Lời giới thiệu: Bài viết này của Bhikkhu Bodhi, vị Thầy đã dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Anh, đăng trên trang Buddhists Respond (Người Phật tử đáp ứng) có địa chỉ ở https://www.buddhistsrespond.org/ một trang web tự ghi nhận là có mục đích hỗ trợ các phản ứng khôn ngoan và từ bi của người Phật tử đối với các sự kiện hiện tại. Tác giả Bhikkhu Bodhi cũng là một nhà hoạt động, người sáng lập và chủ tịch của Hội Buddhist Global Relief (Hội Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu), một tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ các cộng đồng trên khắp thế giới đang bị nạn đói và suy dinh dưỡng kinh niên. Bản thân của Bhikkhu Bodhi còn có một vị trí đặc biệt khi nhìn về cuộc chiến giữa Israel và quân Hamas: ngài Bodhi là nhà sư Mỹ gốc Do Thái cao cấp nhất. Bài viết như sau.
…. o ….
Tôi viết bài này với tư cách là một tu sĩ Phật giáo cấp cao người Mỹ gốc Do Thái, người đã cực kỳ đau khổ trước cuộc tấn công quân sự của Israel vào người dân Gaza. Tôi nhìn thấy chiến dịch này có lẽ là cuộc khủng hoảng đạo đức bi thảm nhất trong thời đại chúng ta. Những trận bom dữ dội, số người chết tăng không ngừng, cuộc phong tỏa chết chóc đối với những nhu yếu phẩm thiết yếu, trận hủy diệt sinh mạng của những người vô tội - tất cả những sự kiện này đốt cháy ý thức đạo đức như một bàn ủi nóng đỏ và đòi hỏi một tiếng hét lớn từ sâu thẳm tâm hồn: “Trời ơi, hãy dừng lại đi!” Thực vậy, với giọng điệu kín đáo của mình, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) đã đưa ra một tiếng hét như vậy, nhưng nó như dường đã bị rơi bỏ đối với những tai điếc.
Với nhiều trường hợp hoàn toàn vô nhân đạo diễn ra chỉ trong hai thập niên—ở Iraq, Syria, Tigray, Myanmar và Ukraine—tại sao tôi lại phải nhấn mạnh Gaza là thảm họa đạo đức lớn nhất của thời đại chúng ta? Tôi sẽ đưa ra năm lý do giải thích điều này.
Thứ nhất, là về cường độ tận cùng hung bạo của cuộc tấn công. Arif Husain, Trưởng phòng kinh tế của United Nation’s World Food Program (Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc), đã làm chứng cho điều này bằng nhận xét: “Tôi đã làm việc này trong hai thập niên qua, và tôi đã chứng kiến đủ loại xung đột và đủ loại khủng hoảng. Và, đối với tôi, đây là điều chưa từng có, bởi vì, một là, mức độ lớn, mức độ quy mô, toàn bộ dân số của một địa điểm cụ thể; thứ hai, mức độ nghiêm trọng; và thứ ba, tốc độ diễn ra cuộc tấn công này, tốc độ thảm cảnh này hiển lộ ra.”
Những con số đại diện cho những người chết, người bị thương, và sự tàn phá ở Gaza chứng thực cho lời nói của Husain. Chúng ta được biết 70% nạn nhân là phụ nữ và trẻ em; rằng các bác sĩ, nhân viên y tế, nhà báo và giáo sư đại học đang là mục tiêu bị tấn công; rằng toàn bộ Gaza đã trở thành trại tử thần nơi không ai được an toàn ở bất cứ đâu. Chúng ta biết về việc cả gia đình bị tiêu hủy sau khi một quả bom dội xuống, ba thế hệ bị tiêu diệt ngay lập tức; về những trẻ em mất cha mẹ và tất cả anh chị em của mình, không còn người thân nào trong gia đình các em này còn sống trên thế giới; về các bệnh viện bị đóng cửa và các bệnh nhân buộc phải đi bộ nhiều dặm đến các khu vực an toàn được chỉ định, để rồi bị bắn tỉa trên đường đi hoặc bị trúng hỏa tiễn khi họ đến nơi.
Ngoài số người chết, người bị thương và sự phá hủy trực tiếp do các trận bom gây ra, việc Israel phong tỏa gần như hoàn toàn các nhu yếu phẩm thiết yếu—thực phẩm, nước, nhiên liệu và thuốc men—làm gia tăng nỗi đau khổ sâu sắc hơn trong lòng người dân Gaza, buộc người rời nhà di tản chịu tới tận cùng nạn đói, nạn khát, và bệnh truyền nhiễm. Bây giờ, khi các nhà tài trợ lớn của phương Tây đang ngưng tài trợ cho UNRWA, cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine, mạch sống của người dân Gaza đang bị cắt đứt. Giống như một con chim ưng háu đói, nạn đói lơ lửng ngay phía trên dải đất, sẵn sàng tấn công.
Yếu tố thứ nhì nhấn mạnh tầm bi thảm đạo đức của cuộc khủng hoảng ở Gaza là những gì được thấy hiển hiện trước mắt, sự trực tiếp sinh động của nó. Không giống như nạn diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã và các tội ác chiến tranh khác — bao gồm cả các hoạt động đẫm máu của Nga ở Ukraine — nạn diệt chủng ở Gaza diễn ra trực tiếp trên màn hình TV và máy tính của chúng ta, ngay trước mắt chúng ta. Những hình ảnh hiện ra từ màn hình và cầu xin chúng ta hãy hành động: những đứa trẻ bị bom đứt chân tay, cơ thể bị rách nát; những em bé sơ sinh bị bỏ rơi trong lồng hộ sanh bị cúp điện; những tòa nhà chung cư và trường đại học sụp đổ như những cỗ bài; các nhà thờ [Thiên Chúa giáo] và các ngôi đền [Hồi giáo] lịch sử bị phá hủy đến mức không thể sửa chữa được; những người tị nạn chen chúc trong các trại bị nhiễm trùng, kêu gào xin nước và thức ăn; các xác chết bị ném vào các ngôi mộ tập thể; những người bị bắt bị bịt mắt và lột trần truồng, lùa đi diễn hành như gia súc qua những đường phố vắng.
Những hình ảnh như vậy làm cho tất cả các hoạt động bình thường của chúng ta – trò chuyện với bạn bè, đi ra tiệm ăn, tham dự một buổi họp mặt gia đình, đi xem hòa nhạc – dường như vô vị, trống rỗng và vô nghĩa. Khi chứng kiến những tội ác khủng khiếp này, chúng tôi cảm thấy trách nhiệm đạo đức nặng nề đè nặng lên vai mình, một gánh nặng mà chúng tôi không thể rũ bỏ bằng cách khẳng định những hành động tàn bạo này không liên quan đến chúng tôi. Gánh nặng thật đau đớn, nhưng cũng đầy phấn khích khi nhắc nhở chúng ta về khả năng đồng cảm của mình.
Yếu tố thứ ba làm tăng tính nghiêm trọng về mặt đạo đức của cuộc khủng hoảng Gaza xuất phát từ thực tế rằng chính nhà nước Israel, quê hương nơi quốc gia tự tuyên xưng của người Do Thái, đang gây ra tất cả những đau khổ, thống khổ và chết chóc này cho Gaza. Vâng, chúng tôi quy trách nhiệm cho Israel ở tiêu chuẩn đạo đức cao hơn so với hầu hết các quốc gia khác, nhưng không phải vì thành kiến chống Do Thái. Chúng tôi làm như vậy bởi vì người Do Thái là nhóm dân tộc đã trải qua nỗi kinh hoàng của Holocaust và do đó nên là những người bảo vệ thận trọng nhất cho quyền bất khả xâm phạm của người dân được tự do khỏi sự truy bức sắc tộc.
Lời thề “Không bao giờ nữa”, theo cách hiểu của người Do Thái có lương tâm, có nghĩa là không bao giờ để xảy ra nữa đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên, thay vì thể hiện sự đồng cảm, Israel hiện đang sử dụng vết thương quá khứ của Holocaust - và cảm giác tội lỗi của các quốc gia đã gây ra vết thương đó - làm rào chắn để làm câm lặng những lời chỉ trích và để duy trì sự miễn tội của mình. Như thể họ đang nói với thế giới rằng: “Quý vị không thể chạm vào chúng tôi vì quý vị phải gánh chịu cảm giác tội lỗi về những đau khổ trong quá khứ của chúng tôi.”
Cách thứ tư mà cuộc khủng hoảng ở Gaza mang sức nặng đạo đức liên quan cụ thể đến chúng ta nơi đây ở Hoa Kỳ. Đất nước [Hoa Kỳ] chúng ta đồng lõa với tội ác của Israel. Bằng tiền thuế của mình, chúng ta tài trợ cho quân đội Israel, cung cấp cho họ những loại vũ khí tiên tiến nhất hiện có. Chúng ta bao che về mặt ngoại giao cho Israel tại Liên hợp quốc bằng việc sử dụng quyền phủ quyết. Và chúng ta bao che Israel về mặt đạo đức bằng cách lặp lại các thông điệp của bộ máy tuyên truyền của họ tại các cuộc họp báo và các hội nghị quốc tế, đồng thời bôi nhọ những người chỉ trích hành động của Israel.
Khi toàn bộ khía cạnh đạo đức của tình hình ở Gaza được nhìn chung lại—số lượng kinh hoàng các vụ giết người không phân biệt; sự kiện rằng chúng ta có thể thấy rõ sự tàn phá qua các phương tiện truyền thông; sự kiện rằng chiến dịch này đang được thực hiện bởi nhà nước đại diện cho người Do Thái, những nạn nhân lịch sử của truy bức và diệt chủng; và sự đồng lõa của Hoa Kỳ - tất cả chỉ ra lý do thứ năm rằng đây là một cuộc khủng hoảng đạo đức sâu sắc. Gộp chung lại, tất cả những yếu tố này phá vỡ khuôn khổ đạo đức được cung cấp cho chúng ta như là chìa khóa để hiểu biết về thế giới của chúng ta.
Trong nhiều thập niên, các cường quốc phương Tây đã thể hiện mình là trụ cột của trật tự quốc tế pháp trị, là những chính phủ bảo vệ nhân quyền và đạo đức nhân loại khả kính. Nhưng giờ đây, với những viện cớ nông cạn nhất, họ lại ủng hộ Israel, ngay cả khi Tòa án Thế giới coi chiến dịch [quân sự] của nước này là một “khả thể là diệt chủng.” Lòng trung thành kiên định đối với một quốc gia coi thường luật pháp quốc tế đã lật ngược lăng kính đạo đức mà qua đó chúng ta được dạy để nhìn về trật tự toàn cầu. Bây giờ, những chiếc mặt nạ đã gỡ ra, vạch trần sự giả hình của các cường quốc phương Tây ẩn sau mặt ngoài bóng bẩy của họ.
Cuộc khủng hoảng ở Gaza cho thấy các quốc gia đó lẽ ra phải bảo vệ luật pháp quốc tế và các giá trị nhân đạo lại đang công khai phản bội các cam kết của họ. Sự phá sản đạo đức của họ không có thể rõ ràng hơn được. Họ khuyên Israel thực hiện chiến dịch phù hợp với luật pháp quốc tế, nhưng vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Israel ngay cả khi nước này vi phạm những luật đó. Họ nói rằng họ ủng hộ hòa bình, nhưng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, họ phủ quyết hoặc bỏ phiếu trắng đối với các nghị quyết kêu gọi ngừng bắn nhân đạo. Họ nói rằng họ chống nạn diệt chủng, nhưng lại phản đối vụ kiện của Nam Phi tại Tòa án Thế giới. Họ nói rằng Israel nên đối xử nhân đạo với tù nhân, nhưng họ làm ngơ khi quân Israel tra tấn, làm nhục và thậm chí xử tử các tù nhân.
Bởi vì chúng ta, với tư cách là người Mỹ, là công dân của quốc gia đi đầu trong việc bao che Israel khỏi trách nhiệm, điều này đặt lên vai chúng ta gánh nặng đạo đức khi phản đối các chính sách của đất nước mình. Với trách nhiệm này, làm sao chúng ta có thể giữ im lặng? Đơn giản là không có lý do gì để im lặng đứng bên lề. Chúng ta không thể để sự im lặng ngự trị như lời cuối cùng. Chúng ta không thể để sự im lặng thay thế lời nói. Vì chính phủ Hoa Kỳ đại diện cho chúng ta, nên với tư cách là người Mỹ, chúng ta phải lên tiếng mạnh mẽ và phản đối sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với các chiến dịch của Israel.
Thực tế rõ ràng rằng, chìa khóa của giải pháp nằm trong tay chính phủ Mỹ. Chỉ khi Mỹ gây áp lực kinh tế và chính trị cứng rắn lên Israel thì xung đột mới có thể được giải quyết một cách chính đáng. Và một cách chủ yếu, một nghị quyết công bằng cũng sẽ phục vụ lợi ích lâu dài của Israel, tận cùng cho phép nước này chung sống hòa bình với một nhà nước Palestine tự do, vì lợi ích chung của cả hai quốc gia.
Mọi tiếng nói đều có giá trị và chúng ta có thể chia sẻ bằng nhiều cách khác nhau: bằng cách tham gia tuần hành, viết thư cho Bạch Ốc và các dân cử đại diện của chúng ta tại Quốc hội, đăng các bản tin và bình luận có liên quan trên nền tảng mạng xã hội, viết bài và nói chuyện với bạn bè. Sẽ không đủ nếu chỉ đăng những thông điệp sáo mòn trên mạng xã hội về tình yêu và hòa bình hoặc ghim những chú chim bồ câu và trái tim vào hồ sơ của chúng ta. Để hoàn thành bổn phận của mình với tư cách là những sinh vật có đạo đức, chúng ta cần tích cực bày tỏ tình đoàn kết với những người Palestine bị bao vây, những người không thể tự họ lên tiếng cho họ. Và điều đó có nghĩa là, khởi đầu phải là, lời kêu gọi ngừng bắn toàn diện. Không chỉ vì “hòa bình” mà còn vì một lệnh ngừng bắn thực sự, toàn diện và được giám sát.
Nhưng ngừng bắn chỉ là bước đầu tiên. Ngoài việc ngăn chặn chiến dịch hủy diệt hiện nay, chúng ta cũng nên yêu cầu một nỗ lực phối hợp, chân thành, thực sự để tận cùng thực hiện được nguyện vọng của người dân Palestine về một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn của riêng họ, đây cũng sẽ là chìa khóa quý giá cho an ninh của Israel. Con đường đi đến giải pháp cho vấn đề tồn tại lâu dài này sẽ gập ghềnh và gian nan, nhưng chúng ta cần chung tay và cùng lên tiếng với nhiều người khác đang kêu gọi thực hiện những bước đi đầu tiên—và phải thực hiện ngay bây giờ.
.
Nguồn:
Israel’s Gaza Campaign Is the Gravest Moral Crisis of Our Time
Bhikkhu Bodhi - February 12, 2024
I write this essay as a senior American Buddhist monk of Jewish ethnicity who has been deeply distressed by Israel’s military assault on the population of Gaza. I see this campaign as perhaps the gravest moral crisis of our time. The blistering bombardments, the ever-mounting death toll, the deadly blockade of vital essentials, the annihilation of innocent human lives—all these events sear the moral consciousness like a red-hot iron and demand a loud shout from the depths of the soul: “For God’s sake, stop it!” Indeed, in its own discreet tones, the International Court of Justice has issued such a shout, yet it seems to have fallen on deaf ears.
Given the many instances of sheer inhumanity unfolding over just two decades—in Iraq, Syria, Tigray, Myanmar, and Ukraine—why should I highlight Gaza as the major moral calamity of our time? I will lay down five reasons this is the case.
The first concerns the sheer intensity of the assault. Arif Husain, the chief economist at the United Nation’s World Food Program, bears testimony to this with his remark: “I’ve been doing this for the past two decades, and I’ve been to all kinds of conflicts and all kinds of crises. And, for me, this is unprecedented because of, one, the magnitude, the scale, the entire population of a particular place; second, the severity; and third, the speed at which this is happening, at which this has unfolded.”
The figures representing deaths, injuries, and destruction in Gaza bear out Husain’s words. We are told that 70% of the victims are women and children; that doctors, medical staff, journalists, and university professors are being targeted; that all of Gaza has become a death camp where no one is safe anywhere. We learn of whole families being liquidated at the drop of a bomb, three generations wiped out in an instant; of kids losing their parents and all their siblings, left with no surviving family members in the world; of hospitals being shuttered and their patients forced to walk miles to designated safety zones, only to be hit by sniper fire en route or struck by rockets when they arrive.
On top of the deaths, injuries, and demolitions directly caused by the bombardments, Israel’s near-total blockade of vital essentials—food, water, fuel, and medicines—drives the spike of suffering even more deeply into the hearts of Gaza’s population, subjecting displaced people to extremes of hunger, thirst, and infectious disease. Now that the major Western donors are suspending their funding of UNRWA, the U.N. relief agency for Palestinian refugees, the very lifeline for the people of Gaza is being cut. Like a ravenous hawk, famine hovers just above the strip, ready to strike.
The second factor that underscores the moral gravity of the crisis in Gaza is its visibility, its living immediacy. Unlike the Nazi Holocaust and other war crimes—including Russia’s blood-curdling operations in Ukraine—the genocide in Gaza unfolds live on our television and computer screens, right before our eyes. The images jump out from the screen and beg us to act: children with amputated limbs, their bodies torn and broken; babies abandoned in powerless incubators; apartment buildings and universities collapsing like decks of cards; historic churches and mosques destroyed beyond repair; refugees crammed into infested camps, crying out for water and food; corpses thrown into mass graves; captives blindfolded and stripped naked, paraded like cattle through desolate streets.
Such images make all our normal activities—chatting with friends, going out for a meal, joining a family gathering, going to a concert—seem insipid, hollow, and pointless. Once we bear witness to these horrific crimes, we feel a heavy moral responsibility has fallen on our shoulders, a burden we can’t shake off by claiming these atrocities don’t concern us. The burden is painful, but also exhilarating in reminding us of our capacity for empathy.
A third factor that heightens the moral gravity of the Gaza crisis derives from the fact that it is the state of Israel, the self-declared national home of the Jewish people, that is inflicting all this suffering, anguish, and death on Gaza. Yes, we do hold Israel to a higher moral bar than we do most other nations, but not from anti-Jewish bias. We do so because the Jews are the ethnic group that experienced the horror of the Holocaust and would should therefore be the most vigilant defenders of the inviolable right of people to be free from ethnic persecution.
The vow “Never again,” as understood by Jews of conscience, means never again for anyone. Yet, instead of showing empathy, Israel is now using the past trauma of the Holocaust—and the guilt of the countries that inflicted that trauma—as a shield to silence criticism and maintain its impunity. It’s as if they are saying to the world, “You can’t touch us because you bear the guilt for our past suffering.”
The fourth way in which the crisis in Gaza bears moral weight relates specifically to us here in the United States. Our country is complicit in Israel’s crimes. With our own tax dollars, we fund Israel’s military, supplying it with the most advanced weaponry available. We give Israel diplomatic cover at the U.N. through our use of the veto. And we give Israel moral cover by echoing the messages of its propaganda machine at press conferences and international gatherings, while tarring those who criticize its actions.
When all the moral dimensions of the situation in Gaza are viewed together—the sheer volume of indiscriminate killing; the fact that the devastation is starkly visible to us through the media; the fact that the operation is being carried out by the state representing the Jewish people, the historic victims of persecution and genocide; and the complicity of the United States—they point to the fifth reason this is a deeply moral crisis. Taken conjointly, all these factors shatter the moral framework offered to us as the key for understanding our world.
For decades, the major Western powers have presented themselves as the bulwarks of the rules-based international order, the defenders of human rights and decent human morality. Yet now, under the shallowest of pretexts, they throw their weight behind Israel, even when the World Court designates its operations a “plausible genocide.” This unwavering loyalty to a nation that flouts international law overturns the moral lens through which we’ve been taught to view the global order. Now the masks come off, exposing the hypocrisy of the major Western powers hidden behind their polished exteriors.
The crisis in Gaza shows those nations that should be defending international law and humanitarian values to be openly betraying their commitments. Their moral bankruptcy couldn’t be more glaring. They advise Israel to carry out its operations in accordance with international law, but continue to provide it with weapons even when it breaks those laws. They say they favor peace, but at the U.N. Security Council they veto or abstain from resolutions calling for a humanitarian cease-fire. They say they are opposed to genocide, but dispute South Africa’s case at the World Court. They say that Israel should treat prisoners humanely, but turn a blind eye when it tortures, humiliates, and even executes them.
Since we, as Americans, are citizens of the nation foremost in shielding Israel from accountability, this places on us the moral burden of opposing our country’s policies. Given this responsibility, how can we keep silent? There is simply no excuse for standing speechless on the sidelines. We can’t let silence reign as the final word. We can’t let silence replace the word. Since the U.S. government represents us, as Americans we must boldly speak up and oppose its support for Israel’s operations.
The plain fact is that the key to a solution lies in the hands of the U.S. Only if the U.S. applies tough economic and political pressure on Israel can the conflict be justly resolved. And crucially, a just resolution would also serve Israel’s long-term interest, finally permitting it to live at peace with a free Palestinian state, for the mutual benefit of both nations.
Every voice counts, and we can do our share in a variety of ways: by joining marches, writing to the White House and our representatives in Congress, posting relevant news articles and commentary on our social media platforms, writing articles, and talking with friends. It’s not enough to post bromides on social media about love and peace or to pin doves and hearts to our profiles. To fulfill our duty as moral beings, we need to actively express our solidarity with the besieged Palestinians who can’t speak for themselves. And that means, for a starter, calling for a complete cease-fire. Not just for “peace,” but for a real, complete, monitored cease-fire.
But a cease-fire is only the first step. Beyond stopping the present round of destruction, we should also demand a genuine, sincere, concerted attempt to finally fulfill the aspirations of the Palestinian people for a fully sovereign state of their own, which will also be the precious key to Israel’s security. The road to a solution of this long-standing problem will be rocky and hard, but we need to join voices and hands with the many others calling for the first steps to be taken—and to be taken now.