Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Nền kinh tế đang nhú “mầm xanh” trên mảnh đất khô cằn

 

Chưa ai có thể giải thích rốt ráo về nghiệp quả, định mệnh lẫn thịnh suy.  Cũng chưa ai có biện pháp để tạo ra vận mệnh như ý muốn, hay có khả năng để cầm bắt thời cơ cũng như may mắn trên đời. 

Nhưng nếu biết nhậm vận, thuận thời cơ mà tùy cơ ứng biến.  Người phi thường khi thời cơ đắc thế thì sẽ biết làm cho nó được thành công mạnh hơn, lúc sa cơ thất thế thì biết kiên nhẫn an phận chờ thời thay vì khủng bố úy.

Tuy không ai thoát khỏi được luật nhân quả nhưng nếu bình tâm chấp nhận hoàn cảnh, biết dùng “tứ lạng bạt thiên cân” để quân bằng gánh nặng tâm can và khổ sở của thể chất.   Rồi thì nhậm vận mượn sức đánh sức, chuyển pháp luân qua chổ trống không một cách thanh thản tự nhiên.  Làm được như vậy sẽ bảo tồn được nguyên thần, khí tồn tại đan điền, tinh thần an định, thung dung tự tại, quán thịnh suy với tâm lòng vô bố úy để thừa cơ thuận thủy lôi duyên trong dòng đời nổi trôi.

Hay đơn giản hơn là nếu biết hòa hợp với năng lượng (energy,) và rung động cùng với những băng tần (frequencies) của vũ trụ rồi vận chuyển năng lực (shift energy) thì sẽ giải thoát khỏi ma trận (matrix), và sẽ tự nhiên trở lại tánh kim cương bất hoại từ muôn thuở.

Lúc đó, may mắn hạnh phúc lẫn xui xẻo đau khổ cũng không bận tâm vì những lo lắng, sợ hãi đó trong cõi không gian 3 chiều này không thể hoại được kim cang tánh của cõi cao hơn.

Thấy được một chủng nguyên tử trong cơ thể của mình, trong vũ trụ, giúp chúng ta ngộ rằng:

  1. Gia hạnh (sa. prayoga): Hành giả (Bồ Tát) nhận ra rằng không có gì ngoài Tâm;
  1. Kiến (sa. darśana): Hành giả dựa trên giáo pháp đích thật, đạt Như thật tri kiến, bước vào Thập địa (sa. daśabhūmi). Hành giả thống nhất khách quan chủ quan là một. Trong giai đoạn này, hành giả loại trừ Phiền não (sa. kleśa).
  1. Tu tập (sa. bhāvanā): Hành giả tu tập và vượt qua Bồ Tát thập địa;
  1. Vô học, cấp thành tựu Thánh quả: Hành giả diệt tận phiền não, chấm dứt Luân Hồi. Bồ Tát đã chứng đạt Pháp Thân (sa. dharmakāya).

Tuy nhiên những điều trong kinh điển ở trên không cần thiết vì Vật lý khoa học gia Quan Thế Âm đã quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã chiếu kiến ngũ uẩn giai không ... từ lâu rồi.

Tôi đã từng viết,  “Như chúng ta thường nghe, cuộc đời khó khăn và đầy đau khổ là từ dục vọng tham sân si của con người, nhân sinh thường vẫn mong muốn theo đuổi sự thành công của mình mà rất ít ai có thể kiên trì, nhẫn nại đến cùng trong lúc thất bại, khổ đau.

Kiên trì, nhẫn nại trong lúc suy nhược là bí quyết gìn giữ sự sống, đấy cũng là trí tuệ rất quan trọng của thánh nhân, của bật giác ngộ, trước sau nắm chắc được biến hoá của luật nhân quả và lý nhân duyên của vạn vật, tự nhiên sẽ có hành động thích hợp nhất hay ít ra cũng biết tự mình, ẩn thân, tránh bớt đi cái họa khổ đau.

Nếu biết hành động biến hóa phù hợp, giống như sự biến hóa của tự nhiên, trong biến có thường, trong thường có biến, lấy trí tuệ siêu việt mà suy diễn biến hóa của vạn vật.

Biết nắm chắc những biến hóa ấy mới có thể không bị câu nệ ở tâm thế hình thức mà ứng phó được với những hoàn cảnh thích ứng.

Người nắm được bí quyết ấy khi đắc chí thì thi thố với thiên hạ, khi không được như ý thì ẩn dấu tung tích của mình, để chẳng thể bị hại thân và bị nhiều trầm luân trong bể khổ.

Người có được tấm lòng từ bi cao cả lẫn với kiến thức phi thường như thế, lúc xuất xử mới có thể làm chủ lấy thiên mệnh, thu phục chúng sinh, an bình thiên hạ, khiến thế giới bình lặng và giữ được hòa bình thế giới.

Bật thánh nhân có mưu lược phi phàm như thế có thể làm thầy của các đấng đế vương.

Nếu mà xuất gia tu Phật thì sẻ dễ dàng mau đạt được giác ngộ, thành Phật để cứu độ chúng sinh trong Tam Giới.

Đó là nguyên lý xuất xử của hạnh cầu mong mà tôi chưa có nhân duyên và may mắn tìm thấy trong những kinh điển Phật Giáo.”

(Chương 29. Bí quyết của Cầu Mong, Hạnh Mong Vô Cầu, Lê Huy Trứ, MSEE, November 24, 2015)

Không ai thoát khỏi luật nhân quả nhưng như đã miêu tả ở trên cái quả đó chẳng qua chỉ là kết quả của những năng lực (energy). 

Năng lực (energy) đó chỉ tác dụng được trên nhục thể (vật chất, matters). 

Lão Tử nói, “Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân; Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn.”   

Tạm dịch theo quan niệm của Phật Giáo, Ta có họa lớn vì có thân (chấp ngã) này, Thân ta chẳng có (vô ngã) thì họa sao còn?

Hay nói theo ngôn ngữ Phật Đà là nghiệp ai nấy trả, nấy vay.  Có vay có trả! Tuy nhiên, nếu không có ai đó để vay trả thì ai trả, ai vay đây?

Chúng ta vì còn chấp vào bản ngã nên không thể/muốn “bỏ thân chạy nợ” được trừ khi chết.  Lúc đó, nợ lẫn thân cũng không đem theo được để mà lo lắng cho bận tâm?

Sợ đau khổ (bệnh tử) còn kinh khủng hơn là chính nỗi đau khổ (bệnh hoạn.)

The fear of suffering is worse than the suffering itself.”

Ta có đau khổ vì có thân này. Thân ta chẳng có thì đau khổ ở đâu?

 

Tâm kinh nói:  Kẻ phàm phu ngu muội [bala-prthaganan] vì chấp ngã nên bám víu vào bản ngã.

In a passage taken from section 25 of the Heart Sutra, we find the following description of the ‘foolish, ordinary people’. It reads: [T]he foolish, ordinary people [bala-prthaganan] think that they have a self [atman]. Therefore, they seize on (or have an attachment to) it.

Đấng bồ tát, bật đại giác ngộ vì vô ngã, không sở trụ vào bản thân, nên không bị ảnh hưởng bởi những nghiệp lực phàm phu đó.  Bật vĩ nhân, người trí tuệ, kẻ đại trượng phu thường biết thích hợp với chu kỳ biến hóa của năng lượng (energy) từ những nghiệp lực này.  Họ biết chuyển lực (shift energy,) và xử dụng năng lực này một cách hữu hiệu cho mình, cho thiên hạ với mục đích thích đáng.

Niêm hoa vi tiếu là một trong những tuyệt kỹ của Phật Pháp.  Tâm pháp này có thể chuyển được nghiệp quả từ có qua không, từ không ra có bằng cách hóa giải năng lượng (neutralize the energy.)

Nhưng năng lượng là vô tướng nên không thể nắm bắt được nếu không có vật chứa đựng nó, như túi càng khôn, để xử dụng tùy ý. 

Niêm hoa để vận chuyển năng lực liên miên bất tuyệt của vũ trụ mà không cần chứa đựng năng lượng trong một thể tích giới hạn đó là tuyệt kỹ của phật pháp được sáng tạo tình cờ bởi Đức Thế Tôn.

Mà “vi tiếu” là kẻ đã có đủ công lực thượng thừa để có thể hấp thụ, và giác ngộ được chiêu thức thượng thừa của đại sư phụ.

Đây cũng là điều mà chưa có kinh điển nào đề cập rốt ráo vì đa số còn chưa thông suốt ý Phật Tổ niêm hoa.

Những đệ tử trí tuệ và thần thông của Đức Thế Tôn thời đó, ngẩn ngơ vì không thấy hành động, ẻo lả, thuận tay phất hoa của Phật là vô duyên đáng nực cười.

Đối với họ, Đức Thế Tôn tuy từ bi nhưng trang nghiêm, ít khi khôi hài với đệ tử.

Nhất cử nhất động của Đức Phật đều từ nhân duyên mà ra nên những hành động của Ngài thường rất khó hiểu được ngay tức khắc nếu không được Ngài giải thích rõ ràng.

Tất cả cũng không hiểu nổi là tại sao Đức Phật phất cành hoa đuổi con ruồi (dịch vật) Ngộ Không là khôi hài để cười ruồi hay cười Phật? 

Con ruồi “ôn dịch” này đang cố chờ Ngài vừa mở miệng khai mạc đại hội là chui vào miệng, và để rồi nhảy xuống bụng của Ngài.

Chỉ có Ca Diếp cao tuổi hơn Phật, không biết lúc đó trong tâm nghĩ gì mà tình cờ trông thấy bật giác ngộ với ngộ không bỗng dưng nực cười nhưng không dám cười to, chỉ mĩm cười ruồi.

Có thể, ông cũng không biết tại sao mà ông ta lại ngớ ngẩn, cười ruồi?

Nhưng cũng nhờ tình cờ duyên sanh đó, rồi thì tương kế tựu kế, Đức Thế Tôn thừa cơ sáng tạo ra một môn tâm pháp mới tên là Phật tổ niêm hoa hí ngộ không?

Từ giây phút đó cả trò lẫn thầy mới thật sự cảm thông.

Tóm lại, muốn đã thông chân lý này thì phải tự mình tục diệm truyền đăng để mà tầm đạo vô thượng, tâm trực chỉ tâm.

Rất tiếc có thể lúc đó Ngài sợ trễ máy bay nên không trăn trối rõ ràng là ai tự thắp đuốc mà đi?

Cái thân mình, cái linh hồn, cái ngã hay cái tâm mình tự thắp đuốc mà đi ... đâu?

Có thể vì vậy mà sau khi Ngài tiêu diêu cực lạc, tất cả chúng ta vẫn nối đuôi nhau đi vòng vòng như những kẻ mù thắp đuốc nhật hành. 

Đi dăm phút lại trở về chốn cũ may mà có Ta nên đời còn dễ thương.

 

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm