Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok (La Huệ Tích) đa tài nghệ, là một phật tử thuần thành, giàu lòng yêu nước, nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhà giáo dục, nhà cách mạng và nhà hoạt động vì nữ quyền người Hàn Quốc, nhà báo với bút hiệu Jeongwol.

 

Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok 
 
Tuổi thanh xuân, Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok đã sớm thức tỉnh trước thời đại và trở thành một trong những Phụ nữ tiên phong trong phong trào đấu tranh giành Độc lập và Quyền phụ nữ. 
 
Vào đầu thế kỷ 20 trên bán đảo Hàn Quốc, khi triều đại phong kiến sụp đổ và đất nước rơi vào thời kỳ Nhật Bản đô hộ, đây chính là giai đoạn tồn tại cả hai yếu tố: Cái già cằn cỗi, xưa cũ và những tân tiến của thời đại mới. Giai đoạn này, Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok đã mở ra một thời đại mới cho Hàn Quốc, nhà hoạt động phong trào khai sáng của Hàn Quốc và phải trả tương ứng bằng một cái giá rất đắt, một trang sử bi tráng trong cuộc đời cá nhân Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok, người đi tiên phong này. 
 
Sự vinh quang làm người đi đầu của Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok cũng đồng nghĩa với một cuộc sống tù túng, gông cùm xiềng xích.
Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok sinh ngày 28 tháng 04 năm 1896 (16/03/Bính Thân) tại Suwon, tỉnh Gyeonggi, là người con thứ tư trong một gia đình quan lại giàu có. Mới lọt lòng mẹ, Bà được song thân cho tên gọi là Agi và Myeongsun. Hye-sok là tên được đặt khi cô bắt đầu vào học tại trường cấp Jin Myeong Girl. 
 
Năm 1913, phật tử Na Hyeseok đã tốt nghiệp đầu bảng tại Trường nữ sinh Trung học Jinmyeong ở Gyeongseong (Seoul ngày nay). Na Gyeong-seok, người anh trai thấy được tài năng hội họa của cô em gái, và khuyên Na Hyeseok nên du học ngành Mỹ thuật.
 
Năm lên 17 tuổi thiếu nữ xuân sắc, phật tử Na Hyeseok từ giã gia đình, khăn gói cất bước lên đường du học tại xứ Hoa Anh Đào, và nhập học vào Khoa Hội họa phương Tây (chuyên ngành sơn dầu) thuộc Trường Cao đẳng Mỹ thuật nữ sinh Tokyo, Nhật Bản. Là nữ giới người Hàn Quốc đầu tiên du học về mỹ thuật ở Nhật Bản, nên kể từ đó, các từ như "đầu tiên", "tiên phong" luôn được dành để chỉ vào Na Hye-seok. Bà còn được gọi là "Modern girl (phụ nữ hiện đại)" khi viết và đăng trên tạp chí lưu học sinh tác phẩm "Người phụ nữ lý tưởng", một tác phẩm mang tính đột phá, phủ nhận tư tưởng "hiền mẫu lương thê (vợ tốt, mẹ hiền)" vốn có của Hàn Quốc.
 
Vào tháng 04 năm 1915, phật tử Na Hyeseok đã chính thức tổ chức Hiệp hội Nữ sinh Hàn Quốc tại Nhật Bản. Thời gian này, phật tử Na Hyeseok đã kết bạn với Ch'oe Sung-gu, một sinh viên tại Đại học Keio Minato, Tokyo, Nhật Bản và sau đó hai người cùng Biên tập và xuất bản Tạp chí Hakchigwang. 
 
Năm 1918, phật tử Na Hyeseok hồi hương về Seoul sau khi tốt nghiệp khóa học và làm Giáo viên dạy Mỹ thuật và hoạt động như một nữ tiểu thuyết gia đầu tiên của Hàn Quốc khi công bố tác phẩm "Gyeonghui", một truyện ngắn kể về quá trình một thiếu nữ tân thời đi thuyết phục những người xung quanh có lối suy nghĩ, tư tưởng cổ hủ, lạc hậu. 
 
Năm 1919, phật tử Na Hyeseok, một nhà hoạt động phong trào Độc lập khi tham gia giúp đỡ cho phong trào Độc lập 1/3 chống lại sự cai trị của thực dân đế quốc Nhật và từng sống lao khổ trong ngục tù với những tháng ngày. 
 
Năm 1920, phật tử Na Hyeseok cùng với Kim Won-ju và 10 cộng tác thành lập Tạp chí Văn học Pyeho và cho ra hàng loạt các bài báo, tạp chí đầu tiên cho Phụ nữ Hàn Quốc, trong đó có liên quan đến vấn đề trang phục của phụ nữ Hàn Quốc. 
 
Năm 1920, vào ngày 10 tháng 04 phật tử Na Hyeseok kết tóc se duyên với anh Kim Woo-yeong, một quan chức ngoại giao đầy triển vọng dù trước đây đã có một đời vợ, đám cưới được long trọng tổ chức tại Jeongdong, Seoul. 
 
Hôn nhân của Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok và Kim Woo-young (1920)
Vào thời điểm kết hôn phật tử Na Hyeseok đã yêu cầu chồng hứa với mình một lời hứa mà lúc bấy giờ có thể xem là đầy tính phá cách. Đó là suốt đời mãi yêu bà và không can thiệp tới công việc vẽ tranh của bà. Có thể xem Kim Woo-yeong là người rất hiểu tính cách của Na Hye-seok và là một hậu thuẫn tuyệt vời của bà, ông đã chấp nhận đề nghị này và giúp đỡ rất nhiều cho các hoạt động nghệ thuật của vợ. 
 
Tháng 3 năm 1921, Na Hye-seok trở thành người phụ nữ đầu tiên của thời Joseon mở triển lãm cá nhân về tranh sơn dầu tại Naecheonggak (Lai Thanh Các) của Gyeongseongilbosa (Nhà xuất bản Kinh Thành nhật báo) và đã thu được thành công rực rỡ. Kể từ đó, hàng năm bà đều gửi tác phẩm tới Ban hội họa phương Tây của triển lãm mỹ thuật Joseon và liên tục đoạt được nhiều giải thưởng. Na Hye-seok là người đã xây dựng nên hình ảnh mới về người phụ nữ, năm 1927, bà đã cùng chồng lên đường đi du lịch thế giới và cũng trở thành người phụ nữ đầu tiên của Hàn Quốc được du lịch vòng quanh thế giới. Song, chính cuộc hành trình này đã đem lại cho Na Hye-seok cả niềm hạnh phúc lẫn những điều bất hạnh.
 
Năm 1927, chuyến du lịch cùng chồng vòng quanh châu Âu trong khoảng 3 năm đã đem lại cho Na Hye-seok nhiều cảm nhận mới. Bà có được cơ hội học hỏi về các phong trào ủng hộ phụ nữ cũng như về địa vị, vai trò của người phụ nữ phương Tây. Tuy nhiên, khi tạm xa chồng và ở lại Paris trong một thời gian, Na Hye-seok đã gặp Choi Rin và cuộc sống của bà đã hoàn toàn bị đảo lộn. Choi Rin từng có giai đoạn bị giam trong tù cùng Na Hye-seok khi ủng hộ phong trào Độc lập 1/3, là người có nhiều sở thích và cũng có tài trong lĩnh vực hội họa. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn, Choi Rin đã có sức cuốn hút đối với Na Hye-seok và hai người đã có quan hệ hết sức thân thiết. Tin đồn về mối quan hệ này đã lan dần từ cộng đồng người Joseon tại Pháp về đến tận bán đảo Hàn, dẫn đến kết cục là năm 1931 Na Hye-seok và Kim Woo-yeong đã phải ly hôn.
 
Tuy ly hôn nhưng Na Hye-seok không hề nản lòng trước sự kiện này, và ngược lại, bà càng có nhiều hoạt động sôi nổi hơn trong lĩnh vực hội họa. Năm 1931 bà có tác phẩm "Jeongwon" (Khu vườn) được bình chọn là tác phẩm đặc biệt tại Triển lãm mỹ thuật Joseon lần thứ 10. 
 
Trong một ngôi Tự viện Phật giáo ởInwangsan Mountain (1944)
Năm 1931 bà công bố tác phẩm văn học "Tâm sự về chuyện ly hôn" trên tạp chí Samcheolli (Tam Thiên Lý), đề cập đến vấn đề bình đẳng nam nữ bắt nguồn từ những quan niệm về đạo đức và thói quen, tập quán của thời phong kiến Joseon. Na Hye-seok đã dám thử thách, đương đầu với cả chế độ xã hội mang tính gia trưởng và ý thức coi trọng nam giới lúc bấy giờ, nên điều đương nhiên là tinh thần của một người đi tiên phong như bà sẽ không được chấp nhận. 
 
Ngày 10/12/1948 Na Hye-seok đã qua đời tại khu dành cho bệnh nhân không người thân chăm sóc của một bệnh viện từ thiện tư nhân. Qua đời được một thời gian, cái chết của Na Hye-seok mới được chính quyền ghi lại trên thông cáo và cho đến nay người ta vẫn chưa tìm được mộ của bà. 
 
Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok, tài năng tỏa sáng từng hô vang khẩu hiệu "phụ nữ cũng là con người", nhân vật đi tiên phong trên tuyến đầu của người phụ nữ ở bán đảo Hàn Quốc giai đoạn đầu thế kỷ 20 đã có một cuộc sống lặng lẽ trôi đi để lại đầy tiếc nuối. Dù sao, chỉ với chủ đề “phụ nữ không phải là búp bê, phải được đối xử như con người”, bà đã có một cuộc sống hiên ngang, sống đúng theo quan điểm của mình và đối đầu với cả xã hội lúc bấy giờ, xã hội chỉ luôn đòi hỏi sự trầm lắng, thủ cựu. Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok chính là người đi tiên phong trước cả 100 năm trong lịch sử của phụ nữ Hàn Quốc thời cận đại.
 
Vào tháng 02 năm 2000, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Hàn Quốc) đã bình chọn Nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok là một giáo viên của phong trào quyền Phụ nữ, một Danh nhân Văn hóa Hàn Quốc.
 
 
 
 
Những tác phẩm của nghệ sĩ phật tử Na Hyeseok lưu lại cho hậu thế:
 
- Ly hôn cáo bạch thư
- Go on a honeymoon, the tomb of first love
- Gyunghee
- Jeongsun 
- Kyonghui
- Na Hyeseok Jeonjip (La Huệ Tích toàn tập)
- Na Hyeseok Works Collection
 

Thích Vân Phong

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm