Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Newton, Beethoven, Michelangelo... là những thiên tài của thế giới nhưng ít ai biết rằng, họ mang trên mình chứng bệnh nguy hiểm...

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nhà khoa học hay chính trị gia lỗi lạc có tỷ lệ mắc các triệu chứng rối loạn tâm thần cao hơn hẳn người bình thường. Dù chưa thể khẳng định, nhưng cũng có nhiều bằng chứng cho thấy, những người làm nghệ thuật nổi tiếng trong lịch sử mắc các chứng bệnh về tâm thần nhất định. 
 
1. Michelangelo - chứng tự kỷ
 
 
Sánh ngang với Leonardo da Vinci, Michelangelo là họa sĩ, kiến trúc sư nổi tiếng thời kỳ Phục Hưng với tuyệt phẩm tranh tường trên vòm nhà nguyện Sistine. Để có thể làm nên tác phẩm với độ hoành tráng như thế đòi hỏi họa sĩ phải có sự tập trung cao độ. Theo “Tạp chí tiểu sử y tế” năm 2004, khả năng đó đến từ sự rối loạn trí óc.
 
 
Thủa niên thiếu, Michelangelo gặp khó khăn trong việc xây dựng những mối quan hệ, ông chỉ có một vài người bạn. Ngoài ra, những thành viên nam trong gia đình ông cũng có triệu chứng tương tự. 
 
Những điều này cùng với sự uyên bác đến mức thiên tài trong các lĩnh vực toán học và nghệ thuật là cơ sở để nhà nghiên cứu ngày nay tin rằng, ông từng mắc phải chứng tự kỷ.
 
2. Ludwig van Beethoven - chứng rối loạn lưỡng cực
 
Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven qua đời vào năm 1827, nhưng trước đó ông gặp nhiều vấn đề về sức khỏe - chủ yếu là do rượu. Đó quả là một điều đáng tiếc bởi những chứng bệnh ông mắc phải đều có thể chữa được bằng y học hiện đại, trong đó có cả chứng rối loạn lưỡng cực (căn bệnh với sự tái diễn luân phiên hưng cảm - trầm cảm). 
 
 
Trong giai đoạn hưng cảm, Beethoven đã làm nên nhiều tác phẩm bất hủ nổi tiếng. Tuy nhiên, ý định tự sát đã được đề cập trong những bức thư gửi những người anh em suốt cuộc đời ông. Vào đầu năm 1813, Beethoven chuyển sang giai đoạn trầm cảm nặng. Kể từ đó, ông không sáng tác thêm bất kì tác phẩm nào cho tới khi mất.
 
3. Charles Darwin - chứng sợ khoảng rộng
 
Vấn đề cha đẻ của Thuyết Tiến hóa gặp phải vẫn còn đang gây tranh cãi, nhưng những triệu chứng Darwin thể hiện qua hành trình nổi tiếng trên tàu Beagle cho thấy có khả năng ông mắc chứng sợ khoảng rộng. Những triệu chứng thể chất như run rẩy, hình ảnh ảo giác, buồn nôn, chứng cuồng loạn, chủ yếu do chứng sợ khoảng rộng - Agoraphobia gây ra. 
 
 
Bên cạnh đó, một số ghi chép của ông cho thấy ông có nỗi sợ với người lạ, thậm chí không thể nói chuyện với người thân của mình. Những triệu chứng trên cho thấy có khả năng ông mắc chứng “rối loạn ám ảnh cưỡng chế” - OCD, hoặc một chứng bệnh thần kinh, trong đó có chứng sợ khoảng rộng. 
 
4. Kurt Gödel - ảo giác ngược đãi
 
Gödel là một nhà logic học và toán học xuất sắc, cũng là bạn tốt của Albert Einstein. Gödel không có vẻ gì là bị mắc bệnh tâm thần, chí ít là do vẻ bề ngoài, nhưng ông lại có ảo giác bị người khác đầu độc. 
 
 
Chứng ảo giác nặng dần khi về già, đến nỗi, ông chỉ có thể ăn thức ăn do vợ nấu và phải để bà nếm trước. Khi vợ ông nhập viện, Gödel chỉ đơn giản là không ăn gì cả và đã chết đói.
 
5. Isaac Newton - tất cả các bệnh
 
Được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong mọi thời đại cũng là người khó chẩn đoán nhất. Tâm trạng Newton có thể thay đổi rất nhanh, từ hưng cảm đến trầm cảm, nên ông có thể mắc chứng rối loạn lưỡng cực, có thể kèm theo chứng loạn thần. 
 
 
Việc ông khó khăn trong việc giao tiếp có thể là bằng chứng cho sự tự kỷ. Các bức thư chứa đựng những ảo tưởng điên loạn cho thấy chứng tâm thần phân liệt. Nhưng cho dù mắc bao nhiều bệnh đi nữa cũng không thể ngăn Isaac Newton tạo nên những thành tựu khoa học vĩ đại cho nhân loại.  

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm