Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

6. Dot phao giao thua

 

 

 

Đạo Phật được Đức Thích Ca Mâu Ni Phật khai sáng tại Ấn độ cách
nay hai thiên niên rưởi là tôn giáo từ bi và trí tuệ. Đạo Phật được mệnh danh
là Đạo của sự giải thoát và hòa bình. Lịch sử truyền bá Phật giáo từ Ấn độ
đến các nước ở Đông nam á, Trung á, Viễn đông và ngày nay khắp nơi trên
thế giới trên con đường từ bi, khoan dung, hòa bình đã được nhân dân ở
những nơi đó chào đón và tin theo.
Giáo Pháp từ bi và trí tuệ của Đức Phật là con đường hạnh phúc cho
những ai thực hành. Giáo lý trọng tâm của Phật giáo được Đức Phật thuyết
giảng cho năm vị khất sĩ đầu tiên của Tăng đoàn là bài kinh Chuyển Pháp
luân tại Lộc uyển thành Ba la nại. Nội dung bài kinh này Đức Phật giảng về
tinh túy của giáo lý Bốn chân lý cao thượng: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
Đây là khổ; Đây là sự tập khởi của khổ; Đây là sự diệt khổ; Đây là con
đường diệt khổ. Khổ là định luật của thế gian này. Các pháp đều có tự tánh
vô thường, vô ngã là khổ, không, thay đổi và hoại diệt. Nguyên nhân của khổ
là do tham ái mà có mặt. Có sự khổ nhưng không có con người đi sau sự khổ.
Đức Phật dạy có sự diệt khổ và con đường dẫn đến sự diệt khổ. Đó là Bát
Thánh Đạo là con đường bậc Thánh có tám chi phần: chánh kiến, chánh tư
duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm,
chánh định. Người Phật tử có cái nhìn chân thật về vạn pháp bằng chánh tri
kiến.
Các pháp trong vũ trụ đều do duyên mà khởi lên và cũng do duyên mà
diệt. Thuyết Duyên khởi trong Phật giáo giải thích về sự hình thành của vũ
trụ vạn pháp. Thân ngũ uẩn cũng do duyên khởi (dependent origination) mà
mỗi chúng ta có mặt trong cuộc đời này. Không có pháp nào tồn tại độc lập.

Cho nên, các pháp từ vi trần nhỏ nhiệm, sơn hà đại địa vũ trụ bao la đều
tương tức (inter-being) với nhau trong dòng sinh diệt: Cái này có thì cái kia
có, cái này sinh thì cái kia sinh; cái này không thì cái kia không, cái này diệt
thì cái kia diệt.
Người Phật tử thực hành lời Phật dạy để chuyển hóa những đau khổ do
vô minh tham dục, sân hận và si mê được an vui hạnh phúc có tâm từ bi và trí
tuệ. Đức Phật dạy rằng tâm an bình thi thế giới hòa bình.
Lời Phật dạy là để chuyển hóa tâm tham, sân, si trở thành tâm vô tham,
vô sân, vô si. Chính vì vậy, mỗi người có thể cùng góp phần xây dựng hòa
bình cho thế giới.
Giới bao gồm ba chi phần là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng,
Chánh tinh tấn. Chánh ngữ là lời nói chân thật. Lời nói có thế đem lại an lành
hay đau khố cho người khác. Đối với những người khi làm những quyết định
được dẫn dắt bởi tâm tham dục, sân hận và si mê thì sẽ mang lại đau khổ cho
nhiều người, bất an cho xã hội thậm chí dẫn đến những cuộc xung đột chiến
tranh trên thế giới. Như vậy, lời nói chân thật là một nghệ thuật tuyệt vời để
tạo lòng tin cho mọi người dẫn dắt họ đi theo con đường hòa bình. Chánh
nghiệp là hành nghiệp chân chánh. Đức Phật dạy trong kinh Pháp cú: “Chớ
làm các việc ác, hãy làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch. Đó chính là lời
Phật dạy.” Nghiệp ác dẫn đến sự đau khổ trong đời này và đời sau. Nghiệp
thiện đưa đến hạnh phúc cho mình và cho người. Chánh mạng là sống bằng
nghề nghiệp chân chánh sẽ chuyển hóa sự tham dục là nguồn gốc của sự đau
khổ trong cuộc đời. Nuôi sống bằng nghề nghiệp chân chánh thì tất nhiên
tránh xa những nghề bất chánh như sát sinh, chế tạo vũ khí, chạy đua vũ
trang để tranh giành quyền lực. Con người có thể vì lý do tự vệ để sinh tồn
nhưng không vì lý do này mà đưa thế giới vào những cuộc chiến tranh phi
nghĩa đưa mọi người đến tình cảnh khổ đau bất hạnh. Chi phần Chánh tinh
tấn là yếu tố thành tựu mọi hạnh nguyện theo lý tưởng của người Phật tử để
thực hiện sự hòa bình trên thế giới.
Định thuộc hai chi phần Chánh niệm và Chánh định. Người có chánh
niệm và tĩnh giác trong mọi hành động thì tâm không bị ô nhiễm. Biết rõ
hành vi cúa mình có thế đem lại lợi ích cho chính mình cho người khác.

Chánh định là tâm định tĩnh không giao động trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Như lời cổ nhân “vạn pháp như sấm sét hãy nhất tâm thiền định”.
Tuệ thuộc Chánh kiến và Chánh tư duy. Chánh kiến là chi phần đầu tiên
vô cùng quan trọng trong giáo lý Bát chánh đạo dẫn dắt bảy chi đi sau. Một
hành động được soi sáng bằng chánh tri kiến sau khi tư duy một cách chân
chánh thì sẽ giúp cho chính mình xa lìa mọi khổ đau trong cuộc sống đem lại
an lạc hòa bình cho cộng đồng xã hội.
Đạo Phật chỉ cho thấy, chừng nào con người dừng lại tâm tham, tâm sân
hận, tâm si mê, thì như vậy con người có thể sống trong một thế giới trong
sạch hòa bình. Suốt trong hai thiên niên kỷ rưởi qua
lời dạy của Đức Phật với những phẩm chất từ bi, bình đẳng, khoan dung đã
được người Phật tử thực hành và đã hiến tặng cho sự cường thịnh và hòa bình
thế giới. Sự cống hiến này được Liên hiệp quốc bao gồm tất cả các quốc gia
trên thế giới đồng ghi nhận vinh danh và hàng năm cử hành lễ Vesak tôn kính
Đức Phật.
Ngày nay, toàn thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh về biên cương
lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo. Người Phật tử quán chiếu những hiện tượng đang
diễn ra khắp nơi trên thế giới hằng ngày hằng giờ bằng con mắt thiền quán
chánh tri kiến. Bằng cách sống theo giáo lý từ bi với mong ước góp phần đẩy
lùi nguy cơ chiến tranh do lòng tham lam, sân hận và ảo vọng con người gây
ra.
Người ta không thể sống tách rời cộng đồng xã hội. Có sự tương tác
giữa cá nhân với cá nhân, do vậy, việc làm của một người có ảnh hưởng đến
mọi người. Một hành động bất thiện sẽ tác động xấu đến cộng đồng xã hội.
Một hành động thiện sẽ mang lại an lành và hòa bình cho xã hội. Cho nên,
người Phật tử cần sống tĩnh thức để thoát ra khỏi vòng ảo vọng được tự do,
giải thoát. Như vậy có thể góp phần cho nền hòa bình của nhân gian.
Để phát triển tâm tĩnh lặng, đối với ngưởi Phật tử khi tâm bất thiện khởi
lên thì cần quán sát để tịnh chỉ tâm bất thiện này; nếu tâm thiện chưa phát
sinh thì lấy từ tâm làm cho phát sinh; nếu tâm thiện đã phát sinh thì cần tinh
tấn nuôi dưỡng nó, thực hành để đem lại hạnh phúc cho mình cho người cho

hòa bình cộng đồng xã hội. Đây chính là con đường giới, định, tuệ của người
Phật giáo.
Cuộc sống sẽ an tịnh và hạnh phúc nếu cuộc sống được bảo vệ bằng
giới luật. Người Phật tử giữ gìn năm giới bởi vì trong cuộc sống con người
dễ bị dục vọng cám dỗ nếu không được bảo vệ bằng giới. Năm giới của Phật
chế cho người Phật tử nguyên tắc sống an lạc. Luật lệ của thế tục cũng không
nằm ngoài năm giới này: Đó là Không sát sanh, không trộm cắp, không tà
dâm, không nói dối vả không uống rượu.
Giới thứ nhất: Không sát sanh
Người Phật tử ý thức được những đau khổ do sát hại gây ra, phát
nguyện thực hành hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài.
Giới thứ hai: Không trộm cắp
Người Phật ý thức được những khổ đau do chiếm đoạt, trộm cướp, bất
công xã hội gây ra, phát nguyện hạnh đại từ để đem lại niềm vui an lạc cho
mọi người và mọi loài để chia sẻ thời giờ, năng lực và tài vật cho những
người đang thực sự thiếu thốn. Thệ nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một
của cải nào không do mình tạo ra.
Giới thứ ba: Không tà dâm
Người Phật tử ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, phát
nguyện học theo tinh thần trách nhiệm để bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của
mọi người và mọi gia đình trong xã hội để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình
và gia đình kẻ khác.
Giới thứ tư: Không nói dối
Người Phật tử ý thức những lời nói do thiếu chánh niệm gây ra, phát nguyện
học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm
vơi bớt khổ đau của người.
Giới thứ năm: Không đắm say trong các loại rượu men
Người Phật tử ý thức được sự tàn phá về tâm và thân xác do các loại rượu
men, các độc tố, ma túy, sách báo phim ảnh trụy lạc gây ra phát nguyện sống
cuộc sống lành mạnh từ thể chất đến tâm hồn.

Trên đây là năm giới dành cho người tại gia cư sĩ được Thiền Sư Nhất Hạnh
giảng giải vì lợi lạc hàng Phật tử.
Một bản kinh khác nói về cách thức đạt được hạnh phúc là Kinh Điềm lành
được Đức Phật thuyết tại Kỳ viên tinh xá ở thành Xá vệ duyên do khi đêm
gần tàn một vị Thiên hiện ra với ánh sáng rực rỡ thưa hỏi về điềm lành để
sống an lạc.
1. Không gần kẻ ngu si
Thân cận người hiền trí
Cúng dường bậc xứng đáng
Là điềm lành tối thượng
2. Ở trú xứ thích hợp
Quá khứ tạo nhân lành
Hướng tâm theo lẽ chánh
Là điềm lành tối tượng
3. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi
Giới luật biết tu tập
Có những lời khéo nói
Là điềm lành tối thượng
4. Hiếu dưỡng mẹ và cha
Biết nuôi sống vợ con
Việc làm không xung khắc
Là điềm lành tối thượng
5. Bố thí hành đúng pháp
Giúp quyến thuộc họ hàng
Hành xử không tỳ vết
Là điềm lành tối thượng
6. Ghê sợ, tránh điều ác
Không nghiện ngập rượu chè
Tinh tấn hành thiện pháp
Là điềm lành tối thượng
7. Sống lễ độ khiêm cung
Tri túc và tri ân
Đúng thời nghe giảng Pháp

Là điềm lành tối thượng
8. Kham nhẫn, biết phục thiện
Thường đến gặp sa môn
Đúng thời đàm luận Pháp
Là điềm lành tối thượng
9. Tự chế, sống phạm hạnh
Thấy chân lý nhiệm màu
Thực chứng quả niết bàn
Là điềm lành tối thượng
10. Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động không sầu
An nhiên không uế não
Là điềm lành tối thượng
11. Ai sống được như thế
Đâu đâu không thối thất
Đến đâu cũng an toàn
Những điềm lành tối thượng.
Thông điệp Hòa bình Đức Phật dạy trong nhiều kinh là ánh sáng Từ bi và Trí
tuệ sẽ đẩy lùi bóng tối vô minh đem lại sự tĩnh thức cho loài người và hòa
bình cho thế gian.
Hội đồng Tăng Già Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Mỹ Việt chúc nguyện Phật
nhật tăng huy, Pháp luân thưởng chuyển, Thế giới hòa bình, nhân sinh an lạc.
Cầu nguyện dịch bệnh Coronasvirus sớm tiêu trừ, người dân tránh được sự
bức hại do thiên tai họa hoạn.
Thành kính tưởng niệm tất cả những nạn nhân trên thế giới bị nhiễm
cornasvirus đã qua đời. Tưởng nhớ đến họ với sự tiếc thương vì họ đã từng
có mặt trong cuộc đời và đã từng cống hiến tài năng sức lực của họ cho sự
thịnh vượng an vui hạnh phúc hòa bình cho thế giới xinh đẹp này. Tri ân và
cầu nguyện hương hồn họ sinh về cảnh giới an vui tịch diệt vĩnh hằng.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm