- Chi tiết
-
Chuyên mục: Phim - Truyện Đạo Đời
-
Có nhiều độc giả ở vào lứa tuổi trên dưới 70 gửi thư cho tôi hỏi là có nên về Việt Nam sống nốt những ngày còn lại trên cõi thế này không? Vì dù sao quê hương vẫn là nơi ta sinh ra tại đó. Biết bao kỷ niệm thân thương, yêu dấu dù đi khắp bốn phương trời hằng mấy chục năm vẫn không thể nào quên. Nhất là khi tuổi đời chân đã vấp hoàng hôn, thân thể hao mòn không còn đủ "nội lực" để đi tiếp, để thực hiện những giấc mộng vàng nơi xứ người. Xét về mặt tình cảm của con người thì quả đúng như vậy. Tôi còn nhớ một bài trong sách giáo khoa học lúc còn nhỏ: không có nơi đâu đẹp bằng quê hương ta. Hơn nữa có một điều mà những người lớn tuổi sống lâu năm trên đất Mỹ (và cả các nước Anh, Pháp, Úc, Canada vv…) đều phải nhìn nhận là chúng ta đã và đang sống những ngày tháng buồn bã cô đơn. Chúng ta không biết làm gì để "tiêu" hết thì giờ của một ngày, trong khi đó thời gian lại qua mau, quá mau. Có người lấy sách báo, phim bộ làm thú tiêu sầu giết thì giờ. Có người vui chơi với con cháu sau giờ chúng đi học về - dù giờ giấc ngắn ngủi - vì chúng còn phải lo bài vở. Có người đi các sòng bạc để "đốt" vài khoản "tiền lẻ". Có người ra chỗ công cộng quây lại với nhau chơi cờ tướng hoặc bàn bạc chuyện chính trị chính em, nhận xét phê phán thế sự thăng trầm, rồi kiếm vài tờ báo bỏ túi để tối về nhà "nghiền". Nói chung mọi người vẫn không tránh khỏi cái cảnh ngày tháng buồn tênh đang vây bủa quanh đời sống của mình. Và nhiều cuộc tranh luận (trong gia đình, chỗ bạn bè và cả nơi công cộng) đã diễn ra quanh đề tài: người lớn tuổi có nên về nước (VN) sống không? Theo tôi, người lớn tuổi không nên về nước (VN) sống bởi những lý do sau đây.
Thứ nhất: Có lẽ đây là nỗi buồn nhất (và cũng là sự khó chịu nhất?) của người "xin nhận lại nơi này làm quê hương" về cuối đời: mọi sinh hoạt từ suy nghĩ tới hành động, dù lớn hay nhỏ, đều có sự khác biệt như không có cùng một nền văn hóa, một nền giáo dục giữa người trong và ngoài nước! Người trở về có cảm tưởng mình là người khách lạ trên quê hương mình. Mọi người xung quanh, ngay cả bà con thân thuộc, đều nhìn mình như một con người khác: một Việt kiều chứ không phải một người Việt Nam cùng máu đỏ da vàng, tiên tổ. Y hệt như cái thủa 30 tháng Tư năm nào với tấn trò kỳ thị: "Bắc kỳ mới, Bắc kỳ cũ", "phe ta phe nó"… Ngay cả ngôn từ thường dùng hàng ngày cũng vậy. Cùng câu cùng chữ đó mà "hai bên" đều hiểu nghĩa khác hẳn. Ngoài ra còn có quá nhiều chữ mới được "sáng tạo" mà người ở xa về không tài nào hiểu nổi, nghe nói mà cứ ngẩn tò te. Riêng về phương diện nói tục chửi thề thì phải nhìn nhận là đồng bào ta tiến bộ vượt bực!
Thứ hai: Vấn đề ô nhiễm môi sinh. Có thể nói ở các thành phố lớn như Hà Nội, Saigon người và xe cộ lúc nào cũng kẹt cứng mặt đường. Tiếng động cơ của đủ loại xe lớn nhỏ suốt ngày đêm ồn ào gầm rú đinh tai nhức óc. Các chất khói từ động cơ nhả ra mù mịt cả đường phố cộng với bụi bặm làm cho không khí vốn không tốt càng thêm vẩn đục ô nhiễm. Những bệnh về đường hô hấp phát sinh từ đây. Đó là chưa kể đường xá vô cùng tệ hại vừa sửa xong đã hư. (Vì không mau chóng hư để có cớ sửa lại thì làm sao có thể chấm mút kiếm chác!). Ổ gà, sống trâu đầy rẫy mặt đường tạo ra biết bao tai nạn thảm khốc. Theo thống kê của nhà nước mỗi năm tai nạn giao thông giết chết cả ngàn người! Bạn đã sống ở Mỹ quen với môi trường vệ sinh sạch sẽ, không khí trong lành, đường xá thênh thang phẳng lỳ, không một chút bụi bay, không một cộng rác dưới bánh xe lăn thì làm sao bạn có thể "hội nhập"với cảnh cũ người xưa?
Thứ ba: Có lẽ do nước đổi chủ nên khí hậu cũng đổi theo chăng? So với mấy chục năm trước thì khí hậu Việt Nam (nhất là ở miền Nam) hiện nay thay đổi rất nhiều. Theo những người về thăm quê cũ cho biết khí hậu rất khắc nghiệt: nóng nực và ẩm ướt như chưa từng có, khiến con người cứ rã rời, bứt rứt, nhức nhối. Còn ở miền Bắc thì cái lạnh và buốt giá mỗi năm một tăng dữ dội, đến nỗi mạnh như trâu bò cũng phải lăn đùng ra chết. "Bên này" cái lạnh cũng chẳng thua kém gì "bên đó" nhưng chúng ta có thừa áo ấm chăn dầy và nhất là nhà nào cũng có máy "hít". Còn bên đó điện còn chưa có đủ để thắp sáng trong nhà lấy đâu ra để chạy máy "hít"! Cái sự nóng lạnh bất thường và quá độ này dễ đưa những người lớn tuổi (kém sức chịu đựng) mau về bên kia thế giới lắm.
Thứ tư: Thức ăn đồ uống phải nói là rất kém vệ sinh nếu không muốn nói là mất vệ sinh và độc hại. Chúng ta từng nhiều lần thấy báo chí trong nước loan tin (chứ không phải báo chí ngoài này bịa đặt) về thức ăn nấu nướng không hợp vệ sinh, dùng cả rau củ thịt cá hư thối. Lấy một vài điển hình. Bánh phở, món ăn thường xuyên hàng ngày của mọi người, thì cho chất "phoọc môn" dùng ướp xác người vào để bánh được dai và lâu hư. Còn rượu đế - thứ rượu người Việt Nam quen dùng từ bao đời nay - pha thuốc giết rầy vào để cho rượu trong và tăng độ nồng! Về nước uống và nước nấu ăn thì dầy đặc vi khuẩn độc hại và đục ngầu chứa đầy chất han rỉ của ống dẫn nước đã quá cũ kỹ. Rau quả thì chứa toàn độc chất. Đa số Việt kiều về nước chơi mắc chứng đau bụng tiêu chẩy vì ăn uống những thứ mất vệ sinh và độc hại này! Lại thêm những nạn "dịch" thường xuyên xẩy ra. Nào dịch gà vịt, nào dịch heo tai xanh, nào dịch thổ tả, kiết lỵ…toàn thứ giết người không gươm!
Thứ năm: Bước ra khỏi nhà là thấy thần chết bay lởn vởn trên đầu. Đường xá đã nhỏ hẹp hư hỏng tồi tệ, lại thêm xe cộ lớn nhỏ dầy đặc chạy phóng ẩu tả bạt mạng mất trật tự nên thường xuyên gây ra tai nạn chết người bỏ chạy. Đó là chưa kể tới những cuộc đua xe (của các con ông cháu cha) nổi hứng bất thần, lần nào cũng làm cho dăm bẩy mạng người đi đường chết oan. Ngoài ra với những người đi xe hơi thuộc loại đắt tiền cũng luôn là nạn nhân ngoài đường phố. Có một bọn bất lương chuyên giở trò rạch mặt ăn vạ như kiểu anh chàng Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Họ tìm cách lao xe (xe đạp hay gắn máy) của mình và cả người nữa vào đầu hoặc hông xe hơi rồi nằm lăn ra đường la lối kêu gào hoặc vờ vịt bất tỉnh nhân sự. Thế là muốn cho êm chuyện, chủ xe phải dúi vào tay "nạn nhân" một khoản tiền. Rồi còn cái "quốc nạn công an đường phố", bất cứ thuộc thành phần giai cấp nào (trừ dân cuốc bộ trên lề đường và các quan to) mọi người đều phải nộp tiền mãi lộ, khi tiếng còi của "anh đồng chí công an" ré lên, bất cần phải trái. Không dúi tiền là xe và người được "cầm chân" tại chỗ vài giờ rồi sau đó chuyển về "bót" giam giữ chơi ít ngày cho tới khi đóng đủ tiền nộp phạt!
Thứ sáu: Dù trải qua mấy chục năm rồi mà cái cảm giác bất an sợ sệt vẫn cứ ám ảnh tâm trí người Việt về nước thăm bà con. Bất cứ lúc nào công an cũng có thể tóm cổ mình vào nhà tù vu cho đủ thứ tội. Như mới đây một Việt kiều về nước ăn tết bị công an phi cảng Saigon "phát giác" có vũ khí dấu trong va ly quần áo. Không biết cơ quan an ninh phi trường của Mỹ qua mấy cổng kiểm tra gắt gao với những máy móc tối tân, có thể coi như nhất thế giới, lại không phát giác được, phải đợi tới công an cộng sản? Hay "bọn đế quốc Mỹ" đồng lõa âm mưu tạo loạn? Hay loại vũ khí này thuộc loại biết tàng hình? Rồi còn cái nạn các đồng chí thuộc đủ loại cơ quan đoàn thể tới nhà vòi vĩnh tiền bạc với cớ ủng hộ, gây quỹ vv… Như vậy dù muốn dù không chúng ta luôn luôn bị đe dọa và quấy rầy. An ninh không bảo đảm chút nào. Còn tự do thì tất nhiên vắng bóng, từ năm 1975 tới giờ vẫn không thay đổi, nói gì tới cởi mở tiến bộ như bọn "ăn cơm tự do tuyên truyền cho cộng sản" thường vẫn la lối! Cứ thử đụng vào một sợi lông chân của đảng thôi là biết tay nhau liền! Chỉ có ăn chơi trụy lạc là tự do thả dàn, chẳng những nhà nước không cấm đoán mà còn chiêu dụ thanh niên nam nữ đi vào con đường này!
Thứ bẩy: Những người lớn tuổi thường mắc nhiều chứng bệnh. Nào cao máu, cao mỡ, đau tim, đau dạ dầy, đau nhức gân cốt… Ở Mỹ đa số đều được hưởng chế độ khám chữa bệnh thuốc men miễn phí. Nay về nước sống thì lấy đâu ra tiền chi phí chữa trị những bệnh này? Đó là chưa kể tới nền y tế của Mỹ "hiện đại" gấp nhiều lần nền y tế Việt Nam và nhất là các thầy thuốc Mỹ có lương tâm nghề nhiệp hơn thầy thuốc ở Việt Nam. Không có cái trò không tiền miễn chữa bệnh!
Thứ tám: Những người thuộc lớp tuổi trên dưới 70, đa số là dân HO, hầu như tất cả đều hưởng tiền trợ cấp của chính phủ Mỹ. Nay về Việt Nam chỉ quá một tháng thôi là bị cúp trợ cấp liền. Vậy lấy đâu ra tiền sinh sống để an hưởng tuổi già nơi quê hương? Trông cậy vào con cháu ư? Nếu có con cháu giầu có thì chúng cũng chỉ chi cho một thời gian mà thôi. (Tục ngữ ta có câu: cha mẹ nuôi con như trời như biển, con nuôi cha mẹ con tính từng ngày). Có một sự thật đau lòng phải kể ra đây là lớp người mới thuộc những thế hệ sau trong nước, phất lên bạc muôn tiền tỷ nhờ mánh mung phe phẩy, tuy giầu tiền nhưng lại rất nghèo tình nghĩa! (Xã hội đã "hun đúc" họ trở thành như vậy). Sau một thời gian đầu có vẻ vui vẻ, họ sẽ coi chúng ta như những của nợ báo đời! Còn những người chẳng may có con cháu nghèo khó xin miễn bàn. Chúng chẳng nuôi nổi chúng và vợ con chúng thì còn lo được cho ai! Việt kiều mà không tiền bạc lại sống bám vào kẻ khác sẽ trở thành phó thường dân ngay lập tức và sẽ vĩnh viễn "bái bai" trò nay đón mai đưa như trước đây khi trong túi còn sột soạt rủng rỉnh đồng đô la xanh thắm!
Viết tới đây tôi nghĩ cũng đã tàm tạm đủ, chứ kể ra hết những điều tai nghe mắt thấy thì có lẽ phải viết hàng trăm trang giấy. Vậy thì để kết luận, theo tôi, nếu chúng ta nhớ quê hương đất nước, họ hàng thân thuộc bạn bè quý mến thì chỉ nên về thăm một thời gian mà thôi, không nên ở lại lâu dài. Chẳng những không được gì mà còn mất tất cả từ tình cảm tới vật chất và có thể còn... chết sớm nữa! Quê hương, nơi chôn nhau cắt rún, đã là người ai chẳng yêu thương nhung nhớ! Nếu quê hương là chùm nho ngọt, là cỏ cây hoa lá mượt mà xanh tươi thơm ngát, là bầu trời tự do lồng lộng gió mát trăng trong và ánh dương rực rỡ thì chúng ta nên về sống để làm tươi thắm thêm những ngày tháng còn lại trên cõi đời này. Nhưng quê hương bây giờ chỉ là chùm khế chua và chát thì tội gì chúng ta dấn thân vào cho tủi, cho khổ, cho đau, cho nhục cái tấm thân già gần đất xa trời!
Có nhiều độc giả ở vào lứa tuổi trên dưới 70 gửi thư cho tôi hỏi là có nên về Việt Nam sống nốt những ngày còn lại trên cõi thế này không? Vì dù sao quê hương vẫn là nơi ta sinh ra tại đó. Biết bao kỷ niệm thân thương, yêu dấu dù đi khắp bốn phương trời hằng mấy chục năm vẫn không thể nào quên. Nhất là khi tuổi đời chân đã vấp hoàng hôn, thân thể hao mòn không còn đủ "nội lực" để đi tiếp, để thực hiện những giấc mộng vàng nơi xứ người. Xét về mặt tình cảm của con người thì quả đúng như vậy. Tôi còn nhớ một bài trong sách giáo khoa học lúc còn nhỏ: không có nơi đâu đẹp bằng quê hương ta. Hơn nữa có một điều mà những người lớn tuổi sống lâu năm trên đất Mỹ (và cả các nước Anh, Pháp, Úc, Canada vv…) đều phải nhìn nhận là chúng ta đã và đang sống những ngày tháng buồn bã cô đơn. Chúng ta không biết làm gì để "tiêu" hết thì giờ của một ngày, trong khi đó thời gian lại qua mau, quá mau. Có người lấy sách báo, phim bộ làm thú tiêu sầu giết thì giờ. Có người vui chơi với con cháu sau giờ chúng đi học về - dù giờ giấc ngắn ngủi - vì chúng còn phải lo bài vở. Có người đi các sòng bạc để "đốt" vài khoản "tiền lẻ". Có người ra chỗ công cộng quây lại với nhau chơi cờ tướng hoặc bàn bạc chuyện chính trị chính em, nhận xét phê phán thế sự thăng trầm, rồi kiếm vài tờ báo bỏ túi để tối về nhà "nghiền". Nói chung mọi người vẫn không tránh khỏi cái cảnh ngày tháng buồn tênh đang vây bủa quanh đời sống của mình. Và nhiều cuộc tranh luận (trong gia đình, chỗ bạn bè và cả nơi công cộng) đã diễn ra quanh đề tài: người lớn tuổi có nên về nước (VN) sống không? Theo tôi, người lớn tuổi không nên về nước (VN) sống bởi những lý do sau đây.
Thứ nhất: Có lẽ đây là nỗi buồn nhất (và cũng là sự khó chịu nhất?) của người "xin nhận lại nơi này làm quê hương" về cuối đời: mọi sinh hoạt từ suy nghĩ tới hành động, dù lớn hay nhỏ, đều có sự khác biệt như không có cùng một nền văn hóa, một nền giáo dục giữa người trong và ngoài nước! Người trở về có cảm tưởng mình là người khách lạ trên quê hương mình. Mọi người xung quanh, ngay cả bà con thân thuộc, đều nhìn mình như một con người khác: một Việt kiều chứ không phải một người Việt Nam cùng máu đỏ da vàng, tiên tổ. Y hệt như cái thủa 30 tháng Tư năm nào với tấn trò kỳ thị: "Bắc kỳ mới, Bắc kỳ cũ", "phe ta phe nó"… Ngay cả ngôn từ thường dùng hàng ngày cũng vậy. Cùng câu cùng chữ đó mà "hai bên" đều hiểu nghĩa khác hẳn. Ngoài ra còn có quá nhiều chữ mới được "sáng tạo" mà người ở xa về không tài nào hiểu nổi, nghe nói mà cứ ngẩn tò te. Riêng về phương diện nói tục chửi thề thì phải nhìn nhận là đồng bào ta tiến bộ vượt bực!
Thứ hai: Vấn đề ô nhiễm môi sinh. Có thể nói ở các thành phố lớn như Hà Nội, Saigon người và xe cộ lúc nào cũng kẹt cứng mặt đường. Tiếng động cơ của đủ loại xe lớn nhỏ suốt ngày đêm ồn ào gầm rú đinh tai nhức óc. Các chất khói từ động cơ nhả ra mù mịt cả đường phố cộng với bụi bặm làm cho không khí vốn không tốt càng thêm vẩn đục ô nhiễm. Những bệnh về đường hô hấp phát sinh từ đây. Đó là chưa kể đường xá vô cùng tệ hại vừa sửa xong đã hư. (Vì không mau chóng hư để có cớ sửa lại thì làm sao có thể chấm mút kiếm chác!). Ổ gà, sống trâu đầy rẫy mặt đường tạo ra biết bao tai nạn thảm khốc. Theo thống kê của nhà nước mỗi năm tai nạn giao thông giết chết cả ngàn người! Bạn đã sống ở Mỹ quen với môi trường vệ sinh sạch sẽ, không khí trong lành, đường xá thênh thang phẳng lỳ, không một chút bụi bay, không một cộng rác dưới bánh xe lăn thì làm sao bạn có thể "hội nhập"với cảnh cũ người xưa?
Thứ ba: Có lẽ do nước đổi chủ nên khí hậu cũng đổi theo chăng? So với mấy chục năm trước thì khí hậu Việt Nam (nhất là ở miền Nam) hiện nay thay đổi rất nhiều. Theo những người về thăm quê cũ cho biết khí hậu rất khắc nghiệt: nóng nực và ẩm ướt như chưa từng có, khiến con người cứ rã rời, bứt rứt, nhức nhối. Còn ở miền Bắc thì cái lạnh và buốt giá mỗi năm một tăng dữ dội, đến nỗi mạnh như trâu bò cũng phải lăn đùng ra chết. "Bên này" cái lạnh cũng chẳng thua kém gì "bên đó" nhưng chúng ta có thừa áo ấm chăn dầy và nhất là nhà nào cũng có máy "hít". Còn bên đó điện còn chưa có đủ để thắp sáng trong nhà lấy đâu ra để chạy máy "hít"! Cái sự nóng lạnh bất thường và quá độ này dễ đưa những người lớn tuổi (kém sức chịu đựng) mau về bên kia thế giới lắm.
Thứ tư: Thức ăn đồ uống phải nói là rất kém vệ sinh nếu không muốn nói là mất vệ sinh và độc hại. Chúng ta từng nhiều lần thấy báo chí trong nước loan tin (chứ không phải báo chí ngoài này bịa đặt) về thức ăn nấu nướng không hợp vệ sinh, dùng cả rau củ thịt cá hư thối. Lấy một vài điển hình. Bánh phở, món ăn thường xuyên hàng ngày của mọi người, thì cho chất "phoọc môn" dùng ướp xác người vào để bánh được dai và lâu hư. Còn rượu đế - thứ rượu người Việt Nam quen dùng từ bao đời nay - pha thuốc giết rầy vào để cho rượu trong và tăng độ nồng! Về nước uống và nước nấu ăn thì dầy đặc vi khuẩn độc hại và đục ngầu chứa đầy chất han rỉ của ống dẫn nước đã quá cũ kỹ. Rau quả thì chứa toàn độc chất. Đa số Việt kiều về nước chơi mắc chứng đau bụng tiêu chẩy vì ăn uống những thứ mất vệ sinh và độc hại này! Lại thêm những nạn "dịch" thường xuyên xẩy ra. Nào dịch gà vịt, nào dịch heo tai xanh, nào dịch thổ tả, kiết lỵ…toàn thứ giết người không gươm!
Thứ năm: Bước ra khỏi nhà là thấy thần chết bay lởn vởn trên đầu. Đường xá đã nhỏ hẹp hư hỏng tồi tệ, lại thêm xe cộ lớn nhỏ dầy đặc chạy phóng ẩu tả bạt mạng mất trật tự nên thường xuyên gây ra tai nạn chết người bỏ chạy. Đó là chưa kể tới những cuộc đua xe (của các con ông cháu cha) nổi hứng bất thần, lần nào cũng làm cho dăm bẩy mạng người đi đường chết oan. Ngoài ra với những người đi xe hơi thuộc loại đắt tiền cũng luôn là nạn nhân ngoài đường phố. Có một bọn bất lương chuyên giở trò rạch mặt ăn vạ như kiểu anh chàng Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Họ tìm cách lao xe (xe đạp hay gắn máy) của mình và cả người nữa vào đầu hoặc hông xe hơi rồi nằm lăn ra đường la lối kêu gào hoặc vờ vịt bất tỉnh nhân sự. Thế là muốn cho êm chuyện, chủ xe phải dúi vào tay "nạn nhân" một khoản tiền. Rồi còn cái "quốc nạn công an đường phố", bất cứ thuộc thành phần giai cấp nào (trừ dân cuốc bộ trên lề đường và các quan to) mọi người đều phải nộp tiền mãi lộ, khi tiếng còi của "anh đồng chí công an" ré lên, bất cần phải trái. Không dúi tiền là xe và người được "cầm chân" tại chỗ vài giờ rồi sau đó chuyển về "bót" giam giữ chơi ít ngày cho tới khi đóng đủ tiền nộp phạt!
Thứ sáu: Dù trải qua mấy chục năm rồi mà cái cảm giác bất an sợ sệt vẫn cứ ám ảnh tâm trí người Việt về nước thăm bà con. Bất cứ lúc nào công an cũng có thể tóm cổ mình vào nhà tù vu cho đủ thứ tội. Như mới đây một Việt kiều về nước ăn tết bị công an phi cảng Saigon "phát giác" có vũ khí dấu trong va ly quần áo. Không biết cơ quan an ninh phi trường của Mỹ qua mấy cổng kiểm tra gắt gao với những máy móc tối tân, có thể coi như nhất thế giới, lại không phát giác được, phải đợi tới công an cộng sản? Hay "bọn đế quốc Mỹ" đồng lõa âm mưu tạo loạn? Hay loại vũ khí này thuộc loại biết tàng hình? Rồi còn cái nạn các đồng chí thuộc đủ loại cơ quan đoàn thể tới nhà vòi vĩnh tiền bạc với cớ ủng hộ, gây quỹ vv… Như vậy dù muốn dù không chúng ta luôn luôn bị đe dọa và quấy rầy. An ninh không bảo đảm chút nào. Còn tự do thì tất nhiên vắng bóng, từ năm 1975 tới giờ vẫn không thay đổi, nói gì tới cởi mở tiến bộ như bọn "ăn cơm tự do tuyên truyền cho cộng sản" thường vẫn la lối! Cứ thử đụng vào một sợi lông chân của đảng thôi là biết tay nhau liền! Chỉ có ăn chơi trụy lạc là tự do thả dàn, chẳng những nhà nước không cấm đoán mà còn chiêu dụ thanh niên nam nữ đi vào con đường này!
Thứ bẩy: Những người lớn tuổi thường mắc nhiều chứng bệnh. Nào cao máu, cao mỡ, đau tim, đau dạ dầy, đau nhức gân cốt… Ở Mỹ đa số đều được hưởng chế độ khám chữa bệnh thuốc men miễn phí. Nay về nước sống thì lấy đâu ra tiền chi phí chữa trị những bệnh này? Đó là chưa kể tới nền y tế của Mỹ "hiện đại" gấp nhiều lần nền y tế Việt Nam và nhất là các thầy thuốc Mỹ có lương tâm nghề nhiệp hơn thầy thuốc ở Việt Nam. Không có cái trò không tiền miễn chữa bệnh!
Thứ tám: Những người thuộc lớp tuổi trên dưới 70, đa số là dân HO, hầu như tất cả đều hưởng tiền trợ cấp của chính phủ Mỹ. Nay về Việt Nam chỉ quá một tháng thôi là bị cúp trợ cấp liền. Vậy lấy đâu ra tiền sinh sống để an hưởng tuổi già nơi quê hương? Trông cậy vào con cháu ư? Nếu có con cháu giầu có thì chúng cũng chỉ chi cho một thời gian mà thôi. (Tục ngữ ta có câu: cha mẹ nuôi con như trời như biển, con nuôi cha mẹ con tính từng ngày). Có một sự thật đau lòng phải kể ra đây là lớp người mới thuộc những thế hệ sau trong nước, phất lên bạc muôn tiền tỷ nhờ mánh mung phe phẩy, tuy giầu tiền nhưng lại rất nghèo tình nghĩa! (Xã hội đã "hun đúc" họ trở thành như vậy). Sau một thời gian đầu có vẻ vui vẻ, họ sẽ coi chúng ta như những của nợ báo đời! Còn những người chẳng may có con cháu nghèo khó xin miễn bàn. Chúng chẳng nuôi nổi chúng và vợ con chúng thì còn lo được cho ai! Việt kiều mà không tiền bạc lại sống bám vào kẻ khác sẽ trở thành phó thường dân ngay lập tức và sẽ vĩnh viễn "bái bai" trò nay đón mai đưa như trước đây khi trong túi còn sột soạt rủng rỉnh đồng đô la xanh thắm!
Viết tới đây tôi nghĩ cũng đã tàm tạm đủ, chứ kể ra hết những điều tai nghe mắt thấy thì có lẽ phải viết hàng trăm trang giấy. Vậy thì để kết luận, theo tôi, nếu chúng ta nhớ quê hương đất nước, họ hàng thân thuộc bạn bè quý mến thì chỉ nên về thăm một thời gian mà thôi, không nên ở lại lâu dài. Chẳng những không được gì mà còn mất tất cả từ tình cảm tới vật chất và có thể còn... chết sớm nữa! Quê hương, nơi chôn nhau cắt rún, đã là người ai chẳng yêu thương nhung nhớ! Nếu quê hương là chùm nho ngọt, là cỏ cây hoa lá mượt mà xanh tươi thơm ngát, là bầu trời tự do lồng lộng gió mát trăng trong và ánh dương rực rỡ thì chúng ta nên về sống để làm tươi thắm thêm những ngày tháng còn lại trên cõi đời này. Nhưng quê hương bây giờ chỉ là chùm khế chua và chát thì tội gì chúng ta dấn thân vào cho tủi, cho khổ, cho đau, cho nhục cái tấm thân già gần đất xa trời!