GIAO LƯU VỚI TĂNG NI SINH THỦ KHOA HVPGVN TẠI TP.HCM
Sáng ngày 29/10/2018 (21/9/ năm Mậu Tuất), lễ Tốt nghiệp Cử nhân Phật học khóa XI (2015-2018) diễn ra tại cơ sở 2 Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) TP.HCM, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Nơi đây đã có buổi giao lưu với Tăng Ni sinh Thủ khoa HVPGVN tại TP.HCM, xin trân trong giới thiệu nội dung buổi trò chuyện này.
1. Cảm xúc trở thành thủ khoa HVPGVN
– ĐĐ.Thích Thánh Nghiêm – Khoa Pali: Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân đến Thầy tổ, chư vị Giáo thọ, cha mẹ, huynh đệ và những ân nhân đã luôn tiếp lửa, động viên, hỗ trợ trên suốt chặng đường “dùi mài kinh sử”.
Xuất gia từ 12 tuổi, rời gia đình sớm, chúng tôi luôn tự biết ý thức việc học của mình. Hôm nay, đạt được kết quả và thành tích này, chúng tôi cảm thấy hoan hỷ vì sự nỗ lực của mình được ghi nhận và xem đây là một trải nghiệm nhiều ý nghĩa trên hành trình tu học.
https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_1335-Copy-1024x683-300x200.jpg 300w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_1335-Copy-1024x683-768x512.jpg 768w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_1335-Copy-1024x683.jpg 1024w" />
ĐĐ.Thích Thánh Nghiêm – Khoa Pali
– ĐĐ. Thích Minh Tuệ – Lịch sử Phật giáo: Kết quả thủ khoa là một vinh dự lớn đối với chúng tôi. Khi hay tin mình đạt thủ khoa chuyên ngành Lịch sử Phật giáo, chúng tôi không quá bất ngờ. Bởi lẽ, đó là thành quả xứng đáng trong suốt chặng đường tu học gần 4 năm tại Học viện Phật giáo Việt Nam này.
– SC.Thích nữ Hạnh Pháp – Ngành Triết học: Giờ phút này, chúng tôi chỉ biết nói lời tri ân Hòa thượng Viện trưởng đương nhiệm đã mang cả tâm huyết gầy dựng nên môi trường nội trú cho Tăng Ni học viên có điều kiện chuyên tâm tu học. Đây là thế hệ tiếp nhận sự chuyển mình của của Giáo dục Phật giáo Việt Nam, chuyển từ đào tạo niên chế sang hệ thống tín chỉ toàn phần và Tăng Ni sinh có nơi sinh hoạt tu học nội trú.
2. Nguồn động lực chính để phấn đấu học tập tốt
– ĐĐ.Thích Thánh Nghiêm – Khoa Pali: Động lực chính của tôi là muốn tự hoàn thiện bản thân, từ nhân cách đạo đức đến tri thức thông qua những lời dạy của đức Thế Tôn.
– SC.Thích nữ Minh Tâm – Khoa Hoằng pháp: Riêng tôi, động lực để tôi phấn đấu học tập là noi theo đạo hạnh của chư tiền bối, mà gần nhất là tấm gương tu học của Sư trưởng Viện chủ chùa Phước Hải trong cả hai phương diện là thân giáo và khẩu giáo của Ngài. Một yếu tố không kém phần quan trọng, bản thân chúng tôi xuất thân từ một ngôi chùa quê, điều kiện học tập, sinh hoạt vô cùng khó khăn nên chúng tôi luôn luôn mang trong mình ý chí phải phấn đấu học thật tốt để mai này trở về chùa làm tốt được các công tác Phật sự mà chư Tôn đức tại địa phương giao phó.
https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_20181028_071330-Copy-300x174.jpg 300w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_20181028_071330-Copy-768x446.jpg 768w" />
SC.Thích nữ Minh Tâm – Khoa Hoằng pháp
– ĐĐ.Thích Đồng Đạt – Khoa Trung Văn: Để có động lực học tập và được thành tích tốt, trước tiên mỗi Tăng Ni chúng ta phải ý thức được việc học là phương diện không thể thiếu của người xuất gia, từ đó siêng năng tinh tấn tu học để không phụ lòng mong mỏi của Thầy tổ, của chư Tôn đức, chư vị Giáo thọ sư đã dành hết tâm lực và trí lực truyền trao nguồn kiến thức quý giá cho mình. Bên cạnh đó, bản thân tôi phải có một phương pháp học tập phù hợp để có thể dung hoà giữa việc tu và học. Để có thể nắm vững những kiến thức cốt lõi ngay trong giờ lên lớp, sau khi tan học về tại liêu phòng phải hệ thống lại toàn bộ bài học bằng một sơ đồ tư duy với sự logic và dễ nhớ nhất. Ngoài những sách vở trên lớp cũng cần phải đọc thêm những sách và tài liệu có liên quan đến môn học nhằm nâng cao kiến thức. Cần phải lên thư viện thường xuyên hơn để tra cứu tư liệu.
https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/fsss-1024x684-300x200.jpg 300w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/fsss-1024x684-768x513.jpg 768w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/fsss-1024x684.jpg 1024w" />
ĐĐ.Thích Đồng Đạt – Khoa Trung Văn
– ĐĐ.Thích Minh Tuệ – Lịch sử Phật giáo: Phương châm học tập cũng là động lực học tập của tôi: “Hãy nghiêm túc trong tu học và cống hiến hết mình”. Người tạo cảm hứng học tập và là nguồn động lực chính giúp tôi thành tựu như hôm nay chính là Thượng tọa Trưởng khoa TS.Thích Chơn Minh. Thầy rất đặc biệt! Chính Thầy giúp tôi bản lĩnh và trưởng thành trong tu học. Dưới sự chỉ dạy tâm huyết của Thầy, tôi và các bạn trong khoa luôn ra sức phấn đấu học tập, lĩnh hội tri thức Phật học để xứng đáng với công ơn Thầy và các vị Giáo thọ hướng dẫn.
3. Chọn ngành học phù hợp sẽ quyết định đến kết quả học tập và tâm nguyện phụng sự của Tăng Ni sinh
– ĐĐ.Thích Thánh Nghiêm – Khoa Pali: Không hiểu tại sao khi nhắc đến Pāli, kinh điển Nikāya thì đa phần cứ cho đó là Phật giáo Nam truyền, Tiểu thừa. Thực chất, kinh điển Nguyên thủy chính là kinh điển chính thống gần thời đức Phật nhất, như “Uống nước tận nguồn”. Muốn tiếp cận sát với lời Phật dạy thì không thể không nghiên cứu Tipitaka (Tam tạng: Kinh – Luật – Thắng pháp). Đây cũng là tài liệu bậc một được quý học giả thế giới sử dụng.
Ban đầu khi mới bước chân vào trường, chúng tôi cũng chọn học Hán cổ, vì đây là lề lối của các chùa theo Bắc truyền. Nhưng khi học xong học kỳ 1, 2, 3, tiếp xúc các môn như Khái luận Phật học, Lịch sử Phật giáo Ấn Độ … Chúng tôi đã có cách nhìn toàn diện về kinh điển nhà Phật, không chỉ có kinh Hán truyền mà còn có cả kinh điển Nguyên thủy. Và tôi đã quyết định thử thách mình bằng việc chuyển sang học cổ ngữ Pāli vào học kỳ, khi làm điều này tức là buộc phải học lại từ đầu rồi. Chấp nhận đánh đổi thời gian, chúng tôi dấn thân học tập một ngôn ngữ mới, song khi càng học càng tìm hiểu tôi càng thấy vẻ đẹp của Pāli gần gũi, thực tế, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ thực hành.
Tôi tự quan niệm rằng, hễ cái nào là lời Phật dạy thì phải học hết, nghiên cứu hết, không phân biệt tông phái nào. Bởi lẽ chúng ta đều là Thích tử, là con của Phật. Con của Ngài mà không học giáo lý, ngôn ngữ của Ngài thì thật đáng hổ thẹn.
Mục đích học tập của tôi trở thành nhà hoằng pháp, cho nên chúng tôi không thể chỉ biết có kinh điển Hán truyền, mà phải nghiên cứu thêm về cổ ngữ. Bởi, tất cả kinh điển Phật dạy, không hề phân biệt tông phái, mà nó chỉ thuần một vị giải thoát, cũng như nước sông có nhiều tên gọi như suối, kênh, rạch,.. nhưng khi đổ về biển cả chỉ thuần vị mặn mà thôi.
– ĐĐ. Thích Đồng Đạt – Khoa Trung Văn: Tôi lại nghĩ như thế này, kinh điển Phật giáo phần lớn được ghi chép lại bằng tiếng Pali, Sanskrit, Tây Tạng và Hán tự. Trong đó, kinh điển được dịch ra Hán tự có số lượng vô cùng phong phú, đại đa số là kinh điển thuộc Đại thừa Phật giáo. Vì vậy, việc học tập tiếng Trung giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu và dịch thuật các kinh điển Đại thừa. Hiện nay, bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh vẫn chưa được dịch hoàn chỉnh sang tiếng Việt, do đó rất cần một đội ngũ am hiểu về Hán tự đóng góp công sức vào công tác dịch thuật. Với những kiến thức nền tảng căn bản được trao dồi tại Học viện nói chung và khoa Trung Văn nói riêng, chúng tôi có thể tiếp tục nghiên cứu hoặc đi du học tại Trung Quốc hay Đài Loan nhằm nâng cao vốn Hán ngữ của mình, mai hậu có thể đóng góp chút ít sức lực của mình vào công việc giảng dạy và dịch thuật.
4. Học phải có phương pháp thì mới đạt được hiệu quả tốt
– ĐĐ.Thích Thánh Nghiêm – Khoa Pali: Để học tốt cổ ngữ Pāli, cần dành nhiều thời gian học từ vựng, hệ thống hóa ngữ pháp, có so sánh, đối chiếu để dễ nhớ, tránh nhầm lẫn. Muốn học 1 ngôn ngữ nào thì ta cần phải học liên tục, không được gián đoạn bởi nó rất mau quên.
Còn các môn học khác, cần đọc và tư duy trước bài mới. Khi giáo thọ nhấn mạnh các điểm quan trọng cần note lại để làm “bí kíp” khi bước vào thi cử. Bên cạnh đó, đọc thêm các bài viết chủ đề liên quan để phát triển và bổ sung ý tưởng cho những vấn đề được yêu cầu.
Chúng ta cần phải luôn quan niệm rằng, học cho bản thân, hoàn thiện đạo đức, phát triển tuệ giác để không cảm thấy “ngán” khi học. “Trên bước đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng”, “cần cù bù thông minh”, đó là những châm ngôn để thúc đẩy mọi người chúng học tốt.
– SC Thích nữ Chúc Duyên – Khoa Phật giáo Việt Nam: Muốn học tốt cần phải tham khảo và sưu tập tài liệu một cách đầy đủ liên quan đến môn học, từ đó đúc kết lại những kiến thức uyên thâm và cốt lõi để phân tích so sánh, tìm ra hướng nghiên cứu riêng của mình.
https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_4024-Copy-288x300.jpg 288w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_4024-Copy-768x801.jpg 768w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_4024-Copy.jpg 887w" />
SC Thích nữ Chúc Duyên – Khoa Phật giáo Việt Nam
– SC.Thích nữ Minh Tâm – Khoa Hoằng pháp: Theo tôi, để học tập tốt cần phải chịu khó – cần cù bù thông minh, ngoài thời gian nghe giảng đi học đều trên lớp, thì khi về lại liêu phòng nên nghe lại các bài giảng đã ghi âm trên giảng đường để nắm rõ hơn, đọc thêm những tài liệu có liên quan đến bài học, tìm ra những chỗ chưa hiểu để cùng bạn đồng học thảo luận và chia sẻ.
– ĐĐ.Thích Minh Tuệ – Khoa Lịch sử Phật giáo: Đức Phật dạy: “Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ tồn tại lâu dài”. Vì thế, đòi hỏi trong suốt quá trình học tập, những kiến thức trọng tâm mà giáo thọ truyền đạt trên lớp là “lõi cây” để chúng ta lĩnh hội tri thức Phật học và gặt hái thành quả cao nhất có thể.
5. Cần có ý chí kiên định và xác định mục đích học tập rõ ràng khi quyết định chọn ngành học
– ĐĐ.Thích Thánh Nghiêm – Khoa Pali: Muốn học tốt cần định hướng và đề ra mục đích việc học. Đó cũng như chiếc la bàn cho người ngư dân lênh đênh trên biển cả bao la. Nếu học không có mục đích cũng giống như người ngư dân mất phương hướng, dễ nản chí, buông xuôi, rồi học qua ngày đoạn tháng.
Nên dũng cảm, vượt qua rào cản cá nhân, để tiếp thu những cái mới (cái mình chưa biết), các bạn có thể tham gia dự thính các lớp học để có quyết định đúng đắn khi chọn chuyên khoa sau này. Đức Phật đã dạy “Yo sāro, so thassati”, cái nào là lõi cây, cái ấy sẽ tồn tại lâu dài. Cho nên, hãy tìm lõi cây, chứ đừng mang cành lá, vỏ cây, giác cây để không được lợi ích lâu dài.
– SC Thích nữ Chúc Duyên – Khoa Phật giáo Việt Nam : Dù khó khăn không nản lòng, người đi trước làm được mình cũng phải làm được.
– ĐĐ.Thích Minh Tuệ – Khoa Lịch sử Phật giáo: Nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất có thể để giúp chúng ta yên tâm tu và học. Điều duy nhất là chúng ta hãy ra sức học tập, xác định rõ mục đích học tập và học tập thật tốt để xứng đáng và tri ân chư Tôn đức đã dày công giáo dưỡng chúng ta.
6. Nhiều hoài bão, công việc đang chờ khi Tăng Ni ra trường
– SC.Thích nữ Chúc Duyên – Khoa Phật giáo Việt Nam: Chúng tôi dự định sau khi ra trường, con sẽ trở về quê hương hướng dẫn cho bà con Phật tử vùng sâu vùng xa tu tập, giúp bà con biết tội phước, sống hướng thiện để cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặt khác, chúng tôi cũng dành thời gian chuyên tu để bản thân vững vàng hơn, khai mở trí tuệ Phật pháp bằng việc thực nghiệm nơi chính mình.
– ĐĐ. Thích Minh Tuệ – Lịch sử Phật giáo: Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bồi dưỡng tri thức Phật học và du học tại Ấn Độ. Nguyện vọng sau này được phụng sự cho đạo pháp và làm lợi ích cho xã hội để xứng đáng là Tăng Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM.
7. Thành tựu của môi trường đào tạo và học tập nội trú là tâm nguyện của nhiều thế hệ Tăng Ni
– SC.Thích nữ Hạnh Pháp – Ngành Triết học: Chúng con cảm nhận phương pháp và chất lượng giảng dạy của Học viện rất tốt. Nhất là môi trường nội trú, đã giúp cho Tăng Ni chúng tôi an tâm và chuyên tâm hơn trong việc học.
– ĐĐ.Thích Minh Tuệ – Khoa Lịch sử Phật giáo: Tuy điều kiện cơ sở vật chất cần phải nâng cao hơn nữa, song môi trường học tập và sinh hoạt nội trú ở HVPGVN rất thuận lợi. Khi ở nội trú, các chi phí học và ăn ở được nhà trường chăm lo miễn phí. Ngoài các thời khóa tu, chấp tác thì các Tăng Ni sinh có nhiều thời gian để nghiên cứu học tập và tu học khi ở nội trú.
Điều mơ ước của Tăng Ni sinh, khu Chánh điện, Thiền đường sẽ sớm hoàn thành trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tu học với số lượng ngày càng đông như hiện nay.
https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/DSC_0066-Copy-1-300x241.jpg 300w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/DSC_0066-Copy-1-768x618.jpg 768w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/DSC_0066-Copy-1.jpg 1102w" />
ĐĐ.Thích Minh Tuệ – Khoa Lịch sử Phật giáo
– SC.Thích nữ Minh Tâm – Khoa Hoằng pháp: Khóa 11 là khóa đầu tiên ở nội trú, được như ngày hôm nay con xin tri ân trên Hòa thượng Viện trưởng, chư Tôn đức trong Hội đồng Điều hành Học viện, cũng như chư Tôn đức trong 2 ban quản viện cũng như các bạn đồng tu đã tạo điều kiện cho chúng con có thời gian để chuyên tâm học song song với việc tu. Nội trú là một môi trường rất tốt để có thể học tốt và tu tốt. Và được như ngày hôm nay con cũng xin niệm ân về thầy Tổ con ở chùa quê đã hy sinh lo lắng mọi công việc ở chùa để con có điều kiện theo học trọn vẹn.
8. Hành trang cần nhất của Tăng Ni thời hiện đại trong công cuộc phát triển Phật pháp, hoằng pháp lợi sinh là gì ?
– SC.Thích nữ Hạnh Pháp – Khoa Triết học: Thiết nghĩ, với sự học Phật chín mùi thì mỗi Tăng Ni sẽ ý thức được trách nhiệm trong công tác hoằng pháp lợi sinh hay công cuộc dấn thân chăm lo đời sống an sinh xã hội đa dạng ở nhiều phương diện… Mỗi cá nhân là tế bào xã hội, mỗi Tăng Ni là viên gạch nòng cốt đắp xây ngôi nhà Phật pháp cửu trụ tại thế gian.
https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_5692-Copy-2-1024x683-300x200.jpg 300w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_5692-Copy-2-1024x683-768x512.jpg 768w, https://www.phatsuonline.com/wp-content/uploads/2018/10/IMG_5692-Copy-2-1024x683.jpg 1024w" />
SC.Thích nữ Hạnh Pháp – Khoa Triết học (bên phải)