Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

???ĐỨC PHẬT ĐỐI DIỆN BỆNH TẬT NHƯ THẾ NÀO? ???

Trong những cơn bạo bệnh, Đức Phật chánh niệm tỉnh giác, an nhiên tự tại, không hề than vãn hay có sự hiện khởi của sân tâm.

?Cuộc đời Đức Phật trãi qua ít nhất 3 lần bạo bệnh. Trong 2 lần đầu một lần trong mua an cư tại Vesālī tại làng Beluva: “Trong khi Thế Tôn an cư mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, những cảm thọ khốc liệt gần như chết tiếp diễn. Ở đây, Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, không có than vãn, và lần khác khi Đức Phật ở thành Vương-xá, Ngài lâm trọng bệnh, nhưng sau khi nghe tôn giả Maha Cunda trùng tụng thất giác chi thì bệnh tình của Thế Tôn được đoạn diệt.
?Lần Bệnh cuối cùng, có thể nói là trầm trọng nhất, Thế Tôn cảm thọ gần như đến chết, đi ngoài ra máu sau khi thọ dụng buổi cơm hiến cúng của người thợ rèn Cunda: “Sau khi dùng cơm của thợ sắt Cunda, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng, bệnh lỵ huyết, đau đớn gần như đến chết, và Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn nại, chịu đựng cơn bệnh”. Do bữa cơm đó có món Sùkara-maddave (Mộc nhĩ) cực độc, theo như Đức Phật cho hay thì ngoài Đức Phật ra, Ngài không thấy một ai ở cõi trời, cõi người, ở ma giới, ở phạm thiên giới, không một người nào trong chúng Sa-môn và chúng Bà-la-môn ăn món mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được.
?Do vậy phần còn lại của món mộc nhĩ này đã được Cunda chôn cất theo như sự chỉ dẫn của Đức Phật.

?Không lâu sau đó Thế Tôn đã nhập diệt, tất nhiên không phải Cunda là thủ phạm khiến Ngài thị tịch, mà đó là hành động đã được điểm chỉ từ trước và Thế Tôn đã từ bỏ thọ hành trước đó tại đền thờ Capala.

?Như vậy, Đức phật đã phân chia bệnh thành 2 phạm trù căn bản: Thân bệnh và tâm bệnh. Và Ngài nói rằng, chúng ta có thể tìm dễ bắt gặp người nào đấy tự nhận mình thân không bệnh một năm cho đến 100 năm, nhưng rất khó tìm được trong số những vị ấy, người không bị tâm bệnh dù trong một khoảnh khắc, trừ những vị đã đoạn tận các lậu hoặc.
?Từ giác độ như những gì vừa nêu, chúng ta có thể thấy rằng bậc thánh (Đức Phật và hàng đa văn thánh đệ tử của Ngài) với chất liệu giác ngộ và giải thoát đã hiện chứng, trong tiến trình hiện hữu này, thánh nhân chỉ có thân bệnh mà không còn tâm bệnh như hàng phàm phu. Hay nói cách khác thánh nhân chỉ có “bệnh”, chứ không có “bệnh khổ”. Qua đó chúng ta thấy được sự đối lập trong cách đối diện trước bệnh tật giữa thánh và phàm, một bên là an nhiên tiếp nhận, bên kia thì buông lời nguyền rủa với sự hiện khởi của sân tâm. Đó là ý nghĩa đích thực mà câu Kinh Pháp Cú 198 muốn truyền đạt:

“Vui thay chúng ta sống
Không bệnh giữa ốm đau
Giữa những người bệnh hoạn
Ta sống không ốm đau”

?Hơn thế nữa, thông qua cách mà Đức Phật đối diện với những cơn bạo bệnh, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào và lý do tại sao mà Ngài được xưng tụng là bậc Đại Y Vương, điều này được chính Ngài xác tín trong Kinh Tạp A-hàm như sau: “Này các Tỳ-kheo, các lương y thế gian không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác là vị Đại Y Vương, biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, lão, tử, ưu, bi, khổ, não. Vì thế nên Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác được gọi là Đại Y vương.”

?Với những kiến giải trên, thiết nghĩ chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều hữu ích trong bối cảnh nạn dịch Covid-19 đang lây lan với tốc độ kinh hoàng như hiện nay. Thay vì hoảng loạn cùng với những hành động thiếu ý thức, kém văn minh trước dịch bệnh, chúng ta phải thật bình tĩnh để nhận ra bản chất của sự hiện diện con người không bao giờ vắng bóng bệnh tật, bệnh dịch. Điều đó đã được lịch sử minh chứng từ cổ chí kim với những thế hệ con người đã nằm xuống vì bệnh tật, cũng như các trận dịch bệnh đã cướp đi nhân mạng của vô số người. ?Hoảng hốt trước dịch bệnh chẳng khác gì chúng ta tiếp thêm sức mạnh cho virus lây lan. ?Ngược lại bình tĩnh chấp nhận cũng như có cách ứng xử thông minh, thì con người đã cầm trong tay liều vaccine tinh thần cực mạnh, có thể lướt qua bất kỳ loại virus nào. Đằng khác, lắm lúc chúng ta cũng nên nói lên lời cảm ơn đối với sự tung hoành của virus corona, vì nhờ chúng mà ta nhận diện sâu sắc rằng cuộc sống này rất mong manh, bất toàn. Với vai trò đó nó xứng đáng được xem là một trong ba thiên sứ (Già, bệnh và chết) của Vua Diêm Ma sai bảo để thức tỉnh những con người đang chìm trong lối sống tham dục, ích kỷ, vun bồi cho tự ngã. ?Hy vọng với biến cố dịch bệnh này, con người sẽ biết cách sửa đổi nhận thức cũng như hành vi của mình, để sống tốt hơn, có đạo đức hơn, biết ban tặng niềm vui và san sẻ nỗi khổ với người khác trong cơn hoạn nạn, dẫu biết trước ngày mai là tận thế.

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm