Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Ngũ uẩn- đất cho tuệ sanh trưởng - Phật Học - THƯ VIỆN HOA SEN

 

 

Đây là câu hỏi nghe thoáng qua thì có vẻ đơn giản nhưng không dễ gì trả lời thích đáng.   Khoa học/y khoa, những tôn giáo, và nhiều thượng tri thức với một trời tranh luận, và một rừng kinh sách đã cố gắng giải thích về vấn đề này rồi.

Cho đến bây giờ họ vẫn “đồng bất đồng chính kiến.”   Nếu tôi vay mượn những ý kiến của họ để cố giải thích thì tôi cũng rơi vào cửa đoạn kiến như họ.  Nhưng nếu tôi cố gắng giải thích theo suy luận của riêng tôi thì tôi sẽ rơi vào cửa chấp trước.

Đúng ra thì tôi nên im lặng, không cần phải chui vào ‘cửa’ thị phi, lọt lại vào cái vòng cương tỏa làm gì cho mất công ... đức.

Như Đức Phật đã dạy, chúng họ chỉ như những người mù sờ voi.  Hay đúng ra là những người vô minh sờ con voi ảo tưởng.  Ai cũng cho mình là đúng dù rằng họ cùng đui mù giống nhau nhưng căn trí của họ lại khác nhau.

Chúng ta chỉ giỏi tài tự tìm câu giải đáp chủ quan, nhưng rồi chúng mù ta nối đuôi nhau “đi năm phút lại trở về chốn củ.  May mà có em ... voi, sờ cho đời còn dễ thương.”

Thông thường với logic của phàm phu tục tử thì khi nói đến ‘ra hay vào’ thì chúng ta hình dung đến cái cửa, cái cổng, cái lổ, ... nếu không có những khuông sáo nầy thì làm gì có chuyện chui “vô, hay ra?”

Nói theo ngôn ngữ của thiền sư, thoát tục nhưng chưa giải thoát, thì đa số chúng ta vẫn ở ngoài cửa Không; chưa vào được vô môn quan.

Nếu cửa Không có cửa để ra vào?

Dĩ nhiên, nếu đã có cửa thì không còn là cửa không nữa.

Đơn giản hơn, nếu tìm ra không cửa để vô ra thì đó không còn là cửa không nữa.

Tóm lại, vô môn quan là vô nhất vật.

Vậy thì ngũ uẩn từ cái lổ mô mà chui ra, rồi chui vô cửa mô để đi đầu thai?

 

Đức vua Mi-lan-đà hỏi tỳ-kheo Na-tiên:

- Đại đức vừa bảo là ngũ uẩn mới sẽ cấu sinh trong bụng mẹ, vậy thì nó sẽ theo vào cửa nào mới cấu sanh được?

Theo bác sĩ sản khoa, hay giải thích một cách bình dân dễ hiểu, thì cái ‘chi chi chành chành’ đó đã vì do lẹo tẹo mà ra, đã từ cửa...mình của mẹ chui vô, và sẽ cấu sinh trong bụng mẹ để trở thành hiếu tử/nữ, của nợ hay oan gia.  Dĩ nhiên là mẹ nó không thể tự mình cấu tạo ra được cái cấu sinh đó được nếu không có cố sự giao cấu với cha nó. 

Cũng dĩ nhiên là lý luận này không còn hoàn toàn đúng với thời đại y khoa học, văn minh hiện đại.  Đó là ngũ uẩn đó không cần phải chui qua cửa ...mình, mà nó có thể chui vô cửa ... người, và chui ra từ cửa của người khác khi đã chín muồi.

Vậy thì Ngũ ẩn là gì?

Đại khái, “Ngũ uẩn (zh. wǔyùn 五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha, bo. phung po lnga ཕུང་པོ་ལྔ་), cũng gọi là Ngũ ấm (五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta." Five Aggregates are the Matter or Form, Sensation or Feeling, Recognition or Conception, Volition or Mental Formation and Consciousness.

Joseph Goldstein đã viết:

"Cái mà chúng ta gọi là cái ta chỉ là ngũ uẩn đang hiện hành vô chủ."

Thử phiếm luận một chút về ngũ uẩn vô ngã.  Uẩn còn gọi là Ấm có nghĩa là ngăn che chướng ngại, cả “năm ấm” này ngăn che Phật Tánh bình đẳng, sẳn có nơi mỗi chúng nhân sanh.  Ngũ ấm làm cho nhân sinh vô minh tạo ra thử thách, khó khăn cho sự tu tập.  Chúng nó cũng đích thị là chướng ngại cho sự giải thoát khổ đau của mọi cá nhân.

Chính nhờ phân tích đích thực của Ngũ uẩn mà Phật Giáo Đại Thừa đã triển khai ra hệ thống Duy Thức Học.   Duy Thức Học là môn tâm lý học, và triết học giúp cho nhân sinh nhận thức được sự vật đúng như thị tri kiến, hiểu được mọi sự hoạt động của tâm lý, vật lý, và giải thoát tâm trí ra khỏi vô minh.  Như đã nói, vô minh là nguyên nhân của phiền não và khổ đau.

Trong tính thiết thực của Ngũ uẩn, Thức là phân biệt rõ ràng các cảnh sở duyên. Hành tướng của thức như là dòng chảy, luân lưu liên tục tạo ra vòng pháp luân sanh tử luân hồi. Nó cũng là hợp chất của bốn uẩn kia.   Kết hợp của Ngũ uẩn tương quan mật thiết với lý Vô ngã và thuyết Duyên sinh.

Đại sư người Đức Nyānatiloka trình bày về ngũ ấm vô ngã như sau

"Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái ta. Lòng tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng."

Ngài Huyền Trang dịch là “Ngũ uẩn,”  nghĩa là một sự tập hợp theo từng loại, từng nhóm đồng tính chất. Trong các sự vật hiện tượng, mỗi loại đều có một chủng tử hiện hành tùy theo chủng loại đó mà kết hợp lại và không ngoài năm thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Năm thứ này nơi chúng sanh thì gọi là “hữu lậu ngũ uẩn,” nơi chư Phật thì gọi là “vô lậu ngũ uẩn.”

Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh đã nhấn mạnh đến tính Không của ngũ uẩn, “ngũ uẩn giai không.”

Ngũ uẩn cũng được gọi là năm ràng buộc của nhân sinh, và dính mắc nơi chúng sinh.  Đặc tính chung của chúng là Vô thường, Vô ngã và Khổ.  

Như Đức Thế Tôn đã dạy, “Này các Tỳ-kheo, khi nào Ta chưa thực liễu tri năm uẩn này theo bốn chuyển, cho đến khi ấy, này các Tỳ-kheo, đối với thế giới chư Thiên, Ma Phạm thiên, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không xác chứng, Ta đã chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhưng này các Tỳ-kheo, khi nào Ta đã liễu tri năm thủ uẩn này theo bốn chuyển, cho đến khi ấy, này các Tỳ-kheo đối với chư Thiên, Ma Phạm thiên, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta xác chứng, Ta đã chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đức Phật chỉ nói đến “liễu tri năm thủ uẩn này theo bốn chuyển,” chứ Ngài đã không giải thích ngũ uẩn, “nó sẽ theo vào cửa nào mới cấu sanh được.”

Ngũ uẩn không ở trong vô môn quan, không ở ngoài vô môn quan.

Ngũ uẩn do duyên mà hợp, và bởi nghiệp mà thay hình đổi dạng (transform).

Ngũ uẩn vô sanh vô diệt.

Ngũ uẩn không vô, không ra, không đến, không đi.

Nhân sinh vì vô minh nên khó mà hiểu nổi “cửa không cửa;” kẻ tục tử cũng không thể chiếu kiến được “môn vô môn” này.

Tuy tôi biết tôi chột nhưng tôi cũng mạo muội xin ra bài kệ,

Từ nơi đâu mà đến thì từ nơi đó mà về,

 

Từ cửa không mà đến thì từ vô môn quan mà về.

 

Không từ nơi đâu mà đến, không từ nơi đó mà về.

 

Ngũ uẩn không ở đâu, không ngã vô nhất kiếp.

 

Lê Huy Trứ

References

Kinh Mi Tiên vấn đáp, Mi Tiên Vấn Ðáp (Milinda Panha), dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo), Tỳ kheo Giới Ðức hiệu đính, ấn bản 2003

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9_u%E1%BA%A9n

HT.Thích Minh Châu, Tương ưng III, VNCPHVN,1995.

https://giacngo.vn/khai-quat-ve-giao-ly-ngu-uan-post28869.html



-----Original Message-----
From: Anthony Huynh <>
To: Anthony Huynh <>
Sent: Sat, Sep 4, 2021 2:38 am
Subject: VÀO CỬA NÀO ĐỂ ĐẦU THAI?

VÀO CỬA NÀO ĐỂ ĐẦU THAI?

Đức vua Mi-lan-đà hỏi tỳ-kheo Na-tiên:

- Đại đức vừa bảo là ngũ uẩn mới sẽ cấu sinh trong bụng mẹ, vậy thì nó sẽ theo vào cửa nào mới cấu sanh được?

- Nó có vào nhưng chẳng theo cửa nào cả, tâu đại vương!

- Sao lại vô lý như thế được?

- Đại vương có cái hộp nào mang theo đó chăng?

- Thưa có.

- Đại vương có biết trong hộp ấy đựng gì không?

- Nó đựng ngọc ấn và mấy cái triện son của trẫm.

- Vậy thì "cái thấy" của đại vương nó đi vào cửa nào mà biết trong hộp đựng ngọc ấn và triện son?

- À ra vậy!

- Chúng sanh vào bụng mẹ chẳng theo cửa nào cả cũng y như thế, đầu tiên nó đi vào bởi cái tâm sơ khởi gọi là kiết sinh thức; cái thức ấy chẳng có hình thù, tướng mạo gì cả, nó như cái luồng suy nghĩ hay tốc lực tâm của đại vương vụt chạy vào bên trong cái hộp kia vậy.

- Trẫm không còn nghi ngờ gì nữa cả.

Nguồn: Kinh Mi Tiên vấn đáp, Mi Tiên Vấn Ðáp (Milinda Panha), dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo), Tỳ kheo Giới Ðức hiệu đính, ấn bản 2003.

*** Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ***

#ThichThienTue

#PhatPhap

#KinhMiTienvandap

 

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm