Chuyện quả báo nhãn tiền
Tác giả: Gò Vấp
***
Làm người phải có nền tảng luân thường đạo lý. Nhất là người Á Đông chúng ta. Luân thường đạo lý là Thờ Cha, Kính Mẹ, thương yêu mọi người, nhất là người ơn của mình. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là 5 điều mà con người tốt phải noi gương theo.
Nhất là người Việt chúng ta, sự quan trọng nhất là Quả báo do gieo Nhân. Đây không hẳn là từ đạo Phật mà dạy truyền cho chúng ta, nhưng đó là điều có thật.
Sau đây là những câu chuyện với hình ảnh là những việt kiều tai Hoa Kỳ, do tác giả chứng nhân kể lại trong sách hồi ký của họ.
Câu chuyện thứ nhất :
Ngày xưa lúc chúng tôi còn học lớp Sixieme tại trường Taberd Saigon, thầy giáo mà chúng tôi gọi là frere (sư huynh), thầy dạy giáo lý. Một vị tu sỉ đạo Công giáo , làm nghề dạy học, tánh tình tốt không thua gì những thầy giáo đạo Khổng là xem học trò như con ruột.
Frere Vial thấy dư giờ, sợ học trò giởn hớt thì phiền lớp kế bên. Nên frere mói kể chuyện ma cho học trò teo gân mà quên phá lớp. Frere kề có một cặp vợ chồng, khi nào mưa to gió lớn thì người ta thấy đôi vợ chồng nầy hiện ra, đi vòng quanh trong nhà thờ. Chân mang lòi tói đi rổn rảng. Học trò nghe chuyện nầy teo “bu gì“ hết ráo. Học trò có hỏi frere nhà thờ đó là nhà thờ gì vậy? Frere không trả lời chỉ ừ hử mà thôi.
Hơn 40 năm trôi qua, khi đọc quyển Hồi Ký 2 của tác già Huỳnh Văn Lang, ông tiết lộ câu chuyện đó ông cũng nghe lúc còn nhỏ, và nhà thờ đó là nhà thờ Huyện Sĩ Saigon.
Ngày xưa đó, Huyện Sĩ là người giàu nhất Đông nam Á thời dó, ruộng vườn miệt Long An là của ông ta. Ông để đức lại cho hậu thế bằng cách xây nhà thờ mang tên ông là Huyện Sỉ. Xác 2 vợ chồng Huyện Sỉ được đặt trong 2 mã đúc mã bằng đá cẩm thạch, nằm trong bên trái nhà thờ. Hy vọng ngày kia hồn và xác sống dậy mà lên Thiên đàng. Hai vong hồn mang lòi tói đi đau khổ quanh nhà thờ khi mưa to gió lớn chính là vợ chồng Huyện Sĩ nầy.
Nhà thờ Huyện Sỹ – Wikipedia
Câu chuyện thứ nhì :
Vào thuở năm 1900 – 1920…Lúc Saigon dân chúng còn thô sơ , khuya về thường thắp đèn dầu loe loét, sau nầy mới xài đén “măng xông“, rồi đèn điện, đèn neon, đèn LED…
Một buôi sáng sớm, vợ chồng người Tây, đi tản bộ buổi sáng sớm. Vợ chồng thường thấy một sạp bán chuối , chợ Thị Nghè. Chồng thì lo treo chuối trên quầy, vợ thì lo quét sạp chờ bình minh lên thì có khách đến mua. Bên cạnh là đứa bé dể thương đang ngũ gà ngũ gật. Vợ chồng người Pháp sắp về Pháp vì đến tuổi hưu. Không con nên vợ chồng nầy bèn xin vợ chồng người Việt có sạp bán chuối ngoài vòng chợ Thị Nghè.
Ngần ngừ cả tuần, sau đó vợ chồng bán chuối nầy đồng ý cho đứa con trai của mình, cho cặp vợ chồng Tây đem con mình sang Pháp mà nuôi ăn học. Thời gian sau đứa bẻ học thành tài ra bác sĩ. Thay vì ở lại làm việc tại Paris, thì bác si trẻ nầy về lại Việt Nam. Ông mở phòng mạch rất đắt khách vì tốt nghiệp bên Pháp là hiếm tại Việt nam thời ấy.
Cuối tuần hay lễ nghĩ thì ông đến chợ Thị Nghè khám bệnh cho thuốc không tính tiền. Bác sỉ ấy làm phước lại cho dân Việt nghèo. Bác sỉ ấy là cha ruột của Trung tướng Trần Văn Đôn sau nầy.
Câu chuyện thứ ba :
Tại Hưng Yên hay tại ngoài Bắc Việt. Có một thầy giáo tuồi về hưu, thường đạp xe đạp về thôn quê. Ông dạy học không tính tiền cho trẻ nghèo. Đôi khi ông bỏ tiền túi mua sách cho học sinh nghèo không đủ tiền mua sách vở. Ông tích đức cho con cháu sau nầy.
Ông cụ già ấy chính là cha ruột của Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc (Ông làm Khoa trưởng trường Luật Saigon).
Câu chuyện thứ tư :
Tại vùng cực Nam miền Nam Châu Đốc – Chắc Cà Đao - chẳng hạn. Có một điền chủ rất giàu, ông xây dựng trường học cho trẻ em nghèo trong vùng ông ta, ông xây cầu cho khách sang sông khòi cần chờ đò ngang. Tá điền nghèo khi thất thu lúa, ông thường xuất gạo cho và cho tiền khi bệnh hoạn, ốm đau.
Ông điền chủ giàu tích đức cho con cái đó là cha ruột của tì phú Nguyễn Tấn Đời sau nầy.
Câu chuyện thứ năm :
Tại Phnom Penh, có một ông chủ hảng nước mắm. Nhân công người Miên rất nhiều. Ông trả lương rất hậu, khi gia đình nhân công người Miên nào bị bệnh thì ông cho tiền đi thầy thuốc. Tết ông cho tiền rất nhiều.
Khi về hưu, bán hảng nước mắm lại cho một người Hoa, khi từ giả thì gần như cả làng người Miên làm nhân công cho ông, đứng xếp hàng ứa nước mắt. Ông chủ hàng nước mắm tích đức cho con cháu ấy chính là ông nội của chúng tôi vậy.
Câu chuyện thứ sáu:
Vào buồi chiều sắp tắt nắng, vào ngày 30/4/1975. Một chiếc tàu nhò chở xăng trên sông Saigon. Tàu ấy mang phù hiệu Shell. Trên Tàu có một anh chàng Trung úy trẻ, rả ngủ vào giờ thứ 25. Cứu được gần 12 người Lính thủy quân lục chiến đứng thất hồn tại bờ sông kho Năm Saigon.
Tàu đó đông người, khi đến cửa sông Nhà Bè , thì thấy một chiếc chiến hạm nhỏ của hải quân VNCH . Chiếc tàu nầy hư máy một cách bí mật. Trên bong tàu có một số người đứng lố nhố, vẩy tay xin quá giang khi thấy tàu chạy ngang. Không tàu nào thèm ngừng chở những người giàu đứng trên bong đó.
Viên Trung Úy trẻ nầy bèn ra lệnh cho tàu ngừng lại, cho những người ấy quá giang tàu mình. Có khoảng 6 người được tàu Shell cứu đem lên. Họ nói là nếu về khuya thì họ rất sợ vì nghe thủy thù nói rầm rì là họ có đem va ly vàng nặng mang theo. Cứu họ là họ mừng hết sức. Anh trẻ ấy đang vận áo quần màu xám xanh dương nhạt, kiểu áo lãnh tụ thời đó, áo bốn túi …
Anh trẻ ấy là Dược sỉ Mã Gia Minh, chồng của ca sĩ Hoàng Oanh hát tiếng Huế rất dể thương. Người sỉ quan trẻ cho tàu ngừng ấy chính là thằng Gò Vấp nầy vậy. Chiếc tàu mang tên Shell là do nhóm đại tá VNCH mua từ lâu. Đại tá ấy là Đại tá Lý, vợ ông ta là người thân với vợ của kẻ nầy . Nên tàu đi ra khơi không sợ cướp bóc xảy ra.
Cho nên nếu có dịp làm đức thì cứ làm, đừng ngại ngần gì cả. Nếu mình không có tiền nhiều thì nên hiến máu cho người bệnh. Nếu có máu O + thỉ tốt nhất .
Dĩ nhiên trên cỏi đời nầy có nhiều người làm phước mà Gò Vấp không làm được, như cách đây không lâu, tại Santa Ana. Có một phụ nữ người Mỹ còn trẻ, tình nguyện hiến tặng 1 quả thận cho một anh sinh viên Việt Nam đang cần thận để sống. Thận được cho, cứu mạng anh sinh viên trẻ ấy. Mặc dầu 2 người chưa hề quen biết .
Khi Gò Vấp được 3 gia đình họ đạo Presbyterian Church bảo lảnh ra khỏi trại Indiantown Gap ở Pennsylvania Hoa Kỳ.
Ngày kia anh rời khỏi họ đạo , khi có đứa con trai đầu lòng … Gò Vấp bèn đặt First name của một gia đình sponsor chính trong họ đạo Presbyterian Church cho con trai anh ta, còn họ thì vẫn giữ như cũ. Rồi sau đó cho cả gia đình từ Santa Ana bay sang New Jersey mà thăm họ đạo ấy. Ông bà sponsor cảm động và cha xứ nhà thờ Presbyterian Church nói một câu cảm động: “ Nhà thờ nầy bảo trợ nhiều cho gia đình Việt Nam, mà chỉ có gia đình Gò Vấp còn nhớ ơn, còn đặt tên gọi First name của ông bà sponsor cho con trai mình. Đó là một sự cám ơn tốt của người Việt.
Cho nên chuyện nhân quả có thật. Không phải giàu nứt vách mà xây Chùa hay nhà Thờ là được phước, mà chính tay mình cho người nghèo mới là tạo phước.
Kỳ sau sẽ nói đến tay giàu kinh khủng thời VNCH I, đó là Ông Huỳnh Văn Lang vậy. Ông viết sách rất nhiều. Từ một anh thợ hớt tóc tại Đà Lạt, theo phò Ngô Đình Nhu rồi giàu sang bốn biển. Nhà cửa 4- 5 biệt thự có cả biệt thự tại Pháp. Huỳnh Văn Lang là cánh tay mặt của ông Nhu Đàng Cần Lao… Nay về già, viết sách le lói, nhưng câu nhập đề quyển 1 của nhà văn Đỗ Tiến Đức (chủ báo Thời Luận Los Angeles) viết như sau (trang 14 – Quyển 1 Ký Ức Huỳnh Văn Lang) : “Đến thăm cụ trong căn phòng “share“ (chung phần với nhau) trong khu mobile home, cụ vui vẻ “thuyết trình“ cách sắp đặt dù giang sơn chỉ có vài ba chục mét vuông. Cụ đi chợ và nấu ăn lấy…
Một lần tôi xúc động lặng người khi mời cụ ra tiệm ăn cơm tối, lúc ăn xong, cụ nói rất tự nhiên rằng: “Tôi có thề lấy những món ăn thừa nầy để ngày mai ăn được không?“
Than ôi! Với tiền rừng bạc biển hàng triệu đến chục triệu đô la Mỹ … nhà đẹp khắp nơi. Đà Lạt, Nha Trang … Pháp … Nay về già ở share phòng với một gia đình ở mobile home mà phòng chỉ rộng vài ba chục mét vuông. Nếu ông Huỳnh Văn Lang tạo được phước đức từ lúc trẻ thì về già ông dư sức có nhà đẹp gọi là Estate House, với vài ba cô y tá chăm soc sức khỏe riêng tại nhà.
Ngày xưa lúc cón quyền uy, ông ho một cái là có trăm người dạ rân. Đi du lịch ngoại quốc dể dàng còn hơn Gò Vấp đi Las Vegas đánh bài chơi chơi vậy.
Phước đức là từ đâu?
Ông Nguyễn Tấn Đời, tại Saigon khi còn giàu, ông tích đức cho mai sau. Ông là ân nhân của trại cùi Quy Nhơn…và nhiều trại ho lao tại Saigon.
Giờ 25 bị TT Nguyễn Văn Thiệu bắt vì tội trốn thuế. Thiệu bắt ông Đời ký 3 tờ giấy trắng tại khám Chí Hòa. Khi ông Đời được dân biểu Canada bảo lảnh từ trại Song Khla Thái Lan, qua Canada ông nhờ người truy cứu 3 tờ giấy ký trắng thì biết Nguyễn Văn Thiệu cho người điền đánh máy vào lấy hết sạch tiền của ông tại Thụy Sỉ.
Trắng tay. Nhưng phước đức thì còn nhiều. Ông mua một hotel cũ xa ngoại ô Montreal Canada, vợ chồng làm bồi rất cực khổ. Không dè phước báu xảy ra … Olympic Canada 1976 tại Montreal …họ cần xây nhiều sân vận động Olympic ..., hotel của Nguyễn Tấn Đời cũ rích bán giá nào họ cũng mua luôn.
Có tiền ông mở tiệm ăn Nhật Sushi tại Florida. Thực khách muốn ăn tiệm ông thì phải phone đặt chổ trước 1 tuần. Đứa con gái tu ni cô, còn 2 con trai tốt nghiep kỷ sư điện tử electronics engineers … Lương kỷ sư làm sao so bì được với lương ông chủ tiệm ăn Nhật nổi tiếng tại Folrida…Ông Đời mất để lại 2 tiệm ăn Sushi Restaurants rất danh tiếng tại Florida cho hai người con trai của ông.
Ông có y tá riêng tại nhà chăm sóc 24/24 cho ông bà Nguyễn Tấn Đời. Quả báo tốt là như vậy.