Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Ngày xưa, có hai vợ chồng nọ sống với nhau rất nhiều năm.  Vào những ngày cuối đời, bà phải nằm trong viện dưỡng lão. Một hôm, khi biết rằng bà sắp phải chia tay với mình, ông hỏi bà có điều gì dặn dò ông không.  Bà đáp: “Ông hãy lấy hộp giày tôi đang để dưới giường.  Trong đó tôi cất một món đồ mà lâu nay tôi giấu ông...”

Ông chồng khệ nệ bưng hộp giày lên.  Ông hỏi: “Trong đây có gì mà xưa nay, tôi thấy bà luôn đem theo bên mình.  Vì tôn trọng nhau nên tôi không mở ra xem.”  Bà đáp: “Trong đây có một con búp bê nhỏ và một số tiền tôi dành dụm được.” Ông hỏi tiếp: “Tại sao bà lại có con búp bê và số tiền này?” Bà trả lời: “Trước khi tôi về nhà chồng, mẹ tôi có dặn tôi rằng khi nào tôi giận ông, tôi đừng nói năng chi, chỉ cần đem len ra đan một con búp bê.’

Nghe bà giải thích xong, ông tự tay mở hộp ra và thấy một con búp bê.  Nước mắt đầm đìa, ông nói với bà: “Hóa ra mấy mươi năm chung sống với tôi, bà chỉ giận tôi một lần thôi!” Rồi ông hỏi tiếp: “Còn số tiền này, bà nói đã dành dụm được.  Làm sao bà có được số tiền lớn như thế này?” Bà đáp: “Đó là số tiền tôi bán những con búp bê tôi đan khi giận ông!” Ông nghe xong, hiểu ngay bà đã giận ông rất nhiều lần, nhưng nhờ nghe lời mẹ dạy, bà không làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình.  

Câu chuyện trên cho chúng ta đôi điều để học trong cuộc sống hằng ngày.  Khi chúng ta giận, nếu không có việc gì khác để làm, chúng ta sẽ dồn hết tâm sức để “chăm sóc” nỗi giận ấy. Làm vậy chẳng khác nào chúng ta tự đầu độc, hay tự sát. Vì thế, khi những tâm hành có tính tiêu cực như lo âu, phiền muộn có mặt, chúng ta nên tìm việc khác mà làm.  Đây là một pháp tu thể hiện sự trân quý đời sống của chính mình bằng cách không gieo hạt giống mang tính tiêu cực vào tâm thức, và không tạo điều kiện cho tâm hành tiêu cực xuất hiện, tàn phá đời sống của chúng ta và của người thân. 

Câu chuyện còn dạy cho chúng ta biết trong “động” rất dễ có được “tĩnh”. Khi bà vợ giận chồng, bà dùng công việc “động” đan búp bê đễ giữ được tâm “tĩnh”.  Chúng ta cũng vậy, khi chân tay hoặc trí óc làm việc, tâm của chúng ta rất dễ yên.  Ngược lại, nếu chúng ta không làm chi cả, tình trạng “vô công rồi nghề” rất dễ phát sinh “nhàn cư vi bất thiện”; chúng ta dễ làm những điều vụng về, làm tổn thương đời sống mình, và đời sống những người chung quanh. Do vậy, là người ham tu, mỗi ngày chúng ta nên kiếm cơ hội để vận động chân tay và trí óc. Làm được vậy, chúng ta vừa có cơ thể khỏe mạnh, vừa có được tâm an.  Một khi chúng ta có năng lực từ tâm tịnh lạc, năng lượng đó dễ dàng lây lang trong môi trường xung quanh, khiến người thân cũng được hưởng lợi, hoặc khiến người thân thay đổi hướng thượng như ý mình muốn.  

Tóm lại, chúng ta đến nhân gian này, người quen cùng kẻ lạ, tất cả gặp nhau một chút rồi chia tay. Từng ngày hãy gieo vào tâm thức những hạt giống thiện lành, thay vì phá hoại cuộc sống mình và người bằng những tâm hành tiêu cực! Hãy sống hết lòng với nhau để khi phải chia tay, chúng ta không hối hận vì đã gây phiền muộn biết bao nhiêu lần cho người thân; khiến mỗi lần giận, người thân phải đan một con búp bê.  Giống như ông chồng trong câu chuyện, khi nước mắt đầm đìa xin lỗi vợ, lúc ấy đã quá muộn.  Từng ngày gieo hạt giống lành thiện đâu phải là đạo lý cao siêu của nhà Phật, chỉ là quan niệm sống bình thường mà người thông minh nào cũng làm được.  

Thích Phước Tịnh     

Gieo hạt từng ngày

 
Bài của Thanh Trúc share.
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu, chỉ để nhận ra rất sớm là cuộc đời có rất nhiều chỗ rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc là đời ta rồi sẽ về đâu. Nhưng như vậy thì đời mới vui.
Nếu quan sát trẻ em và người già thì ta thấy rất giống nhau – cả hai cùng rất yếu về thể xác và cùng nhiều tình cảm hơn lý luận. Và ta bắt đầu từ bụi đất, sẽ trở về cùng bụi đất. Điểm cuối cũng là điểm khởi hành.
Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại điểm đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném ra vài hạt trái cây ngũ cốc bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó ta vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi! Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai đó, các bạn ạ.
Dĩ nhiên là không phải hạt nào cũng lên cây tốt. Nhiều hạt sẽ bị chim ăn, nhiều hạt sẽ chết đi, nhưng sẽ có một ít hạt nẩy mầm sinh cây. Và những cây này, biết đâu lại sinh hoa trái và chim chóc sẽ mang hạt của chúng gieo rắc hàng bao nhiêu dặm xa khắp nơi. Cuộc đời biến hoá vô lường, làm sao ta có thể đoán hết hậu quả của chỉ một hạt nẩy mầm, huống chi là khi ta gieo nhiều hạt mỗi ngày.
Chọn hạt tốt để gieo
Nếu sống khôn ngoan, thì ta gieo hạt trên mỗi bước đi.
Nhưng các hạt đó là những gì?
Thưa, chúng ta có thể chia các hạt ta có sẵn trong túi ra thành vài nhóm.
1. Những nụ cười, những lời cảm ơn, và những lời nói hiền dịu.
2. Tiền tài: nếu có thể cho ai một ít tiền, thì cho. Nếu có thể cho ai mượn ít tiền, thì cho mượn. Nếu có thể giúp ai đỡ đói một ngày, thì giúp.
3. Công việc: nếu có thể mách bảo ai một cơ hội làm ăn thì mách bảo. Nếu có thể chỉ ai có được một công việc thì chỉ. Nếu có thể dạy ai một cách kiếm tiền thì dạy.
4. Kiến thức: nếu có thể dạy ai đó biết đọc, biết làm toán, thì dạy. Nếu có tài năng gì đó có thể chia sẻ lại với mọi người thì chia sẻ. Nếu có kỹ năng sống nào đó có thể dạy lại cho mọi người thì dạy.
5. Đạo đức và triết lý sống: nếu ta đã có kinh nghiệm sống biết thế nào là đạo đức, thế nào là thiếu đạo đức, thế nào là tốt cho cuộc sống, thế nào là có hại, con đường nào sẽ đưa đến khổ đau, con đường nào sẽ đưa đến an lạc, thì hãy chia sẻ lại với anh chị em, nhất là những người ít kinh nghiệm sống hơn.
6. Cách tự sống vững trên hai chân: có lẽ điều tốt nhất ta có thể trao tặng một người là kiến thức và kinh nghiệm giúp cho người đó có thể tự sống, tự xoay xở, dù là họ có lọt vào bất kỳ tình huống khó khăn nào. Đây là cách giúp cho họ kỹ năng sống cũng như tự tin để sống mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Phần cốt cán của nó là tư duy tích cực.
Tất cả những điều này mỗi chúng ta đều đã có sẵn trong túi không ít thì nhiều. Chẳng tốn kém tiền bạc hay công lao chỉ để lấy ra vài hạt trong túi ném ra bên lề đường mình đang đi...
Và tất cả các hạt này đều chỉ nằm trong một gia đình thực vật lớn, gọi là “tình yêu”.
Nếu mỗi người chúng ta đều gieo hạt dọc đường thì sẽ có hai chuyện xảy ra. Thứ nhất, riêng cá nhân ta, một lúc nào đó ta sẽ hưởng được trái ngọt của hạt giống ta gieo hôm nay. Bắt buộc là như vậy. Càng gieo nhiều và càng sống lâu, xác suất được hưởng của ta càng tăng rất cao. Thứ hai, khi nhiều người gieo dọc đường, thì ai đi đâu, dọc đường nào, cũng đều có trái ngon chờ mình trên cây.

__._,_.___
 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm