Bất cứ vị tu sỹ Phật giáo nào, sau khi bỏ cuộc sống thế tục, cạo tóc xuất gia để bắt đầu một nếp sống tu hành, đều phải trải qua một giai đoạn học và hành hạnh Sa-di. Những người này trong chùa thường được gọi là chú tiểu hay chú điệu.
Sự gia hộ mà trong kinh sách thường nói đến như là một tha lực, là điều rất khó giải thích, chỉ có thể cảm nhận được bằng kinh nghiệm bản thân.
Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.
Công án chăn mền chỉ giúp tiểu hòa thượng tiệm ngộ cái lý nhân duyên, sự liên quan thực tế và tối cần thiết giữa thầy chùa và khách thập phương.
Cảnh và người thay đổi quá nhiều, mà lòng đứa trẻ năm xưa, dù ngày nay đã trở thành một ông già gần đất xa trời, vẫn không có gì thay đổi, vẫn như còn nghe tiếng lá bàng rụng trong sân chùa của những ngày tháng cũ.
Người xuất gia tu hành thường được ví như cái thớt mài dao, người Phật tử tại gia hằng ngàyđiều mài dao lên cái thớt ấy.
Mỹ có câu: Don’t get mad, get even! (Đừng tức giận, mà trã đủa!) nhưng người Mỹ cũng có khuyên ta: Chúng ta không cần phải phản ứng tích cực (aggressive) khi thấy bất bình hay bị sỉ nhục, lăng mạ nhưng nên phản ứng trung đạo - assertive- không nóng, không sợ nhưng vô úy.
Cuộc sống bao giờ cũng có những đổi thay. Có những đổi thay xoay chậm và từ tốn theo thời gian như bốn mùa, và cũng có những biến đổi nhanh đến bất ngờ.
Theo tôi nghĩ dân ta và nhất là những nho sĩ ở kinh thành sợ phạm húy. Đi thi làm bài hay cở nào mà dùng tên vua hay ông cố ông nội của vua, cha mẹ vua,...lỡ lầm thì bị đánh rớt vì phạm húy, nặng thì không còn cái đầu để ăn cơm.
Đây là truyện ngắn của nhà văn Mỹ nổi tiếng O Henry. Truyện được xuất bản lần đầu vào ngày 10 tháng 4 năm 1906, không những được các độc giả phương Tây lúc bấy giờ yêu thích mà nó đã nhanh chóng được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Xuân mới đến, đón cành hoa mai, cùng muôn hoa mới nở rộ trước ngõ đừng nuối tiếc cành hoa mai và vạn bông đã tàn từ xuân trước.
Kính thưa Sư Phụ thanh cao,
Đã ban ruộng Phước Ân sâu đáp đền
Cho con công đức góp phần,
Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi.
Kiếp trước anh mới chỉ là người đắp áo cho cô ấy thôi. Còn người chồng cô ấy lấy bây giờ chính là người kiếp trước đã chôn cô ấy,đó chính là chữ NỢ, anh chỉ có DUYÊN với người Con gái ấy thôi
Bài thơ nguyên gốc bằng chữ Hán, chữ Hán “Cáo Tật Thị Chúng” của Thiền sư Mãn Giác thời Lý (1052 – 1096) đã được phiên âm Hán-Việt và cũng đã được dịch bởi nhiều khách yêu thơ văn.
Sự tái sinh theo Đạo Phật, không có nghĩa là sự nhập xác hay là nhất định sinh trở lại loài người này với "cái linh hồn xưa củ không thay đổi " .
Tâm vô sắc tướng, có tạm bất an nhưng sẽ trở lại tự tánh không.
Sắc thân, sinh diệt vô thường như mộng như ảo ảnh.
Ở các cõi trời này do phước báo nên y báo và chánh báo đều tốt hơn cõi người, nhưng phải biết sau một thọ mạng dài lâu huởng vui.
Theo thiển ý, thì kinh điển, bí kíp, tâm pháp như kim chỉ nam dành riêng cho những người vừa đạt được căn bản chính tông căn cứ theo đó mà tiếp tục rèn luyện, và để đạt thành công phu.
Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi.
Cơ thể con người gồm có hai mắt chúng ta ở đằng trước, để chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
rong đó Nhân minh luận Phật giáo vốn nổi tiếng trong giới học thuật cũng như luận lý khoa học từ xưa đến nay.
Không cần theo tôn giáo nào - chỉ cần sống đúng bát chánh đạo. bất cứ người nào cũng đều được an lạc và hạnh phúc,
Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó.
Hôm nay vì đã đi đến phần đạo đế, nên chúng ta sẽ học về Bát Chính Đạo.Hôm nay là ngày mùng 5 tháng 12 năm 1993. Chúng ta ở tại Xóm Hạ và học tiếp về tứ diệu đế.
Từ Lời Phật Dạy trong Kinh Trường Bộ về việc Cầu cúng thần tài là một trong những tín niệm phổ biếncủa nhiều thể thức tôn giáo ở Ấn Độ, xuất hiện từ thời cổ đại và tồn tạicho đến ngày nay.
Quý vị có biết rằng đôi khi sự tán thán làm hại người hơn cả sự phỉ báng! Người bị phỉ báng, tuy giận lắm, nhưng đối với người có chí khí, càng bị chê bai chừng nào họ càng nỗ lực, tinh tấn để đạt đến những thành tựu cao siêu.
GIỚI thâm nghiêm, nghiêm trì giới luật, phát nguyện độ sanh
HƯƠNG diệu pháp, pháp ngô chơn tâm, hoằng truyền chánh pháp
Cúng dường Tam Bảo : Người Phật Tử nhớ ơn Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng, nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ.
-QUÁN là quán xét, thấy nghe, biết đối tượng thật rõ ràng.
-THẾ là cõi đời, cỏi hữu tình thế gian.
-ÂM là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ mọi nơi đau khổ phát ra.
Trí phải thanh tịnh, thể phải lắng không, đó là chân công đức. Công đức ấy không phải lấy việc thế gian mà cầu được
Kinh Bi hoa kể chuyện Phật thệ nguyện khi đắc Đạo sẽ mặc chiếc áo cà sa có đủ năm đức, kinh này gọi là áo Cà sa ngũ đức
Lục hòa tăng chúng, cõi không lễ các bậc Thánh Hiền. Vậy câu ấy nghĩa là thế nào? Nghĩa là hướng về cái hư không đây này mà lễ các bậc Thánh Hiền.
Chơn Không thể bất biến,
Huyễn hữu thường đổi thay.
Khói mây bọt bóng nước,
Hôm nay là ngày 26 tháng chạp năm 1993, chúng ta học tiếp về chánh niệm.
Chữ niệm chúng ta có thể dịch là nhớ, nhưng ở đây nhớ không có nghĩa là ký ức (memory).
Hôm nay là ngày 19 tháng Chạp năm 1993, chúng ta học tiếp về bát chánh đạo. Hôm trước chúng ta đã vẽ một trái quít, năm múi tượng trưng cho năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.
Đạo Phật là con đường của sự sống, là một phương thức và nghệ thuật sống.
Bát Chánh Đạo là tám con đường ngay thẳng, hay là tám phương pháp nhiệm mầu mật thiết, luôn giúp người Phật tử đạt đến an lạc, hạnh phúc trong đời sống hằng ngày
Đức Phật dạy trong kinh Pháp Hoa rằng chân tánh, chân tâm hay thật tướng là đạo lý cao sâu, cho nên chúng sanh còn kẹt trong sanh tử luân hồi, còn bị thân ngũ ấm chi phối, không thể nhận ra được chân tánh của chính mình.
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành pháp và chánh pháp trở thành đời sống của chính họ.
Chánh kiến là kiến thức chân chánh, hay sự hiểu biết sáng suốt, đúng lẽ thực, đúng chân lý. Chánh tín là niềm tin chân chánh, niềm tin có căn cứ, thông qua trí tuệ sáng suốt của con người.
Thiền - Dhyana - Có hàm chứa nghĩa: dừng lại và làm cho buông thư. Sự dừng lại và buông thư được gọi là thiền chỉ.
Tin hay không tin những điều do Phật tuyên bố là quyền của mỗi chúng ta; nhưng chắc chắn chúng ta không thể nghi ngờ tấm lòng bi mẫn thương xót chúng sanh của đấng Vô thượng Chánh giác.
Rồi Almitra mở lời: “Bây giờ chúng tôi xin hỏi về Cái Chết.”
Ngài đáp rằng:
Bạn muốn biết bí mật về sự chết.
Nhưng bạn sẽ tìm nó thế nào - nếu chẳng phải kiếm tìm nó ngay trong lòng sự sống?
Lá bắt đầu rơi. Trời heo hút gió mây. Thời gian đang vận hành theo vòng quanh của vũ trụ để chuyển mang một mùa Vu lan nữa lại đến.
Mỗi dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều có những phong tục tập quán khác nhau. Trong đó, Tết, tức là năm mới tùy theo lịch của mỗi dân tộc, có thể nói là lễ quan trọng nhất của bất cứ dân tộc nào. Đối với người Việt Nam nói chung, Tết cổ truyền, tức năm mới theo lịch âm, được xem là quan trọng nhất.
Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành.
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
Để tiến lên lầu pháp bảo vô biên, chúng ta phải bước từng nấc thang phương tiện.
Chương tr.nh tu học 4 mùa của Tịnh-độ Ni viện chẳng những y cứ trên văn tự kinh
điển mà quan hệ ở 3 nghiệp hằng thấm hoa hương giác tỉnh.
(Tài liệu Khóa Tu Học cho Bậc Lực của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ)
Kinh tạng Nikàya (Pàli) và A-hàm (Hán tạng) là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy.
Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới Đức Phật tuyên bố sự giải thoát con người
có thể đạt được do chính bản thân mình, trong đời sống của mình mà không cần
đến sự giúp đỡ của Thượng Đế hay thánh thần nào.
Ý thức được giá trị lớn lao của chánh pháp đối với cuộc đời ngũ trược ác thế, nên từ các vị Thánh đệ tử, cho đến chư vị Tổ sư qua nhiều thế hệ…đều tìm cách để bảo tồn, duy trì và xiển dương chánh pháp.
Nhân câu hỏi về sở tri chướng và vô sư trí mà chúng tôi nói rộng về những giới hạn của Thiền Công ánvà Thoại đầu.
Một sự thật được tìm ra là tại sao đa số những người tu niệm Phật và đa số các vị cao Tăng khi chết để lại Xá lợi.
Tám gió thử người thật có tu?
Mong cầu chi lắm pháp ở ngoài
Xao động tâm trí, hầu lạc ngõ
A Di Đà Phật, niệm đi thôi.
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo
Phật Giáo là Khoa Hoc Tâm Linh - Jason Gots, chuyển Việt ngữ: Thích Nữ Đức Trí & Thích Nữ Giới Hương
Đạo Phật nhấn mạnh sư tu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận
Hôm nay là ngày 12 tháng 12 năm 1993, chúng ta ở Xóm Hạ và học tiếp về tứ diệu đế. Lần trước ta đã học về chánh kiến, hôm nay chúng ta sẽ học về chánh tư duy.
Với Tỳ-kheo, những ai có bản chất là Giới-Định-Tuệ thì được trời người cung kính, xứng đáng để nhận thí, đi xin ăn mà không phải ăn xin, là ruộng phước tốt cho đời gieo trồng.
Con đường dẫn đến sự đoạn diệt khổ đau, để được tự do, giải thoát, là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo. Giống như các lời dạy khác của Ðức Phật, Bát chánh đạo cũng dựa vào ba phần: cư xử có đạo đức (Giới), sự chú tâm (Ðịnh) và trí tuệ (Tuệ).
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần những cố gắng nhỏ để áp dụng tám bước này vào đời sống cũng sẽ mang đến cho ta hạnh phúc
Đám đông nổi giận: "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?". Người điều khiển nói: "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga).
Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại.
Từ xưa đến nay, giáo dục vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ dạy dỗ và đào tạo nên những con người có tri thức và đạo đức, và giáo dục vẫn luôn là ngành đi đầu cũng như có mặt trong tất cả các phương diện của đời sống. Học đường là môi trường chính của việc giáo dục.
Con người ta mệt mỏi cũng bởi sân si, càng tham ái, sân si nhiều càng mỏi mệt… vì thế, trước khi rời bỏ cuộc đời này mà đi, nhất định phải học được 3 điều này!
“Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển” là một quan niệm trong văn hóa truyền thống mà cả Phật gia và Đạo gia đều đề cập đến
Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại.
Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là:
- Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?
- Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?
- Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?
Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.
Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.
Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xẩy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.
Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do đó nhà vua phải thành lập một Hội Ðồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ.
Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm. Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.
Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau. Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan hệ hơn hết. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.
Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói: chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.
Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.
Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia.
Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, vua trèo lên am của ông đạo.
Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.
Nhà vua tới gần ông đạo và nói: "Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc ? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả ? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên ?"
Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
Nhà vua nói: "Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát". Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: "Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc". Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo:
"Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà".
Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa". Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy.
Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo. Ông ta nhắm mắt nằm yên. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi Vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau Vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.
Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt:
"Xin bệ hạ tha tội cho thần".
"Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha ?"
"Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ, Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa".
"Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về. Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích. Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá. Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần".
Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.
Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.
Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: "Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà".
Vua hỏi: "trả lời bao giờ đâu nào ?"
"Hôm qua nếu Vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ổng thì ổng sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này: "chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại.
Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta. Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai. Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống.
(Trích từ Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức - TNH )
Phạm hạnh, thánh hạnh hay tịnh hạnh là lối sốngtrong sạch, thanh tịnh, minh triết của các đệ tửThế Tôn. Chính đời sống tối giản về thọ dụng, nghiêm túc về giới luật, tinh cần thanh lọc tâm của các Tỳ-kheo được gọi là phạm hạnh.
Hỏi: Rau cải cũng có sanh mạng. Vậy ăn chay có kể như là sát sanh không?
Hỏi: Là đệ tử Phật thì có thể ăn trứng không?
Hỏi: Tại sao người ăn chay không được ăn trứng?
Mấy ai đã bước sai đường
Say mê lầm lạc biết đường nào ra?
Bụi trần cám dỗ hồng mê
Nương theo đạo pháp để mà định tâm
Cách đây mấy mươi năm, ở Thủ Ðức có một nữ Phật tử tu tại gia. Vì vợ chồng cô là tín đồ thuần thành, trọng Phật kính Tăng, nên các sư thường đến ghé thăm, có khi được mời nghỉ đêm tại nhà.
Con tìm Mẹ ở đâu xa,
Từ lâu Mẹ vẫn đây mà con ơi!
Có cơn bỉ cực khùng điên
Con thơ nhớ Mẹ thường hằng dõi trông
Vừa đản sanh chín rồng phun nước tắm
Mang an vui mát mẻ đến trần gian
Xóa khổ đau an ủi kẻ nghèo nàn
Vì chỉ rỏ mỗi tâm đều có Phật
CÚNG CƠM Quý Hòa Thượng
CHÍ TÂM BÁI THỈNH
– Chùa Ấn Quang Tôn sư Hòa-thượng THIỆN HÒA giác linh (3 lễ).
– Chùa Ấn Quang Tôn sư Hòa-thượng THIỆN HOA giác linh (3 lễ).
– Phương Liên xã Tôn sư Hòa-thượng THIỀN TÂM giác linh (3 lễ).
– Phó pháp Tôn sư TUỆ NHUẬN giác linh (3 lễ).
– Chùa Thanh Xuân Tôn sư Hòa-thượng Ni TỊNH UYỂN giác linh (3 lễ).
– Chùa Linh Quang Tôn sư Hòa-thượng Ni ĐÀM TIẾN giác linh (3 lễ).
– Chùa Liên Hoa Cố Tỳ-kheo-ni TUỆ KHOÁT, ĐÀM TỪ, DIỆU HUẤN giác linh(3 lễ).
– Cố Tỳ-kheo-ni DIỆU HÒA, NHƯ NGUYỆÂN, PHÁP CHÂU giác linh (3 lễ).
– Thức xoa ma na MINH KIẾN giác linh (3 lễ).
– Sadini THIỆN MINH, HẠNH TU, DIỆU BẢO giác linh (3 lễ).
– Sadini KIM QUANG, DIỆU NHÃ, HUỆ THỌ giác linh (3 lễ).
– Sadini NGUYÊN ĐANG, DIỆU QUỲNH, DIỆU HIỀN giác linh (3 lễ).
– Sadini MINH THÀNH, TỊNH HÒA, TUỆ CHIẾU giác linh (3 lễ).
Quỳ đọc : Ngưỡng cầu giác linh chư tôn Hòa-thượng, tánh hải lặng trong, đèn tuệ sáng chiếu, dự hải hội liên trì, ngự trai tiệc cơm thơm, tự tại ứng chân, thấy nghe không ngại, thần thông tự tại giáng lai đạo tràng, quang minh biến chiếu, nhiếp thủ chúng con xót thương phù hộ, khiến được thành tựu Bồ-đề nguyện hạnh.
Khắp nguyện Tăng Ni Phật tử Việt Nam, thấm nhuần mưa pháp, muôn tội tiêu tan, bốn mùa an vui, chánh pháp lưu truyền, Phật nhật quang huy. Âm dương đồng lợi, pháp giới chúng sanh trọn thành Phật đạo.
– Chí tâm đảnh lễ : Nam mô tiền hiền hậu bối liệt vị Tổ sư (3 lễ).
Huệ Hải đọc : Có sanh có diệt, chư Hòa-thượng nay thị tịch Niết-bàn. Sắc tức thị không, huyễn chất đâu còn mãi mãi. Bao nhiêu năm hành đạo, nay lên đường về cảnh Niết-bàn. Duy tâm lạc quốc phổ biến mười phương. Tự tánh Di Đà viên dung một trí. Sáng quang chói lọi, phản vọng quy chân, trực hạ bội trần hợp giác.
Ngưỡng lao đại chúng chuyển thân bái thỉnh kiền thành thượng hương.
Chúng hòa : Hương hoa thỉnh.
Dâng hương :
Bảo Tâm đọc : Nhất tâm phụng thỉnh:
Năm ấm chưa thoát, khó trốn bốn tướng sanh, già, bệnh, chết. Thuận thế gian thị hiện vô thường, nay trở về báo địa diệu cực trang nghiêm. Tư lương công đức phụng vì Hòa-thượng… giác linh.
Duy nguyện ngôi cao thượng phẩm quả chứng nhị nghiêm. Ngộ sắc không chẳng phải sắc không. Rõ sanh diệt thật không sanh diệt.
Thành tâm sơ thỉnh, phục vong lai lâm. Chúng con kiền thành dâng hương bái thỉnh.
Chúng hòa : Hương hoa thỉnh.
Dâng hương :
Huệ Hải đọc : Nhất tâm phụng thỉnh:
Từ dung lặng lẽ biến tan mà lời Thầy dạy còn vang nơi này. Chúng con phấn khởi chốn chân thừa. Cùng nhau trang nghiêm con đường giác tỉnh. Tư lương công đức phụng vì Hòa-thượng… giác linh.
Duy nguyện mở khai bảo tạng, gắng phá vô minh, đưa chúng con về Vô-thượng Bồ-đề.
Nhất tâm tái thỉnh, phục vọng lai lâm. Chúng con kiền thành dâng hương bái thỉnh.
Chúng hòa : Hương hoa thỉnh.
Dâng hương :
Bảo Tâm đọc : Nhất tâm phụng thỉnh:
Thân chẳng phải cây Bồ-đề,
Tâm chẳng phải đài gương sáng,
Xưa nay không một vật
Chỗ nào vướng trần ai.
Tôn sư ngôi ở lục hòa. Giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, năm đức tỏa hương thơm ngát. Tư lương công đức phụng vì Hòa-thượng… giác linh.
Duy nguyện ngã pháp đốn không, diệu dụng thần thông vô quải ngại. Mười thân đầy đủ, đất tịnh cõi uế nhậm ngao du.
Ba lần chúng con đầu thành cung thỉnh, phục vọng lai lâm.
Chúng hòa : Hương hoa thỉnh.
Huệ Hải đọc : Tam thỉnh giác linh đã giáng lâm, thọ nhận hương hoa kính cúng dường.
Diệu Mỹ : Tiến trà, rót trà, dâng trà (3 lạy).
Chúng hòa : Nam mô Diễn Kinh Văn Bồ-tát ma-ha-tát (3 lần).
Huệ Hải tiếp :
Danh thơm muôn thuở Triệu Châu trà
Hương ngát, nước trong, làn hổ phách.
Từ quang khó thấu, đức hóa không lường
Linh giác Tôn sư chứng tâm thành.
Diệu Mỹ : Tiến cơm, xới cơm, dâng cơm (3 lạy).
Chúng hòa : Nam mô Thiền Duyệt Tạng Bồ-tát ma-ha-tát (3 lần).
Huệ Hải tiếp : Tín căn nhất niệm, linh giác văn tri, ngưỡng mong cảm ứng. Đủ có sớ văn cẩn y tuyên đọc.
Bảo Tâm đọc :
SỚ VĂN
Mây sớm mưa chiều, dòng sông nước chảy mang mang. Một chiếc thuyền đưa chúng sanh lên bờ kia, nay không còn nữa. Đèn thiền, trăng tuệ, dạ đài vắng tịch.
THIẾT NIỆM
Bổn Sư thoát lồng ba cõi, trở về đất tịnh. Vì đã tỉnh mộng huyễn hữu vi. Một đời chăm tu thắng nhân vô lậu.
Hôm nay, Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng, thôn Phú An, tịnh viện Hương Sen, phụng Phật cúng dường, báo ân Tôn Sư sự. Hiếu đồ chúng con tâm thành đảnh lễ mười phương Tam-bảo, cung vì Tôn sư… giác linh.
Di ảnh huyễn tượng bày suông trên án. Gậy tích trượng luống chống trước linh đường. Tưởng dung nghi, cùng nhau rơi lệ. Nhớ tâm từ bi như còn phảng phất. Cảm thâm hậu đức thấm nhuần đại chúng Phú An. Việt Nam toàn quốc khắc ghi ân sâu pháp nhũ.
Hôm nay ngày 6 tháng 2 năm Quý Dậu, chúng con đảnh lễ kính dâng trai soạn. Vạn bái đức hùng tôn, tụng diệu điển tam thừa, niệm Phật A Di Đà vô thượng pháp vương.
Cung duy ngàn Phật rủ soi, tiếp dẫn Tôn sư đạt liên cung thượng phẩm, ngự cảnh An Dưỡng quê hương, phước tuệ nghiêm thân, ấn Tổ lưu truyền, đèn Phật sáng trưng mãi mãi.
Tấc dạ đan thành thống thiết, đệ tử chúng con khấu đầu đảnh lễ trăm bái thượng sớ.
– Đốt sớ.
– Đại chúng tụng chú vãng sanh.
– Diệu Khiết, Thiện Đức chuông trống Bát Nhã.
Huệ Hải phục nguyện :
Gương tuệ sáng vô biên
Hương đức thơm ngào ngạt
Rừng Bồ-đề bát ngát
Hoa giác ý nở tươi.
Trong biển giác tánh đãng phiêu một mảnh trần lao.
Đèn giác ngộ lung linh
Hương trầm một đỉnh
Phụng tống vân trình
Thỉnh quy Tịnh-độ.
Đại chúng đồng tụng :
Tiêu dao chân thế giới,
Khoái lạc bảo liên đài,
Chắp tay trước Thế Tôn,
Được Như Lai thọ ký.
HỒI HƯỚNG – TAM QUY
Ngày 25/6 vừa qua, Hãng Thông tấn CNN (Mỹ) đã giới thiệu 10 trung tâm tu học tốt nhất trên thế giới trong đó Trung tâm tu học Làng Mai, nước Pháp đứng vào vị trí số hai.
CHIÊU HỒN CA
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh ngắt xương khô.
Não người thay buổi chiều thu!
Ngàn lau bạc trắng, lá ngô đồng vàng.
Hàng bạch dương bóng chiều man mác,
Lá chuối xanh hiu hắt mưa sa.
Bầu trời ảm đạm mây qua,
Cõi dương còn thế, nữa là cõi âm!
Đêm dằng dặc tối tăm trời đất
Hồn linh thiêng phảng phất u minh
Thương thay mười loại chúng sanh,
Cô hồn mờ mịt lênh đênh vật vờ!
Hương khói đã không nơi nương tựa
Phận chiếc đơn lần lữa đêm đêm.
Còn chi ai khá ai hèn,
Còn chi mà nói kẻ tài người ngu.
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tịnh bình nhỏ giọt dương chi.
Ngưỡng mong Phật lực từ bi,
Giải oan cứu khổ rước về Tây phương.
Nào những bậc tính đường kiêu hãnh
Chí những toan vác gánh non sông.
Nhớ khi đương thuở cậy hùng
Ngày nay thế khuất, vận cùng, thật đau!
Ai ngờ đâu bão bùng một phút
Bỗng thấy mình thành đứa hèn ngu!
Vinh hoa gánh nặng oán thù
Máu tươi lai láng, thịt xương rã rời.
Phách vía đành lạc loài nheo nhóc
Quỷ không đầu oan khóc trong sương.
Đã hay thành bại là thường,
Mà u hồn biết bao giờ cho tan!
Nào những bậc màn loan trướng phụng
Những cậy mình cung quế hằng nga.
Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu ?
Cuộc đời xuôi như dòng nước chảy
Ôi thôi đành trâm gãy, bình tan!
Khi xưa đông đúc vui cười,
Ngày nay nhắm mắt không người nhặt xương.
Thảm thiết nỗi không hương không khói
Ngẩn ngơ sầu trong bóng ngàn sim!
Nào những bậc mũ cao áo rộng
Ngòi bút son phác bức phù vân!
Sách kinh chất cả rương đầy,
Đêm đêm thơ phú, ngày ngày văn chương.
Thịnh mãn lắm, ghét ganh càng lắm
Chung quy còn để nấm mồ xanh.
Người thân đã vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén hương
Cô hồn thất thểu bên đường,
Không duyên đâu dễ tìm phương khỏi nàn.
Nào những bậc bày binh bố trận
Rắp đem thân cướp ấn Nguyên Nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
Rải thây trăm họ, làm công một người.
Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,
Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan
Nước khe cơm vắt gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm, lầm than một đời.
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Trải tháng ngày hành khất ngược xuôi.
Thương thay cũng một kiếp người,
Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan.
Cũng có kẻ thân tù ở ngục,
Chết nương nhờ chiếu rách một manh.
Mảnh xương vùi dập góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình, tỉnh ra!
Kìa những trẻ hãy còn tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Những người gieo giếng, thắt dây,
Nước trôi, lửa cháy, sa cây, gẫy cành.
Người thì mắc sơn tinh thủy quái,
Các nạn tai, biển thẳm, núi sâu.
Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau,
Hồn mê phách lạc nơi đâu nương nhờ?
Này hỡi hỡi mười loại chúng sanh!
Gái trai già trẻ thỉnh vào nghe kinh.
Kiếp phù du như hình bóng ảnh,
Sách dạy rằng vạn cảnh là không.
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi vòng trầm luân.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi bát nước nén nhang,
Gọi là kết chút duyên vàng,
Linh kỳ một lá dẫn đàng chúng sanh.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại,
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh.
Phật hữu tình từ bi phổ độ,
Chớ ngại rằng có có, không không.
Ma ha Bát Nhã ba la mật đa.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng.
Nam mô nhất thiết siêu thăng thượng đài.
Một anh giàu có ... có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền. Ông nâng niu chiều chuộng, "Coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý ...".
CẢNH SÁCH
THỨC CHÚNG KHUYA (3g30’)
Muôn tiếng chìm lặng rồi,
Canh ba trống đổ hồi.
Quốc kêu tiếng tha thiết
Mộng bướm còn miệt mài.
Kiến đục trong cây hòe
Cá ngoi mặt nước bơi.
Không hay xem trăng thật
Chỉ đắm đóa hoa cười.
Lạc nhà xa ngàn dặm
Còn ham giấc ngủ hoài.
Không biết thân này ảo
Mê man trọn một đời.
– Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần).
– Nam mô A Di Đà Phật (10 lần).
TIỂU THỰC (5g30’)
Đời mộng ảo chuông chùa cảnh tỉnh
Chuông chí tôn vang khắp nhà nhà.
Còn ham giấc ngủ ngon mài miệt
Chẳng quản vầng đông ánh chói lòa.
Dằng dặc đêm dài còn có sáng
Mịt mờ lối quỷ khó lần ra.
Nay không gắng gỏi tu hành đạo
Ngày khác làm sao thấy Phật đà.
– Nam mô đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát ma-ha-tát (3 lần).
– Nam mô A Di Đà Phật (10 lần).
HỌC SÁNG (8g)
Đêm tối vừa lui sáng
Mặt trời dần chiếu ra.
Âm thầm tóc xanh bạc
Má hồng đổi dần dà.
Chẳng biết tuổi xuân ngắn
Còn tranh quả nghiệp mà.
Thân như băng gặp nắng
Mệnh đèn trước gió to.
Chớ làm khách trọ mãi
Sớm lo trở về nhà.
– Nam mô đại hạnh Phổ Hiền Bồ-tát ma-ha-tát (3 lần).
– Nam mô A Di Đà Phật (10 lần).
NGỌ TRAI (10g45’)
Chớp mắt mặt trời đã rạng đông
Quay đầu vầng nhật tại không trung.
Chỉ ham giấc điệp say sưa mãi
Nào biết hòe cao bóng chuyển vòng.
Phút chốc hoa tươi đã rủ úa
Quẩn quanh mệnh nấm thịnh liền vong.
Ai ơi! Sao chẳng hồi tâm lại
Tự khổ đường mê mãi ruổi rong.
– Nam mô Hộ Pháp chư tôn Bồ-tát ma-ha-tát (3 lần).
– Nam mô A Di Đà Phật (10 lần).
THỨC CHÚNG TRƯA (14g)
Sanh ra làm tớ cho hình thể,
Già đến tám mươi trí hôn mê,
Bệnh xâm tứ đại đau khôn nhẫn,
Chết xuống ba đường nghiệp nặng nề,
Gặp gỡ ghét hờn vô cùng hận,
Ái ân khôn xiết khổ biệt ly,
Muốn cầu chẳng được thêm phiền muộn,
Ngũ ấm lẫy lừng cháy thật ghê.
– Nam mô đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát ma-ha-tát (3 lần).
– Nam mô A Di Đà Phật (10 lần).
HỌC CHIỀU (14g30’)
Bóng ngả vườn dâu tối
Non tây trời đã chìm.
Ngày tháng khó cầm lại
Già bệnh dễ đến tìm.
Giờ chết luyến chẳng được
Kỳ hẹn ai thể ghìm.
Các ngươi mở to mắt
Mê tan chớ để tâm.
– Nam mô Đại Thế Chí Bồ-tát ma-ha-tát (3 lần).
– Nam mô A Di Đà Phật (10 lần).
NGỒI TĨNH TỐI (19g)
Mặt trời vừa lặn tối nhá nhem
Bối rối đường đi lại tối thêm.
Đốt đuốc chăm lo nhà người rạng
Đèn nhà mình sao chẳng tự xem.
Quạ lửa non tây đã chìm hẳn
Biển đông lấp lánh ánh cung thiềm.
Sanh tử thay đổi tuần hoàn mãi
Tam-bảo quay về hết cảnh đêm.
– Nam mô đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát ma-ha-tát (3 lần).
– Nam mô A Di Đà Phật (10 lần).
LÂM THỤY (21g)
Cảnh thế tối mịt mờ
Ai người tiếc ngày giờ.
Chỉ hay theo ý ngựa
Đã dừng tâm vượn chưa ?
Mặt trời mọc rồi lặn
Thân nổi chìm đấy mà.
Già đến khôn với ngu
Chết đi nay như xưa.
Tránh sao được vô thường
Trốn đâu đại hạn kia.
Ai nấy làm đạo chánh
Chớ lạc lối tà tâm.
– Nam mô Thanh Tịnh đại hải chúng Bồ-tát ma-ha-tát (3 lần).
– Nam mô A Di Đà Phật (10 lần).
ĐẠI BI – BÁT NHÃ
ĐỨNG – TÁN
Đảnh lễ Quán Âm đại bi chủ
Nguyện lực hồng thâm, tướng hảo thân,
Nghìn tay trang nghiêm khắp hộ trì.
Nghìn mắt quang minh khắp biến chiếu.
Trong lời chân thật tuyên mật ngữ,
Trong tâm vô vi khởi bi tâm,
Sớm khiến mãn nguyện mọi hy cầu,
Vĩnh viễn diệt trừ bao tội nghiệp.
Long thiên thánh chúng đồng từ hộ.
Ngàn trăm tam muội đốn huân tu
Thọ trì, thân chính là quang minh tràng!
Thọ trì, tâm chính là thần thông tạng!
Tẩy rửa trần lao, nguyện như biển,
Siêu chứng Bồ-đề, phương tiện môn.
Con nay xưng tụng, thệ quy y
Chỗ nguyện theo tâm ắt viên mãn.
Chí tâm đảnh lễ Nam mô Đại Bi hội thượng Phật Bồ-tát (3 lần).
Này các Tỷ kheo,
có ba hạng người này xuất hiện ở đời.
Thế nào là ba? Hạng người như chữ viết
trên đá, hạng người như chữ viết trên
đất, hạng người như chữ viết trên nước.
Geryl nói với phóng viên ABC News “ Quý anh phải hiểu là sẽ không còn bất cứ sự gì tồn tại nổi trên mặt đất này vào lúc đó . Nền văn minh nhân loại sẽ phải làm lại từ đầu”.
Lá vàng rơi
Khắp phương trời
Dòng suối lạnh
Kết thành tinh
Đóa hoa khô
Bài thơ DA MÀU được tổ chức UN bình chọn là bài thơ hay nhất.
Bài thơ được viết bởi một đứa bé Châu Phi
Đừng làm những việc sẽ khiến bạn sau này phải hối hận, hãy đối xử tốt với cha mẹ của mình. Đừng để đến khi họ mất đi rồi lúc đó mới thấy quý tiếc, bởi vì khi ấy hết thảy mọi thứ đều không còn kịp nữa rồi.
Ngạ quỷ cũng là một trong vô số các loài chúng sanh trong vũ trụ này.
Những lời đồn đoán về ngày tận thế 21/12/2012 ra đời bởi nội dung trong lịch cổ đại của người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ từng sống trên bán đảo Yucatan – nơi nằm giữa biển Caribbe và vịnh Mexico
Chư Phật, chư tổ cảnh sách để chúng ta tỉnh mộng thế gian. Nương pháp thuyền từ qua bến sanh tử.
hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.
Vòng nghiệp được chia thành hai phần hoặc hai màu. Nền đen có những người trần truồng, ngã nghiêng, té nhào đầu hướng xuống. Đây là những người đáng thương đang đi vào tăm tối
Trước khi chết Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình.
Đức Phật trong kinh Pháp Cú đã nói lên sự tịch lạc của việc tan tham ái, đã thấy tham ái là vọng, là có thể làm chủ được mình.
Một trí giả thích ngụy biện đến gặp Socrates nhà hiền triết xứ Hi Lạp và đặt nhiều câu hỏi khó với mục đích làm cho Ngài bối rối. Nhưng nhà hiền triết xứ Milet có thừa khả năng để trả lời.
Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúc ấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình để trỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài.
Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Lão Tử, Tuân Tử, Trang Tử, Mạnh Tử… còn phương Tây có các triết gia như Thales, Theroclite, Pythagone, Anaximene, Anaximendre, Naton, Cocrete, Aristore, David Thune, Max Welen, Peter berger, Kant… Tất cả là những nhà triết học thông thái này để lại cho chúng ta một kho tàng tri thức tổng quá của nhân loại.
Những tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một người tu đúng hay không ?
1 - Còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc dục hay không ?
Con về đây gieo hạt từ tâm
Ruộng phước điền an cư mùa hạ
Trên thọ ân giáo pháp thầy trao
Dưới thọ nhận đàn na hiến cúng
Ba tháng trường thúc liễm thân tâm
Người Việt Nam thường kính cẩn nhắc nhở đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát mà coi Ngài là một vị Bồ-tát luôn luôn sẳn sàng cứu khổ nạn cho họ.
Con về đây gieo hạt từ tâm
Ruộng phước điền an cư mùa hạ
Trên thọ ân giáo pháp thầy trao
Dưới thọ nhận đàn na hiến cúng
Thay vì nhận một tước vị cao sang, tốt hơn hết là có “danh hiệu” trí tuệ, bi mẫn, và thiện xảo, và chỉ khi ấy hãy thực hiện những hoạt động của một Bồ Tát.
Nâu sòng cô khoác áo nhà tu
Nghiệp trần xa lánh thành nữ tu
Tìm về bên Phật nương ánh Đạo
Trau dồi đạo đức nhờ minh Sư
Trần gian trôi mãi trong giòng cuồng lưu biến-dị vô cùng. Con đường trở về cũng dài bất tận, bởi lẽ, nó chưa từng được sinh ra, chưa từng được vẽ vời hay sáng tạo bởi bất cứ ai trong cõi trời, cõi người.
Hai ngày tu học tại Denver
Thành phố núi cao thật mộng mơ
Thích Nữ Giới Hương về hướng dẩn
Đố vui Phật Pháp mở khai tâm.
Tủ sách Bảo Anh Lạc
- Pháp Ngữ của Kinh Kim Cang, 2014. (PDF)
- Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm- Thích Nữ Giới Hương
- LỄ TƯỞNG NIỆM THÁNH TỔ KIỀU ĐÀM DI Tại Chùa Hương Sen năm 2024 - Thích Nu Gioi Hương biên soạn
- Bồ Tát và Tánh Không - Luận Án Tiến Sĩ- Thích Nữ Giới Hương
- A Hàm - Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
- Ban Mai Xứ Ấn và các Tiểu Luận Phật Giáo, tập 1- Thích Nữ Giới Hương
- Sách xưa quí - St
- Quan Âm Quảng Trần
- Tổng hợp những tác phẩm hay của sư phụ Giới Hương
- Chùa Hương Sen có phát hành 3 cuốn sách mới do Ni Sư Giới Hương biên soạn
- Vòng Luân Hồi
- Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm
- Sách Mới Xuất Bản English Edition - Tâm Diệu (Thư Viện Hoa Sen)
- Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions - Ph.D. Dissertation - Thích Nữ Giới Hương
- Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm, 2014. (PDF)
- Sách Rebirth Views in The Śūraṅgama Sūtra và Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm- Cs Nguyên Giác
- Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm - Thích Nữ Giới Hương
- Nữ Tu và Tù Nhân Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương
- Rebirth Views in the Śūraṅgama Sūtra - Dr. Bhikkhunī Giới Hương
- Sen Nở Chốn Tử Tù - Thích Nữ Giới Hương
- Ban Mai Xứ Ấn và các Tiểu Luận Phật Giáo, tập 2- Thích Nữ Giới Hương
- Vòng Luân Hồi- Thích Nữ Giới Hương
- LỄ VÍA QUAN ÂM BỒ TÁT (NGÀY 19 THÁNG 2, 6, 9 ÂM LỊCH) - Thích Nữ Giới Hương biên soạn
- Sách Quan Âm Quảng Trần
- Ban Mai Xứ Ấn và các Tiểu Luận Phật Giáo, tập 3- Thích Nữ Giới Hương
Thư viện
Âm nhạc
- 1.3. Hoa Ưu Đàm Đã Nở, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ Bích Hồng, Hòa âm: Nhật Nguyên
- 1.5. Mẹ Vẫn Bên Con, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Trang Thanh Lan, Hòa âm: Nhật Nguyên
- 1. NGỌC HUYỀN-LÀM PHƯỚC HAI ĐỜI VUI , NHẠC NAM HƯNG, THƠ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG
- 1. ĐÀO XUÂN LỘNG Ý KINH
- 1.10. Tình Hiếu Bao La, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Tuyết Mai, Hòa âm: Nhật Nguyên
- 1.2. Sen Nở Thấy Phật A-Di-Đà, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Bảo Yến, Hòa âm: Kim Tuấn
- 1.4. Mừng Đức Phật Di Lặc Giáng Sanh, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Tuyết Mai & Triệu Lộc, Hòa âm: Lương Phát Live Band
- 1.6. Chiếc Lá Vàng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Đan Kim, Hòa âm: Nam Hưng
- 1.7. Tam Bảo của Tự Tâm, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Thanh Nguyên & Duy Linh, Hòa âm: Nhật Nguyên
- 1.8. Mai Vàng Đón Xuân, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Kim Thúy, Hòa âm: Nhật Nguyên