Không có “diệt nghiệp” chỉ có “chuyển nghiệp.”
“Chỉ có người chấm dứt mọi nguyên nhân sanh tử, kẻ ấy mới chấm dứt được nghiệp; còn tất cả mọi chúng sanh, không ai thoát được nghiệp đã gieo!”
“Bồ tát sợ nhân. Chúng sinh sợ quả.”
Đức Thế Tôn tùy theo nhân duyên, hoàn cảnh, không-thời gian, và nhất là trình độ của mỗi chúng sinh mà giảng pháp.
Có lúc Đức Phật im lặng, có lúc Ngài nói có với chúng sinh này nhưng lại nói không với chúng sinh khác.
Ngay cả trong lúc Ngài giảng về pháp tối thượng trong những năm cuối cùng đã có cở chừng 5000 cao tăng đứng lên, lìa bỏ giảng trường vì họ cho là Đức Phật mâu thuẩn với những gì Ngài dạy nguyên thủy.
They didn’t know what they missed because they don’t know what they don’t know but vô minh, chấp ngã.
Cái ngã cũng không diệt được chỉ chuyển theo cái nghiệp. Tuy nhiên, tan hay tụ tất cả cũng hoán đổi trong vô thường.
Energy is neither created nor destroyed but transformed. (First law of thermodynamics)
Ngiệp lực không thể diệt mà chỉ chuyển (transform.)
Tóm lại:
Dòng nhân quả không gián đoạn trong một kiếp gián đoạn đầy ngắn ngủi của chúng sanh.
Đức Thế Tôn có đã thuyết rằng: Chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp.
Ấy là, Ngài cũng có thể có ẩn ý như rứa.
Lê Huy Trứ
-----Original Message-----
From: Anthony Huynh
NẾU CHẾT MÀ DIỆT HẾT NGHIỆP THÌ THOÁT KHỎI NGHIỆP?
Đức vua Mi-lan-đà hỏi tỳ kheo Na-tiên:
- Cho trẫm trở lại câu hỏi trước. Đại đức nói là khi chết, ngũ uẩn diệt, nghĩa là cả thân tâm này diệt hết, không còn gì?
- Đúng vậy.
- Chẳng có bất cứ cái gì ở thân này đi sang cảnh giới tái sanh cả?
- Tạm thời có thể nói như vậy.
- Vậy thì tiện lắm, khỏe lắm rồi. Nếu trên đời này mà trẫm có làm ác, giết người vô số; khi chết, tất cả nghiệp cũng diệt theo; sang cảnh giới mới, trẫm sẽ không bị trả quả do ác nghiệp của mình đã tạo!
- Chẳng phải thế đâu, đại vương! Chỉ có người chấm dứt mọi nguyên nhân sanh tử, kẻ ấy mới chấm dứt được nghiệp; còn tất cả mọi chúng sanh, không ai thoát được nghiệp đã gieo!
- Thế tại sao đại đức bảo là diệt hết!
- Đại vương có nhớ chuyện xử phạt người trộm xoài không?
- Có nhớ.
- Kẻ trộm xoài ấy đã ngụy biện ra sao?
- Y nói rằng, tôi hái trái ở trên cành còn xoài của người trồng ở trong đất đã bị diệt mất tiêu.
- Rồi đại vương phán tội ra sao?
- Trái dưới đất nó diệt nhưng nó nảy mầm, lớn lên, ra hoa ra trái. Trái mà ngươi hái cũng do từ trái dưới đất mà sanh ra.
- Nghiệp cũng như thế, tâu đại vương! Thân tâm tuy diệt, nhưng nghiệp đã tạo giống như mầm cây, nó sẽ ra hoa kết trái ở thân tâm mới. Người hái trộm xoài không thoát khỏi tội như thế nào thì chúng sanh cũng chẳng thể tránh khỏi nghiệp khi nó đã trổ quả, tâu đại vương !
- Hay thay! Đại đức đúng là bậc Đại trí tuệ.
- Dạ không dám!
Nguồn: Kinh Mi Tiên vấn đáp, Mi Tiên Vấn Ðáp (Milinda Panha), dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo), Tỳ kheo Giới Ðức hiệu đính, ấn bản 2003.
*** Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ***
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it." data-name="Tle8464953" />
|
Mon, Aug 9, 6:46 PM |
|||
|
Thọ,
Đã viết nhiều bài về đề tài ni rồi. Tâm ở chổ vô sở vô trụ. Tới chổ nớ mà tìm sẽ tri kiến kỳ tâm.
Tóm lại: Tâm không ở trong ta, tâm không ở ngoài ta mà ta ở trong tâm.
Vậy thì tâm là cái chi chi?
Có chi chi thì cũng chi chi với tâm.
Không có người hỏi pháp thì không có kẻ bố thí pháp. Đạo bất khả truyền là ý như rứa. Tùy duyên, tùy trình độ, tùy lúc mà bố thí pháp đơn giản hay phức tạp.
Có thắc mắc là vì duyên đang khởi trong lòng. Không phải một sớm một chiều mà có được. Thiện tai, thiện tai.
Tóm lại:
Đừng có cố gắng tìm hiểu mình noái cái chi vì mình cũng không biết mình noái cái chi. Nhưng mình biết là mình không biết cái chi chi.
Đây là điều sung sướng nhất đời mình.
Lê Huy Trứ
-----Original Message-----
From: Anthony Huynh
Sent: Mon, Aug 9, 2021 9:02 pm
Subject: Re: NẾU CHẾT MÀ DIỆT HẾT NGHIỆP THÌ THOÁT KHỎI NGHIỆP?
Hello Trứ
Tâm nằm ở đâu?
Mình có đọc kinh Lăng Nghiêm, 7 lần Phật hỏi Anan Tâm nằm ở đâu?. Sau này mình có đọc một vài bài của các thiền sư như H. T. Thích Thanh Từ v.v nhưng vẫn không nhớ và không nắm vững Tâm nằm ở đâu. Theo sự nhớ của mình thì tâm không nằm ở đâu hết chỉ tùy theo duyên khởi phải không? Nếu được Trứ viết một bài ngắn về tâm để cho các phật tử hiểu rõ.
tinh Thân
Thọ Hù