Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Khổng Tử bái kiến Lão Tử

“60 tuổi ta biết điều phải trái, 70 tuổi tâm theo ý mình.”  Khổng Phu Tử phải đến 60 tuổi mới biết được phân biệt phải trái nhưng chưa chắc biết được nhị nguyên.  70 tuổi tưởng nhầm tâm theo ý mình vì lão hủ nho vô dụng này tưởng nhầm cái tâm phan duyên, tâm viên ý mã này đã thuần thục, quản thúc tùy ý nhưng ông ta vẫn vô minh vì thật ra cái tâm viên này đã trở thành con khỉ già nhớ trước quên sau, ý mã như con ngựa què bệnh hoạn đi đứng lụm khụm còn sức lực nữa đâu mà phi nước đại.

Vậy mà Khổng đã Tử này lầm tưởng tâm phàm phu của mình với kỳ tâm “của vô ngã.”

Khống Tử dám kêu ngạo dám tự xưng là hiểu được mệnh trời lúc 50 tuổi.  40 tuổi hết nghi hoặc, si mê?

30 tuổi lìa nước Lỗ tha phương cầu thực, không ai thuê mướn, vô gia cư, thất nghiệp thì tự lập chổ nào?

Vậy mà dám cả gan, láo lếu làm thầy dạy một lủ ương gàn.

Khống Tử chỉ đào tạo ra một đống hủ nho làm tôi tớ cho vương quyền rồi cũng vì cái đạo nho này mà bị Tây Phương đô hộ nhục nhã. 

Đó là lý do mà Tần Thủy Hoàng đã đốt sách nho, chôn sống học trò.

"Khi tuổi già đến, lòng mới đủ bình tĩnh, trí mới đủ sáng suốt để tìm Đạo."   Đa số, tham sống sợ chết và hơn nữa là như con khỉ già cởi con ngựa què, tâm lão viên, ý mã què, van xin mong được cứu độ hơn là tầm đạo giác ngộ để tự giải thoát.

Đó là lý do, đạo Phật tuy đơn giản, nhân sinh ai ai cũng có Phật tánh nhưng vì đa số chấp sinh sợ tử, chỉ mộng tưởng niết bàn nên không muốn giác ngộ?

CÂU CHUYỆN KHỔNG & LÃO TỬ GẶP NHAU 

image.png             image.png

Hơn hai ngàn năm trước có cuộc gặp kỳ lạ giữa Khổng và Lão.
Khổng Tử ngồi kiệu đi trên đại lộ. Ngài vừa phe phẩy chiếc quạt, vừa lim dim đôi mắt. Bọn người khênh kiệu còng lưng đi thật đều để giữ thăng bằng cho thầy an tọa. Bỗng phía trước có kẻ cỡi trâu cắt ngang qua. 

Khổng Tử mở mắt nhìn và quát :
– Tên trẻ trâu kia vô lễ, đường lớn không đi lại cắt ngang mặt người ta ?
Con trâu dừng lại ngoái cổ nhìn. Tên trẻ cỡi trâu cười nói:
– Ngươi biết ta đã bao nhiêu tuổi rồi không mà cao giọng bảo ta trẻ trâu vô lễ? Chẳng qua ngươi đi trên con đường người ta đã dọn sẵn. Sự thực không có đường nào là lớn cả. Nơi không có đường mới thực sự là lớn !
Khổng Tử mở to mắt nhìn. Bây giờ mới thấy người kia dù mặt mũi trẻ con nhưng râu tóc bạc phơ, chừng như đã sống mấy trăm năm, bèn ra lệnh cho phu hạ kiệu và bước xuống vòng tay thi lễ:
– Tại hạ có mắt như mù. Chẳng hay lão trượng chính là Lão Tử, người nước Sở ?
Lão Tử vẫn ngồi vắt vẻo trên lưng trâu nheo mắt cười:
– Đích thị là mỗ, bốn phương là nhà, không cần biết sinh ra ở đâu! Thái độ trịch thượng như ngươi ta đoán không nhầm là người họ Khổng nước Lỗ ? Chào Khổng Phu Tử !
Khổng Tử lại vái chào lần nữa:
– Tại hạ là Khổng Khâu đây, Đạo của tại hạ vốn khiêm cung, lão trượng đã quá lời…
Lão nhìn bọn phu kiệu lưng ướt đẫm mồ hôi, rồi nhìn Khổng Tử khăn áo lượt là mà cười, con trâu cũng cười theo. Lão Tử nói:
– Đạo của ngươi là gì ?
Khổng Tử trịnh trọng :
– Tóm gọn trong mấy chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Lão Tử cười vang :
– Có đến năm thứ, thứ nào cũng khó, cũng cao, sao gọi là khiêm cung? Những người dân chân lấm tay bùn làm sao học được cái Đạo ấy ?
Khổng Tử thanh minh :
– Đạo của tại hạ chỉ dành cho người quân tử, không dành cho kẻ tiểu nhân. Với người dân chân lấm tay bùn chỉ cần Lễ là đủ. Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên !
Lão Tử hỏi :
– Tự nhiên sinh ra vốn bình đẳng, làm gì có phân biệt quân tử hay tiểu nhân? Lễ là phép tắc, trật tự, ngày nào cũng bắt dân phục lễ khác nào ngươi bắt dân phải đeo gông đi trên con đường hẹp. Còn Nhân, Nghĩa, Trí, Tín ngươi dành cho quan quyền khác nào mở đường cho chúng tự do nói dối, giả nhân giả nghĩa, lưu manh, lừa lọc? Vậy còn phụ nữ thì sao ?
Khổng lúng túng không trả lời hết các câu hỏi, chỉ trả lời câu cuối cùng như cái máy :
– Phận nữ nhi thường tình !
Lão Tử lại cười ha ha :
– Vậy mẹ của ngươi cũng là tiểu nhân? Vậy thì Lễ của ngươi nói kính cha thờ mẹ để làm gì? Bây giờ thì ngươi đi đâu ?
Khổng Tử tự hào thưa :
– Đi chu du thiên hạ để truyền Đạo. Nhà Chu suy, chư hầu nổi loạn, rất cần đạo trị – bình để thu thiên hạ về một mối, yên ổn vì đại cục…
Lão Tử cắt lời :
– Nguy tai! Nguy tai! Nhà Chu suy đồi mà ngươi lại dùng phép tắc nhà Chu làm mẫu mực để gọi là Lễ? Nói thật, Đạo của ngươi cũng chỉ là con đường cụt. Lễ mà ngươi dạy đời ấy chỉ tạo thêm ra loại người đối với bề trên thì nịnh nọt uốn gối khom lưng, đối với kẻ dưới thì trịch thượng khinh người. 
Đạo trị – bình của ngươi chỉ có thể giữ thế ổn định tạm thời để bọn quan quyền tham nhũng. Dân vì hèn, vì sợ mà tạm bình, chứ quan đang nắm quyền thống trị thì sẽ tranh chấp hỗn loạn, cắn nhau như chó tranh cứt. Sao không để chư hầu nổi loạn mà làm lại từ đầu? Cái cây già mục ruỗng đã sắp chết thì dọn đi để trống đất cho cây con mọc lên, khư khư giữ lấy làm gì ?
Nghe đến đấy, Khổng Tử không khỏi nổi giận, mặt đỏ phừng phừng:
– Lão trượng không nên xúc phạm Thiên tử và kích động làm loạn. Tội phản nghịch đáng bị tru di ba họ. Nhưng thôi, coi như tại hạ chưa nghe gì. Vậy mạo muội hỏi, Đạo của lão trượng là gì ?
Lão Tử vẫn khoan thai, tay đưa lên vuốt chòm râu trắng :
– Ta chỉ có một cái đầu trong muôn vạn cái đầu của thiên hạ. Ba họ nhà ta là ai ta còn chưa biết thì sợ gì họa tru di. Ngươi hỏi Đạo của ta ư ? Đạo của ta là vô đạo, đường của ta đi là không có con đường. Đó mới là Đại Đạo.
Khổng Tử ngơ ngác không hiểu gì. Nhìn vẻ mặt ngơ ngác ấy, 

Lão Tử lại ngửa mặt cười vang, đưa ngón tay vẽ một vòng thái cực vào không khí và nói :
– Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do, nhưng có trật tự và cái lý của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm… Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau. Đạo của ngươi áp đặt mọi thứ theo trật tự như ngươi muốn và bắt buộc mọi thứ giống như nhau mà được à ?
Bây giờ thì Khổng Tử nghe như nuốt từng lời. Khổng Tử hỏi :
– Đạo của lão trượng từ đâu ra vậy ?
Lão Tử nói :
– Từ trời đất, từ nhân gian mà ra. Ta học được từ đám dân đen mà Đạo của ngươi gọi là bọn tiểu nhân đáng khinh bỉ đấy !
Lão Tử lại nhìn Khổng Tử đang trố mắt mà tiếp :
- Ta nghe ngươi đi đến đâu, các vua "chư hầu" đuổi đến đó như đuổi tà. Có người bảo ngươi chỉ là kẻ "cơ hội". Nhưng ngươi yên tâm, vài trăm năm sau Đạo của ngươi sẽ được trọng dụng vì nó sẽ là "vũ khí bịp bợm" tốt nhất. Người ta sẽ leo lẻo nói điều Nhân, điều Nghĩa, người ta luận về điều Trí, điều Tín, nhưng "nói một đằng làm một nẻo". Và hiển nhiên, người ta sẽ tôn ngươi là "Thánh" để mê hoặc lòng người !
Đến đây, Khổng Tử cúi sát người xuống chân Lão Tử mà lạy ba lạy:
– Tại hạ lĩnh giáo và xin bổ sung vào Đạo của mình. Đời vẫn có quân tử và tiểu nhân, nhưng Đạo lớn nhất vẫn là lấy "dân" làm gốc ạ !
Lão Tử lại bật cười đến văng nước bọt:
– Câu đó sẽ là câu "mị dân" lớn nhất! Dân nghe vậy sẽ vui vẻ làm trâu cày cho sự nghiệp của các quan chứ gì ?
Nói đoạn, Lão Tử vỗ mông trâu bỏ đi, không một lời chào. 

Con trâu họ lên một tiếng và "ị" một bãi to tướng trước mặt Khổng rồi đưa Lão băng qua cánh đồng. 

Khổng nhìn theo không chớp mắt. Kỳ lạ là con trâu đi đến đâu cỏ cây dạt ra đến đấy. 

Khổng Tử lầm bầm, rằng Lão Tử thật sự tự do, con đường của Lão Tử thật sự là con đường lớn, không như ta cả đời tự đeo gông vào cổ và đi vào ngõ cụt mà không biết…

Tối hôm đó về nhà trọ, Khổng Tử trằn trọc suốt ba canh rồi thiếp đi. 

Trong giấc mơ, Khổng thấy mình sống lừng lững đến 2000 năm, bao nhiêu người đến sụp lạy tôn Khổng thành Thánh. Khổng cứ ngồi bất động mà làm Thánh. Không biết là mộng ác hay mộng lành. 

Vài lời bàn thêm:

Đạo của Lão Tử dựa trên nguyên lý “Nhị Nguyên” nghĩa là hễ có cái này tất sinh cái kia và ngược lại. Có trời thì phải có đất, có âm tất phải có dương…và từ đó mọi thứ biến hóa vô cùng vô tận mà chúng ta gọi là cõi đời. Triết lý Nhị Nguyên này thì cũng giống như Phật giáo trong thế giới tương đối và sự biến hóa vô cùng vô tận mà Lão Tử nói ở đây cũng chính là giáo lý Duyên Khởi của đạo Phật nghĩa là tất cả mọi hiện tượng từ vật chất đến tinh thần đều do các duyên tạo tác , nhân này duyên nọ và từ đó mà có thế gian vũ trụ. Tuy nhiên, nếu tiến xa thêm một tầng nữa thì cốt lõi của Phật giáo không phải là "Nhị Nguyên" mà là "Bất Nhị" bởi vì Nhị Nguyên chính là nguồn gốc của mọi sự khổ đau trên thế gian này. Thí dụ muốn có hạnh phúc thì phải nếm khổ đau, hoặc là bề mặt thật của hạnh phúc chính là khổ đau vì thế đạo Phật không bao giờ chủ trương đưa con người đến bờ hạnh phúc bình thường của thế gian mà cốt lõi của đạo Phật là đưa con người đến chân hạnh phúc hay là hạnh phúc tối thượng nghĩa là vào thời điểm đó tâm thức con người không còn hạnh phúc hay khổ đau, không còn lạc hay hỷ mà hoàn toàn thanh tịnh tự tại và nhà Phật gọi đó là Niết Bàn. Lúc đó, con người sẽ không cần nịnh bợ để được quyền cao chức trọng của Khổng Tử vì những nguyên nhân gây ra khổ đau là tham, sân, si,mạn, nghi...không còn nữa nên trong tâm không còn tranh chấp hơn thua hay là phải cởi trâu đi đây đi đó như Lão Tử bởi vì một khi tâm hoàn toàn thanh tịnh thì ở đâu cũng là thiên đường, an lạc và lúc nào tâm cũng tự tại, không cần phải đi đâu cả.

  

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm