Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Kính lạy Thầy! Ân Sư Trí Trong

Người dạy con thoát vòng tục lụy

Thuở khai tâm tập khí hơn thua

Nay giác ngộ phân bua điều bỏ.

Image result for hình ảnh ơn thầy

Tiền cúng vào nhà thờ hay chùa thì gọi là cúng dường.

Tiền trong trường học là học phí.

Chúng con nỗ lực học tập, tiếp thu kiến thức, thực hành lời dạy của quý Thầy Cô, để không phụ ơn dạy dỗ, dìu dắt.

Image result for hình ảnh người lái đò

2. Phụ nữ ngày thường dậy từ 6 giờ sáng. Phụ nữ 8.3 dậy từ 6 giờ sáng nhưng cố tình nhắm mắt nằm thêm cho tới 8 giờ.

Далинина Алина - Йога для ангелов

Ni sư Giới Hương cùng chư Giáo thọ đã dùng lời nói, bút viết, phấn vẽ để làm phương tiện truyền đạt hướng dẫn Phật pháp 

Image result for hình ảnh người thày

Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ,

Tình Thầy như ánh ban mai

Cho con thắp sáng tương lai rạng ngời.

Image result for hình ảnh đep về thiên nhiên

Kính lạy Đức từ phụ

Chúng con đoàn lữ khách

Tìm về xứ Phật đà

Lần theo bước chân ngài

Bốn chín năm hành đạo.

.

 

Đặc biệt, với hình bóng là “một vị Ni” nhưng khí phách và tâm hồn của Ni sư  không thua kém bậc “thượng sĩ”,

Image result for hình ảnh buổi sáng thật đẹp

  Kết vòng tay nối những thiện duyên

                                          Nhiệm mầu giải thoát hạnh xuất thế

                                                Gọi nắng xuân về họa vần thơ.

Lá la lá lá.

一禅小和尚

Hiểu theo nghĩa này, nên Việt Nam có câu: “Học Thầy không tầy học bạn.”

Image result for birds in garden painting

NĂM tròn xin tiễn tiết đông qua

MỚI đón xuân tươi đến mọi nhà

Little Monk 一禅~

 Chỉ vì muốn cho những ai đang đi theo bước chân Phật mà chưa hiểu rõ giáo lý và muốn cho

chúng con tu tập để giải thoát…

Image result for hình ảnh nguồn suối

David Matthew Pd Viên Bảo Tính $100, Liem Nguyen $50,  Anh P Tran $300,

专辑详情

 Qua chặng đường “40 năm Tu Học và Hoằng Pháp của Ni sư Giới Hương”, con xin thành kính dâng lên vài dòng cảm niệm.

Image result for hình ảnh người yêu thương

Xưa và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân

Image result for giác ngộ viên mãn

Ý thức được điều này, Thầy Thích Nữ Giới Hương đã không ngại khó khăn, chông gai, thử thách, một lòng hướng đến thế hệ mai sau.

Image result for hình ảnh người lái đò 20/11

Thông Đạo cảm kích nhất khi đọc chuyện Sư Cô Giới Hương tình nguyện hiến xác sau khi qua đời cho Trường Đại Học Y Dược thành phố HCM có phương tiện cho sinh viên thực hành về cơ thể học

Image result for hình ảnh dep ấn độ

Thật đáng khâm phục! Thật đáng kính trọng! Vì thế, ở tựa đề, tôi xin phép Ni sư và độc giả được kính gọi Ni sư là con gái lành của Đức Phật!

Image result for hình ảnh con gái đức thé ton

Nhớ năm 2010, Ni sư Giới Hương từ Wisconsin về California lập nghiệp, xây chùa và tu học.

Image result for hình ảnh đẹp nhật bản

Nơi nào đó lừng danh trên xứ lạ

Cây Vô Ưu bỗng trổ nhánh Đàn Hương

Image result for hình ảnh ơ noi đó

Trường lớp đào tạo Tăng Ni mở rộng, trình độ kiến thức tu sĩ trẻ ngày nay được nâng cấp, nếu các trường trao dồi kiến thức phổ cập thêm luật học và hành trì song hành thì tương lai ngôi nhà PGVN sẽ là một tổ chức gương mẫu không xa. Hy vọng là thế!

Image result for MOnks on rivers

Trở lại hành trình chuyến hành hương, sự kham nhẫn nhân sự, khí hậu, môi trường, thực phẩm, sức làm việc và tấm lòng từ ái của Ni sư Giới Hương, khiến chúng tôi vô cùng khâm phục.

Image result for hình ảnh bước du lịch

“An cư” là từ không còn xa lạ đối với tín đồ Phật giáo; tuy nó không có nghĩa “an cư lạc nghiệp” của đạo Nho, nhưng khía cạnh nào đó, “lạc nghiệp” mang nghĩa “Đạo nghiệp”, mà hàng năm, chư Tăng cả Nam lẫn Bắc Tông đều duy trì theo luật giới của đức Phật.

 

Image result for MOnks on rivers

 

Áo bồng bềnh đời du Tăng khất sĩ
Mắt bình yên nhìn thế sự phù vân
Trao thức giả lời ngọc vàng minh triết
Tặng hiền nhân niềm cảm hứng nhân văn

Image result for hình ảnh bước chân trên cát

 

Image result for Đốt thân thể cúng dường chư Phật

Sau khi Phật thành đạo 5 năm, di mẫu (dì) của Phật là Mahà Prajàpatì Gautamì cùng với 500 phụ nữ dòng họ Sakya (Thích Ca) đến nơi Đức Phật đang ngụ tại Vaisàli và xin Phật cho phép nữ giới xuất gia, từ bỏ gia đình sống cuộc sống tu sĩ không gia đình trong pháp và luật do đức Phật giảng thuyết.

Là một người tham cầu nghiên cứu kinh điển cùng những tư tưởng cao sâu nhiệm mầu của Đấng Đại Giác, tôi biết đến danh tiếng của Ni Sư Tiến Sĩ Thích Nữ Giới Hương qua nhiều bộ sách tu thư giá trị do Ni Sư biên soạn. 

Image result for hình ảnh dá và nước

Ni tu từ thuở kiếp nào?

Thương cha nhớ mẹ tóc lìa cuối sông

Phương Tây có bến Hương Sen

Ngược dòng Ni đứng bên bờ Giới Hương

Image result for hình ảnh chú tiêu di tu

Đọc lướt qua tiểu sử của Ni sư Thích nữ Giới Hương trên website huongsentemple.com, tôi cảm nhận một vài điểm như quen quen, lạ lạ.

Người sinh quán Bình Tuy, Lagi, Bình Thuận.

Ồ, đệ tử Sư bà Hải Triều Âm, một nữ Bồ tát hóa thân!!!

Image result for hình ảnh van chuong

Lâu lắm chúng con chưa có dịp lên thăm Ni sư Giới Hương và quý Sư cô. Lời đầu tiên, con xin kính chúc Ni sư và quý Sư cô sức khỏe an khang, thân tâm thường lạc.

Image result for hình ảnh nghe kinh

Và cho đến hôm nay năm 2020, con có cơ duyên được Ni sư nhờ đọc duyệt chính tả tiếng Việt cho tuyển tập. Wow! Con được đọc hơn 100 bài gồm cả văn, thơ do Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni sinh và thiện tri thức thân hữu từ nhiều nơi gởi đến Ni Sư, để hợp thành Tuyển Tập “40 Năm Tu Học Và Hoằng Pháp Của Ni Sư Giới Hương”.

Image result for hình ảnh đẹp

 Tôi rất ngưỡng mộ Ni Sư về tinh thần tu học, đào sâu kiến thức (học vị Cử nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ) và luôn nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ.

Image result for hình ảnh chim én mùa xuân

Trong lịch sử nhân văn khoảng 4.000 năm trở lại, con người đã bước qua những giai đoạn thông tin và truyền thông đại chúng từ thấp đến cao về số lượng; nhưng cũng trong nhiều trường hợp, từ cao đến thấp về chất lượng.

Image result for flowers

Con (Chi Phạm) là một cựu sinh viên Khoa Đông Nam Á ở trường Đại học Riverside, California, và bạn cùng học một trường và một khoa với Sư phụ Giới Hương (2014-2016).

Image result for hình ảnh sinh viên đại học

Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. 

ducphatthichca-02

Như thông lệ, năm nào cũng vậy, cứ vào những ngày cuối năm thì con gởi những lời Chúc Tết đến quý Tăng Ni mà con quen biết và hằng kính mến….

Image result for hình ảnh tết việt nam

 

Image result for thời gian

Nếu ta có thể làm cho thời gian ngưng trở lại hay nếu ngày mai không có thời gian đến thì ta sẽ trở thành bất tử

 

Ni sư Giới Hương thương kính,

Nhật Quang (89 tuổi) có duyên là Phật tử địa phương cùng thành phố của Chùa Hương Sen gần 10 năm nay

Image result for hình ảnh đẹp

Tháng Bảy mùa thu lá rụng vàng,

Ấy mùa nhân loại đón Vu Lan,

Bâng khuâng chạnh nhớ ân sinh dưỡng,

Thổn thức tâm con ngấn lệ tràn.

Cuộc đời đầy khổ đau và nóng bức. Thân phận con người là niềm cô đơn bất tận như đại văn hào Herman Hess đã diễn tả

Image result for hinh anh con chim

  • “Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại một nền văn minh mới”. (Báo Giác Ngộ số 15/1991).
  • Related image

Image result for hinh anh chu tiêu

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

Kính bạch Ni sư Giới Hương thương kính,

Con là Phật tử Thanh Mai, 80 tuổi, già yếu bịnh hoạn, nhưng con rất được chư tôn đức Tăng Ni nhiều chùa 

 

GIỚI rèn luyện đạo đức, chuyên cần Như Lai sứ, tác Như Lai sự

HƯƠNG tôi đúc tinh thần, tinh tấn dưỡng Đại sĩ tâm, tu Đại sĩ nhân.

    7.2a.Gioi   7.2b.Huong

  1. Letter from Editor
  2. The Yu-Lan-Pen Sutra
  3. Eight Telling Lies of Mother
  4. Offering the Lương Hoàng Sám Flower in Ullambana Festical - Bhikkhuni Nguyên Hiếu

Kinh Tiểu Bộ – Khuddhaka Nikaya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập 2 – Kinh Pháp Cú

Dhammapada

-ooOoo-

MỤC LỤC

1. Phẩm Song Yếu 14. Phẩm Phật Ðà
2. Phẩm Không Phóng Dật 15. Phẩm An Lạc
3. Phẩm Tâm 16. Phẩm Hỷ Ái
4. Phẩm Hoa 17. Phẩm Phẫn Nộ
5. Phẩm Kẻ Ngu 18. Phẩm Cấu Uế
6. Phẩm Hiền Trí 19. Phẩm Pháp Trụ
7. Phẩm A-La-Hán 20. Phẩm Ðạo
8. Phẩm Ngàn 21. Phẩm Tạp Lục
9. Phẩm Ác 22. Phẩm Ðịa Ngục
10. Phẩm Hình Phạt 23. Phẩm Voi
11. Phẩm Già 24. Phẩm Tham Ái
12. Phẩm Tự Ngã 25. Phẩm Tỷ Kheo
13. Phẩm Thế Gian 26. Phẩm Bà-La-Môn

Giới thiệu:

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, “Pada” còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha’s Teaching).

Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Ðại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Ðức Phật nhập diệt. Mỗi bài kệ chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú, không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu hết được. Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tra cứu các bản chú giải, và suy nghiệm từ các tu chứng tự thân thì mới mong thông ngộ và thấu đạt ý nghĩa của các lời dạy cao quý đó. Mỗi bài kệ là một nguồn cảm hứng cao đẹp, một lối đi mới lạ, một sức mạnh kỳ diệu giúp chúng ta có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến giác ngộ, giải thoát. (…)

Bình Anson,
tháng 6 – 1998,
Perth, Western Australia

  1. Phẩm Song Yếu
  1. “Ý dẫn đầu các pháp,
    Ý làm chủ, ý tạo;
    Nếu với ý ô nhiễm,
    Nói lên hay hành động,
    Khổ não bước theo sau,
    Như xe, chân vật kéo “.
  2. “Ý dẫn đầu các pháp,
    Ý làm chủ, ý tạo,
    Nếu với ý thanh tịnh,
    Nói lên hay hành động,
    An lạc bước theo sau,
    Như bóng, không rời hình “.
  3. “Nó mắng tôi, đánh tôi,
    Nó thắng tôi, cướp tôi ”
    Ai ôm hiềm hận ấy,
    Hận thù không thể nguôi.
  4. “Nó mắng tôi, đánh tôi,
    Nó thắng tôi, cướp tôi, ”
    Không ôm hiềm hận ấy,
    Hận thù được tự nguôi.
  5. “Với hận diệt hận thù,
    Ðời này không có được.
    Không hận diệt hận thù,
    Là định luật ngàn thu “.
  6. “Người khác không hiểu biết,
    Chúng ta đây bị hại.
    Chỗ ấy, ai biết được
    Tranh luận được lắng êm.”
  7. “Ai sống nhìn tịnh tướng,
    không hộ trì các căn,
    ăn uống thiếu tiết độ,
    biếng nhác, chẳng tinh cần.
    Ma uy hiếp kẻ ấy,
    như cây yếu trước gió “.
  8. “Ai sống quán bất tịnh,
    Khéo hộ trì các căn,
    ăn uống có tiết độ,
    có lòng tin, tinh cần,
    Ma không uy hiếp được,
    Như núi đá, trước gió”
  9. “Ai mặc áo cà sa,
    tâm chưa rời uế trược,
    không tự chế, không thực,
    không xứng áo cà sa “.
  10. “Ai rời bỏ uế trược,
    giới luật khéo nghiêm trì,
    tự chế, sống chơn thực,
    thật xứng áo cà sa.”
  11. “Không chân, tưởng chân thật,
    Chân thật, thấy không chân
    Họ không đạt chân thật
    Do tà tư tà hạnh

12- “Chân thật, biết chân thật,
Không chân, biết không chân.
Chúng đạt được chân thật,
do chánh tư, chánh hạnh.”

13- “Như ngôi nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.”

14- “Như ngôi nhà khéo lợp,
Mưa không xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm khéo tu,
Tham dục không xâm nhập.”

15- “Nay sầu, đời sau sầu,
Kẻ ác, hai đời sầu;
Nó sầu, nó ưu não,
Thấy nghiệp uế mình làm.”

16- “Nay vui, đời sau vui,
Làm phước, hai đời vui.
Người ấý vui, an vui,
Thấy nghiệp tịnh mình làm.”

17- “Nay than, đời sau than,
Kẻ ác, hai đời than,
than rằng: “Ta làm ác ”
Ðọa cõi dữ, than hơn.”

18- “Nay sướng, đời sau sướng,

Làm phước, hai đời sướng.

Mừng rằng: “Ta làm thiện “

Sanh cõi lành, sướng hơn.”

19- “Nếu người nói nhiều kinh,
Không hành trì, phóng dật;
Như kẻ chăn bò người,
Không phần Sa môn hạnh.”

20- “Dầu nói ít kinh điển,
Nhưng hành pháp, tùy pháp,
Từ bỏ tham, sân, si,
Tỉnh giác, tâm giải thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần Sa môn hạnh.”

2. Phẩm Không Phóng Dật

  1. “Không phóng dật, đường sống,
    Phóng dật là đường chết.
    Không phóng dật, không chết,
    Phóng dật như chết rồi.”
  2. “Biết rõ sai biệt ấy,
    Người trí không phóng dật,
    Hoan hỷ, không phóng dật,
    An vui hạnh bậc Thánh.”
  3. “Người hằng tu thiền định,
    Thường kiên trì tinh tấn.
    Bậc trí hưởng Niết Bàn,
    Ách an tịnh vô thượng.”
  4. “Nỗ lực, giữ chánh niệm,
    Tịnh hạnh, hành thận trọng
    Tự điều, sống theo pháp,
    Ai sống không phóng dật,
    Tiếng lành ngày tăng trưởng.”
  5. “Nỗ lực, không phóng dật,
    Tự điều, khéo chế ngự.
    Bậc trí xây hòn đảo,
    Nước lụt khó ngập tràn.”
  6. “Họ ngu si thiếu trí,
    Chuyên sống đời phóng dật.
    Người trí, không phóng dật,
    Như giữ tài sản quý.”
  7. “Chớ sống đời phóng dật,
    Chớ mê say dục lạc.
    Không phóng dật, thiền định,
    Ðạt được an lạc lớn.”
  8. “Người trí dẹp phóng dật,
    Với hạnh không phóng dật,
    Leo lầu cao trí tuệ,
    Không sầu, nhìn khổ sầu,
    Bậc trí đứng núi cao,
    Nhìn kẻ ngu, đất bằng.”
  9. “Tinh cần giữa phóng dật,
    Tỉnh thức giữa quần mê.
    Người trí như ngựa phi,
    Bỏ sau con ngựa hèn.”
  10. “Ðế Thích không phóng dật,
    Ðạt ngôi vị Thiên chủ.
    Không phóng dật, được khen;
    Phóng dật, thường bị trách.”
  11. “Vui thích không phóng dật,
    Tỷ kheo sợ phóng dật,
    Bước tới như lửa hừng,
    Thiêu kiết sử lớn nhỏ.”
  12. “Vui thích không phóng dật,
    Tỷ kheo sợ phóng dật,
    Không thể bị thối đọa,
    Nhất định gần Niết Bàn.”

3. Phẩm Tâm

  1. “Tâm hoảng hốt giao động,
    Khó hộ trì, khó nhiếp,
    Người trí làm tâm thẳng,
    Như thợ tên, làm tên.”
  2. “Như cá quăng trên bờ,
    Vất ra ngoài thủy giới;
    Tâm này vũng vẫy mạnh,
    Hãy đoạn thế lực Ma.”
  3. “Khó nắm giữ, khinh động,
    Theo các dục quay cuồng.
    Lành thay, điều phục tâm;
    Tâm điều, an lạc đến.”
  4. “Tâm khó thấy, tế nhị,
    Theo các dục quay cuồng.
    Người trí phòng hộ tâm,
    Tâm hộ, an lạc đến.”
  5. “Chạy xa, sống một mình,
    Không thân, ẩn hang sâu
    Ai điều phục được tâm,
    Thoát khỏi Ma trói buộc”
  6. “Ai tâm không an trú,
    Không biết chân diệu pháp,
    Tịnh tín bị rúng động,
    Trí tuệ không viên thành.”
  7. “Tâm không đầy tràn dục,
    Tâm không (hận) công phá,
    Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,
    Kẻ tỉnh không sợ hãi,”
  8. “Biết thân như đồ gốm,
    Trú tâm như thành trì,
    Chống ma với gươm trí;
    Giữ chiến thắng không tham”

41 “Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.”

  1. “Kẻ thù hại kẻ thù,
    Oan gia hại oan gia,
    Không bằng tâm hướng tà,
    Gây ác cho tự thân.”
  2. “Ðiều mẹ cha bà con,
    Không có thể làm được
    Tâm hướng chánh làm được
    Làm được tốt đẹp hơn.”

4. Phẩm Hoa

  1. “Ai chinh phục đất này
    Dạ ma, Thiên giới này?
    Ai khéo giảng Pháp cú,
    Như người khéo hái hoa?”
  2. “Hữu học chinh phục đất,
    Dạ ma, Thiên giới này.
    Hữu học giảng Pháp cú,
    Như người khéo hái hoa.”
  3. “Biết thân như bọt nước,
    Ngộ thân là như huyễn,
    Bẻ tên hoa của ma,
    Vượt tầm mắt thần chết.”
  4. “Người nhặt các loại hoa,
    Ý đắm say, tham nhiễm,
    Bị thần chết mang đi,
    Như lụt trôi làng ngủ.”

48.Người nhặt các loại hoa,
Ý đắm say tham nhiễm,
Các dục chưa thỏa mãn,
Ðã bị chết chinh phục.”

  1. “Như ong đến với hoa,
    Không hại sắc và hương,
    Che chở hoa, lấy nhụy.
    Bậc Thánh đi vào làng “.
  2. “Không nên nhìn lỗi người,
    Người làm hay không làm.
    Nên nhìn tự chính mình.
    Có làm hay không làm.”
  3. “Như bông hoa tươi đẹp,
    Có sắc nhưng không hương.
    Cũng vậy, lời khéo nói,
    Không làm, không kết quả.”
  4. “Như bông hoa tươi đẹp,
    Có sắc lại thêm hương;
    Cũng vậy, lời khéo nói,
    Có làm, có kết quả.”
  5. “Như từ một đống hoa,
    Nhiều tràng hoa được làm.
    Cũng vậy, thân sanh tử,
    Phải làm nhiều việc lành.”
  6. “Hương các loại hoa thơm
    Không ngược bay chiều gió
    Nhưng hương người đức hạnh
    Ngược gió khắp tung bay
    Chỉ có bậc chân nhân
    Tỏa khắp mọi phương trời.”
  7. “Hoa chiên đàn, già la,
    Hoa sen, hoa vũ quý,
    Giữa những hương hoa ấy,
    Giới hương là vô thượng.”
  8. “Ít giá trị hương này,
    Hương già la, chiên đàn;
    Chỉ hương người đức hạnh,
    Tối thượng tỏa Thiên giới.”
  9. “Nhưng ai có giới hạnh,
    An trú không phóng dật,
    Chánh trí, chơn giải thoát,
    Ác ma không thấy đường.”
  10. “Như giữa đống rác nhớp,
    Quăng bỏ trên đường lớn,
    Chỗ ấy hoa sen nở,
    Thơm sạch, đẹp ý người.”
  11. “Cũng vậy giữa quần sanh,
    Uế nhiễm, mù, phàm tục,
    Ðệ tử bậc Chánh Giác,
    Sáng ngời với Tuệ Trí.”

5. Phẩm Ngu

  1. “Ðêm dài cho kẻ thức,
    Ðường dài cho kẻ mệt,
    Luân hồi dài, kẻ ngu,
    Không biết chơn diệu pháp.”
  2. “Tìm không được bạn đường,
    Hơn mình hay bằng mình,
    Thà quyết sống một mình,
    Không bè bạn kẻ ngu.”
  3. “Con tôi, tài sản tôi,
    Người ngu sanh ưu não,
    Tự ta, ta không có,
    Con đâu, tài sản đâu.”
  4. “Người ngu nghĩ mình ngu,
    Nhờ vậy thành có trí.
    Người ngu tưởng có trí,
    Thật xứng gọi chí ngu.”
  5. “Người ngu, dầu trọn đời,
    Thân cận người có trí,
    Không biết được Chánh pháp,
    Như muỗng với vị canh.”
  6. “Người trí, dầu một khắc,
    Thân cận người có trí,
    Biết ngay chân diệu pháp,
    Như lưỡi với vị canh.”
  7. “Người ngu si thiếu trí,
    Tự ngã thành kẻ thù.
    Làm các nghiệp không thiện,
    Phải chịu quả đắng cay.”
  8. “Nghiệp làm không chánh thiện,
    Làm rồi sanh ăn năn,
    Mặt nhuốm lệ, khóc than,
    Lãnh chịu quả dị thục.”
  9. “Và nghiệp làm chánh thiện,
    Làm rồi không ăn năn,
    Hoan hỷ, ý đẹp lòng,
    Hưởng thọ quả dị thục.”
  10. “Người ngu nghĩ là ngọt,
    Khi ác chưa chín muồi;
    Ác nghiệp chín muồi rồi,
    Người ngu chịu khổ đau.”
  11. “Tháng tháng với ngọn cỏ,
    Người ngu có ăn uống
    Không bằng phần mười sáu
    Người hiểu pháp hữu vi.”
  12. “Nghiệp ác đã được làm,
    Như sữa, không đông ngay,
    Cháy ngầm theo kẻ ngu,
    Như lửa tro che đậy.”
  13. “Tự nó chịu bất hạnh,
    Khi danh đến kẻ ngu.
    Vận may bị tổn hại,
    Ðầu nó bị nát tan.”
  14. “Ưa danh không tương xứng,
    Muốn ngồi trước tỷ kheo,
    Ưa quyền tại tịnh xá,
    Muốn mọi người lễ kính.”
  15. “Mong cả hai tăng, tục,
    Nghĩ rằng (chính ta làm).
    Trong mọi việc lớn nhỏ,
    Phải theo mệnh lệnh ta ”
    Người ngu nghĩ như vậy
    Dục và mạn tăng trưởng.
  16. “Khác thay duyên thế lợi,
    Khác thay đường Niết Bàn.
    Tỷ kheo, đệ tử Phật,
    Hãy như vậy thắng tri.
    Chớ ưa thích cung kính,
    Hãy tu hạnh viễn ly.”

6. Phẩm Hiền Trí

  1. “Nếu thấy bậc hiền trí,
    Chỉ lỗi và khiển trách,
    Như chỉ chỗ chôn vàng
    Hãy thân cận người trí!
    Thân cận người như vậy,
    Chỉ tốt hơn, không xấu.”
  2. “Những người hay khuyên dạy,
    Ngăn người khác làm ác,
    Ðược người hiền kính yêu,
    Bị người ác không thích.”
  3. “Chớ thân với bạn ác,
    Chớ thân kẻ tiểu nhân.
    Hãy thân người bạn lành,
    Hãy thân bậc thượng nhân.”
  4. “Pháp hỷ đem an lạc,
    Với tâm tư thuần tịnh;
    Người trí thường hoan hỷ,
    Với pháp bậc Thánh thuyết.”
  5. “Người trị thủy dẫn nước,
    Kẻ làm tên nắn tên,
    Người thợ mộc uốn gỗ,
    Bậc trí nhiếp tự thân.”
  6. “Như đá tảng kiên cố,
    Không gió nào giao động,
    Cũng vậy, giữa khen chê,
    Người trí không giao động.”
  7. “Như hồ nước sâu thẳm,
    Trong sáng, không khuấy đục,
    Cũng vậy, nghe chánh pháp,
    Người trí hưởng tịnh lạc.”
  8. “Người hiền bỏ tất cả,
    Người lành không bàn dục,
    Dầu cảm thọ lạc khổ,
    Bậc trí không vui buồn.”
  9. “Không vì mình, vì người.
    Không cầu được con cái,
    Không tài sản quốc độ,
    Không cầu mình thành tựu,
    Với việc làm phi pháp.
    Vị ấy thật trì giới,
    Có trí tuệ, đúng pháp.”
  10. “Ít người giữa nhân loại,
    Ðến được bờ bên kia
    Còn số người còn lại,
    Xuôi ngược chạy bờ này.”
  11. “Những ai hành trì pháp,
    Theo chánh pháp khéo dạy,
    Sẽ đến bờ bên kia,
    Vượt ma lực khó thoát.”

87.Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng.
Bỏ nhà, sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc.”

  1. “Hãy cầu vui Niết Bàn,
    Bỏ dục, không sở hữu,
    Kẻ trí tự rửa sạch,
    Cấu uế từ nội tâm.”
  2. “Những ai với chánh tâm,
    Khéo tu tập giác chi,
    Từ bỏ mọi ái nhiễm,
    Hoan hỷ không chấp thủ.
    Không lậu hoặc, sáng chói,
    Sống tịch tịnh ở đời.”

7. Phẩm A-La-Hán

  1. “Ðích đã đến, không sầu,
    Giải thoát ngoài tất cả,
    Ðoạn trừ mọi buộc ràng,
    Vị ấy không nhiệt não.”
  2. “Tự sách tấn, chánh niệm,
    Không thích cư xá nào,
    Như ngỗng trời rời ao,
    Bỏ sau mọi trú ẩn.”
  3. “Tài sản không chất chứa,
    Ăn uống biết liễu tri,
    Tự tại trong hành xứ,
    “Không vô tướng, giải thoát, ”
    Như chim giữa hư không,
    Hướng chúng đi khó tìm.”
  4. “Ai lậu hoặc đoạn sạch,
    Ăn uống không tham đắm,
    Tự tại trong hành xứ,
    “Không, vô tướng giải thoát. ”
    Như chim giữa hư không,
    Dấu chân thật khó tìm. “
  5. “Ai nhiếp phục các căn,
    Như đánh xe điều ngự,
    Mạn trừ, lậu hoặc dứt,
    Người vậy, Chư Thiên mến.”
  6. “Như đất, không hiềm hận,
    Như cột trụ, kiên trì,
    Như hồ, không bùn nhơ,
    Không luân hồi, vị ấy.”
  7. “Người tâm ý an tịnh,
    Lời an, nghiệp cũng an,
    Chánh trí, chơn giải thoát,
    Tịnh lạc là vị ấy.”
  8. “Không tin, hiểu vô vi.
    Người cắt mọi hệ lụy
    Cơ hội tận, xả ly
    Vị ấy thật tối thượng.”
  9. “Làng mạc hay rừng núi
    Thung lũng hay đồi cao,
    La Hán trú chỗ nào,
    Ðất ấy thật khả ái “.
  10. “Khả ái thay núi rừng,
    Chỗ người phàm không ưa,
    Vị ly tham ưa thích,
    Vì không tìm dục lạc.”

8. Phẩm Ngàn

  1. “Dầu nói ngàn ngàn lời,
    Nhưng không gì lợi ích,
    Tốt hơn một câu nghĩa,
    Nghe xong, được tịnh lạc.”
  2. “Dầu nói ngàn câu kệ
    Nhưng không gì lợi ích,
    Tốt hơn nói một câu,
    Nghe xong, được tịnh lạc.”

102 “Dầu nói trăm câu kệ
Nhưng không gì lợi ích,
Tốt hơn một câu pháp,
Nghe xong, được tịnh lạc.”

  1. “Dầu tại bãi chiến trường
    Thắng ngàn ngàn quân địch,
    Tự thắng mình tốt hơn,
    Thật chiến thắng tối thượng.”
  2. “Tự thắng, tốt đẹp hơn,
    Hơn chiến thắng người khác.
    Người khéo điều phục mình,
    Thường sống tự chế ngự.”
  3. “Dầu Thiên Thần, Thát Bà,
    Dầu Ma vương, Phạm Thiên
    Không ai chiến thắng nổi,
    Người tự thắng như vậy.”
  4. “Tháng tháng bỏ ngàn vàng,
    Tế tự cả trăm năm,
    Chẳng bằng trong giây lát,
    Cúng dường bậc tự tu.
    Cùng dường vậy tốt hơn,
    Hơn trăm năm tế tự.”
  5. “Dầu trải một trăm năm,
    Thờ lửa tại rừng sâu,
    Chẳng bằng trong giây lát,
    Cúng dường bậc tự tu.
    Cúng dường vậy tốt hơn,
    Hơn trăm năm tế tự.”
  6. “Suốt năm cúng tế vật,
    Ðể cầu phước ở đời.
    Không bằng một phần tư
    Kính lễ bậc chánh trực.”
  7. “Thường tôn trọng, kính lễ
    Bậc kỳ lão trưởng thượng,
    Bốn pháp được tăng trưởng:
    Thọ, sắc, lạc, sức mạnh.”

110.Dầu sống một trăm năm
Ác giới, không thiền định,
Tốt hơn sống một ngày,
Trì giới, tu thiền định.”

  1. “Ai sống một trăm năm,
    Ác tuệ, không thiền định.
    Tốt hơn sống một ngày,
    Có tuệ, tu thiền định.”

112 “Ai sống một trăm năm,
Lười nhác không tinh tấn,
Tốt hơn sống một ngày
Tinh tấn tận sức mình.”

  1. “Ai sống một trăm năm,
    Không thấy pháp sinh diệt,
    Tốt hơn sống một ngày,
    Thấy được pháp sinh diệt.”
  2. “Ai sống một trăm năm,
    Không thấy câu bất tử,
    Tốt hơn sống một ngày,
    Thấy được câu bất tử.”
  3. “Ai sống một trăm năm,
    Không thấy pháp tối thượng,
    Tốt hơn sống một ngày,
    Thấy được pháp tối thượng.”

9. Phẩm Ác

  1. “Hãy gấp làm điều lành,
    Ngăn tâm làm điều ác.
    Ai chậm làm việc lành,
    Ý ưa thích việc ác.”
  2. “Nếu người làm điều ác,
    Chớ tiếp tục làm thêm.
    Chớ ước muốn điều ác,
    Chứa ác, tất chịu khổ.”
  3. “Nếu người làm điều thiện,
    Nên tiếp tục làm thêm.
    Hãy ước muốn điều thiện,
    Chứa thiện, được an lạc.”
  4. “Người ác thấy là hiền.
    Khi ác chưa chín muồi,
    Khi ác nghiệp chín muồi,
    Người ác mới thấy ác.”
  5. “Người hiền thấy là ác,
    Khi thiện chưa chín muồi.
    Khi thiện được chín muồi,
    Người hiền thấy là thiện.”
  6. “Chớ chê khinh điều ác,
    Cho rằng “chưa đến mình “,
    Như nước nhỏ từng giọt,
    Rồi bình cũng đầy tràn.
    Người ngu chứa đầy ác
    Do chất chứa dần dần.”
  7. “Chớ chê khinh điều thiện
    Cho rằng “Chưa đến mình, ”
    Như nước nhỏ từng giọt,
    Rồi bình cũng đầy tràn.
    Người trí chứa đầy thiện,
    Do chất chứa dần dần.”
  8. “Ít bạn đường, nhiều tiền,
    Người buôn tránh đường hiểm.
    Muốn sống, tránh thuốc độc,
    Hãy tránh ác như vậy.”
  9. “Bàn tay không thương tích,
    Có thể cầm thuốc độc.
    Không thương tích, tránh độc,
    Không làm, không có ác.”
  10. “Hại người không ác tâm,
    Người thanh tịnh, không uế,
    Tội ác đến kẻ ngu,
    Như ngược gió tung bụi.”
  11. “Một số sinh bào thai,
    Kẻ ác sinh địa ngục,
    Người thiện lên cõi trời,
    Vô lậu chứng Niết Bàn.”
  12. “Không trên trời, giữa biển,
    Không lánh vào động núi,
    Không chỗ nào trên đời,
    Trốn được quả ác nghiệp.”
  13. “Không trên trời, giữa biển,
    Không lánh vào động núi,
    Không chỗ nào trên đời,
    Trốn khỏi tay thần chết.”

10. Phẩm Hình Phạt

  1. “Mọi người sợ hình phạt,
    Mọi người sợ tử vong.
    Lấy mình làm ví dụ
    Không giết, không bảo giết.”
  2. “Mọi người sợ hình phạt,
    Mọi người thích sống còn;
    Lấy mình làm ví dụ,
    Không giết, không bảo giết.”
  3. “Chúng sanh cầu an lạc,
    Ai dùng trượng hại người,
    Ðể tìm lạc cho mình,
    Ðời sau không được lạc.”
  4. “Chúng sanh cầu an lạc,
    Không dùng trượng hại người,
    Ðể tìm lạc cho mình,
    Ðời sau được hưởng lạc.”
  5. “Chớ nói lời ác độc,
    Nói ác, bị nói lại,
    Khổ thay lời phẩn nộ,
    Ðao trượng phản chạm mình.”
  6. “Nếu tự mình yên lặng,
    Như chiếc chuông bị bể.
    Ngươi đã chứng Niết Bàn
    Ngươi không còn phẩn nộ.”
  7. “Với gậy người chăn bò,
    Lùa bò ra bãi cỏ;
    Cũng vậy, già và chết,
    Lùa người đến mạng chung.”
  8. “Người ngu làm điều ác,
    Không ý thức việc làm.
    Do tự nghiệp, người ngu
    Bị nung nấu, như lửa.”
  9. “Dùng trượng phạt không trượng,
    Làm ác người không ác.
    Trong mười loại khổ đau,
    Chịu gấp một loại khổ.”
  10. “Hoặc khổ thọ khốc liệt,
    Thân thể bị thương vong,
    Hoặc thọ bệnh kịch liệt,
    Hay loạn ý tán tâm.”
  11. “Hoặc tai họa từ vua,
    Hay bị vu trọng tội;
    Bà con phải ly tán,
    Tài sản bị nát tan.”
  12. “Hoặc phòng ốc nhà cửa
    Bị hỏa tai thiêu đốt.
    Khi thân hoại mạng chung,
    Ác tuệ sanh địa ngục.”
  13. “Không phải sống lõa thể
    Bện tóc, tro trét mình,
    Tuyệt thực, lăn trên đất,
    Sống nhớp, siêng ngồi xổm,
    Làm con người được sạch,
    Nếu không trừ nghi hoặc.”

142 “Ai sống tự trang sức,
Nhưng an tịnh, nhiếp phục,
Sống kiên trì, phạm hạnh,
Không hại mọi sinh linh,
Vị ấy là phạm chí,
Hay sa môn, khất sĩ.”

  1. “Thật khó tìm ở đời,
    Người biết thẹn, tự chế,
    Biết tránh né chỉ trích
    Như ngựa hiền tránh roi.”
  2. “Như ngựa hiền chạm roi,
    Hãy nhiệt tâm, hăng hái,
    Với tín, giới, tinh tấn,
    Thiền định cùng trạch pháp.
    Minh hạnh đủ, chánh niệm,
    Ðoạn khổ này vô lượng.”
  3. “Người trị thủy dẫn nước,
    Kẻ làm tên nắn tên,
    Người thợ mộc uốn ván,
    Bậc tự điều, điều thân.”

11. Phẩm Già

  1. “Cười gì, hân hoan gì,
    Khi đời mãi bị thiêu?
    Bị tối tăm bao trùm,
    Sao không tìm ngọn đèn?”
  2. “Hãy xem bong bóng đẹp,
    Chỗ chất chứa vết thương,
    Bệnh hoạn nhiều suy tư,
    Thật không gì trường cửu.”
  3. “Sắc này bị suy già,
    Ổ tật bệnh, mỏng manh,
    Nhóm bất tịnh, đỗ vỡ,
    Chết chấm dứt mạng sống.”
  4. “Như trái bầu mùa thu,
    Bị vất bỏ quăng đi,
    Nhóm xương trắng bồ câu,
    Thấy chúng còn vui gì?”
  5. “Thành này làm bằng xương,
    Quét tô bằng thịt máu,
    Ở đây già và chết,
    Mạn, lừa đảo chất chứa.”
  6. “Xe vua đẹp cũng già.
    Thân này rồi sẽ già,
    Pháp bậc thiện, không già.
    Như vậy bậc chí thiện
    Nói lên cho bậc thiện.”
  7. “Người ít nghe kém học,
    Lớn già như trâu đực.
    Thịt nó tuy lớn lên,
    Nhưng tuệ không tăng trưởng.”
  8. “Lang thang bao kiếp sống
    Ta tìm nhưng chẳng gặp,
    Người xây dựng nhà này,
    Khổ thay, phải tái sanh.”
  9. “Ôi! Người làm nhà kia
    Nay ta đã thấy ngươi!
    Ngươi không làm nhà nữa.
    Ðòn tay ngươi bị gẫy,
    Kèo cột ngươi bị tan
    Tâm ta đạt tịch diệt,
    Tham ái thảy tiêu vong.”
  10. “Lúc trẻ, không phạm hạnh,
    Không tìm kiếm bạc tiền.
    Như cò già bên ao,
    Ủ rũ, không tôm cá.”
  11. “Lúc trẻ không phạm hạnh,
    Không tìm kiếm bạc tiền;
    Như cây cung bị gẫy,
    Thở than những ngày qua.”

12. Phẩm Tự Ngã

  1. “Nếu biết yêu tự ngã,
    Phải khéo bảo vệ mình,
    Người trí trong ba canh,
    Phải luôn luôn tỉnh thức.”
  2. “Trước hết tự đặt mình,
    Vào những gì thích đáng.
    Sau mới giáo hóa người,
    Người trí khỏi bị nhiễm.”
  3. “Hãy tự làm cho mình,
    Như điều mình dạy người.
    Khéo tự điều, điều người,
    Khó thay, tự điều phục!”
  4. “Tự mình y chỉ mình,
    Nào có y chỉ khác.
    Nhờ khéo điều phục mình,
    Ðược y chỉ khó được.”
  5. “Ðiều ác tự mình làm,
    Tự mình sanh, mình tạo.
    Nghiền nát kẻ ngu si,
    Như kim cương, ngọc báu.”
  6. “Phá giới quá trầm trọng,
    Như dây leo bám cây
    Gieo hại cho tự thân,
    Như kẻ thù mong ước.”
  7. “Dễ làm các điều ác,
    Dễ làm tự hại mình.
    Còn việc lành, việc tốt,
    Thật tối thượng khó làm.”
  8. “Kẻ ngu si miệt thị,
    Giáo pháp bậc La Hán,
    Bậc Thánh, bậc chánh mạng.
    Chính do ác kiến này,
    Như quả loại cây lau
    Mang quả tự hoại diệt.”
  9. “Tự mình, làm điều ác,
    Tự mình làm nhiễm ô,
    Tự mình không làm ác,
    Tự mình làm thanh tịnh.
    Tịnh, không tịnh tự mình,
    Không ai thanh tịnh ai!”
  10. “Chớ theo pháp hạ liệt.
    Chớ sống mặc, buông lung;
    Chớ tin theo tà kiến,
    Chớ tăng trưởng tục trần.”

13. Phẩm Thế Gian

  1. “Dầu lợi người bao nhiêu,
    Chớ quên phần tư lợi,
    Nhờ thắng trí tư lợi.
    Hãy chuyên tâm lợi mình.”
  2. “Nỗ lực, chớ phóng dật!
    Hãy sống theo chánh hạnh;
    Người chánh hạnh hưởng lạc,
    Cả đời này, đời sau.”
  3. “Hãy khéo sống chánh hạnh,
    Chớ sống theo tà hạnh!
    Người chánh hạnh hưởng lạc,
    Cả đời này, đời sau.”
  4. “Hãy nhìn như bọt nước,
    Hãy nhìn như cảnh huyễn!
    Quán nhìn đời như vậy,
    Thần chết không bắt gặp.”
  5. “Hãy đến nhìn đời này,
    Như xe vua lộng lẫy,
    Người ngu mới tham đắm,
    Kẻ trí nào đắm say.”
  6. “Ai sống trước buông lung,
    Sau sống không phóng dật,
    Chói sáng rực đời này.
    Như trăng thoát mây che.”
  7. “Ai dùng các hạnh lành,
    Làm xóa mờ nghiệp ác,
    Chói sáng rực đời này,
    Như trăng thoát mây che.”
  8. “Ðời này thật mù quáng,
    Ít kẻ thấy rõ ràng.
    Như chim thoát khỏi lưới,
    Rất ít đi thiên giới.”
  9. “Như chim thiên nga bay,
    Thần thông liệng giữa trời;
    Chiến thắng ma, ma quân,
    Kẻ trí thoát đời này.”
  10. “Ai vi phạm một pháp,
    Ai nói lời vọng ngữ,
    Ai bác bỏ đời sau,
    Không ác nào không làm.”
  11. “Keo kiết không sanh thiên,
    Kẻ ngu ghét bố thí,
    Người trí thích bố thí,
    Ðời sau, được hưởng lạc.”
  12. “Hơn thống lãnh cõi đất,
    Hơn được sanh cõi trời,
    Hơn chủ trì vũ trụ,
    Quả Dự Lưu tối thắng.”

14. Phẩm Phật Ðà

  1. “Vị chiến thắng không bại,
    Vị bước đi trên đời,
    Không dấu tích chiến thắng,
    Phật giới rộng mênh mông,
    Ai dùng chân theo dõi
    Bậc không để dấu tích?”
  2. “Ai giải tỏa lưới tham,
    Ái phược hết dắt dẫn,
    Phật giới rộng mênh mông,
    Ai dùng chân theo dõi,
    Bậc không để dấu tích?”
  3. “Người trí chuyên thiền định,
    Thích an tịnh viễn ly,
    Chư thiên đều ái kính,
    Bậc chánh giác, chánh niệm.”
  4. “Khó thay, được làm người,
    Khó thay, được sống còn,
    Khó thay, nghe diệu pháp,
    Khó thay, Phật ra đời!”
  5. “Không làm mọi điều ác.
    Thành tựu các hạnh lành,
    Tâm ý giữ trong sạch,
    Chính lời chư Phật dạy.”
  6. “Chư Phật thường giảng dạy;
    Nhẫn, khổ hạnh tối thượng,
    Niết bàn, quả tối thượng;
    Xuất gia không phá người;
    Sa môn không hại người.”
  7. “Không phỉ báng, phá hoại,
    Hộ trì giới căn bản,
    Ăn uống có tiết độ,
    Sàng tọa chỗ nhàn tịnh
    Chuyên chú tăng thượng tâm,
    Chính lời chư Phật dạy.”
  8. “Dầu mưa bằng tiền vàng,
    Các dục khó thỏa mãn.
    Dục đắng nhiều ngọt ít,
    Biết vậy là bậc trí.”
  9. “Ðệ tử bậc chánh giác,
    Không tìm cầu dục lạc,
    Dầu là dục chư thiên,
    Chỉ ưa thích ái diệt.”
  10. “Loài người sợ hoảng hốt,
    Tìm nhiều chỗ quy y,
    Hoặc rừng rậm, núi non,
    Hoặc vườn cây, đền tháp.”
  11. “Quy y ấy không ổn,
    Không quy y tối thượng.
    Quy y các chỗ ấy,
    Không thoát mọi khổ đau?”
  12. “Ai quy y Ðức Phật,
    Chánh pháp và chư tăng,
    Ai dùng chánh tri kiến,
    Thấy được bốn Thánh đế.”
  13. “Thấy khổ và khổ tập,
    Thấy sự khổ vượt qua,
    Thấy đường Thánh tám ngành,
    Ðưa đến khổ não tận.”
  14. “Thật quy y an ổn,
    Thật quy y tối thượng,
    Có quy y như vậy,
    Mới thoát mọi khổ đau.”
  15. “Khó gặp bậc thánh nhơn,
    Không phải đâu cũng có.
    Chỗ nào bậc trí sanh,
    Gia đình tất an lạc.”
  16. “Vui thay, Phật ra đời!
    Vui thay, Pháp được giảng!
    Vui thay, Tăng hòa hợp!
    Hòa hợp tu, vui thay!”
  17. “Cúng dường bậc đáng cúng,
    Chư Phật hoặc đệ tử,
    Các bậc vượt hý luận,
    Ðoạn diệt mọi sầu bi.”
  18. “Cúng dường bậc như vậy,
    Tịch tịnh, không sợ hãi,
    Các công đức như vậy,
    Không ai ước lường được.”

15. Phẩm An Lạc

  1. “Vui thay, chúng ta sống,
    Không hận, giữa hận thù!
    Giữa những người thù hận,
    Ta sống, không hận thù!”
  2. “Vui thay, chúng ta sống,
    Không bệnh, giữa ốm đau!
    Giữa những người bệnh hoạn,
    Ta sống, không ốm đau.”
  3. “Vui thay, chúng ta sống,
    Không rộn giữa rộn ràng;
    Giữa những người rộn ràng,
    Ta sống, không rộn ràng.”
  4. “Vui thay chúng ta sống,
    Không gì, gọi của ta.
    Ta sẽ hưởng hỷ lạc,
    Như chư thiên Quang Âm.”
  5. “Chiến thắng sinh thù oán,
    Thất bại chịu khổ đau,
    Sống tịch tịnh an lạc.
    Bỏ sau mọi thắng bại.”
  6. “Lửa nào sánh lửa tham?
    Ác nào bằng sân hận?
    Khổ nào sánh khổ uẩn,
    Lạc nào bằng tịnh lạc.”
  7. “Ðói ăn, bệnh tối thượng,
    Các hành, khổ tối thượng,
    Hiểu như thực là vậy,
    Niết Bàn, lạc tối thượng.”

204 “Không bệnh, lợi tối thượng,
Biết đủ, tiền tối thượng,
Thành tín đối với nhau,
Là bà con tối thượng.
Niết Bàn, lạc tối thượng.”

  1. “Ðã nếm vị độc cư,
    Ðược hưởng vị nhàn tịnh,
    Không sợ hải, không ác,
    Nếm được vị pháp hỷ.”
  2. “Lành thay, thấy thánh nhân,
    Sống chung thường hưởng lạc.
    Không thấy những người ngu,
    Thường thường được an lạc.”
  3. “Sống chung với người ngu,
    Lâu dài bị lo buồn.
    Khổ thay gần người ngu,
    Như thường sống kẻ thù.
    Vui thay, gần người trí,
    Như chung sống bà con.”
  4. “Bậc hiền sĩ, trí tuệ
    Bậc nghe nhiều, trì giới,
    Bậc tự chế, Thánh nhân;
    Hãy gần gũi, thân cận
    Thiện nhân, trí giả ấy,
    Như trăng theo đường sao.”

16. Phẩm Hỷ Ái

  1. “Tự chuyên, không đáng chuyên
    Không chuyên, việc đáng chuyên.
    Bỏ đích, theo hỷ ái,
    Ganh tị bậc tự chuyên.”
  2. “Chớ gần gũi người yêu,
    Trọn đời xa kẻ ghét.
    Yêu không gặp là khổ,
    Oán phải gặp cũng đau.”
  3. “Do vậy chớ yêu ai,
    Ái biệt ly là ác;
    Những ai không yêu ghét,
    Không thể có buộc ràng.”
  4. “Do ái sinh sầu ưu,
    Do ái sinh sợ hãi,
    Ai thoát khỏi tham ái,
    Không sầu, đâu sợ hãi?”
  5. “Ái luyến sinh sầu ưu,
    Ái luyến sinh sợ hải.
    Ai giải thoát ái luyến
    Không sầu, đâu sợ hải?”
  6. “Hỷ ái sinh sầu ưu,
    Hỷ ái sinh sợ hãi.
    Ai giải thoát hỷ ái,
    Không sầu, đâu sợ hãi?
  7. “Dục ái sinh sầu ưu,
    Dục ái sinh sợ hãi,
    Ai thoát khỏi dục ái,
    Không sầu, đâu sợ hãi?”
  8. “Tham ái sinh sầu ưu,
    Tham ái sinh sợ hãi.
    Ai thoát khỏi tham ái,
    Không sầu, đâu sợ hãi.”
  9. “Ðủ giới đức, chánh kiến;
    Trú pháp, chứng chân lý,
    Tự làm công việc mình,
    Ðược quần chúng ái kính.”
  10. “Ước vọng pháp ly ngôn
    Ý cảm xúc thượng quả
    Tâm thoát ly ác dục,
    Xứng gọi bậc Thượng Lưu.”
  11. “Khách lâu ngày ly hương,
    An toàn từ xa về,
    Bà con cùng thân hữu,
    Hân hoan đón chào mừng.”
  12. “Cũng vậy các phước nghiệp,
    Ðón chào người làm lành,
    Ðời này đến đời kia.
    Như thân nhân, đón chào.”

17. Phẩm Phẫn Nộ

  1. “Bỏ phẫn nộ, ly mạn,
    Vượt qua mọi kiết sử,
    Không chấp trước danh sắc.
    Khổ không theo vô sản.”
  2. “Ai chận được phẫn nộ,
    Như dừng xe đang lăn,
    Ta gọi người đánh xe,
    Kẻ khác, cầm cương hờ.”
  3. “Lấy không giận thắng giận,
    Lấy thiện thắng không thiện,
    Lấy thí thắng xan tham,
    Lấy chơn thắng hư ngụy.”
  4. “Nói thật, không phẫn nộ,
    Của ít, thí người xin,
    Nhờ ba việc lành này,
    Người đến gần thiên giới.”
  5. “Bậc hiền không hại ai,
    Thân thường được chế ngự,
    Ðạt được cảnh bất tử,
    Ðến đây, không ưu sầu.”
  6. “Những người thường giác tỉnh,
    Ngày đêm siêng tu học,
    Chuyên tâm hướng Niết Bàn,
    Mọi lậu hoặc được tiêu.”
  7. “A-tu-la, nên biết,
    Xưa vậy, nay cũng vậy,
    Ngồi im, bị người chê,
    Nói nhiều bị người chê.
    Nói vừa phải, bị chê.
    Làm người không bị chê,
    Thật khó tìm ở đời.”
  8. “Xưa, vị lai, và nay,
    Ðâu có sự kiện này,
    Người hoàn toàn bị chê,
    Người trọn vẹn được khen.”
  9. “Sáng sáng, thẩm xét kỹ.
    Bậc có trí tán thán.
    Bậc trí không tỳ vết,
    Ðầy đủ giới định tuệ.”
  10. “Hạnh sáng như vàng ròng,
    Ai dám chê vị ấy?
    Chư thiên phải khen thưởng,
    Phạm Thiên cũng tán dương “.
  11. “Giữ thân đừng phẫn nộ,
    Phòng thân khéo bảo vệ,
    Từ bỏ thân làm ác,
    Với thân làm hạnh lành.”

232 “Giữ lời đừng phẫn nộ,
Phòng lời, khéo bảo vệ,
Từ bỏ lời thô ác,
Với lời, nói điều lành.”

  1. “Giữ ý đừng phẫn nộ,
    Phòng ý, khéo bảo vệ,
    Từ bỏ ý nghĩ ác,
    Với ý, nghĩ hạnh lành.’
  2. “Bậc trí bảo vệ thân,
    Bảo vệ luôn lời nói
    Bảo vệ cả tâm tư,
    Ba nghiệp khéo bảo vệ.”

18. Phẩm Cấu Uế

  1. “Ngươi nay giống lá héo,
    Diêm sứ đang chờ ngươi,
    Ngươi đứng trước cửa chết,
    Ðường trường thiếu tư lương.”
  2. “Hãy tự làm hòn đảo,
    Tinh cần gấp, sáng suốt.
    Trừ cấu uế, thanh tịnh,
    Ðến Thánh địa chư Thiên.”
  3. “Ðời ngươi nay sắp tàn,
    Tiến gần đến Diêm Vương.
    Giữa đường không nơi nghỉ,
    Ðường trường thiếu tư lương.”
  4. “Hãy tự làm hòn đảo,
    Tinh cần gấp sáng suốt.
    Trừ cấu uế, thanh tịnh,
    Chẳng trở lại sanh già.”
  5. “Bậc trí theo tuần tự.
    Từng sát na trừ dần.
    Như thợ vàng lọc bụi
    Trừ cấu uế nơi mình.”
  6. “Như sét từ sắt sanh,
    Sắt sanh lại ăn sắt,
    Cũng vậy, quá lợi dưỡng
    Tự nghiệp dẫn cõi ác.”
  7. “Không tụng làm nhớp kinh,
    Không đứng dậy, bẩn nhà,
    Biếng nhác làm nhơ sắc,
    Phóng dật uế người canh”
  8. “Tà hạnh nhơ đàn bà,
    Xan tham nhớp kẻ thí,
    Ác pháp là vết nhơ,
    Ðời này và đời sau.”
  9. “Trong hàng cấu uế ấy,
    Vô minh, nhơ tối thượng,
    Ðoạn nhơ ấy, tỷ kheo,
    Thành bậc không uế nhiễm.”
  10. “Dễ thay, sống không hổ
    Sống lỗ mãng như quạ,
    Sống công kích huênh hoang,
    Sống liều lĩnh, nhiễm ô.”
  11. “Khó thay, sống xấu hổ,
    Thường thường cầu thanh tịnh.
    Sống vô tư, khiêm tốn,
    Trong sạch và sáng suốt.”
  12. “Ai ở đời sát sinh,
    Nói láo không chân thật,
    Ở đời lấy không cho,
    Qua lại với vợ người.”
  13. “Uống rượu men, rượu nấu,
    Người sống đam mê vậy,
    Chính ngay tại đời này,
    Tự đào bới gốc mình.”
  14. “Vậy người, hãy nên biết,
    Không chế ngự là ác.
    Chớ để tham phi pháp,
    Làm người đau khổ dài.”
  15. “Do tín tâm, hỷ tâm
    Loài người mới bố thí.
    Ở đây ai bất mãn
    Người khác được ăn uống,
    Người ấy ngày hoặc đêm,
    Không đạt được tâm định?”
  16. “Ai cắt được, phá được,
    Tận gốc nhổ tâm ấy.
    Người ấy ngày hoặc đêm,
    Ðạt được tâm thiền định.”
  17. “Lửa nào bằng lửa tham!
    Chấp nào bằng sân hận!
    Lưới nào bằng lưới si!
    Sông nào bằng sông ái! “
  18. “Dễ thay thấy lỗi người,
    Lỗi mình thấy mới khó.
    Lỗi người ta phanh tìm,
    Như sàng trấu trong gạo,
    Còn lỗi mình, che đậy,
    Như kẻ gian dấu bài.”
  19. “Ai thấy lỗi của người,
    Thường sanh lòng chỉ trích,
    Người ấy lậu hoặc tăng,
    Rất xa lậu hoặc diệt.”
  20. “Hư không, không dấu chân,
    Ngoài đây, không sa môn,
    Chúng sanh thích hý luận,
    Như lai, hý luận trừ.”
  21. “Hư không, không dấu chân,
    Ngoài đây, không sa môn.
    Các hành không thường trú,
    Chư Phật không giao động.”

19. Phẩm Pháp Trụ

  1. “Ngươi đâu phải pháp trụ,
    Xử sự quá chuyên chế,
    Bậc trí cần phân biệt
    Cả hai chánh và tà!”
  2. “Không chuyên chế, đúng pháp,
    Công bằng, dắt dẫn người,
    Bậc trí sống đúng pháp,
    Thật xứng danh pháp trụ.”
  3. “Không phải vì nói nhiều,
    Mới xứng danh bậc trí.
    An ổn, không oán sợ.
    Thật đáng gọi bậc trí.”
  4. Không phải vì nói nhiều,
    Mới xứng danh trì pháp,
    Những ai tuy nghe ít,
    Nhưng thân hành đúng pháp,
    Không phóng túng chánh pháp,
    Mới xứng danh trì pháp.”
  5. Không phải là trưởng lão,
    Dầu cho có bạc đầu.
    Người chỉ tuổi tác cao,
    Ðược gọi là: “Lão ngu.”
  6. “Ai chân thật, đúng pháp,
    Không hại, biết chế phục,
    Bậc trí không cấu uế,
    Mới xứng danh Trưởng Lão.”
  7. “Không phải nói lưu loát,
    Không phải sắc mặt đẹp,
    Thành được người lương thiện,
    Nếu ganh, tham, dối trá.”
  8. “Ai cắt được, phá được
    Tận gốc nhổ tâm ấy
    Người trí ấy diệt sân,
    Ðược gọi người hiền thiện.”
  9. “Ðầu trọc, không sa môn
    Nếu phóng túng, nói láo.
    Ai còn đầy dục tham,
    Sao được gọi sa môn?”
  10. “Ai lắng dịu hoàn toàn,
    Các điều ác lớn nhỏ,
    Vì lắng dịu ác pháp,
    Ðược gọi là Sa môn.”
  11. ” Chỉ khất thực nhờ người,
    Ðâu phải là tỷ kheo!
    Phải theo pháp toàn diện,
    Khất sĩ không, không đủ.”
  12. ” Ai vượt qua thiện ác,
    Chuyên sống đời Phạm Hạnh,
    Sống thẩm sát ở đời,
    Mới xứng danh tỷ kheo.”
  13. “Im lặng nhưng ngu si,
    Ðâu được gọi ẩn sĩ?
    Như người cầm cán cân,
    Bậc trí chọn điều lành.”
  14. ” Từ bỏ các ác pháp,
    Mới thật là ẩn sĩ.
    Ai thật hiểu hai đời
    Mới được gọi ẩn sĩ.”
  15. ” Còn sát hại sinh linh,
    Ðâu được gọi Hiền thánh.
    Không hại mọi hữu tình,
    Mới được gọi Hiền Thánh.”
  16. “Chẳng phải chỉ giới cấm
    Cũng không phải học nhiều,
    Chẳng phải chứng thiền định,
    Sống thanh vắng một mình.”
  17. “Ta hưởng an ổn lạc,
    Phàm phu chưa hưởng được.
    Tỷ kheo, chớ tự tin
    Khi lậu hoặc chưa diệt.”

20. Phẩm Ðạo

  1. “Tám chánh, đường thù thắng,
    Bốn câu, lý thù thắng.
    Ly tham, pháp thù thắng,
    Giữa các loài hai chân,
    Pháp nhãn, người thù thắng.”
  2. “Ðường này, không đường khác
    Ðưa đến kiến thanh tịnh.
    Nếu ngươi theo đường này,
    Ma quân sẽ mê loạn.”
  3. “Nếu người theo đường này,
    Ðau khổ được đoạn tận.
    Ta dạy người con đường.
    Với trí, gai chướng diệt.”
  4. “Người hãy nhiệt tình làm,
    Như Lai chỉ thuyết dạy.
    Người hành trì thiền định
    Thoát trói buộc Ác ma.”
  5. “Tất cả hành vô thường ”
    Với Tuệ, quán thấy vậy
    Ðau khổ được nhàm chán;
    Chính con đường thanh tịnh.”
  6. “Tất cả hành khổ đau
    Với Tuệ quán thấy vậy,
    Ðau khổ được nhàm chán;
    Chính con đường thanh tịnh.”
  7. “Tất cả pháp vô ngã,
    Với Tuệ quán thấy vậy,
    Ðau khổ được nhàm chán
    Chính con đường thanh tịnh.”
  8. “Khi cần, không nỗ lực,
    Tuy trẻ mạnh, nhưng lười
    Chí nhu nhược, biếng nhác.
    Với trí tuệ thụ động,
    Sao tìm được chánh đạo?”
  9. “Lời nói được thận trọng,
    Tâm tư khéo hộ phòng,
    Thân chớ làm điều ác,
    Hãy giữ ba nghiệp tịnh,
    Chứng đạo thánh nhân dạy.”
  10. “Tu thiền, trí tuệ sanh,
    Bỏ Thiền, trí tuệ diệt.
    Biết con đường hai ngả
    Ðưa đến hữu, phi hữu,
    Hãy tự mình nỗ lực,
    Khiến trí tuệ tăng trưởng.”
  11. “Ðốn rừng không đốn cây
    Từ rừng, sinh sợ hãi;
    Ðốn rừng và ái dục,
    Tỷ kheo, hãy tịch tịnh.”
  12. “Khi nào chưa cắt tiệt,
    Ái dục giữa gái trai,
    Tâm ý vẫn buộc ràng,
    Như bò con vú mẹ.”
  13. “Tự cắt giây ái dục,
    Như tay bẻ sen thu,
    Hãy tu đạo tịch tịnh,
    Niết-Bàn, Thiện Thệ dạy.”
  14. “Mùa mưa ta ở đây
    Ðông, hạ cũng ở đây,
    Người ngu tâm tưởng vậy,
    Không tự giác hiểm nguy.”
  15. “Người tâm ý đắm say
    Con cái và súc vật,
    Tử thần bắt người ấy,
    Như lụt trôi làng ngủ. “
  16. “Một khi tử thần đến,
    Không có con che chở,
    Không cha, không bà con,
    Không thân thích che chở.”
  17. “Biết rõ ý nghĩa này,
    Bậc trí lo trì giới,
    Mau lẹ làm thanh tịnh,
    Con đường đến Niết-Bàn.”

21. Phẩm Tạp Lục

  1. “Nhờ từ bỏ lạc nhỏ,
    Thấy được lạc lớn hơn,
    Bậc trí bỏ lạc nhỏ,
    Thấy được lạc lớn hơn.”
  2. “Gieo khổ đau cho người,
    Mong cầu lạc cho mình,
    Bị hận thù buộc ràng
    Không sao thoát hận thù.”
  3. “Việc đáng làm, không làm,
    Không đáng làm, lại làm,
    Người ngạo mạn, phóng dật,
    Lậu hoặc ắt tăng trưởng.”
  4. “Người siêng năng cần mẫn,
    Thường thường quán thân niệm,
    Không làm việc không đáng,
    Gắng làm việc đáng làm,
    Người tư niệm giác tỉnh,
    Lậu hoặc được tiêu trừ.”
  5. “Sau khi giết mẹ cha,
    Giết hai Vua Sát lỵ,
    Giết vương quốc, quần thần
    Vô ưu, phạm chí sống.”
  6. “Sau khi giết mẹ cha,
    Hai vua Bà-la-môn,
    Giết hổ tướng thứ năm
    Vô ưu, phạm chí sống.”
  7. “Ðệ tử Gotama,
    Luôn luôn tự tỉnh giác
    Vô luận ngày hay đêm,
    Tưởng Phật Ðà thường niệm.”
  8. “Ðệ tử Gotama,
    Luôn luôn tự tỉnh giác,
    Vô luận ngày hay đêm,
    Tưởng Chánh Pháp thường niệm”
  9. “Ðệ tử Gotama,
    Luôn luôn tự tỉnh giác,
    Vô luận ngày hay đêm,
    Tưởng Tăng Già thường niệm.”
  10. “Ðệ tử Gotama,
    Luôn luôn tự tỉnh giác,
    Vô luận ngày hay đêm,
    Tưởng sắc thân thường niệm.”
  11. “Ðệ tử Gotama,
    Luôn luôn tự tỉnh giác,
    Vô luận ngày hay đêm,
    Ý vui niềm bất hại.”
  12. “Ðệ tử Gotama,
    Luôn luôn tự tỉnh giác,
    Vô luận ngày hay đêm,
    Ý vui tu thiền quán.”
  13. “Vui hạnh xuất gia khó,
    Tại gia sinh hoạt khó,
    Sống bạn không đồng, khổ,
    Trôi lăn luân hồi, khổ,
    Vậy chớ sống luân hồi,
    Chớ chạy theo đau khổ.”
  14. “Tín tâm, sống giới hạnh
    Ðủ danh xưng tài sản,
    Chỗ nào người ấy đến,
    Chỗ ấy được cung kính.”
  15. “Người lành dầu ở xa
    Sáng tỏ như núi tuyết,
    Người ác dầu ở gần
    Như tên bắn đêm đen.”
  16. “Ai ngồi nằm một mình.
    Ðộc hành không buồn chán,
    Tự điều phục một mình
    Sống thoải mái rừng sâu.”

22. Phẩm Ðịa Ngục

  1. “Nói láo đọa địa ngục
    Có làm nói không làm,
    Cả hai chết đồng đẳng,
    Làm người, nghiệp hạ liệt.”
  2. “Nhiều người khoác cà sa,
    Ác hạnh không nhiếp phục.
    Người ác, do ác hạnh,
    Phải sanh cõi Ðịa ngục.”
  3. “Tốt hơn nuốt hòn sắt
    Cháy đỏ như lửa hừng,
    Hơn ác giới, buông lung
    Ăn đồ ăn quốc độ.”
  4. “Bốn nạn chờ đợi người,
    Phóng dật theo vợ người;
    Mắc họa, ngủ không yên,
    Bị chê là thứ ba,
    Ðọa địa ngục, thứ bốn.”

310 “Mắc họa, đọa ác thú,
Bị hoảng sợ, ít vui.
Quốc vương phạt trọng hình.
Vậy chớ theo vợ người.”

  1. “Như cỏ sa vụng nắm,
    Tất bị họa đứt tay
    Hạnh Sa môn tà vạy,
    Tất bị đọa địa ngục.”
  2. “Sống phóng đãng buông lung,
    Theo giới cấm ô nhiễm,
    Sống Phạm hạnh đáng nghi
    Sao chứng được quả lớn?
  3. “Cần phải làm, nên làm
    Làm cùng tận khả năng
    Xuất gia sống phóng đãng,
    Chỉ tăng loạn bụi đời.”
  4. “Ác hạnh không nên làm,
    Làm xong, chịu khổ lụy,
    Thiện hạnh, ắt nên làm,
    Làm xong, không ăn năn.”
  5. “Như thành ở biên thùy,
    Trong ngoài đều phòng hộ
    Cũng vậy, phòng hộ mình,
    Sát na chớ buông lung.
    Giây phút qua, sầu muộn.
    Khi rơi vào địa ngục.”
  6. “Không đáng hổ, lại hổ.
    Việc đáng hổ, lại không.
    Do chấp nhận tà kiến,
    Chúng sanh đi ác thú.”
  7. “Không đáng sợ, lại sợ,
    Ðáng sợ, lại thấy không,
    Do chấp nhận tà kiến.
    Chúng sanh đi ác thú.”
  8. “Không lỗi, lại thấy lỗi,
    Có lỗi, lại thấy không,
    Do chấp nhận tà kiến,
    Chúng sanh đi ác thú.”
  9. “Có lỗi, biết có lỗi,
    Không lỗi, biết là không,
    Do chấp nhận chánh kiến,
    Chúng sanh đi cõi lành.”

23. Phẩm Voi

  1. “Ta như voi giữa trận,
    Hứng chịu cung tên rơi,
    Chịu đựng mọi phỉ báng.
    Ác giới rất nhiều người.”
  2. “Voi luyện, đưa dự hội,
    Ngựa luyện, được vua cưỡi,
    Người luyện, bậc tối thượng
    Chịu đựng mọi phỉ báng.”
  3. “Tốt thay, con la thuần,
    Thuần chủng loài ngựa Sin.
    Ðại tượng, voi có ngà.
    Tự điều mới tối thượng.”

323 “Chẳng phải loài cưỡi ấy,
Ðưa người đến Niết-Bàn,
Chỉ có người tự điều,
Ðến đích, nhờ điều phục.”

  1. “Con voi tên Tài Hộ,
    Phát dục, khó điều phục,
    Trói buộc, không ăn uống.
    Voi nhớ đến rừng voi.”
  2. “Người ưa ngủ, ăn lớn
    Nằm lăn lóc qua lại,
    Chẳng khác heo no bụng,
    Kẻ ngu nhập thai mãi.”
  3. “Trước tâm này buông lung,
    Chạy theo ái, dục, lạc.
    Nay Ta chánh chế ngự,
    Như cầm móc điều voi.”
  4. “Hãy vui không phóng dật,
    Khéo phòng hộ tâm ý.
    Kéo mình khỏi ác đạo,
    Như voi bị sa lầy.”
  5. “Nếu được bạn hiền trí
    Ðáng sống chung, hạnh lành,
    Nhiếp phục mọi hiểm nguy
    Hoan hỷ sống chánh niệm.”
  6. “Không gặp bạn hiền trí.
    Ðáng sống chung, hạnh lành
    Như vua bỏ nước bại,
    Hãy sống riêng cô độc,
    Như voi sống rừng voi.”
  7. “Tốt Hơn sống một mình,
    Không kết bạn người ngu.
    Ðộc thân, không ác hạnh
    Sống vô tư vô lự,
    Như voi sống rừng voi.”
  8. “Vui thay, bạn lúc cần!
    Vui thay, sống biết đủ,
    Vui thay, chết có đức!
    Vui thay, mọi khổ đoạn.”
  9. “Vui thay, hiếu kính mẹ,
    Vui thay, hiếu kính cha,
    Vui thay, kính Sa môn,
    Vui thay, kính Hiền Thánh.”
  10. “Vui thay, già có giới!
    Vui thay, tín an trú!
    Vui thay, được trí tuệ,
    Vui thay, ác không làm.”

24. Phẩm Tham Ái

  1. “Người sống đời phóng dật,
    Ái tăng như giây leo.
    Nhảy đời này đời khác,
    Như vượn tham quả rừng.”
  2. “Ai sống trong đời này,
    Bị ái dục buộc ràng
    Sầu khổ sẽ tăng trưởng,
    Như cỏ Bi gặp mưa.”
  3. “Ai sống trong đời này
    Ái dục được hàng phục
    Sầu rơi khỏi người ấy
    Như giọt nước lá sen.”
  4. “Ðây điều lành Ta dạy,
    Các người tụ họp đây.
    Hãy nhổ tận gốc ái
    Như nhổ gốc cỏ Bi.
    Chớ để ma phá hoại,
    Như giòng nước cỏ lau.”
  5. “Như cây bị chặt đốn,
    Gốc chưa hại vẫn bền
    Ái tùy miên chưa nhổ,
    Khổ này vẫn sanh hoài.”
  6. “Ba mươi sáu dòng Ái,
    Trôi người đốn khả ái.
    Các tư tưởng tham ái.
    Cuốn trôi người tà kiến.”
  7. “Dòng ái dục chảy khắp,
    Như giây leo mọc tràn,
    Thấy giây leo vừa sanh,
    Với tuệ, hãy đoạn gốc.”
  8. “Người đời nhớ ái dục,
    Ưa thích các hỷ lạc.
    Tuy mong cầu an lạc,
    Họ vẫn phải sanh già.”

342 “Người bị ái buộc ràng,
Vùng vẫy và hoảng sợ,
Như thỏ bị sa lưới.
Họ sanh ái trói buộc,
Chịu khổ đau dài dài.”

  1. “Người bị ái buộc ràng,
    Vùng vẫy và hoảng sợ,
    Như thỏ bị sa lưới.
    Do vậy vị tỷ kheo,
    Mong cầu mình ly tham
    Nên nhiếp phục ái dục.”
  2. “Lìa rừng lại hướng rừng
    Thoát rừng chạy theo rừng.
    Nên xem người như vậy,
    Ðược thoát khỏi buộc ràng.
    Lại chạy theo ràng buộc.”
  3. “Sắt, cây, gai trói buộc
    Người trí xem chưa bền.
    Tham châu báu, trang sức
    Tham vọng vợ và con.”
  4. “Người có trí nói rằng:
    “Trói buộc này thật bền.
    Rì kéo xuống, lún xuống,
    Nhưng thật sự khó thoát.
    Người trí cắt trừ nó,
    Bỏ dục lạc, không màng.”
  5. “Người đắm say ái dục
    Tự lao mình xuống dòng
    Như nhện sa lưới dệt.
    Người trí cắt trừ nó,
    Bỏ mọi khổ, không màng.”
  6. “Bỏ quá, hiện, vị lai,
    Ðến bờ kia cuộc đời,
    Ý giải thoát tất cả,
    Chớ vướng lại sanh già.”
  7. “Người tà ý nhiếp phục,
    Tham sắc bén nhìn tịnh,
    Người ấy ái tăng trưởng,
    Làm giây trói mình chặt.”
  8. “Ai vui, an tịnh ý,
    Quán bất tịnh, thường niệm,
    Người ấy sẽ diệt ái,
    Cắt đứt Ma trói buộc.”
  9. “Ai tới đích, không sợ,
    Ly ái, không nhiễm ô
    Nhổ mũi tên sanh tử,
    Thân này thân cuối cùng.”
  10. “Ái lìa, không chấp thủ.
    Cú pháp khéo biện tài
    Thấu suốt từ vô ngại,
    Hiểu thứ lớp trước sau.
    Thân này thân cuối cùng
    Vị như vậy được gọi,
    Bậc Ðại trí, đại nhân.”
  11. “Ta hàng phục tất cả,
    Ta rõ biết tất cả,
    Không bị nhiễm pháp nào.
    Ta từ bỏ tất cả
    Ái diệt, tự giải thoát.
    Ðã tự mình thắng trí,
    Ta gọi ai thầy ta?”
  12. “Pháp thí, thắng mọi thí!
    Pháp vị, thắng mọi vị!
    Pháp hỷ, thắng mọi hỷ!
    Ái diệt, dứt mọi khổ!”
  13. “Tài sản hại người ngu.
    Không người tìm bờ kia
    Kẻ ngu vì tham giàu,
    Hại mình và hại người.”
  14. “Cỏ làm hại ruộng vườn,
    Tham làm hại người đời.
    Bố thí người ly tham,
    Do vậy được quả lớn.”
  15. “Cỏ làm hại ruộng vườn,
    Sân làm hại người đời.
    Bố thí người ly sân,
    Do vậy được quả lớn.”
  16. “Cỏ làm hại ruộng vườn,
    Si làm hại người đời,
    Bố thí người ly si,
    Do vậy được quả lớn.”
  17. “Cỏ làm hại ruộng vườn,
    Dục làm hại người đời.
    Bố thí người ly dục,
    Do vậy được quả lớn.”

25. Phẩm Tỷ Kheo

  1. “Lành thay, phòng hộ mắt!
    Lành thay, phòng hộ tai.
    Lành thay, phòng hộ mũi,
    Lành thay, phòng hộ lưỡi.”
  2. “Lành thay,phòng hộ thân!
    Lành thay, phòng hộ lời,
    Lành thay, phòng hộ ý.
    Lành thay, phòng tất cả.
    Tỷ kheo phòng tất cả.
    Thoát được mọi khổ đau.”
  3. “Người chế ngự tay chân,
    Chế ngự lời và đầu,
    Vui thích nội thiền định.
    Ðộc thân, biết vừa đủ,
    Thật xứng gọi tỷ kheo.”
  4. “Tỷ kheo chế ngự miệng,
    Vừa lời, không cống cao,
    Khi trình bày pháp nghĩa,
    Lời lẽ dịu ngọt ngào.”
  5. “Vị tỷ kheo thích pháp,
    Mến pháp, suy tư Pháp.
    Tâm tư niệm chánh Pháp,
    Không rời bỏ chánh Pháp.”
  6. “Không khinh điều mình được,
    Không ganh người khác được
    Tỷ kheo ganh tị người,
    Không sao chứng Thiền Ðịnh.”
  7. “Tỷ kheo dầu được ít,
    Không khinh điều mình được,
    Sống thanh tịnh không nhác,
    Chư thiên khen vị này.”
  8. “Hoàn toàn, đối danh sắc,
    Không chấp Ta, của Ta.
    Không chấp, không sầu não.
    Thật xứng danh Tỷ kheo.”
  9. “Tỷ kheo trú từ bi,
    Tín thành giáo Pháp Phật,
    Chứng cảnh giới tịch tỉnh.
    Các hạnh an tịnh lạc.”
  10. “Tỷkheo, tát thuyền này,
    Thuyền không, nhẹ đi mau.
    Trừ tham, diệt sân hận,
    Tất chứng đạt Niết-Bàn.”
  11. “Ðoạn năm, từ bỏ năm
    Tụ tập năm tối thượng
    Tỷ kheo vượt năm ái
    Xứng danh “Vượt bộc lưu”
  12. “Tỷ kheo, hãy tu thiền,
    Chớ buông lung phóng dật,
    Tâm chớ đắm say dục,
    Phóng dật, nuốt sắt nóng
    Bị đốt, chớ than khổ!”
  13. “Không trí tuệ, không thiền,
    Không thiền, không trí tuệ.
    Người có thiền có tuệ,
    Nhất định gần Niết-Bàn.”
  14. “Bước vào ngôi nhà trống,
    Tỷ kheo tâm an tịnh,
    Thọ hưởng vui siêu nhân
    Tịnh quán theo chánh pháp.”
  15. “Người luôn luôn chánh niệm,
    Sự sanh diệt các uẩn,
    Ðược hoan hỷ, hân hoan,
    Chỉ bậc bất tử biết.”
  16. “Ðây Tỷ kheo có trí,
    Tụ tập pháp căn bản
    Hộ căn, biết vừa đủ,
    Giữ gìn căn bản giới,
    Thường gần gũi bạn lành,
    Sống thanh tịnh tinh cần.”
  17. “Giao thiệp khéo thân thiện,
    Cử chỉ mực đoan trang.
    Do vậy hưởng vui nhiều,
    Sẽ dứt mọi khổ đau.”
  18. “Như hoa Vassikà,
    Quăng bỏ cánh úa tàn,
    Cũng vậy vị Tỷ kheo,
    Hãy giải thoát tham sân.”
  19. “Thân tịnh, lời an tịnh,
    An tịnh, khéo thiền tịnh.
    Tỷ kheo bỏ thế vật,
    Xứng danh “bậc tịch tịnh “.
  20. “Tự mình chỉ trích mình,
    Tự mình dò xét mình,
    Tỷ kheo tự phòng hộ
    Chánh niệm, trú an lạc.”
  21. “Tự mình y chỉ mình,
    Tự mình đi đến mình,
    Vậy hãy tự điều phục,
    Như khách buôn ngựa hiền.”
  22. “Tỷ kheo nhiều hân hoan,
    Tịnh tín giáo pháp Phật,
    Chứng cảnh giới tịch tịnh,
    Các hạnh an tịnh lạc.”
  23. “Tỷ kheo tuy tuổi nhỏ
    Siêng tu giáo pháp Phật,
    Soi sáng thế gian này,
    Như trăng thoát khỏi mây.”

26. Phẩm Bà-La-Môn

  1. “Hỡi này Bà là môn,
    Hãy tinh tấn đoạn dòng,
    Từ bỏ các dục lạc,
    Biết được hành đoạn diệt,
    Người là bậc vô vi.”
  2. “Nhờ thường trú hai pháp
    Ðến được bờ bên kia.
    Bà-la-môn có trí,
    Mọi kiết sử dứt sạch.”
  3. “Không bờ này, bờ kia
    Cả hai bờ không có,
    Lìa khổ, không trói buộc
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  4. “Tu thiền, trú ly trần
    Phận sự xong, vô lậu,
    Ðạt được đích tối thượng,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  5. “Mặt trời sáng ban ngày,
    Mặt trăng sáng ban đêm.
    Khí giới sáng Sát lỵ,
    Thiền định sáng Phạm chí.
    Còn hào quang đức Phật,
    Chói sáng cả ngày đêm.”
  6. “Dứt ác gọi Phạm chí,
    Tịnh hạnh gọi Sa môn,
    Tự mình xuất cấu uế,
    Nên gọi bậc xuất gia.”
  7. “Chớ có đập Phạm chí!
    Phạm chí chớ đập lại!
    Xấu thay đập Phạm chí
    Ðập trả lại xấu hơn!”
  8. “Ðối vị Bà-la-môn,
    Ðây không lợi ích nhỏ.
    Khi ý không ái luyến,
    Tâm hại được chận đứng,
    Chỉ khi ấy khổ diệt,”
  9. “Với người thân miệng ý,
    Không làm các ác hạnh
    Ba nghiệp được phòng hộ,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  10. “Từ ai, biết chánh pháp
    Bậc Chánh Giác thuyết giảng,
    Hãy kính lễ vị ấy,
    Như phạm chí chờ lửa.”
  11. “Ðược gọi Bà-la-môn,
    Không vì đầu bện tóc,
    Không chủng tộc, thọ sanh,
    Ai thật chân, chánh, tịnh,
    Mới gọi Bà-la-môn.”
  12. “Kẻ ngu, có ích gì
    Bện tóc với da dê,
    Nội tâm toàn phiền não,
    Ngoài mặt đánh bóng suông.”
  13. “Người mặc áo đống rác,
    Gầy ốm, lộ mạch gân,
    Ðộc thân thiền trong rừng.
    Ta gọi Bà-la-môn.”

396 “Ta không gọi Phạm Chí,
Vì chỗ sanh, mẹ sanh.
Chỉ được gọi tên suông
Nếu tâm còn phiền não.
Không phiền não, chấp trước
Ta gọi Bà-la-môn.”

  1. “Ðoạn hết các kiết sử,
    Không còn gì lo sợ
    Không đắm trước buộc ràng
    Ta gọi Bà-la-môn
  2. “Bỏ đai da, bỏ cương
    Bỏ dây, đồ sở thuộc,
    Bỏ then chốt, sáng suốt,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  3. “Không ác ý, nhẫn chịu,
    Phỉ báng, đánh, phạt hình,
    Lấy nhẫn làm quân lực,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  4. “Không hận, hết bổn phận,
    Trì giới, không tham ái,
    Nhiếp phục, thân cuối cùng,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  5. “Như nước trên lá sen,
    Như hột cải đầu kim,
    Người không nhiễm ái dục,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  6. “Ai tự trên đời này,
    Giác khổ, diệt trừ khổ,
    Bỏ gánh nặng, giải thoát,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  7. “Người trí tuệ sâu xa,
    Khéo biết đạo, phi đạo
    Chứng đạt đích vô thượng,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  8. “Không liên hệ cả hai,
    Xuất gia và thế tục,
    Sống độc thân, ít dục,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  9. “Bỏ trượng, đối chúng sanh,
    Yếu kém hay kiên cường,
    Không giết, không bảo giết,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  10. “Thân thiện giữa thù địch
    Ôn hòa giữa hung hăng.
    Không nhiễm, giữa nhiễm trước,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  11. “Người bỏ rơi tham sân,
    Không mạn không ganh tị,
    Như hột cải đầu kim,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  12. “Nói lên lời ôn hòa,
    Lợi ích và chân thật,
    Không mất lòng một ai,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  13. “Ở đời, vật dài, ngắn,
    Nhỏ, lớn, đẹp hay xấu
    Phàm không cho không lấy,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  14. “Người không có hy cầu,
    Ðời này và đời sau,
    Không hy cầu, giải thoát,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  15. “Người không còn tham ái,
    Có trí, không nghi hoặc,
    Thể nhập vào bất tử,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  16. “Người sống ở đời này
    Không nhiễm cả thiện ác,
    Không sầu, sạch không bụi
    Ta gọi Bà-la-môn.”

413 “Như trăng, sạch không uế
Sáng trong và tịnh lặng,
Hữu ái, được đoạn tận,
Ta gọi Bà là môn.”

  1. “Vượt đường nguy hiểm này,
    Nhiếp phục luân hồi, si,
    Ðến bờ kia thiền định
    Không dục ái, không nghi,
    Không chấp trước, tịch tịnh,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  2. “Ai ở đời, đoạn dục,
    Bỏ nhà, sống xuất gia,
    Dục hữu được đoạn tận,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  3. “Ai ở đời đoạn ái
    Bỏ nhà, sống xuất gia,
    Ái hữu được đoạn tận,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  4. “Bỏ trói buộc loài người,
    Vượt trói buộc cõi trời.
    Giải thoát mọi buộc ràng,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  5. “Bỏ điều ưa, điều ghét,
    Mát lạnh, diệt sanh y
    Bậc anh hùng chiến thắng,
    Nhiếp phục mọi thế giới,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  6. “Ai hiểu rõ hoàn toàn
    Sanh tử các chúng sanh,
    Không nhiễm, khéo vượt qua,
    Sáng suốt chân giác ngộ,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  7. “Với ai, loài trời, người
    Cùng với Càn thát bà,
    Không biết chỗ thọ sanh
    Lậu tận bậc La hán.
    Ta gọi Bà-la-môn.”

421 “Ai quá, hiện, vị lai
Không một sở hữu gì,
Không sở hữu không nắm,
Ta gọi Bà-la-môn.”

  1. “Bậc trâu chúa, thù thắng
    Bậc anh hùng, đại sĩ,
    Bậc chiến thắng, không nhiễm,
    Bậc tẩy sạch, giác ngộ,
    Ta gọi Bà-la-môn.”
  2. “Ai biết được đời trước,
    Thấy thiên giới, đọa xứ,
    Ðạt được sanh diệt tận
    Thắng trí, tự viên thành
    Bậc mâu ni đạo sĩ.
    Viên mãn mọi thành tựu
    Ta gọi Bà-la-môn.”

Expressing our filial piety, we not only serve, lend a helping hand, bathe, but also take care of our parents and grandparents’ spiritual needs towards taking refuge in the Three Jewels and practicing goodness to be happy forever in this and the next life.

Image result for Vu lan day

 

Once, the Buddha resided in the kingdom of Sravasti, among the Jetavana trees in the garden of Anathapindika. The Great Mu-chien-lien began to obtain the six penetrations. Desiring to save his parents to repay the kindness they had shown him in nursing and feeding him, he used his divine eye to observe the worlds.

Kinh Tiểu Bộ – Khuddhaka Nikaya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập 1 – Kinh Tiểu Tụng

Khuddakapàtha

-ooOoo-

Giới thiệu:

Ðây là quyển kinh thứ nhất của Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya), có lẽ đã được tổng hợp thành một quyển cẩm nang cho các Sa-di và Sa-di-ni. Quyển nầy gồm 9 bài kinh, bao gồm các đề tài cơ bản cho những vị xuất gia bắt đầu đời sống tu hành tại các tu viện. Tuy nhiên, nhiều đoạn kinh cũng được dùng để giới thiệu các căn bản Phật Pháp cho các cư sĩ.

  1. Tam Quy
  2. Thập Giới
  3. Ba Mươi Hai Phần
  4. Nam Tử Hỏi Ðạo
  5. Kinh Ðiềm Lành
  6. Kinh Châu Báu
  7. Kinh Ngoài Bức Tường
  8. Kinh Bảo Tàng
  9. Kinh Lòng Từ

Bài kinh thứ nhất và thứ hai dùng trong các buổi lễ xuất gia của Sa-di và Sa-di-ni. Bài kinh thứ ba là các hướng dẫn tiên khởi để quán thân thể, một bài tập để vượt thắng lòng tham dục. Bài kinh thứ tư giới thiệu các phân loại cơ bản để phân tích, phát triển tuệ tri, bắt đầu là nguyên lý duyên sinh, trọng tâm của đạo Phật.

Bài kinh thứ năm đưa ra một tổng quan về sự tu tập – bắt đầu từ nhu cầu gần gũi các bậc thiện tri thức, và chấm dứt khi đắc Niết-bàn. Bài kinh đề cập đến các phước hạnh như là một sự phòng hộ thiện lành, không phải từ các nghi lễ rườm rà mà từ các hành động bố thí, giới đức và trí tuệ. Bài kinh thứ sáu khai triển từ bài kinh thứ nhất và thứ năm, đề cập chi tiết về Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng, và đồng thời trình bày cách thức tu thiền để đắc quả Dự lưu, quả đầu tiên đưa đến Niết-bàn.

Bài kinh thứ bảy có chủ đề về lòng bố thí quảng đại, công đức từ sự cúng dường chư Tăng được hồi hướng đến các thân nhân đã qua đời. Bài kinh thứ tám giảng về các hành động từ thiện, bố thí sẽ đưa đến lợi lạc lâu bền, tốt hơn là các đầu tư về vật chất. Cuối cùng, bài kinh thứ chín trở về đề tài hành thiền, chú trọng đến việc phát triển lòng từ mẫn, thiện ý, yêu thương mọi người, mọi loài.

Tất cả 9 bài kinh này, trong những ý nghĩa khác nhau, thường được tụng đọc và suy niệm trong các cộng đồng Phật giáo Nguyên thủy từ xưa cho đến hiện nay. Hằng ngày, cư sĩ lẫn tu sĩ đều tụng đọc bài kinh đầu tiên về quy y Tam Bảo để tự nhắc nhở. Các tu sĩ thường tụng các đoạn kinh trích trong các bài kinh thứ năm cho đến thứ chín khi nhận lãnh sự cúng dường của cư sĩ, và thường dùng bài kinh thứ năm (Kinh Phước Ðức) làm đề tài trong các buổi thuyết pháp.

Tóm lại, quyển Tiểu Tụng này được dùng như một quyển kinh dẫn nhập hữu ích trong bước đầu của đời sống tu sĩ và trong đời sống của mọi Phật tử hiện thời.

Tỳ-kheo Thanissaro
(Bình Anson lược dịch, tháng 01-2001)

  1. Tam Quy (Saranattaya)

Ðệ tử quy y Phật,
Ðệ tử quy y Pháp,
Ðệ tử quy y Tăng.

Lần thứ hai đệ tử quy y Phật,
Lần thứ hai đệ tử quy y Pháp,
Lần thứ hai đệ tử quy y Tăng.

Lần thứ ba đệ tử quy y Phật
Lần thứ ba đệ tử quy y Pháp.
Lần thứ ba đệ tử quy y Tăng.

  1. Thập Giới (Dasasikkhàpada)
  2. Ðệ tử thực hành giới tránh sát sanh.
    2. Ðệ tử thực hành giới tránh lấy của không cho.
    3. Ðệ tử thực hành giới tránh tà hạnh trong các dục.
    4. Ðệ tử thực hành giới tránh nói láo.
    5. Ðệ tử thực hành giới tránh mọi cơ hội buông lung phóng dật do uống rượu hoặc các thứ men say.
    6. Ðệ tử thực hành giới tránh ăn phi thời.
    7. Ðệ tử thực hành giới tránh múa, hát, nhạc, kịch.
    8. Ðệ tử thực hành giới tránh cơ hội đeo vòng hoa và trang điểm với hương liệu, dầu xoa.
    9. Ðệ tử thực hành giới tránh dùng giường cao và rộng.
    10. Ðệ tử thực hành giới tránh nhận vàng bạc.
  1. Ba Mươi Hai Phần (Dvattimsàkàra)

Trong thân này có: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, chất nhờn ở khớp, nước tiểu và não trong đầu.

  1. Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)

Thế nào là một? – Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn.
Thế nào là hai? – Danh và sắc.
Thế nào là ba? – Ba loại cảm thọ.
Thế nào là bốn? – Bốn Thánh đế.
Thế nào là năm? – Năm thủ uẩn.
Thế nào là sáu? – Sáu nội xứ.
Thế nào là bảy? – Bảy giác chi.
Thế nào là tám? – Thánh đạo tám ngành.
Thế nào là chín? – Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.
Thế nào là mười? – Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.

  1. Kinh Ðiềm Lành (Mangala Sutta)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy bạch Thế Tôn với bài kệ:

Thiên tử:

  1. Nhiều Thiên tử và người,
    Suy nghĩ đến điềm lành,
    Mong ước và đợi chờ,
    Một nếp sống an toàn,
    Xin Ngài hãy nói lên,
    Về điềm lành tối thượng.

(Ðức Phật giảng:)

  1. Không thân cận kẻ ngu,
    Nhưng gần gũi bậc Trí,
    Ðảnh lễ người đáng lễ,
    Là điềm lành tối thượng.
  2. Ở trú xứ thích hợp,
    Công đức trước đã làm,
    Chân chánh hướng tự tâm,
    Là điềm lành tối thượng.
  3. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
    Khéo huấn luyện học tập,
    Nói những lời khéo nói,
    Là điềm lành tối thượng.
  4. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
    Nuôi nấng vợ và con.
    Làm nghề không rắc rối,
    Là điềm lành tối thượng.
  5. Bố thí, hành, đúng pháp,
    Săn sóc các bà con,
    Làm nghiệp không lỗi lầm,
    Là điềm lành tối thượng.
  6. Chấm dứt, từ bỏ ác,
    Chế ngự đam mê rượu,
    Trong Pháp, không phóng dật,
    Là điềm lành tối thượng.
  7. Kính lễ và hạ mình,
    Biết đủ và biết ơn,
    Ðúng thời, nghe Chánh Pháp,
    Là điềm lành tối thượng.
  8. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
    Yết kiến các Sa-môn,
    Ðúng thời, đàm luận Pháp,
    Là điềm lành tối thượng.
  9. Khắc khổ và Phạm hạnh,
    Thấy được lý Thánh đế.
    Giác ngộ quả: “Niết Bàn”
    Là điềm lành tối thượng.
  10. Khi xúc chạm việc đời
    Tâm không động, không sầu,
    Không uế nhiễm, an ổn,
    Là điềm lành tối thượng.
  11. Làm sự việc như vầy,
    Không chỗ nào thất bại,
    Khắp nơi được an toàn,
    Là điềm lành tối thượng.
  12. Kinh Châu Báu (Ratana Sutta)
  13. Phàm ở tại đời này,
    Có sanh linh tụ hội,
    Hoặc trên cõi đất này,
    Hoặc chính giữa hư không,
    Mong rằng mọi sanh linh,
    Ðược đẹp ý vui lòng,
    Vậy, hãy nên cẩn thận,
    Lắng nghe lời dạy này.
  14. Do vậy các sanh linh,
    Tất cả hãy chú tâm,
    Khởi lên lòng từ mẫn,
    Ðối với thảy mọi loài,
    Ban ngày và ban đêm,
    Họ đem vật cúng dường,
    Do vậy không phóng dật,
    Hãy giúp hộ trì họ.
  15. Phàm có tài sản gì,
    Ðời này hay đời sau,
    Hay ở tại thiên giới,
    Có châu báu thù thắng,
    Không gì sánh bằng được,
    Với Như Lai Thiện Thệ,
    Như vậy, nơi Ðức Phật,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  16. Ðoạn diệt và ly tham,
    Bất tử và thù diệu.
    Phật Thích-ca Mâu-ni,
    Chứng Pháp ấy trong thiền,
    Không gì sánh bằng được,
    Với Pháp thù diệu ấy.
    Như vậy, nơi Chánh Pháp,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  17. Phật, Thế Tôn thù thắng,
    Nói lên lời tán thán,
    Pháp thù diệu trong sạch,
    Liên tục không gián đoạn,
    Không gì sánh bằng được,
    Pháp thiền vi diệu ấy.
    Như vậy, nơi Chánh Pháp,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  18. Tám vị bốn đôi này,
    Ðược bậc thiện tán thán.
    Chúng đệ tử Thiện Thệ,
    Xứng đáng được cúng dường.
    Bố thí các vị ấy,
    Ðược kết quả to lớn.
    Như vậy, nơi tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  19. Các vị lòng ít dục,
    Với ý thật kiên trì,
    Khéo liên hệ mật thiết,
    Lời dạy Gô-ta-ma!
    Họ đạt được quả vị,
    Họ thể nhập bất tử,
    Họ chứng đắc dễ dàng,
    Hưởng thọ sự tịch tịnh,
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  20. Như cây trụ cột đá,
    Khéo y tựa lòng đất.
    Dầu có gió bốn phương,
    Cũng không thể dao động.
    Ta nói bậc Chơn nhân,
    Giống như thí dụ này,
    Vị thể nhập với tuệ,
    Thấy được những Thánh đế,
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  21. Những vị khéo giải thích,
    Những sự thật Thánh đế,
    Những vị khéo thuyết giảng,
    Với trí tuệ thâm sâu.
    Dầu họ có hết sức,
    Phóng dật không chế ngự,
    Họ cũng không đến nỗi,
    Sanh hữu lần thứ tám,
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  22. Vị ấy nhờ đầy đủ,
    Với chánh kiến sáng suốt,
    Do vậy có ba pháp,
    Ðược hoàn toàn từ bỏ,
    Thân kiến và nghi hoặc,
    Giới cấm thủ cũng không,
    Ðối với bốn đọa xứ,
    Hoàn toàn được giải thoát.
    Vị ấy không thể làm,
    Sáu điều ác căn bản,
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu.
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  23. Dầu vị ấy có làm,
    Ðiều gì ác đi nữa,
    Với thân hay với lời,
    Kể cả với tâm ý,
    Vị ấy không có thể,
    Che đậy việc làm ấy,
    Việc ấy được nói rằng,
    Không thể thấy ác đạo.
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu.
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  24. Ðẹp là những cây rừng,
    Có bông hoa đầu ngọn,
    Trong tháng hạ nóng bức,
    Những ngày hạ đầu tiên,
    Pháp thù thắng thuyết giảng,
    Ðược ví dụ như vậy.
    Pháp đưa đến Niết Bàn,
    Pháp hạnh phúc tối thượng,
    Như vậy, nơi Ðức Phật,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  25. Cao thượng biết cao thượng,
    Cho đem lại cao thượng,
    Bậc Vô thượng thuyết giảng,
    Pháp cao thượng thù thắng,
    Như vậy nơi đức Phật,
    Là châu báu thù diệu,
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  26. Nghiệp cũ đã đoạn tận,
    Nghiệp mới không tạo nên,
    Với tâm tư từ bỏ,
    Trong sanh hữu tương lai,
    Các hột giống đoạn tận,
    Ước muốn không tăng trưởng
    Bậc trí chứng Niết Bàn,
    Ví như ngọn đèn này,
    Như vậy, nơi Tăng chúng,
    Là châu báu thù diệu.
    Mong với sự thật này,
    Ðược sống chơn hạnh phúc.
  27. Phàm ở tại đời này,
    Có sanh linh tụ hội,
    Hoặc trên cõi đất này,
    Hoặc chính giữa hư không,
    Hãy đảnh lễ Ðức Phật,
    Ðã như thực đến đây,
    Ðược loài Trời, loài Người,
    Ðảnh lễ và cúng dường,
    Mong rằng, với hạnh này,
    Mọi loài được hạnh phúc.
  28. Phàm ở tại nơi này,
    Có sanh linh tụ hội,
    Hoặc trên cõi đất này,
    Hoặc chính giữa hư không,
    Hãy đảnh lễ Chánh pháp,
    Ðã như thực đến đây,
    Ðược loài Trời, loài Người,;
    Ðảnh lễ và cúng dường,
    Mong rằng với hạnh này,
    Mọi loài được hạnh phúc.
  29. Phàm ở tại đời này,
    Có sanh linh tụ hội
    Hoặc trên cõi đất này,
    Hoặc chính giữa hư không,
    Hãy đảnh lễ chúng Tăng,
    Ðảnh lễ và cúng dường,
    Mong rằng với hạnh này,
    Mọi loài được hạnh phúc.
  30. Kinh Ngoài Bức Tường (Tirokudda Sutta)
  31. Ở bên ngoài bức tường,
    Bọn họ đứng chờ đợi,
    Giao lộ, ngã ba đường,
    Trở về mái nhà xưa,
    Ðợi chờ bên cạnh cổng.
  32. Nhưng khi tiệc thịnh soạn,
    Ðược bày biện sẵn sàng,
    Ðủ mọi thức uống ăn,
    Không một ai nhớ họ.
    Sự kiện này phát sinh
    Từ nghiệp xưa của họ.
  33. Vậy ai có từ tâm,
    Nhớ cho các thân nhân,
    Thức uống ăn thanh tịnh,
    Tốt đẹp và đúng thời.
  34. Món này cho bà con,
    Mong bà con an lạc,
    Ðám ngạ quỷ thân bằng,
    Ðã tề tựu chỗ đó.
  35. Sẽ mong muốn chúc lành,
    Vì thực phẩm đầy đủ,
    Mong quyến thuộc sống lâu,
    Nhờ người, ta hưởng lợi,.
  36. Vì đã kính lễ ta,
    Thí chủ không thiếu quả
    Tại đó không cấy cày,
    Cũng không nuôi súc vật.
  37. Cũng không có buôn bán,
    Không trao đổi tiền vàng,
    Các ngạ quỷ họ hàng,
    Chỉ sống nhờ bố thí.
  38. Như nước đổ xuống đồi,
    Chảy xuống tận vực sâu,
    Bố thí tại chỗ này,
    Cung cấp loài ngạ quỷ.
  39. Như lòng sông tràn đầy,
    Ðưa nước đổ xuống biển,
    Bố thí tại chỗ này,
    Cung cấp loài ngạ quỷ.
  40. Người ấy đã cho ta,
    Ðã làm việc vì ta,
    Người ấy là quyến thuộc,
    Người ấy chính thân bằng.
    Hãy bố thí ngạ quỷ,
    Nhớ việc xưa chúng làm.
  41. Không khóc than, sầu muộn,
    Không thương tiếc cách gì,
    Giúp ích loài ngạ quỷ,
    Quyến thuộc làm như vầy,
    Không lợi cho ngạ quỷ.
  42. Nhưng khi vật cúng dường,
    Khéo đặt vào chư Tăng
    Ích lợi chúng lâu dài,
    Bây giờ, về sau nữa.

13 Chánh pháp được giảng bày,
Như vậy cho quyến thuộc,
Kính trọng biết chừng nào,
Ðối với người đã khuất,
Chư Tăng được cúng dường,
Cũng tăng thêm dõng mãnh,
Người tích tụ công đức,
Thật to lớn biết bao.

  1. Kinh Bảo Tàng (Nidhikanda Sutta)
  2. Một người cất kho báu,
    Ở tận dưới giếng sâu,
    Nghĩ: “Nếu cần giúp đỡ,
    Nó ích lợi cho ta”.
  3. Nếu bị vua kết án,
    Hoặc trả các nợ nần,
    Hoặc bị cướp giam cầm,
    Và đòi tiền chuộc mạng,
    Khi mất mùa, tai nạn,
    Với mục đích như vầy,
    Ở trên cõi đời này,
    Sẽ đến giành kho báu.
  4. Dẫu nó không bao giờ,
    Ðược cất kỹ như vậy,
    Ở tận dưới giếng sâu,
    Vẫn không đủ hoàn toàn,
    Giúp ích người mọi lúc.
  5. Kho báu bị dời chỗ,
    Hoặc người quên dấu vết,
    Hoặc rắn thần lấy đi,
    Hoặc thần linh tẩu tán,
  6. Hoặc đám người thừa kế,
    Kẻ ấy không chấp nhận,
    Di chuyển kho báu đi,
    Khi kẻ ấy không thấy.
    Và khi phước đức tận,
    Tất cả đều tiêu tan.
  7. Những khi người nam, nữ,
    Có bố thí, trì giới
    Hoặc thiền định, trí tuệ,
    Kho báu khéo để dành.
  8. Trong chùa, tháp, Tăng đoàn,
    Một cá nhân, lữ khách,
    Hoặc người mẹ, người cha,
    Hoặc là người anh nữa.
  9. Kho này khéo để dành,
    Ði theo người, không mất,
    Giữa mọi vật phải rời,
    Người cùng đi với nó.
  10. Không ai khác chia phần,
    Không cướp nào lấy được.
    Vậy những kẻ tinh cần,
    Hãy làm việc phước đức,
    Kho báu ấy theo người,
    Sẽ không bao giờ mất.
  11. Ðây là một kho báu,
    Có thể làm thỏa mãn,
    Mọi ước vọng thiên, nhân,
    Dù họ mong muốn gì,
    Ðều đạt được tất cả,
    Nhờ công đức phước nghiệp.
  12. Vẻ đẹp của màu da,
    Vẻ đẹp của âm thanh,
    Vẻ đẹp của dáng hình,
    Vẻ đẹp của toàn thân,
    Ðịa vị thật cao sang,
    Cùng với đoàn hầu cận,
    Tất cả đều đạt được,
    Nhờ phước nghiệp công đức.
  13. Ngôi đế vương một cõi,
    Cực lạc Chuyển luân vương,
    Và ngự trên Thiên đường,
    Tất cả đều đạt được,
    Nhờ phước nghiệp công đức.
  14. Vẻ tối thắng của người,
    Mọi hoan lạc cõi trời,
    Hay tịch diệt tối thắng,
    Tất cả đều đạt được
    Nhờ phước nghiệp công đức.
  15. Ðạt tối thắng bằng hữu,
    Chuyên tu tập chánh chân,
    Ðạt minh trí giải thoát,
    Tất cả đều đạt được.
    Nhờ phước nghiệp công đức.
  16. Tứ vô ngại giải đạo,
    Tám cấp độ giải thoát,
    Viên mãn trí Thanh văn,
    Cả hai cách giác ngộ:
    Ðộc giác, Chánh Ðẳng giác,
    Tất cả đều đạt được,
    Nhờ phước nghiệp công đức.
  17. Phước báo thật lớn lao,
    Do công đức thù thắng,
    Vì thế kẻ tinh cần,
    Và những người có trí,
    Ðã tạo nện kho tàng.
    Công đức nhờ phước nghiệp.
  18. Kinh Lòng Từ (Mettà Sutta)
  19. Vị thiện xảo mục đích,
    Cần phải làm như sau:
    Sau khi hiểu thông suốt,
    Con đường an tịnh ấy,
    Có khả năng trực tánh,
    Thật sự, khéo chân trực,
    Dễ nói và nhu hòa,
    Không có gì cao mạn.
  20. Sống cảm thấy vừa đủ,
    Nuôi sống thật dễ dàng,
    Ít có sự rộn ràng,
    Sống đạm bạc, giản dị.
    Các căn được tịnh lạc,
    Khôn ngoan và thận trọng,
    Không xông xáo gia đình,
    Không tham ái, tham vọng.
  21. Các hành sở của mình,
    Không nhỏ nhen, vụn vặt,
    Khiến người khác có trí,
    Có thể sanh chỉ trích,
    Mong mọi loài chúng sanh,
    Ðược an lạc, an ổn,
    Mong chúng chứng đạt được,
    Hạnh phúc và an lạc.
  22. Mong tất cả những ai,
    Hữu tình có mạng sống,
    Kẻ yếu hay kẻ mạnh,
    Không bỏ sót một ai,
    Kẻ dài hay kẻ lớn,
    Trung thấp, loài lớn, nhỏ.
  23. Loài được thấy, không thấy,
    Loài sống xa, không xa,
    Các loài hiện đang sống,
    Các loài sẽ được sanh,
    Mong mọi loài chúng sanh,
    Sống hạnh phúc an lạc.
  24. Mong rằng không có ai,
    Lường gạt, lừa dối ai,
    Không có ai khinh mạn,
    Tại bất cứ chỗ nào,
    Không vì giận hờn nhau,,
    Không vì tưởng chống đối.
    Lại có người mong muốn,
    Làm đau khổ cho nhau.
  25. Như tấm lòng người mẹ,
    Ðối với con của mình,
    Trọn đời lo che chở,
    Con độc nhất mình sanh.
    Cũng vậy, đối tất cả
    Các hữu tình chúng sanh,
    Hãy tu tập tâm ý,
    Không hạn lượng, rộng lớn.
  26. Hãy tu tập từ tâm,
    Trong tất cả thế giới,
    Hãy tu tập tâm ý,
    Không hạn lượng, rộng lớn,
    Phía trên và phía dưới,
    Cũng vậy cả bề ngang,
    Không hạn chế, trói buộc,
    Không hận, không thù địch.
  27. Khi đứng hay khi ngồi,
    Khi ngồi hay khi nằm,
    Lâu cho đến khi nào,
    Khi đang còn tỉnh thức,
    Hãy an trú niệm này,
    Nếp sống này như vậy.
    Ðược đời đề cập đến,
    Là nếp sống tối thượng.
  28. Ai từ bỏ tà kiến,
    Giữ giới, đủ chánh kiến,
    Nhiếp phục được tham ái,
    Ðối với các dục vọng,
    Không còn phải tái sanh,
    Ði đến thai tạng nữa.

The story began when I was a child; I was a son of a poor family. We did not even have enough food. When ever meal times came, mother would often give me her portion of rice. While she was removing her rice into my bowl, she would say Eat this rice, son. I’m not hungry.

 

Image result for mothers day

GIỚI THIỆU KINH TIỂU BỘ (KHUDDAKA NIKÀYA)

Giáo sư Trần Phương Lan

Tiểu Bộ kinh có nhan đề “Tiểu Bộ”, nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ “Tiểu” ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn…, đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:

1) Khuddaka Pàtha (Tiểu tụng): gồm 9 kinh và kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết về Tam quy, Thập giới, Các điềm lành, Phật bảo, Lòng từ v.v. cho các đệ tử mới học đạo.

2) Dhammapada (Pháp cú): gồm 423 bài kệ do Ðức Phật thuyết được sắp theo các chủ đề trong 26 phẩm, là tập kinh phổ biến nhất trong các nước theo đạo Phật Nam truyền vì tính cách cô đọng phần cốt tủy của giáo lý qua các bài kệ ngắn gọn làm nền tảng của nếp sống đạo, từ đó nhiều bộ kinh lớn được phát triển về sau.

3) Udàna (Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết): gồm 80 chuyện gợi niềm cảm hứng để Ðức Phật phát biểu những vấn đề hoan hỉ có tính cách giáo dục và khích lệ hội chúng, được chia làm 8 phẩm.

4) Itivuttaka (Phật thuyết như vậy): gồm 112 kinh chia ra 4 chương theo lối văn xuôi pha lẫn thơ kệ. Tập này cũng trích dẫn những cảm hứng ngữ trang nghiêm của Ðức Phật nhưng bắt đầu bằng câu “Ðây là điều được Ðức Thế Tôn thuyết và tôi nghe như vậy”.

5) Suttanipàta (Kinh tập): gồm 71 kinh trong 5 chương viết theo thể kệ, miêu tả hoàn cảnh xã hội cổ Ấn Ðộ và bàn luận những lời dạy đầy tính cách triết học và đạo đức của Ðức Phật, cùng lý tưởng trong nếp sống thanh tịnh của các Tỳ kheo.

6) Vimanavatthu (Chuyện Thiên cung): gồm 85 chuyện chia ra 7 chương, miêu tả mọi cảnh huy hoàng của các lâu đài Thiên giới ở đời sau dành cho những người sống theo chánh đạo và làm thiện sự ở đời này.

7) Petavatthu (Chuyện Ngạ quỷ): gồm 51 chuyện trong 4 chương miêu tả cảnh giới khổ đau của các loài quỷ do ác nghiệp của chúng tạo ra ở đời này. Cả hai tập chuyện Thiên cung và Ngạ quỷ này nhằm nói lên tương quan giữa Nghiệp và Quả, cùng khích lệ sự tu tập của giới tại gia.

8) Theragàthà (Trưởng lão Tăng kệ): gồm 1,360 bài thơ kệ do 264 vị Tỷ kheo cảm tác từ đời sống tu tập của chư vị.

9) Therigàthà (Trưởng lão Ni kệ): gồm 524 bài kệ do 73 Tỷ kheo ni cảm tác. Cả hai tập thi kệ Theragàthà và Therigàthà được đánh giá là những tác phẩm đẹp nhất trong văn học Ấn Ðộ vì tính cách mang nặng tình người hòa lẫn thiền vị của các đệ tử Phật. Ðây là những khúc hoan ca phản ánh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát giác ngộ, chân hạnh phúc.

10) Jàtaka (Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Ðức Phật): gồm 547 chuyện ngắn và dài theo thể văn xuôi xen kẽ thi kệ trong 22 chương, theo thứ tự các bài kệ tăng dần từ chương một với một bài kệ cho đến chương 22, chấm dứt với tiền thân Vessantara nổi tiếng qua cả ngàn bài kệ. Các chuyện tiền thân có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà la môn cho đến các giới bình dân cùng khổ. Ðối với các học giả, các chuyện tiền thân có tầm quan trọng lịch sử vì chúng được xây dựng trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại.

11) Nidesa (Nghĩa tích): là một luận thư trình bày sự phân tích bình giải các vấn đề giáo lý của tập kinh Sutta Nipata. Sách này gồm hai phần: Ðại nghĩa tích và Tiểu nghĩa tích.

12) Patisambhidàmagga (Vô ngại giải đạo): một luận thư trình bày các vấn đề phân tích giáo lý theo hình thức hỏi đáp như trong bộ A Tì Ðàm. Hai tập kinh này được đánh giá là các tác phẩm tiền phong của văn học A Tì Ðàm và được xem là do Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) thuyết giảng và bình luận 32 vấn đề giáo lý trong 3 phẩm.

13) Apadana (Sự nghiệp anh hùng): kể theo thể thơ kệ cuộc đời Ðức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Tập kinh gồm 4 phần: cuộc đời Ðức Phật Gotama (Thích Ca), 41 vị Ðộc giác Phật, và 559 vị Tỷ kheo và Tỷ kheo ni đã trải qua những cuộc chiến đấu anh hùng cao thượng để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ.

14) Buddhavamsa (Phật sử): tập kinh theo thể thơ kệ nói về sự tích 24 vị cổ Phật từ Ðức Phật Dipankara (Nhiên Ðăng) đến Ðức Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Ðức Phật chuyển Pháp luân. Tất cả đều do Ðức Phật Gotama kể lại từ khi Ngài còn là Bồ tát được Ðức Phật Dipankara thọ ký cho đến khi Ngài diệt độ trong Niết bàn Vô dư y.

15) Cariyà Pitaka (Sở hạnh tạng): gồm 35 chuyện tiền thân Ðức Phật được kể theo lời thỉnh cầu của Tôn giả Sariputta, với mục đích nêu rõ ý chí tầm cầu giải thoát với nỗ lực cao độ và sự hy sinh vô thượng mà Bồ tát đã thực hiện qua mười công hạnh Ba la mật (viên mãn) của Ngài.

(Trích Nguyệt san Giác Ngộ, 01-1999)

 

Dad replied: “It is different my dear.” When you hold hands, if there is something happening, you will let it go. If I hold your hand, no matter what happens, I won’t let it go.

 

Image result for fathers day

 

Venerable Sariputta was born in a Brhaman family, yet he ordained under the Buddha. After decades of Buddhist practice and before entering supreme Nirvana, he went back home and taught the Dharma to his mother in order to

repay her gratitude of giving him a life and bringing him up.

  1. Lá Thư Vu Lan
  2. Kinh Vu Lan Bồn
  3. Tám Lời Nói Dối của Mẹ - Sc Viên Khuông St
  4. Dâng Hoa Lương Hoàng Bảo Sám trong Mùa Vu Lan: TN Giới Hương
  5. Image result for vu lan báo hiếu

Tháng Bảy mùa thu lá rụng vàng,
Ấy mùa nhân loại đón Vu Lan,
Bâng khuâng chạnh nhớ ân sinh dưỡng,
Thổn thức tâm con ngấn lệ tràn.

Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ
Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung,
Mục-liên mới đặng lục-thông,
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.

Image result for vu lan báo hiếu

Câu chuyện bắt đầu khi tôi còn bé, lúc đó nhà nghèo khó. Chúng tôi thường không đủ ăn. Mỗi khi có chút thức ăn, mẹ thường để phần cơm cho tôi. Khi mẹ san cơm, sang chén tôi, mẹ nói: “Ăn cơm đi con, mẹ không đói.”

Image result for vu lan báo hiếu

 

 Mùa Vu Lan Báo Hiếu năm 2019, Phật lịch 2563 đang đến. Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ quá vãng như Tôn giả Mục Kiền Liên đã thực thi trong kinh Phụ Mẫu Báo Trọng Ân.

 

Image result for vu lan báo hiếu

 

Nụ cười con chân thật vì Người đã cho con thật nhiều

Con hạnh phúc vì có Người bên cạnh trong những tháng năm qua

Những việc Người làm

 

20190803 093743

Ba nói: khác chứ con. Nếu con năm tay Ba, có việc gì, con sẽ buông tay. Nếu Ba năm tay con, dù có việc gì mà cũng không buông tay.

Related image

Ngài Xá Lợi Phất xuất thân từ gia cấp Bà la môn, nhưng ngài lại xuất gia làm đệ tử Phật. Sau mấy mươi năm tu học và trước khi nhập niết bàn, ngài đã trở về nhà hóa độ mẹ già báo đáp ơn đức cù lao sanh dưỡng.

Image result for cha mẹ và con cái

O hay Vu Lan về!

O hay Vu Lan về!

Chúng ta cùng về chùa

Tụng kinh cầu nguyện

Ngày báo hiếu phụ mẫu thâm ân

Cầu cha mẹ sống đời với ta.

HÒA tâm hương tỏa khắp trần gian

THƯỢNG trí thiền hoa trải ngút ngàn

QUẢNG bá Như Lai chân diệu lý

THANH minh mẩn tiệp độ muôn loài.

 

Image result for hòa thượng thích quảng thanh

 

 

Mẹ ơi,

Hôm nay là lần đầu tiên con ngồi viết thư cho Mẹ. Thật lúng tùng, con không biết phải bắt đầu làm sao. Hơn 30 năm ở gần bên Mẹ, con chưa lần cảm nhận được hết ý nghĩa của tiếng « Mẹ » thân thương. Nay ở xa Mẹ rồi, con mới chợt nhận ra rằng con thật là hạnh phúc khi trên bước đường đời con vẫn còn có Mẹ. Vẫn còn chưa muộn để con viết những dòng này gửi Mẹ, phải không Mẹ ?

 

Related image

 

tranhtheudepquatdong.com

Hôm nay ngày vọng Hội Vu Lan
Bến giác chiều thu ánh đạo vàng
Còn có bao nhiêu hình bóng mẹ
Quỳ xin quy mạng Đấng Từ Tôn...

Image result for thư pháp cha mẹ

 

Ho Phan $100, Hue Thị Nguyen $100, Oanh K Phan Pd Tịnh Hạnh $100, Diem Khanh Vu (Anahem) $100,  Sandy Duong & La H Lieu $200, nhóm phật tử Đồng Từ $430 Nhu, Truong MD. Corporation $2,000...

Image result for donation

Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu, và tâm hồn sẽ được giảm bớt rất nhiều nghiệp chướng khổ đau-xấu ác-mê lầm.

Image result for quan âm

 

A Ham Bia tap 1 2019   A Ham Bia tap 1 2019

Mời xem toàn sách: A hàm- Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não, tập 1- Viet Ananda Foudation, USA:

A_Ham-Tap_1-TN_Gioi_Huong.pdf

Cõi thế gian ngày càng thêm ác nghiệp
Những say mê điên đảo mãi lan truyền!...
Tìm bạn lữ xiển dương Chân-Thiện-Mĩ
Cùng bên nhau đốt đuốc giữa vô minh.

Image result for meditation

Ra Mắt Sách 6 cuốn sách quý, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 6 sẽ được tổ chức tại Chùa Phổ Từ, 17327 Meekland Ave, Hayward, CA 945411, vào lúc 1:30-6:00 chiều, Thứ Bảy, ngày 22 tháng 02, 2020.

Image result for books

Tương tự như vậy, nếu như một người đen đủi đến mức cực điểm, cũng chớ vội cực đoan, nghĩ không thộng, thường thì ''qua cơn bĩ cực đến hồi thới lai'', (qua lúc khó khăn đến hồi thư thái). Và ngược lại, khi thành công gặp vận may cũng đừng quá đắc chí mà hành xử thiếu suy nghĩ thì họa sẽ kéo đến liền.

Trước hết, thiết tưởng chúng ta cần ổn định một số nhận thức về con đường Thiền định của Phật giáo

Image result for hinh thien phat giao


Cái thân thì đã về già
Cái-tôi-tâm-lí mãi là... thanh niên!

Cõi âm... quỷ, tưởng là tiên
Cõi dương thờ cúng, lưu truyền tục xưa!

Image result for thiền định

Trước hết, thiết tưởng chúng ta cần ổn định một số nhận thức về con đường Thiền định của Phật giáo

Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa… 

Image result for thiền định

con/chúng tôi kính mong nhận được bài viết của Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, của quý bằng hữu bạn đạo và quý nam nữ Phật tử xa gần để nội dung Tuyển tập được phong phú và đa dạng. Thể loại trong Tuyển tập này có thể là: Văn, Thơ, Ký, Nhạc, Họa v.v

 

Image result for mùa thu lá vàng rơi

 

Đức Phật cũng đã từng lập lại là Ngài thấy không có yếu tố bên ngoài nào tai hại bằng việc có bạn xấu, và không có yếu tố bên ngoài nào bổ ích bằng việc có bạn tốt (Tăng Chi 1.71-81). Chính qua ảnh hưởng của một người bạn tốt mà kẻ tu hành được dẫn dắt trên con đường Bát Chánh Đạo hòng vượt thoát ra khỏi mọi khổ đau, sầu hận (Tương Ưng 45:2).

Inline image

Image result for flowers

Ngọn lửa bập bùng khoa vũ điệu

Võng giăng lễnh khễnh bóng thông rừng

Ve ngâm khàn điệu sầu không khóc

Dơi lượn đêm thanh đón bạn tình?

 

Với chiều dài lịch sử hơn 2500 năm của Phật giáo kể từ ngày đức Thế Tôn ra đời đến ngày nhập Niết Bàn là sự kiện làm chấn động xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ.

Image result for monk

Quyển sách của Ajahn Buddhadasa chỉ là một tập sách nhỏ thế nhưng lại được các người khác gán chomột cái tựa thật khá quan trọng là "Quyển Sách cho Nhân Loại"

quyensachchonhanloai2

Ở tại chùa, thỉnh thoảng chúng con nhận những cuộc điện thoại của các Phật tử gọi đến thắc mắc: “Con đang tu pháp môn Niệm Phật mà lên mạng nghe Thầy giảng pháp môn tu thiền rất hay làm cho lòng con lay chuyển và muốn đổi pháp tu.

 

Image result for buddha and his great disciples

 

TÙNG THƯ HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

PHẬT GIÁO VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TOÀN CẦU
Chủ biên: TT. TS. Thích Đức Thiện TT. TS. Thích Nhật Từ
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Phat Giao va Giao Duc Dao Duc Toan Cau

Có nhiều ý kiến cho rằng ngày nay giáo dục như là một nghành để kiếm sống. Trong một thế giới kết hợp chặt chẽ với khoa học và công nghệ thì có thể hiểu rằng con người cần phải có trình độ.

Related image

MỤC LỤC: CONTENTS

  1. Mục Lục: Contents  
  2. Cánh Thư Xuân                                                        Thích Nữ Giới Hương                      

Letter from the Editor                                              Bhikkhuni Viên Quang

 

 

Thời gian trôi qua nhanh, thấm thoát chùa Hương Sen đã được 9 tuổi và bản tin Hương Sen đã bước vào mùa xuân thứ hai kể từ khi ra mắt.

 

Image result for chú tiểu dễ thương

“Công Đức” và "Phước Đức" có khác biệt, chúng ta cần phải nhận biết cho rõ ràng. Công là công phu, chính mình phải có công phu tu học chân thật. Công phu thu hoạch được gọi là công đức. Thí dụ trì giới có công, thiền định chính là đức. Bạn trì giới mà được định thì đó gọi là công đức. Nếu bạn trì giới rất tốt, thế nhưng không thể được định, thì trì giới của bạn có được lợi ích gì không? Có! Nhưng trì giới đó của bạn không gọi là công đức gọi mà gọi là phước đức. 

Inline image

Hiện nay các chùa Nam Tông và Bắc tông đã lưu tâm và phổ biến việc thờ cúng tượng Thánh tăng Sivali bởi lẽ tôn giả được xem là đệ nhất tài lộc trong hàng các thánh tăng đệ tử của Đức Phật.

 

Image result for chú tiểu dễ thương

 

Trầm tư là lời bài hát trong tâm hồn tôi

Lắng nghe tất cả những bài hát của cuộc sống với một trái tim hạnh phúc

JP101 - 12.8*6.2*4.2 CM Stunning Boxwood Carving: Little Monk Za-zen 4

 * Địa điểm: Nhà hàng SEAFOOD WORLD (15351 Brookhurst St., # 101-107, Westminster, CA 92683); Tel: 714 775 8828.

* Thời gian: 5:30pm-10:00pm Chủ Nhật ngày 22/03/2020.

 

Rất nhiều người bề ngoài hân hoan, trong lòng gào khóc, 

vì cuộc sống mà bức bách bản thân, che giấu nội tâm. Thế nên, 

dẫu xung quanh hoan ca mà vẫn có cảm giác thê lương. Như vậy

 còn khốn khổ hơn gấp trăm ngàn lần người đau khổ 

trong cảnh nghèo khó.

Dưới sự hướng dẫn của Ni sư trưởng đoàn TN Giới Hương, ngày 02/09 đến 06/10/2019,quý Phật tử chùa Hương Sen đã thực hiện được chuyến đi hành hương 5 quốc gia hiếm có này.

Vesak (Buddha Day) will be celebrated on May 21st! Download free printables here!

 

 CÚNG GIAO THỪA

(Thứ Sáu ngày 24/01/2020, 12 giờ đêm, nhằm 30/12 AL)

  • Tụng kinh Di Lặc, tọa thiền, cầu nguyện, chúc tết và phát lộc đầu năm
  • Laughing Buddha figurines

Lịch sự kiện trong tháng

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm