Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Phong cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam - Bảo vệ môi trường

 

 

Có một phật tử thắc mắc về Thắng tri và Liễu tri, kính mong NS giải thích rõ ràng để giúp chúng con thông hiểu thấu đáo rành mạch hơn. Con cám ơn NS.

 

- Thắng tri và Liễu tri sao giống tựa tựa nhau quá? Trong bài có giảng là "thắng tri là cái Biết không còn lậu hoặc, kết sử, tùy miên, vì không diễn nói, không so sánh phân biệt..", vậy thì là bậc A la hán rồi, mà A la hán thì không còn cái ngã nữa, mà không còn ngã lẽ ra là cái biết Liễu tri?

 

- Liễu tri là cái biết của Phật?

 

- Các chánh tăng nào có biện tài vô ngại, thông suốt kinh điển có thể giảng thao thao bất tuyệt, nghĩa là họ có cái biết Liễu tri?

 

Theo sự hiểu của Ni SƯ Giới Hương:

Thắng tri là cái biết thù thắng, có giá trị hơn những kiến thức thông thường

Liễu tri là nhất thiết trí, cái biết sâu sắc ngọn nguồn, có tuệ giác liễu đạt bên trong.

Thắng tri (Abhijànàti) là một thuật ngữ Phật học chỉ cho sự hiểu biết đưa đến buông bỏ mọi trói buộc khổ đau thuộc thế giới sinh tử luân hồi. 

HIỂU ĐÚNG VỀ TƯỞNG TRI – THẮNG TRI – LIỄU TRI

Trong Thanh Tịnh Đạo có đoạn mô tả rất ngắn gọn nhưng chính xác về 3 khái niệm quan trọng bậc nhất này:

Giả sử có ba người, một đứa trẻ không biết gì, một người nhà quê, và một người đổi tiền, cùng thấy một đồng tiền kim loại nằm trên quầy của người đổi tiền. Ðứa trẻ chỉ biết đồng tiền là có hình vẽ, trang trí, hình dài, vuông hay tròn, song nó không biết những đồng tiền ấy được xem là có giá trị cho con người xử dụng, hưởng thụ. Người nhà quê thì biết chúng có hình, có trang trí, có giá trị cho người hưởng dụng, nhưng không biết phân biệt đồng này thật, đồng này giả, đồng này bằng nửa giá trị, vv. Còn người đổi tiền thì biết tất cả những điều trên bằng cách nhìn đồng tiền, nghe tiếng kêu của nó khi gõ, ngửi, nếm, thử trọng lượng nó trong lòng tay, và biết nó được chế tạo tại làng nào, thành phố, đô thị nào, trên đỉnh núi hay bên bờ sông, do bậc thầy nào làm ra.

TƯỞNG TRI giống như đứa trẻ không biết gì khi trông thấy đồng tiền, vì nó chỉ thấy cái tướng của đối tương như màu xanh, vv. THẮNG TRI là như người nhà quê trông thấy đồng tiền biết được nó màu gì, và còn đi xa hơn, thấu hiểu những đặc tính của nó. Còn LIỄU TRỊ là như người đổi tiền thấy đồng tiền biết được màu sắc, vv. mà còn đi xa hơn, đạt đến sự thể hiện đạo lộ như đồng tiền ấy sinh ra từ đâu và khi nào không cần đến nó nữa (diệt mất).

Nghĩa là đồng tiền là thật có nhưng vì là đứa bé thì nó chỉ TƯỞNG TRI về đồng tiền. Còn người nhà quê thì THẮNG TRI về đồng tiền. Còn người đổi tiền thì LIỄU TRI và đồng tiền. Chẳng phải là đồng tiền không thật có.

Trong kinh Pháp Môn Căn Bản (Kinh Trung Bộ), Thế Tôn nói có đến 4 hàng người:
Phàm Phu (giống đứa bé) thì TƯỞNG TRI về sanh vật đến chư thiên.
Hữu học (giống người nhà quê) thì có thể THẮNG TRI về sanh vật đến chư thiên
A La hán (giống người nhà quê) thì đã THẮNG TRI về sanh vật đến chư thiên.
Phật (giống người đổi tiền) thì LIỄU TRI về sanh vật đến chư thiên.

 

 

Chúng con cám ơn Ni sư.

Ni sư thật tuyệt vời. Các ví dụ Ni sư Giới HƯơng đưa ra tự nói lên tất cả , dễ hiễu ai cũng hiểu không cần giải thích dài dòng 

 

Cám ơn Ni sư rất nhiều. Chúc Ni sư và ni chúng Huong Sen luôn an lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm