Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Ngoại đạo nói rằng: “Sa môn Thích Tử có nhiều việc không biết”. Thích Tử là con dòng họ Thích. Sa môn nghĩa là những người đi tu. Ngoại đạo cười chúng ta dốt. Chúng ta dốt vì hỏi gỗ gì mình cũng không biết, sắt ở tỉnh nào về mình cũng không biết. Chúng mình có biết làm đồng hồ không?

Thưa những việc quá khứ, hiện tại, vị lai, hoặc không chân chánh, hoặc không đem lại an vui, thì dĩ nhiên Đức Như Lai không có đề cập đến. Như Lai chỉ nói khi nào phải thời. Từ khi nhập đạo cho đến lúc chứng niết bàn, Đức Phật chỉ nói những lời kiên thật, đúng nghĩa, đúng pháp, đúng luật, lợi ích, không có phù phiếm. Đã nói gì thì mà cho đúng.  Thấy biết hết thảy mọi sự cho nên mới gọi là chánh đẳng chánh giác. Ngài hiểu biết tất cả mọi sự, không có gì ngài không biết cả. Cho nên ngài đã thành Phật nên gọi là chánh đẳng, chánh giác.

Giác là giác tỉnh. Văn hóa VN ảnh hưởng Trung Quốc vì TQ sang cai trị và đem theo văn hoá TQ nên chúng ta bị ảnh hưởng. Khổng Tử là một thánh nhân. Trong khi loài người chúng ta không khác gì loài vật: Tham ăn, tham tiền, thanh danh. Cứ cái gì tốt đẹp thì vơ về minh. Rồi tranh nhau, đánh nhau mất cả nhân nghĩa, mất cả cái tốt đẹp của tinh thần. Số đông loài người là như thế, thành ra con người không có hơn con vật mấy.

Đức Khổng Tử dạy cho dân nên hiếu với cha mẹ. Anh me kính nhường nhau. Ngài dạy thế gian năm chữ: nhân nghĩa lễ trí tín. Ăn ở với nhau cho có nhân, có tình, có nghĩa. Không có vì tiền bạc mà mất tình nghĩa anh em. Phải có trí tuệ sáng suốt, đừng mê muội, đừng nhận than giận làm mình. Phải có lễ phép, kính nhường nhau. Không có nói dối giữ lòng tin. Ngài dạy cho người Trung Quốc và chúng ta cũng ảnh hưởng. chúng ta học cái đạo, luân lý từ đức Khổng Tử đã giác tỉnh.

Tương đối với chúng ta, những người cứ nhận tham sân làm mình thì ngài dạy chúng ta bỏ cái tham, bỏ cái giận mà sống cho có đạo đức, có luân lý. Như thế ngài là bậc giác tỉnh, trong khi chúng ta là những người còn mê. Trong những người còn mê thì ngài là bậc giác tỉnh, nghĩa là tỉnh ra không mê muội tối tăm, không để cho cái tham và giận ngự trị, nó làm chủ mình. Vị ấy gọi là giác. Thế nhưng mà Đức Khổng Tử chỉ dạy cho chúng mình giác tỉnh để sống cho ra con người chứ đừng làm con vật. Thế là giác hơn loài vật. Nhưng ngài chỉ dạy cho mình đến đấy thôi, chứ ngài không dạy cho chúng ta làm thế nào để đừng vào bụng mẹ, vào bào thai. Đừng có thân già bịnh chết này. Ngài không biết, cho nên cái giác của ngài chỉ ở một trình độ thấp. Cái giác của trong loài người với nhau thôi. Cho nên chưa phải là chánh, bởi vì chưa hết khổ. Muốn thoát khổ là chúng ta đừng vào bào thai nữa. Đừng có chịu thân gà, thân vịt, cho đến thân người. Đừng có mê muội ở trong đường sanh từ nữa thì chúng ta mới thật hết khổ. Giác tỉnh như thế mới thật là giác. Nên Đức Phật dạy các bậc tu hành. Các vị tu bước đầu tiên của đạo Phật. Tu để tỉnh ra để ra khỏi vòng luân hồi sanh tử. Hễ cai giác được như thế.Tỉnh được đừng vào bào thai nữa. Đừng luân hồi nữa thì vị ấy mới là giác thật sự. Mới thật hết khổ, cho nên mới gọi là chánh giác.

Chánh giác là các vị đã ra khỏi vòng luân hồi. Thoát được khổ nạn của thế gian. Đó là các bậc từ thánh A-la-hán trở xuống.

Các bồ tát thì các ngài học các kinh đại thừa. Như chúng mình học đại thừa như kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm, nhận lấy chân tâm bản tánh. Tánh bình đẳng như ở con người cũng thấy bằng mắt, cũng nghe bằng tai. Có tánh Phật biết nói, biết các công việc. Còn thân cơm gạo này chúng ta phân biệt mình khác với con chó. Con chó có mõm dài, hai lỗ tai dài và đi bằng bốn chân. Nghĩa là chỉ phân biệt khác nhau ở thân bằng gạo, gằng cơm, bằng đất mà thâ cơm gạo bằng đất này mai nó tan, nó không thật. Nó là cái báo giả hiện một thời rồi thành không. Cho nên chúng ta chỉ lầm phân biệt nhau ở cái thân bằng cơm, bằng đất. Cho nên khinh con chó, con mèo, chà đạp con cua con ốc. coi thường. Còn các vị Bồ tát thì biết thân cua, thân ốc, thân chó, thân mèo cũng làm bằng đất. Thân con người cũng làm bằng đất. Chẳng qua là đất nước gió lửa chuyển biến mà thôi. Những cái không thật. Cái thật là cái đang biết nói đây. Các con đang nghe. Chúng ta biết thấy. Chúng ta biết phải trái, biết học, biết tu. Cái ấy mẹ không cho được mình. Như bây giờ chúng ta lòng tốt có cho ai vay được cái nghe và cái thấy không?

 Bởi vì cái này của ai nấy xài, không ai cho ai vay được. Không ai cướp được của ai. huống chi mình nói rằng mẹ cho mình. Cái đó không phải.  mẹ đâu có cho mình. Cái đó vẫn là của mình từ bao nhiêu kiếp. Con gà nó đang biết thầy bằng bao nhiêu kiếp. gà cũng nghe bằng tai và ăn bằng miệng. Nó cũng biết đi và xoè cánh cho con nó ấm áp. Như vậy rõ ràng nó với mình cái ấy bình đẳng. Khác nhau là khác cái thân bằng cơm, bằng gạo. Nhưng cái thân bằng cơm gạo này rồi nó móm răng, rồi bỏ vào quan tài rồi đem chôn. Nó là cái hư vọng không thật. Nhưng có cái thật nó còn hoài không mất, không phải ở bụng mẹ sanh ra cho nên gọi là vô sanh. Không ai bỏ vào quan tài đem chôn cho  nên nó bất diệt. Tánh vô lượng quang, vô lượng thõ, A di đà của chúng ta. Tánh này bình đẳng ai cũng bằng nhau hết.

Chỉ có điều mình chịu tu thì khai mở trí tuệ. Nếu mình lười biếng thì cứ mê muội tối tăm. Nó không hỏng. Nó không mất. Nó vẫn còn hoài nếu mình khai thác ra. Phật nó con gà nó trả hết nợ, nó thoát thân gà. Rồi nó cũng làm hiền làm thánh và thành Phật.

Ngài Trí Tịnh nói Đức Thích Ca khi xưa là con rận. Đề-bà-Đạt-Đa là con bọ chét. Con rận ở trong áo của một vị tu.Rận cũng khôn khi nào tỳ kheo động đậy thì nó hút máu. Vì tỳ kheo động đậy nên không để ý việc rận hút máu này nên rận yên thân và mập phì. Có con bọ chét ở áo kế bên thấy con rận này mập tốt nên nhảy vào. Nhưng khi tỳ kheo động đậy thì bọ chét sợ, ngồi im. Và khi tỳ kheo ngồi yên thì nó lại cắn. Ngài thấy ngứa nên quăng cái áo vào lửa thế là rận cũng chết lây.

Xa xưa Đức Phật và Đề Bà Đạt Đa là rận và con bọ chét. bây giờ là bà con chú bác. Đấy Phật là thân rận và giờ là Thích Ca thầy của chúng ta. Thế thì đừng xem thường các con rận, hay con bọ chét.

Thái Tử Sĩ Đạt Đa đa đã thành phật va DBĐDa trong Pháp Hoa cũng thọ ký sẽ thành Phật, hiệu là Thiên Vương Như Lai. Một vị đã thành Phật và một vị sẽ thọ ký ngày mai sẽ thành Phật. Còn chúng ta đã được thọ lý gì chưa? Hồi ngài làm con rận, chắc chúng ta cũng làm con rận. Hay mình làm con gì cũng không biết. Hồi đó đã có mính chưa. Có rồi có bọn chúng  mình nhưng mà không có thân này thôi. Nhưng chúng ta cũng đã cùng với các ngài từ xưa tới nay, đã có các ngài là có bọn mình, nhưng không biết lúc đó nhóm chúng ta làm con cắckè hay đâu đó. Con rận giờ thành Phật Thích Ca. Bọ chét rồi ngày mai thành Phật là Thiên Vương Như Lai. Vậy rận với bọ chết có bình đẳng được không? Về tinh thần hay tánh Phật là có bình đẳng với chúng mình không? Hay nó còn hơn bọn mình là Thích Ca rồi. Các vị Bồ Tát nhận được tánh bình đẳng ấy, cho nên gọi là chánh đẳng.

Các ngài giác tỉnh không sống với thân báo chướng giả tậm này mà sống với tánh vô sanh bất diệt, bìh đẳng ở noi tất cả muôn loài vạn pháp. Cho nên các ngài phát nguyện chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Bở vì ai cũng có tánh Phật thì ai cũng sẽ thành Phật được. Cho nên các ngài không quản ngại các ngài xem tất cả con cua, con gà, cho đến, con hổ, con báo, các ngài thấy đều là chư Phật vị lai. Vì vậy, chúng ta nhớ sự tích hồi kiếp xưa Đức Phật Thích Ca làm Thái Tử ngài đi chơi vào khu rừng thấy một con hỗ nó đói mà hổ mẹ mới sinh được năm đứa con. Nếu nó chết thì năm đứa con cũng chết, nhưng nó nghĩ nó ăn thịt một con thì mẹ còn sống và bốn đứa kia con sống tức mẹ mà ăn thịt con. Dù là loài vật nó cũng đau đớn lăm. Ngài bước tới thấy cảnh như vậy, ngài thương hại. Ngài đứng ra trước mặt để cho nó ăn thịt. Ngài đứng ra trước con hỗ đó để cho nó ăn thịt. Nhưng hổ mẹ mệt quá và yếu quá nên không vồ dược ngài. Ngài mới lấy cành tre xốc vào khiến cho ngài bị chảy máu. Rồi ngài đưa đế miệng để cho nó liếm. Nó uống được máu của ngài nó hồi tỉnh lại thì nó có sức mới vồ thân ngài ăn luôn.

Hoàng hậu và phụ vương mất con đi tìm thì chỉ thấy đống xương. Hổ mẹ ăn được ngài khoẻ rồi nên cắp con đi chỗ khác. Chạ mẹ thấy đống xương với mũ áo của ngài đang để đó. Thấy mũ áo biết đống xương là của thái tử. cho nên Cha mẹ khóc vang.

Hồi còn bé mới nghe chuyện đó thầy ghét lắm. Thái tử ngu quá sao hy sinh cho cọp để nó ăn thịt mình rồi mai nó lại ăn thịt bao nhiêu người khác. Biết cọp thương con nó thì sao không thương bố mẹ mình. Mình chết rồi bố mẹ mình khóc bao nhiêu. Sao mình thương con cọp mà không thương bố mẹ mình. Còn bây giờ nếu không hy sinh thì cọp mẹ cọp con chết. Nhưng mình phải nghĩ tới bố mẹ mình chứ. Mình mà chết thì bố mẹ khổ biết ngần nào mà quả nhiên. Bố mẹ khóc nước mất ngập cả triều đình. Thật ra thái tử biết rằng đã đành thế nào mẹ mình cũng khóc. Thế nào mẹ mình cũng khổ. Nhưng mà cái khổ này là cái khổ biệt ly. Bây giờ chết mẹ không thấy con nữa thì mẹ phải buồn. Thế nhưng ngày mai mẹ có sống được mãi ở đời không? Thái tử có sống mãi để mẹ con sum họp đời đời đưọc không?

Thế nào rồi cũng phải đến ngày bà mẹ phải khóc. Bởi vì thế nào rồi mẹ cũng phải chết. Hoặc mình chết trước hoặc mẹ chết trước. Cái sinh tử biệt ly là ấn cho tất cả các loài đã sinh ra chúng sanh. Thế có ở với nhau vĩng viễn không? Thế nào rồi cũng có một ngày mẹ con phải chia lìa vì tất cả đều chết. Cho nên dù thái tử có ở bên cạnh mẹ cho đến trọn đời. Nhưng rồi cũng đến ngày biệt ly. Đến ngày biệt ly là phải khổ. Cho nên cái khổ đó không tránh được thì bây giờ. Bây giờ bà mẹ khóc buồn thì về sau khỏi khóc thế thôi. Chung quy là thế nào cũng có lần biệt ly. Cho nên biết rằng có thân thì phải có hoại. Có hợp thì ngày mai có sự chia ly. Chuyện con hổ ăn thịt hay con rắn nó cắn. Thật ra theo các vị có học, có chứng thì nói rằng phải có nhân quả. Mình nợ nó thì nó mới ăn thịt mình.

Nếu mình không nợ nó thì nó không ăn thịt. Bà Huyền Quang vừa rồi bị rắn cắn. Còn thầy, có mấy lần thầy ở Lạc Dương. Có con rắn đấy mà thầy chẳng nhìn thấy. Nó đặt cái miệng nó ngay chân thầy mà thầy cứ thế đi thẳng. Nó mặc kệ. Nó không cắn. Bởi vì không phải cái nợ của nó thì nó không cắn.

Có lần thầy ở Vũng Tàu, tu viện Chơn Không, có những con ốc sên to. Chúng hay ăn cơm. Nên mỗi sáng thầy hay đi phát cho các con ốc đó. Thầy thấy trong hốc có con ốc. Thầy cho tay vào nhưng hóa ra là con rắn. Nhưng nó không hề cắn thầy. Nói như vậy một vài kinh nghiệm là các cụ nói có lẽ cũng phải. Khi có nợ thì người ta mới đòi. Duyên không phải nợ thì nó không đến vồ mình đâu. Nhân duyên nhiều kiếp mà ta nhớ rằng thái tử là một vị bồ tát. Cho nên ngài biết nếu ngài kết cái duyên mà cái duyên cứu về mạng sống là một ân đức lớn. Cho nên về sau đời đời ơn này nó sẽ kéo dài mãi. Thế cho nên ngài có cá nguyện ngài độ cho năm mẹ con con hổ đó.

Cho nên ngài kết cái duyên đem cái thân làm miếng ăn cho nó tức cứu sống nó. Nhờ duyên này mà ngài có thể cứu giúp nó đời đời cho đến ngày nó giải thoát. Mà quả nhiên, năm con hổ ấy là năm anh em Kiều Trần Như, nghĩa là đời đời Đức Phật đến gần, đẻ giúp đỡ để khiến cho năm mẹ con con hổ chuyển dần mà cho tới kiếp cuối cùng vừa rồi thì Thái Tử thành Phật và năm anh em chứng A-la-hán.

Ai đã có duyên với Phật thì đời đời Phật theo dõi. Chúng mà ngồi đây đều là những người biết đâu một thời nào, từng ăn thịt Phật mà không biết. Nghĩa là Phật đã cứu giúp đã kết duyên. Không phải lúc nào cũng bằng cách ăn thịt mà mỗi người một cách một nhân duyên. Đã có duyên với Phật thì mới tới đây làm đệ tử Phật chứ. Nếu không phải có duyên thì đâu có tới đây để vào nhà Phật. Chắc chúng ta làm bọ chét trong năm con hổ đó. Cho nên kinh Pháp hoa nói Phật theo dõi dần dần như Phật nói ngài theo Xá Lợi Phất từ kiếp điểm mực tới bây giờ.  Bây giờ ngài Xá lợi phất chứng quả A-la-hán. Thế thì chúng mình cũng thế. Ngài đã từng có ân, có nhân, có duyên, từ đọa lạc mà tiến lên cho đến bây giờ được làm người. Lại biết cạo đầu và biết phát nguyện đuổi hai thằng tham sân, để đến tết là mình làm ông thánh.

Như vậy chúng ta đã có nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp với Đức Thích Ca. Chắc chắn rồi ngày mai chúng ta cũng được thọ ký. Yên chí chắc chắn,

Vậy chánh đẳng là nhận được tánh bình đẳng ở nơi tất cả chúng sanh. Như thế cái giác biết ấy là giác biết chân chánh. Như thế là giác của bồ tát. Còn giác của Khổng Tử, là cái giác của con người siêu khác thường.

Chánh giác là giác của các vị A-la-hán, thoát được luân hồi sanh tử. Còn chánh đẳng là giác của các vị bồ tát. Đến khi hoàn mãn được thì gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác thì đó là cái giác của Phật.

Ở nhà mẹ cho cái bánh. Thằng em nó vồ lấy bạt tai cho nó một cái thì chúng ta có phải là người giác không? Vui vẽ nhường cho em. Như thế tại làm sao gọi là giác. Biết rằng bổn phận con là chị. Con lớn hơn thì phải nhường cho em. Bổn phận em còn nhỏ nó không biết gì. Nó mới cướp mới tranh. Còn mình lớn hơn nó biết hơn nó, tức con biết bổn phận làm chị của con. Thế con là một người giác biết không có tranh ăn với em. Cái biết ấy gọi là giác chứ chưa gọi là chánh giác.

Chánh giác là biết bánh là đất nước gió lửa. thân mình cũng đất nước gió lửa. Thân này có sanh rồi có tử, cho nên mình đừng tham, đừng giận, đừng đánh em, mình tỉnh ra. Biết như thế để ra khỏi cái tham, cái sân, không bị rang buộc vào đường sanh tử, sẽ không đi vào bào thai nữa. Người tỉnh ra như vậy, rời bỏ tham và sân để ngày mai đây không bị cái gì ràng buộc được mình thì không có vào bào thai mẹ. Đó là người giác biết để ra khỏi đường sanh tử. Giác ấy gọi là chánh giác.

Thế nào gọi là chánh đẳng? Cái gì bình đẳng chân chánh. Con gà cũng thấy bằng hai mắt, nghe bằng hai tai. Con cá cũng nghe bằng hai mắt và cũng nghe bằng hai tai. Nó cũng biết thấy, biết nghe, biết ăn, rõ ràng nó cũng có tánh biết như chúng mình. Tánh ấy bình đẳng mà theo lời Phật dạy là không sanh không diệt. Còn thân cá, thân gà, thân người toàn là bằng đất mai đây tan rã. Cho nên hình tướng không bình đẳng. Con người là quý. Con gà cá là tầm thường. Những cái sai khác ấy là ở cái thân bằng đất. Ở cái khôn ngoan mà trong sách gọi là vọng. Cái khôn của những người mê, gọi là cái vô mình. Cho nên những sai biệt ấy là cái lầm, còn tánh thể thì bình đẳng. Nhận được tánh thể bình đẳng ấy thì là bồ tát. Bồ tát tu cho đến cùng cực thì là thành Phật. Khi thành Phật thì gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Như chúng ta sống biết kính trọng trên dưới thì ta là người giác biết, không quá mê muội. Như thế là con người sáng suốt nên gọi là giác. Nhưng mà chỉ có khi nào mà biết giác ra khỏi đường luân hồi. Giác đừg có tham. Giác đừng có sân. Giác đừng có để cho hai cái ấy lôi vào bào thai, khiến cho ra khỏi đường luân hồi sanh tử, cái ấy gọi là chánh giác.

Ngoại đạo nói sa môn Thích Tử có nhiều việc chưa biết. tại sao? Đã gọi là Phật thì phải thông minh sáng suốt mà lại gọi là nhiếu việc không biết thì làm sao lại gọi là nhà Phật được. Phật bảo: “Những việc quá khứ, hiện tại, vị lai. hoặc không chân chánh, hoặc không đem lại an vui thì dĩ nhiên là Như Lai không có đề cập đến”, nghĩa là Đức Phật không có nói bắt mình học. Như Lai chỉ nó khi nào phải thời, từ khi chứng đạo đến chứng Niết bàn. Nhu lai chỉ nói những việc chân thật, đúng nghĩa, đúng pháp, lợi ích, không có nói phù phiếm và nhất là nói gì thì làm đúng lời mình nói. Ngài có hiểu biết hết mọi sự thì người ta mới gọi ngài là chánh đẳng chánh giác.

  • “Như Lai nói lời chân chánh đúng sự thật”

Những việc không đúng sự thật hoặc là không có đem lại lợi ích an vui cho người thì Phật không nói. Những việc ấy Phật không dạy để tử nên nó không biết những điều không chân chánh. Những điều không đem lại lợi ích an vui. Những lời phú phiếm, vô ích thì Phật không nói và đệ tử Phật cũng không phải học.

  • “Như Lai chỉ nói khi nào phải thời”
  • “Nói phải thời”: với các em nhỏ mà nói Hoa Nghiêm thì phải thời không? Kinh hay lắm, công đức lớn nhưng các em không hiểu được. Đem nghĩa lý trên trời cho các em còn bé thì không được.
  • “ Từ khi chứng đạo cho đến Niết Bàn, Như Lai chỉ nói lời kiên thật”: đúng nghĩa, đúng pháp, đúng luật, không có phù phiếm. Những lời kiên thật là những lời kiên cố, bền chắc. Ca-hi-na là kiên thật. Kinh Ca-hi-na, rồi lại có y ca-hi-na. Chúng ta có cả mùa tu là pháp kiên thật. Lời nói kiên thật là dạy cho người ta pháp môn kiên thật. Pháp môn ấy đưa đến kết quả chứng A-la-hán, tức ra khỏi tất cả những hư vọng. Sống chân thật với tánh Niết bàn của mình. Hoàn toàn ra khỏi luân hồi sanh tử. Thế cho nên gọi pháp môn ấy là kiên nghĩa là không sanh, không diệt, vô lượng quang, vô lượng thọ. Như Lai chỉ nói những lời chân thật và chắc chắn như thế. Huống chi chúng ta còn nói dối nữa. Nói phù phiếm. Nói hảo huyền, nói chơi. Những lời nói ấy không phải là lời nói của Phật. Như Lai chỉ nói những lời kiên thật. Đúng với nghĩa, với pháp và với luật. Đem lợi ích cho chúng sanh, chứ không có nói những lời phù phiếm.

Chúng ta là con Phật. Không giống long cũng phải giống cánh. Chúng ta cũng phải tập bớt những hư vọng mà cố gắng chỉ nói lời kiên thật. Giá trị của người nói lời kiên thật thì có miệng kim cương. Nói gì cũng làm đúng. Chứ không có nói một đằng mà làm một ngả. Phật dạy chúng ta không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối. Vậy ngài có sát sanh, trộm cắp không? Chúng ta là con Phật cũng phải học như Phật, đã nói thì phải làm đúng như lời mình nói.

Nói từ giờ đến tết tập không tham, không giận thì phải không cho cái tham và giận móng lên như thế thì đã nói và làm đúng như lời mình nói. Hiểu rõ hết thảy mọi sự nên gọi là chánh đẳng chánh giác. Khi chánh đẳng chánh giác hoàn toàn thì gọi là vô thượng. Khổng Tử cũng thánh nhưng thánh thế gian thôi. Đức Khổng Tử là bậc giác ở trong thế gian. A-na-luật-đà là chánh giác. Rồi như Đức Quan Thế Âm thì gọi là chánh đẳng chánh giác, rồi như Đức thích Ca thì là vô thượng chánh đẳng, chánh giác. Tách bạch như thế cho rõ. Nói gần trước rồi nói đến cái xa. Khổng Tử là bậc thánh ở trong thế gian, ngài dạy chúng ta đạo đức thế gian. Thông thường chúng ta tranh nhau làm khôn. Làm sao mình ganh đua với người ta mình được nhiều tiền. Rồi mình giả dối để cho người ta khen. Được nhiều tiếng khen là tốt. Khổng tử dạy có hiếu với cha mẹ và an hem kính nhường nhau. Đừng có cầu danh, cầu lợi và cần ăn ở cho có nhân có nghĩa, như thế ông ấy là người giác tỉnh, còn trong bọn chúng mình là người mê. Khổng Tử khuyên mọi người ăn ở như thế. Đó là bậc giác tỉnh nhưng chưa là bậc chánh giác. Vì Khổng tử vẫn có cái thân già bịnh rồi chết. Ông chưa dạy người ta con đường ra khỏi bào thai. Thế cho nên ông chưa gọi là chánh. Chưa thật là chánh, phải như người A-na-luật-đà vậy. Như chúng ta học kinh Phật để giác tỉnh, chừa ba độc tham sân. Như thế thì sẽ thoát khỏi bào thai. Mới không có sanh ra mới không có già bịnh chết đi. Như thế thì gọi là chánh giác.

Tánh Phật, chân tâm, người với con vật. Con gà cũng nhìn bằng hai mắt và nghe bằng hai tai, tức là nó cũng có tánh Phật như mình. Thế cho nên bình đẳng, Không khinh con gà, không chà đạp con kiến. Bởi vì nó có tánh Phật như mình. Nó cũng biết sợ. Nó cũng biết tìm ăn. Nó như mình. Biết là cái thân bằng gạo và bằng đất này thì khác nhau. Các thân khác nhau này bằng đất, mai đây bỏ vào quan tài, đem chôn ra đất. Nó không thật. Còn tánh biết. tánh thấy, tánh nghe thì lại bình đẳng với nhau. Ai nhận được tánh ấy thì lại gọi là bồ tát, còn thế nào thì gọi là Phật?

Cũng là giác, cũng là con người, khá với loài vật. Như con vật cứ cướp ăn. Nó đâu có biết nhường cho bố mẹ nó đâu. Còn con người biết nhường miếng ăn để kính dâng cha mẹ. Con vật đang chơi thân nhau mà ném một miếng xương thì quay ra gầm gừ giành ăn. Còn con người khác với con chó. Khi có miếng xương tới thì kính nhường lẫn nhau. Ví dụ có ai cho cái bánh thì mấy chị em xúm vào tranh  nhau. Bây giờ mình biết mình có cái giác nên nhường không tranh. Còn nếu tranh nhau thì có khác gì các con chó đâu. Giác là con người. khác với những loài vật. Hiếu với cha mẹ, thuận thảo với anh em, biết kính, biết nhường thế là con người biết giác tỉnh. Khác với mấy con chó con mèo. Nếu tranh tốt cho mình và xấu cho người khác. Còn bao nhiêu cái đẹp vơ về minh tranh nhau. Lây cái phải về phần mình thì cũng như con chó con mèo.

Còn bây giờ nhường cái hay cái tốt cho người.Nói về mình thì nhún nhường khiêm tốn. Ngay trong ăn ở làm sao cho nó khác với con chó, con mèo như thế là bậc giác. Giác nhưng chưa chánh giác.

Thật giác là thế nào? Học làm sao, tỉnh làm sao để đừng mắc vào bào thai nữa. Đừng chui vào nữa để ra có cái thân già bịnh rồi chui vào quan tài nữa. Bào thai mẹ đây có thể là người mà cũng có thể là trâu bò. Người ấy gọi là người ngu si, không gọi là chánh giác. Hãy còn lạc về đường sanh tử, là còn mê. Nên phải học Phật pháp để tu để giải thoát được. Chúng ta cố tiêu hai độc tham và sân. Đó là con đường chánh giác đấy.

Hiện tại chúng ta từ bụng mẹ chui ra là chánh giác chưa? Cho nên bây giờ phải học Phật, phải làm thế nào ra khỏi, không có mắc vào bào thai của mẹ. Không có vào trứng của con gà con vịt. Làm thế nào hoàn toàn đừng có thân sanh già bịnh chết nữa. Người ấy mới thật là người khôn ngoan, người giác tỉnh. Còn bây giờ nói hay, nói giỏi, lém lĩnh đến đâu chăng nữa mà vẫn đi con đường sanh tử thì chưa phải là người thật giác. Người chánh giác là bậc ra khỏi luân hồi sanh tử. Chân thật không có đọa lạc nữa. Người ấy là người thật giác. Còn lạc về bào thai, ngồi giảng cả ngày. Chánh là chân chánh. Nói cả ngày cũng không ích gì? Miễn sự thật đừng có vào bào thai nữa. Đừng vướng mắc đường sanh tử nữa thì thật sự khi âý mới thật sự là người giác tỉnh. Chánh giác là không có lạc về sanh tử nữa. Ra khỏi được vòng luân hồi.

Chánh đẳng là tánh bình đẳng biết được thân con kiến, con voi bình đẳng. Chúng ta cho con kiến là bé. Con voi là to. Thật ra chỉ có thân bằng đất như con kiến hay thân bằng đất như voi nó to, chứ tánh biết của con kiến và tánh biết của con voi, thì các bậc bồ tát mới thấy biết được. Chúng ta hiểu thôi, chứ chưa thấy được. Chứ biết được tánh con kiến cũng đồng thể ở khắp pháp giới. Đồng thể với Phật, với tất cả. tánh biết của con voi, tánh biết của con kiến, tánh biết của chúng ta nó như hư không ở khắp pháp giới.Còn thân voi, thân kiến, thân chúng ta bằng đất này thì có lớn, có nhỏ. Phật lấy thí dụ như hư không mênh mông bát ngát. Trong nhà chúng ta thấy hư không to. Trong hộp thì mình thấy hư không bé. Thật ra hư không có thu lu trong hộp không? Có thu lu trong cái nhà không? Bây giờ đập nhà, vứt hư không thì hư không cũng ở khắp pháp giới. Vậy to là cái hộp, cái nhà to. Còn hư không thì chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, nó ở khắp tất cả.

Muốn hết chuyện lớn nhỏ thì vứt nhà, vứt hộp đi. Hư không không có lớn và không có bé. Tánh biết của con kiến. Tánh biết của con voi với tánh biết của chúng ta nó như hư không không hình không tướng nên ở khắp cả pháp giới. Còn thân voi, thân kiến, thân người như cái hộp, như cái nhà đập đi thì là hết. Thân bằng đất này. Quả báo nó khác nhau. Thân bằng đất khác nhau. Nhưng tánh biết như hư không bình đẳng. Các vị bồ tát các ngài học và các ngài biết được tánh bình đẳng như thế mà các ngài chứng được tánh ấy nên gọi là chánh đẳng chánh giác.

Đã nhận được tánh như hư không ở khắp pháp giới thì đâu có vào bào thai cho nên gọi các ngài là chánh đẳng chánh giác. Còn lên đến Phật là bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác là cái gì các ngài cũng biết hết. Bậc ấy là chân thật biết được hết thảy mọi sự. Chúng ta bây giờ nhiều người chê mình ít học quá. Sao không đi học nhiều để giỏi.

Mình có nên bỏ việc tu hiện tại mà đi học thật nhiều không? Thân mình không bền lâu, ngoảnh đi ngoảnh lại là già rồi. Khi già khi bịnh thì nhiều chướng ngại khó học. Cho nên bây giờ nắm lấy cái then chốt đi thẳng vào việc cần yếu, để làm sao ch mình tỉnh ra để đừng có lạc vào bào thai. Cho nên chúng ta ở chùa chuyên niệm Phật cầu vãng sanh để mà lo thoát nguy cơ. Nếu thân này chợt nhắm mắt. nó mơ màng vẫn chưa nắm được đường lối thì nó có thể lại mắc vào cái bào thai nào đó. Mà nếu vào thai con trâu con bò, ngàn vạn kiếp mới tỉnh, thì làm sao có cây bồ đề mọc.

KHỔ HẠNH KHÔNG PHẢI LÀ VUI

Phật dạy nếu xe không đi thì nên đánh cái xe hay đánh con bò. Nên đánh con bò chứ cái xe mình đánh vô ích. Thâ chúng ta là do tâm dẫn thân này đi. Nếu thân này có chỗ hư hỏng nghĩa là nó có cái tội. Tâm mình sữa đi thì sẽ hết tội. Ví dụ nó tham nó sân mình học kinh, học sách mình sữa, bỏ cái tham, bỏ cái sân đi, chứ bây giờ cứ hành hạ thân này có ích gì không? Thân này như cái xe mà tâm này chỉ huy cái xe. Cũng như con bò kéo xe, xe không đi được thì đánh con bò để cho con bò nó đi chứ không phải là phá hủy cái xe.

Tâm chỉ huy thân. Nếu tâm có điều gì sai xót thì sữa cái tâm thì thân tâm mình trang nghiêm, chứ chặt tay, chặt chân là đày đọa cái thân. Đánh cái thân mà lại nói để cho cái thân thanh tịnh, tốt lên thì đây là chỗ sai lầm không phải đúng. Muốn trừ tội, muốn tiêu nghiệp thì quay về sữa tâm mình. Đánh con bò bắt nó phải đi thì tự nhiên xe nó sẽ đi. Sữa tâm mình cho tốt đẹp sẽ được thanh tịnh trang nghiêm, chứ không phải là sữa cái thân hành hạ cái thân.Hành hạ cái thân càng đau bao nhiêu thì cái tâm càng quẫn bấy nhiêu, rồi sinh mê muội khó phát ra trí tuệ.

Thế cho nên thầy cấm những cúng dường vô ích mà đây Phật cũng không chấp nhận những cúng dường vô ích. Phải sáng suốt chứ không có làm những khổ hạnh vô ích.

Tại sao đây lại gọi khổ hạnh là những cái vui? Những người ngoại đạo không có biết cứ tưởng hành hạ thân nhiều thì sẽ tiêu cái tội và người ta cầu về cõi trời và cứ hành hạ cái thân này thì tiêu được tội.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm