Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Mặc dù không có bằng chứng cho thấy nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể. Nhưng các triệu chứng của bệnh rất rõ ràng: nhìn mọi vật bị mờ, màu sắc nhạt nhòa và nhìn một thành hai. Nếu bạn đang đối mặt với các triệu chứng này, hãy nhanh chóng đến thăm, khám Bác sĩ khoa Mắt trong thời gian sớm nhất.  

Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng nào?

Những triệu chứng đục thủy tinh thể như: nhìn mọi vật mờ đi, màu nhạt nhòa và nhìn một thành hai,… vẫn được chúng ta gọi nôm na là “căn bệnh của người già”. Tuy nhiên, thời gian gần đây, căn bệnh này vẫn gặp ở người trẻ, thậm chí là trẻ sơ sinh. Triệu chứng của căn bệnh này ở người trẻ, ngoài những biểu hiện trên, còn có một biểu hiện khác, đó là chứng tăng thị lực một cách thường xuyên.

Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể 1 

Sự khác nhau giữa mắt bình thường và mắt bệnh nhân ĐTTT

Song, với những đối tượng sau, chúng ta cần có sự lưu ý nhất định khi bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh, bởi khả năng mắc bệnh sẽ rất cao:

  • Người cao tuổi (trên 60 tuổi).
  • Người bị chấn thương phần đầu hoặc mắt.
  • Người bệnh tiểu đường, hoặc dùng thuốc steroid kéo dài.

Khi xuất hiện triệu chứng đục thủy tinh thể phải làm gì?

Những triệu chứng của căn bệnh này đã nêu ở trên cũng là triệu chứng của những bệnh lý khác về mắt. Nên khi mắc phải những triệu chứng trên ở mắt, chúng ta hãy đến Bác sĩ khoa Mắt để được thăm, khám và tư vấn thật chính xác.

Lúc này, bạn cần gạt bỏ suy nghĩ: “Nếu khám ra bệnh nào nguy hiểm hơn thì sao? Thôi mua thuốc về uống trước, chắc bệnh cũng sẽ giảm”. Đây là một tâm lý sai lầm, vì mỗi mức độ bệnh sẽ có cách chữa trị khác nhau. Cụ thể, nếu bị bệnh đục thủy tinh thể ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Đồng thời, uống các thực phẩm chức năng bổ mắt cũng giúp tình trạng của bạn thuyên giảm. 

  • Bổ sung các dưỡng chất có ích tốt cho thị giác, chống khô mắt, mỏi mắt, nhìn mờ, giảm thị lực.
  • Dự phòng và hỗ trợ điều trị trong các trường hợp: cận thị, cận thị tiến triển, quáng gà, đục thủy tinh thể, hay chảy nước mắt, loạn thị…
  • Phòng chống bệnh thoái hóa điểm vàng, lão hóa tế bào mắt. 

Nhưng khi bị bệnh đục tinh thể nặng, bạn chỉ có thể hết bệnh khi tiến hành phẫu thuật PHACO (phẫu thuật lấy thủy tinh thể).

Cho nên thời gian phát hiện bệnh càng sớm, phương pháp điều trị càng đơn giản. Nên khi đôi mắt có các triệu chứng của căn bệnh này, bạn cần đến Bác sĩ khoa Mắt thăm, khám ngay, tránh tình trạng “ôm” bệnh quá lâu.

Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể 3

Diễn biến bệnh đục thủy tinh thể từ nhẹ đến nặng

Với triệu chứng đục thủy tinh thể, bạn sẽ trải qua các xét nghiệm nào?

Khi đó, bạn sẽ trải qua các xét nghiệm sau:

  • Đo thị lực bằng bảng thị lực.
  • Khám mắt với đồng tử dãn: dùng thuốc nhỏ để dãn đồng tử để cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc mắt, đồng thời kiểm tra mắt bạn có bệnh khác không.
  • Đo nhãn áp: đo thường qui để kiểm tra áp lực trong mắt của bạn, nếu nhãn áp tăng đó có thể là dấu hiệu bệnh glô-côm (cườm nước).
  • Và tiến hành một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm.

Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể 4

Xét nghiệm mắt diễn ra rất nhanh và đơn giản

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm