Phi lộ
Thành kính gởi bài pháp luận này tới các quý ni sư, ni cô, cư sĩ, và
chúng khách thập phương của Tu Viện Phật Giáo Hương Sen (Huong
Sen Buddhist Temple, www.huongsentemple.com) để mong cùng giúp
nhau vận pháp luân, bố thí pháp “khủng vô bố uý,” để thay đổi thời thế
này.
Dù cho trong lòng có run run nhưng trong tâm phải cố bình tĩnh, trí tỉnh
táo, lòng an tịnh. Cam đảm mà run. Run trong bình tĩnh. Bình tĩnh mà
run dù không biết tại sao tâm lòng lại run sợ.
Thần hồn nhát thần tánh?
Sợ “dữ sợ” vì không biết sợ cái chi mà sợ “dữ sợ”như rứa?
Vận pháp luân trí tuệ, trước là để tự cứu độ mình, sau là cùng chúng
sinh “xoay chuyển thế cơ này.”
Tất cả đều vô thường, ngay cả sợ hải bất an ninh, bất ổn tài chánh, bệnh
hoạn, và tử vong.
Sớm muộn gì thì mọi sự (khổ nạn lẫn may mắn) có đến thì có đi.
Khổ quá, khổ quá!
Khổ qua, khổ qua!
Ngã Phật Từ Bi,
Lê Huy Trứ
2
Vi Trùng Chúng Sinh
Sentient Virus
March 27
th, 2020
Lê Huy Trứ
Các nhà vi trùng học trên thế giới sau khi nghiên cứu về Phật Giáo đã rất
kinh ngạc, và thán phục khi biết được, 25 thế kỷ về trước, Đức Phật đã
thấy những vi sinh vật trong bát nước, và Ngài đã chú vãng sinh cho
những sinh vật cực vi này trước khi uống.
Đức Phật đã dùng thiên nhãn thông để chiếu kiến, và quán thấy vô vàn,
bát vạn tứ thiên vi trùng nhiều vạn sinh vật, cực kỳ nhỏ bé trong một bát
nước mà nhục nhãn của phàm phu không thể thấy được.
Cho nên, trước khi uống nước, các vị tu sĩ Phật Giáo thường chú nguyện
như sau:
“Phật quán nhất bất thuỷ,
Bát vạn tứ thiên trùng.
Nhược bất trì thử chú,
Như thực chúng sanh nhục.”
Xin lưu ý, bát vạn tứ thiên, tám vạn bốn ngàn (84,000) đây chỉ là con số
tượng trưng của nhà Phật chứ không phải con số đếm thật.
Ví dụ, 84.000 pháp môn. Hơn nữa, Đức Phật niệm chú vãng sinh cho
những sinh vật bé nhỏ này trước khi uống vào bụng vì ngài muốn cho
3
chúng ta có một ý thức của thế giới vi quan và để chúng ta tránh vô tình
sát sinh.
Thời tiền khoa học đó mà đếm tới vạn, sáu con số, được xem như là vô
lượng rồi. Chúng ta chỉ nghe phú hộ, bá hộ, vạn hộ hầu chứ chưa ai
triệu phú, nói chi tỷ phú.
Theo tôi, Đức Thế Tôn không những thấy được vi trùng, rồi quán tới
nguyên tử (atom). Ngài còn chiếu kiến tới cả lượng tử (subatomic
particle) mà Ngài gọi là Lân Hư Trần, nhỏ hơn particle. Tôi gọi đây là
vật nhỏ nhất trong vũ trụ hay là “giai không sắc.”
Không những vậy mà Ngài còn thấy được không gian đa chiều (multiple
frequencies) nơi những chúng sinh lẫn chúng ‘tử’ (không sống mà vẫn
hiện hữu) sở trụ ở cõi vô sắc. Ngày nay, khoa học gọi là dark matters
và dark energy, chiếm khoảng 75% của cõi hữu sắc, mà chúng ta không
sờ thấy được bởi ngũ quan như cõi sắc tướng.
Khoa học gia Kitty Ferguson nói: “Vũ trụ mà con người có thể nhìn
được bằng viễn vọng kính rộng từ 8 tới 15 tỉ năm ánh sáng.” Trong
quyển Đo Lường Vũ Trụ (Measure The Universe), trang 3.
“... từ 8 tới 15 tỉ năm ánh sáng” là sai số toán học quá lớn, không thể
chấp nhận, mà một nhà khoa học chân chính không thể trình bày như thế
được.
Tôi bổ túc: Vũ trụ mà con người có thể nhìn được bằng viễn vọng kính
rồi suy luận, và dùng toán học để ước đoán rộng từ 14.7 cho đến vô cực
tỉ năm ánh sáng.
Chúng ta chưa đạt tới văn minh và đầy đủ trí tuệ để thấy được Bản Lai
Diện Mục của vũ trụ bằng nhục nhãn thiển cận hay qua viễn vọng kính
nhân tạo.
4
Điều này có nghĩa là chúng ta chỉ biết vũ trụ trong giới hạn của nhục
nhãn trong 18 căn trần thức sai lạc với sự hổ trợ của dụng cụ khoa học từ
lạc tới sai của nhân văn.
Bùi Giáng ‘Chân Nhân’ định nghĩa rất tượng hình: Khoa học sang trang
chạy quàng, là khoa học.
Khoa học gia vẫn còn tranh luận về vũ trụ đàn hay hồi mà nếu vũ trụ
co/giãn thì theo họ suy luận phải có trung điểm nguyên thuỷ, nhất điểm
tâm, first cause. Cho nên họ đưa ra thuyết Big Bang như là một định đề
để tiện giải thích nguồn gốc và những hiện tượng trong vũ trụ. Nếu một
ngày nào đó khoa học nhận thấy giả thuyết big bang không thể tồn tại thì
những gì khoa học giải thích từ trước đến nay không còn giá trị nữa.
Khoa học nhân văn luôn luôn xét lại, nay đúng mai sai. Khoa học gia
ngoan cố nhất ngôn là khoa học gia dại. Nhà khoa học nói đi nói lại mới
đoạt giải Nobel.
Đây là điều mà Phật Giáo vượt qua xa khoa học khi khoa học nhân văn
dừng lại, hay chạy vòng vòng.
Phật Giáo gọi cái mà khoa học mù mờ “trung điểm nguyên thuỷ, nhất
điểm tâm, first cause” đó là Vô Nhất Vật vì vũ trụ vô thủy, vô chung nên
không có trung tâm điểm.
Ngắn gọn, Phật Giáo gọi là Không (Emptiness.)
Trên đây là những điều bất khả tư nghì mà tôi đã mạo muội tư nghị
trong nhiều bài pháp luận trước đây. Tưởng không cần đề cập dài dòng
trong chủ đề này.
Tại sao Đức Phật thấy được vi trùng, lượng tử và vũ trụ, đa chiều mà
chúng ta muốn thấy phải dùng viễn vọng kính, kính hiển vi, và suy luận
để đoán ... trại ra?
5
Tôi nghe ‘như thị nhĩ âm’ như ri cũng như Ngài Hòa Thượng Thích
Thanh Từ chắc ngày xưa cũng đã nghe kể lại, tục truyền, nên lập lại như
rứa.
Trong băng giảng “Hoa Sen Trong Bùn,” mặt A, của Hòa Thượng Thích
Thanh Từ:
Vì Phật đắc tam minh, lục thông và ngũ nhãn. Tam minh tức là Túc
mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh.
Với Túc mạng minh, Ngài thấy được cuộc sống của Ngài và của chúng
sinh đã trải qua nhiều số kiếp, và thấy được cái gốc sanh tử từ trước đến
giờ.
Với Thiên nhãn minh, Ngài thấy rõ tại sao người ta sanh làm quỷ đói, và
xuống địa ngục? Ngài thấy chúng sinh tùy nghiệp là nhân dẫn sanh các
cõi là quả. Ngài thấy chúng sanh đi đầu thai ở trong sáu đường y như
người đứng ở trên lầu cao nhìn thấy ở dưới đường những người đi dẫn
theo nhiều ngả đường.
Nhờ Thiên nhãn minh, Ngài thấy được những vật âm vô cực (nhỏ) và
những cái dương vô cực (lớn.) Ví dụ, Ngài thấy vi trùng trong bát
nước, và thấy “Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số
cát sông Hằng bên Ấn Độ.”
Vì chứng được Lậu tận minh nên Ngài dứt được nghiệp Sinh, Tử, Luân
hồi. Ngài biết nhân nghiệp gì tạo ra và khiến chúng sinh phải trôi lăn
trong vòng sanh tử. Ngài đã thấy những lý do khiến chúng ta bị dẫn vào
sanh tử, và những lý do gì giúp chúng ta thoát khỏi sanh tử và ngài đã
tìm ra giải pháp để thoát ra khỏi sanh tử, luân hồi.
Từ ngàn xưa, chưa ai chống lại được sanh tử mà Ngài thấy được nguyên
nhân của Sinh, Tử, Luân hồi. Khi thấy được nguyên nhân tạo sanh, tử,
Ngài đã tìm những phương pháp để tiêu diệt những nguyên nhân này:
Đó là giải thoát sanh tử.”
6
Nên hiểu chỉ có sinh-tử chứ lão-bệnh (sắc tướng) là gạch nối giữa tử
sinh. Không quan trọng. Viên diệu hơn, khổ đau là vô sắc tướng.
Chúng ở giữa tử sinh chính là vô thường, không thật.
Vậy thì cái gì đáng sợ nhất trên đây? Cái gì ít sợ nhất? Và cái gì không
đáng quan tâm?
Trên đây có thể là lối giải thích thần bí, khó hiểu với triết lý bác học cao
siêu của Đại Thừa Trung Hoa.
Dưới đây là cách giải thích của Wikipedia, Sentient beings (Buddhism),
Phật Giáo quan niệm chúng sinh như sau:
Tôi phiến dịch rất tóm lược bản văn dài dòng Anh ngữ dưới đây vì tôi
cảm thấy họ giải thích cũng chưa hoàn hảo: Chúng sinh (Sentient
beings) theo Phật Giáo là tất cả giống hữu tình trong tam giới, cấu tạo
bởi ngũ uẩn, đầy tham sân si nên đau khổ trong vòng luân hồi sinh tử
nhưng nhờ bản lai Phật Tánh nên có khả năng giác ngộ thành Phật hay
Bồ Tát.
Definition: Getz (2004: p. 760) provides a generalist Western Buddhist
encyclopedic definition:
Sentient beings are a term used to designate the totality of living,
conscious beings that constitute the object and audience of Buddhist
teaching.
Translating various Sanskrit terms (jantu, bahu jana, jagat, sattva),
sentient beings conventionally refers to the mass of living things subject
to illusion, suffering, and rebirth (Saṃsāra). Less frequently, sentient
beings as a class broadly encompasses all beings possessing
consciousness, including Buddhas and Bodhisattvas.
Classification
7
Early scriptures in the Pāli Canon and the conventions of the Tibetan
Bhavacakra classify sentient beings into five categories—divinities,
humans, animals, tormented spirits, and denizens of hell—although
sometimes the classification adds another category of beings called
asuras between divinities and humans.
In Buddhism, sentient beings are beings with consciousness, sentience,
or in some context’s life itself. Sentient beings are composed of the five
aggregates, or skandhas: matter, sensation, perception, mental
formations and consciousness. In the Samyutta Nikaya, the Buddha is
recorded as saying that "just as the word 'chariot' exists on the basis of
the aggregation of parts, even so the concept of 'being' exists when the
five aggregates are available." While distinctions in usage and potential
subdivisions or classes of sentient beings vary from one school, teacher,
or thinker to another, it principally refers to beings in contrast with
Buddhahood. That is, sentient beings are characteristically not
enlightened, and are thus confined to the death, rebirth, and dukkha
(suffering) characteristic of saṃsāra.
However, Mahayana Buddhism simultaneously teaches that sentient
beings also contain Buddha-nature—the intrinsic potential to transcend
the conditions of saṃsāra and attain enlightenment, thereby obtaining
Buddhahood.
Those who greatly enlighten illusion are Buddhas; those who are greatly
deluded about enlightenment are sentient beings." Dōgen.
In Mahayana Buddhism, it is to sentient beings that the Bodhisattva vow
of compassion is pledged. Furthermore, and particularly in Tibetan
Buddhism and Japanese Buddhism, all beings (including plant life and
even inanimate objects or entities considered "spiritual" or
"metaphysical" by conventional Western thought) are or may be
considered sentient beings.
8
Trong Sự Khác Biệt Giữa Vi Trùng Và Vi Khuẩn, Posted on 02/01/2018
by mevh2hpsgfr80:
“Vi Trùng (Virus) và Vi Khuẩn (Bacteria) đều là những nguyên nhân
gây bệnh chủ yếu khi hệ miễn dịch của con người bị suy yếu.
Chúng Ta nên biết rõ sự khác nhau giữa virus và Vi Khuẩn để có cách
phòng và điều trị bệnh hợp lý khi bị bệnh do Vi Khuẩn hoặc virus gây
ra.”
Vi Khuẩn
Hầu hết các vi khuẩn sinh sản theo nhị phân, (phân bào - một tế bào tự nó
tách rời làm đôi theo lũy thừa tiến, directly proportional by power of 2.)
Chỉ một giọt sữa chua, yogurt, hay con mẻ chua, là có thể chứa 100 triệu
vi khuẩn. Cũng có cả hàng tỷ vi khuẩn chúng sinh đang sống hòa mình
trong mỗi cơ thể, trong từng tế bào của chúng sinh mà chúng ta ngu muội
tưởng lầm đó là thân của TA, chấp ngã.
Vi khuẩn được phân loại là đơn bào, có ở khắp mọi nơi trong ngoài nhục
thân của vạn vật. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước, và ở dạng
cộng sinh sản với các sinh vật khác. Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh như
gây ra bệnh uốn ván, thương hàn, giang mai, dịch tả, dịch hạch, ...
Bệnh do vi khuẩn lây nhiễm qua không khí, thực phẩm, nước, vạn vật, và
côn trùng, cũng lây qua đụng chạm, tiếp xúc, và hít thở vào phổi.
9
Vi khuẩn cũng là phe ta, chúng giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu
hoá của người và vật. Chúng sinh đó có nhiệm vụ giúp hoá mục những
cây cối, và ăn những súc vật chết, giúp cho tiến trình lên men hiệu quả, ...
Vi Khuẩn còn đóng vai trò then chốt trong tái chế chất dinh dưỡng như cố
định Nitro từ khí quyển, và gây thối rữa sinh vật khác.
Vi khuẩn gây viêm nhiễm, một số nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra khắp
cơ thể và trở thành bệnh toàn thân. May mắn cho những thế hệ bây giờ,
vi khuẩn có thể tiêu diệt được, hay tự nó bỏ thân ta để chạy lấy thân nó.
Bệnh do bị nhiễm khuẩn có thể trị bằng thuốc kháng sinh/trụ sinh. Thuốc
được chia làm hai nhóm đó là tiêu diệt vi khuẩn, kháng sinh (bacteriocide)
và kềm chế vi khuẩn, trụ sinh (bacteriostasis), với liều lượng mà khi phân
tán vào dịch cơ thể có thể tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn.
Theo tôi, vi khuẩn gây viêm nhiễm cho chúng sinh nhưng nó cũng diệt
được mầm bệnh tai hại khác cho chúng sinh, dĩ độc trị độc. Nên dùng vi
khuẩn để diệt vi khuẩn.
Virus
Trong khi đó, virus (vi trùng) bao gồm vật liệu di truyền (DNA hoặc
RNA) bao quanh bởi một lớp phủ bảo vệ của Protein. Virus tự nó không
phải là một tế bào hoàn chỉnh bởi nó cấu tạo đơn giản hơn so với tế bào
10
vi khuẩn nhưng nó có khả năng bám vào các tế bào, và phải sống ký sinh
bên trong tế bào túc chủ - vật chất màng bọc virus thông thường có nguồn
gốc ở màng tế bào của túc chủ (viral envelope,) mang dắt theo
Phospholipid và Protein - mà nó xâm nhiễm bởi vì virus không có hệ
thống enzyme hoàn chỉnh nên không thể tự tạo ra năng lượng cho mình,
hoặc tự sinh sôi nảy nở được.
Do đó, để tồn tại và phát triển thì virus phải xâm nhập vào trong các tế
bào túc chủ đó và “gửi gắm” các nghiệp lực di truyền của nó. Khi vào
được trong cơ thể, vỏ bọc protein bị loại bỏ, chỉ hoạt động bởi ARN hoặc
ADN của nó, không có cách gì để nhận biết.
Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật
cho tới vi khuẩn mới và vi khuẩn củ.
Virus gây bệnh, có thể nguy tới tánh mạng cho người và vật, do thở, nuốt
vào, hay đụng vào bằng cách đột nhập vào lỗ hổng của chân lông trên da.
Vì vậy, nếu các khoa học gia khi nghiên cứu, chế thuốc, và các y sĩ khi
dùng thuốc kháng sinh muốn tấn công virus phải biết đắn đo, chọn lọc để
làm thế nào thuốc kháng sinh không tấn công vào các bộ phận tầm gửi
này (tức là không tấn công vào tế bào túc chủ làm nguy hiểm cho cơ thể.)
Virus còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm trong tế bào trước khi phát
bệnh.
Đây thực sự là vấn đề cản trở, và thách thức cực lớn cho y học và khoa
học.
Kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn vì vi khuẩn ký sinh ngoài tế bào nên
kháng sinh có thể diệt nguyên vi khuẩn, còn virus nằm trong vật chất di
truyền của tế bào túc chủ cho nên nếu kháng sinh diệt virus thì đồng nghĩa
với diệt cả tế bào của túc chủ (của người hoặc động vật.)
11
Điều may mắn là virus chỉ sống ngoài tế bào trong vòng vài mươi
phút/giờ, rồi chúng nó sẽ tự huỷ diệt, không thể phát triển, trừ khi chúng
sống trong tế bào động vật, thực vật hay trong vi khuẩn.
Đây là yếu huyệt, achilles tendonitis, của virus.
Coronavirus, COVID-19
Nhân tiện, chúng ta cũng nên nói thêm qua về lịch sử tìm thấy vi trùng
khuẩn từ các khoa học gia.
Vào thế kỷ thứ 17, một nhà Sinh vật học người Hòa Lan tên là Aton van
Leeuwenhoek (1632-1723) đã khám phá ra nhiều loại Vi sinh vật
(Micro-organism) như: Protozans, microbes (vi trùng), algae, fungi,
bacteria, virus và rickettsiae ...
Đến hậu bán thế kỷ 19, khoa Siêu Sinh Vật Học ra đời. Nhà Sinh Vật
Học kiêm Hóa Học Gia Louis Pasteur (1822-1895) đã xác định vai trò
của những Vi Khuẩn (Bacteria) trong việc Gây Men (Fermentation) và
gây bệnh. Pasteur được tặng thưởng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh và
được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp Quốc (Academie Francaise) bởi công
trình nghiên cứu vĩ đại, đầy lợi ích cho nhân loại. Khi Ông mất, chính
phủ Pháp đã tổ chức quốc táng. Rồi nhà Vật lý gia người Đức, Bác Sĩ
Robert Koch, Nobel Laureate, đã tìm những phương cách chứng minh
rằng những loại vi khuẩn nào gây nên những bệnh tật nào. Điển hình
nhất là vi trùng lao phổi, vi trùng Koch.
12
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn biết tách rời những loại vi khuẩn nào
có ích lợi để dùng trong lãnh vực y tế, kỹ nghệ, canh nông. Ví dụ Mốc
Rêu (Mold) đã được dùng để chế men (Enzym,) thuốc kháng sinh, và
nhất là trụ sinh. Một số lớn Vi Khuẩn (Bacteria) được dùng trong thương
mại để sản xuất Nhũ Toan (Lactic Acid) và chữa bệnh thiếu máu và
thiếu chất vôi.
Đến giữa thế kỷ thứ 20th cho đến bây giờ, khoa Siêu Sinh Vật Học đã đạt
nhiều tiến bộ đáng kể. Một số Siêu Sinh Vật gây nên nhiều thứ bệnh
hiểm nghèo, bất trị đã được nhận diện. Khoa học có những phương pháp
để cô lập chúng và đã được áp dụng khá hữu hiệu nhưng chưa hoàn toàn
tiêu diệt hẳn tất cả các bệnh.
Ngày nay, khoa học đã phát hiện có khoảng hơn 2,000 loài Virus khác
nhau, trong đó có khoảng 300 loài có khả năng gây bệnh cho người như
AIDS, bò điên, viêm gan B và C, sốt xuất huyết, bại liệt, bệnh dại, đậu
mùa, cúm, ...
So sánh giữa Vi Khuẩn và Virus
Tóm lại, khác với vi khuẩn, thuốc kháng sinh, trụ sinh vô tác dụng với
virus. Virus đánh vào hệ miễn dịch của cơ thể nên điều trị bằng kháng
sinh không có tác dụng mà chỉ có thể chống lại bằng cách tiêm vaccine.
Vaccine là phương cách thông dụng ngày nay nhưng chưa chắc có thể
kiềm hãm được Coronavirus?
13
Coronavirus không phải là sinh vật nên rất khó mà giết được. Virus mất
đến nhiều tỷ năm để hoàn toàn nghệ thuật sinh tồn không cần phải sống.
Nó như trí tuệ, Tôn Ngộ Không, không cần sống mà vẫn tồn tại. Bất diệt.
Đây là vấn nạn khủng bố uý ảnh hưởng mạnh trên tâm lý của nhân loại.
Chúng ta chỉ có thể sát sanh (giết cái sống) chứ không thể ‘giết cái tử’ nên
kinh điển chưa biết đến “sát tử” là tội nghiệt?
“The coronavirus isn’t alive. That’s why it’s so hard to kill.” Sarah
Kaplan, William Wan, Joel Achenbach, Washington Post, 3/23/2020:
“Viruses have spent billions of years perfecting the art of surviving
without living — a frighteningly effective strategy that makes them a
potent threat in today’s world.”
Vì chúng Coronavirus này biến chủng, "the virus is able to mutate into
new forms that are immune to the vaccine," rất nhanh từ S cho đến L nên
vaccine chế từ Coronavirus trong vài ngày nay có thể lại không hữu hiệu,
thích ứng kịp thời với cùng với virus ấy bây giờ, cũng cho năm tới. Vì
thế các loại vaccine hiện có không chắc chắn ngăn ngừa được
Coronavirus.
Một nghiên cứu ban đầu cho thấy, Chloroquine, dùng trị bệnh sốt rét, có
thể có hiệu quả trong trị bệnh COVID-19. Chloroquine làm giảm bớt số
virus ở mũi nhưng có thể làm hư mắt hay tạo ra những biến ứng tai hại
không lường khác. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa được chứng
minh, và chưa được thử nghiệm thực tiển.
FDA sẽ cho phép sử dụng thuốc hydroxychloroquine, và chloroquine để
thử nghiệm chữa trên người trong khi tìm kiếm phương thuốc mới hữu
hiệu hơn.
Trong cuộc họp báo vào tuần trước, Tổng thống Donald Trump khuyến
khích tiềm năng chống virus của loại thuốc này. Tuy nhiên, Cơ quan
Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cảnh cáo, loại thuốc này
14
chưa được chứng minh, chưa được thử nghiệm rộng rải. Nó cần phải
nghiên cứu nhiều hơn nữa.
“Trước tình hình không chắc chắn về COVID-19, chúng tôi hiểu rằng,
người dân đang cố tìm ra những phương pháp mới nhằm ngăn chặn hoặc
chữa virus, nhưng tự chữa không phải là cách nên làm,” Bác sĩ Daniel
Brooks – Giám đốc y khoa cho Trung tâm Banner Poison and Drug
Information – ghi trong thông báo.
Bác sĩ Anthony Fauci – Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm –
cảnh cáo, “bất cứ chứng cớ nào về điều trị bằng thuốc đang được xét
nghiệm vào lúc này đều là “giai thoại” và không phải là sản phẩm “được
thử nghiệm lâm sàng.”
Tin mới, theo New York Times, các bác sĩ đang được khuyến khích, khám
nghiệm, và biệt lập những người không thể ngửi, và nếm được mùi vị,
thậm chí kể cả khi họ không có triệu chứng bệnh COVID-19. Vì đó có
thể là triệu chứng của Coronavirus mà không phải tốn thời gian, công của,
dụng cụ để testing, và thử nghiệm kết quả.
“Nhóm bác sĩ Anh dẫn nguồn báo cáo từ các quốc gia khác cho thấy một
lượng lớn bệnh nhân nhiễm virus corona bị giảm năng lực khứu giác. Tại
Hàn Quốc, 30% trong số 2.000 bệnh nhân dương tính với bệnh nơi khứu
giác của họ bị yếu đi rõ rệt.
Ngày 22/3, Học viện Tai mũi họng Mỹ đăng tải thông tin trên trang web
cho biết có rất nhiều bằng chứng cho thấy giảm năng lực khứu giác và vị
giác là những triệu chứng rõ ràng liên quan tới COVID-19, và những
triệu chứng này có cả ở các bệnh nhân chưa phát bệnh.
Do đó, nếu bệnh nhân bị giảm năng lực khứu giác khi không bị dị ứng và
viêm xoang, các bác sĩ cần nhanh chóng xét nghiệm và "đưa ra cảnh báo
nghiêm túc về việc cách ly những bệnh nhân này". Trung tâm Kiểm soát
và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khuyến cáo người dân hoãn các
cuộc gặp trong một số tuần tới và thay đổi các thủ tục làm việc.
15
Học viện Tai mũi họng Mỹ viết: "Có ngày càng nhiều bằng chứng cho
thấy các bác sĩ tai mũi họng là những người đứng trước nhiều rủi ro nhất
khi thực hiện các ca phẫu thuật và xét nghiệm đường hô hấp. Các báo cáo
từ Trung Quốc, Italy, Iran cho thấy tỉ lệ lây nhiễm cao ở nhóm các bác sĩ
này. Nhiều người đã tử vong."”
Giáo sư Palli Thordarson của trường Hóa học tại ĐH New South Wales,
Sydney đã giải thích, và đề nghị với chúng ta là xà phòng lại hữu hiệu hơn
cồn, và các chất tẩy rửa khác ở việc phá hủy cấu trúc của các virus.
Con yêu quái Coronavirus này nó làm cho có mũi cũng không ngửi được,
có lưỡi cũng không nếm được nhưng chưa đến nổi như Tâm Kinh hù dọa
– Không mũi, không lưỡi, không mắt, không tai, không sờ được nữa thì
Ngộ ô hô, ai tai!
Cẩn tắc vô áy náy. Tuy nhiên, khi đến lúc ở trong giai đoạn khẩn cấp của
sống chết, khi mà thiên hạ chết như rạ, thì những bật lãnh đạo phải nên
tùy cơ ứng biến, không nên câu nệ bởi những thủ tục hành chánh
(regulations). Vì khi phải chờ cho những “sản phẩm đó được thử nghiệm
lâm sàng,” rồi thì “lâm bồn” thì chúng ta cũng như “hoàng thượng lâm
sàng,” không còn ‘lâm triều’ được nữa mà ‘đã sẽ’ tiêu tùng nơi cực lạc
hay chu du địa ngục trước đó rồi.
Ghi chú: Tôi ngu dốt, không biết danh từ “lâm sàng” được cái đám hậu
sinh khả úy dịch từ đâu ra?
Theo tôi, chữ “Lâm bệnh, liệt giường,” clinical signs, danh từ VNCH, hợp
lý bớt Hán hóa hơn dù chữ Lâm vẫn từ gốc Hán-Việt giao duyên cùng chữ
Giường thơm mùi nước mắm, ‘lâm bồn,’ mà ra.
Tôi cũng có nghe ngoài nớ noái: Mời anh lên ‘sàng’ ... nhảy mà tưởng
nhầm, nghỉ bậy là mời anh lên ‘giường.’
Sàng là giường? Giường không là sàn?
16
Nhà sàn là một kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất hay
mặt nước.
Nhưng nhà sàn của người Thượng ở Việt Nam cũng là sàn nhà, và cũng
còn làm sàng/sàn để cả gia đình ngồi, ăn lẫn nằm ngủ luôn?
Bệnh xá (Clinic) là bệnh viện nhỏ để khám bệnh và định bệnh (clinical
diagnosis), và để chữa những bệnh thông thường, không khẩn cấp chưa
cần nhập bệnh viện (Hospital), vào nhà thương như khi lâm bồn, ‘lâm sản,
hay bị lâm sàng, liệt sàng, dịch sàng, tử sàng,’ ...
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
“Lâm sàng (tiếng Pháp: clinique, tiếng Anh: clinical)) (lâm là đến gần,
vào một hoàn cảnh nào đó; sàng là cái giường nghĩa giường bệnh) là một
danh từ y khoa, chỉ những gì liên quan đến, xảy ra ở giường của người
bệnh, bệnh viện (lúc khám bệnh).
Nguồn gốc từ Hy lạp cổ "kline" là cái giường. Hippocrates (460-377
TTC), sinh ra ở đảo Kos, gần 100 năm sau khi Khổng Tử ra đời, ông tổ
ngành Tây Y tiên phong trong ngành chữa bệnh căn cứ trên quan sát
người bệnh trực tiếp và lý luận trên cơ sở của những "triệu chứng" mà
mình thấy, nghe, sờ và ngửi được.
Thuật ngữ
Dấu hiệu lâm sàng (clinical signs): Những triệu chứng (symtoms) do bệnh
nhân khai (có tính cách chủ quan); và khám nghiệm trên người bệnh nhân
để phát hiện những dấu hiệu (signs) khách quan. Những dấu hiệu đó được
gọi là dấu hiệu lâm sàng (clinical signs).
Chẩn đoán lâm sàng (clinical diagnosis); Chẩn đoán bệnh căn cứ vào
quá trình khám trên (dựa vào dấu hiệu lâm sàng).
17
Cận lâm sàng (subclinical, paraclinical): Bao gồm các xét nghiệm, chiếu,
chụp X quang, điện tim....trợ giúp cho việc thăm khám lâm sàng.
Chết lâm sàng: Hiện tượng tim bệnh nhân ngừng đập, Không còn thở,
không còn mạch, não không còn tín hiệu hoạt động nhưng họ vẫn có thể
sống lại, khi dùng sốc điện bắt trái tim phải làm việc trở lại,
Thử nghiệm lâm sàng: Các nghiên cứu được tiến hành trên người để xác
định tính an toàn và hiệu quả của thuốc (phần chính) và phương pháp
điều trị.”
Trở lại chủ đề chính, tôi nhấn mạnh, như trong quá khứ, FDA vừa mới
cho phép dùng máu của plasma từ những người tự hồi phục từ virus như
là kháng độc tố để chủng ngừa, điều trị hay ngăn chặn Coronavirus.
“FDA has just approved use of blood of plasma to treat COVID-19,” Fox
News, 3/25/2020.
Nhưng phương thức này đã thất bại với SARS coronavirus (SARS-CoV)
– virus identified in 2003, và Ebola outbreak, 2013-2016. Hy vọng, thử
nghiệm này có chút tiến bộ với Coronavirus.
Như đã đề cập ở trên, virus là tử vi trùng. “Chúng tử” lớn lên, phát triển
chỉ khi nào chúng tử tái sinh trong tế bào sống, nhục thể.
Năng lực (energy) chùm (tầm) gởi đó của virus chỉ tác dụng được nhờ
sống ký sinh trên nhục thể (vật chất, matters.)
Virus gây viêm nhiễm cho chúng sinh nhưng nó cũng diệt được mầm bệnh
tai hại khác cho chúng sinh, dĩ độc công độc.
Phải dùng virus để trừ virus. Không có cách gì khác, hữu hiệu hơn nữa.
Như Coronavirus đang làm sát sinh vi trùng chúng sanh. Virus giết virus.
18
Lão Tử nói, “Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân; Cập ngô vô
thân, ngô hữu hà hoạn.”
Tạm dịch, Ta có họa lớn vì có thân (chấp ngã) này, Thân ta chẳng có (vô
ngã) thì họa sao còn?
Ta có virus vì có tấm thân này. Hữu ngã chẳng có thì virus vô sở vô trụ
nhi sinh vô ngã.
Tóm lại, những quan niệm của Phật Giáo qua tiên kiến của Đức Thế
Tôn, “Phật quán nhất bất thuỷ, Bát vạn tứ thiên trùng,”đã vượt xa khoa
học nhân văn hơn 2500 năm về trước lẫn cả ngàn năm về sau.
Tuy nhiên, Phật Giáo tuy đã biết phân biệt rõ ràng chúng sinh hữu tình
và vô tình nhưng những quan điểm nhị nguyên ở trên cũng chỉ giới hạng
trong kiến thức thiển cận của “vi trùng chúng Ta” bởi vì chúng ta chưa
đủ kiến thức để phân biệt thật sự đâu là “dống” hữu tình hay loài vô
tình?
Hay đơn giản hơn làm gì có cái quái chi là vô tình hay hữu tình trong vũ
trụ?
Đây chỉ là lối phân biệt kỳ thị nhị nguyên của vi trùng người.
Hữu bất thị vô! Vô bất thị hữu!
Vô thị hữu! Hữu thị vô!
Vô thị vô! Hữu thị hữu!
Vô hữu! Hữu vô!
Vô Vô! Dô Dô!
19
Coronavirus là giống vô tình hay hữu tình? COVID-19 có trí tuệ, trí
khôn, và biết khổ đau không?
Coronavirus có phật tính không?
Nếu câu trã lời là Có thì chúng ta có thể thương thảo, hưu chiến với
chúng nó, trước khi phe ta đầu hàng, tan hàng, di tản, vượt biên không?
Nếu câu trã lời là Không thì thấy mịa nhân loại. Chúng vi trùng nhân
loại Ta chỉ còn chờ bị chúng Coronavirus chó đéo này chẹt chết hết?
Thật ra, những sinh vật nhỏ bé này và những vi trùng, vi khuẩn như
Coronavirus, những ‘dống’ hữu, vô, cố tình, phật tánh, hay không tánh
này an nhiên tự tại ra vào cơ thể, trong bụng chúng ta, tự chúng tiêu hóa
và đào thải ra chứ chúng nó khó mà chết được mà chỉ hóa sinh, luân hồi,
transformed.
Cho nên, chúng ta không nên quá quan tâm đến phạm tội sát sanh, giết
tuyệt chúng nó. Vì khi chúng ta sờ, hít thở, ăn, và uống chúng sinh vi
trùng (virus,) vi khuẩn (bacteria,) đó vào trong cơ thể của chúng ta thì
chúng ta nên tự quan tâm là chúng vi trùng, vi khuẩn này sẽ làm những
gì tai hại trong phổi, gan, thận, lòng, ruột, bụng và cho cơ thể của chúng
ta. Thay vì sợ mang tội sát sanh vì phải uống thuốc trụ/kháng sinh trị
bệnh, và nên luôn tiện “đại khai sát giới” để độ chúng vi khuẩn trùng
này tiêu diêu cực lạc.
Khoa học, và y học từ cổ chí kim vẫn chưa tìm ra được phương cách để
giết, tiêu diệt, sát sanh vi trùng khuẩn chúng sinh (sentient virus). Chỉ
có vài dống vi khuẩn, và nhất là hầu hết vi trùng, virus như COVID-19
có thừa khả năng sát “chúng sinh Ta” mà thôi.
Cho nên, chúng ta nên mong những vi sinh vật này niệm chú vãng sinh
cho loài người, cho chính Ta. Thay vì, chúng ta lại lo bị phạm tội sát
sinh, vãng sinh cho vi khuẩn trùng chúng nó.
20
Ngắn gọn là cầu sao cho chúng vi trùng khốn nạn đó nếu có chút Phật
tánh từ bi tha mạng, không sát mạng chúng ta thay vì chúng ta bận tâm
tha mạng, phóng sinh, chúng nó.
Chúng nó như Tôn Ngộ Không, trường sinh bất tử. Chỉ có nhân sinh
mới là đoản sinh hữu tử.
Tương tự, trong tất cả chúng sinh trên trái đất, nhân sinh là một vi
khuẩn, vi trùng sát sinh nguy hiểm nhất của địa cầu. Ngoài chiến tranh,
giết hại lẫn nhau thường nhật, chính chúng ta thường tạo ra những khổ
nạn nhân tạo này khác để làm hại lẫn nhau.
Chỉ có vi trùng giết được vi trùng mà nhân loại là đám vi trùng khó tiêu
diệt nhất trừ khi chúng ta tự tiêu diệt.
Cho nên, thế giới không cần phải “niệm chú vãng sinh, cầu an” cho con
người mà ngược lại nhân sinh nên niệm chú sám hối cho thế giới, và vi
khuẩn chúng trùng sinh.
Nhân loại dù có chết hơn hai phần ba của hơn sáu tỷ nhân số trên trái đất
cũng là điều tự nhiên của vũ trụ luật. Khi mà tiến hóa không còn được
tự nhiên (natural evolutions) thì sẽ bị thoái hóa. Nhân sinh vì quá văn
minh nên tự mình tiến bộ ngoài vòng tiến hóa. Cái giống chúng sinh bất
bình thường, bệnh hoạn, yếu đuối đó không sớm thì muộn sẽ bị sa thải
theo luật tự nhiên của vũ trụ.
Đây cũng là một trong nhiều lý do mà nhân loại, nhất là Hiệp Chủng
Quốc Hoa Kỳ, đang đi tìm sinh tồn cho nhân loại trong tương lai nơi
những hành tinh khác khi mà trái đất không thể an toàn để sinh sống
nữa.
Chúng sinh kể cả con người, vi trùng, thú vật và thảo mộc đều cần thiết
lẫn nhau cho nên ‘giết’ hết chúng nó đi thì ta ở với ai?
21
Ngược lại, có con người hay không có con người cũng như có khủng
long hay khủng long diệt chủng thì thế giới và chúng sinh vẫn vui vẻ mà
tồn tại. Nhưng không có thế giới và chúng sinh thì con người sẽ ở với
ai?
Coronavirus là pandemic, dịch mới nhất của nhân loại. Nó mang đến chết
chóc bất ngờ, nhanh như vũ bảo cho toàn thế giới. Chúng ta sợ hải
COVID-19 vì không kịp chuẩn bị. Cả nhân loại đã quên khấy nạn dịch
của đại thế giới, gần nhất, năm 1918, với 50 triệu cho tới 100 triệu người
chết, không đếm xuể.
Coronavirus Pandemic không những gheo lo âu, sợ hải, gây ảnh hưởng
tâm lý, bệnh lý, công ăn việc làm, kinh tế, thương mãi, giao thông, an
ninh, và an toàn cho cá nhân, gia đình, xã hội, và quốc gia mà còn có ảnh
hưởng to lớn lẫn tai hại trầm trọng cho nền an ninh, và thịnh vượng của
toàn cả thế giới.
Pandemic có thể là nổi đau khổ, suffering, lo sợ lớn nhất của nhân loại.
Điều may mắn là nó cũng những tai ương, thiên tai, mother nature khác
tới mau nhưng đi mau sau khi quét sạch những cặn bả trên trái đất. Đó là
luật tự nhiên của vũ trụ.
Tai ương đến đi tùy nghi. Không cầu thì nó đến. Chưa kịp đuổi thì nó đã
biệt tăm rồi tái xuất hiện trong lúc bất ngờ nhất.
Anthony Fauci, MD, direct or of the National Institute of Allergy and
Infectious Diseases said Thursday: “You don't make the timeline, the virus
makes the timeline. The new coronavirus is 10 times more serious than
the typical influenza. This is serious business. We are not overreacting.”
CNN by Paul LeBlanc, and Coronavirus 2020 Outbreak: Latest Updates
by WebMD News Staff, 3/26/2020.
Dự đoán, nơi nào đó có chừng 60% sẽ bị dính Coronarvirus. Nên chuẩn
bị để ngừa bệnh, và nuôi bệnh tại gia. Những bệnh nhân nhiễm dịch nhẹ
22
tại gia còn có cơ hội khôi phục, sống còn hơn là nhập viện, chết không
được gặp gở thân nhân để trăn trối, ca sáu câu vọng cổ trước khi đốt thuyền
ra cửa biển.
Tin vui, nếu từ cõi tử Corona trở về thì đã trở thành phe địch Corona rồi
nên có thể miễn dịch virus trong giai đoạn tạm thời đó cho đến khi virus
Tôn Ngộ Không với 72 phép biến hóa, thay hình đổi dạng.
Cùi rồi không còn sợ lở. Mà đã lỡ lở rồi thì cho nó cùi luôn.
Tin ‘dui’ nữa, cùi lở bây giờ có thuốc chữa, không còn là bệnh nan y. Xác
xuất bệnh nhân hồi phục tại viện (thông báo) và nhất là tại gia (không báo
cáo) bởi dịch Coronavirus rất khả quan so với số tử vong vì bệnh dịch.
Chúng ta cũng như con voi khổng lồ sợ con chuột tí teo. Hay như, Ngưu
Ma Vương bị con khỉ Tôn Ngộ Không chui qua cửa miệng, nhảy nhót
trong bụng của chúng ta, tra tấn, và yêu sách chúng ta đủ điều.
Dù địch yếu hơn ta nhưng ta sợ địch vì địch đã nằm vùng trong lòng ta.
Nên ta chưa đánh đấm đã chạy làng.
Neha Pathak, MD, Board-certified internist, “Even with all of our
preparation, there is a chance that someone that we live with will become
infected with the virus. By some estimates, somewhere around 60% of
people will get COVID-19 (most people will have mild to moderate
symptoms that will not require hospitalization). So, it’s a good idea to
come up with a plan for an “isolation zone” in case a family member or
someone you live with is diagnosed with or suspected of having COVID-
19 and needs to be taken care of at home.” If Someone in Your Home Has
COVID-19: How to Keep Others Safe, WebMD Doctors.
Họa vô đơn chí. Phúc bất trùng lai.
Thêm nữa, Coronavirus Pandemic cũng như những tai ương “thiên/tự”
nhiên tự tánh không hữu/vô tình, không đau khổ, không hạnh phúc,
23
không thiện không ác, không sân không si, vô sinh vô tử, không câu
chấp nhị nguyên – nó vừa là tử thần vừa là tiếp dẫn đạo sư không phân
biệt bất cứ ai.
Chú thích: Chúng sinh là loài hữu tình, có khả năng kinh nghiệm được
khổ đau. "Sentient beings are those who are capable of experiencing
suffering (Dukkha)."
“Kinh nghiệm được khổ đau” bởi vật chất hay do tinh thần sở trụ trên
nhục thể này chính là khả năng quý giá nhất của chúng sinh, nhất là
nhân sinh.
Những bật giác ngộ thành bồ tát, thành phật không còn có được những
diễm phúc cao quý này để thể hiện được hành vi cao cả như nhân bản,
văn minh, human.
Bản Tâm (Bản lai diện mục) muốn có kinh nghiệm quý báu này thì phải
đáo lai bỉ ngạn kinh nghiệm khổ đau, để được lo lắng, sợ hải, để đạt
được tâm bất an, để cảm giác ruột gan, phổi cật lộn tùng phèo, ... Đó
chính là cái phút ban đầu lưu luyến khó quên ấy – Cái khoái lạc trộn lẫn
khổ đau từ tê tới tái, cái cảm giác hồi hộp, đầy kích thích, sung sướng
diễm phúc nhất trên đời này.
Sinh lão bệnh tử là luật tự nhiên của vũ trụ mà Đức Phật đã khám phá.
Ngài còn mang nhục thân nên có đau bệnh nhưng không có khổ tâm vì
đã giác ngộ.
Bất cứ đại tai họa nào cho nhân loại thì người già, những kẻ yếu đuối
bệnh hoạn nên can đãm hy sinh cho thế hệ trẽ, khoẻ mạnh, có thể sản
xuất để tái thiết nước nhà, và bảo toàn “noài dống” (giống nòi.)
Tre già măng mọc. Sóng trường giang lớp sau đùn lớp trước.
Tham sinh húy tử, hay vô húy thì cũng tử. Vừa can đãm, ngạo nghễ
cười với tử thần hay vừa khóc, vừa van lạy trong niềm lo nổi sợ thì bảo
đãm cũng sẽ tử vong. Không ai cứu rỗi, cứu độ được.
24
Chết là chết; không có con ma chết can đãm hay chết hèn nhát; không có
con ma giác ngộ hay con ma vô minh.
Tạm kết
Triệu chứng dịch Coronavirus Pandemic chưa hẳn là hoàn toàn là bi
quan mà trái ngược lại như Hoàng Đế Napoleon đã từng nói:
Chỉ có hai thế lực đoàn kết con người – lo sợ và quyền lợi.
“There are only two forces that unite men - fear and interest.” Napoleon
Bonaparte
Cho nên, kẻ “thù” ta, ngay bây giờ, không phải là người mà là
Coronavirus. Tuy nhiên, Coronavirus, vô thường, không đáng sợ mà
chính con người, trong lúc khốn cùng này, mới thật sự là con thú vật
đáng sợ, khủng khiếp nhất giữa người với người. Nếu những giới lãnh
đạo trên thế giới không biết hướng dẫn hai thế lực – lo sợ và quyền lợi –
đó trong tâm lòng sẳn hèn nhát, vốn ích kỷ, và với thú tính ác của quần
chúng cho mục đích công dân giáo dục và nhân bản chân chính thì hậu
quả sẽ tai hại vô lường cho an ninh trật tự trên thế giới.
Ngược lại, từ cổ chí kim, trên thế giới cũng có rất nhiều lòng hảo tâm,
cứu nhân độ thế của nhiều quý nhân, mạnh thường quân, chân nhân, bồ
tát vì chúng sinh mà quên mình. Kể cả những hành động cao quý, từ
thiện của nhiều anh hùng vô danh, đầy lòng trượng nghĩa, vì nhân đạo
can đảm hy sinh, xã thân cứu người, không bao giờ thiếu trên cõi đời
này.
Hy vọng, sau “hội chứng” Coronavirus dịch lệ này, thế giới thay đổi
quan niệm nhân sinh, con người biết sống với nhau đầy thiện cảm, thân
cận hơn, biết đoàn kết, và nhất là biết cảm ơn sự cần thiết lẫn nhau.
May mà có nhau đời còn dễ thương.
25
Thế giới sẽ bình yên, ecosystem sẽ sạch sẻ và tốt lành hơn.
Kẻ thù ta không phải là chúng sinh. Giết chúng đi thì ta ở với ma.
“Adaptability, rationality, and preparation are the key to the survival of
your Mental well-being in this strange new world we've found ourselves
in.” Andy Shaw, ABugFreeMind.com
“Thích ứng, hợp lý, chuẩn bị là chìa khóa cho bản năng sinh tồn của
tinh thần minh mẫn trong thế giới khác lạ mà chúng ta mới tự nhận
thức.” Andy Shaw, A Bug Free Mind.
Nhân loại đang ở trong thế chiến với kẻ đại địch vô hình. Cho nên,
chúng ta không thể chạy trốn chúng nó mà chỉ có chúng nó lìa xa chúng
ta.
Cũng như ở chiến trường, đạn tìm ta chứ ta không thể tìm đạn mà chỉ né
đạn vì sợ trúng đạn. Dĩ nhiên, không ai ngu gì đưa thân hứng đạn. Trừ
khi đeo bùa Lỗ Ban đạn bắn không trúng ta nhưng trúng người.
Cơ hội con người thắng virus là 90%. Nhân loại luôn luôn thắng kẻ
địch vô hình khó tiêu diệt.
26
Vì vậy, trong khi chờ tin đại công cáo thành, khải hoàn ca khúc, thì
chúng ta nên bảo toàn triệt để, và cùng nhau giữ gìn anh ninh an toàn
cho mình cho người.
An tâm kiến tính run,
Anh hùng trong sợ hải.
Hèn nhát trong bình tĩnh,
Run run sợ sợ không.
Nên lạc quan, chắc chắn ngày mai trời sẽ sáng thay vì yếm thế, mong
cầu cho ngày mai không bao giờ tới – Bi quan cầu bất khả đắc.
Tại vì,
Tất cả rồi sẽ qua đi,
Sinh lão bệnh tử cũng qua.
Khổ quá. Đau quá. Quá qua,
Sướng quá. Qua sướng. Qua qua.
Lê Huy Trứ
References:
- Tác phẩm ĐỒNG NHẤT THỂ, cùng tác giả Lê Huy Trứ, March
13th, 2016
- https://maybienvh.wordpress.com/2018/01/02/su-khac-biet-giua-
vi-trung-va-vi-khuan/
- KhoeMoiVuiCom, http://urlz.fr/6kMi
- NBC News