Như một vòng luẩn quẩn cứ đi từ chùa này đến chùa khác xin làm các khóa lễ mà không biết được mọi sự trên đời đều bởi do nhân quả
Người xưa đi chùa không phải để cầu được điều này điều kia. Họ tin tưởng rằng, Thần linh nhìn rõ được tâm tưởng của mình, tâm tính tốt thì tất sẽ được thuận lợi và phúc báo giống như câu “cảnh tùy tâm chuyển”. Cho nên, người xưa đi chùa sẽ không cầu những điều sau:
Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Họ đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn. Thông thường, mọi người sẽ đi chùa vào các ngày Rằm và mồng Một hàng tháng hoặc khi có các sự kiện Phật giáo.
Ngoài ra, nhiều người cũng đến chùa vì gặp khúc mắc trong cuộc sống, như khi thi trượt, đau khổ vì chia tay người yêu, thất nghiệp,…và khi không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, rơi vào trạng thái khủng hoảng, bế tắc. Với họ, đến chùa không những giúp bình tâm trở lại mà đôi khi việc đi chùa còn giúp họ tìm thấy được con đường hay nói cách khác là cách giải quyết những trăn trở của mình.
Các Phật tử thì đến chùa để học giáo lý nhà Phật, để hiểu được triết lý Nhân – Quả, tìm sự bình an cho gia đình. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn.
Với những ai chuyên sâu về pháp môn Tịnh độ thì mục đích khi đến chùa của họ đơn giản chỉ là cầu sự giải thoát, để giác ngộ được chân lý của đức Phật A Di Đà, mong cầu được vãng sinh.
Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ hay rủ nhau đi chùa cầu duyên hay cắt tình duyên ảnh hưởng rất nhiều đến mặt tâm lý. Việc cầu duyên không sai nhưng quá lạm dụng để nó biến tướng thì không ổn chút nào. Bởi khi cầu duyên không thành các bạn trẻ dù mới ở độ tuổi đôi mươi đã rủ nhau đi cắt tình duyên. Như một vòng luẩn quẩn cứ đi từ chùa này đến chùa khác xin làm các khóa lễ mà không biết được mọi sự trên đời đều bởi do nhân quả. Có những việc không phải cầu là có được.
1. Cầu không gặp trắc trở
Không gặp trắc trở thì tâm kiêu căng ngạo mạn sẽ khởi lên. Một khi tâm ngạo mạn khởi lên thì sẽ áp đảo rất nhiều các tâm khác của con người. Trải qua trắc trở sẽ khiến tâm kiêu ngạo của con người giảm đi. Hãy dùng sự trắc trở để làm vốn đạt được sự giải thoát.
2. Cầu không ốm đau, bệnh tật
Người niệm Phật không nên cầu khỏi ốm đau, cầu không bệnh thì chính là sinh ra tham niệm. Tham niệm một khi được sinh ra thì sẽ là phạm giới, sẽ làm trượt tiêu đường tâm. Trên thân thể một khi có bệnh, trước hết hãy làm cho tâm mình không bệnh. Bên nhà Phật nói rằng, bệnh tật là do nghiệp lực của mình tạo ra, hành thiện tích đức, tu thân dưỡng tính làm một người tốt mới trị khỏi tận gốc bệnh tật.
3. Cầu cả đời được bằng phẳng
Phải thường xuyên soi xét kỹ tâm của mình, đừng truy cầu con đường thành công không có chướng ngại vật. Nếu như không có chướng ngại thì việc tu tâm dưỡng tính sẽ bị trì trệ, lười biếng mà không tiến lên. Thậm chí, còn tưởng rằng mình đã là một người tốt rồi, không còn nghiệp lực nào cả nên còn đường luôn bằng phẳng. Phải tận gốc giải quyết chướng ngại, khiến chướng ngại đó không còn cái gốc rễ để tồn tại. Hãy coi chướng ngại là cách tôi luyện để được giải thoát!
4. Làm việc thiện không cầu báo đáp
Nếu làm việc thiện mà đòi cầu báo đáp thì đó là làm việc có toan tính, có mưu đồ và sẽ sinh lòng tham. Có lòng tham thì sẽ sinh ra mất công đức và đó sẽ không còn là việc thiện đúng nghĩa. Làm người, có thể buông bỏ “được mất” thì mới sống được tự tại, việc gì làm được cũng tỏa ra ánh quang làm rung động lòng người.
Dễ dàng thành công chính là không thể tôi luyện ý chí kiên cường. Ý chí mà không kiên cố, vững chắc thì sẽ đòi hỏi nhiều, sẽ tùy tâm mà rẽ. Muốn thành công thì phải chăm chỉ cố gắng, làm việc đến nơi đến chốn. Không thể trốn tránh khó khăn và tìm cầu sự thành công dễ dàng. Nên coi khó khăn là động lực để tiến lên!
6. Cầu vụ lợi cho bản thân
Việc gì cũng cầu được vụ lợi cho bản thân mình thì sẽ đánh mất đạo nghĩa. Đánh mất đạo nghĩa thì không thể là một người tốt được. Hãy dùng “không tranh giành, không vụ lợi” để làm hậu phương cho sự tu trì của bản thân (tu luyện, giữ gìn).
7. Cầu tranh giành phải trái đúng sai
Khi bị người khác hiểu lầm đừng chấp nhất phải giải thích cho đúng, nói cho rõ bởi vì ngay lập tức muốn mau chóng nói cho rõ sẽ tạo thành tranh cãi, khi có tranh chấp tức sẽ sinh ra oán giận. Làm người cần buông bỏ chấp trước, khiêm tốn làm người, nhượng bộ nhường nhịn một chút không phải là cách giải quyết tốt hơn sao? Không chấp nhất, không trói buộc bản thân vào lợi ích thế gian Tu tâm tu thân, tùy duyên, thuận theo tự nhiên là một loại cảnh giới
8. Cầu mọi chuyện thuận theo mình
Mọi chuyện đều hài lòng thì sẽ dễ sinh ra tâm thái “ngạo khí” (kiêu kỳ, hoan hỷ), cho mình là tài giỏi nhất. Khi tâm thái “ngạo khí” sinh ra thì sẽ khiến chấp trước vào cái nhìn của mình, luôn cho rằng cái nhìn của mình mới là chuẩn xác. Khi ấy, sẽ rất khó để tỉnh ngộ, không thể khai mở được trí tuê. Hãy dùng “nghịch cảnh” làm duyên để tăng cảnh giới của mình.
Cẩm Nhung