(Culagosingasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Nadika, tại Ginjakavasatha. Lúc bấy giờ Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila trú tại khu vườn trong rừng Gosinga có nhiều cây ta-la. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, sau khi tham thiền, đứng dậy đi đến khu vườn trong rừng Gosinga có nhiều cây ta-la. Người giữ vườn thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền bạch Thế Tôn:
– Bạch Sa-môn, chớ có vào khu vườn này. Có ba Thiện nam tử đang trú tại đây, rất ái luyến tự ngã. Chớ có phiền nhiễu các vị ấy.
Tôn giả Anuruddha nghe người giữ vườn nói chuyện với Thế Tôn như vậy liền nói với người giữ vườn:
– Này người giữ vườn, chớ có ngăn chận Thế Tôn. Thế Tôn, bậc Đạo sư của chúng tôi đã đến.
Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả Nandiya Tôn giả Kimbila và nói:
– Chư Tôn giả hãy đến, chư Tôn giả hãy đến. Thế Tôn, bậc Đạo sư của chúng ta đã đến.
Rồi Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát của Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn, sau khi ngồi, Thế Tôn rửa chân. Rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Và Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống một bên:
– Này các Anuruddha, các Ông có được an lành không? Có được sống yên vui không? Đi khất thực có khỏi mệt nhọc không?
– Bạch Thế Tôn, chúng con được an lành; bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui; bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.
– Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?
– Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
– Này các Anuruddha, như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?
– Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con nghe như sau: “Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy”. Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: “Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này”. Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.
Rồi Tôn giả Nandiya... (như trên)... rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: “Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy”. Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: “Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này”. Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
– Lành thay, lành thay, này Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không?
– Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
– Này các Anuruddha, như thế nào, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, ai đi làng khất thực về trước, thì người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư. Ai đi làng khất thực về sau, thì người ấy, còn đồ ăn thừa nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thì bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng và người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước, trống không thì người ấy sẽ lo liệu (nước). Nếu ai làm không nổi với sức bàn tay của mình, thì người ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: “Chúng ta hãy lo liệu (nước)”. Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vây mà gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả đêm, chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp. Như vây, bạch Thế Tôn chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, sao có thể không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Như vậy, bạch Thế Tôn, đối với chúng con, là pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh; chúng con chứng được và sống thoải mái, an lạc, nhờ chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con diệt tầm diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc.
– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba, Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, và sống thoải mái, an lạc.
– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái an lạc.
– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng; chúng con nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc... (như trên)... Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ... (như trên)... Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ... (như trên)... Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Sau khi đã thấy nhờ trí tuệ, các lậu hoặc của chúng con được đoạn trừ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân này, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc. Bạch Thế Tôn, chúng con không thấy một lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự lạc trú này.
– Lành thay, lành thay, các Anuruddha! Này các Anuruddha, ngoài lạc trú này, không có một lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn.
Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, khai thị, khích lệ làm cho hoan hỷ, làm cho phấn khởi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, sau khi tiễn đưa Thế Tôn và đi trở về. Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila nói với Tôn giả Anuruddha:
– Chúng tôi không bao giờ nói với Tôn giả Anuruddha như sau: “Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này”, và nhờ vậy, Tôn giả Anuruddha, trước mặt Thế Tôn, đã nêu rõ (các quả chứng) cho đến sự đoạn trừ các lậu hoặc.
– Chư Tôn giả không nói với tôi như sau: “Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này”, nhưng với tâm của tôi, tôi biết được tâm của các Tôn giả: “Chư Tôn này là Người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này”. Và chư Thiên có nói với tôi về vấn đề này: “Chư Tôn này là Người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này”. Chính nhờ phương tiện này, các câu mà Thế Tôn hỏi đã được trả lời.
Rồi Digha Parajana, một Yakkha (Trường quỷ Dạ-xoa) đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Digha Parajana bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji (Bạt kỳ)! Thật khéo lợi ích thay cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở đây, và cả ba Thiện nam tử, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila cũng vậy.
Sau khi nghe tiếng của Yakkha Digha Parajana, các địa thần làm cho tiếng này được nghe: “Chư Hiền giả, thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji! Thật khéo lợi ích cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở đây và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila cũng vậy”. Sau khi nghe tiếng của các Địa thần, bốn Thiên vương... (như trên)... cõi trời Ba mươi ba... Dạ-ma thiên... Đâu-suất-đà thiên... Hóa lạc thiên... Tha hóa tự tại thiên... Phạm chúng thiên làm cho tiếng này được nghe: “Chư Hiền giả, thật lợi ích thay có dân chúng Vajji! Thật khéo lợi ích thay cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở đây, và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya, và Tôn giả Kimbila”. Như vậy, trong giờ phút này, trong sát-na này, các Tôn giả ấy được biết cho đến Phạm thiên.
– Sự việc là như vậy, này Digha, sự việc là như vậy, này Digha, này Digha, nếu gia đình nào, ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Digha, nếu bà con quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Digha, nếu làng nào... nếu xã ấp nào... nếu thành phố nào... nếu quốc độ nào... nếu tất cả Sát đế lỵ... nếu tất cả Bà-la-môn... nếu tất cả Phệ xá (Vessa)... nếu tất cả Thủ đà (Sudda)... Này Digha, nếu thế giới với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người nhớ đến ba Tôn giả này với tâm niệm hoan hỷ, thì thế giới ấy với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Digha, hãy xem ba Thiện nam tử này sống như thế nào? - Vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Dạ xoa Digha Parajana hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
TIỂU KINH RỪNG SỪNG BÒ, THỨ BA MƯƠI MỐT HẾT.
Thích Minh Châu
_____________________________________________________________________
>>> 30.Tiểu kinh Thí Dụ Lõi Cây
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Đại Minh Chú Kinh
No. 250
Diêu Tần, Thiên Trúc, Tam tạng Cưu-ma-la-thập dịch.
Việt dịch: Quảng Minh
Bồ-tát Quán Thế Âm khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, soi thấy năm ấm đều Không, vượt mọi khổ ách.
Xá-lợi-phất! Sắc là Không nên không có tướng não hoại, thọ là Không nên không có tướng cảm thọ, tưởng là Không nên không có tướng tri nhận, hành là Không nên không có tướng tạo tác, thức là Không nên không có tướng giác tri. Vì sao vậy? Xá-lợi-phất! Chẳng phải sắc khác Không, chẳng phải Không khác sắc; sắc tức là Không, Không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức, cũng như vậy.
Xá-lợi-phất! Tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Pháp Không ấy chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Thế nên, trong Không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh và không sự diệt tận của vô minh; cho đến không lão tử và không sự diệt tận của lão tử; không khổ, tập, diệt, đạo; không quán trí và không thủ đắc.
Vì không thủ đắc nên bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật thì tâm không bị chướng ngại; không bị chướng ngại thì không có khiếp sợ, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng và khổ não, được cứu cánh Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã ba-la-mật thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Nên biết Bát-nhã ba-la-mật là minh chú vĩ đại, là minh chú vô thượng, là minh chú không gì sánh bằng, trừ được mọi khổ não, chân thật không hư dối, nên được gọi là chú Bát-nhã ba-la-mật.
Nên thuyết chú rằng: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề, tăng sa-ha.
Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Đại Minh Chú Kinh
_______________________________________
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
No. 251
Đờ i Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch.
Việt dịch: Quảng Minh
Bồ-tát Quán Tự Tại khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, soi thấy năm uẩn đều Không, vượt mọi khổ ách.
Xá-lợi Tử! Sắc chẳng khác Không. Không chẳng khác sắc. Sắc tức là Không, Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy.
Xá-lợi Tử! Tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Thế nên, trong Không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh và không sự diệt tận của vô minh; cho đến không lão tử và không sự diệt tận của lão tử; không khổ, tập, diệt, đạo; không quán trí và không thủ đắc.
Vì không thủ đắc nên Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì tâm không bị chướng ngại; không bị chướng ngại thì không có khiếp sợ, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, được cứu cánh Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là thần chú vĩ đại, là chú rất sáng chói, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ được mọi khổ não, chân thật không hư dối, nên được gọi là chú Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Nên thuyết chú rằng: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề, tăng sa-ha.
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
___________________________________________
Phổ Biến Trí Tạng Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
No. 252
Nước Ma-kiệt-đề, Tam tạng Sa-môn Pháp Nguyệt trùng dịch
Việt dịch: Quảng Minh
Tôi nghe như vầy.
Một thời, đức Phật trú tại núi Linh thứu, đại thành Vương xá, cùng với đủ trăm ngàn vị đại Tỷ-kheo và bảy vạn bảy ngàn vị Bồ-tát ma-ha-tát đến tụ tập. Danh hiệu của các vị là Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Bồ-tát Di-lặc, v.v., đều là bậc thượng thủ, đều được tam-muội tổng trì, trú nơi Bất tư nghịgiải thoát.
Bấy giờ, Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại đang ở chỗ mình ngồi, ngay trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến trước đức Thế Tôn, chắp tay hướng về đức Phật, nghiêng mình cung kính, chiêm ngưỡngtôn nhan, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Trong chúng hội này, con muốn nói về tâm [chú/ yếu] của Bát-nhã ba-la-mật-đa, là Kho tàng Trí tuệ phổ biến của các Bồ-tát. Cúi mong Thế Tôn hứa khả cho những điều con nói. Con sẽ tuyên thuyết pháp yếu bí mật cho các Bồ-tát.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn, bằng âm thanh vi diệu của Phạm thiên, nói với Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tạirằng: “Lành thay, lành thay! Bậc đầy đủ Đại bi, Ta hứa khả những điều ông nói, để làm ánh sáng vĩ đại cho các chúng sinh.”
Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại, sau khi được Phật hứa khả, được Phật hộ niệm, bèn nhập chánh thọ tên là Tuệ quang tam-muội. Khi nhập định này rồi, dùng năng lực của tam-muội mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, Ngài soi thấy tự tính của năm uẩn đều Không. Ngài liễu tri tự tính của năm uẩn đều Không, rồi an lành xuất khỏi tam-muội kia, và nói với Tuệ mạng Xá-lợi-phất rằng: “Thiện nam tử, Bồ-tát có tâm [chú] của Bát-nhã ba-la-mật-đa, được gọi là Kho tàng Trí tuệ phổ biến, ông nay hãy lắng nghe, hãy khéo suy niệm. Tôi sẽ vì ông phân biệt giải thuyết.”
Sau lời nói ấy, Tuệ mạng Xá-lợi-phất bạch với Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại rằng: “Thưa đức Đại Tịnh, kính thỉnh Ngài nói. Nay chính là đúng thời.”
Rồi Bồ-tát nói với Xá-lợi-phất: “Các Bồ-tát ma-ha-tát nên học như vầy: Sắc tính là Không, Không tính là sắc. Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc. Sắc tức là Không, Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy. Thức tính là Không, Không tính là thức. Thức chẳng khác Không, Không chẳng khác thức. Thức tức là Không, Không tức là thức.”
“Xá-lợi Tử, tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Thế nên, trong Không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh và không sự diệt tận của vô minh; cho đến không lão tử và không sự diệt tận của lão tử; không khổ, tập, diệt, đạo; không quán trí và không thủ đắc.”
“Vì không thủ đắc nên Bồ-đề-tát-đỏa y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì tâm không bị chướng ngại; không bị chướng ngại thì không có khiếp sợ, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, được cứu cánh Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”
“Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là thần chú vĩ đại, là chú rất sáng chói, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ được mọi khổ não, chân thật không hư dối, nên được gọi là chú Bát-nhã ba-la-mật-đa.”
Nên thuyết chú rằng: “Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề sa-bà-ha.”
Đức Phật nói kinh này xong thì các Tỷ-kheo và chúng Bồ-tát, hết thảy thế gian gồm Trời, Người, A-tu-la, Càn-thát-bà, v.v. nghe những điều đức Phật nói, đều rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.
Phổ Biến Trí Tạng Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
_________________________________________
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
No. 253
Nước Kế Tân, Tam tạng Bát-nhã và Lợi Ngôn đồng dịch.
Việt dịch: Quảng Minh
Tôi nghe như vầy.
Một thời, đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật, thành Vương Xá, cùng với chúng đại Tỷ-kheo và chúng Bồ-tát đều đến tụ tập. Bấy giờ, đức Phật Thế Tôn liền nhập tam-muội tên là Quảng đại thậm thâm.
Bấy giờ, trong chúng có Bồ-tát ma-ha-tát tên là Quán Tự Tại. Khi Ngài tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, soi thấy năm uẩn đều Không, lìa các khổ ách. Khi ấy, tôn giả Xá-lợi Tử nương uy lực của Phật, chắp tay cung kính, bạch với Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại rằng: “Thưa Thiện nam tử! Nếu có hành giả muốn học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì tu hành thế nào?” Hỏi như vậy rồi.
Bấy giờ, Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại nói với Cụ thọ Xá-lợi-phất rằng: “Xá-lợi Tử! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân đi vào Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, khi tu hành nên quán tự tính của năm uẩn đều Không. Xá-lợi Tử! Sắc chẳng khác Không. Không chẳng khác sắc. Sắc tức là Không, Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy.”
“Xá-lợi Tử! Tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Thế nên, trong Không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh và không sự diệt tận của vô minh; cho đến không lão tử và không sự diệt tận của lão tử; không khổ, tập, diệt, đạo; không quán trí và không thủ đắc.”
“Vì không thủ đắc nên Bồ-đề-tát-đỏa y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì tâm không bị chướng ngại; không bị chướng ngại thì không có khiếp sợ, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, được cứu cánh Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”
“Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là thần chú vĩ đại, là chú rất sáng chói, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ được mọi khổ đau, chân thật không hư dối, nên được gọi là chú Bát-nhã ba-la-mật-đa.”
Nên thuyết chú rằng: “Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề sa-bà-ha.”
“Như vậy, Xá-lợi-phất! Các Bồ-tát ma-ha-tát đối với sự đi vào Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, nên tu hành như vậy.” Tuyên thuyết như vậy rồi.
Lúc ấy, đức Thế Tôn xuất khỏi tam-ma-địa Quảng đại thậm thâm, ca ngợi Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tạirằng: “Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Đúng thế, đúng thế! Như những điều ông tuyên thuyết. Đi vào Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, thì nên tu hành như vậy. Khi tu hành như vậy thì các đức Như Lai thảy đều tùy hỷ.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn nói lời này xong, Cụ thọ Xá-lợi-phất tràn đầy hoan hỷ, Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại cũng rất hoan hỷ. Bấy giờ, trong chúng hội, Trời, Người, A-tu-la, Càn-thát-bà, v.v. nghe những điều đức Phật nói, đều rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
_________________________________________
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
No. 254
Đời Đường, chùa Đại Hưng Thiện ở Thượng đô [Trường An],
Tam tạng sa-môn Trí Tuệ Luân phụng chiếu dịch.
Việt dịch: Quảng Minh
Tôi nghe như vầy.
Một thời, đức Bạc-già-phạm trú tại núi Kỳ-xà-quật, thành Vương Xá, cùng với chúng đại Bí-sô và chúng đại Bồ-tát đều đến tụ tập. Bấy giờ, đức Thế Tôn nhập tam ma địa, tên là Quảng đại thậm thâm chiếu kiến. Khi ấy, trong chúng có một vị Bồ-tát ma-ha-tát, tên là Quán Thế Âm Tự Tại, đi vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, khi tu hành soi thấy tự tính của năm uẩn đều Không.
Khi ấy, tôn giả Cụ thọ Xá-lợi Tử nương uy thần của Phật, chắp tay cung kính, bạch với Bồ-tát ma-ha-tát Quán Thế Âm Tự Tại rằng: “Thưa Thánh giả! Nếu có hành giả muốn học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì tu hành thế nào?” Hỏi như vậy rồi.
Bấy giờ, Bồ-tát ma-ha-tát Quán Thế Âm Tự Tại nói với Cụ thọ Xá-lợi Tử rằng: “Xá-lợi Tử! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân đi vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, khi tu hành nên soi thấy tự tính của năm uẩnđều Không, lìa các khổ ách. Xá-lợi Tử! Sắc là Không, nơi tính Không thấy sắc. Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc. Sắc ấy tức Không, Không ấy tức sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy.”
“Xá-lợi Tử! Tính tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Thế nên, trong Không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh và không sự diệt tận của vô minh; cho đến không sự diệt tận của lão tử; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí chứng và không thủ đắc.”
“Vì không thủ đắc nên Bồ-đề-tát-đỏa y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa mà an trú, thì tâm không bị chướng ngại; không bị chướng ngại thì không có khiếp sợ, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, được cứu cánh Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì được Vô thượng bồ-đề, hiện thành Chánh giác.”
“Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là chân ngôn vĩ đại, là chân ngôn rất sáng chói, là chân ngôn vô thượng, là chân ngôn không gì sánh bằng, trừ được mọi khổ đau, chân thật không hư dối, nên được gọi là chân ngôn Bát-nhã ba-la-mật-đa.”
Nên thuyết chú rằng: “Án, nga đế, nga đế, bả la nga đế, bả la tán nga đế, mạo địa, sa-phộc hạ.”
“Như vậy, Xá-lợi Tử! Các Bồ-tát ma-ha-tát đối với sự đi vào Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, nên học như vậy.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn an lành xuất khỏi tam-ma-địa, ca ngợi Bồ-tát ma-ha-tát Quán Thế Âm Tự Tạirằng: “Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Đúng thế, đúng thế! Như những điều ông tuyên thuyết. Đi vào Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, thì nên tu hành như vậy. Khi tu hành như vậy thì các đức Như Lai thảy đều tùy hỷ.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn nói lời này xong, Cụ thọ Xá-lợi Tử, Bồ-tát Quán Thế Âm Tự Tại, và trong chúng hội, hết thảy thế gian gồm Trời, Người, A-tô-la, Nghiễn-đà-phược, v.v. nghe những điều đức Phật nói, đều rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
____________________________________________
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
(Bản Thạch thất Đôn hoàng)
No. 255
[Đại Phiên] Quốc, Đại đức Tam tạng Pháp sư Sa-môn Pháp Thành dịch.
Việt dịch: Quảng Minh
Tôi nghe như vầy.
Một thời đức Bạc-già-phạm trú tại núi Thứu phong, thành Vương Xá, cùng với chúng đại Bí-sô và các Bồ-tát ma-ha-tát đều đến tụ tập. Bấy giờ, đức Thế Tôn bèn nhập tam ma địa tên là Thậm thâm minh liễu– dị môn của giáo pháp.
Vào lúc đó, Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại khi đi vào Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, quán sát soi thấy thể tínhcủa năm uẩn thảy đều là Không. Khi ấy, tôn giả Cụ thọ Xá-lợi Tử nương uy lực của Phật, bạch với Bồ-tát ma-ha-tát Quán Thế Âm Tự Tại rằng: “Thưa Thánh giả! Nếu có thiện nam tử muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì nên tu học thế nào?” Nói lời đó xong.
Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại trả lời Cụ thọ Xá-lợi-tử rằng: “Xá-lợi Tử! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, vị ấy phải quán sát như vầy: Thể tính của năm uẩn đều Không. Sắc tức là Không, Không tức là sắc. Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc. Cũng lại như vậy, thọ, tưởng, hành, thức thảy đều Không.”
“Thế nên Xá-lợi Tử! Tính Không của tất cả pháp là vô tướng, không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Thế nên, bấy giờ ở trong tính Không không sắc, không thọ, không tưởng, không hành, cũng không có thức; không nhãn, không nhĩ, không tỹ, không thiệt, không thân, không ý; không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh và không sự diệt tận của vô minh; cho đến không lão tử và không sự diệt tận của lão tử; không khổ, tập, diệt, đạo; không quán trí, không thủ đắc và không không thủ đắc.”
“Thế nên Xá-lợi Tử! Vì không thủ đắc nên các chúng Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì tâm không bị chướng ngại; không bị chướng ngại thì không có khiếp sợ, vượt qua mọi điên đảo, được cứu cánh Niết-bàn. Hết thảy chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa mà chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.”
“Xá-lợi Tử! Thế nên phải biết đại mật chú Bát-nhã ba-la-mật-đa là chú rất sáng chói, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, là chú trừ được mọi khổ đau, chân thật không điên đảo. Nên biết, Bát-nhã ba-la-mật-đa là bài chú bí mật. “
Nên thuyết chú Bát-nhã ba-la-mật-đa rằng: “Nga-đế, nga-đế, ba-la-nga-đế, ba-la-tăng-nga-đế, bồ-đề sa-ha.”
“Xá-lợi Tử! Các Bồ-tát ma-ha-tát nên tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn xuất khỏi định ấy, nói với Thánh giả Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại rằng: “Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Đúng thế, đúng thế! Như những điều ông tuyên thuyết. Các vị phải tu họcBát-nhã ba-la-mật-đa như vậy. Tất cả Như Lai cũng đều tùy hỷ.”
Bấy giờ, đức Bạc-già-phạm nói lời này xong, Cụ thọ Xá-lợi Tử, Thánh giả Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tạivà hết thảy thế gian, Trời, Người, A-tô-la, Càn-thát-bà, v.v… nghe những điều đức Phật nói, đều rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
________________________________________________
Phật thuyết Thánh Phật mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
No. 257
Tây thiên dịch kinh Tam tạng, Triều phụng Đại phu,
Thí Quang lộc khanh, Truyền pháp Đại sư,
Thần được sắc ban tử y, Thi Hộ phụng chiếu dịch.
Việt dịch: Quảng Minh
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Thế Tôn trú tại núi Thứu phong, thành Vương Xá, cùng với chúng đại Bí-sô một ngàn hai trăm năm chục người tụ tập, và chúng Bồ-tát ma-ha-tát cùng nhau vây quanh.
Bấy giờ, đức Thế Tôn liền nhập tam-ma-địa tên là Thậm thâm quang minh tuyên thuyết chánh pháp. Khi ấy, Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại đang ở giữa Phật hội. Vị Bồ-tát ma-ha-tát này có khả năng tu hànhBát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, quán chiếu thấy tự tính của năm uẩn thảy đều Không.
Bấy giờ, tôn giả Xá-lợi Tử nương uy thần của Phật, bước lên trước mà bạch với Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại rằng: “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân ưa muốn tu học ở trong pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì nên học như thế nào?”
Khi ấy, Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại nói với tôn giả Xá-lợi Tử rằng:
“Ông nay hãy lắng nghe, tôi sẽ vì ông tuyên thuyết. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân ưa muốn tu họcở trong pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, hãy quán chiếu tự tính của năm uẩn thảy đều Không.”
“Thế nào gọi là tự tính của năm uẩn đều Không? Đó là, tức sắc là Không, tức Không là sắc; sắc khôngkhác với Không, Không không khác với sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy.”
“Xá-lợi Tử! Tướng Không như vậy của tất cả các pháp ấy vốn không có cái gì được sinh, không có cái gì bị diệt; không cấu nhiễm, không thanh tịnh; không tăng trưởng, không tổn giảm.”
“Xá-lợi Tử! Thế nên, trong Không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không tồn tại mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không tồn tại sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới và không nhãn thức giới, cho đến không ý giới và không ý thức giới; không vô minh và không sự diệt tận của vô minh; cho đến không lão tử và không sự diệt tận của lão tử; không khổ, tập, diệt, đạo; không quán trí, không thủ đắc, cũng không không thủ đắc.”
“Xá-lợi Tử, do vì không thủ đắc như vậy, Bồ-tát ma-ha-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thực hànhtương ứng, thì tâm không bị vướng mắc, cũng không bị chướng ngại; không bị vướng mắc, không bị chướng ngại, thì không có khiếp sợ, xa lìa tất cả điên đảo vọng tưởng, được cứu cánh viên tịch. Chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
“Vì vậy, nên biết, Bát-nhã ba-la-mật-đa là minh chú quảng đại, là minh chú vô thượng, là minh chú không gì sánh bằng, có năng lực dứt trừ được mọi khổ não, vì đó chính là pháp chân thật, không hư vọng. Những ai tu học hãy tu học như vậy.”
“Nay tôi tuyên thuyết đại minh chú Bát-nhã ba-la-mật-đa rằng: Đát-ninh-dã-tha, nga-đế, nga-đế, bá-ra-nga-đế, bá-ra-tăng-nga-đế, mạo-đề, sa-hạ.”
“Xá-lợi Tử! Các Bồ-tát ma-ha-tát nếu thường tụng đọc minh chú Bát-nhã ba-la-mật-đa này tức là tu họcBát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn an lành xuất khỏi tam-ma-địa; Ngài ca ngợi Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại rằng: “Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Những điều ông tuyên thuyết, đúng vậy, đúng vậy! Bát-nhã ba-la-mật-đa nên được tu học như vậy. Đó chính là cứu cánh chân thật tối thượng. Hết thảy đức Như Lai cũng đều tuỳ hỷ.”
Phật thuyết kinh này xong; Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại, cùng các Bí-sô, cho đến thế gian gồm Trời, Người, A-tu-la, Càn-thát-bà, v.v. hết thảy đại chúng, sau khi nghe những điều Phật nói, đều rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.
Phật thuyết Thánh Phật mẫu Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh.
23.10.2014
30.09.Giáp Ngọ
(Culasaropamasuttam)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú tại Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Rồi Bà-la-môn Pingalakoccha đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời hỏi thăm, chúc tụng xã giao, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Pingalakoccha bạch Thế Tôn:
– Tôn giả Gotama, có những Sa-môn, Bà-la-môn này là vị Hội chủ, vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khi Tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, như Purana Kassapa, Makkhali Gosa-la, Ajita Kesakambali, Pakudha Kaccayana, Sanjaya Belatthiputta, Nigantha Nataputta, tất cả những vị này tự xưng là nhứt thiết trí hay tất cả không phải là nhứt thiết trí, hay một số là nhứt thiết trí và một số không phải nhứt thiết trí?
– Thôi vừa rồi, này Bà-la-môn, hãy dừng lại ở đây: “Tất cả những vị này tự xưng là nhứt thiết trí hay tất cả không phải là nhứt thiết trí? Hay một số là nhứt thiết trí và một số không phải nhứt thiết trí?” Này Bà-la-môn, Ta sẽ thuyết pháp cho Ông, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Pingalakoccha vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi và tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”.
Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”.
Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”.
Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”.
Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy, có thể nói: “Người này biết lõi cây, biết giác cây, biết vỏ trong, biết vỏ ngoài, biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết rằng đó là lõi cây. Và người này đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”.
Cũng vậy, này Bà-la-môn, ở đây, có người do lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ, Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: “Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy, còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền”. Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người ấy sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng: Người này giống như ví dụ ấy.
Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bi chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Vì thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Vì thành tựu giới đức này, vị ấy khen mình, chê người: “Ta trì giới, theo thiện pháp. Các Tỷ-kheo khác phá giới, theo ác pháp”. Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn giới đức. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt lấy vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy.
Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Vì thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu Thiền định. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy khen mình, chê người: “Ta có Thiền định, nhứt tâm. Các Tỷ-kheo khác không có Thiền định, tâm bị phân tán”. Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy vỏ trong mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy.
Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu giới đức này, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu Thiền định. Vì thành tựu Thiền định này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy, do tri kiến này, hoan hỷ tự mãn. Vị ấy, do tri kiến này, khen mình, chê người: “Ta sống, thấy và biết. Các Tỷ-kheo khác sống không thấy và không biết”. Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống ví dụ ấy.
Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Do vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu giới đức này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu Thiền định. Do thành tựu Thiền định, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và tinh tấn, chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy do tri kiến này hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do tri kiến này, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước, cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.
Và này Bà-la-môn, những pháp gì cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến? Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định), sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Này Bà-la-môn, các pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.
Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, lấy và mang đi và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy.
Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.
Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Pingalakoccha bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh Pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày. Và nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
TIỂU KINH THÍ DỤ LÕI CÂY, THỨ BA MƯƠI HẾT.
Thích Minh Châu
______________________________________________________________________________-
>>> 29.Đại kinh Thí Dụ Lõi Cây
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) là một trong các kinh căn bản và phổ thông của Phật Giáo Đại Thừa. Bài kinh nầy là một trong các bài kinh của bộ Bát Nhã kết tập tại Ấn Độqua bảy thế kỷ, từ năm 100 T.C.N. đến 600 C.N. Khi được truyền sang Trung Hoa, Tâm Kinh đã được nhiều vị cao tăng chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán: ngài Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng năm 402-412 C.N., ngài Huyền Trang dịch năm 649 C.N., ngài Nghĩa Huyền (700 C.N.), ngài Pháp Nguyệt (732 C.N.), ngài Bát Nhã và Lợi Ngôn (790 C.N.), ngài Trí Tuệ Luận (850 C.N.), ngài Pháp Thành (856 C.N.) và ngài Thi Hộ (980 C.N.). Trong các bản dịch nầy, bản dịch của ngài Huyền Trang là phổ thông nhất.
Riêng tại Việt Nam, bản dịch của ngài Huyền Trang được chuyển sang chữ quốc ngữ Hán Việt và thường dùng để trì tụng hằng ngày. Quý vị cao tăng cũng có phát hành nhiều sách để giải thích nghĩa kinh, trong đó các sách của quý Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Thích Thanh Từ, và Thích Nhất Hạnh là phổ thôngnhất.
Sau đây là một số bài dịch Việt-Anh của Tâm Kinh:
Bản tụng Hán Việt:
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thứcdiệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo.
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Bản dịch nghĩa:
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.
Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)
Bản phổ kệ:
(Thích Nhất Hạnh)
Bồ Tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
(tức Diệu Pháp Trí Độ)
Bổng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn.
Nghe đây Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác gì không
Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không
Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả.
Xá Lợi Tử nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt
Cho nên trong tánh không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ
Thiệt, thân, ý (sáu căn)
Không có sắc, thanh, hương
Vị, xúc, pháp (sáu trần)
Không có mười tám giới
Từ nhãn đến ý thức
Không hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo
Không trí cũng không đắc
Vì không có sở đắc
Khi một vị Bồ Tát
Nương Diệu Pháp Trí Độ
(Bát Nhã Ba La Mật)
Thì tâm không chướng ngại
Vì tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lià mọi vọng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết Bàn tuyệt đối
Chư Bụt trong ba đời
Y Diệu Pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nên đắc vô thượng giác
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
Là linh chú đại thần
Là linh chú đại minh
Là linh chú vô thượng
Là linh chú tuyệt đỉnh
Là chân lý bất vọng
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nói xong đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
Yết đế, Yết đế
Ba la Yết đế
Ba la Tăng yết đế
Bồ đề tát bà ha
Phổ thơ lục bát:
(Hệ phái Khất Sĩ)
Khi hành Bát Nhã Ba La
Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng
Thấy ra năm uẩn đều Không
Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua
Nầy Xá Lợi Tử xét ra
Không là sắc đó, sắc là không đây
Sắc cùng không chẳng khác sai
Không cùng sắc vẫn sánh tài như nhau
Thọ, tưởng, hành, thức uẩn nào,
Cũng như sắc uẩn ,một màu không không
Nầy Xá Lợi Tử ghi lòng
Không không tướng ấy, đều không tướng hình
Không tăng giảm, không trược thanh
Cũng không diệt, cũng không sanh pháp đồng
Vậy nên trong cái chơn không
Vốn không năm uẩn, cũng không sáu trần
Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân
Vị, hương, xúc, pháp, cùng phần sắc, thinh
Từ không giới hạn mắt nhìn
Đến không ý thức, vô minh cũng đồng
Hết vô minh, cũng vẫn không
Hết già, hết chết, cũng không có gì
Không khổ, tập, diệt, đạo kia
Trí huệ chứng đắc cũng là không không
Sở thành, sở đắc bởi không
Các vì Bồ Tát nương tùng huệ năng
Tâm không còn chút ngại ngăn
Nên không còn chút băng khoăng sợ gì
Đảo điên mộng tưởng xa lìa
Niết Bàn mới đến bên kia bến bờ
Ba đời chư Phật sau, xưa
Đắc thành Chánh Giác cũng nhờ huệ năng
Trí huệ năng lực vô ngần
Đại Minh vô thượng, Đại Thần cao siêu
Trí huệ năng lực có nhiều
Thật là thần chú trừ tiêu não phiền
Trí huệ năng lực vô biên
Dẫn đường giải thoát qua bên giác ngàn
Liền theo lời chú thuyết rằng:
Độ tha giác ngộ khắp trần chúng sanh.
Yết đế, yết đế
Ba la yết đế
Ba la tăng yết đế
Bồ đề Tát bà ha
Bản dịch Việt:
(Thích Tâm Thiện, Sài Gòn, 1998)
Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng
1. Khi tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác vô thượng (1), Người Tỉnh Thức Bình Yên (2) soi sáng như thật rằng tự tịnh của năm hợp thể (3) đều là Không (4), liền thoát ly mọi khổ ách.
2. Này người con dòng Sari (5), hình thể chẳng khác chân không, chân không chẳng khác hình thể. Hình thể là chân không, chân không là hình thể. Cảm xúc (6), niệm tự (7) và tư duy (8) và ý thức (9) đều là như vậy.
3. Này người con dòng Sari, tất cả hiện hữu được biểu thị là Không, nó không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm.
4. Vì thế, này người con dòng Sari, trong Không không có hình thể, không có cảm xúc, không có niệm lự, không có tư duy, không có ý thức (10); không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; không có hình thể, âm thanh, hương khí, mùi vị, xúc chạm (11) và hiện hữu (12). Không có đối đượng của mắt, cho đến không có đối tượng của ý thức; không có minh, không có vô minh (13), không có sự chấm dứt của minh, cũng không có sự chấm dứt của vô minh; cho đến, không có tuổi già và sự chết, cũng không có sự chấm dứtcủa tuổi già và sự chết; không có khổ đau, không có nguyên nhân của khổ đau, không có sự chấm dứtkhổ đau và không có con đuuờng đưa đến sự chấm dứt khổ đau (14); không có tri giác (15) cũng không có sự thành tựu tri giác, vì chăng có quả vị của tri giác nào để thành tựu.
5. Người Tỉnh Thức Bình Yên, do sống an lành trong Tuệ giác vô thượng mà thoát ly tất cả chướng ngại. Và rằng, vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời những cuồng si mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
6. Tất cả chư Phật trong ba đời (16) đều nương tựa vào Tuệ giác vô thượng mà thành tựu (17) chánh giác.
7. Vì thế, nên biết rằng Tuệ giác vô thượng là sức thần (18) kỳ vĩ, là sức thần của trí tuệ vĩ đại, là sức thần cao tuyệt, là sức thần tối hậu, vô song, có thể trừ diệt tất cả khổ đau. Sức thần thoắt sinh từ Tuệ giác vô thượng này là sự thật, là chân lý. Sức thần có năng lực tối thượng đó được tuyên nói trong kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng rằng:
"Đi qua, đi qua
Đi qua bờ bên kia,
Đã đi qua đến bờ bên kia, reo vui!"
Chú thích:
(1) Trí tuệ Bát nhã (Prajnàpàramità).
(2) Dịch từ "Quán Tự Tại" theo cách chiết tự.
(3) Năm tổ hợp hay năm uẩn (skandhas).
(4) Vô tự tính hay bản tính Không (Sunyata).
(5) Mẹ của Sariputa là người rất thông minh nên có hiệu là Sari. Trung Hoa dịch chữ Sariputa là Xá Lợi tử, nghĩa là, đứa con dòng Xá Lợi (Sari). Do đó, tác giả dịch là Người con dòng Sari, lối dịch này đã được sử dụng trong bản dịch "Kinh Ruột Tuệ Giác Siêu Việt" của Thi Vũ, do HT. Trí Quang giới thiệu, xuất bản năm 1973, tại Paris.
(6) Thọ uẩn
(7) Tưởng uẩn
(8) Hành uẩn
(9) Thức uẩn
Bốn uẩn (hợp thể) này thuộc về tâm lý, sắc uẩn (hợp thể vật chất) thuộc về vật lý.
(10) Sắc, thọ, tưởng, hành, thức (5 uẩn).
(11) Xúc (trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
(12) Hiện hữu đọc được dùng đồng nghĩa với pháp (dharma).
(13) Vô minh (ignorance), nguồn gốc của sự khổ đau.
(14) Tứ đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế).
(15) Tri giác (dịch từ Vô tri diệc vô đắc).
(16) Ba đời: quá lhứ, hiện tại, vị lai.
(17) Thành tựu ở đây có nghĩa là đã giải thoát khỏi thế giới nhị nguyên, không còn phân biệt, đối đãi nhân-pháp, hữu-vô v.v...
(18) Còn được dịch là linh ngữ hay thần chú (mantra).
Bản phổ thơ Anh ngữ:
(cung cấp bởi: Laurence Cox - This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , Trinity College, Dublin, Ireland)
THE HEART SUTRA
The Bodhisattva of Compassion,
when he meditated deeply,
saw the emptiness of all five skandhas
and sundered the bonds that caused him suffering.
Here then,
form is no other than emptiness,
emptiness no other than form.
Form is only emptiness,
emptiness only form.
Feeling, thought and choice,
consciousness itself,
are the same as this.
All things are the primal void,
which is not born or destroyed,
nor is it stained or pure,
nor does it wax or wane.
So, in emptiness, no form,
no feeling, thought or choice,
nor is there consciousness.
No eye, ear, nose, tongue, body, mind.
No colour, sound, smell,
taste, touch or what the mind takes hold of,
nor even act of sensing.
No ignorance nor all that comes of it,
no withering, no death,
no end of them.
Nor is there pain, or cause of pain,
or cease in pain,
or noble path to lead from pain,
nor even wisdom to attain.
Attainment too is emptiness!
So know that the Bodhisattva,
holding to nothing whatever
but dwelling in prajna wisdom,
is freed from delusive hindrance,
rid of the fears bred by it,
and reaches clearest Nirvana.
All Buddhas of past and present,
Buddhas of future time,
Using this prajna wisdom
Attain full and perfect enlightenment.
Hear then the great dharani,
the radiant peerless mantra,
the prajnaparamita
whose words allay all pain,
hear and believe its truth!
Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha
Bản dịch Anh ngữ:
(cung cấp bởi: Raja Hornstein, This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. )
GREAT WISDOM BEYOND WISDOM HEART SUTRA
Avalokiteshvara Bodhisattva, when practicing deeply the Prajna Paramita, perceived that all five skandhas in their own being are empty and was saved from all suffering.
O Shariputra, form does not differ from emptiness; emptiness does not differ from form. That which is form is emptiness; that which is emptiness form. The same is true of feelings, perceptions, formations, consciousness.
O Shariputra, all dharmas are marked with emptiness. they do not appear nor disappear, are not tainted nor pure, do not increase nor decrease. Therefore in emptiness: no form, no feelings, no perceptions, no formations, no consciousness; no eyes, no ears, no nose, no tongue, no body, no mind; no color, no sound, no smell, no taste, no touch, no object of mind; no realm of eyes...until no realm of mind-consciousness; no ignorance and also no extinction of it...until no old-age and death and also no extinction of it; no suffering, no origination, no stopping, no path, no cognition, also no attainment with nothing to attain.
A bodhisattva depends on Prajna Paramita and the mind is no hindrance. Without any hindrance no fears exist. Far apart from every perverted view one dwells in nirvana. In the three worlds all buddhas depend on Prajna Paramita and attain unsurpassed complete perfect enlightenment. Therefore, know the Prajna Paramita is the great transcendent mantra, is the great bright mantra, is the utmost mantra, is the supreme mantra which is able to relieve all suffering and is true not false; so proclaim the Prajna Paramita mantra, proclaim the mantra that says:
Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha
Bản dịch Anh ngữ:
(Trúc Huy tháng 11-2014)
Sariputra, know then: form does not differ from emptiness, nor does emptiness differ from form. Form is no other than emptiness, emptiness no other than form. The same is true of feelings, perceptions, impulses and consciousness.
Sariputra, all dharmas are marked with emptiness. None are born or die, nor are they defiled or immaculate, nor do they wax or wane. Therefore, where there is emptiness, there is no form, no feeling, no perception, no impulse, nor is there consciousness. No eye, ear, nose, tongue, body, or mind. No color, sound, smell, taste, touch, or object of mind. There is no domain of sight, nor even domain of mind consciousness. There is no ignorance nor is there ceasing of ignorance. There is no withering, no death, nor is there ceasing of withering and death. There is no suffering, or cause of suffering, or cease in suffering, or path to lead from suffering. There is no cognition, nor even attainment.
So know that the Bodhisattva, indifferent to any kind of attainment whatsoever but dwelling in Prajna wisdom, is freed of any thought covering, get rid of the fear bred by it, has overcome what can upset and in the end reaches utmost Nirvana. All Buddhas of past and present, and Buddhas of future time, through faith in Prajna wisdom, come to full and perfect Enlightenment.
Therefore, one should know the Prajna paramita as the mantra of great knowledge, the miraculous, the utmost, the unequalled mantra, whose words relieve all suffering. This is highest wisdom, true beyond all doubt.
Know then and proclaim the Prajna paramita mantra. It spells like this:
Bản dịch Pháp ngữ:
(Trúc Huy tháng 11-2014)
Sariputra, les formes ne sont pas différentes du vide, le vide n'est pas différent des formes. Les formes ne sont rien d'autre que le vide, le vide n'est rien d'autre que les formes. Il en est de même des sensations, des perceptions, des formations mentales et de la conscience.
Sariputra, tous ces dharma ont l'aspect du vide. Ils ne naissent ni ne disparaissent. Ils ne sont ni souillés ni purs. Ils ne croissent ni ne décroissent. C'est pourquoi, dans le vide, il n'y a pas de forme, de sensation, de perception, de formation mentale, ni de conscience. Il n'y a pas d'oeil, d'oreille, de nez, de langue, de corps, ni de mental. Il n'y a pas de couleur, de son, d'odeur, de saveur, de toucher, ni d'objet de pensée. Il n'y a pas de domaine du visuel ni même de domaine de la connaissance mentale. Il n'y a pas d'ignorance et pas plus de cessation de l'ignorance. Il n'y a pas de vieillesse ni de mort, et pas plus de cessation de vieillesse ni de mort. Il n'y a pas de souffrance, d'origine de la souffrance, de cessation de la souffrance, ni de chemin qui mène à la cessation de souffrance. Il n'y a pas de connaissance ni même d'obtention.
Comme il n'y a rien à obtenir, c'est pourquoi les Bodhisattva s'appuient sur la Vertu de Sagesse. Leur esprit ne connaît pas d'entrave, ainsi ils n'ont pas de peur. En se libérant des erreurs et des égarements, ils atteignent enfin l'ultime Nirvana. Tous les Bouddhas du passé, du présent et du futur, en s'appuyant sur la Vertu de Sagesse, ont obtenu le suprême et parfait Éveil.
Aussi professe-t-on la grande Vertu de Sagesse, par un mantra miraculeux, un mantra de grande connaissance, un mantra insurpassable, un mantra sans égal, qui supprime toute souffrance, en vérité et sans fausseté.
Voilà donc le mantra qui proclame la grande Vertu de Sagesse. Ce mantra dit:
(Mahahatthipadopamasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Ở đây, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Hiền giả Tỷ-kheo!
– Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
– Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều thâu nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các Thiện pháp đều tập trung trong Bốn Thánh đế. Thế nào là trong Bốn Thánh đế? Trong Khổ Thánh đế, trong Khổ tập Thánh đế, trong Khổ diệt Thánh đế, trong Khổ diệt đạo Thánh đế.
Chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, điều gì cầu không được là khổ, tóm lại Năm thủ uẩn là khổ. Chư Hiền, thế nào là Năm thủ uẩn? Chính là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Chư Hiền, thế nào là sắc thủ uẩn? Bốn đại và sắc khởi lên từ bốn đại. Chư Hiền, thế nào là bốn đại? Chính là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.
Chư Hiền, thế nào là địa giới? Có nội địa giới, có ngoại địa giới. Chư Hiền, thế nào là nội địa giới? Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ, như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ. Chư Hiền, như vậy gọi là nội địa giới. Những gì thuộc nội địa giới và những gì thuộc ngoại địa giới đều thuộc về địa giới. Cần phải như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Sau khi như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới. Chư Hiền, một thời xảy ra khi ngoại thủy giới dao động, trong thời ấy ngoại địa giới bị biến mất. Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại địa giới xưa ấy có thể nêu rõ, tánh hủy hoại có thể nêu rõ, tánh đoạn diệt có thể nêu rõ, tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này? Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là. Chư Hiền, nếu có những người khác mắng nhiếc, chỉ trích, chọc tức, nhiễu não Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ như sau: “Khổ thọ khởi lên nơi tôi, thọ này thuộc tai xúc chạm, thọ này do nhân duyên, không phải không do nhân duyên, do nhân duyên gì? Do nhân duyên xúc”. Vị ấy thấy xúc là vô thường, thấy thọ là vô thường, thấy tưởng là vô thường, thấy hành là vô thường, thấy thức là vô thường. Tâm của vị này hoan hỷ, thích thú, tịnh chỉ, quyết định, tùy thuộc giới đối tượng. Chư Hiền, nếu những người khác xử sự với Tỷ-kheo không có hoàn hảo, không có tốt đẹp, không có khả ái, hoặc dùng tay xúc chạm, hoặc dùng đá xúc chạm, hoặc dùng gậy xúc chạm, hoặc dùng gươm xúc chạm, vị ấy tuệ tri như sau: “Sự thể của thân này là như vậy, nên tay có thể xúc chạm, đá có thể xúc chạm, gậy có thể xúc chạm, gươm có thể xúc chạm. Thế Tôn đã dạy như sau trong ví dụ cái cưa: “Chư Tỷ-kheo, nếu có kẻ trộm cướp hạ tiện lấy cái cưa hai lưỡi cắt từng phần tay và chân. Nếu ai ở đây sanh ý phẫn nộ, người ấy không làm đúng lời Ta dạy”... Ta sẽ tinh cần, tinh tấn, không dải đãi. Niệm được an trú không có loạn niệm, thân thể được khinh an, không dao động, tâm được định tỉnh nhất tâm. Nay mặc cho tay xúc chạm thân này, mặc cho đá xúc chạm thân này, mặc cho gậy xúc chạm thân này, mặc cho gươm xúc chạm thân này, lời dạy chư Phật cần phải được thực hành. Chư Hiền, Tỷ-kheo ấy, niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú. Do vậy, vị ấy bị dao động, bị dao động mạnh: “Thật bất hạnh cho ta, thật không may cho ta, thật rủi ro cho ta, thật không tốt đẹp cho ta. Dầu ta có niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú”. Chư Hiền, ví như một người dâu, khi thấy ông nhạc, bị dao động, bị dao động mạnh. Cũng vậy, chư Hiền, nếu Tỷ-kheo ấy niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú. Do vậy, vị ấy bị dao động, bị dao động mạnh: “Thật bất hạnh cho ta, thật không may cho ta, thật rủi ro cho ta, thật không tốt đẹp cho ta. Dầu ta có niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú”. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo ấy, niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, và xả tương ưng với thiện được an trú, thì Tỷ-kheo ấy được hoan hỷ. Chư Hiền, đến mức độ này, Tỷ-kheo đã làm thật nhiều.
Chư Hiền, thế nào là thủy giới? Có nội thủy giới, có ngoại thủy giới. Chư Hiền thế nào là nội thủy giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ, như mật, (viêm đàm dịch) mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ. Chư Hiền, như vậy gọi là nội thủy giới. Những gì thuộc nội thủy giới và những gì thuộc ngoại thủy giới, đều thuộc về thủy giới. Cần phải như thật quán sát thủy giới với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Sau khi như thật quán sát thủy giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với thủy giới, tâm từ bỏ thủy giới. Chư Hiền, một thời xảy ra khi ngoại thủy giới dao động, nước cuốn trôi làng, cuốn trôi thị trấn, cuốn trôi thành phố, cuốn trôi xứ, cuốn trôi quốc độ. Chư Hiền, một thời xảy ra khi nước biển đại dương hạ thấp một trăm do-tuần, hạ thấp hai trăm do-tuần, hạ thấp ba trăm do-tuần, hạ thấp bốn trăm do-tuần, hạ thấp năm trăm do-tuần, hạ thấp sáu trăm do-tuần, hạ thấp bảy trăm do-tuần. Chư Hiền, một thời xảy ra khi nước biển đại dương dâng cao đến bảy cây ta-la, dâng cao đến sáu cây ta-la, dâng cao đến năm cây ta-la, dâng cao đến bốn cây ta-la, dâng cao đến ba cây ta-la, dâng cao đến hai cây ta-la, dâng cao chỉ đến một cây ta-la. Chư Hiền, một thời xảy ra khi nước biển đại dương cao đến bảy đầu người, dâng cao đến sáu đầu người, dâng cao đến năm đầu người, dâng cao đến bốn đầu người, dâng cao đến ba đầu người, dâng cao đến hai đầu người, dâng cao chỉ đến một đầu người. Chư Hiền, một thời xảy ra khi nước biển đại dương dâng cao đến nửa thân người, dâng cao chỉ đến hông, dâng cao chỉ đến đầu gối, dâng cao chỉ đến gót chân. Chư Hiền, một thời xảy ra khi nước biển đại dương không có để thấm ướt đốt ngón chân. Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại thủy giới xưa ấy có thể nêu rõ; tánh hủy hoại có thể nêu; tánh đoạn diệt có thể nêu rõ; tánh biến dịch có thể nêu rõ... (như trên)... và xả tương ứng với thiện được an trú. Chư Hiền, cho đến mức độ này, vị Tỷ-kheo đã làm thật nhiều.
Chư Hiền, thế nào là hỏa giới? Có nội hỏa giới, có ngoại hỏa giới. Chư Hiền, thế nào là nội hỏa giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc về cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ. Như cái gì khiến cho hâm nóng, khiến cho hủy hoại, khiến cho thiêu cháy; cái gì khiến cho những vật được ăn uống, nhai, nếm, có thể khéo tiêu hóa, hay tất cả những vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ. Chư Hiền, như vậy gọi là nội hỏa giới. Những gì thuộc nội hỏa giới và những gì thuộc ngoại hỏa giới, đều thuộc về hỏa giới. Cần phải như thật quán sát hỏa giới với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Sau khi như thật quán sát hỏa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với hỏa giới, tâm từ bỏ hỏa giới. Chư Hiền, một thời xảy ra khi hỏa giới dao động. Lửa thiêu cháy làng, thiêu cháy thị trấn, thiêu cháy thành phố, thiêu cháy xứ, thiêu cháy quốc độ. Lửa cháy cho đến cuối hàng cây cối, cho đến cuối hàng đường lớn, cho đến cuối hàng chân núi, cho đến cuối hàng thủy biên, hay cho đến cuối hàng khu đất khả ái, rồi lửa bị tắt vì không nhiên liệu. Chư Hiền, một thời xảy ra khi loài người đi kiếm lửa phải dùng lông gà và dây gân. Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại hỏa giới xưa ấy có thể nêu rõ; tánh hủy hoại có thể nêu rõ; tánh đoạn diệt có thể nêu rõ; tánh biến dịch có thể nêu rõ... (như trên)... và xả tương ưng với thiện được an trú. Chư Hiền, cho đến mức độ này, Tỷ-kheo đã làm thật nhiều.
Chư Hiền, thế nào là phong giới? Có nội phong giới, có ngoại phong giới. Chư Hiền, thế nào là nội phong giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc động tánh, bị chấp thủ, như gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong ruột, gió trong bụng dưới, gió thổi ngang các chi tiết (tay chân), hơi thở vô, hơi thở ra, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ. Chư Hiền, như vậy gọi là nội phong giới. Những gì thuộc nội phong giới và những gì thuộc ngoại phong giới đều thuộc về phong giới. Cần phải như thật quán sát phong giới với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Sau khi thấy như thật phong giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với phong giới, tâm từ bỏ phong giới. Chư Hiền, một thời xảy ra khi ngoại phong giới dao động, gió thổi bay làng, thổi bay thị trấn, thổi bay thành phố, thổi bay xứ, thổi bay quốc độ. Chư Hiền, một thời xảy ra khi trong tháng cuối mùa hạ, loài người tìm cầu gió nhờ lá cây ta-la, nhờ cây quạt, và người ta không mong tìm được cỏ tại chỗ có rạch nước chảy. Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại phong giới xưa ấy có thể nêu rõ; tánh hủy hoại có thể nêu rõ; tánh đoạn diệt có thể nêu rõ; tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này? Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là. Chư Hiền, nếu có những người khác mắng nhiếc, chỉ trích, chọc tức, nhiễu não Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ như sau: “Khổ thọ khởi lên nơi tôi này thuộc tai xúc chạm; thọ này do nhân duyên, không phải không do nhân duyên. Do nhân duyên gì? Do nhân duyên xúc vậy”. Vị ấy thấy xúc là vô thường; vị ấy thấy thọ là vô thường; vị ấy thấy tưởng là vô thường; vị ấy thấy hành là vô thường; vị ấy thấy thức là vô thường; tâm của vị này hoan hỷ, thích thú, tịnh chỉ, quyết định, tùy thuộc giới đối tượng. Chư Hiền, nếu những người khác xử sự với Tỷ-kheo, không có hoàn hảo, không có tốt đẹp, không có khả ái, hoặc dùng tay xúc chạm, hoặc dùng đá xúc chạm, hoặc dùng gậy xúc chạm, hoặc dùng gươm xúc chạm, vị ấy biết như sau: “Sự thể của thân này là như vậy nên tay có thể xúc chạm, đá có thể xúc chạm, gậy có thể xúc chạm, gươm có thể xúc chạm”. Thế Tôn đã dạy như sau trong ví dụ cái cưa: “Chư Tỷ-kheo, nếu có kẻ trộm cướp hạ tiện lấy cái cưa hai lưỡi cắt từng phần tay và chân, nếu ai ở đây sanh ý phẫn nộ thì người ấy không làm đúng lời ta dạy”. Ta sẽ tinh cần, tinh tấn, không dải đãi, niệm được an trú, không có loạn niệm, thân thể được khinh an, không dao động, tâm được định tĩnh nhất tâm. Nay mặc cho tay xúc chạm thân này, mặc cho đá xúc chạm, mặc cho gậy xúc chạm, mặc cho gươm xúc chạm thân này. Lời dạy chư Phật cần phải được thực hành”. Chư Hiền, Tỷ-kheo ấy, niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú. Do vậy, vị ấy bị dao động, bị dao động mạnh: “Thật bất hạnh cho ta, thật không may cho ta, thật rủi ro cho ta, thật không tốt đẹp cho ta. Dầu ta có niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú”. Chư Hiền, ví như một người dâu, khi thấy ông nhạc, bị dao động, bị dao động mạnh. Cũng vậy, chư Hiền, nếu Tỷ-kheo ấy niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú. Do vậy, vị ấy bị dao động, bị dao động mạnh: “Thật bất hạnh cho ta, thật không may cho ta, thật rủi ro cho ta, thật không tốt đẹp cho ta. Dầu ta có niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú”. Chư Hiền, nếu Tỷ- Kheo ấy niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, và xả tương ưng với thiện được an trú. Do vậy, Tỷ-kheo ấy được hoan hỷ. Chư Hiền, cho đến mức độ này, Tỷ-kheo đã làm thật nhiều.
Chư Hiền, như một khoảng trống được bao vây bởi cây gậy, bởi dây leo, bởi cỏ, bởi bùn, được biết là một nhà ở. Cũng vậy, Chư Hiền, một khoảng trống được bao vây bởi xương, bởi dây gân, bởi thịt, bởi da, được biết là một sắc pháp. Chư Hiền, nếu nội mắt không bị hư hại, nhưng ngoại sắc không vào trong tầm mắt, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. Chư Hiền, nếu nội mắt không bị hư hại, ngoại sắc vào trong tầm mắt, nhưng không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. Chư Hiền, chỉ khi nào nội mắt không bị hư hại, ngoại sắc vào trong tầm mắt, có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp có hiện khởi. Bất cứ sắc pháp gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong sắc thủ uẩn; bất cứ cảm thọ gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thọ thủ uẩn; bất cứ tưởng gì được hiện khởi như vậy đều được quy tụ trong tưởng thủ uẩn; bất cứ hành gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong hành thủ uẩn; bất cứ thức gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thức thủ uẩn. Vị ấy tuệ tri như sau: “Như vậy, như người ta nói, có sự quy tụ, sự tập hợp, sự hòa hợp của năm thủ uẩn này. Thế Tôn đã nói như sau: “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi”. Những pháp này do duyên khởi lên chính là năm thủ uẩn. Sự tham dục, chấp trước, tham đắm, mê say trong năm thủ uẩn này tức là khổ tập; sự nhiếp phục tham dục, sự từ bỏ tham dục tức là sự khổ diệt”. Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo đã làm rất nhiều.
Chư Hiền, nếu nội tại không bị hư hại... nếu lỗ mũi không bị hư hại... nếu lưỡi không bị hư hại... nếu thân không bị hư hại... nếu nội ý căn không bị hư hại nhưng ngoại pháp không vào trong tầm của ý căn, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. Chư Hiền, nếu nội ý căn không bị hư hại, ngoại pháp vào trong tầm của ý căn, nhưng không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. Chư Hiền, chỉ khi nào nội ý căn không bị hư hại, ngoại pháp vào trong tầm của ý căn, có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp có hiện khởi. Bất cứ pháp gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong sắc thủ uẩn; bất cứ cảm thọ gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thọ thủ uẩn; bất cứ tưởng gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong tưởng thủ uẩn; bất cứ hành gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong hành thủ uẩn; bất cứ thức gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thức thủ uẩn. Vị ấy tuệ tri như sau: “Như vậy, như người ta nói, có sự quy tụ, sự tập họp, sự hòa hợp của năm thủ uẩn này. Thế Tôn đã nói như sau: “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi”. Những pháp này do duyên khởi lên chính là năm thủ uẩn. Sự tham dục, chấp trước, tham đắm, mê say trong năm thủ uẩn này tức là khổ tập; sự nhiếp phục tham dục, sự từ bỏ tham dục tức là sự khổ diệt”. Cho đến mức độ này, chư Hiền, Tỷ-kheo đã làm rất nhiều.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sariputta dạy.
ĐẠI KINH DỤ DẤU CHÂN VOI THỨ HAI MƯƠI TÁM HẾT.
Thích Minh Châu
_________________________________________________________________________________________
>>> 27.Tiểu Kinh Dụ Dấu Chân Voi
Gần như Phật tử nào cũng biết qua bài Bát nhã tâm kinh. Bát nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời, mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật v.v… trên thế gian. Bài kinh là ngọn đuốc dẫn đường cho một hành giả tu Phật.
Bát nhã, được người xưa phân làm ba :
1. Văn tự Bát nhã
2. Quán chiếu Bát nhã
3. Thực tướng Bát nhã
I. VĂN TỰ BÁT NHÃ
Bài tâm kinh viết bằng tiếng Phạn hay đã dịch ra tiếng Hán, tiếng Việt … gọi là VĂN TỰ BÁT NHÃ. Thực tướng của Bát nhã thì không ba cũng không một. Nhưng phân ba là do tâm của chúng sinh. Do căn cơchúng sinh cạn mỏng, chưa thể một bước vào thẳng Quán Chiếu hay Thực Tướng Bát Nhã, nên phải mượn ngôn từ chuyển tải mà thành VĂN TỰ BÁT NHÃ.
Nếu ngày đêm chỉ làm một việc là tụng Bát nhã, không cần hiểu cũng không cần hành, là ta đang ứng dụng Văn Tự Bát Nhã. Tuy chưa hiểu và hành theo những gì kinh nói, việc tụng niệm vẫn mang lại ít nhiều lợi lạc cho mình. Tụng kinh dù là kinh gì, đương nhiên phải là kinh Phật, thì ngoài việc giúp huân tập kinh điển vào tạng thức, đó chính là bước đầu giúp ta qui hướng Phật đạo. Nó có tác dụng giúp tâm an định phần nào. Nhờ vậy, tụng bất cứ kinh gì với tâm thành kính và tập trung, ta đều gặt được sự an lạc trong hiện tại.
Không chỉ tụng mà còn hiểu được ít nhiều bài kinh nói gì, là ta đang vận dụng VĂN TỰ BÁT NHÃ ở mức độ cao hơn. Đó là nhịp cầu giúp ta bước lần từ VĂN TỰ BÁT NHÃ sang QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ. Vì thế, chư vị thiện tri thức phải bỏ công dịch hết kinh này đến kinh khác để ta có thể hiểu mà hành. Bởi chỉ khi thực hành đúng những gì kinh đã nói, ta mới nhận được lợi ích thiết thực, không chỉ cho mình mà cả cho người.
Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Đó là âm Hán của bài Bát nhã tâm kinh. Người không hiểu thì đọc thuộc lòng bao nhiêu, cũng chỉ thế và chỉ thế mà thôi. Cho nên, phải dịch ra tiếng Việt để hiểu. Hiểu rồi còn thăng tiến lên QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ.
Bồ tát Quán Tự Tại, khi hành sâu Bát nhã ba la mật đa, chiếu thấy 5 uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách. Câu kinh không nói đến chúng sanh cũng không nói đến Phật mà nói đến Bồ tát. Là những hữu tình giác đang học và hành theo những gì Phật Tổ đã dạy. Tất cả những ai đang qui hướng Phật đạo, đều gọi là Bồ tát.
Bồ tát nói đây có pháp hiệu là Quán Tự Tại. Tự tại là không bị trói buộc. Không bị trói buộc là do không dính mắc. Không dính mắc là nhờ không bị thói quen và tập khí dẫn chạy. Không nghiện ớt thì có ớt hay không ớt, mọi thứ vẫn tự nhiên. Ta tự tại với ớt. Nhưng một khi đã nghiện ớt thì không có ớt, mọi thứ thành lạt lẽo thiếu thốn. Đó là trạng thái dính mắc, không tự tại.
Ta tập quen với quá nhiều thứ, không chỉ trong hiện đời mà từ vô thủy đến nay, nên khó tự tại với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Nếu chúng đầy đủ thì ta thấy tự tại, nhưng thiếu chúng, mình như con thuyền gặp sóng, lao đao lận đận cô độc chênh vênh. Vì thế, ngũ uẩn thay vì không, đều thành có. Giờ muốn trở lại chỗ ban đầu, phải làm Bồ tát Quán Tự Tại. Muốn làm Bồ tát Quán Tự Tại thì phải tập bỏ dần các thói quen ở thân cũng như tâm.
Tụng Bát nhã tâm kinh, tuy tâm hồn có phơi phới. Nhưng kinh không nói tụng mà nói HÀNH SÂU. Nếu tụng Bát nhã mà thân tâm đều không, là điều kiện để ta vượt qua tất cả khổ ách, thì tụng Bát nhã chính là HÀNH SÂU. Khổ nỗi, muốn thân tâm đều không thì phải “Tâm hành ngôn ngữ đoạn” . Không chỉ ngôn ngữ phải đoạn, mà tâm hành cũng phải đoạn, thân tâm mới thành không. Vì thế, muốn hết khổ thật sự, muốn làm Bồ tát Quán Tự Tại, thì không thể cứ ứng dụng VĂN TỰ BÁT NHÃ mãi, mà phải chuyển qua QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ. Phải dụng cho được cái QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ đó thì mới có ngày làm Bồ tát Quán Tự Tại chiếu thấy ... Có chiếu thấy 5 uẩn đều không, mới qua được tất cả khổ ách.
II. QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ
Xá Lợi Tử! Một lời kêu gọi. Một lời nhắn nhủ. Một lời lay tỉnh. Kêu gọi ai? Nhắn nhủ ai? Lay tỉnh ai? Tất cả Phật tử đang qui hướng Phật đạo. Tất cả những ai có duyên với Bát Nhã tâm kinh. Chỉ một lần lướt qua kinh này, ta đã có phần trong đó.
Xá Lợi Tử! Là hãy lắng nghe, đừng quay lưng như những kẻ vô phần.
Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Cái thân mà các vị đang cho là thật đây, chúng không lìa không. Ngay sắc là không. Ngay không là sắc. Không đợi sắc phải hoại mới nói sắc không.
Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Không phải chỉ có sắc mà bốn thứ còn lại cũng như vậy. Tức, ngũ uẩn chẳng khác không. Không chẳng khác ngũ uẩn. Ngũ uẩn tức là không. Không tức là ngũ uẩn.
Xá Lợi Tử! Lại lần nữa kêu gọi, lần nữa lay tỉnh, lần nữa nhắn nhủ ... Bồ tát của Phật không phải ai cũng hoàn toàn tỉnh thức trong tất cả thời. Vẫn có kẻ nửa đường quên phận, dong ruỗi vui chơi theo nghiệp cũ Ta bà. Vì thế, khi muốn nhấn mạnh điều quan trọng, cần phải lay tỉnh lần nữa.
Tướng không của các pháp, không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm … Nói “tướng” là thuận theo ngôn từ thế gian mà nói. Bởi đây vẫn là VĂN TỰ BÁT NHÃ. Vì là văn tự nên nó cho phép ta sử dụng ngôn từ phù hợp với ngữ điệu của thế gian để chúng sanh dễ nhận. Cái không mà ta nói đó, không phải bỏ sắc nhập không, không phải bỏ không nhập sắc, không phải là cái không duyên khởi cùng với sắc, mà là cái không “không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch …”. Nó không thuộc nhị biên phân biệt. Nó không phải là cái sanh của phàm phu, cũng không phải là cái diệt của Nhị thừa. Phi tất cả mà tức tất cả. Nó chính là thế tánh của tất cả pháp.
Cho nên, trong cái không đó, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không có nhãn giới cho đến ý thức giới. Không có vô minh cũng không có hết vô minh. Cho đến, không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không trí cũng không đắc. Vì không có sở đắc, nên Bồ táty nơi Bát nhã ba la mật đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, ly hẳn tất cả điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn. Vì “không” không thuộc nhị biên phân biệt, nên cái không mà tâm kinh nói đây, không những không có ấm, giới, nhập như hàng Nhị thừa đã chứng nghiệm, mà cũng không luôn pháp Tứ đế hay Thập nhị duyên sanh. Ngay cả cái gọi là trí, là chứng, cũng không. Bởi phần thức ấm sâu sa (là Alaida và Matna) đều không. Đây là mượn ngôn từ để nói về THỰC TƯỚNG BÁT NHÃ như Bát bất của luận Trung Quán, 108 chữ Phi trong kinh Lăng Già. Chứng được chỗ này chính là chứng được cái nhân vô sanh, để có cái quả là niết bàn Phật.
Tánh thể vốn vậy, cái nhân để có cái quả niết bàn đã như vậy, thì QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ phải có tác dụng đưa tâm hiện nay của chúng ta thuận dần với cái không đó, để mỗi Xá Lợi Tử có thể “bùng vỡ” và thể nhập. Vì thế QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ là dùng trí dụng của chân tâm để thấy và chiếu vào những gì hiện lên trong tâm. Ngài Hám Sơn nó:
Tất cả chúng sanh mê chân tâm mình, một bề chỉ nương vọng tâm làm việc. Nên nay tu tập, lấy việc trừ tưởng làm đầu.
Vọng tưởng không tánh, vì sao lại trừ?
Tất cả các tưởng thuộc niệm đều trừ.
Nay mới dụng tâm, cần đề khởi nhất niệm này làm chủ. Do lực quán chiếu của nhất niệm này, chỉ cần thấy được chỗ khởi của vọng tưởng thì nhất niệm này lập tức chiếu phá, chẳng để vọng tưởng tương tục. Ngài Vĩnh Gia nói “Đoạn tâm tương tục” là đây.
Chủ yếu của việc tham thiền là không để mất nhất niệm này. Song một khi vọng tưởng đã diệt, thì nhất niệm này cũng phải bỏ. Vì nhất niệm này chỉ do trừ tưởng mà lập. Tự thể của chân tâm xưa nay ly tướng, đâu thể dung niệm. Vọng tưởng không tánh, nên xưa nay không phải là thứ có sẵn. Vọng tưởngkhông phải là thứ có sẵn, nếu lập nhất niệm - là cái đối đãi với vọng tưởng - thì nhất niệm này lại là cái gốc trợ cho vọng tưởng phát triển. Nên nhất niệm này cũng phải bỏ. Vì chỗ lập là chân, nên chân vọngđều hết, năng sở cả hai đều quên.
Nhất niệm chẳng lập thì niệm niệm chẳng sanh. Niệm niệm chẳng sanh thì cái sáng thường hằng hiện tiền. Tịch chiếu rực sáng nên niệm niệm chẳng diệt. Đây là yếu chỉ đích thực của việc tham thiền.
Theo đó thì thấy, với những gì hiện lên trong tâm, ta chỉ cần tỉnh giác biết được chúng, là ta đang ứng dụng QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ. Quan trọng là ta có tỉnh giác để thấy được vọng tưởng mà chiếu hay không, hay vẫn mãi mê đắm chìm trong những loạn tưởng sanh tử, bỏ mất cái dụng vô bờ của chân tâm.
Hỏi : (Trích từ thắc mắc của một Phật tử)
Vì sao Hán văn không có từ “đắc”, mà đa phần các bậc tôn sư xưa cũng như nay đều dịch “Xa hẳn tất cả điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh niết bàn”. Dịch như vậy có mấy vấn đề cần coi lại :
1. Nếu thật sự viễn ly điên đảo mộng tưởng để được cứu cánh niết bàn thì e rằng chúng ta đang cố vượt qua thế giới ảo này để bước vào thế giới ảo khác, vì kinh luận vẫn nói “Tôi nói Phật đạo như ảo như mộng, tôi nói niết bàn cũng như ảo như mộng … vì ảo mộng và niết bàn không hai” v.v...
2. Nếu viễn ly điên đảo mộng tưởng để được cứu cánh niết bàn rồi, thì câu “Chư Phật ba đời đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề” đâm thừa. Vì được cứu cánh niết bàn rồi, thì đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề chi nữa.
Đáp :
1. Bát nhã nói đây vẫn còn là VĂN TỰ BÁT NHÃ, nên ta phải chấp nhận một số hạn chế nhất định khi nói về chỗ tâm chứng. Nói chứng mà thực là không chứng, nói đắc mà thật là không đắc. Vì thế, một trong 4 pháp dạy người tu Đại thừa là “Y nghĩa bất y ngữ”. Tức khuyên người tu nên hiểu ý, không nên chấp vào văn tự.
Không chấp nhưng khôngvì vậy mà ta có quyền dùng văn tự tự do đến nỗi ý kinh trở thành sai lệch. Vì thế, cần xét coi việc thêm từ “được” hay “đạt đến” như thế, là hợp hay trái ý kinh. Nếu không trái thì không có lỗi để bàn.
Kinh nói “Ly hẳn tất cả điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh niết bàn”. ĐIÊN ĐẢO nói đây, được dùng để chỉ cho cái thấy không bị chi phối bởi nhị biên phân biệt. So với phàm phu, Nhị thừa được cho là bậc thánh giả. Nhưng so với chân lý tối hậu thì cái thấy của chư vị vẫn còn thiên lệch, vẫn bị coi là điên đảo. Vì thế, muốn hiểu đúng câu trên thì phải hiểu : Không chỉ viễn ly tâm thức phàm phu mà còn viễn ly luôn tâm thức “xả sanh tử trụ niết bàn” của hàng Nhị thừa. Tức được niết bàn nói đây, không phải là “Vượt qua thế giới ảo này để bước vào thế giới ảo khác”. Chỉ là xa lìa tâm thức hai bên. Ngay đó chính là niết bàn. Niết bàn này chính là thể tánh vô sanh của vạn pháp. Soi thấu được cái THỂ đó là soi thấu cội nguồn của mọi hiện tượng sự vật ở thế gian, nên nói “Cứu cánh niết bàn”.
Hiểu như vậy, thì thêm một từ “được” hay “đạt đến’ không có gì để bàn. Bởi nó vẫn thuận với những gì tâm kinh muốn nói. Nó chỉ giúp cho chúng sanh dễ hình dung hơn về những gì kinh nói. Dịch sát quá - như bài viết này đã dịch - thì nghĩa lại thành tối. Người đời khó mà hiểu được. Có khi còn hiểu lầm nếu không có phần giải thích bên cạnh. Cho nên, lỗi nếu có, không phải ở chư vị dịch thuật mà là ở người hiểu tâm kinh không đúng, hoặc giảng giải lầm lẫn.
2. Lăng Già Trực Giải của ngài Hàm Thị nói “Phật tánh là nhân, niết bàn là quả”. Vì thế, chứng nghiệmđược tánh thể tột cùng, mới chỉ là nhân. Y cái nhân đó, hành Bồ tát đạo, tiêu trừ tập khí, làm lợi ích cho chúng sanh, mới có cái quả là niết bàn Phật. Nói cách khác, chứng được Phật tánh chỉ mới là chứng được cái THỂ, còn TƯỚNG và DỤNG của thể ấy vẫn chưa hiển bày đầy đủ. Quả Phật, chính là lúc TƯỚNG và DỤNG của THỂ ấy được hiển hiện tròn đầy. Vì thế tâm kinh có hai câu rõ rệt :
a. Bồ tát y nơi Bát nhã ba la mật đa, đạt đến cứu cánh niết bàn.
b. Chư Phật ba đời y Bát nhã ba la mật đa mà được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Theo Biệt giáo, “Cứu cánh niết bàn” là cái QUẢ mà chư vị Bồ tát thuộc Tam hiền phải đến. Đạt được cái QUẢ đó là bước vào Thập địa. Đó là cái NHÂN để có cái QUẢ là niết bàn Phật, chính là thế giới Hoa Nghiêm của mười phương chư Phật.
III. THỰC TƯỚNG BÁT NHÃ
Thưc hành QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ liên tục, đủ thời tiết nhân duyên ta nhận ra được THỰC TƯỚNGBÁT NHÃ. Chính là nhận ra được cội nguồn của VĂN TỰ BÁT NHÃ cũng như QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ. Nói nhận nhưng không có cảnh giới sở nhận cũng không có chủ thể năng nhận. Thực tướng Bát nhãcũng chính là thực tướng của vạn pháp. Đó là chỗ không thể dùng lời nói để diễn tả, không thể dùng thức phân biệt mà thấu được.
Vậy thì … Quán chiếu Bát nhã thôi, Xá Lợi Tử!
(Culahatthipadopamasutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika:
– Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy?
– Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây.
– Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không?
– Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.
– Tôn giả Vacchayana thật sự tán thán Sa-môn Gotama với lời tán thán tối thượng.
– Này Tôn giả, tôi là ai mà có thể tán thán Sa-môn Gotama, bậc tối thượng được tán thán trong các bậc được tán thán, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.
– Nhưng Tôn giả Vacchayana thấy được lý do gì ở Sa-môn Gotama mà Tôn giả có lòng tin tưởng như vậy?
– Này Tôn giả, như một người săn voi thiện xảo vào một khu rừng có voi ở, và thấy một dấu chân voi lớn, dài bề dài và rộng bề ngang. Người đó đi đến kết luận: “Con voi này là con voi lớn”. Cũng vậy, này Tôn giả, tôi đã thấy bốn dấu chân của Sa-môn Gotama và đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, và Tăng chúng khéo hành trì”. Thế nào là bốn? Tôi thấy ở đây có một số Sát đế lỵ bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc. Những vị này đi chỗ này chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ. Những vị này nghe: “Sa-môn Gotama sẽ đến thăm ngôi làng này hay thị trấn này”. Họ sắp đặt câu hỏi: “Chúng ta, sau khi đến, sẽ hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi này. Khi bị chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế này, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế kia. Khi chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế kia, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế này”. Những vị này nghe: “Sa-môn Gotama đã đến thăm ngôi làng này hay thị trấn này”. Những vị này đến chỗ Sa-môn Gotama ở. Sa-môn Gotama với pháp thoại, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị này. Được Sa-môn Gotama với Pháp thoại khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, họ không hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi (đã định trước), huống nữa là chất vấn. Trái lại, họ trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Này Tôn giả, khi tôi thấy dấu chân thứ nhất này của Sa-môn Gotama, Tôi đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, và Tăng chúng khéo hành trì”.
Này Tôn giả, lại nữa, tôi thấy ở đây có một số Bà-la-môn bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc. Những vị này đi chỗ này chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ. Những vị này nghe... (như trên)... trái lại, họ trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Này Tôn giả, khi tôi thấy dấu chân thứ hai này của Sa-môn Gotama, tôi đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, và Tăng chúng khéo hành trì”.
Này Tôn giả, lại nữa, tôi thấy ở đây có một số gia chủ bác học... (như trên)... có một số Sa-môn bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc. Những vị này đi chỗ này chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ. Những vị này nghe: “Sa-môn Gotama sẽ đến thăm ngôi làng này hay thị trấn này”. Họ sắp đặt câu hỏi: “Chúng ta sau khi đến sẽ hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi này. Khi bị chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế này, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế kia. Khi bị chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế kia, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế này”. Những vị này nghe: “Sa-môn Gotama đã đến ngôi làng này hay thị trấn này”. Những vị này đến chỗ Sa-môn Gotama ở. Sa-môn Gotama với Pháp thoại khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị này. Được Sa-môn Gotama với Pháp thoại khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, họ không hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi (đã định sẵn), huống nữa là chất vấn. Trái lại, họ xin phép Sa-môn Gotama được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sa-môn Gotama cho họ được xuất gia. Được xuất gia như vậy, một số các vị ấy sống một mình, không phóng dật, nỗ lực, tinh cần, và không bao lâu tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, ngay trong hiện tại, mục đích tối thượng của phạm hạnh mà những Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Họ nói như sau: “Thật sự chúng ta gần hoại vong. Thật sự chúng ta gần hoại diệt. Xưa kia chúng ta không phải là Sa-môn lại tự xem là Sa-môn, không phải là Bà-la-môn lại tự xem là Bà-la-môn, không phải là bậc A-la-hán, lại tự xem là bậc A-la-hán. Nay chúng ta mới thật là Sa-môn. Nay chúng ta mới thật là Bà-la-môn. Nay chúng ta mới thật là A-la-hán”. Khi tôi thấy dấu chân thứ tư của Sa-môn Gotama, tôi đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, và Tăng chúng khéo hành trì”.
Khi được nói vậy, Bà-la-môn Janussoni, từ cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, bước xuống, đắp thượng y lên một bên vai, chấp tay hướng về Thế Tôn vái lạy, và thốt ra ba lần cảm hứng ngữ sau đây: “Đảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác! Đảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác! Đảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác! Rất có thể, chúng tôi sẽ gặp Tôn giả Gotama tại một lúc nào, một chỗ nào đó. Rất có thể, sẽ có một cuộc đàm luận”. Rồi Bà-la-môn Janussoni đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm xã giao với Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Janussoni đem tất cả câu chuyện của Du Sĩ Pilotika, thuật lại với Thế Tôn. Sau khi nghe vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Janussoni:
– Này Bà-la-môn, ví dụ dấu chân voi như vậy chưa được đầy đủ một cách rộng rãi. Này Bà-la-môn, với tầm mức như thế nào ví dụ dấu chân voi được đầy đủ một cách rộng rãi, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói:
– Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Janussoni vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này Bà-la-môn, ví như một người săn voi vào một khu rừng có voi ở. Người đó thấy một dấu chân voi lớn trong rừng voi, dài bề dài và rộng bề ngang. Nếu người đó là một thợ săn voi thiện xảo, người đó không đi đến kết luận: “Con voi này chắc chắn to lớn”. Vì sao vậy? Này Bà-la-môn, trong rừng voi, có những loại voi cái lùn thấp, có dấu chân lớn, có thể dấu chân này thuộc loại voi này. Người đó đi theo dấu chân ấy. Trong khi đi theo, người đó thấy trong rừng voi một dấu chân voi lớn, dài bề dài và rộng bề ngang, và những vật cao đều bị cọ xát. Nếu người đó là một thợ săn voi thiện xảo, người đó không đi đến kết luận: “Con voi này chắc chắn to lớn vì sao vậy? Này Bà-la-môn, trong rừng voi, có những loại voi cái có ngà, có dấu chân lớn, có thể dấu chân này thuộc loại voi này. Người đó đi theo dấu chân ấy. Trong khi đi theo, người đó thấy trong rừng voi, một dấu chân voi lớn, dài bề dài và rộng bề ngang, những vật cao bị cọ xát, và những vật cao bị ngà voi cắt chém. Nếu người đó là một thợ săn voi thiện xảo, người đó không đi đến kết luận: “Con voi này chắc chắn to lớn”. Vì sao vậy? Này Bà-la-môn, trong rừng voi, có những loại voi cái có ngà lớn, có dấu chân lớn, có thể dấu chân này thuộc loại voi này. Người đó đi theo dấu chân ấy. Trong khi đi theo, người đó thấy trong rừng voi một dấu chân voi lớn, dài bề dài và rộng bề ngang, những vật cao bị cọ xát, những vật cao bị ngà voi cắt chém, và những vật cao bị gãy các cành. Và người đó thấy một con voi đực dưới gốc cây hay ở ngoài trời, đang đi, đang đứng, đang ngồi hay đang nằm, người đó đi đến kết luận: “Con voi này thật là con voi đực lớn”.
Cũng vậy, này Bà-la-môn, ở đây Như Lai sanh ra ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này, cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người... khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ, Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ. Ngài giảng dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch. Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe Pháp ấy, sau khi nghe Pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng, vị này suy nghĩ: “Đời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy thành tựu học giới và nếp sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót tất cả chúng sanh và các loài hữu tình, từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp, từ bỏ không phạm hạnh, sống theo phạm hạnh, sống tránh xa (không phạm hạnh), từ bỏ dâm dục tục pháp, từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không phản lại đời, từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến nói chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác, vị ấy nói những lời nhẹ nhàng, thuận tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, vị ấy nói những lời như vậy. Vị ấy từ bỏ nói phù phiếm, tránh xa nói lời phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi. Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ ăn phi thời; từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ trang sức bằng vòng hoa hương liệu, dầu thoa, các thời trang, các thời sức; từ bỏ dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ nhận các hạt sống; từ bỏ nhận thịt sống, từ bỏ nhận đàn bà, con gái; từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ nhận cừu và dê; từ bỏ nhận gia cầm và heo; từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ nhận ruộng nương và đất đai; từ bỏ nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Vị ấy bằng lòng (tri túc) với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không lỗi lầm. Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không vẩn đục. Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, y bát đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.
Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, và thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái, từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận, từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá, từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Vị ấy từ bỏ năm triền cái làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ muội lược ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì”. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc, do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì”. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì”. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai, nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì”.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì”.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì”.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Đây là Khổ”, biết như thật: “Đây là Nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Đây là sự Khổ diệt”, biết như thật: “Đây là Con đường đưa đến khổ diệt”, biết như thật: “Đây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là các lậu hoặc diệt”, biết như thật: “Đây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt”.
Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì”.
Vị ấy nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không có trở lui đời sống này nữa”. Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Này Bà-la-môn, tới mức độ này, vị Thánh đệ tử đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì”. Này Bà-la-môn, tới mức độ này, ví dụ dấu chân con voi thật sự được đầy đủ một cách rộng rãi.
Được nghe nói vậy, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mệnh chung, con trọn đời quy ngưỡng!
TIỂU KINH DỤ DẤU CHÂN VOI, THỨ HAI MƯƠI BẢY HẾT.
Thích Minh Châu
_________________________________________________________________________________
>>> 26.Kinh Thánh Cầu
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra, Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âm Hán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn.
Kinh này được hầu hết các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, và Trung Quốc biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng.
Tình trạng xuất hiện của kinh này không được các tác giả thống nhất. Thời điểm ra đời của nó có thể là từ năm 100 TCN đến thế kỷ thứ 2 và một số tác giả cho rằngbài kinh này do bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) viết.
Bản kinh phổ biến nhất ở Việt Nam là bản của sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng) sau khi thỉnh kinh về đã dịch lại vào năm 649. Trước đó đã có nhiều sư dịch từtiếng Phạn ra Hán ngữ trong đó có Cưu Ma La Thập (402-412), Nghĩa Huyền,Pháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luận, Pháp Thành, và Thi Hộ.
Kinh cũng đã được sự chú giải của rất nhiều sư từ nhiều quốc gia. Riêng ở Việt Nam, người chú giải kinh này đầu tiên là thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng.
Về đại cương thì các bản văn đều khá rõ và giống nhau nhưng về chi tiết ngay các bản chữ Phạn để lại cũng có chi tiết khác nhau. Dĩ nhiên là trong các bản dịch đều có những chi tiết khác nhau nhỏ (tiếng Hán, tiếng Pháp và tiếng Việt).
Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 thì bản kinh mới được Samuel Beal dịch ra Anh ngữ.
Edward Conze, một nhà nghiên cứu Phật học Anh (1904-1979) với nhiều côngnghiên cứu đã không thể tìm thấy được bài văn nguyên thủy của kinh này, mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy có một nguyên bản ban đầu của kinh này.
Toàn bộ bộ kinh lớn Đại Bát Nhã cũng đã bị quân Hồi giáo tiêu hủy khi họ đánh chiếm Đại học Phật giáo Nalanda. (Xem thêm Lịch sử Phật giáo.)
Khi so lại bản dịch phổ biến hiện nay hầu hết dịch lại từ bản Hán ngữ của sư Trần Huyền Trang với một phiên bản khác còn lưu lại được trong Tạng ngữ thì bộ kinhnày thiếu vắng phần khai kinh và phần kết luận hoan hỉ vâng làm theo của chư vị nghe giảng kinh. Trong bản dịch từ Tạng ngữ, phần này vẫn còn đầy đủ[1]
Bản này do Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch.
觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識亦復如是。舍利子。是諸法 空相。 不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦 無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若 波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛故。說般若波羅蜜多咒即說咒曰 揭帝揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝菩提僧莎訶
(Ariyapariyesanasuttam)
Tôi nghe như vầy:
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika, (Cấp-cô-độc). Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Savatthi để khất thực. Có một số đông Tỷ-kheo đến chỗ Tôn giả Ananda ở, sau khi đến, nói với Tôn giả Ananda:
– Hiền giả, đã lâu chúng tôi chưa được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp. Lành thay, Hiền giả Ananda, nếu chúng tôi được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp!
– Các Tôn giả hãy đến chỗ Bà-la-môn Rammaka ở, và các Tôn giả sẽ được tận mặt nghe Thế Tôn thuyết pháp.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda. Rồi Thế Tôn, khất thực ở Savatthi xong, sau buổi ăn trên con đường đi khất thực trở về, cho gọi Tôn giả Ananda:
– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Pubbarama (Đông viên), ngôi lầu của Migaramatu (Lộc Mẫu Giảng Đường) để nghỉ trưa!
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Tôn giả Ananda đi đến vườn Pubbarama, ngôi lầu của Migaramatu để nghỉ trưa. Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh đứng dậy, gọi Tôn giả Ananda:
– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Pubbakotthaka để rửa tay, rửa chân.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Tôn giả Ananda đi đến Pubbakotthaka để rửa tay, rửa chân. Sau khi rửa tay, rửa chân ở Pubbalotthaka xong, Thế Tôn leo đứng trên bờ, đắp một tấm y, phơi tay chân cho khô. Rồi Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, tinh thất của Bà-la-môn Rammaka không xa; bạch Thế Tôn, tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka là khả ái; bạch Thế Tôn, tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka là khả lạc; bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn vì lòng từ bi đi đến tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka!
Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka. Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo đang hội họp tại tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka để thuyết pháp. Thế Tôn đứng chờ ngoài cửa cho đến khi thuyết pháp xong. Thế Tôn biết cuộc thuyết pháp đã xong, liền đằng hắng và gõ vào thanh cửa. Các Tỷ-kheo ấy mở cửa cho Thế Tôn. Rồi Thế Tôn bước vào tịnh thất của Bà-la-môn Rammaka và ngồi lên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, các Người nay hội họp bàn vấn đề gì? Và câu chuyện gì giữa các Người bị gián đoạn?
– Bạch Thế Tôn, câu chuyện giữa chúng con thuộc về Thế Tôn và câu chuyện ấy bị gián đoạn khi Thế Tôn đến.
– Này các Tỷ-kheo, lành thay khi Thiện nam tử các Người, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, cùng nhau hội họp để luận bàn đạo pháp. Này các Tỷ-kheo, khi các Người hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: luận bàn đạo pháp hay giữ sự im lặng của bậc Thánh.
Này các Tỷ-kheo, có hai sự tầm cầu này: Thánh cầu và phi Thánh cầu. Chư Tỷ-kheo, và thế nào là phi Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sanh? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị sanh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sanh; dê và cừu là bị sanh; gà và heo là bị sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sanh; vàng và bạc là bị sanh. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy bị sanh, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh. Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị già? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị già; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị già; dê và cừu là bị già; gà và heo là bị già; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị già; vàng và bạc là bị già. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị già, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già. Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị bệnh? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị bệnh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị bệnh; dê và cừu là bị bệnh; gà và heo là bị bệnh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị bệnh. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị bệnh, và người ấy lại nắm giữ tham đắm, mê say chúng, tự mình bị bệnh lại tìm cầu cái bị bệnh. Và này các Tỷ-kheo, cái gì các Người nói là bị chết? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị chết; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị chết; dê và cừu là bị chết; gà và heo là bị chết; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị chết. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị chết, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị chết lại tìm cầu cái bị chết. Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sầu? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị sầu; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sầu; dê và cừu là bị sầu, gà và heo là bị sầu; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sầu. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị sầu, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sầu lại tìm cầu cái bị sầu. Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị ô nhiễm? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị ô nhiễm; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị ô nhiễm; dê và cừu là bị ô nhiễm; gà và heo là bị ô nhiễm; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị ô nhiễm; vàng và bạc là bị ô nhiễm. Và này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị ô nhiễm, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là phi Thánh cầu.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, tìm cầu cái vô sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, như vậy, gọi là Thánh cầu.
Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Đẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu”... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.
Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alara Kalama ở, khi đến xong liền thưa với Alara Kalama: “Hiền giả Kalama, tôi muốn sống phạm hạnh trong Pháp luật này”. Này các Tỷ-kheo, được nghe nói vậy, Alara Kalama nói với Ta: “Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú”. Này các Tỷ-kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy. Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: “Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú”. Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú”. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta nói với Alara Kalama: “Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?” Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: “Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: “Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú”. Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến, Ta nói với Alara Kalama: “Này Hiền giả Kalama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?”- “Vâng, Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy”. - “Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy”. - “Thật lợi ích thay cho chúng tôi, Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!” Như vậy này các Tỷ-kheo, Alara Kalama là Đạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: “Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ”. Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta, khi đến xong Ta nói với Uddaka Ramaputta: “Hiền giả, tôi muốn sống phạm hạnh trong Pháp luật này. Được nói vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Ramaputta nói với Ta: “Này Tôn giả, hãy sống (và an trú), pháp này là như vậy, khiến người có trí không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy) tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú”. Này các Tỷ-kheo, Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí, và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như người khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy. Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: “Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú”. Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú”. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến Ta nói với Uddaka Ramaputta: “Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?” Này các Tỷ-kheo được nghe nói vậy, Uddaka Ramaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: “Không phải chỉ có Rama mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rama tuyên bố: “Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú”. Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến, Ta nói với Uddaka Ramaputta: “Này Hiền giả Rama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?” - “Vâng Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy”. - “Này Hiền giả, tôi cũng đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy.” Thật lợi ích thay cho chúng tôi! Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi, tự tri tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!” Như vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Ramaputta là Đạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: “Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma kiệt đà) và đến tại tụ lạc Uruvela (Ưu lâu tần loa). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn”. Và này các Tỷ-kheo, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: “Thật là vừa đủ để tinh tấn”.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Và trí và kiến khơi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa.
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!” Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:
Sao Ta nói Chánh pháp,
Được chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân,
Khó chứng ngộ pháp này.
Đi ngược dòng, thâm diệu,
Khó thấy, thật tế nhị,
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này.
Rồi này các Tỷ-kheo, với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp. Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati khi biết được tâm tư của Ta; với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: “Than ôi, thế giới sẽ tiêu diệt, thế giới sẽ bị hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp”. Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co, hay co cánh tay đang duỗi; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai chắp tay hướng vái Ta và bạch với Ta: “Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp”. Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Sau khi nói vậy, lại nói thêm như sau:
Xưa tại Magadha,
Hiện ra pháp bất tịnh,
Pháp do tâm cấu uế,
Do suy tư tác thành.
Hãy mở tung mở rộng,
Cánh cửa bất tử này.
Hãy để họ nghe Pháp,
Bậc Thanh tịnh Chứng Ngộ.
Như đứng trên tảng đá,
Trên đỉnh núi (tột cao)
Có người đứng nhìn xuống,
Đám chúng sanh quây quần.
Cũng vậy, ôi Thiện Tuệ,
Bậc Biến Nhãn cùng khắp,
Leo lên ngôi lâu đài,
Xây dựng bằng Chánh pháp
Bậc Thoát Ly sầu muộn,
Nhìn xuống đám quần sanh,
Bị sầu khổ áp bức,
Bị sanh già chi phối,
Đứng lên vị Anh Hùng,
Bậc Chiến Thắng chiến trường.
Vị trưởng đoàn lữ khách,
Bậc Thoát Ly nợ nần.
Hãy đi khắp thế giới,
Bậc Thế Tôn Chánh Giác!
Hãy thuyết vi diệu pháp,
Người nghe sẽ thâm hiểu!
Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati:
Cửa bất tử rộng mở,
Cho những ai chịu nghe.
Hãy từ bỏ tín tâm,
Không chính xác của mình.
Tự nghĩ đến phiền toái,
Ta đã không muốn giảng,
Tối thượng vi diệu pháp,
Giữa chúng sanh loài Người.
(Ôi Phạm thiên)
Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati tự nghĩ: “Ta đã tạo cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp”, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng (về Ta) rồi biến mất tại chỗ.
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên, ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này? Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: “Nay có Alara Kalama là bậc trí thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Alara Kalama, vị này sẽ mau hiểu Chánh pháp này”. Này các Tỷ-kheo, rồi chư Thiên đến Ta và nói như sau: “Bạch Thế Tôn, Alara Kalama đã mệnh chung bảy ngày rồi”. Rồi tri kiến khởi lên nơi Ta: “Alara Kalama đã mệnh chung bảy ngày rồi”. Này các Tỷ-kheo, Ta nghĩ: “Thật là một thiệt hại lớn cho Alara Kalama: Nếu nghe pháp này, Alara Kalama sẽ mau thâm hiểu”. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này? Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: “Nay có Uddaka Ramaputta là bậc tri thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Uddaka Ramaputta. Vị này sẽ mau hiểu Chánh pháp này.” Rồi chư Thiên đến Ta và nói như sau: “Bạch Thế Tôn Uddaka Ramaputta đã mệnh chung ngày hôm qua”. Rồi tri kiến khởi lên nơi Ta: “Uddaka Ramaputta đã mệnh chung hôm qua”. Này các Tỷ-kheo, Ta nghĩ: “Thật là một thiệt hại lớn cho Uddaka Ramaputta. Nếu nghe pháp này, Uddaka Ramaputta sẽ mau thâm hiểu”. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?” Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: “Nhóm năm Tỷ-kheo này đã hầu hạ Ta khi Ta còn nỗ lực tinh cần, nhóm ấy thật giúp ích nhiều. Vậy ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho nhóm năm Tỷ-kheo!” Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: “Nay nhóm năm Tỷ-kheo ở tại đâu?” Này các Tỷ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy nhóm năm Tỷ-kheo hiện ở Baranasi (Ba la nại), tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi ở tại Uruvela lâu cho đến khi mãn ý, Ta lên đường đi đến Baranasi.
Này các Tỷ-kheo, một tà mạng ngoại đạo tên là Upaka, đã thấy Ta khi Ta còn đi trên con đường giữa Gaya và cây Bồ-đề.
Sau khi thấy, vị ấy nói với Ta:
“– Các căn của Hiền giả thật sáng suốt. Da sắc của Hiền giả thật thanh tịnh, thật thanh khiết. Này Hiền giả, vì mục đích gì, Hiền giả xuất gia? Ai là bậc Đạo sư của Hiền giả? Hiền giả hoan hỷ thọ trì pháp của ai?”
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với tà mạng đạo Upaka bài kệ như sau:
“– Ta, bậc Thắng tất cả,
Ta, bậc Nhất Thiết Trí.
Hết thảy pháp, không nhiễm,
Hết thảy pháp, xả ly.
Ta sống chân giải thoát,
Đoạn tận mọi khát ái.
Như vậy Ta tự giác,
Còn phải y chỉ ai?
Ta không có Đạo sư,
Bậc như Ta không có.
Giữa thế giới Nhơn, Thiên,
Không có ai bằng Ta.
Bậc Ứng Cúng trên đời,
Bậc Đạo sư vô thượng.
Tự mình Chánh Đẳng Giác,
Ta an tịnh, thanh thoát.
Để chuyển bánh xe Pháp.
Ta đến thành Kàsi.
Gióng lên trống bất tử,
Trong thế giới mù lòa.
“– Như Hiền giả đã tự xưng, Hiền giả xứng đáng là bậc Chiến thắng Vô tận.
“– Như Ta, bậc Thắng giả,
Những ai chứng lậu tận,
Ác pháp, Ta nhiếp phục,
Do vậy, Ta vô địch”.
(Này Upaka)
Này các Tỷ-kheo, sau khi được nói vậy, tà mạng ngoại đạo Upaka nói với Ta:
“– Này Hiền giả, mong rằng sự việc là vậy”.
Nói xong, Upaka lắc đầu rồi đi theo một ngã khác.
– Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tuần tự đi đến Baranasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển, đi đến chỗ nhóm năm Tỷ-kheo ở. Này các Tỷ-kheo, nhóm năm Tỷ-kheo khi thấy Ta từ xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau: “Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, chớ có đứng dậy, chớ có lấy y bát. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi”. Này các Tỷ-kheo, nhưng khi Ta đi đến gần, năm Tỷ-kheo ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người sắp đặt chỗ ngồi, có người đem nước rửa chân đến. Nhưng các vị ấy gọi Ta bằng tên với danh từ Hiền giả (Avuso). này các Tỷ-kheo khi ta nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
– “Này các Tỷ-kheo, chớ có gọi Ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú.
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, nhóm năm Tỷ-kheo nói Ta:
“– Hiền giả Gotama, với nếp sống này, với đạo tu này, với khổ hạnh này, Hiền giả đã không chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến, thù thắng xứng đáng bậc Thánh, thì nay làm sao Hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
“– Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Này các Tỷ-kheo, hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú.
Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ hai, nhóm năm Tỷ-kheo nói với Ta:
“– Hiền giả Gotama, với nếp sống này... (như trên)... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?
Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ hai Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
“– Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc... (như trên)... các Ông sẽ an trú.
Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ ba, nhóm năm Tỷ-kheo nói với Ta:
“– Hiền giả Gotama, với nếp sống này... (như trên)... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
“– Này các Tỷ-kheo, từ trước đến nay, các Ông có chấp nhận là Ta chưa bao giờ nói như vậy chăng?
“– Bạch Thế Tôn chưa bao giờ như vậy.
“– Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt được ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú”.
Này các Tỷ-kheo, Ta đã làm cho nhóm năm Tỷ-kheo chấp nhận. Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết giảng cho hai Tỷ-kheo. Ba Tỷ-kheo kia đi khất thực. Đồ ăn mà ba Tỷ-kheo này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người. Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết giảng cho ba Tỷ-kheo. Hai Tỷ-kheo kia đi khất thực. Đồ ăn mà hai Tỷ-kheo này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người. Này các Tỷ-kheo, chúng năm Tỷ-kheo, sau khi được Ta thuyết giảng, sau khi được Ta khuyến giáo, tự mình bị sanh, sau khi biết được sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn, thoát khỏi các (khổ) ách, chứng Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn, thoát khỏi các (khổ) ách, chứng Niết-bàn, tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái không chết... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết được sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, thoát khỏi các (khổ) ách, chứng Niết-bàn, và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, thoát khỏi các (khổ) ách, chứng Niết-bàn. Tri và kiến khởi lên nơi họ: “Sự giải thoát của chúng ta không bị dao động, đây thức gì được hiện khởi như vậy đều quy là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa”.
Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... (như trên)... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân cảm xúc là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, như vậy, là năm dục trưởng dưỡng. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc, bị tham đắm, bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, không thấy sự nguy hại của chúng, không biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, mà thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: “Các Người đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn”. Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng bị sập bẫy nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: “Nó đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị thợ săn sử dụng như ý muốn. Khi người thợ săn đến, con nai không thể bỏ đi như ý muốn. Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc... (như trên)... đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc, không bị tham đắm, không bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, thấy sự nguy hại của chúng, biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, và thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: “Các Người không rơi vào bất hạnh, không rơi vào tai họa, không bị Ác ma sử dụng như ý muốn”. Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng, không bị sập bẫy phải nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: “Nó không rơi vào bất hạnh, nó không rơi vào tai họa, nó không bị người thợ săn sử dụng như ý muốn”. Khi người thợ săn đến, con nai có thể bỏ đi như ý muốn. Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc... không bị Ác ma sử dụng như ý muốn.
Chư Tỷ-kheo, ví như con nai sống trong rừng, đi qua đi lại trong rừng, an tâm nó đi, an tâm nó đứng, an tâm nó ngồi, an tâm nó nằm. Tại sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nó vượt khỏi tầm tay của người thợ săn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là: một vị đã làm Ác Ma mù mắt, đã diệt trừ mọi vết tích, đã vượt khỏi tầm mắt Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các vị Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tướng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức Vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ- kheo ấy được gọi là... đã vượt khỏi tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định). Sau khi thấy bằng trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã làm Ác ma mù mắt, đã diệt trừ mọi vết tích, đã vượt khỏi tầm mắt Ác ma. Vị ấy đã vượt khỏi mọi triền phược ở đời. An tâm vị ấy đi, an tâm vị ấy đứng, an tâm vị ấy ngồi, an tâm vị ấy nằm. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì vị ấy vượt khỏi tầm tay của Ác ma.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
KINH THÁNH CẦU, THỨ HAI MƯƠI SÁU HẾT.
Thích Minh Châu
__________________________________________________________________________
>>> 25. Kinh Bẫy Mồi
Chân thành tán thán ghi nhận công đức các vị: Trí Siêu, Nguyên Chứng, Nguyên Giác và Nguyên Thanh, những vị đã đóng góp tích cực cho tập sách, bằng sự sưu tầm, sao chép, bổ túc các tư liệu văn bản, cùng là tham gia ý kiến về một số chi tiết khác nhau giữa các văn bản.
Nguyện hồi hướng công đức này đến khắp Pháp giới chúng sanh đồng triêm lợi lạc.
H.T. THÍCH TRÍ THỦ
Tâm kinh Bát nhã, kể từ ngày bản dịch của Ngài Huyền Tráng ra đời, đã được tất cả các Phật tử Á Đông chấp nhận và tụng niệm thường xuyên. Ai cũng thuộc lòng và ít nhiều thâm hiểu giá trị cùng vị trí của kinh này trong lịch sử tư tưởng Phật giáo. Đối với Việt Nam ta, cho đến nay, Tâm Kinh Bát nhã vẫn là một bài nhật tụng được chuyên trì nhiều nhất.
Ngay từ những năm khói lửa của cuộc kháng chiến Nguyên Mông đầy gian khổ nhưng cũng vừa hào hùng, vị anh hùng dân tộc, đồng thời là vị thành lập Thiền Phái Trúc Lâm thuần túy Việt Nam, vua Trần Nhân Tôn đã viết trong Cư trần lạc đạo:
Dựng cầu đò, xây chiền tháp,
Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu.
Cứng hỷ xả, nhuyến từ bi,
Nội tự tại Kinh Lòng hằng đọc.
Ngài Minh Châu Hương Hải là người dịch và chú giải Tâm Kinh Bát nhã đầu tiên bằng tiếng dân tộc quốc âm hiện còn bảo tồn. Rồi ngài Chân Nguyên ca ngợi năng lực thâm diệu của kinh trong Nam Hải Quán Âm
Công chúa thấy thốt thương song
Bèn chuyển Kinh Lòng động đến hoàng thiên
Bảo hoa bay khắp bốn bên
Hào quang thấu lọt dưới trên cửa thành
Thiết tha giải tích tan tành
Nhất thiết tù rạc siêu sanh một giờ.
Ngài Toàn Nhật, một nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc ta, đã viết trong Thiền Cơ Yếu Ngữ Văn:
Một nồi hương huệ đốt xông
Ba biến Kinh Lòng thường niệm hôm mai.
Rồi trong Tham Thiền Vãn, ngài cũng nói:
Chí dồi mài công phu lựa lọc
Kết tri âm giảng đọc Tâm Kinh
Cốc mình thức tử tri sinh
Sá gì dế lỗ rành rành đặng mưa.
Thì ta cũng đủ thấy kinh này đã được dân tộc ta qua lịch sử hâm mộ như thế nào. Điều này cũng không có gì lạ, vì Tâm Kinh Bát nhã đã cô kết lại một cách trọn vẹn tất cả giáo nghĩa siêu việt của Phật giáo Đại thừa. Mà muốn hiểu Phật giáo Đại thừa, cũng như muốn thực hành phương pháp tu trì của Phật giáođó, ta không thể nào không biết, đọc, và hiểu nghĩa của Tâm Kinh. Vì thế hôm nay tôi phát nguyện dịch lại bản Tâm Kinh được ưa chuộng vừa nêu.
Mặc dù rằng nguyên bản Phạn văn của kinh này đã được tìm thấy, nhưng bản dịch của ngài Huyền Tráng cho đến nay vẫn còn được rất nhiều người hâm mộ. Cho nên, tôi đã dựa theo bản của ngài Huyền Tráng mà dịch ra Việt văn, đồng thời tham khảo bản Phạn văn cũng như các bản dịch khác, đặc biệt bản dịch và chú giải Tâm Kinh bằng quốc âm của thiền sư Minh Châu Hương Hải vừa được phát hiện.
Với mục đích cung ứng tài liệu cho việc học tập và nghiên cứu Tâm Kinh, tôi cũng tập thành tại đây các bản Phạn văn theo thư pháp Tất đàn và Devanagari, bản tiếng Mãn Châu, Tây Tạng, Vu Điền, Mông Cổ, Pali, các dịch bản và phiên bản Hán văn, bản chú giải bằng tiếng quốc âm xưa nhất của thiền sư Minh Châu Hương Hải, cùng các bản Anh, Pháp, Đức và Nhật.
Nguyện rằng, bản dịch này giúp các Phật tử hiểu sâu hơn nữa giáo nghĩa của Đại thừa mà Đức Phật đã lân mẫn trao phó. Và cũng vì mục đích giúp các Phật tử lĩnh hội ý nghĩa của bản văn, tôi đã mạo muội viết thêm bản chú giải của mình. Bản chú giải này thuộc phần một. Phần hai của tập này gồm các bản văn vừa kể trên. Phần ba dành riêng để chú thích, chỉ dẫn và bản so sánh từ điển thuật ngữ Phạn, Hán, Tây Tạng, Anh, để các thiện tri thức tiện tra cứu.
Nguyện cầu Tam Bảo chứng minh gia hộ.
Già Lam, mùa An cư
H.T. THÍCH TRÍ THỦ
Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cốkhông trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố vô hữu khủng bố; viễn ly điên đảo mộng tưởng; cứu cánh niết bàn, tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha.
Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vôminh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.
Nói đến Phật giáo Đại thừa là nói đến Bát nhã. Vì, không có Bát nhã, là không có Phật giáo Đại thừa. Bát nhã là đầu mối, là mạch nguồn từ đó các trào lưu tư tưởng Đại thừa kể cả Mật giáo dậy khởi.
Như vậy trong thực chất, Bát nhã là gì mà có một nguồn sinh lực dồi dào bất tận đến thế?
Bát nhã do Phạn ngữ Prajnà phiên âm. Tàu dịch nghĩa là Tuệ, Trí Tuệ, Không Trí. Nhưng dù dịch gì đi nữa cũng không một từ nào trong Hoa văn lột được hết ý nghĩa hàm ẩn trong phạn ngữ Prajnà. Cho nên, văn học Phật giáo Trung Hoa cuối cùng cũng phải dùng từ ngữ phiên âm Bát nhã để chỉ cho loại trítuệ đặc biệt này, mới có thể tránh mọi ngộ nhận sai lạc cho người học.
Thông thường, cứ nói đến trí hay tuệ hay trí tuệ, người nghe lập tức liên tưởng đến trí năng, một trong ba năng lực (cảm năng, trí năng và ý chí) của con người mà các sinh vật không có, hoặc có nhưng ở một mức độ thấp kém. Trí hay trí tuệ thường được hiểu như trí khôn hay óc thông minh xán lạn, lãnh hộidễ dàng các kiến thức đã có, hoặc hội ý những kiến thức mới mà loài người sắp phát hiện ra. Cái bộ óc thông minh ấy đối với Phật giáo được mệnh danh là thế trí biện thông, bao gồm cả tốt lẫn xấu ngay trong bản chất, và tác dụng nó thì thường là lành ít dữ nhiều, bởi lẽ trí ấy gắn liền với phiền não khổ đau, hay tệ hơn nữa, nó chính là sản phẩm của chính phiền não khổ đau.
Khác với thế trí biện thông, Bát nhã là loại trí tuệ siêu thiện ác, trí tuệ vô phân biệt đã rủ sạch phiền não. Cho nên, từ trong bản chất, nó là loại trí tuệ thanh tịnh rỗng lặng, không chút bợn nhơ, trong suốt như hư không, nên cũng được gọi là không trí. Do đó, nó thường xuất hiện như một thứ trí tuệ sâu xa vi diệu, mà Tâm kinh Bát nhã gọi là thâm Bát nhã, trí tuệ sâu xa. Vì tính chất nó như thế nên nó hoàn toàn tự tạitrước mọi đối tượng nhận thức, trong mọi hoàn cảnh, nó không bị đối tượng hay hoàn cảnh chi phốibuộc ràng. Từ đấy, nó soi suốt thật thể các pháp tức các hiện tượng trên cõi đời, thấy rõ bản chất của chúng. Trí tuệ ấy tự bản chất nó được mệnh danh là Thật tướng Bát nhã. Lại cũng trí tuệ đó, trên phương diện tác dụng soi suốt các hiện tượng, thì mang tên Quán chiếu Bát nhã. Thật tướng trong suốtvắng lặng, quán chiếu cũng trong suốt rỗng lặng, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Và có trong suốt vắng lặng như thế thì mới thấy được cái thực chất nhân duyên sanh của tất cả các pháp. Vì đã do nhân duyên sanh, các pháp thảy đều không có tự thể, thảy đều giả hữu, hết thảy đều không. Không ở đây phải hiểu là không có thật thể. Thuật ngữ Phật giáo gọi cái không ấy là Thuấn nhã đa, tức phiên âm chữ Ínyat, thường dịch là tánh không.
Giáo nghĩa tánh không bắt nguồn từ đâu? Vị trí nó trong giáo lý Phật như thế nào? Chính thống chăng? Bàng thống chăng? Đó là những câu hỏi cần có giải đáp thì may ra mới tạm có một khái niệm tương đốirõ ràng về Bát nhã. Chỉ khái niệm mà thôi, Còn thực chất ra sao, thì phải tu mới chứng được.
Ai có nghiên cứu Phật giáo cũng đều biết rằng tinh hoa của Pháp mà Phật dạy chỉ tụ tại một điểm và chỉ một điểm mà thôi. Đó là duyên khởi, cũng gọi là duyên sanh. Phật giáo sở dĩ khác với các thần giáo chỉ một điểm này và ở một điểm này. Và ai đã thừa nhận luật duyên khởi thì không thể nào thừa nhận một đấng tạo hóa sáng thế nữa. Người đó trên hình thức, dù có theo đạo Phật hay không theo đạo Phật, cũng đã là Phật tử trên bình diện tư tưởng rồi. Ngược lại, dù là tăng sĩ, nhưng không thông suốt duyên khởi, thì đó cũng chỉ là ngoại đạo trá hình. Nói thế, cốt để nhấn mạnh vai trò chỉ đạo, vai trò tiên quyếtcủa luật duyên khởi trong toàn bộ giáo pháp Phật. Không có duyên khởi, không có Phật giáo, cũng như không có Bát nhã thì không có Đại thừa, như đã khẳng định ngay trong câu mở đầu.
Khi đã thừa nhận duyên khởi thì đương nhiên phải thừa nhận hai hệ luận gắn liền với duyên khởi, đó là vô ngã và vô thường. Đã là vô thường thì tác dụng do nó gây ra là khổ. Còn vô ngã thì đương nhiên các sự kiện tự nó là không. Không, đây cần nhắc lại, là không có tự thể. Từ những cái mắt thấy tai nghe, cho đến những cái ý thức suy nghĩ, hết thảy đều không có tự thể dù chúng đang hiện hữu trước mặt. Sự hiện hữu ấy do các duyên (pratÌtyasamutpda) tức các điều kiện giả hợp mà thành, không có ngã thể, dù bất cứ là ngã thể của hữu tình hay ngã thể của vô tình. Vô ngã của hữu tình thì gọi là nhân vô ngã; vô ngã của vô tình thì gọi là pháp vô ngã. Nói rõ ra, tất cả mọi sự vật trong đó gồm cả con người, đều là vô ngã. Trường phái Bát nhã triển khai lý luận về hai thứ vô ngã ấy, tức vô ngã về con người, vô ngã về sự vật, mà thành lập thuyết tánh không, chứng minh cho triết học luận lý bát bất là thành tựu bằng đạo họccủa phương pháp hành trì thực tế để giải quyết khổ đau.
Tính chất nhất trí và liên tục từ Phật giáo Nguyên thủy đến Phật giáo Đại thừa như thế thật quá rõ ràng, trước khi Đại thừa hưng thịnh, các trường phái A tỳ đàm chỉ chú trọng đến nhân vô ngã, và ít lưu tâmđến pháp vô ngã. Thậm chí có trường phái như nhất thiết hữu bộ chẳng hạn, lại còn chủ trương cực đoan rằng nhất thiết pháp giai hữu với cách ngôn là tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu. Để đối khángvới chủ trương cực đoan đó, các trường phái A tỳ đàm thuộc Đại chúng bộ đưa ra chủ trương đối nghịch và cực đoan không kém là nhứt thiết pháp giai không. Bằng phương tiện triết học phân tích tinh vi, nghĩa là bằng thuần túy luận lý các trường phái sau đưa giáo nghĩa của họ đến một cái ngoan không rùng rợnthê thảm. Và Niết bàn theo quan điểm này là một trạng thái chết, trong đó xác thân phải biến ra tro bụi, còn ý thức và trí tuệ thì không còn một chút dấu vết lưu lại (khôi thân diệt trí).
Vô ngã, nếu chỉ hiểu được theo nghĩa nhân vô ngã mà thôi, thì không sao tránh khỏi pháp chấp. Còn vô ngã, dù bao trùm cả pháp vô ngã, nếu chỉ loanh quanh trong khái niệm triết học do thuần túy lý luận tạo dựng nên, thì xa rời thực tế, trở thành khô cằn và đưa đạo Phật vào cõi chết. Nguy hiểm của triết học dù cho đó là triết học tinh vi u huyền cùng cực đi nữa, chính là ở đó.
Thừa hưởng truyền thống không cả nhân lẫn pháp của Đại chúng bộ, trường phái Bát nhã chủ trương thực hiện cái không bằng trực quán tổng hợp, nghĩa là bằng hành trì thực tế theo con đường đạo học, để tự mình trực tiếp thể nghiệm cái không ấy trong khi các pháp đương giả hữu. Cái không hiện ra qua công phu tu chứng đó gọi là đương thế tức không, nghĩa là trong khi các pháp đương hiện hữu sờ sờtrước mặt, tự thể của chúng vẫn chỉ là không. Vì do nhân duyên giả hợp chúng không có ngã thể riêng. Sự hiện hữu của chúng chẳng qua chỉ là giả hữu mà thôi. Như vậy, cái sở quán (các pháp) vốn dĩ không, thì cái năng quán (trí) cũng phải là không, như vậy mới không bị chướng ngại và đạt tiêu đích là soi suốt thực tế các pháp. Trí ấy mệnh danh là Bát nhã (Prajnà).
Dứt khoát Bát nhã phải do tu chứng mà tựu thành, không do cái học mà un đúc nên. Trong địa hạt này, cái học hoàn toàn bất lực. Cái học chỉ giỏi tạo ra một mớ bòng bong khái niệm. Hiện thực hóa các khái niệm ấy, phải do công phu hành trì thực tế của đạo học. Bởi vì Bát nhã Ba La Mật Đa là một thứ gì sâu xa vi diệu, không dễ gì thể nhập nếu không có sự hành trì. Có thể hiểu được như thế thì mới xác định được ba chữ hành và chiếu kiến trong câu mở đầu của Tâm kinh Bát nhã.
Hành nghĩa là hành trì. Phương pháp hành trì ở đây là pháp quán Bát nhã, tức là một pháp hành thiền riêng của trường phái này, nhờ đó mà hành giả tự mình trực tiếp thấy được cái không của đương thể bị quán. Thấy được cái không ấy là quán chiếu. Quán chiếu không lìa thực tướng. Tuy hai mà một, như đã nói trên. Bên dụng bên thể. Ngay ở nơi dụng mà bắt được thể. Thể hay dụng cũng chỉ một Bát nhã mà thôi. Rõ ràng cái học từ chương không có giá trị gì ở đây cả. Cũng không có giá trị gì kể cả đến các khái niệm triết học duy lý được tạo dựng trên nền tảng luận lý học hữu danh vô thực.
Tuy nhiên, nếu phải do tu đắc mới biết có trí Bát nhã, thì những kẻ chưa tu hay không tu làm thế nào để có một khái niệm về cái trí này? Và làm sao khiến họ có được niềm tin để theo đòi hạ thủ công phu? Nhu cầu được đặt ra là phải thuyết minh trí ấy để hé cho người muốn tu biết dung mạo hình dáng của nó ra sao. Vì vậy mà phải dùng phương tiện để mô tả, đó là văn tự Bát nhã. Phạm vi của văn tự Bát nhã bao gồm toàn bộ văn học Bát nhã, từ ngôn thuyết cho đến triết học, nhằm mục đích thuyết minh giáo nghĩanày. Nhưng nói theo nghĩa hẹp thì văn tự Bát nhã chính là triết học Bát nhã. Cần nhấn mạnh lại một lầnnữa rằng, triết học Bát nhã chỉ được dùng như một phương tiện để giới thiệu Bát nhã mà thôi. Nó không thể nào thay thế được quán chiếu Bát nhã. Lý thuyết không đem lại kết quả cụ thể như công phu thực tập.
Nói đến triết học Bát nhã thì phải đề cập đến cơ sở lý luận, căn cứ vào đó triết học này được xây dựng. Đó là luận lý học bát bất mệnh danh là bát bất Trung đạo.
Khác với các hệ thống luận lý thông thường đặt cơ bản trên những dữ kiện coi như thực hữu và cố định, hệ thống luận lý mới này là một loại luận lý siêu luận lý, do Long Thọ sáng tạo, nhằm thuyết minh những hiện tượng giả hữu và chuyển biến trong từng sát na, là các pháp duyên sanh như huyễn. Phương phápluận lý này chuyên môn dùng phủ định để khẳng định. Bởi lẽ văn pháp vốn là duyên sanh vô thường, không có một pháp nào đứng yên một chỗ, thì thử hỏi trong trạng huống đó, ta có thể khẳng định được gì không? Cái hiện thực của lát giây trước, không phải là cái hiện thực của lát giây sau. Dòng sông phút trước không phải là dòng sông tiếp liền theo đấy. Càng không phải là dòng sông năm xưa hay dòng sông trong mười năm tới, tuy cùng mang tên một dòng sông chung. Cho nên, đúng theo sự thật, ta không thể khẳng định được gì cả. Để được gần sát với sự thật hơn, phép luận lý chơn chánh và lành mạnh buộc ta phải tìm khẳng định trong phủ định là vì thế.
Pháp luận lý phủ định này, mãi cho đến giữa thế kỷ XIX mới được các triết gia phương Tây biết đến và được họ tôn xưng là siêu biện chứng. Bát bất nghĩa là tám sự phủ định gồm bốn cặp tám điều: sanh, diệt; thường, đoạn; nhứt, dị; lai, xuất. Thật ra thì, gặp gì phủ định nấy, mới sát với lý vô thường biến chuyển của vạn pháp. Nhưng sở dĩ luận bát bất chỉ quy định có tám điều mà thôi, là vì đấy là tám hiện tượng rõ ràng nhất và tiêu biểu nhất trong tiến trình chuyển biến của sự vật. Hễ phủ định cái nọ thì lại khẳng định cái kia theo hai mặt tương đối của nó. Như nói bất sinh, đồng thời phải nói đến có diệt. Nói bất sinh bất diệt tức là đồng thời phải nói là thường. Nói bất thường thì đoạn tự hiện ra. Nói bất đoạn thì nhứt tự hiện ra. Nói bất nhứt thì dị tự hiện ra. Nói bất dị thì lai tự hiện ra. Nói bất lai thì xuất tự hiện ra. Nói bất xuất thì sanh lại tự hiện ra, v.v... Vì lẽ ấy, và để được sát với sự thật không ngừng biến chuyển, đừng nên khẳng định cái gì hết. Và khi muốn khẳng định thì dùng phủ định mà diễn đạt. Thay vì khẳng định diệt thì nên nói bất sanh. Thay vì khẳng định đoạn nên nói bất thường, v.v...
Phép phủ định này được Long Thọ phát kiến, và dựng thành một cơ sở luận lý học vĩ đại để thuyết minhgiáo nghĩa tánh không của trường phái Bát nhã. Có hiểu được then máy của phép luận lý này, mới hiểu được đoạn: chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm trong bài Tâm kinh. Sáu chữ bất ở trong đoạn này là một loạt phủ định dồn dập, nhằm mục đích khẳng định thực chất của tướng không ở nơi năm uẩn. Nói tướng không ấy bất sanh, tức nói nó tịch diệt. Nói nó bất diệttức nói nó thường tại, v.v... Trọn cả đoạn này cho đến vô trí diệc vô đắc là chứng minh tánh không bằng luận lý triết học, để rồi đi đến chỗ dĩ vô sở đắc cố ở đoạn tiếp theo là đưa hành giả vào đoạn thực tế hành trì. Triết học thuyết minh là gieo khái niệm để mở đường chỉ lối. Tiếp theo là công việc của đạo họcphải thành tựu bằng công phu tu hành. Thực ích lợi là phần của đạo học, nhưng nếu không nhờ phần triết học soi sáng thì không biết nương tựa vào đâu để lần theo dấu vết mà hành trì. Ngược lại, nếu chỉ thuyết minh suông mà không hạ thủ công phu thì chung quy chỉ dẫm chân một chỗ mà thôi. Có lẽ là tệ hơn nữa: đi giật lùi trên đường tu chứng.
Trên đây là những khái niêm căn bản về đạo học Bát nhã và triết học Bát nhã: đạo học thành tựu bằng phép quán chiếu; triết học xây dựng trên căn bản bát bất. Còn nguồn gốc và tiến trình tư tưởng Bát nhãthì như thế nào?
Như trên đã nói, nội dung của giáo nghĩa Bát nhã hàm ẩn ngay trong giáo nghĩa vô ngã, một trong hai hệ luận của duyên sanh do chính Đức Thế Tôn phát kiến và truyền dạy. Vô ngã của nhân (nhân không) và vô ngã của pháp (pháp không) đó chính là nội dung của không tính Bát nhã. Giáo nghĩa này đến khoảng giữa thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch thì phát triển mạnh và kết thành đóa hoa đầu tiên là kinh Tiểu phẩm Bát nhã xuất hiện trên lá bối. Qua thế kỷ thứ I sau Tây lịch, tư tưởng Bát nhã được triển khai thêm nữa và kết tập thành Đại phẩm Bát nhã. Quan điểm lịch sử này, là căn cứ vào quá trình dịch thuật của hai bộ kinh này trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc.
Chi lâu ca sấm lần đầu tiên dịch Tiểu phẩm thành Đạo hành Bát nhã kinh vào năm178 sau Tây lịch. Rồi Trúc Pháp Hộ và những người khác dịch Đại phẩm thành Quang tán và Phóng quang Bát nhã, vào giữa thế kỷ III trở đi. Đến đầu thế kỷ V, La Thập dịch lại với cái tên ta thường biết là Tiểu phẩm và Đại phẩm Bát nhã. Vào đầu thế kỷ VII Huyền Tráng du hành sang Ấn Độ thu góp tất cả các kinh điển thuộc hệ thống Bát nhã về Trung Quốc dịch thành bộ Đại Bát nhã 600 quyển chia ra tứ xứ lục thập hội. Kể cả trước lẫn sau, số kinh trong hệ thống Bát nhã hiện lưu giữ trong Đại Tạng chữ Hán gồm 720 quyển.
Tư liệu và tư tưởng Bát nhã triển khai phong phú vĩ đại như thế, nhưng nếu đúc kết tinh yếu thì thu gọnlại trong một bài Tâm kinh dịch ra Hán văn chỉ có 260 chữ theo bản của Huyền Tráng. Bản này được dịch lần thứ hai. Người đầu tiên dịch kinh này là ngài La Thập. Cả hai bản dịch này tương đối nhất trí với hai nguyên bản Phạn văn ghi bằng thư pháp Tất đàn trên Lá Bối, được bảo tồn tại Pháp Long tự, Hòryũji, trong thành Nara của Nhật. Thường hai bản này được gọi là Lược bản Bát nhã, ngắn gọn nhất, và được liệt kê theo thứ tự thời gian như sau:
1. Ma ha Bát nhã Ba la mật đại minh chú kinh, do ngài Tam Tạng Cưu Ma La Thập dịch đời Diêu Tần, vào khoảng năm 402 - 412 sau Tây lịch.
2. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng phụng chiếu dịch vào đời Đường, năm 649.
Ngoài hai lược bản này, kinh tạng còn có bản:
3. Phật thuyết Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh dịch năm 700. Giống như bản Huyền Tráng, trừ phần chú, không dịch âm mà ghi bằng chữ Tất đàn và sau đó, thêm một đoạn.
Ngoài ra, còn có những bản khác, dài hơn, được gọi là Quảng bản Bát nhã, như sau:
4. Phổ biến Trí tạng Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh do Pháp Nguyệt (Dharmacandra) dịch năm 732 đời Đường.
5. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, sa môn Pháp Nguyệt dịch; mộc bản được bảo tồn tại Thanh Long tự, Đông Tháp viện. Tuy trùng tên người dịch với bản trên, nội dung hai bản lại khác nhau.
6. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Bát nhã (Prajnà) và Lợi Ngôn (Li yen) dịch năm 790 đời Đường.
7. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Trí Tuệ Luân (Prajnàcakra) dịch năm 850 đời Đường.
8. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Pháp Thành dịch năm 856. Bản này vừa tìm thấy được ở Đôn Hoàng.
9. Phật thuyết Thánh Phật mẫu Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Thi Hộ (Dãnapãla) dịch năm 980 đời Tống.
Ngoài các bản trên, kinh lục còn ghi các bản khác, hiện nay không còn, gọi là thất bản:
10. Ma ha Bát nhã ba la mật đa Chú kinh, do Chi Khiêm dịch năm 223. So sánh tựa bản này với bản La Thập, ta có thể đoán đây là lược bản.
11. Bát nhã ba la mật đa Na kinh, do Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci)dịch năm 693.
12. Ma ha Bát nhã tùy Tâm kinh, do Từ Hiền (siksãnanda) dịch năm 700 đời Đường.
13. Phạn bản Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Bất Không Kim Cương (Amoghavajra) dịch năm 720 đời Đường.
Trong Đại Tạng Kinh Trung Hoa, tôi thấy có một bản dịch ghi là của Kim Cương thượng sư, nhưng vì không đủ chứng cớ cụ thể đây là bản của Bất Không Kim Cương, nên tôi liệt bản này ở phần cuối các bản văn. Thêm vào đó, gần đây lại tìm thấy ở Đôn Hoàng thạch thất bản dịch Phạn âm của ngài Huyền Tráng; bản này đã từng được khắc vào bia đá chùa Bạch Mã, nơi ngài Huyền Tráng trụ trì và dịch kinh.
Không Hải, tức Hoằng Pháp đại sư, sáng tổ Chân Ngôn tôn ở Nhật, là người đầu tiên dịch bản Huyền Tráng sang Nhật ngữ và chú giải kinh, làm kinh nhật tụng cho chính tôn này. Từ đây, ở Trung Hoa và Nhật Bản, cũng như ở Việt Nam, bản dịch Huyền Tráng là được hâm mộ và phổ biến sâu rộng hơn hết. Cho nên, tôi đã dùng bản Huyền Tráng để dịch và chú thích. Các bản kia ta dùng để nghiên cứu hay tham khảo cho rộng thêm phần kiến văn. Bản Huyền Tráng mọi người ai cũng biết, không ai là không thuộc vì rất ngắn và rất gọn.
Từ xưa, ngài Minh Châu Hương Hải đã viết bản chú giải tiếng quốc âm xưa nhất hiện còn, mang tên Bát nhã Tâm kinh thích giải. Ngài Toàn Nhật cũng đã từng viết trong Tham thiền vãn:
Chí dồi mài công phu lựa lọc
Kết tri âm giảng đọc Tâm kinh
Cốc mình thức tử tri sinh
Sá chi dế lỗ rành rành đặng mưa
Hơn nữa, ai đọc tụng bản dịch của Huyền Tráng cũng thấy tinh thần sảng khoái, tâm lý an tịnh, có một sự linh cảm vô cùng đặc biệt. Chính ngay ngài Huyền Tráng khi đi Ấn Độ thỉnh kinh, dọc đường trải quavô lượng gian khổ, gặp một vị Phạn tăng truyền cho bài Tâm kinh này. Ngài học thuộc lòng, âm thầm tụng niệm không ngớt, nhờ sức oai linh gia bị, ngài vượt qua tất cả nguy hiểm của rừng thiêng nước độc, của yêu tinh thú dữ, để rồi cuối cùng đạt được mục đích tham học, thỉnh được kinh pháp trở vềTrung Hoa, thành một nhà đại học vấn, thành tựu sự nghiệp vĩ đại hoằng pháp lợi sanh mà Đông Tây cổ kim thảy đều ngưỡng mộ. Cho nên, Tâm kinh Bát nhã này không những lý nghĩa vô cùng sâu xa mà sức cảm ứng cũng vô cùng linh nghiệm. Ai nhất tâm thành tín đọc tụng thì cũng có công đức vô lượng. Trong Nam Hải Quán Âm, ngài Chân Nguyên kể chuyện công chúa Diệu Thiện xuống địa ngục, gặp cảnh tội nhân khổ đau van xin nên
Công chúa thấy thốt thương song
Bèn chuyển Kinh Lòng động đến hoàng thiên
Bảo hoa bay khắp bốn bên
Hào quang thấu lọt dưới trên cửa thành
Thiết già giải tích tan tành
Nhất thíết tù rạc siêu sanh một giờ
Thì cũng đủ thấy Tâm kinh mầu nhiệm thâm diệu thế nào!
BỒ TÁT BÁT NHÃ
(Thai tạng giới Mạn đà la)
Theo:
Phật giáo Đại từ điển của
Vọng Nguyệt Tín Hanh, tập 5, trang 4269c.
(Mochizuko Shinko Daijiten)
Tám chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH là đề mục của kinh này. Sáu chữ trước gồm hai danh từ tiếng Phạn phiên âm là Bát nhã, tức Prajnà và ba la mật đa, tức pramitã. Tâm là tiếng Hán dịch chữ Phạn hrdaya. Kinh là tiếng Tàu dịch chữ Phạn sÍtra. Vậy nguyên văn Phạn ngữ của Tâm kinh là Prajnpramit hrdaya sÍtra.
Bát nhã (prajn), Hán dịch là tuệ, trí tuệ. Nhưng vì trong Hoa ngữ không có một từ ngữ nào tương đương với từ Bát nhã trong tiếng Phạn nên về sau người ta bắt buộc phải tạo từ mới bằng cách ghép thêm chữ không vào để tăng cường và xác định ý nghĩa của từ tuệ và trí và ta có không tuệ và không trí. Nhưng cũng vẫn chưa lột hết ý nghĩa hàm ẩn trong danh từ Bát nhã. Nghĩa gốc của Bát nhã chuyên chỉ cho loại trí tuệ đặc biệt, phát sinh từ công hạnh tu hành theo pháp quán không mà chứng đắc. Đây là loại trí tuệ thanh tịnh của chư Phật vừa rỗng lặng vừa suốt soi, nhờ đó mà quán chiếu được thật tướng của các pháp và thấy rõ các pháp là không có tự tánh. Đây không phải là loại trí tuệ thế trí biện thông. Vì thế để tránh mọi ngộ nhận vô tình hay cố ý, văn học Phật giáo Trung Quốc buộc lòng phải dùng y nguyên tiếng Phạn là Bát nhã với những chú giải kèm theo.
Trong kinh luận chia Bát nhã thành ba loại: văn tự Bát nhã, quán chiếu Bát nhã và thật tướng Bát nhã. Nương nơi văn tự ghi chép trong kinh luận hay nhân nghe diễn giảng về giáo nghĩa Bát nhã mà phát sinh trí tuệ, rồi nhờ đó mà thấu rõ nghĩa văn, không bị chướng ngại, trí tuệ ấy gọi là văn tự Bát nhã. Nó cũng được gọi là phương tiện Bát nhã, nghĩa là thứ trí tuệ do phương tiện của ngôn ngữ văn tự mà phát sanh. Tiến lên một bước nữa, do nương theo các khái niệm đã lý hội được để suy tư quán sát thật tướng các pháp, rời bỏ tướng ngữ ngôn văn tự, trong lúc tâm hành như thế mà thật tướng các pháp tựphơi bày ra dưới sự xem xét của trí tuệ thì gọi là quán chiếu Bát nhã. Từ quán chiếu ấy, gia công hành trì quán sát đến một mức thâm sâu nhuần nhuyễn, nhuần nhuyễn đến độ nhứt cử nhứt động, bất cứ nói phô hay im lặng, đều không lìa khỏi Bát nhã. Từ cạn vào sâu, nhờ sự quán sát nhỏ nhiệm mà xả bỏ được quán sát thô phù theo kiểu người đời gọi là dùng nêm nọ trục xuất nêm kia; cứ thế tiến mãi cho đến khi rủ bỏ hết tất cả các tướng phân biệt, tâm niệm bỗng nhiên bừng sáng chói, khế hợp hòa đồng và trùm khắp tất cả, không còn ranh giới giữa bỉ thử, nhơn ngã, nội ngoại, thị phi. Pháp tánh chơn như tự hiện bày. Cái trí tuệ sáng chói ấy gọi là thật tướng Bát nhã; cũng gọi là căn bản Bát nhã. Thật tướng Bát nhã là chơn thể của Bát nhã. Quán chiếu Bát nhã là diệu dụng của Bát nhã. Trong chơn thể, nó là trí tuệvô phân biệt Cho nên, nó có diệu dụng quán chiếu cùng khắp. Tuy hai mà một, tuy một mà hai, vì dụng không lìa thể. Văn tự Bát nhã cũng chính là trí tuệ ấy, nhưng hiện ra trong năng lực lãnh hội những khái niệm về giáo nghĩa Bát nhã xuyên qua văn học và triết học Bát nhã. Vì vậy, văn tự Bát nhã chỉ được xem như một loại trí tuệ phương tiện giúp soi đường cho hành giả trên tiến trình tu tập quán chiếu Bát nhã, nhằm khai thông thật tướng Bát nhã để bước lên bờ bên kia: ba la mật đa.
Từ ngữ này La Thập phiên âm là ba la mật và dịch nghĩa là độ (đưa qua sông, sang sông), hay đáo bỉ ngạn: đến bờ kia. Độ hay đáo bỉ ngạn đều chỉ là những dụng ngữ nói lên sự giải thoát khổ đau. Cõi sanh tử mà chúng sanh đang trôi lăn được xem như bờ bên này, thì bờ bên kia được ví với Niết bàn, ở đó, chúng sanh được thoát ra ngoài vòng sanh tử. Ngăn cách giữa hai bờ là con sông phiền não. Vượt sôngphiền não tức đến Niết bàn. Vì vậy, bờ bên kia nguyên là dụ ngữ ngầm chỉ cho Niết bàn. Và phương pháp để đi đến Niết bàn (đáo bỉ ngạn) là 37 phẩm trợ đạo.
Với sự xuất hiện của Đại thừa mà mở đầu là Bát nhã, con sông ngăn cách không phải chỉ có phiền nãomà thôi, nó còn là con sông mê lầm nữa. Cho nên, bờ bên kia vừa là giải thoát (niết bàn) vừa là bờ giác ngộ (bồ đề). Để đạt được đến bờ bên kia, phải tu theo sáu pháp ba la mật (hay mười pháp). Sáu ba la mật gồm có: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ (tức Bát nhã). Hành trì bất cứ pháp nào trong sáu pháp ấy cũng đều đạt kết quả mong muốn là bước lên bờ bên kia. Nhưng nếu tu theo 37 phẩm trợ đạo hay tu theo năm pháp ba la mật trước thì tâm giải thoát (Niết bàn) đạt được trước, tuệ giải thoát (Bồ đề) tiếp liền sau. Như vậy, với các phương pháp trên đây, bờ bên kia có nghĩa ưu tiên là bờ giải thoát. Phật giáo Đại thừa thiên trọng về quả vị giác ngộ hơn, Cho nên, ba la mật Bát nhã được xem như pháp tu đứng hàng đầu trong số sáu ba la mật. Theo Đại thừa, Niết bàn còn có nghĩa viên tịch. Tịch tức tịch diệt còn viên tức thành tựu viên mãn cả phước lẫn huệ. Nếu thành tựu được vô thượng Bồ đềthì viên mãn cả hai (phước túc và huệ túc) mà giải thoát. Như vậy, với Đại thừa, bờ bên kia có nghĩa là bờ giác ngộ. Có biết như thế thì mới hiểu được vì sao cùng theo một pháp tu Bát nhã ba la mật đa, nhưng chư Phật thì chứng đắc Vô thượng Bồ đề, còn Bồ tát thì đang trên con đường hướng đến Niết bàn, không còn vọng niệm chi phối nữa.
Tóm lại, Bát nhã ba la mật đa nghĩa là pháp tu đưa qua bờ giác ngộ ở bên kia sông mê. Nội dung của pháp tu này là quán chiếu Bát nhã.
Tâm có nghĩa là trung tâm, thông thường người đời cho rằng tinh túy của sự vật nằm ngay trong lòng của nó. Với con người cũng vậy. Như trong con người, đứng về mặt sinh lý mà nói, máu huyết từ tim (tâm) phát ra, chảy khắp thân thể để nuôi các tế bào, rồi quay về tim mà phát ra trở lại. Đứng về mặt tâm lý mà nói, các hiện tượng tâm lý đều phát xuất từ tâm, rồi cũng trở về đó để phối kiểm lại. Vì tâm được hiểu như trung tâm, Cho nên, tất cả tinh hoa được xem như đổ dồn và tập trung về đó. Cho nên, trại ra nghĩa bóng, tâm được hiểu là tinh yếu, nghĩa là cái chủ yếu tinh ròng của một việc gì hay một vật gì. Tùy từng sự việc khác nhau và theo cách quan niệm chủ yếu ấy đặt ở chỗ nào thì có một danh xưng riêng để nói lên cái chủ yếu ấy cho hợp cách và sát nghĩa. Như vậy chủ yếu trong cái thân này là lõi cây. Chủ yếu về mặt đạo đức đối với người Việt Nam là cái tấm bụng; còn chủ yếu về mặt tâm lý là cái ruột non v.v... Bụng, ruột, lõi lòng v.v... hay tâm, chung quy đều chỉ nói lên cái tinh yếu của sự vật hay của con ngườimà thôi.
Như vậy, Bát nhã Tâm kinh là bài kinh cô đúc tất cả tinh yếu của giáo nghĩa Bát nhã. Cũng như A tỳ đạt ma Tâm luận là quyển luận cô đúc tất cả tinh yếu của giáo nghĩa A tỳ đạt ma, Tâm kinh hay Tâm luận là những danh từ thường gặp trong văn học Phật giáo, chỉ cho các bản văn toát yếu của kinh hay của luận, để người học dễ nhớ, dễ thuộc. Tức loại "giúp trí nhớ" vậy.
Ta có thể dịch Bát nhã Tâm kinh ra tiếng Việt là kinh ruột Bát nhã, kinh lõi Bát nhã hay "bài toát yếu kinh Bát nhã", hoặc đảo ngược lại cho hợp với ngữ pháp Việt Nam và gọi là Tâm kinh Bát nhã, nếu thấy các danh từ mới dịch chưa quen tai. Ngày xưa ngài Chân Nguyên và ngài Toàn Nhật đã dịch là Kinh Lòng.
Kinh là danh từ dịch nghĩa Phạn ngữ sũtra, phiên âm tu đa la, Tu đa la Tàu dịch là tuyến, nghĩa là sợi chỉ, hoặc xâu với nhau.
Tu đa la so với kinh trong Hoa ngữ, hình thức cấu tạo tuy không giống nhau, nhưng nội dung hai bên tương đồng. Trong Hoa ngữ, những sách ghi chép những lời của thánh nhân truyền dạy thì gọi là kinh, vì những lời đó làm tiêu chuẩn cho muôn đời sau. Khác với sách ghi chép những lời của danh nhân, chỉ được gọi là truyện. Cho nên, mới có thành ngữ thánh kinh huyền truyện. Đức Phật là thánh nhânphương Tây (của Trung Hoa, tức Ấn Độ). Vậy sách ghi chép lời Phật dạy mà dịch là kinh thì quả thật rất đúng nghĩa gốc rồi.
Ta nên biết thêm rằng lời Phật dạy gồm có hai phần: pháp (đạt ma, dharma) và giáo (tỳ nại da, vinãya). Cả hai nguyên gọi là kinh hết, vì đều do Phật dạy. Nhưng về sau giải biệt thành hai tạng riêng, Cho nên, chỉ những sách ghi chép pháp mới gọi là kinh, còn những sách ghi chép giáo thì gọi là luật. Tạng ghi chép những lời chú thích biện giải của các Tổ về sau, thì được biệt lập thành một tạng riêng gọi là luận. Bài kinh này thuộc tạng kinh.
Tóm lại, "Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh" nghĩa là: bài kinh tóm thâu yếu nghĩa tinh ròng của pháp tu quán chiếu Bát nhã đưa hành giả lên bờ giác.
"ÁN, MA NI BÁT DI, HỒNG."
Quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Bồ tát Quán tự tại khi hành trì bát nhã ba la mật đa sâu xa, soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua tất cả khổ ách.
Đoạn văn mở đầu này trực tiếp hiển thị cái thực chất vô ngã rốt ráo và trọn vẹn ở nơi mỗi chúng sanh(hay nói theo nghĩa hẹp, ở nơi mỗi con người) mà thánh trí của Bồ Tát chứng đắc khi hành trì Bát nhã ba la mật đa sâu xa, và nhờ đó giải thoát tất cả khổ ách.
Lời mở đầu này bao hàm tất cả nội dung của giáo nghĩa Bát nhã. Trọn phần chánh tôn kế tiếp về sau, chỉ làm công việc quảng diễn nội dung này về hai mặt triết học và đạo học mà thôi. Ta có thể nói rằng, nếu lời Tâm kinh Bát nhã gồm 260 chữ này là tinh yếu của hệ thống Đại Bát nhã dày 720 quyển, thì đoạn mở đầu gồm có 25 chữ này lại thêm một lần nữa cô súc tinh yếu của bài Tâm kinh. Phần ròng của giáo nghĩa Bát nhã được kết tinh trong lời mở đầu này.
Quán Tự Tại Bồ tát
Bồ tát là tiếng gọi tắt danh từ Bồ đề tát đỏa (phiên âm từ chữ Boddhisattva). Bồ đề dịch nghĩa là giác ngộ, tát đỏa dịch là hữu tình hay chúng sanh. Hai chữ ghép chung với nhau thành ra Bồ đề tát đỏa, có nghĩa là chúng sanh cầu đạo giác ngộ. Tàu dịch nghĩa Bồ đề tát đỏa là giác hữu tình, tức hữu tìnhhướng về giác ngộ, hoặc sắp được giác ngộ.Vì vậy bất cứ chúng sanh nào phát tâm bồ đề cầu đạo giác ngộ, đều gọi là Bồ tát. Tuy nhiên, từ cấp mới hướng về đến cấp sắp đạt được, khoảng cách giữa hai bên thật là mù thẳm xa khơi. Trong khoảng cách ấy, có nhiều cấp bậc sai khác nhau. Từ những kẻ sơ phát tâm là hạng thập tín đến những bậc công hạnh sâu dày là hàng thập địa, có tất cả là 50 bậc.
Bồ tát Quán Tự Tại nói đây, ít nhất cũng từ bát địa (trong thập địa) trở lên. Vì chỉ sau khi trải qua địa vịbất động ở thập địa, bấy giờ mới được tự tại. Và cũng đến cấp đó mới đương nổi công việc thượng cầu hạ hóa, nghĩa là trên cầu Phật quả, dưới hóa độ chúng sanh. Quán Tự Tại là tên riêng của đức Bồ tátnày. Quán có nghĩa là xem xét. Trong lúc hành thiền, hành giả lắng lòng trầm tư mặc tưởng để suy cứuđề tài tham khảo thì gọi là quán. Quán phối hợp với Chỉ, đó là thiền, chứ không chi khác. Trong Chỉ, đối tượng bị rị lại một vị trí bất động. Trong Quán, đối tượng di động, chuyển biến theo quá trình tự nhiêncủa nó. Chỉ và Quán chỉ khác nhau ở đối tượng sở quán, không khác nhau về mặt tâm hành năng quán.
Bồ tát Quán Tự Tại, là dịch nghĩa Phạn ngữ Avalokitesvara. Từ này gồm hai chữ ghép lại: Avalokita có nghĩa là quán, chiếu kiến hay nhìn khắp mọi phương; và isvara có nghĩa là vị chúa tể, vì có quyền nănghành xử mọi việc một cách tự do. Vì thế, Avalokitesvara là vị bồ tát dùng pháp quán chiếu Bát nhã để quan sát đối tượng đương thể tức không, không bị chướng ngại bởi các yếu tố giả hợp tạo nên các ảo tượng của đương thể, nên gọi là Bồ tát Quán Tự Tại. Giống như trường hợp một vị Bồ tát chuyên tuhạnh Không mong khởi tâm khinh mạn bất cứ ai, dù đó là kẻ ngu hèn thấp kém nhất trong xã hội, đó là Bồ tát Thường Bất Khinh. Theo công hạnh riêng mà đặt tên, đó là công lệ chung trong Phật giáo Đại thừa.
Do vì công hạnh riêng mà đặt tên, Cho nên, Bồ tát Avalokitesvara còn có nghĩa là Quán thế âm, Kuan shih yin, theo truyền thống Trung Hoa, là vị Bồ tát được thờ phụng phổ biến nhất tại phương Đông, với công hạnh quan sát nghe thấy tất cả những tiếng kêu cứu của chúng sinh trên cõi ta bà này. Lời tụng "Nam mô Đại từ Đại bi cứu khổ cứu nạn Quán thế âm Bồ tát", tất cả Phật tử đều khấn vái hằng ngày. Phẩm Phổ môn thuộc kinh Pháp hoa là dành riêng để xưng tán đức Bồ tát Quán thế âm trong công phunhật tụng triêu mộ cho cả hai giới xuất gia và tại gia.
Các ngài Pháp Hiền (du hành những năm 399 - 413) Huyền Tráng (dh 629 - 645) và Nghĩa Tịnh (dh 671 - 695) đều có ghi lại trong các quyển Phật quốc ký, Đại Đường Tây vực ký và Nam hải ký quy nội pháptruyện nhận xét của các ngài là Bồ tát Avalokitesvara rất được tôn thờ ở tất cả mọi nơi mà dấu chân các ngài trải qua, từ Tây Tạng, Nepal, ngay cả Ấn Độ. Bắt đầu khoảng thế kỷ thứ nhất là đã được dân gian sùng bái, cho đến thế kỷ thứ bảy là thịnh hành nhất. Bấy giờ Bồ tát Avalokitesvara hiện thân nam, tượng thờ đứng, một mặt hai tay; hoặc ngồi trên tòa sen một mặt hai tay hoặc sáu tay, đôi khi từ mười tay đến hai mươi tay. Biểu tượng của ngài là tràng hạt (màlà) và hoa sen (padma). Mạn trà xưng tán ngài là Om, mani padme, hùm tức là An, ma ni bác di, hồng. Đến vào khoảng thế kỷ XII trở đi thì Bồ tátAvalokitesvara được sùng bái với tượng thân nữ và tôn thờ là Bồ tát Quán thế âm, tại Trung Hoa cũng như tại Việt Nam, trong lúc ấy các nước ở Trung Á thì không còn ảnh hưởng gì nữa. Từ đây, Bồ tát Quán thế âm còn có các tên khác như Tống tử Quan âm, Quan âm Diệu Thiện, hay Thiên thủ thiên nhãnQuan thế âm, Bạch y Quan âm, Tử trúc Quan âm, Quan âm quá hải, đều rất phổ biến trong dân gian.
Ở Tây Tạng, Bồ tát được gọi là spyan ras gzigs, có nghĩa là vị Bồ tát có cái nhìn từ bi mẫn độ chúng sanh. Mông Cổ gọi ngài là Nidubarujekei, vị Bồ tát có đôi mắt quán chiếu, tức là quon sim bodhisattva. Tại Nhật, ngài là Kwan non (Canon).
Gần đây, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết sùng bái Bồ tát này tại Chiêm Thành, tức miền Trung Việt Nam nước ta ngày nay, từ trước thế kỷ thứ mười. Khi ấy, Bồ tát được gọi là Lokesvara, gồm hai chữ Loka (thế gian) và isvara, tức nghĩa tương tợ như Quán thế âm. Một tượng đá đức Quán thế âm này vừa được tìm thấy ở chùa Đại Hựu, có bia ký ca tụng công đức của Bồ tát, được cho là khắc vào khoảng năm 900 về trước.
Tất cả các truyền thống đều tin rằng sở trú của Bồ tát là đỉnh núi Potala. Có nhiều địa điểm. Ngài Huyền Tráng ghi rằng đức Quán thế âm xuất hiện trên đỉnh Potala ở miền Nam Ấn. Tự viện của Đạt Lai Lạt Maở Lhasa cũng được gọi là Potala, vì Mật giáo Tây Tạng tin rằng Bồ tát là chúa tể của thế giới chúng ta, mà Đạt Lai là hóa thân của người. Quần đảo Châu Sơn, ngoài khơi Triết Giang, gần Ninh Ba (Ningpo), nơi đức Quán thế âm rất được sùng bái, còn được gọi là P'u t'o, tức Phổ Đà. Dân gian còn truyền tụngrằng núi Phổ Đà ở ngoài khơi Nam Hải.
Bồ tát Quán Tự Tại, do vì quán sát rằng "sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc..." tất cả là hai mà chẳng phải hai, Cho nên, ngài còn là biểu tượng của Bồ tátBất Nhị Trí tuệ Bát nhã là công đức mà ngài hành trì, Cho nên, ngài cũng là Bồ tát Bát Nhã. Và Bồ tátBát Nhã Ba la mật đa là hiện thân siêu việt, tổng trì mọi công hạnh kể trên.
Bồ tát Bát Nhã Ba la mật đa
(theo truyền thống Tây Tạng)
Hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời
Khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu xa
Sáu chữ Bát nhã Ba la mật đa đã giảng rõ ở trên. Thâm là sâu xa, nói rằng Bát nhã Ba la mật đa là sâu xa vi diệu không dễ gì thể nhập mà đòi hỏi một quá trình hạ thủ công phu hành trì. Hành có nghĩa là hành trì, tức là tu tập và thực hành. Cần nhắc lại là trí tuệ Bát nhã không do cái học mang lại mà phải do công phu tu trì mới tựu thành, nên nói là hành. Vì vậy, do sâu xa vi diệu, Bát nhã Ba la mật đa đòi hỏi phải công phu tu hành mới tựu thành, chứ không phải một cái gì có thể tự nhiên mà có.
Chiếu kiến ngũ uẩn giai không
Soi thấy năm uẩn đều không
Soi thấy là diệu dụng của quán chiếu Bát nhã. Nói soi thấy, tức tự mình trực tiếp thấy rõ, như người uống nước, tự mình biết rõ nước ấy nóng hay lạnh, ngọt hay mặn, không qua trung gian của khái niệm hay ngữ ngôn văn tự.
Năm uẩn là năm nhóm họp thành một chúng sanh, tức là một con người. Chữ uẩn là do ngài Huyền Tráng dịch chữ kiền độ (skandha) tiếng Phạn. Ngài La Thập trước dịch là ấm với nghĩa là che phủ. Các dịch giả về trước nữa thì dịch là chúng, từ tập họp nhiều yếu tố lại. Sản phẩm do năm chúng, tức năm uẩn giả họp lại mà thành thì gọi là chúng sanh. Vì vậy nói cho dễ hiểu, khi nói đến tập họp của năm uẩntức chỉ con người; con người là sản phẩm của năm uẩn. Phật giáo trong các bộ kinh được gọi là nguyên thủy đã trịnh trọng xác nhận tính chất vô ngã của tập họp năm uẩn này rồi. Riêng từng uẩn có vô ngãhay không, đó là đối tượng khảo sát của trường phái Bát nhã. Theo trường phái này, không một uẩn nào trong năm uẩn là có tự thể, không có tự thể tức là vô ngã. Tập hợp của năm uẩn là vô ngã, tức nhân không; từng uẩn một trong tập hợp ấy cũng vô ngã, tức pháp không. Cả nhân lẫn pháp đều không, đó là nội dung trong nghĩa không của Bát nhã.
Trong năm uẩn, sắc uẩn chỉ nhóm vật chất bao gồm bốn đại, tức đất nước gió lửa, tạo nên xác thân con người. Thọ uẩn chỉ nhóm cảm giác, bao gồm mọi khía cạnh sinh hoạt tâm lý hạ đẳng nơi con người. Tưởng uẩn, chỉ nhóm suy tư bao gồm mọi khía cạnh sinh hoạt tâm lý cao cấp. Hành uẩn chỉ nhóm ý chíbao gồm những sinh hoạt có tính chất bản năng và ý chí. Hành là dấu vết của nghiệp cũ đang tạo tác và dìu kéo các sinh hoạt hạ đẳng và cao cấp nơi con người, đấy là loại ý chí mù quáng. Chính vì vậy, nó đóng một vai trò quyết định trong suốt đời người. Thức uẩn chỉ nhóm tri giác bao gồm mọi kiến thứctrong việc nhận diện sự vật bên trong và bên ngoài con người. Trong số năm uẩn vừa nêu, sắc uẩnthuộc sắc pháp, bốn uẩn kia thuộc tâm pháp. Sắc tâm hòa hợp tạo nên con người, mệnh danh là thân năm uẩn.
Trong thân ngũ uẩn ấy, các thần giáo và triết học Ấn Độ cho rằng có một thần ngã (atman) ngự trị bên trong bất di bất dịch, không chịu sự chi phối của vô thường. Nhưng Phật giáo vốn xây dựng trên lý duyên khởi, triệt để đánh ngã cái lý thuyết thần ngã ấy. Giáo lý vô ngã là câu trả lời đanh thép của thuyết có thần ngã vừa nói. Về sau, khi các trường phái A ty đàm vốn thuộc Thượng tọa bộ xuất hiện, giáo lývô ngã tuy càng ngày càng thêm bền gốc chắc rễ, nhưng lại bị hạn cuộc trong phạm vi của lý thuyếtnhân vô ngã. Đến lúc Đại thừa xuất hiện với giáo nghĩa Bát nhã, thì vô ngã mới bao trùm lên hết thảy, đó là pháp vô ngã.
Đoạn kinh trên nói tới việc năm uẩn đều không, tức đề cập đến vấn đế này đây, bởi vì vô ngã cả nhân lẫn pháp chính là nội dung của giáo nghĩa tánh không Bát nhã. Với giáo nghĩa tánh không, thuyết vô ngãnhư một trong hai hệ luận của duyên khởi, đã được triển khai, thuyết minh đến mức tuyệt đối cùng tột của nó. Thuyết vô ngã này không phải thuần túy là một khái niệm triết học tinh ròng, mà còn thể hiện một thực tế sống động tựu thành nhờ pháp trực quán tổng hợp, nghĩa là bằng hành trì mà chứng đắc. Do đó, nên nói soi thấy năm uẩn đều không.
Độ nhất thiết khổ ách
Vượt qua mọi khổ ách
Khổ ách có ba loại. Khổ ách do chính thân tâm tạo ra gọi là ngũ uẩn xí thạnh khổ, bao gồm sanh, già, bệnh, chết, mong cầu mà không đạt được, oán ghét mà phải gặp mặt, thương yêu mà phải chia lìa; đó là loại khổ thứ nhất. Loại khổ ách thứ hai do thiên nhiên mang lại như tai trời ách nước, bão lụt, gió mưa ... Ba là khổ ách do xã hội tạo ra như giai cấp xung đột, chế độ hà khắc, chiến tranh ... Tất cả những loại khổ ách này, nhờ hành trì Bát nhã ba la mật đa, hành giả có thể vượt qua chúng một cách dễ dàng. Vượt qua có nghĩa là không còn bị chúng chi phối, nhận chìm.
Tóm lại, đoạn tự phần này nói rằng Bồ tát Quán Tự Tại khi hành trì Bát nhã ba la mật đa sâu xa thì soi thấy năm uẩn họp thành con người không một uẩn nào là có tự thể, nhờ đó giác ngộ tánh không và giải thoát tất cả mọi ách khổ đau. Chỉ trong một đoạn này thôi, tất cả yếu lý căn bản của Bát nhã đã được trình bày đầy đủ. Các đoạn tiếp theo chỉ để triển khai yếu lý ấy về cả hai mặt triết học và đạo học.
Phần này trình bày giáo nghĩa tánh không của Bát nhã, chia làm ba đoạn:
1. Nguyên lý bất nhị giữa uẩn và không
2. Chứng minh nguyên lý ấy qua luận lý triết học, và
3. Hiện thực nguyên lý bằng hành trì thực tế về mặt đạo học.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng là như vậy.
Xá Lợi Tử còn gọi là Xá Lợi Phất, dịch nghĩa tiếng Phạn riputra là người đứng đầu trong hàng đệ tửPhật, được Đức Phật chia cho nửa ghế ngồi (bán tòa), ngài được Đức Phật gọi mà dạy bảo là điều tất nhiên.
Trong năm uẩn, sắc uẩn là nhóm vật chất, thuộc sắc pháp. Bốn uẩn còn lại là thuộc tâm pháp. Tâm pháplà hiện tượng tâm lý thường hay thay đổi, không thể sờ mó, bắt, nhìn, Cho nên, nói là không có thực thể; đó là điều có thể hiểu. Nhưng sắc pháp là hiện tượng vật chất, tự nó có chất ngại làm thể, thì sao lại bảo không thực thế được? Vì vậy đoạn kinh này phải lý giải vấn đề tại sao năm uẩn đều không tự thể.
Trước hết là nói sắc uẩn. Sắc uẩn chính là xác thân con người chớ không chi khác. Xác thân ấy, nói cho cùng, không ngoài bốn đại là đất nước gió lửa, giả hợp mà tạo thành. Khi bốn đại giả hợp thì có hiện tượng xác thân. Khi chúng chia lìa thì không tìm thấy đâu nữa. Rõ ràng xác thân là không tự thể, không thường còn, không bất biến, Cho nên, nói nó là không. Không đây chẳng phải là cái không đối lập với cái có, mà là cái đương thể tức không, tức là khi sự vật hiển dương tồn tại, cái thể của nó đã không rồi, tức là nó không có tự thể, không có cái ngã riêng của nó, nghĩa là nó vô ngã. Vì nó đương thể tức không, nên tương quan giữa các sắc uẩn và không được xác định qua hai khía cạnh: chẳng khác và tức là.
Trong câu "sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc", hai chữ chẳng khác xác minh rằng sắc và không là hai pháp riêng biệt nhưng mang tính thống nhất. Còn câu "sắc tức là không, không tức là sắc", thì hai chữ tức là khẳng định ngược lại sắc và không chung quy cũng chỉ một pháp. Như thế, tính thốngnhất này xác định sự thật tuy hai mà một, tuy một mà hai, vừa nói lên được tính vô ngã vừa xác định được tính vô thường của nó. Nói cách khác, tính thống nhất ấy thể hiện được bản chất vô thường biến hành nhưng độc đáo của mỗi hiện tượng mà ngày xưa các vị Tổ thường gọi là nguyên lý bất nhị.
Bốn uẩn còn lại cũng giống như thế. Nghĩa là thọ chẳng khác không, không chẳng khác thọ; thọ tức là không, không tức là thọ. Cho đến thức chẳng khác không, không chẳng khác thức; thức tức là không, không tức là thức. Như vậy tương quan giữa uẩn và không là một tương quan chẳng khác và tức là, nghĩa là hoàn toàn xây dựng trên nguyên lý bất nhị. Do đó, không những cái tập hợp năm uẩn tức con người là vô ngã (nhân không), mà từng uẩn một trong tập hợp ấy cũng vô ngã (pháp không). Với ngã và pháp đều không, trường phái Bát nhã của Đại thừa đã triển khai thuyết vô ngã đến mức cùng tột mà hoàn thành giáo nghĩa tính không. Giáo nghĩa này mở đầu cho nhiều trào lưu tư tưởng khác tiếp nối và dấy khởi bất tận. Vì thế mà nói rằng Bát nhã là cái bào thai đẻ ra tất cả các kinh đại thừa.
Xá Lợi Tử thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Xá Lợi Tử: Tướng không của các pháp đây chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Xuất xứ từ nguyên lý bất nhị trên, bản kinh bây giờ trình bày cho ta cái trình tự làm sao mà đạt được cái nguyên lý bất nhị đó, để thấy rằng tất cả các pháp đều không. Luận lý áp dụng cho việc trình bày ở đây là bát bất trung đạo; đấy là luận lý phủ định hay còn gọi là biện chứng phủ định. Nói cái không ấy chẳng sanh chẳng diệt, tức nói bản thể nó thường tịch. Nói chẳng sạch chẳng dơ, tức nói tác dụng của nó vô phân biệt. Nói chẳng thêm chẳng bớt tức nói hiện tượng nó thường tự viên mãn. Ap dụng luận lý phủ định một cách cô đọng và ít lời đến mức đó để chứng minh cái không ở đây, trường phái Bát nhã đã khai thác nguyên lý bất nhị một cách tài tình, bởi vì nó chỉ cần nêu ra cái phủ định, thì ngay trong cái phủ định ấy hiện ra muốn khẳng định ngay liền. Sanh diệt ở đâu thì cũng chính ở đó là bất sanh diệt; bất sanh diệt ở ngay trong sanh diệt. Có sai khác là chỉ vì mê ngộ không đồng mà thôi. Vì vậy, Đại thừa đã quả quyếtrằng phiền não tức bồ đề, ta bà tức tịnh độ. Phủ định phiền não thì bồ đề tự hiện ra. Phủ định ta bà tức tịnh độ xuất hiện. Bất nhị mà!
Bồ tát Bất Nhị
Theo: Vọng Nguyệt Tín Hanh, tập 5, tr. 4429b.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc.
Cho nên, trong không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức, không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
Đối tượng con người, theo Phật giáo nguyên thủy phân tích và còn được ghi chép trong bốn bộ A Hàm(nhất là bộ Trung và bộ Tạp) được chia làm ba phạm trù:
a. Thành phần họp thành con người (năm uẩn);
b. Các yếu tố đóng vai trò trung gian giữa con người và ngoại giới (mười hai xứ);
c. Các khu vực hoạt động riêng rẽ trong toàn bộ sinh hoạt chung của con người (mười tám giới).
Cứu cánh mà con người phải đạt cho được là trí, vì trí có nhạy bén thì mới có giác ngộ mà chấm dứtđau khổ.
Giáo pháp đối trị được gói ghém trong pháp Tứ Diệu Đế, mà cái hồn sống động là Duyên khởi, khai triển thành lý mười hai nhân duyên (hay chín nhân duyên theo buổi nguyên thủy).
Như vậy, các chủ điểm quan trọng mà giáo pháp Phật phải khai thị gồm có:
a. 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới (trong phần đối tượng giải quyết);
b. 12 nhân duyên, 4 đế (hồn và xác của giáo pháp);
c. Trí (cứu cánh phải chứng đắc).
Tất cả sáu chủ điểm trên, đều được thuyết minh rất đầy đủ trong Tạp và Trung A Hàm.
Đối trị tất cả sáu chủ điểm trên, trường phái Bát nhã lần lượt áp dụng luận lý phủ định lên tất cả, để thuyết minh lý vô ngã một cách triệt để.
Áp dụng luận lý phủ định trong đoạn này, những khẳng định mới được ghi nhận thêm: 5 uẩn là giả hữu, 12 xứ là giả hữu, 18 giới là giả hữu. Như vậy, cái ngã trong con người chỉ là một ảo tưởng. Để đối trị cái ngã giả hữu ấy, giáo pháp Phật dạy cũng chỉ là phương tiện giả lập mà thôi. Cho nên, nói không 12 nhân duyên và cũng không có sự chấm dứt của 12 nhân duyên. Cũng như không bốn đế. Giáo pháp giả lập là nhằm đối trị cái ngã giả hữu. Dụng giả trừ giả. Như vậy thì cái trí mà giáo pháp nhằm thắp sáng lên ở nơi cái ngã ấy cũng không nốt. Mà trí đã không thì sự chứng đắc cũng không thành, Không có thành đạo, không có chứng quả. Mà thật đúng như thế. Đứng về mặt tâm lý mà nói, ai thật sự có đắc một cái gì thì không bao giờ nghĩ rằng mình đắc. Chỉ tơ tưởng ôm ấp theo đuổi là khi mình chưa có. Khi đã có rồi, thì lòng bình thản dửng dưng. Hóa ra, không đắc mới thật sự có đắc. Hơn nữa đứng về mặt lý trí mà xét, cái đắc ấy không khác chi hơn là cái mình sẵn có, nhưng vì vô minh che lấp, nay nhờ giác ngộ mà bắt gặp trở lại mà thôi.
Bây giờ, lý luận ngược chiều trở lại, ta mới thấy tất cả cái tài tình của phép luận lý phủ định. Vì không đắc nên không trí. Đã không trí thì giáo pháp thắp sáng cái gì? Và trí đã không thì 18 giới, 12 xứ và 5 uẩn thảy đều không.
12 xứ là 12 chỗ tiếp xúc giữa trong và ngoài thân, một đối một. Mắt đối sắc, tai đối thanh ... cho đến ý đối pháp. Như vậy, ta có 6 xứ bên trong (6 căn) và sáu xứ bên ngoài (6 trần) tiếp xúc với nhau theo từng cặp thích đáng để cho ta những cảm thọ. Trong các kinh A Hàm chỉ có sáu xứ thôi và được gọi là lục xúc nhập xứ. Đây là thuyết đầu tiên triển khai sáu trần sau làm thành 12 xứ.
18 giới là18 khu vực riêng rẽ, gồm có 6 khu vực như 6 căn, 6 khu vực như 6 trần và 6 khu vực như 6 thức. Không khu vực nào xen lẫn với khu vực nào, Cho nên, gọi là giới. Giới có nghĩa là có một giới hạnriêng biệt với nhau.
12 nhân duyên là12 khâu làm nhân cho nhau và vin vào nhau (duyên) mà tạo thành dây chuyền sanh tửtiếp nối không bao giờ ngừng. Nói nhân là nói chiều dọc, tiếp nối dòng thời gian. Nói duyên là nói chiều ngang, vin vào nhau trong không gian. Vì vậy, lý duyên sanh giàn trải cả hai chiều không gian và thời gian, và phải hiểu trong tinh thần ấy mới đúng cách. 12 nhân duyên gồm có:
A. Nhân quá khứ: 1 vô minh; 2 hành;
B. Quả hiện tại: 3 thức; 4 danh sắc; 5 lục nhập; 6 xúc; 7 thọ;
C. Nhân hiện tại: 8 ái; 9 thủ; 10 hữu;
D. Quả vị lai: 11 sanh; 12 lão tử.
12 nhân duyên là không, Cho nên, cũng không có sự chấm dứt của 12 nhân duyên. Vì vậy mà nói: không vô minh, cũng không vô minh hết, là thế.
Tứ đế là bốn sự thật căn bản: khổ, tập, diệt, đạo. Khổ bao gồm tất cả khổ đau về tinh thần và thể xác. Tập là nguyên nhân gây ra khổ đau, mà đầu mối là tham, sân, si. Diệt là chấm dứt khổ đau, tiêu diệtnguyên nhân khổ đau. Đạo là con đường, là phương pháp hành trì thực tế đưa đến chấm dứt khổ đau. Khổ và tập là hai nhân quả thuộc thế gian. Diệt và đạo là nhân quả xuất thế gian. Cặp nào cũng quả trước nhân sau, vì giáo pháp Phật xây dựng trên kinh nghiệm thực tế, chứ không phải trên khái niệm triết học.
Bồ tát Bát nhã Ba la mật
Theo: Vọng Nguyệt Tín Hanh, tập 5, tr. 4268a.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữukhủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn. Tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa nên tâm không mắc ngại, vì không mắc ngại mà không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Câu bởi không sở đắc, xưa nay các nhà chú giải thường dựa vào nội dung của bản văn để ngắt vào đoạn sau. Nhưng gần đây có một vài nhà luận giải cho rằng nó phải thuộc đoạn trước. Điều này gây ra nhiều phân vân. Tra với nguyên bản, thì lược bản Phạn văn do ngài Huyền Tráng phiên âm có câu: đa sa mỗi na bát ra tỉ để đạt phạ, tức tương đương Phạn văn: tásmãd apraptitvena (vì vậy, do vô đắc). Và quảng bản của kinh cũng thế. Theo văn pháp, câu dĩ vô sở đắc cố phải gắn liền với đoạn sau. Do thế, cách giải thích xưa nay về câu ấy như một câu "thừa thượng tiếp hạ" không phải là không có lý do và đã được các bản Phạn văn chứng thực là đúng đắn.
Bồ đề tát đỏa là một phiên âm tiếng Phạn chữ Bodhisattva, ta thường gọi là Bồ tát. Hành giả tu theo Đại thừa, sở dĩ được gọi là Bồ tát và xứng hợp với danh xưng này, là bởi kiên trì sáu phép ba la mật, trong đó tối thắng nhất là phép tu quán chiếu Bát nhã. Nhờ kiên trì thực hành phép quán này cho tới trình độvô sở đắc thì tâm không còn gì quái ngại.
Quái là bị nhốt vào lồng, mất hết tự do như chim trong lưới, như cá trong nơm. Ngại là bị ngăn trở từ khắp mọi phía, trên dưới trong ngoài, tả hữu, trước sau. Cả hai chữ đều có nghĩa là bị ngăn trở. Đầu mối của sự ngăn trở này là cái mạn nghi (nghi cái), Cho nên, mắc ngại đây là mắc nghi ngại. Vì mạn nghi chụp lên đầu, không cựa quậy được, như cá chậu chim lồng, nên lòng luôn luôn sợ hãi. Mà lòng đã sợ hãi thì vọng niệm dậy khởi liên miên như trong giấc mơ, lấy giả làm chân, lấy quấy làm phải, điên đảođảo điên, không biết đâu là bờ bến. Do đó, trên bước đường tu hành, có ba cái mốc lớn để kiểm chứng xem công phu hành trì có thực sự kết quả hay không. Một là đã giải tỏa mạn nghi chưa? Hai là đã được vô úy chưa? Ba là vọng niệm còn dậy khởi không? Nếu mốc đầu chưa lọt qua, thì chắc chắn đang còn dẫm chân tại chỗ, chưa nhích được bước nào kể từ khi khởi tu.
Bồ tát nhờ hành trì quán chiếu Bát nhã, soi thấy năm uẩn đều không, Do đó, không có gì chướng ngạinên được tự tại thoát ngoài vòng nghi mà bấy lâu giam hãm mình vào trong. Sau khi giải tỏa mạn nghi rồi, mới giải tỏa được sự sợ hãi, thành tựu vô úy. Đạt được vô úy rồi thì không còn bị chi phối nữa. Tâm thanh tịnh dần để mà thấy rõ sự thật, vọng niệm tan biến. Cơn ác mộng đảo điên điên đảo của cuộc sống được giải tỏa. Từ đây không còn gì vướng bận. Hành giả thong dong tiến thẳng đến Niết Bàn (giải thoát), để rồi cuối cùng bắt gặp cái mà chư Phật đã chứng ngộ: Bồ đề (giác ngộ).
Trên đây là tiến trình tu hành của Bồ tát qua ba giai đoạn lớn, đánh dấu bởi ba trụ mốc. Nếu không đạt được một trụ mốc nào trong ba trụ mốc ấy để kiểm chứng trên thực tế, thì mỗi ngôn từ chỉ là hý lộng ngoa ngôn, dù cho đó là ngôn từ của văn tự Bát nhã. Đó là chưa kể trường hợp càng sử dụng ngôn từbát nhã thiện xảo bao nhiêu thì lại mang tội lừa người dối mình bấy nhiêu, nếu không đạt được kiểm chứng bằng kết quả hành trì cụ thể.
A nậu đa la tam miệu tam bồ đề là từ ngữ phiên âm tiếng Phạn anuttara samyaksambodhi. A nậu đa la(anuttara), có nghĩa là vô thượng (không gì cao hơn). Tam miệu (samyak) có nghĩa chánh đẳng (bình đẳng chơn chánh) hay biến (cùng khắp). Tam bồ đề (sambodhi) có nghĩa chánh giác. Vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức là giác ngộ chơn chánh tuyệt đối, bình đẳng, không còn giác ngộ nào cao hơn. Còn vô thượng biến chánh giác thì nghĩa là giác ngộ chơn chánh cùng khắp không còn giác ngộ nào cao hơn. Chánh đẳng và biến, nghĩa gần tương đồng, vì đã tuyệt đối bình đẳng thì dàn trải ra cùng khắp mọi địa hạt. Để có một ý niệm rõ ràng về quả vị này, ta thử đem so sánh với những quả vị mà ngoại đạo và tam thừa đạt được để biết hơn kém thấp cao. Trừ phàm phu mê lầm, không nói đến, ngoại đạo có giác nhưng không có chánh. Nhị thừa có chánh giác nhưng không cùng khắp. Bồ tát có chánh giác cùng khắp nhưng không vô thượng. Chỉ Phật mới có giác ngộ gồm đủ ba khía cạnh nói trên. Cùng từ ngữ này có chỗ dịch là vô thượng chánh biến tri, vô thượng chánh đẳng giác, hoặc dịch gọn là vô thượng bồ đề.
Bồ tát trên tiến trình tu hành, nhờ nương vào quán chiếu Bát nhã mà được tự tại giải thoát (rốt ráohướng đến Niết bàn) để rồi bắt gặp quả vị tối cao của chư Phật là quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Và chư Phật sở dĩ thành Phật cũng do một pháp quán ấy mà thôi. Một bên đã thành, một bên sắp thành. Cả hai cùng do một nhân tu như nhau, cùng một hạnh tu như nhau.
Đến đây là thuyết minh xong giáo nghĩa tánh không của Bát nhã.
Phàm là một văn phẩm tuyệt hảo, bao giờ cũng có đủ ba phần: nhập, thân và kết. Nếu tự phần là phần nhập trong đó vấn đề đã được đặt ra rõ ràng chính xác, thì chánh tôn là phần thân, trong đó vấn đềđược triển khai và quảng diễn một cách viên mãn. Đến đây, phần lưu thông là phần kết với hai nhiệm vụ, vừa gói vừa mở. Gói tức là tóm tắt các ý chính nổi bật nhất của đề tài vừa thuyết minh. Mở là khai thông đề tài, hướng nó đến một chân trời bát ngát bao la hơn, gây cho người đọc niềm hy vọng.
Phần lưu thông của kinh này có đủ hai nhiệm vụ vừa nói. Nó có đoạn một, tóm tắt nội dung bằng cách tán thán công đức to lớn của phép tu quán chiếu Bát nhã; và đoạn hai, trình bày diệu dụng của thần chúĐà la ni trong Mật giáo.
Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là thần chú lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không chi sánh bằng, trừ được tất cả khổ ách, chắc thật không dối.
Chú là dịch chữ mạn trà (mantra) trong tiếng Phạn. Theo nghĩa hẹp, mạn trà là những lời cầu đảo, nghĩa rất bí hiểm khi đọc lên, có tác dụng biến hóa ra các hiện tượng thiên nhiên, cả lành lẫn dữ. Theo nghĩa rộng, và đích thực của nó, mạn trà là cái gây cho ta suy nghĩ, có công năng nắm giữ tóm thâu mọi nghĩa lý, làm tiền đề cho việc tham khảo của ta, từ đó, đẻ ra mọi công đức, mọi diệu dụng. Trong nghĩa này, mạn trà thuộc một trong bốn thứ đà la ni, tức: pháp đà la ni, nghĩa đà la ni, nhân đà la ni và chú đà la ni. Chữ chú trong bài kinh này thuộc loại chú đà la ni.
Đại thần chú nghĩa là chú thần lớn, tức có thần lực vĩ đại, có thể chuyển dời, thay đổi mọi việc. Phép tu quán chiếu Bát nhã khêu sáng trí tuệ, Do đó, mà sinh tử trở thành Niết bàn, phiền não chuyển thành Bồ đề, nên nói là đại thần chú. Thần chú trí tuệ ấy chiếu phá vô minh, trừ dứt phiền não nên nói là đại minhchú, nghĩa là chú cực kỳ sáng chói, tức chú minh lớn. Cũng nhờ trí tuệ ấy mà chứng được vô thượng Niết bàn nên nói là chú vô thượng, nghĩa là chú không có gì cao hơn nữa. Lại cũng nhờ trí tuệ ấy mà chứng được vô thượng bồ đề, nên nói là chú vô đẳng đẳng, nghĩa là chú sánh với cái không gì sánh kịp.
Vì phép tu quán chiếu Bát nhã có công đức to lớn như thế, so với công đức của Đà la ni hai bên ngang nhau, vì thế nên đức Phật đã tán thán và tôn xưng phép tu ấy như là thần chú. Và vì có công đức như thế, Cho nên, trừ được tất cả thống khổ ách nạn. Cũng vì công đức ấy là công đức quả có trên hiện thựcCho nên, khẳng định lại một lần nữa rằng nó là chân thật, vì chẳng phải là dối gạt.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.
Nên nói chú Bát nhã Ba la mật đa. Nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.
Phép quán chiếu Bát nhã có công đức sánh ngang với công đức của chú đà la ni, tức nhiên diệu dụng của phép tu này cũng không thể nghĩ bàn được, Cho nên, thực hành lời chú. Tức thuyết chú viết, nghĩa đen là liền nói chú rằng. Nhưng để diễn đạt cái diệu dụng linh ứng không thể nghĩ bàn ấy, tưởng nên dịch câu ấy là: chú liền ứng rằng thì mới lộ hết ý sâu xa tàng ẩn trong đoạn này, có hô thì lập tức có ứng. Và có như thế mới gọi là linh, là huyền diệu.
Chú vốn là mật ngữ (lời bí mật). Đã là bí mật, làm sao cắt nghĩa? Tuy nhiên, dựa vào sự cấu tạo, có thể suy đoán một cách thô sơ nghĩa của một số chữ. Chẳng hạn như với câu chú này, nghĩa của nó không đến nỗi khó khăn lắm.
Yết đế, Tàu dịch nghĩa là độ, chữ Phạn vốn đọc là gate, có nghĩa đi qua, vượt qua. Yết đế lặp lại hai lần có nghĩa là độ cho mình và độ cho người. Ba la yết đế, do chữ pragate, có nghĩa là đi qua bờ bên kia. Ba la tăng yết đế, là do phiên âm chữ prasamgate, nghĩa là đi qua bờ bên kia hoàn toàn. Bồ đề là giác ngộ. Tát bà ha do phiên âm chữ svha có nghĩa là Ngài khéo nói. Như vậy, ý nghĩa của toàn bài chú có thể tạm dịch như sau:
Qua đi, qua đi, qua bờ bên kia đi, hoàn toàn qua bờ bên kia đi, thì có bồ đề. Ngài khéo nói như vậy.
Tạm dịch nghĩa đen của bài chú như trên, nhưng công hiệu của chú hoàn toàn không phải ở nghĩa hay lý. Vì thế, hiểu nghĩa hay lý đối với chú không ích lợi gì cả. Điều cốt yếu khi tụng chú, là phải thành tâm. Càng thành tâm thì càng nhiều linh nghiệm, bởi vì công dụng hàng đầu của việc trì chú là diệt niệm. Vọng niệm có diệt được thì thân tâm mới khinh an. Do đó, mới có cảm ứng linh nghiệm bất khả tư nghị. Riêng về chú Bát nhã trên đây, diệu dụng cứu cánh là đưa ta mau lên bờ giác.
"Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha"
Bồ tát Quán Thế Âm
Theo: Vọng Nguyệt Tín Hanh, tập 1, tr. 802b.
TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
VĂN BẢN
Nguyên bản xưa nhất của Tâm Kinh là bản Phạn văn ghi bằng thủ pháp Tất Đàn (Siddham) trên lá bối. Hiện nay, ta có một lược bản Tất Đàn được bảo tồn tại Trường Cốc tự (Hasedera) và một lược bản Tất Đàn khác tại Pháp Long tự (Hòryùji) của Nhật Bản (Để tiện định danh, bản trước ta gọi là lược bản Tất Đàn 1 và bản sau ta gọi là lược bản Tất Đàn 2). Truyền thuyết cho rằng Tổ Bồ đề Đạt Ma mang cả hai bản này đến Trung Hoa, rồi từ đó được truyền sang Nhật. Nhưng gần đây, các học giả phương Tây kiểm chứng lại, ghi rằng lược bản Tất Đàn 2, tồn trữ Pháp Long tự từ năm 609 đến nay, là được phiên dịch từ bản Hán văn của Huyền Tráng chứ không phải nguyên bản Phạn ngữ như trước đây đã lầm tưởng. Pháp Long tự (Hòryùji) được Thánh Đức thái tử (Shotoku Taishi), vị quốc vương hộ pháp đầu tiên của Nhật, trị vì những năm 593 - 622, xuống chiếu kiến lập chùa này vào khoảng đầu thế kỷ thứ VII, mục đích là để tồn bái lược bản Tất Đàn 2 này. Nhưng như thế, thì các học giả đã phạm phải lỗi lầm về thời gian tính, vì bản dịch của Huyền Tráng là vào năm 649, sau bản Tất Đàn 2 này. Pháp Long tự hiện nay được xem là ngôi chùa gỗ cổ kính nhất của Nhật Bản.
F. Max Muller là người đầu tiên tập thành và dịch cả hai, lược bản và quảng bản theo thư pháp Devanagari, ra Anh văn năm 1894, in trong Sacred Books of the East, tập 49, phần 2, trang 147 - 154. Trước đó đã có học giả Nanjo Bujiu là người đầu tiên khám phá ra hai bản Tất Đàn nói trên, nhưng ông chỉ tập thành, mà không phiên dịch ra Anh văn, đăng trong Anecdota Oxoniensia, t.1, tháng 3 (1884). Ngoài ra, còn có H. L. Feer chỉ tập thành và chú giải quảng bản, in trong L"Essence de la Science transcendante en langues, Tibetain, Sanscrit, Mongol (Paris, 1886). Sau đo, Bác sĩ D.T. Suzuki lại dịch lược bản và đăng trong quyển 3 của Essays in Zen Buddhism.
Nhưng phải đợi đến Edward Conze với những công trình nghiên cứu công phu về Bát nhã và các kinh điển và triết học thuộc bộ phái này, Tâm kinh mới được chú ý đến và từ đó có thêm rất nhiều học giả lớp trẻ để tâm phê giải và trùng dịch theo ý của họ. Edward Conze cũng là người đã tập thành hai bản kinhnày bằng thư pháp Devanagari mới được ông tìm thấy ở Bắc Ấn. Lại còn có giáo sư H. W. Bailey khám phá được một quảng bản của kinh bằng tiếng Vu Điền, được cho là bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 8, và là phiên dịch từ quảng bản Hán Văn, thủ bản Vu Điền này hiện được bảo tồn trong Fonds Pelliot Collection của Thư viện Quốc gia Pháp. Cùng vào khoảng thế kỷ này, các bản tiếng Tây Tạngxuất hiện, tất cả có 7 bản. Người dịch đầu tiên là Vimalamitra nhưng E. Conze có ý kiến rằng là bản dịch lần hai của Prasastrasena là chính xác nhất. Ngoài ra, Đại Tạng kinh Mông Cổ (Mongolian Kanjur) cũng có một bản, in trong Bí Mật Kinh, t.12, tr. 44a 45b. Điều đáng chú ý là kinh này không có trong Kinh tạngPali. Gần đây, học giả R. Exell dùng lược bản Phạn văn Devanagari phiên dịch ra Pali, đăng trong The Wisdom gone beyond, do hội Social Science Association Press của Thái Lan phát hành, trang 6.
Theo truyền thống Hoa văn thì bản dịch sớm nhất là của Chi Khiêm, năm 223, nhưng đã thất lạc. Bản dịch sớm nhất hiện tồn là lược bản của ngài La Thập dịch năm 402 đời nhà Tần. Sau đó hơn hai trăm năm, ngài Huyền Tráng mới trùng dịch vào năm 649. Bản này được khắc vào bia đồng trước cổng chùa Bạch Mã nơi Huyền Tráng trụ trì và dịch thuật kinh điển, hiện còn. Ngoài ra, còn có ngài Nghĩa Tịnh dịch lược bản, đại khái như bản Huyền Tráng, duy phần chú thì dùng thư pháp Tất Đàn chứ không dịch âm. Cả ba lược bản này tương đối giống nhau, duy bản Huyền Tráng lưu loát hơn cả, nên rất được phổ biến.
Quảng bản kinh được Pháp Nguyệt dịch năm 732, rồi đến Bát Nhã và Lợi Ngôn tái dịch năm 790. Cho đến Thi Hộ đời nhà Tống dịch lần chót là có tất cả 7 bản, nếu ta kể cả bản của Pháp Thành đời Đường vừa tìm thấy ở Đôn Hoàng. Chi tiết các văn bản được ghi ở các trang 11 và 13.
Sau đây, tôi sắp xếp các văn bản ra thành hệ thống một cách hợp lý tương đối như sau:
1. Bản Tất Đàn: lược bản 1 và 2,
2. Bản Devanagari: lược và quảng,
3. Bản Tây Tang: quảng,
4. Bản Tất Đàn phiên âm La Tinh: theo L. Hurvitz và R. Bucknell,
5. Bản Devanagari phiên âm La Tinh: lược và quảng,
6. Bản Tây Tang phiên âm La Tinh: quảng,
7. Bản Vu Điền phiên âm La Tinh: quảng,
8. Bản Pali: lược,
9. Bản Mông Cổ,
10. Bản Mãn Châu,
11. Bản Tất Đàn phiên âm Hoa ngữ: lược và quảng,
12. Lược bản La Thập.
13. Lược bản Huyền Tráng,
14. Quảng bản Bát Nhã và Lợi Ngôn,
15. Quảng bản Pháp Nguyệt (2 bản),
16. Lược bản Nghĩa Tịnh,
17. Quảng bản Trí Tuệ Luân,
18. Quảng bản Pháp Thành,
19. Quảng bản Thi Hộ,
20. Quảng bản Kim Cương.
Bản của Kim Cương thượng sư này, tôi nghi là thất bản Kim Cương Bất Không, nhưng chưa có chứng cớ cụ thể nên chưa đoan chắc, Do đó, mà liệt bản này cuối cùng. Bản này cùng bản Pháp Thành và quảng bản Phạn âm của Huyền Tráng được rút ra từ Trung Hoa Đại Tạng Kinh. Các bản khác từ số 12 đến số 19 được rút ra từ Nhật bản Đại Tạng Kinh, Nihon Daizokyo, tập 20, tr.1 11. Sở dĩ tôi không dùng Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh, tức Taisho shinshu Daizokyo, là vì bộ trên có ghi chú cách đọc theo Nhật ngữ, Cho nên, tiện lợi cho các học giả biết Nhật văn.
Tiếp theo đó là:
21. Bản chú giải của ngài Minh Châu Hương Hải, bằng tiếng quốc âm của nước ta. Sau cùng là:
22. Bản Nhật ngữ,
23. Bản Anh ngữ,
24. Bản Pháp ngữ.
Riêng về bản dịch Anh ngữ, hiện nay có rất nhiều bản dịch, mỗi bản đều có một vài khuyết điểm, hoặc không sát nghĩa, hoặc dài dòng lủng củng. Do đó, tôi tổng hợp các bản dịch của Suzuki và Garma Chang, bỏ đi đoạn thừa, thêm vào chỗ thiếu, để tạo thành một bản Anh dịch tạm gọi là đầy đủ và sát nghĩa nhất làm dịch bản cho bản của ngài Huyền Tráng.
Khi so sánh lược bản Devanagari và bản dịch của ngài Huyền Tráng (cũng như bản La Thập), ta thấy có một vài khác biệt như sau: Bản Devanagari không có câu: "Độ nhất thiết khổ ách". Bản Devanagari lại có thêm "Tức không tức sắc" trước hai câu "sắc bất dị không..."; ngoài ra, còn có câu "diệc vô vô đắc" sau phần "vô trí (diệc) vô đắc" của Huyền Tráng. Một điều đáng chú ý là lược bản Tất Đàn lại rất giống với bản của Huyền Tráng, tức có những phần thừa thiếu như trên, Cho nên, một số học giả gần đây giả thiếtrằng lược bản Tất Đàn này là phiên dịch từ bản của Huyền Tráng ra, chứ không phải là nguyên bản Phạn ngữ như Max Muller và Nanjo Bujiu đã lầm tưởng.
Tôi rất tiếc là không có bản dịch tiếng Pháp trực tiếp từ Phạn ngữ, mà phải dùng bản của Herbert vốn dịch lại từ bản dịch của Suzuki. Tam sao thất bản. Lại cũng không có bản Đức ngữ, mặc dầu có một số học giả người Đức rất có công nghiên cứu văn học Bát nhã (Trong lần tái bản này, nhờ các Phật tử tại Tây Đức, chúng tôi có được bản dịch Tâm kinh sang Đức ngữ mà các Phật tử người Đức thường tụng. Điều đáng tiếc là chúng tôi không rõ dịch giả của bản này). Mong rằng các thiện tri thức chú ý đến các khuyết điểm này để bổ túc thêm cho.
Bồ tát Quán Tự Tại
(Theo truyền thống Tây Tạng)
Chemesig (Sanskrit: Avalokiteshvara). In this form, having one face and four arms, he personifies the Buddha's Great Compassion. All deities are manifest in his changes. His mantras is OM MANI PADME HUM.
LƯỢC BẢN TẤT ĐÀN 1
(Đọc từ trên xuống, trái qua phải)
BẢN TẤT ĐÀN 2
LƯỢCBẢN DEVANAGARI
QUẢNG BẢN DEVANAGARI
QUẢNG BẢN TÂY TẠNG
(Đọc từ trái sang phải, theo hàng ngang)
LƯỢC BẢN TẤT ĐÀN 1 & 2
Đối chiếu
LƯỢC BẢN TẤT ĐÀN
LƯỢC BẢN DEVANAGARI
BẢN TÂY TẠNG
BẢN VU ĐIỀN
BẢN PÀLI
BẢN MÔNG CỔ
BẢN ÂM TIẾNG MÃN CHÂU DỊCH
ĐỜI KHANG HY, KHOẢNG NĂM 1723
LƯỢC BẢN PHẠN ÂM
QUẢNG BẢN PHẠN ÂM
(Bản Đôn Hoàng)
LƯỢC BẢN LA THẬP
LƯỢC BẢN HUYỀN TRANG
QUẢNG BẢN BÁT NHÃ VÀ LỢI NGÔN
QUẢNG BẢN PHÁP NGUYỆT 1
QUẢNG BẢN PHÁP NGUYỆT 2
LƯỢC BẢN NGHĨA TỊNH
QUẢNG BẢN TRÍ TUỆ LUẬN
QUẢNG BẢN PHÁP THÀNH
(Bản Đôn Hoàng)
QUẢNG BẢN THỊ HỘ
QUẢNG BẢN KIM CƯƠNG
BẢN QUỐC ÂM MINH CHÂU HƯƠNG HẢI
BẢN NHẬT VĂN
BẢN ANH VĂN
BẢN PHÁP VĂN
BẢN ĐỨC VĂN
THƯ TỊCH TÂM KINH
BÁT NHÃ: Đến Trường An năm 782. Một trong những vị thầy của Không Hải, tức Hoằng Pháp đại sư, sáng tổ Chân Ngôn tôn của Nhật.
BẤT KHÔNG KIM CƯƠNG (Amoghavajra, 705 - 774): Đệ tử của Kim Cương Trí (Vajrabodhi), sáng tổ Chân Ngôn tôn Trung Hoa. Bất Không Kim Cương là đệ nhị tổ, quốc sư của Đường Huyền Tông (713 - 755), Túc Tông (756 - 762) và Đại Tông (763 - 779), đưa Chân Ngôn tôn đến mức cực thịnh. Có truyền pháp cho Không Hải. Tuy bản dịch Tâm kinh của Bất Không đã mất, nhưng trong Đại Tạng còn ghi một số kinh nói về Bố tát Quán Tự Tại, do Bất Không dịch. Xem Đại Tạng tập 20, tr.1 ( ĐTK 1030), tr.19 ( ĐTK 1037), tr.32 ( ĐTK 1041), tr.33 ( ĐTK 1042), tr.203 ( ĐTK 1085), tr.206 ( ĐTK 1086) và tập 21, tr.292 ( ĐTK 1264). Được truy tặng Đại Biện Chánh Quảng Trí Tam Tạng.
ĐẠO HÀNH BÁT NHÃ (Astasahasrikaprajna-paramita) được Chi Lâu Ca Sấm (Lokakshema) dịch lần đầu tiên vào năm 178. Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch lần thứ năm và Huyền Tráng dịch lần thứ bảy. Edward Conze đã dịch kinh này sang Anh văn.
HUYỀN TRÁNG (600 - 664): nhà du hành danh tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa.
KHÔNG HẢI (774 - 835), tức Hoằng Pháp đại sư. Đệ tử Huệ Quả (746 - 805), đệ tam tổ Chân Ngôn tôn. Được cả Bất Không là đệ nhị tổ truyền pháp. Sau này là sáng tổ Chân Ngôn tôn của Nhật. Không Hải có chú giải Tâm kinh, trong Hoằng Pháp đại sư toàn tập (Kòbò daishi zenshu), tập I tr. 554-562. Bản dịch Anh văn của Hakeda Yoshio, Secret key to the Heart Sũtra, trong Major works. Columbia U.P., 1972, tr. 262 275.
NGHĨA TỊNH (635 - 713): nhà du hành nổi danh không kém Huyền Tráng. Đệ tử Subhakarasimha và Vajrabodhi tức Kim Cương Trí, thầy của Bất Không.
PHÁP LONG TỰ, Hòrỳuji, trong thành Nara, Nhật. Kiến lập dưới triều đại Thánh Đức Thái tử, Shòtoku taishi (593 - 622) để làm kỷ niệm công đức hộ pháp của vị nhiếp chánh vương này, và cũng để tàng trữ lược bản Tâm kinh vừa được truyền vào Nhật, năm 609.
PHÁP NGUYỆT: Dưới triều Đường Huyền Tông, Phật giáo lại lâm Pháp nạn. Phần lớn các tăng sĩ phải hoàn tục hoặc lánh nạn các nơi. Chỉ riêng Pháp Nguyệt là được trở về Ấn Độ, năm 741 và thị tịch tại đó. Đến năm 765 mới được truy tặng là Đại Hoằng Giáo Tam Tang.
PHÁP THÀNH. Không rõ tiểu sử, nhưng chắc chắn là một học giả lớn của đạo Phật đời Đường, chuyên về Du già. Xem ĐTK 2801 và 2802, tr. 804 947, tập 51, ĐTK 2090, tr. 996; và ĐTK 2782, tr. 543.
PHÁP TẠNG (643 - 712), đệ tam tổ Hoa Nghiêm tôn. Viết Bát Nhã ba la mật đa Tâm kinh lược sớ năm (ĐTK 1712). Triết lý Hoa Nghiêm chịu ảnh hưởng rất lớn nguyên lý Bát Nhã ba la mật đa về Tâm Không(sùnyatà), mà căn bản là Tâm kinh. Bản sớ giải này được dịch ra Anh văn hai lần: Chang, Garma The Buddhist teaching of totality the philosophy of Hwa Yen Buddhism. tr. 197 - 206. Cook, Francis, Fa tsang's brief commentary on the Prajnaparamita hrdaya sutra. In trong Mahàyàna Buddhist meditation, theory & practice, ed. By Minoru Kiyota. Univ. P. of Hawaii, 1978. tr. 167 206.
TẤT ĐÀN: Thư pháp Tất Đàn (siddha) phát triển từ lối chữ Phạn (Brahmin style) cổ xưa. Viết từ phải sang trái. Thư pháp được sử dụng ở miền Bắc Ấn vào đầu thế kỷ thứ nhất, và ở Nam Ấn khoảng thế kỷ IV-V) Từ Bắc Ấn, thư pháp này biến dạng theo lối gupta (gypta style) và truyền vào Trung Hoa và Nhật Bản. Lối Nam Ấn được truyền vào Kucha và Khotan. Đến thế kỷ thứ XI, thư pháp Devanagari mới xuất hiện.
TRƯỜNG CỐC TỰ Hasedera, trên Cao Dã Sơn, thuộc Chân Ngôn tôn, Nhật.
Về cuộc đời và sự nghiệp của các thiền sư Việt Nam:
CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ
MINH CHÂU HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ
TOÀN NHẬT THIỀN SƯ, xem:
Lê Mạnh Thát, Chân Nguyên thiền sư toàn tập, Vạn Hạnh, 1979 (2 quyển).
Lê Mạnh Thát, Thơ văn thiền sư Minh Châu Hương Hải, sắp xuất bản.
Lê Mạnh Thát, Toàn Nhật thiền sư toàn tập, Vạn Hạnh, 1979 (2 quyển).
TÂM KINH TỪ ĐIỂN
(Nivapasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. - “Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai không nghĩ rằng: “Ta gieo đồ mồi này cho đoàn nai ăn để đàn ấy được sống lâu, được tốt đẹp thêm và được nuôi dưỡng lâu dài hơn”. Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai nghĩ rằng: “Ta gieo đồ mồi này cho đàn nai, để đàn này xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Sau khi xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn; do mê loạn, chúng trở thành phóng dật; do phóng dật chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn, giữa các đồ mồi này”.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai đầu tiên xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Chư Tỷ-kheo, như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ hai suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy, đàn nai đầu tiên không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú”. Rồi đàn nai ấy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu, sức lực của chúng bị kiệt quệ. Vì sức lực bị kiệt quệ, đàn nai ấy trở lại các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi. Vì chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy đàn nai thứ hai không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ ba suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy, đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các món ăn bẫy mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú”. Rồi đàn nai ấy hoàn toàn từ bỏ các món ăn bẫy mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu, sức lực của chúng bị kiệt quệ. Vì sức lực bị kiệt quệ, đàn nai ấy trở lại các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi. Vì chúng ở đây xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy đàn nai thứ hai không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Nay chúng ta hãy làm một chỗ ấn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi”. Rồi chúng làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, nên chúng không mê loạn. Do không mê loạn, chúng không phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi.
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và quyến thuộc người thợ săn bẫy mồi suy nghĩ như sau: “Đàn nai thứ ba này thật tinh khôn, xảo quyệt. Đàn nai thứ ba này thật có thần lực và ma quái. Chúng ăn các đồ mồi được gieo ra này, mà chúng ta không được biết đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này, với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn”. Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những người quyến thuộc người thợ săn bẫy mồi thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba, chỗ chúng đi để lấy đồ ăn. Như vậy này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ ba này không thoát được như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ tư suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đoàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy... (như trên)... ”. Như vậy đàn nai thứ hai này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Đàn nai thứ ba suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn thứ hai này suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... Như vậy, đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy... (như trên)... ”. Như vậy đàn nai thứ hai này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm chúng ta sẽ ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm, ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vị bị làm theo ý người ta muốn giữa những đồ mồi của người thợ săn bẫy mỗi”. Rồi chúng làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng không mê loạn. Do không mê loạn, chúng không phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa những đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Ở đây, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy suy nghĩ như sau: “Đàn nai thứ ba này thật tinh khôn, xảo quyệt. Đàn nai thứ ba này thật có thần lực và ma quái. Chúng ăn các đồ mồi được gieo ra mà chúng ta không được biết đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn”. Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba, chỗ chúng đi để lấy đồ ăn. Như vậy đàn nai thứ ba ấy đã không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp, tại một nơi mà người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp tại đó xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi”. Rồi đàn nai thứ tư làm một chỗ ẩn nấp tại một nơi mà người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp tại đó xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy suy nghĩ như sau: “Đàn nai thứ tư này thật tinh khôn, xảo quyệt. Đàn nai thứ tư này thật có thần lực và ma quái. Và chúng ăn các đồ mồi được gieo ra mà chúng ta không biết được đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn”. Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Nhưng này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy đã không thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn và những quyến thuộc của người ấy lại suy nghĩ như sau: “Nếu chúng ta đánh phá đàn nai thứ tư này, chúng bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác; các đàn nai khác bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác nữa. Như vậy toàn thể đàn nai sẽ từ bỏ các đồ mồi được gieo này. Vậy chúng ta chớ có can thiệp vào đàn nai thứ tư”. Này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không can thiệp vào đàn nai thứ tư. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ tư đã thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Này các Tỷ-kheo, tỷ dụ này được Ta dùng để giải thích ý nghĩa. Và ý nghĩa ở đây là như sau: Chư Tỷ-kheo, đồ mồi đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa với Ác ma. Chư Tỷ-kheo, các quyến thuộc của người thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa với quyến thuộc của Ác ma. Chư Tỷ-kheo, các đàn nai đồng nghĩa với các Sa-môn, Bà-la-môn.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, nên trở thành mê loạn; vì mê loạn, họ trở thành phóng dật; vì phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi này và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này không thoát được như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này giống như đàn nai đầu tiên trong thí dụ.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra, và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, nên trở thành mê loạn; vì mê loạn, họ trở thành phóng dật; vì phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi ấy và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy, chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi và các vật dụng thế gian, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú”. Họ hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, các vật dụng thế gian, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Ở đây, họ trở thành những người ăn cỏ lúa, ăn lúa tắc, những người ăn gạo lức, những người ăn hột cải Nivara, những người ăn da vụn, những người ăn trấu, những người ăn nước bột gạo, những người ăn hột vừng, những người ăn cỏ, những người ăn phân bò, những người ăn trái cây, những người ăn rễ cây trong rừng, những người ăn trái cây rụng để sống.
Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước trở thành khan hiếm, thân hình của hạng Sa-môn, Bà-la-môn ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình hạng Sa-môn, Bà-la-môn ấy trở thành hết sức gầy yếu, nên sức lực tinh tấn của họ bị kiệt quệ. Vì sức lực tinh tấn bị kiệt quệ, nên tâm giải thoát bị kiệt quệ. Vì tâm giải thoát bị kiệt quệ, họ trở lui lại các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Do ở đây xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn. Do mê loan họ trở thành phóng dật. Do phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi này và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này giống như đàn nai thứ hai trong ví dụ này.
Này các Tỷ-kheo, ở đây hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi được Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian... (như trên)... Như vậy hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra, và các vật dụng thế gian... (như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi... (như trên)... chúng ta từ bỏ hoàn toàn các đồ mồi... (như trên)... ”... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này cũng không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, sau khi làm một chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Do không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn, giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian.” Hạng Sa-môn, Bà-la-môn này làm chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và giữa các vật dụng thế gian. Sau khi làm chỗ ẩn nấp ở đây xong, họ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm, họ không ăn các đồ mồi nên không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, họ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, họ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian. Nhưng rồi họ có những tà kiến như sau: “Thế giới là thường còn; thế giới là không thường còn; thế giới là hữu biên; thế giới là vô biên; mạng sống và thân thể là một; mạng sống và thân thể là khác; Như Lai sau khi chết có tồn tại; Như Lai sau khi chết không tồn tại; Như Lai sau khi chết có tồn tại và không tồn tại; Như Lai sau khi chết không tồn tại và không không tồn tại”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba này giống như đàn nai thứ ba trong ví dụ này.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi của Ác ma và các vật dụng thế gian... như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn này không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất... (như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất không thoát được như ý lực của Ác ma. Vậy, chúng ta hãy từ bỏ hoàn toàn các món ăn bẫy mồi... (như trên)... ”. Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba suy nghĩ như sau: “... (như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy làm chỗ ẩn nấp tại một nơi mà Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp ở đấy xong, chúng ta sẽ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ ăn nên chúng ta không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn, giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian”. Rồi họ làm chỗ ẩn nấp tại một nơi mà Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp ở đấy xong, họ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian, nên họ không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, họ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, họ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư đã thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư này giống như đàn nai thứ tư trong ví dụ này.
Này các Tỷ-kheo, sao gọi là Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Như vậy gọi là Tỷ- kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Như vậy, gọi là vị Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có một vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định), sau khi thấy (mọi vật) với trí tuệ, các lậu hoặc được diệt trừ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác mà mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Vị ấy đã vượt khỏi tham trước ở đời.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
KINH BẪY MỒI, THỨ HAI MƯƠI LĂM HẾT.
Thích Minh Châu
_________________________________________________________________
>>> 24. Kinh Trạm Xe
1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Sàvatthi (Xá-vệ), rừng Jetavana (Kỳ viên), vườn Anàthapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Potthapada (Bố-sá-bà-lâu) cùng với đại chúng du sĩ ngoại đạo khoảng ba trăm vị, ở tại vườn của hoàng hậu Mallika (Mạt-lê-viên) tên là Ekasàlaka có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận bàn về chánh kiến, tà kiến.
(Rathavivutasutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương-xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivapa. Lúc ấy một số đông Tỷ-kheo người địa phương, sau khi an cư mùa mưa tại địa phương xong, liền đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:
– Này các Tỷ-kheo, ai ở tại địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau: “Tự mình thiểu dục và giảng về thiểu dục cho các Tỷ-kheo; tự mình tri túc và giảng về tri túc cho các Tỷ-kheo; tự mình độc cư và giảng về độc cư cho các Tỷ-kheo; tự mình không ô nhiễm và giảng về không ô nhiễm cho các Tỷ-kheo; tự mình tinh cần, tinh tấn và giảng về tinh cần, tinh tấn cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giới hạnh và giảng về thành tựu giới hạnh cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu Thiền định và giảng về thành tựu Thiền định cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu trí tuệ và nói về thành tựu trí tuệ cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giải thoát và nói về thành tựu giải thoát cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và nói về thành tựu giải thoát tri kiến cho các Tỷ-kheo; vị giáo giới, vị khai thị, vị trình bày, vị khích lệ, vị làm cho phấn khởi, vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ”.
– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Punna Mantaniputta là Tỷ-kheo địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau: “Tự mình thiểu dục và nói về thiểu dục cho các Tỷ-kheo... (như trên)... vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ.
Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta ngồi cách Thế Tôn không xa. Tôn giả Sariputta suy nghĩ như sau: “Hạnh phúc thay Tôn giả Punna Mantaniputta! Chơn hạnh phúc thay Tôn giả Punna Mantaniputta! Tôn giả đã được các vị đồng phạm hạnh có trí tán thán từng điểm một trước mặt bậc Đạo sư, và được bậc Đạo sư chấp nhận; có thể chúng ta sẽ gặp Tôn giả Punna Mantaniputta, tại một chỗ nào, trong một thời gian nào, có thể sẽ có một cuộc đàm luận với Tôn giả.
Thế Tôn trú tại Rajagaha (Vương-xá) lâu cho đến khi vừa ý, rồi khởi hành đi Savatthi; Ngài tuần tự đi và đến Savatthi. Ở đây, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika. Tôn giả Punna Mantaniputta được nghe: “Thế Tôn đã đến Savatthi, trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika”. Rồi Tôn giả Punna Mantaniputta thâu dọn lại sàng tọa, cầm y bát, khởi hành đi Savatthi. Tôn giả tuần tự đi đến Savatthi, Jetavana, vườn ông Anathapindika, đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả Punna Mantaniputta đang ngồi một bên, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Tôn giả Punna Mantaniputta, sau khi được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, từ tạ đi Andhavana để nghỉ trưa.
Rồi một Tỷ-kheo khác đến chỗ Tôn giả Sariputta ở, sau khi đến, thưa với Tôn giả Sariputta: “Hiền giả Sariputta, Hiền giả luôn luôn tán dương Tỷ-kheo Punna Mantaniputta; vị này được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, từ tạ đi đến Andhavana để nghỉ trưa”. Rồi Tôn giả Sariputta vội vã đem theo tọa cụ, đi theo sau lưng Tôn giả Punna Mantaniputta, đầu hướng về trước mặt (để theo dõi). Rồi Tôn giả Punna Mantaniputta đi sâu vào rừng Andhavana, và ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây. Tôn giả Sariputta, sau khi đi sâu vào rừng Andhavana, ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây. Rồi vào buổi chiều, Tôn giả Sariputta từ Thiền định độc cư đứng dậy, đến tại chỗ Tôn giả Punna Mantaniputta, sau khi đến nói lên với Tôn giả Punna Mantaniputta những lời chào đón, hỏi thăm, xã giao rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta thưa với Tôn giả Punna Mantaniputta:
– Hiền giả, có phải chúng ta sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?
– Thật như vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?
- Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tâm thanh tịnh?
- Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là mục đích kiến thanh tịnh?
- Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đoạn nghi thanh tịnh?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo tri kiến thanh tịnh?
- Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tâm thanh tịnh?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích kiến thanh tịnh... (như trên).”...
– Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?
Và Hiền giả trả lời:
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, vậy với mục đích gì, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?
– Hiền giả, với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn, nên sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn.
– Hiền giả, có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải tâm thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải đoạn nghi thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải tâm thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Có phải kiến thanh tịnh... (như trên)...
– Có phải tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, vậy ý nghĩa lời nói này cần phải được hiểu như thế nào?
– Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn. Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tâm thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đoạn nghi thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn. Hiền giả, và nếu Thế Tôn tuyên bố cái gì ngoài các pháp ấy là vô thủ trước Bát-niết-bàn, thì kẻ phàm phu có thể Bát-niết-bàn, vì này Hiền giả, phàm phu là ngoài các pháp ấy. Hiền giả, tôi sẽ cho Hiền giả một ví dụ, ở đây, một số kẻ có trí, nhờ ví dụ để hiểu ý nghĩa của lời nói. Hiền giả, như vua Pasenadi xứ Kosala trong khi ở tại Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho vua giữa Savatthi và Saketa. Hiền giả, rồi vua Pasenadi xứ Kosala, từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm thứ nhất đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, leo lên trạm xe thứ hai, nhờ trạm xe thứ hai đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ năm, từ bỏ trạm xe thứ tư, leo lên trạm xe thứ năm, nhờ trạm xe thứ năm đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu, leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy đến được Saketa, tại cửa nội thành. Khi vua đến tại cửa nội thành, các bộ trưởng cận thần, các thân thích cùng huyết thống hỏi như sau:
“– Tâu Đại vương có phải với trạm xe này, Bệ hạ đi từ Savatthi đến Saketa tại cửa nội thành?”
Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế nào mới gọi là trả lời đúng đắn?
Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế này mới trả lời đúng đắn:
“– Ở đây, trong khi ta ở Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho ta, giữa Savatthi và Saketa. Ta từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm xe thứ nhất, ta đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, ta leo lên trạm xe thứ hai; và nhờ trạm xe thứ hai, ta đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ năm; từ bỏ trạm xe thứ tư... đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm xe thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu... leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy, Ta đến được Saketa, tại cửa nội thành”.
Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala trả lời như vậy mới trả lời một cách đúng đắn.
Cũng vậy, này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn.
Khi được nói vậy, Tôn giả Sariputta nói với Tôn giả Punna Mantaniputta:
– Tôn giả tên là gì? Và các vị đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?
– Hiền giả, tên tôi là Punna và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Mantaniputta.
– Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Đạo sư, và vị đệ tử ấy là Tôn giả Punna Mantaniputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Punna Mantaniputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, để được thân cận, thì thật là hạnh phúc cho các vị ấy, thật là chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta!
Khi được nói vậy, Tôn giả Punna Mantaniputta nói với Tôn giả Sariputta:
– Tôn giả tên là gì, và các vị đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?
– Hiền giả, tôi tên là Upatissa, và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Sariputta.
– Tôi đang luận bàn với bậc đệ tử được xem là ngang hàng với bậc Đạo sư mà không được biết là Tôn giả Sariputta. Nếu chúng tôi được biết là Tôn giả Sariputta, thì chúng tôi đã không nói nhiều như vậy. Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một, bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Đạo sư. Và vị đệ tử ấy là Tôn giả Sariputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh... được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sariputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Sariputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, được thân cận, thì thật hạnh phúc cho các vị ấy, thật chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sariputta!
Như vậy, hai bậc cao đức ấy cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.
KINH TRẠM XE, THỨ HAI MƯƠI BỐN HẾT.
Thích Minh Châu
________________________________________________________________________
>>> 23. Kinh Gò Mối
- Hiền giả Gotama, những pháp khổ hạnh này được những Sa-môn và Bà-la-môn công nhận là đưa đến Sa-môn quả và Bà-la-môn quả: Sống lõa thể, - Sống phóng túng, không theo lễ nghi (như đứng mà đi đại tiểu tiện, đứng ăn, không chịu ngồi theo lễ nghi), - Liếm tay cho sạch (sau khi ăn, không chịu rửa), - Đi khất thực không chịu bước tới (theo yêu cầu để thí chủ bỏ đồ ăn vào bát), - Không nhận đồ ăn mang đến (cho mình, trước khi đi khất thực), - Không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình. - Không nhận mời đi ăn. - Không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo (sợ nồi chảo bị nạo, bị cạy để cúng dường đồ ăn), - Không nhận đồ ăn tại ngưỡng cửa (sợ dành riêng cho mình), - Không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy (sợ dành riêng cho mình), - Không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo (sợ dành riêng cho mình), - Không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn (sợ đồ ăn chỉ do một người cho), - Không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai (sợ đứa con trong bụng mẹ bị thiệt thòi), - Không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú (sợ sữa đàn bà sẽ bớt đi), - Không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu (sợ làm trở ngại sự giao cấu), - Không nhận đồ ăn đi quyên (bởi tín đồ khi có nạn đói), - Không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng (sợ chó mất phần ăn), - Không nhận đồ ăn tại chỗ ruồi bu (sợ ruồi mất phần ăn), - Không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men. - Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà, vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy chỉ nuôi sống với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần.
Này Hiền giả Gotama, những pháp khổ hạnh này được chúng Sa-môn, Bà-la-môn công nhận là đưa đến Sa-môn quả và Bà-la-môn quả. Vị này chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn trấu, ăn nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống.
Này Hiền giả Gotama, những pháp khổ hạnh này được công nhận bởi những Sa-môn, Bà-la-môn là đưa đến Sa-môn và Bà-la-môn quả. Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vỏ cây tititaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện bằng từng mảnh da của con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường (kusa), mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người theo tập tục sống nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường dùng, không dùng chỗ ngồi, là người ngồi chò hỏ, sống theo hạnh ngồi chò hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dính thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, theo hạnh ăn các uế vật (phân bò, nước tiểu bò, tro và đất), sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi).
Này Kassapa, nếu một người chỉ ăn cỏ lúa để sống, này Kassapa nếu người ấy chỉ ăn lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivàra... ăn trái cây, rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống, nhưng nếu vị này không tu và không chứng được giới cụ túc, tâm cụ túc, tuệ cụ túc thời vị ấy cách rất xa Sa-môn vị, cách rất xa Bà-la-môn vị. Này Kassapa, nếu Tỷ-kheo sống tu tập từ bi tâm, không hận thù, không ác hại, và với sự diệt tận các lậu hoặc, tự giác chứng và an trú ngay hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu, này Kassapa, Tỷ-kheo ấy được gọi là Sa-môn, được gọi là Bà-la-môn.
Này Kassapa, nếu một người mặc vải gai thô, mặc vải gai thô trộn với các vải khác,... sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi), nhưng nếu vị này không tu và không chứng được giới cụ túc, tâm cụ túc, tuệ cụ túc, thời vị ấy cách rất xa Sa-môn vị, cách rất xa Bà-la-môn vị. Này Kassapa, nếu Tỷ-kheo sống tu tập từ bi tâm, không hận thù, không ác hại và với sự diệt tận các lậu hoặc, tự giác chứng và an trú ngay hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu, này Kassapa, Tỷ-kheo ấy được gọi là Sa-môn, được gọi là Bà-la-môn.
- Tôn giả Gotama, khó hành thay Sa-môn hạnh! Khó hành thay Bà-la-môn hạnh!
- Này Kassapa, đó là lời nói thường tình ở đời: "Khó hành thay Sa-môn hạnh! Khó hành thay Bà-la-môn hạnh! Này Kassapa, như một người sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay... như vậy sống theo hạnh tiết chế ăn uống, cho đến nửa tháng chỉ ăn một lần. Này Kassapa, nếu sự khó hành, sự rất khó hành của Sa-môn hạnh, của Bà-la-môn hạnh chỉ tùy thuộc khổ hạnh này và chỉ tùy thuộc sự thực hành khổ hạnh này, thời thật không xứng mà nói: "Khó hành thay Sa-môn hạnh! Khó hành thay Bà-la-môn hạnh!" Một người cư sĩ, hay con một người cư sĩ cho đến một người đầy tớ gái đội ghè nước có thể làm theo những hạnh: "Tôi sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay... như vậy sống theo hạnh tiết chế ăn uống, cho đến nửa tháng ăn một lần".
Này Kassapa, vì ngoài khổ hạnh này, ngoài sự thực hành khổ hạnh này, Sa-môn hạnh hay Bà-la-môn hạnh vẫn khó hành trì, vẫn thật khó hành trì, do vậy thật xứng đáng mà nói: "Khó hành thay Sa-môn hạnh! Khó hành thay Bà-la-môn hạnh!" Này Kassapa, nếu Tỷ-kheo sống tu tập từ bi tâm, không hận thù, không ác hại, và với sự tận diệt các lậu hoặc tự giác chứng và an trú ngay hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu, này Kassapa, Tỷ-kheo ấy được gọi là Sa-môn, được gọi là Bà-la-môn.
Này Kassapa, nếu một người chỉ ăn cỏ lúa để sống, ăn lúa tắc, gạo lức... ăn trái cây, rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống, nếu sự khó hành, sự rất khó hành của Sa-môn hạnh, của Bà-la-môn hạnh chỉ tùy thuộc khổ hạnh này, và chỉ tùy thuộc sự thực hành khổ hạnh này thời thật không xứng mà nói: "Khó hành thay Sa-môn hạnh! Khó hành thay Bà-la-môn hạnh". Một người cư sĩ, hay con một người cư sĩ, cho đến một người đầy tớ gái đội ghè nước có thể làm theo những hạnh: "Tôi chỉ ăn cỏ lúa để sống, ăn lúa tắc, gạo lức... ăn trái cây, rễ cây trong rừng, ăn trái cây rừng để sống". Này Kassapa, vì ngoài khổ hạnh này, ngoài sự thực hành khổ hạnh này, Sa-môn hạnh hay Bà-la-môn hạnh vẫn khó hành trì, vẫn thật khó hành trì, do vậy thật xứng đáng mà nói: "Khó hành thay Sa-môn hạnh! Khó hành thay Bà-la-môn hạnh!" Này Kassapa, nếu Tỷ-kheo sống tu tập từ bi tâm, không hận thù, không ác hại, và với sự diệt tận các lậu hoặc, tự giác chứng và an trú ngay hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu, này Kassapa, Tỷ-kheo ấy được gọi là Sa-môn, được gọi là Bà-la-môn!
Này Kassapa, nếu một người mặc vải gai thô, mặc vải gai thô trộn lẫn với các vải khác... sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi), nếu có sự khó hành, sự rất khó hành của Sa-môn hạnh, của Bà-la-môn hạnh chỉ tùy thuộc khổ hạnh này và chỉ tùy thuộc sự thi hành khổ hạnh này, thời thật không xứng mà nói: "Khó hành thay Sa-môn hạnh! Khó hành thay Bà-la-môn hạnh!" Một người cư sĩ hay con một người cư sĩ cho đến một người đầy tớ gái đội ghè nước có thể làm theo những hạnh: "Tôi chỉ mặc vải gai thô, mặc vải gai thô trộn lẫn với các vải khác... sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi)", này Kassapa, vì ngoài khổ hạnh này, ngoài sự thực hành khổ hạnh này, Sa-môn hạnh hay Bà-la-môn hạnh vẫn khó hành trì, vẫn thật khó hành trì, do vậy thật xứng đáng mà nói: "Khó hành thay Sa-môn hạnh! Khó hành thay Bà-la-môn hạnh!" Này Kassapa, nếu Tỷ-kheo sống tu tập từ bi tâm, không hận thù, không ác hại, và với sự diệt tận các lậu hoặc, tự giác chứng và an trú ngay hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu, này Kassapa, Tỷ-kheo ấy được gọi là Sa-môn, được gọi là Bà-la-môn.
- Tôn giả Gotama, khó biết thay một vị Sa-môn! Khó biết thay một vị Bà-la-môn!
- Này Kassapa, đó là lời nói thường tình ở đời: "Khó biết thay một Sa-môn! Khó biết thay một Bà-la-môn!" Này Kassapa, nếu một người sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay... như vậy sống theo hạnh tiết chế ăn uống, cho đến nửa tháng chỉ ăn một lần. Này Kassapa, nếu trở thành một Sa-môn, nếu trở thành một Bà-la-môn chỉ tùy thuộc khổ hạnh này, và chỉ tùy thuộc sự thi hành khổ hạnh này, thời thật không xứng mà nói: "Khó biết thay một Sa-môn! Khó biết thay một Bà-la-môn!" Một người cư sĩ, hay con một người cư sĩ cho đến một người đầy tớ gái đội ghè nước có thể làm theo những hạnh: "Tôi sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay... như vậy sống theo hạnh tiết chế ăn uống, cho đến nửa tháng chỉ ăn một lần". Này Kassapa, nếu trở thành một Sa-môn, nếu trở thành một Bà-la-môn chỉ tùy thuộc khổ hạnh này, chỉ tùy thuộc sự thi hành khổ hạnh này, thời thật không xứng mà nói: "Khó biết thay một Sa-môn! Khó biết thay một Bà-la-môn!" Một người cư sĩ, hay con một người cư sĩ cho đến một người đầy tớ gái đội ghè nước có thể làm theo những hạnh này: "Tôi sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay... như vậy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng chỉ ăn một lần". Này Kassapa, vì ngoài khổ hạnh này, ngoài sự thực hành khổ hạnh này, vẫn khó biết vẫn thật khó biết một người Sa-môn hay một người Bà-la-môn, do vậy thật xứng đáng mà nói: "Khó biết thay, một Sa-môn! Khó biết thay một Bà-la-môn!" Này Kassapa, nếu Tỷ-kheo sống tu tập từ bi tâm, không hận thù, không ác hại, và với sự diệt tận các lậu hoặc, tự giác chứng và an trú ngay hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu, này Kassapa, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là Sa-môn, được gọi là Bà-la-môn.
Này Kassapa, nếu một người chỉ ăn cỏ lúa để sống, ăn lúa tắc, gạo lức... ăn trái cây, rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Này Kassapa, nếu trở thành một Sa-môn, trở thành một Bà-la-môn chỉ tùy thuộc khổ hạnh này và chỉ tùy thuộc sự thực hành khổ hạnh này, thời thật không xứng đáng mà nói: "Khó biết thay một Sa-môn! Khó biết thay một Bà-la-môn!" Một người cư sĩ, hay con một người cư sĩ, cho đến một người đầy tớ gái đội ghè nước có thể làm theo những hạnh: "Tôi chỉ ăn lúa để sống, ăn lúa tắc, gạo lức... ăn trái cây, rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống". Này Kassapa, vì ngoài khổ hạnh này, ngoài sự thực khổ hạnh này, vẫn khó biết một người Sa-môn hay một người Bà-la-môn. Do vậy thật xứng đáng mà nói: "Khó biết thay, một Sa-môn! Khó biết thay, một Bà-la-môn".
Này Kassapa, nếu Tỷ-kheo sống tu tập từ bi tâm, không hận thù, không ác hại, và với sự diệt tận các lậu hoặc, tự giác chứng và an trú ngay hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu, này Kassapa, Tỷ-kheo ấy được gọi là Sa-môn, được gọi là Bà-la-môn.
Này Kassapa, nếu một người mặc vải gai thô, mặc vải gai thô trộn lẫn với các vải khác... sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi). Này Kassapa, nếu trở thành một Sa-môn, trở thành một Bà-la-môn chỉ tùy thuộc khổ hạnh này, và chỉ tùy thuộc sự thực hành khổ hạnh này thời thật không xứng mà nói: "Khó biết thay một Sa-môn! Khó biết thay một Bà-la-môn!"
Một người cư sĩ hay con một người cư sĩ, cho đến một người đầy tớ gái đội ghè nước có thể làm theo những hạnh: "Tôi mặc vải gai thô, mặc vải gai thô trộn lẫn với các vải khác... sống một đêm tắm ba lần". Này Kassapa, vì ngoài khổ hạnh này vẫn rất khó biết một người Sa-môn hay một người Bà-la-môn. Do vậy thật xứng đáng mà nói: "Khó biết thay một Sa-môn! Khó biết thay một Bà-la-môn!" Này Kassapa, nếu Tỷ-kheo sống tu tập từ bi tâm, không hận thù, không ác hại, và với sự diệt tận các lậu hoặc, tự giác chứng và an trú ngay hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu, này Kassapa, Tỷ-kheo ấy được gọi là Sa-môn, được gọi là Bà-la-môn.
- Tôn giả Gotama, thế nào là giới cụ túc? Thế nào là tâm cụ túc? Thế nào là tuệ cụ túc?
- Này Kassapa, nay ở đời, Như Lai xuất hiện, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri... (xem Kinh Sa Môn Quả, từ số 40-42)... thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp, thân nghiệp, ngữ nghiệp thanh tịnh, sanh hoạt trong sạch, giới hạnh cụ túc, thủ hộ các căn, đầy đủ chánh niệm, chánh trí và biết tri túc.
Này Kassapa, thế nào là Tỷ-kheo giới hạnh cụ túc? Ở đây, này Kassapa, Tỷ-kheo từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật. (Như Kinh Sa Môn Quả, số 43-61,...) Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng, như dùng các ảo thuật để được an ổn, để khỏi làm các điều đã hứa... (như Kinh Sa Môn Quả, số 62)... ngăn ngừa công hiệu của thuốc. Còn vị ấy thì tránh xa các tà mạng kể trên. Như vậy là giới cụ túc của vị ấy. Và như vậy, này Kassapa, vị Tỷ-kheo ấy, nhờ giới luật cụ túc nên không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về sự hộ trì giới luật. Này Kassapa, như một Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đã hàng phục kẻ thù địch, không còn thấy sợ hãi chỗ nào về sự thù địch. Cũng vậy, này Kassapa, Tỷ-kheo ấy nhờ giới luật cụ túc, nên không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về sự hộ trì giới luật. Vị ấy nhờ cụ túc giới luật cao quý này, nên hưởng lạc thọ, nội tâm thanh tịnh. Như vậy, này Kassapa, Tỷ-kheo giới luật cụ túc.
Lại nữa, này Kassapa, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm... (như Kinh Sa Môn Quả số 77-79)... đệ tam thiền (như Kinh Sa Môn Quả số 79-81)... chứng và trú vào thiền thứ tư... (số 81-82)... đó là tâm cụ túc của vị ấy. Này Kassapa, đó là tâm cụ túc.
Này Kassapa, ví như một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt khéo giũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và một sợi dây được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu nhạt. Một người có mắt cầm hòn ngọc ấy ở trên tay sẽ thấy: "Hòn ngọc lưu ly bảo châu này, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo giũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và sợi dây này được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, hay màu vàng nhạt". Cũng vậy, này Kassapa, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến. Vị ấy biết: "Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phân toái, đoạn tuyệt, hoại diệt. Trong thân ấy, thức ta lại nương tựa và bị trói buộc". Đó là tuệ cụ túc của vị ấy... (như Kinh Sa Môn Quả, số 85-98)... Vị ấy biết: “... không có đời sống nào khác nữa". Đó là tuệ cụ túc của vị ấy. Này Kassapa, đó là tuệ cụ túc.
Này Kassapa, và không có một giới cụ túc, tâm cụ túc, tuệ cụ túc nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn giới cụ túc, tâm cụ túc và tuệ cụ túc này.
Này Kassapa, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương khổ hạnh, yểm ly. Những vị này dùng nhiều phương tiện tán thán khổ hạnh, yểm ly. Này Kassapa, nói về khổ hạnh yểm ly tôn kính cao thượng nhất, Ta nhận thấy không có một ai bằng được khổ hạnh yểm ly của Ta, làm sao có ai hơn được. Như vậy Ta hơn trên tất cả về khổ hạnh yểm ly, tức là tăng thượng yểm ly.
Này Kassapa, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương trí tuệ. Những vị này dùng nhiều phương tiện tán thán trí tuệ. Này Kassapa, nói về trí tuệ tôn kính cao thượng nhất, Ta nhận thấy không có một ai bằng được trí tuệ của Ta, làm sao có ai hơn được. Như vậy Ta hơn trên tất cả về trí tuệ, tức là tăng thượng trí tuệ.
Này Kassapa, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương giải thoát. Những vị này dùng nhiều phương tiện tán thán giải thoát. Này Kassapa, nói về giải thoát tôn kính cao thượng nhất, Ta nhận thấy không có một ai bằng được giải thoát của Ta, làm sao có ai hơn được. Như vậy, Ta hơn trên tất cả về giải thoát, tức là tăng thượng giải thoát.
Này Kassapa, sự tình này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể hỏi: "Sa-môn Gotama rống tiếng rống con sư tử giữa đại chúng, nhưng rống không với tinh thần vô úy... với tinh thần vô úy... và "Không có ai hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi gì... và "có người hỏi Sa-môn Gotama"... “Khi có người hỏi, Sa-môn Gotama không thể trả lời"... và "Khi có người hỏi, Sa-môn Gotama trả lời cho chúng"... và "Dầu cho có trả lời, câu trả lời không làm tâm người ta thỏa mãn"... và "Câu trả lời làm tâm người ta thỏa mãn"... “Nhưng người ta không xem ý kiến của Sa-môn Gotama là đáng được nghe”... “Người ta xem ý kiến của Sa-môn Gotama là đáng được nghe”... “Dầu cho có được nghe, người ta cũng không tin tưởng”... “Người ta nghe có lòng tin tưởng”... “Dầu cho người ta có lòng tin tưởng, người ta không biểu lộ lòng tin tưởng”... “Người ta có lòng tin tưởng và biểu lộ lòng tin tưởng”... “Dầu cho có biểu lộ lòng tin tưởng, người ta không đạt đến chỗ như thực”... “Người ta đạt đến chỗ như thực”... “Dầu cho đạt đến chỗ như thực, người ta không đem ra thực hành được". Nên nói với chúng: "Chớ có nói như vậy. Sa-môn Gotama rống tiếng rống con sư tử, rống ở giữa đại chúng, rống với tinh thần vô úy, có người hỏi Sa-môn Gotama, Sa-môn Gotama trả lời khi được hỏi, câu trả lời làm tâm người ta được thỏa mãn, người ta xem ý kiến của Sa-môn Gotama đáng được nghe, sau khi được nghe người ta tin tưởng, khi có lòng tin tưởng người ta biểu lộ lòng tin tưởng, người ta đạt đến chỗ như thực, đạt đến chỗ như thực, người ta đem ra thực hành". Này Kassapa, nên nói với chúng như vậy.
- Bạch Đại đức, ai có thể sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, lại không hoan hỷ như với một hoan lạc tối thượng? Thật vi diệu thay, bạch Đại đức! Thật vi diệu thay, bạch Đại đức! Bạch Đại đức, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y Tỷ-kheo Tăng. Bạch Đại đức, con xin xuất gia với Thế Tôn, con xin thọ đại giới.
- Bạch Đại đức, nếu những người xưa kia là ngoại đạo, nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong pháp và luật này phải sống bốn tháng biệt trú, sau khi sống bốn tháng biệt trú chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm, nếu chúng Tăng đồng ý, mong chúng Tăng xuất gia cho con, thọ đại giới cho con để thành vị Tỷ-kheo.
Và lõa thể Kassapa được xuất gia với Thế Tôn và được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Đại đức Kassapa ở một mình an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình hướng đến... Đó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ và an trú: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa". Đại đức Kassapa liễu tri như vậy.
Và Đại đức Kassapa trở thành một vị A-la-hán nữa.
Thích Minh Châu
________________________________________________________-
>> 7.Kinh Jaliya
(Vammikasutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Kumarakassapa trú tại Andhavana. Rồi một vị Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu sáng toàn thể Andhavana, đến chỗ Tôn giả Kumarakassapa ở, sau khi đến, bèn đứng một bên. Sau khi đứng một bên, vị Thiên ấy nói với Tôn giả Kumarakassapa: “Tỷ-kheo, Tỷ-kheo!” Gò mối này ban đêm phun khói, ban ngày chiếu sáng. Một Bà-la-môn nói như sau: “Này kẻ trí, hãy cầm gươm và đào lên”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một then cửa: “Thưa Tôn giả, một then cửa”. Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí, hãy lấy then cửa lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con nhái: “Thưa Tôn giả, một con nhái”. Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí, hãy đem con nhái lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con đường hai ngã: “Thưa Tôn giả, một con đường hai ngã”. Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí hãy lấy con đường hai ngã lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một đồ lọc sữa: “Thưa Tôn giả, một đồ lọc sữa”. Vị Bà-la-môn nói: “Hãy lấy đồ lọc sữa lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một con rùa: “Thưa Tôn giả, một con rùa”. Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí, hãy lấy con rùa lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một con dao phay: “Thưa Tôn giả, một con dao phay”. Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí, hãy lấy con dao phay lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một miếng thịt: “Thưa Tôn giả một miếng thịt”. Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí, hãy lấy miếng thịt lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con rắn hổ: “Thưa Tôn giả, con rắn hổ”. Vị Bà-la-môn nói: “Hãy để con rắn hổ yên, chớ đụng chạm con rắn hổ, hãy đảnh lễ con rắn hổ”. Này Tỷ-kheo, hãy đến chỗ Thế Tôn ở và hỏi những câu hỏi ấy. Thế Tôn trả lời Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì. Này Tỷ-kheo, Ta không thấy ai trên cõi đời, với chư Thiên, các Ma vương, với Phạm thiên, các chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể hướng tâm để trả lời những câu hỏi ấy, trừ Như Lai, đệ tử Như Lai hay những ai đã được nghe hai vị này”. Vị thiên ấy nói như vậy. Sau khi nói xong như vậy, vị ấy biến mất ở nơi đây.
Rồi Tôn giả Kumarakassapa, sau khi đêm ấy đã mãn, đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Kumarakassapa bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, đêm nay, một vị Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu sáng toàn thể Andhavana, đến chỗ con ở, sau khi đến liền đứng một bên. Khi đứng một bên, vị Thiên ấy nói với con: “Tỷ-kheo, Tỷ-kheo! Gò mối này, ban đêm phun khói, ban ngày chiếu sáng. Một vị Bà-la-môn nói như sau: “Này kẻ trí, hãy cầm gươm đào lên”. Người có trí cầm gươm, đào lên thấy một then cửa... (như trên)... đệ tử Như Lai hay những ai đã được nghe hai vị này”. Bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói như vậy, nói xong liền biến mất tại chỗ ấy. Bạch Thế Tôn, gò mối là gì, cái gì phun khói ban đêm, cái gì chiếu sáng ban ngày, ai là Bà-la-môn, ai là người có trí, cái gì là cây gươm, cái gì là đào lên, cái gì là then cửa, cái gì là con nhái, cái gì là con đường hai ngã, cái gì là đồ lọc sữa, cái gì là con rùa, cái gì là con dao phay, cái gì là miếng thịt, cái gì là con rắn hổ?
– Này Tỷ-kheo, gò mối là đồng nghĩa với cái thân do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt.
Này Tỷ-kheo, cái gì thuộc về công việc ban ngày, ban đêm suy tầm, suy nghĩ, như vậy là ban đêm phun khói.
Này Tỷ-kheo, cái gì sau khi suy tầm, suy tư ban đêm, ban ngày đem ra thực hành, về thân, về lời nói, về ý, như vậy là ban ngày chói sáng.
Này Tỷ-kheo, Bà-la-môn là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
Này Tỷ-kheo, người có trí là đồng nghĩa với Tỷ-kheo hữu học.
Này Tỷ-kheo, cái gươm là đồng nghĩa với trí tuệ của bậc Thánh.
Này Tỷ-kheo, đào lên là đồng nghĩa với tinh tấn, tinh cần.
Này Tỷ-kheo, cái then cửa là đồng nghĩa với vô minh; đem then cửa lên là từ bỏ vô minh; này kẻ có trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con nhái là đồng nghĩa với phẫn nộ hiềm hận; đem con nhái lên là từ bỏ phẫn nộ hiềm hận; này kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con đường hai ngã là đồng nghĩa với nghi hoặc; đem con đường hai ngã lên là từ bỏ nghi hoặc; này kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, đồ lọc sữa là đồng nghĩa với năm triền cái: dục tham triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái, trạo cử hối quá triền cái, nghi hoặc triền cái; đem bỏ đồ lọc sữa lên là từ bỏ năm triền cái; này kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con rùa là đồng nghĩa với năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn; đem con rùa lên là từ bỏ năm thủ uẩn; này kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con dao phay là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng, tức là các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... Các hương do mũi nhận thức... Các vị do lưỡi nhận thức... Các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục hấp dẫn; lấy con dao phay lên là từ bỏ năm dục trưởng dưỡng; này kẻ có trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, miếng thịt là đồng nghĩa với hỷ tham; lấy miếng thịt lên là từ bỏ hỷ tham; này kẻ có trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con rắn hổ là đồng nghĩa với vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc; hãy để con rắn hổ yên, chớ đụng chạm con rắn hổ, hãy đảnh lễ con rắn hổ, là ý nghĩa này.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
KINH GÒ MỐI, THỨ HAI MƯƠI BA HẾT.
Thích Minh Châu
________________________________________________________________________________________
>>> 22.Kinh Ví Dụ Con Rắn
KINH JALIYA
(Kinh này giống kinh Mahàli số VI từ số 15 đến số 19 vừa nói đến trước).
________________________________________________________________________-
(Alaggadupamasutttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”. Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: “Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”. Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau:
– Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật rằng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì”?
– Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu... không có chướng ngại gì.
Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: - “Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như hố than hừng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như cơn mộng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng cho mượn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây... Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt... Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như gậy nhọn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn”.
– Tỷ-kheo Arittha xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, chất vấn thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: “Thật sự là vậy, theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì”.
Vì các Tỷ-kheo không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên họ đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: “Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng... không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
“– Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì”.
Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, nói với chúng con như sau:
“– Thật sự là vậy. Chư Hiền, theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì.
Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:
– “Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy! Chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy, Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn, thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: “Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.
Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo khác:
– Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta gọi Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng rằng: “Hiền giả Arittha, bậc Đạo sư gọi Hiền giả”.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, sau khi đến, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
– Hiền giả Arittha, bậc Đạo sư gọi Hiền giả.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đang ngồi xuống một bên:
– Này Arittha, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì”?
– Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì.
– Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại? Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt... được ví như bó đuốc cỏ khô... được ví như hố than hừng... được ví như cơn mộng... được ví như vật dụng cho mượn... được ví như trái cây... được ví như lò thịt... được ví như gậy nhọn... Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong Pháp luật này không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể được! Không thể được, bạch Thế Tôn.
Được nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng đang im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
– Này kẻ ngu si kia, người ta sẽ được biết Ông qua ác tà kiến của chính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng, giống như Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và gây nên nhiều tổn đức?
– Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp; và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn, Thế Tôn đã thuyết các dục ví như khúc xương... (như trên)... Thế Tôn đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
– Lành thay, chư Tỷ-kheo! Lành thay, chư Tỷ-kheo!
Các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp, và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương... (như trên)... Ta đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Nhưng Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy. Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự kiện này không xảy ra, người ta có thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.
Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp. Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể, và người đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp... Chư Tỷ-kheo, vì sự chấp thủ các pháp sai lạc.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ ràng. Họ học pháp không vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, không vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy, vì khéo nắm giữ, nên đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp. ChưTỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn. Người đó có thể khéo đè con rắn nước với cây gậy có nạng. Sau khi khéo đè với cây gậy có nạng, người đó có thể khéo nắm giữ cổ rắn. Chư Tỷ-kheo, dầu cho con rắn nước ấy có thể cuốn thân nó xung quanh tay, hay cánh tay, hay một thân phần nào khác, người đó cũng không vì nhân duyên ấy đi đến chỗ chết hay đến sự đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ con rắn nước vậy. Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, ở đây, một số Thiện nam tử học pháp... chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp vậy. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng và thọ trì như vậy. Nếu có ai không hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng thì ở nơi đây, các Ông hãy hỏi Ta hay hỏi những bậc Tỷ-kheo trí thức.
Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó tự suy nghĩ: “Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn”. Chư Tỷ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, Người đó suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Chư Tỷ-kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè... Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.
Này các Tỷ-kheo, có sáu kiến xứ. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem cảm thọ: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem tưởng: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem các hành: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ, trú như thế này cho đến mãi mãi”, xem như vậy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”. Và này chư Tỷ-kheo, có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục các pháp bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem cảm thọ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem tưởng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem các hành: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”, xem như vậy là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Vị này do quán sát như vậy, đối với sự vật chẳng thật có nên không có lo âu, phiền muộn.
Được nghe nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người nghĩ như sau: “Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy”. Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy, có cái không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể không gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người không nghĩ như sau: “Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy”. Người đó không sầu muộn, than vãn, khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Như vậy, này Tỷ-kheo, có cái không thực có ở ngoài, không gây lo âu phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người có (tà) kiến như sau: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú không biến chuyển. Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Người đó có thể nghĩ như sau: “Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại”. Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người không có (tà) kiến như sau: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Vị ấy không nghĩ như sau: “Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại”. Vị ấy không sầu muộn, than vãn, khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nắm giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không? Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
– Bạch Thế Tôn không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Này các Tỷ-kheo, các Ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?
– Bạch Thế Tôn, có.
– Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã sở thuộc, thời có ngã của tôi không?
– Bạch Thế Tôn, có.
– Chư Tỷ-kheo, nếu ngã và ngã sở thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến xứ này: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!
– Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, cảm thọ là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi... tự ngã của tôi”?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, tưởng là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường...?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, các hành là thường hay vô thường... chư Tỷ-kheo, thức là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ thì có hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm thọ nào... Bất cứ tưởng nào... Bất cứ hành nào... Bất cứ thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.
Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị Đa văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức, do yểm ly nên ly tham, do ly tham, nên được giải thoát, trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác”. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
Và thế nào là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, là đã đoạn trừ vô minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã lấp đầy các thông hào? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã lấp đầy thông hào. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ khát ái, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải thoát như vậy, thì chư Thiên ở Đế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ rằng: “Y ở đây, có thức của Như Lai”. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết”. Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình”. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình”. Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú. Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: “Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm sanh thích thú. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: “Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ không phải của các Ông, hãy từ bỏ thọ. Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải của các Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, các hành không phải của các Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây, nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn, các Ông có nghĩ chăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta tùy theo ý muốn?
– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của ngã.
– Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, và cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ... (như trên)... Chư Tỷ-kheo tưởng... (như trên)... Chư Tỷ-kheo, hành... Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác, chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ khỏi các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
KINH VÍ DỤ CON RẮN, THỨ HAI MƯƠI HAI HẾT.
Thích Minh Châu
____________________________________________________________________________________
>>> 21.Kinh Ví Dụ Cái Cưa
- Tôn giả Nàgita, hiện nay Tôn giả Gotama ở tại đâu, chúng tôi muốn yết kiến Tôn giả Gotama.
- Các Hiền giả, nay không phải thời yết kiến đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đang chỉ tịnh. Những sứ giả Bà-la-môn ở Kosala và Magadha liền ngồi xuống tại một bên và nói: "Sau khi được yết kiến Tôn giả Gotama, chúng tôi mới đi".
- Hiện nay đức Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở tại đâu, chúng con muốn yết kiến đức Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
- Màhàli, nay không phải thời yết kiến đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn đang chỉ tịnh.
Otthadda người Licchavi liền ngồi xuống một bên tại chỗ ấy và nói:
- Sau khi được yết kiến đức Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác con mới đi.
- Bạch Đại đức Kassapa (Ca-diếp) một số đông sứ giả Bà-La-môn ở Kosala và Magadha đã đến đây để yết kiến đức Thế Tôn; Otthada người Licchavi cũng đến đây với số đông dân chúng Licchavi để yết kiến đức Thế Tôn. Đại đức Kassapa, lành thay, nếu những vị này được yết kiến đức Thế Tôn.
- Vậy Sìha hãy thưa với đức Thế Tôn.
- Thưa vâng, bạch Đại đức!
Sa-di Sìha vâng theo lời dạy của Đại đức Nàgita, đến tại chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi đứng một bên. Sa-di Sìha sau khi đứng một bên liền bạch đức Thế Tôn:
- Bạch đức Thế Tôn, một số đông sứ giả Bà-la-môn ở Kosala và Magadha đến đây để yết kiến đức Thế Tôn. Otthadda, người Licchavi cùng một số đông dân chúng Licchavi đã đến đây để yết kiến đức Thế Tôn. Lành thay nếu những vị này được yết kiến đức Thế Tôn!
- Nay Sìha, hãy dọn chỗ ngồi trong bóng mát, trước mặt ngôi Tinh xá.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Sa-di Sìha vâng theo lời dạy đức Thế Tôn, sắp đặt một chỗ ngồi trong bóng mát trước mặt ngôi Tinh xá, và đức Thế Tôn đi ra khỏi Tinh xá và ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn trong bóng mát, trước mặt ngôi Tinh xá.
- Bạch Đại đức, hai ba ngày về trước, Sunakkhatta, dòng họ Licchavi đến chỗ con ở và nói với con: "Này Mahàli, từ khi tôi sống gần đức Phật, không lâu quá ba năm, tôi được thấy những thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi nhưng không được nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi". Bạch Thế Tôn, những thiên âm mà Sunakkhatta dòng họ Licchavi không nghe, những thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, không hiểu những thiên âm ấy có thật hay không có thật?
- Này Mahàli những thiên âm mà Sunakkhatta dòng họ Licchavi không nghe, những thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, những thiên âm ấy có thật, không phải không có.
- Này Mahàli, có Tỷ-kheo tu định nhất hướng, hướng về phía Đông với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi. Vì vị này tu định nhứt hướng, hướng về phía Đông với mục đích thấy các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nên vị này thấy được về phía Đông các thiên sắc mỹ diệu, thích thú, phấn khởi, nhưng không nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi. Vì sao vậy? Này Mahàli vì Tỷ-kheo này trong khi tu định nhứt hướng, hướng về phía Đông, chỉ với mục đích thấy các thiên sắc, mỹ diệu, thích thú, phấn khởi nhưng không với mục đích nghe các thiên âm mỹ diệu, thích thú, phấn khởi.
- Này Mahàli, không phải muốn chứng được các pháp thiền định ấy mà các Tỷ-kheo sống đời Phạm hạnh, dưới (sự chỉ dạy của) Ta. Này Mahàli, có những pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn. Vì muốn chứng được những pháp ấy, các vị Tỷ-kheo sống đời Phạm hạnh, dưới (sự chỉ dạy của) Ta.
- Này Mahàli, ở đây Tỷ-kheo đoạn dứt ba kiết sử, thành bậc Dự lưu, không đọa ác thú, chắc chắn đạt quả Bồ-đề. Này Mahàli, pháp này cao thượng và thù thắng hơn, vì muốn chứng được pháp này, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dạy của) Ta.
Lại nữa, này Mahàli, Tỷ-kheo đoạn dứt ba kiết sử làm nhẹ bớt tham, sân, si, thành bậc Nhứt lai, còn phải sanh lại trong đời này một lần nữa trước khi diệt hẳn khổ đau. Này Mahàli, pháp này cao thượng hơn và thù thắng hơn. Vì muốn chứng được pháp này, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh, dưới (sự chỉ dẫn của) Ta.
Lại nữa, này Mahàli, vị Tỷ-kheo đã đoạn dứt năm hạ phần kiết sử, thành vị hóa sanh, nhập Niết-bàn tại đây, không còn phải trở lại thế giới này nữa. Này Mahàli, pháp này cao thượng và thù thắng hơn. Vì muốn chứng được pháp này, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Ta.
Này Mahàli, những pháp cao thượng và thù thắng này, vì muốn chứng được pháp ấy, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Ta.
- Này Mahàli, có con đường, có đạo lộ đưa đến sự chứng ngộ những pháp ấy.
- Bạch Thế Tôn, có con đường nào, có đạo lộ nào đưa đến sự chứng ngộ những pháp ấy?
- Đó là con đường Thánh có tám ngành: Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này Mahàli, con đường này, đạo lộ này đưa đến sự chứng ngộ những pháp ấy.
- Này Hiền giả, mạng căn và thân thể là một hay là khác?
- Này Hiền giả, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Vâng, Hiền giả!
Hai vị xuất gia trả lời Ta như thế và Ta nói như sau:
Này Hiền giả, Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, vị ấy sẵn sàng đề cập đến vấn đề "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".
Này Hiền giả, tuy Ta biết như vậy, nhưng Ta không nói: "Mạng văn và thân thể là một hay là khác".
Này Hiền giả, Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy vị ấy sẵn sàng đề cập đến vấn đề "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".
Này Hiền giả, tuy Ta biết như vậy, thấy như vậy, nhưng Ta không nói "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".
Này Hiền giả, vị Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, vị ấy sẵn sàng đề cập đến vấn đề: "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".
Này Hiền giả, tuy Ta biết như vậy, thấy như vậy, nhưng Ta không nói "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".
Này Hiền giả, vị Tỷ-kheo biết như vậy, vị ấy sẵn sàng đề cập đến vấn đề "Mạng căn và thân thể là một hay là khác". Này Hiền giả, tuy Ta biết như vậy, thấy như vậy, nhưng Ta không nói "Mạng căn và thân thể là một hay là khác".
Đức Thế Tôn thuyết như vậy. Otthadda người Licchavi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
___________________________________________________________
(Kakacupamasutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ. Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliyaphagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliyaphagguna liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay; nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo-ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliyaphagguna, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay. Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy. Có một Tỷ-kheo khác đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliyaphagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliyaphagguna liền phẫn nộ, bất mãn và vấn tội ngay; nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo-ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliyaphagguna, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn và vấn tội ngay. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ như vậy.
Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo khác và bảo:
– Này Tỷ-kheo, hãy đi, nhân danh Ta, cho gọi Tỷ-kheo Moliyaphagguna: “Hiền giả Phagguna bậc Đạo sư gọi Hiền giả”.
– Bạch Thế Tôn, vâng!
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến chỗ Tôn giả Moliyaphagguna, khi đến xong, liền thưa Tôn giả Moliyaphagguna:
– Hiền giả Moliyaphagguna, bậc Đạo sư gọi Hiền giả.
– Vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Moliyaphagguna vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Moliyaphagguna đang ngồi xuống một bên:
– Này Phagguna, có đúng sự thật không, như lời người ta đồn là Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ. Người ta đồn Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: “Nếu Tỷ-kheo nào, trước mặt Ông nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Ông liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay; nếu Tỷ-kheo nào, trước mặt Tỷ-kheo-ni ấy, nói xấu Ông, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay”. Này Phagguna, có phải Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy?
– Bạch Thế Tôn, có như vậy.
– Này Phagguna, có phải Ông là Thiện nam tử, vì lòng tin, đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
– Này Phagguna, thật không xứng đáng cho Ông, một Thiện nam tử, vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, mà sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ như vậy.
Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông, nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục liên hệ đến thế tục, những tư duy liên hệ đến thế tục. Này Phagguna, Ông phải học tập như sau: “Mong rằng tâm của ta sẽ không bị biến nhiễm! Mong rằng ta sẽ không nói những lời ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận!” Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông, lấy tay đánh những Tỷ-kheo-ni ấy, lấy đất ném, lấy gậy đập, lấy gươm đánh, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục... không ôm lòng sân hận. Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông nói xấu (ai), này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục... không ôm lòng sân hận. Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông lấy tay đánh, lấy đất ném, lấy gậy đập, lấy gươm đánh, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục liên hệ đến thế tục, những tư duy liên hệ đến thế tục. Này Phagguna, Ông phải học tập như sau: “Mong rằng tâm của ta sẽ không bị biến nhiễm! Mong rằng ta sẽ không nói những lời ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận!” Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy.
Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, một thời các Tỷ-kheo của Ta có tâm rất thuần thục hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Ta bảo các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, Ta theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, sống theo hạnh nhất tọa thực, Ta cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái. ChưTỷ-kheo, các Người hãy sống theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, các Người theo hạnh nhất tọa thực thời các Người sẽ cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái. ChưTỷ-kheo, Ta không cần phải giảng dạy gì cho các Tỷ-kheo ấy; chư Tỷ-kheo, Ta chỉ cần khơi dậy ức niệm nơi các Tỷ-kheo ấy. Chư Tỷ-kheo, ví như trên đất bằng, tại chỗ ngã tư, có một chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa hay, có roi ngựa đặt ngang sẵn sàng. Có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui, tại chỗ nào và như thế nào, theo ý mình muốn. Cũng vậy chư Tỷ-kheo, Ta không cần phải giảng dạy gì cho các Tỷ-kheo ấy; chư Tỷ-kheo, Ta chỉ cần khơi dậy ức niệm nơi các Tỷ-kheo ấy. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Người mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong Pháp luật này. Chư Tỷ-kheo, cũng như gần một thôn làng hay thị trấn nhỏ, có ngôi rừng cây tala lớn, ngôi rừng bị các cây leo y lan bao phủ. Có một người đến khu rừng này, muốn lợi ích cho ngôi rừng, muốn hạnh phúc, muốn an ổn khỏi các ách phược cho ngôi rừng. Người ấy chặt đứt các nhành cây cong thiếu hẳn sinh lực, vất chúng ra khỏi ngôi rừng, dọn dẹp trong rừng sạch sẽ. Người ấy săn sóc kỹ lưỡng các nhánh cây tala thẳng thắn, khéo mọc. Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, ngôi rừng như vậy được trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Người hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Người mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong Pháp luật này.
Chư Tỷ-kheo, thuở xưa, tại thành Savatthi này có nữ gia chủ tên là Vedehika. Chư Tỷ-kheo, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được khởi lên về nữ gia chủ Vedehika: “Nữ gia chủ Vedehika là hiền thục, nữ gia chủ Vedehika là nhu thuận; nữ gia chủ Vedehika là ôn hòa”. Chư Tỷ-kheo, nữ gia chủ Vedehika có người nữ tỳ tên là Kali, người này khéo tay, siêng năng, và làm việc cẩn thận chu toàn. Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali khởi lên ý nghĩ: “Chủ của ta được tiếng đồn tốt đẹp khởi lên như sau: “Nữ gia chủ Vedehika là hiền thục; nữ gia chủ Vedehika là nhu thuận; nữ gia chủ Vedehika là ôn hòa”. Không biết nữ chủ của ta có nội sân mà không tỏ lộ hay không có nội sân, hay vì công việc ta-làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ ta có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử nữ chủ của ta!” Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali sáng ngày sau dậy thật trễ. Chư Tỷ-kheo, nữ gia chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:
“– Này Kali!
“– Thưa Nữ chủ, có việc gì?
“– Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?
“– Thưa nữ chủ, có việc gì đâu?
“– Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!”
Và nữ chủ phẫn nộ, bất mãn, trừng mắt.
Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali suy nghĩ: “Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta làm cẩn thận chu toàn, nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy Ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!” Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali ngày sau lại dậy trễ hơn nữa. Chư Tỷ-kheo, nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:
“– Này Kali!
“– Thưa Nữ chủ, có việc gì?
“– Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?
“– Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu?
“– Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!”
Và nữ chủ phẫn nộ, bất mãn, thốt lên những lời bất mãn.
Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali suy nghĩ: “Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!”
Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali sáng hôm sau lại dậy trễ hơn nữa. Chư Tỷ-kheo, nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:
“– Này Kali!
“– Thưa Nữ chủ, có việc gì?
“– Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?
“– Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu?
“– Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!”
Rồi phẫn nộ, không hoan hỷ, nàng cầm cái then gài cửa, đánh một cú trên đầu nữ tỳ khiến bể đầu. Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali, với đầu bể máu chảy, liền đi kể lể với các nhà láng giềng:
“– Hãy xem việc làm của nữ chủ hiền thục! Hãy xem việc làm của nữ chủ nhu thuận! Hãy xem việc làm của nữ chủ ôn hòa! Sao nữ chủ nói với nữ tỳ độc nhất: “Hôm nay Ngươi dậy trễ”, rồi phẫn nộ, bất mãn, nàng cầm then gài cửa, đánh tôi một cú trên đầu khiến bể đầu”.
Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, tiếng đồn xấu sau đây được khởi lên về nữ chủ Vedehika: “Nữ chủ Vedehika là độc ác! Nữ chủ Vedehika là không nhu thuận! Nữ chủ Vedehika là không ôn hòa!” Cũng vậy chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa trong khi chưa bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm. Và chư Tỷ-kheo, chỉ khi nào Tỷ-kheo bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm, khi ấy vị ấy mới được xem là hiền lành, mới được xem là nhu thuận, mới được xem là ôn hòa. Chư Tỷ-kheo, Ta không gọi một Tỷ-kheo là dễ nói, khi vị ấy dễ nói về các vật dụng như y áo, món ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, khi vị ấy thành tựu được tánh dễ nói. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy khi không được các vật dụng như y áo, thức ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, không còn là dễ nói, không còn thành tựu tánh dễ nói. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói, vị ấy Ta mới gọi là dễ nói. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy suy nghĩ: “Chỉ vì tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp chúng ta sẽ trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói”. Chư Tỷ-kheo, các Người phải học tập như vậy.
Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Người có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời nhu nhuyến hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Người cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, như vậy các Người cần phải học tập.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm xẻng và thúng, nói như sau: “Tôi sẽ làm cho đất lớn này không thành đất nữa”, và người ấy đào chỗ này chỗ kia, rải đất chỗ này chỗ kia, nhổ nước miếng chỗ này chỗ kia, đi tiểu tiện chỗ này chỗ kia, với ý nghĩ: “Ngươi trở thành không phải đất, Ngươi trở thành không phải đất”. Chư Tỷ-kheo, nghĩ thế nào? Người ấy có thể làm cho đất lớn này trở thành không phải đất chăng?
– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Vì đất lớn này thâm sâu và vô lượng, không dễ gì khiến cho đất lớn này trở thành không phải đất, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.
– Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: “Đúng thời hay phi thời... hay với sân tâm”. Các Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: “Đúng thời... hay với sân tâm”. Các Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận; chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới, với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”. Các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm màu sơn, màu vàng, màu xanh sẫm hay màu đỏ tía; người ấy có thể nói như sau: “Ta sẽ viết các hình sắc trên hư không này. Ta sẽ làm cho các hình sắc hiển hiện”. Các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể viết các hình sắc trên hư không và làm cho các hình sắc hiển hiện được không?
– Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, hư không là vô sắc, không thể thấy được. Ở đây, không dễ gì viết các hình sắc và làm hình sắc hiển hiện, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.
– Cũng vậy, này Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: “Đúng thời hay phi thời... hay với sân tâm... (như trên)... Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm một bó cỏ khô đang cháy và nói như sau: “Ta với bó cỏ khô đang cháy này sẽ hâm nóng và đun sôi sông Hằng này. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy, với bỏ cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được không?
– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì sông Hằng thâm sâu và vô lượng, không dễ gì với bó cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được, trước khi người ấy mệt nhoài và bị thất bại.
– Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với các người khác: “Đúng thời hay phi thời... hay với sân tâm”. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: “Đúng thời... hay với sân tâm... (như trên)... Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.
– Chư Tỷ-kheo, ví như một cái bị bằng da mèo, đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyến, như bông, không còn tiếng xì tiếng xọp, và một người đến, cầm gậy hay cầm mẻ sành và nói như sau: “Ta sẽ lấy cái gậy hay với cái mẻ sành làm cho cái bị bằng da mèo này, đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, phát ra tiếng xì, tiếng xọp”. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể, với cái gậy hay với cái mẻ sành làm cho cái bị bằng da mèo này đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, phát ra tiếng xì, tiếng xọp được không?
– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, cái bị bằng da mèo này đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, không dễ gì làm cho cái bị ấy phát ra tiếng xì, tiếng xọp được, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.
– Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ông có thể dùng khi nói với các người khác: “Đúng thời hay phi thời, chơn thực, hay không chơn thực, nhu nhuyễn hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm”. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời nhu nhuyễn hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân” Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.
Chư Tỷ-kheo, như những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân; dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy do vậy không phải là người thực hành giáo pháp của Ta. Ở đây, chư Tỷ-kheo các Ông phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.
Và này chư Tỷ-kheo, nếu các Ông luôn luôn suy tư lời dạy ví dụ cái cưa này, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy loại ngôn ngữ nào, dầu tế nhị hay thô bạo mà các Ông không kham nhẫn được chăng?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, do vậy, hãy luôn luôn suy tư lời dạy ví như cái cưa này, và các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu ngày.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
KINH VÍ DỤ CÁI CƯA, THỨ HAI MƯƠI MỐT HẾT.
Thích Minh Châu
___________________________________________________________________________________-
>>> 20.Kinh An Trú Tầm
(KINH CỨU-LA-ĐÀN-ĐẦU)
- Này người gác cửa, vì sao các Bà-la-môn và Gia chủ ở Khànumata, từng đoàn, từng đoàn, lũ lượt đi ra khỏi Khànumata và đến tại Ambalatthikà?
- Tôn giả, có Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang du hành trong nước Magadha với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đến tại Khànumata, và tại đấy trú ở Ambalatthikà. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Đây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Nay những người ấy đi đến yết kiến Tôn giả Gotama.
Rồi Bà-la-môn Kùtadanta gọi người giữ cửa kia:
- Này người giữ cửa, hãy đi đến các Bà-la-môn và Gia chủ ở Khànumata, khi đến nơi, hãy nói với những Bà-la-môn và Gia chủ ở Khànumata như sau: "Bà-la-môn Kùtadanta có nói: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi, Bà-la-môn Kùtadanta sẽ thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama".
- Dạ vâng.
Người gác cửa ấy vâng theo lời bảo của Bà-la-môn Kùtadanta, đi đến các Bà-la-môn và Gia chủ ở Khànumata, khi đến xong liền nói với Bà-la-môn và Gia chủ ở Khànumata: "Bà-la-môn Kùtadanta có nói như vầy: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi Bà-la-môn Kùtadanta sẽ tự thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama".
- Có phải Tôn giả Kùtadanta sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama?
- Này các Hiền giả, đó là ý định của ta, ta sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama.
- Lại Tôn giả Kùtadanta thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vì Tôn giả Kùtadanta thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sinh; do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Kùtadanta đến yết kiến Sa-môn Gotama, trái lại thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến Tôn giả Kùtadanta.
Lại Tôn giả Kùtadanta là nhà giàu có, đại phú, sung túc...
Lại Tôn giả Kùtadanta là nhà phúng tụng, là nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân.
Lại Tôn giả Kùtadanta đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô, tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.
Lại Tôn giả Kùtadanta có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày.
Lại Tôn giả Kùtadanta thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác.
Lại Tôn giả Kùtadanta là bậc Tôn sư trong các hàng Tôn sư của nhiều người, dạy ba trăm thanh niên Bà-la-môn tụng đọc chú thuật, thanh niên Bà-la-môn từ nhiều phương, từ nhiều nước, thiết tha với chú thuật, đến với Tôn giả Kùtadanta để học thuộc lòng các chú thuật.
Tôn giả Kùtadanta niên cao lạp lớn, bậc lão thành, đến tuổi trưởng thượng, còn Sa-môn Gotama thì trẻ tuổi, xuất gia chưa được nhiều năm.
Tôn giả Kùtadanta được vua Seniya Bimbisàra (Tần-bà-sa-la) xứ Mangadha (Ma kiệt đà) kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.
Tôn giả Kùtadanta được Bà-la-môn Pokkhatasàdi kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.
Tôn giả Kùtadanta sống ở Khànumata, một địa phương dân chúng đông đúc, cỏ cây, ao nước phì nhiêu, lúa gạo sung túc, một vương lãnh địa, một tịnh thí địa, một ân tứ của vua Seniya Bimbisàra xứ Magadha. Vì Tôn giả Kùtadanta sống ở Khànumata, một địa phương dân chúng đông đúc, cỏ cây, ao nước phì nhiêu, lúa gạo sung túc, một vương lãnh địa, một tịnh thí địa, một ân tứ của vua Seniya Bimbisàra xứ Magadha, do điểm này thật không xứng đáng cho Tôn giả Kùtadanta đến yết kiến Sa-môn Gotama, trái lại thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến Tôn giả Kùtadanta.
- Các Hiền giả, hãy nghe ta giải thích vì sao thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama, trái lại thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến chúng ta. Này các Hiền giả, thật vậy Sa-môn Gotama thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Này các Hiền giả, vì Sa-môn Gotama thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vì điểm này, thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến chúng ta, trái lại thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, Sa-môn Gotama xuất gia từ bỏ rất nhiều vàng bạc cả loại đang chôn dưới đất lẫn loại trên mặt đất.
Này các Hiền giả, Sa-môn Gotama trong tuổi thanh niên tóc còn đen nhánh, trong tuổi trẻ đẹp của thời niên thiếu, đã xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama, dầu song thân không đồng ý, khóc than nước mắt thấm ướt cả mặt, vẫn cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đức hạnh, gìn giữ giới của bậc Thánh, có thiện đức, dạy đủ thiện đức.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là bậc Tôn sư các hàng Tôn sư của nhiều người.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã diệt trừ tham dục, đã dứt bỏ mọi xao động của tâm.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama chủ trương về nghiệp, chủ trương về hành động, đặt trọng tâm vào chí thiện khi thuyết pháp với chúng Bà-la-môn.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc cao quý, từ dòng họ Sát-đế-lỵ thanh tịnh.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc khá giả, đại phú, tài sản sung mãn.
Này các Hiền giả, thật vậy, dân chúng băng ngàn vượt biển (băng qua nhiều địa phương, băng qua nhiều quốc độ) đến hỏi đạo Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, có hàng ngàn thiên nhân đến quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền bá đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama nói lời chào đón, thân thiện, tao nhã, trang trọng, chân thực, thẳng thắn, lời nói có dẫn chứng (?)
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được bốn chúng kính trọng tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ trọng vọng.
Này các Hiền giả, rất nhiều thiên nhân tín ngưỡng Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy ở tại làng nào, thôn ấp nào, Sa-môn Gotama cư trú, tại làng ấy, tại thôn ấp ấy, các loài phi nhân không làm hại loài người.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là giáo hội chủ, giáo phái chủ, giáo phái sư, được tôn là tối thượng trong các giáo tổ.
Này các Hiền giả, danh tiếng của một số Sa-môn, Bà-la-môn dựa trên những bằng chứng không đâu, danh tiếng của Sa-môn Gotama dựa trên trí đức vô thượng của Ngài.
Này các Hiền giả, thật vậy, vua Seniya Bimbisàra nước Magadha, cùng với vương tử, cung phi, thị tùng, đại thần đều quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, vua Pasenadi nước Kosala cùng với vương tử, cung phi, thị tùng, cận thần đều quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, Bà-la-môn Pokkharasàdi cùng với vương tử, cung phi, thị tùng, cận thần đều quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Seniya Bimbisàra nước Magadha kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Pasenadi nước Kosala kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được Bà-la-môn Pokkharasàdi kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ trọng vọng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã đến Khànumata và đang ở tại Ambalatthikà. Những Sa-môn, những Bà-la-môn nào đến ruộng làng chúng ta đều là khách của chúng ta. Đối với khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.
Này các Hiền giả, nay Gotama đã đến Khànumata đang ở tại Ambalatthikà, như vậy Sa-môn Gotama là khách của chúng ta. Và đã là khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Gotama đến yết kiến chúng ta, thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama. Này các Hiền giả, đó là những ưu điểm, mà ta được biết về Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama không phải có chừng ấy ưu điểm mà thôi. Tôn giả Gotama có đến vô lượng ưu điểm.
- Tôn giả Kùtadanta đã tán thán Sa-môn Gotama như vậy, dầu cho ai ở xa Tôn giả Gotama đến một trăm do tuần cũng đủ cho người con của gia tộc đi đến yết kiến Sa-môn Gotama, dầu phải đem theo lương thực. Vì vậy tất cả chúng tôi sẽ đi đến yết kiến Sa-môn Gotama.
Lúc bấy giờ Bà-la-môn Kùtadanta cùng với đại chúng Bà-la-môn đi đến Ambalatthikà, đến tại chỗ đức Thế Tôn ở, khi đi đến, liền nói lời thân ái, chào đón, chúc tụng rồi ngồi xuống một bên. Các Bà-la-môn và Gia chủ ở Khànumata, có người đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên, có người nói lời thân ái chào đón, chúc tụng với Sa-môn Gotama, rồi ngồi xuống một bên, có người chấp tay vái chào Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên, có người nói tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên, có người yên lặng ngồi xuống một bên.
- Tôn giả Gotama, tôi được nghe như sau: "Sa-môn am hiểu ba cách thức tế tự và mười sáu tế vật". Tôi không biết đến ba tế tự và mười sáu tế vật và tôi muốn cử hành đại tế tự. Tốt đẹp thay nếu Tôn giả Gotama giảng cho tôi ba cách thức tế tự và mười sáu tế vật.
- Này Bà-la-môn, vậy người hãy nghe và suy nghĩ kỹ, ta sẽ nói:
- Dạ vâng.
Bà-la-môn Kùtadanta trả lời đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn thuyết như sau:
- Này Bà-la-môn, vua Mahàvijita vâng theo lời khuyên của vị Bà-la-môn chủ tế; những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về nông nghiệp và mục súc, Tôn vương Mahàvijita cấp cho những vị ấy hột giống và thực vật; những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về thương nghiệp, Tôn vương Mahàvijita cấp cho những vị ấy vốn đầu tư; những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về quan chức, Tôn vương Mahàvijita cấp cho những vị ấy vật thực và lương bổng. Và những người này chuyên tâm về nghề của mình không còn nhiễu hại quốc độ nhà vua; ngân quỹ nhà vua được dồi dào, quốc độ được an cư lạc nghiệp không có tai ương ách nạn và dân chúng hoan hỷ vui vẻ, cho con nhảy trên ngực, sống chẳng khác gì với nhà cửa mở rộng.
Này Bà-la-môn, vua Mahàvijita nghe theo vị Bà-la-môn chủ tế cho mời tất cả những vị Sát-đế-lỵ trong quốc độ nhà vua cùng với các chư hầu cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành và nói: "Này các khanh, ta muốn tổ chức đại tế đàn. Các khanh hãy tán thành để ta được hưởng hạnh phúc an lạc lâu ngày". - "Tôn vương hãy tổ chức tế đàn. Đại vương, tế đàn này là hợp thời".
Đối với tất cả những đại thần trong quốc độ nhà vua cùng với quyến thuộc cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành... tất cả những vị Bà-la-môn và đại Gia chủ cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành... tất cả những Gia chủ phú hào cả tại tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, vua Mahàvijita mời những vị ấy và nói: "Này các khanh ta muốn tổ chức đại tế đàn. Các khanh hãy tán thành để ta được hưởng hạnh phúc an lạc lâu ngày". - "Đại vương hãy tổ chức tế đàn, Đại vương, tế đàn này là hợp thời".
Như vậy bốn đại chúng đã thừa nhận tế đàn trở thành những yếu kiện cho lễ tế đàn này.
Này Bà-la-môn, vị Bà-la-môn chủ tế trước khi lễ đàn có giảng ba pháp cho vua Mahàvijita.
Này Bà-la-môn, vị Bà-la-môn chủ tế trước lễ tế đàn đã ngăn chận sự hối tiếc theo mười cách có thể khởi lên đối với những người tham dự (lễ tế đàn).
Này Bà-la-môn, vị Bà-la-môn chủ tế, khi vua đang làm lễ tế đàn đã khuyến giáo, tưởng lệ, kích thích và làm tâm (của vua) được hoan hỷ bằng mười sáu phương pháp.
Các vị bị vua từ khước như vậy đứng qua một bên và bàn luận như sau: "Tài sản này của chúng ta, nếu chúng ta đem về nhà lại, thật không phải. Vua Mahàvijita tổ chức đại tế đàn. Chúng ta hãy tổ chức một hậu tế đàn".
Như vậy là bốn sự chấp thuận, vua Mahàvijita thành tựu tám pháp, Bà-la-môn chủ tế thành tựu bốn pháp và cả ba tế pháp. Này Bà-la-môn như vậy gọi là ba tế pháp và mười sáu tế vật.
Này Bà-la-môn, ta công nhận tự mình đứng ra tổ chức lễ tế đàn hay khiến người tổ chức lễ tế đàn, và sau khi thân hoại mạng chung được sanh ở thiện thú, cõi trời ở đời này. Lúc bấy giờ ta là vị Bà-la-môn chủ tế đã đứng ra chủ lễ tế đàn này.
- Này Bà-la-môn, có một tế đàn khác ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật này.
- Tôn giả Gotama, tế đàn khác ấy là gì mà ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật này?
- Này Bà-la-môn, chính là những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, cúng dường cho những vị xuất gia có giới đức. Tế đàn ấy, này Bà-la-môn ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật này.
- Này Bà-la-môn, các vị A-la-hán hay những vị đã bước vào con đường A-la-hán không đi đến tế đàn như vậy. Vì cớ sao?
Này Bà-la-môn, vì tại đấy có thấy những sự đánh đập bằng roi gậy, có những sự túm cổ lôi kéo. Do vậy các vị A-la-hán hay những vị đã bước vào con đường A-la-hán không đi đến tế đàn như vậy. Những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, cúng dường cho những vị xuất gia có giới đức, này Bà-la-môn, các vị A-la-hán hay những vị đã bước vào con đường A-la-hán đi đến những tế đàn như vậy. Vì cớ sao? Này Bà-la-môn vì tại đấy không thấy những sự đánh đập bằng roi gậy, không có những sự tóm cổ lôi kéo. Do vậy các vị A-la-hán hay những vị đã bước vào con đường A-la-hán đi đến tế đàn như vậy. Này Bà-la-môn, do nhân ấy, do duyên ấy, những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi cúng dường cho những vị xuất gia có giới đức, tế đàn ấy ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật này.
- Này Bà-la-môn có một tế đàn khác, ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật và những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi này.
- Này Tôn giả Gotama, tế đàn khác ấy là gì, mà ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật và những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi này?
- Này Bà-la-môn, chính là sự xây dựng Tinh xá cho bốn phương Tăng. Tế đàn ấy ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, và những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi này.
- Này Bà-la-môn, có một tế đàn khác, ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi và sự cúng dường Tinh xá này.
- Tôn giả Gotama, tế đàn khác ấy là gì, mà ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, những bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi và sự cúng dường Tinh xá này?
- Này Bà-la-môn, một ai với tâm thành quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, này Bà-la-môn, tế đàn ấy ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, đàn thí thuận lợi và sự cúng dường Tinh xá này.
- Này Bà-la-môn, có một tế đàn khác, ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường Tinh xá và những sự quy y này.
- Tôn giả Gotama, tế đàn khác ấy là gì, mà ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều quả báo hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật ấy, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường Tinh xá và những sự quy y ấy?
- Này Bà-la-môn, một ai với tâm thành thọ trì những giới luật không sát sanh, không thâu đạo, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu.
Này Bà-la-môn tế đàn ấy ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường Tinh xá và những sự quy y này.
- Này Bà-la-môn, có một tế đàn khác ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vật, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường Tinh xá, những sự quy y, những giới luật này.
- Tôn giả Gotama, tế đàn ấy là gì mà ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn tế đàn với ba tế pháp, mười sáu tế vạt, sự bố thí thường xuyên, những tế đàn thuận lợi, sự cúng dường Tinh xá, những sự quy y và những giới luật này?
- Này Bà-la-môn, ở đây đức Như Lai sanh ra đời, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác... (như kinh Sàmanaphala, Sa-môn Quả). Như vậy, này Bà-la-môn vị Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh.
... chứng và an trú sơ thiền. Này Bà-la-môn tế đàn này ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn những tế đàn trước.
... nhị thiền... tam thiền... chứng và an trú tứ thiền. Này Bà-la-môn, tế đàn này ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại hơn, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn những tế đàn trước... không còn một đời sống khác. Vị ấy biết như vậy. Này Bà-la-môn, tế đàn này ít phiền tạp hơn, ít nhiễu hại, nhiều kết quả hơn, nhiều lợi ích hơn những tế đàn trước. Này Bà-la-môn, không có một lễ tế đàn nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn lễ tế đàn này.
- Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng phương tiện trình bày giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng Tôn giả Gotama, con xin trả tự do và sự sống cho bảy trăm con bò đực, bảy trăm con bò cái, bảy trăm con dê và bảy trăm con cừu. Mong chúng được ăn cỏ xanh và uống nước mát, mong chúng được hưởng gió mát.
Đức Thế Tôn im lặng nhận lời. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Kùtadanta được biết đức Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, thân phía hữu hướng về đức Phật và từ biệt... Rồi Bà-la-môn Kùtadanta khi đêm vừa tàn, liền làm cho sẵn sàng tại nhà các món thượng vị loại cứng và loại mềm, rồi báo thì giờ cho đức Thế Tôn: "Giờ đã đến, Tôn giả Gotama, cơm đã sẵn sàng".
Khi ấy đức Thế Tôn buổi sáng đắp y, đem theo y bát và cùng với chúng Tỷ-kheo đi đến cư xá của Bà-la-môn Kùtadanta, khi đi đến liền ngồi trên chỗ đã được soạn sẵn. Bà-la-môn Kùtadanta tự tay làm cho chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu, thỏa mãn với những món thượng vị, loại cứng và loại mềm. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Kùtadanta, sau khi được biết đức Thế Tôn dùng cơm đã xong, đã rửa tay và bát, liền lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi Bà-la-môn Kùtadanta ngồi xuống một bên, đức Thế Tôn với một thời thuyết pháp giảng dạy, khích lệ, kích thích và làm cho Bà-la-môn Kùtadanta hoan hỷ rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và từ biệt.
------------------------------------------------------------------------------------
(Vitakkasanthanasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Chư Tỷ-kheo”. - “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm? Ở đây, Tỷ-kheo y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người thợ mộc thiện xảo hay đệ tử một người thợ mộc, dùng một cái nêm nhỏ đánh bật ra, đánh tung ra, đánh văng ra một cái nêm khác; chư Tỷ-kheo, cũng vậy, khi một Tỷ-kheo y cứ một tướng nào, tác ý một tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy khi tác ý một tướng khác với tướng kia, liên hệ đến thiện, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy: “Đây là những tầm bất thiện, đây là những tầm có tội, đây là những tầm có khổ báo”. Nhờ quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người đàn bà hay người đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang sức nếu một xác rắn, hay xác chó, hay xác người được quàng vào cổ, người ấy phải lo âu, xấu hổ, ghê tởm. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy nhờ quán sát... nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải không ức niệm, không tác ý những tầm ấy. Nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người có mắt, không muốn thấy các sắc pháp nằm trong tầm mắt của mình, người ấy nhắm mắt lại hay ngó qua một bên. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi không ức niệm, không tác ý... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy. Nhờ tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người đang đi mau, suy nghĩ: “Tại sao ta lại đi mau? Ta hãy đi chậm lại”. Trong khi đi chậm, người ấy suy nghĩ: “Tại sao ta lại đi chậm? Ta hãy dừng lại”. Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ: “Tại sao Ta lại dừng lại? Ta hãy ngồi xuống”. Trong khi ngồi, người ấy suy nghĩ: “Tại sao ta lại ngồi? Ta hãy nằm xuống”. Chư Tỷ-kheo, như vậy người ấy bỏ dần các cử chỉ thô cứng nhất và làm theo các cử chỉ tế nhị nhất. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy tác ý đến... (như trên)... được an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ... đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục... liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong... được an trú, an tịnh nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu, hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục, và đánh bại. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ trừ diệt chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, trong khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi. Tỷ-kheo ấy tác ý một tướng khác, liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được diệt trừ, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ quán sát sự nguy hiểm các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy tác ý hành tướng các tầm và an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã an trú trong đọa tầm pháp môn. Vị ấy có thể tác ý đến tầm nào vị ấy muốn, có thể không tác ý đến tầm nào vị ấy không muốn; vị ấy đã đoạn trừ khát ái, đã giải thoát các kiết sử, khéo chinh phục kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
KINH AN TRÚ TẦM, THỨ HAI MƯƠI HẾT.
Thích Minh Châu
______________________________________________________________________________
>>> 19.Kinh Song Tầm
(KINH CHỦNG ĐỨC)
(Sonadanda Sutta)
Rồi các Bà-la-môn và Gia chủ ở Campà, từng đoàn từng đoàn, lũ lượt đi ra khỏi Campà và đến tại hồ nước Gaggara.
- Này người gác cửa, vì sao các Bà-la-môn và Gia chủ ở Campà từng đoàn từng đoàn lũ lượt đi ra khỏi Campà và đến tại hồ Gaggara như vậy?
- Thưa Tôn giả, có Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang du hành trong nước Anga với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đến tại thành Campà, và tại Campà Sa-môn Gotama ở trên bờ hồ Gaggara. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Nay những người ấy đi đến để yết kiến Tôn giả Gotama.
- Này người giữ cửa, hãy đi đến các Bà-la-môn và Gia chủ ở Campà, khi đến nơi, hãy nói với những Bà-la-môn và Gia chủ: "Bà-la-môn Sonadanda có nói: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi! Bà-la-môn Sonadanda sẽ tự thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama".
- Dạ vâng!
Người giữ cửa ấy vâng theo lời của Bà-la-môn Sonadanda, đi đến các Bà-la-môn và Gia chủ ở Campà. Khi đến xong, liền nói với các Bà-la-môn và Gia chủ ở Campà:
- Bà-la-môn Sonadanda có nói: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi! Bà-la-môn Sonadanda sẽ tự thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama".
- Có phải Tôn giả Sonadanda sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama?
- Này các Hiền giả, đó là ý định của ta. Ta sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama.
- Tôn giả Canke, chớ có đến yết kiến Sa-môn Gotama. Thật không xứng đáng cho Tôn giả Sonadanda đến yết kiến Sa-môn Gotama. Nếu Tôn giả Sonadanda đến yết kiến Sa-môn Gotama, thì danh tiếng của Tôn giả Sonadanda bị hao tổn, danh tiếng của Sa-môn Gotama được tăng trưởng. Vì danh tiếng của Tôn giả Sonadanda bị hao tổn và danh tiếng của Sa-môn Gotama được tăng trưởng, do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Sonadanda đến yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama yết kiến Tôn giả Sonadanda.
Lại Tôn giả Sonadanda thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vì Tôn giả Sonadanda thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một chỉ trích nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Sonadanda đến yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến Bà-la-môn Sonadanda. Lại Tôn giả Sonadanda là nhà giàu có, đại phú, sung túc... Lại Tôn giả Sonadanda là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Tôn giả Sonadanda đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng người, với màu da thù thắng khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng. Tôn giả Sonadanda thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác. Tôn giả Sonadanda là bậc Tôn sư của hàng Tôn sư nhiều người, dạy ba trăm thanh niên Bà-la-môn tụng đọc chú thuật, thanh niên Bà-la-môn từ nhiều phương, từ nhiều nước, tha thiết với chú thuật đến với Tôn giả Sonadanda để học thuộc lòng các chú thuật. Tôn giả Sonadanda niên cao, lạp lớn, bậc lão thành, đến tuổi trưởng thượng; còn Sa-môn Gotama thì tuổi trẻ, xuất gia chưa được nhiều năm. Tôn giả Sonadanda được vua Seniya Bimbisara (Tần-bà-sa-la) xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Tôn giả Sonadanda được Bà-la-môn Pokkharasàdi kính trọng tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Tôn giả Sonadanda sống ở Campà, một địa phương dân chúng đông đúc, cỏ cây, ao nước phì nhiêu, lúa gạo sung túc, một vương lãnh địa, một tịnh thí địa, một ân tứ của vua Seniya Bimbisàra xứ Magadha. Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Sonadanda đến yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama yết kiến Tôn giả Sonadanda.
- Các Hiền giả, hãy nghe ta giải thích vì sao thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama, trái lại thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến thăm chúng ta. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; vì điểm này thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến chúng ta, trái lại thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ bỏ đại gia đình quyến thuộc.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ bỏ rất nhiều vàng bạc, bỏ cả loại đang chôn dưới đất lẫn loại trên mặt đất.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama trong tuổi thanh niên, tóc còn đen nhánh, trong tuổi trẻ đẹp của thời niên thiếu, đã xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama dầu song thân không đồng ý, khóc than, nước mắt thấm ướt cả mặt, vẫn cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đức hạnh, gìn giữ giới hạnh của bậc Thánh, có thiện đức, đầy đủ thiện đức.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ, phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là bậc Tôn sư trong các hàng Tôn sư của nhiều người.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã diệt trừ tham dục, đã diệt trừ được mọi xao động của tâm.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama chủ trương về nghiệp, chủ trương về hành động, đặt trọng tâm vào chí thiện khi thuyết pháp với chúng Bà-la-môn.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc cao quý, từ dòng họ Sát-đế-lỵ thanh tịnh.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc khá giả, đại phú, tài sản sung mãn.
Này các Hiền giả, thật vậy, dân chúng băng ngàn vượt biển (băng qua nhiều địa phương, băng qua nhiều quốc độ) đến hỏi đạo Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, có hàng ngàn Thiên, Nhân đến quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama nói lời chào đón, thân thiện, tao nhã, trang trọng, chân trực thẳng thắn, lời nói có dẫn chứng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được bốn chúng kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính nể, trọng vọng.
Này các Hiền giả, thật vậy, rất nhiều Thiên, Nhân tín ngưỡng Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, ở tại làng nào, thôn ấp nào, Sa-môn Gotama cư trú, tại làng ấy, tại thôn ấp ấy, các loài phi nhân không làm hại loài người.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là giáo hội chủ, giáo phái chủ, giáo phái sư, được tôn là tối thượng trong các giáo tổ.
Này các Hiền giả, danh tiếng của một số Sa-môn, Bà-la-môn dựa trên những bằng chứng không đâu, danh tiếng của Sa-môn Gotama không phải vậy. Danh tiếng của Sa-môn Gotama dựa trên trí đức vô thượng của Ngài.
Này các Hiền giả, thật vậy, vua Seniya Bimbisàra nước Magadha, cùng với vương tử, cung phi, thị tùng đều quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, vua Pasenadi nước Kosala, cùng với vương tử, cung phi, thị tùng đều quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, Bà-la-môn Pokkharasàdi cùng với các con, vợ, thị giả, đều quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Seniya Bimbisàra nước Magadha kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.
Này Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama, được Bà-la-môn Pokkharasàdi kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Pasenadi nước Kosala kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ trọng vọng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã đến Campà, nay đang ở tại Campà, trên bờ ao Gaggara. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đến ruộng làng chúng ta đều là khách của chúng ta. Đối với khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đã đến Campà, hiện ở tại Campà trên bờ hồ Gaggara, như vậy Sa-môn Gotama là khách của chúng ta. Và đã là khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Gotama đến yết kiến chúng ta, thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Tôn giả Gotama. Này các Hiền giả, đó là những ưu điểm mà ta được biết về Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama không phải có chừng ấy ưu điểm mà thôi. Tôn giả Gotama có đến vô lượng ưu điểm.
- Tôn giả Sonadanda đã tán thán Sa-môn Gotama như vậy dầu cho một ai ở xa Tôn giả Gotama đến một trăm do tuần cũng đủ cho con người của gia tộc đi đến yết kiến Sa-môn Gotama, dầu phải đem theo lương thực. Do vậy, tất cả chúng tôi sẽ đi đến yết kiến Sa-môn Gotama.
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sonadanda cùng với đại chúng Bà-la-môn đi đến bờ hồ Gaggara.
Rồi đức Thế Tôn hỏi Bà-la-môn Sonadanda:
- Này Bà-la-môn, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ bao nhiêu đức tính mới được gọi là Bà-la-môn, và để có thể khi nói "tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối?
- Có năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy chơn chánh, không phải là lời nói dối. Thế nào là năm? Ở đây, này Tôn giả, người Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Vị ấy đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng. Vị ấy có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày. Và vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng (để đổ bơ làm lễ tế thần). Này Tôn giả Gotama, đó là năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong năm đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ dung sắc. Thật vậy, dung sắc làm được gì? Khi một Tôn giả Bà-la-môn thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy lại là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Vị ấy có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày. Và vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. Này Tôn giả Gotama, những đức tánh này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong bốn đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ chú thuật. Thật vậy, chú thuật làm được gì? Khi một Tôn giả Bà-la-môn thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy lại là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân, vị ấy lại có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày, vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. - Này Tôn giả Gotama, những đức tính này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong ba đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ thọ sanh. Thật vậy, thọ sanh làm được gì? Khi một Tôn giả Bà-la-môn có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày, vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. Những đức tánh này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn” lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Này Tôn giả Sonadanda, chớ có nói như vậy! Này Tôn giả Sonadanda, chớ có nói như vậy! Tôn giả Sonadanda khinh bác dung sắc, khinh bác chú thuật, khinh bác thọ sanh. Thật sự Tôn giả Sonadanda đã ngả theo quan niệm của Sa-môn Gotama.
- Nếu các người Bà-la-môn nghĩ: "Bà-la-môn Sonadanda không phải là bậc đa văn, Bà-la-môn Sonadanda không phải là nhà hùng biện giỏi, Bà-la-môn Sonadanda không phải là nhà bác học và Bà-la-môn Sonadanda không có thể biện luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này", thời Bà-la-môn Sonadanda hãy đứng yên và để các ngươi biện luận với Ta. Nếu các người Bà-la-môn nghĩ: "Bà-la-môn Sonadanda là bậc đa văn, Bà-la-môn Sonadanda là nhà hùng biện giỏi, Bà-la-môn Sonadanda là nhà bác học, và Bà-la-môn Sonadanda có thể biện luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này", thời các ngươi đứng yên và để Bà-la-môn Sonadanda biện luận với Ta.
- Tôn giả Gotama hãy đứng yên. Tôn giả Gotama hãy giữ im lặng. Tôi sẽ trả lời cho các vị Bà-la-môn ấy đúng với Chánh pháp.
Rồi Bà-la-môn Sonadanda nói với những vị Bà-la-môn ấy:
- Này các Hiền giả, chớ có nói như vậy: "Tôn giả Sonadanda khinh bác dung sắc, khinh bác chú thuật, khinh bác thọ sanh. Thật sự Tôn giả Sonadanda đã ngả theo quan niệm của Sa-môn Gotama". Này các Hiền giả, tôi không có phỉ báng dung sắc hoặc chú thuật hoặc thọ sanh.
- Này các Hiền giả, các Hiền giả có thấy người cháu tôi, thanh niên Angaka không?
- Thưa Tôn giả, có thấy.
- Các Hiền giả, thanh niên Angaka là đẹp trai khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng, không một ai trong chúng này có thể bằng được về dung sắc, trừ Sa-môn Gotama. Này các Hiền giả, thanh niên Angaka là nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà, với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Chính ta dạy cho nó chú thuật. Này các Hiền giả, thanh niên Angaka thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một chỉ trích nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Ta biết cha và mẹ nó. Này các Hiền giả nếu thanh niên Angaka giết hại các loại hữu tình, lấy của không cho, đi tư thông với vợ người, nói láo, uống rượu, như vậy này các Hiền giả, nay dung sắc làm được cái gì, thọ sanh làm được cái gì? Này các Hiền giả, khi một Bà-la-môn nào có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày, lại là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. Này các Hiền giả, những Bà-la-môn nào đầy đủ hai đứng tánh ấy mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, không thể được. Tôn giả Gotama, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh; người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời. Tôn giả Gotama, cũng như lấy bàn tay rửa bàn tay, lấy bàn chân để rửa bàn chân; cũng vậy, Tôn giả Gotama, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời.
- Tôn giả Gotama, chúng tôi chỉ biết có vậy là tột bực về vấn đề này. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama giải thích ý nghĩa của câu nói ấy!
- Tôn giả, xin vâng. Bà-la-môn Sonadanda trả lời đức Thế Tôn.
Đức Thế Tôn thuyết như sau:
- Này Bà-la-môn, ở đây đức Thế Tôn ra đời, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác... (giống như Kinh Sa Môn Quả, chương 40)... Này Bà-la-môn, như vậy vị Tỷ-kheo đầy đủ giới hạnh. Này Bà-la-môn, đó là giới hạnh.
... vị ấy chứng và trú sơ thiền... chứng và trú đệ nhị thiền... đệ tam thiền... chứng và trú đệ tứ thiền... tâm hướng đến tri kiến... Này Bà-la-môn như vậy là trí huệ [như kinh Sàmannaphala (Sa-môn Quả), từ chương 40 đến 63, và từ chương 75 đến chương 98].
- Thật là vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật là vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Và mong Tôn giả Gotama, ngày mai cùng chúng Tỷ-kheo nhận lời mời đến dùng cơm do con mời.
Đức Thế Tôn im lặng nhận lời. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sonadanda được biết Đức Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, thân phía hữu hướng về đức Phật và từ biệt. Rồi Bà-la-môn Sonadanda khi đêm đã mãn liền làm cho sẵn sàng tại nhà các món thượng vị, loại cứng và loại mềm, rồi báo thì giờ cho đức Thế Tôn: "Giờ đã đến, Tôn giả Gotama, cơm đã sẵn sàng".
______________________________________________________________
(Dvedhavitakkasutta)
Tôi nghe như vầy:
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Chư Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: “Ta sống suy tư và chia hai suy tầm”. Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai. Chư Tỷ-kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: “Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm này đưa đến tự hại”, dục tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi ta suy tư: “Dục tầm đưa đến hại người”, dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa đến hại cả hai”, dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”, dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm. Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sân tầm khởi lên... (như trên)... hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri: “Hại tầm này khởi lên nơi Ta, và hại tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”. ChưTỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Hại tầm này đưa đến tự hại”... “Hại tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”, hại tầm biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận hại tầm. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng đối vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về dục tầm, vị ấy từ bỏ ly dục tầm. Khi tâm đã nặng về dục tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư quán sát nhiều về sân tầm... (như trên)... về hại tầm, vị ấy từ bỏ vô hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về hại tầm thời tâm vị ấy có khuynh hướng về hại tầm. Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa mưa, về mùa thu, khi lúa đã trổ hạt, một người mục đồng chăn giữ bò, cầm roi đánh các con bò bên này, đánh bên kia, chế ngự chúng, ngăn chận chúng. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì người mục đồng thấy do nhân duyên này, đưa đến sự chết, sự tù tội, sự đánh đập hay sự trách móc. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Ta đã thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm của các pháp bất thiện, và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của các thiện pháp.
Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi ly dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri như vầy: “Ly dục tầm này khởi lên nơi Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn”. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm) không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban ngày Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm, ban ngày, Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Và Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân ta có thể mệt mỏi; khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao động; khi tâm bị dao động thì tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động. Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi vô sân tầm khởi lên... (như trên)... vô hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri như vậy: “Vô hại tầm này khởi lên nơi Ta và vô hại tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn”. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm... không phải từ nhân duyên ấy, mà Ta thấy sợ hãi. Và nếu Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân Ta có thể mệt mỏi; khi thân Ta mệt mỏi thì tâm bị dao động, khi tâm bị dao động, tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động. Chư Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vấn đề gì thời tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vô sân tầm... (như trên)... nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về bất hại tầm, vị ấy từ bỏ hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về bất hại tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về bất hại tầm. Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng hè, khi tất cả lúa gạo đã cất vào kho thóc, một người mục đồng chăn giữ các con bò. Khi người mục đồng ở dưới gốc cây hay ở ngoài trời, người ấy có thể nghĩ đến có việc cần phải làm, và người ấy nghĩ: “Đây là những con bò”. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy ở đây, có việc cần phải làm, và Ta nghĩ: “Đây là những pháp”.
Chư Tỷ-kheo, Ta phát tâm dõng mãnh, tinh tấn, không có tiêu cực, niệm không tán loạn được an trú, tâm được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm, chư Tỷ-kheo, Ta ly dục, ly ác, bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh như vậy... (giống như trang... đến trang... ). Chư Tỷ-kheo, đó là minh thứ ba Ta đã chứng được cuối đêm canh thứ ba; vô minh được đoạn trừ, minh sanh khởi, bóng tối được đoạn trừ, ánh sáng sanh khởi, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Chư Tỷ-kheo, giống như trong khu rừng rậm rạp có một hồ nước lớn thâm sâu, và một đoàn nai lớn sống gần một bên. Có một người đến, không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn, khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, đưa đến hoan hỷ, người ấy sẽ chận đóng con đường này lại, sẽ mở con đường nguy hiểm, sẽ đặt con mồi đực, sẽ đặt con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy, sau một thời gian đoàn nai lớn ấy gặp ách nạn và hao mòn dần. Chư Tỷ-kheo, có một người đến, muốn đoàn nai ấy được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn, khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, người ấy sẽ mở con đường này, sẽ đóng con đường nguy hiểm lại, sẽ đem con mồi đực đi, sẽ hủy bỏ con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy đoàn nai lớn ấy sau một thời gian sẽ được tăng trưởng, hưng thịnh, thành mãn.
Chư Tỷ-kheo, Ta nói ví dụ ấy để giải thích ý nghĩa như sau: Chư Tỷ-kheo, hồ nước lớn, thâm sâu chỉ cho các dục. Chư Tỷ-kheo, đoàn nai lớn chỉ cho các loài hữu tình. Chư Tỷ-kheo, con người không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn, khỏi các ách nạn chỉ cho ác ma. Chư Tỷ-kheo, con đường nguy hiểm chỉ cho con đường tà đạo có tám ngành, tức là tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Chư Tỷ-kheo, con mồi đực chỉ cho hỷ và tham. Chư Tỷ-kheo, con mồi cái chỉ cho vô minh. Chư Tỷ-kheo, còn người muốn chúng được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn chỉ cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ chỉ cho con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta mở con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ, Ta đóng con đường nguy hiểm, Ta mang đi con mồi đực, Ta hủy bỏ con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, những gì vị Đạo sư cần phải làm cho các đệ tử vì lòng thương tưởng họ, những điều ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng các Người. Chư Tỷ-kheo, đây là các gốc cây, đây là các chỗ trống. Hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Đó là lời giáo huấn của Ta.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.
KINH SONG TẦM, THỨ MƯỜI CHÍN HẾT.
Thích Minh Châu
___________________________________________________________________
>>> 18.Kinh Mật Hoàn
(KINH CHỦNG ĐỨC)
(Sonadanda Sutta)
Rồi các Bà-la-môn và Gia chủ ở Campà, từng đoàn từng đoàn, lũ lượt đi ra khỏi Campà và đến tại hồ nước Gaggara.
- Này người gác cửa, vì sao các Bà-la-môn và Gia chủ ở Campà từng đoàn từng đoàn lũ lượt đi ra khỏi Campà và đến tại hồ Gaggara như vậy?
- Thưa Tôn giả, có Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang du hành trong nước Anga với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đến tại thành Campà, và tại Campà Sa-môn Gotama ở trên bờ hồ Gaggara. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Nay những người ấy đi đến để yết kiến Tôn giả Gotama.
- Này người giữ cửa, hãy đi đến các Bà-la-môn và Gia chủ ở Campà, khi đến nơi, hãy nói với những Bà-la-môn và Gia chủ: "Bà-la-môn Sonadanda có nói: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi! Bà-la-môn Sonadanda sẽ tự thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama".
- Dạ vâng!
Người giữ cửa ấy vâng theo lời của Bà-la-môn Sonadanda, đi đến các Bà-la-môn và Gia chủ ở Campà. Khi đến xong, liền nói với các Bà-la-môn và Gia chủ ở Campà:
- Bà-la-môn Sonadanda có nói: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi! Bà-la-môn Sonadanda sẽ tự thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama".
- Có phải Tôn giả Sonadanda sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama?
- Này các Hiền giả, đó là ý định của ta. Ta sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama.
- Tôn giả Canke, chớ có đến yết kiến Sa-môn Gotama. Thật không xứng đáng cho Tôn giả Sonadanda đến yết kiến Sa-môn Gotama. Nếu Tôn giả Sonadanda đến yết kiến Sa-môn Gotama, thì danh tiếng của Tôn giả Sonadanda bị hao tổn, danh tiếng của Sa-môn Gotama được tăng trưởng. Vì danh tiếng của Tôn giả Sonadanda bị hao tổn và danh tiếng của Sa-môn Gotama được tăng trưởng, do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Sonadanda đến yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama yết kiến Tôn giả Sonadanda.
Lại Tôn giả Sonadanda thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vì Tôn giả Sonadanda thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một chỉ trích nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Sonadanda đến yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến Bà-la-môn Sonadanda. Lại Tôn giả Sonadanda là nhà giàu có, đại phú, sung túc... Lại Tôn giả Sonadanda là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Tôn giả Sonadanda đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng người, với màu da thù thắng khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng. Tôn giả Sonadanda thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác. Tôn giả Sonadanda là bậc Tôn sư của hàng Tôn sư nhiều người, dạy ba trăm thanh niên Bà-la-môn tụng đọc chú thuật, thanh niên Bà-la-môn từ nhiều phương, từ nhiều nước, tha thiết với chú thuật đến với Tôn giả Sonadanda để học thuộc lòng các chú thuật. Tôn giả Sonadanda niên cao, lạp lớn, bậc lão thành, đến tuổi trưởng thượng; còn Sa-môn Gotama thì tuổi trẻ, xuất gia chưa được nhiều năm. Tôn giả Sonadanda được vua Seniya Bimbisara (Tần-bà-sa-la) xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Tôn giả Sonadanda được Bà-la-môn Pokkharasàdi kính trọng tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Tôn giả Sonadanda sống ở Campà, một địa phương dân chúng đông đúc, cỏ cây, ao nước phì nhiêu, lúa gạo sung túc, một vương lãnh địa, một tịnh thí địa, một ân tứ của vua Seniya Bimbisàra xứ Magadha. Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Sonadanda đến yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama yết kiến Tôn giả Sonadanda.
- Các Hiền giả, hãy nghe ta giải thích vì sao thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama, trái lại thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến thăm chúng ta. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; vì điểm này thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến chúng ta, trái lại thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ bỏ đại gia đình quyến thuộc.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ bỏ rất nhiều vàng bạc, bỏ cả loại đang chôn dưới đất lẫn loại trên mặt đất.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama trong tuổi thanh niên, tóc còn đen nhánh, trong tuổi trẻ đẹp của thời niên thiếu, đã xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama dầu song thân không đồng ý, khóc than, nước mắt thấm ướt cả mặt, vẫn cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đức hạnh, gìn giữ giới hạnh của bậc Thánh, có thiện đức, đầy đủ thiện đức.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ, phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là bậc Tôn sư trong các hàng Tôn sư của nhiều người.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã diệt trừ tham dục, đã diệt trừ được mọi xao động của tâm.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama chủ trương về nghiệp, chủ trương về hành động, đặt trọng tâm vào chí thiện khi thuyết pháp với chúng Bà-la-môn.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc cao quý, từ dòng họ Sát-đế-lỵ thanh tịnh.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc khá giả, đại phú, tài sản sung mãn.
Này các Hiền giả, thật vậy, dân chúng băng ngàn vượt biển (băng qua nhiều địa phương, băng qua nhiều quốc độ) đến hỏi đạo Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, có hàng ngàn Thiên, Nhân đến quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama nói lời chào đón, thân thiện, tao nhã, trang trọng, chân trực thẳng thắn, lời nói có dẫn chứng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được bốn chúng kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính nể, trọng vọng.
Này các Hiền giả, thật vậy, rất nhiều Thiên, Nhân tín ngưỡng Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, ở tại làng nào, thôn ấp nào, Sa-môn Gotama cư trú, tại làng ấy, tại thôn ấp ấy, các loài phi nhân không làm hại loài người.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là giáo hội chủ, giáo phái chủ, giáo phái sư, được tôn là tối thượng trong các giáo tổ.
Này các Hiền giả, danh tiếng của một số Sa-môn, Bà-la-môn dựa trên những bằng chứng không đâu, danh tiếng của Sa-môn Gotama không phải vậy. Danh tiếng của Sa-môn Gotama dựa trên trí đức vô thượng của Ngài.
Này các Hiền giả, thật vậy, vua Seniya Bimbisàra nước Magadha, cùng với vương tử, cung phi, thị tùng đều quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, vua Pasenadi nước Kosala, cùng với vương tử, cung phi, thị tùng đều quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, Bà-la-môn Pokkharasàdi cùng với các con, vợ, thị giả, đều quy y Sa-môn Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Seniya Bimbisàra nước Magadha kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.
Này Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama, được Bà-la-môn Pokkharasàdi kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Pasenadi nước Kosala kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ trọng vọng.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã đến Campà, nay đang ở tại Campà, trên bờ ao Gaggara. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đến ruộng làng chúng ta đều là khách của chúng ta. Đối với khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đã đến Campà, hiện ở tại Campà trên bờ hồ Gaggara, như vậy Sa-môn Gotama là khách của chúng ta. Và đã là khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Gotama đến yết kiến chúng ta, thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Tôn giả Gotama. Này các Hiền giả, đó là những ưu điểm mà ta được biết về Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama không phải có chừng ấy ưu điểm mà thôi. Tôn giả Gotama có đến vô lượng ưu điểm.
- Tôn giả Sonadanda đã tán thán Sa-môn Gotama như vậy dầu cho một ai ở xa Tôn giả Gotama đến một trăm do tuần cũng đủ cho con người của gia tộc đi đến yết kiến Sa-môn Gotama, dầu phải đem theo lương thực. Do vậy, tất cả chúng tôi sẽ đi đến yết kiến Sa-môn Gotama.
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sonadanda cùng với đại chúng Bà-la-môn đi đến bờ hồ Gaggara.
Rồi đức Thế Tôn hỏi Bà-la-môn Sonadanda:
- Này Bà-la-môn, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ bao nhiêu đức tính mới được gọi là Bà-la-môn, và để có thể khi nói "tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối?
- Có năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy chơn chánh, không phải là lời nói dối. Thế nào là năm? Ở đây, này Tôn giả, người Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Vị ấy đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng. Vị ấy có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày. Và vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng (để đổ bơ làm lễ tế thần). Này Tôn giả Gotama, đó là năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong năm đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ dung sắc. Thật vậy, dung sắc làm được gì? Khi một Tôn giả Bà-la-môn thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy lại là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Vị ấy có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày. Và vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. Này Tôn giả Gotama, những đức tánh này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong bốn đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ chú thuật. Thật vậy, chú thuật làm được gì? Khi một Tôn giả Bà-la-môn thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy lại là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân, vị ấy lại có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày, vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. - Này Tôn giả Gotama, những đức tính này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, có thể được. Tôn giả Gotama, trong ba đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ thọ sanh. Thật vậy, thọ sanh làm được gì? Khi một Tôn giả Bà-la-môn có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày, vị ấy là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. Những đức tánh này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn” lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Này Tôn giả Sonadanda, chớ có nói như vậy! Này Tôn giả Sonadanda, chớ có nói như vậy! Tôn giả Sonadanda khinh bác dung sắc, khinh bác chú thuật, khinh bác thọ sanh. Thật sự Tôn giả Sonadanda đã ngả theo quan niệm của Sa-môn Gotama.
- Nếu các người Bà-la-môn nghĩ: "Bà-la-môn Sonadanda không phải là bậc đa văn, Bà-la-môn Sonadanda không phải là nhà hùng biện giỏi, Bà-la-môn Sonadanda không phải là nhà bác học và Bà-la-môn Sonadanda không có thể biện luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này", thời Bà-la-môn Sonadanda hãy đứng yên và để các ngươi biện luận với Ta. Nếu các người Bà-la-môn nghĩ: "Bà-la-môn Sonadanda là bậc đa văn, Bà-la-môn Sonadanda là nhà hùng biện giỏi, Bà-la-môn Sonadanda là nhà bác học, và Bà-la-môn Sonadanda có thể biện luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này", thời các ngươi đứng yên và để Bà-la-môn Sonadanda biện luận với Ta.
- Tôn giả Gotama hãy đứng yên. Tôn giả Gotama hãy giữ im lặng. Tôi sẽ trả lời cho các vị Bà-la-môn ấy đúng với Chánh pháp.
Rồi Bà-la-môn Sonadanda nói với những vị Bà-la-môn ấy:
- Này các Hiền giả, chớ có nói như vậy: "Tôn giả Sonadanda khinh bác dung sắc, khinh bác chú thuật, khinh bác thọ sanh. Thật sự Tôn giả Sonadanda đã ngả theo quan niệm của Sa-môn Gotama". Này các Hiền giả, tôi không có phỉ báng dung sắc hoặc chú thuật hoặc thọ sanh.
- Này các Hiền giả, các Hiền giả có thấy người cháu tôi, thanh niên Angaka không?
- Thưa Tôn giả, có thấy.
- Các Hiền giả, thanh niên Angaka là đẹp trai khả ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng, không một ai trong chúng này có thể bằng được về dung sắc, trừ Sa-môn Gotama. Này các Hiền giả, thanh niên Angaka là nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà, với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Chính ta dạy cho nó chú thuật. Này các Hiền giả, thanh niên Angaka thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một chỉ trích nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Ta biết cha và mẹ nó. Này các Hiền giả nếu thanh niên Angaka giết hại các loại hữu tình, lấy của không cho, đi tư thông với vợ người, nói láo, uống rượu, như vậy này các Hiền giả, nay dung sắc làm được cái gì, thọ sanh làm được cái gì? Này các Hiền giả, khi một Bà-la-môn nào có đức hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày, lại là người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. Này các Hiền giả, những Bà-la-môn nào đầy đủ hai đứng tánh ấy mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn”, lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời nói dối.
- Tôn giả Gotama, không thể được. Tôn giả Gotama, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh; người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời. Tôn giả Gotama, cũng như lấy bàn tay rửa bàn tay, lấy bàn chân để rửa bàn chân; cũng vậy, Tôn giả Gotama, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời.
- Tôn giả Gotama, chúng tôi chỉ biết có vậy là tột bực về vấn đề này. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama giải thích ý nghĩa của câu nói ấy!
- Tôn giả, xin vâng. Bà-la-môn Sonadanda trả lời đức Thế Tôn.
Đức Thế Tôn thuyết như sau:
- Này Bà-la-môn, ở đây đức Thế Tôn ra đời, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác... (giống như Kinh Sa Môn Quả, chương 40)... Này Bà-la-môn, như vậy vị Tỷ-kheo đầy đủ giới hạnh. Này Bà-la-môn, đó là giới hạnh.
... vị ấy chứng và trú sơ thiền... chứng và trú đệ nhị thiền... đệ tam thiền... chứng và trú đệ tứ thiền... tâm hướng đến tri kiến... Này Bà-la-môn như vậy là trí huệ [như kinh Sàmannaphala (Sa-môn Quả), từ chương 40 đến 63, và từ chương 75 đến chương 98].
- Thật là vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật là vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Và mong Tôn giả Gotama, ngày mai cùng chúng Tỷ-kheo nhận lời mời đến dùng cơm do con mời.
Đức Thế Tôn im lặng nhận lời. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sonadanda được biết Đức Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, thân phía hữu hướng về đức Phật và từ biệt. Rồi Bà-la-môn Sonadanda khi đêm đã mãn liền làm cho sẵn sàng tại nhà các món thượng vị, loại cứng và loại mềm, rồi báo thì giờ cho đức Thế Tôn: "Giờ đã đến, Tôn giả Gotama, cơm đã sẵn sàng".
______________________________________________________________
(Madhupindikasuttam)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Thế Tôn sống giữa các vị dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở vườn Nigrodharama. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, khi ăn xong, trên đường khất thực trở về, Thế Tôn đi đến Đại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Đại Lâm, Ngài ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika. Có vị Gậy cầm tay Sakka (Thích-ca), kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Đại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy, đứng một bên. Gậy cầm tay Sakka nói với Thế Tôn: “Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?” - “Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời; các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy”. Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.
Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến vườn Nigrodha, khi đến xong, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, ở đây, Ta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường khất thực trở về, Ta đi đến Đại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Đại Lâm, Ta ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika. Có vị Gậy cầm tay Sakka kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Đại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Ta ở, khi đến xong, nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy. Đứng một bên, Gậy cầm tay Sakka nói với Ta như sau: “Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?” Chư Tỷ-kheo, được nói vậy, Ta trả lời Gậy cầm tay Sakka: “Này Hiền giả, theo lời Ta dạy trong thế giới với chư Thiên, Mara, và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời. Các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy”. Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.
Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
– Nhưng bạch Thế Tôn, lời dạy ấy là gì mà Thế Tôn, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời? Các tưởng sẽ không ám ảnh Thế Tôn, vị đã sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu?
– Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy bước vào Tinh xá. Sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: “Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này cho chúng ta, không giải thích rộng rãi ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào Tinh xá: “Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn”. Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa”. Rồi những Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: “Nay có Tôn giả Mahakaccana (Đại Ca- chiên-diên) là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này”.
Rồi những Tỷ-kheo ấy đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao với Tôn giả Mahakaccana rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahakaccana:
– “Này Hiền giả, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này và không giải thích rõ ràng ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào Tinh xá: “Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn”.
Này Hiền giả Mahakaccana, khi Thế Tôn đi chưa bao lâu, chúng tôi suy nghĩ: “Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy vắn tắt này cho chúng ta... đã đi vào Tinh xá:” Do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn”. Ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy mà Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt... không giải thích rõ ràng ý nghĩa?” Này Hiền giả Mahakaccana, rồi chúng tôi suy nghĩ: “Nay Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, chúng ta hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này. Tôn giả Mahakaccana sẽ giải thích cho”.
– Chư Hiền, cũng như một người ưa thích lõi cây, tìm tòi lõi cây, đi khắp mọi nơi tìm lõi cây, đến một cây to lớn, đứng thẳng và có lõi cây. Người này bỏ qua rễ, bỏ qua thân cây, nghĩ rằng phải tìm lõi cây ở nơi cành lá. Cũng vậy là hành động của chư Tôn giả, đứng trước mặt Thế Tôn, quý vị bỏ qua Thế Tôn, nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Quý vị phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho quý vị, quý vị hãy như vậy thọ trì.
– Hiền giả Mahakaccana, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Chúng tôi phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho chúng tôi, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Mong Tôn giả Mahakaccana hãy giải thích không có sự gì bất kính.
– Vậy chư Hiền hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ giảng.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahakaccana. Tôn giả Mahakaccana giảng như sau:
– Chư Hiền, Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt lời dạy này... và đã đi vào Tinh xá: “Này Tỷ-kheo bất cứ vì nhân duyên gì... không còn dư tàn”. Chư Hiền, với lời dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Tôi hiểu ý nghĩa một cách đầy đủ như sau:
Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại. Chư Hiền, do nhơn lỗ tai và các tiếng, nhĩ thức khởi lên, do nhơn lỗ mũi và các hương, tỷ thức khởi lên, do nhơn lưỡi và các vị, thiệt thức khởi lên, do nhơn thân và xúc, thân thức khởi lên; do nhơn ý và các pháp, ý thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm thời có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các pháp do ý thức nhận thức, quá khứ, tương lai, hiện tại. Chư Hiền, sự kiện này xảy ra: khi nào có mắt, khi nào có sắc pháp, khi nào có nhãn thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của xúc thời sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có thi thiết của thọ thời sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của tưởng, thời sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có tai, khi nào có các tiếng, khi nào có nhĩ thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có lỗ mũi, khi nào có các hương, khi nào có tỷ thức... Sự kiện này xảy ra, khi nào có lưỡi, khi nào có các vị, khi nào có thiệt thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có thân, khi nào có các xúc, khi nào có thân thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có ý, khi nào có các pháp, khi nào có ý thức thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của xúc, sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ. Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có tai, khi nào không có các tiếng... khi nào không có mũi, khi nào không có các hương... khi nào không có lưỡi, khi nào không có các vị... khi nào không có thân, khi nào không có các xúc... Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có ý, khi nào không có các pháp, khi nào không có ý thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ... Chư Hiền, Thế Tôn, sau khi nói lên lời dạy một cách vắn tắt... đã đi vào Tinh xá: “Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không dư tàn”. Chư Hiền, đối với lời dạy Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, và nghĩa lý không được giải thích một cách rộng rãi, tôi đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nếu quý vị muốn, hãy đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, hãy hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải đáp như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
Rồi những Tỷ-kheo ấy, hoan hỷ, tùy hỷ lời Tôn giả Mahakaccana nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn nói lên lời dạy này một cách vắn tắt cho chúng con... đã vào Tinh xá. “Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn”. Khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: “Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói cho chúng ta lời dạy tóm tắt này, không giải thích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào Tinh xá: “Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn”. Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa?” Bạch Thế Tôn, và chúng con suy nghĩ: “Nay có Tôn giả Mahakaccana là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến sẽ hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này”. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Mahakaccana đã giải thích ý nghĩa ấy cho chúng con với những phương pháp này, với những văn cú này, với những văn tự này.
– Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahakaccana là bậc Hiền trí. Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahakaccana là bậc Đại tuệ. Chư Tỷ-kheo, nếu các Người hỏi Ta ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như Mahakaccana đã trả lời. Như vậy là chính nghĩa lời dạy ấy, hãy như vậy thọ trì.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, như một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật, cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, cứ mỗi miếng vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất. Bạch Thế Tôn, cũng vậy, Tỷ-kheo có tri thức biệt tài, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa pháp môn này với trí tuệ, cứ mỗi phần vị ấy được thưởng thức sự hoan hỷ, được thưởng thức sự thỏa mái tâm trí. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?
– Do vậy, này Ananda, pháp môn này được gọi là pháp môn bánh mật (Mật hoàn). Hãy như vậy thọ trì!
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.
KINH MẬT HOÀN, THỨ MƯỜI TÁM HẾT.
Thích Minh Châu
____________________________________________________________-
>>> 17.Kinh khu rừng
(Kinh A-ma-trú)
(Ambbattha Sutta)
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pokkharasàdi ở tại Ukkattha, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, ngũ cốc phong phú, vốn là đất đai của vua, sau vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) cấp cho để hưởng một phần lợi tức.
- Ambattha thân yêu, theo truyền thống của chúng ta về ba mươi hai tướng của vị đại nhân, những ai có ba mươi hai tướng ấy sẽ chọn trong hai con đường, không có đường nào khác. Nếu là tại gia, sẽ thành vị Chuyển luân Thánh vương chinh phục mọi quốc độ, đầy đủ bảy châu báu. Bảy món báu này là xe báu, voi báu, ngựa báu, ma ni báu, ngọc nữ báo, cư sĩ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Và vị này có hơn một ngàn con trai, là những vị anh hùng, oai phong lẫm liệt, chiến thắng ngoại quân. Vị này sống, thống lãnh quả đất cùng tận cho đến đại dương, và trị vì với Chánh pháp, không dùng gậy, không dùng dao. Nếu vị này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị này sẽ chứng quả A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, quét sạch mê lầm ở đời. Này Ambattha thân yêu, ta đã cho con chú thuật. Con đã nhận những chú thuật ấy.
Thanh niên Ambattha vâng theo lời của Bà-la-môn Pokkharasàdi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Bà-la-môn Pokkharasàdi, hướng thân về phía hữu, cỡi xe ngựa cái và cùng một số đông thanh niên khác đi đến khu rừng Icchànankala. Đi xe đến chỗ còn đi được xe, Ambattha liền xuống xe đi bộ và đến tại Tinh xá.
- Có phải, đối với các bậc Bà-la-môn trưởng lão, đứng tuổi, các bậc giáo sư và tổ sư, ngươi cũng nói chuyện như vậy, như ngươi đã đi qua lại thốt ra những lời hỏi thăm nhát gừng trong khi Ta đang ngồi, hay đứng lại thốt ra những lời hỏi thăm nhát gừng trong khi Ta đang ngồi?
- Không phải vậy, này Gotama. Phải đi mà nói chuyện với một vị Bà-la-môn, này Gotama, nếu vị ấy đang đi. Phải đứng mà nói chuyện với một vị Bà-la-môn, này Gotama, nếu vị ấy đang đứng. Phải ngồi mà nói chuyện với một vị Bà-la-môn, này Gotama, nếu vị ấy đang ngồi. Phải nằm mà nói chuyện với một vị Bà-la-môn, này Gotama, nếu vị ấy đang nằm. Chỉ với những vị Sa-môn hèn hạ, trọc đầu, đê tiện, đen đui, sanh từ nơi chân của bà con ta, thì ta mới nói chuyện như vậy, như với ngươi, Gotama".
- Này Gotama, thô bạo là dòng họ Thích-ca; này Gotama, ác độc là dòng họ Thích-ca; này Gotama, khinh suất là dòng họ Thích-ca; này Gotama hung dữ là dòng họ Thích-ca. Là đê tiện, thuộc thành phần đê tiện, dòng họ Thích-ca không kính nhường Bà-la-môn, không lễ bái Bà-la-môn, không cúng dường Bà-la-môn, không tôn trọng Bà-la-môn. Này Gotama, như vậy thật không lẽ, thật không đúng pháp, khi dòng họ Thích-ca này, những hạng đê tiện, thuộc thành phần đê tiện lại không kính nhường Bà-la-môn, không cung kính Bà-la-môn, không lễ bái Bà-la-môn, không cúng dường Bà-la-môn, không tôn trọng Bà-la-môn.
Như vậy, thanh niên Ambattha lần đầu tiên đã buộc tội dòng họ Thích-ca là đê tiện..
- Này Gotama, một thời ta đi đến Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) có việc phải làm cho Thầy ta là Bà-la-môn Pokkharasàdi, và đến tại công hội trường của dòng họ Thích-ca. Lúc bấy giờ một số đông dòng họ Thích-ca và thanh niên Thích-ca đang ngồi trên ghế cao tại công hội trường. Chúng cười với nhau, dùng ngón tay thọc cù nôn với nhau, ta nghĩ chắc chắn ta là mục tiêu cho chúng đùa giỡn với nhau, lại không ai mời ta ngồi. Này Gotama, như vậy thật không phải lẽ, thật không đúng pháp, khi chúng Thích-ca này là những hạng đê tiện, thuộc thành phần đê tiện lại không kính nhường Bà-la-môn, không cung kính Bà-la-môn, không lễ bái Bà-la-môn, không cúng dường Bà-la-môn, không tôn trọng Bà-la-môn.
Như vậy thanh niên Ambattha lần thứ hai đã buộc tội dòng họ Thích-ca là đê tiện.
Như vậy, thanh niên Ambattha lần thứ ba đã buộc tội dòng họ Thích-ca là đê tiện.
- Dòng họ ngươi là gì?
- Này Gotama, dòng họ ta là Kanhàyana.
- Này Ambattha, nếu theo phụ mẫu hệ của ngươi về quá khứ, thời dòng họ Thích-ca là Thầy của ngươi. Và ngươi là con của một nữ tỳ của dòng họ Thích-ca. Này thanh niên Ambattha, tổ tiên của Thích-ca là vua Okkàka. Thuở xưa, này Ambattha, vua Okkàka muốn trao vương vị cho Hoàng tử con bà hoàng hậu chính mà vua thương yêu, bèn đuổi ra khỏi nước những người con đầu của mình là Okkàmukha, Karandu, Hatthiniya, Sinipura. Bị tẩn xuất khỏi nước, những Hoàng tử này đến sống tại một khu rừng lớn bên một hồ nước, trên sườn núi Hy-mã-lạp-sơn. Vì sợ huyết thống của mình bị lẫn lộn với huyết thống khác, các vị Hoàng tử này ăn nằm với những người chị của mình.
- Này Ambattha, một hôm vua Okkàka nói với vị đại thần tùy tùng: "Này các khanh, các Hoàng tử hiện nay ở đâu?" - "Bạch Đại vương, có một khu rừng lớn, bên một hồ nước trên sườn núi Hy-mã-lạp-sơn. Nay các Hoàng tử ở tại chỗ ấy. Các Hoàng tử, vì sợ huyết thống của mình lẫn lộn huyết thống khác nên ăn nằm với những người chị của mình".
- Này Ambattha, vua Okkàka liền cảm hứng thốt lời tụng hân hoan: "Các Hoàng tử thật là những Sakya (cứng như lõi cây sồi), các Hoàng tử thật là những Sakya xuất chúng". Này Ambattha, từ đó trở đi, các Hoàng tử được gọi là Sakya và vua Okkàka là vua tổ của dòng họ Thích-ca. Này Ambattha, vua ấy có một nữ tỳ tên là Disà. Nữ tỳ này sinh hạ một người con da đen. Vừa mới sinh, Kanha liền nói: "Này mẹ, hãy rửa cho con; này mẹ hãy tắm cho con; này mẹ hãy gội sạch đồ bất tịnh này. Và con sẽ giúp ích cho mẹ". Này Ambattha, vì người ta gọi những ác quỷ là ác quỷ nên người ta cũng gọi Kanhà là ác quỷ. Chúng nói như thế này: "Đứa trẻ này, vừa mới sanh đã nói. Một Kannha vừa mới sanh". Này Ambattha, từ đó trở đi chữ Kanhàyanà được biết đến. Và Kanha là tổ phụ của dòng họ Kanhàyana. Này Ambattha, nếu theo phụ mẫu hệ của ngươi về quá khứ, thời dòng họ Thích-ca là Thầy của ngươi, và ngươi là con một nữ tỳ của dòng họ Thích-ca.
- Này Gotama, chớ có phỉ báng quá đáng thanh niên Ambattha là con một nữ tỳ. Này Gotama, thanh niên Ambattha sinh vào quý tộc, thanh niên Ambattha thuộc con nhà danh giá, thanh niên Ambattha là bậc đa văn, thanh niên Ambattha là nhà hùng biện giỏi, thanh niên Ambattha là nhà bác học, thanh niên Ambattha có thể biện luận với Tôn giả Gotama về vấn đề này.
- Nếu những thanh niên các ngươi nghĩ: "Thanh niên Ambattha không được sanh vào quý tộc, thanh niên Ambattha không thuộc con nhà danh giá, thanh niên Ambattha không phải là bậc đa văn, thanh niên Ambattha không phải là nhà hùng biện giỏi, thanh niên Ambattha không phải là nhà bác học, thanh niên Ambattha không thể biện luận với Tôn giả Gotama về vấn đề này", thời thanh niên Ambattha hãy đứng ra một bên và để các thanh niên biện luận với Ta về vấn đề này. Nếu các ngươi nghĩ: "Thanh niên Ambattha được sanh vào quý tộc, thanh niên Ambattha thuộc con nhà danh giá, thanh niên Ambattha là bậc đa văn, thanh niên Ambattha là nhà hùng biện giỏi, thanh niên Ambattha là nhà bác học, thanh niên Ambattha có thể biện luận với Gotama về vấn đề này", thời các ngươi hãy đứng ra một bên và để thanh niên Ambattha biện luận với ta về vấn đề này.
- Này Ambattha, câu hỏi hợp lý này được đem ra hỏi ngươi dầu không muốn, ngươi cũng phải trả lời. Nếu ngươi không trả lời, hoặc trả lời tránh qua một vấn đề khác, hoặc giữ im lặng, hoặc bỏ đi, thời ngay tại chỗ, đầu ngươi sẽ bị bể ra làm bảy mảnh. Này Ambattha, ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có nghe các Bà-la-môn, trưởng lão, tôn túc, giáo sư và tổ sư nói đến nguồn gốc của dòng họ Kanhàyanà không? Ai là tổ phụ của dòng họ Kanhàyanà?
Nghe nói vậy thanh niên Ambattha giữ im lặng. Lần thứ hai Thế Tôn nói với thanh niên Ambattha:
- Này Ambattha, nhà ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có nghe các nguồn gốc của dòng họ kanhàyanà không? Ai là tổ phụ của dòng họ Kanhàyanà?
Lần thứ hai thanh niên Ambattha giữ im lặng. Thế Tôn lại nói với thanh niên Ambattha:
- Ambattha, nay ngươi phải trả lời, nay không phải thời ngươi giữ im lặng nữa. Này Ambattha ai được Thế Tôn hỏi đến lần thứ ba một câu hỏi hợp lý mà không trả lời, thời đầu của người ấy sẽ bị bể ra làm bảy mảnh tại chỗ.
- Tôn giả Gotama đã nói gì? Mong Tôn giả Gotama nói lại cho.
- Ambattha, ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có nghe các vị Bà-la-môn, trưởng lão, tôn túc, giáo sư và tổ sư nói đến nguồn gốc của dòng họ Kanhàyanà không? Ai là tổ phụ của dòng họ Kanhàyanà?
- Tôn giả Gotama, con đã có nghe, đúng như Tôn giả Gotama đã nói. Chính từ đó nguồn gốc của dòng họ Kanhàyanà. Vị ấy là tổ phụ của dòng họ Kanhàyanà.
- Người ta nói thanh niên Ambattha là tiện sanh, người ta nói thanh niên Ambattha là con dòng không phải quý phái; người ta nói thanh niên Ambattha là con một nữ tỳ của dòng họ Thích-ca; người ta nói dòng họ Thích-ca là chủ của thanh niên Ambattha. Chúng tôi không nghĩ rằng Sa-môn Gotama mà lời nói bao giờ cũng chân thực, lại không phải là người có thể tin được.
- Các thanh niên, các ngươi chớ có phỉ báng quá đáng thanh niên Ambattha là con một nữ tỳ. Kanha ấy trở thành một tu sĩ vĩ đại. Vị này đi về miền Nam, học các chú thuật Phạm thiên, rồi về yết kiến vua Okkàka và yêu cầu gả công chúa Khuddarùpi cho mình. Vua Okkàka vừa giận, vừa tức, mắng rằng: "Ngươi là ai, con đứa nữ tỳ của ta mà dám xin con gái Khuddarùpi của ta", và vua liền lắp tên vào cung. Nhưng vua không thể bắn tên đi, cũng không thể cất mũi tên xuống. Khi bấy giờ, các thanh niên thị giả, các đại thần và tùy tùng đến thưa với ẩn sĩ Kanhà: - "Đại đức, hãy để cho vua an toàn! Đại đức, hãy để cho vua được an toàn!" - "Nhà vua sẽ được an toàn, và nếu nhà vua bắn mũi tên xuống đất, thời toàn thể quốc độ nhà vua sẽ bị hạn, khô héo!" - "Đại đức hãy để cho vua được an toàn! Hãy để cho quốc độ được an toàn!" - "Nhà vua sẽ được an toàn, quốc độ sẽ được an toàn! Nhưng nếu nhà vua bắn tên lên trời, thời toàn thể quốc độ sẽ không mưa trong bảy năm!" - "Đại đức, hãy để cho nhà vua được an toàn, hãy để cho quốc độ được an toàn! Và hãy để cho trời mưa!" - "Nhà vua sẽ được an toàn, quốc độ sẽ được an toàn và trời sẽ mưa. Nhưng vua hãy nhắm cây cung đến phía Thái tử. Một sợi lông của Thái tử cũng sẽ được an toàn!".
Khi bấy giờ, các thị giả trẻ tuổi, các đại thần nói với Okkàka: "Okkàka hãy nhắm cây cung đến phía Thái tử. Một sợi lông của Thái tử sẽ được an toàn".
Vua Okkàka nhắm cây cung đến phía Thái tử và một sợi lông của Thái tử cũng được an toàn. Vua Okkàka hoảng sợ, khiếp đảm sự trừng phạt, thuận cho con gái Khuddàrùpi. Này các thanh niên, chớ có phỉ báng thanh niên Ambattha một cách quá đáng là con của một nữ tỳ. Kanha là một vị ẩn sĩ vĩ đại.
- "Ambattha, nhà ngươi nghĩ thế nào? Một thanh niên Sát-đế-lỵ cưới một thiếu nữ Bà-la-môn. Do sự sum họp ấy, một người con trai được sinh. Một người sanh từ một thanhniên Sát-đế-lỵ và một thiếu nữ Bà-la-môn có thể thọ lãnh chỗ ngồi hay nước giữa những người Bà-la-môn không?"
- Tôn giả Gotama, có thể thọ lãnh.
- Và những người Bà-la-môn có mời người ấy dự tiệc cúng cho người chết hay dùng món đồ ăn cúng dường, hay đồ ăn cúng cho thiên thần hay đồ ăn gửi đến như một tặng phẩm không?
- Tôn giả Gotama, có mời.
- Và những người Bà-la-môn có dạy các chú thuật hay không?
- Tôn giả Gotama, có dạy.
- Có đóng cửa giữa người ấy với những người đàn bà của chúng hay mở cửa?
- Tôn giả Gotama, mở cửa.
- Và những người Sát-đế-lỵ có quán đảnh cho người ấy để thành một Sát-đế-lỵ không?
- Tôn giả Gotama, thưa không.
- Tại sao không?
- Vì nó không được sinh (là Sát-đế-lỵ) từ mẫu hệ.
- Tôn giả Gotama, có thể thọ lãnh.
- Và những người Bà-la-môn có mời người ấy dự tiệc cúng cho người chết hay dùng các món ăn cúng dường, hay đồ ăn cúng theo thiên thần hay đồ ăn gửi đến như một tặng phẩm không?
- Tôn giả Gotama, có mời.
- Và những người Bà-la-môn có dạy người ấy các chú thuật không?
- Tôn giả Gotama, có dạy.
- Có đóng cửa giữa người ấy với những người đàn bà của chúng, hay mở cửa?
- Tôn giả Gotama, chúng mở cửa.
- Và những người Sát-đế-lỵ có làm lễ quán đỉnh cho người ấy để thành một Sát-đế-lỵ không?
- Tôn giả Gotama, thưa không.
- Tại sao vậy?
- Tôn giả Gotama, vì không được sinh (là Sát-đế-lỵ) từ phụ hệ.
- Tôn giả, không được.
- Và những người Bà-la-môn, có mời người ấy dự tiệc cúng cho người chết hay dùng các món ăn cúng dường, hay đồ ăn cúng cho thiên thần hay đồ ăn gửi đến như một tặng phẩm không?
- Tôn giả Gotama, không có mời.
- Và những người Bà-la-môn có dạy người ấy các chú thuật không?
- Tôn giả Gotama, không dạy.
- Có đóng cửa giữa người ấy với những người đàn bà của chúng, hay mở cửa?
- Tôn giả Gotama, đóng cửa.
- Tôn giả Gotama, được thọ lãnh.
- Và những người Bà-la-môn có mời người ấy dự tiệc cúng cho người chết, hay dùng những món ăn cúng dường, hoặc đồ ăn cúng cho thiên thần, hay đồ ăn gửi đến như những tặng phẩm không?
- Tôn giả Gotama, có mời.
- Và những người Bà-la-môn có dạy người ấy các chú thuật không?
- Tôn giả Gotama, có dạy:
- Có đóng cửa giữa người ấy với những người đàn bà của chúng, hay mở cửa?
- Tôn giả Gotama, mở cửa.
- Này Ambattha, đến như vậy là sự đọa lạc tột cùng của người Sát-đế-lỵ, đã bị những người Sát-đế-lỵ cạo đầu, đánh người ấy với một bị tro, tẩn xuất người ấy ra khỏi nước hay thành phố, như vậy, này Ambattha, khi người Sát-đế-lỵ bị đọa lạc tột cùng, các Sát-đế-lỵ vẫn giữ phần ưu thắng và các Bà-la-môn vẫn ở địa vị hạ liệt.
"Đối với chúng sanh tin tưởng ở giai cấp, Sát-đế-lỵ chiếm địa vị tối thắng ở nhân gian.
Những vị nào giới hạnh và trí tuệ đầy đủ, vị này chiếm địa vị tối thắng giữa Người và chư Thiên".
(Xong tụng phẩm thứ nhất).
- Này Ambattha, một vị đã thành tựu vô thượng trí đức không có luận nghị đến sự thọ sanh, không có luận nghị đến giai cấp hay không có luận nghị đến ngã mạn với lời nói: "Ngươi bằng ta hay ngươi không bằng ta". Chỗ nào nói đến cưới hỏi hay rước dâu đi, hay cả hai, chỗ đó mới có luận nghị đến sự thọ sanh, luận nghị đến giai cấp hay luận nghị đến ngã mạn với lời nói: "Ngươi bằng ta hay không bằng ta".
Này Ambattha, những ai còn chấp trước lý thuyết thọ sanh, còn chấp trước lý thuyết giai cấp, còn chấp trước lý thuyết kiêu mạn, hoặc còn chấp trước cưới hỏi rước dâu, những người ấy còn rất xa sự thành tựu vô thượng trí đức. Này Ambattha, không chấp trước lý thuyết thọ sanh, không chấp trước lý thuyết giai cấp, không chấp trước lý thuyết kiêu mạn, không chấp trước cưới hỏi, đưa dâu, người ấy tức chứng ngộ vô thượng trí đức.
- Ở đây, này Ambattha, Như Lai xuất hiện, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc:
... (xin xem Kinh Sa Môn quả, từ số 40 đến số 98 tới câu: "Không có đời sống nào khác nữa" chỉ khác danh từ xưng hô và câu kết từng đoạn. Như đoạn này, câu kết là "Như vậy, này Ambattha, là vị Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh".)
- Này Ambattha, như vậy gọi là Tỷ-kheo thành tựu trí tuệ, thành tựu giới đức, thành tựu giới đức và trí tuệ. Này Ambattha, không có sự thành tựu trí đức nào khác siêu việt hơn, cao thượng hơn sự thành tựu trí đức này.
Lại nữa, này Ambattha ở đây có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, và chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, lại mang theo cuốc và giỏ đi vào rừng sâu và nguyện: "Ta chỉ ăn củ, rễ và trái cây để sống". Nhất định người này chỉ xứng đáng là thị giả của vị đã thành tựu trí đức. Này Ambattha, đó là nguyên nhân thứ hai đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này.
Lại nữa, này Ambattha, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, chưa thấu đạt pháp ăn trái cây để sống và chưa thấu đạt pháp ăn củ, rễ và trái cây để sống, lại nhen lửa tại cuối làng hay sống thờ lửa ấy. Nhất định người này chỉ xứng đáng là thị giả của vị đã thành tựu trí đức. Này Ambattha đó là nguyên nhân thứ ba đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này.
Lại nữa Ambattha, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, chưa thấu đạt được pháp ăn trái cây rụng để sống, chưa thấu đạt pháp ăn củ, rễ và trái cây để sống, chưa thấu đạt pháp tôn thờ lửa, lại xây dựng một ngôi nhà có bốn cửa tại ngã tư đường, sống và nguyện: "Từ bốn phương nếu có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào lại, thì ta sẽ cúng dường, tùy theo khả năng, tùy theo sức lực của ta". Nhất định người này chỉ xứng đáng là thị giả của vị đã thành tựu trí đức. Này Ambattha, đó là nguyên nhân thứ tư đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này.
Này Ambattha đó là bốn nguyên nhân đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này.
Này Ambattha, ngươi nghĩ thế nào? Tuy ngươi và Thầy ngươi chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, nhà ngươi có đem theo dụng cụ của nhà đạo sĩ, đi vào rừng sâu và nguyện: "Ta và Thầy ta chỉ ăn trái cây rụng mà sống?"
- Bạch không, Tôn giả Gotama.
- Này Ambattha, ngươi nghĩ thế nào? Tuy ngươi và Thầy ngươi chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, ngươi có mang theo cuốc và giỏ đi vào rừng sâu và nguyện: "Ta và Thầy ta chỉ ăn rễ và trái cây để sống không?"
- Bạch không, Tôn giả Gotama.
- Này Ambattha, ngươi nghĩ thế nào? Tuy ngươi và Thầy ngươi chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, chưa thấu đạt pháp ăn củ, rễ và trái cây để sống, ngươi có nhen lửa tại cuối làng hay cuối xóm và sống thờ lửa ấy với Thầy ngươi không?"
- Bạch không, Tôn giả Gotama.
- Này Ambattha, ngươi nghĩ thế nào? Tuy ngươi và Thầy ngươi chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, chưa thấu đạt pháp ăn củ, rễ và trái cây để sống và chưa thấu đạt sự thờ lửa, ngươi và Thầy ngươi có xây dựng một ngôi nhà có bốn cửa tại ngã tư đường với lời nguyện: "Từ bốn phương, nếu có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào lại - thì ta sẽ cúng dường tùy theo khả năng, tùy theo sức lực của ta không?"
- Bạch không, Tôn giả Gotama.
- Này Ambattha, như vậy ngươi và Thầy ngươi còn khiếm khuyết sự thành tựu vô thượng trí đức này, còn khiếm khuyết bốn nguyên nhân đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này, Ambattha, thế mà những lời này lại do Thầy của ngươi, Bà-la-môn Pokkharasàdi thốt ra: "Những hạng Sa-môn giả hiệu, đầu trọc, đê tiện, đen đui, sanh từ nơi chân bà con ta là ai mà có thể đàm luận với những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ đà". Một vị tự mình chưa thành tựu được những pháp đưa đến sự thất bại (cho những pháp cao thượng hơn). Này Ambattha, ngươi xem, Thầy của ngươi, Bà-la-môn Pokkharasàdi đã lỗi lầm như thế nào?
- "Không thể được, Tôn giả Gotama".
- Không có vậy. Tôn giả Gotama.
- Không có vậy, Tôn giả Gotama.
- Hay các vị ấy được những thiếu nữ có đường eo và thắt lưng có tua hầu hạ như ngươi và Thầy ngươi hiện nay không?
- Không có vậy, Tôn giả Gotama.
- Hay những vị ấy đi trên những xe do những con ngựa cái có bờm, đuôi được bện và dùng những cây roi và gậy dài như ngươi và Thầy ngươi hiện nay không?
- Không có vậy, Tôn giả Gotama.
- Hay những vị ấy sống được che chở trong những thành lũy có những chiến hào bao bọc, có những cửa thành hạ xuống, có những chiến sĩ mang gươm dài hộ vệ như ngươi và Thầy ngươi hiện nay không?
- Không có vậy, Tôn giả Gotama.
- Như vậy, này Ambattha, ngươi và Thầy ngươi không phải là một ẩn sĩ, không giống đời sống của nhà ẩn sĩ. Này Ambattha, nếu có gì nghi ngờ, có gì phân vân về Ta, hãy hỏi Ta và Ta sẽ trả lời.
Thế Tôn liền dùng thần thông khiến thanh niên Ambattha thấy tướng mã âm tàng của Thế Tôn. Và Thế Tôn le lưỡi, rờ đến, liếm đến hai lỗ tai, rờ đến, liếm đến hai lỗ mũi, và dùng lưỡi che khắp cả vầng trán. Lúc bấy giờ, thanh niên Ambattha liền nghĩ rằng: "Sa-môn Gotama đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của vị đại nhân, không phải không đầy đủ". Và nói với Thế Tôn: "Tôn giả Gotama, nay chúng tôi xin đi, chúng tôi rất bận, có nhiều việc cần phải làm".
- Này Ambattha, hãy làm những gì ngươi nghĩ là phải thời.
Rồi thanh niên Ambattha leo lên xe do ngựa cái kéo và ra đi.
- Chúng con thấy Tôn giả Gotama rồi.
- Này Ambattha thân mến, có phải Tôn giả Gotama đúng với tin đồn đã truyền đi, chớ không phải khác?
- Tôn giả Gotama đúng với tin đồn đã truyền đi, chớ không phải khác. Tôn giả Gotama là như vậy, chớ không phải khác. Tôn giả Gotama đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của vị đại nhân, chớ không phải thiếu.
- Này Ambattha thân mến, con có cùng với Tôn giả Gotama đàm luận không?
- Con có đàm luận với Tôn giả Gotama.
- Này Ambattha thân mến, cuộc đàm luận ấy như thế nào?
Thanh niên Ambattha liền thuật cho Bà-la-môn Pokkharasàdi rõ tất cả cuộc hội đàm với Tôn giả Gotama.
- Ngươi thật là nhà học giả đốn mạt của chúng ta! Ngươi thật là nhà đa văn đốn mạt của chúng ta! Ngươi thật là nhà tinh thông ba quyển Vệ đà đốn mạt của chúng ta. Người ta nói những ai có sự cư xử như vậy, khi thân hoại mạng chung, sẽ phải sanh vào cõi ác, đọa xứ, địa ngục. Này Ambattha, ngươi càng công kích Tôn giả Gotama bao nhiêu, lại càng bị Tôn giả Gotama lật tẩy chúng ta bấy nhiêu. Ngươi thật là nhà học giả đốn mạt của chúng ta! Ngươi thật là nhà đa văn đốn mạt của chúng ta! Ngươi thật là nhà tinh thông ba quyển Vệ đà đốn mạt của chúng ta! Người ta nói, những ai có sự cư xử như vậy, khi thân hoại mạng chung, sẽ phải sanh vào cõi ác, đọa xứ, địa ngục.
Bà-la-môn Pokkharasàdi tức giận, bực bội, dùng chân đá thanh niên Ambattha bổ lộn nhào rồi lập tức muốn đi gặp đến Thế Tôn.
Tuy vậy, Bà-la-môn Pokkharasàdi vẫn cho làm các món ăn thượng vị, loại cứng loại mềm tại nhà riêng, chở trên các xe, và dưới ánh sáng của những ngọn đuốc từ Ukkattha đi ra và đi đến khóm rừng Icchànankala. Vị này đi xe cho đến chỗ còn đi xe được rồi xuống xe đi bộ đến Thế Tôn. Khi đi đến, liền nói với Thế Tôn những lời hỏi thăm xã giao, rồi ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Pokkharasàdi nói với Thế Tôn:
- Này Bà-la-môn, đệ tử ngươi, thanh niên Ambattha có đến đây.
- Tôn giả Gotama, Ngài có cùng với thanh niên Ambattha đàm luận không?
- Này Bà-la-môn, ta có đàm luận với thanh niên Ambattha.
- Tôn giả Gotama, cuộc đàm luận của Ngài với thanh niên Ambattha như thế nào?
Cuộc đàm luận với thanh niên Ambattha như thế nào, Thế Tôn kể lại tất cả cho Bà-la-môn Pokkharasàdi.
Nghe nói vậy, Bà-la-môn nói với Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, thanh niên Ambattha thật là ngu si! Tôn giả Gotama, hãy tha thứ cho thanh niên Ambattha!
- Này Bà-la-môn, cầu cho thanh niên Ambattha được hạnh phúc.
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pokkharasàdi nghĩ rằng: "Sa môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân, không phải không đầy đủ", liền nói với Thế Tôn: "Hôm nay xin mời Tôn giả Gotama cùng chúng Tỷ-kheo đến dùng cơm với con. Thế Tôn nhận lời với sự im lặng.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Tôn giả Gotama, con, con của con, vợ của con, tùy tùng của con, bạn hữu của con, xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ keo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Như Tôn giả Gotama đến thăm các gia đình cư sĩ khác ở Ukkattha, mong Tôn giả Gotama cũng đến thăm các gia đình Pokkharasàdi. Tại đây, các thanh nam hay thanh nữ Bà-la-môn sẽ đảnh lễ Thế Tôn Gotama, hoặc đứng dậy, hoặc mời chỗ ngồi, hoặc mời nước, hoặc khiến tâm hoan hỷ. Như vậy chúng sẽ hưởng hạnh phúc, lợi ích trong một thời gian lâu dài.
_____________________________________________
(Vanapatthasuttam)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. – “Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: “Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ: “Ta sống tại khu rừng này, khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại, ngay lúc ban ngày hay lúc ban đêm.
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: “Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú... những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng trong khi ta ở tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược không được chứng đạt”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy chỉ với suy tính này phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại.
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, nhưng những vật dụng cần thiết cho đời sống một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật này kiếm được một cách khó khăn. ChưTỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: “Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt... những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không phải vì món ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng trong khi ta ở tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược được chứng đạt”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy chỉ với suy tính này, phải ở lại khu rừng ấy, không được bỏ đi.
Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt. Và những vật dụng cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: “Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn”. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải ở lại khu rừng cho đến trọn đời, không được rời bỏ.
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một làng nào... sống tại một thị trấn nào... sống tại một đô thị nào... sống tại một quốc gia nào... sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: “Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn”. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy ngay trong phần đêm ấy hay ngay trong phần ngày ấy, không phải xin phép, cần phải bỏ ngay người ấy mà đi, không cần theo sát người ấy.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt. Nhưng những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: “Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt. Nhưng những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt”. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, chỉ với ước tính này, cần phải bỏ người ấy mà đi, không có xin phép, không có theo sát.
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú được an trú... được chứng đạt. Những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: “Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú... được chứng đạt. Những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược được chứng đạt”. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, chỉ với suy tính này, cần phải theo sát người ấy, không được bỏ đi.
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm không định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị người bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: “Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm chưa được định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, và vô thượng an ổn, khỏi ách phược chưa được thành đạt được thành đạt. Và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách dễ dàng”. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải trọn đời theo sát người này, không được bỏ đi, dầu cho có bị xua đuổi.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.
KINH KHU RỪNG, THỨ MƯỜI BẢY HẾT.
Thích Minh Châu
___________________________________________________________________
- Này khanh Jìvaka, sao ngươi lại yên lặng như vậy?
- Tâu Đại vương, chính tại vườn xoài này của chúng con, có Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, hiện đang trú ngụ với đại chúng Tỷ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị. Thế Tôn Gotama có tiếng đồn tốt đẹp sau đây lan rộng: "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Đại vương hãy đến chiêm bái Thế Tôn này. Rất có thể, nhờ chiêm bái Thế Tôn, tâm của Đại vương được tịnh tín.
- Vậy khanh Jìvaka, hãy cho thắng kiệu voi.
- Vâng, tâu Đại vương.
- Này khanh Jìvaka, người phản ta chăng? Này khanh Jìvaka, người lường gạt ta chăng? Này khanh Jìvaka, ngươi nạp ta cho kẻ thù chăng? Tại sao trong một đại chúng lớn như thế này gần một nghìn hai trăm năm mươi vị, mà không có một tiếng đằng hắng, không có một tiếng ho, không một tiếng ồn?
- Tâu Đại vương, thần không phản lại Ngài, thần không lường gạt Ngài, tâu Đại vương, thần không nạp Ngài cho kẻ thù, tâu Đại vương, hãy đi thẳng tới; tâu Đại vương hãy đi thẳng tới. Tại chỗ kia trong căn nhà tròn chỗ có những ngọn đèn đang thắp sáng.
- Này khanh Jìvaka, Thế Tôn ở tại đâu?
- Tâu Đại vương, vị ấy là Thế Tôn. Tâu Đại vương, Thế Tôn ngồi dựa vào cột chính giữa, mặt hướng phía Nam, ngồi trước mặt chúng Tỷ-kheo.
- Đại vương, hình như tâm trí của Đại vương nặng nhiều về tình thương thì phải?
- Bạch Thế Tôn, con thương Hoàng tử Udàyibhadda rất nhiều. Mong rằng Hoàng tử Udàyibhadda cũng được sự trầm lặng như sự trầm lặng của chúng Tỷ-kheo này vậy.
- Bạch Thế Tôn, con muốn hỏi Thế Tôn một vấn đề này, nếu Ngài cho phép con hỏi.
- Đại vương cứ hỏi tùy theo ý muốn của Đại vương.
- Bạch Ngài, con nhớ đã hỏi câu hỏi ấy với Sa-môn, Bà-la-môn khác.
- Này Đại vương, hãy nói lại cho nghe, các vị ấy đã trả lời với Đại vương như thế nào, nếu Đại vương không thấy gì trở ngại.
- Bạch Đại đức, con không thấy gì trở ngại đối với đức Thế Tôn và các bậc như đức Thế Tôn.
- Vậy Đại vương hãy nói đi.
- Đại vương có thể được. Này Đại vương, ta sẽ hỏi Đại vương về vấn đề này. Đại vương hãy trả lời tùy theo ý muốn của Đại vương.
- Này Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào? Nếu quả như vậy, thì đó có phải chăng là kết quả thiết thực hiện tại hạnh Sa-môn?
- Bạch Đại đức, như vậy chính là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn.
- Này Đại vương đó là kết quả thiết thực hiện tại thứ nhất của hạnh Sa-môn mà Ta đã trình bày.
- Này Đại vương, có thể được. Này Đại vương. Ta sẽ hỏi Đại vương về vấn đề này. Đại vương hãy trả lời tùy theo ý muốn của Đại vương. Đại vương nghĩ sao? Nếu Đại vương có một người nông phu, Gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố. Người ấy nghĩ: "Thật hy hữu thay! Thật kỳ diệu thay quả vị thác sanh của các công đức, quả dị thục của các công đức. Vị vua Ajàtasattu, con của bà Videhi, nước Magadha, là người, tôi cũng là người. Vị vua Ajàtasattu, con bà Videhi nước Magadha, sống tận hưởng đầy đủ năm món dục lạc, tôi nghĩ không khác gì vị thiên thần. Còn tôi là người nông phu, Gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố. Vậy ta hãy làm các công đức như vua kia. Ta hãy cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo". Và người nông phu ấy, một thời khác, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỷ sống an tịnh. Nếu những người của Đại vương đến tâu với Đại vương: "Đại vương có biết chăng? Có người nông phu của Đại vương, người Gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố. Tâu Đại vương, người ấy đã cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỷ sống an tịnh". Này Đại vương, Đại vương có nói: "Người hãy đến lại với ta, hãy làm lại người nông phu, Gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố"?
- Này Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào? Nếu quả như vậy thời đó có phải là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?
- Bạch Đại đức, như vậy chính là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn.
- Này Đại vương, đó là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, mà Ta trình bày.
- Này Đại vương có thể được. Này Đại vương, hãy lóng tai nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Vâng, Đại đức. Vua Ajàtasattu con bà Videhi vua xứ Magadha trả lời Thế Tôn. Thế Tôn nói:
Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp, như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.
Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy Tỷ-kheo ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.
Vị ấy từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác. Vị ấy nói những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.
Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.
Này Đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
Này Đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
Này Đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
Này Đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu, thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
Này Đại vương, đó là quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu và thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
Này Đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
Này Đại vương đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
Này Đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
Tâm có tham, biết là tâm có tham. Tâm không có tham, biết là tâm không có tham.
Tâm có sân, biết là tâm có sân. Tâm không có sân, biết là tâm không có sân.
Tâm có si, biết là tâm có si. Tâm không có si, biết là tâm không có si.
Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, biết là tâm tán loạn.
Đại hành tâm, biết là đại hành tâm. Không phải đại hành tâm, biết không phải là đại hành tâm.
Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, biết là tâm vô thượng.
Tâm thiền định, biết là tâm thiền định. Tâm không thiền định, biết là tâm không thiền định.
Tâm giải thoát, biết là tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, biết là tâm không giải thoát.
Tâm có tham, biết tâm có tham. Tâm không có tham, biết tâm không có tham.
Tâm có sân biết tâm có sân. Tâm không có sân, biết tâm không có sân.
Tâm có si, biết tâm có si. Tâm không có si, biết tâm không có si.
Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, biết là tâm tán loạn.
Đại hành tâm, biết là đại hành tâm; không phải là đại hành tâm, biết không phải là đại hành tâm.
Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, biết là tâm vô thượng.
Tâm thiền định, biết là tâm thiền định. Tâm không thiền định, biết là tâm không thiền định.
Tâm giải thoát, biết là tâm giải thoát. Tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát.
- Này Đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu, thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: Này các Hiền giả, những chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến, những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm các thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh, vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng. Này Đại vương, đó là quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
97.”Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật "đây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: Ta đã giải thoát. Vị ấy biết: Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa.
Này Đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước. Này Đại vương, không có một quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn nào vi diệu và thù thắng hơn quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn này.
Đại vương hãy làm những gì Đại vương nghĩ ra là phải thời.
Lúc bấy giờ, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha hoan hỷ tán thán lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Thế Tôn và từ biệt.
- Này các Tỷ-kheo, tâm vua ấy rất ăn năn, này các Tỷ-kheo, tâm vua ấy rất hối lỗi. Nếu vua ấy không hại mạng vua cha, một vị vua rất chân chánh, thì tại ngay chỗ ngồi này, vua ấy đã chứng được pháp nhãn, không trần cấu, không ô uế.
Thế Tôn thuyết pháp như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
----------------------------------------------------------------
(Cetokhilasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này chư Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp luật này, sự kiện này không xảy ra. Thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nghi ngờ bậc Đạo sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Đạo sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được diệt trừ. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp... không có tịnh tín... (như trên)... nghi ngờ Tăng... không có tịnh tín... nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các học pháp... không có tịnh tín, tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì; tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được diệt trừ. Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được diệt trừ. Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được diệt trừ.
Thế nào là năm tâm triền phược chưa được đoạn tận? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, đối với những dục, không phải không tham ái, không phải không dục cầu, không phải không ái luyến, không phải không khao khát, không phải không nhiệt tình, không phải không khát ái. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào đối với những dục, không phải không tham ái... không phải không khát ái, tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất chưa được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không phải không tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai chưa được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không phải không tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba chưa được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống thiên nặng về khoái lạc về sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghỉ, khoái lạc về thụy miên. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê cho đến bụng chứa đầy... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ tư chưa được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh với mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ năm chưa được đoạn tận. Như vậy là năm tâm triền phược chưa được đoạn tận.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu này, chưa đoạn tận năm tâm triền phược này, vị ấy có thể lớn mạnh trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp luật này, sự kiện này không xảy ra.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đã diệt trừ năm tâm hoang vu, đã đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp luật này, sự kiện này có xảy ra. Thế nào là năm tâm hoang vu đã được diệt trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo không nghi ngờ bậc Đạo sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ bậc Đạo sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất đã được diệt trừ. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Pháp... quyết đoán, tịnh tín... (như trên)... không nghi ngờ Tăng... quyết đoán, tịnh tín... (như trên) không nghi ngờ học pháp... quyết đoán, tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ học pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư đã được diệt trừ. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm đã được diệt trừ. Như vậy là năm tâm hoang vu đã được diệt trừ.
Thế nào là năm tâm triền phược đã được đoạn tận? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không có khát ái. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không có khát ái, tâm vị ấy hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất đã được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không có tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai đã được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không có tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba đã được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống không thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghĩ, khoái lạc về thụy miên... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ tư đã được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”, tâm vị ấy hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm đã được đoạn tận. Như vậy là năm tâm triền phược đã được đoạn tận. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đã đoạn tận năm tâm triền phược này, thời vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp luật này, sự kiện này có xảy ra.
Vị này tu tập như ý túc câu hữu với dục Thiền định, tinh cần hành, tu tập như ý túc câu hữu với tinh tấn Thiền định, tinh cần hành, tu tập như ý túc câu hữu với tâm Thiền định tinh cần hành, tu tập như ý túc câu hữu với tư duy Thiền định, tinh cần hành với nỗ lực là thứ năm. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười lăm pháp kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn, khỏi các ách phược. Chư Tỷ-kheo, như có khoảng tám, mười hay mười hai cái trứng của con gà mái, những trứng này được con gà mái khéo ấp, ngồi lên trên, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng, thời dầu cho con gà mái không khởi lên sự mong ước: “Mong rằng những con gà con của ta, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng, hay với mỏ của chúng, có thể thoát ra một cách yên ổn”, những con gà con ấy, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng hay với mỏ của chúng, có khả năng thoát ra một cách yên ổn. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Tỷ-kheo đầy đủ mười lăm pháp, kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn, khỏi các ách phược.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.
KINH TÂM HOANG VU, THỨ MƯỜI SÁU HẾT.
>>> 15.Kinh Tư lượng
ĐẢNH LỄ ĐỨC THẾ TÔN, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI.
KINH TRƯỜNG BỘ
(Brahmajàla Sutta)
- Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay! Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Thế Tôn, đấng Toàn Tri, Toàn Kiến, đấng A-la-hán, bậc Chánh Đẳng Giác, đã thấu hiểu sự xu hướng sai khác của chúng sanh. Suppiya, kẻ du sĩ ngoại đạo này dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Còn đệ tử du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta lại dùng vô số phương tiện, tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai Thầy trò đã nói những lời hoàn toàn tương phản trong khi đi sau lưng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.
- Này các Tỷ-kheo, câu chuyện gì được bàn đến trong khi các ngươi ngồi họp tại chỗ này? Vấn đề gì đã được bỏ dở chưa nói xong?
Nghe nói như vậy, các Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn! Tại đây, khi đêm vừa mới tàn, chúng con sau khi dậy, ngồi họp tại nơi gian nhà hình tròn và giữa chúng con, câu chuyện sau đây được bàn đến: "Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay!... (xem số 3)... Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo". Bạch Thế Tôn, đó là câu chuyện đang bàn đến nửa chừng của chúng con khi Thế Tôn đến!
- Bạch Thế Tôn, không thể được!
- Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: - "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi".
Sa-môn Gotama từ bỏ lấy của không cho, tránh xa sự lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, sự sống thanh tịnh không có trộm cướp. - Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.
Sa-môn Gotama từ bỏ tà hạnh, tịnh tu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.
Sa-môn Gotama từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này, không đi nói đến chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy Sa-môn Gotama sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ đã hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.
Này các Tỷ-kheo, Sa-môn Gotama từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, Sa-môn Gotama nói những lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.
Này các Tỷ-kheo, Sa-môn Gotama từ bỏ lời nói ỷ ngữ, tránh xa lời nói ỷ ngữ, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. - Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.
- Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.
Xong Tiểu giới.
Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.
Xong Trung giới.
- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.
- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.
- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.
- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.
- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.
- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.
Này các Tỷ-kheo, đấy là những vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu dùng để tán thán Như Lai.
Xong Đại giới.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, không thể nhận hiểu bởi luận lý suông, tế nhị, chỉ những người trí mới có thể nhận hiểu. Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết, và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
Này các Tỷ-kheo đó là lập trường thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số những vị Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, và chấp rằng bản ngã và thế giới là thường còn.
Này các Tỷ-kheo, ở đời này có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định, khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như một thành kiếp hoại kiếp, hai thành kiếp hoại kiếp, ba thành kiếp hoại kiếp, mười thành kiếp hoại kiếp nhớ rằng: "Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ khổ thọ như thế này... còn những loại hữu tình kia lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú".
Này các Tỷ-kheo, đó là lập trường thứ hai, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận và chấp rằng, bản ngã và thế giới thường còn.
Này các Tỷ-kheo, ở đời này có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như mười thành kiếp hoại kiếp, hai mươi thành kiếp hoại kiếp, ba mươi thành kiếp hoại kiếp, bốn mươi thành kiếp hoại kiếp, năm mươi thành kiếp hoại kiếp; nhớ rằng: "Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, lạc thọ khổ thọ như thế này, tuổi thọ như thế này. Từ chỗ ấy, chết đi, tôi lại được sanh đến chỗ kia. Từ chỗ ấy, chết đi, tôi lại được sanh đến chỗ kia. Tại chỗ kia, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ khổ thọ như thế này, tuổi thọ như thế này. Từ chỗ kia chết đi, tôi được sanh tại chỗ này". Như vậy người ấy nhớ nhiều đời quá khứ với những đặc điểm và những chi tiết. Người ấy nói: "Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá; còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy, chúng vẫn thường trú. Tại sao vậy? Vì rằng tôi nhờ nhiệt tâm... nên tâm tôi nhập định như vậy. Khi tâm nhập định như vậy, tôi nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như mười thành kiếp, hoại kiếp... bốn mươi thành kiếp hoại kiếp". Nhớ rằng: "Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi sống với tên như thế này... tôi được sanh tại chỗ này". Như vậy người ấy nhớ nhiều đời quá khứ với những với những đặc điểm và những chi tiết. Người ấy nói: "Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, trụ đá... còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển, luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú".
Này các Tỷ-kheo, đó là lập trường thứ ba, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới thường còn.
Này các Tỷ-kheo, ở đời có Sa-môn hay Bà-la-môn, là nhà suy luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ của suy luận, và sự tùy thuận theo thẩm sát, vị này tuyên bố như thế này: "Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá, còn những loại hữu tình kia thời lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường còn".
Này các Tỷ-kheo, đó là lập trường thứ tư, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn.
TỤNG PHẨM THỨ NHẤT
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác.
Này các Tỷ-kheo, có những hạng chư Thiên gọi là Khiddàpadosikà (bị nhiễm hoặc bởi dục lạc). Những vị này sống lâu ngày, mê say trong hý tiếu dục lạc. Vì sống lâu ngày, mê say trong hý tiếu dục lạc, nên bị thất niệm. Do thất niệm, các chư Thiên ấy thác sanh, từ bỏ thân thể của chúng.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình, và vô thường đối với một hạng hữu tình khác.
Này các Tỷ-kheo, có những hạng chư Thiên gọi là Manopadosikà (bị nhiễm hoặc bởi tâm trí). Chúng sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau. Vì sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, tâm trí của chúng oán ghét lẫn nhau. Vì tâm trí oán ghét lẫn nhau, nên thân chúng mệt mỏi, tâm chúng mệt mỏi. Các hạng chư Thiên ấy thác sanh từ bỏ thân thể này của chúng.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác.
Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn, hay Bà-la-môn là nhà suy luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuộc theo thẩm sát, vị này tuyên bố như thế này: "Cái gọi là mắt, là tai, là mũi, là lưỡi, là thân, cái bản ngã ấy vô thường, không kiên cố, không thường trú, bị chuyển biến. Cái gọi là tâm, là ý, là thức, cái bản ngã ấy là thường còn, bất biến, thường trú, không bị chuyển biến, thường hằng như vậy mãi mãi".
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ tư, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình, và vô thường đối với một hạng hữu tình khác.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên và vô biên.
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy sống ở trong đời với tư tưởng thế giới là vô biên. Vị ấy nói: "Thế giới này là vô biên, không có giới hạn". Những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là hữu biên, có một đường vòng xung quanh", những vị ấy nói không đúng sự thật. Thế giới này là vô biên, không có giới hạn. Tại sao vậy? Vì tôi nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi sống với tư tưởng thế giới là vô biên. Do đó tôi biết: "Thế giới này là vô biên, không có giới hạn".
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên.
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy sống ở trong đời với tư tưởng thế giới là hữu biên về phía trên, phía dưới và thế giới là Vô biên về phía bề ngang. Vị ấy nói: "Thế giới này là hữu biên và vô biên". Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là hữu biên, có một đường vòng xung quanh, thì những vị ấy nói không đúng sự thật". Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là vô biên không có giới hạn thì những vị ấy nói không đúng sự thật. Thế giới này vừa là hữu biên, vừa là vô biên. Tại sao vậy? Vì rằng, tôi nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi sống ở trong đời với tư tưởng, thế giới là hữu biên về phía trên, phía dưới, và thế giới là vô biên về phía bề ngang. Do vậy tôi biết: "Thế giới này vừa là hữu biên vừa là vô biên".
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên.
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn là nhà suy luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuận theo thẩm sát, vị này tuyên bố như sau: "Thế giới này không phải là hữu biên, cũng không phải là vô biên. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là hữu biên có giới hạn xung quanh", những vị ấy nói không đúng sự thật. Lại những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là vô biên không có giới hạn" những vị ấy cũng nói không đúng sự thật. Lại những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này vừa là hữu biên vừa là vô biên", những vị ấy cũng nói không đúng sự thật. Thế giới này cũng không phải là hữu biên, cũng không phải là vô biên.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn.
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, không như thật biết "Đây là thiện", không như thật biết "Đây là bất thiện". Vị ấy nghĩ: Tôi không như thật biết: "Đây là thiện", không như thật biết: "Đây là bất thiện". Vì tôi không như thật biết: "Đây là thiện", không như thật biết "Đây là bất thiện". Và nếu tôi trả lời: "Đây là thiện" hoặc tôi trả lời: "Đây là bất thiện", thời dục, tham, sân hoặc hận, khởi lên nơi tôi. Nếu dục, tham, sân hoặc hận khởi lên nơi tôi, như vậy tôi có thể chấp thủ. Nếu tôi chấp thủ, thì tôi bị phiền muộn. Nếu tôi bị phiền muộn, thời thành một chướng ngại cho tôi.
- Như vậy, vì sợ chấp thủ, vì chán ghét chấp thủ, nên vị ấy không trả lời: "Đây là thiện", cũng không trả lời: "Đây là bất thiện". Khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: "Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế". Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, dùng những lời Ngụy biện trườn uốn như con lươn.
- Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn không như thật biết "Đây là thiện", không như thật biết "Đây là bất thiện". Vị ấy nghĩ: Tôi không như thật biết: "Đây là thiện", không như thật biết: "Đây là bất thiện". Vì tôi không như thật biết "Đây là thiện", không như thật biết "Đây là bất thiện" và nếu tôi trả lời: "Đây là thiện" hoặc trả lời: "Đây là bất thiện", có những Sa-môn, Bà-la-môn, bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc, những vị này đi chỗ này chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của chúng, chúng có thể đọ tài, chất vấn và cật nạn tôi. Nếu chúng đọ tài, chất vấn, cật nạn tôi, tôi có thể không giải đáp được cho chúng. Nếu tôi không giải đáp được cho chúng, thì tôi bị phiền muộn. Nếu tôi bị phiền muộn thời thành một chướng ngại cho tôi - Như vậy, vì sợ bị thử thách, vì chán ghét thử thách, nên vị ấy không trả lời: "Đây là thiện", cũng không trả lời: "Đây là bất thiện". Khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: "Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế". - Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, chủ trương ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn.
- Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn đần độn ngu si. Vị này, vì đần độn ngu si, khi bị hỏi vấn đề nay hay vấn đề khác, liền dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: "Anh hỏi tôi có một thế giới khác hay không?" Nếu tôi nghĩ "Có một thế giới khác", tôi có thể trả lời với anh: "Có một thế giới khác". Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế. Nếu anh hỏi tôi: "Không có một thế giới khác phải không?" Nếu tôi nghĩ: "Không có một thế giới khác", tôi có thể trả lời với anh: "Không có một thế giới khác". Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế. Nếu anh hỏi tôi "Không có một thế giới khác phải không?" (... như trên... ) "Cũng có và cũng không có một thế giới khác?" "Cũng không có và cũng không không có một thế giới khác?", "Có loại hữu tình hóa sanh?", "Không có loại hữu tình hóa sanh?" "Cũng có và cũng không có loại hữu tình hóa sanh?" "Cũng không có và cũng không không có loại hữu tình hóa sanh?", "Có kết quả dị thục của các nghiệp thiện và ác?", "Không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?", "Cũng có và cũng không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?", "Cũng không có và cũng không không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?", "Như Lai có tồn tại sau khi chết?", "Như Lai không có tồn tại sau khi chết?", "Như Lai có và không có tồn tại sau khi chết?", "Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết?” Anh hỏi tôi như vậy. Nếu tôi nghĩ: "Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết". Tôi có thể trả lời: "Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết". Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.
- Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ tư, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt. Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết. Và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh.
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn là nhà biện luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuận theo thẩm sát, vị ấy tuyên bố: "Bản ngã và thế giới vô nhân sanh".
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt. Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
Những vị này chủ trương: "Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết có tưởng". Chúng chủ trương: "Bản ngã có sắc và cũng không có sắc...", "Bản ngã cũng không có sắc và cũng không không có sắc...", "Bản ngã là hữu biên...", "Bản ngã là vô biên...", "Bản ngã là hữu biên và vô biên", "Bản ngã cũng không hữu biên và cũng không vô biên...", "Bản ngã là nhất tưởng...", "Bản ngã là dị tưởng...".”Bản ngã là thiểu tưởng...", "Bản ngã là vô lượng tưởng...", "Bản ngã là thuần lạc...", "Bản ngã là thuần khổ...", "Bản ngã là khổ lạc". Chúng chủ trương: "Bản ngã là không khổ không lạc, không có bệnh, sau khi chết có tưởng".
TỤNG PHẨM THỨ HAI
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy nhưng ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
Này các Tỷ-kheo, cũng ví như người đánh cá lành nghề hay người học đánh cá vung lưới trên mặt hồ nước nhỏ có mắt sít sao. Người ấy nghĩ: "Những con cá lớn ở trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây". Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào, luận bàn về quá khứ tối sơ, hay luận bàn về tương lai, hay luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác, tất cả những vị này đều bị bao phủ trong lưới của sáu mươi hai luận chấp này; dầu có nhảy vọt lên, những vị này vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây.
Này các Tỷ-kheo, như nhánh có một chùm xoài bị chặt đứt, tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia. Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.
- Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Pháp môn này gọi là gì, bạch Thế Tôn?
- Này Ànanda, pháp môn này gọi là "Lợi Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Pháp Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Phạm Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Kiếm Võng", hãy như vậy mà phụng trị; gọi là "Vô thượng Chiến thắng", hãy như vậy mà phụng trì;
Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động.
(Anumanasuttam)
Như vầy tôi nghe:
Một thời, Tôn giả Mahamoggallana sống giữa những người thuộc dòng họ Bhagga, tại núi Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Ở đây, Tôn giả Mahamoggallana (Đại Mục-kiền-liên) gọi các Tỷ-kheo:
“– Chư Hiền Tỷ-kheo.
“– Thưa Hiền giả.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahamoggallana. Tôn giả Mahamoggallana nói như sau:
– Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo thỉnh nguyện: “Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!” Nhưng nếu vị ấy là một người khó nói, đầy đủ những tánh khiến người ấy trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy không đáng nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy không đáng được giáo huấn, nghĩ rằng không nên đặt lòng tin vào người ấy. Chư Hiền, thế nào là những tánh khiến người ấy trở thành khó nói? Chư Hiền, ở đây, vị Tỷ-kheo có ác dục bị ác dục chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo có ác dục, bị ác dục chi phối, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người; chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận, như vậy là... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp như vậy là... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chống đối vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại; chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham; chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt; chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn; chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả; chư Hiền, Tỷ-kheo chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, như vậy là một tánh trở thành khó nói. Chư Hiền, như vậy được gọi là những tánh khiến trở thành khó nói.
Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo không thỉnh nguyện: “Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!”; Và nếu vị ấy là một người dễ nói, đầy đủ những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói, kham nhẫn, cung kính đón nhận khi được nghe giảng dạy, thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy đáng được giáo huấn, nghĩ rằng nên đặt lòng tin vào người ấy. Chư Hiền, thế nào là những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói? Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối, như vậy là một đức tánh khiến trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người; chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người... dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ,... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không trở lại chống đối vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt. Chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, chư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, như vậy là một đức tánh trở thành dễ nói. Chư Hiền, như vậy được gọi là những đức tánh khiến trở thành dễ nói.
Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải tư lượng tự ngã với tự ngã như sau: “Người này có ác dục, bị ác dục chi phối nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta có ác dục, bị ác dục chi phối, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta”. Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy cần phải phát tâm như sau: “Ta sẽ không có ác dục, sẽ không bị ác dục chi phối. Người này khen mình chê người, nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta khen mình chê người, các người khác sẽ không ưa ta, sẽ không thích ta”. Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: “Ta sẽ không khen mình chê người. Người này có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối, nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối”; “Người này phẫn nộ, vì vị phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận”; “Người này phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp”; “Người này phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ nên Ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ”; “Người này bị buộc tội, trở lại chống đối vị đã buộc tội mình, nên Ta không ưa người ấy... Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chống đối vị buộc tội mình”; “Người này bị buộc tội, trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình, nên ta không ưa người ấy... Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình”; “Người này bị buộc tội, tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của mình, nên ta không ưa người ấy... Ta bị buộc tội sẽ không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ra ngoài vấn đề, và không để lộ phẫn nộ, sân hận bất mãn của mình”; “Người này bị buộc tội, không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết nên ta không ưa người ấy... Ta bị buộc tội, sẽ giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết”; “Người này hư ngụy và não hại nên Ta không ưa người ấy... Ta sẽ không hư ngụy và não hại”; “Người này tật đố và xan tham nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không tật đố và xan tham”; “Người này khi cuống và lường gạt nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không khi cuống và lường gạt”; “Người này ngoan mê và quá mạn nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không ngoan mê và quá mạn”; “Người này chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta”. Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: “Ta sẽ không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả”.
Chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau: “Không biết ta có ác dục, có bị ác dục chi phối không?” Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: “Ta có ác dục và bị ác dục chi phối”, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: “Ta không có ác dục, không bị ác dục chi phối”, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau: “Không biết ta có khen mình chê người hay không? Ta không khen mình chê người... các thiện pháp. Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối không...? Ta không có phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối... các thiện pháp. Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân, trở thành có hiềm hận không...? Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người hiềm hận... các thiện pháp. Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ làm nhân, trở thành người cố chấp...? Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người cố chấp... các thiện pháp. Lại nữa,... không biết ta có phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ...? Ta không có phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ... các thiện pháp. Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chống đối vị đã buộc tội ta...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chống vị đã buộc tội ta... các thiện pháp. Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta... các thiện pháp. Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của ta...? Ta bị buộc tội, ta không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ngoài vấn đề, và ta không để lộ sự phẫn nộ, sân hận và bất mãn của ta... các thiện pháp. Và lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có giải thích thỏa mãn hành động của ta cho vị buộc tội biết... Ta bị buộc tội, Ta có giải thích thỏa mãn hành động của ta cho vị buộc tội biết... các thiện pháp. Lại nữa, không biết ta có hư ngụy và não hại...? Ta không có hư ngụy và não hại... các thiện pháp. Lại nữa, không biết ta có tật đố và xan tham...? Ta không có tật đố và xan tham... các thiện pháp. Lại nữa, không biết ta có khi cuống và lường gạt...? Ta không có khi cuống và lường gạt... các thiện pháp. Lại nữa... không biết ta có ngoan mê và quá mạn...? Ta không có ngoan mê và quá mạn... các thiện pháp”. Lại nữa, chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã như sau: “Không biết ta có chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả không?” Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: “Ta có chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả”, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ những ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: “Ta không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả”, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp đã được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp. Chư Hiền, ví như một phụ nữ hay một đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang điểm, tự quán sát mặt mày của mình trong một tấm kính sạch sẽ và trong suốt, hay trong một bát nước trong sáng. Nếu người ấy thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy tinh tấn đoạn trừ bụi bặm hay cấu uế ấy. Nếu người ấy không thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy sẽ hoan hỷ nghĩ rằng: “Thật sự ta được điều tốt đẹp; thật sự ta được thanh tịnh”. Cũng vậy chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng các ác, bất thiện pháp đã đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Tôn giả Mahamoggallana thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Tôn giả Mahamoggallana.
KINH TƯ LƯỢNG, THỨ MƯỜI LĂM HẾT.
Thích Minh Châu
____________________________________________________________________
>>> 14.Tiểu Kinh khổ uẩn
MỤC LỤC TIỂU BỘ KINH
GIỚI THIỆU KINH TIỂU BỘ | |
Tập I – Kinh Tiểu Tụng | |
1. Tam Quy | 6. Kinh Châu Báu |
2. Thập Giới | 7. Kinh Ngoài Bức Tường |
3. Ba Mươi Hai Phần | 8. Kinh Bảo Tàng |
4. Nam Tử Hỏi Ðạo | 9. Kinh Lòng Từ |
5. Kinh Ðiềm Lành |
TẬP 2 – KINH PHÁP CÚ | |
1. Phẩm Song Yếu | 14. Phẩm Phật Ðà |
2. Phẩm Không Phóng Dật | 15. Phẩm An Lạc |
3. Phẩm Tâm | 16. Phẩm Hỷ Ái |
4. Phẩm Hoa | 17. Phẩm Phẫn Nộ |
5. Phẩm Kẻ Ngu | 18. Phẩm Cấu Uế |
6. Phẩm Hiền Trí | 19. Phẩm Pháp Trụ |
7. Phẩm A-La-Hán | 20. Phẩm Ðạo |
8. Phẩm Ngàn | 21. Phẩm Tạp Lục |
9. Phẩm Ác | 22. Phẩm Ðịa Ngục |
10. Phẩm Hình Phạt | 23. Phẩm Voi |
11. Phẩm Già | 24. Phẩm Tham Ái |
12. Phẩm Tự Ngã | 25. Phẩm Tỷ Kheo |
13. Phẩm Thế Gian | 26. Phẩm Bà-La-Môn |
TẬP 4 – KINH PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY | |
Chương 1: Tập Một Pháp | Chương 3: Tập Ba Pháp |
Chương 2: Tập Hai Pháp | Chương 4: Tập Bốn Pháp |
TẬP 5 – KINH TẬP | |
Chương Một – Phẩm Rắn (Uragavagga) | Chương Hai – Tiểu Phẩm |
1. Kinh Rắn | 1. Kinh Châu Báu |
2. Dhaniya | 2. Kinh Hôi Thối |
3. Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng | 3. Kinh Xấu Hổ |
4. Kinh Kasibbàradvàja, Người Cày Ruộng | 4. Kinh Ðiềm Lành Lớn |
5. Kinh Cunda | 5. Kinh Sùciloma |
6. Kinh Bại Vong | 6. Kinh Hành Chánh Pháp |
7. Kinh Kẻ Bần Tiện | 7. Kinh Pháp Bà La Môn |
8. Kinh Từ Bi | 8. Kinh Chiếc Thuyền |
9. Kinh Hemavata | 9. Kinh Thế Nào Là Giới |
10. Kinh Alavaka | 10. Kinh Ðứng Dậy |
11. Kinh Kinh Thắng Trận | 11. Kinh Ràhula |
12. Kinh Vị ẩn sĩ | 12. Vangiụsa |
13. Kinh Chánh Xuất Gia | |
14. Kinh Dhammika | |
Chương Ba – Ðại Phẩm | Chương Bốn – Phẩm Tám |
1. Kinh Xuất Gia | 1. Kinh Về Dục |
2. Kinh Tinh Cần | 2. Kinh Hang Ðộng Tám Kệ |
3. Kinh Khéo Thuyết | 3. Kinh Sân Hận Tám Kệ |
4. Kinh Sundarika Bhàradvàja | 4. Kinh Thanh Tịnh Tám Kệ |
5. Kinh Màgha | 5. Kinh Tối Thắng Tám Kệ |
6. Kinh Sabhiya | 6. Kinh Gìa Tám Kệ |
7. Kinh Sela | 7. Kinh Tissametteyya |
8. Kinh Mũi Tên | 8. Kinh Pasùra |
9. Kinh Vàsettha | 9. Kinh Màgandiya |
10. Kinh Kokàliya | 10. Kinh Trước Khi Bị Hủy Hoại |
11. Kinh Nàlaka | 11. Kinh Tranh Luận |
12. Kinh Hai Pháp Tùy Quán | 12. Sự Tập Hợp Nhỏ Bé |
13. Những Vấn Ðề To Lớn | |
14. Kinh Tuvataka | |
15. Kinh Chấp Trượng | |
16. Kinh Sàriputta | |
Chương Năm – Trên Ðường Ðến Bờ Bên Kia | |
1. Bài Kệ Mở Ðầu | 10. Câu Hỏi Của Thanh Niên Todeyya |
2. Câu Hỏi Của Thanh Niên Ajita | 11. Câu Hỏi Của Thanh Niên Kappa |
3. Câu Hỏi Của Thanh Niên Tissametteyya | 12. Câu Hỏi Của Thanh Niên Jatukanniụ |
4. Câu Hỏi Của Thanh Niên Punnaka | 13. Câu Hỏi Của ThanhNiên Bhadràvudha |
5. Câu Hỏi Của Thanh Niên Mettagù | 14. Câu Hỏi Của Thanh Niên Udaya |
6. Câu Hỏi Của Thanh Niên Dhotaka | 15. Câu Hỏi Của Thanh Niên Posàla |
7. Câu Hỏi Của Thanh Niên Upasiụva | 16. Câu Hỏi Của Thanh Niên Magharàja |
8. Câu Hỏi Của Thanh Niên Nanda | 17. Câu Hỏi Của Thanh Niên Pingiya |
9. Câu Hỏi Của Thanh Niên Hemaka | 18. Kết Luận |
TẬP 6 – THIÊN CUNG SỰ |
Phẩm I : Lâu Ðài Nữ Giới |
1. Lâu Ðài Có Sàng Toạ (Pìtha – Vimàna). |
Phẩm II – Cittalatà |
1. (18) Lâu Ðài Của Nữ Tỳ (Dàsi -Vimàna) |
Phẩm III – Pàricchattaka |
1. (29) Lâu Ðài Huy Hoàng (Ulàra -Vimàna) |
Phẩm IV – Ðỏ Sẫm |
1. (39) Lâu Ðài Ðỏ Sẫm (Manjetthaka -Vimàna) |
Phẩm V – Ðại Xa |
1. (51) Lâu Ðài Tiên Nhái (Mandukadevaputta -Vimàna) |
Phẩm VI – Pàyasi |
1. (65) Lâu Ðài Gia Chủ (Agàriya -Vimàna) |
Phẩm VII – Sunikkhitta |
1. (75) Lâu Ðài Cittalatà (Cittalatà -Vimàna) |
TẬP 7 – NGẠ QUỶ SỰ |
Phẩm I – Phẩm Con Rắn |
1. Chuyện – Thí Dụ Phước Ðiền (Khettùpamà) 2. Chuyện – Con Lợn Rừng (Sùkara) 3. Chuyện Ngạ Quỷ Có Mồm Hôi Thối (Pùtimukkha) 4. Chuyện Hình Nhân Bằng Bột (Pitthadhìtalika) 5. Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường (Tirokuddapeta) 6. Chuyện Ngạ Quỷ Ăn Thịt Năm Ðứa Bé (Pàncaputtakhadaka) 7. Chuyện Ngạ Quỷ Ăn Thịt Bẩy Ðứa Bé (Sattaputtakhadaka) 8. Chuyện Con Bò (Gona) 9. Chuyện Ông Chủ Thợ Dệt (Mahàpesakàra) 10. Chuyện Nữ Nhân Sói Ðầu (Khallàtiya) 11. Chuyện Con Voi (Nàga) 12. Chuyện Con Rắn (Uraga) |
Phẩm II – Phẩm Ubbarì |
1. (13) Chuyện Người Tìm Giải Thát Vòng Luân Hồi (Samsàramocaka) 2. (14) Chuyện Mẹ Của Trưởng Lão Sàriputta (Sàriputtatheramàtu) 3. (15) Chuyện Nữ Ngạ Quỷ Mattà (Mattàpetì) 4. (16) Chuyện Nữ Ngã Quỷ Nandà (Nandàpetì) 5. (17) Chuyện Mattakundalì (Mattakundalì) 6. (18) Chuyện Ðại Vương Kanha (Kanha) 7. (19) Chuyện Ngạ Quỷ Dhanapàla (Dhanapàlapeta) 8. (20) Chuyện Tiểu Chủ Ngân Khố (Cùlasetthi) 9. (21) Chuyện Ankura (Ankura) 10. (22) Chuyện Mẹ Của Uttara (Uttaramatù) 11. (23) Chuyện Cuốn Chỉ (Sutta) 12. (24) Chuyện Nữ Quỷ Ở Hồ Kannamunda (Kannamundapetì) 13. (25) Chuyện Hoàng Hậu Ubbarìi (Ubbarì) |
Phẩm III -Tiểu Phẩm |
1. (26) Chuyện Không Chìm Trong Nước (Abhijjamana) 2. (27) Chuyện Ngạ Quỷ Núi Sànuvàsin (Sànuvàsinpeta) 3. (28) Chuyện Nữ Quỷ Hồ Ràthakàrà (Ràthakàràpetì) 4. (29) Chuyện Rơm Trấu (Bhusa) 5. (30) Chuyện Chàng Trai (Kumàra) 6. (31) Chuyện Nữ Ngạ Quỷ Serinì (Serinì) 7. (32) Chuyện Người Săn Nai (Migaludda) 8. (33) Chuyện Người Săn Nai Thứ Hai (Dutiyamigaludda) 9. (34) Chuyện Những Phán Quyết Gian Dối (Kùtavinicchayika) 10. (35) Chuyện Khinh Xá Lợi (Dhàtuvivanna) |
Phẩm IV – Ðại Phẩm |
1. (36) Chuyện Vua Ambasakkhara (Ambasakkhara) 2. (37) Chuyện Serìsaka (Serìsaka) 3. (38) Chuyện Quỷ Thần Nandaka (Nandakapeta) 4. (39) Chuyện Ngạ Quỷ Revatì 5. (40) Chuyện Cây Mía (Ucchu) 6. (41) Chuyện Các Vương Tử (Kumara) 7. (42) Chuyện Vị Vương Tử (Rajaputta) 8. (43) Chuyện Những Ngạ Quỷ Ăn Phân (Gùthakhadaka) 9. (44) Chuyện Thứ Hai Về Các Ngạ Quỷ Ăn Phân (Gùthakhadaka) 10. (45) Chuyện Bầy Ngạ Quỷ (Ganapeta) 11. (46) Chuyện Ngạ Quỷ Thành Pàtaliputta (Pataliputtapeta) 12. (47) Chuyện Các Trái Xoài (Amba) 13. (48) Chuyện Trục Xe và Cây Gỗ (Akkharukkha) 14. (49) Chuyện Thu Góp Tài Sản (Bhogasamharan) 15. (50) Chuyện Các Nam Tử Của Nhà Triệu Phú (Setthiputta) 16. (51) Chuyện Sáu Vạn Cái Búa (Satthikùtasahassa) |
TẬP 10 – CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT |
[01] PHẨM APANNAKA |
1. Chuyện Pháp Tối Thượng (Tiền Thân Apannaka) 2. Chuyện Bài Sa Mạc (Tiền Thân Vannupatha) 3. Chuyện Người Buôn Chè (Tiền Thân Serivànija) 4. Chuyện Tiểu Triệu Phú (Tiền Thân Cullakasetthì) 5. Chuyện Ðấu Gạo (Tiền Thân Tandulanàli) 6. Chuyện Thiên Pháp (Tiền Thân Devadhamma) 7. Chuyện Nàng Lượm Củi (Tiền Thân Katthahàri) 8. Chuyện Vua Gàmani (Tiền Thân Gàmani) 9. Chuyện Vua Makhàdeva (Tiền Thân Makhàdeva) 10. Chuyện Trưởng Lão Sukhavihàri (Tiền Thân Sukhavihàri) |
[02] PHẨM GIỚI |
11. Chuyện Con Nai Ðiểm Lành (Tiền Thân Lakkhana) 12. Chuyện Con Nai Cây Ða (Tiền Thân Nigrodhamiga) 13. Chuyện Mũi Tên (Tiền Thân Kandina) 14. Chuyện Con Nai Gió (Tiền Thân Vàtamiga) 15. Chuyện Con Nai Kharàdiya (Tiền Thân Kharàdiya) 16. Chuyện Con Nai Có Ba Cử Chỉ (Tiền Thân Tipallthamiga) 17. Chuyện Gió Thổi (Tiền Thân Màluta) 18. Chuyện Ðồ Ăn Cúng Người Chết (Tiền Thân Matakabhatta) 19. Chuyện Lễ Cúng Do Có Lời (Tiền Thân Àyàcitabhatta) 20. Chuyện Hồ Nalakapàna (Tiền Thân Nalakapàna) |
[03] PHẨM KURUNGA |
21. Chuyện Con Nai Sơn Dương (Tiền Thân Kurunga) 22. Chuyện Con Chó (Tiền Thân Kukkura) 23. Chuyện Con Ngựa Thuần Chủng (Tiền Thân Bhojaniya) 24. Chuyện Ðôi Ngựa Nòi Tốt (Tiền Thân Àjanna) 25. Chuyện Bến Tắm (Tiền Thân Tittha) 26. Chuyện Con Voi Ma Hilàmukha (Tiền Thân Mahilàmuka) 27. Chuyện Ðôi Bạn Thân Thiết (Tiền Thân Abhinha) 28. Chuyện Con Bò Ðại Hỷ (Tiền Thân Nandivisàla) 29. Chuyện Con Bò Ðen (Tiền Thân Kaniha) 30. Chuyện Con Heo Munika (Tiền Thân Munika) |
[04] PHẨM KULAVAKA |
31. Chuyện Tổ Chim Con (Tiền Thân Kulàvaka) 32. Chuyện Múa Ca (Tiền Thân Nacca) 33. Chuyện Sống Hoà Hợp (Tiền Thân Sammodamàna) 34. Chuyện Con Cá (Tiền Thân Maccha) 35. Chuyện Con Chim Cút (Tiền Thân Vattaka) 36. Chuyện Con Chim (Tiền Thân Sakuna) 37. Chuyện Con Chim Trĩ (Tiền Thân Tittira) 38. Chuyện Con Cò (Tiền Thân Nanda) 39. Chuyện Người Nô Lệ Nanda (Tiền Thân Nanda) 40. Chuyện Hố Than Lửa Cây Keo (Tiền Thân Khadirangàra) |
[05] PHẨM LỢI ÁI |
41. Chuyện Trưởng Lão Losaka (Tiền Thân Losaka) 42. Chuyện Chim Bồ Câu (Tiền Thân Kapota) 43. Chuyện Con Rắn Tre (Tiền Thân Veluka) 44. Chuyện Con Muỗi (Tiền Thân Makasa) 45. Chuyện Nữ Tỳ Rohini (Tiền Thân Rohini) 46. Chuyện Kẻ Làm Hại Vườn (Tiền Thân Ràmadùsaka) 47. Chuyện Rượu Mạnh (Tiền Thân Vàruni) 48. Chuyện Bà-La-Môn Vedabbha (Tiền Thân Vedabbha) 49. Chuyện Các Vì Sao (Tiền Thân Nakkhatta) 50. Chuyện Những Kẻ Vô Trí (Tiền Thân Dummedha) |
[06] PHẨM ÀSIMSA |
51. Chuyên Vua Ðại Giới Ðức (Tiền Thân Màhàsìlavà) 52. Chuyện Tiểu Janaka (Tiền Thân Cùla-Janaka) 53. Chuyện Bình Rượu Ðầy (Tiền Thân Punnapàti) 54. Chuyện Trái Cây (Tiền Thân Phala) 55. Chuyện Năm Vũ Khí (Tiền Thân Pancàyudha) 56. Chuyện Khối Vàng (Tiền Thân Kancanakkhandha) 57. Chuyện Khỉ Chúa (Tiền Thân Vànarinda) 58. Chuyện Ba Pháp (Tiền Thân Tayodhammà) 59. Chuyện Tiếng Trống (Tiền Thân Bherivàda) 60. Chuyện Thổi Tù Và (Tiền Thân Sankkhadhama) |
[07] PHẨM NỮ NHÂN |
61. Chuyện Bài Kinh Khổ Ðau (Tiền Thân Asàtamanta) 62. Chuyện Cô Gái Trên Bảy Tầng Lầu (Tiền Thân Andabhuta) 63. Chuyện Hiền Sĩ Chà Là (Tiền Thân Takka) 64. Chuyện Người Vợ Khó Hiểu (Tiền Thân Duràjàna) 65. Chuyện Nỗi Bất Mãn (Tiền Thân Anabhirati) 66. Chuyện Hoàng Hậu Từ Tâm (Tiền Thân Mudulakkhana) 67. Chuyện Người Ðàn Bà Thôn Quê (Tiền Thân Ucchanga) 68. Chuyện Thành Saketa (Tiền Thân Saketa) 69. Chuyện Con Rắn Phun Nọc Ðộc (Tiền Thân Visavanta) 70. Chuyện Hiền Giả Cái Cuốc (Tiền Thân Kuddàla) |
[08] PHẨM VARANA |
71.Chuyện Cây Varana (Tiền Thân Varana) 72. Chuyện Tượng Vương Ðức Hạnh (Tiền Thân Silavanàga) 73. Chuyện Ðúng Vậy Chăng (Tiền Thân Saccankira) 74. Chuyện Luật Cây Rừng (Tiền Thân Rukkhadhamma) 75. Chuyện Con Cá (Tiền Thân Maccha) 76. Chuyện Người Không Sợ Hãi (Tiền Thân Asankiya) 77. Chuyện Giấc Mộng Lớn (Tiền Thân Mahàsupina). 78. Chuyện Vị Triệu Phú Illìsa (Tiền Thân Illìsa) 79. Chuyện Tiếng Trống Ồn Ào. (Tiền Thân Kharasara). 80. Chuyện Người Thợ Dệt Bhimasena (Tiền Thân Bhimasena) |
[09] PHẨM APAYIMHA |
81. Chuyện Uống Rượu (Tiền Thân Suràpàna) 82. Chuyện Nam Tử Mittavida (Tiền Thân Mittavinda) 83. Chuyện Ðiềm Xui Xẻo (Tiền Thân Kàlakanni) 84. Chuyện Cửa Ngõ Hạnh Phúc (Tiền Thân Atthassadvàra) 85. Chuyện Cây Có Trái Lạ (Tiền Thân Kimpakka) 86. Chuyện Thử Thách Giới Ðức (Tiền Thân Sìlavìmamsana) 87. Chuyện Ðiềm Lành Dữ (Tiền Thân Mangala) 88. Chuyện Con Bò Sàrambha (Tiền Thân Sàrambha) 89. Chuyện Kẻ Lừa Ðảo (Tiền Thân Kuhaka) 90. Chuyện Kẻ Vong Ân (Tiền Thân Akatannu) |
[10] PHẨM LITTA |
91. Chuyện Chơi Súc Sắc Ngộ Ðộc (Tiền Thân Litta) 92. Chuyện Ðại Ðảo Vật (Tiền Thân Mahàsàra) 93. Chuyện Ngộ Ðộc Do Luyến Ái (Tiền Thân Vissàsabhojana) 94. Chuyện Nỗi Kinh Hoàng (Tiền Thân Lomahamsa) 95. Chuyện Vua Ðại Thiện Kiến (Tiền Thân Mahàsudassana) 96. Chuyện Bát Dầu (Tiền Thân Telapatta) 97. Chuyện Ðiềm Lành Của Tên (Tiền Thân Nàmasiddhi) 98. Chuyện Người Lái Buôn Lừa Ðảo (Tiền Thân Kùtavànija) 99. Chuyện Hơn Một Ngàn Kẻ Ngu. (Tiền Thân Parosahassa) 100. Chuyện Sắc Thân Bất Lạc (Tiền Thân Asàtarùpa) |
[11] PHẨM PAROSSATA |
101. Chuyện Hơn Một Trăm Kẻ Ngu (Tiền Thân Parosafa) 102. Chuyện Người Bán Rau (Tiền Thân Pannika). 103. Chuyện Kẻ Ngu. (Tiền Thân Veri) 104. Chuyện Chàng Trai Mittavinda (Tiền Thân Mittavida). 105. Chuyện Con Voi Sợ Chết (Tiền Thân Dubblakattha) 106. Chuyện Múc Nu&Ớc (Tiền Thân Udancani) 107. Chuyện Nghề Ném Ðá (Tiền Thân Sàlittaka) 108. Chuyện Kỳ Lạ (Tiền Thân Bàhiya) 109. Chuyện Bánh Bột Trấu Ðỏ (Tiền Thân Kundakapùva) 110. Chuyện Câu Hỏi Bao Quát Tất Cả (Tiền Thân Sabbasanhàraka-Panha) |
[12] PHẨM HAMSA |
111. Chuyện Câu Hỏi Của Con Lừa (Tiền Thân Gadrabha-Panha). 112. Chuyện Câu Hỏi Của Hoàng Hậu Bất Tử (Tiền Thân Amaràdevi-Panha) 113. Chuyện Con Chó Rừng (Tiền Thân Sigàla) 114. Chuyện Con Cá Nghĩ Vừa (Tiền Thân Mitacinti) 115. Chuyện Người Giáo Giới (Tiền Thân Anusàsika) 116. Chuyện Người Múa Giáo (Tiền Thân Dubbaca) 117. Chuyện Chim Ða Ða (Tiền Thân Tittira) 118. Chuyện Chim Cun Cút (Tiền Thân Vattaka) 119. Chuyện Con Gà Gáy Phi Thời (Tiền Thân Akàlaràvi) 120. Chuyện Giải Thoát Sự Trói Buộc (Tiền Thân Bandhanamokkha). |
[13] PHẨM KUSANÀLI |
121. Chuyện Thần Cây Cỏ Kusa (Tiền Thân Kusanàli) 122. Chuyện Kẻ Ngu (Tiền Thân Dummendha) 123. Chuyện Cái Cán Cày (Tiền Thân Nangalisa) 124. Chuyện Trái Xoài (Tiền Thân Amba) 125. Chuyện Người Nô Lệ Katàhaka (Tiền Thân Katàhaka) 126. Chuyện Tướng Của Kiếm (Tiền Thân Asilakkhana) 127. Chuyện Người Nô Lệ Kalanduka (Tiền Thân Kalanduka) 128. Chuyện Con Mèo (Tiền Thân Bilàra) 129. Chuyện Kẻ Thờ Lửa (Tiền Thân Aggika) 130. Chuyện Nữ Bà-La-Môn Kosiya (Tiền Thân Kosiya) |
[14] PHẨM ASAMPADÀNA |
131. Chuyển Kẻ Vong Ân (Tiền Thân Asampadàna) 132. Chuyện Ngũ Dục Lạc (Tiền Thân Pancagaru) 133. Chuyện Lửa Cháy (Tiền Thân Ghatàsana) 134. Chuyện Thiền Quán (Tiền Thân Thànasodhana) 135. Chuyện Nguyệt Quang (Tiền Thân Candàbha) 136. Chuyện Con Thiên Nga Vàng (Tiền Thân Suvannahamsa) 137. Chuyện Con Mèo (Tiền Thân Babbu) 138. Chuyện Con Cắc Kè (Tiền Thân Godha) 139. Chuyện Cả Hai Mặt Thất Bại (Tiền Thân Ubhatobhattha) 140. Chuyện Con Quạ (Tiền Thân Kàka) |
[15] PHẨM KAKANTAKA |
141. Chuyện Con Cắc Kè (Tiền Thân Godha) 142. Chuyện Con Chó Rừng (Tiền Thân Sigàla) 143. Chuyện Chiếu Sáng Như Mặt Trời (Tiền Thân Virocana) 144. Chuyện Cái Đuôi Bò (Tiền Thân Nanguttha) 145. Chuyện Con Vẹt Radha (Tiền Thân Radha) 146. Chuyện Con Quạ (Tiền Thân Kaka) 147. Chuyện Áo Vải Màu Đỏ (Tiền Thân Puppharatta) 148. Chuyện Con Chó Rừng (Tiền Thân Sigàlà) 149. Chuyện Cây Một Lá (Tiền Thân Ekapanna) 150. Chuyện Thanh Niên Sanjiva (Tiền Thân Sanjiva) |
[01] PHẨM DALHA |
151. Chuyện Lời Giáo Giới Cho Vua (Tiền Thân Ràjovàda) 152. Chuyện Con Cho Rừng (Tiền Thân Sigàla) 153. Chuyện Con Heo Rừng (Tiền Thân Sùkara) 154. Chuyện Con Rắn (Tiền Thân Uraga) 155. Chuyện Nhảy Mũi (Tiền Thân Gagga) 156. Chuyện Hoàng Tử Có Tâm Thâu Phục (Tiền Thân Alìnacitta) 157. Chuyện Công Đức (Tiền Thân Guna) 158. Chuyện Con Ngựa Suhanu (Tiền Thân Suhanu) 159. Chuyện Con Công (Tiền Thân Mora) 160. Chuyện Con Ngỗng Xanh Sẫm (Tiền Thân Vinìlaka) |
[02] PHẨM SANTAHAVA |
161. Chuyện Ẩn Sĩ Indasamànagotta (Tiền Thân Indasamànagotta) 162. Chuyện Mối Thâm Giao (Tiền Thân Santhava) 163. Chuyện Vua Susìma (Tiền Thân Susìma) 164. Chuyện Chim Diều Hâu (Tiền Thân Gijjha) 165. Chuyện Con Chuột Rừng (Tiền Thân Nakula) 166. Chuyện Bà-La-Môn Upasàlha (Tiền Thân Upasàlha) 167. Chuyện Trưởng Lão Samiddhi (Tiền Thân Samiddhi) 168. Chuyện Chim Diều Hâu (Tiền Thân Sakunagghi) 169. Chuyện Đạo Sư Araka (Tiền Thân Araka) 170. Chuyện Con Kỳ Nhông (Tiền Thân Kakantaka) |
[03] PHẨM THIỆN PHÁP |
171. Chuyện Thiện Pháp (Tiền Thân Kalyàna Dhamma) 172. Chuyện Núi Daddara (Tiền Thân Daddara) 173. Chuyện Con Vượn (Tiền Thân Makkata) 174. Chuyện Con Vượn Lừa Dối (Tiền Thân Dubhidamakkata) 175. Chuyện Đảnh Lễ Mặt Trời (Tiền Thân Àdiccupatthàma) 176. Chuyện Một Nắm Đậu (Tiền Thân Kalàya – Mutthi) 177. Chuyện Cây Tinduka (Tiền Thân Tinduka) 178. Chuyện Con Rùa (Tiền Thân Kacchapa) 179. Chuyện Bà-La-Môn Satadhamma (Tiền Thân Satadhamma) 180. Chuyện Khó Cho (Tiền Thân Duddada) |
[04] PHẨM ASADISA |
181. Chuyện Hoàng Tử Vô Địch (Tiền Thân Asadisa) 182. Chuyện Con Voi Thiện Chiến (Tiền Thân Sangàmàvacara) 183. Chuyện Đồ Tàn Thực (Tiền Thân Vàlodakka) 184. Chuyện Người Luyện Ngựa Giridanta (Tiền Thân Giridanta) 185. Chuyện Tâm Bất Tịnh (Tiền Thân Anabhirati) 186. Chuyện Vua Mang Sữa Đông (Tiền Thân Dadhivàhana) 187. Chuyện Bốn Vẻ Đẹp (Tiền Thân Cantumatta) 188. Chuyện Sư Tử Lai Chó Rừng (Tiền Thân Sìhakottuka) 189. Chuyện Tấm Da Sư Tử (Tiền Thân Sìhacamma) 190. Chuyện Giữ Giới (Tiền Thân Sìlànisamsa) |
[05] PHẨM RUHAKA |
191. Chuyện Tế Sư Ruhaka (Tiền Thân Ruhaka) 192. Chuyện Thiên Nữ Siri Và Kàlakanni (Tiền Thân Sirikàlakanni) 193. Chuyện Hoàng Tử Liên-Hoa (Tiền Thân Cullapaduma) 194. Chuyện Kẻ Trộm Ngọc (Tiền Thân Manicora) 195. Chuyện Hòn Núi Đẹp (Tiền Thân Pabbatupatthara) 196. Chuyện Con Ngựa Bay (Tiền Thân Valàhassa) 197. Chuyện Bạn – Thù (Tiền Thân Mittàmitta) 198. Chuyện Con Vẹt Ràdha (Tiền Thân Ràdha) 199. Chuyện Người Gia Chủ (Tiền Thân Gahapati) 200. Chuyện Giới Hạnh Tốt Lành (Tiền Thân Sàdhusìla) |
[06] PHẨM NATAMDAIHA |
201. Chuyện Nhà Tù Trói Buộc (Tiền Thân Bandhanàgara) 202. Chuyện Tánh Nghịch Ngợm (Tiền Thân Kilisìla) 203. Chuyện Tu Tập Từ Tâm (Tiền Thân Khandha -Vatta) 204. Chuyện Con Quạ Viraka (Tiền Thân Viraka) 205. Chuyện Cá Sông Hằng (Tiền Thân Gangeyya) 206. Chuyện Con Nai Núi (Tiền Thân Kurungamiga) 207. Chuyện Vua Assaka (Tiền Thân Assaka) 208. Chuyện Con Cá Sấu (Tiền Thân Sumsumara) 209. Chuyện Con Chim Mồi (Tiền Thân Kakkara) 210. Chuyện Con Chim Gõ Mõ (Tiền Thân Kandagalaka) |
[07] PHẨM BIRANATTHAMBAHAKA (Ðám cỏ thơm) |
211. Chuyện Chàng Trai Somadatta (Tiền Thân Somadatta) 212. Chuyện Thức Ăn Thừa (Tiền Thân Uchitthabhatta) 213. Chuyện Vua Bharu (Tiền Thân Bharu) 214. Chuyện Con Sông Đầy (Tiền Thân Punna-Nadi) 215. Chuyện Con Rùa (Tiền Thân Kachapa) 216. Chuyện Con Cá (Tiền Thân Maccha) 217. Chuyện Người Bán Rau (Tiền Thân Seggu) 218. Chuyện Người Lái Buôn Lừa Đảo (Tiền Thân Kùtavànija) 219. Chuyện Đáng Chỉ Trích (Tiền Thân Garahita) 220. Chuyện Tế Sư Dhammadhaja (Tiền Thân Dhammaddhaja) |
[08] PHẨM KÀSÀVA |
221. Chuyện Tấm Y Vàng (Tiền Thân Kàsàva) 222. Chuyện Con Khỉ Cùllanandiya (Tiền Thân Cùllanandiya) 223. Chuyện Thức Ăn Đi Đường (Tiền Thân Puta-Bhatta) 224. Chuyện Con Cá Sấu (Tiền Thân Kumbhila) 225. Chuyện Đề Cao Tính Kham Nhẫn (Tiền Thân Khanti-Vannana) 226. Chuyện Con Cú (Tiền Thân Kosiya) 227. Chuyện Con Bọ Ăn Phân (Tiền Thân Gùthapàna) 228. Chuyện Bà-La-Môn Kàmanita (Tiền Thân Kàmanita) 229. Chuyện Du Sĩ Palàyi (Tiền Thân Palàyi) 230. Chuyện Du Sĩ Palàyi Thứ Hai (Tiền Thân Palàyi) |
[09] PHẨM UPÀHANA |
231. Chuyện Chiếc Giày (Tiền Thân Upàhana) 232. Chuyện Không Được Hướng Dẫn (Tiền Thân Vinàthùna) 233. Chuyện Mũi Tên (Tiền Thân Vikannaka) 234. Chuyện Nàng Asitàbhù (Tiền Thân Asitàbhù) 235. Chuyện Vị Ẩn Sĩ Vaccha-Nakha (Tiền Thân Vaccha-Nakha) 236. Chuyện Con Cò (Tiền Thân Baka) 237. Chuyện Thành Sàketa (Tiền Thân Sàketa) 238. Chuyện Một Chữ (Tiền Thân Ekapada) 239. Chuyện Con Nhái Xanh (Tiền Thân Harita-Màta) 240. Chuyện Vua Mahàpingala (Tiền Thân Mahàpingala) |
[10] PHẨM SIGÀLA(Chó rừng) |
241. Chuyện Vua Chó Rừng Sabbadàtha (Tiền Thân Sabbadàtha) 242. Chuyện Con Chó (Tiền Thân Sunakha) 243. Chuyện Nhạc Sĩ Guttila (Tiền Thân Guttila) 244. Chuyện Ly Dục (Tiền Thân Viticcha) 245. Chuyện Kinh Pháp Môn Căn Bản (Tiền Thân Mùlapariyàya) 246. Chuyện Lời Phỉ Báng (Tiền Thân Telovàda) 247. Chuyện Hoàng Tử Pàdanjali (Tiền Thân Pàdanjali) 248. Chuyện Thí Dụ Cây Kimsuka (Tiền Thân Kimsukopama) 249. Chuyện Con Khỉ Sàlaka (Tiền Thân Sàlaka) 250. Chuyện Con Khỉ (Tiền Thân Kapi) |
PHẦN 3 – CHƯƠNG III, CHƯƠNG IV
[01] Chương III – Phẩm Sankappa |
251. Chuyện Dục Tầm (Tiền Thân Sankappa) 252. Chuyện Một Nắm Mè (Tiền Thân Tilamutthi) 253. Chuyện Vua Rắn Manikantha (Tiền Thân Manikantha) 254. Chuyện Con Ngựa Quý Ăn Cám Gạo Đỏ (Tiền Thân Kundaka-Kucchi-Sindhava) 255. Chuyện Con Vẹt (Tiền Thân Suka) 256. Chuyện Cái Giếng Cũ (Tiền Thân Jarudapàna) 257. Chuyện Người Hầu Cận Gàmani-Canda (Tiền Thân Gàmani-Canda) 258. Chuyện Đại Vương Mandahàtà (Tiền Thân Mandahàtà) 259. Chuyện Ẩn Sĩ Tirìta-Vaccha (Tiền Thân Tirìta-Vaccha) 260. Chuyện Sứ Giả Của Cái Bụng (Tiền Thân Duta) |
[02] Chương III – Phẩm Kosya |
261. Chuyện Hoa Sen (Tiền Thân Paduma) 262. Chuyện Bàn Tay Mềm Mại (Tiền Thân Mudupàni) 263. Chuyện Tiểu Dục Tham (Tiền Thân Culla-Palobhana) |
[03] Chương III – Phẩm Ba Bài Kệ |
264. Chuyện Đại Vương Panàda (Tiền Thân Mahà Panàda) 265. Chuyện Mũi Tên (Tiền Thân Khurappa) 266. Chuyện Con Ngựa Quí Tốc Như Phong (Tiền Thân Vàtagga Sindhava) 267. Chuyện Con Cua (Tiền Thân Kakkatà) 268. Chuyện Kẻ Làm Hại Vườn (Tiền Thân Àràma Dùsa) 269. Chuyện Nàng Sujàta (Tiền Thân Sujàta) 270. Chuyện Con Cú (Tiền Thân Ulùka) 271. Chuyện Kẻ Làm Bẩn Giếng Nước (Tiền Thân Udapàna Dùsaka) 272. Chuyện Con Cọp (Tiền Thân Vyaggha) 273. Chuyện Con Rùa (Tiền Thân Kacchapa) |
[04] Chương III – Phẩm Ba Bài Kệ (tt) |
274. Chuyện Tham Ăn (Tiền Thân Lola) 275. Chuyện Tham Ăn (Tiền Thân Lola) 276. Chuyện Chánh Pháp Nước Kuru (Tiền Thân Kurrudhamma) 277. Chuyện Chim Bồ Câu (Tiền Thân Romaka) 278. Chuyện Con Trâu (Tiền Thân Mahisa) 279. Chuyện Con Hạc (Tiền Thân Satapatta) 280. Chuyện Kẻ Phá Hư Giỏ (Tiền Thân Puta-Dùsaka) 281. Chuyện Trái Xoài Chính Trung (Tiền Thân Abbhantara) 282. Chuyện Điều Tốt Nhất (Tiền Thân Seyya) 283. Chuyện Con Heo Rừng Của Thợ Mộc (Tiền Thân Vaddaki-Sùkura) 284. Chuyện Vận May (Tiền Thân Siri) 285. Chuyện Heo Rừng Trong Hang Thủy Tinh (Tiền Thân Manisùkura) |
[05] Chương III – Phẩm Ba Bài Kệ (tt) |
286. Chuyện Con Heo Liên Căn (Tiền Thân Sàlùka) 287. Chuyện Chê Bai Lợi Nhuận (Tiền Thân Làbha Garaha) 288. Chuyện Xâu Cá (Tiền Thân Macch-Uddàna) 289. Chuyện Mong Ước Khác Nhau (Tiền Thân Nàna-Chanda) 290. Chuyện Thử Thách Giới Đức (Tiền Thân Vìnansa) 291. Chuyện Cái Bát Thần (Tiền Thân Bhadra Ghata) 292. Chuyện Vua Quạ Supatta (Tiền Thân Supatta) 293. Chuyện Thân Hư Hoại (Tiền Thân Kàya-Vicchinda) 294. Chuyện Con Chim Ăn Trái Đào (Tiền Thân Jambu-Khàdaka) 295. Chuyện Loài Hạ Liệt (Tiền Thân Anta) 296. Chuyện Biển Cả (Tiền Thân Samudda) 297. Chuyện Dục Tình Nhảm Nhí (Tiền Thân Kàma-Vìpala) 298. Chuyện Trái Sung (Tiền Thân Udumbara) 299. Chuyện Ẩn Sĩ Komàya-Putta (Tiền Thân Komàya) 300. Chuyện Chó Sói (Tiền Thân Vaka) |
[06] Chương IV – Phẩm Bốn Bài Kệ |
301. Chuyện Tiểu Vương Kàlinga (Tiền Thân Cullakàlinga) 302. Chuyện Đại Kỵ Sĩ (Tiền Thân Maha-Asàroha) 303. Chuyện Vị Thánh Vương (Tiền Thân Ekaràja) 304. Chuyện Rắn Thần Daddara (Tiền Thân Daddara) 305. Chuyện Thử Thách Giới Đức (Tiền Thân Sìlavìmamasana) 306. Chuyện Hoàng Hậu Sujàta (Tiền Thân Sujàta) 307. Chuyện Thân Cây Hồng Diệp (Tiền Thân Palàsa) 308. Chuyện Chim Gõ Kiến (Tiền Thân Javasakuna) 309. Chuyện Người Tiện Dân (Tiền Thân Chavaka) |
[07] Chương IV – Phẩm Bốn Bài Kệ (tt) |
310. Chuyện Vị Quốc Sư Sayha (Tiền Thân Sayha) 311. Chuyện Cây Nimbo (Tiền Thân Pacimanda) 312. Chuyện Ẩn Sĩ Kassapa Chậm Trễ (Tiền Thân Kassapamandiya) 313. Chuyện Đạo Lý Kham Nhẫn (Tiền Thân Khantivàdi) 314. Chuyện Địa Ngục Nồi Sắt (Tiền Thân Lohakumbhi) 315. Chuyện Miếng Thịt (Tiền Thân Mamsa) 316. Chuyện Con Thỏ (Tiền Thân Sasa) 317. Chuyện Khóc Người Chết (Tiền Thân Mataradana) |
[08] Chương IV – Phẩm Bốn Bài Kệ (tt) |
318. Chuyện Vòng Hoa Kanavera (Tiền Thân Kanavera) 319. Chuyện Chim Đa Đa (Tiền Thân Tittira) 320. Chuyện Dễ Cho (Tiền Thân Succaja) 321. Chuyện Kẻ Đốt Lều (Tiền Thân Kutidùsaha) 322. Chuyện Tiếng Động Mạnh (Tiền Thân Daddabha) 323. Chuyện Vua Brahmadatta (Tiền Thân Brahmadatta) 324. Chuyện Thầy Tu Mặc Áo Da (Tiền Thân Cammasàtaka) 325. Chuyện Con Tắc Kè (Tiền Thân Godha) |
[09] Chương IV – Phẩm Bốn Bài Kệ (tt) |
326. Chuyện Thiên Hoa Kakkàru (Tiền Thân Kakkàru) 327. Chuyện Hoàng Hậu Kàkàti (Tiền Thân Kàkàti) 328. Chuyện Khóc Người Chết (Tiền Thân Ananusociya) 329. Chuyện Con Khỉ Đen Lớn (Tiền Thân Kalabahu) 330. Chuyện Thử Thách Giới Đức (Tiền Thân Silavìmamsa) 331. Chuyện Trưởng Lão Kokàlika (Tiền Thân Kokàlika) 332. Chuyện Chiếc Gậy Thúc Xe (Tiền Thân Rathalatthi) 333. Chuyện Con Tắc Kè (Tiền Thân Godha) 334. Chuyện Khuyến Dụ Quốc Vương (Tiền Thân Ràjovàda) 335. Chuyện Chó Rừng (Tiền Thân Jambuka) 336. Chuyện Vương Tử Chatta Vĩ Đại (Tiền Thân Brahàchatta) 337. Chuyện Cái Sàng Tọa (Tiền Thân Pitha) |
[10] Chương IV – Phẩm Bốn Bài Kệ (tt) |
338. Chuyện Vỏ Trấu (Tiền Thân Thusa) 339. Chuyện Xứ Baveru (Tiền Thân Bàveru) 340. Chuyện Trưởng Giả Visayha (Tiền Thân Visayha) 341. Chuyện Vua Kandari (Tiền Thân Kandari) 342. Chuyệcn Con Khỉ (Tiền Thân Vànara) 343. Chuyện Con Hạc (Tiền Thân Kuntani) 344. Chuyện Người Ăn Trộm Xoài (Tiền Thân Ambacora) 345. Chuyện Con Rùa Lười Biếng (Tiền Thân Gajakumbha) 346. Chuyện Đạo Sĩ Kesava (Tiền Thân Kesava) 347. Chuyện Cái Chày Sắt (Tiền Thân Ayakùta) 348. Chuyện Chốn Rừng Hoang (Tiền Thân Aranna) 349. Chuyện Lời Gièm Pha (Tiền Thân Sandhibheda) 350. Chuyện Vấn Đề Của Chư Thiên (Tiền Thân Devatàpanhà) |
PHẦN 4 – CHƯƠNG V đến CHƯƠNG XXII
[01] Chương V – Phẩm Năm Bài Kệ |
351. Chuyện Vòng Tai Bằng Ngọc (Tiền Thân Manikundala) 352. Chuyện Chàng Sujàta (Tiền Thân Sujàta) 353. Chuyện Cành Cây Thanh Tịnh (Tiền Thân Dhonasàkha) 354. Chuyện Con Rắn (Tiền Thân Uraga) 355. Chuyện Vương Tử Ghata (Tiền Thân Ghata) 356. Chuyệnn Nam Tử Kàrandiya (Tiền Thân Kàrandiya) 357. Chuyện Chim Cút (Tiền Thân Latukikà) 358. Chuyện Tiểu Vương Tử Hộ Pháp (Tiền Thân Culladhammapàla) 359. Chuyện Con Nai Vàng (Tiền Thân Suvannamiga) 360. Chuyện Hoàng Hậu Sussondi (Tiền Thân Sussondi) 361. Chuyện Sắc Đẹp (Tiền Thân Vannàroha) 362. Chuyện Thử Nghiệm Đức Hạnh (Tiền Thân Sìlavimamsa) 363. Chuyện Hổ Thẹn (Tiền Thân Hiri) 364. Chuyện Con Đom Đóm (Tiền Thân Khajjopanaka) 365. Chuyện Người Luyện Rắn (Tiền Thân Ahigundika) 366. Chuyện Con Quỷ Gumbiya (Tiền Thân Gumbiya) 367. Chuyện Vị Y Sĩ Già (Tiền Thân Sàliya) 368. Chuyện Dây Trói Buộc (Tiền Thân Tacasàra) 369. Chuyện Chàng Trai Mittavinda (Tiền Thân Mittavinda) 370. Chuyện Cây Hồng Phượng Vĩ (Tiền Thân Palàsa) 371. Chuyện Hoàng Tử Kosala (Tiền Thân Dighiti Kosala) |
[02] Chương VI – Phẩm Sáu Bài Kệ |
372. Chuyện Hai Chú Nai Con (Tiền Thân Migapotaka) 373. Chuyện Con Chuột (Tiền Thân Mùsika) 374. Chuyện Chàng Tiểu Xạ Thủ (Tiền Thân Culladhanuggaha) 375. Chuyện Chim Bồ Câu (Tiền Thân Kapota) 376. Chuyện Người Lái Đò (Tiền Thân Avàriya) 377. Chuyện Bà-La-Môn Setakeku (Tiền Thân Setakeku) 378. Chuyện Bà-La-Môn Darìmukha (Tiền Thân Darìmukha) 379. Chuyện Núi Neru (Tiền Thân Neru) 380. Chuyện Thiên Nữ Ásankà (Tiền Thân Asankà) 381. Chuyện Chim Thứu Migàlopa (Tiền Thân Migàlopa) 382. Chuyện Hai Thiên Nữ Siri Và Kàlakanni (Tiền Thân Siri Và Kàlakanni) 383. Chuyện Kê Vương (Tiền Thân Kukkuta) 384. Chuyện Pháp Ấn (Tiền Thân Dhammaddhaja) 385. Chuyện Lộc Vương Hoan Hỷ (Tiền Thân Nandiyamiga) 386. Chuyện Con Lừa (Tiền Thân Kharaputta) 387. Chuyện Cây Kim (Tiền Thân Suci) 388. Chuyện Con Heo Mõm Dài (Tiền Thân Tundila) 389. Chuyện Con Cua Vàng (Tiền Thân Suvannakakkata) 390. Chuyện Chim Mayhaka (Tiền Thân Mayhaka) 391. Chuyện Vị Tà Thuật Sư (Tiền Thân Dhajavihettha) 392. Chuyện Củ Hoa Sen (Tiền Thân Bhisapupha) 393. Chuyện Món Tàn Thực (Tiền Thân Vighàsa) 394. Chuyện Chim Cút (Tiền Thân Vattaka) 395. Chuyện Con Quạ (Tiền Thân Kàka) |
[03] Chương VII – Phẩm Bảy Bài Kệ |
396. Chuyện Ác Hạnh (Tiền Thân Kukku) 397. Chuyện Sư Tử Mannoja (Tiền Thân Manoja) 398. Chuyện Hiếu Tử Sutana (Tiền Thân Sutana) 399. Chuyện Chim Thứu (Tiền Thân Gijiha) 400. Chuyện Hoa Cỏ Kusa (Tiền Thân Dabbhapuppha) 401. Chuyện Người Nuốt Lưỡi Kiếm (Tiền Thân Dasannaka) 402. Chuyện Túi Da Đựng Bánh (Tiền Thân Sattnubhasta) 403. Chuyện Trí Giả Atthisena (Tiền Thân Atthisena) 404. Chuyện Hầu Vương (Tiền Thân Kapi) 405. Chuyện Phạm Thiên Baka (Tiền Thân Bakabrahma) 406. Chuyện Quốc Vương Gandhàra (Tiền Thân Gandhàra) 407. Chuyện Đại Hầu Vương (Tiền Thân Mahàkapi) 408. Chuyện Người Thợ Gốm (Tiền Thân Kumbhakàra) 409. Chuyện Vua Dalhadhamma (Tiền Thân Dalhadhamma) 410. Chuyện Con Voi Somadatta (Tiền Thân Somadatta) 411. Chuyện Vua Susìma (Tiền Thân Susìma) 412. Chuyện Thần Cây Bông Vải (Tiền Thân Kotisimbalì) 413. Chuyện Người Chăn Dê Dhùmakàri (Tiền Thân Dhùmakàri) 414. Chuyện Người Tỉnh Thức (Tiền Thân Jàgara) 415. Chuyện Phần Cháo Cúng Dường (Tiền Thân Kummàsapinda) 416. Chuyện Cận Thần Parantapa (Tiền Thân Parantapa) |
[04] Chương VIII – Phẩm Tám Bài Kệ |
417. Chuyện Hiền Mẫu Kaccàni (Tiền Thân Kaccàni) 418. Chuyện Tám Tiếng Kêu (Tiền Thân Attasadda) 419. Chuyện Kiều Nữ Sulasà (Tiền Thân Sulasà) 420. Chuyện Người Giữ Ngự Viên Sumangala (Tiền Thân Sumangala) 421. Chuyện Người Hớt Tóc Gangamàla (Tiền Thân Gangamàla) 422. Chuyện Quốc Vương Ceti (Tiền Thân Cetiya) 423. Chuyện Uy Lực Dục Tham (Tiền Thân Indriya) 424. Chuyện Ngọn Lửa Đốt Cháy (Tiền Thân Àditta) 425. Chuyện Những Sự Kiện Không Thể Xảy Ra (Tiền Thân Atthàna) 426. Chuyện Con Báo (Tiền Thân Dìpi) |
[05] Chương IX – Phẩm Chín Bài Kệ |
427. Chuyện Chim Thứu (Tiền Thân Gijiha) 428. Chuyện Giáo Hội Ở Kosambi (Tiền Thân Kosambì) 429. Chuyện Ðại Anh Vũ (Tiền Thân Mahàsuka) 430. Chuyện Tiểu Anh Vũ (Tiền Thân Cullasuka) 431. Chuyện Nam Tử Hàrita (Tiền Thân Hàrita) 432. Chuyện Cậu Bé Có Tài Nhận Dấu Chân (Tiền Thân Padakusalamànava) 433. Chuyện Vị Khổ Hạnh Ca-Diếp Nhiều Lông Tóc (Tiền Thân Lomasa Kassapa) 434. Chuyện Chim Hồng Nga (Tiền Thân Cakkavàka) 435 Chuyện Ước Mơ Chóng Phai Tàn (Tiền Thân Haliddiràga) 436. Chuyện Cái Hộp (Tiền Thân Samugga) 437. Chuyện Chó Rừng Pùtinumsa (Tiền Thân Pùtimamsa) 438. Chuyện Con Gà Gô (Tiền Thân Tittita) |
[06] Chương X – Phầm Mười Bài Kệ |
439. Chuyện Bốn Cổng Thành (Tiền Thân Catu-Dvàra) 440. Chuyện Hắc Hiền Giả (Tiền Thân Kanha) 441. Chuyện Bốn Vị Giữ Trai Giới (Tiền Thân Catu-Posathika) 442. Chuyện Bà-La-Môn Sankha (Tiền Thân Sankha) 443. Chuyện Trí Giả Tiểu Bồ Đề (Tiền Thân Culla-Bodhi) 444. Chuyện Hắc Nhân Dìpàyana (Tiền Thân Kanhadìpàyana) 445. Chuyện Vua Ða (Tiền Thân Nigrodha) 446. Chuyện Cây Hành (Tiền Thân Takkala) 447. Chuyện Đại Nhân Hộ Pháp (Tiền Thân Mahà Dhamma-Pàla) 448. Chuyện Kê Vương (Tiền Thân Kukuta) 449. Chuyện Nam Tử Đeo Vòng Tai (Tiền Thân Matta-Kundali) 450. Chuyện Phú Ông Keo Kiệt (Tiền Thân Bilàri-Kosiya) 451. Chuyện Hồng Nga (Tiền Thân Cakka-Vàka) 452. Chuyện Vấn Đề Trí Tuệ (Tiền Thân Bhùri-Panha) 453. Chuyện Điềm Lành Lớn (Tiền Thân Mahà-Mangala) 454. Chuyện Trí Giả Ghata (Tiền Thân Ghata) |
[07] Chương XI – Phẩm Mười Một Bài Kệ |
455. Chuyện Voi Hiếu Dưỡng Mẹ (Tiền Thân Màti-Posaka) 456. Chuyện Vương Tử Nguyệt Quang (Tiền Thân Junha) 457. Chuyện Thiên Tử Chánh Pháp (Tiền Thân Dhamma) 458. Chuyện Vua Thiện Lai (Tiền Thân Udaya) 459. Chuyện Ngụm Nước Uống (Tiền Thân Pàniya) 460. Chuyện Thái Tử Yuvanjana (Tiền Thân Yuvanjana) 461. Chuyện Ðại Vương Dasaratha (Tiền Thân Dasaratha) 462. Chuyện Vương Tử Samvara (Tiền Thân Samvara) 463. Chuyện Trí Giả Suppàraka (Tiền Thân Suppàraka) |
[08] Chương XII – Phẩm Mười Hai Bài Kệ |
464. Chuyện Tiểu Vương Điểu Kùnala (Tiền Thân Culla-Kunàla) 465. Chuyện Sàla, Cổ Thụ Cát Tường (Tiền Thân Bhadda-Sàla) 466. Chuyện Thương Nhân Trên Biển Cả (Tiền Thân Samudda-Vànijà) 467. Chuyện Dục Tham (Tiền Thân Kàma) 468. Chuyện Ðại Vương Janasandha (Tiền Thân Janasandha) 469. Chuyện Ðại Hắc Thiên Cẩu (Tiền Thân Mahà-Kanha) 470. Chuyện Phú Ông Keo Kiệt (Tiền Thân Kosiya) 471. Chuyện Con Dê (Tiền Thân Mendaka) 472. Chuyện Vương Tử Liên Hoa (Tiền Thân Mahà-Paduma) 473. Chuyện Bạn-Thù (Tiền Thân Mittàmitta) |
PHẦN 5 – CHƯƠNG XIII đến CHƯƠNG XX
[01] Chương XIII – Phẩm Mười Ba Bài Kệ |
474. Chuyện Trái Xoài (Tiền Thân (Amba) 475. Chuyện Cây Hồng Phượng Vĩ (Tiền Thân Phandana) 476. Chuyện Chúa Thiên Nga Có Thần Tốc (Tiền Thân Javana-Hamsa) 477. Chuyện Tiểu Đạo Sĩ Nàrada (Tiền Thân Culla-Nàrada) 478. Chuyện Sứ Thần (Tiền Thân Dùta) 479. Chuyện Cây Bồ Đề Và Thánh Đế Kàlinga (Tiền Thân Kàlinga-Bodhi) 480. Chuyện Hiền Giả Akitta (Tiền Thân Akitta) 481. Chuyện Hiền Giả Takkàriya (Tiền Thân Takkàriya) 482. Chuyện Lộc Vương (Tiền Thân Ruru) 483. Chuyện Chúa Nai Sarabha (Tiền Thân Sarabha-Miga) |
[02] Chương XIV – Tạp Phẩm |
484. Chuyện Cánh Đồng Lúa (Tiền Thân Sàlikedàra) 485. Chuyện Đôi Ca Thần Canda (Tiền Thân Canda Kinnara) 486. Chuyện Chúa Chim Ưng (Tiền Thân Màha Ukkusa) 487. Chuyện Nam Tử Uddàlaka (Tiền Thân Uddàlaka) 488. Chuyện Củ Sen (Tiền Thân Bhisa) 489. Chuyện Đại Vương Huy Hoàng (Tiền Thân Suruci) 490. Chuyện Nam Vi Hành Trì Trai Giới (Tiền Thân Pancùposatha) 491. Chuyện Ðại Khổng Tước (Tiền Thân Mahà-Mora) 492. Chuyện Lợn Rừng Của Thợ Mộc (Tiền Thân Taccha-Sùkara) 493. Chuyện Vị Đại Vương Nhân (Tiền Thân Mahà-Vànija) 494. Chuyện Đại Vương Sadhìna (Tiền Thân Sàdhìna) 495. Chuyện Mười Hạng Bà-La-Môn (Tiền Thân Dasa-Bràhmana) 496. Chuyện Cúng Thực Phẩm Đúng Cấp Bậc (Tiền Thân Bhikkhà-Parampara) |
[03] Chương XV – Phẩm Hai Mươi Bài Kệ |
497. Chuyện Bậc Hiền Trí Màtanga (Tiền Thân Màtanga) 498. Chuyện Đôi Bạn Citta-Sambhùta (Tiền Thân Citta-Sambhùta) 499. Chuyện Đại Vương Sivi (Tiền Thân Sivi) 500. Chuyện Thần Nữ Cát Tường (Tiền Thân Sirimanda) 501. Chuyện Lộc Vương Rohanta (Tiền Thân Rohanta Miga) 502. Chuyện Chúa Thiên Nga (Tiền Thân Hamsa) 503. Chuyện Anh Vũ Sattigumba (Tiền Thân Sattigumba) 504. Chuyện Ðại Vương Bhallàtiya (Tiền Thân Bhallàtiya) 505. Chuyện Vương Tử Hoan Lạc (Tiền Thân Somanassa) 506. Chuyện Long Vương Campeyya (Tiền Thân Campeyya) 507. Chuyện Sức Cám Dỗ Mạnh (Tiền Thân Mahà-Palobhana) 508. Chuyện Năm Vị Hiền Nhân (Tiền Thân Panca-Pandita) 509. Chuyện Hiền Giả Quản Tượng (Tiền Thân Hatthipàla) 510. Chuyện Vương Tử Trong Ngôi Nhà Sắt (Tiền Thân Ayoghara) |
[04] Chương XVI – Phẩm Ba Mươi Bài Kệ |
511. Chuyện Dục Tham Kỳ Dị (Tiền Thân Kimchanda) 512. Chuyện Bình Rượu (Tiền Thân Kumbha) 513. Chuyện Vương Tử Chiến Thắng (Tiền Thân Jayaddisa) 514. Chuyện Tượng Vương Ở Hồ Chaddanta (Tiền Thân Chaddanta) 515. Chuyện Nam Tử Sambhava (Tiền Thân Sambhava) 516. Chuyện Khỉ Chúa (Tiền Thân Mahàkapi) 517. Tiền Thân Dakarakkhasa 518. Chuyện Long Vương Pandara (Tiền Thân Pandara) 519. Chuyện Hoàng Hậu Sambulà (Tiền Thân Sambulà) 520. Chuyện Vị Thần Cây Tindu (Tiền Thân Gandatindu) |
[05] Chương XVII – Phẩm Bốn Mươi Bài Kệ |
521. Chuyện Ba Con Chim (Tiền Thân Tesakuna) 522. Chuyện Đại Nhân Thiện Xạ Sarabhanga(Tiền Thân Sarabhanga) 523. Thiên Nữ Alambusà (Tiền Thân Alambusà) 524. Chuyện Long Vương Samkhapàla (Tiền Thân Samkhapàla) 525. Chuyện Tiểu Sutasoma (Tiền Thân Sutasoma) |
[06] Chương XVIII – Phẩm Năm Mươi Bài Kệ |
526. Chuyện Công Chúa Nalinikà (Tiền Thân Nalinikà) 527. Chuyện Kỷ Nữ Ummadantì (Tiền Thân Ummadantì) 528. Chuyện Hiền Giả Đại Bồ Đề (Tiền Thân Mahà-Bodhi) |
[07] Chương XIX – Phẩm Sáu Mươi Bài Kệ |
529. Chuyện Hiền Giả Sonaka (Tiền Thân Sonaka) 530. Chuyện Hiền Giả Samkicca (Tiền Thân Samkicca) |
[08] Chương XX – Phẩm Bảy Mươi Bài Kệ |
531. Chuyện Đại Đế Kusa (Tiền Thân Kusa) 532. Chuyện Hai Hiền Giả Sona-Nanda (Tiền Thân Sona-Nanda) |
PHẦN 6 – CHƯƠNG XXI, CHƯƠNG XXII
[01] Chương XXI – Phẩm Tám Mươi Bài Kệ |
533. Chuyện Tiểu Thiên Nga (Tiền Thân Cullahamasa) 534. Chuyện Đại Thiên Nga (Tiền Thân Mahàhamasa) 535. Chuyện Thực Phẩm Thiên Giới (Tiền Thân Sudhàbhojana) |
[02] Chương XXI – Phẩm Tám Mươi Bài Kệ (tt) |
536. Chuyện Chúa Chim Kunàla (Tiền Thân Kunàla) 537. Chuyện Đại Sutasoma (Tiền Thân Mahà-Sutasoma) |
[03] Chương XXII – Đại Phẩm |
538. Chuyện Vương Tử Què Câm (Tiền Thân Muga-Pakka) 539. Chuyện Đại Vương Mahàjanaka (Tiền Thân Mahà-Janaka) |
[04] Chương XXII – Đại Phẩm (tt) |
540. Chuyện Hiếu Tử Sàma (Tiền Thân Sàma) |
[05] Chương XXII – Đại Phẩm (tt) |
541. Chuyện Đại Vương Nimi (Tiền Thân Nimi) |
[06] Chương XXII – Đại Phẩm (tt) |
542. Chuyện Tế Sư Khandahàla (Tiền Thân Khandahàda) |
[07] Chương XXII – Đại Phẩm (tt) |
543. Chuyện Bậc Đại Trí Bhùridatta (Tiền Thân Bhùridatta) |
[08] Chương XXII – Đại Phẩm (tt) |
544. Chuyện Bậc Đại Trí Mahanàrada-Kassapa (Tiền Thân Mahanàrada-Kassapa) |
[09] Chương XXII – Đại Phẩm (tt) |
545. Chuyện Bậc Đại Trí Vô Song (Tiền Thân Vidhurapandita) |
[10] Chương XXII – Đại Phẩm (tt) |
546. Chuyện Đường Hầm Vĩ Đại (Tiền Thân Mahà-Ummagga) |
[11] Chương XXII – Đại Phẩm (tt) |
547. Chuyện Đại Vương Vessantara (Tiền Thân Vessantara) |
***
(Culadukkhakkhandhasuttam)
Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn sống giữa giòng họ Sakka (Thích-ca), trong thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) tại vườn Nigrodha (Ni-câu-luật viên). Lúc ấy, có người Sakka tên Mahànàma đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến xong, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Mahànàma, dòng họ Sakka bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, đã lâu rồi, con đã hiểu như thế này lời dạy Thế Tôn: “Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm”. Bạch Thế Tôn, con đã hiểu như thế này lời dạy Thế Tôn: “Tham là cấu uế của tâm... si là cấu uế của tâm”. Tuy vậy, đôi lúc các tham pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các sân pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các si pháp chiếm cứ tâm con và an trú. Bạch Thế Tôn, con tự suy nghĩ: “Pháp nào tự trong ta không đoạn trừ được, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các si pháp xâm nhập tâm ta và an trú?”
– Này Mahànàma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm Ông và an trú... các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahànàma, pháp ấy trong Ông có thể đoạn trừ được, nếu Ông không sống trong gia đình, nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng. Và này Mahànàma, vì pháp ấy trong Ông chưa được đoạn trừ, nên Ông sống trong gia đình và thụ hưởng các dục vọng.
Các dục vọng, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn. Này Mahànàma, nếu một vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ, nhưng nếu vị này chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy vị ấy chưa khỏi bị các dục chi phối. Này Mahànàma, khi nào vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ: “Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn”, và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối. Này Mahànàma, thuở xưa, khi Ta còn là Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Chánh Đẳng Chánh Giác, Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: “Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn”, dầu Ta có thấy với như thật chánh trí tuệ như vậy, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy Ta biết rằng, Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Và này Mahànàma, khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: “Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn”, và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối.
Và này Mahànàma, thế nào là vị ngọt các dục? Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục này: Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức...; các hương do mũi nhận thức...; các vị do lưỡi nhận thức...; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn. Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục như vậy. Này Mahànàma, y cứ vào năm pháp tăng trưởng các dục này, có lạc và hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục.
Và này Mahànàma, thế nào là sự nguy hiểm các dục?... (như trang... cho đến trang..., với “Này Mahànàma” thế cho “Này các Tỷ-kheo.”... ) Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân.
Này Mahànàma, một thời Ta ở tại Rajagaha (Vương-xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, rất nhiều Ni Kiền Tử (Nigantha) tại sườn núi Isigili, trên Kalasila (Hắc Nham), đứng thẳng người, không chịu ngồi và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy. Này Mahànàma, rồi Ta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến sườn núi Isigili, tại Kalasila chỗ các Nigantha ấy ở, khi đến nơi Ta nói với các Nigantha ấy:
“– Chư Hiền, tại sao các Người lại đứng thẳng người, không chịu ngồi xuống và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy như vậy?
“– Này Mahànàma, được nói vậy các Nigantha ấy trả lời Ta như sau:
“– Này Hiền giả, Nigantha Nataputta là bậc toàn tri, toàn kiến, tự xưng là có tri kiến toàn diện như sau: “Dầu ta có đi, có đứng, có ngủ và có thức, tri kiến luôn luôn được tồn tại liên tục ở nơi ta”. Vị ấy nói như sau: “Này các Nigantha, nếu xưa kia Người có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này. Sự không làm ác nghiệp trong tương lai chính do sự hộ trì về thân, sự hộ trì về lời nói, sự hộ trì về ý ngay trong hiện tại, ở tại nơi đây. Như vậy chính nhờ sự thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp quá khứ, sự không làm các nghiệp mới, mà không có sự tiếp tục trong tương lai. Do sự không tiếp tục trong tương lai, các nghiệp được diệt trừ; do nghiệp được diệt trừ, khổ được diệt trừ; do khổ được diệt trừ, cảm thọ được diệt trừ; do cảm thọ được diệt trừ, tất cả khổ đau sẽ được tiêu mòn”. Và vì chúng tôi chấp nhận điều ấy, và chúng tôi kham nhẫn điều ấy, nên chúng tôi được hoan hỷ.
Này Mahànàma, khi được nói vậy Ta nói với các Nigantha ấy như sau:
“– Chư Hiền Nigantha, các Người có biết chăng, trong quá khứ, các Người có mặt hay các Người không có mặt?
“– Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.
“– Chư Hiền Nigantha, các Người có biết chăng, trong quá khứ, các Người không làm ác nghiệp hay có làm ác nghiệp?
“– Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.
“– Chư Hiền Nigantha, các Người có biết chăng, các Người không làm các nghiệp như thế này hay như thế kia.
“– Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.
“– Chư Hiền Nigantha, các Người có biết chăng: Mức độ đau khổ như thế này đã trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt? Hay, khi mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt?
“– Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.
“– Chư Hiền Nigantha, các Người có biết chăng, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp?”
“– Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.
“– Chư Hiền, theo các Người nói, Nigantha các Người không biết: Trong quá khứ các Người có mặt hay các Người không có mặt; các Người không biết, trong quá khứ các Người không làm các ác nghiệp hay có làm các ác nghiệp; các Người không biết các Người không làm ác nghiệp như thế này hay như thế kia; các Người không biết, mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt; mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt; các Người không biết, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp. Chư Hiền Nigantha, sự kiện là như vậy thì những kẻ săn bắn ở đời, với bàn tay đẫm máu, làm các nghiệp hung dữ, được tái sanh trong loài người, những hạng ấy có xuất gia trong hàng ngũ Nigantha các Người không?”
“– Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thì vua Magadha Seniya Bimbisara (Tần-bà-ta-la) có thể đạt được hạnh phúc, và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Lời nói này thật sự đã được các Tôn giả Nigantha nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư. Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisara có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Và chính ta ở đây cần phải được hỏi như sau: “Giữa các bậc Tôn giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?” Hiền giả Gotama, lời nói này thật sự đã được chúng tôi nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư: Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc... (như trên)... sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Hãy để yên sự việc như vậy. Nay chúng tôi hỏi Tôn giả Gotama: “Giữa quý vị Tôn giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?”
“– Chư Hiền Nigantha, nay Ta sẽ hỏi các Người một câu, cũng vấn đề này. Nếu các Người vui lòng, hãy trả lời câu hỏi ấy. Chư Hiền Nigantha, các Người nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn bảy ngày bảy đêm có được không?
“– Này Hiền giả, không thể được.
“– Chư Hiền Nigantha, các Người nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn sáu ngày sáu đêm, luôn năm ngày năm đêm, luôn bốn ngày bốn đêm, luôn ba ngày ba đêm, luôn hai ngày hai đêm, luôn một ngày một đêm không?
“– Này Hiền giả, không thể được.
“– Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong một ngày một đêm. Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong hai ngày hai đêm, luôn trong ba ngày ba đêm, luôn trong bốn ngày bốn đêm, luôn trong năm ngày năm đêm, luôn trong sáu ngày sáu đêm, luôn trong bảy ngày bảy đêm. Chư Hiền Nigantha, các Người nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Ta?
“– Sự kiện là như vậy, Tôn giả Gotama sống hạnh phúc hơn vua Magadha Seniya Bimbisara.”
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Mahànàma thuộc giòng họ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
TIỂU KINH KHỔ UẨN, THỨ MƯỜI BỐN HẾT.
Thích Minh Châu
_______________________________________________________________
>>> 13.Đại Kinh khổ uẩn
KINH TĂNG CHI BỘ, MỤC LỤC TRỌN BỘ IV TẬP
Tăng chi Tập 1, Chương Một: Một Pháp
Tăng chi Tập 1, Chương Hai: Hai Pháp
Tăng chi Tập 1, Chương Ba: Ba Pháp
Tăng chi Tập 1, Chương Bốn: Bốn Pháp
Tăng chi Tập 2, Chương bốn: Bốn pháp (Tiếp theo)
Tăng chi Tập 2, Chương Năm: Năm Pháp
Tăng chi Tập 3, Chương Sáu: Sáu Pháp
Tăng chi Tập 3, Chương Bảy: Bảy Pháp
Tăng chi Tập 3, Chương Tám: Tám Pháp
Tăng chi Tập 4, Chương chín: chín pháp
Tăng chi Tập 4, Chương mười: mười pháp
Tăng chi Tập 4, Chương mười một: mười một pháp
KINH TĂNG CHI BỘ, TRỌN BỘ IV TẬP MƯỜI MỘT CHƯƠNG HẾT
---------------------------------------------------------------------------
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
KINH TĂNG CHI BỘ
TẬP I, II, III, IV
(Số thứ tự 21, 22, 23, 24)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Ấn hành PL. 2540 - 1996
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
của
HỘI ĐỒNG PHIÊN DỊCH và ẤN HÀNH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
1. Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
2. Hòa thượng THÍCH HUỆ THÀNH
3. Hòa thượng THÍCH GIÁC NHU
4. Hòa thượng KIM CƯƠNG TỬ
5. Hòa thượng THÍCH TÂM THÔNG
6. Hòa thượng THÍCH SIÊU VIỆT
7. Hòa thượng MAHÀ SARAY
8. Hòa thượng THÍCH TRÍ NGHIÊM.
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO PHIÊN DỊCH và ẤN HÀNH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
Chủ tịch: Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THIỆN SIÊU
Phó chủ tịch: Hòa thượng KIM CƯƠNG TỬ
Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THANH KIỂM
Phó chủ tịch: Thượng tọa THÍCH THANH TỪ
Phó chủ tịch: Thượng tọa THÍCH THIỆN CHÂU
Trưởng ban Thư ký: Thượng tọa THÍCH CHƠN THIỆN
Trưởng ban Tài chánh: Thượng tọa THÍCH GIÁC TOÀN
Trưởng ban In ấn và Phát hành: Cư sĩ VÕ ĐÌNH CƯỜNG
Trưởng ban Từ vựng Phật học: Cư sĩ MINH CHI.
Nguyên bản: PALI
Việt dịch: Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
(Mahadukkhakkhandhasutta)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), trong vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Lúc ấy nhiều Tỷ-kheo buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào thành Savatthi khất thực. Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: “Nay còn quá sớm để đi khất thực ở Savatthi. Chúng ta hãy đi đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo”. Các Tỷ-kheo ấy đi đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo, nói lên những lời chúc tụng hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Các Du sĩ ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi xuống một bên.
– Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ. Chư Hiền, ở đây có sự đặc thù nào, sự dị biệt nào, sự sai khác nào giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về vấn đề thuyết pháp hay vấn đề giáo huấn?
Các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ cũng không chỉ trích những lời nói các Du sĩ ngoại đạo, không hoan hỷ, không chỉ trích, các Tỷ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, từ biệt với ý nghĩ: “Chúng ta sẽ học ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn”.
Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi khất thực ở Savatthi, khi ăn xong và đi khất thực trở về, liền đến chỗ Thế Tôn ở, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Savatthi khất thực. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con suy nghĩ: “Nay còn quá sớm để đi khất thực ở Savatthi. Chúng ta hãy nghĩ đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo”. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo, sau khi đến xong, nói lên những lời chúc tụng hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên, Bạch Thế Tôn, các Du sĩ ngoại đạo ấy nói với chúng con đang ngồi một bên: “Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ. Chư Hiền ở đây có sự đặc thù nào, sự dị biệt nào, sự sai khác nào giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về vấn đề thuyết pháp hay vấn đề giảng huấn?” Bạch Thế Tôn, chúng con không hoan hỷ, không chỉ trích những lời nói các Du sĩ ngoại đạo. Không hoan hỷ, không chỉ trích, chúng con từ chỗ ngồi đứng dậy, từ biệt với ý nghĩ: “Chúng ta sẽ học ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn”.
– Này các Tỷ-kheo, các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy cần được trả lời như sau: “Chư Hiền, thế nào là vị ngọt các dục? Thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly? Thế nào là vị ngọt các sắc pháp, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly? Thế nào là vị ngọt các cảm thọ, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly?” Này các Tỷ-kheo, khi được hỏi vậy, các Du sĩ ngoại đạo không thể trả lời được và sẽ bị mắc vào các khó khăn khác. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề này không thuộc khả năng hiểu biết của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai trong thế giới này với chư Thiên, Mara, Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, mà câu trả lời các câu hỏi được chấp nhận, trừ Như Lai, đệ tử Như Lai và những ai được nghe hai vị này.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các dục? Này các Tỷ-kheo, có năm pháp tăng trưởng dục này: Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do nhĩ căn nhận thức... các hương do tỷ căn nhận thức... các vị do thiệt căn nhận thức... các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, có năm pháp tăng trưởng dục như vậy. Này các Tỷ-kheo, y cứ vào năm pháp tăng trưởng dục này, có lạc hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các dục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện nam tử nuôi sống với nghề nghiệp, như đếm ngón tay, như tính toán, như ước toán, như làm ruộng, như buôn bán, như chăn bò, như bắn cung, như làm công cho vua, như làm một nghề nào khác. Người ấy phải chống đỡ lạnh, phải chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng, mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói chết khát. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục, thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục. Này các Tỷ-kheo, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, nhưng các tài sản ấy không được đến tay mình, vị ấy than vãn, buồn phiền khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: “Ôi! Sự nỗ lực của ta thật sự là vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không kết quả”. Này các Tỷ-kheo, như vậy, là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục. Này các Tỷ-kheo, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, và các tài sản ấy được đến tay mình, vì phải hộ trì các tài sản ấy, vị ấy cảm thọ sự đau khổ, ưu tư: “Làm sao các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, hay các kẻ thừa tự không xứng đáng khỏi cướp đoạt chúng?” Dầu vị ấy hộ trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn trôi hay các kẻ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: “Cái đã thuộc của ta, nay ta không có nữa”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lỵ tranh đoạt với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt; họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ dàn trận hai mặt, và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ công phá thành quách mới trét vôi hồ và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Ở đây, họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ đổ nước phân sôi, họ đè bẹp nhau bằng đá, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ đột nhập nhà cửa, họ cướp giật đồ đạc, họ hành động như kẻ cướp, họ phục kích các đường lớn, họ đi đến vợ người. Các vua chúa khi bắt được một người như vậy liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình... Hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa)... chúc thủ hình (đốt tay)... khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt)... bì y hình (lấy vỏ cây làm áo)... linh dương hình (hình phạt con dê núi)... câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt)... tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền)... khối trấp hình... chuyển hình... cao đạp đài... họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm của dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý. Do họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly các dục. Này các Tỷ-kheo, đây là sự điều phục dục tham đối với các dục, sự đoạn trừ dục tham, như vậy là sự xuất ly các dục.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các dục của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy không thể xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ như thật tuệ tri các dục của họ, họ cũng có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy có xảy ra.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các sắc pháp? Này các Tỷ-kheo, như các thiếu nữ Sát-đế-lỵ, thiếu nữ Bà-la-môn hay thiếu nữ Gia chủ, tuổi khoảng độ mười lăm hay mười sáu tuổi, không quá lớn, không quá thấp, không quá ốm, không quá mập, không quá đen, không quá trắng, này các Tỷ-kheo, có phải trong thời ấy, họ đạt đến mỹ diệu tối thượng, sắc đẹp tối thượng?
– Bạch Thế Tôn, phải.
– Này các Tỷ-kheo, y cứ sắc đẹp mỹ diệu ấy khởi lên lạc thọ và hỷ thọ, như vậy là vị ngọt các sắc pháp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các sắc pháp? Này các Tỷ-kheo, ở đây người ta có thể thấy bà chị ấy trong một thời khác, khoảng tám mươi tuổi, chín mươi tuổi hay một trăm tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, phải dựa gậy để chống đỡ, vừa đi vừa run rẩy, đau ốm, tuổi trẻ đã tận, râu rụng, tóc bạc, hư rụng, sói đầu, da nhăn, tay chân bị khô đét tái xám. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của người đó nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?
– Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.
– Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa này các Tỷ-kheo, người ta có thể thấy bà chị ấy bị bệnh hoạn đau khổ, trầm bệnh, nằm đắm mình trong phân tiểu của mình, phải có người nâng dậy, phải có người đỡ nằm. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của người đó nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?
– Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.
– Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng vào nghĩa địa, một ngày hay hai ngày hay ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu sắc đẹp xưa kia của cô gái đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?
– Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.
– Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng vào nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của cô gái nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?
– Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.
– Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột bộ xương, không còn thịt, không có máu, còn được gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia, ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của cô gái nay đã biến mất, và sự nguy hiểm đã hiện ra?
– Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.
– Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng vào nghĩa địa, chỉ có toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm... chỉ còn các xương thối trở thành bột. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của cô gái nay đã biến mất, và sự nguy hiểm hiện ra?
– Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.
– Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp.
Này các Tỷ-kheo và thế nào là sự xuất ly các sắc pháp? Này các Tỷ-kheo, đây là sự điều phục dục tham đối với các sắc pháp, sự đoạn trừ dục tham, như vậy là sự xuất ly các sắc pháp.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các sắc pháp là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các sắc pháp của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các sắc pháp, sự kiện như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các sắc pháp là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định như thật tuệ tri các sắc pháp của họ, họ cũng có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các sắc pháp, sự kiện như vậy có xảy ra.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các cảm thọ? Ở đây các Tỷ-kheo ly các dục, ly các bất thiện pháp tự chứng và an trú vào Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo ly dục, ly các bất thiện pháp, chứng và an trú Thiền thứ nhất... có tầm có tứ, trong khi ấy, nếu vị ấy không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, trong khi ấy vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại. Này các Tỷ-kheo, tối thượng vô hại ấy, Ta nói là vị ngọt các cảm thọ. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú vào Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm... Thiền thứ ba... chứng và trú vào Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, trong khi ấy nếu vị ấy không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, trong khi ấy vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại. Này các Tỷ-kheo, tối thượng vô hại ấy, Ta nói là vị ngọt các cảm thọ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các cảm thọ? Này các Tỷ-kheo, các cảm thọ là vô thường, khổ, biến hoại, như vậy là sự nguy hiểm các cảm thọ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly các cảm thọ? Này các Tỷ-kheo, sự điều phục dục tham đối với các cảm thọ, sự đoạn trừ dục tham, như vậy gọi là sự xuất ly các cảm thọ.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ, sự kiện như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ có thể đặt các người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ, sự kiện như vậy có xảy ra.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.
ĐẠI KINH KHỔ UẨN, THỨ MƯỜI BA HẾT.
Thích Minh Châu
________________________________________________
>>> 12.Kinh Đại sư tử hống
-----------------------
-----------------------------------------
---------------------------
-------------------------------------
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
TẬP I, II, III,IV, V
(Số Thứ Tự 12, 13, 14, 15, 16)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Ấn hành PL. 2537 - 1993
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
của
HỘI ĐỒNG PHIÊN DỊCH và ẤN HÀNH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
1. Hòa thượng THÍCH ĐỨC NHUẬN
2. Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
3. Hòa thượng THÍCH HUỆ THÀNH
4. Hòa thượng THÍCH GIÁC NHU
5. Hòa thượng KIM CƯƠNG TỬ
6. Hòa thượng THÍCH TÂM THÔNG
7. Hòa thượng THÍCH SIÊU VIỆT
8. Hòa thượng MAHÀ SARAY
9. Hòa thượng THÍCH TRÍ NGHIÊM.
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO PHIÊN DỊCH và ẤN HÀNH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
Chủ tịch: Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THIỆN SIÊU
Phó chủ tịch: Hòa thượng KIM CƯƠNG TỬ
Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THANH KIỂM
Phó chủ tịch: Thượng tọa THÍCH THANH TỪ
Phó chủ tịch: Thượng tọa THÍCH THIỆN CHÂU
Trưởng ban Thư ký: Cư sĩ TRẦN TUẤN MẪN
Trưởng ban Tài chánh: Thượng tọa THÍCH GIÁC TOÀN
Trưởng ban In ấn và Phát hành: Cư sĩ VÕ ĐÌNH CƯỜNG
Trưởng ban Từ vựng Phật học: Cư sĩ MINH CHI.
Nguyên bản: PALI
Việt dịch: Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
(Mahasihanadasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Vesali (Tỳ-xá-ly), ở phía ngoài thành, trong một khu rừng phía Tây. Lúc bấy giờ, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ Pháp luật này, nói lời nói như sau trong Hội chúng ở Vesali: “Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, và thuyết cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau”. Lúc ấy Tôn giả Sariputta vào buổi sáng, đắp y, cầm bát, vào thành Vesali để khất thực. Tôn giả Sariputta nghe Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi nói như sau trong Hội chúng ở Vesali: “Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm và thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau”.
Rồi Tôn giả Sariputta khất thực xong, sau khi ăn và đi khất thực trở về đến chỗ ở Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ Pháp luật này, nói lời nói như sau trong Hội chúng Vesali: “Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân... (như trên)... diệt tận khổ đau”.
– Này Sariputta, Sunakkhatta phẫn nộ và ngu si, do phẫn nộ nên nói lên lời ấy. Này Sariputta, Ông ta nghĩ: “Ta sẽ nói xấu”. Thế mà kẻ ngu Sunakkhatta-lại nói lời tán thán Như Lai. Này Sariputta, ai nói như sau là tán thán Như Lai: “Pháp ấy được thuyết giảng cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau”.
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp về Ta như sau: “Đây là Như Lai, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp này về Ta như sau: “Đây là Thế Tôn, vị đã chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua thành, qua núi, như đi ngang hư không, độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước không chìm như trên đất liền, ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên”. Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp này về Ta như sau: “Đây là Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài Người, xa và gần”. Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: “Đây là Thế Tôn, sau khi đi sâu vào tâm chúng sanh, tâm loài Người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau: “Tâm có tham biết là tâm có tham. Hay tâm không tham biết là tâm không tham... tâm chuyên chú... tâm tán loạn... đại hành tâm... không phải đại hành tâm... tâm chưa vô thượng... tâm vô thượng... Tâm Thiền định... Tâm không Thiền định... tâm giải thoát... tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát”. Vị ấy biết như vậy.
Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực, chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là mười? Ở đây, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ (Tri thị xứ phi xứ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các Hôị chúng, và chuyển Phạm luân. Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri quả báo tùy thuộc sơ do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại (Tri tam thế nghiệp báo lực.) Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân. Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri con đường đưa đến tất cả cảnh giới (Tri nhứt thiết đạo trí lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân. Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt (Tri thế gian chủng chủng tánh lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân. Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri chí hướng sai biệt của các loại hữu tình (Tri tha chúng sanh chưởng chưởng dục lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... chuyển Phạm luân. Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri những căn thượng hạ của các loài hữu tình, loài Người (Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân. Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền, chứng về Thiền, về giải thoát, về định (Tri chư Thiền tam muội lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân. Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Ngài nhớ rằng: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân. Lại nữa, này Sariputta, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân. Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc tự mình chứng tri, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực. Chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy mà còn nói: “Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau”. Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy; không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. Này Sariputta, như Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu Thiền định, thành tựu trí tuệ có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
Này Sariputta, có bốn pháp vô sở úy chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sử tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là bốn? Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì, một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: “Các pháp này chưa được chứng ngộ hoàn toàn, mà quý vị tự xưng đã chứng ngộ hoàn toàn”. Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy. Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì... có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: “Các lậu hoặc này chưa được đoạn trừ mà quý vị tự xưng đã đoạn trừ”. Này Sariputta, vì Ta không thấy... đạt được vô úy. Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì... có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: “Những pháp này được gọi là các chướng ngại pháp khi được thực hành thời không có gì gọi là chướng ngại pháp cả”. Này Sariputta, vì Ta không thấy... đạt được vô úy. Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì một Sa-môn Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: “Pháp do quý vị thuyết giảng không đưa đến mục tiêu đặc biệt, không có khả năng hướng thượng, không có thể dẫn người thực hành đến diệt tận khổ đau”. Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, có bốn pháp vô sở úy, chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương... chuyển Phạm luân. Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
Này Sariputta, có tám Hội chúng này: Hội chúng Sát đế lỵ, Hội chúng Bà-la-môn, Hội chúng Gia chủ, Hội chúng Sa-môn, Hội chúng Tứ thiên vương, Hội chúng Tam thập tam thiên, Hội chúng Màra, Hội chúng Phạm thiên. Này Sariputta, có tám Hội chúng này. Này Sariputta, Như Lai thành tựu bốn pháp vô sở úy như vậy, đến gần và vào tám Hội chúng này. Này Sariputta, Ta nhớ lại Ta đã đến hàng trăm Hội chúng Sát-đế-lỵ. Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống tại chỗ ấy, trước khi Ta nói chuyện và trước khi Ta đàm luận; này Sariputta, ta thấy không có lý do gì để nghĩ rằng: “Chắc chắn sự sợ hãi và run sợ sẽ đến ám ảnh Ta”. Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy. Này Sariputta, Ta nhớ lại, Ta đã đến hàng trăm Hội chúng Bà-la-môn... (như trên)... Hội chúng Gia chủ... Hội chúng Sa-môn... Hội chúng Tứ thiên vương... Hội chúng Tam thập tam thiên... Hội chúng Màra... Hội chúng Phạm thiên. Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống tại chỗ ấy, trước khi Ta nói chuyện và trước khi Ta đàm luận, này Sariputta, Ta thấy không có một lý do gì để nghĩ rằng: “Chắc chắn sự sợ hãi và run sợ sẽ đến ám ảnh Ta”. Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy. Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục, như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
Này Sariputta, có bốn loại sanh. Thế nào là bốn? Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh. Này Sariputta, thế nào là noãn sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá vỏ trứng, mà sanh, này Sariputta như vậy gọi là noãn sanh. Và này Sariputta, thế nào là thai sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá màn da mỏng che chỗ kín mà sanh, này Sariputta, như vậy gọi là thai sanh. Và này Sariputta, thế nào là thấp sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào sanh ra từ cá thúi, từ xác chết thúi, từ cháo cơm thúi, hay trong hồ nước dơ hay trong ao nước nhớp. Này Sariputta, như vậy gọi là thấp sanh. Và này Sariputta, thế nào là hóa sanh? Chư Thiên, các chúng sanh ở địa ngục, một số thuộc loài người và một số thuộc đọa xứ. Này Sariputta, như vậy gọi là hóa sanh.
Này Sariputta có bốn loại sanh như vậy. Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục, như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
Này Sariputta, có năm loại sanh thú này. Thế nào là năm? Địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, loài Người, chư Thiên. Này Sariputta, Ta tuệ tri địa ngục, con đường đưa đến địa ngục và hành lộ đưa đến địa ngục. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự việc này ta cũng tuệ tri. Và này Sariputta, Ta tuệ tri bàng sanh, con đường đưa đến bàng sanh. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào bàng sanh, sự việc này Ta cũng tuệ tri. Và này Sariputta, Ta tuệ tri ngạ quỷ, con đường đưa đến ngạ quỷ, và hành lộ đưa đến ngạ quỷ. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào ngạ quỷ, sự việc này Ta cũng tuệ tri. Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri loài Người, con đường đưa đến thế giới loài Người và hành lộ đưa đến thế giới loài Người. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào loài Người, sự việc này Ta cũng tuệ tri. Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri chư Thiên, con đường đưa đến Thiên giới và hành lộ đưa đến Thiên giới. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, thế giới này, sự việc này Ta cũng tuệ tri. Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri Niết-bàn, con đường đưa đến Niết-bàn và hành lộ đưa đến Niết-bàn. Tùy theo hành nghiệp, do đoạn trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, sự việc này, Ta cũng tuệ tri.
Này Sariputta, ở đây, với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người. Do hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy. Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, Ta thấy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng như có một hố than sâu hơn thân người, đầy vun than hừng, không có lửa ngọn, không có khói, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi khô cổ, đắng họng, khát nước, và đi thẳng đến hố than ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy, có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố than kia”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố than ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy”. Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy người ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt.
Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào bàng sanh”. Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy kẻ ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào bàng sanh, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng như có một hố phân, sâu hơn thân người, đầy những phẩn uế, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hố phân ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố phân ấy”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố phân ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta... (như trên)... thống khổ, khốc liệt.
Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào ngạ quỷ, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt”. Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất không bằng phẳng, với lá thưa thớt, với bóng che từng đám lưa thưa. Và một người đi đến bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến cây ấy”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia ngồi hay nằm dưới bóng cây ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy ở đây với tâm của Ta... (như trên)... thống khổ, khốc liệt.
Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta biết tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào loài người”. Sau một thời gian... Ta thấy người ấy sanh vào loài người, và cảm thọ được nhiều cảm giác lạc thọ. Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất bằng phẳng với lá sum sê, với bóng cây rậm rạp. Và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ của người này như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến cây ấy”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia, ngồi hay nằm dưới bóng cây ấy và cảm thọ được nhiều cảm giác lạc thọ. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây, với tâm của Ta... được nhiều cảm giác lạc thọ.
Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này”. Sau một thời gian... Ta thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này và cảm thọ những cảm giác cực lạc. Này Sariputta, giống như một ngôi lầu, có gác nhọn, có tô vôi cả trong lẫn ngoài, được che gió, có then chốt đóng lại và có các cửa sổ khép kín. Tại đây có một sàng tọa, trải nệm lông dài, trải nệm màu trắng, trải nệm bông có thêu hoa, trải nệm bằng da sơn dương gọi là kadali, có nệm với khuôn màu treo phía trên, có gối dài màu đỏ cả hai đầu. Và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến ngôi lầu ấy. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến ngôi lầu ấy”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia ngồi hay nằm trong ngôi lầu ấy, trong gác nhọn ấy, trên sàng tọa ấy và cảm thọ được nhiều cảm thọ cực lạc. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta... được nhiều cảm giác lạc thọ.
Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy”. Sau một thời gian, Ta thấy vị ấy đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cảm thọ những cảm giác cực lạc. Này Sariputta, giống như một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ, và không xa hồ ấy có khu rừng rậm rạp. Một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hồ sen ấy. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hồ sen ấy”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia, sau khi tẩm mình vào hồ sen ấy, sau khi tắm rửa, uống nước và làm cho dịu bớt mọi ưu tư, mệt mỏi, phiền não, sau khi ra khỏi hồ liền qua ngồi hay nằm trong rừng cây rậm rạp ấy và cảm thọ những cảm giác cực lạc. Cũng vậy, này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy”. Sau một thời gian, Ta thấy vị ấy đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cảm thọ những cảm giác cực lạc.
Này Sariputta, năm loại này là năm sanh thú. Này Sariputta, có ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy, và nói: “Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuộc trắc nghiệm”. Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy, thì người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. Này Sariputta, Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu thiền định, thành tựu trí tuệ, có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy, thì người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
Này Sariputta, Ta thắng tri phạm hạnh, đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất.
Này Sariputta, ở đây, khổ hạnh của Ta như sau: Ta sống lõa thể, phóng túng, không theo khuôn phép, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men. Ta chỉ nhận đồ ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay chỉ nhận ăn tại bảy nhà, chỉ nhận ăn bảy miếng. Ta nuôi sống chỉ với một chén, nuôi sống chỉ với hai chén, nuôi sống chỉ với bảy chén. Ta chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy Ta sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Ta chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn trấu, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Ta mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc áo phấn tảo y, mặc vỏ cây tititaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Ta sống nhổ râu tóc, Ta theo tập tục sống nhổ râu tóc, Ta theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, Ta là người ngồi chỏ hỏ, sống tinh tấn theo hạnh ngồi chỏ hỏ. Ta dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dính thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm. Như vậy Ta sống theo hạnh hành hạ, dày vò thân thể theo nhiều cách. Này Sariputta, như vậy là khổ hạnh của Ta.
Này Sariputta, ở đây hạnh bần uế của Ta như sau: Trên thân Ta, bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Như gốc cây tinduka bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng; cũng vậy, này Sariputta, trên thân Ta bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Này Sariputta, Ta không nghĩ rằng: “Với tay của Ta, Ta hãy phủi sạch bụi bặm này đi, hay những người khác với tay của họ hãy phủi sạch bụi bặm này đi cho Ta”. Này Sariputta, Ta không có nghĩ như vậy. Này Sariputta, như vậy là sự bần uế của Ta.
Này Sariputta, như thế này là sự yểm ly của Ta. Này Sariputta, tỉnh giác, Ta đi tới; tỉnh giác Ta đi lui, Ta an trú lòng từ cho đến trong một giọt nước với tâm tư: “Mong rằng Ta không làm hại một chúng sanh nhỏ nào trong những ác đạo của họ!” Này Sariputta, như vậy là sự yểm ly của Ta.
Này Sariputta, như thế này là sự độc cư của Ta. Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng và an trú tại chỗ ấy. Khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: “Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!” Này Sariputta, giống như một con thú rừng thấy người liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Cũng vậy, này Sariputta, khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi, hay người tiều phu, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: “Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!” Này Sariputta, như vậy là hạnh độc cư của Ta.
Này Sariputta, rồi Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi các con bò cái đã bỏ đi, khi các người chăn bò không có mặt, rồi Ta ăn phân các con bò con, các con bò còn trẻ, các con bò còn bú. Khi nước tiểu và phân của Ta còn tồn tại, Ta tự nuôi sống với các loại ấy. Này Sariputta, như vậy là hạnh đại bất tịnh thực của Ta.
Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng rậm rạp kinh hoàng và an trú tại chỗ ấy. Này Sariputta, tại khu rừng rậm rạp kinh hoàng này, những ai còn tham ái đi vào khu rừng rậm rạp ấy, thời lông tóc người ấy dựng ngược. Này Sariputta, rồi Ta trong những đêm đông lạnh lẽo, giữa những ngày mồng tám, khi có tuyết rơi, trong những đêm như vậy, Ta sống giữa trời, và ban ngày sống trong khu rừng rậm rạp. Ta sống trong những ngày cuối tháng hè, ban ngày thì sống giữa trời, còn ban đêm trong khu rừng rậm rạp. Rồi này Sariputta, những bài kệ kỳ diệu từ trước chưa từng được nghe sau đây được khởi lên:
Nay bị thiêu đốt, bị buốt lạnh,
Cô độc sống trong rừng kinh hoàng,
Trần truồng, Ta ngồi không lửa ấm,
Ẩn sĩ, trong lý tưởng đăm chiêu.
Này Sariputta, Ta nằm ngủ trong bãi tha ma, dựa trên một bộ xương. Này Sariputta, những đứa mục đồng đến gần Ta, khạc nhổ trên Ta, tiểu tiện trên Ta, rắc bụi trên Ta và lấy que đâm vào lỗ tai. Này Sariputta, và Ta biết Ta không khởi ác tâm đối với chúng. Này Sariputta, như vậy là hạnh trú xả của Ta.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn”. Họ nói: “Chúng ta sống nhờ trái táo”, và họ ăn trái táo, họ ăn bột táo, họ uống nước trái táo dưới nhiều hình thức. Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một trái táo. Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: “Trái táo thời ấy to lớn”. Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì trái táo thời ấy giống với trái táo hiện tại. Này Sariputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu.
Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột nhà sàn hư nát. Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ da bụng” chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện”, thì Ta ngã quỵ úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, nếu Ta muốn thoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn”. Họ nói: “Chúng ta sống nhờ đậu xanh... (như trên)... chúng ta sống nhờ vừng mè... (như trên)... chúng ta sống nhờ hột gạo”, và họ ăn hột gạo, họ ăn hột gạo nghiền thành bột, họ uống nước gạo, và họ ăn hột gạo dưới nhiều hình thức. Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một hột gạo. Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: “Hột gạo thời ấy to lớn”. Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì hột gạo thời ấy giống với hột gạo hiện tại. Này Sariputta, trong khi Ta chỉ sống ăn một hột gạo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột của một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo, khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo, khô cằn. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ da bụng”, thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện”, thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thời này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, dầu Ta có theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ hạnh như vậy, Ta cũng không chứng được các pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Vì sao vậy? Vì với những phương tiện ấy, không chứng được pháp thượng nhân với Thánh trí tuệ. Chính Thánh trí tuệ này chứng được thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ luân hồi”. Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự luân hồi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên (Suddhavasa). Này Sariputta, nếu Ta luân hồi tại Tịnh cư thiên thì Ta đã không trở lại đời này nữa. Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ sanh khởi”. Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự sanh khởi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên. Này Sariputta, nếu Ta sanh khởi tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa. Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ an trú”. Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự an trú mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên. Này Sariputta, nếu Ta an trú tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa. Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ tế tự”. Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự tế tự mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài khi ta là vị vua Sát-đế-lỵ có làm lễ quán đảnh hay làm vị Bà-la-môn giàu có. Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ thờ lửa”. Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự thờ lửa mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lỵ có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Khi một thiếu niên còn trẻ tuổi, tóc đen nhánh, huyết khí sung mãn, trong tuổi thanh xuân, người ấy thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng. Nhưng khi người ấy già cả, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi đến đoạn cuối cuộc đời, khi đã tám mươi, chín mươi hay một trăm tuổi, khi ấy trí tuệ biện tài tối thượng ấy bị đoạn trừ”. Này Sariputta, chớ có quan niệm như vậy. Này Sariputta, nay Ta đã già, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi dến đoạn cuối cuộc đời, tuổi Ta nay đã đến tám mươi. Này Sariputta, ở đây Ta có bốn vị đệ tử, tuổi thọ đến một trăm, đã sống một trăm tuổi, thành tựu chánh niệm đệ nhất, thành tựu chuyên tâm đệ nhất, thành tựu tinh cần đệ nhất và đầy đủ trí tuệ biện tài tối thượng. Này Sariputta, ví như một người bắn cung thiện xảo, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ, có thể dễ dàng bắn ngang qua bóng một cây ta-la. Cũng vậy, những vị này với chánh niệm đệ nhất như vậy, được thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng như vậy, nếu những vị này hỏi Ta nhiều lần một câu hỏi về Bốn Niệm xứ, và nếu Ta, được hỏi nhiều lần như vậy, phải giải thích cho họ hiểu và nếu họ được Ta giải thích như vậy, có thể hiểu như đã giải thích, và nếu họ không hỏi Ta về những vấn đề phụ thuộc và các vấn đề khác, trừ khi ăn, uống, nhai, nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức. Này Sariputta, dầu vậy, sự thuyết pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự giải thích cú pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự trả lời các câu hỏi của Như Lai cũng chưa hoàn tất, khi mà bốn đệ tử của Ta, tuổi thọ đến một trăm tuổi, đã sống một trăm tuổi, đã từ trần sau một trăm tuổi. Này Sariputta, nếu Ông có gánh Ta trên giường đi chỗ này chỗ kia, thật sự trí tuệ biện tài của Như Lai không có gì thay đổi. Này Sariputta, những ai nói một cách chân chánh sẽ nói như sau: “Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”. Vị ấy sẽ nói về Ta một cách chân chánh như sau: “Một vị hữu tình không bị chi phối... (như trên)... chư Thiên và loài Người”.
Lúc bấy giờ Tôn giả Nagasamala đứng sau lưng Thế Tôn và quạt cho Ngài! Tôn giả Nagasamala bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Sau khi nghe pháp môn này, lông tóc con dựng ngược. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?
– Này Nagasamala, do vậy pháp môn này gọi là pháp môn lông tóc dựng ngược. Ông hãy như vậy thọ trì.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Tôn giả Nagasamala hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.
ĐẠI KINH SƯ TỬ HỐNG, THỨ MƯỜI HAI HẾT.
Thích Minh Châu
____________________________________________________________
>>> 11.Tiểu kinh Sư Tử Hống
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
KINH TRƯỜNG BỘ
TẬP I, II
(Số thứ tự 1, 2)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Ấn hành PL. 2535 - 1991
MỤC LỤC KINH TRƯỜNG BỘ TẬP I | MỤC LỤC KINH TRƯỜNG BỘ TẬP II |
1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla Sutta) | |
2. Kinh sa-môn quả | 18.Kinh xà-ni-sa |
3.Kinh Ambattha | 19.Kinh đại điển tôn |
4.Kinh Sonadanda | 20.Kinh đại hội |
5.Kinh Kutadanta | 21.Kinh Đế thích sở vấn |
6.Kinh Mahali | 22.Kinh đại niệm xứ |
7.Kinh Jaliya | 23.Kinh Tệ túc |
8.Kinh Kasapa | 24.Kinh ba lê |
9.Kinh Potthadada | 25.Kinh Ưu đàm bà la sư tử hống |
10.Kinh Subha | 26.Kinh chuyển luân thánh vương sư tử hống |
11.Kinh Kevaddha | 27.Kinh khởi thế nhân bổn |
12.Kinh Lohicca | 28.Kinh tự hoan hỷ |
13.Kinh Tevijja | 29.Kinh thanh tịnh |
14.Kinh đại bổn | 30. Kinh tướng |
15. Kinh đại duyên | 31.Kinh giáo thọ Thi-ca-la-việt |
16.Kinh đại bát niết-bàn | 32.Kinh A-sá-nang-chi |
33.Kinh phúng tụng | |
34.Kinh thập thượng |
KINH TRƯỜNG TRỌN BỘ 34 KINH HẾT
------------------------------------------------------------------------------------
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
KINH TRƯỜNG BỘ
TẬP I, II
(Số thứ tự 1, 2)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Ấn hành PL. 2535 - 1991
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
của
HỘI ĐỒNG PHIÊN DỊCH và ẤN HÀNH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
1. Hòa thượng THÍCH ĐỨC NHUẬN
2. Hòa thượng THÍCH ĐÔN HẬU
3. Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
4. Hòa thượng THÍCH MẬT HIỂN
5. Hòa thượng THÍCH HUỆ THÀNH
6. Hòa thượng THÍCH GIÁC NHU
7. Hòa thượng KIM CƯƠNG TỬ
8. Hòa thượng THÍCH TÂM THÔNG
9. Hòa thượng THÍCH SIÊU VIỆT
9. Hòa thượng MAHÀ SARAY
11. Hòa thượng THÍCH TRÍ NGHIÊM.
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO PHIÊN DỊCH và ẤN HÀNH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
Chủ tịch: Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THIỆN SIÊU
Phó chủ tịch: Hòa thượng KIM CƯƠNG TỬ
Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THANH KIỂM
Phó chủ tịch: Thượng tọa THÍCH THANH TỪ
Phó chủ tịch: Thượng tọa THÍCH THIỆN CHÂU
Trưởng ban Thư ký: Thượng tọa THÍCH CHƠN THIỆN
Trưởng ban Tài chánh: Thượng tọa THÍCH GIÁC TOÀN
Trưởng ban In ấn và Phát hành: Cư sĩ VÕ ĐÌNH CƯỜNG
Trưởng ban Từ vựng Phật học: Cư sĩ MINH CHI.
Nguyên bản: PALI
Việt dịch: Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
(Culasihanadasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), trong vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo.
– Bạch Thế Tôn,
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết như sau:
– Này các Tỷ-kheo, chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn. Này các Tỷ-kheo, các Ông hãy chân chánh rống tiếng rống sư tử như vậy. Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra khi ở đây những Du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Chư Tôn giả có tin tưởng gì, có sức lực gì mà chư Tôn giả tuyên bố: “Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn”. Này các Tỷ-kheo, nếu được các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: “Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bố cho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nên chúng tôi nói: “Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất, ở đây là có Sa-môn thứ hai; Sa-môn thứ ba; Sa-môn thứ tư”. Thế nào là bốn? Chư Hiền, chúng tôi có lòng tin bậc Đạo sư, có lòng tin Pháp, có sự thành tựu viên mãn các Giới luật, và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và những người xuất gia, được chúng tôi thương, chúng tôi mến. Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bố cho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nên chúng tôi nói: “Chỉ ở đây là Sa-môn... Sa-môn thứ tư”. Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra, khi ở đây, những Du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Chư Hiền, chúng tôi cũng có lòng tin bậc Đạo sư, vị ấy là Đạo sư của chúng tôi. Chúng tôi có lòng tin Pháp, Pháp ấy là Pháp của chúng tôi, chúng tôi thành tựu viên mãn các Giới luật, những Giới luật ấy là Giới luật của chúng tôi. Và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và cả những người xuất gia, được chúng tôi thương, được chúng tôi mến. Chư Hiền, như vậy có sự sai biệt gì, có sự đặc thù gì, có sự khác biệt gì giữa quý vị và chúng tôi?”. Chư Tỷ-kheo, nếu được các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: “Chư Hiền, cứu cánh là một hay cứu cánh là đa diện?” Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh là một, cứu cánh không phải đa diện” - “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có tham, hay cho người không tham?” Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời:- “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không tham, không phải cho người có tham” - “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có sân, hay cho người không sân?” Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không sân, không phải cho người có sân” - “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có si hay cho người không si? Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không si, không phải cho người có si” - “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có ái, hay cho người không ái?” Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không ái, không phải cho người có ái” - “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có chấp thủ, hay cho người không chấp thủ?” Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không chấp thủ, không phải cho người chấp thủ”. - “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có trí, hay cho người không có trí?” Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: “Cứu cánh ấy cho người có trí, không phải cho người không có trí”. - “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người thuận ứng, nghịch ứng hay cho người không thuận ứng, không nghịch ứng?” Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không thuận ứng, không nghịch ứng, không phải cho người thuận ứng, nghịch ứng”. - “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người ưa hý luận, thích hý luận hay cho người không ưa hý luận, không thích hý luận?” Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo cần phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, không phải cho người ưa hý luận, thích hý luận”.
Chư Tỷ-kheo, có hai loại tri kiến này: hữu kiến và phi hữu kiến. Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chấp trước hữu kiến, thân thiết hữu kiến, cố chấp hữu kiến; những vị ấy bị chướng ngại đối với phi hữu kiến. Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chấp trước phi hữu kiến, thân thiết phi hữu kiến, cố chấp phi hữu kiến; những vị ấy bị chướng ngại bởi hữu kiến. Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của chúng, những vị này là những vị có tham, có sân, có si, có ái, có chấp thủ, không có trí, có thuận ứng, có nghịch ứng, có ưa hý luận, có thích hý luận; những vị ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói những vị ấy không giải thoát khỏi đau khổ. Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly của chúng; những vị này là những vị không tham, không sân, không si, không ái, không chấp thủ, có trí, không có thuận ứng, không có nghịch ứng, không ưa hý luận, thích hý luận; những vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói những vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, có bốn chấp thủ. Thế nào là bốn? Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ; họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về giới cấm thủ, về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri ba sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về giới cấm thủ, về ngã luận thủ. Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ nhưng không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri hai sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ; nhưng không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ. Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri một sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. Chư Tỷ-kheo, trong Pháp luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với Đạo sư, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với những pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là không hoàn toàn. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một Pháp luật không khéo thuyết giảng, không khéo hiển thị, không có hướng thượng, không dẫn đến tịch tịnh, không được bậc Chánh Đẳng Giác hiển thị.
Và Như Tỷ-kheo, bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tự xưng liễu tri tất cả thủ, chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Như Lai hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ. Chư Tỷ-kheo, trong một Pháp luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Đạo sư, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với các pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là hoàn toàn. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một Pháp luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thị, có hướng thượng, dẫn đến tịch tịnh, được bậc Chánh Đẳng Giác hiển thị.
Chư Tỷ-kheo, bốn loại chấp thủ này, lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Bốn loại chấp thủ này lấy ái làm duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm chủng, lấy ái làm nhân. Chư Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, ái này lấy thọ làm duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm chủng, lấy thọ làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy xúc làm duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm chủng, lấy xúc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy sáu nhập làm duyên... lấy sáu nhập làm nhân. Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy danh sắc làm duyên... lấy danh sắc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy thức làm duyên... lấy thức làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, thức này lấy hành làm duyên... lấy hành làm nhân. Chư Tỷ-kheo, hành này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, hành này lấy vô minh làm duyên... lấy vô minh làm nhân. Và Chư Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo đã đoạn trừ vô minh, đã làm minh sanh khởi, vị ấy do vô minh được đoạn trừ, do minh sanh khởi, nên không chấp thủ dục thủ, không chấp thủ kiến thủ, không chấp thủ giới cấm thủ, không chấp thủ ngã luận thủ. Nhờ không chấp thủ nên không tháo động, nhờ không tháo động, nên tự thân chứng được Niết-bàn; vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
TIỂU KINH SƯ TỬ HỐNG, THỨ MƯỜI MỘT HẾT.
Thích Minh Châu
________________________________________________
>>> 10.Kinh niệm xứ
MỤC LỤC KINH TRUNG BỘ TẬP I 50 KINH HẾT
---------------------------
MỤC LỤC KINH TRUNG BỘ TẬP II
KINH TRUNG BỘ TẬP II TRỌN BỘ 50 KINH HẾT
---------------------------
MỤC LỤC KINH TRUNG BỘ TẬP III
KINH TRUNG BỘ TẬP III 52 KINH HẾT
TRỌN BỘ 3 QUYỂT
------------------------------------
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
KINH TRUNG BỘ
TẬP I, II, III
(Số thứ tự 5, 6, 7)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Ấn hành PL. 2536 - 1992
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
của
HỘI ĐỒNG PHIÊN DỊCH và ẤN HÀNH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
1. Hòa thượng THÍCH ĐỨC NHUẬN
2. Hòa thượng THÍCH ĐÔN HẬU
3. Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
4. Hòa thượng THÍCH MẬT HIỂN
5. Hòa thượng THÍCH HUỆ THÀNH
6. Hòa thượng THÍCH GIÁC NHU
7. Hòa thượng KIM CƯƠNG TỬ
8. Hòa thượng THÍCH TÂM THÔNG
9. Hòa thượng THÍCH SIÊU VIỆT
9. Hòa thượng MAHÀ SARAY
11. Hòa thượng THÍCH TRÍ NGHIÊM.
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO PHIÊN DỊCH và ẤN HÀNH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
Chủ tịch: Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THIỆN SIÊU
Phó chủ tịch: Hòa thượng KIM CƯƠNG TỬ
Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THANH KIỂM
Phó chủ tịch: Thượng tọa THÍCH THANH TỪ
Phó chủ tịch: Thượng tọa THÍCH THIỆN CHÂU
Trưởng ban Thư ký: Thượng tọa THÍCH CHƠN THIỆN
Trưởng ban Tài chánh: Thượng tọa THÍCH GIÁC TOÀN
Trưởng ban In ấn và Phát hành: Cư sĩ VÕ ĐÌNH CƯỜNG
Trưởng ban Từ vựng Phật học: Cư sĩ MINH CHI.
Nguyên bản: PALI
Việt dịch: Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
(Satipatthanasutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (Kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo,.
Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết như sau:
– Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: “Tôi quay dài” hay khi quay ngắn, tuệ tri: “Tôi quay ngắn”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: “Tôi đi”, hay đứng, tuệ tri: “Tôi đứng”, hay ngồi, tuệ tri: “Tôi ngồi”, hay nằm, tuệ tri: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy. Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm. Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: “đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: “Đây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: “đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”. Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”. Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: “Tôi cảm giác lạc thọ”; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: “Tôi cảm giác khổ thọ”; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”. Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất”; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất”; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất”; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất”. Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. “Có thọ đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ.
Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, với tâm có tham, tuệ tri: “Tâm có tham”; hay với tâm không tham, tuệ tri: “Tâm không tham”. Hay với tâm có sân, tuệ tri: “Tâm có sân” hay với tâm không sân, tuệ tri: “Tâm không sân”. Hay với tâm có si, tuệ tri: “Tâm có si”; hay với tâm không si, tuệ tri: “Tâm không si”. Hay với tâm thâu nhiếp, tuệ tri: “Tâm được thâu nhiếp”. Hay với tâm tán loạn, tuệ tri: “Tâm bị tán loạn”. Hay với tâm quảng đại, tuệ tri: “Tâm được quảng đại”; hay với tâm không quảng đại, tuệ tri: “Tâm không được quảng đại”. Hay với tâm hữu hạn, tuệ tri: “Tâm hữu hạn”. Hay với tâm vô thượng, tuệ tri: “Tâm vô thượng”. Hay với tâm có định, tuệ tri: “Tâm có định”; hay với tâm không định, tuệ tri: “Tâm không định”. Hay với tâm giải thoát, tuệ tri: “Tâm có giải thoát”; hay với tâm không giải thoát, tuệ tri: “Tâm không giải thoát”.
Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. “Có tâm đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nội tâm có ái dục, tuệ tri: “Nội tâm tôi có ái dục”; hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri: “Nội tâm tôi không có ái dục”. Và với ái dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có sân hận, tuệ tri: “Nội tâm tôi có sân hận”; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri: “Nội tâm tôi không có sân hận”. Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: “Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên”; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: “Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên”. Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri: “Nội tâm tôi có trạo hối”; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri: “Nội tâm tôi không có trạo hối”. Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có nghi, tuệ tri: “Nội tâm tôi có nghi”; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri: “Nội tâm tôi không có nghi”. Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư: “Đây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Đây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Đây là tưởng, đây là tưởng tập; đây là tưởng diệt. Đây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Đây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt”. Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy... tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... tuệ tri lưỡi... và tuệ tri các vị... tuệ tri thân và tuệ tri các xúc, tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nội tâm có niệm giác chi, tuệ tri: “Nội tâm tôi có niệm giác chi”; hay nội tâm không có niệm giác chi, tuệ tri: “Nội tâm tôi không có ý niệm giác chi”. Và với niệm giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với niệm giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có trạch pháp giác chi... (như trên)... hay nội tâm có tinh tấn giác chi... (như trên)... hay nội tâm có hỷ giác chi... (như trên)... hay nội tâm có khinh an giác chi... (như trên)... hay nội tâm có định giác chi... (như trên)... hay nội tâm có xả giác chi, tuệ tri: “Nội tâm tôi có xả giác chi”; hay nội tâm không có xả giác chi, tuệ tri: “Nội tâm tôi không có xả giác chi”. Và với xả giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với xả giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy. Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như thật tuệ tri: “Đây là Khổ”; như thật tuệ tri: “Đây là Khổ tập”; như thật tuệ tri: “Đây là Khổ diệt”; như thật tuệ tri: “Đây là Con đường đưa đến Khổ diệt”. Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.
Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn... Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
KINH NIỆM XỨ, THỨ MƯỜI HẾT.
Thích Minh Châu
____________________________________________________________
>> 9.Kinh chánh tri kiến
(Sammaditthisuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. - “Hiền giả”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
– Chư Hiền, chánh tri kiến, chánh tri kiến, được gọi là như vậy. Chư Hiền, cho đến như thế nào, một Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
– Chúng tôi từ xa đến để được hiểu ý nghĩa lời nói ấy từ Tôn giả Sariputta. Thật lành thay, nếu Tôn giả Sariputta giảng cho ý nghĩa lời nói ấy. Sau khi nghe Tôn giả Sariputta, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
– Chư Hiền, vậy hãy nghe, hãy khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, Hiền giả! - Các Tỷ-kheo vâng đáp Tôn giả Sariputta.
Tôn giả Sariputta nói như sau:
– Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện? Chư Hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện. Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện. Và này chư Hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là thiện. Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy, tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy, tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên “Tôi là”, đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta và hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
– Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là thức ăn, thế nào là tập khởi của thức ăn, thế nào là đoạn diệt của thức ăn, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn? Chư Hiền, có bốn loại thức ăn này, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu tình sẽ sanh được hỗ trợ cho sanh. Thế nào là bốn? Đoàn thực, loại thô hay loại tế, xúc thực là thứ hai, tư niệm thực là thứ ba, thức thực là thứ tư. Từ tập khởi của ái có tập khởi của thức ăn, từ đoạn diệt của ái có đoạn diệt của thức ăn. Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn như vậy, tuệ tri tập khởi của thức ăn như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên “Tôi là”, đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta liền hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
– Này Hiền giả, có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Đoạn diệt của khổ, tuệ tri con Đường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là Khổ, thế nào là Tập khởi của khổ, thế nào là Đoạn diệt của khổ, thế nào là con Đường đưa đến đoạn diệt của khổ? Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Chư Hiền, như vậy gọi là Khổ. Chư Hiền, thế nào là Tập khởi của khổ? Chính là ái đưa đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham hướng đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, phi hữu ái. Chư Hiền, như vậy gọi là Tập khởi của khổ. Chư Hiền, thế nào là Đoạn diệt của khổ? Đó là sự đoạn diệt ly tham, không có dư tàn, sự quăng bỏ, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp khát ái ấy. Chư Hiền, thế nào là con Đường đưa đến đoạn diệt của khổ? Chính là Thánh Đạo Tám Ngành đưa đến khổ diệt, tức là Chánh tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ như vậy, tuệ tri Tập khởi của khổ như vậy, tuệ tri Đoạn diệt của khổ như vậy, tuệ tri con Đường đưa đến đoạn diệt của khổ như vậy, khi ấy vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử... (như trên)... thành tựu diệu pháp này?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri già chết, tuệ tri tập khởi của già chết, tuệ tri đoạn diệt của già chết, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của già chết, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là già chết, thế nào là tập khởi của già chết, thế nào là đoạn diệt của già chết, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết? Thuộc bất kỳ hữu tính giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình, sự già cả, suy lão, rụng răng, tóc bạc da nhăn, tuổi thọ ngày một hao mòn, bại hoại các căn; chư Hiền, như vậy gọi là già. Chư Hiền thế nào là chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết. Già như vậy và chết như vậy, chư Hiền, như vậy gọi là già chết. Từ sự tập khởi của sanh, có sự tập khởi của già chết, từ sự đoạn diệt của sanh, có sự đoạn diệt của già chết. Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết, tức là: Chánh Tri kiến... (như trên)... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri già chết như vậy, tuệ tri tập khởi của già chết như vậy, tuệ tri đoạn diệt của già chết như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của già chết như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên... (như trên)..., và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri sanh, tuệ tri tập khởi của sanh, tuệ tri đoạn diệt của sanh, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sanh, chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là sanh, thế nào là tập khởi của sanh, thế nào là đoạn diệt của sanh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình, sự sanh, hiện khởi, xuất hiện, hiện diện, hiện hành các uẩn, tụ đắc các xứ; Chư Hiền, như vậy gọi là sanh. Từ sự tập khởi của hữu có sự tập khởi của sanh, từ sự đoạn diệt của hữu, có sự đoạn diệt của sanh, và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri được sanh như vậy, tuệ tri được tập khởi của sanh như vậy, tuệ tri được đoạn diệt của sanh như vậy, tuệ tri được con đường đưa đến đoạn diệt của sanh như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... (như trên)... như vậy... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có pháp môn nào khác...?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hữu, tuệ tri tập khởi của hữu, tuệ tri đoạn diệt của hữu, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu, chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là hữu, thế nào là tập khởi của hữu, thế nào là đoạn diệt của hữu, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu? Chư Hiền, có ba hữu này: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Từ tập khởi của thủ, có tập khởi của hữu; từ đoạn diệt của thủ có đoạn diệt của hữu và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hữu như vậy, tuệ tri tập khởi của hữu như vậy, tuệ tri đoạn diệt của hữu như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri tập khởi của thủ, tuệ tri đoạn diệt của thủ, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ, khi ấy Thánh đệ tử có Chánh Tri kiến... và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là thủ, thế nào là tập khởi của thủ, thế nào là đoạn diệt của thủ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thủ? Chư Hiền, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Từ tập khởi của ái, có tập khởi của thủ; từ đoạn diệt của ái, có đoạn diệt của thủ; và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thủ, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thủ như vậy, tuệ tri tập khởi của thủ như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thủ như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có pháp môn nào khác...?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền khi nào Thánh đệ tử tuệ tri ái, tuệ tri tập khởi của ái, tuệ tri đoạn diệt của ái, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái, khi ấy Thánh đệ tử có Chánh Tri kiến... và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là ái, thế nào là tập khởi của ái, thế nào là đoạn diệt của ái, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của ái? Chư Hiền, có sáu loại này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Từ tập khởi của thọ, có tập của ái, từ đoạn diệt của thọ, có đoạn diệt của ái, và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của ái, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri ái như vậy, tuệ tri tập khởi của ái như vậy, tuệ tri đoạn diệt của ái như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái như vậy, khi ấy, vị ấy, đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thọ, tuệ tri tập khởi của thọ, tuệ tri đoạn diệt của thọ, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là thọ, thế nào là tập khởi của thọ, thế nào là đoạn diệt của thọ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thọ? Chư Hiền, có sáu loại thọ này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Từ tập khởi của xúc, có tập khởi của thọ; từ đoạn diệt của xúc, có đoạn diệt của thọ; và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thọ, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thọ như vậy, tuệ tri tập khởi của thọ như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thọ như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc, tuệ tri tập khởi của xúc, tuệ tri đoạn diệt của xúc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là xúc, thế nào là tập khởi của xúc, thế nào là đoạn diệt của xúc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc? Chư Hiền, có sau loại xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Từ tập khởi của sáu nhập, có tập khởi từ xúc; từ đoạn diệt của sáu nhập, có đoạn diệt của xúc, và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc như vậy, tuệ tri tập khởi của xúc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của xúc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... câu hỏi như sau: Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri sáu nhập, tuệ tri tập khởi của sáu nhập, tuệ tri đoạn diệt của sáu nhập, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là sáu nhập, thế nào là tập khởi của sáu nhập, thế nào là đoạn diệt của sáu nhập, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập? Chư Hiền, có sáu nhập này: nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập. Từ tập khởi của danh sắc có tập khởi của sáu nhập; từ đoạn diệt của danh sắc có đoạn diệt của sáu nhập; và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, chỉ khi nào vị Thánh đệ tử tuệ tri sáu nhập như vậy, tuệ tri tập khởi của sáu nhập như vậy, tuệ tri đoạn diệt của sáu nhập như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu hạnh pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri danh sắc, tuệ tri tập khởi của danh sắc, tuệ tri đoạn diệt của danh sắc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là danh sắc, thế nào là tập khởi của danh sắc, thế nào là đoạn diệt của danh sắc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý, chư Hiền, như vậy gọi là danh; bốn đại và sắc do bốn đại tạo thành, chư Hiền, như vậy gọi là sắc; như vậy đây là danh và đây là sắc, Chư Hiền, như vậy gọi là danh sắc. Từ tập khởi của thức, có tập khởi của danh sắc; từ đoạn diệt của thức, có đoạn diệt của danh sắc; và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri danh sắc như vậy, tuệ tri tập khởi của danh sắc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của danh sắc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc như vậy, khi ấy, vị ấy, đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức, tuệ tri tập khởi của thức, tuệ tri đoạn diệt của thức, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là thức, thế nào là tập khởi của thức, thế nào là đoạn diệt của thức, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức? Chư Hiền, có sáu loại thức này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Từ tập khởi của hành, có tập khởi của thức; từ đoạn diệt của hành có đoạn diệt của thức; và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức như vậy, tuệ tri tập khởi của thức như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thức như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hành, tuệ tri tập khởi của hành, tuệ tri đoạn diệt của hành, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là hành, thế nào là tập khởi của hành, thế nào là đoạn diệt của hành, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hành? Chư Hiền, có ba loại hành này: thân hành, ngữ hành, tâm hành. Từ tập khởi của vô minh, có tập khởi của hành; từ đoạn diệt của vô minh, có đoạn diệt của hành; và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của hành, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hành như vậy, tuệ tri tập khởi của hành như vậy, tuệ tri đoạn diệt của hành như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh, tuệ tri tập khởi của vô minh, tuệ tri đoạn diệt của vô minh, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, khi ấy, Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là vô minh, thế nào là tập khởi của vô minh, thế nào là đoạn diệt của vô minh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh? Sự không tuệ tri về khổ, không tuệ tri về khổ tập, không tuệ tri về khổ diệt, không tuệ tri về con đường đưa đến khổ diệt, Chư Hiền, như vậy gọi là vô minh. Từ tập khởi của lậu hoặc, có tập khởi của vô minh; từ đoạn diệt của lậu hoặc, có đoạn diệt của vô minh; và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh như vậy, tuệ tri tập khởi của vô minh như vậy, tuệ tri đoạn diệt của vô minh như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
– Lành thay, Hiền giả!
Các vị Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta, liền hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
– Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
– Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này. Chư Hiền, thế nào là lậu hoặc, thế nào là tập khởi của lậu hoặc, thế nào là đoạn diệt của lậu hoặc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc? Chư Hiền, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Từ tập khởi của vô minh có tập khởi của lậu hoặc; từ đoạn diệt của vô minh có đoạn diệt của lậu hoặc và Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc như vậy, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên “Tôi là”, đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.
KINH CHÁNH TRI KIẾN, THỨ CHÍN HẾT.
Thích Minh Châu
________________________________________________________________
>>> 8.Kinh đoạn giảm
Khi nói về tiểu-sử của đức Phật Tỳ-Bà-Thi*, vị Phật đầu tiên trong kiếp Trang-Nghiêm đức Thích-Ca thuật lại “truyền-thống” thị-hiện giống nhau
(Sallekhasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahacunda, vào buổi chiều từ chỗ độc cư Thiền tịnh đứng dậy, đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahacunda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, có những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận. Bạch Thế Tôn, đối với một Tỷ-kheo, có tác ý ngay từ ban đầu, thời có thể đoạn trừ những sở kiến ấy hay không, có thể xả ly những sở kiến ấy hay không?
– Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận, - chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cài này không phải tự ngã của tôi”, có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây một Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy có thể nghĩ... (như trên)... hiện tại lạc trú trong giới của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Vị ấy có thể tự nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh. Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda... (như trên)... chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda... (như trên)... chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda... (như trên)... chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, ở đây đoạn giảm được các Người thực hiện khi các Người nghĩ: “Những kẻ khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây không thể là những người làm hại”, như vậy đoạn giảm được thực hiện. “Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh”, như vậy đoạn giảm được thực hiện. “Những kẻ khác có thể lấy của không cho, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ lấy của không cho”, như vậy đoạn giảm được thực hiện. “Những kẻ khác có thể không phạm hạnh, chúng ta ở đây sẽ sống phạm hạnh”, như vậy... (như trên)... thực hiện. “Những kẻ khác có thể nói láo, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói láo”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể nói hai lưỡi, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói hai lưỡi”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể nói lời độc ác”, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời độc ác”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể nói lời phù phiếm, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời phù phiếm”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể tham dục, chúng ta ở đây không tham dục”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có sân tâm, chúng ta ở đây sẽ không có sân tâm”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có tà kiến, chúng ta ở đây sẽ có chánh kiến,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có tà tư duy, chúng ta ở đây sẽ có chánh tư duy”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có tà ngữ, chúng ta ở đây sẽ có chánh ngữ”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có tà nghiệp, chúng ta ở đây sẽ có chánh nghiệp”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có tà mạng, chúng ta ở đây sẽ có chánh mạng”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có tà tinh tấn, chúng ta ở đây sẽ có chánh tinh tấn”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có tà niệm, chúng ta ở đây sẽ có chánh niệm”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có tà định, chúng ta ở đây sẽ có chánh định”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có tà trí, chúng ta ở đây sẽ có chánh trí”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có tà giải thoát, chúng ta ở đây sẽ có chánh giải thoát”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể bị hôn trầm thụy miên chi phối, chúng ta ở đây sẽ không có hôn trầm thụy miên chi phối”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể có trạo hối, chúng ta ở đây sẽ không có trạo hối”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể nghi hoặc, chúng ta ở đây sẽ trừ diệt nghi hoặc”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể phẫn nộ, chúng ta ở đây sẽ không có phẫn nộ”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể oán hận, chúng ta ở đây sẽ không có oán hận”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể hư ngụy, chúng ta ở đây sẽ không hư ngụy”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể não hại, chúng ta ở đây sẽ không não hại”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể tật đố, chúng ta ở đây sẽ không tật đố”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể xan tham, chúng ta ở đây sẽ không xan tham”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể man trá, chúng ta ở đây sẽ không man trá,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể khi cuống, chúng ta ở đây sẽ không khi cuống”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể ngoan cố, chúng ta ở đây không thể ngoan cố”,... (như trên)... cấp tháo... mạn... “Những kẻ khác có thể quá mạn, chúng ta ở đây sẽ không quá mạn”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể khó nói (nan thuyết), chúng ta ở đây sẽ dễ nói”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể là ác hữu, chúng ta ở đây sẽ là thiện hữu”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể phóng dật, chúng ta ở đây sẽ không phóng dật”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể là bất tín, chúng ta ở đây sẽ có tín tâm”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể không xấu hổ, chúng ta ở đây sẽ có xấu hổ”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể không sợ hãi, chúng ta ở đây sẽ có sợ hãi”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể nghe ít, chúng ta ở đây sẽ nghe nhiều”... (như trên)... “Những kẻ khác có thể biếng nhác, chúng ta ở đây sẽ siêng năng”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể thất niệm, chúng ta ở đây sẽ an trú niệm”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể liệt tuệ, chúng ta ở đây thành tựu tuệ”,... (như trên)... “Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả” như vậy đoạn giảm được thực hiện.
Này Cunda, Ta nói rằng sự khởi tâm rất có lợi ích cho các thiện pháp, còn nói gì thân nghiệp, khẩu nghiệp phù hợp (với tâm ý). Do vậy, này Cunda: “Những kẻ khác có thể làm hại, chúng ta ở đây sẽ không làm hại”, cần phải khởi tâm như vậy. “Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh”, cần phải khởi tâm như vậy... (như trên)... “Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả”, cần phải phát tâm như vậy.
Này Cunda, giống như một con đường không bằng phẳng, có một con đường bằng phẳng khác đối trị. Này Cunda, giống như một bến nước không bằng phẳng, có một bến nước bằng phẳng khác đối trị. Cũng vậy này Cunda, đối với con người làm hại, có sự không làm hại đối trị. Đối với con người sát sanh, có từ bỏ sát sanh đối trị. Đối với con người lấy của không cho, có từ bỏ lấy của không cho đối trị..., không phạm hạnh, có phạm hạnh...; nói láo, có từ bỏ nói láo...; nói hai lưỡi, có từ bỏ nói hai lưỡi...; nói ác khẩu, có từ bỏ nói ác khẩu; nói phù phiếm, có từ bỏ nói phù phiếm...;... tham dục, có không tham dục...;... sân tâm, có không sân tâm...;... tà kiến, có chánh kiến...;... tà tư duy, có chánh tư duy...;... tà ngữ, có chánh ngữ...;... tà nghiệp, có chánh nghiệp...;... tà mạng, có chánh mạng...;... tà tinh tấn, có chánh tinh tấn...;... tà niệm, có chánh niệm...;... tà định, có chánh định...;... tà trí, có chánh trí...;... tà giải thoát, có chánh giải thoát...;... bị hôn trầm thụy miên chi phối, có không bị hôn trầm thụy miên chi phối...;... trạo hối, có không trạo hối...;... nghi hoặc, có trừ diệt nghi hoặc...;... phẫn nộ, có không phẫn nộ...;... oán hận, có không oán hận...;... hư ngụy, có không hư ngụy...;... não hại, có không não hại...;... tật đố, có không tật đố...;... xan tham, có không xan tham...;... man trá, có không man trá...;... khi cuống, có không khi cuống...;... ngoan cố, có không ngoan cố... cấp tháo... mạn;... quá mạn có không quá mạn...;... khó thuyết, có không khó thuyết...;... ác hữu, có thiện hữu...;... phóng dật, có không phóng dật...;... bất tín, có tín tâm...;... không xấu hổ, có xấu hổ...;... không sợ hãi, có sợ hãi...;... nghe ít, có nghe nhiều...;... biếng nhác, có siêng năng...;... thất niệm, có an trú niệm...;... liệt tuệ, có thành tựu tuệ...; đối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, có không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả đối trị.
Này Cunda, ví như các bất thiện pháp, tất cả đều hướng hạ, còn các thiện pháp, tất cả đều hướng thượng. Cũng vậy, này Cunda, con người không làm hại, hướng thượng đối với người làm hại, con người từ bỏ sát sanh, hướng thượng đối với người sát sanh, con người từ bỏ lấy của không cho, hướng thượng đối với người lấy của không cho... (như trên)... con người không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, hướng thượng đối với người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả.
Này Cunda, con người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy không thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không rơi vào bùn lầy, có thể kéo lên một người bị rơi vào bun lầy, sự tình ấy có thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy không xảy ra. Một người được nhiếp phục, được huấn luyện, được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện, hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy xảy ra. Cũng vậy, này Cunda, đối với người làm hại, không làm hại đưa đến hoàn toàn giải thoát; đối với con người sát sanh, từ bỏ sát sanh đưa đến hoàn toàn giải thoát; đối với con người lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho đưa đến hoàn toàn giải thoát; đối với con người không phạm hạnh, sống phạm hạnh...; đối với con người nói láo, từ bỏ nói láo...; đối với con người nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi...; đối với con người ác khẩu, từ bỏ nói ác khẩu...; đối với con người nói phù phiếm, từ bỏ nói phù phiếm...; đối với con người có tham dục, không tham dục...; đối với con người có sân tâm, không sân tâm...; đối với con người có tà kiến, chánh kiến...; đối với con người có tà tư duy, chánh tư duy...; đối với con người có tà ngữ, chánh ngữ...; đối với con người có tà nghiệp, chánh nghiệp...; đối với con người có tà mạng, chánh mạng...; đối với con người có tà tinh tấn, chánh tinh tấn...; đối với con người có tà niệm, chánh niệm...; đối với con người có tà định, chánh định...; đối với con người có tà trí, chánh trí...; đối với con người có tà giải thoát, chánh giải thoát...; đối với con người bị hôn trầm thụy miên chi phối, không bị hôn trầm thụy miên chi phối...; đối với con người trạo hối, không trạo hối...; đối với con người nghi hoặc, không nghi hoặc...; đối với con người phẫn nộ, không phẫn nộ...; đối với con người oán hận, không oán hận...; đối với con người hư ngụy, không hư ngụy...; đối với con người não hại, không não hại...; đối với con người tật đố, không tật đố...; đối với con người xan tham, không xan tham...; đối với con người man trá, không man trá...; đối với con người khi cuống, không khi cuống...; đối với con người ngoan cố, không ngoan cố... cấp tháo... mạn...; đối với con người quá mạn, không quá mạn...; đối với con người khó nói, dễ nói...; đối với con người ác hữu, thiện hữu...; đối với con người phóng dật, không phóng dật...; đối với con người bất tín, tín tâm...; đối với con người không xấu hổ, có xấu hổ...; đối với con người không sợ hãi, có sợ hãi...; đối với con người nghe ít, nghe nhiều...; đối với con người biếng nhác, siêng năng...; đối với con người thất niệm, an trú niệm...; đối với con người liệt tuệ, thành tựu trí tuệ...; đối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, đưa đến hoàn toàn giải thoát.
Này Cunda, như vậy Ta đã giảng pháp môn đoạn giảm, đã giảng pháp môn khởi tâm, đã giảng pháp môn đối trị, đã giảng pháp môn hướng thượng, đã giảng pháp môn giải thoát hoàn toàn. Này Cunda, những gì bậc Đạo sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng cho các Người. Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những nhà không tịnh. Này Cunda, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Đó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Mahacunda hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
KINH ĐOẠN GIẢM, THỨ TÁM HẾT.
Thích Minh Châu
__________________________________________________________________________
>>> 7.Kinh ví dụ tấm vải
Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền đã có hai loại (lịch sử có thật hoặc do Ðức Thích Ca nói cho biết)
(Vatthupatnasutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. - “Bạch Thế Tôn”, các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
– Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, một người thợ nhuộm nhúng tấm vải ấy vào thuốc nhuộm này hay thuốc nhuộm khác - hoặc xanh, hoặc vàng, hoặc đỏ, hoặc tía - vải ấy sẽ được màu nhuộm không tốt đẹp, sẽ được màu nhuộm không sạch sẽ. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì tấm vải không được trong sạch. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cõi ác chờ đợi một tâm cấu uế. Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải thanh tịnh, trong sạch, một người thợ nhuộm nhúng tấm vải ấy vào thuốc nhuộm này hay thuốc nhuộm khác - hoặc xanh, hoặc vàng, hoặc đỏ, hoặc tía, vải ấy sẽ được màu nhuộm tốt đẹp, sẽ được màu nhuộm sạch sẽ. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì tấm vải được trong sạch. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cõi thiện chờ đợi một tâm không cấu uế.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những cấu uế của tâm? Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, phẫn là cấu uế của tâm, hận là cấu uế của tâm, hư ngụy, não hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống, ngoan cố, cấp tháo, quá mạn, kiêu, phóng dật là cấu uế của tâm. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghĩ rằng: “Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm” và sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ tham dục, tà tham cấu uế của tâm; nghĩ rằng: “Sân là cấu uế của tâm”, và sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ sân, cấu uế của tâm; phẫn... hận... hư ngụy... não hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống... ngoan cố... cấp tháo... mạn... quá mạn... kiêu; nghĩ rằng: “Phóng dật là cấu uế của tâm” thì sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ phóng dật, cấu uế của tâm. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo biết được: “Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm”, tham dục, tà tham cấu uế của tâm được diệt trừ,... sân... phẫn... hận... hư ngụy... não hại... tật đố... xan tham... man trá... khi cuống... ngoan cố... cấp tháo... mạn... quá mạn... kiêu; khi nào Tỷ-kheo biết được: “Phóng dật là cấu uế của tâm”, phóng dật, cấu uế của tâm được diệt trừ, Tỷ-kheo ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối, đối với Phật: Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Vô Thượng Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn; vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp: Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí chứng hiểu; vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối, đối với chúng Tăng: Diệu hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Như lý hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Chánh hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Đến giai đoạn này, đối với vị ấy có sự từ bỏ, có sự diệt trừ, có sự giải thoát, có sự đoạn trừ, có sự xả ly. Vị ấy tự nghĩ: “Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối, đối với Thế Tôn”, và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp, từ hân hoan, hỷ sanh, từ hỷ thân được khinh an, thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định. Vị ấy tự nghĩ: “Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp”, và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan, hỷ sanh, từ hỷ thân được khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định. Vị ấy tự nghĩ: “Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Tăng”, và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan hỷ sanh; từ hỷ, thân được khinh an, thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định. Vị ấy tự nghĩ: “Đến giai đoạn này, đối với Ta, có sự từ bỏ, có sự diệt trừ, có sự giải thoát, có sự đoạn trừ, có sự xả ly”, và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan, hỷ sanh; từ hỷ, thân khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định.
Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo, giới như vậy, pháp như vậy, tuệ như vậy, - nếu có ăn đồ khất thực với gạo thơm, hạt đen được vất đi, với các món ăn khác cũng không vì vậy trở thành một chướng ngại cho vị ấy. Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, nếu bỏ trong nước sạch, trở thành thanh tịnh sạch sẽ, như bỏ vào lò lửa trở thành thanh tịnh sạch sẽ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo, giới như vậy, pháp như vậy, tuệ như vậy, - nếu có ăn đồ khất thực với gạo thơm, hạt đen được vất đi, với các món canh, với các món ăn khác, cũng không vì vậy trở thành một chướng ngại cho vị ấy.
Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân... biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... (như trên)... với tâm câu hữu với hỷ... (như trên)... biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân.
Vị ấy biết: “Có cái này, có cái hạ liệt, có cái cao thượng, có sự giải thoát vượt qua các tưởng”. Do vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã giải thoát, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là Tỷ-kheo đã được tắm rửa với sự tắm rửa nội tâm.
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sundarikabharadvaja đang ngồi không xa Thế Tôn. Rồi Bà-la-môn Sundarikabharadvaja bạch Thế Tôn:
– Tôn giả Gotama có đi đến sông Bahuka để tắm rửa không?
– Này Bà-la-môn, sông Bahuka là gì? Sông Bahuka có làm được lợi ích gì?
– Tôn giả Gotama, sông Bahuka được nhiều người xem là có khả năng giải thoát. Tôn giả Gotama, sông Bahuka được nhiều người xem là có khả năng đem lại công đức. Và nhiều người đã gội sạch các ác nghiệp trong sông Bahuka.
Rồi Thế Tôn nói lên những bài kệ sau đây cho Bà-la-môn Sundarikabharadvaja:
Trong sông Bàhukà
Tại Adhikakkà,
Tại cả sông Gayà
Và Sundarikà,
Tại Sarassatì
Và tại Payàna,
Tại Bàhumatì,
Kẻ ngu dầu thường tắm,
Ác nghiệp không rửa sạch.
Sông Sundarikà
Có thể làm được gì?
Payàga làm gì?
Cả sông Bàhukà?
Không thể rửa nghiệp đen
Của kẻ ác gây tội.
Đối kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày tốt,
Với kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày lành,
Các tịnh nghiệp thanh tịnh,
Luôn thành tựu (thiện) hạnh.
Này vị Bà-la-môn,
Chỉ nên tắm ở đây,
Khiến mọi loài chúng sanh,
Được sống trong an ổn.
Nếu không nói dối trá,
Nếu không hại chúng sanh,
Không lấy của không cho,
Có lòng tín, không tham,
Đi Gayà làm gì,
Gayà một giếng nước?
Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Sundarikabharadvaja bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Nay con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tăng. Mong con được xuất gia với Tôn giả Gotama! Mong con được thọ đại giới!
Bà-la-môn Sundarikabharadvaja được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Trong thời gian ngắn sau khi thọ đại giới, Tôn giả Bharadvaja sống độc cư, không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần và không bao lâu sau khi tự thân chứng ngộ với thượng trí, chứng đắc và an trú ngay trong hiện tại, vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy đã thắng tri: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Như vậy, Tôn giả Bharadvaja trở thành một vị A-la-hán nữa.
KINH VÍ DỤ TẤM VẢI, THỨ BẢY HẾT.
Thích Minh Châu
_______________________________________________________________
>>> 6.Kinh ước nguyện
Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta.
(Akankheyyasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. - “Bạch Thế Tôn”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
– Các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nay hưởng thọ các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh! Mong rằng hành động của những vị tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ (đến ta) với tâm hoan hỷ (và nhờ vậy) được quả báo lớn, lợi ích lớn!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không phải bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta! Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Có những giải thoát tịch tĩnh, siêu thoát Sắc giới, thuộc Vô sắc giới. Mong rằng ta có thể cảm xúc với thân và sống an trú trong cảnh giới ấy!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta trừ diệt ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng trừ diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, ta chứng được Nhứt Lai, chỉ phải trở lại đời một lần nữa để đoạn tận khổ đau!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, trừ diệt năm hạ phần kiết sử, ta được hóa sanh, chứng được Niết-bàn ngay tại cảnh giới ấy, không còn trở lui thế giới này nữa!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta chứng được các loại thần thông! Một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân; ta hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua thành, qua núi như đi ngang hư không, ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước không chìm như trên đất liền; ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; ta có thể, thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (Như trên)... các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, ta có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng với tâm của ta, ta biết được tâm của các chúng sanh và loài Người. Tâm có tham, ta biết tâm có tham. Tâm không tham, ta biết tâm không tham. Tâm có sân, ta biết tâm có sân. Tâm không sân, ta biết tâm không sân. Tâm có si, ta biết tâm có si. Tâm không si, ta biết tâm không si. Tâm chuyên chú, ta biết tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, ta biết tâm tán loạn. Tâm đại hành, ta biết tâm đại hành. Tâm không đại hành, ta biết tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng, ta biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, ta biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định, ta biết tâm Thiền định. Tâm không Thiền định, ta biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, ta biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, ta biết tâm không giải thoát!” Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp, ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này, Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, ta thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của chúng. Các Tôn giả, chúng sanh nào làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn các Tôn giả, chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh, ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự tri tự chứng, ta chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và tu học các học giới. Như vậy, phàm đã nói gì, chính duyên ở đây mà nói vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
KINH ƯỚC NGUYỆN, THỨ SÁU HẾT.
Thích Minh Châu
______________________________________________________________
>>> 5. Kinh không uế nhiễm
Cửa Tử là cửa mà mọi người đều phải bước qua ! Vì sự bí mật cùa nó mà lắm người nơm nớp, lo âu và sợ hãi !
(Ananganasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Ở tại đây, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo. “Chư Hiền Tỷ-kheo”. - “Thưa Hiền giả”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
– Này chư Hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn? Chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Lại nữa chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Lại nữa chư Hiền, ở đây có hạng người không có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Lại nữa, chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng. Chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng.
Được nói như vậy, Tôn giả Mahamoggallana (Đại Mục-kiền-liên) nói với Tôn giả Sariputta như sau:
– Tôn giả Sariputta, do nhân gì, do duyên gì, trong hai hạng người có cấu uế này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng? Tôn giả Sariputta, do nhân gì, do duyên gì trong hai hạng người không có cấu uế này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng?
– Ở đây, Hiền giả, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm”. Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian càng ô nhiễm hơn, càng đầy bụi bặm hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn nhiễm”.
Ở đây, này Hiền giả, hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm”. Này Hiền giả, giống như cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian được thanh tịnh hơn, được sạch sẽ hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với hạng người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn, để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm”.
Ở đây, này Hiền giả, hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm”. Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ. Và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng ô nhiễm hơn, càng bụi bặm hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này có thể chờ đợi sau: “Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm”.
Ở đây, này Hiền giả, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi không có tham, không có sân, không có si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm”. Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng được thanh tịnh hơn, càng được sạch sẽ hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế, và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm tâm người này. Người này sẽ từ trần, không có tham, không có sân, không có si, không còn cấu uế, tâm không còn ô nhiễm”.
Này Hiền giả Moggallana, do nhân này, do duyên này, trong hai người có cấu uế này, một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng. Này Hiền giả Moggallana, do nhân này, do duyên này, trong hai người này không có cấu uế, một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng.
Này Hiền giả, cấu uế gọi là cấu uế, danh từ gì là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế? - Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo chớ có biết về ta rằng là đã phạm giới tội”. Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo có thể biết được các Tỷ-kheo ấy đã phạm giới tội. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Các Tỷ-kheo đã biết được ta đã phạm giới tội”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo hãy quở trách ta ở chỗ kín đáo, không phải ở giữa Tăng chúng”. Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo quở trách Tỷ-kheo ấy ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Các Tỷ-kheo quở trách ta ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo”. Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ, và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng một Tỷ-kheo đồng đẳng hãy quở trách ta, chớ không phải một vị không đồng đẳng”. Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo không đồng đẳng quở trách Tỷ-kheo ấy, không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo không đồng đẳng quở trách ta, không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng”. Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng bậc Đạo sư hãy hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo! Mong rằng bậc Đạo sư không hỏi Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo!”. Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: bậc Đạo sư hỏi một Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo, bậc Đạo sư không hỏi Tỷ-kheo ấy nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Bậc Đạo sư hỏi một Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo. Bậc Đạo sư không hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng các Tỷ-kheo hãy để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm! Mong rằng các Tỷ-kheo không để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo không để Tỷ-kheo ấy đi trước trong khi vào làng để dùng cơm. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Các Tỷ-kheo để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo không để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm”. Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng tại chỗ ăn, ta được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất! Mong rằng Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất; còn Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tại chỗ ăn, ta không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng tại chỗ ăn sau khi ăn xong, ta sẽ thuyết tùy hỷ pháp, không phải Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, sẽ thuyết pháp tùy hỷ pháp!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp; Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp. Ta tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi Tinh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi Tinh xá!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi Tinh xá; còn Tỷ-kheo ấy không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi Tinh xá Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi Tinh xá, còn ta không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi Tinh xá”. Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo-ni tụ tập tại ngôi Tinh xá,... (như trên)... ta sẽ thuyết pháp cho các Nam cư sĩ... ta sẽ thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi Tinh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi Tinh xá!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi Tinh xá; còn Tỷ-kheo ấy không thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi Tinh xá. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi Tinh xá; còn ta không thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi Tinh xá”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta; các vị Tỷ-kheo chớ có cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường một Tỷ-kheo khác!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng lễ bái, cũng dường một Tỷ-kheo khác, các Tỷ-kheo không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác chớ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta”. Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng các Tỷ-kheo-ni... (như trên)... các Nam cư sĩ... (như trên)... các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta. Các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác, các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác; các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta”. Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng ta nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo khác không nhận được các y phục tối thắng!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo ấy không nhận được các y phục tối thắng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác nhận được các y phục tối thắng; ta không nhận được các y phục tối thắng”. Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng ta nhận được các đồ ăn khất thực tối thắng... (như trên)... các sàng tọa tối thắng, các dược phẩm trị bịnh tối thắng. Tỷ-kheo khác không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng, còn Tỷ-kheo ấy không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng”. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng; còn ta không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng”. Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và nghe là chưa được diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới dục của Tỷ-kheo chưa được diệt trừ. Này Hiền giả, ví như một bát bằng đồng, mang từ chợ về hay từ nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Nhưng người chủ của bát ấy đựng đầy bát với xác rắn, xác chó hay xác người, đậy lại với một cái bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Có người thấy vậy bèn hỏi: “Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?” Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì với người ấy, không ưa thích khởi lên, sự ghê tởm khởi lên, và sự yếm ố khởi lên. Những người đói còn chưa muốn ăn các thứ ấy, huống nữa là những người đã no. Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và được nghe là chưa được diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là chưa được diệt trừ.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy sống gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục của vị Tỷ-kheo ấy đã được diệt trừ. Này Hiền giả, ví như một bát đồng, mang từ hàng chợ về hay từ nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Người chủ cái bát ấy dựng đầy với gạo ngon, cơm lành, các hột đen đã lấy ra, các loại đồ ăn, đậy lại với một bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Các người thấy vậy bèn hỏi: “Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?” Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì đối với người ấy, ưa thích khởi lên, sự không ghê tởm khởi lên, sự không yếm ố khởi lên. Người no còn muốn ăn các thứ ấy huống nữa là người đói. Này Hiền giả, cũng vậy, đối với vị Tỷ-kheo nào, mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy sống ở biên giới gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng lễ bái cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp cảnh giới của dục này đã được diệt trừ.
Được nghe nói vậy, Tôn giả Mahamoggallana thưa với Tôn giả Sariputta:
– Hiền giả Sariputta, một ví dụ khởi lên cho tôi!
– Hiền giả Moggallana, hãy nói lên ví dụ ấy.
– Hiền giả, một thời tôi ở thành Vương-xá, tại Giribbaja. Này Hiền giả, rồi tôi đắp y vào buổi sáng, mang theo y bát, vào thành Vương-xá để khất thực. Lúc bấy giờ, Samiti, con một người làm xe, đang đẽo một vành xe, và tà mạng ngoại đạo Panduputta, trước là con của một người làm xe, đang đứng một bên. Rồi tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con một người làm xe, khởi lên ý nghĩ như sau: “Mong rằng Samiti, con người thợ xe, hãy đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này, để vành xe này không có cong, không có đường méo, không có mắt gỗ, được trơn tru và được đặt vào trong trục chính”. Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta, trước là con một người làm xe suy nghĩ như thế nào, thời đúng như vậy, Samiti, con người làm xe, đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này của vành xe ấy. Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con người làm xe, hoan hỷ nói lên lời hoan hỷ như sau: “Hình như người này đang đẽo (vành xe ấy) như là với tâm của anh ta, anh ta biết tâm ta vậy”. Này Hiền giả, những ai không có lòng tin, vì mục đích sinh sống, không phải vì lòng tin mà xuất gia, sống đời sống vô gia đình, những vị gian ngụy, xảo trá, khi cuống, trạo cử, kiêu mạn, dao động, lắm lời, tạp thoại, không hộ trì các căn, không tiết độ trong ăn uống, không chú tâm cảnh giác, không tha thiết với hạnh Sa-môn, không nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, ưa sống sung túc, biếng nhác, dẫn đầu về đọa lạc, chối bỏ trọng trách sống viễn ly, giải đãi không tinh tấn, lãng quên không chú niệm, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, đần độn. Tôn giả Sariputta với pháp môn này, như là với tâm của Tôn giả, Tôn giả biết tâm của những hạng người ấy. Những kẻ Thiện nam tử, do lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; những vị nào không gian ngụy, không xảo trá, không khi cuống, không trạo cử, không kiêu mạn, không dao động, không lắm lời, không tạp thoại, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, tha thiết với hạnh Sa-môn, nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, không sống trong sung túc, không biếng nhác, bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc, dẫn đầu về viễn ly, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực, chú tâm cảnh giác, định tâm, nhất tâm, có trí tuệ, không đần độn. Những vị này sau khi nghe pháp môn này của Tôn giả Sariputta, hình như đang uống, hình như đang nếm với lời nói và với tâm ý. Thật lành thay, một vị Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất thiện và an trú vào chánh thiện! Này Hiền giả, ví như một người đàn bà hay người đàn ông, còn đang tuổi trẻ, tánh ưa trang sức, sau khi gội đầu xong, sau khi được một vòng hoa sen xanh hay một vòng vũ sanh hoa, hay một vòng thiện tư hoa, dùng hai tay cầm lấy vòng hoa ấy và đặt trên đỉnh đầu. Này Hiền giả, cũng vậy những Thiện nam tử vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không gian ngụy... (như trên)... Thật lành thay một Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất thiện và an trú vào chánh thiện!
Như vậy hai vị cao đức ấy cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.
KINH KHÔNG UẾ NHIỄM, THỨ NĂM HẾT.
Thích Minh Châu
_____________________________________________________________
>>> 4.Kinh sợ hãi và khiếp đãm
Thầy dạy hãy trở về nội tâm của chính mình, quê hương của chính mình.
(Bhayabheravasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Rồi Bà-la-môn Janussoni đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Janussoni bạch Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, có những Thiện nam tử, vì lòng tin Tôn giả Gotama, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Đối với những vị này, Tôn giả Gotama là vị lãnh đạo. Đối với những vị này, Tôn giả Gotama giúp ích rất nhiều. Đối với những vị này, Tôn giả Gotama là vị khích lệ sách tấn. Các vị này chấp nhận tuân theo quan điểm của Tôn giả Gotama.
– Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, có những Thiện nam tử, vì lòng tin nơi Ta, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta là vị lãnh đạo của họ. Ta đã giúp ích rất nhiều cho họ. Ta là vị khích lệ sách tấn cho họ. Và các vị này chấp nhận tuân theo quan điểm của Ta.
– Tôn giả Gotama, thật khó kham nhẫn những trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn đời sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Con nghĩ rằng rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chưa chứng Thiền định.
– Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật khó kham nhẫn những trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn, đời sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chưa chứng Thiền định.
– Này Bà-la-môn, xưa kia khi Ta chưa chứng ngộ chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta nghĩ như sau: “Thật khó kham nhẫn những trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn, đời sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chưa chứng Thiền định!” Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, thân nghiệp không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Thân nghiệp Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh, với thân nghiệp thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát thân nghiệp hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi. Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn, hay Bà-la-môn nào, có khẩu nghiệp không thanh tịnh... (như trên)... có ý nghiệp không thanh tịnh... (như trên)... có mạng sống không thanh tịnh sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước mạng sống không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có mạng sống không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Mạng sống Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh, với mạng sống thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát mạng sống hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tham dục, có ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước tham dục, có ái dục cường liệt, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có tham dục, ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu. Ta không có tham dục, Ta là một trong những bậc Thánh, không có tham dục, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có tham dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tâm sân hận ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, có tâm sân hận ác ý, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có tâm sân hận, ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu. Ta có từ tâm. Ta là một trong những bậc Thánh có từ tâm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta có từ tâm như vậy, Ta cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị hôn trầm thụy miên chi phối, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có hôn trầm thụy miên. Ta là một trong những bậc Thánh không có hôn trầm thụy miên, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có hôn trầm thụy miên như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào dao động, tâm không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị dao động, tâm không an tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có dao động, tâm không phải không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có dao động, tâm được an tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh không có dao động, tâm được an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta được an tịnh như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào nghi hoặc, do dự, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước nghi hoặc, do dự, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có nghi hoặc, do dự, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta diệt trừ được do dự. Ta là một trong những bậc Thánh diệt trừ được nghi hoặc, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta diệt trừ được nghi hoặc như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào khen mình, chê người sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước khen mình, chê người, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có khen mình, chê người, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có khen mình, không có chê người, Ta là một trong những bậc Thánh không có khen mình, không có chê người, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta không có khen mình, không có chê người như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào run rẩy, sợ hãi sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước run rẩy, sợ hãi, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có run rẩy, sợ hãi, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có lông tóc dựng ngược, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có lông tóc dựng ngược, Ta là một trong những bậc Thánh, không có lông tóc dựng ngược như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta là người ít dục. Ta là một trong những bậc Thánh ít dục, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta là người ít dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biếng nhác, kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước biếng nhác, kém tinh tấn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có biếng nhác, kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta siêng năng, tinh tấn. Ta là một trong những bậc Thánh siêng năng, tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta siêng năng, tinh tấn như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thất niệm, không tỉnh giác, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước thất niệm, không tỉnh giác, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thất niệm, không phải không tỉnh giác, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta an trú niệm. Ta là một trong những bậc Thánh an trú niệm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta quán sát Ta an trú niệm như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không định tĩnh, tâm bị tán loạn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước không định tĩnh, tâm bị tán loạn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta được định tĩnh, tâm không bị tán loạn sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta thành tựu định tâm. Ta là một trong những bậc Thánh thành tựu định tâm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta thành tựu định tâm như vậy, từ cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào liệt tuệ, đần độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Do nguyên nhân nhiễm trước liệt tuệ, đần độn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có liệt tuệ, đần độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta thành tựu trí tuệ. Ta là một trong những bậc Thánh thành tựu trí tuệ, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta thành tựu trí tuệ như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Trong những đêm được biết đến, được xác định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám mỗi nửa tháng, trong những đêm như vậy, Ta hãy đến ở tại các trú xứ hãi hùng, lông tóc dựng ngược, như tự miếu tại các thảo viên, tự miếu tại các rừng núi, tự miếu tại các cây cối, để Ta có thể thấy sự sợ hãi khiếp đảm ấy”. Này Bà-la-môn, sau một thời gian, trong những đêm được biết đến, được xác định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám mỗi nửa tháng, trong những đêm như vậy, Ta đến ở tại các trú xứ hãi hùng, lông tóc dựng ngược như vậy, như tự miếu tại các thảo viên, tự miếu tại các rừng núi, tự miếu tại các cây cối. Này Bà-la-môn, trong khi ta ở tại các chỗ ấy, một con thú có thể đến, hay một con công làm rơi một cành cây, hay gió làm rung động các lá rơi; Ta khởi lên ý nghĩ: “Nay sự sợ hãi khiếp đảm ấy đã đến!”. Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: “Sao Ta ở đây, chỉ để mong đợi sự sợ hãi khiếp đảm chớ không gì khác? Trong bất cứ hành vi cử chỉ nào của Ta mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, trong hành vi cử chỉ ấy, Ta hãy trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy”. Này Bà-la-môn trong khi Ta đi kinh hành qua lại mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không đứng, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đi kinh hành qua lại. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang đứng mà sự sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không kinh hành qua lại, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang đứng. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang ngồi mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không nằm, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang ngồi. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang nằm mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không ngồi, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang nằm.
Này Bà-la-môn, có một số Sa-môn, Bà-la-môn nghĩ rằng ngày giống như đêm, nghĩ rằng đêm giống như ngày. Như vậy, Ta nói rằng những Sa-môn, Bà-la-môn ấy sống trong si ám. Này Bà-la-môn, Ta nghĩ rằng đêm là đêm, nghĩ rằng ngày là ngày. Này Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh sẽ nói như sau: “Vị hữu tình nào không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Vị ấy khi nói một cách chân chánh về Ta sẽ nói như sau: “Là vị hữu tình không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”. Này Bà-la-môn, Ta tinh cần, tinh tấn, không lười biếng. Ta an trú chánh niệm, không có loạn, thân được khinh an, không có dao động, tâm được định tĩnh, chuyên nhất. Này Bà-la-môn, Ta ly dục, ly các ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Diệt tầm, diệt tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng trí. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ này. Tại chỗ này, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ này, Ta được sanh ra ở đây”. Như vậy Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Bà-la-môn, trong đêm canh đầu Ta chứng được minh thứ nhất, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến sanh tử trí về chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Bà-la-môn, trong đêm canh giữa, Ta chứng được minh thứ hai, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: “Đây là khổ”, thắng tri như thật: “Đây là nguyên nhân của khổ”, thắng tri như thật: “Đây là khổ diệt”, thắng tri như thật: “Đây là con đường đưa đến khổ diệt”, thắng tri như thật: “Đây là những lậu hoặc”, thắng tri như thật: “Đây là nguyên nhân các lậu hoặc”, thắng tri như thật: “Đây là các lậu hoặc diệt”, thắng tri như thật: “Đây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt”. Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Này Bà-la-môn trong đêm canh ba, Ta chứng được minh thứ ba, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật nhiệt tâm tinh cần.
Này Bà-la-môn, Ông có thể có tư tưởng như sau: “Nay Sa-môn Gotama chưa diệt trừ tham, chưa diệt trừ sân, chưa diệt trừ si, nên sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, chớ có hiểu như vậy. Do Ta quán sát hai mục đích mà Ta sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Tự thấy sự hiện tại lạc trú và vì lòng thương tưởng chúng sanh trong tương lai.
– Chúng sanh trong tương lai được Tôn giả Gotama thương tưởng, vì Tôn giả là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Như người dựng đứng lại những gì bị quăng xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử; từ này trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
KINH SỢ HÃI VÀ KHIẾP ĐẢM, THỨ TƯ HẾT.
Thích Minh Châu
_______________________________________________________________
>>> 3.Kinh thừa tự pháp
T rong thiền môn, bức tranh vẽ “Tây Phương Tam Thánh” Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy.
(Dhammadayadasutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”, – “Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
- Này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật”. Và này các Tỷ-kheo, nếu các Người là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự pháp, thì không những các Người trở thành những người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự pháp”, mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự pháp”. Và này các Tỷ-kheo, nếu các Người là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các người trở thành những người mà người ta nói: “Cả Thầy và trò là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật”, mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: “Cả Thầy và trò đều là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật”.
Này các Tỷ-kheo, ở đây, một thời Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực của Ta đáng được quăng bỏ. Khi ấy có hai Tỷ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. Ta có thể nói với hai vị ấy: “Này các Tỷ-kheo, Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực này của Ta đáng được quăng bỏ. Nếu các Người muốn, hãy ăn đi. Nếu các Người không muốn ăn, Ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay Ta sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy”. Rồi một Tỷ-kheo có thể nghĩ như sau: “Nay Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Nhưng Thế Tôn có dạy như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật”. Đây là loại tài vật; món đồ ăn này, ta hãy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày hôm nay, bị đói lả và kiệt sức”. Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày ấy, đói lả và kiệt sức. Tỷ-kheo thứ hai nghĩ như sau: “Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm nay như vậy”. Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy. Này các Tỷ-kheo, dầu cho Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy, nhưng đối với Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nói xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào Tinh xá.
Lúc ấy, Tôn giả Sariputta, sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: “Này các Hiền giả Tỷ-kheo!” - “Thưa vâng Hiền giả”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói: “Này các Hiền giả, như thế nào vị Đạo sư sống viễn ly mà các đệ tử không tùy học viễn ly? Và như thế nào vị Đạo sư sống viễn ly và các đệ tử tùy học viễn ly?” - “Này Hiền giả, chúng tôi từ xa lại để được hiểu nghĩa lý câu nói này từ Tôn giả Sariputta. Lành thay, nếu Tôn giả Sariputta thuyết giảng nghĩa lý câu nói ấy. Sau khi được nghe Tôn giả Sariputta thuyết giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì” - “Chư Hiền, vậy hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng” - “Thưa vâng, Hiền giả”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
– Này chư Hiền, ở đây vị Đạo sư sống viễn ly các đệ tử không tùy học viễn ly. Những pháp nào vị Đạo sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ, và họ sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp, đáng bị quở trách. Vị Đạo sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Đạo sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo... (như trên)... các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Đạo sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Đạo sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng bị quở trách. Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly.
Và như thế nào, vị Đạo sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly? Này chư Hiền, vị Đạo sư sống viễn ly các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Đạo sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo... (như trên)... các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán. Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly.
Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền con đường Trung đạo ấy là gì, (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì, (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.
KINH THỪA TỰ PHÁP, THỨ BA HẾT.
Thích Minh Châu
___________________________________________________________________
>>> 2.Kinh tất cả các lậu hoặc
Xá Lợi Phất là bậc thánh làm gì có sân. Tánh sân nằm ngủ trong tạng thức mà chúng ta không thấy, nay tu mới thấy.
(Sabbasavasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo!” – “Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói: “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn phòng hộ tất cả lậu hoặc”. Hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ nói”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Thế Tôn nói như sau:
– Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: có như lý tác ý và không như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.
Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý; vị này vì không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, vì không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý nên tác ý các pháp không cần phải tác ý và không tác ý các pháp cần phải tác ý. Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các pháp không cần phải tác ý mà vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, nghĩa là các pháp do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh được sanh khởi, hay hữu lậu đã sanh được tăng trưởng, hay vô minh lậu chưa sanh được sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Những pháp ấy là những pháp không cần phải tác ý mà vị ấy tác ý. Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các pháp cần phải tác ý mà vị ấy không tác ý? Này các Tỷ-kheo, nghĩa là các pháp do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh không sanh khởi, hay hữu lậu đã sanh được trừ diệt, hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt. Những pháp ấy là những pháp cần phải tác ý mà các vị ấy không tác ý. Do vị ấy tác ý các pháp không nên tác ý, do vị ấy không tác ý các pháp cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Vị ấy không như lý tác ý như sau: “Ta có mặt trong thời quá khứ, hay ta không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta đã có mặt như thế nào trong thời quá khứ? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai?” Hay nay vị ấy có nghi ngờ về mình trong thời hiện tại: “Ta có mặt hay ta không có mặt? Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt hình vóc như thế nào? Chúng sanh này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu?”. Với người không như lý tác ý như vậy, một trong sáu tà kiến này khởi lên: “Ta có tự ngã”, tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; “Ta không có tự ngã”, tà kiến này khởi lên với người ấy như thật như chơn; “Do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã”, tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; “Do tự mình, ta tưởng tri ta không có tự ngã”, tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn. “Không do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã”, tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; hay tà kiến này khởi lên với người ấy: “Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ quả báo các nghiệp thiện ác đã làm chỗ này, chỗ kia, chính tự ngã ấy của ta là thường trú, thường hằng, hằng tồn, không chuyển biến, và sẽ vĩnh viễn tồn tại”. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược.
Này các Tỷ-kheo, trói buộc bởi kiến kiết sử, kẻ phàm phu ít nghe không được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói kẻ ấy không thoát khỏi khổ đau. Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh được khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Đó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Vị ấy như lý tác ý: “Đây là khổ”, như lý tác ý: “Đây là khổ tập”, như lý tác ý: “Đây là khổ diệt”, như lý tác ý: “Đây là con đường đưa đến khổ diệt”. Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ? Ở đây, có Tỷ-kheo như lý giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ con mắt. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu sống phòng hộ với sự phòng hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Vị ấy như lý giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗ tai... (như trên)... sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗ mũi... (như trên)... sống phòng hộ với sự phòng hộ lưỡi... (như trên)... sống như lý giác sát phòng hộ với sự phòng hộ thân căn... (như trên)... sống như lý giác sát phòng hộ với sự phòng hộ ý căn. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu sống phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát, thọ dụng y phục, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự trần truồng. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn”. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng sàng tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh; vị ấy như lý giác sát thọ dụng dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác khổ thống đã sanh, để được ly khổ hoàn toàn. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo như lý giác sát, kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát; kham nhẫn những cách nói mạ lỵ, phỉ báng. Vị ấy có tánh kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát tránh né voi dữ, tránh né ngựa dữ, tránh né bò dữ, tránh né chó dữ, rắn, khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước. Có những chỗ ngồi không xứng đáng ngồi, những trú xứ không nên lai vãng, những bạn bè ác độc mà nếu giao du thì bị các vị đồng phạm hạnh có trí nghi ngờ, khinh thường; vị ấy như lý giác sát tránh né chỗ ngồi không xứng đáng ấy, trú xứ không nên lai vãng ấy và các bạn độc ác ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát không có chấp nhận dục niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (dục niệm ấy); không có chấp nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (sân niệm ấy); không có chấp nhận hại niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (hại niệm ấy); không chấp nhận các ác bất thiện pháp luôn luôn khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (các ác bất thiện pháp ấy). Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không trừ diệt như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy trừ diệt như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn diệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát tu tập niệm giác chi, niệm giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; như lý giác sát tu tập trạch pháp giác chi... (như trên)... tu tập tinh tấn giác chi... tu tập hỷ giác chi... tu tập khinh an giác chi... tu tập định giác chi... tu tập xả giác chi; xả giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.
Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo những lậu hoặc nào phải do tri kiến được đoạn trừ đã được tri kiến đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do phòng hộ được đoạn trừ đã được phòng hộ đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do thọ dụng được đoạn trừ đã được thọ dụng đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do kham nhẫn được đoạn trừ đã được kham nhẫn đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tránh né được đoạn trừ đã được tránh né đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do trừ diệt được đoạn trừ đã được trừ diệt đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tu tập được đoạn trừ đã được tu tập đoạn trừ; này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã sống phòng hộ với sự phòng hộ tất cả lậu hoặc, đã đoạn diệt khát ái, đã thoát ly kiết sử, đã chánh quán kiêu mạn, đã diệt tận khổ đau.
Như vậy Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
KINH TẤT CẢ LẬU HOẶC, THỨ HAI HẾT.
Thích Minh Châu
___________________________________________________________________
>>> 1.Kinh pháp môn căn bản
Minh An xin phép kể một câu chuyện Hiện tiền trên thế gian , mà Chính Minh An và các Phật tử đều biết đến
(Mulapariyaya sutta)
Một thời Thế Tôn trú tại (tụ lạc) Ukkattha, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc), dưới gốc cây Sa-la vương. Tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. - “Bạch Thế Tôn”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói: “Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ giảng cho các Người “Pháp môn căn bản tất cả pháp”. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói”. - “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
– Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: “Địa đại là của ta” - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.
Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại, người ấy nghĩ: “Thủy đại là của ta” - dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri thủy đại. Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại. Vì tưởng tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là hỏa đại, người ấy nghĩ: “Hỏa đại là của ta”- dục hỷ hỏa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri hỏa đại. Người ấy tưởng tri phong đại là phong đại. Vì tưởng tri phong đại là phong đại, người ấy nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với phong đại, nghĩ đến (tự ngã) như là phong đại, người ấy nghĩ: “Phong đại là của ta”- dục hỷ phong đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại. Người ấy tưởng tri Sanh vật là Sanh vật... Người ấy tưởng tri chư Thiên là chư Thiên... Người ấy tưởng tri Sanh chủ là Sanh chủ... Người ấy tưởng tri Phạm Thiên là Phạm Thiên... Người ấy tưởng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên... Người ấy tưởng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên... Người ấy tưởng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên... Người ấy tưởng tri Abhibhù (Thắng Giả) là Abhibhù. Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ là Không vô biên xứ... Người ấy tưởng tri Thức vô biên xứ là Thức vô biên xứ... Người ấy tưởng tri Vô sở hữu xứ là Vô sở hữu xứ... Người ấy tưởng tri Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ... Người ấy tưởng tri sở kiến là sở kiến... Người ấy tưởng tri sở văn là sở văn... Người ấy tưởng tri sở tư niệm là sở tư niệm... Người ấy tưởng tri sở tri là sở tri... Người ấy tưởng tri đồng nhất là đồng nhất... Người ấy tưởng tri sai biệt là sai biệt... Người ấy tưởng tri tất cả là tất cả... Người ấy tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn... Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn. Nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, người ấy nghĩ: “Niết-bàn là của ta” - dục hỷ Niết-bàn, Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết-bàn.
Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn, khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: “Địa đại là của ta”, - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại... Thủy đại... hỏa đại... phong đại... Sanh vật... chư Thiên Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn; vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) như là Niết-bàn, đã không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri Niết-bàn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại... thủy đại... hỏa đại... phong đại... sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri Niết-bàn”.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ... thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ... thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Ngài không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri địa đại... thủy đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri Niết-bàn.
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Như Lai không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: “Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già và chết đến với loài sinh vật”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự từ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác”... thủy đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: “Niết-bàn là của Ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: “Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già chết đến với loài sinh vật”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự trừ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Như vậy, Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
KINH PHÁP MÔN CĂN BỔN, THỨ NHẤT HẾT
Thích Minh Châu
______________________________________________________________
>>> TRƯỜNG BỘ KINH
Ngài Hạ-Liên-Cư là một cư sĩ, Ngài chỉ niệm A-di-đà Phật, khi vãng sanh Ngài mời bạn bè tới dự tiệc chia tay rồi đứng giữa chánh điện chắp tay mà thoát hóa, vui vẻ thoải mái.
(DASUTTARA-SUTTANTA)
Như vầy tôi nghe.
Tôi nói Thập thượng pháp,
Pháp đưa đến Niết-bàn,
Diệt trừ mọi khổ đau,
Giải thoát mọi triền phược.
iii) Thế nào là một pháp cần phải biến tri? Xúc hữu lậu hữu thủ. Đó là một pháp cần phải biến tri.
vii) Thế nào là một pháp rất khó thể nhập? Vô gián tâm định. Đó là một pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là một pháp cần được sanh khởi? Bất động trí. Đó là một pháp cần được sanh khởi.
Như vậy, mười pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ, Chánh đẳng Chánh giác.
iii) Thế nào là hai pháp cần được biến tri? Danh và sắc. Đó là hai pháp cần được biến tri.
vii) Thế nào là hai pháp rất khó thể nhập? Nhơn và duyên làm ác nhiễm các loài hữu tình. Nhân và duyên làm thanh tịnh các loài hữu tình. Đó là hai pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là hai pháp cần được sanh khởi? Tận trí và vô sanh trí. Đó là hai pháp cần được sanh khởi.
Như vậy hai mươi pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ, Chánh đẳng Chánh giác.
iii) Thế nào là ba pháp cần phải biến tri? Ba thọ: Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Đó là ba pháp cần phải biến tri.
vii) Thế nào là ba pháp rất khó thể nhập? Ba xuất yếu giới: Xuất ly khỏi các dục vọng, tức là ly dục; xuất ly khỏi các sắc pháp, tức là vô sắc; phàm pháp gì hiện hữu, hữu vi, do duyên khởi, sự xuất ly khỏi pháp ấy tức là diệt. Đó là ba pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là ba pháp cần phải sanh khởi? Ba trí: Trí đối với quá khứ, trí đối với tương lai, trí đối với hiện tại. Đó là ba pháp cần phải sanh khởi.
Như vậy ba mươi pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ, Chánh đẳng Chánh giác.
iii) Thế nào là bốn pháp cần phải biến tri? Bốn thực: Đoàn thực loại cứng hay loại mềm, xúc thực là thứ hai, tư niệm thực là thứ ba, thức thực là thứ tư. Đó là bốn pháp cần phải biến tri.
vii) Thế nào là bốn pháp rất khó thể nhập? Bốn định: Xả phần định, chỉ phần định, thắng phần định, quyết trạch phần định. Đó là bốn pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là bốn pháp cần được sanh khởi? Bốn trí: Pháp trí, loại trí, tha tâm trí, thế tục trí. Đó là bốn pháp cần được sanh khởi.
Như vậy là bốn mươi pháp chân, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác, được Như Lai giác ngộ, Chánh đẳng Chánh giác.
iii) Thế nào là năm pháp cần phải biến tri? Năm thủ uẩn: Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Đó là năm pháp cần phải biến tri.
vii) Thế nào là năm pháp rất khó thể nhập? Năm giới hướng đến giải thoát. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo tác ý đến dục... (như kinh Phúng Tụng, II, 1, xxiv). Đó là năm pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là năm pháp cần được sanh khởi? Năm chánh định trí: "Đây là định đưa đến hiện tại lạc và lạc quả tương lai", tự mình khởi trí như vậy. "Định này thuộc bậc Thánh, xuất thế", tự mình khởi trí như vậy. "Định này thuộc hàng hiền thiện thực hành", tự mình khởi trí như vậy. "Định này là thanh lương, thù thắng, hướng đến an tịnh, quy về nhất tâm, không cần nhắc bảo, không bị chống đối, không bị thất bại", tự mình khởi trí như vậy. "Tôi với chánh niệm nhập định này, và với chánh niệm xuất định này", tự mình khởi trí như vậy. Đó là năm pháp cần được sanh khởi.
Như vậy năm mươi pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ, Chánh đẳng Chánh giác.
iii) Thế nào là sáu pháp cần phải biến tri? Sáu nội xứ: Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Đó là sáu pháp cần phải biến tri.
vii) Thế nào là sáu pháp rất khó thể nhập? Sáu xuất ly giới. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo nói như sau: "Từ tâm giải thoát của tôi đã được tu tập... (như kinh Phúng Tụng, II, 2, xvii). Đó là sáu pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là sáu pháp cần phải sanh khởi? Sáu hằng trú pháp. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo mắt thấy sắc không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm tỉnh giác; tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi niếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Đó là sáu pháp cần được sanh khởi.
iii) Thế nào là bảy pháp cần phải biến tri? Bảy thức trí. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng sai biệt... (như kinh Phúng Tụng, II, 3, x). Đó là bảy pháp cần được biến tri.
vii) Thế nào là bảy pháp rất khó thể nhập? Bảy thượng nhân pháp. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo tri pháp, tri nghĩa, tri ngã, tri lượng, tri thời, tri chúng và tri nhân. Như vậy là bảy pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là bảy pháp cần phải sanh khởi? Bảy tưởng: Vô thường tưởng, vô ngã tưởng, bất tịnh tưởng, quá hoạn tưởng, đoạn trừ tưởng, ly tham tưởng, diệt tưởng. Như vậy là bảy pháp cần phải sanh khởi.
Này các Hiền giả, ở đây, vị lậu tận Tỷ-kheo, chánh quán như chân tánh vô thường của tất cả pháp hữu vi với chánh tuệ. Này các Hiền giả, vị Lậu tận, Tỷ-kheo chánh quán như chân với chánh tuệ tánh vô thường của tất cả pháp hữu vi, chánh quán ấy là sức mạnh của vị Lậu tận Tỷ-kheo ấy. Nhờ sức mạnh ấy, vị Lậu tận Tỷ-kheo biết được sự diệt tận các lậu hoặc: "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận".
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Lậu tận Tỷ-kheo, chánh quán như chân với chánh tuệ các dục vọng như lửa than hừng... "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận". Này các Hiền giả, lại nữa, vị Lậu tận Tỷ-kheo tâm hướng xuất ly, tâm Thiên xuất ly, tâm nặng về xuất ly, tâm lấy xuất ly làm mục đích, tâm hoan hỷ ly dục, đoạn trừ hoàn toàn mọi lậu hoặc trú. Này các Hiền giả, đối với vị Lậu tận Tỷ-kheo... "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận". Này các Hiền giả, lại nữa, đối với vị Lậu tận Tỷ-kheo, bốn niệm an trú được tu tập, khéo tu tập. Này các Hiền giả, đối với vị Lậu tận Tỷ-kheo... "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận". Này các Hiền giả, lại nữa, đối với vị Lậu tận Tỷ-kheo, năm căn được tu tập, khéo tu tập. Này các Hiền giả, đối với vị Lậu tận Tỷ-kheo... "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận".
Này các Hiền giả, lại nữa đối với vị Lậu tận Tỷ-kheo, Bảy Giác chi đã được tu tập, khéo tu tập. Này các Hiền giả, đối với vị Lậu tận Tỷ-kheo... "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận". Này các Hiền giả, lại nữa, đối với vị Lậu tận Tỷ-kheo, Bát Thánh đạo đã được tu tập, khéo tu tập. Này các Hiền giả, đối với vị Lậu tận Tỷ-kheo, Bát Thánh đạo đã được tu tập, khéo tu tập, như vậy là sức mạnh của vị Lậu tận Tỷ-kheo. Nhờ sức mạnh ấy, vị Lậu tận Tỷ-kheo biết được: "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận". Như vậy là bảy pháp cần được tu chứng. Như vậy bảy mươi pháp này là chơn, thực như thị, không phải không như thị, không phải sai khác, được Như Lai giác ngộ, Chánh đẳng Chánh giác.
II
iii) Thế nào là tám pháp cần phải biến tri? Tám thế pháp: Đắc và không đắc, không có thanh danh và có thanh danh, chê và khen, lạc và khổ. Như vậy là tám pháp cần phải biến tri.
vii) Thế nào là tám pháp rất khó thể nhập? Phạm hạnh trú, tám bất thời bất tiết, (như kinh Phúng Tụng, III, 2, iv), chín Phạm hạnh trú, trừ đoạn nói về sanh A-tu-la thân, thành ra chỉ còn tám). Như vậy là tám pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là tám pháp cần được sanh khởi? Tám Đại nhân tầm: Pháp này cho người thiểu dục, pháp này không phải cho người đa dục; pháp này cho người tri túc, pháp này không phải cho người không tri túc; pháp này cho người an tịnh độc cư, pháp này không phải cho người ưa tụ hội; pháp này cho người siêng năng tinh tấn, pháp này không phải cho người giải đãi; pháp này cho người có niệm hiền tiền, pháp này không phải cho người thất niệm; pháp này là cho người có định tâm, pháp này không phải cho người không có định tâm; pháp này cho người có trí tuệ, pháp này không phải cho người có ác tuệ; pháp này cho người không ưa thích lý luận, pháp này không phải cho người ưa thích lý luận. Như vậy là tám pháp cần được sanh khởi.
Như vậy tám mươi pháp này là chơn, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác, được Như Lai giác ngộ, Chánh đẳng Chánh giác.
2) Có chín pháp có nhiều tác dụng... có chín pháp cần được chứng ngộ.
iii) Thế nào là chín pháp cần được biến tri? Chín hữu tình trú. (Như kinh Phúng Tụng, III, 2, iii). Như vậy là chín pháp cần được biến tri.
vii) Thế nào là chín pháp rất khó thể nhập? Chín loại sai biệt. Do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh; do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh; do duyên thọ sai biệt; tưởng sai biệt sanh; do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh; do duyên tư duy sai biệt, dục sai biệt sanh; do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh; do duyên nhiệt tình sai biệt, tầm cầu sai biệt, đắc lợi sai biệt sanh. Như vậy là chín pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là chín pháp cần được sanh khởi? Chín tưởng: Bất tịnh tưởng, tử tưởng, thực yểm ly tưởng, nhứt thiết thế gian bất lạc tưởng, vô thường tưởng, khổ tâm tưởng trên vô thường, vô ngã tưởng trên ngã, đoạn trừ tưởng, vô tham tưởng. Như vậy là chín pháp cần được sanh khởi.
Như vậy là chín mươi pháp này là chơn, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác, được Như Lai giác ngộ, Chánh đẳng Chánh giác.
3) Có mười pháp có nhiều tác dụng... có mười pháp cần được giác ngộ.
iii) Thế nào là mười pháp cần phải biến tri? Mười xứ: Nhãn xứ, sắc xứ, tỷ xứ, thanh xứ, nhĩ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ. Như vậy là mười pháp cần được biến tri.
vii) Thế nào là mười pháp rất khó thể nhập? Mười thánh tri. (Như kinh Phúng Tụng III, 3, v). Như vậy là mười pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là mười pháp cần được sanh khởi? Mười tưởng: Bất tịnh tưởng, tư tưởng, thực yểm ly tưởng, nhứt thiết thế gian bất lạc tưởng, vô thường tưởng, khổ tưởng trên vô thường, vô ngã tưởng trên khổ, đoạn tưởng, ly tham tưởng, diệt tưởng. Như vậy là mười pháp cần được sanh khởi.
Như vậy một trăm pháp này là chơn, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác được Như Lai giác ngộ, Chánh đẳng Chánh giác.
Như vậy Tôn giả Sàriputta thuyết giảng. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Tôn giả Sàriputta.
Phẩm Pàtìka
Pàtìka, Udumbarika, Cakkavathi và Aggannaka Sampasàdaniya, Pàsàdika, Mahàpurisalakkhanam, Sigàlovàda, Àtànàtiyà, Sangìtì, Dasuttara...
Với mười một kinh này, được gọi là phẩm Pàtika.
Đoạn trừ mọi khổ đau,
Đem lại chân lạc thọ,
Chứng bất tử, an tịnh,
Dưới bậc Đại Pháp Vương.
HẾT TẬP II KINH TRƯỜNG BỘ
MỤC LỤC KINH TRƯỜNG BỘ TẬP II
HẾT TẬP II KINH TRƯỜNG BỘ
Thích Minh Châu
________________________________________________________________
>>> 33.Kinh phúng tụng
Một thiên nhân đến với Phật trong hóa thân một người Bà la Môn, với vẻ mặt rạng rỡ và bộ
trang phục trắng như tuyết.
(SANGITI-SUTTANTA)
I
Như vầy tôi nghe.
- Bạch Thế Tôn, ở đây một hội trường tên là Ubbhataka mới được dựng lên giữa dân chúng Mallà ở Pàvà, và hội trường này chưa có vị Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào khác an trú. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn là người đến dùng hội trường này trước tiên. Nhờ Thế Tôn dùng trước tiên, dân chúng Mallà ở Pàvà sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài.
Thế Tôn im lặng nhận lời.
- Bạch Thế Tôn, hội trường đã được trải nệm tất cả, các ghế ngồi đã được sửa soạn, ghè nước đã được đặt sẵn, cây đèn dầu đã được treo lên, Thế Tôn hãy làm gì Ngài nghĩ là phải thời.
- Này Vàsetthà, đêm đã quá khuya. Các Ngươi hãy làm những gì các Ngươi xem là phải thời.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Các vị Mallà ở Pàvà vâng lời Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân phía hữu hướng về Ngài và ra đi.
- Này Sàriputta, chúng Tỷ-kheo không có hôn trầm thụy miên. Này Sàriputta, hãy thuyết pháp cho chúng Tỷ-kheo. Ta cảm thấy đau lưng! Ta muốn nằm nghỉ.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn! - Tôn giả Sàriputta vâng lời Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn, xếp y Sanghàti (Tăng-già-lê) gấp bốn và nằm xuống như cách nằm con sư tử, thân phía hữu, hai chân để trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, với tâm nghĩ đến lúc ngồi dậy.
- Này Hiền giả, Niganthà Nàthaputta vừa mới từ trần không bao lâu. Sau khi vị này từ trần, các Nigantha (Ni-kiền-tử) chia làm hai phe... và không có người y chỉ.
Nhưng với chúng ta, này các Hiền giả, pháp này được Thế Tôn khéo giảng dạy, khéo trình bày, một Chánh pháp có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh đẳng Giác trình bày. Ở đây, tất cả mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không cãi cọ nhau, để Phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Này các Hiền giả, thế nào là Pháp được Thế Tôn chúng ta khéo giảng dạy, khéo trình bày, một pháp có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh do vị Chánh đẳng Giác trình bày. Ở đây, tất cả cần phải cùng nhau tụng đọc không cãi cọ nhau, để Phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Này các Hiền giả, có một pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị này đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để Phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là hai pháp?
iii) Hữu kiến và vô hữu kiến.
vii) Thiện ngôn và thiện hữu.
viii) Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo.
xii) Thiện xảo về xứ và thiện xảo về phi xứ.
xii) Chơn trực và tàm quý.
xiv) Kham nhẫn và nhu hòa.
xvi) Vô hại và từ ái.
xvii) Thất niệm và bất chánh tri.
xvii) Chánh niệm và tỉnh giác.
xix) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ.
xxi) Tư duy lực và tu tập lực.
xxii) Niệm lực và định lực.
xxiii) Chỉ và quán.
xxiv) Chỉ tướng và tinh cần tướng.
xxv) Tinh cần và không dao động.
xxvi) Giới thành tựu và kiến thành tựu.
xxvii) Giới suy khuyết và kiến suy khuyết.
xxxiii) Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh.
xxix) Kiến thanh tịnh và tinh cần theo tri kiến ấy.
xxx) Dao động đối với các pháp bị dao động và chánh tinh cần của người bị dao động ấy.
xxxi) Không tri túc với các thiện pháp và không thối thất trong tinh cần.
xxxii) Minh tri và giải thoát.
xxxiii) Tận tri và vô sanh trí.
Này các Hiền giả, hai pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc... vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
iii) Ba ác hạnh: Thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh.
vii) Ba bất thiện tư duy: Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy.
viii) Ba thiện tư duy: Ly dục tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy.
xii) Ba thiện giới: Ly dục giới, vô sân giới, vô hại giới.
xiii) Ba giới khác: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới.
xiv) Ba giới khác: Sắc giới, vô sắc giới, diệt giới.
xvi) Ba ái: Dục ái, hữu ái, vô hữu ái.
xvii) Ba ái khác: Dục ái, sắc ái, vô sắc ái.
xviii) Ba ái khác: Sắc ái, vô sắc ái, diệt ái.
xix) Ba kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ.
xxi) Ba hữu: Dục hữu, sắc hữu, vô minh hữu.
xxii) Ba cầu: Dục cầu, hữu cầu, Phạm hạnh cầu.
xxiii) Ba mạn: Thắng mạn, đẳng mạn, ty liệt mạn.
xxiv) Ba thời: Quá khứ thời, vị lai thời, hiện tại thời.
xxv) Ba biên: Hữu thân biên, hữu thân tập biên, hữu thân diệt biên.
xvi) Ba thọ: Lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ.
xvii) Ba khổ tánh: Khổ khổ, hành khổ, hoại khổ.
xxviii) Ba tụ: Tà định tụ, chánh định tụ, bất định tụ.
xxix) Ba nghi: Đối với vấn đề thuộc quá khứ nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng; đối với các vấn đề thuộc tương lai, nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng; đối với các vấn đề hiện tại nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng.
xxx) Ba điều Như Lai không cần gìn giữ: Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về thân. Như Lai không có ác hạnh về thân mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta". Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về miệng. Như Lai không có ác hạnh về miệng mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta". Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về ý. Như Lai không có ác hạnh về ý mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta".
xxxi) Ba chướng: Tham chướng, sân chướng, si chướng.
xxxii) Ba loại lửa: Lửa tham, lửa sân, lửa si.
xxxiii) Ba loại lửa khác: Lửa của người hiếu kính, lửa của người Gia chủ, lửa của người cúng dường (cha mẹ, vợ con và các vị xuất gia).
xxxiv) Ba loại sắc tụ: Hữu kiến hữu đối sắc, vô kiến hữu đối sắc, vô kiến vô đối sắc.
xxxv) Ba hành: Phước hành, phi phước hành, bất động hành.
xxxvi) Ba loại người: Hữu học nhân, vô học nhân, phi hữu học phi vô học nhân.
xxxvii) Ba vị trưởng lão: Sanh trưởng lão, pháp trưởng lão, nhập định trưởng lão.
xxxviii) Ba phước nghiệp sự: Thi hành phước nghiệp sự, giới hành phước nghiệp sự, tu hành phước nghiệp sự.
xxxix) Ba cử tội sự: Thấy, nghe và nghi.
xli) Ba loại lạc sanh: Này các Hiền giả, có những loài hữu tình (trong quá khứ) luôn luôn tạo ra (Thiền định lạc) hay sống trong sự an lạc, như các vị Brahma - Kàyikà (Phạm Chúng Thiên). Đó là hạng lạc sanh thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Thỉnh thoảng họ thốt ra những câu cảm hứng: "Ôi an lạc thay! Ôi an lạc thay!", như chư Thiên Àbhassarà (Quang Âm Thiên). Đó là hạng lạc sanh thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Họ sống mãn túc với an lạc ấy, cảm thọ an lạc, như chư Thiên Subhakinnà (Biến Tịnh Thiên). Đó là loại lạc sanh thứ ba.
xlii) Ba tuệ: Hữu học tuệ, vô học tuệ, phi hữu học phi vô học tuệ.
xliii) Loại ba tuệ khác: Tư sanh tuệ, văn sanh tuệ, tu sanh tuệ.
xliv) Ba loại binh khí: Nghe, xả ly và tuệ.
xlv) Ba căn: Vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.
xlvi) Ba nhãn: Nhục nhãn, Thiên nhãn, tuệ nhãn.
xlvii) Ba học: Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học.
xlviii) Ba sự tu tập: Thân tu, tâm tu, tuệ tu.
xlix) Ba vô thượng: Kiến vô thượng, hành vô thượng, giải thoát vô thượng.
1) Ba định: Hữu tầm hữu tứ định, vô tầm hữu tứ định, vô tầm vô tứ định.
lii) Ba thanh tịnh: Thân thanh tịnh, ngữ thanh tịnh, ý thanh tịnh.
liii) Ba tịch mặc: Thân tịch mặc, ngữ tịch mặc, ý tịch mặc.
liv) Ba thiện xảo: Tăng ích thiện xảo, tổn ích thiện xảo, phương tiện thiện xảo.
lvi) Ba tăng thượng: Ngã tăng thượng, thế tăng thượng, pháp tăng thượng.
lvii) Ba luận sự: Luận bàn về vấn đề quá khứ: "Sự việc này xảy ra trong quá khứ", luận bàn về vấn đề tương lai: "Sự việc này xảy ra trong tương lai"; luận bàn về vấn đề hiện tại: "Sự việc này xảy ra trong hiện tại".
lvii) Ba minh: Túc mạng trí minh, Hữu tình sanh tử minh, Lậu tận trí minh.
lix) Ba trú: Thiên trú, Phạm trú, Thánh trú.
Này các Hiền giả, ba pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận... vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
iii) Bốn thần túc: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập thần túc, câu hữu với tinh tấn thực hiện Dục Thiền định. Tu tập thần túc câu hữu với tinh tấn thực hiện Tâm Thiền định. Tu tập thần túc câu hữu với Tinh tấn thực hiện tinh tấn Thiền định. Tu tập thần túc câu hữu với tinh tấn thực hiện Tư duy Thiền định (Dục như ý thần túc, Tâm như ý thần túc, Tinh tấn như ý thần túc, Tư duy như ý thần túc).
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập Thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại? Ở đây, này các Hiền giả, có vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, và trú Thiền thứ nhất... Thiền thứ hai... Thiền thứ ba... chứng và trú Thiền thứ tư. Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập Thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại. Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập Thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến chứng đắc tri kiến. Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo, tác ý quang minh tưởng, an trú tưởng ban ngày, ban ngày thế nào ban đêm như vậy, ban đêm thế nào ban ngày như vậy. Và như vậy với tâm mở rộng không có đóng kín, tạo ra một tâm có hào quang. Này các Hiền giả, như vậy là tu tập Thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri kiến. Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập Thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, hướng đến chánh niệm, tỉnh giác. Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo biết được thọ khởi, biết được thọ trú, biết được thọ diệt, biết được tưởng khởi, biết được tưởng trú, biết được tưởng diệt, biết được tầm khởi, biết được tầm trú, biết được tầm diệt. Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập Thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm tỉnh giác. Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập Thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo an trú, quán tánh sanh diệt trên Năm Thủ uẩn - Đây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Đây là thọ... Đây là tưởng... Đây là hành... Đây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự tu tập Thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.
vii) Bốn vô sắc: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, vị Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Vượt lên mọi thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
viii) Bốn y chỉ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo sau khi suy nghĩ, thọ dụng; sau khi suy nghĩ, nhẫn thọ; sau khi suy nghĩ, viễn ly; sau khi suy nghĩ, khiển trừ.
xii) Lại bốn trí khác: Khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.
xiii) Bốn Dự lưu hướng chi: Thiện nhân thân cận, diệu pháp thính thọ, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành.
xiv) Bốn Dự lưu quả chi: Ở đây Thánh đệ tử thành tựu lòng tin tuyệt đối với Phật - "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Vị này thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp - "Pháp được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, Pháp ấy là thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến mà thấy, có hiệu năng hướng thượng, chỉ người có trí mới tự mình giác hiểu". Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối với chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ diệu hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ trực hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ như lý hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ chánh hạnh, tức là bốn đôi, tám vị. Chúng tăng đệ tử của Thế Tôn này đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời", thành tựu giới đức được các bậc Thánh ái mộ, không bị hư hoại, không bị tỳ vết, được thực hành liên tục, không bị khiếm khuyết khiến con người tự tại, được bậc Thánh tán thán, không bị nhiễm ô, hướng đến Thiền định.
xvi) Bốn giới: Địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.
xvii) Bốn thực: Đoàn thực, thô hay tế; xúc thực là thứ hai; tự niệm thực là thứ ba; thức thực là thứ tư.
xviii) Bốn thức trú: Này các Hiền giả, khi duyên sắc, thức khởi lên và an trú, thức ấy lấy sắc làm cảnh, lấy sắc làm sở y, lấy sắc làm căn cứ thọ hưởng, được tăng trưởng, tăng thịnh, tăng quảng. Này các Hiền giả, hay duyên thọ, thức... hay duyên tưởng... Này các Hiền giả, hay duyên hành, thức khởi lên và an trú, thức ấy lấy hành làm cảnh, lấy hành làm sở y, lấy hành làm căn cứ thọ hưởng, được tăng trưởng, tăng thịnh, tăng quảng.
xix) Bốn bất hành xứ hạnh: Tham dục bất hành xứ hạnh, sân bất hành xứ hạnh, si bất hành xứ hạnh, bố úy bất hành xứ hạnh.
xxi) Bốn hành: Khổ hành trì chứng, khổ hành tốc chứng, lạc hành trì chứng, lạc hành tốc chứng.
xxvii) Lại bốn hành khác: Bất kham nhẫn hành, kham nhẫn hành, điều phục hành, tịch tịnh hành.
xxiii) Bốn pháp túc: Vô tham pháp túc, vô sân pháp túc, chánh niệm pháp túc, chánh định pháp túc.
xxiv) Bốn pháp thọ: Này các Hiền giả, có pháp thọ, hiện tại khổ và tương lai quả báo khổ. Này các Hiền giả, có pháp thọ, hiện tại khổ và tương lai quả báo lạc. Này các Hiền giả, có pháp thọ, hiện tại lạc và tương lai quả báo khổ. Này các Hiền giả có pháp thọ, hiện tại lạc và tương lai quả báo lạc.
xxv) Bốn pháp uẩn: Giới uẩn, định uẩn, công đức uẩn, giải thoát uẩn.
xxvi) Bốn lực: Tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.
xxvii) Bốn thắng xứ: Tuệ thắng xứ, đế thắng xứ, xả thắng xứ, chỉ tức thắng xứ (Bốn nguyện).
xxviii) Bốn cách trả lời câu hỏi: Trả lời câu hỏi một cách dứt khoát, trả lời câu hỏi bằng cách phân tích, trả lời câu hỏi bằng cách cật vấn, trả lời câu hỏi bằng cách giả lơ, bỏ qua.
xxix) Bốn nghiệp: Này các Hiền giả, có hắc nghiệp hắc báo. Này các Hiền giả, có bạch nghiệp bạch báo. Này các Hiền giả, có hắc bạch nghiệp, hắc bạch báo. Này các Hiền giả, có phi hắc phi bạch nghiệp, phi hắc phi bạch báo, và đưa đến sự tận diệt các nghiệp.
xxx) Bốn pháp cần phải chứng ngộ: Túc mạng cần phải chứng ngộ bởi niệm. Sanh tử cần phải chứng ngộ bởi nhãn. Tám giải thoát cần phải chứng ngộ bởi thân. Lậu tận cần phải chứng ngộ bởi Tuệ.
xxxi) Bốn bộc lưu: Dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu.
xxxii) Bốn ách: Dục ách, hữu ách, kiến ách, vô minh ách.
xxxiii) Bốn ly ách: Ly dục ách, ly hữu ách, ly kiến ách, ly vô minh ách.
xxxiv) Bốn hệ phược: Tham thân hệ, sân thân hệ, giới cấm thủ thân hệ, thử thực chấp thân hệ.
xxxv) Bốn thủ: Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã thuyết thủ.
xxxvi) Bốn sanh: Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.
xxxvii) Bốn nhập thai: Này các Hiền giả, ở đây, có loài không tỉnh giác nhập mẫu thai, không tỉnh giác trú mẫu thai, không tỉnh giác xuất mẫu thai. Đó là loại nhập thai thứ nhất. Lại nữa, này các Hiền giả, ở đây, có loại tỉnh giác nhập mẫu thai, không tỉnh giác trú mẫu thai, không tỉnh giác xuất mẫu thai. Đó là loại nhập thai thứ hai. Lại nữa, này các Hiền giả, ở đây, có loại tỉnh giác nhập mẫu thai, tỉnh giác trú mẫu thai, không tỉnh giác xuất mẫu thai. Đó là loại nhập thai thứ ba. Lại nữa, này các Hiền giả, ở đây, có loại tỉnh giác nhập mẫu thai, tỉnh giác trú mẫu thai, tỉnh giác xuất mẫu thai. Đó là loại nhập thai thứ tư.
xxxviii) Bốn phương cách được tự thể mới: Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của mình, không do ý chí của người khác. Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của người khác, không do ý chí của mình. Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của mình và ý chí của người khác. Này các Hiền giả, có tự thể mới được không do ý chí của mình, không do ý chí của người khác.
xxxix) Bốn sự cúng dường thanh tịnh: Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người cúng dường thanh tịnh, người nhận cúng dường không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người nhận cúng dường thanh tịnh, người cúng dường không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, cả người cúng dường và người nhận cúng dường đều không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người cúng dường và người nhận sự cúng dường đều thanh tịnh.
xli) Bốn phi Thánh ngôn: Vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ.
xlii) Bốn Thánh ngôn: Ly vọng ngữ, ly lưỡng thiệt, ly ác khẩu, ly ỷ ngữ.
xliii) Bốn phi Thánh ngôn khác: Không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không nghĩ nói nghĩ, không biết nói biết.
xliv) Bốn Thánh ngôn khác: Không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không nghĩ nói không nghĩ, không biết nói không biết.
xlv) Bốn phi Thánh ngôn khác: Thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, nghĩ nói không nghĩ, biết nói không biết.
xlvi) Bốn Thánh ngôn khác: Thấy nói thấy, nghe nói nghe, nghĩ nói nghĩ, biết nói biết.
xlvii) Bốn loại người: Này các Hiền giả, ở đây, có người tự làm khổ mình và siêng năng làm khổ mình. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người làm khổ người khác, siêng năng làm khổ người khác. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người làm khổ mình, siêng năng làm khổ mình; làm khổ người, siêng năng làm khổ người. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người không làm khổ mình, không siêng năng làm khổ mình; không làm khổ người người, không siêng năng làm khổ người. Vị này không làm khổ mình, không làm khổ người ngay trong hiện tại sống ly dục, tịch tịnh, thanh lương, an lạc thánh thiện.
xlviii) Lại bốn loại người khác: Này các Hiền giả, ở đây, có loại người hành tự lợi, không hành lợi tha. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người hành lợi tha, không hành tự lợi. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người, không hành tự lợi và không hành lợi tha. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người hành tự lợi và hành lợi tha".
xlix) Lại bốn loại người khác: Sống trong bóng tối và hướng đến bóng tối, sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng, sống trong ánh sáng hướng đến bóng tối, sống trong ánh sáng hướng đến ánh sáng.
Này các Hiền giả, bốn Pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận... vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
II
iii) Năm dục công đức: Sắc do nhãn nhận thức. Sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Tiếng do tai nhận thức... Hương do mũi nhận thức... Vị do lưỡi nhận thức... Xúc do thân cảm xúc là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn.
vii) Năm hạ phần kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham, sân.
viii) Năm thượng phần kiết sử: Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh.
xii) Năm sự thành tựu: Thân thuộc thành tựu, tài sản thành tựu, vô bệnh thành tựu, giới thành tựu, kiến thành tựu. Này các Hiền giả, không có loài hữu tình nào, vì thân thuộc thành tựu, vì tài sản thành tựu hay vì vô bệnh thành tựu, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, đời này. Này các Hiền giả, có các loài hữu tình, vì giới thành tựu hay vì kiến thành tựu được sanh lên thiện thú, Thiên giới, đời này.
xiii) Năm điều nguy hiểm của người ác giới, phạm giới: Này các Hiền giả, người ác giới, vì phạm giới luật, do phóng dật thiệt hại nhiều tài sản. Đó là điều nguy hiểm thứ nhất của người ác giới, phạm ác giới. Lại nữa, này các Hiền giả, với người ác giới, phạm ác giới, tiếng xấu đồn khắp. Đó là điều nguy hiểm thứ hai của người ác giới. Lại nữa, này các Hiền giả, với người ác giới, phạm ác giới, khi vào hội chúng nào, hội chúng Sát-đế-lỵ, hội chúng Bà-la-môn, hội chúng Cư sĩ hay hội chúng Sa-môn, người ấy vào một cách sợ sệt và dao động. Đó là điều nguy hiểm thứ ba của người ác giới, phạm ác giới. Lại nữa, này các Hiền giả, người ác giới, phạm ác giới, khi mệnh chung, chết một cách mê loạn. Đó là điều nguy hiểm thứ tư của người ác giới, phạm ác giới. Lại nữa, này các Hiền giả, người ác giới, phạm ác giới, khi thân hoại mạng chung sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Đó là điều nguy hiểm thứ năm của người ác giới, phạm ác giới.
xiv) Năm điều lợi ích của người đủ giới, giữ giới: Này các Hiền giả, ở đây người đủ giới, giữ giới, nhờ không phóng dật nên được tài sản sung túc. Đó là điều lợi ích thứ nhất cho người đủ giới, giữ giới. Này các Hiền giả, lại nữa người đủ giới, giữ giới được tiếng tốt đồn khắp. Đó là điều lợi ích thứ hai cho người đủ giới, giữ giới. Này các Hiền giả, với người đủ giới, giữ giới, khi vào hội chúng nào, hội chúng Sát-đế-lỵ, hội chúng Bà la môn, hội chúng Cư sĩ, hội chúng Sa-môn, vị ấy vào một cách đàng hoàng, không dao động. Đó là điều lợi ích thứ ba cho người đủ giới, giữ giới. Này các Hiền giả, lại nữa người đủ giới, giữ giới khi mệnh chung chết một cách không sợ sệt và không dao động. Đó là điều lợi ích thứ tư cho người đủ giới, giữ giới. Này các Hiền giả, lại nữa người đủ giới, giữ giới, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy là điều lợi ích thứ năm cho người đủ giới, giữ giới.
xvi) Năm cần chi: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai - "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Vị ấy thiểu bệnh, thiểu não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình hợp với sự tinh tấn. Vị ấy không lường đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình như chơn đối với bậc Đạo sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các vị đồng Phạm hạnh. Vị ấy sống siêng năng, tinh tấn, từ bỏ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì nỗ lực, không tránh né đối với các thiện pháp. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sự sanh diệt của các pháp, thành tựu Thánh quyết trạch, đưa đến sự đoạn diệt chơn chánh các khổ đau.
xvii) Năm tịnh cư: Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Hiện Thiên, Thiện Kiến Thiên, Sắc Cứu Cánh Thiên.
xviii) Năm bất hoàn: Trung gian Bát Niết-bàn, Sanh Bát Niết-bàn, Vô hành Bát Niết-bàn, Hữu hành Bát Niết-bàn, Thượng lưu thú A-ca-ni-sá.
xix) Năm tâm hoang vu: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Đạo sư. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo nào nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Đạo sư, vị Tỷ-kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Khi tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn, như vậy gọi là tâm hoang vu thứ nhất. Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ-kheo nghi ngờ đối với Pháp... đối với Tăng... đối với học Pháp... tức giận đối với các vị đồng Phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu. Này các Hiền giả, khi một vị Tỷ-kheo tức giận đối với các vị đồng Phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu, vị Tỷ-kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Như vậy gọi là tâm hoang vu thứ năm.
xxi) Năm căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
xxii) Lại năm căn khác: Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
xxiii) Lại năm căn khác: Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
xxiv) Năm xuất ly giới: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo, có tác ý đối với dục vọng, tâm không hướng nhập dục vọng, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi dục vọng. Khi vị này có tác ý đối với ly dục, tâm hướng nhập ly dục, tín lạc, an trú và bị chị phối bởi ly dục, tâm của vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các dục lạc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên, các dục lạc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với các dục vọng. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo có tác ý đối với sân hận, tâm không hướng nhập sân hận, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sân hận. Khi vị này có tác ý đối với vô sân, tâm hướng nhập vô sân, có tín lạc, có an trú, có bị chi phối bởi vô sân, tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với vô sân. Và các lậu hoặc, các tổn hoại, các nhiệt não khởi lên do duyên với sân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sân hận. Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ-kheo, có tác ý đối với hại tâm, tâm không hướng nhập hại tâm, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi hại tâm. Khi vị này có tác ý đối với ly hại tâm, tâm hướng nhập ly hại tâm, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi ly hại tâm. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ hại tâm. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với hại tâm, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với hại tâm. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo, có tác ý đối với sắc, tâm không hướng nhập vào sắc, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sắc. Khi vị này có tác ý đối với vô sắc, tâm hướng nhập vô sắc, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi vô sắc. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với sắc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với sắc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sắc. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo có tác ý đối với tự thân, tâm không hướng nhập tự thân, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi tự thân. Khi vị này có tác ý đối với thân diệt, tâm hướng nhập thân diệt, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi thân diệt. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ thân diệt. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với tự thân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với tự thân.
xxv) Năm giải thoát xứ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo, khi nghe bậc Đạo sư, hay một vị đồng Phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp. Này các Hiền giả, khi vị Tỷ-kheo nghe bậc Đạo sư hay một vị đồng Phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, vị ấy, đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tỉnh. Đó là giải thoát xứ thứ nhất.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo không nghe bậc Đạo sư hay một vị đồng Phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp. Như vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác. Này các Hiền giả, khi vị Tỷ-kheo theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, vị ấy đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ sanh, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tỉnh. Đó là giải thoát xứ thứ hai. Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ-kheo, không được nghe bậc Đạo sư hay một vị đồng Phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác. Vị ấy theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng, do vậy đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú. Do hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tỉnh. Đó là giải thoát xứ thứ ba. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo, không nghe bậc Đạo sư hay một vị đồng Phạm hạnh đáng kính thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng. Vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy nên đối với pháp ấy hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tỉnh. Đó là giải thoát xứ thứ tư. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo, không nghe bậc Đạo sư hay một vị đồng Phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy, vị Tỷ-kheo đã khéo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo tùy theo khéo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ, nên đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú, nên khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tỉnh. Đó là giải thoát xứ thứ năm.
xxvi) Năm giải thoát thành thục tưởng: Vô thường tưởng, khổ tưởng trong vô thường, vô ngã tưởng trong khổ, đoạn trừ tưởng, vô tham tưởng.
Này các Hiền giả, năm pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Ở đây mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận... vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người.
iii) Sáu thức thân: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
vii) Sáu tư thân: Sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư.
viii) Sáu ái thân: Sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái.
xii) Sáu suy tư đến ưu: Khi mắt thấy sắc, ưu khởi lên, sắc ấy được suy tư... như trên... khi ý nhận pháp, ưu khởi lên, pháp ấy được suy tư.
xiii) Sáu suy tư đến xả: Khi mắt thấy sắc, xả khởi lên, sắc ấy được suy tư... Khi tai nghe tiếng... Khi mũi ngửi hương... Khi lưỡi nếm vị... Khi thân chạm xúc... Khi ý nhận pháp, xả khởi lên, pháp ấy được suy tư.
xiv) Sáu hòa kính pháp: Này các Hiền giả, ở đây khi vị Tỷ-kheo thành tựu từ thân nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng Phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp. Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ-kheo thành tựu từ khẩu nghiệp trước mặt hay sau lưng... từ ý nghiệp trước mặt hay sau lưng, đối với các vị đồng Phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo, đối với các đồ vật được cúng dường một cách hợp pháp cho đến đồ vật nhận trong bình bát, đều đem chia đồng đều giữa các vị Tỷ-kheo có giới hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo, khi những giới luật của vị này không bị phá hoại, không vi phạm, được kiên trì tuân hành, không có tỳ vết, làm con người được giải thoát, được người trí tán thán, không uế tạp, hướng đến Thiền định, vị Tỷ-kheo ấy giữ giới hạnh Sa-môn như vậy, sống trước mặt hay sau lưng với các vị đồng Phạm hạnh như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo sống đời sống được Chánh kiến hướng dẫn, chơn chánh, đoạn diệt khổ đau, vị ấy sống thành tựu với Chánh kiến như vậy, sống với các vị đồng Phạm hạnh, trước mặt hay sau lưng, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
xvi) Sáu giới: Địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới.
xvii) Sáu xuất ly giới: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy sân tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Đại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy, trường hợp không phải như vậy. Ai tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà sân tâm vẫn ngự trị, an trú, sự kiện không thể xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, từ tâm giải thoát có khả năng giải thoát sân tâm. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy hại tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Đại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà hại tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, bi tâm giải thoát có khả năng giải thoát hại tâm. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy bất lạc tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Đại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, bất lạc tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, hỷ tâm giải thoát có khả năng giải thoát bất lạc tâm. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy tham tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Đại Đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần mà tham tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, xả tâm giải thoát, có khả năng giải thoát tham tâm. Này các Hiền giả, lại nữa ở đây vị Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy thức của tôi vẫn chạy theo các tướng". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Đại Đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà thức vẫn chạy theo các tướng, sự kiện không xảy ra như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà thức vẫn chạy theo các tướng, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, vô tướng tâm giải thoát có khả năng giải thoát tất cả tướng. Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây vị Tỷ-kheo nói như sau: "Quan điểm "tôi có mặt" bị tôi từ khước. Quan điểm "tôi là cái này" không được tôi chấp nhận. Tuy vậy mũi tên nghi ngờ do dự vẫn ám ảnh an trú tôi". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Đại Đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. "Quan điểm "tôi có mặt" bị tôi từ khước. Quan điểm "tôi là cái này" không được tôi chấp thuận. Tuy vậy nghi ngờ, do dự vẫn ám ảnh an trú nơi tôi". Sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, chính nhờ khước từ sự ngạo mạn "tôi có mặt", mà mũi tên do dự nghi ngờ được giải thoát.
xviii) Sáu vô thượng: Kiến vô thượng, văn vô thượng, lợi đắc vô thượng, học giới vô thượng, hành vô thượng, ức niệm vô thượng.
xix) Sáu Niệm xứ: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên.
xxi) Sáu sanh loại: Này các Hiền giả, ở đây có người hắc sanh và sống tạo hắc pháp. Này các Hiền giả, ở đây, có người hắc sanh và sống tạo bạch pháp. Này các Hiền giả, ở đây, có người hắc sanh và sống tạo Niết-bàn, phi hắc phi bạch pháp. Ở đây, có người bạch sanh và sống tạo bạch pháp. Ở đây, có người bạch sanh và sống tạo hắc pháp. Ở đây, có người bạch sanh và sống tạo Niết-bàn, phi hắc phi bạch pháp.
xxii) Sáu quyết trạch phần tưởng: Vô thường tưởng, khổ tưởng trên vô thường, vô ngã tưởng trên khổ, đoạn tưởng, vô tham tưởng, diệt tưởng.
Này các Hiền giả, sáu pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc... vị lợi ích, vì hành phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
iii) Bảy định cụ: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm.
vii) Bảy thù diệu sự: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo tha thiết hành trì học pháp và khát vọng hành trì học pháp trong tương lai; tha thiết quán pháp và khát vọng quán pháp trong tương lai; tha thiết điều phục các dục vọng và khát vọng điều phục các dục vọng trong tương lai; tha thiết sống an tịnh và khát vọng sống an tịnh trong tương lai; tha thiết sống tinh tấn và khát vọng sống tinh tấn trong tương lai; tha thiết quán sát tự niệm và khát vọng quán sát tự niệm trong tương lai; tha thiết với kiến giải và khát vọng hiểu biết sở kiến trong tương lai.
viii) Bảy tưởng: Vô thường tưởng, vô ngã tưởng, bất tịnh tưởng, hoạn nạn tưởng, đoạn tưởng, ly tham tưởng, diệt tưởng.
xii) Bảy tùy miên: Dục ái tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên.
xiii) Bảy kiết sử: Ái kiết sử, sân kiết sử, kiến kiết sử, nghi kiết sử, mạn kiết sử, hữu tham kiết sử, vô minh kiết sử.
xiv) Bảy diệt tránh pháp: Có khả năng đình chỉ, trừ diệt các tránh pháp đang khởi lên: Ưng dữ hiện tiền tỳ ni, ưng dữ ức niệm tỳ ni, ưng dữ bất si tỳ ni, ưng dữ tự ngôn trị, đa mích tội tướng, đa nhơn mích tội, như thảo phú địa.
Này các Hiền giả, bảy pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Ở đây mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc... vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
III
iii) Tám người đáng cung kính: Hạng Dự lưu, hạng đã thành tựu và chứng Dự lưu quả; hạng Nhất lai, hạng đã thành tựu và chứng Nhất lai quả; hạng Bất lai, hạng đã thành tựu và chứng Bất lai quả; hạng A-la-hán và hạng đã thành tựu A-la-hán quả.
vii) Tám thí sanh: Này các Hiền giả, có người bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương xông, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Đồ vật vị này bố thí, vị này mong được bố thí trở lại. Người này thấy người Sát-đế-lỵ có nhiều tài sản, người Bà la môn có nhiều tài sản, hay người Gia chủ có nhiều tài sản, được sung mãn, cụ túc, thụ hưởng năm món dục lạc. Vị này nghĩ: "Mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh là một trong những người Sát-đế-lỵ có nhiều tài sản, người Bà-la-môn có nhiều tài sản hay người Gia chủ có nhiều tài sản". Vị này nắm vững tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Tâm này được giải thoát trong tầm hạ liệt, không tu tập cao hơn, nên đưa đến tái sanh trong tầm ấy. Và tôi xác nhận, đây là trường hợp một vị đầy đủ giới luật, không phải vị phá giới luật. Này các Hiền giả, tâm nguyện của một vị giữ giới được thành tựu nhờ sự thanh tịnh. Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây, có người bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương xông, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Đồ vật vị này bố thí, vị này mong được trở lại. Vị này nghe: "Tứ Đại Thiên vương thọ mạng lâu dài, đẹp trai và nhiều an lạc". Vị này nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh thành một trong hàng Tứ Đại Thiên vương". Vị này nắm vững tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Tâm này được giải thoát trong tầm hạ liệt, không tu tập cao hơn, nên đưa đến tái sanh trong tầm ấy. Và tôi xác nhận đây là trường hợp một vị đầy đủ giới luật, không phải vị phá giới luật. Này các Hiền giả, tâm nguyện của một vị giữ giới được thành tựu nhờ sự thanh tịnh.
Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây, có người bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương xông, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Đồ vật vị này bố thí, vị này mong được trở lại. Vị này nghe: "Chư Thiên Tam thập tam thiên... chư Thiên Dạ ma... chư Thiên Đâu suất... chư Thiên Hóa Lạc... chư Thiên Tha Hóa Tự tại được sống lâu, đẹp trai, được nhiều an lạc". Vị này nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh thành một trong hàng chư Thiên Tha Hóa Tự tại". Vị này nắm vững tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Tâm này được giải thoát trong tầm hạ liệt, không tu tập cao hơn, nên đưa đến tái sanh trong tầm ấy. Và tôi xác nhận, đây là trường hợp một vị đầy đủ giới luật, không phải vị phá giới luật. Này các Hiền giả, tâm nguyện của một vị giữ giới được thành tựu nhờ sự thanh tịnh. Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây, có người bố thì cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương xông, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Đồ vật vị này bố thí, vị này mong được trở lại. Vị này nghe: "Chư Thiên Phạm Chúng thọ mạng lâu dài, đẹp trai và nhiều an lạc". Vị này nghĩ: "Mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh thành một trong hàng Phạm Chúng Thiên". Vị này nắm vững tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Tâm này được giải thoát trong tầm hạ liệt, không tu tập cao hơn, nên đưa đến tái sanh trong tầm ấy. Và tôi xác nhận đây là… trường hợp một vị đầy đủ giới luật, không phải vị phá giới luật. Này các Hiền giả, tâm nguyện của một vị giữ giới được thành tựu nhờ sự thanh tịnh.
viii) Tám chúng: Chúng Sát-đế-lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Gia chủ, chúng Sa-môn, chúng Tứ Đại Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng (Thiên) Ma, chúng Phạm thiên.
Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ hai.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ ba.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ tư.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như lụa Ba la nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ năm.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng - như bông kanikàra màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng - như lụa Ba la nại cả hai mặt láng trơn màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ sáu.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ - như bông bandhujĩvaka màu đỏ. Sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ - như lụa Ba la nại cả hai mặt láng trơn màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ bảy.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng - như sao mai osadhi màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng, như lụa Ba la nại cả hai mặt láng trớn màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ tám.
Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là giải thoát thứ nhất.
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là giải thoát thứ hai.
Quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng; đó là giải thoát thứ ba.
Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến những tưởng khác biệt, với suy tư "Hư không là vô biên" chứng và trú Không vô biên xứ; đó là giải thoát thứ tư.
Vượt khỏi hoàn toàn Hư không vô biên xứ, với suy tư "Thức là vô biên" chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.
Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì" chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là giải thoát thứ sáu.
Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là giải thoát thứ bảy.
Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng, đó là giải thoát thứ tám.
Này các Hiền giả, tám pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Ở đây, mọi người phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận... vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
iii) Chín chỗ an trú của loài hữu tình: Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng sai biệt, như loài Người, một số chư Thiên, một số ở tại các đọa xứ. Đó là hữu tình trú xứ thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng đồng nhất, như Phạm Chúng Thiên khi mới tái sanh. Đó là hữu tình trú xứ thứ hai. Này các Hiền giả, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng sai biệt như chư Quang Âm Thiên. Đó là hữu tình trú xứ thứ ba. Này các Hiền giả, có loài hữu tình trú xứ thứ ba. Này các Hiền giả, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng đồng nhất như chư Tịnh Cư Thiên. Đó là hữu tình trú xứ thứ tư. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình không có tưởng, không có thọ, như chư Vô Tưởng Thiên. Đó là hữu tình trú xứ thứ năm. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi sắc tưởng một cách hoàn toàn, diệt trừ các sân tưởng, không có tác ý sai biệt tưởng, chứng được Hư không vô biên xứ: "Hư không là vô biên". Đó là hữu tình trú xứ thứ sáu. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Hư không vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng Thức vô biên xứ: "Thức là vô biên". Đó là hữu tình trú xứ thứ bảy. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng Vô sở hữu xứ: "Không có gì tất cả". Đó là hữu tình trú xứ thứ tám. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là hữu tình trú xứ thứ chín.
Này các Hiền giả, chín pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Ở đây, mọi người phải cùng nhau tụng đọc... vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
iii) Mười bất thiện nghiệp đạo: Sát sanh, thâu đạo, tà dâm, vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham, sân, tà kiến.
Này các Hiền giả, mười pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Ở đây, mọi người phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để Phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu dài, vì hạnh phúc cho mọi loài, vì an lạc cho mọi loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
- Lành thay, lành thay Sàriputta! Này Sàriputta, Ngươi đã khéo giảng, khéo tụng kinh này cho chúng Tỷ-kheo.
Tôn giả Sàriputta thuyết giảng như vậy. Bậc Đạo sư chấp thuận. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Tôn giả Sàriputta.
Thích Minh Châu
_________________________________________________________________________
>>> 32.Kinh A-sá-nang-chi
Kinh Hoa Nghiêm nói trong thập địa Bồ Tát, địa nào cũng chẳng bỏ niệm Phật. Phẩm Ðại Giáo Duyên Khởi kinh này cũng bảo: ‘Quá khứ, vị lai, hiện tại, vị Phật đều nghĩ đến nhau’.
(ÀTANATIYA-SUTTANTA)
Như vậy tôi nghe.
- Bạch Thế Tôn, có những thượng phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn; bạch Thế Tôn có những thượng phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, có những trung phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn; bạch Thế Tôn, có những trung phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, có những hạ phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn, có những hạ phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, nhưng phần lớn các Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn. Thế Tôn thuyết pháp để từ bỏ sát sanh, thuyết pháp để từ bỏ trộm cắp, thuyết pháp để từ bỏ tà dâm, thuyết pháp để từ bỏ nói láo, thuyết pháp để từ bỏ không uống các loại rượu. Bạch Thế Tôn, tuy vậy phần lớn các Dạ-xoa đều không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ trộm cắp, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói láo, không từ bỏ uống các loại rượu. Đối với họ, Pháp ấy không được ưa thích, không được đón mừng. Bạch Thế Tôn, có những đệ tử của Thế Tôn, sống trong chốn thâm sâu cùng cốc, ít tiếng, ít động, có gió mát từ ngoài đồng thổi, che dấu không cho người thấy, thích hợp tịnh tu. Tại chỗ ấy, có những thượng phẩm Dạ-xoa không tin tưởng lời dạy Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, hãy học chú Atànàtiyarakkha (A-sá-nang-chi Hộ Kinh) để học được lòng tin, để các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ có thể sống an lạc, được che chở, được hộ trì không bị tai họa.
Thế Tôn im lặng chấp thuận.
Đảnh lễ Vipassi (Tỳ-bà-thi),
Sáng suốt và huy hoàng!
Đảnh lễ đấng Sikhi (Thi-khí)
Có lòng thương muôn loài!
Đảnh lễ Vessabha (Tỳ-xá-bà),
Thanh tịnh, tu khổ hạnh!
Đảnh lễ Kakusandha (Câu-lâu-tôn),
Vị nhiếp phục ma quân!
Đảnh lễ Konàgamana, (Câu-na-hàm)
Bà-la-môn viên mãn!
Đảnh lễ Kassapa (Ca-diếp),
Vị giải thoát muôn mặt!
Đảnh lễ Angirasa,
Vị Thích tử huy hoàng,
Đã thuyết chơn diệu pháp,
Diệt trừ mọi khổ đau!
Ai yểm ly thế giới,
Nhìn đời đúng như chơn,
Vị ấy không hai lưỡi,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
Cùng đảnh lễ Gotama,
Lo an lạc Nhơn Thiên
Trì giới đức viên mãn!
Bậc vĩ đại thanh thoát!
Vầng thái dương tròn lớn,
Khi mặt trời mọc lên,
Đêm tối liền biến mất.
Khi mặt trời mọc lên
Liền được gọi là ngày.
Biển cả hải triều động,
Như hồ nước thâm sâu.
Ở đấy mọi người biết,
Chính biển cả hải triều,
Dân chúng gọi phương ấy
Là phương Purimà, (phương Đông).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc đại vương danh xưng,
Chư loài Càn-thát-bà,
Danh gọi Dhatarattha (Trì Quốc Thiên vương).
Càn-thát-bà hầu quanh,
Hưởng múa hát của họ.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên,
Tám mươi và mười một,
Đại lực, danh Inda.
Họ Chiêm ngưỡng Thế Tôn,
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa, họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Đảnh lễ bậc Siêu Nhân!
Đảnh lễ bậc Thượng nhân!
Thiện tâm nhìn chúng con,
Phi nhơn cũng lễ Ngài".
Đã nhiều lần, nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy,
"Quý vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Đảnh lễ Gotama,
Bậc trí đức viên mãn".
Nói hai lưỡi, sau lưng,
Sát sanh và tham đắm,
Đạo tặc và man trá,
Dân chúng gọi phương ấy,
Là phương Dakkhinà (phương Nam).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc đại vương, danh xưng,
Chủ loài Kumbhanda (Cưu-bàn-trà)
Danh gọi Virùlha (Tỳ-lâu-lặc).
Kumbhanda hầu quanh,
Hưởng múa hát của họ.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên,
Tám mươi và mười một,
Đại lực, danh Inda.
Họ Chiêm ngưỡng Thế Tôn
Thuộc giòng họ mặt trời,
Từ xa, họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Đảnh lễ bậc Thượng nhơn!
Thiện tâm, nhìn chúng con
Phi nhơn cũng lễ Ngài".
Đã nhiều lần nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy:
"Quý vị xin đảnh lễ
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ
Gotama chiến thắng!
Đảnh lễ Gotama,
Bậc Trí đức viên mãn!"
Vầng thái dương tròn lớn.
Khi mặt trời lặn xuống.
Ban ngày liền biến mất.
Khi mặt trời lặn xuống,
Liền được gọi là đêm.
Biển cả hải triều động,
Như hồ nước thâm sâu,
Ở đây mọi người hết,
Chính biển cả hải triều,
Dân chúng gọi phương ấy,
Là phương Pacchimà (phương Tây).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc đại vương, danh xưng.
Chủ các loài Nàgà,
Danh Virùpakkha (Tỳ-lâu-bác-xoa).
Loài Nàgà hầu quanh,
Hưởng múa hát của họ.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên.
Tám mươi và mười một
Đại lực, danh Inda.
Họ Chiêm ngưỡng Thế Tôn.
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Đảnh lễ bậc Siêu nhân!
Đảnh lễ bậc Thượng nhân!
Thiện tâm, nhìn chúng con,
Phi nhân cũng lễ Ngài".
Đã nhiều lần nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy:
"Quý vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ
Gotama chiến thắng!
Đảnh lễ Gotama,
Bậc trí đức viên mãn."
Đại Neru (Tu-di) đẹp đẽ.
Tại đấy, mọi người sống
Không sở hữu, chấp trước.
Họ không gieo hột giống,
Không cần phải kéo cày.
Loài Người được thọ hưởng
Lúa chín khỏi nhọc công.
Loại gạo không cám trấu,
Thanh tịnh có hương thơm,
Được nấu chín trên đá,
Và họ ăn gạo ấy.
Chỉ cỡi loài bò cái,
Đi phương này phương khác.
Chỉ dùng các loài thú
Đi phương này phương khác.
Dùng xe đàn bà kéo,
Đi phương này phương khác.
Dùng xe đàn ông kéo,
Đi phương này phương khác.
Dùng xe con gái kéo,
Đi phương này phương khác.
Dùng xe con trai kéo,
Đi phương này phương khác.
Họ lên trên các xe,
Đi khắp mọi phương hướng,
Để phục vụ vua mình.
Họ cỡi xe voi kéo,
Xe ngựa, xe chư Thiên,
Đối với vua danh xưng,
Có lâu đài, có kiệu,
Nhiều thành phố của vua,
Được xây giữa hư không.
Các thành Àtannata,
Kusinata, Parakusinàtà, Nàttapuriyà, Parakusitannàtà
Kapivanta thuộc phía Bắc,
Và các thành phố khác,
Như Janogha, Navanavatiya,
Ambara, Ambaravatiya,
Àlakamandà,
Là kinh đô của vua,
Chỗ Kuvera ở.
Vị vua đáng kính này,
Kinh đô tên Visànà.
Do vậy Kuvera,
Được danh Vessavana.
Các sứ quán được tên:
Tatolà, Tattalà, Tatotalà,
Ojasi, Tejasi, Tatojasi,
Vua Sùra, Arittha, Nemi.
Đây có vùng nước lớn,
Từ đây mưa đổ xuống,
Được tên Dharani.
Tại đây mưa đổ xuống,
Được tên Dharani.
Tại đây có giảng đường,
Tên Bhagalavati,
Chỗ Dạ-xoa tập hội.
Tại đây nhiều cây trái,
Trên cây chim tụ họp,
Các loại công, loại cò,
Diệu âm chim Kokilà,
Ở đây, chim Jiva,
Kêu tiếng "Hãy sống đi",
Và tiếng chim kêu lên,
"Hãy khởi tâm thích thú".
Nhiều loại chim sai khác,
Ở rừng và ở hồ,
Với con vẹt ồn ào,
Và con chim Myna,
Các loại chim thần thoại,
Gọi là Dandamànavakà.
Hồ sen Kuvera,
Chiếu sáng tất cả trời,
Dân chúng gọi phương ấy,
Là phương Uttarà (phương Bắc).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc đại vương danh xưng,
Chủ các loài Dạ-xoa,
Được gọi Kuvera.
Các Dạ-xoa hầu quanh,
Hưởng múa hát của chúng.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên.
Tám mươi và mười một
Đại lực danh Inda.
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn,
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Đảnh lễ bậc Siêu nhân,
Đảnh lễ bậc Thượng nhân,
Thiện tâm nhìn chúng con.
Phi nhân cũng lễ Ngài".
Đã nhiều lần nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy:
"Các vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Đảnh lễ Gotama,
Bậc Trí đức viên mãn!"
Khi một vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ nào sẽ học Hộ Kinh Àtanatiya này một cách chính chắn, rõ ràng, nếu có loài phi nhân nào, Dạ-xoa, Dạ-xoa-ni, con trai Dạ-xoa, con gái Dạ-xoa, đại thần Dạ-xoa-ni, tùy tùng của Dạ-xoa, hay lao công của Dạ-xoa; hoặc Càn-thát-bà... hoặc Cưu-bàn-trà (Kumbhanda)... hoặc Nàga... đi theo vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ khi vị này đi; đứng gần, khi vị này đứng; ngồi khi vị này ngồi; nằm khi vị này nằm với tâm niệm độc ác, thời này Tôn giả, vị phi nhân ấy trong làng hay trong đô thị sẽ không được ai đón mừng hay kính trọng. Này Tôn giả, phi nhân ấy, trong kinh đô Alakamada của Ta sẽ không tìm được đất đai hay chỗ ở. Vị phi nhân ấy sẽ không được đi dự hội giữa các Dạ-xoa. Này Tôn giả, vị phi nhân ấy sẽ không được cưới hỏi. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ dùng những lời nói hỗn láo xấc xược đối với vị ấy. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ dìm đầu vị ấy xuống. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ chẻ đầu vị ấy ra làm bảy mảnh.
Inda, Soma, và Varuna,
Bhàradvaja, Pajàpati,
Candana, Kàmasettha,
Kinnughandu, Nighandu,
Panàda và Opamanna,
Devanita và Màtali,
Cittasena và Gandhabba.
Vua Nala, Janesabha,
Sàtàgira Hemavata,
Punnaka, Karatiya, Gula,
Sivakat và Mucalinda
Vessàmitta, Yugandhara,
Gopàla và Suppagedha,
Hirì, Settì và Mandiya,
Pancàla Canda, Àlavaka,
Pajjunna, Sumana, Sumukha,
Dadhimukha Mani Mànicara, Dìgha,
Atha và Serissaka.
Những vị này là những Dạ-xoa, đại Dạ-xoa, quân sư, đại quân sư cần phải được nói lên, kêu lên, van lên: "Dạ-xoa này bắt tôi, Dạ-xoa này tấn công tôi, Dạ-xoa này đả thương tôi, Dạ-xoa này hại tôi, Dạ-xoa này làm hại tôi, Dạ-xoa này không thả tôi ra".
Thưa Tôn giả, nay chúng tôi cần phải đi, chúng tôi có nhiều việc, có nhiều bổn phận.
- Đại vương, Đại vương hãy làm điều gì Đại vương nghĩ là phải thời.
Rồi bốn vị đại vương, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về phía Ngài rồi biến mất tại đấy.
Các vị Dạ-xoa ấy, từ chỗ ngồi đứng dậy, có vị đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ; có vị nói lên những lời hỏi thăm xã giao với Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ; có vị chấp tay hướng đến Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ; có vị nói lên tên họ của mình rồi biến mất tại chỗ; có vị im lặng biến mất tại chỗ.
- Này các Tỷ-kheo, khi hôm, bốn vị đại vương cùng với đại quân sư Dạ-xoa:
"Đảnh lễ Vipassi (Tỳ-bà-thi) sáng suốt và huy hoàng;
Đảnh lễ đấng Sikhi, (Thi-khí) có lòng thương muôn loài...
Này Tôn giả, đó là Hộ Kinh Àtànàtiyà... như trên... rồi biến mất".
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ thọ trì lời dạy Thế Tôn.
Thích Minh Châu
____________________________________________________________________________
>>> 31.Kinh giáo thọ Thi-ca-la-việt
Hôm nay là ngày 16 tháng giêng năm 1994, chúng ta ở tại Xóm Hạ, học tiếp về tứ diệu đế.
Hôm trước chúng ta đã bắt đầu học về chánh tinh tấn và biết rằng năng lượng tinh tấn được phát sinh là do chất liệu của niềm vui và niềm tin.
(SINGÀLOVÀDA-SUTTANTA)
Như vậy tôi nghe.
- Này Gia chủ tử, vì sao Ngươi dậy sớm, ra khỏi thành Vương xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Đông... hướng Thượng?
- Bạch Thế Tôn, thân phụ con khi gần chết có dặn con: "Này con thân yêu, hãy đảnh lễ các phương hướng". Bạch Thế Tôn, con kính tín, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ lời nói của thân phụ con, buổi sáng dậy sớm, ra khỏi thành Vương xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Đông... hướng Thượng.
- Này Gia chủ tử, trong luật pháp của bậc Thánh, lễ bái sáu phương không phải như vậy.
- Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, thế nào là lễ bái sáu phương? Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, đảnh lễ sáu phương phải như thế nào? Lành thay! Thế Tôn hãy giảng pháp ấy cho con!
- Này Gia chủ tử, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Singàlaka, Gia chủ tử vâng lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
Thế nào là bốn nghiệp phiền não đã được diệt trừ? Này Gia chủ tử, đó là nghiệp phiền não sát sanh, nghiệp phiền não trộm cắp, nghiệp phiền não tà dâm, nghiệp phiền não nói láo. Bốn nghiệp phiền não này đã được trừ diệt.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Sát sanh và trộm cắp,
Nói láo, lấy vợ người,
Kẻ trí không tán thán,
Những hạnh nghiệp như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Ai phản lại Chánh pháp,
Vì tham, sân, bố, si,
Thanh danh bị sứt mẻ
Như mặt trăng đêm khuyết.
Ai không phản Chánh pháp,
Vì tham, sân, bố, si,
Thanh danh được tròn đủ,
Như mặt trăng đêm đầy.
Có bạn gọi bạn rượu,
Có bạn, bạn bằng mồm,
Bạn lúc thật hữu sự,
Mới xứng danh bạn bè.
Ngủ ngày, thông vợ người,
Ưa đấu tranh, làm hại,
Thân ác hữu, xan tham,
Sáu sự não hại người.
Ác hữu, ác bạn lữ,
Ác hạnh, hành ác xứ,
Đời này cả đời sau,
Hai đời, người bị hại.
Cờ bạc và đàn bà,
Rượu chè, múa và hát
Ngủ ngày, đi phi thời
Thân ác hữu, xan tham,
Sáu sự não hại người.
Chơi xúc xắc, uống rượu
Theo đuổi đàn bà người,
Lẽ sống của người khác,
Thân cận kẻ hạ tiện,
Không thân cận bậc trí,
Người ấy tự héo mòn,
Như trăng trong mùa khuyết.
Rượu chè không tiền của,
Khao khát, tìm tửu điếm,
Bị chìm trong nợ nần,
Như chìm trong bồn nước,
Mau chóng tự hại mình,
Như kẻ mất gia đình.
Ai quen thói ngủ ngày,
Thức trọn suốt đêm trường,
Luôn luôn say sướt mướt,
Không thể sống gia đình.
Ở đây ai hay than:
Ôi quá lạnh, quá nóng,
Quá chiều, quá trễ giờ,
Sẽ bỏ bê công việc.
Lợi ích, điều tốt lành,
Bị trôi dạt một bên.
Ai xem lạnh và nóng,
Nhẹ nhàng hơn cỏ lau,
Làm mọi công chuyện mình,
Hạnh phúc không từ bỏ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Người bạn gì cũng lấy,
Người bạn chỉ nói giỏi,
Người nói lời nịnh hót,
Người tiêu pha xa xỉ.
Cả bốn, không phải bạn,
Biết vậy, người trí tránh,
Như đường đầy sợ hãi.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Bạn sẵn sàng giúp đỡ,
Bạn chung thủy khổ vui,
Bạn khuyến kích lợi ích,
Bạn có lòng thương tưởng.
Biết rõ bốn bạn này,
Người trí phục vụ họ,
Như mẹ đối con ruột.
Người trí giữ giới luật,
Sáng như lửa đồi cao.
Người tích trữ tài sản,
Như cử chỉ con ong.
Tài sản được chồng chất,
Như ụ mối đùn cao,
Người cư xử như vậy,
Chất chứa các tài sản,
Vừa đủ để lợi ích
Cho chính gia đình mình.
Tài sản cần chia bốn
Để kết hợp bạn bè:
Một phần mình an hưởng,
Hai phần dành công việc,
Phần tư, phần để dành,
Phòng khó khăn hoạn nạn.
Như vậy phương Đông được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Cha mẹ là phương Đông,
Sư trưởng là phương Nam,
Vợ chồng là phương Tây,
Bạn bè là phương Bắc,
Nô bộc là phương Dưới,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Có nghĩa là phương Trên.
Cư sĩ vì gia đình,
Đảnh lễ phương hướng ấy.
Kẻ trí giữ Giới, Luật,
Từ tốn và biện tài,
Khiêm nhường và nhu thuận,
Nhờ vậy được danh xưng.
Dậy sớm không biếng nhác,
Bất động giữa hiểm nguy,
Người hiền, không phạm giới,
Nhờ vậy được danh xưng.
Nhiếp chúng, tạo nên bạn,
Từ ái, tâm bao dung,
Dẫn đạo, khuyến hóa đạo,
Nhờ vậy được danh xưng.
Bố thí và ái ngữ,
Lợi hành bất cứ ai,
Đồng sự trong mọi việc,
Theo trường hợp xử sự.
Chính những nhiếp sự này,
Khiến thế giới xoay quanh,
Như bánh xe quay lăn,
Vòng theo trục xe chính.
Nhiếp sự này vắng mặt,
Không có mẹ hưởng thọ,
Hay không cha hưởng thọ,
Sự hiếu kính của con.
Do vậy bậc có trí,
Đối với nhiếp pháp này,
Như quán sát chấp trì,
Nhờ vậy thành vĩ đại,
Được tán thán, danh xưng.
Thích Minh Châu
___________________________________________________________________________
>>> 30. Kinh tướng
Ngài Hương Nghiêm bạch Tổ Quy
Sơn một câu hỏi. Tổ đáp : “Nếu tôi nói th. sau này ông sẽ trách tôi”. Hương Nghiêm phiền
lắm, bỏ chùa đi nơi khác. 30
(LAKKHANA-SUTTANTA)
Như vầy tôi nghe.
I
- "Bạch Thế Tôn", các vị Tỷ-kheo đáp lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
- Này các Tỷ-kheo, những ai có đầy đủ ba mươi hai tướng Đại Trượng phu này, những vị ấy sẽ chọn hai con đường này thôi, không có con đường nào khác. Nếu sống tại gia sẽ làm vị Chuyển luân Thánh vương, dùng Chánh pháp trị nước, bình định bốn phương, đem lại an toàn cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu trở thành vật sở hữu của vị này, tức là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, Gia chủ báu và thứ bảy là Tướng quân báu. Vị này có đến hơn một ngàn Thái tử, những bậc anh hùng, chiến thắng, thân thể dõng kiện, nhiếp phục địch quân. Vị này chinh phục quả đất này cho đến hải biên và trị nước với Chánh pháp, không dùng trượng, không dùng đao. Nếu vị này, từ bỏ gia đình, xuất gia sống không gia đình, vị này sẽ thành bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác, vén lui màn vô minh che đời.
Này các Tỷ-kheo, vị này có lòng bàn chân bằng phẳng. Tướng này được xem là tướng tốt của bậc Đại nhân.
Này các Tỷ-kheo, dưới hai bàn chân của vị này có hiện ra hình bánh xe, với ngàn tăm xe với trục xe vành xe, với các bộ phận hoàn toàn đầy đủ. Tướng này được xem là tướng của bậc Đại nhân.
Này các Tỷ-kheo, vị này có gót chân thon dài...
Vị này có ngón tay, ngón chân dài.
Vị này có tay chân mềm mại.
Vị này tay chân có màn da lưới.
Vị này có mắt cá tròn như con sò.
Vị này có ống chân như con dê rừng.
Vị này đứng thẳng, không co lưng xuống có thể sờ đầu gối với hai bàn tay.
Vị này có tướng mã âm tàng.
Vị này có màu da đồng, màu sắc như vàng.
Vị này có da trơn mướt, khiến bụi không thể bám dính vào.
Vị này có lông da mọc từ lông một, mỗi lỗ chân lông có một lông.
Vị này có lông mọc xoáy tròn thẳng lên, mỗi sợi lông đều vậy, màu xanh đậm như thuốc bôi mắt, xoáy lên từng xoáy tròn nhỏ, và xoáy về hướng mặt.
Vị này có thân hình cao thẳng.
Vị này có giọng nói tuyệt diệu như tiếng chim Ca-lăng-tần-già.
Vị này có hai mắt màu xanh đậm.
Vị này có lông mi con bò cái.
Vị này giữa hai lông mày, có sợi lông trắng mọc lên, mịn màng như bông nhẹ.
Vị này có nhục kế trên đầu. Này các Tỷ-kheo, vị này có nhục kế trên đầu. Tướng này được xem là tướng tốt của bậc Đại nhân.
Vị này có nửa thân trước như thân con sư tử.
Vị này không có lõm khuyết xuống giữa hai vai.
Vị này có thân thể cân đối như cây bàng. Bề cao của thân ngang bằng bề dài của hai tay sải rộng, bề dài của hai tay sải rộng ngang bằng bề cao của thân...
Vị này có bán thân trên vuông tròn.
Vị này có quai hàm như con sư tử.
Vị này có bốn mươi cái răng.
Vị này có răng đều đặn.
Vị này có răng không khuyết hở.
Vị này có răng cửa trơn láng.
Vị này có tướng lưỡi rộng dài.
Thế Tôn thuyết nghĩa như vậy.
Sống chân thực đúng Pháp,
Điều phục và tự chế,
Sống với hạnh thanh tịnh,
Ngày trai giới, Bố tát.
Bố thí, không bạo động,
Không làm hại một ai,
Tâm kiên cố hành trì,
Sống thật sự toàn diện.
Với hạnh nghiệp như vậy,
Ngài được sanh cõi Trời,
Sống trong niềm hoan hỷ,
An lạc vô cùng tận.
Từ chỗ kia mạng chung,
Tái sanh lại chỗ này,
Với bàn chân bằng phẳng,
Chạm đất thật đều đặn.
Các bậc chiêm tướng gia,
Hội họp và tuyên bố,
Không ai làm trở ngại,
Vị bàn chân bằng phẳng.
Dầu tại gia, xuất gia.
Nghĩa tướng thật rõ ràng,
Nếu sống tại gia đình,
Không bị trở ngại gì,
Chiến thắng mọi quân thù.
Đại phá cả địch quân,
Không ai ngăn chặn được,
Vị nghiệp báo như vậy,
Nếu xuất gia ly dục,
Sống thiểu dục sáng suốt,
Là bậc Thánh siêu phàm,
Không còn phải thai sanh,
Bậc Vô Thượng, Chánh giác,
Pháp nhĩ là như vậy.
Ngài có đại chúng hầu cận, số đại chúng rất đông, gồm có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ, chư Thiên, loài Người, A-tu-la, các loài Thần rắn, Càn-thát-bà. Làm Phật được như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Trong những năm đã qua,
Trong những đời quá khứ,
Khi Ngài được làm Người,
Khiến nhiều người hạnh phúc.
Ngài trừ diệt kinh hoàng,
Hộ trì và bảo vệ,
Nhờ nghiệp ấy, sanh Thiên,
Hưởng an lạc hạnh phúc.
Từ chỗ kia mạng chung,
Tái sanh lại chỗ này,
Dưới hai bàn chân Ngài,
Có bánh xe hiện ra,
Với bánh xe đầy đủ,
Đủ một ngàn tăm xe.
Các bậc chiêm tướng gia,
Hội họp và tuyên bố,
Khi thấy trăm đức này:
Được quần chúng bao vây,
Địch quân được nhiếp phục,
Như bánh xe quay tròn,
Với vành xe đầy đủ.
Nếu Ngài không xuất gia,
Sống đời sống như vậy,
Ngài chuyển vận bánh xe,
Trị vì khắp cõi đất.
Ở đây Sát-đế-lỵ,
Đều chịu thần phục Ngài,
Hầu hạ chung quanh Ngài,
Là bậc Đại danh xưng.
Nếu xuất gia ly dục,
Sống thoát dục, sáng suốt,
Chư Thiên và loài Người,
Đế thích và Dạ xoa,
Càn-thát-bà, Long xà,
Phi điểu, loài bốn chân,
Tất cả đoanh vây Ngài,
Là bậc Đại danh xưng,
Bậc Vô Thượng, Chánh giác,
Được Thiên, Nhơn cung kính.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Tự biết mình sợ hãi,
Sợ chết sợ tàn hại,
Ngài từ bỏ giết hại,
Hết mọi loài chúng sanh.
Nhờ sống hành thiện pháp,
Được sanh lên cõi Trời,
Tự hưởng quả dị thục,
Do thiện báo đem lại.
Từ chỗ kia mạng chung,
Tái sanh lại chỗ này,
Được hưởng tại nơi đây,
Ba Đại trượng phu tướng:
Gót chân đầy và dài,
Thân thẳng như Phạm thiên.
Khả ái, hình vóc đẹp,
Khéo cân xứng, khéo sanh,
Các ngón tay, ngón chân,
Đều mềm mại trẻ đẹp.
Với ba tướng Trượng phu,
Sống lâu luôn luôn trẻ.
Nếu sống tại gia đình,
Thọ mạng sẽ lâu dài.
Nếu sống đời xuất gia,
Tuổi thọ được dài thêm,
Như vậy tướng hảo này,
Là tướng tuổi trường thọ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Bố thí các món ăn,
Thượng vị hợp sở thích
Loại cứng và loại mềm,
Loại liếm cả loại nếm.
Nhờ hành thiện tốt đẹp,
Sống lâu Thiên hỷ lạc.
Được sanh tại chỗ này,
Với bảy chỗ tròn đầy.
Với tay chân mềm mại,
Nhà chiêm tướng thiện xảo,
Tuyên bố Ngài đầy đủ,
Món ăn thật ngon lành,
Loại cứng và loại mềm.
Không riêng gì tại gia,
Được tướng hảo như vậy,
Nếu sống hạnh xuất gia,
Cũng được hảo tướng ấy.
Món ăn thật thượng vị
Loại cứng và loại mềm,
Chặt đứt các trói buộc
Tất cả hàng cư sĩ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Bố thí và lợi hành,
Ái ngữ và đồng sự,
Nhiếp phục nhiều tùy tùng.
Do hành thiện pháp này,
Nhờ vô lượng công đức,
Được sanh lên cõi Trời.
Tạ thế tại chỗ kia,
Tái sanh tại chỗ này,
Do hạnh ấy tay chân,
Mềm mại và có lưới.
Được sắc tướng đoan nghiêm,
Mỹ lệ và khả ái
Dầu còn là niên thiếu,
Trẻ thơ măng sữa vậy,
Quần chúng chịu tùy thuận,
Nhiếp phục cõi đất này.
Luôn luôn dùng ái ngữ,
Cầu hạnh phúc quần sanh.
Như vậy sống thanh tịnh,
Với công đức thù thắng.
Nếu Ngài sống từ bỏ,
Mọi dục lạc tài sản,
Tuyên thuyết vi diệu pháp,
Vị chiến thắng quần sanh,
Họ nghe tâm hoan hỷ,
Vâng hành lời Ngài dạy.
Họ sống thiện hành trì,
Theo Chánh pháp, Tùy pháp.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Thuở xưa lời Ngài nói,
Thuyết giảng cho Đại chúng,
Liên hệ đến mục đích,
Liên hệ đến Chánh pháp.
Ngài là người đem lại,
Hạnh phúc cho chúng sanh,
Không xan lẫn hối tiếc,
Lễ đàn pháp và chơn.
Nhờ hành trì thiện nghiệp,
Sống hoan hỷ cõi Trời.
Tái sanh tại nơi đây,
Ngài được hai hảo tướng,
Hưởng hạnh phúc tối thượng.
Lông mọc xoay thẳng lên,
Mắt cá tròn khéo gọn,
Dưới có thịt, có da
Trên hình dáng đẹp đẽ.
Nếu Ngài sống tại gia,
Tài dục đều tối thượng.
Không ai thắng hơn Ngài.
Chinh phục Diêm-phù-đề.
Nếu hạnh Ngài xuất gia,
Tinh tấn hơn mọi người,
Ngài là bậc tối thắng,
Trong tất cả chúng sanh.
Do vậy không tìm được,
Kẻ tối thắng hơn Ngài.
Ngài sống và ngự trị,
Cùng khắp mọi thế giới.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Trong các nghề, kỹ thuật
Trong cử chỉ, hành động,
Ngài muốn làm thế nào,
Để học biết mau chóng.
Không ai bị thương hại,
Học mau, không mệt mỏi,
Do hành thiện nghiệp này,
Được quả thiện tốt đẹp.
Cân đối xoay nhẹ nhàng,
Trên da trơn mềm mại,
Lông được mọc đứng lên.
Người như vậy được gọi,
Người có chân dê rừng.
Tướng này, người ta đồn,
Khiến học hỏi mau chóng.
Nếu xuất gia ly dục,
Sống thiểu dục sáng suốt.
Mọi sự vật hợp pháp,
Ngài tuần tự chứng đắc,
Sống tinh tấn cao thượng,
Quả chứng thật mau chóng.
Làm Phật được những gì? Được đại trí tuệ, quảng trí tuệ, hỷ tâm trí tuệ, mẫn tiệp trí tuệ, thông nhuệ trí tuệ, yểm ly trí tuệ, không có ai bằng Ngài về trí tuệ hay không có chúng sanh nào hơn Ngài. Làm Phật Ngài được như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Trong những ngày quá khứ,
Ngài tha thiết muốn biết,
Ngài tha thiết muốn hỏi,
Yết kiến vị xuất gia,
Khéo nghe và học hỏi.
Chính nhờ hạnh nghiệp ấy,
Ngài chứng được trí tuệ.
Và sanh vào loài Người,
Ngài được da mịn màng.
Các vị chiêm tướng gia,
Hội họp và tuyên bố,
Vị này biết và thấy,
Mọi ý nghĩa tế nhị.
Nếu hạnh không xuất gia,
Sống hành trì như vậy,
Ngài là vị Chuyển luân,
Ngự trị cõi đất này.
Những vị nắm được nghĩa,
Không ai hơn bằng Ngài.
Nếu xuất gia ly dục,
Sống thoát tục sáng suốt;
Chứng được đạo Bồ-đề,
Tuệ tối hảo vô thượng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Cương quyết không sân hận,
Ngài sẵn sàng bố thí,
Các loại vải mềm mại,
Các đồ đắp mềm mại.
Trong những đời sống trước,
Ngài cương quyết phân phát,
Như thần mưa tung vải,
Mây móc trên đất liền.
Nhờ hạnh nghiệp như vậy,
Từ trần tại chỗ kia,
Được sanh lên cõi Trời,
Hưởng quả báo thiện hạnh.
Tận hưởng thiện báo xong,
Ngài sanh tại nơi đây,
Với thân màu hoàng kim,
Sáng chói như vàng ròng,
Mỹ lệ hùng tráng hơn,
Chẳng khác gì Đế-thích.
Nếu không muốn xuất gia,
Ngài trị vì đất này,
Nhờ sức mạnh quá khứ,
Ngài được thật đầy đủ,
Mềm mại và tế nhị,
Đồ che đắp mang mặc.
Nếu Ngài sống đời sống,
Xuất gia, không gia đình,
Kiên trì Ngài tận hưởng,
Quả báo nghiệp quá khứ,
Những điều Ngài đã làm,
Không bao giờ vô hiệu.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Thuở xưa trong quá khứ,
Trong nhiều đời tiền thân,
Ngài khiến cho sum họp,
Bà con, bạn, thân tín.
Đã đau khổ lâu ngày,
Đã phiêu bạt lâu ngày,
Ngài khiến họ hòa hợp,
Sống hoan hỷ với nhau.
Hạnh này Ngài sanh Thiên,
Hưởng hạnh phúc hỷ lạc,
Chết kia, sanh chỗ này,
Ngài được mã âm tàng.
Ngài có rất nhiều con,
Hơn đến số ngàn vị,
Là những bậc anh hùng,
Chiến thắng nhiếp địch quân,
Đón chào lời hiếu kính,
Khiến tại gia hoan hỷ.
Nếu xuất gia tu đạo,
Uy lực thắng hơn nhiều.
Số con có nhiều hơn,
Biết vâng lời chỉ giáo.
Dầu tại gia, xuất gia,
Hảo tướng thật rõ ràng.
II
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Cân nhắc, tìm, suy tư,
Ngài quán sát Đại chúng,
Ở chỗ này chỗ kia,
Người này xứng thế này.
Hành động Ngài tương xứng,
Sự sai biệt loài Người.
Đứng thẳng không cong lưng,
Hai tay sờ đầu gối,
Thân như cây tròn cao,
Là thiện báo đặc biệt.
Bậc thiện xảo siêu nhân,
Đều tuyên bố như sau:
Đứa trẻ được tất cả,
Những gì xứng cư sĩ,
Là cư sĩ, Ngài được,
Mọi dục lạc tài sản,
Phong phú và thích hợp,
Với vua cõi đất này.
Nếu phát tâm từ bỏ,
Mọi dục lạc tài sản,
Ngài sẽ được tài vật,
Vô thượng và tối thiện.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Tín, giới, văn, trí tuệ,
Thí, pháp, nhiều thiện sự.
Tài sản, lúa, ruộng đất,
Vợ con, loài bốn chân.
Quyến thuộc, bạn, bà con,
Lúa, sắc và hạnh phúc.
Ngài ao ước mong cầu,
Không một ai tổn hại.
Thân trên như sư tử,
Vai vuông tròn đều đặn.
Như hạnh xưa, không hư,
Tại gia được tăng trưởng,
Gạo, tài sản, vợ con,
Cùng với loài bốn chân.
Xuất gia không vật gì,
Chứng Bồ-đề vô thượng,
Không bao giờ tiêu diệt,
Pháp nhĩ là như vậy.
Ngài đầy đủ với tướng này, nếu sống tại gia thì làm vị Chuyển luân Thánh vương. Làm vua được những gì? Thiểu bệnh, thiểu não, tiêu hóa tốt đẹp, nhiệt độ thăng bằng, không lạnh quá, không nóng quá. Làm vua được như vậy. Làm Phật được những gì? Thiểu bệnh, thiểu não, tiêu hóa tốt đẹp, nhiệt độ thăng bằng, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, có thể kham nhẫn, siêng năng. Làm Phật được như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Ngài không hại một ai,
Với tay, gậy, đá, gươm,
Không trói, không dọa dạt,
Không sát sanh hại mạng.
Do vậy Ngài sanh Thiên,
Hưởng quả báo an lạc,
Tái sanh tại nơi đây,
Cảm vị rất nhạy bén,
Cổ họng khéo an trú,
Thượng vị nhạy truyền đi.
Thiện xảo chiêm tướng gia,
Tuyên bố về Ngài rằng:
Người này sẽ được hưởng,
Nhiều hạnh phúc an lạc,
Dầu tại gia xuất gia,
Hảo tướng thật rõ ràng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Không ngó liếc, ngó xiên,
Và cũng không ngó trộm,
Nhưng với tâm chánh trực,
Rộng mở và cao thượng,
Ngài nhìn khắp Đại chúng,
Với từ tâm của Ngài.
Ở đây Ngài tận hưởng,
Quản an lạc chư Thiên,
Ở đây lông mi Ngài,
Như mi con bò cái,
Cặp mắt hết sức xanh,
Đẹp đẽ thật ưa nhìn.
Chiêm tướng gia lão luyện,
Tinh thông về hảo tướng,
Ngài thành bậc Thiện nhân.
Với cặp mắt tế nhị,
Được mọi người hoan nghênh,
Ưa thích ngắm nhìn Ngài.
Cư sĩ ưa nhìn Ngài,
Được mọi người kính yêu.
Tại gia hay Sa-môn,
Ngài được người kính mến,
Như người đã cứu chữa,
Khổ sầu cho Đại chúng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Lãnh đạo các chánh hạnh,
Hoan hỷ trong pháp lành,
Được Đại chúng trung thành,
Hưởng công đức chư Thiên.
Hưởng xong các thiện quả,
Sanh đây được nhục kế.
Chiêm tướng gia thiện xảo,
Đồng tuyên bố về Ngài:
Ngài lãnh đạo Đại chúng,
Được tiền của hiến dâng,
Quá khứ, nay cũng vậy,
Mọi người phục vụ Ngài.
Nếu là Sát-đế-lỵ,
Ngài trị vì quốc độ,
Được đa số quần chúng,
Thành tâm phục vụ Ngài.
Nếu Ngài sống xuất gia,
Thời vị Thượng nhân này,
Tinh thông và thiện xảo,
Đối với các thiện pháp.
Được quần chúng trung thành,
Được mọi người phục vụ,
Vì đã quá hoan hỷ,
Công đức dạy của Ngài.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Trong những đời quá khứ,
Ngài giữ hạnh chân thật,
Không nói lời hai lưỡi,
Tránh lời nói hư vọng.
Đối với chung tất cả,
Không bội ước một ai,
Ngài sống trong hoan hỷ,
Chơn chánh và như thật.
Ngài có tướng bạch hào,
Mọc giữa hai chân mày,
Trắng, sáng và mịn màng,
Như bông Đâu-la-miên.
Các lông của Ngài mọc,
Không hai lông một chỗ.
Khi nhiều vị chiêm tướng,
Hội họp chung với nhau.
Những vị tinh thông này,
Đồng tuyên bố về Ngài:
Mười bạch hào hảo tướng,
Và lông mày khéo mọc,
Nên Ngài được mọi người,
Vâng theo ý muốn Ngài.
Là Cư sĩ, Đại chúng,
Tuân theo ý muốn Ngài,
Vì hành động quá khứ,
Quá rõ ràng cao thượng.
Bỏ tất cả, xuất gia,
Ngài được cả Đại chúng,
Tuân theo bậc Giác Ngộ,
Tối vô thượng, tịch tịnh.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Không nói lời hai lưỡi,
Khiến chia rẽ hòa hợp,
Khiến phát sanh đấu tranh,
Khiến tăng trưởng chia rẽ.
Không nói lời vô ích,
Làm tranh luận tăng trưởng,
Lời nói sinh chia rẽ
Giữa những người hòa hợp.
Ngài chỉ nói những lời,
Tăng hòa ái lâu ngày,
Lời phát sanh liên kết,
Giữa những người chia rẽ.
Những lời có khả năng,
Trừ tranh chấp mọi người,
Ngài hoan hỷ thoải mái,
Trong đoàn kết hòa hợp.
Do nghiệp báo dị thục,
Được sanh cõi thiện thú,
Ngài hoan hỷ thọ hưởng,
Phước báo cõi chư Thiên.
Ở đây răng của Ngài,
Đều đặn, không kẻ hở,
Có bốn mươi tất cả,
Mọc trong miệng khéo bày.
Nếu sanh Sát-đế-lỵ,
Ngài trị vì quốc độ,
Dân chúng Ngài trị vì,
Là dân chúng thuần lương.
Sống làm bậc Sa-môn,
Thanh tịnh không cấu uế,
Dân chúng tháp tùng Ngài,
Kỷ cương, không dao động.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Không nói lời độc ác,
Gây tranh luận có hại,
Lời thô bạo cộc cằn,
Não hại, hiếp Đại chúng.
Ngài nói lời ngọt ngào,
Hòa dịu cùng thân ái,
Lời nói đẹp ý lòng,
Đi sâu vào nội tâm.
Lời nói khiến tai nghe,
Cảm thấy lòng an lạc,
Ngài thọ hưởng quả báo,
Do khẩu hành tốt đẹp,
Hưởng công đức quả báo,
Tại cảnh giới chư Thiên.
Sau khi hưởng quả lành,
Do thiện hành đem lại,
Ngài tái sanh nơi đây,
Với phạm âm thù thắng,
Được tướng lưỡi tốt đẹp,
Vừa rộng lại vừa dài.
Lời nói Ngài phát ra,
Được mọi người chấp nhận.
Nếu làm vị cư sĩ,
Lời nói được thành công.
Nếu Ngài sống xuất gia,
Lời nói được chấp nhận,
Lời nói Ngài càng nhiều,
Càng nhiều người tin tưởng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Không nói lời ỷ ngữ,
Ngu độn và dao động,
Từ bỏ lời có hại,
Chỉ nói lời có lợi.
Những lời đem an lạc,
Cho tất cả Đại chúng.
Làm vậy Ngài tạ thế,
Được sanh lên Thiên giới,
Và hưởng thọ quả báo,
Do thiện hạnh đem lại.
Sau khi Ngài tạ thế,
Được sanh lại nơi đây,
Ngài được làm tối thắng,
Loại chúa muôn loài thú.
Làm vua, thành Đế-thích,
Chinh phục cả nhân loại,
Thống lãnh khắp nhân gian,
Có nhiều đại uy lực,
Là Đế-thích ngự trị,
Thành trì cõi chư Thiên,
Bậc siêu thăng tối thắng,
Trên cả các chư Thiên.
Nhiếp phục Càn-thát-bà,
A-tu-la, Đế-thích,
Dạ-xoa và chư Thiên,
Không ai nhiếp thắng Ngài.
Nếu sống có gia đình,
Ngài sẽ là như vậy,
Cùng khắp cả bốn phương,
Bốn duy và thượng hạ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Từ bỏ sống tà mạng,
Sống thanh tịnh đúng Pháp,
Từ bỏ hạnh có hại,
Chỉ làm hạnh có lợi.
Các hạnh đem an lạc,
Cho tất cả chúng sanh,
Làm Người Ngài hưởng quả,
An lạc ở Thiên giới.
Do vậy đời sống Ngài,
Hưởng hỷ lạc, hoan lạc,
Như vị chúa tối tôn,
Ở kinh thành chư Thiên.
Từ đó xuống làm Người,
Nhờ kết quả thiện hạnh,
Hàm răng Ngài đều đặn,
Thanh tịnh và trong sáng.
Nhiều vị chiêm tướng giỏi,
Đến tụ họp tuyên bố:
Ngài thống lãnh loài Người,
Được kính trọng tối thắng,
Các tùy tùng đồ chúng,
Là những vị thanh tịnh.
Răng thanh tịnh trong sáng,
Trắng bạch đều như chim.
Làm vua, có quần chúng,
Tùy tùng đều thanh tịnh,
Trị vì mọi quốc độ.
Quần chúng sẽ không bị,
Áp bức bởi sức mạnh.
Họ sống đời mong cầu,
Hạnh phúc cho mọi người.
Nếu Ngài sống xuất gia,
Từ bỏ các ác pháp,
Ái nhiễm được gột sạch,
Vô minh được vén lên,
Lo âu cùng mệt mỏi,
Thảy đều được trừ diệt,
Thấy đời này, đời sau,
Nhiều cư sĩ, xuất gia,
Hành trì theo Ngài dạy,
Tránh xa đời bất tịnh,
Lỗi lầm và độc ác.
Tùy tùng đồ chúng Ngài,
Đều là bậc thanh tịnh,
Trừ được mọi uế chướng,
Tội quá cùng phiền não.
Thích Minh Châu
______________________________________________________________
>>> 29.Kinh thanh tịnh
Thầy Hải Triều Âm viết sách mà cứ vị này vào hỏi, vị kia vào hỏi, nên thầy nói nhất định làm xong chứ không đứng dậy. Làm xong rồi mới tính.
(PÀSÀDIKA SUTTANTA)
Như vầy tôi nghe.
Lúc bấy giờ, Nigantha Nàthaputta vừa mới tạ thế ở Pàvà. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigantha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí bằng miệng - "Ngươi không biết pháp luật này, ta biết pháp luật này. Sao Ngươi có thể biết pháp luật này? Ngươi theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói của ta tương ưng, lời nói Ngươi không tương ưng. Điều đáng nói trước, Ngươi nói sau; điều đáng nói sau, Ngươi nói trước. Điều Ngươi quan niệm trình bày, đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ngươi đã bị thách đố. Ngươi đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ngươi! Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ngươi có thể làm được." Hình như các đệ tử của Nigantha Nàthaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigantha Nàthaputta cũng chán ngấy, cơ hiềm, và phản đối các vị Nigantha, vì pháp luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh đẳng Giác tuyên thuyết, tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.
- Bạch Tôn giả, Nigantha Nàthaputta đã từ trần ở Pàvà sau khi vị này tạ thế, các Nigantha chia ra làm hai phái... Tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda nói với Sa di Cunda:
- Này Hiền giả Cunda, đây là vấn đề đáng đưa ra để yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi yết kiến Thế Tôn; sau khi đến xong, chúng ta hãy trình bày vấn đề này để Thế Tôn biết.
- Bạch Tôn giả, vâng!
- Sa di Cunda vâng lời Tôn giả Ananda.
- Bạch Thế Tôn, Sa di Cunda có nói: "Nigantha Nàthaputta đã từ trần ờ Pàvà. Sau khi vị này từ trần, các vị Nigantha chia ra làm hai phái... tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ."
- Này Cunda, như vậy ở đây pháp luật đã được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh đẳng Giác tuyên thuyết.
"Này Hiền giả, với nghĩa này, cách hành văn này hay cách hành văn kia, cách nào thích hợp hơn? Giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?" Nếu vị ấy trả lời: "Này Hiền giả, với nghĩa này, cách hành văn này thích hợp hơn cách hành văn kia. Giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia", các Ngươi không nên bác bỏ vị ấy, không nên phỉ báng vị ấy. Không bác bỏ, không phỉ báng, các Ngươi phải giải thích cho vị ấy một cách cẩn thận cả nghĩa lẫn hành văn.
Thế nào là bốn? Này Cunda, ở đây có người ngu si, sau khi sát sanh, tự mình sung sướng hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ nhất. Lại nữa, này Cunda, ở đây có người sau khi lấy của không cho, tự mình sung sướng, hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ hai. Lại nữa, này Cunda, ở đây có người sau khi nói láo, tự mình sung sướng, hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ ba. Lại nữa này Cunda, ở đây có người say đắm, đam mê sống vây quanh với năm món dục lạc, đó là hỷ lạc thứ tư. Này Cunda, bốn loại hỷ lạc này là thấp kém, hạ liệt, thuộc phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không có lợi ích, không hướng đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn.
Này Cunda, thế nào là những biện luận về tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi, và những biện luận không đáng nói cho các Ngươi? Này Cunda, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: "Bản ngã và thế giới là thường còn, như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm". Có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau:
"Bản ngã và thế giới là không thường còn...
"Bản ngã và thế giới là thường còn và không thường còn...
"Bản ngã và thế giới là không thường còn và không không thường còn...
"Bản ngã và thế giới là do mình tự tạo ra...
"Bản ngã và thế giới là do người khác tạo ra...
"Bản ngã và thế giới là do mình tạo ra và do người khác tạo ra...
"Bản ngã và thế giới là không do mình tự tạo ra và cũng không phải không do mình tự tạo ra... "Bản ngã và thế giới là tự nhiên sanh, không do mình tự tạo ra, không do người khác tạo ra. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra sai lầm.
"Lạc, khổ là thường còn...
"Lạc, khổ là vô thường...
"Lạc, khổ là thường còn và vô thường...
"Lạc, khổ là không thường còn và không vô thường...
"Lạc, khổ là do tự mình tạo ra...
"Lạc, khổ là do người khác tạo ra...
"Lạc, khổ là do tự nhiên sanh, không do mình tự tạo ra, không do người khác tạo ra. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra đều là sai lầm".
"Bản ngã và thế giới là thường còn...
"Bản ngã và thế giới là vô thường...
"Bản ngã và thế giới là thường còn và vô thường...
"Bản ngã và thế giới là không thường còn và không không thường còn...
"Bản ngã và thế giới là do mình tự tạo ra...
"Bản ngã và thế giới là do người khác tạo ra...
"Bản ngã và thế giới là do tự mình tạo ra và do người khác tạo ra..."
"Bản ngã và thế giới là không do tự mình tạo ra và không do người khác tạo ra.
"Bản ngã và thế giới do tự nhiên sanh, không do mình tự tạo, không do người khác tạo ra...
"Lạc, khổ là thường còn...
"Lạc, khổ là vô thường...
"Lạc, khổ là thường còn và vô thường...
"Lạc, khổ không thường còn và không vô thường...
"Lạc, khổ là tự mình tạo ra...
"Lạc, khổ là tự người khác tạo ra...
"Lạc, khổ là tự mình tạo ra và tự người khác tạo ra...
"Lạc, khổ là tự nhiên sanh, không tự mình tạo ra và không do người khác tạo ra.
Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra đều là sai lầm".
Ta đến những vị ấy và nói: Này Hiền giả, có phải Hiền giả nói rằng: "Lạc, khổ là tự nhiên sanh, không tự mình tạo ra và không do người khác tạo ra?" Nếu các vị ấy trả lời: "Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra đều là sai lầm", thì Ta không chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Có một số hữu tình có những ý tưởng sai khác. Này Cunda Ta cũng không xem quan điểm ấy ngang bằng quan điểm của Ta, chớ đừng nói cao hơn. Như vậy ở đây Ta cao hơn về thượng trí. Này Cunda, những biện luận về các tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ này, biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi. Còn những biện luận nào không đáng nói cho các Ngươi, sao Ta lại sẽ nói cho các Ngươi?
Này Cunda, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: "Bản ngã là có sắc, không bệnh, sau khi chết. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm".
Lại nữa này Cunda, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau:
"Bản ngã là vô sắc...
"Bản ngã là không phải sắc, không phải vô sắc...
"Bản ngã là có tưởng...
"Bản ngã là vô tưởng...
"Bản ngã là không có tưởng, không vô tưởng...
"Bản ngã là đoạn diệt, biến hoại, sau khi chết không có tồn tại, như vậy là đúng sự thật ngoài ra là sai lầm".
"Bản ngã là vô sắc...
"Bản ngã là có sắc và vô sắc...
"Bản ngã là không có sắc và không không có sắc...
"Bản ngã là có tưởng...
"Bản ngã là không tưởng...
"Bản ngã là không có tưởng và không không có tưởng...
"Bản ngã là đoạn diệt, biến hoại, sau khi chết không có tồn tại. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm".
Ta đến những vị ấy và nói: "Này Hiền giả, có phải Hiền giả nói rằng: "Bản ngã là đoạn diệt biến hoại, sau khi chết không có tồn tại?" Này Cunda nếu những vị ấy nói: "Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm", thì Ta không chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Vì có một số hữu tình có những tư tưởng sai khác. Này Cunda, Ta cũng không xem quan điểm ấy ngang bằng quan điểm của Ta chớ đừng nói cao hơn. Như vậy ở đây, Ta cao hơn về thượng trí. Này Cunda, những biện luận về những tà kiến liên hệ đến tương lai, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi. Còn những biện luận nào không đáng nói cho các Ngươi, sao Ta lại sẽ nói cho các Ngươi?
- Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thật kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, pháp thoại này thật là thanh tịnh! Bạch Thế Tôn, pháp thoại này thật là tuyệt đối thanh tịnh! Bạch Thế Tôn, pháp thoại này tên là gì?
- Này Upavàna, pháp thoại này là Thanh tịnh (Pàsàdikà), hãy như vậy mà phụng trì.
Thế Tôn thuyết dạy như vậy. Tôn giả Upavàna hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Thích Minh Châu
________________________________________________________________________
>>> 28.Kinh tự hoan hỷ
Ưu-Bà-Tắc Giới Kinh (hay Tại Gia Bồ Tát Giới Kinh) là giới Bồ tát của riêng hàng Phật tử tại gia, còn Phạm Võng là giới Bồ tát chung cho cả hàng xuất gia lẫn tại gia.
(SAMPASÀDANIYA SUTTANTA)
Như vầy tôi nghe.
- Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại, không thể có một vị Sa-môn, một vị Bà-la-môn khác nào có thể vĩ đại hơn Thế Tôn, sáng suốt hơn Thế Tôn, về phương diện giác ngộ.
- Này Sàriputta, lời nói của Ngươi thật là đại ngôn, thật là gan dạ, Ngươi thật là rống tiếng rống con sư tử khi Ngươi nói: "Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại, không thể có một vị Sa-môn, một vị Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn Thế Tôn, sáng suốt hơn Thế Tôn, về phương diện giác ngộ." Này Sàriputta, có phải Ngươi đã được biết, trong quá khứ, các vị A-la-hán, Chánh đẳng Giác, với tâm của Ngươi biết được tâm của tất cả các vị Thế Tôn - giới đức chư vị Thế Tôn là như vậy, Pháp là như vậy... trí tuệ là như vậy... an trú là như vậy... giải thoát chư vị Thế Tôn là như vậy?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Sàriputta, có phải Ngươi đã được biết, trong tương lai, các vị A-la-hán, Chánh đẳng Giác, với tâm của Ngươi biết được tâm của tất cả các vị Thế Tôn - giới đức chư vị Thế Tôn là như vậy, Pháp là như vậy... trí tuệ là như vậy... an trú là như vậy... giải thoát chư vị Thế Tôn là như vậy?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Sàriputta, có phải Ngươi đã được biết, trong hiện tại Ta là vị A-la-hán, Chánh đẳng Giác, với tâm của Ngươi biết được tâm của Thế Tôn - giới đức Thế Tôn là như vậy, Pháp là như vậy... an trú là như vậy... giải thoát Thế Tôn là như vậy?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Sàriputta, hãy xem! Ngươi không có trí tuệ biết được tâm tư của chư vị A-la-hán, Chánh đẳng Giác ở quá khứ, ở hiện tại và ở tương lai! Vậy sao, này Sàriputta, lời nói của Ngươi tuyên bố thật là đại ngôn, thật là gan dạ, Ngươi thật đã rống tiếng rống con sư tử khi Ngươi nói: "Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại, không thể có một vị Sa-môn, vị Bà-la-môn khác nào có thể vĩ đại hơn Thế Tôn, sáng suốt hơn Thế Tôn, về phương diện giác ngộ."
Lại nữa bạch Thế Tôn, ở đây có loại không tự tỏ lộ bằng hình tướng, cũng không tự tỏ lộ sau khi nghe tiếng phát ra bởi Người, phi nhân hay chư Thiên, mà tự tỏ lộ sau khi nghe tiếng rõ ràng và hợp lý, phát ra từ sự suy tầm, tư duy: "Ý của Ngươi là như thế này, ý của Ngươi là như vậy, tâm của Ngươi là như thế này. Nếu có tỏ lộ nhiều đi nữa, thời sự tỏ lộ là như vậy, không phải gì khác." Như vậy là loại ký tâm thứ ba.
Lại nữa bạch Thế Tôn, ở đây có loại không tự tỏ lộ bằng hình tướng, cũng không tự tỏ lộ sau khi nghe tiếng phát ra bởi người, phi nhân, hay chư Thiên, cũng không tự tỏ lộ, sau khi nghe tiếng rõ ràng và hợp lý, phát ra từ sự suy tầm và tư duy, nhưng khi chứng được tịnh, không tầm, không tứ, có thể biết được tâm mgười khác với tâm của mình: "Tùy ước nguyện hợp ý hành của Tôn giả này, vị này sẽ hướng tâm đến tâm này. Nếu có tỏ lộ nhiều đi nữa, thời sự tỏ lộ là như vậy, không phải gì khác". Như vậy là loại ký tâm thứ tư. Bạch Thế Tôn, thật là vô thượng về vấn đề ký tâm sai khác.
Bạch Thế Tôn, như vậy là vô thượng về các loại Thần túc thông. Tất cả điểm này, Thế Tôn đã biết, và ngoài sự hiểu biết của Ngài, không có gì còn lại để hiểu biết hơn nữa. Không có một ai, một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác, có thể chứng biết hơn Thế Tôn về vấn đề các loại Thần túc thông.
- Này Sàriputta, được hỏi và trả lời như vậy, Ngươi đã nói lên đúng ý với Ta, không có sai lạc, không có hiểu lầm Ta. Ngươi đã trả lời thuận pháp và đúng pháp. Không một đối phương hợp pháp nào có thể tìm ra lý do để chỉ trích, phê bình.
- Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn! Như Lai thiểu dục như vậy, tri túc như vậy, nghiêm túc như vậy; trong khi Như Lai có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy, mà không tự mình tỏ lộ. Bạch Thế Tôn, nếu có một du sĩ ngoại đạo nào, tự thấy mình chứng được dầu chỉ có một pháp, họ đã dương cờ (gióng trống) lên rồi. Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn! Như Lai thiểu dục như vậy, tri túc như vậy, nghiêm túc như vậy; trong khi Như Lai có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy, mà không tự mình tỏ lộ.
- Hãy ghi nhận, này Udàyi! Như Lai thiểu dục như vậy, tri túc như vậy, nghiêm túc như vậy; trong khi Như Lai có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy, mà không tự mình tỏ lộ. Này Udàyi, nếu có một du sĩ ngoại đạo nào, tự thấy mình dầu chỉ có một pháp như vậy, họ đã dương cờ (gióng trống) lên rồi. Này Udàyi hãy ghi nhận! Như Lai thiểu dục như vậy, tri túc như vậy, nghiêm túc như vậy; trong khi Như Lai có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy, mà không tự mình tỏ lộ.
- Vậy Sàriputta, Ngươi phải luôn luôn thuyết pháp phân biệt này cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, các Nam cư sĩ và các Nữ cư sĩ. Này Sàriputta, nếu có những kẻ ngu nào còn nghi ngờ hay ngần ngại đối với Như Lai, nếu họ được nghe pháp phân biệt này, nghi ngờ hay ngần ngại của họ đối với Như Lai sẽ được trừ diệt.
Như vậy, Tôn giả Sàriputta nói lên lòng hoan hỷ của mình đối với Thế Tôn. Do vậy, danh từ "Sam pasàdaniyam, Tự hoan hỷ" được dùng cho câu trả lời này.
Thích Minh Châu
__________________________________________________________
>>> 27.Kinh khởi thế nhân bổn
Một người Ấn Độ 76 tuổi đang sống trong một hang động gần ngôi đền Ambaji ở bang Guijarat Ấn Độ ông Prahlad Jani tuyên bố: “Tôi không cần thức ăn và nước uống”.
(AGGANNA SUTTANTA)
Như vầy tôi nghe:
- Này bạn Bhàradvàja, Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu. Này bạn Bhàradvàja, chúng ta hãy đến yết kiến Thế Tôn. Rất có thể chúng ta được nghe thời pháp từ Thế Tôn.
- Thưa vâng, Hiền giả!
Bhàradvàja vâng theo lời Vàsettha. Rồi cả Vàsettha và Bhàradvàja cùng đến gần Thế Tôn, khi đến xong đảnh lễ Ngài và đi theo sau lưng Thế Tôn, khi Ngài đang đi qua đi lại.
- Này Vàsettha, Ngươi sanh trưởng là Bà-la-môn và thuộc gia tộc Bà-la-môn, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình từ gia tộc Bà-la-môn. Này Vàsettha, người Bà-la-môn có chỉ trích Ngươi, phỉ báng Ngươi chăng?
- Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn thật có chỉ trích chúng con, phỉ báng chúng con, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chớ không phải không toàn diện.
- Này Vàsettha, các vị Bà-la-môn dùng lời lẽ như thế nào để chỉ trích các Ngươi, phỉ báng các Ngươi, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chớ không phải không toàn diện?
- Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn đã nói như sau: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt. Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi Bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên. Các Ngươi đã từ bỏ giai cấp tối thượng, cúi mình vào giai cấp hạ tiện - giai cấp các Sa-môn trọc đầu, đê tiện, đen đủi, giòng giống thuộc bàn chân. Làm vậy thật là không tốt, làm vậy thật là không hợp, khi các Ngươi từ bỏ giai cấp tối thượng, cúi mình vào giai cấp hạ tiện, giai cấp các Sa-môn trọc đầu, đê tiện, đen đủi, giòng giống thuộc bàn chân". Bạch Thế Tôn, như vậy các vị Bà-la-môn chỉ trích chúng con, phỉ báng chúng con, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chớ không phải không toàn diện.
Này Vàsettha, vua Pasenadi (Ba tư nặc) nước Kosala biết rằng: "Sa-môn Gotama xuất gia từ giòng họ liên hệ Sàkyà tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chấp tay và đối xử với vua Pasenadi nước Kosala rất lễ độ phải phép. Cũng vậy vua Pasenadi nước Kosala tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chấp tay và đối xử với Như Lai rất lễ độ, phải phép, vì vua nghĩ: "Có phải Sa-môn Gotama là thiện sanh? Còn ta không phải thiện sanh; Sa-môn Gotama có hùng lực, ta không có hùng lực; Sa-môn Gotama có dáng mặt đẹp đẽ, còn ta có dáng mặt thô xấu; Sa-môn Gotama là vị có nhiều thế lực, còn ta ít có thế lực?" Vì rằng vua Pasenadi nước Kosala tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, đảnh lễ Pháp, cúng dường Pháp, kính lễ Pháp nên vua tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chấp tay và đối xử với Như Lai rất lễ độ, phải phép. Này Vàsettha, với chứng minh điển hình này, cần hiểu như thế nào Pháp là tối thượng giữa các loài hữu tình, trong đời này và cả đời sau.
- Này Bạn, chúng ta hãy đi tìm lúa!
- Này Bạn, tôi đã tìm lúa một lần, cả cho buổi chiều và buổi sáng.
Này Vàsettha, vị này noi theo vị hữu tình kia, đi tìm lúa một lần đủ cho cả hai ngày.
- Này Bạn, như vậy là tốt.
Này Vàsettha, rồi một hữu tình khác đến vị hữu tình ấy và nói:
- Này Bạn chúng ta hãy đi tìm lúa.
- Này Bạn, tôi đã tìm lúa một lần đủ cho cả hai ngày rồi.
Này Vàsettha, vị hữu tình này noi theo gương vị hữu tình kia, liền đi tìm lúa một lần đủ cho bốn ngày.
- Này Bạn, như vậy là tốt.
Này Vàsettha, một vị hữu tình khác lại đến vị hữu tình này và nói:
- Này Bạn, chúng ta hãy đi tìm lúa!
- Này Bạn, tôi đã tìm lúa một lần đủ cho cả bốn ngày!
Này Vàsettha, vị hữu tình này noi theo gương vị hữu tình kia, liền đi tìm lúa một lần đủ cho tám ngày.
- Này Bạn, như vậy là tốt.
Này Vàsettha, những vị hữu tình kia, bắt đầu tích trữ lúa để ăn, và cám bắt đầu bao bọc hột gạo trơn nhẵn và vỏ lúa bao bọc hột lúa; và các cây lúa bị cắt không lớn lên được; và như vậy có sự gián đoạn; và cây lúa mọc lên từng cụm, từng chùm.
- Này các Bạn, các ác pháp đã hiện ra giữa các loài hữu tình. Chúng ta trước kia do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy trong một thời gian khá dài. Đối với chúng ta, sau một thời gian khá dài, vị của đất hiện ra. Vị đất này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu bẻ đất từng cục bằng tay để ăn vị đất. Vì bắt đầu bẻ đất bằng tay từng cục để ăn, nên hào quang biến mất. Vì hào quang biến mất nên mặt trời, mặt trăng hiện ra. Vì mặt trăng, mặt trời hiện ra nên các sao và chùm sao hiện ra. Vì các sao và chùm sao hiện ra, nên đêm, ngày hiện ra. Vì đêm, ngày hiện ra, nên nửa tháng và tháng hiện ra. Vì nửa tháng và tháng hiện ra, nên thời tiết và năm hiện ra. Chúng ta thưởng thức vị đất, lấy vị đất làm chất ăn, lấy vị đất làm món ăn trong một thời gian khá dài. Khi ác bất thiện pháp khởi lên giữa chúng ta, vị đất biến mất. Vì vị đất biến mất, nên nấm đất hiện ra. Nấm đất này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu thưởng thức nấm đất ấy, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp này khởi lên giữa chúng ta nên nấm đất biến mất. Vì nấm đất biến mất, nên cỏ và cây leo hiện ra. Cỏ và cây leo này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu thưởng thức cỏ và cây leo ấy, lấy cỏ và cây leo làm chất ăn, lấy cỏ và cây leo làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp này xảy ra giữa chúng ta nên cỏ và cây leo biến mất. Vì cỏ và cây leo biến mất, nên lúa mọc tại khoảng trống hiện ra, không có cám, không có vỏ, thuần tịnh, có mùi thơm và hột trơn nhẵn. Chỗ nào vào buổi chiều, chúng ta mang đi để ăn chiều, thời tại chỗ ấy vào buổi sáng lúa lại mọc lớn và chín. Chỗ nào vào buổi sáng, chúng ta mang đi để ăn sáng, thời tại chỗ ấy vào buổi chiều, lúa lại mọc lớn và chín, không có gián đoạn. Chúng ta thưởng thức lúa mọc tại khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp ấy khởi lên giữa chúng ta, cám bắt đầu bao bọc hột lúa trơn nhẵn và vỏ lúa bao bọc hột lúa trơn nhẵn; và các cây lúa bị cắt không lớn lên được; và như vậy có sự gián đoạn. Và các cây lúa mọc lên từng cụm, từng chùm. Vậy nay, chúng ta hãy chia lúa và đắp đê làm bờ ruộng.
Này Vàsettha, các loại hữu tình ấy phân chia lúa và đắp đê làm bờ ruộng.
- Này Ngươi, Ngươi đã làm ác pháp, gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy. Nhà Ngươi chớ có làm như vậy nữa.
- Thưa Bạn, vâng!
Này Vàsettha, người này vâng theo lời nói của những người ấy. Này Vàsettha, một lần thứ hai... Này Vàsettha một lần thứ ba, người này gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy. Người ta bắt người này và nói:
- Này Ngươi, Ngươi đã làm điều ác, vì Ngươi gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy... Ngươi chớ có làm như vậy nữa.
Có người đập anh ta bằng tay, có người đập anh ta bằng đá, có người đập anh ta bằng gậy. Này Vàsettha, bắt đầu như vậy, lấy của không cho xuất hiện, quở trách xuất hiện, nói láo xuất hiện, hình phạt đánh đập xuất hiện.
- Này Tôn giả, ác pháp đã khởi lên giữa các loài hữu tình, trong hình thức lấy của không cho xuất hiện, quở trách xuất hiện, nói láo xuất hiện, hình phạt xuất hiện. Chúng ta hãy đề cử một người. Người ấy sẽ tức giận khi đáng phải tức giận, khiển trách khi đáng phải khiển trách, hãy tẩn xuất khi đáng phải tẩn xuất. Chúng tôi sẽ dành cho Người một phần lúa của chúng tôi.
- Xin vâng, các Tôn giả!
Này Vàsettha, vị hữu tình này vâng theo các vị hữu tình kia, tức giận khi đáng tức giận, khiển trách khi đáng khiển trách, tẩn xuất khi đáng tẩn xuất. Và các vị hữu tình kia chia cho vị này một phần lúa.
- Này các Tôn giả, các ác, bất thiện pháp đã hiện ra giữa các loại hữu tình, như lấy của không cho, khiển trách, nói láo, hình phạt, tẩn xuất. Chúng ta hãy loại bỏ các ác, bất thiện pháp.
Các vị ấy loại bỏ các ác, bất thiện pháp, tức là Bràhmanà (Bà-la-môn), và chữ Bràhmanà là danh từ đầu tiên được khởi lên. Những vị này lập lên những chòi bằng lá tại các khu rừng và tu Thiền trong những nhà chòi bằng lá ấy. Đối với họ, than đỏ được dập tắt, khói được tiêu tan, cối và chầy rơi ngả nghiên, buổi chiều lo buổi ăn chiều, buổi sáng lo buổi ăn sáng; họ đi vào làng, vào thị xã, vào kinh đô để khất thực. Khi họ xin được đồ ăn rồi, họ lại vào các chòi lá trong các khu rừng để tu Thiền. Các người khác thấy vậy, nói như sau:
- Này các Tôn giả, những loài hữu tình này lập lên những chòi bằng lá tại các khu rừng và tu Thiền trong những chòi bằng lá ấy.
Đối với họ, than đỏ được dập tắt, khói được tiêu tan, cối và chầy rơi ngả nghiên, buổi chiều lo ăn buổi ăn chiều, buổi sáng lo buổi ăn sáng; họ đi vào làng, vào thị xã, vào kinh đô để khất thực. Khi xin được đồ ăn rồi, họ lại vào các chòi lá trong các khu rừng để tu Thiền. Này Vàsettha, họ "Jhàyanti", tu Thiền, tức là họ suy tư Jhàyakà. Jahàyakà là danh từ thứ hai được khởi lên.
"Này các Tôn giả, những loài hữu tình này, không thể tu Thiền trong các chòi bằng lá tại khu rừng, đã đi xuống xung quanh làng, xuống xung quanh thị xã để làm sách. Nay những vị này không tu Thiền.
Này Vàsettha "Na dãn ima Jhàyanti" tức là ajjhàyaka, và ajjàyakà là chữ thứ ba được khởi lên (Các vị lập lại các tập Vedà). Này Vàsettha, thời ấy họ thuộc hạ cấp. Nay họ xem là cao thượng nhất. Như vậy, này Vàsettha là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã hội của các Bà-la-môn, theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của họ là ở giữa những loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác một cách đúng pháp tắc, không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.
Chúng sanh tin giai cấp,
Sát-đế-lỵ tối thắng.
Ai đủ cả trí, đức,
Tối thắng giữa Nhân, Thiên.
Này Vàsettha, bài kệ này được Phạm thiên Sanamkumàra, khéo hát chớ không phải vụng hát, khéo nói chớ không phải vụng nói, đầy đủ ý nghĩa chớ không phải không đầy đủ, được Ta chấp nhận. Này Vàsettha, Ta cũng nói như sau:
Chúng sanh tin giai cấp,
Sát-đế-lỵ tối thắng.
Ai đủ cả trí, đức,
Tối thắng giữa Nhân, Thiên.
Thích Minh Châu
_________________________________________________________________________
Những bài như thế này là món quà quý cho mọi người vì dễ đọc, dễ ứng dụng và làm cho mọi người được hạnh phúc, xã hội được tốt đẹp hơn vì những đồng thuận sẽ được nhân lên gấp bội.
(CAKKAVATTI SÌHANÀDA SUTTANTA)
Như vầy tôi nghe.
- Này các Tỷ-kheo, hãy sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác!
Này các Tỷ-kheo, thế nào là một Tỷ-kheo sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác?
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên tự thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để có thể diệt trừ tham sân ở đời, trên các cảm thọ... trên các tâm... sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để có thể diệt trừ tham sân ở đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác.
Này các Tỷ-kheo, hãy đi lại trong giới hạn được phép của mình, trong giới hạn Tổ phụ các Ngươi truyền lại. Này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi đi lại trong giới hạn được phép của mình, trong giới hạn Tổ phụ các Ngươi truyền lại, thì Ma vương sẽ không có cơ hội để xâm nhập, không có cơ hội để nhắm vào đối tượng. Này các Tỷ-kheo, chính nhờ nhiếp trì các thiện pháp làm nhân duyên mà công đức này được tăng thịnh.
- Này khanh, khi nào khanh thấy Thiên luân báu có lặn xuống một ít, có rời khỏi vị trí cũ, thì báo cho Ta biết.
- Tâu Đại vương, xin vâng!
Này các Tỷ-kheo người ấy vâng theo lời dạy vua Dalhanemi.
Này các Tỷ-kheo, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người ấy thấy Thiên luân báu lặn xuống một ít, có rời khỏi vị trí cũ. Thấy vậy, người ấy liền đến vua Dalhanemi, khi đến xong, liền báo cho vua biết:
- Đại vương có biết chăng, xe báu cõi trời của Ngài đã lặn xuống một ít, đã rời khỏi vị trí cũ?
Này các Tỷ-kheo, vua Dalhanemi liền cho mời Thái tử và nói rằng:
- Này Thái tử thân yêu, xe báu cõi trời của ta đã lặn xuống một ít, đã rời khỏi vị trí cũ. Ta nghe nói như sau: "Nếu xe báu cõi Trời của Chuyển luân Pháp vương lặn xuống và rời khỏi vị trí cũ, thời vua còn sống không bao lâu nữa". Ta đã thọ hưởng dục lạc loài Người một cách đầy đủ. Nay đã đến lúc tìm cầu dục lạc chư Thiên. Này Thái tử thân yêu, hãy trị vì trái đất này cho đến hải biên. Ta sẽ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Này các Tỷ-kheo, vua Dalhanemi sau khi đã khéo đặt Hoàng tử con đầu trên ngôi vương vị, liền cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này các Tỷ-kheo, sau khi vị vua ẩn sĩ xuất gia bảy ngày, xe báu cõi Trời liền biến mất.
- Tâu Đại vương, Ngài đã biết xe báu cõi Trời đã biến mất chưa?
Này các Tỷ-kheo, khi vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ nghe tin xe báu cõi Trời đã biến mất, liền không được vui, cảm thấy sầu muộn. Rồi vua ấy đến chỗ vua ẩn sĩ ở, khi đến xong, thưa với vua ẩn sĩ:
- Đại vương có biết chăng, xe báu cõi Trời đã biến mất!
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, vua ẩn sĩ nói với vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ:
- Này Thái tử thân yêu, chớ có không vui vẻ, chớ có sầu muộn. Này Thái tử thân yêu, xe báu cõi Trời không phải là gia bảo tổ tiên để lại. Này Thái tử thân yêu, hãy hành trì Thánh vương Chánh pháp. Sự tình này sẽ xảy ra, khi con hành trì Thánh vương Chánh pháp vào ngày rằm Bố-tát, con gội đầu trai giới, đi lên lầu cao, thì xe báu cõi Trời sẽ hiện ra đầy đủ ngàn tăm, vành xe, trục xe và đầy đủ các bộ phận.
- Này Thái tử thân yêu, con y cứ vào Pháp, kính trọng Pháp, cung kính Pháp, đảnh lễ Pháp, cúng dường Pháp, tôn trọng Pháp, tự con trở thành Pháp tràng, Pháp kỳ, xem Pháp là thầy, tự trở thành người bảo vệ hợp pháp cho thứ dân, cho quân đội, cho Sát-đế-lỵ, cho quần thần, cho Bà-la-môn, cho Gia chủ, cho thị dân, thôn dân, cho Sa-môn, Bà-la-môn, cho các loài thú và loài chim. Chớ có làm gì phi pháp trong quốc độ của con. Này con thân yêu, nếu trong quốc độ của con, có người không có tiền của, hãy đem tiền của cho người ấy. Này con thân yêu, nếu trong quốc độ của con, có những Sa-môn, Bà-la-môn từ bỏ dục vọng, không phóng dật, thực hành nhẫn nhục từ ái, nhiếp phục tự kỷ, an chỉ tự kỷ, giải thoát tự kỷ, thỉnh thoảng sẽ đến với con và hỏi con: "Này Tôn giả, thế nào là thiện, thế nào là bất thiện, thế nào là có tội, thế nào là không có tội, như thế nào nên thực hành, như thế nào không nên thực hành, hành động như thế nào đem lại bất lợi và đau khổ cho tôi lâu ngày, hành động như thế nào đem lại lợi ích và hạnh phúc cho tôi lâu ngày?" Con hãy nghe họ và ngăn chận họ khỏi sự bất thiện và khuyến khích họ làm điều thiện. Này con thân yêu, như vậy là Thánh vương Chánh pháp.
- Thưa vâng, tâu Đại vương!
Này các Tỷ-kheo, vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ trả lời vua ẩn sĩ và thực hành Thánh vương Chánh pháp. Khi thực hành Thánh vương Chánh pháp vào ngày rằm Bố-tát, vua gội đầu trai giới, đi lên lầu cao, thì xe báu cõi Trời hiện ra đầy đủ ngàn tăm, vành xe, trục xe và đầy đủ các bộ phận. Thấy vậy vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ nghĩ rằng: "Ta được nghe nói như sau: "Quán đảnh vương Sát-đế-lỵ nào vào ngày rằm Bố-tát gội đầu trai giới, đi lên lầu cao và Thiên bảo luân hiện ra đầy đủ ngàn tăm, vành xe, trục xe và đầy đủ các bộ phận, thì vị vua ấy là Chuyển luân Thánh vương." Như vậy ta là Chuyển luân Thánh vương."
- Hãy đến đây, Đại vương! Thiện lai. Đại vương! Tất cả đều thuộc của Đại vương! Đại vương hãy thuyết giảng!
Chuyển luân Thánh vương bèn nói:
- Chớ có sát sanh! Chớ có lấy của không cho! Chớ có sống tà hạnh trong các dục! Chớ có nói láo! Chớ có uống rượu! Và hãy thọ hưởng theo những gì đã có để thọ hưởng!
Này các Tỷ-kheo, các vị vua thù nghịch ở hướng Đông đều trở thành chư hầu của Chuyển luân Thánh vương.
- Hãy đến đây, Đại vương! Thiện lai, Đại vương! Tất cả đều thuộc của Đại vương! Đại vương hãy thuyết giảng!
Chuyển luân Thánh vương bèn nói:
- Chớ có sát sanh! Chớ có lấy của không cho! Chớ có sống tà hạnh trong các dục! Chớ có nói láo! Chớ có uống rượu! Và hãy thọ hưởng những gì đã có để thọ hưởng!
Này các Tỷ-kheo, các vua thù nghịch ở hướng Bắc đều trở thành chư hầu của Chuyển luân Thánh vương.
Này các Tỷ-kheo, khi xe báu ấy chinh phục quả đất cho đến hải biên, liền trở về kinh đô, và đứng lại như là dính liền trước cửa điện công lý, trong nội cung Chuyển luân Thánh vương và chói sáng nội cung của vua.
- Này Khanh, khi nào Khanh thấy xe báu cõi Trời có lặn xuống một ít, có rời khỏi vị trí cũ, thì báo cho ta biết.
- Tâu Đại vương, xin vâng!
Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng theo lời dạy Chuyển luân Thánh vương.
Này các Tỷ-kheo, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người ấy thấy xe báu cõi Trời lặn xuống một ít, có rời khỏi vị trí cũ. Thấy vậy, người ấy liền đến Chuyển luân Thánh vương, khi đến xong liền báo cho vua biết:
- Đại vương có biết chăng, xe báu cõi Trời của Ngài đã lặn xuống một ít, đã rời khỏi vị trí cũ?
Này các Tỷ-kheo, Chuyển luân Thánh vương liền cho mời Thái tử và nói rằng:
- Này Thái tử thân yêu, xe báu cõi Trời của Ta đã lặn xuống một ít, đã rời khỏi vị trí cũ. Ta nghe nói như sau: "Nếu Thiên bảo luân của Chuyển luân Thánh vương có lặn xuống một ít, và rời khỏi vị trí cũ, thì vua còn sống không bao lâu nữa." Ta đã thọ hưởng dục lạc loài Người một cách đầy đủ. Nay đã đến lúc tìm cầu dục lạc chư Thiên. Này Thái tử thân yêu, hãy trị vì trái đất này cho đến hải biên. Ta sẽ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Này các Tỷ-kheo, Chuyển luân Thánh vương sau khi đã khéo đặt Thái tử con đầu trên ngôi vương vị, liền cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Này các Tỷ-kheo, sau khi Chuyển luân Thánh vương xuất gia bảy ngày, xe báu cõi Trời ấy biến mất.
- Đại vương có biết chăng, xe báu cõi Trời đã biến mất?
Này các Tỷ-kheo, khi vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ nghe tin xe báu cõi Trời đã biến mất, liền không được vui vẻ và cảm thấy sầu muộn. Vua ấy không đến chỗ vua ẩn sĩ và hỏi về Thánh vương Chánh pháp. Vị ấy tự cai trị quốc gia theo ý của mình. Vì cai trị quốc gia theo ý của mình, nên quốc gia không được hưng thịnh như trong thời xưa, khi các vua chúa cai trị theo Thánh vương Chánh pháp.
Này các Tỷ-kheo, rồi các vị đại thần, cận thần, tài chánh quan, các cận vệ, các thủ môn quan, các vị sống bằng bùa chú tụ họp lại, cùng đến vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ và nói:
- Tâu Đại vương, vì Đại vương cai trị quốc gia theo ý Đại vương, nên quốc gia không được hưng thịnh, như trong thời xưa, các vua chúa cai trị theo Thánh vương Chánh pháp. Nay có các vị đại thần, cận thần, tài chánh quan, các cận vệ, các thủ môn quan, các vị sống bằng bùa chú, chúng tôi và một số các vị khác thọ trì Thánh vương Chánh pháp. Tâu Đại vương, nếu Đại vương hỏi chúng tôi về Thánh vương Chánh pháp, được hỏi, chúng tôi sẽ trả lời cho Đại vương rõ về pháp này.
- Tâu Đại vương, người này lấy vật không cho của những người khác, hành động này được gọi là ăn trộm.
Này các Tỷ-kheo, khi nghe vậy vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ nói với người ấy:
- Này Ngươi, có phải Ngươi lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm?
- Tâu Đại vương, sự thật có vậy.
- Sao lại làm vậy?
- Tâu Đại vương, con không có gì sống!
Này các Tỷ-kheo, vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ liền cho người ấy tiền của và nói:
- Này Ngươi, với tiền của này Ngươi hãy tự nuôi dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ, nuôi dưỡng vợ con, tiến hành các công việc, thực hiện sự cúng dường với công đức tối thượng cho các vị Sa-môn, mà kết quả là hưởng lạc thọ hiện tại và sanh Thiên giới trong tương lai...
Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng theo lời vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ và tâu:
- Thưa vâng, Đại vương!
- Tâu Đại vương, người này lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm.
Này các Tỷ-kheo, khi nghe vậy, vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ nói với người ấy:
- Này Ngươi, có phải Ngươi lấy của không cho của những người khác không, tức là ăn trộm?
- Tâu Đại vương, sự thật có vậy.
- Sao lại làm vậy?
- Tâu Đại vương, con không có gì sống!
Này các Tỷ-kheo, vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ liền cho người ấy tiền của và nói:
- Này Ngươi, với tiền của này, Ngươi hãy tự nuôi dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ, nuôi dưỡng vợ con, tiến hành các công việc, thực hiện sự cúng dường với công đức tối thắng cho các vị Sa-môn, Bà-la-môn, mà kết quả là lạc thọ hiện tại và sanh Thiên giới trong tương lai.
Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng theo lời vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ và tâu:
- Thưa vâng, Đại vương!
Này các Tỷ-kheo, lại một người khác lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm. Người ta bắt anh ta và dẫn đến trước vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ và tâu vua:
- Tâu Đại vương, người này lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm.
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ nói với người ấy:
- Này Ngươi, có phải Ngươi lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm?
- Tâu Đại vương, sự thật có vậy?
- Sao lại làm vậy?
- Tâu Đại vương, con không có gì để sống!
Này các Tỷ-kheo, vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ suy nghĩ: "Nếu ai lấy vật không cho của những người khác tức là ăn trộm và ta cho họ tiền của, thì lấy vật không cho như vậy tăng trưởng. Nay ta phải ngăn chận triệt để người ấy, hình phạt thích đáng và chặt đầu nó!"
Này các Tỷ-kheo, vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ ra lệnh cho các người:
- Này các Khanh, hãy lấy dây thật chắc, cột tay ra đàng sau với gút thật chặt, cạo đầu nó, dắt nó đi với tiếng trống khe khắt, từ đường này đến đường khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác, dắt nó ra khỏi cửa phía Nam, ngăn chận triệt để người ấy, hình phạt thích đáng và chặt đầu nó.
- Tâu Đại vương, thưa vâng!
Này các Tỷ-kheo, các người ấy vâng theo lệnh của vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ, lấy dây thật chắc cột tay ra đàng sau với gút thật chặt, cạo đầu anh ta, dắt anh ta đi với tiếng trống khe khắt, từ đường này đến đường khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác, dắt anh ta ra khỏi cửa phía Nam, ngăn chận triệt để người ấy, hình phạt thích đáng và chặt đầu anh ta.
Nghe vậy, những người ấy nghĩ: "Chúng ta hãy rèn kiếm cho thật bén, với những kiếm bén này, chúng ta sẽ lấy vật không cho của họ tức là ăn trộm, sẽ ngăn chận triệt để chúng, hình phạt thích đáng chúng và chém đầu họ".
Những người ấy rèn kiếm bén, sau khi rèn kiếm bén xong, họ đi cướp làng, họ đi cướp thôn xóm, họ đi cướp thành, họ đi cướp đường, họ lấy vật không cho tức là ăn trộm, họ ngăn chận triệt để những người mà họ ăn trộm, hình phạt thích đáng và chém đầu những người này.
Này các Tỷ-kheo, khi loài Người thọ bốn vạn năm, một người khác lấy vật không cho tức là ăn trộm. Người ta bắt người này lại, dẫn đến trước vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ và thưa:
- Tâu Đại vương, người này lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm.
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ nói với người ấy:
- Này Ngươi, có thật Ngươi lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm không?
- Tâu Đại vương, không!
Người ấy cố ý nói không thật.
Này các Tỷ-kheo, khi loài Người tuổi thọ đến hai vạn năm, một người khác lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm. Một người khác báo với vua Quán đảnh Sát-đế-lỵ về người ấy:
- Tâu Đại vương, người này đã lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm.
Như vậy người ấy đã bị nói xấu.
Này các Tỷ-kheo, khi tuổi thọ loài Người đến một vạn năm, một số chúng sanh có sắc đẹp, một số không có sắc đẹp. Những chúng sanh không có sắc đẹp tham đắm những chúng sanh có sắc đẹp và có tà hạnh với vợ những người khác.
Này các Tỷ-kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có năm ngàn năm, thì hai pháp hưng thịnh, tức là ác khẩu và nói lời phù phiếm. Khi hai pháp này hưng thịnh, thời tuổi thọ các loài hữu tình giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của chúng giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu nên tuổi thọ loài Người chỉ có năm ngàn năm và con của họ một số người sống hai ngàn năm trăm năm, một số người sống hai ngàn năm.
Này các Tỷ-kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có hai ngàn năm trăm năm, tham và sân tăng thịnh. Vì tham và sân tăng thịnh nên tuổi thọ các loài hữu tình giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của họ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu, nên tuổi thọ loài Người chỉ có hai ngàn năm trăm năm và các người con chỉ có một ngàn năm.
Này các Tỷ-kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có một ngàn năm thì tà kiến tăng thịnh. Vì tà kiến tăng thịnh, nên tuổi thọ các loài hữu tình giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của họ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu, nên tuổi thọ loài Người chỉ có một ngàn năm, và người con chỉ có năm trăm năm.
Này các Tỷ-kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có năm trăm năm, thì ba pháp tăng thịnh: phi pháp dục, phi lý tham và tà kiến. Khi ba pháp này tăng thịnh, thời tuổi thọ của các loài hữu tình giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu, tuổi thọ loài Người chỉ có năm trăm năm, còn những người con, một số sống đến hai trăm năm mươi năm, một số sống đến hai trăm năm.
Này các Tỷ-kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có hai trăm năm mươi năm, những pháp sau này tăng thịnh: Thiếu sự hiếu kính đối với cha mẹ, thiếu sự kính lễ đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thiếu sự kính trọng đối với các vị cầm đầu trong gia đình.
Họ hiếu kính mẹ, hiếu kính cha, kính lễ các vị Sa-môn, Bà-la-môn, cung kính các vị cầm đầu ở trong gia đình, họ sẽ thực hành thiện pháp này. Do hành thiện pháp làm nhân, tuổi thọ tăng thịnh, sắc đẹp tăng thịnh. Vì tuổi thọ họ tăng thịnh và sắc đẹp tăng thịnh, tuổi thọ loài Người đến hai mươi tuổi và các người con sẽ lên đến bốn mươi tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến bốn mươi tuổi và các người con sẽ lên đến tám mươi tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến tám mươi tuổi và các người con sẽ lên đến một trăm sáu mươi tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến một trăm sáu mươi tuổi và các người con sẽ lên đến ba trăm hai mươi tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến ba trăm hai mươi tuổi và các người con sẽ lên đến sáu trăm bốn mươi tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến sáu trăm bốn mươi tuổi và các con sẽ lên đến hai ngàn tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến hai ngàn tuổi và các người con sẽ lên đến bốn ngàn tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến bốn ngàn tuổi và các người con sẽ lên đến tám ngàn tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến tám ngàn tuổi và các con sẽ lên đến hai vạn tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến hai vạn tuổi các người con sẽ lên đến bốn vạn tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến bốn vạn tuổi và các người con sẽ lên tám vạn tuổi.
Này các Tỷ-kheo, như thế nào vị Tỷ-kheo tuổi thọ được tăng thịnh? Này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập thần túc, đầy đủ Dục Thiền định tinh cần hành, Tinh tấn Thiền định... Tâm định... tu tập thần túc đầy đủ Tư duy Thiền định tinh cần hành. Vị này tu tập bốn pháp thần túc này một cách tinh cần, nếu muốn sống kéo dài một kiếp hay năm còn lại của một kiếp. Này các Tỷ-kheo, như vậy Ta nói vị Tỷ-kheo tuổi thọ được tăng thịnh.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo sắc đẹp được tăng thịnh? Này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo sống giữ giới luật, chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp. Này các Tỷ-kheo, như vậy vị Tỷ-kheo sắc đẹp được tăng thịnh.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo an lạc được tăng thịnh? Này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với tầm, với tứ; diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ... Thiền thứ ba... chứng và trú Thiền thứ tư. Này các Tỷ-kheo, như vậy vị Tỷ-kheo an lạc được tăng thịnh.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo tài sản được tăng thịnh? Này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân, với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... Vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Này các Tỷ-kheo, như vậy vị Tỷ-kheo, tài sản được tăng thịnh.
Này các Tỷ-kheo, như thế nào là vị Tỷ-kheo thế lực được tăng thịnh? Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo, với sự diệt tận các lậu hoặc, tự mình biết và chứng, đạt đến an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát không còn các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo thế lực được tăng thịnh.
Này các Tỷ-kheo, ta quán sát và thấy không có một uy lực nào khác khó nhiếp phục hơn uy lực của Ma vương. Này các Tỷ-kheo, chính nhờ chấp nhận và thực hành những thiện pháp ấy mà công đức này được tăng thịnh!
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn.
Thích Minh Châu
____________________________________________________________________
>>> 25.Kinh Ưu đàm bà la sư tử hống
Đức Phật Dược Sư vì lòng từ bi thương chúng sanh bị khổ về thân và tâm mà phát 12 nguyện lớn để chuyển hóa nghiệp báo của chúng sanh như sau:
(UDUMBARIKÀ SIHANÀDA SUTTANTA)
Như vầy tôi nghe.
- Các Tôn giả hãy giữ im lặng, các Tôn giả chớ có làm ồn! Đệ tử Sa-môn Gotama, Gia chủ Sandhana đang đi đến. Trong hàng đệ tử Sa-môn Gotama, các hàng cư sĩ, mặc áo trắng, trú tại Vương xá, Gia chủ Sandhana là một vị trong đoàn thể ấy. Các vị này ưa sự an tịnh, các vị này được huấn luyện trong sự an tịnh, các vị này tán thán sự an tịnh. Nếu được biết hội chúng này an tịnh, Sandhana có thể đến đây.
Khi nghe nói vậy, các vị du sĩ đều giữ yên lặng.
- Thật sai khác thay, khi các Tôn giả ngoại đạo, các du sĩ này hội họp lại, quy tụ lại, ồn ào, cao giọng lớn tiếng, họ sống bàn cãi về những phiếm luận vô ích như câu chuyện về vua chúa... câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Thật sai khác thay, Thế Tôn an trú các nhàn tịnh xứ, núi rừng tịch mịch, xa vắng, ít tiếng động, có gió đồng thổi, lánh xa mắt người đời, thích hợp cho sự tĩnh tu.
- Gia chủ có biết không? Sa-môn Gotama luận đàm với ai? Đối thoại với ai? Với ai đạt được tuệ trí? Trí tuệ của Sa-môn Gotama bị hư hoại vì sống với không xứ, Sa-môn Gotama không giỏi điều khiển một hội chúng, không đủ sức để đối thoại, chỉ đề cập đến những vấn đề ngoại biên. Cũng như con bò một mắt, đi vòng tròn và chỉ đi phía bên ngoài. Cũng vậy, trí tuệ của Sa-môn Gotama bị hư hoại vì sống với không xứ. Sa-môn Gotama không giỏi điều khiển một hội chúng, không đủ sức để đối thoại, chỉ đề cập đến vấn đề ngoại biên. Này Gia chủ, nếu Sa-môn Gotama đến tại hội chúng này, chỉ có một câu hỏi chúng tôi có thể chận đứng ngay; chúng tôi nghĩ, chúng tôi có thể lăn tròn Sa-môn Gotama như lăn tròn một cái bình không.
- Các Tôn giả hãy giữ im lặng; các Tôn giả chớ có làm ồn; Sa-môn Gotama này đang đi lại giữa trời, tại vườn nuôi dưỡng chim không tước trên bờ sông Sumàgadhà. Vị Tôn giả này ưa an tịnh, tán thán sự an tịnh, nếu biết được hội chúng này an tịnh, chúng tôi nghĩ, Sa-môn Gotama có thể đến đây. Nếu Sa-môn Gotama đến tại hội chúng này, chúng ta sẽ hỏi câu hỏi này: "Bạch Thế Tôn, Pháp gì là Pháp của Thế Tôn? Với Pháp nào Thế Tôn muốn dạy các đệ tử, với Pháp nào các đệ tử của Thế Tôn được huấn dạy, đạt đến tịnh lạc, và xác nhận là căn bản Phạm hạnh?"
Khi được nói vậy, các vị du sĩ ấy giữ im lặng.
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đến đây; xin đón mừng Thế Tôn; bạch Thế Tôn, đã lâu Thế Tôn mới có dịp đến đây; bạch Thế Tôn, xin mời Thế Tôn ngồi. Đây là chỗ ngồi đã soạn sẵn.
Thế Tồn ngồi xuống chỗ ngồi đã soạn sẵn. Du sĩ Nigrodha lấy một ghế ngồi thấp khác và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với du sĩ Nigrodha đang ngồi xuống một bên:
- Này Nigrodha, Quí vị đang ngồi bàn luận vấn đề gì? Vấn để gì đang nói giữa quí vị thì bị dừng lại?
Khi được nói vậy, du sĩ Nigrodha bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con thấy Thế Tôn đang đi qua lại, tại vườn nuôi dưỡng chim khổng tước, trên bờ sông Sumagadha. Khi thấy vậy, chúng con nói: "Nếu Sa-môn Gotama đến tại hội chúng này, chúng ta sẽ hỏi câu hỏi:" Bạch Thế Tôn, Pháp gì là Pháp của Thế Tôn? Với Pháp nào Thế Tôn huấn dạy các đệ tử? Với Pháp nào các đệ tử Thế Tôn được huấn dạy, đạt đến tịnh lạc và xác nhận là căn bản Phạm hạnh?" Bạch Thế Tôn, đó là vấn đề đang được bàn luận giữa chúng con, thì được dừng lại khi Thế Tôn đến.
- Này Nigrodha, thật khó cho Ngươi, khi Ngươi theo các kiến giải sai khác, kham nhẫn các sự việc sai khác, theo dõi những mục tiêu sai khác, theo đuổi những mục đích sai khác, được huấn luyện theo các phương pháp sai khác để hiểu được Pháp nào Ta huấn dạy các đệ tử của Ta, đạt đến tịnh lạc và xác nhận là căn bản Phạm hạnh. Này Nigrodha, hãy hỏi về tối thắng khổ hạnh theo truyền thống của Ngươi: "Bạch Thế Tôn, thế nào là sự thành tựu của khổ hạnh, thế nào là sự không thành tựu?"
Khi nghe nói vậy, các Du sĩ ngoại đạo liền lớn tiếng, cao giọng la: "Thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, đại thần lực và đại uy lực của Sa-môn Gotama! Ngài không đề cập đến giáo lý của mình, lại đề nghị thảo luận giáo lý của người khác."
- Bạch Thế Tôn, chúng con sống thuyết giảng về khổ hạnh, xem khổ hạnh là căn bản, chấp trì khổ hạnh. Bạch Thế Tôn, thế nào là sự thành tựu khổ hạnh? Thế nào là sự không thành tựu khổ hạnh?
- Này Nigrodha, ở đây có người tu khổ hạnh, sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận lời mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống nước nấu rượu men. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà hay chỉ nhận ăn một miếng, chỉ nhận ăn tại hai nhà hay chỉ nhận ăn hai miếng, chỉ nhận ăn tại bảy nhà hay chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị này chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột vải nivara, ăn da vụn, ăn trấu, ăn nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm đã quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vải vỏ cây tititaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện bằng từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Vị ấy là người sống nhờ râu tóc, là người sống theo tập tục sống nhờ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng, không ngồi, là người ngồi chỏ hỏ; sống theo hạnh ngồi chỏ hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dính thân mình, sống và ngủ ngoài trời; theo hạnh bạ đâu nằm đầy, sống ăn các uế vật; theo hạnh ăn các uế vật, sống không uống các nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm. Này Nigrodha, Ngươi nghĩ thế nào? Như vậy có phải là thành tựu các pháp khổ hạnh hay không thành tựu?
- Bạch Thế Tôn, như vậy là thành tựu các pháp khổ hạnh, không phải không thành tựu.
- Này Nigrodha, sự thành tựu khổ hạnh như vậy, Ta nói rằng sẽ đưa đến nhiều loại cấu uế?
Này Nigrodha, ở đây một vị khổ hạnh siêng tu khổ hạnh. Nhờ tu khổ hạnh này, vị ấy hoan hỷ tâm tư thỏa mãn. Này Nigrodha, vị khổ hạnh do siêng tu khổ hạnh, phát sanh hoan hỷ, tâm tư thỏa mãn. Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh tu hành khổ hạnh, do khổ hành này, vị này khen mình chê người. Này Nigrodha, vị khổ hạnh tu hành khổ hạnh nào, do khổ hạnh ấy khen mình chê người. Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh tu hành khổ hạnh, do khổ hạnh này trở thành mê say, nhiễm trước, phóng dật. Này Nigrodha, vị tu hành khổ hạnh nào, nhờ khổ hạnh ấy mê say, nhiễm trước, phóng dật. Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh tu hành khổ hạnh. Do khổ hạnh này, được cúng dường, cung kính, danh vọng. Do được cúng dường cung kính, danh vọng, nên khen mình chê người. Này Nigrodha, người khổ hạnh tu hành khổ hạnh nào, do khổ hạnh ấy được cúng dường, cung kính, danh vọng. Do được cúng dường, cung kính, danh vọng này, nên khen mình chê người. Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh tu hành khổ hạnh. Do khổ hạnh này, được cúng dường, cung kính, danh vọng. Do được cúng dường, cung kính, danh vọng, trở thành mê say, chấp trước, phóng dật. Này Nigrodha, người khổ hạnh tu hành khổ hạnh nào, do khổ hạnh ấy được cúng dường, cung kính, danh vọng. Do được cúng dường, cung kính, danh vọng này, trở thành mê say, chấp trước, phóng dật. Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh tu hành khổ hạnh, phân biệt các thức ăn: "Món này thích hợp với ta, món này không thích hợp với ta." Đối với các thức ăn không thích hợp thì cố ý từ bỏ. Đối với các thức ăn thích hợp thì nắm giữ, tham đắm, chấp trước, không thấy các sự nguy hiểm, không phân biệt chúng là không giải thoát, thọ hưởng chúng... Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh tu hành khổ hạnh, nhân vì mong mỏi được cúng dường cung kính danh vọng, nghĩ rằng: "Các vua chúa sẽ cung kính ta, cũng vậy các vị đại thần, các vị Sát-đế-lỵ, các vị Bà-la-môn, các vị Gia chủ, các vị Giáo chủ các giáo phái". Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa này Nigrodha, vị khổ hạnh thấy một Sa-môn hay Bà-la-môn được các gia đình cung kính, kính trọng, lễ bái, cúng dường. Thấy vậy vị ấy nghĩ rằng: "Các gia đình cung kính, kính trọng, lễ bái, cúng dường người sống ăn uống đủ mọi thứ. Các gia đình ấy không cung kính, kính trọng, lễ bái, cúng dường ta, một người tu khổ hạnh. Do vậy sanh tật đố ganh ghét đối với các gia đình... Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh trở thành người ngồi giữa công chúng. Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh, khi đi giữa các gia đình (để khất thực) không cho người ta thấy mình: "Như vậy là khổ hạnh của ta, như vậy là khổ hạnh của ta."... Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh làm bộ có vẻ bí mật. Khi được hỏi: "Có chấp nhận việc này không?", tuy không chấp nhận nhưng trả lời: "Có chấp nhận"; tuy chấp nhận, nhưng trả lời: "Không chấp nhận." Như vậy, vị này cố tình nói láo... Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh hay tức giận và ôm lòng oán thù. Này Nigrodha, vì người khổ hạnh hay tức giận và ôm lòng oán thù. Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh thường hay giả dối lừa đảo, tật đố và hà tiện, giảo hoạt và ngụy trá, cứng cỏi và quá mạn, có ác ý và bị ác ý chi phối, có tà kiến và tư tưởng cực đoan, chấp trước kinh nghiệm tự thân, cứng đầu và khó giải thoát. Này Nigrodha, vì một người khổ hạnh chấp trước kinh nghiệm tự thân, cứng đầu và khó giải thoát. Này Nigrodha, như vậy là cấu uế cho người khổ hạnh.
Này Nigrodha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự thật là như vậy thì những khổ hạnh có phải là cấu uế hay không cấu uế?
- Bạch Thế Tôn, những khổ hạnh như vậy thật là cấu uế, không phải không cấu uế. Sự tình này có thể xảy ra, có người khổ hạnh có đầy đủ tất cả sự cấu uế trên, nói gì đến câu có cấu uế này hay cấu uế khác.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh siêng tu khổ hạnh. Nhờ tu khổ hạnh này, vị ấy không khen mình chê người... Như vậy vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh siêng tu khổ hạnh. Nhờ tu khổ hạnh này, vị ấy không mê say, không nhiễm trước, không phóng dật... Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh siêng tu khổ hạnh. Nhờ tu khổ hạnh này, vị ấy được cúng dường, cung kính, danh vọng. Dầu được cúng dường, cung kính, danh vọng, vị ấy không hoan hỷ; tâm tư không thỏa mãn. Này Nigrodha, người khổ hạnh... Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh siêng tu khổ hạnh. Do khổ hạnh này, vị ấy được cúng dường, cung kính, danh vọng. Dầu được cúng dường, cung kính, danh vọng, vị ấy không khen mình chê người. Này Nigrodha, người khổ hạnh... Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh siêng tu khổ hạnh. Do khổ hạnh này, vị ấy được cúng dường, cung kính, danh vọng. Dầu được cúng dường, cung kính, danh vọng, vị ấy không mê say, nhiễm trước, phóng dật. Này Nigrodha, người khổ hạnh... Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh siêng tu khổ hạnh, không phân biệt các thức ăn: "Món này thích hợp với ta, món này không hợp với ta." Đối với các thức ăn không thích hợp, vị ấy không cố ý từ bỏ. Đối với các thức ăn thích hợp, vị ấy không nắm giữ, tham đắm, chấp trước, thấy các sự nguy hiểm, phân biệt chúng là không giải thoát, không thọ hưởng chúng. Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, người khổ hạnh siêng tu khổ hạnh. Vị ấy không nghĩ rằng: "Vì mong mỏi được cúng dường, cung kính, danh vọng, các vua chúa sẽ cung kính ta; cũng vậy các vị đại thần, các vị Sát-đế-lỵ, các vị Bà-la-môn, các vị Gia chủ, các vị Giáo chủ các giáo phái." Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh thấy một Sa-môn hay Bà-la-môn được các gia đình cung kính, kính trọng, lễ bái, cúng dường. Thấy vậy, vị ấy không nghĩ rằng: "Các gia đình cung kính, kính trọng, lễ bái, cúng dường người sống ăn uống đủ mọi thứ. Các gia đình ấy không cung kính, kính trọng, lễ bái, cúng dường ta, một người tu khổ hạnh." Do vậy vị ấy không sanh tật đố, ganh ghét đối với các gia đình. Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh không trở thành người ngồi giữa công chúng. Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh, khi đi giữa các gia đình (để khất thực, không dấu diếm mà để cho người ta thấy mình: "Như vậy là khổ hạnh của ta, như vậy là khổ hạnh của ta." Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh không làm bộ có vẻ bí mật. Khi được hỏi: "Có chấp nhận điều này không?" Nếu không chấp nhận thì trả lời: "Không chấp nhận."; nếu có chấp nhận thì trả lời: "Có chấp nhận." Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh không tức giận và không ôm lòng oán thù. Này Nigrodha, vì người khổ hạnh không tức giận và không ôm lòng oán thù, như vậy vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh không giả dối và lừa đảo, không tật đố và hà tiện, không giảo hoạt và ngụy trá, không cứng cỏi và quá mạn, không có ác ý và bị ác ý chi phối, không có tà kiến và tư tưởng cực đoan, không chấp trước kinh nghiệm tự thân, không cứng đầu và khó giải thoát. Vì người khổ hạnh không chấp trước kinh nghiệm tự thân và không cứng đầu khó giải thoát, nên vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Này Nigrodha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thì các khổ hạnh ấy là thanh tịnh hay không thanh tịnh?
- Bạch Thế Tôn, sự kiện là như vậy, thì các khổ hạnh ấy là thanh tịnh, không phải không thanh tịnh; các khổ hạnh ấy đạt đến tối thượng, đạt đến căn bản.
- Này Nigrodha, những khổ hạnh như vậy chưa đạt đến tối thượng, chưa đạt đến căn bản, chúng chỉ mới đạt đến vỏ bên ngoài mà thôi.
Bạch Thế Tôn, thật tốt đẹp thay, nếu Thế Tôn khiến cho các khổ hạnh của chúng con đạt đến tối thượng, đạt đến căn bản.
- Này Nigrodha, ở đây, có vị khổ hạnh tu bốn pháp chế ngự. Và này Nigrodha, thế nào là bốn pháp chế ngự? Này Nigrodha, vị khổ hạnh không có tự sát sanh, không có bảo người khác sát sanh, không có tùy hỷ sát sanh; không có lấy của không cho, không có khiến người khác lấy của không cho, không có tùy hỷ lấy của không cho, không có nói láo, không có khiến người khác nói láo, không có tán thán nói láo; không có tham vọng dục tình, không có khiến người khác có tham vọng dục tình, không có tán thán tham vọng dục tình. Như vậy, này Nigrodha người khổ hạnh ấy tu hành bốn pháp chế ngự. Này Nigrodha, do người khổ hạnh tu hành bốn pháp chế ngự như vậy, sự khổ hạnh tu hành bốn pháp chế ngự như vậy, vị ấy tiến lên, chớ không rơi xuống hạ phẩm. Vị ấy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như ngôi rừng, gốc cây, trên khe núi, trong hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, hay đống rơm. Sau khi ăn xong đi khất thực về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, an trú với tâm thoát ly tham ái, gột sạch tâm hết tham ái từ bỏ sân tâm, an trú với tâm thoát ly sân tâm, khởi lòng thương tưởng mọi loài chúng sanh, gột sạch tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, an trú với tâm thoát ly hôn trầm thụy miên, tưởng niệm đến ánh sáng, chánh niệm, tỉnh giác, gột sạch tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo hối, an trú tâm thoát ly trạo hối, nội tâm an tịnh, gột sạch tâm hết trạo hối. Từ bỏ nghi hoặc, an trú với tâm thoát ly nghi ngờ, không còn nghi hoặc, gột sạch tâm không còn nghi ngờ đối với các thiện pháp.
- Bạch Thế Tôn, sự kiện là như vậy, các khổ hạnh là thanh tịnh, không phải không thanh tịnh, đạt đến tối thượng và đạt đến căn bản.
- Này Nigrodha, các khổ hạnh như vậy chưa đạt đến tối thượng, chưa đạt đến căn bản, chỉ đạt đến ngoài vỏ thôi.
- Này Nigrodha, ở đây một vị khổ hạnh sống chế ngự bởi bốn pháp chế ngự. Và như thế nào... như vậy, này Nigrodha, vị khổ hạnh sống chế ngự bởi bốn pháp chế ngự. Này Nigrodha, do vị khổ hạnh tu hành bốn pháp chế ngự như vậy, sự khổ hạnh của vị ấy là như vậy, vị ấy tiến lên chớ không rơi xuống hạ phẩm. Vị ấy lựa một chỗ thanh vắng... Từ bỏ năm triền cái ấy, với trí tuệ làm cho các tâm cấu uế giảm thiểu, vị ấy an trú với tâm câu hữu với từ... quảng đại vô biên, không hận, không sân. Vị ấy dẫn tâm hướng đến Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh tại chỗ ấy. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ ấy, ta được sanh ra ở đây." Như vậy vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Này Nigrodha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thì các khổ hạnh là thanh tịnh hay không thanh tịnh?
- Bạch Thế Tôn, sự kiện là như vậy, thì các khổ hạnh là thanh tịnh, không phải không thanh tịnh, và đạt đến tối thượng, đạt đến căn bản.
- Này Nigrodha, các khổ hạnh như vậy chưa đạt đến tối thượng, chưa đạt đến căn bản, chúng chỉ đạt đến phía gỗ xung quanh lõi mà thôi.
- Này Nigrodha, ở đây vị khổ hạnh sống chế ngự bởi bốn pháp chế ngự. Và thế nào... Như vậy, này Nigrodha, vị khổ hạnh sống chế ngự bởi bốn pháp chế ngự. Này Nigrodha, do vị khổ hạnh tu hành bốn pháp chế ngự như vậy, vị ấy tiến lên chứ không rơi xuống hạ phẩm. Vị ấy lựa một chỗ thanh vắng... Từ bỏ năm triền cái ấy, với trí tuệ làm cho tâm cấu uế giảm thiểu, vị ấy an trú với tâm câu hữu với từ... Vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy dẫn tâm hướng đến Túc mạng minh, vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời... Như vậy vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. "Này các Hiền giả, những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ngữ và ý, phê phán các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, cõi Trời, trên đời này". Như vậy vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
Này Nigrodha, Ngươi nghĩ thế nào? Nếu sự kiện là như vậy, các khổ hạnh là thanh tịnh hay không thanh tịnh?
- Bạch Thế Tôn, sự kiện là như vậy, các khổ hạnh là thanh tịnh, không phải không thanh tịnh, đạt đến tối thượng, đạt đến căn bản.
- Này Nigrodha, các khổ hạnh như vậy đạt đến tối thượng và đạt đến căn bản. Này Nigrodha, như Ngươi hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, Pháp gì là Pháp của Thế Tôn? Với Pháp nào, Thế Tôn muốn dạy các đệ tử? Với Pháp nào các đệ tử của Thế Tôn được huấn dạy, đạt đến tịnh lạc và xác nhận là căn bản Phạm hạnh?" Này Nigrodha, Ta nói rằng thật là một vấn đề cao thượng hơn và thuần nhất hơn mà Ta huấn dạy các đệ tử, đạt đến tịnh lạc và xác nhận là căn bản Phạm hạnh.
Khi được nghe nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy lớn tiếng cao giọng ồn ào nói lớn:
- Ở đây, các Tôn sư của chúng ta hoàn toàn bất lực. Chúng ta không biết gì tốt hơn và cao hơn lời dạy của họ.
- Này Tôn giả Nigrodha, Tôn giả nói với tôi như sau: "Gia chủ có biết không? Sa-môn Gotama luận đàm với ai. Đối thoại với ai? Với ai đạt được tuệ trí? Trí tuệ của Sa-môn Gotama bị hư hoại vì sống với không xứ, Sa-môn Gotama không giỏi để điều khiển một hội chúng, không đủ sức để đối thoại, chỉ đề cập đến những vấn đề ngoại biên. Cũng như con bò một mắt, đi vòng tròn và chỉ đi phía bên ngoài. Cũng vậy, trí tuệ của Sa-môn Gotama bị hư hoại vì sống với không xứ, Sa-môn Gotama không giỏi để điều khiển một hội chúng, không đủ sức để đối thoại, chỉ đề cập đến những vấn đề ngoại biên. Này Gia chủ, nếu Sa-môn Gotama đến tại hội chúng này, chỉ có một câu hỏi, chúng tôi có thể chận đứng ngay; chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể lăn tròn Sa-môn Gotama như lăn tròn một cái bình không." Này Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác đã đến đây. Hãy nêu rõ Thế Tôn không thể điều khiển hội chúng, hãy chứng tỏ Thế Tôn như con bò một mắt, chỉ biết đi vòng xung quanh, với một câu hỏi, hãy chận đứng Thế Tôn lại, và làm cho Thế Tôn lăn tròn, như Tôn giả nghĩ, như một cái bình không.
Khi nghe nói vậy, du sĩ Nigrodha ngồi im lặng, ủ rũ, vai sụp xuống, gục đầu, ưu tư, câm miệng.
- Này Nigrodha, có phải Ngươi nói như vậy chăng?
- Bạch Thế Tôn, thật sự con có nói như vậy, thật là ngu ngốc, si ám và bất thiện.
- Này Nigrodha, Ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có bao giờ nghe các vị du sĩ niên cao, trưởng thượng, bậc Tổ sư truyền thống nói như sau: "Các vị A-la-hán, Chánh đẳng Giác trong thời quá khứ, các vị Thế Tôn này khi nào hội họp lại, quy tụ lại, ồn ào, cao giọng, lớn tiếng, chung sống bàn cãi về những phiếm luận vô ích, như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm... câu chuyện về hiện hữu và không hiện hữu, như Ngươi và Sư trưởng của Ngươi hiện nay đang làm? Hay là những bậc Thế Tôn ấy an trú các nhàn tịnh xứ, núi rừng tịch mịch, xa vắng, ít tiếng, ít động, có gió đồng thổi, lánh xa mắt của người đời, thích hợp cho sự tĩnh tu, như hiện Ta đang sống chăng?
- Bạch Thế Tôn, con được nghe các vị du sĩ niên cao, trưởng thượng, bậc Tổ sư truyền thống nói như sau: "Các vị A-la-hán, Chánh đẳng Giác, trong quá khứ, các vị Thế Tôn này khi nào hội họp lại, quy tụ lại, thời không ồn ào, cao giọng, lớn tiếng, chung sống bàn cãi về những phiếm luận vô ích, như câu chuyện về vua chúa... câu chuyện về hiện hữu và không hiện hữu", như con và Sư trưởng của con đang làm. Những bậc Thế Tôn ấy an trú các nhàn tịnh xứ, núi rừng tịch mịch, xa vắng, ít tiếng, ít động, có gió đồng thổi, lánh xa mắt của người đời, thích hợp cho sự tĩnh tu, như hiện nay Thế Tôn đang sống.
- Này Nigrodha, Ngươi là bậc có trí và niên trưởng, có bao giờ Ngươi suy nghĩ như sau: "Đức Phật, bậc Giác Ngộ, thuyết giảng giáo pháp đưa đến giác ngộ; Thế Tôn là vị đã điều phục, thuyết giảng giáo pháp đưa đến sự điều phục; Thế Tôn bậc An Chỉ, thuyết giảng giáo pháp đưa đến An Chỉ; Thế Tôn là bậc đến bờ bên kia, thuyết giảng giáo pháp đưa đến bờ bên kia; Thế Tôn bậc Tịnh Lạc, thuyết giảng giáo pháp đưa đến sự tịnh lạc.
- Bạch Thế Tôn, con đã phạm tội một cách ngu si, mờ ám, bất thiện, khi con nói về Thế Tôn như vậy. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp thuận cho tội ấy là phạm tội, để con ngăn ngừa về sau.
- Này Nigrodha, thật sự Ngươi đã phạm tội một cách ngu si, mờ ám, bất thiện, khi Ngươi nói về Ta như vậy. Này Nigrodha, khi Ngươi đã thấy phạm tội là phạm tội và phát lộ đúng với hành động, Ta chấp nhận tội của Ngươi. Này Nigrodha, như vậy là thông lệ giới luật của bậc Thánh, là ai thấy phạm tội là phạm tội và phát lộ đúng với hành động, thời tương lai sẽ được ngăn ngừa. Này Nigrodha, Ta nói cho Ngươi như sau: "Người có trí hãy đến đây, trung thực, không lừa đảo, chân trực, Ta sẽ huấn dạy, Ta sẽ thuyết pháp". Nếu vị ấy thực hành đúng như điều đã dạy, vị ấy sẽ tự biết mình và chứng ngộ ngay trong hiện tại Phạm hạnh và mục tiêu vô thượng, mà vì lý tưởng này các Thiện nam tử, từ bỏ gia đình xuất gia tu đạo. Vị ấy cần có bảy năm. Này Nigrodha, đâu cần phải bảy năm! Nếu vị ấy thực hành đúng như điều đã dạy, vị ấy sẽ tự biết mình và chứng ngộ ngay trong hiện tại Phạm hạnh và mục tiêu vô thượng mà vì lý tưởng này các Thiện nam tử từ bỏ gia đình, xuất gia tu đạo, chỉ cần có sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm, một năm... chỉ cần bảy tháng, một tháng, nửa tháng. Này Nigrodha, đâu cần có nửa tháng! Người có trí hãy đến đây, trung thực, không lừa đảo, chơn trực, Ta sẽ huấn dạy, Ta sẽ thuyết pháp. Nếu vị ấy thực hành đúng như điều đã dạy, vị ấy sẽ tự biết mình và chứng ngộ ngay trong hiện tại, Phạm hạnh và mục tiêu vô thượng, mà vì lý tưởng này các thiện nam tử từ bỏ gia đình, xuất gia tu đạo, vị ấy chỉ cần có bảy ngày.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn tự nghĩ: "Tất cả kẻ ngu si này bị ác ma xâm nhập, không có một ai có ý nghĩ: "Hãy đến, chúng ta hãy sống đời sống Phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của Sa-môn Gotama". Còn nói gì đến thời gian bảy ngày!"
Rồi Thế Tôn rống tiếng rống con sư tử trong ngôi vườn của nữ hoàng Udumbarikà dành cho hàng du sĩ, bay trên hư không, và hạ xuống núi Kỳ xà quật. Còn Gia chủ Sandhàna trở vào thành Vương xá.
Thích Minh Châu
__________________________________________________________________________
>>> 24.Kinh ba lê
(PÀTIKA SUTTANTA)
Một thời Thế Tôn ở giữa bộ lạc Mallà (Mạt la), tại Anupiya (A dật di), một thành của bộ lạc Mallà. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đắp y vào buổi sáng, cầm y bát vào thành Anupiya để khất thực. Rồi Thế Tôn tự nghĩ: "Thật là quá sớm để vào thành Anupiya khất thực. Ta hãy đến Tinh xá của du sĩ Bhaggava và thăm vị này." Thế Tôn liền đi đến Tinh xá du sĩ Bhaggava.
- Thế Tôn hãy đến gần! Xin chào đón Thế Tôn. Đã lâu, Thế Tôn mới có dịp đến đây. Mời Thế Tôn ngồi, đây là chỗ ngồi đã soạn sẵn!
Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, và du sĩ Bhaggava lấy một ghế ngồi khác thấp hơn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, du sĩ Bhaggava bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, ngày xưa và nhiều ngày xưa nữa, Sunakkhatta (Thiện Tịnh) thuộc bộ lạc Licchavi (Ly xa tử) đến con và nói như sau: "Này Bhaggava, nay tôi từ bỏ Thế Tôn! Nay tôi không sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn nữa." Bạch Thế Tôn, sự việc có phải như Sunakkhatta, thuộc bộ lạc Licchavi nói hay không?
- Này Bhaggava, sự việc thật như Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi đã nói:
Này Bhaggava, khi nghe nói vậy, Ta nói với Sunakkhatta, thuộc bộ lạc Licchavi:
"- Này Sunakkhatta, Ta có nói với Ngươi:
"Này Sunakkhatta, hãy đến đây sống dưới sự chỉ dẫn của Ta" chăng?
"- Bạch Thế Tôn, không!
"- Hay Ngươi có nói với Ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn" chăng?
"- Bạch Thế Tôn, không!
"- Này Sunakkhatta, Ta không nói: "Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta", và Ngươi cũng không nói với Ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn". Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này kẻ ngu kia, hãy thấy sự lỗi lầm của Ngươi như vậy là thế nào!
"- Này Sunakkhatta, Ta có nói với Ngươi: "Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta! Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông" chăng?
"- Bạch Thế Tôn, không!
"- Ngươi có nói với Ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn. Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông" chăng?
"- Bạch Thế Tôn, không!
"- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: "Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông." Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ. Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?
"- Bạch Thế Tôn, các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Thế Tôn thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, chính thật là như vậy!
"- Này Sunakkhatta, các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau. Này Sunakkhatta! như vậy thời các pháp thượng nhân thần thông là gì mà cần phải thực chứng? Này kẻ ngu kia, hãy thấy lỗi lầm của Ngươi như vậy là như thế nào!
"- Này Sunakkhatta, Ta có nói với Ngươi: "Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta. Ta sẽ giải thích cho Ngươi khởi nguyên của Thế giới" chăng?
"- Bạch Thế Tôn, không!
"- Này Sunakkhatta, Ngươi có nói với Ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, rồi Thế Tôn sẽ giải thích cho con khởi nguyên của thế giới" chăng?
"- Bạch Thế Tôn, không!
"- Này Sunakkhatta, như vậy Ta không nói với Ngươi: "Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta. Ta sẽ giải thích cho Ngươi khởi nguyên của thế giới." Ngươi cũng không nói với Ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, rồi Thế Tôn sẽ giải thích cho con khởi nguyên của thế giới." Này kẻ ngu kia, sự kiện là như vậy, thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, Ngươi nghĩ thế nào? Khởi nguyên của thế giới có giải thích hay không giải thích, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?
"- Bạch Thế Tôn, khởi nguyên của thế giới có giải thích hay không giải thích, mục đích mà Thế Tôn thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, chính thật là như vậy.
"- Này Sunakkhatta, khởi nguyên của thế giới có giải thích hay không giải thích, mục đích của Thế Tôn thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau. Này Sunakkhatta, như vậy thời giải thích về khởi nguyên thế giới có ích lợi gì cho Ngươi? Này kẻ ngu kia, hãy thấy sự lỗi lầm của Ngươi như vậy là thế nào!
"Này Sunakkhatta, dưới nhiều phương diện, Ngươi nói lời tán thán Pháp tại làng Vajji: "Chánh pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người có trí mới thâm hiểu." Này Sunakkhatta, như vậy dưới nhiều phương diện, Ngươi tán thán Chánh pháp tại làng Vajji.
"Này Sunakkhatta, dưới nhiều phương diện, Ngươi đã tán thán Tăng tại làng Vajji: "Chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập về chánh chơn, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập về Chánh trực, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập về khuôn phép, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập về chánh hạnh, tức là bốn đôi tám chúng. Chư Tăng đệ tử của Thế Tôn này đáng được kính trọng, đáng được cung kính, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay cúi chào, vì là phước điền tối thượng ở đời". Này Sunakkhatta, như vậy dưới nhiều phương diện, Ngươi tán thán Tăng tại làng Vajji.
"Này Sunakkhatta, Ta nói cho Ngươi biết; này Sunakkhatta ta tin cho Ngươi biết; sẽ có lời luận bàn về Ngươi như sau: "Sunakkhatta, thuộc bộ lạc Licchavi không thể sống Phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của Sa-môn Gotama. Vì không kham nổi, nên từ bỏ sự tu học trở về với đời sống thấp kém". Này Sunakkhatta, sẽ có lời luận bàn về Ngươi như vậy.
Này Bhaggava, như vậy Sunakkhatta, thuộc bộ lạc Licchavi dầu được Ta nói vậy, từ bỏ pháp luật này, như người phải rớt vào đọa xứ, địa ngục.
Này Bahaggava, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi thấy lõa thể Korakkhattiya tu theo hạnh chó, đi bốn chân, bò lết trên đất, lấy miệng ăn đồ cứng hay đồ ăn mềm.
Này Bhaggava, Ta biết được tâm tư của Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi với tâm tư của Ta và Ta nói với ông ta như sau:
"- Này kẻ ngu kia, có phải Ngươi vẫn tự nhận Ngươi là Thích tử không?
"- Bạch Thế Tôn, sao Thế Tôn lại nói: "Này kẻ ngu kia, có phải Ngươi tự nhân Ngươi là Thích tử không"?
"- Này Sunakkhatta, có phải Ngươi, sau khi thấy lõa thể Korakkhattiya tu theo hạnh chó, đi bốn chân bò lết trên đất, lấy miệng mà ăn đồ ăn cứng hay đồ ăn mềm, liền suy nghĩ: "Thật tốt đẹp thay vị A-la-hán Sa-môn đi bốn chân, bò lết trên đất, lấy miệng mà ăn đồ ăn cứng hay đồ ăn mềm"?
"- Bạch Thế Tôn có vậy. Bạch Thế Tôn, sao Thế Tôn lại ganh ghét với một vị A-la-hán?
"- Này kẻ ngu kia, Ta đâu có ganh ghét với một vị A-la-hán? Chính Ngươi tự sinh ác tà kiến ấy, hãy bỏ nó đi. Chớ để tự mình lâu ngày bị khổ đau thiệt hại. Này Sunakkhatta, lõa thể Korakkhattiya mà Ngươi nghĩ là tốt đẹp, là vị Sa-môn, sau bảy ngày sẽ bị trúng thực mà chết, sau khi chết sẽ tái sanh thuộc loại Kàlakanjà, một trong loại Asura thấp kém nhất. Sau khi chết, nó sẽ bị quăng trong nghĩa địa đặt trên đống cỏ Bìrana. Này Sunakkhatta, nếu Ngươi muốn, hãy đến hỏi lõa thể Korakkhattiya như sau: "Này bạn Korakkhattiya, bạn có biết bạn thác sanh cảnh giới nào không?" Này Sunakkhatta, sự kiện này có thể xảy ra, lõa thể Korakkhatta ấy có thể trả lời với Ngươi: "Này bạn Sunakkhatta, tôi biết cảnh giới thác sanh của tôi. Tôi sẽ thác sanh thuộc loại Kàlakanjà, một trong loại Asura thấp kém nhất. Sau khi chết, ông ta sẽ bị quăng trong nghĩa địa, đặt trên đống cỏ Birana". Này Bạn Korakkhattiya, vậy Bạn hãy ăn cho có tiết độ, vậy Bạn hãy uống cho có tiết độ, để lời nói của Sa-môn Gotama trở thành nói láo."
Này Bhaggava, vì không tin tưởng Như Lai, Sunakkhatta, thuộc bộ lạc Licchavi đếm từng ngày một cho đến bảy ngày. Nhưng này Bhaggava, lõa thể Korakkhattiya sau bảy ngày bị trúng thực mà chết. Sau khi chết, bị tái sanh thuộc loại Kàlakanjà, một trong loại Asura thấp kém nhất. Sau khi chết, ông ta bị quăng trong nghĩa địa, đặt trên đống cỏ Birana.
"- Này bạn Korakkhattiya, Bạn có biết cảnh giới thác sanh của Bạn không?"
Này Bhaggava, lõa thể Korakkhattiya lấy tay xoa lưng và ngồi dậy:
"- Này bạn Sunakkhatta, tôi biết cảnh giới thác sanh của tôi. Tôi thác sanh thuộc loại Kàlakanjà, một trong loại Asura thấp kém nhất." Sau khi nói xong, ông ta ngã ngửa xuống.
"- Này Sunakkhatta, Ngươi nghĩ thế nào? Điều Ta nói với Ngươi về lõa thể Korakkhattiya, có phải sự việc xảy ra như Ta nói không, hay là khác?
"- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã nói với con về lõa thể Korakkhattiya như thế nào, sự việc xảy ra như Thế Tôn nói, không phải khác!
"- Này Sunakkhatta, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải pháp thượng nhân thần thông đã được thực hiện có phải không?
"- Bạch Thế Tôn, sự kiện là như vậy, chắc chắn là pháp thượng nhân thần thông đã được thực hiện.
"- Vậy này kẻ ngu kia, như vậy là pháp thượng nhân thần thông đã được Ta thực hiện, thế mà Ngươi nói: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không thực hiện pháp thượng nhân thần thông cho con." Này kẻ ngu kia, hãy thấy sự lỗi lầm của Ngươi như vậy là thế nào!"
Này Bhaggava, như vậy Sunakkhatta, thuộc bộ lạc Licchavi được Ta nói như vậy, từ bỏ pháp luật này, như người phải rơi vào đọa xứ, địa ngục.
"- Này kẻ ngu kia, Ngươi vẫn tự nhận Ngươi là Thích tử không?
"- Bạch Thế Tôn, sao Thế Tôn lại nói với con như vậy: "Này kẻ ngu kia, Ngươi vẫn tự nhận Ngươi là Thích tử không?'
"- Này Sunakkhatta, có phải Ngươi đã đi đến lõa thể Kandaramasuka và hỏi câu hỏi? Lõa thể Kandaramasuka khi được Ngươi hỏi như vậy, không theo dõi câu hỏi; vì không theo dõi nên tỏ ra tức tối, giận dữ, phật ý. Rồi tự nghĩ: "Chúng ta có thể trở thành chống đối vị A-la-hán, Sa-môn tốt đẹp này. Hãy giữ đừng có có gì xảy ra khiến chúng có thể bất lợi đau khổ lâu đời!".
"- Bạch Thế Tôn có vậy. Bạch Thế Tôn, sao Thế Tôn lại ganh ghét với một vị A-la-hán?
"- Này kẻ ngu kia, Ta đâu có ganh ghét với một vị A-la-hán! Chính Ngươi tự sanh ác tà kiến ấy, hãy từ bỏ nó đi. Chớ để mình lâu ngày bị thiệt hại đau khổ! Này Sunakkhatta, lõa thể Kandaramasuka mà Ngươi nghĩ là vị A-la-hán, là vị Sa-môn tốt đẹp, không bao lâu sẽ sống mặc áo và lập gia đình, sẽ ăn cơm cháo, sẽ đi vượt quá các tháp ở Vesàli và sẽ chết mất hết cả danh xưng".
Này Bhaggava, lõa thể Kandaramasuka, không bao lâu sống mặc áo và lập gia đình, ăn dùng cơm cháo, đi vượt quá các tháp ở Vesàli và bị chết mất hết cả danh xưng.
"- Này Sunakkhatta, Ngươi nghĩ thế nào? Điều Ta nói với Ngươi về lõa thể Kandaramasuka có phải sự việc xảy ra như Ta nói không, hay là khác?
"- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã nói với con về lõa thể Kandaramasuka như thế nào, sự việc xảy ra như Thế Tôn nói, không phải khác.
"- Này Sunakkhatta, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải là pháp thượng nhân thần thông đã được thực hiện, có phải không?
"- Bạch Thế Tôn, sự kiện là như vậy, chắc chắn là pháp thượng nhân thần thông đã được thực hiện.
"- Vậy này kẻ ngu kia, như vậy là pháp thượng nhân thần thông đã được Ta thực hiện, thế mà Ngươi nói: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không thực hiện pháp thượng nhân thần thông cho con." Này kẻ ngu kia, hãy thấy rõ sự lỗi lầm của Ngươi như vậy là như thế nào"!
Này Bhaggava, như vậy Sunakkhatta, thuộc bộ lạc Licchavi được Ta nói như vậy, từ bỏ pháp luật này, như người phải rơi vào đọa xứ địa ngục.
"Sa-môn Gotama là người có trí, ta cũng là người có trí. Người có trí có thể trình bày pháp thượng nhân thần thông của mình, nhờ trí lực của mình. Nếu Sa-môn Gotama chịu đi nửa đường, ta chịu đi nửa đường. Và hai chúng ta có thể thực hiện pháp thượng nhân thần thông ở tại đây. Nếu Sa-môn Gotama thực hiện một pháp thượng nhân thần thông, thời ta sẽ thực hiện hai pháp. Nếu Sa-môn Gotama thực hiện bốn pháp thượng nhân thần thông, thời ta sẽ thực hiện tám pháp. Như vậy Sa-môn Gotama thực hiện bao nhiều pháp thần thông thời ta sẽ thực hiện gấp hai lần."
"- Bạch Thế Tôn, lõa thể Patikaputta (Ba kê tử) sống ở Vesàli, được cúng dường tối thượng, được danh xưng tối thượng ở làng Vajji. Trong buổi họp ở Vesàli, thường tuyên bố như sau: "Sa-môn Gotama là người có trí, ta cũng là người có trí. Người có trí có thể trình bày pháp thượng nhân thần thông nhờ trí lực của mình. Nếu Sa-môn Gotama chịu đi nửa đường, ta chịu đi nửa đường. Và hai chúng ta có thể thực hiện pháp thần thông ở tại đây. Nếu Sa-môn Gotama có thể thực hiện một pháp thượng nhân thần thông... thời ta sẽ thực hiện gấp hai lần."
Này Bhaggava, khi nghe nói vậy, Ta nói với Sunakkhatta, thuộc bộ lạc Licchavi:
"- Này Sunakkhatta, lõa thể Patikaputta không có thể đến gặp mặt Ta nếu ông ấy không từ bỏ lời ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy. Nếu ông ấy nghĩ rằng ông ấy sẽ đến gặp mặt Ta mà không từ bỏ lời ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy, thời đầu của ông ấy sẽ bị bể tan.
"- Này Sunakkhatta, tại sao Ngươi lại nói với Ta: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thận trọng lời nói."?
"- Bạch Thế Tôn, lời nói này đã được Thế Tôn tuyên bố một cách cực đoan: "Lõa thể Patikaputta không có thể đến gặp mặt Ta, nếu ông ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy. Nếu ông ấy nghĩ rằng ông ấy sẽ đến gặp Ta mà không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy, thời đầu ông ấy sẽ bị bể tan"! Bạch Thế Tôn, lõa thể Patikaputta có thể đến gặp mặt Thế Tôn với một hóa thân khác, và như vậy Thế Tôn trở thành nói không thật!
"- Bạch Thế Tôn, có phải do tự tâm phán xét mà Thế Tôn đã được biết về Patikaputta: "Lõa thể Patikaputta không có thể đến gặp mặt Ta, nếu ông ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy. Nếu ông ấy nghĩ rằng ông ấy sẽ đến gặp mặt Ta mà không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy, thời đầu của ông ấy sẽ bị bể tan". Hay là có vị Thiên thần nào đã báo tin cho Như Lai biết: "Bạch Thế Tôn, lõa thể Patikaputta không có thể... đầu của ông ấy sẽ bị bể tan!"
"- Này Sunakkhatta, chính tự tâm phán xét mà ta đã biết về lõa thể Patikaputta: "Lõa thể Pàtikaputta không có thể đến gặp mặt Ta... đầu của ông ấy sẽ bị bể tan." Và cũng có vị Thiên thần đã báo tin cho Ta biết: "Lõa thể Pàtikaputta không có thể đến gặp mặt Thế Tôn... đầu ông ấy sẽ bị bể tan". Vị Tướng quân ở bộ lạc Licchavi tên là Ajita, khi mệnh chung vào ngày kia đã được sanh vào Tam thập tam thiên. Rồi vị ấy đến bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, lõa thể Pàtikaputta không có tàm quý! Bạch Thế Tôn, lõa thể Pàtikaputta không nói sự thật! Bạch Thế Tôn, lõa thể Pàtikaputta đã nói về con, ở giữa làng Vajji như sau: "Tướng quân ở bộ lạc Licchavi tên là Ajita sẽ thác sanh vào Đại địa ngục." Bạch Thế Tôn, con không thác sanh vào Đại địa ngục, Bạch Thế Tôn, con được sanh vào cõi Tam thập tam thiên! Bạch Thế Tôn, lõa thể Pàtikaputta không có tàm quý. Bạch Thế Tôn, lõa thể Pàtikaputta không nói sự thật! Bạch Thế Tôn, lõa thể Pàtikaputta không có thể đến gặp mặt Sa-môn Gotama... đầu của ông ấy sẽ bị bể tan." Này Sunakkhatta, như vậy chính tự tâm phán xét mà Ta biết về lõa thể Pàtikaputta. Lõa thể Pàtikaputta không có thể đến gặp mặt Ta nếu ông ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy. Nếu ông ấy nghĩ rằng ông ấy sẽ đến gặp mặt Ta mà không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy, thời đầu của ông ấy sẽ bị bể tan. Và một vị Thiên Thần đã báo tin cho ta biết: "Bạch Thế Tôn, lõa thể Pàtikaputta không có thể đến gặp mặt Thế Tôn nếu ông ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy. Nếu ông nghĩ rằng ông ấy sẽ đến gặp mặt Thế Tôn mà không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy, thời đầu của ông ấy sẽ bị bể tan."
"Này Sunakkhatta, sau khi Ta đi khất thực ở Vesàli, ăn xong và khất thực trở về, Ta sẽ đến tại vườn Pàtikaputta để nghỉ trưa. Này Sunakkhatta, nếu Ngươi muốn, hãy tin cho ông ấy biết."
"- Này Hiền giả, Thế Tôn sau khi khất thực, ăn xong và đi khất thực trở về, đã đi đến vườn của Pàtikaputta để nghỉ trưa! Mong quý vị hãy đến! Mong quý vị hãy đến! Sẽ có biểu diễn pháp thượng nhân thần thông giữa các vị Sa-môn thiện xảo."
Này Bhaggava, các Licchavi có danh tiếng suy nghĩ như sau: "Sẽ có biểu diễn pháp thượng nhân thần thông giữa các vị Sa-môn thiện xảo. Vậy chúng ta hãy đi đến đó."
Và chỗ nào có những Bà-la-môn có địa vị, những Gia chủ giàu sang, các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo có danh tiếng, ông ta đi đến các vị này và báo tin cho biết:
"- Này Hiền giả, Thế Tôn sau khi đi khất thực, ăn xong và đi khất thực trở về, đã đi đến vườn của Pàtikaputta để nghỉ trưa. Mong quý vị hãy đến! Mong quý vị hãy đến! Sẽ có biểu diễn pháp thượng nhân thần thông giữa các vị Sa-môn thiện xảo."
Này Bhaggava, các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo có danh tiếng suy nghĩ: "Sẽ có biểu diễn pháp thượng nhân thần thông giữa các vị Sa-môn thiện xảo. Vậy chúng ta hãy đi đến đó."
Này Bhaggava, rồi các Licchavi có danh tiếng, các Bà-la-môn có địa vị, các Gia chủ giàu sang, các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo có danh tiếng cùng đi đến vườn của Pàtikaputta. Này Bhaggava, như vậy Hội chúng này lên đến hàng trăm hàng ngàn người.
Này Bhaggava, Hội chúng ấy được nghe: "Lõa thể Pàtikaputta hoảng sợ, run rẩy, lông tóc dựng ngược đã đi đến vườn các du sĩ Tindukkhànu." Này Bhaggava, Hội chúng liền cho gọi một người và bảo:
"- Này bạn hãy đi đến vườn các du sĩ Tindukkhànu, gặp lõa thể Pàtikaputta và nói như sau: "Này bạn Pàtikaputta hãy đến. Các Licchavi danh tiếng đã đến, các Bà-la-môn có địa vị, các Gia chủ giàu sang, các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo có danh tiếng cũng đã đến. Sa-môn Gotama đang ngồi nghỉ trưa tại vườn của Hiền giả. Này Hiền giả Pàtikaputta, lời nói sau đây được Hiền giả nói tại Hội chúng ở Vesàli: "Sa-môn là người có trí, ta cũng là người có trí. Người có trí có thể trình bày pháp thượng nhân thần thông nhờ trí lực của mình. Nếu Sa-môn Gotama chịu đi nửa đường, ta chịu đi nửa đường. Và hai chúng ta có thể thực hiện pháp thượng nhân thần thông ở tại đây. Nếu Sa-môn Gotama thực hiện một pháp thượng nhân thần thông, thời ta sẽ thực hiện hai pháp. Nếu Sa-môn Gotama thực hiện hai pháp thượng thần thông, thời ta sẽ thực hiện bốn pháp. Nếu Sa-môn Gotama thực hiện bốn pháp thượng nhân thần thông, thời ta sẽ thực hiện tám pháp. Như vậy Sa-môn Gotama thực hiện bao nhiêu pháp thượng nhân thần thông, thời ta sẽ thực hiện gấp hai lần. "Này Hiền giả Pàtikaputta, hãy chịu đi nửa đường. Sa-môn Gotama đã đi hết tất cả nửa đường rồi và đang ngồi nghỉ trưa tại vườn của Hiền giả!".
"- Này bạn Pàtikaputta, hãy đi đến. Các Licchavi danh tiếng... Sa-môn Gotama đang ngồi nghỉ trưa tại vườn của Hiền giả. Này Hiền giả Pàtikaputta, lời nói sau được Hiền giả nói tại Hội chúng ở Vesàli: "Sa-môn Gotama là người có trí, ta cũng là người có trí... ta sẽ thực hiện gấp hai lần". Này Hiền giả Pàtikaputta, hãy chịu đi nửa đường, Sa-môn Gotama đã đi hết tất cả nửa đường và ngồi nghỉ trưa tại vườn của Hiền giả."
Này Bhaggava, khi nghe nói vậy, lõa thể Pàtikaputta trả lời:
"- Này Bạn, tôi sẽ đến; này Bạn, tôi sẽ đến".
Nhưng ông ấy như trườn bò qua lại tại chỗ, không thể đứng dậy khỏi chỗ ngồi. Này Bhaggava, người ấy nói với lõa thể Pàtikaputta:
"- Này Hiền giả Pàtikaputta sao lại như vậy? Hình như mông của Hiền giả dính liền vào ghế, hay ghế dính liền vào mông của Hiền giả?
"- Này Bạn, tôi sẽ đến; này Bạn, tôi sẽ đến."
Tuy nói vậy nhưng ông ấy trườn bò qua lại tại chỗ, không có thể đứng dậy khỏi chỗ ngồi.
Này Bhaggava, được nói vậy, lõa thể Pàtikaputta tuy nói: "Này Bạn, tôi sẽ đến; này Bạn, tôi sẽ đến"; nhưng ông ấy trườn bò qua lại tại chỗ không có thể đứng dậy khỏi chỗ ngồi.
"- Lõa thể Pàtikaputta đã thảm bại, tuy nói: "Này Bạn, tôi sẽ đến; này Bạn, tôi sẽ đến", lại trườn bò qua lại, không thể đứng dậy khỏi chỗ ngồi."
Này Bhaggava, khi nghe vậy Ta nói với Hội chúng:
"- Này các Hiền giả, lõa thể Pàtikaputta không có thể đến gặp mặt Ta, nếu ông ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy. Nếu ông ấy nghĩ rằng ông ấy sẽ đến gặp mặt Ta mà không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy, thời đầu của ông ấy sẽ bị bể tan."
II
"- Các Hiền giả hãy chờ một lát, để tôi đi, xem có thể đưa lõa thể Pàtikaputta đến Hội chúng này không?"
Này Bhaggava, rồi vị đại thần Licchavi ấy đi đến vườn các du sĩ Tindukkhànu, gặp mặt lõa thể Pàtikaputta và nói với ông ấy:
"- Này bạn Pàtikaputta hãy đến! Các Licchavi danh tiếng đã đến, và các Bà-la-môn có địa vị, các Gia chủ giàu sang, các Sa-môn, Ba la môn ngoại đạo có danh tiếng cũng đã đến; còn Sa-môn Gotama đang ngồi nghỉ trưa tại vườn của Hiền giả. Này Hiền giả Pàtikaputta, Hiền giả đã tuyên bố giữa Hội chúng Vesàli: "Sa-môn Gotama là người có trí, ta cũng là người có trí... thời ta sẽ thực hiện gấp hai lần". Này Hiền giả Pàtikaputta, hãy chịu đi nửa đường. Sa-môn Gotama đã đi hết tất cả nửa đường rồi và đang ngồi nghỉ trưa tại vườn của Hiền giả. Này Hiền giả Pàtikaputta, Sa-môn Gotama đã nói với Hội chúng về Hiền giả như sau: "Lõa thể Pàtikaputta không có thể đến gặp mặt Ta nếu ông ấy không từ bỏ lời nói ấy... ông ấy có thể đến gặp mặt Thế Tôn thì đầu của ông ấy sẽ bị bể tan". Này Hiền giả Pàtikaputta hãy đến! Nếu Hiền gỉa đến, chúng tôi sẽ làm cho Hiền giả thắng và làm cho Sa-môn Gotama thất bại."
"- Này Hiền giả Pàtikaputta, sao lại vậy? Hình như mông của Hiền giả dính liền vào ghế, hay ghế dính liền vào mông của Hiền giả. Tuy nói: "Này Bạn, tôi sẽ đến; này Bạn, tôi sẽ đến", nhưng Hiền giả trườn bò qua lại tại chỗ, không có thể từ chỗ ngồi đứng dậy."
Này Bhaggava, khi được nói vậy, lõa thể Pàtikaputta tuy nói: "Này Bạn, tôi sẽ đến; này Bạn, tôi sẽ đến", nhưng ông ấy trườn bò qua lại tại chỗ, không có thể từ chỗ ngồi đứng dậy.
"- Lõa thể Pàtikaputta đã thảm bại, tuy nói: "Này Bạn, tôi sẽ đến; này Bạn, tôi sẽ đến", nhưng ông ấy trườn bò qua lại tại chỗ, không có thể từ chỗ ngồi đứng dậy."
Này Bhaggava, khi nghe nói vậy, Ta nói với Hội chúng ấy:
"- Này các Hiền giả, lõa thể Pàtikaputta, nếu ông ấy không từ bỏ lời nói ấy... thời đầu của ông ấy sẽ bị bể tan. Nếu quí vị Licchavi nghĩ rằng: "Chúng ta hãy cột lõa thể Pàtikaputta với dây thừng, và dùng bò kéo ông ấy lại đây, Pàtikaputta sẽ bứt đứt dây thừng ấy. Lõa thể Pàtikaputta không có thể, nếu không từ bỏ lời nói ấy..." Nếu ông ấy nghĩ rằng: "Ta không từ bỏ lời nói ấy...", thời đầu của ông ấy sẽ bị bể tan."
"- Các Hiền giả hãy chờ một lát, để tôi đi xem có thể đưa lõa thể Pàtikaputta đến Hội chúng này hay không?"
Này Bhaggava, rồi Jàliya, đệ tử của Dàrupatti đi đến vườn các du sĩ Tindukkhànu, gặp mặt lõa thể Pàtikaputta và nói với ông ấy:
"- Này bạn Pàtikaputta hãy đến. Các Licchavi danh tiếng đã đến... Sa-môn Gotama nay đang ngồi nghỉ trưa tại vườn của Hiền giả. Này Hiền giả Pàtikaputta, Hiền giả đã tuyên bố giữa Hội chúng Vesàli như sau: "Sa-môn Gotama là người có trí... thời ta sẽ thực pháp gấp hai lần." Này Hiền giả Pàtikaputta, hãy chịu đi nửa đường. Sa-môn Gotama đã đi hết tất cả nửa đường rồi và đang ngồi nghỉ trưa tại vườn của Hiền giả. Này Hiền giả Pàtikaputta, Sa-môn Gotama đã nói với Hội chúng về Hiền giả như sau: "Lõa thể Pàtikaputta nếu không từ bỏ lời nói ấy... Nếu ông ấy nghĩ rằng: "Ta không bỏ lời nói ấy... có thể đến gặp mặt Sa-môn Gotama...", thì đầu của ông ấy sẽ bị bể tan". Nếu quý vị Licchavi nghĩ rằng: "Chúng ta hãy cột lõa thể Pàtikaputta với dây thừng, và dùng bò kéo ông ấy lại đây", Pàtikaputta sẽ bứt đứt dây thừng ấy. Lõa thể Pàtikaputta không có thể, nếu không từ bỏ lời nói ấy... đầu của ông ấy sẽ bị bể tan". Này Hiền giả Pàtikaputta hãy đến. Nếu Hiền giả đến, chúng tôi sẽ làm cho Hiền giả thắng, và làm cho Sa-môn Gotama thất bại."
"- Này Hiền giả Pàtikaputta sao lại vậy? Hình như mông của Hiền giả dính liền vào ghế, hay ghế dính vào mông của Hiền giả. Tuy nói: "Này Bạn, tôi sẽ đến; này Bạn, tôi sẽ đến", nhưng Hiền giả trườn bò qua lại tại chỗ, không có thể từ chỗ ngồi đứng dậy."
Này Bhaggava, được nói vậy, lõa thể Pàtikaputta, tuy nói: "Này Bạn, tôi sẽ đến; này Bạn, tôi sẽ đến", lại trườn bò qua lại tại chỗ, không có thể từ chỗ ngồi đứng dậy."
"- Này Hiền giả Pàtikaputta, thuở xưa con sư tử vua các loài thú suy nghĩ: "Ta hãy y cứ vào một khu rừng để xây dựng sào huyệt. Sau khi xây dựng sào huyệt, vào buổi chiều ta sẽ ra khỏi sào huyệt, duỗi chân cho khỏe, rồi nhìn khắp bốn phương và ba lần rống tiếng rống con sư tử. Sau khi rống tiếng rống con sư tử, ta sẽ đi đến chỗ các thú qua lại, tìm giết những con thú tốt đẹp nhất, ăn các loại thịt mềm mại rồi trở về sào huyệt lại".
"Này Hiền giả, con sư tử ấy y cứ vào một khu rừng để xây dựng sào huyệt, vào buổi chiều ra khỏi sào huyệt, duỗi chân cho khỏe, rồi nhìn khắp bốn phương và ba lần rống tiếng rống con sư tử. Sau khi rống tiếng rống con sư tử, nó đi đến chỗ các thú qua lại, tìm giết những con thú tốt đẹp nhất, ăn các loại thịt mềm mại rồi trở về sào huyệt lại.
"Này Hiền giả, con chó rừng kia ý cứ vào một khu rừng để xây dựng sào huyệt, duỗi chân cho khỏe, rồi nhìn khắp bốn phương và định ba lần rống tiếng rống con sư tử. Nhưng nó chỉ kêu lên tiếng loại chó rừng, tiếng sủa loại chó rừng. Ai có thể so sánh tiếng sủa con chó rừng đê tiện với tiếng rống con sư tử?
"Cũng vậy, này Hiền giả Pàtikaputta, Hiền giả sống dựa trên uy tín của bậc Thiện Thệ, ăn uống đồ tàn thực của bậc Thiện Thệ, thế mà tự nghĩ có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Bọn Pàtikaputta đê tiện là ai, lại có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Giác?"
Chó rừng nhìn tự thân,
Tự nghĩ là sư tử.
Nó sủa tiếng chó rừng,
Loại chó rừng đê tiện.
Chó rừng sủa là ai?
Ai rống tiếng sư tử?
"Cũng vậy, này Hiền giả Pàtikaputta, Hiền giả sống dựa trên uy tín của bậc Thiện Thệ, ăn uống đồ tàn thực của bậc Thiện Thệ, thế mà nghĩ có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Bọn Pàtikaputta đê tiện là ai, lại có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A la hán, Chánh đẳng Giác?"
Lang thang trong rừng mát,
Tự sống đồ tàn thực,
Đến nỗi không thấy mình,
Tự nghĩ mình là cọp,
Rồi sủa tiếng chó rừng,
Loại chó rừng đê tiện.
"Cũng vậy, này Hiền giả Pàtikaputta, Hiền giả sống dựa trên uy tín của bậc Thiện Thệ, ăn uống đồ tàn thực của bậc Thiện Thệ, thế mà nghĩ có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Bọn Pàtikaputta đê tiện là ai, lại có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Giác?"
Ăn cóc, chuột kho thóc,
Ăn xác quăng nghĩa địa,
Sống Đại lâm, Không lâm,
Tự nghĩ là vua thú.
Nó sủa tiếng chó rừng,
Loại chó rừng đê tiện.
Chó rừng sủa là ai?
Ai rống tiếng sư tử?
"Cũng vậy này Hiền giả Pàtikaputta, Hiền giả sống dựa trên uy tín của bậc Thiện Thệ, ăn uống đồ tàn thực của bậc Thiện Thệ, thế mà tự nghĩ có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Bọn Pàtikaputta đê tiện là ai, lại có thể trịch thượng với các bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Giác?"
"- Lõa thể Pàtikaputta đã thảm bại, tuy nói: "Này Bạn, tôi sẽ đến; này Bạn, tôi sẽ đến", nhưng ông ấy trườn bò qua lại tại chỗ, không có thể từ chỗ ngồi đứng dậy."
"- Này các Hiền giả, lõa thể Pàtikaputta, nếu ông ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy, thì không có thể đến gặp mặt Ta được. Nếu ông ấy nghĩ rằng: "Ta tuy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không từ bỏ tà kiến ấy, có thể đến gặp mặt Sa-môn Gotama được", thì đầu của ông ấy sẽ bị bể tan. Nếu quý vị Licchavi nghĩ rằng: "Chúng ta hãy cột lõa thể Pàtikaputta với dây thừng và dùng bò kéo ông ấy lại đây". Pàtikaputta sẽ bứt đứt dây thừng ấy. Lõa thể Pàtikaputta không có thể không từ bỏ lời nói ấy... có thể đến gặp mặt Ta được. Nếu ông ấy nghĩ rằng: "Ta có thể không từ bỏ lời nói ấy... có thể đến gặp mặt Sa-môn Gotama được", thì đầu của ông ấy sẽ bị bể tan."
"- Này Sunakkhatta, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải điều Ta nói cho Ngươi về lõa thể Pàtikaputta, đã được thực hiện đúng như vậy, không có gì khác?
"- Bạch Thế Tôn, điều Thế Tôn nói cho con về lõa thể Pàtikaputta đã được thực hiện đúng như vậy, không có gì khác.
"- Này Sunakkhatta, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thì có phải pháp thượng nhân thần thông đã được thực hiện hay không được thực hiện?
"- Bạch Thế Tôn, sự kiện là như vậy, thì pháp thượng nhân thần thông đã được thực hiện, không phải không thực hiện.
- "Này kẻ ngu kia, như vậy là pháp thượng nhân thần thông đã được Ta thực hiện, thế mà Ngươi lại nói: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không thực hiện pháp thượng nhân thần thông." Này kẻ ngu kia, hãy thấy sự lỗi lầm của Ngươi như vậy là như thế nào!"
Này Bhaggava, như vậy Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi dầu được Ta nói vậy, từ bỏ pháp luật này, như người phải rơi vào đọa xứ, địa ngục.
"- Có phải chư Tôn giả lại tuyên bố về khởi nguyên thế giới theo truyền thống là do Tự tại Thiên tạo ra, do Phạm thiên tạo ra?"
Được Ta hỏi vậy, quý vị ấy trả lời:
"- Vâng!"
Ta nói với quý vị ấy:
"- Sao chư Tôn giả lại tuyên bố về khởi nguyên thế giới theo thuyền thống là do Tự tại Thiên tạo ra, do Phạm thiên tạo ra"?
Được Ta hỏi vậy, quý vị ấy không thể trả lời được. Không thể trả lời được, quý vị ấy hỏi lại Ta, và được hỏi vậy, Ta trả lời như sau:
Các vị ấy nói như sau:
"- Này Tôn giả Gotama, chúng tôi có nghe đúng như Tôn giả Gotama nói: "Này Bhaggava, Ta biết về khởi nguyên thế giới... mà Như Lai không rơi vào lầm lỗi."
"- Có phải chư Tôn giả tuyên bố về khởi nguyên thế giới theo truyền thống là do nhiễm hoặc vì dục lạc?"
Được Ta hỏi vậy, quý vị ấy trả lời:
"- Vâng."
Ta nói với quý vị ấy:
"- Sao chư Hiền giả lại tuyên bố về khởi nguyên thế giới truyền thống, là do nhiễm hoặc bởi dục lạc?"
Được Ta hỏi như vậy, quý vị ấy không thể trả lời được. Không thể trả lời được, quý vị ấy hỏi lại Ta, và được hỏi vậy, Ta trả lời như sau:
"- Này các Hiền giả, có những hạng chư Thiên gọi là Khiddàpadosikà (bị nhiễm hoặc bởi dục lạc). Những vị này sống lâu ngày, mê say trong hý tiếu dục lạc. Vì sống lâu ngày, mê say trong hý tiếu dục lạc, nên bị thất niệm. Do thất niệm, chư Thiên ấy thác sanh, từ bỏ thân thể của họ. Sự tình này xảy ra. Một trong các loài hữu tình kia khi thác sanh, từ bỏ thân thể ấy, lại sanh đến chỗ này. Khi đến tại chỗ này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ đến đời sống quá khứ ấy chớ không nhớ xa hơn đời sống ấy. Vị ấy nói: "Những vị Thiên không bị nhiễm hoặc vì dục lạc, họ sống lâu ngày không mê say trong hý tiếu dục lạc. Vì sống lâu ngày không mê say trong hý tiếu dục lạc, nên không bị thất niệm. Nhờ không thất niệm, nên Chư Thiên ấy không thác sanh, không từ bỏ thân thể của họ, sống thường hằng, kiên cố, thường trú, không bị chuyển biến, thường trú như vậy mãi mãi. Còn chúng ta đã bị nhiễm hoặc bởi dục lạc, sống lâu ngày mê say trong hý tiếu dục lạc. Vì chúng ta sống lâu ngày mê say trong hý tiếu dục lạc nên bị thất niệm. Do thất niệm, chúng ta từ bỏ thân thể này, sống vô thường, không kiên cố, yểu thọ, chịu sự biến dịch và thác sanh đến chỗ này". Này các Tôn giả, như vậy quý vị tuyên bố về khởi nguyên thế giới theo truyền thống là do nhiễm hoặc vì dục lạc có phải không?"
Các vị ấy nói như sau:
"- Này Tôn giả Gotama, chúng tôi có nghe đúng như Tôn giả Gotama đã nói: "Này Bhaggava, Ta biết về khởi nguyên thế giới,... mà Như Lai không rơi vào lầm lỗi".
"- Có phải chư Tôn giả tuyên bố về khởi nguyên thế giới theo truyền thống là do nhiễm hoặc bởi tâm trí?"
Được Ta hỏi vậy, quý vị ấy trả lời:
- "Vâng".
Ta nói với quý vị ấy:
"- Sao chư Tôn giả lại tuyên bố về khởi nguyên thế giới theo truyền thống là do nhiễm hoặc bởi tâm trí?"
Được Ta hỏi vậy, quý vị ấy không thể trả lời được. Không thể trả lời được, quý vị ấy hỏi lại Ta, và được hỏi vậy, Ta trả lời như sau:
"- Chư Hiền giả, có những hạng chư Thiên gọi là Manopadosikà (nhiễm hoặc bởi tâm trí.) Họ sống lâu ngày, nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau. Vì sống lâu ngày, nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, tâm trí của họ oán ghét lẫn nhau. Vì tâm trí oán ghét lẫn nhau, nên thân họ mệt mỏi, tâm họ mệt mỏi. Các hạng chư Thiên ấy thác sanh, từ bỏ thân này của họ. Các Hiền giả, sự tình này xảy ra. Một trong các loài hữu tình kia, khi thác sanh, từ bỏ thân thể ấy, lại sanh đến cõi này. Khi sanh đến cõi này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ đến đời sống ấy. Vị ấy nói rằng: "Chư Thiên không bị nhiễm hoặc bởi tâm trí, họ sống lâu ngày không bị nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, tâm trí của họ không oán ghét nhau. Vì tâm trí họ không oán ghét nhau, nên thân họ không mệt mỏi, tâm họ không mệt mỏi. Hạng chư Thiên ấy không thác sanh từ bỏ thân thể của họ, sống thường hằng, kiên cố, thường trú, không bị chuyển biến, thường trú như vậy mãi mãi. Còn chúng ta bị nhiễm hoặc bởi tâm trí, sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, nên tâm trí chúng ta oán ghét lẫn nhau. Vì tâm trí chúng ta oán ghét lẫn nhau, nên thân mệt mỏi và tâm mệt mỏi. Chúng thác sanh, từ bỏ thân này, sống vô thường không kiên cố, yểu thọ, chịu sự biến dịch và thác sanh đến tại chỗ này". Như vậy, này các Hiền giả, quý vị tuyên bố về khởi nguyên của thế giới theo truyền thống là do bị nhiễm hoặc bởi tâm trí."
Họ trả lời như sau:
"- Này Tôn giả Gotama, chúng tôi có nghe đúng như Tôn giả Gotama đã nói: "Này Bhaggava, Ta biết về khởi nguyên của thế giới... mà Như Lai không rơi vào lầm lỗi."
"- Có phải chư Tôn giả tuyên bố về khởi nguyên thế giới theo truyền thống là do vô nhân sanh?"
Được Ta hỏi vậy, quý vị ấy trả lời:
"- Vâng".
Ta nói với quý vị ấy:
"- Sao chư Tôn giả lại tuyên bố về khởi nguyên thế giới theo truyền thống là do vô nhân sanh?"
Được Ta hỏi vậy, quý vị ấy không thể trả lời được. Không thể trả lời được, quý vị ấy hỏi lại Ta, và được hỏi vậy, Ta trả lời như sau:
"- Chư Hiền giả, có những chư Thiên gọi là Vô tưởng hữu tình. Khi một tưởng niệm khởi lên, thời chư Thiên ấy thác sanh, từ bỏ thân chư Thiên của mình. Chư Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra. Một trong loài hữu tình ấy, khi thác sanh, từ bỏ thân chư Thiên ấy của mình, lại sanh đến cõi này. Khi đến tại chỗ này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhiệt tâm... nên tâm nhập định. Vị ấy nhớ đến khi tưởng niệm phát sanh, chớ không nhớ xa hơn nữa. Vị ấy nói: "Bản ngã về thế giới do vô nhân sanh. Tại sao vậy? Vì rằng: Tôi trước kia không có, nay có. Từ nơi trạng thái không có, tôi trở thành loại hữu tình". Như vậy, này các Tôn giả, quý vị tuyên bố về khởi nguyên thế giới theo truyền thống là do vô nhân sanh có phải như vậy không?"
Họ trả lời:
"- Này Hiền giả Gotama, chúng tôi có nghe đúng như Tôn giả Gotama đã nói: "Này Bhaggava, Ta biết về khởi nguyên thế giới, Ta còn biết hơn thế nữa. Và khi Ta biết như vậy, Ta không có chấp trước. Vì không chấp trước, Ta tự thân thấu hiểu được sự an tịnh ấy. Chính nhờ chứng ngộ sự an tịnh này mà Như Lai không rơi vào lầm lỗi".
- Bạch Thế Tôn, chính họ là điên đảo khi họ chỉ trích Thế Tôn và các Tỷ-kheo là điên đảo. Con tin tưởng hoan hỷ đối với Thế Tôn khiến con tin rằng Thế Tôn có thể dạy cho con đến thanh tịnh giải thoát.
- Này Bhaggava, thật khó cho Ngươi khi Ngươi theo các kiến giải sai khác, kham nhẫn các sự việc sai khác, theo dõi những mục tiêu sai khác, đeo đuổi những mục đích sai khác, được huấn luyện theo các phương pháp sai khác để có thể đạt được thanh tịnh, giải thoát. Này Bhaggava, hãy đặt nặng lòng tin ở nơi Ta, hãy khéo gìn giữ lòng tin tưởng ấy.
- Bạch Thế Tôn, nếu thật khó cho con, khi con theo các kiến giải sai khác, kham nhẫn các sự việc sai khác, theo dõi những mục tiêu sai khác, đeo đuổi những mục đích sai khác, được huấn luyện theo các phương pháp sai khác, để có thể đạt được thanh tịnh giải thoát, thời Bạch Thế Tôn, ít nhất con cũng đặt nặng lòng tin vào Thế Tôn, và con sẽ khéo gìn giữ lòng tin tưởng ấy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, du sĩ Bhaggava hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn.
Thích Minh Châu
______________________________________________________________________________
>>> 23.Kinh Tệ túc
(PÀYÀSI SUTTANTA)
Một thời Tôn giả Kimàra Kassapa (Cưu ma la Ca-diếp) đang du hành trong nước Kosala (Câu tát la) cùng với Đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đi đến một đô thị của Kosala tên là Setavyà (Tư-ba-ê). Rồi Tôn giả Kumàra Kassapa trú về phía Bắc thành này, trong rừng Simsapà (Thi xá bà). Lúc bấy giờ, vua Pàyàsi (Kệ Túc) cư trú tại Setavyà, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, lúa gạo phì nhiêu, một vương địa do vua Pasenadi (Ba tư nặc) nước Kosala cấp, một ân tứ của vua, một tịnh ấp.
- Này Khanh, vì sao các Bà-la-môn và Gia chủ ở Setavyà đi ra khỏi thành Setavyà, từng đoàn, từng chúng, từng nhóm, đi về hướng Bắc, đến tại rừng Simsapà như vậy?
- Có Sa-môn Kumàra Kassapa, đệ tử Sa-môn Gotama đang du hành trong nước Kosala cùng với Đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đã đến Setavyà, trú về phía Bắc thành này, trong rừng Simsapà. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về Tôn giả Kumàra Kassapa được khởi lên: "Tôn giả là bậc học rộng, tài cao, diệu trí, đa văn, lời nói thấu tâm, thiện xảo, biện tài" và các vị ấy đi đến yết kiến Tôn giả Kumàra Kassapa.
- Này Khanh, hãy đi đến các Bà-la-môn và Gia chủ ấy và nói với họ như sau: "Vua Pàyàsi nói các Hiền giả hãy đợi. Vua Pàyàsi cũng sẽ đến yết kiến Sa-môn Kumàra Kassapa". Sa-môn Kumàra Kassapa có thể cảm hóa các Bà-la-môn và Gia chủ ở Setavyà ngu muội và kém khả năng theo quan điểm: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo". Này Khanh, sự thật không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.
- Xin vâng, thưa Tôn chủ!
Vị quan hộ thành vâng lời vua Pàyàsi, đi đến các Bà-la-môn và Gia chủ ở Setavyà và nói:
- Chư Hiền giả hãy chờ đợi, vua Pàyàsi sẽ đến yết kiến Sa-môn Kumàra Kassapa.
- Tôn giả Kassapa, tôi có chủ thuyết và tri kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo."
- Này Tôn chủ, tôi không thấy, không nghe quan điểm như vậy, tri kiến như vậy. Sao Tôn chủ lại nói: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo"? Thưa Tôn chủ, tôi sẽ hỏi Tôn chủ một vài câu hỏi. Tôn chủ hãy tùy theo đó mà trả lời. Tôn chủ nghĩ thế nào? Mặt trời và mặt trăng này, chúng thuộc thế giới này hay thế giới khác? Chúng thuộc chư Thiên hay loài Người?
- Tôn giả Kassapa, mặt trời và mặt trăng thuộc thế giới khác, không phải thế giới này, chúng thuộc chư Thiên, không thuộc loài Người.
- Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, cần phải chấp nhận rằng: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo".
- Này Tôn chủ, sự kiện gì để chứng minh rằng: "Không có đời sau, không có các loài hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo"?.
- Tôn giả Kassapa, vâng, có sự kiện để chứng minh rằng: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo."
- Này Tôn chủ, như thế nào?
- Tôn giả Kassapa, tôi có những người bạn tri kỷ, thân tộc cùng một huyết thống. Những người này sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận và tà kiến. Những người này, sau một thời gian bị trọng bịnh, bị đau khổ, bị chướng tật. Khi tôi biết những vị ấy không thể khỏi những bệnh ấy được, tôi liền đi đến họ và nói: "Một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: "Những ai sát sanh, lấy của không cho, tà dâm nói láo, nói lời hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận và tà kiến, những người này sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Nay các Hiền giả sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận và tà kiến. Nếu lời nói những vị Sa-môn Bà-la-môn ấy chính xác, thời các Hiền giả sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục... Nếu các Hiền giả sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục, thời quý vị hãy đến ta và cho ta biết: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo". Các Hiền giả là các Thiện hữu thành tâm của ta, những gì Hiền giả thấy, thời sẽ là như vậy, như chính ta được thấy." Các vị này bằng lòng làm như vậy và nói: "Lành thay!" Nhưng không có ai đến nói cho tôi biết, cũng không cho gửi sứ giả đến. Này Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy nên tôi có tri kiến: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo".
- Tôn giả Kassapa, người ăn trộm ấy không được những người đem chém mình cho phép: "Thưa quý vị, quý vị cho phép tôi được đi thăm thân bằng quyến thuộc ở tại làng này, hay xã này." Những người ấy chặt ngay đầu người ăn trộm cầu xin như vậy.
- Này Tôn giả, người ăn trộm thuộc loài Người, không được phép người xử trảm mình cũng là loài Người: "Thưa quý vị cho phép tôi được đi thăm thân bằng quyến thuộc ở làng này, hay ở xã này", thời làm sao những người thân bằng quyến thuộc của Ngài, đã sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận và tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục lại được những người coi giữ địa ngục cho phép: "Thưa quý vị coi giữ địa ngục, quý vị hãy cho phép tôi về tâu với vua Pàyàsi: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo."
- Này Tôn chủ, có sự kiện gì để chứng minh rằng: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo"?
- Tôn giả Kassapa, vâng, có sự kiện để chứng minh rằng: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo."
- Này Tôn chủ, như thế nào?
- Tôn giả Kassapa, tôi có những thân bằng quyến thuộc gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Những người này, sau một thời gian bị trọng bịnh, bị đau khổ, bị chứng tật. Khi tôi biết những vị ấy không thể khỏi những bệnh ấy được, tôi liền đi đến họ và nói: "Một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm, những tri kiến như sau: "Những ai gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến, những người ấy khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào thiện thú, Thiên giới". Chư Hiền giả gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Nếu lời nói của những Sa-môn, Bà-la-môn ấy chính xác, thời các Hiền giả sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới. Nếu các Hiền giả, sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, thời quý vị hãy đến ta và cho ta biết: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo". Các Hiền giả là Thiện hữu thành tâm của ta, những gì Hiền giả thấy thời sẽ là như vậy, như chính ta được thấy". Các vị này bằng lòng làm như vậy và nói: "Lành thay! Nhưng không có ai đến nói cho tôi biết, cũng không cho gửi các sứ giả đến. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy, nên tôi có tri kiến: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo".
- Thưa không, Tôn giả Kassapa!
- Vì sao không?
- Tôn giả Kassapa, hầm phân là bất tịnh và được xem là bất tịnh, xú uế và được xem là xú uế, ghê tởm và được xem là ghê tởm, yếm ố và được xem là yếm ố. Này Tôn chủ, mùi hôi của loài Người khiến chư Thiên ghê tởm xa đến một trăm do tuần. Làm sao những người thân bằng quyến thuộc của Ngài, gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi thiện thú, Thiên giới, những người ấy có thể về tin lại cho Tôn chủ: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo". Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy nên: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo".
- Tôn chủ có sự kiện nào...
- Tôn giả Kassapa, có sự kiện nào...
- Tôn chủ, như thế nào?
- Tôn giả Kassapa, tôi có những người thân bằng quyến thuộc gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Những người này sau một thời gian bị trọng bệnh, bị đau khổ, bị chứng tật. Khi tôi biết những vị ấy không thể khỏi những bệnh ấy được, tôi liền đi đến họ và nói: "Một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: "Những ai gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và không tà kiến. Những người ấy khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào thiện thú, Thiên giới". Chư Hiền giả gìn giữ không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận và tà kiến. Nếu lời nói của những vị Sa-môn, Bà-la-môn này chính xác thời các Hiền giả, sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, thời quý vị hãy đến ta và cho ta biết: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo". Các Hiền giả là Thiện hữu thành tâm của ta, những gì Hiền giả thấy sẽ là như vậy, như chính ta được thấy." Các vị này bằng lòng làm như vậy và nói: "Lành thay!" Nhưng không ai đến nói cho tôi biết, cũng không cho gửi các sứ giả đến. Này Tôn giả Kassapa sự kiện là như vậy, nên tôi có tri kiến: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo."
- Thưa không, Tôn giả Kassapa! Tôn giả Kassapa, vì chúng tôi sẽ chết đã lâu rồi. Nhưng ai cho Tôn giả Kassapa biết: "Có chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Hay chư Thiên ở Tam thập tam thiên tuổi thọ là như vậy". Chúng tôi không tin người ấy, khi người ấy nói: "Có chư Thiên ở Tam thập tam thiên! Hay chư Thiên ở Tam thập tam thiên, tuổi thọ là như vậy!"
- Này Tôn chủ, như có người sanh ra đã mù, không thấy được các sắc đen hay trắng, không thấy được các sắc xanh, hay các sắc vàng, các sắc đỏ, hay các sắc nâu, không thấy được các sắc tế nhị hay thô cứng, không thấy được các sao hay mặt trăng. Người ấy nói: "Không có các sắc đen hay trắng, không có người thấy các sắc đen hay trắng; không có sắc xanh, không có người thấy các sắc xanh; không có sắc vàng, không có người thấy các sắc vàng; không có sắc đỏ, không có người thấy các sắc đỏ; không có sắc nâu, không có người thấy các sắc nâu, không sắc tế nhị, thô cứng, không có người thấy các sắc tế nhị, thô cứng; không có các sao, không có người thấy các sao; không có mặt trăng, mặt trời, không có người thấy mặt trăng mặt trời. Tôi không biết vật này, tôi không thấy vật này, nên vật này không có. Này Tôn chủ, nói như vậy có phải nói một cách hợp lý không?
- Thưa không, Tôn giả Kassapa. Có các sắc đen, trắng, có người thấy các sắc đen trắng; có sắc xanh, có người thấy các sắc xanh; có sắc vàng, có người thấy các sắc vàng; có sắc đỏ, có người thấy các sắc đỏ; có sắc nâu, có người thấy các sắc nâu; có các vật tế nhị thô cứng, có người thấy các vật tế nhị, thô cứng; có các vì sao, có người thấy các vì sao; có mặt trăng, mặt trời, có người thấy mặt trăng mặt trời. "Tôi không biết vật này, tôi không thấy vật này, do vậy vật này không có." Tôn giả Kassapa, ai nói như vậy là nói không hợp lý!
- Cũng vậy này Tôn chủ, Ngài nói cũng giống người sinh ra đã mù khi Ngài nói với tôi: "Ai bảo Tôn giả Kassapa biết rằng: "Có chư Thiên ở Tam thập tam thiên," hay "Chư Thiên ở Tam thập Tam thiên tuổi thọ là như vậy!" Chúng tôi không tin Tôn giả Kassapa, khi Tôn giả nói: "Có chư Thiên ở Tam thập tam thiên," hay "Chư Thiên ở Tam thập tam thiên tuổi thọ là như vậy".
Này Tôn chủ, đời sau không như Ngài nghĩ có thể thấy bằng con mắt thịt. Này Tôn chủ, có những Sa-môn, Bà-la-môn, sống những chỗ hẻo lánh trong rừng, ít có tiếng ồn, ít có tiếng động. Tại những chỗ ấy, các vị này sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, làm cho Thiên nhãn trong sạch. Rồi với Thiên nhãn thanh tịnh thắng xa loài Người, các vị này thấy đời này, đời sau, và thấy các loại hóa sanh. Này Tôn chủ, đời sau phải được thấy như vậy. Không phải như Ngài nghĩ với con mắt thịt. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, nên tôi có tri kiến: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo."
- Tôn chủ có sự kiện nào khác...
- Tôn giả Kassapa, có sự kiện...
- Tôn chủ, như thế nào?
- Tôn giả Kassapa, ở đây tôi thấy có những Sa-môn, Bà-la-môn giữ giới, thiện tánh, ham sống, ngại chết, ham sướng, ngại khổ. Tôn giả Kassapa, rồi tôi nghĩ: "Nếu những Sa-môn, Bà-la-môn này giữ giới, có thiện tánh, được biết: "Sau khi chúng ta chết rồi, đời chúng ta sẽ được tốt đẹp hơn." Rồi những Sa-môn, Bà-la-môn giữ giới, có thiện tánh ấy, hoặc uống thuốc độc, hoặc lấy kiếm đâm, hoặc tự giết mình bằng cách treo cổ, hay tự lao mình xuống hố sâu. Vì những Sa-môn, Bà-la-môn giữ giới có thiện tánh ấy không được biết: "Sau khi chúng ta chết rồi, đời chúng ta sẽ được tốt đẹp hơn." Do vậy các Sa-môn, Bà-la-môn giữ giới, có thiện tánh ấy ham sống, ngại chết, ham sướng, ngại khổ. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo."
Lần thứ hai, đứa con trai ấy nói với Tiểu phu nhân kia: "Này Tiểu mẫu, phàm có tài sản gì, hoặc lúa, hoặc bạc, hoặc vàng, tất cả đều là của tôi. Tiểu mẫu nay không có gì hết. Tiểu mẫu hãy giao cho tôi gia tài của cha tôi." Lần thứ hai, Bà-la-môn nữ kia nói với đứa trai ấy: "Tiểu tử hãy chờ ta sanh con. Nếu ta sanh con trai thì một phần gia tài thuộc về nó. Nếu ta sanh con gái, thời nó sẽ hầu hạ con."
Lần thứ ba, đứa con trai ấy nói với Tiểu phu nhân kia: "Này Tiểu mẫu, phàm có tài sản gì, hoặc lúa, hoặc bạc, hoặc vàng, tất cả đều là của tôi. Tiểu mẫu không có gì hết. Tiểu mẫu hãy giao cho tôi gia tài của cha tôi". Rồi người Ba la môn nữ ấy lấy một con dao, vào trong nội phòng và rạch bụng ra. "Ta muốn biết đó là con trai hay con gái." Như vậy người đàn bà ấy hại đời sống của mình, hại luôn cái thai và hại luôn tài sản của mình vì đã đi tìm của thừa tự một cách ngu xuẩn và si mê, nên gặp phải nguy hiểm và tai nạn. Cũng vậy, vì ngu xuẩn và si mê, Ngài gặp phải nguy hiểm và tai nạn khi Ngài đi tìm đời sau một cách vô trí, cũng giống Bà-la-môn nữ kia, vì ngu xuẩn và si mê, đã đi tìm thừa tự một cách vô trí. Này Tôn chủ, các vị Sa-môn, Bà-la-môn giữ giới, có thiện tánh không bắt buộc cái gì chưa chín phải chín. Vì có trí, các vị ấy chờ chín muồi đến. Này Tôn chủ, các vị Sa-môn, Bà-la-môn giữ giới có thiện tánh cần thiết đến mạng sống. Này Tôn chủ, nếu các Sa-môn, Bà-la-môn giữ giới có thiện tánh sống lâu ở trên đời này bao nhiêu, các vị ấy làm được nhiều công đức bấy nhiêu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy nên: "Có đời sau, có các loài hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo."
- Tôn chủ có sự kiện nào khác...
- Tôn giả Kassapa, có sự kiện...
- Này Tôn chủ như thế nào?
- Này Tôn giả Kassapa, ở đây có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi và nói: "Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn. "Tôi nói với họ: "Các Hiền giả, hãy bỏ sống người này trong một cái chum, bịt miệng chum lại, dùng da ướt bao lại, dùng đất sét ướt quện lại trét trên miệng chum, nhắc chum ấy trên cái lò và nổi lửa đốt. Các người ấy đáp: "Xin vâng!", rồi họ bỏ sống người ấy trong cái chum, bịt miệng chum lại, dùng da ướt bao lại, dùng đất sét ướt quện lại trét trên miệng chum lại, nhắc chum ấy trên cái lò và nổi lửa đốt. Khi chúng tôi biết người ấy đã chết, liền nhắc chum ấy xuống, cởi các dây buộc, mở miệng chum ra vội vàng nhìn kỹ: "Chúng ta mong được thấy linh hồn (người chết) đi ra". Nhưng chúng tôi không thấy linh hồn người chết đi ra. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy nên tôi tin rằng. "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo".
- Tôn giả Kassapa, tôi xác nhận khi đi nghỉ trưa, tôi có thấy những cảnh mộng hoan lạc ở vườn, ở rừng, ở đồng bằng, ở ao hồ.
- Trong khi ấy, có phải Ngài được một số người hầu hạ một bên, những người gù lưng, thấp lùn, thiếu phụ và con gái?
- Vâng, Tôn giả Kassapa, trong khi ấy, tôi được một số người hầu hạ một bên, những người gù lưng, thấp lùn, thiếu phụ và con gái.
- Và họ thấy linh hồn của Ngài đi ra hay đi vào không?
- Tôn giả Kassapa, thưa không.
- Này Tôn chủ, họ không thấy linh hồn của Tôn chủ đi ra hay đi vào, thời làm sao Ngài có thể thấy linh hồn một người chết đi vào hay đi ra được? Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy nên tôi chấp nhận: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo."
- Tôn chủ có sự kiện nào...
- Tôn giả Kassapa, có sự kiện...
- Tôn chủ như thế nào?
- Tôn giả Kassapa, ở đời, có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: "Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn." Tôi nói với họ: "Các khanh hãy đem cân sống anh ta đi, rồi lấy cung thắt cổ cho anh ta chết, xong đem cân lại." Những người này vâng lời tôi và đáp: "Xin vâng!", rồi họ đem cân sống người ăn trộm ấy, lấy dây cung thắt cổ anh ta cho đến chết xong cân lại. Khi anh ta sống thì anh ta nhẹ, mềm mại, nhu nhuyến. Khi anh ta chết, thì anh ta nặng hơn, cứng hơn và không nhu nhuyến. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo."
- Tôn giả Kassapa, khi hòn sắt ấy cháy đỏ, hừng lửa, đỏ rực, khi ấy hòn sắt nhẹ hơn, mềm mại hơn và nhu nhuyến hơn. Khi hòn sắt ấy không cháy đỏ, không hừng lửa, nguội lạnh rồi, khi đó hòn sắt nặng hơn, cứng hơn và không nhu nhuyến.
- Này Tôn chủ, khi thân này có tuổi thọ, có sức nặng, có thức thì nó nhẹ hơn, mềm mại hơn và nhu nhuyến hơn. Khi các thân này không có tuổi thọ, không có sức nóng và không có thức thời nó nặng hơn, cứng hơn và không nhu nhuyến. Này Tôn chủ, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhập: "Có đời sau, có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo."
- Này Tôn chủ, có sự kiện nào...
- Tôn giả Kassapa, có sự kiện...
- Tôn chủ như thế nào?
- Tôn giả Kassapa, có những người bắt được một người ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: "Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn." Tôi nói với họ như sau: "Các khanh, hãy giết người này bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy của anh ta". Những người này vâng lời tôi và đáp: "Xin vâng, Tôn chủ!" rồi họ bèn giết người ấy bằng cách lột da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, và xương tủy. Khi người ấy chết một phần nửa, tôi bảo họ: "Hãy lật ngược người này nằm ngửa, và xem linh hồn của anh ta có đi ra không?" Họ lật ngược người này nằm ngửa, và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Tôi lại bảo họ: "Hãy lật người này nằm cong lại... nằm phía một bên... nằm phía bên kia... đặt người đó đứng thẳng... đặt người ấy đứng lộn đầu xuống... đánh người ấy với tay... đánh người ấy với cục đất... đánh người ấy với gậy... đánh người ấy với gươm... đánh anh ta phía bên này... đánh anh ta phía bên kia... đánh anh ta cùng khắp tất cả và xem linh hồn của anh ta có đi ra không? "Họ đánh anh ta phía bên này, đánh anh ta phía bên kia, đánh anh ta cùng khắp tất cả và chúng tôi không thấy linh hồn người ấy đi ra. Anh ta có mắt và sắc pháp các mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có tai và các tiếng có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có mũi và các hương có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có lưỡi và các vị có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Anh ta có thân và các xúc có mặt, nhưng căn không cảm thọ được. Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy, nên tôi chấp nhận: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo".
- Tôn chủ có sự kiện nào...
- Tôn giả Kassapa, có sự kiện...
- Tôn chủ như thế nào?
- Tôn giả Kassapa, nay có những người bắt được một tên ăn trộm phạm tội và đem đến cho tôi: "Thưa Tôn chủ, đây là người ăn trộm phạm tội. Hãy hình phạt anh ta như Ngài muốn." Tôi nói với họ như sau: "Các khanh hãy lột da anh ta, để chúng ta có thể thấy linh hồn của anh ta." Chúng lột da của người ấy, nhưng chúng tôi không thấy linh hồn của anh ta. Rồi tôi bảo họ: "Các khanh hãy lột da trong của người ấy... cắt thịt... cắt gân... cắt xương... đẻo cho đến xương tủy để chúng ta có thể thấy linh hồn của anh ta." Họ đẻo cho đến xương tủy của người ấy, nhưng chúng tôi không thấy linh hồn của anh ta. Này Tôn giả Kassapa, sự kiện là như vậy nên tôi chấp nhận: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo."
Rồi hai vị lãnh đạo ấy chia đoàn lữ hành thành hai, một đoàn có năm trăm cỗ xe, một đoàn có năm trăm cỗ xe. Rồi một vị lãnh đạo thâu lượm rất nhiều cỏ, củi, nước và cho đoàn lữ hành chuyển bánh. Sau khi đi hai, ba ngày, vị lãnh đạo ấy thấy một người da đen, mắt đỏ, mang theo ống tên, đeo vòng hoa súng, áo quần ướt, tóc ướt, đánh một cỗ xe do lừa kéo, bánh xe dính đầy bùn và đi từ phía trước đi lại. Thấy vậy, người lãnh đạo hỏi:
"- Bạn từ phương nào đến?
"- Từ nơi quốc độ kia đến.
"- Bạn sẽ đi đâu?
"- Sẽ đi đến địa phương tên này.
"- Bạn có thấy, trong khu rừng trước mặt, có mưa to gần đây không?
"- Thưa bạn, trong khu rừng trước mặt có mưa to, đường sá đầy sũng những nước, có nhiều cỏ, nhiều củi và nhiều nước. Hãy quăng bỏ cỏ, củi và nước cũ đi, để cỗ xe được nhẹ và đi cho mau. Chớ có làm cho đoàn xe mệt nhọc."
Khi ấy người lãnh đạo nói với những người đánh xe:
"- Này các Bạn, người này nói như sau: Trong khu rừng trước mặt có mưa to, đường sá đầy sũng nước, có nhiều cỏ, nhiều củi và nhiều nước. Hãy quăng bỏ cỏ, củi và nước cũ đi, để cỗ xe được nhẹ và đi cho mau. Chớ có làm cho đoàn xe mệt nhọc." Vậy các bạn hãy quăng cỏ, củi và nước cũ đi, để đoàn xe đi với những cỗ xe nhẹ hơn.
"- Thưa Bạn, vâng!"
Những người đánh xe vâng theo lời vị lãnh đạo đoàn lữ hành, quăng cỏ, củi và nước cũ đi và dẫn đoàn xe đi với những cỗ xe nhẹ hơn. Nhưng khi đi đến trạm nghỉ thứ nhất, họ không thấy cỏ, củi hay nước, trạm thứ hai cũng vậy... trạm thứ ba cũng vậy... trạm thứ tư cũng vậy... trạm thứ năm cũng vậy... trạm thứ sáu cũng vậy... trạm thứ bảy cũng vậy, họ không thấy cỏ, củi hay nước. Tất cả đều gặp sự bất hạnh và tai nạn. Tất cả người và vật trong lữ đoàn ấy, đều bị con Dạ xoa, phi nhân ăn thịt, chỉ còn xương để lại.
Khi người lãnh đạo đoàn thứ hai được biết: "Nay đoàn kia đi đã khá xa", bèn cho thâu lượm nhiều cỏ, củi và nước và cho đoàn khởi hành. Sau khi đi hai, ba ngày, vị lãnh đạo ấy thấy một người da đen, mắt đỏ, mang theo ống tên, đeo vòng hoa súng, áo quần ướt, tóc ướt, đánh một cỗ xe do lừa kéo, bánh xe dính đầy bùn và đi từ phía trước đi lại. Thấy vậy người lãnh đạo hỏi:
"- Bạn từ phương nào đến?
"- Từ nơi quốc độ kia đến.
"- Bạn sẽ đi đâu?
"- Sẽ đi đến địa phương tên này.
"- Bạn có thấy trong khu rừng trước mặt, có mưa to gần đây không?
"- Thưa Bạn, trong khu rừng trước mặt, có mưa to, đường sá đầy sũng những nước, có nhiều cỏ, nhiều củi và nhiều nước. Hãy quăng bỏ cỏ, củi và nước cũ đi, để cỗ xe được nhẹ và đi cho mau. Chớ có làm cho đoàn xe mệt nhọc.
Khi ấy người lãnh đạo nói với những người đánh xe:
"- Này các Bạn, người này nói như sau: Trong khu rừng trước mặt có mưa to, đường sá đầy sũng nước, có nhiều cỏ, nhiều củi và nhiều nước. Hãy bỏ cỏ, củi và nước cũ đi, để cỗ xe được nhẹ và đi cho mau. Chớ làm cho đoàn xe mệt nhọc." Nhưng này các Bạn, người ấy không phải là bạn của chúng ta, cũng không phải là bà con ruột thịt, làm sao chúng ta có thể tin người ấy được? Chớ quăng bỏ các thứ cỏ, củi và nước đã dự trữ từ trước. Hãy cho đoàn lữ hành tiến tới với các hàng hóa đã được mang theo, chúng ta không quăng bỏ đi các vật đang dự trữ từ trước.
"- Thưa Bạn, vâng."
Những người đánh xe ấy, vâng theo lời người lãnh đạo, cho đoàn lữ hành tiến tới với những hàng hóa đã mang theo. Đến trạm nghĩ thứ nhất những người này không thấy cỏ, củi hay nước, đến trạm thứ hai cũng vậy... trạm thứ ba cũng vậy... trạm thứ tư cũng vậy... trạm thứ năm cũng vậy... trạm thứ sáu cũng vậy... trạm thứ bảy cũng vậy... chúng không thấy cỏ, củi hay nước, nhưng chúng thấy đoàn lữ hành trước bị lâm vào tai nạn. Những người và thú vật trong đoàn lữ hành kia, chúng thấy các bộ xương do con Dạ xoa phi nhân ấy ăn thịt.
Rồi người lãnh đạo nói với các người đánh xe:
"- Này các Bạn, đoàn lữ hành ấy bị lâm nạn vì bị người lãnh đạo ngu si như vậy hướng dẫn. Vậy này các bạn, hãy bỏ đi những vật hạng ít giá trị của đoàn lữ hành này, hãy đem theo những vật hạng đắt giá của đoàn lữ hành kia!
"- Thưa Bạn, vâng!"
Những người đánh xe ấy vâng theo người lãnh đạo quăng bỏ đi những vật hạng ít giá trị của đoàn lữ hành của mình, đem đi theo những vật hạng đắt giá của đoàn lữ hành kia và đi qua bãi sa mạc ấy một cách an toàn, vì được hướng dẫn bởi một vị lãnh đạo sáng suốt. Cũng vậy này Tôn chủ, người ngu si không có trí sẽ gặp nạn vì đã đi tìm kiếm đời sau một cách thiếu suy tư, giống như người lãnh đạo đoàn lữ hành kia. Những ai tự nghĩ có thể tin bất cứ điều gì được nghe sẽ gặp hoạn nạn như những người đánh xe kia. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến này. Chớ để chúng đưa Ngài vào đau khổ bất hạnh lâu dài!"
Con người không được biết.
Con xúc xắc được ngậm,
Đã được bôi thoa nhiều,
Với thuốc độc đốt cháy.
Hãy ngậm đi, ngậm đi,
Con bạc ác độc kia!
Ngậm xong nhà Ngươi phải
Đau đớn vô cùng tận.
Cũng vậy này Tôn chủ. Ngài nói chẳng khác gì ví dụ người đánh bạc. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Chớ để chúng đưa Ngài vào đau khổ, bất hạnh lâu dài.
Họ mang hai bó gai, và đi đến một làng khác. Họ thấy một đống dây gai quăng bỏ. Thấy vậy một người bạn nói với người kia: "Đống dây gai quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với bó dây gai ấy. Vậy bạn hãy nhóm lại thành một bó dây gai. Tôi cũng nhóm lại thành một bó dây gai. Chúng ta hãy đem hai bó dây gai ấy đi." - "Này Bạn, tôi đem đống gai này từ xa lại, và đống gai được bó buộc kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ, bạn hãy tự biết (mà làm)." Và người bạn trước quăng bó cây gai và lấy đống dây gai.
Rồi họ đến một con đường khác. Ở đấy họ thấy nhiều vải gai được quăng bỏ. Thấy vậy, một người bạn nói với người kia: "Nhiều vải gai được quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với cây gai hoặc với dây gai. Vậy Bạn hãy quăng bỏ bao cây gai, và tôi sẽ quăng bỏ bao dây gai. Hai chúng ta sẽ mang bao vải gai này mà đi." - "Này Bạn, tôi đem đóng dây gai này từ xa lại và đống gai được buộc bó kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ. Bạn hãy tự biết (mà làm)." Và người bạn trước quăng bỏ dây gai và lấy bó vải gai.
Rồi họ đến một con đường khác. Ở đây họ thấy nhiều sồ ma được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều dây sồ ma được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều vải sồ ma được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều cây bông được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều vải bông được quăng bỏ... Sau khi thấy... nhiều sắt được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều đồng được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều thiếc được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều chì được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều bạc được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều vàng được quăng bỏ. Thấy vậy một người bạn nói với người bạn kia: "Nhiều vàng được quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với cây gai hay với dây gai, hay với vải sồ ma, hay với cây bông, hay với giây bông, hay với vải bông, hay với sắt, hay với đồng, hay với thiết, hay với chì, hay với bạc. Vậy bạn hãy quăng bỏ bao cây gai, và tôi sẽ quăng bỏ bao bạc. Hai chúng ta sẽ mang bao vàng mà đi." - "Này ban, tôi đem bao cây gai này từ xa lại, và đống gai được bó buộc kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ. Bạn hãy tự biết (mà làm)." Và người bạn trước quăng bao bạc và lấy bao vàng.
Cả hai về đến làng của mình. Người bạn đem bao cây gai về, cha mẹ người ấy không được vui vẻ, vợ con người ấy không được vui vẻ, bạn bè người ấy không được vui vẻ, và do vậy anh ta không được hạnh phúc, hoan hỷ. Còn người bạn đem bao vàng về, cha mẹ người ấy được vui vẻ, vợ con người ấy được vui vẻ, bạn bè người ấy được vui vẻ và do vậy người ấy được hạnh phúc hoan hỷ.
Cũng vậy Tôn chủ, Ngài nói không khác gì ví dụ người mang bao cây gai. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Chớ để chúng đưa Ngài vào đau khổ, bất hạnh lâu dài.
- Tôn giả Kassapa, không thể được.
- Cũng vậy, này Tôn giả, tại tế đàn nào có trâu bò bị giết hay các loại dê bị giết, hay gà và heo bị giết, hay các loại sinh vật khác bị giết, và những ai tham dự tế đàn ấy là những vị có tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Này Tôn chủ, tế đàn ấy không đem lại quả báo lớn, lợi ích lớn, danh tiếng lớn, không được quảng bá rộng lớn. Này Tôn chủ, tại tế đàn nào không có trâu bò bị giết, không có các loại dê bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loại sanh vật khác bị giết, và những ai tham dự tế đàn ấy là những vị có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định; này Tôn chủ, tế đàn ấy đem lại quả báo lớn, lợi ích lớn, danh tiếng lớn, được quảng bá rộng lớn. Này Tôn chủ, cũng như một người làm ruộng đi vào rừng đem theo hột giống và cày. Và trên một khoảng đất có cày bừa, có màu mỡ, giữa những gốc cây đã được đào lên, người ấy gieo những hột giống xuống, những hột giống ấy không bị hư sứt, không bị thúi mục, không bị gió và sức nóng phá hại, thuận mùa, có điều kiện thuận lợi và thần mưa cho mưa đúng thời. Vậy các hột giống ấy có thể lớn lên, trưởng thành lên, sum suê hoa lá, hoặc làm ruộng gặt hái được nhiều kết quả hơn?
- Tôn giả Kassapa, thật được như vậy.
- Cũng vậy, này Tôn chủ, tại tế đàn nào mà không có trâu bò bị giết, không có các loại dê bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loại sanh vật khác bị giết, và những ai tham dự tế đàn ấy là những vị có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định; này Tôn chủ, tế đàn ấy đem lại quả báo lớn, lợi ích lớn, danh tiếng lớn, được quảng bá rộng lớn.
- Này Thân hữu Uttàra, có thật chăng, sau khi cuộc bố thí đã xong, Ngươi có nói ngạo: "Với cuộc bố thí này, ta gặp được Tôn chủ Pàyàsi trong đời này, nhưng không gặp trong đời sau"?
- Thật có vậy, này Tôn chủ!
- Này Thân hữu Uttàra, tại sao, sau cuộc bố thí Ngươi lại nói ngạo như vậy: "Với cuộc bố thí này, ta được gặp Tôn chủ Pàyàsi trong đời này, nhưng không gặp trong đời sau?" Này Thân hữu Uttàra, có phải chúng ta đi tìm công đức đều trông mong kết quả của cuộc bố thí?
- Này Tôn chủ, trong cuộc bố thí của Ngài, các món ăn như thế này được đem cho, như cháo, đồ ăn phế thải, các món ăn này được Ngài không muốn lấy bàn chân của Ngài đụng đến, huống nữa là ăn: vải thô với những nền bằng hình tròn, các thứ vải này Ngài không muốn lấy bàn chân của Ngài đụng đến, huống nữa là mặc. Tôn chủ, Ngài là người thân và kính mến của chúng tôi. Như thế nào, chúng tôi có thể phối hợp cái gì thân yêu và kính mến với cái gì không thân yêu?
- Vậy này Thân hữu Uttàra, hãy phân phát các món ăn giống như các món tôi ăn, hãy phân phát các vải mặc, giống như các thứ vải mà tôi mặc.
- Xin vâng, Tôn chủ!
Thanh niên Uttàra vâng theo lời Tôn chủ Pàyàsi, đem phân phát những món ăn giống như các món tôn chủ Pàyàsi ăn, đem phân phát các thứ vải, giống như các thứ vải tôn chủ Pàyàsi mặc.
Tôn chủ Pàyàsi vì đã bố thí không được cho hoàn vị, vì đã bố thí không tự tay mình làm, vì đã bố thí không có suy tư, vì đã bố thí các đồ vật phế thải, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh nhập chúng với Bốn Đại Thiên vương, trong cung điện trống không của Serisaka. Còn thanh niên Uttàra, bị bỏ qua trong cuộc bố thí này, vì đã bố thí một cách hoàn bị, vì đã bố thí tự tay mình làm, vì đã bố thí có suy tư, vì đã bố thí các đồ không phế thải, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới nhập chúng với chư Thiên ở Tam thập tam thiên.
- Bạch Tôn giả, con là tôn chủ Pàyàsi.
- Này Hiền giả, có phải Ngươi có tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo"?
- Bạch Tôn giả, con có tà kiến như vậy: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo", nhưng nhờ Tôn giả Kumàra Kassapa, con tự thoát ly ra khỏi ác tà kiến ấy.
- Này Hiền giả, còn thanh niên Uttàra bị bỏ qua trong cuộc bố thí này, được thác sanh ở đâu?
Thích Minh Châu
________________________________________________________________
>>> 22.Kinh đại niệm xứ
(MAHÀ SATIPATHÀNA SUTTANTA)
- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo sống, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri; "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quan sát: "Đây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi." Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: "Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu."
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy vị Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại."
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Này các Tỷ-kheo, ở nơi đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất." Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất." Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất".
Như vậy vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các thọ; hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ.
Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo:
"Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham"; hay "Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham"; hay "Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân"; hay "Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân"; hay "Với tâm có si, biết rằng tâm có si"; hay "Với tâm không si, biết rằng tâm không si"; hay "Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm được thâu nhiếp"; hay "Với tâm tán loạn, biết rằng tâm bị tán loạn"; hay "Với tâm quảng đại, biết rằng tâm được quảng đại"; hay "Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không được quảng đại"; hay "Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn"; hay "Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng"; hay "Với tâm có định, biết rằng tâm có định"; hay "Với tâm không định, biết rằng tâm không định"; hay "Với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát"; hay "Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát".
Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy vị Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm.
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái?
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo, nội tâm có tham dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có tham dục"; hay nội tâm không có tham dục, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có tham dục". Và với tham dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với tham dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với tham dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay nội tâm có sân hận, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có sân hận." Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay nội tâm có nghi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có nghi." Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy, và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với năm triền cái.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư: "Đây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt. Đây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt. Đây là tưởng, đây là tưởng sanh, đây là tưởng diệt. Đây là hành, đây là hành sanh, đây là hành diệt. Đây là thức, đây là thức sanh, đây là thức diệt". Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ?
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy... và tuệ tri tai, và tuệ tri các tiếng... và tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... và tuệ tri lưỡi, và tuệ tri các vị... và tuệ tri thân và tuệ tri các xúc... và tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với Sáu Nội Ngoại xứ.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi?
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo, nội tâm có Niệm Giác chi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có Niệm Giác chi", hay nội tâm không có Niệm Giác chi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có Niệm Giác chi"; và với Niệm Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với Niệm Giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
... Hay nội tâm có Trạch pháp Giác chi..
... hay nội tâm có Tinh tấn Giác chi...
... hay nội tâm có Hỷ Giác chi...
... hay nội tâm có Khinh an Giác chi...
... hay nội tâm có Định Giác chi...
... hay nội tâm có Xả Giác chi; tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có Xả Giác chi"; hay nội tâm không có Xả Giác chi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có Xả Giác chi." Và với Xả Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với Xả Giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây"; vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật?
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo như thật tuệ tri: "Đây là khổ"; như thật tuệ tri: "Đây là khổ tập"; như thật tuệ tri: "Đây là khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt".
Này các Tỷ-kheo thế nào là sanh?
Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là sanh.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này các Tỷ-kheo, như vậy là già.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là chết.
Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là sầu? Này các Tỷ-kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là sầu.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là bi? Này các Tỷ-kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là bi.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ? Này các Tỷ-kheo, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là khổ.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là ưu? Này các Tỷ-kheo, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là ưu.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là não? Này các Tỷ-kheo, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là não.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối... chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.
Này các Tỷ-kheo, như thế nào là tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ? Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, như vậy tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.
Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.
Này các Tỷ-kheo, sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu? Ở đời, các sắc gì thân ái, các sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Ở đời cái tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các hương... ở đời các vị... ở đời các cảm xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời thân thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở sanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ... ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Ở đời sắc tầm... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.
Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy).
Này các Tỷ-kheo, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu? Ở đời các sắc gì thân ái, các sắc gì khả ái, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy. Ở đời lỗ tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các mùi hương... ở đời các vị... ở đời các xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở sanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ.. ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời sắc tầm... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.
Đó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Chánh tri kiến?
Này các Tỷ-kheo, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Chánh tri kiến.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Chánh tư duy?
Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Chánh tư duy.
Này các Tỷ-kheo thế nào là Chánh ngữ?
Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không nói ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Chánh ngữ.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Chánh nghiệp?
Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cướp, tự chế không tà dâm. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Chánh nghiệp.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Chánh mạng?
Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Chánh mạng.
Này các Tỷ-kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn?
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Đối cới các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Chánh niệm?
Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Chánh định?
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Tỷ-kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ-kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Chánh định.
Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.
_______________________________________________________________________________
>>> 21.Kinh Đế thích sở vấn
(SAKKA-PANHA-SUTTANTA)
I
Một thời, Thế Tôn trú tại Magadha (Ma-kiệt-đa) phía Đông thành Vương xá, tại làng Bà-la-môn tên Ambasanda (Am Bà La), trên ngọn núi Vediya (Tỳ Đà Sơn) phía Bắc ngôi làng, trong hang Indasàla (Nhơn Đà Sa La). Lúc bấy giờ, Thiên chủ Sakka (Đế Thích) náo nức muốn chiêm ngưỡng Thế Tôn.
Rồi Thiên chủ Sakka suy nghĩ: "Nay Thế Tôn ở tại chỗ nào, vị A-la-hán, Chánh đẳng Giác?" Thiên chủ Sakka thấy Thế Tôn trú tại Magadha, phía Đông thành Vương xá tại làng Bà-la-môn tên Ambasanda, trên ngọn núi Vediya, phía Bắc ngôi làng trong hang Indasala. Thấy vậy, Thiên chủ Sakka nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
- Này Quý vị, Thế Tôn trú ngụ tại Magadha, phía Đông thành Vương xá, tại làng Bà-la-môn tên Ambasanda, trên ngọn núi Vediya, phía Bắc ngôi làng, trong hang núi Indasala. Này quí vị, chúng ta hãy đến chiêm ngưỡng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác.
- Xin vâng, mong an lành đến cho Ngài. - Chư Thiên ở Tam thập tam thiên trả lời Thiên chủ Sakka.
- Này Khanh Pancasikha, Thế Tôn nay trú tại Magadha, phía Đông thành Vương xá, tại làng Bà-la-môn tên Ambasanda, trên ngọn núi Vediya phía Bắc ngôi làng, trong hang núi Indasàla. Này Khanh Pancasikha, chúng ta hãy đến chiêm ngưỡng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác.
- Xin vâng, mong an lành đến cho Ngài.
Pancasikha, con của Càn-thát-bà, vâng lời Thiên chủ Sakka, cầm cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và đi theo Thiên chủ Sakka.
Rồi Thiên chủ Sakka, với chư Thiên ở Tam thập tam thiên tháp tùng xung quanh, với Pancasikha, con của Càn-thát-bà đi trước, như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất ở cõi Tam thập tam thiên, hiện ra ở Magadha, phía Đông thành Vương xá, tại làng Bà-la-môn Ambasandà và đứng trên núi Vediya, phía Bắc ngôi làng.
- Núi Vediya hôm nay thật sự bị cháy, núi Vediya hôm nay thật sự có lửa đỏ rực, núi Vediya lại chói hào quang rực rỡ, làng Bà-la-môn Ambasandà cũng vậy.
Và dân chúng lo âu, lông tóc dựng ngược.
- Này Khanh Pancasikha, chư Như Lai thật khó lại gần đối với người như ta. Các Ngài nhập Thiền, hoan hỷ trong Thiền, và với mục đích ấy, an lặng tịnh cư. Vậy Khanh Pancasikha trước tiên làm cho Thế Tôn hoan hỷ, sau sự hoan hỷ do Khanh tác động, chúng ta mới đến yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác.
- Xin vâng, mong an lành đến với Ngài.
Pancasikha, con của Càn-thát-bà vâng lời Thiên chủ Sakka, cầm cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và đến tại hang núi Indasala. Khi đến xong, Pancasikha đứng lại một bên và suy nghĩ: "Ta đứng đây, không quá xa Thế Tôn, cũng không quá gần. Và tiếng sẽ được Ngài nghe".
Đứng một bên, Pancasikha, con của Càn-thát-bà gảy cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và nói lên bài kệ, liên hệ đến Phật, đến Pháp, đến A-la-hán và đến ái dục:
Ta đảnh lễ Timbaru,
Bậc phụ thân của nàng,
Đã sanh nàng Thiên nữ,
Nguồn hạnh phúc của ta,
Như gió cho kẻ mệt.
Như nước cho kẻ khát,
Nàng là tình của ta.
Như pháp với Ứng Cúng,
Như thuốc cho kẻ bệnh,
Như đồ ăn kẻ đói,
Thiên nữ với nước mát.
Hãy dập tắt lửa tình!
Như voi bị nắng thiêu,
Tẩm mình hồ nước mát,
Có cánh sen, nhụy sen.
Cũng vậy, ta muốn chìm,
Chìm sâu vào ngực nàng.
Như voi bị xiềng xích,
Hất móc câu, gậy nhọn,
Ta điên vì ngực nàng,
Hành động ta rối loạn.
Tâm ta bị nàng trói,
Di chuyển thật vô phương,
Rút lui cũng bất lực,
Như cá đã mắc câu.
Hiền nữ hãy ôm ta,
Trong cánh tay của nàng!
Hãy ôm ta, nhìn ta,
Trong ánh mắt dịu hiền.
Hãy ghì chặt lấy ta,
Thiện nữ! Ta van nàng!
Ôi Hiền nữ suối tóc,
Ái dục ta có bao!
Nhưng nay đã tăng bội,
Như đồ chúng La-hán!
Mọi công đức ta làm,
Dâng lên bậc La-hán,
Ôi Kiều nữ toàn thiện,
Nàng là quả cho ta.
Công đức khác của ta,
Đã làm trên đời này!
Ôi Kiều nữ toàn thiện,
Nàng là quả của ta!
Vị Thích tử Thiền tu,
Nhứt tâm và giác tỉnh,
Tìm cầu đạo Bất tử,
Cũng vậy ta cầu nàng!
Như người tu sung sướng,
Chứng Bồ Đề tối thượng.
Kiều nữ, ta sung sướng,
Được nhập một với nàng,
Nếu Thiên chủ Sakka,
Cho ta một ước nguyện,
Ta ước nguyện được nàng,
Vì ta quá yêu nàng!
Như Tà-la sanh quả,
Tuệ Nữ, phụ thân nàng!
Ta sẽ đảnh lễ Ngài,
Vì sanh nàng vẹn toàn.
- Này Pancasikha, huyền âm của Ngươi khéo hòa điệu với giọng ca của Ngươi, và giọng ca của Ngươi khéo hòa điệu với huyền âm của Ngươi. Này Pancasikha, do vậy huyền âm của Ngươi không thêm màu sắc cho giọng ca, hay giọng ca của Ngươi không thêm màu sắc cho huyền âm của Ngươi. Này Pancasikha, Ngươi học tại chỗ nào những bài kệ liên hệ đến Phật, Pháp, đến A-la-hán, đến ái dục như vậy?
- Bạch Thế Tôn, một thời Thế Tôn an trú ở Uruvelà, bên bờ sông Neranjara (Ni Liên Thiền), dưới gốc cây Ajapàla - nigrodha, khi mới thành Chánh đẳng Giác. Lúc bấy giờ, con yêu con gái của Timbaru, vua Càn-thát-bà, tên là Bhaddà với biệt hiệu Suriya Vaccasà. Nhưng bạch Thế Tôn, thiếu nữ lại yêu một người khác, tên là Sikhaddhi, con của Màtali người đánh xe. Bạch Thế Tôn, con không có phương tiện nào khác để chiếm được thiếu nữ. Con cầm đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva, đến tại trú xá của Timbaru, vua Càn-thát-bà. Khi đến xong, con gảy đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và nói lên bài kệ này, liên hệ đến Phật, đến Pháp, đến A-la-hán và đến ái dục:
Ta đảnh lễ Timbaru
Bậc phụ thân của nàng
Đã sanh nàng Thiên nữ
Nguồn hạnh phúc của ta.
...
Như Tà-la sanh quả,
Tuệ nữ, phụ thân nàng!
Ta sẽ đảnh lễ Ngài,
Vì sanh nàng vẹn toàn.
Bạch Thế Tôn, sau khi nghe nói vậy, Bhaddà Suriya Vaccasà nói với con như sau:
"Này Hiền giả, tôi chưa được thấy Thế Tôn tận mặt. Nhưng tôi có nghe đến Thế Tôn, khi tôi đến múa tại Thiện Pháp đường của chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Vì Hiền giả đã tán dương Thế Tôn như vậy, vậy hôm nay chúng ta sẽ gặp nhau".
Bạch Thế Tôn, rồi con được gặp nàng, không phải hôm ấy, nhưng về sau.
"Pancasikha, con của Càn-thát-bà hoan hỷ đàm luận với Thế Tôn. Và Thế Tôn đối với Pancasikha cũng vậy".
Rồi Thiên chủ Sakka nói với Pancasikha, con của Càn-thát-bà:
- Này Khanh Pancasikha, hãy thay mặt ta, đảnh lễ Thế Tôn và nói: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng với đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp túc đảnh lễ Thế Tôn".
- Xin vâng, mong an lành đến cho Ngài.
Pancasikha, con của Càn-thát-bà vâng theo lời dặn của Thiên chủ Sakka, đảnh lễ Thế Tôn và nói:
- Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng với đình thần và thuộc hạ, đầu diện tiếp túc đảnh lễ Thế Tôn.
- Này Pancasikha, mong hạnh phúc đến với Thiên chủ Sakka, với các đình thần và các thuộc hạ! Chư Thiên, loài Người, Asurà, Nàgà, Gandhabba, đều ao ước hạnh phúc. Các loại chúng sanh khác cũng vậy.
Như vậy, các Như Lai chào đón thượng chúng. Được chào đón như vậy, Thiên chủ Sakka bước vào hang Indasàla của Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Chư Thiên ở Tam thập tam thiên cũng bước vào hang Indasàla, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Pancasikha, con của Càn-thát-bà cũng bước vào hang Indasàla, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên.
Lúc bấy giờ, trong hang Indasàla, những con đường gồ ghề được làm bằng phẳng, những khoảng chật hẹp được làm cho rộng rãi, trong hang tối tăm có hào quang chiếu sáng, đó là nhờ thần lực của chư Thiên. Rồi Thế Tôn nói với Thiên chủ Sakka:
- Thật là hy hữu, Đại đức Kosiya! Thật là kỳ diệu, Đại đức Kosiya, tuy có nhiều trách nhiệm phải gánh vác, có nhiều công tác phải làm, mà vẫn đến đây được!
- Bạch Thế Tôn, đã từ lâu con muốn đến để yết kiến Thế Tôn, nhưng bị ngăn trở bởi các công việc này, công việc khác phải làm cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên, và do vậy không thể đến yết kiến Thế Tôn được. Bạch Thế Tôn, một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại cốc Salala. Bạch Thế Tôn, rồi con đến Sàvatthi để yết kiến Thế Tôn.
"- Này Hiền tỷ, hãy thay mặt ta đảnh lễ Thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka với đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp túc đảnh lễ Thế Tôn".
Được nghe nói vậy, Bhunjàti nói với con:
"- Thiện hữu, nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn. Thế Tôn đang an lặng tịnh cư.
"- Này Hiền tỷ, khi nào xuất định, hãy thay mặt ta đảnh lễ Thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp tục đảnh lễ Thế Tôn".
Bạch Thế Tôn, không hiểu Bhunjàti có thay mặt con đảnh lễ Thế Tôn không? Thế Tôn có nhớ lời bà ấy nói không?
- Này Thiên chủ, bà ấy có đảnh lễ Ta. Ta có nhớ lời bà ấy nói. Chính tiếng bánh xe của Ngài đã khiến Ta xuất định.
Tên gọi Gopakà,
Ta tin Phật, Pháp, Tăng.
Tâm niệm rất hoan hỷ.
Nhờ Thiện pháp chư Phật,
Sanh con Thần Sakka,
Hào quang, sanh Thiên giới,
Được tên Gopakà.
Ta thấy vốn Tỷ-kheo,
Hạ sanh Càn-thát-bà!
Đệ tử Gotama,
Trước sanh làm con Người,
Ta cúng dường ẩm thực,
Hầu hạ trú xứ ta.
Mắt Hiền giả ở đâu?
Không nắm giữ Pháp, Phật,
Chánh pháp tự giác hiểu,
Bậc Pháp nhãn khéo giảng.
Ta chỉ hầu Quý vị,
Được nghe Pháp bậc Thánh.
Ta là con Sakka,
Có thần lực hào quang,
Được sanh lên Thiên giới.
Các người hầu Thế Tôn,
Sống Phạm hạnh tối thượng,
Nay phải sanh hạ thân,
Mất thượng sanh hạ phẩm.
Ta nhìn thật khó chịu,
Thấy đồng môn hạ sanh
Với thân Càn-thát-bà,
Phải hầu hạ chư Thiên.
Từ địa vị cư sĩ,
Ta thấy rõ khác biệt.
Trước bà, nay đàn ông.
Ta sanh Thiên, hưởng dục.
Bị Gopakà trách mắng,
Ưu phiền đồng phát nguyện,
Phải thăng tiến nỗ lực,
Không nô lệ cho ai!
Hai trong ba vị này,
Bắt đầu hành tinh tấn,
Nhờ Gotama dạy,
Chúng tẩy sạch tâm uế,
Thấy nguy hiểm dục vọng.
Như voi bỏ dây cương,
Các vị vượt Tam thiên,
Vứt bỏ dục kiết sử,
Quỷ triền phược khó vượt,
Cùng Sakka, Pajàpati.
Hội chúng Thiện Pháp đường
Vượt quá vị đang ngồi,
Anh hùng ly dục cấu.
Thấy chúng khỏi lo ngại,
Vasava giữa Thiên chúng,
Xem chúng sinh hạ phẩm,
Nay vượt qua Tam thiên.
Suy tư lời ưu phiền,
Gopaka với Vàsava:
Đế Thích ở nhân giới,
Đức Phật gọi Thích-ca
Đã chinh phục dục vọng.
Chúng là con của Ngài,
Thất niệm khi mệnh chung,
Nhờ Ta lấy chánh niệm.
Một trong ba vị ấy,
Mang thân Càn-thát-bà.
Hai vị hướng Chánh giác,
Bỏ Thiên giới, nhập Thiền.
Đừng đệ tử nào nghi,
Vị ở đây chứng pháp.
Chúng ta đảnh lễ Phật.
Vị vượt khỏi bộc lưu,
Đã diệt trừ nghi ngờ,
Bậc chiến thắng muôn loài.
Chính ở đây, chứng pháp,
Tấn bước đạt thù thắng,
Hai vị đạt thắng vị,
Hơn phụ tá Phạm thiên,
Ôi Thiện hữu chúng tôi.
Đến đây để chứng pháp.
Nếu Thế Tôn cho phép,
Chúng con hỏi Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn nói bài kệ sau đây với Thiên chủ Sakka:
Vàsava hãy hỏi Ta,
Những gì tâm Ngươi muốn!
Mỗi câu hỏi của Ngươi,
Ta làm Ngươi thỏa mãn.
II
- Bạch Thế Tôn, do kiết sử gì, các loài Thiên, Nhân, Asurà, Nàgà, Càn-thát-bà, và tất cả những loài khác, dân chúng ao ước: "Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù". Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù?
Đó là hình thức câu hỏi thứ nhất, Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn. Và Thế Tôn trả lời câu hỏi ấy như sau:
- Do tật đố và xan tham, các loài Thiên, Nhân, Asurà, Nàgà, Càn-thát-bà và tất cả những loài khác, dân chúng ao ước: "Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù". Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù.
Đó là hình thức Thế Tôn trả lời cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:
- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ con diệt tận, do dự con tiêu tan.
- Bạch Thế Tôn, tật đố, xan tham, do nhân duyên gì, do tập khởi gì, cái gì khiến chúng sanh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có mặt thì tật đố, xan tham có mặt? Cái gì không có mặt, thì tật đố, xan tham không có mặt?
- Này Thiên chủ, tật đố và xan tham do ưa ghét làm nhân duyên, do ưa ghét làm tập khởi, ưa ghét khiến chúng sanh khởi, ưa ghét khiến chúng hiện hữu, ưa ghét có mặt thì tật đố, xan tham có mặt; ưa ghét không có mặt thì tật đố, xan tham không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, ưa ghét do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến chúng sanh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có mặt thì ưa ghét có mặt? Cái gì không có mặt thì ưa ghét không có mặt?
- Này Thiên chủ, ưa ghét do dục làm nhân duyên, do dục làm tập khởi, dục khiến chúng sanh khởi, dục khiến chúng hiện hữu. Dục có mặt thì ưa ghét có mặt; dục không có mặt thì ưa ghét không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, nhưng dục do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến dục sanh khởi, cái gì khiến dục hiện hữu? Cái gì có mặt thì dục có mặt? Cái gì không có mặt thì dục không có mặt?
- Này Thiên chủ, dục do tầm làm nhân duyên, do tầm làm tập khởi; tầm khiến dục sanh khởi, tầm khiến dục hiện hữu. Tầm có mặt thì dục có mặt; tầm không có mặt thì dục không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, tầm lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi? Cái gì khiến tầm sanh khởi, cái gì khiến tầm hiện hữu? Cái gì có mặt thì tầm có mặt? Cái gì không có mặt thì tầm không có mặt?
- Này Thiên chủ, tầm lấy các loại vọng tưởng làm nhân duyên, lấy các loại vọng tưởng hý luận làm tập khởi. Các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm sanh khởi, các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm hiện hữu. Do các loại vọng tưởng hý luận có mặt thì tầm có mặt. Do các loại vọng tưởng hý luận không có mặt thì tầm không có mặt".
- Này Thiên chủ, Ta nói hý luận có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa.
Này Thiên chủ, Ta nói hỷ cũng có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy? Ở đây, loại hỷ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời hỷ ấy cần phải tránh xa. Ở đây loại hỷ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời hỷ ấy nên thân cận. Ở đây, có hỷ câu hữu với tầm, câu hữu với tứ; có hỷ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại hỷ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.
Này Thiên chủ, Ta nói hỷ có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.
Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy? Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời ưu ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời ưu ấy nên thân cận. Ở đây, có ưu câu hữu với tầm, câu hữu với tứ, có ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.
Này Thiên chủ, Ta nói ưu có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là do nhân duyên như vậy.
Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy? Ở đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời xả ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời xả ấy nên thân cận. Ở đây, có xả câu hữu với tầm, câu hữu với tứ. Có xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.
Này Thiên chủ, Ta nói rằng xả có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.
Này Thiên chủ, vị Tỷ-kheo phải chứng đạt như vậy, phải thành tựu con đường như vậy, mới thích hợp và hướng dẫn đến sự diệt trừ các vọng tưởng hý luận.
Đó là hình thức câu trả lời Thế Tôn cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:
- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con được diệt tận, do dự của con được tiêu tan.
- Bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo phải thành tựu như thế nào, phải thành tựu biệt giải thoát luật nghi như thế nào?
Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa.
Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy? Ở đây, loại thân hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp tăng tướng, thiện pháp suy giảm", thì thân hành ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại thân hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thì thân hành ấy cần phải thân cận.
Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại cần thân cận, một loại cần tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.
Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy? Ở đây, loại khẩu hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với khâu hành này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy vong", thì khẩu hành ấy phải tránh xa. Ở đây, loại khẩu hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với khẩu hành này, bất thiện pháp suy vong, thiện pháp tăng trưởng", thì khẩu hành ấy cần phải thân cận.
Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là do nhân duyên như vậy.
Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy? Ở đây loại tầm cầu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với tầm cầu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy vong", thì loại tầm cầu ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại tầm cầu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận loại tầm cầu này, bất thiện pháp suy vong, thiện pháp tăng trưởng", thì loại tầm cầu ấy nên thân cận.
Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.
Này Thiên chủ, vị Tỷ-kheo phải thành tựu như vậy, phải thành tựu biệt giải thoát luật nghi như vậy!
Đó là hình thức Thế Tôn trả lời câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:
- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ con được diệt tận, do dự con được tiêu tan.
- Bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo phải thành tựu như thế nào, phải thành tựu hộ trì các căn như thế nào?
- Này Thiên chủ, sắc do mắt phân biệt. Ta nói rằng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, tiếng do tai phân biệt... hương do mũi phân biệt... vị do lưỡi phân biệt... xúc do thân phân biệt... Này Thiên chủ, pháp do ý phân biệt, Ta nói rằng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa.
Được nghe như vậy, Thiên chủ Sakka bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, vấn đề Thế Tôn nói một cách tóm tắt được con hiểu một cách rộng rãi. Bạch Thế Tôn, loại sắc do mắt phân biệt, khi con thân cận mà bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thời loại sắc do mắt phân biệt ấy nên tránh xa. Bạch Thế Tôn, loại sắc nào do mắt phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng, thời loại sắc do mắt phân biệt ấy nên thân cận. Bạch Thế Tôn, loại tiếng nào do tai phân biệt... loại hương nào do mũi phân biệt... loại vị nào do lưỡi phân biệt... loại xúc nào do thân phân biệt... loại pháp nào do ý phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thời loại pháp ấy nên tránh xa. Bạch Thế Tôn, loại pháp nào do ý phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng, thời loại pháp ấy nên thân cận. Bạch Thế Tôn, vấn đề Thế Tôn nói một cách tóm tắt, được con hiểu một cách rộng rãi. Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ con tiêu tan, do dự con diệt tận.
- Bạch Thế Tôn, có phải tất cả vị Sa-môn, Bà-la-môn đều đồng một tư tưởng, đồng một giới hạnh, đồng một mong cầu, đồng một chí hướng?
- Này Thiên chủ, tất cả Sa-môn, Bà-la-môn không đồng một tư tưởng, không đồng một giới hạnh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng!
- Bạch Thế Tôn, vì sao cả Sa-môn, Bà-la-môn không đồng một giới hạnh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng?
- Này Thiên chủ, thế giới này gồm có nhiều loại giới, nhiều giới sai biệt. Trong thế giới gồm có nhiều loại giới và nhiều giới sai biệt này, các loại hữu tình tự nhiên thiên chấp một loại giới nào, và khi đã thiên chấp, trở thành kiên trì, cố thủ, với định kiến: "Đây là sự thật, ngoài ra toàn là si mê". Do vậy, tất cả Sa-môn, Bà-la-môn không đồng một tư tưởng, không đồng một giới hạnh, không đồng một cứu cánh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng.
- Bạch Thế Tôn, có phải tất cả vị Sa-môn, Bà-la-môn đều đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một Phạm hạnh, đồng một mục đích?
- Này Thiên chủ, tất cả vị Sa-môn, Bà-la-môn không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một Phạm hạnh, không đồng một mục đích.
Bạch Thế Tôn, vì sao tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một Phạm hạnh, không đồng một mục đích?
- Này Thiên chủ, chỉ những vị Sa-môn Bà-la-môn nào đã giải thoát tham ái, những vị ấy mới đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một Phạm hạnh, đồng một mục đích. Do vậy, tất cả vị Sa-môn, Bà-la-môn không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một Phạm hạnh, không đồng một mục đích.
Đó là hình thức câu trả lời Thế Tôn cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:
- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ con được diệt tận, do dự con được tiêu tan.
- Bạch Thế Tôn, tham ái là bệnh tật, tham ái là mụt nhọt, tham ái là mũi tên, tham ái dắt dẫn con người tái sanh đời này, đời khác, khiến con người khi cao, khi thấp. Bạch Thế Tôn, trong khi các Sa-môn, Bà-la-môn khác ngoài giáo phái của Ngài không cho con dịp để hỏi những câu hỏi, thời Thế Tôn lại trả lời những câu hỏi ấy cho con, giảng giải rất lâu cho con, khiến mũi tên nghi ngờ, do dự của con được Thế Tôn rút nhổ đi.
- Này Thiên chủ, Ngươi có biết những câu hỏi ấy cũng được Ngươi hỏi các vị Sa-môn, Bà-la-môn khác không?
- Bạch Thế Tôn, con được biết những câu hỏi ấy cũng được con hỏi các vị Sa-môn, Bà-la-môn khác.
- Này Thiên chủ, những vị ấy trả lời với Ngươi như thế nào, nếu không gì trở ngại hãy nói cho biết.
- Bạch Thế Tôn, không gì trở ngại cho con, khi Thế Tôn ngồi nghe hay những vị như Thế Tôn.
- Này Thiên chủ, vậy Ngươi hãy nói đi.
- Bạch Thế Tôn, những vị Sa-môn, Bà-la-môn mà con nghĩ là những vị sống trong rừng an tịnh, xa vắng, con đi đến những vị ấy và hỏi những câu hỏi ấy. Các vị này không trả lời cho con, không trả lời lại hỏi ngược con: "Tôn giả tên gì?" Được hỏi vậy con trả lời: "Chư Hiền giả, tên là Thiên chủ Sakka." Rồi những vị ấy lại hỏi thêm con câu nữa: "Do công việc gì Tôn giả Thiên chủ lại đến chỗ này?" Con liền giảng cho những vị ấy Chánh pháp như con đã được nghe và đã được học. Chỉ được từng ấy, các vị hoan hỷ và nói: "Chúng tôi đã được thấy Thiên chủ Sakka. Những điều gì chúng tôi hỏi, vị ấy đều trả lời cho chúng tôi." Không những vậy, các vị này trở thành đệ tử của con, chớ không phải con là đệ tử của các vị ấy. Bạch Thế Tôn, nhưng con là đệ tử của Thế Tôn, đã chứng Dự lưu, không còn bị rơi vào đọa xứ, chắc chắn sẽ được giác ngộ.
- Này Thiên chủ, Ngươi có biết trước kia Ngươi không bao giờ có sự thoải mái như vậy, có được sự hỷ lạc như vậy?
- Bạch Thế Tôn, trước kia con không bao giờ có sự thoải mái như vậy, có được hỷ lạc như vậy.
- Này Thiên chủ, như thế nào, Ngươi biết được trước kia không bao giờ có sự thoải mái như vậy, có được sự hỷ lạc như vậy?
- Bạch Thế Tôn, thuở xưa, một trận chiến tranh xảy ra giữa chư Thiên và các vị Asurà. Bạch Thế Tôn, trong trận chiến tranh này, chư Thiên thắng trận, các loài Asurà bại trận. Bạch Thế Tôn sau khi thắng trận, con là người thắng trận, con suy nghĩ: "Nay cam lồ của chư Thiên và cam lồ của Asurà, cả hai loại cam lồ, chư Thiên sẽ được nếm." Bạch Thế Tôn, thoải mái ấy, hỷ lạc ấy do gậy trượng đem lại, do đao kiếm đem lại, không đưa đến yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, thoải mái này, hỷ lạc này nhờ nghe Chánh pháp Thế Tôn đem lại, không do gậy trượng, không do đao kiếm, sẽ đưa đến hoàn toàn yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn.
- Bạch Thế Tôn, khi con cảm thọ thoải mái và hỷ lạc như vậy, con cảm thấy có sáu lợi ích như sau:
Nay con đứng tại đây,
Với thân một vị Thiên.
Con thấy được tái sanh,
Bạch Ngài, hãy biết vậy.
Bạch Thế Tôn đó là điều lợi thứ nhất con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái hỷ lạc như vậy.
Sau khi chết con bỏ,
Thân chư Thiên, phi nhân,
Không muội lược, con đi,
Đến bào thai con thích.
Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ hai, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái và hỷ lạc như vậy.
Câu hỏi được đáp rõ,
Hoan hỷ trong Chánh giáo.
Con sống với Chánh trí,
Giác tỉnh và Chánh niệm.
Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi thứ ba, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái và hỷ lạc như vậy.
Con sống với Chánh trí,
Sẽ được quả Bồ đề,
Sống làm vị Chánh giác,
Đời này đời cuối cùng.
Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ tư, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái và hỷ lạc như vậy.
Chết từ thân con Người,
Con từ bỏ thân Người,
Con sẽ thành chư Thiên,
Trong Thiên giới vô thượng.
Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ năm, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái, và hỷ lạc như vậy.
Thù thắng hơn chư Thiên,
Akanittha danh xưng,
Sống đời sống cuối cùng,
Như vậy nơi an trú.
Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ sáu, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái và hỷ lạc như vậy.
Nghi ngờ và do dự,
Con sống cầu Như Lai,
Thời gian khá lâu dài!
Con nghĩ các Sa-môn,
Sống một mình cô độc,
Là bậc Chánh đẳng Giác,
Nghĩ vậy con tìm gặp.
Làm thế nào thành công?
Làm thế nào thất bại?
Được hỏi câu hỏi vậy?
Không thể chỉ đường hướng.
Biết con là Sakka,
Bậc Thiên chủ, đã đến!
Họ liền gạn hỏi con,
Đến đây có việc gì?
Con liền giảng Chánh pháp,
Con được nghe cho họ.
Hoan hỷ, họ bèn nói:
"Vàsava làm họ thấy!"
Khi con được thấy Phật,
Nghi ngờ đều tiêu tan.
Nay con sống vô úy,
Hầu hạ bậc Chánh giác.
Mũi tên độc tham ái,
Đấng Chánh giác nhổ lên,
Con đảnh lễ Đại Hùng,
Bậc thân tộc mặt trời.
Tôn giả như Phạm thiên,
Nay con đảnh lễ Ngài,
Nay con kính lễ Ngài!
Ngài là bậc Chánh giác,
Bậc Đạo sư vô thượng,
Trong đời kể chư Thiên,
Không ai so sánh Ngài!
- Này Khanh Pancasikha, Ngươi đã giúp ta nhiều việc. Trước nhờ Ngươi làm Thế Tôn bằng lòng, sau khi Ngươi làm cho bằng lòng, ta mới đến yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Ta sẽ đóng vai trò thân phụ cho Ngươi, Ngươi sẽ là Vua loài Càn-thát-bà. Ta sẽ cho Ngươi Bhaddà Suriya Vaccasà, người mà ngươi ao ước.
Rồi Thiên chủ Sakka, lấy tay sờ đất, đọc lên ba lần bài kệ cảm hứng như sau:
Đảnh lễ đấng Thế Tôn,
Bậc La-hán, Chánh giác!
Đảnh lễ đấng Thế Tôn,
Bậc La-hán, Chánh giác!
Đảnh lễ đấng Thế Tôn,
Bậc La-hán, Chánh giác!
Thích Minh Châu
_________________________________________________________________
>>> 20.Kinh đại hội
Năm 2017, Chùa Hương Sen có phát hành 3 cuốn sách mới do Ni Sư Giới Hương biên soạn.
(MAHA-SAMMAYA-SUTTANTA)
I
Một thời, Thế Tôn trú tại bộ lạc Sakka (Thích-ca), thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở Đại Lâm (Mahàvana), cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.
Đại hội tại Đại Lâm
Chư Thiên đồng tụ tập.
Chúng con đến Pháp hội
Đảnh lễ chúng Bất Thắng.
Rồi một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn:
Tại đây chúng Tỷ-kheo
Thiền định, tâm chánh trực.
Như chủ xe nắm cương,
Bậc trí hộ các căn.
Lại một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn:
Như khóa gãy, chốt tháo,
Cửa trụ bị đào lên.
Sống thanh tịnh, có mắt
Như voi khéo điều phục.
Lại một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn:
Những ai quy y Phật,
Sẽ không đọa ác thú,
Sau khi bỏ thân người,
Sẽ sanh làm chư Thiên.
- Này các Tỷ-kheo, phần lớn chư Thiên mười phương thế giới tụ họp để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, những vị nào trong thời quá khứ đã là bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác, những vị này được một Thiên chúng tối thắng tụ hội xung quanh, như Ta hiện nay vậy. Này các Tỷ-kheo, những vị nào trong thời vị lai sẽ là bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác, những vị này cũng sẽ được một Thiên chúng tối thắng tụ hội xung quanh, như Ta hiện nay vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ tuyên bố danh tánh của chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ cáo tri danh tánh của chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng danh tánh của chư Thiên. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn! - Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn.
Thế Tôn giảng như sau:
Chư Thiên trú Thiên giới,
Những vị trú hang núi,
Tâm tịnh, an Thiền định.
Như sư tử, tuy nằm
Làm hoảng sợ quần sanh,
Tâm tư thuần tịnh bạch,
Trong sáng, không cấu uế.
Biết hơn năm trăm vị,
Họp tại Ca-tỳ-la
Bậc Đạo sư thuyết giảng
Chúng đệ tử thích nghe:
"Các Tỷ-kheo, hãy xem
Chư Thiên chúng đến gần".
Nghe lời dạy đức Phật
Đại chúng nhiệt tình xem.
Thấy rõ hàng phi nhân
Kẻ thấy trăm Thiên thần,
Ngàn thần, và hơn nữa.
Kẻ thấy bảy mươi ngàn
Toàn các bậc phi nhân.
Kẻ thấy vô lượng vị,
Cùng khắp mọi phương hướng.
Với pháp nhãn thấy rõ
Và phân biệt tất cả
Bậc Đạo sư thuyết giảng,
Chúng đệ tử thích nghe:
"Các Tỷ-kheo hãy xem,
Chư Thiên chúng đến gần".
Ta sẽ theo thứ lớp
Thuyết kệ cho người nghe.
Trú tại Ca-tỳ-la,
Có thần lực hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Sáu ngàn từ Tuyết Sơn
Dạ-xoa đủ sắc mặt
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo
Ba ngàn từ Sàtà,
Dạ-xoa đủ sắc mặt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Như vậy mười sáu ngàn
Dạ-xoa đủ sắc mặt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Dạ-xoa đủ sắc mặt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Kumbhira, Vương xá,
Trú tại Vepulla,
Hơn trăm ngàn Dạ-xoa,
Hầu hạ vây xung quanh.
Kumbhira, Vương xá
Cũng đến họp rừng này.
Trị vì tại phương Đông,
Chúa tể Càn-thát-bà
Bậc đại vương danh tiếng.
Vị này có nhiều con,
Đại lực, tên Inda
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Quốc vương Virùlha (Tăng Trưởng Thiên vương).
Trị vì tại phương Nam,
Chúa tể Cưu-bàn-trà (Kumbhanda)
Bậc đại vương danh tiếng,
Vị này có nhiều con,
Đại lực, tên Inda
Có thần lực, hào quang.
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Vua Virùpakkha, (Quảng Mục Thiên vương)
Trị vì tại phương Tây,
Chúa tể loài Nàgà
Bậc đại vương danh tiếng.
Vị này có nhiều con
Đại lực, tên Inda,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Quốc vương Kuvera, (Đa Văn Thiên vương)
Trị vì tại phương Bắc,
Chúa tể, loài Dạ-xoa,
Bậc đại vương, danh tiếng.
Vị này có nhiều con,
Đại lực, tên Inda,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Trì Quốc vương, phương Đông
Tăng Trưởng vương, phương Nam
Quảng Mục vương, phương Tây,
Đa Văn vương, phương Bắc,
Bốn bậc đại vương này,
Khắp cả bốn phương trời,
Cùng đứng, chói hào quang,
Khắp rừng Ca-tỳ-la.
Giả dối và xảo quyệt,
Màyà, Kutendu, Vetandu, Vitu,
Vituca, Candana, Kàmasettha,
Kinnughandu,
Nighandu chín vị đến.
Panàda, Opamanna, Màtdi,
(người đánh xe chư Thiên).
Càn-thát-bà Cittasena;
Vua Nala, Janesabha
Pancasikha, Timbarù,
Suriyavaccasà cũng đến.
Như vậy cả vua chúa,
Cùng với Càn-thát-bà,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo!
Các Nàgà cũng đến.
Kambala, Assatara, Pàyàgà,
Cũng đến với quyến thuộc.
Các Nàgà có danh tiếng,
Dhatarattha và Yàmunà cũng đến.
Eravana, Long vương,
Cũng đến tại ngôi rừng.
Những Thiên điểu nhị sanh,
Với cặp mắt thanh tịnh,
Mãnh liệt chống Long vương,
Nay bay đến ngôi rừng.
Tên chúng là Citrà,
Và tên Supannà.
Long vương không sợ hãi,
Nhờ ơn Phật an toàn
Với những lời nhẹ nhàng,
Chúng tự khuyên bảo nhau,
Nàgà, Supannà (Kim Sí điểu)
Đều đến quy y Phật.
Bị sét Kim Cang thủ,
Anh của Vàsava,
Có thần lực danh xưng.
Kàlakanjà, dị hình, (Tu-la)
Dànaveghasà, Vepacitti
Cùng với Sucitti,
Với Pahàràda, ác quỷ Namucì.
Cùng con của Bali,
Đặt tên Veroca.
Huy động toàn quân lực,
Dâng cho vị thủ lãnh.
Ràhu nói: "Mong thay
Pháp hội được an toàn.
Phó hội chúng Tỷ-kheo
Đều đến tại rừng này".
Cũng đến Varunà,
Với thủy tộc, Soma,
Cả Yasa cũng đến.
Chư Thiên Từ Bi sanh
Có danh xưng cũng đến
Mười vị Thiên tộc này
Dung mạo thật dị biệt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Asamà, Yamà,
Chư Thiên thuộc Nguyệt tộc,
Vị thủ lãnh cũng đến.
Chư Thiên thuộc Nhật tộc
Vân thần tên Manda,
Quần tinh vị thủ lãnh
Vàsava, Vasù
Thần Sakka cũng đến.
Mười vị Thiên tộc này,
Dung mạo thật dị biệt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng.
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Với đầu lửa đỏ rực,
Aritthakà, Rojà,
Như bông hoa Ummà
Varunà, Sahadhammà,
Accutà, Anejakà
Sùleyya-rucirà,
Vàsavanesi cũng đến.
Mười vị Thiên tộc này,
Dung mạo thật dị biệt
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Mànusà, Mànusuttamà,
Khiddà-padùsikà, Mano-padùsikà
Harayo, Lohita-vàsino,
Pàragà, Mahà-Pàragà
Có danh xưng cũng đến.
Mười vị Thiên tộc này,
Dung mạo thật dị biệt
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Arunà, Veghanasà
Odàta-gayhà,
Vicakkhanà cũng đến,
Sadàmattà, Hàragaja,
Missakà có danh xưng cũng đến.
Pajjunna thần sét,
Làm mưa khắp mọi phương.
Mười vị Thiên tộc này,
Dung mạo thật dị biệt,
Có thần lực hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Danh xưng Katthakà, Lambitakà,
Thủ lãnh các Làmà,
Joti-nàmà, Àsava,
Tha hóa tự tại thiên,
Hóa lạc thiên cũng đến.
Mười vị Thiên tộc này,
Dung mạo thật dị biệt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.
Với diện mạo dị biệt,
Theo danh tộc chúng đến,
Cùng nhiều vị khác nữa.
Nói rằng: "Sanh đã tận,
Then cài không còn nữa.
Bộc lưu đã vượt qua,
Đã thành bậc Vô Lậu.
Chúng con thấy vị ấy,
Như voi vượt bộc lưu,
Như trăng thoát mây tối".
Con các vị thần lực,
Sanamkumàra Tissa,
Đến hội tại ngôi rừng.
Đại Phạm thiên, chúa tể,
Ngự trị ngàn Phạm giới,
Thác sanh có hào quang,
Dị hình có danh xưng,
Mười đấng Tự Tại đến,
Ngự trị mỗi mỗi cõi,
Giữa vị này Hàrita,
Cũng đến với đồ chúng.
Với Inda, Phạm thiên,
Ma quân cũng tiến đến,
Xem Hắc quỷ ngu si.
"Hãy đến và bắt trói,
Những ai bị tham triền,
Hãy bao vây bốn phía,
Chớ để ai thoát ly!"
Như vậy Đại Tướng quân,
Truyền lệnh đoàn Hắc quỷ,
Với bàn tay vỗ đất,
Tiếng dội vang khiếp đảm.
Như trong cơn giông tố,
Sấm chớp và mưa rào,
Nó liền thối quân lui,
Phẫn nộ nhưng bất lực.
Và phân biệt tất cả,
Bậc Đạo sư thuyết giảng,
Chúng đệ tử thích nghe:
"Ma quân đã tiến đến;
Tỷ-kheo hãy biết chúng".
Nghe lời dạy đức Phật,
Đại chúng tâm nhiệt tình.
Kẻ thù đã bỏ đi,
Xa vô tham, vô úy.
Tất cả đều chiến thắng,
Vô úy và vô xưng!
Đệ tử những vị này,
Thích Minh Châu
_____________________________________________________________________
>>> 19.Kinh đại điển tôn
(MAHÀ-GOVINDA-SUTTANTA)
I
Một thời Thế Tôn ở tại Vương xá, núi Linh thứu. Khi đêm đã gần mãn, Pancasikha (Ngũ Kế), thuộc giòng họ Càn-thát-bà (Gandhabba), với dung mạo đoan chánh, chói sáng toàn vùng núi Linh thứu, đến tại chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Pancasikha, thuộc giòng họ Càn-thát-bà bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, những điều con đã tự thân nghe và chấp nhận trước mặt chư Thiên ở Tam thập tam thiên, bạch Thế Tôn con muốn bạch lại Thế Tôn.
- Này Pancasikha, hãy nói cho ta nghe! - Thế Tôn nói như vậy.
Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Đế-thích hoan hỷ,
Đảnh lễ bậc Như Lai,
Cùng Chánh pháp vi diệu.
Thấy Thiên chúng tân sanh,
Quang sắc thật thù thắng,
Các vị sống Phạm hạnh,
Nay sanh tại cõi này.
Họ thắng về quang sắc,
Thọ mạng và danh xưng.
Đệ tử bậc Đại Tuệ,
Thù thắng sanh cõi này.
Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Đế-thích hoan hỷ,
Đảnh lễ bậc Như Lai,
Và Chánh pháp vi diệu.
Bạch Thế Tôn, chư Thiên ở Tam thập tam thiên lại càng đẹp lòng thoải mái hoan hỷ hơn nữa và nói:
"- Thiên giới thật sự được tăng thịnh, còn A-tu-la giới bị hoại diệt".
"- Các vị có muốn nghe tám pháp như thật của Thế Tôn không?
"- Chúng tôi muốn nghe tám pháp Như thật của Thế Tôn".
Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Đế-thích ở Tam thập tam thiên giải thích về tám pháp Như thật của Thế Tôn như sau:
"- Chư Thiện hữu, nếu có được bốn vị Chánh đẳng Giác xuất hiện ở đời, diễn giảng Chánh pháp như Thế Tôn. Như vậy mới đem lại hạnh phúc cho chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho loài Người và loài Trời".
"Một số chư Thiên khác lại nói như sau:
"- Chư Thiện hữu, cần gì có bốn vị Chánh đẳng Giác. Chư Thiện hữu, nếu có được ba vị Chánh đẳng Giác xuất hiện ở đời, diễn giảng Chánh pháp như Thế Tôn. Như vậy mới đem lại hạnh phúc cho chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho loài Người và loài Trời.
"Một số chư Thiên khác lại nói như sau:
"- Chư Thiện hữu, cần gì có ba vị Chánh đẳng Giác. Chư Thiện hữu, nếu có được hai vị Chánh đẳng Giác xuất hiện ở đời, diễn giảng Chánh pháp như Thế Tôn. Như vậy mới đem lại hạnh phúc cho chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho loài Người và loài Trời.
"- Chư Thiện hữu, không một chỗ nào, không một thời gian nào cùng chung một thế giới mà có hai vị Ứng Cúng, Chánh đẳng Giác đồng thời ra đời, không ra trước, không ra sau, không bao giờ sự kiện như vậy có thể xảy ra. Chư Thiện hữu, một bậc Thế Tôn như vậy, không có tật bệnh, không có đau khổ, sống như vậy trong khoảng thời gian rất dài. Như vậy mới đem lại hạnh phúc cho chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho loài Người và loài Trời.
"Bạch Thế Tôn, rồi với mục đích gì chư Thiên ở Tam thập tam thiên ngồi hội họp tại Thiện Pháp đường, các vị này suy tư, thảo luận về mục đích ấy. Và tùy thuộc về mục đích ấy, bốn vị đại vương được thuyết giảng: Theo mục đích ấy, bốn vị đại vương được khuyến giáo, bốn vị này đều đứng một bên chỗ ngồi của mình.
Các đại vương chấp nhận,
Lời giảng dạy khuyến giáo,
Thanh thoát và an tịnh,
Đứng bên chỗ mình ngồi.
"- Này các Thiện hữu, theo các hiện tượng được thấy, ánh sáng khởi lên, hào quang hiện ra. Như vậy là báo hiệu Phạm thiên sẽ xuất hiện. Vì hiện tượng báo hiệu Phạm thiên xuất hiện là ánh sáng khởi lên và hào quang hiện ra.
Theo hiện tượng được thấy,
Phạm thiên sẽ xuất hiện,
Hiện tượng bậc Phạm thiên,
Là hào quang vi diệu.
"Bạch Thế Tôn, rồi chư Thiên ở Tam thập tam thiên, ngồi xuống trên ghế ngồi của mình và nói rằng:
"- Chúng tôi sẽ tìm hiểu kết quả của hào quang này là thế nào, sau khi được biết, chúng tôi sẽ đi gặp vị ấy.
Cũng vậy bốn vị đại vương ngồi xuống trên ghế của mình và nói rằng:
"- Chúng tôi sẽ tìm hiểu kết quả của hào quang này là thế nào, sau khi được biết, chúng tôi sẽ đi gặp vị ấy.
"Sau khi nghe vậy, chư Thiên ở Tam thập tam thiên đều đồng một lòng một ý: "Chúng ta sẽ tìm hiểu kết quả của hào quang này là thế nào, sau khi đã được biết, chúng ta sẽ gặp vị ấy".
Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Đế-thích hoan hỷ,
Đảnh lễ bậc Như Lai,
Và Chánh pháp vi diệu.
Thấy Thiên chúng tân sanh,
Quang sắc thật thù thắng,
Các vị sống Phạm hạnh,
Nay sanh tại cõi này,
Thắng xa về quang sắc,
Thọ mạng và danh xưng,
Đệ tử bậc Đại Tuệ,
Thù thắng sanh cõi này.
Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Đế Thích hoan hỷ,
Đảnh lễ bậc Như Lai,
Và Chánh pháp vi diệu.
"- Này Phạm thiên, chúng tôi thật sự hoan hỷ với những điều chúng tôi đã được chú ý. Hơn nữa Thiên chủ Sakka đã nói đến tám pháp như thật của Thế Tôn; và chúng tôi hoan hỷ với tám pháp này.
"Bạch Thế Tôn, rồi Phạm thiên Sanamkumàra nói với Thiên chủ Đế-thích:
"- Thật lành thay, Thiên chủ, nếu chúng tôi được nghe tám pháp như thật của Thế Tôn.
"- Vâng, Đại Phạm thiên.
Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Đế-thích, giải thích tám pháp như thật của Thế Tôn cho Phạm thiên Sanamkumàra:
"Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka giải thích tám pháp như thật của Thế Tôn cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Bạch Thế Tôn, chư Thiên ở Tam thập tam thiên lại càng hoan hỷ, lại càng thích thú, hỷ duyệt sung mãn khi được nghe tám pháp như thật của Thế Tôn.
"Chư Thiện hữu, thuở xưa có vị vua tên là Disampati (Thành Chủ). Vua Disampati có vị quốc sư tên Govinda (Điển Tôn), và có vị Hoàng tử tên là Renu (Lê-nô). Bà-la-môn Govinda có người con trai tên là Jotipàla (Hộ Minh đồng tử). Hoàng tử Renu, đồng tử Jotipàla cùng sáu người Sát-đế-lỵ nữa, tám người này là thân hữu. Sau một thời gian, Bà-la-môn Govinda mệnh chung. Khi nghe Bà-la-môn Govinda mệnh chung, vua Disampati than khóc như sau:
"- Tiếc thay, khi chúng ta giao mọi công việc cho Bà-la-môn Govinda để chúng ta có thể được đầy đủ và thọ hưởng năm món dục tăng thịnh chính khi ấy Bà-la-môn lại mệnh chung.
"Nghe nói vậy, Hoàng tử Renu tâu với vua Disampati:
"- Tâu Đại vương, chớ có quá sầu khổ than khóc vì Bà-la-môn Govinda từ trần. Tâu Đại vương, con của Bà-la-môn Govinda, thanh niên Jotipàla còn sáng suốt hơn phụ thân, còn biết kế hoạch sinh lợi hơn phụ thân. Những trách nhiệm gì Đại vương giao cho phụ thân, nay hãy giao cho thanh niên Jotipàla.
"- Như vậy là phải, Hoàng tử.
"- Xin vâng, tâu Đại vương.
"- Khanh hãy đi đến thanh niên Jotipàla, và nói như sau: "Mong rằng mọi tốt lành hãy đến với thanh niên Jotipàla! Vua Disampati có cho gọi thanh niên Jotipàla! Vua Disampati muốn được gặp thanh niên Jotipàla!".
"- Tâu Đại vương, xin vâng!
"Người ấy vâng lệnh vua Disampati, đến chỗ thanh niên Jotipàta ở, khi đến xong liền nói với thanh niên Jotipàla:
"- Mong rằng mọi tốt lành hãy đến với thanh niên Jotipàla! Vua Disampati cho gọi thanh niên Jotipàla! Vua Disampati muốn được gặp thanh nhiên Jotipàla!
"- Xin vâng, này Thiện hữu!
"Thanh nhiên Jotipàla vâng theo lời người ấy, đi đến chỗ vua Disampati ở, khi đến xong liền nói lên những lời viếng thăm, và những lời khen tặng xã giao, rồi ngồi xuống một bên. Vua Disampati nói với thanh niên Jotipàla đang ngồi bên như sau:
"- Này thanh niên Jotipàla! Nay ta muốn khanh chấp chánh! Thanh niên Jotipàla, chớ có từ chối chấp chánh! Ta sẽ đặt Khanh trong địa vị của phụ thân. Ta sẽ phong cho Khanh chức chưởng của Govinda!
"- Tâu Đại vương, xin vâng!
"Thanh niên Jotipàla vâng theo lời dạy của vua Disampati.
"- Vị Bà-la-môn thật sự là Govinda! Vị Bà-la-môn thật sự là Mahà Govinda! Do điềm này, thanh niên Jotipàla được gọi là Mahà Govinda và được danh tiếng là Mahà Govinda!
"- Vua Disampati nay đã già, trọng tuổi, lớn tuổi, đã đến thời, đã đến hạn cuối cuộc đời. Này Thiện hữu, ai có thể biết được thọ mạng của vua? Sự việc này có thể xảy ra, nếu vua Disampati mệnh chung, thời những vị có trách nhiệm phong vua, hãy phong Hoàng tử Renu lên vương vị. Chư Thiện hữu, quí vị hãy đến chỗ Hoàng tử Renu an trú, khi đến xong hãy thưa với Hoàng tử Renu:
"- Chúng tôi là những bạn hữu thân tình, thân ái, tâm đầu ý hiệp với Thiện hữu Renu! Chúng tôi sung sướng khi Thiện hữu sung sướng, chúng tôi đau khổ khi Thiện hữu đau khổ. Nay vua Disampati đã già, trọng tuổi, lớn tuổi, đã đến thời, đã đến hạn cuối cuộc đời. Này Thiện hữu, ai có thể biết thọ mạng của vua. Sự việc này có thể xảy ra. Nếu vua Disampati mệnh chung, thời những vị có trách nhiệm phong vua, hãy phong Hoàng tử Renu lên vương vị. Nếu Thiện hữu Renu lên vương vị, hãy chia sẻ vương vị với chúng tôi!
"Sáu vị Sát-đế-lỵ này, vâng theo lời của Bà-la-môn Mahà Govinda, đến tại chỗ của Hoàng tử Renu, khi đến xong liền thưa với Hoàng tử Renu:
- Chúng tôi là những bạn hữu thân tình, thân ái, tâm đầu ý hợp với Thiện hữu Renu, chúng tôi sung sướng khi Thiện hữu sung sướng, chúng tôi đau khổ khi Thiện hữu đau khổ. Nay vua Disampati đã già, trọng tuổi, lớn tuổi, đã đến thời, đã đến hạn cuối cuộc đời. Này Thiện hữu, ai có thể biết được thọ mạng của vua. Sự việc này có thể xảy ra. Nếu vua Disampati mệnh chung, thời những vị có trách nhiệm phong vua, hãy phong Hoàng tử Renu lên vương vị. Nếu Thiện hữu Renu lên vương vị, hãy chia sẻ vương vị với chúng tôi!
- Chư Thiện hữu, có ai khác có quyền hưởng an lạc trong quốc độ của tôi, ngoài Quý vị? Nếu tôi được lên vương vị, tôi sẽ chia sẻ vương vị cho Quý vị.
"- Chư Thiện hữu, vua Disampati đã mệnh chung. Thiện hữu Renu được phong vương vị lại sống đầy đủ và thọ hưởng năm pháp dục tăng thịnh. Chư Thiện hữu, ai có thể biết được? Dục vọng khiến con người si loạn. Chư Thiện hữu, hãy đi đến chỗ vua Renu ở, khi đến xong, hãy nói với vua Renu như sau: "- Thiện hữu, vua Disampati đã mệnh chung. Thiện hữu Renu được phong vương vị. Thiện hữu có nhớ lời hứa của mình không?"
"- Xin vâng, này Thiện hữu.
"Sáu vị Sát-đế-lỵ này vâng theo lời của Bà-la-môn Mahà Govinda đi đến chỗ vua Renu ở, khi đến xong, liền tâu vua Renu như sau:
"- Thiện hữu, vua Disampati đã mệnh chung, Thiện hữu Renu đã được phong vương vị. Thiện hữu có nhớ lời hứa của mình không?
"- Chư Thiện hữu, tôi có nhớ lời hứa của tôi. Chư Thiện hữu, ai có thể khéo phân chia đại địa này thành bảy phần đồng đều. Đại địa này, phía Bắc thì rộng, phía Nam như bộ phận trước của cỗ xe?
"- Này Thiện hữu, ai có thể làm được, ngoại trừ Bà-la-môn Mahà Govinda?
"- Này Khanh, Khanh hãy đi đến chỗ Bà-la-môn Mahà Govinda, khi đến xong hãy nói với Bà-la-môn Govinda: "Này Thiện hữu, vua Renu cho gọi Thiện hữu."
"- Xin vâng, tâu đại vương!
" Người ấy vâng theo lời của vua Renu, đến tại chỗ của Bà-la-môn Mahà Govinda ở, khi đến xong liền nói với Bà-la-môn Mahà Govinda: "- Thiện hữu, vua Renu cho gọi Thiện hữu.
"- Xin vâng, Thiện hữu!
"Bà-la-môn Mahà Govinda vâng theo lời nói của người ấy, đến tại chỗ vua Renu ở, khi đến xong liền nói lên những lời thăm viếng và những lời khen tặng xã giao với vua Renu rồi ngồi xuống một bên. Và vua Renu nói với Bà-la-môn Govinda đang ngồi xuống một bên như sau:
"- Này Thiện hữu Govinda, hãy đến và phân chia đại địa này thành bảy phần đồng đều, đại địa này phía Bắc thời rộng, phía Nam như bộ phận trước của cỗ xe.
"Bà-la-môn Mahà Govinda vâng theo lời nói của vua Renu phân chia đại địa này thành bảy phần đồng đều, đại địa này phía Bắc rộng, phía Nam như bộ phận trước của cỗ xe, tất cả phần như hình phần trước của cỗ xe.
"Dantapura (Nại-đa-bố-la) cho dân Kàlingà (Ca-lăng-giới) và Potana (Bao-tĩnh-noa) cho dân Assaka (Ma-thấp-na-ka).
"Mahissati (ma-hê-sa-ma) cho dân Avanti (Ương-đế-na) và Roruka (Lao-lỗ-ca) cho dân Sovira (Tô-vĩ-la).
"Mithilà (Di-thế-la) cho dân Videhà (Vi-đề-hê) và Campà (Thiềm-ba) được tạo ra cho dân Anga (Ương-già),
"Bàrànasì (Ba-la-nại) cho dân Kàsi (Ca-thi).
"Tất cả đều do Govinda tạo lập.
"Và sáu vị Sát-đế-lỵ này đều hoan hỷ về khu phần của mình được và sự thành tựu của điều mong ước:
"- Những điều gì chúng tôi muốn, những điều gì chúng tôi ao ước, những điều gì chúng tôi nhắm đến, những điều gì chúng tôi hy vọng, chúng tôi đều được hết.
"Sattabhù (Phá Oan vương) và Brahmadatta (Phạm Thọ vương), Vessabhũ (Thắng Tôn vương) và Bharata (Minh Ái vương), Renu (Lê-nô vương) và hai Dhataratthà (Trì Quốc vương). Tất cả là bảy vị Bharata (Bà-la-đa vương).
"- Như Thiện hữu Govinda là bạn hữu thân tình, thân ái, tâm đầu ý hiệp với vua Renu, cũng vậy Thiện hữu Mahà Govinda và bạn hữu thân tình, thân ái, tâm đầu ý hiệp với chúng tôi. Thiện hữu Govinda hãy giáo hóa chúng tôi, Thiện hữu Govinda chớ có từ chối giáo hóa.
"- Xin vâng, chư Thiện hữu.
"Thiện hữu Mahà Govinda trả lời cho sáu vị Sát-đế-lỵ này. Rồi Thiện hữu Mahà Govinda giáo hóa về vương chánh cho bảy vị Sát-đế-lỵ đã được phong vua, và Mahà Govinda dạy các chú thuật cho bảy vị triệu phú Bà-la-môn và bảy trăm vị tịnh hạnh.
"- Bà-la-môn Mahà Govinda tự thân thấy Phạm thiên; Bà-la-môn Maha Govinda tự thân nói chuyện thảo luận, luận nghị với Phạm thiên.
"Rồi Bà-la-môn Mahà Govinda suy nghĩ: "Danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về ta: Bà-la-môn Maha Govinda tự thân thấy Phạm thiên; Bà-la-môn Maha Govinda tự thân nói chuyện, thảo luận, luận nghị với Phạm thiên. Nhưng ta không thấy Phạm thiên, ta không nói chuyện với Phạm thiên, không thảo luận với Phạm thiên, không nghị luận với Phạm thiên. Ta có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng, lớn tuổi, cả giáo thọ, và đệ tử nói rằng: Những ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập Thiền định về bi tâm, người ấy sẽ thấy Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và nghị luận với Phạm thiên. Vậy ta hãy sống tịnh cư trong bốn tháng mưa và tu tập Thiền định về bi tâm".
"Danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về Thần: "Bà-la-môn Mahà Govinda tự thân thấy được Phạm thiên, tự thân nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên". Nhưng Thần không thấy được Phạm thiên, không nói chuyện được với Phạm thiên, không thảo luận được với Phạm thiên, không luận nghị được với Phạm thiên. Thần có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng, lớn tuổi, cả giáo thọ, và đệ tử nói rằng: những ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập Thiền định về bi tâm sẽ thấy được Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên". Nay Thần muốn sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, và tu tập Thiền định về bi tâm. Không một ai được đến gặp thần, trừ chỉ một người đem đồ ăn.
"- Này Thiện hữu Govinda, hãy làm những gì Khanh nghĩ là hợp thời.
"- Danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về tôi: "Bà-la-môn Mahà Govinda tự thân thấy được Phạm thiên, tự thân nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên". Tôi không được thấy Phạm thiên, không nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên. Nhưng tôi có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng, lớn tuổi cả giáo thọ và đệ tử nói rằng: "Những ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập Thiền định về bi tâm sẽ thấy được Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và nghị luận với Phạm thiên". Nay tôi muốn sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập Thiền định về bi tâm. Không một ai được đến gặp tôi, chỉ trừ một người đem đồ ăn.
"- Này Thiện hữu Govinda, hãy làm những gì Thiện hữu nghĩ là hợp thời.
"- Chư Thiện hữu, danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về tôi: "Bà-la-môn Mahà Govinda tự thân thấy được Phạm thiên, tự thân nói chuyện, thảo luận, luận nghị với Phạm thiên". Nhưng tôi không thấy được Phạm thiên, không nói chuyện, thảo luận, luận nghị với Phạm thiên. Tôi có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng, lớn tuổi cả giáo thọ và đệ tử đều nói rằng: "Những ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập Thiền định về bi tâm, sẽ thấy được Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên". Nay tôi muốn sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập Thiền định về bi tâm, không một ai được đến gặp tôi, chỉ trừ một người đem đồ ăn.
"- Này Thiện hữu Govinda, hãy làm những gì Thiện hữu nghĩ là hợp thời.
"- Chư Thiện hữu, danh tiếng tốt đẹp sau đây được truyền tụng về tôi: "Bà-la-môn Mahà Govinda tự thân thấy được Phạm thiên, tự thân nói chuyện, thảo luận, luận nghị với Phạm thiên". Nhưng tôi không được thấy Phạm thiên, tôi không nói chuyện, thảo luận, luận nghị với Phạm thiên. Tôi có nghe các vị Bà-la-môn trưởng thượng, lớn tuổi, cả giáo thọ và đệ tử đều nói rằng: "Những ai sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập Thiền định về bi tâm sẽ thấy được Phạm thiên, sẽ nói chuyện, thảo luận và luận nghị với Phạm thiên". Nay tôi muốn sống tịnh cư trong bốn tháng mưa, tu tập Thiền định về bi tâm, không một ai được đến gặp tôi, chỉ trừ một người đem đồ ăn.
"- Này Thiện hữu Govinda, hãy làm những gì Thiện hữu nghĩ là hợp thời.
Ôi đoan tướng quang vinh,
Thiện hữu thật là ai?
Không biết nên hỏi Ngài.
Để chúng tôi biết Ngài!
Phạm thiên giới biết ta,
Là Đồng tử thường hằng!
Ta là bậc Thiên vương,
Hãy biết ta là vậy,
Hãy đem đến sàng tọa,
Nước rửa chân, thục mật.
Hiền giả muốn nhận gì,
Hãy cho chúng tôi biết!
Ta chấp nhận cúng vật,
Mà Ngươi vừa đề cập.
Vì hạnh phúc hiện tại,
Vì an lạc tương lai,
Dịp may nay đã đến,
Hãy hỏi điều Ngươi muốn.
"Rồi Bà-la-môn Mahà Govinda suy nghĩ: "Ta rất giỏi về những lợi ích hiện tại. Chính người khác cũng hỏi ta về những lợi ích hiện tại. Vậy ta hãy hỏi Phạm thiên Sanamkumàra lợi ích tương lai".
"Rồi Ba-la-môn Mahà Govinda nói bài kệ sau đây với Phạm thiên Samamkumàra:
Nay ta hỏi Phạm thiên,
Sanamkumàra!
Ta hỏi điều nghi ngờ,
Người khác đều muốn biết!
An trú tại chỗ nào,
Tu tập tại chỗ nào,
Để chứng quả bất tử?
Chính tại Phạm thiên giới:
Này Ngươi Bà-la-môn.
Ai bỏ ngã, ngã sở,
Tâm chuyên chú nhứt cảnh,
Tu tập đại bi tâm,
Thoát ly mọi xú uế,
Lánh xa mọi tà dục,
An trú ở nơi đây!
Để chứng quả bất tử,
Chính tại Phạm thiên giới.
"Tâm chuyên nhất cảnh, thưa Tôn giả, câu ấy tôi hiểu. Trong đời có người lựa một chỗ an trú thanh vắng, một khu rừng, một gốc cây, một ngọn núi, một hang cốc, một bãi tha ma, một sơn lâm, giữa trời không, một đống rơm. Thưa, Tôn giả, như vậy tôi hiểu nghĩa tâm chuyên nhất cảnh.
"Tu tập bi tâm, thưa Tôn giả, câu ấy tôi hiểu. Trong đời có người an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thư tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với bi quảng đại vô biên, không hận, không sân. Thưa Tôn giả, như vậy tôi hiểu nghĩa tu tập bi tâm.
"Thưa Tôn giả, riêng câu nói về xú uế tôi không được hiểu.
"Này Phạm thiên, trong loài Người cái gì là xú uế?
"Đó là điều ở nơi đây tôi không hiểu. Tôn giả hãy nói đi!
- Loài Người bị gì che,
Bị trói buộc cái gì?
Phải chịu sanh đọa xứ,
Bị đóng cửa Phạm thiên.
Phẫn nộ và vọng ngữ,
Gian manh và lừa đảo,
Hà tiện và quá mạn,
Tật đố và dục cầu,
Nghi ngờ và hại người,
Tham, sân, si kiêu mạn.
Những tánh này trói buộc,
Khiến con người xú uế,
Phải chịu sanh đọa xứ,
Bị đóng cửa Phạm thiên.
"- Như tôi hiểu lời Tôn giả giải thích về các xú uế, chúng không dễ gì mà được điều phục, nếu phải sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
"- Hiền giả Govinda, hãy làm gì Hiền giả xem là hợp thời.
"- Này Tôn giả, hãy tìm một phụ tá khác, vị này sẽ điều khiển quốc sự cho Tôn giả. Tôi muốn xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích các xú uế, chúng tôi dễ gì mà được điều phục, nếu phải sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
- Vua Renu quốc chủ,
Thần xin tâu Ngài rõ.
Hãy biết quốc độ Ngài,
Thần không thiết chức vụ.
- Nếu Khanh thiếu dục lạc,
Ta cho Khanh đầy đủ!
Nếu có ai hại Khanh,
Quốc chủ, ta ngăn chận.
Khanh là cha, ta con,
Khanh chớ bỏ rơi ta.
- Thần không thiếu dục lạc
Không có ai hại thần.
Vì nghe bậc phi nhân,
Thần không thiết gia đình.
- Phi nhân ấy là ai,
Vị ấy đã nói gì,
Khanh nghe, bỏ gia đình,
Bỏ ta, bỏ tất cả?
- Trước kia ở nơi đây,
Lòng thần chỉ nguyện cầu
Lo đốt nén lửa Thiêng,
Và rải cỏ cát tường.
Nay Phạm thiên hiện ra,
Hiện từ Phạm thiên giới,
Trả lời câu hỏi thần,
Nghe xong thần bỏ nhà.
- Này Khanh Govinda,
Ta tin lời Khanh nói!
Được nghe bậc phi nhân,
Làm sao làm khác được?
Ta sẽ theo gương Khanh,
Bậc thầy của chúng ta.
Như hòn ngọc lưu ly,
Không tỳ vết, cấu uế,
Thật trong sạch như vậy,
Ta theo giáo lý Người!
"- Nếu Thiện hữu Govinda xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, thời tôi cũng xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.
"- Chư Hiền giả, hãy tìm một vị phụ tá khác. Vị này sẽ điều khiển quốc sự cho quý vị Hiền giả. Tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì được điều phục, nếu phải sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
"Rồi sáu vị Sát-đế-lỵ đi qua một bên và thảo luận như sau:
"- Những người Bà-la-môn này rất tham tài sản. Chúng ta hãy lấy tài sản để dụ dỗ Bà-la-môn này.
"Các vị này đến tại chỗ của Bà-la-môn Mahà Govinda và nói:
"- Thiện hữu, tài sản trong bảy quốc độ này rất là phong phú, Thiện hữu muốn bao nhiêu, Thiện hữu cứ lấy bấy nhiêu.
"- Thôi thôi, chư Thiện hữu! Tài sản của tôi rất là phong phú, nhờ sự giúp đỡ của quý vị. Nay tôi đã bỏ mọi danh lợi ấy để xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế, chúng không dễ gì được điều phục, nếu phải sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
"Những người Bà-la-môn này rất tham đàn bà. Chúng ta hãy lấy đàn bà để dụ dỗ Bà-la-môn này.
"Các vị này đến tại chỗ của Bà-la-môn Mahà Govinda và nói:
"- Thiện hữu, đàn bà trong bảy quốc độ này rất nhiều. Thiện hữu muốn bao nhiêu, Thiện hữu cứ lấy bấy nhiêu.
"- Thôi thôi, chư Thiện hữu, tôi có đến bốn mươi vị phu nhân, thảy đều đồng đẳng. Tôi nay muốn từ bỏ tất cả các vị ấy để xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì được điều phục, nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Nếu từ bỏ dục vọng,
Mà kẻ phàm say đắm.
Tinh cần và cương quyết,
Vững chắc trong nhẫn lực,
Đó là con đường chánh,
Con đường hướng vô thượng,
Được Thiện nhân hộ trì,
Sanh lên cõi Phạm thiên.
"- Chư Thiện hữu, bảy năm quá lâu dài. Tôi không thể chờ các Hiền giả đến bảy năm. Ai có thể biết được về mạng sống? Chúng ta phải bước đi, hướng về tương lai. Chúng ta phải học nhờ tuệ tri. Việc thiện chúng ta cần phải làm. Phạm hạnh chúng ta cần phải thực hành. Không ai tránh khỏi sự chết khi phải sanh ra. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì được điều phục nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
"- Vậy Thiện hữu Govinda, hãy chờ trong bảy tháng nữa. Sau bảy tháng chúng tôi sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.
"- Vậy Thiện hữu Govinda, hãy chờ sáu tháng nữa... hãy chờ năm tháng nữa... hãy chờ bốn tháng nữa... hãy chờ ba tháng nữa... hãy chờ hai tháng nữa... hãy chờ một tháng nữa... hãy chờ nửa tháng nữa. Sau nửa tháng, chúng tôi sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.
"- Vậy Thiện hữu Govinda, hãy chờ cho bảy ngày cho đến khi chúng tôi giao quốc độ cho các người con và người anh của chúng tôi. Sau bảy ngày, chúng tôi sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.
"- Chư Thiện hữu, bảy ngày không lâu gì. Tôi sẽ chờ chư Thiện hữu cho đến bảy ngày.
"- Này các Thiện hữu, hãy tìm một vị giáo thọ khác, vị ấy sẽ dạy các thần chú cho chư Thiện hữu, nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì mà điều phục, nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
"- Thiện hữu Bà-la-môn Govinda, chớ có xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này Thiện hữu, xuất gia ít có quyền thế, và ít có lợi dưỡng. Làm người Bà-la-môn có nhiều quyền thế và có nhiều lợi dưỡng.
"- Chư Thiện hữu chớ có nói như vậy: "Xuất gia ít có quyền thế và ít có lợi dưỡng. Làm người Bà-la-môn có nhiều quyền thế và có nhiều lợi dưỡng". Chư Thiện hữu, có ai nhiều quyền thế và nhiều lợi dưỡng hơn tôi. Tôi nay là vua các vị vua, là Phạm thiên cho các vị Bà-la-môn, và là vị Trời cho các Gia chủ, và tất cả điều này, tôi muốn vất bỏ, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì mà điều phục nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!
"- Nếu Thiện hữu Govinda xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chúng tôi cũng sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Thiện hữu đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.
"- Các phu nhân, nếu muốn hãy trở về gia đình của mình hay gia đình quyến thuộc và tìm một người chồng khác. Tôi nay muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôi được nghe Phạm thiên giải thích về các xú uế. Chúng không dễ gì mà được điều phục, nếu sống tại gia. Nay tôi muốn xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
"- Ngài là người quyến thuộc của chúng tôi, người quyến thuộc mà chúng tôi ao ước. Ngài là chồng của chúng tôi, người chồng mà chúng tôi ao ước. Nếu Tôn giả Govinda xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chúng tôi cũng sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chỗ nào Tôn giả đi, chỗ ấy chúng tôi sẽ đi.
Như vậy tất cả những thiện nam tử đã xuất gia không phải vô hiệu, không phải trống không, trái lại thật sự có hiệu quả, có tiến bộ.
- Này Pancasikha, Ta có nhớ. Ta thuở ấy là Mahà Govinda. Ta dạy cho các đệ tử của Ta con đường đưa đến sự thân hữu ở Phạm thiên quốc. Nhưng này Pancasikha, con đường Phạm hạnh ấy không đưa đến yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn. Con đường ấy chỉ đưa sanh lên cõi Phạm thiên. Này Pancasikha, con đường Phạm hạnh của Ta hoàn toàn đưa đến yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn. Đó là con đường Thánh đạo tám ngành tức là Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Này Pancasikha, con đường Phạm hạnh này hoàn toàn đưa đến yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn.
Thích Minh Châu
________________________________________________________________
>>> 18.Kinh xà-ni-sa
1) Boddhisattva and Sunyata in the eartly and Developed Buddhist Traditions.
Bhikkuni Gioi Huong
2) Bồ Tát và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali và Đại Thừa
Thích Nữ Giới Hương 2008
3) Ban Mai Sứ Ấn (3 tập)
Thích Nữ Giới Hương
4) Vườn Nai -
Thích Nữ Giới Hương
5) Xá Lợi Của Đức Phật, Tham Weng Yew
Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ
6) Quy Y Tam Bảo và Năm Giới
Thích Nữ Giới Hương
7) Vòng Luân Hồi
Thích Nữ Giới Hương
8) Hoa Tuyết Milkaukee
Thích Nữ Giới Hương
9) Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm
Thích Nữ Giới Hương
10) Nghi Thức Hộ Niệm Cầu Siêu
Thích Nữ Giới Hương
11) Sen Nở Nơi Chốn Tử Tù
Nhiều Tác Giả, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ
12) Nữ Tu và Tù Nhân Hoa Kỳ, (2 Tập)
Thích Nữ Giới Hương
13) Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ XIV: 2 tập
Thích Nữ Giới Hương
14) A-
Thích Nữ Giới Hương
15) Góp Từng Hạt Nắng Perris
Thích Nữ Giới Hương
16) Chuyển Ngữ của Kinh Kim Cang
Thích Nữ Giới Hương
17) Tập Thơ Nhạc Lắng Nghe Lăng Nghiêm
Thích Nữ Giới Hương
(JANAVASABHA - SUTTANTA)
I
Một thời Thế Tôn ở Nàdika (bộ lạc Na-đề-ca) tại Ginjakàvasatha (nhà làm bằng gạch). Lúc bấy giờ, Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã sống, đã từ trần và đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh như bộ lạc Kàsi (Ca-thi), Kosala (Câu-tát-la), Vajjì (Bạt-kỳ), Mallà (Mạt-la), Ceti (Chi-đề), Vansa (Bạt-sa), Kuru (Câu-lâu), Pancàla (Ban-giá-la), Maccha (Bà-sá-la) Sùrasena (Mậu-ba-Tây-na):
- Vị này sanh ra tại chỗ này! Vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nàdika đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn trừ, được hóa sanh (Thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà, đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ tận diệt khổ đau. Hơn năm trăm vị Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết sử đã được diệt trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh giác.
- Bạch Thế Tôn con có nghe: Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã từ trần, đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh, như bộ lạc Kàsi, Kosala, Vajjì, Mallà, Ceti, Vamsa, Kuru, Pancàla, Macchà, Sùrasena: "Vị này sanh ra tại chỗ này, vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nadikà đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Hơn năm trăm vị ở Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh giác". Các vị tín đồ ở Nàdikà được nghe Thế Tôn hỏi đáp như vậy lấy làm hoan hỷ, tín thọ, an lạc.
Tôn giả Ananda, vì các tín đồ ở Magadha, sau khi đã trình lên trước Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, từ tạ ra đi.
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn ngó thật là an tịnh; diện sắc của Thế Tôn như là sáng chói nhờ các căn thật sự thanh tịnh. Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hôm nay an trú có được hoan hỷ không?
- Bạch Thế Tôn, còn từ trước chưa từng được nghe ai tên Janavasabha. Bạch Thế Tôn, khi con nghe tên Janavasabha, con có cảm giác râu tóc bị dựng ngược. Bạch Thế Tôn, con tự nghĩ: "Vị Dạ-xoa này không phải là hạng tầm thường, vì đã mang tên Janavasabha".
“ - Bạch Thế Tôn, con là Bimbisàra! Bạch Thiện Thệ, con là Bimbisàra! Bạch Thế Tôn, nay là lần thứ bảy con được sanh vào dòng họ vua Vessavana (Tỳ-sa-môn Thiên vương). Con chết đi trong địa vị làm vua ở nhơn gian, nay được sanh trên Thiên giới, làm bậc phi nhân.
Từ đây đến bảy lần,
Từ kia đến bảy lần,
Mười bốn lần tái sanh.
Như vậy con biết được
Đời quá khứ của con.
Bạch Thế Tôn, từ lâu con không còn đọa lạc vào ác thú, vì con đã hiểu được ác thú, và nay con muốn trở thành bậc Nhất lai.
“- Thật hy hữu thay, Hiền giả Dạ-xoa Janavasabha đã nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, từ lâu con không còn đọa lạc vào ác thú, vì con đã hiểu được ác thú, và nay con muốn trở thành bậc Nhất lai.” Do nguyên nhân gì Hiền giả Dạ-xoa Janavasabha tự biết mình đã được địa vị cao thượng, thù thắng như vậy?”
Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Đế-thích hoan hỷ,
Đảnh lễ bậc Như Lai,
Cùng Chánh pháp vi diệu.
Thấy Thiên chúng tân sanh,
Quang sắc thật thù thắng,
Các vị sống Phạm hạnh,
Nay sanh tại cõi này.
Họ thắng về quang sắc,
Thọ mạng và danh xưng,
Đệ tử bậc Đại Tuệ,
Thù thắng sanh cõi này.
Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Đế-thích hoan hỷ,
Đảnh lễ bậc Như Lai,
Cùng Chánh pháp vi diệu.
"Bạch Thế Tôn, chư Thiên ở Tam thập tam thiên lại càng hoan hỷ, tín thọ, hỷ lạc sanh hơn nữa và nói: "Thiên giới thật sự được tăng thịnh, còn A-tu-la giới bị hoại diệt".
Các đại vương chấp nhận
Lời giảng dạy khuyến giáo.
Thanh thoát và an tịnh,
Đứng bên chỗ mình ngồi.
Theo hiện tượng được thấy,
Phạm thiên sẽ xuất hiện.
Hiện tượng đấng Phạm thiên,
Là hào quang vi diệu.
"Cũng vậy, bốn vị đại vương ngồi xuống trên ghế ngồi của mình và nói: "Chúng ta sẽ tìm hiểu hậu quả của hào quang này là thế nào sau khi được biết, chúng tôi sẽ đi gặp vị ấy". Sau khi nghe vậy, chư Thiên ở Tam thập tam thiên đều đồng một lòng một ý: "Chúng ta sẽ tìm hiểu hậu quả của hào quang này là thế nào, sau khi được biết, chúng ta sẽ đi gặp vị ấy".
Chư Tam thập tam thiên
Cùng Đế-thích hoan hỷ,
Đảnh lễ bậc Như Lai,
Cùng Chánh pháp vi diệu.
Thấy Thiên chúng tân sanh
Quang sắc thật thù thắng,
Các vị sống Phạm hạnh
Hay sanh tại cõi này.
Chúng thắng về quang sắc
Thọ mạng và danh xưng,
Đệ tử bậc Đại Tuệ,
Thù thắng sanh cõi này.
Chư Tam thập tam thiên
Cùng Đế-thích hoan hỷ,
Đảnh lễ bậc Như Lai
Cùng Chánh pháp vi diệu.
"- Này Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, quý vị nghĩ thế nào? Thế Tôn phục vụ cho hạnh phúc chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Chư Thiện hữu, những ai quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng và giữ trọn giới luật, những vị này khi thân hoại mệnh chung, một số được sanh lên Thiên chúng Parinimitta - Vasavati (Tha hóa tự tại thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Nimmànaratì (Hóa lạc thiên); một số được sanh lên Thiên chúng Tusità (Đâu-suất thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Yàmà (Dạ-ma thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Tàvatimsà (Tam thập tam thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Catumàràjikà (Tứ Thiên vương Thiên), những ai phải điền vào cho đủ số hạ phẩm nhất được sanh vào chúng Gandhabba (Càn-thát-bà).
Chỉ một Phạm thiên nói,
Mọi hóa thân đều nói,
Chỉ một vị im lặng,
Tất cả đều im lặng.
Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Đế-thích nghĩ rằng:
Chỉ vị ngồi chỗ ta,
Chỉ vị ấy riêng nói.
"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, quý vị nghĩ thế nào? Bốn pháp thần túc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Cháng Đẳng Giác, khéo léo giải thích để thần thông được sung mãn, để thần thông được thuần thục, để thần thông được thi thiết. Thế nào là bốn? Ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập thần túc, câu hữu dục, Thiền định tinh cần hành... tinh tấn Thiền định... tâm Thiền định... tu tập thần túc, câu hữu với tư duy Thiền định, tinh cần hành. Bốn pháp thần túc này đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh đẳng Giác khéo léo giải thích để thần thông được sung mãn, để thần thông được thuần thục, để thần thông được thi thiết. Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã thưởng thức thần túc thông dưới một hay nhiều hình thức, tất cả đều tu tập và pháp triển thần túc này. Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ thưởng thức thần túc thông dưới một hay nhiều hình thức, tất cả đều sẽ tu tập và phát triển bốn pháp thần túc này. Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong hiện tại thưởng thức thần túc thông dưới một hay nhiều hình thức, tất cả đều tu tập và phát triển bốn pháp thần túc này. Này chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị có thấy ở nơi tôi thần lực như vậy không?
"- Có như vậy, Phạm thiên!
"- Chư Thiện hữu, tôi nhờ tu tập và phát triển bốn thần túc này mà nay thành tựu đại thần lực như vậy, đại uy đức như vậy.
"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, quý vị nghĩ thế nào? Ba con đường tắt hướng đến an lạc đã được Thế Tôn bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh đẳng Giác chứng ngộ. Thế nào là ba?
"Chư Thiện hữu, ở đây có người thân cận dục lạc, thân cận bất thiện pháp. Sau một thời gian, vị nào được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp. Và khi nghe được Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp vị này sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp. Nhờ sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, như từ thoải mái, hỷ duyệt sanh, cũng vậy, chư Thiện hữu nhờ sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, đó là con đường tắt thứ nhất hướng đến an lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh đẳng Giác chứng ngộ.
"Chư Thiện hữu, đó là ba con đường tắt hướng đến an lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh đẳng Giác chứng ngộ.
"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, quý vị nghĩ thế nào? Bốn Niệm xứ hướng đến chơn thiện đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh đẳng Giác chứng ngộ. Thế nào là bốn? Chư Thiện hữu, ở đây vị Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nhờ sống quán thân trên nội thân vị này được chánh định và chánh an tịnh. Nhờ tâm chánh định và chánh an tịnh ở nơi đây, tri kiến được sanh khởi đối với các thân khác ngoài tự thân. Vị Tỷ-kheo sống quán các cảm thọ từ nội thân... quán tâm... quán pháp đối với các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nhờ sống quán pháp đối với các pháp, tâm được chánh định và chánh an tịnh. Nhờ tâm chánh định và chánh an tịnh ở nơi đây, tri kiến được sanh khởi, đối với các pháp khác.
"Chư Thiện hữu, bốn Niệm xứ này hướng đến chơn thiện đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh đẳng Giác chứng ngộ".
"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, quý vị nghĩ thế nào về bảy pháp Định tư lương (Sa-màdhi-parikkhàrà) để tu hành chánh định, để kiện toàn Thiền định, đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh đẳng Giác chứng ngộ? Thế nào là bảy? Như chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Chư Thiện hữu, nhứt cảnh tánh của tâm do bảy chi này sửa soạn, được gọi là thánh chánh định cùng với các y chỉ và cùng với các tư lương. Chư Thiện hữu, chánh tư duy vừa đủ để chánh tri kiến sanh khởi, chánh ngữ vừa đủ để chánh tư duy sanh khởi, chánh nghiệp vừa đủ để chánh ngữ sanh khởi, chánh mạng vừa đủ để chánh nghiệp sanh khởi, chánh tinh tấn vừa đủ để chánh mạng sanh khởi, chánh niệm vừa đủ để chánh tinh tấn sanh khởi, chánh định vừa đủ để chánh niệm sanh khởi, chánh trí vừa đủ để chánh định sanh khởi, chánh giải thoát vừa đủ để chánh trí sanh khởi.
"Chư Thiện hữu, nếu có người nói lời chánh ngữ sau đây: "Chánh pháp đã được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, pháp ấy có kết quả ngay trong hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, hướng dẫn đến đích, được những người có trí tự mình giác hiểu, cửa bất tử được rộng mở". Nói như vậy là chánh ngữ. Chư Thiện hữu, vì Chánh pháp thật sự đã được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, pháp ấy có kết quả ngay trong hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, hướng dẫn đến đích, được những người có trí tự mình giác hiểu, cửa bất tử được rộng mở.
"Chư Thiện hữu, những ai tin tưởng Phật không có thối chuyển, tin tưởng Pháp không có thối chuyển, tin tưởng Tăng không có thối chuyển, đầy đủ giới hạnh khiến bậc Thánh hoan hỷ, tất cả những vị được hóa sanh được Chánh pháp hướng dẫn, hơn hai trăm bốn mươi vạn vị cư sĩ ở Magadha đã từ trần mệnh chung, những vị này đều diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn đọa vào ác thú, chắc chắn đạt đến chánh giáo. Lại có những vị Nhất lai:
Với hạng chúng sanh này
Ước lường phần công đức.
Không thể ước lượng được
Sợ phạm tội vọng ngữ.
"Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanamkumàra tự tâm mình biết được tâm trí của đại vương Vessavana như vậy, liền thưa với đại vương:
"- Đại vương Vessavana nghĩ như thế nào? Trong thời quá khứ đã có một Đại sư thù thắng như vậy, một pháp thoại thù thắng như vậy, đã được trình bày một con đường đặc biệt như vậy... Trong thời tương lai, sẽ có một Đại sư thù thắng như vậy, một pháp thoại thù thắng như vậy, sẽ được trình bày một con đường đặc biệt như vậy".
Thích Minh Châu
________________________________________________
>>> 17. Kinh đại thiện kiến vương
(MAHÀ SUDASSANA SUTTANTA)
Một thời, Thế Tôn trú ngụ tại Upavattana (Hồ bạt đan) ở Kusinàrà (Câu thi la) trong rừng Sà la của giòng họ Mallà, giữa hai cây Sàla song thọ, khi Ngài sắp nhập Niết-bàn.
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có diệt độ tại đô thị nhỏ bé này, tại đô thị hoang vu này, tại đô thị phụ thuộc này. Bạch Thế Tôn, có những đô thị khác to lớn hơn như Campà (Chiêm bà), Ràjagahà (Vương xá) Sàvatthi (Xá-vệ), Sàketa (Sa kỳ), Kosambi (Kiều thưởng di), Bàrànasi (Ba la nại). Thế Tôn hãy diệt độ tại những chỗ ấy. Tại những chỗ ấy có đại chúng Sát-đế-lỵ, có đại chúng Bà-la-môn, có đại chúng Gia chủ tin tưởng Như Lai, các vị này sẽ cúng dường thân Xá-lợi Như Lai.
Này Ananda, vua Đại Thiện Kiến, vào ngày Bố-tát trăng rằm sau khi tắm rửa, lên cao điện để trai giới, thời Thiên luân báu hiện ra, đủ một ngàn cọng xe, với vành xe, trục xe, đủ mọi bộ phận. Thấy vậy, vua Đại Thiện Kiến suy nghĩ: "Ta nghe như vầy: Khi một vị vua Sát-đế-lỵ, đã làm lễ quán đảnh vào ngày Bố-tát trăng rằm, sau khi tắm rửa, lên cao điện trai giới, nếu có Thiên luân báu hiện ra, đủ một ngàn cọng xe, với vành xe và trục xe, đầy đủ mọi bộ phận, thời vị vua ấy là Chuyển Luân vương. Như vậy ta có thể là Chuyển Luân vương".
Vua Đại Thiện Kiến nói rằng: "Không được sát sanh. Không được lấy của không cho. Không được tà dâm. Không được nói láo. Không được uống rượu. Hãy ăn uống cho thích nghi".
Này Ananda, tất cả địch vương ở phương Đông đều trở thành chư hầu vua Đại Thiện Kiến.
Này Ananda, các địch vương ở phương Bắc đến yết kiến vua Đại Thiện Kiến và nói: "Hãy đến đây, Đại vương! Hoan nghênh đón mừng Đại vương! Tâu Đại vương tất cả thuộc của Ngài. Đại vương hãy giáo huấn cho chúng tôi!".
Này Ananda, tất cả địch vương ở phương Bắc đều trở thành chư hầu của vua Đại Thiện Kiến.
Này Ananda, xe báu ấy sau khi chinh phục trái đất cho đến hải biên, liền trở về kinh đô Kusàvati, và đứng trước pháp đình, trên cửa nội cung như một trang bảo cho nội cung của vua Đại Thiện Kiến".
Này Ananda, như vậy là sự xuất hiện xe báu của vua Đại Thiện Kiến.
Này Ananda, thuở xưa vua Đại Thiện Kiến muốn thử Gia chủ báu này, liền cỡi thuyền, chèo ra giữa sông Hằng và bảo Gia chủ báu:
- Này Gia chủ, ta cần vàng.
- Tâu Đại vương, Đại vương hãy cho chèo thuyền gần bờ nào cũng được.
- Này Gia chủ, Ta cần vàng ngay tại đây.
Này Ananda, khi ấy Gia chủ báu thọc hai tay xuống nước nhắc lên một ghè đầy cả vàng ròng rồi tâu với vua Đại Thiện Kiến:
- Tâu Đại vương, như vậy đã đủ chưa. Tâu Đại vương, làm như vậy đã được chưa?
Vua Đại Thiện Kiến trả lời:
- Này Gia chủ, như vậy là đủ. Này Gia chủ, làm như vậy là được rồi. Này Gia chủ, cúng dường như vậy là được rồi.
Này Ananda, như vậy là sự xuất hiện Gia chủ báu của vua Đại Thiện Kiến.
Vị này đến tâu vua Đại Thiện Kiến:
- Tâu Đại vương, Đại vương chớ có âu lo, Thần sẽ cố vấn Đại vương.
Này Ananda, như vậy là sự xuất hiện Tướng quân báu của vua Đại Thiện Kiến.
Này Ananda, vua Đại Thiện Kiến có đầy đủ bảy báu như vậy.
Này Ananda, vua Đại Thiện Kiến cho xây các hồ sen giữa các hàng cây Tà-la, cứ cách khoảng một trăm cung tầm. Này Ananda, những hồ sen ấy được lát bằng bốn loại gạch, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Này Ananda, trong bốn loại hồ sen ấy có bốn loại tầm cấp, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Tầm cấp bằng bạc có cột trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng. Tầm cấp bằng lưu ly có cột trụ bằng lưu ly, có chắn ngang và đầu trụ bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng thủy tinh có cột trụ bằng thủy tinh, có chắn ngang và đầu trụ bằng lưu ly. Này Ananda, những hồ sen ấy được hai hàng lan can bao bọc. Một hàng bằng vàng, một hàng bằng bạc. Hàng lan can bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Hàng lan can bằng bạc có cột trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng.
Này Ananda, vua Đại Thiện Kiến lại suy nghĩ: "Trên bờ những hồ sen này, ta sẽ cho đặt những người hầu tắm cho những người qua kẻ lại". Và này Ananda, vua Đại Thiện Kiến cho đặt những người hầu tắm trên bờ những hồ sen này để tắm cho những người qua kẻ lại.
Này Ananda, vua Đại Thiện Kiến lại suy nghĩ: "Trên bờ những hồ sen này, ta sẽ cho đặt những vật bố thí, đồ ăn cho những ai đói, đồ uống cho những ai khát, áo quần cho những ai cần áo quần, xe cộ cho những ai cần xe, đồ nằm cho những ai cần nằm, đàn bà cho những ai cần đàn bà, bạc cho những ai cần bạc và vàng cho những ai cần vàng". Này Ananda, vua Đại Thiện Kiến, trên bờ những hồ sen ấy, cho đặt những vật bố thí, đồ ăn cho những ai đói, đồ uống cho những ai khát, áo quần cho những ai cần áo quần, xe cộ cho những ai cần xe cộ, đồ nằm cho những ai cần nằm, đàn bà cho những ai cần đàn bà, bạc cho những ai cần bạc, và vàng cho những ai cần vàng.
- Tâu Đại vương, chúng tôi có đem nhiều tiền của này để Đại vương dùng. Mong đại vương hãy thâu nhận lấy.
- Này các Khanh, ta có đầy đủ nhiều tiền bạc do đánh thuế đúng pháp đem lại. Hãy giữ tiền bạc của Khanh lại, và đem theo nhiều nữa cho các Khanh!
Các vị này khi bị vua từ chối, liền đứng qua một bên và suy nghĩ: "Nếu nay chúng ta đem tiền của này về nhà chúng ta thời thật không phải. Chúng ta hãy xây dựng nhà cửa cho vua Đại Thiện Kiến".
Các vị ấy liền đến vua Đại Thiện Kiến và tâu:
- Đại vương, chúng tôi định xây dựng nhà cửa cho Đại vương.
Này Ananda, vua Đại Thiện Kiến im lặng nhận lời.
- Này Vissakamma, hãy đến đây và xây dựng một lâu đài cho vua Đại Thiện Kiến, đặt tên là Dhamma (Pháp).
- Xin vâng, Tôn giả.
Này Ananda, Thiên tử Vissakamma vâng lời Thiên chủ Sakka, như người lực sĩ duỗi ra cánh tay đang co, hay co lại cánh tay duổi ra, Thiên tử Vissakamma biến mất từ chư Thiên ở Tavatimsa và hiện ra trước mặt vua Đại Thiện Kiến. Rồi này Ananda, Thiên tử Vissakamma tâu với vua Đại Thiện Kiến:
- Đại vương, tôi sẽ xây dựng một lâu đài tên là Dhamma cho Đại vương!
Này Ananda, vua Đại Thiện Kiến im lặng nhận lời. Và này Ananda, Thiên tử Vissakamma xây dựng lâu đài tên là Dhamma cho vua Đại Thiện Kiến.
Này Ananda, nền nhà của lâu đài Dhamma cao cho đến ba thân người và làm bằng ba loại gạch, một loại bằng vàng, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh.
Này Ananda, lâu đài Dhamma có đến tám vạn bốn ngàn cột trụ bằng bốn loại, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh.
Này Ananda, lâu đài Dhamma có hai mươi bốn tầm cấp bằng bốn loại, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Tầm cấp bằng bạc có cột trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng. Tầm cấp bằng lưu ly có cột trụ bằng lưu ly, có chắn ngang và đầu trụ bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng thủy tinh có cột trụ bằng thủy tinh, có chắn ngang và đầu trụ bằng lưu ly.
Này Ananda, lâu đài Dhamma có tám vạn bốn ngàn phòng ốc bằng bốn loại, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Trong phòng ốc bằng vàng có chỗ nằm bằng bạc được trải ra. Trong phòng ốc bằng bạc, có chỗ nằm bằng vàng được trải ra. Trong phòng ốc bằng lưu ly có chỗ nằm bằng ngà được trải ra. Trong phòng ốc bằng thủy tinh, có chỗ nằm bằng san hô được trải ra. Tại cửa phòng ốc bằng vàng, có dựng lên một cây Tà-la bằng bạc, với thân cây bằng bạc, với lá và trái cây bằng vàng. Tại cửa phòng ốc bằng bạc, có dựng lên một cây Tà-la bằng vàng, với thân cây bằng vàng, với lá và trái bằng bạc. Tại cửa phòng ốc bằng lưu ly, có dựng lên một cây Tà-la bằng thủy tinh, với thân cây bằng thủy tinh, với lá và trái cây bằng lưu ly. Tại cửa phòng ốc bằng thủy tinh, có dựng lên một cây Tà-la bằng lưu ly, với thân cây bằng lưu ly, với lá và trái cây bằng thủy tinh.
Này Ananda, vua Đại Thiện Kiến trước cửa phòng lầu Đại Trang Nghiêm, cho dựng lên một rừng cây Tà-la toàn bằng vàng và tại đây, vua ngồi an tọa ban ngày.
Và này Ananda, vua Đại Thiện Kiến cho xây một hồ sen tên là Dhamma trước mặt lâu đài Dhamma.
Này Ananda, hồ sen Dhamma, về hướng Đông và hướng Tây bề dài đến một do tuần, và về hướng Bắc và hướng Nam bề rộng đến nửa do tuần.
Này Ananda, hồ sen Dhamma có bốn loại gạch, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh.
Này Ananda, hồ sen Dhamma có hai mươi bốn tầm cấp bằng bốn loại, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Tầm cấp bằng bạc có cột trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng. Tầm cấp bằng lưu ly có cột trụ bằng lưu ly, có chắn ngang và đầu trụ bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng thủy tinh có cột trụ bằng thủy tinh, có chắn ngang và đầu trụ bằng lưu ly!
Này Ananda, hồ sen Dhamma có hai loại lan can bao bọc, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc. Lan can bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Lan can bằng bạc có cột trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng.
II
Này Ananda, rồi vua Đại Thiện Kiến suy nghĩ: "Quả này là do ba loại nghiệp, báo này là do ba loại nghiệp mà hiện tại ta có thần lực như vậy. Đó là Bố thí, Tự điều, Tự chế".
Hãy dừng lại, tư tưởng dục vọng!
Hãy dừng lại, tư tưởng sân hận!
Hãy dừng lại, tư tưởng não hại!
Đến đây thôi, tư tưởng dục vọng!
Đến đây thôi, tư tưởng sân hận!
Đến đây thôi, tư tưởng não hại!
Tám vạn bốn ngàn lâu đài, và lâu đài Dhamma là đệ nhất. Tám vạn bốn ngàn cao đường, và cao đường Đại Trang Nghiêm là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn sàng tọa, bằng vàng, bằng bạc, bằng ngà, bằng gỗ kiên cố, được trải với những tấm nệm lông dài, với vải có thêu bông hoa, và với những tấm da thú trắng của con sơn dương được che bởi những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ.
Tám vạn bốn ngàn con voi, với những trang sức bằng vàng, được che chở bằng lưới vàng, và tượng vương Uposatha (Bồ-tác-đà) là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn con ngựa, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới vàng, và mã vương Valàhaka (Vân Mã vương) là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn cỗ xe, với những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, bằng vải vàng, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và cỗ xe tên Vejayanta (Nhạc thanh xa hay Chiến thắng kỳ) là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn châu ngọc và bảo châu là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn phụ nữ và Hoàng hậu Subhaddà (Thiện Hiền phi) là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn Gia chủ và Gia chủ báu là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn người giòng Sát-đế-lỵ và Tướng quân báu là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn nhũ ngưu với trang sức bằng vải cây đây (Dukùla), với sừng đầu nhọn bịt đồng.
Tám vạn bốn ngàn vải Koti (Cu-chi) với sắc chất tinh diệu, như vải gai, vải bông, vải lụa và vải nhung.
Tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa (Thàlipàka), buổi sáng buổi chiều có cúng dường cơm.
Này Ananda, rồi vua Đại Thiện Kiến bảo Tướng quân báu:
- Này Hiền giả, nay tám vạn bốn ngàn con voi này, sáng chiều đến phục vụ ta. Nay hãy để cho chúng đến, cứ cách một trăm năm, mỗi lần cho bốn vạn hai ngàn con đến.
- Tâu Đại vương, vâng!
Này Ananda, vị Tướng quân báu vâng lời vua Đại Thiện Kiến. Này Ananda, từ đó về sau, cứ mỗi một trăm năm, bốn vạn hai ngàn con voi lần lượt đến với vua Đại Thiện Kiến.
Này Ananda, rồi Hoàng hậu Subhaddà nói với các cung nữ:
- Các Ngươi hãy gội đầu, mặc áo vàng. Cách đây đã lâu, chúng ta được thấy vua Đại Thiện Kiến. Vậy nay chúng ta sẽ đi yết kiến vua Đại Thiện Kiến.
- Tâu Hoàng hậu, vâng!
- Này Ananda, các cung nữ vâng lời Hoàng hậu Subhaddà (Thiện Hiền phi), gội đầu, mặc áo vàng và đi đến Hoàng hậu Subhaddà.
Này Ananda, rồi Hoàng hậu Subhaddà cho gọi Tướng quân báu:
- Này Khanh, hãy cho sắp đặt bốn loại binh chủng. Cách đây đã lâu chúng ta được thấy vua Đại Thiện Kiến. Vậy nay chúng ta sẽ đi yết kiến vua Đại Thiện Kiến.
- Tâu Hoàng hậu, vâng!
Này Ananda, Tướng quân báu vâng lời Hoàng hậu Subhaddà, cho sắp đặt bốn loại binh chủng và tâu Hoàng hậu:
- Tâu Hoàng hậu, bốn loại binh chủng đã sắp đặt xong. Hãy làm gì Hoàng hậu nghĩ là phải thời.
Này Ananda, vua Đại Thiện Kiến suy nghĩ: "Nay tiếng gì ồn ào như vậy, như cả một quần chúng đông đảo?" Vua bèn bước ra khỏi cao đường Đại Trang Nghiêm và thấy Hoàng hậu Subhaddà đang đứng dựa vào cửa. Thấy vậy, vua liền nói với Hoàng hậu Subhaddà:
- Hoàng hậu hãy đứng ở đây, chớ có vào!
- Ngươi hãy nhắc giường bằng vàng ra khỏi cao đường Đại Trang Nghiêm và đặt trong khu rừng cây sàla bằng vàng.
- Tâu Đại vương, vâng!
Này Ananda, người ấy vâng lời dạy của vua Đại Thiện Kiến, nhắc sàng tọa bằng vàng ra khỏi cao đường Đại Trang Nghiêm và đặt trong khu rừng cây sàla bằng vàng.
Này Ananda, rồi vua Đại Thiện Kiến nằm xuống, trong dáng điệu con sư tử, về phía bên hữu, một chân đặt dài trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác.
Rồi Hoàng hậu tâu với vua Đại Thiện Kiến:
- Tâu Đại vương, tám ván bốn ngàn kinh thành này với kinh thành Kusàvati là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn lâu đài này với lâu đài Dhamma là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn cao đường này với cao đường Đại Trang Nghiêm là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn sàng tọa này, bằng vàng, bằng bạc, bằng ngà, bằng gỗ kiên cố, được trải với những tấm nệm lông dài, với vải có thêu bông hoa và với những tấm da thù thắng của con sơn dương, được che với những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ, những sàng tọa này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn con voi này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và tượng vương Uposatha là đệ nhất, những con voi này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn con ngựa này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và mã vương Valàhaka là đệ nhất, những con ngựa này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn cỗ xe này, với những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, bằng vải vàng với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và cỗ xe tên Vejayanta là đệ nhất. Những cỗ xe này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn châu ngọc này với bảo châu là đệ nhất, đều thuộc Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn phụ nữ này và phụ nữ báu là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với họ. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn Gia chủ này và Gia chủ báu là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với họ. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn người giòng họ Sát-đế-lỵ này và Tướng quân báu là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với họ. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn nhũ ngưu với trang sức bằng vải cây đây, với sừng đầu nhọn bịt đồng này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn vải Koti với sắc chất tinh diệu như vải gai, vải bông, vải lụa và vải nhung đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa, và buổi chiều có cúng dường cơm này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Đại vương hãy ái luyến đời sống!
- Đã từ lâu Hoàng hậu nói với ta với những lời dễ chịu, hòa ái và dịu dàng. Thế mà nay, trong lần cuối cùng này, Hoàng hậu lại nói với ta bằng những lời không dễ chịu, không hòa ái, không dịu dàng!
- Tâu Đại vương, thiếp phải đối với Đại vương như thế nào?
- Này Hoàng hậu, Hoàng hậu phải nói với ta như thế này:
"Tất cả mọi sự vật khả ái, khả lạc đều thay đổi, không có thực thể, chịu sự biến hóa. Đại vương chớ có mệnh chung với tâm quyến luyến của chúng. Đau khổ thay, sự mệnh chung với tâm còn ái luyến. Đáng trách thay, sự mệnh chung còn ái luyến.
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn kinh thành này với kinh thành Kusàvati là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn lâu đài này với lâu đài Dhamma là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn cao đường này với cao đường Đại Trang Nghiêm là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn sàng tọa này, bằng vàng, bằng bạc, bằng ngà, bằng gỗ kiên cố, được trải với những tấm nệm lông dài, với vải có thêu bông hoa, và với những tấm da thù thắng của con sơn dương, được che chở bởi những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ, những sàng tọa này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ tâm ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn con voi này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và tượng vương Uposatha là đệ nhất, những con voi này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn con ngựa này với những trang sức bằng vàng, được che chở với lưới bằng vàng và mã vương Valàhaka là đệ nhất, những con ngựa này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn cỗ xe, với những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, với những đồ trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và cỗ xe tên Vejayanta là đệ nhất. Những cỗ xe này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn châu ngọc này với bảo châu là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn phụ nữ này và phụ nữ báu là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với họ. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn gia chủ này và gia chủ báu là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với họ. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn người thuộc giòng họ Sát-đế-lỵ này và Tướng quân báu là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với họ. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn nhũ ngưu với trang sức bằng vải cây đây, với sừng đầu nhọn bịt đồng này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ ái dục đối với họ. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn vải Koti với sắc chất tinh diệu như vải gai, vải bông, vải lụa và vải nhung này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa, và buổi sáng buổi chiều có cúng dường cơm này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
- Tâu Đại vương, tất cả mọi sự vật khả ái, khả lạc đều thay đổi, không có thực thể, thực sự biến hóa. Đại vương chớ có mệnh chung với tâm quyến luyến chúng. Đau khổ thay, sự mệnh chung với tâm còn ái luyến! Đáng trách thay, sự mệnh chung với tâm còn ái luyến!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn kinh thành này với kinh thành Kusàvati là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
“Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn lâu đài này với lâu đài Dhamma là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn cao đường này với cao đường Đại Trang Nghiêm là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn sàng tọa này, bằng vàng, bằng bạc, bằng ngà, bằng gỗ kiên cố, được trải với những tấm nệm lông dài, với vải có thêu bông hoa và với những tấm da thù thắng của con sơn dương, được che với những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ, những sàng tọa này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn con voi này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và tượng vương Uposatha là đệ nhất. Những con voi này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn con ngựa này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và mã vương Valàhaka là đệ nhất. Những con ngựa này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy tử bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn cỗ xe này, với những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, với những đồ trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và cỗ xe tên Vejayanta là đệ nhất. Những cỗ xe này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn châu ngọc này với bảo châu là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn phụ nữ này và phụ nữ báu là đệ nhất đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với họ. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn Gia chủ này và Gia chủ báu là đệ nhất đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với họ. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn người giòng họ Sát-đế-lỵ này với Tướng quân báu là đệ nhất, đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn nhũ ngưu với trang sức bằng vải cây đây, với sừng đầu nhọn bịt đồng này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn vải Koti với sắc chất tinh diệu, như vải gai, vải bông, vải lụa, vải nhung này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Đại vương, tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa, và buổi sáng buổi chiều có cúng dường cơm này đều thuộc của Đại vương. Đại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Đại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tám vạn bốn ngàn kinh thành với kinh thành Kusàvati là đệ nhất ấy thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn lâu đài với lâu đài Dhamma là đệ nhất ấy thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn cao đường với cao đường Đại Trang Nghiêm là đệ nhất ấy thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn sàng tọa ấy bằng vàng, bằng bạc, bằng ngà, bằng gỗ kiên cố, được trải với những tấm nệm lông dài, với vải có thêu bông hoa, và với những tấm da thù thắng của con sơn dương, được che chở với những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ, những sàng tọa ấy đều thuộc của ta.
Tám vạn bốn ngàn con voi này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và tượng vương Uposatha là đệ nhất. Những con voi ấy đều thuộc của ta.
Tám vạn bốn ngàn con ngựa với những trang sức bằng vàng, cờ vàng được che chở với lưới bằng vàng và mã vương Valahaka là đệ nhất. Những con ngựa này đều thuộc của ta.
Tám vạn bốn ngàn cỗ xe này, với những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và cỗ xe tên Vejayanta là đệ nhất. Những cỗ xe này đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn châu ngọc này với bảo châu là đệ nhất đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn phụ nữ này với phụ nữ báu là đệ nhất đều thuộc của ta.
Tám vạn bốn ngàn Gia chủ này với Gia chủ báu là đệ nhất đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn người giòng họ Sát-đế-lỵ này với Tướng quân báu là đệ nhất đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn nhũ ngưu với trang sức bằng vải cây đây, với sừng đầu nhọn bịt đồng đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn vải Koti với sắc chất tinh diệu như vải gai, vải bông, vải lụa và vải nhung này đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa, và buổi sáng buổi chiều có cúng dường cơm này đều thuộc của Ta.
Này Ananda, trong tám vạn bốn ngàn lâu đài ấy, chỉ có một lâu đài mà Ta ở thời ấy, đó là lâu đài Dhamma.
Này Ananda, trong tám vạn bốn ngàn cao đường ấy, chỉ có một cao đường mà Ta ở thời ấy, đó là cao đường Đại Trang Nghiêm.
Này Ananda, trong tám vạn bốn ngàn sàng tọa ấy, chỉ có một sàng tọa mà Ta dùng thời ấy, đó là sàng tọa bằng vàng, hay bằng bạc, hay bằng ngà, hay bằng gỗ kiên cố.
Này Ananda, trong tám vạn bốn ngàn con voi ấy, chỉ có một con voi mà Ta cỡi thời ấy, đó là tượng vương Uposatha.
Này Ananda, trong tám vạn bốn ngàn con ngựa ấy, chỉ có một con ngựa mà Ta cỡi thời ấy, đó là con mã vương Valàhaka.
Này Ananda, trong tám vạn bốn ngàn cỗ xe ấy, chỉ có một cỗ xe mà Ta cỡi thời ấy, đó là cỗ xe Vejayanta.
Này Ananda, trong tám vạn bốn ngàn phụ nữ ấy, chỉ có một phụ nữ hầu hạ Ta thời ấy, đó là phụ nữ của giòng Sát-đế-lỵ hay giòng Velàmikàni.
Này Ananda, trong tám vạn bốn ngàn loại vải Koti ấy, chỉ có một loại vải sắc chất tế nhị mà Ta mặc thời ấy, đó là vải gai, vải bông, vải lụa hay vải nhung.
Này Ananda, trong tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa ấy, chỉ có một loại cháo sữa mà Ta dùng thời ấy, đó là cơm và đồ ăn.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi thuyết xong, Thiện Thệ, bậc Đạo sư nói lại bài kệ như sau:
Tất cả pháp hữu vi,
Thật sự là vô thường,
Khởi lên rồi diệt mất,
Thường tánh là như vậy.
Chúng được sanh khởi lên,
Rồi chúng lại hoại diệt.
Hạnh phúc thay khi chúng
Được tịnh chỉ an lạc.
Thích Minh Châu
_____________________________________________________________________
>>> 16.Kinh đại bát niết-bàn
Gioi thieu nhung tac pham hay cua Ni Su Gioi Huong
(MÀHÀPARINÌBBÀNASUTTA)
I
- Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, và nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Ngài, vấn an. Ngài có thiểu bệnh, thiểu não, khinh an, khỏe mạnh, lạc trú: "Bạch Thế Tôn, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, vấn an Ngài có thiểu bệnh, thiểu não, khinh an, lạc trú". Và khanh bạch tiếp: "Bạch Thế Tôn, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha muốn chinh phục dân Vajjì, vua tự nói: "Ta quyết chinh phạt dân Vajjì này, dầu chúng có uy quyền, có hùng mạnh; ta quyết làm cỏ dân Vajjì; ta sẽ tiêu diệt dân Vajjì; ta sẽ làm cho dân Vajjì bị hoại vong". Thế Tôn trả lời khanh thế nào, hãy ghi nhớ kỹ và nói lại ta biết. Các bậc Thế Tôn không bao giờ nói lời hư vọng.
- Đại vương, xin vâng!
- Tôn giả Gotama, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Gotama, vấn an Ngài có thiểu bệnh, thiểu não, khinh an, khỏe mạnh, lạc trú. Tôn giả Gotama, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha muốn chinh phục dân xứ Vajjì. Vua tự nói: "Ta quyết chinh phạt dân Vajjì này, dầu chúng có uy quyền, có hùng mạnh, ta quyết làm cỏ dân Vajjì, ta sẽ tiêu diệt dân Vajjì, ta sẽ làm cho dân Vajjì bị hoại vọng".
- Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau không?
- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau không?
- Này Ananda, khi nào dân Vajjì thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết không?
- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết.
- Này Ananda, khi nào dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, này Ananda dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
- Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hành thời xưa không?
- Bạch Thế Tôn, con nghe dân Vajjì không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hành thuở xưa.
- Này Ananda khi nào dân Vajjì, không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hành thuở xưa thời, này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này không?
- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này.
- Này Ananda, khi nào dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này, thời dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình không?
- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình.
- Này Ananda, khi nào Vajjì không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
- Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp không?
- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.
- Này Ananda, khi nào dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc không?
- Bạch Thế Tôn, con nghe dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc.
- Này Ananda, khi nào dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
- Này Bà-la-môn, một thời Ta sống ở Vesàli tại tự miếu Sàrandada, Ta dạy cho dân Vajjì bảy pháp bất thối này. Này Bà-la-môn, khi nào bảy pháp bất thối được duy trì giữa dân Vajjì, khi nào dân Vajjì được giảng dạy bảy pháp bất thối này, thời Bà-la-môn, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Khi được nói vậy, Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, nếu dân Vajjì chỉ hội đủ một pháp bất thối này, thời dân Vajjì nhất định được cường thịnh, không bị suy giảm, huống nữa là đủ cả bảy pháp bất thối. Tôn giả Gotama, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha không thể đánh bại dân Vajjì ở chiến trận trừ phi dùng ngoại giao hay kế ly gián. Tôn giả Gotama, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều việc và có nhiều bổn phận.
- Này Bà-la-môn, Người hãy làm những gì Người nghĩ là hợp thời.
Bà-la-môn Vassakara, vị đại thần nước Magadha hoan hỷ, tán thán lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy và từ biệt.
- Này Ananda, hãy đi và tập họp tại giảng đường tất cả những vị Tỷ-kheo sống gần Ràjagaha (Vương xá).
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng theo lời dạy Thế Tôn, đi tập họp tất cả những vị Tỷ-kheo sống gần Vương xá rồi đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, đứng một bên và bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Tăng đã tụ họp. Bạch Thế Tôn, Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời.
Rồi Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến giảng đường, ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn và nói với các vị Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bảy pháp bất thối. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Những vị Tỷ-kheo ấy trả lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
- Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỷ-kheo Thượng tọa những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc Thầy của chúng Tăng và nghe theo lời dạy của những vị này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thích sống những chỗ nhàn tịnh, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Những vị Tỷ-kheo đáp ứng Thế Tôn. Thế Tôn nói:
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích ngủ nghỉ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích quần tụ, không hoan hỷ quần tụ, không đam mê quần tụ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không có ác dục vọng, không bị chi phối bởi ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bạn bè ác dục vọng, không thân tín ác dục vọng, không cọng hành với ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không dừng ở nửa chừng, giữa sự đạt đáo những quả vị thấp kém và những quả vị thù thắng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Những vị Tỷ-kheo ấy đáp ứng Thế Tôn. Thế Tôn nói:
- Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo có tín tâm, có tàm, có quý, có nghe nhiều, có tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Chư Tỷ-kheo đáp ứng. Thế Tôn nói:
- Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
- Xin vâng bạch Thế Tôn!
Những vị Tỷ-kheo ấy đáp ứng Thế Tôn. Thế Tôn nói:
- Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tu tập vô thường tưởng, tu tập vô ngã tưởng, tu tập bất tịnh tưởng, tu tập nguy hiểm tưởng, tu tập xả ly tưởng, tu tập vô tham tưởng, tu tập diệt tưởng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Những vị Tỷ-kheo ấy đáp ứng Thế Tôn. Thế Tôn nói:
- Này các, Tỷ-kheo khi nào các vị Tỷ-kheo đối với các vị đồng tu Phạm hạnh, tại chỗ đông người và vắng người, gìn giữ thân nghiệp từ hòa, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo đối với các vị đồng tu Phạm hạnh, tại chỗ đông người và vắng người, gìn giữ khẩu nghiệp từ hòa, gìn giữ ý nghiệp từ hòa tại chỗ đông người và vắng người, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo phân phối không thiên vị, chung thọ hưởng với các bạn giới đức đồng tu, mọi lợi dưỡng chơn chánh, hợp pháp, cho đến những vật thọ lãnh trong bát khất thực, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo sống với các bạn đồng tu, tại chỗ đông người, và vắng người, trong sự thọ trì những giới luật, đúng với Sa-môn hạnh, những giới luật không bị gẫy vụn, không bị sứt mẻ, không bị tỳ vết, không bị uế trược, những giới luật đưa đến giải thoát, được người có trí tán thán, không bị ô nhiễm bởi mục đích sai lạc, những giới luật hướng đến định tâm, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo sống với các bạn đồng tu, tại chỗ đông người và vắng người, trong sự thọ trì những tri kiến đúng với Sa-môn hạnh, những Thánh tri kiến đưa đến giải thoát, hướng đến sự diệt tận khổ đau cho những ai thực hành theo, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào sáu pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy sáu pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Ambalatthikà.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda đáp ứng Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Ambalatthikà.
- Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.
- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Nalandà.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Nalandà. Tại đây, Thế Tôn ở Pavarikambavana (Ba Ba Lợi Âm Bà Lâm).
- Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại không thể có một Sa-môn, một Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện chánh giác.
- Này Sàriputta, lời nói của Ngươi thật là đại ngôn, thật là gan dạ. Ngươi thật đã rống tiếng rống con sư tử: "Con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại không thể có một Sa-môn, một Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện chánh giác". Này Sàriputta, có phải Ngươi đã biết tất cả những Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở quá khứ, Ngươi đã biết tâm những Vị này nói với tâm của Ngươi: "Những Thế Tôn này ở quá khứ có giới đức như vậy, có thiền định như vậy, có trí tuệ như vậy, có hạnh trú như vậy, có giải thoát như vậy"?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Sàriputta, có phải Ngươi đã biết tất cả những Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở tương lai, Ngươi đã biết tâm những vị này với tâm của Ngươi: "Những Thế Tôn này ở tương lai có giới đức như vậy, có thiền định như vậy, có trí tuệ như vậy, có hạnh trú như vậy, có giải thoát như vậy"?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Sàriputta, có phải Ngươi biết Ta là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở hiện tại, Ngươi đã biết tâm Ta với tâm của Ngươi.”Thế Tôn có giới đức như vậy, có thiền định như vậy, có trí tuệ như vậy, có hạnh trú như vậy, có giải thoát như vậy"?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Sàriputta, như vậy Ngươi không có tha tâm thông đối với các vị Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở quá khứ, tương lai và hiện tại. Như vậy, này Sàriputta, vì sao Ngươi lại thốt ra những lời đại ngôn, lời nói gan dạ, rống lên tiếng rống con sư tử: "Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại không thể có một Sa-môn, một Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện chánh giác"?
- Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.
- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Pàtaligàma.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Pàtaligàma.
- Bạch Thế Tôn, tất cả nhà nghỉ mát đã được rãi cát, các chỗ ngồi đã được sắp đặt, ghè nước đã đặt sẵn, dầu đèn đã được chuẩn bị. Bạch Thế Tôn, Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là phải thời.
- Này các Gia chủ, có năm sự nguy hiểm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật. Thế nào là năm?
Ở đây, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật sẽ bị tiêu hao tiền của rất nhiều vì sống phóng dật. Đó là điều nguy hiểm thứ nhất cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật bị tiếng dữ đồn xa. Đó là điều nguy hiểm thứ hai cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật khi vào hội chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc Gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thần sợ hãi, bối rối. Đó là điều nguy hiểm thứ ba cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật sẽ chết với tâm hồn rối loạn. Đó là điều nguy hiểm thứ tư cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Đó là điều nguy hiểm thứ năm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
Này các Gia chủ, đó là năm điều nguy hiểm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
Ở đây, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền của dồi dào rất nhiều vì sống không phóng dật. Đó là sự lợi ích thứ nhất cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật được tiếng tốt đồn xa. Đó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào hội chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc Gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối. Đó là sự lợi ích thứ ba cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ chết với tâm hồn không rối loạn. Đó là sự lợi ích thứ tư cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới. Đó là sự lợi ích thứ năm cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
- Này các Gia chủ, đêm đã quá khuya, nay các Ngươi hãy làm những gì các Ngươi nghĩ là phải thời.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Các người cư sĩ của Pàtaligàma vâng lời Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài từ tạ ra về. Thế Tôn, sau khi các cư sĩ ở Pàtaligàma đi không bao lâu, liền trở vào phòng riêng.
- Này Ananda, ai đang xây dựng thành trì ở Pàtaligàma?
- Sunidha và Vassakara, bạch Thế Tôn, hai vị đại thần xứ Magadha, đang xây dựng thành trì ở Pàtaligàma để ngăn chận dân Vajjì.
Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, mang theo y bát cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến trú sở của hai vị đại thần xứ Magadha, Sunidha và Vassakara, sau khi đi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi hai vị thần xứ Magadha, Sunidha và Vassakara tự tay mời chúng Tỷ-kheo với Thế Tôn là thượng thủ, các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Sau khi Thế Tôn dùng cơm xong và cất tay khỏi bình bát, Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần xứ Magadha liền lấy chiếc ghế thấp khác và ngồi xuống một bên.
Tại chỗ nào người sáng suốt lấy làm chỗ trú xứ.
Hãy nuôi dưỡng người giữ giới và người Phạm hạnh.
Và san sẻ công đức với Chư Thiên trú tại chỗ ấy.
Được tôn kính, chúng sẽ tôn kính lại.
Được trọng vọng, chúng sẽ trọng vọng lại.
Chúng sẽ mến thương người ấy như người mẹ thương mến con. Và những ai được thiên thần thân mến luôn luôn được thấy may mắn.
Sau khi Thế Tôn tán thán Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần xứ Magadha với bài kệ này, Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy và ra về.
- "Hôm nay Sa-môn Gotama đi ra cửa nào cửa ấy sẽ được đặt tên là Gotama; Sa-môn Gotama lội qua sông từ bến nào, bến ấy sẽ được đặt tên là Gotama. Và cửa Sa-môn Gotama đi ra được đặt tên là cửa Gotama".
"Những ai làm cầu vượt biển trùng dương, bỏ lại đất sũng đầm ao, trong khi người phàm phu đang cột bè.
Những người ấy thật là những vị trí tuệ được giải thoát."
II
- "Xin vâng, bạch Thế Tôn". Tôn giả Ananda đáp ứng Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Kotigàma. Tại đây, Thế Tôn ở tại Kotigàma.
- Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Bốn Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi. Bốn Thánh đế ấy là gì? Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.
Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Tập Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Thánh đế... Khổ Diệt Đạo Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi. Này các Tỷ-kheo khi Khổ Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu, khi Khổ Tập Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu,… khi Khổ Diệt Đạo Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu, thời hữu ái được diệt trừ, sự dắt dẫn đến một đời sống được đoạn tuyệt, nay không còn hậu hữu nữa.
- Chính vì không thấy như thật Bốn Thánh đế nên có sự luân chuyển lâu ngày trong nhiều đời. Khi những sự thực này được nhận thức, nguyên nhân của một đời sống khác được trừ diệt, khi khổ căn được đoạn trừ, sẽ không còn một đời sống khác nữa.
- Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.
- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Nàdika.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Nàdika, tại ngôi nhà gạch (Ginjakàvasatha).
- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Salada mệnh chung tại Nàdika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào? Tỷ-kheo ni Nandà mệnh chung tại Nàdika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Sudatta mệnh chung tại Nàdika đã được sanh cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào? Bạch Thế Tôn, nữ cư sĩ Sujàta mệnh chung tại Nàdika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Kakudha mệnh chung tại Nàdika đã được sanh cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Kàlinga..., Bạch Thế Tôn, cư sĩ Nikata..., Bạch Thế Tôn, cư sĩ Katissabha..., Bạch Thế Tôn, cư sĩ Tuttha..., Bạch Thế Tôn, cư sĩ Santuttha..., Bạch Thế Tôn cư sĩ Bhadda..., Bạch Thế Tôn, cư sĩ Subhadda đã mệnh chung tại Nàdika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?
Này Ananda, chính Pháp Kính này mà Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt chánh giác".
- Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ... Tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.
- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Vesàli.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Vasali. Ở đây, Thế Tôn trú tại vườn Ambapàli.
- Này các Tỷ-kheo, các Ngươi phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Đó là lời dạy của Ta cho các Ngươi.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo an trú chánh niệm? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời, đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là chánh niệm.
Dâm nữ Ambapàli sau khi được Thế Tôn giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, liền bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn ngày mai nhận lời mời dùng cơm của chúng con với chúng Tỷ-kheo.
Thế Tôn im lặng nhận lời. Dâm nữ Ambapàli được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân bên phải hướng về đức Phật và từ biệt.
- Này Ambapàli, tại sao nàng lại đánh xe va chạm với các thanh niên Licchavi, trục xe chạm với trục xe, bánh xe chạm với bánh xe, gọng xe chạm với gọng xe?
- Này quý Công tử của tôi, tôi vừa mới mời Thế Tôn cùng chúng Tỷ-kheo ngày mai đến dùng cơm.
- Này Ambapàli, hãy nhường cho chúng ta bữa cơm ấy đổi lấy một trăm ngàn.
- Dầu quý Công tử có cho tôi cả thành Vesàli cùng với các đất phụ thuộc, tôi cũng không nhường bữa cơm quan trọng này.
Các vị Licchavi này tức tối búng ngón tay và nói:
- Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này đả thắng! Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này phổng tay trên. Và các vị Licchavi này cùng đi đến vườn Ambapàli.
Các vị Licchavi sau khi được Thế Tôn giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ liền bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn ngày mai nhận lời mời dùng cơm của chúng con với chúng Tỷ-kheo.
- Này các Licchavi, ngày mai Ta đã nhận lời mời dùng cơm của dâm nữ Ambapàli rồi.
Các vị Licchavi này tức tối búng ngón tay và nói: "Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này đả thắng! Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này phổng tay trên...”
Rồi những vị Licchavi này, hoan hỷ tán thán lời dạy Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân bên hữu hướng về đức Phật và từ biệt.
Khi Thế Tôn dùng xong, tay đã rời bát, dâm nữ Ambapàli lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, dâm nữ Ambapàli bạch Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, con xin cúng dường ngôi vườn này cho chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị thượng thủ".
Thế Tôn nhận lãnh khu vườn. Thế Tôn thuyết pháp cho dâm nữ Ambapàli, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, rồi đứng dậy ra về.
- Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.
- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến làng Baluvà.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến làng Baluvà. Và Thế Tôn trú tại làng này.
- Này các Tỷ Kheo hãy an cư trong mùa mưa xung quanh Vesàli tại chỗ có bạn bè quen thuộc và thân tín. Còn Ta sẽ an cư ở đây, tại làng Baluvà.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Những Tỷ Kheo này vâng đáp Thế Tôn và tìm chỗ an cư mùa mưa xung quanh Vesàli tại chỗ có bạn bè quyến thuộc và thân tín. Còn Thế Tôn an cư tại làng Baluvà.
- Bạch Thế Tôn, con được thấy Thế Tôn khỏe mạnh. Bạch Thế Tôn, con được thấy Thế Tôn kham nhẫn, bạch Thế Tôn, thấy Thế Tôn bệnh hoạn, thân con cảm thấy yếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không thấy rõ phương hướng, dầu cho, bạch Thế Tôn, con được một chút an ủi rằng, Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài chưa có lời di giáo lại cho chúng Tỷ-kheo.
Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.
Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.
III
- Này Ananda, hãy lấy tọa cụ. Ta muốn đi đến điện thờ Càpàla, để nghỉ trưa.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn.
- Này Ananda, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena, khả ái thay điện thờ Gotamaka, khả ái thay điện thờ Sàttambaka, khả ái thay điện thờ Bahuputta, khả ái thay điện thờ Sàrandada, khả ái thay điện thờ Càpàla.
- Này Ananda, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena, khả ái thay điện thờ Gotamaka, khả ái thay điện thờ Sattambaka, khả ái thay điện thờ Bahuputta, khả ái thay điện thờ Sàrandada, khả ái thay điện thờ Capala!" Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.
Nhưng Tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn, Tôn giả không thỉnh cầu Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người". Vì tâm của Tôn giả bị Ác ma ám ảnh.
- Này Ananda hãy đi và làm những gì Ngươi nghĩ là phải thời.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân bên hữu hướng về Thế Tôn và đi ra.
- Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ. Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: "Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo của Ta chưa trở thành những vị đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích, và giải thích rõ ràng Chánh pháp, khi có tà đạo khởi lên chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu".
Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: "Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo ni của Ta chưa trở thành những vị đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật... khi nào những nam cư sĩ của Ta chưa trở thành những vị đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu". Bạch Thế Tôn, nay những nam cư sĩ của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, đầy đủ Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, và có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.
Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: "Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những nữ cư sĩ của Ta chưa trở thành những vị đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì, Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp một cách thần diệu". Bạch Thế Tôn, nay những nữ cư sĩ của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, có thể truyền bá Chánh pháp một cách thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.
Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: "Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào Phạm hạnh Ta giảng dạy chưa thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người". Bạch Thế Tôn, nay Phạm hạnh Thế Tôn giảng dạy đã được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.
Mạng sống có hạn hay vô hạn,
Tu sĩ từ bỏ, không kéo dài.
Nội tâm chuyên nhất trú thiền định.
Như tháo áo giáp đang mang mặc.
Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu! Bạch Thế Tôn thật là hy hữu! Đại địa chấn động, đại địa rung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, đại địa chấn động như vậy?
Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất.
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.
Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là sự giải thoát thứ ba.
Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng khác biệt, với suy tư "hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ; đó là sự giải thoát thứ tư.
Vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư "thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.
Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là sự giải thoát thứ sáu.
Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là sự giải thoát thứ bảy.
Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng; đó là sự giải thoát thứ tám.
Này Ananda, như vậy là tám giải thoát.
- "Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo của ta chưa thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có truyền bá Chánh pháp thần diệu.
Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo ni của Ta chưa trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu.
Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những nam cư sĩ của Ta chưa trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý chưa có thể tuyên bố diễn giảng trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu.
Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những nữ cư sĩ của Ta chưa trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý chưa có thể tuyên bố diễn giảng trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu.
Này Ác ma, Ta không diệt độ khi nào Phạm hạnh mà Ta giảng dạy chưa được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài Người.
"Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ. Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: "Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo của Ta chưa trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu". Bạch Thế Tôn, nay những Tỷ-kheo của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng Chánh pháp, khi có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hành phục một cách khéo léo, đã có thể truyền bá Chánh pháp một cách thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.
Bạch Thế Tôn đây là lời Thế Tôn đã nói: "Này Ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo ni của Ta...; khi nào những nữ cư sĩ của Ta...; khi nào Phạm hạnh Ta giảng dạy chưa được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài Người". Bạch Thế Tôn, nay Phạm hạnh Thế Tôn giảng dạy đã được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài Người. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ".
"Này Ác ma, hãy an tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ".
Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành (không duy trì mạng sống lâu hơn nữa).
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho loài Trời và loài Người.
- Thôi đi, này Ananda, đừng có thỉnh cầu Như Lai nữa. Này Ananda, nay thỉnh cầu Như Lai không còn kịp thời.
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.
- Này Ananda, Ngươi có tin sự giác ngộ Thế Tôn không?
- Bạch Thế Tôn, con có tin!
- Vậy, này Ananda, sao Ngươi lại làm phiền Như Lai đến ba lần.
- Này Ananda, Ngươi có tin tưởng không?
- Bạch Thế Tôn, con có tin tưởng!
- Này Ananda, như vậy là lỗi của Ngươi, như vậy là khuyết điểm của Ngươi, đã không nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Như Lai, Ngươi không thỉnh cầu Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người". Này Ananda, nếu Ngươi thỉnh Như Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời. Này Ananda như vậy là lỗi của Ngươi, như vậy là khuyết điểm của Ngươi.
Tại đấy, này Ananda, Ta cũng nói. “Này Ananda, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena. Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại". Dầu vậy, này Ananda, Ngươi không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Như Lai, Ngươi không thỉnh cầu Như Lai: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho lời Trời và loài Người". Này Ananda, nếu Ngươi cầu thỉnh Như Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời. Này Ananda, như vậy là lỗi của Ngươi, như vậy là khuyết điểm của Ngươi.
Này Ananda, chúng ta hãy đi đến giảng đường Kùtagàra tại rừng Đại Lâm.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn.
- Này Ananda, hãy đi mời tất cả Tỷ-kheo sống ở gần Vesàli tụ họp tại giảng đường này.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, đi mời tất cả vị Tỷ-kheo sống ở gần Vesàli tụ họp tại giảng đường, rồi đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, chúng Tỷ-kheo đã tụ họp. Bạch Thế Tôn, Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời.
- Này các Tỷ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng của đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.
- Này các Tỷ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các Ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, không lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.
Đó là lời Thế Tôn dạy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ lại nói thêm:
Ta đã già, dư mạng chẳng còn bao,
Từ biệt các Ngươi, Ta đi một mình.
Tự mình làm sở y cho chính mình,
Hãy tinh tấn, chánh niệm, giữ giới luật,
Nhiếp thúc ý chí, bảo hộ tự tâm.
Ai tinh tấn trong pháp và luật này
Sẽ diệt sanh tử, chấm dứt khổ đau.
IV
- Này Ananda, lần này là lần cuối cùng, Như Lai nhìn Vesàli. Này Ananda, chúng ta hãy đi đến làng Bhandagàma.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Bhandagàma. Tại đây, Thế Tôn ở tại Bhandagàma.
- Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt bốn Pháp mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ không chứng đạt Thánh Giới mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Định mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Tuệ mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh giải thoát mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, khi Thánh Giới được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Định được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Tuệ được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh giải thoát được giác ngộ, được chứng đạt, thời tham ái một đời sống tương lai được trừ diệt, những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa.
Giới, Định, Tuệ và Giải thoát vô thượng
Gotama danh xưng đã chứng ngộ.
Đấng Giác Ngộ giảng pháp chúng Tỷ-kheo.
Đạo sư diệt khổ, pháp nhãn, tịnh lạc.
- Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.
- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Hatthigama... Ambagama... Jambugama..., hãy đi đến Bhoganagama.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Bhoganagama.
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bốn Đại giáo pháp, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Các Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, Thế Tôn giảng như sau:
Này các Tỷ-kheo, bốn đại giáo pháp này, các Ngươi hãy thọ trì.
- Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.
- Này Ananda, chúng ta sẽ đi đến Pàvà.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn. Và Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Pàvà, tại vườn xoài của Cunda, một người thợ sắt.
- Này Cunda, loại mộc nhĩ đã soạn sẵn, hãy dọn cho ta. Còn các món ăn khác đã soạn sẵn, loại cứng và loại mềm, hãy dọn cho chúng Tỷ-kheo.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Thợ sắt Cunda vâng lời Thế Tôn, dọn cho Thế Tôn các món mộc nhĩ đã soạn sẵn, và dọn cho chúng Tỷ-kheo các món ăn khác, loại cứng và loại mềm.
- Này Cunda, món ăn mộc nhĩ còn lại. Ngươi hãy đem chôn vào một lỗ. Này Cunda, Ta không thấy một ai ở cõi Trời, cõi Người, ở Ma giới, ở Phạm thiên giới, không một người nào trong chúng Sa-môn và chúng Bà-la-môn, giữa những Thiên, Nhân, ăn món mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được, trừ Như Lai.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Thợ sắt Cunda vâng theo Thế Tôn, đem chôn món ăn mộc nhĩ còn lại vào một lỗ, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn thuyết pháp cho thợ sắt Cunda đang ngồi xuống một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:
- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Kusinàra.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn.
Tôi nghe: Sau khi dùng cơm tại nhà thợ sắt Cunda.
Cơn bệnh khốc liệt bỗng khởi lên, gần như chết đến nơi.
Sau khi dùng món ăn loại mộc nhĩ.
Kịch bệnh khởi lên nơi bậc Đạo sư.
Điều phục bệnh hoạn, Thế Tôn dạy rằng:
"Ta đi đến thành Kusinàra".
- Này Ananda, hãy xếp tư áo Sanghàti. Ta cảm thấy mệt mỏi và muốn ngồi nghỉ, này Ananda.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn và xếp tư áo Sanghàti lại.
- Này Ananda, hãy đem nước cho Ta. Này Ananda, Ta nay đang khát và muốn uống nước.
Khi được nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, vừa mới có khoảng năm trăm cỗ xe chạy qua. Do bánh xe khuấy lên, nước trở thành nông cạn, khuấy động và vẩn đục. Bạch Thế Tôn, sông Kakutthà không xa ở đây, nước thuần tịnh, dễ chịu, mát mẻ, trong sáng, dễ đến và khả ái. Tại đó, Thế Tôn có thể uống nước và làm dịu mát chân tay.
- Này Ananda, hãy đem nước uống cho Ta. Này Ananda, Ta nay đang khát và muốn uống nước.
Lần thứ hai Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, vừa mới có khoảng năm trăm cỗ xe chạy qua. Do bánh xe khuấy lên, nước trở thành nông cạn, khuấy động và vẩn đục. Bạch Thế Tôn, sông Kakutthà không xa ở đây, nước thuần tịnh, dễ chịu, mát mẻ, trong sáng, dễ đến và khả ái. Tại đó, Thế Tôn có thể uống nước và làm dịu mát chân tay.
- Này Ananda, hãy đem nước uống cho Ta. Này Ananda, Ta nay đang khát và muốn uống nước.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, lấy bát và đi đến con sông nhỏ. Con sông đang chảy nông cạn, khuấy động và vẩn đục, khi Tôn giả Ananda đến, liền trở thành trong trẻo, sáng lặng, không vẩn đục.
- Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu! Bạch Thế Tôn thật là hy hữu. Bạch Thế Tôn, con sông nhỏ đang chảy nông cạn, khuấy động và vẩn đục này, khi con đến, liền trở thành trong trẻo, sáng lặng và không vẩn đục. Xin thỉnh Thế Tôn dùng nước. Xin thỉnh Thiện Thệ dùng nước!
Và Thế Tôn uống nước.
Pukkusa, dòng họ Mallà thấy Thế Tôn ngồi dưới gốc cây, liền đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Pukkusa, dòng họ Mallà, bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn thật là hy hữu, trạng thái trầm tĩnh của một vị xuất gia!
Bạch Thế Tôn, người ấy liền tự nghĩ: "Thật là kỳ diệu, thật là hy hữu sự trầm tĩnh của vị xuất gia. Trong khi giác tỉnh, còn thức nhưng không thấy năm trăm cỗ xe vừa đi ngang qua gần một bên, cũng không nghe tiếng". Sau khi tỏ sự thâm tín đối với Ngài Alàra Kàlàma, vị ấy từ biệt.
32: - "Này Hiền giả, vì sao có số đông người tụ họp như vậy?" - Bạch Thế Tôn vừa rồi trời đang mưa, mưa tầm tả ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu, và bốn con bò đực bị sét đánh chết. Do vậy mà có số đông người ấy tụ họp tại đây. Bạch Thế Tôn, lúc ấy Ngài ở tại chỗ nào?" - "Này Hiền giả, lúc ấy Ta ở tại đây". “Bạch Thế Tôn, Ngài không thấy gì cả sao?" - "Này Hiền giả, Ta không thấy gì". - "Bạch Thế Tôn, Ngài không nghe tiếng gì cả sao?" - "Này Hiền giả, Ta không nghe tiếng gì?" - "Bạch Thế Tôn, có phải Ngài đang ngủ, phải không?" - "Này Hiền giả, không phải ta đang ngủ". - "Bạch Thế Tôn, có phải Ngài đang tỉnh thức phải không?" - "Này Hiền giả, phải". - "Bạch Thế Tôn, Ngài đang tỉnh thức, nhưng trong khi trời mưa, mưa tầm tả ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu và bốn con bò đực bị sét đánh chết, nhưng Ngài không thấy, cũng không nghe gì". - Này Hiền giả, phải như vậy".
- Bạch Thế Tôn, sự tin tưởng của con đối với Ngài Alàra, Kàlàma, nay con đem rải rắc trước luồng gió lớn, nay con đem thả trôi vào dòng nước cuốn. Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Hy hữu thay bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày. Bạch Thế Tôn, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Rồi Pukkusa, dòng họ Mallà đem dâng một cặp áo màu kim sắc, vàng chói và sẵn sàng để mặc ấy cho Thế Tôn và nói:
- Bạch Thế Tôn, cặp áo màu kim sắc, vàng chói và sẵn sàng để mặc. Mong Thế Tôn vì thương xót con mà thâu nhận cho.
- Này Pukkusa, hãy đắp cho Ta một áo và đắp cho Ananda một áo.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Pukkusa, dòng họ Mallà vâng lời Thế Tôn, đắp một áo cho Ngài và đắp một áo cho Tôn giả Ananda.
- Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn thật là hy hữu, sự thanh tịnh và sáng chói màu da của Như Lai! Bạch Thế Tôn, khi con đặt trên thân Thế Tôn, cặp áo màu kim sắc vàng chói và sẵn sàng để mặc này, màu sắc sáng chói của áo như bị lu mờ đi.
- Thật vậy, này Ananda. Này Ananda, có hai trường hợp, màu da của Như Lai hết sức thanh tịnh và sáng chói. Thế nào là hai? Này Ananda, trong đêm Như Lai chứng vô thượng Chánh Đẳng Giác và trong đêm Như Lai sắp diệt độ, nhập Niết-bàn giới, không còn dư y sanh tử nữa. Này Ananda, đó là hai trường hợp, màu da của Như Lai hết sức thanh tịnh và sáng chói.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn:
Cặp áo kim sắc này.
Pukkusa mang đến.
Đắp áo kim sắc này,
Da Đạo sư sáng chói.
- Này Cundaka, hãy xếp áo Sanghàti làm bốn cho Ta. Này Cundaka, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Đại đức Cundaka vâng lời Thế Tôn và xếp áo Sanghàti làm bốn.
Con sông Kakutthà.
Con sông chảy trong sáng.
Mát lạnh và thanh tịnh.
Vị Đạo sư mỏi mệt
Đi dần xuống mé sông.
Như Lai đấng Vô Thượng
Ngự trị ở trên đời
Tắm xong, uống nước xong,
Lội qua bên kia sông.
Bậc Đạo sư đi trước,
Giữa Tăng chúng Tỷ-kheo,
Vừa đi vừa diễn giảng.
Chánh pháp thật vi diệu.
Rồi bậc Đại Sĩ đến,
Tại khu vực rừng xoài.
Cho gọi vị Tỷ-kheo,
Tên họ Cundaka:
"Hãy gấp tư áo lại,
Trải áo cho ta nằm.
Nghe dạy, Cundaka
Lập tức vâng lời dạy,
Gấp tư và trải áo,
Một cách thật mau lẹ.
Bậc Đạo sư nằm xuống
Thân mình thật mệt mỏi.
Tại đây Cundaka,
Ngồi ngay phía trước mặt.
- Này Ananda, rất có thể có người làm cho thợ sắt Cunda hối hận: "Này Hiền giả Cunda, thật không lợi ích gì cho Ngươi, thật là tai hại cho Ngươi, vì Như Lai dùng bữa ăn cuối cùng từ Ngươi cúng dường, và nhập diệt". Này Ananda, cần phải làm tiêu tan sự hối hận ấy của thợ sắt Cunda: "Này Hiền giả, thật là công đức cho bạn, vì được Như Lai dùng bữa ăn cuối cùng từ bạn cúng dường, và nhập diệt. Này Hiền giả Cunda, tôi tự thân nghe, tự thân lãnh thọ lời nói này của Thế Tôn: "Có hai sự cúng dường ăn uống đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác? Thế nào là hai? Một là bữa ăn trước khi Như Lai chứng vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hai là bữa ăn trước khi Như Lai diệt độ Niết-bàn giới, không còn di hưởng sanh tử. Hai bữa ăn này đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác. Nhờ hành động này, Đại đức Cunda sẽ được hưởng tuổi thọ; nhờ hành động này, Đại đức Cunda sẽ được hưởng sắc đẹp; nhờ hành động này, Đại đức Cunda sẽ được hưởng an lạc; nhờ hành động này, Đại đức Cunda sẽ được hưởng danh tiếng; nhờ hành động này, Đại đức Cunda sẽ được hưởng cõi trời, nhờ hành động này, Đại đức Cunda sẽ được hưởng uy quyền".
Này Ananda, cần phải làm cho thợ sắt Cunda tiêu tan hối hận.
Công đức người bố thí,
Luôn luôn được tăng trưởng,
Trừ được tâm hận thù.
Không chất chứa, chế ngự,
Kẻ chí thiện từ bỏ.
Mọi ác hạnh bất thiện,
Diệt trừ tham, sân, si.
Tâm giải thoát thanh tịnh.
V
- Này Ananda, chúng ta hãy đi qua bờ bên kia sông Hirannavati, đến ở Kusinàrà - Upavatama - rừng Sàlà của dòng họ Màllà.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn, cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến bên kia sông Hirannavati, tại Kusinàrà Upavattana, rừng Sàlà của dòng họ Mallà, khi đi đến nơi liền nói với Tôn giả Ananda:
- Này Ananda, hãy trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ; này Ananda, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ. Và Thế Tôn nằm xuống, về phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, hai chân để lên nhau chánh niệm và giác tỉnh.
- Này Ananda, các cây sàlà song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.
Nhưng, này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy.
Tôn giả Ananda, liền tự suy nghĩ: "Đại đức Upavàna này là thị giả sống gần và hầu cận Thế Tôn đã lâu ngày. Nay Thế Tôn trong giờ phút cuối cùng lại quở trách Đại đức Upavàna: "Này Tỷ-kheo, hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mặt Ta". Do nhơn gì, do duyên gì, Thế Tôn quở trách Đại đức Upavàna: "Này Tỷ-kheo, hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mặt ta"?
- Đại đức Upavàna này là thị giả, sống gần và hầu cận Thế Tôn đã lâu ngày. Nay Thế Tôn trong giờ phút cuối cùng lại quở trách Đại đức Upavàna: "Này Tỷ-kheo, hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mặt Ta." Do nhơn gì, do duyên gì, Thế Tôn quở trách Đại đức Upavàna: "Này Tỷ-kheo hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mặt Ta"?
- Này Ananda, rất đông các vị Thiên thần ở mười phương thế giới tụ hội để chiêm ngưỡng Như Lai. Này Ananda, cho đến mười hai do tuần xung quanh Kusinàrà, Upavattana, rừng Sàlà thuộc dòng họ Mallà, không có một chỗ nào, nhỏ cho đến đầu một sợi tóc có thể chích được mà không đầy những Thiên thần có uy lực tụ họp. Này Ananda, các vị Thiên Thần đang than phiền: "Chúng ta từ rất xa đến chiêm ngưỡng Như Lai. Thật rất là hy hữu, các Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở đời, và tối hôm nay, trong canh cuối cùng, Như Lai sẽ nhập diệt. Và nay Tỷ-kheo có oai lực này lại đứng ngang trước Thế Tôn, khiến chúng ta không thể chiêm ngưỡng Như Lai trong giờ phút cuối cùng". Này Ananda, các chư Thiên than phiền như vậy.
- Này Ananda, có hạng chư Thiên ở trên hư không nhưng có tâm tư thế tục, những vị này khóc than, với đầu bù tóc rối, khóc than với cánh tay duỗi cao, khóc than thân bổ nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: "Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm".
Này Ananda, có hạng Thiên thần ở trên đất với tâm tư thế tục những vị này khóc than với đầu bù tóc rối, khóc than với cánh tay duỗi cao, khóc than thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại:
"Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm".
Có chư Thiên đã diệt trừ ái dục, những vị này bình thản, tỉnh giác chịu đựng, với tâm suy tư: "Các hành là vô thường, làm sao sự kiện có thể khác được?"
"Đây là chỗ Như Lai đản sanh". Này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
"Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Giác", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
"Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
"Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam, cư si nữ sẽ đến với niềm suy tư: "Đây là chỗ Như Lai đản sanh", "Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác", "Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", "Đây là chỗ Như Lai diệt độ, Nhập Vô dư y Niết-bàn".
Này Ananda, và những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên.
- Này Ananda, chớ có thấy chúng.
- Bạch Thế Tôn, nếu phải thấy chúng, thời phải như thế nào?
- Này Ananda, chớ có nói chuyện với chúng.
- Bạch Thế Tôn, nếu phải nói chuyện với chúng, thời phải như thế nào?
- Này Ananda, phải an trú chánh niệm.
- Này Ananda, các Ngươi đừng có lo lắng vấn đề cung kính thân Xá-lợi của Như Lai. Này Ananda, các Người hãy nỗ lực, hãy tinh tấn hướng về tự độ, sống không phóng dật, cần mẫn, chuyên hướng về tự độ. Này Ananda, có những học giả Sát-đế-lỵ, những học giả Bà-la-môn, những học giả Gia chủ thâm tín Như Lai, những vị này sẽ lo cho sự cung kính cúng dường thân Xá-lợi của Như Lai.
- Này Ananda, xử sự thân Chuyển luân Thánh Vương như thế nào, hãy xử sự thân Xá-lợi Như Lai như vậy.
- Bạch Thế Tôn, người ta xử sự thân chuyển luân Thánh vương như thế nào?
- Này Ananda, thân của Chuyển luân Thánh vương được vấn tròn với vải mới. Sau khi vấn vải mới xong, lại được vấn thêm với vải gai bện. Sau khi vấn vải gai bệnh, lại vấn thêm với vải mới, và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải. Rồi thân được đặt vào trong một hòm dầu bằng sắt, hòm sắt này được một hòm sắt khác đậy kín. Xong một giàn hỏa gồm mọi loại hương được xây dựng lên, thân của vị Chuyển luân Thánh vương được đem thiêu trên giàn hỏa này và tại ngã tư đường, tháp của vị Chuyển luân Thánh vương được xây dựng lên. Này Ananda, đó là pháp táng thân vị Chuyển luân Thánh vương.
Này Ananda, pháp táng thân vị Chuyển luân Thánh vương như thế nào, pháp táng thân Thế Tôn cũng như vậy. Tháp của Như Lai phải được dựng lên tại ngã tư đường. Và những ai đem tại chỗ ấy vòng hoa, hương, hay hương bột nhiều màu, đảnh lễ tháp, hay khởi tâm hoan hỷ (khi đứng trước mặt tháp), thời những người ấy sẽ được lợi ích, hạnh phúc lâu dài.
Này Ananda, vì lý do gì, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xứng đáng xây tháp? Này Ananda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến: "Đây là tháp của Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri." Do tâm hoan hỷ như vậy, khi thân hoại mạng chung, chúng sẽ sanh lên thiện thú, cảnh giới chư Thiên. Này Ananda, vì lý do này, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xứng đáng xây tháp.
Này Ananda, vì lý do gì, bậc Độc Giác Phật xứng đáng xây tháp? Này Ananda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến: "Đây là tháp của Thế Tôn Độc Giác Phật". Do tâm hoan hỷ như vậy, khi thân hoại mạng chung, chúng sẽ được sanh thiện thú, cảnh giới chư Thiên. Này Ananda, vì lý do này, bậc Độc Giác Phật xứng đáng xây tháp.
Này Ananda, vì lý do gì, đệ tử Thanh Văn của Như Lai xứng đáng xây tháp? Này Ananda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến: "Đây là tháp đệ tử Thanh Văn của Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri." Do tâm hoan hỷ như vậy, khi thân hoại mạng chung, chúng sẽ được sanh thiện thú, cảnh giới chư Thiên. Này Ananda, vì lý do này, đệ tử Thanh Văn của Như Lai xứng đáng xây tháp.
Này Ananda, vì lý do gì, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng xây tháp? Này Ananda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến: "Đây là tháp của vị Pháp vương trị vì đúng pháp." Do tâm hoan hỷ như vậy, khi thân hoại mạng chung, chúng sẽ được sanh thiện thú, cảnh giới chư Thiên. Này Ananda, vì lý do này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng xây tháp.
Này Ananda, đó là bốn hạng người xứng đáng xây tháp.
Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, Ananda ở tại đâu?
- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda đi vào trong Tinh xá, dựa trên cột cửa và đứng khóc: "Ta nay vẫn còn là kẻ hữu học, còn phải tự lo tu tập. Nay bậc Đạo sư của ta sắp diệt độ, còn ai thương tưởng ta nữa!"
Thế Tôn liền nói với một Tỷ-kheo:
- Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta, nói với Ananda: "Này Hiền giả Ananda, bậc Đạo sư gọi Hiền giả."
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Vị Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đi đến chỗ Tôn giả Ananda, sau khi đến, liền nói với Tôn giả: "Này Hiền giả Ananda, bậc Đạo sư cho gọi Hiền giả." - "Thưa vâng, Hiền giả." Tôn giả Ananda vâng lời vị Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.
- Thôi vừa rồi, Ananda, chớ có buồn rầu, chớ có khóc than. Này Ananda, Ta đã tuyên bố trước với Ngươi rằng mọi vật ái luyến, tốt đẹp đều phải sanh biệt, tử biệt và dị biệt. Này Ananda làm sao được có sự kiện này: "Các pháp sanh, trú, hữu vi, biến hoại đừng có bị tiêu diệt?" Không thể có sự kiện như vậy được. Này Ananda, đã lâu ngày, Ngươi đối với Như Lai, với thân nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, có một không hai, vô lượng với khẩu nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, có một không hai, vô lượng với ý nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, có một không hai, vô lượng. Này Ananda, Người là người tác thành công đức. Hãy cố gắng tinh tấn lên, Người sẽ chứng bậc Vô lậu, không bao lâu đâu.
- Này các Tỷ-kheo, những vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá khứ, những bậc Thế Tôn này đều có những thị giả tối thắng như Ananda của Ta. Này Tỷ-kheo, những vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác thời vị lai, những bậc Thế Tôn này cũng sẽ có những vị thị giả tối thắng như Ananda của Ta vậy.
Này các Tỷ-kheo, Ananda là người có trí và hiểu rõ: "Nay đúng thời để các Tỷ-kheo yết kiến Thế Tôn, nay đúng thời để các Tỷ-kheo ni, nay đúng thời để các nam cư sĩ, nay đúng thời để các nữ cư sĩ, nay đúng thời để các vua chúa, để các đại thần, để các ngoại đạo sư, để các đệ tử các ngoại đạo sư yết kiến Thế Tôn!"
Này các Tỷ-kheo, nếu có chúng Tỷ-kheo đến yết kiến Ananda, chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì được yết kiến Ananda, và nếu Ananda thuyết pháp chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì bài thuyết pháp, và nếu Ananda làm thinh thời, này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo ấy sẽ thất vọng.
Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo ni..., chúng nam cư sĩ... chúng nữ cư sĩ đến yết kiến Ananda, chúng ấy sẽ được hoan hỷ, vì được yết kiến Ananda, và nếu Ananda thuyết pháp, chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì bài thuyết pháp và nếu Ananda làm thinh thời này các Tỷ-kheo, chúng nữ cư sĩ ấy sẽ thất vọng.
Này các Tỷ-kheo, vị Chuyển luân Thánh vương có bốn đức tánh kỳ diệu, hy hữu.
Này các Tỷ-kheo, nếu có chúng Sát-đế-lỵ... chúng Bà-la-môn... chúng Gia chủ... chúng Sa-môn đến yết kiến vị Chuyển luân Thánh vương, chúng sẽ được hoan hỷ vì được yết kiến vị Chuyển luân Thánh vương và nếu vị Chuyển luân Thánh vương nói chuyện, chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì bài nói chuyện, và nếu vị Chuyển luân Thánh vương làm thinh thời chúng Sa-môn ấy sẽ thất vọng.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ananda có bốn đức tánh kỳ diệu, hy hữu. Nếu có chúng Tỷ-kheo... chúng Tỷ-kheo ni... chúng nam cư sĩ... chúng nữ cư sĩ đến yết kiến Ananda, chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì được yết kiến Ananda. Và nếu Ananda thuyết pháp chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì bài thuyết pháp, và nếu Ananda làm thinh, thời này các Tỷ-kheo chúng nữ cư sĩ ấy sẽ thất vọng.
Này các Tỷ-kheo, Ananda có bốn đức tánh kỳ diệu, hy hữu như vậy.
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có diệt độ tại đô thị nhỏ bé này, tại đô thị hoang vu này, tại đô thị phụ thuộc này. Bạch Thế Tôn, có những đô thị khác to lớn hơn như Campà (Chiêm-bà), Ràjagaha (Vương xá), Sàvatthi (Xá-vệ), Sàketa (Sa-kỳ), Kosambi (Kiều-thưởng-di), Bàrànasi (Ba-la-nại). Thế Tôn hãy diệt độ tại chỗ ấy. Tại chỗ ấy, có đại chúng Sát-đế-lỵ, có đại chúng Bà-la-môn, có đại chúng Gia chủ rất tin tưởng Như Lai, các vị này sẽ cúng dường thân Xá-lợi Như Lai.
- Này Ananda, chớ có nói như vậy, này Ananda, chớ có nói đô thị này nhỏ bé, đô thị này hoang vu, đô thị này phụ thuộc.
Này Ananda, kinh đô Kusàvatì này rất phồn thịnh, phú cường, dân cư đông đúc, dân chúng sung mãn, thực phẩm phong phú. Này Ananda, cũng như kinh đô Alakamanda của chư thiên rất phồn thịnh, phú cường dân cư đông đúc, Thiên chúng sung mãn, thực phẩm phong phú, cũng vậy này Ananda, kinh đô Kusàvatì này cũng rất phồn thịnh, phú cường, dân cư đông đúc, nhân chúng sung mãn.
Này Ananda, kinh đô Kusàvatì này, ngày đêm vang dậy chín loại tiếng, tức là tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng xe, tiếng trống lớn, tiếng trống nhỏ, tiếng tỳ bà, tiếng hát, tiếng xập xỏa, tiếng chuông và tiếng thứ mười là lời kêu gọi: "Hãy uống đi, hãy ăn đi".
- Này Vàsetthà, các Ngươi hãy đến. Này Vàsetthà, các Ngươi hãy đến. Về sau chớ có hối hận: "Như Lai đã diệt độ tại làng vườn chúng ta mà chúng ta không được chiêm ngưỡng Như Lai".
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, đắp y, đem theo y bát và cùng một vị khác làm bạn đồng hành đi vào Kusinàrà.
- Này Vàsetthà, đêm nay, vào canh cuối cùng Như Lai sẽ diệt độ. Này Vàsetthà, các Ngươi hãy đến. Này Vàsetthà, các Ngươi hãy đến. Về sau chớ có hối hận: "Như Lai đã diệt độ tại làng vườn chúng ta mà chúng ta không được chiêm ngưỡng Như Lai".
Và dân Mallà cùng với con trai, con gái và vợ đau đớn, sầu muộn, tâm tư khổ não, đi đến Upavattana, khu rừng Sàlà của dòng họ Mallà và đến chỗ Tôn giả Ananda.
- Bạch Thế Tôn, gia tộc Mallà này với vợ con, đồ chúng, bạn bè đến cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.
Và Tôn giả Ananda, theo phương tiện này trong canh một, khiến dân Mallà ở Kusinàrà đảnh lễ Thế Tôn.
Và du sĩ ngoại đạo Subhadda suy nghĩ: "Ta nghe các du sĩ ngoại đạo niên cao lạp lớn, sư trưởng và đệ tử nói rằng: "Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xuất hiện ra đời thật là hy hữu. Và đêm nay, vào canh cuối cùng Sa-môn Gotama sẽ diệt độ". Nay có nghi vấn này khởi lên trong tâm ta. Ta tin Sa-môn Gotama có thể thuyết pháp và giải được nghi vấn cho ta".
- Hiền giả Ananda, tôi nghe các du sĩ ngoại đạo, niên cao lạp lớn, sư trưởng và đệ tử nói rằng: "Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xuất hiện ra đời thật là hy hữu, và đêm nay, vào canh cuối cùng, Sa-môn Gotama sẽ diệt độ". Nay có nghi vấn này khởi lên trong tâm tôi. Tôi tin Sa-môn Gotama có thể thuyết pháp giải được nghi vấn cho tôi. Hiền giả Ananda, hãy cho phép tôi được yết kiến Sa-môn Gotama.
Khi được nói vậy, Tôn giả Ananda nói với du sĩ ngoại đạo Subhadda:
- Thôi đi Hiền giả Subhadda, chớ có phiền nhiễu Như Lai. Thế Tôn đang mệt.
Lần thứ hai, du sĩ ngoại đạo Subhadda... Lần thứ ba, du sĩ ngoại đạo Subhadda nói với Tôn giả Ananda:
- Hiền giả Ananda, tôi nghe các du sĩ ngoại đạo, niên cao lạp lớn, sư trưởng và đệ tử nói rằng: "Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xuất hiện ra đời thật là hy hữu, và đêm nay, vào canh cuối cùng, Sa-môn Gotama sẽ diệt độ". Nay có nghi vấn này khởi lên trong tâm tôi. Tôi tin Sa-môn Gotama có thể thuyết pháp giải được nghi vấn cho tôi. Hiền giả Ananda, hãy cho phép tôi được yết kiến Sa-môn Gotama.
Lần thứ ba, Tôn giả Ananda nói với du sĩ ngoại đạo Subhadda:
- Thôi đi Hiền giả Subhadda, chớ có phiền nhiễu Như Lai. Thế Tôn đang mệt.
- Thôi Ananda, chớ có ngăn trở Subhadda, Ananda, hãy để cho Subhadda được phép yết kiến Như Lai. Những gì Subhadda hỏi Ta là hỏi để hiểu biết chớ không phải để phiền nhiễu Ta. Và những gì ta trả lời các câu hỏi, Subhadda sẽ hiểu ý nghĩa một cách mau lẹ.
Tôn giả Ananda liền nói với du sĩ ngoại đạo Subhadda:
- Này Hiền giả Subhadda, hãy vào. Thế Tôn đã cho phép Hiền giả.
- Tôn giả Gotama, có những Sa-môn, Bà-la-môn là những vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, như các Ngài Pàrana Kassapa, Makkhali Gosàla, Ajita Kesakambalì, Pakadha Kaccàyana, Sanjaya Belatthiputta, Nigantha Nàthaputta, tất cả những vị này có phải là giác ngộ như các vị đã tự cho như vậy, hay tất cả chưa giác ngộ, hay một số đã giác ngộ và một số chưa giác ngộ?
- Thôi Subhadda, hãy để vấn đề này yên một bên: "Tất cả những vị này có phải là đã giác ngộ như các vị đã tự cho như vậy, hay tất cả chưa giác ngộ, hay một số đã giác ngộ và một số chưa giác ngộ". Này Subhadda, Ta sẽ thuyết pháp cho Ngươi. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Du sĩ ngoại đạo Subhadda vâng lời Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
Này Subhadda, năm hai mươi chín,
Ta xuất gia hướng tìm chân thiện đạo.
Trải năm mươi năm với thêm một năm
Từ khi xuất gia, này Subhadda,
Ta là du sĩ tu Trí, tu Đức.
Ngoài lãnh vực này, không có Sa-môn (đệ nhứt) cũng không có Sa-môn đệ nhị, cũng không có Sa-môn đệ tam, cũng không có Sa-môn đệ tứ. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những Tỷ-kheo sống chơn chánh, thì đời này không vắng những vị A-la-hán.
- Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong con được xuất gia với Thế Tôn. Con xin thọ đại giới.
- Này Subhadda, ai trước kia là ngoại đạo, nay muốn xuất gia muốn thọ đại giới trong Pháp, Luật này phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt trú, các vị Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy cá tánh con người sai biệt nhau.
Và Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:
- Này Ananada, hãy xuất gia cho Subhadda.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn.
- Thật là lợi ích, thưa Tôn giả Ananda, thật là thiện lợi, thưa Tôn giả Ananda, được thọ lễ quán đảnh làm đệ tử trước mặt bậc Đạo sư!
Và du sĩ ngoại đạo Subhadda được xuất gia được thọ đại giới với Thế Tôn. Thọ đại giới không bao lâu, Đại đức Subhadda ở một mình, an tịnh, không phóng dật, tinh tấn, sống nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Đó là vô thượng Phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự giác chứng và an trú. Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa.
Và Đại đức Subhadda trở thành một A-la-hán nữa.
Đại đức là vị đệ tử cuối cùng được Thế Tôn thế độ.
VI
- Này Ananda, nếu trong các Ngươi có người nghĩ rằng: "Lời nói của bậc Đạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Đạo sư (giáo chủ)". Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo sư của các Ngươi.
- Bạch Thế Tôn, thế nào là Phạm Đàn?
- Này Ananda, Tỷ-kheo Channa muốn nói gì thì nói. Chúng Tỷ-kheo sẽ không nói, sẽ không giảng dạy, sẽ không giáo giới Tỷ-kheo Channa.
- Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về đức Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp, thời này các Tỷ-kheo các Người hãy hỏi đi. Sau chớ có hối tiếc: "Bậc Đạo sư có mặt trước chúng ta mà chúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn".
Khi được nói vậy, các Tỷ-kheo ấy im lặng. Một lần thứ hai, Thế Tôn... Một lần thứ ba, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, nếu có một Tỷ-kheo có nghi ngờ hay phân vân gì về đức Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp, thời này các Tỷ-kheo, các Ngừơi hãy hỏi đi. Sau chớ có hối tiếc: "Bậc Đạo sư có mặt trước chúng ta mà chúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn".
Lần thứ ba, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.
Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, nếu có vị nào vì lòng kính trọng bậc Đạo sư mà không hỏi, thời này các Tỷ-kheo, giữa bạn đồng tu, hãy hỏi nhau.
Khi được nói vậy, những vị Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.
- Bạch Thế Tôn, thật kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn, thật hy hữu thay! Bạch Thế Tôn, con tin rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp.
- Này Ananda, Ngươi có tín nhiệm nên nói vậy. Nhưng ở đây, này Ananda, Như Lai biết rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp. Này Ananda, trong năm trăm Tỷ-kheo này, Tỷ-kheo thấp nhất đã chứng được quả Dự lưu, không còn đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác.
- Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các Ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".
Đó là lời cuối cùng Như Lai.
Khi ấy Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Anuruddha:
- Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ.
- Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định.
Khi Thế Tôn diệt độ, Phạm thiên Sahampati, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:
Chúng sanh ở trên đời,
Từ bỏ thân ngũ uẩn
Bậc Đạo sư cũng vậy,
Đấng Tuyệt luân trên đời.
Bậc Đại hùng Giác ngộ
Như Lai đã diệt độ.
Khi Thế Tôn diệt độ, Thiên chủ Sakka, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:
Các hành là vô thường,
Có sanh phải có diệt
Đã sanh, chúng phải diệt,
Nhiếp chúng là an lạc.
Khi Thế Tôn diệt độ, Tôn giả Anuruddha, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:
Không phải thở ra vào
Chính tâm trú chánh định
Không tham ái tịch tịnh
Tu sĩ hướng diệt độ
Chính tâm tịnh bất động
Nhẫn chịu mọi cảm thọ
Như đèn sáng bị tắt
Tâm giải thoát hoàn toàn.
Khi Thế Tôn diệt độ, Tôn giả Ananda, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:
Thật kinh khủng bàng hoàng,
Thật râu tóc dựng ngược,
Khi Bậc Toàn thiện năng,
Bậc Giác ngộ nhập diệt.
Khi Thế Tôn diệt độ, những Tỷ-kheo chưa giải thoát tham ái, có vị thì khóc than với cánh tay duỗi cao, có vị thì khóc than, thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: "Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm". Còn những Tỷ-kheo đã diệt trừ tham ái, những vị này an trú chánh niệm tỉnh giác, nhẫn nại, suy tư: "Các hành là vô thường, làm sao tránh khỏi sự kiện ấy?"
- Thôi các Hiền giả, chớ có sầu não, chớ có khóc than. Này các Hiền giả, phải chăng Thế Tôn đã tuyên bố ngay từ ban đầu rằng mọi vật ưu ái thân tình đều phải sanh biệt, tử biệt và dị biệt. Này các Hiền giả, làm sao có thể được như vầy: "Những gì sanh, tồn tại, hữu vi, chịu sự biến hoại mà lại mong khỏi có sự biến dịch? Thật không có sự trạng ấy". Này các Hiền giả, chính chư Thiên đang trách đó.
- Thưa Tôn giả Anuruddha, Tôn giả đang nghĩ đến hạng chư Thiên nào?
- Hiền giả Ananda, có hạng chư Thiên ở trên hư không nhưng có tâm tư thế tục, những vị này khóc than với đầu bù tóc rối, khóc than với cánh tay duỗi cao, khóc than thân bổ nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: "Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm".
Hiền giả Ananda, có hạng chư Thiên ở trên đất với tâm tư thế tục, những vị này khóc than với đầu bù tóc rối, khóc than với cánh tay duỗi cao, khóc than thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: "Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm". Còn những chư Thiên diệt trừ ái dục, những vị này chánh niệm tỉnh giác, chịu đựng với tâm suy tư: "Các hành là vô thường, làm sao có thể khác được?"
- Hiền giả Ananda, hãy vào thành Kusinàrà: "Này Vàsetthà, Thế Tôn đã diệt độ, hãy làm những gì các ngươi nghĩ phải làm".
- Tôn giả, xin vâng!
Tôn giả Ananda vâng lời Tôn giả Anuruddha, buổi sáng đắp y, đem theo y bát cùng một thị giả, vào thành Kusinàrà.
Lúc bấy giờ, dân Mallà ở Kusinàrà đang tụ họp tại giảng đường vì một vài công vụ. Tôn giả Ananda đến tại giảng đường của dân Mallà ở Kusinàrà, sau khi đến liền nói với dân Mallà ở Kusinàrà: "Này Vàsetthà, Thế Tôn đã diệt độ, hãy làm những gì các ngươi nghĩ phải làm".
Dân Mallà cùng với con trai, con gái và vợ, khi nghe Tôn giả Ananda nói như vậy liền đau đớn sầu muộn, tâm tư khổ não, kẻ thì khóc than với đầu bù tóc rối, kẻ thì khóc than với cánh tay duỗi cao, kẻ thì khóc than thân bổ nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: "Thế Tôn nhập diệp quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm".
Rồi dân Kusinàrà đem theo hương, tràng hoa, tất cả nhạc khí và năm trăm cuộn vải đi đến Upavattana, tại rừng Sàlà của dòng họ Mallà, đến tại chỗ thân Xá-lợi của Thế Tôn, rồi chúng ở lại cả ngày tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường thân Xá-lợi Thế Tôn với các điệu múa, hát, nhạc, tràng hoa, hương, làm những bảo cái bằng vải và tràng hoa Mandala.
Rồi dân Mallà ở Kusinàrà suy nghĩ: "Hôm nay, nếu thiêu thân Xá-lợi Thế Tôn thời quá sớm. Ngày mai, chúng ta sẽ làm lễ thiêu thân Xá-lợi của Thế Tôn". Rồi dân Mallà ở Kusinàrà, cả ngày thứ hai, tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường thân Xá-lợi Thế Tôn với các điệu múa, hát, nhạc, tràng hoa, hương, làm những bảo cái bằng vải và tràng hoa Mandala, ngày thứ ba cũng như vậy, ngày thứ tư cũng như vậy, ngày thứ năm cũng như vậy, ngày thứ sáu cũng như vậy.
Lúc bấy giờ tám vị tộc trưởng Mallà gội đầu, mặc áo mới với ý định khiêng nổi thân Xá-lợi Như Lai nhưng khiêng không nổi được. Các vị Mallà ở Kusinàrà bạch Tôn giả Anuruddha:
- Bạch Tôn giả, do nhân gì, do duyên gì tám vị tộc trưởng Mallà này gội đầu, mặc áo mới với ý định khiêng nổi thân Xá-lợi Như Lai, nhưng không khiêng nổi được?
- Này Vàsetthà, vì ý định của các Ngươi khác, ý định của chư Thiên khác.
- Này các Vàsetthà, ý định của các Ngươi như sau:
"Chúng ta đã tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường thân Xá-lợi Thế Tôn với các điệu múa, hát, nhạc, tràng hoa, hương. Nay chúng ta hãy chở thân Xá-lợi Thế Tôn ra ngoài thành về phía Nam và làm lễ thiêu thân tại chỗ ấy".
Này các Vàsetthà, ý định của chư Thiên như sau: "Chúng ta đã tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường thân Xá-lợi Thế Tôn với các điệu múa, hát, nhạc, tràng hoa, hương của Chư thiên nay chúng ta hãy khiêng thân Xá-lợi Thế Tôn về hướng Bắc phía Bắc của thành. Sau khi khiêng qua cửa phía Bắc, hãy khiêng qua Trung tâm của thành, rồi hướng về phía Đông, khiêng đến phía Đông của thành. Sau khi khiêng qua cửa phía Đông, hãy khiêng đến phía Đông của thành, tại đền của dân Mallà tên là Makuta-bandhana và chúng ta sẽ thiêu thân Thế Tôn tại chỗ ấy".
- Bạch Tôn giả, ý định của chư Thiên thế nào, ý định của chúng con cũng vậy.
- Bạch Tôn giả Ananda, chúng con nay phải xử sự như thế nào đối với thân Xá-lợi Như Lai?
- Này các Vàsetthà, xử sự thân Chuyển luân Thánh vương như thế nào, hãy xử sự thân Xá-lợi Như Lai như vậy.
- Bạch Tôn giả Ananda, xử sự thân Chuyển luân Thánh vương phải như thế nào?
- Này các Vàsetthà, thân Chuyển luân Thánh vương được vấn tròn với vải mới. Sau khi vấn vải mới, lại được vấn thêm với vải gai bện. Sau khi vấn với vải gai bện, lại vấn thêm với vải mới và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải. Rồi thân được đặt trong một hòm dầu bằng sắt, hòm sắt này được một hòm sắt khác đậy kín. Xong một giàn hỏa gồm mọi loại hương được xây dựng lên, thân vị Chuyển luân Thánh vương được đem thiêu trên giàn hỏa này, và tại ngã tư đường, tháp vị Chuyển luân Thánh vương này được xây dựng lên. Này các Vàsetthà, đó là pháp táng thân của vị Chuyển luân Thánh vương.
Này các Vàsetthà, pháp táng thân của vị Chuyển luân Thánh vương như thế nào, pháp táng thân của Thế Tôn cũng như vậy. Tháp của Như Lai phải được dựng lên tại ngã tư đường. Và những ai đem đến tại chỗ ấy vòng hoa, hương, hay hương bột nhiều màu, đảnh lễ tháp hay khởi tâm hoan hỷ (khi đứng trước mặt tháp), thời những người ấy sẽ được lợi ích, hạnh phúc lâu dài.
- Hãy đem lại tất cả vải gai bện của Mallà.
Rồi những người Mallà ở Kusinàrà vấn tròn thân Thế Tôn với vải mới. Sau khi vấn vải mới xong, lại vấn thêm với vải gai bện. Sau khi vấn với vải gai bện lại vấn thêm với vải mới và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải. Rồi đặt thân Như Lai vào trong một hòm dầu bằng sắt, đậy hòm sắt này vào một hòm sắt khác, dựng lên một giàn hỏa gồm mọi loại hương và đặt thân Thế Tôn trên giàn hỏa.
Lúc bấy giờ có một tà mạng ngoại đạo lấy một hoa Mandàrava ở Kusinàrà và đang đi trên một con đường đến Pàvà.
Tôn giả Mahà Kassapa thấy tà mạng ngoại đạo đi từ đàng xa đến. Thấy vậy, Tôn giả liền hỏi tà mạng ngoại đạo ấy:
- Này Hiền giả, Hiền giả có biết bậc Đạo sư chúng tôi không?
- Này Hiền giả, tôi có biết. Sa-môn Gotama đã diệt độ cách hôm nay một tuần. Từ chỗ ấy, tôi được hoa Mandàrava này.
Lúc ấy những Tỷ-kheo chưa giải thoát tham ái, có vị thì khóc than với cánh tay duỗi cao, có vị thì khóc than, thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: "Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm". Còn những Tỷ-kheo đã diệt trừ tham ái, những vị này an trú chánh niệm, tỉnh giác nhẫn nại suy tư: "Các hành là vô thường, làm sao tránh khỏi sự kiện ấy?"
- Thôi các Hiền giả, chớ có sầu não, chớ có khóc than. Chúng ta đã được thoát khỏi hoàn toàn vị Đại Sa-môn ấy, chúng ta đã bị phiền nhiễu quấy rầy với những lời: "Làm như thế này không hợp với các Ngươi. Làm như thế này hợp với các Ngươi". Nay những gì chúng ta muốn, chúng ta làm, những gì chúng ta không muốn, chúng ta không làm.
Tôn giả Mahà Kassapa mới nói với các vị Tỷ-kheo:
- Thôi các Hiền giả, chớ có sầu não, chớ có khóc than. Này các Hiền giả, phải chăng Thế Tôn đã tuyên bố ngay từ ban đầu rằng mọi vật ưu ái thân tình đều phải bị sanh biệt, tử biệt và dị biệt. Này các Hiền giả, làm sao có thể được như vầy: Những gì sanh, tồn tại, hữu vi, chịu sự biến hoại mà lại mong khỏi có sự biến dịch? Thật không có sự trạng ấy.
Các vị Mallà ở Kusinàrà bạch Tôn giả Anuruddha:
- Bạch Tôn giả, do nhân gì, do duyên gì, bốn vị tộc trưởng Mallà này gội đầu, mặc áo mới với ý định châm lửa thiêu giàn hỏa Thế Tôn, nhưng châm lửa không cháy?
- Này các Vàsetthà, ý định của chư Thiên khác.
- Bạch Tôn giả, ý định của chư Thiên như thế nào?
- Này các vàsetthà, ý định của chư Thiên như sau: "Tôn giả Mahà Kassapa nay đang đi giữa đường giữa Pàvà và Kusinàrà cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Giàn hỏa Thế Tôn chỉ được đốt cháy khi Tôn giả Mahà Kassapa cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn".
- Bạch Tôn giả, ý định chư Thiên như thế nào, hãy làm y như vậy.
Năm trăm vị Tỷ-kheo ấy choàng áo phía một bên vai, chấp tay, đi nhiễu qua phía tay phải xung quanh giàn hỏa ba lần và cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.
Và khi Tôn giả Mahà Kassapa và năm trăm vị Tỷ-kheo đảnh lễ xong, thời giàn hỏa Thế Tôn tự bắt lửa cháy.
Như sanh tô hay dầu bị cháy, tất cả đều cháy sạch không có tro, không có than, cũng vậy khi thân Thế Tôn cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thịt, dây gân hay nước giữa khớp xương, tất cả đều cháy sạch không có tro, không có than, chỉ có xương Xá-lợi còn lại. Và năm trăm tầng lớp vải gai bện, cả hai lớp trong nhất và lớp ngoài nhất đều bị cháy thiêu.
Khi thân Thế Tôn bị thiêu cháy xong, một dòng nước từ hư không chảy xuống tưới tắt giàn hỏa Thế Tôn, và một dòng nước từ kho nước (hay từ cây sàlà) phun lên tưới tắt giàn hỏa Thế Tôn, và các người Mallà ở Kusinàrà dùng nước với mọi loại hương tưới tắt giàn hỏa Thế Tôn.
Rồi các người Mallà xứ Kusinàrà đặt Xá-lợi Thế Tôn trong giảng đường, dùng cây thương làm hàng rào, dùng cây cung làm bức thành xung quanh và trong bảy ngày tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường với các điệu múa, hát, nhạc, vòng hoa, hương.
Những người Licchavì ở Vesàli nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: "Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được phần Xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng dựng tháp và tổ chức nghi lễ đối với Xá-lợi Thế Tôn".
Các người Sakyà ở Kapilavatthu nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà, liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: "Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần Xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ với Xá-lợi Thế Tôn".
Những người Buli ở Allakappa nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà, liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: "Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần Xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ đối với Xá-lợi Thế Tôn".
Những người Koli ở Rãmagãma nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà, liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: "Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần Xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ đối với Xá-lợi Thế Tôn."
Bà-la-môn Vethadìpaka nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà, liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: "Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, tôi là người Bà-la-môn. Tôi cũng xứng đáng được một phần Xá-lợi Thế Tôn. Tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ đối với Xá-lợi Thế Tôn".
Các người Mallà ở Pàvà nghe tin Thế Tôn đã diệt độ liền gửi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: "Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần Xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ đối với Xá-lợi Thế Tôn".
- Thế Tôn đã diệt độ tại làng vườn của chúng tôi, chúng tôi sẽ không cho phần Xá-lợi nào của Thế Tôn.
Khi nghe vậy. Bà-la-môn Dona nói với đại chúng:
Tôn giả, hãy nghe lời tôi nói!
Phật dạy chúng ta phải kham nhẫn.
Thật không tốt nếu có tranh giành.
Khi chia Xá-lợi bậc Thượng nhân.
Chúng ta hãy đoàn kết nhất tâm,
Hoan hỷ chia Xá-lợi tám phần.
Chúng ta hãy dựng tháp mọi phương,
Đại chúng mười phương tin Pháp nhãn...
- Này Tôn giả Bà-la-môn, Ngài hãy phân chia Xá-lợi ra tám phần đồng đều.
- Xin vâng, các Tôn giả.
Bà-la-môn Dona vâng lời hội chúng ấy, phân chia Xá-lợi Thế Tôn thành tám phần đồng đều rồi thưa hội chúng:
- Các Tôn giả, hãy cho tôi cái bình dùng để đông chia Xá-lợi này. Tôi sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ cho cái bình.
Và hội chúng ấy tặng Bà-la-môn Dona cái bình.
- "Nay không còn phần Xá-lợi Thế Tôn nào. Xá-lợi Thế Tôn đã được phân chia, hãy lấy tro còn lại". Rồi các vị này lấy than tro còn lại.
Những người Licchavi ở Vesàli cũng xây dựng tháp trên Xá-lợi Thế Tôn tại Vesàli và tổ chức lễ cúng dường.
Những người Sakya ở Kapilavatthu cũng xây dựng tháp trên Xá-lợi Thế Tôn tại Kapilavatthu và tổ chức lễ cúng dường.
Những người Buli ở Allakappa cũng xây dựng tháp trên Xá-lợi Thế Tôn tại Allakappa và tổ chức lễ cúng dường.
Những người Koli ở Ràmagama cũng xây dựng tháp trên Xá-lợi Thế Tôn tại Ràmagama và tổ chức lễ cúng dường.
Bà-la-môn Vethadìpaka cũng xây dựng tháp trên Xá-lợi Thế Tôn tại Vethadìpa và tổ chức lễ cúng dường.
Những người Mallà ở Pàvà cũng xây dựng tháp trên Xá-lợi Thế Tôn tại Pàvà và tổ chức lễ cúng dường.
Những người Màllà ở Kusinàrà cũng xây dựng tháp trên Xá-lợi Thế Tôn tại Kusinàrà và tổ chức lễ cúng dường.
Bà-la-môn Dona cũng xây dựng tháp trên bình (dùng để đong chia Xá-lợi) và tổ chức lễ cúng dường.
Những người Moriyà ở Pipphalivana cũng xây dựng tháp trên những than tro và tổ chức lễ cúng dường.
Như vậy có tám tháp Xá-lợi, tháp thứ chín trên bình (dùng để đong chia Xá-lợi) và tháp thứ mười trên tro (Xá-lợi).
Đó là truyền thống thời xưa như vậy.
Xá-lợi phân tám phần.
Bảy phần được cúng dường.
Tại Jambudìpa.
Một phần Long vương cúng.
Tại Ràmagàma.
Một răng Phật được cúng,
Tại cõi Tam Thiên giới,
Một tại Gandhàra,
Một tại Kalinga.
Một răng, vua Long vương.
Tự mình riêng cúng dường.
Quả đất được chói sáng,
Với hào quang Xá-lợi,
Với lễ vật cúng dường.
Hạng thượng phẩm, thượng đẳng.
Xá-lợi đấng Pháp Nhãn.
Như vậy được cúng dường,
Bởi những bậc tôn trọng
Cúng kính lễ cúng dường.
Bởi Thiên, Long, Nhơn chủ,
Bởi bậc Tối thượng nhơn.
Các người hãy chắp tay,
Cung kính lễ cúng dường.
Khó thay sự chiêm ngưỡng.
Tôn nhan bậc Như Lai.
Trải nhiều nhiều trăm kiếp,
May lắm được một lần.
HẾT TẬP I
MỤC LỤC KINH TRƯỜNG BỘ TẬP I
HẾT TẬP I KINH TRƯỜNG BỘ
GHI CHÚ: Trong Mục lục tập I ghi 15 Kinh, đúng ra là 16 kinh nhưng Kinh Jàliya, số 7 phần lớn giống Kinh Mahàli nên dịch giả không dịch. Do đó, số thự tự Kinh của tập I từ số 7 đến số 15 tương đương với số 8 đến số 16 của Pàli Tạng.
Thích Minh Châu
___________________________________________________________
>>> 15. Kinh đại duyên
Để có đôi mắt sáng và khỏe mạnh, bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho mắt, một số động tác yoga dành riêng cho mắt dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện thị lực của mắt
(MAHÀNIDÀNASUTTA)
- Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.
- Này Ananda, chớ có nói vậy! Này Ananda chớ có nói vậy! Này Ananda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.
Này Ananda, nếu có ai hỏi: "Sanh có duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Sanh do duyên gì?" Hãy đáp: "Sanh do duyên hữu".
Này Ananda, nếu có ai hỏi: "Hữu có có duyên nào không? Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Hữu do duyên gì?" Hãy đáp: "Hữu do duyên thủ".
Này Ananda, nếu có ai hỏi: “Thủ có duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Thủ do duyên gì?" Hãy đáp: "Thủ do duyên ái".
Này Ananda, nếu có ai hỏi: "Ái có duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Ái do duyên gì?" Hãy đáp: "Ái do duyên thọ".
Này Ananda, nếu có ai hỏi: "Thọ có duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Thọ do duyên gì?" Hãy đáp: "Thọ do duyên xúc".
Này Ananda, nếu có ai hỏi: "Xúc có duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Xúc do duyên gì?" Hãy đáp: "Xúc do duyên danh sắc".
Này Ananda, nếu có ai hỏi: "Danh sắc có duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Danh sắc do duyên gì? Hãy đáp: "Danh sắc do duyên thức".
Này Ananda, nếu có ai hỏi: "Thức có do duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Thức do duyên gì?" Hãy đáp: "Thức do duyên danh sắc".
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của lão tử, tức là sanh.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của sanh, tức là hữu.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của hữu, tức là thủ.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của thủ, tức là ái.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của ái, tức là thọ.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ, tức là thủ hộ.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của thủ hộ, tức là hà tiện.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của hà tiện, tức là chấp thủ.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của chấp thủ, tức là đam mê.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của đam trước, tức là tham dục.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của tham dục tức là quyết định.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của quyết định, tức là lợi.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của lợi, tức là tầm cầu.
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của tầm cầu, tức là ái.
Này Ananda, như vậy hai phương diện (của ái) tuy hai nhưng hòa hợp thành một, nhờ thọ (làm duyên sanh).
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của thọ, tức là xúc.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy nhờ đó mà sắc thân được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời hữu đối xúc trong danh thân có thể hiện hữu được không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo nhờ đó mà danh thân và sắc thân được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời danh mục xúc hay hữu đối xúc có thể hiện hữu được không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo nhờ đó mà danh sắc được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có thì xúc có thể hiện hữu được không?
- Bạch Thế Tôn, không!
Do vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của xúc, tức là danh sắc.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, nếu thức đi vào trong bụng bà mẹ rồi bị tiêu diệt, thời danh sắc có thể hình thành trạng thái này, trạng thái khác không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, nếu thức bị đoạn trừ trong đứa con nít, hoặc là đồng nam hay đồng nữ, thời danh sắc có thể lớn lên, trưởng thành và thành mãn được không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Do vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của danh sắc, tức là thức.
- Bạch Thế Tôn, không!
- Do vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của thức, tức là danh sắc.
- Này Ananda, trong giới hạn con người được sanh, con người được già, con người được chết, con người được diệt, hay con người được tái sanh, trong giới hạn ấy là danh mục đạo, trong giới hạn ấy là ngôn ngữ đạo, trong giới hạn ấy là thi thiết đạo, trong giới hạn ấy là tuệ giới, trong giới hạn ấy là lưu chuyển luân hồi hiện hữu trạng thái này trạng thái khác nghĩa là danh sắc và thức.
Này Ananda, có người tuyên bố ngã có sắc và vô lượng, người này tuyên bố hoặc ngã có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người tuyên bố ngã không có sắc và có hạn lượng, người này tuyên bố hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong hiện tại hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong tương lai... hoặc ngã không có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi. Này Ananda, như vậy, là có bấy nhiêu lời tuyên bố về ngã.
Này Ananda, có người không tuyên bố ngã có sắc và vô lượng, người này không tuyên bố hoặc ngã có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: “Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người không tuyên bố ngã không có sắc và có hạn lượng, người này tuyên bố, hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã không có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người không tuyên bố ngã không có sắc và vô lượng, người này không tuyên bố ngã không có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã không có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, như vậy là có bấy nhiêu lời không tuyên bố về ngã.
Này Ananda, khi cảm giác một lạc thọ, chúng ta không cảm giác một khổ thọ, không cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, khi ấy chỉ cảm giác một lạc thọ thôi. Này Ananda, khi cảm giác một khổ thọ, chúng ta không cảm giác một lạc thọ, không cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, khi ấy chỉ cảm giác một khổ thọ thôi. Này Ananda, khi cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, chúng ta không cảm giác một lạc thọ, không cảm giác một khổ thọ, khi ấy chỉ cảm giác một bất khổ bất lạc thọ thôi.
Vậy những ai nói rằng: "Ngã của tôi là thọ", người ấy sẽ xem ngã của mình như một cái gì trong hiện tại, cái gì ấy là vô thường, lạc khổ xen lẫn, là pháp sanh diệt. Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi là thọ".
- Bạch Thế Tôn, không!
- Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ".
- Bạch Thế Tôn, không!
- Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không phải không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ".
Này Ananda, với vị Tỷ-kheo có tâm giải thoát như vậy, nếu có ai nói vị Tỷ-kheo ấy có tà kiến như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết" thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết", thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không có tồn tại sau khi chết", thời thật hoàn toàn phi lý. Tại sao vậy? Này Ananda, ví dầu có bao nhiêu danh mục, bao nhiêu danh mục đạo, dầu có bao nhiêu ngôn ngữ, bao nhiêu ngôn ngữ đạo, dầu có bao nhiêu thi thiết, bao nhiêu thi thiết đạo, dầu có bao nhiêu trí tuệ, bao nhiêu trí tuệ giới, dầu có bao nhiêu luân chuyển, bao nhiêu vận hành, với thắng trí hiểu biết tất cả, vị Tỷ-kheo được giải thoát. Với vị Tỷ-kheo thắng trí giải thoát như vậy mà nói rằng vị Tỷ-kheo ấy không biết, không thấy, thời thật là một sự phi lý.
Này Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại nhưng tưởng nhất loại, như các vị Phạm Chúng thiên được sanh vào cõi ấy, nhờ sơ Thiền. Đó là trú xứ thứ hai của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại nhưng tưởng dị loại, như các vị Quang Âm thiên (Abhassarà). Đó là trú xứ thứ ba của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại và tưởng cũng nhất loại, như các vị Biến Tịnh thiên (Subhakinna). Đó là trú xứ thứ tư của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, vượt ra khỏi tất cả sắc tưởng, đoạn trừ tất cả hữu đối tưởng, không suy tư đến mọi dị loại tưởng, chỉ có tưởng "Hư không là vô biên", được sanh vào cõi Hư không vô biên xứ. Đó là trú xứ thứ năm của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình hoàn toàn vượt ra khỏi Không vô biên xứ, chỉ có tưởng "Thức là vô biên", được sanh vào cõi Thức vô biên xứ. Đó là trú xứ thứ sáu của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng "Vô sở hữu", được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Đó là trú xứ thứ bảy của thức.
Hai xứ là Vô tưởng hữu tình xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
- Bạch Thế Tôn, không!
... (như trước)...
- Này Ananda, trong thức trú xứ thứ bảy, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng "Vô sở hữu", được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, với Vô tưởng hữu tình xứ này, này Ananda, nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, với Phi tưởng phi phi tưởng xứ này, này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, bởi bảy thức trú xứ và hai xứ này, nếu có vị Tỷ-kheo đã như chơn hiểu được tập khởi, đoạn trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm, xuất ly của chúng, nhờ không còn chấp thủ, vị này được giải thoát. Này Ananda, vị Tỷ-kheo như vậy được gọi là Tuệ giải thoát.
Tự mình có sắc, thấy các sắc pháp. Đó là giải thoát thứ nhất.
Không biết tự mình có sắc, thấy các sắc ngoài tự thân. Đó là giải thoát thứ hai.
Tâm mạnh hướng đến thanh tịnh. Đó là giải thoát thứ ba.
Hoàn toàn vượt khỏi mọi sắc tưởng, đoạn diệt mọi hữu đối tưởng, không suy tư đến mọi tưởng dị biệt, với tư tưởng: "Hư không là vô biên", chứng và an trú Hư không vô biên xứ. Đó là giải thoát thứ tư.
Hoàn toàn vượt khỏi Hư không vô biên xứ, với tư tưởng: "Thức là vô biên", chứng và an trú Thức vô biên xứ. Đó là giải thoát thứ năm.
Hoàn toàn vượt khỏi Thức vô biên xứ, với tư tưởng: "Vô sở hữu" chứng và an trú Vô sở hữu xứ. Đó là giải thoát thứ sáu.
Hoàn toàn vượt khỏi Vô sở hữu xứ, chứng và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là giải thoát thứ bảy.
Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và an trú Diệt thọ tưởng định. Đó là giải thoát thứ tám. Này Ananda, như vậy là tám giải thoát.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Thích Minh Châu
____________________________________________________________
>>> 14.Kinh đại bổn
(MAHÃPADÃNASUTTA)
I
- Này các Tỷ-kheo, câu chuyện gì, các người đang ngồi bàn? Câu chuyện gì đã bị gián đoạn giữa các người?
Khi được nói vậy, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực về, sau khi dùng bữa xong, cùng ngồi và tụ họp tại Hoa Lâm viên đường, pháp thoại về tiền thân được khởi lên: "Đây là tiền thân, đây là tiền thân". Bạch Thế Tôn, đó là câu chuyện đang được bàn đến giữa chúng con thời Thế Tôn đến.
- Bạch Thế Tôn, thật là đúng thời; bạch Thiện Thệ, thật là đúng thời để Thế Tôn giảng pháp thoại thuộc về tiền thân. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
- Vậy này các Tỷ-kheo, các người hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Dạ vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo này đáp lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhĩ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhĩ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhũ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội sáu vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhũ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có một Tăng hội bốn vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konãgamana, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có một Tăng hội ba vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konãgamana, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có một Tăng hội hai vạn Tỷ-kheo.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc A-la-hán.
Này các Tỷ kheo, nay trong thời của Ta có một Tăng hội một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, phụ vương Thế Tôn Sikhĩ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tên là Aruna (Minh Tướng); mẫu hậu tên là Pabhãvatĩ (Quang Huy); kinh thành của vua Aruna tên là Pabhãvatĩ.
Này các Tỷ-kheo, phụ vương Thế Tôn Vessabhũ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tên là Suppatĩta (Thiện Đăng), mẫu hậu tên là Yasavati (Xứng Giới); Kinh thành của vua Suppatita tên là Anopama (Vô Dụ).
Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, tên là Aggidatta (Tự Đắc); mẫu thân Bà-la-môn tên là Visãkhã (Thiện Chi). Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ vua trị vì tên là Khema (An Hòa); kinh thành vua Khema tên là Khemavatĩ (An Hòa).
Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Konãgamana, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tên là Yannadatta (Đạt Đức) mẫu thân Bà-la-môn tên là Uttarã (Thiện Thắng); Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ, vua trị vì tên là Sobha (Thanh Tịnh); kinh thành của vua Sobha tên là Sobhavatĩ (Thanh Tịnh).
Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tên là Brahmadatta (Phạm Thi) mẫu thân Bà-la-môn tên là Dhanavatĩ (Tài Chủ). Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ vua trị vì tên là Kikĩ (Hấp Tỳ); kinh thành vua Kikĩ là Baranasĩ (Ba-la-nại).
Này các Tỷ-kheo, nay phụ vương của Ta tên là Suddhodana (Tịnh Phạn); mẫu hậu của Ta tên là Mãyã (Ma-da); kinh thành tên là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ).
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Giảng xong Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào Tinh xá.
- Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay, đại thần lực, đại oai lực của Như Lai! Như Lai nhớ được chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh của những vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy". Này các Hiền giả, quý vị nghĩ như thế nào? Có phải Như Lai khéo chứng đạt pháp giới như vậy, và nhờ chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy? Hay là chư Thiên mách bảo Như Lai và nhờ sự mách bảo này, Như Lai nhớ được các đức Phật quá khứ, các vị này đã nhập Niết-bàn đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát như thế này?"
Như vậy là cuộc đàm thoại đang khởi lên giữa những Tỷ-kheo ấy.
- Này các Tỷ-kheo, nay các Ngươi ngồi luận bàn vấn đề gì? Đề tài gì đã được luận bàn giữa các Ngươi?
Khi được hỏi vậy, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đi ra chẳng bao lâu, cuộc đàm thoại sau đây đã khởi lên giữa chúng con: "Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Này các Hiền giả thật kỳ diệu thay đại thần lực, đại oai lực của Như Lai! Như Lai nhớ được chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh của những vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy". Này các Hiền giả, quý vị nghĩ như thế nào? Có phải Như Lai khéo chứng đạt pháp giới như vậy, và nhờ chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy?" Hay là chư Thiên mách bảo Như Lai và nhờ sự mách bảo này, Như Lai nhớ được các đức Phật quá khứ, các vị này đã nhập Niết-bàn đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát như thế này?"
Bạch Thế Tôn, như vậy là vấn đề bàn luận giữa chúng con, khi Thế Tôn đến.
Này các Tỷ-kheo, vậy hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, Bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, Thế Tôn giảng như sau:
Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, bốn vị Thiên tử đứng canh gác bốn phương trời và nói: "Không cho một ai, người hay không phải loài người, được hãm hại vị Bồ-tát. Pháp nhĩ là như vậy".
Này các Tỷ-kheo, ví như viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo giũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Rồi một sợi dây được xâu qua viên ngọc ấy, dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt. Nếu có người có mắt để viên ngọc trên bàn tay của mình, người ấy sẽ thấy rõ ràng: "Đây là viên ngọc lưu ly, thanh tịnh thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt khéo giũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Đây là sợi dây xâu qua, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lạt". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát không một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với thân khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ mọi bộ phận và chân tay. Pháp nhĩ là như vậy.
Này các Tỷ-kheo, như viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Hòn ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nại cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ sự vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Pháp nhĩ là như vậy.
"Đại vương, Hoàng tử này có lòng bàn chân bằng phẳng, tướng này được xem là tướng tốt của bậc Đại nhân.
"Đại vương, dưới hai bàn chân của Hoàng tử này, có hiện ra hình bánh xe, với ngàn tăm xe, với trục xe, vành xe, với các bộ phận hoàn toàn đầy đủ, tướng này được xem là tướng của bậc Đại nhân.
"Đại vương, Hoàng tử này có gót chân thon dài... (như trước)
"Đại vương, Hoàng tử này có ngón tay, ngón chân dài...
"Đại vương, Hoàng tử này có tay chân mềm mại...
"Đại vương, Hoàng tử này có tay chân có màn da lưới...
"Đại vương, Hoàng tử này có mắt cá tròn như con sò...
"Đại vương, Hoàng tử này có ống chân như con dê rừng...
"Đại vương, Hoàng tử này đứng thẳng, không co lưng xuống có thể rờ từ đầu gối với hai bàn tay...
"Đại vương, Hoàng tử này có tướng mã âm tàng...
"Đại vương, Hoàng tử này có màu da như đồng, màu sắc như vàng...
"Đại vương, Hoàng tử này có da trơn mướt khiến bụi không thể bám dính vào...
"Đại vương, Hoàng tử này có lông da mọc từ lông một, mỗi lỗ chân lông có một lông...
"Đại vương, Hoàng tử này có lông mọc xoáy tròn thẳng lên, mỗi sợi lông đều vậy, màu xanh đậm như thuốc bôi mắt, xoáy lên từng xoáy tròn nhỏ, và xoáy về hướng mặt...
"Đại vương, Hoàng tử này có thân hình cao thẳng...
"Đại vương, Hoàng tử này có bảy chỗ tròn đầy...
"Đại vương, Hoàng tử này có nửa thân trước như con sư tử...
"Đại vương, Hoàng tử này không có lõm khuyết giữa hai vai...
"Đại vương, Hoàng tử này có thân thể cân đối như cây bàng (nigrodha: ni-câu-luật). Bề cao của thân ngang bằng bề dài của hai tay sải rộng, bề dài của hai tay sải rộng ngang bằng bề cao của thân...
"Đại vương, Hoàng tử này có bán thân trên vuông tròn...
"Đại vương, Hoàng tử này có vị giác hết sức sắc bén...
"Đại vương, Hoàng tử này có quai hàm như con sư tử…
"Đại vương, Hoàng tử này có bốn mươi răng...
"Đại vương, Hoàng tử này có răng đều đặn...
"Đại vương, Hoàng tử này có răng không khuyết hở...
"Đại vương, Hoàng tử này có răng cửa (thái xỉ) trơn láng...
"Đại vương, Hoàng tử này có tướng lưỡi rộng dài...
"Đại vương, Hoàng tử này có giọng nói tuyệt diệu như tiếng chim ca-lăng-tần-già (Karavika)...
"Đại vương, Hoàng tử này có hai mắt màu xanh đậm...
"Đại vương, Hoàng tử này có lông mi con bò cái...
"Đại vương, Hoàng tử này giữa hai lông mày, có sợi lông trắng mọc lên, mịn màng như bông nhẹ.
"Đại vương, Hoàng tử này có nhục kế trên đầu, tướng này được xem là tướng tốt của bậc Đại nhân...
Này các Tỷ-kheo, Vua Bandhumà ra lệnh cúng dường các vị Bà-la-môn đoán tướng ấy, các áo vải mới và làm thỏa mãn mọi sự đòi hỏi ước muốn.
II
Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Hoàng tử Vipassì leo lên cỗ xe thù thắng và cùng với các cỗ xe thù thắng khác, tiến đến vườn ngự uyển.
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng theo lời Hoàng tử, cho đánh xe trở về cung. Này các Tỷ-kheo, Hoàng tử Vipassì về trong cung, đau khổ, sầu muộn và suy nghĩ: “Sỉ nhục thay, cái gọi là sanh. Và ai sanh ra cũng phải già yếu như vậy!"
Này các Tỷ-kheo, rồi vua Bandhumà lại sắp đặt cho Hoàng tử Vipassì đầy đủ năm món dục lạc nhiều hơn nữa, để Hoàng tử Vipassì có thể trị vì, để Hoàng tử Vipassì khỏi phải xuất gia, để cho lời các vị Bà-la-môn đoán tướng không trúng sự thật. Và, này các Tỷ-kheo, Hoàng tử Vipassì sống tận hưởng đầy đủ sung túc năm món dục lạc.
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng theo lời Hoàng tử cho đánh xe trở về cung. Này các Tỷ-kheo, Hoàng tử Vipassì về trong cung, đau khổ, sầu muộn và suy nghĩ: "Sỉ nhục thay, cái gọi là sanh! Và ai sanh ra, cũng phải già, cũng phải bệnh!"
- Này các Tỷ-kheo, khi ấy vua Bandhumà suy nghĩ: "Không thể để cho Hoàng tử Vipassì từ chối không trị vì! Không thể để cho Hoàng tử Vipassì xuất gia! Không thể để cho lời của các vị Bà-la-môn đoán tướng trở thành sự thật". Này các Tỷ-kheo, rồi vua Bandhumà, lại sắp đặt cho Hoàng tử Vipassì đầy đủ năm món dục lạc nhiều hơn nữa, để Hoàng tử Vipassì có thể trị vì, để Hoàng tử Vipassì không thể xuất gia, để cho lời các vị Bà-la-môn đoán tướng không trúng sự thật. Và này các Tỷ-kheo, Hoàng tử Vipassì sống tận hưởng, đầy đủ, sung túc năm món dục lạc.
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng lời Hoàng tử Vipassì, cho thắng các cỗ xe thù thắng rồi bạch Hoàng tử Vipassì: "Tâu Hoàng tử, các cỗ xe thù thắng đã thắng xong. Hãy làm những gì Hoàng tử xem là hợp thời".
Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Hoàng tử Vipassì leo lên cỗ xe thù thắng và cùng với các cỗ xe thù thắng khác, tiến đến vườn ngự uyển.
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng theo lời Hoàng tử, cho đánh xe đến người vừa mới mệnh chung. Này các Tỷ-kheo, khi thấy thây người chết, Hoàng tử Vipassì hỏi: "Này khanh, sao người ấy được gọi là người đã chết?" - "Tâu Hoàng tử, người ấy được gọi là người đã chết vì nay bà mẹ, ông cha, các người bà con ruột thịt khác không thấy người ấy nữa; và người ấy cũng không thấy bà mẹ, ông cha hay những người bà con ruột thịt khác!" - "Này khanh, vậy Ta chưa chết, rồi có bị chết không? Phụ vương, Mẫu hậu hay những người bà con ruột thịt khác sẽ không thấy Ta chăng, và Ta sẽ không thấy Phụ vương, Mẫu hậu hay những bà con ruột thịt chăng?" - "Tâu Hoàng tử, Hoàng tử và cả con nữa, chúng ta tuy nay chưa chết nhưng rồi sẽ cũng bị chết. Phụ vương, Mẫu hậu hay các người bà con ruột thịt khác sẽ không thấy Hoàng tử, và Hoàng tử sẽ không thấy Phụ vương. Mẫu hậu hay các người bà con ruột thịt khác". - "Này khanh, thôi nay thăm vườn ngự uyển như vậy vừa rồi. Hãy cho đánh xe trở về cung". - "Thưa vâng, Hoàng tử".
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng lời Hoàng tử, cho đánh xe trở về cung. Này các Tỷ-kheo, Hoàng tử Vipassì về trong cung, đau khổ, sầu muộn và suy nghĩ: "Sỉ nhục thay cái gọi là sanh! Và ai sanh ra cũng phải già, cũng phải bệnh, cũng phải chết như vậy!"
- Này các Tỷ-kheo, rồi vua Bandhumà lại sắp đặt cho Hoàng tử Vipassì đầy đủ năm món dục lạc nhiều hơn nữa, để Hoàng tử Vipassì có thể trị vì, để Hoàng tử Vipassì không thể xuất gia, để cho lời các vị Bà-la-môn đoán tướng không đúng sự thật. Và này các Tỷ-kheo, Hoàng tử Vipassì sống tận hưởng, đầy đủ, sung túc năm món dục lạc.
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng lời Hoàng tử Vipassì, cho thắng các cỗ xe thù thắng rồi bạch Hoàng tử Vipassì: "Tâu Hoàng tử, các cỗ xe thù thắng đã thắng xong. Hãy làm những gì Hoàng tử xem là hợp thời".
Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Hoàng tử Vipassì leo lên cỗ xe thù thắng và cùng với các cỗ xe thù thắng khác, tiến đến vườn ngự uyển.
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng theo lời Hoàng tử Vipassì, đánh xe đến gần người xuất gia. Này các Tỷ-kheo, rồi Hoàng tử Vipassì hỏi vị xuất gia: "Thưa Hiền giả, Ngài đã làm gì, mà đầu của Ngài không giống những người khác, và áo của Ngài không giống các người khác?" - "Thưa Hoàng tử, tôi là một người xuất gia!" - "Thưa Hiền giả, thế nào gọi là người xuất gia?" - "Thưa Hoàng tử, tôi là người được gọi là xuất gia, vì tôi khéo tu Phạm hạnh, khéo tu tịnh hạnh, khéo hành thiện nghiệp, khéo hành công đức nghiệp, khéo giữ không hại chúng sanh, khéo có lòng từ đối với chúng sanh". - "Thưa Hiền giả, lành thay hạnh xuất gia của Ngài, lành thay khéo tu Phạm hạnh, khéo tu tịnh hạnh, khéo hành thiện nghiệp, khéo hành công đức nghiệp, khéo giữ không hại chúng sanh, khéo có lòng từ đối với chúng sanh".
Này các Tỷ-kheo, sau một thời gian Bồ-tát Vipassì sống một mình, lánh xa đồ chúng, tám vạn bốn ngàn vị xuất gia này đi một ngả, Bồ-tát Vipassì đi một ngả.
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, già chết mới có mặt? Do duyên gì, già chết sanh?” Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do sanh có mặt, nên già, chết có mặt. Do duyên sanh, già chết sanh".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, sanh mới có mặt? Do duyên gì, sanh phát khởi?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến sau đây: "Do hữu có mặt nên sanh mới có mặt. Do duyên hữu, nên sanh phát khởi".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, hữu mới có mặt? Do duyên gì, hữu phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do thủ có mặt nên hữu mới có mặt. Do duyên thủ, hữu phát sanh".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt thủ mới có mặt? Do duyên gì, thủ phát sanh?” Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do ái có mặt, thủ mới phát sanh".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, ái mới có mặt. Do duyên gì, ái phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do thọ có mặt, ái mới có mặt. Do duyên thọ, ái phát sanh".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, thọ mới có mặt. Do duyên gì, thọ mới phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do xúc có mặt, thọ mới có mặt. Do duyên xúc, thọ mới phát sanh".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, xúc mới có mặt. Do duyên gì xúc mới phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do lục nhập có mặt, xúc mới có mặt. Do duyên lục nhập, xúc mới phát sanh”.
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, lục nhập mới có mặt. Do duyên gì, lục nhập mới phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ pháp sanh minh kiến sau đây: "Do danh sắc có mặt, lục nhập mới có mặt. Do duyên danh sắc, lục nhập mới phát sanh".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, danh sắc mới có mặt? Do duyên gì, danh sắc mới phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ pháp sanh minh kiến sau đây: "Do thức có mặt, danh sắc có mới có mặt. Do duyên thức, danh sắc mới phát sanh".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, thức mới có mặt. Do duyên gì, thức mới phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do danh sắc có mặt, thức mới có mặt. Do duyên danh sắc, thức mới phát sanh".
"Tập khởi, tập khởi". Này các Tỷ-kheo, từ nơi Bồ-tát Vipassì, khởi sanh pháp nhãn từ trước chưa từng được nghe, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, ánh sáng sanh.
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, sanh không có mặt? Cái gì diệt, sanh diệt?” Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do hữu không có mặt, sanh không có mặt, do hữu diệt, sanh diệt".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, hữu không có mặt? Cái gì diệt, hữu diệt?” Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do thủ không có mặt, hữu không có mặt, do thủ diệt, hữu diệt".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, thủ không có mặt? Cái gì diệt, thủ diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do ái không có mặt, thủ không có mặt, do ái diệt, thủ diệt".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, ái không có mặt? Cái gì diệt, ái diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do thọ không có mặt, ái không có mặt, do thọ diệt, ái diệt".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, thọ không có mặt? Cái gì diệt, thọ diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do xúc không có mặt, thọ không có mặt, do xúc diệt, thọ diệt".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt xúc không có mặt? Cái gì diệt, xúc diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do lục nhập không có mặt, xúc không có mặt, do lục nhập diệt, xúc diệt".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì có mặt, lục nhập không có mặt? Cái gì diệt, lục nhập diệt". Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do danh sắc không có mặt, lục nhập không có mặt, do danh sắc diệt, lục nhập diệt".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, danh sắc không có mặt? Cái gì diệt danh sắc diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ pháp sanh minh kiến sau đây: "Do thức không có mặt, danh sắc không có mặt, do thức diệt, danh sắc diệt".
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì không có mặt, thức không có mặt? Do cái gì diệt, thức diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ pháp sanh minh kiến sau đây: "Do danh sắc không có mặt, thức không có mặt, do danh sắc diệt, thức diệt".
"Diệt, diệt". Này các Tỷ-kheo, từ nơi Bồ-tát Vipassì, khởi hành pháp nhãn từ trước chưa từng được nghe, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, ánh sáng sanh.
Và đối với Ngài, sau khi sống quán pháp sanh diệt trong năm thủ uẩn, chẳng bao lâu các lậu hoặc được tiêu trừ và Ngài được giải thoát.
III.
Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác suy nghĩ: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Ida-paccayata paticcà-samuppàda: Y tánh duyên khởi pháp; thật khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được trừ bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, ái diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta!"
Sao nay Ta lại nói lên Chánh pháp mà Ta đã chứng ngộ rất khó khăn.
Pháp này khó mà chứng ngộ với những ai bị tham sân chi phối.
Những ai bị ái nhiễm và vô minh bao phủ rất khó thấy pháp này.
Một pháp đi ngược dòng, vi diệu, thâm sâu, khó thấy, vi tế.
Này các Tỷ-kheo, với những lời như vậy, suy tư trên vấn đề, tâm của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, hướng về vô vi, thụ động, không muốn thuyết pháp. Khi bấy giờ, một trong các vị Đại Phạm thiên, khi biết được tư tưởng của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, nhờ tư tưởng của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ bị tiêu diệt, thế giới sẽ bị hoại vong, nếu tâm của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, hướng về vô vi, thụ động, không muốn thuyết pháp!"
Sao nay Ta lại nói lên Chánh pháp mà Ta đã chứng ngộ rất khó khăn?
Pháp này khó mà chứng ngộ với những ai bị tham sân chi phối.
Những ai bị ái nhiễm và vô minh bao phủ rất khó mà thấy được pháp này.
Một pháp đi ngược dòng, vi diệu, thâm sâu, khó thấy, vi tế.
Này Phạm thiên, với những lời như vậy, suy tư trên vấn đề, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.
Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác biết được lời khuyên thỉnh của vị Phạm thiên, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, nhìn đời với Phật nhãn. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nhìn đời với Phật nhãn, thấy có hạng chúng sanh nhiễm ít bụi đời, nhiễm nhiều bụi đời, có hạng lợi căn độn căn, có hạng tánh thuận tánh nghịch, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, sen hồng hay sen trắng, có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước; có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước; có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước lớn lên dưới nước vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm đẫm ướt. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, nhìn quanh thế giới với Phật nhãn. Ngài thấy có hạng chúng sanh nhiễm ít bụi đời, nhiễm nhiều bụi đời, có hạng lợi căn độn căn, có hạng tánh thuận tánh nghịch, có hạng dễ dạy khó dạy, một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm.
Như con người đứng trên đỉnh núi nhìn quanh dân chúng phía dưới.
Cũng vậy Ngài Sumedha lên lầu Chánh pháp, bậc biến nhãn, thoát ly sầu muộn.
Nhìn xuống quần chúng, âu lo sầu muộn bị sanh già áp bức.
Hãy đứng lên, bậc anh hùng, bậc chiến thắng ở chiến trường!
Vị trưởng đoàn lữ khách, đấng thoát ly nợ nần!
Thế Tôn hãy đi khắp thế giới hoằng dương Chánh pháp.
Có người nhờ được nghe, sẽ thâm hiểu diệu nghĩa!
Này các Tỷ-kheo, rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trả lời vị Đại Phạm thiên với bài kệ sau đây:
Cửa bất diệt đã được mở rộng,
Hỡi những ai được nghe, hãy từ bỏ tà kiến của mình.
Vì nghĩ đến mệt mỏi hoài công, này Phạm thiên.
Ta không muốn giảng Chánh pháp vi diệu cho loài người!
Này các Tỷ-kheo, rồi vị Đại Phạm thiên với ý nghĩ: "Ta đã là người mở đường cho Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác thuyết pháp", rồi đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ.
Này các Tỷ-kheo, rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác suy nghĩ: "Nay vương tử Khanda (Kiển-trà) và con vương sư Tissa (Đề-xá) trú ở kinh đô Bandhumatì (Bàn-đầu-bà-đề) là bậc tri thức đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm ô bởi bụi đời. Nay ta hãy thuyết pháp cho vương tử Khanda và con vương sư Tissa trước tiên, hai vị này sẽ sớm thâm hiểu Chánh pháp này".
Rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác như một nhà lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đã co lại, hay co lại cánh tay duỗi thẳng, biến mất từ cây Bồ đề, hiện ra tại vườn Lộc Uyển Khenma, kinh đô Bhadhumatì.
Này các Tỷ-kheo, người giữ vườn vâng theo lời dạy của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, vào kinh đô Bandhumatì và thưa với vương tử Khanda và con vương sư Tissa: "Thưa quý vị, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã đến kinh đô Bandhumatì và hiện ở Lộc Uyển Khema. Ngài muốn gặp quý vị!"
Này các Tỷ-kheo, rồi đại chúng ấy gồm khoảng tám vạn bốn ngàn vị đi ra khỏi kinh thành Bandhumatì đến Lộc Uyển Khema, chỗ Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở. Khi đến nơi, các vị này đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.
Này các Tỷ-kheo, Đại Phạm thiên thuyết như vậy. Sau khi nói xong, vị này đảnh lễ Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, lưng bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ.
- Này các Tỷ-kheo, trong khi Ta yên lặng tịnh cư tại chỗ thanh vắng, ý nghĩ sau đây khởi lên: "Nay đại chúng Tỷ-kheo khoảng sáu trăm tám mươi vạn vị trú tại kinh thành Bandhamatì. Sao Ta lại không khuyến dạy các Tỷ-kheo ấy: "Này các Tỷ-kheo, hãy đi cùng khắp vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng Chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn. Hãy nêu rõ đời sống Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe Chánh pháp sẽ bị nguy hại. (Nếu được nghe), sẽ thâm hiểu Chánh pháp. Cứ sau sáu năm, hãy đến tại kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn".
Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy, một phần lớn trong ngày ấy đã lên đường đi khắp quốc độ.
Hai năm đã mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, hai năm vừa mãn, nay còn lại bốn năm. Sau bốn năm, hãy đến tại kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn!".
Ba năm đã mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, ba năm đã mãn, nay còn lại ba năm. Sau ba năm, hãy đến tại kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn!".
Bốn năm đã mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, bốn năm đã mãn, nay còn hai năm. Sau hai năm, hãy đến kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn!"
Năm năm đã mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, năm năm đã mãn, nay còn lại một năm. Sau một năm, hãy đến tại đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn!"
Sáu năm đã mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, sáu năm đã mãn. Nay đã đến ngày đi đến kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn".
Này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy, một số vị với thần lực của mình, một số với thần lực của chư Thiên trong ngày ấy đã đi đến kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn.
"Chư Phật dạy Niết-bàn là đệ nhất.
"Nhẫn nhục, khổ hạnh, kham nhẫn, là đệ nhất.
"Người xuất gia hại người xuất gia khác.
"Hại người khác như vậy không xứng gọi là Sa-môn.
"Mọi điều ác không làm, hướng tâm các thiện nghiệp.
"Giữ tâm trí thanh tịnh, chính lời chư Phật dạy.
"Không chỉ trích, không đánh đập, giữ mình trong giới bổn.
"Ăn uống có tiết độ, ngủ nghỉ riêng một mình.
"Hướng tâm đến cao khiết, chính lời chư Phật dạy".
Này các Tỷ-kheo, như một lực sĩ duỗi cánh tay đã co lại, hay co lại cánh tay đã duỗi ra, Ta biến mất ở Ukkattha, trong rừng Subhaga, dưới gốc cây Ta-la vương và hiện ra trước chư Thiên ở Tịnh Cư thiên. Trong đại chúng chư Thiên ấy một số vài ngàn chư Thiên đến chỗ Ta ở, đảnh lễ Ta và đứng một bên, chư Thiên ấy đã nói với Ta như sau:
"Này Hiền giả, nay đã được chín mươi mốt kiếp, từ khi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này Hiền giả, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác sanh thuộc chủng tánh Sát-đế-lỵ. Này Hiền giả, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác thuộc danh tánh Kondanna (Câu-ly-nhã). Này Hiền giả, trong thời Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Pàtali (Ba-ba-la). Này Hiền giả, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tên là Khanda (Kiển-trà) và Tissa (Đề-xá). Này Hiền giả, trong thời Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có ba Tăng hội, một Tăng hội sáu trăm tám mươi vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo. Này Hiền giả, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, có vị thị giả Tỷ-kheo tên Asoka (A-dục), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này Hiền giả, phụ vương Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, tên là Bandhumà, mẫu hậu tên là Bandhumatì (Bàn-đầu-bà-đề). Kinh thành của vua Bandhumà tên là Bandhumatì. Này Hiền giả, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất thế tục như thế này, xuất gia như thế này, tinh tấn như thế này, giác ngộ như thế này, chuyển pháp luân như thế này. Này Hiền giả, chúng con là những người đã tu Phạm hạnh với Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã diệt trừ dục vọng và đã sanh ra tại chỗ này".
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta cùng với chư Thiên Avihà, chư Thiên Atappà, chư Thiên Sudassà và chư Thiên Sudassì đến chư Thiên Akanitthà (Sắc Cứu Kính thiên). Này các Tỷ-kheo, lại trong Đại chúng chư Thiên ấy, một số vài ngàn chư Thiên đến chỗ Ta ở, đảnh lễ Ta và đứng một bên. Này các Tỷ-kheo, sau khi đứng một bên, chư Thiên ấy đã nói với Ta như sau: "Này Hiền giả, nay đã được chín mươi mốt kiếp, từ khi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời... (như số 29)".
Thế Tôn thuyết pháp như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Thích Minh Châu
_____________________________________________
>>> 13.Kinh Tevijja
(KINH TAM MINH)
- Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cọng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo. Đó là con đường do Bà-la-môn Pokkharasàti giảng dạy.
- Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cọng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Tàrukkha giảng dạy.
- Này Bhàradvàja, Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, nay trú ở Manasàkata, tại một vườn xoài trên bờ sông Aciravati, phía Bắc làng Manasàkata. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Này Bhàradvàja, hãy đến Sa-môn Gotama và hỏi Sa-môn Gotama về nghĩa lý này, và Sa-môn Gotama trả lời như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.
- Tôn giả, xin vâng!
Thanh niên Bà-la-môn Bhàradvàja trả lời với thanh niên Bà-la-môn Vàsettha.
- Tôn giả Gotama, một cuộc nghị luận về chánh đạo và tà đạo khởi lên giữa hai chúng tôi trong khi đi bách bộ để tĩnh dưỡng vừa đi vừa suy nghĩ, tư duy. Tôi nói như vầy: "Đây là trực đạo, đây là chánh đạo, hướng đến, dẫn đến cọng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Pokkharasàti giảng dạy". Thanh niên Bà-la-môn Bhàradvàja nói như vầy: "Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cọng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Tàrukkha giảng dạy". Tôn giả Gotama, đó là sự tranh luận, sự luận chấp, đó là sự bất đồng ý kiến.
- Này Vàsettha, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến?"
- Tôn giả Gotama, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn đến".
- Này Vàsettha, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến".
- Tôn giả Gotama, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn đến".
- Này Vàsettha, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến".
- Tôn giả Gotama, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn đến".
- Tôn giả Gotama, không có vị nào.
- Thế nào Vàsettha? Có Tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên?
- Tôn giả Gotama, không có vị nào.
- Thế nào Vàsettha? Có Bà-la-môn nào cho đến bảy đời Tôn sư và đại Tôn sư của những vị Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt nhìn thấy Phạm thiên?
- Tôn giả Gotama, không có vị nào.
- Tôn giả Gotama, không có vị nào.
Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý?
- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý.
- Thưa vâng, Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà như phần đông nhiều người khác có thể thấy mặt trăng, mặt trời, trong khi các vị này cầu khẩn, tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay đảnh lễ chỗ mặt trăng, mặt trời mọc và lặn.
- Tôn giả Gotama, không thể được!
- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy, thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý.
- Lành thay, này Vàsettha! Những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không biết, không thấy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cọng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo". Thật không có sự kiện ấy.
Vâng phải, Tôn giả Gotama. Sự kiện là như vậy, thời lời nói của người kia không chánh xác, hợp lý.
- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý.
- Lành thay, Vàsettha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không biết, không thấy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cọng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo", thật không có sự kiện ấy.
- Vâng phải, bạch Thế Tôn. Sự kiện là như vậy thời lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý.
- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chính xác hợp lý.
- Tôn giả Gotama, không thể vậy.
- Tôn giả Gotama, không thể vậy.
- Tôn giả Gotama, không có thể được.
- Tôn giả Gotama, không có dục ái.
- Có hận tâm hay không hận tâm?
- Tôn giả Gotama, không có hận tâm.
- Có sân tâm hay không sân tâm?
- Tôn giả Gotama, không có sân tâm.
- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm?
- Tôn giả Gotama, không có nhiễm tâm.
- Có tự tại hay không có tự tại?
- Tôn giả Gotama, có tự tại.
- Tôn giả Gotama, có dục ái.
- Có hận tâm hay không hận tâm?
- Tôn giả Gotama, có hận tâm.
- Có sân tâm hay không có sân tâm?
- Tôn giả Gotama, có sân tâm.
- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm?
- Tôn giả Gotama, có nhiễm tâm.
- Có tự tại hay không có tự tại?
- Tôn giả Gotama, không có tự tại.
- Tôn giả Gotama, không thể có được.
Giữa các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, không có tự tại với Phạm thiên có tự tại có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?
- Tôn giả Gotama, không thể có được.
Này Vàsettha, ở đời các Bà-la-môn dầu có tinh thông ba tập Vedà, khi các vị này ngồi (với sự tự tín), thật sự đang chìm (trong bùn lầy), và khi đang chìm (trong bùn lầy) phải sống trong thất vọng, lầm tưởng rằng đã đến cảnh giới an lạc hơn. Do vậy đối với những Bà-la-môn tinh thông Vedà sự tinh thông ấy được gọi là bãi sa mạc không có nước, sự tinh thông ấy cũng được gọi là rừng rậm không có đường lối, sự tinh thông ấy cũng được gọi là sự bất hạnh.
- Tôn giả Gotama, tôi có nghe nói Sa-môn Gotama biết con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.
- Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Ở đây có người sinh trưởng ở Manasàkata, nhưng chưa bao giờ rời khỏi chỗ này. Có người hỏi con đường đưa đến Manasàkata. Này Vàsettha, đối với người ấy đã sinh trưởng ở Manasàkata, chắc không có gì nghi ngờ hay khó khăn thì phải?
- Tôn giả Gotama, thật không có gì nghi ngờ hay khó khăn. Vì cớ sao? Tôn giả Gotama, người ấy sinh trưởng ở Manasàkata đều biết rõ tất cả con đường đưa đến Manasàkata.
- Tôn giả Gotama, tôi đã nghe: "Sa-môn Gotama, giảng dạy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên". Lành thay, nếu Sa-môn Gotama thuyết dạy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên! Mong Tôn giả Gotama tế độ chúng Bà-la-môn!
- Này Vàsettha, vậy hãy lóng nghe và khéo tác ý kỹ? Ta sẽ nói:
43-75. Này Vàsettha, thế nào là Tỷ-kheo giới hạnh cụ túc?
Ở đây, này Vàsettha, Tỷ-kheo từ bỏ sát sinh, tránh xa sát sinh... (như Kinh Sa Môn Quả, số 43 - 75) do lạc thọ, tâm được định tĩnh... (như Kinh Sa Môn Quả số 75-98).
- Tôn giả Gotama, không có dục ái.
- Có hận tâm hay không có hận tâm?
- Tôn giả Gotama, không có hận tâm.
- Có sân tâm hay không có sân tâm?
- Tôn giả Gotama, không có sân tâm.
- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm?
- Tôn giả Gotama, không có nhiễm tâm.
- Có tự tại hay không có tự tại?
- Tôn giả Gomata, có tự tại.
- Tôn giả Gotama, có thể có được.
- Lành thay, Vàsettha. Này Vàsettha, Tỷ-kheo sau khi thân hoại mạng chung sẽ cọng trú với Phạm thiên. Thật có thể có sự kiện ấy.
Này Vàsettha, Ngươi nói Tỷ-kheo không có hận tâm, Phạm thiên không có hận tâm... Tỷ-kheo không có nhiễm tâm, Phạm thiên không có nhiễm tâm. Tỷ-kheo có tự tại, Phạm thiên có tự tại. Giữa Tỷ-kheo có tự tại với Phạm thiên có tự tại, có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?
- Tôn giả Gotama, có thể có được.
- Lành thay, Vàsettha. Này Vàsettha, Tỷ-kheo sau khi thân hoại mạng chung sẽ cọng trú với Phạm thiên. Sự kiện ấy thật có thể có.
Thích Minh Châu
____________________________________________________
>>> 12.Kinh Lohicca
(KINH LÔ-GIÀ)
- "Này thiện nhân Bhesika, hãy đi đến Sa-môn Gotama thay mặt ta hỏi thăm Sa-môn Gotama có được ít bệnh ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú không: "Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Lohicca hỏi thăm Thế Tôn có được ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú không?" và nói thêm: "Mong Thế Tôn nhận lời của Bà-la-môn Lohicca sáng mai đến dùng cơm cùng với đại chúng Tỷ-kheo!".
Bhesika người hớt tóc vâng theo lời của Bà-la-môn Lohicca đến với Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên. Bhesika người hớt tóc bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Lohicca hỏi thăm "Thế Tôn có được ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú không?" và nói thêm: "Mong đức Thế Tôn nhận lời mời của Bà-la-môn Lohicca sáng mai đến dùng cơm với đại chúng Tỷ-kheo".
Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.
- Tôn giả, chúng tôi đã thay mặt Tôn giả thưa với Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Lohicca hỏi thăm Thế Tôn Gotama có được ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn không" và nói thêm: "Mong Thế Tôn nhận lời của Bà-la-môn Lohicca sáng mai đến dùng cơm với đại chúng Tỷ-kheo" và Thế Tôn nhận lời.
- Này thiện nhân Bhesika, hãy đi đến Sa-môn Gotama, khi đã đến, hãy báo giờ cho Sa-môn Gotama: "Bạch Thế Tôn, cơm đã sẵn sàng".
- Tôn giả, xin vâng!
Bhesika người hớt tóc, vâng theo lời của Bà-la-môn Lohicca, đi đến Thế Tôn, khi đã đến, liền đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Bhesika người hớt tóc báo thời giờ cho Sa-môn Gotama: "Bạch Thế Tôn, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng". Khi ấy Thế Tôn buổi sáng đắp y, đem theo y bát và cùng với chúng Tỷ-kheo đi đến Sàlavatikà.
- Bà-la-môn Lohicca có khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp, không nên nói cho người khác biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được? Ví như một người, sau khi cắt sợi dây trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Ta nói sự thành tựu là ác pháp, tham pháp. Vì có ai lại làm giúp cho ai được"? Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn có thể giúp Bà-la-môn Lohicca trừ ác kiến ấy!
- Này Bhesika, việc ấy có thể được. Này Bhesika, việc ấy có thể được.
- Này Lohicca, có thật chăng, Ngươi khởi lên ác kiến như sau: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp, không nên nói cho người khác biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được? Ví như một người sau khi cắt sợi dây cũ trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Ta nói sự thành tựu ấy là ác pháp, tham pháp. Vì có ai lại làm giúp cho ai được?"
- Vâng phải, Tôn giả Gotama!
- Vâng phải, Tôn giả Gotama!
- Này Lohicca, nếu có người nói: "Bà-la-môn Lohicca sống ở Sàlavatikà. Hãy để Bà-la-môn Lohicca hưởng một mình mọi sản phẩm của Sàlavatikà, không cho một ai khác". Người nói vậy là người gây chướng ngại cho ai sống tùy thuộc vào Ngươi, có phải không?
- Tôn giả Gotama, là người gây chướng ngại.
- Này Lohicca, đã là người gây chướng ngại, người ấy có phải là người có từ tâm nghĩ đến lợi ích cho những người kia?
- Tôn giả Gotama, là người không có từ tâm nghĩ đến lợi ích.
- Đã không có từ tâm nghĩ đến lợi ích, người ấy an trú từ tâm hay an trú hại tâm?
- Tôn giả Gotama, hại tâm!
- Khi an trú hại tâm, như vậy là chánh kiến hay tà kiến?
- Tôn giả Gotama, là tà kiến!
- Này Lohicca, Ta nói rằng, một người tà kiến sẽ sanh vào một trong hai ác thú sau đây: địa ngục hay súc sanh.
- Tôn giả Gotama, vâng phải!
- Này Lohicca, nếu có người nói: "Vua Pasenadi Kosala sống ở Kasi-Kosala. Hãy để vua Pasenadi Kosala hưởng một mình mọi sản phẩm của Kasi - Kosala, không một ai khác". Người nói như vậy có phải là người gây chướng ngại cho những ai sống tùy thuộc vào vua Pasenadi Kosala, có phải không?
- Tôn giả Gotama, là người đã gây chướng ngại.
- Này Lohicca, đã là người gây chướng ngại, người ấy có phải là người có từ tâm nghĩ đến lợi ích cho những người kia hay là người không có từ tâm nghĩ đến lợi ích cho những người kia.
- Tôn giả Gotama, là người không có từ tâm nghĩ đến lợi ích.
- Đã không có từ tâm nghĩ đến lợi ích, người ấy an trú từ tâm hay an trú hại tâm?
- Tôn giả Gotama, hại tâm!
- Khi an trú hại tâm, như vậy là chánh kiến hay tà kiến?
- Tôn giả Gotama, là tà kiến!
- Này Lohicca, ta nói rằng, một người tà kiến sẽ sanh vào một trong hai ác thú sau đây: địa ngục hay súc sanh.
Này Lohicca, ở đời có một vị Đạo sư không chứng mục đích của Sa-môn quả mà mọi người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Không chứng được mục đích Sa-môn quả, vị này thuyết pháp cho các đệ tử: "Như thế này là lợi ích cho các người! Như thế này là hạnh phúc cho các người!" Những đệ tử này không nghe lời dạy của vị ấy, không để tai ghi nhận, không trú tâm phát xuất từ hiểu biết và sống trái ngược với giáo pháp của vị Bổn sư. Đạo sư như vậy cần phải được khiển trách: "Đại đức không chứng mục đích Sa-môn quả mà Đại đức xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Không chứng được mục đích Sa-môn quả ấy, Đại đức thuyết pháp cho các đệ tử: "Như thế này là lợi ích cho các người. Như thế này là hạnh phúc cho các người". Những đệ tử này không nghe lời dạy của Đại đức, không để tai ghi nhận, không trú tâm phát xuất từ hiểu biết và sống trái ngược với giáo pháp của vị Bổn sư. Như người tán tỉnh cô gái muốn xa mình, hay ôm hôn cô gái muốn né mặt mình, ta nói cử chỉ ấy là ác pháp, tham pháp vì có ai lại làm giúp cho ai được?"
Này Lohicca, như vậy là hạng Đạo sư thứ nhất đáng bị chỉ trích và ai chỉ trích Đạo sư như vậy, sự chỉ trích của vị này chơn chánh, hợp pháp, không lỗi lầm.
Này Lohicca, như vậy là hạng Đạo sư thứ ba đáng bị chỉ trích và ai chỉ trích Đạo sư như vậy, sự chỉ trích của vị này chơn chánh, hợp pháp, không lỗi lầm.
19-53. Khi nghe nói như vậy, Bà-la-môn Lohicca bạch đức Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, ở đời có vị Đạo sư nào không đáng bị chỉ trích?
- Này Lohicca, ở đời có vị Đạo sư không đáng bị chỉ trích.
- Tôn giả Gotama, ở đời, thế nào là Đạo sư không đáng bị chỉ trích?
- Này Lohicca, ở đời, đức Như Lai xuất hiện, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn... (như Kinh Sa Môn Quả, số 40 - 74, với những thay đổi cần thiết).
Này Lohicca, đệ tử của vị Đạo sư nào chứng được quả vị thù thắng đặc biệt ấy, thời này Lohicca, vị Đạo sư không đáng bị chỉ trích. Và ai chỉ trích một vị Đạo sư như vậy, sự chỉ trích ấy sẽ không xác thực, không chân chánh, không hợp pháp, và có lỗi lầm.
56-61. Này Lohicca, lại nữa, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm... thiền thứ ba... chứng và trú thiền thứ tư (như Kinh Sa Môn Quả, số 77 - 84, với những thay đổi cần thiết).
Này Lohicca, đệ tử của vị Đạo sư nào chứng được quả vị thù thắng đặc biệt ấy, thời này Lohicca, vị Đạo sư như vậy không đáng bị chỉ trích, và ai chỉ trích một vị Đạo sư như vậy, sự chỉ trích ấy sẽ không xác thật, không chân chánh, không hợp pháp, và có lỗi lầm.
Này Lohicca, đệ tử của vị Đạo sư nào chứng được quả vị thù thắng đặc biệt ấy, này Lohicca, vị Đạo sư như vậy không đáng bị chỉ trích, và ai chỉ trích một Đạo sư như vậy, sự chỉ trích ấy sẽ không xác thật, không chơn chánh, không hợp pháp, và có lỗi lầm!
Thích Minh Châu
_____________________________________________________________________
>>> 11. Kinh Kevaddha
(KINH KIÊN CỐ)
- Bạch Thế Tôn, Nalandà này có uy tín và phồn thịnh, nhân dân đông đúc và tín kính Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn chỉ giáo cho một Tỷ-kheo hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa. Nhờ vậy Nalandà này sẽ được nhiều người tín kính Thế Tôn hơn nữa.
Được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha:
- Kevaddha, Ta không dạy cho các Tỷ-kheo pháp này: "Này các Tỷ-kheo các Ngươi hãy hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa cho các cư sĩ áo trắng".
- Bạch Thế Tôn, con không muốn phiền nhiễu Thế Tôn. Con chỉ nói: "Bạch Thế Tôn, Nalandà này có uy tín và phồn thịnh, nhân dân đông đúc và tín kính Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn chỉ giáo cho một Tỷ-kheo hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa. Nhờ vậy Nalandà này sẽ được nhiều người tín kính Thế Tôn hơn nữa".
Lần thứ hai, Thế Tôn nói với cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha:
- Này Kevaddha, Ta không dạy cho các Tỷ-kheo pháp này: "Này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa cho các cư sĩ áo trắng".
- Bạch Thế Tôn, con không muốn phiền nhiễu Thế Tôn. Con chỉ nói: "Bạch Thế Tôn, Nalandà này có uy tín và phồn thịnh, nhân dân đông đúc và tín kính Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn chỉ giáo cho một Tỷ-kheo hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa. Nhờ vậy Nalandà này sẽ được nhiều người tín kính Thế Tôn hơn nữa".
- Này Kevaddha, có ba pháp thần thông này Ta đã tự mình giác ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là ba? Tức là biến hóa thần thông, tha tâm thần thông, giáo hóa thần thông.
- Bạch Thế Tôn, có thể nói như vậy.
- Này Kevaddha chính vì ta thấy sự nguy hiểm trong sự biến hóa thần thông mà ta nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ biến hóa thần thông.
- Bạch Thế Tôn, có thể nói như vậy.
- Này Kevaddha chính Ta thấy sự nguy hiểm trong sự tha tâm thần thông mà Ta nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ tha tâm thần thông.
Này Kevaddha, như vậy gọi là giáo hóa thần thông.
9-43. Này Kevaddha, nay ở đời đức Như Lai xuất hiện là bậc A-la-hán Chánh Biến Tri... (như Kinh Sa Môn Quả số 40 - 74).
46-50 ... chứng và trú thiền thứ tư... (như Kinh Sa Môn Quả số 77 - 81 trừ câu kết sau chót mỗi chương). Này Kevaddha như vậy gọi là giáo hóa thần thông.
52-66. ... sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa... (xem Kinh Sa Môn Quả số 84 - 98), trừ câu kết sau chót của mỗi chương). Này Kevaddha, như vậy là giáo hóa thần thông.
Này Kevaddha, được nghe nói vậy, Bốn Thiên vương thiên nói với vị Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, chúng tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại - đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn". Này Tỷ-kheo, có bốn Đại vương ưu thế hơn và thù thắng hơn chúng tôi. Những vị này có thể biết bốn đại chủng này, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn.
Này Kevaddha, được nghe nói vậy, cả bốn vị Đại vương nói với vị Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, chúng tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại - đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn. Này vị Tỷ-kheo, có Ba mươi ba thiên ưu thế hơn, thù thắng hơn chúng tôi. Những vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn".
Này Kevaddha, được nghe nói vậy, các vị Ba mươi ba thiên nói với vị Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, chúng tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này Tỷ-kheo, có vị Đế thích chư thiên tên là Sakka ưu thế hơn, thù thắng hơn chúng tôi. Vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn."
Này Kevaddha, được nghe nói vậy, Đế thích chư Thiên tên là Sakka nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này Tỷ-kheo, có chư Thiên tên là Yàma (Dạ-ma) ưu thế hơn, thù thắng hơn tôi. Vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn".
Này Kevaddha, được nghe nói vậy, chư Thiên Yàma (Dạ-ma) nói với Tỷ-kheo: “Chúng tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này Tỷ-kheo, có Thiên tử tên là Suyàma ưu thế hơn, thù thắng hơn chúng tôi. Vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn.”
Này Kevaddha, được nghe nói vậy Thiên tử Suyàma nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, tôi không được biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này Tỷ-kheo, có Thiên tử tên là Tusità ưu thế hơn, thù thắng hơn chúng tôi. Vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn.
Này Kevaddha, được nói vậy chư Thiên Tusità nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, chúng tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này Tỷ-kheo, có Thiên tử tên là Santusita ưu thế hơn, thù thắng hơn chúng tôi. Vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn".
Này Kevaddha, được nghe nói vậy, Thiên tử Santusita nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này vị Tỷ-kheo có chư Thiên tên là Nimmànarati (Hóa lạc thiên) ưu thế hơn, thù thắng hơn tôi. Những vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn".
Này Kevaddha, được nghe nói vậy, chư Thiên Nimmànarati nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo chúng tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này Tỷ-kheo có Thiên tử tên là Sunimmita ưu thế hơn, thù thắng hơn chúng tôi. Vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn".
Này Kevaddha, được nghe nói vậy, Thiên tử Sunimmita nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này Tỷ-kheo có chư thiên gọi là Paranimmitavasavatti (Tha hóa tự tại thiên) ưu thế hơn, thù thắng hơn tôi. Những vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn".
Này Kevaddha, được nghe nói vậy chư Thiên Paranimmitavasavatti nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, tôi không được biết - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này Tỷ-kheo có Thiên tử tên là Vasavatti ưu thế hơn, thù thắng hơn chúng tôi. Vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn".
Này Kevaddha, được nghe nói vậy, Thiên tử Vasavatti nói với Tỷ-kheo ấy: “Này Tỷ-kheo, chúng tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này Tỷ-kheo, có chư Thiên gọi là Brahmà Kayikà ưu thế hơn, thù thắng hơn chúng tôi. Những vị này có thể biết bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn".
Này Kevaddha, Tỷ-kheo ấy đi đến chư Thiên Brahmà Kayikà: "Này các Hiền giả, bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn?”
Này Kevaddha, được nghe nói vậy, chư Thiên Brahmà Kayikà nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, chúng tôi không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn. Này Tỷ-kheo, có vị Phạm thiên, Đại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Vị này ưu thế hơn, thù thắng hơn chúng tôi. Vị này có thể biết bốn đại chủng này địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn".
- Này Hiền giả, hiện nay Đại Phạm thiên ấy ở đâu?
- Này Tỷ-kheo, chúng tôi không biết Phạm thiên ở đâu, vì sao có Phạm thiên và Phạm thiên từ đâu đến. Nhưng này Tỷ-kheo, khi nào triệu tướng hiện, khi nào ánh sáng sanh, khi nào hào quang hiển, thời Phạm thiên xuất hiện. Ánh sáng sanh, hào quang hiển là tướng Phạm thiên xuất hiện từ trước là như vậy.
Này Kevaddha, lần thứ hai, Đại Phạm thiên ấy nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, ta là Phạm thiên, Đại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh".
Này Kevaddha, khi bấy giờ Đại Phạm thiên cầm tay Tỷ-kheo ấy, kéo ra một bên rồi nói với Tỷ-kheo: "Này Tỷ-kheo, chư Thiên Brahmà Kayikà xem rằng không có gì Phạm thiên không thấy, không có gì Phạm thiên không hiểu, không có gì Phạm thiên không chứng. Do vậy, trước mặt chúng, ta không có trả lời: "Này Tỷ-kheo, ta không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn". Do vậy, này Tỷ-kheo, Ngươi đã làm sai, Ngươi đã lầm lẫn, khi Ngươi bỏ qua Thế Tôn, hướng đến người khác để trả lời câu hỏi ấy. Này Tỷ-kheo, Ngươi hãy đi đến Thế Tôn hỏi câu hỏi ấy, và hãy thọ trì những gì Thế Tôn trả lời".
"Chỗ nào mà địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất tịnh không có chân đứng? Chỗ nào cả danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn?" và đây là câu trả lời cho câu hỏi này:
"Thức là không thể thấy, vô biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại không có chân đứng.
Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô, tịnh và bất tịnh.
Ở đây danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn.
Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận".
Thế Tôn thuyết như vậy. Kevaddha, cư sĩ trẻ tuổi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Thích Minh Châu
______________________________________________
>>> 10.Kinh Subha
(KINH TU-BÀ)
I
- Này thanh niên Bà-la-môn, hãy đi đến chỗ Sa-môn Ànanda ở, thay mặt ta hỏi thăm Sa-môn Ànanda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn: "Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hỏi thăm Tôn giả Ànanda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn", và nói thêm: "Hân hạnh thay, nếu Tôn giả Ànanda có lòng từ mẫn đến tại trú xứ của thanh niên Subha Todeyyaputta".
Thanh niên Bà-la-môn vâng lời thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta đến tại chỗ của Tôn giả Ànanda, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng thân hữu xã giao với Tôn giả Ànanda rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn ấy nói với Tôn giả Ànanda: "Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hỏi thăm Tôn giả Ànanda ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn. Hân hạnh thay, nếu Tôn giả Ànanda có lòng từ mẫn đến tại trú xá của thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta".
- Này thanh niên Bà-la-môn, nay không phải thời, vì hôm nay tôi vừa mới uống thuốc. Ngày mai tôi sẽ đến, vừa hợp thời, hợp nghi.
Rồi thanh niên Bà-la-môn ấy từ chỗ ngồi đứng dậy, đến tại chỗ của thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta; khi đến xong, liền thưa với thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta:
- Chúng tôi đã thay mặt Tôn giả thưa với Tôn giả Ànanda: "Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hỏi thăm Đại đức Ànanda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn. Hân hạnh thay, nếu Tôn giả Ànanda có lòng từ mẫn đến tại trú xá của thanh niên Bà-la-môn, Subha Todeyyaputta". Này Tôn giả, khi được nói vậy Sa-môn Ànanda nói với tôi: "Này thanh niên Bà-la-môn, nay không phải thời, vì hôm nay tôi mới vừa uống thuốc. Ngày mai, tôi sẽ đến, vừa hợp thời hợp nghi". Này Tôn giả, sự việc đã như vậy, khiến Tôn giả Ànanda đã có cơ hội ngày mai đến.
- Tôn giả Ànanda đã lâu ngày là thị giả của Tôn giả Gotama, sống gần và ở một bên Ngài. Tôn giả Ànanda chắc biết Tôn giả Gotama đã tán thán những pháp nào và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy. Tôn giả Ànanda, những pháp Tôn giả Gotama tán thán là những pháp gì và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy?
- Tôn giả Ànanda, thế nào là Thánh giới uẩn, Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy?
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ànanda, thật hy hữu thay, Tôn giả Ànanda, Thánh giới uẩn này thật viên mãn, không phải không viên mãn; Tôn giả Ànanda, tôi không thấy Thánh giới uẩn viên mãn này ở những Sa-môn, Bà-la-môn nào ngoài giáo hội này. Tôn giả Ànanda, và nếu những Sa-môn, Bà-la-môn khác có thấy Thánh uẩn này tự nơi mình, các vị này cũng đã thỏa mãn với pháp ấy: "Hành trì như vậy là đầy đủ, chứng đạt như vậy là đầy đủ. Đó là mục đích Sa-môn hạnh của chúng tôi, không có gì cao thượng hơn cần phải hành trì nữa!" Nhưng Tôn giả Ànanda còn nói: "Còn pháp uẩn cao thượng hơn cần phải hành trì".
II
1-12. Tôn giả Ànanda, thế nào là Thánh định uẩn, Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo y chỉ mọi người theo pháp ấy?
- Này thanh niên Bà-la-môn, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn?... Không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
(xem Kinh Sa Môn Quả, số 64 - 76).
14-15. Này thanh niên Bà-la-môn, lại nữa Tỷ-kheo ấy diệt tầm diệt tứ... không thấm nhuần.
(xem Kinh Sa Môn Quả, số 77-78)...
Đó là thiền định của vị ấy.
16-18. Lại nữa, này thanh niên Bà-la-môn, ly hỷ trú xả... không thấm nhuần. (Xem Kinh Sa Môn Quả, số 79-82)... Đó là thiền định của vị ấy.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ànanda! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ànanda! Thánh định uẩn này thật viên mãn, không phải không viên mãn; Tôn giả Ànanda, tôi không thấy Thánh định uẩn viên mãn này ở những Sa-môn, Bà-la-môn nào ngoài giáo hội này. Tôn giả Ànanda, và nếu những Sa-môn khác có thấy Thánh định uẩn này tự nơi mình, các vị này cũng đã thỏa mãn với pháp ấy: "Hành trì như vậy là đầy đủ. Đó là mục đích Sa-môn hạnh của chúng tôi. Không còn gì cao thượng hơn cần phải hành trì nữa". Nhưng Tôn giả Ànanda còn nói: "Còn pháp uẩn cao thượng hơn cần phải hành trì".
20-21. Tôn giả Ànanda, thế nào là Thánh tuệ uẩn, Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy?
- Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm... và bị trói buộc (xem Kinh Sa Môn Quả, số 83-84).
23-24. Với tâm định tĩnh... không thiếu một căn nào (xem Kinh Sa Môn Quả, số 85-86). Đó là trí tuệ của vị ấy.
25-35. Với tâm định tĩnh... Sau đời sống hiện tại, không có đời sống nào khác nữa (xem Kinh Sa Môn Quả, số 87-98).
_________________________________________________________________
>> 9.Kinh Potthadada
Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Thế-Tôn ở trong núi Kỳ-Xà-Quật thuộc thành Vương-Xá, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Đại Tỳ-Khưu và các vị Đại Bồ-Tát.
Bấy giờ, Cụ Thọ(2) Xá-Lỵ-Tử đến chốn kinh-hành (3) của Đại Bồ-Tát Di-Lặc. Đến nơi, hai vị cùng hỏi thăm nhau và cùng ngồi trên bàn đá rộng lớn. Liền đó, Cụ Thọ: Xá-Lỵ-Tử hướng vào Đại Bồ-Tát Di-Lặc nói rằng: "Bồ-Tát Di-Lặc! Hôm nay đức Thế-Tôn quán-sát thấy những lúa nếp nơi đồng nội, Ngài bảo các vị Tỳ-Khưu: "Các vị Tỳ-Khưu Nếu ai thấy được Nhân-duyên, tức là người ấy thấy được Pháp; nếu ai thấy được Pháp, tức là người ấy thấy được Phật". Ngài nói những lời ấy rồi, Ngài lặng thinh không nói gì nữa. Bồ-Tát Di-Lặc! Đấng Thiện-Thệ(4) cớ sao lại nói ra những lời ấy? Việc ấy thế nào? - Gì là Nhân-duyên? - Gì là Pháp? - Gì là Phật? Thế nào là thấy được Nhân-duyên, tức là thấy được Pháp? - Thế nào là thấy được Pháp, tức là thấy được Phật?
Cụ Thọ Xá-Lỵ-Tử nói lời ấy rồi, Đại Bồ-Tát Di-Lặc đáp lại Cụ Thọ Xá-Lỵ-Tử rằng: "Nay Phật, Pháp-Vương, Chánh-Biến-Tri(5) bảo các vị Tỳ-Khưu: "Nếu ai thấy được Nhân-duyên, tức là người ấy thấy được Pháp; nếu ai thấy được Pháp tức là người ấy thấy được Phật", vậy trong này thời cái gì là Nhân-duyên? Nói là Nhân-duyên, thời: "đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh". Như: Vô-minh duyên cho Hành, Hành duyên cho Thức, Thức duyên cho Danh-sắc, Danh-sắc duyên cho Lục-nhập, Lục-nhập duyên cho Xúc, Xúc duyên cho Thụ, Thụ duyên cho Ái, Ái duyên cho Thủ, Thủ duyên cho Hữu, Hữu duyên cho Sinh, Sinh duyên cho Lão-tử, sầu, thán, khổ, ưu, não, sinh-khởi được. Như thế, là chỉ sinh-khởi sự kết-tụ những khổ đau lớn-lao, thuần-nhất, cùng cực vậy.(6)
Cũng trong này, Vô-minh diệt nên Hành diệt, Hành diệt nên Thức diệt, Thức diệt nên Danh-sắc diệt, Danh-sắc diệt nên Lục-nhập diệt, Lục-nhập diệt nên Xúc diệt, Xúc diệt nên Thụ diệt, Thụ diệt nên Ái diệt, Ái diệt nên Thủ diệt, Thủ diệt nên Hữu diệt, Hữu diệt nên Sinh diệt, Sinh diệt nên Lão-tử, sầu, thán, khổ, ưu, não cũng diệt được. Như thế là chỉ diệt sự kết-tụ những khổ đau lớn-lao, thuần-nhất, cùng-cực là được(7). Đó là đức Thế-Tôn nói ra pháp Nhân-duyên vậy.
- Gì là Pháp? - Là tám Thánh-đạo: chính-kiến (thấy rõ lý chính-xác), chính-tư-duy (suy-nghĩ chân-chính), chính-ngữ (nói-năng chân-chính), chính-nghiệp (hành-động chân-chính), chính-mệnh (mưu-sinh chân-chính), chính-tinh-tiến (cố-gắng trong chân-chính), chính-niệm (ghi nhớ rõ lẽ chân-chính), và chính-định (chú-định vào chính-lý, chính-đạo). Thế là tám Thánh-đạo-quả và Niết-Bàn, đức Thế-Tôn nói ra, gọi đấy là Pháp.(8)
- Gì là Phật? - Là bậc biết hết thảy pháp, gọi là Phật. Tuệ-nhãn (con mắt trí-tuệ), Pháp- thân (pháp-tính-thân) của bậc kia trông thấy hết thảy pháp, tạo-tác nhân Bồ-Đề(9) và đạt tới địa-vị Học, Vô-học-pháp.)10)
- Thế nào là thấy được Nhân-duyên? - Như đức Phật nói: "Nếu ai thấy được những pháp của nhân-duyên là thấy được nhân-duyên. Những pháp ấy là: thường (thường còn không sinh-diệt), vô thọ (không còn có hình-sắc, thọ-mệnh liên-tục), ly thọ (xa lìa cả lời nói về thọ-mệnh vắn hay dài), như-thực-tính (tính thuộc chân-không, như thực), vô-thác-mậu-tính (tính chân-không, như thực, phổ-biến không chút sai-lầm thiên-lệch), vô-sinh (tính như thực nên không còn sinh-diệt), vô khởi (không phát-khởi), vô tác(không tạo-tác), vô vi (không tác-vi), vô-chướng-ngại (không còn bị ngăn-cản), vô-cảnh-giới (không còn chia ranh giới), tịch-tĩnh (thường hằng vắng-lặng), vô úy (không có sợ-hãi), vô xâm-đoạt (không bị xâm đoạt) và bất tịch-tĩnh-tướng (không còn có cả hình tướng của tịch-tĩnh vắng-lặng).(11)
Nếu ai thấy được pháp của nhân-duyên như thế rồi, đối với Pháp ấy cũng phải thấy là: thường, vô thọ, ly thọ, như-thực-tính, vô thác-mậu-tính, vô sinh, vô khởi, vô tác, vô vi, vô chướng-ngại, vô cảnh-giới, tịch-tĩnh, vô úy, vô xâm-đoạt, bất tịch-tĩnh-tướng(12). Được Chính-trí ngộ được Thắng-pháp, dùng Vô-thượng Pháp-thân mà thấy Phật.(13)
Hỏi: Tại sao gọi là Nhân-Duyên?
Đáp: Có Nhân, có Duyên gọi là Nhân-duyên, không phải là không có nhân, không có duyên, nên gọi là nhân-duyên-pháp. Đức Thế-Tôn nói qua về hành-tướng của nhân-duyên rằng: Do duyên kia sinh ra quả, nên dù Như-Lai xuất-hiện ra đời hay không xuất-hiện ra đời đi nữa, tính của mọi pháp (sự-vật) vẫn thường-trụ. Cho đến pháp-tính (nhân-duyên-tính), pháp-trụ-tính (tính trong pháp của nhân-duyên vẫn thường-trụ), pháp-định-tính (tính của mọi pháp quyết-định như thế), dữ nhân-duyên tương-ứng-tính (tính cùng nhân-duyên ứng-hợp nhau), chân như tính (tính của mọi pháp là như thực), vô-thác-mậu-tính (tính chân-như phổ-biến không sai-lầm, thiên-lệch), vô biến dị-tính (tính chân-như không thay đổi sai khác), chân-thực-tính (tính chân-thực), thực-tế-tính (tính thực-tế), bất hư-vọng-tính (tính không giả-dối), bất điên-đảo-tính (tính không xáo-lộn) v.v... Đó là đức Thế-Tôn nói những lời nói như thế.(14)
Nhân-duyên-pháp này, vì hai thứ mà nó sinh-khởi được. Hai thứ ấy là gì? - Là: Nhân-tương-ứng và Duyên-tương-ứng. Nhân-duyên kia lại có hai thứ: ngoại-nhân-duyên và nội- nhân-duyên.(15)
Trong này gì là ngoại-nhân-duyên-pháp, nhân-tương-ứng? - Từ hạt giống sinh ra mầm, từ mầm sinh ra lá, từ lá sinh ra thân cây, từ thân cây sinh ra đốt, từ đốt sinh ra nụ, từ nụ sinh ra hoa, từ hoa sinh ra trái; nếu không có hạt giống, mầm tức không sinh, cho đến nếu không có hoa, trái cũng không sinh được. Có hạt giống, mầm mới sinh được, như thế thời có hoa, trái cũng mới sinh được.(16)
Song, hạt giống kia cũng không khởi ra ý-niệm: "ta sinh ra mầm". Mầm cũng không khởi ra ý-niệm: "ta từ hạt giống sinh ra". Cho đến hoa cũng không khởi ra ý-niệm: "ta sinh ra trái". Trái cũng không khởi ra ý-niệm: "ta từ hoa sinh ra".(17)
Tuy thế, vì có hạt giống mà mầm được sinh ra và cũng như thế, vì có hoa mà trái liền được thành tựu.
Nên quán-sát cái nghĩa "ngoại nhân-duyên-pháp, nhân-tương-ứng" như thế!
- Nên quán-sát ngoại-nhân-duyên-pháp, duyên-tương-ứng như thế nào? - Cần sáu giới (giới-phận) hòa-hợp. - Gì là sáu giới hòa-hợp? - Là: địa-giới (đất), thủy-giới (nước), hỏa-giới (lửa), phong-giới (gió), không-giới (không-gian) và thời (thời-gian). Những giới-phận ấy hòa-hợp với nhau, thời ngoại-nhân-duyên-pháp sinh khởi được.
Nên quán-sát cái nghĩa "ngoại-nhân-duyên-pháp, duyên-tướng-ứng" như thế!(18)
Nói về Địa-giới là thứ thường giữ gìn cho hạt giống; Thủy-giới là thứ thường nhuần-thấm cho hạt giống; Hỏa-giới là thứ thường giúp hơi ấm cho hạt giống; Phong-giới là thứ thường giúp sự dao-động cho hạt giống; Không-giới là thứ không làm chướng-ngại cho hạt giống; Thời, thời có thể làm cho hạt giống biến đổi. Nếu không có những duyên ấy, hạt giống không thể nào sinh ra mầm được.
Nếu ngoài, địa-giới hoàn-toàn đầy-đủ, cho đến thủy, hỏa, phong, không, thời-giới... cũng hoàn-toàn đầy-đủ như thế, lại hết thảy hòa-hợp, thời khi hạt giống diệt rồi, mầm sinh ra được.(19)
Và, trong này địa-giới cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường giữ-gìn hạt giống". Cùng như thế, thủy-giới cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường nhuần-thấm cho hạt giống"; hỏa-giới cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường giúp hơi ấm cho hạt giống"; phong-giới cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường giúp sự dao-động cho hạt giống"; không-giới cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường không làm chướng-ngại cho hạt giống"; thời cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường làm cho hạt giống biến-đổi". Hạt giống cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường sinh ra mầm"; mầm cũng không khởi ra ý-niệm: "ta nay từ những duyên ấy mà sinh ra".(20)
Tuy thế, có những duyên ấy, khi hạt giống diệt rồi, mầm liền sinh ra được. Và, cũng như thế, khi có hoa, trái liền sinh ra được. Thế là, mầm kia cũng không phải tự mình tạo-tác, cũng không phải là cái khác tạo-tác, không phải tự nó (mầm) cùng cái khác tạo-tác, không phải là tự-tại tạo-tác, cũng không phải là thời biến-đổi, không phải là tự-tính sinh ra, cũng không phải là không có nhân mà sinh ra được. Dù vậy, địa, thủy, hỏa, phong, không, thời-giới... hòa-hợp, khi hạt giống diệt rồi, mầm được sinh ra.(21)
Nên quán-sát cái nghĩa "ngoại-nhân-duyên-pháp, duyên-tương-ứng" như thế!
Nên đem năm thứ quán-pháp, quán ngoại-nhân-duyên-pháp kia. Năm thứ ấy là gì? - Là: không thường còn (bất thường), không dứt đoạn (bất đoạn), không chuyển dời (bất di), từ nhân nhỏ sinh quả lớn và cùng tương-tự với nhân cũ kia.
Thế nào là không thường còn? - Vì, mầm cùng hạt giống, hai đàng đều khác biệt nhau; mầm kia không phải là hạt giống; không phải khi hạt giống hoại rồi, mầm mới sinh ra, cũng không phải là hạt giốngkhông diệt, mà mầm sinh-khởi được; khi hạt giống hoại đi, mầm sinh ra được, nên là "không thường còn".
Thế nào là không dứt đoạn? - Không phải là hạt giống của quá-khứ hoại đi, mà sinh ra mầm, cùng không phải là hạt giống không diệt, mầm sinh-khởi được, hạt giống cũng hoại, đương trong khi ấy, nó chỉ như cán cân cao, thấp một chút, mà mầm sinh ra được, nên là "không dứt đoạn".
Thế nào là không chuyển dời? - Vì, mầm và hạt giống khác nhau, mầm không phải là hạt giống, nên là "không chuyển dời".
Thế nào là nhân nhỏ sinh quả lớn? - Từ hạt giống nhỏ, sinh ra quả lớn, nên gọi là "Từ nhân nhỏ, sinh ra quả lớn".
Thế nào là cùng tương-tự với nhân cũ kia? - Vì, như hạt giống khi mới trồng, sinh ra quả kia, nên gọi là "cùng tương-tự với nhân cũ kia".
Thế là đem năm thứ quán-pháp, quán ngoại-nhân-duyên-pháp!(22)
- Cũng như thế, nội-nhân-duyên-pháp cũng do hai thứ mà được sinh-khởi. Hai thứ ấy là gì? - Là: nhân-tương-ứng và duyên-tương-ứng.
- Thế nào mà có nghĩa gọi là nội-nhân-duyên-pháp, nhân-tương-ứng? - Nghĩa là, trước từ vô-minh duyên cho hành, cho đến sinh duyên cho lão-tử. Nếu vô-minh không sinh, hành cũng không có, cho đếnnếu không có sinh, lão-tử cũng không có. Như thế, có vô-minh nên hành mới sinh ra được, cho đến có sinh nên lão-tử mới có được.(23)
Song, vô-minh cũng không khởi ra ý-niệm: "ta sinh ra hành"; hành cũng không khởi ra ý-niệm: "ta từ nơi vô-minh mà sinh ra"; cho đến sinh cũng không khởi ra ý-niệm: "ta sinh ra lão-tử"; lão-tử cũng không khởi ra ý-niệm: "ta từ nơi sinh mà có".(24)
Tuy thế, vì có vô-minh, hành mới sinh được; cũng như thế, vì có sinh, lão-tử mới có được.(25)
Vì vậy, nên quán-sát nghĩa "nội-nhân-duyên-pháp, nhân-tương-ứng" như thế!
- Nên quán-sát sự của nội-nhân-duyên-pháp, duyên-tương-ứng thế nào? - Cần sáu giới hòa-hợp. Sáu giới hòa-hợp là gì? - Là: địa-giới, thủy-giới, hỏa-giới, phong-giới, không-giới và thức-giới hòa-hợp.
Nên quán-sát sự của "nội-nhân-duyên-pháp, duyên-tương-ứng" như thế!(26)
- Gì là hành-tướng của sáu giới, trong nội-nhân-duyên-pháp? - Thứ làm cho trong thân này bền-chắc, gọi là "địa-giới"; thứ làm cho thân này tụ-tập lại, gọi là "thủy-giới"; thứ làm tiêu hóa những thức ăn, uống trong thân này, gọi là "hỏa-giới"; thứ làm cho hơi thở ra, vào trong, ngoài trong thân này, gọi là "phong-giới"; chứ làm cho thân này rỗng thông, gọi là "không-giới" năm thức của thân tương-ứng (hợp nhau) cùng hữu-lậu ý-thức, cũng như bó cây lau, thành-tựu được cái mầm danh-sắc (tâm, thân) của thân này, gọi là "Thức-giới"(27). Nếu không có những duyên ấy, thời không sinh ra thân được. Nếu nội-địa-giới hoàn-toàn đầy đủ, và cùng như thế, cho đến thủy, hỏa, phong, không, thức-giới cũng hoàn-toàn đầy đủ, lại hết thảy hòa-hợp với nhau, thời thân liền sinh ra được.(28)
Song, địa-giới kia cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường làm những sự bền chắc trong thân"; thủy-giới cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường vì thân làm những sự tụ-tập"; hỏa-giới cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường làm tiêu-hóa những thức ăn, uống trong thân"; phong-giới cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường làm cho hơi thở ra, vào trong, ngoài thân"; không-giới cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường làm những sự rỗng thông trong thân"; thức-giới cũng không khởi ra ý-niệm: "ta thường làm thành-tựu cái mầm danh-sắc của thân này; thân cũng không khởi ra ý-niệm: "ta từ nơi mọi duyên này mà sinh ra". Tuy thế, có thời của các duyên này, thân liền sinh ra được. Nhưng, địa-giới kia cũng không phải là Ta, không phải là chúng sanh, không phải là mệnh-giả, không phải là sinh-giả, không phải là Nho-đồng, không phải là tác-giả, không phải là con trai, không phải là con gái, không phải giống Hoàng-môn, không phải tự-tại, không phải ngã-sở, cũng không phải là những thứ gì khác. Cho đến, thủy-giới, hỏa-giới, phong-giới, không-giới, thức-giới cũng không phải là Ta, không phải là chúng-sanh, không phải là mệnh-giả, không phải là sinh-giả, không phải là Nho-đồng, không phải là tác-giả, không phải là con trai, không phải là con gái, không phải là giống Hoàng-môn, không phải tự-tại, không phải ngã-sở, cũng không phải là những thứ gì khác như thế.(29)
- Gì là Vô-minh? - Đối với sáu giới này khởi ra nhất-tưởng (tưởng là nhất thể), nhất-hợp-tưởng (tưởng là thực-thể do các pháp hợp-thành), thường-tưởng (tưởng là thường còn vĩnh-viễn), kiên-lao-tưởng (tưởng là bền chắc), bất-hoại-tưởng (tưởng là không hoại-diệt), an-lạc-tưởng (tưởng là được an-vui) tưởng là chúng-sinh, mệnh, sinh-giả, dưỡng-dục, sĩ-phu, nhân (người), Nho-đồng, tác-giả, ngã, ngã sở v.v...(30) cùng nhiều thứ vô tri (không biết) khác, thế là "vô-minh".
Có vô-minh, đối với các cảnh-giới khởi ra: tham, sân, si; cái đối với cái cảnh-giới khởi ra: tham, sân, si ấy, ấy là vô-minh duyên cho hành; cái mà đối với mọi sự thường phân-biệt rõ-ràng, gọi là "thức"; cùng với thức đồng sinh bốn uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành), gọi là danh-sắc; y vào các căn của danh-sắc, gọi là lục-nhập; ba pháp hòa-hợp (căn, trần, thức) gọi là xúc; biết cảm-thụ sự xúc-chạm ấy, gọi là thụ; tham-đắm vào sự cảm-thụ ấy, gọi là ái; tăng-trưởng sự tham-ái ấy, gọi là thủ; từ chỗ chấp-thủ ấy sinh ra "năng-sinh-nghiệp" (chủ-động trong hành-động sinh danh-sắc khác), gọi là hữu; mà từ nhân kia (nghiệp) sinh ra năm uẩn (danh-sắc), gọi là sinh; sinh ra rồi năm uẩn thành-thục, gọi là lão (già); lão rồi năm uẩndiệt-hoại, gọi là tử (chết); trong khi sắp mất, nội-tâm đủ cả tham-đắm và nhiệt-não, gọi là sầu (buồn rầu); từ chỗ sầu bi ấy, sinh ra những lời nói, gọi là thán (than-thở); thân của năm thức chịu khổ, gọi là khổ; tác-ý (khởi ra ý-tưởng); ý-thức chịu mọi sự khổ, gọi là ưu (lo); đủ những thứ trên như thế cùng những phiền-não tùy-thuộc, gọi là não.(31)
Đen tối nhiều nên gọi là vô-minh; tạo-tác, nên gọi là chư hành (mọi hành-động); phân-biệt rõ ràng, nên gọi là thức; nương-dựa nhau, nên gọi là danh-sắc; làm cửa sinh-khởi, nên gọi là lục-nhập; xúc-chạm nên gọi là xúc; cảm-thụ nên gọi là thụ; khát-khao nên gọi là ái; chấp lấy, nên gọi là thủ; sinh-khởi sự có thân sau này (hậu-hữu thân) nên gọi là hữu; sinh ra năm uẩn nên gọi là sinh; năm uẩn thành-thục nên gọi là lão; năm uẩn diệt-hoại, nên gọi là tử; buồn-rầu nên gọi là sầu; than-thở nên gọi là thán; não thân gọi là khổ; não tâm gọi là ưu; phiền-não nên gọi là não.(32)
Hơn nữa, không rõ chân-tính, điên-đảo không biết, gọi là "vô-minh". Vì có "vô-minh" như thế, thành ra ba thứ hành (hành-động): phúc-hành (làm phúc), tội-hành (làm tội) và bất-động-hành (làm trong sự không dao-động)(33). Từ nơi phúc-hành (làm phúc) sinh ra phúc-hành-thức (nghiệp-thức trong việc làm phúc), ấy là vô-minh duyên cho hành; từ nơi tội-hành (làm tội), sinh ra tội-hành-thức (nghiệp-thức trong việc làm tội), ấy thời gọi là hành duyên cho thức; từ nơi bất-động-hành (làm trong sự không dao-động), sinh ra bất-động-hành-thức (nghiệp-thức trong việc làm không dao-động), ấy thời gọi là thức duyên cho danh-sắc. Vì sắc tăng-trưởng, từ trong cửa lục-nhập thành sự việc, ấy là danh-sắc duyên cho lục-nhập. Từ lục-nhập mà sinh ra sáu thứ tụ-tập, xúc-chạm, ấy là lục-nhập duyên cho xúc. Từ nơi xúc-chạm mà sinh ra cái kia, cái kia cảm-thụ nhau, ấy thời gọi là xúc duyên cho thụ. Phân-biệt rõ-ràng sự cảm-thụ rồi, mà sinh ra nhiễm-ái, đam-chước, ấy thời gọi là thụ duyên cho ái. Biết rồi mà sinh nhiễm-ái, đam-chước, không muốn xa-lìa sắc đẹp và ở nơi yên vui mà sinh ra ý-nguyện hoan-lạc, ấy là ái duyên cho thủ. Sinh ra ý-nguyện hoan-lạc rồi, từ nơi thân, miệng, ý tạo ra hậu-hữu-nghiệp (nghiệp của sự có thân sau này), ấy là thủ duyên cho hữu. Từ nghiệp của hữu kia sẽ sinh ra năm uẩn, ấy là hữu duyên cho sinh. Sinh rồi, năm uẩn kia thành-thục và diệt-hoại, ấy thời gọi là sinh duyên cho lão-tử.(34)
Thế nên mười hai chi pháp nhân-duyên kia, làm nhân lẫn nhau, làm duyên lẫn nhau, không phải thường, không phải vô-thường, không phải hữu-vi (có sự tạo-tác), không phải vô-vi (không có sự tác-vi), không phải là không có nhân, không phải là không có duyên, không phải cảm-thụ "hữu-nghiệp", không phải là pháp (nhân-duyên) hết, không phải là pháp hoại, không phải là pháp diệt; từ vô-thỉ đến nay, nó vẫn như dòng nước chảy dốc, không có đoạn-tuyệt.(35)
Tuy thế, mười hai chi pháp nhân-duyên ấy, làm nhân lẫn nhau, làm duyên lẫn nhau, không phải thường, không phải vô-thường, không phải hữu-vi, không phải vô-vi, không phải là không có nhân, không phải là không có duyên, không phải cảm-thụ "hữu-nghiệp", không phải là pháp hết, không phải là pháp hoại, không phải là pháp diệt; từ vô-thỉ đến nay, nó vẫn như dòng nước chảy dốc, không có đoạn-tuyệt và nó có bốn chi thường nhiếp-thủ mười hai nhân-duyên-pháp. Bốn chi ấy là gì? - Là: vô-minh, ái, nghiệp, thức.
"Thức", lấy chủng-tử-tính làm nhân. "Nghiệp" lấy điền-tính(36) làm nhân. "Vô minh" và "ái" lấy phiền-não-tính làm nhân. Trong này, "nghiệp" và "phiền-não", sinh ra "thức" của chủng- tử (hạt giống). "Nghiệp" thời làm mảnh ruộng cho "thức" của chủng-tử, "ái" thời nhuần-thấm cho "thức" của chủng-tử, "vô-minh" thời sinh nở cho "thức" của chủng-tử. Nếu không có những duyên ấy, "thức" của chủng-tử không thể thành được.(37)
Song, nghiệp kia cũng không khởi ra ý-niệm: "ta nay làm mảnh ruộng cho "thức" của chủng-tử; ái cũng không khởi ra ý-niệm: "ta nay làm nhuần-thấm cho "thức" của chủng-tử"; vô-minh cũng không khởi ra ý-niệm: "ta nay làm sinh-nở cho "thức" của chủng-tử"; "thức" của chủng-tử kia cũng không khởi ra ý-niệm: "ta nay từ mọi duyên ấy sinh ra".(38)
Tuy thế, "thức" của chủng-tử, y vào nơi ruộng nghiệp và ái kia nhuần-thấm, phẩn vô-minh sinh nở, vào trong thai mẹ sinh ra mầm danh-sắc(39). Mầm danh-sắc kia cũng không phải tự-tác (mình làm ra), cũng không phải tha-tác (cái khác làm ra), không phải mình và cái khác đều làm ra, không phải tự-tại hóa ra, cũng không phải thời biến; không phải tự-tính sinh, không phải là tác-giả tạm bợ (dả-tác-giả), cũng không phải là không có nhân mà sinh.(40)
Tuy thế, khi phụ mẫu hòa-hợp cùng khi các duyên khác hòa-hợp, pháp (nhân-duyên): vô-ngã (không có cái TA), vô-ngã, ngã-sở (không có cái TA, cái của TA), cũng như hư-không. Các huyễn-pháp kia, nhân và các duyên hoàn-toàn đầy đủ, y nơi sinh của nhân-duyên kia, vào trong thai mẹ, thời thành-tựu được cái "thức", giữ lấy thai mẹ, là cái mầm danh-sắc.(41)
Song, mắt kia cũng không khởi ra ý-niệm: "ta nay là chỗ nương-tựa của nhãn-thức", hình-sắc cũng không khởi ra ý-niệm: "ta nay làm cảnh cho nhãn-thức"; ánh-sáng cũng không khởi ra ý-niệm: "ta nay làm việc hiển-hiện cho nhãn-thức"; không-gian cũng không khởi ra ý-niệm: "ta nay làm việc không ngăn-che cho nhãn-thức"; tác-ý cũng không khởi ra ý-niệm: "ta nay làm chỗ tư-tưởng cho nhãn-thức"; nhãn-thức kia cũng không khởi ra ý-niệm: "ta là từ các duyên ấy mà có". Tuy thế, có các duyên ấy nhãn-thức mới sinh ra được; cho đến các căn khác, tùy từng loại của nó sẽ biết được nó.(43)
Như thế, không có chút pháp (nhân, duyên) nào từ đời này di-chuyển đến đời khác; dù vậy, nhân và các duyên, được hoàn-toàn đầy-đủ, thời nghiệp-quả (kết-quả của nghiệp-thức) cũng hiện.(44)
Ví như trong tấm gương sáng hiện ra diện-tượng, tuy diện-tượng kia không dời gương, nhân và các duyên, được hoàn-toàn đầy đủ, nên diện-tượng cũng hiện. Như thế, không có chút ít vật gì từ nơi này diệt, sinh sang nơi khác, nhân và các duyên hoàn-toàn đầy-đủ, nên nghiệp-quả cũng hiện(45).
Ví như vầng trăng, vận-hành trên đây chừng bốn vạn hai nghìn do-tuần, thế mà hình tượng vầng trăng kia hiện trong cái bát nhỏ có nước, vậy vầng trăng kia cũng không phải từ nơi kia di-chuyển đến cái bát có nước này. Tuy thế, nhân và các duyên hoàn-toàn đầy-đủ, nên vầng trăng cũng hiện. Như thế, không có chút ít vật gì từ nơi này diệt, sinh sang nơi khác, mà nhân và các duyên hoàn-toàn đầy đủ, nên nghiệp-quả cũng hiện.(46)
Ví như lửa, nhân và các duyên nếu không đầy đủ, thời không cháy được, khi nhân và các duyên đầy đủ, mới có thể cháy được. Như thế, pháp vô-ngã, vô ngã ngã sở cũng như hư-không; y vào huyễn-pháp kia nhân và các duyên hoàn-toàn đầy-đủ, y nơi sở sinh, vào trong thai mẹ, thời thành-tựu được cái thức của chủng-tử, nghiệp và phiền-não sinh ra mầm danh-sắc.(47)
Vậy nên, cần quán-sát về sự: nội-nhân-duyên-pháp, duyên-tương-ứng" như thế!
Nên đem năm thứ quán-pháp, quán-sát nội-nhân-duyên-pháp. Năm thứ ấy là gì? - Là: không thường còn (bất thường), không dứt đoạn (bất đoạn), không chuyển dời (bất di), từ nhân nhỏ sinh quả lớn và cùng tương-tự với nhân cũ kia.
Thế nào là không thường còn? Nghĩa là năm uẩn tối-hậu của báo-thân kia diệt đi, cùng với năm uẩnđang chịu phần sinh ra kia, hai đàng đều khác nhau, vì năm uẩn tối-hậu diệt đi, không phải là năm uẩnđang chịu phần sinh ra; báo-thân tối-hậu kia diệt, năm uẩn cũng diệt, năm uẩn đang chịu phần sinh ra cũng hiện ra được nên gọi là "không thường còn".(48)
Thế nào là không dứt đọan? - Không phải y vào khi diệt hoại của năm uẩn tối-hậu diệt, mà năm uẩnđang chịu phần sinh ra, có được; và cũng không phải là không diệt, báo-thân tối-hậu kia diệt, năm uẩncũng diệt, đương trong khi ấy, năm uẩn đang chịu phần sinh ra, nó chỉ như cán cân, cao, thấp một chút, mà sinh ra được, nên gọi là "không dứt đoạn.(49)
Thế nào là không chuyển dời? - Vì, các loài hữu-tình, từ nơi không phải là "chúng-đồng-phận", sinh ra nơi "chúng-đồng-phận", nên gọi là "không chuyển dời".(50)
Thế nào là từ nhân nhỏ, sinh quả lớn? - Làm nghiệp nhỏ, cảm quả dị-thục(51) lớn, nên từ nhân nhỏ mà sinh quả lớn.
- Như làm nhân kia, cảm được quả kia, cùng tương-tự với nhân kia, nên gọi là "tương-tự".
Bởi thế, nên đem năm thứ quán-pháp, quán-nhân-duyên-pháp!
Tôn-giả Xá-Lỵ-Tử! Nếu có người dùng chính trí, quán-sát những pháp của nhân-duyên, mà đức Như-Lai nói ra, như vô thọ, ly thọ, như-thực-tính, vô-thác-mậu-tính, vô-sinh, vô khởi, vô tác, vô vi, vô chướng ngại, vô cảnh-giới, tịch-tĩnh, vô úy, vô xâm-đọat, vô tận, bất-tịch-tĩnh-tướng(52), bất-hữu (không có sự chân-thực), hư (dả-dối), cuồng (lừa gạt không thực), vô kiên-thực (không bền, thực), như bệnh (như người đau), như ung (như người có nhọt), như tiễn (như bị tên bắn), quá thất (lỗi-lầm), vô thường(không thường còn), khổ, không, vô ngã (không có TA), vậy: ta trong đời quá-khứ có sinh hay là không sinh, mà không phân-biệt được bờ cõi của thuở quá-khứ? Trong đời vị-lai sinh ở chốn nào, mà cũng không phân-biệt được bờ cõi của thuở vị-lai? Đây (hiện-tại) là gì? Đây lại là thế nào, mà làm ra vật gì? Các loài hữu-tình này từ đâu lại? Từ đây diệt đi sẽ sinh vào chốn nào? Mà cũng không phân-biệt được cái "có" của hiện-tại.)53)
Lại diệt những tà-kiến (tư-tưởng lệch-lạc) bất đồng của hàng Sa-môn, Bà-la-môn(54) ở thế-gian, là ngã-kiến, chúng-sinh-kiến, thọ-giả-kiến, nhân-kiến, hy-hữu-kiến, cát-tường-kiến, khai-hợp-kiến. Biết được rành-rẽ, như cây Đa-la, đoạn trừ sạch mọi căn rồi, trong đời mai sau, chứng được pháp vô sinh, vô diệt.(55)
Tôn-giả Xá-Lỵ-Tử! Nếu có người đầy đủ được "vô sinh pháp-nhẫn"(56) như thế, là người phân-biệt rõ ràng được nhân-duyên-pháp ấy, Như-Lai, Ứng-Cúng, Chính-Biến-Tri, Minh-Hành-Túc, Thiện-Thệ, Thế-Gian-Giải, Vô-Thượng-Sĩ, Điều-Ngự-Trượng-Phu, Thiên- Nhân-Sư, Phật, Thế-Tôn(57), liền thụ-ký cho đạo-quả Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác.
Bấy giờ, Đại Bồ-Tát Di-Lặc nói lời ấy rồi, Cụ Thọ Xá-Lỵ-Tử cùng hết thảy những người trong thế-gian, Thiên, Nhân, A-Tu-La, Càn-Thát-Bà v.v..., nghe Đại Bồ-Tát Di-Lặc nói pháp ấy, đều tín-thụ phụng-hành.
Chú thích:
(1) Xét trong Đại-Tạng Kinh, thời kinh này cùng một tỷ-dụ, cùng một chân-nghĩa mà có 5 bản dịch khác nhau: 1) Liễu bản sinh-tử kinh: số 708, do Cư-Sĩ Chi-Khiêm dịch. 2) Phật thuyết Đạo-Can kinh: số 709, mất tên người dịch, phụ vào Đông-Tấn-Lục. 3) Từ-Thị Bồ-Tát sở thuyết Đại-thừa Duyên-sinh Đạo-can dụ kinh: số 710, do Sa-Môn Bất-Không dịch. 4) Đại-thừa Xá-Lê-Sa-Đảm-Ma kinh: số 711, do Pháp-Sư: Thí-Hộ dịch. 5) Phật thuyết Đại-thừa Đạo-can kinh: số 712, mất tên người dịch. Kinh này thuyết-minh lý nhân-duyên-sinh trong 12 nhân-duyên. Để cho các hàng Phật-tử trông đề-mục kinh, đã biết được nội-dung của kinh bằng cách dễ-dàng, nên tạm mượn hai chữ "duyên-sinh", trong bản dịch thứ 3 (ghi trên) làm đề-kinh, còn toàn kinh dịch đúng bản "Phật thuyết Đại-thừa Đạo-can kinh". (Lời Dịch-giả).
- Đạo-Can kinh: tiếng Phạm (Ấn-độ) gọi là Xá-Lê-Sa-Đảm-Ma kinh (Salistambasutra). Đạo-Can nghĩa là lúa nếp. Đức Phật nhân trông thấy cánh đồng lúa nếp Ngài nói ra lý nhân-duyên-sinh này.
(2) Cụ Thọ: Tiếng gọi thông thường, chỉ cho những vị có đầy-đủ thọ-mệnh thế-gian và pháp-thân thọ-mệnh.
(3) Kinh-hành: Nơi đặc-biệt để sau khi ngồi Thiền, đi đi, lại lại nuôi dưỡng thân-thể và trừ khỏi bệnh-hoạn. Hoặc là nơi để đi đi, lại lại sau bữa ăn cho tiêu cơm.
(4) Thiện-Thệ: Tiếng Phạm gọi là Tu-già-đà (Sugata) có nghĩa là đi trong đường chính, đạt tới nơi tốt đẹp. Đấng Giác-ngộ dùng Nhất-thiết-trí làm xe, đi trên đường bát chính, rảo tới nơi Niết-bàn, nên gọi là Thiện-Thệ.
(5) Phật, Pháp-Vương, Chính-Biến-Tri: Phật (Buddha): Là bậc giác-ngộ hoàn toàn. Pháp-Vương: Phật đối với pháp (sự, vật) tự-tại, nên gọi là Pháp-Vương. Chính-Biến-Tri: Tiếng Phạm gọi là Tam-miệu tam Phật-Đà (Samya Ksambuddha) nghĩa là chính thực biết khắp hết thảy mọi pháp, nên gọi là "Chính-Biến-Tri".
(6) Trên đây Bồ-Tát Di-Lặc đáp câu hỏi của Cụ Thọ Xá-Lỵ-Tử về hai chữ Nhân-duyên. Nhân là nguyên-nhân, duyên là những cái giúp-đỡ (hoàn-cảnh) cho nguyên-nhân phát-sinh và đạt tới kết-quả: "Đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh", đó là nghĩa của nhân-duyên-sinh vậy. Chúng-sinh hay sự, vật có ra hình-sắc đều do sự tạo-tác tiếp nối của 12 nhân-duyên: 1) Vô-minh: Tức là si-mê, một trong 6 phiền-não căn-bản và có nghĩa là không hiểu rõ sự, lý của sự-vật luôn luôn vọng-chấp theo vọng-niệm phân-biệt. 2) Hành: Hành-động. Là chủ-động dẫn-dắt hành-nghiệp sinh-tử nghiệp-báo. Nghĩa là vì vô-minh nên phát-khởi ra những hành-động sai lầm. 3) Thức: Nghiệp-thức phân-biệt. Do sự si-mê và hành-động trên kết thành nghiệp-thức phân-biệt sai lầm. Vì phân-biệt nên chấp có Mình có Người có Năng (chủ-quan), có Sở (khách-quan) nên thành động-lực sinh-tử luân-chuyển. 4) Danh-sắc: Là tổng-báo-thân của sự vật. "Danh" là tên gọi của tâm hay là tinh-thần linh-hoạt: "Sắc" tức là hình-sắc do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hòa hợp tạo thành. Đã có nghiệp-thức tất nhiên phải có sự kết thành hình-sắc, trong đó có sự linh hoạtđể bảo vệ, sai sử hình-sắc ấy. 5) Lục Nhập: Có Danh-Sắc rồi dĩ nhiên là có 6 căn (6 quan-năng): mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp-nhập với 6 trần (cảnh vật): sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, nên gọi là "lục nhập". 6) Xúc: Có sự tiếp nhập rồi, hai đàng phải có sự xúc chạm với nhau, nên gọi là "xúc". 7) Thụ: Đã có sự xúc chạm là có sự cảm-thụ, lĩnh-thụ, nên gọi là "thụ". 8) Ái: Đã có sự cảm-thụ, lĩnh-thụ sẽ sinh ra yêu mến, nên gọi là "ái". 9) Thủ: Đã yêu mến nên cố tâm gìn giữ lấy, nên gọi là "thủ". 10) Hữu: Vì sự cốthủ ấy mà lại sẽ thành ra có cái thân hình lưu chuyển của sau này, nên gọi là "hữu". 11) Sinh: Đã có sự kết tinh của thân hình mai sau, đương nhiên sẽ sinh ra, nên gọi là "sinh". 12) Lão-Tử: Đã có thân hìnhsinh ra, theo sự biến-chuyển lại sẽ già (tàn lụi) và chết. Nhưng, trong khi ấy chịu đựng bao nỗi: buồn rầu, than thở, khổ đau, lo lắng, áo não, nên gọi là "lão-tử sầu, thán, khổ, ưu, não". Tóm lại, do 12 nhân-duyên này hỗ-tương tiếp nối, chỉ là phát-sinh ra sự kết-tụ khổ đau cùng cực vậy (cuối kinh có giải rộng).
(7) Trước đây đã nói về sự sinh khởi của nhân-duyên, nay đây nói về sự đoạn diệt nhân-duyên. Biết rằng có ra lão-tử là do duyên nơi: sinh, hữu, thủ, ái, thụ, xúc, lục-nhập, danh-sắc, thức, hành, vô-minh liên lạc, tiếp nối nhau sinh khởi, nay muốn đoạn diệt cần đoạn diệt vô-minh, thời các duyên kia đều diệt. Hết thảy đều diệt, thời sinh-tử, phiền-não diệt hẳn, nỗi khổ đau lớn lao, thuần nhất, cùng cực kia, biến thành cực-lạc thanh-tịnh.
(8) Tu tám Thánh-đạo tới chỗ cứu cánh là sẽ chứng được 4 quả của Thanh-Văn: Tu-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, A-La-Hán, và y vào quả-trí ấy, giải-thoát được sinh-tử, nên gọi là Thánh-đạo-quả và Niết-bàn. Và, đức Phật nói ra những pháp ấy, đó là Phật pháp.
(9) Nhân Bồ-Đề: Tức là nguyên-nhân để giác-ngộ, như thực-hành 8 Thánh-đạo, đoạn 12 nhân-duyên v.v...
(10) Học, Vô-Học: Người đạt chân-lý cứu cánh, vọng hoặc diệt hết, không còn tu, học, là "Vô-học". Người còn phải nghiên-cứu chân-lý để diệt hẳn vọng hoặc, là "Hữu-học". Ba quả trên của Tiểu-Thừa là "Hữu-học", A-La-Hán là "Vô-học". Thập địa Bồ-Tát của Đại-thừa là "Hữu-học", Phật là "Vô-học".
(11) Đây là hiển minh nghĩa tối thắng của pháp trong nhân-duyên.
(12) Trên kia đã từ 12 nhân-duyên quán-sát Nhân-Duyên, đoạn này từ nơi tám Thánh-đạo quán-sát Pháp. Quán-sát tính của nhân-duyên là Thường, Vô Thọ... nay quán-sát tính của Pháp cũng thế.
(13) Đây là quán-sát về Phật. Phật là bậc được trí-tuệ, hiểu biết hết thảy bằng các chính-xác (chính-trí). Đã có chính-trí, tất nhiên giác-ngộ hết thảy nghĩa tối-thắng của Pháp (ngộ được thắng-pháp). Ngộ được thắng-pháp tức là chứng-ngộ đệ-nhất nghĩa pháp-tính làm Vô-thượng pháp-thân của Phật, tức là thấy Phật. Nói cho dễ hiểu, muốn thấy Phật phải chứng được Chính-trí, có Chính-trí mới hiểu được bản-thể của sự-vật (pháp), hiểu được bản-thể sự-vật gọi là Pháp-tính, là Pháp-thân Phật, là thấy Phật.
Xét chung lại: muốn thấy được Nhân-Duyên phải quán-sát được những Pháp trong nhân-duyên; muốn thấy được Pháp, phải quán-sát được bản-thể của các pháp và muốn thấy được Phật, phải có chính-trí, chứng-ngộ bản-thể tối-thắng của các pháp, tức là Pháp-tính, thành Pháp-thân-Phật.
(14) Đây nói: có nhân là có duyên, không có nhân là không có duyên. Có cái này là có cái kia như thế, tức là bản-thể (tính) của sự-vật (pháp) như thế. Đã như thế, là thường hằng, không biến-đổi, sai-khác... thời dù Phật ra đời hay không ra đời nói pháp, sự-vật (pháp) vẫn như thế, nghĩa là Nhân thì Duyên.
(15) Đây nói: Mặc dầu nhân-duyên-pháp là lẽ thường hằng như thế, nhưng đứng trên phương-diện tạo-thành và liên-tục, nhân-duyên phải hợp với nhau (tương-ứng) mới được. Sự tương-ứng này có hai 1/ Nhân-tương-ứng: nhân hợp nhau với duyên mới thành 2/ Duyên-tương-ứng: duyên hợp nhau với nhân mới được. Trong Nhân và Duyên Tương-Ứng này phân-tích ra sẽ thành 4 loại: 1/ Ngoại Nhân-Duyên-Pháp, Nhân-Tương-Ứng: Nhân-tương-ứng, hợp với những pháp thuộc nhân-duyên ngoại-phụ. 2/ Ngoại-Nhân-Duyên-Pháp, Duyên-Tương-Ứng: Duyên-tương-ứng, hợp với những pháp thuộc nhân-duyên ngoại-phụ. 3/ Nội-Nhân-Duyên-Pháp, Nhân-Tương-Ứng: Nhân-tương-ứng, hợp với những pháp thuộc nhân-duyên nội-chính. 4/ Nội-Nhân-Duyên-Pháp, Duyên Tương-Ứng: Duyên-tương-ứng hợp với những pháp thuộc nhân-duyên nội-chính. Và trong 4 loại này, mỗi loại đều chia làm hai phần: phần công nhậncó sự tạo-thành nhân và phần phủ-nhận, vì mỗi pháp, không có tự-thể.
(16) Đây nói về phần tạo-thành nhân của ngoại-nhân-duyên-pháp, nhân-tương-ứng.
(17) Đây nói về phần không có tự-thể của ngoại-nhân-duyên-pháp, nhân-tương-ứng.
(18) Trên đây là quán-sát chung về 6 giới, tức là ngoại-nhân-duyên-pháp, duyên-tương-ứng. Sau sẽ quán-sát riêng từng giới một.
(19) Đây nói về sự tạo thành của 6 giới.
(20) Đây nói về phần không có tự-thể của 6 giới.
(21) Đây nói về sự viên-dung.
(22) Để ngăn-ngừa những ác-kiến mê-lầm, ngoài sự quán-sát nội, ngoại-nhân-duyên tương-ứng trên kia, cần quán-sát thêm 5 thứ quán-sát này.
(23) Đây nói về phần tạc-thành nhân của nội-nhân-duyên-pháp, nhân-tương-ứng.
(24) Đây nói về phần không có tự-thể của nội-nhân-duyên-pháp, nhân-tương-ứng.
(25) Ý nói về sự viên-dung.
(26) Trên đây là quán-sát chung về 6 giới. Sau đây quán-sát riêng từng giới một.
(27) Thức: là do 5 thức: nhãn-thức (mắt), nhĩ-thức (tai), tỵ-thức (mũi), thiệt-thức (lưỡi), thân-thức (thân-thể) hợp nhau cùng với ý-thức thứ 6 mà thành ra Danh (tâm) Sắc (hình-sắc: thân): "Thức" có nghĩa là phân-biệt rành-rẽ. Do phân-biệt tạo nghiệp phải lưu-chuyển sinh-tử, nên gọi là "Hữu-lậu ý-thức".
(28) Đây nói về phần tạo-thành nhân của 6 giới.
(29) Đây nói về phần không có tự-thể của 6 giới, vì chính nó không phải là: TA (thực-thể thường hằng, bất biến), Chúng-Sanh (sinh-loại qua nhiều sinh-tử). Mệnh-Giả (người tạo ra thân-mệnh), Sinh-Giả (người sinh-thành ra), Nho-Đồng (tức là tạo-vật chủ-tể, Nho-đồng như chữ "Hóa-nhi", ta thường gọi), Tác-Giả (người tạo-tác ra), Con Trai (đàn ông), Con Gái (đàn bà). Hoàng-Môn (người không phải đàn ông, không phải đàn bà). Tự-Tại (tự-do không bó buộc). Ngã-Sở (cái của ta).
(30) Nghĩa như trang 23 đã giải.
(31) Đoạn văn trên đây biện-minh về thể-tướng.
(32) Trên đây là giải-thích về danh-nghĩa.
(33) Bất-Động-Hành: Là sự hành-động trong Thiền-định của cõi Sắc và Vô-sắc. Và còn có nghĩa là hành-động trong sự im-lặng, không dao-động.
(34) Biện-minh sự tương-tục của 12 nhân-duyên.
(35) Trên đây nói về nhân-duyên là hỗ-tương và tương-tục, chứ không phải nhất-định là nhân hay nhất định là duyên, không phải định thường và không phải diệt hẳn, mà nó cứ thế làm nhân-duyên cho nhau, truyền tiếp mãi mãi.
(36) Điền-Tính: Nghiệp như mảnh ruộng, tạo-tác ra các chủng-tử (hạt giống).
(37) Đây giải-thích về tác-dụng của: vô-minh, ái, nghiệp, thức.
(38) Đây nói về phần không có tự-thể của bốn chi.
(39) Đây nói về duyên-vô-tác.
(40) Đây nói về quả-vô-tác.
(41) Nói tổng-quát tuy là không có tự-thể, không tạo-tác, nhưng hạt giống của thức, y vào ruộng nghiệp, được nước tham-ái, phẩn vô-minh tẩm-nhuận, sinh nở, nhân-duyên hòa-hợp, vào trong thai mẹ, kết thành hình-thể (mầm danh-sắc) và hình-thể ấy có ra sáu căn để tiếp nhập với sáu trần (lục-nhập) thành thân-tâm người thật sự.
(42) Đây thuộc về hiện-nghiệp, nhưng nói về sự tạo thành của nhãn-thức.
(43) Đây nói về phần không tự-thể và nghĩa viên-dung của năm duyên.
(44) Đây nói mặc dù không có tự-thể, nhưng nhân-duyên đầy-đủ, quả-báo cũng hiện.
(45) Đây là ví-dụ về sinh-nghiệp.
(46) Đây là ví-dụ về hậu-nghiệp.
(47) Đây là ví-dụ về bất-động-nghiệp.
(48) Đây nói: Cái thân do nghiệp-báo mà có này (báo-thân) gồm năm uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Báo-thân này đến khi mất đi, thời năm uẩn ấy cũng không còn. Đã không còn trong báo-thân trước, mà báo-thân sau có năm uẩn trong đó, sẽ không giống với báo-thân và năm uẩn trước. Nói rõ hơn, thân-tâm (danh-sắc) trước không giống với thân-tâm sau, gọi là "không thường còn".
(49) Đây nói: Tuy rằng báo-thân và năm uẩn trước diệt, nhưng không phải không có sự liên-lạc gì với báo-thân và 5 uẩn sau. Nó có sự liên-lạc với nhau trong khoảng thời-gian tích-tắc, như cán cân hơi cao, thấp một chút mà thôi, nên gọi là:không dứt đoạn". Nghĩa là vẫn có sự liên-lạc với nhau từng tích tắc, không dứt đoạn hẳn.
(50) Chúng-Đồng-Phận: Nghĩa là chúng-sinh (động-vật) đồng có cái nhân quả-báo tương-tự nhau. Đây nói báo-thân của loài động-vật sinh trong đời sau này, không phải là báo-thân của đời trước chuyển dời đến, vì, báo-thân đời trước diệt trong đời trước rồi, nên gọi là "không chuyển-dời".
(51) Đây nói: Nghiệp-nhân nhỏ, mà đến một thời khác nghiệp-nhân ấy thành-thục đạt tới kết-quả lại lớn hơn nhân trước, gọi là "cảm quả dị-thục lớn". Tỷ-dụ: một hạt cam trồng thành cây cam, khi cam có quả thành nhiều, chứ không phải có một hạt cam như trước.
(52) Xem trang 11 đã giải.
(53) Đây nói nên trừ bỏ sự mê-lầm trong ba đời: quá-khứ, hiện-tại, vị-lai. Vì, nhân trong ba đời chỉ là giả-định, không có tự-thể: nhân-duyên-quá-khứ hòa-hợp thời thành quá-khứ, nhân-duyên vị-lai hòa-hợp thời thành vị-lai, nhân-duyên hiện-tại hòa-hợp thời thành hiện-tại. Quá-khứ giả-định và vô cùng, mê chi mà đi tìm về sự có sinh hay không sinh! Vị-lai cũng giả-định và vô-tận, mê chi mà đi tìm xem sinh ở chốn nào! Hiện-tượng (cái có) của hiện-tại phân-tích đến cực-để vô cùng, mê chi mà đi tìm-tòi!
(54) Sa-Môn, Bà-La-Môn: Sa-Môn đây không hẳn là chỉ cho các đệ-tử Phật đi xuất-gia, mà là danh-từ gọi chung cho những người tu-hành. Bà-la-môn là một giai-cấp trí-thức tối-cao của nước Ấn-Độ xưa, quản-chướng về lễ-nghi, văn-hóa.
(55) Những Tà-Kiến: 1/ Ngã-kiến: Tư-tưởng chấp cái thân do năm uẩn giả-hợp là cái TA có thực. 2/ Chúng-sinh-kiến: Tư-tưởng cố chấp chúng-sinh là có thực. 3/ Thọ-giả-kiến: Tư-tưởng cho thọ-mệnh của cái Ta này chỉ có một thời hạn là hết. 4/ Nhân-kiến: Tư-tưởng chấp có ta và người. 5/ Hy-hữu-kiến: Tư-tưởng kỳ-quái hiếm có. 6/ Cát-tường-kiến: Tư-tưởng xem về ngày, giờ tốt, xấu... 7/ Khai-hợp-kiến: Tư-tưởng khi có, khi không, hoặc nhiều, hoặc ít.
Đây nói: nên trừ bỏ hết các tà-kiến, như cây Đa-la đã đẵn gốc rồi không còn mọc chồi lên nữa. Và, nếu trừ bỏ được thế, mai sau sẽ chứng được pháp không sinh, diệt.
(56) Vô Sinh Pháp Nhẫn: Chân-như thực-tướng lý-thể, xa lìa sự sinh, diệt vậy. Chân-trí an-trụ nơi lý-thể ấy mà không động, là "vô sinh pháp nhẫn". Nói rõ hơn, chứng được pháp không sinh, diệt rồi, không tạo-tác, không sinh khởi ra các nghiệp-hành nữa.
(57) Xem kinh Quán-Âm thụ-ký đã giải rõ.
Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda
Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt
Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng:
1. Tạng-Phạn-Hoa-Việt
2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt
3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt
Trình Bày Chung
Nam Mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
Nam Mô Đại Trí Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát
Nam Mô Đại bi Quán thế Âm Bồ-tát
Kính Ngưỡng chư Tổ và các Đại Thiện Tri Thức dòng truyền thừa Nalanda
Danh mục Kangyur-Tengyur này (tức danh mục các tác phẩm Phật giáo được lưu truyền từ truyền thốngPhật giáo Nalanda Ấn-độ hay một số khác có nguồn gốc từ Phật giáo Tây Tạng) có được do việc tổng hợp từ hai nguồn tài liệu Kangyur-Tengyur khác nhau. Sau đó, tên của từng tác phẩm Phật giáo lại được tra cứu xuyên qua nhiều loại từ điển Phật học để cuối cùng hoàn thành một danh mục tương đối đủ đi cùng với cách phiên âm của thuật ngữ Tạng. Danh mục Kangyur-Tengyur được biết là danh mục giáo pháp hay tác phẩm bao gồm cả Kinh và Luận cuối cùng và đầy đủ nhất của phẩm Đại thừa và Kim Cang thừa thuộc về truyền thống Nalanda.
Thuật ngữ Hán trích dụng từ hai từ điển chính:
1. Kho Dữ Liệu Số về Tam Tạng Kinh Điển -- Hán Tịch Toàn Văn Phật Điển Kinh Lục Tư Liệu do Hiệp Hội Phật Điển Điện Tử Trung Hoa Phát hành - http://jinglu.cbeta.org/
2. Tam Tạng Danh Điển Truy Cứu -- Hiệp Hội Các Nghiên Cứu Phật Học Trung-Tạng Bắc Mỹ - http://search.stbsa.org/tripitakaindex/
Về phiên âm Tạng – trong tài liệu này có dùng đến hai hệ thống phiên âm: Wylie và phiên âm khác của kho dữ liệu số Đàì Loan Cbeta cung cấp. Tuy nhiên, có nhiều phiên âm hoặc không tìm thấy trong hệ thống Wylie hoặc không tìm thấy trong hệ thống còn lại. Để phân biệt đâu là phiên âm Wylie đâu là phiên âm kiểu trung Hoa thì có thể nhận ra phiên âm Wylie không có các kí tự như ḥ, ṅ, và ā mà thay vào đó là các kí tự ‘, ng, và A.
Thuật ngữ Phạn, do hạn chế về ngôn ngữ, tài liệu này chỉ trình bày các tên tìm thấy và đã được chuyển định dạng sang hệ thống phiên âm dùng chữ Latin chuẩn. Tuy nhiên cũng còn nhiều tác phẩm không tìm thấy tên Phạn tương ứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như tài liệu đã thất truyền hay tài liệu đó chỉ xuất hiện tại Tây Tạng mà không có tại Ấn ….
Theo sau một tên tác phẩm Tạng thường có từ một đến hai tên cách phiên âm. Tuy nhiên có khi không có đủ các dạng phiên âm.
Thuật ngữ Việt được dịch lại từ tên Hán. Tuy nhiên, các tên phiên âm có thể hoặc được truy chiếu lại tên gốc Phạn mà dịch ra hay được giữ nguyên tên Phạn ngữ. Việc làm này nhằm vào mục tiêu tránh dùng lối phiên âm của phiên âm Hán tự một cách không chính xác và không giúp truy cứu thêm gì được trên hệ thống Internet vốn có phiên âm Phạn Latin làm chuẩn mực. Các thuật ngữ được xem là tương tự hay tương đương sẽ được đặt vào trong ngoặc vuông và ngăn cách nhau qua các dấu phẩy ( ‘tên chính [tên tương đương 1, tên tương đương 2]’ ). Vì đây không phải là từ điển tra cứu nên các tên tương đương chỉ có tinh tương đối; có thể có tên tương đương khác mà vẫn không có mặt trong tài liệu này
Hình thức trình bày
Các tác phẩm Phật giáo sẽ được xếp theo bảng mẫu tự Anh ngữ. Có một số tác phẩm trùng tên hay chỉ là dị bản hay do có dịch giả khác đều có thể được lặp lại hay không.
Các tác phẩm có tên dị bản đôi khi được phân cách nhau qua dấu ‘/’ hay dấu ‘\’ Một số phiên âm của một tác phẩm nào đó, do nhận thấy có sự khác biệt so với tên chánh thì có khi được để vào trong dấu ngoặc.
Một số trường hợp về tên dịch do có độ khả tín chưa đủ tin cậy thì sẽ có các dấu ‘?’ đi kèm sau tên đó, dù rằng nhóm làm việc đã cố gắng đối chiếu, xin cẩn trọng ở mức cao trong trường hợp này.
Một số tác phẩm khác như đã nêu thiếu tên Phạn ngữ, thiếu phiên âm theo cách Wylie hay theo cách Hoa ngữ hay có khi ngay cả thiếu vắng tên Hoa ngữ. Trong khi đó, có nhiều tác phẩm không có tên dịch giả hay tác giả kể cả nguồn gốc Ấn (Pāḷi, Sanskrit) hay Tạng.
Thí Dụ:
Tham khảo:
1. Kho dữ liệu số về Tam tạng kinh điển -- Hán Tịch Toàn Văn Phật Điển Kinh Lục Tư Liệu do Hiệp HộiPhật Điển Điện Tử Trung Hoa Phát hành - http://jinglu.cbeta.org/
2. Tam Tạng Danh Điển Truy Cứu -- Hiệp Hội Các Nghiên Cứu Phật Học Trung-Tạng Bắc Mỹ - http://search.stbsa.org/tripitakaindex/
3. Hán-Việt Từ Điển -- Paris http://www.hanviet.org/
4. Từ Điển Ngôn Ngữ Nói Phạn-Anh http://spokensanskrit.de/
5. Từ Điển Phạn-Anh Monier Williams http://sanskritdictionary.com/
6. Anh-Hán Từ Điển http://www.tigernt.com/dict.shtml
7. Hán-Anh Từ Điển http://www.mandarintools.com/worddict.html
8. Từ điển Đa Ngữ http://vdict.com/
9. Nhiều Từ Điển Online khác bao gồm Wikipedia.org, Rigpa wiki, ...
Kết:
Ngoài ra chúng tôi có giữ bản Excel của danh mục Kangyur –Tengyur này bao gồm 4 thứ tiếng. Có hơn 5000 danh điển trong đó nhiều tác phẩm trùng tên hay cùng tác phẩm nhưng dịch nhiều lần. Nếu quý vị nào cảm thấy cần thiết xin liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ điện thư đề cập dưới đây.
Rất mong và hoan hỉ được tiếp nhận bổ khuyết bất kì chỗ trống hay sai lạc nào và xin chân thành bái tạ.
Nếu Quý vị có điều chỉnh, thêm thắt hay đóng góp xin hoan hỉ email trực tiếp đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. để chúng tôi có thể thay đổi bản chính cho thống nhất. Xin tránh sự thay đổi tùy tiện có thể đem lại hậu quả không tốt cho việc định danh các tác phẩm Phật học.
Dù cố gắng hết sức nhưng chắc chắn còn thiếu sót nhiều. Kính mong quý thiện tri thức, quý dịch giả và học giả vui lòng cho biết ý kiến nếu thấy có gì không phù hợp.
Chân thành cảm tạ tất cả các đạo hữu đã góp sức hình thành tài liệu này cũng như tất cả thiện tri thức, dịch giả đã đóng góp công giữ gìn chánh pháp của đức Như Lai.
Ngày 24 tháng 12 năm 2013
Vi Trần Biên Soạn
CÓ NÊN DỊCH LẠI TÂM KINH HAY KHÔNG
Nguyễn Minh Tiến
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
Trước khi trình bày một vài ý riêng, tôi muốn kể lại một câu chuyệnmà có lẽ rất nhiều người đã biết
Xưa có bà lão tin theo Phật pháp nhưng chẳng học hành gì nhiều, chỉ chuyên tâm trì tụng duy nhất một câu chú, nhưng nhờ đó đã có được rất nhiều sự ứng nghiệm nhiệm mầu. Ngày kia, có vị tăng đi ngang qua, nhận ra trong câu chú của bà trì tụng có vài âm đọc bị sai, ông liền chỉ ra và dạy bà sửa lại. Từ đó về sau, mỗi lần trì chú đến những chỗ được sửa lại thì bà lão lại cứ phân vân, lẫn lộn, không biết phải đọc như thế nào mới thật là đúng. Thế rồi, những sự linh nghiệm mà bà từng đạt được trước kia giờ không còn nữa.
Tâm kinh Bát-nhã trước hết là một bài chú đối với rất nhiều người. Trong số hàng triệu Phật tử trì tụng Tâm kinh trong thời khóa công phu mỗi ngày của mình, không phải ai cũng hiểu thấu suốt được ý nghĩa của từng câu chữ. Trong thực tế, số người trì tụng Tâm kinh mỗi ngày nhưng khônghiểu ý nghĩa Tâm kinh còn có thể chiếm đại đa số, và tôi đã nghe rất nhiều người gọi đây là "chú Bát-nhã" thay cho tên gọi Tâm kinh. Ngài Cưu-ma-la-thập khi chuyển dịch Tâm kinh cũng đặt tiêu đề là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh[摩訶般若波羅蜜大明咒經].
Bài viết này sẽ đề cập đến 2 vấn đề: Thứ nhất, có nên dịch lại Tâm kinh hay không, và thứ hai,Tâm kinh đã được dịch lại như thế nào. Người viết sẽ giới hạn trong phạm vi nhận hiểu từ chính bài viết của thầy Nhất Hạnh trên trang Làng Mai và không dựa vào những ý kiến trái chiều hiện đang lưu hành ở nhiều nơi trên mạng Internet.
1. Có nên dịch lại Tâm kinh hay không?
Câu hỏi này đã được chính thầy Nhất Hạnh giải đáp trong phần "Lý do tại sao phải dịch lại Tâm kinh". Ở đây, chúng ta chỉ cần đọc lại những lý do thầy đã nêu ra để xem đó có phải là những lý do thuyết phục hay không mà thôi. Thầy đã nêu rõ lý do rất ngắn gọn là:
" Sở dĩ Thầy phải dịch lại Tâm kinh, vì vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không đủ khéo léo trong khisử dụng ngôn từ; do đó, đã gây ra nhiều hiểu lầm qua các thời đại."
Như vậy, theo thầy Nhất Hạnh thì lý do phải dịch lại là vì bản Tâm kinh hiện nay đã được dịch với sự "không đủ khéo léo trong khi sử dụng ngôn từ", hay nói ngắn gọn và dễ hiểu hơn là "diễn đạt vụng về" và do sự"diễn đạt vụng về" đó nên "đã gây ra nhiều hiểu lầm qua các thời đại".
Thật ra chưa từng có vị tổ sư nào biên tập Tâm kinh cả! Có đến 8 bản Hán dịch Tâm kinh từ Phạn ngữ, hiện còn giữ được 7, đã mất đi 1, và bản dịch mà hầu hết Phật tử ngày nay đang trì tụng là bản dịch của ngài Huyền Trang. Theo những câu chữ được trích dẫn thì có phần chắc chắn là thầy Nhất Hạnh đang đề cập đến bản dịch này. Nhưng trong các tạng kinh khác nhau qua nhiềuthời đại như Vĩnh Lạc, Càn Long, Đại Chánh... đều khắc rõ tên ngài Huyền Trang là người dịch, không hề thấy nói đến việc biên tập.
Trong phần tiếp theo, thầy Nhất Hạnh đưa ra dẫn chứng về "sự diễn đạt vụng về" của ngài Huyền Trang cũng như việc "đã gây ra nhiều hiểu lầm qua các thời đại". Luận chứng của thầy dựa trênmột số điểm sau đây:
Thứ nhất, thầy kể lại câu chuyện về chú sa-di bị kéo mũi (mời xem tại đây), qua đó thầy cho rằng chú sa-di đã "bị kẹt vào những cái như “không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi…”", và lý dolà vì "vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không thêm vào bốn chữ không có, không không ngay sau bốn chữ không sinh, không diệt".
Thật ra, vị thiền sư trong câu chuyện này đã nhận ra cách hiểu của chú sa-di về chữ "không" trong Tâm kinh là sai lệch, nên việc ngài kéo mũi chú thật đau là để chú phải nhận ra rằng Tâm kinh không hề phủ nhận sự hiện hữu của các pháp trong thế giới hiện tượng. Việc nhận hiểu sai lầm chữ "không" trong câu mở đầu của Tâm kinh sẽ dẫn đến việc hiểu sai các ý kinh tiếp theo, bởi "tánh Không" được đề cập trong kinh với "sự trống không, không tồn tại" là hoàn toàn khác nhau. Do chú sa-di đã hiểu sai nên cho rằng "không có cái mũi",và vị thiền sư kéo mũi chú là để nhắc chú rằng "cái mũi vẫn thật có đó".
Như vậy, sai lầm của chú sa-di làm sao có thể quy cho là do "sự vụng về" trong bản dịch Tâm kinhcủa ngài Huyền Trang? Và việc trách ngài Huyền Trang "đã không thêm vào bốn chữ không có, không không" cũng không hợp lý, vì như đã nói, ngài là người dịch kinh chứ không phải biên tập. Người dịch chỉ có quyền chuyển dịch những gì có trong nguyên tác, việc tự ý thêm vào những gì không có trong nguyên tác sẽ là một việc làm sai trái, phản bội nguyên tác. Và khi nguyên tác là một bản kinh văn thì điều này lại càng tối kỵ.
Câu chuyện thứ hai cũng được đưa ra nhằm mục đích như trên, nhưng người khai thị là Tuệ Trung Thượng Sĩ, một vị thiền sư cư sĩ Việt Nam lỗi lạc vào đời Trần, và người được khai thị là một vị tăng. Trong câu chuyện này, Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng nhận ra được việc vị tăng nhận hiểu sai lệch về nghĩa "không" trong Tâm kinh, nên ngài đã cảnh tỉnh bằng cách đưa ra một phát biểu ngược lại "không chẳng phải sắc, sắc chẳng phải không". Tất nhiên, những trường hợp tùy căn cơ để phá chấp như vậy thì không thể dựa vào đó để cho rằng Thượng Sĩ "đã động tới cáicông thức "sắc tức thị không, không tức thị sắc" linh thiêng, bất khả xâm phạm của nền văn họcBát-nhã", càng không thể lấy cách nhìn của người ngoài cuộc để cho rằng Thượng Sĩ "đã đi quá đà" trong việc khai thị cho người trong cuộc. Chỗ này, thầy Nhất Hạnh đưa ra nhận xét:
"Thượng sĩ chưa thấy được rằng cái lỗi không nằm ở công thức "sắc tức thị không" mà nằm ở chỗvụng về nơi câu "Thị cố không trung vô sắc"."
Thật khó để có thể biết được rằng Tuệ Trung Thượng Sĩ đã "thấy được" hay "chưa thấy được", nhưng đối với"chỗ vụng về nơi câu "Thị cố không trung vô sắc" thì mỗi chúng ta có thể nhận biếtđược. Bản dịch của ngài Huyền Trang có thực sự "vụng về" hay không thì quãng thời gian 14 thế kỷ từ lúc nó ra đời đến nay, trải qua nhiều thế hệ độc giả nối tiếp nhau sử dụng, có lẽ cũng đã quá đủ để nhận ra. Hơn thế nữa, bản dịch này được chấp nhận bởi một tuyệt đại đa số người sử dụng, vượt trên 6 bản dịch khác, trong đó có cả bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập, một cao tăngẤn Độ đã đến Trung Hoa và trở thành một đại dịch giả, đóng góp rất lớn cho sự nghiệp chuyểndịch Kinh điển. Điều đáng chú ý hơn nữa là bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập có nhiều chỗ khác với bản dịch của ngài Huyền Trang, nhưng riêng ở câu kinh "bị chê" là vụng về này thì cả hai bản đều giống hệt nhau: Thị cố không trung vô sắc... (是故空中無色). Hóa ra hai vị đều "vụng về" như nhau, và tất cả những dịch giả khác thì còn kém hơn cả mức độ "vụng về" này.
Để tiếp tục chứng minh cho việc "đã gây ra nhiều hiểu lầm qua các thời đại" của bản dịch Tâm kinh, thầy Nhất Hạnh viết:
"Cái mũi của sư chú còn đau tới bây giờ là vì sự vụng về này. Cho đến bài kệ kiến giải tương truyền là của tổ Huệ Năng cũng bị kẹt vào ý niệm vô đó: "bản lai vô nhất vật!"
Tôi lấy làm lạ vì không biết vô tình hay cố ý mà luận chứng này của thầy Nhất Hạnh đã mắc vào một lỗi cấu trúc hết sức tế nhị. Trong mệnh đề thứ nhất, thầy tiếp tục quy lỗi cho sự nhận hiểu sai lệch của chú sa-di là do "sự vụng về" của bản dịch Tâm kinh. Trong mệnh đề thứ hai, thầy chuyển qua phê phán "tổ Huệ Năng cũng bị kẹt vào ý niệm vô đó". Nhưng thay vì trình bày 2 vấn đề là tách biệt và hoàn toàn không liên quan đến nhau, thầy lại sử dụng một cụm từ liên kết "cho đến... ... cũng... đó" khiến người đọc không khỏi rơi vào sự liên tưởng nhầm lẫn rằng đây là hai trường hợp liên quan đến nhau, và do đó sẽ hiểu rằng ngài Huệ Năng"kẹt vào ý niệm vô" cũng là do "sựvụng về đó của Tâm kinh". Sự liên kết này càng thêm rõ rệt khi thầy đưa ra hai câu thơ để kết ý đoạn này:
"Thật là:
Một áng mây qua che cửa động
Bao nhiêu chim chóc lạc đường về.”
Theo mạch tư duy thông thường, cả đoạn văn trên dẫn người đọc đến một liên tưởng hết sức rõ ràng rằng trong số "bao nhiêu chim chóc lạc đường về" đó có sự hiện diện của chú sa-di bị kéo mũi, vị tăng tham vấn ngài Tuệ Trung và Lục tổ Huệ Năng.
Ngài Huệ Năng sinh cùng thời và nhỏ hơn ngài Huyền Trang khoảng 38 tuổi. Ngài đọc bài kệ "bản lai vô nhất vật" này sau 8 tháng đến chùa Đông Thiền xin học với Ngũ Tổ. Năm đó ngài chỉ vào khoảng 23 tuổi, lại xuất thân là một người đốn củi thất học, mù chữ nên không thể đọc qua bản dịch Tâm kinh của ngài Huyền Trang (lúc đó thậm chí còn có thể chưa được lưu hành). Nhưng ngay cả cho dù ngài Huệ Năng có học được Tâm kinh từ người khác, thì việc quy lỗi cho bản dịchTâm kinh trong trường hợp này cũng hoàn toàn vô lý. Hơn thế nữa, chúng ta cần đặt lại vấn đề là ngài Huệ Năng có thật sự "bị kẹt vào ý niệm vô" hay chăng? Và nếu điều này là đúng, thì thật buồn thay vì chính Ngũ Tổ cũng là người "có mắt không tròng" khi đã vội vàng trao truyền mạng mạch Phật pháp cho một kẻ rơi vào "chấp không". Bài kệ của ngài Huệ Năng xuất hiện trong bối cảnh sau khi đọc bài kệ của ngài Thần Tú và là căn cứ để Ngũ Tổ quyết định chọn ngài làm người được truyền y bát làm Tổ thứ sáu. Để bàn đến hai bài kệ này, chúng ta cần đến cả một chương sách chứ không chỉ là vài dòng ngắn ngủi trong một bài viết. Quý vị quan tâm đến sự kiện này có thể đọc thêm ở đây.
Vấn đề niên đại dường như cũng cho chúng ta thấy một nhận xét chủ quan khác của thầy Nhất Hạnh về ngài Huyền Trang trong bài viết này. Thầy viết:
"Tâm kinh Bát-nhã ra đời muộn khi tín ngưỡng mật giáo đã bắt đầu thịnh hành. Vị tổ sư biên tậpTâm kinh đã muốn tín đồ Mật giáo đọc tụng Tâm kinh, nên trong đoạn cuối đã trình bày Tâm kinhnhư một linh chú."
Lịch sử ghi nhận vị Tổ sư hình thành Mật giáo tại Trung Hoa là ngài Bất Không (Amoghavajra), cho dù trước đó có các vị Thiện Vô Úy và Kim Cang Trí truyền bá giáo pháp Mật tông, nhưng phải sau khi ngài Bất Không thỉnh về một số lượng lớn kinh điển và chuyển dịch sang Hán ngữ thì Mật tông mới bắt đầu phát triển mạnh. Ngài sinh năm 705 và mất năm 774, trong khi ngài Huyền Trang sinh năm 596 và mất năm 664. Khi ngài Huyền Trang dịch (chứ không phải biên tập) Tâm kinh thì ngài Bất Không chưa ra đời. Và ngài Huyền Trang cũng không "trình bày Tâm kinh như một linh chú", bởi câu chú cuối cùng không dịch là nằm trong nguyên tắc "ngũ chủng bất phiên" của chính ngài đề ra, không liên quan gì đến việc "muốn tín đồ Mật giáo đọc tụng Tâm kinh" (vào một thời điểm chưa có Mật giáo!)
Và điều này dường như cũng rất có khả năng tạo ra một sự liên tưởng sai lầm cho người đọc. Bởi nếu như quả thật người "biên tập" Tâm kinh đã cố ý hướng đến "các tín đồ Mật giáo" thì việc dịch lại để có một bản dịch khách quan hơn sẽ là hết sức cần thiết.
Như vậy, những lý do mà thầy Nhất Hạnh đưa ra để "phải dịch lại Tâm kinh" là hoàn toàn chủ quan và không đủ thuyết phục. Thầy đã phê phán bản dịch Tâm kinh là "vụng về" nhưng khôngchứng minh được sự vụng về đó, cũng tương tự như thầy phê phán Tuệ Trung Thượng Sĩ là "quá đà" nhưng không đưa ra luận điểm nào để chứng minh sự "quá đà" đó, và phê phán Lục Tổ Huệ Năng là người "kẹt vào ý niệm vô" nhưng cũng không đưa ra được điều gì để chứng minh cho sự "chấp không" này.
Vậy có những lý do nào để "không cần phải dịch lại Tâm kinh" hay không? Thứ nhất, sự tồn tại và chọn lọc qua thời gian hơn 14 thế kỷ đã quá đủ để nói lên giá trị của bản dịch Tâm kinh. Thứ hai, như đã nói từ đầu, Tâm kinh đối với rất nhiều người vốn là một bài chú, vì nó được trì tụng vớiniềm tin nhiều hơn sự phân tích, quán chiếu. Tuy rằng những người này không thực sự nhận được hết những lợi ích nhiệm mầu vô hạn của Tâm kinh là giải thoát rốt ráo, nhưng họ vẫn cóđược những lợi ích nhất định từ sự ươm mầm trí tuệ qua từng câu chữ của Tâm kinh.
Bản thân tôi là một ví dụ. Thuở nhỏ, tôi đã thuộc lòng Tâm kinh qua những lần theo mẹ lên chùatụng kinh buổi tối, nhưng thực sự không hiểu được chữ nào trong đó cả. Lớn lên, tôi mới bắt đầutìm hiểu ý nghĩa Tâm kinh, và những ý niệm như "sắc tức thị không, không tức thị sắc" vẫn ăn sâu trong tiềm thức, thỉnh thoảng lại lóe sáng để soi chiếu vào những luận giải mà tôi học được trong đời sống. Hai mươi năm, rồi ba mươi, bốn mươi, năm mươi năm qua... mỗi ngày tôi càng hiểu được nhiều hơn và sâu sắc hơn về ý nghĩa của những câu kinh, dù tự biết mình vẫn chưa hiểu được là bao nhưng đã thực sự nhận được vô vàn lợi ích từ chỗ hiểu hạn hẹp đó.
Từ sự trải nghiệm này của bản thân, tôi tin rằng việc dịch lại Tâm kinh chưa thấy được lợi ích gì, nhưng ảnh hưởng đến những "lão bà" đã từ lâu trì tụng Tâm kinh là điều có thể xảy ra. Đặc biệt, điều này có thể tác động khá mạnh đến lớp người trẻ tuổi, giàu tri thức nhưng chưa vững niềm tin. Qua sự việc "dịch lại Tâm kinh" này, rất có thể nhiều người trong số họ rồi sẽ tiếp cận Tâm kinh theo cách "soi mói" hơn là "soi chiếu".
2. Tâm kinh đã được dịch lại như thế nào?
Câu trả lời cũng đã nằm trong bài viết của thầy Nhất Hạnh. Sau khi nêu ra những "vụng về" và "sai lầm" như đã nói ở phần trên, thầy viết:
"Cũng vì vậy mà trong bản dịch mới này, Thầy đã đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Phạn và bản dịch chữ Hán của thầy Huyền Trang."
Như vậy, chúng ta có thể hiểu là không phải thầy "dịch lại Tâm kinh", mà thầy đã "viết lại một bản Tâm kinh mới", bởi vì thầy "đã đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Phạn".
Nếu thầy muốn thay đổi cách diễn đạt để "khéo léo hơn" và tránh đi "sự vụng về" như trong bản dịch của ngài Huyền Trang, thì điều đó hoàn toàn là quyền của thầy, tuy rằng việc chấp nhận bản dịch ấy hay không lại là quyền của người đọc. Nhưng nếu thầy "đã đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Phạn" thì không thể gọi đó là một "bản dịch" được nữa, vì đó là một sự lệch lạc và cố ý gây hiểu lầm cho người đọc. Chẳng hạn, tôi không thể dịch lại "Romeo and Juliet" của William Shakespeare và "đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Anh" rồi gọi đó là một bản dịch mới được.
Dựa vào những gì thầy đã viết, nếu muốn diễn đạt một cách thật rõ ràng để không gây hiểu lầmcho người đọc thì nên viết lại là: "Bản Tâm kinh trong Kinh tạng rất vụng về và gây nhiều hiểu lầmtai hại qua nhiều thời đại, nên thầy đã viết lại một bản Tâm kinh mới".
Trong trường hợp đó, người đọc đã được thông tin một cách đầy đủ và trung thực về bản "kinh mới" này, và họ có toàn quyền lựa chọn đặt niềm tin nơi thầy Nhất Hạnh hay nơi ngài Huyền Trang, hay phải nói chính xác hơn là lựa chọn giữa việc tin vào thầy Nhất Hạnh hay tin vào Đức Phật, người đã thuyết giảng Tâm kinh"cũ".
Tuy nhiên, cho dù sự biện giải rõ ràng buộc chúng ta phải hiểu như thế, nhưng khi đăng tải thầyNhất Hạnh vẫn gọi nó là một "bản dịch Tâm kinh mới". Vì thế, chúng ta hãy thử xem qua đôi dòng trong "bản dịch mới" này để xem Tâm kinh đã được "dịch lại" như thế nào. Câu đầu tiên của "bản dịch mới" này như sau:
"Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ, bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không. Giác ngộ điều ấy xong, bồ-tát vượt quađược mọi khổ đau ách nạn.
Có chút gì đó dường như không nhất quán với phong cách của thầy Nhất Hạnh mà tôi từng được biết qua cách dùng "chư Bụt" cũng được thấy ngay trong bài viết này. Là người giỏi chữ Hán, chắc thầy thừa biết một kết hợp "Hán-Nôm" như thế là một sự phá cách. Dù vậy, thầy vẫn dùng, có lẽ vì muốn Việt hóa cho gần gũi hơn với đa số người Việt, và tôi cũng hoan nghênh tinh thầnnày, cho dù bản thân tôi đã "lỡ quen" với cách dùng "Chư Phật" nên không thể đổi lại giống như thầy.
Nhưng từ danh xưng "Quán Tự Tại Bồ Tát" hay "Bồ Tát Quán Tự Tại" mà ngay lập tức chuyển sang " Bồ-tát Avalokiteśvara" thì e rằng thầy đã làm khó cho rất nhiều người học Phật theo kiểu "lão bà" như tôi. Và tại sao đang trên đà Việt hóa các danh xưng, thầy lại bỗng dưng quay hẳn sang Phạn hóa?
Tôi chưa đủ nhân duyên học nhiều tiếng Phạn, cho dù tôi vẫn nhớ mãi một lần trò chuyện với thầy Tuệ Sỹ, thầy đã hết sức khuyến khích tôi học tiếng Phạn. Và vì chưa đủ vốn tiếng Phạn để đọc trực tiếp Phạn bản Tâm kinh, nên tôi đành phải dựa vào các bản Hán ngữ để so sánh với "bản dịch mới" của thầy Nhất Hạnh ở đây. Bản dịch Hán văn của ngài Huyền Trang viết:
“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.” (觀自在菩薩行深般若波羅蜜多時,照見五蘊皆空,度一切苦厄。)
Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch sang tiếng Việt là:
"Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt quamọi khổ ách."
Câu kinh gãy gọn như một lời tuyên bố chứng ngộ, bao gồm pháp môn tu tập (hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa) và kết quả tu tập (độ nhất thiết khổ ách).
Nổi bật lên trong "bản dịch mới" khi đưa ra so sánh là các liên từ được thêm vào "trong khi... bỗng..." khiến người đọc có cảm giác đây là một sự kiện bất ngờ đã xảy ra vì một lý do nào đó, thay vì là mối quan hệ tất yếu giữa "hành thâm", "chiếu kiến" và "độ nhất thiết khổ ách". Chính điều này làm cho câu kinh không còn mang tính dứt khoát, rõ ràng nữa, mà trở thành một sự kiệndàn trải, mang tính tuần tự. Điều này càng bộc lộ rõ hơn khi mệnh đề cuối được tách ra thành một câu riêng biệt và viết lại là: "Giác ngộ điều ấy xong, bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn."
Như vậy, cảm nhận đầu tiên của tôi khi đọc câu đầu tiên của "bản dịch mới" là đã mất hẳn đi tính chất gãy gọn và chính xác. Nói cách khác, ý tưởng không có gì mới nhưng cách diễn đạt với những "thêm thắt" đã làm cho câu kinh trở nên quá rườm. Chỉ riêng 4 chữ "ngũ uẩn giai không" đã được dịch thành "tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không". Trong khi đó,Hòa thượng Trí Thủ dịch là "năm uẩn đều không" đâu có gì sai, đâu có gì thiếu?
Bài viết này sẽ rất dài dòng nếu phải xem xét đến từng chi tiết trong "bản dịch mới", và điều đó cũng không giúp đưa ra một nhận định khác hơn. Vì thế, tôi sẽ đề cập đến một câu duy nhất nữa thôi, chính là câu có thể xem là "cốt lõi" của "bản dịch mới", bởi thầy Nhất Hạnh cho rằng ngàiHuyền Trang đã "vụng về" khi không "thêm vào bốn chữ" như vừa nói trên. Vì vậy, chúng ta cầnxem lại câu kinh khi đã "thêm vào bốn chữ" và dịch lại theo ý thầy sẽ như thế nào:
"Này Śāriputra, tất cả mọi hiện tượng đều mang theo tướng không, không hiện tượng nào thực sự có sinh, có diệt, có có, có không, có dơ, có sạch, có thêm và có bớt."
Nguyên văn bản dịch chữ Hán của ngài Huyền Trang là:
"Xá-lợi tử! Thị chư pháp không tướng bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm." (舍利 子!是諸法空相,不生不滅,不垢不淨,不增不減。)
Hòa thượng Trí Thủ dịch như sau:
" Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt."
Khi so sánh với "bản dịch mới", chúng ta có thể nhận ra ít nhất là 3 điểm khác biệt:
Thứ nhất, "chư pháp không tướng" (tướng không của các pháp), thầy Trí Thủ dịch là "tướng không các pháp", trong "bản dịch mới" được diễn dịch là " tất cả mọi hiện tượng đều mang theo tướng không".
Vì hiện tượng "mang theo" tướng không, nên người đọc đương nhiên phải hiểu rằng "tướng không" và "hiện tượng" là hai thực thể riêng biệt, khác nhau. Tôi "mang theo" cái túi xách thì tất nhiên tôi không phải cái túi xách, cái túi xách không phải là tôi, tôi và túi xách là hai thực thể khác biệt nhau...
Nhưng thực tế không phải vậy. Kinh văn không nói như thế, mà nhiều bản luận giải về tánh Khôngcũng không nói như thế. Ở đây, "tướng không của các pháp" không phải một đối tượng nằm ngoài các pháp để có thể "mang theo", mà đó là thực tướng vốn có của các pháp, sẽ hiển lộ dưới sự quán chiếu của vị Bồ Tát "hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa". Vì thế, điểm thêm vào này chỉ có "lạ" mà không có "lợi". Nó làm cho người đọc hiểu sai ý nghĩa Kinh văn.
Thứ hai, cấu trúc diễn đạt đã thay đổi. Trong bản Hán văn liên tục lặp lại các chữ "bất" trong một câu kinh rất ngắn, tạo ra cảm giác phủ nhận hoàn toàn, dồn dập và mạnh mẽ. Hòa thượng Trí Thủđã trung thành với thủ pháp này của nguyên bản nên lặp lại những chữ "chẳng" ở cùng vị trí. "Bản dịch mới" không dùng cấu trúc này, mà thay vì vậy chỉ đặt một chữ "không" duy nhất ở trước để làm nhiệm vụ phủ nhận tất cả các yếu tố theo sau. Cấu trúc phủ định này tuy vẫn có thể hiểu được nhưng đã đánh mất đi tính chất mạnh mẽ và triệt để, dứt khoát vốn có trong nguyên bản. Hơn thế nữa, sáu yếu tố được nêu thành ba cặp (sinh-diệt, dơ-sạch, thêm-bớt...) trong nguyên bản hoàn toàn không có nghĩa là "chỉ có chừng đó". Chúng được nêu lên thành chuỗi liên tục để chuyển tải một hàm ý rộng hơn là phủ nhận tất cả các cặp giá trị phạm trù đối đãi khác nữa trongnhận thức của các giác quan. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể nối dài các cặp giá trị phạm trù đối đãi này ra đến vô tận trong thế giới hiện tượng này, chẳng hạn như cao-thấp, trắng-đen, dài-ngắn, tốt-xấu, yêu-ghét... và đây chính là chỗ cần nêu thêm ở điểm thứ ba.
Thứ ba, "bản dịch mới" quả thật đã thêm vào "bốn chữ" như đã nói ở đoạn trước. Tuy nhiên, trong phần nói về "Lý do phải dịch lại Tâm kinh" thì thầy đề nghị "thêm vào bốn chữ không có,không không ngay sau bốn chữ không sinh, không diệt", nhưng khi bắt tay vào "bản dịch" thì thầy đã đổi ý, nên với cấu trúc mới này thì thầy đã thêm vào những chữ "có có, có không" và sử dụngchữ "không" đặt trước chúng để "phủ định từ xa"như đã nói ở điểm trên. Điều đặc biệt cần lưu ý ở đây là thầy đã thêm vào chữ "và" trong cấu trúc liệt kê này, nên câu kinh trở thành "... ... có thêm và có bớt."
Chữ "và" được thêm vào đã giết chết hàm ý kéo dài của câu kinh như tôi vừa nói ở điểm trên. Vì không thể liệt kê tất cả các phạm trù giá trị đối đãi, nên kinh văn chỉ nêu ra ba cặp (sinh-diệt, dơ-sạch, thêm-bớt...), nhưng xưa nay người đọc Tâm kinh ai ai cũng hiểu được. Chúng ta không thểquán chiếu ý nghĩa "không dơ không sạch" rồi lại chấp nhận cho là bền chắc, thường hằng đối với các cặp giá trị khác như dài-ngắn, tốt-xấu, vinh-nhục... chỉ vì Tâm kinh đã không liệt kê chúng vào. Trong ý nghĩa đó, việc thêm vào "bốn chữ" như thầy Nhất Hạnh đã làm là không cần thiết, vì "bốn chữ" đó cũng không đủ lấp đầy cái hàm ý còn kéo dài vô tận của Kinh văn. Ngược lại, việc thầy thêm chữ "và" vào cuối cấu trúc liệt kê đã tạo ra ý nghĩa "khóa chặt"câu kinh lại, vì nó hàm ý rằng "kể ra như vậy đến đây là hết rồi".
Thay lời kết
Đến đây, tôi tin là độc giả đã có đủ căn cứ để tự trả lời cho hai câu hỏi được nêu ra: "Có nên dịch lại Tâm kinh không?" và "Tâm kinh đã được dịch lại như thế nào?" Điều băn khoăn của tôi khi viết đến đây là cho dù hết sức cố gắng nhưng tôi đã không thể nào trình bày những vấn đề trên một cách ngắn gọn hơn nữa. Vì thế, mong rằng quý độc giả có thể lượng thứ cho về những ý tưởngrườm rà nào đó mà quả thật tôi đã không đủ sức nhận ra để cắt bỏ.
Trước khi viết bài này, tôi đã có một vài trao đổi với anh Quảng Minh (hiện cư trú tại Hoa Kỳ và là người vừa dịch và xuất bản sách Đại thừa Trang nghiêm Kinh luận). Qua đó mới biết anh có để lại một số nhận xét ở trang Thư viện Hoa Sen sau khi đọc bản "dịch lại" Tâm kinh. Tôi hết sức khâm phục sự kiên nhẫn của anh khi ngay sau sự kiện "dịch lại Tâm kinh", anh đã miệt mài mang các bản dịch Tâm kinh khác nhau trong Hán tạng ra Việt dịch tất cả, với tâm nguyện qua đó có thể giúp người đọc so sánh và khẳng định lại giá trị bản dịch của ngài Huyền Trang. Nhờ đó, hiện nay quý độc giả đã có thể xem bản dịch tiếng Việt của tất cả các bản Tâm kinh khác nhau tại đây..
Tôi cũng đã trao đổi với nhiều vị thân hữu, thiện tri thức khác, trong đó có Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là người tôi rất quý trọng qua việc anh đã nhiều năm kiên trì truyền bá những lời Phật dạy một cáchhết sức hiệu quả bằng những quyển sách cũng như các bài nói chuyện trước công chúng của anh. Là người "ở ẩn", tôi không có điều kiện tiếp xúc với nhiều bạn trẻ cũng như các trí thức Phật tử như anh. Vì thế, chỉ khi trò chuyện với anh qua điện thoại, tôi mới được biết nhiều hơn về "sự kiện dịch lại Tâm kinh" cũng như những phản ứng, ý kiến trái chiều nhau của Phật tử các giới. Anh đã nói rất thân mật nhưng cũng hết sức dứt khoát với tôi: "Em phải viết một bài để bày tỏ ýkiến, giúp các bạn trẻ bớt đi sự hoang mang." Thú thật, lời khuyên của anh như"giọt nước tràn ly" để tôi quyết định viết ra bài này, cho dù trước đó tôi đã có ý định nhưng rồi lại không viết chỉ vì còn bận bịu với khá nhiều công việc khác. Tuy nhiên, tôi cũng đã có phần nào không làm được như lời anh nói, khi anh bảo tôi "viết ngắn, chừng vài ba trang thôi, nhưng thật sắc gọn vào để nêu rõ vấn đề". Biết làm sao được, tôi cũng đã cố gắng chỉ đề cập đến những nét cơ bản nhất, nhưng chỉ "vài ba trang" như anh nói thì tôi thật không đủ sức. Hơn thế nữa, những sai sót trong bài viết là điều có thể không sao tránh khỏi, vì thế rất mong quý độc giả rộng lòng lượng thứ.
ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
Âm Việt Nam theo bản tiếng sanscrit (chữ Phạn).
Sư cụ Thích Tuệ Nhuận xuất bản ở Hà Nội năm 1949
1 - Nam mô sát tát tha, sô ga đa da, a ra ha tê, sam muya sam bô đa sê.
2 - Nam mô sát tát tha, bu đa cô ti, si ni sam.
3 - Nam mô sát va, bu đa bu ti, sát ta bê tê.
4 - Nam mô sát ta nam, sam muya sam bô đa cô ti nam.
5 - Sa sê ra pa ca, săng ga nam.
6 - Nam mô lu kê a ra han ta nam.
7 - Nam mô su ru ta pa na nam.
8 - Nam mô sa khít ri ta ca mi nam.
9 - Nam mô lu kê sam mya ca ta nam.
10 - Sam mya ca pa ra, ti pa ta na nam.
11 - Nam mô đê va li si nan.
12 - Nam mô si ta da pi ti da, ta ra li si nan.
13 - Sê pa nu, gơ ra ha, sô ha sa ra ma tha nam.
14 - Nam mô pát ra ha ma ni.
15 - Nam mô in đa ra da.
16 - Nam mô ba ga va tê.
17 - Ru đa ra da.
18 - U ma pun ti.
19 - Sô hê da da.
20 - Nam mô ba ga va tê.
21 - Na ra da, na da.
22 - Phun cha ma ha, sam mu ta ra.
23 - Nam mô si khít ri ta da.
24 - Nam mô ba ga va tê.
25 - Ma ha ca ra da.
26 - Ti ri pa ra na ga ra.
27 - Pi ta ra, pa na ca ra da.
28 - A ti mu tê.
29 - Si ma sa na ni, ba si ni.
30 - Ma tát ri ga na.
31 - Nam mô si khít ri ta da.
32 - Nam mô ba ga va tê.
33 - Ta tha ga ta cô ra da.
34 - Nam mô pát tâu ma cô ra da.
35 - Nam mô pát cha ra cô ra da.
36 - Nam mô ma ni cô ra da.
37 - Nam mô ga cha cô ra da.
38 - Nam mô ba ga va tê.
39 - Ti ri đa su ra si na.
40 - Pa ra ha ra na ra cha da.
41 - Ta tha ga ta da.
42 - Nam mô ba ga va tê.
43 - Nam mô a mi ta ba da.
44 - Ta tha ga ta da.
45 - A ra ha tê.
46 - Sam mya sam bô đa da.
47 - Nam mô ba ga va tê.
48 - A sô bi da.
49 - Ta tha ga ta da.
50 - A ra ha tê.
51 - Sam mya sam bô đa da.
52 - Nam mô ba ga va tê.
53 - Bi sa cha da, cu ru phi chu ri da.
54 - Pa ra bà ra cha da.
55 - Ta tha ga ta da.
56 - Nam mô ba ga va tê.
57 - Sam pu su pi ta.
58 - Sát lin nai ra si cha da.
59 - Ta tha ga ta da.
60 - A ra ha tê.
61 - Sam mya sam bô đa da.
62 - Nam mô ba ga va tê.
63 - Sê kê dê mu na dây.
64 - Ta tha ga ta da.
65 - A ra ha tê.
66 - Sam mya sam bô đa da.
67 - Nam mô ba ga va tê.
68 - Si tát na kê tu ra cha da.
69 - Ta tha ga ta da.
70 - A ra ha tê.
71 - Sam mya sam bô đa da.
72 - Ti piêu, nam mô sát khít ri ta.
73 - Ê đam, ba ga va ta.
74 - Sát tát tha, ga tu si ni sam.
75 - Sát tát ta, pát tát lam.
76 - Nam mô a ba ra si đam.
77 - Paùt ra ti, dang ky ra.
78 - Sát ra ba, pu ta gơ ra ha.
79 - Ni gơ ra ha, khít ca ra ha ni.
80 - Pát ra, pi ti da, cha đa ni.
81 - A ca ra, mớt ri chu.
82 - Pát ri tát ra da, nang khít ri.
83 - Sát ra ba, pun đa na, mu sa ni.
84 - Sát ra ba, tát si cha.
85 - Tát si pháp, pun ma ni, phát ra ni.
86 - Chê tu ra, si ti nam.
87 - Gơ ra ha, sô ha sát ra nha cha.
88 - Pi ta pang sa na khít ri.
89 - A si cha pinh sê ti nam.
90 - Na sa sát tát ra nha cha.
91 - Pa ra sát tha na khít ri.
92 - A si cha nam.
93 - Ma ha gơ ra ha nha cha.
94 - Pi ta pang sát na khít ri.
95 - Sát va sê tu ru, ni ba ra nha cha.
96 - Hu lam tát si pháp, nan cha na sê ni.
97 - Pi sa sê, si tát ra.
98 - A kít ni, u đa ca ra nha cha.
99 - A pát ra si ta khu ra.
100 - Ma ha pát ra chên chi.
101 - Ma ha típ ta.
102 - Ma ha ti cha.
103 - Ma ha suê ta cha ba ra.
104 - Ma ha pát ra pun đa ra, ba si ni.
105 - A ri da ta ra.
106 - Pi ri cô ti.
107 - Si va pi cha da.
108 - Pát cha ra, ma ly ty.
109 - Pi sê ru ta.
110 - Pút tang mang ca.
111 - Pát cha ra, chi hô na a cha.
112 - Ma ra chi ba, pát ra chi ta.
113 - Pát cha ra sin chi.
114 - Pi sê ra cha.
115 - Sin ta sê, bê đê va, pu si ta.
116 - Su ma ru pa.
117 - Ma ha suê ta.
118 - A ri da ta ra.
119 - Ma ha ba ra, a pát ra.
120 - Pát cha ra, xương khít ra chê ba.
121 - Pát cha ra, cu ma ri.
122 - Cu lam ta ri.
123 - Pát cha ra, hốt sát ta cha.
124 - Pi ti da khin chê na, ma ri ca.
125 - Quát su mu, ba khít ra ta na.
126 - Vê rô cha na, cu ri da.
127 - Da ra thâu, si ni sam.
128 - Pi chi lam ba ma ni cha.
129 - Pát cha ra, ca na, ca pa ra ba.
130 - Rô cha na, pát cha ra, tân chi cha.
131 - Suê ta cha, ca ma ra.
132 - Sát sa si, pa ra ba.
133 - Ê tê di tê.
134 - Mu ta ra, kít na.
135 - Sô bê ra sam.
136 - Quát pham tu.
137 - In thâu na, ma ma sê.
*- II -
138 - U hum,
139 - Ry si kít na.
140 - Pa ra, sê si ta.
141 - Sát tát tha, ga tu si ni sam.
142 - Hu hum,
143 - Tu ru ung,
144 - Chim ba na.
145 - Hu hum,
146 - Tu ru ung,
147 - Si đam ba na.
148 - Hu hum,
149 - Tu ru ung,
150 - Pa ra si đi da, sam pát soa, na khít ra.
151 - Hu hum,
152 - Tu ru ung,
153 - Sát va dác sa, hát ra sát sa.
154 - Gơ ra ha nha cha.
155 - Pi tang pang sát, na khít ra.
156 - Hu hum,
157 - Tu ru ung,
158 - Chê tu ra, si ti nam.
159 - Gơ ra ha, sa ha sát ra nam.
160 - Pi tang pang sát na ra.
161 - Hu hum,
162 - Tu ru ung,
163 - Ra soa,
164 - Ba ga va.
165 - Sát tát tha, ga tu si ni sam.
166 - Pa ra tim, cha kít ri.
167 - Ma ha, sô ha sát ra.
168 - Bút su sa, ha sát ra, si ri sa.
169 - Cô ti, sô ha sát ni, ti lê.
170 - A pi đi si, ba ri ta.
171 - Cha cha ang ca.
172 - Ma ha pát cha ru ta ra.
173 - Ti ri bô ba na.
174 - Man ta ra.
175 - U hum,
176 - Sa si ti, bô ba tu.
177 - Ma ma,
178 - In thâu na, ma ma sê.
- III -
179 - Ra cha ba da.
180 - Chu ra pát da.
181 - A chi ni ba da.
182 - U đa ca ba da.
183 - Pi sa ba da.
184 - Sê sát ta ra ba da.
185 - Ba ra chước khiết ra ba da.
186 - Tát sít soa ba da.
187 - A sê ni ba da.
188 - A ca ra mơ ri chu ba da.
189 - Đa ra ni, pu mi kim, ba ga va ta ba da.
190 - U ra ca, ba đa ba da.
191 - Rát cha than đa ba da.
192 - Na ga ba da.
193 - Pi thiêu tát ba da.
194 - Sô pa ra na ba da.
195 - Dác soa gơ ra ha.
196 - Ra soa si gơ ra ha.
197 - Pê ri ta gơ ra ha.
198 - Pi sa cha gơ ra ha.
199 - Pu ta gơ ra ha.
200 - Cu ban đa gơ ra ha.
201 - Pu tan na gơ ra ha.
202 - Ca cha pu tan na gơ ra ha.
203 - Si kin tu gơ ra ha.
204 - A pa si ma ra gơ ra ha.
205 - U than ma ta gơ ra ha.
206 - Sa da gơ ra ha.
207 - Hê ri ba ti gơ ra ha.
208 - Sê ta ha ri nam.
209 - Khít ba ha ri nam.
210 - Ru ti ra ha ri nam.
211 - Mang sa ha ri nam.
212 - Mê ta ha ri nam.
213 - Ma cha ha ri nam.
214 - Cha ta ha ri nu.
215 - Si pi ta ha ri nam.
216 - Pi ta ha ri nam.
217 - Ba đa ha ri nam.
218 - A su cha ha ri nu.
219 - Chít ta ha ri nu.
220 - Ti sam sát bi sam.
221 - Sát va gơ ra ha nam.
222 - Pi đa da cha, san đa da mi
223 - Kê ra da mi,
224 - Pa ri pát ra chê ca, cát ri tam.
225 - Pi đa da cha, san đa da mi
226 - Kê ra da mi,
227 - Đa din ni, cát ri tam.
228 - Pi đa da cha, san đa da mi
229 - Kê ra da mi,
230 - Ma ha pát su pát tát da,
231 - Ru đa ra, cát ri tam.
232 - Pi đa da cha, san đa da mi
233 - Kê ra da mi,
234 - Na ra da na, cát ri tam.
235 - Pi đa da cha, san đa da mi
236 - Kê ra da mi,
237 - Tát toa ga ru đa si, cát ri tam.
238 - Pi đa da cha, san đa da mi
239 - Kê ra da mi,
240 - Ma ha ca ra, ma tát ri ga na, cát ri tam.
241 - Pi đa da cha, san đa da mi
242 - Kê ra da mi,
243 - Ca pa ri ca, cát ri tam.
244 - Pi đa da cha, san đa da mi
245 - Kê ra da mi,
246 - Cha da khít ra, ma tu khít ra.
247 - Sát va ra tha sa tát na, cát ri tam.
248 - Pi đa da cha, san đa da mi
249 - Kê ra da mi,
250 - Chư chát ra, ba ky ni, cát ri tam.
251 - Pi đa da cha, san đa da mi
252 - Kê ra da mi,
253 - Pi ri dang cát ri chi
254 - Nan đa kê sa ra, ga na phun ti.
255 - Sát hê da, cát ri tam.
256 - Pi đa da cha, san đa da mi
257 - Kê ra da mi,
258 - Na khít na sa ra ba na, cát ri tam.
259 - Pi đa da cha, san đa da mi
260 - Kê ra da mi,
261 - A ra han, cát ri tam, pi đa da cha, san đa da mi,
262 - Kê ra da mi,
263 - Pi ta ra ga, cát ri tam.
264 - Pi đa da cha, san đa da mi
265 - Kê ra da mi, pát cha ra pa mi,
266 - Cu hê da cu hê da,
267 - Ca đi pát ti cát ri tam.
268 - Pi đa da cha, san đa da mi
269 - Kê ra da mi,
270 - Ra soa mang,
271 - Ba ga va,
272 - In thâu na ma ma sê.
- IV -
273 - Ba ga va,
274 - Si ta ta, pa tơ ra.
275 - Nam mô suy tu tê.
276 - A si ta na ra chi ca.
277 - Pa ra va, si phu cha.
278 - Pi ca sát tát ta pát ti ri.
279 - Sập phật ra sập phật ra,
280 - Đa ra đa ra,
281 - Văn đa ra, văn đa ra, san đa san đa.
282 - Hu hum,
283 - Hu hum.
284 - Phun cha,
285 - Phun cha, phun cha, phun cha, phun cha.
286 - Sô ha,
287 - Hê hê phun.
288 - A mâu ca da phun.
289 - A pa ra đê ha ta phun.
290 - Ba ra pa ra ta phun.
291 - A sô ra, pi ta ra, pa ca phun.
292 - Sát va đê bê pi phun.
293 - Sát va na ga pi phun.
294 - Sát va dác sa pi phun.
295 - Sát va gan đa va pi phun.
296 - Sát va pu ta na pi phun.
297 - Ca cha pu ta na pi phun.
298 - Sát va tát lang chi ti pi phun.
299 - Sát va tát sít pi lây, cát si ti pi phun.
300 - Sát va sấp ba lay pi phun.
301 - Sát va a pa si mô lay pi phun.
302 - Sát va sê ra ba na pi phun.
303 - Sát va ti tê kê pi phun.
304 - Sát va tát ma ta ky pi phun.
305 - Sát va pi ta da ra si cha lây pi phun.
306 - Cha da khít ra, ma tu khít ra,
307 - Sát va ra tha sa đa kê pi phun.
308 - Pi ti da cha lây pi phun.
309 - Chê tu ra, phác ky ni pi phun.
310 - Pát cha ra, cu ma ri,
311 - Pi ta da, ra si pi phun.
312 - Ma ha pa ra tinh dang, soa ky ri pi phun.
313 - Pát cha ra sang khít ra da,
314 - Pa ra chang ky ra cha da phun.
315 - Ma ha ca ra da,
316 - Ma ha mút tát ri ca na,
317 - Nam mô sa khít ri ta da phun.
318 - Pi si na phi dây phun.
319 - Pu ra ha mâu ni dây phun.
320 - A ky ni dây phun.
321 - Ma ha khít ri dây phun.
322 - Khít ra than chi dây phun.
323 - Mít tát ri dây phun.
324 - Ru tát ri dây phun.
325 - Cha man đa dây phun.
326 - Khít la ra tát ri dây phun.
327 - Ca phun ri dây phun.
328 - A ti mu chít ta, ca si ma sa na,
329 - Ba su ni dây phun.
330 - Din kít chít,
331 - Sát tô va sê,
332 - Ma ma in thâu na ma ma sê.
- V -
333 - Tát si cha chít ta.
334 - A mút tát ri chít ta.
335 - U cha ha ra.
336 - Ga ba ha ra.
337 - Rô ti ra ha ra.
338 - Ba sa ha ra.
339 - Ma cha ha ra.
340 - Cha ta ha ra.
341 - Si pi ta ha ra.
342 - Pát lác da ha ra.
343 - Khin ta ha ra.
344 - Pu sư pa ha ra.
345 - Phô ra ha ra.
346 - Ba sê ha ra.
347 - Pún pa chít ta.
348 - Tát si cha chít ta.
349 - Lu ta ra chít ta.
350 - Dác sa gơ ra ha.
351 - Ra sát sa gơ ra ha.
352 - Pay lê ta gơ ra ha.
353 - Pi sa cha gơ ra ha.
354 - Pu ta gơ ra ha.
355 - Cu ban đa gơ ra ha.
356 - Si khin ta gơ ra ha.
357 - U tát ma ta gơ ra ha.
358 - Sê dê gơ ra ha.
359 - A pa sát ma ra gơ ra ha.
360 - Chác khu cát, đa ky ni gơ ra ha.
361 - Ri pút ti gơ ra ha.
362 - Cha mi ca gơ ra ha.
363 - Sa cu ni gơ ra ha.
364 - Mu ta ra, nan ti ca gơ ra ha.
365 - A lam ba gơ ra ha.
366 - Khin tu pa ni gơ ra ha.
367 - Sập phạt ra, in ca hê ca.
368 - Chuy ti dác ca.
369 - Tát lê ti dác ca.
370 - Chê tát thác ca.
371 - Ni đê sập phạt ra, pi sam ma sập phạt ra.
372 - Pô ti ca,
373 - Pi ti ca,
374 - Sít lê si mi ca.
375 - Sa ni pun ti ca.
376 - Sát va sập phạt ra.
377 - Sít ru kít tê.
378 - Mút đa bi tát ru chê kim.
379 - A y ru khim.
380 - Mu khu ru khim.
381 - Khít ri tát ru khim.
382 - Khít ra ha, khít lam.
383 - Khít na su lam.
384 - Tan ta su lam.
385 - Ngát ri da su lam.
386 - Mát ma su lam.
387 - Pát ri si ba su lam.
388 - Pi lát si cha su lam.
389 - U ta ra su lam.
390 - Khít chi su lam.
391 - Pát si ti su lam.
392 - U ru su lam.
393 - Sang ca su lam.
394 - Hát si ta su lam.
395 - Pát ta su lam.
396 - Sa phang ang ca pát ra, chang kha su lam.
397 - Pu ta bi ta đa.
398 - Đa ky ni sấp ba ra.
399 - Ta tát ru ca, kin chát ru kít chi, ba lu ta pi.
400 - Sát pát ru ha lang ca.
401 - Su sa tát ra, sa na khít ra.
402 - Pi sa du ca.
403 - A ky ni, u ta ca.
404 - Mát ra bê ra, kin ta ra.
405 - A ca ra, mít ri chát, than lim pu ca.
406 - Ti lất chi cha.
407 - Pi ri sít chít ca.
408 - Sát va na khu ra.
409 - Si dan ga pi, khít ra ri dác sa, tát ra sô.
410 - Mát ra si, phê ti sam sa bê sam.
411 - Si ta ta, pa tơ ra.
412 - Ma ha pát cha ru, sít ni sam.
413 - Ma ha pa ra chang ky lam.
414 - Da pa tát đa sa du cha na.
415 - Pin tan ly na.
416 - Pi đa da, ban đam ca ru mi.
417 - Ti su, ban đam ca ru mi.
418 - Pát ra pi đa, ban đam ca ru mi.
419 - Ta đya tha.
420 - A ôm,
421 - A na lê,
422 - Bi su đê,
423 - Bê ra, pát cha ra, đa ri.
424 - Pun đa pun đa ni,
425 - Pát cha ra pang ni phun.
426 - Hu hum tu ru ung phun,
427 - Sô va ha.
Lời tựa
Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia, vì nghĩ rằng trước sau gì cũng phải học, học trước thì thôi sau, nên thuộc lòng trước khi xuất gia.
Chú Lăng Nghiêm tuy dài và khó nhất, nhưng tụng thì nghe hay nhất. Trước kia không hiểu nghĩa Chú Lăng Nghiêm, chỉ học và tụng thôi. Vì đa số hầu hết các Chùa đều tụng khoá lễ sáng không thể nào thiếu Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi và thập Chú, rồi Bát Nhã, niệm Phật, hồi hướng… Bây giờ nhờ sự giảng giải của cố Hoà Thượng Tuyên Hoá, mới hiểu được tầm quan trọng của Chú Lăng Nghiêm. Đây cũng là nhân duyên lớn, tôi được gặp Hoà Thượng tại nước Pháp, nhân chuyến Ngài sang hoằng phápở Âu châu vào năm 1990 và tôi có xin Ngài sang Vạn Phật Thành tu học, tu học được khoảng 5 năm thì Ngài viên tịch (1995), tôi trở về lại Pháp và có xin đem những Kinh giảng giải của Ngài bằng Hán văn, mang về Pháp để dịch ra tiếng Việt, truyền bá cho người Việt mình. Không màng tài hèn đức mọn, xin dịch ra để cống hiến cho tất cả mọi người đọc, nếu có gì sơ sót, mong các bậc cao Tăng chỉ dạy thêm.
Thiết nghĩ, gặp được Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được. Vì như lời cố Hoà Thượng Tuyên Hoá nói, thì sẽ không có người thứ hai giảng giải Chú Lăng Nghiêm. Cho nên chúng ta có nhân duyên thù thắng mới được trì tụng và hiểu nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm.
Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài. Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương. Nhưng rất tiếc là bản Hán văn chỉ thấy đệ Nhất và đệ Nhị thôi, cò ba đệ cuối thì không thấy, nên không thể dịch ra tiếng Việt. Nhưng trong hai đệ nầy, cố Hoà Thượng Tuyên Hoá cũng đã nói rõ tầm quan trọng của Chú Lăng Nghiêm, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật khôngthể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh.
Điều quan trọng là hành trì đều đặng mỗi ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, tụng ra tiếng, hoặc tụng thầm, công đức đều không thể nghĩ bàn được. Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả.
Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nhờ đại định Chú Lăng Nghiêm mà thành tựu. Nói chung người tu hành không thể nào thiếu đại định Lăng Nghiêm. Như chúng ta đều biết, Ngài A Nan là đa vănbậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh không sót một chữ, mà lúc gặp nạn, nếu không nhờ đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng thần Chú Thủ Lăng Nghiêm đến cứu, thì Ngài A Nan đã mất giới thể, mà mất giới thểthì làm sao mà thành tựu đạo Nghiệp ! Như thế mới biết, trên đường tu gặp rất nhiều chướng ngại, thử thách. Nếu không nhờ sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, thì rất khó thành tựu đạo nghiệp. Những bậc cao Tăng, Tổ sư, thời nào cũng thế, đều nhờ tu hành giới đức trang nghiêm, phước huệ song tu, tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp, được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, mới vượt qua chướng ngại thử thách, cuối cùng giác ngộ chứng quả.
Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật. Chỉ cần chúng ta cố gắngtrì tụng mỗi ngày, thì công đức không nhỏ, đồng thời cũng là góp phần vào bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc tất cả chúng sinh.
Nam Mô Thủ Lăng Nghiêm hội thượng Phật Bồ Tát
Dịch giả
Tỳ Kheo Thích Minh Định - Hằng Lý
Dẫn nhập
Chú Lăng Nghiêm là Chú quan trọng nhất, hơn hết thảy trong các Chú. Bao gồm hết thảy thể chất và diệu dụng của Phật Pháp. Chú này chia làm năm bộ : Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộvà Nghiệp bộ. Năm bộ Kinh này thuộc về năm phương :
1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Đông, Đức Phật A Súc là chủ.
2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ.
3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.
4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Phật A Di Đà là chủ.
5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Phật Thành Tựu là chủ.
Nếu trên thế gian này, không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện. Nếu còn một người trì tụng, thì thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện. Vì chúng chỉ sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm. Chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm. Khi pháp bắt đầu diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả Kinh Lăng Nghiêm. Lúc đó thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện, hoành hành đầy dẫy khắp nơi. Lúc ấy sẽ không có trời đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì. Cho nên tôi khuyên mỗi người Phật tử, (tại gia và xuất gia) học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày, đây chính là hộ pháp, và khiến cho pháp tồn tại lâu dài, đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì. Hiện tại ở đây chỉ có mấy chục người nghe giảng Chú Lăng Nghiêm. Nhưng chính mấy chục người này nghe giảng, đã giữ chân của bọn thiên ma. Khiến chúng hoảng sợ khi đề cập đến Chú này.
Tôi đã nghiên cứu Phật Pháp nhiều năm, không dám nói là hoàn toàn hiểu biết hết Chú Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi, nhưng bạn không thể nói tôi hiểu biết nhiều, cũng không thể nói tôi hiểu biết ít.
Có một lần đệ tử của tôi nói : "Chú Lăng Nghiêm thật là làm cho con bối rối, không cách chi con học và nhớ được.’’ Đừng nhìn biển mà thở dài, đừng nghĩ Chú như biển cả, mà ra vẻ bạn không khi nào học thuộc nó. Tôi chỉ cho bạn một phương pháp. Đừng có học hết một lần, mà phải học từng câu, từng hàng, từng hàng. Khi bạn học thuộc câu đầu, thì học câu kế tiếp. Nếu chưa thuộc câu đầu, thì đừng học câu kế tiếp. Ví dụ, đọc câu ‘’Nam Mô Tát Đát Tha Tô Già Đa Da A La Ha Đế Tam Miệu Tam Bồ Đà Tỏa...’’, đọc đi đọc lại, đến khi bạn thuộc lòng, nhắm mắt lại đọc thuộc trôi chảy, thì hãy học câu kế tiếp. Nếu bạn tham học hết một lần thì bạn không thể nào nuốt chửng một lần được. Đừng học hết một lần, đó cũng giống như muốn ăn một lần hết cả con bò. Học Chú phải từng chút, từng chút. Đừng giống như nhìn biển chằm chằm rồi nghĩ : ‘’Nước nhiều quá, làm sao tôi có thể uống hết được.’’ Mặc dù Chú Lăng Nghiêm rất dài, nếu bạn định tâm thì sẽ học được. Nếu ai muốn xuất gia với tôi, thì phải học thuộc Chú Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi. Nếu không tôi sẽ không nhận làm đệ tử.
Nếu bạn thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm thì tôi công nhận bạn thành tâm một mức nào đó. Tại Trung Quốc thường thường học Chú Lăng Nghiêm phải mất sáu tháng. Vào mùa hè, có một đệ tử của tôi không ăn, không ngủ để học Chú Lăng Nghiêm, đó là biểu thị sự thành tâm, để bụng đói thì học dễ nhớ.
Tất cả các pháp đều là pháp diệu. Tôi giảng chữ "pháp diệu" phải mất nhiều ngày, nhưng sự giảng của tôi không sao sánh kịp được với Trí Giả Đại Sư. Ngài giảng một chữ "diệu", phải mất chín chục ngày. Cảnh giới pháp diệu vượt ra ngoài sự tính toán phân biệt. Muốn học thuộc Chú Lăng Nghiêm, đừng rơi vào sự tính toán phân biệt, càng phân biệt thì bạn càng khó học, càng tính toán thì càng không hiểu. Đừng nghĩ : ‘’ Tại sao tôi không thể học Chú này ? ‘’ Đừng nghĩ gì hết ! Mà phải đọc tụng, đọc tụng như là bổn phận và trách nhiệm của bạn. Đừng học với sự vọng tưởng phân biệt so lường. Phân biệt là thức thứ sáu, tính toán là riêng về thức thứ bảy. Kinh Lăng Nghiêm mà chúng ta đọc là do nguyên nhân vấn đề của Ngài A Nan. Tại sao ? Vì Ngài chú tâm việc học mà coi nhẹ việc tu định. Nếu bạn muốn thâm nhập Chú Lăng Nghiêm, thì bạn phải trừ khử sạch sự tính toán và phân biệt. Đừng dùng thức để học Phật Pháp, mà dùng chân tâm, đó mới chính là diệu pháp.
Hoà Thượng Tuyên Hoá
CHÚ LĂNG NGHIÊM
Kệ và giảng giải
Kệ :
"Cứu kính kiên cố định trung vương
Trực tâm tu học chí đạo tràng
Thân, miệng, ý nghiệp tu thanh tịnh
Tham, sân, si niệm yếu tảo quang
Thành tắc cảm ứng hoạch hiện chứng
Chuyên năng thành tựu đại thần thông
Hữu đức ngộ tư vinh diệu cú
Thời khắc mạc vong thiệu long xương".
Giảng Giải : Lăng Nghiêm là tiếng Phạn dịch là "tất cả sự cứu kính kiên cố", cũng có nghĩa là " định.’’ định này là vua trong tất cả các định.
"Cứu kính kiên cố định trung vương.’’ Lăng Nghiêm là vua trong tất cả các định. ‘’Trực tâm tu học chí Đạo tràng.’’ Tu đạo phải dùng tâm ngay thẳng, đừng dùng tâm cong vạy. Tâm ngay thẳng mới đạt đượcmục đích. Nếu bạn dùng tâm cong vạy ngoằn ngoèo tu Phật Pháp, thì tu chẳng thành tựu. ‘’Thân, miệng, ý nghiệp tu thanh tịnh,’’ ‘’Tham, sân, si niệm yếu tảo quang.’’ Tu pháp này thì miệng không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không chưởi mắng. Thân thì không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm. Ý niệm thì không tham, sân, si. Khi thân, miệng, ý ba nghiệp thanh tịnh tức là tổng trì. ‘’ Thành tắc cảm ứng hoạch hiện chứng.’’ Phải thành tâm thì mới có cảm ứng. Hiện tại thì chứng được năng lực không thể nghĩ bàn của Chú này. Lực lượng của Chú không thể nghĩ bàn. ‘’Chuyên năng thành tựu đại thần thông.’’ Nếu bạn chuyên tâm, tâm không phóng túng, không có tạp niệm, thì sẽ thành tựu đại thần thông. Chú Lăng Nghiêm có năm hội (năm đệ), có trên ba mươi đoạn pháp. Trong Chú lại có : Pháp hàng phục, pháp câu triệu, pháp tiêu tai, pháp tăng ích, pháp thành tựu, pháp cát tường .v.v., rất nhiều loại pháp. ‘’ Hữu đức ngộ tư linh diệu cú.’’ Có đức hạnh mới gặp được pháp này. Người không có đức hạnh, thì có gặp được cũng không hiểu. Những câu Chú thâm diệu này, thâm sâu không thể nghĩ bàn. ‘’ Thời khắc mạc vong thiệu long xương.’’ Thời thời phút phút đừng quên pháp này, hay thành tâm chuyên nhất, thì rạng rỡ hưng thạnh Phật Pháp. Đó là lược nói đại khái về Chú Lăng Nghiêm. Nếu nói tỉ mỉ thì nói không hết được. Bạn muốn minh bạch, thì phải tự mình nghiên cứukỹ càng. Đây là diệu pháp trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được, đừng để lỡ mất cơ hội.
PHƯƠNG TIỆN TRÌ CHÚ
Trì tức là thọ trì, thọ nơi tâm, trì nơi thân. ‘’Trì‘’ cũng giống như dùng tay cầm vật gì. Trì niệm thần Chúthì đừng quên nó, đừng thiếu nó, phải niệm từ từ, thời thời phút phút tụng trì Chú này.
Trì Chú nên có một đàn tràng, gọi là Chú đàn, cũng giống như truyền giới, cần có giới đàn. Chú đàn phải thanh tịnh, không cho người vào hỗn tạp, chỉ có người trì Chú, tu pháp ở trong đó. Nghi kiến lập đàn là phương tiện trước khi trì Chú, kiến lập đàn vốn có quy củ nhất định, trong Kinh Lăng Nghiêm có nói đến, đây là vì người tụng Kinh hành đạo, cầu hiện chứng mà thiết lập. Hiện chứng là đời này đắc được lợi ích của Chú. Nếu "truy tố" phát tâm tán trì. "Truy" là người xuất gia ; "tố" là người tại gia, tán trì tức là không có đàn tràng, như vậy phải chuyên nhất tâm ý kiền thành cung kính. Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói : ‘’Nếu có chúng sinh, tâm khởi tán loạn, thì chẳng phải là Tam Ma Địa (định lực). Tâm nhớ miệng trì là Kim Cang Vương, thường tùy tùng theo các người thiện nam, hà huống người quyết định phát đại tâm bồ đề.’’ ‘’ Tán tâm trì Chú không ở trong định, thì có tám vạn bốn ngàn Kim Cang Vương hộ pháp thường theo bạn, hà huống quyết định phát đại tâm bồ đề !‘’ Trong Kinh lại nói : ‘’ Nếu không làm đàn, không nhập đạo tràng, cũng không hành đạo, tụng trì Chú này, vẫn đồng công đức nhập đạo tràng không khác. Cho đến đọc tụng biên chép Chú này, có ở trong người, thì ở đâu cũng yên nhà cửa vườn tược, tích nghiệp như thế không lâu sẽ ngộ vô sinh nhẫn.’’
Chỉ nói đơn giản chỗ chính yếu. Trì Chú phải "ba mật" tương ưng mới đắc được cảm ứng. Ba mật tức là : Miệng tụng thần Chú, tâm tưởng chữ Phạn, tay kết ấn tướng, cũng gọi là ba đàn. Tại sao gọi là thần Chú ? Vì diệu không thể tả. Tâm tưởng chữ Phạn, là quán tưởng mặt sau tâm Chú của mỗi chữ Phạn. Ba mật tương ưng tức là phương tiện trước khi trì Chú.
Thứ nhất là ‘’ Chú ngữ đàn.’’ Trì Chú thì tự nhiên kết thành đàn, đây là nói mỗi ngày, hoặc mỗi lần trước tiên niệm Chú Lăng Nghiêm một biến, sau đó trì tâm Chú một trăm lẻ tám biến. Tâm Chú tức là : ‘’ Đát điệt tha. Án a na lệ tì xá đề, bệ ra bạt xa ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàng ni, phấn hổ hồng đô lô ung, phấn ta bà ha.’’ Tâm Chú này diệu không thể tả. Nếu trên thế gian không còn ai niệm Chú Lăng Nghiêm, thì tất cả yêu ma quỷ quái đều xuất hiện ra đời. Tâm Chú này có hai câu : ‘’ A na lệ, tì xá đề.’’ Một câu nghĩa là "dọc cùng tam tế", một câu nghĩa là "ngang khắp mười phương". Một khi niệm hai câu Chú này, thì thiên ma ngoại đạo không có chỗ đào thoát. Chúng sẽ lão lão thực thực nghe vẫy kêu. Chỉ sức lực của hai câu Chú này, thật không thể nghĩ bàn. Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời. Đây là nói bạn muốn cầu phước báu trời người, nếu không muốn cầu, thì đương nhiên không cần. Nếu bạn muốn cầu quả báoxuất thế, thì sẽ đạt được mục đích. Đây là ‘’ Chú ngữ đàn.’’
Thứ hai là :‘’ Tâm tưởng đàn.’’ Nghĩa là khi tụng tâm Chú, thì quán tưởng từng chữ Phạn. Nói đến chữ Phạn, có lúc sự tình không nhất định minh bạch, nếu minh bạch thì nhuệ khí, cảm thấy đã đủ rồi. Nếu không minh bạch, thì cảm thấy có chút ý nghĩa trong đó. Không minh bạch thì ví như ăn thức ăn, chưa ăn thì cảm thấy ngon, ăn rồi thì nếm qua : chua ngọt đắng cay, tâm tham ăn đã dừng lại, cảm thấychẳng còn ngon nữa. Tu hành cũng như thế.
Nếu bạn không biết ý nghĩa của Chú, ý nghĩa chữ Phạn thì cảm thấy diệu không thể tả. Tâm niệm luôn luôn nghĩ muốn biết, nếu bạn biết rồi thì không chú ý. Quán tưởng chữ Phạn cũng lại như thế, vì chữ Phạn chúng ta chưa học qua, nên không biết ý nghĩa của nó, không giống như chữ Tàu. Đây là chữ ‘’ đại ‘’ kia là hai chữ ‘’ Bồ Tát.‘’ Quán tưởng chữ Phạn sẽ đắc được ngũ nhãn lục thông, phải quán tưởngtừng chữ rõ ràng, mở mắt nhắm mắt đều thấy rõ ràng, lâu dần thì chỗ diệu dụng sẽ phát sinh, có thể khiến cho bạn khai mở ngũ nhãn lục thông, thông nhân đạt quả, là vì chúng ta không minh bạch chữ Phạn, thì có một sức lực thần diệu.
Quán tưởng chữ Phạn cũng là phương pháp khóa tâm lại, chế tâm tại một chỗ đừng cho khởi vọng tưởng, ấn nhập từng chữ Phạn vào trong tâm, bất cứ mở hoặc nhắm mắt đều rõ ràng. Như thế lâu dần sẽ đắc được tam muội.
Thứ ba là :‘’ thủ ấn đàn.’’ Thủ ấn cũng gọi là thủ quyết. Một số cho rằng Kháp quyết niệm Chú tức là Sáp quyết. Đã minh bạch Chú ngữ đàn và quán tưởng đàn rồi, thì Thủ ấn đàn cũng phải minh bạch. Trong quyển Nhứt Tự Phật Đảnh Luân Vương Niệm Tụng Nghi Quy cũng nói rõ : ‘’ Bạch tản cái Phật đỉnh ấn ‘’, dùng hai ngón cái, mỗi ngón bắt lấy đầu ngón thứ tư, chạm nhau, hai đầu ngón cong như hình cái lọng, hai ngón giữa cong một chút chạm nhau, hai ngón út dựng thẳng chạm nhau tức thành đại bạch tản cái Phật đỉnh luân vương. (Xem hình ở dưới).
Kháp quyết niệm Chú, tức là bạn phải tập trung tinh thần, bạn làm động tác này, thì không nên khởi vọng tưởng gì khác. Chẳng phải ý nghĩa gì khác, chẳng phải nói một khi Kháp quyết thì linh. Nếu bạn không có vọng tưởng gì khác, không Kháp quyết cũng là ba mật tương ưng. Nên biết chân lý, tại sao phải có ba mật tương ưng ? Vì Chú ngữ đàn, quán tưởng đàn, thủ ấn đàn, đều muốn bạn đừng khởi bất cứ vọng tưởng gì. Cho nên chuyên nhất thì linh, phân chia thì tán loạn.
Lại có Thủ ấn Kim Cang quyền, Kim Cang chưởng, Kim Cang phược. Không giống ‘’ Bạch tản cái Phật đỉnh ấn ’’ rất phức tạp. Hai bàn tay nắm lại, gọi là Kim Cang chưởng, nhưng đừng trợn mắt, bằng không thì thành Kim Cang trợn mắt. Mười ngón tay bắt chéo với nhau ngửa lên, gọi là thủ ấn Kim Cangchưởng, úp xuống gọi là thủ ấn Kim Cang phược. (Xem hình ở dưới) Hết thảy pháp Tam muội đều do Kim Cang quyền, Kim Cang chưởng, Kim Cang phược sinh ra. Khi bạn niệm Chú thì ba đàn tương ưng. Ba thủ ấn này muốn kết ấn nào cũng được, đều thành ‘’Lăng Nghiêm vương đại bạch tản cái Phật đỉnhtâm Chú ấn.’’ Sau đó quán tưởng tụng niệm Chú này, thì ba mật sẽ tương ưng. Được như thế thì sẽ đắc được thân, miệng, ý tam luân không thể nghĩ bàn của mười phương chư Phật. Bất cứ sở cầu thế gian, xuất thế gian, không có gì mà chẳng được như ý, nhưng tốt nhất vẫn là vô sở cầu. Vì có sở cầu thì có tâm tham, có tâm tham thì chẳng đắc được cảm ứng hiện thời, không thể được vô lượng công đức. Nếu vô sở cầu thì công đức mới lớn.
Nếu bạn không thể bắt ấn, thì trong bộ mật có ba bài Chú, tùy ý niệm cũng thành đàn. Thứ nhất là Pháp Giới Chân Ngôn : "Án phạ nhật la đà đổ một.’’ Niệm rồi thì pháp giới đều thanh tịnh. Thứ hai là Thanh Tịnh Chân Ngôn : ‘’ Án lam sa ha.’’ Thứ ba là khi Phóng Diệm Khẩu thì niệm Ba Đàn Chân Ngôn : ‘’ Án hạ hồng.’’ Ba đàn tức là Phật, Pháp, Tăng.
Chữ "Án" là trên đỉnh Tỳ Lô làm Phật đàn.
Chữ "Hạ" là trong miệng Di Đà làm Pháp đàn.
Chữ "Hồng" là trong tâm A Súc làm Tăng đàn.
Ba câu Chú này mỗi câu niệm bảy biến, thì ba mật cũng tương ưng. Trước khi niệm Chú, niệm ba bài Chú này cũng rất tốt.
CHÚ LĂNG NGHIÊM (CỔ PHẠN) Bài chú này gồm 458 câu, dài hơn bài chú thường phổ biến 31 câu, do Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả phiên âm từ cổ Phạn trong Mật tạng (bản in của Nhật Bản): “Phật Đảnh Quang Tụ, Bạch Tán Cái, Đà Ra Ni”, để cúng dường Tam Bảo và hồi hướng công đức về Pháp Giới Chúng Sinh.
|
Phát Hành Kinh Sách & Phật Cụ
CHÚ LĂNG NGHIÊM
Trong phần giảng giải Chú Lăng Nghiêm, câu chú 472 và câu chú 488, Hòa Thượng Tuyên Hóa nói:
“Mỗi câu Chú đều có ý nghĩa của nó, các tổ sư trong quá khứ từng có sớ Chú Lăng Nghiêm, thịnh hànhsâu rộng, chiếu theo chân ngôn để phiên dịch, nhưng đều không dễ hiểu. Hiện tại tôi là sơn tăng, chẳng có tri thức gì, lại vào thời mạt pháp, biết rằng Chú Lăng Nghiêm rất quan trọng. Có Chú Lăng Nghiêm thì thế giới sẽ có sáng tỏ, không có Chú Lăng Nghiêm thì thế giới sẽ đen tối. Tôi dùng bốn câu kệ để giảng mỗi câu Chú Lăng Nghiêm. Mặc dù tôi không đủ tư cách để làm kệ, nhưng tôi không ngại sự khó khăn, khai quật mỏ đá để tìm cho được ngọc. Có thể sau này có người chân chánh hiểu biết, chân chánh Bồ Tát thị hiện, chân chánh tổ sư khai ngộ, sẽ mô tả, phô bày minh bạch những thuyết minh về Chú Lăng Nghiêm. Đây chính là hy vọng của tôi, hy vọng mọi người đều hiểu rõ Chú Lăng Nghiêm, đây cũng là động cơ khiến tôi tả kệ. Mặc dù các vị đã nghe nhiều năm, nhưng vẫn không biết vì sao tôi lại giải thíchnó. Nếu hiểu rõ Chú Lăng Nghiêm, thì sẽ minh bạch tất cả bí mật tinh hoa của Phật giáo.”
Từ Hoa tôi không quản ngại sức hiểu biết thô thiển của chính mình, cố gắng sử dụng âm điệu thi ca, ghi âm, hầu giúp cho sự ghi nhớ dễ dàng hơn, phiên dịch 554 bài thi kệ từ nguyên bản Hán văn của Hòa Thượng. Một vài chỗ người dịch sử dụng phần giảng giải của tác giả khi chú dịch phần kệ tụng để nghĩa lý không quá cô đọng, dù mở rộng chút ít nhưng vẫn theo sát đường lối giảng giải của Hòa ThượngTuyên Hóa. Người đọc có thể đối chiếu phần Hán văn 554 bài kệ đính kèm.
(bắt đầu dịch ngày rằm tháng 3, Đinh Dậu 2017, hoàn tất mùng 1 tháng 5, Đinh Dậu 2017)
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Hội thứ nhất
Tỳ Lô Chân Pháp Hội
Hội thứ nhất
Tỳ Lô Chân Pháp Hội
Con nay cung kính khấu đầu quy mạng
Tam nghiệp đều thanh tịnh cả thân tâm
Bồ đề hay phiền não vốn do tâm
Mê tức tục, giác ấy là chư Phật
Như hoa trong gương, không đi, không đến
Nước lồng trăng, chẳng có cũng chẳng không
Tuyệt tướng, ly trần, đâu là chỗ cầu mong
Đầu lại thêm đầu chẳng khác chàng Diễn Nhã
Chân cúng dường cõi trời người tiếp nhận
Phước tuệ gieo trồng như ý toại thông
Vạn hạnh viên toàn đầy đủ quả nhân
Nên danh hiệu gọi là vua Đại Giác
Pháp giới hư không quang minh trùm khắp
Thập phương tam thế đại trí tuệ tôn
Thân tâm con quy phục tánh thiên chân
Biết cùng tột diệu pháp tràng chư Phật
Tin ngài phước tuệ tròn đầy, con quy ngưỡng
Hằng bố thí trong ngoài, nên hiệu gọi Năng Nhân
Không cấu nhiễm, không cố chấp, biện phân
Nên cái thấy ta, người, đều buông bỏ
Muôn ức thân tướng trang nghiêm rạng rỡ
Đại Phật đảnh nghiêm mật, áng linh văn
Nếu người chuyên tâm trì tụng tinh cần
Lòng mở rộng khi nương về đại pháp
Nhất tâm cung kính hằng sa Bồ Tát
Mầm mống Bồ Đề là ruộng phước sạch trong
Tinh tấn đắp bồi vun tưới gieo trồng
Công quả viên thành dự Long Hoa hội
Đại triệt ngộ bậc trượng phu các cõi
Phước tuệ đủ đầy làm sư biểu trời người
Nhân địa lấy lục độ ba-la-mật vun bồi
Thành vạn hạnh quả như như diệu giác
Trước con cầu con đường vào Phật tuệ
Sau dùng tâm bi hóa độ chúng sanh
Khẩu, ý, thân, khéo chế phục, tu hành
Thuyết sâu rộng tham sân si tam độc
Bậc đại đạo tâm kiên trì dũng mãnh
Vốn như hoa sen không vướng bụi trần
Ngày đêm sáu thời cảnh giác chuyên cần
Như đang luyện vàng ròng trong lửa đỏ
Khắp cả ba đời mười phương chư Phật
Tích lũy công đức vì pháp xã thân
Nương Bồ Tát đạo kiếp kiếp cung huân
Giúp cọp, cứu chim, mong cầu đại giác
Chư Phật, Bồ Tát, số nghìn muôn ức
Đứng đầu thánh chúng giúp đỡ người tu
Dùng chân tâm cầu đạo chẳng thối lui
Vị lai hẳn sinh Vô Ưu quốc độ
Tu đạo huyền chốn núi sâu rừng thẳm
Thập nhị nhân duyên, vạn vật diệt rồi sanh
Xuân đơm hoa, thu úa lá rời cành
Hằng quán chiếu hốt nhiên tâm tỉnh giác
Quả vị Tư Đà Hàm, Bích Chi Phật
Duyên Giác và Độc Giác, nghĩa như nhau
Tinh tiến nhất tâm quyết chí chùi lau
Làm thượng thủ hữu học và vô học
Vô sinh là Ứng cúng và Sát tặc
Cần phải cấy cầy ruộng phước thế gian
Quả vị bồ đề vô thượng vun trồng
Khi Hoặc tận, Chân thuần, thành Phật đạo
Nay vào được dòng thánh nhân pháp tánh
Tức ngược lại dòng phàm tục sáu trần
Kiến Hoặc nơi Sơ Quả đã đoạn trừ
Thuyền đại đạo gắng công vào bến giác
Tư Đà Hàm, gọi Nhất Vãng Lai mà chẳng thật
Đoạn tận Tư Hoặc an tọa đài hoa
Mười tám quyền biến, hóa hiện lại qua
Du hí tự tại muôn nghìn ức cõi
Chư hiền thánh tăng thế gian mỗi mỗi
Cầu bậc chánh đẳng chánh giác đại trí tôn
Bảo trì, dung nạp, tiếp nhận chúng con
Viên mãn Bồ Đề bất tăng bất giảm
Không nơi Dục giới Niết Bàn chứng đắc
Nguồn cội vạn pháp thấu hiểu tận tường
Tâm thường thanh tịnh chẳng chút vấn vương
Không động không tĩnh, im lời lặng tiếng
Chư vị hộ pháp thiên thần, thiên tướng
Nay con khẩn cầu chư vị quang lâm
Thưởng thiện phạt ác, tra xét công tâm
Cẩn thận tu trì không hề rối loạn
Con đảnh lễ Dục Giới và Sắc Giới
Cõi trường sinh bất lão luyện tiên đơn
Ngũ khí hội tụ thấy được tánh chơn
Hoán chuyển thuần dương thọ thân vạn tuế
Biết đủ nên an lạc, bậc Bổ Xứ
Không âu sầu lo nghĩ chướng ngại tâm
Thuận cơ duyên giáng hạ cõi phàm trần
Dạy trai gái đang trầm luân trong các cõi
Tứ Đại Thiên Vương chiếu soi thiện ác
Thống lãnh quỷ thần tra xét ngày đêm
Phước họa do tâm người tự kiếm tìm
Nhân quả xoay vòng chớ nên than trách
Hóa Lạc thiên cung diệu kỳ biến hóa
Thế gian khó lường tự tại tiêu dao
Thực phẩm, thiên y toại ý mong cầu
Nên là cõi không ưu tư, phiền não
Tha Hóa Tự Tại cực kỳ thâm áo
Vô cùng khoái lạc rất đổi bình an
Ưa đạm bạc, lìa dục, giảm thiểu tâm tham
Lập công hạnh, tu thiện và tích đức
Quyến thuộc chư thiên năng trồng nhân phước
Đồng tu thiện đạo se kết thiện duyên
Biết khoái lạc kia chẳng phải chỗ hoàn nguyên
Nên tu tập phát tâm cầu giải thoát
Chư vị thiên tiên trong ba nghìn thế giới
Nhẫn nhục tinh tấn tu đạo kiên tâm
Dù thánh hay phàm không thể xem thường
Hầu trừ khử tâm cống cao ngã mạn
Đại Phạm Thiên vốn lìa xa trần cấu
Đức độ trang nghiêm lẫm liệt uy phong
Nên là giáo chủ Bà-la-môn tông
Tự tại an nhiên tâm hằng thiểu dục
Nhân-đà-la, vị chân thần thiên chủ
Hành Bồ-tát-đạo, ẩn thực, dụng quyền
Tích thiện tu phước lục độ cần chuyên
Chư thánh chúng, Phạm thiên đều tôn kính
Nghĩa Bà-già-phạm không nên phiên dịch
Cực kỳ tự tại tối diệu đoan nghiêm
Nghe được danh xưng ứng hiện điềm lành
Bậc tôn quý trời người đồng chiêm ngưỡng
Trời Tự Tại, các thiên thần quyến thuộc
Các Thổ Địa thần bảo vệ trước sau
Hành giả nhất tâm tu chân lý tối cao
Chớ sân hận thì chư thần gia hộ
Tối Thắng, Mãnh Tật là tên thần gió
Dời nhà, bứng gốc, kinh hãi lắm thay
Cõi tam thiền cũng e sợ nạn tai
Tự chiêu cảm trầm luân vì sân hận
Lửa dữ khó cam đốt thiêu gay gắt
Bảy mặt trời cùng hiện với nạn tai
Núi khô biển cạn hủy diệt muôn loài
Thành trụ hoại không mênh mông biển nghiệp
Quy mạng Thế Tôn thân tâm thu nhiếp
Pháp bảo vô tận thường tại tịch nhiên
Hội khắp mười phương chư vị thánh hiền
Trước Phật tổ đồng nhất tâm đảnh lễ
Nơi cung rồng cai quản loài thủy tộc
Đại dương xanh sâu thẳm sóng trùng trùng
Nước dưỡng sinh muôn vật được thấm nhuần
Biển lớn mênh mông mưa rơi tầm tã
Thuấn-nhã-đa tức Không, vô hình tướng
Nhìn mà chẳng thấy, nghe ấy chẳng nghe
Hai mươi kiếp số thành trụ hoại không
Kim cang đại định không lay không động
Ca nhạc diệu âm mở ra đại hội
Người câm xướng tụng, kẻ điếc lại nghe
Ông lão mù lòa mở đôi mắt tròn xoe
Hoan hỉ hợp hòa ngói gỗ đá đất
Như mây quang minh, tam muội hải ấn
Sum la vạn tượng ảnh hiện chập chùng
Như mộng huyễn, như bóng bọt nước trong
Như ánh chớp, như giọt sương đọng lại
Không vọng tuởng an trụ trong tự tại
Đuốc trí rạng ngời chiếu sáng Phạm cung
Ba nghìn thiên giới đoan chính uy phong
Như gốc tùng mãi xanh tươi không ủ rủ
Đại Bi là tên Đại Phạm thiên chủ
Cứu hộ chúng sinh tất cả hồi quy
Quán chánh tà dùng ba mắt bốn tay
Tâm minh chánh khi thưởng hiền phạt ác
Vua đại dũng mãnh quang minh chiếu khắp
Trí tuệ bất-không hiển lộ tánh chân
Quyền biến thị hiện, cổ Phật Nhiên Đăng
Đưa khắp chúng sinh vào nơi thọ pháp
Binh trời tướng trời oai hùng, dũng mãnh
Quét sạch quần ma, trấn áp khí tà
Thanh lọc pháp giới, công đức hằng sa
Bảo vệ chánh giáo đời đời hưng thạnh
Chư vị tuần tra thế gian bốn cách
Quán sát thiện ác chẳng trọng chẳng khinh
Năm tháng ngày giờ rất mực phân minh
Nhân quả báo ứng không hề sai khác
Trí tuệ tư duy khó ai trấn áp
Các bậc đại hùng tam thập tam thiên
Những kẻ ngỗ nghịch trong tứ đại châu
Quả ác báo, vòng luân hồi khó tránh
Vị đại thiên thần Bảo Kế Hỏa Đảnh
Tu hành thập thiện tích tụ công phu
Quỷ tiên linh vật đồng đến bái ân
Một lòng tin giữ con đường nhân quả
Hiệu là Thắng Quân, đội binh vô địch
Quân đối phương bỏ giáp tự quy hàng
Dứt họa tai, lấy đức phục nhân quần
Dẹp kẻ dữ khiến an bình các chốn
Vân Đồng Mộc Mẫu đi trong gió cuốn
Sấm chớp vang rền lay tỉnh kẻ điếc mù
Vạn vật hóa sinh tịch tĩnh tự nguyên lai
Viên thông bởi tục, chân, đồng hỗ dụng
Năng lễ, sở lễ tánh tướng không tịch
Tĩnh lặng không lời nhưng cảm ứng đạo giao
Khi quyền, khi thực, thiên chúng hiện thân
Khắp các cõi hằng khấu đầu đảnh lễ
Từ Đâu Suất nhập thai mà giáng thế
Xuất gia khổ hạnh tu đạo đắc thành
Chuyển đại pháp luân hóa độ quần sanh
Mở chánh pháp thuyết Bồ Đề vô thượng
Tỳ Lô Giá Na trung ương Phật bộ
Chủng tộc Như Lai giáo hóa quần sinh
Hành vạn hạnh ba-la-mật pháp môn
Chứng đắc viên thông chư pháp vô ngã
Cõi Tây phương A Di Đà hoa sen báu
Mong đợi chúng sinh sớm đến nhà thôi
Một lòng trì danh hiệu Phật chớ thoái lui
Mười vạn ức cõi đến liền trong chớp mắt
Chủ Kim Cang bộ là Phật A Súc
Đại tướng Dược Xoa lần lượt tuần tra
Phải ẩn thân các quyến thuộc thiên ma
Ngựa thần, trâu quỷ nhanh chân chạy trốn
Chủ Ma Ni bộ là Bảo Sinh Phật
Bồ tát Hư Không và quyến thuộc vây quanh
Vị trí phương Nam thuộc lửa Bính Đinh
Hào quang đỏ chiếu Khảm Ly rực rỡ
Bộ Yết Ma chủ về quy tắc và chức sự
Bồ tát Địa Tạng và quyến thuộc đông đầy
Nghiệp báo thiện ác không sai khác mảy may
Diêm Chúa vốn lạnh lùng gương mặt sắt
Bậc đại đạo sư chánh đẳng chánh giác
Hồ sen thơm tiếp dẫn chúng hữu tình
Thấy Di Đà, Quán Tự Tại lúc vãng sinh
Đại Thế Chí vẫy tay mau chóng đến
Tâm bồ đề vững vàng không lui sụt
Tinh tấn dũng mãnh, đã chân lại càng chân
Mầm mống nảy sinh, trổ lớn, đến bờ kia
Đất gạch ngói đá hóa thành vàng khối
Phá lưới Ma La thắng loài ma quái
Kẻ không ngay thẳng rất đổi hãi kinh
Uy đức trang nghiêm khuất phục giặc trời
Mắt khéo thấy xưa nay không ngăn ngại
Không một ai hơn, như ý tự tại
Sư tử vương cất tiếng rống uy linh
Kết vòng hoa, hương vi diệu trang nghiêm
Ngộ chân tuệ nếu năng trì chánh giới
Vi diệu vô cùng Như Lai biến hóa
Giảng kinh thuyết giáo độ kẻ mê si
Ai biết tín thọ phụng hành thì khổ xả ly
Niệm Phật hiệu, trì chân ngôn, thấy Phật
Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Như Lai Ứng Cúng cõi trời người
Minh Hạnh Thiện Thệ Thế Gian Giải
Nay con chí tâm quy mạng kính lễ
Con quy mạng Tây Phương Vô Lượng Giác
Tướng tướng hoàn hảo trí tuệ quang minh
Y báo, chánh báo thanh tịnh trang nghiêm
Vô lượng số thánh hiền trong cõi nước
Đảnh lễ môn đồ Như Lai cùng khắp
Chư đại trượng phu, con cung kính một lòng
Nguyện chư vị từ bi nhiếp thọ ban ân
Thường vì chúng con mà phù trì, gia hộ
Tất cả dòng tộc quốc vương ứng hóa
Theo duyên xưa sinh vào chốn giàu sang
Trợ giúp chư Phật hoằng hóa, tuyên dương
Hướng dẫn kẻ ương ngạnh lìa ba cõi ác
Nay quy mạng chư thánh hiền chánh giác
Độ ba cõi, trời người đều phải kính dâng
Phát lời thề thoát khổ cứu chúng sinh
Đất chấn động, loài ma trời kinh hãi
Là bậc cha lành của chúng sinh trong chín cõi
Khắp mười phương cõi nước Đại Giác Tôn
Hóa độ người thấy tướng hoặc nghe danh
Dù sâu bọ cũng dựa nương, phó thác
Đông Phương Bất Động Hoan Hỷ Quang Phật
Hiện tướng dữ hàng ma, Bồ tát Kim Cương
Độ người dùng nhiếp thọ, chiết phục, hai đường
Thuận hoặc nghịch đều hổ tương vi diệu
Lễ kính chư Phật chí thành thiết yếu
Cảm ứng đạo giao tự nhiên tương thông
Vì pháp nên tinh tấn chẳng nản lòng
Thấy chư Phật hiện thân trong giấc mộng
Con đảnh lễ tất cả các hàng vương tộc
Một lòng cung kính chờ mối duyên lành
Công viên quả mãn đại đạo tựu thành
Chứng đắc như như vào nhà chư Phật
Con quy mạng Thiên Trung Thiên chánh giác
Chư vị thánh hiền pháp giới hư không
Cầu xin từ bi nhiếp thọ chúng con
Giúp Vạn Phật Thành vạn ức năm không mất
Khắp cả mười phương ba đời chư Phật
Một pháp thân bản thể vốn tự đồng
Bất cấu, bất tịnh, bất giảm, bất tăng
Là đuốc lớn cho chúng sinh mãi mãi
Đông Phương Dược Sư Lưu Ly Quang Phật
Vào được nước ngài, Phật độ kẻ hữu duyên
Họa tiêu trừ, tăng phước báu, sống dài lâu
Đảnh lễ Phật, xưng danh, liền thấy Phật
Dược Sư Như Lai hào quang xanh biếc
Thân Phật đủ đầy tướng hảo trang nghiêm
Nhiếp hộ chúng sinh hiện vô số ứng thân
Mong sớm phát tâm Bồ Đề thoát khổ
Trí tuệ quang minh đại tài Bát Nhã
Chiếu khắp pháp giới bản thể Như Lai
Quán Tự Tại đạo tràng bất động bổn tòa
Tịch diệt an vui rỡ ràng sáng tỏ
Xưng tán Phật, trước môn đồ ngài con đảnh lễ
Khắp các cõi nước con nguyện cúng dường
Sám hối nghiệp chướng con nguyện tinh cần
Với công đức người, con luôn luôn tùy hỷ
Bậc giác ngộ viên mãn nhất thiết trí
Hiện tướng lưỡi rộng dài phá quần mông
Thuyết lời thành thật thức tỉnh kẻ cuồng ngông
Nương giáo lý thực hành, đời mấy kẻ?
Các cõi nước có quang minh rạng rỡ
Trên trời Hữu Đảnh dưới Địa Ngục tam đồ
Độ từ bọ sâu đến vi khuẩn muôn loài
Khiến phát tâm Bồ Đề, lập thành nơi hóa đạo
Chí tâm đảnh lễ Sa La Thụ Vương Phật
Kiên cố tinh chuyên tạo lập đức ân
Lục độ vạn hạnh viên mãn hằng ngày
Có thể khiến người chết đi sống lại
Niệm niệm chân thật khiêm cung thành khẩn
Đảnh lễ tất cả môn đồ Như Lai
Một lòng cầu thâm nhập, chẳng đổi thay
Giác đạo viên thành pháp thân hiển hiện
Chân thực, chân thực, lại rất chân thực
Khiêm cung, khiêm cung, lại rất khiêm cung
Đảnh lễ hóa thân của tất cả vương tôn
Khi hoàn tất sen nở hồ Cực Lạc
Quy mạng Phật Thế Tôn Chánh Giác
Từ bi tam bảo đại uy thần
Khiến đồng cung kính tất cả thánh thần
Công đức viên dung trí không ngăn ngại
Vì có sáu nghĩa Bạt Già không chuyển dịch
Khắp ba nghìn cõi Diệu Giác Như Lai
Tự tại cát tường pháp giới du hành
Thấy tướng, nghe danh tất siêu phàm nhập thánh
Muôn cây xanh trong cánh rừng đại thụ
Quý hiếm thay bóng mát, lá, thân, cành
Nhà lớn cũng do gỗ tốt dựng thành
Loại sư, lịch, kinh, gai thì quăng vào lửa
Chiêm ngưỡng Phật, kính Tăng, thêm tin tưởng
Trọng môn đồ tức báo đáp ân sư
Hiếu thuận là gốc công đức vun bồi
Gieo nhân thiện đạo tự sinh quả thiện
Vào nhà Pháp Vương sinh nơi tôn quý
Diệu Quán Sát Trí, tứ trí, tam thân
Thành Sở Tác Trí, ngũ nhãn, lục thông
Đại Viên Cảnh Trí chiếu Bình Đẳng Tánh
Bồ Tát, A La Hán bậc tăng giải thoát
Cùng khổ được bảo châu, đuốc thắp chỗ tối tăm
Chánh giác lộ bày chỉ dẫn kẻ mê tâm
Vĩnh viễn thoát vòng luân hồi, ái dục
Trí tuệ quang minh chiếu soi thế giới
Lay tỉnh kẻ ngu, biến hiện thần thông
Con tu tinh cần ba-la-mật pháp môn
Cũng chứng được đại giác tâm như Phật
Bảo Quang, Bảo Tràng, hoặc Bảo Tích Phật
Bảo Thắng Như Lai khéo hàng phục thiên ma
Có năng lực giao tranh tất cả vương gia
Khiến tả đạo chiết phục và nhiếp thụ
Tam Bảo Phật Pháp Tăng thường trụ
Nhất tâm cung kính chủ yếu chí thành
Các A La Hán là chư Phật môn sinh
Như đuốc sáng phá đêm dài dằng dặc
Có lại hóa không, vốn không thành có
Nơi cõi Cực Lạc thị hiện ứng hóa thân
Rộng cúng dường các cõi, luôn tinh cần
Con đảnh lễ tất cả dòng giống Phật
Quy mạng chánh giác Phật Đà Da
Quy mạng chánh giác Đạt Ma Da
Quy mạng chánh giác Tăng Già Da
Quy mạng chánh giác Tam Bảo Da.
Với các yêu ma gọi vời, triệu tập
Quang minh chiếu khắp khiến người chết hồi sinh
Chủ quán đảnh, Phật Tỳ Lô Giá Na
Kim Cang Thượng Sư, Phật hóa ra Phật
Trước ứng thân Phật, con nhất tâm đảnh lễ
Luôn hướng về hằng sa đại thánh nhân
Tội nghiệp tiêu trừ, tăng phước, biết báo ân
Phản bổn hoàn nguyên, cổ kim phản ảnh
Ngã phá không, kinh điển khó lường, khó sánh
Hãy tiếp thu đại pháp độ quần luân
Khéo thuyết giảng lời phá tham, si, sân
Giống dòng Thánh vốn cát tường, tôn quý
Cung kính lễ bảo hoa đại Phật đảnh
Tràng phan và bảo cái rất trang nghiêm
Loài cỏ cây, động vật, thấp hóa sinh
Đều cùng vào được cánh đồng Vạn Phật
Dù báu, lọng hoa, Tỳ Lô Giá Na Phật
Là đại tâm chú hàng phục ma quân
Khiến tự tại, chở che người vạn đức ân
Diễn pháp đại thừa cơ huyền thấm nhuận
Trước chư vị thánh hiền nay con đảnh lễ
Nguồn đạo cao sâu nguyện được chứng minh
Hộ niệm, gia bị cho con tam muội tựu thành
Sớm đắc được quả Phật Đà tối thắng
Người và con sớm đến bờ giải thoát
Về căn nhà chân thật, tất cả chúng sinh
Mục đích cuối cùng là phản bổn hoàn nguyên
Mặc tình ngao du an vui cùng khắp
Như người thổi loa pháp, đánh trống pháp
Dứt trừ bệnh khổ, hàng phục oán ma
Khiến chúng sinh sớm đến được bờ kia
Cầm chày kim cang, Vi Đà Bồ tát
Giáo hóa quần sinh, Phật Phật nói pháp
Tất cả thần linh bí mật, ẩn tàng
Hộ trì chánh pháp thường trụ thế gian
Dùng đại trí dạy chúng sinh giác ngộ
Gieo trồng căn tánh Đại thừa Phật đảnh
Khổ đế thoát ra, độ khắp chúng sinh
Hư không tận cùng, nguyện lực vô biên
Trí tuệ thâm sâu, cùng qua bến giác
Lãnh đạo tam thừa, chân như mong chứng đắc
Là bậc đứng đầu tuyển chọn Phật môn
Nhẫn nhục, tinh cần, mầm mống thánh nhân
Không thoái chuyển, viên toàn, thành Phật quả
Năm thừa trời người là cội mầm căn bản
Là bậc thượng thủ giáo hóa chúng sinh
Từ hữu tưởng, vô tưởng cho đến các hàm linh
Chứng vô sinh nhập pháp thân thanh tịnh
Bát nhã diệu trí tựu thành Phật quả
Thẳng đến Bảo Sở, không dừng tại Hóa Thành
Quán chiếu thực tướng, thể dụng phân minh
Thành Chánh Đẳng Giác liên hoa đóa đóa
Chú thuật, La Võng thiên ma trừ phá
Giải tai họa bất ngờ khiến phải mất thân
Cứu thoát tất cả nghiệp thống khổ, oan khiên
Lại thêm cát tường quang minh thanh tịnh
Vô thượng đại bi chánh văn tâm ấn
Hộ pháp thiện thần Phật bộ Liên Hoa
Từ bi hỷ xả bố thí tăng gia
Chuyển vận diệu vời đoạt quyền tạo hóa
Khắp cả hư không cầm chùy, bưng núi
Trấn giữ quân ma Đông Phương Kim Cang
Bồ tát ủng hộ có tám vạn bốn ngàn
Khiến người tu trì nhập vào đại định
Luân bảo như ý khó lường kỳ diệu
Cõi Nam phương vô-úy-thí hóa sinh
Thọ trì tâm chú yêu quỷ hiện nguyên hình
Như hút sắt đá Si Mị Vọng Lượng
Tâm kim cang thi triển pháp tối thượng
Cõi Bắc phương thành tựu pháp chuyển luân
Định tuệ vốn từ giới luật công huân
Giác ngộ viên mãn trời người tôn kính
Giải oan, mở oán, hòa bình vui thích
Trận chiến tranh dằng dặc hóa bình an
Giúp người tháo mở tất cả khó khăn
Vô cùng vi diệu ngũ đại tâm chú
Đạo tràng thù thắng thanh tịnh kiết giới
Niệm Phật đường, đại pháp hội trang nghiêm
Tán thán thường chuyển vô thượng pháp luân
Đệ nhất nghĩa, tâm đắm chìm tái tạo
Tối thắng giải thoát Đạt Ma pháp bảo
Rạng rỡ huy hoàng rất hiếm có xưa nay
Vượt qua tất cả đau khổ, nạn tai
Sớm chứng Bồ Đề xa lìa điên đảo
Đắc an lạc giải trừ bao khổ nạn
Tiêu diệt não phiền hưởng được thanh lương
Lời nguyền ác hiểm, chú thuật ma quân
Đều không thể hại được người trì niệm
Che khuất quang minh do não phiền, tà kiến
Tỏ lòng sám hối như đuốc thắp chỗ tối đen
An lành vô sự, phản bổn quy nguyên
Buông bỏ tánh phàm tức thành chư Phật
Diệt ác mộng và những điều xấu ác
Phiền não tức Bồ Đề, hoán chuyển thanh lương
Phá tà hiển chánh, đại giáo chấn hưng
Tám vạn lỗ lông hào quang khai phát
Trí tuệ bậc nhất, ngài Xá Lợi Phất
Biện tài vô ngại khai triển cơ đồ
Đây chính là trí tuệ đến bờ kia
Bậc thượng thủ chứng chân như thực thể
Không có hai thực tướng ngu si và trí tuệ
Bồ tát và ngoại đạo bản tánh nhất như
Phân chia pháp pháp bởi kẻ phàm phu
Bậc giác ngộ không vướng vào ngôn thuyết
Oan gia thế gian là ân nhân nước Phật
Thoát cõi trầm luân tri thức độ ta
Chân hộ pháp chính là Đề Bà Đạt Đa
Không vướng bụi trần, hàng tâm giận dữ
Tai họa tiêu trừ vô cùng hoan hỷ
Khó thể so bì pháp Thủ Lăng Nghiêm
Cứu cánh giác ngộ, vượt thoát não phiền
Khế hợp chân như, chuyển phàm siêu thánh
Các binh thần hộ trì nghìn cõi cảnh
Uy phong lẫm liệt ma quỷ hãi kinh
Đồng hướng điều lành dòng tộc chư thiên
Quyến thuộc yêu tà cùng nhau trốn chạy
Giới hạnh nhẫn nhục kiên trì bất thối
Dùng vòng móc hàng phục kẻ cang cường
Chiêu tập thiện tín tam bảo dựa nương
Đại pháp hội cát tường ma-ha-tát
Phá chướng, bình nạn hoặc là quát mắng
Khiến tất cả như ý và cát tường
Nghìn cõi trừ ma giáng hạ chư thần
Khiến khắp cõi kính tin đảnh lễ Phật
Thần hộ già lam, hộ giới, hộ pháp
Vô lượng quang minh chiếu khắp đại thiên
Thành tựu đệ nhất tự tại an nhiên
Chứng nhập Niết Bàn thường lạc ngã tịnh
Vòng móc ánh lửa hào quang màu tím
Hình tướng lực sĩ thần đại Kim Cang
Giải ách, cứu họa, khổ nạn tiêu tan
Bái kiến pháp vương, chúng sinh nhiếp phục
Chuyên tu hành diệu pháp đáo bỉ ngạn
Cầu quả Bồ Đề, dũng mãnh phát tâm
Khiến quy tam bảo, chiết phục thiên ma
Giúp ngộ bổn nguyên, nhiếp thu ngoại đạo
Pháp lực thâm sâu Kim Cang tay báu
Chưởng báu, quyền báu trấn áp ma quân
Vời vợi công đức, đại lực thần thông
Thân tâm đồng hành nơi nơi chân thật
Gìn giữ năm phương uy thần binh tướng
Tính khí Đại Thừa hiển thị oai linh
Rạng rỡ đất trời, Kim Cang quang minh
Tinh tú, nhật nguyệt đưa tay hoán chuyển
Bảo vệ an bình phá tan ác hiểm
Kim Cang thần tướng tranh đấu đầu tiên
Lời lời khiển trách quỷ quái yêu tinh
Hiển chánh trừ tà khắp nghìn cõi nước
Tất cả pháp lành phá trừ pháp ác
Giải trừ tật bệnh như ý toại tâm
Xua đuổi cấu uế, an lạc trong lòng
Vi diệu thay, những lời kệ chân chánh
Trừng phạt oán ma, Kim Cang thủ lãnh
Tìm bắt ngay ma quỷ hại chúng sanh
Bệnh lan truyền do nhiệt độc lưu hành
Kẻ trì tụng hồi sinh từ cõi chết
Ái kính chúng sinh, trừ khổ tử biệt
Chống gậy thần, các thiên chúng lặng yên
Tăng gia phước tuệ, bảo vệ người hiền
Hàng phục ma bệnh, bình an, yên ổn
Tên của thần biển vô cùng ảo diệu
Trừ bệnh do nước, lập được kỳ công
Hoán đổi sinh lão bệnh tử xoay vòng
Tất cả tai ương khác gì dúm bụi
Trị các oan ương hư không thuốc giỏi
Cảm lạnh, nóng bức, ẩm ướt, khô khan
Thời tiết đổi thay gây bệnh truyền lan
Ta bà ha, chuyên tâm trì thần chú
Cõi Ta Bà địa thần Kiên Trì bảo hộ
Khó khăn nguy hiểm núi đổ cát bay
Bệnh tật nặng nhẹ đều chữa khỏi nạn tai
Tâm chú gia trì diệt muôn bệnh khổ
Thần lửa phát nguyện diệt trừ lửa đỏ
Tất cả bệnh nhiệt đều bị san bằng
Không còn dấu vết phiền não hận sân
Ngọt ngào mát mẻ vui mừng khôn xiết
Giải trừ nước độc, các chứng phong thấp
Tê liệt, bại xụi, thận, ruột, bướu dư
Phù thủng, ghẻ lở, sốt rét, hủi cùi
Tất cả thống khổ đều hóa thành như ý
Đức Từ Thị Vô Năng Thắng dũng kiện
Lượng sánh hư không tất cả chứa dung
Thánh chúng trang nghiêm tề chỉnh vây quanh
Hằng mong đợi tâm Bồ Đề tăng trưởng
Cõi Kham Nhẫn bậc đại tâm tế độ
Bồ tát Nguyệt Quang cứu kẻ đắm sông mê
Siêu thoát luân hồi, vượt biển khổ quay về
Cứu quần ma phát bốn lời thệ nguyện
Bậc đại tướng quân Kim Cang Hỏa Thủ
Gạn lọc tâm ly dục thoát hồng trần
Chánh niệm nhiếp trì, hành pháp chánh chân
Làm khuôn mẫu giúp người phân thiện ác
Đại lượng bao dung, Hư Không Tạng Bồ tát
Cùng tận pháp giới tất cả nhiếp thu
Trời, người, a tu la, ngạ quỷ chúng dân
Phóng quang thanh tịnh cõi súc sinh, địa ngục
Đại Bồ tát Bạch Y Quán Tự Tại
Vô phương biến hóa diệu lực thần thông
Cứu giúp chúng sinh chẳng kể ngày đêm
Chỉ e chúng sinh sa vào hầm lửa
Các thiên tướng và thần binh đại lực
Dẫn đạo đại quân, Bồ Tát Phổ Hiền
Châu Lợi Bàn Đà mở lối trước tiên
Dạy kẻ trí và người ngu bình đẳng
Hòa hợp ứng đối, ngài Ba Tư Nặc
Tứ địa Bồ tát thời Phật Long Quang Vương
Trí tuệ biện tài giải thích hoài nghi
Khéo giáo hóa chúng hàm linh các cõi
Ngữ ngôn bậc thánh hỗ tương ứng đối
Phân tích tận tường kẻ tóc đường tơ
Bồ tát Trì Địa chứng kiến trước sau
Đều cùng hoan hỷ an vui vô tận
Lưu Ly Pháp Vương Quang tối thắng
Thuốc quý vào thân trong suốt long lanh
Biết rõ trong ngoài thấu triệt đắng cay
Thần Nông thị hiện trang nghiêm đoan chính
Là bậc y vương cứu sống tất cả bệnh
Dược Vương và Dược Thượng phóng hào quang
Chân chánh tinh cần cúng dường Phật đốt thân
Khắp mười phương không mảy may chấp trước
Ngũ bộ thần trong Kim Cang cảnh giới
Phá thiên ma ngoại đạo hiển lộ kỳ công
Đại Duyệt Ý, Sự Nghiệp Bất Không
Cứu giúp quần sinh thoát vòng khốn khó
Khiến ác hướng thiện, động tĩnh biến hóa
Lò lớn luyện đơn tinh diệu chánh chân
Phật Tỳ Lô Giá Na bộ chủ Kim Cang
Khiến tất cả chúng sinh thành hảo hán
Thần hộ pháp của Đức Thế Tôn Phật
Bảo vệ đạo đức rất đổi công bình
Hàng phục tất cả ma quái yêu tinh
Quy y chánh giáo tuân hành mệnh lệnh
Thương chúng sinh khổ giúp xuất ly ba cõi
Thiền định giải trừ cấu uế vô minh
Hàng phục ma chướng, vọng dục, mạn khinh
Hộ niệm tế độ chúng sinh bệnh khổ
Chùy Kim Cang đoạn dục tình, ma chướng
Kiến lập đại pháp tràng, tế độ chúng sanh
Diệt thói quen xấu, đức tướng tựu thành
Hộ thần Quán Đảnh thường theo bảo vệ
Phá tan ma quái không gì hơn trí tuệ
Hồng Liên Hoa Thủ Nhãn thấy Phật Đà
Sắc xanh trắng tím, đóa đóa liên hoa
Khiến kẻ đã chết hốt nhiên sống lại
Khí thiêng ngút trời, Kim Cang kiếm báu
Tung hoành ngang dọc biến hóa khắp đại thiên
Giữ gìn chánh pháp chém quái, trừ yêu
Chứng vô sinh vạn ức năm giải thoát
Thiên thần lực sĩ đại uy đại đức
Hàng phục chúng ma trấn giữ sơn hà
Lúa gạo đủ đầy an định gần xa
Bốn mùa thuận hòa tình người rộng lớn
Diệt tai họa bất ngờ, Thiên Tài Lực Sĩ
Nước cuốn, lửa dữ, cướp bóc an bài
Sự chẳng như lòng đổi lại vui thay
Sao sáng đẹp chiếu mặt cười hớn hỡ
Trước dùng lời khéo khuyên răn tỉnh ngộ
Thuận theo lời dạy bảo, miễn lỗi lầm
Bỏ tà tu chánh, nếu biết dụng tâm
Đại Bát Nhã sẽ tự nhiên khai mở
Giáo hóa khai đạo khiến kẻ ngu sáng tỏ
Giúp tựu thành tâm hoang phế xưa kia
Năng trồng cây, nhổ cỏ, chẳng cầu gặt hái mang về
Giới Định Tuệ tu chuyên cần, tiếp thụ
Thương người, người thờ ơ, thương đà thật đủ?
Kính người, người không đáp, kính đã thật đầy?
Tự chiếu soi, cầu nơi mình chính thật là đây
Cảm ứng đạo giao, chớ tin điều huyền hoặc
Cung trời nhật nguyệt an cư thiên chúng
Bạch Y Thánh Giả cứu độ quần mê
Cảnh giới thuận nghịch bất động lặng yên
Ma ha bát nhã ba-la-mật
Chiếu cõi đại thiên, Nhật Quang thiên tử
Khắp tứ phương, tứ hướng, tứ vô cùng
Cung nguyệt Hằng Nga thanh tịnh hư không
Hai mươi tám vì sao chầu sau trước
Phóng ánh hào quang, nhật nguyệt tinh tú
Tung hoành thần biến ma quái khó chỗ nương
Mệnh lệnh ban hành, Thiên Tử Phổ Hương
Yêu ma, quỷ quái cao bay, xa chạy
Áo giáp Kim Cang mắt chói lòa khó thấy
Oai đức cao vời đạo lực vô ngần
Phá vỡ quần ma đoạn tuyệt dấu chân
Ngũ cốc thu hoạch an bình, hoan lạc
Kim Cang đồng nam thậm thâm chân thật
Không dụng công phân biệt thị hoặc phi
Một sát na ba nghìn cõi đến đi
Tâm chúng sinh tỏ tường trong nhất niệm
Lìa xa trói buộc, gần người có đức
Giáo hóa cõi ta bà, La Sát Kim Cang
Khiến đạo tràng thêm tốt đẹp, nghiêm trang
Bát nhã ba-la-mật thiên mẫu công đức
Lực sĩ Kim Cang bàn tay năm ngón lớn
Yêu khí gần xa đều phải ẩn mình
Hộ niệm chúng sinh đại đạo viên thành
Đường trước mặt thuận lòng như ý nguyện
Khiến chúng sinh cõi thế gian thức tỉnh
Dùng lời lành khuyến dạy xả trần mê
Tinh tấn dũng mãnh đến được bờ kia
Cứu người khổ, thuyền từ quay trở bước
Bốn vị thiên vương hộ trì giới luật
Quyến thuộc là thái tử dáng vẻ uy nghi
Thiện ác trong ba cõi ghi chép đủ đầy
Qua lại xem xét ngày đêm không dừng nghỉ
Tam Quang Thiên Vương đông đầy gia quyến
Ba-la-mật, ánh lửa hồng phản chiếu bóng thái dương
Xóa dấu vết nhiễm ô, Đại Lực Kim Cương
Hộ niệm người chân tu qua bể ái
Tâm chúng sinh, thần Nguyệt Quang ban trải
Chẳng vướng bụi trần, tự tại thanh lương
Đức A Di Đà pháp chủ Tây Phương
Các ngài Thế Chí, Quán Âm thân thiết
Lòng cong vẹo sửa ngay thì đạo hiện
Đức lớn cận kề, thành tựu đạo trường
Che chở, giữ gìn, chư thánh bắc phương
Mỗi ngày một mới, Thủy Quang Đồng Tử
Ánh hào quang chiếu quanh người uy đức
Sấm to, gió lớn đều thuyết diệu pháp âm
Hàng phục ngoại đạo tìm lại chánh tâm
Vĩnh viễn xuất ly lưới giăng ngũ trược
Tự tính pháp lực chu toàn tối thượng
Tất cả muôn loài đều hàm chứa, bao dung
Trang Chu gõ bồn đạo lớn thành công
Bước xuống thuyền từ, buông tay, nhìn xuyên suốt
Vô lượng thanh tịnh hào quang chư Phật
Thiên Vương thiên chúng gìn giữ đài sen
Kỳ diệu vô kiến đảnh tướng, rất mực ngợi khen
Bồ tát đại sĩ nở nụ cười hoan hỷ
Trăm quang minh báu, đảnh tướng nhục kế
Trên đài sen nghìn cánh, bậc Pháp Vương
Diễn thuyết vô tận diệu nghĩa trùng trùng
Rưới cam lộ, Tỳ Lô Giá Na Phật
Thần quỷ La Sát vừa thiện vừa ác
Dạy nhẫn nhục dùng chiết nhiếp hai môn
Chúng sinh can cường khó điều phục khác thường
Vốn là Phật, chợt hiện ma, hiện Phật
Ngài Kim Cang Tạng Vương hiện uy đức
Dùng tướng vô ngôn giác ngộ chúng hữu tình
Công đức và diệu trí chuyển pháp luân
Đồng nhập Niết Bàn dứt trừ tranh biện
Chiếu khắp tam thiên, quang minh thần biến
Dù nhỏ như sợi tóc động niệm khởi tâm
Dừng thói quen chất chứa, phá tối tăm
Chúng hữu tình viễn ly tâm điên đảo
Bộ chúng Kim Cang cầm chùy, nâng núi
Thiên ma ngoại đạo cao chạy, xa bay
Hàng phục quỷ thần tam bảo quy y
Ngày cũng như đêm luôn dùng đức uy cảm hóa
Sen trắng, sắc trắng, quang minh trắng
Chiếu rạng đất trời, bóng đổ nghiêng
Núi lay, biển động, tiếng tiếng vang rền
Lòng vui thích y theo chánh pháp
An tọa trên hoa sen, vua đại pháp
Đông tây nam bắc bảo vệ trung tâm
Tất cả thần hộ pháp cố sức gắng công
Năm phương, năm bộ, hào quang năm Đức Phật
Bậc uy đức thị hiện chư đại sĩ
Tay nâng cao lọng báu với tràng phan
Nương đạo giác ngộ dạy dỗ nhân quần
Cùng giong ruổi trên pháp thuyền viên mãn
Như cát sông Hằng, lực sĩ hiện thân cao lớn
Tinh diệu, tuyệt luân, ánh sáng cao thâm
Bảo hộ, giám sát thế giới phương nam
Kẻ ác đọa lạc, người hiền thăng tiến
Hộ trì mười phương tinh cần giải thoát
Tam tai, bát nạn không phải đọa sa
Thế giới thanh bình, dân chúng an hòa
Cùng tu tập, quả Bồ đề chứng đắc
Là vua trong các định, tam muội trí ấn
Là diệu âm thành tựu đại đạo trường
Tâm chúng sinh đầy đủ tam muội vương
Một lòng cầu đạo quang minh cảm ứng
Nhất tâm sám hối gia tăng trí lực
Thần linh gìn giữ cõi nước bắc phương
Trong tâm Tỳ Lô hiện Bồ tát Kim Cương
Y giáo tu hành bất tăng bất giảm
Thân khẩu ý năng cầu sám hối pháp
Ba nghiệp thanh tịnh không phạm lỗi lầm
Giữ giới tinh nghiêm như đêm hiện tròn trăng
Trong khoảnh khắc nhảy vào hàng Thập Địa
Chư Phật Thế Tôn từ bi rộng lớn
Phương tiện quyền xảo độ cõi luân hồi
Đổi tà thay chánh tinh tiến không thôi
Mới biết chuyện sắp đến còn kịp thời theo dấu
Việc con làm nguyện cầu xin ấn chứng
Không làm sao lấy lại ngày tháng qua đi
Thánh đạo nương theo cẩn trọng tu trì
Tôn kính thanh quy, tuân hành giới luật
Hội thứ hai
Thích Tôn Ứng Hóa Hội
Trên đỉnh Tỳ Lô hiện hào quang trắng
Khiến kẻ ngu, người mù điếc hãi kinh
Phát âm thanh giác ngộ tất cả hàm linh
Đồng quy hướng Bồ Đề tràng vô thượng
Ánh sáng trí tuệ trụ vô kiến đảnh
Chư đại Bồ Tát bảo bộ Kim Cang
Bồ Tát Hư Không Tạng là thượng thủ đạo tràng
Dẫn đạo chư thần hộ trì chánh pháp
Trí tuệ cứu cánh là mẹ chư Phật
Pháp bộ Liên Hoa huyền diệu tinh anh
Hy hữu thay, thành tựu các nghiệp lành
Phế phương tiện, trực nhập vào Bảo Sở
Chư tiên đảnh lễ Lăng Nghiêm Phật Đảnh
Cung kính cúng dường chư vị thánh hiền
Sám hối, tu phước lành, trí tuệ gia tăng
Cầu sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc
Thủ Lăng Nghiêm tướng vô kiến đảnh
Cứu kẻ treo ngược, Phật bộ trung ương
Tỳ Lô Giá Na khắp cả mười phương
Trong tôi và trong anh đều có mặt
Án Á Hồng tổng trì chân ngôn chú ngữ
Phật A Di Đà, Phật A Súc, Phật Tỳ Lô
Pháp, Báo, Hóa Thân, ba nghĩa gồm thu
Tự nơi đây sinh ra muôn hiền thánh
Cây vàng ròng hoa vàng thân cao lớn
Chim đại bàng nơi đạo Phật Thánh dừng bay
Pháp thân thơm khắp các cõi nước này
Bất thoái Bồ Đề tâm tiêu dao tự tại
Lực bất tư nghì chân ngôn chú ngữ
Tam muội gia trì nếu niệm cần chuyên
Liều thuốc thanh lương hoán chuyển não phiền
Phật bảo vô thượng thường xuyên gia hộ
Tất cả pháp cát tường đủ đầy sáng tỏ
Kho báu vô tận thảy thảy gồm thâu
Các pháp ba-la-mật đều được tựu thành
Trên hoa sen tím đoan nghiêm an vị
Đã thật càng thật, thật tâm, thật ý
Hành thật, tu thật, đã chân lại càng chân
Tạo thật, thành thật, đã thật càng thật
Tất cả, tất cả, thật thật thật
Thống lĩnh cõi tà ma tu chánh giáo
Viên mãn sự lý đến được cõi vô cùng
Sinh tử não phiền rốt ráo dung thông
Chứng nhập Bồ Đề thường lạc ngã tịnh
Hạnh nguyện Bồ Tát tròn đầy chân chính
Đều hiển lộ ra ngũ nhãn, lục thông
Giải thoát vi diệu phước tuệ viên toàn
Tế độ người hiền Vô Thượng Đẳng Giác
Tự tánh Không, các pháp con tu tập
Chân như tự tại bình đẳng chí công
Ruộng phước vô thượng ra sức gieo trồng
Tự giác, giác tha, đông tây mặc ý
Chánh niệm thọ trì chí thành khẩn thiết
Lâu dần thành tam muội khó nói ra lời
Trong thánh, ngoài vương, công đức vun bồi
Lớn không ngoài, nhỏ không trong, Bồ Đề viên mãn
Hàng phục tất cả quân binh quỷ ác
Phụng lệnh thi hành dũng kiện quỷ vương
Hộ trì hành giả tinh tấn đảm đương
Giáo hóa chúng sinh từ bi phổ độ
Đại Thừa mầu nhiệm nhiều phen giáo hóa
Các quỷ La Sát vất vả nổi trôi
Dùng pháp thuận nghịch dạy dỗ khắp nơi
Độ tất cả chúng sinh quay về nguồn gốc
Quyến thuộc giữa trời, hư không, trên mặt đất
Sinh ra vô số manh mối khác xa
Cha mẹ, con cái La Sát Dạ Xoa
Binh tướng, anh em, cùng hàng sứ giả
Uy lực hai loại vua thần thâm áo
Phá hung tinh, trừ thù hận thành công
Giúp vượt qua tất cả hiểm nạn khó khăn
Trước Phật Thích Ca Mâu Ni quy mệnh
Chí tâm trì tụng đắc Lăng Nghiêm đại định
Thành ý tinh tấn chứng pháp vô sinh
Thiện ác nhiễm tịnh hỗn tạp tự hành
Khó vượt bể khổ, đời đời chìm đắm
Tôi nay cảnh tỉnh tám vạn đại chúng
Kim Cang đại lực cùng các vua thần
Hãy hàng phục hoạn nạn và các nạn ma
Trí tuệ, cung tên, quan chức thăng tiến
Kiếm báu thần Chấp Kim Cang sắc bén
Nhập tam ma địa trấn áp khí chẳng lành
Hàng phục quỷ ma tất cả mọi loài
Sửa ác hướng thiện tự tâm đổi mới
Diệu cát tường, dũng mãnh phát tâm bố thí
Kim Cang Tạng Vương dẹp phá tà si
Bậc Sát Tặc Ứng Cúng Khôi Đa Sĩ
Quyến thuộc hòa hợp lâu dài an ổn
Thần Kim Cang khắp ba nghìn thế giới
Thí dụ, toán số, khó tính đếm cho xong
Ủng hộ người tu thiện pháp chánh tâm
Đủ công đức, tự nhiên thành tựu đạo
Ngăn ma tác hại khiến người an ổn
Gặp dữ hóa hiền, nghiệp trước tiêu tan
Không gặp ác mộng, biến nguy thành an
Trời xanh không mây, nơi nơi hoan hỷ
Ứng nghiệm bởi chuyên tâm, lấp che vì chia trí
Vĩnh viễn không dừng tụng niệm chí thành
Ngày một cao thâm, tam muội tựu hình
Chứng đắc Bồ Đề, bất lai bất khứ
Kim Cang Thiên Tiên chở che, gìn giữ
Thịnh vượng thuận lợi dáng vẻ nghiêm trang
Nhiếp thọ, chiết phục trăm nghìn vạn lần
Uy đức vô cùng, đầy đủ phước tuệ
Con nương dựa Thế Tôn uy thần lực
Cứu hộ đảo điên của tất cả chúng sinh
Nguyện cho người lìa khổ được an bình
Sớm giác ngộ, lập căn cơ đạo hạnh
Khắp mười phương vô tận thường trụ Thánh
Tất cả hộ pháp cùng thắp ngọn đuốc thiêng
Chiết phục, nhiếp thọ, khéo thuyết thuận cơ duyên
Hóa độ chúng sinh, ngài Kim Cang Mật Tích
Nay chúng con quy mạng Đại Phật Đảnh
Ánh sáng trí tuệ, kho pháp báu bất tư nghì
Nguyện con hiểu rõ pháp vi diệu tổng trì
Phụng hành đúng nghĩa Như Lai giáo thuyết
Diệu âm tự tại, pháp quang thần biến
Con chí thành đảnh lễ mật linh văn
Mong cầu uy lực cảm ứng đạo giao
Hồi phục bản lai, quả Bồ Đề chứng đắc
Đảnh lễ vô trụ hóa sinh sinh hóa
Nghĩa lý vô lượng vô tận vô cùng
Chư Phật đồng nhiếp thọ khắp mười phương
Thoát hầm lửa dữ, an vui lìa khổ nhiệt
Thắng Đại Kim Cang uy phong mãnh liệt
Phá ngoại ma trấn áp khí yêu tà
Phiền não chướng ngại kiên nhẫn vượt qua
Vì giáo pháp nhọc nhằn nên thành công lớn
Hàng phục tà ma Kim Cang múa kiếm
Hóa sinh nơi hồ thất bảo liên hoa
Thành đạo Bồ Đề, Đức Phật Thích Ca
Phổ độ chúng sinh thoát bùn lầy chìm đắm
Cát Tường Đại Kim Cang Diệu Thủ
Nghe đến tên cảm hóa khó suy lường
Cải ác tùng thiện sửa đổi lỡ lầm
Tại Vạn Phật Đường vào ngay pháp giới
Quân, Tạng, đều là tên Kim Cang Bồ Tát
Giới đức dư thừa xá lợi xương thân
Năm sắc đủ đầy, định tuệ trang nghiêm
Hào quang chiếu lâu dài không hư hoại
Trước Thần Đại Luân Kim Cang con kính lễ
Đấng tôn quý nghìn đầu, nghìn mắt, nghìn tay
Là bậc quán đỉnh uy đức thấm nhuần
Hộ trì người tu, khó suy lường, so sánh
Có khả năng phá tan bao chướng ngại
Bậc Sinh Quý Trụ pháp pháp dung thông
Hộ trì tam bảo, chiếu khắp quang minh
Hộ giới thiện thần cứu người phiêu bạt
Hộ niệm người tu, Đại Kim Cang Bồ Tát
Như tiếng rống sư tử, âm pháp rền vang
Khiến chúng sinh trừ chướng ngại đeo mang
Bát nhã thâm sâu độ tất cả khổ tập
Con quy y tất cả ba đời chư Phật
Chí thành đảnh lễ tất cả thánh hiền
Kim Cang Tạng Bồ Tát tám vạn bốn nghìn
Hộ trì người tu thoát nơi mê đắm
Lập pháp đàn, bậc giác giả ấn chứng
Cứu khổ treo ngược, tam muội sớm thành
Xa lìa thống khổ, thu nhiếp chúng sanh
Đại định Lăng Nghiêm vĩnh viễn hiển lộ
Phật lại truyền lệnh chư thần bảo hộ
Khắp các đồng nam đồng nữ y lời
Luôn cận kề hành giả khắp nơi nơi
Dự Long Hoa hội, bậc thư hùng kiệt xuất
Đắc được chánh định, thành tựu các pháp
Là bậc Diệu Giác tam đức viên thành
Tự độ, độ tha, vị Bồ Tát tu hành
Ngự cảnh Niết Bàn, trên đỉnh đồi Bát Nhã
Phật Thế Tôn Bà Già Bà Đế
Cũng là viên mãn và tùy tâm
Nhập định Lăng Nghiêm vui ý toại lòng
Và từ đó trí phát sinh vô lượng
Mong cầu Phật gia hộ, con khát ngưỡng
Khiến được viên thành các pháp con làm
Nguyện tinh tấn sớm chứng bất thoái tâm
Sớm nêu danh trong hội tuyển hiền, chọn thánh
Tụng trì mặc niệm, ý lời nên giảm thiểu
Giáo pháp chỉ bày lợi ích khắp đại thiên
Pháp pháp tu trì đều trọn vẹn lộ trình
Đắc cõi Niết Bàn không tăng không giảm
Hội thứ ba
Hội Quán Âm hợp đồng
Ách nạn từ cung vua diệt trừ tất cả
Cứu độ những người cô độc, lênh đênh
Tối thượng, tột cùng, lợi lạc tất cả chúng sinh
Được cung kính, tiêu tai, tăng tuệ phước
Đây là linh chú diệt trừ nạn cướp
Nhãn nhĩ tị thiệt thân ý buộc ràng
Chúng bộ Thượng Sư Xá Na Phật chu toàn
Giáo pháp Phật nên hết lòng truy cứu
Lập lại tên thần, tiêu trừ hỏa hoạn
Bồ tát Bạch Y phương nam ứng với Bính Đinh
Xa lìa nhiệt não, cứu hộ chúng sinh
Được đèn chiếu sáng, khắp nơi mát mẻ
Năm tướng suy nơi sáu cõi trời Dục giới
Cõi tam thiền chịu nạn gió thổi bay
Dù anh tu đến cõi Phi Phi Tưởng có ngày
Cũng không sánh được về Tây Phương Cực Lạc
Câu chú này tiêu trừ các chất độc
Các loài cỏ cây có hóa chất hại người
Đọc linh văn hẳn sẽ được bình an
Lìa khổ nạn lại được vui cứu thoát
Thần Kim Cang khéo khiến người thuận đạt
Biện tài vô ngại tránh mũi kiếm đao
Mở trói kẻ bị gông xiềng ràng buộc bấy lâu
Tai nạn đều tiêu trừ thôi tranh chấp
Luận nghĩa, tu hành, chuyển luân diệu pháp
Đại tướng Kim Cang chấm dứt phân tranh
Nhận lệnh ban truyền bất động quân binh
Chúc tụng thái bình, buông gươm, cởi giáp
Siêng năng trì giới xa lìa khổ ách
Tránh nạn mất mùa thoát cảnh cơ hàn
Uy lực xuất thần, Bảo Hộ Kim Cang
Nghèo nàn, đói rét đều được cứu thoát
Nghe danh Không Thần không cản trở
Trừ nạn sấm sét khiến hãi kinh
Tai nạn tiêu trừ do tin hiểu phân minh
Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú
Cái chết bất ngờ quá đau thương, buồn thảm
Nạn trên không, đất, biển, khó lo toan
Nhất tâm trì niệm trừ chướng ngại, được an toàn
Hộ trì mười phương, Kim Cang Đại Tướng
Pháp chưa từng nghe qua, vi diệu khó tưởng
Tất cả nạn bất ngờ đều được bảo toàn
Thiên thần giáp vàng ngầm giúp đỡ bình an
Thưởng thiện phạt ác không hề thiên lệch
Pháp đại tổng trì, con nay quy mệnh
Địa thần Kiên Lao chẳng thể bỏ qua
Luôn luôn trừ diệt tai nạn, yêu tà
Sớm chứng vô sinh, đạo tâm ngay thẳng
Các chất độc trong bạc vàng đá đất
Tụng trì thần chú biến hóa cam lồ
Hộ niệm trao truyền tối thượng kim cang
Bạn lành là Bồ tát, không còn cô lẻ
Mỗi bước hiểm nguy hóa an lành khó kể
Hi hữu thay, diệu pháp tựa suối tuôn
Các pháp Cô Khởi, Bổn Sự, Nhân Duyên
Sao cát tường chiếu, tháo mở người treo ngược
Loài cắn hại người như rắn độc, bò cạp
Trượng báu này hàng phục miễn tai ương
Loài bọ sâu, nước cam lộ thấm nhuần
Cùng quy hướng về Tây Phương Lạc Quốc
Biển cả, sông, hồ, chảy xuôi dòng nước
Lợi hại tương quan ngũ cốc tiếp thu
Các loài rồng, cá, kình, sấu, khi gặp nạn tai
Đời đời như vậy, hiểm nguy thành an ổn
Khéo điều phục, khắp không gian rộng lớn
Sấm dữ, gió cuồng làm tan tác sinh linh
Mưa đá, điện chớp giáng họa xuống chúng sinh
Giới thần Kim Cang cứu người vô tội
Nạn chim cánh vàng, Tây Phương Liên Hoa bộ
Giải thoát nghiệp xưa vốn tựa cát sông Hằng
Tu trì bát-nhã, tích lũy đức ân
Viên mãn Bồ Đề, sớm quay về quê cũ
Địa hành, không hành, Dũng Kiện, Bạo Ác
Các loài chủng tộc đều lắng tai nghe
Người y giáo tu hành, hồn phách có quỷ chở che
Đức tràn ba nghìn cõi tự mình siêu độ
Quỷ La Sát chạy mau rất đáng sợ
Bảo vệ kẻ kiên trinh, hàng phụ nữ giữ gìn
Diệt nạn chết oan, tự hủy hoại thân mình
Rời đường hiểm, tránh sấm trời truy đuổi
Quỷ tổ phụ giữ gìn thây người chết
Con hiếu thường nhớ tưởng đến ngày cùng
Chết sống như nhau, cúng tế một lòng
Ma ha bát nhã ba la mật đa
Đây dịch là loài quỷ ăn tinh khí
Hút lấy tủy người và tánh khí thức ăn
Thoát nạn thuốc độc, ma túy hại thân
Thọ trì thần chú Như Lai vô tận nghĩa
Tự làm thân to lớn đặt thành tên quỷ
Sức mạnh dời non như Hạng Vũ một thời
Diệu dụng thần thông biến hóa, đổi dời
Nhiều đầu, nhiều chân, uy linh hiển thị
Quỷ đè người hình cái vò, trái bí
Thành quách, xe cộ, sấm chớp tai ương
Họa bất ngờ đều ngăn lối, tránh đường
Ra vào bình an, nạn không xâm phạm
Bám lấy thi hài vì sinh lòng cố chấp
Xa lìa điên đảo, trong mộng cũng an thần
Tu Ba-la-mật nhẫn nhục, tinh cần
Trí tuệ chiếu ngời, ngự đài sen báu
Quỷ đói giữ vía người cực kỳ hôi hám
Đông tây nam bắc đều chẳng đến gần
Cùng cực khổ vì uống tiểu, ăn phân
Tạo nghiệp báo vì tự mình dối gạt
Khí độc của quỷ Chủ Trùng khiến người mê hoặc
Còn có tên đặc biệt là Hương Thần
Gây bệnh hoàng đản vàng mắt, vàng da
Đồng tử hộ pháp khiến người mau lành bệnh
Dáng như con cáo, còn gọi cao-đại-thụ
Nhiễu loạn người, quỷ có sắc màu xanh
Chủ loài Dê điên nhân đó gọi tên
Đồng tử thần dê thường chiêm bái Phật
Uy thế thần gió cực kỳ nhanh chóng
Biển sóng cuồng, cây cối ngã, đất rung
Gió xoắn hình trôn ốc giữa không trung
Hai bàn tay quỷ vương đen đẩy mạnh
Vui theo ngũ dục che trùm chân tánh
Tam độc tràn đầy khuất lấp trí minh
Căn trần duyên ảo ảnh tự trói mình
Giữa trời không, bát nhã dòng mây nổi
Không hợp đàn, một mình nơi đầm trạch
Gõ vào gỗ đá vàng thành tám âm thanh
Như loài sư tử thích thú nhảy quanh
Dáng điệu như đứng đầu trong loài chó
Chuyên ăn tinh khí, tên gọi là Chí Đức
Quỷ mẹ quỷ con hợp với các thiên thần
Chưa quy y tam bảo thì Oán Tặc là tên
Sau khi tin Phật thì Trừ Ma là hiệu
Ăn bào thai, sau lại âm thầm giúp đỡ
Làm đế thần tôn thiên cùng với họ hàng
Nam nữ, cháu con, cha mẹ, thiếp với chàng
Cùng bảo vệ đạo tràng và phổ độ
Quỷ uống máu người tìm dơ kiếm bẩn
Hút lấy tinh huyết bồi bổ quỷ tiên
Tu ba-la-mật, hiệu là tối thượng cần chuyên
Lên thuyền đại pháp ma ha bát nhã
Quỷ lớn sắc trắng uống ăn dầu mỡ
Kim-Cang-bộ-mẫu và các quỷ linh thiêng
Chuyên cần quan sát thiện ác ngày đêm
Công thưởng tội trừng không thiên không vị
Loài ăn thai sản có trăm nghìn vạn quỷ
Rình rập gây chướng nạn đưa đến Diêm quan
Sinh ra liền chết, luân chuyển tuần hoàn
Lòng ưa giết hại, quả báo không sai lệch
Tự ta tạo nên cảnh giàu, nghèo, thọ, yểu
Mệnh do mình lập chẳng phải do trời
Say mê, tạo nghiệp báo ứng đời đời
Tội nghiệp buộc ràng mảy may không lầm lẫn
Loài quỷ tên Cứu Hộ thích ăn chất bẩn
Uống ăn ô uế, ưa thích hôi tanh
Dầu sáp nhiều mỡ dùng trong gia đình
Lạnh nóng rét mát đều tăng gấp bội
Rừng lạnh lẽo dưới tàng cây cung bái
Vô số quỷ đói chạy đến vội vàng
Răng run lập cập trên dưới hai hàng
Do dục báo từ tâm tham cuồng dại
Đóa hàm tiếu nở hoa khoe đài nhụy
Bạn bè, thân quyến quỷ đến bên vườn
Trừ cơn đói khát, ăn mật uống sương
Mong quả báo tạm dừng cơn thiêu đốt
Dịch ba nghĩa: nương mẫu, trái tươi, thân lớn
Thấy sắc, ngửi hương, nếm vị trước tiên
Tiếp xúc, nghĩ tưởng thức ăn thì hưởng được liền
Nhân duyên như vậy bởi nghiệp xưa qua lại
Cây Vô Ưu, tên hoa là Khả Ái
Hạt giống ngũ cốc bổn tánh bất sinh
Không gì so sánh được ánh quang minh
Thiên biến vạn hóa đến đi không trở ngại
Uống ánh sáng, ăn đèn, nuốt lửa khói
Háo thắng, cang cường, tranh đoạt dở với hay
Tâm không ngăn ngại, kinh hãi viễn ly
Điên đảo mộng tưởng tất cả đều trừ dứt
Phá tà, chém ác ma hiện uy đức
Nói lời đức lành nhiếp thọ chúng sinh
Khuyến tu giới định cảm hóa hàm linh
Quay về tự tánh là chân quy y Phật
Tất cả vua quỷ thần đồng đến trước
Làm thủ lãnh hộ pháp khắp mười phương
Thiện nam tín nữ cầu chánh đạo phát tâm
Đồng hỗ trợ nhập tòa đường Phật đạo
Vi diệu khó suy lường đại minh chú tạng
Bậc chánh giác uy đức tối thắng vương
Ánh quang minh chiếu rạng khắp muôn phương
Phật bảo thường trụ cát tường vĩnh viễn
Chém tà khí yêu tinh nương dựa
Tâm đại pháp vương như ý bảo luân
Nay con hướng về đệ nhất nghĩa quy chân
Ngày đêm thực hành Liên Hoa pháp bộ
Vị pháp vương tử đồng chân nhập đạo
Truy tìm bắt Dạ Xoa đại tướng quân
Tự lợi, lợi tha hiển hiện lại qua
Luôn luôn tinh tấn quy y Tăng bảo
Sang đến bờ kia vượt qua hạn lượng
Ba vị đại thần tướng thống lĩnh đại binh
Chỗ tận cùng là bát-nhã uy linh
Mắt thanh tịnh tánh thì bất động
Dù phàm thánh, tâm sắc pháp đều sâu rộng
Sớ thịt cứng và tánh giác tinh anh
Ba tạng Như Lai nghĩa đệ nhất tựu thành
Quang minh viên dung ba nghìn thế giới
Điều hòa nhiệt não, quỷ mị, hồ ly
Tà ma, quỷ quái vì chánh đạo quy y
Khai triển lớn lao, hộ trì Phật pháp
Lại thành tựu pháp đại-thừa năng thắng
Trời Tự Tại thanh tịnh các Phạm-thiên
Bậc chánh giác dạy pháp lìa khổ cho chúng sinh
Phá vướng mắc chứng nhập hàng Phật quả
Bồ tát Đại Kim Cang, bậc tối thượng
Siêng trì định tuệ chánh pháp hoằng dương
Hộ vệ người tu hành đạo thánh khắp mười phương
Chứng đắc Thường Tịch Quang không thối chuyển
Như núi Tu-Di kiên cố bất động
Dũng mãnh, thiện chiến khiến kẻ địch hãi kinh
Lực sĩ hiện ra tám mặt uy linh
Loài giặc cỏ vội vàng buông vũ khí
Hàng quyến thuộc vua đại bàng Kim Xí
Giác ngộ nguồn cội các pháp nên gọi Như Lai
Tâm bi tận độ cùng khắp muôn loài
Thông suốt, giữ gìn pháp tựa như suối chảy
Các vị binh thần Trời Đen lớn nhỏ
Tâm bi tha thiết tai mắt sáng ngời
Suốt ngày thọ trì không dám biếng lười
Thành tựu tam muội tinh thông, linh lợi
Luận về bổn nguyên đứng đầu trong chúng hội
Theo pháp giải thích cũng là Kim Cang
Tam muội vô ngại biện luận khó ai hơn
Giúp kẻ có duyên khéo dùng phương tiện
Các thần tiên đầu lâu thuộc ngoại đạo
Tiêu trừ năm dục, tẩy sạch ác tâm
Phụng hành thập thiện, khuyến khích chuyên cần
Xuất huyền nhập tẫn muôn nghìn biến hóa
Đại tướng quân bảo trọng người và vật
Tất cả thần vương dẫn đạo thiên binh
Vượt ba cõi tối thắng thần chú Phật kinh
Bổn tánh tự tịnh là pháp bảo tâm ấn
Bậc giác ngộ vì chúng sinh từ bi tiếp dẫn
Thánh hiền tìm cách dạy dỗ kẻ muội mông
Bảo ấn chủng tộc chư Phật Thế Tôn
Đuốc nối đuốc, tâm truyền tâm, tương chiếu
Pháp tự lợi và lợi tha đầy đủ
Hóa độ chúng sinh thoát chốn ngục hình
Phù trì Tăng bảo Kim Cang thiện thần
Chứng giác đạo sống ung dung tự tại
Hóa độ cõi Ta Bà, chị em thần nữ
Dứt nẻo luân hồi sông ái lìa xa
Cực kỳ dũng mãnh hàng phục oán ma
Đánh thì thắng, ra công thì thu phục
Bỏ tà về chánh giữ giới luật nghiêm minh
Tự ta tuân thủ nên cảm hóa chúng sinh
Chính ta thực sự làm nên càng huyền diệu
Mũi tên quý, chim cú, hạnh vô cấu
Người đã chết rồi còn đứng dậy đi
Ba mũi kích lớn, Linh Thứu tên chim
Lực vô cùng tận biến hóa bay lượn
Thần Kim Cang hoan hỷ vung tích trượng
Chim hót líu lo, tiếng tiếng hợp hòa
Thân thích xa gần vua Càn Thát Bà
Lìa sinh tử đồng tu hành tinh tấn
Căn bản trí sông trăng ghi dấu ấn
Thần Khí Trượng giáo hóa khắp các châu
Chim Tu Hú cùng mang sợi dây câu
Ý chí vững chắc, biện tài vô ngại
Tinh tấn trì niệm, Diệu Trí khuyến dạy
Thành Nghĩa Lợi Hành, tên bồ-tát Kim Cang
Đạp trên phong hỏa luân như chim Oanh Vũ bay
Giáo hóa mười phương, khắp nơi chiến thắng
Các rồng thần khỏa thân ngoại đạo
Đại lực A-la-hán và quyến thuộc gần xa
Độc Giác, Duyên Giác và Phật Bích Chi
Chư Tăng Thanh Văn, Tứ quả Ứng Cúng
Các vua quỷ La sát đã hung lại dũng
Tung hoành vũ trụ rất khéo tranh hùng
Trên trời, dưới đất, biến hóa khôn cùng
Hàng phục oán ma chứng vô sinh nhẫn
Ma quỷ hãi kinh Thần Vương Đại Lực
Dời non, lấp bể, hái mặt nhật, trăng, sao
Hai tay chuyển đổi đất nước, địa cầu
Năm anh em trời uy linh hiển thị
Chư Bồ tát Kim Cang hàng tà ma, quỷ mị
Tay cầm chày báu nhanh nhẹn vạn lần
Yêu ma quỷ quái kinh hãi ẩn thân
Chánh pháp trụ thế dài lâu hòa hợp
Chư thánh hiền khắp mười phương vân tập
Mở pháp hội trong Vạn Phật Thánh Thành
Tại Như Lai Tự đồng tụ hội, tập trung
Nơi Vô Ngôn Đường chân thường giải ngộ
Bậc bất động chuyên hành trì giải thoát
Lời kinh Bát Nhã chiếu rạng huy quang
Chúng hội bồ tát Kim Cang Tạng Vương
Tam bảo, chư vị thiên long bát bộ
a. Đức nhẫn Từ Thị vì tôi dung thứ
Khoan thứ cho người tâm ấy đại bi
Tinh tiến tu hành nguyện lực chẳng thị phi
Giới định tuệ, hạt châu trừ bóng tối
b. Chấp nhận tội mình hẹn rằng sửa đổi
Cảm ứng đại từ giáo hóa chúng sinh
Thành tựu chánh quả phổ độ hữu tình
Trí lực quang minh chiếu soi kim cổ
Bậc Vô Thượng Tôn tổng quản pháp giới
Tứ sinh lục đạo độ trầm luân
Tu tập điều lành khiến các hàm linh
Tự nhiên thành tựu ma-ha bát-nhã
Khẩn cầu pháp tu được Phật ấn khả
Thông đất trời tán thán khắp mười phương
Trên đồng từ, dưới hợp bi, đấng đại pháp vương
Quy mạng tam bảo nhất tâm cung kính
Hội Thứ Tư
Hội Kim Cang Tạng chiết phục, nhiếp thọ
Lại chiêm ngưỡng lọng hoa và Phật lực
Tỳ Lô Kim Cang chiếu khắp muôn phương
Hàng phục ma, y chánh giáo dựa nương
Giáo hóa chúng sinh xa lìa nước lửa
Không-Như-Lai-Tạng vô cùng vi diệu
Tánh Bất-Không-Tạng siêu việt hóa công
Không-Bất-Không-Tạng lìa bỏ ngữ ngôn
Trung-đạo-liễu-nghĩa viên dung toàn thể
Con nay trước đấng pháp vương đảnh lễ
Chí thành khẩn thiết trừ dục, nghiêm thân
Vọng cầu gia hộ chứng bất thối tâm
Chư Phật phóng đại hào quang tiếp dẫn
Đấng đại lực vương không ai thắng được
Vòng hào quang đỏ xoay chiếu mười phương
Kiên cố Kim Cang phá vỡ ma quân
Bồi dưỡng đức lành đời đời sáng tỏ
Hào quang tím cuốn quanh hộ trì hành giả
Thiện tịnh uy đức xem xét ngày đêm
Mầm bồ đề kết thành quả diệu viên
Long Hoa hội, Vạn Phật Thành tham dự
Đại uy thần Bồ tát Kim Cang phá vỡ
Ba đầu sáu tay đều khiếp sợ vậy thay
Nghe gió lướt qua đồng cung kính chắp tay
Rồng khoanh, hổ nép, an bình thế giới
Hào quang trắng chiếu xoay không gián đoạn
Thiên chú Tôn Thắng hóa độ đại thiên
Tâm ấn Mật-Tích tạng Không-Bất-Không
Ngũ tâm truyền thụ ngũ phương ngũ bộ
Đại Phật bảo vô lượng quang phổ chiếu
Chiếu khắp pháp giới vô tận hư không
Khai thị ngộ nhập chánh kiến, chánh tri
Vô Thượng Bồ Đề, tức vua đại giác
Lọng báu mây lành kết thành năm sắc
Muôn đạo hào quang chiếu sáng đại thiên
Tất cả giới luật gìn giữ cần chuyên
Dự Long Hoa hội một lòng trân trọng
Lọng hương thơm khắp hư không pháp giới
Giáo huấn hữu tình bổn tánh thật chân
Duy trì tịnh giới thắng lực tinh cần
Bộ chủ trì thuộc Yết Ma phương Bắc
Hào quang lọng ngọc tỏa ngời pháp giới
Ráng trời bất nhiễm tựa tấm lòng son
Nhiếp thụ chúng sinh được bất thối tâm
Chủ trì thuộc Tây phương Liên Hoa bộ
Nhận sắc lệnh khắp trời cao đất rộng
Hàng phục yêu ma, quỷ quái, các loài tinh
Ủng hộ tam bảo tạo lập đức ân
Giác đạo viên mãn ngày càng phát triển
Sớm được tựu thành pháp môn tu luyện
Vi diệu khôn cùng, đập vỡ để khai thông
Ngũ bộ, ngũ giác thừa khắp cả ngũ phương
Trừ tai họa, đóa sen thơm như ý
Tất cả nạn tai hóa thành hoan hỷ
Việc dữ tiêu trừ phóng đại hào quang
Pháp Bát-nhã-ba-la-mật viên thông
Phúc tuệ trang nghiêm hưởng thọ vô tận
Phật Bộ Tâm Không Như Lai Tạng
Giải thoát khai thông chỉ rõ bến mê
Nghĩa vô cùng vi diệu không giới hạn cõi bờ
Bảo châu như ý khí thần biến hóa
Con nguyện thành Phật vì chúng sinh tế độ
Bất Không đức tánh mở chỗ tối tăm
Yết Ma phương Bắc giác đạo viên dung
Nam mô Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đại Phật Đảnh
Chiếu tam thiên đại thiên trí quang khó sánh
Cõi trời thắng diệu, trong sạch, tịnh thanh
Quang diệm chiếu rạng rỡ bộ Bảo Sanh
Từ trong lửa đóa sen hồng hiển lộ
Ánh quang minh, diệu âm, vô lượng thọ
Cứu cánh Cực Lạc Đức Phật Di Đà
Tây phương biểu hiện Phật bộ Liên Hoa
Đắc thượng phẩm, nguyện tùy tâm viên mãn
Phá vỡ A-tu-la ngu si, sân hận
Háo dũng, háo chiến, gọi là phi thiên
Nữ đố kỵ, nam xấu xí, chẳng được đoan nghiêm
Do nghiệp báo cảm thọ mà tổn thất
Đây chẳng phải A-tu-la đại lực
Hóa hiện kịp thời uy đức Thế Tôn
Đức Bất Động Giáo Chủ Hoan Hỉ Quang
Đông phương Kim Cang tùy nguyện hạnh
Thù thắng vi diệu tối tôn Phật đảnh
Ba mươi hai tướng hóa độ quần luân
Tất cả như ý hiển hiện tùy tâm
Vạn sự thông suốt, bến mê chỉ rõ
Cõi Dục giới có thánh phàm thiên chúng
Cõi thánh nhân có chủ, bạn, quân, thần
Nghe chân ngôn liền hàng phục, quy tâm
Hộ trì tam bảo gia tăng phước tuệ
Dòng giống Rồng cùng nhiễu quanh đảnh lễ
Các rồng độc và quyến thuộc dưới trên
Cải tà quy chánh tự biết tu hành
Kết quả tự thành nếu lập công tinh tấn
Quỷ thần dũng mãnh tinh thông đại lực
Bay lượn biến hóa khéo biết ngũ thông
Gái trai dòng quỷ chịu hàng phục tận cùng
Đồng quy thuận pháp Ma-ha-bát-nhã
Chúng thần âm nhạc, hàng phục tất cả
Kim, thạch, trúc, quản, huyền, thổ, mộc, ti
Thiên chủ tụ hội vạn dặm hương bay
Cùng đến dự buổi xướng ca vô tận
Các loài quỷ đói tanh hôi dơ bẩn
Thường ở quanh đống phân tiểu hôi dơ
Cũng vì tật đố nên tạo nghiệp chẳng ngờ
Nay nghe linh văn cõi luân hồi giải thoát
Tán thán đảnh lễ, quy kính chư Phật
Hàng phục loài quỷ vương hôi thối lạ lùng
Khai thông pháp giới mật ngữ chân ngôn
Cải ác hướng thiện mặt mày đổi mới
Tất cả ma quái hại sinh linh nhân loại
Thế lực quyến thuộc hưng thịnh tăng gia
Tụng chú này chế phục các loài ma
Khiến an bình khắp hư không pháp giới
Lại hàng phục loài yêu ma quỷ quái
Bất động giải thoát tịch diệt hạnh môn
Ngàn vạn yêu tà đồng nhất kính tôn
Mau chóng tu hành, trùng độc chế ngự
Vô sinh, vô diệt, vô lai, vô khứ
Tạo lập, hóa hiện, siêu thoát, vi diệu thay!
Than thở, tâm thần não loạn ưu bi
Nghe tụng chân ngôn mỉm cười cảm kích
Phóng đại quang minh chiếu thế gian u tịch
Phá trừ đen tối hóa độ nữ nam
Khiến chúng sinh được tự tại nhàn an
Nhảy khỏi vòng luân hồi trong ba cõi
Trong một chén canh oán thù như biển
Nửa cân thịt béo nghiệp tựa núi non
Góp phần kinh doanh vốn đã hao mòn
Đọa lạc tam đồ chớ cho là lạ
Thanh tịnh, không ô nhiễm, phá trừ tai họa
Phúc hữu dư như tàng cây lớn sa-la
Vi diệu chân ngôn hàng phục quần ma
Pháp Đại thừa, hộ pháp thiện thần diễn giảng
Cứu độ chúng sinh phá tan cừu hận
Thậm thâm uy dũng chế phục độc trùng
Uy lực tam muội xoay chuyển càn khôn
Tất cả nạn tai hóa thành thái bình, êm ả
Biến nguy nan thành an lành tất cả
Tai nạn bất ngờ thảy thảy tiêu tan
Hành trì pháp Phật không chút khó khăn
Biển khổ ta bà hộ trì người mê mệt
Tất cả độc khí hóa ra thanh khiết
Thuyền đại từ chánh giác nguyện quy y
Lên thuyền bát nhã cùng đến bờ kia
Đắc bất thoái, hiện trang nghiêm tướng mạo
Tu đạo Bồ Đề nương theo Phật giáo
Lục độ vạn hạnh chớ có nghi nan
Việc làm đã xong, lìa chốn thế gian
Ra khỏi ba cõi mới gọi là kỳ đặc
Giải trừ tai nạn được bình an, yên ổn
Trọng tội, nghiệp báo tựa nước bõng, dầu sôi
Lực tam muội gia trì con nguyện dựa nương
Các nạn hung hiểm bao quanh đều quét sạch
Kim Cang Tạng Vương ủng hộ đạo tràng chư Phật
Cầm chùy vác núi hiển hiện uy linh
Thưởng thiện phạt ác chánh giáo trung hưng
Bàng môn tả đạo thảy đều lẩn trốn
Chúng thần hộ pháp vì hữu tình làm lợi ích
Hiền thánh tăng già, chư vị long thần
Cứu khổ cho người, một dạ kính tin
Khiến cây khô héo đơm tươi hoa lá
Sơ phát tâm, nhất niệm liền giác ngộ
Vạn duyên buông xuống mới hiện chân tâm
Tu Bồ Tát hạnh, Thập Địa viên toàn
Trăm nghìn tam muội, luyện vàng trong lửa đỏ
Cây thuốc lớn, đại nguyện, và đại hạnh
Khai quyền hiển thật, biểu lộ chân thường
Trị được bệnh người, lục độ, tứ hoằng
Có được thuốc, bệnh trừ, thân tâm an ổn
Thiên ma ngoại đạo tánh tình cuồng loạn
Thô lỗ, táo bạo, khoác lác, huyênh hoang
Quy thuận theo Phật khi nghe tụng chân ngôn
Chắp tay, cúi đầu, trước Pháp Vương đảnh lễ
Ma trong các ma hung cuồng, ỷ thế
Thiên biến vạn hóa lộ ánh hào quang
Quy thuận theo Phật khi nghe tụng chân ngôn
Y giáo tu hành, theo Pháp Vương ủng hộ
Tám vạn bốn nghìn Kim Cang Tạng Bồ Tát
Ba trăm sáu mươi tả đạo bàng môn
Tất cả đều ủng hộ tánh thiên chân
Mãi mãi an vui, diệt trừ tai ách
Hoa Man thần đồng diệt trừ tai chướng
Độ thoát khổ ách hộ pháp thánh tăng
Diễn thuyết nan tư nghì vi diệu linh văn
Khiến chúng sinh xa lìa lò lửa đỏ
Trước Phật đại hùng chúng con đảnh lễ
Chí thành xưng tán Diệu Giác Thế Tôn
Đều lìa xa họa bát nạn, tam đồ
Đồng chứng đắc thân Pháp Vương thanh tịnh
Hóa độ trầm luân vô sinh pháp bảo
Phật bảo, Tăng bảo đại lực uy thần
Trừ diệt tận cùng tam độc tham sân
An vui thanh khiết thong dong tự tại
Pháp môn Đại Thừa bốn ngàn tám vạn
Pháp pháp bình đẳng không nông không thâm
Khế hợp căn cơ tức Bồ Tát Quán Âm
Luận nghị cũng là Thích Ca Văn Phật
Hàng phục quỷ yêu trên núi, dưới nước
Tất cả ngoại đạo thành khẩn đầu hàng
Ác độc tà ma đều quy thuận chánh tông
Ưa thích pháp báu, quỷ thần khâm phục
Phá ma cang cường, Kim Cang lực sĩ
Đại pháp điều phục thông suốt đất trời
Pháp ba-la-mật cứu cánh viên dung
Vạn sự cát tường oan khiên tiêu diệt
Độ ba nghìn cõi quang minh chiếu khắp
Tự tại an lạc không trước không sau
Hộ trì những người đức thiện, ân sâu
Vun bồi gốc rễ, dưỡng tu nguyên bản
Quỷ trâu thần rắn tánh tình ngạo mạn
Độc dữ hung tàn tựa giống sói lang
Dùng đại thủ nhãn khó nổi thoát thân
Trước pháp vương, quần ma đều quy phục
Đúng đúng, sai sai, quả theo nhân hiện
Thiện thiện, ác ác, giả trở lại chân
Khi nào thì dứt cãi cãi, tranh tranh
Nhường nhường, nhịn nhịn giải tan thù hận
Con đảnh lễ hộ pháp Kim Cang Tạng
Thiên tướng Mật Tích và các thần linh
Tín thọ phụng hành hiệu lệnh kính tin
Vì thánh tăng ngày đêm lại qua bảo bọc
Hàng phục các bọn thuật sư ác độc
Tất cả thiên chúng Tha Hóa Tự Tại reo cười
Bị phá tan nên khâm phục nghe lệnh triệu mời
Tà ma quỷ quái đồng quy y tam bảo
Thầy bùa chú ác cang cường nan giáo
Lọng mây chiếu sáng như lệnh nhiếp thu
Chúng thần Hóa Lạc Tự Tại thiên cung
Thêm sấm chớp, Cổ Âm Vương Phật hiện
Cõi Sắc Cứu Kính và cõi trời Trường Thọ
Đại thần luyện lửa hiển lộ quyền uy
Nghe tụng chân ngôn cung kính chắp tay
Bảo vệ chánh pháp hóa độ ba nghìn cõi
Bốn tay, ba mắt, tiên cô tự tại
Thiên nữ sắc đen qua lại trong mây
Cười nói kiêu căng chẳng kiêng nể một ai
Nghe chân ngôn tức thì liền vâng lệnh
Các thần rồng tên Thải Hà Nghiêm Tịnh
Không phân chia, trời với nước một màu
Bảo vệ đàn tràng, chánh giáo hộ trì
Chân, chân, chân. Chuyên cần tu thiện pháp
Dẫn đạo thiên binh, vua trời Đế Thích
Người làm thiện ác, qua lại tuần tra
Trung hiếu nhân nghĩa phúc tuệ tăng gia
Sát đạo dâm vọng chiêu cảm tai họa
Tịch diệt không, hiệu thần vương sân nộ
Lấy vô tâm, vô ý, vô cấu làm tông
Sai khiến ma nữ đố kị, ghét ghen
Cải tà quy chánh tung hoành nhậm vận
Quyến thuộc tự tại thiên ma sân hận
Đại thần ăn thịt người vây đánh bạo tàn
Duy nguyện chúng sinh sớm ngộ đạo vàng
Buông duyên ô nhiễm đắc thành Phật quả
Hát Sơn là hiệu thiên chủ Đế Thích
Đắc pháp thanh tịnh lìa keo kiệt, tham lam
Bốn đại bộ châu tuân phục lệnh truyền
Sáu nẻo luân hồi nối liền không dứt
Thần Thiện Xã giữ giới nghiêm minh, tinh mật
Oán ma độc ác không còn chỗ thối lui
Đoạn tuyệt sai lầm, cần nhắc nhỡ, vun bồi
Bậc đại thánh hiền đổi mê về giác
Trú Tạp Cư Thiên, thần Vô Năng Áp
Tất cả quỷ thần đều có uy quyền
Tuân thủ hiệu lệnh bảo hộ người hiền
Công thưởng tội trừng không hề thiên vị
Quang minh chiếu vô biên đại tinh tú
Kim tinh, thổ tinh liên hợp phóng hào quang
Phật Lô Xá Na sáng hơn nhật nguyệt bội phần
Có thể chuyển đổi đêm ngày, sớm tối
Quang minh Đại Nguyệt chiếu mười phương thế giới
Các thiên tử và quyến thuộc rất hiền lành
Đồng đến quy y, hàng phục, kính tin
Trước đấng pháp vương khấu đầu vâng mệnh
Khiến ác thần khắp nơi vỡ tan như cát bụi
Đảnh lễ tam bảo bậc cứu cánh Thế Tôn
Việc đã làm xong tự tại, thong dong
Tâm pháp đều quên, chuyển luân diệu đạo
Vi diệu thay! Phật Pháp Tăng tam bảo
Khát ngưỡng chứng tri dù không ngôn từ
Diệt trừ chướng ngại, gia bị người tu
Sớm chứng đắc bậc vô thượng đẳng giác
Việc con làm cúi xin ngài ấn khả
Cứu cánh bồ đề chứng đắc viên thành
Không mà chẳng không, diệu hữu hóa sanh
Hữu mà chẳng hữu, làm thầy tất cả
Hội thứ năm
Hội Văn Thù hoằng truyền
Nặng tâm vô minh quỷ vương ác độc
Phiền não nghiệp chướng khó thoát thân
Lập công tích đức phước tuệ gia tăng
Vâng phục tu hành diễn đại thừa giáo nghĩa
Quỷ buồn lo khi kẻ ác tâm niệm chú
Tự ý rong chơi địa ngục thiên đường
Trí tuệ vô lượng hiền thánh dựa nương
Vi diệu thay, linh văn cứu ưu tư, khổ não
Phóng dật, tà kiến, quỷ ăn tinh khí
Từ vô thủy nghiệp tội đã nhiễm tâm
Điên đảo trắng đen, chân thật mê lầm
Nhận kẻ cướp làm cha nên chìm đắm
Chủ uy thần, Đức Đại Không Vương Phật
Hàng phục ác quỷ ưa thích ăn thai nhi
Duy nguyện chúng sinh hướng thiện, quy y
Khi hung hiểm gặp điềm lành cứu giúp
Pháp thù thắng bố thí quỷ uống máu
Đại trượng phu hiệu Địa Quang Minh Nhân
Có thể hóa ra thiên bách ức ứng thân
Bốn loại sáu đường lẻ loi đều được cứu
Quỷ uống dầu, hút đuốc đèn tinh chất
Báo ứng là Phục Bảo Hỏa Phật Như Lai
Vũ trụ quang minh trong suốt vạn dặm dài
Cứu khổ địa ngục, độ cõi âm u ám
Quỷ ăn sinh sản tánh tình hiểm ác
Bồn máu kia bởi lầm lẫn âm dương
Đắc đạo hiệu là Phật Hải Thủy Thiên Thần
Gặp hung hiểm hóa cát tường nên cung phục
Thập nhị bộ kinh đồ thư bổn sự
Quỷ ưa ăn thịt béo mập tựa hồ lô
Đắc quả hiệu là Phật Thủy Tự Tại cứu tội đồ
Con khấu đầu quy mạng đấng Lưỡng Túc
Âm nhạc cõi trời thiên thần ca hát
Lệnh truyền rõ ràng không ăn thịt chúng sanh
Hiệu Bồ Tát Kim Cang Tạng chuyển nghiệp đắc thành
Bậc tự tại Đà La Ni Tôn Phật
Vật tinh anh cúng tế, quỷ thần ẩm thực
Nương chú thần hiện dù báu lọng hoa
Đại Phương Quảng Phật giáo hóa vạn tượng bao la
Người gánh vác pháp quang minh chứng đắc
Quỷ vương ngửi hương thơm hóa Kim Cang Bồ Tát
Phật Đà tự tại cứu độ mười phương
Sáu nẻo luân hồi lên xuống nổi trôi
Các loài tứ sinh thai noãn đều hứng chịu
Phật Hoa Tự Tại chiếu soi các cõi
Cầm chùy Kim Cang Bồ Tát hiển uy linh
Bướm như thoi đưa bay vút, lượn quanh
Mặc niệm chân ngôn hào quang óng ánh
Quả thơm tươi dâng cúng dường chư Thánh
Loài quỷ này rình rập đến tranh ăn
Thọ hưởng rồi bồ đề lực gia tăng
Đắc an lạc, chứng pháp môn huyền diệu
Bản chất dưỡng sinh là tinh hoa hạt giống
Tam muội rong chơi hóa giải ưu tư
Như ý thần thông biến hóa có dư
Đắc pháp vô biên nếu người tự tại
Quỷ thân xấu ác hung tàn khó địch lại
Miệng vuông răng lớn phun lửa đốt thiêu
Tự thân não nhiệt sân nộ quái yêu
Hàng phục giận dữ tà ma chia cách
Kẻ tà kiến vô minh lại càng mê loạn
Nhận giặc làm cha đánh mất bổn chân
Quỷ mắt ác độc sát khí dữ hung
Bậc Chúng Trung Tôn viên thành trí tuệ
Đầu như Tu Di, mắt rộng như bể
Miệng lớn răng nhọn nuốt trăm cá voi
Phật thị hiện thiên vạn ức mắt, tay
Năng hàng phục các quỷ vương vạn lực
Quỷ vương nuốt lửa có nhiều chủng loại
Nam nữ sinh ra chung sống với nhau
Đắc quả Bồ Đề, Phật thọ ký nhiếp thu
Quyền thật phân minh nhập Đại Thừa tông phái
Quỷ sinh ra cũng khá nhiều giống loại
Uống nước biển, sống chen chúc cùng nhau
Chiết phục, thọ ký, trước tam bảo khấu đầu
Sa bà yết la ha nữ La Sát
Hai tay khoanh lại ra oai hung ác
Quyền thật, nghịch thuận, hàng phục, phá tan
Hiển mật, bất định, đồng hóa, nhiếp thu
Mau chóng quay về Bồ Đề chứng đắc
Vua quỷ tréo chân thích ăn sinh khí
Bồ Đề Tâm chưa phát nên hại hàm linh
Gặp cơ duyên cải ác tu tập đạo lành
Xa rời bến mê, hộ trì chánh pháp
Quái thai do quỷ tréo thân biến dạng
Dính như keo sơn, chướng ngại trùng trùng
Bản tính hiện tiền, đốn phá vô minh
Tích công bồi đức quả vị tăng trưởng
Hợp mạng, phân thân hại muôn mạng sống
Thần thông diệu dụng ma thuật vô cùng
Có thể tránh xa đao kiếm hại thân
Vì ái dục mất trân châu dễ gì tìm lại
Hiển thị uy thần phun lửa, nuốt khói
Che đất, phủ trời, đã dữ lại hung
Tùy ý rong chơi lấp bể dời sông
Thọ ký quy y, thanh bình an ổn
Nghiệp cảm giao nhau phun ra ánh lửa
Quả báo làm quỷ khổ khó thể than
Nếu biết phản chiếu nhất niệm hồi quang
Cắt đứt luân hồi thoát vòng sinh diệt
Làm việc giả dối không hề thân thiết
Chỉ trổ hoa hèn, kết quả chẳng mấy khi
Quả báo làm quỷ hiện bóng, lúc đến, lúc đi
Cảnh tỉnh si mê thị hiện thuyết giảng
Lửa đốt thiêu ngoài trong vì sân hận
Lửa giận bốc tận trời muôn dặm cao
Hiện thân làm quỷ do nghiệp báo cảm giao
Tội tiêu diệt vì quy y tin nhận
Nhân quả tuần hoàn quanh co qua lại
Quả báo hỗ tương ràng buộc bời bời
Ái dục là đao kiếm hại mạng người
Hộ trì chánh pháp lòng nên quảng đại
Qua nhiều năm hồ li thành yêu quái
Khéo biết biến hóa mê hoặc hữu tình
Mê người hại vật ngược lại luật dưỡng sinh
Phật pháp thịnh hưng khi oán thân bình đẳng
Khiến không yên giấc, trẻ con não loạn
Hốt nhiên kinh hoàng khóc ngất chẳng thôi
Trì tụng linh văn thông suốt đất trời
Diệt ác sinh thiện an bình hoan hỷ
Bay trong không trung, các loài vua quỷ
Khiến mây mưa giăng mắc khắp mười phương
Nay trước Như Lai giáo pháp dựa nương
Hộ trì tam bảo, tai ương độ thoát
Sức lực vô biên, chim cánh vàng quyến thuộc
Đầy khắp đại thiên lấp kín không gian
Tay hái nhật nguyệt, lấp bể dời non
Trấn giữ càn khôn, hàng phục si mị
Chó canh giữ đêm, gà lo buổi sớm
Quỷ mèo, yêu chuột mặc sức trổ tài
Hung thần ác quỷ giáo thọ truyền khai
Mật chú tụng trì linh văn chuyển vận
Bạo ngược hại sinh linh khi hạn hán
Lửa dậy ngút trời cây cỏ héo khô
Bồ tát Quán Âm bố thí cam lồ
Gia trì thần chú hữu tình tỉnh giác
Sắc diện xanh lam, lúc rồng, lúc rắn
Hình dáng dị kỳ, tướng mạo hung hăng
Cải ác tu tập, chánh giáo phục tùng
Huân tập công đức, hộ trì tam bảo
Gà ăn sâu bọ, rắn thì ăn trứng
Đôi bên kết oán, hận khó giảng hòa
Hồn quỷ không quên cừu địch sâu xa
Khéo biết hòa hợp, oán thân bình đẳng
Miệng nhả lửa khói đốt thiêu nhân thế
Ôn dịch lưu hành giết hại sinh linh
Ngày nay hộ pháp trước tam bảo quy y
Chánh niệm lìa khổ vào thành chư Phật
Một ngày, ba ngày, năm ngày, phát tác
Quỷ gây sốt rét gieo rắc pháp tà
Đại lực uy đức tam bảo ngưỡng trông
Đồng nhập vô sinh liên hoa thất bảo
Phật Đông Phương A Súc Kim Cang lãnh đạo
Bệnh sốt rét hai ngày bay cao chạy xa
Giải thoát tai ách tự tại bình hòa
Vi diệu khôn lường, vô sinh pháp nhẫn
Sa bà giáo chủ Thích Ca Tôn Phật
Gia trì thần chú trăm vạn do tuần
Oan hồn quỷ sốt rét nghe lệnh phục tùng
Áng linh văn Bồ Đề Đạt Ma trì tụng
Tu đạo tập pháp cần chân thành cung kính
Lúc một mình dè dặt chớ phóng tâm
Quỷ sốt rét tung độc khiến mê dục buông lung
Người tu đạo cứu chúng sinh trừ gốc khổ
Quỷ khiến nóng sốt, thân người rối loạn
Như đun nước, nấu dầu, khổ sở chẳng dừng
Trì tụng linh văn trừ chướng ngại, tai ương
Tịch diệt, thanh lương, bình an, hoan lạc
Quỷ khiến người lúc lạnh, khi nóng, mát
Truyền nhiễm dây dưa khó sống được thay
Có cơ duyên nương lực tam muội này
Trừ bệnh hoạn, niệm A Di Đà Phật
Bệnh phong thấp kéo dài chân khó bước
Năm tháng dài bệnh khó dứt chẳng an
Nếu biết chuyên cần sám hối, hồi quang
Hư không thanh tịnh, thống khổ tiêu tán
Pháp thuật cao cường, học tập dũng mãnh
Quỷ gây bệnh vàng da rất mực dối gian
Phật chủ trì Yết Ma Bộ Bắc phương
Đọc tụng thọ trì tiêu trừ tai nạn
Chí kiên cố vững vàng như giáp sắt
Thiện hưởng cát tường, ác thọ báo chẳng sai
Ôn dịch lưu hành truyền bệnh khổ thay
Chém yêu quái, Kim Cang gươm trí tuệ
Quỷ vô biên, biển nghiệp vô tận khó tính kể
Thọ báo tùy theo nghiệp, quả do tâm
Bệnh kiết lị đều do miệng lưỡi tham ăn
Tất cả các pháp, nhân đều như vậy
Quỷ khiến đau đầu hung hăng ỷ thế
Đau nhức khó nhẫn chịu, khổ khó an
Tiêu tai nghiệp chướng, vô lượng trí quang
Phật bảo tự tại là thuốc thần trị bệnh
Tương tự như điên, đầu như búa bổ
Điên đảo tâm thần, chết cũng là xong
Thanh tịnh pháp quang chiếu diệu sắc thanh
Yên ổn, điều hòa, an lành giấc ngủ
Các nghiệp báo tánh đều sai khác
Không hề đói khát, cũng chẳng thở than
Uy đức quảng đại, trí tuệ thánh hiền
Cứu khổ ban vui, từng là phương pháp
Quỷ khiến đau miệng do tham ăn uống
Khó ăn khó nuốt, bệnh ác khó lường
Chánh giác, không thể sánh nếu dùng pháp thế gian
Thiên thần sấm chớp tiêu trừ bệnh tật
Quỷ ma khiến đau răng phá tan bướng bỉnh
Sâu răng thì đập đá cũng như không
Chứng đắc tự tại pháp tánh chân không
Như ráng mây, thần linh giải oan nghiệt
Một thể phân ra môi, răng, cuống họng
Các phần thống khổ cũng bởi quả nhân
Tội tiêu trừ nếu nghe được linh văn
Khôi phục thanh tịnh hướng về tam bảo
Quỷ ma thân bệnh triền miên khổ não
Năm tháng kéo dài ơi hỡi trời xanh
Tất cả chủng tộc giống loại tà tinh
Chân ngôn đại lực giải trừ tội lỗi
Hạt giống kết tụ, thân hình chưa thành tựu
Quỷ đầy oai lực hung dữ kiếm tìm
Nghe được cát tường ngôn ngữ chân ngôn
An định hồn phách, hữu tình hóa độ
Nói chẳng ra lời, má cằm thống khổ
Ngày đêm rên rỉ kêu thấu trời cao
Thần giữ đất đai sắc lệnh vâng theo
Gia hộ bình an bệnh lạ kỳ thuyên giảm
Một nắm thịt sinh tâm, quỷ thần nương dựa
Đau nhức không dừng hít thở khó khăn
Hốt nhiên khỏi bệnh khi nghe được linh văn
Tam bảo cảm ứng thế gian hy hữu
Chết đã đến nơi, các căn đều hoại
Đầu đau dữ dội khó thể nhẫn thay
Dường như mơ hồ cân nhắc, nghĩ suy
Tam muội gia trì, cổ kim chấn động
Hình tượng năm bảy, các căn đầy đủ
Quỷ khiến đau xương sườn thoắt đã đến ngay
Tìm nhân kiếm quả, báo oán, trả vay
Căn trần thức nhập linh văn trì tụng
Thống khổ vô vàn, eo lưng đau nhức
Xúc chạm sinh si ái, kiêu ngạo, tự cao
Ngày một đắm mê, bể dục luân lưu
Trước pháp vương đảnh lễ, Bát Nhã chiếu phá
Tiếp nối liền nhau nhân nhân quả quả
Quỷ khiến đau bụng khổ não bao vây
Nay nương nhờ lực tam muội gia trì
Tai nạn tiêu trừ giải tan oan uất
Âm dương điên đảo trái trời nghịch đất
Xác chết trổi dậy, lưng đau nhức liên miên
Nhân trồng thuở xưa nay kết quả liền
Gió nghiệp thổi khắp tam thiên chuyển động
Đôi chân làm nền cho toàn thân thể
Đau chân khó làm việc hoặc đứng, đi
Vô thường bắt hồn chờ đúng thời kỳ
Trì tụng linh văn xấu xa thành tốt đẹp
Bắp chân đau bước lại qua chậm chạp
Không hứng thú, suy nhược, tính từng ngày
Ác quỷ Bạch Vô Thường chiếm đoạt mang đi
Lực thần chú đề phòng, ngăn kẻ cướp
Quỷ khiến đau cổ tay khó nhẫn được
Rèn sắt, mài câu móc với gông cùm
Vung múa gươm đao, khoét bụng, xuyên tim
Thần chú gia trì được tự do, thoát khổ
Cả hai tay đớn đau khó co duỗi
Đầu trâu mặt ngựa sư tử kiếm tìm
Quỷ bệnh dã man không thể trị lành
Chú lực Lăng Nghiêm viên thông thần biến
Xương lóng tay chân đến khi đau nhức
Hết tháng rồi năm bệnh chẳng giảm dần
Dũng tướng uy nghi thiện thưởng, ác răn
Nghe được thần chú khổ đau trừ giải
Quỷ đến, đau hai cánh tay và năm phần thân thể
Binh khí là vòng hoa ngón tay, đoạt ánh đèn dầu
Địa ngục hỏa thiêu khôn xiết khổ sầu
Giữ gìn an ổn, chân ngôn mật ngữ
Thiện và ác tri thức dạy người hiền, kẻ dữ
Dùng pháp thuận nghịch hết lòng giúp kẻ bị treo
Khóa chuông nện chùy hàng phục quỷ yêu
Tiêu diệt tội khiên, giải oan, cứu khổ
Vi diệu vô phương, pháp Đại Thừa hiếm có
Bồ Đề Kim Cang nhiếp thụ các quỷ vương
Quyến thuộc yêu ma được truyền dạy chỗ thây chôn
Pháp lệnh câu triệu an lành các nơi hoang dã
Tà thuật quỷ mị lạ kỳ biến hóa
Mất đi chủ tể phát khởi hồ nghi
Ếch nhái kêu vang cùng tiếng loa, linh
Thần chú gia trì, tiêu trừ lạnh nóng
Khắp ba nghìn cõi, quang minh chiếu khắp
Tất cả nhọt độc tai ác tẩy trừ
Quang minh quét sạch ma thuật huyễn hư
Tụng trì thần chú quy y tôn Phật
a. Quỷ bệnh nhọt hung ác tổn thương sinh mệnh
Thế Tôn từ mẫn diễn thuyết linh văn
Hành giả tụng trì tai chướng tiêu tan
Giải trừ các bệnh ung thư thống khổ
b. Tất cả quỷ mụt nhọt hại người thâm độc
Ghẻ lở, hủi, bướu cổ, mụn lông dê
Lực thần chú, mẹ của trí tuệ, gia trì
Nghiệp quá khứ giải trừ, bình an yên ổn
a. Quỷ quái bay giữa trời phóng ra hơi độc
Bệnh nhọt con nhện rất khó chữa lành
Bộ Chủ Phật Bảo Sinh phóng ánh quang minh
Hư không Tạng Vương trước sau trừ sạch
b. Nhền nhện hung ác phun ra khí độc
Giống như bệnh sởi mụn đỏ sưng phù
Trừ tội chướng, Phật Bảo Sinh chiếu quang minh
Chứng bệnh kỳ quái tức thì trừ diệt
Vô số dạng hình dữ dội, độc ác
Bệnh không tên gọi, sưng đau như mũi đinh
Diệu pháp đáo bỉ ngạn có tám mươi nghìn
Bộ chủ Liên Hoa trừ vong linh quỷ quái
Vi khuẩn ngấm ngầm biến thể lan ra mãi
Đây lành kia phát rất đổi hãi kinh
Bát Nhã gươm thiêng chém đứt gốc tình
Khôi phục thanh tịnh bản lai chân thật
Quỷ nhọt đỏ ác tâm thường nổi giận
Đại chúng hội Tăng già tác Yết Ma
Nguyện làm Phật sự cầu trí Phật Đà
Thích việc pháp mong tựu thành chánh giác
Xâm phạm thai nhi quỷ sinh nhọt độc ác
Giới luật cải tiến nghiêm tịnh tỳ ni
Khôi phục thể thanh tịnh, phương pháp diệu kỳ
Lìa ô nhiễm, trừ tham dục, pháp thân hiển lộ
Phát cuồng điên vì hít độc, uống thuốc
Ăn nói hồ đồ, tự giả mạo xưng vương
Không tin nhân quả, yêu quái dựa nương
Trấn giữ tám phương, ngũ bộ pháp chủ
Bùa ngãi ngông cuồng gây hủi, nhọt, bướu
Vọng tưởng tạp niệm nên khiến tà dâm
Thiên thần bảo hộ kẻ trì tụng chuyên cần
Nghĩa Không, cùng tương ứng giải ngộ hay đốn giác
Quỷ lửa độc hại khiến cháy bùng hung hãn
Dục tình mãnh liệt ngày cũng như đêm
Tụng trì vi diệu thần chú linh văn
Hộ pháp gia trì, tai ương thiêu đốt
Quyến thuộc quỷ và mẹ rất độc ác
Nổi trận phong ba lấp bể dời sông
Gìn giữ người hiền Kim Cang thần rồng
Biến nguy thành an, A Di Đà Phật
Đố kỵ sân hận, tánh tình chật hẹp
Thay đổi khó lường, mê muội quỷ ma
Sấm loạn gió cuồng giúp sức yêu tà
Hồn phiêu lãng mặc tình theo cát bụi
Thiên thần thổ địa hộ trì nhân thế
Ghi chép thiện ác ngay thẳng không sai
Tâm nguyện từ bi hóa độ muôn loài
Học hiền thánh, chứng vô sinh pháp nhẫn
Phải bỏ thân bởi tai bay vạ gởi
Gieo nhân sai lầm rước lấy oan khiên
Tâm đại từ cứu khổ não, muộn phiền
Diệu pháp thuật cứu độ người thoát nạn
Thoắt sống, thoắt chết, một trời ai oán
Chờ tìm cơ hội thay thế phận duyên
Phương tiện thích nghi đối ứng bởi người hiền
Mở trói lỗi lầm khiến an vui thoát khổ
Tâm ý độc ác sát hại trăm họ
Mất mạng rồi hóa vàng đá, cỏ cây
Bản chất quá ư độc hại, gắt gay
Nha phiến độc dược nhân tình bại hoại
Loài rắn độc bò cạp và loài rết
Sâu bọ cóc nhái, cổ độc côn trùng
Sân hận thâm thù báo oán cùng chung
Linh văn tẩy sạch cảm thông cởi mở
Loài quỷ mị bò cạp tánh hiểm ác
Bắn lén hại người, mất mạng liền khi
Bố thí cam lồ, Độc Giác, Bích Chi
Mùa xuân đến cây khô đơm nhánh mới
Quỷ rắn tác quái phun ra lửa khói
Miệng lưỡi khô khan, thân nóng không thôi
Thống khổ vô cùng chỉ muốn xong đời
Duyên lành gặp chân ngôn giải trừ oan trái
Hung mãnh tàn bạo hơn loài lang sói
Hoành hành ngang ngược, cậy sức khinh khi
Bậc Năng Nhân dùng phương tiện từ bi
Ban an lạc trong rừng cây thẳng tắp
Quỷ sư tử rống, muôn thú đều kinh hãi
Loài yêu ma vọng lượng phải ẩn hình
Bậc dũng kiện Thành Tựu nhiếp hóa quần sinh
Ác hóa thiện được bình an, thanh thản
Tất cả ác quỷ đều bạo tàn, hung hãn
Hiểm độc, gian trá, nguy hại vô cùng
Diệu pháp cao thượng trừ tội nghiệp ngăn đường
Liên Hoa Bộ Chủ từ bi, công chính
Quỷ gấu độc hại khó lường khó tính
Dáng vẻ mạnh bạo không thể chống ngăn
Như ý, cát tường, lìa ô nhiễm, cấu trần
Cứu tai họa, Nam Phương Bảo Sinh Phật
Kẻ phản phúc thường gây việc rối loạn
Ác độc tàn hại các loài hàm linh
Uy đức nhiếp phục loài ương ngạnh, nghịch tinh
Trên dưới hát ca cùng vui an định
Ngày ngày đổi mới, cải ác hướng thiện
Quy y chánh pháp vượt thoát mê tâm
Ngũ Bộ Chư Phật hoan hỷ, vui mừng
Muôn phương đảnh lễ Đại Oai Âm Vương Phật
Các thứ tàn lọng hương hoa mây báu
Giúp ích người đời trừ chướng tiêu tai
Ma chúng năm phương cung kính chắp tay
Một lòng vâng phục, muôn loài yêu quỷ
Trấn áp yêu tà, Kim Cang Lực Sĩ
Hộ pháp giữ gìn thanh lọc thế gian
Quy y, lễ kính, ác diệt, thiện tăng
Phật-Đà-Gia Thế Tôn Đại Chánh Giác
Khải Hỏa Kim Cang Tạng Vương Chúng
Hóa hung tàn thành tốt đẹp ma chắp hai tay
Bảo quang quán đảnh trừ ách nạn tai
Kiết giới thành tựu quy y Phật Bất Động
Ánh sáng trí tuệ quang độ người mông muội
Liên Hoa bảo loa, bảo sách, hóa độ san tham
Không pháp chi chẳng phải thánh pháp môn
Phản bổn hoàn nguyên vô cùng hoan hỷ
Cho đến các vị hộ thần chú, lực sĩ
Phật bảo vô thượng chư pháp trung vương
Khuyến dạy ác nên diệt, thiện nên sinh
Vì vậy nơi nầy cát tường tối thượng
Tất cả lực sĩ tà ma trấn giữ
Hộ pháp Kim Cang bảo vệ Tăng già
Một tiếng hét rung động khắp tam thiên
Nhiếp phục ngoại ma tiêu trừ tai họa
Lệnh triệu tập các vương thần hộ pháp
Đến trước pháp đàn tham dự đạo tràng
Bộ chủ Liên Hoa sắc lệnh ban hành
Bậc cao quý phóng hào quang thù thắng
Vô thượng đại uy thần lực thành tựu
Quang minh thanh tịnh chiếu khắp không gian
Chánh Giác Thế Tôn pháp lệnh ban ân
Kiết giới hộ pháp uy nghi nghiêm mật
Pháp đại quang minh kiết giới thành tựu
Đảnh lễ từ bi Tăng bảo chúng trung tôn
Việc đã làm xong, tà quy thuận chánh môn
Đạo quả Bồ Đề bất tăng bất giảm
Tuyệt đối cấm kẻ ngông cuồng, ngạo mạn
Vua quỷ thần, yêu quái, các tà ma
Tất cả đồng quy mệnh trước pháp tòa
Gươm trí tuệ giữ bình an các cõi
Tuyệt đối cấm các ác ma, thần quỷ
Không được vào nơi kiết giới hại người
Khai bảo pháp đàn, mở hội thánh hiền
Chuyển luân diệu pháp, cổ kim xuyên suốt
Lực linh văn trí tuệ khiến chúng ma trói buộc
Chánh giác đạo, Phật Mẫu hóa độ sa bà
Thi hành pháp lệnh, pháp bộ Liên Hoa
Kinh nói: “Kẻ đã chết hóa ra sống lại”.
Pháp hội Lăng Nghiêm tựu thành viên mãn
Kết giới đàn hàng phục các ác thần
Thực tế lý địa đại lực tận cùng
Hộ trì hành giả, Phật giáo hưng thịnh
Với các hữu tình, Phật ban sắc lệnh
Hòa hợp, kính lễ, tuân phục, phụng hành
Không nên xa rời, bảo hộ luôn luôn
Cùng đến thành pháp vương, đạo chánh giác
Trước tổng-trì-vương chắp tay cung kính
Khiến sinh ra vô lượng thần diệu cú chương
Tất cả tà ma chánh giáo quy hàng
Si mị võng lượng khó toan ẩn trốn
Cao ngất trời xanh, dọc cùng tam tế
Cao không gì hơn, rộng khắp vô biên
Giáo pháp thuận hòa, hợp nghĩa, khó diệt vong
Phật Pháp Tăng tùy cơ quyền ban rải
Phật ban sắc lệnh chúng sinh tụ hội
Đảnh lễ, bảo hộ, không thể xa rời
Dọc cùng cõi nước, ngang khắp mười phương
Bước thẳng đến đại bồ đề vô thượng
Loài yêu ma quản thúc hàng quyến thuộc
Tuân theo khuôn phép để lập kỳ công
Hộ trì tam bảo hoằng hóa Phật tông
Oai nghi nghiêm chỉnh, thiện căn thuần thục
Kim Cang trợn mắt thần uy hùng dũng
Pháp lôi chấn động, hiển chánh phá tà
Thưởng thiện, phạt ác, trừ diệt ngoại ma
Công bình vô tư phóng ra ánh sáng
Tâm chú thần lực vượt ngoài lý luận
Cải ác hướng thiện phát bồ-đề tâm
Đồng nhiếp thọ pháp giới chúng hữu tình
Vô lượng tổng trì muôn duyên hóa độ
Dọc ngang cùng khắp bao la vô tận
Khắp cõi tụ về như cát bụi mười phương
Hoa tạng Tỳ Lô Giá Na đại pháp tràng
Khai triển Đại Thừa nhập vào pháp giới
Bồ tát Kim Cang hộ trì hành giả
Tay cầm chày báu trấn giữ ma quân
Chiết phục, nhiếp thọ, khai triển thần thông
Đồng nhập vào vô lượng môn Bát Nhã
Thánh nhân phàm phu tất cả đều giác ngộ
Năm bộ, năm Đức Phật tại năm phương
Tăng gia ích lợi, thành tựu các cầu mong
Toại tâm như ý, khẩn cầu đều mãn nguyện
Lập công bồi đức hổ tương viên mãn
Quả chướng tiêu diệt, thiện nghiệp hoàn toàn
Đến thẳng bồ-đề, phấn chấn khí thần
Trên đóa sen thơm ngự tòa chánh giác
Hết
………………………………………………………….
Bản Hán Văn (Hòa Thượng Tuyên Hóa)
001.南無薩怛他
皈命敬投義南無 三業清淨薩怛他
煩惱菩提唯心現 迷時凡夫覺佛陀
002.蘇伽多耶
無來無去鏡中華 非空非色水月斜
離塵絕相有何住 頭上安頭演若達
003.阿羅訶帝
應受人天真供養 種福植慧感遂通
因圓果滿成萬行 是則名為大覺王
004.三藐三菩陀寫
虛空法界光明藏 十方三世大智尊
我今皈命真實性 正徧知覺妙法堂
005.南無薩怛他
信從聖教兩足尊 內施外施效能仁
一切無著即自在 解脫知見無我人
006.佛陀俱胝瑟尼釤
百億相好莊嚴身 大佛頂首秘靈文
若人受持勤精進 皈依法寶日日新
007.南無薩婆
恭敬一切摩訶薩 清淨福田菩提芽
培養灌溉常精進 功圓果滿赴龍華
008.勃陀勃地
大徹大悟大丈夫 人天師表福慧足
因修六度波羅蜜 果成萬行妙覺如
009.薩跢鞞弊
上求諸佛智慧道 下化眾生同體悲
善治調伏身口意 廣解勝說貪瞋癡
010.南無薩多南
大勇猛者大道心 猶如蓮華不染塵
晝夜六時勤警策 常在火裏煉精金
011.三藐三菩陀
十方三世一切佛 捨身為法積功德
累劫躬行菩薩道 飼虎救鷹求達摩
012.俱知南
百億菩薩百億佛 上首聖眾護行者
真心求法恒不退 當來必生無憂國
013.娑舍囉婆迦
深山窮谷修道玄 萬物生滅十二緣
春花自開秋葉落 豁然朗照悟真詮
014.僧伽喃
辟支迦羅斯陀含 獨覺緣覺義通兼
專心致志勤拂拭 有學無學上首傳
015.南無盧雞阿羅漢跢喃
應供殺賊暨無生 世間福田須力耕
栽培無上菩提果 惑盡真純佛道成
016.南無蘇盧多波那喃
今入聖人法性流 背逆凡夫六塵遊
見惑斷除證初果 繼續精進大慈舟
017.南無娑羯唎陀伽彌喃
名一往來實不來 思惑斷盡坐蓮臺
空中常現十八變 此界他方百萬該
018.南無盧雞三藐伽跢喃
一切世間賢聖僧 正等正覺大智尊
皈命頂禮求攝受 圓滿菩提不減增
019.三藐伽波囉
不還欲界證涅槃 了知萬法徹底源
無識無知常清淨 非動非靜離說言
020.底波多那喃
諸天神將護法城 我今祈請願降臨
賞善懲惡查功過 謹慎修行莫胡云
021.南無提婆離瑟赧
頂禮欲界色界天 長生久視煉仙丹
五氣朝元明大道 九轉純陽壽萬年
022.南無悉陀耶
補處知足甚悠閒 無思無慮無罣牽
緣熟降生娑婆界 普化群倫度女男
023.毗地耶
四大天王察善惡 統領鬼神日巡邏
禍福無門人自召 因果循環莫怪他
024.陀囉離瑟赧
化樂天宮變化奇 逍遙自在世間稀
衣食遂意適可止 既無煩惱更無悲
025.舍波奴
他化自在妙無窮 快樂滔滔最安寧
淡泊少貪離諸欲 積德修善兼立功
026.揭囉訶
諸天眷屬種福因 同修善道作勝親
當知斯非究竟樂 仍須發大菩提心
027.娑訶娑囉摩他喃
三千大千諸天仙 忍辱精進修道虔
若聖若凡皆皈敬 貢高我慢盡除蠲
028.南無跋囉訶摩泥
離垢清淨大梵天 威德凜凜甚莊嚴
婆羅門教為宗主 少欲知足自安然
029.南無因陀囉耶
天主真神因陀囉 為實施權大菩薩
積善修福行六度 釋梵聖眾尊重他
030.南無婆伽婆帝
多含不翻薄伽梵 自在熾盛妙端嚴
名稱普聞吉祥處 尊貴人天同仰瞻
031.盧陀囉耶
天神眷屬自在仙 地祇等眾護衛前
行者一心修真諦 常隨保佑勿瞋貪
032烏摩般帝
最勝猛疾大風神 倒舍拔樹甚驚人
三禪猶懼此災難 瞋恚感召自沉淪
033.娑醯夜耶
烈火炎炎熱難當 此災現時七太陽
山枯海乾無生物 成住壞空業茫茫
034.南無婆伽婆帝
皈命世尊薄伽梵 無盡法寶妙湛然
十方賢聖同聚會 一心頂禮天中天
035.那囉野
掌握水族住龍宮 汪洋大海波浪湧
滋潤灌溉生萬物 澎湃滂沱演洪濛
036.拏耶
無形無象舜若多 視之不見聞亦歇
成住壞空二十劫 金剛大定未曾挪
037.槃遮摩訶三慕陀囉
歌樂大會演妙音 啞吧唱頌聾者聽
瞽目老翁睜眼看 土木瓦石喜融融
038.南無悉羯唎多耶
海印三昧光明雲 森羅萬象影現中
如夢如幻如泡沫 如露如電如是窮
039.南無婆伽婆帝
無妄自在大定中 熾盛智炬照梵宮
端嚴威儀三千界 吉祥如意不老松
040.摩訶迦羅耶
大梵天王名大悲 救護一切眾生歸
四臂三眼觀邪正 賞善罰惡守法回
041.地唎般剌那
光明徧照大勇王 不空智慧露真常
燃燈古佛權示現 普攝群機入法堂
042.伽囉毗陀囉
天兵天將猛勇軍 掃蕩群邪鎮妖氛
法界澄清功德大 衛護正教永昌興
043.波拏迦囉耶
四值功曹巡世間 觀察善惡過不偏
年月日時仔細記 因果報應毫髮端
044.阿地目帝
無能壓義善思惟 三十三天抖雄威
四大部洲忤逆者 惡報難逃墮輪迴
045.尸摩舍那泥
寶髻火頂大天神 奉行十善積功勳
鬼仙靈物來瞻禮 躬行實踐因果真
046.婆悉泥
所向無敵號勝軍 不戰而降棄甲兵
以德服人弭災禍 望風披靡護安平
047.摩怛唎伽拏
雲童木母御風行 閃電霹靂醒瞶聾
萬物並作原無事 真俗互用本圓通
048.南無悉羯唎多耶
能禮所禮性相空 感應道交默然通
如是權實現天眾 悉皆皈命永無窮
049.南無婆伽婆帝
兜率降世入母胎 出家成道苦修來
大轉法輪度群眾 無上菩提正法開
050.多他伽跢俱囉耶
中央佛部毘盧尊 如來種族化群倫
普修萬行波羅蜜 諸法無我證圓通
051.南無般頭摩俱囉耶
西方彌陀寶蓮華 等候眾生早到家
一心持名恒不退 十萬億土剎那達
052.南無跋闍囉俱囉耶
金剛部主阿閦佛 藥叉大將各巡邏
天魔眷屬望風避 牛鬼馬神急奔波
053.南無摩尼俱囉耶
寶生佛部主摩尼 虛空菩薩眷屬俱
南方位在丙丁火 熾然紅光照坎離
054.南無伽闍俱囉耶
作法辦事部羯磨 地藏菩薩族眾多
善惡業報毫不錯 鐵面無私老閻羅
055.南無婆伽婆帝
正等正覺大導師 接引有情赴蓮池
親見彌陀觀自在 勢至招手快來時
056.帝唎茶
堅固不退菩提心 勇猛精進真又真
發芽長大登彼岸 土磚瓦石變黃金
057.輸囉西那
破魔羅網勝魔軍 無端正者甚驚心
威德降伏天賊眾 善眼妙目視古今
058.波囉訶囉拏囉闍耶
如意自在無能勝 知足怒吼獅子王
莊嚴結鬘香殊妙 能持寶戒悟真常
059.跢他伽多耶
如來變化妙無方 說法談經度迷氓
信受奉行皆離苦 念佛持咒見覺王
060.南無婆伽婆帝
無上正等正覺尊 如來應供天人中
明行善逝世間解 志心皈命禮敬恭
061.南無阿彌多婆耶
皈投西方無量覺 智慧光明眾相好
依正清淨及莊嚴 賢聖充滿知多少
062.跢他伽多耶
普禮如來眾門徒 一心恭敬大丈夫
惟願慈悲哀攝受 常為我等作護符
063.阿囉訶帝
應真一切眾王族 生尊貴家夙緣熟
助佛揚化弘正法 指引頑愚出三塗
064.三藐三菩陀耶
皈命正覺賢聖眾 救度三界皆應供
普願有情俱離苦 天魔恐怖地震動
065.南無婆伽婆帝
九界眾生慈悲父 十方國土大覺尊
見相聞名均得度 蠢動含靈作依怙
066.阿芻鞞耶
東方不動歡喜光 降伏天魔怒金剛
折攝二門化群眾 順逆互用妙無方
067.跢他伽多耶
禮敬諸佛要至誠 感應道交默然通
為法精進常不退 面見如來神夢中
068.阿囉訶帝
普禮應真眾王族 志心恭敬待緣熟
功圓果滿成大道 與佛同室證如如
069.三藐三菩陀耶
皈命正覺天中天 虛空法界諸聖賢
願垂慈悲哀攝受 護萬佛城億萬年
070.南無婆伽婆帝
十方三世諸如來 本體同共一法身
不增不減不垢淨 永作眾生大明燈
071.鞞沙闍耶
東方藥師琉璃光 普度有緣入彼邦
增福消災延長壽 稱名禮敬見法王
072.俱盧吠柱唎耶
藥師如來青色寶 具足莊嚴眾相好
塵剎現身攝群類 惟望速發菩提早
073.般囉婆囉闍耶
大哉般若智慧光 普照法界性中王
不動道場觀自在 寂滅為樂露堂堂
074.跢他伽多耶
稱讚如來禮門人 廣修供養徧剎塵
懺悔業障恒精進 隨喜功德更殷勤
075.南無婆伽婆帝
具一切智圓滿覺 出廣長舌破迷倒
說誠實言醒聾瞶 依教奉行知多少
076.三補師毖多
普徧一切殊勝光 上至有頂下無鄉
蠢動含靈均蒙度 發菩提心建道場
077.薩憐捺囉剌闍耶
南無娑羅樹王佛 堅固精專立功德
六度萬行圓滿日 能使死者變成活
078.跢他伽多耶
虔誠懇切念念真 普禮如來眾門人
專一不二求深入 圓成覺道現法身
079.阿囉訶帝
至誠至誠更至誠 恭敬恭敬復恭敬
普禮應真眾王族 究竟極樂蓮華生
080.三藐三菩陀耶
皈命正覺佛世尊 三寶慈悲大威神
一切賢聖皆恭敬 功圓德滿證智通
081.南無婆伽婆帝
薄伽六義故不翻 妙覺如來徧三千
自在吉祥遊法界 見相聞名盡超凡
082.舍雞野母那曳
萬木叢中大樹林 棟樑枝葉蔭眾珍
良材堪能擎巨廈 樗櫟荊棘付丙丁
083.跢他伽多耶
看佛敬僧培信根 尊重弟子報師恩
孝順乃是務德本 因善果良道自生
084.阿囉訶帝
生貴住居法王家 三身四智妙觀察
五眼六通成所作 大圓鏡照平等達
085.三藐三菩陀耶
菩薩羅漢解脫僧 如貧得寶暗得燈
指引有情獲正覺 永出輪迴愛慾坑
086.南無婆伽婆帝
智慧光明照世間 神通變化醒愚頑
我等勤修波羅蜜 亦證大覺薄伽梵
087.剌怛那雞都囉闍耶
寶光寶幢寶積佛 寶勝如來善降魔
一切王眾皆能戰 旁門左道盡折攝
088.跢他伽多耶
常住三寶佛法僧 一心恭敬要虔誠
如來弟子阿羅漢 漫漫黑夜大明燈
089.阿囉訶帝
自無化有有化無 應真示現極樂圖
廣修供養恒精進 普禮一切眾王族
090.三藐三菩陀耶
皈命正覺佛陀耶 皈命正覺達摩耶
皈命正覺僧伽耶 皈命正覺三寶耶
091.帝瓢
鉤召捉拿眾妖魔 光明徧照死者活
毘盧遮那灌頂主 金剛上師佛化佛
092.南無薩羯唎多
一心皈禮往來親 朝覲恒沙大聖人
報恩增福消罪業 返本還原照古今
093.翳曇婆伽婆多
無比法藏我法空 順承大教化群倫
巧說諸法三毒破 吉祥尊貴聖所宗
094.薩怛他伽都瑟尼釤
敬禮寶華大佛頂 幢幔幡蓋眾莊嚴
飛潛動植胎濕化 同入蓮邦萬佛田
095.薩怛多般怛藍
寶傘華蓋毘盧佛 一切咒心降眾魔
用蔭萬德獲自在 體潤群機衍摩訶
096.南無阿婆囉視耽
我禮今會諸聖賢 普求證明大道源
加被護念成三昧 速得無勝天中天
097.般囉帝
早登彼岸你我他 一切眾生到真家
返本還原獲究竟 逍遙自在樂無涯
098.揚岐囉
吹大法螺擊法鼓 摧伏怨魔離病苦
普使有情登覺岸 韋陀常舉金剛杵
099.薩囉婆
代佛宣物化群倫 一切祕密眾神靈
護持正法常住世 摩訶般若覺有情
100.部多羯囉訶
大乘佛頂種性根 廣度含識出苦倫
虛空有盡願無盡 同登彼岸般若深
101.尼羯囉訶
領袖三乘趣真如 眾中上首選佛圖
忍辱精進聖種性 圓滿不退果成熟
102.羯迦囉訶尼
五乘人天大種性 位居上首化群靈
有想無想皆得度 同入毘盧證無生
103.跋囉毖地耶
般若妙智菩提果 化城莫停達寶所
觀照實相明體用 成正等覺蓮朵朵
104.叱陀你
斷他咒術破羅網 解除橫死消災障
救拔一切冤苦業 清淨光明更吉祥
105.阿迦囉
無上大悲心印文 西方蓮華部眾神
更加慈喜兼施捨 妙運巧奪造化功
106.密唎柱
擎山持杵徧虛空 東方金剛鎮魔軍
八萬四千常擁護 能使行人入大中
107.般唎怛囉耶
如意輪寶妙難思 南方化生無畏施
心咒受持原形現 魑魅魍魎鐵吸石
108.儜揭唎
最上作法金剛心 轉輪成就北方尊
智慧正定戒根本 大圓滿覺人天欽
109.薩囉婆
解冤釋怨慶和平 戰爭永息化康寧
一切禁縛皆消散 五大心咒妙無窮
110.槃陀那
結界清淨勝道場 法會莊嚴念佛堂
讚歎常轉無上輪 真諦理趣破洪荒
111.目叉尼
最勝解脫達摩寶 耀古輝今甚稀少
超越一切諸苦難 速證菩提離顛倒
112.薩囉婆
解除苦厄得安樂 消滅熱惱獲清涼
咒詛毒蠱諸邪術 一切無能害身者
113.突瑟吒
障惱別見遮性明 覆藏發露暗得燈
返本歸元觀自在 放下凡情佛即成
114.突悉乏
除滅惡夢及不祥 煩惱菩提化清涼
破邪顯正興大教 八萬毛孔放毫光
115.般那你
智慧第一舍利弗 辯才無礙展鴻圖
此是般若到彼岸 眾中上首證真如
116.伐囉尼
智慧愚癡無二相 菩薩外道本一如
凡夫分別種種法 覺者了悟離言說
117.赭都囉
人間怨家佛國恩 知識度我出沉淪
提婆達多真護法 降伏瞋恚不染塵
118.失帝南
解脫消災大歡喜 首楞嚴法世無比
一切障礙究竟覺 革凡超聖契真了
119.羯囉訶
護持千界眾神兵 威風凜凜鬼魔驚
諸天種族齊向善 妖邪眷屬各奔騰
120.娑訶薩囉若闍
忍界堅固不退轉 引領歸往鉤鎖拿
普集善信依三寶 法會吉祥摩訶薩
121.毗多崩娑那羯唎
破平障難或訶譴 一切如意更安祥
千界神臨除魔害 普令欽伏禮能仁
122.阿瑟吒冰舍帝南
護戒護法護伽藍 無量色光照大千
成就妙首得自在 常樂我淨證涅槃
123.那叉剎怛囉若闍
鉤鎖紫燄色光芒 力士形狀大金剛
解厄拯災消諸難 攝受眾生謁法王
124.波囉薩陀那羯唎
妙法專修達彼岸 發勇猛心求菩提
折伏天魔皈三寶 收攝外道悟本源
125.阿瑟吒南
金剛寶手法力深 寶掌寶拳鎮魔軍
功德巍巍神通大 身心實踐處處真
126.摩訶羯囉訶若闍
護五方神眾將兵 大乘種性顯威靈
金剛光明耀天地 手把日月換星英
127.毗多崩薩那羯唎
打破諸害保平安 金剛神將各爭先
種種訶責降妖怪 除邪扶正滿大千
128.薩婆舍都嚧
一切善法滅諸惡 妙喜如意救沉痾
驅除不祥得安樂 大哉靈文真伽陀
129.你婆囉若闍
金剛首主治怨魔 惱害眾生即捕捉
火毒流注傳染病 受持讀誦死者活
130.呼藍突悉乏
敬愛除滅眾死苦 天神器杖肅靜從
衛護善者增福慧 降伏病魔獲安寧
131.難遮那舍尼
水神名字妙無窮 壬癸抑疾奏奇功
能除生老病死難 一切災殃化為塵
132.毖沙舍
虛空妙藥治瘟魔 風寒暑濕燥火痾
時氣流行傳染病 持咒消除娑婆訶
133.悉怛囉
堅持地神護娑婆 山崩土裂災難多
增損病患皆獲癒 心咒加被除百痾
134.阿吉尼
火神發願滅火毒 一切熱病盡蠲除
煩惱瞋恨無蹤影 清涼甘冽慶有餘
135.烏陀迦囉若闍
解除水毒風濕症 癱瘓虛痿腎腸癭
胖腫皮膚疥癩癬 一切痛苦化吉徵
136.阿般囉視多具囉
慈氏勇健無能勝 量等虛空總包容
莊嚴聖眾齊擁護 佇望菩提日日增
137.摩訶般囉戰持
大道心者度娑婆 月光菩薩濟愛河
超出輪迴脫苦海 四弘誓願救群魔
138.摩訶疊多
火首金剛大將軍 清心止欲離紅塵
攝持正念行真法 為眾儀型善惡分
139.摩訶帝闍
大量包容虛空藏 一切法界盡包融
天人修羅餓鬼眾 畜生地獄放淨光
140.摩訶稅多闍婆囉
觀光自在白衣尊 變化無方妙神通
普度日夜不休息 惟恐有情墮火坑
141.摩訶跋囉槃陀囉
大力天將眾神兵 普賢菩薩率領行
周利槃陀前開路 智愚平等入化中
142.婆悉你
勝軍和悅答眾問 龍光王佛四地臣
智慧辯才釋疑難 善巧教化諸含靈
143.阿唎耶多囉
聖者語言互陳答 條分縷析細如髮
持地菩薩為見證 皆大歡喜樂無涯
144.毗唎俱知
最勝琉璃法王光 玲瓏透體藥親嚐
內外瑩徹知苦辣 神農示現露堂堂
145.誓婆毗闍耶
諸病固活醫中王 藥王藥上放毫光
焚身供佛真精進 一切無著徧十方
146.跋闍囉摩禮底
金剛界中五部神 摧碎魔外顯奇能
不空事業大悅意 拯濟群生出苦淪
147.毗舍嚧多
動靜變化惡向善 大冶洪爐煉精真
毘盧遮那金剛主 為救眾等作鐵漢
148.勃騰罔迦
佛陀世尊護神名 衛道保德志公平
降伏一切邪魔怪 皈依正教遵令行
149.跋闍囉制喝那阿遮
愍苦眾生使出離 除禪定垢洗塵迷
卻魔障礙斷欲慢 護念濟度諸病袪
150.摩囉制婆
斷魔欲障金剛杵 建大法幢度眾生
成就德相滅惡習 灌頂部神常護佑
151.般囉質多
無能勝智摧群魔 紅蓮華手見佛陀
青白紫色觀自在 縱然死者變成活
152.跋闍囉擅持
金剛寶劍氣沖天 豎窮橫徧盈大千
斬妖除邪護正法 解脫無生萬億年
153.毗舍囉遮
天神力士大威德 降伏眾魔鎮山河
五穀豐登民安樂 四時順序仁愛博
154.扇多舍
天才力士息橫災 水火刀兵盜賊排
不如意事生歡喜 吉星高照笑顏開
155.鞞提婆
鉤召善語警告先 順御教命赦罪愆
如能改邪修正道 摩訶般若自現前
156.補視多
教化開導智愚氓 增益成就久廢荒
一心耕耘不期穫 勤修戒定慧收藏
157.蘇摩嚧波
愛人不親顧其仁 禮彼弗答敬未真
迴光返照求諸己 感應道交莫迷神
158.摩訶稅多
日月星宮天眾居 白衣聖者度群迷
順逆境界皆不動 摩訶般若波羅蜜
159.阿唎耶多囉
日光天子照大千 四方四隅四無邊
月宮嫦娥清涼傘 二十八宿侍後前
160.摩訶婆囉阿般囉
日月星宿放霞光 豎窮橫徧難遁藏
普香天子施號令 妖魔鬼怪各遠颺
161.跋闍囉商羯囉制婆
金剛鎧甲眼難睜 至德巍巍力無窮
摧碎群邪絕蹤跡 五穀豐收慶康寧
162.跋闍囉俱摩唎
金剛童男甚天真 不假思索善惡分
剎那徧遊三千界 一念照了眾生心
163.俱藍陀唎
遠離結縛近有德 金剛羅剎化娑婆
莊嚴道場成殊勝 天母功德般若多
164.跋闍囉喝薩多遮
金剛巨手五指輪 遐邇妖氛盡遁形
護持有情成大道 遂心滿願向前程
165.毗地耶
普覺世間諸眾生 善語教化遠離塵
勇猛精進登彼岸 倒駕慈航救苦淪
166.乾遮那
四大天王護正規 太子眷屬各逞威
三界善惡記功過 日夜巡遊時刻推
167.摩唎迦
三光天王眷屬多 陽燄日照蜜波羅
大力金剛除穢跡 護持行者出愛河
168.啒蘇母
月光徧照眾生心 清涼自在淨無塵
阿彌陀佛為法主 觀音勢至親上親
169.婆羯囉跢那
曲心為直道心真 成就道場德為鄰
北方眾聖同擁護 水光童子日日新
170.鞞嚧遮那
眾光拱照大威德 迅雷風烈變化說
降伏外道歸正法 五濁永離出網羅
171.俱唎耶
最上勝生法力全 一切種類盡包含
莊周鼓盆成大道 看破放下登慈船
172.夜囉菟
無量光淨諸如來 天王部眾護蓮臺
嗟歎無見頂相妙 菩薩大士笑顏開
173.瑟尼釤
肉髻頂相百寶光 千葉蓮華坐法王
演說無盡重重義 毘盧遮那甘露漿
174.毗折藍婆摩尼遮
羅剎神鬼善又惡 折攝二門化忍濁
剛強眾生難調伏 是故忽魔亦忽佛
175.跋闍囉迦那迦波囉婆
金剛藏王威伏行 無言說相覺有情
功德妙智法輪轉 同入涅槃息紛爭
176.嚧闍那
光明徧照滿三千 舉心動念毫髮間
息滅積習破黑暗 有情遠離顛倒顛
177.跋闍囉頓稚遮
擎山持杵眾金剛 天魔外道各遠颺
降伏鬼神皈三寶 威德感化日夜忙
178.稅多遮
白色白光白蓮華 照天照地照影斜
山搖海嘯聲威遠 心悅誠服皈正法
179.迦摩囉
蓮華座上大法王 東西南北守中央
一切護界神努力 五方五部五佛光
180.剎奢尸
威德示現諸大士 幢幡寶蓋各擎持
化導眾生修覺道 同乘圓滿法航馳
181.波囉婆
恒沙力士現大身 光明遠照妙無倫
守護監察南方界 惡者必墮善者昇
182.翳帝夷帝
解脫精勤護十方 三災八難免害傷
世界清平民安樂 同修共證菩提堂
183.母陀囉
智印三昧定中王 妙音成就大道場
眾生心中各具足 虔誠求之自放光
184.羯拏
作法辦事智慧豐 維護北方界神明
金剛毘盧心所現 依教修行不減增
185.娑鞞囉懺
求證懺悔身口意 三業清淨無瑕疵
持戒精嚴如滿月 剎那感應超十地
186.掘梵都
諸佛世尊大慈悲 方便權巧度輪迴
捨邪歸正恒精進 始知來者之可追
187.印兔那麼麼寫
印可證明我所為 光陰空過難再追
從此謹慎修聖道 恪遵戒律守清規
十方無盡常住聖 一切護法大明燈
折攝二門巧施度 金剛密跡化眾生
第二會 釋尊應化會
毘盧頂上白毫光 發聾振瞶驚癡氓
一切含識皆覺悟 趣向無等菩提場
189.唎瑟揭拏
智光安住無見頂 金剛寶部眾菩薩
其中上首虛空藏 率領諸神護正法
190.般剌舍悉多
智度究竟諸佛母 蓮華法部微妙玄
善哉成就眾勝業 直抵寶所實施權
191.薩怛他
我等天仙禮佛頂 恭敬供養諸聖賢
修福增慧懺業障 求生西方極樂鄉
192.伽都瑟尼釤
無見頂相首楞嚴 中央佛部救倒懸
毘盧遮那徧一切 是故常在你我間
總持真言唵啞吽 毘盧彌陀阿閦東
法報化身三大義 十方賢聖從此生
194.瞻婆那
金色黃花樹形高 大鵬鳥居佛聖道
法身香徧恒沙界 不退菩提樂逍遙
真言咒力妙難思 三昧加持念在玆
熱惱變為清涼散 無上佛寶常護之
196.悉耽婆那
悉皆具足吉祥法 無盡寶藏總含攝
成就種種波羅蜜 端然正坐紫蓮華
真心真意真又真 真行真修真更真
真作真為真加真 一切一切真真真
198.波囉瑟地耶
總攝魔界修正教 事理行滿度無極
生死煩惱皆究竟 常樂我淨證菩提
199.三般叉
真正滿足菩薩行 五眼六通俱現前
勝妙解脫圓福慧 無上等覺度群賢
200.拏羯囉
我所作法本性空 真如自在平等公
無上福田勤耕種 自覺覺他任東西
至誠懇切受持念 久成三昧妙難言
內聖外王培功績 圓滿菩提天外天
202.薩婆藥叉
摧伏一切惡鬼兵 勇健鬼王奉令行
護持善者勤精進 慈悲普度化眾生
203.喝囉剎娑
大多勝法衍摩訶 速疾鬼等各奔波
順教逆教弘佛化 萬類歸源度娑婆
204.揭囉訶若闍
所有地空天眷屬 生起無邊差別門
夜叉羅剎父母子 兄弟軍將雜使臣
205.毗騰崩薩那羯囉
二種神王威力深 普成破怨除災星
度去一切諸苦厄 皈命教主釋迦文
至心誦持獲妙定 誠意精進證無生
善惡夾雜染淨半 難超苦海永浮沉
207.者都囉
我今警覺八萬眾 大力金剛各神王
降伏災害諸魔難 智慧弓箭職高升
208.尸底南
執金剛神劍利鋒 入三摩地鎮妖氛
降伏一切鬼魔等 改惡向善允自新
209.揭囉訶
妙吉祥義及勇施 金剛藏王破邪癡
殺賊應供魁多士 眷屬合和永安居
210.娑訶薩囉南
盡大千界金剛神 譬喻算數計不清
擁護行人修善法 功德足時道自成
211.毗騰崩薩那囉
屏諸魔害施安寧 逢凶化吉消夙業
履險如夷夢弗驚 普慶雲散滿天晴
專一則靈分馳弊 至誠誦念永弗替
日久功深成三昧 證得菩提無去來
213.囉叉
金剛天仙各守護 富饒利行可畏途
攝授折伏百千萬 威德無窮福慧足
214.婆伽梵
惟仗世尊威神力 救護顛倒諸含靈
普願離苦獲安樂 早為覺道立根基
215.薩怛他
十方無盡常住聖 一切護法大明燈
折攝二門巧施度 金剛密跡化眾生
216.伽都瑟尼釤
我今皈命大佛頂 無盡法藏智慧光
願我明了妙總持 奉行如來所說義
217.波囉點
法光徧照音自在 至誠作禮秘靈文
希使感應道交力 還我本來證菩提
218.闍吉唎
作禮無住化生生 無窮無盡義彌豐
十方如來同攝受 離苦得樂出火坑
219.摩訶娑訶薩囉
勝大金剛威猛雄 摧碎魔外鎮妖氛
能忍堅固煩惱障 為教辛勞立奇功
220.勃樹娑訶薩囉
金剛舞起降魔劍 蓮華化生七寶池
釋迦成道菩提樹 普度含識出陷泥
221.室唎沙
妙首吉祥大金剛 聞風向化不思量
改惡從善寡過錯 直入法界萬佛堂
222.俱知娑訶薩泥
鉤藏並皆金剛名 骨身舍利戒德盈
定慧莊嚴五色俱 堅固不壞永光明
223.帝隸阿弊提視婆唎多
敬禮大輪金剛神 千頭千手千眼尊
威德潤澤兼灌頂 護持行人無能勝
224.吒吒甖迦
離障行動能摧碎 眾法無礙住生貴
光明徧照護三寶 我等戒神救迷醉
225.摩訶跋闍嚧陀囉
大金剛眾護行人 作獅子吼法雷震
使令有情除障礙 度一切苦般若深
226.帝唎菩婆那
皈依一切三世佛 至誠頂禮諸聖賢
八萬四千金剛藏 護持行人出迷津
227.曼茶囉
覺者印證設法壇 速成三昧救倒懸
普攝眾生離痛苦 楞嚴大定永現前
再敕一切護法眾 普令諸部各神童
常隨行人使覺悟 同赴龍華會群雄
229.娑悉帝
成就諸法正定聚 圓滿三德妙覺尊
自度度他菩薩行 登涅槃山般若峰
230.薄婆都
婆伽婆帝佛世尊 也譯圓滿及隨心
善喜能入楞嚴定 無量智慧此中生
231.麼麼
仰祈佛力加護持 我所作法令圓成
早證不退常精進 選聖拔賢速題名
232.印兔那麼麼寫
誦持默念少意言 示教利喜化大千
所作諸法悉究竟 不增不減到涅槃
覺者慈悲攝有情 聖賢設教化頑冥
世尊種族佛寶印 燈燈互照心傳心
第三會 觀音合同會
233.囉闍婆夜
除滅一切王難苦 救助所有眾孤獨
最勝尊上能利樂 可畏消災增慧福
234.主囉跋夜
此咒除滅賊寇難 眼耳鼻舌身意拴
上師舍那佛眾部 世尊教法當細參
235.阿祇尼婆夜
重頌神名熄火難 白衣南方應丙丁
救護有情離熱惱 普獲清涼得明燈
236.烏陀迦婆夜
六欲諸天具五衰 三禪尚且有風災
任君修到非非想 不如西方歸去來
237.毗沙婆夜
此咒能免諸毒藥 草木化學害人者
一切所有皆平定 離苦得樂又解脫
238.舍薩多囉婆夜
善利眾生金剛神 辯才無礙息刀鋒
杻械枷鎖均解脫 消災免難止紛爭
239.婆囉斫羯囉婆夜
論議作法轉妙輪 金剛大將息戰氛
軍旅聽命干戈止 兵戎解甲慶昇平
240.突瑟叉婆夜
能持戒法離苦厄 除饑饉難得解脫
守護金剛威神力 貧窮凍餒悉復活
241.阿舍你婆夜
無有障礙空神名 免除雷電怖畏行
論議教詮消災難 大佛頂首楞嚴文
242.阿迦囉
橫死非命太悲傷 陸海空難不勝防
最上念誦除災障 金剛大將度十方
243.密唎柱婆夜
未曾有法妙難言 一切意外悉安全
金甲天神默護佑 賞善罰惡愛不偏
244.陀囉尼部彌劍
我今皈命大總持 堅牢地神不失時
能除一切災害難 速證無生道心直
245.波伽波陀婆夜
金銀砂石土木毒 誦持神咒變甘露
護授最上金剛記 菩薩為友德不孤
246.烏囉迦婆多婆夜
履險如夷妙難言 大希有法似湧泉
本事因緣孤起頌 吉星高照解倒懸
247.剌闍壇茶婆夜
毒蛇蚖蠍咬害傷 寶杖降伏免災殃
甘露潤澤孑孓眾 同往無生極樂鄉
248.那伽婆夜
江河湖海水長流 利害相關五穀收
龍魚鯨鱷諸災難 化作吉祥傳萬秋
249.毗條怛婆夜
方廣天授善調伏 迅雷風烈猛荼毒
冰雹閃電成災害 金剛戒神救無辜
250.蘇波囉拏婆夜
金翅鳥難妙蓮華 解脫宿業恒河沙
積功累德修般若 圓滿菩提早回家
251.藥叉揭囉訶
勇健暴惡地空行 同類種族各諦聽
守護魂魄依正教 功滿三千自超生
252.囉叉私揭囉訶
速疾可畏羅剎鬼 守宮婦女保堅貞
滅除一切非命難 遠離險道免雷追
253.畢唎多揭囉訶
守尸祖父薜荔多 慎終追遠孝思博
事死如生常祭祀 摩訶般若蜜波羅
254.毗舍遮揭囉訶
此翻顛鬼啖精氣 吸食人髓五穀真
免除毒藥麻醉障 受持如來義無窮
255.部多揭囉訶
大身自生鬼王名 力可拔山項羽能
神通妙用擅變化 多頭多足顯威靈
256.鳩槃茶揭囉訶
甕形冬瓜魘魅精 城郭車乘五雷崩
意外災難皆避免 出入平安遠禍侵
257.補丹那揭囉訶
生大執著守尸形 遠離顛倒夢魂清
忍辱精進波羅蜜 智光普照寶蓮登
258.迦吒補丹那揭囉訶
守魄奇臭大餓饑 東西南北各遠離
食屎飲尿苦乾渴 造業受報難自欺
259.悉乾度揭囉訶
善品主蟲蠱毒迷 亦名香神甚稀奇
黃色疸病諸厄難 護法童子令速離
260.阿播悉摩囉揭囉訶
形如野狐高大樹 青色鬼怪擾人族
主羊癲瘋神名號 童子禮拜朝如如
261.烏檀摩陀揭囉訶
迅疾猛烈主風威 陸地樹倒海浪摧
空中形成螺旋力 烏色鬼王雙手推
262.車夜揭囉訶
五欲諸樂覆真性 三毒充滿蓋智明
根塵緣影多障礙 般若空中起浮雲
263.醯唎婆帝揭囉訶
獨處川澤不同群 八音齊奏木石金
獅子娛樂常起舞 其形如狗主獸魂
264.社多訶唎南
食精氣鬼翻志德 鬼子母眾天神合
未皈三寶名怨賊 從佛之後號除魔
265.揭婆訶唎南
啖胎藏鬼又密護 帝神尊天偕眷屬
男女夫婦父母子 保衛道場助普度
266.嚧地囉訶唎南
尋羶覓穢食血鬼 吸飲精血補陰仙
最上精進波羅蜜 摩訶般若大法船
267.忙娑訶唎南
白色大鬼食油脂 金剛部母眾靈賢
日夜勤勞察善惡 功賞過罰毫不偏
268.謎陀訶唎南
食產大鬼百萬千 伺機障難閻王關
生即夭折輪迴轉 好殺果報不錯偏
269.摩闍訶唎南
壽夭窮通自造緣 命由我立不由天
起惑作業應受報 絲毫不差罪纏牽
270.闍多訶唎女
救護鬼道諸眾生 食垢飲漿喜羶腥
油膩膏脂家常飯 冷熱寒涼倍加增
271.視比多訶唎南
祭祀寒林大樹王 無量凍鬼各奔忙
戰戰兢兢齒交擊 貪心業報欲發狂
272.毗多訶唎南
諸花含苞蕊正開 朋友眷屬鬼齊來
食蜜飲露解飢渴 略止火焚救業災
273.婆多訶唎南
大身娘母果新鮮 見色聞香嗅味前
觸食思之同受用 因緣如是業交煎
274.阿輸遮訶唎女
無憂可愛花樹名 五穀種子性不生
又翻無比色光燄 千變萬化妙通靈
275.質多訶唎女
食燈飲光吞火煙 好勝剛強爭長短
心無罣礙離恐怖 顛倒夢想一概蠲
276.帝釤薩鞞釤
威德折邪破惡魔 笑言善哉攝正德
感化含識修戒定 返本還原皈依佛
277.薩婆揭囉訶南
上來一切鬼神王 皆為首領護十方
善信發心求正道 助汝直達菩提堂
278.毗陀夜闍
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
279.瞋陀夜彌
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
280.雞囉夜彌
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
281.波唎跋囉者迦
度無極限彼岸登 三大神將領天兵
諸事究竟深般若 性清淨眼不動中
282.訖唎擔
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
283.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
284.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
285.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
286.茶演尼
淨垢清涼普摧枯 狐魅熱惱能調伏
邪魔鬼祟皈正教 護持佛法展鴻圖
287.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
288.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
289.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
290.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
291.摩訶般輸般怛夜
大乘能勝多成就 清淨梵眾自在天
正覺教化離諸苦 破除執著證金仙
292.嚧陀囉
最為上首大金剛 能持明淨義弘揚
衛護行者修聖道 永獲不退常寂光
293.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
294.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
295.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
296.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
297.那囉夜拏
堅固不動須彌山 勇猛善戰敵膽寒
力士威風攝八面 流賊草寇投降先
298.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
299.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
300.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
301.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
302.怛埵伽嚧茶西
金翅大鵬鳥王眾 如來覺悟法底源
普徧悲心究竟度 貫攝常則若湧泉
303.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
304.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
305.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
306.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
307.摩訶迦囉
大小黑天眾神兵 悲心切切手眼明
受持日久不懈倦 成就三昧自通靈
308.摩怛唎伽拏
本母作論上首眾 約法解釋亦金剛
三昧無礙得大辯 善巧方便度有緣
309.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
310.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
311.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
312.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
313.迦波唎迦
髑髏外道眾神仙 捨去五欲諸惡蠲
奉行十善勤鞭策 出玄入牝化萬千
314.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
315.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
316.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
317.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
318.闍夜羯囉
執持人物大將軍 一切神王率領兵
最勝經咒超三界 生性自淨法寶心
319.摩度羯囉
覺者慈悲攝有情 聖賢設教化頑冥
世尊種族佛寶印 燈燈互照心傳心
320.薩婆囉他娑達那
一切利行兼富饒 度有情眾出獄牢
金剛善神護僧寶 自在菩提樂逍遙
321.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
322.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
323.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
324.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
325.赭咄囉
神女姊妹度娑婆 止息輪迴離愛河
降伏怨魔最勇猛 戰則必勝攻必克
326.婆耆你
勝軍名句二義詮 捨邪歸正守戒嚴
律己化人感萬物 躬行實踐妙通玄
327.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
328.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
329.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
330.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
331.毗唎羊訖唎知
寶箭鴟鴞無垢行 所作皆辦起尸神
三頭大戟靈鷲鳥 飛騰變化力難窮
332.難陀雞沙囉
歡喜金剛寶杖擎 好聲鳥唱和雅音
乾闥婆王偕眷屬 精勤行滿了死生
333.伽拏般帝
根本智慧月印江 器仗神名化無方
鷹鳩同行執鉤索 辯才無礙勝議強
334.索醯夜
妙智教導精進念 成義利行名金剛
哪吒火輪鸚鵡鳥 戰無不勝化十方
335.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
336.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
337.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
338.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
339.那揭那舍囉婆拏
裸形外道眾神龍 羅漢眷屬大力尊
獨覺緣覺辟支佛 四果應供聲聞僧
340.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
341.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
342.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
343.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
344.阿羅漢
羅剎王眾猛又兇 縱橫宇宙善戰爭
地空飛行多變化 降伏怨魔證無生
345.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
346.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
347.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
348.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
349.毗多囉伽
大力神王魔鬼驚 擎山倒海日月星
雙手互移此他界 五兄弟天顯靈威
350.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
351.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
352.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
353.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
354.跋闍囉波你
金剛部眾降群邪 手持寶杵速而捷
妖魔鬼怪皆遠離 正法久住永和悅
355.具醯夜具醯夜
十方雲集眾聖賢 萬佛城中開法筵
如來寺裏同聚會 無言堂上悟真常
356.迦地般帝
勤行解脫無動尊 般若妙句照光明
金剛藏王菩薩眾 三寶諸天八部神
357.訖唎擔(同282句)
心法色法凡聖通 肉團堅實覺靈明
三如來藏第一義 光照大千總圓融
358.毗陀夜闍(同278句)
大明咒藏妙難量 正覺威德最勝王
徧一切處光普照 佛寶常住永吉祥
359.瞋陀夜彌(同279句)
依附罪者斬其精 如意寶輪法王心
我今首念第一義 蓮華法部晝夜行
360.雞囉夜彌(同280句)
童真入道法王子 捕捉夜叉大將軍
所作二利善現驗 精進首皈眾中尊
361a.囉叉罔
容恕我罪慈氏忍 原諒他非大悲心
平等願力精進行 智慧禪定戒珠明
361b.
容忍我罪許自新 大慈化物感應真
普度有情成正果 智光常耀照古今
362.婆伽梵
總管法界無上尊 四生六道度沉淪
攝令含靈修諸善 摩訶般若自然成
363.印兔那麼麼寫
懇證作法妙覺圓 十方讚歎通地天
上同佛慈下合悲 皈命三寶至心虔
白光旋轉照無間 尊勝天咒度大千
空不空藏密跡印 五方五部五心傳
第四會 剛藏折攝會
364.婆伽梵
再仰佛力華蓋光 毘盧金剛照萬方
降伏眾魔依正教 普化群倫出火湯
365.薩怛多般怛囉
空如來藏妙無窮 不空藏性超化功
空不空藏離言說 中道了義總圓融
366.南無粹都帝
我今皈敬禮法王 至誠懇切更齋莊
惟望加護登不退 諸佛接引放毫光
367.阿悉多那囉剌迦
無能勝者大力王 赤光繚繞照萬方
金剛堅固摧魔眾 德善栽培壽永昌
368.波囉婆
紫光盤簇護行人 善淨威德日夜巡
發菩提芽結妙果 同赴龍華萬佛城
369.悉普吒
摧碎金剛大威神 三頭六臂膽戰驚
望風披靡皆拱服 龍盤虎臥世安寧
370.毗迦薩怛多鉢帝唎
白光旋轉照無間 尊勝天咒度大千
空不空藏密跡印 五方五部五心傳
371.什佛囉什佛囉
佛寶普放無量光 照徧法界虛空藏
開示悟入正知見 無上菩提大覺王
372.陀囉陀囉
五色瑞雲結寶蓋 萬道毫光照大千
一切戒律勤能持 珍重龍華赴法筵
373.頻陀囉頻陀囉
香蓋徧滿太虛空 普薰有情法性中
勝力能持清淨戒 北方羯磨部主公
374.瞋陀瞋陀
珠蓋光明照法界 赤心無垢如意霞
攝化眾生登不退 西方蓮華部主家
敕令天上地下眾 降伏妖魔鬼怪精
擁護三寶立功勳 圓滿覺道果日隆
376.泮吒泮吒泮吒泮吒泮吒
速能成就調練法 摧碎開通妙難窮
五方五部覺五乘 息災如意寶蓮華
377.娑訶
一切災難化吉祥 惡障頓消放毫光
圓成般若波羅蜜 福慧莊嚴壽無疆
378.醯醯泮
空如來藏佛部心 解脫開通指迷津
妙義難窮無涯際 如意寶珠變化神
379.阿牟迦耶泮
我願成佛度眾生 不空德性啟迷蒙
北方羯磨滿覺道 南無頂首楞嚴經
380.阿波囉提訶多泮
無比智光照大千 清淨皎潔最勝天
光焰熾盛寶生部 南方丙丁化紅蓮
381.婆囉波囉陀泮
光明壽量及妙音 究竟極樂彌陀尊
西方蓮華部開現 高登上品願隨心
382.阿素囉
破碎修羅瞋恚癡 好勇鬥狠非天時
女妒男醜不端正 業報所感大損失
383.毗陀囉
非為修羅大力持 諸佛威德化及時
不動教主歡喜光 東方金剛念在玆
384.波迦泮
殊勝妙好佛頂尊 三十二相度群倫
一切如意隨心現 萬事亨通指迷津
385.薩婆提鞞弊泮
欲禪正魔凡外天 聖人君臣主伴連
聞咒降伏皆欽敬 護持三寶福慧綿
386.薩婆那伽弊泮
一切龍眾皆朝拱 善毒天地眷屬親
改邪歸正修諸己 立功精進果自成
387.薩婆藥叉弊泮
勇猛鬼神大力精 飛行變化善五通
男女眷屬盡降伏 同歸摩訶般若門
388.薩婆乾闥婆弊泮
降伏一切音樂眾 絲竹管絃木石金
天主聚會香萬里 來赴盛筵歌無窮
389.薩婆補丹那弊泮
腥羶垢穢臭餓鬼 常處染污屎尿堆
嫉妒造此不淨業 今遇靈文脫輪迴
390.迦吒補丹那弊泮
讚禮皈敬天中天 降伏奇臭鬼王仙
密語真言通法界 改惡遷善換新顏
391.薩婆突狼枳帝弊泮
一切魔眾害生靈 增加勢力眷屬興
此咒誦持即降伏 虛空法界慶康平
392.薩婆突澀比犁
降伏諸惡鬼怪精 無動解脫寂滅行
萬千妖邪同授首 急修快度制毒蟲
393.訖瑟帝弊泮
無生無滅無去來 大造大化大超哉
嗟歎憂愁心煩亂 聞誦真言笑開懷
394.薩婆什婆犁弊泮
大放光明照世間 破除黑暗度女男
普使眾生獲自在 跳出三界輪迴圈
395.薩婆阿播悉摩犁弊泮
一碗羹湯冤似海 半斤肥肉業如山
合股公司虧資本 墮落三塗非怪哉
396.薩婆舍囉婆拏弊泮
無垢清淨破災厄 覆他有餘樹娑羅
堅固妙句降魔眾 護法善神衍摩訶
397.薩婆地帝雞弊泮
破諸冤害救群生 甚勇無畏制毒蟲
三昧威力能逆轉 一切災難化吉祥
398.薩婆怛摩陀繼弊泮
破一切厄險如夷 意外橫禍盡消弭
無礙行持諸佛法 娑婆苦海度迷眾
399.薩婆毗陀耶
一切毒氣化清涼 皈依正覺大慈航
登上般若船同濟 永得不退露堂堂
400.囉誓遮犁弊泮
依法王教修菩提 六度萬行莫狐疑
所作已辦離後有 超出三界始歎奇
401.闍夜羯囉
解除災難得安康 重罪業報油火湯
藉此三昧加持力 諸橫凶險一掃光
402.摩度羯囉
金剛藏王護佛城 持杵擎山顯威靈
賞善罰惡興正教 旁門左道悉遁形
403.薩婆囉他娑陀雞弊泮
利益有情護法眾 賢聖僧伽諸龍神
一切敬信救苦難 咸使枯木又向榮
404.毗地夜
一念覺悟初發心 萬緣放下始現真
十地圓成菩薩行 百千三昧火中金
405.遮唎弊泮
大願大行大醫王 開權顯實露真常
四弘六度能治病 藥到疾除壽而康
406.者都囉
天魔外道性猖狂 粗野強暴更荒唐
誦此神咒皆皈命 垂首拱服禮法王
407.縛耆你弊泮
魔中大魔勢兇狂 千變萬化露光芒
聞誦靈文皆皈命 依教修行護法王
408.跋闍囉
八萬四千金剛藏 三百六十左道王
悉皆擁護真如性 永除災厄降吉祥
409.俱摩唎
華鬘童神除災障 護法聖僧度苦厄
演說難思微妙句 普使眾生出火坑
410.毗陀夜
頂禮大雄佛陀耶 至誠稱讚妙覺尊
三塗八難俱離苦 同獲清淨法王身
411.囉誓弊泮
無生法寶度沉淪 佛陀僧伽大威神
貪瞋癡毒盡除滅 清涼自在又從容
412.摩訶波囉丁羊
大乘八萬四千門 法法平等無淺深
對機即是觀自在 論議乃屬釋迦文
413.乂耆唎弊泮
降伏山妖水怪精 一切外道亦投誠
惡毒邪魔咸歸正 愛樂法寶鬼神欽
414.跋闍囉商羯囉夜
金剛力士碎魔堅 調伏大法通地天
圓滿究竟波羅蜜 諸事吉祥滅罪愆
415.波囉丈耆囉闍耶泮
光明徧照化三千 安樂自在無後先
王者居之護善德 培根固本修道源
416.摩訶迦囉夜
牛鬼蛇神性猖狂 苦毒兇惡似虎狼
大作手眼難逃避 降伏群魔佐法王
417.摩訶末怛唎迦拏
是是非非果從因 善善惡惡假復真
爭爭吵吵何時了 揖揖讓讓解讎恨
418.南無娑羯唎多夜泮
頂禮護法金剛藏 密跡天將眾靈神
信受奉行遵號令 日夜巡邏保聖僧
419.毖瑟拏婢曳泮
降伏諸惡毒術師 他化天眾盡呼時
摧折欽奉聽鉤召 邪魔鬼祟總皈依
420.勃囉訶牟尼曳泮
惡毒咒王甚剛強 光明雲蓋如意降
化樂自在天神眾 雷電交加鼓音王
421.阿耆尼曳泮
色究竟及長壽天 煉火大神顯威權
聞誦靈文皆拱伏 保衛正法度三千
422.摩訶羯唎曳泮
四臂三眼自在仙 大黑天女彩雲間
笑傲驕狂無忌憚 此咒能使速收歛
423.羯囉檀遲曳泮
嚴淨彩霞諸龍神 水天一色了無垠
保衛壇場護正教 勤修善法真真真
424.蔑怛唎曳泮
釋提桓因率領兵 巡察善惡各主賓
忠孝仁義增福慧 殺盜淫妄災禍侵
425.嘮怛唎曳泮
瞋怒神王寂滅空 無心無意無垢宗
役使鬼魔嫉妒女 改邪歸正任縱橫
426.遮文茶曳泮
自在天魔眷屬兇 噉人大神猛相攻
惟願眾生速醒悟 放下染緣佛果成
427.羯邏囉怛唎曳泮
帝釋天主號喝山 清淨法中遠慳貪
四大部洲皆皈命 六道輪迴共相連
428.迦般唎曳泮
善捨戒神護精嚴 惡毒怨魔退無前
離過絕非勤警策 返迷歸覺大聖賢
429.阿地目質多
無能壓勝雜居天 一切有力鬼神權
遵守號令護良善 功賞過罰正不偏
430.迦尸摩舍那
巨星光明照無邊 金土聯輝緊相連
盧舍那佛超日月 能將黑夜變白天
431.婆私你曳泮
大月光明徧十方 諸宮天子眷屬良
悉來歸降皆授首 信伏奉行叩法王
432.演吉質
普令惡神碎為塵 頂禮三寶究竟尊
所作已辦真自在 心法雙亡妙覺輪
433.薩埵婆寫
妙哉三寶佛法僧 仰祈證知默默中
加被行人離障礙 早登無上等覺尊
434.麼麼印兔那麼麼寫
我所辦事印證知 圓滿究竟大菩提
空無所空生妙有 有而非有一切師
豎窮橫徧盡包羅 微塵剎海十方合
華藏毘盧大壇場 普入此界衍摩訶
第五會 文殊弘傳會
435.突瑟吒質多
惡心鬼王無明多 煩惱事障難解脫
立功積德增福慧 奉行大教衍摩訶
436.阿末怛唎質多
惡念毒咒鬼見愁 天堂地獄自遨遊
效法聖賢無量慧 大哉靈文救苦憂
437.烏闍訶囉
風流邪見食精鬼 無始染著罪業魂
顛倒黑白迷真際 認賊作父故沉淪
438.伽婆訶囉
大空王佛主威神 降伏吸胎惡性靈
但願眾生同向善 逢凶化吉遇救星
439.嚧地囉訶囉
集殊勝法施食血 地光明人大丈夫
故能化身千百億 四生六道濟孤獨
440.婆娑訶囉
食油鬼吸燈燭精 自伏寶火佛來應
澄清宇宙光萬丈 濟地獄苦度幽冥
441.摩闍訶囉
食產鬼祟性殘毒 陰錯陽差造血湖
海水天神佛陀耶 逢凶化吉皆拱服
442.闍多訶囉
十二部經本事圖 食肉饞鬼胖葫蘆
水自在佛哀攝受 皈命頂禮叩兩足
443.視比多訶囉
音樂天上歌詠神 聲明律令食命爭
使成金剛菩薩藏 陀羅尼佛自在尊
444.跋略夜訶囉
祭祀鬼神食精英 寶傘花蓋毳衣行
大方廣佛化萬物 光明人勝道自成
445.乾陀訶囉
食香鬼王化金剛 自在佛陀度十方
六道輪迴浮沉轉 四生胎卵各承當
446.布史波訶囉
花自在佛映群芳 金剛持杵露堂堂
蝴蝶飛翔穿梭過 靈文默誦放毫光
447.頗囉訶囉
供養諸聖果新鮮 此鬼伺便卻爭先
享之增長菩提力 得大安樂證妙玄
448.婆寫訶囉
種子精華補先天 嬉戲三昧解愁煩
如意神通多變化 人自在佛法無邊
449.般波質多
惡形醜鬼猛無敵 巨口獠牙噴火機
獨頭熱惱瞋毒怪 降伏怒恨魔遠離
450.突瑟吒質多
無明邪見疑惑深 認賊作父失本真
惡眼大鬼殺氣重 智慧成就眾中尊
451.嘮陀囉質多
頭如須彌眼如海 巨口獠牙吞鯨百
佛現手眼千萬億 降伏大力鬼主宰
452.藥叉揭囉訶
吞火鬼王種類多 男女同生共處合
攝歸與授菩提記 權實違順入摩訶
453.囉剎娑揭囉訶
同生族類頗眾多 雜居共處吞水海
折服授記皈三寶 囉剎娑婆揭囉訶
454.閉隸多揭囉訶
雙手交加猛凶威 權實違逆各伏摧
顯密不定攝同化 同證菩提速疾歸
455.毗舍遮揭囉訶
交足鬼王食氣生 未發菩提害含靈
機熟改惡修善道 擁護正法覺迷津
456.部多揭囉訶
交身鬼化連體嬰 如膠似漆障重重
頓破無明現本性 積功培德果位增
457.鳩槃茶揭囉訶
分形合命害生靈 妙用神通術無窮
刀劍傷身猶可避 欲愛失寶不易尋
458.悉乾陀揭囉訶
吞火吐煙顯威神 遮天蓋地猛又兇
翻江倒海渾閒事 皈命與記慶昇平
459.烏怛摩陀揭囉訶
業感交攻吐火焰 報在鬼趣苦難言
若能一念迴光照 了生脫死斷循環
460.車夜揭囉訶
行事虛偽欠忠實 只開謊花結果稀
化成形影鬼怪類 示現說法警癡迷
461.阿播薩摩囉揭囉訶
瞋恚如火內外燒 熱惱沖天萬丈高
業報感召現為鬼 皈依信受罪孽消
462.宅祛革
因果循環輾轉交 糾葛不清互相報
刀劍愛欲刑人命 護持正法故饒饒
463.茶耆尼揭囉訶
多年狐狸成魅精 善能變化惑有情
迷人害物反教育 冤親平等佛法興
464.唎佛帝揭囉訶
惱亂幼兒睡不寧 忽然驚惶泣弗停
持誦靈文通天地 滅惡生善慶安平
465.闍弭迦揭囉訶
飛行羅剎諸鬼王 興雲佈雨徧十方
而今皈依如來教 護持三寶救災殃
466.舍俱尼揭囉訶
金翅眷屬法無邊 能塞虛空滿大千
移山倒海摘日月 降伏魑魅鎮坤乾
467.姥陀囉
犬職守夜雞司晨 貓鬼鼠妖各逞能
凶神惡煞皆授首 誦持秘咒轉靈文
468.難地迦揭囉訶
旱魃為虐害蒼生 草木皆枯火炎蒸
甘露普施觀自在 神咒加持覺有情
469.阿藍婆揭囉訶
如蛇似龍藍面容 奇形怪狀貌猙獰
馴服改惡習正教 維護三寶立勳功
470.乾度波尼揭囉訶
蛇食雞卵雞吞蟲 互相結怨恨難平
鬼魂仍然懷仇意 調柔和合冤親同
471.什佛囉
口吐火煙燒世人 瘟疫流行害生靈
於今護法皈三寶 念之離苦進佛城
472.堙迦醯迦
一日三日五日發 瘧疾鬼祟施邪法
仰仗三寶威德力 同入無生寶蓮華
473.墜帝藥迦
東方阿閦統金剛 二日瘧疾向遠颺
解脫災厄得自在 無生法忍妙難量
474.怛隸帝藥迦
娑婆教主釋迦尊 神咒加持百由旬
冤魂瘧鬼聽敕命 菩提達摩誦靈文
475.者突託迦
修道習法要虔誠 時刻慎獨莫放心
瘧鬼施毒縱大慾 行者拔苦利蒼生
476.昵提什伐囉
熱鬼為瘧擾康平 水煮油煎苦難停
靈文誦持除災障 寂滅清涼慶安寧
477.毖釤摩什伐囉
寒熱溫平疫鬼魔 傳染流行死難活
有緣藉此三昧力 災消病滅念彌陀
478.薄底迦
風濕纏綿步維艱 連年累月病難安
若能迴光勤懺悔 虛空清淨頑疾蠲
479.鼻底迦
勇猛習學法術高 黃疸病鬼甚奸刁
北方佛統羯磨部 受持讀誦災難消
480.室隸瑟密迦
披精進鎧志堅牢 善則吉祥惡受報
瘟疫流行傳染病 金剛智劍斬魔妖
481.娑你般帝迦
業海無邊鬼無盡 循業受報果由心
痢病皆因貪口腹 一切法爾如是因
482.薩婆什伐囉
頭病鬼魔勢凶狂 痛楚難忍苦難當
無量智光消災障 自在佛寶解毒方
483.室嚧吉帝
頭痛腦裂欲魔狂 神智顛倒不怕亡
法光照射聲色定 寧靜平穩入睡鄉
484.末陀鞞達嚧制劍
諸惡業報各差別 不食不飢不號嗟
威德廣大聖賢眾 拔苦與樂有妙訣
485.阿綺嚧鉗
口痛鬼怪因貪吃 食難下嚥惡作劇
正覺世間無比力 雷電天神癒奇疾
486.目佉嚧鉗
齒痛魔鬼摧硬堅 蛀牙碎石各爭先
真空法性得自在 雲霞神靈解孽冤
487.羯唎突嚧鉗
一體分司唇齒喉 各部痛楚因果由
得聞神咒罪消滅 恢復清淨皈命投
488.揭囉訶
身病鬼魔苦纏綿 連年累月呼蒼天
一切邪神種族類 咒力滅惡解罪愆
489.揭藍羯拏輸藍
凝滑種子未成形 勇猛大力鬼來尋
靈文真言吉祥語 安魂定魄化有情
490.憚多輸藍
頤頷痛苦口難宣 日夜呻吟呼蒼天
守疆界神奉敕命 加護平安怪病痊
491.迄唎夜輸藍
肉團心生鬼神依 疼痛不止難呼吸
一聞咒力霍然癒 三寶感應世間稀
492.末麼輸藍
諸根老滅死亡臨 頭痛劇烈忍難禁
思量意識皆昏迷 三昧加持震古今
493.跋唎室婆輸藍
形位五七具諸根 兩脅痛鬼偶光臨
尋因覓果欲報復 六入期內誦靈文
494.毖栗瑟吒輸藍
背痛腰痠苦無量 觸生癡愛見慢強
染污日深流慾海 般若照破禮法王
495.烏陀囉輸藍
因因果果報循環 腹痛鬼魅苦相纏
蒙此三昧加持力 災消難除解孽冤
496.羯知輸藍
陰陽顛倒違地天 起尸腰痛怪連綿
往昔種因今結果 業風吹動徧三千
497.跋悉帝輸藍
足踝支持全體基 痛苦難行動轉移
勾魂無常伺機至 靈文改變凶化吉
498.鄔嚧輸藍
腿痛行動進退遲 頹靡不振度日時
賊寇惡鬼白無常 止盜防疾咒力施
499.常伽輸藍
腕痛鬼魔難忍受 鐵鍊枷鎖並鋼鉤
穿心刺腹揮刀劍 神咒加持得自由
500.喝悉多輸藍
兩手痛楚難屈伸 牛頭馬面獅子尋
野干鬼病不可治 楞嚴咒力妙通神
501.跋陀輸藍
四肢骨節痛楚纏 連年累月病無間
守善罰惡威猛將 一聞神咒除熬煎
502.娑房盎伽
兩膊五體痛鬼臨 刀兵指鬘油燭侵
火燒地獄災苦烈 真言密語保安寧
503.般囉丈伽輸藍
善惡知識化愚賢 順逆精進度倒懸
鎖鈴鎚杵降魔鬼 解冤救苦消罪愆
504.部多毖跢茶
希有大乘妙無方 金剛菩提攝鬼王
尸林眷屬皆授首 鉤召法令靖八荒
505.茶耆尼
魅鬼邪術幻化奇 失去主宰起狐疑
鈴聲螺響青蛙叫 神咒加持冷熱離
506.什婆囉
光明徧照滿三千 一切惡瘡疔毒蠲
激刺掃除諸魔術 誦咒皈命天中天
507a.陀突嚧迦
瘡鬼狠毒害生命 世尊慈愍說靈文
行者誦持消災障 解除眾苦癰疽病
507b
一切瘡鬼荼毒深 疥癩癬癭羊毛疔
神咒智母加持力 解除夙業獲安寧
508a.建咄嚧吉知
天行鬼怪放射毒 蜘蛛瘡病難降伏
寶生部主光救護 虛空藏王大掃除
508b
蜘蛛猙獰毒氣攻 帶狀泡疹菌腫紅
寶生光照消罪障 奇疾怪症一掃空
509.婆路多毗
劇烈陰毒種種形 無名腫痛如鋼疔
八萬妙法到彼岸 蓮華部主除鬼靈
510.薩般嚧
蔓延徧體浸淫菌 此癒彼起最堪驚
般若智劍斬情蒂 恢復清淨本來真
511.訶凌伽
赤瘡鬼毒心火盛 大眾僧伽作羯磨
願辦佛事求真智 愛作法務正覺成
512.輸沙怛囉
小兒瘡鬼胎毒侵 嚴淨毘尼戒律新
妙術恢復清淨體 離垢除貪現法身
513.娑那羯囉
吸毒服藥發癲狂 胡言亂語自稱王
撥無因果飛精附 五部法主鎮八方
514.毗沙喻迦
蠱毒猖獗癩瘡癭 妄想雜念邪淫成
堅持誦讀天神護 解空頓覺通相應
515.阿耆尼
火毒鬼祟熾然凶 熱烈情慾日夜攻
誦持靈妙清涼句 災消焚退護法擁
516.烏陀迦
水毒鬼母眷屬惡 翻江倒海興浪波
金剛龍神護良善 化險為夷念佛陀
517.末囉鞞囉
嫉妒瞋恚量窄狹 變化莫測毒醉麻
迅雷風烈助威虐 陰魂飄蕩赴黃沙
518.建多囉
天神地祇護人間 記錄善惡正不偏
慈心悲願化群品 同證無生學聖賢
519.阿迦囉
飛災橫禍罹難亡 無明錯因招罪殃
大慈心度諸惱苦 妙術拯救化吉祥
520.密唎咄
種種橫死怨沖天 俟機尋找替代緣
善者喜施方便力 解結釋愆免熬煎
521.怛斂部迦
心毒意狠害蒼生 性化金石草木形
本質烈於鴆砒等 鴉片麻藥殺人精
522.地栗剌吒
蚖蛇蝮蠍及蜈蚣 蚰蜒蟾蜍蠱毒蟲
瞋恚怨恨相尋報 靈文洗滌化亨通
523.毖唎瑟質迦
蠍毒鬼魅性陰惡 暗箭傷人死難活
獨覺辟支施甘露 枯木逢春起沉痾
524.薩婆那俱囉
蛇毒鬼祟吐火煙 口乾舌燥熱病纏
痛苦難當惟欲死 幸遇神咒解怨冤
525.肆引伽弊
兇猛殘暴賽虎狼 以力欺人鬼霸王
能仁慈悲方便度 直樹林中獲安康
526.揭囉唎藥叉
獅子鬼吼百怪驚 妖魔魍魎俱遁形
勇健成就攝群品 化惡為慈慶康寧
527.怛囉芻
一切惡毒鬼最兇 陰險狡詐害無窮
高勝妙法除罪障 蓮華部主慈悲公
528.末囉視
熊羆毒鬼甚難量 勢強力猛不可當
吉祥如意離濁垢 南方寶生救災殃
529.吠帝釤
反覆無常叛亂生 惡毒殘害眾含靈
威德攝服頑強類 天下謳歌慶康平
530.娑鞞釤
改惡從善日日新 皈依正法出迷津
五部諸佛皆歡喜 萬方同禮大威音
531.悉怛多鉢怛囉
各種寶蓋香花雲 消災除障利人群
五方魔眾皆拱伏 萬類鬼怪悉遵行
532.摩訶跋闍嚧
金剛力士鎮妖邪 護道衛生保清潔
增善滅惡皈敬禮 大覺世尊佛陀耶
533.瑟尼釤
啟火金剛藏王眾 化凶為吉魔手拱
灌頂寶光除厄難 結界成就皈不動
534.摩訶般賴丈耆藍
智光普照度冥頑 蓮華螺索化慳貪
無事不辦成聖法 皆大歡喜返本原
535.夜波突陀
乃至護咒力士眾 無上佛寶法中王
警策生善滅諸惡 是故此處最吉祥
536.舍喻闍那
一切力士鎮群邪 金剛保衛僧伽耶
吼震徧動三千界 攝伏魔外災患歇
537.辮怛隸拏
召集護法眾神王 聚會壇前赴道場
蓮華部主施敕令 尊勝最妙放毫光
538.毗陀耶
成就無上大威神 光明徧照淨絕氛
正覺世尊執法令 結界護教最嚴森
539.槃曇迦嚧彌
大光明法結界成 頂禮慈悲眾中尊
所作皆辦邪歸正 菩提道果不減增
540.帝殊
禁縛諸惡莫猖狂 邪魔妖怪鬼神王
一切皈命遵法令 堅固智劍鎮八荒
541.槃曇迦嚧彌
禁縛諸惡魔鬼神 莫入界內擾害人
法筵壇開聖賢會 轉教妙輪貫古今
542.般囉毗陀
智慧咒力縛眾魔 佛母覺道化娑婆
蓮華法部施法令 經云死者變成活
543.槃曇迦嚧彌
楞嚴法會圓滿成 結界壇中伏惡神
實際理地究竟力 護持行者佛教興
544.跢姪他
佛敕一切諸有情 各宜敬禮遵奉行
不相捨離時衛護 同登覺道法王城
545.唵
合掌恭敬總持王 引生無量神妙章
一切邪魔歸正教 魑魅魍魎難遁藏
546.阿那隸
豎窮三際妙高天 峻極無上廣無邊
難滅順教富有義 佛法僧寶施令權
547.毗舍提
佛敕眾等雲來集 頂禮衛護不捨離
橫徧十方一切剎 直至無上大菩提
548.鞞囉
各自約束諸眷屬 循規守矩立功圖
護持三寶弘佛法 嚴整威儀善根熟
549.跋闍囉
金剛怒目抖雄威 破邪顯正震法雷
賞善懲惡除魔外 公平無私放光輝
550.陀唎
咒心神力難思議 改惡向善發菩提
法界有情同攝受 總持無量化群機
551.槃陀槃陀你
豎窮橫徧盡包羅 微塵剎海十方合
華藏毘盧大壇場 普入此界衍摩訶
552.跋闍囉謗尼泮
金剛護持眾行人 手執寶杵鎮魔軍
開顯通達折攝力 同入無量般若門
覺悟一切聖凡流 五方五部五佛由
增益成就三根願 遂心如意滿所求
554.莎婆訶
功無不集德將圓 果障消滅善業全
直至菩提常抖擻 高登正覺大寶蓮
Xem thêm:
Chú Lăng Nghiêm Kệ và Giảng Giải (HT. Tuyên Hóa giảng | Thích Minh Định dịch)
Nghe như vầy.
Một thuở nọ, Đức Phật ở tại núi Linh Thứu, thành La Duyệt cùng chúng đại Tỳ kheo năm trăm người câu hội.
Đề Bà Đạt Đa[1] đến chỗ vua A Xà Thế; đến rồi, liền ngồi vào chỗ ngồi. Bấy giờ, vua A Xà Thế từ chỗ ngồi đứng dậy, đầu mặt đảnh lễ dưới chân Điều Đạt rồi trở lại ngồi vào chỗ ngồi. Bấy giờ, vua A Xà Thếthưa Điều Đạt rằng: “Tôi từng nghe tôn giả Điều Đạt, người mà Sa môn Cù Đàm thường nói như vầy: ‘Có năm tội nghịch, nếu có người nam người nữ phạm vào năm tội này, người ấy không thể cứu tội được, liền vào trong địa ngục không có nghi ngờ gì nữa. Sao gọi là năm? Đó là: giết cha, giết mẹ, hại A la hán, đấu loạn[2] chúng Tăng, ở chỗ Như Lai khởi tâm ý tà ác. Năm tội như vậy không thể cứu được. Nếu người nam nữ nào làm các việc nầy thì liền vào địa ngục không có nghi ngờ gì cả.’ Ta nay, Điều Đạt! Tự mình giết cha, ta cũng bị vào địa ngục sao?”
Bấy giờ, Điều Đạt bảo với vua A Xà Thế rằng: “Đại vương! Chớ có lo lắng, sợ hãi. Làm sao có hại? Làm sao có lỗi? Ai làm hại mà thọ báo? Ai làm hại mà phải nhận quả nầy? Huống chi, đại vương không làm điều ác trái nghịch. Người làm điều ác, tự họ phải thọ nhận quả báo.”
Bấy giờ trong chúng, nhiều vị Tỳ kheo đến giờ đắp y ôm bát vào thành La Duyệt khất thực. Lúc ấy trong chúng, nhiều vị Tỳ kheo vào trong thành La Duyệt khất thực, nghe vua A Xà Thế nói chuyện với Điều Đạt rằng: “Tôn giả Điều Đạt! Ta nghe Sa môn Cù Đàm đã nói như vầy: ‘Có năm tội không cứu được. Nếu có nam nữ nào làm năm việc này thì liền vào trong địa ngục không có nghi ngờ gì nữa.’ Ta không phải một mình giết vua cha, ta sẽ phải vào trong địa ngục sao?” Bấy giờ Điều Đạt đáp rằng: “Chớ sợ, đại vương! Ai người làm hại, hại do đâu sanh ra? Ai làm ác đâu mà sau nhận quả báo? Vua cũng không làm hại. Người làm hại, tự họ phải thọ nhận quả báo.”
Bấy giờ trong chúng, nhiều vị Tỳ kheo, từ thành La Duyệt đã khất thực xong, sau khi thọ thực, thu dọn y bát, dùng toạ cụ chứa đựng, vác trên vai, đến chỗ của Đức Thế Tôn, đầu mặt đảnh lễ dưới chân, ngồi vào một phía; rồi liền nói về vua A Xà Thế, chỗ cùng nhau luận bàn; rồi hướng về Đức Thế Tôn mà nói rõ.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:
“Kẻ ngu biết chỗ nầy
Hoạ nói không quả báo
Ta nay thấy về sau
Thọ báo quyết có chỗ.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các vị Tỳ kheo: “Vua A Xà Thế nước Ma Kiệt kia dù đã giết vua cha, cũng chẳng bao lâu nữa sẽ đến chỗ của ta, sẽ có được những niềm tin tưởng ở chỗ của ta. Khiến sau khimạng chung sẽ đoạ vào địa ngục Phách cúc[3].
Bấy giờ, có một vị Tỳ kheo bạch Đức Thế Tôn rằng: “Từ cõi địa ngục[4] kia mạng chung sẽ sanh vào nơi đâu?”
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Từ cõi địa ngục ấy mạng chung sẽ sanh vào cõi Tứ thiên vương.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Từ cõi ấy mạng chung sẽ sanh vào nơi đâu?
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Tỳ kheo! Từ cõi ấy mạng chung sẽ sanh vào cõi trời thứ ba mươi ba.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Từ cõi trời thứ ba mươi ba mạng chung sẽ sanh vào nơi đâu?”
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Tỳ kheo! Từ cõi trời thứ ba mươi ba mạng chung sẽ sanh lên cõi Diệm thiên.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Đức Thế Tôn! Từ cõi ấy mạng chung sẽ sanh vào nơi đâu?
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Từ cõi Diệm thiên mạng chung sẽ sanh vào cõi trời Đâu Thuật.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Đức Thế Tôn! Từ cõi Đâu Thuật mạng chung sẽ sanh vào nơi đâu?
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Từ cõi trời Đâu Thuật mạng chung sẽ sanh vào cõi trời Hoá tự tại.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Từ cõi trời Hoá tự tại mạng chung sẽ sanh vào nơi đâu?
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Tỳ kheo! Từ cõi trời Hoá tự tại mạng chung sẽ sanh vào cõi trời Tha hoá tự tại.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Đức Thế Tôn! Từ cõi trời Tha hoá tự tại mạng chung sẽ sanh vào nơi đâu?
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Tỳ kheo! Từ cõi trời Tha hoá tự tại mạng chung sẽ sanh vào cõi trời Hoá tự tại, sanh vào cõi trời Đâu thuật, cõi Diệm Thiên, cõi trời thứ ba mươi ba, cõi Tứ thiên vương, lại sẽ sanh vào cõi người.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Đức Thế Tôn! Từ cõi ấy mạng chung sẽ sanh vào nơi đâu?
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Tỳ kheo! Vua A Xà Thế của nước Ma Kiệt, trong hai mươi kiếp không vào trong ba đường ác, lưu chuyển trong cõi Trời - Người. Thọ thân sau cùng, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, giữ lòng tin kiên cố, xuất gia học Đạo, sẽ thành Bích chi Phật, danh gọi là Vô Uế.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Hy hữu[5]! Hy hữu! Thưa Đức Thế Tôn! Tạo tội, lầm lỗi như vậy mà thọ hưởng vui sướng, thành Bích chi Phật, danh gọi là Vô Uế.”
Đức Thế Tôn dạy rằng: “A Xà Thế, vua nước Ma Kiệt phát khởi tâm ý thành tựu nên các việc lành đều đến. Tỳ kheo! Kham nhẫn, chịu đựng, phát khởi tâm ý thành tựu nên được cứu thoát khỏi địa ngục. Nếu người phát khởi tâm ý không thành tựu mà nhân duyên thành tựu, tuy chưa sanh vào địa ngục bởi vì đã chuẩn bị được phương tiện nên không đến địa ngục.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Nếu người ấy hai việc đều thành tựu thì người ấy sẽ sanh vào nơi đâu?”
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Hai việc ấy thành tựu sẽ sanh ở hai nơi. Sao gọi là hai? Sanh ở cõi Trời, cõi Người.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Người ấy phát khởi tâm ý thành tựu, nhân duyên không thành tựu; hai việc nầy đây có gì khác biệt?
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Tỳ kheo phát khởi tâm ý thành tựu mà nhân duyên không thành tựu, đây là căn tánh yếu mềm. Phát khởi tâm ý không thành tựu mà nhân duyên thành tựu, Tỳ kheo! Đây là căn tánhlanh lợi.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Độn căn, lợi căn có gì khác biệt?”
Đức Thế Tôn dạy rằng: “Độn căn là chỗ làm của Tỳ kheo không thăng tiến. Lợi căn là Tỳ kheo thông minh, sáng suốt.”
Tỳ kheo bạch rằng: “Hai việc nầy có gì khác biệt? Nghiệp nào sẽ trở lại?”
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:
“Trí tuệ, nhất thế gian
Đưa đến chỗ an lành
Có thể biết các nghiệp
Dứt được sanh tử kia
Đây gọi là Tỳ kheo
Có khác biệt như vậy.”
Bấy giờ, Tỳ kheo ấy đã nghe Đức Phật nói, vui mừng mà phụng hành; liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đầu mặt đảnh lễ dưới chân, đi nhiễu quanh ba vòng rồi lui về. Bấy giờ Tỳ kheo ấy, đã đến ngày giờ, đắp yôm bát vào thành La Duyệt khất thực, đi đến bên ngoài cửa cung vua Ma Kiệt.
Lúc ấy, vua A Xà Thế xa thấy Tỳ kheo kia đi lại. Thấy rồi liền lệnh cho người giữ cửa: “Vì sao? Người giữ cửa, ta trước đã ra lệnh, chúng Tỳ kheo họ Thích chớ có vào đến nơi đây, ngoại trừ tôn giả Điều Đạt.”
Bấy giờ, người giữ cửa nắm lấy tay của Tỳ kheo ấy dắt ra bên ngoài cửa thành. Lúc đó, Tỳ kheo ấy giơ tay phải lên nói cho vua nước Ma Kiệt rằng: “Ta là đại thiện tri thức của đại vương, là chỗ an ổn, không có các phiền não.”
Bấy giờ, vua đáp lời rằng: “Tại sao Tỳ kheo lại thấy được nghĩa lý? Nói lời như vầy: “Ta là thiện tri thứccủa đại vương, là chỗ an ổn.”
Bấy giờ, Tỳ kheo ấy bảo vua A Xà Thế rằng: “Đức Thế Tôn nói về vua, lời như vầy: ‘Vua nước Ma Kiệt, do giết vua cha, việc tạo ác ấy sau khi mạng chung sẽ sanh vào địa ngục như Phách cúc. Từ chỗ ấy mạng chung sẽ sanh vào cung Tứ thiên vương. Từ cõi ấy mạng chung sẽ sanh vào cõi trời thứ ba mươi ba. Từ cõi ấy mạng chung sẽ sanh vào cõi Diệm thiên, trời Đâu Thuật, trời Hoá tự tại, trời Tha hoá tự tại. Từ cõi ấy mạng chung lại sanh vào cõi trời Hoá tự tại, cõi trời Đâu thuật, cõi Diệm thiên, cõi trời thứ ba mươi ba, cung Tứ thiên vương. Lại sẽ sanh vào cõi trần gian thọ thân người. Như vậy, đại vương, trong hai mươi kiếp không vào ba đường ác; lưu chuyển trong cõi nhân gian. Thọ thân người cuối cùng sẽ cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, giữ niềm tin kiên cố, xuất gia học đạo, đạt thành Bích chi Phật, danh hiệu là Vô Uế.’ Lý do là thế. Như vậy đại vương sẽ có được niềm tin không có gốc[6].” Bấy giờ, vị Tỳ kheo ấy nói lời này xong liền đi về.
Lúc ấy, vua A Xà Thế nghe Tỳ kheo ấy nói, cũng không hoan hỷ lại cũng chẳng sân hận, cũng không thọ nhận những lời nói ấy; bèn nói với vương tử Kỳ Vực rằng: “Kỳ Vực! Vị sa môn đi đến chỗ của tôi, nói lời thế nầy: ‘Đức Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác đã thấy biết truyền cho quyết định rằng: giết vua cha là làm việc ác nghịch, sau khi mạng chung sẽ sanh vào địa ngục như Phách cúc. Từ chỗ ấy mạng chung sẽ sanh vào cung Tứ thiên vương, cõi trời thứ ba mươi ba, cõi Diệm thiên, cõi trời Đâu Thuật, cõi trời Hoá Tự Tại, cõi trời Tha Hoá Tự Tại. Từ cõi trời ấy mạng chung lại sẽ sanh vào cõi trời Hoá Tự Tại, cõi trời Đâu Thuật, cõi Diệm thiên, cõi trời thứ ba mươi ba, cung Tứ thiên vương. Từ cõi ấy mạng chungsẽ sanh vào cõi người. Thọ thân người cuối cùng cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, giữ lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo, thành Bích chi Phật, hiệu là Vô Uế.’ Ngươi hãy đi, Kỳ Vực! Ngươi đi đến chỗ của Sa môn Cù Đàm, xem xét thử có lời nói đúng như vậy không?” Đáp rằng: “Thưa vâng, đại vương!”
Bấy giờ, vương tử Kỳ Vực nhận lời chỉ bảo của vua nước Ma Kiệt liền ra khỏi thành La Duyệt Kỳ đến núi Linh Thứu, chỗ của Đức Thế Tôn. Đến nơi rồi, đầu mặt đảnh lễ dưới chân rồi ngồi vào một phía. Bấy giờ vương tử Kỳ Vực đem chỗ chỉ bảo, nói hỏi của vua nước Ma Kiệt hướng về Đức Như Lai mà nói hết. Đức Thế Tôn dạy rằng: “Đúng vậy. Kỳ Vực! Phật Thế Tôn nói không có hai lời, chỗ nói ấy tuỳ theo sự việc. Tại sao vậy? Kỳ Vực! Vua A Xà Thế kia sẽ có được niềm tin không có gốc. Kỳ Vực! Như có các nam nữ nào, tất cả họ cũng đều có được các cõi ấy mà không có gì khác nhau.”
Lúc ấy, vương tử Kỳ Vực từ chỗ Đức Như Lai thọ nhận những chỉ dạy rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đầu mặt lễ chân Phật rồi lui về; đi đến chỗ của vua nước Ma Kiệt, đến nơi rồi bèn nói cho vua A Xà Thếrằng: “Đức Như Lai kia, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác thật có nói lời nầy. Tại sao vậy? Vì (đối với) những người có niềm tin không có gốc thì không có gì khác nhau. Mong vua nên đến chỗ của Đức Như Lai kia, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác.”
Bấy giờ, vua đáp lời rằng: “Kỳ Vực! Ta nghe vị Sa môn Cù Đàm ấy có chú thuật, có thể hàng phục nhân dân, khiến cho kẻ ngoại đạo, kẻ khác học phái, không thể không thọ nhận giáo pháp của ông ta. Cho nên, ta không cam tâm đến gặp Sa môn Cù Đàm. Thôi vậy, Kỳ Vực! Ta sẽ quán sát vị Sa môn Cù Đàmkia, đã có tất cả trí tuệ phải không? Ví như thật là người có tất cả trí, sau này ta sẽ đi đến gặp vị Sa mônCù Đàm ấy.”
Bấy giờ, vương tử Kỳ Vực nghe lời nói từ vua nước Ma Kiệt, ra khỏi thành La Duyệt, đến tại núi Linh Thứu, đến chỗ của Đức Thế Tôn, đến nơi rồi đầu mặt đảnh lễ chân Phật, ngồi vào một phía; đem những nghĩa lý nầy mà bạch lên Đức Thế Tôn.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn bảo rằng: “Kỳ Vực! Vua nước Ma Kiệt chẳng bao lâu nữa sẽ đến chỗ của ta, sẽ có được niềm tin không có gốc. Giả sử sau khi ta vào Niết bàn[7], sẽ cúng dường xá lợi của ta.” Vương tử Kỳ Vực vui mừng hớn hở, không có gì vui hơn được. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói pháp vi diệu cho vương tử Kỳ Vực khiến phát sinh hoan hỷ.
Bấy giờ, vương tử Kỳ Vực từ chỗ của Đức Như Lai đã nghe giáo pháp sâu xa nầy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đầu mặt đảnh lễ chân Phật, đi nhiễu ba vòng rồi lui mà đi về. Bấy giờ, vương tử Kỳ Vực nghe Đức Phật nói rồi, hoan hỷ phụng hành.
A Xà Thế Vương Vấn Ngũ Nghịch Kinh
Dịch xong ngày 08/01/2014
No. 508
阿闍世王問五逆經
西晉沙門法炬譯
聞如是:
一時,婆伽婆在羅閱城靈鷲山,與大比丘眾五百人俱。
提婆達兜詣阿闍世王所,到已即就座坐;時王阿闍世,即從坐起,頭面禮調達足,還就座坐。
時王阿闍世白調達言:「我曾聞尊者調達,彼沙門瞿曇常作是語:『有五逆罪,若族姓子、族姓女,為是五不救罪者,必入地獄不疑。云何為五?謂殺父、殺母、害阿羅漢、鬪亂眾僧、起惡意於如來所。如是五不救罪,若有男女施行此事者,必入地獄不疑。』我今,調達!躬殺父王,我亦當入地獄耶?」
時調達告阿闍世王:「大王!勿懷恐懼,為有何殃?為有何咎?誰為殃而受報?誰作殃當受其果?然大王亦不為惡逆,所作惡者,自當受報。」
時眾多比丘,到時著衣持鉢,入羅閱城乞食。時眾多比丘,入羅閱城乞食,聞王阿闍世語調達言:「尊者調達!我聞沙門瞿曇作是說言:『有五不救罪,若有男女,施行此五事者,必入地獄不疑。』我無辜躬殺父王,我當入地獄中耶?」時調達報言:「勿懼,大王!誰作殃,殃由何生?誰作惡後受報?王亦不作殃,所作殃者,自當受報。」
時眾多比丘,從羅閱城乞食已,食後收攝衣鉢,以尼師壇著肩上,至世尊所,頭面禮足,在一面坐,便說阿闍世王所共論議,具向世尊說。
時,世尊便說此偈:
「愚者知是處, 言殃謂無報,
我今觀當來, 受報有定處。」
是時,世尊告諸比丘:「彼摩竭國阿闍世王,雖殺父王,亦當不久來至我所,當有等信於我所;命終之後,當墮地獄如拍毱。」
時有一比丘,白世尊言:「從彼泥犁命終,當生何處?」世尊告曰:「從彼泥犁命終,當生四天王處。」
比丘白言:「從彼命終,當生何處?」世尊告曰:「比丘!從彼命終,當生三十三天。」
比丘白言:「從三十三天命終,當生何處?」世尊告曰:「比丘!從三十三天命終,當生炎天上。」
比丘白言:「世尊!從彼命終,當生何處?」世尊告曰:「從炎天上命終,當生兜術天。」
比丘白言:「世尊!從兜術天命終,當生何處?」世尊告曰:「從兜術天命終,當生化自在天。」
比丘白言:「從化自在天命終,當生何處?」世尊告曰:「比丘!從化自在天命終,當生他化自在天。」
比丘白言:「世尊!從他化自在天命終,當生何處?」世尊告曰:「比丘!從他化自在天命終,當生化自在天、生兜術天、炎天、三十三天、四天王天,復當來生人間。」
比丘白言:「世尊!從此命終,當生何處?」世尊告曰:「比丘!摩竭國王阿闍世,二十劫中,不趣三惡道,流轉天人間,最後受身,剃除鬚髮,著三法衣,以信堅固,出家學道,當成辟支佛,名無穢。」
比丘白言:「甚奇!甚特!世尊!作如是殃罪,受是快樂,成辟支佛,名曰無穢。」
世尊告曰:「摩竭國王阿闍世,發意成就,眾善普至。比丘!堪任發意成就,得拔濟地獄;若發意不成就者,因緣成就,雖未生地獄,猶可設方便不至地獄。」
比丘白言:「若彼人二事俱成就者,彼當生何處?」世尊告曰:「彼二事成就,當生二處。云何為二?生天、人間。」
比丘白言:「彼發意成就、因緣不成就者,此二事有何差別?」
世尊告曰:「比丘!發意成就、因緣不成就,此是濡根;發意不成就、因緣成就,比丘!此是利根。」
比丘白言:「鈍根、利根,有何差別?」
世尊告曰:「鈍根者,比丘所為不進;利根者,比丘聰明黠慧。」
比丘白言:「此二有何差別?當還何業?」
是時,世尊便說此偈:
「智慧世為上, 當至安隱處,
諸能知等業, 斷彼生有死。
「是謂比丘有是差別。」
是時彼比丘,聞佛所說,歡喜奉行已,即從坐起,頭面禮足,遶三匝便退而去。
是時彼比丘,即其日到,時著衣持鉢,入羅閱城乞食,詣彼摩竭王宮門外。
時王阿闍世,遙見彼比丘來,見已便勅守門人:「云何守門人?我先已勅,釋種比丘,勿放入此,除尊者調達。」
時彼守門人,執彼比丘手,驅出門外。時彼比丘舉右手,語摩竭國王言:「我是大王大善知識,是安隱處,無有眾惱。」
時王報言:「云何比丘?而觀何義,作是說言:『我是大王善知識,是安隱處。』」
時彼比丘,告王阿闍世言:「世尊說王,作是言:『摩竭國王,雖殺父王,彼作惡命終已,當生地獄如拍毱。從彼命終,當生四天王宮。從彼命終,當生三十三天。從彼命終,當生炎天、兜術天、化自在天、他化自在天。從彼命終,復當生化自在天、兜術天、炎天、三十三天、四天王宮,復當生此間受人形。如是大王,二十劫中,不趣三惡道,流轉人間,最後受人身,當剃除鬚髮,著三法衣,以信堅固,出家學道,成辟支佛,名曰無穢。』所以然者,如是大王,當得是無根之信。」時彼比丘,說是語已,便退而去。
時王阿闍世,聞彼比丘所說,亦不歡喜,復不瞋恚,亦不受彼所說,便告耆域王子曰:「耆域!沙門來至我所,而作是言:『彼如來.至真.等正覺見授決,殺父王而作是惡逆,命終後當生地獄如拍毱。從彼命終,當生四天王天、三十三天、炎天、兜術天、化自在天、他化自在天。從彼命終,復當生化自在天、兜術天、炎天、三十三天、四天王宮。從彼命終,當生人間;最後受人身,剃除鬚髮,著三法衣,以信堅固,出家學道,成辟支佛,名曰無穢。』汝往,耆域!彼沙門瞿曇所,審有是語不?」對曰:「如是,大王!」
時耆域王子,受摩竭國王教,便出羅閱祇城,詣靈鷲山,至世尊所。到已頭面禮足,在一面坐。時耆域王子,從摩竭國王所說言教,盡向如來說。世尊告曰:「如是,耆域!佛世尊言無有二,所說隨事。所以然者?耆域!彼王阿闍世,當成無根信。耆域!諸有男女,彼一切亦當有是趣而無有異。」
時耆域王子,從如來受是教已,即從坐起,頭面禮足,便退而去,詣摩竭國王所。到已便語王阿闍世言:「彼如來.至真.等正覺,實有是語。所以然者?諸有得無根信者,而無有異。願王當詣彼如來.至真.等正覺所。」
時王報言:「耆域!我聞彼沙門瞿曇,有是呪術,能降伏人民,使外道異學無不受其教,是故我不堪任往見沙門瞿曇。且住,耆域!我當觀察彼沙門瞿曇,為有一切智不?設當有一切智者,然後我當往見彼沙門瞿曇。」
時耆域王子,從摩竭國王聞是語,出羅閱城,詣靈鷲山,至世尊所。到已頭面禮足,在一面坐,以此義白世尊言。
時,世尊告曰:「耆域!摩竭國王不久當來至我所,當成無根信,設我取泥洹日後,當供養我舍利。」耆域王子歡喜踊躍,不能自勝。時世尊與耆域王子說微妙法,令發歡喜。
時,耆域王子從如來聞此深法,即從坐起,頭面禮足,遶三匝,便退而去。時,耆域王子聞佛所說,歡喜奉行。
阿闍世王問五逆經
[1] Đề Bà Đạt Đa (sa. Devadatta) hoặc còn được phiên là Đề-bà-đạt-đâu, Địa-bà-đạt-đâu, Đế-bà-đạt-đâu, còn được gọi gọn là Điều Đạt hay Đề Bà.
[2] Đấu loạn hay não loạn, tức là gây rối làm cho chúng Tăng chia rẽ, phân tán, bất hoà với nhau.
[3] 拍毱 Phách cúc: Địa ngục có hình phạt kẹp tay.
[4] Nguyên tác dùng chữ 泥犁 Nê lê (niraya), tức Địa ngục.
[5] Nguyên tác: 甚奇!甚特!Thậm kỳ ! Thậm đặc: (acchariyaj abbhutaj) hy hữu, bất khả tư nghị.
[6] Vô căn tín 無根信. Tin mà không có thiện căn, có tín nhưng không có gốc rễ trong kiến đạo. Niềm tinkhông có gốc, nghĩa là lúc đầu không có căn lành, không biết kính tin Tam Bảo nhưng sau nhờ nghe lờiĐức Phật dạy mà khởi lòng tin.
[7] Nguyên tác 泥洹 nê hoàn: Niết bàn.
Quá trình giao thoa, kết hợp và dung hòa với văn hóa Trung Hoa xưa nay thể hiện khá rõ nét ở nghệ thuật tổ chức không gian Thiền trong vườn cảnh Việt Nam.
Kinh A Di Đà | Kinh Vô Lượng Nghĩa | Kinh Phổ Môn
Kinh Tứ Thập Nhị Chương | Kinh Dược Sư | Kinh Di Giáo | Kinh Kim Cang
Dịch và chú giải: Đoàn Trung Còn & Nguyễn Minh Tiến
Hiệu đính Hán Văn: Nguyễn Minh Hiều
Nhà xuất bản Tôn Giáo
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh Phật mênh mông như biển cả, dù ai có bỏ suốt cuộc đời để học hỏi cũng không thể thông suốt hết được. Tuy nhiên, trong cái mênh mông đó, cũng như nước biển cả lúc nào cũng hàm chứa vị mặn của muối, hết thảy kinh Phật đều cùng hàm chứa mùi vị của giải thoát, an lạc.
Chúng tôi đã có cơ may được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều vị thiền đức, cao tăng. Mỗi vị thường chỉ chuyên tu, hành trì một vài bộ kinh Phật, cho dù kiến thức các vị có thể là rất bao quát. Điều đó cho thấy việc hành trì kinh điển vốn quý ở chỗ tinh thông, không cốt ở chỗ nhiều mà không đạt lý.
Tuy nhiên, người học Phật sơ cơ cần phải có chỗ để nương vào mà tu tập. Vì thế xưa nay các vị minh sư truyền đạo đều chọn lấy một số kinh điển quan yếu, thông dụng nhất để khuyên người hành trì. Những kinh ấy đã trở thành quen thuộc với đa số Phật tử, đến nỗi hầu như không ai là không biết. Để thuận tiện cho việc tu tập, hành trì của đông đảo hàng Phật tử, chúng tôi không ngại tài hèn sức mọn, cố gắng dịch những kinh này sang tiếng Việt, biên soạn phần chú giải, đồng thời trình bày chung với cả phần kinh văn chữ Hán và cách đọc theo âm Hán Việt, lấy tên là Chư Kinh Tập Yếu.
Như vậy, vừa thuận tiện cho người đọc tụng, cũng có thể giúp cho người muốn tìm hiểu sâu xa ý nghĩa trong kinh, lại cũng góp phần giúp những ai muốn nghiên cứu đối chiếu với bản Hán văn đều được dễ dàng. Do trình độ giới hạn, nên mặc dù đã hết sức cố gắng cũng không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót, chúng tôi chân thành cầu mong được đón nhận sự chỉ giáo từ các bậc cao minh, tôn túc.
Những người thực hiện
BÁT NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH
(Bản ngắn, dịch từ nguyên bản Sanskrit)
Mahāyāna-sūtra-saṁgraha, ed. By Vaidya, The Mithila Institute, 1961, p.97.
Prajñāpāramitāhṛdayasūtram [saṃkṣiptamātṛkā]
प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम्।
[संक्षिप्तमातृका]
॥ नमः सर्वज्ञाय॥
आर्यावलोकितेश्वरबोधिसत्त्वो गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म। पञ्च स्कन्धाः, तांश्च स्वभावशून्यान् पश्यति स्म॥
इह शारिपुत्र रूपं शून्यता, शून्यतैव रूपम्। रूपान्न पृथक् शून्यता, शून्यताया न पृथग् रूपम्। यद्रूपं सा शून्यता, या शून्यता तद्रूपम्॥
एवमेव वेदनासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि॥
इहं शारिपुत्र सर्वधर्माः शून्यतालक्षणा अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमला न विमला नोना न परिपूर्णाः। तस्माच्छारिपुत्र शून्यतायां न रूपम्, न वेदना, न संज्ञा, न संस्काराः, न विज्ञानानि। न चक्षुःश्रोत्रघ्राणजिह्वाकायमनांसि, न रूपशब्दगन्धरसस्प्रष्टव्यधर्माः। न चक्षुर्धातुर्यावन्न मनोधातुः॥
न विद्या नाविद्या न विद्याक्षयो नाविद्याक्षयो यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयो न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तित्वम्॥
बोधिसत्त्वस्य(श्च ?) प्रज्ञापारमितामाश्रित्य विहरति चित्तावरणः। चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः। त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वबुद्धाः प्रज्ञापारमितामाश्रित्य अनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धाः॥
तस्माज्ज्ञातव्यः प्रज्ञापारमितामहामन्त्रो महाविद्यामन्त्रोऽनुत्तरमन्त्रोऽसमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनः सत्यममिथ्यत्वात् प्रज्ञापारमितायामुक्तो मन्त्रः। तद्यथा- गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा॥
इति प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रं समाप्तम्॥
Bồ-tát Quán Tự tại (Avalokitésvara) trong khi thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mậtsâu thẳm, vị ấy đã chiêm nghiệm: Đây là năm uẩn (skandha); và vị ấy thấy chúng là Không trong tự tính.
Này Xá-lợi-phất (Śāriputra)! Sắc ở đây là không, không là sắc; sắc không khác không, không không khác sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy.”
“Này Xá-lợi-phất! Tất cả các pháp ở đây có đặc tướng là tính không: chúng không sinh, không diệt; không cấu nhiễm, không phải không cấu nhiễm; không tăng, không giảm. Vì vậy, này Xá-lợi-phất, trong tính Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có giới của con mắt, cho đến không có giới của ý thức; không có minh, không có vô minh, không có sự diệt tận của minh, không có sự diệt tận vô minh cho đếnkhông có già và chết, không có sự diệt tận của già và chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí, không có đắc, và không có (hiện) chứng, bởi vì không có đắc.
Do y chỉ trên hay trong Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát mà vị ấy an trú với tâm không bị bưng kín và bởi vì không có những sự bưng kín trong tâm mình, nên Ngài không có sợ hãi, và mộng tưởng điên đảo đã viễn ly, Niết-bàn đã được cứu cánh. Hết thảy chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, do y trên Bát-nhã ba-la-mật, mà chứng đắc giác ngộ viên mãn tối thượng.”
“Do đó, nên biết Bát-nhã ba-la-mật là thần chú (mantra) vĩ đại, là chú của minh huệ vĩ đại, là thần chú tối thượng, thần chú không gì có thể so sánh, có thể trừ diệt hết thảy mọi khổ đau; đó là chân thật vì không sai lầm; đây là thần chú được công bố trong kinh Bát-nhã ba-la-mật, điều ấy như vầy:
gate, gate, pāragate, pārasaṅgate, bodhi, svāhā! (Hỡi bậc giác ngộ! Đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia, là phẩm vật hiến dâng)
_____________________________________________
QUẢNG BẢN: BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH
प्रज्ञापारमिताहृदयसुत्रम् Prajñāpāramitāhṛdayasutram|
(Bản dài, dịch từ nguyên bản Sanskrit)
Prajñāpāramitāhṛdayasutram [vistaramātṛkā]
प्रज्ञापारमिताहृदयसुत्रम्।
[विस्तरमातृका]
॥नमः सर्वज्ञाय॥
एवं मया श्रुतम्। एकस्मिन् समये भगवान् राजगृहे विहरति स्म गृध्रकूटे पर्वते महता भिक्षुसंघेन सार्धं महता च बोधिसत्त्वसंघेन। तेन खलु समयेन भगवान् गम्भीरावसंबोधं नाम समाधिं समापन्नः। तेन च समयेन आर्यावलोकितेश्वरो बोधिसत्त्वो महासत्त्वो गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणः एवं व्यवलोकयति स्म। पञ्च स्कन्धांस्तांश्च स्वभावशून्यं व्यवलोकयति॥
अथायुष्मान् शारिपुत्रो बुद्धानुभावेन आर्यावलोकितेश्वरं बोधिसत्त्वमेतदवोचत्- यः कश्चित् कुलपुत्रो [वा कुलदुहिता वा अस्यां] गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चर्तुकामः, कथं शिक्षितव्यः ? एवमुक्ते आर्यावलोकितेश्वरो बोधिसत्त्वो महासत्त्वः आयुष्मन्तं शारिपुत्रमेतदवोचत्- यः कश्चिच्छारिपुत्र कुलपुत्रो व कुलदुहिता वा [अस्यां] गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चर्तुकामः, तेनैवं व्यवलोकितव्यम्-पञ्च स्कन्धांस्तांश्च स्वभावशून्यान् समनुपश्यति स्म। रूपं शून्यता, शून्यतैव रूपम्। रूपान्न पृथक् शून्यता, शून्यताया न पृथग् रूपम्। यद्रूपं सा शून्यता, या शून्यता तद्रूपम्। एवं वेदनासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि च शून्यता। एवं शारिपुत्र सर्वधर्माः शून्यतालक्षणा अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमला विमला अनूना असंपूर्णाः। तस्मात्तर्हि शारिपुत्र शून्यतायां न रूपम्, न वेदना, न संज्ञा, न संस्काराः, न विज्ञानम्, न चक्षुर्न श्रोत्रं न घ्राणं न जिह्वा न कायो न मनो न रूपं न शब्दो न गन्धो न रसो न स्प्रष्टव्यं न धर्मः। न चक्षुर्धातुर्यावन्न मनोधातुर्न धर्मधातुर्न मनोविज्ञानधातुः। न विद्या नाविद्या न क्षयो यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयः, न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तिर्नाप्राप्तिः। तस्माच्छारिपुत्र अप्राप्तित्वेन बोधिसत्त्वानां प्रज्ञापारमितामाश्रित्य विहरति चित्तावरणः। चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः। त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वबुद्धाः प्रज्ञापारमितामाश्रित्य अनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धाः। तस्माद् ज्ञातव्यः प्रज्ञापारमितामहामन्त्रः अनुत्तरमन्त्रः असमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनमन्त्रः सत्यममिथ्यत्वात् प्रज्ञापारमितायामुक्तो मन्त्रः। तद्यथा- गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा। एवं शारिपुत्र गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यायां शिक्षितव्यं बोधिसत्त्वेन॥
अथ खलु भगवान् तस्मात्समाधेर्व्युत्थाय आर्यावलोकितेश्वरस्य बोधिसत्त्वस्य साधुकारमदात्- साधु साधु कुलपुत्र। एवमेतत् कुलपुत्र, एवमेतद् गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यं चर्तव्यं यथा त्वया निर्दिष्टम्। अनुमोद्यते तथागतैरर्हद्भिः॥
इदमवोचद्भगवान्। आनन्दमना आयुष्मान् शारिपुत्रः आर्यावलोकितेश्वरश्च बोधिसत्त्वः सा च सर्वावती परिषत् सदेवमानुषासुरगन्धर्वश्च लोको भगवतो भाषितमभ्यनन्दन्॥
इति प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रं समाप्तम्।
Quy kỉnh Bát-nhã ba-la-mật vượt ngoài ngôn thuyết, tư tưởng và tán ngữ, vì tự tính như hư không, không sinh, không diệt, là cảnh giới của huệ và giới, hiển nhiên trong nội tâm chúng ta, và là mẹ của tất cả các đức Thế Tôn trong quá khứ, hiện tại và vị lai [1] .
Kính lễ bậc Nhất Thiết Trí.
Tôi nghe như vậy:
Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành Vương xá (Rājagṛha), trên đỉnh Linh thứu (Gṛdhrakūta), cùng với đại Bí-sô Tăng và Bồ-tát Tăng.
Bấy giờ, đức Thế Tôn nhập vào tam-muội Chánh giác thậm thâm và cùng lúc đó Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại (Āryāvalokiteśvara) trong khi thể hiệnsự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, vị ấy đã chiêm nghiệm: Đây là năm uẩn (skandha); và vị ấy thấy chúng là Không trong tự tính.
Rồi thì, trưởng lão Xá-lợi-phất nương theo uy thần của Phật mà bạch (Bồ-tát) Thánh Quán tự tại rằng: “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn thể hiện sự nghiệp trong Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu thẳm, thì phải nên chiêm nghiệm như thế nào?”
Khi ấy, Thánh Quán Tự Tại, là vị Bồ-tát Đại sĩ, nói với trưởng lão Xá-lợi-phất rằng:
“Này Xá-lợi-phất, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào muốn thể hiện sự nghiệp trong Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu thẳm này, người ấy hãy nên chiêm nghiệm như vậy: đây là năm uẩn, và người ấy luôn luôn quán sát chân chính (=trực tiếp) chúng như là Không trong tự tính.
(Thế nào nói là tự tính năm uẩn đều Không? Đó là) [2] Sắc là Không. Không là sắc. Sắc không khác Không. Không không khác sắc. Cái nào là Sắc cái đó là Không, cái nào là Không cái đó là Sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy là Không trong tự tính.
Này Xá-lợi-phất! Đặc tướng Không như vậy của tất cả các pháp này vốn không có cái gì được sinh, không có cái gì bị diệt, không cấu nhiễm, không thanh tịnh, không tăng trưởng, không tổn giảm.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Do đó, trong tính Không không tồn tại sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không tồn tại mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không tồn tại sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không tồn tạigiới của mắt, cho đến: không tồn tại giới của ý thức; không có vô minh, cũng không có sự tận diệt của vô minh, cho đến, không có tuổi già và sự chết, cũng không có sự tận diệt của tuổi già và sự chết; không Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không Trí, không đắc và vô đắc.
Vì vậy, này Xá-lợi-phất! Do tính vô đắc, Bồ-tát y chỉ trên Bát-nhã ba-la-mật mà vị ấy an trú với tâm không bị bưng kín và bởi vì không có những sự bưng kín trong tâm mình, nên Ngài không có sợ hãi, và mộng tưởng điên đảo đã viễn ly, Niết-bàn đã được cứu cánh. Hết thảy chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai, do y trên Bát-nhã ba-la-mật, mà chứng đắc giác ngộ viên mãn tối thượng.”
Do đó, nên biết Bát-nhã ba-la-mật là thần chú vĩ đại, là chú của minh huệ vĩ đại, là thần chú cao tuyệt, thần chú không gì có thể so sánh, có thể trừ diệt hết thảy mọi khổ đau; đó là chân thật vì không sai lầm; đây là thần chú được công bố trong kinh Bát-nhã ba-la-mật, điều ấy như vầy:
gate, gate, pāragate, pārasaṅgate, bodhi, svāhā! (Hỡi bậc giác ngộ! Đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia, là phẩm vật hiến dâng).
Này Xá-lợi-phất, như thế Bồ-tát phải tự mình thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn rời khỏi Tam-muội và tán dương Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại rằng: “Lành thay, lành thay, này thiện nam tử! Đúng như vậy! Việc thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm cần phải được thực hành như vậy. Đúng như lời ông đã giảng thuyết, các đức Như Lai và A-la-hán cũng tán dương như thế.” Đức Thế Tôn hoan hỉ nói như thế, Trưởng lão Xá-lợi-phất và Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại cùng với toàn thể chúng hội và thế giới của chư Thiên, Nhân loại, A-tu-la (Asura) và Càn-thát-bà (Gandharva), tất cả đều hoan hỷ phấn chấn ca ngợi lời dạy của đức Thế Tôn.
Như vậy đến đây đã công bố một cách Tâm kinh Bát-nhã Ba-la-mật.
-------------------------
[1] Phần mở đầu này chỉ có ở bản Tây Tạng Cf. བཅོམ་ལྡན་འདས་མ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་སྙིང་པོ bcom ldan 'das ma shes rab kyi pha rol tu phyin pa'i snying po.
[2] Bản Phạn không có, dịch theo bản Thi Hộ, No.257: “…何名五蘊自性空耶。所謂…”
PHẦN CHÚ GIẢI SẼ ĐƯỢC ĐĂNG TẢI SAU
Xin mời xem thêm: Thiền và Bát-nhã, TT. Tuệ Sỹ dịch: http://phatviet.com/html/tuesy/thien_batnha/thienbn.htm
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ. Đây là bản lưu hành phổ biến nhất trong giới Phật tử Nhật bản, Chân ngôn tông (Shingon), Thiên thai tông (Tendai) và Thiền tông (Zen).[42]Chủ đích của thiên luận này là khảo sát xem Tâm kinh giữ một địa vị quan trọng như thế nào trong giáo pháp của Thiền tông. Do đó, cũng nên có một kiến thức khá về chính bản kinh đó. Vì ngắn, nên dưới đây sẽ giới thiệu toàn thể nguyên bản Sanskrit cùng với bản Hán dịch của Huyền Trang, kèm theo là bản dịch Anh ngữ từ nguyên bản Sanskrit.
F. Max Muller đã hiệu đính và ấn hành Tâm kinh Bát-nhã vào năm 1884, từ bản lá bối cổ lưu trữ ở Nhật.[43] Nhưng bản dưới đây căn cứ trên bản Phạn Hán[44] của Huyền Trang với một ít thay đổi dựa trêncác bản Hán dịch khác. Huyền Trang dịch Tâm kinh (Hṛdaya) ra chữ Hán vào năm 649, được soạn tập vào ấn bản Đại tạng kinh Taishō, số hiệu 251,[45] với bài tựa ngự chế của Vua nhà Minh. Nhưng bản này hình như không được dịch từ bản Sanskrit của Huyền Trang, số hiệu 256, vì cả hai không phù hợpnhau mấy.
(Essays III 190)
[ saṃkṣiptamātṛkā ]
// namaḥ sarvajñāya //
āryāvalokiteśvarabodhisattvo gambhīrāṃ[47] prajñāpāramitācaryāṃ[48] caramāṇo vyavalokayati sma / pañca skandhāḥ, tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma //
iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā, śūnyataiva rūpam / rūpān na pṛthak śūnyatā, śūnyatāyā na pṛthag rūpam / yad rūpaṃ sā śūnyatā, yā śūnyatā tad rūpam //
evam eva vedanāsaṃjñāsaṃskāravijñānāni //
iha śāriputra sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā na vimalā nonā na paripūrṇāḥ / tasmāc chāriputra śūnyatāyāṃ na rūpam, na vedanā, na saṁjñā, na saṃskārāḥ, na vijñānāni / na cakṣuḥśrotraghrāṇajihvākāyamanāṃsi, na rūpaśabdagandharasaspraṣṭavyadharmāḥ / na cakṣurdhātur yāvan na manodhātuḥ //na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo na duḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptir nābhisamayas tasmād aprāptitvāt[49]//
boddhisattvasya[50] prajñāpāramitām āśritya viharato’ cittāvaraṇaḥ[51] / cittāvaraṇanāstitvād atrasto viparyāsātikrānto niṣṭhanirvāṇaḥ / tryadhvavyavasthitāḥ sarvabuddhāḥ prajñāpāramitām āśritya anuttarāṃ samyaksaṃbodhim abhisaṃbuddhāḥ
tasmāj jñātavyaḥ prajñāpāramitā mahāmantro mahāvidyāmantro ‘nuttaramantro ‘samasamamantraḥ
sarvaduḥkhapraśamanaḥ satyam amithyatvāt/ prajñāpāramitāyām ukto mantraḥ / tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā //
iti prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ samāptam
般若波羅蜜多心經
(Taishō No 251)
唐三藏法師玄奘譯
觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識 亦復如是。舍利子。是諸法空相。不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無 明。亦無無明盡。乃至無老死。亦無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢 想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛 故。說般若波羅蜜多咒即說咒曰
揭帝揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝菩提僧莎訶
般若波羅蜜多心經
Khi (1) Bồ-tát Quán Tự tại (Avalokitésvara) thực hành tu tập Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm,[53] trực nhậnrằng, có năm uẩn (skandha)(2); và thấy năm uẩn đó không có tự tính trong chúng(3).
“Này Xá-lợi-phất (Śāriputra), sắc ở đây là không(4), không là sắc; sắc không khác không, không khôngkhác sắc; sắc tức thị là không, không tức thị là sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng vậy.”
“Này Xá-lợi-phất, hết thảy các pháp ở đây có đặc tướng là không : chúng không sinh, không diệt; không cấu nhiễm, không không cấu nhiễm; không tăng, không giảm. Vì vậy, này Xá-lợi-phất, trong tính Khôngkhông có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức(5), không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc(6), thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới(7), cho đến(8) không có ý thức giới; không có minh, không có vô minh(9), không có sự diệt tận của minh, không có sự diệt tận vô minh[54] cho đến không có tuổi già và sự chết, không có sự diệt tận của tuổi già và sự chết; không có khổ(10),tập, diệt, đạo; không có trí, không có đắc, và không có chứng,++ bởi vì không có đắc.[55] Không có những chướng ngại+++trong tâm của Bồ-tát an trụ do y chỉ trên Bát-nhã ba-la-mật;[56] và bởi vì không có những chướng ngạitrong tâm mình, Ngài không có sợ hãi, và vượt ngoài những tà kiến điên đảo, đạt đến Niết-bàn. Hết thảy chư Phật trong quá khứ, hiện tại, và vị lai, do y trên Bát-nhã ba-la-mật, mà chứng đắc giác ngộ viên mãntối thượng.”
“Vì vậy, nên biết Bát-nhã ba-la-mật là đại thần chú (mantra), là chú của đại minh huệ, là thần chú cao tuyệt, thần chú vô giá, có thể trừ diệt hết mọi khổ đau; đó là chân lý vì không sai lầm; đây là thần chúđược công bố trong kinh Bát-nhã ba-la-mật: gate, gate, pāragate, pārasaṅgate, bodhi, svāhā!” (Này Bodhi, đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia, Svāha!).
CHÚ THÍCH (Suzuki)
(1) Có hai bản kinh cùng nhan đề là Hṛdaya (Tâm kinh): một bản được gọi là Lược bản, và bản khác được gọi là Quảng bản. Bản dịch ở trên, của bản lược, thông dụng ở Trung hoa và Nhật bản.
Đoạn mở đầu của Quảng bản trong nguyên bản Phạn ngữ và Tạng ngữ được tiết lược trong bản Lược như sau:
[Bản Tạng ngữ có thêm một đoạn: “Kính lễ Bát-nhã ba-la-mật vượt ngoài ngôn thuyết, tư tưởng và tán ngữ, vì tự tính như hư không, không sinh, không diệt, là cảnh giới của huệ và giới, hiển nhiên trong nội tâm chúng ta, và là mẹ của hết thảy các đấng Thế Tôn trong quá khứ, hiện tại và vị lai.”] “Tôi nghe như vậy. Một thời, đức Thế Tôn ngự tại thành Vương xá (Rājagṛha), trên đỉnh Linh thứu (Gṛdhrakūta), cùng với đại chúng Tì khưu và Bồ-tát. Bấy giờ đức Thế Tôn nhập vào tam-muội Chánh giác thậm thâm.[57] Và cùng lúc đó Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại (Āryāvalokiteśvara) đang thực hành tu tập trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa.”[58]
Đoạn kế tiếp, cũng tiết lược trong bản lược, như sau:
“Này Xá-lợi-phất, như thế Bồ-tát phải tự mình thực hành trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa.” Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn rời khỏi Tam muội và tán dương Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại rằng: “Lành thay, lành thay, thiện nam tử! đúng như vậy! Sự tu tập Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm cần phải được thực hành như vậy. Đúng như lời ông đã giảng thuyết, các đức Như Lai và [59] A-la-hán cũng tán dương như thế.” Đức Thế Tôn hoan hỉ nói như thế. Trưởng lão Xá-lợi-phất và Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại cùng với toàn thểchúng hội, và thế giới của chư Thiên, loài người, A-tu-la (Asura) và Càn-thát-bà (Gandharva), tất cả đều ca ngợi lời của đức Thế Tôn.”
(2) Nhìn từ quan điểm khoa học hiện đại, khái niệm về Skandha (uẩn) có vẻ quá mơ hồ và bất định. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng nguyên tắc phân tích của đạo Phật không phát xuất từ hứng thú khoa học suông; nó có mục đích giải cứu chúng ta ra khỏi ý tưởng về một thực tại cá biệt với ảo tưởng là nóhiện hữu như thế suốt mọi thời. Vì khi ý tưởng này được nhận làm cứu cánh, thì vướng mắc phải cái sai lầm của sự chấp trước,và chính do chấp trước đó đã từng bắt chúng ta làm tôi mọi cho bạo lực ngoại giới. Năm uẩn (skandha) (các tập hợp thể, hay các yếu tố) là: sắc chất (rūpa), cảm thọ hay tri giác giác quan (vedanā), suy tưởng (saṁjñā), tập thành hay sự tác thành (saṁskāra), và thức (vijñāna). Uẩn thứ nhất là thế giới vật chất hay chất thể của mọi vật; bốn uẩn còn là thuộc về tâm giới. Vedanā xuất hiệnqua các quan năng của chúng ta; saṁjñā, suy tưởng hay tư duy (thought) theo nghĩa rộng nhất, không có từ ngữ tương xứng ở Anh ngữ; hay nó là cái mà tâm phức biến; saṁskāra là một từ rất khó, không có tương đương trong Anh ngữ; nó chỉ cho cái tạo nên hình chất, là nguyên lý tạo hình; vijñāna là thức hay tâm thái. Có những hình thái của tâm thái khá rõ như thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, và nghĩ tưởng.
(3) Bản dịch của Huyền Trang có thêm: “(Vị ấy) thoát khỏi tất cả khổ ách 度一切苦厄.”
(4) Không (śūnya) hay “tính Không” (śūnyatā) là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong triết lý Đại thừa và đồng thời cũng gây nhiều rắc rối khó hiểu nhất cho những độc giả ngoài đạo Phật. Tính Không không có nghĩa là “tương đối tính“ (relativity) hay “hiện tượng tính“ (phenomenality), hay “cái không chi.” (nothingness). Nó chỉ cho Tuyệt đối thể, hay cái gì có bản tính siêu việt, dù nói thế cũng dẫn đến sai lầm như chúng ta sẽ thấy ở sau. Khi các nhà Phật học tuyên bố hết thảy mọi vật đều Không, họ không xướng xuất một quan điểm hư vô luận; ngược lại nó hàm ngụ một thực tại tối hậu, vốn không thể đặt dưới các phạm trù luận lý. Với các phạm trù đó, nếu nói đến tính cách hữu vi của vạn hữu thì cũng nói luôn hiện hữu của cái hoàn toàn vô vi siêu việt tất cả mọi xác định. Śūnyatā như thế thông thường cũng được diễn dịch rất chính xác là Tuyệt đối thể. Khi kinh nói rằng năm uẩn có đặc tướng (yếu tính) là Không (Không tướng), hay trong tính Không, không có sinh và diệt, không có nhiễm, tịnh, v.v…, thì có nghĩa rằng: đừng có gán cho Tuyệt đối thể những phẩm tính quyết định; trong khi nó tiềm tại trong tất cả mọi vật thể cụ thể và cá biệt, nó hoàn toàn không thể định tính. Do đó, phủ định toàn diện trong triết lý Bát-nhã là một hệ quả tất yếu.
(5) “Không có mắt, tai, v.v…” chỉ cho sáu quan năng. Trong triết học Phật giáo, ý thức (manovijñāna) là quan năng đặc biệt để tri nhận các pháp (dharma) hay các đối tượng của tư tưởng.
(6) “Không có sắc, thanh. v.v…” là sáu phẩm chất của ngoại giới, chúng làm đối tượng cho sáu quan năng.
(7) “Nhãn giới v.v…,” chỉ cho mười tám giới (dhātu) hay các yếu tố của hiện hữu, chúng gồm sáu giác năng (indriya: căn), sáu phẩm tính (viṣaya: cảnh) và sáu thức (vijñāna).
(8) “Cho đến” (Skt: yāvat; Hán: nãi chí 乃至), rất thông dụng trong văn học Phật giáo dùng để tránh lặp lại những đề tài đã biết. Những lối phân loại này hơi có vẻ phức tạp và chồng chéo.
(9) “Không có minh, không có vô minh…” là phủ định toàn bộ 12 chi duyên khởi (pratītyasamutpāda), gồm vô minh (avidyā), hành (saṁskāra), thức (vijñāna), danh sắc (nāma-rūpa), sáu xứ (ṣaḍāyatana), ái (tṛṣṇā), thủ (upādāna), hữu (bhava), sinh (jāti), già và chết (jarāmaraṇa). 12 chi duyên khởi này đã được các học giả đạo Phật thảo luận rất nhiều.
(10) Đương nhiên ám chỉ bốn Thánh đế (satya): 1. Đời sống là đau khổ (duḥkha); 2. Do sự tích tập (samudaya) của các nghiệp xấu; 3. Có thể diệt tận nguyên nhân của khổ (nirodha); 4. Có con đường(mārga) dẫn tới diệt nguyên nhân của khổ.
Quán Tự tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiếtkhổ ách.
Xá-lợi Tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc, sắc tức thị Không, Không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá-lợi Tử, thị chư pháp Không tướng bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm; thị cố Không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tửtận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố. Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.Tam thế chư Phật y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề
Cố tri Bát-nhã ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật, bất hư cố; thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, Bồ đề, tăng sa-ha.
Bồ-tát Quán Tự tại trong khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, soi thấy năm uẩn đều Không, vượt qua tất cả mọi khổ ách.
Xá-lợi Tử, sắc không khác Không; Không không khác sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Xá-lợi Tử, đặc tướng Không của các pháp ấy không sinh,[61] không diệt, không cấu, không tịnh, không tăng, không giảm; do đó, trong Không không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có giới của con mắt, cho đến không có giới của ý thức; không có vô minh, cũng không có sự diệt tận của vô minh, cho đến, không có già và chết, cũng không có sự diệt tận của già và chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí, cũng không có đắc. Vì vô sở đắc.
Bồ-đề-tát-đỏa, do y chỉ Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm không bị bưng kín. Do không bị bưng kín, nên không có sự sợ hãi, xa lìa tất cả điên đảo và mộng tưởng, đạt đến Niết-bàn cứu cánh. Chư Phật trong ba đờido y chỉ Bát-nhã ba-la-mật-đa mà chứng đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề
Do đó nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là thần chú vĩ đại, là minh chú vĩ đại, là chú vô thượng, là chú không gì có thể so sánh, diệt trừ tất cả khổ, chân thật, vì không hư dối, được gọi là chú Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Tức thuyết chú rằng: yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề, tăng sa-bà-ha.
* Các chú thích một phần do chính tác giả; một số khác là tham chiếu của dịch giả. Những chú thích tham chiếu này đều có ghi TS.
[42] Nhật bản, kinh được gọi là Hannya Shingyô 般若心經 hay nói gọn là Shingyô 心經. Tại một thiền viện, kinh được tụng trong mọi thời. Có nhiều bản chú giải và các thiền sư thường cho một khóa giảng về kinh này.
[43] Thủ bản lưu trữ từ năm 609 tại chùa Hôryoji (法隆寺 Pháp long tự), Yamato, một trong những ngôi chùa tối cổ ở Nhật. Nó khá hấp dẫn về mặt khảo cổ vì cung cấp chúng ta “dạng bản tối cổ của mẫu tự Sanskrit được dùng cho các mục đích văn học.” Người ta nói thủ bản này được Bồ-đề đạt-ma mang vào Trung hoa, rồi sau đó tới Nhật bản.
[44] Bản Phạn-Hán, có nghĩa là bản phiên âm từ tiếng Sankrit sang tiếng Trung hoa, ấn hành trong Đại tạng Taishô, tập VIII, số hiệu 256: Đường Phạn phiên đối tự âm Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh 唐梵翻對字音般 若波羅蜜多心經, Quán Tự tại Bồ tát trực tiếp truyền cho Tam tạng Pháp sư Huyền Trang bản Phạn không nhuận sắc. TS
[45] T8n251, tr. 848c4 Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh 般若波羅蜜多心經, Đường Tam tạng Pháp sưHuyền Trang dịch 唐三藏法師玄奘譯. )
[46] Phiên âm theo bản Devanāgari của Suzuki, tham chiếu Mahāyāna-sūtra-saṁgraha, ed. By Vaidya, The Mithila Institute, 1961, p.97.
[47] Vaidya: gambjīrāyāṃ. TS
[48] Vaidya: prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ. TS
[49] Vaidya: na jñānaṁ na prāptitvam. TS
[50] Vaidya: bodhisattvasya(śca?). TS
[51] Vaidya: viharati cittāvaraṇaḥ. TS
[52] Bản Việt này cố gắng dịch sát theo bản Anh làm cơ sở tham chiếu cho các bản Hán dịch. Các chú thích trong phần cước chú là của người dịch được đánh dấu hoa Ả-rập (không ngoặc). Một số cước chú của tác giả (Suzuki) được đánh dấu thập (+). Chú thích của tác giả (Suzuki) được được đánh số Ả-rập trong ngoặc đơn ghi ở cuối bản dịch Việt này.
+ Có hai điểm đáng lưu ý trong đoạn dịch này: 1) Bản Hán của Huyền Trang: chiếu kiến ngũ uẩn giai không 照見五蘊皆空; bản Hán của Cưu-ma-la-thập: chiếu kiến ngũ ấm không 照見五陰空; khác với lối nói: soi thấy có năm uẩn (ấm) rồi mới thấy tự tánh của chúng là không. 2) Cả hai bản Hán vừa dẫn đều có câu: vượt qua mọi khổ ách 度一切苦厄, tức nói tới hiệu lực của Bát-nhã. Bản Sanskrit hiện hành và bản phiên âm Taishô VIII, No 256 đều không có câu này. TS
[53] Chữ Hán: thị chư pháp Không tướng 是諸法空相. Phạn: iha … sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā, “ở đây, tất cả các pháp vốn có đặc tướng (=yếu tính) là tính không.” Ý nghĩa chữ này, có thể đọc nơi luận VI, đoạn nói về 8 cái Không. (TS).
[54] Các bản Hán đã dẫn: vô vô minh, diệc vô vô minh tận 無無明。亦無無明盡, không có vô minh và cũng không có sự chấm dứt của vô minh. Đoạn dịch trên tương đương với bản phiên âm Phạn Hán đọc được trong Taishō như sau: na vidyā nāvidya na vidyākṣhayo nāvidyākṣayo. TS.
++ Nābhisamayaḥ (không hiện quán hay hiện chứng - TS), không có trong các bản Hán dịch cũng như trong thủ bản chùa Pháp long.
[55] Hán: dĩ vô sở đắc cố (Skt. aprāptitvāt), một số chú giải đặt nhân do này lên đoạn trên như bản dịch Anh; một số khác đưa xuống đoạn sau. Prāpti (đắc) và aprāpti (phi đắc) là hai trong số các hành khôngtương ưng tâm (citta-viprayuktāḥ saṁskārāḥ). Kośa-Bhāṣya, k. ii. 36c-d: dvidhā hi prāptir aprāptaviḥīnasya ca lābhaḥ pratilabdhena ca samanvāgamaḥ, “đắc có hai: 1. sự thu hoạch (thủ đắc) những gì chưa có được hay những gì đã mất; 2. sự sở hữu (thành tựu, cụ túc) những gì đã có được mà chưa mất.” Chỉ khái niệm về sự hiện hữu của một phẩm tính nơi một nhân cách. Nói một người “đắc quả A-la-hán” là khi phẩm tính A-la-hán hiện hữu nơi vị ấy do đó nhân cách vị ấy được biết như là một Thánh giả A-la-hán. Trong bản Hán, prāpti được dịch là sở đắc, “cái được thủ đắc.” TS
+++ Chữ varaṇa, tất cả các bản Hán đều nói “quái ngại” và như thế hoàn toàn hợp với giáo pháp của Bát nhã. Max Muller dịch Anh ngữ “envelop”, bao trùm.
[56] Hán: Bồ-tát y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố tâm vô quái ngại 依般若波羅蜜多故。心無罣礙: Bồ tát do nương trên Bát-nhã ba-la-mật-đa nên tâm không quái ngại. Skt. bodhisattvasya prajñāpāramitām āśritya viharato’ cittāvaraṇaḥ, sau khi y chỉ trên Bát-nhã ba-la-mật-đa của Bồ tát, (vị ấy=hành giả) an trụ với tâm không bị chướng ngại (trùm kín). TS
[57] Skt. gambīrāvasaṁbodhaṁ nāma samādhiṁ; Hán, T8n253: tam-muội tên là Quảng đại thậm thâm三昧名廣大甚深; T8n254: tam-ma-địa danh Quảng đại thậm thâm chiếu kiến; 三摩地名廣大甚深照見; T8n255: Nhập thậm thâm minh liễu tam-ma-địa pháp 入甚深明了三摩地法. TS
[58] Skt. gambīrayāṁ prajñāpāramitāyāṁ caryāṁ caramaṇo, ngữ pháp, biến cách số 6, chỉ nơi chốn. Ở đây được hiểu là sự tu tập trong Bát-nhã ba-la mật-đa, là sở y chứ không phải đối tượng. TS
[59] Dịch sát bản Anh: by Tathāgatas and Arhats. Skt. tathāgatair arhadbhiḥ, trong đây, A-la-hán được hiểu là một phẩm đức của Như Lai. TS
[60] Bản dịch Việt này cố dịch sát theo bản Hán, theo sự lãnh hội phổ thông để có thể so sánh với một vài dị biệt có thể có trong bản Phạn hiện hành. TS
[61] Dịch theo cách ngắt câu khắc: “Xá-lợi-phất, các pháp, mà yếu tính là Không (Không tướng), vốn không sinh,… „
Xuất phát từ góc nhìn văn hóa du lịch, chúng tôi xin đề cập những vấn đề cơ bản của triết lý thiền và nghệ thuật thiền, xem đó như một bước khởi đầu cho ý tưởng xây dựng một loại hình du lịch mới ở Việt Nam: Du lịch thiền […].
Lời tựa: Nhân dịp tình cờ tìm thấy văn bản Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh) ở mạng internet nên chúng tôi có ý định tìm hiểu xem ý nghĩa bản văn với mục đích trau dồi thêm về phương diện ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit. Những điểm sai sót do thiếu hiểu biết về các lãnh vực khác, ngưỡng mong quý vị hỷ xả cho.
(http://www12.canvas.ne.jp/horai/heart-skt.gif)
***
BÁT NHÃ TÂM KINH
(SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA)
***
॥ प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम् ॥
Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ
Kinh Giảng về Yếu Lý của Trí Tuệ Đến Bờ Kia (Bát Nhã Ba La Mật)
॥ नमः सर्वज्ञाय ॥
Namaḥ sarvajñāya.
Kính lễ đấng Toàn Tri.
आर्यावलोकितत्तेश्वरबोधिसत्त्वो
गंभीरायं प्रज्ञापारमितायं चर्यां चरमाणो
व्यवलोकयति स्म । पंच स्कन्धाः ।
तांश्च स्वभावशून्यान्पश्यति स्म ।
āryāvalokiteśvarabodhisattvo
gaṃbhīrāyaṃ prajñāpāramitāyaṃ caryāṃ caramāṇo
vyavalokayati sma. paṃca skandhāḥ.
tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma.
Bồ Tát Avalokiteśvara thánh thiện
trong khi thực hành hạnh Ba-la-mật thâm sâu về Trí Tuệ
đã quan sát kỹ lưỡng năm uẩn
và đã nhìn thấy chúng có trạng thái KHÔNG ở bản thể.[1]
इह शारिपुत्र रूपं शून्यता शून्यतैव रूपं रूपान्न पृथक् शून्यता शून्याताया न
पृथग्रूपं यद्रूपं सा शून्यता या शून्यता तद्रूपं । एवमेव वेदनासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि ।
iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ, rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyātāyā na pṛthag rūpaṃ yad rūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpaṃ. evameva vedanā-saṃjñā-saṃskāravijñānāni.
Này Śāriputra, ở đây SẮC là trạng thái KHÔNG, chính trạng thái KHÔNG là SẮC; trạng thái KHÔNG không tách rời khỏi SẮC, SẮC không tách rời khỏi trạng thái KHÔNG; cái nào là SẮC, cái ấy là trạng tháiKHÔNG; cái nào là trạng thái KHÔNG, cái ấy là SẮC. Tương tợ y như thế là các THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC.[2]
इह शारिपुत्र सर्वधर्माः शून्यतालक्शणा अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमला न विमला नोना न परिपूर्णाः ।
iha śāriputra sarva-dharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā avimalā nonā na paripūrnāḥ.
Này Śāriputra, ở đây tất cả các pháp có trạng thái KHÔNG là tướng trạng, thì không được sanh ra, không bị hoại diệt, không vết nhơ, không phải là khỏi bị vết nhơ, không là vơi, không bị tràn đầy.
न विद्या नाविद्या न विद्याक्षयो नाविद्याक्षयो यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयो न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तिरप्राप्तित्वेन ।
na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo na duḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptiraprāptitvena.
không là minh, không là vô minh, không là sự hoại diệt của minh, không là sự hoại diệt của vô minh, cho đến (các trạng thái) không là già và chết, không là sự hoại diệt của già và chết, không là Khổ-Tập-Diệt-Đạo, không là trí, không là sự đạt đến cùng với trạng thái không đạt đến.[3]
तस्माच्छारिपुत्र शूयतायां न रूपं न वेदना न संज्ञा न संस्कारा न विज्ञानानि । न चक्षुःश्रोत्रघ्राणजिह्वाकायमनांसि । नरूपशब्दगंधरसस्प्रष्टव्यधर्माः । न चक्षुर्धातुर्यावन्न
ननोविज्ञानधातुः ।
tasmācchāriputra śūnyatāyām na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārā na vijñānāni. na cakṣuḥ-śrotra-ghrāṇa-jihvā-kāya-manāṃsi. na rūpa-sabda-gandha-rasa-spraṣṭavya-dharmāḥ. na cakṣur-dhātur yāvan na manovijñāna-dhātuḥ.
Này Śāriputra, vì thế ở trạng thái KHÔNG không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có các hành, không có các thức, không có các mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, không có các sắc-thinh-hương-vị-xúc-pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
बोधिसत्त्वस्य प्रज्ञापारमितामाश्रित्य विहरत्यचित्तावरण: ।
चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः ।
त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वबुद्धाः प्रज्ञापारमितामा श्रित्यानुत्तरां
सम्यक् संबोधिमभिसंबुद्धाः ।
bodhisattvasya prajñāpāramitām-āśritya viharatyacittāvaraṇaḥ. cittāvaraṇanāstitvād-atrasto viparyāsātikrānto niṣṭha-nirvāṇaḥ. tryadhva-vyavasthitāḥ sarvabuddhāḥ prajñāpāramitām-āśrityānuttarāṃ samyaksaṃbodhim-abhisaṃbuddhāḥ.
[4]Vị Bồ Tát, sau khi nương tựa vào Trí Tuệ Đến Bờ Kia, sống có sự không bị che lấp ở tâm; do không có sự hiện diện của sự che lấp ở tâm, (trở nên) không bị dao động, (được) vượt qua ảo tưởng, có Niết Bàn được hoàn mãn. Tất cả chư Phật hiện hữu ở ba thời (quá khứ-hiện tại-vị lai), sau khi nương tựa vào Trí Tuệ Đến Bờ Kia, thì được chứng đắc phẩm vị Toàn Giác vô thượng.
तस्माज्ज्ञातव्यो प्रज्ञापारमितामहामन्त्रो
महाविद्यामन्त्रो ऽनुत्तरमन्त्रो ऽसमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनः
सत्यममिथ्यत्वात् प्रज्ञापारमितायामुक्तो मन्त्रः ।
tasmāj-jñātavyo prajñāpāramitā-mahāmantro mahāvidyāmantro ’nuttaramantro ’samasamamantraḥ sarvaduḥkhapraśamanaḥ satyam-amithyatvāt prajñāpāramitāyām-ukto mantraḥ.
Vì thế, nên biết rằng: lời chỉ dạy[5] vĩ đại về Trí Tuệ Đến Bờ Kia là lời chỉ dạy về sự hiểu biết vĩ đại, lời chỉ dạy vô thượng, lời chỉ dạy không gì sánh bằng, có sự làm lắng dịu tất cả khổ đau, là sự thật bởi vìtính chất không sai trái, là lời chỉ dạy được nói ở Trí Tuệ Đến Bờ Kia.
तद्यथा गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा ॥
tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.
Điều ấy là như vầy: “Khi đã đi đến, khi đã đi đến, khi đã đi đến bờ kia, khi đã hội tụ ở bờ kia, phẩm vị Giác Ngộ là vật dâng hiến.”
(gá-têêê gá-têêê paaa-rá-gá-têêê paaa-rá-xămmm-gá-têêê bô-đơhí xơ-vaaa-haaa).[6]
॥ इति प्रज्ञापारमिताहृदयं समाप्तं ॥
iti prajñāpāramitā-hṛdayaṃ samāptaṃ.
Như vậy Yếu Lý của Trí Tuệ Đến Bờ Kia được đầy đủ.
***
[1] Ở các bản dịch từ tiếng Hán có thêm: “độ nhất thiết khổ ách/vượt qua mọi khổ ách.” Không thấy đoạn này ở các bản tiếng Anh.
[2] Ở đây đang nói về ngũ nẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.
[3] So sánh với bản dịch từ tiếng Hán và tiếng Anh, thì văn bản này có sự đảo lộn thứ tự của đoạn này và đoạn kế.
[4] Ở các văn bản khác có thêm: tasmād aprāptitvād / Dĩ vô sở đắc cố / Bởi không sở đắc / Therefore, O Sariputra, by reason of his nonattainment (of nirvana).
[5] Từ mantra ở đây được ghi nghĩa Việt là “lời chỉ dạy” thay vì “chú thuật.” Sanskrit - English Dictionaryghi nghĩa của từ mantra như sau: “... ‘instrument of thought,’ speech, sacred text or speech, a prayer or song of praise ...”
[6] Thay vì theo âm của tiếng Hán “Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha” thì được ghi âm theo cách đọc của tiếng Sanskrit: Ví dụ: gá-têêê: gá = âm ngắn, têêê = âm dài, đọc là tê rồi kéo dài ra.
Nguồn: http://www.paliviet.info/Sanskrit/Skrt_BatNha.htm
Phiên bản PDF: BÁT NHÃ TÂM KINH (SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA) Dịch Việt: Nguyệt Thiên
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | thứ 7 | Chủ nhật |
---|---|---|---|---|---|---|
1
|
2
|
3
| ||||
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
20
|
21
|
22
|
23
|
24
|
25
|
26
|
27
|
28
|
29
|
30
|
31
|