.  Thêm nữa, bởi thần hồn nhát thần tính, sợ hải lo lắng đưa đến khổ đau.   Cho nên, con người mới ‘sáng tạo’ ra những tôn giáo hữu thần, và cầu xin được cứu rổi, mơ ước được trường sinh bất lão, mọi sự như ý, và an toàn sống trên cõi thiên đường vĩnh hằng.

Bát Nhã Tâm Kinh/Vô Thượng Niết Bàn đã đề cập đến những khủng bố uý trong tâm khảm của nhân sinh về luân hồi sinh tử, qua giải pháp vô uý để đạt cứu cánh Niết Bàn như sau:

Phiên âm: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. Nam mô bát nhã ba la mật đa.  

Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.”  Tức là “bởi lòng không có điều ngăn ngại nên không có sợ hãi, xa lìa các sự xáo trộn và mơ màng, rốt cuộc đến Niết Bàn.”

Tuy nhiên,  “mộng tưởng tới Niết Bàn,” chấp cứu cánh Niết Bàn cũng là điên đảo mộng tưởng.

Đây chính là những điểm viên diệu, bất khả tư nghị, của Phật Giáo Đại Thừa.

1.   Cái gì là bản lai diện mục của vũ trụ?

Chúng ta không thể tự cô lập với vũ trụ, chúng ta luôn luôn là một phân tử của phương trình.

We can not isolate ourselves from the universe, we form part of the equation, always.” Does Time Exist?  Larry G. McGuire 

Vậy thì, Vũ trụ là cái gì?

Vũ trụ đi từ cực đại đi đến cực tiểu nhưng không bao giờ đạt tới nhất thể (singularity,) mà lại từ cực tiểu bắt đầu của cực đại. 

Abhay Ashtekar remembers his reaction the first time he saw the universe bounce. “I was taken aback,” he said. “He was watching a simulation of the universe rewind towards the big bang. Mostly the universe behaved as expected, becoming smaller and denser as the galaxies converged. But then, instead of reaching the big bang "singularity," the universe bounced and started expanding again. What on earth was happening?”

 

Một số khoa học gia nói vũ trụ có thể chỉ là một toàn đồ ký (hologram,) một artificial intelligence (trí khôn nhân tạo), vũ trụ lỗ đen (blackhole,) một khối óc khổng lồ (giant brain,) và có thể là như những bọt bong bóng.  Khi mà những bong bóng âm hợp với bong bóng dương, rung động (vibrate) tạo ra những vũ trụ mới với những định luật vật lý khác biệt, hay những bong bóng này đẩy xa nhau nếu cùng cực âm hay dương đến vô tận vũ trụ.

 

Tuy nhiên, con vật người vẫn chưa tìm ra được câu giải đáp khả tín để có thể hoàn toàn thỏa mãn những câu hỏi từ ngàn xưa:

 

Tôi từ đâu tới, làm cái quái gì ở đây và rồi sẽ đi về đâu?

Hay, “đời tôi sao vẫn còn nơi đây?”

Những thắc mắc này là vô nghĩa nhưng không phải là nan giải.  

Cái đám vi trùng chúng nhân sinh này tại vì vô minh nên chưa hiểu và thấy được nguồn gốc, và cấu tạo của vũ trụ.  

Vũ trụ tạo ra chúng ta.  Chúng ta là một thành phần của vũ trụ.  Nguồn gốc của vũ trụ cũng chính là nguồn gốc của mọi sắc tướng lẫn vô sắc tướng.

Vậy thì nguồn gốc của những ký sinh trùng nhân sinh, quá ư nhỏ bé quá, luân hồi vô thường trong những kiếp sátna thật sự có nghĩa lý gì khi so sánh với những sinh trụ hoại diệt của vũ trụ bao la?

Đương nhiên là khả lý nếu con người còn vô minh, chấp ngã.  

Dĩ nhiên, không nghĩa lý gì đối với những bật trí tuệ, giác ngộ.

Hiển nhiên, khi đã giác ngộ vô ngã rồi thì vạn sự đều thông, không còn câu hỏi nữa nên làm gì cần câu trả lời.

 

Trong Đạo của Vật Lý, Fritjiof Capra viết:  Vũ trụ đang giãn nở từ thế giới cực lớn trở lại thế giới cực nhỏ. Đặc trưng của vật lý thế kỷ 20th là đi càng ngày càng sâu vào một thế giới của kính hiển vi, của nguyên tử, của hạt nhân và các hạt hạ tạo thành nhân.

  

Sự tìm hiểu thế giới vi mô này được thúc đẩy bởi một câu hỏi căn bản: Vật chất được cấu tạo như thế nào?

  

Nhờ phương pháp thực nghiệm hiện đại với kỹ thuật tối tân mà vật lý gia mới tìm hiểu ra được cấu trúc của nguyên tử và nhận ra rằng, nó gồm có nhân và electron.

  

Sau đó, người ta ghi nhận nhân gồm có những hạt nucleon, đó là proton và neutron.

  

Trong hai thập niên vừa qua người ta đi thêm một bước và bắt đầu tìm hiểu cấu trúc của nucleon, thành phần của nhân nguyên tử, chúng xem ra không phải là những hạt cuối cùng mà lại là từ những đơn vị khác cấu thành.

  

Những bước đầu tìm hiểu nguyên tử này đã dẫn đến những thay đổi căn bản về cách nhìn của con người về vật chất.

  

Bước thứ hai đi sâu vào nhân nguyên tử và thành phần của nó, kéo theo một sự thay đổi không kém phần quan trọng. Trong thế giới hạt nhân này phải đo lường những loại kích thước nguyên tử và những hạt trong nhân này, vì bị giam trong không gian quá bé, cũng vận động với vận tốc nhanh đến nỗi chỉ có thể dùng thuyết tương đối đặc biệt để mô tả chúng.

  

Tính chất và tương tác của hạt hạ nguyên tử chỉ có thể dùng thuyết lượng tử và thuyết tương đối mà nắm được chúng và những điều này buộc khoa học gia có một sự thay đổi về quan niệm vật chất là gì. 

2.   Vũ trụ chỉ là một khái niệm?

Phật Giáo, và những thánh nhân Đông Phương đã biết về sự dung thông không gian-thời gian trên một bình diện vĩ mô lẫn vi mô.

  

Cũng như bây giờ những nhà vật lý mới biết nhìn những hành tinh và những hạt hạ nguyên tử.

 

Đức Phật dạy:  Mọi pháp hữu vi đều vô thường.  

Pháp là từ ngữ mô tả biến cố, hành động và sau đó mới nói thật tại.   

Phật Giáo xem tiến trình tương quan vận động là chủ yếu của thế giới vũ trụ.

 

Điều đặc biệt của thuyết tương đối là nó thống nhất những khái niệm căn bản mà ngày trước chúng hoàn toàn độc lập với nhau.

 

Một trong những thí dụ quan trọng nhất là coi khối lượng và năng lượng như nhau, điều này được phát biểu bằng công thức toán học nổi tiếng của Einstein, 

e = mc2

 

Và, nếu muốn hiểu ý nghĩa sâu sắc của mối liên hệ giữa năng lượng và vật chất thì trước hết chúng ta phải xem xét ý nghĩa của năng lượng và khối lượng.

 

Năng lượng (energy) là một trong những khái niệm quan trọng nhất để mô tả các hiện tượng tự nhiên.

 

Như trong đời sống hàng ngày, khoa học nhân sinh giải thích, một vật thể chứa năng lượng khi nó có thể thực hiện một công xuất (W.)  Năng lượng này có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau.  Còn vật chất (matter) là một khối lượng có tỷ trọng.

Phật Giáo gọi vũ trụ là Phật Tánh, Tâm Bồ Đề hay Tri Kiến Phật.  

 

Vũ trụ toàn là chân không (emptiness) với hơn 70% là dark energy và 25% matters, còn lại 5% là những vật thể mà chúng ta có thể biết được nhờ có ánh sáng rọi tới.

 

Vũ trụ là không; không là vũ trụ.  Cách đây 16 thế kỷ, nhà Triết

Học Phật Giáo Vô Trước đã nói rằng vũ trụ chỉ là một khái niệm.

 

Đức Phật thuyết: "Nhơn có hư không thế giới nên mới có chúng sanh.  Đã có thế giới và chúng sanh lăng xăng đối đãi nhau, nên khởi lên vô số vọng tưởng phân biệt: Tốt, xấu, phải chẳng v..v...

Vì thế mà sanh ra đủ các phiền não trần lao nhiễm ô.

  

Cái có hình tướng và sanh diệt là thế giới, cái không hình tướng và yên tịnh là hư không, khác với hư không, thế giới là chúng sanh vậy" (Kinh Lăng Nghiêm khóa VI, VII trang 121.)

  

Và trong một đoạn sau đó Đức Phật lại kể rõ hơn, "Này ông Phú Lâu Na, thế giới, chúng sanh và nghiệp quả ba món tương tục này đều ở trong chơn tâm, vì vô minh vọng động sanh ra "năng phân biệt," và "sở phân biệt" tương đới, nên vọng thấy có sơn hà đại địa, thế giới và chúng sanh, rồi tiếp tục sanh hóa, vô cùng hư vọng." (Trang 127, PHPT khóa VI, VII).

 

Trong Nhập Thế Gian, Nguyên Thảo viết: Những điều nầy cho chúng ta có thể hiểu rằng: Hư không là căn bản của tất cả, nó vô sanh tức không bị diệt. Hư không bao la không biên tế (không biên giới, vô biên).

  

Trong hư không viên dung tứ đại (đất, lửa. gió, nước); kiến đại (thấy, nghe, hay, biết, 6 giác quan: nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý); và thức tâm (của mọi chúng sanh).

  

Tánh của bảy đại nầy đều là chơn tâm. Nhưng vì vô minh, nên thức tâm của mọi chúng sanh đã phát khởi vọng tâm và có tâm phân biệt: năng sở, bỉ thử... Vì thế thức tâm đã mượn tứ đại kết hợp thành thân xác và kiến đại để tạo thành các giác quan và thấy, nghe, hay, biết.

  

Từ đó mọi chúng sanh thành hình; các cái có hình tướng, sanh diệt là thế giới, và cái khoảng trống ở giữa không có hình tướng và yên tịnh là hư không.

  

Đó là các giai đoạn thành hình thế giới, hư không và chúng sanh.

 

Tóm lại, vì vô minh nên chấp có, rồi vì chấp có Ngã nên mới sinh ra tham sân si rồi thì bị dính mắc (Upādāna) trên đời. Theo tôi, Upādāna còn là vì hệ lụy nên mới bám víu, rồi thì mới lọt vào vòng luân hồi, sinh trụ hoại diệt.   Vô sắc tướng cùng hiện tượng sắc giới lẫn chúng sinh, và nhân sinh trong vũ trụ cũng từ đó mà ra.   Tất cả đều bị Upādāna bởi định luật của vũ trụ.

 

Dịch giả Phật Giáo phiên dịch chữ Upādāna là sự “dính mắc.”  Tuy nhiên, “Upādāna – nhiên liệu để giữ cho ngọn lửa cháy.”

Upādāna is a Vedic Sanskrit and Pali word that means "fuel, material cause, substrate that is the source and means for keeping an active process energized. It is also an important Buddhist concept referring to "attachment, clinging, grasping." It is considered to be the result of taṇhā (craving), and is part of the dukkha (suffering, pain) doctrine in Buddhism.” From

Wikipedia, the free encyclopedia

 

Nếu Upādāna có nghĩa như trên thì theo tôi nó còn có nghĩa là ‘keo sơn gắng bó,’ hay bám víu, tham sinh húy tử đưa đến đau khổ.  Tùy duyên, nó cũng nên dịch theo nghĩa lạc quan là ‘giử lửa,’ hay là “Tục diệm truyền đăng.”

 

3.   Thế lưu bố tưởng

Perhaps our human senses are deceiving us — maybe existence is an illusion, and reality isn't real.”  Reality Check: Is Our

Universe Real? By Tanya Lewis, July 17, 2013

Dường như, ngũ quan của nhân sinh lừa dối chúng ta — có thể hiện sinh là ảo tưởng, và sự thật không thực.

Chư Phật đã biết rằng thế giới là vọng tưởng, không có thật.   Kinh điển gọi đó là thế lưu bố tưởng, tức là tưởng tượng.  

Tâm tưởng là một trong những tập tục sai lầm của vô minh, nó đã được lưu truyền phổ biến rộng rãi ở thế gian trong trí não của nhân loại qua những diễn tả sai lạc của18 căn trần thức.

Nhưng khi nói về ‘vũ trụ quan Phật Giáo’ là nói cách diễn giải, mô tả tương đối của Phật Giáo về thế giới qua ngôn ngữ, và tâm niệm vô minh của loài người, mà đã là tâm niệm thì tất nhiên không phải là chân lý vĩnh cửu.

 

Đó là khái niệm cộng nghiệp chủ quan của 7 tỷ người hiện nay trên thế giới, họ cảm nhận thế giới đại thể là giống nhau, nhưng nếu đi vào chi tiết cũng không phải hoàn toàn giống nhau, vì vậy mà có bất đồng, mâu thuẫn, xung đột, tư nghi không lúc nào chấm dứt.

Không có căn cứ nào để bác bỏ rằng vũ trụ có thể được chế tạo bởi big bang ảo, chứa đầy sắc vật thật và năng lượng.

There is nothing in principle that rules out the possibility of manufacturing a universe in an artificial Big Bang, filled with real matter and energy.” Says the Cosmologist Alan Guth of the

Massachusetts Institute of Technology

Elon Musk và những thượng trí thức khác đề nghị rằng chúng ta là toàn nhân ảnh.

Elon Musk, CEO of Tesla and SpaceX, and other like-minded folk are suggesting that we are entirely simulated beings.” We might live in a computer program, but it may not, By Philip

Ball, September 5, 2016

Có thật là vũ trụ do tâm tưởng tạo ra hay là chúng ta đang sống trong điên loạn, thần hồn nhát thần tánh, tẩu hỏa nhập ma?

Hay là cái thần thức của vô lượng kiếp chúng sinh đang mơ giấc mộng vô minh, thay hình đổi dạng (transformed, luân hồi tái sinh) chu du tự tại trong đa vũ trụ, hoặc trôi nổi lạc lõng trong cõi Ta bà, nhưng chưa muốn thức tỉnh (awaken)?

“Chúng ta” không muốn giác ngộ hay chưa vội vàng đáo bỉ ngạn có thể tại vì chúng ta đang bị vô minh che lấp hay là vì chúng ta chưa muốn tái giác ngộ?

Giấc mộng vô thường, chấp ngã, tham sân si, hỷ nộ ái ố, danh vọng, quyền lực, giàu sang, hạnh phúc, và nhất là ái dục đã cho chúng nhân sinh những cảm giác đam mê, hấp dẫn luyến ái chính là những nguyên nhân chủ yếu đang níu kéo, lôi cuốn chúng sinh đắm chìm trong Tam Giới.

Hàng ngàn năm trước, chư Phật đã nói rằng không gian, thời gian, số lượng, cả ba cái đó đều chỉ là khái niệm trong tâm tưởng, là biểu kiến chứ không phải sự thật, không phải chân lý.

 

Phật Pháp cũng nói rằng các pháp không có tự tính. 《華嚴經》

所云:“心如工畫師,畫種種五陰。一切世界中,無法而不造” 而 “一切法無自性” Hoa Nghiêm Kinh sở vân, “Tâm như

công họa sư, họa chủng chủng ngũ ấm.  Nhất thiết thế giới trung, vô pháp nhi bất tạo” nhi “Nhất thiết pháp vô tự tính.”

 

Kinh Hoa Nghiêm nói, “Tâm như nghệ nhân vẻ hình tượng, vẻ ra đủ loại ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), tất cả sự vật trong thế giới, không vật gì không làm được” vậy “Tất cả các pháp đều không có tự tính.”

 

Trong cuốn “Ðạo Phật và Ðời Sống Hiện Ðại(Budhism and Present Life,) Tiến sĩ K. Sri Dhammananda đã viết về Nguyên Tử như sau:

 

Sau khi nghiên cứu tận tường, những quan niệm về Nguyên Tử của thế giới đã hoàn toàn thay đổi.  Chẳng có Vật gì cả như trước đây người ta cho là có bởi vì Vật chất chỉ là năng lượng.  Rồi quan niệm về Năng lượng dần dần biến đi khiến các khoa học gia không biết gọi Nguyên tử là gì?

  

Bây giờ họ đi đến kết luận là Nguyên Tử chỉ là một quan niệm; và nói rộng ra, cả thế giới này cũng chỉ là một quan niệm.”

 

Càng đi sâu vào việc nghiên cứu cấu tạo của Nguyên Tử, các khoa học gia càng tin rằng kết luận nói trên rất đúng.

 

Các bộ luận Duy Thức và Trung Quán mô tả rất nhiều về thế giới, cả vật chất lẫn tinh thần đều chỉ là tâm thức, bản chất chỉ là Không.

 

Tuy nhiên cách lý luận trong các bộ kinh là rất trừu tượng, khó cho phàm phu dễ dàng thông hiểu.

 

Phật Giáo từ lâu đã nói rằng vũ trụ, vạn pháp chỉ là ảo, do tâm tạo.   Chính vì bản chất là ảo, không phải thật, nên Phật Giáo có thuyết vô sinh hay còn gọi là vô sinh pháp nhẫn 无生法忍 là trạng thái không có sinh diệt, đó cũng là cứu cánh niết bàn hay bản tâm của mọi chúng sinh, là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật.

 

Nhân quả cũng không có thật, chỉ có trong vọng tưởng mới có nhân quả.  

 

Chúng ta thử xem phẩm thứ 20 quán nhân quả.  Phẩm này có 24 bài kệ nhưng chúng ta chỉ cần xem hai bài mở đầu và bài kết thúc của phẩm quán nhân quả.

 

若眾緣和合 Nhược chúng duyên hòa hợp 而有果生者 Nhi hữu quả sinh giả

和合中已有 Hòa hợp trung dĩ hữu

何須和合生 Hà tu hòa hợp sinh

若眾緣和合 Nhược chúng duyên hòa hợp 是中無果者 Thị trung vô quả giả

云何從眾緣 Vân hà tòng chúng duyên

和合而果生 Hòa hợp nhi quả sinh

 

Tóm lại:

是故果不從 Thị cố quả bất tòng

緣合不合生 Duyên hợp bất hợp sinh 若無有果者 Nhược vô hữu quả giả

何處有合法 Hà xứ hữu hợp pháp?

 

Nếu các nhân duyên (điều kiện) hòa hợp để sinh ra kết quả thì trong những điều kiện (hòa hợp, duyên khởi) đó đã có sẵn những kết quả thì đâu phải chỉ do hòa hợp mà sinh ra.  Nếu các duyên hòa hợp mà lại không có kết quả thì cũng không đúng vì các duyên hòa hợp thực tế có cho ra kết quả, tức là có một hiệu ứng mới.

 

Đơn giản, kết quả không phải do duyên hợp hay bất hợp mà sinh ra.  Mà nếu không có kết quả thì sự hòa hợp biến đi đâu?

 

Lý luận này rất trừu tượng khó hiểu. Cần phải có ví dụ thích hợp mới hiểu được.  Chẳng hạn nguyên tử vật chất hình thành do hai hoặc ba loại hạt là proton, neutron và electron.

 

Trong sự kết hợp thành nguyên tử hydrogen này, proton vẫn là proton, electron thì vẫn là electron, đâu phải do sự kết hợp mới phát sinh.  Điều khó hiểu chính là ở chỗ này.  

 

Như Heisenberg đã nói ở trên, nguyên tử không phải là vật mới phát sinh, nguyên tử không có thật, nguyên tử hydrogen vẫn chỉ là hạt proton làm hạt nhân và hạt electron quay chung quanh, chứ chẳng phải cái gì khác (đó là ý nghĩa câu trong hòa hợp đã có sẵn) đâu phải do hòa hợp mà sinh ra.  

 

Mặt khác nếu nói các duyên kết hợp mà không sanh ra kết quả gì, chẳng hạn một hạt proton kết hợp với một hạt electron mà không sinh ra nguyên tử hydrogen thì cũng không đúng thực tế.

 

Để thấy rõ hơn nữa, hãy xem một thí dụ khác là nước, H2O, do sự hòa hợp giữa hai phân tử hydrogen và một phân tử oxygen.

 

Trong kết quả này thì H2 vẫn là H2, O vẫn là O chứ chẳng phải cái gì khác, nhưng cảm nhận của con người thì rất khác, nước là

một chất khác hẳn hai loại khí kia, đây phải là một sự tưởng tượng đồng bộ của cả lục thức chứ không phải chỉ là tưởng tượng suông của ý thức, nghĩa là cả mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, có tác dụng giải khát, sinh hóa, tăng trưởng của cơ thể.

 

Kết quả này không phải chỉ do sự hòa hợp, bởi vì nếu không có chủ thể nhận thức, phân biệt thì không có gì khác nhau.  Như vậy sự khác nhau phải là do có người phân biệt, tưởng tượng chứ không phải chỉ là do sự hòa hợp.

 

Đây là một vấn đề rất lớn trong nhận thức luận.

 

Einstein đã từng đưa ra thách thức, “Nếu không có ai nhìn mặt trăng thì mặt trăng không tồn tại hay sao?

Einstein chưa từng nghe qua câu của Trần Nhân Tông:

 

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”

Tạm dịch:

Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác,

Đối diện với mọi cảnh giới mà vẫn vô tâm, thì cần chi hỏi thiền nữa.

Hiển nhiên, có ai lại đi tìm cái mình có?

Long Thọ, nếu còn sống, ắt trả lời bằng nữa Mỹ nữa Việt:  

Dường như thật như vậy (verisimilitude,) nếu không có người quan sát phân biệt thì mặt trăng chỉ là một cấu trúc ảo, làm bằng quark, electron chứ không có thật, bản chất nó là Không (Emptiness) chứ không phải là không có ... ảo thật.

 

Không chủ thể quan sát lẫn không vật được quan sát.

 

Điều này Đức Phật cũng đã kiến giác khi Ngài mới đạt đại ngộ. 

 

Ngài không thấy có người cứu độ lẫn không chúng sinh để độ.

 

Sau này, trong kinh điển đã ghi lại lúc Ngài thuyết pháp cho một quốc vương và chúng sinh, Ngài đã dùng thần thông để cho đại chúng thấy ... không:

 

Không có người thuyết pháp lẫn không có kẻ nghe pháp.

 

Như vậy, kết quả hay hiện tượng xảy ra không phải là do duyên hợp hay không hợp, nếu không có kết quả thì sự kết hợp đâu có tác dụng gì, nhưng thực tế là có tác dụng, chẳng hạn sự kết hợp của một hạt proton và một hạt electron thì có kết quả là nguyên tử hydrogen.  Nhưng kết quả này không phải do hòa hợp mà là do tưởng tượng.

 

Ai tưởng tượng?

 

Tâm tưởng?

 

4.   Tâm tưởng tượng tạo ra vạn vật?

 

Đó là ý nghĩa của ba bài kệ về quán nhân quả (cause and effect) ở trên.  Ở đây cần phải phân tích thêm tại sao bài kệ thứ ba nói kết quả không phải sinh ra do duyên hợp hay không hợp

(Thị cố quả bất tòng. Duyên hợp bất hợp sinh).

 

Tôi xin thưa thốt thêm cho tất cả chúng ta càng thêm điên cái đầu, và bể cái não. 

 

Chúng ta thường nghe giảng, trồng nhân nào gặt quả nấy nhưng trên thực tế, đa số là trồng nhân này gặt quả khác. Tất cả rối vùi trong lưới Đế Châu mà khoa học lượng tử bây giờ gọi là rối loạn lượng tử (entanglement in quantum mechanics.)

Điều này không khó để chứng minh bằng toán học hay luận lý.  

Đa số chúng ta điều đồng ý, theo logic, nếu ngày hôm nay chúng ta gieo nhân thì sớm hay muộn chúng ta sẽ gặt quả.  

Nếu chúng ta không gieo nhân thì không có quả.  

Điều này có nghĩa, chúng sinh sống trong những nhân duyên, và nghiệp quả của quá khứ.

Trên nguyên tắc, nếu chúng ta muốn đi về tương lai thì tương lai mà chúng ta muốn đến đó quả phải đã xảy ra cho chúng ta tới?

Bật giác ngộ sống trong duyên hợp của tương lai.  Bật giác ngộ dùng phương tiện Lục Thần Thông để trở lại tương lai.  Rồi từ cái quả tương lai đó họ thấy lại được cái nhân quá khứ sẽ tới để thay đổi tùy ý.   Họ có khả năng thay đổi cái quả làm thay đổi cái nhân.  Họ du hành về lại tương lai để thay đổi quá khứ thay vì trở lại về quá khứ để thay đổi hiện tại.

Điều này cho thấy, không phải chỉ có nhân trước quả mà đôi khi quả có trước nhân.  Hay, quả trong nhân, và nhân trong quả.  Vô thủy vô chung.

Khoa học hiện đại với Quantum Mechanics đã chứng minh những điều này qua thí nghiệm về rối loạn lượng tử.

Đơn giản hơn, nếu không có hiện tại thì quá khứ và tương lai vô sở trụ, là bất nhị, nhất điểm không, nhất như, vô nhất vật.

Hay, không có tương lai, quá khứ thì không có không gian, không có thời gian.  Hiện tại sẽ vô sở trụ, vô điểm tâm, bất khả đắc, nhất như, vô nhất vật.

Đó chính là ý nghĩa của câu mà chúng ta thỉnh thoảng nghe qua, đâu đó, trong kinh điển Đại Thừa: Nếu diễn tả được vô nhất vật thì nó sẽ không còn là vô nhất vật nữa.

 

Đây là một điểm rất quan trọng mà khoa học thế kỷ 20 mới phát giác, phải cần có người khảo sát hoặc thiết bị thăm dò để nhận thức, phân biệt vật, tưởng tượng ra thì vật mới hiện hữu như ý hay không như ý.

 

Đây chính là điều mà nhà vật lý học và khoa học máy tính Von Neumann nói, “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức - điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật.)

Tôi mạo muội phét lác một phát nhé.  Trí tuệ bát nhã, khi đến khi đi tùy tâm ý, bảo tôi cho chúng sinh ăn thuốc lú dưới đây để quên hết vô minh.  

Khi mà chúng sinh hết vô minh, an tâm kiến tánh, tri kiến Phật, đạt đại giác ngộ có lục thần thông thì luân hồi nhân quả không ảnh hưởng được họ bởi vì họ đã tự giải thoát không trở lại làm chúng sinh bị vô minh đưa đến đau khổ trong vòng sinh lão bệnh tử trong vũ trụ sinh trụ hoại diệt.  Họ có thể du hành vượt thời gian trong đa vũ trụ muôn chiều, một niệm là tới, một niệm là về dù họ không đi mà đến, không cần đáo bỉ ngạn mà về.

Khi mà chúng ta kiến giác bản lai diện mục, giác ngộ lý vô ngã.

Và khi mà chúng ta hiểu được lý như thị thì lúc đó chúng ta mới ngộ được chân lý viên diệu này.

5.   Lang Thang trong vũ trụ  

Theo trí tuệ của học giả Alan Watts thì tương lai chỉ là một khái niệm, nó không hiện thực.  Không có cái gì là ngày mai.  Không bao giờ sẽ hiện hữu bởi vì thời gian luôn luôn là bây giờ.  Điều đó là một trong những điều mà chúng ta khám phá khi chúng ta ngừng tự nhủ và chấm dứt suy tư.  Chúng ta tìm thấy chỉ có hiện tại, chỉ bây giờ mới vĩnh cửu thay vì sống trong quá khứ, và lo lắng cho tương lai. Carpe diem.

 

"The future is a concept, it doesn't exist.

There is no such thing as tomorrow.

There never will be, because time is always now.

That's one of the things we discover when we stop talking to ourselves and stop thinking.

We find there is only present, only an eternal now."

Alan Watts

 

Vậy thì hiện tại có thật hay cũng chỉ là khái niệm của tâm tạo?

 

The future is an uncertainty.

The past is an uncertainty.

The present is an uncertainty.

The only certainty is impermanent.

Tru Le

 

Tương lai, quá khứ, và hiện tại bất khả đắc.  Duy khả đắc là vô thường.

Can you travel back into your past and alter something that will change yourself in the present? And could you travel into your future and also alter your present? It looks like it might be possible, and it’s not science fiction.

 

Both Einstein and the Eastern mystics have explained that what we call the past, present and future are an illusion: A fabric of space/time, in which all exist seamlessly together. In this view,

“…the future and the past are not any different, so there's no reason why you can't have causes from the future just as you have causes from the past," according to David Miller of the Centre for Time at the University of Sydney in Australia. And now, some new thinking and research suggests that, in fact, the present can change the past, with implications for the present; and, that the future can also change the present. This is known as “retrocausality” and has interesting implications for your life — at least, metaphorically, aside from the quantum physics it’s based on. It’s that you might be able to change something about your present life that was originally set in motion in your past. Or, that you might be able to use the future — even though it hasn’t “happened” yet, from your time-frame, to also change something in the present.” How You Can Alter Your Past Or Your Future — And Change Your Present Life,

Science suggests a way, and it's not science-fiction! Douglas

LaBier Ph.D, The New Resilience

Amongst the many attempts to provide an “interpretation” of quantum theory to account for this predictive and explanatory success, one class of interpretations hypothesizes backward-intime causal influences—retrocausality—as the basis for constructing a convincing foundational account of quantum theory.” Retrocausality in Quantum Mechanics, Simon

Friederich, Peter W. Evans, Stanford Encyclopedia of

Philosophy

Những đoạn trích dẫn ở trên chỉ quay quanh một chữ

“Retrocausality” theo định nghĩa của thuyết khoa học quantum.  

Tuy nhiên, ‘retrocausality’ không phải chỉ là một trong những lý thuyết đơn thuần đi ngược thời gian để ảnh hưởng nhân duyên, ‘one class of interpretations hypothesizes backward-in-time causal influences,’ mà nó phức tạp, thiên biến vạn hóa.  

Tôi xin suy diễn thêm, nếu như chúng ta có thể điều chỉnh hiện tại thì chúng ta sẽ thay đổi được cả vị lai lẫn quá khứ.  Chúng ta cũng có thể làm cho tương lai, hiện tại, quá khứ sẽ tự nó đồng điệu lẫn nhau, đồng nhất thể.

Đơn giản, nhân quả không ảnh hưởng được chúng ta mà ngược lại chúng ta đang làm chủ luân hồi nhân quả.  Chúng ta chính là Như Lai du hành xuyên vũ trụ, vượt không thời-gian du hí với tử sinh.

Chúng ta đang mang tâm bồ tát, chơi trò chúng sinh.

Những điều mà khoa học đã khám phá trên đây tuy bây giờ chỉ là trên lý thuyết nhưng chúng rất có triển vọng thực hành được.  Tôi tin tưởng là khoa học nhân văn sẽ có khả năng thực hiện được những điều này trong một ngày rất gần đây.  

Đức Thế Tôn, các Tổ, cùng những bật trí tuệ, giác ngộ đã từng giảng thuyết, và thực hành những điều này từ lâu.

Đây không phải là khoa học giả tưởng, hay thần thoại tâm linh.  Tôi không viết những điều bất khả tư nghi, bất khả truyền này cho những kẻ độn căn.

Có thể, chúng ta chỉ là những kẻ lang thang, đang du hành trong vũ trụ làm kiếp nhân sinh mà tham sân si trong cõi hiện tại này chỉ là vô thường tạm bợ.  Ngay cả, đau khổ cũng chỉ là tâm tưởng nhất thời, đến rồi đi, đi rồi đến bất ngờ trong giai đoạn.  

Chúng ta không phải chúng ta, mà là chúng ta đang đi trở về quá khứ của hiện tại bây giờ để thay đổi quá khứ cho hiện tại bây giờ.  Thật ra, chúng ta đang trở lại tương lai (Back to the future) của hiện tại để sửa đổi bây giờ hiện tại, thay đổi nhân quả như ý.  Đồng thời chúng ta đang đi về tương lai của hiện tại bây giờ để chuẩn bị cho tương lai của bây giờ hiện tại.  

Chúng ta đang tạo ra nhân quả của quá khứ và tương lai.  Chúng ta đã tạo ra tương lai của quá khứ và quá khứ của tương lai. Chúng ta vô tình làm cho hiện tại bất khả đắc.  Chúng ta đang lạc lõng trong tam giới rối nùi trong vũ trụ ảo tưởng.

Tương tự như lúc chúng ta du hành trong vũ trụ bắt đầu từ khoảng không thời gian vô thủy vô chung nào đó, và đang quay lại quá khứ với cái tâm hồn, kiến thức, kinh nghiệm hiện tại hay đang sống lại trong tâm hồn quá khứ nhưng quên mất những kiến thức, kinh nghiệm hiện tại.   

Đồng khác biệt giống nhau, same difference, như khi chúng ta đi về tương lai với cái tâm hồn, kiến thức, kinh nghiệm hiện tại hay đang sống lại trong tâm hồn vị lai nhưng quên mất những kiến thức, kinh nghiệm hiện tại.  Cái đích hiện tại đó đã trở thành tương lai của quá khứ và cái điểm hiện tại đó đã trở thành quá khứ của tương lai.

Biết đâu, ngay chính bây giờ, trong kiếp sống này, chúng ta cũng có thể là những người khách lạ (aliens/bóng ma) của chính chúng ta từ quá khứ đang sống trong hiện tại của tương lai trong quá khứ; hay từ tương lai đang sống trong hiện tại của quá khứ?

Vậy thì cái điểm hiện tại đó, ở trong mốc thời-gian nào, để chúng ta có thể điểm tâm chính xác 3 cái tâm điểm của 3 thời gian nào đó đây?  

Đâu đích thực là quá khứ khứ vị lai, đâu quả không thật là vị lai, hiện tại, và quá khứ?

Thời gian có sau không gian, tiếp theo là những hạ lượng tử, sắc tướng, thiên hình vạn tượng, ...

Không điểm không gian thì không điểm thời gian, không điểm quá khứ, không điểm tương lai.  Mà đã không tương lai-quá khứ thì hiện tại sở trụ ở điểm nào?

Sự thật là không có vô nhất vật hiện hữu trong vũ trụ; cho nên, không có thời gian.

The reality is there are no points that exist in the universe; therefore there is no time.

...

When we try to define the singularity, the centre of the torus, we find we can not.”  Does Time Exist?  Larry G. McGuire

Khi chúng ta cố gắng định nghĩa nhất như, trung tâm điểm của vũ trụ, chúng ta tìm ra, chúng không thể.  Vì nếu định nghĩa được vô nhất vật thì nó không còn là vô nhất vật.

Einstein đã chỉ cho chúng ta, thời gian chỉ là không gian chiều thứ tư và vì thế nó không gì là đặc biệt về ‘hiện tại’; ngay cả ‘quá khứ,’ và ‘vị lai’ luôn luôn khó định nghĩa chính xác.

Einstein showed us that time is just a fourth dimension and that there is nothing special about ‘now’; even ‘past’ and ‘future’ are not always well defined.” The Order of Time Carlo Rovelli

Allen Lane (2018)

Thể theo lý thuyết vật lý gia Carlo Rovelli, thời gian là ảo tưởng:  Khái niệm ngây thơ của chúng ta về trôi qua của nó

(dòng thời gian) không tương ứng với vật lý thực sự.”

According to theoretical physicist Carlo Rovelli, time is an illusion: our naive perception of its flow doesn’t correspond to physical reality.” The illusion of time, Andrew Jaffe

Theo những nghiên cứu hiện nay của String theory và Quantum gravity, Carlo Rovelli đề nghị rằng không gian-thời gian (spacetime) có thể không là căn bản của định lý.

Alongside and inspired by his work in quantum gravity, Rovelli puts forward the idea of ‘physics without time’. This stems from the fact that some equations of quantum gravity (such as the Wheeler–DeWitt equation, which assigns quantum states to the

Universe) can be written without any reference to time at all.”

The illusion of time, Andrew Jaffe

Rovelli còn sáng kiến ‘vật lý phi thời gian.’  Sự kiện này cho thấy công thức Wheeler–DeWitt có thể được viết không cần dựa vào thời gian.

Những điều này không có gì mới lạ để ngạc nhiên, và tán thán; kinh điển Phật Giáo đã ghi lại những sự kiện này qua những lần thuyết pháp của Đức Thế Tôn, và từ các Tổ Sư từ cả hàng ngàn năm về trước, trước khi có khoa học nhân văn rồi.

Nói theo cổ kinh điển của Phật Giáo, tương lai, hiện tại, và quá khứ đều bất khả đắc.  Thời gian vô sở, vô trụ, vô niệm xứ.  

Chúng ta đang chạy theo thời gian hay thời gian đến với chúng ta?

Công án cho chúng nhân sinh là chúng ta sinh sống như thế nào trên cõi đời này nếu không có thời gian?

Hay, chúng sanh động tĩnh như thế nào trên cõi Ta Bà (chữ Saha của Phạn ngữ, có nghĩa là ráng chịu đựng) nếu không có thời gian?

Ta Bà không phải chỉ có một thế giới ta đang ở, mà nó gồm cả ba nghìn đại thiên thế giới, trong phạm vi hóa độ của Phật Thích Ca Mâu Ni.

6.   Tiệm nghiệp quả  

Điển hình hơn, mỗi kỳ duyên lượng tử trong vũ trụ khi tụ khi tán tự bởi năng lượng đó tự nó có riêng tánh linh, và nhân quả độc đáo của chính chúng nó.  Những nhân quả đặc thù này được chứa trong database của vũ trụ mà Phật Giáo gọi là tiệm nghiệp quả.   Tỷ tỷ lượng tử đó do duyên khởi, duyên hợp tạo ra chúng sinh/nhân sinh, vạn vật hiện hữu, ngay cả vũ trụ hiện tượng đã được kinh điển Phật Giáo gọi là cộng nghiệp.

Cụ thể hơn, tánh linh, và những duyên nghiệp, nhân quả của mỗi cá nhân sinh ‘đại ngã’ là cộng nghiệp của mỗi lượng tử, mỗi tế bào, mỗi ‘tiểu ngã’ trong cơ thể của từng cá nhân, từng cái tôi độc tôn, trung tâm của những đại đại ngã trong vô lượng vũ trụ.

Theo bản thống kê thì mỗi cá nhân là những nguyên tử với số lượng tương đương là 1028 loại nguyên tử trong khi đó cơ thể con người ta có cở 100 tỷ tỷ tế bào (100,000,000,000,000, hay 1014), mỗi tế bào có khoảng 100,000 vi năng tử, tức là cơ thể chúng ta có tất cả: 100,000 x 100,000,000,000,000 = 1019, hay 10 triệu tỷ tỉ vi năng tử.

Vậy thì 10 triệu tỷ tỉ cái tôi nhỏ như vô lượng hạ lượng tử, trong những vi ngã đó, cái nào mới thật sự là cái tôi của tôi?   Hay cái vĩ ngã, cái tôi vĩ đại là tổng cộng nghiệp của những cái tiệm cá nghiệp của 10 triệu tỷ tỷ vi ngã?

Tiệm nghiệp của cá nhân, nhân loại, vận mệnh, mỗi quốc gia, và vận hành của trái đất, ngay cả chu kỳ của vũ trụ cũng từ những cộng nghiệp tương tự như thế nhưng kết hợp bởi vô lượng vi năng tử, hạ lượng tử cộng nghiệp duyên khởi mà hiện hữu.  

Tuy nhiên, chỉ có cái tâm thức chỉ cần một niệm là tới chân như (phi không gian, phi thời gian.)  Vì cái tâm thức đó không phải là vật chất mà là vô sắc tướng.   Muốn tạo ra vạn vật sắc tướng, và nhân quả thì cái tâm thức đó cần phải sở trụ vào sắc tướng, qua duyên khởi để tạo thành vạn vật kể cả tinh khí của nhục thân

(sắc tướng, kết hợp lượng tử.)

7.   Duyên khởi pháp giới

Trong bài Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi và Duyên Khởi, Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, Tiến Sĩ Quốc Gia Toán tại Sorbonne, Paris viết, “Tương quan nhân quả loại tương đãi tương thành được bàn đến trong bài Bát Bất và duyên khởi tương đãi tương thành nghĩa là hiện hữu trong sự hỗ tương lệ thuộc và đồng thời câu khởi. Hiện hữu như thế được gọi là duyên khởi. Bồ Tát Long Thọ sử dụng bốn song thế phủ định (Bát Bất) để biểu dương đạo lý duyên khởi của Đức Thế Tôn. Nói hiện thực sinh diệt hay không sinh diệt thường đoạn hay không thường đoạn nhất dị hay không nhất dị, lai xuất hay không lai xuất, dù nói cách nào đi nữa, thực tại vẫn là thực tại, nó như vậy là như vậy, không là gì cả. Đó là lối định nghĩa độc đáo của tánh Không bằng Bát Bất. Hình tướng tích cực của tánh Không là mạng lưới nhân duyên sinh vĩ đại tất cả khởi lên đồng thời hỗ tương nhiếp nhập. Mạng lưới ấy được gọi là Pháp giới, bản tính hiện khởi nếu xét về toàn thể tiến trình duyên khởi của vũ trụ.  

Theo lý duyên khởi, mọi hiện tượng đều do quan hệ hỗ tương mà thành lập. Vì nhân duyên chỉ sự quan hệ giữa những yếu tố cấu thành và nguyên động lực làm chất keo dính những yếu tố ấy lại với nhau, nên tự nhiên đưa đến câu hỏi: "Nguyên động lực nào đã kết hợp năm uẩn?" Về vấn đề này Đức Phật đã dùng nhiều danh từ biểu hiện như là nghiệp, vô minh, dục, ... Ngài đặc biệt hay gọi tổ chức của hữu tình là năm thủ uẩn, tức là năm yếu tố do chấp trước làm nhân mà được kết hợp.”

Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi và Duyên Khởi, Hồng

Dương Nguyễn Văn Hai,

Nói một sự vật do duyên sinh tức nói nó là Không, nghĩa là không có tự tính, không có quyết định tính.  Nói một sự vật là Không tức nói nó sinh khởi hay hình thành do nhân duyên.

Ngoài ra, duyên khởi có tên mà không thực cho nên duyên khởi là giả danh, chỉ có trên danh ngôn chứ không trong thực tế.  Do đó, căn tính của bất kỳ duyên khởi nào cũng tùy thuộc ngôn thuyết theo quy ước cộng đồng.  Nói một sự vật là duyên khởi tức là nói đến ngôn chỉ của một danh từ, cái được danh từ chỉ vào.  Nói một sự vật là giả danh tức nói nó là Không.”

Những giải thích bác học, và trườu tượng trên từ những Tam

Tạng Luận Sư rất khô khan, khó có thể diễn đạt cho đa số chúng ta. 

Triết lý Phật Giáo Đại Thừa không thể khả truyền dễ dàng cho những kẻ độn căn.

Tôi xin tạm tóm tắt những ý trên, chính cái tâm thức tạo ra sắc tướng rồi thì cái vật chất đó sinh trụ hoại diệt, hay luân hồi tái sinh, ‘dính mắc’ trong mạng lưới Đế Châu bởi từ hấp lực của duyên khởi trong thế giới vũ trụ. 

Đơn giản hóa, tương quan nội tại của những lượng tử tạo ra vạn tỷ vật chất trong vũ trụ.

Tâm tạo ra vạn vật sắc tướng.

8.   Tán tụ, và viễn tải lượng tử 

Muốn du hành trong vũ trụ không qua ‘phương tiện sinh tử, luân hồi, duyên sinh’ thì cái ‘thân trần thức’ này phải biết ‘tán tụ tương quan nội tại của lượng tử.’  

Khái niệm tương quan liên hợp nội tại trên cũng giống như trong một loạt phim Star Trek, nhà viết truyện phim đã nêu lên giả thuyết về Vô Tuyến Truyền Vật (viễn tải lượng tữ, tàn hình, teletransportation) như sau:

 

Một phi hành gia đứng vào một vòng tròn và bấm vào một cái máy giống như cái cell phone, thân hình của họ tan biến thành vô vàn vô số những điểm sáng ti vi (lượng tử.) Sang đến phi thuyền hay đến một địa điểm đã định, những điểm sáng đó lại dần dần chắp nối lại thành hình của họ như cũ. Điều này đang được khoa học nghiên cứu và đã áp dụng vào trong Information Technology/memory nhưng chưa áp dụng được cho du hành vượt thời gian trong vũ trụ.

Khi thấy những phi hành gia, và ngay cả phi thuyền (không động cơ, không phản lực như những dĩa bay, UFO của những aliens từ ngoài không gian) trong phim Star Trek đó cùng biến mất và hiện ra như có phép thần thông tuy biết đó chỉ là khoa học giả tưởng.

Đa số chúng ta vẫn chưa hiểu được cái lý thuyết của energy trong tàn hình (teletransportation) mà những khoa học gia đang tìm cách thực hiện như thế trong tương lai, để có thể du hành vượt qua những chiều không gian-thời gian, xuyên qua những vũ trụ, nơi mà những định luật vật lý ở sở tại hoàn toàn khác biệt với định luật vật lý trên trái đất.  

(Teleportation, or Teletransportation, is the theoretical transfer of matter or energy from one point to another without traversing the physical space between them. It is a common subject of science fiction literature, film, and television.)

 

Tâm thức chúng ta có thể đưa vật thể tới một chiều không gian khác bằng phương cách “tán tụ lượng tử.”

Kinh điển Phật Giáo đã diễn tả chuyện tưởng như hoang đường này từ ngàn xưa.

Trong thế gian này đã có một số người có thể tự phát ra lửa để đốt cháy thân thể của họ?

Đàm di mẫu (dì của Phật) và bà Da Du Đà La cùng 500 ni tăng đã dùng một thứ lửa gọi là Hỏa Quang Tam Muội để tự thiêu. Hay là 501 ni tăng cùng hóa thân (biến mất) theo Phật về Tây Phương Cực Lạc bằng cách dùng chân hỏa tam muội để đốt cháy cơ thể của họ ra tro bụi trong khi những bồ đoan, giày dép và quần áo của họ vẫn bỏ lại y nguyên không bị cháy thành tro bụi?

Đàm di mẫu, và bà Da Du Đà La cùng 500 ni tăng đã dùng phương tiện thần thông, chân hỏa tam muội, để hóa thân, siêu thoát về cõi Phật.  Những nữ bồ tát này không ngờ thần thông của họ còn cao siêu hơn các nam đại đệ tử của Đức Phật mà không ai biết tới cho đến ngày họ thử hóa thân, hóa duyên lần đầu cũng là lần cuối, biến mất mãi mãi.   

Những văn minh kỹ thuật như dùng một năng nhiệt lượng siêu nguyên tử, chân hỏa tam muội, để phân tán lượng tử, hóa thân kiến Phật, du hành qua một chiều không-thời gian khác được mô tả trong kinh tưởng như chuyện thần tiên.  

Dường như, cổ nhân thời đó đã khéo tưởng tượng hay đã tiên kiến hoặc đã du hành, vượt không thời gian, back to the future, đi qua Mỹ trong thập niên 1970 - 1990s để xem TV, và ciné Star Trek rồi ‘cọp dê’ ý kiến, văn minh, và khoa học giả tưởng của Hoa Kỳ rồi thì đáo bỉ ngạn, back to the past, để viết ra kinh điển giả tưởng về Đàm di mẫu, và bà Da Du Đà La cùng 500 ni tăng đã dùng phương tiện thần thông, chân hỏa tam muội, để hóa thân thành Phật?

Hay thời đó, những bật siêu phàm đó đã có đỉnh cao siêu trí tuệ, còn vượt xa hơn cả văn minh kỹ thuật thời Star Trek với giả thuyết Vô Tuyến Truyền Vật, vài ngàn năm trước/sau đó?

Dĩ nhiên, những kỹ thuật văn minh như là du hành qua những không thời gian khác chiều trong đa vũ trụ, ... cho đến bây giờ vẫn là khoa học giả tưởng.  Đó là những niềm mơ ước của con người mà tổ tiên, và chúng ta đang nổ lực để thực hiện với rất nhiều tiến bộ đầy khả quan, vượt xa kỷ lục khoa học nhân văn trong vài chục năm qua.

Tuy nhiên, đa số những bác học và khoa học gia vì kém trí tuệ

Bát Nhã nên vẫn còn đang bị vướng mắc (dính mắc, Upādāna,) rối loạn trong lưới trí thức với những ‘tập tục kiến thức’ luôn luôn chấp vào vật chất, dính mắc sắc tướng.   Cho nên, họ thường vô minh, chưa có thể kiến giác được nguyên lý của Như Lai, để mà áp dụng cái thần thông quãng đại của vô sắc tướng công đó vào trong khoa học thực dụng.

Trong Phật giáo, mọi người thường nói về sự dính mắc (Upādāna – nhiên liệu để giữ cho ngọn lửa cháy) như là nguyên nhân chính khiến con người bị mắc kẹt trong vòng luân hồi sinh tử vô tận.”  Ý nghĩa của “Dính Mắc” trong đạo Phật, Hoa Sen Phật

Tương tự, trong bài Viễn Tải Lượng Tử, Lý Thuyết Và Thực

Nghiệm, Cư Sĩ Truyền Bình kết luận, “Viễn tải lượng tử là một phương thức di chuyển hữu hiệu trong không gian vũ trụ.   Đó cũng chính là một phương thức di chuyển tâm linh mà chúng sinh trong Tam Giới áp dụng để đầu thai tái sinh hoặc hóa sinh trong bất cứ cõi giới nào, tại bất cứ hành tinh và hệ mặt trời nào

 

Khoa học còn rất lâu mới thực hiện được viễn tải lượng tử con người và đồ vật, nhưng một số nhà đặc dị công năng đã thực hiện được.

  

Trong thế kỷ 21 con người đã thấy được khá rõ con đường hợp nhất giữa khoa học và tâm linh, đó tất yếu sẽ là cứu cánh cho tất cả mọi vấn đề của nhân loại hiện nay.” (Duy Lực Thiền, Posted on 18/08/2015, https://duylucthien.wordpress.com/2015/08/18/v ien-tai-luong-tu-ly-thuyetva-thuc-nghiem/)

Sau đây là vài vấn đề của du hành trong vũ trụ, xuyên qua không-thời gian muôn chiều, và những thử thách nan giải cho khoa học nhân văn:  

Cơ thể của mỗi cá nhân có tất cả chừng 10 triệu tỷ tỷ vi năng tử. Nếu biết số nhiệt lượng của mỗi vi năng tử đem nhân với 10 triệu tỉ tỉ vi năng tử, chúng ta sẽ biết tổng số nhiệt lượng bất khả tư nghị trong mỗi người.  Tuy nhiên, nhiệt lượng trung bình hay thân nhiệt (body temperature) của chúng ta là 97.60 o F.  Muốn đốt một cơ thể một con người ra tro phải mất 1200 o F.  Mà muốn ‘phân tán tam muội’ để đưa vật thể tới một chiều không gian khác thì chúng ta phải cần một nhiệt lượng tương tương với nhiệt độ của mặt trời, nóng hơn cả núi lửa, mới về chầu chư Tổ chầu chư Phật và các Bồ Tát được, còn nếu nội lực còn kém cõi thì chỉ có nước đi chầu Diêm Vương.

Như những khám phá khoa học trước nay, “Tán tụ lượng tử” sẽ không còn là huyền bí nữa khi mà khoa học có thể giải thích và chứng minh được những nghi vấn nan giải trên.  

Nếu muốn thực hiện được những “thần thông” đó thì khoa học phải nhờ vào sự hổ trợ của trí tuệ bát nhã mới có thể tiến bộ trong Teletransportation.

Tóm lại, trí thức và kiến thức khoa học không thể nào thực hành dễ dàng những lý thuyết viễn tải lượng tử ở trên được vì lối suy nghĩ của nhân sinh vẫn còn vô minh, nên vẫn còn lệ thuộc vào vật chất, bám trụ vào sắc tướng như là những phương tiện.  

Vật chất và nhục thân là những phương tiện vô thường.  Chúng không trường tồn, và có khả năng rất giới hạn cho việc du hành qua tỷ tỷ năm ánh sáng, vượt không-thời gian, xuyên qua ‘Hắc Động Trùng Kiều’ để đi xuyên qua đa vũ trụ (The Black holes and Worm holes bridge to other Universes.) 

Tử môn quan là lỗ Hư Không để du hành, nơi mà những lượng tử có thể phân tán tụ để đi xuyên qua những chiều không gian khác trong đa vũ trụ.  Đó là chiếc cầu, chiếc thuyền Bát Nhã không đáy, vũ trụ quan, động phi không-thời gian.

Có thể những tâm tư, thắc mắc trên của nhân loại đều là vô nghĩa lý tại vì chúng ta luôn luôn ‘du hành Như Lai.’  

Chúng ta không đi, không đến, mà là ngồi nhà xem chương trình du lịch trên TV 3D,  ‘du hành tại chổ’ trong không gian 3 chiều, như thật.  

Biết đâu chúng ta thật sự đang sống trong kiếp du lịch nghỉ mát này ... như lai, như thị, như thật?

Thay vì chúng ta du hành trong vũ trụ với phi thuyền không gian, chúng ‘không-thời gian’ đó, không cần nhờ vào phi thuyền vũ trụ, đi đến, vượt qua, xuyên qua chúng ta từ hàng tỷ tỷ năm ánh sáng.

Những điều mà tôi trình bày ở trên không khó gì để chứng minh, chúng ta không du hành tìm kiếm cái sinh lão bệnh tử nhưng cái vòng tử sinh, bệnh lão, khổ đau và khoái lạc đó chúng nó cứ tìm đến ta, quay cuồng, đi xuyên qua ta nhanh hơn ngàn lần tốc độ của ánh sáng.  Chúng ta bị dính mắc (Upādāna) bởi ‘cái lưới Đế Châu, du hành vật’ đó trong cõi Ta Bà này từ vô lượng kiếp.

9.   Không có sinh tử không có hoại diệt

Trong một sát na vì tâm vô minh nên tạo ra sắc tướng lẫn vô sắc tướng từ phật trở thành phàm phu rồi cũng trong một sát na trở thành anh minh. 

Chúng ta vì vô minh nên muốn tu hành giác ngộ thành Phật.  Nhưng Phật không kinh nghiệm giác ngộ để thành Phật.  Vì chúng ta chưa biết là Phật không thành Phật.

Vô ngã là vô ngã, vô ngã không thể trở thành vô ngã.  

Ta không thể trở thành Ta vì Ta đã là Ta.

Mà Ta chính là cái thức, vô tướng sắc, mà khoa học gọi là những lượng tử hòa hợp với trí khôn (intelligence,) qua duyên khởi, đang liên tục thay hình đổi dạng, sinh trụ hoại diệt trong vòng luân hồi tái sinh vô thủy vô chung.

In 1980 University of Connecticut psychologist Dr. Kenneth Ring proposed that near-death experiences could be explained by the holographic model. Ring, who is president of the International Association for Near-Death Studies, believes such experiences, as well as death itself, are really nothing more than the shifting of a person's consciousness from one level of the hologram of reality to another.”  This is Another Review of

"The Holographic Universe," Sandy Bogus

Nhà phân tâm học, Dr. Kenneth Ring, tin rằng bên kia của ảo tử quan là một thế giới ảo khác.

Không có sinh, không có tử, Sinh sẽ tử, tử sẽ sinh.

Sắc tướng, vật chất, matters trong đó kể cả chúng sinh bất sinh bất diệt chỉ tái sinh.  Tương tự như the First Law of

Thermodynamics mà khoa học mới tái khám phá sau đức Phật:  Matter is neither created nor destroyed; it’s just transfomed. 

Tại sao những bật giác ngộ biết được những điều huyền vi nầy?  

Theo kinh điển ghi lại, với lối giải thích mơ hồ, là do họ đạt được Lục Thần Thông.  Đúng ra những bật giác ngộ này đã nhớ thấy lại những dấu ấn lịch sử mà họ đã để lại trong lúc du hành qua những chiều không gian trong vũ trụ.

Điểm khác biệt giữa chúng ta và chúng họ là chúng nó đã “tái kiến giác,” còn chúng tao chưa “nhớ thấy lại” vòng luân hồi nhân quả.  Tại vì, chúng sinh vẫn còn chấp vô minh nên chưa muốn giác ngộ, kiến tánh.

Muốn chứng minh những điều trên đây có thật hay không thì ta thử gởi email cho ta trong tương lai, giải thích tại sao ta chưa giác ngộ rồi thì yêu cầu ta trong tương lai, gửi thư lại cho ta trong quá khứ, chỉ dẫn cho mình hiện tại là làm sao cho mình giác ngộ tức thời?

Hy vọng tới đây, những câu kinh xưa đã sáng tỏ:

Ta là Phật đã thành.  Chúng sinh là Phật sẽ thành.

Tuy nhiên, chúng sinh tuy có cùng phật tánh nhưng căn trí bất đồng cho nên vẫn bị vướng mắc trong lưới Đế Châu, và rối vùi trong luân hồi nghiệp quả.

Nên hiểu như thế này, “đồng Phật Tánh” không có nghĩa là mỗi cá nhân hữu ngã có “Phật Tánh cá biệt.”  Bởi vì, Phật Tánh nhất như, bất nhị.  

Hay đơn giản hơn, Phật Tánh là vô nhất vật.

Cái bản lai diện mục của Phật Tánh bất khả tư nghị.

 

10.                     Tất cả chỉ do tâm tạo

Tâm không ở trong ta.  Tâm không ở ngoài ta mà ta ở trong tâm.

Tâm không phải là Ta.  Ta không phải là Tâm.

Tâm là Tâm.  Ta là Ta.

Cho nên, thấy nó như vậy, nghe nó như dậy nhưng không phải nó đúng như rứa dù nó thật như thế.

Hiểu thông nguyên lý này thì bản tâm sẽ an nhàn tự tại trôi nổi, tiếu ngạo chu du trong tam giới, vũ trụ.

Đây cũng chính là thế giới quan cơ bản của Phật Giáo, tâm chính là nguồn gốc và động lực của tất cả các pháp.

 

Nhân cũng là tâm mà quả cũng là tâm.

 

Tại sao như vậy?

 

Vì quark và electron chỉ là hạt ảo, các cấu trúc nhân duyên của nguyên tử, của vật chất đều là cấu trúc ảo.

 

Dưới tác dụng của chánh biến tri, các cấu trúc ảo hình thành lục căn, lục trần, 12 giới này tương tác với nhau theo từng cặp phát sinh ra lục thức, 18 giới (lục căn, lục trần, lục thức) này chính là điều kiện căn bản để vũ trụ vạn vật hình thành.

11.                     Mạtna, Alạida Thức và lưới Đế Châu

Trong quá trình hình thành vũ trụ, hay thế giới hiện tượng, lại phát sinh thêm 2 giới nữa là Mạt-na và A-lại-da-thức (Alayavijnana – kho tàng thức). 

Mạt Na Thức (末 那 識; C: mònàshì; J: manashiki; S: manas)

Mạt-na là thức chấp ngã của chúng sinh, phân biệt chúng sinh này với chúng sinh khác. 

Theo từ điển Phật học Đạo Uyển, “Thức mạt-na, thức thứ 7 trong 8 thức. Một trong các chức năng chính của nó là nhận lập trường chủ quan của thức thứ 8 (A-lại-da thức), lầm cho lập trường này là bản ngã của chính mình, vì vậy mà tạo ra ngã chấp. Bản chất của nó là suy tính, nhưng có sự khác nhau giữa nó và thức thứ 6. Nó được xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển một cách có chủ ý, thường sinh khởi những mâu thuẫn của những quyết định tâm thức, và không ngừng chấp dính vào bản ngã. Vì nó còn được xem là sự hoạt dụng của tâm thức con người – một tâm thức thấy được hạn cuộc của sự biến đổi trong vòng giới hạn – cho nên, điều tất yếu cho sự tồn tại của nó chính là việc con người có một vài điều chủ yếu tương tục biến chuyển không ngừng, mang công năng như một cơ sở của thức thứ 6. Du-già sư địa luận nói: »Mạt-na

nhậm trì ý thức linh phân biệt chuyển, thị cố thuyết vi ý thức sở

y 末 那 任 持意 識 令 分 別 轉 是 故 説 爲 意 識 所 依« nghĩa

là: Mạt-na nhận lấy ý thức, khiến sinh khởi phân biệt; nên gọi nó là chỗ y cứ của ý thức. Thức này còn được gọi là nơi cùng tích chứa thiện ác, và nói theo lí thuyết thì nó là lĩnh vực kết nối giữa ý thức và A-lại-da thức. Gọi là ‘căn bản phiền não’, còn được gọi là nhiễm ô thức, có liên quan đến bốn loại ngã chướng nhiễm ô: ngã si, ngã kiến, ngã mạn và ngã ái.”

 

A-lại-da thức (zh. 阿賴耶識, sa. ālayavijñāna, bo. kun gzhi

rnam par shes pa ཀུན་གཞི་རྣམ་པར་ཤེས་པ་) là thuật ngữ phiên âm, dịch ý là

Tạng Thức (zh. 藏識).  Khái niệm A-lại-da thức là cơ sở của Duy Thức Tông, qua đó người ta giải thích sự hiện hữu của chúng sinh kể cả nhân sinh. Theo đó, các chủng tử (sa. bīja), tức là các hạt mầm của Nghiệp (sa. karma, pi. kamma) được chứa đựng trong A-lại-da thức và đợi nhân duyên đầy đủ sẽ hiện thành tư tưởng.

A-lại-da là kho chứa tất cả mọi dữ liệu phát sinh trong quá trình hình thành tam giới của tất cả chúng sinh.  A-lại-da cũng chính là tâm bất nhị, là nguồn gốc chung của tam giới.

Trong Nhiếp Đại Thừa Luận, ngài Vô Trước luận về Duy Thức như sau:

“Y tha khởi tướng là gì? Là các thức do A lại da làm chủng tử và thuộc về phân biệt hư vọng. Các thức ấy là gì? Là thức thân, thức chủ thể của thân, thức chủ thể của sự tiếp nhận, thứ được tiếp nhận, thức tiếp nhận, thức thời gian, thức số mục, thức thế giới cư trú, thức nói năng, thức mình người, thức đường lành đường dữ. Tựu trung, thức thân cho đến thức nói năng là do chủng tử của danh ngôn huân tập, thứ mình người là do chủng tử của ngã kiến huân tập, và thức đường lành đường dữ là do chủng tử của hữu chi huân tập. Các thức như vậy là cái y tha khởi tướng thống thuộc ba cõi năm đường và ba tạp nhiễm, là được biểu hiện bởi phân biệt hư vọng.  Như vậy, các thức này thống thuộc phân biệt hư vọng đặc tính là duy thức làm căn cứ cho sự biểu hiện không có và không thực. Như thế đó gọi là y tha khởi tướng.”

 

Quan điểm Phật giáo về linh hồn và nghiệp báo, Thích Phước

Thái có đề cập đến nguyên nhân hậu quả của điểm cốt lõi này,

Trong những thức nầy có đủ chủng tử hữu lậu và chủng tử vô lậu.  Chủng tử hữu lậu là những hạt giống tùy duyên mà phát sinh ra thiên sai vạn biệt, tức hiện tượng giới; còn chủng tử vô lậu, có thể đưa đến chỗ giải thoát.”

Theo thuyết A lại da duyên khởi, và nghiệp cảm của Phật Giáo mà ngài Vô Trước luận về Duy Thức trong Nhiếp Đại Thừa Luận rất khó hiểu để luận giải dù đã có vài thượng tri thức đã cố gắng diễn nghĩa trong quá khứ nhưng càng giảng càng thêm tối nghĩa.

Tôi xin mạo muội đơn giản hóa để làm cho bầu trời vô minh từ tối mù đến tối thui vì lúc đó thì chúng ta sẽ thấy được mặt trăng vàng khè, và vạn ngôi sao sáng tỏ trên bầu trời tối đen ... xì:

Hầu hết đa số kinh điển Phật Giáo, những Tam Tạng Luận Sư, và những thượng tri thức từ cổ chí kim chỉ chú tâm đến ‘độc nhất đối tượng nhân sinh’ cho nên những quan niệm của các Ngài dường như phiến diện, đôi khi còn phiếm diện như Đức Phật đã từng so sánh họ như những người mù sờ voi.  

Những người này đã diễn tả con voi, đối tượng không thể quan sát được bằng phàm phu nhục nhãn, qua cảm xúc giác của cá nhân, và rồi thì họ lại cãi nhau về bản lai diện mục của con voi, thể theo trí tưởng tượng của họ.  Ai cũng cho là mình đã biết chính xác, và hoàn toàn vì mỗi cá nhân điều tự tin, và chủ quan là họ đã chính tay mình sờ voi, mũi ngửi hơi voi, miệng liếm da thịt, uống sữa voi nhưng chưa bao giờ thấy bằng con mắt mù cái con voi ... ảo tưởng đó.

Nhưng những điều trên chưa phải là vấn đề vì những diễn giả này có thể y kinh nhất tự, đúng theo kinh nghiệm từng trải của riêng họ để văn dĩ tải đạo.  

Tuy nhiên, vì họ chưa chiếu kiến tổng sắc tướng của vật thể, bất kiến Như Voi.  

Vấn đề là họ đã ‘xờ’ nhầm cái gì của con voi, và cảm xúc được con voi đó, lúc đó như thế nào, khi đó, con voi đó đang sướng, đang đau, đang sợ, ...?  

Thêm nữa là những người mù rờ voi đó có cảm thấy đang sướng, đang đau, đang khổ, đang lo, ... khi đang xâm phạm tiết hạnh của voi?

Những người này như những đám người mộng du, mắt nhắm mắt mở, thắp đuốc đi giữa ban ngày. 

Đại khái, hình như tôi không nhìn mà thấy, những chủng tử trong A Lại Da Thức, theo diễn tả qua 16 căn trần thức của đa số diễn giả, hình như đều có khuynh hướng nhị nguyên, và phân biệt hữu/vô thể theo tâm phan duyên từ tập tục truyền kiếp của con người.  Những suy luận thiển cận này chưa thể hiện đích thật hay ứng dụng chính xác cho tất cả chúng sinh trong Tam Giới.

  

Chủng lượng tử (particles) là căn bản cấu tạo ra vũ trụ sắc tướng lẫn vô sắc tướng bởi những duyên khởi như lực hấp dẫn, cause and effect, rối lượng tử, ... của vũ trụ.  Những chủng tử này tự nó có tính linh, tâm thức.

Đơn giản,  chủng lượng tử không thiện không ác, không vô lậu, hữu lậu, hay giác ngộ giải thoát.

Bản lai của chủng lượng tử là bất nhị, và diện mục của chủng lượng tử là nhất như.

Mạt-na, A-lại-da, và lưới Đế Châu vũ trụ là những vô sắc tướng vật.  Những vô sắc vật này đã được bí truyền, ẩn tàn, vô tự trong những kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa với đầy đủ chi tiết.

Mạt-na, A-lại-da, và lưới Đế Châu rất thần thông quãng đại, thông minh, và trí tuệ hơn trí thức não bộ của con người rất nhiều.  Chúng nó là một phần quan trọng của vũ trụ huyền bí, vi diệu.  Chúng chính là những phần tử của tâm thức, là Phật Tánh, là vô nhất vật, tạo ra vũ trụ vạn vật sắc tướng.

Mạt-na, A-lại-da, và lưới Đế Châu (Jewelled nets tương tợ như lưới vũ trụ, hay internet) chứa đựng tánh linh của vũ trụ sắc tướng có lịch sử chừng 14.6 tỷ năm.  Mạt-na, A-lại-da, và lưới Đế Châu có thể còn lâu đời hơn nữa trong đa vũ trụ vô lượng.

Cụ thể, bộ não thông minh của con người có lịch sử hàng trăm triệu năm bắt đầu từ những vi khuẩn (microscopics) sinh sống trong nước, tiến hóa thành cá, bò lên cạn, từ động vật bò sát đứng thẳng lên bằng hai chân trở thành người qua biết bao kinh nghiệm cùng tiến hóa, thay hình đổi dạng, để thích ứng với thiên nhiên.  Tất cả những kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện, hoàn cảnh, và môi trường trong lúc tiến hóa được ghi lại trong tâm thức, và được chứa trong não bộ con người.  

Chúng ta có thể nói, trí thông minh chứa đựng bộ não của con người gồm cả hơn trăm triệu năm lịch sử của trái đất.  Dĩ nhiên, trái đất già hơn trăm triệu năm tiến hóa của con người rất nhiều.  Có thể, nó già tới vài ba bốn tỷ năm hơn.

Ngày nay, khoa học gia, IT, và chúng ta gọi những thứ nhân tạo, không hình dạng, này là Internet, Google/Dabase, Artificial Intelligence/Machine Learning, Deep Learning Neural Networks, Edge servers, etc.

Tuy nhiên, những thứ nhân tạo artificial đó cần phải được con người, Information Technology (IT,) “dạy cho chúng học thâm, training in deep learning” thay vì programming để nhớ.   Chúng nó, hiện nay vẫn còn rất phôi thai, chưa có thể đủ thông minh để tự suy nghĩ, và tự quyết định chính xác để thay thế hoàn toàn được trí thông minh não bộ của con người ở trên trái đất nhỏ còn hơn hạt bụi trong vũ trụ bao la vô tận.

Thế giới toán học, thế giới vật lý, Internet, Information Technology (IT,) Artificial Intelligence (AI) đều là trườu tượng hóa hay là duy thức quan?  

Einstein và những thượng tri thức khác nhờ qua trực giác, và do quán tuệ mà tìm thấy, rồi thì kiến giác được cấu trúc toán học thỏa đáng, và chính xác của thế giới vật lý, IT, và AI trong vũ trụ.

Sau khi khủng long bị diệt chủng trên địa cầu, con người qua chu trình tiến hóa với hậu quả trí thức, cực thông minh, vô tiền khoáng hậu, có thể là một lỗi lầm, hay một tình cờ, một nhân duyên hản hữu, của phòng thí nghiệm Mạt-na, A-lại-da, và lưới Đế Châu trong vũ trụ.  Nhân sinh đã được tình cờ khám phá hay cố ý chế tạo bởi những siêu trí tuệ, thượng tri thức, khoa học gia ở ngoài không gian?

Cũng như Information Technology (IT,) Artificial Intelligence

(AI)/Machine Learning, và Quantum Computers được cấu tạo bởi nhân sinh cho dù chúng có tiến bộ vượt bực nhưng chúng nó vẫn chưa có thể thay thế trí thông minh của con người.   Cũng như, ‘thông minh nhất nhân loại’ trên trái đất vẫn chưa có thể bắt kịp được trí tuệ và tánh linh của Mạt-na, A-lại-da, và lưới Đế Châu trong vũ trụ muôn chiều.

Nguồn gốc vũ trụ đã được giải thích rất rõ ràng thể theo tinh thần khoa học trong vô tự kinh từ cả ngàn năm về trước cho những kẻ có căn duyên với con mắt trí tuệ, và kiến thức mới có thể kiến giác được cái thâm thúy viên diệu của ý kinh.

Bật trí tuệ, do nhân duyên nghe qua hay tình cờ đọc thoáng qua một câu kinh ngắn, với trí tuệ nhãn họ sẽ tức khắc nghe được tiếng vô thanh như tiếng sư tử hống; kiến thấy được những chữ vô hình trong vô tự kinh như quán tạng quang minh.  Tức khắc, vạn pháp điều cảm thông.  

Triết lý Phật Giáo rất phù hợp với khoa học nhân văn, luật nhân quả, luật hấp dẫn (nghiệp lực, trọng lực,) lý nhân duyên, và thuyết tiến hóa nhưng Phật Giáo không hoàn toàn phủ nhận lý ‘sáng tạo’ lẫn không cần thiết để chấp nhận hữu đa/độc thần theo lối tín ngưỡng mù quáng đầy vô minh của đa số nhân loại độn căn trên thế giới.

12.                     Duy nhất Tâm

Theo Phật Giáo, vạn vật sắc tướng chỉ là ảo hóa, vô thường nên Bát Nhã Tâm Kinh mới nói ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) giai không, khổ tập diệt đạo.  Ngay cho tới cứu cánh niết bàn đều không phải thật, mà nó chỉ là điên đảo mộng tưởng do bởi bộ não vô minh, mơ tưởng lệch lạc của nhân loại.

Nói theo ngôn ngữ của Duy Thức Tông thì chuyển thức thành trí là chuyển hóa tánh Biến kế sở chấp (bám chấp vào những thứ hư vọng như lông rùa, sừng thỏ,) và tánh Y tha khởi (tính chất duyên sanh tạo ra sanh tử) thành tánh Viên thành thật (tính chất không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh của Niết-bàn).

Kinh Hoa Nghiêm nói, “Tất cả ba cõi duy chỉ Nhất tâm” (phẩm Thập Địa).  

Duy nhất Tâm ấy tất cả chúng sanh đều có ... độc một tâm bất nhị, và Tâm ấy chính là Tâm Phật.

Mạt-na, A-lại-da, và lưới Đế Châu là một phần của Tâm.

Tâm không ở trong vũ trụ.  Tâm không ở ngoài vũ trụ mà vũ trụ ở trong Tâm.

Giác ngộ “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” thì sẽ kiến giác tất cả chỉ là ảo hóa.   Lúc đó tự nhiên tức khắc giải thoát tất cả mọi khổ nạn (độ nhất thiết khổ ách) vì tất cả mọi cảnh giới, mọi hiện tượng đều chỉ là nằm mơ, mộng du giữa ban ngày.

 

Tuy nhiên, Long Thọ Bồ Tát không phủ nhận cuộc sống thế gian dù biết đó là ảo, nên mới có Trung Quán Luận, chỉ ra con đường ở giữa.  

 

Không quá chấp trước cảnh mộng huyễn của thế gian để chuốc lấy phiền não, cũng không thiên chấp ở tánh không, bởi tất cả mọi diệu dụng đều nằm ở chỗ ảo hóa.  Mọi người có thể tự do tự tại sống cuộc sống của mình, đừng có quá cố chấp cũng không có cái gì phải bỏ.

 

Ngày nay không phải chỉ có Phật Giáo nói vạn pháp duy thức. Một số nhà khoa học cũng nói và viết sách trình bày sự việc rất là cụ thể với vạn pháp duy thức của Phật Giáo.  Hai trong những người đó là Craig Hogan và David Bohm.

13.                     Vũ trụ là thông tin số hóa?

 

Tạp chí Scientific American số tháng 2/2012 có đăng bài viết “Is

Space Digital?” (phải chăng vũ trụ là thông tin số hóa?) của

Michael Moyer về một thí nghiệm đang được tiến hành ở Chicago bởi Craig Hogan (Giám đốc Trung tâm Vật lý thiên văn và các hạt cơ bản, Phòng thí nghiệm gia tốc Quốc gia Fermi, GS

Đại học Chicago, Illinois ) nhằm đo tiếng ồn toàn ảnh (holographic noise,) nó biểu hiện mối liên quan sâu xa giữa thông tin, vật chất và thời-không.  Nếu tồn tại tiếng ồn toàn ảnh thì theo Craig Hogan, vũ trụ của chúng ta là số (digital) và chúng ta có một hình mẫu (paradigm ) mới cho vũ trụ quan của thế kỷ 21th.  Vũ trụ không liên tục mà là gián đoạn bao gồm những bit thông tin. Vũ trụ 3D phát sinh (emerge) từ những bit thông tin chứa trên một mặt phẳng 2D.

 

Thông tin về vũ trụ ba chiều có thể được ghi lại trong mặt phẳng hai chiều bằng phương pháp toàn ảnh (hologram).  Kỹ thuật này gọi là holography (phương pháp toàn ảnh).  Chữ holography có gốc từ tiếng Hy Lạp holos whole (toàn thể ) + graphe writing (ghi ảnh).

 

Đây là một phương pháp chụp ảnh hiện đại.  Holography được sáng chế năm 1948 bởi nhà vật lý Dennis Gabor (1900-1979), nhờ thành tích này ông được nhận giải Nobel năm 1971.

 

Nguyên lý toàn ảnh đưa đến một triết học sâu sắc của David Bohm quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh (hologram.)  

Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded.)  Một film toàn ảnh

(hologram) và hình ảnh nó tạo ra trên màn hình là ví dụ của hai mức tiềm ẩn và tường minh.  Cuộn film thuộc mức tiềm ẩn vì hình ảnh được mã hóa trong các dạng giao thoa chứa trong film còn hình ảnh chiếu ra thuộc mức tường minh vì các giao thoa mã hóa được mở ra (unfolded.)

 

Theo David Bohm, sóng và hạt đều bị cuộn lại trong một thực thể lượng tử, chỉ có quá trình tương tác mới bộc lộ tường minh một khía cạnh nào đó, còn khía cạnh kia vẫn nằm tiềm ẩn.  Vì danh từ toàn ảnh (holographic) có tính tĩnh tại (static) nên để mô tả những quá trình động (dynamic) cuộn lại và mở ra liên tục của thực tại nên David Bohm đưa ra danh từ toàn ảnh động (holomovement.)

 

Bohm quan niệm rằng mọi vật trong vũ trụ đều là những phần tử của một chuổi liên tục (continuum.)  Bohm cho rằng phân biệt thế giới sống (living) và không sống (nonliving) là điều vô nghĩa.

 

Vì mỗi phần của một bức toàn ảnh (hologram) đều chứa thông tin của toàn ảnh cho nên mỗi bộ phận của vũ trụ đều chứa thông tin của toàn vũ trụ. Điều đó có nghĩa là nếu biết cách tiếp cận thì chúng ta có thể tìm thấy thiên hà Tiên Nữ (Andromeda) trong móng ngón tay của bàn tay trái lúc bắt ấn quyết.

 

Bài thơ của William Blake (thi sĩ Anh 1757-1827) sau đây diễn tả cùng một ý như trên.

To see a World in a Grain of Sand, And a Heaven in a Wild Flower.

Hold Infinity in the palm of your hand, And Eternity in an hour.

 

Dịch nghĩa:

 

Để thấy Vũ trụ trong một Hạt cát, Và Bầu trời trong một Đóa hoa Rừng.

Hãy giữ Vô cùng trong lòng tay bạn,

Và Thiên thu trong một khắc đồng hồ.

 

(Cao Chi- Vũ trụ toàn ảnh: một kỷ nguyên khoa học mới? và Vũ trụ là số?)

 

14.                     Thế giới tức không phải thế giới gọi là thế giới

Cái liên tục (continuum) mà Bohm đề cập chính là “Tâm như hư không vô sở hữu” mà Bồ Tát Long Thọ đã nói.

 

Đó không phải là thời-không, vì thời-không cũng cấu tạo bằng lượng tử tức rời rạc, chỉ có Tâm bất nhị mới là liên tục, không có gián đoạn, không bị hạn chế bởi không gian, thời gian hay số lượng, không có vấn đề tồn tại hay không tồn tại, vì nó là tuyệt đối, không có nhị nguyên đối đãi.  Tâm là bất khả tư nghị, tất cả mọi lượng tử rời rạc đều liên thông trong tâm ấy, thậm chí vô lượng lượng tử cũng chỉ là một, mà không phải là một, nên mới tạm gọi là bất nhị.  

 

Ngôn ngữ nhân sinh không thể diễn tả được thực tế đó, điều này đã được trình bày trong Kinh Kim Cang, nếu cố dùng ngôn ngữ để diễn tả thì sẽ như sau “Thế giới tức phi thế giới thị danh thế giới” (Thế giới tức không phải thế giới gọi là thế giới) diễn tả như vậy thì lý trí không thể hiểu được vì nó phi lý.

 

Nhưng phi lý cũng tức là có lý.  Bát nhã Tâm kinh đã nói rõ ràng: Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không,

Không tức thị Sắc. (Sắc là vật chất hữu hình, Không là trống rỗng không có gì cả.)

 

Trong kinh điển Phật Giáo thì vạn pháp duy thức, hay nói cách khác, vũ trụ vạn vật chỉ là ý thức, là thông tin (Information Technology,) là số (digital) đã được khẳng định gần 2000 năm trước, khi ngài Thế Thân (zh. 世親, sa. Vasubandhu 316-396

  1. CN) đưa ra hai bộ luận: Duy thức nhị thập luận và Duy thức tam thập tụng khẳng định rằng thế giới chỉ là thức, là thông tin, bởi vì bản chất của thức là thông tin.

 

Nhưng ngày xưa ít có ai hiểu được tư tưởng này, hoặc chỉ hiểu lờ mờ không rõ ràng, ngay cả việc xác định thức chính là thông tin cũng không được bàn luận tới. Mãi tới cuối thế kỷ 20 khi con người phát minh ra computer, ngành công nghệ thông tin, internet phát triển mạnh mẽ, mới có ít người vỡ lẽ ra Thức chính là thông tin (Information Technology [IT].)

 

Trong giới Phật Tử, hầu như không ai không nghe câu “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức,” thế nhưng có hiểu, có tin hay không lại là chuyện khác.

Trong bài Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, Nguyễn Thế Đăng viết: “Sự chia cắt thế giới Nhất Chân này thành không gian chia cách, thời gian phân đoạn này là do thức.   Hơn thế nữa, sự phân biệt chia cắt của thức còn được tăng thêm sức mạnh bằng những thứ độc trong tâm: tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ, tà kiến…

 

Vì thức cho nên có sự khác biệt, tách lìa của vạn pháp: vạn pháp duy thức. Thức là vô minh đã hiển lộ nên có thể thấy được. Thức là cái thứ ba sau vô minh và hành trong mười hai nhân duyên sanh ra thế giới sanh tử luân hồi khổ đau.”

Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Thập Địa, nói, “Tất cả ba cõi duy chỉ

Nhất Tâm.” 

Ba cõi chỉ là Một Tâm. 

Tâm ấy tất cả chúng sanh đều có. Và Tâm ấy chính là Phật.

Dạ Ma Cung Kệ tán:         

Chúng sanh có thấp đến đâu cũng ở trong Tâm đó.

Chư Phật có cao tới đâu cũng ở trong Tâm đó. Ba cõi có rộng đến đâu cũng ở trong Tâm đó.

Đây là nghĩa, “Tâm, Phật, và chúng sanh. Cả ba không sai khác.”

Tất cả duy tâm tạo.”  

 

Chính vì thế giới chỉ là thông tin (Information Technology, IT) chứ không có thực thể, không có thực chất, nên những ai làm chủ được thông tin thì sẽ có thần thông hay công năng đặc dị, có thể tạo ra được những hiện tướng sắc tướng mà quần chúng sùng tín, tôn kính họ như là những bật thần tiên với những phép tắc thần thông biến hóa, thăng thiên độn thổ, và di sơn hải đảo.

 

Khoa học kỹ thuật cũng là một dạng làm chủ tri thức, làm chủ thông tin, ngay cả làm chủ bá tánh trên thế giới.  Khoa học kỹ thuật dùng tri thức để sản xuất ra vật dụng, máy móc thiết bị và sử dụng máy móc thiết bị đó để sản xuất ra vật phẩm ngày càng nhiều và tinh vi, cũng tạo được công năng thần kỳ, chẳng hạn như điện thoại di động, 3-D Printer, teleportation, Quantum Computer, và Artificial Intelligence/Machine Learning.

 

Khoa học hiện đại đã thí nghiệm thành công bằng cách dùng ý nghĩ trong đầu để điểu khiển máy bay đồ chơi không người lái.  Hay dùng mắt để điều khiển vũ khí trên phi cơ trực thăng. 

Ngoài ra AI/ML đã được áp dụng trong xe hơi không người lái, máy bay không người lái, chẩn bệnh y khoa, giáo dục không thầy dạy, ... để thay thế con người.

Còn "kẻ" có thần thông hay đặc dị công năng có thể dùng sức mạnh tâm linh để du hành trong không gian, hay điều khiển vật chất theo ý muốn, như trò ảo thuật mà khoa học vật lý không thể giải thích nổi.

Thí dụ, nhục nhãn của chúng ta ghi nhận, và lầm tưởng là họ, thăng hoa như những bóng ma, đi xuyên qua bức tường như những ảo thuật gia làm ‘mờ mắt’ chúng ta, nhưng thật ra, vật chất phân tán đi xuyên qua họ.

Những hiện tượng quái lạ này chẳng có gì là thần thông biến hóa khó để giải thích.  Chẳng qua mỗi chiều không gian, mỗi vũ trụ tự nó có những điều kiện duyên khởi, những định luật vật lý khác biệt, tương quan, tương tác, và thích hợp với chiều không gian trong vũ trụ đặc thù đó.

Tôi xin tóm lược ý chính.  University of London, Quantum

Physicists Bohm và Stanford University, Neurophysiologist Pribram đã cấp thời nhận ra cái mô hình ảo đã giải thích một số bí ẩn khả quan, kể cả những giả thuyết dường như hoang đường như thần giao cách cảm, thấy trước tương lai, đồng linh tính với vũ trụ, và có khả năng dùng ý nghĩ để di chuyển vật chất mà không cần phải đụng chạm vào nó.  

Nói theo chuyện Phong Thần là có phép tắc di sơn hải đảo, thần thông biến hóa, và viễn thông được với thần tiên, trời, phật kẻ cả yêu quái, và ma quỷ trong cõi Ta Bà.  

 

However, after arriving at their views, Bohm and Pribram quickly realized the holographic model explained a number of other mysteries as well, including the apparent inability of any theory, no matter how comprehensive, ever to account for all the phenomena encountered in nature; the ability of individuals with hearing in only one ear to determine the direction from which a sound originates; and our ability to recognize the face of someone we have not seen for many years even if that person has changed considerably in the interim.

 

But the most staggering thing about the holographic model was that it suddenly made sense of a wide range of phenomena so elusive they generally have been categorized outside the province of scientific understanding. These include telepathy, precognition, mystical feelings of oneness with the universe, and even psychokinesis, or the ability of the mind to move physical objects without anyone touching them.

 

Indeed, it quickly became apparent to the ever growing number of scientists who came to embrace the holographic model that it helped explain virtually all paranormal and mystical experiences, and in the last half-dozen years or so it has continued to galvanize researchers and shed light on an increasing number of previously inexplicable phenomena.” This is Another Review of "The Holographic Universe," Sandy

Bogus

Những cõi tưởng như là thần tiên, thiên đàn, nghĩ đến là hiện ra tất cả, cầu khả đắc đó đối với chúng ta, chẳng qua chỉ là những điều tầm thường tự nhiên đối với bật thần tiên, bồ tát trên những nơi đó.  Ngược lại, lại là bất khả đắc đối với nhân sinh phàm phu trên quả đất.

Cõi thiên đường của những siêu nhân đó là những nơi mà con người hằng mơ ước có phép thăng thiên, độn thổ đi đi về về như đi chợ phiên.  Ngược lại, cái cõi nhân gian đầy Tham ái (Raga), Sân hận (Dveṣa), Si muội (Moha) của nhân loại này chính là nơi mà những ‘kẻ’ ở những cõi giới khác muốn tái sinh trong kiếp nhân sinh qua nhục thân bị đè nén bởi trọng lực, để học hành, thực tập, kinh nghiệm vô minh, đau khổ cùng khoái lạc.  Nơi mà họ có cầu cũng không thể khả đắc trong những cõi thần tiên đó.

15.                     Những Tam Tạng Luận Sư của Phật Giáo

 

Bộ Thành Duy Thức Luận 成唯識論 của đại sư Huyền Trang đã dịch và tổng hợp từ nhiều tác phẩm về duy thức học của các luận sư Ấn Độ mà cơ bản là Duy Thức Tam Thập Tụng (zh. 唯識三十頌, sa. triṁśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā) là một trước tác của Thế Thân (sa. Vasubandhu, zh. 世親), trong đó tổng kết mô tả của Phật Giáo về thế giới là “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” (tam giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới, đều chỉ là tâm niệm, tất cả các pháp đều chỉ là tâm thức.)

 

Trung Quán Luận, gọi đầy đủ theo tên Phạn Văn là Căn Bản

Trung Luận Tụng (sa. mūlamadhyamakakārikā) của Long Thọ Bồ Tát (zh. 龍樹; sa. nāgārjuna) mô tả thế giới chỉ là Không, không có gì cả, thế giới chỉ là Tâm như hư không vô sở hữu (thế giới tuy có hiện tượng nhưng đó chỉ là ảo hóa, không có thật.)

 

Trong một tác phẩm của Thế Thân 世親Vasubandhu (316-

396CN), Tổ thứ 21st của Thiền tông Ấn Độ, sống vào thế kỷ thứ IV Công Nguyên, Duy Thức Tam Thập Tụng 唯 識三十

頌 sa.triṁśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā là 30 bài tụng hiển bày ý nghĩa duy thức.

 

Theo Duy Thức Tam Thập Tụng, Nội Dung Và Ứng Dụng, Posted on 03/09/2015, Truyền Bình viết: 30 bài Duy Thức tụng hiển bày nền tảng của vũ trụ vạn vật là thức, thức cũng tức là thông tin (information technology [IT]) nên có thể nói vũ trụ vạn vật cũng là thông tin, là số (the universe is digital, 1 and 0.)

 

Ngài Thế Thân không có chú giải tác phẩm này của mình, sau khi ông tịch diệt, có nhiều người chú giải, trong số đó, đáng chú ý là chú giải của An Huệ 安慧 sa. Sthiramati (510-570CN) hiện vẫn còn bản Phạn ngữ.  

 

Duy Thức Tam Thập Tụng đã được đại sư Huyền Trang 玄

奘 (602-664CN) biên dịch và đưa vào trong bộ Thành Duy Thức Luận 成唯識論. Trước Huyền Trang, Chân Đế 真

諦 (Parāmartha 499 -569) cũng có dịch tác phẩm này ra Hán văn. Năm 1922, Sylvain Lévi tìm thấy bản tiếng Phạn (Sanskrit) tại Nepal.

 

Ngài Thế Thân (Vasubandhu) là một tỳ kheo từ Gandhara một trong những người sáng lập trường phái triết lý Phật Giáo Duy Thức Học (Yogacara school of Buddhist philosophy.)

 

Ngài Thế Thân là một trong hầu hết những biểu tượng ảnh hưởng trong toàn thể lịch sử của Phật Giáo.

 

Theo Wikipedia, Thế Thân (zh. shìqīn 世親, ja. seshin, sa. vasubandhu, bo. dbyig gnyen དབིག་གཉེན་), ~316-396, cũng được dịch là Thiên Thân (zh. 天親), gọi theo Hán âm là Bà-tubàn-đầu (zh. 婆修盤頭), Bà-tẩu-bàn-đậu (zh. 婆藪槃豆), là một Luận sư xuất sắc của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin), và Duy thức tông (sa. vijñānavādin), được xem là Tổ thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ.

 

Người ta cho rằng Sư sinh tại Peshāwar (địa danh ngày nay), sống tại Kashmir và chết tại A-du-đà (ayodhyā).  Sư vừa là em vừa là đệ tử của Vô Trước (sa. asaṅga), người sáng lập phái Duy thức.  Vô Trước là người đã khuyến dụ Thế Thân theo Đại thừa.

 

Có nhiều giả thuyết về con người Thế Thân, trong đó Erich Frauwallner – một nhà Phật học người Đức – cho rằng có hai người tên Thế Thân, một là luận sư của Thuyết nhất thiết hữu bộ, là người soạn A-tì-đạt-ma-câu-xá luận nổi danh của phái này.

 

Người kia là em của Vô Trước, đã soạn bộ Duy thức nhị thập luận. Thuyết này đã được Lê Mạnh Thát biện bác trong tác phẩm Triết học Thế Thân (The Philosophy of Vasubandhu).  

 

Bộ Duy Thức Nhị Thập Luận này là sự tổng kết quan điểm của Duy Thức Tông, được dịch ra chữ Hán và Tây Tạng.

 

Sư cũng là tác giả của Duy Thức Tam Thập Tụng, luận giải quan điểm của Duy Thức Tông, cũng như tác giả của nhiều bài luận về các tác phẩm của Vô Trước và về giáo lý Đại Thừa như Thập Địa, Kim Cương Kinh, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, A-di-đà Kinh (sa. sukhāvatī-vyūha).

 

Theo Sự Phát Triển Của Đại Thừa, Ngài Thế Thân (Vasubandhu Bà-Tu-Bàn-Đầu) sanh cùng mẹ khác cha sau Vô Trước luận sư độ hai mươi năm.  Thế Thân Bồ-Tát là một bậc thông minh tài tuấn.  Ngài xuất-gia theo Hữu-Bộ, đến xứ Ca-Thất-Di-La học giáo nghĩa Đại-Tỳ-Bà-Sa, rồi trở về bản quốc là nước Kiền-ĐàLa thuộc miền Bắc-Ấn, soạn ra bộ Câu-Xá-Luận.

 

Lúc đầu ngài hết sức hoằng dương giáo lý Tiểu Thừa, bài bác Đại Thừa. Sau nhờ anh là Vô Trước điểm hóa, ngài được khai ngộ, trở lại tuyên dương Đại Thừa Phật Giáo.  Trước sau ngài trứ tác tất cả 500 bộ luận Tiểu Thừa và 500 bộ luận Đại Thừa.

 

Căn cứ theo những bộ đã dịch sang chữ Hán, ta có thể chia tư tưởng học thuật của ngài thành năm thời kỳ: Tiểu-thừa Hữu-bộ, Đại-thừa Duy-thức, Kim-Cang-Bát-Nhã, Pháp-Hoa, Niết-Bàn và Tha-Lực-Tịnh-Độ.

 

Sau các đại học giả: Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, ta có thể nói Thế Thân luận sư là một ngôi sao sáng chói nhất trên nền trời Phật Học ở Ấn Độ thời bấy giờ.  Những đặc sắc của ngài cũng đi song song với Bồ Tát Long Thọ.

 

Nếu Bồ Tát Long Thọ là bậc hưng long Đại Thừa Phật Giáo ở thời đầu, thì ngài là bậc trung hưng giáo pháp nầy ở thời giữa. Bồ Tát Long Thọ hoằng truyền Phật Giáo ở Nam Ấn, ngài thạnh truyền chánh pháp ở Bắc Ấn.

 

Bồ Tát Long Thọ kế thừa hệ thống giáo lý của Đại Chúng Bộ, ngài kế thừa hệ thống tông nghĩa của Thượng Tọa Bộ.  Bồ Tát Long Thọ xương minh tư tưởng Chư Pháp Thật Tướng thuộc lập thuyết “Không,” ngài đề xướng tư tưởng A-lại-da-duyên-khởi thuộc lập thuyết “Hữu.”

 

Bồ Tát Long Thọ vang danh là Thiên bộ luận chủ, ngài cũng nổi danh là Thiên bộ luận sư.  Qua thời gian du hóa đó đây, cuối cùng Thế Thân luận sư trở về nhập diệt tại nước A Du Đà, hưởng thọ 80 tuổi.

 

Cư Sĩ Truyền Bình viết: Nội dung tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng là luận vạn pháp là do thức biến hiện, chia thức năng biến và sở biến thành ba nhóm: dị thục (thức thứ tám), tư lượng (thức thứ bảy), liễu biệt cảnh (tiền ngũ thức và ý thức.) Kế đó nói về nhị thủ tức cặp phạm trù mâu thuẫn, nêu một đại biểu là cặp thiện-ác (tốt-xấu.)

  

Tiếp theo, giải thích hoạt động của thức dựa vào ba tính chất: biến kế sở chấp (vọng tưởng,) y tha khởi (dựa vào vật khác) và viên thành thật (tạo ra vật như thật,) đó là cách mà thế giới xuất hiện.

  

Cuối cùng trình bày mật ý của Phật rằng tất cả các pháp đều không có tự tính và đi đến kết luận rằng thức không phải chỉ là thuộc tính của chúng sinh, mà thực tế là thực trụ duy thức, nghĩa là thức chính là nền tảng của vũ trụ vạn vật, là chân như bất sinh bất diệt.

  

Giác ngộ như thế sẽ đưa đến an lạc giải thoát, là đại mâu ni tức là đại tịch nhiên, cảnh giới vô lậu không thể nghĩ bàn, đó mới là chân thiện không còn đối đãi.

 

Tương tự, Ngài Vô Trước (Asanga,) – một triết gia Phật Giáo, đồng sáng lập tông phái Duy Thức, đã triển khai lý thuyết Duy Thức này.  Căn cứ theo tài liệu kinh điển Nguyên thủy cho rằng thế giới chỉ là một khái niệm, một tư tưởng, một ý kiến.

 

Ðể chứng minh lý thuyết này, Ngài Vô Trước đã định nghĩa Nguyên Tử, và định nghĩa của Ngài từ 16 thế kỷ trước, khoảng vào thế kỷ thứ 4th sau Công Nguyên, đã qua vẫn còn giá trị cho nhân sinh đến ngày nay.

 

Theo Sự Phát Triển Của Đại Thừa: Sau Phật diệt độ 900 năm, có hai bậc đại học giả Phật Giáo ra đời. Đó là Ngài Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu, Bà-Tu-Bàn Đầu.) 

 

Sanh quán của hai ngài ở tại thành Bá-Lộ-Sa (Purasapura), thuộc nước Kiền-Đà-La miền Bắc-Ấn. Hai ngài nguyên dòng dõi BàLa-Môn, thân phụ là Kiều-Thi-Ca (Kausika), thân mẫu là TỷLân-Trì (Virinci). Vô-Trước có ba anh em, ngài là anh cả, ThếThân là em lớn, Tỷ-Lân-Trì-Tử (Virincivaisa) là em út.  Cả ba anh em đều xuất-gia đầu Phật.

 

Ban sơ ngài Vô Trước tin theo đạo Bà-La-Môn, sau bỏ Bà-LaMôn đi xuất-gia, học tập đạo pháp Tiểu Thừa thuộc Hữu Bộ. Nhưng vì không mãn nguyện với giáo lý ấy, ngài lại chuyển sang nghiên cứu Kinh Điển Đại Thừa.  Tương truyền, ngài đã dùng sức thần thông lên cung trời Đẩu Suất (Tusita) để nghe BồTát Di Lặc (Maitreya) giảng về pháp Đại-thừa.  Sau khi đó, ngài lại thỉnh Bồ-Tát giáng xuống hạ giới, ngự tại một giảng đường thuộc nước A-Du-Đà (Ayodhyà) miền Trung-Ấn.  Trong khoảng thời gian bốn tháng, cứ về đêm thì ngài nghe Bồ-Tát thuyết pháp, ban ngày lại đem những điều đã nghe được tuyên giảng cho đại chúng.  Và cũng trong vòng bốn tháng. Bồ Tát Di Lặc đã nói xong năm bộ đại luận: Du-Già-Sư-Địa-Luận, ĐạiThừa-Trang-Nghiêm-Kinh-Luận, Thập-Địa-Kinh-Luận, TrungBiên-Phân-Biệt-Luận, Kim-Cang-Bát-Nhã-Luận.

 

Ngài Vô Trước cũng có nhiều trứ tác riêng, gây thành hệ thống Pháp Tướng Duy Thức Học.

 

Nơi trung tâm hoằng pháp của ngài là hai nước A-Du-Đà và MaKiệt-Đà.  Ngài thọ được 75 tuổi.

 

Theo Wikipedia, Vô Trước (zh. 無著; sa. asaṅga, nghĩa là

"không bị ô nhiễm, vướng mắc"), cũng được dịch âm là A-tănggià (zh. 阿僧伽), khoảng thế kỷ 4, là một Đại luận sư của Phật giáo Ấn Độ, người sáng lập Duy Thức Tông (sa. vijñānavādin).

Sư khước từ quan điểm của Long Thụ (sa. nāgārjuna) về tính Không tuyệt đối và thiết lập giáo pháp của mình dưới ảnh hưởng của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin).

 

Tương truyền Sư được Bồ Tát Di Lặc trực tiếp giáo hoá. Có một số luận sư cho rằng Di Lặc này là một nhân vật lịch sử với tên Maitreyanatha (sa. Maitreyanātha.) Theo Bà-tẩubàn-đậu pháp sư truyện (zh. 婆藪槃豆法師傳, tức là Thế Thân truyện) của Chân Đế (sa.paramārtha), Sư sinh ra trong một gia đình Bà-lamôn và là người anh cả, Thế Thân (sa.vasubhandu) là người em kế và người em út có tên Tỉ-lân-trì-bạt-bà (zh. 比鄰持跋婆, sa. viriñcivatsa).  

 

Cả ba anh em đều tu học giáo pháp của Thuyết nhất thiết hữu bộ.

16.                     Khả năng sáng tạo vô tận

Tâm Không với khả năng sáng tạo vô tận.  Tính Không của đạo học phương Đông dễ dàng được so sánh với trường lượng tử của vật lý hạ nguyên tử là cơ bản tạo ra vũ trụ vạn vật.  Cũng như trường lượng tử, Không có thể sản sinh thiên hình xum la vạn trạng sắc thể, Tính Không giữ vững, đưa chúng ra và có khi thu hồi chúng lại – có không, không có.

 

Như bài thơ Hữu Không của Thiền sư Từ Đạo Hạnh:

 

Tác hữu trần sa hữu, Vi không nhất thiết không.

Hữu không như thủy nguyệt, Vật trước hữu không không.”

 

Phan Kế Bính phóng dịch:

 

Có thì có tự may may,

Không thì cả thế gian này cũng không.

Kìa xem bóng nguyệt lòng sông,

Ai hay không có, có không là gì!

 

Trong các bài thuyết giảng (Upanishad) ta nghe:

 

Trong tĩnh lặng, hãy cầu khẩn Nó.  Nó là tất cả, suối nguồn xuất phát.  Nó là tất cả, nơi chốn trở về.  Nó là tất cả, trong đó ta thở.

 

Trong Đạo của Vật Lý, Capra viết: Mọi dạng hình của tính Không huyền bí đó cũng như các hạt nhân, chúng không tĩnh lặng và bền vững, mà luôn luôn động và biến dịch; chúng sinh thành và hoại diệt trong một trò nhảy múa không nghỉ của vận hành và năng lượng.

 

17.                     Vũ trụ sắc thể

 

Cũng như thế giới hạ nguyên tử của nhà vật lý, thế giới sắc thể của Đông Phương đạo học là một thế giới của lang thang luân hồi, gồm liên tục những sống chết nối tiếp nhau.  Là sắc thể vô thường của Không, sự vật của thế gian này không hề có tự tính căn bản gì cả.

 

Điều này được nêu rõ đặc biệt trong triết lý Phật Giáo, lý thuyết này phủ nhận sự hiện hữu của một chất liệu vật chất; và nhấn mạnh rằng, hình dung về một cái Ta (ngã) bất biến, cái ta đó là kẻ thu lượm những kinh nghiệm khác nhau, hình dung đó chỉ là ảo giác.

 

Phật Giáo hay so sánh ảo giác về một tự thể vật chất, và một cái ngã cá thể như những đợt sóng, trong đó sự vận động lên xuống của những hạt nước làm ta nghĩ rằng có một khối nước di chuyển trên bề mặt, đi từ chỗ này đến chỗ kia mà không ai thấy được những luồng thuỷ lưu ngầm là nguyên nhân tạo nên chuyển động.

 

Thật thú vị khi thấy rằng nhà vật lý cũng dùng ẩn dụ tương tự để nói về ảo giác tưởng rằng có một chất liệu do hạt di chuyển sinh ra.

 

Hermann Weyl viết như sau: Theo lý thuyết Trường của vật chất thì một hạt khối lượng - như một electron chẳng hạn - chỉ là một phạm vi nhỏ của điện trường, trong đó đại lượng trường mang một trị số cực cao, xem như năng lượng rất lớn của trường tập trung vào một không gian rất nhỏ.  Một điểm nút năng luợng như thế, nó không hề tách biệt với trường bọc xung quanh, lan rộng ra ngoài xuyên qua không gian trống rỗng cũng như một đợt sóng lan ra trên mặt hồ.

 

Cho nên cái tưởng như là chất liệu duy nhất mà electron luôn luôn được cấu tạo nên, cái đó không hề có.

 

Trong triết học Trung Hoa, ý niệm về “Trường” (field) không những được hàm chứa trong Không và vô sắc theo quan niệm của Phật Giáo mà cả trong quan niệm, Hổn Nguyên Chân Khí của vũ trụ luân lưu trong thân thể chúng ta qua các huyệt đạo trong cơ thể, đả thông kỳ kinh bát mạch.  Khái niệm này đóng một vai trò quan trọng trong từng trường phái của Lão Giáo, khoa học tự nhiên của Trung Hoa, võ học, nội công, và trong phái Tân Khổng Giáo.

 

18.                     Bản chất của hạ nguyên tử

Nguyên Tử (Paranamu) được hiểu như không có Thực Thể

(Nissarira.) 

Nhưng các nhà thông thái lại xác định bản chất của Nguyên Tử qua việc phân tách Trọng Khối của Vật Thể.

 

Tất nhiên, Ngài Vô Trước không chú ý đến khoa Vật Lý, Ngài chỉ nói về Siêu Hình và Triết Học.  Ðiều quan tâm của Ngài là bày tỏ rằng thế giới mà mọi người cho là Vật Chất thực ra không có thật mà chỉ là một khái niệm.

  

Theo Albert Einstein, “khi được phân tích đến cùng, vũ trụ chẳng còn được gọi là vật chất mà chỉ là những âm ba rung chuyển, hay những làn sóng.”

 

2600 năm về trước, Đức Phật đã không những biết như Einstein phân tích ở trên mà Đức Thế Tôn đã thấy vũ trụ vật chất khi chia xẻ đến tận cùng sẽ nhỏ hơn những Hạt Hạ Nguyên Tử (Hạt Ảo) mà Ngài gọi đó là Lân Hư Trần.

 

Cho nên, cái kiến giác của Trí Tuệ Bát Nhã khác biệt rất xa với cái thấy biết của Trí Thức.

 

Gần đây, quan niệm của Ngài Vô Trước đã được triển khai trong cuốn “Khuôn Mẫu Toàn Ký” (The Holographic Paradigm) của Ken Weiber, và cuốn Pháp Giới Như Huyễn (The Holographic

Universe) của Michael Talbot.  Michael Talbot cho rằng vũ trụ như huyễn (The Hollographic Universe), và Ken Welber chủ trương rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là những ảnh tượng (The Hollographic Paragdigm.)  Cả hai đều cùng đồng quan điểm với Phật Giáo là vũ trụ vạn vật đều là như huyễn, như ảo.

 

Bộ mặt thật của những hạt ảo này đã được John Ellis trong thuyết tơ trời (STT) khám phá và định nghĩa như sau:

 

Trước đây, những hạt cơ bản tức là những điểm cực nhỏ không tạo thành được cấu trúc, thật ra chỉ là những bụng sóng vi tế như của cung đàn đang rung, di chuyển trong không trung ... Ta biết rằng khi ta gẫy một dây đàn thì nó sẽ rung theo những tần số khác nhau.

 

Vậy ta có thể hình dung các loại hạt cơ bản trên dây tương ứng với các bụng sóng khác nhau của dây đàn đã rung được truyền đi, giống với các “nốt nhạc” khác nhau cùng được gẫy trên một dây đàn …”

 

Trước đây, với cơ học lượng tử, hạt được quan niệm là một điểm thì khi chuyển động trong không gian, nó vạch thành đường thẳng mà ta có thể gọi là “đường trời” (World line).  Ðến nay thuyết STT, hạt được giải thích là bụng sóng, thì ta có thể tưởng tượng đường đi của nó tựa như cái đơm (lasso) chập chờn trong không gian mà ta gọi là giãi “buồm dời” (World sheet) niệm, một tư tưởng, một ý kiến.

 

Cũng như Ngài Vô Trước đã nói, Albert Einstein cho rằng Vật Chất chỉ là Năng Lượng qua công thức E = mc2.  Ông là người hiểu rõ thực tại của các Lượng Tử (Hạt Ảo) nên ông đã quan niệm rằng chúng chỉ là những âm ba rung động, hay những làn sóng.

 

Albert Einstein cũng cho rằng vũ trụ khi được phân tách đến cùng chẳng có gì là vật chất [sắc là không] mà chỉ còn lại những rung động (Vibrations,) hay những Làn sóng (Waves.)

 

Sau đó, một số đệ tử của ông đã nêu lên thuyết Siêu Tơ Trời

(Superstring) cho rằng xuống đến bình diện những Hạt Hạ

Nguyên Tử (Subatomic particles hay Hạt Ảo,) những phân tử chỉ là những bọt sóng, những nốt nhạc rung lên của cung đàn.

 

Nhờ khái niệm trường lượng tử nên vật lý hiện đại tìm ra được một câu trả lời bất ngờ cho câu hỏi chưa được trả lời xưa, liệu vật chất do những hạt nguyên tử bất phân cấu thành hay từ một thể liên tục sinh ra?

 

Trường (fields) là một thể có mặt cùng lúc khắp nơi trong không gian, thế nhưng ở khía cạnh hạt của nó có một cơ cấu hạt phi liên tục.

 

Hai khái niệm tưởng chừng như mâu thuẫn đó được thống nhất với nhau và được xem như hai khía cạnh của một thực tại duy nhất.  Như mọi lần khác trong thuyết tương đối, sự thống

nhất này cũng thực hiện theo cách động: hai khía cạnh này của vật chất chuyển hóa lẫn nhau liên tục không ngừng nghỉ.

 

Phật Giáo diễn tả tính nhất thể động giữa Không và Sắc, Sắc do Không tạo ra.  Sắc chính là Không, Không chính là Sắc.  Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc.  Cái gì là Sắc, cái đó là Không.  Cái gì là Không, cái đó là Sắc.

 

Lama Govinda nói: Mối liên hệ giữa Sắc và Không không thể được xem là hai tình trạng loại bỏ lẫn nhau, mà chỉ là hai khía cạnh của một thực tại duy nhất, nó cùng hiện hữu và liên tục kết nối với nhau.

19.                     Tam Giới

Những điều mà tôi đàm luận ở đây chỉ là một chiều không gian của vũ trụ dưới con mắt của nhân sinh.  Đức Thế Tôn và những bật giác ngộ với thiên nhãn thông đã thấy những chiều không gian khác của vũ trụ muôn chiều (Tam Giới) mà khoa học ngày nay đã suy luận về những vũ trụ song song mà nhục nhãn của nhân loại không thấy được.

 

Theo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-

kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) 

Tam giới bao gồm:

 

  1. Dục giới (欲 界; s, p: kāmaloka, kāmadhātu, bo. `dod khams འདོད་ཁམས་, `dod pa`i khams འདོད་པའི་ཁམས་), có Ái dục về giới tính và những ái dục khác.

 

  • Trong dục giới có những loại hữu tình sau:

 

Địa ngục (zh. 地獄; naraka)

Ngạ quỷ (zh. 餓鬼, sa. preta)

Súc sinh (畜生, sa. paśu)

Loài người (人世, sa. nāra)

A-tu-la (阿修羅; asura)

 

Sáu cõi Thiên ở cõi dục (lục dục thiên 六欲天):

 

Tứ thiên vương (zh. 四天王, sa. cāturmahārājika);

Đao lợi (忉利) hay Tam thập tam thiên (三十三天, sa.

trayastriṃśa);

Dạ-ma (夜摩, sa. yāmadeva) hoặc Tu-dạ-ma thiên (須夜摩天, sa. suyāma);

Đâu-suất thiên (兜率天, sa. tuṣita);

Hoá lạc thiên (化樂天, sa. nirmāṇarati);

Tha hoá tự tại thiên (他化自在天, sa. paranirmitavaśavarti);

 

  1. Sắc giới (zh. 色界, sa. rūpaloka, rūpadhātu, bo. gzugs khams གཟུགས་ཁམས་): các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi dục tính, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc.

 

Đây là thế giới của các thiên nhân trong cõi Thiền (sa. dhyāna).

Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia làm nhiều cõi thiên khác nhau:

 

  • Sơ thiền thiên (zh. 初禪天) với ba cõi thiên sau: Phạm thân thiên (zh. 梵身天, sa. brahmakāyika); Phạm phụ thiên (zh. 梵輔天, sa. brahmapurohita); Đại phạm thiên (大梵天, sa. mahābrahmā).

 

Có hệ thống ghi thêm cõi thiên thứ tư của Sơ thiền thiên là Phạm chúng thiên (zh.梵眾天, sa. brahmaparśadya).

 

  • Nhị thiền thiên (二禪天) với ba cõi sau:

Thiểu quang thiên (少光天, sa. parīttābha);

Vô lượng quang thiên (無量光天, sa. apramāṇābha); Cực quang tịnh thiên (極光淨天, sa. abhāsvara, cựu dịch là Quang âm thiên 光音天).

 

  • Tam thiền thiên (三禪天) bao gồm:

 

Thiểu tịnh thiên (少淨天, sa. parīttaśubha);

Vô lượng tịnh thiên (無量淨天, sa. apramāṇaśubha); Biến tịnh thiên (遍淨天, sa. śubhakṛtsna).

 

  • Tứ thiền thiên (四禪天) gồm có:

 

Vô vân thiên (無雲天, sa. anabhraka);

Phúc sinh thiên (福生天, sa. puṇyaprasava);

Quảng quả thiên (廣果天, sa. bṛhatphala);

Vô tưởng thiên (無想天, sa. asāṃjñika);

Vô phiền thiên (無煩 天, sa. avṛha);

Vô nhiệt thiên (無熱 天, sa. atapa);

Thiện kiến thiên (善見天, sa. sudarśana);

Sắc cứu kính thiên (色究竟天, sa. akaniṣṭha);

Hoà âm thiên (和音天, sa. aghaniṣṭha);

Đại tự tại thiên (大自在天, sa. mahāmaheśvara).

 

Có sách xếp Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu kính thiên, Hoà âm thiên dưới tên Tịnh phạm thiên (淨梵天), không thuộc về Tứ thiền thiên.

 

  1. Vô sắc giới (無色界, sa. arūpaloka, arūpadhātu, bo. gzugs med khams གཟུགས་མེད་ཁམས་, gzugs med kyi khams གཟུགས་མེད་ཀི་ཁམས་): thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm Bốn xứ

(sa. arūpasamādhi). Vô sắc giới gồm:

 

Không vô biên xứ (zh. 空無邊處, sa. ākāśanantyāyatana);

Thức vô biên xứ (zh. 識無邊處, sa. vijñānanantyāyatana);

Vô sở hữu xứ (zh. 無所有處, sa. ākiṃcanyāyatana); Phi tưởng phi phi tưởng xứ (zh. 非想非非想處, sa. naivasaṃjñānāsaṃjñāyatana)

 

Hành giả tu học Tứ Thiền bát định có thể tái sinh vào bốn xứ này.

Theo tôi thấy, “chúng ta” (nhưng không phải “chúng ta,” mà là vô ngã tướng, vô sắc tướng) đang luân hồi tái sanh trong Tam Giới hay có thể “chúng vô ngã” đang “sống” cùng một lúc trong những vũ trụ khác chiều với những “định mệnh” bởi nhân quả khác nhau.  

Có thể ở trên cõi trần gian này, đa số chúng ta đều vô minh bởi do nghiệp quả và duyên khởi sở tại nhưng cùng một lúc ở tại vài nơi cõi khác trong vũ trụ song song, chúng ta là siêu nhân, thần tiên với thần thông, bất tử, hay là phật giác ngộ?

Tất cả điều đồng thời xảy ra.

 

Đây là những điều bất khả tư nghị chỉ có thể trực chỉ cảm thông.

Thật ra, tất cả chúng sinh đã-đang-sẽ có kinh nghiệm, từng trải qua, và đang đồng thời sống trong những không gian-thời gian nào đó, không có gì là huyền bí cả.

Điều quái lạ là tại sao đa số chúng ta không thấy biết, tri kiến cái điều như thị, quá hiển nhiên, và rất dể hiểu như vậy?

20.                     Tổng tướng ảnh tượng

Trong cuốn sách Vũ Trụ Ảo, Michael Talbot khám phá lý thuyết thực tại và vũ trụ của chúng ta, “tự tính là một ảo ảnh bồng bềnh khổng lồ.”

The Holographic Universe, Michael Talbot explores the theory that our reality, our universe, "is itself a kind of giant floating hologram."

Vài Phật Tử hiểu được thực tại và lý bất nhị của vũ trụ: ảnh là một phần của toàn ảnh.

"Buddhists understand the indivisible nature of the universe and reality: the part is the whole." (The Holographic Universe,

Michael Talbot, 1991, New York, Harper Collins)

Sau đây, Fritjiof đã diễn tả một trong những cõi không-thời gian sắc tướng đó trong vũ trụ hiện tượng, như thị tri kiến.  Tuy nhiên, ít ai diễn tả được những chiều không gian vô sắc tướng khác trong cõi Tam Giới.

 

Trong cuốn “The Tao of Physics” (Ðạo củaVật Lý), trang 181, Fritjiof Capra đã viết rằng những đám mây khinh khí xoay tròn cô đọng thành những ngôi sao trong khi những đám mây khác phóng ra những vật thể quay tròn hình trôn ốc và cô đọng lại thành những hành tinh chạy chung quanh các ngôi sao.

 

Kinh Phật cũng dạy rằng những phong luân khi xoay tròn đã tạo nên sơn hà đại địa.

 

Trước đây, người ta cứ tưởng nguyên tử (atom) là đơn vị cuối cùng cấu tạo vật chất.  Rồi gần đây, Murray Gell-Mann lại cả quyết rằng Quarks (hạt ảo) là những viên gạch cuối cùng cấu tạo vật chất.

 

Nhưng Nguyên Lượng Cơ Học đã chứng minh rằng xuống đến lãnh vực hạt ảo, các phân tử (Particle) vừa là Hạt

Particle/Matter) khi được quan sát vừa là Sóng (Wave/Mind) khi không quan sát.

 

Tuy nhiên, Phật Giáo giải thích hiện tượng này một cách cao siêu hơn – thấy nó Sắc Không như vậy vì không có người quan sát lẫn vật quan sát.   

Đức Thế Tôn cũng là một nhà khoa học vĩ đại.  Ngài đã thấy trước những nguyên lý này 2600 năm trước khi khoa học vừa khám phá trong vài thập niên mới đây.

Thực tại, Như thị tri kiến.  Phật Giáo đã biết rằng chúng ta không bao giờ tìm cầu được thực tại cuối cùng của sự vật vì những sự vật mà ta thấy chỉ là những ‘tổng tướng ảnh tượng’ (ảo ảnh) do duyên khởi, rồi thì được kết hợp bởi vô vàn vô số những lượng tử cực vi, nó xuất hiện trong biên giới giữa Vật (Matter) và Tâm (Mind.)

 

Điều này cho biết, các khoa học gia có tìm cầu đến vô lượng kiếp cũng không thể khám phá ra được những lượng tử nguyên thủy xây dựng vũ trụ vì những cái vô danh, vô tự này nó vô thỉ vô chung, vô sanh vô diệt bất khả tư nghị.  

Càng đi sâu vào thế giới rối loạn lượng tử (quantum entanglement), chúng ta càng thấy những lượng tử xuất hiện kỳ kỳ quái quái, thần giao cách cảm, thông cảm được nhau, và truyền tin với nhau trong không gian vô tận, hằng tỷ năm ánh sáng, chỉ trong khoảnh khắc, còn nhanh hơn tốc độ ánh sáng.   Albert Einstein phủ nhận thuyết rối loạn lượng tử, và ông gọi những hiện tượng này là những hiện tượng ma quái tại khoảng cách, “Spooky action at a distance.”  

Những lượng tử này sinh sinh diệt diệt, hư hư thực thực chẳng khác gì những tác động ma quái khi được nhìn từ xa qua những dụng cụ khoa học.  Chúng dường như có tính linh, và tương quan nội tại.  Chúng chập chờn hiện ra như điện, như hạt (particles) khi được đo đạt.  Rồi thì chúng đột nhiên, biến mất như ảnh, trở thành sóng (waves) trong khoảnh khắc.  Vô thanh, vô ảnh.

Dường như cái kia chưa động tịnh thì cái này đã biết trước để đồng điệu.  Đây chính là bí quyết “du hành như lai” trong vũ trụ, tam giới, vượt không thời gian; đi trở lại tương lai (back to the future); thay đổi tương lai để hoàn chỉnh quá khứ, và chỉnh đốn hiện tại.  Thế rồi, tương lai - hiện tại – quá khứ sẽ tự nó điều chỉnh và hoàn hảo theo tâm ý.

Chưa nghĩ đến thì nó đã thể hiện trước khi chúng ta mong muốn.  Tương lai hay hậu quả luôn luôn xảy ra trước quá khứ và trở thành thực tại.  Chưa cầu đã đắt.  Chưa gieo nhân đã có quả.

Chưa đi đã đến - Tri Kiến Phật.  Đó là ngụ ý thâm diệu của Như Lai.

“ ‘Albert Einstein colorfully dismissed quantum entanglement— the ability of separated objects to share a condition or state—as

“spooky action at a distance.’ Over the past few decades, however, physicists have demonstrated the reality of spooky action over ever greater distances—even from Earth to a satellite in space. But the entangled particles have typically been tiny, which makes it easier to shield their delicate quantum states from the noisy world.

 

One of the strangest aspects of quantum physics is entanglement: If you observe a particle in one place, another particle—even one light-years away—will instantly change its properties, as if the two are connected by a mysterious communication channel. Scientists have observed this phenomenon in tiny objects such as atoms and electrons. But in two new studies, researchers report seeing entanglement in devices nearly visible to the naked eye.” Einstein’s ‘spooky action at a distance’ spotted in objects almost big enough to see, By Gabriel PopkinApr. 25, 2018 , 1:05 PM.

 

21.                     Bất biến tùy duyên

 

Kinh Ðại Bát Niết Bàn, trong đó Phật dạy chẳng có Niết Bàn gì hết. 

Nguyên văn, “Có là nói Niết Bàn thiệt chẳng có, chứ Phật vì thế gian mà nói có. Như người đời thiệt không có con mà nói là có con, thiệt không đạo mà nói có đạo.” (Quyển 1, Phẩm Phạm

Hạnh, trang 647)

 

Trong bài nói về “Ngũ Thời Thuyết Pháp” của Phật, Phật nói “Có,” “Không” là tùy thời gian và không gian, và từ hoàn cảnh lẫn tùy căn tính của mỗi chúng sinh mà nói.  

 

Ðạo Phật là đạo bất biến, tuy bất biến nhưng mà tùy duyên cũng như nước tùy duyên để (transformed hay ‘luân hồi’) trở thành thể lỏng, thể hơi, và thể đặc rồi ngược lại từ đặc tính thành thể lõng rồi thì thể hơi.

Đó chính là luật thứ nhất của Thermodynamics:  Đại khái, vật chất không cấu tạo hay hủy diệt mà nó thay hình đổi dạng.

Vũ trụ sinh trụ hoại diệt trong vòng luân hồi vô thủy vô chung.

Luân hồi là đi từ sinh tới tử.  Tái sinh là đi từ tử tới sinh.

Vòng Sinh-Tử không có điểm khởi đầu hay điểm cuối cùng mà là tử sinh, sinh tử, tử tử, sinh sinh...  

Khi chúng sinh cố ngoan, cố chấp “Có” dữ quá, Phật phải nói

“Không,” và ngược lại, khi chúng sinh cố quyết tâm chấp

“Không” cũng dữ quá, Phật phải nói “Có,” Ngài nói “Có,” “Không” là để đối trị cái bịnh chấp trước quá nặng của chúng sinh và hàng Nhị thừa, “Phàm phu chấp có, Nhị Thừa muội

Không!

 

Cũng như lương y, tâm lý gia, khi thấy bệnh nhân bị lên cơn sốt ái dục thì cho phương cách giải nhiệt dục cấp thời hay lúc bệnh nhân bị lạnh cãm dục thì cho vào ngồi trong lò lửa kích thích dục vậy.

 

Có nghĩa là khi chúng sinh cố ngoan, cố chấp “Có dục” dữ quá, Phật phải nói “Không dục,” và ngược lại, khi chúng sinh cố quyết tâm chấp “Không dục” cũng dữ quá, Phật phải nói “Có dục.”  

 

Cái này gọi là muốn cái này cho cái khác, cầu bất đắc khổ dục vì Không ưa của nào bị Có của đó.

Điều này cho thấy, tam giới có thể là thế giới của lượng tử, và là thế giới của ảo ảnh, của huyền bí, không nắm bắt được – mà kinh Phật gọi là Chân Không Diệu Hữu mà trong đó tất cả cái

Có do ở cái Không mà ra và cái Không lại từ cái Có mà thành.

22.                     Bất lập chân lý

Như tôi đã đề cập, đây là cố sự giải thích chỉ dành riêng cho những chúng nhân sinh được cấu tạo bởi 16 căn trần thức dù biết rằng những pháp luận này sẽ đưa đến những hiểu nhầm, và suy luận sai lệch từ những bộ não vô minh.   Bởi vì, những ‘chúng vi khuẩn người’ này chỉ có thể thấy rất giới hạn vạn vật sự kiện trong vũ trụ hiện tượng chứ không có mấy ai kiến giác được chân lý Như thị tri kiến trong vũ trụ muôn chiều, như ảo như tưởng, vô sắc vô tướng đó?

 

Đối với Phật Giáo, không có thế giới khách quan nên Phật Giáo không có kiến lập chân lý.  

Cái mà chúng ta gọi là thế giới khách quan chỉ là thế giới trong tâm niệm của chúng sinh, do chúng sinh có cùng cộng nghiệp nên họ có cấu tạo giác quan (lục căn) giống nhau và thấy các đối tượng bên ngoài (lục trần) giống nhau, nên phát sinh lục thức tương tự nhau, cảm nhận giống nhau đó gọi là khách quan.

 

Khoa học thế kỷ thứ 20th đã bắt đầu hiểu được những điều mà Phật Giáo đã kiến giác từ cả ngàn năm về trước.  Một số nhà khoa học hàng đầu thế giới đã hiểu rằng ý thức, tâm niệm, có góp phần tạo ra vật thể.  Hiển nhiên, đây là những điều những chúng sinh/con người đang thực hiện hằng ngày từ khi hiện hữu.

 

Trước hết là nhà khoa học Niels Bohr, ông nói rằng,

Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật.)   Rõ ràng hơn, các hạt quarks, electrons chỉ là những hạt ảo, nếu tách riêng, cô lập thì chúng không tồn tại vì không có điều kiện duyên hợp.

Eugene Wigner, giải Nobel Vật Lý năm 1963 cũng đã nói, “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality.  Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality.” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu.  Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại.)

 

Nếu biết dùng trí tuệ Phật để phân tích bản tính của tâm thức (mind) gồm có những thành phần gì, từ đâu có thì có thể nắm bắt được, kiểm soát được và nhất là hệ thống hoá được những hạt ảo quái đãn này.  

Nhậm vận, và kiểm soát được duyên hợp thì có thể làm chủ được luân hồi nhân quả.

Hay đơn giản hơn, bật đại giác ngộ ở ngoài không gian cho nên thời gian không ảnh hưởng được họ. 

Tôi xin giải thích qua phương tiện Phật Pháp, các nguyên tử, và hạ lượng tử chỉ là những hạt ảo bởi vì nhục nhãn không thể thấy được.

“Không tồn tại, hay ảo tưởng, hay khái niệm” không có nghĩa là không có mà là Không (emptiness.)

Tuy nhiên, nếu không có người khái niệm thì làm gì có chủ đích để người khái niệm? 

Không có chủ thể thì không có đối tượng.   

Không có kẻ độ thì không có người độ.

Không có chủ quan thời không khách quan và ngược lại. Ngoài quan hệ tương đãi và tương thành không cái gì là thế giới. Hết thảy đều được thành lập trên quan hệ hỗ tương sinh tồn. Công thức Y Tha Khởi được ghi lại như sau trong kinh Phật tự thuyết, Tiểu Bộ I:

 

Cái này có thời cái kia có, Cái này không thời cái kia không.

Cái này sinh thời cái kia sinh,

Cái này diệt thời cái kia diệt.”

  

Đức Phật đã ‘kiến giác’ những hạt Lân Hư Trần nhỏ hơn cả những hạ nguyên tử ‘vi mô ảo tưởng.’  Ngài cũng kiến giác được những vĩ mô của vũ trụ sắc tướng lẫn vô sắc tướng.  Ngài đã kiến ngộ cái giới hạn tận cùng của vô thủy vô chung.

Đức Thế Tôn im lặng vì Ngài không muốn chứ không phải Ngài không thể giải thích nổi những điều đó cho những kẻ độn căn còn câu chấp, chưa đủ trình độ để hiểu biết những điều Ngài dạy đó thôi.

Đơn giản hơn, Đức Thế Tôn có thể đem đàn mà gãy tai Ngưu

Ma Vương để giác ngộ trâu chứ Ngài không muốn ‘độ ngay tức khắc’ cho những kẻ vô minh, lười biếng, ỷ lại vào sự cứu rỗi (salvation) của tín ngưỡng thần quyền vì Phật Giáo là tôn giáo giác ngộ.

Đức Phật không phân biệt chúng sinh nhưng Ngài tùy theo căn cơ bất đồng, và nhân duyên hợp thời để thuyết pháp vô thượng, và giáo huấn hữu hiệu cho chúng sinh hiện hữu trong Tam Giới.

23.                     Khám phá vũ trụ và nguồn gốc chúng sinh

Khám phá vũ trụ, và nguồn gốc của chúng sinh là niềm mơ ước, mong muốn trong tâm khảm của đa số chúng ta.

Khoa học gia đến bây giờ vẫn chỉ có thể thảo luận những suy tư đó trên lý thuyết nhưng họ vẫn chưa có khả năng để thực hiện được những hoài bảo này vì những khoa học gia đó, đa số còn kém trí tuệ nên còn chấp sắc tướng.  Họ đã sai lầm dựa trên nền tảng vật chất để giải thích siêu khoa học.  

Đa số những nhà bác học này còn vô minh nên không kiến giác được vô sắc tướng.  Chỉ thiểu số có đủ tư chất để hiểu nổi, và công nhận trên lý thuyết, rằng với thuyết rối lượng tử (quantum entanglement,) phi vật chất có thể di chuyển 10 ngàn lần nhanh hơn tốc độ của ánh sáng (Tốc độ của ánh sáng = 299 792 458 m/s).   Thay vì, vật chất không thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của ánh sáng theo thuyết tương đối của Einstein.  

Einstein gọi những rối lượng tử này là ‘spooky action at a distance.’  

 

Đơn giản hơn “linh tính” của chúng nó đã “cảm thông” vượt không gian và thời gian bất cứ nơi nào trong vũ trụ.

Nhà Vật Lý Lý thuyết Gia Carlo Rovelli cha đẻ và đứng đầu của loop quantum gravity theory, một trong vài người đang thử cố gắng ghép quantum mechanics với general relativity, giải thích, “dường như thời gian hiện hữu — trong khái niệm của chúng ta và trong những diễn tả vật lý, được viết bởi những ngôn ngữ toán học của Newton, Einstein, và Erwin Schrödinger — đến từ kiến thức, nhưng ngu muội (ignorance.)

Phật Giáo lịch sự gọi là vô minh thay vì si ngốc của kiến thức nhân loại.

Hiển nhiên, khoa học nay đúng mai sai mà Bùi Giáng định nghĩa khoa học là “sang trang chạy quàng.”  Đó là khoa học luôn luôn đổi ý theo thời gian.

As Theoretical Physicist Carlo Rovelli, one of the creators and champions of loop quantum gravity theory, one of several ongoing attempts to marry quantum mechanics with general relativity, explained, “the apparent existence of time — in our perceptions and in physical descriptions, written in the mathematical languages of Newton, Einstein and Erwin Schrödinger — comes not from knowledge, but from ignorance.

‘Forward in time’ is the direction in which entropy increases, and in which we gain information.”

24.                     Siêu du hành gia trong Tam Giới

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama) đã kiến giác, và kinh qua những điều quá ư như thị trên đó vượt xa khoa học cở 2600 năm về trước cho nên Đức Thế Tôn (siêu du hành gia trong Tam Giới) mới gọi cái ta, vô ngã đó là Như Lai.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Surangama Suttra:

What do I mean, Ananda, by beings and the world of time and space?

‘Time’ denotes flux and change; ‘space’ denotes location and direction...Thus, locations are tenfold – N, S, E, W, NE, SE, NW, SW, up and down.

 

Time is past-present-future making 10 directions and 3 periods of time.  Because, beings are entangled in illusion; they constantly move about in time and space, which become interconnected, "the way human activities interconnect with the environment."

 

Time is little more than positions in space.

 

Đại khái, trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Thế Tôn đã gián tiếp thuyết pháp cho chúng nhân sinh qua Ananda (đệ nhất thông thái, và về trí nhớ) về duyên khởi, lý tương sinh tương tác, ảo giác dính mắc, rối răm hệ lụy giửa chúng sinh cùng thế giới sở tại bởi thời gian và không gian.

Tôi xin thưa thốt, nếu vũ trụ là ảo tưởng thì thủy và chung, vật chất (với trọng lượng bởi trọng trường hay không có trọng lượng) và tốc độ, không gian và thời gian, ... là không nhị nguyên mà là bất nhị, liên kết nội tại từ nguyên thủy.  Chúng tất cả chỉ là một – Vô nhất vật mà Đức Phật đã dạy chúng ta 2600 năm về trước.

Điều này cho thấy, du hành trong không gian, vượt thời gian nhanh hơn tốc độ của ánh sáng không còn là điều không tưởng, và thuyết tương đối và công thức năng lượng nổi tiếng của Einstein, thay vì, e = mc2  Theo tôi, có thể hoàn chỉnh lại là E = MCn nơi, n = (+/-) 3, 4, … vô cực (infinity) nhưng 0, 1, or 2.

 

Đức Thế Tôn đã thực hiện điều này 2600 năm về trước.

 

Sau 49 ngày tham thiền nhập định dưới cội Bồ Đề, Thích Ca Mâu Ni đã đạt được Lục Thần Thông.  Ngài đã du hành trở về tận cùng của những tiền kiếp chúng sinh, và nhân sinh của Ngài trong quá khứ.  Chỉ trong khoảng khắc, ngay ở trong đêm đó, và trước khi sao mai chớm ló dạng trong buổi bình minh đó, đại sự nhân duyên lịch sử đã xảy ra cho nhân loại.  Đức Thế Tôn đã đạt vô thượng chánh đảng, chánh giác, và giác ngộ thành phật.  Đức Phật không phải ‘quá bỉ ngạn’ bằng phương tiện phi thuyền không gian (spacecraft, flying saucer, dĩa bay) mà ‘Trí Tuệ thần thông của Ngài’ đã du hành đi xuyên qua vô số sinh tử môn quan (wormholes, blackholes, vừa mới đây khoa học gia đã tìm thấy những blackholes này; có cái còn lớn hơn 100 tỷ lần so với diện tích của Mặt Trời) của mỗi kiếp chúng sinh.

Chúng ta đã từng nghe qua quá trình giác ngộ của Đức Thế Tôn qua kinh điển ghi lại, có thể từ kim khẩu của Đức Phật.  Tuy nhiên, qua diễn tả, và giải thích những gì mà Ngài đã trải qua trong đêm trước khi đại ngộ đó vẫn còn rất mơ hồ, huyền bí, thậm chí có vẻ thần thông qua ngôn ngữ đơn giản của tiền nhân hơn hai ngàn năm về trước.

Tôi mạo muội khoa học hóa “du ký diễn nghĩa” vượt không-thời gian của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi nhận được emails, Buddha@NiếtBàn.com, với địa chỉ của Ngài và của các Tổ ... trác ở bên Tây nớ;  trước khi, tôi du hành vượt không-thời gian để phỏng vấn trực tiếp các Ngài; và sau đó, tôi đã xin phép các Ngài cho phép tôi “khả lậu phật tổ cơ.”

Chuyện thiệt ra đơn giản, và dễ hiểu như ri:

Khi mà ta vượt qua tứ thiền đạt được sáu thần thông, ta mới dùng phi thuyền không gian Bát Nhã đi trở lại tương lai (back to the future).  Như Einstein, đệ tử của ta trong quá khứ, khám phá: Khi vật chất di chuyển thật nhanh gần bằng tốc độ của ánh sáng thì du hành gia sẽ có cảm giác là thời gian quay chậm lại.

Bỗng nhiên, vạn vật di chuyển chậm tới độ, ta có thể thấy được tốc độ của viên đạn bắn ra từ nòng súng di chuyển thật chậm như rùa bò cứ như trong phim quay chậm, slow motion.  Thậm chí, con muỗi bay qua ta có thể biết được nó đực, cái, hay là muỗi “bóng.”  

Cũng trong khoảng khắc này dường như vật chất không tuân hành theo đường lối của không gian bốn chiều trong thế giới của nhân loại.  Thế giới mà nhân sinh luôn tưởng nó là “thực tại” với những định luật nhân tưởng phải ‘thật đúng như vậy’ mà con người gọi đó là khoa học vật lý nhân văn.

Ở trong khoảng không-thời gian khác chiều này hình như vật chất, sắc tướng cũng di chuyển khác chiều. 

Cho đến khi ta thấy không gian, thời gian ngưng đọng; tất cả những nhân quả hoàn toàn ngừng lại.   Đó là lúc trí tuệ Bát Nhã của ta tuy nó không bao giờ di động mà nó đã vượt qua tốc độ của ánh sáng hơn “tỷ tỷ” lần.  

Trong lúc không gian cuộn thời gian đó, ta đã kiến giác được vô lượng kiếp của vũ trụ, tỷ tỷ thiên hà, hiện tượng, chúng sinh, và nhân sinh.  

Ta thấy tương lai, hiện tại, quá khứ chỉ là một, nhất như.  

Ta là Như Lai, không đi về quá khứ, tương lai, hiện tại mà đã đến.

Trước khi tạm biệt Phật và các Tổ, hẹn ngày tái tử sớm về chầu phật, chầu Tổ, tôi mới hỏi Phật, và các Tổ.

Tôi vì không biết tiếng Ấn Độ, và tiếng Tàu nên tôi dùng tiếng

“phổ thông.”

Where are you guys going now?   Back to the future again?

Các Ngài trả lời:

No, we have been there.

Tóm lại, các Ngài đã kiến giác sau khi du hành vượt không thờigian, xuyên vũ trụ, vượt qua vô số quá khứ vị lai, rồi thì vị lai quá khứ. 

Các Ngài kiến tánh, không cần phải du hành vượt qua vũ trụ, mà đa vũ trụ đến, và không-thời gian đi xuyên qua các Ngài trong khoảng khắc.

Như Lai (cái tâm thức đó, cái trí tuệ đó) không cần nhìn hay nghe mà thấy biết.  Như Lai không cần đi mà tới.  Như Lai không cần tới mà trở về.  

Đơn giản, vô ngã đi đến, hay đúng ra, không có cái Ngã, vô nhất vật đến đi.

25.                     Tri Kiến Như Lai

Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo ở trên.

Những vật chất, và tốc độ, không gian và thời gian, ... điều là vô nghĩa nếu thủy và chung là bất nhị, bất phả phân, vô thủy vô chung.   

Điều kiện du hành trong không gian, vượt thời gian từ điểm khởi thủy (A) cho đến mục đích (B).  A và B phải có phân biệt khoảng cách.  Không có không gian, A và B không thể là nhị nguyên, mà là bất nhị.  

Chúng ta không đi mà đã đến. Đây là giải pháp khả đắc với phương tiện siêu trí tuệ, du hành nhanh hơn tốc độ ánh sáng mà không cần đến phi thuyền, được chế tạo bởi vật chất.  

Những vật chất, sắc tướng trên trái đất này đã bị chi phối, và giới hạn bởi những định luật vật lý, được khám phá từ những căn trần thức méo mó của nhân loại.  Chúng nó lẫn chúng ta không bao giờ có thể đi đến tận cùng của vũ trụ, xuyên qua wormholes mà vẫn trường sinh bất tử, và tồn tại vĩnh viễn được bởi thời gian, qua hàng tỷ tỉ năm ánh sáng.

If the universe is holographic then source & destiny, mass & speed, space & time, etc. are not dualism but non-dualism with interdependent origination.  They are all parts of a whole – the One (emptiness) as Buddha taught us 2500 years ago?

 

Time travelling faster than speed of light is not impossible anymore, and Einstein’s Relativity Theory of e = mc2  should be E = MCn  where, n = (+/-) 3, 4, … infinity but 0, 1, or 2 as I’d said, instead?

 

Buddha was enlightened after travelling in many dimensions thru meditation without physical spacecrafts.  In fact, he might not need to travel to the end of universe but universe travelled to him.  The space, time, speed, mass, etc., are irrelevant if source & destiny are non-duality – in order to travel thru time from point A to B, A & B must have a space between each other, and they are duality.  Without space, A and B are not duality but non-duality.  We are already there without going.  That’s solved the issue of travelling faster than speed of light with the mass

(M) by building such a spaceshipless.” (Tru Huy Le, MSEE,

12/2012)

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật đã giảng: Như Lai là một thực tại như thế, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu.

Tôi xin kệ hóa,  

Như Lai nghĩa là, Không đến không đi. Không đi mà đến, Đó là Như Lai.

Như đã trình bày ở trên, sắc tướng, vật chất như phi thuyền, nhục thân, ... không bao giờ có thể là phương tiện trường tồn, và là giải pháp thỏa đáng để thỏa mãn tham vọng của con người trong vấn đề du hành qua hàng tỷ tỷ năm ánh sáng trong không gian vũ trụ muôn chiều.

Chỉ có cái Tâm không vướng mắc, vô sắc tướng, mới chính là phương tiện du hành trong Tam Giới.  Một niệm là tới cho dù chưa bao giờ đi.

Tôi xin mạo muội dùng phương tiện ‘kinh điển Phật Giáo Đại Thừa’ để tải đạo vô thượng:

Trong kinh người bắt rắn (Alagaddūpamasutta), Đức Phật dạy:

Như Lai đã nhiều lần nói với quý vị về ví dụ chiếc bè là vì thế. Pháp mà còn phải buông bỏ, huống hồ là cái không phải Pháp.”

Phi thuyền pháp còn phải buông bỏ, huống hồ là cái phi pháp thuyền.

Tâm như là phi thuyền Bát Nhã dùng để đáo bỉ ngạn.  Tới bờ rồi thì bỏ Tâm đi.

Công án cho chúng sinh là “cái gì” (cái bản lai?) cởi phi thuyền không đáy đó bỉ ngạn?

Nếu thực sự có bờ vũ trụ, có bến vũ trụ để du hành, ‘tái đáo’ bỉ ngạn?

Tuy nhiên, nếu mà không cố tâm nắm phương tiện đó thì đâu cần biết cách buông nó.

Đơn giản, muốn giác ngộ, vào được vô môn quan của Phật Giáo thì đáo tìm kiếm cho thấy được vô tự chân kinh mà đọc, và rồi thì tâm tụng vô âm kinh.  

Lúc đó, có thể “Ta” sẽ quán thấy Quang, nghe quán Âm, và tuệ nhãn qua Trí Tuệ Bát Nhã để thấy mà không nhìn bằng mắt, không tai mà nghe được, không mũi mà ngữi được, không lưỡi mà mếm được, không sờ mà cảm được, không tính mà linh cảm được cái bản lai diện mục, cái Bất Nhị Vô Ngã, cái vô nhất vật đó. 

Nói một cách khác, không nên tìm nơi thấy được mà nên tìm nơi không thấy được vì đó là nơi thấy không.

Khi đã tri kiến Như Lai rồi sẽ ngộ ra,

Không từ đâu mà đến

Không tại đó mà về

Lúc này không ở đây

Không “thọ” vô nhất kiếp

(Lê Huy Trứ)

Khi đã Tri Kiến Phật, kiến giác bản tâm, thì thấy cái gì cũng là Phật, nghe cái gì cũng là Phật.  Thì ta đã ở trong Tịnh độ pháp giới của chư Phật.

Kết Luận

Những điều mà tôi trình bày và so sánh ở trên đây về Phật Giáo, vũ trụ, lượng tử, du hành trong trong không gian-thời gian đa chiều, thuyết khổn tiên thằng (string theory), và đặc biệt là thuyết rối lượng tử (quantum entanglement theory) mong sẽ thỏa mãn được phần nào những tâm tư của đa số của chúng ta về nguồn gốc của chúng sinh, và vũ trụ. 

Tóm lại, Phật Giáo tuy có nhiều sắc thái khoa học và trí tuệ nhưng vẫn tiềm tàng nhiều huyền bí và mầu nhiệm chưa được dễ dàng giải thích cho thích hợp.  Bởi vì những bí ẩn và huyền diệu đó không thể nghĩ bàn, bất khả tư nghì, khiến cho những kẻ vô minh, độn căn có thể hiểu thấu được.

Tại vì, vừa mới nói ra là đã bị hiểu lầm rồi.

Đôi khi, im lặng cũng chính là cách trả lời ... tuyệt đối viên diệu trong khi thuyết pháp vô thượng.

 

Câu nói của Đức Thế Tôn: 

Chúng sinh tuy đồng phật tánh nhưng căn trí bất đồng, luôn luôn bất hủ.

Ngài Long Thọ cũng nói rằng:

世尊知是法

Thế Tôn biết pháp ấy 甚深微妙相

Tướng thậm thâm vi diệu 非鈍根所及

Độn căn không thể hiểu 是故不欲說.

Thế nên chẳng muốn nói.

 

Cái tuyệt vời của đạo Phật là nếu chưa hiểu Pháp Điển thì không nên vội vã tin tưởng một cách mù quáng.   

Cho dù, những giáo huấn đó chính từ kim khẩu của Đức Thế

Tôn; mà phải tự mình tìm hiểu rồi kiểm chứng, và thực nghiệm trước khi tâm phục khẩu phục; rồi thì tự tin, quyết chí chuyên tâm tu hành, cố công tập luyện; và nhất là nếu có duyên phận với Phật Pháp mới có thể tri kiến phật, giác ngộ, và giải thoát.

Tưởng cũng đừng nên vội không tin những gì tôi nói hay viết nhưng phải không tin những gì tôi không nói, và tôi không viết mặc dù là tôi chưa bao giờ vừa viết vừa nói.

Tôi không mâu thuẩn tôi vì tôi là “học giả” chứ không “học thật.”  Tôi không thể tự xưng mình là “học giả” cho dù là tôi tự “học giả” mà tôi phải được những người khác phong cho mình là “học giả” dù rằng là tôi “vô học.”  

Nếu tôi nói, tôi “vô học” thì thiên hạ nói, tôi kiêu ngạo, phách lối, hay khoe khoang nhưng mà nếu tôi nói, tôi “vô học” thì họ lại cho tôi là nói láo, ba xạo, hoặc quá kiêm nhường.

Lưu ý, chữ vô học trong Phật Giáo không phải là vô học mà là vô học.  

Vô học bất thị không học.  Không học bất thị vô học.

Đó là ý nghĩa Bát Nhã của vô học.

Cho nên, tưởng khi không thấy hiểu như vậy chứ không phải là nó không hiểu thấy như vậy nhưng mà nó không phải thấu hiểu như vậy.

Lang thang làm kiếp phong trần mãi mãi, Ngày cách quê hương muôn dặm đường.

(Vua Trần Thái Tông)

Du hành trong Tam Giới, lạc lõng trong cõi Ta Bà,

Là người khách lạ đi ra đi vô, đi lên đi xuống. Làm Bồ Tát đứng trong Vũ trụ, mơ mộng Chân Như, Ngày về quê xa cách lê thê, điên đảo mộng tưởng. Giấc mộng Niết Bàn, bất khả đắc,

Bừng con mắt dậy, thấy mình kiến Không.

(Lê Huy Trứ)

Verbum sap.

Verbum sapientī sat est.

 

A word to the wise is sufficient; no more need be said.

 

Ohm!

 

 

Tài Liệu Tham Khảo 

  • Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Lê Huy Trứ
  • Kiến Không, Lê Huy Trứ
  • Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi và Duyên Khởi, Hồng

Dương Nguyễn Văn Hai

  • Tam Giới Duy Tâm, Vạn Pháp Duy Thức, Nguyễn Thế Đăng
  • The illusion of time, Andrew Jaffe probes Carlo Rovelli’s study arguing that physics deconstructs our sense of time
  • The Order of Time, Carlo Rovelli, Allen Lane, 2018
  • Reality Check: Is Our Universe Real? By Tanya Lewis, July 17, 2013
  • We might live in a computer program, but it may not, By

Philip Ball, September 5, 2016

Change Your Present Life, Science suggests a way, and it's not science-fiction! Douglas LaBier Ph.D, The New Resilience  

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm