Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Chân Như huân tập là một thành ngữ được nói đến nhiều trong Luận Đại Thừa Khởi Tín của Bồ-tát Mã Minh (giữa thế kỷ 1 và 2). Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu Chân Như huân tập trong bộ luận ấy, để làm rõ khái niệm quan trọng có nhiều trong kinh luận Đại thừa.

Người bình dân vì thiếu phương tiện học hỏi chánh pháp nên không phân biệt được Phật giáo và Thần giáo. 

Trong một thời gian rất lâu, xuyên suốt qua các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giớichúng ta đã vật lộn với câu hỏi là bản thân chúng ta đã phát triển về thân thể, và về tâm lý như thế nào

Anh bạn! đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này lên mà về cho đở lạnh.

Từ một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần một nguyên nhân ngoại lai, có một sự bùng nổ, phát ra năng lượng và vật chất.

Phật tử Việt Nam thường dùng danh từ "Mẹ Hiền Quan Âm", lễ hội Quan Âm, lễ hội Mẹ Hiền như một người mẹ. Tìnhthương không bờ bến của Ngài là bà Mẹ trong gia đình, mẹ hiền trong tất cả các bà mẹ hiền, chứ không phải là Phật, Bồ tát cao xa trên tầng mây nữa.

Thực chất của đời sống là gì? Chúng ta phải nhìn đời sống như thế nào cho đúng? Bởi vì nhìn sai thì khổ đau sẽ theo ngay lúc đó.

Tâm chúng ta nếu không biết ‘thiểu dục tri túc’, thì chúng ta ít khi nào cảm thấy hoan hỉ và vừa lòng với ai lắm. Việc gì cũng càm ràm và thấy khó chịu, không thỏa mãn.

Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế. Thời nay Phật pháp bất hạnh, kẻ tà kiến càng đông. Họ lại bảo rằng Phật pháp có hai tông Tánh và Tướng.

Dù nhắm mắt, bịt tai, bịt cả sáu căn, không cho nó hoạt động, dầu cho diệt hết tất cả cái thấy, nghe, hay biết, bên trong nắm giữ cái u nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân biệt bóng dáng pháp trần  mà thôi...

Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li, vi tế những vận hànhdiễn tiến của tâm. Không thực tế vì nó bàn đến những vấn đề ở ngoài sự hiểu biết bình thường của con người; ở ngoài chuyện áo cơm, tiền bạc, thế sự và thế tình.

Đừng bao giờ phàn nàn cuộc sống của chính bạn, hãy nhớ là cuộc sống đã đem lại cho bạn tất cả những gì bạn cần. Vâng, cũng chính cuộc sống từ chối những gì bạn muốn. 

Chúng ta thường nghe các tôn giáo cũng như đạohọc Đông phương thường nói đến Chân Thiện, Mỹ mà đạo Phật cũng có nói đến Chân, Thiện, Mỹ; vậy chân, thiện, mỹ là gì và nội hàm ngữ nghĩa của nó như thế nào?

Tỳ kheo cần phải nỗ lực tu họcvà chuyển hóa nhiều hơn, bởi tu hành mà không vượt qua 9 pháp này thì không thể sáng đạo.

“Còn hoa, thì bướm tìm về
Còn kinh, còn chữ, tỉnh mê còn bàn
Còn lý sự, còn lan man
Ra sông, úp chiếc đò ngang, khỏe liền!”

Dặn học trò của Vạn Hạnh Thiền Sư trước khi viên tịch đã nói lên cái vô thường của một kiếp nhân sinh

Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. Là trẻ mồ côi, 16 tuổi xuất gia, sau bị gọi nhập ngũ, chiến tranh kết thúc Sawaki quay vềtiếp tục tu học thiền. Kodo Sawaki lập hạnh không trụ mà đi khắp nơi để dạy thiền.

Tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ông vua đã  khước từ phú quý, vinh hoa, tước vị cao sang, giã biệt chốn phồn hoa, lên non xanh Yên Tử tu hành.

Có một người thanh niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, sống và trù trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đứccủa Ngài nên đến xuất gia làm đệ tử.

Bạn tôi gửi đến cho tôi một tài liệu mà tôi thấy là hết sức hữu ích: 
đó là một KHO SÁCH XƯA. 

Lời Ban biên tậpChúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hànhthiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):

Thành ra, mỗi thành viên của Tăng đều ý thức được giá trị cao quý này để nỗ lực xây dựng tăng thân.

Jane Dobisz (Thiền sư Bon Yeon) là vị thầy hướng dẫn ở trung tâm Thiền Massachusetts. Trong 25 năm cô ₫ã tu tập theo nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Jane ₫ã mở nhiều khóa thiền tập tích cực 90 ngày ở Mỹ, Âu châu, và Nam Phi cho hằng trăm sinh viên khắp thế giới. Cô chủ biên tờ The Whole World Is A Single Flower (Toàn thế giới chỉ là một ₫óa hoa) của Thiền sư Sùng Sơn. Jane sống ở vùng Boston cùng chồng và các con.

 
Tu là để biết chính mình theo truyền thống Thiền Tông Việt Nam

Làm người, chúng ta cần phải thời khắc tự mình phản tỉnh lấy chính mình, mới có đủ năng lực tu bồi đức hạnhtiến tu đạo nghiệp. Dưới đây là 12 vấn đề mà chúng ta cần nên tư duy phản tỉnh tự hỏi lấy chính mình.

  Tôi đặc biệt chú ý tới cuốn “Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế” vì đây là một tài liệu quý giá cho chúng ta biết về một Thiền phái mà trong Lời Giới Thiệu, Giáo Sư Kiêm Đạt đã viết,

Ai Mua Xe Rác được Thượng tọa Thích Trí Siêu dịch thoát nghĩa từ tựa đề tiếng Anh “Who ordered this truckload of dung” của Hòa thượngAjahn Brahm. Dịch sát nghĩa, tựa đề nguyên tác có thể chuyển ngữtrong tiếng Việt là “ai đã đặt mua xe phân này".

«Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Ta còn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích».

Cuộc đờisự nghiệp và giáo pháp của ngài là một tấm gương sáng, một bài học quý báuthực tiễn cho chúng ta học hỏi, soi lại với chính mình và nương theo đó hành trì. Những điều ngài tu hành và thể nghiệm là những gì ngài nói ra, đi thuyết giảng và sống làm gương trong suốt cuộc đời hoằng pháp của ngài. Đó là hạnh của Bồ tát và chỉ có các Bồ tát mới làm được như vậy, như cuối cuộc đời của ngài không còn gì để lại, thân xác ngài được thiêu xong và tro cốt ấy đưa lên khinh khí cầu rải khắp vào hư không. “Từ hư không đến, trở về hư không” là câu nói bất hủ của ngài vào cuối đời khi ngài di chúc lại.

Với những thành quả Đại Tạng Kinh Việt Nam là bước tiến dài, là tâm nguyện lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tại sao an ủi lớn nhất của đời người là bố thí? Vì người nghèo đang thiếu thốn, khó khăn được sự giúp đỡ sẽ có thể vượt qua cơn hoạn nạnBố thí theo nghĩa thôngthường là giúp đỡ, sẻ chia, chính là gieo những hạt giống thiện lành, giống như người gửi tiền ngân hàng tuy hiện tại như không có tiền nhưng khi cần xài thì rút ra. 

bo_thi

Những bức thư pháp và tranh vẽ của Hakuin, còn được gọi là nét cọ giác ngộ, với những đường nét đơn sơ và rất mới lạ.

An Cư có nhiều lợi ích, nên rất cần thiết, phải duy trì và thực hiện nghiêm túc. Bài kinh“Người Cày Ruộng” tuy đã lâu, nhưng vẫn còn nóng hổi tính thời sự, là bài học quý báuđể Tăng tín đồ Phật tử cùng suy gẫm nhằm thường An Cưcúng dường và hộ trì cho các Đạo Tràng An Cư, sống và tu tập ngày một tinh tấn hơn, phải đạt được cứu cánh An LạcGiác NgộGiải Thoát, hầu khỏi cô phụ ân Phật và lòng tin của mọi người.

Cuộc hội ngộ giữa chúng ta cũng chẳng khác gì một thoáng phù du trong một buổi sáng tinh sương, khi bóng tối và các tia sáng đan vào nhau giữa trời.

Có lẽ bạn cũng không muốn trở thành một Thiền Sưtuy nhiên bạn có thể sống theo phong cách nhà Thiền, bằng cách tuân theo một số quy tắc đơn giản sau đây:

Ngày nay Internet phát triển một cách nhanh chóng và phổ cập khắp nơi trên hoàn vũ, hầu như không có ai là không nghe hay không biết đến phương tiện truyền thông nầy.

An cư kiết hạ là một hình thức sinh hoạt đặc thù của chư Tăng. Trong thời gian an cưđời sống Tăng-già có những Tăng sự mà ngày thường không có như xuất giới, tự tứ… Tất cả những hoạt động Tăng sự như vậy đều được Đức Phật tùy duyên chế định. 

Sự kiện đức Phật đưa cành hoa sen trên hội Linh Sơn cho tới nay, Tổ Tổ truyền trao cũng chỉ một việc này. Con đường hướng thượng không có lối khác, hành giả đi được liền tới, đi không được thì thôi.

Kỷ niệm thời trẻ là kỷ niệm khó quên. Mỗi lần nhớ Huế là mỗi lần tôi nhớ hoa ngọc lan. Một hôm viếng chùa, một đại đức đã đọc và giảng bài thơ chữ nho trên vách cho tôi nghe.

hoa-ngoc-lan-ht-chon-thien-bia

Tuy thân này được bốn đại (2) nâng đỡ, giữ gìn, nhưng, chúng thường chống trái lẫn nhau. Vô thường, lão, bệnh không hẹn cùng ai. Buổi sớm còn, buổi chiều mất, trong giây phút đã chuyển sang đời khác. Ví như, giọt sương mùa xuân, hạt móc ban mai, chốc lát thành không

Hàn Quốc là bán đảo mà giới trẻ tự tử do trầm cảm đứng đầu Châu Á, Nhật Bản là quốc giaphát triển khoa học kỹ thuật và truyền thôngđẳng cấp thế giới lại có số lượng người già do trầm cảm mà tự tử đứng nhất toàn cầu.

Chàng đã tự chiến thắng mình bằng lòng nhân ái.Chàng thực sự là một kẻ chiến thắng trong một chiến công vô cùng oanh liệt và quả cảm đúng như lời dạy của Đức Phật: “Chiến thắng oanh liệt và dũng cảm nhất mà không gây đổ máu và thù hận là tự chiến thắng bản thân mình”.
Chàng thanh niên thật vô cùng xứng đáng được thu nhận để bái sư học Đạo và có cơ duyên để trở thành huynh đệ với người thiền sinh nhân hậu kia.đệ với người thiền sinh nhân hậu kia

Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ lễ Phật chỉ là một hành động bày tỏ lòng cung kính cũng như để sám hối nghiệp chướng, điều phục tâm ngã mạn của chính mình mà thôi, chứ chẳng hề biết lễ Phật còn là một phương pháp tập luyện thân thể tuyệt diệu.

Trân trọng kính giới thiệu đến quý thầy cô và quý cư sĩ bài viết “Giới Thiệu Cuộc Nghiên Cứu về Tái Sanh: “Rebirth in Early Buddhism & Current Research”của thầy Bhikkhu Analayo bởi cư sĩ Nguyên Giác.

Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.

Một hôm Văn hào Tô Đông Pha chèo thuyền qua sông đàm đạo. Sau vài chung trà, Tô Đông Pha liền ngồi xếp bằng và hỏi Thiền sư Phật Ấn thầy văn hào ngồi thế nào?

Thiền Sư Viên Chiếu chuyên hành trì tu tập Kinh Viên Giác và ba phép quán (Xa Ma Tha, Tam Ma Bạt Để và Thiền Na). Đây là một bộ kinh đốn ngộ rất quan trọng, được những thiền sư trong thiền phái Vô Ngôn Thông nương vào đó tu chứng.

Nhân loại thức ăn không đủ để sống, lúc bệnh không tiền mua thuốc, hoặc có thuốc mà bệnh không lành, hoặc lành bệnh nầy thì phát sinh bệnh khác; phản ứng phụ. Hoàn cảnh Việt Nam, hệ thống y tế chưa hoàn bị lắm, và bệnh nhân cũng không đủ phương tiện chữa bệnh. 

Việt Nam rõ ràng đã là quốc gia Phật Giáo. Phật giáo ở Việt Nam mạnh nhất thời Lý Trần. Việt Nam rõ ràng là một quốc gia của thiền. Những thiền sư lỗi lạc là khi báu ngàn đời của chúng ta.

Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ
Cuốn 2: Giáo lý căn bản
Cuốn 3: Bước đầu học đạo
Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo
Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống
Cuốn 6: Dưỡng sinh
Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo
Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau
Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa
Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.

Cứ thế dòng sanh tử vô tận xoay quanh mãi mãi, thành vòng tròn không có đầu đuôi, làm nhân làm quả lẫn nhau không cùng không tận.

 

Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.

Sao mai vừa mọc ngày mồng 8 tháng 12, bồ tát Cồ Đàm chứng ngộ lý Duyên khởi tức 12 nhân duyên này.

Thống kê cho biết, Âu châu có trên 40% dân chúng bị trầm cảm (depression). Việt Nam, con số nầy không nhỏ hơn . Nhân viên, công chức, tư chức, giáo chức, học sinh, sinh viên, nhân công …, hầu như đều có vấn đề bất cập trong cuộc sống vì bị căng thẳng và bệnh tật, mà thuốc chỉ chữa được cái ngọn, nhưng không trị được cái gốc.

Trong bức tranh luân hồi vẽ cảnh địa ngục có cột đồng nóng bỏng, tội nhân nằm trên giường chông sắt nhọn hoắt, núi đao, rừng kiếm, suối máu nóng tưới vào thân.

Nhan sắc, không chỉ giới hạn cho riêng phái liễu yếu đào tơ mà còn cả nam giới nữa. Sắc đẹp rất ảnh hưởng đến vấn đề ngoại giao, nghề nghiệp và cuộc sống, v.v..

Bà già thấy được mình và chó bình đẳng như nhau, nên dù đang đói, khúc bánh mì cũng sẵn sàng chia đôi, manh áo sẵn sàng bớt một cái.

THIỀN, được định nghĩa,là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác.

Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.

Quả báo giống nhau thì thọ cảnh giới giống nhau.

Quả báo khác nhau thì thọ cảnh giới khác nhau.

Do phận trong và ngoài tạo nghiệp mà đưa đến vòng kế tiếp là vòng khổ của sáu đạo.

Kỹ niệm 1000 năm Thăng Long bằng cách mở lại trang sử nước nhà thời Lý Trần, để xác nhận một lần nữa rằng đất nước hùng cường vì Phật giáo là quốc giáo. Phật giáo thời Lý Trần là Phật giáo nhập thế, Phật giáo vì dân và toàn dân đều theo Phật.

Có những người tu Tịnh Độ, thường niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà mà không biết từ bỏ dục lạc thế gian, ưa thích tài sản, vật chất, luyến ái gia đình vợ con thì khó hy vọng được Ngài tiếp dẫn. 

Ngày nay từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ châu Mỹ La tinh đến Phi châu…, có vô số trường đã và đang dạy thiền cho học sinh từ các lớp Mầm non. Nhiều thí nghiệm của các chuyên gia, của các trường và kết quả như thế nào về việc đem thiền vào trường học, mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết nầy.

Ở trên quả đất này có một người niệm Phật thì trong ao báu nơi cõi Cực Lạc liền sanh ra một đóa sen, có mười người niệm Phật thì sanh ra mười đóa sen

Một số bài gần đây, tôi đã trình bày sự hiệu dụng của Thiền trong việc chuyển hóa xã hội, chuyển hóa trường học, sắc đẹp và bệnh viện. Nay chúng ta thử tìm hiểu ích lợi của Thiền trong quân ngũ. Phải chăng Thiền có thể giúp ích cho những người lính trước lúc ra trận và sau những ngày hậu chiến?

Chuyên trì Phật hiệu” để được vãng sanh, để dự Thánh chúng, để trụ bất thối, để thành Bồ Đề, để độ chúng sanh, đồng thành Phật đạo.

Phật Giáo là một tôn giáo hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc qua các thời kỳ nổi chìm của vận nước, nhưng nếu không chuyển mình kịp thời thích ứng với thời đại thì sẽ có lỗi với tiền nhân và lịch sử Phật giáo, lịch sử dân tộc. 

Gần đây qua tập sách "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ khuyên nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật thay vì Nam Mô A Di Đà Phật như trước đây

“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *

 Tôi khuyên nhắc các huynh đệ cố gắng tu hành, bớt việc ngoài, dành nhiều thời gian để tụng kinh, niệm Phật. Chúng ta phải chí thành tha thiết thì nghiệp lực nhiều đời mới nhẹ bớt, chỉ có sinh về Cực Lạc mới có thể mang được dư nghiệp mà tiến tu đến ngày thành Phật.

Nhân công trong những quốc gia bị trị của nhiều thế kỷ trước, phần lớn đều bị bóc lột, thậm chí còn bị đánh đập nếu làm sai hoặc không đủ số lượng mà chủ ấn định.

Niệm Phật có nghĩa là ta cần phải thực tập thường xuyên, kết hợp với việc buông, bỏ những sở hữu của thế gian, quán chiếu mọi thứ vô thường theo lý nhân duyên.

Bài “Thiền trị được bệnh, tại sao?” (4.4.2011) tôi trình bày một trong những vấn đề tổng quát là Thiền có khả năng chống lại sự thoái hóa của telomeres. Điều nầy ảnh hưởng đến tuổi thọ và bệnh tật của chúng ta.

Khoa học gia tìm thấy, Thiền có khả năng cải thiện telomeres làm cho con người trẻ ra, già chậm và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.

Thiền Chánh Niệm là một phương pháp luyện tập tinh thần liên hệ đến việc ổn định sự chú tâm và hỗ trợ  khả năng điều khiển cảm xúc của con người. Việc luyện tập này nhắm mục đích nuôi dưỡng sự tỉnh thức về bản thân và môi trường  mà  giác quan con người tiếp xúc.

Thiền góp phần chữa được nhiều thứ bệnh, nhất là các bệnh thuộc loại tim mạch và hệ thống hô hấp… Tại sao?

Thiền có vô số lợi ích, bài viết ngắn này chỉ giới thiệu vài sự diệu dụng của Thiền mà mỗi người nên biết, nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

LỜI NÓI ĐẦU 

THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tƣợng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.

Người tu minh sát tuệ lâu năm, đã thuần thục thì đối với họ, cái chợ đời ồn ào, huyên náo lại thuận hợp cho họ lắng nghe, chiêm nghiệm bài học giác ngộ.

Thiền làm gia tăng sự thông minh trên nhiều phương diện, từ việc Thiền làm cho hai bán cầu não hoạt động song phương góp phần tăng trí nhớ, đến việc giúp não bộ lớn hơn và cảm xúc thông minh được hoàn thiện.

Thở ra, bạn bước ba bước và nói thầm ta đã về, ta đã tới. Hoặc con đã về, con đã tới.

LỜI ĐẦU SÁCH
Bài 1: THIỀN VÀ SỨC KHỎE 13
Thiền và bệnh tim, gan, bao tử, phổi và thận 15
Thiền và các bệnh sida, ung thư, đau khớp, thời mãn kinh và tiểu đường 24
Phần thực tập - Phương pháp định tâm 36
- 5 cách ngồi thiền 40

Định là tập trung sâu vào bản tánh của tâm thức để thấy được bản tánh của tâm thức là Phật tánh.
Với giới và định đã đầy đủ thì huệ khai mở, “hoa khai thấy Phật ngộ vô sanh”. Thiền tông Bản hạnh nói về sự hoa khai hay thấy Phật tánh như sau:

Chiều ngày 04/10/2014 (11/9/Giáp Ngọ), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - 15A Lê Lợi, Tp. Huế, đã diễn ra buổi thuyết trình với đề tài “Thiền và sức khỏe” do cư sĩ Hồng Quang chủ trì.

Hành thiền trong trường học đáng được quan tâm một cách đúng mực bởi cha mẹ và các quan chức giáo dục.

Nhiều năm qua khoa học gia và y giới phương Tây đã tìm thấy MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THIỀN, NÃO BỘ VÀ SỰ CĂNG THẲNG LIÊN HỆ ĐẾN BỆNH TẬT VÀ PHƯƠNG THỨC CHỮA TRỊ. Một lần nữa, lời dạy của nhà Phật đã được chứng minh thêm: Thiên đàng - địa ngục, hạnh phúc - khổ đau đều do tâm; tâm chủ động tâm tạo tác.

Hôm nay tất chúng ta cùng ngồi. Đầu tiên, thầy nói chuyện với những ai mới tập thiền, một số sư, một số ni chưa quen; và nhất là chúng điệu và cư sĩ. 

Thiền là xương sống, là cốt tủy của Phật giáo. Từ cổ chí kim Thiền Phật giáo tìm đến sự an lạc, hạnh phúc thật sự. Nay Tiến sĩ Hồng Quang đã cảm nhận thiền sau khi thực hành và được sự an lạc. Ông đã nghiên cứu thiền theo chiều hướng Y học của ông chữa tất cả các bệnh tật xuất phát từ thân tâm con người, giúp con người sống khỏe mạnh về thể chất, đẹp về tâm hồn.

Không chỉ có tu hành người ta mới đề cập đến thiền và làm chủ cảm xúc, tập trung tinh thần, mọi hoạt động sống của con người đều cần như thế để đạt hiệu quả và phát huy năng lực trí tuệ.

Từ  lâu, ai cũng biết đến Thiền như : Tham thoại đầu – Như Lai Thiền – Tổ sư Thiền – Yoga Thiền …mục đích khai mở tâm linh tiến đến giải thoát, hoặc ngoại đạo thiền để đạt đến thần thông.

Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét. Đừng lên án chính mình về các bất toàn và thất bại,

Điểm kỳ lạ, các đệ tử chân truyền của thiền phái này không chỉ am tường về triết lý nhà Phật mà còn tinh tường về thuật phong thuỷ, đoán biết được tương lai, tinh thông y thuật.

việc kiêng cử Ngũ vị tân, đối với những Phật tử xuất gia hoặc tại gia tu theo Mật tông, thì tuyệt đối họ không bao giờ dùng. Ngược lại, những Phật tử tu theo Hiển giáo, thì không có kiêng cử tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu Phật tử nào ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn, thì đó cũng là điều rất tốt vậy.

Thành ra, pháp học vốn rất cần để trạch pháp nhưng phải đi đôi với pháp hành. Thiếu pháp hành, chỉ hiểu biết suông về Phật pháp rồi say sưa kiến giảichỉ trích đúng sai, khen mình chê người… thì chỉ là học giả mà thôi.

Sau khi hoàn thành các ý nguyện, thiền sư Nguyện Thuyền liền vứt bỏ hết bút vẽ, vào núi ở ẩn, không bao giờ vẽ tranh nữa. Thiền sư chỉ nói một câu rằng: "Vẽ hổ vẽ da khó vẽ xương, vẽ người vẽ mặt khó vẽ lòng"

Con đường để hiểu đạo đó là lắng nghe, bởi nhờ văn mà có tuệ, thường gọi là văn tuệ. Cho nên trước khi giảng phápđức Phật thường nhắc nhở đại chúng: ‘Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ,

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP II: THIÊN NHÂN DUYÊN

CHƯƠNG MỘT: TƯƠNG ƯNG NHÂN DUYÊN

I. PHẨM PHẬT-ĐÀ.

I. THUYẾT PHÁP – (Tạp 12.16, Đại 2,85a) (S.ii,1)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng lâm), trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc).

2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói:

– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về lý Duyên Khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên Khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tập khởi.

4) Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là đoạn diệt.

5) Thế Tôn nói như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

II. PHÂN BIỆT – (Tạp 12.16, Đại 2,85a) (S.ii,2)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).

2) – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên Khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên Khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là già chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Đây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Đây gọi là chết. Như vậy đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già chết.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sanh.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu? Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ? Này các Tỷ-kheo, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thủ.

8) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái? Này các Tỷ-kheo, có sáu ái thân này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ái.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc? Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc thân này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc.

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sáu xứ.

12) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy đây là danh, đây là sắc. Đây gọi là danh sắc.

13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.

14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

15) Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô minh? Này các Tỷ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh.

16) Như vậy này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn của toàn bộ khổ uẩn này.

III. CON ĐƯỜNG... (S.ii,4)

1)... Trú ở Sàvatthi... (như trên).

2) – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông về tà đạo và chánh đạo. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

3) – Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà đạo? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tà đạo.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh đạo? Do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh đạo.

IV. VIPASSÌ (Tỳ-bà-thi) (Tạp 15.2-3, Đại 2,101a) (S.ii,5)

1) Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, trước khi Ngài giác ngộ, chưa chứng Chánh Đẳng Giác, còn là Bồ-tát, đã khởi lên tư tưởng sau đây: “Thật sự thế giới này đang lâm nguy, bị sanh, bị già, bị chết, đoạn diệt và tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết xuất ly, thoát khỏi già và chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào biết đến xuất ly, thoát khỏi già và chết”.

3) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, già, chết có mặt? Do duyên gì, già, chết (sanh khởi)?”. Sau khi như lý tư duy, này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do sanh có mặt, già chết có mặt. Do duyên sanh, già chết sanh khởi”.

4) Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, sanh có mặt? Do duyên gì, sanh sanh khởi?”. Sau khi như lý tư duy, này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do hữu có mặt nên sanh có mặt. Do duyên hữu, sanh sanh khởi”.

5) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, hữu có mặt? Do duyên gì, hữu sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do thủ có mặt, nên hữu có mặt. Do duyên thủ, hữu sanh khởi”.

6) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, thủ có mặt? Do duyên gì, thủ sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do ái có mặt nên thủ có mặt. Do duyên ái, thủ sanh khởi”.

7) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, ái có mặt? Do duyên gì, ái sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do thọ có mặt nên ái có mặt. Do duyên thọ, nên ái sanh khởi”.

8) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, thọ có mặt? Do duyên gì, thọ sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ phát sinh minh kiến như sau: “Do xúc có mặt nên thọ có mặt. Do duyên xúc, thọ sanh khởi”.

9) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, xúc có mặt? Do duyên gì, xúc sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do sáu xứ có mặt nên xúc có mặt. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi”.

10) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, sáu xứ có mặt? Do duyên gì, sáu xứ sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do danh sắc có mặt nên sáu xứ có mặt. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi”.

11) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, danh sắc có mặt? Do duyên gì, danh sắc sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do thức có mặt nên danh sắc có mặt. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi”.

12) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, thức có mặt? Do duyên gì, thức sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do hành có mặt nên thức có mặt. Do duyên hành, thức sanh khởi”.

13) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, hành có mặt? Do duyên gì, hành sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do vô minh có mặt nên hành có mặt. Do duyên vô minh, hành sanh khởi”.

14) Như vậy, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được sanh khởi. Như vậy là sự tập hợp của toàn bộ khổ uẩn này.

15) “Tập khởi, tập khởi”, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, với Bồ-tát Vipassì, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

16) Và này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên già, chết không có mặt? Do cái gì diệt, già, chết diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do sanh không có mặt nên già chết không có mặt. Do sanh diệt nên già chết diệt”.

17) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên sanh không có mặt? Do cái gì diệt nên sanh diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do hữu không có mặt nên sanh không có mặt. Do hữu diệt nên sanh diệt”.

18) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên hữu không có mặt? Do cái gì diệt nên hữu diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do thủ không có mặt nên hữu không có mặt. Do thủ diệt nên hữu diệt”.

19) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên thủ không có mặt? Do cái gì diệt nên thủ diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do ái không có mặt nên thủ không có mặt. Do ái diệt nên thủ diệt”.

20) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên ái không có mặt? Do cái gì diệt nên ái diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do thọ không có mặt nên ái không có mặt. Do thọ diệt nên ái diệt”.

21) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên thọ không có mặt? Do cái gì diệt nên thọ diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do xúc không có mặt nên thọ không có mặt. Do xúc diệt nên thọ diệt”.

22) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên xúc không có mặt? Do cái gì diệt nên xúc diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do sáu xứ không có mặt nên xúc không có mặt. Do sáu xứ diệt, nên xúc diệt”.

23) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên sáu xứ không có mặt? Do cái gì diệt nên sáu xứ diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do danh sắc không có mặt nên sáu xứ không có mặt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt”.

24) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì không có mặt nên danh sắc không có mặt? Do cái gì diệt nên danh sắc diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do thức không có mặt nên danh sắc không có mặt. Do thức diệt nên danh sắc diệt”.

25) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì không có mặt nên thức không có mặt? Do cái gì diệt nên thức diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do hành không có mặt nên thức không có mặt. Do hành diệt nên thức diệt”.

26) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì không có mặt nên hành không có mặt? Do cái gì diệt nên hành diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do vô minh không có mặt nên hành không có mặt. Do vô minh diệt nên hành diệt”.

27) Như vậy, do vô minh diệt nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

28) “Đoạn diệt, đoạn diệt”, này các Tỷ-kheo, trong các pháp từ trước chưa từng được nghe, đối với Bồ-tát Vipassì, nhãn khởi nên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

V. SIKHÌ (Thi-khí)(S.ii,9)

– Này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác... (như trên)...

VI. VESSABHU (Tỳ-xá-phù) (S.ii,9)

– Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Vessabhu, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác... (như trên)...

VII. KAKUSANDHA (Câu-lưu-tôn) (S.ii,9)

– Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác... (như trên)...

VIII. KONÀGAMANA (Câu-na-hàm). (S.ii,9)

– Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác... (như trên)...

IX. KASSAPA (Ca-diếp) (S.ii,9)

– Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác... (như trên)...

X. MAHÀ SAKYAMUNI GOTAMA: Đại Thích-ca-mâu-ni Cù-đàm. (S.ii,10)

1) Tại Savatthi.

2) – Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Đẳng Giác, còn là Bồ-tát, tư tưởng sau đây được khởi lên: “Thật sự thế giới này bị hãm trong khổ não, bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt và bị tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết sự xuất ly, thoát khỏi già chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào được biết đến sự xuất ly già chết”.

3) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Cái gì có mặt, già, chết có mặt? Do duyên gì, già chết sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ, Ta phát sinh minh kiến như sau: “Do sanh có mặt nên già chết có mặt. Do duyên sanh nên già chết sanh khởi”.

4) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Cái gì có mặt, sanh mới có mặt... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... hành... do duyên gì hành sanh khởi?”

Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy về vấn đề này, nhờ trí tuệ, Ta phát sanh minh kiến như sau: “Do vô minh có mặt nên hành có mặt. Do duyên vô minh nên hành sanh khởi”.

14) Như vậy vô minh duyên hành, hành duyên thức... (như trên)... hữu duyên sanh, sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

15) “Tập khởi, tập khởi”, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, chính nơi Ta, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

16) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt, già chết không có mặt? Do cái gì diệt, nên già chết diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy về vấn đề này, nhờ trí tuệ, Ta phát sanh minh kiến như sau: “Do sanh có mặt nên già chết có mặt. Do sanh diệt nên già chết diệt”.

17) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Cái gì có mặt, sanh không có mặt... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... hành... Do cái gì diệt, hành diệt?”

Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy về vấn đề này, nhờ trí tuệ, Ta phát sanh minh kiến như sau: “Do vô minh có mặt nên hành có mặt. Do duyên vô minh nên hành sanh khởi.”...

27) Như vậy, vô minh diệt hành diệt; hành diệt, thức diệt... như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

28) “Đoạn diệt, đoạn diệt”, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, chính nơi Ta nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

II. PHẨM ĐỒ ĂN

XI. CÁC LOẠI ĐỒ ĂN (Tạp 15,9 Thực Đại 2, 101c) (S.ii,11)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Thắng lâm) trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc )

2) – Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh. Thế nào là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.

3) Và này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Bốn loại đồ ăn này do ái làm nhân, do ái tập khởi, do ái tác sanh, do ái làm hiện hữu.

4) Ái này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Ái do thọ làm nhân, do thọ tập khởi, do thọ tác sanh, do thọ làm cho hiện hữu.

5) Thọ này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Thọ do xúc làm nhân, do xúc tập khởi, do xúc tác sanh, do xúc làm cho hiện hữu.

6) Xúc này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Xúc do sáu xứ làm nhân, do sáu xứ tập khởi, do sáu xứ tác sanh, do sáu xứ làm cho hiện hữu.

7) Sáu xứ này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Sáu xứ do danh sắc làm nhân, do danh sắc tập khởi, do danh sắc tác sanh, do danh sắc làm cho hiện hữu.

8) Danh sắc này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Danh sắc do thức làm nhân, do thức tập khởi, do thức tác sanh, do thức làm cho hiện hữu.

9) Thức này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Thức do hành làm nhân, do hành tập khởi, do hành tác sanh, do hành làm cho hiện hữu.

10) Những hành này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Các hành này do vô minh làm nhân, do vô minh tập khởi, do vô minh tác sanh, do vô minh làm cho hiện hữu.

11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức... (như trên )... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

12) Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

XII. MOLIYA PHAGGUNA (Tạp 15,10. Đại 2,102) (S.ii,12).

1)... Trú Tại Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh. Thế nào là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.

3) Khi được nói vậy, Tôn giả Moliya-Phagguna bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, ai ăn thức thực?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có ai ăn”. Nếu Ta nói: “Có kẻ ăn”, thời câu hỏi: “Có ai ăn” là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, thức thực là cho ai?”, thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: “Thức thực là duyên cho sự sanh thành, cho sự tái sanh trong tương lai. Khi cái ấy hiện hữu, có mặt thời sáu xứ có mặt. Do duyên sáu xứ, xúc có mặt”.

4) – Bạch Thế Tôn, ai cảm xúc?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ cảm xúc”. Nếu Ta nói: “Có kẻ cảm xúc”, thời câu hỏi: “Ai cảm xúc” là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, xúc sanh khởi?”, thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau: “Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi. Do duyên xúc, thọ sanh khởi”.

5) – Bạch Thế Tôn, ai cảm thọ?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có người cảm thọ”. Nếu ta có nói: “Có người cảm thọ”, thời câu hỏi: “Ai cảm thọ?” là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thọ sanh khởi?”, thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau: “Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi”.

6) – Bạch Thế Tôn, ai khát ái?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ khát ái”. Nếu Ta nói: “Có kẻ khát ái”, thời câu hỏi: “Ai khát ái” là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, ái sanh khởi”, thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: “Do duyên thọ, ái sanh khởi. Do duyên ái, thủ sanh khởi”.

7) –Bạch Thế Tôn, ai chấp thủ?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ chấp thủ”. Nếu Ta nói: “Có kẻ chấp thủ”, thời câu hỏi: “Ai chấp thủ” là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thủ sanh khởi”, thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: “Do duyên ái, thủ sanh khởi. Do duyên thủ, hữu sanh khởi”. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

8) Nhưng này Phagguna, do ly tham, đoạn diệt một cách hoàn toàn sáu xúc xứ nên xúc diệt. Do xúc diệt, nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

XIII. SA-MÔN, BÀ-LA-MÔN (Tạp 14.10-11. Đại 2,99a) (S.ii,14)

1) Trú ở Sàvatthi...

2) – Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không biết rõ già, chết, không biết rõ già, chết tập khởi, không biết rõ già, chết đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt; không biết rõ sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... không biết rõ các hành, không biết rõ các hành tập khởi, không biết rõ các hành đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng không có thể với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

3) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay là Bà-la-môn nào biết rõ già chết, biết rõ già chết tập khởi, biết rõ già chết đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt... biết rõ sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... biết rõ các hành, biết rõ các hành tập khởi, biết rõ các hành đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt; các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại có thể với thắng trí tự mình giác ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn và mục đích Bà-la-môn hạnh.

XIV. SA-MÔN, BÀ-LA-MÔN (S.ii,15)

1)... Trú ở Sàvatthi...

2) – Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay là Bà-la-môn nào không biết rõ những pháp này, không biết rõ những pháp này tập khởi, không biết rõ những pháp này đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.

3) Những pháp gì họ không được biết rõ? Những pháp gì họ không được biết rõ tập khởi? Những pháp gì họ không được biết rõ đoạn diệt? Những pháp gì họ không được biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt?

4) Họ không biết rõ già chết. Họ không biết rõ già chết tập khởi. Họ không biết rõ già chết đoạn diệt. Họ không biết rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt. Họ không biết rõ sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... Họ không biết rõ các hành. Không biết rõ các pháp này. Họ không biết rõ những pháp này tập khởi. Họ không biết rõ pháp này đoạn diệt. Họ không biết rõ con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.

5) Này các Tỷ-kheo, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, cũng không có thể với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

6) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết rõ được những pháp này, biết rõ được những pháp này tập khởi, biết rõ được những pháp này đoạn diệt, biết rõ được con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.

7) Họ biết rõ pháp gì? Họ biết rõ những pháp gì tập khởi? Họ biết rõ những pháp gì đoạn diệt? Họ biết rõ con đường đưa đến những pháp gì đoạn diệt?

8) Họ biết rõ già chết. Họ biết rõ già chết tập khởi. Họ biết rõ già chết đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt... sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... Họ biết rõ các hành. Họ biết rõ các hành tập khởi. Họ biết rõ các hành đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt. Họ biết rõ những pháp này. Họ biết rõ những pháp này tập khởi. Họ biết rõ những pháp này đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến của những pháp này đoạn diệt.

9) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, với thắng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

XV. KACCÀYANAGOTTA: (Ca-chiên-diên Thị) (Tạp 12.19 Đại 2,85c) (S.ii,16)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ)...

2) Rồi Tôn giả Kaccàyanagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kaccàyanagotta bạch Thế Tôn:

– “Chánh kiến, chánh kiến”, bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là chánh kiến?

4) – Này Kaccàyana, thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: có và không có.

5) Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có. Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có.

6) Này Kaccàyana, chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn thế giới này là vậy. Và ai với tâm không trú trước, chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ: “Đây là tự ngã của tôi”. Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy, này Kaccàyana là chánh tri kiến.

7) “Tất cả là có”, này Kaccàyana, là một cực đoan. “Tất cả là không có” là cực đoan thứ hai.

Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccàyana, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo.

8) Vô minh duyên hành. Hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

XVI. VỊ THUYẾT PHÁP (Tạp 14.23-4. Thuyết Pháp, Đại 2,100c) (S.ii,18)

1) Tại Sàvatthi.

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– “Thuyết pháp, thuyết pháp”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến.

4) – Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già và chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.

5) Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.

6) Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt già chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.

7) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... hành... (như trên)... Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.

8) Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.

9) Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.

XVII. LÕA THỂ (Tạp 12.20, Đại 2,86a Đại 14,768) (S.ii,18)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương xá), Veluvana (Trúc lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Ràjagaha để khất thực.

3) Lõa thể Kassapa thấy Thế Tôn từ xa đi đến. Sau khi thấy, lõa thể Kassapa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền đứng một bên.

4) Đứng một bên, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

– Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một vấn đề. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ hỏi câu hỏi.

– Này Kassapa, nay không phải thời để hỏi. Chúng ta đã vào trong làng.

5) Lần thứ hai, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

– Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một vấn đề. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ hỏi câu hỏi.

– Này Kassapa, nay không phải thời để hỏi. Chúng ta đã vào trong làng.

6) Lần thứ ba, lõa thể Kassapa... (như trên)... Chúng ta đã vào trong làng.

Khi được nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

– Nhưng không phải chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama nhiều chuyện.

– Vậy hãy hỏi đi, này Kassapa, như Ông muốn.

7) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do tự mình làm ra?

Thế Tôn đáp:

– Không phải vậy, này Kassapa.

8) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do người khác làm ra?

Thế Tôn đáp:

– Không phải vậy, này Kassapa.

9) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do mình làm ra và do người khác làm ra?

Thế Tôn đáp:

– Không phải vậy, này Kassapa.

10) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?

Thế Tôn đáp:

– Không phải vậy, này Kassapa.

11) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?

– Này Kassapa, không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa.

12) – Như vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy khổ.

– Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ.

13) – Được hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải tự mình làm ra”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”. Được hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải do người khác làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”. Được hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”. Được hỏi: “Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”. Được hỏi: “Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?”, Ngài trả lời: “Không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa”. Được hỏi: “Như vậy Tôn giả Gotama, không biết, không thấy khổ?”, Ngài trả lời: “Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ”. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên cho con về khổ, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho con về khổ.

14) – Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu “khổ do tự mình làm ra”, như vậy có nghĩa là thường kiến.

 Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: “Khổ do người khác làm ra”, như vậy có nghĩa là đoạn kiến.

15) Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo. Vô minh duyên hành, hành duyên thức... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham và đoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

16) Khi được nghe nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, con xin xuất gia với Thế Tôn, con xin thọ đại giới.

17) – Này Kassapa, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, nếu chúng Tăng đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy cá tánh con người sai biệt nhau.

18) – Bạch Thế Tôn, nếu những người xưa kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm nếu chúng Tăng đồng ý, mong chúng Tăng cho con xuất gia, cho con thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo.

19) Và lõa thể Kassapa được xuất gia với Thế Tôn và được thọ đại giới.

20) Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa ở một mình, an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến; đó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong đời sống hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị này chứng tri: “Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”.

21) Và Tôn giả Kassapa trở thành một vị A-la-hán nữa.

XVIII. TIMBARUKA (Tạp 12.21 Đại 2, 86b) (S.ii,22)

1) Trú ở Sàvatthi...

2) Rồi du sĩ Timbaruka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, du sĩ Timbaruka bạch Thế Tôn:

– Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ tự mình làm ra?

 Thế Tôn đáp:

– Không phải vậy, này Timbaruka.

4) – Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải lạc khổ do người khác làm ra?

Thế Tôn đáp:

– Không phải vậy, này Timbaruka.

5) – Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải lạc khổ do tự mình làm ra và do người khác làm ra?

Thế Tôn đáp:

– Không phải vậy, này Timbaruka.

6) – Thưa Tôn giả Gotama, lạc khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra; vậy có phải lạc khổ do tự nhiên sanh?

Thế Tôn đáp:

– Không phải vậy, này Timbaruka.

7) – Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải không có lạc khổ?

8) – Này Timbaruka, không phải không có lạc khổ. Này Timbaruka, có lạc khổ.

– Nếu vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy lạc khổ.

9) – Này Timbaruka, không phải Ta không biết, không thấy lạc khổ. Này Timbaruka, Ta biết lạc khổ. Này Timbaruka, Ta thấy lạc khổ.

10) – Được hỏi: “Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do tự mình làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Timbaruka”. Được hỏi: “Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do người khác làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Timbaruka”. Được hỏi: “Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do tự mình làm ra và do người khác làm ra?”, Ngài đáp: “Không phải vậy, này Timbaruka”. Được hỏi: “Thưa Tôn giả Gotama, không phải do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, có phải lạc khổ do tự nhiên sanh?”, Ngài đáp: “Không phải vậy, này Timbaruka”. Được hỏi: “Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ không có?”, Ngài đáp: “Này Timbaruka, không phải không có lạc khổ, này Timbaruka, có lạc khổ”. Được hỏi: “Như vậy Tôn giả Gotama không biết, không thấy lạc khổ?”, Ngài đáp: “Này Timbaruka, không phải Ta không biết, không thấy lạc khổ. Này Timbaruka, Ta biết lạc khổ. Này Timbaruka, Ta thấy lạc khổ”. Vậy Tôn giả Gotama hãy nói lên cho con về lạc khổ. Vậy Tôn giả Gotama hãy thuyết cho con về lạc khổ.

11) – Sự cảm thọ và người cảm thọ là cùng một người. Này Timbaruka, như Ông nói ban đầu: “Lạc khổ do tự mình làm ra”, Ta nói không phải vậy.

12) Cảm thọ và người cảm thọ là khác nhau, này Timbaruka, như vậy đối với người bị cảm thọ, “lạc khổ do người khác làm ra”, Ta nói không phải vậy.

13) Này Timbaruka, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo.

Vô minh duyên hành, hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Do ly tham, đoạn diệt hoàn toàn vô minh, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

14) Khi được nói vậy, du sĩ Timbaruka bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn... (như trên)... Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Xin Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

XIX. BẬC HIỀN SO SÁNH VỚI KẺ NGU (Tạp 12.12, Đại 2, 83c) (S.ii,23)

1)... Trú Tại Sàvatthi.

2) – Đối với kẻ ngu, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau: Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này. Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng, hoặc một trong hai, người ngu cảm thọ lạc khổ.

3) Đối với bậc Hiền, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị phạm ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau: Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này. Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng, hoặc một trong hai, người Hiền cảm thọ lạc khổ.

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có gì phân biệt, có gì sai khác, có gì dị biệt giữa bậc Hiền và kẻ ngu?

5) – Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ y chỉ. Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho chúng con ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

6) – Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

7) Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy và bị tham ái hệ phược, thân này của người ngu được sanh khởi. Vô minh ấy, người ngu không đoạn tận. Tham ái ấy, người ngu không tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ngu sống Phạm hạnh không phải vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy người ngu, khi thân hoại mạng chung, đi đến một thân khác. Do đi đến một thân khác, người ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: “Người ấy không thoát khỏi đau khổ”.

8) Và này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân người Hiền trí được sanh khởi. Vô minh ấy, người Hiền trí đoạn tận. Tham ái ấy, người Hiền trí tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người Hiền trí sống Phạm hạnh, vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy, người Hiền trí, khi thân hoại mạng chung, không đi đến một thân khác. Do không đi đến một thân khác, vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: “Vị ấy thoát khỏi đau khổ”.

9) Này các Tỷ-kheo, đây là sự phân biệt, đây là sự sai khác, đây là sự dị biệt giữa bậc Hiền trí và người ngu.

XX. DUYÊN (Tạp 12.14, Đại 2, 84b) (S.ii,25)

1) Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông lý Duyên Khởi và các pháp duyên sanh. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

3) – Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên Khởi? Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, già, chết khởi lên. Dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.

4) Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, nên có già, chết. Do duyên hữu, này các Tỷ-kheo, nên có sanh. Do duyên thủ, này các Tỷ-kheo, nên có hữu. Do duyên ái, này các Tỷ-kheo, nên có thủ. Do duyên thọ, này các Tỷ-kheo, nên có ái. Do duyên xúc, này các Tỷ-kheo, nên có thọ. Do duyên sáu xứ, này các Tỷ-kheo, nên có xúc. Do duyên danh sắc, này các Tỷ-kheo, nên có sáu xứ. Do duyên thức, này các Tỷ-kheo, nên có danh sắc. Do duyên các hành, này các Tỷ-kheo, nên có thức. Do duyên vô minh, này các Tỷ-kheo, nên có hành. Dầu cho Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt tánh ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.

5) Do duyên vô minh, này các Tỷ-kheo, có các hành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây là như tánh, bất hư vọng tánh, bất dị như tánh, y duyên tánh ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lý Duyên Khởi.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là duyên sanh pháp? Già, chết, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.

7) Sanh, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.

8) Hữu, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.

9) – 16) Thủ, này các Tỷ-kheo... ái, này các Tỷ-kheo... Thọ, này các Tỷ-kheo... Xúc, này các Tỷ-kheo... Sáu xứ, này các Tỷ-kheo... Danh sắc, này các Tỷ-kheo... Thức, này các Tỷ-kheo... Các hành, này các Tỷ-kheo...

17) Vô minh, này các Tỷ-kheo, là vô thường hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là duyên sanh pháp.

18) Do vì, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ lý Duyên Khởi này và các pháp duyên sanh này, nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá khứ (với những câu hỏi): “Ta có mặt trong quá khứ? Ta không có mặt không quá khứ? Ta là gì trong quá khứ? Ta có mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay trong quá khứ ta là gì?”

19) Hay không chạy theo tương lai (với những câu hỏi): “Ta có mặt trong tương lai? Ta không có mặt trong tương lai? Ta sẽ làm gì trong tương lai? Ta có mặt như thế nào trong tương lai? Hay trước ta là gì, và nay trong tương lai ta sẽ là gì?”

20) Hay nay các vị ấy sẽ khởi lên những nghi ngờ về tự mình trong hiện tại như sau: “Ta hiện có mặt? Ta hiện không có mặt? Ta hiện là gì? Ta hiện có mặt như thế nào?” Sự kiện như vậy không xảy ra.

21) Vì sao? Vì rằng vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đã khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ, định lý Duyên Khởi này với các pháp duyên sanh này.

III. PHẨM MƯỜI LỰC

I. MƯỜI LỰC (Tăng 46,3, Đại 2,776a) (S.ii,27)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, Như Lai đầy đủ mười lực, đầy đủ bốn vô sở úy, tự nhận vị trí Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử giữa hội chúng, chuyển Pháp luân và nói rằng: “Đây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Đây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ đoạn diệt. Đây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng đoạn diệt. Đây là các hành, đây là hành tập khởi, đây là hành đoạn diệt. Đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt”.

Như vậy do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt.

3) Nghĩa là vô minh duyên hành, hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4) Do ly tham, đoạn diệt hoàn toàn vô minh nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

II. MƯỜI LỰC (Tạp 14.6 Thập Lực, Đại 2,98a) (S.ii,28)

1)... Trú Tại Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, Như Lai đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

3-4)...

5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Pháp được Ta khéo thuyết, hiển thị, khai thị, hiển lộ, các buộc ràng được cắt đoạn.

6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, với Pháp được Ta khéo thuyết, hiển thị, khai thị, hiển lộ, các buộc ràng được cắt đoạn, thật là đủ cho Thiện nam tử do lòng tin xuất gia có thể bắt đầu tinh tấn (hành trì và nguyện). Như vậy, này các Tỷ-kheo, với Pháp được Ta khéo thuyết, hiển thị, hiển lộ các buộc ràng được cắt đoạn. Chắc chắn dầu chỉ còn lại da, gân và xương trên thân, dầu thịt, máu trở thành khô cạn, mong rằng tinh tấn lực, sẽ được kiên trì để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu lực, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng.

7) Khổ thay, này các Tỷ-kheo, là người sống biếng nhác, dính đầy các pháp ác, bất thiện và mục đích lớn bị suy giảm! An lạc thay, này các Tỷ-kheo, là người sống tinh cần, tinh tấn, viễn ly các ác, bất thiện pháp, và mục đích lớn được viên mãn!

8) Này các Tỷ-kheo, không phải với cái hạ liệt có thể đạt được cái cao thượng. Này các Tỷ-kheo, phải với cái cao thượng mới đạt được cái cao thượng. Đáng được tán thán, này các Tỷ-kheo, là Phạm hạnh này với sự có mặt của bậc Đạo sư. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn lên để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

9) Có vậy, sự xuất gia này của chúng ta sẽ không phải trống không, có kết quả, có thành tích (Sa-udrayà). Và những vật dụng chúng ta thọ dụng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, thuốc trị bệnh, dầu cho những thứ này là khiêm tốn (vokàrà), đối với chúng ta sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn.

10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập. Này các Tỷ-kheo, thấy được tự lợi là vừa đủ để tinh tấn không phóng dật. Hay này các Tỷ-kheo, khi thấy lợi tha là vừa đủ để tinh tấn, không phóng dật. Hay này các Tỷ-kheo, thấy lợi cả hai, là vừa đủ để tinh tấn, không phóng dật.

III. DUYÊN (S.ii,29)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, đối với người biết, này các Tỷ-kheo, đối với người thấy, Ta nói các lậu hoặc được đoạn diệt, không phải đối với người không biết, không phải đối với người không thấy.

3) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào đối với người biết, đối với người thấy, các lậu hoặc được đoạn diệt? Đây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Đây là thọ... Đây là tưởng... Đây là hành... Đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với người biết, như vậy đối với người thấy, các lậu hoặc được đoạn diệt.

4) Này các Tỷ-kheo, trong đoạn diệt ấy, trí về đoạn diệt, Ta nói rằng trí ấy có duyên, không phải không có duyên.

5) Và này các Tỷ-kheo, duyên của trí về đoạn diệt là gì? Giải thoát là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng giải thoát có duyên, không phải không có duyên.

6) Và này các Tỷ-kheo, duyên của giải thoát là gì? Ly tham là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ly tham có duyên, không phải không có duyên.

7) Và này các Tỷ-kheo, duyên của ly tham là gì? Yếm ly là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng yếm ly có duyên, không phải không có duyên.

8) Và này các Tỷ-kheo, duyên của yếm ly là gì? Tri kiến như chân là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng tri kiến như chân có duyên, không phải không có duyên.

9) Và này các Tỷ-kheo, duyên của tri kiến như chân là gì? Định là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng định có duyên, không phải không có duyên.

10) Và này các Tỷ-kheo, duyên của định là gì? Lạc là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng lạc có duyên, không phải không có duyên.

11) Này các Tỷ-kheo, duyên của lạc là gì? Khinh an là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng khinh an có duyên, không phải không có duyên.

12) Và này các Tỷ-kheo, duyên của khinh an là gì? Hỷ là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hỷ có duyên, không phải không có duyên.

13) Và này các Tỷ-kheo, duyên của hỷ là gì? Hân hoan là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hân hoan có duyên, không phải không có duyên.

14) Và này các Tỷ-kheo, duyên của hân hoan là gì? Lòng tin là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng lòng tin có duyên, không phải không có duyên.

15) Và này các Tỷ-kheo, duyên của lòng tin là gì? Khổ là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng khổ có duyên, không phải không có duyên.

16) Và này các Tỷ-kheo, duyên của khổ là gì? Sanh là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng sanh có duyên, không phải không có duyên.

17) Và này các Tỷ-kheo, duyên của sanh là gì? Hữu là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hữu có duyên, không phải không có duyên.

18) Và này các Tỷ-kheo, duyên của hữu là gì? Thủ là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng thủ có duyên, không phải không có duyên.

19) Và này các Tỷ-kheo, duyên của thủ là gì? Ái là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ái có duyên, không phải không có duyên.

20-25) Và này các Tỷ-kheo, duyên của ái là gì? Thọ là câu trả lời... (như trên)...

Xúc là câu trả lời...

Sáu xứ là câu trả lời...

Danh sắc là câu trả lời...

Thức là câu trả lời...

Hành là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hành có duyên, không phải không có duyên.

26) Và này các Tỷ-kheo, duyên của hành là gì? Vô minh là câu trả lời.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt.

27) Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đỉnh núi trời mưa nặng hột và nước chảy theo triền thấp, tràn đầy hang núi, khe núi, thung lũng. Khi các hang núi, khe núi, thung lũng được tràn đầy, thời ao nhỏ được tràn đầy; ao nhỏ được tràn đầy thời ao lớn được tràn đầy; ao lớn tràn đầy thời sông nhỏ được tràn đầy; sông nhỏ được tràn đầy thời sông lớn được tràn đầy; sông lớn được tràn đầy thời biển lớn, đại dương được tràn đầy.

28) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt.

IV. NGOẠI ĐẠO SƯ (S.ii,32)

1)... Trú ở Ràjagaha (Vương xá), tại Veluvana (Trúc lâm).

2) Tôn giả Sàriputta vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Vương xá để khất thực.

3) Rồi Tôn giả Sàriputta suy nghĩ: “Thật là quá sớm để vào Vương xá khất thực. Ta hãy đi đến vườn của các du sĩ ngoại đạo”.

4) Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến vườn của các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, Tôn giả liền ngồi xuống một bên.

Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên:

5) – Này Hiền giả Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm. Này Hiền giả Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do người khác làm. Này Hiền giả Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm. Này Hiền giả Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh.

6) Ở đây, này Hiền giả Sàriputta, Sa-môn Gotama thuyết như thế nào, tuyên bố như thế nào? Và chúng tôi trả lời như thế nào để đáp đúng lời Sa-môn Gotama tuyên bố; chúng tôi không xuyên tạc Sa-môn Gotama không đúng sự thực. Pháp chúng tôi trả lời là thuận pháp; và không một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích.

7) Chư Hiền giả, Thế Tôn đã nói khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Thế Tôn tuyên bố, không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, pháp được trả lời là thuận pháp, và không một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích.

8) Ở đây, này chư Hiền, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm; khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do người khác làm; khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm; khổ ấy chính do duyên xúc... Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy chính do duyên xúc.

9) Ở đây, này chư Hiền, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do người khác làm. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Và những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Và những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra.

10) Tôn giả Ànanda nghe câu chuyện giữa Tôn giả Sàriputta với các du sĩ ngoại đạo ấy.

11) Rồi Tôn giả Ànanda, đi khất thực ở Vương xá xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda đem tất cả câu chuyện xảy ra giữa Tôn giả Sàriputta và các du sĩ ngoại đạo trình bày lên Thế Tôn.

12) – Lành thay, lành thay, này Ànanda! Sàriputta trả lời như vậy là trả lời một cách chơn chánh. Này Ànanda, Ta nói rằng khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Ta tuyên bố, không xuyên tạc Ta không đúng sự thật, và không một vị đồng pháp nào có muốn cật nạn, cũng không tìm được lý do để chỉ trích.

13) Ở đây, này Ànanda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm, khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm, và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy chính do duyên xúc.

14) Ở đây, này Ànanda, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra.

15) Này Ànanda, một thời Ta trú ở Vương xá, tại Trúc lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

16) Rồi này Ànanda, vào buổi sáng Ta đắp y, cầm y bát đi vào Vương xá để khất thực.

17) Rồi này Ànanda, Ta suy nghĩ như sau: “Thật là quá sớm đi vào Vương xá để khất thực. Vậy Ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo”.

18) Rồi này Ànanda, Ta đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến Ta nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, Ta ngồi xuống một bên.

Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Ta đang ngồi một bên:

19) “– Này Hiền giả Gotama, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm. Này Hiền giả Gotama, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do người khác làm. Này Hiền giả Gotama, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm. Nay Hiền giả Gotama, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh.

20) Ở đây, Tôn giả Gotama thuyết như thế nào? Chúng tôi trả lời như thế nào để đáp đúng lời Tôn giả Gotama tuyên bố; chúng tôi không xuyên tạc Tôn giả Gotama không đúng sự thật; pháp chúng tôi trả lời là thuận pháp và không một vị đồng pháp nào muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích?”

21) Khi được nói vậy, này Ànanda, Ta nói với các du sĩ ngoại đạo ấy:

“– Này chư Hiền, Ta đã nói khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Ta tuyên bố, không xuyên tạc Ta không đúng sự thật; pháp được trả lời là thuận pháp; và không một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích”.

22) Ở đây, chư Hiền giả, có những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm; khổ ấy chính do duyên xúc. Có những Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)... Có những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy chính do duyên xúc.

23) Ở đây, chư Hiền giả, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp tuyên bố khổ do tự mình làm; họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra.

24) – Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Làm sao tất cả nghĩa được nói chỉ trong một câu. Bạch Thế Tôn, nếu nghĩa này được nói rộng ra, nghĩa này sẽ sâu thẳm và có vẻ được xem là sâu thẳm.

25) – Vậy này Ànanda, Ông hãy trình bày nghĩa ấy ở đây.

26) – Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: “Này Hiền giả Ànanda, già, chết lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?” Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau: “Già, chết, thưa các Tôn giả, lấy sanh làm nhân, lấy sanh tập khởi, lấy sanh tác sanh, lấy sanh làm hiện hữu”. Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

27) Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: “Này Hiền giả Ànanda, sanh lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?”. Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời: “Sanh, thưa các Tôn giả, lấy hữu làm nhân, lấy hữu tập khởi, lấy hữu tác sanh, lấy hữu làm hiện hữu”. Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

28) Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: “Này Hiền giả Ànanda, hữu lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?”. Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau: “Hữu, thưa các Tôn giả, lấy thủ làm nhân, lấy thủ tập khởi, lấy thủ tác sanh, lấy thủ làm hiện hữu”. Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

29-31) Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: “Này Hiền giả Ànanda, thủ lấy gì làm nhân... ái lấy gì làm nhân... thọ lấy gì làm nhân... (như trên)....” Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: “Này Hiền giả Ànanda, xúc lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?”. Được hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau: “Xúc, thưa các Hiền giả, lấy sáu xứ làm nhân, lấy sáu xứ tập khởi, lấy sáu xứ tác sanh, lấy sáu xứ làm hiện hữu. Thưa các Hiền giả, do sự ly tham, đoạn diệt hoàn toàn các xúc xứ, xúc được đoạn diệt. Do xúc diệt, thọ diệt; do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt; do thủ diệt, hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này”. Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

V. BHÙMIJA (Tạp 14.1 Phù di, Đại 2.95b) (S.ii,37)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) Rồi Tôn giả Bhùmija, vào buổi chiều, từ chỗ độc cư Thiền tịnh đứng đậy, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Bhùmija thưa Tôn giả Sàriputta:

3) – Hiền giả Sàruputta, có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ lạc do tự mình làm. Hiền giả Sàruputta, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ lạc do người khác làm. Hiền giả Sàriputta, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ lạc do tự mình làm và do người khác làm. Hiền giả Sàriputta, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ lạc không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ lạc do tự nhiên sanh.

4) Ở đây, này Hiền giả Sàriputta, Thế Tôn thuyết như thế nào, tuyên bố như thế nào? Và chúng tôi trả lời như thế nào để đáp đúng lời Thế Tôn tuyên bố; chúng tôi không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật; pháp chúng tôi trả lời là thuận pháp; và không một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn không tìm được lý do để chỉ trích?

5) – Này Hiền giả, Thế Tôn đã nói lạc khổ do duyên mà sanh? Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Thế Tôn tuyên bố, không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật; pháp được trả lời là thuận pháp, và không một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích.

6) Ở đây, này Hiền giả, các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ do tự mình làm; lạc khổ ấy chính do duyên xúc. Các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)... Các Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố là lạc khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, lạc khổ do tự nhiên sanh; lạc khổ ấy chính do duyên xúc.

7) Ở đây, này Hiền giả, các Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ do tự mình làm, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Các Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)... Các Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, lạc khổ do tự nhiên sanh, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra.

8) Tôn giả Ànanda được nghe chuyện này giữa Tôn giả Sàriputta với Tôn giả Bhùmija.

9) Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda đem tất cả câu chuyện xảy ra như thế nào giữa Tôn giả Sàriputta với Tôn giả Bhùmija bạch lên Thế Tôn.

10) – Lành thay, lành thay! Này Ànanda, Sàriputta trả lời như vậy là trả lời một cách chơn chánh. Này Ànanda, Ta nói rằng khổ là do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Ta tuyên bố, không xuyên tạc Ta không đúng sự thật; pháp được trả lời là thuận pháp và không một vị đồng pháp nào cật vấn Ta có thể tìm được lý do để chỉ trích.

11) Ở đây, này Ànanda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ do tự mình làm, lạc khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ lạc do tự nhiên sanh; khổ lạc ấy chính do duyên xúc.

12) Ở đây, này Ànanda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ do tự mình làm, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện ấy không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, lạc khổ do tự nhiên sanh, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện ấy không xảy ra.

13) Này Ànanda, chỗ nào có thân, do nhân thân tư niệm, thời nội thân khởi lên lạc khổ. Chỗ nào có lời nói, này Ànanda, do nhân khẩu tư niệm, thời nội thân khởi lên lạc khổ. Chỗ nào có ý, này Ànanda, do nhân ý tư niệm, thời nội thân khởi lên lạc khổ.

14) Do duyên vô minh, hoặc tự chúng ta, này Ànanda, làm các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc những người khác, này Ànanda, làm các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc với ý thức rõ ràng, này Ànanda, làm các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc không với ý thức rõ ràng, này Ànanda, làm các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

15) Hoặc tự chúng ta, này Ànanda, làm các khẩu hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc những người khác này Ànanda làm các khẩu hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

16) Hoặc với ý thức rõ ràng, này Ànanda... (như trên)... Hoặc không với ý thức rõ ràng, này Ànanda, làm các khẩu hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

17) Hoặc tự mình, này Ànanda, làm các ý hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc những người khác, này Ànanda, làm các ý hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

18) Hoặc với ý thức rõ ràng, này Ànanda... (như trên)... Hoặc không với ý thức rõ ràng, này Ànanda làm các ý hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

19) Này Ànanda, trong sáu pháp này, đều bị vô minh chi phối. Này Ànanda, với ly tham, đoạn diệt hoàn toàn vô minh, thân ấy không có; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Khẩu ấy không có; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Ý ấy không có; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Chúng không phải là đồng ruộng, chúng không phải là căn cứ, chúng không phải là xứ, chúng không phải là luận sự; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

VI. UPAVÀNA (Ưu-ba-ma-na) (S.ii,41)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) Rồi Tôn giả Upavàna đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Upavàna bạch Thế Tôn:

3) – Bạch Thế Tôn, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ do tự mình làm. Bạch Thế Tôn lại có những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ do người khác làm. Bạch Thế Tôn, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm. Bạch Thế Tôn, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh.

4) Ở đây, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết như thế nào, tuyên bố như thế nào? Và chúng con trả lời như thế nào để đáp đúng lời Thế Tôn tuyên bố; chúng con không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thực; pháp chúng con trả lời là thuận pháp và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích?

5) – Này Upavàna, Ta đã nói khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Ta tuyên bố, không xuyên tạc Ta không đúng sự thực; pháp được trả lời là thuận pháp và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích.

6) Ở đây, này Upavàna, những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ do tự mình làm ra; khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ không do mình làm ra, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy chính do duyên xúc.

7) Ở đây, này Upavàna, những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ do tự mình làm, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra.

VII. DUYÊN (S.ii,42)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

3) Này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, hủ bại, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị một diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vứt bỏ; đây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già chết.

4) Do sanh khởi, già chết khởi. Do sanh diệt, già chết diệt. Đây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già chết đoạn diệt tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

 5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh?....

 6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu?....

 7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ?....

 8) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái?....

 9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ?....

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc?....

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ?....

12) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc?....

13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức?.... (xem như trên, chương Một, phẩm Một, II. 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13)

14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

Do vô minh khởi, hành khởi. Do vô minh diệt, hành diệt. Đây là Thánh đạo tám ngành đưa đến sự đoạn diệt các hành. Tức là chánh tri kiến... chánh định.

15) Này các Tỷ-kheo, do vị Thánh đệ tử biết duyên như vậy, duyên tập khởi như vậy, duyên đoạn diệt như vậy; biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đạt tri kiến, đạt kiến, đã đạt đến diệu pháp này, thấy được diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử.

VIII. VỊ TỶ-KHEO (Tạp 14.14, Lão Tử, Đại 2,99c) (S.ii.43)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) Tại đây...

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hiểu rõ già chết, hiểu rõ già chết tập khởi, hiểu rõ già chết đoạn diệt, hiểu rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt... (như trên)...

 4)... Hiểu rõ sanh...

 5)... Hiểu rõ hữu...

 6)... Hiểu rõ thủ...

 7)... Hiểu rõ ái...

 8)... Hiểu rõ thọ...

 9)... Hiểu rõ xúc...

10)... Hiểu rõ sáu xứ...

11)... Hiểu rõ danh sắc...

12)... Hiểu rõ thức...

13)... Hiểu rõ hành, hiểu rõ hành tập khởi, hiểu rõ hành đoạn diệt.

14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là già chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị một diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vứt bỏ; đây gọi là chết. Như vậy đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già chết.

15) Do sanh khởi, già chết khởi. Do sanh diệt, già chết diệt. Đây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già chết đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định.

16-24) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh... (như trên)... Này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu... Này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ... Này các Tỷ-kheo, thế nào là ái... là thọ... là xúc... là sáu xứ... là danh sắc... là thức?...

25) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có ba hành này, này các Tỷ-kheo: thân hành, khẩu hành, ý hành. Ba hành này, này các Tỷ-kheo, được gọi là hành.

Do vô minh khởi nên hành khởi. Do vô minh diệt nên hành diệt. Đây chính là Thánh đạo tám ngành đưa đến hành đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... (như trên)... chánh định.

26) Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo biết rõ già chết như vậy, biết rõ già chết tập khởi như vậy, biết rõ già chết đoạn diệt như vậy, biết rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt như vậy.

27-36) Do biết rõ sanh như vậy... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... Do biết rõ hành như vậy, biết rõ hành tập khởi như vậy, biết rõ hành đoạn diệt như vậy, do biết rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt như vậy.

37) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được gọi là đạt tri kiến, đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, thấy được diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử.

IX. SA-MÔN, BÀ-LA-MÔN (Tạp 14,12-3, Sa-môn, Bà-la-môn, Đại 2,99b)(S.ii,42)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2-12) Ở đây, này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không hiểu rõ già chết, không hiểu rõ già chết tập khởi, không hiểu rõ già chết đoạn diệt, không hiểu rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt, không hiểu rõ sanh... (như trên)... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... không hiểu rõ hành, không hiểu rõ hành tập khởi, không hiểu rõ hành đoạn diệt, không hiểu rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt.

13) Những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Và những Tôn giả ấy cũng không có thể ngay trong đời sống hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.

14-24) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào hiểu rõ già chết, hiểu rõ già chết tập khởi, hiểu rõ già chết đoạn diệt, hiểu rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt, hiểu rõ sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... hiểu rõ hành, hiểu rõ hành tập khởi, hiểu rõ hành đoạn diệt, hiểu rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt;

25) Những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Và những Tôn giả ấy ngay trong đời sống hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.

X. SA-MÔN, BÀ-LA-MÔN (như trên) (S.ii,46)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) Ở đây...

3) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không biết già chết, không biết già chết tập khởi, không biết già chết đoạn diệt, không biết con đường đưa đến già chết đoạn diệt; họ chắc chắn vượt qua già chết và an trú; sự kiện như vậy không xảy ra.

4-12) Không biết sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức...

13) Không biết hành, không biết hành tập khởi, không biết hành đoạn diệt, không biết con đường đưa đến hành đoạn diệt, họ chắc chắn vượt qua các hành và an trú; sự kiện như vậy không xảy ra.

14) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết già chết, biết già chết tập khởi, biết già chết đoạn diệt, biết con đường đưa đến già chết đoạn diệt; họ chắc chắn vượt qua già chết và an trú, sự kiện như vậy có xảy ra.

15-23) Biết sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... biết hành, biết hành tập khởi, biết hành đoạn diệt; họ chắc chắn vượt qua các hành và an trú; sự kiện như vậy có xảy ra.

IV. PHẨM KALARA - VỊ SÁT-ĐẾ-LỴ

I. SANH (Tạp 14.3 Tập sanh, Đại 2,95b) (S.ii.47)

1) Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi.

I

2) Rồi Thế Tôn gọi Tôn giả Sàriputta:

– Này Sàriputta, trong kinh Paràyana, đoạn các câu hỏi của Ajita, có bài:

Thuần thục pháp hữu vi,

Ở đây nhiều hữu học,

Trí tuệ những vị ấy,

Trong uy nghi của họ,

Hãy đáp lời ta hỏi,

Nói lên, này Thân hữu!

Này Sàriputta, lời nói tóm tắt này, ý nghĩa cần phải được nhận hiểu một cách rộng rãi như thế nào?

Được nói vậy, Tôn giả Sàriputta giữ im lặng.

3) Lần thứ hai, Thế Tôn gọi Tôn giả Sàriputta... (như trên)... Lần thứ hai, Tôn giả Sàriputta giữ im lặng.

4) Lần thứ ba, Thế Tôn gọi Tôn giả Sàriputta:

– Này Sàriputta, trong kinh Karàyana, đoạn các câu hỏi của Ajita, có bài:

Thuần thục pháp hữu vi,

Ở đây nhiều hữu học,

Trí tuệ những vị ấy,

Trong uy nghi của họ,

Hãy đáp lời ta hỏi,

Nói lên, này Thân hữu!

Này Sàriputta, lời nói tóm tắt này, ý nghĩa cần phải được nhận hiểu một cách rộng rãi như thế nào?

Lần thứ ba, Tôn giả Sàriputta giữ im lặng.

II

5) Này Sàriputta, Ông có thấy cái này được sinh thành? Này Sàriputta, Ông có thấy cái này được sinh thành?

6) Cái này được sinh thành. Bạch Thế Tôn, vị ấy với chánh trí tuệ thấy như chơn cái này được sinh thành. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với cái được sinh thành, vị ấy thấy với chánh trí tuệ, sự tục sanh do một loại đồ ăn. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn, vị ấy lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt sự tục sanh do một loại đồ ăn.

Do sự đoạn diệt của một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị sự đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt. Sau khi thấy như chơn với chánh tri tuệ, vị ấy thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị đoạn diệt. Như vậy, bạch Thế Tôn là bậc hữu học.

7) Và bạch Thế Tôn, như thế nào là thuần thục pháp hữu vi? Bạch Thế Tôn, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ cái này được sinh thành. “Cái này được sinh thành”; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với cái được sinh thành, vị ấy được giải thoát không có chấp thủ. Vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự tục sanh do một loại đồ ăn, vị ấy được giải thoát, không chấp thủ.

Do sự đoạn diệt của một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt một loại đồ ăn, cái được sinh thành phải bị đoạn diệt; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị đoạn diệt, vị ấy được giải thoát, không có chấp thủ. Như vậy, bạch Thế Tôn, là thuần thục pháp hữu vi.

8) Như vậy, bạch Thế Tôn, như đã được nói trong kinh Paràyana, đoạn các câu hỏi của Ajita, có bài:

Thuần thục pháp hữu vi,

Ở đây nhiều hữu học,

Trí tuệ những vị ấy,

Trong uy nghi của họ,

Hãy đáp lời ta hỏi,

Nói lên, này Thân hữu!

Bạch Thế Tôn, lời nói tóm tắt này, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

III

9) Lành thay, lành thay! Cái này được sinh thành, này Sàriputta, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Cái này được sinh thành; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt, đối với cái được sinh thành. Vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ, sự tục sanh do một loại đồ ăn. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, sự tục sanh do một loại đồ ăn, lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự tục sanh do một loại đồ ăn.

Do sự đoạn diệt của một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt với một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, vị ấy thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị đoạn diệt.

Như vậy, này Sàriputta, là bậc hữu học.

10) Và này Sàriputta, như thế nào là thuần thục pháp hữu vi? Này Sàriputta, cái này được sinh thành, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Cái này được sinh thành; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với cái được sinh thành, vị ấy được giải thoát, không có chấp thủ.

Vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, sự tục sanh do một loại đồ ăn, đối với sự tục sanh do một loại đồ ăn, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt, vị ấy được giải thoát, không chấp thủ.

Do sự đoạn diệt một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt một loại đồ ăn, cái được sinh thành phải bị đoạn diệt; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị đoạn diệt, vị ấy được giải thoát không có chấp thủ.

Như vậy, này Sàriputta, là thuần thục pháp hữu vi.

11) Như vậy, này Sàriputta, như đã được nói trong kinh Paràyana, đoạn các câu hỏi của Ajita, có bài:

Thuần thục pháp hữu vi,

Ở đây nhiều hữu học,

Trí tuệ những vị ấy,

Trong uy nghi của họ,

Hãy đáp lời ta hỏi,

Nói lên, này Thân hữu!

Này Sàriputta, lời nói tóm tắt này cần hiểu ý nghĩa một cách, rộng rãi như vậy.

II. KALÀRA (S.ii,50)

1)... Trú ở Sàvatthi.

I

2) Rồi Tỷ-kheo Kalàra Khattiya đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo Kalàra Khattiya nói với Tôn giả Sàriputta:

– Này Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo Moliyap-hagguna đã từ bỏ học tập và hoàn tục.

– Vậy vị Tôn giả ấy, không tìm được sự an ủi trong Pháp và Luật này?

4) Vậy Tôn giả Sàriputta đã đạt được sự an ủi trong Pháp và Luật này?

– Này Hiền giả, tôi không có nghi ngờ gì!

5) – Này Hiền giả, còn đối với tương lai?

– Tôi không có băn khoăn, này Hiền giả.

6) Rồi Tỷ-kheo Kalàra Khattiya từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

7) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo Kalàra Khattiya bạch Thế Tôn:

– Con được biết, bạch Thế Tôn, Tôn giả Sàriputta tuyên bố được chánh trí như sau: “Sanh đã tận; Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm; không còn trở lại trạng thái này nữa”.

8) Rồi Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo:

– Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta, gọi Sàriputta: “Hiền giả Sàriputta, bậc Đạo sư gọi Hiền giả”.

9) – Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói với Tôn giả Sàriputta: “Bậc Đạo sư cho gọi Hiền giả”.

10) – Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Sàriputta vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

II

11) Thế Tôn nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi một bên:

– Này Sàriputta, có đúng sự thật chăng là Ông có tuyên bố đã chứng được chánh trí: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”?

– Bạch Thế Tôn, không phải với những câu ấy, với những chữ ấy, ý nghĩa ấy được con nói đến như vậy.

12) – Vậy với pháp môn nào, này Sàriputta, Thiện nam tử nói đến sự chứng đắc trí, lời tuyên bố cần phải được xem đúng như lời tuyên bố.

13) – Bạch Thế Tôn, chính con đã nói như sau: “Bạch Thế Tôn, không phải với những câu ấy, với những chữ ấy, ý nghĩa ấy được con nói đến như vậy”.

14) – Nếu họ có hỏi Ông, này Sàriputta: “Ông biết như thế nào, này Sàriputta, Ông thấy như thế nào mà Ông tuyên bố trí đã được chứng đắc: ‘Ta biết sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui lại trạng thái này nữa’?” Được hỏi vậy, này Sàriputta, Ông trả lời như thế nào?

15) – Nếu họ có hỏi con, bạch Thế Tôn: “Hiền giả biết như thế nào, này Hiền giả Sàriputta, Hiền giả thấy như thế nào mà tuyên bố trí đã được chứng đắc: ‘Ta đã biết, sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa’?” Được hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như sau:

16) “Vì rằng này Hiền giả, trong (danh từ) tận diệt, ta hiểu được là sự tận diệt của nhân, chính do nhân ấy sanh sanh khởi. Sau khi hiểu được nghĩa tận diệt trong (danh từ) tận diệt, ta mới biết: ‘Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.’”

Được hỏi như vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

17) – Này Sàriputta, nếu Ông được hỏi: “Này Hiền giả Sàriputta, sanh lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?” Được hỏi như vậy, này Sàriputta, Ông trả lời như thế nào?

18) – Bạch Thế Tôn, nếu con được hỏi: “Này Hiền giả Sàriputta, sanh lấy gì làm nhân... (như trên)... lấy gì làm hiện hữu?” Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con trả lời như sau: “Sanh lấy hữu làm nhân, lấy hữu tập khởi, lấy hữu tác sanh, lấy hữu làm hiện hữu”. Được hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

19) – Này Sàriputta, nếu Ông được hỏi: “Này Hiền giả Sàruputta, hữu lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?” Được hỏi vậy này Sàriputta, Ông trả lời như thế nào?

20) – Bạch Thế Tôn, nếu con được hỏi: “Này Hiền giả Sàriputta, hữu lấy gì làm nhân... lấy gì làm hiện hữu?” Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con trả lời như sau: “Hữu lấy thủ làm nhân, lấy thủ tập khởi, lấy thủ tác sanh, lấy thủ làm hiện hữu”. Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

21) – Này Sàriputta, nếu Ông được hỏi: “Này Hiền giả Sàriputta, thủ lấy gì làm nhân... (như trên)...”

22-23) – Và này Sàriputta, nếu Ông được hỏi: “Này Hiền giả Sàriputta, ái lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?” Được hỏi vậy, này Sàriputta, Ông trả lời như thế nào?

24) – Bạch Thế Tôn, nếu con được hỏi: “Này Hiền giả Sàriputta, ái lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì hiện hữu?”. Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau: “Này Hiền giả, ái lấy thọ làm nhân, lấy thọ tập khởi, lấy thọ tác sanh, lấy thọ làm hiện hữu”. Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

25) – Này Sàriputta, nếu Ông được hỏi: “Làm sao, này Hiền giả Sàriputta, Hiền giả biết như thế nào, Hiền giả thấy như thế nào, cảm thọ diệu lạc ấy không tồn tại?” Được hỏi vậy, này Sàriputta, Ông trả lời như thế nào?

26) – Bạch Thế Tôn, nếu con được hỏi: “Này Hiền giả Sàriputta, Hiền giả biết như thế nào, Hiền giả thấy như thế nào, cảm thọ diệu lạc không tồn tại?” Được hỏi vậy, Bạch Thế Tôn con trả lời như sau:

27) “Này Hiền giả, có ba cảm thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Này Hiền giả, ba cảm thọ này vô thường, khi biết được cái gì vô thường là khổ, thời cảm thọ diệu lạc ấy không tồn tại”.

Được hỏi vậy, bạch Thế Tôn con trả lời như vậy.

28) – Lành thay, lành thay này Sàriputta! Pháp môn (phương tiện) này, này Sàriputta, có thể trả lời tóm tắt như sau: Cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ.

29) – Này Sàriputta, nếu Ông được hỏi: “Hiền giả được giải thoát như thế nào, này Hiền giả Sàriputta, mà Hiền giả tuyên bố trí đã được chứng đắc: ‘Ta biết: Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa’?” Được hỏi vậy, này Sàriputta, Ông trả lời như thế nào?

30) – Bạch Thế Tôn, nếu con được hỏi: “Hiền giả được giải thoát như thế nào, này Hiền giả Sàriputta, mà Hiền giả tuyên bố trí đã được chứng đắc: ‘Ta biết: Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa’?” Được hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như sau:

31) “Do tự giải thoát, chư Hiền giả, do đoạn diệt tất cả chấp thủ, ta sống an trú chánh niệm như vậy. Nhờ sống an trú chánh niệm như vậy, các lậu hoặc không còn tiếp tục rỉ chảy, và ta không chấp nhận tự ngã”.

Được hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

32) – Lành thay, lành thay này Sàriputta! Pháp môn (phương tiện) này, này Sàriputta, có thể trả lời tóm tắt như sau: Những cái gì được vị Sa-môn gọi là lậu hoặc, ta không còn nghi ngờ gì nữa, chúng đã được ta diệt tận. Ta không còn phân vân gì nữa.

33) Nói vậy xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào Tinh xá.

III

34) Rồi Tôn giả Sàriputta, sau khi Thế Tôn đi chẳng lao lâu, liền bảo các Tỷ-kheo:

35) – Này chư Hiền giả, Thế Tôn hỏi ta câu hỏi thứ nhất mà ta chưa được biết trước, lúc ấy trí ta còn chậm chạp. Nhưng này chư Hiền giả, khi Thế Tôn tùy hỷ (trả lời câu) hỏi thứ nhất của ta, ta suy nghĩ như sau:

36) “Nếu Thế Tôn hỏi ta ý nghĩa trọn ngày với những văn cú sai khác, với những pháp môn (phương tiện) sai khác, thời ta có thể trả lời Thế Tôn về ý nghĩa ấy cho đến trọn ngày với những văn cú sai khác, với những pháp môn sai khác.

37) Nếu Thế Tôn hỏi ta ý nghĩa trọn đêm với những văn cú sai khác, với những pháp môn (phương tiện) sai khác, thời ta có thể trả lời Thế Tôn về ý nghĩa ấy cho đến trọn đêm với những văn cú sai khác, với những pháp môn (phương tiện) sai khác.

38) Nếu Thế Tôn hỏi ta ý nghĩa trọn đêm và trọn ngày với những văn cú sai khác, với những pháp môn (phương tiện) sai khác, thời ta có thể trả lời Thế Tôn về ý nghĩa ấy cho đến trọn đêm và trọn ngày với những văn cú sai khác, với những pháp môn (phương tiện) sai khác.

39) Nếu Thế Tôn hỏi ta ý nghĩa này trọn hai đêm hai ngày, ta có thể trả lời Thế Tôn về ý nghĩa ấy trọn hai đêm hai ngày.

40) Nếu Thế Tôn hỏi ta ý nghĩa này trọn ba đêm ba ngày, ta có thể trả lời Thế Tôn về ý nghĩa ấy trọn ba đêm ba ngày.

41) Nếu Thế Tôn hỏi ta ý nghĩa này trọn bốn đêm bốn ngày, ta có thể trả lời Thế Tôn về ý nghĩa ấy trọn bốn đêm bốn ngày.

42) Nếu Thế Tôn hỏi ta ý nghĩa này trọn năm đêm năm ngày, ta có thể trả lời Thế Tôn về ý nghĩa này trọn năm đêm năm ngày.

43) Nếu Thế Tôn hỏi ta ý nghĩa này trọn sáu đêm sáu ngày, ta có thể trả lời Thế Tôn về ý nghĩa này trọn sáu đêm sáu ngày.

44) Nếu Thế Tôn hỏi ta ý nghĩa này trọn bảy đêm bảy ngày với những văn cú sai khác, với những pháp môn (phương tiện) sai khác, ta có thể trả lời Thế Tôn về ý nghĩa này trọn bảy đêm bảy ngày với những văn cú sai khác, với những pháp môn (phương tiện) sai khác”.

IV

45) Rồi Tỷ-kheo Kalàra Khattiya từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

46) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo Kalàra Khattiya bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Sàriputta đã rống lên tiếng rống con sư tử như sau: Này chư Hiền giả, Thế Tôn hỏi ta câu hỏi thứ nhất, mà ta chưa được biết trước, lúc ấy trí ta còn chậm chạp. Nhưng này chư Hiền giả, khi Thế Tôn tùy hỷ (trả lời câu) hỏi thứ nhất của ta, ta suy nghĩ như sau: “Nếu Thế Tôn hỏi ta về ý nghĩa này trọn ngày với những văn cú sai khác, với những phương tiện sai khác, ta có thể trả lời Thế Tôn về ý nghĩa ấy cho đến trọn ngày với những văn cú sai khác, với những pháp môn sai khác. Nếu Thế Tôn hỏi ta về ý nghĩa này cho đến trọn đêm... cho đến trọn đêm và trọn ngày... cho đến trọn ba... trọn bốn..., cho đến trọn năm... trọn sáu... trọn bảy đêm ngày với những văn cú sai khác, với những phương tiện sai khác”.

47) – Này các Tỷ-kheo, pháp giới ấy (Dhammadhàtu) được Sàriputta khéo thành đạt. Do khéo thành đạt pháp giới ấy, nếu Ta hỏi Sàriputta về ý nghĩa này trọn ngày với những văn cú sai khác, với những phương tiện sai khác, thời Sàriputta có thể trả lời Ta về ý nghĩa này cho đến trọn ngày, với những văn cú sai khác, với những phương tiện sai khác. Nếu Ta hỏi Sàriputta về ý nghĩa này cho đến trọn đêm với những văn cú sai khác, với những phương tiện sai khác, thời Sàriputta có thể trả lời Ta về ý nghĩa này cho đến trọn đêm với những văn cú sai khác, với những phương tiện sai khác. Nếu Ta hỏi Sàriputta về ý nghĩa này cho đến trọn đêm và trọn ngày, Sàriputta có thể trả lời Ta về ý nghĩa này cho đến trọn đêm và trọn ngày. Nếu Ta hỏi Sàriputta về ý nghĩa này cho đến trọn cả hai đêm và hai ngày, Sàriputta có thể trả lời Ta về ý nghĩa này cho đến trọn cả hai đêm hai ngày. Nếu Ta hỏi Sàriputta về ý nghĩa này cho đến trọn cả ba đêm ba ngày, Sàriputta có thể trả lời Ta về ý nghĩa này cho đến cả ba đêm ba ngày. Nếu Ta hỏi Sàriputta về ý nghĩa này cho đến trọn bốn đêm bốn ngày, Sàriputta có thể trả lời Ta về ý nghĩa này cho đến bốn đêm bốn ngày. Nếu Ta hỏi Sàriputta về ý nghĩa này cho đến trọn năm đêm năm ngày, Sàriputta có thể trả lời Ta về ý nghĩa này cho đến trọn năm đêm năm ngày. Nếu Ta hỏi Sàriputta về ý nghĩa này cho đến trọn sáu đêm sáu ngày, Sàriputta có thể trả lời Ta về ý nghĩa này cho đến trọn sáu đêm sáu ngày. Nếu Ta hỏi Sàriputta về ý nghĩa này trọn bảy đêm bảy ngày với những văn cú sai khác, với những pháp môn sai khác, Sàriputta có thể trả lời cho Ta về ý nghĩa ấy cho đến trọn bảy đêm bảy ngày với những văn cú sai khác, với những pháp môn sai khác.

III. NHỮNG CĂN BẢN CỦA TRÍ (Tạp 14.15 Chủng Trí, Đại 2, 99c) (S.ii,56)

1)... Ở Sàvatthi.

2)... Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ thuyết về bốn mươi bốn căn bản của trí cho các Ông. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bốn mươi bốn căn bản của trí?

4) Già chết trí, già chết tập trí, già chết diệt trí, trí về con đường đưa đến già chết diệt.

5) Sanh trí, sanh tập trí, sanh diệt trí, trí về con đường đưa đến sanh diệt.

6) Hữu trí, hữu tập trí, hữu diệt trí, trí về con đường đưa đến hữu diệt.

7) Thủ trí, thủ tập trí, thủ diệt trí, trí về con đường đưa đến thủ diệt.

8) Ái trí, ái tập trí, ái diệt trí, trí về con đường đưa đến ái diệt.

9) Thọ trí, thọ tập trí, thọ diệt trí, trí về con đường đưa đến thọ diệt.

10) Xúc trí...

11) Sáu xứ trí...

12) Danh sắc trí...

13) Thức trí...

14) Hành trí, hành tập trí, hành diệt trí, trí về con đường đưa đến hành diệt.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bốn mươi bốn căn bản của trí.

15) Này các Tỷ-kheo, thế nào là già chết? Cái gì thuộc về chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị một diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vất bỏ; đây gọi là chết. Như vậy là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già chết.

16) Do sanh tập khởi nên già chết tập khởi. Do sanh diệt nên già chết diệt. Đây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già chết diệt; tức là chánh tri kiến... chánh định.

17) Này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử biết già chết như vậy, biết già chết tập khởi như vậy, biết già chết diệt như vậy, biết con đường đưa đến già chết diệt như vậy.

18) Đây là pháp trí của vị ấy. Vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập (pariyogathena) hướng dẫn thái độ (nayam) của mình đối với quá khứ và tương lai.

19) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã hiểu rõ già chết, đã hiểu rõ già chết tập khởi, đã hiểu rõ già chết diệt, đã hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy đều hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy.

20) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ (abhijanissanti) già chết, sẽ hiểu rõ già chết tập khởi, sẽ hiểu rõ già chết diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy. Đây tức là tùy trí (anvaye nànam) của vị ấy.

21) Này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh và thuần tịnh hai loại trí, pháp trí và tùy trí; này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là Thánh đệ tử đạt tri kiến, (dithisampanno) đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã thấy diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ (nibbedhi kapanno), đã đứng gõ vào cửa bất tử.

22) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh?....

23) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu?....

24) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ?....

25) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái?....

26) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ?....

27) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc?....

28) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ?....

29) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc?....

30) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức?....

31) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có ba hành này, này các Tỷ-kheo, thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

32) Do vô minh tập khởi, hành tập khởi. Do vô minh tập khởi diệt, hành diệt. Đây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến hành diệt; tức là chánh tri kiến... chánh định.

33) Vì rằng này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử biết hành như vậy, biết hành tập khởi như vậy, biết hành diệt như vậy, biết con đường đưa đến hành diệt như vậy. Đây là pháp trí của vị ấy, vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập, hướng dẫn thái độ (nayam) của mình đối với quá khứ, tương lai.

34) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã hiểu rõ các hành, đã hiểu rõ hành tập khởi, đã hiểu rõ hành diệt, đã hiểu rõ con đường đưa đến hành diệt; tất cả những vị ấy đều hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy.

35) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ các hành, sẽ hiểu rõ hành tập khởi, sẽ hiểu rõ hành diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến hành diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy; như vậy, như hiện nay Ta vậy. Đây tức là tùy trí của vị ấy.

36) Này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh, thuần tịnh hai loại trí, pháp trí và tùy trí; này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là vị Thánh đệ tử đạt tri kiến, đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, thấy diệu pháp này, đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử.

IV. NHỮNG CĂN BẢN CỦA TRÍ (Tạp 14.16 Chủng Trí, Đại 2, 99c) (S.ii.59)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông bảy mươi bảy căn bản của trí. Hãy nghe và khéo tư niệm... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy mươi bảy căn bản của trí?

 3) Trí biết rằng già chết do duyên sanh. Trí biết rằng không có sanh thời không có già. Trí biết rằng trong quá khứ già chết cũng do duyên sanh. Trí biết rằng không có sanh thời không có già chết. Trí biết rằng trong tương lai già chết cũng do duyên sanh. Trí biết rằng không có sanh thời sẽ không có già chết. Phàm khi nào có trí về trú pháp, chỗ ấy cũng có trí tận pháp, hoại pháp, ly tham pháp, diệt pháp.

 4) Trí biết rằng sanh do duyên hữu...

 5) Trí biết rằng hữu do duyên thủ...

 6) Trí biết rằng thủ do duyên ái...

 7) Trí biết rằng ái do duyên thọ...

 8) Trí biết rằng thọ do duyên xúc...

 9) Trí biết rằng xúc do duyên sáu xứ...

10) Trí biết rằng sáu xứ do duyên danh sắc...

11) Trí biết rằng danh sắc do duyên thức...

12) Trí biết rằng thức do duyên hành...

13) Trí biết rằng hành do duyên vô minh. Trí biết rằng không có vô minh thời không có hành. Trí biết rằng trong quá khứ hành cũng do duyên vô minh. Trí biết rằng không có vô minh thời không có hành. Trí biết rằng trong tương lai hành cũng sẽ do duyên vô minh. Trí biết rằng không có vô minh thời sẽ không có hành. Phàm khi nào có trí về trú pháp, thời cũng có trí về tận pháp, hoại pháp, ly tham pháp, diệt pháp.

14) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bảy mươi bảy căn bản của trí.

V. DO DUYÊN VÔ MINH (Tạp 14.17-8 Vô Minh Tăng, Đại 2, 100a) (S.ii,60

1)... Trú ở Sàvatthi...

2) – Này các Tỷ-kheo, do duyên vô minh có hành; do duyên hành có thức... như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

3) – Bạch Thế Tôn, thế nào là già chết? Và già chết này là của ai?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi không thích hợp. Này Tỷ-kheo, Ông có thể nói: “Thế nào là già chết, và già chết này là của ai?”, hay này Tỷ-kheo, Ông có thể nói: “Già chết là khác và người già và chết là khác”, hai câu hỏi này nghĩa là một, chỉ có văn sai khác. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là một”, chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là khác”, chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, từ bỏ hai cực đoan này, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo (và nói): “Do duyên sanh nên có già chết”.

4) – Bạch Thế Tôn, thế nào là sanh và sanh này là của ai?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi không thích hợp. Này Tỷ-kheo, Ông có thể nói: “Thế nào là sanh, và sanh này là của ai?”, hay này Tỷ-kheo, Ông có thể nói: “Sanh là khác và người sanh là khác”, hai câu hỏi này có nghĩa là một, chỉ có văn sai khác. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là một”, chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là khác”, chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, từ bỏ hai cực đoan này, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo (và nói): “Do duyên hữu nên có sanh”.

5) – Bạch Thế Tôn, thế nào là hữu và hữu này của ai?

Thế Tôn nói:

– Câu hỏi không thích hợp. Này Tỷ-kheo, Ông có thể hỏi: “Thế nào là hữu và hữu này của ai?”, hay Ông có thể nói: “Hữu khác và người có hữu này khác”, hai câu hỏi này là một, chỉ có văn sai khác. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là một”, chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là khác”, chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, từ bỏ hai cực đoan này, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo (và nói): “Do duyên thủ nên có hữu”.

 6) – Bạch Thế Tôn, thế nào là thủ và thủ này của ai?... (như trên)... Do duyên ái nên có thủ.

 7)... Do duyên thọ nên có ái...

 8)... Do duyên xúc nên có thọ...

 9)... Do duyên sáu xứ nên có xúc...

10)... Do duyên danh sắc nên có sáu xứ...

11)... Do duyên thức nên có danh sắc...

12)... Do duyên hành nên có thức...

13) – Bạch Thế Tôn, thế nào là các hành, và các hành này là của ai?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi không thích hợp. Này Tỷ-kheo, Ông có thể nói: “Thế nào là các hành và các hành này là của ai?”, hay này Tỷ-kheo, Ông có thể nói: “Các hành là khác và người có các hành này là khác”, hai câu hỏi này là một, chỉ có văn sai khác. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là một”, chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là khác”, chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, từ bỏ hai cực đoan này, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo và nói: “Do duyên vô minh nên có các hành”. Này Tỷ-kheo, do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các tạp luận (hý luận), dị thuyết, xuyên tạc liên hệ ấy hay bất cứ loại nào (sẽ được đoạn tận... ).

14) Như câu hỏi: “Thế nào là già chết và già chết này là của ai?”. Hay “Già chết là khác và người có già chết là khác?” hay “Sinh mạng và thân thể này là một”, hay “Sinh mạng và thân thể là khác”, tất cả đều được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể hiện hữu, khiến cho tương lai không thể sanh khởi. Này Tỷ-kheo, do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các tạp luận, dị thuyết, xuyên tạc liên hệ ấy hay bất cứ loại nào (sẽ được đoạn tận... ).

15) Như câu hỏi: “Thế nào là sanh và sanh này là của ai?”. Hay “Sanh là khác và người có sanh là khác”, hay “Sinh mạng và thân thể là một”, hay “Sinh mạng và thân thể là khác”, tất cả đều được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể hiện hữu, khiến trong tương lai không thể sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các tạp luận, dị thuyết, xuyên tạc liên hệ ấy hay bất cứ loại nào (sẽ được đoạn tận... ).

16) Thế nào là hữu...

17) Thế nào là thủ...

18) Thế nào là ái...

19) Thế nào là thọ...

20) Thế nào là xúc...

21) Thế nào là sáu xứ...

22) Thế nào là danh sắc...

23) Thế nào là thức... Này các Tỷ-kheo, do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các tạp luận, dị thuyết, xuyên tạc liên hệ ấy hay bất cứ loại nào (sẽ được đoạn tận... ).

24) Như câu hỏi: “Thế nào là các hành và các hành này là của ai?”. Hay “Các hành là khác và người có các hành này là khác”, hay “Sinh mạng và thân thể là một”, hay “Sinh mạng và thân thể là khác”; tất cả đều được đoạn tận cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể hiện hữu, khiến cho trong tương lai không thể sanh khởi.

VI. DO DUYÊN VÔ MINH (S.ii,63)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2)... Này các Tỷ-kheo, do duyên vô minh nên có các hành. Do duyên hành nên có thức... như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

3) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nói: “Thế nào là già chết và già chết này của ai?” Hay này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nói: “Già chết là khác và người có già chết là khác” hai câu này đồng một nghĩa, chỉ có văn sai khác. Này các Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là một”, chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này các Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng là khác, thân thể là khác”, chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này các Tỷ-kheo, từ bỏ hai cực đoan ấy Như Lai thuyết pháp theo trung đạo, nói rằng: “Do duyên sanh có già chết...”.

 4) Thế nào là sanh?...

 5) Thế nào là hữu?...

 6) Thế nào là thủ?...

 7) Thế nào là ái?...

 8) Thế nào là thọ?...

 9) Thế nào là xúc?...

10) Thế nào là sáu xứ?...

11) Thế nào là danh sắc?...

12) Thế nào là thức?...

13) – Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nói: “Thế nào là các hành và các hành này là của ai?” Hay này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nói: “Các hành và người có các hành này khác”, hai câu hỏi ấy đồng nghĩa, chỉ có văn sai khác. Này các Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là một”, chỗ ấy, này các Tỷ-kheo, không có Phạm hạnh trú. Này các Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: “Sinh mạng và thân thể là khác”, chỗ ấy, này các Tỷ-kheo, không có Phạm hạnh trú. Này các Tỷ-kheo, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo nói rằng: “Do duyên vô minh, có các hành”.

14) Do sự đoạn diệt, ly tham vô minh một cách hoàn toàn, các tạp luận, dị thuyết, xuyên tạc liên hệ ấy hay bất cứ loại nào...

15) Thế nào là sanh?...

16) Thế nào là hữu?...

17) Thế nào là thủ?...

18) Thế nào là ái?...

19) Thế nào là thọ?...

20) Thế nào là xúc?...

21) Thế nào là sáu xứ?...

22) Thế nào là danh sắc?...

23) Thế nào là thức?...

24) “Thế nào là hành và những hành này là của ai?” Hay “Các hành là khác và có ai có những hành này là khác”, hay “Sinh mạng và thân thể là một”, hay “Sinh mạng và thân thể là khác”; tất cả những loại liên hệ này được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể hiện hữu, khiến cho trong tương lai không thể sanh khởi.

VII. KHÔNG PHẢI CỦA ÔNG (Tạp 12.13, Phi Nhữ Sở Hữu, Đại 2, 84a) (S.ii,64)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, thân thể này không phải của các Ông, không phải của người khác.

3) Thân này, này các Tỷ-kheo, phải được xem là do hành động, do sắp đặt, do sự cố ý, do sự cảm thọ trong quá khứ.

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đa văn khéo léo chân chánh suy nghiệm định lý Duyên Khởi như sau:

 5) “Cái này có mặt cái kia có mặt. Do cái này sanh khởi, cái kia sanh khởi. Cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt. “Tức là do duyên vô minh có các hành. Do duyên hành có thức... như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

VIII. CETANÀ: TƯ TÂM SỞ (Tạp 14.19, Tư Lường. Đại 2,100a) (S.ii,65)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2)... Này các Tỷ-kheo, cái chúng ta tư niệm, tư lường, có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng trưởng, nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

3) Này các Tỷ-kheo, nếu không có tư niệm, không có tư lường nhưng nếu có thầm ý, (canuseti), cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng trưởng, nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

4) Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không có tư niệm, không có tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên không có mặt thời thức không an trú. Do thức ấy không an trú và không tăng trưởng, nên trong tương lai tái hữu không sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu không có mặt trong tương lai, nên sanh, già chết, sầu, bi, ưu, não được đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

IX. TƯ TÂM SỞ (Tạp 14.20 Tư Lường, Đại 2, 100b) (S.ii,66)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, cái gì chúng ta tư niệm, chúng ta tư lường, chúng ta có thầm ý, cái ấy trở thành (sở duyên) cho thức an trú. Do sở duyên có mặt nên thức có an trú. Do thức ấy an trú và tăng trưởng nên có sự hạ sanh danh sắc.

3) Do duyên danh sắc nên có sáu xứ. Do duyên sáu xứ nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ... ái... thủ... hữu... sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

4) Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không tư niệm, không tư lường nhưng có thầm ý, thời cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Do sở duyên có mặt nên thức có an trú. Do thức ấy an trú và tăng trưởng nên có sự hạ sanh danh sắc.

5) Do duyên danh sắc nên có sáu xứ... như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

6) Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không tư niệm, không tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú. Do sở duyên không có mặt nên thức không an trú. Do thức ấy không an trú và không tăng trưởng nên danh sắc không hạ sanh. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt... như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

X. TƯ TÂM SỞ (Tạp 14.21 Tư Lường, Đại 2, 100b) (S.ii,66)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2)... Này các Tỷ-kheo, cái gì chúng ta tư niệm, cái gì chúng ta tư lường, cái gì chúng ta có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Do sở duyên có mặt nên thức an trú.

3) Do thức ấy an trú và tăng trưởng nên có thiên về, hướng về (hệ trước: nati). Do có thiên về, hướng về nên có sự đi đến tái sanh. Do có sự đi đến tái sanh nên có từ bỏ và sanh khởi. Do có từ bỏ và sanh khởi nên trong tương lai sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

4) Này các Tỷ-kheo, nếu không có tư niệm, không có tư lường, nhưng chỉ có thầm ý, thời cái ấy là sở duyên cho thức an trú. Do sự có mặt của sở duyên nên thức an trú.

5) Do thức ấy an trú và tăng trưởng nên có thiên về, hướng về. Do có thiên về, hướng về nên có sự đi đến tái sanh. Do có sự đi đến tái sanh nên có từ bỏ và sanh khởi. Do có từ bỏ và sanh khởi, nên trong tương lai sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

6) Này các Tỷ-kheo, nếu không có tư niệm, tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú. Do sở duyên không có mặt nên thức không có an trú.

7) Do thức ấy không an trú, không tăng trưởng nên không có thiên về, hướng về. Do không có thiên về, hướng về nên không có đi đến tái sanh. Do không có sự đi đến tái sanh nên không có từ bỏ và sanh khởi. Do không có từ bỏ và sanh khởi nên trong tương lai sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

V. PHẨM GIA CHỦ

I. NĂM HẬN THÙ SỢ HÃI (S.ii,68)

1) Trú ở Savatthi...

2) Rồi Gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

 Thế Tôn nói với Gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:

3) – Khi nào, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử nhiếp phục được năm sợ hãi, hận thù, khi nào được đầy đủ bốn dự lưu chi, khi nào Thánh lý (nàya) nhờ trí tuệ được khéo thấy, được khéo thâm nhập, khi ấy, vị ấy nếu muốn có thể tự mình tuyên bố cho mình: “Ta là người đoạn diệt được địa ngục, đoạn diệt được bàng sanh, đoạn diệt được ngạ quỷ, đoạn diệt được cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, ta không còn bị đọa lạc, ta đã được quyết định, Chánh Đẳng Giác là mục tiêu tối hậu (của ta)”.

4) Thế nào là năm sợ hãi, hận thù được nhiếp phục?

5) Này Gia chủ, sợ hãi, hận thù do người sát sinh, vì duyên sát sinh đưa đến trong hiện tại; sợ hãi, hận thù đưa đến trong tương lai, kể cả tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ. Đối với vị đoạn tuyệt sát sanh, như vậy sợ hãi, hận thù được nhiếp phục.

6) Này Gia chủ, sợ hãi, hận thù do người lấy của không cho, vì duyên lấy của không cho đưa đến trong hiện tại; sợ hãi, hận thù đưa đến trong tương lai, kể cả tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ. Đối với vị đoạn tuyệt lấy của không cho, như vậy sợ hãi, hận thù được nhiếp phục.

7) Này Gia chủ, sợ hãi, hận thù do người sống tà hạnh trong các dục, vì duyên sống tà hạnh trong các dục đưa đến trong hiện tại; sợ hãi, hận thù đưa đến trong tương lai, kể cả tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ. Đối với vị đoạn tuyệt sống tà hạnh trong các dục vọng, như vậy sợ hãi, hận thù được nhiếp phục.

8) Này Gia chủ, sợ hãi, hận thù do người nói láo, và duyên nói láo đưa đến trong hiện tại; sợ hãi, hận thù đưa đến trong tương lai, kể cả tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ. Đối với vị đoạn tuyệt nói láo, như vậy sợ hãi, hận thù được nhiếp phục.

9) Này Gia chủ, sợ hãi, hận thù do người đắm say rượu men, rượu nấu, và duyên đắm say rượu men, rượu nấu đưa đến trong hiện tại; sợ hãi hận thù đưa đến trong tương lai, kể cả tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ. Đối với vị đoạn tuyệt đắm say rượu men rượu nấu, như vậy sợ hãi hận thù được nhiếp phục.

Năm sự sợ hãi oán thù này được nhiếp phục.

II

10) – Thế nào là bốn Dự lưu chi được đầy đủ?

11) Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử đầy đủ lòng tin bất động, đối với đức Phật: “Đây là vị Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Tượng Phu, Thiên Sư, Phật, Thế Tôn”.

12) Vị ấy đầy đủ lòng tin bất động đối với Pháp: “Đây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu”.

13) Vị ấy đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng: “Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh; tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở trên đời”.

14) Vị ấy đầy đủ các giới đức, được bậc Thánh quý mến, không bị bể vụn, không bị hủy hoại, không có tỳ vết, không có vết nhơ, đưa đến tự do, được người trí tán thán, không bị nhiễm trước, đưa đến Thiền định, bốn Dự lưu chi này được đầy đủ.

15) Thế nào là Thánh lý nhờ trí tuệ được khéo thấy, được khéo thâm nhập?

16) Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử khéo chánh tư duy định lý Duyên Khởi như sau: “Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này diệt, cái kia diệt”.

17) Nhưng do duyên vô minh có hành. Do duyên hành có thức... (như trên)... Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Đây là Thánh lý nhờ trí tuệ được khéo thấy, được khéo thâm nhập.

18) Này Gia chủ, khi nào vị Thánh đệ tử nhiếp phục được năm sợ hãi hận thù này, khi nào đầy đủ bốn Dự lưu chi này, khi nào Thánh lý này nhờ trí tuệ được khéo thấy, được khéo thâm nhập, khi ấy vị ấy nếu muốn, có thể tự mình tuyên bố cho mình: “Ta là người đoạn diệt được địa ngục, đoạn diệt được bàng sanh, đoạn diệt được ngạ quỷ, đoạn diệt được cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, ta không còn bị đọa lạc, ta đã được quyết định; Chánh Đẳng Giác là mục tiêu tối hậu của ta”.

II. NĂM SỢ HÃI HẬN THÙ (S.ii,70)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn... (như trên)... Thế Tôn nói như sau:

3) – Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Thánh đệ tử nhiếp phục được năm sợ hãi hận thù, đầy đủ bốn Dự lưu chi, và khi nào Thánh lý nhờ trí tuệ được khéo thấy, được khéo thâm nhập, khi ấy vị ấy nếu muốn, có thể tự mình tuyên bố cho mình: “Ta là người đoạn diệt được địa ngục... (như trên)... Chánh Đẳng Giác là mục tiêu tối hậu của ta”.

Thế nào là năm sợ hãi hận thù được nhiếp phục?

Này các Tỷ-kheo, sợ hãi hận thù do người sát sanh... này các Tỷ-kheo, sự sợ hãi, hận thù do người lấy của không cho...

Này các Tỷ-kheo, sự sợ hãi, hận thù do người sống tà hạnh trong các dục...

Này các Tỷ-kheo, sự sợ hãi, hận thù do người nói láo...

Này các Tỷ-kheo, sự sợ hãi, hận thù do người đắm say rượu men, rượu nấu.

Năm sự sợ hãi hận thù này được nhiếp phục.

4) Thế nào là bốn Dự lưu chi được đầy đủ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đối với Phật... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Đầy đủ các giới đức được bậc Thánh quý mến...

Bốn Dự lưu chi này được đầy đủ.

5) Thế nào là Thánh lý nhờ trí tuệ được khéo thấy, được khéo thâm nhập?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử khéo chánh tư duy định lý Duyên Khởi như sau:... Đây là Thánh lý nhờ trí tuệ được khéo thấy, được khéo thâm nhập.

6) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Thánh đệ tử nhiếp phục được năm sợ hãi hận thù, được đầy đủ bốn Dự lưu chi, Thánh lý nhờ trí tuệ được khéo thấy, được khéo thâm nhập, vị ấy nếu muốn có thể tự mình tuyên bố cho mình: “Ta là người đoạn diệt được địa ngục, đoạn điệt được bàng sanh, đoạn diệt được ngạ quỷ, đoạn diệt được cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, ta không còn bị đọa lạc, ta đã được quyết định, Chánh Đẳng Giác là mục tiêu tối hậu của ta”.

III. KHỔ. (S.ii,71)

1)... Trú Tại Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng sự tập khởi và sự đoạn diệt của khổ. Hãy nghe...

I

3) – Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ tập khởi?

4) Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ hội nên xúc khởi. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Này các Tỷ-kheo, đây là khổ tập khởi.

5) Do duyên tai và các tiếng...

6) Do duyên mũi và các hương...

7) Do duyên lưỡi và các vị...

8) Do duyên thân và các xúc...

9) Do duyên ý và các pháp, ý thức khởi lên. Do ba cái tụ hội, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Này các Tỷ-kheo, đây là khổ tập khởi.

II

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?

11) Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ hội, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này. Này các Tỷ-kheo, đây là khổ đoạn diệt.

12) Do duyên lỗ tai và các tiếng, nên nhĩ thức sanh khởi...

13) Do duyên mũi và các hương, nên tỷ thức sanh khởi...

14) Do duyên lưỡi và các vị nên thiệt thức sanh khởi...

15) Do duyên thân và các xúc nên thân xúc sanh khởi...

16) Do duyên ý và các pháp nên ý thức sanh khởi. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

17) Này các Tỷ-kheo, đây là khổ đoạn diệt.

IV. THẾ GIỚI (S.ii,73)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2)... Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về sự tập khởi và sự đoạn diệt của thế giới. Hãy nghe...

I

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới tập khởi?

4) Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ họp, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh, nên có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Đây là thế giới tập khởi.

5) Do duyên lỗ tai và các tiếng...

6) Do duyên lỗ mũi và các hương...

7) Do duyên lưỡi và các vị...

8) Do duyên thân và các xúc...

9) Do duyên ý với các pháp, ý thức khởi lên. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ... Do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, đây là sự tập khởi của thế giới.

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới đoạn diệt?

11) Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Đây là sự đoạn diệt toàn bộ khổ uẩn này. Đây là thế giới đoạn diệt.

12) Do duyên lỗ tai và các tiếng...

13) Do duyên lỗ mũi và các hương...

14) Do duyên lưỡi và các vị...

15) Do duyên thân và các xúc...

16) Do duyên ý và các pháp, ý thức sanh khởi. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Đây là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

17) Này các Tỷ-kheo, đây là thế giới đoạn diệt.

V. NÀTIKA (S.ii,84)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Nàtika, trong căn nhà gạch.

2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền tọa tuyên thuyết pháp môn này:

3) Do duyên con mắt và các sắc nên nhãn thức sanh khởi. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ... Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

4) Do duyên lỗ tai và các tiếng...

5) Do duyên lỗ mũi và các hương...

6) Do duyên lưỡi và các vị...

7) Do duyên thân và các xúc...

8) Do duyên ý và các pháp nên ý thức khởi lên. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ... Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

9) Do duyên con mắt và các sắc nên nhãn thức sanh khởi. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

10) Do duyên lỗ tai và các tiếng...

11) Do duyên lỗ mũi và các hương...

12) Do duyên lưỡi và các vị...

13) Do duyên thân và các xúc...

14) Do duyên ý và các pháp nên ý thức sanh khởi. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

II

15) Lúc bấy giờ một vị Tỷ-kheo đang đứng nghe trộm Thế Tôn.

16) Thế Tôn thấy vị Tỷ-kheo đang đứng nghe trộm.

17) Sau khi thấy, Thế Tôn nói với vị Tỷ-kheo ấy:

– Này Tỷ-kheo, Ông có nghe pháp môn này không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

18) – Này Tỷ-kheo, Ông hãy học pháp môn này. Này Tỷ-kheo, Ông hãy học thuộc lòng pháp môn này. Này Tỷ-kheo, pháp môn (này) liên hệ đến mục đích và căn bản Phạm hạnh.

VI. MỘT VỊ (BÀ-LA-MÔN) (Tạp 12.18 Tha, Đại 2,85c) (S.ii,75)

1)... Trú Tại Sàvatthi.

2) Rồi một vị Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu bèn ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, vị Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:

– Thưa Tôn giả Gotama, có phải người hành động là người cảm thọ?

– Này Bà-la-môn, người hành động là người cảm thọ, ấy là một cực đoan.

4) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải người hành động khác, người cảm thọ khác?

– Người hành động khác, và người cảm thọ khác, ấy là cực đoan thứ hai. Này Bà-la-môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Thế Tôn thuyết pháp theo trung đạo.

5) Do duyên vô minh nên có hành. Do duyên hành nên có thức. Do duyên thức nên có danh sắc... Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt... Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

6) Khi được nói vậy, vị Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:

– Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

VII. JÀNUSSONI (S.ii,76)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm...

Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

3) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều có?

– Này Bà-la-môn, tất cả đều có, ấy là một cực đoan.

4) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều không có?

– Này Bà-la-môn tất cả đều không có, ấy là cực đoan thứ hai. Này Bà-la-môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo.

5) Do duyên vô minh nên có hành. Do duyên hành nên có thức... (như trên)... Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Do sự ly tham, đoạn diệt vô minh ấy một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt... Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

6) Khi được nói vậy, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

– Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama!...

VIII. THUẬN THẾ PHÁI (S.ii,77)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) Rồi một Bà-la-môn thuộc phái Thuận Thế đi đến Thế Tôn...

Ngồi xuống một bên, vị Bà-la-môn thuộc phái Thuận Thế bạch Thế Tôn:

3) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều có?

– Này Bà-la-môn, tất cả đều có, là chấp kiến thứ nhất của thế gian.

4) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều không có?

– Tất cả đều không có, này Bà-la-môn, là chấp kiến thứ hai của thế gian.

5) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều là một?

– Tất cả đều là một, này Bà-la-môn, là chấp kiến thứ ba của thế gian.

6) – Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều là nhiều?

– Tất cả đều là nhiều, này Bà-la-môn, là chấp kiến thứ tư của thế gian.

Này Bà-la-môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo.

7) Do duyên vô minh nên có hành. Do duyên hành nên có thức... Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt... Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

8) Khi nghe nói vậy, vị Bà-la-môn thuộc phái Thuận Thế bạch Thế Tôn:

– Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama!... con xin trọn đời quy ngưỡng.

IX. THÁNH ĐỆ TỬ (Tạp 14,8 Thánh đệ tử. Đại 2,98b) (S.ii,77)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử không có suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, cái gì hiện hữu? Do cái gì sanh khởi, cái gì sanh khởi? Do cái gì có mặt, các hành hiện hữu? Do cái gì có mặt, danh sắc hiện hữu? Do cái gì có mặt, sáu xứ hiện hữu? Do cái gì có mặt, xúc hiện hữu? Do cái gì có mặt, thọ hiện hữu? Do cái gì có mặt, ái hiện hữu? Do cái gì có mặt, thủ hiện hữu? Do cái gì có mặt, hữu hiện hữu? Do cái gì có mặt, sanh hiện hữu? Do cái gì có mặt, già chết hiện hữu?”

3) Này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử không duyên người khác, ở đây có trí như sau: “Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh khởi, cái kia sanh khởi. Do duyên vô minh nên có hành. Do duyên hành nên có thức. Do duyên thức nên có danh sắc... Do duyên sanh nên có già chết. Vị ấy hiểu biết như vậy. Như vậy là sự sanh khởi của thế giới này”.

4) Này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử không có suy nghĩ như sau: “Do cái gì không có mặt, cái gì không hiện hữu? Do cái gì diệt, cái gì diệt? Do cái gì không có mặt, hành không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, thức không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, danh sắc không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, sáu xứ không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, xúc không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, thọ không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, ái không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, thủ không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, hữu không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, sanh không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, già chết không hiện hữu?”.

5) Này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử không duyên theo người khác, ở đây có trí như sau: “Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu. Do cái này diệt, cái kia diệt. Do vô minh không có mặt, các hành không hiện hữu. Do các hành không có mặt, thức không hiện hữu. Do thức không có mặt, danh sắc không hiện hữu. Do danh sắc không không có mặt, sáu xứ không hiện hữu. Do sáu xứ không có mặt, xúc không hiện hữu. Do xúc không có mặt, thọ không hiện hữu. Do thọ không có mặt, ái không hiện hữu. Do ái không có mặt, thủ không hiện hữu. Do thủ không có mặt, hữu không hiện hữu. Do hữu không có mặt, sanh không hiện hữu. Do sanh không có mặt, già chết không hiện hữu”. Vị ấy hiểu biết như vậy. Như vậy là sự đoạn diệt của thế giới này.

6) Và này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử như thật biết sự tập khởi và sự đoạn diệt của thế gian như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử này được gọi là kiến đạt... (như trên)... đã đứng gõ cửa bất tử.

X. THÁNH ĐỆ TỬ (S.ii,79)

1) Tại Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử không có suy nghĩ như sau: “Có phải do cái gì có mặt, cái gì hiện hữu? Do cái gì sanh khởi, cái gì sanh khởi? Do cái gì có mặt, các hành hiện hữu? Do cái gì có mặt, thức hiện hữu? Do cái gì có mặt, danh sắc hiện hữu? Do cái gì có mặt, sáu xứ hiện hữu? Do cái gì có mặt, xúc hiện hữu? Do cái gì có mặt, thọ hiện hữu? Do cái gì có mặt, ái hiện hữu? Do cái gì có mặt, thủ hiện hữu? Do cái gì có mặt, hữu hiện hữu? Do cái gì có mặt, sanh hiện hữu? Do cái gì có mặt, già chết hiện hữu?”.

3) Rồi này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử không duyên một ai khác, ở đây có trí như sau: “Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh khởi, cái kia sanh khởi. Do vô minh có mặt, hành hiện hữu. Do hành có mặt, thức hiện hữu. Do thức có mặt, danh sắc hiện hữu. Do danh sắc có mặt, sáu xứ hiện hữu. Do sáu xứ có mặt, xúc hiện hữu. Do xúc có mặt, thọ hiện hữu. Do thọ có mặt, ái hiện hữu. Do ái có mặt, thủ hiện hữu. Do thủ có mặt, hữu hiện hữu. Do hữu có mặt, sanh hiện hữu. Do sanh có mặt, già chết hiện hữu”. Vị ấy hiểu biết như vậy. Như vậy là sự sanh khởi của thế giới này.

4) Này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử không suy nghĩ như sau: “Có phải, do cái gì không có mặt, cái gì không hiện hữu? Do cái gì diệt, cái gì diệt? Do cái gì không có mặt, các hành không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, thức không hiện hữu... (như trên)... Do cái gì không có mặt, già chết không hiện hữu?”

5) Này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử không duyên một ai khác, ở đây có trí như sau: “Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu? Do cái này diệt, cái kia diệt. Do vô minh không có mặt, các hành không hiện hữu. Do các hành không có mặt, thức không hiện hữu. Do thức không có mặt, danh sắc không hiện hữu. Do danh sắc không có mặt, sáu xứ không hiện hữu. Do sáu xứ không có mặt, xúc không hiện hữu... (như trên)... Do sanh không có mặt, già chết không hiện hữu”. Vị ấy hiểu biết như vậy. Như vậy là sự đoạn diệt của thế giới này.

6) Vì rằng này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử như thật biết sự tập khởi và sự đoạn diệt của thế giới này như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là kiến đạt, vị ấy thấy diệu pháp này, vị ấy đầy đủ trí của bậc hữu học, vị ấy đầy đủ minh của bậc hữu học, đã nhập được Pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ, là vị đã đứng gõ cửa bất tử.

VI. PHẨM CÂY

I. TƯ LƯỜNG (Tạp 12.10, Đại 2,82c) (S.ii,80)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc).

2) Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. “Thưa vâng, bạch Thế Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo tư lường, phải tư lường như thế nào để chơn chánh diệt khổ một cách trọn vẹn?

– Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm điểm tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn nói lên ý nghĩa của lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

4) – Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

5) – Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đang tư lường, tư lường như sau: “Sự đau khổ nhiều loại và đa dạng này khởi lên trên đời như già và chết; sự đau khổ này lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu? Do cái gì có mặt, già chết hiện hữu? Do cái gì không có mặt, già chết không hiện hữu?”

6) Tư lường như vậy, vị ấy biết như sau: “Sự đau khổ nhiều loại và đa dạng này khởi lên trên đời như già và chết, sự đau khổ này lấy sanh làm nhân, lấy sanh làm tập khởi, lấy sanh làm tác sanh, lấy sanh làm hiện hữu. Do sanh có mặt, già chết hiện hữu. Do sanh không có mặt, già chết không hiện hữu”.

7) Và vị ấy biết già chết, biết già chết tập khởi, biết già chết đoạn diệt, và vị ấy biết con đường thích ứng đưa đến già chết đoạn diệt. Do thực hành như vậy, vị ấy trở thành vị Tùy pháp hành.

8) Này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là vị Tỷ-kheo đã thực hành một cách trọn vẹn để chơn chánh đoạn tận khổ đau và đoạn diệt già chết.

9) Tư lường thêm nữa, vị ấy tư lường như sau: “Còn hữu này, do cái gì làm nhân? Còn thủ này, do cái gì làm nhân? Còn ái này, do cái gì làm nhân? Còn thọ này, do cái gì làm nhân? Còn xúc này... Còn sáu xứ này... Còn danh sắc này... Còn thức này... Còn các hành này, do cái gì làm nhân, cái gì tập khởi, cái gì tác sanh, cái gì làm hiện hữu? Do cái gì có mặt, các hành hiện hữu? Do cái gì không có mặt các hành không hiện hữu?”

10) Tư lường như vậy, vị ấy biết như sau: “Các hành lấy vô minh làm nhân, lấy vô minh làm tập khởi, lấy vô minh làm tác sanh, lấy vô minh làm hiện hữu. Do vô minh có mặt, các hành hiện hữu. Do vô minh không có mặt, các hành không hiện hữu”.

11) Và vị ấy biết các hành, biết các hành tập khởi, biết các hành đoạn diệt, và vị ấy biết con đường thích ứng đưa đến các hành đoạn diệt. Do thực hành như vậy, vị ấy trở thành vị Tùy pháp hành. Này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là vị Tỷ-kheo đã thực hành một cách trọn vẹn để chơn chánh đoạn tận khổ đau và đoạn diệt các hành.

12) Này các Tỷ-kheo, nếu người nào bị vô minh chi phối, dự tính làm phước lành, thức (của người ấy) đi đến phước. Nếu người ấy dự tính làm phi phước hành, thức (của người ấy) đi đến phi phước. Nếu người ấy dự tính làm bất động hành, thức (của người ấy) đi đến bất động.

13) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đoạn tận vô minh, minh được sanh khởi. Vị ấy do vô minh đoạn tận, minh sanh khởi, không dự tính làm phước hành, không dự tính làm phi phước hành, không dự tính làm bất động hành.

14) Không có dự tính, không có dụng ý, vị ấy không chấp thủ một sự gì ở đời. Không chấp thủ, vị ấy không sợ hãi. Không sợ hãi, vị ấy hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

15) Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, vị ấy biết lạc thọ ấy vô thường, vị ấy biết không nên tham đắm, vị ấy biết không nên hoan hỷ. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy biết khổ thọ vô thường, vị ấy biết không nên tham đắm, vị ấy biết không nên hoan hỷ. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy biết thọ ấy vô thường, vị ấy biết không nên tham đắm, vị ấy biết không nên hoan hỷ.

16) Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, thọ ấy được cảm giác với niệm thoát ly. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, thọ ấy được cảm giác với niệm thoát ly. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, thọ ấy được cảm giác với niệm thoát ly (visannutto).

17) Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân, vị ấy biết: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân”. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy biết: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng”. Vị ấy biết: “Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây tất cả những cảm thọ không làm cho có hỷ lạc, sẽ trở thành vắng lạnh, cái thân được bỏ qua một bên”.

18) Này các Tỷ-kheo, ví như một người từ trong lò nung của người thợ gốm lấy ra một cái ghè nóng và đặt trên một khoảng đất bằng phẳng để sức nóng ở đấy được nguội dần, và các miếng sành vụn được gạt bỏ một bên. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân, vị ấy biết: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân”. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy biết: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng”. Vị ấy biết: “Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây tất cả những cảm thọ không làm cho có hỷ lạc, sẽ trở thành vắng lạnh, cái thân được bỏ qua một bên”.

19) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc có dự tính làm các phước hành, hay có dự tính làm các phi phước hành, hay có dự tính làm các bất động hành?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

20) – Hay nếu các hành không có mặt một cách trọn vẹn, do các hành đoạn diệt, thời thức có hiện hành không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

21) – Hay nếu thức không có mặt một cách trọn vẹn, do thức đoạn diệt, thời danh sắc có hiện hành không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

22) – Hay nếu danh sắc không có mặt một cách trọn vẹn, do danh sắc đoạn diệt, thời sáu xứ có hiện hành không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

23) – Hay nếu sáu xứ không có mặt một cách trọn vẹn, do sáu xứ đoạn diệt, thời xúc có hiện hành không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

24) – Hay nếu xúc không có mặt một cách trọn vẹn, do xúc đoạn diệt, thời thọ có hiện hành không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

25) – Hay nếu thọ không có mặt một cách trọn vẹn, do thọ đoạn diệt, thời ái có hiện hành không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

26) – Hay nếu ái không có mặt một cách trọn vẹn, do ái đoạn diệt, thời thủ có hiện hành không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

27) – Hay nếu thủ không có mặt một cách trọn vẹn, do thủ đoạn diệt, thời hữu có hiện hành không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

28) – Hay nếu hữu không có mặt một cách trọn vẹn, do hữu đoạn diệt, thời sanh có hiện hành không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

29) – Hay nếu sanh không có mặt một cách trọn vẹn, do sanh đoạn diệt, thời già chết có hiện hành không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

30) – Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo! Phải là như vậy, này các Tỷ-kheo! Không thể khác vậy. Hãy tin ở Ta, này các Tỷ-kheo! Hãy quyết định, chớ có nghi ngờ, chớ có phân vân! Đây là khổ được đoạn tận.

II. THỦ (Tạp 12.4 Thủ, Đại 2,80b) (S.ii,84)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, ai sống, thấy vị ngọt trong các pháp được chấp thủ (upàdàniya dhammà), ái được tăng trưởng. Do duyên ái nên thủ có mặt. Do duyên thủ nên hữu có mặt. Do duyên hữu nên sanh có mặt. Do duyên sanh nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

3) Này các Tỷ-kheo, ví như một đống lửa lớn làm bằng mười xe củi, hay hai mươi xe củi, hay ba mươi xe củi, hay bốn mươi xe củi đang cháy đỏ. Tại đây có người thỉnh thoảng ném cỏ khô vào, và ném củi khô vào. Này các Tỷ-kheo, như vậy đống lửa lớn ấy được nuôi dưỡng, được tiếp tế, có thể cháy đỏ trong một thời gian dài.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp được chấp thủ, ái được tăng trưởng. Do duyên ái nên thủ sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

5) Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp được chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

6) Này các Tỷ-kheo, ví như một đống lửa lớn làm bằng mười xe củi, hay hai mươi xe củi, hay ba mươi xe củi, hay bốn mươi xe củi đang cháy đỏ. Tại đấy không có người thỉnh thoảng ném cỏ khô vào, hay phân khô, hay củi khô vào. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đống lửa lớn ấy do (nhiên liệu) được tiếp tế trước tiêu diệt, do (nhiên liệu) khác không được đem lại, không được nuôi dưỡng, bị tắt.

7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp được chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

III. KIẾT SỬ (Tạp 12.3, Phật Phước, Đại 2,79c) (S.ii,86)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2)... Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết sử, ái được tăng trưởng. Do duyên ái nên thủ có mặt. Do duyên thủ nên hữu có mặt. Do duyên hữu nên sanh có mặt. Do duyên sanh nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, do duyên dầu và duyên tim, ngọn đèn dầu được cháy đỏ. Tại đây có người thỉnh thoảng rót dầu thêm và khơi tim lên. Này các Tỷ-kheo, ngọn đèn dầu ấy được nuôi dưỡng như vậy, được tiếp tế như vậy, có thể cháy đỏ trong một thời gian dài.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết sử, ái được tăng trưởng. Do duyên ái nên thủ sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

5) Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp kiết sử, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được đoạn diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

6) Ví như, này các Tỷ-kheo, do duyên dầu và do duyên tim, ngọn đèn dầu được cháy đỏ. Tại đấy không có người thỉnh thoảng rót thêm dầu vào và không khơi tim lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ngọn đèn ấy do (nhiên liệu) được tiếp tế trước tiêu diệt và do (nhiên liệu) khác không được đem thêm, không được nuôi dưỡng, sẽ bị tắt.

7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp kiết sử, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

IV. KIẾT SỬ (S.ii,87)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, ví như duyên dầu và duyên tim, ngọn đèn dầu được cháy đỏ. Tại đấy có người thỉnh thoảng rót thêm dầu và khơi tim lên. Này các Tỷ-kheo, ngọn đèn dầu ấy được nuôi dưỡng như vậy, được tiếp tế như vậy, có thể cháy đỏ trong một thời gian dài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết sử, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, thủ sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

3) Này các Tỷ-kheo, ví như duyên dầu và duyên tim, ngọn đèn dầu được cháy đỏ. Tại đấy không có người thỉnh thoảng rót thêm dầu và khơi tim lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ngọn đèn dầu ấy do chính (nhiên liệu) được tiếp tế trước tiêu diệt, do (nhiên liệu) khác không được đem thêm, không được nuôi dưỡng, sẽ bị tắt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp kiết sử, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

V. CÂY LỚN (Tạp 12,2 Đại Thọ, Đại 2,79b) (S.ii,87)

1)... Trú tại Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp được chấp thủ, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, thủ sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây lớn, các rễ của cây ấy đâm sâu xuống dưới và đâm ngang, tất cả rễ ấy đều đem lên nhựa sống cho cây ấy. Này các Tỷ-kheo, cây lớn ấy được nuôi dưỡng như vậy, được tiếp tế như vậy, có thể đứng vững trong một thời gian dài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp được chấp thủ, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, thủ sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4) Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp được chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

5) Này các Tỷ-kheo, ví như một cây lớn, có một người đến, cầm cái cuốc và cái giỏ. Người ấy chặt đứt rễ của cây ấy. Sau khi đào cái mương, người ấy nhổ các rễ lớn cho đến các rễ con, các rễ phụ. Rồi người ấy chặt cây ấy thành từng khúc. Sau khi chặt cây thành từng khúc, người ấy bửa, sau khi bửa, người ấy chẻ thành từng miếng nhỏ. Sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, người ấy phơi giữa gió và nắng. Sau khi người ấy phơi giữa gió và nắng, người ấy lấy lửa đốt. Sau khi lấy lửa đốt, người ấy vun thành đống tro. Sau khi vun thành đống tro, người ấy sàng tro ấy giữa gió lớn hay đổ tro ấy vào dòng nước mạnh cho nước cuốn đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cây lớn ấy, rễ bị cắt đứt, làm thành như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, trong tương lai không thể sống lại được.

6) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy được sự nguy hiểm trong các pháp chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

VI. CÂY LỚN (S.ii,88)

1)... Trú tại Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, ví như có một cây lớn, các rễ của cây ấy đâm sâu xuống dưới và đâm ngang, tất cả rễ ấy đều đem lên nhựa sống cho cây ấy. Này các Tỷ-kheo, cây lớn ấy được nuôi dưỡng như vậy, được tiếp tế như vậy, có thể đứng vững trong một thời gian dài.

3) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp được chấp thủ, ái được tăng trưởng. Do duyên ái nên thủ sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4) Này các Tỷ-kheo, ví như một cây lớn, có người đến, cầm cái cuốc và cái giỏ. Người ấy chặt đứt rễ của cây ấy. Sau khi chặt đứt rễ, người ấy đào một cái mương. Sau khi đào cái mương, người ấy nhổ các rễ lớn... (như trên)... hay đổ tro vào dòng nước mạnh cho nước cuốn đi. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cây lớn ấy, rễ bị cắt đứt, làm thành như thân cây ta-la, làm cho cây ấy không thể tái sanh, trong tương lai không thể sống lại được.

5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp được chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

VII. CÂY NON (Tạp 12,1 Chủng Thọ, Đại 2, 79a)(S.ii.89)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết sử, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, thủ được sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

3) Này các Tỷ-kheo, ví như một cây non, có người thỉnh thoảng vun xới các rễ, thỉnh thoảng bỏ thêm phân, thỉnh thoảng tưới thêm nước. Này các Tỷ-kheo, cây non ấy được nuôi dưỡng như vậy, được tiếp tế như vậy, có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết sử, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, thủ sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

5) Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp kiết sử, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

6) Này các Tỷ-kheo, ví như một cây non, có người đến, cầm cái cuốc và cái giỏ. Người ấy chặt đứt rễ của cây ấy, sau khi chặt đứt, người ấy đào cái mương. Sau khi đào cái mương, người ấy nhổ lên các rễ lớn cho đến các rễ con và rễ phụ. Rồi người ấy chặt cây ấy thành từng khúc. Sau khi chặt từng khúc, người ấy bửa. Sau khi bửa, người ấy chẻ thành từng miếng nhỏ. Sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, người ấy phơi giữa gió và nắng. Sau khi phơi giữa nắng và gió, người ấy lấy lửa đốt. Sau khi lấy lửa đốt, người ấy vun thành đống tro. Sau khi vun thành đống tro, người ấy sàng tro ấy giữa gió lớn hay đổ tro ấy vào dòng nước mạnh cho nước cuốn đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cây non ấy, rễ bị cắt đứt, làm thành như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, trong tương lai không thể sống lại được.

7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp kiết sử, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

VIII. DANH SẮC (S.ii,90)

1) Trú ở Sàvatthi.

2)... Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết sử, danh sắc được sanh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

3) Này các Tỷ-kheo, ví như một cây lớn, các rễ của cây ấy đâm thẳng xuống dưới và đâm ngang ra, tất cả rễ ấy đem lên nhựa sống. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cây lớn ấy được nuôi dưỡng như vậy, được tiếp tế như vậy, có thể được đứng vững trong một thời gian dài.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết sử, danh sắc được sanh khởi... (như trên)...

5) Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự tai hại trong các pháp kiết sử, danh sắc không có sanh khởi. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

6) Này các Tỷ-kheo, ví như một cây lớn, có một người đến, cầm cái cuốc và cái giỏ... (như trên)... Trong tương lai không thể sống lại được.

7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự tai hại trong các pháp kiết sử, danh sắc không có sanh khởi. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

IX. THỨC (S.ii,91)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết sử, thức được sanh khởi. Do duyên thức, nên danh sắc sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

3) Này các Tỷ-kheo, ví như một cây lớn, rễ của các cây ấy... (như trên)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết sử, thức được sanh khởi. Do duyên thức nên danh sắc sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

5) Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự tai hại trong các pháp kiết sử, thức không sanh. Do thức diệt nên danh sắc diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

6) Này các Tỷ-kheo, ví như một cây lớn, có người đến, cầm cái cuốc và cái giỏ... (như trên)... trong tương lai không thể sống lại được.

7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự tai hại trong các pháp kiết sử, thức không có sanh khởi. Do thức diệt nên danh sắc diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

X. NHÂN (S.ii,92)

1) Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru, tại một thị trấn của dân chúng Kuru tên là Kammàsadamma.

2) Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, sâu xa thay là định lý Duyên Khởi này, và sâu xa thật là định nghĩa này. Nhưng đối với con định lý ấy có vẻ rõ ràng, minh bạch!

4) – Chớ có nói vậy, này Ànanda! Chớ có nói vậy, này Ànanda! Sâu xa thay, này Ànanda là định lý Duyên Khởi này, và sâu xa thật là định nghĩa này. Này Ànanda, chính vì không hiểu rõ pháp này, không giác ngộ, không chứng nhập (pháp này) mà chúng sanh nay bị rối ren như cuộn chỉ, bị phủ đầy bởi bệnh cằn cỗi, như cỏ munjà, như cây lau, không thoát khỏi sự luân hồi trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

5) Này Ànanda, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp được chấp thủ, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, hữu có mặt. Do duyên hữu, sanh có mặt. Do duyên sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là toàn khổ uẩn này tập khởi.

6) Này Ànanda, ví như một cây lớn, các rễ của cây ấy đâm xuống và đâm ngang, tất cả rễ ấy đều hút lên nhựa sống cho cây ấy. Này Ànanda, cây lớn ấy được nuôi dưỡng như vậy, được tiếp tế như vậy, có thể đứng vững trong một thời gian dài.

7) Cũng vậy, này Ànanda, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp được chấp thủ, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, thủ có mặt. Do duyên thủ, hữu có mặt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

8) Này Ànanda, ai sống thấy sự tai hại trong các pháp chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

9) Này Ànanda, ví như một cây lớn, rồi có người đi đến, cầm cái cuốc và cái giỏ. Người ấy chặt đứt rễ cây ấy. Sau khi chặt đứt rễ, người ấy đào một cái mương. Sau khi đào mương, người ấy nhổ lên các rễ lớn cho đến các rễ con, rễ phụ. Người ấy chặt cây ấy ra từng khúc. Sau khi chặt ra từng khúc, người ấy bửa. Sau khi bửa, người ấy chẻ ra từng miếng nhỏ. Sau khi chẻ ra từng miếng nhỏ, người ấy phơi giữa gió và nắng. Sau khi phơi giữa gió và nắng, người ấy lấy lửa đốt. Sau khi lấy lửa đốt, người ấy vun lại thành đống tro. Sau khi vun lại thành đống tro, hoặc người ấy sàng trong gió lớn hay đổ vào dòng nước chảy mạnh để nước cuốn đi. Như vậy, này Ànanda, cây lớn ấy sẽ bị chặt đứt, làm thành như cây ta-la, không thể nào tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.

10) Như vậy, này Ànanda, ai sống thấy tai hại trong các pháp được chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt, nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

VII. PHẨM ĐẠI

I. HẠNG NGƯỜI ÍT NGHE (Tạp 12.7 Vô Văn, Đại 2,81c)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.

2) – Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu có thể nhàm chán, viễn ly, giải thoát thân do bốn đại tạo thành này.

3) Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì họ thấy được cái thân do bốn đại tạo thành này được tăng, được giảm, được thủ, được xả.

Do vậy, ở đây kẻ vô văn phàm phu có thể nhàm chán, viễn ly, giải thoát.

4) Và này các Tỷ-kheo, cái gọi là tâm, là ý, là thức, ở đây, kẻ vô văn phàm phu không đủ để có thể nhàm chán, không đủ để có thể viễn ly, không đủ để có thể giải thoát.

5) Vì sao? Đã lâu ngày, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu đắm trước, xem là của tôi, chấp thủ: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”.

 Do vậy, ở đây, kẻ vô văn phàm phu không đủ để có thể nhàm chán, không đủ để có thể viễn ly, không đủ để có thể giải thoát.

6) Này các Tỷ-kheo, thật tốt hơn cho kẻ vô văn phàm phu đi đến với thân do bốn đại tạo thành này xem như là tự ngã, hơn là đối với tâm.

7) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, thân do bốn đại tạo thành này được thấy đứng vững một năm, đứng vững hai năm, đứng vững ba năm, đứng vững bốn năm, đứng vững năm năm, đứng vững mười năm, đứng vững hai mươi năm, đứng vững ba mươi năm, đứng vững bốn mươi năm, đứng vững năm mươi năm, đứng vững một trăm năm, đứng vững nhiều hơn nữa. Còn cái gọi là tâm này, là ý này, là thức này, này các Tỷ-kheo, cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác.

8) Này các Tỷ-kheo, ví như một con khỉ trong khi đi lại trong rừng núi, nắm lấy một nhành cây, bỏ nhành cây ấy xuống, nó nắm giữ một nhành khác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gọi là tâm, là ý, là thức này cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác.

9) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử khéo chơn chánh tư duy định lý Duyên Khởi: “Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt”. Ví như do duyên vô minh, các hành sanh khởi. Do duyên hành, thức sanh khởi... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

10) Do đoạn diệt, ly tham vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

11) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán nên viễn ly; do viễn ly nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết được: “Ta giải thoát”, vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

II. HẠNG NGƯỜI ÍT NGHE (Tạp 12,8 Vô Văn, Đại 2,82a) (S.ii,95)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu có thể nhàm chán, có thể viễn ly, có thể giải thoát đối với cái thân do bốn đại tạo thành này.

 3) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì họ thấy thân do bốn đại tạo thành này được tăng, được giảm, được thủ, được xả. Do vậy, ở đây, kể vô văn phàm phu có thể nhàm chán, viễn ly, giải thoát.

4) Và này các Tỷ-kheo, cái gọi là tâm, là ý, là thức, ở đây, kẻ vô văn phàm phu không đủ để có thể nhàm chán, không đủ để có thể viễn ly, không đủ để có thể giải thoát.

5) Vì sao? Đã lâu ngày, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu đắm trước, xem là của tôi, chấp thủ: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”. Do vậy, ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không đủ để có thể nhàm chán, không đủ để có thể viễn ly, không đủ để có thể giải thoát.

6) Này các Tỷ-kheo, thật tốt hơn cho kẻ vô văn phàm phu đi đến với thân do bốn đại tạo thành này, xem như là tự ngã, hơn là đối với tâm.

7) Vì sao? này các Tỷ-kheo, thân do bốn đại tạo thành này được thấy đứng vững một năm, đứng vững hai năm, đứng vững ba năm, đứng vững bốn năm, đứng vững năm năm, đứng vững mười năm, đứng vững hai mươi năm, đứng vững ba mươi năm, đứng vững bốn mươi năm, đứng vững năm mươi năm, đứng vững một trăm năm, đứng vững nhiều hơn nữa. Còn cái gọi là tâm này, là ý này, là thức này, này các Tỷ-kheo, cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác.

8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử khéo chơn chánh tư duy lý Duyên Khởi: “Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt”.

9) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc đưa đến cảm giác lạc thọ, nên lạc thọ sanh khởi. Do duyên xúc đưa đến cảm giác lạc thọ ấy diệt, nên lạc thọ được khởi lên do duyên xúc đưa đến cảm giác lạc thọ ấy diệt, lạc thọ ấy được chấm dứt.

10) Này các Tỷ-kheo do duyên xúc đưa đến cảm giác khổ thọ, nên khổ thọ sanh khởi. Do duyên xúc đưa đến cảm giác khổ thọ ấy diệt, nên khổ thọ được khởi lên do duyên xúc đưa đến khổ thọ ấy diệt, khổ thọ ấy chấm dứt.

11) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc đưa đến cảm giác bất khổ bất lạc thọ, nên bất khổ bất lạc thọ sanh khởi. Do xúc đưa đến cảm giác bất khổ bất lạc thọ ấy diệt, nên bất khổ bất lạc thọ được khởi lên do duyên xúc đưa đến cảm giác bất khổ bất lạc ấy diệt, bất khổ bất lạc thọ ấy chấm dứt.

12) Ví như, này các Tỷ-kheo, do hai khúc cây cọ xát hòa hợp nên sức nóng được sanh, lửa được khởi lên. Do hai khúc cây ấy xa lìa tách biệt, nên sức nóng ấy đoạn diệt, sức nóng ấy chấm dứt.

13) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên xúc đưa đến cảm giác lạc thọ nên lạc thọ sanh khởi. Do xúc đưa đến cảm giác lạc thọ ấy diệt, nên lạc thọ được khởi lên do duyên xúc đưa đến cảm giác lạc thọ ấy diệt, lạc thọ ấy chấm dứt.

14) Do duyên xúc đưa đến cảm giác khổ thọ...

15) Do duyên xúc đưa đến cảm giác bất khổ bất lạc thọ, nên bất khổ bất lạc thọ sanh khởi. Do duyên xúc đưa đến cảm giác bất khổ bất lạc thọ ấy diệt, nên bất khổ bất lạc thọ ấy được khởi lên do duyên xúc đưa đến cảm giác bất khổ bất lạc thọ ấy diệt, bất khổ bất lạc thọ ấy chấm dứt.

16) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với xúc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán nên viễn ly; do viễn ly nên giải thoát. Trong sự giải thoát trí khởi lên, biết rằng: “Ta đã giải thoát”, vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”.

III. THỊT ĐỨA CON (Tạp 15.11 Tử Nhục, Đại 2,102b) (S.ii,97)

1)... Ở Sàvatthi.

2)... Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay chúng sanh.

3) Thế nào là bốn? Đoàn thực hoặc thô, hoặc tế; thứ hai là xúc; thứ ba là tư niệm; thứ tư là thức.

Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay các loài chúng sanh.

4) Và này các Tỷ-kheo, đoàn thực cần phải nhận xét như thế nào?

5) Ví như, này các Tỷ-kheo, hai vợ chồng đem theo một ít lương thực đi qua một quãng đường hoang dã, với một đứa con khả ái, thương mến.

6) Rồi này các Tỷ-kheo, trong khi hai vợ chồng ấy đang đi trên con đường hoang vu, số lương thực ít ỏi ấy đi đến hao mòn, khánh tận. Và một vùng hoang vu còn lại chưa được họ vượt qua.

7) Rồi này các Tỷ-kheo, hai vợ chồng người ấy suy nghĩ: “Đồ lương thực ít ỏi của chúng ta đã bị hao mòn, khánh tận; còn lại vùng hoang vu này chưa được vượt qua; vậy chúng ta hãy giết đứa con một, khả ái, dễ thương này, làm thành thịt khô và thịt ướp, ăn thịt đứa con và vượt qua vùng hoang vu còn lại này, chớ để tất cả ba chúng ta đều bị chết hại”.

8) Rồi hai vợ chồng ấy giết đứa con một, khả ái, dễ thương ấy, làm thịt khô và thịt ướp, ăn thịt người con và vượt qua vùng hoang vu còn lại ấy. Họ vừa ăn thịt con, vừa đập ngực (than khóc): “Đứa con một ở đâu? Đứa con một ở đâu?”

9) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Họ ăn món ăn có phải để vui chơi? Hay họ ăn món ăn để tham đắm? Hay họ ăn món ăn để trang sức? Hay họ ăn món ăn để béo tốt?

– Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn.

10) – Có phải họ ăn các món ăn chỉ với mục đích vượt qua vùng hoang vu?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

11) – Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói đoàn thực cần phải nhận xét như vậy. Này các Tỷ-kheo, khi đoàn thực được hiểu biết, thời lòng tham đối với năm dục trưởng dưỡng được hiểu biết. Khi lòng tham đối với năm dục trưởng dưỡng được hiểu biết, thời không còn kiết sử, do kiết sử này, một vị Thánh đệ tử bị trói buộc để phải sanh lại đời này.

12) Và này các Tỷ-kheo, xúc thực cần phải nhận xét như thế nào?

13) Này các Tỷ-kheo, ví như một con bò cái bị lở da, nếu nó đứng dựa vào tường, thời các sanh vật sống ở tường cắn nó. Nếu nó đứng dựa vào cây, thời các sanh vật sống ở cây cắn nó. Nếu nó đứng ở trong nước, thời các sanh vật sống ở trong nước cắn nó. Nếu nó đứng giữa hư không, thời các sanh vật giữa hư không cắn nó. Này các Tỷ-kheo, con bò cái ấy đứng dựa vào chỗ nào, thời các sanh vật trong các chỗ ấy cắn nó. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói xúc thực cần phải được nhận xét.

14) Này các Tỷ-kheo, khi xúc thực được hiểu biết, thời ba cảm thọ được hiểu biết. Khi ba cảm thọ được hiểu biết, thời Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không có gì cần phải làm thêm nữa.

15) Và này các Tỷ-kheo, tư niệm thực cần phải nhận xét như thế nào?

16) Này các Tỷ-kheo, ví như một hố than hừng, sâu hơn một thân người, chứa đầy than cháy đỏ rực, hừng cháy không có khói. Rồi một người đi đến, muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, chán ghét khổ. Rồi hai người lực sĩ đi đến, nắm chặt hai cánh tay người ấy, kéo người ấy đến hố than hừng ấy. Này các Tỷ-kheo, người ấy quyết chí muốn lánh xa, tinh cần muốn lánh xa, phát nguyện muốn lánh xa (hố than hừng ấy).

17) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ấy chỉ nghĩ như sau: “Nếu ta rơi vào hố than hừng này, do nhân duyên ấy, ta đi đến chết, hay đi đến khổ gần như chết”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng tư niệm thực cần phải nhận xét.

18) Này các Tỷ-kheo, khi tư niệm thực được hiểu biết, thời ba ái được hiểu biết. Khi ba ái được hiểu biết, Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không có gì cần phải làm thêm nữa.

19) Và này các Tỷ-kheo, thức thực cần phải nhận xét như thế nào?

20) Ví như, này các Tỷ-kheo, người ta bắt một người ăn trộm, một người phạm tội, dẫn đến vua và thưa: “Thưa Đại vương, người này là người ăn trộm, một người phạm tội. Hãy trừng phạt người ấy nếu như Ngài muốn”. Vị vua nói như sau về người ấy: “Các Ông hãy đi và đánh người này với một trăm hèo vào buổi sáng”. Và họ đánh người ấy với một trăm hèo vào buổi sáng.

21) Rồi vị vua vào buổi trưa nói: “Này các Ông, người ấy như thế nào?” – “Thưa Đại vương, người ấy vẫn còn sống”. Rồi vua nói về người ấy: “Này các Ông, các Ông hãy đi và đánh người này một trăm hèo vào buổi trưa”. Và họ đánh người ấy một trăm hèo vào buổi trưa.

22) Rồi vị vua vào buổi chiều nói: “Này các Ông, người ấy như thế nào?” – “Thưa Đại vương, người ấy vẫn còn sống”. Rồi vua nói về người ấy: “Này các Ông, các Ông hãy đi và đánh người này một trăm hèo vào buổi chiều”.

23) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy trong ngày bị đánh đến ba trăm hèo, do nhân duyên ấy có cảm thọ khổ ưu không?

– Bạch Thế Tôn, chỉ bị đánh một hèo, do nhân duyên ấy có cảm thọ khổ ưu, còn nói gì bị đánh đến ba trăm hèo!

24) – Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói thức thực cần phải nhận xét.

25) Này các Tỷ-kheo, khi thức thực đựơc hiểu rõ, thời danh sắc được hiểu rõ. Khi danh sắc được hiểu rõ, thời Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không làm gì thêm nữa.

IV. CÓ THAM (Tạp 15.12-4. Đại 2,102c) (S.ii,101)

1)... Trú ở Sàvatthi.

2) – Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn đưa đến sự tồn tại hay sự chấp thủ tái sanh của các loài hữu tình hay các loài chúng sanh.

3) Thế nào là bốn? Đoàn thực thô hoặc tế, xúc thực là thứ hai, tư niệm là thứ ba, thức là thứ tư.

Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay các loài chúng sanh.

4) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với đoàn thực, có tham, có hỷ, có ái, thời có thức được an trú, tăng trưởng. Chỗ nào thức được an trú, tăng trưởng, chỗ ấy có danh sắc sanh. Chỗ nào có danh sắc sanh, chỗ ấy có các hành tăng trưởng. Chỗ nào có các hành tăng trưởng, chỗ ấy hữu được tái sanh trong tương lai. Chỗ nào hữu được tái sanh trong tương lai, chỗ ấy có sanh, già chết trong tương lai. Chỗ nào có sanh, già chết trong tương lai, Ta nói chỗ ấy có sầu, có khổ, có não.

5) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với xúc thực... (như trên)...

6) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với tư niệm thực...

7) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với thức thực, có tham, có hỷ, có ái, thời có thức được an trú, tăng trưởng. Chỗ nào có thức được an trú, tăng trưởng, chỗ ấy có danh sắc sanh. Chỗ nào có danh sắc sanh, chỗ ấy có các hành tăng trưởng. Chỗ nào có các hành tăng trưởng, chỗ ấy hữu được tái sanh trong tương lai. Chỗ nào hữu được tái sanh trong tương lai, chỗ ấy có sanh, già chết trong tương lai. Chỗ nào có sanh, già chết trong tương lai, Ta nói chỗ ấy có sầu, có khổ, có não.

8) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thợ nhuộm hay một người thợ vẽ. Nếu có thuốc nhuộm hay sơn màu nghệ, màu xanh, hay màu đỏ, có một tấm bảng khéo đánh bóng, một bức tường hay tấm vải, có thể phác họa hình người đàn bà hay người đàn ông có đầy đủ chân tay.

9) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu đối với đoàn thực, có tham, có hỷ, có ái, thời có thức an trú, tăng trưởng. Chỗ nào có thức an trú, tăng trưởng chỗ ấy có danh sắc sanh. Chỗ nào có danh sắc sanh, chỗ ấy có các hành tăng trưởng. Chỗ nào có các hành tăng trưởng, chỗ ấy có hữu tái sanh trong tương lai. Chỗ nào có hữu tái sanh trong tương lai, chỗ ấy có sanh, già chết trong tương lai. Chỗ nào có sanh, già chết trong tương lai, Ta nói chỗ ấy có sầu, có khổ, có não.

10) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với xúc thực...

11) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với niệm thực...

12) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với thức thực, có tham, có hỷ, có ái, thời có thức an trú, tăng trưởng. Chỗ nào có thức an trú, tăng trưởng, chỗ ấy có danh sắc sanh. Chỗ nào có danh sắc sanh, chỗ ấy có các hành tăng trưởng. Chỗ nào có các hành tăng trưởng, chỗ ấy có hữu tái sanh trong tương lai. Chỗ nào có hữu tái sanh trong tương lai, chỗ ấy có sanh, già, chết trong tương lai. Chỗ nào có sanh, già chết trong tương lai, Ta nói chỗ ấy có sầu, có khổ, có não.

13) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với đoàn thực không có tham, không có hỷ, không có ái, thời không có thức an trú, tăng trưởng. Chỗ nào không có thức an trú, tăng trưởng, chỗ ấy không có danh sắc sanh. Chỗ nào không có danh sắc sanh, chỗ ấy không có các hành tăng trưởng. Chỗ nào không có các hành tăng trưởng, chỗ ấy không có hữu tái sanh trong tương lai. Chỗ nào không có hữu tái sanh trong tương lai, chỗ ấy không có sanh, già, chết trong tương lai. Chỗ nào không có sanh, già, chết trong tương lai, Ta nói rằng chỗ ấy không có sầu, không có khổ, không có não.

14) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với xúc thực...

15) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với tư niệm thực thực...

16) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với thức thực, không có tham, không có hỷ, không có ái, thời không có thức an trú, tăng trưởng. Chỗ nào không có thức an trú, tăng trưởng, chỗ ấy không có danh sắc sanh. Chỗ nào không có danh sắc sanh, chỗ ấy không có các hành tăng trưởng. Chỗ nào không có các hành tăng trưởng, chỗ ấy không có hữu tái sanh trong tương lai. Chỗ nào không có hữu tái sanh trong tương lai, chỗ ấy không có sanh, già chết trong tương lai. Chỗ nào không có sanh, già chết trong tương lai, Ta nói rằng chỗ ấy không có sầu, không có khổ, không có não.

17) Ví như, này các Tỷ-kheo, một ngôi nhà có mái hay một dãy hành lang có mái, có cửa sổ phía Bắc, phía Nam, hay phía Đông. Khi mặt trời mọc lên, ánh sáng ngang qua cửa sổ chiếu vào, thời chiếu vào chỗ nào?

– Bạch Thế Tôn, chiếu vào tường phía Tây.

18) – Này các Tỷ-kheo, nếu không có tường phía Tây, thời chiếu vào chỗ nào?

– Bạch Thế Tôn, chiếu trên đất.

19) – Này các Tỷ-kheo, nếu không có đất, thời chiếu vào chỗ nào?

– Bạch Thế Tôn, chiếu trên nước.

20) – Này các Tỷ-kheo, nếu không có nước, thời chiếu vào chỗ nào?

– Bạch Thế Tôn, không có chiếu ở đâu cả.

21) – Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu đối với đoàn thực không có tham, không có hỷ, không có ái...

22) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với xúc thực...

23) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với tư niệm thực...

24) Này các Tỷ-kheo, nếu đối với thức thực, không có tham, không có hỷ, không có ái, thời không có thức an trú. Chỗ nào không có thức an trú, chỗ ấy không có danh sắc sanh. Chỗ nào không có danh sắc sanh, chỗ ấy không có các hành tăng trưởng. Chỗ nào không có các hành tăng trưởng, chỗ ấy không có hữu tái sanh trong tương lai. Chỗ nào không có hữu tái sanh trong tương lai, chỗ ấy không có sanh, già chết trong tương lai. Chỗ nào không có sanh, già chết trong tương lai, Ta nói rằng chỗ ấy không có sầu, không có khổ, không có não.

V. THÀNH ẤP (Tạp 12.5, Đại 2,80b) (Tăng 384, Đại 2) (S.ii,104)

1)... Tại Sàvatthi.

2) – Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Đẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: “Thật sự thế giới này bị hãm trong khổ não, bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt, và bị tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết xuất ly khỏi già và chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào được biết đến xuất ly khỏi già và chết”.

3) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, già chết hiện hữu? Do cái gì, già chết sanh khởi?”

4) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do sanh có mặt nên già chết hiện hữu. Do duyên sanh, nên già chết sanh khởi”.

5) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, hữu hiện hữu? Thủ hiện hữu? Ái hiện hữu? thọ Hiện hữu? Xúc hiện hữu? Sáu xứ hiện hữu? Danh sắc hiện hữu? Do duyên cái gì, danh sắc sanh khởi?”

6) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do thức có mặt nên danh sắc hiện hữu. Do duyên thức nên danh sắc sanh khởi”.

7) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, thức hiện hữu. Do duyên cái gì, thức sanh khởi?”

8) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do danh sắc có mặt nên thức hiện hữu. Do duyên danh sắc nên thức sanh khởi”.

9) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Thức này trở lui, không đi xa hơn danh sắc. Xa đến như vậy, chúng ta bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt, bị tái sanh, nghĩa là do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi…”. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

10) “Tập khởi, tập khởi”. Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

11) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì không có mặt già chết không hiện hữu? Do cái gì diệt, già chết diệt?”

12) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do sanh không có mặt, nên già chết không hiện hữu. Do sanh diệt, nên già chết diệt”.

13) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì không có mặt, sanh không hiện hữu? Hữu không hiện hữu? Thủ không hiện hữu? Ái không hiện hữu? Thọ không hiện hữu? Xúc không hiện hữu? Sáu xứ không hiện hữu? Danh sắc không hiện hữu? Do cái gì diệt, danh sắc diệt?”

14) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do thức không có mặt, danh sắc không hiện hữu. Do thức diệt nên danh sắc diệt”.

15) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì không có mặt, thức không hiện hữu? Do cái gì diệt, nên thức diệt?”

16) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do danh sắc không có mặt, thức không hiện hữu. Do danh sắc diệt nên thức diệt”.

17) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Ta đã chứng đắc con đường này đưa đến giác ngộ, tức là do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt”.

18) “Đoạn diệt, đoạn diệt”. Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

19) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người khi đi qua một khu rừng, một chặng núi, thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Người ấy đi theo con đường ấy, trong khi đi theo con đường ấy, người ấy thấy được một cổ thành, một cố đô do người xưa ở, với đầy đủ vườn tược, đầy đủ rừng cây, đầy đủ hồ ao với thành lũy đẹp đẽ.

20) Rồi này các Tỷ-kheo, người ấy báo cáo với vua hay vị đại thần: “Chư tôn hãy biết, trong khi đi ngang một khu rừng, một chặng núi, tôi thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Tôi đã đi theo con đường ấy và thấy được một cổ thành, một cố đô do người xưa ở, với đầy đủ vườn tược, đầy đủ rừng cây, đầy đủ hồ ao, với thành lũy đẹp đẽ. Thưa các Tôn giả, hãy xây dựng lại ngôi thành ấy”.

21) Rồi này các Tỷ-kheo, vị vua hay vị đại thần cho xây dựng lại ngôi thành ấy. Và ngôi thành ấy, sau một thời gian lớn lên và trở thành một thành phố phồn vinh, thịnh vượng, đông đúc, tràn đầy người ở.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy một con đường cũ, một đạo lộ cũ do các vị Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua.

22) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Đây chính là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Con đường ấy, này các Tỷ-kheo, là con đường cũ, đạo lộ cũ do các bậc Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Ta đã đi theo con đường ấy. Đi theo con đường ấy, Ta thấy rõ già chết; Ta thấy rõ già, chết tập khởi; Ta thấy rõ già chết đoạn diệt; Ta thấy rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt.

23-31) Ta đã đi theo con đường ấy. Đi theo con đường ấy; Ta thấy rõ sanh... Ta thấy rõ hữu... Ta thấy rõ thủ... Ta thấy rõ ái... Ta thấy rõ thọ... Ta thấy rõ xúc... Ta thấy rõ sáu xứ... Ta thấy rõ danh sắc... Ta thấy rõ thức...

32) Ta đi theo con đường ấy. Đi theo con đường ấy, Ta thấy rõ các hành; Ta thấy rõ các hành tập khởi; Ta thấy rõ các hành đoạn diệt, Ta thấy rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt.

33) Cái được Ta biết rõ, Ta đã tuyên bố cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ được biết. Này các Tỷ-kheo, tức là Phạm hạnh này, phồn vinh, thịnh vượng, quảng đại, chúng đa, người nhiều và được chư Thiên, loài Người khéo léo trình bày.

VI. XÚC CHẠM, BIẾT RÕ (Tạp 12.9, Xúc Pháp. Đại 2.82a) (S.ii,107)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Kuru, tại thị trấn dân chúng Kuru tên là Kammàsadhamma.

2) Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: – “Này các Tỷ-kheo”. – “Bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, các Ông có nắm giữ với nội xúc hay không?

4) Được nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con có nắm giữ, với nội xúc.

5) – Này các Tỷ-kheo, nhưng Ông nắm giữ nội xúc như thế nào?

6) Tỷ-kheo ấy trả lời. Với câu trả lời, Tỷ-kheo ấy không làm tâm Thế Tôn thỏa mãn.

7) Khi được nói vậy, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời. Bạch Thiện Thệ, nay đã đến thời Thế Tôn nói về nội xúc. Sau khi nghe, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

8) – Vậy này Ànanda, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

9) Thế Tôn nói như sau:

– Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi nắm giữ nội xúc, nắm giữ nội xúc như sau: “Sự đau khổ đa loại, đa dạng này khởi lên ở đời với già chết; sự đau khổ này lấy cái gì làm nhân, hay lấy cái gì làm tập khởi, lấy cái gì làm tác sanh, lấy cái gì làm hiện hữu? Cái gì có mặt, già chết hiện hữu? Cái gì không có mặt, già chết không hiện hữu?”. Vị ấy nắm giữ nội xúc, biết như sau: “Sự đau khổ đa loại, đa dạng này khởi lên ở đời với già chết. Sự đau khổ này lấy sanh y làm nhân, lấy sanh y làm tập khởi, lấy sanh y làm tác sanh, lấy sanh y làm hiện hữu. Do sanh y có mặt, già chết hiện hữu. Do sanh y không có mặt, già chết không hiện hữu”. Vị ấy biết già chết. Vị ấy biết già chết tập khởi. Vị ấy biết già chết đoạn diệt. Vị ấy biết con đường thích ứng đưa đến già chết đoạn diệt. Và nhờ thực hành như vậy, vị ấy trở thành một vị tùy pháp hành.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đã thực hành để diệt tận khổ đau, để đoạn diệt già chết một cách hoàn toàn.

10) Vị ấy lại nắm giữ thêm nội xúc và nắm giữ như sau: “Sanh y này lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm tác sanh, lấy gì làm hiện hữu? Cái gì có mặt, sanh y hiện hữu? Cái gì không có mặt, sanh y không hiện hữu?”. Vị ấy nắm giữ nội xúc, biết được như sau: “Sanh y lấy ái làm nhân, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm tác sanh, lấy ái làm hiện hữu. Do ái có mặt, sanh y hiện hữu. Do ái không có mặt, sanh y không hiện hữu”. Vị ấy biết sanh y, biết sanh y tập khởi, biết sanh y đoạn diệt, và biết con đường thích ứng đưa đến sanh y đoạn diệt. Do thực hành như vậy, vị ấy được gọi là tùy pháp hành.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đã chơn chánh thực hành để tận diệt đau khổ và đoạn diệt sanh y một cách hoàn toàn.

11) Vị ấy lại nắm giữ thêm nội xúc và nắm giữ như sau: “Nhưng ái này, khởi lên tại chỗ nào được khởi lên, an trú tại chỗ nào được an trú?”. Vị ấy nắm giữ nội xúc, biết được như sau: “Tất cả những gì ở đời khả ái, hấp dẫn, khởi lên; tại chỗ ấy, ái được sanh khởi; tại chỗ ấy, ái được an trú. Và cái gì ở đời khả ái, hấp dẫn? Con mắt ở đời là khả ái, hấp dẫn khởi lên; tại chỗ ấy, ái được sanh khởi; tại chỗ ấy ái được an trú”.

12)... Lỗ tai ở đời là khả ái, hấp dẫn...

13)... Lỗ mũi ở đời là khả ái, hấp dẫn...

14)... Lưỡi ở đời là khả ái, hấp dẫn...

15)... Thân ở đời là khả ái, hấp dẫn...

16)... Ý ở đời là khả ái, hấp dẫn khởi lên; tại chỗ ấy, ái được sanh khởi; tại chỗ ấy, ái được an trú.

17) Này các Tỷ-kheo, những ai trong quá khứ, là Sa-môn hay Bà-la-môn, thấy những gì ở đời khả ái, hấp dẫn là thường còn, thấy là lạc, thấy là vô bệnh, thấy là an ổn, thấy là tự ngã, những người ấy làm ái tăng trưởng.

18) Những ai làm ái tăng trưởng, những người ấy làm sanh y tăng trưởng. Những ai làm sanh y tăng trưởng, những người ấy làm đau khổ tăng trưởng. Những ai làm đau khổ tăng trưởng, những người ấy không thể giải thoát sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng họ không thể giải thoát khỏi đau khổ.

19) Này các Tỷ-kheo, những ai trong tương lai là Sa-môn hay Bà-la-môn thấy những gì ở đời khả ái, hấp dẫn là thường còn, thấy là lạc, thấy là tự ngã, thấy là vô bệnh, thấy là an ổn, những người ấy sẽ làm ái tăng trưởng.

20) Những ai làm ái tăng trưởng, những người ấy sẽ làm sanh y tăng trưởng. Những ai làm sanh y tăng trưởng, những người ấy sẽ làm đau khổ tăng trưởng. Những ai làm đau khổ tăng trưởng, những người ấy không thể giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói họ không có thể giải thoát khỏi đau khổ.

21) Này các Tỷ-kheo, những ai trong hiện tại là Sa-môn hay Bà-la-môn thấy những gì ở đời khả ái, hấp dẫn là thường còn, thấy là lạc, thấy là tự ngã, thấy là vô bệnh, thấy là an ổn, những người ấy làm ái tăng trưởng.

22) Những ai làm ái tăng trưởng, những người ấy làm sanh y tăng trưởng. Những ai làm sanh y tăng trưởng, những người ấy làm đau khổ tăng trưởng. Những ai làm đau khổ tăng trưởng, những người ấy không thể giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng họ không thể giải thoát khỏi đau khổ.

23) Này các Tỷ-kheo, ví như một bình bằng đồng, đựng nước uống có sắc, có hương, có vị và nước uống ấy có pha thuốc độc. Rồi một người đi đến, bị nóng bức bách, bị nóng áp đảo, mệt mỏi, run rẩy, khát nước và có những người nói với người ấy như sau: “Này Bạn, bình đồng đựng nước uống này, có sắc, có hương, có vị, và bình nước uống ấy có pha thuốc độc. Nếu Bạn muốn, hãy uống. Trong khi uống, Bạn sẽ được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, do nhân duyên ấy, Bạn có thể đi đến chết, hay đau khổ gần như chết”. Người kia có thể uống bình nước bằng đồng ấy một cách hấp tấp không suy nghĩ, không từ bỏ. Người kia do nhân duyên ấy, có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết.

24) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những ai trong quá khứ, là Sa-môn hay Bà-la-môn, phàm vật gì khả ái hấp dẫn ở đời...

25)... Những ai trong tương lai...

26) Này các Tỷ-kheo, những ai trong hiện tại là Sa-môn hay Bà-la-môn, thấy những gì ở đời khả ái, hấp dẫn là thường còn, thấy là lạc, thấy là tự ngã, thấy là vô bệnh, thấy là an ổn, những người ấy làm ái tăng trưởng.

27) Những ai làm ái tăng trưởng, những người ấy làm sanh y tăng trưởng. Những ai làm sanh y tăng trưởng, những người ấy làm đau khổ tăng trưởng. Những ai làm đau khổ tăng trưởng, những người ấy không thể giải thoát khỏi sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói họ không thể giải thoát khỏi đau khổ.

28) Và này các Tỷ-kheo, những ai trong quá khứ là Sa-môn hay Bà-la-môn thấy những gì khả ái, hấp dẫn ở đời là vô thường, thấy là khổ, thấy là vô ngã, thấy là bệnh, thấy là đáng sợ hãi, những người ấy từ bỏ ái.

Những ai từ bỏ ái, những người ấy từ bỏ sanh y. Những ai từ bỏ sanh y, những người ấy từ bỏ đau khổ. Những ai từ bỏ đau khổ, những người ấy đã được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng họ đã giải thoát khỏi đau khổ.

29) Và này các Tỷ-kheo, những ai trong tương lai là Sa-môn hay Bà-la-môn, thấy những gì khả ái, hấp dẫn ở đời là vô thường, thấy là khổ, thấy là vô ngã, thấy là bệnh, thấy là đáng sợ hãi, những người ấy sẽ từ bỏ ái.

30) Những ai từ bỏ ái, những người ấy từ bỏ sanh y... Ta nói họ có thể giải thoát khỏi đau khổ.

31) Còn những ai, này các Tỷ-kheo, trong hiện tại là Sa-môn hay Bà-la-môn, thấy những gì khả ái, hấp dẫn ở đời là vô thường, thấy là khổ, thấy là vô ngã, thấy là bệnh, thấy là đáng sợ hãi, họ từ bỏ ái.

32) Những ai từ bỏ ái, những người ấy từ bỏ sanh y. Những ai từ bỏ sanh y, những người ấy từ bỏ đau khổ. Những ai từ bỏ đau khổ, những người ấy sẽ giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói họ sẽ giải thoát khỏi đau khổ.

33) Ví như, này các Tỷ-kheo, một bình nước bằng đồng có sắc, có hương, có vị, nhưng bị pha thuốc độc. Rồi có người đi đến, bị nóng bức bách, bị nóng áp đảo, mệt mỏi, run rẩy, khát nước. Có những người nói với người ấy: “Này Bạn, bình nước bằng đồng này có sắc, có hương, có vị, nhưng bình nước uống ấy bị pha thuốc độc. Nếu Bạn muốn, hãy uống. Trong khi uống, Bạn sẽ thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, do nhân duyên ấy Bạn có thể đi đến chết, hay đau khổ gần như chết”.

34) Và này các Tỷ-kheo, người ấy có thể suy nghĩ như sau: “Ở đây, ta có thể nhiếp phục khát nước này với uống rượu, hay nhiếp phục với ăn sữa đông (sanh tô), hay nhiếp phục với ngậm muối, hay nhiếp phục với cháo chua. Nhưng ta không có thể uống thứ này, nó khiến ta phải bất hạnh, đau khổ lâu dài”. Người ấy sau khi suy nghĩ, không uống và từ bỏ thứ nước uống ấy. Do nhân duyên này, người ấy không đi đến chết, hay sự đau khổ gần như chết.

35) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những ai trong thời quá khứ là Sa-môn hay Bà-la-môn, thấy những gì khả ái hấp dẫn ở đời là vô thường, thấy là đau khổ, thấy là vô ngã, thấy là bệnh, thấy là đáng sợ hãi, họ đoạn trừ ái.

36) Những ai đoạn trừ ái, những người ấy đoạn trừ sanh y. Những ai đoạn trừ sanh y, những người ấy đoạn trừ đau khổ. Những ai đoạn trừ đau khổ, những người ấy được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói họ được giải thoát khỏi đau khổ.

37-38) Này các Tỷ-kheo, những ai trong tương lai...

39) Những ai trong thời hiện tại là Sa-môn hay Bà-la-môn, thấy những gì khả ái, hấp dẫn ở đời là vô thường, thấy là khổ, thấy là vô ngã, thấy là bệnh, thấy là đáng sợ hãi, họ từ bỏ ái.

40) Những ai từ bỏ ái, những người ấy từ bỏ sanh y. Những ai từ bỏ sanh y, những người ấy từ bỏ đau khổ. Những ai từ bỏ đau khổ, những người ấy được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng họ được giải thoát khỏi đau khổ.

VII. BÓ LAU (Tạp 12.6 Lô, Đại 2,81a) (S.ii,112)

1) Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahàkotthita trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (chư Tiên đọa xứ) ở Migàdàya (rừng nai).

2) Rồi Tôn giả Mahàkotthita, vào buổi chiều từ chỗ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, bèn ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàkotthita nói với Tôn giả Sàriputta:

– Này Hiền giả Sàriputta, già chết do tự mình tạo ra, già chết do người khác tạo ra, già chết do tự mình và do người khác tạo ra, hay già chết không do tự mình tạo ra, không do người khác tạo ra, do tự nhiên sanh?

4) – Này Hiền giả Kotthita, già chết không do tự mình tạo ra, già chết không do người khác tạo ra, già chết không do tự mình tạo ra và người khác tạo ra, già chết cũng không phải không do tự mình tạo ra, không do người khác tạo ra, không do tự nhiên sanh. Già chết do duyên sanh.

5) – Này Hiền giả Sàriputta, có phải sanh do tự mình làm ra, sanh do người khác làm ra, sanh do tự mình làm ra và do người khác làm ra, hay sanh không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, do tự nhiên sanh?

6) – Này Hiền giả Kotthita, sanh không do tự mình làm ra, sanh không do người khác làm ra, sanh không do tự mình làm ra và người khác làm ra, sanh cũng không phải không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Sanh do duyên hữu.

7-18) – Này Hiền giả Sàriputta, hữu có phải do tự mình làm ra... thủ có phải do tự mình làm ra... ái có phải do tự mình làm ra... thọ có phải do tự mình làm ra... xúc có phải do tự mình làm ra... sáu xứ có phải do tự mình làm ra...

19)... Danh sắc có phải do tự mình làm ra, danh sắc có phải do người khác làm ra, danh sắc có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra, hay danh sắc có phải không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, do tự nhiên sanh?

20) – Này Hiền giả Kotthita, danh sắc không phải do tự mình làm ra, danh sắc không phải do người khác làm ra, danh sắc không phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra, hay danh sắc cũng không phải không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Danh sắc do duyên thức.

21) – Này Hiền giả Sàriputta, có phải thức do tự mình làm ra, thức do người khác làm ra, thức do tự mình làm ra và do người khác làm ra, hay có phải thức không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, do tự nhiên sanh?

22) – Này Hiền giả Kotthita, thức không do tự mình làm ra, thức không do người khác làm ra, thức không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, hay thức cũng không phải không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Thức do duyên danh sắc.

23) – Nay chúng tôi hiểu lời nói của Hiền giả Sàriputta như sau: “Này Hiền giả Kotthita, danh sắc không do tự mình làm ra, danh sắc không do người khác làm ra, danh sắc không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, danh sắc cũng không phải không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Danh sắc do duyên thức”.

24) Và nay chúng tôi hiểu lời nói của Hiền giả Sàriputta như sau: “Này Hiền giả Kotthita, thức không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, không do tự mình làm ra và người khác làm ra, cũng không phải không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Thức do duyên danh sắc”.

25) Này Hiền giả Sàriputta, cần phải hiểu như thế nào ý nghĩa lời nói này?

– Vậy này Hiền giả, tôi sẽ nêu một ví dụ. Nhờ có ví dụ, người có trí hiểu được ý nghĩa lời nói.

26) Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

27) – Thật vi diệu thay, Hiền giả Sàriputta! Thật hy hữu thay, Hiền giả Sàriputta! Lời nói khéo nói này của Hiền giả Sàriputta và lời nói với ba mươi sáu sự này của Hiền giả Sàriputta, chúng tôi xin tùy hỷ.

28) – Này Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo thuyết pháp để nhàm chán, ly tham, đoạn diệt già chết, thời đủ để được gọi là vị Tỷ-kheo thuyết pháp. Này Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo thực hành để nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, già chết, thời đủ để được gọi là pháp tùy pháp hành. Này Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, vô minh được giải thoát, không có chấp thủ, thời đủ để được gọi vị Tỷ-kheo đã đạt được hiện tại Niết-bàn.

VIII. KOSAMBI (Tạp 14.9, Miệt-sư-la. Đại 2,98c) (S.ii,115)

1) Một thời Tôn giả Musìla, Tôn giả Sàvittha, Tôn giả Nàrada, Tôn giả Ànanda trú ở Kosambi vườn Ghosità.

I

2) Rồi Tôn giả Sàvittha nói với Tôn giả Musìla:

– Này Hiền giả Musìla, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài truyền thuyết, ngoài thẩm lự hành tướng (àkàraparivitakkà), ngoài thẩm định và chấp nhận quan điểm (ditthinijjhànakhanti), Tôn giả Musìla tự mình có trí biết được: “Do duyên sanh, già chết sanh khởi”.

3) – Này Hiền giả Sàvittha, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài truyền thuyết, ngoài thẩm lự hành tướng, ngoài thẩm định và chấp nhận quan điểm, tôi có biết được, tôi có thấy được: “Do duyên sanh, già chết sanh khởi”.

4) – Này Hiền giả Musìla, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài truyền thuyết, ngoài thẩm lự các điều kiện, ngoài thẩm định và chấp nhận quan điểm, Tôn giả Musìla tự mình có trí biết được: “Do duyên hữu, nên sanh sinh khởi... (như trên)...

 5)... “Do duyên thủ nên hữu sanh khởi”.

 6)... “Do duyên ái nên thủ sanh khởi”.

 7)... “Do duyên thọ nên ái sanh khởi”.

 8)... “Do duyên xúc nên thọ sanh khởi”.

 9)... “Do duyên sáu xứ nên xúc sanh khởi”.

10)... “Do duyên danh sắc nên sáu xứ sanh khởi”.

11)... “Do duyên thức nên danh sắc sanh khởi”.

12)... “Do duyên hành nên thức sanh khởi”.

13)... “Do duyên vô minh nên hành sanh khởi”.

14) – Này Hiền giả Sàvittha, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài truyền thuyết, ngoài thẩm lự các điều kiện, ngoài thẩm định và chấp nhận quan điểm, tôi biết được, tôi thấy được: “Do duyên vô minh, các hành sanh khởi”.

15) – Này Hiền giả Musìla, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài truyền thuyết, ngoài thẩm lự các điều kiện, ngoài sự thẩm định và chấp nhận quan điểm, Tôn giả Musìla tự mình có trí biết như sau: “Do sanh diệt, nên già chết diệt”.

16) – Này Hiền giả Sàvittha, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài truyền thuyết, ngoài thẩm lự các điều kiện, ngoài thẩm định và chấp nhận quan điểm, tôi biết như sau, tôi thấy như sau: “Do sanh diệt, nên già chết diệt”.

17) – Này Hiền giả Musìla, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài truyền thuyết, ngoài thẩm lự các điều kiện, ngoài thẩm định và chấp nhận quan điểm, Tôn giả Musìla tự mình có trí biết như sau: “Do hữu diệt, nên sanh diệt”.

18-24)... “Do thủ diệt, nên hữu diệt... Do ái diệt, nên thủ diệt... Do thọ diệt, nên ái diệt... Do xúc diệt nên thọ diệt... Do sáu xứ diệt, nên xúc diệt... Do danh sắc diệt, nên sáu xứ diệt... Do thức diệt, nên danh sắc diệt... Do hành diệt, nên thức diệt... Do vô minh diệt, nên hành diệt”.

25) – Này Hiền giả Sàvittha, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài truyền thuyết, ngoài thẩm lự các điều kiện, ngoài thẩm định và chấp nhận quan điểm, tôi biết như sau, tôi thấy như sau: “Do vô minh diệt, nên hành diệt”

26) – Này Hiền giả Musìla, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài truyền thuyết, ngoài thẩm lự các điều kiện, ngoài thẩm định và chấp nhận quan điểm, Tôn giả Musìla tự mình có trí biết như sau: “Do hữu diệt là Niết-bàn”.

27) – Này Hiền giả Sàvittha, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài truyền thuyết, ngoài thẩm lự, các điều kiện, ngoài thẩm định và chấp nhận quan điểm, tôi biết như sau, tôi thấy như sau: “Do hữu diệt là Niết-bàn”.

28) – Như vậy, Tôn giả Musìla là bậc A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc?

29) Khi nghe nói vậy, Tôn giả Musìla giữ im lặng.

II

30) Rồi Tôn giả Nàrada nói với Tôn giả Sàvittha:

– Này Hiền giả Sàvittha, lành thay nếu tôi được hỏi câu này. Hãy hỏi tôi câu hỏi này, và tôi sẽ trả lời cho Hiền giả câu hỏi này.

31) – Tôn giả Nàrada hãy lấy câu hỏi này. Tôi sẽ hỏi Tôn giả Nàrada câu hỏi này. Và Tôn giả Nàrada hãy trả lời cho tôi câu hỏi này.

32-57)... – Này Hiền giả Sàvittha, ngoài lòng tin... tôi biết như sau, tôi thấy như sau: “Do hữu diệt là Niết-bàn”.

58) – Như vậy, Tôn giả Nàrada là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc?

59) – Này Hiền giả, “Do hữu diệt là Niết-bàn”, tôi khéo thấy như chơn nhờ chánh trí tuệ. Nhưng tôi không phải là vị A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc.

60) Ví như trên một con đường hoang vắng có một giếng nước. Tại đấy không có dây, không có gàu nước. Rồi có người đi đến, bị nóng bức bách, bị nóng áp đảo, mệt mỏi, run rẩy, khát nước. Người ấy ngó xuống giếng và biết được: “Giếng này có nước”, nhưng đứng chịu, thân thể không chạm nước.

61) Cũng vậy, này Hiền giả, “Hữu diệt là Niết-bàn”, tôi khéo thấy như chơn nhờ chánh trí tuệ, nhưng tôi không phải là vị A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc.

III

62) Khi được nói vậy,Tôn giả Ànanda nói với Tôn giả Sàvittha:

– Này Hiền giả Sàvittha, nói như vậy thời Hiền giả nói gì về Tôn giả Nàrada?

63) – Này Hiền giả Ànanda, nói như vậy, tôi không nói gì về Tôn giả Nàrada, ngoài sự tốt lành, ngoài sự tốt đẹp.

IX. NƯỚC THỦY TRIỀU DÂNG... (S.ii,118)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong vườn ông Anàthapindika.

2) Tại đây...

3) – Này các Tỷ-kheo, khi nào biển lớn dâng lên thời các sông lớn dâng lên; khi nào các sông lớn dâng lên thời các sông nhỏ dâng lên; khi nào các sông nhỏ dâng lên thời các hồ lớn dâng lên; khi nào các hồ lớn dâng lên thời các hồ nhỏ dâng lên.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi nào vô minh dâng lên thời các hành dâng lên; khi nào các hành dâng lên thời thức dâng lên; khi nào thức dâng lên thời danh sắc dâng lên; khi nào danh sắc dâng lên thời sáu xứ dâng lên; khi nào sáu xứ dâng lên thời xúc dâng lên; khi nào xúc dâng lên thời thọ dâng lên; khi nào thọ dâng lên thời ái dâng lên; khi nào ái dâng lên thời thủ dâng lên; khi nào thủ dâng lên thời hữu dâng lên; khi nào hữu dâng lên thời sanh dâng lên; khi nào sanh dâng lên thời già chết dâng lên.

5) Này các Tỷ-kheo, biển lớn không dâng lên thời sông lớn không dâng lên; sông lớn không dâng lên thời sông nhỏ không dâng lên; sông nhỏ không dâng lên thời hồ lớn không dâng lên; hồ lớn không dâng lên thời hồ nhỏ không dâng lên.

6) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh không dâng lên thời các hành không dâng lên; các hành không dâng lên thời thức không dâng lên; thức không dâng lên thời danh sắc không dâng lên; danh sắc không dâng lên thời sáu xứ không dâng lên; sáu xứ không dâng lên thời xúc không dâng lên; xúc không dâng lên thời thọ không dâng lên; thọ không dâng lên thời ái không dâng lên; ái không dâng lên thời thủ không dâng lên; thủ không dâng lên thời hữu không dâng lên; hữu không dâng lên thời sanh không dâng lên; sanh không dâng lên thời già chết không dâng lên.

X. SUSÌMA (Tạp 14.5 Đại 2,96b) (S.ii,119)

1) Như vậy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương xá), Veluvana (Trúc lâm), tại chỗ nuôi dưỡng con sóc.

I

2) Lúc bấy giờ Thế Tôn được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và Ngài nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.

3) Chúng Tỷ-kheo cũng được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và cũng nhận được các vật cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.

4) Nhưng các du sĩ ngoại đạo không được cung kính, không được tôn trọng, không được kính lễ, không được cúng dường, không được tôn sùng và cũng không nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.

II

5) Lúc bấy giờ du sĩ Susìma trú ở Ràjagaha cùng với đại chúng du sĩ.

6) Rồi hội chúng du sĩ của Susìma nói với du sĩ Susìma:

– Thưa Hiền giả Susìma, ngài hãy đi đến và sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Sa-môn Gotama. Sau khi ngài học Chánh pháp xong hãy nói lại cho chúng tôi. Sau khi chúng tôi học pháp ấy chúng tôi sẽ nói lại với các Gia chủ. Như vậy chúng tôi sẽ được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và chúng tôi sẽ nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.

7) – Thưa vâng, các Hiền giả.

Du sĩ Susìma nghe theo hội chúng của mình, liền đi đến Tôn giả Ànanda; sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Tôn giả Ànanda; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

III

8) Ngồi xuống một bên, du sĩ Susìma nói với Tôn giả Ànanda:

– Này Hiền giả Ànanda, tôi muốn sống Phạm hạnh trong Pháp và Luật này.

9) Rồi Tôn giả Ànanda đưa du sĩ Susìma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

10) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, du sĩ Susìma này nói như sau: “Này Hiền giả Ànanda, tôi muốn sống Phạm hạnh trong Pháp và Luật này”.

11) – Vậy Ànanda, hãy cho Susìma xuất gia.

12) Và du sĩ Susìma được xuất gia dưới sự chỉ đạo của Thế Tôn và được thọ đại giới.

13) Lúc bấy giờ nhiều vị Tỷ-kheo ở trước mặt Thế Tôn đã tuyên bố chánh trí như sau: “Chúng tôi biết rằng: ‘Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.’ “

IV

14) Tôn giả Susìma được nghe: Nhiều Tỷ-kheo trước mặt Thế Tôn đã tuyên bố chánh trí như sau: “Chúng tôi biết rõ rằng: ‘Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.’”

15) Rồi Tôn giả Susìma đi đến các Tỷ-kheo; sau khi đến nói lên với những Tỷ-kheo ấy những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

16) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Susìma nói với các Tỷ-kheo ấy:

– Có đúng sự thật chăng, chư Tôn giả ở trước mặt Thế Tôn đã tuyên bố chánh trí như sau: “Chúng con biết rõ rằng: ‘Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa’”?

– Thưa có vậy, này Hiền giả.

17) – Nhưng, chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy chắc chứng được nhiều loại thần thông khác nhau: Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ vào mặt trăng và mặt trời, những vật có oai lực, đại oai thần như vậy. Có thể sử dụng thân một cách tự tại cho đến cõi Phạm thiên?

– Thưa không phải vậy, này Hiền giả.

18) – Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, chứng được thiên nhĩ thông thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng: chư Thiên và loài Người, xa và gần?

– Thưa không phải vậy, này Hiền giả.

19) – Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, với tâm của mình biết được tâm của các chúng sanh khác, các loài Người khác: Tâm có tham biết là tâm có tham; tâm không tham biết là tâm không tham; tâm có sân biết là tâm có sân; tâm không sân biết là tâm không sân; tâm có si biết là tâm có si; tâm không si biết là tâm không si; tâm chuyên chú biết là tâm chuyên chú; tâm tán loạn biết là tâm tán loạn. Đại hành tâm biết là đại hành tâm; không phải đại hành tâm biết không phải là đại hành tâm. Tâm chưa vô thượng biết là tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng biết là tâm vô thượng. Tâm Thiền định biết là tâm Thiền định; tâm không Thiền định biết là tâm không Thiền định. Tâm giải thoát biết là tâm giải thoát; tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát?

– Thưa không phải vậy, này Hiền giả.

20) – Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, nhớ được nhiều đời quá khứ. Như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, chư Tôn giả nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết?

– Thưa không phải vậy, này Hiền giả.

21) – Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Chư Tôn giả biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh nào làm những ác hạnh về thân, làm những ác hạnh về lời nói, những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, làm những thiện hạnh về lời nói, làm những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, các vị thấy sự sống chết của chúng sanh. Các vị biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ?

– Thưa không phải vậy, này Hiền giả.

22) – Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, sau khi vượt khỏi Sắc giới, thân cảm xúc Vô sắc giới, an trú vào tịch tịnh giải thoát?

– Thưa không phải vậy, này Hiền giả.

23) – Hay ở đây, có phải chư Tôn giả vừa trả lời như vậy, vừa không chứng được các pháp này?

24) – Này Hiền giả, không có chứng được gì.

25) – Như thế nào?

– Thưa Hiền giả Susìma, chúng tôi chứng được tuệ giải thoát.

26) – Tôi không biết được ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của chư Tôn giả. Lành thay nếu được chư Tôn giả nói lên cho tôi, để tôi có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của chư Tôn giả!

27) – Này Hiền giả Susìma, dù cho Ông có biết hay Ông không biết, chúng tôi chứng được tuệ giải thoát.

V

28) Rồi Tôn giả Susìma từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

29) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Susìma trình bày lên Thế Tôn tất cả câu chuyện với các Tỷ-kheo ấy.

30) – Này Susìma, trước hết là trí về pháp trú, sau là trí về Niết-bàn.

31) – Bạch Thế Tôn, con không hiểu được ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn nói lên cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn!

32) – Này Susìma, dù cho Ông có biết hay Ông không có biết, trước hết là trí về pháp trú, sau là trí về Niết-bàn. Này Susìma, Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

– Là vô thường, bạch Thế Tôn?

33) – Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi chúng ta quán vật ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

34) – Thọ là thường hay vô thường?

– Vô thường, bạch Thế Tôn.

35) – Tưởng là thường hay vô thường?

– Vô thường, bạch Thế Tôn.

36) – Các hành là thường hay vô thường?

– Vô thường, bạch Thế Tôn.

37) – Thức là thường hay vô thường?

– Vô thường, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu chúng ta quán vật ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

38) – Do vậy, này Susìma, cái gì thuộc sắc pháp quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc pháp cần phải được quán như chơn như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

39) Cái gì thuộc thọ quá khứ, vị lai hay hiện tại... (như trên)...

40) Cái gì thuộc tưởng quá khứ, vị lai hay hiện tại... (như trên)...

41) Cái gì thuộc hành quá khứ, vị lai hay hiện tại... (như trên)...

42) Cái gì thuộc thức quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức cần phải quán như chơn với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

43) Này Susìma, thấy như vậy, vị Đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Này Susìma, Ông có thấy chăng: “Do duyên sanh, già chết sanh khởi”?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

44)...

45) – “Do duyên thủ, hữu sanh khởi?” Này Susìma, Ông có thấy chăng?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

46) – Này Susìma, Ông có thấy chăng: “Do duyên ái, thủ sanh khởi”?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

47) – “Do duyên thọ, ái sanh khởi. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên sáu xứ, thọ sanh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. Do duyên hành thức sanh khởi. Do duyên vô minh, hành sanh khởi”. Này Susìma, Ông có thấy chăng?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

48) – “Do sanh diệt, già chết diệt”, này Susìma, Ông có thấy chăng?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

49) – “Do hữu diệt, nên sanh diệt”, này Susìma, Ông có thấy chăng?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

50) – “Do thủ diệt, nên hữu diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do danh sắc diệt, nên sáu xứ diệt. Do thức diệt, nên danh sắc diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do vô minh diệt, nên hành diệt!”. Này Susìma, Ông có thấy chăng?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

51) – Nhưng này, biết như vậy, thấy như vậy, Ông có chứng được các thần thông nhiều loại sai khác: Một thân hiện ra nhiều thân; nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy. Có thể sử dụng thân một cách tự tại cho đến cõi Phạm thiên?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

52) – Này Susìma, có phải biết như vậy, thấy như vậy, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, Ông có thể nghe hai loại tiếng, tiếng chư Thiên và tiếng loài Người, tiếng xa và tiếng gần?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

53) – Này Susìma, có phải biết như vậy, thấy như vậy, với tâm của mình biết được tâm của chúng sanh sai khác, của loài Người sai khác. Với tâm có tham, Ông biết được tâm có tham... với tâm không giải thoát, Ông biết được là tâm không giải thoát; với tâm giải thoát, Ông biết được là tâm giải thoát?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

54) – Này Susìma, có phải biết như vậy, thấy như vậy, Ông có thể nhớ được nhiều đời quá khứ sai khác. Như một đời... (như trên)... Ông có thể nhớ được nhiều đời quá khứ sai khác cùng với các nét đại cương và các chi tiết?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

55) – Này Susìma, nhưng biết như vậy, thấy như vậy, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ông có thể thấy các chúng sanh chết đi sanh lại... Ông có thể biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

56) – Này Susìma, nhưng biết như vậy, thấy như vậy, có phải sau khi vượt khỏi các sắc pháp, với thân cảm thọ vô sắc pháp Ông an trú với tịch tịnh giải thoát?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

57) – Nay ở đây, này Susìma, với câu trả lời như vậy, với những pháp này không chứng được, này Susìma, có phải Ông không làm được điều này?

VI

58) Rồi Tôn giả Susìma cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

– Một tội lỗi con đã vi phạm, bạch Thế Tôn, vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện. Con đã xuất gia như một người ăn trộm pháp trong Pháp và Luật khéo giảng này. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận con tội lỗi này là một tội lỗi để con ngăn ngừa trong tương lai!

59) – Này Susìma, thật sự Ông đã phạm tội, vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện, Ông đã xuất gia như người ăn trộm pháp trong Pháp và Luật khéo giảng này.

60) Ví như, này Susìma, người ta bắt được một người ăn trộm, một người phạm tội, dắt đến cho vua và thưa: “Thưa Đại vương, đây là người ăn trộm, người phạm tội. Đại vương hãy gia phạt người ấy theo hình phạt nào như Đại vương muốn”. Vua ấy nói như sau: “Các Ông hãy đem người này, lấy dây thật chắc trói cánh tay người này thật chặt về phía sau, cạo đầu người ấy đi, dắt người ấy đi xung quanh trên một xe nhỏ với một cái trống, đi từ đường này tới đường khác, từ ngả ba này đến ngả ba khác, dắt người ấy ra khỏi cửa thành phía Nam, và hãy chặt đầu người ấy tại thành phía Nam”.

Những người kia vâng theo lời vua dạy, lấy dây thật chắc trói cánh tay người ấy thật chặt về phía sau, cạo trọc đầu, dắt người ấy đi xung quanh trên một xe nhỏ với một cái trống, đi từ đường này tới đường khác, từ ngả ba này tới ngả ba khác, dắt người ấy ra khỏi cửa thành phía Nam, và chặt đầu người ấy tại thành phía Nam.

61) Này Susìma, Ông nghĩ thế nào? Người ấy do nhân duyên như vậy có cảm thọ khổ ưu hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

62) – Này Susìma, dù cho người ấy do nhân duyên như vậy cảm thọ khổ ưu, hay không cảm thọ khổ ưu, thời sự xuất gia với tư cách ăn trộm pháp trong Pháp và Luật khéo thuyết này, do nhân duyên ấy phải rơi vào và chịu đựng khổ báo còn kịch liệt hơn và quả báo còn đau đớn hơn.

63) Này Susìma, Ông thấy phạm tội là phạm tội và như pháp phát lộ, nên chúng ta chấp nhận tội ấy cho Ông. Này Susìma, như vậy Luật của bậc Thánh được tăng trưởng, khi thấy được phạm tội là phạm tội và như pháp phát lộ để ngăn giữ trong tương lai.

VIII. SA-MÔN, BÀ-LA-MÔN PHẨM THỨ TÁM

71. I. SA-MÔN, BÀ-LA-MÔN (Tạp 14.12-3, Sa-môn, Bà-la-môn, Đại 2,99b) (S.ii,129)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ở vườn ông Anàthapindika.

2) Ở đây Thế Tôn...

3) – Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không biết già chết, không biết già chết tập khởi, không biết già chết đoạn diệt, không biết con đường đưa đến già chết đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa các Sa-môn không được chấp nhận là Sa-môn, hay giữa các Bà-la-môn không được chấp nhận là Bà-la-môn; và những Tôn giả ấy không tự mình với thắng trí đạt được, chứng được và an trú trong hiện tại mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

4) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết già chết... (như trên)... biết con đường đưa đến già chết đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa các Sa-môn được chấp nhận là Sa-môn, hay giữa các Bà-la-môn được chấp nhận là Bà-la-môn; và những Tôn giả ấy tự mình với thắng trí đạt được, chứng được và an trú ngay trong hiện tại mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

72-80. (II-X).

... Trú ở Sàvatthi.

Họ không biết sanh...

Họ không biết hữu...

Họ không biết thủ...

Họ không biết ái...

Họ không biết thọ...

Họ không biết xúc...

Họ không biết sáu xứ...

Họ không biết danh sắc...

Họ không biết thức...

XI. (S.ii,130)

Họ không biết hành... Họ không biết hành tập khởi, họ không biết hành đoạn diệt, họ không biết con đường đưa đến hành đoạn diệt... ... tự mình với thắng trí đạt được, chứng được và an trú ngay trong hiện tại mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

IX. PHẨM TRUNG LƯỢC

... Trú ở Sàvatthi.

I. ĐẠO SƯ... (S.ii,130)

1) – Này các Tỷ-kheo, đối với ai không như thật biết và thấy già chết, người ấy cần phải tìm đến bậc Đạo sư để có như thật trí đối với già chết. Đối với ai không như thật biết và thấy già chết tập khởi, người ấy cần phải tìm đến bậc Đạo sư để có như thật trí đối với già chết tập khởi. Đối với ai không như thật biết và thấy già chết đoạn diệt, người ấy cần phải tìm đến bậc Đạo sư để có như thật trí đối với già chết đoạn diệt. Đối với ai không như thật biết và thấy con đường đưa đến già chết đoạn diệt, người ấy cần phải tìm đến bậc Đạo sư để có như thật trí đối với con đường đưa đến già chết đoạn diệt.

2) Này các Tỷ-kheo, đối với ai không như thật biết và thấy sanh...

3) Này các Tỷ-kheo,... không như thật biết và thấy hữu...

4) Này các Tỷ-kheo... không như thật biết và thấy thủ...

5) Này các Tỷ-kheo... không như thật biết và thấy ái...

6) Này các Tỷ-kheo... không như thật biết và thấy thọ...

7) Này các Tỷ-kheo... không như thật biết và thấy xúc...

8) Này các Tỷ-kheo... không như thật biết và thấy sáu xứ...

9) Này các Tỷ-kheo... không như thật biết và thấy danh sắc...

10) Này các Tỷ-kheo... không như thật biết và thấy thức...

11) Này các Tỷ-kheo, đối với ai không như thật biết và thấy hành, người ấy cần phải tìm đến bậc Đạo sư để có như thật trí đối với các hành. Đối với ai không như thật biết và thấy các hành tập khởi, người ấy cần phải tìm đến bậc Đạo sư để có như thật trí đối với các hành tập khởi. Đối với ai không như thật biết và thấy các hành đoạn diệt, người ấy cần phải tìm đến bậc Đạo sư để có như thật trí đối với các hành đoạn diệt. Đối với ai không như thật biết và thấy con đường đưa đến hành đoạn diệt, người ấy cần phải tìm đến bậc Đạo sư để có như thật trí đối với con đường đưa đến các hành đoạn diệt.

II. HỌC TẬP (Tạp 15.4 Tu Tập, Đại 2,101b) (S.ii,131)

... Này các Tỷ-kheo, đối với ai không như thật biết và thấy già chết, người ấy cần phải học tập để có như thật trí đối với già chết... (I.11)

III. TU TẬP (Yoga) (Tạp 15.5, Tam-ma-đề, Đại 2,101b) (S.ii,131)

... Này các Tỷ-kheo, đối với ai không như thật biết và thấy già chết, người ấy cần phải tu tập để có như thật trí đối với già chết... (I.11)

IV. DỤC (S.ii,132)

... Dục cần phải thực hành... (I.11)

V. NỖ LỰC (S.ii,132)

... Nỗ lực cần phải thực hành... (I.11)

VI. BẤT THỐI CHUYỂN (S.ii,132)

... Bất thối chuyển cần phải thực hành... (I.11)

VII. NHIỆT TÂM (S.ii,132)

... Nhiệt tâm cần phải thực hành... (I.11)

VIII. TINH TẤN (S.ii,132)

... Tinh tấn cần phải thực hành... (I.11)

IX. KIÊN TRÌ (S.ii,132)

... Kiên trì cần phải thực hành... (I.11)

X. CHÁNH NIỆM (S.ii,132)

... Chánh niệm cần phải thực hành... (I.11)

XI. CHÁNH TRI (S.ii,132)

... Chánh tri cần phải thực hành... (I.11)

XII. KHÔNG PHÓNG DẬT (S.ii,132)

... Không phóng dật cần phải thực hành... (I.11)

 

Thích Minh Châu

______________________________________________________________________________________________________________________

>>>> Trung Bộ Kinh 

 

Có nhiều thứ trên cuộc đời này nếu chỉ xem xét một vài khía cạnh đơn thuần thì khó để hiểu biết hết trọn vẹn. Tại sao một số người có thể đạt được rất nhiều thành công vượt bậc trong cuộc sống? Tại sao một số người có thể đạt được những thành quả phi thường.

(Apannakasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala với Đại chúng Tỷ-kheo và đến tại Ta-la, một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala. Các Bà-la-môn Gia chủ ở Ta-la được nghe tiếng đồn như sau: “Sa-môn Gotama, giòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang du hành giữa dân chúng Kosala với Đại chúng Tỷ-kheo, đã đến Ta-la”. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: “Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời, loài Người. Khi đã chứng ngộ. Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy”. Rồi các Bà-la-môn Gia chủ ở Ta-la đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, một số người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người yên lặng ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Bà-la-môn Gia chủ ở tại Ta-la đang ngồi xuống một bên:

– Này các Gia chủ, các Ông có vị Đạo sư khả ý nào mà các Ông có lý do đặt được lòng tin không?

– Bạch Thế Tôn, chúng con không có vị Đạo sư khả ý nào để chúng con có lý do đặt được lòng tin.

– Này các Gia chủ, nếu các Ông không có một vị Đạo sư khả ý nào, thời hãy lấy pháp không gì chuyển hướng này mà thực hành. Này các Gia chủ, pháp không gì chuyển hướng này được khéo thọ trì, khéo thành tựu, sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc lâu dài cho các Ông. Và này các Gia chủ, thế nào là pháp “không gì chuyển hướng”?

Này các Gia chủ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những lập thuyết như sau, có những quan điểm như sau: “Không có (kết quả của) bố thí, không có (kết quả của) lễ hy sinh, không có (kết quả của) tế tự, không có kết quả, quả báo của các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trên đời không có những vị Sa-môn, Bà-la-môn chơn chánh hành trì, chơn chánh thực hành, và những vị này tuyên bố về đời này và về đời sau, sau khi đã tự chứng ngộ với thắng trí”. Nhưng này các Gia chủ, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn nói đối nghịch với các vị Sa-môn, Bà-la-môn kia, những vị này nói như sau: “Có (kết quả của) bố thí, có (kết quả của) lễ hy sinh, có (kết quả của) tế tự, có kết quả, quả báo của các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trên đời có những vị Sa-môn, Bà-la-môn chơn chánh hành trì, chơn chánh thực hành, và những vị này tuyên bố về đời này và về đời sau, sau khi đã chứng ngộ với thắng trí”. Này các Gia chủ, các Ông nghĩ thế nào, có phải những vị Sa-môn, Bà-la-môn ấy nói những lời đối nghịch với nhau?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Ở đây, này các Gia chủ, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Không có (kết quả của) bố thí, không có (kết quả của) lễ hy sinh, không có (kết quả của) tế tự, không có kết quả, quả báo của các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trên đời không có những vị Sa-môn, Bà-la-môn chơn chánh hành trì, chơn chánh thành tựu, và những vị này tuyên bố về đời này và về đời sau, sau khi đã chứng ngộ với thắng trí”. Đối với những vị này sự kiện này sẽ chờ đợi xảy ra: Sau khi từ bỏ ba thiện pháp này, thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, và sau khi chấp nhận ba ác pháp này, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, các vị này thực hành theo. Vì sao vậy? Vì những vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không thấy sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự cấu uế của các bất thiện pháp, sự thoát ly, sự lợi ích và sự thanh tịnh của các thiện pháp. Vì rằng có đời sau, nếu có quan điểm nào nói rằng không có đời sau, thời đó là một tà kiến. Vì rằng có đời sau, nếu có ai suy tư rằng không có đời sau, thời đó là tà tư duy. Vì rằng có đời sau, nếu có ai nói rằng không có đời sau, thời đó là tà ngữ. Vì rằng có đời sau, nếu có ai nói rằng không có đời sau, thời tự mâu thuẫn đối nghịch với các vị A-la-hán đã biết được có đời sau. Vì rằng có đời sau, nếu có ai thuyết phục người khác là không có đời sau, thời sự thuyết phục ấy chống lại diệu pháp, và vì sự thuyết phục ấy chống lại diệu pháp, người ấy khen mình chê người. Như vậy, trước khi thiện giới của người ấy bị từ bỏ, các ác giới đã được chấp trì. Và tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, sự đối nghịch với các bậc Thánh, sự thuyết phục chống lại diệu pháp, sự khen mình chê người, như vậy các ác bất thiện pháp sai biệt này khởi lên do duyên tà kiến.

Ở đây, này các Gia chủ, vị có trí suy nghĩ như sau: Nếu không có đời sau, thời vị này sau khi thân hoại mạng chung, tự ngã cảm thấy an toàn. Nếu có đời sau, thời vị này sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu muốn đời sau không có đi nữa, nếu lời nói của các vị Sa-môn, Bà-la-môn ấy là đúng sự thật, thời vị này, ngay trong hiện tại bị những người có trí quở trách: “Người này theo ác giới, có tà kiến, chủ trương hư vô luận”. Còn nếu có đời sau, thời vị này cả hai mặt đều gặp bất hạnh: ngay trong hiện tại, bị những người có trí quở trách; sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy pháp “không gì chuyển hướng” này bị chấp trì, bị thực hành sai lạc, bởi vị này chỉ có chấp nhận một phía, và bỏ phía thiện pháp.

Ở đây, này các Gia chủ, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Có (kết quả của) bố thí, có (kết quả của) lễ hy sinh, có (kết quả của) tế tự, có kết quả, quả báo của các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trên đời có những vị Sa-môn, Bà-la-môn chơn chánh hành trì, chơn chánh thành tựu, và những vị này tuyên bố về đời này và về đời sau, sau khi đã chứng ngộ với thắng trí”. Đối với những vị này, sự kiện này sẽ chờ xảy ra: Sau khi từ bỏ ba ác pháp này, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, và sau khi chấp nhận ba thiện pháp này, thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, các vị này thực hành theo. Vì sao vậy? Vì những vị Sa-môn, Bà-la-môn này thấy sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự cấu uế của các bất thiện pháp, sự thoát ly, sự lợi ích và sự thanh tịnh của các thiện pháp. Vì rằng có đời sau, nếu có quan điểm nào nói rằng có đời sau, thời đó là một chánh kiến. Vì rằng có đời sau, nếu có ai suy tư rằng có đời sau, thời đó là chánh tư duy. Vì rằng có đời sau, nếu có ai nói rằng có đời sau thời đó là chánh ngữ. Vì rằng có đời sau, nếu có ai nói rằng có đời sau, thời không tự mâu thuẫn đối nghịch với các vị A-la-hán đã biết được có đời sau. Vì rằng có đời sau, nếu có ai thuyết phục người khác là có đời sau, thời sự thuyết phục ấy thuận với diệu pháp, và vì sự thuyết phục ấy thuận với diệu pháp, vị ấy không khen mình chê người. Như vậy, trước khi ác giới của vị ấy được từ bỏ, các thiện giới đã được chấp trì. Và chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, sự không đối nghịch với các bậc Thánh, sự thuyết phục thuận với diệu pháp, sự không khen mình chê người, như vậy những thiện pháp sai biệt này khởi lên, do duyên chánh kiến.

Ở đây, này các Gia chủ, vị có trí suy nghĩ như sau: Nếu có đời sau, thời vị này sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Nếu muốn cho đời sau không có đi nữa, nếu lời nói của các vị Sa-môn, Bà-la-môn ấy là đúng sự thật, thời vị này ngay trong hiện tại được những người có trí tán thán: “Người này theo thiện giới, có chánh kiến, chủ trương hữu luận”. Còn nếu có đời sau, thời vị này cả hai mặt đều gặp sự may mắn: ngay trong hiện tại, được những người trí tán thán; sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, “pháp không gì chuyển hướng” này được chấp trì, được thực hành đúng đắn bởi vị này chấp nhận cả hai phía, bỏ qua hai phía bất thiện pháp.

Này các Gia chủ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn hay khiến người gây phiền muộn, gây áo não hay khiến người gây áo não, tự mình gây ra sợ hãi, hay khiến người gây ra sợ hãi, sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào, cướp bóc, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy không có tội ác gì. Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả chúng sanh trên cõi đất thành một đống thịt, thành một chồng thịt, cũng không vì vậy có tội ác, có gây ra sự tiếp tục của tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu, khiến người đốt nấu, cũng không vì vậy có tội ác, có gây ra sự tiếp tục của tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Bắc sông Hằng bố thí, khiến người bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, cũng không vì vậy có phước báo, có tạo thành sự tiếp tục của phước báo”. Này các Gia chủ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn nói những lời đối nghịch với các Sa-môn, Bà-la-môn kia. Các vị này nói như sau: “Tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn hay khiến người gây phiền muộn, gây ác não hay khiến người gây ác não, tự mình gây sợ hãi, hay khiến người gây sợ hãi, sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào, cướp bóc, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy của tội ác. Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả chúng sanh trên cõi đất thành một đống thịt, thành một chồng thịt, thì do nhân duyên này có tội ác, có gây ra sự tiếp tục của tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu khiến người đốt nấu, thì do nhân duyên này có tội ác, có gây ra sự tiếp tục của tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Bắc sông Hằng, bố thí, khiến người bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, thì do nhân duyên này, có phước báo, có tạo thành sự tiếp tục của phước báo. Bố thí, điều phục, tự chế, nói thật, đều có phước báo, có tạo thành sự tiếp tục của phước báo”.

Vì sao vậy? này các Gia chủ, có phải những Sa-môn, Bà-la-môn này nói lời đối nghịch với nhau?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Ở đây, này các Gia chủ, có những Sa-môn, Bà-la-môn có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Tự làm hay khiến người làm,... (như trên)... không đưa đến phước báo”. Đối với những vị này, sự kiện này chờ đợi sẽ xảy ra: Sau khi từ bỏ ba thiện pháp thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, và sau khi chấp nhận ba ác pháp này, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, các vị này thực hành theo. Vì sao vậy? Những Sa-môn, Bà-la-môn này không thấy sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự cấu uế của các bất thiện pháp, sự thoát ly, sự lợi ích và sự thanh tịnh của các thiện pháp. Vì rằng có tác dụng, nếu có quan điểm nào nói rằng không có tác dụng, thời đó là một tà kiến. Vì rằng có tác dụng, nếu ai có suy tư rằng không có tác dụng, thời đó là tà tư duy. Vì rằng có tác dụng, nếu có ai nói rằng không có tác dụng, thời đó là tà ngữ. Vì rằng có tác dụng, nếu có ai nói rằng không có tác dụng, thời tự mẫu thuẫn đối nghịch với các vị A-la-hán đã biết được có tác dụng. Vì rằng có tác dụng, nếu có ai thuyết phục người khác là không có tác dụng, thời sự thuyết phục ấy chống lại diệu pháp, và vì sự thuyết phục ấy chống lại diệu pháp, người ấy khen mình chê người. Như vậy, trước khi thiện giới của người ấy bị từ bỏ, các ác giới đã được chấp trì. Và tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, sự đối nghịch với các bậc Thánh, sự thuyết phục chống lại diệu pháp, sự khen mình chê người, như vậy những ác bất thiện pháp sai biệt này khởi lên do duyên tà kiến.

Ở đây, này các Gia chủ, người có trí suy nghĩ như sau: Nếu không có tác dụng, thời vị này, sau khi thân hoại mạng chung, tự ngã cảm thấy an toàn. Nếu có tác dụng, thời vị này sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu muốn không có tác dụng đi nữa, nếu lời nói của các vị Sa-môn, Bà-la-môn ấy là đúng sự thật, thời vị này, ngay trong hiện tại, bị những người có trí quở trách: “Người này theo ác giới, có tà kiến, chủ trương không tác dụng”. Còn nếu có tác dụng, thời vị này cả hai mặt đều gặp sự bất hạnh: ngay trong hiện tại, bị những người có trí quở trách; sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy pháp “không gì chuyển hướng” này bị chấp trì, bị thực hành sai lạc, bởi vị này chỉ có chấp nhận một phía, và bỏ qua phía thiện pháp.

Ở đây, này các Gia chủ, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Tự làm hay khiến người làm... (như trên)... có đưa đến phước báo”. Đối với những vị này, sự kiện này chờ đợi sẽ xảy ra: Sau khi từ bỏ ba ác pháp này, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, và sau khi chấp nhận ba thiện pháp này, thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, các vị này thật hành theo. Vì sao vậy? Vì những Sa-môn, Bà-la-môn này thấy sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự cấu uế của các bất thiện pháp, sự thoát ly, sự lợi ích và sự thanh tịnh của các thiện pháp. Vì rằng có tác dụng, nếu có quan điểm nào nói rằng có tác dụng, thời đó là chánh kiến. Vì rằng có tác dụng, nếu có ai suy tư rằng có tác dụng, thời đó là chánh tư duy. Vì rằng có tác dụng, nếu có ai nói rằng có tác dụng, thời đó là chánh ngữ, vì rằng có tác dụng, nếu có ai nói rằng có tác dụng thời không tự mâu thuẫn đối nghịch với các vị A-la-hán đã biết được có tác dụng. Vì rằng có tác dụng, nếu có ai thuyết phục người khác là có tác dụng, thời sự thuyết phục ấy thuận với diệu pháp, và vì sự thuyết phục ấy thuận với diệu pháp, vị ấy không khen mình chê người. Như vậy trước khi ác giới của vị ấy được từ bỏ, các thiện giới đã được chấp trì. Và chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, sự không đối nghịch với các bậc Thánh, sự thuyết phục thuận với diệu pháp, sự không khen mình chê người, như vậy những thiện pháp sai biệt này khởi lên, do duyên chánh kiến.

Ở đây, này các Gia chủ, vị có trí suy nghĩ như sau: Nếu có tác dụng, thời vị này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Nếu muốn tác dụng không có đi nữa, nếu lời nói của các Sa-môn, Bà-la-môn ấy là đúng sự thật, thời vị này ngay trong hiện tại được những người có trí tán thán: “Người này theo thiện giới, có chánh kiến, chủ trương có tác dụng”. Còn nếu có tác dụng, thời vị này cả hai mặt đều gặp sự may mắn: ngay trong hiện tại, được những người trí tán thán; sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, pháp “không gì chuyển hướng” này được chấp trì, được thực hành đúng đắn, bởi vị này chấp nhận cả hai phía, và bỏ qua phía bất thiện pháp.

Này các Gia chủ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Không có nhơn, không có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô; vô nhân vô duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô. Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh, vô nhân vô duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh. Không có lực, không có tinh tấn, không có nhân lực, không có sự cố gắng của người. Tất cả loài chúng sanh, tất cả loài hữu tình, tất cả sanh loại, tất cả sanh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Các chúng sanh ấy bị dắt dẫn, chi phối bởi định mệnh, bởi sự tình cờ, bởi bản tánh của họ. Các chúng sanh ấy hưởng thọ khổ lạc, y theo sáu loại thác sanh của họ”. Này các Gia chủ, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn nói lời mâu thuẫn đối nghịch với những Sa-môn, Bà-la-môn ấy. Những vị này đã nói như sau: “Có nhân có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô; không có nhân, không có duyên các loài hữu tình bị nhiễm ô. Có nhân, có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh. Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh. Có lực, có tinh tấn, có nhân lực, có sự cố gắng của người. Tất cả loài chúng sanh, tất cả loài hữu tình, tất cả sanh loại, tất cả sanh mạng đều không phải không tự tại, không có lực, không có tinh tấn. (Không phải) các chúng sanh ấy bị dẫn dắt, chi phối bởi định mệnh bởi sự tình cờ, bởi bản tánh của họ. (Không phải) họ hưởng thọ khổ lạc y theo sáu loại thác sanh của họ”.

Này các Gia chủ, các Ông nghĩ thế nào? Có phải những vị Sa-môn, Bà-la-môn này nói lên những lời mâu thuẫn, đối nghịch nhau?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Ở đây này các Gia chủ, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Không có nhân, không có duyên... (như trên)... họ cảm thọ khổ lạc...” Đối với những vị này, sự kiện này chờ đợi sẽ xảy ra: Sau khi từ bỏ ba thiện pháp thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, và sau khi chấp nhận ba ác pháp này, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, các vị này sẽ thực hành theo. Vì sao vậy? Những Sa-môn, Bà-la-môn này không thấy sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự cấu uế của các bất thiện pháp, sự thoát ly, sự lợi ích và sự thanh tịnh của các thiện pháp. Vì rằng có nhân, nếu có quan điểm nào nói rằng không có nhân, thời đó là một tà kiến. Vì rằng có nhân, nếu có ai suy tư rằng không có nhân thời đó là tà tư duy. Vì rằng có nhân, nếu có ai nói rằng không có nhân, thời đó là tà ngữ. Vì rằng có nhân, nếu có ai nói rằng không có nhân, thời tự mâu thuẫn, đối nghịch với các vị A-la-hán đã biết được có nhân. Vì rằng có nhân, nếu có ai thuyết phục người khác là không có nhân, thời sự thuyết phục ấy chống lại diệu pháp, và vì sự thuyết phục ấy chống lại diệu pháp, người ấy khen mình chê người. Như vậy, trước khi thiện giới của người ấy bị từ bỏ, các ác giới đã được chấp trì. Và tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, sự đối nghịch với các bậc Thánh, sự thuyết phục chống lại diệu pháp, sự khen mình chê người, như vậy những ác bất thiện pháp sai biệt này khởi lên do duyên tà kiến.

Ở đây, này các Gia chủ, người có trí suy nghĩ như sau: Nếu không có nhân, thời vị này, sau khi thân hoại mạng chung, tự cảm thấy an toàn. Nếu có nhân thời vị này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu muốn không có nhân đi nữa, nếu lời nói của các Sa-môn, Bà-la-môn ấy là đúng sự thật, thời vị này ngay trong hiện tại, bị những người có trí quở trách. “Người này theo ác giới, có tà kiến, chủ trương không nhân”. Còn nếu có nhân, thời vị này, cả hai mặt đều gặp sự bất hạnh: ngay trong hiện tại, bị những người có trí quở trách; sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, pháp “không có chuyển hướng” này bị chấp trì, bị thực hành sai lạc, bởi vị này chỉ có chấp nhận một phía, và bỏ qua phía thiện pháp.

Ở đây, này các Gia chủ, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Có nhân, có duyên... (như trên)... họ cảm thọ hưởng lạc”. Đối với những vị này, sự kiện này chờ đợi sẽ xảy ra: Sau khi từ bỏ ba ác pháp này, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, và sau khi chấp nhận ba thiện pháp này, thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, các vị này thực hành theo. Vì sao vậy? Vì những Sa-môn, Bà-la-môn này thấy sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự cấu uế của các bất thiện pháp, sự thoát ly, sự lợi ích và sự thanh tịnh của các thiện pháp. Vì rằng có nhân, nếu có quan điểm nào nói rằng có nhân, thời đó là chánh kiến. Vì rằng có nhân, nếu có ai suy tư rằng có nhân, thời đó là chánh tư duy. Vì rằng có nhân, nếu có ai nói rằng có nhân, thời đó là chánh ngữ. Vì rằng có nhân, nếu có ai nói rằng có nhân, thời không tự mẫu thuẫn, đối nghịch với các vị A-la-hán đã biết được có nhân. Vì rằng có nhân, nếu có ai thuyết phục người khác là có nhân, thời sự thuyết phục ấy thuận với diệu pháp, và vì sự thuyết phục ấy thuận với diệu pháp, vị ấy không khen mình chê người. Như vậy, trước khi ác giới của vị ấy được từ bỏ, các thiện giới đã được chấp trì. Và chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, sự không đối nghịch với các bậc Thánh, sự thuyết phục thuận với diệu pháp, sự không khen mình chê người, như vậy những thiện pháp sai biệt này khởi lên, do duyên chánh kiến.

Ở đây, này các Gia chủ, vị có trí suy nghĩ như sau: Nếu có nhân, thời vị này sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Nếu muốn không có nhân đi nữa, nếu lời nói của các Sa-môn; Bà-la-môn ấy là đúng sự thật, thời vị này ngay trong hiện tại, được những người có trí tán thán: “Người này theo thiện giới, có chánh kiến, chủ trương có nhân”. Còn nếu có nhân thời vị này cả hai mặt đều gặp sự may mắn: ngay trong hiện tại, được những người có trí tán thán, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này”. Như vậy, pháp “không gì chuyển hướng” này được chấp trì, được thực hành đúng đắn, bởi vị này chấp nhận cả hai phía và bỏ qua phía bất thiện pháp.

Này các Gia chủ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có luận thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Không thể có một vô sắc toàn diện”. Lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn nói lời mâu thuẫn, đối nghịch với các Sa-môn, Bà-la-môn ấy. Các vị này đã nói như sau: “Có thể có một vô sắc toàn diện”. Này các Gia chủ, các Ông nghĩ thế nào? Có phải những vị Sa-môn, Bà-la-môn này nói những lời mâu thuẫn, đối nghịch nhau?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Ở đây, này các Gia chủ, một người có trí suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan niệm như sau: “Không thể có một không sắc toàn diện”, ta không có thấy như vậy. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Có thể có một không sắc toàn diện”, ta không có biết như vậy. Và nếu ta không biết, không thấy mà chỉ chấp nhận một bên và tuyên bố: “Đây là sự thật, ngoài ra đều là mê lầm,” thời như vậy không xứng đáng với ta. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Không thể có một không sắc toàn diện”, nếu lời nói của những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đúng sự thật, thời sự kiện này xảy ra: Ta chắc chắn sẽ tái sanh tại chỗ các chư Thiên có sắc do ý sở thành. Còn nếu những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Có thể có một không sắc toàn diện”, nếu lời nói của những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đúng sự thật, thời sự kiện này xảy ra: Ta chắc chắn sẽ tái sanh tại chỗ các chư Thiên không sắc, do tưởng sở thành. Do duyên với cái gì có sắc, chấp gậy, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ đều được thấy. Nhưng sẽ không có những sự việc này trong một không sắc toàn diện”. Do suy tư như vậy, vị ấy thành tựu sự yểm ly, sự ly tham, sự diệt tận các sắc pháp.

Này các Gia chủ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Không thể có một sự hữu diệt (Bhavanirodha) toàn diện”. Này các Gia chủ, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn nói lời mâu thuẫn đối nghịch với các Sa-môn, Bà-la-môn. Các vị này đã nói như sau: “Có thể có một sự hữu diệt toàn diện”. Này các Gia chủ, các Ông nghĩ thế nào? Có phải những Sa-môn, Bà-la-môn này nói những lời mâu thuẫn đối nghịch nhau?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Ở đây, này các Gia chủ, một người có trí suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Không thể có sự hữu diệt toàn diện”, ta không có thấy như vậy. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Có thể có một sự hữu diệt toàn diện”, ta không có biết như vậy. Và nếu ta không biết, không thấy mà chỉ chấp nhận một bên và tuyên bố: “Đây là sự thật, ngoài ra đều là mê lầm”, thời như vậy không xứng đáng với ta. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào, có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Không thể có một sự hữu diệt toàn diện”, nếu lời nói của những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đúng sự thật, thời sự kiện này xảy ra: Ta chắc chắn sẽ tái sanh chỗ các chư Thiên không sắc do tưởng sở thành. Còn nếu những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Có thể có một sự hữu diệt toàn diện”, nếu lời nói của những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đúng sự thật, thời sự kiện này xảy ra: Ta chắc chắn sẽ nhập Niết-bàn ngay trong hiện tại. Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Không thể có một sự hữu diệt toàn diện”, thời quan điểm này của các vị ấy gần với tham ái, gần với kiết sử, gần với ái lạc, gần với chấp trước, gần với chấp thủ. Còn những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Có thể có sự hữu diệt toàn diện”, thời quan điểm này của những vị ấy là gần với ly tham, gần với không kiết phược, gần với không ái lạc, gần với không chấp trước, gần với không chấp thủ”. Do suy tư như vậy, vị ấy thành tựu sự yểm ly, sự vô tham, sự diệt tận đối với các hữu.

Này các Gia chủ, có bốn hạng người này có mặt ở trong đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Gia chủ, có người tự hành khổ mình chuyên tâm tự hành khổ mình. Ở đây, này các Gia chủ, có người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này các Gia chủ, có người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này các Gia chủ, có người vừa tự không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Vị này không hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại, không có tham dục, không có khao khát, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Và này các Gia chủ, thế nào là người tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình? Ở đây, này các Gia chủ, có người sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch... (như kinh Kandarakasuttam số 51)... Như vậy người ấy dưới nhiều hình thức, sống chuyên tâm hành khổ thân mình. Như vậy, này các Gia chủ, được gọi là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình. Và này các Gia chủ, thế nào là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người? Ở đây, này các Gia chủ, có người là người đồ tể giết trâu bò, là người đồ tể giết heo... (như trên)... và những người làm các nghề ác độc khác. Như vậy, này các Gia chủ, được gọi là người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Và này các Gia chủ, thế nào là người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người? Ở đây, này các Gia chủ, có người làm vua, thuộc giai cấp Sát-đế-lỵ, đã làm lễ quán đảnh... (như trên)... vì sợ đòn gậy, vì sợ nguy hiểm, với mặt tràn đầy nước mắt, khóc lóc làm các công việc. Như vậy, này các Gia chủ, được gọi là hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Và này các Gia chủ, thế nào là hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người; ngay trong hiện tại không có tham dục, không có khao khát, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, thân trú vào Phạm thể? Ở đây, này các Gia chủ, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri... (như trên)... sau khi từ bỏ năm triền cái này, các pháp làm tâm cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ... Thiền thứ hai... Thiền thứ ba... chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, định tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời... (như trên)... như vậy vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, định tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc định tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: Đây là khổ,... (như trên)... biết như thật: Đây là con đường đưa đến sự đoạn trừ các lậu hoặc. Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm, đã làm sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”. Như vậy, này các Gia chủ, được gọi là hạng người không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người; ngay trong hiện tại, không có tham dục, không có khao khát, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể.

Khi được nói vậy, các Bà-la-môn, Gia chủ trú ở Ta-la bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama chấp nhận cho chúng con làm những người cư sĩ. Từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy ngưỡng.

KINH APANNAKASUTTAM, THỨ SÁU MƯƠI HẾT.

PHẨM GIA CHỦ, THỨ NHẤT.

 

____________________________________________________________________________

59.Kinh nhiều cảm thọ

Làm cho tâm an có nghĩa làm tìm được sự quân bình đúng mực. Nếu ta dụng tâm nhiều quá thì sẽ đi quá xa, còn nếu không vận động tâm đủ thì sẽ không đi đến đâu cả và không đạt được sự quân bình đúng mực.

(Bahuvedaniyasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Rừng Kỳ đà), Tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Rồi người thợ mộc Pancakanga (Ngũ Phần) đến Tôn giả Udayi (Ưu đà di), sau khi đến, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, người thợ mộc Pancakanga thưa Tôn giả Udayi:

– Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn thuyết có bao nhiêu thọ?

– Này Gia chủ, Thế Tôn thuyết có ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.

– Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.

Lần thứ hai, Tôn giả Udayi nói với người thợ mộc Pancakanga:

– Này Gia chủ, Thế Tôn không thuyết hai thọ. Thế Tôn thuyết ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.

Lần thứ hai người thợ mộc Pancakanga thưa Tôn giả Udayi.

– Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn không thuyết ba thọ, Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.

Lần thứ ba, Tôn giả Udayi nói với người thợ mộc Pancakanga:

– Này Gia chủ, Thế Tôn không thuyết hai thọ. Thế Tôn thuyết ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.

Lần thứ ba, người thợ mộc Pancakanga thưa Tôn giả Udayi:

– Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối vị đã chứng được tịch tịnh.

Như vậy, Tôn giả Udayi không thể thuyết phục được thợ mộc Pancakanga. Và thợ mộc Pancakanga cũng không thể thuyết phục được Tôn giả Udayi.

Tôn giả Ananda nghe được cuộc đàm thoại này giữa Tôn giả Udayi với thợ mộc Panacakanga. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda thuật lại Thế Tôn rõ toàn diện cuộc đàm thoại giữa Tôn giả Udayi và thợ mộc Pancakanga. Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, dầu cho pháp môn của Udayi là đúng, nhưng thợ mộc Pancakanga không chấp nhận. Dầu cho pháp môn của người thợ mộc Pancakanga là đúng, nhưng Udayi không chấp nhận. Này Ananda, hai thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; ba thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; năm thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; sáu thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; mười tám thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; ba mươi sáu thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; một trăm lẻ tám thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn. Như vậy, này Ananda, pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn. Này Ananda, vì pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn như vậy, nên đối với những ai không chấp nhận, không tán đồng, không tùy hỷ những điều được khéo nói, khéo thuyết, khéo trình bày cùng nhau, thời sự kiện này sẽ xảy ra: họ sẽ sống đấu tranh, khẩu tranh, luận tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi. Như vậy, này Ananda pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn. Này Ananda, vì pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn như vậy, nên đối với những ai chấp nhận, tán đồng, tùy hỷ những điều được khéo nói, khéo thuyết, khéo trình bày cùng nhau, thời sự kiện này sẽ xảy ra: họ sẽ sống hòa hợp, tán đồng, tùy hỷ với nhau, như nước với sữa, và nhìn nhau với cặp mắt tương ái.

Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn. Này Ananda, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này Ananda, duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc và hỷ, như vậy gọi là dục lạc.

Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng mà các chúng sanh có thể cảm thọ”, Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng mà chúng sanh có thể cảm thọ”, Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc thọ khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỳ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng...”,... vi diệu hơn và thù thắng hơn. Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng...”,... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng...”,... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện sắc tưởng, diệt trừ hữu đối tưởng, không tư niệm sai biệt tưởng, nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Hư không vô biên xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng...”,... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên,” chứng và trú Thức vô biên xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng...”,... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Thức vô biên xứ, nghĩ rằng không có vật gì, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng...”,... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng mà chúng sanh có thể cảm thọ”, Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc thọ khác với lạc thọ kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.

Sự kiện này xảy ra, này Ananda, những du sĩ ngoại đạo có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama nói đến Diệt thọ tưởng định, và chủ trương định ấy thuộc về lạc thọ. Như vậy là gì, như vậy là thế nào? Này Ananda, được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo cần phải được trả lời như sau: “Này chư Hiền, Thế Tôn không chủ trương rằng chỉ có những gì tùy thuộc lạc thọ là thuộc về lạc; vì rằng, chư Hiền, Thế Tôn chủ trương rằng chỗ nào, chỗ nào có được lạc thọ, như vậy chỗ ấy, chỗ ấy thuộc về lạc”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

KINH NHIỀU CẢM THỌ, THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HẾT.

 

____________________________________________________________________________-

>>> 58.Kinh vương tử Abhayakumàra (vô úy)

Trong một ngôi chùa cũ nát,  điệu (chú tiểu) chán nản thất vọng nói với sư cụ: “Trong cái chùa nhỏ bé nichỉ có hai thầy trò chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều là nói những lời ác với chúng ta, còn thường xuyên gọi con là điệucon hoang.  Họ cho chúng ta tiền hương khói càng ngày càng ít đến thê thảm.”

(Abhayarajakumarasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương-xá), Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivapa (chỗ nuôi các con sóc). Rồi Vương tử Abhaya (Vô Úy) đi đến Nigantha Nataputta, sau khi đến đảnh lễ Nigantha Nataputta rồi ngồi xuống một bên. Nigantha Nataputta nói với Vương tử Abhaya đang ngồi một bên:

– Này Vương tử, Vương tử hãy đi đến luận chiến với Sa-môn Gotama, và nhờ vậy tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi cho Vương tử: “Sa-môn Gotama có thần lực như vậy, có uy lực như vậy, đã bị Vương tử Abhaya luận chiến”.

– Thưa Tôn giả, làm thế nào con có thể luận chiến Sa-môn Gotama có thần lực như vậy, có uy lực như vậy?

– Này Vương tử, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nói với Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nói với Sa-môn Gotama như sau: “Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích chăng?” Nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: “Này Vương tử, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích”, thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: “Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy thời có gì sai khác giữa kẻ phàm phu và Ngài? Kẻ phàm phu có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa không thích”. Còn nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: “Này Vương tử, Như Lai không có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích”, thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: “Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy, thời vì sao Devadatta được Ngài trả lời như sau: “Devadatta phải đoạ vào đọa xứ, Devadatta phải đọa vào địa ngục, Devadatta phải đọa trong một kiếp Devadatta không thể nào cứu chữa được?” Và do Ngài nói những lời như vậy, Devadatta phẫn nộ, không hoan hỷ”. Này Vương tử, Sa-môn Gotama khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào. Ví như một móc sắt bị móc vào cổ họng một người nào, người ấy không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào được. Cũng vậy, này Vương tử, Sa-môn Gotama khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Vương tử Abhaya vâng đáp Nigantha Nataputta, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Nigantha Nataputta, thân bên hữu hướng về ông rồi đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, liền đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Vương tử Abhaya đang ngồi một bên, nhìn mặt trời rồi suy nghĩ: “Hôm nay, không phải thời để luận chiến với Sa-môn Gotama. Ngày mai, ta sẽ luận chiến với Sa-môn Gotama tại nhà của ta,” liền bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, ngày mai mong Thế Tôn nhận lời dùng cơm, với Ngài là người thứ tư.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Vương tử Abhaya, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, cầm theo y bát, đi đến chỗ của Vương tử Abhaya, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Vương tử Abhaya tự tay mời mọc, làm cho Thế Tôn thỏa mãn với những món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Vương tử Abhaya chờ cho Thế Tôn sau khi đã dùng xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một ghế thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi một bên, Vương tử Abhaya bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói những lời, do những lời ấy người khác không ưa, không thích chăng?

– Này Vương tử, phải chăng ở đây, (câu hỏi) có dụng ý một chiều?

– Bạch Thế Tôn, các vị Nigantha đã bị bại ở đây rồi.

– Này Vương tử, vì sao Vương tử lại nói như vầy: “Bạch Thế Tôn, các vị Nigantha đã bị bại ở đây rồi”?

– Bạch Thế Tôn, ở đây, con đi đến Nigantha Nataputta, sau khi đến con đảnh lễ Nigantha Nataputta rồi ngồi xuống một bên. Bạch Thế Tôn, Nigantha Nataputta nói với con đang ngồi một bên: “Này Vương tử, Vương tử hãy đi đến luận chiến với Sa-môn Gotama, và nhờ vậy tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi cho Vương tử: “Sa-môn Gotama có thần lực như vậy, có uy lực như vậy, đã bị Vương tử Abhaya luận chiến”. Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, con thưa với Nigantha Nataputta: “Thưa Tôn giả, nhưng làm thế nào, tôi có thể luận chiến với Sa-môn Gotama, một vị có thần lực như vậy, có uy lực như vậy?” – “Này Vương tử, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nói với Sa-môn Gotama như sau: “Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích chăng?” Nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: “Này Vương tử, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa không thích”, thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: “Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy, thời có gì sai khác giữa kẻ phàm phu với Ngài? Kẻ phàm phu có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích”. Còn nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: “Này Vương tử, Như Lai không có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích”, thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: “Bạch Thế Tôn, nếu còn xử sự như vậy, thời vì sao Devadatta được Ngài trả lời như sau: Devadatta phải đọa vào đọa xứ, Devadatta phải đọa vào địa ngục, Devadatta phải đọa trong một kiếp, Devadatta không thể nào cứu chữa được? Và vì Ngài nói những lời như vậy, Devadatta phẫn nộ, không hoan hỷ”. Này Vương tử, Sa-môn Gotama, khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không thể nhả ra, cũng không thể nuốt vào. Vì như một móc sắt bị mắc vào cổ họng của một người nào, người ấy không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào được. Cũng vậy, này Vương tử, Sa-môn Gotama, khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào”.

Lúc bấy giờ, có đứa con nít ngây thơ nằm giữa trên đầu gối của Vương tử Abhaya. Rồi Thế Tôn nói với Vương tử Abhaya:

– Này Vương tử, Vương tử nghĩ thế nào? Nếu đứa con nít này, do sự vô ý của Vương tử, hay do sự vô ý của người vú hầu, thọc một cây gậy hay nuốt một hòn đá vào trong miệng, vậy Vương tử phải làm gì?

– Bạch Thế Tôn, con phải móc cho ra. Bạch Thế Tôn, nếu con không thể móc ra lập tức, thời với tay trái con nắm đầu nó lại, với tay mặt lấy ngón tay làm như cái móc, con sẽ móc cho vật ấy ra, dầu có phải chảy máu. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì con có lòng thương tưởng đứa trẻ.

– Cũng vậy, này Vương tử, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai ở đây biết thời giải thích lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lai không nói lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy. Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.

– Bạch Thế Tôn, những Sát-đế-lỵ có trí, những Bà-la-môn có trí, những Gia chủ có trí, những Sa-môn có trí này, sau khi soạn sẵn câu hỏi, đến Như Lai và hỏi: “Bạch Thế Tôn, không hiểu Thế Tôn có suy nghĩ trước trong trí như sau: “Nếu có những ai đến Ta và hỏi như vậy, được hỏi như vậy, Ta sẽ trả lời như vậy”, hay Như Lai trả lời ngay (tại chỗ)?”

– Này Vương tử, nay ở đây Ta sẽ hỏi Vương tử, nếu Vương tử hoan hỷ, hãy trả lời câu hỏi ấy. Này Vương tử, Vương tử nghĩ như thế nào? Vương tử có giỏi về các bộ phận sai biệt một cái xe không?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn, con có giỏi về các bộ phận sai biệt một cái xe.

– Thưa Vương tử, Vương tử nghĩ thế nào? Nếu có những người đến Vương tử và hỏi như sau: “Bộ phận này của cái xe tên gọi là gì?”, không hiểu Vương Tử có suy nghĩ trước trong trí như sau: “Nếu có những ai đến ta, và hỏi ta như vậy, ta sẽ trả lời cho họ như vậy”, hay là Vương tử trả lời ngay (tại chỗ)?

– Bạch Thế Tôn, vì con là người đánh xe nổi tiếng, rất giỏi về các bộ phận sai biệt trong một cái xe nên con sẽ trả lời ngay (tại chỗ).

– Cũng vậy, này Vương tử, những Sát-đế-lỵ có trí, những Bà-la-môn có trí, những Gia chủ có trí, những Sa-môn có trí này, sau khi soạn sẵn câu hỏi, đến Như Lai và hỏi, như Như Lai sẽ trả lời ngay (tại chỗ). Vì sao vậy? Thưa Vương tử, pháp giới (Dhammadhatu) đã được Như Lai khéo biết. Và vì Như Lai khéo biết pháp giới nên Như Lai trả lời ngay (tại chỗ).

Khi được nói vậy, Vương tử Abhaya bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày.

Nay con quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

KINH VƯƠNG TỬ ABHAYAKUMÀRA (VÔ ÚY), THỨ NĂM MƯƠI TÁM HẾT.

________________________________________________________________________________--

>>> 57.Kinh Hạnh Con Chó

Những bài kệ của các thiền sư trong triều đại nhà Lý dưới đây thấy tưởng như là thơ, nhưng không phải hẳn là thơ. Cho nên, nó nên thơ.

KINH ĐẠI-THỪA BẢN-SINH TÂM-ĐỊA-QUÁN
Đường, Bát-Nhã dịch chữ Phạn ra chữ Hán.
Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt

III.- PHẨM YẾM-XẢ[1] 

Bấy giờ, Trưởng-giả Trí-Quang nhờ uy-thần của Phật liền từ tòa đứng dậy đỉnh-lễ xuống chân Phật, cung-kính chắp tay bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Tôi nay theo Phật, nghe được diệu-pháp báo ân rất sâu ấy, trong lòng hớn-hở, cho rằng được sự chưa từng có bao giờ, như người đang đói khát gặp được món ăn Cam-lộ. Tôi nay mong muốn đền trả bốn ân, theo Phật, Pháp, Tăng xuất-gia tu đạo, thường siêng tinh-tiến mong chứng Bồ-đề!”.

“Phật đại-từ-bi, trong một thời tại thành Tỳ-xá-ly (Vaisàli) vì ông Vô-cấu-xưng (Duy-ma-cật) nói pháp rất sâu rằng: “Ông Vô-cấu-xưng! Lấy tâm thanh-tịnh làm gốc thiện-nghiệp, lấy tâm bất-thiện làm gốc ác-nghiệp. Tâm thanh-tịnh thế-giới thanh-tịnh, tâm tạp-uế, thế-giới tạp-uế. Trong Phật-pháp của Tôi lấy tâm làm chủ. Hết thảy mọi pháp đều do tâm. Nay ông là người tại-gia có phúc-đức lớn, mọi thứ châu báu chuỗi ngọc không gì không đầy đủ; họ hàng trai, gái an-ổn khoái-lạc, lại thành-tựu chính-kiến, không báng Tam-bảo, biết đem tâm hiếu-dưỡng cung-kính tôn-thân, khởi tâmđại-từ-bi cấp cho kẻ cô-độc và cho đến sâu-kiến ông cũng không làm hại. Ông lấy nhẫn-nhục làm áo mặc, từ-bi làm nhà ở, tôn-kính bậc có đức, tâm không kiêu-mạn. Ông thương xót hết thảy cũng như con đỏ. Ông không tham tài-lợi, thường tu thiện-xả, cúng-dàng Tam-bảo tâm không biết chán, đủ vì pháp bỏ mình, ông không sẻn-tiếc. Người bạch-y (tại-gia) như thế tuy không xuất-gia nhưng, đã đầy-đủ vô-lượng, vô-biên công-đức. Đời sau ông đầy-đủ muôn hạnh, vượt trên ba cõi chứng Đại-bồ-đề. Tâm sở-tu của ông tức là Chân-sa-môn, cũng là Bà-la-môn, là Chân-Tỷ-khưu, là chân xuất-gia. Người như thế, là “tại-gia xuất-gia”.

Hoặc có một thời, Thế-Tôn ở nơi Ca-lan-đà trúc-lâm (Kàranda-venùvana) tinh-xá, vì lục-quần Tỷ-khưu ác-tính[2] nói pháp giáo-giới mà bảo họ rằng:

“Các ông Tỷ-khưu! Các ông nghe cho kỹ! nghe cho kỹ! vào bể Phật-pháp “tín” là căn-bản, qua sông sinh-tử “giới” là thuyền-bè. Nếu người xuất-gia không giữ giới cấm, tham-trước khoái-lạc ở đời, hủy giới quý báu của Phật, hoặc mất chính-kiến vào rừng tà-kiến, dẫn vô-lượng người rơi xuống hố sâu lớn. Tỷ-khưu như thế không gọi là xuất-gia, chẳng phải Sa-môn, chẳng phải Bà-la-môn, hình tựa Sa-môn, tâm thường tại-gia, Sa-môn như thế không có hạnh viễn-ly (xa-lìa). Hạnh viễn-ly có hai thứ: Một là, thân viễn-ly. Hai là, tâm viễn-ly. Thân viễn-ly, như người xuất-gia thân ở nơi không-nhàn (thanh vắng) không nhiễm dục-cảnh là “thân viễn-ly”. Thân tuy xa lìa thế-tục nhưng, tâm tham dục-cảnh, người như thế không gọi là viễn-ly được. Như tịnh-tín-nam và tịnh-tín-nữ, thân ở nơi làng xóm, phát tâm vô-thượng lấy tâm đại-từ-bi đem lại lợi-ích cho hết thảy, tu hành như thế là “chân-viễn-ly’. Lúc đó, lục-quần Tỷ-khưu ác-tính nghe pháp-âm ấy được “Nhu-thuận-nhẫn”.

Nay chúng tôi tuy tin lời Phật nói nhưng, đều còn có tâm hoài-nghi, ý chưa quyết-định. Lành thay Thế-Tôn! Ngài hay cắt đứt hết thảy sự ngờ-vực của thế-gian! Ngài là bậc ở nơi hết thảy pháp được tự-tại! Ngài là bậc có lời nói chân-thực, lời nói duy nhấtkhông hai! Ngài là bậc biết đạo, là bậc mở đạo! Vậy, kính xin Như-Lai vì bọn chúng tôi cùng hết thảy chúng-sinh đời mai sauNgài bỏ phương-tiện mà nói pháp chân-thực, làm cho chúng tôi bỏ hẳn được sự ngờ-vực, hối-hận, mà vào được Phật-đạo.

Nay trong hội này có hai hàng Bồ-tát: Một là, Bồ-tát xuất-gia. Hai là, Bồ-tát tại-gia. Hai hàng Bồ-tát ấy đều khéo đem lại sự lợi-lạc cho hết thảy chúng-sinh, không dừng nghỉ. Như tôi suy nghĩ: Bồ-tát xuất-gia không bằng người tại-gia tu hành Bồ-tát. Sở-dĩ thế là sao? Xưa có Kim-luân thánh-vương phát tâm vô-thượng chính-đẳng, chính-giác, chán ngán sự vô-thường, khổ, không của thế-gian, bỏ ngôi Luân-vương như nhổ bỏ nước mũi, nước bọt, thanh-tịnh xuất-gia vào trong đạo Phật. Khi ấy, tám vạn bốn nghìn phu-nhân, thể-nữ nơi hậu-cung thấy nhà vua xuất-gia đều mang lòng luyến-mộ, tâm sinh rạo-rực bức-não quá, khởi ra sự đau khổ trong tình ái-biệt-ly, như là bị khổ nơi địa-ngục. Kim-luân Thánh-vương từ khi bắt đầu nhận ngôi vua cảm mến được các bảo-nữ cùng nghìn vương-tử và đại-thần quyến-thuộc. Nay nhà vua bỏ ngôi đi xuất-gia họ cùng đau lòng giữa tình ly-biệt, tiếng gào khóc của họ vang dậy bốn thiên-hạ. Những người quyến-thuộc ấy đều nói lên rằng: “Vua chúng tôi phúc-trí vô-lượng vô-biên, như thế nào mà nỡ bỏ chúng tôi đi xuất-gia! Thương thay! Khổ thay! Thế-giới rỗng không! Từ nay trở đi chúng tôikhông còn nơi nương-cậy!”

Nếu có tịnh-tín thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào quy Phật, Pháp, Tăng phát tâm Bồ-đề, lìa bỏ cha mẹ xuất-gia nhập đạocha mẹ thương-xót, ân-niệm tình thâm, sự bi-ai trong ly-biệt, cảm-động cả trời đất. Như cá vượt lên chỗ dấu xe khô, lăn-lóc trên mặt đất, thời khổ ái-biệt-ly cũng như thế và như tâm họ-hàng của Kim-luân-vương kia không khác. Bồ tát xuất-gia đem lại lợi-ích cho chúng-sinh, sao lại làm nhiễu-hại cha mẹvợ con, khiến nhiều người chịu khổ-não quá như vậy? Bởi nhân-duyên ấy Bồ-tát xuất-gia không có từ-bi, không đem lại lợi-ích cho chúng-sinh, thế nên không bằng Bồ-tát tại-gia đủ tâm đại-từ-bi, thương xót chúng-sinh làm lợi-ích hết thảy!”[3] 

Lúc đó, đức Phật bảo Trưởng-giả Trí-Quang: “Quý hóa thay! Quý hóa thay! Ông có tâm đại-từ-bi khuyến-thỉnh Tôi nói về sự hơn, kém của hai hàng Bồ-tát xuất-gia và tại-gia. Nay ông hỏi và cho rằng Bồ-tát xuất-gia không bằng tại-gia, nghĩa ấy không phải. Sở dĩ thế là sao? Bồ-tát xuất-gia hơn tại-gia vô-lượng vô-biên không thể lấy gì sánh ví được. Sao vậy? Bồ-tát xuất-gia dùng sức trí-tuệ chân-chính quán-sát tỷ-mỷ tại-gia có nhiều lỗi-lầm về sự không biết chán, đủ: Hết thảy nhà cửa thế-gian, trong đó tích góp nhiều bảo-vật mà vẫn chưa biết là đầy-đủ, cũng như bể cả dung-nhận hết thảy nước sông lớn, nhỏ nhưng, cũng chưa từng cho là đầy-đủ. Thiện-nam-tử! Phía Nam Hương-sơn, phía Bắc Tuyết-sơn có ao A-nốc,[4] bốn Đại-long-vương đều ở trong ấy và mỗi vị ở một góc: Long-vương ở góc Đông-nam là Bạch-tượng-đầu, Long-vương ở góc Tây-nam là Thủy-ngưu-đầu, Long-vương ở góc Tây-bắc là Sư-tử-đầu, Long-vương ở góc Đông-bắc là Đại-mã-đầu. Nước đều từ bốn góc ấy chảy ra bốn sông lớn: Một là, sông Căng-già (Gangà) nước sông này chảy đến chỗ nào loài bạch-tượng (voi trắng) theo đó sản-xuất. Hai là, sông Tín-độ (Sindhu) nước sông này chảy đến chỗ nào loài Thủy-ngưu (trâu nước) theo đó sản-xuất. Ba là, sông Phạ-sô (Vaksu) nước sông này chảy đến chỗ nào loài sư-tử theo đó sản-xuất. Bốn là, sông Tư-đà (Sità) nước sông này chảy đến chỗ nào loài đại-mã (ngựa lớn) theo đó sản-xuất. Những sông lớn ấy trong mỗi một sông lại có năm trăm sông vừa vừa, trong mỗi sông vừa vừa ấy lại có vô-lượng sông nhỏ. Hết thảy những nước trong những sông lớn, vừa vừa, nhỏ ấy đều chảy vào bể cả. Song, bể cả ấy vẫn chưa từng cho là đầy-đủ. Chúng-sinh trong thế-gian có hết thảy nơi ở, nhà cửa cũng như thế. Họ gom góp các ngọc báu từ bốn phương đem lại đều để vào trong nhà ấy song, họ chưa từng cho là đầy-đủ. Cầu nhiều, tích góp nhiều tạo ra nhiều tội; vô-thường (chết) vụt đến, vứt bỏ nhà cũ đi, khi ấy chủ nhà tùy nghiệp chịu báo, trải vô lượng kiếp hoàn-toàn không có chỗ nào về cả !

Thiện-nam-tử! Đây nói về “nhà” tức là nói về cái thân năm UẨN, mà chủ căn nhà ấy là BẢN-THỨC của ông. Ai là người có trí-tuệ lại ưa căn nhà “hữu-vi” ấy! Chỉ có Bảo-cung Bồ-đề an-lạc, xa lìa lão, bệnh, tử, ưu-bi khổ-não mà thôi! Nếu những thiện-nam-tử… có căn-khí linh-lợi, tịnh-tín sâu dày, muốn độ cha mẹvợ con, họ-hàng để họ vào được nhà “vô-vi cam lộ”, thì nên quy Tam-bảo xuất-gia học đạo!”

Bấy giờ, đức Như-Lai nói lại nghĩa trên bằng lời kệ sau này:

Bồ-tát xuất-gia hơn tại-gia,
Tính-toán, thí-dụ không sánh kịp.
Tại-gia bức-bách như lao-ngục,
Muốn cầu giải-thoát rất là khó.
Xuất-gia thư-thái như hư-không,
Tự-tại, vô-vi khỏi ràng-buộc.
Xét kỹ tại-gia nhiều lỗi-lầm,
Tạo các tội-nghiệp không bờ bến.
Mưu sống, cầu nhiều thường chẳng đủ,
Cũng như bể cả khó đầy được.
Long-vương ở trong ao A-nốc,
Bốn góc chảy ra bốn bể lớn;
Bao nước sông lớn, vừa vừa, nhỏ,
Ngày đêm tuôn chảy không ngừng tạm.
Song, bể cả kia chưa từng đủ,
Tham cầu nhà cửa cũng như thế!
Tại-gia khởi nhiều các nghiệp ác,
Chưa từng sám-tẩy cho trừ-diệt.
Không biết ái-niệm nguy-ngập thân,
Không biết mệnh theo móc sớm tan.
Sứ-giả Diễm-ma cùng giục gắt,
Vợ con, nhà cửa không theo được.
U-minh tăm-tối trong đêm dài,
Riêng đến cửa chết tùy nghiệp chịu.
Chư Phật xuất-hiện khởi thương-xót,
Muốn cho chúng-sinh chán thế-gian.
Ông nay đã được thân khó được,
Nên siêng tinh-tiến chớ phóng-dật!
Nhà cửa tại-gia rất đáng chán,
Nhà báu “không-tịch” khó nghĩ, bàn;
Rời hẳn bệnh-khổ và ưu-não,
Các người có trí quán-sát kỹ!
Tịnh-tín thiện-nam, nữ mai sau,
Muốn độ cha mẹ và quyến-thuộc;
Để vào thành “vô-vi cam-lộ”,
Mong cầu xuất-gia tu diệu-đạo.
Tu-hành dần dần thành Chính-giác.
Sẽ quay vô-thượng đại-pháp-luân.[5] 

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia xem nhà cửa thế-giancũng như đá lửa sinh lo, chán lắm. Sao vậy? - Ví như chút lửa có thể đốt cháy hết thảy cỏ cây…, nhà cửa thế-gian cũng như thế. Tâm tham muốn tìm cầu, giong-ruổi chạy khắp bốn phương, nếu có được gì thụ-dụng không đủ; trong hết thảy thời truy-cầu không chán và nếu không được gì tâm sinh nhiệt-não, ngày đêm càng truy-cầu thêm. Thế nên hết thảy nhà cửa thế-gian hay sinh ra vô-lượng lửa phiền-não, vì khởi tâm tham, thường không tri-túc (biết đủ). Của báu thế-gian cũng như cỏ cây, tâm tham-dục như nhà cửa thế-gian. Bởi nhân-duyên ấy, hết thảy chư Phật thường nói: “Ba cõi là nhà lửa”. Thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia hay quán như thế, chán lìa thế-gian là “Chân-xuất-gia”!

Khi ấy, đức Như-Lai nói lại nghĩa trên bằng lời kệ sau này:

Bồ-tát xuất-gia xem nhà đời,
Cũng như chút lửa của thế-gian;
Hết thảy cỏ cây dần cháy hết,
Nhà đời, nên biết cũng như thế.
Chúng-sinh có nhiều những của báu,
Lại còn truy-cầu, thường không đủ.
Cầu không được khổ thường tại tâm,
Lửa lão, bệnh, tử không thời diệt.
Bởi nhân-duyên ấy các Thế-Tôn,
Nói rằng “ba cõi là nhà lửa”.
Nếu muốn vượt qua khổ ba cõi,
Nên tu phạm-hạnh làm Sa-môn.
Tam-muội thần-thông được hiện-tiền,
Tự-lợi, lợi-tha đều viên-mãn.[6] 

Lại nữa, Thiện-nam-tử! Ưa muốn xuất-gia nên quán nhà cửa, như trong hang đá núi sâu có kho báu lớn. Ví như ông Trưởng-giả chỉ có một con, nhà ông rất giàu, của báu vô lượng, tôi trai tớ gái, người hầu, voi, ngựa vô số. Trong thời sau này người cha chợt bị bệnh nặng, thầy hay thuốc tốt không sao cứu chữa được, ông Trưởng-giả tự biết mình không lâu nữa sẽ chết, liền gọi con lại bảo: “Phàm hết thảy của báu sở-hữu của ta, ta giao phó cho con, con cố-gắng giữ-gìn đừng để mất mát!” Người cha giao-phó rồi liền mất.

Sau đó, con ông Trưởng-giả không thuận mệnh cha, tha hồ làm sự phóng-dật, gia-nghiệp hao tốncủa cải tan mất, tôi tớ lại lẩn trốn không nương-tựa nữa. Khi ấy, tâm bà mẹ già mang sự lo buồn, sầu-não bị bệnh nặng rồi mất. Người con ấy bị nghèo cùng, không còn có chỗ nhờ cậy, liền vào nơi hang núi nhặt củi, hái quả bán đi mua cháo tự-cấp. Một thời kia, gặp mưa tuyết, người con ấy tạm thời vào trong hang đá nghỉ-ngơi. Trong hang ấy là chỗ Quốc vương xưa cất đồ thất-bảo, không ai biết cả, nay đã trải qua vài trăm nghìn năm, nơi đây vắng bặt bóng người lui tới.

Bấy giờ, người nghèo kia do nghiệp nhân-duyên, tình-cờ vào trong hang, thấy rất nhiều vàng, tâm vui-mừng quá cho rằng được sự chưa từng có bao giờ. Nhân đó, người ấy mới chia ra: Ngần này phần vàng để dựng cất nhà cửa, ngần này phần vàng là của để cưới vợ, phần này thuê tôi-tớ, phần này mua voi, ngựa, tùy tâm muốn gì đều được như ýĐang khi trù-tính như thế, có bọn giặc vì chạy đuổi con hươu đến trước hang, thấy người nghèo ấy đem vàng phân-phối ra từng phần, liền bỏ không đuổi hươu nữa, mà giết người lấy vàng. Phàm-phu ngu-si cũng như thế, quá ham sự vui-sướng ở đời không thích xuất-ly. Hang đá núi sâu như nhà cửa của đời, vàng ngọc chôn dấu cũng như thiện-căn, Sứ-giả của Diễm-Ma-vương tức là bọn giặc. Theo nghiệp chịu báo sa-đọa trong ba đường ác, không nghe thấy tên hiệu cha mẹ, Tam-bảo và chôn mất cả thiện-căn. Bởi nhân-duyên ấy, người đời cần nên chán rời, phát tâm vô-thượng Đại-bồ-đề, xuất-gia tu đạo mong thành Diệu-giác.

Khi ấy, đức Như-Lai nói lại nghĩa trên bằng lời kệ sau này:

Ưa thích tại-gia, các Bồ-tát,
Xem-xét nhà cửa như kho báu.
Ví như Trưởng-giả có một con,
Nhà ông rất giàu nhiều của báu.
Tôi-tớ người hầu cùng xe ngựa,
Hết thảy cần dùng đều phong-túc.
Thời sau Trưởng-giả thân bị bệnh,
Thầy giỏi khắp đời đều khoanh tay.
Sắp mất, kêu gọi người thân-tộc,
Giao-phó gia-tài cho người con.
Dạy răn con giữ tâm hiếu-dưỡng,
Siêng việc hưởng-tự đừng đoạn-tuyệt.
Khi ấy người con trái mệnh cha,
Thả lỏng ngu-si, phóng-dật nhiều.
Mẹ già lo buồn thân đau-yếu,
Lại nhân ác-tử liền chết mất.
Quyến-thuộc lìa xa không chỗ nương,
Nhặt củi đổi cháo làm thường-dụng.
Đến trong núi kia gặp phong-tuyết,
Vào trong hang đá tạm an-nghỉ.
Trong hang xưa dấu của quý-báu,
Đã trải lâu xa không người biết;
Tiều-phu gặp được kho vàng thực,
Mang lòng hớn-hở sinh hiếm có.
Tức thời phân-phối kim-bảo ấy,
Tùy ý muốn gì đều dùng nó:
Hoặc để dựng nhà, hoặc cưới vợ,
Tôi-tớ, voi, ngựa và xe-cộ.
So tính mai sau không bỏ được,
Bọn giặc đuổi hươu chạy đến trước;
Là oán-gia kia khi hội-ngộ,
Liền giết người nghèo lấy vàng đi.
Chúng-sinh ngu-si cũng như thế,
Hang đá cũng như nhà cửa đời;
Chôn-dấu chân-kim ví thiện-căn,
Quỷ-sứ Diễm-ma như giặc cướp.
Bởi nhân-duyên ấy, các Phật-tử,[7] 
Sớm đi xuất-gia tu thiện-phẩm.
Nên xem thân-mệnh như bọt nổi,
Cần tu Giới, Nhẫn Ba-la-mật.
Nên tới cây Bồ-đề thất-bảo,
Trên tòa Kim-cương chứng như-như.
Thường-trụ bất-diệt khó nghĩ, bàn,
Quay xe chính-pháp hóa mọi loài.[8] 

Lại nữa, thiện-nam-tử! Hết thảy nhà cửa sở-hữu của thế-gian, cũng như món ăn uống cam-lộ, lẫn-lộn thuốc độc. Ví như ông Trưởng-giả chỉ có một người con, căn-khí linh-lợi, thông-minh, trí-tuệ, thấu-suốt được Ca-lâu-la bí-mật quán-môn,[9] biết phương-tiện khéo-léo phân-biệt những thuốc độc, vì thế cha mẹ thương yêu, nhớ mến không gì sánh ví được. Bấy giờ, con ông Trưởng-giả vì có sự-duyên ra ngoài chợ chưa kịp về nhà, ở nhà cha mẹ cùng thân-tộc có việc vui-mừng đặt yến-tiệc, sắm-sửa đầy-đủ các món ăn uống cao-quý. Nhưng, lúc đó có kẻ thù-oán nào ngấm-ngầm đem thuốc độc bỏ vào trong thức ănuống, không người nào hay biết. Khi ấy cha mẹ cũng không biết trong món ăn có thuốc độc lẫn-lộn, làm cho lớn, bé đều ăn phải món ăn lẫn thuốc độc ấy. Sau người con về tới, cha mẹ vui-mừng đưa cho con những món ăn-uống còn để phần. Con ông Trưởng-giả khi chưa dùng đến món ăn uống ấy, liền niệm Ca-lâu-la bí-mật quán-môn, biết ngay là trong món ăn có lẫn thuốc độc. Người con tuy biết là cha mẹ ăn lầm phải thuốc độc nhưng, không dám nói với cha mẹ là cha mẹ ăn lầm phải thuốc độc. Sở-dĩ thế là sao? - Vì, nếu cha mẹ biết là mình ăn phải thuốc độc, càng thêm phiền-muộn, não-loạn, độc-khí chóng phát, thời quyết làm cho người ta chóng chết. Người con mới đặt ra phương-tiện thưa cha mẹ rằng: “Con sở-dĩ chưa ăn món ăn uốngnày vì con phải đi ra chợ một chút, khi về con sẽ ăn. Sao vậy? - Vừa rồi con có mua được viên ngọc báu vô giá, con bỏ trong két quên chưa khóa”. Cha mẹ nghe con nói đến tên ngọc báu sinh tâm hoan-hỷ, mặc cho con đi. Người con bèn chạy vội đến nhà thầy thuốc giỏi, cầu thuốc hay là thuốc A-già-đà[10] giải độc. Được thuốc ấy rồi, người con chạy vội về nhà, lấy nhũ (sữa), tô (sữa tốt) sao và đường, ba vị sắc chung rồi hòa với thuốc A-già-đà. Làm thuốc xong, người con mới thưa cha mẹ rằng: “Kính xin cha, mẹ uống nước cam-lộ này, đây là thuốc A-già-đà ở núi Tuyết. Sở-dĩ thế là sao? - Lúc nãy cha mẹ ăn lầm phải thuốc độc, con tạm đi ra ngoài một chút, bản-ý con chỉ vì cha mẹ cùng mọi người cầu được thuốc hay bất-tử này mà thôi”. Khi ấy tâm cha mẹ và mọi người rất vui-mừng, cho như là được sự chưa từng có bao giờ, liền uống ngay thuốc hay ấy, thổ hết các độc-khí, không bị chết và thân-mệnh được sống lâu.

Bồ-tát xuất-gia cũng thếcha mẹ quá-khứ bị chìm-đắm trong sinh-tử, cha mẹ hiện-tại không thoát-ly được, thời sự sinh-tử trong mai sau khó dứt hết được và phiền-não hiện-tại khó dẹp trừ được. Bởi nhân-duyên ấy, vì muốn độ cho cha mẹ và các chúng-sinh mạnh mẽ phát ra tâm đồng-thể đại-từ-bi[11] cầu đại-bồ-đề xuất-gia nhập đạo. Thiện-nam-tử! Thế gọi là nhà cửa thế-gian như thuốc độc lẫn-lộn trong món ăn ngon tốt”.

Khi ấy, đức Như-Lai nói lại nghĩa trên bằng lời kệ sau này:

Nhà cửa sở hữu của thế-gian,
Nói là thuốc độc lẫn mỹ-thực.
Ví như Trưởng-giả có một con,
Thông-minh, lợi-trí lại nhiều tài.
Khéo môn bí-mật: Ca-lâu-la,
Có phương-tiện khéo biết thuốc độc.
Con có sự-duyên ra ngoài chợ,
Tạm thời buôn bán chưa về nhà.
Cha mẹ yên vui họp thân-thuộc,
Cỗ quý trăm mùi đều đầy-đủ.
Có một người ác mang thuốc độc,
Ngầm lại, bỏ vào món ăn uống.
Người con khi ấy không ở nhà,
Cha mẹ vì con lưu một phần.
Cả nhà ăn lầm thuốc tạp-độc,
Con niệm quán-môn biết có độc.
Liền chạy vội đến chỗ thầy thuốc,
Cầu được thuốc Già-đà bất-tử.
Ba vị hòa sắc, thuốc thành rồi,
Liền thưa thân-thuộc uống nhanh đi.
Uống thuốc như thế như cam-lộ,
Khỏi mọi tạp-độc đều an-lạc.
Hết thảy thiện-nam có lòng tin,
Xuất-gia tu đạo cũng như thế.
Vì cứu cha mẹ và chúng-sinh,
Uống phải thuốc độc của phiền-não.
Tâm cuồng điên đảo tạo mọi tội,
Chìm mãi trong bể sinh-tử buồn.
Cắt ái, từ thân vào đạo Phật,
Được gần Điều-ngự đại-y-vương;
Tu về vô-lậu A-già-đà,
Sinh lại nhà cha mẹ ba cõi.
Khiến uống thuốc pháp dứt ba chướng,
Sẽ chứng vô thượng Bồ-đề-quả!
Hết thuở vị-lai thường chẳng diệt,
Làm chỗ quy-y độ chúng-sinh.
Rốt-ráo ở nơi Đại-Niết-bàn,
Và, viên-kính-trí Phật Bồ-đề.[12] 

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia thường quán hết thảy nhà cửa của thế-gian cũng như gió lớn không tạm dừng. Sao vậy? Thiện-nam-tử! Tâm tại-gia thường khởi vọng-tưởng chấp-trước ngoại-cảnh, không hiểu thực được sự mê mờ say đắm trong vô-minh và ngay đến xúc-cảnh điên-đảo cũng thường không trụ được. Ác-giác[13] dễ khởi, thiện-tâm khó sinh. Do vọng-tưởng duyên-khởi ra các phiền-não. Nhân các phiền-não tạo ra nghiệp thiện, ác. Và, y vào nghiệp thiện, ác ấy mà chiêu-cảm của báutrong năm thú. Cứ như thế, như thế sinh-tử không dứt. Chỉ có chính-kiến, tâm không điên-đảo, làm mọi nghiệp thiện, nhân ba thiện-căn[14] và lấy “tín”. tăng-trưởng cho hạt giống vô-lậu của các pháp ấy, phát khởi thần-thông vô-lậu tam-muội, thần-thông như thế, như thế là chứng Thánh-quả tương-tục. Nếu dẹp được vọng tưởng, tu-tập chính-quán thời hết thảy phiền-não hết hẳn không còn.[15] 

Bấy giờ, Trưởng-giả Trí-Quang bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Tu-tập chính-quán có vô lượng môn, vậy tu những quán-môn nào mới dẹp được vọng-tưởng?”

Đức Thế-Tôn bảo ông Trưởng-giả: “Thiện-nam-tử! Cần nên tu-tập “Vô tướng chính-quán”[16] Quán “vô tướng” là dẹp được vọng-tưởng. Song, chỉ quán thực-tính chứ không cần thấy thực-tướng, vì thể của hết thảy pháp vốn không-tịch, không thấy, không biết thế gọi là “chính-quán”. Nếu có Phật-tử nào an-trụ nơi chính-niệm, quán-sát như thế, tu-tập “vô-vi” trong thời-gian dài, gió dữ của vọng-tưởng vẳng-bặt không còn rung-động nữa, thời Thánh-trí do nơi quán-sát hiện-tiền mà chứng lý viên-thành. Thiện-nam-tử! Thế là Hiền-Thánh, thế là Bồ-tát, thế là Như-Lai vô thượng chính-đẳng chính-giác. Bởi nhân-duyên ấy, hết thảy Bồ-tát vì muốn dẹp vọng-tưởng mãi mãi không khởi lên nữa, vì muốn trả bốn ơn, thành-tựu bốn đức,[17] xuất-gia tu học, ngừng tâm vọng-tưởng, trải vô lượng kiếp thành-tựu Phật-đạo.[18] 

Khi ấy, đức Như-Lai nói lại nghĩa trên bằng lời kệ sau này:

Bồ-tát xuất-gia quán tại-gia,
Cũng như gió dữ không tạm dừng.
Cũng như chấp càn trăng trong nước,
So tính phân-biệt lấy làm thực.
Trong nước bản-lai không bóng trăng,
Nước tịnh là duyên thấy trăng thực.
Các pháp duyên-sinh đều là giả,
Phàm-ngu chấp càn cho là “ta”.
Cái ấy theo “duyên”, “pháp” không thực,
Vọng-tưởng phân-biệt chấp là có.
Nếu hay dứt trừ được hai chấp,
Sẽ chứng vô-thượng đại-bồ-đề.
Vọng-tưởng tình-phàm như hắc-phong,
Thổi rừng sinh-tử niệm niệm khởi,
Bốn quỷ điên-đảo[19] thường theo đuổi,
Khiến tạo năm thứ nhân vô-gián.[20] 
Ba căn bất thiện hiện ràng-buộc,
Sinh-tử luân-hồi luôn nối nhau.
Nếu người nghe kinh tin, hiểu sâu,
Chính-kiến hay trừ tâm điên-đảo;
Hạt giống Bồ-đề niệm niệm sinh,
Đại-trí thần-thông tam-muội khởi.
Nếu tu-tập được diệu-quán sâu,
Hoặc, nghiệp, khổ-quả[21] đâu khởi được?
Chỉ quán thực-tướng chân-tính như,
Năng, sở[22] đều mất, bỏ mọi kiến.
Tính, tướng[23] nam, nữ bản-lai không,
Vọng chấp theo duyên sinh hai tướng.
Như-Lai dứt hẳn nhân vọng tưởng
Chân-tính vốn không nam, nữ-tướng.
Diệu-quả Bồ-đề chứng đều đồng,
Phàm-phu chấp càn sinh tướng khác.
Ba mươi hai tướng vốn phi-tướng,
Liễu-tướng, phi-tướng là thực-tướng.
Nếu người xuất-gia tu phạm-hạnh,
Nhiếp tâm tịch-tĩnh chốn không-nhàn;
Thế là Bồ-tát chân-tịnh-tâm,
Không lâu sẽ chứng Bồ-đề-quả.[24] 

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ngày đêm thường quán nhà cửa của thế-gian hết thảy đều là chỗ sinh ra phiền-não. Sao vậy? Như có một người xây nhà cửa, đem các bảo-vật mà tự trang-nghiêm cho căn nhà ấy. Dựng nhà xong, người ấy nghĩ rằng: “Nay nhà cửa này là vật sở-hữu của ta, không hệ-thuộc vào người khác, chỉ có nhà cửa của ta là tốt đẹp hơn, nhà cửa người khác không sánh kịp được”. Do chấp trước như thế, sinh ra phiền-não; do phiền-não chấp “ngã, ngã-sở”[25] làm căn-bản, tám vạn bốn nghìn cửa trần-lao[26] cùng nhau đua khởi, đầy ních trong nhà. Sở dĩ thế là sao? Phàm-phu tại-gia tham-trước nhiều về năm dụcvợ conhọ hàng, tôi trai, tớ gái, người hầu đều đầy-đủ; bởi nhân-duyên ấy, sinh, lão, bệnh, tử, lo, buồn, khổ, não, oán ghét hợp-hội, ân-ái biệt-ly, nghèo cùng và mọi sự suy-vi cầu không được khổ. Các khổ như thế như bóng theo hình, như vang ứng tiếng, đời đời nối tiếp nhau luôn luôn không đoạn-tuyệt. Các khổ như thế đều có chỗ nguyên-nhân mà phiền-não lớn, nhỏ là căn-bản. Hết thảy của báu đều do sự tìm tòi mà được, nếu không có nhân trước thời không thể tìm tòiđược và giả-sử có tìm tòi đi chăng nữa cũng không được.

Thiện-nam-tử! Bởi vì nghĩa ấy, nên hết thảy phiền-não, tâm tìm tòi (truy-cầu) là gốc, nếu diệt được tâm tìm tòi ấy đi thời vô-lượng phiền-não đều dứt hết. Song, nay thân này là chỗ nương-tựa cho các khổ, những người có trí nên sinh tâm chán bỏ! Do đó, đức Phật Ca-Diếp đời quá-khứ vì các cầm-thú mà nói bài kệ rằng:

Thân này là gốc khổ,
Khổ khác là cành, lá;
Nếu đoạn được gốc khổ,
Các khổ đều trừ diệt.
Nghiệp xưa của các ngươi,
Tạo tội tâm chẳng hối;
Cảm thân bất-khả-ái,
Chịu khổ-thân tạp-loại.
Nếu khởi tâm ân-trọng,
Một niệm cầu sám-hối;
Như lửa đốt núi chằm,
Các tội đều tiêu-diệt.
Thân này khổ, bất-tịnh.
Vô ngã[27] và vô thường;[28] 
Các ngươi đều phải nên,
Thực-tâm sinh chán, bỏ!

Lúc đó, vô-lượng cầm-thú nghe bài kệ ấy rồi, trong nhất niệm,[29] tâm chí-thành sám-hối, liền bỏ được ác-đạo sinh lên cõi trờithứ tư trong Dục-giới (Đâu-suất-thiên), phụng-sự vị Nhất-sinh bổ-xứ Bồ-tát (Đức Di-Lặc), nghe pháp bất-thoái cứu-cánh Niết-bàn. Thiện-nam-tử! Bởi nhân-duyên ấy, nay khổ-thân này cũng như nhà cửa, hết thảy phiền-não tức là chủ nhà. Thế nên, các tịnh-tín thiện-nam tử…phát tâm Bồ-đề, xuất-gia nhập đạo, quyết được giải-thoát hết thảy mọi khổ và đều sẽ thành-tựu vô-thượng chính-đẳng chính-giác.

Khi ấy, đức Như-Lai nói lại nghĩa trên bằng lời kệ sau này:

Bồ-tát xuất-gia thường quán-sát,
Nhà cửa đời sinh các phiền-não.
Như có một người dựng nhà cửa,
Trang-hoàng bằng mọi thứ ngọc báu.
Tự nghĩ tráng-lệ không đâu bằng,
Không thuộc người khác, duy ta có;
Thợ khéo sửa-sang đẹp lạ-lùng,
Nhà cửa trên đời không đâu kịp.
Phân-biệt như thế sinh chấp-trước,
Lấy “ngã, ngã-sở” làm căn-bản;
Tám vạn bốn nghìn các phiền-não,
Làm ra tai-biến khắp nhà cửa.
Hết thảy nam, nữ ở trên đời,
Lục thân quyến-thuộc đều đầy-đủ;
Bởi nhân-duyên ấy sinh mọi khổ,
Tức là: sinh, lão và bệnh, tử.
Lo buồn, khổ, não thường theo đuổi,
Như bóng theo hình không tạm rời. 
Sở-nhân các khổ: tham-dục sinh,
Nếu dứt tìm-tòi hết mọi khổ.
Thân này thường là gốc mọi khổ,
Cần tu chán, bỏ tới Bồ-đề.
Thân-tâm ba cõi như nhà cửa,
Chủ nhà: phiền-não ở tại trong;
Các ông nên phát Bồ-đề-tâm,
Lìa bỏ phàm-phu ra ba cõi.[30] 

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia thường quán tại-gia cũng như nước lớn, có một ông Trưởng-giả gia-tư hào-phú, của báuvô-lượng, trong nhiều kiếp, nhân-duyên cha con nối tiếp nhau không dứt và chuyên tu các hạnh lành, nên được tiếng khen đồn xa. Những của báu sở-hữu của ông đại-trưởng-giả ấy đều chia làm bốn phần: Một phần của báu thường sinh lợi-tức để cung-cấp cho gia-nghiệp, một phần của báu để cung-cấp vào sự cần-dùng đầy-đủ hàng ngày, một phần của báu huệ-thí cho những người cô-độc để tu vào việc phúc-đức mai sau, một phần của báu để cứu-giúp trong tôn-thân và khách-sá lui tới. Bốn phần như thế từng không có lúc nào đoạn-tuyệt, cha con cứ tiếp nối nhau làm gia-nghiệp trên đời. Nhưng, sau có một người con ngu-si, tệ-ác, quá ham năm dục-lạc, làm những sự phóng-dật bừa-bãi, trái lời dạy của cha mẹ và không y theo bốn sự-nghiệp trên. Nào dựng các nhà cửa, lầu quán bảy từng bội hơn thường-chế, trang-hoàng bằng mọi thứ châu-báu, đất lát lưu-ly, cửa sổ bằng ngọc báu, ánh sáng lồng nhau, nào đầu rồng, hình cá đều đầy-đủ cả, ngày đêm tiếng nhạc vi-diệu liên-miên không dứt. Người ấy hưởng-thụ năm dục-lạc như cõi Đao-lỵ, bị quỷ-thần hiềm-ghét, người, trời tránh xa.

Một hôm, bỗng dưng nhà hàng xóm bốc lửa, lửa dữ bừng-bừng, theo gió lan-tràn, đốt cháy hết cả kho-tàng và các lâu-đài. Lúc đó, con ông Trưởng-giả trông thấy lửa dữ như thế, khởi tâm giận-bực, vội bắt vợ con, tôi trai, tớ gái và họ-hàng vào cả nhà hai từng, đóng kín cửa lầu gác lại; không ngờ do sự ngu-si ấy, nhất thời chết cả.

Phàm-phu tại-gia cũng thế. Người ngu ở đời như con ông Trưởng-giả; chư Phật, Như-Lai như ông Trưởng-giả. Không thuận theo lời Phật dạy, tạo các nghiệp ác, phải sa-đọa vào ba đường ác, chịu đại-khổ-não. Bởi nhân-duyên ấy, Bồ-tát xuất-gia thường quán tại-gia như con ông Trưởng-giả không thuận cha mẹ, bị lửa đốt cháy, vợ con đều chết. Thiện-nam-tử! Nên sinh tâm chán, bỏ những sự vui nơi thế-gian, Nhân,Thiên, tu hạnh thanh-tịnh, sẽ chứng Bồ-đề.

Khi ấy, đức Như-Lai nói lại nghĩa trên bằng lời kệ sau này:

Bồ-tát xuất-gia quán tại-gia,
Cũng như Trưởng-giả sinh con ngu.
Nhà ông giàu có các của báu,
Nối tiếp lâu đời không thiếu thốn.
Gia-nghiệp đời trước truyền con cháu,
Hết thảy tư-sản chia bốn phần:
Thường tu thắng-hạnh không lỗi ác,
Tiếng khen lan khắp các quốc-độ.
Vàng, bạc, ngọc báu số vô-biên,
Lợi-tức xuất nhập khắp nước ngoài.
Từ-bi, hỷ-xả tâm không chán,
Huệ thí cô-bần thường chẳng dứt.
Rốt sau Trưởng-giả sinh một con,
Ngu-si, bất hiếu, không trí-tuệ;
Tuổi tác đã già gân, sức suy,
Gia tài trong, ngoài đều giao con.
Con trái mệnh cha làm bừa-bãi,
Không nối bốn nghiệp nhà sa-sút.
Cất lầu bảy từng bằng trân-bảo,
Dùng lưu-ly biếc làm cửa sổ;
Đàn địch hát xướng luôn không dứt,
Thường lấy bất-thiện làm thầy tâm.
Hưởng năm dục-lạc như thiên-cung,
Hết thảy Long-thần đều xa tránh.
Nhà bên bỗng dưng hỏa-tai dấy,
Lửa dữ theo gió khó cấm được.
Kho-tàng, của báu và vợ con,
Nhà cửa, từng lầu đều cháy hết.
Tích ác, tai-ương đến diệt thân,
Vợ con, họ-hàng đồng chết cả.
Tam thế chư Phật như Trưởng-giả,
Hết thảy phàm-phu là ngu-tử;
Không tu chính-đạo dấy tâm tà,
Mệnh mất sa vào các ác-thú.
Nhiều kiếp riêng chịu khổ đốt cháy,
Lần-lữa như thế không kỳ hết.
Phật-tử tại-gia, ông nên biết!
Không tham vui đời, siêng tu chứng.
Chán đời, xuất-gia tu phạm-hạnh,
Núi rừng vẳng-lặng bỏ mọi duyên.
Vì trả bốn ơn tu thắng-đức,
Làm ngôi Pháp-vương trong ba cõi;
Độ sinh đến hết thuở vị-lai,
Là bạn không mời,[31] thường thuyết-pháp.
Ngăn hẳn dòng “ái”, lên bờ kia,[32] 
Ở trong thành Niết-bàn thanh-tịnh.[33] 

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia quán hết thảy nhà cửa của thế-gian cũng như mộng lớn. Ví như ông Trưởng-giả có một đồng-nữ mới mười lăm tuổi, dung-nhan đoan-chính, xinh đẹp lạ-lùng. Một hôm cha mẹ ở trên lầu ba từng, đem con gái yêu của mình lên, cùng hưởng coi những sự vui-vẻ. Đêm, mẹ con cùng ngủ chung trên một giường quý và cùng nhau ngủ yên cả. Trong khi ngủ, đồng-nữ chiêm-bao thấy cha mẹ cho về nhà chồng; vợ chồng lấy nhau trải qua nhiều năm, sinh được một người con dung-nhan đoan-chính, xinh đẹp lạ lùng và có tướng thông-minh trí-tuệ. Hàng ngày nhờ ơn nuôi nấng, dần dần người con ấy biết đi. Một hôm, trên lầu cao không may nó trượt chân từ trên cao rơi xuống, rơi chưa xuống đến đất, bỗng dưng có một con hổ đói đứng đỡ lấy ăn thịt. Đồng-nữ thấy thế, kinh sợ quá, cất tiếng gào khóc, liền tỉnh mộng. Bấy giờ cha mẹ hỏi con rằng: “Bởi nhân-duyên gì, bỗng dưng con kinh sợ vậy?" Người con gái thẹn không chịu nói. Người mẹ ân-cần hỏi gạn mãi, người con gái mới nói thầm với mẹ về việc chiêm-bao như trên.

Thiện-nam-tử! Thế-gian là nhà cửa sinh-tử hữu-vi, nên phải ở mãi trong luân-hồi, nghĩa là chưa được ở vào phận-vị chân-giác[34] mà thường phải ở trong nhà chiêm-bao sinh, lão, bệnh, tử nơi ba cõi, như đồng-nữ kia ở trong chiêm-bao, hư-vọng phân-biệt cũng thế. Quỷ-sứ nơi Diễm-ma bỗng dưng đến, như hổ đói ở trong hư-không đỡ đứa trẻ kia mà ăn. Hết thảy chúng-sinh từng niệm niệm bị vô-thường, lão, bệnh, tử khổ cũng thế. Ai là người có trí-tuệ lại yêu-thích thân này! Bởi nhân-duyên ấy, quán-sát trong sinh-tử như giấc mộng đêm dài, mà phát tâm Bồ-đề, chán bỏ thế-gian, sẽ được diệu-quả thường-trụ của Như-Lai.

Khi ấy, đức Như-Lai nói lại nghĩa trên bằng lời kệ sau này:

Phật-tử dốc cầu đạo vô-thượng,
Nên quán nhà cửa như trong mộng.
Ví như đại-trưởng-giả giàu-sang,
Có một đồng-nữ đoan-nghiêm lạ.
Cô theo cha mẹ lên lầu cao,
Đi theo xem coi rất vui-vẻ.
Cô ngủ trong lầu, cô chiêm-bao:
Rõ-ràng mơ thấy đi lấy chồng.
Sau ở nhà chồng sinh một con,
Tâm mẹ thương-xót nhớ mến con.
Con trên lâu-đài ham vui-chơi,
Từ cao rơi xuống ngay miệng hổ.
Cô khóc thất-thanh liền tỉnh mộng,
Mới biết mộng-tưởng vốn không thực.
Vô-minh ám-chướng như đêm dài,
Chưa thành chính-giác như trong mộng.
Sinh-tử thế-gian thường chẳng thực,
Vọng-tưởng phân-biệt cũng như thế.
Chỉ có “tứ trí đại-viên-minh”,[35] 
Phá tối-tăm là “chân-diệu-giác”.[36] 
Vô-thường niệm niệm như hổ đói,
Hữu-vi hư-giả khó dừng lâu.
Chim ngủ sớm mai đều bay tản, 
Mệnh hết biệt-ly cũng như thế.
Theo nghiệp đi, lại chịu các báo,
Ân-tình cha mẹ không biết nhau.
Thương thay, thân sinh-tử phàm-phu,
Luân-chuyển ba đường chịu khổ mãi!
Nếu biết thiện, ác theo nghiệp cảm,
Cần nên sám-hối cho tiêu-diệt.
Hết thảy quả vui của Nhân, Thiên,
Thẹn-hổ, chính-kiến là sở-nhân.
Nên phát tâm Bồ-đề kiên-cố,
Mặc áo tinh-tiến siêng tu-học![37] 

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia quán-sát nhà cửa như cửa bể Tẫn-mã[38] tuôn ra lửa dữ, thu-hút, lan ra cả bốn ngòi ở bốn bên, cho đến trăm sông và mọi dòng đều bị lửa cháy hết.

Ví như xưa kia trong nước La-đà có một vị Bồ-tát tên là DIỆU-ĐẮC-BỈ-NGẠN. Bồ-tát ấy có tâm từ-bi, thường ôm-ấp sự đem lại lợi-ích cho chúng-sinh, nên thường có những lái buôn khi vào bể tìm của báu, họ đều đem Bồ-tát ấy đồng đi trên thuyền buồm, thời đều đi được tới bến có châu-báu, vượt qua mọi hiểm-nạn, không có sự gì trở-ngại và đến được bờ an-vui.

Thời sau này, khi Bồ-tát đã trăm tuổi, dần dần già yếu, đứng, ngồi phải có người nâng-dấc, sức-lực không thể đi bể được như trước nữa. Khi ấy, có một thương-chủ tới nơi Bồ-tát lễ-bái cúng-dàng và bạch Bồ-tát rằng: “Tôi muốn vào bể tìm các ngọc báu mong được đại-phú-quý, để thoát khỏi sự bần-cùng mãi mãi. Nay thỉnh Bồ-tát cùng đi với tôi!” Bồ-tát bảo thương-chủ rằng: “Nay tôi già cả suy-kém, gân cốt, sức-lực yếu-ớt, không thể vào bể được”. Thương-chủ lại nói: “Kính xin Đại-sĩ đừng bỏ tâm từ-bi, thương xót và nhận lời thỉnh của tôi. Đại-sĩ chỉ an-tọa trong thuyền buồm tôi, không phải làm gì cả, đó là sở-nguyện của tôi”. Bồ-tát nhận lời thỉnh của người lái buôn. Bồ-tát ở trong thuyền buồm lớn chạy vào bể cả và hướng phía Đông-nam để tới nơicó ngọc báu. Trong khi đi, thuyền gặp phải gió Bắc trôi giạt vào Nam-hải. Gió dữ thổi vun-vút ngày đêm không ngừng, thuyền trôi suốt trong bảy ngày, tới một nơi trông thấy nước bể cả biến thành sắc vàng coi như là vàng chảy. Những người lái buôn thấy thế bạch Bồ-tát rằng: “Bạch Bồ-tát! Bởi nhân-duyên gì ở đây có dáng nước biến ra sắc vàng như thế?” Bồ-tát bảo: “Các ông nên biết ! Chúng ta nay đã vào bể hoàng-kim lớn, vì có vô-lượng, vô-biên những vàng thực tía bóng đầy-dẫy bể cả, ánh sáng kim-bảo giao-hòa lẫn nhau nên có dáng như thế. Các ông đã vượt quá đường thẳng mà giạt vào trong bể này, thời đều phải tự mình cần-cầu, đặt mọi phương-tiện để trở về phương Bắc!”

Qua vài ngày, thấy nước bể cả biến thành sắc trắng như kha-tuyết, Bồ-tát bảo: “Các ông nên biết! Chúng ta nay đã vào bể trân-châu lớn, có bạch-ngọc trân-châu đầy-dẫy trong bể, ánh sáng trân-châu chiếu vào sắc nước, nên có dáng như thế. Các ông nên hết sức đặt mọi phương-tiện để trở về phương Bắc!”

Qua vài ngày, nước bể cả biến thành sắc xanh như ngọc lưu-ly xanh. Bồ-tát bảo: “Tôi và các ông đã vào trong bể pha-lê xanh, vì có vô-lượng vô-biên ngọc-báu pha-lê xanh đầy dẫy bể cả, sắc pha-lê giao-hòa ánh-sáng nên như thế!”

Qua vài ngày, nước bể cả biến thành sắc hồng như huyết hiện. Bồ-tát bảo: “Tôi và các ông đã vào bể pha-lê hồng, vì có vô-lượng vô-biên ngọc-báu pha-lê hồng đầy dẫy bể cả, sắc ngọc báu đỏ hồng, giao-hòa ánh-sáng nên như thế!”

Qua vài ngày nữa nước bể biến thành sắc đen như nước mực và xa nghe thấy tiếng lửa dữ cháy, nổ ran, như lửa lớn cháy rừng trúc khô; lửa cháy bừng-bừng rất đáng sợ hãi, bóng dáng như thế, chưa từng trông thấy, nghe thấy bao giờ. Lại thấy lửa lớn bốc cháy ở phương Nam như chòm núi cao hơn trăm trượng, thế lửa bay bốc lên không, hoặc lúc hợp, hoặc lúc tan, ánh sáng lan như chớp giật những dáng như thế chưa từng trông thấy, nghe thấy bao giờ. Mọi người thấy thế đều bảo nhau: “thân mệnh chúng ta thực khó bảo-đảm được”. Lúc đó, Bồ-tát bảo mọi người rằng: “Các ông! Hôm nay rất đáng sợ-hãi! Sao vậy? Chúng ta đã vào cửa bể Tẫn-mã, thời đều bị chết cháy hết. Sở dĩ thế là sao? Bởi sức nghiệp tăng-thượng của các chúng-sinh tự nhiên lửa trời đốt cháy nước bể. Nếu lửa trời này không đốt cháy nước bể, trong một ngày một đêm hết thảy lục-địa biến thành bể cả, có chúng-sinh nào đều chìm, trôi hết. Song, nay chúng ta gặp gió dữ lớn, trôi giạt vào cửa bể Tẫn-mã này, thân mệnh mọi người chúng ta không được bao lâu nữa!”

Khi ấy, có hơn nghìn người ở trong thuyền buồm, đồng thời cất tiếng thảm thương gào khóc, hoặc tự nhổ tóc, hoặc tự vật mình nói lên lời này: “Nay chúng ta vì cầu ngọc-báu, vào bể cả gặp hiểm-nạn này. Thương thay! khổ thay! biết dùng phương-tiện gì cho khỏi được nạn này!” Lúc đó, cả nghìn người đều chí thành quy-mệnh: hoặc kêu bi-mẫu, hoặc kêu từ-phụ, hoặc kêu Phạm-thiên, hoặc kêu Ma-hê-thủ-la thiên-vương, hoặc kêu Đại-lực Na-la-diên-thiên. Hoặc có người quy-mệnh Bồ-tát Đắc-Ngạn, kính lễ Bồ-tát mà bạch rằng: “Kính xin Bồ-tát cứu vớt bọn chúng tôi!” Bấy giờ, Bồ-tát vì muốn mọi người khỏi sự sợ hãi, Bồ-tát liền nói bài kệ rằng:

Đại-trượng-phu tối thượng trên đời,
Tuy vào cửa chết không sinh sợ;
Người nếu lo buồn mất trí-tuệ,
Cần nên nhất tâm đặt phương-tiện.
Nếu được cửa phương-tiện khéo léo,
Thoát khỏi tám nạn lên bờ kia;
Thế nên yên tâm đừng lo sợ,
Cần nên khẩn-niệm Đại-từ-tôn.

Bồ-tát nói bài kệ ấy rồi, Bồ-tát đốt các hương tốt lễ bái, cúng-dàng chư Phật mười phương rồi phát-nguyện rằng: “Nam-mô thập phương chư Phật! Nam-mô thập phương chư Phật! Chư Đại Bồ-tát ma-ha-tát chúng! Hết thảy Hiền-Thánh Tứ-quả, Tứ hướng.[39] Bậc có Thiên-nhãn, bậc có Thiên-nhĩ, bậc Trí-tha-tâm, bậc Chúng-tự-tại! Tôi vì chúng-sinh vận tâm đại-bi, giũ bỏ thân-mệnh, giúp các khổ-nạn. Nay thân tôi có chút thiện-căn, là thụ-trì giới không nói dối của Như-Lai trong vô-lượng kiếp, tôi chưa từng thiếu-phạm bao giờ. Nếu trong một kiếp nào tôi có nói dối, thời nay ác-phong này chuyển mạnh hơn lên; mà nếu giới-đức nơi tôi như thế, thực sự chẳng phải hư-vọng, thời nguyện đem thiện-nghiệp ấy, hồi-thí cho hết thảy, tôi cùng chúng-sinh sẽ thành Phật-đạo. Và, nếu thực không hư, nguyện ác-phong này tức thời ngừng-bặt, luồng gió như-ý tùy niệm thổi tới. Thân các chúng-sinh tức là thân tôi, chúng-sinh cùng tôi bình-đẳng không sai khác!”

Khi Đại-bồ-tát ấy phát nguyện “Đồng thể đại-bi vô-ngại” rồi, chừng khoảng một niệm, ác-phong liền ngừng, liền gặp được gió thuận, giải-thoát mọi nạn và đến được nơi bảo-sở, kiếm được các ngọc-báu.

Bấy giờ, Bồ-tát bảo các người lái buôn ấy rằng: “Ngọc-báu như thế khó gặp được, đời trước các ông làm nhiều sự bố-thí nên nay gặp được các ngọc-báu quý như thế. Nhưng trước kia khi tu về bố-thí tâm các ông còn có sự sẻn-tiếc, bởi nhân-duyên ấy, nên nay gặp phải ác-phong Thương-nhân các ông! Các ông được ngọc-báu, các ông nên biết hạn-lượng, không nên lấy nhiều, các ông lấy nhiều, phóng-túng tâm tham, sau lại bị nạn lớn. Các ông nên biết: Trong mọi trân-bảo, mệnh-bảo là hơn; nếu mệnh mình còn là vô-giá-bảo!”

Các lái buôn nhờ được Bồ-tát dạy bảo sinh tâm tri-túc không dám lấy nhiều. Mọi người được khỏi tai-nạn, được nhiều ngọc báu, xa-lìa được sự nghèo cùng và đến được bờ kia.

Các thiện nam-tử! Bồ-tát xuất-gia cũng như thế, thân-cận chư Phật, bạn lành tri-thức, như những người lái buôn kia được gặp Bồ-tát; khỏi hẳn sinh-tử đến được bờ kia, cũng như thương-chủ được đại-phú-quý. Nhà cửa hữu-vi sở-hữu của thế-gian như cửa bể Tẫn-mã đốt cháy mọi dòng sông. Bố-tát xuất-gia cũng thế, quán-sát kỹ-lưỡng lỗi trái của tại-gia. Các ông, thiện-nam-tử! Không nhiễm năm dục-lạc thế-gian, chán, bỏ sinh-tử khổ-nạn trong ba cõi, được vào đại-thành an-vui mát-mẻ!

Khi ấy đức Như-Lai nói lại nghĩa trên bằng lời kệ sau này:

Bồ-tát xuất-gia quán nhà cửa,
Như bể Tẫn-mã đốt mọi dòng.
Ví như xưa kia nước La-đà,
Có một Bồ-tát tên Đắc-Ngạn.
Đủ trí, đại-phú, phương-tiện khéo,
Vô-duyên từ-bi nhiếp hữu-tình.
Được Bồ-tát ấy đi trên thuyền,
Lái buôn được ngọc lên bờ kia.
Song, Bồ-tát ấy tuổi già yếu,
Không ưa lợi-tha, ham thiền-tịch.
Có một thương-chủ thỉnh Bồ-tát,
Muốn vào bể cả cầu trân-bảo.
Kính xin Bồ-tát nhận lời thỉnh,
Cho tôi giàu-có không thiếu-thốn.
Khi ấy Bồ-tát vận đại-bi,
Liền nhận lời thỉnh đi trên thuyền.
Khi trương buồm lớn gặp gió thuận,
Thẳng hướng Đông-nam tới bảo-sở;
Bỗng gặp gió dữ thổi thuyền buồm,
Giạt vào Nam-hải lầm chỗ đến.
Trải qua bảy ngày nước bể cả,
Thảy đều biến thành sắc vàng ròng,
Vàng ròng tía bóng đầy trong bể,
Ánh ngọc-báu hiện sắc chân-kim.
Lại qua vài ngày nước bể cả,
Biến thành sắc trắng như kha-tuyết;
Trân-châu trân-bảo đầy trong bể,
Cho nên nước bể thành sắc trắng.
Lại qua vài ngày nước bể cả,
Biến thành xanh-biếc như lưu-ly;
Ngọc pha-lê xanh đầy bể cả,
Cho nên nước thành sắc xanh biếc.
Lại qua vài ngày nước bể cả,
Thảy đều biến thành sắc đỏ hồng;
Ngọc pha-lê đỏ đầy trong bể,
Nên biến sắc nước đồng như nó.
Lại qua vài ngày nước bể cả,
Biến thành sắc đen như nước mực;
Như thế lửa trời đốt cháy hết,
Nước bể tất cả như sắc mực.
Bể ấy gọi là cửa Tẫn-mã,
Thu-hút bốn bể và mọi dòng;
Hết thảy thuyền buồm nếu đi qua,
Có người đến đấy, nhiều đều chết.
Lửa trời bừng-bừng như núi chất,
Tiếng nổ rền vang như sấm động;
Mọi người xa thấy tâm kinh sợ,
Kêu gào, đấm ngực bạch đại-sư.
Khi ấy Bồ-tát khởi từ-bi,
Không tiếc thân-mệnh, rủ cứu-hộ.
Gió dữ liền ngừng, gió thuận khởi,
Qua nơi hiểm-nạn, đến bảo sở.
Đều được ngọc quý, tới bỉ-ngạn,
Khỏi hẳn bần-cùng hưởng an-lạc.
Bồ-tát xuất-gia cũng như thế,
Thân-cận chư Phật như thương-chủ.
Thoát hẳn nhà lửa lên chân-giác,
Cũng như thương-nhân về bản-xứ.
Nhà cửa sở-hữu của thế-gian,
Như cửa bể lớn: Tẫn-mã kia.
Xuất-gia thường chán về tại-gia,
Không nhiễm thế-gian, rời năm dục;
Ưa chốn không-nhàn tâm bất-động,
Khéo suốt lý chân-diệu rộng sâu.
Hoặc ở trong làng xóm nhân gian,
Như ong hái hoa không chút tổn;
Trong bốn uy-nghi[40] thường lợi-vật,
Không tham thế-lạc và tiếng khen.
Trong miệng thường thốt giọng dịu-dàng,
Ác-ngôn thô-bỉ dứt tương-tục;
Biết ơntrả ơn tu nghiệp thiện,
Mình, người đều được nhập “chân-thường”.[41] 

Bấy giờ, Trưởng-giả Trí-Quang và các Trưởng-giả khác tất cả một vạn người, tuy khác miệng nhưng cùng một giọng bạch Phậtrằng: “Lành thay, đức Thế-Tôn! Hiếm có thay, đấng Thiện-thệ! Đúng như thế! Đúng như thế! Thế-Tôn nói ra chính-pháp vi-diệu đệ nhất, phương-tiện khéo-léo, làm lợi-ích cho chúng-sinh. Như Phật nói, chúng tôi nay đều biết: Nhà cửa thế-gian cũng như lao-ngục, hết thảy ác-pháp từ nhà cửa ấy sinh ra; người xuất-gia thực có vô-lượng vô-biên thắng-lợi, bởi thế chúng tôi rất thích xuất-gia, cho hiện-tại, đương-lai thường được hưởng những pháp-lạc”.

Đức Thế-Tôn bảo các Trưởng-giả: “Quý hóa thay! Quý hóa thay! Các ông phát tâm muốn xuất-gia! Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân phát tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác, xuất-gia tu đạo một ngày một đêm, hai trăm vạn kiếp không phải sa-đọa vào ác-thú, thường được sinh vào chốn lành, được hưởng sự vui thắng-diệu, gặp được thiện-tri-thức vĩnh-viễn tâm không thoái-chuyển, được gặp chư Phật thụ Bồ-đề-ký, ngồi tòa Kim-cương, thành đạo chính-giác. Song, người xuất-gia trì-giới rất khó, người trì-giới là “chân xuất-gia”.

Lúc đó, các Trưởng-giả bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Chúng tôi giữ giới, tu các phạm-hạnh, nguyện, chúng tôi chóng ra khỏi bể khổ sinh-tử, nguyện, chúng tôi chóng vào được bảo-cung thường-lạc, nguyện, chúng tôi rộng độ hết thảy chúng-sinh, nguyện, chúng tôi chóng chứng vô-sinh-trí!”.[42] 

Khi ấy, đức Thế-Tôn bảo Bồ-tát Di-Lặc và Văn-Thù-Sư-Lỵ: “Các Trưởng-giả này Tôi phó-chúc cho các ông, các ông khuyến họ xuất-gia và thụ-trì tịnh-giới!”

Liền đó, chín nghìn người đối trước Bồ-tát Di-Lặc xin xuất-gia tu đạo, thụ-trì giới-luật của Phật; bảy nghìn người đối trước Bồ-tát Văn-Thù xuất-gia tu đạothụ giới cấm của Phật. Những người ấy được xuất-gia rồi, thành-tựu pháp-nhẫn, vào cảnh-giới bí-mật của Như-Lai, không còn bị thoái-chuyển. Vô-lượng vạn người phát tâm Bồ-đề đến ngôi Bất-thoái-chuyển. Vô số Nhân, Thiên xa-lìa trần-cấu, được pháp-nhãn-tịnh.[43] 

TOÁT-YẾU 
III.- PHẨM YẾM XẢ

Sau khi Trưởng-giả Trí-Quang nghe, ngộ sự tri-ân, báo-ân, liền xin Phật xuất-gia, tu-đạo. Song, ông còn hoài nghi về sự hơn kém của Bồ-tát xuất-gia, Bồ-tát tại-gia ! Ông dẫn chứng: “Có một thời ở thành Tỳ-da-ly đức Phật nói: Phật-pháp lấy “tâm” làm chủ và khen ông Vô-cấu-xưng là người tuy ở tại gia nhưng cũng như là Chân-sa-môn, Chân-tỷ-khưu. Lại có một thời ở trúc lâmtịnh-xá Ca-lan-đà, đức Phật bảo lục-quần Tỷ-khưu là: “vào bể Phật-pháp lấy “tín” làm căn-bản, qua sông sinh-tử lấy “giới” làm thuyền bè. Người xuất-gia mà thân tâm không thực-hành hạnh viễn-ly, không gọi là xuất-gia. Trái lại, người tại-gia phát-tâm vô-thượng có tâm đại-từ-bi là “Chân-viễn-ly”.

Do đó, ông nghĩ: “Bồ-tát xuất-gia không bằng Bồ-tát tại-gia. Như Luân-vương bỏ ngôi báu đi tu, làm cho Cung phi, Vương-tử, Đại-thần quyến-thuộc đau khổ. Như tịnh-tín-nam, nữ xuất-gia nhập đạo làm cho cha mẹ thân thuộc đau khổ. Như thế, là không làm lợi-ích chúng-sinh, lại làm nhiễu-hại chúng-sinh! Ông xin Phật chỉ-giáo”.

Đức Phật bảo ông Trí-Quang: “Ông nghĩ lầm, Bồ-tát xuất-gia hơn Bồ-tát tại-gia rất nhiều; Bồ-tát xuất-gia dùng trí-tuệ quán-sát tại-gia thấy có nhiều lỗi-lầm. Thân 5 uẩn của chúng-sinh trong thế-gian như căn nhà, bản-thức của chúng-sinh là chủ nhà. Nhà thế-gian ví như bể cả dung-nhận mọi dòng sông, vẫn không đầy-đủ; tâm tham cầu, tích-tụ của chúng-sinh cũng thế. Nhà thế-gian cũng như đá lửa, chỉ một chút lửa đốt cháy hết thảy; tâm tham cầu, không tri-túc của chúng-sinh, sinh lửa phiền-não, đốt cháy thiện-công-đức. Nhà thế-gian như kho báu hang sâu, người ham của thiệt mạng; chúng-sinh ở đời không gắng tu thiện-căn, vô-thường vụt đến, tùy nghiệp chịu báo, chôn mất hết cả. Nhà thế-gian như món ngon lẫn độc, cấp thời cứu chữa; chúng-sinh nhận thấy thân-quyến đắm chìm trong sinh-tử, vội phát-tâm đồng-thể đại-từ-bi, cầu bồ-đề để cứu-độ. Nhà thế-gian như gió lớn, thổi mãi không ngừng; vọng-tưởng điên-đảo của chúng-sinh, gây nhân cảm-quả trong năm đường không dứt, chỉ có tu-tập “vô-tướng chính-quán” mới diệt trừ được. Nhà thế-gian là chỗ sinh ra phiền-não, chúng-sinh do chấp “ngã, ngã-sở” sinh ra phiền-não đau khổ - “Thân là gốc khổ”. Nhà thế-gian như ông Trưởng-giả trong một nước lớn, có nhiều của báu, lửa cháy tiêu tan, chúng-sinh mê-muội không theo làm thiện, tạo nhiều nghiệp ác, phải sa-đọa chịu nhiều khổ-não. Nhà thế-gian ví như đại mộng; chúng-sinh trong sinh-tử hữu-vi, chưa được phận-vị chân-giác, chỉ là ở trong chiêm-bao hư-vọng của sinh, lão, bệnh, tử. Nhà thế-gian như qua bể Tẫn-mã cầu mong khỏi cháy, chúng-sinh ở trong nhà lửa thân-cận chư Phật, bạn lành sẽ được tới chốn thanh-lương.

Sau khi nghe đức Phật nói về ý-nghĩa yếm-xả trên, các ông Trưởng-giả cùng 10.000 người khác vui-vẻ xin Phật xuất-gia. Đức Phật tán-thán và nói: “nếu ai phát-tâm xuất-gia một ngày một đêm, trong hai trăm kiếp không phải sa-đọa ác-thú, được sinh chốn lành, được vui-vẻ, gặp Phật thụ-ký và sau sẽ thành Phật!”.

Tiếp đó các ông Trưởng-giả phát-nguyện: “Nguyện chóng ra khỏi sinh-tử, chóng vào bảo-cung thường-lạc, độ hết chúng-sinh và chứng vô-sinh-trí”.

Đức Phật liền giao cho Bồ-tát Di-Lặc và Văn-Thù tế-độ cho các ông ấy xuất-gia và khuyên trì tịnh-giới. Được xuất-gia, thụ-giới các ông ấy thành-tựu pháp-nhẫn vào nơi cảnh giới bí-mật của Như-Lai không thoái-chuyển. Vô-lượng vạn người khác phát-tâm Bồ-đề bất-thoái và vô số Nhân, Thiên xa lìa trần-cấu được pháp-nhãn-tịnh. 
 
 

[1] Yếm-xả: Chán-ngán và giũ bỏ hết thảy ái-ân, dục-lạc thế-gian, xu-hướng giác-đạo, thành vô-thượng-giác.

[2] Lục-quần Tỷ-khưu ác-tính: Khi Phật tại thế có sáu vị Tỷ-khưu có tính tệ-ác, kết bè đảng với nhau làm nhiều việc trái uy-nghi, nên gọi là “Lục-quần Tỷ-khưu”. Tên 6 vị này nhiều kinh, luật, luận nói không giống nhau. Nay y vào bộ luật Tỳ-Nại-Gia thì là: 1/ Nan-đà (Nanda). 2/ Ô-ba-nan-đà (Upananda). 3/ A-thuyết-ca (Asvaka). 4/ Bổ-nại-bà-tố-ca (Punarvasu). 5/ Xiển-đà (Shanda). 6/ Ô-đà-di (Udàyin).

[3] Đoạn trên, từ chỗ “Bấy giờ, Trưởng-giả Trí-Quang” đến chỗ “lợi-ích hết thảy!” là nói về ông Trí-Quang xin Phật xuất-gia. Nhưng, ông còn nghi-ngờ, cho Bồ-tát tại-gia hơn Bồ-tát xuất-gia. Ông viện dẫn chứng cớ và xin Phật chỉ giáo.

[4] A-nốc: Chính gọi là A-nốc-đạt-trì hay A-na-bà đạt-đà (Anavatapta) Tàu dịch là “Vô-nhiệt-não” (không có sự nhiệt-não). Đây là tên một cái hồ (ao) tại dãy Hy-mã-lạp-sơn, rộng chừng 800 dậm.

[5] Đoạn trên, từ chỗ “Lúc đó” đến chỗ “đại pháp-luân” đức Phật chỉ dẫn sự lầm-lỗi của tại-gia là không biết chán, biết đủ cho ông Trí-Quang nghe. Và Ngài khuyên nên xuất-gia học đạo, để báo-ân và độ-sinh.

[6] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa” đến chỗ “viên-mãn”, đức Phật ví lòng tham của báu ở đời như chút lửa, làm cháy tất cả.

[7] Phật-tử: Có nghĩa là: 1/ Chúng-sinh thụ-giới của Phật nên gọi là Phật-tử, vì sẽ thành Phật. 2/ Tên thông-thường của các vị Bồ-tát, vì các vị y vào Thánh-giáo của Phật, mà sinh Thánh-đạo và bởi nối-dõi Phật-chủng không dứt. 3/ Gọi chung cho tất cả chúng-sinh, vì chúng-sinh đều đủ Phật-tính. Phật-tử lại chia làm ba hạng: 1/ Ngoại-tử: Phàm-phu chưa nối-dõi sự-nghiệp của Phật. 2/ Thứ-tử: Thanh-văn, Duyên-giác không sinh từ đại-pháp của Phật. 3/ Chân-tử: Các Bồ-tát chính sinh từ đại-pháp của Phật.

[8] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa” đến chỗ “mọi loài”, đức Phật ví kẻ ngu-si ham đắm sự vui sướng ở đời, chết đi phải khổ, cũng như của báu trong hang do tham của mà mất mệnh.

[9] Ca-Lâu-La bí-mật quán-môn: “Ca-lâu-la” là tên một loài chim mà Tàu dịch là “Kim-sí”. Loài chim này ăn rồng, rắn độc hay thất-bảo đều tiêu hết. Vì vậy, lấy tên chim đặt cho một môn quán-tưởng bí-mật, dụng ý làm tiêu-tan những thứ thuốc độc.

[10] A-già-đà (Agada): Tên một thứ thuốc, Tàu dịch là “Vô giá, Bất-tử…”.

[11] Đồng-thể đại-từ-bi: Quán hết thảy thân chúng-sinh cùng với thân mình đồng một bản-thể, đồng một thân-thể, mà khởi ra tâm gỡ khổ, cho vui.

[12] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa” đến chỗ “Phật Bồ-đề”, đức Phật nhận thấy chúng-sinh ở thế-gian như ăn phải thuốc mà không biết. Muốn độ sinhcần phải mạnh-mẽ phát tâm đại-bi, cầu đạo Bồ-đề, rồi trở lại cứu-độ.

[13] Ác-giác: Tư-tưởng ác. Đại-thừa nghĩa chương viết: “Tư-tưởng theo tâm tà là “giác”, trái với chính-lý là “ác”.

[14] Ba thiện-căn: Không tham, không sân và không si. Trái lại là ba căn bất thiện

[15] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa”, đến chỗ “không còn” đức Phật thấy tâm chúng-sinh vô-thường, hay chấp trước, tưởng càn, gây nghiệp mà sinh ra phiền-não. Chỉ có thấy biết chân-chính, tu 3 thiện-căn, và tín v.v… sẽ dẹp được phiền-não, sẽ chứng Thánh-quả lần lần và đến thành Phật.

[16] Vô-tướng chính-quán: “Vô-tướng” là nói chân-lý dứt hẳn sắc-tướng không còn hình bóng gì. “Vô-tướng chính-quán” là một môn quán-tưởng chân-chính, quán tính các pháp không có thể, tướng, tức không-tướng. Thấy có tướng, đó là do vọng-tình của phàm-phu. Bỏ vọng-pháp, không có tướng, cũng như mắt sáng không thấy hoa đốm trên không vậy.

[17] Bốn đức: Thường, lạc, ngã, tịnh.

[18] Đoạn trên, từ chỗ “Bấy giờ” đến chỗ “Phật đạo”, ông Trí-Quang hỏi về môn tu, đức Phật dạy cần tu về môn quán “vô-tướng” là dẹp được vọng-tưởng.

[19] Bốn quỉ điên-đảo: Tức là 4 thứ vọng-kiến điên-đảo. 4 thứ này chia làm hai hạng: 1/ Đối với phàm-phu trong sinh-tử là vô-thường (không thường), vô-lạc (không vui), vô-ngã (không ta), vô-tịnh (không sạch) lại chấp là thường, lạc, ngã, tịnh. 2/ Đối với Nhị-thừa, trong Niết-bàn là thường, lạc, ngã, tịnh lại chấp là vô-thường, vô-lạc, vô-ngã, vô-tịnh.

[20] Năm thứ nhân vô-gián: Tức là 5 tội nghịch (ngũ-nghịch)

[21] Hoặc, nghiệp, khổ-quả: Tức là phiền-não (hoặc), nghiệp-nhân và khổ-quả.

[22] Năng, sở: Trong kinh, luận hay dùng chữ “Năng” và “Sở” là chỉ cho khi pháp (sự vật) đối-đãi nhau. Bất cứ nó (năng, sở) liên-hệ với một chữ gì và ở trường-hợp nào, chữ “Năng” đều có ý-nghĩa là chủ-động, chủ quan, chủ thể v.v…, chữ “Sở” đều có ý-nghĩa là bị động, khách-quan, đối-tượng v.v…

[23] Tính, tướng: “Tính” là chỉ cho tự-thể của các pháp (sự-vật) ở bên trong và không thay đổi được; “tướng” là tướng-mạo hiện ra ở bên ngoài, có thể nhận thức, phân-biệt được

[24] Đoạn trên, từ chỗ “Khi ấy” đến chỗ “Bồ-đề-quả” là Phật dùng lời kệ nói lại ý-nghĩa “nhà đời như gió dữ” và “vô-tướng” ở trên. Đại ý đức Phật thương chúng-sinh không hiểu biết mà chấp càn trăng trong nước, chấp có năng, sở, tính, tướng, nam, nữ để rồi tạo nghiệp, chịu quả khổ, nhưng thực ra nó chỉ là chân-tính mà thôi. Ở nơi thanh-vắng chóng chứng Bồ-đề.

[25] Ngã, ngã-sở: “Ngã” (ta) tức là tự thân mình; “Ngã-sở” tức là những sự vật sở-hữu ngoài thân mình.

[26] 84.000 cửa trần-lao: 84.000 là con số tượng trưng mà Ấn-độ hay dùng để chỉ cho những vật có số nhiều. “Trần-lao” là tên riêng của phiền-não. Đây là chỉ cho số nhiều của phiền-não.

[27] Vô-ngã (Anàtman): Cũng gọi là “phi-ngã”. “Ngã” là cái chủ-thể thường hằngduy nhất và có tác-dụng chủ-tể. Đối với thân người chấp có cái ấy gọi là “nhân-ngã”, đối với các pháp chấp có cái ấy, gọi là “pháp-ngã”, đối với tự mình chấp có cái ấy, gọi là “tự-ngã”, đối với người khác chấp có cái ấy, gọi là “tha-ngã”. Song, thân người do năm uẩn giả-hợp, là ngã-thể không thường hằng và không duy-nhất; “pháp” do nhân-duyên sinh, cũng không có ngã-thể thường hằng, duy-nhất. Đã không có nhân-ngã, không có pháp-ngã, thời không có tự-ngã, tha-ngã. Như thế rốt-ráo không có “ngã”, là chân-lý cứu-cánh vậy.

[28] Vô-thường (Anitya): Hết thảy pháp (sự vật) trong thế-gian, sinh, diệt, đổi dời từng sát-na không ngừng, gọi đó là “vô-thường”. Vô-thường có hai: 1/ Sát-na vô-thường: Từng sát-na, sát-na (thời-gian rất ngắn) có sự biến-hóa: sinh, trụ (ở), dị (khác), diệt (chết, mất). 2/ Tương-tục vô-thường: thời-gian nối-tiếp, mà trong đó vẫn sinh, trụ, dị, diệt.

[29] Nhất niệm: Có 2 thuyết: 1/ Chỉ cho thời-gian rất ngắn. Thời-gian rất ngắn này các kinh, luận nói khác nhau, nay y vào kinh Nhân-vương bát-nhã quyển thượng nói thì: “90 sát-na là một niệm, một sát-na trong một niệm ấy trải qua 900 lần sinh diệt”. 2/ Sự tư-niệm (nhớ nghĩ) phút đầu tiên đối với cảnh-vật.

[30] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa” đến chỗ “ba cõi” là quán thế-gian nhiều phiền-não, do phiền-não mà sinh ra nhiều khổ, nhiều khổ do tham-cầu, chấp-ngã, ngã-sở mà ra. Xuất-gia tu đạo, được giải-thoát và chứng vô-thượng-giác.

[31] Là bạn không mời: Bồ-tát coi chúng-sinh là bạn chí-thân, chúng-sinh không cần phải thỉnh-cầu, Bồ-tát vẫn đem đức đại-bi làm lợi-ích cho chúng-sinh.

[32] Bờ kia: Tiếng Phạm gọi là Ba-la (Pàra) Tàu dịch là “bỉ-ngạn” (bờ bên kia). Tức là chỉ cho “Niết-bàn”. Cảnh-giới sinh-tử ví cho thử ngạn (bờ bên này). Nghiệp phiền-não ví cho trung-lưu (giữa dòng). Niết-bàn ví cho bỉ-ngạn (bờ bên kia).

[33] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa”, đến chỗ “thanh-tịnh” đức Phật thương thế-gian ham-mê năm dục, tạo mọi nghiệp, không nghe lời dạy, phải chịu sự đau khổví như con ông Trưởng-giả xưa kia chẳng hạn. Cần tu tịnh-hạnh, sẽ chứng Bồ-đề.

[34] Phận-vị chân-giác: Quả-vị giác-ngộ cứu-cánh của Phật, đặc-biệt hơn Tương-tự-giác, Tùy-phận-giác của Bồ-tát.

[35] Tứ-trí đại-viên-minh: 4 thứ trí-tuệ rất sáng-sủa và viên-mãn: Thành-sở-tác-trí, Diệu-quán-sát-trí, Bình-đẳng-tính-trí và Đại-viên-kính-trí.

[36] Chân-diệu-giác: Tức là quả-vị vô thượng chính giác của Phật. Quả-vị này đầy-đủ tự-giác, giác-tha, giác-hành viên-mãn, chứng nhập giác-thể chân-như không thể nghĩ, bàn được.

[37] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa, đến chỗ “tu học”, đức Phật ví thế-gian như đại-mộng, có đó rồi không đó, chỉ là một màn giả-dối, thế mà chúng-sinh ham-đắm để phải luân-hồi mãi. Hiểu lẽ vô-thường, phát tâm Bồ-đề, tu đạo giải-thoát, sẽ chứng diệu-quả.

[38] Bể Tẫn-mã: Tên một cửa bể xưa. Theo Ngài Thái-Hư thời cửa bể này có lẽ thuộc Hồng-hải, là hải-đạo từ Viễn-đông qua Phi-châu sang Âu-châu.

[39] Tứ-quả, Tứ-hướng: Tứ-quả: 4 Thánh-quả của Thanh-văn: 1/ Tu-đà-hoàn-quả (Srotàpanna-phala): Tàu dịch là “Nhập-lưu, Nghịch-lưu, Dự-lưu”: Đều có nghĩa là vị tu-hành đi ngược dòng sinh-tử, phàm-phu, mà đã dự vào dòng Thánh-đạo. 2/ Tư-đà-hàm (Sakrdàgami): Tàu dịch là “Nhất-lai”: Nghĩa là, vị tu-hành đoạn cửu-địa tư-hoặc, được 6 phẩm trước, còn 3 phẩm sau, còn phải thụ-sinh trong Dục-giới một lần nữa, nên gọi là “Nhất-lai”. 3/ A-na-hàm (Angàmi) Tàu dịch là “Bất-lai, Bất-hoàn”. Nghĩa là vị tu-hành đã diệt hết hoặc-nghiệp cõi Dục không phải trở lại lần nữa. Và, sau chỉ phải sinh lên cõi Sắc, cõi Vô-sắc mà thôi. 4/ A-la-hán (Arahat) Tàu dịch là “Bất-sinh” cũng có chỗ gọi là “Vô-sinh”. Nghĩa là, quả-báo trong một đời diệt hết, được vào Niết-bàn mãi mãi, không phải tái sinh trong 3 cõi. 

Tứ-hướng: “Hướng” có nghĩa là hướng-tiến. Đây là 4 địa-vị y-cứ từ chỗ nguyên-nhân tu-hành, hướng-tiến tới địa-vị kết-quả: 1/ Tu-đà-hoàn-hướng. 2/ Tư-đà-hàm-hướng. 3/ A-na-hàm-hướng. 4/ A-la-hán-hướng.

[40] Bốn uy-nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm.

[41] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa, thiện-nam-tử!” đến chỗ “chân-thường”, đức Phật ví thế-gian như cửa bể bốc lửa dữ, ai qua đấy đều chết, duy chỉ có gặp bạn lành, thân-cận Phật-pháp, thực-hành nghiệp thiện, biết ơntrả ơn không nhiễm thế-gian, như ong hái hoa không làm tổn sắc hương… mới thoát khỏi được và sẽ tới chốn an-vui.

[42] Vô-sinh-trí: Một trong mười trí. Trí này thuộc bậc La-hán lợi-căn, bậc này đã biết sự đoạn-hoặc, chứng quả, tu nhân rồi, lại không cần biết đến sự đoạn, chứng, tu ấy nữa, nên gọi là “vô-sinh”. Là trí-tuệ tự-giác lẽ vô-sinh ấy, mà biết ta không cần lại phải biết về sự đoạn, chứng, tu nữa.

[43] Đoạn trên, từ chỗ “Bấy giờ” đến chỗ “pháp-nhãn-tịnh” nói về các Trưởng-giả hiểu pháp vi-diệu, xin Phật xuất-gia; đức Phậtgiao cho 2 Bồ-tát: Di-Lặc, Văn-Thù tế-độ và do chỗ tế-độ ấy, họ được chứng-quả.

Đến đây hết quyển thứ tư.

Bình đẳng giới và  phong trào giải phóng phụ  nữ, xét ở một mức  độ nào đó, đã được cải thiện ở nhiều nơi trên thế  giới. Thế nhưng,  trong cộng đồng Phật Giáo vẫn tồn tại rất nhiều thành kiến và  sự nghi ngờ đối với khả  năng tu học, thành tựu, đặc biệt là  thành tựu đại giác ngộ  của người nữ. 

KINH ĐẠI-THỪA BẢN-SINH TÂM-ĐỊA-QUÁN
Đường, Bát-Nhã dịch chữ Phạn ra chữ Hán.
Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt

II. - PHẨM BÁO-ÂN 1

Bấy giờ, đức Thế-Tôn từ chính-định khoan-thai trở dậy, bảo Đại-Bồ-Tát Di-Lặc2 rằng: “Quý hóa thay! Quý hóa thay! Đại-sĩ các Ông, các thiện nam-tử vì muốn thân cận bậc Thế-gian-phụ, vì muốn nghe pháp xuất-thế, vì muốn suy-nghĩ như-như-lý, vì muốn tu-tập như-như-trí3 nên mới đến nơi Phật cung-kính, cúng-dàng. Nay Tôi diễn nói về TÂM-ĐỊA DIỆU-PHÁP, để dẫn-dắt chúng-sinh, khiến cho họ chứng-nhập Phật-trí. Diệu-pháp như thế, chư Phật Như-Lai quá vô-lượng kiếp hợp thời nói ra. Như-Lai Thế-Tôn ra đời rất khó gặp được, cũng như hoa Ưu-Đàm! Như-Lai xuất-hiện ra đời nói diệu-pháp này cũng lại khó gặp! Sở-dĩ thế là sao? - Hết thảy chúng-sinh xa lìa hành-nguyện của Đại-thừa Bồ-tát, xu-hướng về Bồ-Đề của Duyên-giác, Thanh-văn, chán-ngán sinh-tử, mong nhập Niết-bàn mãi, chứ không thích diệu quảthường -lạc của Đại-thừa. Song, các Như-Lai quay xe pháp, xa lìa bốn lỗi mà nói pháp tương-ứng4: Một là, vô-phi-xứ (nói không trái nơi chốn: hợp hoàn-cảnh). Hai là, vô-phi-thời (không lỗi thời: hợp thời). Ba là, vô-phi-khí (không trái căn-khí: hợp trình-độ chúng-sinh). Bốn là, vô-phi-pháp (không trái pháp: hợp chính-pháp) Hợp bệnh cho thuốc, khiến họ khỏi được, tức là đức bất-cộng5 của Như-Lai. Thanh-văn, Duyên-giác còn chưa được cảnh bất-cộng tự-tại của Bồ-tát-chúng. Huống là được đức bất-cộng của Như-lai. Bởi nhân-duyên ấy, nên họ khó thấy, khó nghe được “tâm-địa pháp-môn” của chính-đạo Bồ-Đề! Nhưng, nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào nghe được diệu-pháp ấy qua tai một lầntrong khoảng chốc lát, họ nhiếp-niệm quán tâm được, là họ huân-thành hạt giốngĐại-bồ-đề vô thượng, không bao lâu nữa họ sẽ ngồi trên tòa báu kim-cương, nơi cây Bồ-đề, được thành vô-thượng chính-đẳng chính-giác.6

Khi ấy, nơi Vương-xá đại-thành có năm trăm ông Trưởng-giả tên là: Diệu-Đức Trưởng-giả, Dũng-Mãnh Trưởng-giả, Thiện-Pháp Trưởng-giả, Niệm-Phật Trưởng-giả, Diệu-trí Trưởng-giả, Bồ-Đề Trưởng-giả, Diệu Biện Trưởng-giả, Pháp-Nhãn Trưởng-giả, Quang-Minh Trưởng-giả, Mãn-Nguyện Trưởng-giả. Các Đại-phú Trưởng-giả ấy đã thành-tựu được chính-kiến, tới cúng-dàng Như-Lai cùng các Thánh-chúng. Các Trưởng-giả ấy, nghe đức Thế-Tôn tán-thán Đại-thừa tâm-địa pháp-môn, liền nghĩ rằng: “Chúng ta thấy Như-Lai phóng hào-quang sắc vàng, ảnh-hiện những sự khổ-hạnh khó làm của Bồ-tát, chúng ta không có tâm ưa thích làm hạnh khổ-hạnh, ai lại trong nhiều kiếp ở nơi sinh-tử, vì chúng-sinh chịu mọi khổ-não được?”. Các Trưởng-giả ấy nghĩ thế rồi, liền từ tòa đứng dậy, chễ áo vai hữu, gối hữu quỳ xuống đất, chắp tay cung-kính, tuy khác miệng nhưng đồng âm, bạch trước Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Chúng tôi không ưa những hạnh của các Bồ-tát Đại-thừa, cũng không thích nghe những âm-thanh khổ-hạnh. Sở dĩ thế là sao? - Vì, hết thảy hành-nguyện tu-hành của các Bồ-tát, đều không phải là những sự “tri ân, báo ân” (biết ơntrả ơn). Sao vậy? - Vì các vị ấy xa lìa cha mẹ, tới chỗ xuất-gia, đem vợ con mình cho những người ham muốncho đến đầu, mắt, tủy, não tùy sự mong muốn của họ, đều bố-thí cả, mà chịu các sự bức-não; trong ba vô số kiếp tu các pháp “Độ”, tám vạn bốn nghìn hạnh Ba-la-mật, vượt dòng sinh-tử, mới đến được nơi Bồ-Đề đại-an-lạc; chẳng bằng xu-hướng về đạo-quả Thanh-văn, Duyên-giác, chỉ độ ba đời hay trăm kiếp tu-tập tư-lương7, dứt được nhân sinh-tử, chứng quảNiết-bàn, chóng đến nơi yên-vui, như thế mới gọi là báo ân!”8

Đức Phật bảo năm trăm ông Trưởng-giả: “Quý hóa thay! Quý hóa thay! Các ông nghe Tôi tán-thán Đại-thừa, các ông sinh tâm thoái-chuyển. Nhưng, các ông lại phát khởi ra ý-nghĩa nhiệm-mầu, để đem lại sự lợi-ích an-lạc cho hết thảy chúng-sinh không biết ân-đức trong đời mai sau. Các ông hãy nghe cho kỹ, nghe cho kỹ và nhớ nghĩ cho khéo, nay Tôi sẽ vì các ông phân-biệt, diễn nói những chỗ có ơn của thế-gian và xuất-thế-gian để các ông hiểu!”.

Thiện-nam-tử! Những lời các ông nói chưa được chính-lý. Sao vậy? - Ơn của thế-gian và xuất-thế-gian có bốn bậc: Một là, ơncha mẹ. Hai là, ơn chúng-sinh. Ba là, ơn Quốc-vương. Bốn là, ơn Tam-bảo. Bốn ơn như thế, hết thảy chúng sinh đều bình-đẳng gánh chịu.9

Thiện-nam-tử! ƠN CHA MẸ: Cha có “từ-ân”, mẹ có “bi-ân”. Bi-ân của mẹ, nếu Tôi ở đời trong một kiếp để nói về ơn ấy cũng không thể hết được. Nay Tôi vì các ông nói một ít phần về công ơn ấy để các ông hiểu: Giả-sử có người vì việc phúc-đức, cung-kính, cúng dàng một trăm vị Đại-bà-la-môn tịnh-hạnh, một trăm vị Đại-thần-tiên được năm pháp thần-thông, một trăm người bạn lành, xếp đặt cho các vị ấy ở yên trong nhà thất-bảo rất đẹp, đem trăm nghìn thứ đồ ăn ngon quý, y-phục bằng mọi thứ báu tua rủ các chuỗi ngọc, dựng các phòng xá bằng gỗ chiên-đàn10, trầm-hương, chăn gối, giường nằm trang-nghiêm bằng trăm báu, cùng trăm thứ thuốc thang chữa khỏi các bệnh và nhất tâm cúng-dàng trọn trăm nghìn kiếp, cũng không bằng một niệm để tâm hiếu-thuận, đem chút ít vật nuôi nấng sắc-thân bi-mẫu. Và, theo chỗ cúng dàng hầu hạ ấy, đem so-sánh với công-đức trước thời đến trăm nghìn vạn phần cũng không thể nào xét lường kịp.

Sự thương nhớ con của bi-mẫu ở thế-gian không gì sánh được. Ân ấy đến với con ngay từ khi chưa có hình-hài. Nghĩa là bắt đầu từ khi thụ-thai, trải trong mười tháng, đi đứng, ngồi, nằm, mẹ chịu mọi khổ-não, không thể dùng miệng mà nói hết được. Tuy có những sự dục-lạc, ẩm-thực, y-phục nhưng, mẹ vẫn không sinh tâm ưa thích, mà tâm mẹ chỉ luôn luôn lo nghĩ đến con không quên nhãng.

Hãy tự suy-nghĩ: khi sắp sinh-sản, mẹ âm-thầm chịu đựng mọi khổ, ngày đêm sầu-não. Nhưng, đến lúc lâm-bồn, sự đau-khổ ấy quá đỗi, như trăm nghìn mũi nhọn bâu vào cắt xé, thực không thể nào kể xiết được, có khi đến chết. Sinh nở rồi, mẹ không còn bị khổ-não gì nữa, lúc đó họ hàng thân-thích vui mừng vô tận, cũng như người đàn bà nghèo được ngọc Như-ý. Khi đứa con cất tiếng khóc chào đời, mẹ như là người nghe được âm-nhạc. Mẹ dùng ngực mẹ làm nơi ngủ-nghỉ của con và trên hai đầu gối mẹ, thường thường là nơi chơi giỡn của con. Trong nơi ngực mẹ tuôn ra những dòng sữa như nước suối cam-lộ để nuôi lớn con. Ơn nuôi lớn ấy nhiều hơn trời đất và đức thương-xót ấy rộng lớn không gì sánh được. “Thế-gian, núi non là cao, ơn bi-mẫu còn cao hơn thế - cao hơn cả núi Tu-di. Thế-gian cõi đất là nặng, ơn bi-mẫu còn nặng hơn thế!”

Thảng-hoặc có con trai, con gái nào bội-ân, không hiếu-thuận với cha mẹ, làm cho cha mẹ sinh tâm oán-niệm, mà mẹ bực-bội, thốt ra một lời nói ác, tức thời con phải sa-đọa theo lời nói ấy, hoặc vào địa-ngục, hay ngã-quỷ, súc-sinh. Thế-gian, nhanh gì hơn gió dữ, một chút oán-niệm của cha mẹ còn nhanh hơn gió ấy, hết thảy Như-Lai, chư Thiên, Kim-cương cùng các vị Tiên được năm pháp thần-thông… không cứu-hộ được.

Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào theo lời dạy bảo của bi-mẫu và thừa-thuận không trái, thời được chư Thiên hộ-niệm, phúc-lạc vô-tận. Những nam, nữ ấy tức là dòng giống tôn-quý của Thiên, Nhân, hoặc là Bồ-tát vì độ chúng-sinh, hiện làm nam, nữ đem lại lợi-ích cho cha mẹ.

Thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào vì báo ơn cha mẹ, suốt một kiếp mỗi ngày ba thời, tự cắt thịt mình để nuôi cha mẹ, cũng chưa trả được công ơn một ngày của cha mẹ. Sở-dĩ thế là sao? - Hết thảy nam, nữ ở trong thai mẹ, miệng nút cuống vú, uống huyết mẹ, khi ra khỏi bào-thai, trước thời ấu-trĩ, uống hết một trăm tám mươi hộc sữa của mẹ; mẹ được chút vị bổ nào đều cho con cả, ngay đến những y-phục quý tốt cũng đều như thế. Và, dù rằng bị người con ngu-si, xấu-xí đi nữa, tình yêu con của mẹ cũng chỉ là một không hai. Xem như xưa kia, có người đàn bà đi chơi xa tại nước người, bế con lội qua sông Hằng, không ngờ nước sông lên to, chảy mạnh, sức yếu không vượt qua nổi, lại yêu mến con quá, không nỡ rời bỏ con, nên cả hai mẹ con đều chết chìm. Song, bởi sức từ-tâm, thiện-căn ấy, tức thời người mẹ được sinh lên cõi Sắc-cứu-cánh-thiên, làm Đại-phạm-vương.

Do nhân-duyên ấy, mẹ có mười đức: Một là, như đại-địa: vì trong thai mẹ là chỗ nương-tựa của con. Hai là, năng-sinh: mẹ phải trải qua mọi sự khổ-não mới sinh được con. Ba là, năng-chính: thường do tay mẹ ve-vuốt, uốn-nắn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân con. Bốn là, dưỡng-dục: mẹ phải theo hợp bốn mùa mà nuôi-nấng con khôn lớn. Năm là, trí-giả: mẹ thường dùng phương-tiện, làm cho con sinh trí-tuệ. Sáu là, trang-nghiêm: mẹ lấy những chuỗi ngọc đẹp trang-sức cho con. Bảy là, an-ẩn: mẹ ôm-ấp con, làm cho con nghỉ-ngơi an-lành. Tám là, giáo-thụ: mẹ dùng phương-tiện khéo dắt-dẫn con. Chín là, giáo-giới: mẹ dùng lời nói lành để con xa-lìa những điều ác. Mười là, cho gia-nghiệp: mẹ thường đem gia-nghiệp giao lại cho con. 

Thiện-nam-tử! “Ở thế-gian này gì là rất giàu? gì là rất nghèo? -Bi-mẫu tại đường, là giàu; bi-mẫu bất-tại là nghèo; bi-mẫu còn sống là mặt trời giữa trưa, bi-mẫu mất đi là mặt trời đã lặn; bi-mẫu còn sống là mặt trăng sáng, bi-mẫu mất đi là đêm tối! Thế nên, các ông nên siêng-năng tu-tập về sự hiếu-dưỡng phụ-mẫu thêm, thời như người cúng Phật, phúc-báo ấy và phúc-báo này bằng nhau không khác! Các ông nên báo ơn phụ-mẫu như thế!”11

Thiện-nam-tử! ƠN CHÚNG-SINH: Hết thảy chúng-sinh, từ đời vô-thủy đến nay, luân-chuyển trong năm đường: thiên, nhân, địa-ngục, ngã-quỉ, súc-sinh, trải trăm nghìn kiếp và ở trong nhiều đời thường làm cha mẹ lẫn nhau. Vì làm cha mẹ lẫn nhau nên hết thảy nam-tử là từ-phụ, hết thảy nữ-nhân là bi-mẫu. Và, trong đời đời kiếp kiếp xưa kia cũng có tâm đại-bi như ơn của cha mẹ hiện-tại không khác. Như thế, các ơn xưa chưa trả được, rồi, hoặc nhân vọng-nghiệp sinh ra các sự thuận, nghịch, vì sự chấp-trước trở lại thành ra oán-hại lẫn nhau. Sao vậy? -Xưa có trí-tuệ sáng-suốt nhưng, vì vô-minh che-lấp, không hiểu đời trước mình đã từng làm cha mẹ lẫn nhau, chỗ đáng trả ơn là làm lợi-ích lẫn nhau, mà không làm lợi-ích lẫn nhau là bất-hiếu! Bởi nhân-duyên ấy, các loài chúng-sinh trong hết thảy thời, cũng có ơn lớn, thực là khó trả. Những sự như thế là ơn chúng-sinh!12

ƠN QUỐC-VƯƠNG: Vị đứng chủ một nước là người có đủ phúc-đức tối-thắng. Vị ấy tuy sinh trong cõi nhân-gian nhưng, được tự-tại, các Thiên-tử trong cõi Tam-thập tam-thiên thường giúp sức, thường hộ-trì và đối với quốc-giới, sơn-hà, đại-địa, tận cùng bể cả đều thuộc quyền nơi Quốc-vương. Vị ấy là một người có phúc-đức tối-thắng hơn hết thảy phúc của chúng-sinh. Vị ấy là vị Đại-thánh-vương dùng chính-pháp giáo-hóa, khiến chúng-sinh đều được yên vui. Ví như hết thảy điện đường của thế-gian, trụ (cột) là căn-bản; nhân-dân thịnh-vượng, vui-vẻ, Quốc-vương là căn-bản, vì phải y vào chính-pháp của Quốc-vương mới có. Như ngoại-đạo cho Phạm-vương sinh ra muôn vật, thì đây, Thánh-vương đặt ra pháp-luật trị nước, làm lợi-ích chúng-sinh cũng vậy. Như mặt trời soi sáng thế-gian, Thánh-vương cũng hay quan-sát thiên-hạ, đem lại sự yên-vui cho nhân-dân. Quốc-vương làm mất chính-trị, nhân-dân không có chỗ nương tựa. Nếu Quốc-vương đem chính-pháp giáo-hóa, tám sự khủng-bố lớn-lao không xâm-nhập vào trong nước được. Tám sự khủng-bố ấy là: nước ngoài xâm-bức, phản-nghịch trong cõi, ác-quỷ tật-bệnh, đất nước đói thiếu, gió mưa trái thời, gió mưa quá thời, nhật-thực, nguyệt-thực và tinh-tú biến-quái. Nhân-vương dùng chính hóa, lợi-ích nhân-dân, tám nạn như thế không xâm-phạm được. Ví như ông Trưởng giả chỉ có một con, yêu-mến hơn hết, ông luôn luôn thuơng-xót con, cho con sự lợi-ích cho con sự yên vui, ngày đêm không rời. Vị Đại-thánh-vương trong nước cũng như thế, đồng coi quần sinh như con một, tâm ủng-hộ họ ngày đêm không rời. Nhân-vương như thế hay khiến chúng-sinh tu mười điều thiện, nên gọi là “Phúc-đức-vương”, vị nào không làm cho chúng-sinh tu thiện là “phi-phúc-chủ”. Sở dĩ thế là sao? - Nếu một người tu thiện ở trong Vương-quốc, sự tác phúc của họ chia làm bảy phần, người làm thiện được năm phần, Quốc-vương kia được hai phần. Trái lại, nhân lành của Quốc-vương tu, nhân-dân cũng đồng được phúc-lợi. Và, nếu tạo mười nghiệp ác cũng như thế, nghĩa là, cũng đồng như sự ấy. Hết thảy những vật sinh nơi ruộng đất, vườn, rừng trong nước đều chia làm bảy phần, cũng lại như thế. Nếu có Nhân-vương thành-tựu chính-kiến, như pháp dạy đời, thời gọi vị ấy là “Thiên-chúa” - vì vị ấy đem pháp lành của cõi Thiên dạy thế-gian -; chư Thiên, Thiện-thần cùng Hộ-thế-vương thường lại giúp-đỡ và giữ-gìn vương-cung. Nhân-vương tuy ở nhân-gian nhưng, tu-hành theo nghiệp của cõi Thiên, nên tâm thưởng, phạt không thiên-lệch. Chính-pháp của hết thảy Thánh-vương đều như thế!

Thánh-vương như thế gọi là “Chính-pháp-vương”. Và, bởi nhân-duyên ấy Chính-pháp-vương thành-tựu mười đức: Một là, soi sáng (năng-chiếu): đem mắt trí-tuệ soi-sáng thế-gian. Hai là, trang-nghiêm: đem phúc-đức, trí-tuệ trang-nghiêm đất nước. Ba là, cho vui (dữ lạc): đem đại-an-lạc cho nhân-dân. Bốn là, dẹp oán (phục-oán): hết thảy giặc oán tự-nhiên chịu nép. Năm là, khởi sợ (ly bố): đánh lùi tám nạn13, lìa khỏi sợ-hãi. Sáu là, trụ-hiền (ở với người hiền): họp các người hiền bàn-bạc việc nước. Bảy là, pháp-bản (gốc của chính-pháp): muôn họ an-cư nương nhờ Quốc-vương. Tám là, trì-thế (giữ-gìn thế-gian): đem pháp của Thiên-vương giữ-gìn thế-gian. Chín là, nghiệp-chủ (chủ của mọi nghiệp): các nghiệp thiện-ác đều thuộc Quốc-vương. Mười là, nhân-chủ: hết thảy nhân-dân, Quốc-vương là chủ. Hết thảy Quốc-vương, bởi phúc-đức đời trước thành-tựu mười thắng-đức như thế”.

Vì thế, Đại-phạm-thiên-vương cùng Đao-lỵ-thiên thường giúp Nhân-vương hưởng-thụ những sự vui thắng-diệu; các La-sát-vương và chư Thần… tuy không hiện-thân giúp-đỡ nhưng, ngấm-ngầm lại vệ-hộ Nhân-vương cùng quyến-thuộc Nhân-vương.

Nhân-vương thấy nhân-dân tạo các nghiệp ác không ngăn-cấm được, chư Thiên, Thần…đều xa-tránh. Nếu thấy nhân-dân tu thiện chư Thiên, Thần…vui-mừng, tán-thán và hết thảy đều xướng rằng: “Thánh-vương ta!...” long, thiên vui-mừng, rưới nước mưa Cam-lộ, ngũ-cốc14 thành-thục, nhân-dân vui-vẻ, thịnh-vượng. Nếu Nhân-vương không gần những người ác, chăm làm lợi-ích cho khắp thế-gian đều theo chính-hóa, thời ngọc báu Như-ý hiện ngay trong vương-quốc, các vua nước láng-diềng đều quy-phục, nhân, phi-nhân đều khen-ngợi. Và, nếu có ác-nhân ở trong vương-quốc sinh tâm phản-nghịch, trong chốc-lát, phúc của người ấy tự suy-diệt, mất đi, phải sa-đọa trong địa-ngục, qua sang súc-sinh chịu đủ mọi thứ đau-khổ. Sở-dĩ thế là sao? Bởi vì không biết ân-đức Thánh-vương, khởi ra những sự ác-nghiệp, nên phải quả-báo như thế. Nếu có nhân-dân thực-hành thiện-tâm, cung-kính, giúp-đỡ Nhân-vương và tôn-trọng như Phật, hiện-thế người ấy được yên-ổn, thịnh-vượng, vui-vẻ, có mong-cầu gì đều được vừa lòng. Sở-dĩ thế là sao? Hết thảy Quốc-vương trong thời-gian quá-khứ đã từng thụ-giới cấm thanh-tịnh của Như-Lai và đã thường làm Nhân-vương hưởng sự an-ổn, khoái-lạc. Bởi nhân-duyên ấy, quả-báo trái hay thuận đều như vang ứng tiếng. Ân-đức Thánh-vương rộng lớn như thế!15

Thiện-nam-tử! ƠN TAM BẢO: Ơn Tam-bảo là ơn không thể nghĩ, bàn được, vì Tam-bảo luôn luôn đem lại lợi-lạc cho chúng-sinh không có thời nào và chỗ nào dừng nghỉ.

Thân chư Phật là chân-thiện vô-lậu, do tu nhân trong vô-số đại-kiếp mà chứng được. Chư Phật dứt hết nghiệp-quả ba cõi, công-đức như núi báu rực-rỡ, không gì so-sánh kịp, mà hết thảy hữu-tình không biết. Phúc-đức chư Phật rất sâu như bể cả, trí-tuệ vô-ngại như hư-không, thần-thông biến-hóa tràn đầy thế-gian, ánh sáng soi khắp mười phương ba đời.

Hết thảy chúng-sinh bị phiền-não nghiệp-chướng ngăn-che không hiểu biết gì, nên phải chìm-đắm trong bể khổ sinh-tử vô cùng. Tam-bảo ra đời làm Đại-thuyền-sư, ngăn chặn dòng ái-dục, để chúng-sinh vượt lên bờ Niết-bàn. Những bậc có trí ai cũng đều chiêm-ngưỡng!16

Thiện-nam-tử! Duy một ngôi PHẬT-BẢO đầy-đủ ba thân17: Một là, tự-tính-thân. Hai là, thụ-dụng-thân. Ba là, biến-hóa-thân.

Phật thân thứ nhất có ĐẠI-ĐOẠN-ĐỨC18, là chỗ hiển-lộ nhị-không,19 hết thảy chư Phật đều bình-đẳng.20

Phật thân thứ hai có ĐẠI-TRÍ-ĐỨC21 chân thường vô-lậu, hết thảy chư Phật đều đồng-ý.22

Phật thân thứ ba có ĐẠI-ÂN-ĐỨC23 định-thông biến-hiện, hết thảy chư Phật đều đồng-sự.24

Thiện-nam-tử! Tự-tính-thân của chư Phật vô-thủy, vô-chung, lìa hết thảy tướng, dứt mọi hí-luận25, tròn đầy, cùng khắp không còn bờ mé và lắng-im thường-trụ.26

Thụ-dụng-thân ấy có hai tướng: Một là, TỰ-THỤ-DỤNG-THÂN.27 Hai là, THA-THỤ-DỤNG THÂN.28

Tự-thụ-dụng-thân do tu muôn hạnh , đem lại lợi-ích yên-vui cho các chúng-sinh trong ba vô-số kiếp, được Thập-địa mãn-tâm29, vận-dụng thân-lực đi thẳng đến cõi Sắc-cứu-cánh-thiên30, vượt quá quốc-độ thanh-tịnh vi-diệu trong ba cõi, ngồi trên hoa sen vô-số lượng đại-bảo, mà các Bồ-tát số nhiều không thể nói được, ở trong hải-hội vây quanh trước sau, đem lụa vô-cấu kết trên đỉnh đầu31, cúng-dàng cung-kính, tôn-trọng, tán-thán, như thế gọi là “lợi-ích hậu-báo”32. Khi ấy, Bồ-tát nhập Kim-cương-định, dứt bỏ hết thảy sở-tri-chướng, phiền-não-chướng33 vi-tế, chứng được vô-thượng chính-đẳng, chính-giác; diệu-quả như thế gọi là “lợi-ích hiện-tiền”. Chân-báo-thân ấy hữu thủy (có trước), vô chung (không sau), thọ mệnh tùy theo sự mong-muốn, kiếp số không có hạn-lượng. Và, lại từ khi bắt đầu thành chính-giác cho đến lúc tận cùng thuở vị-lai, các căn-tướng tốt trang-nghiêm cùng khắp pháp-giới.34

Bốn trí viên-mãn là chân-báo-thân thụ-dụng-pháp-lạc 35:

Một là, ĐẠI-VIÊN-KÍNH-TRÍ: Chuyển Dị-thục-thức36, được trí-tuệ này, như tấm gương tròn lớn hiện đủ các sắc-tướng. Như thế trong gương trí-tuệ (kính-trí) của Như-Lai, hay hiện ra các nghiệp thiện, ác của chúng-sinh. Bởi nhân-duyên ấy, trí-tuệ này gọi là “Đại-viên-kính-trí”. Y vào đại-bi nên thường duyên với chúng-sinh, y vào đại-trí nên thường như pháp-tính, quán-sát song-song cả chân-đế, tục-đế37, không gián-đoạn, thường chấp giữ căn-thân vô-lậu và là chỗ y-chỉ của hết thảy công-đức.38

Hai là, BÌNH-ĐẲNG-TÍNH-TRÍ: Chuyển Ngã-kiến-thức39 được trí-tuệ này. Vì chứng được ngã-tính tự-tha bình-đẳng không hai, như thế nên gọi là “Bình-đẳng-tính-trí”.

Ba là, DIỆU-QUÁN-SÁT-TRÍ: Chuyển Phân-biệt-thức40, được trí-tuệ này. Hay quán-sát tự-tướng, cộng-tướng41 của mọi pháp và ở trước chúng-hội nói mọi pháp nhiệm-mầu, làm cho chúng-sinh chứng được Bất-thoái-chuyển. Bởi thế nên gọi là “Diệu-quán-sát-trí”.

Bốn là, THÀNH-SỞ-TÁC-TRÍ: Chuyển nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân-thức được trí-tuệ này, hay hiện ra hết thảy mọi hóa-thân, làm cho chúng-sinh thành-thục thiện-nghiệp. Bởi nhân-duyên ấy nên gọi là “Thành-sở-tác-trí”.

Bốn trí ấy là trí-tuệ trên hết, đầy-đủ tám vạn bốn nghìn trí-tuệ-môn. Hết thảy các công-đức-pháp như thế gọi là “Tự-thụ-dụng-thân” của Như-Lai.42 

Thiện-nam-tử! Hai là, Tha-thụ-dụng-thân của Như-Lai đầy-đủ tám vạn bốn nghìn tướng tốt, ở nơi chân-tịnh-độ, nói pháp Nhất-thừa43, làm cho các Bồ-tát thụ-dụng được pháp-lạc vi-diệu của Đại-thừa. Hết thảy Như-Lai vì hóa-độ các Bồ-tát-chúng nơi Thập-địa, hiện ra mười loại tha-thụ-dụng-thân: Phật thân thứ nhất ngồi trên hoa sen trăm cánh vì Bồ-tát Sơ-địa nói về trăm pháp-minh-môn; Bồ-tát ngộ rồi, hiện ra thần-thông biến-hóa lớn-lao, cùng khắp trong trăm thế-giới của chư Phật, đem lại lợi-ích yên-vui cho vô-số chúng-sinh. Phật thân thứ hai ngồi trên hoa sen nghìn cánh, vì Bồ-tát Nhị-địa nói về nghìn pháp-minh-môn; Bồ-tát ngộ rồi, hiện ra thần-thông biến-hóa lớn-lao, cùng khắp trong nghìn thế-giới của chư Phật, đem lại lợi-ích yên-vui cho vô-lượng chúng-sinh. Phật thân thứ ba, ngồi trên hoa sen muôn cánh, vì Bồ-tát Tam-địa, nói về muôn pháp-minh-môn; Bồ-tát ngộ rồi, hiện ra thần-thông biến-hóa lớn-lao, cùng khắp trong muôn quốc-độ của chư Phật, đem lại lợi-ích yên-vui cho vô số chúng-sinh. Như thế, Như-Lai tăng-trưởng dần dầncho đến tha-thụ-dụng-thân nơi Thập-địa, ngồi trên hoa sen diệu-bảo không thể nói được, vì Bồ-tát Thập-địa nói về các pháp-minh-môn số nhiều không thể nói được; Bồ-tát ngộ rồi, hiện ra thần-thông biến-hóa lớn-lao, cùng khắp quốc-độ vi-diệu của chư Phật, số nhiều không thể nói được, đem lại lợi-ích yên-vui cho vô-lượng, vô-biên chủng-loại chúng-sinh với con số nhiều không thể tuyên-thuyết, không thể tuyên-thuyết được. Mười thân như thế, đều ngồi nơi cây Bồ-đề bằng bảy báu, chứng được vô-thượng chính-đẳng, chính-giác.

Các thiện-nam-tử! Mỗi một cánh hoa đều là một tam-thiên thế-giới, trong đó đều có trăm ức núi Diệu-cao cùng bốn đại-châu, mặt-trời, trăng, sao và chư thiên trong ba cõi cũng đầy-đủ cả. Các Nam-thiệm-bộ-châu ở trên mỗi cánh sen, có tòa Kim-cương, cây Bồ-đề, có trăm nghìn vạn, đến số nhiều không thể nói được những hóa Phật lớn, nhỏ, đều ở dưới gốc cây, phá ma-quân rồi, nhất thời chứng được vô-thượng chính-đẳng chính-giác. Các thân của các hóa Phật lớn, nhỏ như thế đều đầy-đủ ba mươi hai tướng,44 tám mươi thứ tốt45, vì các Bồ-tát trong hàng Tư-lương46 và Tứ-thiện-căn47 cùng Nhị-thừa, phàm-phu, tùy nghivì họ nói ra diệu-pháp Tam-thừa. Vì các Bồ-tát nói về sáu Ba-la-mật48 khiến các vị ấy được Vô-thượng chính-đẳng chính-giác cứu-cánh Phật-tuệ. Vì các vị cầu Bích-chi-Phật nói về mười hai pháp nhân-duyên.49 Vì các vị cầu Thanh-văn nói về pháp Tứ-đế,50 qua sinh, lão, bệnh, tử đến cứu-cánh Niết-bàn. Vì các chúng-sinh khác nói về Nhân-thiên-giáo, khiến họ được diệu-quả an-lạc trong Nhân, Thiên. Các hóa Phật lớn, nhỏ như thế gọi là “Biến-hóa thân của Phật”. Thiện-nam-tử! Hai loại ứng, hóa-thân Phật như thế, tuy hiện ra diệt-độ (nhập Niết-bàn) nhưng, thân Phật ấy vẫn nối tiếp thường-trụ.

Các thiện-nam-tử! Như một Phật-bảo có vô-lượng, vô-biên không thể nghĩ, bàn được những ân-đức rộng lớn đem lại lợi-lạc cho chúng-sinh như thế, nên cũng bởi nhân duyên ấy mà gọi là Như-Lai, Ứng-cúng, Chính-biến-tri, Minh-hành-túc (viên-mãn), Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Điều-ngự trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật, Thế-Tôn.51

Thiện-nam-tử! Trong một Phật-bảo đầy-đủ sáu thứ công-đức vi-diệu: Một là, là ngôi vô-thượng có ruộng công-đức lớn-lao trên hết. Hai là, là ngôi vô-thượng có ân-đức lớn. Ba là, là ngôi chí-tôn trong những chúng-sinh không chân, hai chân cho đến nhiều chân. Bốn là, là bậc rất khó gặp, như hoa Ưu-đàm. Năm là, là ngôi độc nhất xuất-hiện trong Tam thiên đại thiên thế-giới. Sáu là, là ngôi đầy-đủ hết thảy nghĩa trong công đức thế-gian và xuất-thế-gian. Y vào chỗ đầy-đủ của sáu thứ công-đức như thế và thường đem lại lợi-lạc cho hết thảy chúng-sinh, thế gọi là ơn “Phật-bảo không thể nghĩ, bàn được!”

Khi ấy, năm trăm ông Trưởng-giả bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Như Phật nói: trong một Phật-bảo có vô-lượng hóa Phật, cùng khắp thế-giới đem lại lợi-lạc cho chúng-sinh, vậy bởi nhân-duyên gì mà nhiều chúng-sinh trong thế-gian này không thấy Phật, phải chịu mọi khổ-não?”.

Đức Phật bảo năm trăm ông Trưởng-giả: “Ví như mặt trời tỏa trăm nghìn ánh sáng soi sáng thế-giới, mà trong đó có những người mù không thấy ánh sáng mặt trời, thời ý các thiện-nam-tử nghĩ sao, mặt trời có bị lỗi không? -Các Trưởng-giả bạch: “Bạch đức Thế-Tôn! Mặt trời không có lỗi! “Đức Phật dạy: “Thiện-nam-tử! Chư Phật Như-lai thường diễn nói chính-pháp, đem lại lợi-lạc cho chúng-sinh nhưng, các chúng-sinh ấy thường tạo nghiệp ác, không hiểu biết gì, không có tâm thẹn-hổ, không ưa thân-cận Phật, Pháp, Tăng, chúng-sinh như thế tội-căn sâu nặng, trải vô-lượng kiếp không được trông thấy, nghe biết tên hiệu Tam-bảo, cũng như những người mù kia không trông thấy ánh sáng mặt trời vậy. Nếu có chúng-sinh cung-kính Như-Lai, ưa thích Đại-thừa, tôn-trọng Tam-bảo, nên biết người ấy nghiệp-chướng tiêu trừ, phúc-đức, trí-tuệ tăng-trưởng, căn lành thành-tựu, chóng được thấy Phật, khởi hẳn sinh-tử và sẽ chứng Bồ-đề”.52

Các thiện-nam-tử! Như một Phật-bảo có vô-lượng Phật, thời Như-Lai nói ra PHÁP-BẢO cũng thế. Nghĩa là trong một Pháp-bảo cũng có vô-lượng nghĩa.

Thiện-nam-tử! Trong PHÁP-BẢO có bốn loại: Một là giáo-pháp. Hai là, lý-pháp. Ba là, hành-pháp. Bốn là, quả-pháp. Hết thảy những thanh (tiếng), danh (tên) cú (câu), văn (chữ)53 thuộc pháp vô-lậu, phá tan vô-minh, phiền-não, nghiệp-chướng, gọi là “giáo-pháp”. Các pháp hữu-vi, vô-vi gọi là “lý-pháp”. Giới, Định, Tuệ-hạnh gọi là “Hành-pháp”. Diệu-quả vô-vi gọi là “Quả-pháp”. Bốn pháp như thế là PHÁP-BẢO, dẫn-dắt chúng-sinh ra khỏi bể sinh-tử, đến bờ Niết-bàn.

Thiện-nam-tử! Thầy chư Phật tức là Pháp-bảo. Sở-dĩ thế là sao? -Chư Phật trong quá-khứ, hiện-tại, vị-lai do y vào pháp tu-hành, mà dứt được hết thảy chướng-ngại, thành Bồ-đề, cho đến tận cùng thuở vị-lai đem lại lợi-lạc cho chúng-sinh. Bởi nhân-duyên ấy, Như-Lai trong ba đời thường cúng-dàng các Pháp-bảo Ba-la-mật nhiệm-mầu, huống là hết thảy chúng-sinh trong ba cõi chưa được giải-thoát, há không cung-kính Pháp-bảo vi-diệu!

Thiện-nam-tử! Kiếp xưa Tôi từng làm vị Nhân-vương cầu pháp, phải gieo mình vào trong hầm lửa lớn để cầu chính-pháp, mới dứt hẳn được sinh-tử và chứng được Đại-bồ-đề. Thế nên, Pháp-bảo phá hết thảy lao-ngục sinh-tử, cũng như Kim-cương làm hư-hoại muôn vật. Pháp-bảo soi sáng chúng-sinh tăm-tối, như mặt trời soi sáng thế-giới. Pháp-bảo cứu chúng-sinh nghèo thiếu, như ngọc Ma-Ni hóa-hiện mọi của báuPháp bảo cho chúng-sinh sự vui mừng cũng như tiếng trống cõi trời làm vui chư thiên. Pháp-bảo làm thềm báu cho chư thiên, vì nghe chính-pháp được sinh Thiên. Pháp-bảo là chiếc thuyền lớn bền vữngvượt qua bể sinh-tử đến bờ Niết-bàn. Pháp-bảo cũng như Chuyển-luân Thánh-vương, trừ giặc phiền-não tam độc. Pháp-bảo là y-phục đẹp quý, che phủ sự không thẹn của các chúng-sinh. Pháp-bảo cũng như giáp-trụ kim-cương, phá bốn loại ma54, chứng đạo Bồ-đề. Pháp-bảo cũng như gươm trí-tuệ sắc, cắt dứt sinh-tử thoát khởi ràng-buộc. Pháp-bảo chính là xe báu Tam-thừa, chuyên-chở chúng-sinh ra khỏi nhà lửa. Pháp-bảo cũng như hết thảy đèn sáng, soi sáng nơi ba đường tối-tăm. Pháp-bảo cũng như cung, tên, giáo, mác, chấn giữ quốc-giới, dẹp tan oán-địch, Pháp-bảo cũng như đạo-sư nơi đường hiểm, khéo dẫn chúng sinh đạt tới Bảo-sở.55

Thiện-nam-tử! Như-Lai trong ba đời nói ra diệu-pháp, có những sự khó nghĩ, bàn như thế, thế gọi là ơn “Pháp-bảo không thể nghĩ, bàn được”.56

Thiện-nam-tử! Thế-gian, xuất-thế-gian có ba hạng TĂNG; Một là, Bồ-tát-tăng. Hai là, Thanh-văn-Tăng. Ba là, Phàm-phu-Tăng.

Như các Ông Văn-Thù-Sư-lỵ, Di-Lặc…là BỒ-TÁT-TĂNG.

Như các Ông Xá-Lỵ-Phất, Mục-kiền-Liên…là THANH-VĂN-TĂNG.

Và, như có những vị chân-thiện phàm-phu, thành-tựu Biệt-giải-thoát-giới57 cho đến những vị đầy-đủ hết thảy chính-kiến, thường rộng-rãi vì chúng-sinh diễn-thuyết, khai-thị mọi pháp của Thánh-đạo, đem lại lợi-lạc cho chúng-sinh, gọi là PHÀM-PHU-TĂNG. Tuy rằng các vị ấy chưa được Giới, Định, Tuệ, Giải-thoát vô-lậu nhưng, cúng-dàng các vị ấy cũng được phúc vô-lượng.

Ba hạng Tăng như thế gọi là “Chân-phúc-điền-Tăng”.

Lại có một hạng gọi là PHÚC-ĐIỀN-TĂNG. Hạng này đối với xá-lỵ58 Phật, hình tượng Phật cùng các Pháp, Tăng, các giới Thánh-chế, sinh tâm kính-tín sâu-sa; tự nơi mình không có tà kiến và làm cho người ta cũng thế. Lại hay tuyên thuyết chính-pháp, tán-thán Nhất-thừa, thâm-tín nhân-quả, thường phát thiện-nguyện, tùy theo lỗi mình phạm, mà hối trừ nghiệp-chướng. Nên biết sức tin Tam bảo của người ấy hơn các ngoại đạo gấp trăm nghìn vạn lần và cũng hơn cả bốn loại Chuyển-luân thánh-vương, huống là các loại khác trong hết thảy chúng-sinh. Như Uất-kim-hoa tuy héo úa nhưng, còn hơn hết thảy các loại tạp-hoa. Tỷ-khưu có chính-kiến cũng thế, hơn chúng-sinh khác gấp trăm nghìn vạn lần. Tuy rằng vị ấy hủy giới cấm nhưng, không hại chính-kiến, bởi nhân-duyên ấy nên gọi là “Phúc-điền-Tăng”. Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào cúng-dàng các vị Phúc-điền-Tăng như thế, được phúc-đức không cùng tận, như cúng-dàng ba hạng Chân-thực Tăng-bảo trước được công-đức thế nào, thời nơi đây được công-đức cũng bằng thế không khác. Bốn hạng Thánh, phàm Tăng-bảo như thế, đem lại lợi-lạc cho chúng-sinh thường không tạm xả, nên gọi là ơn “Tăng-bảo không thể nghĩ, bàn được”.59

Bấy giờ, năm trăm ông Trưởng-giả bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Ngày nay chúng tôi nghe pháp-âm của Phật, được hiểu sự lợi-ích của Tam-bảo tại thế-gian. Song, nay chúng tôi không biết bởi nghĩa gì mà nói Phật, Pháp, Tăng được gọi là BẢO? Kính xin Phật giải-thuyết, bầy tỏ để chúng-hội, cùng hết thảy chúng-sinh đời mai sau kính-tín Tam-bảo, dứt hẳn lưới ngờ-vực, được lòng tin bất-hoại, làm cho họ vào được bể bất-tư-nghị60 của Tam-bảo!”

Đức Phật bảo các ông Trưởng-giả: “Quý hóa thay! Quý hóa thay! Các thiện-nam-tử hỏi được những diệu-pháp rất sâu của Như-Lai như thế, hết thảy chúng-sinh đời mai sau được lợi-ích yên-vui nhiều lắm! Ví như ngọc báu thứ nhất của thế-gian có đầy-đủ mười nghĩa, làm trang-nghiêm quốc-giới, lợi-ích chúng-sinh, thời Phật, Pháp, Tăng cũng thế: Một là, bền chắc: như ngọc Ma-Ni không ai phá được; Phật, Pháp, Tăng-bảo cũng thế, ngoại-đạo, Thiên-ma không thể phá được. Hai là, không nhơ: ngọc báu hơn hết của thế-gian thanh-tịnh trong sáng không lẫn chút bụi nhơ; Phật, Pháp, Tăng-bảo cũng thế, đều xa lìa những phiền-não trần-cấu. Ba là, cho vui; như bình Thiên-đức61 thường cho sự yên-vui ; Phật, Pháp, Tăng-bảo cũng thế, thường cho chúng-sinh sự vui trong thế-gian và xuất-thế-gian. Bốn là, khó gặp: như ngọc báu tốt lành hiếm có khó gặp; Phật, Pháp, Tăng-bảo cũng thế, chúng-sinh nhiều nghiệp-chướng, ức kiếp cũng khó gặp được. Năm là, phá-tán: như ngọc báu Như-ý phá tan sự nghèo cùng của con người: Phật, Pháp, Tăng bảo cũng thế, phá tan những sự nghèo khổ của chúng-sinh trong thế-gian. Sáu là, uy đức: như Chuyển-luân-vương có cỗ xe báu, hay dẹp oán-địch; Phật, Pháp, Tăng-bảo cũng thế, đủ sáu pháp thần-thông, hàng-phục bốn loại ma. Bảy là, mãn-nguyện: như ngọc Ma-ni tùy tâm mong cầu, sẽ hóa hiện ra mọi của báu; Phật, Pháp, Tăng bảo cũng thế, hay làm thỏa-mãn những chúng-sinh muốn tu thiện nguyện. Tám là, trang-nghiêm: như ngọc-báu thế-gian trang-nghiêm vương-cung; Phật, Pháp, Tăng bảo cũng thế, trang-nghiêm bảo-cung Bồ-đề của Pháp-vương. Chín là, tối diệu: như diệu bảo cõi trời rất vi-diệu; Phật, Pháp, Tăng-bảo cũng thế, vượt trên các diệu-bảo tối-thắng của thế-gian. Mười là, bất-biến: ví như vàng thực vào lửa không biến; Phật, Pháp, Tăng-bảo cũng thế, tám thứ gió62 của thế gian, không rung động được. Phật, Pháp, Tăng bảo đầy-đủ vô lượng thần-thông biến-hóa, đem lại lợi-ích cho chúng-sinh, từng không có khi nào dừng nghỉ. Vì những nghĩa ấy nên chư Phật, Pháp, Tăng được gọi là “BẢO”. Thiện-nam-tử! Tôi vì các ông nói qua về bốn nơi có ơn của thế-gian, xuất-thế-gian như thế để các ông hiểu. Các ông nên biết: “Tu hạnh Bồ-tát cần phải trả bốn ơn như thế!”63

Khi ấy, năm trăm ông Trưởng-giả bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Bốn ơn như thế rất là khó trả, vậy nên tu hạnh gì để trả được những ơn ấy?”

Đức Phật bảo các ông Trưởng-giả: “Thiện-nam-tử! Người vì cầu đạo Bồ-đề cần phải có tâm tu về ba bậc64 của mười pháp Ba-la-mật: Một là, mười pháp Bố-thí Ba-la-mật-đa. Hai là, mười pháp Thân-cận Ba-la-mật-đa. Ba là, mười pháp Chân-thực ba-la-mật-đa. Nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào phát tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác, thường đem bảy báu đầy ngập Tam thiên đại thiên thế-giới, bố-thí cho vô-lượng chúng-sinh nghèo cùng nhưng, bố-thí như thế chỉ gọi là Bố-thí Ba-la-mật-đa, chứ không được gọi là Chân-thực Ba-la-mật-đa. Nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào phát tâm đại-bi, vì cầu vô-thượng chính-đẳng Bồ-đề, đem thê-tử mình bố-thí cho người khác, tâm không sẻn tiếc; thân, thịt, tay, chân, đầu, mắt, tủy, não, cho đếnthân-mệnh, đem bố-thí cho người lại xin nhưng, bố-thí như thế mới chỉ gọi là Thân-cận Ba-la-mật-đa, chứ chưa được gọi là Chân-thực Ba-la-mật-đa. Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào phát-khởi tâm vô-thượng Đại-bồ-đề, trụ nơi “vô-sở-đắc”, khuyên các chúng-sinh đồng phát tâm ấy, đem pháp chân-thực bằng một bài kệ bốn câu, bố-thí cho một chúng-sinh làm cho họ hướng về đạo vô-thượng chính-đẳng Bồ-đề, thế mới gọi là Chân-thực Ba-la-mật-đa. Hai bậc bố-thí trước chưa gọi là báo-ân được, nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào tu bậc thứ ba: Chân-thực Ba-la-mật-đa như thế, mới gọi là chân-thực báo-đáp bốn ân. Sở-dĩ thế là sao? - Hai bậc bố-thí trước còn có tâm “sở-đắc”, bậc bố-thí thứ ba tâm “vô-sở-đắc”, đem chân-pháp bố-thí hết thảy chúng-sinh, khiến họ phát tâm vô-thượng Đại-bồ-đề, sau này khi người ấy chứng được Bồ-đề, rộng độ chúng-sinh vô cùng tận, nối tiếp hạt giống Tam-bảo không đoạn-tuyệt, bởi nhân-duyên ấy nên gọi là báo-ân”.

Năm trăm ông Trưởng-giả theo Phật nghe được pháp báo-ân từ xưa tới nay chưa được nghe bao giờ ấy, tâm sinh hớn-hở, cho là được sự chưa từng có, các ông liền phát tâm cầu tới vô-thượng Bồ-đề, được Nhẫn-nhục tam-muội65, chứng-nhập trí-tuệ bất-tư-nghị, mãi mãi không thoái-chuyển.

Lúc đó, tám vạn bốn nghìn chúng-sinh trong pháp hội phát tâm Bồ-đề, được lòng tin kiên-cố và cũng được Tam-muội ấy; đại-chúng trong hải-hội đều được Kim-cương nhẫn-nhục tam-muội, ngộ Vô-sinh-nhẫn và Nhu-thuận-nhẫn, hoặc chứng Sơ-địa được Bất-khởi-nhẫn. Vô-lượng chúng-sinh phát tâm Bồ-đề ở ngôi Bất-thoái.66

Đức Phật bảo năm trăm ông Trưởng-giả: “Hết thảy chúng-sinh trong đời vị-lai nếu nghe được phẩm Tâm-địa-quán báo tứ-ân này, thụ-trì, đọc tập, giải-thuyết, viết chép, lưu-bá xa rộng, những người ấy phúc-đức, trí-tuệ tăng thêm, chư Thiên vệ-hộ, hiện-thân không đau yếu, thọ-mệnh lâu dài; khi mệnh mất, được sinh lên nội-cung của đức Di-Lặc, trông thấy tướng bạch-hào của Ngài liền siêu-việt sinh-tử, trong ba hội Long-Hoa67 sẽ được giải-thoát và tùy ý vãng-sinh trong mười phương Tịnh-độ, thấy Phật, nghe pháp, nhập chính-định-tụ68 chóng thành trí-tuệ vô-thượng chính-đẳng chính-giác của Như-Lai.69

Bấy giờ, về phía Đông-bắc đại-thành Vuơng-xá cách tám mươi do-tuần70 có một nước nhỏ tên là Tăng-trưởng-phúc. Trong nước kia có một ông Trưởng-giả tên là Trí-Quang, tuổi nhiều, già yếu, chỉ có một con. Mà người con ấy có tính ác-nghịch, không thuận cha mẹcha mẹ dạy răn gì đều không theo lời. Ông Trưởng-giả xa nghe thấy đức Thích-Ca Mưu-Ni Như-Lai ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành Vương-xá, vì vô-lượng chúng-sinh trong đời độc-ác, nhơ-đục, tuyên-thuyết về pháp báo-ân của Đại-thừa. Khi ấy cả cha mẹ và con cùng mọi người quyến-thuộc của ông vì muốn nghe pháp, đem các đồ cúng đến nơi Phật, cung-kính cúng-dàng Phật.

Cúng-dàng rồi, ông Trưởng-giả liền bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Tôi có một người con, tính nó tệ-ác quá, nó không chịu nghe lời dạy răn của cha mẹ. Nay tôi nghe thấy Phật nói về việc báo-đáp tứ ân, tôi vì muốn nghe pháp nên lại nơi Phật, kính xin đức Thế-Tôn vì bọn chúng tôi cùng các người trong quyến-thuộc tuyên-thuyết về nghĩa thú sâu-xa, nhiệm-mầu của tứ-ân, khiến người con tệ-ác của tôi sinh tâm hiếu-thuận, đời nay, đời sau sẽ được sự an-lạc”.

Đức Phật bảo ông Trí-Quang: “Quý hóa thay! Quý hóa thay! Ông vì pháp lại nơi Tôi, cúng-dàng cung-kính và muốn nghe Phápấy, vậy các ông nên nghe cho kỹ và nhớ nghĩ cho khéo! Nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào phát tâm Bồ-đề, muốn nghe pháp-yếu, khi cất chân, đặt chân xuống đất, tùy theo số lượng vi-trần (bụi nhỏ) của đường đất đi xa hay gần, mà do nhân-duyên ấy, người ấy cảm được Kim-luân chuyển-luân thánh-vương, khi phúc-báo của Thánh-vương hết, được làm Thiên-vương trong Dục-giới; khi phúc-báo của Thiên-vương trong Dục-giới hết, được làm Phạm-thiên-vuơng, được thấy Phật, nghe pháp và chóng chứng được diệu-quả. Đại-trưởng-giả cùng những người khác đi với ông vì cầu pháp lại nơi Tôi, tính ra như thế là phải qua tám mươi do-tuần đại-địa vi-trần, mỗi một số vi-trần sẽ chiêu-cảm được những quả-báo về Nhân, Thiên, Luân-vương. Và, được nghe pháp rồi, đời sau sẽ chứng vô-thượng chính-đẳng chính-giác)).

Tuy trước Tôi đã nói về nghĩa-thú sâu-xa, nhiệm-mầu của tứ-ân, nay vì các ông, Tôi lại tuyên lại nghĩa ấy, bằng lời kệ sau này:

Tối-thắng Pháp-vương, Đại-thánh-chúa,
Hết thảy Nhân, Thiên chẳng sánh bằng;
Trang-nghiêm thân bằng mọi tướng tốt,
Bể trí như hư-không vô-lượng.
Hạnh lợi tự, tha đều viên-mãn,
Tiếng khen đồn khắp trong các cõi;
Dứt hẳn phiền-não cùng tập-khí…,71
Khéo trì mật-hạnh, giữ mọi căn.
Trăm bốn mươi thứ đức “bất-cộng”,72
Bể phúc rộng lớn đều viên-mãn;
Chính-định, thần-thông đầy-đủ cả,
Thường vui chơi “Bát tự-tại-cung”.73
Nhân, Thiên, ngoại-đạo trong mười phương,
Không ai “năng-nan”74 như Điều-ngự;
Miệng vàng nói biện-tài vô-ngại,
Tuy không ai hỏi mà tự nói.
Như đại-hải-triều75 không sai thời,
Cũng như thiên-cổ76 hợp thiên-tâm;
Tự-tại như thế duy Phật có,
Ngũ-thông-tiên, Ma, Phạm đâu có.
Kiếp-hải77 tu-hành nguyện khó nghĩ,
Chứng được đại-thần-thông như thế;
Trong đại-tịch-thất78 Tôi nhập-định,
Quán-sát các căn và bệnh, thuốc.
Tự ra thiền-định mà tán-thán:
Ba đời Phật-pháp “Tâm-địa-môn”;
Các Trưởng-giả nghe thoái đại-tâm,
Ưa hạng tự-lợi trong Nhị-thừa.
Tôi mở đại-trí phương-tiện-giáo,
Dẫn vào cửa giải-thoát “Tam không”;79
Ý-thú Như-Lai chẳng thể lường,
Duy Phật biết được chân-bí-mật.
Thanh-văn lợi-căn và Độc-giác,
Bồ-tát cần cầu ngôi bất-thoái;
Mười hai kiếp số cùng so lường,
Không có ai biết được phần nhỏ.
Giả-sử phàm, thánh-trí mười phương,
Nhận cho một người làm trí-giả;
Trí-giả như thế như rừng trúc,
Không thể so-lường được phần nhỏ.80
Thế-gian phàm-phu không mắt tuệ,
Mê nơi ân-đức mất diệu-quả;
Chúng-sinh trong đời năm ác-trọc,81
Không hiểu ơn sâu thường trái đức.
Tôi vì khai-thị về bốn ân,
Khiến vào chính-kiến Bồ-đề-đạo.82
TỪ-PHỤ BI-MẪU, ơn trưởng-dưỡng,
Hết thảy trai, gái đều yên vui.
Ơn từ-phụ cao như núi lớn,
Ơn bi-mẫu sâu như bể cả;
Nếu Tôi ở đời trong một kiếp,
Nói ơn bi-mẫu không hết được.
Tôi nay nói qua một phần nhỏ,
Như ruồi, muỗi uống nước bể cả. 
Giả sử có người vì phúc-đức,
Cúng-dàng Bà-la-môn tịnh-hạnh.
Ngũ-thông thần-tiên được tự tại,
Đại-trí sư-trưởng cùng bạn lành.
Điện-đường đặt để toàn bảy báu,
Phòng toàn bằng gỗ Chiên-đàn-hương.
Đồ nằm trăm báu bày trải khắp,
Mỹ-vị thế-gian như cam-lộ;
Cùng các thuốc men chữa muôn bệnh,
Đựng đầy vàng bạc trong khí-vật.
Cúng-dàng như-thế ngày ba thời,
Cho đến đủ số một trăm kiếp;
Không bằng một niệm tỏ chút phần,
Cúng-dàng bi-mẫu đại-ân-điền.
Phúc-đức vô-biên không lường được,
Tính-toán, thí-dụ không sánh kịp.
Bi-mẫu thế-gian có mang con,
Mười tháng mang thai chịu khổ nhiều.
Tình không ham đắm năm dục-lạc,
Tùy thời ăn uống cũng đồng thế;
Ngày đêm thường mang lòng thương xót,
Đi, đứng, ngồi, nằm chịu mọi khổ.
Chính sắp sinh con khỏi thai-tạng,
Như góp mũi nhọn rạch chi-tiết;
Mê cảm đông, tây không phân-biệt,
Khắp mình đau-đớn không chịu nổi,
Hoặc nhân nạn ấy mà mệnh mất,
Lục thân83 quyến-thuộc đều bi-não;
Mọi khổ như thế đều vì con,
Lo, buồn, thống-thiết nói sao cùng.
Nếu được bình-phục thân yên-vui,
Như nghèo được ngọc mừng khôn tả;
Đoái nhìn mặt con không biết chán,
Tâm thương nhớ con không tạm xả.
Ân-tình mẫu-tử thường như thế,
Xuất, nhập không rời con trước ngực;
Sữa mẹ như là suối Cam-lộ,
Trưởng-dưỡng kịp thời không lúc kiệt.
Ơn nơi từ-niệm thực khó ví,
Công-đức nuôi-nấng cũng khó lường.
Thế-gian, đại-địa gọi là nặng,
Ơn bi-mẫu nặng hơn đất ấy.
Thế-gian Tu-di gọi là cao,
Ơn bi-mẫu cao hơn núi ấy;
Thế-gian, nhanh-chóng duy gió dữ,
Một niệm mống tâm nhanh hơn thế.
Nếu có chúng-sinh làm bất-hiếu,
Khiến mẹ tạm thời khởi tâm hận;
Thốt lời oán-niệm chỉ phần nhỏ,
Con theo lời ấy bị khổ-nạn.
Chư Phật cùng các Kim-cương-thiên,
Bí-pháp Thần-tiên không cứu được.
Nếu có trai, gái theo mẹ dạy,
Thừa-thuận nhan-sắc không dám trái.
Hết thảy tai-nạn đều tiêu-trừ,
Chư Thiên ủng-hộ thường an-lạc.
Nếu hay thừa-thuận theo bi-mẫu,
Trai, gái ấy đâu phải kẻ phàm.
Đại-bi Bồ-tát hóa nhân-gian,
Thị-hiện báo ân mọi phương-tiện.
Nếu có con trai và con gái,
Vì báo ân mẹ làm hiếu-dưỡng:
Cắt thịt, trích huyết thường cung-cấp,
Như thế đủ số trong một kiếp.
Mọi thứ cần tu trong hiếu-đạo,
Còn chưa báo được ơn tạm thời.
Mười tháng con ở trong thai-tạng,
Thường ngậm cuống vú uống thai-huyết.
Từ khi là con-nít, trẻ thơ,
Uống hơn trăm hộc sữa của mẹ.
Ăn uống, thuốc-thang, y-phục đẹp,
Con trước, mẹ sau đó lệ thường.
Con nếu ngu-si bị người ghét,
Mẹ cũng thương nhớ không vứt bỏ.
Xưa, một nữ-nhân ẵm đứa con,
Lội qua sông Hằng nước chảy mạnh;
Sức khó vượt qua vì nước ngập,
Mẹ chết cùng con không nỡ bỏ.
Vì sức thiện-căn từ-niệm ấy,
Mệnh mất được sinh lên Phạm-thiên;
Hưởng vui chính-định trên cõi Phạm,
Được gặp Như-Lai nhận Phật-ký.
Thế nên bi-mẫu có mười đức,
Tùy hợp nghĩa-lợi đặt ra tên:
Một là, đại-địa; hai năng sinh,
Ba là, năng-chính; bốn, dưỡng-dục.
Năm, cho trí-tuệ; sáu, trang-nghiêm,
Bảy là, an-ổn; tám, giáo-thụ;
Chín là, giáo-giới; mười, cho nghiệp,
Ân khác không hơn ân-đức mẹ.
Pháp gì ở đời là rất giàu?
Pháp gì ở đời là rất nghèo?
Khi mẹ tại đường là rất giàu,
Mẹ không tại đường là rất nghèo.
Khi mẹ còn, là mặt trời ngọ,
Khi mẹ mất, là mặt trời lặn;
Khi mẹ còn, hết đều đầy-đủ,
Khi mẹ mất, hết đều rỗng không.
Thế-gian hết thảy thiện-nam-tử:
Ơn cha mẹ nặng như gò, núi;
Hiếu kính cần phải luôn ở lòng,
Biết ơntrả ơn là Thánh-đạo.
Không tiếc thân-mệnh dâng đồ ngon,
Chưa từng một niệm thiếu sắc-dưỡng;
Như khi cha mẹ bỗng mất đi,
Toan muốn báo-ân thực chẳng kịp.
Phật xưa tu-hành vì từ-mẫu,
Cảm được tướng tốt sắc thân vàng;
Tiếng đồn rộng lớn khắp mười phương,
Hết thảy Nhân, Thiên đều khể-thủ.
Nhân và phi-nhân đều cung-kính,
Từ duyên xưa trước báo từ-ân.
Tôi đã lên cung trời Đao-lỵ,
Ba tháng, vì mẹ nói chân-pháp.
Khiến mẹ Tôi nghe, quy chính-đạo,
Ngộ Vô-sinh-nhẫn thường không thoái;
Như thế đều là báo bi-ân,
Tuy báo ân sâu còn chưa đủ.
Mục-Liên được thần-thông đệ nhất,
Dứt hết phiền-não trong ba cõi;
Dùng sức thần-thông xem từ-mẫu,
Thấy mẹ chịu khổ trong ngã-quỷ.
Mục-Liên tự đi trả ơn mẹ,
Cứu thoát từ-thân nơi thụ-khổ;
Sinh lên các cõi trời Tha-Hóa,
Cùng được vui chơi nơi Thiên-cung.
Nếu biết ơn cha mẹ rất sâu,
Chư Phật, Thánh-hiền đều báo đức.
Nếu ai chí-tâm cúng-dàng Phật,
Có tâm tinh-cần tu hiếu-dưỡng.
Phúc hai người ấy bằng nhau cả,
Ba đời hưởng báo cũng vô cùng.
Người đời, làm con tạo các tội,
Sa ba ngả ác chịu khổ mãi.
Người chưa chứng Thánh, không thần-thông,
Không thấy luân-hồi, khó báo được.
Thương thay người đời không Thánh-lực,
Không hay cứu gỡ cho từ-mẫu!
Bởi nhân-duyên ấy, ông nên biết,
Cần tu phúc-lợi công-đức tốt:
Đem ngay thắng-phúc nơi nam, nữ,
Có đại-kim-quang soi địa-ngục.
Trong hào-quang diễn tiếng thâm-diệu,
Khai-ngộ cha mẹ mở tâm-ý.
Nhớ thuở xưa kia thường tạo tội,
Một niệm hối-tâm đều trừ diệt.
Miệng niệm: “Nam mô tam thế Phật”.
Thoát thân khổ-nạn không thong-thả;
Sinh lên Nhân, Thiên hưởng vui mãi,
Thấy Phật, nghe pháp, sẽ thành Phật.
Hoặc sinh tịnh độ tại mười phương,
Hoa sen bảy báu là cha mẹ;
Hoa nở thấy Phật ngộ Vô sinh,
Bồ-tát Bất-thoái là đồng học.
Được sáu thần-thông tự-tại-lực,
Được vào cung bồ-đề vi-diệu:
Bồ-tát đều là các nam, nữ.
Nương đại nguyện-lực hóa nhân-gian.
Thế là thực báo ân cha mẹ,
Các ông, chúng sinh cùng tu học!84
CHÚNG-SINH luân-hồi sinh sáu đạo,
Cũng như bánh xe không sau, trước.
Hoặc là cha mẹ, là trai, gái,
Đời đờikiếp kiếp ơn lẫn nhau.
Như thấy cha mẹ… không khác chi,
Không chứng Thánh-trí, do đâu biết!
Hết thảy nam-tử đều là cha,
Hết thảy nữ-nhân đều là mẹ;
Ơn đời trước thế chưa trả xong,
Lại sinh niệm khác thành oán ghét!
Thường nên báo ân, ích lẫn nhau,
Không nên đánh mắng thành hiềm-oán!
Nếu muốn tu thêm phúc-trí-môn,
Ngày đêm sáu thời85 nên phát nguyện:
Nguyện con sinh sinh vô-lượng kiếp,
Được Túc-trụ-trí86 đại-thần-thông;
Biết được trăm nghìn kiếp quá-khứ,
Lại nhớ biết nhau là cha mẹ.
Xoay-vần sáu thú, bốn loài sinh,87
Cho tôi một niệm đến nơi ấy;
Vì nói diệu-pháp, lìa nhân khổ,
Trong Nhân, Thiên họ hưởng vui mãi.
Khuyến phát Bồ-đề-nguyện kiên-cố,
Tu-hành lục độ của Bồ-tát;
Dứt hẳn hai nhân của sinh tử,
Chóng chứng Niết-bàn vô-thượng-đạo88
Mười phương hết thảy các QUỐC-VƯƠNG
Chính pháp hóa-nhân là Thánh-chúa;
Phúc-đức Quốc-vương là tối-thắng,
Việc làm tự-tại gọi là “Thiên” (trời).
Vua trời Đao-lỵ và trời khác,
Thường đem phúc-lực trợ vương-hóa;
Chư Thiên ủng-hộ như con một,
Bởi thế được tên là “Thiên-tử”.
Thế-gian cho vua là cội-gốc,
Là chỗ nhân-dân hết thảy nương;
Cũng như nhà cửa của thế-gian,
Cột là cội-gốc, dựng nên được.
Vua dùng chính-pháp hóa nhân-dân,
Giả như Phạm-vương sinh muôn vật.
Vua làm phi-pháp không chính-lý,
Như Diễm-ma vương diệt thế-gian.
Nếu vua dung-nhận kẻ gian-tà,
Như là voi xéo ao hoa vậy.
Đừng bảo thời gặp đời ác-trọc,
Nên biết thiện, ác do vua tu!
Như mặt trời soi sáng thế gian,
Quốc-vương dạy đời cũng như thế.
Mặt trời, đêm tuy không chiếu tới,
Nhưng khiến chúng-sinh được an-lạc.
Vua đem phi-pháp ra dạy đời,
Hết thảy nhân-dân không tin cậy.
Thế gian có những sự sợ-hãi,
Nhưng nhờ phúc vua không sinh được.
Thành ra nhân-dân được an-lạc,
Như thế là phúc vua soi tới.
Thế-gian có những hoa rất đẹp,
Nhờ phúc nhà vua mà nở toả.
Thế-gian có những rừng, vườn đẹp,
Nhờ phúc nhà vua đều tươi tốt.
Thế-gian có những cây cỏ thuốc,
Nhờ phúc nhà vua khỏi các bệnh.
Thế-gian bách-cốc, cùng lúa má,
Nhờ phúc nhà vua đều thành hạt.
Nhân-dân trên đời hưởng vui sướng,
Nhờ phúc nhà vua thường tự-nhiên.
Ví như Trưởng-giả có một con,
Trí-tuệ đoan nghiêm đời không sánh;
Cha mẹ yêu mến như con mắt,
Ngày đêm thường sinh tâm hộ-niệm.
Thánh-vương trong nước cũng như thế,
Nhớ mến chúng-sinh như con một; 
Nuôi-nấng người già, giúp cô độc,
Tâm dù thưởng, phạt nhưng thường một.
Nhân-vương như thế là Thánh-chúa,
Mọi loài kính-ngưỡng như Như-Lai;
Nhân-vương trị nước không tai-biến,
Muôn họ kính, chăm thường an-ổn.
Vua không đem pháp-chính dạy đời,
Tật-dịch lưu-hành hại chúng-sinh;
Như thế hết thảy nhân, phi-nhân,
Tội, phúc rõ-ràng không che được.
Trong pháp thiện, ác chia bảy phần,
Người tạo được năm, vua được hai;
Nhà cửa, ruộng, vườn, rừng đều thế,
Thuế-má phân chia cũng như vậy.
Chuyển-luân Thánh-vương khi xuất-hiện,
Chia làm sáu phần vua được một;
Nhân-dân khi ấy được năm phần.
Nghiệp-báo thiện, ác cũng đều thế.
Nếu có Nhân-vương tu chính-kiến,
Như pháp dạy đời là “Thiên-chúa”;
Bởi y pháp trời mà dạy đời,
Tỳ-sa-môn-vương thường ủng-hộ.
Ba cõi trời khác, chúng La-sát,
Đều sẽ gìn giữ Thánh-vương-cung.
Thánh-vương ra đời sửa-sang nước,
Lợi-ích chúng-sinh thành mười đức:
Một là, soi sáng trong quốc-giới,
Hai là, trang-nghiêm cho quốc-độ;
Ba là, thường cho sự yên-vui,
Bốn là, hàng-phục các oán-địch.
Năm là, cấm ngăn mọi sợ hãi,
Sáu là, hợp-tập các Thánh hiền;
Bảy là, căn-bản của mọi pháp,
Tám là, hộ-trì cho thế-gian.
Chín là, thường làm công tạo-hóa,
Mười là, chủ nhân-dân, đất nước.
Nếu vua thành-tựu mười thắng-đức,
Phạm-vương, Đế-thích và chư Thiên.
Dạ-soa, La-sát, Quỷ-thần-vương,
Ẩn mình thường lại hộ quốc-giới.
Long-vương hoan-hỷ tuôn Cam-vũ,
Ngũ-cốc thành-thục muôn họ yên.
Khắp nơi trong nước sinh ngọc báu,
Người, ngựa sức mạnh, không oán-địch.
Như-ý bảo-châu hiện trước vua,
Các vua ngoại-cảnh tự triều-phục.
Ai sinh tâm ác với Quốc-vương,
Một niệm khởi tâm thành mọi ác;
Người ấy mệnh mất sa địa-ngục,
Chịu khổ nhiều kiếp khó kỳ ra.
Nếu có tinh-thần chăm giúp vua,
Chư Thiên hộ-niệm thêm vinh-lộc.89
Trưởng-giả Trí-Quang, ông nên biết:
Hết thảy Nhân-vương do nghiệp-cảm.
Các pháp đều do nhân-duyên thành,
Nếu không nhân-duyên không các pháp.
Nói không sinh Thiên và ác-thú,
Những người như thế không hiểu nhân,
Không nhân, không quả: đại-tà-kiến,
Không biết tội, phúc sinh vọng-chấp.
Nay vua được hưởng mọi phúc vui,
Xưa kia từng giữ ba tịnh-giới.90
Giới-đức huân-tu chiêu-cảm tới,
Diệu-quả Nhân, Thiên được thân vua91
Nếu người phát-khởi Bồ-đề-tâm,
Nguyện-lực giúp thành vô-thượng-quả.
Giữ bền giới tịnh trong thượng-phẩm,
Đi, ở tự-tại làm Pháp-vương;
Thần thông biến-hóa khắp mười phương,
Tùy duyên giúp hết cả muôn loài.
Trung-phẩm thụ-trì Bồ-tát-giới,
Phúc-đức tự-tại Chuyển-luân-vương;
Tùy tâm làm gì đều nên cả,
Vô-lượng Nhân, Thiên đều tuân-phụng.
Hạ-thượng-phẩm trì: đại-quỷ-vương,
Hết thảy phi-nhân đều theo phục;
Thụ-trì giới phẩm tuy khuyết-phạm,
Nhưng, do giới thắng được làm vua.
Hạ-trung-phẩm trì: cầm-thú-vương,
Hết thảy chim, muông đều y-phục;
Trong thanh-tịnh-giới có khuyết-phạm,
Nhưng, do giới thắng được làm vua.
Hạ-hạ-phẩm trì: Diễm-ma-vương,
Ở trong địa-ngục thường tự-tại;
Tuy hủy giới cấm sinh ác-đạo.
Nhưng, do giới thắng được làm vua.92
Bởi vì nghĩa ấy các chúng-sinh,
Nên thụ Bồ-tát thanh-tịnh-giới;
Hãy gìn-giữ khéo không khuyết-phạm,
Tùy chỗ sinh ra làm Nhân-vương.
Nếu người không thụ-giới Như-Lai,
Còn không được thân con cáo đồng;
Huống là cảm-quả trong Nhân, Thiên,
Ở ngôi vua hưởng vui sướng tuyệt?
Thế nên làm vua phải có “nhân”,
Giới-nghiệp tinh siêng thành diệu-quả.
Quốc-vương tự là chủ nhân-dân,
Lành thương như mẹ nuôi con nhỏ.
Như thế Nhân-vương có ơn lớn,
Tấm lòng phủ-dục93 khó báo được
Bởi nhân-duyên ấy, các chúng-sinh,
Nếu tu chứng được Đại-bồ-đề.
Đối với chúng-sinh khởi đại-bi,
Nên thụ Như-Lai tam-tụ-giới.94
Nếu muốn như pháp mà thụ-giới,
Cần nên sám95 tội cho tiêu-diệt.
Nguyên-nhân khởi tội có mười duyên:96
Thân ba, miệng bốn và ý ba.
Sinh-tử vô-thủy, tội vô cùng,
Bể lớn phiền-não sâu không đáy.
Nghiệp-chướng cao vót như Tu-di,
Tạo-nghiệp do nhân hai thứ khởi:
Tức là HIỆN-HÀNH và CHỦNG-TỬ,97 
Tạng-thức98 giữ, duyên NHẤT-THIẾT-CHỦNG.
Như bóng theo hình không rời thân,
Trong hết thảy thời chướng Thánh đạo;
Gần, chướng diệu-quả của Nhân, Thiên,
Xa, chướng vô-thượng Bồ-đề-quả.
Tại-gia thường vời nhân phiền-não,
Xuất-gia thì phá thanh-tịnh-giới.
Nếu ai như pháp mà sám-hối,
Có bao phiền-não đều trừ-diệt.
Cũng như kiếp lửa hoại thế-gian, 
Đốt sạch Tu-di và bể cả.
Sám-hối, đốt sạch củi phiền-não,
Sám-hối, thường sinh lên đường trời.
Sám-hối, được vui nơi Tứ-thiền,99 
Sám-hối, mưa báu ngọc Ma-ni;
Sám-hối, thân kim-cương thêm thọ, 
Sám-hối, được vào cung “thường-lạc”.
Sám-hối, ra khỏi ngục ba cõi,
Sám-hối, nở ra hoa Bồ-đề; 
Sám-hối, thấy đại-viên-kính Phật,100
Sám-hối, đến được nơi Bảo-sở.
Nếu y như pháp mà sám-hối,
Nên y hai pháp QUÁN-MÔN tu:
Một là, QUÁN SỰ DIỆT TỘI MÔN,
Hai là, QUÁN LÝ DIỆT TỘI MÔN.101
Quán sự diệt tội lại chia ba:
Thượng, trung, hạ-căn là ba phẩm.
Nếu có thượng căn cầu tịnh giới,
Phát đại tinh-tiến tâm không thoái.
Thương khóc rơi huyết thường tinh-khẩn,
Ai-cảm khắp mình đều ửng huyết;
Nghĩ luôn đến thập phương Tam-bảo,
Cùng các chúng-sinh trong lục-đạo.
Quỳ dài, chắp tay tâm bất từ,
Gột tâm phát-lộ cầu sám-hối:
“Kính xin thập phương Tam-thế Phật,
Lấy đại-từ-bi thương xót con.
Con ở luân-hồi không chỗ nương,
Sinh-tử đêm dài thường chẳng biết;
Con ở phàm-phu đủ mọi buộc,
Tâm cuồng giáo-giở, lăng-xăng khắp.
Con ở trong nhà lửa ba cõi,
Nhiễm bậy sáu trần102 không cứu-hộ;
Con sinh trong nhà nghèo, hạ-tiện,
Không được tự-tại thường chịu khổ.
…Sinh vào nhà cha mẹ tà-kiến,
Tạo tội nương theo quyến-thuộc ác.
Kính xin chư Phật Đại-từ-tôn,
Thương xót hộ-niệm như con một.
Một sám không tạo các tội nữa,
Tam-thế Như-Lai sẽ chứng-minh!”
Mạnh-mẽ sám-hối như như thế,
Gọi là thượng-phẩm cầu tịnh-giới.
Như có trung-căn cầu giới-phẩm,
Một lòng mạnh-mẽ sám mọi tội.
Nghĩ mình lệ ứa không ai biết,
Khắp mình bồ-hôi…, ai-cầu Phật:
“Dãi-bày vô-thủy nghiệp sinh-tử,
Xin nước từ bi gột bụi trần;
Giũ bỏ tội-chướng sạch sáu căn,103
Cho con tam-tụ-giới Bồ-tát.
Con nguyện giữ vững không lùi chuyển,
Tinh-tu, độ thoát khổ chúng-sinh,
Mình chưa đắc độ, trước độ người,
Hết thuở vị-lai thường không dứt”.
Như thế tinh-cần, dũng-mãnh làm,
Không tiếc thân-mệnh cầu Giác-đạo.
Cảm tướng lạ thiêng của Tam-bảo,
Gọi là trung-phẩm đại-sám-hối.
Nếu có hạ-căn cầu tịnh-giới,
Phát tâm Vô-thượng Bồ-đề ấy,
Rơi lệ, thương khóc, lông thân rởn,
Với chỗ tạo tội rất thẹn-hổ.
Đối trước Tam-bảo khắp mười phương,
Và trước chúng-sinh trong sáu đạo;
Chí thành phát-lộ từ vô-thủy,
Có những chúng-sinh bị não-loạn.
Khởi tâm đại-bi không chướng-ngại,
Không tiếc thân-mệnh hối ba nghiệp.
Những tội đã làm đều phát-lộ,
Những ác chưa làm không dám tạo.
Như thế, ba phẩm sám mọi tội,
Đều gọi thanh-tịnh-giới đệ-nhất.
Dùng nước thẹn-hổ rửa trần-lao,
Thân tâm đều là thanh-tịnh phẩm,
Các thiện-nam-tử, ông nên biết!
Đã nói tịnh-quán các sám-hối;
Trong sự, lý ấy không sai khác,
Chỉ bởi căn-duyên ứng chẳng đồng.
Nếu khi tu-tập quán chính-lý,
Xa lìa hết thảy mọi tán-loạn.
Mặc áo mới sạch ngồi gia-phu,
Nhiếp-tâm, chính-niệm bỏ mọi duyên:
Thường quán diệu-pháp-thân chư Phật,
Thể-tính như KHÔNG, không thể được;
Tính của các tội cũng đều như,
Nhân-duyên điên-đảo, tâm vọng khởi.
Tội-tướng như thế bản-lai không,
Ở trong ba đời “vô-sở-đắc”.
Không nội, không ngoại, không trung-gian,
Tính, tướng như-như đều chẳng động.
Diệu-lý chân-như dứt danh-ngôn,
Chỉ có Thánh-trí hay thông-suốt.
Phi hữu, phi vô, phi-hữu-vô,
Phi bất hữu-vô lìa danh-tướng.
Quanh khắp pháp-giới không sinh diệt,
Chư Phật bản-lai đồng một thể.
Kính xin chư Phật thùy gia-hộ,
Diệt được hết thảy tâm điên-đảo!
Nguyện, con sớm ngộ nguồn chân-tính,
Chóng chứng Như-Lai vô-thượng-đạo!
Nếu có thanh-tín thiện-nam-tử,
Ngày đêm hay quán diệu-lý-không.
Hết thảy tội-chướng tự tiêu-trừ,
Thế là giữ giới tịnh trên hết.
Nếu người quán biết thực-tướng-không,
Hay diệt hết thảy các tội trọng.
Cũng như gió to thổi lửa dữ,
Đốt cháy vô-lượng các cây cỏ.
Các thiện-nam-tử chân-thực-quán,
Là môn bí-yếu của chư Phật.
Nếu muốn vì người phân-biệt rộng,
Hạng người vô-trí đừng tuyên-thuyết.
Hết thảy chúng-sinh loại phàm ngu,
Nghe quyết sinh nghi tâm bất tín.
Nếu có trí-giả sinh tín-giải,
Niệm niệm quán-sát ngộ Chân-như;
Chư Phật mười phương đều hiện trưóc,
Bồ-đề diệu-quả tự-nhiên chứng.
Các thiện-nam-tử! Sau Tôi diệt, 
Những người tịnh-tín trong đời sau;
Theo hai quán-môn thường sám-hối,
Nên thụ Bồ-tát tam-tụ-giới.
Nếu muốn thụ-trì thượng-phẩm-giới,
Nên thỉnh giới-sư : Phật, Bồ-tát.
Thỉnh Tôi: Thích-Ca Mưu-Ni Phật, 
Làm vị Hòa-thượng104 giới Bồ-tát.
Long-chủng Tịnh-trí tôn vương Phật
Sẽ làm tịnh-giới A-xà-lê.105
Đạo-sư mai sau: Di-Lặc Phật,
Sẽ làm thanh-tịnh Giáo-thụ-sư.106
Hiện-tại mười phương Lưỡng-túc-tôn,107
Sẽ làm thanh-tịnh Chứng-giới-sư.108
Mười phương hết thảy các Bồ-tát,
Sẽ làm bạn-bè tu-học-giới.
Phạm, Thích, Tứ-vương, Kim-cương-thiên,
Sẽ làm chúng ngoại-hộ học-giới.
Phụng-thỉnh Phật, Bồ-tát như thế,
Và, các thầy truyền giới hiện-tiền.
Vì muốn trả khắp bốn ân sâu,
Phát khởi tâm Bồ-đề thanh-tịnh.
Nếu thụ tam-tụ-giới Bồ-tát :
Nhiêu-ích hết thảy hữu-tình-giới.
Tu-nhiếp hết thảy thiện-pháp-giới,
Tu-nhiếp hết thảy luật-nghi-giới.
Tam-tụ thanh-tịnh giới như thế,
Như-Lai ba đời đều hộ-niệm.
Chúng-sinh phi-pháp không nghe biết,
Trong vô-lượng kiếp không nghe, thấy.
Duy có thập phương Phật quá-khứ.
Đã thụ tịnh-giới thường hộ-trì.
Hai chướng phiền-não dứt trừ hẳn,
Chứng được quả Bồ-đề vô-thượng;
Hết thảy Thế-Tôn đời vị-lai,
Giữ-gìn tam-tụ tịnh-giới báu.
Dứt trừ ba chướng109 cùng tập-khí,
Sẽ chứng chính-đẳng đại-bồ-đề;
Mười phương các Thiện-thệ hiện-tại,
Đều tu nhân tam-tụ tịnh-giới.
Dứt hẳn sinh-tử khổ luân-hồi,
Được chứng tam thân110 Bồ-đề-quả.
Siêu-việt bể sinh-tử sâu lớn,
Tịnh-giới Bồ-tát là thuyền bè.
Dứt hẳn ràng-buộc tham, sân, si,
Tịnh-giới Bồ-tát là gươm sắc;
Đường hiểm sinh-tử các sợ-hãi,
Tịnh-giới Bồ-tát là nhà cửa.
Trừ khỏi các nhân khổ nghèo hèn,
Tịnh-giới thường làm ngọc Như-ý;
Bị ma quỉ ốp, các tật-bệnh,
Tịnh-giới Bồ-tát là lương-dược.
Làm vua Nhân, Thiên được tự-tại,
Tam-tụ tịnh-giới là duyên tốt;
Cùng các thân vua trong bốn thú,
Tịnh-giới là duyên được thắng-quả.
Thế nên tu được nhân tự-tại,
Sẽ được làm vua hưởng tôn-quý.
Trước nên lễ kính mười phương Phật,
Ngày đêm tu thêm thanh-tịnh-giới.
Chư Phật hộ-niệm đương thụ-trì,
Giới như kim-cương không phá-hoại;
Chư Thiên thiện thần trong ba cõi,
Hộ-vệ thân vua và quyến-thuộc.
Hết thảy oán-địch đều quy-phục,
Muôn họ vui mừng cảm vương hóa.
Thế nên thụ-trì giới Bồ-tát,
Cảm quả vô-vi thế, xuất-thế.111
Tam-Bảo thường-trụ hóa thế-gian,
Ân-đức rộng lớn bất tư-nghị;
Trong kiếp-hải này cùng quá-khứ,
Công-đức lợi sinh không dừng nghỉ.
Nghìn ánh Phật-nhật112 thường soi đời,
Lợi ích quần-sinh độ có duyên;
Vô duyên không thấy từ-quang Phật,
Cũng như người mù không trông thấy.
Pháp-bảo nhất vị không biến-đổi,
Phật trước, Phật sau nói đều đồng;
Như mưa, một vị thấm khắp cả,
Cỏ cây tươi-tốt, lớn, nhỏ khác.
Chúng-sinh tùy căn đều được giải,
Cỏ cây nhuần thấm cũng sai khác.
Bồ-tát, Thanh-văn hóa chúng-sinh,
Như nước sông lớn chảy không kiệt.
Chúng-sinh không tín, hóa không tới,
Như ở chỗ tối trời khó soi.
Ánh trăng Như-Lai rất thanh-lương,
Hay trừ mọi tối cũng như thế.
Cũng như chậu úp trăng không soi,
Chúng-sinh mê-hoặc cũng như thế.
Pháp-bảo như cam-lộ, thuốc hay,
Trị được hết thảy bệnh phiền-não.
Người tin uống thuốc, chứng Bồ-đề,
Không tin tùy duyên sa ác-đạo.
Bồ-tát, Thanh-văn thường ở đời,
Vô số phương-tiện độ chúng-sinh.
Chúng-sinh nếu có lòng tin, thích,
Nhập ngôi an-lạc của Tam-thừa.
Như-Lai không xuất-hiện thế-gian,
Hết thảy chúng-sinh vào tà-đạo.
Chê hoài cam-lộ, uống thuốc độc,
Chìm mãi bể khổ không kỳ ra.
Phật-nhật xuất-hiện ba nghìn cõi,
Tỏa ánh-sáng lớn chiếu đêm dài.
Chúng-sinh như ngủ không hay biết,
Nhờ sáng được vào vô-vi-thất.
Như-Lai chưa nói Nhất-thừa-pháp,
Quốc độ mười phương đều không-hư.
Phát tâm tu-hành thành chính-giác,
Hết thảy cõi Phật đều nghiêm-tịnh.
Pháp-bảo Nhất-thừa: mẹ chư Phật,
Như-Lai ba đời từ đấy sinh.
Bát-nhã phương-tiện tu không dứt,
Thành đạo giải-thoát lên Diệu-giác.
Nếu Phật, Bồ-tát không xuất-hiện,
Chúng-sinh ở đời không đạo-sư.
Hiểm-nạn sinh-tử do đâu qua,
Làm sao đến được nơi Bảo-sở?
Dùng đại-nguyện-lực làm bạn lành,
Thường nói diệu-pháp cho tu-hành.
Xu-hướng Thập-địa chứng Bồ-đề,
Khéo vào nơi Niết-bàn an-lạc.
Đại-bi Bồ-tát hóa thế-gian,
Phương-tiện dẫn-dắt các chúng-sinh.
Trong ẩn hạnh chân-thực Nhất-thừa,
Ngài hiện ra Duyên-giác, Thanh-văn.
Độn-căn, trí-nhỏ nghe Nhất-thừa,
Sợ-hãi phát tâm qua nhiều kiếp.
Không biết thân có Như-Lai-tạng,113
Chỉ vui tịch-diệt, chán trần-lao.
Chúng-sinh vốn có giống Bồ-đề,
Đều ở trong Tạng-thức: Lại-gia.
Nếu gặp bạn lành phát đại-tâm,
Ba thứ rèn, mài114 tu diệu-hạnh;
Dứt hẳn phiền-não, sở-tri-chướng,
Chứng được thân thường-trụ Như-Lai.
Diệu-quả Bồ-đề chẳng khó thành,
Chân thiện-trí-thức thực khó gặp.
Hết thảy Bồ-tát tu thắng-đạo,
Bốn thứ pháp-yếu cần nên biết:
Thân-cận bạn lành là thứ nhất,
Lắng nghe chính-pháp là thứ hai;
Như ý nghĩ lường là thứ ba,
Như pháp tu chứng là thứ tư.
Hết thảy Đại-thánh-chúa mười phương,
Tu bốn pháp ấy chứng Bồ-đề.
Các ông Trưởng-giả, đại-hội-chúng,
Và, thanh-tín-sĩ đời vị-lai.
Bốn pháp nơi Bồ-tát như thế,
Cốt nên tu-tập thành Phật-đạo.115
Các thiện-nam-tử nên nghe kỹ,
Như-Lai nói ra bốn ơn trên.
Thì ơn Phật-bảo là tối thượng,
Vì độ chúng-sinh phát đại-tâm.
Ba vô số kiếp trong đại-kiếp.
Tu đủ trăm nghìn các khổ-hạnh.
Công-đức viên-mãn khắp pháp-giới,
Thập-địa rốt-ráo chứng ba thân.
Pháp-thân thể khắp mọi chúng-sinh,
Muôn đức cô-đọng tính thường-trụ.
Không sinh, không diệt, không đi, lại,
Không một, không khác, phi đoạn, thường;
Đầy khắp pháp-giới như hư-không,
Hết thảy Như-Lai cùng tu chứng.
Hữu-vi, vô-vi các công-đức,
Nương-tựa Pháp-thân thường thanh-tịnh.
Bản-tính Pháp-thân như hư-không,
Xa lìa sáu trần không nhiễm-trước.
Pháp-thân vô hình lìa mọi tướng,
Năng-tướng, sở-tướng hết đều không.
Như thế, diệu-pháp-thân chư Phật,
Tướng ngôn-từ, hí-luận tịch-diệt.
Xa lìa hết thảy các phân-biệt,
Tâm-hành-xứ diệt116 thể đều như.
Vì muốn chứng được thân Như-Lai.
Bồ-tát khéo tu về muôn hạnh.
Thể “trí” vô-vi chân-pháp-tính,
Sắc, tâm hết thảy chư Phật đồng.
Ví như chim bay đến núi vàng,
Làm cho thân chim đồng sắc ấy.
Hết thảy Bồ-tát như chim bay,
Thể pháp-thân Phật tựa núi vàng.
Tự-thụ-dụng thân các tướng tốt,
Mỗi một đầy khắp cõi mười phương.
Bốn-trí viên-minh hưởng pháp-lạc,
Phật trước, Phật sau thể đồng nhau.
Tuy khắp pháp-giới không chướng-ngại,
Diệu-cảnh như thế không nghĩ, bàn.
Thân ấy thường-trụ báo-Phật-độ,
Tự hưởng pháp-lạc không gián-đoạn.
Tha thụ-dụng-thân các tướng tốt,
Tùy cơ ứng-hiện không thêm, bớt.
Vì hóa các Bồ-tát Địa-thượng,
Một Phật hiện ra mười loại thân.
Tùy chỗ ứng-hiện đều bất đồng,
Dần-dà tăng gấp đến vô-cực.
Hợp căn vì nói các pháp-yếu,
Khiến hưởng pháp-lạc vào Nhất-thừa.
Vị được thần-thông dần tăng-trưởng,
Pháp-môn sở ngộ cũng như thế.
Bồ-tát Hạ-địa khởi trí-tuệ,
Không thấu suốt được về Thượng-địa.
Năng-hóa, sở-hóa tùy Địa tăng,
Đều tùy bản-duyên làm sở-thuộc.
Hoặc một Bồ-tát, nhiều hóa Phật,
Hoặc nhiều Bồ-tát, một hóa-Phật.
Như thế, mười Phật thành chính-giác,
Đều ngồi dưới Bồ-đề thất-bảo.
Phật trước nhập-diệt, Phật sau thành,
Hóa-Phật chẳng đồng trải kiếp hiện.
Mười Phật ngồi trên đài hoa sen,
Quanh khắp đều có trăm nghìn cánh.
Mỗi một cánh sen một cõi Phật,
Tức là cõi Tam-thiên đại-thiên.
Trong mỗi một cõi có trăm ức,
Mặt trời, trăng, sao bốn đại-châu.
Sáu cõi trời Dục và bốn Thiền,
Không-xứ, Thức-xứ đến Phi-tưởng.
Riêng châu Nam-thiệm trong bốn châu,
Mỗi một đều có tòa Kim-cương.
Cùng với Bồ-đề đại-thụ-vương,
Các thân Phật hóa trong khi ấy;
Nhất thời chứng được Bồ-đề-đạo,
Quay xe diệu-pháp trong Đại-thiên.
Bồ-tát, Duyên-giác và Thanh-văn,
Tùy chỗ hợp căn thành Thánh-quả.
Như thế, nói ra ba thân Phật,
Trên hết, không gì sánh, là “BẢO”.117
Ứng, Hóa hai thân nói ra pháp,
Giáo, lý, hành, quả là PHÁP-BẢO.
Chư Phật lấy PHÁP làm đại-sư,
Tu tâm chứng được Bồ-đề-đạo.
Pháp-bảo ba đời không biến-đổi,
Hết thảy chư Phật đều quy, học.
Tôi nay đỉnh-lễ Nhất-thiết-trí,
Nên nói Pháp-bảo là thầy Phật.
Hoặc vào lửa dữ không cháy được,
Ứng thời liền được chân giải-thoát.
Pháp-bảo hủy phá ngục sinh-tử,
Cũng như Kim-cương phá muôn vật.
Pháp-bảo soi vào tâm chúng-sinh,
Ví như mặt trời trên không-giới.
Pháp-bảo hay làm thuyền bền chắc,
Vượt qua bể ái lên bờ giác.
Pháp-bảo hay cho chúng-sinh vui,
Ví như thiên-cổ hợp thiên-tâm;
Pháp-bảo hay giúp chúng-sinh nghèo,
Như ngọc Ma-ni mưa mọi báu.
Pháp-bảo hay làm thềm Tam-bảo, 
Nhân tu nghe pháp sinh thượng-giới;
Pháp-bảo: Kim-luân đại-thánh-vương,
Dùng sức đại-pháp phá bốn ma.
Pháp-bảo hay làm xe báu lớn,
Chuyên chở chúng-sinh ra nhà lửa;
Pháp-bảo hay làm đại-đạo-sư,
Dẫn-dắt chúng-sinh đến Bảo-sở.
Pháp-bảo hay thổi loa đại-pháp,
Giác-ngộ chúng-sinh thành Phật-đạo;
Pháp-bảo hay làm đèn đại-pháp,
Soi chỗ tối-tăm trong sinh-tử.
Pháp-bảo hay làm tên Kim-cương,
Chấn giữ quốc-giới dẹp mọi oán.
Những pháp của Phật ba đời nói,
Làm lợi chúng-sinh khỏi khổ-phọc.
Dẫn vào thành Niết-bàn an-lạc,
Thế là ơn PHÁP-BẢO khó trả.118
Trưởng-giả Trí-quang ông nghe kỹ,
Thế, xuất-thế Tăng có ba hạng:
Bồ-tát, Thanh-văn thánh, phàm-chúng,
Là thửa ruộng phúc, ích chúng-sinh.
Văn-thù-sư-lỵ: đại-thánh-tôn,
Chư Phật ba đời cho là mẹ.
Như-Lai mười phương mới phát tâm,
Đều do giáo-hóa của Văn-Thù.
Hết thảy thế-gian, các hữu-tình,
Nghe tên, thấy thân và hào-quang.
Cùng thấy thân hóa hiện tùy loại,
Đều thành Phật-đạo khó nghĩ, bàn,
Di-lặc Bồ-Tát: Pháp-vương-tử,
Từ mới phát tâm không ăn thịt.
Bởi nhân-duyên ấy gọi “Từ-Thị”,
Vì muốn thành-thục các chúng-sinh.
Ở cõi thứ tư: Đâu-suất-thiên,
Trong Như-ý-điện bốn chín trùng.
Ngày đêm thường nói “bất-thoái-hạnh”,
Vô số phương-tiện độ Nhân, Thiên.
Nước tám công-đức119 ao Diệu-hoa,
Chúng-sinh có duyên đồng sinh đến.
Đệ-tử Tôi nay giao Di-Lặc,
Trong hội Long-Hoa được giải-thoát.
Các Thiện-nam-tử đời mạt-pháp,120
Một nắm cơm ăn cho chúng-sinh.
Bởi thiện-căn ấy thấy Di-Lặc,
Cứu-cánh sẽ được Bồ-đề-đạo.
Ông Xá-lỵ-phất…Đại-thanh-văn,
Trí-tuệ thần-thông hóa mọi loài.
Nếu thành-tựu được giới giải-thoát,
Thực là người tu-hành chính-kiến;
Vì người thuyết-pháp truyền Đại-thừa,
Ruộng phúc như thế là thứ nhất.
Hoặc có một hạng phàm-phu Tăng,
Giới-phẩm không trọn, sinh chính-kiến;
Tán-vịnh Nhất-thừa pháp mầu-nhiệm,
Tùy phạm, tùy hối, chướng đều trừ.
Vì muốn chúng-sinh thành Phật nhân,
Phàm-phu ấy cũng là Tăng-bảo.
Như Uất-kim-hoa121 tuy héo úa,
Còn hơn hết thảy các hoa quý.
Tỷ-khưu chính-kiến cũng như thế,
Bốn hạng Luân-vương so chẳng kịp.
Như thế, bốn hạng Thánh, phàm Tăng,
Lợi-lạc hữu-tình không tạm nghỉ.
Là ruộng phúc tốt của thế-gian,
Thế là Tăng-bảo ân-đức lớn.122
Như Tôi đã nói bốn ân-nghĩa,
Là ân tạo ra ruộng phúc đời.
Hết thảy muôn vật từ đấy sinh,
Nếu rời bốn ân không thể được.
Ví như các sắc-trần thế-gian,
Sinh được do nơi bốn ĐẠI123 tạo.
Hữu-tình thế-gian cũng như thế,
Bởi bốn ân kia được an-lập.124

Khi ấy, Trí-Quang trưởng-giả cùng con ông v.v…nghe Phật nói về bốn ân lớn ấy, cho rằng được nghe sự chưa từng có bao giờ, hoan-hỷ chắp tay bạch Phật rằng: “Quý hóa thay! Quý hóa thay! Đại-từ Thế-Tôn! Ngài đã vì những chúng-sinh tà-kiến không tin nhân-quả, không hiếu cha mẹ trong đời trọc-ác, nói chân diệu-pháp đem lại lợi-lạc cho thế-gian, nay kính xin đức Thế-Tôn nói thêm cho về nghĩa báo-ân. Chúng tôi đã ngộ được ý rất sâu của bốn ân nhưng, nay chúng tôi chưa biết tu nghiệp thiện gì để báo được ân ấy.

Đức Phật bảo ông Trưởng-giả: “Các thiện-nam-tử! Trước kia tôi đã vì năm trăm ông Trưởng-giả nói rộng về nghĩa ấy rồi, nay Tôi sẽ vì các ông nói qua chút ít phần mà thôi! Các thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào muốn được vô-thượng chính-đẳng chính-giác nên tinh siêng tu-hành mười pháp Ba-la-mật. Song, nếu còn “sở đắc” vẫn chưa được gọi là “báo-ân”. Nếu người nào chỉ trong giây lát làm được một thiện-tâm “vô-sở-đắc” mới được gọi là “báo-ân”. Sở-dĩ thế là sao? Hết thảy Như-Lai tới “vô-sở-đắc” mới thành Phật-đạo, hóa-độ chúng-sinh. Nếu có thiện-nam-tử tịnh-tín nào được nghe kinh này, tín-giải, thụ-trì, giải-thuyết, viết chép, đem “vô-sở-đắc, tam luân thể không”125 riêng vì một người nói pháp bốn câu khiến họ trừ được tâm tà-kiến, xu-hướng đạo Bồ-đề, thế tức là báo tứ-ân. Sao vậy? Vì, người ấy sẽ được Vô-thượng Bồ-đề, triển-chuyển giáo-hóa cho vô-lượng chúng-sinh, khiến họ nhập Phật-đạo làm cho hạt giống Tam-bảo mãi không đoạn-tuyệt”.

Khi ông Trưởng-giả Trí-Quang nghe bài kệ ấy rồi được Nhẫn-nhục tam-muội, yếm-ly thế-gian, được bất thoái-chuyển. Cùng lúcđó, tám nghìn người, con và quyến-thuộc cũng được Tam-muội ấy và đều được tâm vô-đẳng-đẳng, vô-thượng chính-đẳng chính-giác; bốn vạn tám nghìn người khác cũng chứng được Tam-muội, xa lìa trần-cấu,126 được pháp-nhãn-tịnh.127

TOÁT-YẾU
II.- PHẨM BÁO-ÂN

Khi đức Thế-Tôn từ chính-định dậy Ngài gọi Bồ-tát Di-Lặc bảo: “Quý hóa! Các ông cùng hết thảy đại-chúng vì muốn thân-cận Tôi, muốn nghe pháp xuất-thế, muốn suy-nghĩ như-như-lý, muốn tu-tập như-như-trí nên tới đây cung-kính,cúng-dàng. Nay Tôi sẽ nói về diệu-pháp (Tâm-địa)), dắt-dẫn chúng-sinh chứng-nhập Phật-trí. Chúng-sinh chỉ xu-hướng về Bồ-đề của Nhị-thừa mà không thích diệu-quả thường-lạc của Đại-thừa. Song, Như-Lai chuyển-pháp-luân tùy bệnh cho thuốc, làm sao phải hợp hoàn-cảnh, hợp thời, hợp trình-độ, hợp pháp, khiến họ thoát khỏi được sự mê-chấp ấy!”

Lúc đó, có 500 ông Trưởng-giả ở thành Vương-xá thấy những ảnh-hiện khó làm ở nơi hào-quang của Phật và nghe đức Phậttán-thán về pháp-môn “Tâm-địa” của Đại-thừa, các ông ấy liền bạch Phật: “Hành-nguyện tu-hành của Bồ-tát không phải là sự “tri-ân, báo-ân” và phải tu lâu lắm mới tới nơi Bồ-đề được, không bằng tu về Thanh-văn, Duyên-giác chóng ngộ đạo và được là báo-ân!”

Đức Phật bảo các ông Trưởng-giả: “Ơn của thế-gian, xuất-thế-gian có bốn bậc: 1/ Ơn cha mẹ. 2/ Ơn chúng-sinh. 3/ Ơn Quốc-vương. 4/ Ơn Tam-bảo. 

Ơn cha mẹ: Cha thuộc từ-ân, mẹ thuộc bi-ân. Bi-ân của mẹ dù nói một kiếp cũng không hết được. Vì sự vất-vả khó-nhọc, hy-sinh và thương nhớ con của mẹ từ khi có thai, khi sinh nở, trưởng-thành cho đến trọn đời, quá lớn-lao không kể xiết được. Ngay như sữa mẹ giúp con sinh-trưởng đến 180 hộc. Do nhân-duyên ấy nơi mẹ có mười thắng-đức. Thế nên, người con biết thừa-thuận cha mẹ, được chư Thiên hộ-niệm, được là dòng-giống của Thiên, Nhân tôn-quý và là Bồ-tát hóa-hiện độ-sinh. Kể sự báo ân cha mẹ vô cùng, nhưng nếu chỉ một niệm để tâm hiếu-thuận, đem chút ít vật nuôi nấng cha mẹ, công-đức ấy còn gấp trăm nghìn vạn phần công-đức cúng-dàng đầy-đủ tứ sự và những thứ cao quý cho hàng trăm vị Đại-bà-la-môn, Đại-thần-tiên, bạn lành trong trăm nghìn kiếp.

Ơn chúng-sinh: Hết thảy chúng-sinh từ đời vô-thủy tới nay, đều là cha mẹ họ-hàng lẫn nhau. Hết thảy đàn ông là cha lành, hết thảy đàn bà là mẹ hiền. Đã là cha mẹ, là đã có ơn lớn. Đã có ơn lớn đương nhiên phải trả ơn ấy bằng cách phải làm lợi-ích lẫn nhau, không nên gây vọng-nghiệp, oán-hại, chấp-trước.

Ơn Quốc-vương: Quốc-vương là người đứng đầu việc cai-trị trong một nước. Người đứng đầu việc cai-trị này thành-thực vì chúng-sinh, đem chính-pháp hóa-trị nhân-dân, nhân-dân vui-vẻ, trong nước giàu thịnh, không bị ngoại xâm, nội loạn, ác-quỷ, tật-bệnh, đói thiếu, gió mưa quá thời, trái thời, nhật, nguyệt-thực và tinh-tú biến quái. Trái lại, thì nhân-dân đau khổ, trong nước bất an. Mỗi mỗi tâm-niệm, hành-động của người đứng đầu trong nước đều có quan-hệ mật-thiết đến đời sống, tinh-thần,vận-mệnh của nhân-dân, của quốc-giới và mỗi mỗi tâm-niệm, hành-động của nhân-dân cũng vậy. Việc tu thiện được bảy phần phúc-lợi, người tu được năm phần, Quốc-vương được hai phần; Quốc-vương tu nhân lành nhân-dân cũng đồng hưởng. Do nhân-duyên ấy, Quốc-vương còn được gọi là “Thánh-vương, Thiên-chúa, Nhân-vương, Phúc-đức-vương, Chính-pháp-vương” và, cũng do đó Chính-pháp-vương có mười thắng-đức và được Thiên, Thiện-thần, nhân-dân ủng-hộ. Ân-đức của Chính-pháp-vương rộng lớn đối với nhân-dân như-thế, nhân-dân phải biết cung-kính tôn-trọng đền đáp lại.

Ơn Tam-bảo: Tam-bảo là ba ngôi báu : Phật, Pháp, Tăng.

Phật-bảo: đầy-đủ ba thân:

1/- Tự-tính-thân (còn gọi là pháp-thân) có Đại-đoạn-đức.

2/- Thụ-dụng-thân (còn gọi là báo-thân) có Đại-trí-đức. Thụ-dụng-thân có 2 tướng: Tự-thụ-dụng-thân và tha-thụ-dụng-thân. Tự-thụ-dụng-thân do tu muôn hạnh, thành-tựu 4 trí cùng hết thảy các pháp công-đức, được căn-tướng trang-nghiêm. Tha-thụ-dụng-thân là thân của Như-Lai có đầy-đủ các tướng tốt ở nơi chân tịnh-độ, nói pháp Nhất-thừa cho các hàng Bồ-tát được lợi-lạc trong chính-pháp vi-diệu. Ở nơi Thập-địa, Như-Lai hóa-hiện ra mười tha-thụ-dụng-thân. Và, còn hóa-hiện độ cho Duyên-giác, Thanh-văn cùng các chúng-sinh khác.

3/- Biến-hóa-thân có Đại-ân-đức, ứng hiện thân-hình hóa-độ các bậc Thánh, phàm.

Phật-bảo có nhiều ân-đức rộng lớn như thế nên có đầy-đủ 10 hiệu và 6 công-đức vi-diệu.

Tới đây đức Phật dạy tiếp: “Sở-dĩ chư Phật hóa-hiện nhiều thân mà có chúng-sinh không được gặp là vì do chúng-sinh tạo nhiều nghiệp ác, tội-căn sâu nặng, cũng như người mù không trông thấy mặt trời vậy!”

Pháp-bảo: Pháp-bảo vô-lượng nghĩa nhưng, chia làm 4 loại: giáo-pháp, lý-pháp, hành-pháp và quả-pháp.

Pháp-bảo là phương-pháp dẫn-dắt chúng-sinh ra khỏi bể sinh-tử đến bờ Niết-bàn. Pháp-bảo là thầy chư Phật. Pháp-bảo như kim-cương, như mặt trời, như ngọc Ma-ni, như tiếng trống cõi trời, như thềm báu, như thuyền lớn, như Chuyển-luân-vương, như y-phục đẹp, như giáp-trụ bền, như gươm trí-tuệ, như xe báu, như đèn sáng, như binh-khí, như đạo-sư.

Chư Phật trong ba đời nói ra diệu-pháp bất-tư-nghị ấy làm cho chúng-sinh giác-ngộ, nên Pháp-bảo có ân-đức bất-tư-nghị.

Tăng-bảo: Trong sự tu-hành, hóa-độ, thế-gian xuất-thế-gian có ba hạng Tăng:

1/- Bồ-tát-tăng: Các vị tu lục-độ, vạn hạnh như Bồ-tát Di-Lặc, Văn-Thù v.v…

2/- Thanh-văn-tăng: Các vị tu tứ-đế chứng Thánh-đạo như ông Xá-lỵ-phất v.v…

3/- Phàm-phu-tăng: Các vị chân-thiện phàm-phu được biệt-giải-thoát-giới và những vị đầy-đủ chính-kiến đem lại lợi-lạc cho chúng-sinh.

Ba hạng Tăng trên được gọi là “Chân-phúc-điền-tăng”.

Còn một hạng nữa là Phúc-điền-tăng. Phúc-điền-tăng là những vị có tâm tín-kính Tam-bảo, thâm-tín nhân-quả, thuờng phát thiện-nguyện, đầy-đủ chính-kiến, mặc dù những vị ấy có hủy giới cấm.

Tất cả các hạng Thánh, phàm Tăng-bảo trên luôn luôn đem lại sự lợi-ích cho chúng-sinh, nên có ân-đức lớn đối với chúng-sinh. Phật, pháp, Tăng được gọi là Bảo vì có mười nghĩa: bền chắc, không nhơ, cho vui, khó gặp, phá nghèo, uy-đức, mãn-nguyện, trang-nghiêm, tốt diệu và bất biến.

Nay muốn trả bốn ơn lớn-lao ấy cần phải tu-hành đầy-đủ ba bậc: danh-tự, thân-cận, chân-thực trong mười pháp Ba-la-mật-đa: 1/ Bố-thí. 2/ Trì-giới. 3/ Nhẫn-nhục. 4/ Tinh-tiến. 5/ Thiền-định. 6/ Bát-nhã. 7/ Phương-tiện. 8/ Nguyện. 9/ Lực. 10/ Trí.

Khi nghe đức Phật nói về sự tri-ân, báo-ân rồi, các ông Trưởng-giả cùng vô số chúng-sinh phát-tâm Bồ-đề và trong đó có nhiều người chứng được đạo-quả.

Đức Phật kết-khuyến: “Sau đây nếu ai thụ-trì, đọc tập, giải-thuyết, viết chép và truyền-bá phẩm báo-ân này, hiện-tại được chư Thiên vệ-hộ, mạnh-khỏe, sống lâu, phúc-tuệ thêm lên, đương-lai được sinh trong hội Long-Hoa của đức Di-Lặc và sẽ được thành Phật”.

Sau đó đức Phật lại giảng lại ý-nghĩa tri-ân, báo-ân như trên bằng lời kệ, thể theo lời thỉnh-cầu của ông Trưởng-giả Trí-Quang ở nước Tăng-trưởng phúc. Sở-dĩ có sự giảng lại như thế vì ông Trí-Quang muốn giác-ngộ cho người con ác nghịch của ông.

Kết-quả cuộc thuyết-pháp về sự báo-ân lần thứ hai này ông Trưởng-giả Trí-Quang cùng quyến-thuộc đều được Nhẫn-nhục tam-muội, phát tâm vô-thượng bất thoái-chuyển và những người khác cũng chứng được Tam-muội, xa lìa trần-cấu, được pháp-nhãn-tịnh.
 
 
 
 

1 Báo-ân: Những người có ơn đức với mình, mình tận-tâm, chí-lực đền đáp lại.

2 Di-Lặc: Tiếng Phạm gọi là “Mai-đê-lê” (Maitrya) Tàu dịch nghĩa là “Từ-Thị”. “Di-Lặc” là tên họ, chính tên là “A-dật-đa” (Adjita), Tàu dịch nghĩa là “Vô-năng-thắng”. Ngài sinh trong họ Bà-la-môn, thuộc Nam-Ấn-độ. Ngài là vị Bổ-xứ Bồ-tát, nối Phật Thích-Ca làm Giáo-chủ cõi Sa-bà sau này.

3 Như-như-lý, như-như trí: “Như-như”: lý-thể của pháp-tính bình-đẳng không hai, nên gọi là “như” và các pháp này, nọ đều “như”, nên gọi là “như-như”, là chính-trí hợp với lý-thể. Đại-thừa Nghĩa-chương nói: “Như-như là chính-trí hợp với lý-thể: thể của các pháp đồng, nên gọi là “như”. Trong “nhất-như”, thể của nó đầy-đủ trong pháp-giới Hằng-sa Phật-pháp, tùy pháp phân-biệt “như”, thời nghĩa “như” chẳng phải một, mà này, nọ đều “như”, nên gọi là “như-như”. “Như” không hư-vọng, nên trong kinh cũng gọi là “Chân-như”. “Như-như-lý” là lý thể như-như. “Như-như-trí” là trí-tuệ hợp lý-thể như-như.

4 Tương-ứng: Có nghĩa là khế-hợp với nhau.

5 Bất-cộng : Công-đức của Phật không cộng đồng với các hàng Nhị-thừa, Bồ-tát nên gọi là “bất-cộng”. Theo trong kinh thời đức bất-cộng của Phật có 18 pháp: 1/ Thân không lầm. 2/ Miệng không lầm. 3/ Niệm không lầm. 4/ Không có tưởng khác. 5/ Không có cái gì là không định tâm. 6/ Không có cái gì là không biết xả. 7/ Lòng mong muốn độ-sinh không diệt (chữ “diệt” có chỗ lại in là chữ “giảm”). 8/ Tinh-tiến không diệt. 9/ Niệm không diệt. 10/ Tuệ không diệt. 11/ Giải-thoát không diệt. 12/ Giải-thoát tri-kiến không diệt. 13/ Hết thảy nghiệp thân làm theo trí-tuệ. 14/ Hết thảy nghiệp khẩu làm theo trí-tuệ. 15/ Hết thảy nghiệp ý làm theo trí-tuệ. 16/ Trí-tuệ biết được đời quá-khứ không bị chướng-ngại. 17/ Trí-tuệ biết được đời vị-lai không bị chướng-ngại. 18/ Trí-tuệ biết được đời hiện-tại không bị chướng-ngại.

6 Đoạn trên từ câu “Bấy giờ, đức Thế-Tôn…” đến chỗ “chính-giác” là đức Phật khen các Bồ-tát tới nghe pháp và Ngài nói Ngài sẽ thuyết về diệu-pháp Tâm-địa. Ngài than chúng-sinh không biết hướng về Đại-thừa. Song, nếu ai biết, nghe qua diệu-pháp này sau sẽ thành Phật.

7 Tư-lương: “Tư” là tư-trợ (giúp-đỡ), “lương” là lương-thực. Như người đi xa phải nhờ lương-thực giúp đỡ thân mình. Người tu-hành muốn chứng quả Tam-thừa, cần phải lấy công-đức thiện-căn làm lương-thực, để giúp-đỡ thân mình.

8 Đoạn trên , từ chỗ “Khi ấy…” đến chỗ “báo-ân” là nói về các ông Trưởng-giả nghe Phật nói về pháp-môn Tâm-địa của Đại-thừa khó quá không muốn, chỉ muốn tu về Nhị-thừa chóng và mới là báo-ân.

9 Đoạn trên từ chỗ “Đức Phật…” đến chỗ “gánh chịu”, đức Phật khen các ông Trưởng-giả và Ngài nói: thế-gian, xuất-thế-gian có 4 ơn.

10 Chiên-đàn (Candana): Tên một thứ gỗ thơm ở núi Ma-la-da, Nam Ấn-độ. Núi này hình đầu. trâu nên gọi là Ngưu-đầu. Có chỗ gọi là Ngưu-đầu chiên-đàn, Tàu dịch là “dữ-lạc” (cho vui), vì nó chữa được bệnh.

11 Đoạn trên, từ chỗ “Thiện-nam-tử ! Ơn cha mẹ…” cho đến chỗ “báo ơn phụ mẫu như thế!” đức Phật giải-thuyết rõ về ơn cha mẹ; nhất là ơn mẹ đối với con phải báo đáp lại.

12 Đoạn trên, từ chỗ “Thiện-nam-tử ! Ơn chúng-sinh…” cho đến đây, đức Phật nói rõ về chúng-sinh trong 3 đời đều là thân-thích với nhaucần phải làm lợi-ích cho nhau.

13 Tám-nạn: Thấy Phật, nghe pháp có 8 chỗ chướng-nạn: 1/ Địa-ngục. 2/ Ngã-quỉ. 3/ Súc-sinh. 4/ Bắc Câu-lô-châu được hưởng quả-báo vui sướng thù-thắng, cho là không có khổ. 5/ Ở các cõi trời trường-thọ, an-ổn, cho là không có khổ. 6/ Điếc, mù, câm, ngọng. 7/ Trí đời biện-thông. 8/ Sinh trong khoảng giữa đức Phật trước, đức Phật sau.

14 Ngũ-cốc: 5 giống thóc: lúa nếp, kê, đậu, lúa mì, lúa sạ.

15 Đoạn trên từ chỗ “Ơn quốc-vương….” “đến chỗ như thế!” đức Phật nói rõ phúc-đức và ảnh-hưởng sự cai trị của vị Nguyên-thủ chân-chính trong một nước rất lớn lao, cùng ảnh-hưởng về hành-động của người dân đối với quốc-gia cũng rất hệ-trọng.

16 Đoạn trên, nêu chung chỗ tu nhân và công-đức Tam-bảo đối với chúng-sinh.

17 Ba-thân: Chư Phật có 3 thân: 1/ Tự-tính-thân: thể-tính chân-như pháp-giới thanh-tịnh, bình-đẳng trong hết thảy pháp. Còn gọi là “Pháp-thân” là chân-thân của Phật đầy-đủ vô-lượng pháp-công-đức. 2/ Thụ-dụng-thân hay là “báo-thân”: Do tu nhiều công-đức được quả-báo sắc-thân thanh-tịnh, trang-nghiêm và được hưởng pháp-lạc rộng lớn nhiệm-mầu. 3/ Biến-hóa-thân: Do Phật-trí biến hóa nhiều thân, tùy theo căn-cơ chúng-sinh mà hóa-độ.

18 Đại-đoạn-đức: Đoạn-trừ hoàn-toàn hết thảy phiền-não; đầy-đủ vô-thượng Niết-bàn.

19Nhị không : Hai thứ “không”, chia làm 5 loại:

A.- 1/ Nhân không (còn gọi là ngã-không, sinh-không): người và ta là không. 2/ Pháp-không: các pháp là không.

B.- 1/ Tính-không: pháp không có thực-tính. 2/ Tướng-không: pháp không có thực-tính chỉ có giả-tướng, tướng ấy chẳng phải thực.

C.- 1/ Đản-không: Tiểu-thừa chỉ cần thấy không. 2/ Bất đản không: Đại-thừa không những thấy không, mà cả cái thấy không cũng không.

D.- 1/ Nội không: Nội-thân là không. 2/ Ngoại-không: Khí-vật bên ngoài là không.

E.- 1/ Như-thực-không: thể chân-như, trong không có các vọng-nhiễm. 2/ Như-thực bất không: thể chân-như trong đủ hết thảy công-đức vô-lậu.

20 Toàn câu “Phật thân thứ nhất…” này nói: về tự-tính-thân, thể khắp pháp-giới, bình-đẳng thanh-tịnh, đoạn diệt hết thảy, nhân-không, pháp-không hiển-lộ, nên chư Phật chứng tự-tính-thân, là thể-nhập bình-đẳng.

21 Đại-trí-đức: Phá hoàn-toàn hết thảy sự mê-lầm không biết ; đầy-đủ vô-thượng-giác.

22 Toàn câu “Phật thân thứ hai…” này nói: Báo-thân do trí-tuệ thành, thành với lẽ chân-thực, thường hằng, không dò-rỉ, không biến-đổi. Không biến-đổi, là thường-hằng, chân-thực, tức là không còn sự suy-lường về ngã-tính, mà đồng một ý trong chung cùng và bình-đẳng tất cả; nghĩa là Phật, Phật đều đồng.

23 Đại-ân-đức: Đầy-đủ hoàn-toàn tâm đại-bi, cứu giúp hết thảy chúng-sinh.

24 Toàn câu “Phật thân thứ ba…” này nói: chư Phật đồng một tâm đại-bi, đồng một sự độ-sinh, nên tùy cơ nhập-định, hiện thần-thông và thị-hiện thân-hình.

25 Hí-luận : Bàn đùa. Là ngôn-luận phi-lý, vô-nghĩa, là giả-danh không thực.

26 Toàn câu “tự-tính-thân…” này đại-ý nói : pháp-thể của nó không còn sinh-diệt, tạo-tác, không còn danh-ngôn giả đặt, không còn cục-hạn, mà nó là như-như và cùng khắp.

27 Tự-thụ-dụng thân: Thân do tu phúc-đức, trí-tuệ thành, tự được hưởng-thụ sự vui của pháp-vị trong cõi thực-báo trang-nghiêm.

28 Tha-thụ-dụng-thân: Đem tính-đức do quả-báo mình được, hiện ra 10 thân, làm cho các Bồ-tát Thập-địa được hưởng-thụ sự vui của pháp-vị.

29 Thập-địa-mãn-tâm: Thập-địa là: 1/ Hoan-hỷ-địa 2/ Ly-khổ-địa. 3/ Phát-quang-địa. 4/ Diệm-tuệ-địa. 5/ Nan-thắng-địa. 6/ Hiện-tiền-địa. 7/ Viễn-hành-địa. 8/ Bất-động-địa. 9/ Thiện-tuệ-địa. 10/ Pháp-vân-địa. Mười bậc này đều gọi là “địa”, vì thâu tóm các công-đức hữu-vi và vô-vi, dùng làm tự-tính, cùng làm chỗ nương tựa chắc-chắn hơn cả cho sự tu-hành, khiến hay sinh-trưởng, cho nên gọi là “địa”. Thập-địa mãn-tâm tức là ngôi Đẳng-giác.

30 Sắc-cứu-cánh-thiên: Tiếng Phạm gọi là A-ca-ni-tra thiên (Akanistha). Tên một cõi trời cao nhất trong 18 cõi của Sắc-giới.

31 Câu này ví-dụ cho địa-vị tối-cao của Bồ-tát.

32 Hậu-báo: Đây là nói quả-báo tối-hậu của Bồ-tát.

33 Sở-tri-chướng, phiền-não-chướng: Đây là hai chướng: 1/ Phiền-não-chướng: Nghiệp buộc chúng-sinh trong sinh-tử, do đó, làm chướng-ngại lý Niết-bàn tịch-tĩnh. 2/ Sở-tri-chướng: tham, sân, si… làm mê-ám, không hiểu biết được sự-tướng và thực-tính của các pháp, tức là làm chướng-ngại diệu-trí bồ-đề.

34 Đoạn trên, từ chỗ “chân-báo-thân…” đến chỗ “pháp-giới” là nói: do diệt-trừ hết phiền-não, thành diệu-quả, là được chân-báo-thân (tự-thụ-dụng-thân). Được chân báo-thân thời kể từ đó là đầu, nên gọi là “hữu thủy” nhưng, “vô chung”, nghĩa là sự sống lâu không cùng-tận. Và, từ khi được chân-báo-thân, chính-báo trang-nghiêm cùng khắp.

35 Pháp-lạc : Lấy pháp-vị làm vui tâm-thần gọi là “pháp-lạc”. Làm thiện, tích-đức, để tự vui cũng là “pháp-lạc”.

36 Dị-thục (Vipaka): Xưa dịch là “quả-báo”, nay dịch là “dị-thục”. Dị-thục là tên chung của quả-báo do y vào thiện, ác quá-khứ mà được. Và, nó có tính-chất quả khác nhân mà thành-thục, như thiện-nghiệp cảm lạc-quả, ác-nghiệp cảm ác-quả v.v…Theo Duy-thức thuật-ký thời “Dị-thục hoặc khác thời mà chín (dị thời nhi thục), biến khác mà chín (biến dị nhi thục), khác loại mà chín (dị loại nhi thục). Di-thục-thức là tên riêng của thức thứ 8. 

37 Chân-đế, tục-đế: “Chân-đế”: thực-nghĩa của chân-lý, là thực-nghĩa mà các bậc Thánh nhận thấy. Còn gọi là “không-đế” hay “thắng-nghĩa-đế”. “Tục-đế”: thực-nghĩa của việc thế-tục. Còn gọi là “giả-đế” hay “thế-đế”.

38 Đoạn trên từ chỗ “Một là”… đến chỗ “công-đức” là nói: do chuyển thức thứ 8 mà thành Đại-viên-kính trí. Nơi đây bao gồmbi, trí, chân, tục-đế, duy-trì căn-thân vô-lậu và làm chỗ y-chỉ cho hết thảy công-đức.

39 Ngã-kiến-thức: “Ngã-kiến” là “chấp-ngã”: thân tâm này do 5 uẩn giả-hợp, lại coi là “thường hằng”, đối với cái “phi-ngã-chấp”, chấp càn là “ngã” (ta), nên gọi là “ngã-kiến”. Ngã-kiến-thức tức là thức Mạt-na thứ 7. Thức này phân-biệt, chấp thức thứ 8 làm “ngã”. Thức này luôn luôn tương-ứng với si, kiến, mạn, ái nên gọi là “ngã-kiến-thức”. Chuyển thức này, nghĩa là trừ bỏ được chấp-ngã, thành “Bình-đẳng tính-trí”.

40 Phân-biệt-thức: Tức là Ý-thức thứ 6. Đối với 6 trần, các cảnh, thức này hay khởi ra sự phân biệt, gọi là “Phân-biệt-thức”.Chuyển thức này, nghĩa là bỏ được sự phân biệt, thành “Diệu-quán-sát-trí”.

41 Tự-tướng, cộng-tướng: Các pháp có hai tướng: Tướng riêng là “tự-tướng”, tướng chung là “cộng-tướng”. Tướng cục-hạn nơi tự-thể là “tự-tướng”; tướng thông cả với người gọi là “cộng-tướng”.

42 Đoạn trên, từ chỗ “Hai là…” đến chỗ “Như-Lai” là nói về chuyển thức thứ 7, thức 6 cùng 5 thức trước thành trí-tuệ; do 4 trí này thành 84.000 trí. Và, kết-thành cho rằng tự-thụ-dụng-thân có hết thảy các công-đức.

43 Nhất-thừa: Giáo-pháp duy-nhất để thành Phật. “Thừa” là cỗ xe, lấy ví-dụ cho giáo-pháp của Phật. Giáo-pháp hay chở người, đi đến bờ Niết-bàn, nên gọi là “Thừa”.

44 Ba mươi hai tướng: 1/ Lòng bàn chân bằng. 2/ Lòng bàn chân có nghìn vòng xoáy. 3/ Ngón tay thon dài. 4/ Tay chân mềm-mại. 5/ Tay, chân có màng lưới giao-tiếp. 6/ Gót chân đầy-đặn. 7/ Mu chân cao đẹp. 8/ Vế tròn lăm như con hươu. 9/ Tay dài quá gối. 10/ Dương-vật ẩn-tàng như dương-vật con ngựa. 11/Mình cao lớn, từ chân đến đầu cao bao nhiêu, 2 tay duỗi ra cũng bằng ấy. 12/ Lỗ chân lông sinh sắc xanh. 13/ Lông trên mình chia xoáy hướng đều. 14/ Thân sắc vàng. 15/ Luôn luôn có hào-quang phóng xa một trượng. 16/ Da-dẻ mịn bóng. 17/Bảy nơi: 2 lòng bàn chân, 2 lòng bàn tay, 2 vai và đỉnh đầu đều đầy, bằng. 18/ Hai nách đầy-đặn. 19/ Thân uy-nghiêm như sư-tử. 20/ Thân hình đoan-chính. 21/ Vai tròn , đầy. 22/ Có 40 cái răng. 23/ Răng trắng, bằng và khít. 24/ Bốn răng nanh trắng sạch. 25/ Má đầy như má sư-tử. 26/ Nước tân-dịch trong cổ họng có thượng-vị. 27/ Lưỡi dài, rộng. 28/ Tiếng phạm-âm (thanh-tịnh) vang xa và sâu nhiệm. 29/ Con ngươi mắt xanh-biếc. 30/ Lông mi mắt cong dài, đẹp như lông mi mắt trâu. 31/ Khoảng giữa hai lông mày có tia hào-quang trắng. 32/ Đầu có nhục-kế (thịt nổi lên như búi tóc).

45 Tám mươi thứ tốt: 80 thứ (giống) tốt này y theo 32 tướng mà phân-biệt tỷ-mỷ ra: 1/ Vô-kiến-đỉnh (tướng nhục-kế cao không trông thấy được). 2/ Mũi cao không thấy lỗ. 3/ Lông mày như mặt trăng đầu tháng mới mọc. 4/ Vành tai rủ xuống. 5/ Mình dắn chắc như lực-sĩ. 6/ Chỗ đầu xương giao nhau như vòng câu. 7/ Khi quay lại, nhất thời thân quay lại như voi quay lại. 8/ Khi đi, chân cách đất 4 tấc, mà đất vẫn có vằn in xuống. 9/ Móng tay, chân mỏng, bóng và đỏ như đồng đỏ. 10/ Xương đầu gối dắn, tròn và đẹp. 11/ Thân thanh-khiết. 12/ Thân mềm-mại. 13/ Thân không nghiêng-vẹo. 14/ Ngón tay tròn, thon, nhỏ. 15/ Vằn ngón tay lặn khuất. 16/ Mạch sâu không nổi. 17/ Mắt cá chân không nổi. 18/ Thân bóng đẹp. 19/ Thân tự giữ được không xiên-xẹo. 20/ Thân đầy-đủ. 21/ Dung-nghi bị-túc. 22/ Dung-nghi đầy-đủ. 23/ Trụ-xứ yên không động. 24/ Uy-đức chấn-động hết thảy. 25/ Hết thảy chúng-sinh thấy đều vui. 26/ Mặt không dài, lớn. 27/ Dung-mạo nghiêm-chỉnh, sắc không biến-đổi. 28/ Mặt tròn đầy. 29/ Môi sắc đỏ như quả Tần-bà. 30/ Tiếng nói vang xa, sâu-nhiệm. 31/ Rốn sâu, tròn, đẹp. 32/ Lông xoáy về bên hữu. 33/ Tay, chân đầy-đặn. 34/ Tay, chân như ý. 35/ Vằn tay thẳng, rõ. 36/ Vằn tay dài. 37/ Vằn tay không đứt. 38/ Hết thảy chúng-sinh có ác-tâm trông thấy đều vui-mừng. 39/ Mặt rộng đẹp lạ. 40/ Mặt đầy-đặn, trong-trẻo như mặt trăng. 41/ Theo ý hòa-duyệt của chúng-sinh mà nói. 42/ Từ nơi lỗ chân lông tỏa ra hơi hương. 43/ Từ miệng tỏa ra mùi hương vô-thượng. 44/ Nghi-dung như sư-tử. 45/ Đi, ở như voi đầu đàn. 46/ Tướng đi như con ngan đầu đàn. 47/ Đầu như quả Ma-đà-na. 48/ Đầy-đủ hết thảy tiếng. 49/ Bốn răng nanh trắng nhọn. 50/ Lưỡi màu đỏ. 51/ Lưỡi mỏng. 52/ Lông màu đỏ. 53/ Lông mềm sạch. 54/ Mắt dài rộng. 55/ Đủ tướng tử-môn. 56/ Tay, chân trắng hồng như màu hoa sen. 57/ Rốn không lồi ra. 58/ Bụng không phình. 59/ Bụng nhỏ. 60/ Thân không rung-động, nghiêng-ngả. 61/ Thân trì-trọng. 62/ Thân to lớn. 63/ Thân cao. 64/ Tay chân mềm, sạch, trơn bóng. 65/ Hào-quang bốn bên phóng ra xa một trượng. 66/ Ánh sáng soi cho thân đi. 67/ Coi chúng-sinh bình-đẳng. 68/ Không khinh chúng-sinh. 69/ Theo giọng tiếng chúng-sinh, không thêm, không bớt. 70/ Thuyết-pháp không chấp trước. 71/ Thuyết-pháp theo tiếng nói của chúng-sinh. 72/ Cất giọng nói hợp tiếng chúng-sinh. 73/ Theo nhân-duyên thuyết-pháp lần-lượt. 74/ Hết thảy chúng-sinh xem dung-tướng mãi không hết. 75/ Xem không thấy chán và đủ. 76/ Tóc dài đẹp. 77/ Tóc không rối. 78/ Tóc cuộn đẹp. 79/ Màu tóc như ngọc xanh. 80/ Tay, chân coi dáng có đức.

46 Hàng-Tư-lương: Tức Tư-lương-vị là: Thập- trụ. Thập-hành và nửa phần trong Thập Hồi-hướng.

47 Tứ-thiện-căn: 4 thiện-căn (tức Gia hành-vị), là 4 môn thiền-định và là mãn-vị của Thập hồi-hướng: 1/ Noãn: hơi nóng, ví cho lửa trí-tuệ sắp phát-khởi. 2/ Đỉnh: ví như đỉnh núi có thể lên xuống. 3/ Nhẫn: nhẫn-tiến. 4/ Thế-đệ-nhất: pháp tối-thắng hơn đời.

48 Saú Ba-la-mật: 1/ Đàn-na (bố-thí) Ba-la-mật-đa (Dànapàramità). 2/ Thi-la (trì-giới) Ba-la-mật-đa (Silapàramità). 3/ Sàn-đề (nhẫn-nhục) Ba-la-mật-đa (Ksantipàramità). 4/ Tì-lê-gia (tinh-tiến) Ba-la-mật-đa (Viryapàramità). 5/ Thiền-na (thiền-định) Ba-la-mật-đa (Dhyànapàramità). 6/ Bát-nhã (tuệ) Ba-la-mật-đa (Prajnàpà-ramità).

49 Mười hai nhân duyên: 1/ Vô-minh. 2/ Hành. 3/ Thức. 4/ Danh-sắc. 5/ Lục-nhập. 6/ Xúc. 7/ Thụ. 8/ Ái. 9/ Thủ. 10/ Hữu. 11/ Sinh. 12/ Lão tử.

50 Tứ-đế: Khổ, tập, diệt, đạo.

51 Đây là mười hiệu của Phật :

1/ Như-Lai: (Đa đà a già đà: Tathàgata): Noi theo đạo như thực, thành ngôi chính-giác,

2/ Ứng-cúng (A-la-ha: Arhat): Ứng-thụ sự cúng-dàng của Nhân, Thiên.

3/ Chính-biến-tri (Tam miệu tam Phật-đà: Samya Ksambuddha): Chính thực biết khắp hết thảy mọi pháp.

4/ Minh-hành-túc (Bệ đa thứ la na tam bát na: Vidyàcaranampanna): Thực-hành đầy-đủ ba phép minh: a.- Túc-mệnh-minh: Biết tướng sinh-tử đời trước của thân mình và thân người. b.- Thiên-nhãn-minh: Biết tướng sinh-tử đời vị-lai của thân mình và thân người. c.- Lậu-tận-minh: Trí-tuệ biết khổ-tướng hiện-tại, dứt hết thảy phiền-não.

5/ Thiện-thệ (Tu-già-đà: Sugata): Nghĩa là “đi tốt”. Ý nói: dùng Nhất-thiết-trí làm xe, đi trên đường bát chính, rảo tới Niết-bàn.

6/ Thế-gian-giải (Lộ-già-bị: Lokavid): Hiểu rõ những sự thuộc hữu-tình và phi-tình ở thế-gian.

7/ Vô-thượng-sĩ (A-nốc-đa-la: Anuttara): Trong các pháp, Niết-bàn là hơn cả và, trong hết thảy chúng-sinh, Phật là vô-thượng.

8/ Điều-ngự trượng-phu: (Phú lâu sa nẵng miệu bà la đề: Puru-sa-dnmya-sàrathi): Phật tùy thời dùng lời hòa-dịu, tùy thời dùng lời khổ thiết…trông nom, điều-trị chúng-sinh, làm cho họ không trái đạo, mà đi vào thiện-đạo.

9/ Thiên-nhân-sư: (Xá đa đề bà ma nâu sa nẫm: Sastà-deavama-nusyànàm): Phật là bậc Đạo-sư cõi Nhân, cõi Thiên, thường hay dạy bảo những sự nên làm.

10/ Phật, Thế-tôn (Phật-đà, Lô-ca-na-tha: Buddha-Locanatha): Phật nghĩa là người giác-ngộ, Thế-Tôn có nghĩa là được thế-gian tôn-trọng. Thế-Tôn còn có chỗ gọi là Bạc-già-phạm (Bhagavàn).

52 Đoạn trên , từ chỗ “Thiện-nam-tử!” (trang 38) đến chỗ “chứng Bồ-đề” là nói về Tha-thụ-dụng-thân của Phật-bảo. Phật-bảo biến-hóa nhiều thân độ cho các Bồ-tát Thập-địa, Nhị-thừa, Nhân, Thiên chóng được cứu-cánh Niết-bàn. Vì vậy, Phật-bảo có 10 hiệu, 6 công-đức vi-diệu. Và, sở-dĩ chúng-sinh không được thấy Phật-bảo, vì chúng-sinh tạo nhiều ác-nghiệp.

53 Thanh, danh, cú, văn: Là tiếng nói của Phật nói ra những giáo-pháp cao-siêu (vô-lậu) nhưng, phải dùng đến tên gọi, đặt thành từng câu và văn-tự để làm cửa hiển-lộ.

54 Bốn loại ma: 1/ Phiền-não ma (tham, sân, si ). 2/ Ngũ-ấm-ma (sắc, thụ, tưởng, hành, thức ). 3/ Tử-ma (sự chết). Tha-hóa-tự-tại-thiên-ma.

55 Bảo-sở: Nơi có những ngọc báu. Đây ám-chỉ cho Nhất-thừa, Bồ-đề, Niết-bàn.

56 Đoạn trên, từ chỗ “Các thiện-nam-tử!....” (trang 41) cho đến chỗ “không thể nghĩ, bàn được” là nói về Pháp-bảo. Pháp-bảo có: giáo, lý, hành, quả. Pháp-bảo là thầy chư Phật, là tất cả những cái đem lại lợi-ích an-vui cho chúng-sinh và tới chỗ giải-thoát.

57 Biệt-giải-thoát-giới: Là một trong ba thứ luật-nghi. Trong Dục-giới, y vào sự tác-pháp thụ các giới-pháp, giới-pháp ấy phát-sinh giới-thể, làm cho thân, khẩu ác-nghiệp được giải-thoát riêng-biệt.

58 Xá-lỵ (Sarira): Có chỗ gọi là “Thất-lỵ-la” hay “Thiết-lỵ-la”. Có nghĩa là thân cốt của Phật. Xá-lỵ do vô-lượng công-đức lục-độ họp thành, là do sự huân-tu của Giới, Định, Tuệ mà thành. Xá-lỵ có 3 hình sắc: sắc trắng là xá-lỵ bằng xương; sắc đen là xá-lỵ bằng tóc; sắc đỏ là xá-lỵ bằng thịt. Và, có 2 loại xá-lỵ: 1/ Toàn thân xá-lỵ: Như xá-lỵ Phật Đa-bảo (trong kinh Pháp-hoa). 2/ Toái-thân-xá-lỵ: Thân đốt vụn ra như thân đức Phật Thích-Ca. Lại có hai thứ nữa: 1/ Sinh-thân-xá-lỵ: Thân do tu Giới, Định, Tuệ mà thành, Như-Lai sau khi nhập-diệt lưu lại thân cốt, làm cho Nhân, Thiên được phúc-đức cúng-dàng mãi-mãi. 2/ Pháp thân-xá-lỵ: Tức là hết thảy kinh sách Đại, Tiểu-thừa.

59 Đoạn trên, từ chỗ “Thiện-nam-tử! Thế-gian…” (trang 42) đến chỗ “không thể nghĩ-bàn được”, đức Phật nói rõ về giới-đức của 3 hạng Chân-phúc-điền-tăng và một hạng Phúc-điền-tăng. Ai cúng-dàng 4 hạng Tăng ấy đều được phúc-đức vô-lượng.

60 Bể bất-tư-nghị: “Bất-tư-nghị”: hoặc là lý sâu-sa, huyền-diệu, hoặc là sự hiếm có lạ-lùng, không thể dùng tâm suy-nghĩ và không thể dùng lời bàn-bạc được. Đây nói Tam-bảo có nhiều sự, lý bất tư-nghị ấy nên gọi là “bể bất-tư-nghị”.

61 Bình Thiên đức: Cái bình hiện ra tất cả những thứ theo như tâm mong muốn, như ngọc Như-ý vậy. Kinh Hoa-Nghiêm nói: “Tâm bồ-đề là bình Thiên-đức, cho đầy-đủ hết thảy sự mong muốn.”

62 Tám thứ gió: Còn gọi là 8 pháp. Có 8 pháp là chỗ yêu, ghét của thế-gian, nó hay thổi động tâm người, nên gọi là “tám thứ gió”: 1.- Lợi. 2.- Suy (kém, sút). 3.- Hủy (nói xấu). 4.- Dự (khen-ngợi). 5.- Xưng (tâng bốc). 6.- Cơ (quở-trách). 7.- Khổ. 8.- Lạc (vui). 

63 Đoạn trên, từ chỗ “Bấy giờ….” ( trang 43) đến chỗ “như thế”, đức Phật nói: Phật, Pháp, Tăng có 10 nghĩa cao-quý, nên được gọi là “Bảo”. Vậy nên cần báo ân.

64 Ba bậc: Tức là danh-tự, thân-cận và chân-thực.

65 Nhẫn-nhục tam-muội: “Tam-muội” là chính-định; “Nhẫn” là nhẫn-khả (an-trụ), tức là y vào pháp-nghĩa của Như-Lai nói ra, nhẫn-khả nơi tâm được an-lạc. “Nhẫn-nhục tam-muội” là do sức định an-trụ nơi đạo-lý, tâm không rung-động mà được yên-vui.

Theo các kinh nói thì : Đẳng-giác Bồ-tát được Kim-cương-nhẫn (an-trụ kiên-cố như kim-cương). Bát-địa Bồ-tát được Vô-sinh-nhẫn (an-trụ nơi không-lý không sinh, diệt bất động). Địa-tiền Bồ-tát được Nhu-thuận-nhẫn (tâm nhu, trí thuận, không trái vớithực-tướng). Sơ-địa Bồ-tát được Bất-khởi-nhẫn (an-trụ nơi không-lý không sinh, không khởi).

66 Bất thoái: Tiếng Phạm là A-tỳ-bát-chí (Aviniv-artan hay Avaivartika), có nghĩa là công-đức, thiện-căn càng tăng-tiến mà không lui mất, lui chuyển vậy. Bất-thoái có 3 bậc: Vị-bất-thoái, hành-bất-thoái, niệm-bất-thoái.

67 Hội Long-hoa: Đức Di-Lặc sau đây thành Phật ở dưới cây Long-hoa trong vườn Hoa-Lâm, Ngài mở 3 pháp-hội độ hết chúng-sinh thượng, trung, hạ căn. Cây này cành hoa như đầu rồng nên gọi là “Long-Hoa”.

68 Chính-định-tụ: Có nghĩa là tu tập chính-định, quyết định chứng-ngộ.

69 Đoạn trên, từ chỗ “Khi ấy, năm trăm ông Trưởng-gỉa…” đến chỗ “Như-Lai”. Đức Phật bảo các ông Trưởng-giả muốn báo tứ-ân cần tu 3 bậc của 10 Ba-la-mật. Đại chúng nghe pháp chứng-ngộ. Và , ngài khuyên: Ai thụ-trì, tuyên-bá phẩm báo-ân này thời đời này, đời sau được nhiều lợi-ích.

Đến đây hết quyển thứ hai. 

70 Do-tuần:(Yojma): Theo Thánh-giáo chép thời mỗi Do-tuần là 16 dậm, mỗi dậm 576 thước tây. Như thế mỗi Do-tuần chừng 9216 thước tây.

71 Tập-khí: Hơi-hướng cuả sự huân-tập (vọng-hoặc), trong Đại-thừa chia ra làm 3 phần: Hiện-hành, chủng-tử và tập-khí. Dẹp hiện-hành, dứt chủng-tử nhưng còn phần hơi-hướng của vọng-hoặc mà hiện ra tướng-trạng của vọng-hoặc, phần ấy là “tập-khí”.

72 140 đức bất cộng: Là: 32 tướng, 80 thứ tốt, 4 tịnh, 10 lực, 4 vô-úy, 3 niệm-xứ, 3 bất-hộ, cùng đại-bi, thường bất-vong-thất (thường không quên mất chính-niệm), đoạn phiền-não-tập và nhất-thiết-trí. Đây là những đức-trí theo nơi Phật được đầy-đủ hoàn toàn mà các bậc khác không có đủ nên gọi là “bất cộng”.

73 Bát tự-tại: Tám nghĩa tự-tại… Còn gọi là “Bát đại tự-tại-ngã”: Niết-bàn có bốn đức: thường, lạc, ngã, tịnh. Đức “ngã” lấy tự-nhiên tự-tại làm nghĩa; tự-tại có 8 nghĩa nên gọi là “bát đại tự-tại-ngã”: 1.- Thị-hiện một thân làm nhiều thân. 2.- Thị-hiện thân như một hạt bụi, đầy khắp cõi Đại-thiên. 3.- Thân lớn nhưng cử-động nhẹ một cái cũng đến được nơi xa. 4.- Hiện thành nhiều loại mà thường thường ở trong một cõi. 5.- Các căn đều có tác dụng hỗ-tương. 6.- Được hết thảy các pháp nhưng tưởng như không có pháp nào. 7.- Nói nghĩa một bài kệ trải vô-lượng kiếp. 8.- Thân biến khắp mọi nơi cũng như hư-không. 

Đoạn trên, từ chỗ “tối-thắng…” tới chữ “cung” là những câu kệ tán-thán về thực-đức tự-chứng của Phật.

74 Năng nan: Có nghĩa là hay làm những việc khó làm.

75 Đại-hải-triều: Nước bể lớn lên, xuống đúng thời.

76 Thiên-cổ: Trống cõi trời.

77 Kiếp-hải: Kiếp số nhiều ví như nước bể.

78 Đại-tịch-thất: Nhà rất yên-lặng. Là chỉ cho nơi nhập-định. “Đại-tịch” có nghĩa là xa-lìa hết thảy sự tán-động, được tịch-tĩnh rốt-ráo.

79 Tam không: 3 lý không, tức là 3 môn giải-thoát: Không, vô-tướng, vô-nguyện (Xem chú-giải của Phẩm-tựa, phần chú-giải số 53).

80 Đoạn trên, từ chỗ “Nhân, Thiên…” đến chỗ “phần nhỏ”, nói về quyền-đức hóa-tha của Phật. 

81 Năm ác-trọc: Tức là ngũ-trọc ác-thế “Thế-gian có 5 thứ vẩn-đục, tệ-ác”: 1.- Kiếp-trọc: Thời-gian có 4 thứ ác-trọc sau. 2.- Kiến-trọc: Những tư-tưởng chấp trước, tà-vạy (như 5 lợi-sử). 3.- Phiền-não-trọc: Nhiều tham, sân, si, v.v… 4.- Chúng-sinh-trọc: Chúng-sinh nhiều khổ, ít vui. 5.- Mệnh-trọc: Thọ-mệnh ngắn-ngủi (chết non).

82 Đoạn trên, từ chỗ “thế-gian” đến chỗ “Bồ-đề-đạo” là nêu chung về bốn ân cần trả.

83 Lục thân: Sáu bậc thân-tình: Cha, mẹ, vợ, con, anh, em.

84 Đoạn trên, từ chỗ “từ phụ” tới chỗ “tu-học” đức Phật nhắc lại ân-đức phụ-mẫu cần phải trả.

85 Sáu thời: Sáng, trưa, chiều, chập tối, nửa đêm, gần sáng.

86 Túc-trụ-trí: Tức là Túc-mệnh-thông.

87 Bốn loại sinh: Loại sinh trứng, loại sinh con, loại sinh nơi ẩm-thấp và loại hóa-sinh.

88 Đoạn trên, từ chỗ “Chúng-sinh” đến chỗ “vô-thượng-đạo”, đức Phật nhắc lại ơn chúng-sinh cần phải trả.

89 Đoạn trên, từ chỗ “Mười phương” đến chỗ “vinh-lộc” là nhắc ân-đức của Quốc-vương đối với quốc-dân.

90 Ba tịnh-giới: 1.- Nhiếp luật-nghi-giới: giữ giới-luật. 2.- Nhiếp thiện-pháp-giới: tu hết thảy pháp lành. 3.- Nhiếp chúng-sinh giới hay Nhiêu-ích hữu-tình-giới: làm lợi-ích chúng-sinh.

91 Đoạn trên, từ chỗ “Trưởng-giả” tới chỗ “thân vua”, nói về nhân-quả của Quốc-vương.

92 Đoạn trên, từ chỗ “Nếu người” đến chỗ “làm vua” là biện-biệt về giới-phẩm.

93 Phủ-dục: Vỗ-về, nuôi-nấng.

94 Tam-tụ-giới: Tức là “Ba tịnh-giới” đã chú-thích trong phẩm này số 90.

Đoạn trên, từ chỗ “Bởi vì” đến chỗ “tam-tụ-giới” là nêu rõ nhân, chỉ rõ quả.

95 Sám: Tức là “Sám-hối”. Sám tiếng Phạm gọi đủ là “sám-ma” (Ksamayati). Tàu dịch là “Hối-quá”, có nghĩa là tự mình bày-tỏ những lỗi-lầm trước, ăn-năn từ nay sửa-đổi và không dám phạm nữa. Sám-hối là hai chữ ghép chung của tiếng Phạm (Ấn-độ) và tiếng Hán mà thành.

96 Mười duyên: Tức là mười nghiệp thiện hay ác do thân, khẩu, ý tạo ra.

97 Hiện-hành, chủng-tử: A-lại-gia thức có công-năng sinh hết thảy pháp gọi là “chủng-tử (hạt giống). Từ đây sinh ra các pháp của sắc, tâm gọi là “hiện-hành”: những hành-động hiển-hiện.

98 Tạng-thức: Tức là thức A-lại-gia thứ 8. “Tạng” có 3 nghĩa: năng-tạng, sở-tạng và ngã-ái-chấp-tạng. Tạng-thức gìn-giữ và liên-lạc với hết thảy hạt giống.

99 Tứ-thiền: 4 cõi thiền-định là Sơ, Nhị, Tam, Tứ-thiền. Tứ-thiền bao gồm 18 cõi trời thuộc Sắc-giới.

100 Đại-viên-kính Phật: Tức Đại-viên-kính-trí của Phật.

101 Đây nói về sự, lý sám-hối. Sự sám có hai: 1.- Tác-pháp-sám: Y-pháp, hướng Phật-tiền sám-hối. 2.- Thủ-tướng-sám: Định-tâm vận-tưởng sám-hối, thấy Phật xoa đầu hoặc thấy hào-quang. Lý-sám thuộc về “vô-sinh-sám”: Chính tâm, quán lý vô-sinh (không sinh diệt).

102 Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

103 Sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

104 Hòa-thượng: Chính tiếng Phạm gọi là Ô-xã hay Hòa-xã, Hòa-xà (Khosha), Ngài La-Thập phiên nghĩa là “Lực-sinh”, có nghĩa là người đệ-tử y vào đấy mà đạo-lực được sinh-trưởng. Hòa-thượng là một chức-vị thứ nhất trong đàn truyền giới cho các đệ-tử.

105 A-xà-lê: (Àcàtya): Tàu dịch là “Quỹ phạm chính-hạnh” có nghĩa là bậc thầy uốn-nắn ngay thẳng những hành-vi của đệ-tử, là bậc sư-phạm làm khuôn-mẫu cho người. A-xà-lê là 1 chức-vị thứ hai trong giới đàn.

106 Giáo-thụ-sư: Thầy dạy bảo và trao-truyền giới-pháp cho các đệ-tử. Giáo-thụ-sư là chức-vị thứ 3 trong giới-đàn.

107 Lưỡng-túc-tôn: Các Thế-Tôn (Phật) đầy-đủ hai bề: phúc-đức và trí-tuệ.

108 Chứng-giới-sư: Các vị tôn-đức ngồi chứng-minh đàn truyền giới. Chứng-giới-sư có chỗ gọi là “Tôn-chứng-sư” là chức-vị thứ tư trong giới-đàn.

109 Ba chướng: Ba thứ làm chướng-ngại chính-đạo, tổn-hại thiện-tâm: 1.- Phiền-não-chướng: tham, sân, si, v.v… 2.- Nghiệp-chướng: tạo nghiệp ngũ-nghịch, thập-ác v.v… 3.- Báo-chướng: chịu khổ-báo trong ba đường dữ.

110 Tam (3) thân: Pháp-thân, báo-thân và hóa thân

111 Đoạn trên, từ chỗ “Nếu muốn như pháp” đến chỗ “xuất-thế”, do trước Phật đã nói về nhân-quả của Quốc-vương, nên đây Ngài khuyên nên sám tội, dạy pháp sám-hối được ích, bảo cho nghi-thức thụ-giới, nói rõ về giới-đức và Ngài khuyên nên thụ-trì giới.

112 Phật-nhật: Trí-tuệ của Phật soi thấu sự tăm-tối của thế-gian chúng-sinh cũng ví như mặt trời

113 Như-lai-tạng: Có nghĩa là kho-tàng của tự-tính, vì hết thảy các pháp không ra ngoài tự-tính Như-Lai. Chân-như ở trong phiền-não là “Như-lai-tạng”; chân-như ra ngoài là “Pháp-thân”. Y vào phẩm Như-lai-tạng Phật tính luận thời Tạng có 3 nghĩa: 1.- Sở-nhiếp-nghĩa: Chân-như trong chúng-sinh hàm-tàng: hòa-hợp, bất hòa-hợp, nhiễm-pháp, tịnh-pháp tất cả đều nhiếp-thuộc tính Như-Lai nên gọi là Như-Lai-tạng. 2.- Ẩn-phú-nghĩa: Chân-như khi ở trong phiền-não, bị phiền-não che-lấp, tính-đức Như-Lai không hiển-hiện được, nên gọi là “Như-Lai-tạng”. 3.- Năng-nhiếp-nghĩa: Chân-như trong phiền-não hàm-nhiếp hết thảy công-đức quả-địa của Như-Lai, nên gọi là “Như-lai-tạng”.

114 Ba thứ rèn, mài: (luyện-ma): 1/ Dẫn người đã chứng Đại-bồ-đề rèn mài tự-tâm, để đối-trị tâm thoái-khuất về đạo Bồ-đề rộng lớn. 2/ Xét kỹ ý muốn nơi mình, rèn mài tự-tâm, để đối-trị tâm thoái-khuất về muôn hạnh khó tu. 3/ Chỉ dẫn chỗ thô-thiện của người đem so-sánh với diệu-nhân của mình, rèn mài tự-tâm, để đối-trị tâm thoái-khuất về sự khó chứng được 2 diệu-quả chuyển-y (Bồ-đề, Niết-bàn).

115 Đoạn trên, từ chỗ “Tam-bảo thường-trụ” đến chỗ “Phật-đạo” là nói về tướng chung của Tam-bảo.

116 Tâm-hành-xứ diệt: Nói đủ là “tâm-hành-xứ diệt, ngôn-ngữ-đạo đoạn”. Là chân-lý cứu-cánh. Đường ngôn-ngữ dứt (ngôn-ngữ-đạo đoạn). Không thể ngôn-thuyết được; chỗ tâm-niệm diệt (tâm-hành-xứ-diệt), không thể nhớ nghĩ được. Đó là cảnh-giới bất-khả tư-nghị.

117 Đoạn trên, từ chỗ “Các thiện-nam-tử” đến chỗ “bảo” là nhắc lại 3 thân của Phật-bảo.

118 Đoạn trên, từ chỗ “Ứng-hóa hai thân” đến chỗ “khó trả” là tán-dương công-đức của Pháp-bảo.

119 Nước tám công-đức: 1/ Trừng-tịnh: lặng, sạch. 2/ Thanh-lãnh: trong mát. 3/ Cam-mỹ: ngon-ngọt. 4/ Khinh-nhuyến: dịu-dàng 5/ Nhuận-trạch: Thấm-nhuần. 6/ An-hòa. 7/ Khi uống khỏi đói-khát và khỏi vô-lượng tội-lỗi, tai-hoạn. 8/ Uống rồi quyết-định nuôi lớn các căn và thân tứ-đại thêm ích-lợi.

120 Mạt-pháp: Một trong 3 thời truyền pháp của Phật, sau khi Phật nhập-diệt: 1/ Phật nhập-diệt nhưng chính-pháp của Ngài không thay-đổi, có giáo-lý, có thực-hành, có người chứng chính-quả, là “chính-pháp-thời”. 2/ Chính-pháp dần sai, pháp-nghi, pháp-hành chân-chính không thực-hành, chỉ còn tương-tự, theo mà không chứng quả được là “Tượng-pháp-thời”. 3/ Chính-pháp bị suy-vi, chuyển-biến; có giáo-lý nhưng không thực-hành không chứng quả, là “Mạt-pháp-thời”.

121 Uất-kim-hoa: Tên một thứ cây chính tiếng Phạm gọi là Cung-củ-ma (Kunkumam). Cây này hoa vàng mà thơm, khả-dĩ dùng làm huân-hương.

122 Đoạn trên, từ chỗ “Trưởng-giả Trí-Quang” đến chỗ “ân-đức lớn” là nói về ân-đức Thánh, phàm Tăng

123 Bốn đại: Đất (chất dắn), nước (chất lỏng), gió (chất hơi), lửa (chất nóng).

124 Tám câu trên là tổng-kết về 4 ơn.

125 Tam-luân thể-không: Cũng như Tam-luân-không.

126 Trần-cấu: Tiếng gọi chung cho phiền-não.

127 Pháp-nhãn-tịnh: Nghĩa là thấy chân-lý bằng cách rõ-ràng.

Đoạn trên, từ chỗ “Khi ấy” đến chỗ “pháp-nhãn-tịnh”, đức Phật nói về cách báo-ân và sự chứng-ngộ của đại-chúng nghe pháp.

Đến đây hết quyển ba.

Tôi có nghe, thưa Tôn giả Mahà Kaccàna: “Sa môn Mahà Kaccàna không kính lễ, không đứng dậy, không lấy ghế mời ngồi đối với các bậc trưởng lãotrưởng thượng đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt mức cuối tuổi đời”. Thưa Tôn giả Mahà Kaccàna, có phải sự tình là như vậy không? Nếu sự tình có như vậy, thưa Tôn giả Mahà Kaccàna, là không được tốt đẹp.

KINH ĐẠI-THỪA BẢN-SINH TÂM-ĐỊA-QUÁN
Đường, Bát-Nhã dịch chữ Phạn ra chữ Hán.
Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt

I. PHẨM TỰA

Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật (Grdhrakùta), thành Vương-xá (Ràjagrha) cùng với ba vạn hai nghìn Đại-tỷ-khưu[2]. Các vị đều là bậc A-la-hán[3]: tâm thiện giải-thoát[4], tuệ thiện giải thoát[5], chỗ tạo-tác đã xong[6], bỏ mọi gánh nặng[7], việc lợi mình đã được, hết mọi sự ràng-buộc trong các cõi, được đại-tự-tại, an-trụ trong giới-phẩm thanh-tịnh, phương-tiện[8] khéo-léo, trí-tuệ trang-nghiêm, chứng được tám pháp giải-thoát, đến bờ Niết-bàn[9] như là: Cụ Thọ[10] A-Nhã-Kiều-Trần-Như (Tàu dịch: Hỏa-khí), A-Sử-Bỉ-Thất-Đa (Tàu dịch: Mã-thắng), Ma-Ha-Na-Ma (Tàu dịch:Đại-danh), Ba-Đế-Lỵ-Ca (Tàu dịch: Tiểu-hiền), Ma-Ha Ca-Diếp (Tàu dịch: Đại Ẩm-quang), Kiều-Phạm-Ba-Đề (Tàu dịch: Ngưu-Tư) La Ba-Đa (Tàu dịch:Tinh-tú), Ưu-Lâu-Tần-Loa Ca-Diếp (Tàu dịch:Mộc-qua-lâm), Na-Đề Ca-Diếp, Già-Gia Ca-Diếp (Tàu dịch: Tượng-thành), Xá-Lỵ-Phất (Tàu dịch: Thu-lộ-tử), Đại Mục-Kiền-Liên (Tàu dịch: Đại-tán-tụng), Ma-Ha Ca-Chiên-Diên (Tàu dịch: Đại-Hảo-kiên), Ma-Ha Ca-Tỳ-Na (Tàu dịch: Phòng-Tú), Chân-Đề-Na (Tàu dịch: Uy-như-vương), Phú-Lâu-Na-Di-Đa-La-Ni-Tử (Tàu dịch: Mãn-nguyện-tử), A-Ni-Lâu-Đà (Tàu dịch: Vô-diệt như-ý), Vi-Diệu-Tý, Tu-Bồ-Đề (Tàu dịch: Thiện-hiện), Bạc-Câu-La (Tàu dịch: Thiện-dung), Tôn-Đà-La-Nan-Đà (Tàu dịch: Diễm-hỷ) La-Hầu-La (Tàu dịch: Phú-chướng)…; các vị như thế đều là Cụ Thọ, A-la-hán cả.

Và, có những bậc Hữu-học[11] như ông A-Nan (Tàu dịch: Khánh-hỷ) v.v…đều cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc, cùng nhau lễ xuống chân Phật, lui ra, ngồi về một bên.

Lại có tám vạn bốn nghìn Đại-bồ-tát[12] cùng ở nơi Phật. Các vị đều là Đại-pháp-vương-tử[13], nhất sinh bổ-xứ[14], có uy-đức lớn như Đại-long-vương, trăm phúc viên-mãn, thân-quang chói-lọi như nghìn mặt trời làm quang-đãng mọi tối-tăm, trí-tuệ lắng-suốt, hơn cả bể lớn; hiểu thấu cảnh-giới bí-mật của chư Phật[15], đốt đuốc đại-pháp, dẫn-dắt chúng-sinh[16]; làm bậc Đại-thuyền-sư trong bể sinh-tử, thương-xót chúng-sinh như con đỏ, thường bố-thí cho chúng-sinh sự an-vui trong hết thảy thời-gian, tiếng khen đồn khắp mười phương thế-giới; thần-thông vi-diệu, tự-tại du-hí; đã thấu rõ được các môn Tổng-trì[17], đủ bốn pháp biện-tài vô-ngại tự-tại[18], đã viên-mãn được đại-nguyện tự-tại, thành-tựu tốt-đẹp sự-nghiệp tự-tại, đã chứng-nhập được Tam-muội[19] tự-tại, hoàn-toàn viên-mãn phúc-đức tự-tại; thường là người bạn không phải thỉnh của chúng-sinh, trải qua vô-lượng kiếp siêng tu sáu Độ[20], phụng-sự chư Phật khắp mãi, không an-trụ nơi Niết-bàn; dứt mọi phiền-não, giảng-thuyết diệu-pháp, trong vô-lượng thế-giới, giáo-hóa, đem lợi-ích cho mọi loài; ngăn mọi ngoại-đạo, nén dẹp tâm tà, xa-lìa nhân chấp đoạn, chấp thường, làm cho chúng-sinh sinh ra chính-kiến[21] mà không còn có tướng dao-động, lui tới; không phải trang-nghiêm mà là trang-nghiêm cả mười phương cõi Phật, không nói mà như nói ra diệu-lý tịch-diệt, ở nơi vô-sở-trụ (nơi không còn có chỗ chấp trước), độ cho chúng-sinh trong Nhân, Thiên, không ai là không lĩnh-thụ được những pháp mầu vui-vẻ, rộng lớn; mặc áo giáp tinh-tiến, cầm gươm trí-tuệ, đánh vang trống pháp, phá bọn ma-quân, thân thường thị-hiện[22] ngồi khắp trong hết thảy đạo-tràng[23] thổi loa đại-pháp, giác-ngộ mọi loài, hết thảy hữu-tình đều được nhờ lợi-ích, ai nghe thấy tên hiệu, trông thấy sắc-thân, không đến nỗi luống qua không ích gì, mà được đầy-đủ ba đạt-trí[24], ngộ được pháp của ba đời[25], biết rõ mọi căn linh-lợi, ngu-độn của chúng-sinh, tùy bệnh cho thuốc, mà không còn nghi-hoặc; chia rải mây đại-pháp, rưới mưa cam-lộ[26] chuyển trí-ấn pháp-luân[27] không thoái-chuyển, đóng ngục sinh-tử, mở cửa Niết-bàn, phát thệ-nguyện rộng, cho đến khi hết thuở vị-lai, nguyện độ thoát mọi loài. Các vị Bồ-tát ấy không bao lâu sẽ được đạo-quả Vô-thượng chính-đẳng, chính-giác[28]. Các vị ấy là: Vô-Cấu Bồ-tát, Di-Lặc (Tàu dịch: Từ-thị) Bồ-tát, Sư-Tử-Hống Bồ-tát, Diệu-Cát-Tường Bồ-tát, Duy-Ma-Cật (Tàu dịch: Tịnh-danh, Vô-cấu-xưng) Bồ-Tát, Quán-Tự-Tại Bồ-tát, Đắc-Đại-Thế Bồ-tát, Kim-Cương-Tạng-Vương Bồ tát, Địa-Tạng-Vương Bồ-tát, Hư-Không Tạng-Vương Bồ-tát, Đà-Ra-Ni Tự-Tại-Vương Bồ-tát, Tam-Muội Tự-Tại-Vương Bồ-tát, Diệu-Cao-Sơn-Vương Bồ-tát, Đại-Hải Thâm-Vương Bồ-tát, Diệu-Biện-Nghiêm-Vương Bồ-tát, Hoan-Hỷ Cao-Vương Bồ-tát, Đại-Thần Biến-Vương Bồ-tát, Pháp Tự-Tại-Vương Bồ-tát, Thanh-Tịnh Vũ-Vương Bồ-tát, Dược-Vương Bồ-tát, Dược-Thượng Bồ-tát, Liệu-Phiền-Não-Bệnh Bồ-tát, Bảo-Sơn Bồ-tát, Bảo-Tài Bồ-tát, Bảo-Thượng Bồ-tát, Bảo-Đức Bồ-tát, Bảo-Tạng Bồ-tát, Bảo-Tích Bồ-tát, Bảo-Thủ Bồ-tát, Bảo-Ấn-Thủ Bồ-tát, Bảo-Quang Bồ-tát, Bảo-Thí Bồ-tát, Bảo-Chàng Bồ-tát, Đại-Bảo-Chàng Bồ-tát, Bảo-Vũ Bồ-tát, Bảo-Đạt Bồ-tát, Bảo-Trượng Bồ-tát, Bảo-Kế Bồ-tát, Bảo-Cát-Tường Bồ-tát, Bảo-Tự-Tại Bồ-tát, Chiên-Đàn-Hương Bồ-tát, Đại-Bảo-Cự Bồ-tát, Đại Bảo-Nghiêm Bồ-tát, Nhật-Quang Bồ-tát, Nguyệt-Quang Bồ-tát, Tinh-Quang Bồ-tát, Hỏa-Quang Bồ-tát, Điện-Quang Bồ-tát, Năng-Niệm-Tuệ Bồ-tát, Phá-Ma Bồ-tát, Thắng-Ma Bồ-tát, Thường-Tinh-Tiến Bồ-tát, Bất-Hưu-Tức Bồ-tát, Bất-Đoạn-Đại-Nguyện Bồ-tát, Đại-Danh-Xưng Bồ-tát, Vô-Ngại-Biện-Tài Bồ-tát, Vô-Ngại Chuyển-Pháp-Luân Bồ-tát. Các vị Bồ-tát, như Vô-Cấu Bồ-tát Ma-ha-tát… trên đây như thế, cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.

vạn Thiên-tử trên Lục-Dục-Thiên[29] như: Thiện-Trụ Thiên-tử, Uy-Đức Thiên-tử, Phổ-Quang Thiên-tử, Thanh-Tịnh-Tuệ Thiên-Tử, Cát-Tường Thiên-Tử, Đại-Cát-Tường Thiên-Tử, Tự-Tại Thiên-tử, Đại-Tự-Tại Thiên-tử, Nhật-Quang Thiên-tử, Nguyệt-Quang Thiên-tử… Trong các vị Thiên-tử ấy, Thích-Đề-Hoàn-Nhân[30] làm Thượng-Thủ[31]. Và, các vị ấy đều ưa thích diệu-pháp Đại-thừa, nguyện theo và phụng-sự các đức Như-Lai trong ba đời, vào cảnh-giới bí-mật bất-tư-nghị, trang-nghiêm các hội đạo-tràng của chư Phật[32]. Tất cả các vị Thiên-Tử ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc, cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.

Lại có Hằng-hà-sa[33] Thiên-tử trong cõi Sắc, như: Đại-Quang-Phổ-Chiếu Thiên-tử, Vô-Cấu Trang-Nghiêm Thiên-tử, Thần-Thông Du-Hí Thiên-tử, Tam-Muội Tự-Tại Thiên-tử, Đà-Ra-Ni Tự-Tại Thiên-tử, Đại-Na-La-Diên Thiên-tử, Viên-Mãn Thượng-Nguyện Thiên-tử, Vô-Ngại Biện-Tài Thiên-tử, Cát-Tường Phúc-Tuệ Thiên-tử, Thường-Phát Đại-Nguyện Thiên-tử… Trong các vị Thiên-tử ấy, Quang-Minh Đại-Phạm Thiên-Vương làm Thượng-Thủ. Các vị ấy đều đầy-đủ Tam-muội thần-thông, nhạo-thuyết biện-tài, thường thường phụng-sự chư Phật Như-Lai trong ba đời khi ở dưới gốc cây Bồ-đề[34], ngồi tòa Kim-Cương, phá ma-quân rồi, chứng đạo Bồ-đề, đến khắp chúng-hội và, đều ở trong lúc đầu tiên, khuyến-thỉnh Như-Lai quay xe diệu-pháp, mở cửa cam-lộ, độ mọi người trong cõi Nhân, Thiên; ngộ được ý-thú bí-mật của chư Phật, trong đạo Đại-bồ-đề, không còn thoái-chuyển[35]. Tất cả các vị Thiên-tử ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc, cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.

Lại có bốn vạn tám nghìn vị Đại-Long-vương, như: Ma-Na-Tư Long-vương, Đức-Soa-Ca Long-vương, Nan-Đà Long-vương, Bạt-Nan-Đà Long-vương, A-Nốc-Đạt-Trì Long-vương, Đại-Kim-Diện Long-vương, Như-Ý-Bảo-Châu Long-vương, Vũ-Diệu-Trân-Bảo Long-vương, Thường-Chú Cam-Vũ Long-vương, Hữu Đại-Uy-Đức Long-vương, Cường-Lực Tự-Tại Long-vương… Trong các vị Long-vương ấy, Sa-Kiệt-La Long-vương làm Thượng-Thủ. Các vị ấy đều ưa-thích diệu-pháp Đại-thừa, phát thệ-nguyện rộng, cung-kính hộ-trì chính-pháp[36]. Tất cả các vị Đại-Long-Vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.

Lại có năm vạn tám nghìn Dược-xoa-thần[37], như: Đại-Sư-Tử-Vương Dược-xoa-thần, Chuyển-Luân-Quang-Chiếu Dược-xoa-thần, Diệu-Na-La-Diên Dược-xoa-thần, Thậm-Khả-Bố-Úy Dược-xoa-thần, Liên-Hoa-Quang-Sắc Dược-xoa-thần, Chư-Căn-Mỹ-Diệu Dược-xoa-thần, Ngoại-Hộ Chính-Pháp Dược-xoa-thần, Cúng-Dàng Tam-Bảo Dược-xoa-thần, Vũ-Chúng Trân-Bảo Dược-xoa-thần, Ma-Ni-Bát-La Dược-xoa-thần… Trong các Dược-xoa-thần ấy, Tăng-Thận Nhĩ-Tà Dược-xoa-thần làm Thượng-Thủ. Các vị ấy đều đầy-đủ trí-quang (ánh sáng trí-tuệ) khó nghĩ bàn, trí-cự (ngọn đuốc trí-tuệ) khó nghĩ bàn, trí-hành (hành-tướng trí-tuệ) khó nghĩ bàn, trí-tụ (giới-đức trí-tuệ) khó nghĩ bàn, mà thường vì chúng-sinh chế-phục những ác-quỷ, khiến họ được an-vui, làm cho phúc-đức, trí-tuệ được tăng-trưởng, diên-trường và giữ-gìn Đại-thừa-pháp không đoạn-tuyệt[38]. Tất cả các vị Dược-xoa-thần ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc, cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.

Lại có tám vạn chín nghìn Càn-thàt-bà-vương[39], như: Đỉnh-Thượng-Bảo-Quan Càn-thát-bà-vương, Phổ-Phóng Quang-Minh Càn-thát-bà vương, Kim-Cương Bảo-Chàng Càn-thát-bà-vương, Diệu-Âm Thanh-Tịnh Càn-thát-bà-vương, Biến-Chí Chúng-Hội Càn-thát-bà-vương, Phổ-Hiện Chư-Phương Càn-thát-bà-vương, Ái-Nhạo Đại-Thừa Càn-thát-bà-vương, Chuyển Bất-Thoái-Luân Càn-thát-bà-vương… Trong các vị Càn-thát-bà-vương ấy, Chư-Căn Thanh-Tịnh Càn-thát-bà-vương làm Thượng-Thủ. Các vị ấy đối với Đại-thừa đều sinh lòng ái-kính sâu-xa, làm lợi-lạc cho chúng-sinh, không bao giờ lười chán, mệt-mỏi[40]. Tất cả các vị Càn-thát-bà-vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.

Lại có nghìn ức A-tu-la-vương[41], như: La-Hầu-La A-tu-la-vương, Tỳ-Ma-Chất-Đa-La A-tu-la-vương, Xuất-Hiện Uy-Đức A-tu-la-vương, Đại-Kiên-Cố-Lực A-tu-la-vương, Mỹ-Diệu Âm-Thanh A-tu-la-vương, Quang-Minh Biến-Chiếu A-tu-la-vương, Đấu-Chiến Hằng-Thắng A-tu-la-vương, Thiện-Sảo Huyễn-Hóa A-tu-la-vương… Trong các vị A-tu-la-vương ấy, Quảng-Đại Diệu-Biện A-tu-la-vương làm Thượng-Thủ. Các vị ấy đều khéo tu-tập, bỏ mọi ngã-mạn, thụ-trì Đại-thừa, tôn-trọng Tam-bảo[42]. Tất cả các vị A-tu-la-vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.

Lại có năm ức Ca-lâu-la-vương[43] như: Bảo-kế Ca-lâu-la-vương, Kim-cương Tịnh-quang Ca-lâu-la-vương, Tốc Tật Như Phong Ca-lâu-la-vương, Hư-không Tịnh-tuệ Ca-lâu-la-vương, Diệu-Thân Quảng-đại Ca-lâu-la-vương, Tâm Bất Thoái-chuyển Ca-lâu-la-vương, Quảng-mục Thanh-tịnh Ca-lâu-la-vương, Đại Phúc Bảo Mãn Ca-lâu-la-vương, Hữu Đại-uy-đức Ca-lâu-la-vương, Trí-tuệ Quang-minh Ca-lâu-la-vương. Trong các vị Ca-lâu-la-vương ấy, Bảo-quang Ca-lâu-la-vương làm Thượng-thủ. Các vị ấy đều thành-tựu “bất khởi pháp-nhẫn”, khéo đem lại được những sự lợi-ích cho hết thảy chúng-sinh[44]. Tất cả các vị Ca-lâu-la-vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.

Lại có chín ức Khẩn-na-la-vương[45] như: Động-địa Khẩn-na-la-vương, Diệu Bảo Hoa-Chàng Khẩn-na-la-vương , Bảo-Thụ Quang-minh Khẩn-na-la-vương, Thiện-Pháp Quang-minh Khẩn-na-la-vương, Tối Thắng Trang-nghiêm Khẩn-na-la-vương, Hỏa Pháp Quang-minh Khẩn-na-la-vương, Thụ-trì Diệu-pháp Khẩn-na-la-vương, Diệu-Bảo Nghiêm Sức Khẩn-na-la-vương, Thành-tựu Diệu-quán Khẩn-na-la-vương…Trong các Khẩn-na-la-vương ấy, Duyệt-ý Nhạc-thanh Khẩn-na-la-vương làm Thượng-thủ. Các vị ấy đều đầy-đủ diệu-tuệ thanh-tịnh, thân-tâm khoái-lạc, du-hí tự-tại[46]. Tất cả các vị Khẩn-na-la-vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.

Lại có chín vạn tám nghìn Ma-hầu la-già-vương[47] như: Diệu-Kế Ma-hầu-la-già-vương. Cụ đại-uy-đức Ma-hầu la-già-vương, Trang-nghiêm bảo kế Ma-hầu-la-già-vương, Tịnh-nhãn vi-diệu Ma-hầu-la-già-vương, Quang-minh bảo chàng Ma-hầu-la-già-vương, Sư-tử hung ức Ma-hầu-la-già-vương, Như sơn bất động Ma-hầu-la-già-vương, Khả ái quang-minh Ma-hầu-la-già-vương… Trong các Ma-hầu-la-già-vương ấy, Du-hí thần-thông Ma-hầu-la-già-vương làm Thượng-thủ. Các vị ấy đã tu-tập được phương-tiện thiện-sảo, làm cho mọi chúng-sinh bỏ hẳn “ái-triền”[48]. Tất cả các vị Ma-hầu-la-già-vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.

Lại có các Chuyển-luân thánh-vương[49] trong vạn ức quốc-độ ở phương khác như: Kim-luân chuyển-luân thánh-vương, Ngân-luân chuyển-luân thánh-vương, Đồng-luân chuyển-luân thánh-vương, Thiết-luân chuyển-luân thánh-vương, cùng với quyến-thuộc nghìn con Thất-bảo, trang-nghiêm vô-lượng voi, ngựa, xe-cộ, vô số bảo-chàng, treo bảo-phan lớn, hoa-man, bảo-cái, tơ lụa, bạch-phất, mọi chuỗi ngọc báu trân-kỳ, vi-diệu, đồ-hương, mạt-hương, hòa-hợp muôn thứ hương lạ vi-diệu. Và, mỗi người đều cầm lò hương bằng mọi thứ báu vô-giá, đốt hương đại-bảo cúng-dàng Thế-Tôn, cùng đem những lời nói vi-diệu khen-ngợi trí-tuệ như bể rất sâu của Như-Lai, rồi bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Nay chúng tôi không cầu quả-báo Nhân, Thiên hữu-lậu trong ba cõichúng tôi chỉ cầu đạo Vô-thượng chính-đẳng chính-giác xuất-thế-gian mà thôi. Sở dĩ thế là sao? - Vì, trong ba cõi, tuy ở ngôi tôn, hưởng phúc vui trong Nhân, Thiên nhưng, khi phúc đời trước hết lại phải sinh vào ác-thú, chịu vô-lượng khổ; như thế ai là người có trí-tuệ lại ưa-thích sự vui sướng ở thế-gian này!”[50] Các vị Chuyển-luân nói lời ấy rồi, đều nhất tâm chắp tay và cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc của các vị ấy, đều cùng ngồi lại pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp. 

 Mười sáu vị Đại-Quốc-Vương như: Tịnh-Phạn Đại-Vương nước Ca-tỳ-la, Tần-bà-sa-la-vương nước Ma-già-đà, Ca-tư-đại-vương nước Ba-la-nại, Vu-xiển Đại-vương nước Hữu-vu-đà, Ca-tỳ na-vương nước Sa-la… Trong mười sáu Đại-vương và các Tiểu-vương ấy, vua Ba-tư-nặc, quốc-chủ nước Xá-vệ tên là Nguyệt-quang làm Thượng-Thủ. Các vị ấy đều đầy-đủ phúc-trí[51] thần-thông, có uy-đức lớn như Chuyển-luân-vương; hết thảy oán-địch tự-nhiên hàng-phục, nhân dân rất thịnh, đất nước giàu vui. Các vị ấy trồng mọi căn lành nơi vô-lượng Phật nên thường được chư Phật hộ-niệm. Trong kiếp Trang-nghiêm (quá-khứ) nghìn đức Phật ra đời, các Đại-vương, Tiểu-vương ấy thường làm thí-chủ; trong Hiền-kiếp (hiện-tại) nghìn đức Phật ra đời, các Đại-vương, Tiểu-vương ấy cũng làm thí-chủ; trong kiếp Tinh-tú sau này nghìn đức Phật ra đời các vị ấy cũng sẽ làm thí-chủ; cho đến đời vị-lai hết thảy chư Phật xuất hiện thế-gian các Đại-vương, Tiểu-vương ấy đem bản nguyện-lực, thường làm việc bố-thí lợi-ích chúng-sinh, tùy nghi vào suốt các cửa phương-tiện. Các vị ấy tuy làm Quốc-vương nhưng, không tham sự vui sướng thế-gian, các vị ấy chán bỏ sinh-tử, tu nhân giải-thoát, cần cầu Phật-đạo, ưa-thích Đại-thừa, hóa-lợi quần-sinh, không chấp-trước các tướng, nối dòng Tam-Bảo, khiến hạt giống ấy không đoạn-tuyệt. Các vị ấy vì duyên nghe pháp, cúng-dàng Như-Lai, sắm nhiều đồ ăn quý báu, kính-cẩn đem hương hoa đến nơi Phật, cùng với một vạn, hai vạn cho đến nghìn vạn các quyến-thuộc, cùng ngồi lại pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp[52].

Lại có các phu-nhân của mười sáu Đại-quốc-vương như: Vi-đề-hy phu-nhân, Diệu-thắng-man phu-nhân, Thậm-khả ái-nhạo phu-nhân, Tam-giới vô tỷ phu-nhân, Phúc báo quang-minh phu-nhân, Như-ý bảo-quang phu-nhân, Mạt-lỵ phu-nhân, Diệu-đức phu-nhân…Trong các phu-nhân ấy, Thù-thắng diệu-nhan phu-nhân làm Thượng-thủ. Các phu-nhân ấy đã nhập được vô lượngchính-định. Song vì muốn độ chúng-sinh, các phu-nhân ấy thị hiện nữ-thân, dùng ba môn giải-thoát[53] tu tập tâm mình mà có đại trí-tuệ, phúc-đức viên-mãn, vô duyên đại-từ, vô ngại đại-bi, thương xót chúng-sinh như con đỏ. Do bản-nguyện-lực, các phu-nhân ấy được gặp Thế-Tôn và vì muốn nghe pháp nên tới nơi Phật, chiêm-ngưỡng Tôn-nhan, mắt không tạm chợp. Các phu-nhân ấy đem vô-lượng thứ thượng-cúng trong cõi người , kính dâng lên Thế-Tôn cùng đem vô-số chuỗi ngọc báu nhiệm-mầu cúng-dàng lên Như-Lai, rồi các phu-nhân ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng ngồi lại pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp[54].

Lại có vô số người như: Tỷ-khưu, Tỷ-khưu-ni[55], Ưu-bà-tắc[56], Ưu-bà-di[57], các Bà-la-môn[58]. Sát-đế-lỵ[59], Phệ-xá[60], Thú-đạt-la[61], cùng các Trưởng-giả[62], Cư-sĩ[63], hết thảy nhân-dân trong các quốc-giới. Các đại-chúng ấy phát khởi lòng tinthanh-tịnh, ân-trọng, vì xưa đã trồng căn lành, nên sinh gặp Phật-pháp và vì cầu đạo xuất-thế, nên khởi ra tưởng khó gặp, mà tới nơi Phật. Tới nơi Phật, các vị ấy đều phát-tâm, chắp tay và cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng ngồi lại pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.[64]

Lại có vô số các đồ-chúng ngoại-đạo như: Khổ-hạnh ngoại-đạo, Đa-văn ngoại-đạo, Thế-trí ngoại-đạo, Nhạo-viễn-ly ngoại-đạo, Lộ-già-gia-đà[65] ngoại-đạo, mà Lộ-già-gia-trị-ca-nễ ngoại-đạo làm Thượng-thủ. Các ngoại đạo ấy thành-tựu năm pháp thần-thông[66] bay đi tự-tại. Và, phát-tâm hy-hữu, vì nhân-duyên nghe pháp nên lại nơi Phật, cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.[67]

Lại có vô-lượng, vô số phi-nhân[68] ngã-quỉ[69] như: Vô-tài-quỉ, Thực-nhân-thổ-quỉ, Não-chúng-sinh-quỉ, Thực-di-thóa-quỉ, Thục-bất bão-quỉ, Tỳ-xá-xà-quỉ[70], Sú-cực-sú-quỉ, Thực phẩn-uế-quỉ, Thực-nhân-thai-quỉ, Thực-sinh-tử-quỉ, Thực-bất-tịnh-quỉ, Sinh-cát-tường-quỉ. Trong các quỉ ấy, Tỳ-lô-đà-già đại quỉ-thần-vương làm Thượng-thủ. Các quỉ ấy lìa bỏ tâm độc-ác, quy-y Phật, Pháp, Tăng và đều vệ-hộ chính-pháp của Như-Lai. Các quỉ ấy vì duyên nghe pháp nên lại nơi Phật, năm thể[71] gieo xuống đất lễ Phật và khát-ngưỡng công-đức Phật, nên các quỉ ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng ngồi lại pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp[72].

Lại có vô-lượng vô số các vua cầm-thú như: Mệnh-mệnh điểu-vương, Anh-vũ điểu-vương, cùng Sư-tử-vương, Tượng-vương, Lộc-vương. Trong hết thảy các vua cầm-thú ấy Kim-sắc sư-tử-vương làm Thượng-thủ. Các vua cầm-thú ấy đều quy-mệnh Như-Lai đại-sư, vì muốn nghe pháp nên lại nơi Phật và đều tùy nguyện-lực mà cúng-dàng lên Thế-Tôn. Các vua cầm-thú ấybạch Phật rằng: “Kính xin Như-Lai thương nhận chút ít thứ cúng-dàng của chúng tôi! Chúng tôi mong bỏ hẳn hạt giống ác-nghiệp trong ba đường[73], được hưởng quả-báo phúc-lạc trong Nhân, Thiên; xin Như-Lai mở tỏ pháp-môn Cam-lộ Đaị-thừa, để chúng tôi chóng dứt được ngu-si và sẽ được giải-thoát! ” Khi các vua cầm-thú nói lời ấy rồi đều nhất tâmchắp tay chiêm-ngưỡng Như-Lai và cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng ngồi lại pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp[74]. 

Lại có trăm nghìn Diễm-ma-la-vương[75] cùng vô số các Đại-la-sát[76] đủ mọi hình loại, mọi ác-vương, quyến-thuộc chốn u-minh và những ngục-lại[77] coi giữ việc hình, tra xét tội-phúc, nhờ uy-lực Phật, dứt bỏ tâm ác, cùng Diễm-ma-la-vương cùng lại nghe phápbạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Hết thảy chúng-sinh vì ngu-si, tham năm dục-lạc[78], tạo năm tội nghịch[79] nên phải vào trong các địa-ngục[80], bị luân-chuyển vô cùngSở dĩ bị thế, là do chỗ nghiệp-nhân của mình mà phải chịu khổ-não nhiều, cũng như con tằm, con kén ở đời, tự mình làm ra sự ràng-buộc lấy mình! Kính xin Như-Lai rưới mưa đại-pháp để diệt lửa địa-ngục, tỏa gió mát lành, mở cửa giải-thoát để đóng ba ác-thú lại!” Khi Diễm-ma-vương nói lời ấy rồi, đem mọi thứ trân-bảo cúng-dàng lên Như-Lai, nhất tâm cung-kính nhiễu Phật trăm nghìn vòng và cùng với hàng trăm nghìn quyến-thuộc đều lễ xuống chân Phật, rồi lui ngồi về một bên để nghe Phật thuyết-pháp[81]. 

Bấy giờ, đức Thế-Tôn ngồi trên tòa sư-tử[82] kết hoa sen báu. Tòa sư-tử ấy, mầu lưu-ly biếc, do các thứ ngọc lạ tô-điểm cách kẽ vào thành. Hoa sen, ken ngọc báu pha-lê làm cuống sen, vàng ròng mầu tía làm cánh sen và dùng ngọc ma-ni làm tua hoa trong đài sen. Có tám vạn bốn nghìn hoa sen lớn quý bằng vàng tốt của châu Nam-diêm phù-đề[83] làm quyến-thuộc. Đức Phật được đại-chúng nhiễu quanh trước sau, cúng-dàng, cung-kính, tôn-trọng, tán-thán.[84] 

Khi ấy, đức Thế-Tôn ngồi kết gia-phu[85] trên tòa sư-tử, uy-nghi thù-thắng lạ-lùng, cũng như núi Tu-di[86] do bốn thứ báu[87] tạo-thành, ở trong bể lớn, tự-nhiên lóe ra như trăm nghìn mặt trời soi sáng hư-không, phóng ra vô-lượng ánh-sáng, phá mọi tối-tăm. Và, cũng như ức vầng trăng tròn-trịa ở trong các đám sao, phóng ra ánh-sáng mát-lành làm sáng-sủa thế-giới. Ngài nhập “Hữu-đỉnh-thiền cực-thiện tam-muội[88]” gọi là “Tâm anh-lạc bảo-trang-nghiêm-vương”.[89] Ngài trụ nơi định ấy, thân tâmkhông động. 

Lúc đó, hết thảy Thiên-tử trên Vô-sắc-giới[90], rải vô-lượng thứ hoa hương vi-diệu, từ trong hư-không như mây sa xuống. Mười tám Phạm-vương trên các cõi trời thuộc Sắc-giới,[91] rải vô số những thiên-hoa tạp sắc, cùng trăm nghìn vạn thứ diệu-hương cõi Phạm-thiên[92], đầy khắp hư-không như mây sa xuốngChư Thiên cùng Thiên-tử-chúng trên sáu cõi trời thuộc Dục-giới [93], dùng phúc-lực cõi thiên, rải mọi thứ hoa, như: Hoa Ưu-đàm bát-la, hoa Ba-đầu-ma, hoa Câu-vật-đầu, hoa Phân-đà-lỵ, hoa Chiêm-bặc-ca, hoa A-đề-mục-đa, hoa Ba-lỵ-thi-ca, hoa Tô-ma-na, hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa, hoa Ma-ha mạn-thù-sa[94] ở trong hư-không tần-vần rơi xuống, cúng-dàng Phật và chúng Pháp-bảo. Lại rắc những bảo-hươngvô giá trên cõi trời, bảo-hương ấy như mây, hóa thành mầu sắc trăm báu và dùng thần-lực cõi thiên, làm cho hơi hương tỏa khắp các thế-giới cõi này, để cúng-dàng đại-hội.

Khi đức Thế-Tôn từ trong thiền-định dậy, ngay nơi bản-tọa Ngài lại nhập “Sư-tử phấn-tấn tam-muội”,[95] hiện đại thần-thông, khiến tam-thiên đại-thiên thế-giới[96] này có sáu thứ chấn-động. Là: động, động mạnh, động mạnh khắp; tóe ra, tóe ra mạnh, tóe ra mạnh khắp; rung, rung mạnh, rung mạnh khắp: đánh, đánh mạnh, đánh mạnh khắp; gầm, gầm mạnh, gầm mạnh khắp; nổ, nổ mạnh, nổ mạnh khắp. Lại, thế-giới này, phương đông tóe ra, phương Tây tắt đi, phương Tây tóe ra, phương Đông tắt đi, phương Nam tóe ra, phương Bắc tắt đi, phương Bắc tóe ra, phương Nam tắt đi, ở giữa tóe ra, ở bên tắt đi, ở bên tóe ra, ở giữa tắt đi. Đất của thế-giới này trang-nghiêm, trong sạch và đều mềm nhũn, làm tốt, lớn cỏ cây, lợi-ích mọi loài. Do những chấn-động ấy, làm cho trong tam thiên giới không còn có địa-ngục, ngã-quỉ, súc-sinh[97] nữa và những chún-sinh trong ác-thú khác bị đau khổ không được rảnh-rang cũng đều được khỏi khổ, xả thân này, được sinh vào đạo người và sáu cõi trời thuộc Dục-giới. Họ đều biết mệnh kiếp trước, đều vui mừng hớn hở và đồng đến nơi Phật, đem tâm ân-trọng, đỉnh lễ xuống chân Phật, mang các thứ ngọc báu, cùng vô số chuỗi ngọc cúng-dàng lên Phật và giác-ngộ nghĩa “tam luân không”[98] để báo ơnPhật.

Bấy giờ, ở nơi ngực và những lỗ chân lông của Như-Lai phóng ra hào-quang sáng lớn gọi là “Chư Bồ-tát du-hí thần-thông”, khiến các Bồ-tát không thoái-chuyển tâm vô thượng chính-đẳng chính-giác. Sắc của hào-quang sáng ấy như sắc vàng của Nam-diêm-phù-đề. Và, sắc hào-quang vàng ấy soi khắp tam thiên đại-thiên thế-giới cùng các thế-giới khác. Cho đến trăm ức núi Diệu-cao-sơn vương, hết thảy Tuyết-sơn, Hương-sơn, Hắc-sơn, Kim-sơn, Bảo-sơn, Di-lâu-sơn[99], Đại-di-lâu-sơn, Mục-chân-lân-đà-sơn[100], Đại mục-chân-lân-đà-sơn, Tiểu-thiết-vi-sơn, Đại thiết-vi-sơn, sông lớn, sông con, bể cả, suối chảy, ao tắm và đến trăm ức thế-giới trong bốn đại-châu[101], mặt trờimặt trăng, sao, thiên-cung, long-cung, các tôn-thần-cung, những quốc-ấp-vương-cung, làng xóm. Cùng nơi cõi Diêm-ma-la có những tướng trạng của chúng-sinh tội nghiệp chịu khổ trong tám ngục hàn[102] tám ngục nhiệt[103] và các địa-ngục khác. Cả đến những tướng-trạng chịu khổ của súc-sinh, ngã-quỷ trong mười phương[104], những tướng trạng chịu sướng, khổ của chúng-sinh thuộc năm thú[105] trong hết thảy thế-gian…, tất cả những tướng-trạng như thế đều hiện trong hào-quang sáng lớn sắc vàng này.

Lại, trong hào-quang này ảnh-hiện ra mọi tướng-mạo của các vị Bồ-tát tu-hành Phật-đạo. Như Thích-Ca Bồ-tát trong thời xa xưa làm vua Quang-minh, khi tối-sơ phát tâm vô thượng chính-đẳng, chính-giác, cho đến lúc thành Phật-đạo dưới gốc Bồ-đề, nhập Niết-bàn trong rừng Sa-la. Và, trong khoảng giữa ba vô số trăm vạn kiếp, có hết thảy những sự về từ, bi, hỷ, xả, cùng tám vạn bốn nghìn Ba-la-mật cũng đều hiện đủ. 

Như trong thời quá-khứ, Bồ-tát làm Kim-luân-vương, cai trị bốn thiên-hạ cho đến tận cùng bể cả, Bồ-tát đem chính-pháp giáo-hóa-thế-gian qua vô-lương kiếp, nhân-dân rất thịnh, đất nước giầu vui, hết thảy của quý báu đầy dẫy quốc-giới. Khi ấy, Kim-luân-vương kia, quán-sát thế-gian đều là vô-thường, chán năm dục-lạc, bỏ ngôi Kim-luân, xuất-gia học đạo. Hoặc khi Bồ-tát làm ái-tử của vị Đại-quốc-vương, xả thân-mệnh, gieo mình vào nơi hổ đói. Hoặc khi Bồ-tát làm Thi-tỳ-vương cắt thịt mình cứu chim cáp. Hoặc khi Bồ-tát xả thân lộc-vương (con hươu đầu đàn) cứu con hươu chửa. Hoặc khi Bồ-tát vì cầu nửa bài kệ[106] mà xả toàn thân nơi núi Tuyết. Hoặc hiện thân thụ-sinh nơi nhà vua Tịnh-Phạn[107], bỏ sáu vạn thể-nữ, cùng bỏ mọi thứ kỹ-nhạc tuyệt hay nơi hậu-cung mà vượt thành xuất-gia; sáu năm tu khổ-hạnh, ngày ăn hạt vừng (mè), hạt gạo, hàng được các ngoại-đạo; dưới gốc Bồ-đề phá ma-quân, được vô thượng chính-đẳng chính-giác. Có hết thảy tướng-mạo của trăm nghìn hằng-sa hành-nguyện khó nghĩ, bàn như thế, đều hiện rõ trong hào-quang sáng lớn sắc vàng này .

Lại, trong hào-quang này ảnh-hiện ra tám bảo tháp lớn không thể nghĩ, bàn được của Như-Lai là: bảo-tháp kỷ-niệm nơi sinhtrong cung vua Tịnh-Phạn nước Câu-sa-la (?); bảo-tháp kỷ-niệm khi thành Phật dưới gốc cây Bồ-đề, bên thành Già-gia (Gaya) nước Ma-già đà (Magadha); bảo-tháp kỷ-niệm khi Ngài bắt đầu chuyển-pháp-luân[108] độ-sinh trong vườn Lộc-giả (Mrgadàva) nước Ba-la-nại (Vàranasi, Benares); bảo-tháp tại vườn của ông Cấp-cô-độc trong nước Xá-vệ (Sràvasti) kỷ-niệm nơi Ngài cùng các ngoại-đạo luận-nghị sáu tháng mà Ngài được thanh-danh là “Nhất-thiết-trí”[109]; bảo tháp tại bên thành Khúc-nữ (Kanyakudja) nước An-đạt-la (?) kỷ-niệm sự thần-dị[110] khi Ngài lên Đao-lỵ-thiên, thuyết-pháp cho thân-mẫu, cùng Phạm-thiên-vương[111], Thiên-đế-thích[112] và mười hai vạn thính-chúng, từ Tam-thập tam-thiên hiện ra ba đường thềm báu xuống cõi Diêm-phù; bảo tháp tại núi Kỳ-xà-quật (Grjjakùta) bên thành Vương-xá (Ràjagrha) nước Ma-kiệt-đà (Magadha) kỷ-niệm khi Ngài nói về các kinh Đại-thừa[113]: Đại-bát-nhã, Pháp-hoa Nhất-thừa tâm-địa kinh v.v…; bảo tháp tại rừng An-la-vệ (?), nước Tỳ-xá-ly (Vaisàli) kỷ-niệm lúc ông Trưởng-giả Duy-ma-cật (Vimalakirti) hiện bệnh trong sự bất-khả-tư-nghị; bảo-tháp kỷ-niệm lúc sẽ viên-tịch[114] của Ngài trong rừng Sa-la, bên sông Bạt-đề (Hiranyavati) nước Câu-thi-na (Kusinagara). Tám tháp như thế là hóa-nghi[115] của Đại-thánh, là chỗ quy-y, cúng-dàng cung-kính, làm nhân thành Phật của hữu-tình trong cõi người và cõi trời.

Như thế các âm-thanh cùng các ảnh-tượng là những sự khó nghĩ, bàn ở trong ba đời, đều ảnh-hiện trong hào-quang sáng lớn cả.

Lại, chư Phật trong ba đời ở mười phương thế-giới, cùng các Đại-bồ-tát chúng-hội nơi đạo-tràng[116], các sự thần-thông biến-hóa hiếm có và những tiếng nói pháp vi-diệu của các Như-Lai nói ra, đều ghi rõ như vang ứng tiếng, trong hào-quang sáng lớn sắc vàng này không có gì là không trông thấy, nghe thấy. Hết thảy chúng-sinh gặp hào-quang sáng này, thấy thụy-tướng kia đều phát tâm vô đẳng đẳng vô-thượng chính-đẳng chính-giác[117].

Khi đại-chúng trông thấy thần-lực bất khả tư-nghị của Phật ai cũng đều khen chưa từng có bao giờ và đều bảo nhau rằng: “Ngày nay Như-Lai nhập chính-định, phóng ra hào-quang sáng lớn soi khắp mười phương thế giới, được thấy Như-Lai trong thuở xa xưa có-những sự khó nghĩ, bàn để điều-phục những chúng-sinh tà-kiến trong đời ác-trọc, khiến họ sinh lòng tin, hiểu và biết xu-hướng về đạo Bồ-đề. Đức Như-Lai là bậc hiếm có! Ngài là cha của hết thảy thế-gian, trong vô-lượng kiếp khó thấy được Ngài. Chúng ta nhiều kiếp tu các hành-nguyện, nên nay được gặp đức thầy của Nhân, Thiên trong ba cõi. Kính mong đức Từ-Tôn thương xót thế-gian, từ thiền-định dậy, Ngài nói pháp sâu xa, chỉ dạy cho chúng-sinh được những sự lợi-lạc, vui-vẻ!” Hết thảy chúng-sinh nói lên lời ấy rồi đứng im, chiêm-ngưỡng dung-nhan đức Từ-Tôn.

Bấy giờ, trong pháp-hội có một vị Bồ-tát tên là Sư-tử-hống, trong ba vô-số kiếp, Bồ-tát đã tu-hành về phúc-đức, trí-tuệ, trong Hiền-kiếp này Bồ-tát sẽ được bổ vào ngôi Phật, nhận ngôi Quán-đỉnh[118], làm Đại-pháp-vương[119]. Bồ-tát hướng về bốn phương xem xét đại-chúng trong hải-hội, cất giọng tiếng to lớn nói rằng: “Trong vô-lượng kiếp xa xưa tôi đã phát tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác đã phụng-sự Hằng-sa chư Phật, đã từng ở nơi đệ-nhất chúng-hội đạo-tràng, được thấy những thần-thông biến-hóa bất tư-nghị của chư Phật. Nhưng, tôi chưa từng trông thấy hào-quang sáng sắc vàng này, ảnh-hiện hết thảy hành-nguyện của Bồ-tát, cùng hiện ra mọi tướng mạo của Như-Lai, làm cho tôi được thấy những sự khó nghĩ, bàn trong ba đời. Vậy, kính mong các Nhân-giả[120] nhất tâmchắp tay, chiêm-ngưỡng Tôn-nhan, từ thiền-định dậy Ngài sẽ trao cho chúng-sinh thuốc Cam-lộ, trừ những bệnh nhiệt-não, làm cho chúng-sinh chứng được pháp-thân[121] thường, lạc, ngã, tịnh[122]. Các đức Như-Lai có hai pháp mà các Ngài không ở lâu trong chính-định: một là ĐẠI-TỪ, hai là ĐẠI-BI. Y vào ĐẠI-TỪ phải cho chúng-sinh được vui, y vào ĐẠI-BI phải nhổ đau khổ cho chúng-sinh. Bởi hai pháp ấy, trong vô-số kiếp các Ngài đã huân-tu nơi tâm các Ngài mà thành ngôi chính-giác. Chúng-sinh trong thế-gian nhiều khổ-não quá, do nhân duyên ấy, không bao-lâu nữa đức Như-Lai từ chính-định dậy, sẽ vì chúng-sinh diễn-thuyết về diệu-pháp “TÂM-ĐỊA-QUÁN MÔN” của Đại-thừa. Tôi xin kính-cáo đại-chúng: “Đại-chúng không nên cầu các phúc-lạc trong Nhân, Thiên - mà nên cầu ngay đạo Vô-thượng chính-đẳng chính-giác xuất-thế-gian. Sở dĩ thế là sao? Ngày nay Thế-Tôn từ nơi ngực phóng ra hào-quang sắc vàng, những nơi bị soi tới cũng đều như sắc vàng cả, đó là sự hiển-thị của Phật có ý-thú rất sâu mà hết thảy Thanh-Văn[123], Duyên-giác[124] ở thế-gian hết sức suy-nghĩ đo lường cũng không thể biết được. Các vị còn trong phàm-phu địa, không quán tự-tâm, nên phải trôi-giạt trong bể sinh-tử! Chư Phật, Bồ-tát vì quán được tâm, nên qua được bể sinh-tử, đến bờ Niết-bàn. Pháp của Như-Lai trong ba đời đều như thế, các Ngài phóng ra hào-quang sáng ấy, không phải là không có nhân-duyên!”. 

Tất cả chúng-hội, nghe Đại-sĩ (Bồ-tát) nói, trong tâm đều vui mừng hớn-hở, cho rằng gặp được sự chưa từng có bao giờ[125]. 

Bấy giờ, Sư-tử-hống Bồ-tát ma-ha-tát muốn tuyên lại nghĩa ấy bằng lời kệ sau này: 

Kính lễ: Thiên, Nhân Đại-giác-tôn, 
Hằng-sa phúc-trí đều viên-mãn; 
Chúng-sinh trông thấy sinh lòng mến, 
Tướng Kim-quang trăm phúc trang-nghiêm. 
Mình ở ngôi tôn hơn ba cõi
Công-đức tối-thắng gì sánh kịp; 
Dùng sức thần-thông tự-tại khắp, 
Tùy chỗ tạo-nghiệp, hiện trước họ.
Tôi dùng thiên-nhãn quán thế-gian,
Hết thảy không ai bằng được Phật; 
Hiếm có kim-dung như trăng tròn;
Hiếm có còn hơn hoa Ưu-Đàm.[126]
Vô biên phúc-trí lợi quần-sinh,
Đại-quang soi như nghìn mặt trời,
Chúng-sinh ngu-si khổ nhiều kiếp,
Nhờ hào-quang soi trừ được cả. 
Tôi quán Như-Lai hành-nguyện xưa,
Thân-cận cúng-dàng vô-số Phật;
Trải qua vô-số, vô-lượng kiếp,
Vì chúng-sinh rảo tới Bồ-đề.
Thường ở trong bể khổ sinh-tử, 
Làm đại-thuyền-sư vớt mọi loài;
Diễn nói pháp chân-tịnh Cam-lộ,
Khiến vào cửa vô-vi[127] giải-thoát.
Ba vô-số kiếp độ chúng-sinh, 
Siêng tu tám muôn Ba-la-mật[128]; 
Nhân tròn, quả đủ thành chính-giác,
Trụ yên thọ-mệnh không đi, lại.
Mỗi một tướng tốt khắp pháp-giới[129],
Tướng thập phương Phật đều thế cả;
Cảnh giới sâu xa khó nghĩ, bàn,
Hết thảy Nhân, Thiên không lường được.
Thể, dụng[130] chư Phật không sai khác,
Như nghìn đèn soi sáng càng thêm; 
Trí-tuệ như không, không bờ-bến,
Ứng vật hiện-hình như trăng nước.
Vô-biên pháp-giới thường vẳng-lặng,
Như-như bất-động ví hư-không;
Như-Lai thanh-tịnh diệu-pháp-thân,
Tự-nhiên đầy-đủ Hằng-sa đức.
Khắp cả pháp-giới không cùng-tận,
Không sinh, không diệt không đi, lại;
Pháp-vương thường ở Diệu-pháp-cung, 
Ánh sáng pháp-thân soi khắp cả.
Pháp-tính Như-Lai không vướng-ngại,
Tùy duyên ứng khắp, lợi quần-sinh;
Chúng-sinh đều thấy ngay trước mình,
Vì mình tuyên nói pháp Cam-lộ.
Tùy tâm hay diệt các phiền-não,
Mọi khổ Nhân, Thiên đều giũ sạch;
Phá “có”, Pháp-vương rất lạ-lùng,
Ánh sáng soi sáng như núi vàng.
Vì độ chúng-sinh khỏi thế-gian,
Hay đốt đuốc PHÁP phá tăm-tối;
Chúng-sinh chìm trong bể sinh-tử,
Vòng quanh năm thú không kỳ ra.
Thiện-thệ[131] hằng làm diệu-pháp-thuyền,
Ngăn chặn dòng ái, tới ngàn kia;
Đại-trí phương-tiện không thể lường, 
Thường cho chúng-sinh vui vô-tận.
Ngài là Cha lành của thế-gian,
Thương xót hết thảy hữu-tình-loại;
Như-Lai ra đời rất khó gặp,
Vô-số ức kiếp một lần hiện.
Như hoa Ưu-đàm: hoa “Diệu-thụy”,
Là hoa hiếm có trong người, trời;
Trong vô-lượng kiếp một lần hiện,
Thấy Phật ra đời cũng đồng vậy.
Các chúng-sinh ấy không phúc-tuệ,
Thường đắm-chìm trong bể sinh-tử;
Ức kiếp không thấy các Như-Lai,
Theo các nghiệp ác thường chịu khổ.
Chúng ta vô-số trăm nghìn kiếp,
Tu bốn vô-lượng,[132] ba giải-thoát;
Nay thấy Đại-thánh Mưu-Ni-Tôn,
Cũng như rùa mù gặp gỗ nổi.
Nguyện trong Hằng-sa kiếp đời sau,
Niệm niệm không bỏ Thiên-Nhân-Sư;
Như bóng theo hình không rời tạm,
Ngày đêm siêng tu về “Chủng-trí”[133].
Kính mong Thế-Tôn thương xót tôi,
Thường cho được thấy Đại-từ-tôn;
Ba nghiệp[134] tinh-tiến thường phụng-trì,
Nguyện cùng chúng-sinh thành chính-giác.
Nay Đại-đạo-sư trong ba cõi,
Xếp bằng trên tòa nhập chính-định;
Một mình vẳng-lặng nhà “không-tịch”,
Thân-tâm chẳng động như Tu-di.
Thế-gian hết thảy Phạm-thiên-ma,
Không thể cảnh-giác Như-Lai định;
Phàm, Thánh cõi này và phương khác,
Đều biết Điều-ngự[135] ở trong thiền.
Đặt nhiều đồ cúng rất nhiệm-mầu,
Kính dâng Năng-nhân:[136] tối-thắng-đức;
Chư Thiên Lục-dục lại cúng-dàng,
Hoa trời rơi rộn khắp hư-không.
Nén hương vô-giá do thập-thiện,[137]
Biến-hóa hương-vân màu bách bảo;
Che khắp vô-lượng chúng Nhân, Thiên,
Mưa lẫn diệu-bảo hiến Như-Lai.
Hơi hương ngào-ngạt trước Tam-bảo,
Trăm nghìn kỹ-nhạc ran không-giới;
Không gảy tự kêu thành diệu-khúc,
Cúng-dàng Thế-Tôn đủ phúc-tuệ.
Mười tám cõi Phạm rải thiên-hoa,
Và rải tạp-bảo nghìn muôn thứ;
Chuỗi ngọc Ma-ni[138] cõi Phạm-Ma,
Mọi báu dát trong áo cõi trời.
Chàng hoa đại-bảo treo phan tốt,
Cầm đến cúng-dàng Mưu-Ni-Tôn;
Cõi trời Vô-sắc rải hoa báu,
Hoa ấy rộng lớn như vành xe.
Rải hương vi-tế đầy thế-giới,
Cúng-dàng chính-định khó bàn, nghĩ;
Long-vương, Tu-la, nhân, phi-nhân,
Dâng trân-diệu-bảo do cảm-mến.
Đều đem cúng bậc Thiên-trung-thiên,
Ưa nghe đạo Bồ-đề tối-thắng;
Khi đấng Thế-Tôn: Đại-y-vương,
Khéo chữa phiền-não-khổ của đời.
Đấng Sư-tử chuyển sức Tam-muội,
Sáu thứ chấn-động khắp tam-thiên;
Dùng đó giác-ngộ kẻ có duyên 
Trong ấy vô duyên không biết được 
Tùy Nhân, Thiên kia có thể độ,
Thấy các thần-thông của đức Phật;
Chiêm-ngưỡng khuôn mặt Mưu-Ni-Tôn, 
Ba nghiệp sạch rồi đều vân-tập.[139]
Như-Lai thường dùng vô-duyên từ,
Lợi-ích chúng-sinh thành thắng-đức; 
Nơi ngực phóng đại-quang-minh này,
Là: “Chư Bồ-tát bất-thoái-chuyển”.
Như khi kiếp hết bảy mặt trời,
Hiện, phóng nghìn tia sáng chói-lọi;
Tất cả ánh sáng thế-gian có,
Không bằng tia sáng chân lông Phật.
Vô lượng đại-thần-quang vô-ngại 
Soi khắp mười phương các cõi Phật.
Phúc-trí Như-Lai đều viên-mãn 
Chỗ phóng thần-quang cũng khó lường. 
Hào-quang rực-rỡ như sắc vàng, 
Soi khắp mười phương bao quốc-độ;
Bóng hiện trong kim-quang của Phật 
Sắc tượng thế-gian đều thấy rõ.
Tam thiên đại thiên thế-giới này, 
Trong có hết thảy các sơn-vương;
Bốn báu tạo-thành núi Diệu-cao 
Tuyết-sơn, Hương-sơn, Thất-kim-sơn.
Mục-chân-lân-đà, Di-lâu-sơn,
Đại-thiết-vi-sơn, và Tiểu-sơn;
Bể cả, giang hà cùng ao tắm,
Vô-số trăm ức bốn đại-châu.
Mặt trời, trăng, sao mọi bảo-cung;
Thiên-cung, Long-cung, các thần-cung 
Quốc-ấp, vương-cung, các làng xóm,
Hào-quang đều hiển-hiện như thế. 
Lại hiện nhân xưa của Như-Lai,
Tích công, góp đức cầu Phật-đạo;
Như-Lai xưa ở nước Thi-tỳ,
Từng làm Nhân-vương trên tôn-vị.
Ngọc báu đầy dẫy trong quốc-giới,
Thường đem chính-pháp dạy răn đời; 
Từ-bi hỷ-xả thường không mỏi,
Bỏ sự khó bỏ lên Bồ-tát. 
Cắt thân cứu chim cáp nào hối,
Thâm tâm thương xót cứu chúng-sinh.
Thuở xưa khi Phật tại phàm-phu,
Vào trong non Tuyết cầu Phật-đạo.
Nhiếp-tâm, dũng-mãnh chăm tinh-tiến,
Vì cầu nửa kệ xả toàn thân;
Vì bởi nhân-duyên cầu chính-pháp,
Trong mười hai kiếp vượt sinh-tử.
Khi xưa Ngài là Ma-nạp-tiên,
Trải tóc cúng-dàng Nhiên-Đăng-Phật;
Bởi vì nhân-duyên tinh-tiến ấy, 
Tám kiếp vượt qua bể sinh-tử.
Thuở xưa làm Tát-Đóa vương-tử,
Bỏ thân yêu quý gieo miệng hổ;
Vì bởi nhân-duyên lợi người, mình,
Vượt nhân sinh-tử mười một kiếp.
Lưu-thủy trưởng-giả: đại-y-vương,
Bình-đẳng cứu-độ chúng-sinh-loại;
Vớt-cả đều được sinh thiên thượng,
Trời mưa chuỗi ngọc báo ơn lại.
Bảy ngày kiễng chân tán Như-Lai,
Bởi vì tinh-tiến vượt chín kiếp.
Thuở trước làm voi trắng sáu ngà,
Ngà đẹp lạ-lùng gì sánh kịp;
Bỏ thân mệnh mình cho người săn,
Cầu vô-thượng bồ-đề của Phật.
Hoặc làm Viên-mãn phúc-trí-vương,
Cho mắt tinh-tiến cầu Phật-đạo.
Lại làm Kim-sắc đại-lộc-vương,
Xả thân tinh-tiến cầu Phật-đạo.
Làm vua Từ-lực nước Ca-thi,
Toàn thân thí cho năm Dạ-soa. 
Lại làm Trang-nghiêm-vương nước lớn,
Đem vợ con cho không sẻn tiếc.
Hoặc làm Tối-thượng-thân Bồ-tát,
Đầu, mắt, tủy, não, cho chúng-sinh;
Từ-bi Bồ-tát làm như thế,
Đều nguyện cầu chứng Bồ-đề-đạo.
Phật xưa từng làm Chuyển-luân-vương,
Bốn châu ngọc báu đầy-đủ cả;
Đầy-đủ nghìn con cùng quyến-thuộc,
Thập-thiện dạy người trăm nghìn kiếp.
Đất nước yên-ổn như thiên-cung,
Hưởng năm dục-lạc vô cùng tận;
Khi Luân-vương kia hiểu thân mình,
Và, cả thế-gian không bền chắc.
Chư thiên Vô-tưởng tám muôn tuổi,
Phúc hết trở về trong ác-đạo;
Như chiêm-bao dối cùng bọt, bóng,
Như móc sớm mai và ánh chớp.
Thấu rõ ba cõi như nhà lửa,
Tám khổ[140] đầy dẫy khó ra được;
Chưa được giải-thoát lên ngàn kia,
Ai người có chí thích luân-hồi?
Chỉ có Như-Lai thân xuất-thế,
Không sinh, không diệt thường an-lạc;
Những hạnh Bồ-tát khó làm ấy,
Hết thảy hiện trong hào-quang vàng.
Trong hào-quang này hiện tám tháp,
Là ruộng phúc tốt của chúng-sinh;
Tháp cung Tịnh-Phạn nhớ nơi sinh,
Tháp gốc Bồ-đề ghi thành Phật.
Tháp trong vườn Lộc quay xe pháp,
Tháp vườn Cô-độc ghi tiếng khen;
Tháp báu dựng bên thành Khúc-nữ,
Tháp nơi Linh-Thứu tuyên Bát-nhã.
Tháp Duy-ma-Cật tại Am-la,
Tháp trong Sa-la ghi viên-tịch;
Tám tháp của Phật ghi như thế,
Chư thiên, long-thần thường dâng cúng.
Kim-cương mật-tích bốn Thiên-vương,
Ngày đêm giữ gìn không dời bỏ.
Nếu xây tám tháp để cúng-dàng,
Hiện thân phúc thọ được lâu dài;
Trí-tuệ thêm lên, chúng tôn-kính,
Nguyện thế, xuất-thế đều viên-mãn.
Nếu ai lễ bái và tâm niệm,
Tám tháp như thế không nghĩ, bàn;
Hai người được phúc như nhau cả,
Chóng chứng đạo Bồ-đề vô thượng.
Những sự lợi-ích ba đời ấy,
Ở trong hào-quang đều thấy rõ.
Bồ tát trong mười phương cõi Phật,
Các Linh-tiên đầy-đủ thần-thông;
Chuyển-luân-vương trong muôn ức cõi,
Theo hào-quang này đều vân-tập.
Đều dùng thần-lực lại cúng-dàng,
Rải ngọc Như-ý dâng Từ-tôn;
Kỹ-nhạc chư thiên trăm nghìn thứ,
Không gảy tự ngân tiếng vi-diệu.
Hoa trời rơi rộn đầy hư-không,
Mọi hương xông khắp trong đại-hội;
Chàng báu vô-số các chuỗi ngọc,
Cầm đem cúng-dàng Nhân-trung-tôn.
Kệ-tụng nhiệm-mầu tán Như-Lai,
Quý thay thường nhập trong chính-định!
Hiện đại-thần-lực chẳng nghĩ, bàn,
Điều-phục chúng-sinh khó hóa-độ.
Kính mong Thế-tôn từ định dậy,
Vì mọi chúng-sinh chuyển-pháp-luân.
Dứt hẳn hết thảy các phiền-não,
Trụ nơi vô-trụ[141] Đại-Niết-Bàn!
Như hàng chúng tôi tâm thanh-tịnh,
Từ muôn ức nước lại nghe pháp.
Dùng sức chính-định thường xét kỹ,
Vật mọn kính xin Ngài thương nhận!
Người cho, bị cho và của cho,
Ở trong ba đời vô-sở-đắc[142].
Chúng tôi an-trụ tâm tối-thắng,
Cúng-dàng hết thảy mười phương Phật.
Đời đời thân-cận Đại-bi-chủ,
Thường thường phụng-sự Đại-từ-tôn;
Đem diệu-thiện-căn vô-sở-đắc,
Viên-dung pháp-giới về chân-giác.
Quá-khứ Như-Lai vào tịch-định,
Hiện đại-thần-thông quay xe pháp;
Nay Phật Thế-Tôn cũng lại thế,
Nhập-định, phóng quang đồng chư Phật.
Vì vậy nghĩ rằng Thích-sư-tử,
Quyết-định muốn nói Tâm-địa-môn.
Nếu muốn xa lìa sinh-tử-nhân,
Quyết hái quả chân-thường tam-thế.
Các vị chắp tay nhất tâm đợi,
Sẽ vào cung An-lạc Như-Lai.[143]

TOÁT-YẾU[144]

I. PHẨM TỰA

Ông A-Nan thuật: Có một thời đức Phật Thích-Ca Mưu-ni ở trong núi Kỳ-xà-quật, thuộc thành Vương-xá. Cùng ở nơi Ngài khi ấy, có:

- 82.000 Đại-tỷ-khưu và nhiều vị Thanh-văn Hữu-học.
- 84.000 Đại-bồ-tát.
- Ức vạn Thiên-tử trong sáu cõi trời thuộc Dục-giới.
- Hằng-hà-sa Thiên-tử thuộc Sắc-giới.
- 48.000 Đại-long-vương.
- 58.000 thần Dược-xoa.
- 89.000 Càn-thát-bà-vương.
- Nghìn ức A-tu-la-vương.
- Năm ức Ca-lâu-la-vương.
- Chín ức Khẩn-na-la-vương.
- 98.000 Ma-hầu-la-già-vương.
- Các Chuyển-luân thánh-vương trong vạn ức quốc-độ.
- 16 Đại-quốc-vương cùng phu-nhân.

- Vô-lượng Tỷ-khưu, Tỷ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ, Phệ-xá, Thủ-đà, Trưởng-giả, Cư-sĩ, nhân-dân cùng đồ-chúng ngoại-đạo.

- Vô-lượng Phi-nhân, Ngã-quỷ, Cầm-thú-vương, Diễm-ma-la-vương, Đại-la-sát.

Và, mỗi đoàn có vô-lượng quyến-thuộc, đem đủ mọi thứ cúng-dàng dâng lên Phật, tán Phậtlễ Phật rồi ngồi về một bên.

Bấy giờ, đức Thế-Tôn ngồi kết gia-phu trên tòa sư-tử, nhập “Hữu-đỉnh-thiền cực-thiện tam-muội”. Từ Tam-muội dậy, Ngài lại nhập “Sư-tử phấn-tấn tam-muội”. Ở nơi ngực và những lỗ chân lông, Ngài phóng ra hào-quang sáng lớn, soi khắp tam-thiên đại-thiên thế-giới. Trong hào-quang ấy hiện đủ tất cả những tướng-trạng sướng, khổ của chúng-sinh trong lục-đạo, sự tu-hành của các vị Bồ-tát, và sự tu hạnh Bồ-tát của Ngài trong thời quá-khứ. Cho đến, tám tháp báu ghi lại nơi sinh, nơi thành đạo, nơi chuyển pháp-luân, nơi luận-nghị với ngoại đạo, nơi lên Đao-lỵ thuyết-pháp, nơi nói kinh Đại-thừa, nơi Duy-Ma-Cật hiện bệnh, nơi nhập diệt trong đời hiện-tại của Ngài. Cùng những âm-thanh, ảnh-tượng của chư Phật, Bồ-tát hóa-độ chúng-sinh trong ba đời cũng đều hiện trong ấy.

Đại-chúng trông thấy hào-quang ấy ai cũng đều khen-ngợi và mong-mỏi khi Ngài từ thiền-định dậy, Ngài sẽ nói diệu-pháp đem lại lợi-lạc cho chúng-sinh.

Khi ấy, trong pháp-hội có Bồ-tát Sư-tử-hống cất tiếng nói: “Vô-lượng kiếp xa xưa, tôi đã từng phát tâm vô-thượng, từng phụng-sự chư Phật, từng được thấy sự thần-biến. Nhưng, chưa được thấy hào-quang ảnh-hiện như hôm nay. Vậy, kính mong các Nhân-giả nên nhất tâm chiêm-ngưỡng Tôn-nhan, từ thiền-định dậy Ngài sẽ ban cho Cam-lộ diệu-dược. Tôi tin chắc rằng vì lòng đại-từ, đại-bi mà Ngài sắp từ thiền-định dậy. Và, do sự hiện hào-quang ấy Ngài sẽ nói về diệu-pháp “Tâm-địa-quán-môn” của Đại-thừa. Kính cáo đại-chúng: “Chúng ta không cầu phúc-lạc Nhân, Thiên, chỉ cầu đạo vô-thượng xuất-thế!”

Tâm đại-chúng vui mừng, được gặp sự hiếm có!

[1] Kinh này là cuốn kinh số 159 trong Đại-tạng-kinh. Kinh Đại-thừa bản-sinh tâm-địa-quán là cuốn kinh thuộc Đại-thừa-giáo, nói rõ về việc làm của đức Phật trong những kiếp xưa (bản-sinh) và trong hiện-tại, vị-lai. Những việc ấy quán-sát thấy, đều do nơi tâm phát-khởi và sinh-trưởng, tỷ-dụ như đất, muôn vật đều từ đấy phát-sinh (tâm-địa-quán). Kinh này có 13 phẩm chia làm 8 quyển. Nhận thấy ý văn trong phẩm có sự liên-hệ, nên chúng tôi không để quyển như cũ. Nhưng đến cuối mỗi quyển cũ, chúng tôi có ghi nơi chú-thích để lưu lại dấu xưa (lời dịch-giả).

 [2] Đại-tỷ-khưu (Mahabhiksu): Tỷ-khưu Tàu dịch là “Khất-sĩ”: người tu-hành cầu xin pháp của Phật và xin ăn nơi quần-chúng. Đại-tỷ-khưu là chỉ cho vị Tỷ-khưu tuổi nhiều, đức cao.

 [3] A-la-hán (Arahat): Có chỗ dịch là “Vô-sinh”: Vĩnh-viễn nhập Niết-bàn không phải chịu quả-báo sinh-tử luân-hồi nữa; có chỗ dịch là “Ứng-cúng”: Ứng-thụ sự cúng-dàng của Nhân, Thiên.

 [4] Giải-thoát (Moksa): Khỏi sự bó-buộc, được tự-tại. Cổi sự ràng-buộc của hoặc-nghiệp, thoát quả khổ trong 3 cõi.

 [5] Tâm thiện giải-thoát: Tâm-thức lìa được hết thảy định-chướng, chứng-nhập Diệt tận-định. Tuệ thiện giải-thoát: Trí-tuệ xa-lìa hết thảy vô-minh, phiền-não-chướng, mà chứng-nhập Niết-bàn. Đây nói về tâm, trí của vị A-la-hán đã đạt tới chỗ giải-thoát thực sự.

 [6] Thân, khẩu, ý trong sạch không còn tạo-tác gì nữa.

 [7] Giũ sạch phiền-não.

 [8] Phương-tiện (Upàya): Phương-pháp tiện dụng .Phương-pháp tiện-dụng hợp với căn-cơ của hết thảy chúng-sinh.

 [9] Đoạn trên, tán-thán công-đức tu chứng của các vị Đại-tỷ-khưu: Dứt bỏ hết phiền-não, không còn phải luân-hồi trong cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô-sắc; mình được lợi-ích, được tự-tại, thanh-tịnh, trang-nghiêm, được 8 pháp giải-thoát, chứmg được Niết-bàn (Nirvana: Viên-tịch). Tám pháp giải-thoát này do nơi Thiền-định mà được: 1.-Nội hữu sắc tưởng, quán ngoại sắc giải-thoát: Trong thân có tham-tưởng về sắc, muốn trừ tham-tưởng ấy, ngoài nên đi quán-sát sắc-thân là bất-tịnh, như thây chết v.v…, sẽ không khởi ra tham-tưởng nữa, nên gọi là giải-thoát. Giải-thoát này y vào Sơ-thiền phát-khởi và duyên vào Sắc của cõi Dục. 2.- Nội vô sắc tưởng, quán ngoại sắc giải-thoát: Trong thân tuy không có tham-tưởng về sắc nhưng, muốn được kiên-cố, ngoài cũng cần phải quán-sát sắc-thân là bất-tịnh v.v…, sẽ không khởi ra tham-tưởng nữa, nên gọi là giải-thoát. Giải-thoát này y vào Nhị-thiền phát-khởi và duyên vào sắc của Sơ-thiền. 3.- Tịnh-giải-thoát thân-tác-chứng cụ-túc-trụ: Ở trong định, quán những màu sắc sáng-suốt, nhiệm-mầu thanh-tịnh trong hào-quang, không sinh tham-tưởng, trong thân chứng được tính giải-thoát bằng cách viên-mãn cụ-túc ở ngay trong định ấy. Giải-thoát này y vào Tứ-thiền phát-khởi và cũng duyên vào của cõi Dục. 4.- Không-vô-biên-xứ giải-thoát: Không vô-biên-xứ là cõi trời thứ nhất của Vô-sắc-giới. Cõi này do chán cái thân về hình-sắc, nghĩ về cái “không vô-biên”, làm ra sự giải-ngộ về cái “không vô-biên” và, tâm tương-ứng với cái “không vô-biên” ấy, mà sinh vào nơi ấy. Nay quán khổ, không, vô-thường, vô-ngã, sinh tâm chán bỏ mà được giải-thoát. 5.-Thức-vô-biên-xứ giải-thoát: Thức-vô-biên-xứ là cõi trời thứ hai của Vô-sắc-giới. Cõi này do sự chán cái “không” trước, bỏ “không”, duyên vào nội-thức làm tâm, giải-ngộ “thức vô-biên” ấy và, tâm tương-ứng với cái “thức vô-biên” ấy mà thành. Nay quán khổ,không, vô-thường, vô ngã, sinh tâm chán bỏ mà được giải-thoát. 6.- Vô-sở-hữu-xứ giải-thoát: Nơi này do chán “thức”, quán-tưởng tâm-thức là vô-sở-hữu (không chỗ nào là có) và, tâm tương-ứng với vô-sở-hữu ấy mà thành. Nay quán khổ, không, vô-thường, vô-ngã, sinh tâm chán-bỏ mà được giải-thoát. 7.- Phi-tưởng, phi phi-tưởng-xứ giải-thoát: “Thức-xứ” trước đây là “hữu-tưởng”, “vô-sở-hữu xứ” là “vô-tưởng”, đến đây bỏ cái “hữu-tưởng” trước gọi là “Phi-tưởng”, bỏ cái “Vô-tưởng” gọi là “Phi phi-tưởng”. Nay quán khổ, không, vô-thường, vô-ngã, sinh tâm chán bỏ mà được giải-thoát. 8.- Diệt thụ-tưởng-định, thân-tác-chứng cụ-trụ giải-thoát: Tức là Diệt-tận-định, cũng y vào đệ Tứ-thiền, bỏ cả cái “Phi phi-tưởng” trước là sở-duyên của hết thảy, trong thân chứng được tính-giải-thoát cụ-túc ngay trong định ấy.

 [10] Cụ-thọ: Tiếng gọi thông-thường chỉ cho những vị có đầy-đủ tuổi thọ thế-gian và pháp-thân tuệ-mệnh.

 [11] Hữu-học: Người còn đang ở địa-vị nghiên-cứu chân-lý để dứt hẳn vọng-hoặc gọi là “Hữu-học”. Tiểu-thừa, từ quả thứ nhất đến quả thứ ba là “Hữu-học”, A-la-hán là “Vô-học”. Đại-thừa, Thập-địa Bồ-tát là “Hữu-học”, Phật là “Vô-học”.

 [12] Đại-bồ-tát (Maha bodhisattva): Tàu dịch là “Đại-tâm”: Những vị phát tâm rộng lớn, vì chúng-sinh cầu đạo vô-thượng và luôn luôn giác-ngộ cho chúng-sinh thành Vô-thuợng-đạo.

 [13] Đại-Pháp-Vương-Tử: Bậc Đại-bồ-tát vì sinh-trưởng, dưỡng-dục ở trong nhà Pháp-Vương Phật-Đà, nên gọi là Đại-pháp-vương-tử. Lại có nghĩa là chính-pháp từ nơi miệng Phật sinh ra, người nối dõi Pháp-thân của Phật mãi mãi không dứt, nên gọi là Pháp-Vương-Tử.

 [14] Nhất-sinh bổ-xứ: (Eka-jati-Pratibuđdha): Nhất là lý Nhất-thực. Bồ-tát Sơ-địa, được tịnh Bồ-đề-tâm, tự lý nhất-thực ấy xuất sinh ra vô-lượng Tam-muội Tổng-trì-môn, cho đến Thập-địa chỉ còn 1 lần chuyển sinh lên Phật-địa nữa thôi, nên gọi là “Nhất-sinh bổ-xứ”.

 [15] Đây nói: nơi Chân-như pháp-tính của chư Phật.

 [16] Ý nói dùng chính-pháp Đại-thừa vi-diệu soi-sáng, dẫn-dắt chúng-sinh.

 [17] Tổng-trì: Tổng-trì tiếng Phạm là Đà-ra-ni (Dharani) và có nghĩa là giữ-gìn việc thiện không mất, việc ác đừng khởi.

 [18] Bốn pháp biện-tài vô-ngại: Tức là bốn tài biện-thuyết, luận-nghị lưu-loát, không bị chướng-ngại: 1.- Giáo-pháp vô-ngại. 2.- Nghĩa-lý vô-ngại. 3.- Ngôn-từ vô-ngại. 4.- Biện-thuyết vô-ngại.

 [19] Tam-muội: (Samadhi): Tàu dịch là “định, chính-thụ”.

 [20] Sáu độ: Bố-thí, trì giới, nhẫn-nhục, tinh-tiến, thiền-định, trí-tuệ. Thường gọi là Lục (sáu) Ba-la-mật.

 [21] Chính-kiến: Tư-tưởng, quán-sát chân-chính, lìa bỏ những sự nghiêng, vạy.

 [22] Thị-hiện: Chư Phật, Bồ-tát ứng theo cơ-duyên mà hiện ra nhiều thân để cứu độ chúng-sinh.

 [23] Đạo-tràng: Nơi thành-đạo, hành-pháp, cúng-dàng, học đạo.

 [24] Ba đạt-trí: Ở nơi La-hán gọi là “tam-minh” (3 pháp Minh), ở nơi Phật gọi là “tam-đạt” (3 đạt trí) tức là Thiên-nhãn, Túc-mệnh, và Lậu-tận. Thiên-nhãn biết nhân-quả sinh-tử vị-lai; Túc-mệnh biết nhân-quả sinh-tử quá-khứ; Lậu-tận biết phiền-não hiện-tại mà đoạn diệt. Biết minh-bạch gọi là “Minh”, biết cùng tận gọi là “Đạt”.

 [25] Ba đời: Quá-khứ, hiện-tại, vị-lại.

 [26] Cam-lộ: Tiếng Phạm gọi là A-mật-rị-đa (Amrta): Tên thứ nước ở cõi trời, giống như hạt móc sớm mai, có mùi ngon-ngọt như mật, người cõi trời uống vào thân mệnh sống lâu, khỏe-mạnh, yên-lành và phát-sinh ánh-sáng.

 [27] Chuyển trí-ấn pháp-luân: Nghĩa là quay bánh xe pháp “Trí-ấn”. Trí-ấn có nghĩa là dùng trí-tuệ Bát-nhã làm ấn-tín, để vào được lý “thực-tướng”. Lại có nghĩa là dùng trí-tuệ, phân-biệt chân, vọng, phải, trái v.v…

 [28] Vô-thượng chính-đẳng chính-giác: Tức là phiên-dịch câu A-nốc-đa-la tam-miệu tam Bồ-đề (Anuttara-samyak – sambodhi) của chữ Phạm và có nghĩa là trí-tuệ vô-thượng chân-chính, bình-đẳng, hiểu-biết hết thảy chân-lý.

Từ câu “lại có 84.000 vị Đại-bồ-tát…” đến chỗ “Chính-giác”, là tán-thán công-đức: hành, nguyện, bi, trí của các vị Đại-bồ-tát.

 [29] Lục-Dục-Thiên: 6 cõi trời còn đới dục-lạc là: 1/ Tứ-thiên-vương: Trì-quốc, Quảng-mục, Tăng-trưởng, Đa-văn. 2/ Đao-lỵ-thiên (Tàu dịch: Tam-thập tam thiên (33 cõi trời). 3/ Dạ-ma-thiên (Tàu dịch: Thời-phận). 4/ Đâu-suất-thiên (Tàu dịch: Hỷ-túc). 5/ Hóa-lạc-thiên. 6/ Tha-hóa-tự-tại-thiên.

 [30] Thích -Đề-Hoàn-Nhân: (Sakra devànàm Indra) Tàu dịch: “Năng-thiên-chủ”. Thường gọi là “Đế-thích”, làm chủ 33 nơi trong cõi trời Đao-lỵ .

 [31] Thượng-thủ: Là người có tài-đức được cử ra đứng đầu một nhóm hoặc đại-chúng.

 [32] Đoạn trên là tán-thán công-đức các vị Thiên-tử.

 [33] Hằng-hà-sa: Cát sông Hằng. Đây là chỉ số lượng rất nhiều không thể tính-toán xiết được.

 [34] Cây Bồ-đề: “Bồ-đề” (Bodhi): Xưa dịch là “Đạo”, nay dịch là “Giác”. - Bồ-đề-thụ (Bodhidruma hay Bodhivrksa): Cây này do đức Thích-Ca thành-đạo ở đó nên được tên ấy. Chính tên là cây Tất-bát-la (Pippala).

 [35] Từ chỗ “Các vị ấy đều…” đến chỗ “thoái-chuyển” là lời tán thán công-đức các vị Thiên-tử được thần-thông Tam-muội, luôn luôn phụng-sự chư Phật trong ba đời khi chư Phật thành-đạo dưới gốc Bồ-đề, lại thỉnh chư Phật thuyết-pháp độ sinh và, ngộ được chân-lý trong Đạo Bồ-đề không thoái-chuyển.

 [36] Đoạn trên tán-thán công-đức sự thành tâm thỉnh pháp và hộ-pháp của các vị Long-vương.

 [37] Dược-soa ( Yaksa): Có chỗ gọi là Dạ-xoa, Tàu dịch là “Tật-tiệp”, là loài quỷ-thần bay trên hư-không.

 [38] Đoạn trên là lời tán-thán đức-lực của các Dược-xoa-thần đầy đủ ánh-sáng trí-tuệ, ngăn dẹp ác-quỷ, làm cho chúng-sinh được an-vui, thêm phúc, trí và hộ-trì Đại-thừa-pháp được lâu dài.

 [39] Càn-thát-bà (Gadharva): Tàu dịch là “Hương-ấm”: không dùng rượu thịt, chỉ cần hương-vị để giúp cho thân ngũ-ấm; còn dịch là “Tầm-hương”, có nghĩa là thường tìm hương-khí để giúp cho thân-mệnh, hoặc nơi tự thân xuất ra những hương-khí . Đây là vị nhạc-thần nơi Thiên-đế.

 [40] Đoạn trên tán-thán công-đức các vị Càn-Thát-Bà-Vương có lòng ái-kính Đại-thừa-pháp và, làm cho chúng-sinh được lợi-lạc, không bao giờ thấy chán-nản, mỏi-mệt.

 [41] A-tu-la (Asura): Tàu dịch: “Phi-thiên”, nghĩa là loài quỷ-thần này gần bằng trời nhưng không phải trời, vì không được những đức-độ như các vị trên cõi Trời, mà lại hay có tính tranh-đấu.

 [42] Tam-bảo: Ba ngôi quý-báu: Phật (Buddha), Pháp (Dharma), Tăng (Sangha). Đoạn trên nói A-tu-la-vương vốn tính ngã-mạn, nay bỏ được tính ấy, tu theo thiện-pháp, thụ-trì Đại-thừa, tôn-trọng Tam-bảo.

 [43] Ca-lâu-la-vương (Garuda): Loại chim Kim-sí đầu đàn.

 [44] Bất khởi pháp-nhẫn….Đối với thực-tướng của các pháp hiểu rõ và tin thực sâu xa, không còn sinh khởi sự ngờ vực, luôn luôn chỉ đem lại lợi-ích cho chúng-sinh mà thôi.

Đoạn trên tán-thán công-đức sự liễu-pháp và làm lợi-ích chúng-sinh của Ca-lâu-la-vương.

 [45] Khẩn-na-la-vương: Người đứng đầu trong loại Khẩn-na-la. Khẩn-na-la (Kimnara) xưa dịch là “Nhân-phi-nhân”:như người nhưng không phải người; nay dịch là “Ca-thần”: Thần chuyên việc hát, là nhạc-thần nơi Thiên-Đế.

 [46] Đoạn trên tán-thán công-đức các vị Khẩn-na-la-vương có đủ trí-tuệ vi-diệu, thanh-tịnh, thân tâm tự-tại.

 [47] Ma-hầu-la-già-vương: Loại Ma-hầu-la-già đầu đàn. Ma-hầu-la-già (Mahoraga): Đại-mãng-thần (thần rắn).

 [48] Ái-triền: Ân-ái quấn-quít.

Đoạn trên tán-thán Ma-hầu-la-già-vương khéo tu tập, bỏ tham-ái và khéo dùng phương-tiện làm cho chúng-sinh bỏ được sự ân-ái quấn-quít.

 [49] Chuyển-luân thánh-vương: Tiếng Phạm gọi là Chước-ca-la-phạt-lạt để-hạt-la-xà (Cakavarti-Raja). Vua Chuyển-luân thánh-vương có 32 tướng. Khi tức vị, do thiên cảm, nhà vua được cỗ xe báu (luân-bảo); xe này quay chuyển hàng-phục được 4 phương nên gọi là Chuyển-luân-vương. Khi kiếp số tăng lên của nhân-loại, người ta thọ đến 20.000 tuổi trở lên thời Chuyển-luân-vương mới xuất-thế. Mà ở kiếp diệt, người ta thọ từ vô-lượng tuổi đến 80.000 tuổi, thời nhà vua ra đời. Luân-bảo (cỗ xe báu) của nhà vua có 4 loại: Kim (vàng), Ngân (bạc), Đồng và Thiết (sắt). Bốn cỗ xe báu này lần lượt thống-lĩnh 4 đại-châu, như Kim-luân-vương coi cả 4 châu; Ngân-luân-vương coi 3 châu: Đông, Tây và Nam; Đồng-luân-vương coi 2 châu: Đông và Nam; Thiết-luân-vương coi 1 châu Nam-diêm-phù-đề.

 [50] Đoạn trên nói các Chuyển-luân thánh-vương sùng-tín Tam-bảo, đem mọi thứ cúng-dàng Thế-Tôn, tán-thán Phật-trí và mong cầu đạo vô-thượng-giác. -Vì, biết thế-pháp vô-thường.

 [51] Phúc-trí: Tức là phúc-đức và trí-tuệ. Có chỗ còn gọi là “Phúc-tuệ, đức-trí, đức-tuệ, trí-đức v.v…”

 [52] Đoạn trên nói về 16 Đại-quốc-vương do trồng căn lành, được đầy-đủ phúc-trí, nhân-dân vui-vẻ, chư Phật hộ-niệm. Các vị ấy từng phát tâm làm thí-chủ cho chư Phật trong ba đời và bố-thí chúng-sinh. Các vị ấy chán sinh-tử, tu giải-thoát, cầu Phật-đạo, độ chúng-sinh, và nối dõi Phật-chủng. Vì, nhân-duyên nghe pháp, các vị ấy sắm đồ cúng-dàng dâng đức Thế-tôn.

 [53] Ba môn giải-thoát: 1/- Không giải-thoát: Quán các pháp do nhân-duyên sinh, không có ngã, ngã-sở mà được giải-thoát. 2/- Vô tướng giải-thoát: Chứng Niết-bàn xa lìa hết thảy tướng mà được giải-thoát. 3/- Vô nguyện giải-thoát (xưa gọi là vô-tác, vô-khởi): Đối với các pháp không còn ưa muốn gì, mà được giải-thoát.

 [54] Đoạn trên, tán-thán công-đức của 16 phu-nhân đã được chính-định nhưng, vì độ sinh mà thị-hiện nữ-thân. Và nay vì muốn nghe pháp nên đem các thứ quý báu cúng-dàng Thế-Tôn.

 [55] Tỷ-khưu-ni (Bhiksuni): Phái nữ đi tu, thụ-trì đại-giới.

 [56] Ưu-bà-tắc (Oupasaka): Tàu dịch là “Cận-sự-nam”: người đàn ông thụ-trì giới-pháp của Phật, luôn luôn thân-cận, phụng-sự Tam-bảo.

 [57] Ưu-bà-di (Oupasika): Tàu dịch là “Cận-sự-nữ”: người đàn bà thụ-trì giới-pháp của Phật, luôn luôn thân cận, phụng sựTam-bảo.

 [58] Bà-la-môn (Bràhmana): Giai-cấp tu-sĩ của Ấn-độ-giáo, Tàu dịch là “Tịnh-hạnh”, “Tịnh-chí”, “Tĩnh-chí”. Giai-cấp thứ nhất trong 4 giai-cấp của Ấn-độ.

 [59] Sát-đế-lỵ (Ksatija): Tàu dịch là “Điền-chủ”. Giai-cấp vua chúa. Giai-cấp thứ 2 trong 4 giai-cấp của Ấn-độ.

 [60] Phệ-xá (Vesa): Giai-cấp buôn bán. Giai-cấp thứ 3 trong 4 giai-cấp của Ấn-độ.

 [61] Thú-đạt-la (Sudra): Giai-cấp nông-nhân, nô-lệ. Giai-cấp thứ tư trong 4 giai-cấp của Ấn-độ.

 [62] Trưởng-giả: Tiếng Phạm gọi là “Nghị-lực-hạ-bát-để” (Drha-pati): Tiếng gọi thông-thường chỉ cho người nhiều của, đủ đức. Bộ Pháp-Hoa Huyền-tán quyển 10 nói: “Trưởng-giả là người tâm bình, tính thẳng, nói thực, làm chăm, tuổi nhiều, của lắm”.

 [63] Cư-sĩ: Tiếng Phạm gọi là Ca-la-việt (Kulapati): Là người có của ở nhà không ra làm việc đời; là người ẩn-dật ở nơi nhà mình không ra làm quan; hay là người tại-gia có chí hướng về đạo Phật. Bộ Pháp-Hoa Huyền-tán quyển 10 nói: “Giữ đạo tự điềm-đạm, chứa đức, ít muốn gọi là Cư-sĩ”.

 [64] Đoạn trên nói về Tăng, tục đại-chúng có thiện-căn, có nhân-duyên phát tâm tới nghe pháp.

 [65] Lộ-già-gia-đà (Lokàyatika): Tàu dịch là “Thuận thế”. Tên một ngoại-đạo trong Ấn-độ xưa, thuận theo tình đời, chấp sự vật là thường, là có.

 [66] Năm pháp thần-thông: Thần-thông: những pháp có dụng-lực tự-tại vô ngại, không thể suy lường được. Năm pháp thần-thông là: 1/- Thần-túc-thông (Rddhivid-hi-jnàna): một niệm đi khắp mọi thế-giới, được tự-tại. 2/- Thiên-nhãn-thông (Divya-caksus): Trông suốt hết thảy. 3/- Thiên-nhĩ-thông (Divya-sirotra): nghe khắp mọi tiếng. 4/- Tha-tâm-thông (Paracit-ta-jnàna): biết hết thảy tâm chúng-sinh. 5/- Túc-mệnh-thông. (Purvanivàsà-nusmrti jnàna): nhớ biết mệnh kiếp trước. Thêm “Lậu-tận-thông” (As-ravaksaya-jnàna) nữa là 6. Lậu-tận-thông có nghĩa là dứt trừ hết thảy phiền-não được tự-tại vô ngại.

 [67] Đoạn trên nói: tuy là ngoại-đạo tu các pháp-môn khác với đạo Phật nhưng, tu-hành đã được thần-thông, được tự-tại vô-ngại, biết phát tâm hiếm có tới nghe Phật thuyết-pháp.

 [68] Phi-nhân: Chỉ chung cho các loài không phải người (phi-nhân) như Thiên, long 8 bộ cùng đồ-chúng u minh như Dạ-xoa, ác quỉ v.v…

 [69] Ngã-quỉ: Tiếng Phạm gọi là Bệ-lệ-đa (Preta). Ngã-quỉ là 1 thú trong 6 thú. Ngã-quỉ thường chịu khổ về đói khát. Và, do quả-báo phải chịu không đồng, nên có loài hơn, loài kém. Loài hơn, làm thần nơi rừng núi, miếu mạo; loài kém, ở nơi bất-tịnh, không được ăn uống và thường phải chịu khổ về dao, gậy đánh đập.

 [70] Tỳ-xá-xà-quỉ (Pisacà): Tàu dịch là “điên quỉ”: quỉ điên-cuồng; “Hám-tinh-quỉ”: quỉ ăn tinh-khí.

 [71] Năm thể : Đầu, hai tay và hai đầu gối.

 [72] Đoạn trên nói về loài quỉ là loài nhiều ác-độc nay đã diệt-trừ, biết quy-y Tam-bảo, hộ-trì chính-pháp nên tới nghe pháp.

 [73] Ba đường: Tức tam (3) ác đạo và còn gọi là tam (3) đồ, tam (3) ác thú: Địa-ngục, ngã-quỉ, súc-sinh.

 [74] Đoạn trên nói loài súc-sinh (cầm-thú) tới nghe pháp đem các thức cúng-dàng lên Phật, thỉnh Phật thuyết-pháp, mong dứt ác-nghiệp, ngu-si, được giải-thoát.

 [75] Diễm-ma-la-vương (Yama-rãja): Xưa gọi là “Diêm-la” hay “Diêm-vương”. Tàu dịch là “Phọc” (phược): trói buộc tội nhân; “song thế”: vị này ở đời được hưởng thụ vui sướng và phải chịu cả sự khổ; “bình-đẳng-vương”: trị tội bình-đẳng Diễm-ma-la-vương là một chức vị cai quản tất cả các việc trong địa-ngục.

 [76] La-sát (Ràksasa): Tàu dịch là “Bạo-ác khả úy”: Loài quỉ hung-ác đáng sợ. Quỉ cái gọi là “La-xoa-tư” (Ràksasi). “Đại-la-sát” là quỉ La-sát có địa-vị cao hơn và hung-ác hơn.

 [77] Ngục-lại: Quan coi ngục.

 [78] Năm dục-lạc: Của-cải, sắc đẹp, tiếng tămăn uống, ngủ nghỉ .

 [79] Năm tội nghịch: “Ngũ nghịch” là 5 thứ tội ác trái ngược với đạo-lý. Còn gọi là “ngũ vô-gián nghiệp” là 5 ác-nghiệp phải chịu quả-khổ trong địa-ngục Vô-gián. Năm tội nghịch là: 1/- Giết cha. 2/- Giết mẹ. 3/- Giết A-la-hán. 4/- Làm chảy máu nơi thân Phật. 5/- Phá hòa-hợp Tăng. Còn 5 tội đặc-biệt nữa là: 1/- Phá chùa tháp, đốt kinh tượng, lấy của Tam-bảo. 2/- Hủy báng Tam-thừa-pháp. 3/- Bắt giam đánh đập, giết chóc nguời tín tâm xuất-gia. 4/- Phạm 1 trong 5 tội nghịch trên. 5/- Cho là không có nhân-quả, tạo 10 điều ác.

 [80] Địa-ngục: Tiếng Phạm gọi là “Na-lạc-ca” (Naraka), “Nê-lê” (Niraya). Tàu dịch là “bất lạc”: không vui; “khả yếm”: đáng chán, “khổ-cụ, khổ-khí”: đồ-vật, khí-cụ làm cho đau khổ; “vô hữu”: không có sự vui sướng, không có khí vị v.v…Y cứ vào nơi sinh(dưới đất: địa) và có những khổ trên, khác gì như ở trong ngục nên gọi ra thành “địa-ngục”. Địa-ngục có ba loại: 1/ Căn-bản địa-ngục: như 8 ngục nhiệt (nóng), 8 ngục hàn (rét). 2/ Cận biên địa-ngục: các ngục nhỏ phụ cận, như mỗi ngục lớn có 16 ngục nhỏ. 3/ Cô-độc địa-ngục: những ngục ở nơi núi rừng, đồng nội, dưới cây, trong không v.v… 

 [81] Đoạn trên nói về Diêm-la-vương cùng những ác-quỉ tới nghe pháp. Vì, có nhiệt tâm độ-sinh, thương chúng-sinh: tự mình buộc mình, nên họ khẩn-thiết xin Phật nói pháp để chúng-sinh trong 3 ác-thú được giải-thoát.

 [82] Tòa sư-tử: Sư-tử đứng đầu loài thú, có uy-đức lớn, khi rống lên một tiếng các loài thú đều nép phục. Đức Phật nói pháp cảm-động pháp-giới hữu-tình. Vì vậy, nên nơi Ngài ngồi thuyết-pháp hay đem “tòa sư-tử” làm ví-dụ. 

 [83] Nam-diêm phù-đề: Xưa phiên là “Diêm-phù-đề” (Jambudvipa) nay phiên là “Thiệm-bộ-châu”. Đây là tên một châu ở về phía Nam núi Tu-di, nên gọi là Nam-diêm-phù-đề. Châu này là cõi đất nhân-loại ở hiện nay. 

 [84] Đoạn trên nói đức Phật là chủ pháp-hội. Ngài có uy-đức lớn được đại-chúng cung-kính, cúng-dàng . 

 [85] Gia-phu: Ngồi xếp bằng, hai bàn chân để chéo lên hai vế. 

 [86] Tu-di: (Sumeru): Tàu dịch là “Diệu-cao, Diệu-quang, An-minh, Thiện-tích, Thiện-cao…” Tên một trái núi ở trung tâm tiểu-thế-giới.

 [87] 4 thứ báu: Vàng, bạc, lưu-ly, pha-lê. Thêm xà-cừ, xích-châu, mã-não là thất-bảo (7 thứ báu).

 [88] Hữu-đỉnh-thiền cực thiện tam-muội: “Hữu-đỉnh” chỉ cho cõi trời Sắc-cứu-cánh là cõi cao cùng tột của cõi Sắc. Đây là tên một môn thiền-định cao siêu cùng cực và thiện-diệu. 

 [89] Tâm anh-lạc bảo trang-nghiêm-vương: Đây ví vào tâm PhậtTâm Phật và tâm chúng-sinh bình-đẳng. Song, tâm Phật có vô-lượng vô-biên công-đức trang-nghiêm, được viên-mãn tự-tại, ví như ngọc-báu trang-nghiêm, như vương-vị được tự-tại.

 [90] Vô-sắc-giới: Cõi này không có một cái gì có thể gọi là vật-chất của sắc-pháp, cũng không có thân thể, cung-điện, chỉ còn có thức-tâm và ở trong thiền-định sâu-sa vi-diệu nên gọi là “Vô-sắc-giới”. Vô sắc-giới có 4 cõi: Không vô biên xứThức vô biên xứVô sở hữu xứ và Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ. 

 [91] Sắc-giới: Cõi này từ thân-thể, cung-điện, quốc-độ đều là vật-chất (sắc) tinh-hảo, thù-thắng vi-diệu. Sắc-giới chia làm Tứ-thiền: 

1/ Sơ-thiền 3 cõi: Phạm-chúng-thiên, Phạm-phụ-thiên, Phạm-vương-thiên. 2/ Nhị-thiền 3 cõi: Thiểu-quang-thiên, Vô-lượng-quang-thiên, Quang-âm-thiên. 3/ Tam thiền 3 cõi: Thiểu-tịnh-thiên, Vô-lượng tịnh-thiên, Biến-tịnh-thiên. 4/ Tứ-thiền 9 cõi: Phúc-sinh-thiên, Phúc-ái-thiên, Quảng-quả-thiên, Vô-tưởng-thiên, Vô-phiền-thiên, Vô-nhiệt-thiên, Thiện-kiến-thiên, Thiện-hiện-thiên và Sắc cứu-cánh-thiên. Tổng cộng Sắc giới có 18 cõi trời

 [92] Phạm-thiên (Brahmadeva): Là một cõi trong Sơ-thiền thuộc Sắc-giới. Cõi này ưa tịch-tĩnh thanh-tịnh, xa lìa sự dâm-dục của Dục-giới. 

 [93] Sáu cõi trời Dục: Dục-giới là cõi mà chúng-sinh trong đó có 3 thứ dục: ăn, ngủ, và dâm-dục. Có 6 cõi trời còn vương trong vòng dục ấy là: 1/ Tứ thiên-vương (Caturmahàràjakàyikàs): Đông: Trì-quốc-thiên (Dhritaràstra). Nam: Tăng-trưởng-thiên (Virùdhaka). Tây: Quảng-mục-thiên (Virùpàksa), Bắc: Đa-văn-thiên (Dhanada). 2/ Đao-lỵ-thiên (Tràyas trmsa: Tàu dịch là “Tam-thập tam thiên”) 3/ Dạ-ma-thiên (Yàma: Tàu dịch là “Thời phận” 4/ Đâu suất-thiên (Tusita: Tàu dịch là “Tri-túc, Hỷ-túc”). 5/ Lạc biến-hóa-thiên (Tiếng Phạm là Ni-ma-na: Nirmanarataya). 6/ Tha hóa tự-tại-thiên (Tiếng Phạm là Sa-xá-bạt-đề: Pa-ranirmitavasavartina).

 [94] Tên các thứ hoa. Vì có nhiều tên hoa không thấy phiên nghĩa ra Hán-văn, nên đành để vậy.

 [95] Sư-tử phấn-tấn tam-muội: Môn thiền-định có tác-động rung-động mạnh-mẽ, mau lẹ như sư-tử.

 [96] Tam-thiên đại-thiên thế-giới: Đất nước trong vũ-trụ này rất nhiều. Một thái-dương-hệ là một tiểu-thế-giới. Một nghìn Tiểu-thế-giới thành Tiểu-thiên thế-giới. Một nghìn Tiểu-thiên thế-giới thành trung-thiên thế-giới. Một nghìn Trung-thiên thế-giới thành Đại-thiên thế-giới. Số lượng của Đại-thiên thế-giới là 1.000.000.000. Đại-thiên thế-giới do ba lần “thiên” (nghìn) mà thành, nên gọi là “Tam-thiên đại-thiên thế-giới”.

 [97] Súc-sinh: Tiếng Phạm gọi là “Để-lật-xa” (Tiryagyoni). “Súc-sinh “ chỉ cho các sinh-vật được nuôi dưỡng để ăn hay để làm việc. Nay dịch là “Bàng-sinh” có nghĩa là chỉ cho các sinh-loại đi ngang.

 [98] Tam luân không: Ba vòng rỗng không. Đây nói về sự bố-thí. Người vô-tâm thực-hành bố-thí, không còn bợn chút hình bóng gì trong tâm-thức về 3 loại: người bố-thí, người nhận của bố-thí và của bố-thí. Thế là “chân-bố-thí “, là “tam luân không”.

 [99] Di-lâu-sơn (Sumeru): Tàu dịch là “Cao-sơn , Quang-sơn”.

 [100] Mục-chân-lân-đà-sơn (Mucilinda): Tàu dịch là “Giải-thoát-sơn”.

 [101] Bốn đại-châu: Theo kinh Phật, thế-giới này chính giữa có núi Tu-di, chung-quanh có các núi, các bể, rồi đến 4 đại-châu: 1.- Nam Thiệm-bộ-châu, hay là Nam Diêm-phù-đề (Jambudvipa). 2.- Đông Thắng-thần-châu, hay là Đông Phất-bà-đề (Pùrva–videha). 3.- Tây Ngưu-hóa-châu, hay là Tây Cồ-gia-ni (Apara–godàniya) 4.- Bắc Cô-lô-châu, hay là Bắc Uất-đàn-việt (Uttara–kuru).

 [102] Tám ngục hàn (rét): Át-bộ-đà (Arbuda) Tàu dịch là “Pháo”: rét quá phỏng da. 2.-Ni-lạt-bộ-đà (Nirarbuda) Tàu dịch là “Bào-pháo”: rét quá da căng nứt. 3.- A-triết-tra (Atta). 4.- Hoắc-hoắc-bà (Apapa). 5.- Hổ-hổ-bà (Hàhàdharà) (3 ngục trên do rét quá mà miệng phát ra tiếng như thế). 6.- Uất-bát-la (Utpala): Tàu dịch là “Thanh-liên-hoa”: rét quá thân-thể nứt-nở tái xanh như cánh sen xanh. 7.- Bát-đặc-ma (Padma) Tàu dịch là “Hồng-liên-hoa”: rét quá thân-thể nứt, máu như cánh sen đỏ. 8.- Ma-ha-bát-dặc-ma (Mahàpadma) Tàu dịch là “Đại-hồng-liên-hoa”. Trong kinh Niết-bàn quyển 11 lại gọi là: “A-ba-ba, A-tra-tra, A-la-la, A-bà-bà, Ưu-bát-la, Ba-đầu-ma và Câu-vật-đầu….”

 [103] Tám ngục nhiệt (nóng): 1.- Đẳng-hoạt: bị tra-tấn, chết đi, lại sống lại. 2.- Hắc-thằng: Lấy dây trói rồi sau cưa, chém. 3.- Chúng-hợp: nhiều khí-cụ hợp lại tra-tấn. 4.- Hào-khiếu: tra-tấn đau, kêu gào khóc lóc. 5.- Đại-khiếu: đau quá kêu to. 6.- Viêm-nhiệt: lửa đốt chung-quanh. 7.- Đại-nhiệt: rất nóng. 8.- Vô-gián: Chịu khổ không gián-đoạn. 

 [104] Mười phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông-nam, Tây-nam, Đông-bắc, Tây-bắc, Thượng-phương và Hạ-phương.

 [105] Năm thú: Thiên (trời), Nhân (người), địa-ngục, ngã-quỉ, súc-sinh. Thêm A-tu-la nữa là 6 thú hay 6 đạo.

 [106] Kệ: Tiếng Phạm gọi là “Kỳ-dạ” (Geya). Tàu dịch là “trùng-tụng” là một lối thơ bốn câu, nói lại nghĩa của văn xuôi. Lại còn một thứ kệ tiếng Phạm gọi là “Già-đà” (Gàthà): Tàu dịch là “Phúng-tụng” hay “Cô-khởi-tụng”. Nghĩa là: Lối thơ cũng 4 câu nhưng, tự sáng-tác riêng biệt, không phải nói lại nghĩa của văn xuôi

 [107] Tịnh-Phạn: Tên Thân-phụ đức Phật Thích-Ca, tiếng Phạm gọi là Thủ-đồ-đà-na (Suddhodana) cai-trị nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu).

 [108] Chuyển-pháp-luân (quay bánh xe pháp): Giáo pháp của Phật gọi là “pháp-luân” (bánh xe pháp); truyền nói pháp ấy gọi là “chuyển” (quay). Nghĩa là giáo-pháp của Phật , quay vòng khắp chúng-sinh-giới, phá tan phiền-não. Và, “chuyển” đây còn có nghĩa là chuyển pháp tự tâm mình, chuyển di sang tâm người khác.

 [109] Nhất-thiết-trí: Biết rõ tướng chung của hết thảy pháp. Tướng chung tức “không-tướng”. 

 [110] Thần-dị: Thần-thông biến hóa lạ-lùng. 

 [111] Phạm-thiên-vương: Tên gọi tắt của Đại-phạm-thiên-vương (Mahàbrahman), là ông vua trong cõi Sơ-thiền. Và, còn là tên gọi chung 18 cõi trời thuộc Sắc-giới. 

 [112] Thiên-đế-thích: Chính gọi là “Thích-Ca đề hoàn-nhân” (Sakra devànàn Indra), gọi tắt là “Đế-thích” Tàu dịch là “Năng-thiên-chủ”, cai-trị cõi trời Tam-thập tam (Đao-lỵ).

 [113] Đại-thừa: Tiếng Phạm gọi là “Ma-ha-diễn” (Mahàyàna: “Đại” (lớn) đối với “Tiểu” (nhỏ) mà nói. “Thừa” (cỗ xe) có ý nghĩa là vận tải. Thập nhị môn luận nói: “Ma-ha-diễn” (Đại-thừa) hơn Thanh-văn-thừa, Duyên-giác-thừa nên gọi là “Đại-thừa”. Quả-vị của chư Phật rất cao-siêu, cỗ xe này vận chuyển được đến đó nên gọi là “Đại”. Chư Phật đại-nhân ngồi trên cỗ xe này gọi là “Đại”. Hay diệt trừ đại-khổ, cho chúng-sinh đại-lợi-ích nên gọi là “Đại” v.v… Đại-thừa là cỗ xe giáo-pháp cao-siêu, vi-diệu rộng lớn chuyên chở chúng-sinh mau tới chỗ đại-giác-ngộ.

 [114] Viên-tịch: Tức là Niết-bàn (Nirvàna) và có nghĩa là công-đức viên-mãn, tịch-diệt phiền-não.

 [115] Hóa-nghi: Phương-pháp, nghi-thức giáo-hóa chúng-sinh. 

 [116] Đạo-tràng (Bodhimandala): Nơi Phật, Thánh thành đạo. Nơi hành-pháp, cúng-dàng, học đạo đều gọi là đạo-tràng. Đạo-tràng còn là tên riêng của pháp-tọa (tòa ngồi thuyết-pháp).

 [117] Vô đẳng đẳng, vô-thượng chính-đẳng chính-giác: Tức là “Vô đẳng đẳng a-nốc đa-la tam-miệu tam bồ-đề”, “Vô đẳng đẳng” (Asamsama): Đạo Phật và tôn-hiệu của Phật, Đạo Phật cao-siêu tuyệt-đối, không gì sánh bằng, nên gọi là “vô đẳng” (không sánh bằng). Đạo ấy chỉ Phật với Phật bằng được, nên thêm chữ “đẳng”. Còn “vô-thượng chính-đẳng chính-giác”, xem phần chú-thích đã giải ở số 28.

 [118] Quán-đỉnh (Abhisecani): Theo tục Ấn-độ, một khi vị Hoàng-tử được phong Thái-tử, hay Thái-tử lên ngôi vua, lúc tấn-phong hay lấy nước 4 bể rưới lên đầu, biểu ý chúc tụng. Nơi đây, ngụ ý: vị Bồ-tát sắp thành Phật-quả. 

 [119] Đại-pháp-vương: Quả-vị tối-cực của Thánh-nhân là “Đại-pháp-vương”. “Pháp-vương” là đối với hết thảy pháp được tự-tại. Đây là danh-từ tôn xưng Phật. Danh-từ tôn xưng Phật còn có chỗ gọi là “Thiên-trung-thiên, Thánh-trung-vương, Đại-thánh-chúa, Đại-y-vương, Đại-đạo-sư, Đại-thuyền-sư, Nhân-trung-tôn, Thiên-nhân-sư v.v….”

 [120] Nhân-giả: Tiếng gọi tên những bậc có nhân-từ đức độ khả kính. 

 [121] Pháp-thân (Dharmakàya): Chân-thân của Phật, đầy-đủ vô-lượng pháp công-đức. Còn gọi là “tự-tính-thân”, là thể-tính chân-như pháp-giới thanh-tịnh, bình-đẳng của hết thảy pháp. 

 [122] Thường, lạc, ngã, tịnh: Đây là 4 đức của Niết-bàn. 1/ Thường: thể của Niết-bàn thường hằng bất biến, không sinh-diệt và, tùy duyên hóa-dụng, vẫn thường không đoạn-tuyệt. 2/ Lạc: thể của Niết-bàn tịch-diệt, an-lạc vĩnh-viễn và, vận-dụng tự-tại, làm gì đều hợp với tâm. 3/ Ngã: đứng về “thể”, “tự- thực” (chân-thực nơi tự-thể) là “ngã”; đứng về “dụng”, “tự-tại” (tự-do khôngchướng ngại) là “ngã”: Chân-thực không biến-đổi, tự-tại không ngăn vướng là “chân-ngã”. 4/ Tịnh: thể của Niết-bàn, giải-thoát hết thảy những cấu-nhiễm và, tùy nơi hóa-duyên mà không bị nhơ-nhớp. 

 [123] Thanh-văn: Tiếng Phạm gọi là Xá-la-bà-ca (Sràvaka). Thanh-văn là hàng đệ-tử trong pháp Tiểu-thừa của Phật nghe giaó-lý nơi tiếng nói của Phật, ngộ lý Tứ-đế (khổ, tập, diệt, đạo), dứt được kiến-hoặc, tư-hoặc, chứng-nhập Niết-bàn. gọi là “Thanh-văn”.

 [124]Duyên-giác: Xưa gọi là Bích-chi-Phật, nay gọi là Bát-thích-ế-già-Phật đà (Pratyekabuddha) và xưa dịch là “Duyên-giác”, nay dịch là “Độc-giác”:

- Duyên-giác có nghĩa là: 1/ Quán 12 nhân-duyên, đoạn hoặc, chứng lý. 2/ Nhận thấy ngoại-duyên như hoa rơi, lá rụng mà tự giác-ngộ lẽ vô thườngđoạn hoặc, chứng lý. 

- Độc-giác có nghĩa là trong đời không có Phật, do mầm mống của nhân trước, hoặc quán 12 nhân-duyên, hoặc quán hoa rơi, lá rụng mà tự-giác-ngộ. 

 [125] Đoạn này từ câu “Khi ấy đức Thế-Tôn ngồi kết gia-phu…” (ở trang 12) đến chỗ “chưa từng có bao giờ”, là nói về: đức Phật nhập-định, phóng quang, ảnh-hiện mọi tướng, báo điềm Ngài sắp nói diệu-pháp Đại-thừa, chúng-sinh cung-kính, cúng-dàng mong mỏi nghe pháp, và, Bồ-tát Sư-tử-hống nói cho chúng-hội biết là Phật sẽ nói pháp “Tâm-địa-quán”, yêu-cầu chúng-hội nhất tâm cầu vô-thượng giác, đừng cầu đạo-quả Nhị-thừa. 

 [126] Hoa Ưu-đàm: Ưu-đàm gọi đủ là Ưu-đàm-ba-la (Udumbara): Tàu dịch là “linh-thụy” (điềm linh thiêng); “thụy-ứng” (ứng vào điềm tốt). Theo Pháp-hoa văn-cú nói thời hoa này 3.000 năm một lần hiện, khi hoa ấy hiện ra thời có Kim-luân-vương ra đời.

 [127] Vô-vi (Asamskrta): Tên riêng của chân-lý. Không còn nhân-duyên tạo-tác, không còn 4 tướng: sinh, trụ, dị, diệt. Trái lại là “Hữu-vi” (Samskrta). Hữu-vi chỉ cho những sự-vật do nhân-duyên tạo-thành. 

 [128] Ba-la-mật-đa (Pàramità): Đây là nêu tỏ đại-hạnh của Bồ-tát. Ba-la-mật-đa Tàu dịch là “cứu-cánh”: đại-hạnh của Bồ-tát hay đạt tới chỗ cùng-tột trong sự tự làm, dạy người; “Đáo-bỉ-ngạn”: thực-hành đại-nguyện ấy vượt qua bể sinh-tử bên này, đến bờ Niết-bàn bên kia; “Độ vô cực”: nhân đại-hạnh ấy Bồ-tát vượt qua sự xa rộng của mọi pháp. Và, dịch tắt là “Độ”, có nghĩa là “độ thoát”. Ba-la-mật có 6 hay 10 pháp.

 [129] Pháp-giới (Dharmadhàtu): Đứng về mặt sự, “pháp” là các pháp (sự-vật), “giới” là ranh-giới. Các pháp đều có tự-thể nhưng, giới-phận bất đồng nên gọi là “pháp-giới”. Pháp-giới trong khung-cảnh hẹp-hòi là chỉ cho mỗi pháp song , trên phạm-vi rộng lớn, nó là tượng-trưng cho đại-khối vạn-hữu. Đứng về mặt lý, “pháp-giới” chỉ cho “lý-tính chân-như”, hoặc gọi là “chân-như pháp-tính, thực-tướng, thực-tế”. Tới đây chữ “giới” có nghĩa là “tính”. Tức là “pháp-tính”.

 [130] Thể, dụng: “Thể” là “thực-thể, thể-tính” là cái nhất-định bất biến của sự-vật, nó là chỗ căn-bản cho những chi-phận khác nương-tựa, như “tướng-dụng” chẳng hạn. “Tướng” là tướng-trạng trong thể-tính của các pháp; là tướng-trạng của sự-vật biểu-hiện ở bên ngoài nhưng, có tưởng-tượng tại tâm. “Dụng” là tác-dụng: Y vào thể-tính sinh ra mọi tác-dụng thiện, ác của các pháp. “Thể, tướng, dụng” theo kinh, luân gọi là “tam đại” (3 thứ rộng lớn).

 [131] Thiện-thệ (Tu-già-đà: Sugata): Đây là một hiệu trong mười hiệu của Phật. “Thiện-thệ” có nghĩa; là “đi tốt ”. Ý nói: dùng Nhất-thiết-trí làm xe, đi trên đường bát-chính, rảo tới Niết-bàn, nên gọi là “Thiện-thệ”.

 [132] Bốn vô-lượng: Từ, bi, hỷ, xả.

 [133] Chủng-trí: Tức Nhất-thiết-chủng-trí: Trí-tuệ của Phật viên-minh, thông suốt hết thảy mọi pháp về tổng-tướng, biệt-tướng và, biết đạo-pháp của chư Phật, nhân-chủng của chúng-sinh, hóa-đạo chúng-sinh dứt trừ mê hoặc.

 [134] Ba nghiệp: Thân, miệng, ý.

 [135] Điều-ngự: Gọi đủ là “Điều-ngự trượng-phu” (Purusadamya-sàrathi): một hiệu trong mười hiệu của Phật và, có nghĩa là đức Phật tùy thời dùng lời hòa-dịu, tùy thời dùng lời khổ-thiết…; trông nom, điều-trị chúnh-sinh, làm cho họ không trái đạo, mà đi vào thiện-đạo . 

 [136] Năng-nhân: Đây chỉ vào đức Phật Thích-Ca Mưu-ni. Vì, Tàu dịch “Thích-Ca” là “Năng-nhân”; Mưu-Ni là “Tịch-mặc”.

 [137] Thập-thiện: Mười nghiệp thiện: không: sát-sinh, trộm cắp, dâm-dục, nói dối, nói thêu-dệt, lưỡi đôi chiều, thô-ác, tham-lam, sân-hận và tà-kiến. Trái lại, là thập-ác (mười nghiệp ác).

 [138] Ma-ni (Ma-ni): Tên một thứ ngọc, Tàu dịch là “Như-ý”.

 [139] Vân-tập: Dáng rần-rộ kéo đến tụ-tập đông-đảo như mây ùn. Và, sự tụ-tập ấy như sự tụ-tập của mây với cái tướng-mạo vô tâm

 [140] Tám-khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, cầu không được, oán ghét phải hội-ngộ, ân-ái phải biệt-ly và năm ấm (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) rỡ-thịnh.

 [141] Vô-trụ: Pháp không có tự-tính, vì không có tự-tính nên không có chỗ trụ-trước (ở liền mãi đấy), chỉ tùy duyên mà hiện-khởi, nên gọi là “vô-trụ”. “Vô-trụ” là gốc của vạn hữu

 [142] Vô-sở-đắc: Chân-lý vô-tướng của tâm-thể không có chỗ chấp-trước, không có chỗ phân-biệt nên gọi là “Vô-sở-đắc” (không chỗ được). Vô-sở-đắc tức là “không-tuệ”, là vô phân-biệt. 

 [143] Toàn văn kệ trên Bồ-tát Sư-tử-hống tán-thán phúc-đức, trí-tuệ của Phật và Nhân, Thiên, chúng-sinh tôn-kính cúng-dàng Phật. Tiếp đó, Bồ-tát nói lại việc Phật nhập-định, phóng quangảnh hiện. Sau cùng, nhất tâm thỉnh Phật thuyết-pháp. 

Đến đây hết quyển nhất. 

 [144] Toát-yếu: Đây là phần chọn-lựa những ý yếu-ước trong chính-văn, hầu giúp quý Phật-tử dễ hiểu, dễ nhớ, khi xem xong từng phẩm. Vì là những toát-yếu, nếu Phật-tử nào muốn tụng, xin tụng đúng chính-văn, mà dành phần này lại (lời dịch-giả). 

Chánh niệm tỉnh giáchộ trì các căn (giác quan) là pháp tu căn bản, được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện răn nhắc rất nhiều lần. Hình ảnh những con thú hoang dính bẫy của thợ săn dụ cho người tu không hộ trì các căn, dính vào năm dục phải lệ thuộc vào ác ma rất phổ biến trong kinh điển

KINH ĐẠI-THỪA BẢN-SINH TÂM-ĐỊA-QUÁN 

Đại Chánh Tân TuBộ Bản Duyên, Kinh số 0158 
Nguyên tác Hán ngữ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8]

Đường, Bát-Nhã dịch chữ Phạn ra chữ Hán.

Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt

Mục Lục

01. Phẩm tựa
02. Phẩm báo ân
03. Phẩm Yếm Xả
4. Phẩm Vô Cấu Tính
5. Phẩm A Lan Nhã
6. Phẩm Ly Thế Gian
7. Phẩm Yếm Thân
8. Phẩm Ba La Mật Đa
9. Phẩm Công Đức Trang Nghiêm
10. Phẩm Quán Tâm
11. Phẩm Phát Bồ Đề Tâm
12. Phẩm Thành Phật 
13. Phẩm Chúc Lụy

Những bài kệ của các thiền sư trong triều đại nhà Lý dưới đây thấy tưởng như là thơ, nhưng không phải hẳn là thơ. Cho nên, nó nên thơ.

Nói theo thiền ngôn, thấy vậy chứ không phải vậy nên nó như vậy!

12 bộ kinh tức là 12 thể loại của toàn bộ kinh điển Phật dạy:

1. Khế kinh (trường hàng): những lời dạy của đức Phật bằng văn xuôi, thường được gọi tổng quát là "kinh”.

2. Ứng tụng (trùng tụng): những bài kệ tụng (hình thức thơ cổ) dùng để tóm tắt ý nghĩa của khế kinh, cho nên thường đặt ở sau và luôn luôn tương ứng với phần khế kinh.

3. Kí biệt (thọ kí): lời Phật thọ kí cho chúng đệ tử sẽ chứng quả vào đời vị lai.

4. Phúng tụng (cô khởi): một bài kinh Phật dạy toàn dùng kệ tụng để diễn đạt, nhưng không phải là những bài kệ tụng tóm tắt kinh văn "trường hàng” như thể loại "trùng tụng” (số 2 ở trên).

5. Tự thuyết: Phật tự mở lời khai thị mà không đợi có người thỉnh cầu chỉ dạy.

6. Nhân duyên: nêu lên cái nhân duyên đưa đến trường hợp thuyết giáo của Phật – thường là phẩm "tựa” ở đầu mỗi bộ kinh.

7. Thí dụ: những ví dụ Phật đưa ra trong lúc giảng thuyết để giúp thính chúng hiểu ý kinh dễ dàng hơn.

8. Bản sinh: các kiếp tu hành đời trước của Phật do chính Ngài thuật lại.

9. Bản sự: những hành vi cùng phẩm hạnh của các vị Bồ-tát và thánh chúng đệ tử trong các kiếp trước do chính đức Phật thuật lại.

10. Phương quảng: kinh điển Phật nói có văn từ phong phú, giáo nghĩa sâu xa rộng lớn; đặc biệt chỉ cho toàn thể kinh điển đại thừa.

11. Hi pháp (vị tằng hữu): những sự việc ít có của Phật và chư vị đệ tử được ghi chép trong kinh.

    12. Luận nghị: những lời nghị luận rành mạch, rõ ràng của đức Phật nhằm giúp thính chúng hiểu rõ về thể tánh của vạn pháp.

Phật giáo Nguyên thủy còn được gọi là Theravãda hay Nam tông, Nam truyền … Văn học của Phật giáo thế giới gọi Phật giáo Nguyên thủy là Early Buddhism, vì hình thành sớm, đã có từ lâu

1. Các đoạn văn đánh dấu ‘M.’ trong sách này tiêu biểu kinh điển truyền thống Phật giáo Đại thừa. Không như Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa không tiêu biểu cho một trường phái riêng hay cộng đồng tăng lữ nào. Đúng hơn, đó là một phong trào rộng rãi bao gồm nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau, triển khai các phương pháp diễn đạt về giáo pháp của đức Phật tập trung vào bi và trí. Các bộ Kinh đại thừa bắt đầu được phổ cập vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. 

Nguồn gốc của nó không gắn liền với bất cứ tên tuổi cá nhân nào, cũng không được liên kết với duy chỉ một cộng đồng tăng lữ sơ kỳ nào, dù bộ phái chính được biết vẫn là Đại chúng bộ (Mahā-sāṃghika). Nó phát sinh ở vùng Đông Nam Ấn Độ, phát triển qua vùng Tây Nam và cuối cùng đến vùng Tây Bắc.
 
2. Những đặc điểm then chốt của Đại thừa
 
Như mọi hình thức Phật giáo, Đại thừa bao gồm các giáo pháp hướng đến những người mưu tìm trước mắt sự giảm thiểu các lo toan căng thẳng thường ngày trong cuộc sống: làm cách nào để sống bình thản, vị tha và hòa ái hơn, và đây cũng là cách để phát khởi thiện nghiệp dẫn đến đời sau tốt đẹp tương ứng. Tuy nhiên một cách rốt ráo, sự an lạc thường hằng tùy vào sự vượt ra khỏi những thứ vô thường và hữu vi. 

Trong Phật giáo, có người đặt mục tiêu trở thành Thánh giả (A-la-hán; Skt, Pāli: arahant), là vị đã chấm dứt các tham trước, sân và si vốn dẫn đến tái sinh với già lão bệnh tử và các thống khổ về tinh thần. Đây là cứu cánh của những tu sĩ Phật giáo Theravāda. Có người muốn trở thành Độc giác (Skt. pratyeka-buddha; Pāli, pacceka-buddha), vị có trí tuệ cao hơn A-la-hán (xem *LI.3 trên), nhưng khả giáo hóa hạn chế. Và có người muốn trở thành Chánh Đẳng Giác (Skt. samyak-sambuddha; Pāli, sammā-sambuddha), vị có trí tuệ siêu việt, vận dụng trí tuệ và phương tiện, với tâm đại bi, hóa độ vô lượng chúng sinh bằng uy lực và giáo pháp của Ngài. Đây là mục đích tối hậu của Phật giáo Đại thừa.

 
Tổng quan các đặc điểm then chốt của Phật giáo Đại thừa:
 
• Bi tâm là trung tâm vận chuyển của thánh đạo: bi tâm là ý nguyện giảm thiểu khổ đau trước mắt của mọi người, khuyến phát họ hành trì sao cho giảm thiểu các đau khổ trong tương lai, trợ giúp họ trên con đường dẫn đến tỉnh thức/ giác ngộ để chấm dứt hết thảy mọi đau khổ. Bi tâm là trái tim của bodhi-citta (bồ-đề tâm), ‘tâm giác ngộ’, hay khát vọng đạt đến Phật quả vì lợi ích của chúng sinh.
 
• Bồ-đề tâm phát khởi từ sự rời bỏ tham đắm hạnh phúc cho riêng mình, và trí tuệ nhìn rõ bản tánh của thực tại.
 
• Bồ-đề tâm được thể hiện qua đạo hành của Bồ-tát (bodhi-sattva), một chúng sinh phát nguyện thành tựu vô thượng bồ-đề (bodhi). Con đường tu tập các phẩm tính của vị Phật viên mãn giác được xem là lâu dài hơn con đường chứng đắc bồ-đề của A-la-hán, vì đi trên con đường lâu dài này cần có bi tâm vĩ đại hơn, và đó cũng là khía cạnh then chốt của việc phát huy đạo lộ này. Đây là con đường tu tập sáu công hạnh cho đến mức siêu việt: sáu ba-la-mật (Skt. pāramitā): thí (dāna), giới (śīla), nhẫn (kṣānti), tinh tấn (vīrya), định (dhyāna), và huệ (prajñā). Có khi thêm 4 công hạnh nữa: phương tiện (upāya-kauśalya), nguyện (praṇidhāna), lực (bala) và trí (jñāna). Mười ba-la-mật này tương ứng với mười quả vị hay mười địa (bhūmi) của Bồ-tát dẫn đến chứng đắc Phật quả.
 
• Bồ-tát địa thứ tám trong mười địa dẫn đến Phật quả được xem là đã chứng Niết-bàn (nirvana) như A-la-hán, trong đó hết thảy phiền não đã hoàn toàn diệt tận do đó không còn bị hệ phược sinh tử. Tuy nhiên, Đại thừa chủ trương đó chưa phải là Niết-bàn rốt ráo, và vẫn còn phận sự cần làm. Đây là vị bất động Bồ-tát đã đạt đến độ hoàn toàn vô trước trong vòng luân chuyển sinh tử (samsāra), do vậy mà hướng thẳng đến Niết-bàn chân thật và cứu cánh mà chỉ có vị Phật vô thượng đẳng chánh giác mới chứng đắc.
 
• Các vị Bồ-tát trong nhiều giai đoạn tu đạo có thể hiện thân là tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, hoặc cư sĩ thuộc nhiều trình độ tu chứng; một số thấp nhất cũng đạt sơ địa trong 10 quả vị, thuộc hàng Bồ-tát Thánh giả, vì họ đã chứng ngộ một pháp tánh, nhìn thấy sâu vào bản tánh của thực tại, được gọi là ‘kiến đạo’ (darśaṇa-mārga)): giai đoạn nhận thức chân lý. Chư Bồ-tát ở các quả vị cao hơn trên Thánh đạo là những chúng sinh siêu việt, giao tiếp với chư Phật khắp mười phương thế giới; các ngài là những vị cứu độ chúng sinh khi được khẩn cầu.
 
• Đại thừa có một quan niệm mới về vũ trụ xuất phát từ những tu tập quán tưởng chuyên chú về một vị Phật thành một thực thể ánh sáng vô hạn. Đại thừa cho rằng đồng thời với Phật Thích ca mâu ni còn có nhiều vị Phật như vậy.
 
• Đại thừa đã phát triển nhiều học thuyết tinh tế mà chúng ta sẽ thấy dưới đây.
 
Yêu cầu tu tập Bồ-tát đạo dẫn đến Phật quả vô thượng Bồ-đề là cảm hứng từ viễn kiến thấy rằng vũ trụ bao la này luôn cần có nhiều vị Phật như vậy để giáo hóa. Bước vào thánh đạo này là mong ước thành nhân cách bi mẫn, phụng sự, dũng mãnh. Con đường của họ rất dài, vì họ phải thành tựu viên mãn giới đức và trí đức không chỉ để đạt Phật quả vi diệu cho riêng mình tới mà còn nhắm đến giải thoát mọi loài chúng sinh khác, "đưa chúng sinh vượt qua đại dương sinh tử" bằng sự thuyết pháp, các thiện hành, hồi hướng phước nghiệp, và đáp ứng sự cầu nguyện. Trong khi bi tâm luôn là phần quan trọng trong Phật đạo, trong Phật giáo Đại thừa điều đó càng được nhấn mạnh hơn, như là động lực vận chuyển toàn bộ Bồ-tát đạo, là trái tim của bodhi-citta hay ‘tâm giác ngộ’.
 
3. Tính chất và quan điểm của Phật giáo Đại thừa đối với các hệ phái Phật giáo khác
 
Quan điểm của Đại thừa là phê phán những người tu Phật chỉ quan tâm giải thoát cá nhân khỏi khổ của đời này và đời sau mà không quan tâm giải thoát khổ của tha nhân. Nó đặt trọng tâm trên điều được xem là tinh thần chân chính của giáo pháp của đức Phật, và kinh điển của nó nhằm trình bày điều này bằng mọi phương cách không bị câu thúc bởi sự trung thành đến từng câu chữ được cho là do đức Phật đã thuyết giảng. Các kinh điển này hướng thẳng đến điều đức Phật nhắm chỉ điểm hơn là những từ ngữ ngài dùng để chỉ dạy – nghĩa là ‘mặt trăng’ chứ không phải ‘ngón tay chỉ trăng’. Đó là lý do Đại thừa có nhiều bộ Kinh (sūtras) không được biết đến các truyền thống Phật giáo sơ kỳ, với những giáo pháp được hệ thống dần từng bước đã tạo thành phong trào với đầy đủ sắc thái riêng của nó.
 
Đầu tiên, một phong trào mới được gọi là Bodhisattva-yāna, Bồ-tát thừa, cỗ xe của Bồ-tát. Thừa này để phân biệt với Thanh văn thừa (Śrāvaka-yāna) cỗ xe của hàng thanh văn tức đệ tử, cho những ai muốn thành A-la-hán, hay Độc giác thừa (Pratyeka-buddha-yāna) cho những ai muốn thành Phật đơn độc (không có đệ tử). Vì phong trào mới phải đáp lại những chỉ trích từ những người không chấp nhận Kinh điển của họ, họ không ngừng nhấn mạnh đến tính ưu việt của Bồ-tát thừa, gọi nó là Đại thừa, Mahā-yāna: cỗ xe lớn, hay ‘cỗ xe (đưa đến) Đại Giác’. Các thừa khác bị gọi mỉa là Tiểu, hīna: ‘nhỏ, hay thấp hơn’. Tuy nhiên từ Hinā-yāna (Tiểu thừa) không được xem là tên của bất cứ trường phái Phật giáo nào, mà chỉ là một hạn từ chỉ động lực thúc đẩy và các viễn điểm liên đới.
 
Một bộ kinh chủ yếu đã phát triển quan điểm, mặc dù đối nghịch ‘Tiểu thừa’, đã tìm cách mô tả nó như được dung hội vào Đại thừa và hoàn thiện bởi thừa này: Kinh Diệu pháp liên hoa, gọi tắt là Pháp hoa kinh (Saddharma-puṇḍarīka). Phẩm 2 của Kinh đạt đến sự hội thông này bằng một khái niệm mà về sau trở thành tâm điểm của Mahāyāna: upāya-kauśalya (upāya, phương tiện; kauśalya, sự thiện xảo). Mọi truyền thống Phật giáo đều đồng ý rằng đức Phật đã linh động thích nghi nội dung giáo pháp của Ngài tùy theo trình độ và căn tánh người nghe. Đó là đơn giản lựa chọn một phương tiện thuyết giáo đặc biệt của riêng Ngài từ một bộ phận giáo lý đại đồng. Đại thừa còn chủ trương rằng đức Phật đã ban bố nhiều trình độ giáo lý khác nhau mà trong thực tế có thể xem như mâu thuẫn nhau, vì ‘trình độ cao cấp’ cần phải tháo gỡ một số giáo lý quá đơn giản của ‘trình độ hạ liệt’. 

Trong khi thông điệp tối hậu của Phật là hết thảy chúng sinh đều có thể thành đức Phật nhất thiết trí, nhưng nếu thuyết giảng cho người sơ cơ nó sẽ quá khó tin và dễ nhầm lẫn. Do đó với những hạng phàm ngu có ‘căn cơ hạ liệt’ Ngài bắt đầu tuyên thuyết giáo lý bốn Thánh đế, đặt ra mục tiêu chứng quả A-la-hán mà nhập Niết-bàn. A-la-hán được xem là vẫn còn một màng vi tế vô minh và thiếu tâm đại bi mà chỉ mong cầu tự thoát vòng sinh tử, bỏ mặc chúng sinh chưa giác ngộ tự liệu lấy. Với những người đã sẵn sàng hiểu giáo pháp cao hơn, Phật dạy Niết-bàn chân thật được chứng nhập bằng Phật quả, rằng tất cả đều có thể đạt đến đó, ngay cả các A-la-hán đang nghĩ rằng họ đã đạt đến mục đích rồi. Đức Phật duy chỉ có ‘một thừa’ (eka-yāna), đó là Phật thừa quán triệt, nhưng bằng ‘phương tiện thiện xảo’ Ngài đã khai triển một thừa này thành ba: thừa cho Thanh văn, Độc giác và Bồ-tát. 

Đức Phật trao cho mọi hạng người bất cứ thừa nào trong ba thừa mà phù hợp với thiên tư và chí nguyện của họ, và một khi Ngài đã hướng dẫn họ tu tập thuần thục, bấy giờ Ngài đưa ra cho họ Phật thừa tối hậu, còn các thừa khác chỉ là tạm thời. Vì Bồ-tát đạo dẫn đến Phật quả, nó có vẻ khó phân biệt giữa Bồ-tát với các Phật-thừa. Giáo lý được thuyết trong kinh Diệu pháp liên hoa khẳng định rằng bất cứ ai nếu được nghe danh hiệu một vị Phật và kính lễ Ngài thì chắc chắn sẽ thành Phật trong tương lai dù thời gian đó dài lâu bao nhiêu, bởi vì chủng tử Phật tánh đã có sẵn trong hết thảy chúng sinh. 

Hầu hết các đệ tử của Phật đều được thọ ký sẽ thành Phật trong tương lai ở nhiều cõi khác nhau, được gọi là các cõi Phật (Buddha-kṣetra) hay còn gọi Phật quốc. Không phải tất cả kinh điển Đại thừa đều theo quan điểm ‘nhất thừa’ này, mà một số, như kinh Ugra-paripṛcchā (Úc-già Trưởng giả vấn kinh) theo quan niệm ‘tam thừa’ trong đó A-la-hán không còn tu thêm nữa. Kinh khác, như Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā (Bát-nhã bát thiên tụng), nhấn mạnh điểm quan trọng của Bồ-tát là không thối lui để cầu quả vị thấp hơn là quả A-la-hán.

 
Theo chuẩn mực về A-la-hán quả được giữ gìn bởi các trường phái Thanh văn thừa như Theravāda (Thượng tọa bộ), A-la-hán được mô tả là thấm đẫm tâm từ và thương tưởng giáo hóa chúng sinh. Theravāda cũng biết rằng con đường tiến đến Phật quả trải qua vô số kiếp là sự hành trì cao thượng nhất, vì mục tiêu của nó là cứu độ vô lượng chúng sinh (xem tiêu đề trên, *Th.6). Mặc dù Bồ-tát đạo vẫn được một số ít các vị Theravāda tu trì (thường là hàng cư sĩ), nó được xem là đường lối chỉ dành cho một số ít bậc đại sỹ. Còn lại hầu hết đều hoan hỷ áp dụng giáo lý của đức Phật lịch sử để tu hướng đến quả vị A-la-hán dẫu thành tựu được trong đời này hay trong đời vị lai.
 
Một đặc điểm của Mahāyāna là khuyến khích mọi ‘thiện gia nam tử nữ nhân’ đi theo con đường Bồ-tát đạo. Trong khi Mahāyāna lúc ban đầu có thể được phát triển bởi các tu sĩ có tinh thần cải cách, rõ ràng đã có sự chuyển dịch từ Phật giáo lấy tự viện làm trung tâm, trong đó các nhà sư đóng vai trò vượt trội trong việc hoằng Pháp, sang hàng cư sĩ với những đóng góp quan trọng trong việc phổ biến và phát triển Chính pháp. Đỉnh điểm của phong trào ‘tại gia’ này được khắc họa trong câu chuyện về cư sĩ Vimalakīrti (Duy-ma-cật) người đã phê phán các yếu tố bảo thủ trong Phật giáo tăng lữ về việc theo đuổi giải thoát cá nhân mà, mặc dù không làm phương hại ai, theo ông vẫn chưa đủ tích cực mang đến lợi lạc cho chúng sinh đang đau khổ (*M.10, 113, 127, 136, 141, 168). 
Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều tu sĩ đã học và hành theo cả hai thừa Thanh văn và Mahāyāna; cả hai cùng hiện diện trong một tự viện chung không phải là việc hiếm. Trên thực tế người Trung Quốc mãi cho đến cuối thế kỷ thứ 4 vẫn chưa phân biệt rõ ràng Đại thừa là một trào lưu tách biệt.
 
4. Sự phát triển văn tịch Đại thừa
 
Mahāyāna xuất hiện trong lịch sử như một liên kết rời rạc của các nhóm, mà mỗi nhóm gắn liền với một hay vài bộ kinh (sūtra; Pāli, sutta) chưa biết đến trước đó. Các kinh này được bảo tồn qua ngôn ngữ Sanskrit, thứ ngôn ngữ uy tín của Ấn độ tựa như chữ Latin một thời của châu Âu. Khởi thủy, kinh văn Đại thừa được mô tả theo một thể loại là vaipulya, nghĩa là ‘quảng diễn’: ‘được mở rộng’; là sự mở rộng những điều Phật dạy một cách gián tiếp, mật ý, có tính ẩn dụ. Các kinh vaipulya (phương quảng, hay phương đẳng) là một trong 9 thể loại Phật ngôn (buddha-vacana [1]) dưới dạng quảng diễn. Nó tương đương chữ Pāli vedalla như trong tên kinh Mahā-vedalla (Đại phương quảng) và Cūḷa-vedalla (Tiểu phương quảng) [2]. Các nhà Đại thừa thường nhấn mạnh, không nên hiểu lời dạy của đức Phật theo nghĩa từ chương, vì một từ ngữ chỉ đơn thuần là một biểu hiện thay cho một thực tại sâu lắng ẩn tàng trong đó, một ‘ngón tay’ chỉ ‘mặt trăng’ trong bầu trời xa xăm.
 
Bất cứ ai chấp nhận văn học Mahāyāna là các sūtras chân chính – những bài pháp chính giáo của Phật – như vậy người đó thuộc trào lưu mới. Điều này không đòi hỏi các tỳ-kheo hay tỳ-kheo-ni phải từ bỏ cộng đồng huynh đệ cũ, vì họ vẫn tiếp tục tuân thủ giới luật tự viện của cộng đồng huynh đệ mà theo đó họ được xuất gia. Trong một thời gian, các nhà Đại thừa vẫn là thiểu số trong những người Ấn theo đạo Phật, mặc dù theo ước tính của Huyền Trang, vào thế kỷ thứ 7, trong số 200.000 tăng lữ Ấn có đến một nửa thuộc hệ phái Đại thừa.
 
Những người bảo thủ truyền thống phủ nhận nền văn học Đại thừa là ‘Phật thuyết’ (buddha-vacana), nhưng các nhà Đại thừa đã bảo vệ tính chính thống của họ bằng nhiều phương sách khác nhau. Trước hết, các kinh điển này trước kia được xem là những phát ngôn cảm hứng xuất phát từ đức Phật mà ngày nay được coi là vẫn có thể tiếp cận qua những hiện tướng do tu quán và những mộng cảnh minh hiển. Thứ hai, chúng được coi như những điều cùng phát sinh từ trí tuệ như thực như nhau vốn là cơ sở y cứ trên đó Phật tuyên thuyết Chánh Pháp [3]. 

Thứ ba, trong Đại thừa hậu kỳ, các kinh điển này được coi là những lời giáo pháp của Phật được giữ kín dưới long cung (nāga), cho tới khi có người có khả năng nhìn ra những mật ý sâu xa hơn trong giáo huấn của Ngài, những người ấy sẽ phục hồi chúng bằng năng lực của thiền định. Mỗi giải thích đều xem các sūtras là điểm phát xuất, trực tiếp hay gián tiếp, từ những chứng nghiệm tu quán. Mặc dù vậy, các kinh điển Đại thừa đều mang hình thức là những đối đáp giữa đức Phật ‘lịch sử’ với các vị đệ tử và chư thiên.

 
Kinh điển Đại thừa được ví như ‘thời chuyển pháp luân’ thứ hai, thời thuyết pháp cho trình độ cao hơn các kinh điển sơ kỳ, với các đệ tử Phật là hàng bodhisattva được mô tả với trí tuệ cao hơn các vị đệ tử hàng A-la-hán. Vì các sūtras được cho là bao hàm chân lý giải thoát, người ta nói sẽ được lợi lạc vô lượng khi sao chép, phổ biến, tụng đọc, giảng giải, thấu hiểu, hành trì, và ngay cả chỉ lễ bái tôn kính chúng.
 
Một số văn bản Đại thừa có hình thức như bản tường thuật về giáo lý mà Phật truyền dạy trong ngữ cảnh của phàm phu. Một số vận dụng phong cách đặc thù của văn chương để diễn đạt một lý giải về các lời dạy của Phật, chẳng hạn trong số đó, Phật thuyết pháp trong khung cảnh kỳ diệu giữa các chúng chư thiên, như được thấy với phạm vi nhỏ hẹp trong một số ít kinh điển sơ kỳ rộng, như kinh Mahā-samaya (Đại tập hội) [4]. Có nhiều bộ kinh Đại thừa phản ánh phong cách này, trong đó, đức Phật sử dụng ngôn ngữ khoáng trương và nghịch lý, thị hiện nhiều vị Phật và Bồ-tát đại địa từ các thế giới khác, đang tồn tại trong nhiều quốc độ khắp trong vũ trụ. Một số các đấng cứu hộ thế gian này, là chư Phật, và trong các kinh khác là các Bồ-tát, đã trở thành đối tượng kính ngưỡng và lễ bái, và được thêm vào với số lượng lớn để đáp ứng yêu cầu và sự truyền bá thành công của Đại thừa.
 
5. Kinh điển và triết thuyết Đại thừa
 
Các nhà Đại thừa tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các tư tưởng từ Phật giáo sơ kỳ, được bảo tồn, chẳng hạn, trong bộ phận A-hàm (āgamas) trong Hán tạng, tương đương bộ nikāyas trong kinh tạng Pāli. Một số văn bản thời kỳ đầu Đại thừa như kinh Śālistamba (mầm lúa: *M.130-31; bản Việt: kinh Đạo cán), về lý tính duyên khởi của tồn tại, cho thấy một giai đoạn chuyển tiếp từ những ý tưởng Phật giáo sơ kỳ, trong khi bộ Śatapañcaśatka-stotra (Bách ngũ thập tụng: *M.2) của Mātṛceṭa (thế kỷ thứ 2 Tl) xưng tán đức Phật theo phong cách khá truyền thống. 

Một số văn bản khác lại rõ ràng là các phiên bản mở rộng của các bộ kinh tiền - Đại thừa, như bộ Upāsaka-śīla (‘Ưu-bà-tắc giới’: *M.1, 23, 30, 38, 42, 50, 53, 56, 64-5, 72-3, 79, 82-4, 87-92, 98, 102, 104, 160), được dịch sang Hán văn khoảng năm 425 Tl, vốn được xây dựng trên các văn bản được thấy trong kinh tạng Theravāda như bộ Sigālovāda Sutta (Dīgha-nikāya, kinh 31: *Th.49), nhưng nhấn mạnh việc hành trì của cư sĩ như một vị Bồ-tát. Trong kinh Ugra-paripṛcchā (Úc-già vấn kinh: *M.49 và 81), Hán dịch lần đầu trong thế kỷ thứ 2 Tl, giảng dạy các Bồ-tát tại gia và xuất gia, chúng ta thấy các dấu hiệu khởi thủy của Đại thừa giữa các vị sư sống bằng khất thực và thiền tập trong rừng.

 
Phối cảnh học thuyết của Đại thừa được trình bày trong cả hai, Kinh (sūtra), do Phật thuyết, và Luận (śāstra), được viết bởi các tác giả danh tiếng. Chúng trình bày một cách có hệ thống quan niệm của các trường phái Đại thừa đặc thù, đặt căn bản trên các Kinh, kinh nghiệm luận lý và tu định. Mỗi trường phái gắn liền với một nhóm kinh riêng mà ý nghĩa hoặc đã rõ ràng (kinh liễu nghĩa; Skt. nītārtha) hoặc còn phải diễn giảng (bất liễu nghĩa; Skt. neyārtha). Quá trình này đã tiếp diễn ở những nơi Đại thừa lan truyền đến, và cũng đã nhận lấy những điểm trọng thị rộng lớn dị biệt theo từng địa phương. 
 
Trong hệ kinh Bát-nhã ba-la-mật (Prajñā-pāramitā), tư tưởng chủ đạo là, do bởi lý tương quan duyên khởi của vạn hữu lẫn tính không thể như thực nắm bắt thực tại bằng các khái niệm, hết thảy những gì chúng ta kinh nghiệm đều rỗng không không có tự thể: tư tưởng về ‘tánh không’ (śūnyatā) vì không tự tính (svabhāva) (xem *M.137–41). Thêm nữa, điều này còn có nghĩa là thế giới hữu vi của kinh nghiệm thường nhật, trong đời này và các đời sau (saṃsāra, luân hồi), không tuyệt đối khác với hay tách biệt khỏi thực tại tối hậu, nirvana, mà trong đó tham, sân, si đều trống không, không bị găm chặt vào các ý niệm. 

Do đó không thể tìm kiếm nirvana ngoài thế gian này mà chính trong sự lý giải như thực về thế gian. Được hỗ trợ bởi ý niệm rằng cái gì trống không thì không thể nắm bắt, Bồ-tát thực hành 37 thành phần bồ-đề[5] vì tự lợi và thực hành các ba-la-mật của Bồ-tát vì lợi ích của hết thảy chúng hữu tình, vị ấy biết rằng chân lợi ích của mình và của người không khác và không thể tách rời. Hệ kinh Prajñā-pāramitā bao gồm: Aṣṭasāhasrikā (‘8,000 tụng’: *M.54, 70, 76, 140, 153), Vajracchedikā (Năng đoạn Kim cang: *M.4, 9, 20, 44, 48, 103), và Pañcaviṃśati-sāhasrikā (‘25,000 tụng’: *M.135, 139), và bản kinh ngắn rất phổ thông Hṛdaya (Bát-nhã tâm kinh: *M.137). 

Một bản kinh vận dụng tư tưởng tánh không để nhấn mạnh sự vượt qua mọi tư duy nhị nguyên là bộ Vimalakīrti-nirdeśa (Duy-ma-cật sở thuyết: e.g. *M.127, 136, 141, 168), trong đó trí tuệ của một vị Bồ-tát tại gia chói sáng trên trí tuệ nhiều vị Đại đệ tử Phật. Tư tưởng về tánh không được tiếp nhận và phát triển bởi trường phái Trung quán của triết học Đại thừa, mà tác phẩm căn bản là bộ Mūla-madhyamaka-kārikā (Căn bản trung luận tụng: *M.138) của ngài Long Thọ (Nāgārjuna, khoảng 150–250 TL). Các trước tác nhiều ảnh hưởng khác của trường phái này, viết bởi Tịch Thiên (Śāntideva, khoảng 650–750 TL), là bộ Bodhicaryāvatāra (Nhập bồ-đề hành: *M.43, *V.34, 35, 38, và các trích dẫn trong kinh điển Kim cang thừa) nói về các ba-la-mật của Bồ-tát, và bộ Śikṣā-samuccaya (Tập Bồ-tát học luận), trích từ nhiều bản kinh Đại thừa.

 
Vì đức Phật cuối cùng đã nhập Niết-bàn, kết thúc đời sống tại thế, điều này đặt ra câu hỏi liệu ngài có tiếp tục tồn tại hay không, dưới hình thức nào đó, sau khi ngài nhập diệt, được cho là sự “dập tắt” cuối cùng (Sankrit, nirvāṇa, nghĩa đen là sự dập tắt khổ và nguyên nhân của khổ). Đây là câu hỏi liệt kê trong số những vấn đề gọi là ‘Mười bốn vấn đề không giải đáp’ (vô ký vấn, the fourteen undetermined issues[6]) được xem như vượt ngoài tầm tư duy và biện luận của con người. 
 
Dù sao, sau khi vị thầy tôn kính khuất bóng, lẽ tự nhiên cộng đồng đệ tử cảm thấy côi cút, hoài niệm bóng thầy dắt dẫn, đã nêu lại câu hỏi đã từng bị Phật cho là không thể chứng minh. Câu hỏi này dẫn đến những vấn đề khác liên quan tánh thể của vị Thầy vĩ đại. Đại thừa quan niệm Phật tánh thường trụ được diễn giải trong các bộ kinh như Saddharma-puṇḍarīka (Diệu pháp liên hoa: *M.7, 22, 55, 152), một văn bản nhiều ảnh hưởng, và bộ Mahā-parinirvāṇa (Đại bát Niết-bàn: *M.5, 6, 8, 40, 43, 111, 145).
 
Ngoài ra Đại thừa còn giới thiệu những ý tưởng về nhiều vị Phật hiện tồn tại nhiều nơi trong vũ trụ nhưng có thể tiếp cận được. Trong số đó, một vị Phật đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật giáo Đông Á, đó là đức Phật A-di-đà (Amitābha, Vô lượng quang), cũng có hiệu là Amitāyus (Vô lượng thọ). Ngài được cho là đang ở ‘thế giới cực lạc’ (Sukhāvatī), được tạo thành bởi uy lực thiện nghiệp của ngài, là cõi lý tưởng để tu đạo có thể phát triển nhanh chóng, và người ta có thể đến được nếu có chính tín nơi năng lực cứu độ của ngài. Kinh Pratyutpanna Buddha Saṃmukhāvasthita Samādhi, Quán Phật tam-muội (‘Bát chu tam muội kinh’: *M.114), và hai bộ kinh nhiều ảnh hưởng là bộ Tiểu và Đại Sukhāvatī-vyūha (‘Lạc hữu trang nghiêm kinh’: *M.158, 159), còn được gọi là Tiểu và Đại A-di-đà kinh.
 
Các kinh như bộ Saṃdhi-nirmocana (‘Giải thâm mật kinh’: *M.143) và bộ Laṅkāvatāra (‘Nhập Lăng-già kinh’: *M.142) nhấn mạnh thế giới mà ta trải nghiệm tự căn bản có tự tánh là duy tâm. Những gì chúng ta kinh nghiệm là của một quá trình diễn giải phức tạp vốn bị chi phối bởi tập quán, khuynh hướng, các hành vi quá khứ, cùng với ngôn ngữ. Điều này cũng áp dụng cho các quan niệm của chúng ta về thế giới vật chất. Tất nhiên nhãn quan này đôi khi cho rằng không tồn tại thế giới vật chất nào bên ngoài dòng chảy của những cảm nghiệm tâm thức. 

Với nhãn quan này, điều quan trọng là cần tìm tâm tác thành kinh nghiệm như thế nào, để vượt ra khỏi sự phân hóa kinh nghiệm thành một tự ngã-chủ thể được cho là thường trụ bên trong và những sự vật khách quan bên ngoài, và trải nghiệm một sự tái định hướng tận căn để của tâm, ở trong tạng thức (ālaya-vijñāna, a-lại-da thức) là một kho chứa vô thức các hạt giống nghiệp để hình thành kinh nghiệm tâm thức. Cách nhìn như vậy được tiếp nhận và khai triển trong trường phái Yogācāra (Du-già hành) hay Citta-mātra (Duy thức) của triết học Đại thừa, do Asaṅga (Vô trước; 310-90?) và người em là Vasubandhu sáng lập. Tương truyền, Asaṅga được Bồ-tát Di lặc (Maitreya) khai thị để biên soạn bộ Mahāyāna-sūtrālaṃkāra (Đại thừa trang nghiêm kinh luận), đã hệ thống hóa các tư tưởng Đại thừa về Phật tánh.

 
Các bộ kinh như Tathāgata-garbha (Như lai tạng: *M.12), Śrīmālādevī-siṃhanāda (Thắng man sư tử hống: *M.13) và Mahā-parinirvāṇa (Đại bát-Niết-bàn) diễn tả tư tưởng Tathāgata-garbha (bào thai của Như lai): Như lai tạng, Phật, hay Phật tánh. Nó được cho là trống không tham, sân, si nhưng không trống không các công đức hy hữu của chư Phật, và là một thực tại quang minh sẵn có nơi mọi chúng sinh, khiến họ khám phá và thành tựu chín muồi Phật quả. Tư tưởng này, trong khi gợi đến một tư tưởng Phật giáo sơ kỳ rằng do tu tập mà khai mở quang minh bản hữu của tâm (*Th.124), có thể phần nào là phản ứng với Ấn giáo đang trỗi dậy với tư tưởng về một cá Ngã thường hằng trong mọi chúng sinh. 

Ấn giáo đã liên tục phê phán Phật giáo vì không chấp nhận bất cứ gì như là ‘Ngã’, cũng như không chấp nhận hệ thống giai cấp và đẳng cấp thiêng liêng của Ấn giáo. Như lai tạng được coi là quang minh bản hữu của Phật tánh có sẵn trong mọi chúng sinh. Trong khi, từ một phương diện, Như lai tạng bị nhận lầm như là Tương tợ Ngã kể từ vô thủy sinh tử, nhưng từ phương diện tuyệt đối nó được xem là Vô ngã, không liên hệ gì đến cảm thức về cái “Tôi là” (*M.144-46). Ở Ấn độ tư tưởng này được hệ thống hóa trong bộ Ratnagotra-vibhāga (‘Bảo tánh luận’: *M.12), còn gọi là Uttara-tantra (Tối thượng tục), được cho là do Sāramati (Kiên Huệ) hay Maitreya (Di-lặc) trước tác, và đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong Phật giáo Trung Quốc và các nước Đông Á.

 
Bộ Buddha-avataṃsaka (Đại phương quảng Phật hoa nghiêm: *M.39, 46, 51, 62, 71, 96, 112, 149, 154), là bản trích yếu nhiều kinh từng được lưu hành riêng, như kinh Daśa-bhūmikā (Thập địa), giảng về các giai vị (địa) trên Bồ-tát đạo, và bộ Gaṇḍa-vyūha (Hoa nghiêm: *M.17, 69, 148). Đây là một kiệt tác văn học về sự vấn đáp của thiếu niên Sudhana (Thiện Tài) với các vị đại sư anh gặp trên đường học đạo. Nó đạt đến cực điểm với quan niệm ảo diệu về bản tánh của thực tại, nơi Sudhana nhìn thấy sự tương liên sâu thẳm của mọi hiện tượng, chân tánh tối hậu của chúng, với vạn hữu xuyên suốt nhau qua thời gian và không gian. Truyền thống của Đại thừa cho rằng đó là bộ kinh đầu tiên đức Phật thuyết giảng sau khi giác ngộ dưới cội bồ-đề.
6. Kinh điển Phật giáo Trung Quốc
 
Phật giáo, chủ yếu là Đại thừa, đã truyền dọc theo Con đường tơ lụa, xuyên qua Trung Á và đến Trung Quốc khoảng năm 50 Tl. Ở đây nó giữ địa vị khá trọng yếu và lâu dài, thích nghi với môi trường văn hóa Trung Quốc chi phối bởi Khổng giáo. Những hình thức Phật giáo mang dấu ấn Trung Quốc này lan truyền tới Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Việc phiên dịch dần dà khối lượng văn bản Phật giáo đồ sộ từ tiếng Sanskrit và các phương ngữ Ấn độ là một công trình vĩ đại.
 
Có lẽ bản dịch kinh Phật đầu tiên (cuối thế kỷ thứ nhất Tl) là bộ Sishierzhang jing (kinh Tứ thập nhị chương: *M.31, 58). Một bản tóm tắt các giáo pháp căn bản của đạo Phật, các dạng thức về sau chứa đựng nhiều yếu tố Đại thừa hơn, cùng một số ảnh hưởng từ Đạo giáo Trung hoa. Kinh Fo chui ban nie pan liao shuo jiao jie jing (Phật thùy bát niết bàn lược thuyết giáo giới, gọi tắt: Kinh Di giáo), được dịch khoảng năm 400 Tl, nhấn mạnh giới luật tự viện trong khung cảnh Đại thừa. 

Kinh Fan wang jing (Phạm võng: 45, 90, 97, 100, 112), văn bản quan trọng về giới luật của hàng Bồ-tát xuất gia và tại gia, đã trở thành phổ biến ở Trung Hoa vào giữa thế kỷ thứ 5 Tl. Một bản kinh quan trọng khác là bộ Dizangpusa benying jing (Địa tạng Bồ-tát bổn nguyện kinh [7]: *M.11, 24, 35, 68). Nho giáo coi trọng lòng hiếu thảo của con cháu hay sự tôn kính ông bà tổ tiên, cũng đã cho ra một văn bản Phật giáo là bộ kinh Yulanpen (Ullambana sūtra, kinh Vu lan bồn, giữa thế kỷ thứ 6); và bộ Fumuenzhong jing (Phụ mẫu trọng ân kinh, thế kỷ thứ 8?: *M.36).

 
Nhiều tông phái mới đã phát triển trong Phật giáo Trung Hoa, trong đó hai phái đã phát triển các hợp đề bao quát các giáo nghĩa từ nhiều kinh điển Phật giáo, là Thiên thai và Hoa nghiêm, mà Nhật ngữ là Tendai và Kegon. Tông Thiên thai được sáng lập bởi Zhiyi [8] (Trí Khải, 539-97 Tl.), cho rằng giáo pháp tối cao của đức Phật được trình bày trong kinh Đại bát Niết-bàn và kinh Pháp hoa, nhằm đề cao quan niệm về Phật tánh, bản tánh siêu nhiên của Phật, và các phương tiện thiện xảo để giáo hóa tùy theo căn tánh người nghe. Kinh Diệu pháp liên hoa còn là trọng tâm tín lý của Nhật liên tông (Nichiren) Nhật Bản. Các trước tác của Trí Khải được trích dẫn trong sách này là các bộ Fa-hua San-mei Chan-yi (Pháp hoa tam muội sám nghi: *M.123) và Mo-ho Zhi-Guan (Ma-ha chỉ quán: *M.119). Tông Hoa nghiêm do Đỗ Thuận (Dushun, 557-640) khai sáng, được hệ thống bởi vị tổ thứ ba, Hiền Thủ Pháp Tạng (Fazang [9] , 643-712).

Tông này cho rằng giáo pháp cao nhất của đức Phật được thuyết trong kinh Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm (Avataṃsaka sūtra), đặc biệt trong kinh Gaṇḍavyūha (phẩm Nhập pháp giới). Tông này quan niệm thực tại rốt ráo là không không có bản tánh cố định, một thể chất biến thiên làm cơ sở cho mọi thứ,, cũng như vàng có thể nắn thành vô vàn hình dáng khác nhau. Quan niệm này cũng có ảnh hưởng đáng kể trong Thiền tông Trung Quốc. Sách này gồm các trích đoạn từ Hoa nghiêm ngũ giáo chỉ quán (*M.149) được cho của Đỗ Thuận, và Kim sư thử chương của Pháp Tạng (*M.150).

 
Phật giáo Trung Quốc có hai tông phái chú trọng hình thức hành trì đặc thù: Thiền tông và Tịnh độ tông. Thiền tông có vị sư nửa huyền thoại gốc Ấn, Bodhidharma (470-543), là người sáng lập, và người có nhiều ảnh hưởng sau đó là vị tổ thứ sáu, Huệ Năng (638-713; *M.167), đặc biệt qua tác phẩm Lục tổ đàn kinh. Các bộ kinh Ấn Độ có ảnh hưởng quyết định với Thiền tông là kinh Lăng-già (Laṅkāvatāra) và bộ Kim cang Bát-nhã ba-la-mật (Vajracchedikā Prajñāpāramitā). Tuy nhiên Thiền tông còn phát triển hệ thống văn học riêng tập trung vào Công án (gong-an; Nhật: kōan), thường là những phát biểu nghịch lý của các Thiền sư [10]. Sách này sử dụng các trích đoạn từ ‘Đàn kinh’ (*M.125-27, 167), từ bài minh Tín tâm (Xin Xin ming: *M.128) của Tăng Xán (tịch năm 606), vị tổ thứ ba, và từ Tọa thiền nghi (*M.124), tác phẩm trọng yếu hướng dẫn nghi thức tọa thiền của thiền sư Changlu Zongze (長蘆宗賾-Trường lô Tông trách, tịch 1107?).
 
Tịnh độ tông chú trọng việc tín nguyện hơn thiền quán, và kinh điển quan trọng của tông phái là hai bộ kinh Vô lượng thọ (Sukhāvatī-vyūha sutra). Tông này do Đàm Loan (476-542) sáng lập, nhấn mạnh việc nhất tâm tín ngưỡng Phật A-di-đà, niệm danh hiệu và quán tưởng cõi ‘Cực lạc’ của Ngài (*M.114, 158-59). Việc hành trì dễ dàng đã khiến tông này rất phổ thông ở các nước Đông Á. Ở Nhật tông này có hai nhánh, nhánh Tịnh độ (Jōdo) và Tịnh độ chân tông (Jōdo-shin).
 
7. Kinh văn Hán, Tạng
 
Các nguồn tư liệu cho kiến thức của chúng tôi về giáo pháp Đại thừa là các bộ kinh tạng vĩ đại của Phật giáo Trung Quốc và Tây tạng. Trong khi hầu hết kinh tạng Pāli (của Phật giáo Thượng tọa bộ) đã được dịch ra tiếng Anh, chỉ có một số văn bản chọn lọc từ tạng kinh rộng lớn hơn bằng Hán và Tạng ngữ được dịch ra các ngôn ngữ Tây phương, dù nhiều tiến triển vẫn đang diễn ra. Trong khi các văn bản được Phật giáo Đại thừa các nước Đông Á sử dụng chủ yếu là các sūtra được cho chính đức Phật thuyết giảng, ví dụ như kinh tạng Hán ngữ, trong Kim cang thừa các văn bản chủ yếu được dùng là kinh tạng Tây tạng vốn là sự trình bày có hệ thống các tư tưởng Phật học và cách hành trì đa phần được trích dẫn từ các sūtra (kinh điển Đại thừa) và tantra (kinh điển Kim cang thừa), và các luận thư sơ kỳ từ Ấn Độ. Trong cả hai lãnh vực này, các luận thư bản xứ đóng vai trò lớn trong việc hình thành các tông phái Phật giáo cá biệt mang tính địa phương.
 
Kinh tạng Hán ngữ được biết là bộ Đại tạng kinh. Ấn bản tiêu chuẩn, theo thứ tự phi truyền thống dựa trên việc hệ thống hóa của các học giả, là bộ Đại chánh Đại tạng kinh, thường gọi tắt là Đại chánh, được ấn hành tại Nhật Bản từ năm 1924 đến 1929. Nó bao gồm 55 đại tập, mỗi tập hơn 1000 trang, gồm 2148 bộ.
http://en.wikisource.org/wiki/Taish%C5%8D_Tripi%E1%B9%ADaka)
Nội dung Hán tạng bao gồm:
(i) A-hàm bộ (āgamas; tương đương 4 nikāya Pāli), 151 kinh, trong 2 tập.
(ii) Bản sinh bộ (jātaka, chuyện về tiền thân đức Phật khi còn là Bồ-tát) 68 kinh trong 2 tập.
(iii) Bản dịch các kinh Đại thừa (628 kinh, 13 tập), thỉnh thoảng có kinh có nhiều bản trùng dịch. Phần này được xếp thành các kinh: 
- Bát-nhã bộ (42 kinh, 4 tập), 
- Pháp hoa bộ (16 kinh, 1 tập), 
- Hoa nghiêm bộ (32 kinh, 1 tập rưỡi),
- Bảo tích bộ (64 kinh trong 1 tập rưỡi), 
- Niết-bàn bộ (23 kinh trong 1 tập rưỡi), 
- Đại tập bộ (28 kinh, 1 tập) và nhiều bản kinh khác (phần lớn là kinh Đại thừa; 423 kinh, 4 tập) (iv) Mật giáo bộ, các tantra (572 kinh, 4 tập)
(v) Luật bộ: các Tì-nại-da (vinaya) sơ kỳ và một số giới luật cương yếu cho hàng Bồ-tát (84 kinh, 3 tập)
(vi) Kinh sớ bộ (31 kinh, trong 1 tập rưỡi)
(vii) A-tì-đàm bộ: các luận thư A-tì-đạt-ma (abhidharma) sơ kỳ (28 bộ, 3 tập rưỡi)
(viii) Trung quán & Du-già bộ, & Luận tập bộ: các luận thư (śāstras) ngoài A-tì-đạt-ma (129 bộ, 3 tập)
(ix) Kinh sớ, Luật sớ, Luận sớ: các sớ giải Hán về kinh, luật và luận (sūtra, vinaya, śāstra, 158 bộ, 12 tập)
(x) Chư tông bộ: trước tác của các tông phái (175 bộ, 4 tập rưỡi)
(xi) Sử truyện bộ: các tiểu sử (95 bộ, 4 tập)
(xii) Sự vựng bộ, Mục lục bộ, Ngoại giáo bộ, Cổ dật bộ, Nghi tợ bộ: Các vựng tập, bách khoa, từ điển, mục lục Tam tạng Hán ngữ, lịch sử, học thuyết ngoài Phật giáo (đạo Hindu, Mani, Cơ đốc Nestorian), và các văn bản có vấn đề (800 bộ, 4 tập).
Đến năm 1934 có bản Đại chánh tân tu, bổ sung thêm 45 tập gồm 736 bộ: các trước tác của người Nhật, các thủ bản phát hiện ở hang động Đôn hoàng Trung Quốc, các ngụy thư biên soạn tại Trung Quốc, đồ tượng, và thư tịch. Đại tạng Tây tạng sẽ có một bản đề cương trong phần giới thiệu Kim cang thừa của sách này.
Xin lưu ý rằng, khoảng phân nửa đoạn văn ghi dấu M. trong sách này được dẫn xuất từ bản Đại chánh, do đó, chúng là bản dịch từ Hán ngữ. Các bản dịch trực tiếp từ tiếng Phạn được đánh dấu riêng.
 
Peter Harvey & Thích Tuệ Sỹ
Dịch Việt: huongtichbooks
 
Chú thích:
[1] Ví dụ, bộ Aṅguttara-nikāya II.7.
[2] Majjhima-nikāya, các kinh 43, 44, dưới hình thức vấn đáp và diễn giải, về một số khái niệm Phật giáo.
[3] Kinh Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā, tr. 4.
[4] Kinh 20, Đại hội, trong Trường bộ kinh (Dīgha-nikāya).
[5] Bodhi-pakṣa- dharma (Pāli, bodhi-pakkhiya- dhamma), bao hàm các phẩm tính như bốn niệm trụ (*Th.138) và thánh đạo tám chi (*Th.99).
[6] Truyền thống Theravāda nêu lên 10 vấn đề (xem *Th.20, cf. *Th.10).
[7] Tựa Skt.: Kṣitigarbha Bodhisattva Pūrvapraṇidhāna Sūtra.
[8] Trước đây còn phiên là Chih-i.
[9] Trước đây thường phiên là, theo thứ tự, Tushun và Fa-tsang.
[10] Một mẩu nghịch thường mà tinh tế, chẳng hạn như ‘tiếng vỗ của một bàn tay là gì?’, thường được dùng như một đề mục thiền quán trong phái Thiền Lâm tế.

Hậu sinh khả úy !  Con hơn cha là nhà có phước.  Nhân loại văn minh tiến bộ là nhờ nhân sinh biết ôn cố tri tân.

Đại thừa Kinh giáo ngày ngày phải đọc tụng, cách đọc thế nào? Bạn chỉ đọc một môn chủ yếu mà bạn đang tu, không nên đọc quá nhiều, đọc được quá rộng, tâm của bạn sẽ bị loạn. Mục đích của đọc Kinh là gì? Mục đích là ở tu Định, khai mở Trí Tuệ, cho nên đọc tụng Đại thừa là tu hành, y theo phương pháp,theo y quy mà làm, làm cho tâm cung kính của chính mình hiển lộ ra.

Xã hội ngày nay con cái bất hiếu với cha mẹ, học sinh bất kính với thầy giáo, pháp hội giảng kinh chúng ta còn có lễ tiết long trọng, nghinh thỉnh pháp sư, cái biểu hiện này phải thường làm để cho đại chúng trong xã hội xem thấy. Dạy họ tôn sư trọng đạo, khi thầy giáo sắp lên lớp phải cung kính mà lễ thỉnh, biểu thị lòng chân thành của mình, một phần tôn kính được một phần lợi ích, mười phần cung kính được mười phần lợi ích, nếu như học sinh không có tâm cung kính với thầy giáo, thầy giáo có hay hơn cũng không được lợi ích. Chúng ta dùng cái nghi thức này để giáo hóa chúng sanh, có phải vị pháp sư giảng kinh có cái ý muốn được mọi người cung kính hay không? Không phải vậy, là chúng ta đang diễn kịch, diễn cho một số người không hiểu được lễ tiết, không hiểu được quy củ, diễn cho họ xem, chúng ta đang làm diễn viên, họ là người xem diễn, phải làm cho thật giống, để cho họ xem rồi sanh tâm cảm động, được thức tỉnh, biết được nên phải dùng cái tâm như vậy để đối với thầy giáo, biết phải nên lấy tâm hiếu thuận đối với cha mẹ, làm ra gương tốt cho người khác xem. Một học sinh chỉ có thể học một bộ kinh, không được đọc hai bộ kinh, chúng ta là một môn thâm nhập, cho nên mỗi người đều có thành tựu, nếu như khóa mục của bạn quá nhiều, việc học của bạn là Phật học thường thức, một thứ cũng không thể dùng được! Biện pháp của tôi thì sao? Không cần mời nhiều thầy giáo, cũng không cần xếp nhiều khóa trình, mỗi một học sinh chuyên môn học một bộ kinh, nhất định không được học bộ kinh thứ hai.

Với phương pháp này của tôi thì trong bốn năm, bốn năm học một bộ Kinh thì mỗi người đều sẽ học tốt, một bộ Kinh này nếu chân thật nỗ lực thực hành đến mười năm, bạn liền biến thành chuyên gia, bạn học Kinh A Di Đà thì bạn chính là Phật A Di Đà sống, bạn học kinh Phổ môn thì bạn là Bồ Tát Quán Âm sống. Khắp thế giới giảng Kinh Di Đà, không có người giảng hay hơn bạn, giảng Phổ Môn phẩm, không có người nào hơn được bạn.

Bạn nên là chuyên gia, không nên làm thông gia, thông không nổi, nhất định phải chuyên. Ngày nay chúng ta phải bồi dưỡng nhân tài, giảng kinh hoằng pháp, đây là việc cần thiết cấp bách, toàn thế giới đều phải cần đến. Phương pháp giảng kinh không khó, tôi đã nói qua với các vị đồng tu, các vị đều có thể tự thể nghiệm, trong ba tháng nhất định thành tựu, có thể có thành tích tương đối tốt.

Khó nhất là ở đâu, khó nhất là ở đức hạnh, bạn có thể vứt bỏ danh vọng lợi dưỡng, có thể vứt bỏ hưởng thụ năm dục sáu trần, khó chính là ở chỗ này, cái điểm này bạn không làm được thì tuy là bạn học giảng kinh nhưng cả đời bạn không thể chuyên sâu. Hay nói cách khác, cả đời bạn có thể giảng kinh nhưng giảng cũng không được sâu sắc.

Dùng lời hiện tại mà nói, không có độ sâu, nếu như muốn có độ sâu, có Trí Tuệ thì nhất định phải đoạn phiền não, phải thật tu hành, cho nên phương pháp giáo học kinh nghiệm của người xưa rất tốt, những phương pháp mà người ngày nay nghĩ ra thì chưa hề trải qua khảo nghiệm của thời gian, đều đang là thử nghiệm,thăm dò, nếu lỡ xảy ra vấn đề thì cả đời này của chúng ta chẳng phải lỡ mất rồi sao?

Ở trên kinh Phật nói rất hay: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Thân người khó được mà dễ mất, mất đi thân người rồi thì biết đến khi nào mới có lại được thân người cơ chứ! Chẳng thể nói là đời sau, có thể không biết là bao nhiêu kiếp, mấy mươi kiếp, mấy trăm kiếp, trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.

Cơ duyên không dễ gì được, ngày nay được rồi, được rồi mà sơ suất đánh mất thì đó là tội lỗi của chúng ta, được rồi thì phải biết trân trọng, phải biết nắm giữ, nhất định không thể để mất đi, ở ngay trong đời này nhất định phải tùy thuận lời dạy của Phật.

Ngày nay chúng ta chuyên nương vào giáo học của Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ, đọc tụng đại thừa, mỗi ngày chúng ta đọc Kinh Vô Lượng Thọ, khi bạn dùng tâm chân thành cung kính đọc kinh nhiều lần thì nơi nơi đều có chỗ ngộ, cảm nhận sẽ rất đặc biệt, nếm được pháp vị, bạn sẽ tụng kinh được rất thoải mái, an vui, phiền não giảm, trí tuệ tăng. Còn nếu như đọc kinh với tâm khinh mạng, bạn đọc rồi thì sẽ sanh phiền não.

Vậy nếu có dư thời gian thì có thể bước vào kinh giáo Đại thừa khác hay không? Vẫn có thể, nhưng bộ kinh này phải có quan hệ với pháp môn tu của chính mình, giúp chúng ta có thể lý giải thâm nhập sâu hơn, vậy thì có thể xem, thế nhưng với sơ học thì không được, người xưa quy định, lúc nào thì bạn có thể xem thêm kinh sách? Năm năm về sau! Ngay trong năm năm đầu thì bạn phải chuyên đọc một bộ kinh, không được đọc hai bộ kinh.

Tôi ở Đài Trung tiếp nhận giáo học của Lý lão sư, phải tuân thủ cái quy củ này, ngay trong năm năm chuyên đọc một bộ kinh, trong một bộ kinh này thành tựu Giới Định Huệ, cái Huệ này là Căn Bản Trí mà trên Kinh Bát Nhã đã nói: Căn Bản Trí là vô tri, “Bát Nhã vô tri, vô sở bất tri”. Vô tri là Căn Bản Trí. Cho nên chúng ta học Phật trước phải cầu vô tri. Bước thứ hai mới cầu vô sở bất tri.

Trên Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử biểu diễn cho chúng ta ở trong hội của Văn Thù Bồ Tát cầu Căn Bản Trí, Giới Định Huệ tam học. Sau khi đạt được, Bồ Tát Văn Thù không chịu cho Ngài tiếp tục ở lại, bảo Ngài ra ngoài cầu học, đây chính là 53 vị nổi tiếng, 53 vị này thành tựu Hậu Đắc Trí cho Thiện Tài Đồng Tử. Hậu Đắc Trí chính là Vô sở bất tri, sáu căn của bạn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, chỉ sanh Trí Tuệ, không sanh phiền não giống như Đại Sư Huệ Năng trong Đàn Kinh, khi Ngài gặp mặt Ngũ Tổ ở Hoàng Mai thì nói với Ngũ Tổ rằng: “Trong tâm đệ tử thường sanh Trí Tuệ”. Đó là nguyên nhân gì? Ngài đã có Căn Bản Trí, thấy sắc, nghe tiếng liền sanh Trí Tuệ, không sanh phiền não. Ngày nay nếu chúng ta gặp mặt Ngũ Tổ nhất định phải cuối đầu buồn khổ mà nói: “Trong lòng đệ tử thường sanh phiền não.” – Làm sao giống được! Người trước đã làm ra một tấm gương tốt thì chúng ta phải biết làm thế nào học tập.

Câu sau cùng: “Khuyến tấn hành giả”. Đây chính là tích cực, tích cực hơn người, phải khuyên người phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Khổ nạn lớn nhất của chúng sanh là gì? Chính là đối với đạo lý của vũ trụ nhân sanh không rõ ràng, đối với quan hệ giữa người và người, giữa người cùng hoàn cảnh tự nhiên, giữa người cùng thiên địa quỷ thần, tất cả đều không hề biết gì! Chúng sanh lại thường tùy thuận phiền não tập khí của chính mình, tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, chịu khổ báo oan uổng…

Bạn nói xem, đáng thương biết bao! Chúng ta hiểu được rồi thì chúng ta phải có nghĩa vụ, có sứ mạng giúp đỡ những người này giác ngộ, giúp đỡ những người này quay đầu, giống như Thích Ca Mâu Ni Phật vậy. Ngày ngày tích cực vì xã hội, vì chúng sanh mà giảng kinh nói pháp.

Giảng kinh nói pháp chính là lên lớp, chính là giáo học, vĩnh viễn không hề nghỉ ngơi, nơi nào có người thỉnh nơi đó có người đi, liền phải đi. Phật pháp là Sư đạo, Sư đạo là phải được tôn trọng, nếu có người chịu nghe, chịu học thì Thầy mới đến dạy, nếu họ không chịu nghe, không chịu học thì chớ dại, tại sao vậy? Mọi người có tâm đến cầu học, họ có được lợi ích, không có tâm muốn cầu học, nếu bạn đem Phật pháp tặng cho họ, người ta sẽ xem thường bạn, không hề xem bạn là người đáng trọng, thậm chí còn nhục mạ bạn…Họ vẫn tạo tội nghiệp.

Có người nói người học Phật pháp thì nhất định phải bỏ đi tự cao, trong tình huống này thì không phải vậy, đây là Sư đạo, cho nên chúng ta cần phải hiểu đạo lý này: Chỉ cần có người cầu học thì nhất định người thầy giáo phải thành tâm, thành ý để giúp đỡ học sinh, thành toàn học vấn cho họ, nhất định không thể cự tuyệt.

Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng ta xem thấy trên kinh điển, chưa từng có nói một lần cự tuyệt người đến thỉnh pháp, nếu có người đến cầu pháp mà chúng ta cự tuyệt họ thì đây là lỗi lầm. Cho nên tất cả những việc Thế Tôn làm đều là tấm gương tốt nhất cho chúng ta. Vậy chúng ta phải thường thường nghĩ đến Thích Ca Mâu Ni Phật, hướng đến Thế Tôn Ngài mà học tập thì không hề sai.

Sau cùng Thế Tôn đã nêu ra tổng kết: Ba sự việc này, ba điều – mười một câu, gọi là Tịnh Nghiệp Tam Phước. Đặc biệt dặn dò bà Vi Đề Hy, bà Vi Đề Hy là đại biểu cho tất cả chúng ta:“…Bà có biết không? Ba loại nghiệp này, ba loại tịnh nghiệp, đó là Chánh Nhân Tịnh Nghiệp của ba đời chư Phật – quá khứ, hiện tại và vị lai.”

Câu nói này rất là quan trọng, chúng ta mới liền hiểu rõ ra rằng: Không luận bạn tu học pháp môn nào: Hiển giáo, Mật giáo, Tông môn giáo hạ…cho đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Ba điều này là nền tảng, đây là chánh nhân Tịnh Nghiệp, nếu như không có cái nền tảng này, không luận tu học pháp môn nào, đều là uổng công, đều là không thành tựu. Ba điều này giống như chúng ta xây nhà vậy, trước tiên phải đóng cọc móng, cho dù bạn xây nhà cao bao nhiêu, cho dù xây dựng hình dáng thế nào, nền móng là cần thiết, không có nền móng thì thành tựu gì cũng không có.

Chúng ta phải cố gắng phản tỉnh, cố gắng nghĩ lại, chúng ta học Phật, học đã nhiều năm như vậy rồi, tại sao hôm nay vẫn là như thế này? Không hề tiến bộ. Xem qua Cao Tăng truyện, xem qua Cư Sĩ truyện, người ta ba năm đến năm năm, khai ngộ thì khai ngộ, chứng quả thì chứng quả, chúng ta đã học nhiều năm như vậy, cái gì cũng không được, bình tâm nghĩ lại thì do chính là không có xây nền móng, đã bỏ mất đi ba điều này cho nên học Phật từ đâu mà học vậy? Phải từ Tịnh Nghiệp Tam Phước, từ ba điều này mà học.

Ghi chú:

Tịnh nghiệp tam phước:

1. Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp.
2. Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi.
3. Phát Bồ Đề tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả.

Trích Khai Thị Trọng Yếu Tập 1
Pháp Sư Tịnh Không giảng
Cư Sĩ Tịnh Thái biên soạn

Đức Phật đã quyết địnhkhông chủ trương cầu nguyện. Chỉ cần gieo nhân tốt, làm việc tốt, sống đời sống lương thiện thì kết quả sẽ tự nhiên tốt mà thôi, không chỉ cho cả hiện tại mà cả đời sau nữa.

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở phía Bắc cách thành Ca Tỳ La Bà Đâu Song Thọ bốn mươi chín bộ. Vào ngày thứ tám lúc nửa đêm khi sao mai vừa mọc, Đức Như Lai thoáng chốc rời khỏi toái thân xá lợi, như năm pháp Hoằng Thệ của Chư Phật.

                   Quyển Thượng

    PHẨM THỨ NHẤT: Như Lai Năm Hoằng Thệ Nguyện vào Trung Ấm Giáo Hóa

    PHẨM THỨ HAI: Đức Diệu Giác Như Lai đưa Chư Bồ Tát vào Trung Ấm Giáo Hóa

    PHẨM THỨ BA: Đức Diệu Giác Như Lai phân thân vào Trung Ấm

    PHẨM THỨ TƯ: Bồ Tát Hiền Hộ thưa hỏi

    PHẨM THỨ NĂM: Đạo Thụ

                   

                   Quyển Hạ

    PHẨM THỨ SÁU: Thần Túc

    PHẨM THỨ BẢY: Phá lưới ái

    PHẨM THỨ TÁM: Ba đời bình đẳng

    PHẨM THỨ CHÍN: Không Sanh Diệt

    PHẨM THỨ MƯỜI: Giáo Hóa Không Vô Hình

    PHẨM THỨ MƯỜI MỘT: Có Sắc - Không Sắc

    PHẨM THỨ MƯỜI HAI: Hoan Hỷ

 

 

 

 

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN THƯỢNG

Đời Hậu Tần, Đất Lương Châu, Sa môn Trúc Phật Niệm dịch từ Phạn sang Hán                                     

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ NHẤT 
NHƯ LAI NĂM HOẰNG THỆ NGUYỆN VÀO TRUNG ẤM GIÁO HÓA

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở phía Bắc cách thành Ca Tỳ La Bà Đâu Song Thọ bốn mươi chín bộ. Vào ngày thứ tám lúc nửa đêm khi sao mai vừa mọc, Đức Như Lai thoáng chốc rời khỏi toái thân xá lợi, như năm pháp Hoằng Thệ của Chư Phật.

Khi Đức Phật giáng sinh thì sáu phương trời đất đều chấn động, Chư Phật mười phương đều đến phù trợ. Đây là pháp Hoằng thệ thứ nhứt.

Thế nào là sáu phương chấn động? Phương đông nhô lên thì phương tây lặn xuống; phương tây nhô lên thì phương đông lặn xuống. Phương bắc nhô lên thì phương nam lặn xuống; phương nam nhô lên thì phương bắc lặn xuống. Rồi bốn phương đồng cùng nhô lên thì hướng giữa lặn xuống; và hướng giữa nhô lên thì bốn phương đều lặn xuống.

Đương lúc Đức Như Lai vừa cất bước chân đi bảy bước thì thiên hạ rung chuyển, chư Phật mười phương đều đến phù trợ. Đây là pháp Hoằng thệ thứ hai.

Đức Như Lai đến dưới cội cây bồ đề, ngồi thế kiết già. Ngài nguyện rằng: Nếu ta không thành Phật thì sẽ không rời khỏi nơi này; lúc đó trời đất rung chuyển, chư Phật mười phương đều đến phù trợ. Đây là pháp Hoằng thệ thứ ba.

Tên của Như Lai, Ma Ba Tuần tuy nghe mà tâm không hoảng sợ. Với thệ nguyện lực này nên trời đất rúng động, chư Phật mười phương đều đến phù trợ. Đây là pháp Hoằng thệ thứ tư.

Đức Như Lai xả thân thọ mạng, thị hiện diệt độ, vào Trung Ấm thân giáo hóa chúng sanh, lúc này trời đất rung động, chư Phật mười phương đều đến ca ngợi. Đây là pháp Hoằng thệ thứ năm.

Bây giờ Đức Thế Tôn nhập Hỏa Diệm Tam Muội, khiến cho tất cả chúng sanh trong ba cõi như Trời, Rồng, Quỷ Thần, A Tu La, Chân Đà La, Càn Thát Bà, Ca Lưu La, Cưu Bàn Trà, Phú Đơn Na, Nhơn và Phi Nhơn đều thấy đức Như Lai ngồi trên hoa sen báu.

Lúc đó đức Thế Tôn hướng về xá lợi mà nói kệ rằng:

Ở trong vô số kiếp 
Địa chủng này nuôi ngươi 
Nay ta từ giã ngươi 
Mừng như rắn lột da 
Trong năm đường sinh tử 
Nơi nào cũng có ngươi 
Tạm thời được bỏ thân 
Tịch diệt nào tham trước 
Uy thần vào địa giới 
Ngươi không được độ sao! 
Chao ơi khổ biệt ly 
Sống chết mãi quay quần 
Oai Thần chư Phật đến 
Vô số nơi để độ.

Khi Đức Thế Tôn nói kệ này xong, từ giữa lòng bàn chân lên đến nhục kế của Ngài phóng ra tám mươi bốn nghìn ức hào quang, soi khắp ba nghìn đại thiên thế giới, cho đến Hư Không Giới, chúng sanh trong cõi nầy đều thấy được ánh sáng, hoặc có vị tìm ánh sáng mà đến, hoặc có Chư Phật sai các Bồ Tát đến cõi Ta Bà.

Bấy giờ Đức Thế Tôn quán chiếu ở bên trong, thân Trung Ấm này rất là vi tế, chỉ riêng Phật Thế Tôn mới có thể thấy được. Cho dù chúng sanh ở bực Hữu Học và Vô Học, Nhất Trụ, Nhị Trụ cho đến Cửu Trụ cũng không thể thấy được cảnh giới kia.

Ta nay dùng oai thần của Phật nhập Chiếu Minh Tam Muội, khiến cho bốn bộ chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắt và Ưu Bà Di thấy được hình thái vi tế nầy. Lúc này Đức Thế Tôn lại nhập Vô Ngại Định.

Ngài quán chúng sanh ở trong Không Giới khi sanh khi diệt, như chỗ hành cấm giới của các Như Lai, hư vô vắng lặng thì quán Bất tịnh tưởng, một trăm bảy mươi hành khổ gốc từ nhân duyên, cho đến thập nhị sanh tử trói buộc chúng sanh. Ngay đây Đức Thế Tôn bèn nói kệ rằng:

Nay đang nhập vi diệu 
Trung Ấm hình cực vi 
Hóa độ chúng sanh kia 
Hơn ở Diêm Phù Đề 
Thường tướng – Vô Sở trước 
Lạc tướng – không vô định 
Kiến lập nền đạo đức 
Lìa trần không tham đắm 
Vốn từ vô số kiếp 
Cứu người khó độ kia 
Hà huống Trung Ấm thân 
Không gì khó hơn cả 
Nay ta tâm nguyện lớn 
Chẳng loạn, chẳng nhiễm ô 
Gốc bồ đề đạo đức 
Pháp phạm hạnh viên toàn.

Bây giờ Đức Thế Tôn nói kệ này xong, lại phóng ánh quang từ tướng lông trắng giữa chặn mày, chiếu khắp vô lượng vô hạn ức thế giới của Đông phương, Nam phương, Tây phương và Bắc phương, và rồi Ngài hoàn nhiếp lại ánh sáng, ánh sáng ấy xoay quanh Phật bảy vòng rồi nhập vào nhục kế.

Thế rồi Đức Bồ Tát Di Lặc từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu và quỳ xuống, chắp tay trước ngực bạch Phật rằng: Hay thay, Đức Thế Tôn. Đây là điều chưa ai từng nghe, chưa ai từng thấy. Chúng sanh Trung Ấm thể chất rất vi tế, thọ mạng dài ngắn ăn uống tốt xấu … các loại ấy ra sao, chúng con xin muốn được nghe. Đức Thế Tôn bèn bảo rằng: Lắng nghe cho kỹ và khéo suy nghĩ, ta nay phân biệt rõ ràng cho Ông.

Thế nào Di Lặc? Ở cõi Diêm Phù Đề đứa trẻ khi mới lọt lòng, người mẹ bồng ẵm cho bú sữa mình đến khi ba tuổi, hết bao nhiêu sữa? Di Lặc đáp rằng: Uống đến một trăm tám mươi hộc sữa. Ngoài ra, khi còn trong bụng mẹ đã được nuôi dưỡng bằng huyết phần của mẹ rồi.

Cõi Đông Phất Vu Đãn đứa bé khi vừa ra đời cho đến lên ba, uống đến một nghìn tám trăm hộc sữa.

Cõi Tây Câu Da Ni đứa trẻ khi vừa mới ra đời cho đến lên ba, uống đến tám trăm tám mươi hộc.

Cõi Bắc Uất Đan Viết đứa trẻ khi vừa mới lọt lòng thì ngồi được, nhiều người đi đường đưa đầu ngón tay vào miệng đứa bé cho nó bú; bảy ngày sau đứa bé trưởng thành, cõi này không có sữa, chúng sanh Trung Ấm nương làn gió để uống ăn.

Thọ mạng của chúng sanh ở cõi Diêm Phù Đề là một trăm tuổi. Cõi Đông Phất Vu Đãi là năm trăm tuổi. Cõi Tây Câu Da Ni hai trăm năm mươi tuổi cõi Uất Đan Viết là một nghìn tuổi. Thọ mạng của thân Trung Ấm chỉ có bảy ngày. Nhân diện (khuôn mặt) của châu Diêm Phù Đề là trên rộng dưới hẹp (hình trái lê). Châu Phất Vu Đãi thì mặt tròn. Châu Câu Da Ni trên hẹp dưới rộng, và châu Uất Đan Viết thì mặt chữ điền. Diện mạo của chúng sanh Trung Ấm như Hóa Tự Tại Thiên. Ở cõi nầy danh hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni đã hoàn toàn diệt mất.

Đức Diệu Giác Như Lai xuất hiện ở đời, đầy đủ mười danh hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Ở giữa hư không Ngài ngồi trên hoa sen báu, phóng ánh sáng của tướng lưỡi soi thấu tám mươi bảy ức hằng hà sa số cõi Đông phương. Nước này có tên là Hóa, Phật hiệu là Kiên Cố, Ngài dùng Nhứt Thừa giáo hóa chúng sanh. Đức Phật nhìn thấy ánh sáng mới bảo các Bồ Tát cùng các quyến thuộc rằng: Các ông có thấy ánh sáng này không? Các vị Bồ Tát trả lời: Chúng con đã thấy. Bạch Thế Tôn chúng con không rõ ánh sáng này là quang minh của đức Phật nào chiếu đến thế giới này. Đức Phật lại bảo rằng: Cách cõi Tây Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số có thế giới tên là Bà Ha, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni, nay tạm diệt độ xả thân xá lợi, muốn vào Trung Ấm giáo hóa. Đây là ánh sáng của đức Phật Diệu Giác. Các ông muốn đến cõi đó chính là đúng lúc.

Bấy giờ một trăm ba mươi ức các vị Bồ Tát ở cõi nước kia nghe theo lời dạy của đức Phật đi đến cõi Bà Ha. Đức Phật lại căn dặn: Các ông đến nước kia rồi nên làm lễ, cúng dường chớ có biếng nhác kiêu ngạo. Cho ta gởi lời thăm sức khỏe và sự hoằng hóa của Ngài. Chư Bồ Tát thụ giáo rồi lễ dưới chân Phật, hữu nhiễu bảy vòng đột nhiên không thấy Phật nữa mà lại đã đến Thế giới Bà Ha.

Cách cõi Nam Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số, có thế giới tên là Giải Thoát. Đức Phật hiệu là Chơn Tịnh Như Lai, đầy đủ mười hiệu. Ngài bảo các Bồ Tát: Các ông có thấy ánh sáng này không? Các Bồ Tát đáp rằng: Chúng con đã thấy. Thưa không biết ánh sáng này là quang minh của đức Phật nào chiếu đến thế giới chúng ta? Đức Phật kia bảo: Cách cõi Bắc Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số là thế giới Bà Ha, đức Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Nay đang dùng diệt độ bỏ thân xá lợi, muốn vào Trung Ấm giáo hóa. Đó là ánh sáng của đức Diệu Giác Như Lai, nay chính là lúc các ông muốn đến cõi đó. Bấy giờ một trăm ba mươi ức Bồ Tát ở cõi Giải Thoát vâng lời dạy đến cõi Bà Ha. Đức Phật căn dặn rằng: Ông đến cõi đó thân cận cúng dường đừng nên biếng nhác, kiêu ngạo. Cho ta gởi lời thăm hỏi sức khỏe và công việc hoằng hóa của đức Diệu Giác Như Lai. Bồ Tát vâng lời rồi lễ quanh hướng hữu bảy vòng dưới chân đức Như Lai, bổng nhiên không thấy Đức Phật, mà đã đến được Thế Giới Bà Ha.

Cách cõi Bắc Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số, có thế giới tên là Lưu Ly. Đức Phật hiệu là Lôi Âm Như Lai, đầy đủ mười hiệu. Ngài bảo các Bồ Tát: Các ông có thấy ánh sáng này không? Chư Bồ Tát trả lời: Chúng con đã thấy, không biết ánh sáng này là quang minh của đức Phật nào chiếu đến thế giới nầy? Đức Phật kia bảo: Cách cõi Nam Phương này tám mươi bảy ức hằng hà sa số, có thế giới tên là Bà Ha, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni, hiện Ngài đang dùng tướng diệt độ xả thân xá lợi, muốn vào Trung Ấm giáo hóa, đây là ánh sáng của đức Diệu Giác Như Lai, nay chính là đúng lúc các ông muốn đi. Bây giờ một trăm ba mươi ức Bồ Tát ở cõi Lưu Ly, vâng lời dạy của Phật đến cõi Bà Ha. Đức Phật căn dặn: Các ông đến cõi đó làm lễ cúng dường đừng nên biếng nhác, kiêu ngạo. Cho ta gởi lời thăm hỏi sức khỏe và công việc hoằng hóa của đức Diệu Giác Như Lai. Bồ Tát nghe xong lễ quanh hướng hữu bảy vòng dưới chân đức Phật, đột nhiên không thấy Ngài nữa, mà đã đến Thế Giới Bà Ha.

Cách cõi Đông Bắc Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số, có thế giới tên là Không Tịnh, đức Phật hiệu là Hư Không Tạng, đầy đủ mười hiệu, có một trăm ba mươi ức Bồ Tát.

Cách cõi Đông Nam Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số, có thế giới tên là Sí Nhiên, đức Phật hiệu là Quảng Hiển Như Lai, đầy đủ mười hiệu, có một trăm ba mươi ức Bồ Tát.

Cách cõi Tây Nam Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số, có thế giới tên là Tinh Tú, đức Phật hiệu là Nguyệt Quang Như Lai, đầy đủ mười hiệu, có một trăm ba mươi ức Bồ Tát.

Cách cõi Tây Bắc Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số, có thế giới tên là Hoại Ma, đức Phật hiệu là Dũng Mãnh Phục Như Lai,đầy đủ mười hiệu, có một trăm ba mươi ức Bồ Tát.

Cách cõi Thượng Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số, có thế giới tên là Hải Tích, đức Phật hiệu là Thượng Diệu Như Lai, đầy đủ mười hiệu, có một trăm ba mươi ức Bồ Tát.

Cách cõi Hạ Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số, có thế giới tên là Thông Đạt, đức Phật hiệu Vô Uý Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Ngài bảo các Bồ Tát: Các ông có thấy ánh sáng này không? Chư Bồ Tát đáp: Chúng con đã thấy, không biết ánh sáng này là quang minh của đức Phật nào? Đức Phật kia bảo: Cách cõi Thượng Phương tám mươi bảy ức hằng hà sa số có thế giới tên là Bà Ha. Đức Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni nay đang dùng diệt độ xả thân xá lợi, muốn vào Trung Ấm giáo hóa, đây là ánh sáng của đức Diệu Giác Như Lai, đây là đúng lúc các ông muốn đi. Có một trăm ba mươi ức Bồ Tát ở cõi Phật kia, vâng lời của đức Phật mà đến thế giới Bà Ha. Đức Phật lại căn dặn rằng: Các ông đến cõi nước kia làm lễ cúng dường chớ nên biếng nhác, kiêu ngạo. Cho ta gởi lời thăm hỏi sức khỏe và công việc hoằng hóa đến đức Diệu Giác Như Lai. Chư Bồ Tát nghe xong lễ quanh hướng hữu bảy vòng dưới chân đức Phật, bỗng nhiên không thấy Ngài nữa, mà đã đến được Thế Giới Bà Ha. Thế rồi Chư Bồ Tát đảnh lễ cúng dường đức Diệu Giác Như Lai. Làm lễ xong mỗi vị đều ngồi về một hướng.

Bấy giờ Đức Diệu Giác Như Lai bèn phóng tướng lưỡi dài rộng đẹp như hoa sen - đỏ như hoa Ưu bát qua bên trái bên phải của lỗ tai ngài. Ngài thuyết: Ta đã từ vô số a tăng kỳ kiếp, thực hành hạnh thanh tịnh không có hư dối. Chúng sanh mà Ta đã độ nhân duyên đã xong, như bỏ thi hài giữa cánh đồng hoang. Nay lại gây duyên và lập hạnh đầu, hiện Bồ Tát ở đây có lập hạnh đắc lực, có vị sơ phát, lại có bốn chúng chưa từng lập hạnh, đang nhờ oai thần Phật lực tiếp dẫn, khiến cho đại chúng biết được quá khứ, tương lai cùng hiện tại. Pháp của Chư Phật hiếm có không thể luận bàn. Nói xong, Ngài liền thuyết kệ rằng:

Người nhiều đời ngu muội 
Chẳng vào vô lậu pháp 
Quanh quẩn trong năm đường 
Nhiễm ô không tịnh hạnh 
Ta tuy ở cõi này 
Dứt sạch năm dục khổ 
Lành thay xưa chỗ nguyện 
Ngày nay đã hoàn thành 
Như người phun nước bọt 
Bậc trí uống được sao 
Ta từ vô số kiếp 
Tu hạnh thanh tịnh Phật 
Bỏ thân rồi thọ thân 
Nào một kiếp hoặc hai 
Nếu có người sáng trí 
Vẽ Xá lợi trên đất 
Thì còn thấy hình Ta 
Có người không giải thoát 
Đêm dài sanh tử mãi 
Sống ngu theo năm đường 
Đoạn diệt không còn đường 
Cầu Phật chứng Nê Hoàn 
Xưa hiệu Thích Ca Văn 
Xá lợi thân lưu hóa 
Nay ta vào không giới 
Trung Ấm độ mọi loài

Khi Đức Thế Tôn nói kệ này, tám vạn bốn nghìn na do tha chúng sanh đều nhàm chán sanh tử, cùng phát tâm vô thượng bồ đề, và có bảy mươi ức chúng sanh, các trần cấu đã sạch và đắc pháp nhãn tinh. Bảy nghìn vạn chúng của Bồ Tát Ma Giới, bèn từ chỗ ngồi đứng dậy sửa sang y phục, chắp tay rồi lui ra.

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN THƯỢNG

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ HAI
ĐỨC DIỆU GIÁC NHƯ LAI ĐƯA CHƯ BỒ TÁT VÀO TRUNG ẤM GIÁO HÓA

Bấy giờ Đức Diệu Giác Như Lai chí Chơn Đẳng Chánh Giác rõ thấu chúng sanh hoàn toàn không còn một tạp niệm, nên vào Trung Ấm thọ pháp cấm giới, được nhiều lợi ích và đã độ thì vô lượng. Ngài biến lập thệ lớn để thi hành phật sự. Lúc này Đức Diệu Giác Như Lai nhập vô Kiến Đỉnh Tam Muội khiến các đại chúng Chư Bồ Tát vô số nghìn ức không ngằn mê đều giống như sắc thể của Đức Diệu Giác Như Lai không sai khác. Ngay lúc này Ngài Đại Ca Diếp chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di ở cõi Diêm Phù Đề, và Trời, Rồng, Quỷ Thần, Ca Lưu La, Chân Đà La, Ma Đầu La, Càn Thát Bà, Cưu Bàn Trà, Phú Đan Na, Nhơn và Phi Nhơn, tám ức một trăm nghìn chúng sanh của Bát Quốc Vương dùng thần túc lực cùng vào Trung Ấm.

Bấy giờ Đức Thế Tôn ở giữa các chúng mà nói kệ rằng:

Mê lầm của Trung Ấm 
Mù tối chẳng Tam Tôn 
Chuyển thân theo năm đường 
Tùy chỗ làm dẫn đến 
Hoặc sa hai nẻo thiên 
Hoặc vào chốn ba đường 
Ô thay thật xót thương 
Nay Như Lai đã đến 
Trung Ấm được độ rồi 
Nguyện ta cũng hoàn thành 
Vô hình thọ hình giáo 
Đoạn tưởng đoạn sạch gốc 
Ba đời các Chư Phật 
Đều thực hiện pháp nầy 
Sắc pháp tự lẫy lừng 
Diệt dùng Định Ý đạo 
Như Lai - tướng chân thật 
Không sinh không khởi diệt 
Quán thân nội ngoại không 
Biết rõ pháp chẳng thường 
Đi từ gốc si ái 
Như tro phủ trên than 
Kẻ ngu bảo lửa mất 
Thực ra lửa mãi còn 
Tâm là cội nhân độc 
Thiện ác theo tâm đó 
Hành thiện thì đến thiện 
Hành ác thì đến ác 
Như người làm việc ác 
Cho rằng không quả báo 
Khi nghiệp báo đến rồi 
Nào ai thay thế được 
Phạm giới không hành pháp 
Tự xưng không ai bằng 
Lõa hình ăn trái cây 
Cúng thờ thần Nhật Nguyệt 
Ba ác đạo tự rơi 
Biết kiếp nào ra khỏi 
Những ai phi Phật tử 
Dẫu gần vẫn xa Ta

Lúc này, Đức Diệu Giác Như Lai nói xong kệ nầy, liền dùng thần lực vào trong Trung Ấm hóa làm tòa Cao thất bảo và giảng đường thất bảo. Nơi đây lụa-phan giăng phủ, thềm thang làm bằng vàng bạc và lưu ly là đất. Sau vườn có ao tắm kết bằng thất bảo, chim nhạn, chim uyên … các loài chim quí cùng cất tiếng hót. Thế rồi Đức Thế Tôn lại dùng thần lực khiến cho chúng sanh đó sống với sinh mạng trong bảy ngày, với sinh mạng sáu ngày, năm ngày, bốn ngày, ba ngày, hai ngày và một ngày rồi kết thúc.

Lúc này Đức Thế Tôn quán nơi tâm hướng vọng của chúng sanh này, muốn phân biệt rõ phương diện của từng trụ vị, như từng phương diện của tứ hướng tứ đắc, Cửu trụ của sơ phát tâm có các lãnh vực riêng. Lãnh vực trụ vị của nhân quả Bích Chi Phật.

Bấy giờ Đức Thế Tôn hóa ra bảy trăm ức na do tha Cao tòa bằng bảy báu, cứ mỗi Cao tòa có Hóa Phật, mỗi một Hóa Phật đều nói bốn bài kệ phi thường:

Tất cả hành vô thường 
Thức là pháp ngoại trần 
Có khởi thì có diệt 
Diệt kia chính là lạc 
Không sanh, già, bệnh, chết 
Cũng không có ba hữu 
Vào hẳn hư không giới 
Là nhà của Chư Phật 
Chẳng sợ, chẳng vết nhơ 
Chẳng bị dục nhiễm ái 
Trang sức và năm dục 
Hết hẳn không còn chi 
Nếu dứt trăm tám ái 
Tập pháp cũng trừ luôn 
Trước diệt sau không sinh 
Ba mươi bảy đạo phẩm 
Không-vô tướng-vô nguyện 
Lộ trình Phật đi qua 
Những chúng sanh lợi căn 
Vừa nghe không ngần ngại 
Dùng gươm tuệ đoạn trừ 
Như lửa đốt núi đồng 
Chúng hữu tình khó ngộ 
Chư Phật trước ban rằng 
Tội căn sâu kiên cố 
Dù thương đâu cứu được 
Trung Ấm thọ các thân 
Chỉ bày theo ngôn giáo 
Dù trước chẳng phát tâm 
Nghe pháp thì được độ

Đương khi Đức Phật nói kệ tụng này, có bảy mươi tám ức một trăm nghìn na do tha chúng sanh Trung Ấm khởi vô thượng chánh chơn đạo ý, phát tâm bồ đề.

Bấy giờ Đức Diệu Giác Như Lai, đột nhiên đang ở giữa hội chúng bay lên tòa Cao Úy. Mười phương Chư Thần Thông Bồ Tát ngồi ở bên trái. Ngài Ma Ha Ca Diếp và bốn chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di ở cõi Diêm Phù Đề ngồi ở bên phải. Các Trời, Rồng, Quỷ Thần và Đại Quốc Vương ngồi ở sau Đức Phật.

Từ cõi Tứ Thiên Vương, Sơ Đao Lợi Thiên Vương, Diệm Thiên, Đâu Thuật Thiên, Ái Thiên, Ba Lợi Đà Thiên; Ái Ba Ma Na Thiên, A Hội Đậu Tu Thiên, Thủ Ha Thiên, Ba Lợi Đà Thủ Ha Thiên, Tu Trệ Thiên, Tu Trệ Kỳ Nậu Thiên và A Ca Nị Sất Thiên ở giữa hư không rải hoa cúng dường và trổi các thứ thiên nhạc.

Chúng sanh Trung Ấm ở trước mặt Như Lai lãnh hội giáo pháp. Lúc đó Thế Tôn dùng oai thần của Phật, khiến cho các chúng sanh trong lòng nghĩ rằng: Đức Phật chỉ vì Ta mà nói pháp ngoài ra không vì ai khác. Lúc này Đức Thế Tôn mới nói kệ rằng:

Như Lai vô lượng giác 
Thần thông không thể lường 
Vào ra vách núi đá 
Như chim lượn hư không 
Ta vốn từ nhiều kiếp 
Vun trồng nhiều công đức 
Độ sanh không ngừng nghỉ 
Khiến phát bồ đề tâm 
Niết bàn nào lai khứ 
Cũng chẳng thấy độ ai 
Ta ở nơi Song Thọ 
Chuyển thân đến chốn này 
Xưa ta phát đạo tâm 
Với chúng sanh Thệ độ 
Một người chưa độ xong 
Ta không bao giờ bỏ 
Xét người Trung Ấm đây 
Đều có thượng-trung-hạ 
Chỉ dùng ba cú nghĩa 
Tứ đế pháp chơn như 
Dâm-nộ-si mới giảm 
Phải thiền định để trừ 
Tám trăm bệnh ngặt nghèo 
Tám vạn bốn nghìn cấu 
Bố thí trì giới nhẫn 
Tinh tấn, thiền, trí tuệ 
Cần phương tiện khéo léo 
Chặt phứt ba độc căn 
Sắc vốn chẳng của Ta 
Chủ gốc sắc ái là? 
Rõ thấu sắc vô hình 
Đáng gọi hành phạm chí 
Xưa Ta chưa thành Phật 
Bị sắc làm mê hoặc 
Đọa bốn pháp điên cuồng 
Trầm mình biển tử sanh 
Nay mới hiểu gốc sắc 
Thấy sắc đây chân thật 
Thọ tưởng hành thức pháp 
Bẩn dơ không chân đạo 
Âm nhập mười tám giới 
Hai mươi hai căn pháp 
Mỗi mỗi thảy tận tường 
Lặng yên không đắm trước 
Cõi Dục Trung Ấm Nhơn 
Trần cấu đều vi tế 
Cũng như áo mới may 
Bụi đất làm dơ dáy 
Người có mắt trí tuệ 
Rũ áo bụi liền bay 
Hàng chúng sanh Trung Ấm 
Có khác gì đó đâu 
Dâm-nộ-si vi tế 
Nghe pháp liền ngộ thôi 
Chỉ hướng tâm đừng đổi 
Tức đắc Tu Đà Hoàn 
Tam chuyển thập nhị hành 
Đắc Tu Đà Hàm tiếp 
Các phần tư hoại hết 
Thì được quả Bầt Hoàn 
Khổ bặt, si ái trừ 
Đắc thành A La Hán 
Xưa có tám muôn ức 
Bậc đắc hai quả đầu 
Tám vạn bốn nghìn ức 
Bậc đạo nhơn Bất Hoàn 
Trăm vạn hai nghìn ức 
Hằng hà sa La Hán 
Lục thông thân trong suốt 
Hướng đến các Phật thừa 
Tám vạn bốn nghìn ức 
Hướng về tâm Bồ Tát 
Số đông như bụi trần 
Ta ở Diêm Phù Đề 
Khổ hạnh nào tính được 
Thí quốc tài vợ con 
Đầu, mắt, xương, máu, tủy 
Tâm vững tợ Kim Cang 
Chẳng bị ma khuấy động 
Mừng thay đại phúc lành 
Nguyện nào không thành tựu

Bấy giờ chúng sanh ngồi ở trên mới khởi niệm rằng: Đức Phật chỉ vì ta mà nói pháp chứ không vì ai khác. Người hướng đến Thanh Văn thì đắc quả Thanh Văn. Người hướng đến Bích Chi Phật thì đắc quả Bích Chi Phật. Người hướng đến đạo Bồ Đề thì đắc quả Bồ Đề.

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN THƯỢNG

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ BA 
ĐỨC DIỆU GIÁC NHƯ LAI PHÂN THÂN VÀO TRUNG ẤM

Lúc đó ở Tòa trên có Bồ Tát tên là Định Hóa Vương từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai hữu, gối hữu chấm đất, quỳ xuống chấp tay bạch Phật rằng: Lành thay! Thế Tôn! Xin Ngài vì chúng sanh thuyết nghĩa lý rõ ràng, âm hưởng đã hướng thì nghe pháp dễ độ.

Lại có người khó độ, xét chúng sanh có người dâm, nộ, si ít, có người dâm, nộ, si nhiều; hoặc người có đối pháp, người không có đối pháp; hoặc người có thể thấy pháp, người không thể thấy pháp; hoặc người hữu lậu pháp, người vô lậu pháp; hoặc người ở hữu vi pháp, người ở vô vi pháp; hoặc người có thể ký pháp, người không có thể ký pháp; hoặc người đang ở pháp dục giới; hoặc người đang ở pháp không giải thoát; hoặc người ở pháp sắc giới, người ở pháp vô sắc giới, hoặc người ở pháp Trung Ấm vi hình, người đang ở pháp Trung Ấm phi vi hình; hoặc người đang ở pháp ngũ sắc thức, người đang ở pháp ngũ sắc phi thức; hoặc người đang ở pháp phi tưởng, phi bất tưởng thức, người không ở pháp phi tưởng, phi bất tưởng thức; hoặc người đang ở nhất trụ cho đến cửu trụ, người đang ở nhất trụ, phi nhất trụ. Có người đang ở cửu trụ, phi cửu trụ …cúi mong Đức Thế Tôn mỗi mỗi diễn rộng, làm cho các vị Bồ Tát hết hẳn do dự, các hàng chúng sanh nghe pháp được giải thoát.

Thế rồi Đức Thế Tôn dùng tiếng Phạm tịnh êm ái, khen Bồ Tát Định Hóa Vương rằng: Lành thay! Lành thay! Đức Bồ Tát. Ông đã ở trước Như Lai làm Sư Tử Hống, ngay đây Ta sẽ phân biệt từng chi tiết cho ông. Hãy lắng nghe kỹ và suy nghĩ điều mà ông đã hỏi:

Có thể thấy pháp và không thể thấy pháp đó, vì mắt thấy sắc, vì sắc đập vào mắt. Bồ Tát Định Hóa Vương nói: Không có con mắt để thấy sắc, cũng không lìa mắt, và không có sắc để đập vào mắt, cũng không lìa sắc.

Phật bảo Bồ Tát Định Hóa Vương: Này Bồ Tát, mắt chẳng phải sắc, sắc chẳng phải mắt, vậy cái gì là thấy? Bồ Tát Định Hóa Vương bạch Phật rằng: Thức pháp thực trụ, quán pháp mới khởi.

Phật bảo Bồ Tát Định Hóa Vương: Thế nào Bồ Tát? Thức là hữu pháp hay thức là vô pháp? Bồ Tát Định Hóa Vương bạch Phật rằng: Thức chẳng phải hữu vi nhưng không lìa hữu vi. Thức chẳng phải vô vi nhưng không lìa vô vi.

Phật hỏi Bồ Tát Định Hóa Vương: Thế nào là hữu vi, thế nào là vô vi? Bồ Tát Định Hóa Vương bạch rằng: Khởi là hữu vi, trụ là vô vi. Đối với pháp Đệ nhất nghĩa thì không thấy không khởi, không thấy đang trụ, pháp tánh thanh tịnh không sắc không thức. Đối với pháp Nê Hoàn không chỗ nhiễm trước, mắt chẳng phải sắc, không thể thấy pháp và không không thể thấy pháp. Mắt đã qua, sắc đã qua và thức đã qua. Mắt sẽ đến, sắc sẽ đến và thức đã qua. Mắt bây giờ, sắc bây giờ và thức bây giờ. Chẳng có mắt, sắc và thức, chẳng phải không có mắt, sắc và thức. Đây là pháp Nê Hoàn thanh tịnh.

Lúc này Bồ Tát Định Hóa Vương muốn nghe Như Lai nói hữu đối và vô đối. Phật hỏi Bồ Tát Định Hóa Vương rằng: Tiếng có đối tượng hay không có đối tượng? Bồ Tát Định Hóa Vương bạch: Tiếng cũng có đối tượng và cũng không có đối tượng. Phật bảo rằng: Tiếng thì không có đối tượng và cũng không phải không có đối tượng, thế nào Định Hóa Vương ? Cái nầy thanh cái kia ứng là có là không, là hư hay là thật? Ông nghĩ sao, hư không có thể viết thành chữ chăng? Định Hóa Vương trả lời: Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Như Lai vun bồi các hạnh ở vô số kiếp, cũng không thấy có, cũng không thấy không; cũng không thấy có ba đời, cũng không thấy không có ba đời, cho đến chẳng phải tưởng, chẳng phải không tưởng cũng lại như vậy.

Bấy giờ Bồ Tát Định Hóa Vương bạch Phật rằng: Các pháp quán trên mỗi mỗi đều đã hiểu. Chỉ mong Như Lai Chí Chơn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn nói ba pháp vi diệu. Điều gì tối diệu ở Trung Ấm Hình, Ngũ Sắc Thức Hình và Phi Tưởng, Phi Bất Tưởng Thức?

Lúc này Đức Thế Tôn biết tâm của chúng hội đều khởi lòng nghi bèn ở trên tòa mà nói kệ rằng:

Ta chịu khổ ba cõi 
Tâm ngu hoặc ái si 
Vô số kiếp đã qua 
Chấp có và chấp không 
Phá hoại kiếp luân hồi 
Nay mới được thành Phật 
Đem thệ nguyện rộng lớn 
Độ mọi loài chưa độ 
Phật lực không gì hơn 
Ba cõi ai bằng Phật 
Một hướng không hai tâm 
Tự thề được thành Phật 
Ta từ Phật Chính Chú 
Sơ phát vô đẳng tâm 
Dục phược nơi trói buộc 
Kiên cố khó chặt xong 
Định không – vô tướng nguyện 
Phân biệt ba Tam Muội 
Trước niệm hơi ra vào 
Suy lường đường thiện ác 
Quyết một lòng tinh tấn 
Bước đi không thất nghi 
Như người thấy đại hỏa 
Đốt cháy người tội nặng 
Phước sanh Quang Âm Thiên 
Phương khác, người mỏng phước 
Hàng chúng sanh ba phẩm 
Trung Ấm khi thọ hình 
Đổi thay không lường nổi 
Ngoài Ta ai nói được 
Năm Sắc Thức chúng sanh 
Bất đồng trong tam giới 
Bậc Tối thắng – Như Lai 
Vào thức kia giáo hóa 
Nói ngọn ngành phân biệt 
Trăm tám ái, chẳng rong 
Muốn thành Tu Đà Hoàn 
Thì nói Tu Đà Hoàn 
Muốn thành A Na Hàm 
Thì nói A Na Hàm 
Muốn thành A La Hán 
Thì nói A La Hán 
Muốn thành Bích Chi Phật 
Thì nói Bich Chi Phật 
Người muốn Bồ Tát Đạo 
Thì nói pháp Bồ Tát 
Bậc đắc Tu Đà Hoàn 
Ba mươi hai ức người 
Bậc đắc Tư Đà Hàm 
Có bốn mươi hai ức 
Bậc đắc A Na Hàm 
Có năm mươi hai ức 
Bậc đắc A La Hán 
Sáu mươi hai ức vị 
Bậc đắc Bích Chi Phật 
Thì bảy mươi hai ức 
Bậc đắc Bồ Tát Đạo 
Tám mươi hai ức vị

Bấy giờ Đức Thế Tôn lập lại kệ rằng:

Ta vốn không tâm pháp 
Tạm dùng giáo hóa thôi 
Thấy khói biết rằng lửa 
Nhìn mây biết có mưa 
Cất bước biết quân tử 
Trông sao biết có trăng 
Ta trừ hết ngã tâm
Không ngã – không vô ngã 
Trãi qua nhiều số kiếp 
Chẳng tính được tháng ngày 
Phật dùng tư duy chứng 
Phàm phu nào hiểu được 
Lành thay Đại Thánh Tôn 
Độ khắp cõi mười phương 
Rời khỏi pháp Dục Giới 
Giáo hóa Trung Ấm thân 
Giáo pháp chư Phật là 
Vào Ấm không thấy nó 
Các hàng chúng sanh này 
Phát nguyện đều khác biệt 
Ta trói buộc chính ta 
Ta – kia cùng một thể 
Phải dùng tư duy bổn 
Tư duy Bổn mạt quán 
Mỗi ý niệm dấy lên 
Dứt trừ nào khó lắm 
Trần cấu mạnh hơn ta 
Ta rớt ba đường ác 
Nay ta mạnh hơn nó 
Diệt nó chứng Niết Bàn 
Lành thay Đại Thánh Tôn 
Độc bước chưa ai hơn 
Thấy Tối Đại Thánh Tôn 
Diêm Phù người được độ 
Thân hành thì có ba 
Khẩu hành thì có bốn 
Và ý hành ba điều 
Biển não phiền tử sanh 
Chín chúng sanh cư ngụ 
Chỗ của thức đi qua 
Phân biệt ta – không ta 
Không ta và không người 
Các Chư Phật Thế Tôn 
Tâm rộng không ngằn mé 
Mỗi ý niệm chúng sanh 
Tiếp nhận không giới hạn 
Thân tịnh không làm ác 
Lời nói thường thanh tịnh 
Tâm tịnh như tâm Phật 
Đó là pháp Chư Phật 
Thân là pháp khí khổ 
Đâu phải chỉ ba đời 
Ngoài ta ai biết được 
Ai biết đường khổ đây 
Công đức của Như Lai 
Chư tướng nào sánh được 
Tướng ngực như sư tử 
Mỗi chân lông phát quang 
Lòng tay nghìn bánh xe 
Chỉ dạy đường thiện ác 
Lưỡi, răng toát ánh quang 
Cứu độ nhiều vô số 
Mắt, tai, mũi và tóc ... 
Đỉnh nhục kế ai bì 
Hư không còn thể hết 
Phật tướng khó suy lường

Ngay khi Như Lai nói kệ này xong có tám mươi ức chúng sanh Trung Ấm ở cõi Vô dư Niết Bàn phát tâm Kim Cang, cứ mỗi chúng sanh thành Phật cùng đồng một hiệu với Đức Diệu Giác Như Lai.

Đức Phật bảo Bồ Tát Định Hóa Vương: Điều mà ông hỏi như hữu lậu – vô lậu; có đối đãi – không có đối đãi; có thể thấy – không thể thấy; pháp quá khứ hiện tại và tương lai; nay ta sẽ nói cho ông.

Bồ Tát Định Hóa Vương bạch rằng: Thế Tôn, con mong muốn được nghe. Đức Phật bảo Bồ Tát Định Hóa Vương rằng: Hãy lắng nghe cho kỹ và khéo suy nghĩ, Ta sẽ phân biệt rõ cho ông. Thế nào Định Hóa Vương? Điều gì là duyên hết? Điều gì là không duyên hết? Trần cấu của sáu nhập rất nặng, khiến cho Ta mê ái các pháp. Pháp quán chiếu trong ngoài, ra vào của hơi thở. Tám muôn bốn nghìn pháp đắc Niết Bàn. Mỗi tư tưởng phát khởi không thể diệt, thì mỗi ý nghĩ sẽ thành hình tướng đó. Có tám vạn bốn nghìn hữu lậu và ba mươi bảy vô lậu, pháp hữu vi và vô vi; đều chẳng phải là con đường của Niết Bàn.

Thân tịnh không làm ác 
Miệng nói lời chân thật 
Tâm tịnh cùng với Định 
Bốn điều khắp tất cả 
Hạnh Bồ Tát chính là.

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN THƯỢNG

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ TƯ 
BỒ TÁT HIỀN HỘ THƯA HỎI

Bấy giờ Bồ Tát Hiền Hộ bèn từ chỗ ngồi đứng dậy, để lộ vai hữu, gối hữu sát đất, chắp tay quỳ trước Phật và bạch rằng: Lành thay! Thề Tôn! Ba loại chúng sanh: Dục, Sắc và Vô sắc, tâm thức kia khó phân lượng được. Hạng hữu lậu thế nào? Hạng vô lậu thế nào? Hạng hữu vi thế nào? Hạng vô vi thế nào? Hạng hữu sắc và vô sắc thế nào? Hạng hữu dục – vô dục thế nào? Và hạng hữu ký – vô ký như thế nào?

Lúc này nghe Bồ Tát Hiền Hộ hỏi việc như thế, Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Khi ở trong bào thai 
Nhiều chủng loại thọ thân 
Trước diệt sau đã sanh 
Diệt sanh nhiều vô số 
Ba hạng thức chúng sanh 
Cấu trần đều khác biệt 
Hoặc ngộ khi nghe thanh 
Hoặc thấy hình đắc đạo 
Nay ta Diệu Giác Phật 
Gíáng thân vào Trung Ấm 
Mỗi mỗi phân biệt rõ 
Pháp hữu lậu – vô lậu 
Đắc chứng – thành đạo quả 
Năm sắc thức dễ độ 
Loài này một cõi chung 
Chẳng hữu lậu – vô lậu 
Chúng sanh nơi Trung Ấm 
Như thân ta nào khác 
Thân năm ấm khổ đau 
Tựa bánh xe quay mãi 
Ta vốn không chữ “Ta” 
Ấm ba nào có tiếng 
Quán thân ba mươi sáu 
Pháp hữu lượng cõi dục 
Loại sắc – vô sắc thức 
Chúng sanh Trung Ấm này 
Thức năm sắc hữu tình 
Nào theo ba cõi khổ 
Vô minh – si ái hoặc 
Ẩn tướng chẳng phải không 
Hữu lậu gốc khổ đế 
Đoạn kiết chẳng bằng sắc 
Tập đế hai mươi tám 
Tịch nhiên phiền não hết 
Ba mươi bảy phẩm đạo 
Đạo đế là thật quả 
Hiền Hộ này ông rõ 
Pháp hữu lậu – vô lậu 
Ký pháp – vô ký pháp 
Nay nói với ông đây 
Hữu ký: là thiện ác 
Vô ký: pháp u mê 
Rớt xuống nẻo tử sanh 
Ngoài ta ai cứu được

Ngay lúc Đức Phật Thế Tôn nói lời này xong, có chín mươi mốt ức chúng sanh đều phát Vô Thượng Đạo Ý, bốn mươi bảy ức na do tha chúng sanh đều đắc quả A La Hán.

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN THƯỢNG

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ NĂM 
ĐẠO THỤ

Bấy giờ ở trên tòa có Bồ Tát tên là Thụ Vương liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai hữu, gối hữu sát đất, chắp tay quỳ trước Phật bạch rằng: Lành thay! Thế Tôn! điều mà Như Lai nói hết sức đặc thù. Chẳng rõ Như Lai muốn nói về hữu lậu hay vô lậu, cầu mong Thế Tôn, nói ra từng câu, thế nào hữu lậu, thế nào vô lậu?

Đức Phật bảo rằng: Có sanh có diệt chính là hữu lậu; không sanh không diệt chính là vô lậu. Có ta, có thân chính là hữu lậu; không ta không thân chính là vô lậu. Mắt đối với sắc là hữu lậu, không mắt không sắc là vô lậu. Có thức, có tưởng và có hình là hữu lậu, không thức, không tưởng và không hình là vô lậu. Chỗ tam thức xứ trụ có thân là hữu lậu; mỗi thức mỗi xứ có mỗi hình là vô lậu, Hữu Hình, Phi Tưởng, Phi Phi tưởng là Lượng Pháp Hữu Dụng; chỗ bất dụng là Tam Thiền Địa. Chán ghét tử sanh gọi là Bất Dụng. Có nguyện không nguyện phát khởi Sơ Thiền. Hay thay lạc kia tâm chẳng dao động. Niệm tịnh hỉ an tự giữ năm hành. Thành tựu có tưởng có diệt đó là pháp xuất nhập hỷ hành.

Trăm tám ái một niệm. 
Một ức hành trung gian. 
Tưởng tưởng không thể hết 
Có kia mới có thân. 
Không kia không ngã tưởng. 
Ta từ vô số kiếp 
Xả ngã này mới được. 
Chỗ ba thức đi qua. 
Không hữu cũng không ngã 
Thương thay ba cõi khổ. 
Thọ thân sanh tử nạn. 
Thí như phép ảo thuật 
Dùng tay dọa trẻ con. 
Thức thần vô hình phép. 
Khởi - diệt luôn vô thường 
Ta không có thân ta. 
Sao có pháp thức hình. 
Pháp tưởng và vô tưởng 
Cũng chẳng thấy có thức. 
Bốn ấm sẽ ở đâu? 
Ta và ông chẳng có. 
Ta từ nhiều kiếp xa. 
Nơi ba thức trải qua. 
Ngoài Trời, Rồng, Quỷ Thần. 
Chỗ nào không Diệu Giác? 
Ta làm các pháp lành 
Thề độ vô số chúng. 
Tùy thân mà giáo hóa. 
Ứng hóa không lường được 
Hạnh thanh tịnh Như Lai. 
Rộng khắp không ngằn mé. 
Thần thông chiếu trong ngoài 
Quan sát ở ba đời. 
Loại hữu hình vô hình. 
Tư duy mười tưởng kiết 
Chẳng còn phiền não khổ. 
Hư không nào bờ mé. 
Nào thấy có vãng lai 
Trong tâm chẳng nghĩ suy. 
Nhẫn nhục-công đức thành. 
Tích tập thành Phật đạo 
Vui Niết Bàn vắng lặng. 
Khởi cũng chẳng thấy khởi. 
Sanh cũng chẳng thấy sanh 
Khởi diệt làm sao có. 
Loài người và chư thiên. 
Dứt niệm đến bờ kia 
Mắt kẹt vào ba cõi. 
Biển sống chết đi qua. 
Vì mê hoặc nơi sắc. 
Tham muốn trói cột ta. 
Phật lực không khiếp sợ. 
Ở hoài trong ba cõi 
Vì người chẳng vì mình. 
Tiếp ứng chúng hữu tình. 
Hằng dùng bốn ý chỉ 
Công đức nào tính được. 
Thất giác ý bảo hoa. 
Năm lực và năm căn 
Không vô tướng tam muội. 
Ba mươi bảy trợ đạo. 
Sáu độ đến bờ kia 
Phương tiện chuyển tử sanh. 
Qua lại cõi hư không. 
Chẳng trải qua kiếp số 
Đắc đạo như vi trần. 
Người độ thoát – chưa thoát. 
Một âm diễn pháp mãi 
Niệm ngã - bỉ đâu còn. 
Pháp quán sát đạo tâm. 
Người nghe không ngằn mé 
Phân biệt nội ngoại thân. 
Chẳng thấy đâu khởi - diệt. 
Cột vào an ban tức 
Hơi thở ngắn - biết ngắn. 
Hơi thở dài - biết dài. 
Định tưởng biết rằng định 
Loạn tưởng cũng biết loạn. 
Hạnh thanh tịnh nào hơn. 
Chuyên tâm không loạn tưởng.

Lúc này Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Chỗ hành của Phật lực 
Tươi mát khắp Trời người 
Hàng Hữu Học – Vô Học 
Dưới đến kẻ phàm phu 
Đoạn các tướng tâm niệm 
Đều đến nơi vô úy 
Phân biệt Không – Vô tướng 
Tu đạo tràng thanh tịnh 
Cây Phật đạo trang nghiêm 
Đều khiến đồng một sắc 
Chuyển pháp luân vô thượng 
Nêu cao tiếng trống pháp 
Chẳng phải chúng cõi ma 
Thì có thể chuyển được 
Mở pháp tạng Cam lồ 
Rưới khắp hết thảy loại 
Cứu độ nhiều vô số 
Chẳng phân biệt loại nào 
Chỗ tiếp độ tuyệt vời 
Người đắc đâu thể tính 
Hay thay chẳng nghĩ bàn 
Chỗ độ nào xiết kể 
Những lập hạnh ta xưa 
Chỉ Phật so lường được 
Đừng đắm chấp ngã pháp 
Pháp mãi lợi ích người 
Công hạnh, ra ba cõi 
Được vào cõi Niết Bàn 
Sạch trong không chút uế 
Như ánh sáng trăng sao

Bấy giờ, khi Đức Thế Tôn nói kệ này có tám mươi bốn ức và vô số trăm nghìn ức chúng sanh Trung Ấm đều hết các trần cấu và được pháp nhãn tịnh. Lại có mười nghìn ức chúng sanh Ngũ Sắc Thức, phát tâm hướng về đạo giác ngộ bất thối chuyển.

KINH TRUNG ẤM QUYỂN THƯỢNG HẾT

 

 

 

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN HẠ

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ SÁU 
THẦN TÚC

Bây giờ Đức Diệu Giác Như Lai liền dùng thần túc hóa ra ba nghìn đại thiên cõi, trên đến cõi trời Phi tưởng, Phi Phi tưởng, dưới đến địa ngục Vô Cứu đều toàn sắc vàng, giống như Đức Diệu Giác Như Lai không khác, ba mươi hai tướng và tám mươi vẻ đẹp tròn sáng bảy thước, đều ngồi đài sen báu trên tòa cao, cùng diễn xuất phạm âm, tiếng vang ba nghìn đại thiên quốc độ.

Mỗi một chư Phật nói ra tám vạn bốn nghìn tập hạnh. Người mà thấy được ánh sáng kia thì dâm, nộ, si, ái đều tự tiêu diệt. Chư Phật khác tiếng cùng âm đồng nói kệ rằng:

Kinh pháp vốn vô thể 
Đã diệt nay phục hưng 
Đoạn trừ pháp hữu lậu 
Trong ba cõi độc hành 
Tử sanh qua bao kiếp 
Gặp lại ruộng phước lành 
Sắc vàng soi cùng khắp 
Được giải thoát nhờ đây 
Thần lực nào hết được 
Xét rõ vốn không hình 
Đại bi, đại từ tâm 
Chặt đứt các vô minh 
Nguồn ngạch năm ấm khổ 
Nổi trôi được đưa qua 
Sông tử sanh bốn sử 
Thuyềp pháp đến bờ kia 
Phương tiện nào ngần ngại 
Vào vô vi cảnh đó 
Xưa ta phát thệ rằng 
Phải độ người chưa độ 
Thân tu thanh tịnh hạnh 
Miệng nói lời chân ngữ 
Lòng mong cứu tám nàn 
Việc ác sao sanh khởi

Bấy giờ có Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai hữu, gối hữu sát đất, chắp tay quỳ trước Phật bạch rằng: Hay thay Thế Tôn. Thần túc vô lượng không thể nghĩ bàn. Điều mà con hỏi bây giờ, nếu Ngài chấp nhận con mới bộc bạch.

Đức Diệu Giác Như Lai bảo Bồ Tát kia: Lành thay! Lành thay! Này Bồ Tát, ông cứ hỏi. Ta sẽ phân biệt rõ ràng điều đó.

Thế rồi Bồ Tát ấy bạch Phật: Thế Tôn, thần túc của Như Lai không thể hiểu thấu, khiến cho ba nghìn đại thiên thế giới này sáng rỡ sắc vàng, là Tam muội gì có thần biến này?

Phật bảo Bồ Tát: Thần biến này là Tam Muội Vương Tam muội. Chỉ có Chư Phật mới có thể biến hiện, chẳng phải Thanh Văn Bích Chi Phật làm được. Tu hạnh Tam Muội Vương Tam muội này, sẽ được tám vạn bốn nghìn Tam muội khác. Hoặc có Tam Muội gọi là Hư Không Tạng, hoặc có Tam muội gọi là Thăng Pháp Đường, hoặc có Tam muội gọi là Nguyệt Quang Thanh Tịnh, hoặc có Tam muội gọi là Phá Hữu Nhập Vô, hoặc có Tam muội gọi là Nhất Ý Bất Loạn, hoặc có Tam muội gọi là Trừ Khử Trần Cấu, hoặc có Tam Muội gọi là Bạt Tam Độc Căn Khổ, hoặc có Tam muội gọi là Diệt Quá Khứ, Đương Lai Kim Hiện Tại Bệnh, hoặc có Tam Muội gọi là Khai Cam Lồ Pháp Vương.

Lúc này Đức Thế Tôn muốn giải thích nghĩa đó, mới nói ra kệ rằng:

Đạo lực hạnh trong sạch 
Thân miệng ý chẳng phạm 
Thệ nguyện độ vô số 
Kẻ chìm sâu sanh tử 
Kim cương khó hư hoại 
Nhị thừa nào lãnh hội 
Quán thân căn bổn khổ 
Tư duy, đạt bốn quả 
Lập hạnh không thối chuyển 
Lặng yên ngồi đạo tràng 
Hết thảy vào Định ý 
Hai, ba đến bảy kiếp 
Đất nóng qua kiếp thiêu 
Tâm vẫn không lay động 
Phá hết cõi ma binh 
Mới thành vô thượng đạo 
Tam muội định ý lực 
Phước báo không thể suy 
Khiến ba loại chúng sanh 
Được thành vô thượng đạo 
Xét kỹ tâm mọi loài 
Khó độ hay dễ dàng 
Đừng để mãi đắm chìm 
Vướng dòng sanh tử mãi 
Ta vốn không sắc này 
Thể kim quang phóng ra 
Hằng kiếp siêng khổ hạnh 
Tu định được thân này

Khi Đức Diệu Giác Như Lai nói kệ này, Chư Phật Thế Tôn đồng thời đưa tay khen Đức Diệu Giác Như Lai, dùng kệ nói rằng:

Đấng Trượng phu, Nhị túc 
Cao tuyệt không ai hơn 
Lìa dứt ba cõi khổ 
Sáng rực bởi một màu 
Nay nghe Như Lai nói 
Đạo Định ý-Thần túc 
Nghe pháp-tánh-tướng kia 
Tướng tướng đâu lường được 
Tám loại thanh tịnh âm 
Pháp thù thắng mười sáu 
Ba mươi hai hạnh nghiệp 
Lợi ích hết mọi người 
Bậc Thiên Nhơn tuyệt nhất 
Ánh sáng soi quần sanh 
Ở mãi đường đói khát 
Tám giải thoát là cơm  
Nước trong không dục vọng 
Hóa thành thất giác hoa 
Không vướng gốc năm ấm 
Hoa sen thanh khác gì ? 
Hương xông nghe lan xa 
Như Lai, năm phần hương 
Dầu không hằng lưu bố 
Xưa ta cầu Phật đạo 
Và thệ nguyền cùng lúc 
Hôm nay chứng quả rồi 
Nào sai xưa đã nguyện 
Pháp hữu tướng, không tướng 
Tuệ, phân biệt nhiệm mầu 
Rõ thấu đường phương tiện

Ngay khi Đức Thế Tôn nói kệ này, có trăm ức chúng sanh Trung ấm mong muốn cầu sắc thân của Phật phát ra thân vàng, như ta hôm nay thần biến vô lượng cầu mong tương lai đều sẽ thành Phật, đều cùng một hiệu, hiệu Diệu Giác Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN HẠ

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ BẢY
PHÁ LƯỚI ÁI

Bấy giờ Đức Diệu Giác Như Lai, hầu muốn phá kiết sử của ái. Muốn cho bốn chúng tự thấy chứng nghiệm, liền nhập Tam muội Bất động khiến cho chúng kia biết được dục ái, sắc ái và không sắc ái.

Lúc này Đức Thế Tôn lại tự mình suy nghĩ rằng: Chúng sanh cõi dục này có ái và chẳng có ái, hữu lậu và vô lậu, hữu vi và vô vi, khả ký và bất khả ký. Chúng sanh cõi sắc: chẳng phải có, chẳng phải không, phi tưởng, phi bất tưởng thức thấy được pháp. Trong ba cõi, Dục là nặng nhất, đam mê khó mà lìa. Các chúng sanh Trung Ấm nên tu Thánh Giáo, chúng sanh Ngũ Thức có trước, có sau. Chúng sanh Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Thức, có người chấp Niết Bàn và không chấp Niết Bàn.Tại sao chúng sanh Trung Ấm gặp Phật thì được chứng ngộ? Loài này vừa có bệnh thì lo vô ngã (không còn cái ta); với sinh mạng thì luôn lo lắng vô thường, trước sinh sau chẳng sinh, sau sinh trước chẳng sinh. Lời của Phật chẳng phải là căn bổn phát tâm ý của họ, nên tu pháp Phật như pháp Thanh Văn. Loài có Năm sắc thức thì căn bổn chưa thành. Thấy Phật, biết Phật mỗi mỗi đắm chấp. Có nhiều phước báu, kẻ đọa cũng không ít. Không kể thân của chúng ta là pháp hành hoặc chẳng phải pháp hành, ba cõi đều bị lưới ái che khuất, muốn ra khỏi mà khó thoát được, giống như ném cuộn chỉ, những sợi chỉ tơ trở lại bên mình. Các chúng sanh trong ba cõi, đã bỏ chỗ này rồi vẫn quay lại chỗ này.

Bây giờ Đức Thế Tôn bèn nói kệ rằng:

Ba cõi là nhà lửa 
Lửa cháy mạnh hừng hừng 
Điều tâm ái luyến tham 
Sẽ vào ba đường ác 
Sinh trước không sinh sau 
Ái có pháp trọng khinh 
Pháp Năm Sắc Thức là 
Dễ độ nay và sau 
Đường tám nạn tử sanh 
Cùng Niết Bàn đối đãi 
Pháp không kia không đây 
Tuyệt vời nào đối xứng 
Thần Túc tiếp muôn loài 
Thấy rồi thì cứu độ 
Quá khứ tương lai Nhơn 
Càn, Thát, A tu la 
Trời, Rồng và Quỷ thần 
Chẳng ai không được độ 
Lành thay Đấng Chí Tôn 
Khéo thuyết pháp nhiệm mầu 
Giúp chúng sanh thọ khổ 
Qua bến bờ vô vi 
Dứt bệnh thân miệng ý 
Vắng lặng không động gì 
Tựa kẻ đói gặp cơm 
Kẻ khát thì được uống 
Chỉ quán trừ ái kiết 
Tam thoát cửa Cam Lồ 
Ta phát tâm vô thượng 
Ái trừ nào khát tưởng 
Nơi lửa rực nhảy vào 
Đắc thành bậc tuyệt hảo 
Vô số Phật đã qua 
Mai sau và hiện tại 
Như ta nay giáo hóa 
Nào nghĩ suy bỉ ngã 
Chánh pháp trừ tà pháp 
Trần cấu trọn diệt trừ 
Pháp tổng trì vô ngại 
Suy tư-phân biệt quán 
Trăm nghìn ức kiếp qua 
Dạo chơi chư Tam Muội 
Tứ không định ý pháp 
Đến đi không nhọc mệt 
Nơi chư Phật dạo qua 
Nhiều ích nào tổn giảm 
Vừa đặt chân cất bước 
Chỗ độ chẳng thể lường 
Ngay nơi Ta cất bước 
Các hữu tình chúng sanh 
Tùy loài mà được độ 
Trong ba cõi đầy cùng 
Đắc ba pháp tùy tâm 
Như thế không ngừng nghỉ 
Pháp tám giải vô ngại 
Ly xả thọ mạng căn 
Nào suy ba cõi tưởng 
Ngũ nghịch kiết hại người 
Ngươi sanh biết ngươi sanh 
Ngươi diệt biết ngươi diệt 
Ngươi cao biết rằng cao 
Ngươi thấp biết rằng thấp 
Trung gian nơi không thoát 
Vượt nó chỗ nào đi 
Nên biết Phật lực lớn 
Vào khắp pháp tổng trì 
Do vốn thệ nguyện rằng 
Sẽ độ người chưa độ 
Tứ đẳng: từ -bi-xả … 
Tràn đầy các mười phương 
Tay Phật đưa Cam Lồ 
Như mẹ thương con dại 
Lại thấy mẹ không cha 
Và cha chẳng phải mẹ 
Ba cõi bốn đảo điên 
Như kim cương khó dạy 
Như vật mới vào lò 
Bụi dơ tiêu cháy trước 
Người ngay không thay đổi 
Như bùn sinh hoa sen 
Phật đạo thật-chơn-chánh 
Chẳng lo chẳng buộc ràng 
Không còn khởi tục lụy 
Tâm nào có đến đi

Lúc này ở trên tòa có Bồ Tát tên là Diệm Quang liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, gối hữu sát đất, chấp tay quỳ trước Phật bạch rằng: Như nay Thế Tôn nói pháp chân thật, hoặc nói hữu pháp, hoặc nói vô pháp, hoặc nói hữu vi, hoặc nói vô vi, hoặc nói hữu ký, hoặc nói vô ký. Nay chúng sanh đã lãnh thọ, dùng pháp hóa gì mà được độ thoát?

Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng kệ trả lời rằng:

Các pháp đúng có một 
Không hai cũng không ba 
Ái thức chẳng ái thức 
Lìa hẳn chỗ bào thai 
Phá ngay, trói buộc ái 
Thì mọi loài sạch ái 
Như Lai-Thần đức lực 
Tự biết túc mạng bổn 
Hoặc ở cung Vương Thiên 
Nơi Chuyển Luân cai trị 
Hoặc ở chốn nghèo hèn 
Dưới cùng Vô Cứu Ngục 
Mỗi mỗi Ngài phân rõ 
Tâm cấu nhiễm chúng sanh

Khi Đức Thế Tôn nói kệ này xong, có tám mươi tám ức na do tha chúng sanh Trung Ấm, liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, gối hữu sát đất chắp tay quỳ trước Phật bạch rằng: Chao ôi! Khổ này mới thật là khổ! Trong các thứ khổ, ái kia là khổ nhất; chỉ xin Thế Tôn cho phép chúng con làm kẻ xuất gia. Lúc này Đức Thế Tôn im lặng bằng lòng. Thế rồi chúng sanh Trung Ấm nghe Phật thuyết pháp liền được chứng quả A La Hán.                                                                                                       

 

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN HẠ

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

 PHẨM THỨ TÁM: BA ĐỜI BÌNH ĐẲNG    

 Bấy giờ  trên tòa có Bồ Tát tên là Bất Yếm Hoạn Kiếp, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai hữu, gối hữu chấm đất, chắp tay quỳ trước Phật bạch rằng: Thần lực tối thắng của Như Lai vô cùng vi diệu không thể suy lường. Như Lai thần đức lưỡi rộng và dài, không phạm lỗi lầm  như chúng sanh. Nay đây, ba loại chúng sanh quá khứ, tương lai và ngay bây giờ, Ngài vì chúng sanh quá khứ hay vì chúng sanh tương lai và hiện tại?

Bấy giờ ĐứcThếTôn bảo Bồ Tát Bất Yếm Hoạn Kiếp rằng: Lành thay, lành thay! Chỗ hỏi của ông đối với ba loại chúng sanh được nhiều lợi lạc, nhiều sự thấm nhuần và dứt được gốc vô minh, thân nghiệp được thanh tịnh, chẳng phải chỉ có Phật mới nói.

Lúc này Đức Thế Tôn bèn nói kệ rằng:

Người, lúc ở trong thai
Tự bìết túc mạng mình
Bỏ kia nay thọ đây
Ba đời rõ như thế
Thức trước khác thức này
Thân trước khác thân này
Chỉ vì ngu lầm mê
Chẳng biết vào cửa đạo
Ở bốn sử, niệm này
Phát khởi bao nhiêu vọng
Than ôi già-bệnh-chết
Chìm đắm ở ba đời.

Thế rồi Đức Thế Tôn muốn giải thích nghĩa đó liền nói kệ tiếp:

Ta vốn không sắc này
Thọ- tưởng- thức cũng vậy 
Ta không, kia cũng không
Nào có thọ- tưởng-thức
Không sắc là sắc pháp
Pháp loạn tưởng chúng sanh
Chín phẩm thì sai biệt
Phân biệt pháp ba đời:
Thượng thượng pháp tối diệu
Không quá khứ vị lai
Thượng trung rất tế vi
Thượng hạ vô giác quán
Trung thượng đoạn ba kiết
Trung trung diệt ba trần 
Trung hạ thoắt nhiên ngộ
Đây gọi là Phật Tử 
Hạ thượng tuy là nặng      
Song như bọt nước kia  
Thoạt nổi lại thoạt chìm  
Hạ trung các hữu tình 
Khổ vốn rất sâu nặng 
Ngoài ta ai thấu hiểu  
Hạ hạ hàng chúng sanh 
Đi qua nhiều kiếp khổ 
Ta hóa độ loài kia     
Chẳng còn Phiền não nữa 
Có bao nhiêu tâm người    
Ngồi trên tâm không ngộ   
Hoặc nguyện Phật tương lai       
Hay cầu Ngài hiện tại    
Các loại chúng sanh này  
Khó mà tế độ được 
Nhân sinh vốn không hình 
Nơi trở về hư không  
 Sống chết cùng vần xoay 
Niết Bàn, là gì nhỉ?  
Nếu cho có hữu tình  
Thân-miệng-ý làm lành
Tịch nhiên vào dìệt độ
Già-bệnh-chết nào còn 
Một lòng phát thệ rộng  
Cũng chẳng vì tự mình   
Hư không, không nắm được   
Hư-thực nào có tên      
Như Lai tiếng phạm thiên   
Phân biệt pháp thật tướng  
Thấu rõ tuệ không-vô   
Đấng độc hành ba cõi  
Hữu giác: pháp không ý 
Quán thân nào đắm luyến
Vô giác: ở ba thiền
Tiến vào đường bất thối  
Khi thành Phật đến nay 
Lấy đó làm bổn nghiệp 
Thành Phật cũng nhờ đây         
Niết Bàn nào khác đó    
Bởi siêng tạo công đức  
Chưa đạt vào tướng thật
Nghe tứ, không lìa tứ  
Các Phật ấn là đây.

Đương lúc Đức Thế tôn nói xong kệ này, tất cả chúng sanh nhiều không thể tính kể, và Ngũ Sắc Thức Trung Ấm, chúng sanh Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng muốn đắc pháp Lìa Bỏ Ba Đời Không Vui.

Lúc này Đức Thế Tôn nói lại kệ rằng:

Quá khứ chẳng có đây  
Hiện tại cũng vậy thôi 
Đức Di Lặc tương lai  
Giáo hóa nào sai khác
Ta chỉ nói mảy may  
Như bụi trên móng tay 
Muốn nói hết cõi giới 
Ai người thấu hết đây 
Nay đang ở Trung Ắm
Dời đến Vô Tưởng Thiên   
Địa ngục người chịu khổ  
Nghe Pháp được ngộ liền.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bèn dung thần lực đưa chúng sanh Trung Ắm đến cõi trời Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ Thức. Lúc này Đức Thế Tôn cũng dung thần lực đến đó. Khi đến cõi Phi Tưởng,Phi Phi TưởngThức rồi, Ngài bèn dựng lên một tòa cao bằng bảy báu trang nghiêm đều có Hóa Phật. Mỗi mỗi Hóa Phật đều có bốn chúng, mỗi mỗi chúng thảy đều thành tựu phép tắc uy nghiêm. Trong chúng sanh này có người tụng kinh thuyết nghĩa, hiền thánh im lặng,hoặc có vị nhập định, xuất định.

Thế rồi Đức Diệu Giác Như Lai lại dung Thần Túc Thập Lực tiếp độ chúng sanh Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Thức kia như Trung Ấm thân không sai khác.

Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng oai nghi phép tắc như thông lệ của chư Phật, khiến cho vô lượng Hoá Phật hiệp làm một Phật, hoặc dùng một thân hóa ra vô lượng, hoặc ở dưới cây diễn nói giáo  pháp, hoặc nhập sơ thiền, định ý bất loạn, hoặc ở núi cao một mình thiền định, hoặc ngồi nơi vắng vẻ xuất ra mười tám thân biến: dưới thân ra lửa, trên thân ra nước, trên thân ra lửa, dưới thân ra nước. Trời đất nếu không thì không có quái ngại. Hoặc hiện diệt độ mà không diệt độ. Hoặc hiện ra thân thể vô thường như thịt trương lên thối nát, như xác bồ câu trắng. Hoặc hiện ra tay chân đều ở chỗ khác.

Lúc này chúng sanh Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Thức thấy sự thay đổi này trong lòng hoảng sợ tự mình sanh tâm bảo rằng, hẳn là Niết Bàn thì không bệnh, không già, không có các sự thống khổ. Nay xem ra pháp này có sinh, có già, có bệnh, chết khổ. Giờ gặp Như Lai giáng thần tại đây nếu không thuận theo các tướng trên thì không chọn địa ngục mà vào, tức là vào ngôi nhà của Ta, Ta vốn quá khứ cùng người kia đâu có khác. Đời trước thức kia là A Nan Đà Già Lan Đà, thấy Phật lễ bái: “Lành thay Thế Tôn! Không gì tôn quí hơn là giáng thần cõi này, như gặp hoa ưu đàm bát la, nếu Phật không giáng thần ở đây chúng con ở mãi nơi chốn biên địa, sát hại vô lượng thân Già Lan Đà”. Lại tự tuyên bạch: “Nay gặp Đại Thánh như mặt trời làm tan hết tuyết, nếu không gặp ngài, Kẻ đó sẽ đọa làm thân con chồn bay nhảy rất hại, nào có thoát nghiệp, dùng bổn nguyện này được thoát khỏi khổ. Cõi hư không vô lượng, đấng Uy Đức ba cõi. Hàng Bích Chi Thanh Văn chỉ thấy được bằng con mắt giới hạn”.

Lúc này thức Già Lan Đà bèn khởi niệm: chúng ta đồng sinh, sinh ở cõi thức này tội phước chưa phân, hoặc đọa tà kiến làm thân con phi li. Ta vốn thọ thân không chỉ ba cõi, khi ở thân Trung Ấm Ngũ Sắc và Vô Sắc đã phát khởi ý nghĩ này: Các thức Phi Tưởng đều sống với tâm khổ não. Bọn chúng ta tuy sanh chỗ này nhưng chẳng được Niết Bàn, Chẳng phải là nơi an ổn.Nay gặp Như Lai nói pháp chân thật, chặt đứt nghìn vạn cửa, không đến cũng không đi, tham dục gốc sanh ngã, nay ta lại diệt nó là vượt qua vô minh kiết sử đời nay và đời sau, có sanh và có khổ, già, bệnh, như bóng lại có hình, như ánh trăng, cây lá…bóng rọi trên sông nước, như loài chó hoang ăn thức ăn hoàn toàn chẳng ra gì.

Ta nay là Phật ba đời pháp thì vừa có, vừa không, giáo hoá vốn không thay đổi, sanh vốn chẳng có sanh, hay thay phép mầu nhiệm khó độ mà độ được, kẻ ngu khờ thế gian cho Ta là chân thật, ngay khi bỏ mạng này còn đâu thân của Ta. Phân biệt trong thân kia đâu là mạng hay thọ, sống chết khổ lụy phiền, vứt đó rồi thọ đây, khổ nóng lạnh trong thai, chào đời lo sống chết, mẹ thì vui nuôi ta, không sanh ai có nạn, nổi chìm như bọt nước, thần thức luyến thân kia, xoay vần trong năm nẻo, đã đến chỗ buộc ràng, biển tử sanh năm đường, không đến cũng chẳng đi. Tâm là gốc hại thân, người hết “ngã” nạn đâu? Hư không nào gốc ngọn, sao biết thường, vô thường. Như thức Vô Tưởng kia, thấy thức Già Lan Đà, một làm vua Biên Địa, một làm loài Hóa Sanh, ba cõi rất là khổ, nơi đây không Niết Bàn, như đi giữa đồng trống, chỉ đông cho là tây, nơi tất cả các khổ, đều đạt được giải thoát.

Bấy giờ chúng sanh Phi Tưởng, Phi Vô Tưởng Thức bèn ở trước Phật tìm lời rồi nói kệ:

Xưa con thờ Ngũ Hỏa  
Nướng đốt thân thể đen  
Nằm ở trên gai góc 
Thân khoác áo sọ người   
Vắt chân lên Nhật Nguyệt 
Thờ cúng hết thảy thần    
Nay làm Phi Phi Tưởng  
Được thấy thân Như Lai   
Xấu hổ việc làm xưa     
Nơi đây nào thoát được 
Rõ chánh pháp giáo hóa  
  Như Lai tự giáng thần   
Được thoát chẳng vọng tâm      
Ở hẳn nơi an ổn          
Năm dục, sanh tử cấu  
Trói buộc ở bốn dòng   
Tâm luyến mê ba cõi  
Lửa trí huệ đốt trừ    
Bốn quả-chúng sanh tu       
Nào thấy sanh gốc ngọn    
Mê thức chúng con là      
Như con nay không khác
.

Lúc này Đức Diệu Giác Như Lai lại dung kệ trả lời rằng:

Các người vốn là chơn 
Hơn tám vạn kiếp qua  
Bởi tử sinh vô thường  
Chết kia rồi sống đây  
Loài hữu tình các ông  
Chưa từng già bệnh chết

Chỉ mong cầu Niết Bàn    
Đâu phải chân thật pháp  
Trần dứt thức chưa diệt   
Trở lại cõi tam đồ             
Ngoài ta ngươi không ngộ 
Ai cứu được khổ đây       
Ta từ vô lượng kiếp      
Thề độ lão, tử, sanh      
Đâu phải nghiệp tiền thân       
Hay hậu thân phải chịu   
Vốn được kim cương định
Nay mới giáo hóa ngươi  
Đất chẳng thể làm trời  
Trời làm đất sao được   
Nước không thể ra lửa   
Lửa làm nước được đâu  
Hết thảy kẻ ngu mê       
Thì vạn loài có ngã     
Ngu si không rõ pháp   
Cho là đạo chánh chơn   
Như người kia mỏi mệt   
Trong chốc lát nghỉ ngơi 
Dầu sống tám vạn tư      
Như một ngày trước mắt 
Là hữu tình năm khổ     
Không có ngã, chỗ nào?

Phân biệt pháp-tướng thân    
Phân biệt không-vô pháp     
Sanh thì chẳng thấy sanh     
Chết nào đâu thấy  
Điều căn bổn tử sanh        
Do việc làm đã tạo   
Ba ác đạo luân hồi     
Bệnh si là nguồn cội              
Danh sắc, lục nhập pháp 
Đây là thói của đời   
Xúc nhập cùng sắc pháp     
Ái nhập thêm khoái cảm  
Mê hoặc của mọi loài   
Mười hai duyên chẳng hiểu         
Như thiêu thân vào lò    
Đức Diệu Giác nói rằng  
Nếu ngươi cấu trần nặng  
Thì ta cấu tâm nặng   
Thành thân Phật như ta        
Trãi qua không ngằn cõi   
Tâm cấu nặng phá tan    
Phân rành tưởng-chẳng tưởng     
Căn nguyên kiết sử là     
Không thường bảo là thường     
Chuốt khổ nói là vui       
Suy không cho là có     
Vô ngã lấy làm ngã    
Loài Tưởng-Phi Tưởng          
Tập điên đảo lâu ngày    
Như thiêu thân ham lửa  
Nạn thân, không tránh được     
Lầm mê rớt sáu đường    
Sanh Trời Phi Tưởng này  
Tựa như đốn phứt cây    
Gốc còn, cây sống lại  
Bốn đảo điên mê lầm  
Chứa mầm vô minh cả     
Cửa cam lồ nay mở         
Phật đạo vốn chơn như    
Căn bổn khổ dứt trừ       
Hết hẳn không còn dư   
Dòng biển dài bốn sử     
Sanh sanh, sanh không ngừng       
Ta nay tung ba cõi                  
Và đến bên kia bờ          
Nơi bình yên-vô úy.

Bấy giờ khi đức Thế Tôn nói kệ này xong, chúng sanh Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Thức đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ở Vô Dư Niết Bàn và không rời Niết Bàn. Hoặc có người muốn sanh Thiên thì Ngài nói pháp Thập Thiện. Nếu muốn sanh trong cõi Người, Ngài vì họ nói Ngũ Giới, hoặc người hướng đến Ba Ác Đạo thì Ngài nói về các loại sau đây: núi đao, cây kiếm, xe lửa, lò than…ba trăm ba mươi sáu ức vô số người chán sợ kiếp sống, nghe pháp Thanh Tịnh liền thành đạo quả.

Lúc này Đức Thế Tôn lại dung thần túc Thập Lực Vô Úy đưa chúng sanh Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Thức kia cùng đến cõi chúng sanh Ngũ Sắc Thức. Ngài chỉnh đốn đạo thọ, trang nghiêm cõi nước, phóng ánh sáng lớn. Mỗi mỗi ánh sáng đều có Hóa Phật, mỗi mỗi Hóa Phật đều ngồi trên tòa cao bảy báu, đủ ba mươi hai tướng hảo, nói về lục độ không cùng.

Chúng sanh Ngũ Sắc kia thấy Như Lai biến hóa, tâm Phiền não trói buộc thoáng chốc trừ sạch, không còn thích muốn ràng rịt sanh tử,

Thế rồi Đức Thế Tôn dùng phạm âm thanh tịnh mà nói kệ rằng:

Khổ, từ sanh tử oán      
Dùng phương tiện trừ đi          
Tứ đẳng, đại bi tâm       
Vượt qua vô lượng cõi   
Nay kẻ lợi căn này          
Mới nghe không dám thọ           
Thấy Phật tướng, sắc thân     
Thảy nhập tịch, diệt độ     
Mới hay đạo thánh hiền   
Khó nghĩ bàn vô lượng    
Diệt cấu chẳng còn sanh    
Đạo thánh hiền nào khác

Ngay khi Đức Thế Tôn nói kệ này xong, vô hạn vô lượng chúng sanh Ngũ Sắc Thức thảy đồng một hiệu ở đời tương lai, hiệu Phổ Quảng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.

 

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN HẠ

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ CHÍN: KHÔNG SANH DIỆT  

Bấy giờ Đức Diệu Giác Như Lai như muốn dời đến các cõi nước của các Phật mới bảo với ba loại chúng sanh phát tâm hướng đến cầu đạo Niết Bàn: Nay ta bây giờ nói pháp cho các ngươi, nếu có điều nghi ngờ thì cứ hỏi ta, Niết bàn có sanh có diệt không chứ?

Lúc này ba loại chúng sanh nghe lời nói của Như Lai mới bạch Phật rằng: Từ cõi Dục lên đến cõi Phi Tưởng, Phi Phi Tuởng phát tâm hướng về Đại Thừa Bất Tư Nghì pháp, chưa từng nghe có pháp hữu vi, vô vi, gì là hữu dư, gì là vô dư, thế nào là pháp thượng nhơn, thế nào là pháp phi thượng nhơn?

Bấy giờ Đức Thế Tôn phân biệt Cú Nghĩa, Tự Nghĩa và Vô Tướng Nghĩa cho ba loại hữu tình.

Thần lực Như Lai có ba mươi hai pháp, những gì là ba mươi hai? Nhớ được căn bổn đã sanh của mình trong kiếp quá khứ. Biết được túc nghiệp của mình trong mỗi đời sống, chết kia sống đây, chết đây sống kia. Dùng nhãn thức thông quán sát như thấy hạt châu trong lòng bàn tay. Dùng nhĩ thông nghe được những tiếng như con nhặn đi, con ruồi bò…và tất cà các tiếng nhỏ nhất đều nghe hết thảy. Xưa có ba cõi, nay không ba cõi, các người phát tâm ngộ mỗi mỗi đều sai khác, trung gian đều thay đổi. Thế nào là ba cõi? Thế nào chẳng phải ba cõi?

Bấy giờ lúc Đức Thế Tôn nói điều này, ba loại chúng sanh lại sanh nghi ngờ. Lúc ấy Đức Thế Tôn biết điều suy nghĩ của tâm chúng sanh kia là muốn được nghe Ngài nói pháp Quán Vô Tướng, nên dùng kệ nói rằng:

Tại sao gọi là đầu? 
Tại sao gọi là chân?
Tại sao gọi là hoa?   
Tại sao gọi là quả?  
Mạng người ở cái đầu        
Chết ra tro bụi đất      
Gốc cây, trăm hoa cỏ  
Bứng bỏ gốc nào sanh 
Quán các pháp tướng này     
Không đầu cũng chẳng chân  
Pháp hữu dư, vô dư        
Như đây mà hiểu được   
Nếu cho có Niết Bàn   
Thân mạng ta hiện còn    
Nếu nói không Niết Bàn  
Nơi nào còn ba loại       
Nên Phật dùng Thần Lực          
Khiến người rõ hữu, vô    
Ta xem ba cõi khổ       
Vừa có cũng vừa không           
Niệm trước khác niệm sau   
Thân trước khác thân sau   
Vô số kiếp ta qua          
Cất chân vào đối đãi    
Ở đó khởi đại bi         
Nhị thừa đâu bước nổi           
Lúc ta khởi đại bi         
Thấy kẻ khổ ba đường    
Như mẹ hiền nuôi con    
Không gì không no đủ   
Xưa ta chỉ bố thí       
Nay được theo điều mong     
Bảy báu các kỳ trân       
Khởi tâm tức thời được  
Huống gì bốn đẳng cụ    
Sáu độ cứu chúng sanh  
Ai rành rẽ điều này       
Chỉ Phật-Phật thấy biết      
Nay Đang nói với ngươi    
Hữu dư, vô phân rõ          
Muốn đắc Quan Ngã Giới 
Ta mới dùng thần thức         
Đến nước kia làm Phật     
Tên gọi Thích Ca Văn      
Bảy mươi hai hằng hà       
Tây Nam Độ trang nghiêm          
Chỉ dùng Nhất Thừa hóa       
Không Bích Chi, Thanh Văn    
Cõi kia vui sướng lắm         
Khởi niệm liền hiện bày      
Chẳng giống cõi nước này   
Dâm, nộ, si trói buộc        
Một tiếng khắp bốn phương          
Người nghe, tìm…được độ     
Cõi kia cây bảy báu        
Khi gió thổi cành cây     
Lá lá hướng cùng nhau               
Đồng nói pháp Không ngằn    
Trong cõi nước ta kia             
Tuổi thọ nào tính kể     
Hiện dùng thời diệt độ   
Mười hai kiếp pháp còn       
Muốn hay kiếp ngắn dài  
Hiền kiếp là một ngày      
Tính số tháng ngày nay               
Làm thành mười hai kiếp       
Ba loại người các ngươi      
Biết công đức ta không    
Đến cõi Đông Phương kia      
Tám mươi ức do tha                   
Nước đó là Bất Chung            
Phật hiệu là Tịnh Giới       
Đệ tử học ta nay                 
Phủi tóc đắp cà sa            
Gối quỳ nghe thánh pháp      
Phật đó rõ tâm ta              
Các hàng chúng sanh ấy                   
Thấy ta khoác pháp phục       
Với thế dục chẳng màng       
Đồng lòng vui nẻo đạo       
Oai nghi tiết lễ đủ              
Cấm giới giữ chẳng sai           
Đang khi ta nằm ngủ     
Thấy kẻ dửng áo long    
Đây bởi túc mạng mình            
Cùng với người thệ nguyện   
Lìa dục không vướng bận            
Chẳng có tướng diệt sanh            
với phạm hạnh chuyên hành     
Bởi ta thần lực Phật        
Từ chết được khỏi chết    
Chẳng biết niệm điều này  
Nào hiểu sinh rồi diệt      
Nơi năm nẻo vần xoay      
Pháp cam lồ tứ thánh        
Đủ no hết thảy người
.

Ngay khi Đức Thế Tôn nói kệ này, có một trăm bảy mươi ức chúng sanh thấy hàng đệ tử cạo bỏ râu tóc và nhận Thánh giáo, mong ước muốn được pháp quán tư duy, không thích thế tục, xuất gia làm sa môn. Đức Phật bảo, ba loại chúng sanh cách phương đông bắc của ta hiện giờ vô hạn, vô lượng hằng hà sa số. Có cõi nước kia tên là Thanh Minh, Đức Phật tên là Minh Nguyệt, người dân nước kia không có dâm, nộ, si, cũng không có kiêu mạn, ngã mạn hoặc biếng nhác, chúng sanh nước kia hằng thích an tĩnh, độc tọa, không bị hệ niệm phát khởi, không còn loạn tưởng cho dù sấm nổ sét đánh tâm vẫn chẳng dao động.

Lúc này Đức Diệu Giác Như Lai đi đến cõi kia rồi ngồi trên đất, chúng sanh cõi kia thấy ngài tọa thiền đều cùng tọa thiền. Đức Phật dùng thẩn lực để quán pháp Vô Tướng. Ngài phóng vào tâm chúng sanh giống như bàn tay di chuyển sự vật khiến cho chúng sanh kia biết được hữu thường và vô thường, biết được nỗi khổ của sanh, già, bệnh, chết. Hoặc có chúng sanh biết rõ hữu niệm, hoặc có chúng sanh biết rõ hữu trì, hoặc có chúng sanh biết rõ hữu an, hoặc có chúng sanh biết rõ tự thủ.

Đức Phật hầu muốn hiện công đức của Tứ Thiền, liền ở trước mặt ba loại chúng sanh, Ngài từ Sơ Thiền rổi vào ra Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền. Từ Tứ Thiền trở lại Tam Thiền, Nhị Thiền, Sơ Thiền. Từ Sơ Thiền đến Tam Thiền, từ thiền thứ tư đến thiền thứ hai, đây gọi là Sư Tử Phấn Chấn Tam Muội.

Bấy giờ Đức Thế Tôn hiện thần túc Tam Muội Ý Định này, độ chúng sanh nhiều vô số kể, đều cùng đồng phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, có vị mong muốn quả Tu Đà Hoàn, quả A La Hán…được pháp Nhãn Tịnh đắc Bích Chi Phật đạo.

Ngay lúc bấy giờ Đức Diệu Giác Như Lai thoáng chốc biến mất.

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN HẠ

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ MƯỜI: GIÁO HÓA KHÔNG VÔ HÌNH

                                                                                                                             

Bấy giờ Đức Diệu Giác Như Lai xả bỏ thân Trung Ấm, Nhập Tam Muội Hư Không Tạng.

Ngài dùng tiếng thét mà cất lên tám loại âm thanh. Tám loại âm thanh là gì? Chẳng phải tiếng nam, chẳng phải tiếng nữ, chẳng phải tiếng dài, chẳng phải tiếng ngắn, chẳng phải tiếng sang quí, chẳng phải tiếng đê hèn, chẳng phải tiếng rầu khổ, và chẳng phải tiếng tươi vui. Lúc này Đức Thế Tôn ẩn hình chẳng thấy, Ngài diễn xuất tám vạn bốn nghìn các Độ Vô Cực. Sao gọi là tám vạn bốn nghìn Độ Vô Cực? Tưởng, Phi Tưởng Hữu Ái ở gốc bệnh phiền não như trăng bị mây che. Tất cả chúng sanh bị dục dẫn dắt. Có bốn trăm bệnh thoạt sanh rồi thoạt mất. Người phạm tội ngũ nghịch muốn thoát khỏi khổ báo, không còn tám địa ngục và cảm giác hãi hùng.

Phương Tây Nam Bắc Đông cũng vậy, dựa vào trình độ chúng sanh Đức Phật mới nói pháp này. Ngay lúc này ba loại chúng sanh nghe Hư Không nói tiếng không sắc, không hình nơi trung gian đó trình bày các pháp: Lành thay chư Phật dạy không sắc không hình, khó nghĩ bàn được! Thế rồi ba loại chúng sanh hình thù sai khác, cùng một thứ tiếng, dùng kệ kính hỏi Hư Không rằng:

Như Lai vốn ở đây       
Ba mươi hai tướng tốt             
Từ bi thương muôn loại        
Lợi lạc khó đong lường     
Vì con nói pháp mầu          
Tám bậc, cành Thánh Đạo  
Ẩn hình nghe tiếng Phật     
Vạn vật đều không thường  
Như Lai sắc vàng rực        
Thực có, nay thấy đâu       
Chỉ nghe tiếng vang ra    
Phật không, ta nào có    
Xét con gốc sinh tử        
Lưu chuyển mãi không dừng    
Chỉ vì mê lầm sắc           
Phước bặt mà tội sanh          
Như Lai-Đại Thánh Tôn         
Dạy người hành các pháp  
Bỗng chốc ly hình tướng       
Dùng âm hưởng chỉ bày        
Vốn bởi duyên xưa nên      
Hình đi, tiếng vì con              
Già bệnh sinh lo buồn       
Bốn rắn cắn thân con       
Thịt xương từ đất nuôi           
Tươi mát lo nước bồi           
Ráo khô nhờ lửa sưởi         
Buông giãn từ gió thổi.       
Chẳng vướng pháp ba thừa  
Lìa có vì đang có              
Tâm cấu dứt lâu rồi    
Bốn đại còn tồn tại                
Như Lai Đại Thánh Tôn   
Bốn điều không đối đãi    
Lúc nói có bốn đại           
Lúc bảo không bốn đại       
Lại nói không bốn đại     
Rồi lại có bốn đại        
Pháp bất định là đây      
Ai người hành rốt ráo?

Bấy giờ Đức Như Lai liền nói kệ để trả lời âm thanh kia rằng:

Phật tử biết “không” chăng?    
Tất cả hành vô thuờng             
Nhân sinh không nguồn cội      
Nào có gốc sinh duyên        
Tiếng ta và tiếng ngươi      
Đáng được, không đáng được         
Ta từ vô số kiếp                 
Chẳng vì một chúng sanh 
Mỗi mỗi niệm dứt ngay    
Độ ít nào thấy chán        
Đã độ vô số kể                 
Cũng chẳng lấy làm vui   
Xưa ta là một kẻ            
Riêng tu không độ người           
Rồi sau đối với người         
Thệ nguyền ta chẳng trái    
Đây cõi Diêm Phù Đề        
Sát Lợi, vua bốn họ           
Ngoài Bà La Môn đó           
Giai cấp khác đâu bằng     
Nhân vì quán pháp giới    
Sanh, già, bệnh,chết khổ               
Ta không kia cũng không      
Vì đâu sanh tử có?             
Sanh đó nếu có nguồn        
Vậy sanh đến từ đâu?        
Thiết nghĩ gốc tử sanh     
Niết bàn ở ngay ta        
Rõ thấu pháp Niết Bàn  
Không Phật cũng chẳng ta  
Pháp từ nơi nào sanh?        
Rối đến nơi đâu diệt?                
Pháp chân thật Phật dùng        
Nơi sanh đây chết kia    
U mê được thấy rõ                 
Nói có cũng chẳng có       
Nói không nào phải không            
Xoay vần biển tử sanh             
Vì năm dục trói buộc             
Không tránh không tiên sách           
Tự rớt vực tử sinh            
Đến khi rành tội phước    
Hối hận quá muộn màng.

Bấy giờ khi Đức Thế Tôn nói kệ này xong, có tám mươi bảy ức na do tha chúng sanh hiểu được pháp Không Hình Tướng và phát tâm Vô Thượng Phật Quả Bồ Đề.

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN HẠ

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ MƯỜI MỘT: CÓ SẮC-KHÔNG SẮC

Bấy giờ ở trên tòa có một vị Bồ Tát nghe trong hư không có tiếng Như Lai thì ngước nhìn hư không mà khen rằng: Hay thay! chỉ nghe tiếng Như Lai nào thấy hình kia. Sắc này chẳng có gốc sắc, các ấm cũng lại như thế. Chúng sanh cõi dục này không thể không độ, cần phải dùng kiếm tuệ phứt trừ khiến không còn chi. Xưa ta tu phạm hạnh, chẳng phải việc làm của thân miệng ý, chẳng một, chẳng hai, ngã dục từ nó mà phát sanh, do đây rớt ba đường. Mỗi niệm muốn diệt các tưởng cũng không có quá khứ, hiện tại, vị lai. Các chư Phật quá khứ giáo hóa các quần sanh  khi nói quá khứ thì không nói hiện tại, vị lai. Khi nói vị lai thì không nói quá khứ, hiện tại. Khi nói hiện tại thì không nói quá khứ, vị lai. Hoặc nói có ba đời, hoặc nói không ba đời.

Lúc này Đức Thế Tôn muốn trùng giải nghĩa trên mới nói kệ rằng:

Gốc sanh già bệnh 
Chư Như Lai cấu trần        
Muốn vào Trung cứu tế    
Chỉ vì địa ngục nhơn         
Chẳng giống Diệu Giác Tôn       
Ở Trung Ấm giáo hóa     
Với pháp mầu tuyệt nhất   
Kẻ hạ căn sao thấu        
Như người ôm bát xin     
Tùy người khác cấp cho   
Người ôm bát nghĩ rằng    
Không biết có hay không  
Chưa chứng tự nói chứng 
Là căn bổn tà kiến             
Chánh pháp nói phi pháp   
Lưu chuyển vực năm đường             
Pháp phân biệt chánh pháp       
Ở pháp tánh chẳng mất        
Nếu không mất pháp tánh   
Đây là lời chư Phật             
Pháp tánh, không ba việc     
Và không khứ, lai, kim        
Nếu cho là hiện tại        
Hiện tại đúng lúc nào?  
Hoặc nói là quá khứ    
Quá khứ ra làm sao?    
Và nếu là tương lai         
Tương lai nào là đúng?        
Ai biết được phép này                
Hiểu thông ba đời Phật       
Thấu suốt không tạp tưởng      
Y theo hạnh đại thừa              
Chúng sanh có thiện duyên     
Không gì không độ được        
Ví như người mang nợ            
Muốn vui vẻ trả xong             
Trong ngoài đều thông đạt   
Rong chơi chẳng e dè.

Bấy giờ Bồ Tát Đai Thế Chí và Quan Thế Âm nương theo âm hưởng giáo hóa của oai thần Phật liền dùng thần khẩu mà nói kệ rằng:

Gốc sanh già bệnh chết   
Chư Như Lai cấu trần      
Muốn vào Trung bạt khổ    
Chỗ nào chẳng tới lui       
Thầy tôi Vô Lượng Thọ    
Kiếp kiếp vẫn còn hoài   
Xưa tôi từng thệ nguyện  
Chỉ vì địa ngục nhơn     
Chẳng giống Diệu Giác Tôn         
Ở Trung Ấm độ người           
Với pháp mầu siêu tuyệt      
Nguyện tôi khi thành Phật     
Như Diệu Giác khác gì.

Khi Đức Quán Thế Âm nói kệ này xong có ba ức chúng sanh phát tâm Vô Thượng Phật Quả Bồ Đề.

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN HẠ

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-* 

PHẨM THỨ MƯỜI HAI : HOAN HỶ

Bấy giờ Đức Diệu Giác Như Lai vào Tam Muội Tịch Diệt, hầu muốn du hành tha phương thế giới và nhìn lại tâm niệm hăng hái của chúng sanh đã độ không thể suy lường, giống như tỳ kheo nhập pháp Tứ thiền, tâm ý thơ thới, không đói, không khát. Trong lòng ngài cảm thấy mừng vui. Hay thay, sự giáo hóa không sai với bổn nguyện. Thế rồi ngài nói kệ rằng:

Như Lai thần túc lực       
Lìa khổ, bất thiện, hữu   
Phân thân hóa nơi nơi    
Muốn độ kẻ có duyên     
Hiền kiếp nghìn chư Phật            
Hóa độ đâu có khác    
Cũng ở trong ba loại                
Chánh pháp trừ phi pháp   
Mở cửa pháp cam lồ           
Bít lấp ba đường ác          
Xưng dương Đại Trí Tuệ   
Nhổ bật gốc ngu si         
Tự trang nghiêm các pháp            
Đều thanh tịnh trong ngoài   
Từ bi, bốn đẳng tâm           
Tràn đầy khắp mọi hướng  
Gìn giữ thân, miệng, ý       
Sinh, già, bệnh, vượt ngoài.

Khi Đức Thế Tôn nói kệ này, ba loại chúng sanh đầy khắp các cõi Tam Thiên Đại Thiên thế giới nương theo lời dạy của Ngài ở trong hư không đều phát tâm Vô Thượng Chánh Chơn Đạo Ý, vui vẻ phụng hành làm lễ rồi lui.

KINH TRUNG ẤM : QUYỂN HẠ  

 HẾT

Theo truyền ký, sau khi xuất gia, Ngài đã từng đến Tuyết Sơn ở Bắc Ấn Độ tu học. Ngài đã hấp thụ được truyền thống tu hành và đã quán thông tư tưởng Nam-Bắc, Không-Hữu của Phật Giáo.

Đại sư tên Huệ Năng, thân phụ họ Lư, húy Hành Thao, thân mẫu họ Lý. Đời vua Đường Vũ Đức năm thứ 3 tháng 9 ở tân Châu, bà Lý Thị nằm mộng thấy trước sân hoa trắng đua nở, có đôi chim nhạn trắng bay, hương lạ tỏa đầy nhà, khi tỉnh dạy thì thụ thai.

Mục Lục

     LƯỢC SỬ LỤC TỔ ĐẠI SƯ 

        Phẩm thứ nhất              : TỰ THUẬT

        Phẩm thứ hai                : BÁT NHÃ

        Phẩm thứ ba                 : GIẢI QUYẾT NGHI HOẶC

        Phẩm thứ tư                 : ĐỊNH TUỆ

        Phẩm thứ năm              : DIỆU HẠNH

        Phẩm thứ sáu               : SÁM HỐI

        Phẩm thứ bảy               : CƠ DUYÊN

        Phẩm thứ tám               : ĐỐN VÀ TIỆM

        Phẩm thứ chín               : DUY TRÌ CHÁNH PHÁP

        Phẩm thứ mười             : DẶN DÒ

        PHỤ LỤC CỦA LINH THAO

LƯỢC SỬ LỤC TỔ ĐẠI SƯ

 

            Đại sư tên Huệ Năng, thân phụ họ Lư, húy Hành Thao, thân mẫu họ Lý. Đời vua Đường Vũ Đức năm thứ 3 tháng 9 ở tân Châu, bà Lý Thị nằm mộng thấy trước sân hoa trắng đua nở, có đôi chim nhạn trắng bay, hương lạ tỏa đầy nhà, khi tỉnh dạy thì thụ thai. Bà thanh khiết trai giới, hoài thai sáu năm Sư mới ra đời. Ấy là năm Trinh Quán thứ 12 đời Đường Thái Tông, nhằm năm Mậu Tuất (638DL) ngày mồng 8 tháng 2 giờ Tý. Bấy giờ có một luồng hào quang bay lên không, mùi hương tỏa khắp. Sáng hôm sau có hai vị Tăng đến nhà bảo thân phụ Ngài rằng: “Hài nhi ra đời hồi đêm hãy đặt tên là Huệ năng”. Thân phụ ngài hỏi vì sao đặt tên ấy, thì vị Tăng đáp: “Huệ có nghĩa là dùng pháp mà ban bố để cứu độ chúng sanh. Năng là có khả năng làm việc Phật”. Nói xong liền từ biệt, không biết đi đâu.

            Sư không uống sữa mẹ, về đêm có thần nhân đến nuôi bằng nước Cam Lồ. Năm Sư lên ba tuổi thì thân phụ qua đời. Mẹ Ngài thủ chí nuôi con. Khi trưởng thành làm nghề bán củi nuôi mẹ. Năm hai mươi bốn tuổi nhân khi bán củi. Sư nghe Kinh Kim Cang mà ngộ đạo, liền đến Hoằng Mai tham lễ. Ngũ Tổ nhận là bậc Pháp khí, truyền y bát cho Sư kế vị làm đệ Lục Tổ. Bấy giờ là Long Sóc nguyên  niên (661DL) đời vua Đường Cao Tông , nhằm năm tân dậu. Năm ấy, tổ 24 tuổi, đến Hoằng Mai bái yết Ngũ Tổ được truyền pháp.

            Ngài về phía Nam tỵ nạn mười lăm năm, đến Nghi Phụng nguyên niên đời vua Cao Tông nhằm năm Bính Tý (676 DL) ngày 8 tháng giêng Ngài hội kiến Pháp Sư Ấn Tông cùng bàn luận ý nghĩa thâm áo. Ấn Tông nhờ Sư mà khế ngộ. Vào ngày rằm tháng ấy, ngài Ấn Tông triệu ta65ptu71 chúng làm lễ thế phát cho Sư, ngày 8 tháng 2, họp các bậc danh đức truyền cụ túc giới. Ngài Trí Quang luật sư ở tây kinh làm Hòa thượng đàn đầu, Huệ Tịnh luật sư ở Tô Châu làm Yết ma, Thông Ứng luật sư ở Kinh Châu làm giáo thọ, Kỳ Đa La luật sư ở Trung Ấn thuyết giới, Mật Đa Tam Tạng pháp sư ở tây Ấn chứng giới. Còn giới đàn do tam tạng pháp sư Cầu Na Bạt Đà La sáng lập vào triều nhà Tống, có khắc bia để lại huyền ký như sau: “Sau này sẽ có vị nhục thân Bồ tát thọ giới tại đây”. Lại có một lời huyền ký khác nữa, là vào đời vua Lương Thiên Giám nguyên niên, Tam tạng Pháp sư Trí Dược từ Ấn Độ sang Trung Hoa bằng đường biển đã đem một cây Bồ đề từ Ấn Dộ đến trồng bên cạnh giới đàn, khắc lời tiên tri như sau: “Cách một trăm bảy mươi năm sau sẽ có vị nhục thân Bồ tát ở dưới gốc cây này khai diễn Tối thượng thừa, độ vô lượng chúng sanh. Người ấy chính là Pháp chủ truyền tâm ấn của Phật”. Sư đến đấy thế phát thọ giới và khai thị cho bốn chúng tông chỉ Ngài đã kế thừa, nhất nhất đều phù hợp với lời sấm xưa. Tính từ Thiên Giám nguyên niên nhà Lương (Năm Nhâm Ngọ) cho đến Nghi Phụng nguyên niên nhà Đường (năm Bính Tý) cách nhau một trăm bảy mươi lăm năm.

            Mùa xuân năm sau, sư từ giã đại chúng trở về núi Bảo Lâm ở Tào Khê. Ấn Tông pháp sư cùng tại gia xuất gia đưa tiễn Ngài hơn một ngàn người đến Tào Khê. Bấy giờ Thông Ứng luật sư ở Kinh Châu cùng trăm đệ tử y chỉ theo Sư.

            Sư nhận thấy chùa bảo Lâm ở Tào Khê còn chật hẹp không đủ chỗ cho đại chúng, muốn mở rộng, bèn đến một vị địa chủ trong làng là Trần Á Tiên nói:

            - Lão Tăng đến xin thí chủ một khoảnh đất để trải tọa cụ, được không?

            Á Tiên nói:

            - Tọa cụ Hòa thượng rộng bao nhiêu?

            Sư đưa tọa cụ cho xem. Á Tiên bằng lòng. Sư trải tọa cụ ra thì nó choán cả bốn phương tào Khê, có trời Tứ Thiên Vương ngồi trấn giữ bốn góc (nay cảnh chùa ấy có đỉnh núi gọi là Thiên Vương Lãnh là do sự tích này mà đặt tên).

            Á Tiên nói:

            - Con cũng biết pháp lực của Hòa thượng thật quảng đại, nhưng phần mộ của tổ tiên con đều ở trên đất này, sau có xây chùa tháp xin Hòa thượng giữ lại cho. Còn bao nhiêu đất con xin cúng dường tất cả, vĩnh viễn làm của tam bảo. Nhưng đất này có sanh long mạch, chỉ có thể bình thiên, không nên bình địa (chỗ cao xây nhà thấp, chỗ thấp xây nhà cao, chứ không được san bằng).

            Sau đó tất cả công tác xây cất đều giữ đúng theo lời dặn ấy. Sư dạo đến đâu thấy sơn thủy tốt đẹp là dừng, và chỗ ấy thành một nơi lan nãh, cộng tất cả có mười ba nơi.

            Nói về sự tích chùa Bảo Lâm ấy thì trước kia cũng do Tam Tạng pháp sư Trí Dược ở Ấn Độ từ Nam Hải sang, khi ngang của Tào Khê múc nước uống thì thấy hương vị tuyệt trần, nên bảo với đồ chúng: “Nước này không khác gì nước ở tây Vức ta. Chắc là trên nguồn khe có chỗ đất tốt, có thể làm chốn lan nhã”. Bèn đi lên tới nguồn, nhìn xem bốn phía thấy sơn thủy kỳ tú khen: “Thật giống như núi bảo Lâm ở trời tây (Ấn Độ)”. Bèn bảo cư dân ở thôn Tào nên làm một ngôi chùa, tr6en một trăm lẻ bảy năm sau Vô Thượng pháp bảo sẽ được khai diễn, người đắc đạo tông như rừng, nên đặt hiệu là Bảo Lâm.

            Khi ấy, quan Châu Mục ở Thiều Châu là Hầu Cảnh Trung, làm biểu ấy tâu lên vua nhà Lương, nên vào năm 504 (Thiên Giám năm thứ 3)[1] vua sắc tứ hiệu Bảo Lâm, ngôi chùa liền thành một Phạm cung.

            Trước chánh điện có một cái ao đầm, có con rồng thường xuất hiện quấy phá cây cối. Một hôm nó hiện hình rất lớn làm nổi sóng tung tóe, mây mù đầy trời, khiến đồ chúng kinh sợ. Sư mắng rồng:

            - Ngươi chỉ biết hiện ra thân lớn, mà không biết hiện thân nhỏ. Nếu là thần long, thì phải biết biến hóa, nhỏ thành lớn, lớn thành nhỏ mới hay.

            Con rồng bỗng lặn mất, một lát sau lại hiện thân nhỏ xíu nhảy lên trên mặt ao. Sư giở bình bát ra thách:

            - Ngươi không dám vào trong bình bát của Lão Tăng đâu?

            Con rồng mắc mưu thủng thỉnh lội tới, Sư đậy nắp bát, rồng không cục cựa được nữa. Sư cầm bát trở vào chùa thuyết pháp cho rồng. Nghe xong, rồng thoát xác mà đi, để lại bộ xương dài bảy tấc, đủ cả đầu đuôi được lưu giữ tại cổng chùa. Sau đó Sư lấp ao. Nay trước điện bên tả có ngôi tháp bằng sắt chính là chỗ xưa rồng ở.

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

---o0o---


 

[1] Chùa được vua đặt tên gọi là chùa Sắc Tứ. Tên ấy thường được viết trên một bức hoành bằng gỗ sơn mài treo ngang trước chánh điện.

 

Tu thiền chỉ xuay quanh một điểm tâm mà chỉ có những bật tu hành một thời gian dài, và đạt được giác ngộ mới vào được tâm điểm.

Khi Đại sư đến Bảo Lâm, quan thứ sử họ Vi ở Thiều Châu cùng các quan liêu vào núi thỉnh Sư đến đô thành thuyết pháp ở giảng đường chùa Đại Phạm. Sau khi Sư thăng pháp tòa, quan Thứ sử cùng các quan thuộc hơn ba mươi người, trí thức nho sĩ trên ba mươi người, Tăng ni Phật tử hơn một ngàn người, đồng thời đảnh lễ Sư, xin nghe yếu chỉ Phật pháp. Đại sư bảo chúng:

“Thiện tri thức! Tự tánh Bồ đề xưa nay thanh tịnh, chỉ cần sử dụng tâm ấy tức thì thành Phật. Thiện tri thức! Xin hãy nghe qua tông tích và việc đắc pháp của tôi. Huệ Năng nghiêm phụ quê ở Phạm Dương, bị giáng chức đày đến Lãnh Nam làm dân thường ở Tân Châu. Tôi xuất thân bất hạnh, cha mất sớm, một mình ở với mẹ già, gian khổ nghèo cùng, làm nghề bán củi ở chợ. Bấy giờ có khách mua củi, sai gánh đến nhà, khi đưa củi đến nhà cho khách, nhận tiền xong tôi bước ra khỏi cửa bỗng thấy có người đang tụng Kinh. Vừa nghe qua lời Kinh, tâm liền khai ngộ, tôi hỏi khách tụng Kinh gì. Đáp: Kinh Kim Cang. Lại hỏi: Khách từ đâu đến tụng Kinh này, khách bảo: “Tôi người huyện Hoàng Mai, chùa Đông Thiền do Đại sư Hoằng nhẫn, Tổ thứ năm thiền tông, đnag trụ trì giáo hóa, môn nhân trên số nghìn. Tôi đến lễ bái Đại Sư mà thọ trì Kinh này. Đại sư thường dạy tại gia và xuất gia chỉ cần trì Kinh Kim Cang thì thấy tánh thành Phật”. Huệ Năng nghe nói tự biết mình có túc duyên với Phật pháp. Lại nhờ một người cho mười lạng bạc để cấp dưỡng mẹ già, bảo nên đến Hoàng Mai tham lễ Ngũ Tổ. Huệ Năng thu xếp cho mẹ già xong, liền từ biệt mà đi. Không quá ba mươi ngày đã tới Hoàng Mai, lễ bái Ngũ Tổ, Tổ hỏi:

            - Ngươi là người phương nào? Đến đây muốn cầu chuyện gì?

            Huệ Năng đáp:

            - Đệ tử là thường dân ở Tân Châu, đất Lãnh Nam. Từ xa đến bái kiến Đại sư, chỉ cầu làm Phật mà thôi, không cầu chuyện gì khác.

            Tổ dạy:

            - Ngươi là người đất Lãnh Nam, lại là kẻ quê mùa, sao làm Phật được?

            Huệ Năng thưa:

            - Bạch Hòa thượng, người có nam bắc, chứ Phật tánh không có bắc nam. Thân quê mùa của con không giống với thân Hòa thượng, nhưng Phật tánh nào có khác gì?

            Ngũ Tổ còn muốn nói thêm, nhưng thấy đồ chúng đứng cả hai bên, bèn bảo Huệ Năng hãy theo chúng làm việc. Năng thưa:

             - Đệ tử xin bạch Hòa thượng: Đệ tử tự tâm thường sanh trí huệ, không rời tự tánh, đấy là phước điền. Chẳng hay Hòa thượng còn dạy làm việc chi nữa?

            Tổ bảo:

            - Chà, cái tên quê mùa này căn tánh thật là sắc sảo! Thôi, ngươi chớ nói nữa, hãy xuống nhà xay đi.

            Huệ Năng lui ra nhà sau, gặp một vị hành giả sai bửa củi, đạp chày. Hơn tám tháng, một hôm Tổ nhác thấy, bảo:

            - Ta nghĩ cái kiến giải của con có thể dùng được. Nhưng vì sợ ác nhân hại con, nên ta không nói con việc ấy. Con có biết không?

            Huệ Năng bạch:

            - Dạ, đệ tử cũng biết được tôn ý nên không dám đi lên nhà trên, để khỏi ai biết.

            Một ngày kia Tổ gọi đồ chúng:

            - Lại tất cả đây, ta có chuyện này báo các ngươi. Người đời sanh tử là việc lớn, các người suốt ngày chỉ cầu phước, mà không cầu thoát ra khỏi biển khổ sanh tử. Tự tánh nếu mê, thì phước nào cầu được? Các người hãy tự quán sát trí tuệ mình, đem cái tánh Bát nhã của bản tâm mà làm một bài kệ cho ta xem. Ai ngộ được đại ý Phật pháp, thì ta trao y bát cho, làm đệ Lục Tổ. hãy mau lên, không được trì hoãn. Suy nghĩ tức không trúng. Người kiến tánh nói ra là thấy liền. Nếu đã thấy tánh, thì đang múa đao ra trận cũng thấy được.

            Chúng nghe xong bàn nhau rằng, chúng ta chẳng cần dụng tâm làm kệ trình Hòa thượng làm gì, đã có Thượng ọa Thần Tú nay là thầy dạy chúng ta, chắc chắn vị ấy được phú y pháp. Chúng ta có làm kệ cũng chỉ uổng công mà thôi.

Mọi người nghe lời ấy đều gác bỏ việc làm kệ, bảo nhau, từ nay về sau chúng ta hãy cứ nương theo Thượng tọa Thần Tú mà tu hành, cần gì trình kệ.

Thần Tú suy nghĩ: “Mọi người không ai trình kệ, vì cho rằng ta là thầy dạy họ. Vậy ta nên làm kệ đem trình Hòa thượng, nếu ta không trình, thì làm sao biết được kiến giải của ta sâu cạn thế nào. Ý ta muốn trình kệ để cầu pháp thì tốt, nhưng để cầu chức vị Tổ thì không tốt, có khác gì đem tâm phàm phu muốn đoạt lấy địa vị bậc Thánh? Nhưng nếu ta không trình kệ thì rốt cuộc không bao giờ đắc pháp. Thật khó xử, khó xử!”.

Trước phòng Ngũ Tổ có khoảng hành lang, Tổ muốn mời quan Cung phụng Lô Trân đến họa những cảnh biến hóa trong Kinh Lăng Già, và biểu đồ hệ thống đắc pháp của năm vị Tổ để lưu truyền  cúng dường. Thần Tú làm kệ xong, nhiều lần muốn đem trình, nhưng mỗi lần đi đến trước phòng Ngũ Tổ thì trong lòng lại run sợ, khắp mình toát mồ hôi, không trình được. Trải qua bốn ngày như vậy, mười ba lần đến trước hành lang, mà vẫn không trình kệ được. Thần Tú nghĩ: “Nay ta cứ viết lên vách hành lang, để Hòa thượng xem. Nếu Ngài dạy được thì ta sẽ ra đảnh lễ nhận là Thần Tú làm, còn nếu Ngài phê không xong, thì như vậy chứng tỏ ta đã uổng công bao nhiêu năm tu hành, nhận người lễ bái mà nào có ra chi”.

Canh ba đêm ấy, Thần Tú một mình cầm đèn đi đến vách hành lang phía nam, viết lên bài kệ trình bày chỗ kiến giải của mình:

Thân thị Bồ đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời cần phất thức

Vật sử nhá trần ai.

(Thân là cây Bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Thường hãy siêng lau chùi

Chờ để bụi dơ bám).

Viết kệ xong Thần Tú về phòng, không ai hat biết. Tú lại nghĩ: “Ngày mai Ngũ Tổ thấy bài kệ mà hoan hỷ, tức ta có duyên với Phật pháp. Nếu Ngài dạy không xong, ấy là tự ta mê muội, nghiệp chướng đời trước nặng nề, không đáng đắc pháp. Thánh ý thật khó lường thay!”. Trong phòng một mình lo nghĩ, nằm ngồi không an cho đến canh năm. Tổ đã biết Thần Tú chưa vào được của đạo, không thấy tự tánh. Sáng hôm sau, Tổ gọi quan Cung phụng đến vẽ các đồ hình trên vách hành lang phía nam, bỗng Ngài thấy bài kệ, liền bảo:

- Quan Cung phụng, thôi, chẳng cần họa nữa. Thật phiền cho ông từ xa xôi đến, nhưng Kinh dạy, phàm cái gì có tướng đều hư dối, chỉ nên để lại bài kệ này cho mọi người trì tụng. Theo kệ này tu, thì được lợi ích lớn.

Bèn sai môn nhân đốt hương lễ kính, và bảo mọi người hãy tụng bài kệ ấy sẽ được kiến tánh. Môn nhân tụng kệ đều tấm tắc khen hay. Canh ba đêm ấy, Tổ gọi Tú vào phòng, bảo:

- Bài kệ ấy ông làm phải không?

Tú bạch:

- Dạ, chính con làm. Đệ tử không dám vọng cầu Tổ vị, chỉ mong Hòa thượng từ bi xét xem đệ tử có chút trí tuệ nào không?

Tổ dạy:

- Bài kệ ấy chưa thấy tánh, chỉ mới ở ngoài cửa, chưa vào được bên trong. Đem cái kiến giải ấy mà cầu Vô thượng Bồ đề thì hoàn toàn không thể được. Vô thượng Bồ đề là cốt phải ngay nơi lời nói mà biết được bản tâm, thấy được cái bản tánh không sanh, không diệt. Trong tất cả thời, luôn luôn thấy tánh, vạn pháp không làm ngăn ngại, một chơn hết thảy đều chơn, vạn cảnh như như thanh tịnh. Cái tâm như như bình đẳng ấy mới là chơn thật. Nếu thấy như vậy, thì chính đó là tự tánh Vô thượng Bồ đề. Thôi ông hãy lui ra, suy nghĩ thêm vài ngày, làm bài kệ khác đem đến ta xem. Nếu kệ của ông vào được cửa đạo thì ta sẽ trao y pháp cho ông.

Thần Tú đảnh lễ lui ra, trải qua mấy ngày làm kệ không thành, trong lòng lo sợ, tinh thần bất an, như người trong mộng đứng ngồi không vui.

Lại vài ngày sau có chú tiểu đi ngang nhà giã gạo đọc lớn bài kệ. Huệ Năng nghe qua biết bài kệ ấy chưa thấy bản Tánh. Tuy chưa được mong ân giáo hóa mà Năng đã sớm biết đại ý Phật pháp, bèn hỏi đồng tử tụng kệ gì đó. Chú tiểu bảo:

- Cái anh quê mùa này không biết gì cả, Đại sư có dạy người đời sanh tử là việc lớn, Ngài muốn truyền y pháp nên bảo mọi người làm kệ đến trình Ngài xem, ai ngộ đại ý Phật pháp sẽ được trao y pháp làm đệ Lục Tổ. Thượng tọa Thần Tú có viết bài kệ Vô tướng trên vách hành lang  phía nam, Đại sư bảo mọi người tụng theo kệ ấy tu thì khỏi đọa ác đạo, theo kệ ấy tu sẽ được lợi ích lớn.

Huệ Năng bảo:

- Thưa thượng nhân, tôi đạp chày đã hơn tám tháng chưa từng lên đến nhà trên, xin thượng nhân dẫn dắt cho tôi đến trước bài kệ để lễ bái.

Chú tiểu dẫn Huệ Năng đến trước bài kệ để làm lễ. Huệ Năng bảo:

- Tôi không biết chữ, xin thượng nhân đọc cho tôi nghe.

Khi ấy có quan Biệt giá đất Giang Châu họ Trương tên Nhật Dụng đứng bên bèn lớn tiếng đọc. Huệ Năng nghe xong bèn nói:

- Tôi cũng có một bài kệ, xin nhờ quan Biệt giá viết giùm.

Quan Biệt giá nói:

- Anh này mà cũng làm kệ ư! Việc này thật ít có.

Huệ Năng bào quan Biệt giá:

- Muốn học đạo Vô thượng Bồ đề, thì không nên khinh kẻ sơ học. Người hạ lưu đôi khi có trí bậc thượng mà người thượng lưu có thể không có chút trí tuệ nào.

Quan Biệt giá nói:

- Thôi, anh cứ đọc kệ đi, tôi viết cho. Nếu anh đắc pháp, hãy độ cho tôi trước, chớ quên lời này.

Huệ Năng đọc kệ rằng:

            Bồ đề bổn vô thọ

            Minh cảnh diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà sứ nhạ trần ai.

(Bồ đề vốn không cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Thì bụi bám vào đâu).

            Viết xong bài kệ, đồ chúng đều kinh ngạc bảo nhau:

- Lạ thay! Quả không nên xem tướng đoán người. Đâu được sai sử vị nhục thân Bồ tát này mãi như vậy!

Tổ thấy mọi người kinh ngạc tán thán, sợ có kẻ hại bèn lấy giày chà bài kệ mà bảo:

- Bài này cũng chưa thấy tánh.

Chúng đều cho là phải[1].

Hôm sau, Tổ lặng lẽ xuống nhà dưới, thấy Huệ Năng nai lưng giã gạo liền dạy:

- Người cầu đạo phải gian khổ như thế. Và tiếp hỏi: Gạo giả trắng chưa?

Huệ Năng đáp:

- Dạ trắng đã lâu, chỉ cần người sàng sảy.

Tổ lấy tích trượng gõ cối ba lần rồi bỏ đi. Huệ Năng hiểu ý, canh ba đêm ấy Huệ Năng vào phòng Tổ. Tổ dùng tấm cà sa vây che không cho người thấy (ánh đèn), đạon đọc Kinh Kim cang cho nghe. Đến chỗ “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Huệ Năng hoắc nhiên đại ngộ, hết thảy vạn pháp không lìa tự tánh, bèn bạch Tổ rằng:

- Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không lay động, có thể sanh muôn pháp.

Tổ biết Năng đã ngộ bản tánh, bảo:

- Không biết bản tâm, thì học đạo vô ích. Nếu biết được tự tâm, thấy được bản tánh, tức thành bậc trượng phu, thầy của trời, người – Phật.

Huệ Năng thọ pháp vào lúc nửa đêm không ai hay biết. Tổ truyền pháp môn đốn ngộ và y bát, bảo:

- Ngươi nay là đệ Lục Tổ, hãy khéo tự giữ gìn, rộng độ chúng sanh, truyền bá cho đời sau, chớ để đứt mất giống Phật. Hãy nghe, kệ của ta đây:

            Hữu tình lai hạ chủng

            Nhân địa quả hoàn sanh

            Vô tình diệc vô chủng

            Vô tánh diệc vô sanh.

Tổ lại bảo:

- Xưa khi Đạt Ma mới đến Trung Hoa, người ta chưa tin nên mới truyền y này để làm tin1 thể. Chứ các thế hệ Tổ sư ngày xưa truyền pháp đều lấy tâm truyền tâm, để tự ngộ tự giải. Từ ngàn xưa chư Phật cũng chỉ truyền bản thể, chư Tổ mật phó bản tâm. Còn y là đầu mối của tranh chấp, đến ngươi thì hãy thôi, chớ truyền nữa. Nếu truyền y này, thì tánh mạng như chỉ mành treo chuông. Ngươi nên đi ngay kẻo có người hại.

Huệ Năng bạch:

- Bây giờ con nên đi về đâu?

Tổ dạy:

- Gặp đất Hoài thì đừng, gặp đất Hội thì ẩn.

Nửa đêm hôm ấy Năng nhận y bát ra đi, Ngũ Tổ tiễn chân đến bờ sông Cửu Giang. Tổ cùng Huệ Năng lên thuyền. Huệ Năng cầm chèo Tổ bảo:

- Để ta độ con mới phải.

- Khi mê thì thầy độ, ngộ rồi con phải tự độ. Cái danh từ “độ” tuy một mà cách dùng khác nhau. Huệ Năng sanh chốn biên địa tiếng nói không sửa, nhờ ơn thầy phú pháp nay đã được ngộ, thì chỉ nên tự tánh tự độ mà thôi!

Tổ dạy:

- Chính thế! Chính thế! Từ nay về sau, Phật pháp sẽ do con mà đại thạnh. Bây giờ, con hãy nổ lực đi về hướng nam. Không nên thuyết pháp sớm, sợ sẽ gặp nạn khởi trong Phật pháp.

Huệ Năng từ biệt Tổ, trực chỉ hướng nam, hai tháng sau đến núi Đại Dũ.

Ngũ Tổ trở về, vài hôm sau không ra giảng đường. Chúng nghi, đến hỏi:

- Hòa thượng có đau ốm gì chăng?

- Đau thì không đau, nhưng y bát đã đi về phương nam.

Chúng hỏi:

- Ai được truyền thọ?

Đáp:

- Ai có khả năng thì được. (“Năng giả đắc chi” cũng có thể hiểu: Chính Năng ấy được).

Vài trăm người trong chúng đuổi theo để đoạt lại y bát. Một vị Tăng tục tánh Trần, tên Huệ Minh, trước làm tứ phẩm tướng quân, tánh tình hung hãn, quyết chí đuổi cho được, dẫn đầu cả bọn đuổi kịp Huệ Năng. Năng ném y bát trên phiến đá, bảo:

- Y bát này là tín biểu, há đem vũ lực mà đoạt được sao?

Nói xong ẩn vào lùm cây. Huệ Minh đến nhấc không lên, bèn nói lớn:

- Hành giả! Hành giả! Tôi vì pháp mà đến chẳng phải vì y.

Năng bèn bước ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh làm lễ, bạch:

- Mong hành giả thuyết pháp cho tôi.

Huệ Năng bảo:

- Ông đã vì pháp mà đến thì hãy đình chỉ mọi duyên, chớ sanh một niệm. Tôi sẽ nói cho.

Một lát, Huệ Năng bảo:

- Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, ngay ngay lúc ấy cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Huệ Minh?

Huệ Minh ngay lời nói ấy mà đại ngộ, lại hỏi:

- Còn có mật ý gì không?

Huệ Năng bảo:

- Cái ta nói cho ông được thì không còn là mật. Nếu ông tự phản chiếu, thì mật ý ở ngay bên ông.

Minh bảo:

- Huệ Minh tuy ở Hoàng Mai đã lâu mà chưa ngộ được diện mục của mình, nay nhờ Ngài chỉ thị, thật như kẻ uống nước, nóng lạnh tự biết. Nay hành giả chính là thầy của Minh vậy.

Huệ Năng nói:

- Ông nếu biết vậy, thì tôi và ông cùng thờ Tổ sư Hoàng Mai. Hãy khéo tự giữ gìn.

Minh lại hỏi:

- Huệ Minh từ nay về sau nên đi hướng nào?

Huệ Năng đáp:

- Gặp Viên thì đừng, gặp Mông thì ở.

Minh lạy mà từ biệt, xuống đến chân núi Minh bảo chúng bạn:

- Trên ngọn núi kia, không có tung tích gì, hãy đi tìm nơi khác.

Chúng tin là phải, Huệ Minh sau đổi tên Đạo Minh để tránh chữ trên của thầy.

Huệ Năng sau đến Tào Khuê lại bị ác nhân săn đuổi, bèn đến đất Tứ Hội tỵ nạn trong đám thợ săn trải mười lăm năm, tùy nghi thuyết pháp cho họ. Thợ săn thường bảo tôi canh lưới, mỗi khi thấy sanh mạng tôi đều thả ra. Đến bửa ăn, tôi bỏ rau vào nồi thịt, ai hỏi thì đáp chỉ ăn rau bên thịt mà thôi.

Một ngày kia suy nghĩ thấy đã đến thời hoằng pháp, không nên ẩn mãi. Bèn đi đến chùa Pháp Tánh đất Quảng Châu, gặp Ấn Tông Pháp sư đang giảng Kinh Niết Bàn. Nhân hai vị Tăng tranh luận ý nghĩa gió và phan, người bảo gió động, người bảo phan động, cãi nhau không dứt. Huệ Năng đến bảo:

- Không phải gió động cũng chẳng phải phan động, chỉ có tâm của nhân giả động thôi.

Cả chúng nghe đều kinh hãi. Ấn Tông mời lên pháp tòa, hỏi nghĩa lý thâm sâu, thấy Huệ Năng nói lời giản dị mà lý lẽ xác đáng, không do văn tự. Ấn Tông bảo:

- Hành giả quyết không phải là người tầm thường. Lâu nay nghe y pháp đất Hoàng Mai đã truyền về phương Nam, có phải là hành giả chăng?

Huệ Năng đáp:

- Không dám.

Ấn Tông làm lễ, xin đưa y bát ra cho đại chúng chiêm bái. Ấn Tông lại hỏi:

- Đại sư Hoàng Mai truyền dạy thế nào?

Năng đáp:

- Không truyền dạy gì cả. Chỉ nói kiến tánh, không nói thiền định giải thoát.

- Tại sao không nói thiền định giải thoát?

- Vì đấy là hai pháp, không phải Phật pháp. Phật pháp là pháp không hai.

- Sao gọi Phật pháp không hai?

- Như Pháp sư giảng kinh Niết bàn, nói rõ Phật tánh, đấy là pháp không hai của Phật pháp. Như Bồ Tát Cao Quý Đức Vương bạch Phật, phạm bốn giới trọng, làm tội ngũ nghịch và nhất xiển đề v.v…, có dứt thiện căn Phật tánh hay không? Phật đáp: Thiện căn có hai thứ thường và vô thường. Phật tánh thì không thường, không vô thường nên không đoạn được. Đấy gọi là không hai. Một là thiện, hai là bất thiện. Phật tánh không thiện, không bất thiện, ấy gọi là không hai. Uẩn và giới, phàm phu thấy hai, bậc trí liễu đạt tánh, nó không hai, tánh không hai ấy là Phật tánh[2].

Ấn Tông nghe nói hoan hỷ, chắp tay nói:

- Tôi giảng Kinh như ngói gạch, nhân giả nói nghĩa lý như vàng ròng.

Nhân đấy thế phát cho tôi nguyện thờ làm thầy. Tôi ở dưới cội Bồ Đề khai diễn pháp môn Đông Sơn.

Huệ Năng này đắc pháp ở Đông Sơn, trải bao gian khổ, mạng như chuông treo chỉ mành, ngày nay được cùng chư vị gặp gỡ nơi đây, nếu không phải tiền duyên nhiều kiếp, thì cũng nhờ đời quá khứ cúng dường chư Phật, cùng gieo căn lành, nay mới được nghe căn duyên đắc pháp Đốn giáo như trên.

Pháp Đốn giáo này là do tiên Thánh truyền lại, không phải do trí tôi bịa đặt. Mong chư vị nghe giáo pháp của chư Thánh đời trước, mỗi người hãy tự tịnh tâm ý, nghe xong, hãy tự dứt trừ nghi hoặc, thì cùng với Thánh đời trước không khác.

Chúng nghe xong hoan hỷ đảnh lễ mà lui.

 


[1] Đoạn này tả rất đúng tâm lý “nô lệ thẩm quyền” của đại chúng. Tự họ, họ có đủ lương tri phê phán chính xác, nhưng khi nghe một người có thẩm quyền (như Ngũ Tổ) nói ngược lại, họ cũng hùa theo.

[2] (DG chú: Có thể hiểu đoạn này như sau: Phật tánh là tánh biết, như một năng lực, tự nó không thiện, không ác. Thiện ác chỉ do cách dùng, như con dao bén không tốt, không xấu, tốt xấu do kẻ dùng nó để giết hay cứu người)

---o0o---

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

Tông cũng thông thuyết cũng thông,
Ðịnh huệ sáng tròn chẳng trệ không.

Thiện tri thức! Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa là tiếng Phạm, Trung Hoa dịch là Đại trí tuệ đáo bỉ ngạn. Đây cốt tâm hành, không cốt miệng niệm, miệng niệm tâm không hành như huyễn như hóa, như sương như chớp. Miệng niệm tâm hành, thì tâm miệng xứng nhau, bản tánh là Phật, lìa tánh không có Phật nào khác.

  Hôm sau, Sứ quân họ Vi thỉnh Sư giảng pháp, Sư thăng pháp tòa bảo đại chúng:

            - Tất cả hãy tịnh tâm niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.

            Lại bảo:

- Thiện tri thức! Trí Bồ đề Bát nhã thế nhân vốn sẵn có, chỉ do tâm mê không thể tự ngộ, mới phải nhờ đại Thiện tri thức khai thị cho. Nên biết nơi người ngu kẻ trí, Phật tánh vẫn không khác, chỉ vì mê ngộ không đồng mà có ngu có trí. Tôi nay nói pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, khiến cho các người được trí tuệ. Hãy chí tâm lắng nghe, tôi sẽ nói:

Thiện tri thức! Người đời suốt ngày miệng niệm Bát nhã, mà không biết tự tánh Bát nhã, thì cũng như miệng nói ăn, bụng làm sao no được. Chỉ nói không ngoài miệng thì vạn kiếp cũng không kiến tánh, rốt cuộc không ích gì.

Thiện tri thức! Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa là tiếng Phạm, Trung Hoa dịch là Đại trí tuệ đáo bỉ ngạn. Đây cốt tâm hành, không cốt miệng niệm, miệng niệm tâm không hành như huyễn như hóa, như sương như chớp. Miệng niệm tâm hành, thì tâm miệng xứng nhau, bản tánh là Phật, lìa tánh không có Phật nào khác.

Sao gọi là Ma Ha? Ma Ha là lớn, tâm lượng rộng lớn như hư không, không bờ bến, không vuông tròn, lớn nhỏ, không xanh vàng đỏ trắng, không trên dưới ngắn dài, không giận, không vui, không phải, không trái, không thiện, không ác, không có đầu đuôi. Các cõi Phật đều như hư không, diệu tánh người đời vốn là không, không có một pháp nào thật có. Tự tánh chơn không cũng như vậy.

Thiện tri thức! Chớ nghe tôi nói không, bèn chấp vào không, cốt nhất đừng chấp không. Nếu không tâm mà tĩnh tọa, tức vướng vào cái không vô ký. Thiện tri thức! Hư không có thể dung chứa vạn vật hình tượng, nhật nguyệt tinh tú, sông núi đất liền, khe nguồn đầm suối, cỏ cây rừng rậm, kẻ thiện người ác, ác pháp thiện pháp, thiên đường địa ngục, hết thảy biển lớn và núi Tu Di đều ở trong hư không. Tánh không của người đời cũng vậy.

Thiện tri thức! Tự tánh có khả năng hàm chứa vạn pháp nên gọi là Đại, vạn pháp ở trong nhân tánh. Nếu thấy sự thiện ác của mọi người, mà tuyệt đối không lấy không bỏ, cũng không nhiễm trước, tâm như hư không, ấy gọi là Đại, nên gọi Ma Ha.

Thiện tri thức! Người mê nói ngoài miệng, bậc trí hành trong tâm. Lại có người mê, không tâm tĩnh tọa, trăm điều không nghĩ tới, tự xưng là đại, hạng người ấy không nên nói tới, vì đó là hạng tà kiến.

Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả, khứ lai tự do, tâm thể không ngại, ấy là Bát nhã. Thiện tri thức! Hết thảy trí Bát nhã đều từ tự tánh sanh, không từ ngoài vào, chớ dụng ý sai lạc, ấy gọi là chơn tánh tự dụng. Một chơn hết thảy đều chơn, tâm lượng là để dung chứa đại sự, không phải để làm những chuyện tiểu tiết[1]. Miệng chớ suốt ngày nói không mà trong lòng không tu hạnh ấy, khác nào dân thường tự xưng vua chúa, rốt cuộc chẳng được cái gì. Hạng ấy không phải đệ tử tôi.

Thiện tri thức! Bát nhã là gì? Bát nhã đời Đường dịch là trí tuệ. Ở mọi nơi mọi lúc, niệm niệm không ngu, thường thực hành trí tuệ, gọi là hành Bát nhã. Một niệm ngu, thì Bát nhã dứt, một niệm trí thì Bát nhã sanh. Người đời ngu mê không thấy Bát nhã, miệng nói Bát nhã mà trong tâm thường ngu, miệng thường tự bảo tôi tu Bát nhã, thường nói không, thì đó không phải chơn không. Bát nhã không hình tướng đấy là cái tâm có trí tuệ. Nếu hiểu như vậy thì gọi là trí Bát nhã.

Sao gọi là Ba La Mật? Đời Đường dịch là đáo bỉ ngạn, giải nghĩa là lìa sanh diệt. Chấp cảnh thì sanh diệt khởi, như nước có sóng, đó là bờ này. Lìa cảnh thì không sanh diệt, như nước chảy thông, gọi là bờ kia, nên nói là Ba la mật. Thiện tri thức! Người mê miệng niệm, mà trong tâm nghĩ điều sai quấy. Nếu có thực hành trong từng niệm, ấy gọi là chơn tánh. Ngộ pháp ấy gọi là ngộ Bát nhã, tu hạnh ấy gọi là hành Bát nhã, không tu là phàm phu, một niệm tu hành thì tự thân đồng với Phật.

Thiện tri thức! Phàm phu tức là Phật, phiền não tức Bồ đề. Niệm trước mê là phàm phu, niệm sau ngộ là Phật. Niệm trước vướng cảnh là phiền não, niệm sau lìa cảnh là Bồ đề. Thiện tri thức! Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa là tối tôn, tối thượng, tối đệ nhất, không ở, không đi, không đến, ba đời chư Phật từ đó mà ra. Hãy vận dụng Đại trí tuệ mà đả phá phiền não trần lao ngũ ấm. Tu hành như vậy nhất định thành Phật, biến ba độc thành Giới Định Tuệ.

Thiện tri thức! Pháp môn này của tôi từ một Bát nhã mà sanh ra tám vạn bốn ngàn trí tuệ. Vì sao? Vì người đời có tám vạn bốn ngàn trần lao. Nếu không có trần lao thì trí tuệ thường hiện, không lìa tự tánh. Ngộ được pháp này tức là vô niệm. Không nhớ không đắm, không khởi cuồng vọng, dùng cái tánh chơn như của mình, lấy trí tuệ quán chiếu, đổi hết thảy pháp không lấy không bỏ, tức là kiến tánh thành Phật.

Thiện tri thức! Muốn vào pháp giới thậm thâm và Bát nhã Tam muội, thì phải tu hạnh Bát nhã, trì tụng Kinh Kim Cang, sẽ được kiến tánh. Nên biết công đức này vô lượng vô biên, trong Kinh có khen ngợi rõ ràng, không thể nói xiết. Pháp môn này là tối thượng thừa, vì kẻ đại trí mà nói ra. Người căn nhỏ, trí nhỏ nghe thì tâm không tin, vì sao? Thí như Thiên Long giáng mưa cõi Diêm phù đề, thì thành ấp làng xóm đều tràn trề nước chảy, nếu mưa trên biển lớn thì không giảm không tăng. Hạng người Đại thừa, Tối thượng thừa nghe nói Kinh Kim Cang tâm liền khai ngộ, nên biết tự bản tánh có sẵn trí bát nhã, thường tự dùng trí tuệ quán chiếu nên không nương văn tự. Trăm sông ngàn dòng đều đổ vào biển làm một, trí Bát nhã bản tánh chúng sanh cũng vậy. Thiện tri thức! Kẻ căn nhỏ nghe Đốn giáo này thì như cây cỏ, gốc nhỏ bị mưa lớn phải gãy, không thể lớn lên. Kẻ tiểu căn cũng thế, vốn có trí Bát nhã không khác gì bậc đại trí, nhưng vì sao nghe pháp lại không tự khai ngộ được? Chính vì chướng ngại tà kiến nặng, gốc phiền não sâu, như đám mây lớn che cả mặt trời, gió không thổi tan được nên ánh sáng không hiện ra. Trí Bát nhã cũng không có lớn nhỏ, nhưng vì chúng sanh tự tâm mê ngộ không đồng.

Người mê chỉ thấy bề ngoài, tu hành tìm Phật, chưa ngộ tự tánh đấy là tiểu căn. Nếu khai ngộ Đốn giáo không chấp sự tu bề ngoài, chỉ nơi tự tâm thường khởi chánh kiến, phiền não trần lao không làm ô nhiễm được, tức là kiến tánh.

Thiện tri thức! Trong ngoài không trú, lai khứ tự do, trừ tâm chấp trước, thông suốt không ngăn ngại, nếu tu được hạnh ấy thì không trái với Kinh Bát Nhã. Hết thảy Khế Kinh, văn tự của Đại thừa, Tiểu thừa gồm 12 bộ loại, đều do người mà lập ra, do bản tánh trí tuệ mà kiến lập. Nếu không có người, thì hết thảy vạn pháp đều không có. Cho nên phải biết vạn pháp vốn do người mà hưng khởi, hết thảy Kinh sách đều do người mà lập. Do vì trong loài người có người ngu người trí, ngu là tiểu căn, trí là đại căn. Người ngu hỏi người trí, người trí nói pháp cho người ngu, tâm người ngu bỗng được khai phát, thì khi ấy kẻ ngu không khác gì người trí. Thiện tri thức! Chưa ngộ thì Phật ẩn mất trong chúng sanh, ngộ rồi thì chúng sanh thành Phật. Cho nên phải biết vạn pháp đều ở tự tâm, sao không do nơi tâm mà thấy ngay chơn như bản tánh. Kinh Bồ Tát Giới dạy: “Ta xưa nay tự tánh thanh tịnh”. Ai biết được tự tâm, thấy được bản tánh, thì đều thành Phật đạo. Kinh Tịnh Danh nói: “Tức ngay lúc ấy được lại bản tâm”.

Thiện tri thức! Tôi xưa nay ở nơi Hòa thượng Hoằng Nhẫn, vừa nghe qua một lời mà được ngộ, thấy được chơn như bản tánh, nên mới đem giáo pháp này lưu truyền cho những người học đạo đốn ngộ được trí Bồ đề. Hãy tự quán tâm, tự thấy bản tánh. Nếu tự mình không ngộ, thì phải tìm bậc Đại thiện tri thức, bậc giảng giải pháp Tối thượng thừa để nhờ chỉ thẳng đường chánh. Bậc Thiện tri thức là nhân duyên lớn, giáo hóa dẫn dắt khiến cho được kiến tánh. Hết thảy thiện pháp đều nhờ Thiện tri thức mà có thể phát khởi. Chư Phật ba đời, 12 bộ Kinh đều sẵn đủ trong tâm tánh. Nếu không có thể tự ngộ thì phải cầu Thiện tri thức chỉ dạy phương tiện cho. Người tự ngộ được thì không phải nhờ bên ngoài. Nhưng cứ một bề chấp cần phải có Thiện tri thức mới mong giải thoát thì phi lý. Vì sao? Vì tự tâm vốn sẵn đủ cái tri thức để tự ngộ. Nếu khởi tà mê, vọng niệm điên đảo thì dù có Thiện tri thức bên ngoài dạy bảo, cũng không cứu được. Nếu khởi trí Bát nhã chơn chánh quán chiếu, thì ngay trong một sát na, vọng niệm tiêu diệt. Nếu biết được tự tánh, một phen ngộ rồi liền đến đất Phật.

Thiện tri thức, trí tuệ quán chiếu thì trong ngoài trong suốt, tự biết được bản tâm tức là căn bản giải thoát, mà được giải thoát tức là Bát nhã Tam muội, Bát nhã Tam muội tức là vô niệm. Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy hết cả pháp mà tâm không ô nhiễm cũng không vướng mắc, ấy gọi là vô niệm. Hoạt dụng hết thảy chỗ mà không vướng mắc chỗ nào, chỉ cần thanh tịnh bản tâm, để cho sáu thức đi ra sáu cửa, đối với sáu trần không nhiễm, đến đi tự tại thông dụng vô ngại, ấy tức là Bát nhã Tam muội, tự tại giải thoát mới gọi là hạnh vô niệm. Nếu trăm việc không nghĩ tới, khiến cho dứt niệm, thì ấy là bị pháp trói buộc, gọi là thấy một bên.

Thiện tri thức! Người ngộ được pháp vô niệm này thì vạn pháp đều thông, người ngộ được pháp vô niệm thì thấy được cảnh giới chư Phật. Người ngộ được pháp vô niệm thì đến được địa vị chư Phật.

Thiện tri thức! Đời sau, người được pháp của tôi hãy đem pháp môn đốn giáo này đối trước người đồng kiến đồng hành mà phát nguyện thọ trì như phụng thờ chư Phật. Nếu trọn đời không thối chuyển thì nhất định được vào địa vị bậc Thánh. Nhưng cần phải trao truyền, không được ẩn giấu chánh pháp. Nếu không gặp người đồng kiến đồng hành, thì không được truyền, hại cho người kia mà rốt cuộc vô ích, sợ kẻ ngu không hiểu, chê bai pháp môn này mà trăm kiếp ngàn đời phải đoạn mất giống Phật.

Thiện tri thức! Tôi có một bài tụng Vô tướng, hãy nên tụng trì. Người tại gia, xuất gia chỉ cần nương đây mà tu hành. Nếu không tự tu, chỉ nhớ suông lời nói của tôi thì cũng vô ích. Hãy nghe tôi tụng:

Nói thông và tâm thông

Như nhật nguyệt trên hư không

Chỉ truyền pháp kiến tánh

Ra đời phá tà tông

Pháp không có đốn tiệm

Mê ngộ có chậm mau

Chỉ pháp kiến tánh này

Kẻ ngu không hiểu thấu

Nói ra tuy vạn thứ

Lý chỉ qui về một.

Nhà phiền não tối tăm

Thường nên sanh tuệ nhật

Tâm tà, phiền não đến

Tâm chánh, phiền não trừ

Tà chánh đều không vướng

Thanh tịnh đến Vô dư

Tự tánh vốn Bồ đề

Khởi tâm tức thành vọng

Tịnh tâm ngay nơi vọng

Chánh ý tiêu ba chướng

Người đời muốn tu đạo

Không có gì ngại ngăn

Thường tự thấy lỗi mình

Thì phù hợp với đạo

Mỗi loài tự có đạo

Vốn không ngăn bức nhau

Lìa đạo riêng tìm đạo

Suốt đời không thấy đạo

Bôn ba qua một đời

Rốt cùng phai áo não

Muốn thấy được chơn đạo

Làm chánh ấy là đạo

Tự mình không tâm đạo

Như đêm không thấy đường

Nếu người thật chơn tu

Không thấy lỗi thế gian

Nếu thấy người khác sai

Lỗi mình ngay bên tả

Người quấy ta đừng quấy

Ta quấy tự có lỗi

Chỉ bỏ tâm tà phi

Thì phá trừ phiền não

Ghét yêu chớ quan tâm

Duỗi dài chân nằm nghỉ

Muốn hóa độ cho người

Mình phải có phương tiện

Chớ để người nghi hoặc

Thì tự tánh hiện bày

Phật pháp ở torng đời

Không lìa đời giác ngộ

Lìa đời tìm chánh giác

Chẳng khác tìm sừng thỏ

Chánh kiến là xuất thế

Tà kiến là thế gian

Tà chánh đều bỏ hết

Tánh Bồ đề rỡ ràng

Tụng này là Đốn giáo

Cũng là Đại pháp thuyền

Mê nghe Kinh trọn kiếp

Ngộ chỉ một sát na.

            Tổ lại dạy:

            - Nay tại chùa Đại Phạm tôi nói pháp Đốn giáo này, xin nguyện chúng sanh khắp pháp giới, ngay nơi lời nói mà kiến tánh thành Phật.

            Bấy giờ quan Thứ sử họ Vi cùng các quan liêu, xuất gia, cư sĩ, nghe lời Sư dạy, không ai chẳng tỉnh ngộ, đồng thời đảnh lễ tán thán: Hay thay! Ngờ đâu đất Lãnh Nam này có Phật xuất thế.

 


[1] Như ngồi yên lặng. DG

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

Điều thú vị dưới đây cũng “độc nhất vô nhị” mà tôi vừa mới tái khám phá ra là Cái Bản Lai của Tâm Thức không biết phân biệt Nhị Nguyên mà là Bất Nhị.

Kẻ phàm phu liễu đạt tự tánh, không biết Tịnh độ trong tâm, nên nguyện Đông nguyện Tây. Còn người ngộ thì ở đâu cũng thế. Cho nên, Phật dạy: “Tùy sở trú xứ thường an lạc”. (Ở chỗ nào cũng hằng an vui).

Một ngày kia, Thứ sử thiết trai hội cúng dường. Thọ trai xong, Thứ sử thỉnh Sư thăng pháp tòa, cùng quan liêu nho sĩ cung kính đảnh lễ hỏi:

            - Đệ tử nghe Hòa thượng thuyết pháp thật bất khả tư nghì. Nay có một vài điều nghi, xin Hòa thượng đại từ bi giảng dạy.

Sư dạy:

- Có nghi cứ hỏi, tôi sẽ nói.

- Dạ, những điều Hòa thượng dạy đó có phải là tông chỉ của Tổ sư Đạt Ma không?

- Phải.

- Đệ tử nghe rằng xưa Đạt ma hóa độ Lương Võ Đế, vua hỏi: “Trẫm một đời lập chùa, giúp tăng bố thí lập trai hội, có công đức gì không?” Đạt Ma dạy: “Thật không có công đức gì cả”. Đệ tử chưa hiểu lý ấy, nguyện xin Hòa thượng giảng cho.

Sư dạy:

- Thật không công đức, chớ nghi lời của Thánh nhân xưa. Võ Đế tâm tà, không biết chánh pháp, tạo chùa, độ Tăng, bố thí, thiết lập trai giới là cầu phước, không thể đem phước mà bảo là công đức. Công đức ở ngay nơi Pháp thân, không do tu phước.

Sư dạy:

- Kiến tánh là công, bình đẳng là đức. Trong mỗi niệm không chướng ngại, thường thấy diệu dụng chơn thật của bản tánh gọi là công đức. Trong tâm khiêm hạ là công, ngoài thực hành lễ kính là đức. Tự tánh kiến lập vạn pháp là công, tâm thể ly niệm là đức. Không lìa tự tánh là công, ứng dụng không bị ô nhiễm là đức. Nếu tin Pháp thân công đức thì chỉ theo đây mà làm, ấy là công đức chơn thật. Người tu công đức thì không có tâm khinh rẻ, thường kính trọng tất cả. Nếu tâm thường khinh người, tánh cống cao ngã mạn không đoạn, là vô công. Tự tánh dối trá không chơn thật, là vô đức.

Thiện tri thức! Niệm niệm không gián đoạn là công, tâm thực hành tánh bình trực là đức. Tự tu tánh là công, tự tu thân là đức. Thiện tri thức! Công đức thì cốt thấy trong tự tánh, không phải tìm cầu nơi việc bố thí cúng dường. Vì phước đức và công đức khác nhau. Võ Đế không biết chơn lý, chứ không phải Tổ sư chúng ta nói sai.

Thứ sử lại hỏi:

- Đệ tử thường thấy tại gia, xuất gia niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây phương, bạch Hòa thượng họ có vãng sanh không? Xin Ngài phá trừ nghi hoặc này cho.

- Sứ quân hãy nghe kỹ, tôi sẽ nói. Đức Thế Tôn ở thành Xá Vệ nói Kinh Tây Phương Dẫn Hóa, có nói rõ ràng cách đây không xa, nếu xét về tướng thì số dặm có tới mười vạn tám ngàn, chỉ cho mười ác, tám tà trong thân, nên nói là xa. Nói xa là vì những người hạ căn mà nói. Nói gần là vì bậc thượng trí. Người có hai hạng, chứ pháp thì không hai. Do mê ngộ có khác mà thấy có chậm mau. Người mê niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, người ngộ tự tịnh tâm m, nên Phật dạy: “Do tâm tịnh mà độ tịnh”.

Kẻ phàm phu liễu đạt tự tánh, không biết Tịnh độ trong tâm, nên nguyện Đông nguyện Tây. Còn người ngộ thì ở đâu cũng thế. Cho nên, Phật dạy: “Tùy sở trú xứ thường an lạc”. (Ở chỗ nào cũng hằng an vui). Nếu Sứ quân được cái tâm địa không có chỗ nào bất thiện, thì Tây phương cách đây không xa. Nếu ôm lòng bất thiện mà niệm Phật cầu vãng sanh thì khó đến. Nay tôi khuyến cáo Thiện tri thức hãy từ bỏ mười điều ác, tức là đi được mười vạn dặm. Sau trừ tám việc tà là đi thêm tám ngàn dặm. Mỗi niệm thường thấy tánh, thường thực hành bình đẳng và chánh trực, thì đến Tây phương như trong một khảy móng tay, bèn thấy Di Đà. Sứ quân chỉ cần thực hành mười thiện nghiệp, thì cần chi phải nguyện vãng sanh. Còn cái tâm không chịu đoạn mười điều ác thì Phật nào mà tới rước. Nếu ngộ được Đốn pháp vô sanh thì thấy Tây phương tức khắc, không ngộ thì niệm Phật cầu vãng sanh, đường xa làm sao tới được. Huệ Năng nay dời cõi Tây phương đến cho chư vị thấy ngay trước mắt, quý vị có muốn không?

Đại chúng đều thưa:

- Nếu ngay ở đây mà thấy được, thì cần chi phải nguyện vãng sanh? Xin Hòa thượng từ bi hiện cảnh Tây phương cho, khiến tất cả đều được thấy.

Sư dạy:

- Đại chúng! Sắc thân con người là thành, mắt tai mũi lưỡi là cửa, ngoài có năm cửa, trong có cửa ý. Tâm là đất, tánh là vua, vua ở trên đất tâm, tánh ở thì vua ở, tánh đi thì vua đi. Tánh còn thì thân tâm còn, tánh đi thì thân tâm hoại. Phật do nơi tánh mà tìm, chớ tìm bên ngoài thân. Tự tánh mê tức là chúng sanh. Tự tánh giác tức là Phật. Từ bi là Quán Âm, hỷ xả là Thế Chí, năng tịnh là Thích ca, bình trực là Di Đà. Tâm nhân ngã là núi Tu Di, tâm tà vạy là biển cả, tâm phiền não là sóng cồn, tâm độc hại là rồng rắn, tâm dối trá là quỷ thần, tâm trần lao là tôm cá, tham sân là địa ngục, ngu si là súc sanh. Thiện tri thức! Thường làm mười thiện nghiệp, thì thiên đường hiển hiện. Trừ tâm nhân ngã, thì núi Tu Di sụp đổ, bỏ tâm tà vạy thì nước biển khô cạn, không phiền não thì sóng lặng, độc hại tiêu thì cá tôm hết, ngay trên mãnh đất tự tâm, cái giác tánh, tức Phật Như Lai phóng đại quang minh, bên ngoài chiếu ra sáu cửa thanh tịnh, có thể phá được sáu cõi trời Dục giới, tự tánh chiếu bên trong, thì ba độc dứt trừ, các tội báo địa ngục đồng thời tiêu diệt. Trong ngoài sáng suốt thì có khác gì cõi Tây phương? Không tu như thế, thì làm sao đến cõi ấy?

Đại chúng nghe nói, đều thấy rõ tự tánh, đồng đảnh lễ tán thán, nguyện khắp pháp giới chúng sanh nghe đều được giải ngộ. Sư dạy:

- Thiện tri thức! Nếu tu hạnh này thì tại gia vãn tu được, không cần ở chùa. Tại gia làm được vậy thì như người phương Đông mà tâm lành, ở chùa mà không tu thì như phương tây mà làm ác. Chỉ cần tâm thanh tịnh thì tự tánh là Tây phương.

Vị thứ sử hỏi:

- Tại gia làm sao tu hành, xin Đại sư chỉ dạy.

Sư nói:

- Tôi nay nói bài tụng Vô tướng cho đại chúng. Chỉ cần y theo đó mà tu, thì không khác gì cùng ở một chỗ với tôi. Nếu không tu theo đó, thì có cạo tóc xuất gia cũng không ích gì cho đạo. Tụng rằng:

Tâm bình chính là giữ giới

Hạnh thẳng cũng như tu thiền

Ơn thì phụng dưỡng cha mẹ

Nghĩa thì trên dưới thương nhau

Nhượng là tôn ti hòa mục

Nhẫn thì mọi lỗi không rao

Nếu cưa được cây lấy lửa

Bùn đọng quyết mọc sen hồng

Đắng miệng mà là thuốc tốt

Trái tai tức thị lời ngay

Sữa lỗi liền sanh trí tuệ

Ôm lầm tâm chẳng phải hiền

Hằng ngày thường làm việc ích

Hành đạo không do xuất tiền

Bồ đề ngay nơi tâm kiếm

Ích chi hướng ngoại tìm cầu

Nghe giáo nương theo tu hành

Thiên đường ở ngay trước mắt.

            Rồi Sư dạy:

            - Thiện tri thức! Hãy nương theo đó tu hành mà thấy tánh thành Phật. Pháp không thể đợi, các ngươi nên giải tán. Tôi nay về Tào Khê. Có ai nghi điều gì thì cứ đến hỏi.

            Vi thứ sử, quan liêu trong hội cùng thiện nam tín nữ đều được khai ngộ, tín thọ phụng hành.

---o0o---

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

ất cả mọi người đều bị "ung thư", đấy là một thứ bệnh ngặt nghèo không sao chữa lành được: ấy là cái chết. Dù có chữa chạy cách mấy đi nữa thế nhưng loại "ung thư" này không sao chữa lành được.

Thiện tri thức! Tự tánh chơn như khởi niệm, thì sáu căn tuy có thấy nghe hay biết mà không nhiễm vạn cảnh, chân tánh thường tự tại, nên Kinh dạy: “Khéo phân biệt các pháp tướng, thì đối với đệ nhất nghĩa được tánh bất động.”

Sư dạy chúng:

- Thiện tri thức! Pháp môn này của tôi, lấy định tuệ làm căn bản. Đại chúng chớ lầm cho rằng định khác tuệ khác. Định tuệ là một, không phải hai. Định là thể của tuệ, tuệ là dụng của định. Khi tuệ thì định ở trong tuệ, khi định thì tuệ ở trong định. Nếu biết nghĩa ấy, tức là định tuệ đồng học. Những người học đạo không nên bảo trước định rồi phát tuệ hay trước tuệ rồi phát định. Thấy như vậy thành ra pháp có hai tướng, miệng nói lời tốt mà trong lòng không tốt, luống có định tuệ một cách vô ích, vì định tuệ không đồng. Nếu tâm miệng đều tốt, trong ngoài như nhau, thì định tuệ quân bình, tự ngộ mà tu hành không do tranh luận. Nếu tranh trước sau thì khác gì kẻ mê không biết được hơn thua, lại thêm ngã chấp pháp chấp, không rời được bốn tướng. Thiện tri thức! Định tuệ như thế nào? Như ánh sáng ngọn đèn, có đèn thì sáng, không đèn thì tối, đèn là thể của ánh sáng, ánh sáng là dụng của đèn, tên tuy có hai, mà thể vốn đồng nhất. Pháp định tuệ cũng như vậy.

Thiện tri thức! Nhất hạnh Tam muội nghĩa là trong tất cả chỗ, đi đứng nằm ngồi, thường thực hành một tâm ngay thẳng. Kinh Tịnh Danh nói: “Tâm ngay thẳng là đạo tràng, tâm ngay thẳng là Tịnh độ”. Chớ có tâm hành quanh co, chỉ nói ngay thẳng ngoài miệng, miệng nói nhất hạnh Tam muội mà không thực hành cái tâm ngay thẳng. Chỉ cần thực hành cái tâm ngay thẳng, đối hết thảy pháp chớ có chấp trước. Kẻ mê vướng mắc pháp tướng, chấp nhất hạnh Tam muội bèn cho rằng ngồi bất động một chỗ, tâm không khởi vọng niệm ấy là nhất hạnh Tam muội. Hiểu như vậy thì nhất hạnh Tam muội có khác gì vô tri giác, thành ra nhân duyên chứng đạo.

Thiện tri thức! Đạo cốt ở chỗ lưu thông, sao lại còn ngăn trệ. Tâm không trú pháp, tức là lưu thông. Nếu tâm trú pháp, ấy là tự trói buộc. Còn nói ngồi bất động thì như Xá Lợi Phất ngồi yên trong rừng, bị Duy Ma Cật quở trách.

Thiện tri thức! Lại có kẻ dạy ngồi quán tâm quán tịnh không động không khởi, dụng công như vậy kẻ ngu không hiểu, chấp thành ra bệnh điên. Những người như thế mà dạy lẫn nhau thật ra lầm lạc rất lớn vậy.

Thiện tri thức! Xưa nay Chánh giáo không có đốn tiệm, chỉ tánh người có mau chậm mà thôi. Người mê hiểu đạo dần dần, người ngộ thì tu ngay. Khi đã tự biết bản tâm, tự thấy bản tánh, thì không khác nhau. Do đó mà lập ra giả danh đốn tiệm.

Thiện tri thức! Pháp môn này xưa nay lấy Vô niệm làm Tông, Vô tướng làm thể, Vô trú làm gốc. Vô tướng nghĩa là ngay nơi tướng mà lìa tướng. Vô niệm nghĩa là ngay nơi niệm mà lìa niệm. Vô trú là bản tánh con người đối với thiện ác đẹp xấu ghét yêu ở thế gian, đối với lời xúc chạm đâm thọc khinh bỉ tranh cãi đều coi như không, không nghĩ đền chuyện trả đũa, trong từng mỗi niệm không nhớ cảnh trước. Nếu niệm trước niệm này niệm sau nối nhau không dứt, ấy gọi là trói buộc, nếu đối các pháp không trú vào niệm nào thì không bị trói buộc nữa. Ấy gọi là Vô trú làm Gốc.

Thiện tri thức! Ngoài lìa hết thảy tướng gọi là Vô tướng. Nếu lìa được tướng thì pháp thể thanh tịnh, ấy là lấy Vô tướng làm Thể. Thiện tri thức! Đối các cảnh tâm không nhiễm gọi là Vô niệm, nghĩa là ngay nơi niệm mình thường lìa cảnh, không đối cảnh sanh tâm. Nếu chỉ có trăm việc không nghĩ tới, bỏ hết các niệm, một niệm dứt tức là chết sanh cõi khác, ấy là lầm to. Kẻ học đạo nên suy nghĩ, nếu không biết được ý Phật pháp thì đã tự lầm mà còn làm cho kẻ khác lầm. Tự mình đã mê không thấy, lại còn hủy báng Kinh Phật. Cho nên lập Vô niệm làm Tông.

Thiện tri thức! Sao gọi là lập Vô niệm làm Tông? Vì kẻ mê miệng nói kiến tánh, mà đối cảnh lại khởi niệm, từ đấy tà kiến, trần lao vọng tưởng phát sanh. Tự tánh vốn không có một pháp nào, nếu nói có pháp, vọng chấp họa phúc, ấy là trần lao tà kiến, cho nên pháp môn này Vô niệm làm Tông.

Thiện tri thức! Vô ấy là vô cái gì? Niệm là niệm cái gì? Vô là không hai tướng, không có cái tâm trần lao. Niệm là niệm chơn như bản tánh, chơn như là thể của niệm, niệm là dụng của chơn như. Tự tánh chơn như khởi niệm, chứ không phải mắt tai mũi lưỡi khởi niệm được, chơn như có tánh, cho nên khởi niệm, nếu chơn như không có, thì khi ấy mắt tai, sắc thanh liền hoại.

Thiện tri thức! Tự tánh chơn như khởi niệm, thì sáu căn tuy có thấy nghe hay biết mà không nhiễm vạn cảnh, chân tánh thường tự tại, nên Kinh dạy: “Khéo phân biệt các pháp tướng, thì đối với đệ nhất nghĩa được tánh bất động.”

---o0o---

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

Đạo Phật không phải là tôn giáo. Có lẽ Phật tử người Ấn trên tàu hỏa khi nói với tôi điều đó, đã muốn nêu bật con đường Trung đạo,

Pháp môn tọa thiền này nguyên không dính mắc tâm, cũng không dính mắc tịnh, cũng không phải động

Sư dạy chúng:

            - Pháp môn tọa thiền này nguyên không dính mắc tâm, cũng không dính mắc tịnh, cũng không phải động. Nếu nói dính mắc tâm, tâm vốn là vọng, biết tâm như huyễn nên không chỗ dính mắc. Nếu nói dính mắc nơi tịnh, thì tánh vốn thanh tịnh, chỉ do vọng niệm che lấp chơn như, chỉ cần không vọng tưởng thì tánh tự thanh tịnh. Khởi tâm dính mắc tịnh, bèn sanh vọng chấp về tịnh, vọng vốn không có chỗ, dính mắc là vọng. Tịnh không hình tướng, lập ra tướng tịnh cho đấy là công phu, kiến chấp như vậy ngăn che tự tánh, thành bị tịnh trói buộc.

Thiện tri thức! Người tu hạnh bất động thì chỉ cốt khi thấy mọi người, không thấy chuyện phải trái tốt xấu hay dở của họ, ấy là tự tánh bất động.

Thiện tri thức! Người mê thân tuy không động mà mở miệng là nói toàn việc phải trái tốt xấu ngắn dài của kẻ khác thật trái với đạo. Nếu dính mắc vào tâm, dính mắc vào tịnh, ấy là chướng ngại đạo vậy.

Thiện tri thức! Sao gọi là tọa thiền? Trong pháp môn này không chướng không ngại, bên ngoài đối hết thảy cảnh thiện ác, không khởi tâm niệm gọi là tọa, bên trong thấy tự tánh bất động gọi là thiền.

Thiện tri thức! Sao gọi là thiền định? Ngoài lìa tướng là thiền, trong không loạn là định. Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm bèn loạn; ngoài mà lìa tướng, thì tâm không loạn, bản tánh tự tịnh tự định. Chỉ vì thấy cảnh, tư duy về cảnh mới loạn, nếu thấy cảnh tâm không loạn đấy là định chơn chánh.

Thiện tri thức! Ngoài lìa tướng tức thiền, trong không loạn tức định. Ngoài thiền trong định gọi là thiền định. Kinh Bồ Tát Giới dạy: “Ta xưa nay tự tánh thanh tịnh”.

Thiện tri thức! Trong từng mỗi niệm hãy tự thấy bản tánh thanh tịnh, tự tu tự hành, tự thành Phật đạo.

---o0o---

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

Thành tựu tối thượng là sự giảm thiểu và chuyển hóa các đam mê.

Thiện tri thức! Trên đây là pháp sám hối Vô tướng. Sao gọi là sám? Sao là hối? Sám là sám tội trước, từ trước có bao nhiêu ác nghiệp, các tội u mê kiêu mạn dối trá ganh ghét v.v … đều sám hối cả, vĩnh viễn không tái phạm, ấy gọi là sám. Hối là hối lỗi về sau, từ nay trở đi, bao nhiêu ác nghiệp u mê kiêu mạn v.v … nay đã giác ngộ, đều xin vĩnh viễn dứt trừ, không tái phạm, ấy gọi là hối.

Bấy giờ, Đại sư thấy bốn phương trí thức và thường dân ở Quảng-Thiều đều đến núi nghe pháp, bèn thăng tòa bảo chúng:

            - Lại đây, Thiện tri thức! Việc này nên từ tự tánh khởi, trong tất cả thời, thường tự tịnh tâm mình, tự tu hạnh mình, thấy Pháp thân của mình, tự thấy Phật trong tâm mình. Tự độ tự thành mới được, không cần đến đây. Các ngài đã từ xa xôi đến tập hội, đều có duyên với nhau, vậy hãy đồng quỳ xuống, trước tiên tôi sẽ truyền cho năm phần hương của tự tánh Pháp thân, rồi trao pháp sám hối Vô tướng.

            Chúng đều quỳ, Sư dạy:

            - Thứ nhất, giới hương, là tự tâm không quấy, không ác, không ganh ghét, không tham sân, không cướp hại, gọi là giới hương.

Hai định hương, là thấy cảnh tướng thiện ác tự tâm không loạn.

Ba là tuệ hương, là tự tâm không ngại, thường đem trí tuệ quán chiếu tự tánh, không tạo các ác. Tuy tu các điều lành mà tâm không vướng mắc, kính trên thương dưới, xót thương kẻ cô độc nghèo cùng, gọi là tuệ hương.

Bốn giải thoát hương, là tự tâm không vin theo duyên, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là giải thoát hương.

Năm giải thoát tri kiến hương, là tự tâm không chạy theo thiện ác, không chìm nơi không, kẹt nơi tịch, mà cần học rộng nghe nhiều, biết tự bản tâm thông đạt lý của chư Phật, hòa ánh sáng tiếp độ mọi người, tâm không nhân ngã thẳng đến Bồ đề, chơn tánh không dời đổi. Ấy là giải thoát tri kiến hương. Thiện tri thức! Hương này mỗi người tự xông bên trong, chớ tìm ở ngoài.

Nay tôi lại vì các người mà trao pháp sám hối Vô tướng, diệt tội ba đời, khiến được ba nghiệp thanh tịnh. Thiện tri thức, hãy nói theo lời tôi:

- “Đệ tử chúng con, từ niệm trước, niệm này và niệm sau, mỗi niệm đều không bị u mê ô nhiễm, từ trước có bao nhiêu tội ác nghiệp u mê, đều xin sám hối, nguyện một lần tiêu diệt, vĩnh viễn không khởi lại.

Đệ tử chúng con, từ niệm trước, niệm này đến niệm sau, mỗi niệm không bị kiêu căng dối trá làm ô nhiễm, từ trước có bao nhiêu ác nghiệp kiêu căng dối trá nay đều sám hối, nguyện một lần tiêu diệt, vĩnh viễn không khởi lại.

Đệ tử chúng con, từ niệm trước, niệm này tới niệm sau, mỗi niệm không bị ganh ghét làm ô nhiễm, từ trước có bao nhiêu ác nghiệp ganh ghét đều xin sám hối, nguyện một lần tiêu diệt, vĩnh viễn không khởi lại”.

Thiện tri thức! Trên đây là pháp sám hối Vô tướng. Sao gọi là sám? Sao là hối? Sám là sám tội trước, từ trước có bao nhiêu ác nghiệp, các tội u mê kiêu mạn dối trá ganh ghét v.v … đều sám hối cả, vĩnh viễn không tái phạm, ấy gọi là sám. Hối là hối lỗi về sau, từ nay trở đi, bao nhiêu ác nghiệp u mê kiêu mạn v.v … nay đã giác ngộ, đều xin vĩnh viễn dứt trừ, không tái phạm, ấy gọi là hối. Do đó gọi là sám hối. Kẻ phàm phu ngu muội chỉ biết sám lỗi trước mà không biết hối lỗi sau, vì không hối nên tội trước không diệt, lỗi sau lại sanh. Tội trước không diệt, tội sau sanh lại, thì sao gọi là sám hối được.

Thiện tri thức! Đã sám hối rồi, nay lại phải phát bổn nguyện lớn. Hãy chú tâm nghe kỹ.

Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.

Tự tâm phiền não vô biên thệ nguyện đoạn.

Tự tánh pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

Tự tánh Vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành.

            Thiện tri thức! Quý vị vừa nói: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Vì sao nói vậy, ấy có nghĩa không phải Huệ Năng này độ. Chúng sanh trong tâm chính là cái tâm tà mê, tâm dối trá, tâm bất thiện, tâm ganh ghét, tâm ác độc, những tâm như vậy đều gọi là tâm chúng sanh, mỗi người phải dùng tự tánh tự độ, ấy mới là chơn thật độ. Sao gọi là tự tánh tự độ? Nghãi là trong tâm có những chúng sanh như tà kiến, phiền não, ngu si, thì phải đem chánh kiến mà độ chúng. Đã có chánh kiến thì phải dùng trí Bát nhã đánh đổ ngu si mê vọng, mỗi mỗi chúng sanh phải tự độ lấy. Tà đến thì lấy chánh để độ, mê đến thì lấy ngộ độ, ngu đến lấy trí độ, ác đến lấy thiện độ, độ như thế gọi là chơn chánh độ.

            Lại “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn” là đem trí Bát nhã của tự tánh mà trừ bỏ tâm tưởng hư vọng.

            “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” là cốt tự thấy tánh, thường thực hành Chánh pháp, ấy mới là chơn chánh học tập.

Phật đạo Vô thượng thệ nguyện thành” là thường sanh tâm khiêm hạ, thực hành Chánh đạo lìa mê lìa giác, thường sanh Bát nhã, trừ chơn trừ vọng, liền thấy Phật tánh, thì nói ra bèn thành Phật đạo. Thường nhớ nghĩ việc tu hành, ấy là năng lực của thệ nguyện.

Thiện tri thức! Đã phát bốn hoằng thệ nguyện xong, nay tôi lại truyền giới ba Quy y Vô tướng cho quý vị:

Thiện tri thức! Quy y giác, lưỡng túc tôn. Quy y chánh, ly dục tôn. Quy y tịnh, chúng trung tôn. Từ nay trở đi, xưng Giác làm Phật, không trở lại quy y tà ma ngoại đạo. Vì Tam Bảo nơi tự tánh thường tự chứng minh, nên tôi khuyên Thiện tri thức hãy quy y tự tánh Tam Bảo: Phật là Giác, Pháp là Chánh, Tăng là Tịnh.

Tự tâm Quy y Giác, thì tà mê không sanh, ít muốn biết đủ, lìa được tài sắc gọi là Lưỡng Túc Tôn.

Tự tâm Quy y Chánh, trong mỗi mỗi niệm đều không tà kiến, do không tà kiến nên không có tâm nhân ngã cống cao tham ái chấp trước, gọi là Ly Dục Tôn.

Tự tâm Quy y Tịnh, đối với hết thảy cảnh trần lao ái dục tự tánh tuyệt đối không ô nhiễm mắc vướng, gọi là Chúng Trung Tôn. Tu hạnh ấy gọi là Tự quy y. Kẻ phàm phu không hiểu, ngày đêm cứ thọ giới tam quy, nhưng nói Quy y Phật, thì Phật ở chỗ nào? Nếu không thấy Phật thì dựa vào đâu mà quay về? Thành ra nói sai vậy.

Thiện tri thức! Hãy tự quán sát, chớ dụng tâm sai. Kinh nói rõ Tự quy y Phật là nương Phật nơi mình, không nói quy y Phật khác, Phật nơi mình không nương thì không có chỗ nào nương. Nay đã tự ngộ, quý vị hãy quy y Tam Bảo của tự tâm. Trong điều phục tâm tánh, ngoài kính trọng mọi người, gọi là Tự quy y vậy. Thiện tri thức! Đã quy y Tam Bảo của tự tâm xong, hãy chí thành nghe ba thân của Tự tánh Phật. Tất cả hãy nói theo tôi.

           Nơi sắc thân này, quy y Thanh Tịnh Pháp Thân Phật.

           Nơi sắc thân này, quy y ngàn trăm ức Hóa Thân Phật.

Nơi sắc thân này, quy y Viên Mãn Báo Thân Phật.

            Thiện tri thức! Sắc thân là nhà không thể nói nương về.

            Thiện tri thức! Ba thân Phật ở ngay trong tự tánh, người đời đều có, chỉ vì tự tâm mê, không thấy tánh nên đi tìm ba thân Phật ở ngoài, không thấy trong tự thân có ba thân Phật. Hãy nghe đây, tôi sẽ chỉ cho quý vị thấy ba thân Phật trong tự tánh. Ba thân Phật từ tự tánh sanh, không do ngoài mà có.

            Sao gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân? Người đời tánh vốn thanh tịnh, vạn pháp từ tự tánh sanh, suy nghĩ mọi việc ác thì sanh khởi mọi hành động ác, suy nghĩ mọi việc lành thì sanh hành động thiện. Như vậy, các pháp đều do nơi tự tánh, như trời thường trong, mặt trăng mặt trời thường sáng, chỉ vì mây che mà trời đất mù mịt hôn ám. Nếu gặp gió thổi mây tan, thì trời đất đều quang minh, mọi vật hiện rõ. Người đời tánh thường trôi nổi như đám mây kia. Thiện tri thức! Trí như mặt trời, tuệ như mặt trăng, trí tuệ thường sáng. Ngoài vướng cảnh thì tự tánh tuệ thường sáng. Ngoài vướng cảnh thì tự tánh bị đám mây vọng niệm ngăn che không được quang đãng. Nếu gặp thiện tri thức, nghe chánh pháp tự trừ mê vọng, trong ngoài sáng suốt, thì nơi tự tánh vạn pháp hiện rõ. Người kiến tánh cũng vậy. Thế gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật.

Thiện tri thức! Tự tâm quy y tự tánh đó là quy y Phật thật. Tự quy y có nghĩa là trừ khử nơi tự tánh những tâm bất thiện, tâm ganh ghét, tâm dua nịnh quanh co, tâm dối trá, tâm khinh người, tâm kiêu ngạo tà kiến, cùng mọi hành vi bất thiện trong mọi lúc. Thường tự thấy lỗi mình, không nói điều tốt xấu của người khác ấy là Tự quy y. Thường phải có tâm khiêm hạ, kính trọng mọi người, ấy là kiến tánh thông đạt, không còn trở ngại, ấy là Tự quy y.

Sao gọi là Thiên Bách Ức Hóa Thân? Khi vạn pháp không nghĩ, thì tánh vốn hư không, khi khởi một niệm suy lường, thì gọi là biến hóa. Suy nghĩ việc ác hóa ra địa ngục, suy nghĩ việc lành hóa ra thiên đường, độc hại hóa ra rồng rắn, từ bi hóa ra Bồ tát, trí tuệ hóa làm cõi trên, ngu si hóa thành phương dưới. Tự tánh biến hóa rất nhiều, người mê không thể tỉnh giác, niệm niệm thường khởi ác, thường đi đường ác, nếu quay về một niệm lành, liền phát sanh trí tuệ. Đấy gọi là tự tánh Hóa Thân Phật.

Sao gọi là Viên Mãn Báo Thân? Ví như một ngọn đèn có thể trừ bóng tối ngàn năm, một trí tuệ có thể diệt cái ngu vạn năm. Đường nghĩ chuyện về trước, vì đã qua không trở lại. Thường nghĩ về sau, niệm niệm viên minh, tự thấy bản tánh, thiện ác tuy khác mà bản tánh không hai, tánh không hai ấy là thật tánh. Trong thật tánh không nhiễm thiện ác, đấy là Viên Mãn Báo Thân Phật. Tự tánh khởi một niệm ác, thì tiêu diệt nhân lành vạn kiếp. Tự tánh khởi một niệm lành, thì dứt được hằng hà sa ác, thẳng đến Vô thượng Bồ đề. Trong từng mỗi niệm tự thấy tánh, gọi là Báo Thân.

Thiện tri thức! Từ Pháp Thân mà tư lượng tức là Hóa Thân Phật, trong từng mỗi niệm tự thấy bản tánh gọi là Báo Thân Phật. Tự ngộ, tự tu, tự tánh công đức, ấy là Quy y chơn thật. Sắc thân bằng da thịt này chỉ như một cái nhà (sẽ hư hoại) không thể nương được. Cho nên phải ngộ ba thân của tự tánh, mới được biết Đức Phật của tự tâm. Tôi có một bài tụng Vô tướng, nếu tụng và hành trì, thì tội lỗi mê lầm tích chứa nhiều kiếp liền tiêu. Tụng rằng:

 Người mê tu phước không tu đạo

Cho rằng tu phước ấy là đạo

Bố thí cúng dường phước vô biên

Ba độc trong tâm xưa nay tạo

Toan đem tu phước mong diệt tội

Đời sau được phước, tội còn nguyên

Chỉ ngay trong tâm trừ mầm tội

Ngay nơi tự tánh chơn sám hối

Được ngộ chơn sám hối Đại thừa

Trừ tà làm chánh liền không tội

Học đạo thường quán nơi tự tánh

Thì liền đồng bậc với chư Phật

Tổ ta chỉ truyền Đốn pháp này

Nguyện cho tất cả đồng thấy tánh

Nếu tương lai muốn tìm Pháp thân

Lìa hết pháp tướng tẩy sạch tâm

Nỗ lực kiến tánh chớ biếng trễ

Niệm xong chợt dứt là xong đời

Nếu ngộ pháp Đại thừa kiến tánh

Chắp tay thành khẩn chí tâm cầu.

            Thiện tri thức! Tất cả hãy tụng thuộc, theo đó mà tu, thấy được tánh, thì tuy xa tôi ngàn dặm vẫn như ở gần bên. Nếu không nghe lời này, thì dù có đối diện cũng cách xa thiên lý. Chúc đi bình an!

            Chúng nghe pháp không ai là chẳng khai ngộ, hoan hỷ phụng hành.

---o0o---

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

Thánh Đệ Tử, được tác giả biên soạn trình bày về công hạnh của bốn chúng đệ tử Đức Phậtbao gồm: Tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ.

Sư từ Hoàng Mai đắc pháp, về đến Thiều Châu, thôn tào Khê, không ai biết. Bấy giờ, có nho sĩ Lưu Chí Lược, cúng dường trong hậu. Chí Lược có người cô làm Ni tên Vô Tận Tạng thường tụng Kinh Đại Niết Bàn. Sư vừa nghe qua đã biết ý nghĩa thâm diệu, bèn giải nói. Ni bèn cần quyển Kinh hỏi chữ. Sư bảo:

            - Chữ thì không biết cứ hỏi nghĩa đi.

            Ni bảo:

            - Chữ mà không biết làm sao hiểu nghĩa?

Sư dạy:

- Diệu lý của chư Phật can hệ gì văn tự?

Ni kinh dị, bảo khắp bậc kỳ đức trong làng rằng: “Đây là bậc Đại sĩ,nên thỉnh cúng dường”.

            Bấy giờ, có Tào Thúc Lương cháu nội Ngụy Võ Hầu cùng với dân làng đến lễ bái. Cổ tự Bảo Lâm từ cuối đời Tùy bị tàn phế vì binh lửa, nay ở nền cũ, họ xây lại một ngôi chùa thỉnh Sư đến an trú, chẳng bao lâu đã thành bảo địa. Sư an trú được chín tháng hơn, lại bị bọn ác nhân săn tìm. Sư lánh vào ngọn núi phía trước, bị bọn bên kia phóng hỏa. Sư bèn ẩn thân trong đá mà thoát được. tảng đá ấy nay còn dấu ngồi kiết già của Sư, cùng với lằn y trải ra, do đó mang tên là đá tỵ nạn. sư nhớ lời ngũ Tổ dặn dừng ở Hoài, ẩn ở Hội, nên đã ở hai nơi ấy.

            Tăng Pháp Hải, người ở Khúc Giang thuộc đất Thiều Châu, khi mới đến tham bái Tổ sư, hỏi rằng:

            - Tức tâm tức Phật là sao? Xin thương xót chỉ dạy.

            Sư dạy:

            - Niệm trước không sanh tức tâm, niệm sau không diệt tức Phật. thành hết thảy tướng tức tâm, lìa hết thảy tướng tức Phật. Nếu nói đủ, trọn kiếp không cùng. Hãy nghe kệ của ta:

                        Tức tâm là tuệ

                        Tức Phật là định

                        Định tuệ quân bình

                        Ý thường thanh tịnh

                        Ngộ pháp môn này

                        Do người tập tánh

                        Dụng vốn vô sanh

                        Song tu là chánh.

            Pháp Hải đại ngộ, bèn làm kệ tán thán:

                        Tức tâm nguyên là Phật

                        Không ngộ nên tự khuất

                        Tôi biết nhân định tuệ

                        Song tu lìa các vật.

            Tăng Pháp Đạt người ở Hồng Châu, bảy tuổi xuất gia thường tụng Kinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ, đầu không chấm đất.

            Tổ quở rằng:

            - Lạy mà đầu không sát đất, sao bằng đừng lạy. Trong lòng ngươi chắc còn một vật. Ôm giữ cái gì thế?

            Đáp:

            - Niệm Kinh Pháp Hoa đã đến ba ngàn bộ.

            Tổ dạy:

            - Dù niệm tới vạn bộ, hiểu được ý Kinh, cũng không lấy làm đắc thắng, mới là cùng ta đồng hành. Người nay đã phụ sự nghiệp ấy mà tuyệt nhiên không biết lỗi. Hãy nghe kệ của ta:

                        Lạy cốt bẻ cờ kiêu

                        Đầu nếu không sát đất

                        Có ngã tội liền sanh

                        Quên công phước vô lượng.

            Sư lại dạy:

            - Ngươi tên chi?

            - Tên Pháp Đạt.

            - Ngươi tên Pháp Đạt, mà chưa từng đạt Pháp.

            Lại nói kệ rằng:

                        Ngươi nay tên Pháp Đạt

                        Siêng tụng chưa từng nghỉ

                        Luống đọc theo âm thanh

                        Minh tâm mới Bồ Tát

                        Ngươi nay có nhân duyên

                        Ta sẽ vì ngươi nói

                        Tin rằng Phật vô ngôn

                        Hoa sen từ miệng xuất.

            Đạt nghe kệ sám hối mà thưa:

            - Từ nay trở đi, con xin khiêm hạ với tất cả. Đệ tử tụng Kinh Pháp Hoa mà chưa từng hiểu nghĩa, tâm thường nghi. Hòa thượng trí tuệ quảng đại, xin từ bi nói tóm lược nghĩa lý cho con.

            - Pháp Đạt! Pháp tức rất đạt, mà tâm ngươi không đạt. Kinh vốn không nghi, tâm ngươi tự nghi. Kinh này lấy gì làm tông?

            - Bạch, đệ tử căn tánh tối chậm lâu nay chỉ theo văn mà tụng niệm đâu biết tông thú. Xin Hòa thượng chỉ dạy cho.

            - Ta không biết chữ, ngươi thử cầm Kinh đọc một lượt, ta sẻ giảng cho.

            Pháp Đạt bèn cao giọng đọc, đến phẩm Thí Dụ, Sư bảo:

            - Thôi! Kinh này nguyên lai lấy nhân duyên Phật xuất thế làm tông. Dù có nói lắm ví dụ cũng không ngoài ý này. Nhân duyên là sao?      Kinh dạy: “Chư Phật Thế Tôn duy vì một đại sự nhân duyên mà hiện ra đời”. Một đại sự ấy chính là tri kiến Phật vậy. Người đời bên ngoài thì mê chấp tướng, bên trong thì mê chấp không. Nếu có thể nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không, tức là trong ngoài đều không mê. Ngộ được pháp ấy, một niệm tâm khai, ấy là mở tri kiến Phật. Phật là giác. Giác chia ra bốn môn: Khai giác tri kiến, thị giác tri kiến,ngộ giác tri kiến, nhập giác tri kiến. Nếu nghe khai thị, có thể ngộ nhập, thì giác tri kiến, chơn tánh xưa nay được xuất hiện. Ngươi thận trọng chớ hiểu lầm ý Kinh, thấy Kinh nói khai thị ngộ nhập, mà cho rằng đó là tri kiến Phật, còn ta không có gì. Nếu hiểu như vậy là hủy báng Kinh, chê bai Phật vậy. Phật đã là Phật, đã đủ tri kiến thì còn khai mở làm gì. Ngươi nên tin rằng, Phật tri kiến ấy là chỉ tự tâm ngươi, ngoài ra không có Phật nào khác. Bởi vì hết thảy chúng sanh tự che lấp ánh quang minh của mình, tham ái trần cảnh, vì cơ hội ở ngoài, vì rối loạn bên trong mà chịu rong duỗi, phiền cho Thế Tôn phải xuất khỏi Tam muội mà nói đủ lời khắc khổ để khuyên hãy dừng nghỉ, chớ hướng ngoại tìm kiếm, thì cùng với Phật không khác, nên gọi là khai Phật tri kiến.

            Tôi khuyên mọi người ngay nơi tự tâm mình, thường khai tri kiến Phật. Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng lành tâm ác, tham sân ganh ghét, dua nịnh kiêu căng, tổn người hại vật, như vậy là tự mở cái tri kiến chúng sanh ra. Nếu chánh tâm lại, thường phát sanh trí tuệ, quán chiếu tự tâm, dứt ác làm lành, đó là tự khai tri kiến Phật. các người nên thường khai tri kiến Phật trong từng mỗi niệm, chớ có khai tri kiến chúng sanh gọi là thế gian. Nếu các người cứ chuyên một mực khó nhọc giữ chặt niệm không buông cho là công phu, thì có khác gì loài trâu mến tiếc cái đuôi của nó.

            Pháp Đạt hỏi:

            - Nếu vậy thì chỉ cần hiểu nghĩa lý, không cần tụng Kinh hay sao?

            Sư dạy:

            - Ý Kinh có lỗi gì mà phải ngăn cấm người niệm. Mê ngộ ở nơi người, hại hay là lợi đều do ở nơi mình mà ra. Miệng tụng tâm hành, ấy là chuyển được Kinh. Miệng tụng tâm không hành, ấy là bị Kinh chuyển. Hãy nghe kệ của ta:

                        Tâm mê Pháp Hoa chuyển

                        Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa

                        Tụng Kinh lâu không hiểu

                        Với nghĩa lý thành thù

                        Vô niệm niệm là chánh

                        Có niệm niệm thành tà

                        Có không không đếm xỉa

                        Xe trâu trắng thường ngồi.

            Pháp Đạt nghe kệ đại ngộ, bất giác rơi lệ, bạch Sư rằng:

            - Pháp Đạt từ xưa đến nay, quả thật chưa từng chuyển Pháp Hoa, mà lại bị Pháp Hoa chuyển.

            Lại bạch:

            - Kinh dạy các bậc đại Thanh Văn đến Bồ Tát đều hợp sức cùng suy lường mà cũng không lường được trí Phật. Nay Ngài bảo kẻ phàm phu chỉ cần tự ngộ tâm thì gọi là tri kiến Phật. Điều ấy nếu không phải bậc thượng căn thì không khỏi nghi hoặc. Lại Kinh dạy ba xe: xe dê, xe hưu và xe trâu trắng, khác nhau thế nào? Xin Hòa thượng từ bi khai thị cho.

            Sư dạy:

            - Kinh thật rõ, chỉ ngươi tự mê. Những người trong ba thừa Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát sở dĩ không thể suy lường được trí Phật, lỗi chính là tại suy lường. Nhiều người tận lực cùng nhau suy lường thì lại càng thêm sai, Phật vì phàm phu mà nói. Lý này nếu không chịu tin thì phải rút lui khỏi giảng đường theo những vị kia trong Kinh, tuyệt nhiên không biết mình đã ngồi trên xe trâu trắng lại ra ngoài cửa đi tìm ba xe. Huống nữa văn kinh nói rõ với ngươi rằng chỉ có Phật thừa, không có thừa nào khác, dù hai hay ba, cho đến vô số phương tiện diễn nói như nhân duyên, thí dụ v.v… (trong mười hai bộ loại), tất cả pháp này để nói lên một Phật thừa duy nhất. Sao ngươi không tỉnh ngộ ba thừa là giả, vì thời quá khứ mà nói; một thừa là thật, vì thời hiện tại mà nói; chỉ dạy ngươi bỏ giả quay về thật, sau khi quay về thật thì cái thật ấy cũng không có tên. Nên biết bao nhiêu của cải châu báu đều thuộc về ngươi, tùy ngươi thọ dụng đến không còn nghĩ tưởng về cha, cũng không nghĩ tưởng về con, cũng không còn cái tưởng nghĩ về thọ dụng, ấy gọi là trì Kinh Pháp Hoa, từ kiếp này qua kiếp khác tay không rời Kinh, đêm ngày không lúc nào không niệm Kinh vậy.

            Đạt nhờ khai phát, tâm thư thái hoan hỷ làm kệ rằng:

Tụng Kinh ba ngàn bộ

Tào Khê một câu quên

Chưa rõ nghĩa xuất thế

Khó dứt mê nhiều đời

Dê hưu trâu giả đặt

Đầu giữa cuối khéo phô

Ai ngờ trong nhà lửa

Vốn sẵn đấng Pháp Vương.

            Sư dạy:

            - Ngươi từ nay trở đi mới đáng gọi là ông thầy niệm Kinh vậy.

            Pháp Đạt lãnh hội ý chỉ sâu xa, từ đấy tiếp tục tụng Kinh không dứt.

            Tăng Trí Thông, người đất An Phong, Thọ Châu, lúc đầu xem Kinh Lăng Già có đến hơn ngàn lần mà không hiểu ba thân bốn trí, đảnh lễ Sư xin giải nghĩa ấy. Sư dạy:

            - Ba thân là: Thanh tịnh Pháp thân, tức tánh của ông. Viên mãn Báo thân, tức trí của ông. Thiên bách ức Hóa tức thân, hạnh của ông. Nếu lìa bản tánh mà nói ba thân tức là có thân không trí, nếu ngộ ba thân  không có tự tánh ấy gọi là bốn trí Bồ đề. Hãy nghe kệ của ta:

Tự tánh đủ ba thân

Phát minh thành bốn trí

Chẳng rời duyên thấy nghe

Tự nhiên lên đất Phật

Ta nay bảo ông biết

Tin chắc tuyệt không mê

Chớ học kẻ tìm gươm[1]

Trọn ngày nói Bồ đề.

            Thông lại hỏi:

            - Nghĩa của bốn trí là sao, xin cho con được nghe?

            - Đã hiểu ba thân thì cũng rõ luôn bốn trí, sao còn hỏi nữa? Nếu lìa ba thân mà nói bốn trí ấy là có trí không thân, có trí như vậy cũng thành không trí.

            Sư lại dạy bài kệ:

Đại viên cảnh Trí là tánh thanh tịnh

Bình đẳng tánh Trí là tâm không tịnh

Diệu quan sát Trí thấy như không[2]

Thành sở tác Trí giống viên cảnh

Năm tám chuyển quả, sáu bảy nhân

Chỉ dùng tên gọi không thật tánh

Nếu cảnh đổi thay tình không đắm[3]

Tha hồ an trú trong đại định

            Trên đây là chuyển thức thành trí vậy. Giáo lý dạy rằng: Chuyển năm thức trước thành Thành sở tác trí, chuyển thức thứ sáu thành Diệu quan sát trí, chuyển thức thứ bảy thành Bình đẳng tánh trí, chuyển thức thứ tám thành Đại viên cảnh trí. Tuy thức thứ sáu và bảy chuyển trong nhân, năm thức trước và thức thứ tám chuyển ở quả, nhưng chỉ chuyển cái tên mà không chuyển cái bản thể.

            Thông đốn ngộ được tánh trí, trình kệ rằng:

Ba thân: bản thể mình

Bốn trí vốn tâm minh

Thân trí dung không ngại

Theo vật mà hiện hình

Khởi tu đều vọng động

Chấp thủ trái chơn tịnh

Nhờ Sư mà hiểu đạo

Tuyệt hết danh nhiễm ô.

            Tăng Trí Thường ở Tín Châu, Quý Cốc đến tham lễ. Sư hỏi:

            - Ngươi từ đâu đến?

            Đáp:

            - Đệ tử ở gần Hồng Châu, núi Bạch phong, trước đây đến tham lễ Hòa thượng Đại Thông xin chỉ dạy ý nghãi kiến tánh thành Phật, nhưng chưa dứt được nghi, nay đến xin Hòa thượng dạy bảo.

            - Đại Thông Hòa thượng dạy ngươi những gì, thử nói ra xem.

            - Dạ, con tới đã ba tháng mà chưa được Ngài chỉ dạy điều gì cả. Một buổi chiều nọ, vì tha thiết cầu pháp, con một mình vào trượng thất hỏi Hòa thượng, bản tâm bản tánh của con là thế nào. Đại Thông dạy: “Ngươi có thấy hư không chăng?”. Con đáp: “Thấy”. Ngài nói: “Ngươi thấy hư không có tướng mạo không?”. Con trả lời: “Hư không thì vô hình, đâu có tướng mạo gì”. Hòa thượng dạy: “Bản tánh của ngươi cũng như hư không, tuyệt đối không một vật gì có thể thấy được. Như thế gọi là thấy chơn chánh. Không một vật gì có thể biết được, ấy gọi là biết chơn chánh. Không có xanh vàng dài ngắn, chỉ thấy nguồn gốc thanh tịnh, giác thể viên minh, ấy gọi là kiến tánh thành Phật , cũng gọi là tri kiến Phật”.

            Bạch Hòa thượng, đệ tử tuy nghe lời dạy ấy vẫn chưa quyết nghi được, xin Hòa thượng khai thị.

            Sư dạy:

            - Lời dạy của vị Sư kia còn giữ cái kiến tri, nên khiến ngươi chưa hiểu. Ta nay khai thị cho ngươi một bài kệ:

Không thấy một pháp mà còn cái thấy không

Thì không khác đám mây che mặt trời

Không biết một pháp nhưng còn cái biết không

Cũng như giữa thái hư sanh điện chớp

Thấy biết như vậy càng thêm rối loạn

Nhận thức lầm lẫn thì làm sao hiểu được phương tiện

Ngươi hãy trong một niệm tự biết lỗi

Thì ánh linh quang nơi mình thường hiện rõ.

            Trí Thường nghe kệ xong tâm ý khai ngộ, trình kệ rằng:

Tự dưng khởi tri kiến

Chấp tướng cầu Bồ đề

Còn giữ một niệm ngộ

Không hết mê lầm xưa

Tánh thể vốn là giác

Luống theo dòng chiếu soi

Không vào thất Tổ sư

Thì vẫn còn mờ mịt.

            Lại hỏi Sư:

            - Phật dạy ba thừa, lại còn dạy Tối thượng thừa, đệ tử chưa hiểu, xin Ngài chỉ dạy.

            - Ngươi hãy quán tự tâm, chớ chấp vào pháp tướng ở ngoài. Pháp không có bốn thừa, tâm ngươi có sai khác. Kiến văn dần dần mới thông là Tiểu thừa, ngộ pháp hiểu nghĩa là trung, theo pháp tu hành là Đại. Vạn pháp đều thông, vạn pháp đều đủ, không nhiễm trước hết thảy, lìa các pháp tướng, không sở đắc một vật, ấy là Tối thượng thừa. Thừa nghĩa là thực hành, không do miệng tranh luận. Ngươi hãy tự tu, chớ hỏi ta nữa. Hay trong mọi lúc, tự tánh không dời đổi.

            Tăng Chí Đạo, người Quảng Châu, Nam Hải, bạch:

            - Đệ tử từ khi xuất gia, xem Kinh Niết bàn hơn mười năm, mà chưa hiểu đại ý. Xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy.

          - Ngươi không hiểu chỗ nào?

          - Dạ, đệ tử có thắc mắc về bài kệ:

Chư hành vô thường

Thị sanh diệc pháp

Sanh diệt diệc dĩ

Tịch diệt vi lạc.

(Các hành là vô thường

Đó là pháp sanh diệt

Sanh diệt đã diệt rồi

Thì tịch diệt là vui).

            Sư hỏi:

            - Vì sao thắc mắc?

            - Bạch, hết thảy chúng sanh lẽ ra có hai thân là nhục thân và Pháp thân. Thân vật chất thì vô thường, có sống có chết. Thân tinh thần (Pháp thân) thì thường còn, nhưng vô tri vô giác. Kinh nói sanh diệt hết thì tịch diệt là vui, con không hiểu thân nào tịch diệt, thân nào cảm thọ cái vui ấy. Nếu là thân vật chất, thì khi nó diệt, bốn đại rã rời, toàn là khổ, không thể bảo là vui được. Nếu Pháp thân tịch diệt, thì cũng như cỏ cây ngói đá, ai cảm thọ cái vui? Lại pháp tánh là bản thể của sanh diệt, năm uẩn là dụng của sanh diệt, (nghĩa là) đồng một thể mà có năm dụng, quá trình sanh diệt thường tiếp diễn, từ thể khởi ra dụng gọi là sanh, dụng thâu về thể gọi là diệt. Nếu chấp nhận có tái sanh, thì loài hữu sanh không bao giờ đoạn diệt (chỉ thay đổi thân này qua thân khác). Nếu không chấp nhận có tái sanh, thì cac loài hữu tình trở về trạng thái tịch diệt, không khác vật vô tri vô giác. Như vậy thì tất cả các pháp đều bị Niết bàn (tịch diệt) án ngữ cả rồi, sanh còn không được làm sao có lạc?

            Sư dạy:

            - Ông là con dòng họ Thích, sao lại đem tà kiến chấp đoạn, chấp thường của ngoại đạo mà luận pháp Tối thượng thừa? Cứ như lời ông nói, thì ngoài sắc thân riêng có Pháp thân, do đó bỏ sanh diệt cầu tịch diệt. Ông lại suy luận rằng Niết bàn đã là thường lạc thì phải có thân để thọ dụng cái lạc ấy. Chính vì thế mà sanh ra ôm giữ sanh tử, tham đắm thế lạc. Ông nên biết Phật vì những người mê lầm này – những kẻ ngộ nhận sự phối hợp năm uẩn là cái ta, còn những vật khác là ngoài ta, do đó ưa sống ghét chết, mãi mãi phiêu bạt một cách oan uổng trong vòng luân hồi mà không biết chỉ là mộng huyển giả dối, đảo lại xem Niết bàn là thường lạc là khổ, suốt ngày chỉ theo đuổi cái vui thế tục – Phật vì thương xót những người này mới chỉ ra cái lạc chơn thật của Niết bàn. Niết bàn chơn lạc ấy trong một sát na không có hiện tượng sanh, cũng không có hiện tượng diệt, cũng không có hiện tượng sanh diệt nào để chấm dứt. Ấy gọi là sự hiện khởi trước mắt của tịch diệt. Nhưng ngay lúc hiện khởi ấy cũng không có cái suy lường về hiện khởi, nên gọi là thường lạc. Lạc ấy không có người cảm thọ, cũng không có người không cảm thọ, đâu có cái chuyện một thể năm dụng (như ông nói), huống nữa lại còn bảo niết bàn án ngữ hết mọi sự, khiến cho mọi sự vĩnh viễn không sanh được. Ấy là chê Phật bài bác pháp đó. Hãy nghe kệ của ta:

Vô thượng đại Niết bàn

Viên minh thường tịch chiếu

Phàm ngu cho là chết

Ngoại đạo gọi dứt đoạn

Người cầu pháp Nhị thừa

Lại bảo là vô tác

Đều thuộc về chấp trước

Căn bản của (62) tà kiến

Chỉ là tên giả đặt

Đâu có nghĩa chơn thật

Chỉ có người siêu việt

Liễu tri pháp Niết bàn

Nên không lấy không bỏ

Vì biết rằng năm uẩn

Và ngã ở trong đó

Cùng những sắc tượng ngoài

Và tất cả âm thanh

Đều như mộng như huyễn

Không phân biệt Thánh phàm

Không cho rằng mình hiểu (Niết bàn)

Trừ cả hai biên chấp (có, không)

Bỏ luôn quá, hiện, vị

Thường sử dụng giác quan

Không khởi tưởng (sử dụng)

Phân biệt tất cả pháp

Không khởi tưởng “phân biệt”

Lửa cháy thấu đáy biển

Vào thời gian kiếp hoại

Gió mạnh núi va nhau

Mà Niết bàn chơn lạc

Vẫn không hề thay đổi

Ta nay chỉ gượng nói

Để ông bỏ tà kiến

Ông đừng chấp lời ta

Họa may hiểu vài phần.

            Chí Đạo nghe kệ đại ngộ, vui mừng lễ tạ mà lui.

Thiền Sư Hành Tư, họ Lưu, sanh ở An Thành, người Cát Châu, nghe tiếng Tổ Tào Khê, đến tham lễ, hỏi:

- Phải làm gì để khỏi rơi vào giai cấp?

Tổ hỏi:

 - Ông thường làm gì?

Đáp:

- Thánh đế cũng không làm.

- Vậy ông thuộc giai cấp nào?

- Thánh đế còn không làm, thì còn có giai cấp nào.

Tổ nhận là bậc Pháp khí, cho làm thủ chúng. Một hôm Tổ bảo Hành Tư:

- Ông nên đi du hóa một phương, chớ để đứt mất giống Phật.

Hành Tư sau khi đắc pháp, trở về Cát Châu, núi Thanh Nguyên mà hoằng dương, sau khi mất Ngài được phong thụy là Hoằng Tế Thiền Sư.

            Thiền Sư Hoài Nhượng, người họ Đỗ, ở Kim Châu, lúc đầu yết kiến An Quốc Sư ở Cao Sơn. An bảo đến Tào Khê tham bái Lục Tổ.

            Tổ hỏi:

            - Từ đâu đến?

            - Cao Sơn.

            - Vật gì đến? Vì sao đến?

            - Nói rằng nó giống một vật thì không đúng.

            - Vậy có thể tu chứng không?

            - Tu chứng thì không phải không, nhưng nhiễm ô lại không thật có.

            - Chính cái không nhiễm ô ấy, chư Phật đều hộ niệm! Ông đã được vậy, thì tôi cũng vậy.

            Nhượng hoắc nhiên đại ngộ, hầu cận bên Tổ suốt mười lăm năm, càng ngày càng thâm nhập Phật lý. Về sau, sư đến Nam Nhạc hoằng dương thiền tông, sau khi mất được phong hiệu là Đại Huệ Thiền Sư.

            Vĩnh Gia Huyền Giác thiền sư, người họ Tải, đất Ôn Châu, thuở nhỏ học Kinh Luận, tinh thông pháp môn chỉ quán của Thiên Thai tông, sau nhờ xem Kinh Duy Ma mà phát minh được tâm địa, gặp đệ tử của Tổ là Huyền Sách cùng nhau đàm luận nghĩa lý. Sách thấy lời nói của Sư khế hợp chư Tổ, bèn hỏi:

            - Nhân giả đắc pháp với ai?

            - Khi tôi nghe các Kinh luận Đại thừa thì đều có thầy truyền dạy, nhưng sau được đọc Kinh Duy Ma, ngộ tâm tông của Phật, thì chưa có người chứng minh cho tôi.

            Sách bảo:

            - Trước Phật Oai Âm Vương thì được, sau Phật Oai Âm Vương mà tự ngộ, không có thầy chứng minh, đều là thiên nhiên ngoại đạo.

            - Vậy xin nhân giả chứng minh cho tôi.

            Sách bảo:

            - Lời tôi nhẹ lắm. Tào Khê có Lục Tổ Đại sư, bốn phương đều tụ hội thọ pháp với Ngài. Nếu đi thì tôi đi với.

            Giác bèn cùng đi với Sách tới tham lễ Tổ. Đến nơi, Giác đi quanh ba vòng rồi chống tích trượng đứng. Tổ hỏi:

            - Hễ làm Sa môn thì phải đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh. Đại đức từ đâu tới mà ngạo mạn như vậy?

            Giác nói:

            - Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng.

            Sư hỏi:

            - Sao không ngay thể tánh mà trực nhận cái không sanh, để liễu đạt cái không chóng?

            - Thể vốn không sanh, liễu vốn không chóng.

            - Đúng đấy, đúng đấy.

            Giác mới đủ oai nghi đảnh lễ Tổ rồi cáo từ.

            Tổ hỏi:

            - Về chóng quá vậy?

            - Vốn tự không động, há lại có mau chóng hay sao?

            Tổ hỏi:

            - Ai biết không động?

            - Ấy là nhân giả tự sanh phân biệt.

            Tổ khen:

            - Ông thật đã đạt cái ý vô sanh.

            - Vô sanh lại có ý sao?

            Tổ hỏi:

            - Nếu không ý thì ai phân biệt?

            - Phân biệt cũng không phải là ý.

            Tổ bảo:

            - Lành thay! Hãy lưu lại một đêm đã.

            Nhân đấy người đương thời gọi là “một đêm giác ngộ”.

            Về sau Giác làm “bài ca chứng đạo” thịnh hành ở thế gian. Khi mất, ngài được ban thụy là Vô Tướng Đại Sư.

            Thiền Sư Trí Hoàng, lúc đầu tham học ngũ Tổ, tự cho đã được chánh định, về ở trong am ngồi suốt hai mươi năm. Đệ tử của Tổ là Huyền Sách đi du phương đến Hà Sóc, nghe danh Hoàng, đến am hỏi:

            - Ông ở đây làm cái gì?

            - Nhập định.

            Sách bảo:

            - Ông nói nhập định, vậy là hữu tâm mà nhập hay vô tâm mà nhập? Nếu vô tâm, thì hết thảy loài vô tình như cỏ cây ngói đá, đáng lẽ cũng nên gọi là đã đạt định, còn nếu hữu tâm mà nhập, thì tất cả các loài hữu tình có tâm thức cũng đáng gọi là đắc định.

            Hoàng nói:

            - Trong khi tôi nhập định, thì không thấy cái tâm hữu vô ấy.

            Sách nói:

            - Không thấy có tâm hữu vô, thì là thường định rồi, còn có xuất nhập gì nữa. Nếu có xuất nhập thì không phải đại định.

            Hoàng không đáp được. Một lúc, Hoàng hỏi:

            - Nhân giả kế thừa pháp của ai vậy?

            - Thầy tôi là Lục Tổ ở Tào Khê

            Hoàng nói:

            - Lục Tổ lấy gì làm thiền định?

            Sách đáp:

            - Lời dạy của thầy tôi là “Diệu trạm viên tịch”, thể dụng như như, năm ấm vốn không, sáu trần không thật có, không xuất không nhập, không định không loạn. Tánh của thiền là vô trú, nên không trú nơi sự yên lặng của thiền. Tánh của thiền là vô sanh, nên không sanh ý tưởng về thiền. Tâm như hư không, nhưng cũng không có tư tưởng về hư không.

            Hoàng nghe xong, đến bái yết Tổ, Tổ hỏi:

            - Nhân giả từ đâu đến?

            Hoàng trần thuật mọi sự:

            - Sách nói đúng đó.

            Tổ thương xót người đã lặn lội từ xa đến bèn khai thị như sau:

            - Ông hãy để tâm như hư không, mà chớ nắm giữ cái ý tưởng về hư không. Để nó vận hành tự nhiên. Dù khi làm việc hay nghỉ ngơi, hãy để tâm an trú trong không. Đừng phân biệt Thánh phàm chủ khách. Tâm thể và vạn sự luôn luôn ở trong trạng thái như, thế gọi là thường định[4].

            Trí Hoàng nhân đấy đại ngộ, những gì tâm sở đắc trong hai mươi năm qua không còn tác dụng nữa. Đêm ấy, dân chúng Hà Bắc nghe trên không có tiếng nói: “Thiền sư Trí Hoàng hôm nay đắc đạo”.

            Về sau Hoàng từ biệt Tổ, trở về Hà Bắc khai hóa bốn chúng đệ tử.

            Thần Hội đồng tử mười ba tuổi, từ Ngọc Tuyền đến tham lễ Tổ dạy:

            - Bạn từ xa đến thật là khó nhọc, vậy có đem gốc đến được đó không? Nếu có gốc tất biết được chủ. Hãy nói thử coi.

            Hội đáp:

            - Vô trú là gốc, thấy là chủ.

            Tổ dạy:

- Sa di này ăn nói sao lộn xộn!

            Hội hỏi:

            - Hòa thượng tọa thiền, thấy hay không?

            Tổ đánh cho ba gậy, hỏi:

            - Ta đánh, ngươi đau không?

            Hội bạch:

            - Cũng đau cũng không đau.

            Tổ hỏi:

            - Ta cũng thấy cũng không thấy.

            Thần Hội hỏi:

            - Cũng thấy cũng không thấy nghĩa là sao?

            Tổ đáp:

            - Ta thấy là thường thấy lỗi lầm của tự tâm, không thấy là không thấy phải trái tốt xấu của người khác. Cho nên nói cũng thấy cũng không thấy. Còn ngươi nói cũng đau cũng không đau là sao? Ngươi, nếu không đau thì khác gì gỗ đá, nếu đau thì cũng như phàm phu, tất sẽ khởi tâm sân hận. Ngươi nói thấy không thấy ấy là nhị biên, đau không đau là sanh diệt. Ngươi đã không thấy tự tánh lại dám đùa người.

            Thần Hội lại sám hối lỗi lầm. Tổ dạy:

            - Ngươi nếu tâm mê không thấy, thì phải hổi Thiện tri thức để tìm đường. Nếu tâm ngộ, thì đã thấy tự tánh, theo pháp mà tu hành. Đã mê không thấy tự tâm mà còn tới hỏi ta thấy với không thấy. Nếu ta thấy thì ta tự biết, đâu đợi đến cái mê lầm của ngươi. Nếu ngươi tự thấy được thì không cần đợi đến cái mê của ta. Sao không tự biết tự thấy, lại đi hỏi ta thấy với không thấy.

            Thần Hội lại lễ thêm một trăm lạy, cầu xin sám hối, từ đấy siêng năng hầu hạ Tổ không rời. Một hôm Tổ bảo chúng:

             - Ta có một vật không đầu không đuôi, không tên gọi, không danh tự, không lưng, không mặt, các ngươi có biết không?

            Thần Hội bước ra nói:

            - Đó là bản nguyên của chư Phật, là Phật tánh của con đây.

            Tổ dạy:

            - Ta đã bảo nó không tên gọi, không danh tự sao ngươi còn gọi là bản nguyên Phật tánh. Như vậy là ngươi chỉ lấy cỏ che đầu, thành môn đồ của bọn trí giải.

            Sau khi Tổ nhập diệt. Thần Hội vào đất Kinh Lạc hoằng dương pháp Đốn giáo, trước tác bộ Hiển Tông Ký thịnh hành ở thế gian. Ngài có danh hiệu là Hà Trạch Thiền Sư.

            Một vị Tăng hỏi:

            - Tông chỉ của Tổ Hoàng Mai ai được?

            Sư đáp:

            - Người nào hiểu Phật pháp thì được.

            Tăng hỏi:

            - Hòa thượng được không?

            - Tôi không hiểu Phật pháp.

            Một ngày nọ Sư muốn giặt cái y đã được truyền thọ, nhưng không còn suối tốt. Ngài đi ra phía sau chùa khoảng năm trăm dặm thì thấy núi non sầm uất, bàng bạc anh linh tú khí. Sư ấn tích trượng xuống đất, liền có nước vọt lên tụ lại thành một cái ao. Sư bèn quỳ gối mà giặt y trên phiến đá.

            Có vị tăng tên Phương Biện, người đất Thục đến yết kiến. Sư hỏi:

            - Thượng nhân sở trường nghề gì?

            Vị Tăng đáp:

            - Đắp tượng.

            Sư nghiêm mặt bảo:

            - Ngài hãy đắp thử coi.

            Phương Biện hoang mang. Vài ngày sau ông đắp thành một cái tượng bảy tấc rất tinh xảo. Sư cười nói:

            - Ông thật am tường tính chất của điêu khắc, nhưng lại không am tường Phật tánh.

            Sư bèn xoa đầu thọ ký pho tượng, để làm ruộng phước vĩnh viễn cho loài người, rồi lấy y đền công cho Phương Biện. Biện chia cái y ra làm ba mảnh, một đắp cho tượng, một giữ cho mình, còn một gói lại chôn xuống đất phát lời nguyện tương lai sẽ được lại y này lúc tái sanh, trú trì đất ấy để trùng tu ngôi Tam Bảo. Đến đời Tống Gia Hữu năm thứ tám, có vị Tăng Duy Tiên trùng tu chùa, khi đào đất được mảnh y như mới. Pho tượng hiện ở chùa Cao Tuyền, nổi tiếng rất linh ứng.

            Có vị Tăng đọc bài kệ của thiền sư Ngọa Luân:

Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng

Năng đoạn bách tư tưởng

Đối cảnh tâm bất khởi

Bồ đề nhật nhật trưởng.

(Ngọa Luân có nghề hay

Dứt được trăm tư tưởng

Đối cảnh tâm không sanh

Bồ đề ngày càng lớn).

            Sư nghe bài kệ dạy rằng:

            - Bài kệ ấy chưa rõ thấu tâm địa. Theo đó mà làm là tự thêm dây trói buộc đó.

            Nhân đấy Sư đọc kệ:

 Huệ Năng một kỹ lưỡng

Bất đoạn bách tư tưởng

Kiến cảnh tâm sát khởi

Bồ đề tác ma trưởng.

 

(Huệ Năng không nghề hay

Chẳng dứt trăm tư tưởng

Đối cảnh tâm thường khởi

Bồ đề lớn sao được).

 


[1] (đánh dấu thuyền để tìm gươm. DG)

[2]  Kiên phi công: thấy mà không dụng công phân biệt, thấy bằng trực giác “đệ nhất phong đầu”.

[3] Tức đối các cảnh biến thiên mà tâm bất động

[4] Theo bản Anh dịch của ông Mou Lam. Hán không có đoạn này.

---o0o---

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

Thời Đức Phật tại thếẤn Độ có ít nhất mười sáu tiểu vương quốc1, mỗi vương quốc đều có ngôn ngữ hay phương ngữ riêng, nhưng có lẽ người dân của mỗi nước đều có thể giao tiếp và hiểu nhau được. 

Người học đạo thì hết thảy sự nhớ nghĩ về thiện ác đều phải trừ diệt. Vì không có cái tên nào có thể gọi được nên tạm gọi là tự tánh. Cái tánh không hai gọi là thật tánh, từ thật tánh ấy mà xây dựng pháp môn giáo hóa. Hãy ngay nơi lời này mà tự thấy bản tánh đi.

  Trong khi Lục Tổ trú trì chùa Bảo Lâm đất Tào Khê, thì Đại Sư Thần Tú trú trì chùa Ngọc Tuyền đất Kinh Nam. Bấy giờ, cả hai tông đều thạnh, người đương thời đều gọi “Nam Năng, Bắc Tú”, chia thành hai phái Đốn, Tiệm, người học không biết theo ai. Sư bào đại chúng:

            - Pháp vốn một tông chỉ, người có Nam, Bắc, chứ pháp chỉ có một nhà thôi, nhưng kiến giải (Pháp ấy) thì có người mau kẻ chậm. Sao gọi là đốn, tiệm? Pháp không có đốn, tiệm, nhưng người có kẻ thông minh, người đần độn nên gọi đốn tiệm.

            Tuy vậy, đồ chúng của Thần Tú thường chê Tổ sư Nam tông không biết một chữ, thì có sở trường gì. Thần Tú nói:

            - Ngài Huệ Năng được Vô sư trí, thâm nhập Tối thượng thừa, ta thật không sánh bằng. Huống chi Thầy ta là Ngũ Tổ đã đích thân truyền y pháp cho Ngài, đâu phải vô cớ mà truyền. Ta bận không thể đi xa thân cận Ngài, ngồi đây mà luống thọ ân vua. Các ngươi đừng nên lưu luyến ở đây, hãy đến Tào Khê tham bái mà giải quyết (những nghi ngờ về Phật pháp).

            Một ngày kia, Đại sư Thần Tú gọi môn đệ là Chí Thành, bảo:

            - Ông thông minh nhiều trí, hãy vì tôi đến Tòa Khê nghe pháp, nghe điều gì thì nhớ kỹ về thuật lại cho tôi.

             Chí Thành vâng lệnh tới Tào Khê theo đại chúng nghe pháp, nhưng không nói ra tông tích mình, khi ấy Tổ sư bảo đồ chúng:

            - Có một người nghe trộm pháp đang ẩn trong hội này.

            Chí thành bước ra làm lễ, kể rõ đầu đuôi.

            Sư dạy:

            - Ông từ Ngọc Tuyền đến, thì nhất định là kẻ mật vụ đến dọ thám rồi.

            Chí Thành nói không phải. Sư bảo:

            - Không phải sao được?

            Chí Thành đáp:

            - Chưa nói ra còn phải, đã nói ra rồi thì không phải.

            Sư hỏi:

            - Thầy của ông dạy chúng những gì?

            - Bạch, Ngài thường bảo đại chúng trụ tâm, quán sự tịch tịch, ngồi mãi không nằm.

            Sư nói:

            - Trụ tâm quán tịnh ấy là bệnh không phải thiền. Ngồi mãi không nằm chỉ nhọc cái xác thân, có ích lợi gì cho sự thấu đạt nghĩa lý? Hãy nghe kệ của tôi:

                        Đang sống ngồi không nằm

Chết rồi, nằm không ngồi

Chỉ là đống xương thối

Có gì công với tội?

            Chí Thành lạy mà bạch:

            - Đệ tử ở với Tú đại sư học đạo chín năm mà không không hiểuế ngộ, nay nghe Hòa thượng nói một lời liền không hiểuế ngộ được bản tâm. Con vì việc lớn sanh tử mà xin Hòa thượng mở lòng đại từ chỉ dạy thêm cho.

            Sư bảo:

            - Thầy của ông dạy chúng pháp môn định tuệ như thế nào? Nói cho tôi nghe coi.

            - Dạ, Đại sư dạy rằng các điều ác không làm gọi là giới, các điều thiện cung kính mà thực hành gọi là tuệ, thanh tịnh tâm ý gọi là định. Ngài dạy như vậy đó. Còn Hòa thượng dạy những pháp gì?

            Sư nói:

            - Nếu tôi nói rằng có pháp mà trao cho người, thì thành ra nói dối với ông. Tôi chỉ tùy chỗ bị trói buộc mà cởi mở, tạm gọi là Tam muội. Như giới định tuệ mà thầy ông nói đó thật bất không hiểuả tư nghì. Nhưng giới định tuệ tôi thấy thì khác.

            Chí Thành nói:

            - Giới định tuệ chỉ có một thứ, sao lại khác được?

            Sư dạy;

            - Giới định tuệ của thầy ông tiếp độ người Đại thừa, giới định tuệ của tôi tiếp độ người Tối thượng thừa. Do chỗ ngộ giải (của họ) không đồng nên thấy có kẻ mau người chậm. Ông hãy nghe tôi nói xem có giống với thầy ông không. Tôi nói pháp không rời tự tánh, lìa bản thể mà nói tức là chỉ nói đến tướng, còn tự tánh thì vẫn mê lầm. Nên biết tất cả pháp đều từ tự tánh mà không hiểuởi ra ứng dụng, ấy là giới định tuệ chân thật. Hãy nghe kệ của tôi:

                        Tâm địa không tà vạy là giới của tự tánh

                        Tâm địa không si mê là tuệ của tự tánh

                        Tâm địa không  rối loạn là định của tự tánh

                        Không tăng không giảm như kim cương

                        Thân đến hay đi vẫn trong Tam muội.

            Chí Thành nghe kệ sám hối tạ ơn và trình Ngài bài kệ:

                        Năm uẩn là thân huyễn

                        Đâu có gì cứu cánh

                        Quay về với chơn như

                        Thì lại thành bất tịnh.

            Sư gật đầu lại bảo Chí Thành:

            - Giới định tuệ của thầy ông hóa độ những người căn trí thấp, giới định tuệ của tôi nói là để hóa độ người đại căn đại trí. Nếu ngộ được tự tánh thì Bồ đề Niết bàn cũng không lập, giải thoát tri kiến cũng không lập, không có một pháp nào thật có thể nắm lấy, mới xây dựng nên vạn pháp được. Nếu hiểu ý này, thì gọi là Bồ đề, Niết bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến. Người kiến tánh thì lập cũng được, không lập cũng được, đến đi tự do, không vướng không kẹt, diệu dụng mà làm, tùy lời mà đáp, thấy được một cách phổ quát rằng tất cả hóa thân đều không rời tự tánh, do đó mà được thần thông tự tại, dong chơi trong Tam muội, ấy gọi là kiến tánh.

            Chí Thành hỏi:

            - Không lập nghĩa là sao?

            Sư dạy:

            - Tự tánh không sai quấy, không si mê, không loạn động, trong mỗi niệm đều lấy trí tuệ soi chiếu, thường lìa tướng, tự do tự tại ngang dọc đều thông, thì còn gì phải lập? Tự tánh tự ngộ, ngộ liền tu liền, không có từ từ lai rai, cho nên không lập một pháp nào cả. Các pháp vốn tích diệt, đâu có thứ tự gì.

            Chí Thành lễ bái, xin hầu hạ sớm chiều không dám trễ nải.

            Một vị Tăng tên Chí Triệt, người Giang Tây, họ Trương, trước tên Hành Xương, thưở thiếu thời làm hiệp sĩ. Từ khi Nam Bắc phân hóa, tuy hai vị tông chủ không còn tâm bỉ ngã, mà đồ chúng vẫn khởi yêu ghét. Môn nhân Bắc tông tự lập Thần Tú làm đệ Lục Tổ, nhưng sợ cái chuyện Ngũ Tổ truyền y cho Huệ Năng bị thiên hạ nghe, bèn sai Hành Xương đến ám sát Lục Tổ. Sư nhờ tâm thông biết trước việc này, đặt sẵn mười lượng vàng ở chỗ ngồi. Khi đêm đến, Hành Xương vào phòng Tổ toan chém thì Sư đã duỗi cổ ra cho. Hành Xương chém ba lần không được. Sư nói:

            - Gươm chánh không làm chuyện tà. Gươm tà nên đâm không trúng. Ta chỉ nợ ngươi vàng, không nợ sanh mạng.

            Hành Xương kinh hãi ngã lăn ra hồi lâu mới tỉnh lại, xin sám hối, phát nguyện xuất gia. Sư đưa vàng cho, bảo:

            - Ngươi hãy đi đi đã, sợ đồ chúng của ta trở lại hại ngươi đấy. Ngày khác thay hình đổi dạng mà tới, ta sẽ độ cho.

            Hành Xương vâng lệnh trốn đi, về sau xuất gia. Một hôm nhớ lời Sư dạy, từ xa đến làm lễ.

            Sư bảo:

            - Ta nhớ ông lâu nay, sao đến chậm thế?

            - Bạch Hòa thượng, con nhớ ơn Ngài xá tội, nay tuy xuất gia khổ hạnh vẫn thấy trọn đời cũng không báo được ân đức. Duy chỉ truyền pháp độ sanh họa may đền đáp được chút nào. Đệ tử thường xem Kinh Niết bàn, mà không hiểu nghĩa “thường” và “vô thường” trong đó. Xin Hòa thượng từ bi giải thích cho con.

            Sư dạy:

            - Vô thường là Phật tánh. Thường là cái tâm phân biệt hết thảy ác pháp thiện pháp đó.

            Chí Triệt kinh dị, bạch:

            - Hòa thượng nói thật trái ngược hẳn văn tự trong Kinh.

            Sư bảo:

            - Tôi truyền tâm ấn của Phật, đâu dám nói trái với kinh điển?

            - Dạ, Kinh dạy rằng Phật tánh là thường mà Hòa thượng lại dạy là vô thường, còn Kinh dạy pháp thiện ác cho đến Bồ đề tâm đều vô thường, thì Hòa thượng lại dạy là thường. Như vậy tức là trái hẳn nhau, làm cho con càng nghi hoặc.

            Sư bảo:

            - Kinh Niết bàn ngày xưa tôi đã được ni Vô Tận Tạng đọc nghe một lần, rồi giảng nói cho cô, không có một chữ một nghĩa nào là không khế hợp với văn Kinh. Nay nói với ông cũng vậy, tuyệt đối tôi không nói khác đi chút nào.

            - Bạch, con trí thức nông cạn, xin Hòa thượng khai thị rõ ràng cho.

            - Ông biết chăng? Phật tánh nếu là thường, thì dù nói ra bao nhiêu pháp thiện ác cho tới mãn kiếp cũng không có lấy một người phát tâm Bồ đề. Cho nên, tôi nói vô thường, chính là chỗ Phật dạy chơn thường đó. Lại nếu các pháp là vô thường, thì mỗi vật đều có tự tánh, chịu sanh tử, (khiến cho) tánh chơn thường có chỗ không lưu thông được; cho nên cái thường tôi nói chính là ý nghĩa vô thường của Phật dạy đó. Phật vì phàm phu ngoại đạo chấp là thường, các người Nhị thừa chấp vô thường, tổng cộng có tám cái chấp đảo ngược, nên mới đả phá những cái thấy một bên của họ, bằng cách trong Kinh Niết bàn, thuyết minh chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chân tịnh. Ông kẹt nơi văn mà quay lưng với nghĩa lý, chấp đoạn diệt là vô thường, và sự cố định là thường, đến nỗi hiểu lầm lời dạy viên mãn vi diệu tối hậu của Phật. Như vậy, thì có xem Kinh một ngàn lần cũng không ích gì.

            Hành Xương đại ngộ, trình kệ rằng:

                        Vì cái chấp vô thường

                        Phật dạy tánh hữu thường

                        Không biết đấy phương tiện

                        Như nhặt sỏi ao xuân

                        (mà tưởng cho là ngọc)

                        Tôi nay không dụng công

                        Mà Phật tánh hiện tiền

                        Không phải do Sư trao

                        Cũng không phải tôi được.

            Sư dạy:

            - Ông nay đã triệt ngộ đó, đáng gọi là Chí Triệt.

            Chí Triệt lễ tạ mà lui.

            Sư thấy những vấn nạn của các tông phái đều mang ác ý, những người này phần nhiều tụ tập tại giảng đường. Sư thương xót dạy rằng:

            - Người học đạo thì hết thảy sự nhớ nghĩ về thiện ác đều phải trừ diệt. Vì không có cái tên nào có thể gọi được nên tạm gọi là tự tánh. Cái tánh không hai gọi là thật tánh, từ thật tánh ấy mà xây dựng pháp môn giáo hóa. Hãy ngay nơi lời này mà tự thấy bản tánh đi.

            Mọi người nghe lời ấy đều đảnh lễ nguyện xin thờ Ngài làm thầy.

---o0o---

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

Thiền sư như cánh hạc vàng tung bay vào cõi hư vô bất tận, không để lại bóng hình dấu vết, chỉ còn lưu ngát hương thơm muôn thuở trong lòng dân tộc mãi cho đến ngày nay. 

Đạo không có sáng tối, sáng tối là thay đổi cho nhau. Ánh sáng tiếp nối vô tận, cũng là có tận, vì đối đãi nhau mà lập danh vậy. Nên Kinh Tịnh Danh nói: “Pháp không có so sánh, vì không đối đãi”.

Vào ngày thượng nguyên, đời vua Thần Long nguyên niên, vua ra chiếu chỉ rằng: “Trẫm thỉnh hai Sư An và Tú vào cung cúng dường để khi rỗi việc nước thì tham cứu đạo Nhất thừa. Hai Sư đều từ chối bảo rằng, ở phương Nam có Thiền sư Huệ Năng được Nhẫn Đại sư mật trao y pháp, truyền Phật tâm ấn, nên thỉnh Ngài mà hỏi. Nay trẫm sai quan nội thị Tiết Giản đem chiếu chỉ đến thỉnh Ngài, xin Ngài từ bi gấp lên xa giá về kinh”.

            Sư tiếp tờ biểu rồi cáo bệnh, nguyện suốt đời ở núi non. Tiết Giản bạch:

            - Các bậc Thiện đức ở kinh thành đều nói muốn được hiểu đạo  thì phải tọa thiền tập định, không do thiền định mà được giải thoát là chuyện không có. Xin hỏi Đại sư dạy thế nào?

            - Đạo do tâm ngộ, không phải do ngồi. Kinh dạy: “Nếu Như Lai ngồi hay nằm đầu là làm tà đạo. Vì sao? Không từ đâu lại, cũng không đi đâu, không sanh không diệt, ấy là Như Lai thanh tịnh thiền. Các pháp không tịch, ấy là chỗ ngồi thanh tịnh của Như Lai, tuyệt đối không có chứng đắc, huống chi có ngồi.

            Tiết Giản bạch:

            - Đệ tử về kinh, thế nào Chúa thượng cũng hỏi, xin Sư từ bi chỉ dạy tâm yếu, đệ tử về tâu lại cho hai cung và các học giả ở kinh thành. Như một đèn mồi cho trăm ngàn ngọn, tối đều được sáng, ánh sáng tiếp nối nhau vô tận.

            Sư nói:

            - Đạo không có sáng tối, sáng tối là thay đổi cho nhau. Ánh sáng tiếp nối vô tận, cũng là có tận, vì đối đãi nhau mà lập danh vậy. Nên Kinh Tịnh Danh nói: “Pháp không có so sánh, vì không đối đãi”.

            Tiết Giản nói:

            - Ánh sáng dụ trí tuệ, bóng tối dụ phiền não. Người tu đạo nếu không lấy trí tuệ chiếu phá phiền não thì sanh tử vô thủy dựa vào đâu mà xuất ly được?

            Sư dạy:

            - Phiền não tức Bồ đề, không hai không khác. Nếu lấy trí tuệ chiếu phá phiền não, thì đó là kiến giải của Nhị thừa, là căn cơ xe dê xe hưu. Người thượng trí đại căn không vậy.

            - Thế nào là kiến giải Đại thừa?

            - Minh và vô minh, phàm phu thấy hai, bậc trí liễu đạt tánh nó không hai. Tánh không hai ấy là thật tánh. Thật tánh ở nơi phàm phu không giảm, nơi hiền Thánh không thêm, ở trong phiền não mà không rối loạn, ở trong thiền định mà không lặng lẽ, không đoạn không thường, không đến không đi, không ở giữa, không ở ngoài không ở trong, không sanh không diệt, tánh tướng như như, thường trụ không dời đổi, ấy gọi là Đạo.

            Tiết Giản nói:

            - Sư nói không sanh không diệt thì có khác gì ngoại đạo?

- Bất sanh bất diệt của ngoại đạo nói, là đem diệt mà chấm dứt sanh, lấy sanh mà làm rõ diệt. Như thế thì diệt này cũng như không diệt, sanh nói bất sanh. Tôi nói bất sanh bất diệt là, bản tánh tự nó đã vô sanh nên nay cũng không diệt. Cho nên khác với ngoại đạo. Ông muốn biết tâm yếu thì chỉ cần không suy lường gì đến hết thảy thiện ác, thì tự nhiên vào được tâm thể thanh tịnh, trạm nhiên thường tịch, diệu dụng như hằng sa.

Tiết Giản nghe chỉ giáo hoát nhiên đại ngộ, đảnh lễ từ tạ mà về kinh, làm tờ biểu tâu lại những lời Sư dạy. Năm ấy, ngày mồng ba tháng chín, lại có tờ chiếu gởi sư rằng: “Sư từ chối lấy cớ già bệnh ấy là để vì trẫm mà tu đạo làm ruộng phước cho quốc gia, chẳng khác Ngài Tịnh Danh giả bệnh ở Tỳ Da thành để tuyên dương Đại thừa truyền tâm yếu của chư Phật. Nói Pháp không hai. Tiết Giản đã truyền lại lời Sư chỉ dạy về Như Lai tri kiến. Trẫm tích thiện có dư, đời trước có trồng thiện căn nay gặp được Sư xuất thế, để đốn ngộ thượng thừa. Cảm bội ân đức của Sư, trẫm đội trên đầu mãi mãi, nay xin dâng ca sa ma nạp và bát thủy tinh. Lại sắc cho quan Thứ sử Thiều Châu trùng tu ngôi chùa, đặt tên là chùa Quốc Ân, chỗ Sư cư ngụ lúc trước.

---o0o---

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

Chính tôi được nghe: lần chuyển bánh xe chánh pháp đầu tiên, Đức Thế Tôn độ tôn giả Kiều-trần-như và lần thuyết pháp sau cùng, Ngài độ tôn giả Tu-bạt-đà-la. Những người có thể hóa độ, Ngài đã hóa độ tất cả. 

Tự tâm của các ông chính là Phật đó, đừng hồ nghi gì nữa. Ngoài tâm không một pháp nào có thể kiến lập, từ gốc tâm sanh ra vạn pháp, cho nên Kinh dạy: “Tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt các pháp diệt”....

  Một hôm, Sư gọi môn nhân gồm có Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như v.v… mà dạy rằng:

            - Các ông không như người khác, sau khi tôi diệt độ, mỗi người sẽ làm thầy một phương, nay tôi dạy cho các ông thuyết pháp không để mất tông chỉ. Trước phải đưa ra pháp môn ba khoa, sử dụng 36 đôi, ra vào đều lìa cả hai bên. Khi nói tất cả các pháp chớ rời tự tánh.

            Ba khoa là ấm, giới, nhập. Ấm là năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nhập là mười hai nhập, tức sáu trần ở ngoài (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) và sáu căn ở trong (nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý). Giới là 18 giới: sáu trần, sáu căn và sáu thức. Tự tánh có công năng hàm chứa vạn pháp, gọi là hàm tàng thức. Nếu khởi tư lượng thì chuyển thành thức, phát sanh ra sáu thức đi ra sáu cửa mà thấy sáu trần, như vậy 18 giới đều từ tự tánh mà khởi ra ứng dụng. Tự tánh mà tà mê thì khởi 18 tà, tự tánh chánh thì khởi 18 chánh. Ứng dụng ác thì gọi là chúng sanh dụng. Ứng dụng thiện thì gọi là Phật dụng.

            Dụng do đâu mà có? Do tự tánh có đối pháp: ngoại cảnh vô tình có 5 đối: trời đối với đất, mặt trời đối với mặt trăng, sáng đối với tối, âm đối với dương, nước đối với lửa. Pháp tướng ngôn ngữ có mười hai đối: lời đối với pháp, có đối với không, hữu sắc đối với vô sắc, hữu tướng đối với vô tướng, hữu lậu đối với vô lậu, sắc đối với không, động đối với tịnh, trong đối với đục, phàm đối với Thánh, Tăng đối với tục, già đối với trẻ, lớn đối với nhỏ. Đó là 12 đối.

            Tự tánh khởi dụng có 19 đối: dài – ngắn, tà – chánh, si – tuệ, ngu – trí, loạn – định, hiền – dữ, giới – quấy, thẳng – cong, thật – hư, hiểm – bình, phiền não – Bồ đề, thường – vô thường, bi – hại, hỷ - sân, xả - xan, tới – lui, sanh – diệt, Pháp thân – sắc thân, Hóa thân – Báo thân. Ấy là 19 đối. 36 đối pháp này nếu biết rõ ứng dụng thì bao quát hết thảy binh pháp, ra vào đều lìa hai bên, tự tánh động dụng, khi cùng người đối đáp. Ngoài thì ngay tướng mà lìa tướng, trong thì ngay nơi không mà lìa không. Nếu toàn chấp tướng ấy là tăng trưởng tà kiến, toàn chấp không là tăng trưởng vô minh. Ngoài chấp không thường bài bác Kinh, nói rằng không dùng văn tự. Nhưng đã nói không dùng văn tự, thì đáng lẽ cũng không được nói phô. Nội một lời ấy đã là cái tướng văn tự rồi. Lại nói “Đạo thẳng thì không cần lập văn tự”, nhưng hai tiếng “bất lập” cũng là văn tự. Hạng người ấy thấy người khác nói ra điều gì liền bác, cho là chấp văn tự. Các ông nên biết mình mê còn khả thứ, đằng này còn chê bai Kinh Phật thì tội chướng vô số. Nếu chấp tướng bên ngoài làm các sự việc tìm chân lý như thiết lập đạo tràng để bàn luận về không về hữu, những người như vậy mãn kiếp không thể thấy tánh được.

            Các ông chỉ có việc hãy như pháp mà tu hành. Lại cũng chớ nên trăm việc không nghĩ tới, khiến cho cái tánh (lưu thông) của đạo bị chướng ngại. Nếu chỉ nghe và giảng nói mà không tu, thì sẽ làm cho người phát sanh tà niệm. Chỉ cần y pháp mà tu hành, ấy là bố thí Phật pháp một cách vô tướng. Nếu các ông đã ngộ, theo đấy mà giảng nói, theo đấy mà ứng dụng, theo đấy mà hành trì, theo đấy mà làm tức không mất tông chỉ. Khi cùng người đối đáp nghĩa lý, hỏi về hữu thì đối bằng vô, hỏi về vô thì đối bằng hữu, hỏi về phàm thì đối bằng Thánh, hỏi về Thánh thì đối bằng phàm. Hai đường làm nhân cho nhau phát sanh cái nghĩa Trung đạo. Các câu hỏi khác cứ y theo đấy mà làm thì khỏi mất chánh lý. Ví dụ, có người hỏi các ông “tối” là gì? Hãy đáp “sáng là nhân, tối là dyên, sáng hết thì tối, dùng sáng mà tỏ rõ cái tối; lấy tối mà làm tỏ cái sáng”. Đến đi làm nhân cho nhau, thành cái nghĩa lý Trung đạo. Các câu hỏi khác cũng vậy. Các ông về sau truyền pháp, cứ theo đấy mà truyền dạy nhau, chớ để mất tông chỉ.

            Năm Nhâm Tý vào thời đại Thái cực nguyên niên tháng bảy, Sư dạy môn nhân tới chùa Quốc Ân ở Tân Châu xây tháp, lại bảo làm gấp rút. Năm sau cuối mùa hạ công tác hoàn tất. Vào ngày mồng một tháng bảy, Sư tập hợp đồ chúng dạy:

            - Đến tháng tám này tôi sẽ từ biệt thế gian. Các ông còn điều nghi nào nên hỏi cho sớm, tôi sẽ phá nghi cho, khiến các ông hết mê lầm. Sau khi tôi đi rồi thì không còn ai dạy các ông.

            Pháp Hải và đồ chúng nghe xong đều khóc rơi lụy, chỉ có Thần Hội là bất động, Sư dạy:

            - Ra chỉ có Thần Hội là có tâm bình đẳng, khen chê bất động, buồn vui không sanh, còn bao nhiêu đều chưa được. Vậy chớ các ông ở trong núi bao nhiêu năm, tu cái đạo gì? Nay các ông sầu khổ rơi lụy là khóc cho ai? Nếu khóc cho tôi, ấy là không biết chỗ tôi đi, nếu không tôi đã không báo trước cho các ông. Nếu các ông biết chỗ tôi đi, thì thật không đáng khóc lóc gì cả. Pháp tánh vốn không sanh diệt đến đi. Thôi, hãy ngồi xuống, tôi sẽ nói cho các ông một bài kệ mệnh danh là “Chơn giả động tịnh”. Các ông hãy học thuộc bài kệ này, đồng ý với tôi, theo đấy tu hành thì không mất tông chỉ.

            Đại chúng đảnh lễ mà nghe Sư đọc:

                        Hết thảy đều không thật

Không do thấy mà thật

Nếu giả cho là thật

Cái thấy đó không chơn.

 

Nếu tự tánh có chơn

Lìa giả là tâm chơn

Tự tâm không lìa giả

Không chỗ nào có chơn.

 

Loài hữu tình thì động

Vô tình thì bất động

Nếu tu hạnh bất động

Là hóa như vô tình.

 

Tìm bất đông chơn thật

Là ngay nơi cái động

Còn như loài bất động

Vô tình, không Phật chủng

 

Khéo phân biệt pháp tướng

Là bất động đệ nhất

Chỉ cần thấy như vậy

Ấy là dụng chơn như.

 

Hỡi các người học đạo

Hãy nổ lực để ý

Chớ ở cửa Đại thừa

Lại chấp sanh tử trí.

 

Nếu lời nói hợp nhau

Thì cùng bàn ý nghĩa

Nếu thật không hợp nhau

Cùng chấp tay vui hòa.

 

Tông này không tranh cãi

Tranh cãi mất ý đạo

Giữ cái thói đấu tranh

Là đi vào sanh tử.

            Đồ chúng nghe kệ xong đều đảnh lễ nguyện vâng Thánh ý, nhiếp tâm theo đó tu hành, không dám tranh luận. Thượng tọa Pháp Hải biết Sư không còn trú lâu ở đời nên đảnh lễ mà hỏi:

            - Bạch, sau khi Hòa thượng nhập diệt, y pháp sẽ truyền cho ai?

            Sư dạy:

            - Từ ngày ở chùa Đại Phạm đến nay những pháp tôi nói ra hãy sao lục mà lưu hành, đặt tên là PHÁP BẢO ĐÀN KINH. Các ông hãy giữ gìn để trao truyền cho nhau mà hóa độ quần chúng. Chỉ nương theo đó mà nói pháp thì đấy là Chánh pháp. Nay tôi chỉ nói pháp cho các ông mà không trao y, bởi vì tín căn các ông đã thuần thục, quyết định không còn nghi hoặc, có thể đảm trách việc lớn. Lại theo Thánh ý trong bài kệ của Đạt Ma Sư Tổ thì không nên truyền y nữa, kệ ấy như vầy:

                        Ta vốn đến đất này

Để truyền pháp cứu mê

Một hoa nở năm cánh

Kết quả tự nhiên thành.

            Sư lại dạy:

            - Các ông muốn thành tựu trí Phật thì phải đạt “Nhất tướng Tam muội” và “Nhất hạnh Tam muội”. Trong tất cả chỗ mà không chấp tướng, đối với mọi sự không sanh tâm yêu ghét lấy bỏ, không nghĩ đến chuyện lợi ích thành hoại, luôn giữ thái độ an nhàn điềm tịnh Như thái đạm bạc, ấy là Nhất tướng Tam muội.  Ở tất cả các chỗ, lúc đi đứng ngồi nằm, đều giữ một tâm ngay thẳng, đó là bất động đạo tràng, đó là Tịnh độ chân thật, ấy gọi là Nhất hạnh Tam muội. Đủ hai thứ Tam muội ấy, thì như đất có tàng ẩn hạt giống, dần dần lớn lên thành cây trái. Nhất tướng nhất hạnh cũng vậy. Tôi nói pháp như mưa đúng thời thấm vào đất, Phật tánh các ông như những hạt giống gặp sự thấm nhuần ấy đều được nảy nở. Theo tông chỉ của tôi thì chắc chắn được trí Bồ đề, theo hạnh của tôi thì quyết sẽ chứng diệu quả. Hãy nghe kệ này:

                        Đất tâm đủ các giống

Gặp mưa đều nảy mầm

Hoa “đốn ngộ” đã nở

Trái “Bồ đề” tự thành.

            Đọc bài kệ xong, Sư lại dạy:

            - Pháp vốn không hai, tâm cũng vậy. Đạo vốn thanh tịnh không có các tướng. Các ông hãy cẩn thận , chớ quán tịnh và làm trống rỗng cái tâm. Tâm vôn thanh tịnh, không có một vật gì có thể lấy hay bỏ. Các ông hãy nổ lực.

            Đồ chúng đảnh lễ mà lui.

            Ngày mồng tám tháng bảy, Sư gọi môn nhân bảo:

            - Tôi muốn về Tân Châu, các ông hãy mau sửa soạn thuyền chèo.

            Đại chúng tha thiết xin Ngài lưu lại, nhưng Sư bảo:

            - Chư Phật ra đời còn thị hiện nhập Niết bàn. Có đến phải có đi, lẽ thường là vậy. Hình hài này của tôi đi về đã có chỗ.

            Chúng bạch hỏi:

            - Hòa thượng đi rồi, xin sớm trở lại.

            Sư dạy:

            - Lá rụng về cội, trở lại không có ngày.

            Chúng lại hỏi:

            - Chánh pháp nhãn tạng nay truyền cho ai?

            Sư trả lời bằng hai câu kệ:

                        Hữu đạo giả đắc

                        Vô tâm giả thông.

                        Người có đạo thì được

                        Người vô tâm thì thông.

            - Bạch, từ khi Phật Tổ ứng hiện đến nay, truyền pháp đã được mấy đời? Xin Hòa thượng từ bi giải nói.

            - Chư Phật xưa xuất hiện ra đời thì số lượng không thể đếm xiết. Nay chỉ kể bảy vị Phật làm nguyên thủy vào kiếp trung Nguyên, thì quá khứ có:

            Phật Tỳ bà Thi.

            Phật Thi Khí.

            Phật Tỳ Xá Phù.

            Hiền kiếp hiện tại có:

            Phật Câu Lưu Tôn.

            Phật Câu Na Hàm Mâu Ni.

            Phật Ca Diếp.

            Thích Ca văn Phật.

            Ấy là bảy vị Phật. Từ đức Thích Ca Mâu Ni truyền xuống có:

1.      Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.

2.      Tôn giả A Nan.

3.      Tôn giả Thương Na Hòa Tu.

4.      Tôn giả Ưu Ba Cúc Đa.

5.      Tôn giả Đề Đa ca.

6.      Tôn giả Di Giá Ca.

7.      Tôn giả Bà Tu Mật Đa.

8.      Tôn giả Phật Đà Nan Đề.

9.      Tôn giả Phục Đà Mật Đa.

10.  Hiếp Tôn giả

11.  Tôn giả Phú Na Dạ Xà.

12.  Mã Minh Đại Sĩ.

13.  Tôn giả Ca Tỳ Ma La.

14.  Long Thụ Đại Sĩ.

15.  Tôn giả Ca na Đề bà.

16.  Tôn giả La hầu La Đa.

17.  Tôn giả Tăng Già Nan Đề.

18.  Tôn giả Già Da Xá Đa.

19.  Tôn giả Cưu Ma La Đa.

20.  Tôn giả Xà Da Đa.

21.  Tôn giả Bà Tu Bàn Đầu.

22.  Tôn giả Ma Noa La.

23.  Tôn giả Cưu Lặc Na.

24.  Tôn giả Sư Tử.

25.  Tôn giả Bà Xá Tư Đa.

26.  Tôn giả Bất Như Mật Đa.

27.  Tôn giả Bát Nhã Đa La.

28.  Tôn giả Bồ Đề Đạt ma.

Còn đất này thì có:

29.  Đại Sư Huệ Khả.

30.  Đại Sư Tăng Xán.

31.  Đại Sư Đạo Tín.

32.  Đại Sư Hoằng Nhẫn.

Huệ Năng là Tổ thứ 33.

Từ các đời chư Tổ về trước, mỗi vị đều có hệ thống truyền thừa, các ông về sau hãy thay nhau lưu truyền Chánh Pháp, chớ để sai lạc.

Chúng hỏi:

- Về sau có nạn gì nữa không?

Sư đáp:

- Sau khi tôi mất sáu năm, sẽ có kẻ muốn trộm cái đầu của tôi, hãy nghe tôi nói lời sấm này:

            Trên đầu nuôi người thân

            Trong miệng cần đồ ăn

            Khi gặp nạn Mãn này

            Dương Liễu làm quan xử.

            (Đầu thượng dưỡng thân

            Khẩu lý tu xan

            Ngộ Mãn chi nạn

            Dương Liễu vi quan).

Năm Quý Sửu (nhằm thời đại Tiên Thiên năm thứ hai) ngày mồng ba tháng tám, tại chùa Quốc Ân, sau khi thọ trai xong. Đại sư gọi đồ chúng bảo:

- Các ông hãy theo thứ bậc mà ngồi xuống, tôi sẽ từ biệt.

Pháp Hải bạch:

- Hòa thượng để lại giáo pháp gì cho người mê đời sau thấy được Phật tánh?

Sư dạy:

- Các ông hãy nghe kỹ. Người mê đời sau, nếu biết rõ chúng sanh, thì đấy là Phật tánh. Nếu không hiểu rõ chúng sanh, thì vạn kiếp tìm Phật cũng khó gặp. Tôi nay khuyên các ông hãy biết rõ chúng sanh của tự tâm thì thấy được Phật tánh của tự tâm. Muốn tìm thấy Phật, chỉ cần biết rõ chúng sanh. Chính vì chúng sanh mê không thấy Phật, chứ không phải Phật làm cho chúng sanh mê lầm. Nếu ngộ được tự tánh, thì chúng sanh là Phật. Nếu tự tánh mê, thì Phật trở thành chúng sanh. Tự tánh mà bình đẳng, thì chúng sanh là Phật, tự tánh mà hiểm hóc tà vạy, thì Phật làm chúng sanh. Nếu tâm các ông hiểm độc quanh co thì Phật bị ẩn khuất trong chúng sanh, mà một niệm ngay thẳng khởi lên, thì đó là chúng sanh thành Phật. Tâm ta tự có Phật, Đức Phật của tự tâm mới là Phật thật. Nếu tự tâm không có Phật, thì biết tìm đâu cho ra một Đức Phật thật?

Tự tâm của các ông chính là Phật đó, đừng hồ nghi gì nữa. Ngoài tâm không một pháp nào có thể kiến lập, từ gốc tâm sanh ra vạn pháp, cho nên Kinh dạy: “Tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt các pháp diệt”. Nay tôi để lại một bài kệ để từ biệt các ông, gọi là bài kệ về Đức Phật chơn thật của tự tánh. Người đời sau nếu biết được ý bài kệ này, thì sẽ tự thấy bản tâm, tự thành Phật đạo:

            Tự tánh chơn như là Phật thật

            Tà kiến, ba độc là ma vương

            Khi tà mê khởi; ma làm chủ

Khi chánh kiến sanh: Phật ngự tòa

Ba độc, tà kiến sanh nơi tánh

Ấy là ma vương lui tới nhà

Dùng chánh kiến trừ tâm ba độc

Thì ma hóa Phật thật không sai

Pháp thân, Báo thân và hóa thân

Ba thân xưa nay chỉ là một

Nếu xoay vào tánh mà tự thấy

Ấy là nhân thành Phật Bồ đề

Vốn từ Hóa thân sanh tịnh tánh

            Tánh thanh tịnh ở trong Hóa thân

            Tánh ấy khiến thân làm đạo chánh

            Tương lai viên mãn vô cùng chơn

            Tánh tội lỗi vốn là nhân của tịnh

            Vì bỏ tội lỗi thành thân thanh tịnh

            Tự tánh xa lìa hết ngũ dục

Sát na thấy tánh, đó là chơn

Đời nay nếu được pháp Đốn giáo

Liền gặp tự tánh, thấy thế Tôn

Nếu muốn tu hành, muốn làm Phật

Biết chỗ nào khác để cầu chơn?

Nếu tự thấy chơn ở trong tâm

Có chơn thật là nhân thành Phật

Không thấy tự tánh, tìm Phật ngoài

Khởi tâm như vậy là đại ngu si

Nay tôi lưu lại pháp Đốn giáo

Cứu thế độ nhân, hãy tự tu

Hỡi những người học Phật tương lai

Không thấy vậy thì rất mờ mịt.

            Sư nói kệ xong bảo đại chúng:

            - Các ông khéo ở lại. Sau khi tôi diệt độ, chớ nên làm như thế gian, khóc lóc nhận người phúng điếu chia buồn, vận tang phục, như thế không phải đệ tử tôi, cũng không phải Chánh pháp. Chỉ cốt phải biết tự tâm, thấy tự tánh, không động tịnh, không sanh không diệt, không đến không đi, không thị không phi, không ở không về. Sợ các ông tâm còn mê không hiểu ý tôi, nay tôi dặn dò các ông một lần nữa để các ông thấy được bản tánh. Sau khi tôi diệt độ hãy theo đấy tu hành thì cũng như tôi còn, nếu làm trái lời dạy của tôi, thì dù tôi có ở đời cũng không ích gì.

            Rồi Ngài dạy thêm bài kệ:

                        Ngột ngột bất tu thiện

                        Đằng đằng bất tạo ác

Tịch tịch đoạn kiến văn

Đảng đảng tâm vô trước.

Trơ trơ không đắm thiện

Lăng xăng không tạo ác

Lặng lặng dứt thấy nghe

Tỏ tỏ tâm không vướng.

            Dạy kệ xong, Ngài đoan tọa đến nửa đêm thì gọi đồ chúng mà từ biệt: “Tôi đi nhé” rồi an nhiên thị tịch. Bấy giờ một mùi hương lạ xông khắp, cầu vồng trắng tiếp giáp đến đất, cây rừng biến thành trắng xóa, cầm thú kêu tiếng bi ai.

            Đến tháng 11 năm ấy, quan liêu ở ba quận Quảng Châu, Thiên Châu, Tân Châu cùng với đệ tử xuất gia, tại gia đều tranh nhau cung nghênh chơn thân của Ngài về đất của quận nhà, không thể quyết đoán sẽ thỉnh về đâu. Họ đốt hương khấn nguyện rằng, khói bay về đâu thì Đại sư sẽ về nơi ấy. Khi ấy khói hương bay thẳng đến Tào Khê. Ngày 13 tháng 11, nhục thân Ngài được cung nghênh về Tào Khê cùng với y bát.

            Năm sau, vào ngày 25 tháng 7, quan tài được mở ra, đệ tử của Tổ là Phương Biện tô ngoài thi hài một lớp đất sét nhồi với bột trầm hương. Nhớ lời tiên đoán của Tổ về sự ăn cắp đầu, môn nhâm bèn lấy thiếc và vải sơn quấn vào cổ đề phòng bị trước khi nhập tháp. Bỗng nhiên một luồng ánh sáng trắng xuất hiện từ trong tháp vọt thẳng lên trời ba ngày sau mới tan. Quan sở tại Thiều Châu dâng sớ tâu lên vua, vua lập bia ghi lại đạo hạnh của Tổ.

Lục Tổ thọ 76 tuổi, năm 24 tuổi được truyền y bát, 39 thế phát, thuyết pháp độ sanh 37 năm. Đệ tử đắc pháp có 43 người, còn số người ngộ đạo thoát trần thì không kể xiết.

Cái y của Sư Tổ Đạt Ma truyền lại, y ma nạp và bình bát quý do vua trung Tông tặng cùng với pho tượng của Sư do Phương Biện đắp và các pháp khí khác đều giao người coi tháp giữ gìn vĩnh viễn tại chùa Bảo Lâm. Đàn Kinh này được lưu truyền để hiển minh tông chỉ của thiền, làm cho Tam Bảo hưng thịnh, và đem lại lợi lạc cho quần sanh.

@&?

PHỤ LỤC CỦA  LINH THAO

(NGƯỜI GIỮ THÁP)

Sau khi nhập tháp, vào thời Khai Nguyên năm thứ 10, ngày mồng 3 tháng 8 năm Nhâm Tuất, nửa đêm bỗng nghe trong tháp có tiếng kéo dây sắt. chúng Tăng kinh hãi thức dậy, thấy một người trong tháp chạy ra. Kiểm soát lại thì thấy cổ của Sư bị thương tổn, bèn đem việc ấy trình Châu huyện. Huyện sai dương Khản, Thứ sử Liễu Vô Thiểm gia công tầm nã. Năm ngày sau ở thôn Thạch Giác bắt được tên giặc, giải đến Thiều Châu. Hỏi thì y khai là họ Trương, tên Tịnh Mãn, người ở Nhữ Châu, huyện Lương, tại chùa Khai Nguyên, Hồng Châu, có nhận của một Tỳ kheo tên Kim Đại Bi người Tân La (Triều tiên) hai mươi ngàn đồng để đi trộm lấy đầu của Lục Tổ về thờ. Quan Thứ sử họ Liễu nghe lời cung xong, chưa vội gia hình, đến Tào Khê hỏi ý kiến vị thượng túc của Tổ là inh Thao nên xử thế nào. Linh Thao đáp:

- Căn cứ phép nước mà nói thì đáng tội tru di, nhưng vì Phật giáo từ bi, xem oán thân bình đẳng, vả lại kẻ kia muốn thỉnh về thờ, thì tội cũng nên tha vậy.

Thứ sử nghe xong không ngớt lời ca tụng:

- Thế mới biết cửa Phật là quảng đại!

Bèn ra lệnh ân xá. Niên đại Thượng Nguyên năm đầu, vua Túc Tông sai sứ đến thỉnh y bát của Lục Tổ về cung để thờ. Đến Vĩnh Thái nguyên niên vào ngày mồng 5 tháng 5, vua Đại Tông mộng thấy Lục Tổ đến thỉnh y bát, nên vào ngày mồng 7, vua ra sắc lệnh cho quan Thứ sử Dương Hàm rằng:

 “Trẫm mộng thấy Năng Thiền Sư đến thỉnh y bát và ca sa về Tào Khê. Nay sai quan Trấn Quốc Đại tướng quân Lưu Sùng Cảnh cung nghinh về đó. Đối với Trẫm đấy là báu vật của nước, nên phải như pháp mà tôn trí tại bổn tự, bảo tăng chúng những vĩ đã đích thân thừa kế tông chỉ, hãy cẩn thận giữ gìn, chớ để hư hao”.

            Về sau nhiều lần những bảo vật ấy bị trộm, nhưng chưa đi xa đã lấy lại được.

            Vua Hiển Tông truy tăng Sư thụy hiệu là Đại Giám Thiền Sư, tháp hiệu Nguyên Hòa Linh Chiếu.

            Ngoài ra, những sự tích khác về Tổ rất nhiều người biên chép như Thượng thư Vương Duy, Thứ sử Liễu Tôn Nguyên, Thứ sử Lưu Ngung Tích … đều thuộc đời Đường.

(Người giữ tháp là Linh Thao sao lục)

---o0o---

Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm

xuyên suốt nội dung bản kinh Thế Tôn dạy về "làm" phước mà không hề có chuyện "xin" phước. Nên trong đạo Phật có chủ trương cầu nguyện mà tuyệt không có cầu xin

Hán dịch: Đời Đông Tấn, sa-môn Pháp Hiển, người Bình Dương, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng

Quyển 1

Phẩm thứ 1: TỰA

 

[853a] Đúng thật như thế, chính tôi được nghe:

Một thời Thế Tôn nằm ở khoảng giữa hai cây sa-la[3] trong rừng Kiên cố[4], bên bờ Hi-liên[5], nơi vùng đất của bộ tộc Lực sĩ, thuộc thành Câu-di[6]. Bấy giờ nhằm ngày trăng tròn tháng hai, Thế Tôn sắp sửa vào bát-nê-hoàn[7], tám trăm ức vị tì-kheo cùng ngồi vây quanh Thế Tôn.

Bấy giờ tất cả chúng sinh đều được an ổn khoái lạc, thân tâm thanh tịnh, không niệm nghi ngờ, không hề mỏi mệt. Ngày nay Thế Tôn đã tự giác ngộ thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác, thương xót thế gian, che chở hộ trì, làm chỗ nương tựa cho cả thế gian, thương mọi chúng sinh y như con một. Đại Mâu-ni[8] Tôn điềm đạm ân cần bảo chúng sinh rằng:

- Ta sắp nê-hoàn, trong chúng hội đây ai còn hoài nghi mau nên thưa hỏi, vì đây là lần thưa hỏi cuối cùng.

Đại chúng biết vậy lòng rất đau buồn.

Bấy giờ từ trên khuôn mặt[9] Thế Tôn phóng ra vô số hào quang rực rỡ, xanh vàng đỏ trắng, sắc hồng pha lê, ánh sáng đặc thù, chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới[10], chiếu khắp hết thảy mười phương cõi Phật; sáu đường chúng sinh[11] gặp ánh sáng này phiền não nghiệp chướng đều được tiêu trừ; có người xúc động nước mắt chứa chan, tuôn xuống như mưa, nhìn nhau bảo rằng:

- Ôi thôi nhân giả! Thế gian trống vắng. Ôi thôi nhân giả! Phước chúng sinh hết. Than ôi nhân giả! Pháp khổ sẽ tăng. Như Lai không lâu sẽ bát-nê-hoàn! Thế gian trống vắng sao mà chóng thế? Con mắt thế gian sao diệt chóng thế? Chúng ta hãy mau cùng nhau đến chỗ Đức Phật Thế Tôn lễ bái cúng dường, đồng thời thỉnh cầu xin Ngài chớ vội vào bát-nê-hoàn, xin Ngài trụ lại ở thế gian này hoặc là một kiếp hoặc hơn một kiếp. Nếu Phật nê-hoàn, ai sẽ là người dạy bảo chúng ta hành đạo từ bi, ai sẽ là người cứu vớt chúng ta thoát khỏi khổ nạn? Vì vậy các ông điều gì chưa hiểu mau đến chỗ Phật xin Ngài quyết nghi.

Bấy giờ mặt đất chấn động sáu cách[12].

Khi ấy tám trăm ức vị tì-kheo đều đã chứng đạt quả A-la-hán[13], tâm được tự tại, việc mình đã xong, lìa sạch phiền não, hàng phục các căn, ví như rồng lớn, thành tựu Không tuệ[14], lợi mình đã đạt, như rừng chiên-đàn[15] muôn cây trong ấy đều được thơm lây, công đức đầy đủ, xứng đáng gọi là đứa con chân thật của Đức Như Lai. Tên các ngài là: Đại Ca-chiên-diên[16], ngài Bạc-câu-la[17], Ưu-ba-nan-đà[18]… Các tì-kheo này vào sáng hôm ấy dùng cành dương chi[19] súc miệng thanh tịnh thì có ánh sáng vô cùng vi diệu chiếu khắp thân mình, giống như mặt trời lúc vừa mới mọc rọi lên cây xanh từng đường gân lá nổi lên trên ấy như mạch máu đỏ. Chư vị tì-kheo cũng giống như vậy, toàn thân rung động, các lỗ chân lông thảy đều rướm máu tuôn chảy như mưa, lòng đau như cắt. Họ vì thương xót tất cả chúng sinh, muốn cho chúng sinh an lạc hạnh phúc và muốn phát tâm học pháp Đại thừa[20], phương tiện mật giáo[21] hóa độ chúng sinh, cho nên nhanh chóng đến chỗ Như Lai, lạy dưới chân Ngài, nhiễu trăm ngàn vòng, cung kính hỏi thăm, đứng về một phía.

Lại có hai lăm ức tì-kheo-ni[22], đều A-la-hán, tâm được tự tại, những việc cần làm thảy đã làm xong, lìa sạch phiền não, hàng phục các căn, thí như rồng lớn, thành tựu Không tuệ, tự độ viên mãn. Tên các vị ấy là tì-kheo-ni Câu-lân Nữ Tu-bạt-đà-la[23], tì-kheo-ni Ưu-ba-nan-đà[24], tì-kheo-ni Hải Trí v.v… Giống như mặt trời lúc vừa mới mọc rọi lên cây xanh từng đường gân lá nổi lên trên ấy như mạch máu đỏ, các tì-kheo-ni cũng giống như vậy, toàn thân rung động, các lỗ chân lông thảy đều rướm máu, tuôn chảy như mưa, vô cùng thống khổ. Họ vì thương yêu tất cả chúng sinh, muốn cho chúng sinh có được an lạc và muốn phát tâm học pháp Đại thừa, phương tiện mật giáo để làm nhân duyên giáo hóa chúng sinh, liền đến chỗ Phật, lạy dưới chân Ngài, nhiễu trăm ngàn vòng, cung kính hỏi thăm, đứng về một phía.

Lại có rất nhiều vị tì-kheo-ni vốn là bồ-tát, đã chứng Thập địa[25]. Họ là những bậc dõng mãnh vô song trong chốn loài người, vì duyên giáo hóa mới hiện thân nữ. Họ đều có đủ bốn tâm vô lượng[26], có thể hiện thành thân Phật không khác, biến hóa không cùng.

Lại có các vị đại bồ-tát nhiều như số cát trong một con sông Hằng[27]. Họ là những người hùng dũng bậc nhất trong cõi nhân gian, tất cả công đức đều đã đầy đủ, dùng thân phương tiện, tin sâu Đại thừa, chân chính hướng đến cầu pháp Đại thừa, đói khát Đại thừa, mong cầu Đại thừa, khát ngưỡng Đại thừa, khéo léo tùy thuận tất cả thế gian, độ người chưa độ, giải thoát cho kẻ chưa được giải thoát. Họ đã trải qua trong vô số kiếp tu tập tịnh giới, độ thoát chúng sinh; trong số vô kiếp tu tập tịnh giới, an ủi chúng sinh; trong vô số kiếp tu tập tịnh giới, hưng long Tam bảo; trong vô số kiếp tu tập tịnh giới, chuyển bánh xe pháp; trong vô số kiếp tu tập tịnh giới, thành đại trang nghiêm; trong vô số kiếp tu tập tịnh giới, hành xử kiên cố. Họ đã thành tựu vô lượng công đức như thế và thương hết thảy chúng sinh y như con một. Tên của họ là: bồ-tát Hải Đức, bồ-tát Vô Lượng Trí v.v… Giống như mặt trời lúc vừa mới mọc rọi lên cây xanh từng đường gân lá nổi lên trên ấy như mạch máu đỏ, các bồ-tát này cũng giống như vậy, toàn thân rung động, các lỗ chân lông thảy đều rướm máu, tuôn chảy như mưa, vô cùng thống khổ. Họ vì thương xót tất cả chúng sinh, muốn cho chúng sinh có được an lạc, muốn phát Đại thừa phương tiện mật giáo để làm nhân duyên giáo hóa chúng sinh, nên họ liền đến chỗ Đức Phật nằm, dập đầu đảnh lễ, rồi đi nhiễu quanh hơn trăm ngàn vòng, cung kính hỏi thăm, đứng về một phía.

Lại có những người là cận sự nam[28] nhiều như số cát của hai sông Hằng. Họ rất vui vẻ tin sâu các pháp đối trị[29] như là khổ đau hạnh phúc, thường với vô thường, ngã với vô ngã, không với phi không, y với vô y, chúng sinh với chẳng phải là chúng sinh, hằng với phi hằng, kiết với phi kiết, hữu vi vô vi, nê-hoàn với chẳng phải là nê-hoàn… Họ lại ưa nghe diệu nghĩa và muốn xiển dương Đại thừa. Trong vô số kiếp họ đã tu tập phạm hạnh thanh tịnh chưa từng thối thất. Họ muốn thực hành giáo pháp Đại thừa, giảng giải cho người tu tập tịnh giới, tham muốn cầu học Đại thừa vững chắc. Họ lại muốn học tùy thuận thế gian, lại muốn cầu học độ thoát thế gian, lại muốn cầu học hưng long Tam bảo, lại muốn cầu học chuyển vận pháp luân, lại muốn cầu học pháp đại trang nghiêm. Họ đã thành tựu viên mãn vô lượng công đức như thế và thương chúng sinh giống như con một. Các cư sĩ ấy tên Quang Vô Cấu Xưng Vương, Thiện Đức v.v… số nhiều như cát trong hai sông Hằng.

Các cư sĩ này vì muốn cúng dường Đức Phật Như Lai, sáng sớm hôm ấy, mỗi người đều sắm năm ngàn giường, màn bằng gỗ chiên-đàn, trầm thủy, chúng bảo, thiên hương, uất-kim-hương hoa[30]… Tất cả giường, màn đều được xông ướp ngưu đầu chiên-đàn[31], và trang hoàng bằng bảy báu[32] vi diệu. Phía trên che bằng dây lưới vàng ròng, châu báu màu xanh phát ánh sáng xanh, châu báu màu vàng tỏa ánh sáng vàng, châu báu màu đỏ tỏa ánh sáng đỏ, châu báu màu trắng tỏa ánh sáng trắng, châu báu màu hồng tỏa ánh sáng hồng, châu báu pha lê tỏa màu pha lê, bảo châu như ý phát màu như ý, dùng nhiều màu sắc như vậy trang hoàng cực kỳ lộng lẫy. Đặc biệt hiếm có là tấm màn che bốn phía xung quanh. Phía trên phủ bằng màn lưới bảy báu. Bốn mặt xung quanh treo nhiều phan báu, dùng nhiều loại hương phủ lên trên đó, từng sợi dải vàng rũ xuống thật đẹp. Bên trong màn báu lại được trang hoàng bằng nhiều màu sắc khác lạ như trên. Lại dùng bảy báu đúc thành tấm nệm, mềm mại thơm tho, trải lên trên giường. Mỗi một giường màn chở bằng xe báu. Những xe báu ấy cũng được trang hoàng toàn bằng bảy báu, trước sau đều có tràng phan, dù lọng. Mỗi một dù lọng đều dùng bảy báu đan kết làm thành, xanh vàng đỏ trắng vô cùng trang nghiêm; lại được trang hoàng bằng bốn loại hoa, là ưu-bát-la, hoa bát-đàm-ma, hoa câu-mâu-đầu, hoa phân-đà-lợi[33]; cũng dùng bảy báu trang sức như trước. Dùng nhiều vật báu kết thành tràng hoa, tươi tắn xinh đẹp. Lại vẽ bức tranh cuộc đời Đức Phật, diễn tả bồ-tát từ lúc phát tâm đến ngày thành đạo, trong khoảng thời gian thọ nhận thân này bồ-tát nhẫn chịu bao nhiêu khổ hạnh. Còn hai bên đường bày trí kỹ nhạc, mà các nhạc cụ làm bằng bảy báu, âm thanh hòa nhã, phát ra những tiếng vô thường, khổ, không, phát ra những câu: ‘Than ôi thế gian từ nay trống vắng’! Giai điệu réo rắt, nghe đến não lòng, trời đất chấn động. Họ dùng vô số các thứ hoa thơm, bột hương mịn màng, đồng thời bày biện nhiều món thức ăn thơm ngon bậc nhất, đặc biệt được nấu bằng nước thượng nguồn và bằng củi thơm, làm cho thức ăn mềm dẻo thơm ngon, đủ cả mùi vị.

Lại nữa, bên trong bên ngoài khu rừng Kiên cố đều được rưới nước, quét dọn sạch sẽ, rồi rải lên trên lớp cát bảy báu, phía trên trải tiếp các tấm y báu đều được ướp hương, bảo tòa sư tử làm bằng bảy báu xếp ở xung quanh ba mươi hai hàng. Mỗi một bảo tòa, điêu khắc chạm trổ hoa văn tinh xảo, lấp lánh năm màu, dùng nhiều hương thơm xong ướp bảo tòa, phía trên trải bằng nệm lót bảy báu. Chuẩn bị đầy đủ phẩm vật ấy xong, các nam cư sĩ khởi niệm nghĩ rằng:

- Tất cả chúng sinh, ai ưa muốn gì ta đều cho cả, y phục thức ăn, của cải tài sản, đất nước vợ con, đầu mắt tủy não, máu huyết cơ thể, không kể sang hèn, phú quý bần tiện, hễ ai cần gì, xin gì cho nấy, khiến cho đầy đủ, chỉ trừ những thứ sắc dục bất tịnh, thuốc độc hại người, thì không cho thôi.

Các nam cư sĩ phát tâm bồ-tát lại nghĩ như vầy:

- Chúng ta cùng đem giường màn, xe báu, vô vàn phẩm vật cúng Phật và Tăng lần sau cùng này là lần lớn nhất.

Các nam cư sĩ lại nghĩ như vầy:

- Phật và đại chúng thụ nhận phẩm vật chúng ta cúng xong, hôm nay Như Lai sẽ vào nê-hoàn.

Suy nghĩ thế rồi lòng buồn vô hạn, ví như mặt trời lúc vừa mới mọc rọi lên cây xanh từng đường gân lá nổi lên trên ấy như mạch máu đỏ, các nam cư sĩ, cũng giống như vậy, toàn thân rúng động, mỗi lỗ chân lông thảy đều rướm máu, tuôn xuống như mưa, thân tâm đau tựa trúng phải thuốc độc, khóc than thảm thiết.

Lại nữa, cạnh rừng Kiên cố, các nam cư sĩ dựng lều bảy báu, cao rộng đẹp đẽ, trùm khắp hư không. Bên trong lều ấy dựng nhà bảy báu. Bày biện xong rồi đến chỗ Thế Tôn, lạy dưới chân Ngài. Tràng phan, dù lọng, đem đến cúng dường đầy cả hư không. Khói hương như mây, hoa rải như mưa. Các nam cư sĩ, đau buồn than thở, chấn động đất trời, đấm ngực gào khóc, nước mắt như mưa, nhìn nhau nói rằng:

- Than ôi nhân giả, thế gian trống vắng! Con mắt thế gian, sao mau diệt vậy!

Rồi thì tất cả dập đầu sát đất, đồng thanh thỉnh Phật:

- Mong Phật và tăng thương xót chúng con, cùng với chúng sinh, nhận lời cúng dường, Ngài thụ thực xong rồi vào nê-hoàn, để cho chúng con được phước cúng dường Đức Phật, chúng tăng một lần sau cuối!

Thế Tôn biết thời, lặng im không nhận. Họ thỉnh ba lần, Phật đều im lặng.

Bấy giờ hết thảy các nam cư sĩ tuyệt vọng vô cùng, ưu sầu khổ não. Giống như cha lành có một đứa con, rốt cuộc bệnh chết, ông đưa hình hài của con đem chôn ở nơi gò mả, buồn bả quay về, đau xót vô cùng. Các nam cư sĩ đau khổ tột cùng cũng y như vậy. Họ lạy Phật xong, đứng về một phía.

Lại có các vị tín nữ cư sĩ[34] thọ trì năm giới, công đức đầy đủ, số nhiều như cát trong ba sông Hằng. Các cư sĩ này hiện làm thân nữ hóa độ chúng sinh, tự trách thân mình như bốn rắn độc[35]. Họ quán thân thể giống như tòa nhà, cũng là thức ăn của tám vạn trùng; thân này ô uế, do tham dục sinh, thí như xác chết, chẳng mảy may ưa; thân này bất tịnh, chín lỗ bài tiết thường xuyên thải ra những chất dơ bẩn; máu thịt gân cốt, cùng với y phục tạo nên thành quách, hư ngụy giả dối; chân tay xương cốt, làm cột chống đỡ, móng răng tai mắt là các cửa sổ, tâm pháp dối trá làm màn che cửa, phóng dật kiêu mạn là kẻ giữ thành, lũ giặc tâm vương ngự trong thành ấy, tham lợi phóng túng chạy theo sáu cảnh. Thân thể như thành bại hoại như vậy, chư Phật bỏ đi mà kẻ phàm phu thì ưa thích lắm. Quỷ dữ tham dục, giận hờn ngu si nương tựa thân này, như loài hoa lan sống nhờ cây khác, chẳng có chút gì đáng ưa đáng thích; thân này tựa như những chùm bọt nước, như thân cây chuối, chẳng gì bền chắc; như tia điện chớp, tiếng vọng âm thanh của loài ngựa hoang; như trăng dưới nước huyễn hóa không thật; như cơn sóng biển nhanh chóng lướt qua trên đầu ngọn cỏ phút chóc chẳng dừng; như nơi gò mả, như ở rừng hoang, ô uế dẫy đầy, từng đàn lang sói, kên kên cú mèo giành nhau ăn thịt, vô số vi trùng cạnh tranh sinh sống ở trong thân này. Tấm thân thể này ô uế như vậy an ổn được sao? Nếu có thể đếm sợi lông, giọt nước ở trong biển lớn còn biết được số ít nhiều bao nhiêu, nhưng trong thân này độc trùng tàn hoại, bốn trăm bốn bệnh, vô lượng những điều ô uế bất tịnh thật không thể nào tính hết cho được! Giống như Thế Tôn đã từng thí dụ, bao nhiêu cây cối ở trong thiên hạ đem chẻ làm thẻ, hay lấy đất đá trên quả địa cầu tán thành bụi nhỏ, cũng có thể đếm được số bao nhiêu, nhưng đối thân này những thứ bất tịnh số nhiều vô lượng, vượt quá số kia, không thể tính kể. Thân này độc hại, hủy diệt thiện pháp. Các nữ cư sĩ đều có khả năng xả bỏ thân này như nhổ nước bọt, tu hành pháp không, vô tướng vô tác, tin ưa Đại thừa, lại hay diễn nói cho người khác hiểu. Tên các vị ấy: Kỳ-bà-thi-lợi, Thắng Man phu nhân, bà Tỳ-xá-khư… Các cư sĩ này vào sáng hôm ấy, lúc ánh quang minh chiếu khắp thân hình liền biết điềm lạ. Họ bèn nhanh chóng chuẩn bị phẩm vật đem dâng cúng dường đầy đủ thù thắng gấp đôi người trước. Rồi họ đến chỗ Đức Phật Thế Tôn sụp lạy sát đất, xin Phật và tăng thương xót nạp thụ, nhưng Đức Thế Tôn từ chối không nhận. Các nữ cư sĩ lòng rất u buồn, đứng qua một phía.

Lại có những người bộ tộc Li-xa[36] ở trong và ngoài thành Tì-xá-li[37], cùng với vua quan các nước xung quanh cõi Diêm-phù-đề[38], số nhiều như cát của bốn sông Hằng. Những người Li-xa đều có niềm vui ở trong chánh pháp, thuần tu giới hạnh, đạo đức tròn đầy, hàng phục ngoại đạo, cùng với những kẻ phá hoại Phật pháp. Những Phật tử này đều có khả năng thí pháp vô úy, diễn thuyết cho người pháp tạng vô tận; hết thảy đều có khả năng tu tập diệu pháp cam lộ chư Phật đã dạy. Họ có khả năng nhiếp phục chúng ma, tà luận ngoại đạo; tự giữ giới luật, lại hộ trì cho chư Tăng giữ giới thêm được an ổn; tự mình giữ luật, thích nghe Đại thừa và còn diễn nói cho người khác nghe; ai cũng đều có tấm lòng từ mẫn thương khắp chúng sinh, đầy đủ đức độ như những người trước. Tên các vị ấy là Tịnh Ly Cấu Tạng, Thường Khoái Tịnh, Hằng Thủy Ly Cấu Tịnh… Các Phật tử này, mỗi người đều sắm tám mươi bốn ức giường, màn bằng gỗ chiên-đàn, trầm thủy, uất kim, bách mộc[39], đâu-lâu hương mộc[40]… mỗi một giường màn đều được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo bằng bảy loại báu, đồng thời trang sức năm màu lấp lánh, đẹp tựa như trước. Mỗi người lại sắm tám vạn bốn ngàn ngựa báu mạnh khỏe; tám vạn bốn ngàn voi chúa hùng dũng; tám vạn bốn ngàn cỗ xe bốn ngựa, và dùng đèn báu Thần châu kết nối, trang sức đoan nghiêm, chạy nhanh như gió; tám vạn bốn ngàn đèn báu Minh Nguyệt, suốt cả ngày đêm thường luôn cháy sáng. Tràng, lọng, phan, hoa, màn, lều đại bảo, tranh tượng thêu bằng len giạ màu trắng như những người trước. Lọng bằng hoa báu rộng một do tuần. Những thứ len giạ vi diệu mịn màng kết thành tranh tượng dài ba hai do tuần. Mỗi chiếc lều cao một trăm do tuần. Mỗi chiếc phan dài một ngàn do tuần. Mọi thứ trang sức đều bằng bảy báu giống như ở trước. Hương thơm thức ăn theo gió bay đi khắp một do tuần. Các Phật tử này sắp xếp giường tọa, cùng các phẩm vật nơi rừng Kiên cố đầy đủ xong rồi đến chỗ Đức Phật, dập đầu thỉnh cầu, đầu mặt sát đất, đảnh lễ xong rồi, đứng về một phía.

Lại có các hàng đại Trưởng giả ở trong Diêm-phù-đề số nhiều như cát của năm sông Hằng. Họ đều vui ưa tin sâu chánh pháp, giới hạnh thuần thục, thành tựu các đức, hàng phục ngoại đạo cùng với những kẻ phá hoại Phật pháp, khiến cho kẻ ấy tin sâu Đại thừa. Tên các vị là Nhật Nguyệt Quang Vương Đảm Bặc Hoa Thủ, Pháp Thủ… Những trưởng giả này đem theo con trai, cùng với con gái số nhiều như cát của năm sông Hằng. Các trưởng giả này buổi sáng hôm ấy, nương thần lực Phật sắm sửa phẩm vật đầy đủ trang nghiêm gấp đôi người trước, đem đến chỗ Phật, cung kính dập đầu, lễ chân Như Lai, rồi tất cả cùng đứng về một phía.

Lại có quyến thuộc nội ngoại của vua thành Tì-xá-li, vua và nhân dân, chủ các thành ấp, tụ lạc thôn xóm lớn nhỏ ở trong cõi Diêm-phù-đề, trừ A-xà-thế[41], còn lại tất cả các bậc vua chúa, như Nguyệt Ly Cấu Tạng, Nhật Ly Cấu v.v… số nhiều như cát của sáu sông Hằng, mỗi người đem theo một trăm tám mươi vạn ức quyến thuộc, đều là những người dõng mãnh phi thường, như rồng, voi chúa, đi nhanh như gió, hết thảy tin ưa giáo pháp Đại thừa, giữ giới thanh tịnh, oai đức đầy đủ, hàng phục ngoại đạo cùng với những kẻ phá hoại Phật pháp. Họ cũng sắm sửa phẩm vật cúng dường trang nghiêm thù thắng gấp đôi người trước, đem đến chỗ Phật thành kính cúng dường, xin Phật xót thương từ bi tiếp nhận. Tất cả mọi người dập đầu sát đất, lễ chân Như Lai, đứng về một phía.

Lại có các vua lớn nhỏ trong cõi Diêm-phù-đề này cùng với phu nhân, cung tần mỹ nữ số nhiều như cát của bảy sông Hằng, trừ A-xà-thế. Hết thảy phu nhân, cung tần mỹ nữ đều chán thân nữ, tu tập Không hành[42], tin ưa Đại thừa, hay vì người khác giảng nói rộng rải công đức tu hành và những điều khác như trước đã nói. Tên các phu nhân gồm Tam Giới Sa, Niệm Đức v.v… Họ sắm lễ vật gấp đôi người trước, vào sáng hôm ấy đến chỗ Thế Tôn, dập đầu sát đất, đảnh lễ chân Ngài, đứng về một phía.

[855a] Lại có thiên tử Phổ Minh cùng với chư thiên nhiều như số cát trong tám sông Hằng. Những thiên tử này ưa pháp Đại thừa, cũng ưa giảng rộng cho người khác nghe. Họ tu tịnh giới, khát ngưỡng Đại thừa, những chúng sinh nào ưa pháp Đại thừa thì dùng pháp ấy thỏa lòng khát ngưỡng; họ tu tịnh giới, ham ưa Đại thừa, kiên cố Đại thừa, giác ngộ Đại thừa, nơi pháp Đại thừa chưa từng khởi lên tâm ý kiêu mạn. Họ hàng phục cả những kẻ ngoại đạo cùng với những kẻ phá rối Phật pháp; hộ trì chánh pháp, tu hành tịnh giới, tùy thuận thế gian, độ người chưa độ, giải thoát cho kẻ chưa được giải thoát. Họ muốn chuyển vận bánh xe chánh pháp, hưng long Tam bảo mãi mãi không dứt; họ muốn kiến lập quốc độ trang nghiêm. Họ đã thành tựu viên mãn vô lượng công đức như thế. Họ có tâm từ, thương khắp chúng sinh giống như con một. Các chư thiên này, vào sáng hôm ấy, ánh sáng chiếu thân liền biết điềm lạ, họ suy nghĩ rằng: ‘Đức Phật Như Lai chẳng bao lâu nữa vào bát-nê-hoàn’. Họ liền đến chỗ Đức Phật Thế Tôn, thấy các phẩm vật dâng cúng đầy đủ, nhìn nhau bảo rằng:

- Chúng ta quan sát người ở thế gian sắm sinh phẩm vật cúng dường Như Lai một lần sau cuối trang nghiêm đặc thù chẳng khác cõi trời. Bao nhiêu phẩm vật cúng Phật cùng Tăng lần cuối cùng này thật là thù thắng, vậy mà Thế Tôn thảy đều không nhận. Này chư nhân giả! Hôm nay chúng ta thỉnh Phật cùng Tăng và các quyến thuộc, làm lễ cúng dường một lần sau cuối cho thật thù thắng. Hôm nay Như Lai, chư Tăng cùng với tất cả quyến thuộc thương xót chúng ta thụ nhận cúng dường lần sau cùng này rồi vào nê-hoàn. Đức Phật ra đời thật là khó gặp, nhưng được cúng Phật một lần sau cuối lại càng khó hơn. Than ôi nhân giả, thế gian trống vắng! Con mắt thế gian, sao diệt chóng thế!

Chư thiên cõi trời lại nghĩ như vầy:

- Chúng ta cũng phải cúng dường Như Lai.

Nghĩ như vậy rồi, tức thì chuẩn bị phẩm vật cúng dường tối thắng hơn cả người ở thế gian. Giường, màn, xe cộ, tràng, phan, hoa, cái, tranh tượng, lều trướng, mỗi mỗi đều dùng hương, lụa, vật báu của các cõi trời để mà trang sức. Chuẩn bị đầy đủ phẩm vật xong rồi, họ đến chỗ Phật, ôm chân đảnh lễ, nhiễu trăm ngàn vòng, cung kính thăm hỏi, đứng về một phía.

Lại có vua của các loài rồng ở khắp cả bốn phương, nhiều như số cát của chín sông Hằng, gồm Hòa-tu-cát[43], anh em Nan-đầu, Ưu-bát-nan-đà[44]… Các vua rồng này đầy đủ công đức, có lòng thương xót tất cả thế gian. Sáng sớm hôm ấy, gặp ánh sáng Phật, Long vương nghĩ rằng: Như Lai không lâu sẽ nhập nê-hoàn. Chúng liền sắm sửa phẩm vật thù thắng, nhiều gấp hai lần của chúng trời, người, đem đến chỗ Phật, ôm lạy chân Ngài, nhiễu trăm ngàn vòng, xong rồi tất cả, đứng về một phía.

Lại có vua của các chúng quỷ, thần và Tỳ-xa-môn[45], nhiều như số cát của mười sông Hằng. Hết thảy quỷ vương sắm sinh lễ vật đầy đủ như trước, đến chỗ Đức Phật, đầu thành đảnh lễ, nhiễu trăm ngàn vòng, xong rồi tất cả đứng về một phía.

Lại có, Già-lưu-la[46] vương, Long oán Già-lưu-la vương… nhiều như số cát hai mươi sông Hằng; Càn-thát-bà[47] vương, Na-la-đạt Càn-thát-bà vương … nhiều như số cát ba mươi sông Hằng; Khẩn-na-la[48] vương, Khoái kiến Khẩn-na-la vương… nhiều như số cát bốn mươi sông Hằng; Ma-hầu-la-già[49] vương, Đại khoái kiến Ma-hầu-la-già vương… nhiều như số cát năm mươi sông Hằng; A-tu-la vương, Du không A-tu-la vương… nhiều như số cát sáu mươi sông Hằng; Đà-na-bà[50] vương, Pháp Thủy Ly Cấu Thắng vương… nhiều như số cát bảy mươi sông Hằng; vua loài la-sát, Quảng bố úy la-sát… nhiều như số cát tám mươi sông Hằng; Chủ vương tùng lâm, Dược hương tùng lâm… nhiều như số cát chín mươi sông Hằng; vua loài Trì Chú, Đại huyễn Trì Chú… nhiều như số cát một ngàn sông Hằng; chúng Dục Sắc, Thiện kiến Dục Sắc… nhiều như số cát một ức sông hằng; chúng Thiên nữ, Lam-bà Thiên nữ… nhiều như số sát trăm ức sông Hằng; vua chúng Phụ-đa, Túc-quân-để Phụ-đa vương… nhiều như số cát ngàn ức sông Hằng; thiên tử ở cõi trời Tứ thiên vương… nhiều như số cát trăm ngàn ức sông Hằng; Lại có thần gió nhiều như số cát trong trăm ngàn ức của con sông Hằng; Lại có các vua làm mây, tạo mưa, vua của hết thảy, các thần làm cho mây, mưa vắng lặng, nhiều như số cát một ức sông Hằng.

Hết thảy các vua của muôn loài ấy, ngay sáng hôm đó, gặp ánh sáng Phật liền biết điềm lạ, suy nghĩ như vầy: Như Lai không lâu sẽ nhập nê-hoàn. Họ liền sắm sinh phẩm vật cúng dường vô cùng thù thắng, gấp đôi trời, người, đem đến chỗ Phật, đầu thành đảnh lễ, nhiễu trăm ngàn vòng, đứng về một phía.

Lại có voi chúa hương tượng[51], voi chúa thân vàng, voi chúa mắt xanh… nhiều như số cát hai mươi sông Hằng. Các loài voi ấy tùy theo sức mình, từ trong Tuyết Sơn, dùng vòi bứt hoa cùng các dược thảo. Có những bông hoa lớn bằng bánh xe, như ưu-bát-la, hoa bát-đàm-ma, hoa câu-mâu-đầu, hoa phân-đà-lợi. Nói chung tất cả những loài hoa mọc trên núi dưới khe, hoặc trên đất bằng, thảy đều mang đến, dùng để trang sức giường màn các thứ. Các loài voi ấy buồn rầu gào rống, âm thanh chấn động khắp cả đất trời: Thế gian trống vắng sao mà chóng thế? Con mắt thế gian sao diệt nhanh vậy! Muôn loài voi chúa đến bên chân Phật, sụp lạy chân Phật, rồi thì tất cả đứng về một phía.

Lại có các vua của loài sư tử, như Đại Chấn Hống… đều vì chúng sinh cho sự vô úy[52]; cùng với các loài vua của muôn chim, như Ca-lan-đà, Ca-lăng-tần-già[53]… nhiều như số cát của ba sông Hằng, cũng cúng dường Phật đầy đủ trang nghiêm như loài voi chúa.

Lại có vua của các loài trâu, dê, đến rừng Kiên cố cúng dường sữa thơm, hết thảy hào rãnh đều chứa đầy sữa. Lại có vua của các loài ong mật, mang đầy mật thơm chứa đầy hào rãnh. Các loài như vậy nhiều như số cát ở trong sông Hằng, thảy đều đến chỗ Đức Thế Tôn nằm, đảnh lễ sát chân, đứng về một phía.

Lại có các vị thần tiên đã đạt năm thứ thần thông[54], cùng với hết thảy chư vị tiên nhân trong bốn thiên hạ[55], như tiên Nhẫn Nhục v.v… nhiều như số cát một vạn sông Hằng. Các vị tiên nhân biểu hiện vô số thần lực biến hóa, sắm sinh lễ phẩm thù thắng vi diệu, gấp đôi người trước, đem đến chỗ Phật, trải tóc trên đất, ôm chân Như Lai, thành kính đảnh lễ, đứng về một phía.

Bấy giờ tì-kheo và tì-kheo-ni mười sáu nước lớn[56] vân tập đông đủ, kín một do tuần, chỉ thiếu hai chúng của hai Tôn giả Ca-diếp, A-nan[57]. Các vị tì-kheo và tì-kheo-ni, ngay sáng hôm ấy, đến chỗ Đức Phật, ôm chân đảnh lễ, nhiễu trăm ngàn vòng, đứng về một phía.

Lại có vua của các thần núi nhỏ và thần núi lớn; vua của quỷ thần thế giới trung gian; vua của thần núi Tu-di[58], số nhiều như cát của vạn sông Hằng. Những sơn thần này chỉ ăn những loại lá cây, bông, trái và có thần lực phóng ánh sáng lớn. Họ cùng đến chỗ Đức Thế Tôn nằm, ôm chân đảnh lễ, đứng về một phía.

Lại có chư thần, thiên tử trong tám sông lớn, biển lớn, đất lớn, số nhiều như cát, trong trăm ngàn vạn sông Hằng. Các vua lớn nhỏ đều có thần lực phóng ánh sáng lớn, che lấp ánh sáng mặt trời mặt trăng. Họ dùng thần lực làm rừng Kiên cố vọt nước cam lộ[59] đầy cả sông Hằng, mềm mại trong suốt, khắp nơi đều làm bậc thềm bảy báu, khiến cho chúng hội xuống lên lấy nước chẳng hề thấy mệt.

Bấy giờ, nơi vùng đất của bộ tộc Lực sĩ, về phía phương Bắc, tự nhiên xuất hiện giảng đường Thiện pháp[60], hướng Nam xuất hiện giảng đường Trọng các[61]. Các giảng đường ấy chạm trổ tinh xảo, bảy báu trang nghiêm, ánh sáng năm màu, lung linh rực rỡ. Suối trong, hồ tắm, hoa quả, vườn rừng, cũng tự nhiên có. Thật chẳng khác gì khu vườn Hoan Hỷ cõi trời Đạo Lợi, vô cùng ưa thích. Chư vị trời, người, chúng a-tu-la, đều nhìn thấy tướng thể nhập nê-hoàn của đức Như Lai, lòng rất bi cảm, than thở buồn sầu.

Lại có một ức số a-tăng-kỳ[62] chư vị thiên tử ở Tứ thiên vương[63], đều đến hội họp, nhìn nhau bảo rằng: Các ông nhìn kìa, các chúng trời, người và a-tu-la, vì muốn cúng dường Đức Phật Như Lai một lần sau cuối mà sắm phẩm vật đặc biệt thù thắng, nhiều vô số kể. Phật và đại chúng sau khi thụ nhận phẩm thực họ cúng sẽ nhập nê-hoàn. Chúng ta cũng phải sắm sửa phẩm vật nhiều gấp hai lần phẩm vật người trước, tất cả mọi thứ thức ăn, hương hoa, đều của cõi trời, như mạn-đà-la[64], ma-ha mạn-đà-la, hoa ca-câu-la[65], ma-ha ca-câu-la, hoa mạn-thù-sa[66], ma-ha mạn-thù-sa, hoa tán-đa-na[67], ma-ha tán-đa-na. Họ sắm vô lượng hương hoa cõi trời mang đến chỗ Phật, dâng lên cúng dường, dập đầu lạy Phật, đứng qua một phía.

Thích Đề-hoàn Nhân[68] cùng với thiên chúng cõi trời Ba ba[69], số a-tăng-kỳ, sắm sửa lễ vật đem dâng cúng dường. Vua trời thứ sáu[70], cùng với quyến thuộc, sắm sửa lễ vật thù thắng hơn trước. Trừ các cõi trời Bốn vô sắc[71] và Hữu sắc vô tưởng[72], ngoài ra các cõi trời khác đều sắm lễ vật cúng dường thù thắng hơn trước.

Bấy giờ Phạm thiên[73], chủ của thế giới Ta-bà[74], cùng Phạm thiên tử, vô lượng quyến thuộc, thân phóng hào quang che bốn thiên hạ, làm cho ánh sáng trời, người cõi Dục đều bị lu mờ. Áo trời, hoa trời, tung xuống như mưa; đồng thời bày biện phẩm vật, tràng, phan, dù, lọng cõi trời, xếp thành hàng dài, từ cõi Phạm thiên đến rừng Kiên cố. Họ chuẩn bị xong, đến chỗ Thế Tôn, cung kính đảnh lễ, đứng về một phía.

Lại có, Tì-ma-chất-đa[75], vua trời tu-la, cùng với quyến thuộc, số nhiều vô lượng, thân phóng ánh sáng che bốn thiên hạ, khiến cho ánh sáng Thích Đề-hoàn Nhân và các Phạm vương đều bị lu mờ. Vua trời tu-la cũng sắm sửa nhiều lễ vật dâng cúng, trong đó bảo cái to lớn che khắp tiểu thiên thế giới[76]. Họ chuẩn bị xong, phẩm vật cúng dường, liền đến chỗ Phật, cung kính đảnh lễ, đứng về một phía.

Bấy giờ, Thiên ma Ba-tuần[77], cùng với quyến thuộc, ma nữ cõi trời, số nhiều vô lượng. Họ dùng thần lực mở tất cả cửa của các địa ngục; rồi tùy sở nguyện của các chúng sinh trong địa ngục đó, cung cấp cho họ những thứ cần dùng. Đồng thời bảo với chúng sinh trong cõi địa ngục ấy rằng:

- Các ông cần phải suy niệm công đức tùy hỷ sau cùng mà Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác đã từng chỉ dạy. Nếu niệm như vậy, tất cả các ông sẽ thêm sức mạnh, có thể tu hành phước lợi vô cùng, sẽ khiến các ông hưởng được an ổn, khoái lạc lâu dài, mãi mãi thoát khỏi địa ngục khổ đau, vì Đức Như Lai có oai thần lớn, có thể khiến cho tâm ma Ba-tuần chuyển hóa điều phục, và cũng khiến cho quyến thuộc của ma, bao nhiêu dùng cụ dùng để chiến đấu, đao, trượng, kiếm, cung, tên sắt, dùi sắt, búa sắt, dây buộc, lưỡi móc câu dài, thảy đều biến hóa thành đồ trang nghiêm. Chúng sinh địa ngục xa rời chánh pháp cho nên nhận chịu bao nhiêu khổ đau, đêm dài tăm tối sống trong ngôi nhà tường vách vây quanh, lửa dữ thiêu đốt, nhờ thần lực Phật, mưa pháp rưới xuống khiến cho lửa dữ thảy đều tắt hết.

Khi ấy chúng sinh trong chốn địa ngục thoát khỏi khổ đau, được vui an ổn. Sau khi thoát khổ được an ổn rồi, mỗi mỗi cùng với quyến thuộc của ma sắm sửa lễ vật, đầy đủ thù thắng, gấp đôi số trước, đến chỗ đức Phật, cung kính đảnh lễ:

- Cúi xin Thế Tôn thương xót tiếp nhận cho con cúng dường. Đức Phật thọ nhận cho con cúng rồi từ đây về sau, nếu kẻ thiện nam, người thiện nữ nào xưng lên danh diệu hai chữ Đại thừa[78], tất cả chúng con sẽ vì người ấy bảo hộ cho họ không còn sợ hãi.

Rồi nói chú rằng:

- Sá chỉ trá trá la, đà chỉ lỗ lâu lệ, ma ha lô lâu lệ, a la, ma la, đa la, tất ba ha.

- Câu thần chú này có thể khiến cho những người loạn tâm được định thâm diệu. Câu thần chú này cũng có khả năng giúp người sợ hãi lìa mọi sợ hãi. Câu thần chú này cũng có thể giúp cho vị pháp sư biện tài vô ngại. Câu thần chú này có thể hàng phục các hàng ngoại đạo. Những người đã có khả năng hộ trì chánh pháp vững bền thì tụng chú này được hai vị thần thường theo hộ vệ. Những lời con nói về thần chú này đều là chân thật. Nếu ở những nơi đồng hoang nguy hiểm, các nạn thú dữ, nạn nước, nạn lửa, người nào trì tụng câu thần chú này, các nạn tiêu trừ. Những người siêng năng trì thần chú này, con sẽ giữ họ như rùa giữ kỉ sáu chi[79] của mình. Ngày nay chúng con, đều đã xa lìa những lời xiểm nịnh mà ma thường dùng. Nguyện xin Thế Tôn thương xót nhận lãnh phẩm vật con cúng, nguyện xin hứa khả, câu thần chú này.

Khi ấy Thế Tôn nói với Ma vương:

- Như Lai không nhận phẩm vật ông cúng, nhưng vì an ổn cho các chúng sinh, nay Như Lai sẽ chấp nhận thần chú là pháp cúng dường của ông đã nói.

Ba-tuần cầu thỉnh ba lần như vậy, Thế Tôn im lặng không nhận cúng dường. Khi ấy Ba-tuần cùng hàng ma nữ, ôm chân Đức Phật, cung kính đảnh lễ, đứng về một phía.

Lại có, vua của cõi trời Đại Tự Tại Thiên[80] và các Thiên tử, đầy đủ thần lực, số nhiều vô lượng, phóng ánh sáng lớn chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, khiến cho ánh sáng của trời Phạm thiên, Thích Đề-hoàn Nhân, cho đến cõi giới của A-tu-la, đều bị lu mờ. Vua cùng Thiên tử Đại Tự Tại Thiên cũng sắm lễ vật đầy đủ trang nghiêm, thù thắng hơn trước; hoa cái[81] sáng rỡ, chiếu khắp ba ngàn, đại thiên thế giới, khiến cho trăm ức, mặt trời, mặt trăng, đều bị che khuất.


 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 2: BỒ TÁT ĐẠI THÂN

 

[856c] Từ thế giới này nhìn về phương Đông, cách khoảng vô số cõi Phật như cát trong vô số a-tăng-kỳ sông Hằng, có thế giới tên Ý Lạc Mỹ Âm. Trong thế giới ấy, có Đức Phật hiệu là Hư Không Đẳng, Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chính Giác. Đức Phật ấy bảo với người đệ tử bậc nhất trong hàng thanh văn bồ-tát tên là Đại Thân:

- Này thiện nam tử! Từ thế giới này nhìn về phương Tây, có một thế giới tên gọi Ta-bà. Trong thế giới ấy có Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni, Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chính Giác, sắp vào nê-hoàn. Ông hãy cầm bát, đựng đầy cơm thơm, mà hương xong khắp ba ngàn thế giới của quốc độ này, đồng thời chuyển lời thăm hỏi của Ta đến với chúng hội Đức Phật Thích-ca, và thỉnh cầu Ngài thọ cơm Ta cúng rồi vào nê-hoàn. Lại nữa, ông hãy đem các giường, màn, phẩm vật quý báu bậc nhất cúng Phật Thích-ca. Thêm nữa, các ông ai có hoài nghi hãy tự thưa hỏi nơi Đức Phật ấy.

Bồ-tát Đại Thân chắp tay lãnh giáo, cúi đầu đảnh lễ sát chân đức Phật, nhiễu quanh bên phải, rồi với vô lượng các đại bồ-tát cùng nhau đi đến thế giới Ta-bà. Bấy giờ ba ngàn đại thiên thế giới mặt đất rúng động. Đại chúng trong hội, Thích Đề-hoàn Nhân, Phạm thiên, Tứ thiên, Ma vương, Tu-la, hết thảy chư Thiên có thần lực lớn, thấy cả mặt đất chấn động như vậy toàn thân sởn ốc, ai cũng tự thấy ánh sáng của mình đều bị tắt lịm. Đại chúng ai nấy cũng đều sợ hãi. Khi ấy bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bảo với Thích, Phạm, Hộ thế, Ma vương và chư Thiên rằng:

-  Các ông đừng sợ! Các ông đừng sợ! Từ thế giới này nhìn về phương Đông, khoảng cách như cát của muôn sông Hằng quốc độ chư Phật, có một thế giới Ý Lạc Mỹ Âm. Trong thế giới ấy, có Phật Như Lai hiệu Hư Không Đẳng, Ứng Cúng, Đẳng Giác. Đức Phật ấy bảo với người đệ tử bậc nhất trong hàng thanh văn bồ-tát tên là Đại Thân: “Ông hãy đi đến thế giới Ta-bà, ở đó có Phật Thích-ca Mâu-ni, Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chính Giác sắp vào nê-hoàn, đem cơm cúng Phật và chúng tì-kheo. Các ông ai còn hoài nghi thì hãy tự mình thưa hỏi”. Tức thì bồ-tát Đại Thân đảnh lễ sát chân Phật ấy, đi nhiễu bên phải, cung kính vâng lời. Rồi cùng vô lượng chư đại bồ-tát cùng nhau đi đến cõi Ta-bà này. Vì thân quý Ngài phóng ánh hào quang khiến cho ánh sáng của các ông đây thảy đều lu mờ. Ở thế giới kia, Phật Hư Không Đẳng, Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chính Giác, vì muốn cúng dường Thế Tôn chúng ta nên sai bồ-tát đến thế giới này. Các ông nên phải, một lòng tùy hỷ.

Khi ấy, Thích, Phạm, Thiên vương, cùng với Đại chúng bình tỉnh trở lại đồng than lời rằng:

- Than ôi buồn sao, thế gian trống vắng! Như Lai không lâu sẽ vào nê-hoàn. Con mắt thế gian sao diệt chóng vậy!

Rồi thì hết thảy khóc gào thảm thiết.

Bấy giờ, bồ-tát Đại Thân cùng vô lượng đại bồ-tát toàn thân tỏa sáng, từ bên cõi Phật Ý Lạc Mỹ Âm đến cõi Ta-bà. Mỗi lỗ chân lông trên thân bồ-tát phóng ra ánh sáng, hóa thành vô lượng những loài hoa sen. Trên mỗi hoa sen có bảy trăm tám mươi vạn thành ấp, cao rộng trang nghiêm. Thành ấy bảy lớp, đều bằng bảy báu, diêm-phù-đàn kim[82] làm đài chống đỡ. Trên những đài ấy trồng toàn cây báu. Những cây báu này trổ bông kết trái, hoa quả sum sê. Dây vàng giăng mắc giữa các hàng cây. Bao bộc bên ngoài bảy lớp lưới báu, gió nhẹ thổi qua phát năm thứ tiếng[83], âm thanh hòa nhã, tựa như nhạc trời. Nhân dân thành ấy an ổn vui vẻ, hạnh phúc tự tại. Bên ngoài thành ấy, bao bộc xung quanh có ao bảy báu, nước tám công đức[84], trong mát dâng đầy, không lạnh không nóng, mềm mại trong suốt, sinh ra bốn loại hoa sen bảy báu, lớn như bánh xe, xanh vàng đỏ trắng, phát ra ánh sáng năm màu lung linh. Trong mỗi ao hồ có thuyền bảy báu, mọi người bơi thuyền dạo chơi nô đùa. Bên trong thành ấy, còn có ao tắm, trồng bốn loài sen, hoa như bánh xe, năm màu rực rỡ; bốn bên hồ ấy lót toàn vàng ròng, bạch ngân, lưu ly, pha lê, khiến cho đôi bờ đối diện phản chiếu ánh sáng rất đẹp; mai khôi[85] làm đáy, rải cát vàng lên; mỗi một ao tắm, đều có mười tám bậc thềm bằng vàng; khoảng giữa bậc thềm, dùng nhiều vật báu, trang hoàng rất đẹp; diêm-phù-đàn kim làm thành cây chuối trồng hai bên đường; những loài hoa trời như ưu-bát-la, hoa bát-đàm-ma, hoa câu-mâu-đầu, hoa phân-đà-lợi, lớn như bánh xe phủ khắp mặt ao. Những loài chim lạ bay liệng trong ao, líu lo ca hót. Bên bờ ao tắm trồng rất nhiều loại hoa thơm cõi trời, bốn phương gió thổi, hoa rải khắp nơi ở trên mặt nước. Nước ấy thơm sạch như hương chiên-đàn ở trên cõi trời. Trong ngoài thành ấy có tám vạn bốn ngàn đại vương, mỗi đại vương có vô lượng phu nhân và các cung nữ, họ tự vui chơi với năm món dục. Nhà cửa nhân dân rộng bốn do tuần, hàng rào bảy lớp, đều bằng bảy báu; cũng tự có đủ vườn kiểng ao tắm, tùy ý vui chơi với năm món dục, đi lại tự do, không cần theo chủ. Đất trong thành ấy rất là mềm dẻo, bởi được nhào nhuyễn với hoa năm màu, và ướp hương trời. Lại nữa xứ ấy, không có những hàng Thanh Văn, Duyên Giác, chỉ thuần một hàng Đại thừa mà thôi. Trên mỗi bông hoa đều có Đại vương ngồi tòa sư tử, ghế báu đỡ chân, các tràng phan báu che phủ ở trên, đem pháp Đại thừa giáo hóa chúng sinh. Chúng sinh cõi ấy, ngồi ngay trên hoa nghe pháp Đại thừa, hoặc cầm kinh tụng, y pháp tu hành. Trên lỗ chân lông bồ-tát Đại thân phóng ra ánh sáng thần thông biến hóa. Các bồ-tát khác cũng giống như vậy. Bấy giờ chúng sinh chẳng còn niềm vui, chỉ thấy đau buồn, nước mắt rưng rưng, theo chư bồ-tát, từ từ đi đến thành Câu-thi-na, nhìn nhau bảo rằng:

- Các ông nhìn kìa! Phẩm vật cúng dường của trời và người vô cùng đặc thù.

Chư vị bồ-tát mới đến cũng sắm phẩm vật cúng dường. Tất cả thực phẩm tinh khiết thơm ngon, không thể ví dụ. Từ lỗ chân lông bồ-tát Đại Thân và hàng quyến thuộc mọc ra sen báu đựng lấy thức ăn cúng Phật cùng Tăng. Mùi vị thức ăn bay khắp ba ngàn đại thiên thế giới, chúng sinh ngửa được bao nhiêu phiền não thảy đều tiêu trừ. Những vật cúng dường như hoa sen báu, tràng phan, dù lọng, cũng không có gì so sánh cho vừa. Từ cõi Phật ấy, chư vị bồ-tát nương giữa hư không đến thế giới này, tựa như đài cao, tất cả chúng sinh thảy đều trông thấy. Bồ-tát Đại Thân cùng các quyến thuộc sắm sinh lễ phẩm gấp bội chư Thiên. Chỉ trừ hào quang của Đức Như Lai, còn lại tất cả ánh sáng Phạm, Thích, chư Thiên đều bị che mờ. Từ lỗ chân lông của chư bồ-tát tuôn mưa hoa sen. Hương thơm hoa ấy bay khắp ba ngàn thế giới đại thiên. Nếu có người nào ngửi được mùi thơm của bông hoa này, bao nhiêu tội cấu thảy đều tiêu trừ và lại có thể phát tâm bồ-đề[86]. Bồ-tát Đại Thân có thân vô lượng, lớn tựa hư không, chỉ trừ chư Phật, còn chúng sinh khác không thể thấy được bờ mé vô cùng của thân bồ-tát. Chư vị bồ-tát đảnh lễ Thế Tôn, dâng cơm cúng dường, đứng về một phía.

Chư vị bồ-tát thế giới phương Nam cũng đến chỗ Phật. Trên thân quý Ngài, từ lỗ chân lông mọc ra sen báu như cõi Diêm-phù. Trên hoa sen ấy, hiện thành bảy báu, thù thắng hơn trước. Chư bồ-tát từ thế giới phương Đông, thế giới Phương Tây đến cõi ta-bà, trên khắp thân thể của chư bồ-tát, từ lỗ chân lông cũng mọc hoa sen như bốn thiên hạ; thành ấp, phẩm vật, các thứ cúng dường, thù thắng hơn trước. Hoa sen mọc ra từ lỗ chân lông chư vị bồ-tát thế giới phương Bắc số nhiều như một tiểu thiên thế giới; thành ấp, ao tắm, thù thắng hơn trước. Chư vị bồ-tát ở trong mười phương thế giới vô lượng số a-tăng-kỳ, có thân như Ngài bồ-tát Đại Thân đầy cả hư không, từ lỗ chân lông hoa sen mọc ra nhiều bằng ba ngàn đại thiên thế giới. Các thứ bông hoa, phẩm vật cúng dường tuôn xuống như mưa. Thân của quý Ngài tỏa ra ánh sáng che cả chúng hội, chỉ trừ Như Lai. Quý ngài đảnh lễ, dâng lên phẩm vật cúng dường đức Phật, rồi thì cùng nhau đứng về một phía.

Khi ấy, cạnh rừng Kiên cố, vùng đất tốt đẹp, đã được sắp bày ba mươi hai hàng bảo tòa sư tử. Nơi ấy tuy hẹp, nhưng chư bồ-tát thân lớn vô lượng, cùng với chư thiên, loài người hội họp mà vẫn đủ chỗ. Có người ngồi chỗ nhỏ như đầu kim. Có người ngồi chỗ, nhỏ như mảy lông. Có người ngồi chỗ nhỏ như ngọn gai. Có người ngồi chỗ nhỏ như mảy bụi. Tùy thân lớn nhỏ, đều được ngồi yên, không thấy khổ nhọc. Bấy giờ thế giới nhiều như số bụi có trong mười phương đều bị chấn động, rung chuyển sáu cách, hiện tướng hy hữu, biến hóa thần thông, mỗi một thế giới, tùy theo sức mình, đều sắm lễ vật cúng dường như trước.

Cõi Diêm-phù-đề bấy giờ chỉ thiếu hai chúng đệ tử của ngài Ca-diếp và ngài A-nan cùng các quyến thuộc vua A-xà-thế, còn lại bao nhiêu chúng sinh đều đến nhóm họp chỗ Phật. Thậm chí rắn, rết, các loài có độc, ma quỷ, la-sát chuyên làm hại người, đều sinh lòng từ, không xâm hại nhau, đối xử với nhau giống như con ruột, chỉ trừ một hạng là nhất-xiển-đề[87].

Lúc ấy, nhờ thần lực Phật, mặt đất ba ngàn đại thiên thế giới thảy đều mịn màng, không có gò đồi, đá sạn, gai góc, các thứ cỏ độc, chỉ có muôn thứ vật báu trang nghiêm, giống như thế giới Tây phương Cực lạc. Khi ấy đại chúng, trời, người, tu-la, thấy cả vi trần mười phương thế giới hiện ra rõ ràng như những hình ảnh phản chiếu trong gương.

Bấy giờ, từ trên khuôn mặt đức Phật phóng ra vô số hào quang vi diệu đặc thù, khiến cho tất cả ánh sáng trên thân của cả chúng hội đều bị lu mờ. Hết thảy chúng sinh dập đầu khuyến thỉnh. Luồng ánh sáng ấy, chiếu chúng hội xong vào lại miệng Phật. Khi ấy chư thiên, người, a-tu-la, tất cả hội chúng, thảy đều kinh hãi, toàn thân sởn ốc, cùng nhau bảo rằng:

- Ánh sáng của Phật chiếu khắp mười phương, vô lượng thế giới. Luồng ánh sáng ấy, chiếu khắp nơi xong vào lại miệng Phật, không còn bóng dáng. Sự việc như vậy, hẳn có nguyên do, chắc hẳn là tướng nê-hoàn sau cùng. Kỳ lạ làm sao, trời, người cúng dường, thảy đều không nhận, thoảng chốc xả bỏ bốn vô lượng tâm. Ánh sáng Phật huệ từ nay tắt lịm, thuyền báu từ bi từ nay đắm chìm. Than ôi, khổ thay! Chúng sinh tuyệt vọng!

Họ khóc nức nở, chảy máu nước mắt, tuôn xuống như mưa. Giống như mây đen che kín bầu trời, trút cơn mưa xuống, đại chúng gào khóc, huyết lệ tuôn rơi cũng y như vậy.


 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 3: TRƯỞNG GIẢ THUẦN-ĐÀ

 

[857c] Bấy giờ trong chúng, có ông trưởng giả tên gọi Thuần-đà[88], người thành Câu-di, cùng với năm trăm đứa con của ông, đầy đủ uy nghi, thứ tự trang nghiêm. Trưởng giả Thuần-đà quán sát chúng hội vân tập đủ rồi, liền chỉnh y phục, đảnh lễ đức Phật, trong lòng lo lắng, như ánh mặt trời lúc vừa mới mọc rọi lên cây xanh từng đường gân lá nổi lên trên ấy như mạch máu đỏ, trưởng giả Thuần-đà cũng giống như vậy, toàn thân rướm máu, lệ tuôn như mưa, nhiễu trăm ngàn vòng, chắp tay bạch Phật:

- Cúi xin Thế Tôn cùng với Đại chúng, thương xót chúng con được thỉnh cúng dường một lần sau cuối, để cho chúng con cùng với chúng sinh nhờ ơn giải thoát. Thí như ruộng đồng của người nghèo khổ, vào tiết tháng hai cày bừa gieo hạt mong cơn mưa xuống. Con nay cũng vậy, thân khẩu ý nghiệp, phiền não dẫy đầy, chỉ mong tu tập chút ít ý niệm chán lìa ba nghiệp. Cúi xin Thế Tôn cùng với Đại chúng thương xót chúng con ban ơn mưa pháp, nhận lời khuyến thỉnh. Đám ruộng khô khan mong thấm ân từ!

Bấy giờ Thế Tôn, Nhất Thiết Chủng Trí[89], biết hết mọi thời, bảo với Thuần-đà:

- Như Lai Ứng Cúng, bậc Đẳng Chính Giác, cùng với Đại chúng nhận lời ông thỉnh, thụ buổi cúng dường một lần sau cuối.

Khi ấy trời, người, chúng a-tu-la, nghe Đức Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác, nhận lời thỉnh cầu của ông Thuần-đà thụ buổi cúng dường một lần sau cuối, hết thảy Đại chúng vô cùng hoan hỷ, khác miệng đồng lời cùng nói lên rằng:

- Thật là hy hữu! Lành thay, lành thay! Trưởng giả Thuần-đà đầy đủ đức nguyện. Lạ thay Thuần-đà, sinh trong cõi người phước lớn khó được, nay ông đã được. Như hoa ưu-đàm[90], thế gian hiếm có, Đức Phật ra đời khó gặp hơn vậy. Lòng tin đã khó, nghe pháp càng khó. Nhưng Phật nê-hoàn được cúng dường Ngài một lần sau cuối còn khó hơn nữa. Lại nữa Thuần-đà! Thí như trăng tròn đêm rằm tháng giêng không một gợn mây, hết thảy chúng sinh ai cũng nhìn thấy. Ông cũng như vậy, Như Lai Ứng Cúng, bậc Đẳng Chính Giác, cùng với Đại chúng nhận lời ông thỉnh cúng dường lần cuối liền lên bờ giác. Lành thay Thuần-đà! Vì vậy nói ông, như trăng tròn đầy, hết thảy chúng sinh ai cũng chiêm ngưỡng. Lạ thay Thuần-đà, quả là đệ tử chánh chân của Phật. Tuy sinh cõi người mà nay quả thật là người tối thắng trong hàng chư thiên. Cho nên chúng tôi cúi đầu đảnh lễ, cùng nhau đồng thanh nói kệ khen rằng:

Tuy sinh ở cõi Người,

Mà phước Trời đầy đủ,

Ta cùng tất cả chúng,

Nay dập đầu lễ thỉnh.

Nếu Ngài thương hứa khả,

Bày tỏ chút tâm nguyện,

Muốn cứu độ chúng sinh,

Xin hãy mau thỉnh cầu.

Nay tối thắng cõi Trời,

Giữa đời, Điều ngự sĩ,

Mắt thần thông thấy suốt,

Tướng công đức vô lượng,

Vì chúng sinh cầu thỉnh,

Xả phương tiện nê-hoàn,

Trụ thế giữa trời, người,

Rộng nói pháp cam lồ,

Mãi lìa khổ sinh tử,

Được an ổn từ đây.

[858b] Bấy giờ, trưởng giả Thuần-đà vui mừng khôn xiết. Giống như một người cha mẹ chết cả, lòng đau như cắt, đưa ra gò mả làm lễ tống táng bỗng nhiên sống lại, thì niềm vui sướng tả sao cho hết? Trưởng giả Thuần-đà cùng với quyến thuộc sung sướng reo vui cũng giống như vậy, năm vóc sát đất, chắp tay đảnh lễ, dùng kệ khen rằng:

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Có được diệu quả ở cõi người.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Vĩnh viễn đóng kín cửa khổ đau.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Gặp quả vô thượng giữa cõi đời,

Giống như tìm vàng khi đãi cát,

Chợt được kim cương sướng biết bao!

Vui thay! Nay ta được thoát ly,

Các nẻo súc sinh đường khổ dữ.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Tin sâu hiếm có như ưu-đàm[91].

Vui thay! Nay ta được thoát ly,

Đói khát, xan tham đường ngạ quỷ.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Bố thí một lần đến bờ kia

Từ nay vĩnh viễn lìa ác thú,

Cảnh giới tu-la cũng rời xa.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Khó gặp Như Lai giữa cõi đời.

Như được gặp hoa ưu-đàm nở,

Như nếm hạt cải dính đầu kim.

Vui thay! Nay ta được thoát ly,

Đại vương bốn trời thường nghĩ tưởng.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Tận mắt được thấy Đại Pháp Vương

Mười chỗ thác sinh trời cõi dục,

Hiểu rõ rành rành chẳng luyến mê.

Vui thay! Ta nay được phước lớn,

Giữa đời khó gặp được anh hùng

Giống như hạt cải dính đầu kim,

Gặp đấng Như Lai khó hơn thế.

Khó tựa đầu kim mà để được,

Ba cõi, hai lăm hữu[92] đứng yên.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Gặp được Như Lai ước nguyện tròn.

Diệt sạch tất cả mọi điều ác,

Vô lượng ngu si, giặc vô minh.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Gặp Đấng Ly Cấu tựa hoa sen.

Vui thay! Nay ta mãi thoát ly,

Sóng dữ trầm luân biển sinh tử.

Vui thay! Giữa đời gặp Như Lai,

Rùa mù gặp bộng cây giữa biển.

Vui thay! Nay ta mãi thoát ly,

Biển sinh tử rùa mù lầm lạc.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Giữa đời hy hữu, mấy ai bằng.

Trời, gười ai thỉnh đều không nhận,

Pháp Bảo khó thưa, ta được thưa.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Trời, người, tu-la thảy tin mong.

Vui thay! Nay được quả hiện tại,

Lần cuối Thế Tôn nhận lời ta.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Trời, Người ai nấy xin thỉnh cầu.

Bao nhiêu phẩm vật đều không nhận,

Thương xót nhận ta chút lễ này.

Vui thay! Nay ta được phước lớn,

Trời, người hiến cúng, trọn không thành.

Lễ mọn ta cúng tựa y lan[93]

Như Lai từ bi thương xót nhận.

Cõi trời, cõi người, a-tu-la,

Ưu sầu, than khóc, dập đầu thỉnh,

Như Lai đại bi thương tất cả,

Xem chúng sinh tựa con một thôi,

Dù cho không nhận chúng con cúng,

Xin thương trời, người, đừng nê-hoàn.

Tất cả trời, người chẳng mong gì,

Chỉ mong Như Lai ở đời mãi,

Tựa núi Tu-di trụ biển khơi,

Để kim cang luân[94] chẳng hề động.

Núi sông ảnh hiện vô cùng đẹp,

Giữa hội Như Lai cũng sáng ngời.

Uy quang của Phật soi bốn chúng

Chẳng khác mây đen lấp kín trời.

Mặt trời hiển hiện xua bóng tối,

Có Phật trời, người hết u mê.

Lâu nay bóng tối sầu bi phủ,

Nên nguyện Như Lai trụ mãi đời,

Đại Trí, Đại Hùng trụ thế mãi,

Vận nguồn tuệ giác diệt u mê

Để tâm chúng con lìa sợ hãi,

Như núi Tu-di chẳng động lay.

[858c] Bấy giờ Thế Tôn bảo Thuần-đà rằng:

- Đúng vậy Thuần-đà! Đức Phật ra đời thật khó gặp được, như hạt kim cương lẫn trong biển cát. Có được thân người còn khó hơn vậy. Đầy đủ tín tâm càng khó hơn nữa, tựa như rùa mù gặp bộng cây nổi. Được gặp Như Lai thể nhập nê-hoàn, cúng dường lần cuối, đến bờ giải thoát, lại càng khó hơn, như hoa ưu-đàm suốt cả ngàn năm một lần xuất hiện. Thuần-đà, nay ông chớ sinh ưu não, hãy nên vui mừng. Vì sao như thế? Hãy nghĩ như vầy: “Hôm nay Như Lai cùng với đại chúng nhận ta cúng dường một lần sau cùng thật là lớn lao”. Vì duyên lành ấy ông phải vui mừng. Này ông Thuần-đà chớ thỉnh Như Lai trụ mãi đời này. Phải quán thế gian đều là vô thường, bản chất các hành[95] cũng y như vậy.

Bấy giờ Thế Tôn vì ông Thuần-đà mà nói kệ rằng:

Dù cuộc đời dài lâu

Chung quy rồi cũng diệt

Dù sinh trời trường thọ[96]

Cuối cùng cũng chết thôi

Có hợp ắt có tan

Hữu vi[97], pháp ma diệt[98]

Trẻ bị già hủy hoại,

Khỏe bị bệnh khốn vây,

Người sống rồi phải chết,

Vô thường, há bền lâu.

Không sức mạnh, sắc đẹp,

Thọ mạng vốn cũng không,

Vợ con cùng voi, ngựa

Tiền tài cũng thế thôi

Thế gian người thân thích

Bà con đều biệt ly

Ba cõi thật đáng sợ

Ác đạo đầy khổ đau

Chung quy đều diệt hết

Làm sao chẳng chán lo?

Hữu vi, tướng sinh, già

Là pháp đáng hổ thẹn

Bị thường kiến dối lừa

Nên mới tin còn mãi

Pháp thù thắng, nê-hoàn

Xa lìa chốn sợ hãi

Thoát được tướng sinh, già

Các họa lớn bệnh, chết

Ngu si tâm rối loạn

Nghiệp này đã vượt qua

Vô lượng điều mong cầu

Không gì hơn tịch diệt

Nghĩa này thật vô thường

Chẳng phải pháp che chở

Chỉ do khổ nhóm hợp

Hư huyễn không chắc bền

Nơi này khó kham nhẫn

Cũng chẳng thể thường tồn

Y như tằm kéo kén

Nhả tơ tự buộc mình

Luân hồi trong ba cõi

Không một chỗ yên vui

Chỉ có khổ sinh, già

Và họa lớn bệnh, chết

Người biết nghĩa, thấy rõ

Ngày đêm mạng trôi lăn

Là pháp giảm, hư dối

Sợ hãi, chẳng chút vui

Tật bệnh, ưu, bi, não

Thứ phi nghĩa dẫy đầy

Lửa dục quay không hở

Bao nhiêu nạn tụ về

Bậc trí mãi xa lìa

Những nơi thống khổ ấy

Họa năm dục hiểu rành

Chưa hẳn có công đức

Phải ly dục, vô tham

Thấu tỏ pháp chơn thật

Mới chính là giải thoát

Từ bỏ nẻo sinh, già

Khẩu nghiệp kết oán cừu

Cứu cánh lìa các hữu.

 

Từ đây gấp rút lìa tất cả

Y như củi hết, lửa chẳng còn

Diệu sắc trạm nhiên thường an ổn

Không bị già suy mãi hoại tàn

Vô lượng bệnh khổ không bức bách

Thọ mạng vô hạn mãi trường tồn

Biển khổ vô biên vượt qua hết

Không theo thời tiết kiếp đổi dời

Vui thay! Như Lai vượt ba cõi

Sinh tử luân hồi chẳng lầm mê

Ông chớ xem Ta diệt độ hẳn

Như núi Tu-di trụ biển khơi

Thuần-đà, nay Ta nhập nê-hoàn

Chánh pháp bình đẳng mãi an lạc

Bậc trí sáng suốt nghe nghĩa này

Thấu tỏ rõ ràng không lo lắng

Chớ đem thân sinh tử bọt bèo

Trí tuệ thấp hèn, đo lường Phật

Thân Ta thật trụ nơi an ổn

Chỉ có Như Lai mới tỏ tường.

[859b] Bấy giờ Thuần-đà bạch với Phật rằng:

- Ngưỡng bạch Thế Tôn! Lành thay! Lành thay! Chúng con là kẻ kém hèn, làm sao hiểu thấu Như Lai nê-hoàn! Ngưỡng bạch Thế Tôn! Hôm nay thân con vốn chẳng hề khác với chư bồ-tát, những bậc đại nhân và a-la-hán. Như ngài Văn-thù chẳng có gì khác các a-la-hán. Trong chúng hội đây, nếu có người nào đầu tiên thọ giới liền được giới thể dự vào Tăng đoàn, thì con cũng vậy, dù con chỉ là phàm phu kém hèn, nương nhờ oai thần của đức Như Lai mà được đứng cùng chư đại Hiền thánh, dự vào Tăng đoàn. Dạ vâng Thế Tôn, Nguyện xin Như Lai trụ mãi ở đời, đừng vào nê-hoàn như lửa tắt ngấm.

Văn-thù-sư-lợi bảo Thuần-đà rằng:

- Này ông Thuần-đà, chớ nói như thế! Bởi vì sao vậy? Ông phải quán xét bản chất đổi thay của pháp hữu vi vốn là như vậy. Quán chiếu được vậy đầy đủ Không tuệ, người cầu chính pháp phải học như vậy.

Thuần-đà đáp rằng:

- Thưa Ngài Văn-thù! Phàm Như Lai là bậc tối tôn của các hàng trời, người, là bậc Ứng Cúng lẽ đâu cũng là pháp hành hay sao? Nếu là pháp hành, là pháp sinh diệt, thí như bọt nước thoạt nổi thoạt tan, vần xoay qua lại tựa như bánh xe. Nếu bảo Như Lai cũng là pháp hành thì không thể nào trên cả trời, người? Chẳng phải là người tối thắng cõi trời thì không xứng đáng để mà ứng cúng. Lại nữa, thưa ngài Văn-thù-sư-lợi! Ngài há chẳng nghe có trời trường thọ? Vậy mà ngày nay thọ mạng Như Lai không đầy trăm tuổi, như vậy chẳng là pháp sinh tử chăng? Đã vậy làm sao có thể tôn xưng là đấng tối tôn trong hàng trời, người, là bậc Ứng Cúng? Thưa ngài Văn-thù! Thí như có người làm chủ tụ lạc, tùy theo khả năng, công sức của mình, từ từ thăng tiến lên địa vị cao, mọi người kính trọng, tiền của dồi dào, quyền thế tự tại, nhưng khi phước hết trở lại nghèo hèn, chẳng ai tôn trọng. Giả sử Như Lai, cũng là pháp hành thì y như vậy, chẳng phải là đấng tối tôn trời, người, thành kẻ thấp hèn, không xứng ứng cúng. Bởi vì sao vậy? Bởi vì Như Lai là pháp sinh diệt. Cho nên, thưa ngài Văn-thù-sư-lợi! Ngài chớ nói rằng Như Lai Ứng Cúng, bậc Đẳng Chính Giác là pháp sinh diệt. Lại nữa Văn-thù! Ngài biết mà nói hay là không biết, vọng tưởng cho rằng Như Lai cũng là pháp hành sinh diệt? Nếu đức Như Lai đúng là pháp hành, thì không được tôn Pháp Vương Tự Tại ở trong ba cõi. Bởi vì sao vậy? Thí như ông vua dõng mãnh phi thường, có thể một mình thắng ngàn lực sĩ, thì lúc bấy giờ người ta sẽ gọi vua thắng nghìn người. Như Lai Ứng Cúng, bậc Đẳng Chính Giác cũng y như vậy, Ngài đã hàng phục ác ma phiền não, ấm ma, tử ma và ma Ba-tuần, như vậy tất cả các ma lực sĩ, cống cao ngã mạn điều bị hàng phục, vì vậy cho nên Như Lai Ứng Cúng, bậc Đẳng Chính Giác, được làm Pháp Vương tự tại ba cõi. Nếu bảo Như Lai là pháp sinh tử thì thật chẳng có công đức gì cả. Do đó thưa ngài Văn-thù-sư-lợi! Ngài chớ vọng tưởng nói rằng Như Lai là pháp sinh diệt. Lại nữa Văn-thù! Như ông trưởng giả giàu có bậc nhất, sinh được đứa con, thầy tướng xem nó có tướng đoản thọ. Vợ chồng trưởng giả nghe nói như vậy lòng rất đau buồn, nghĩ mình phước bạc, gia môn bất hạnh, sinh phải đứa con đoản thọ chết yểu, nên chẳng yêu mến. Bởi vì sao vậy? Bởi kẻ đoản thọ chẳng được trời, người, hàng bà-la-môn cùng với quyến thuộc yêu mến kính trọng. Bởi vậy thưa ngài Văn-thù-sư-lợi! Nếu đức Như Lai cũng có tuổi thọ bằng với người đời thì cũng giống như người đời chẳng được cha mẹ kính yêu. Như Lai Ứng Cúng, bậc Đẳng Chính Giác mà là pháp hành, chẳng được trời, người, tu-la kính mến, vì bản thân Ngài cũng bị đổi thay. Bởi vì sao vậy? Vì dùng các pháp tri kiến thối thất mà đem giảng nói cho các chúng sinh là pháp giải thoát, với ý nghĩa đó làm sao được gọi là bậc Chánh Giác? Thế nên, thưa ngài Văn-thù-sư-lợi! Ngài chớ vọng tưởng cho rằng Như Lai cũng là pháp hành.

Lại nữa Văn-thù! Như người nữ nghèo chẳng có nhà cửa, bệnh tật ốm đau, thân lại mang thai, xin ăn khắp chốn, ngày nọ dừng chân trước cửa nhà kia xin nhờ ở trọ để mà sinh nở. Chủ nhà không cho, lại còn xua đuổi. Thế rồi người nữ sinh con giữa đường, ẵm bế trên tay đi qua nước khác. Giữa đường gặp phải bao nỗi khốn cùng, muỗi mòng, trùng độc, chực chờ ăn thịt. Đến bờ sông Hằng, ẵm con trong lòng, bà lội qua sông, gặp dòng nước xoáy, chẳng nở buông con, bởi vậy cho nên cả hai mẹ con đều cùng chết đuối. Do nhờ công đức từ ái thương con mà người nữ kia sau khi mạng chung sinh trời Tịnh Diệu. Bởi vì sao vậy? Bởi vì người nữ không tiếc thân mạng thà chết cứu con. Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát cũng vậy muốn hộ chánh pháp chớ dùng pháp hành mà nhìn Như Lai. Người dùng pháp hành, phải biết người đó nhục nhãn cũng mù, không có tuệ nhãn. Đối với Thế Tôn phải khởi chính quán bất khả tư nghì. Phải biết Như Lai chẳng phải hữu vi, nhưng vì chúng sinh hóa hiện cứu độ cho được an lạc, như người nữ nghèo vì cứu con mình không tiếc thân mạng, nhờ thế sinh lên cõi trời Tịnh Diệu. Bồ-tát hộ pháp cũng giống như vậy, biết rõ Như Lai chẳng phải hữu vi, là pháp trường tồn, là pháp cửu trụ, do đó hộ pháp được quả hiện tại mau thành giải thoát.

Lại nữa Văn-thù! Thí như có người đường xa mệt mỏi, nghỉ nhờ nhà nọ, đang đêm ngủ vùi, bỗng nhiên nhà ấy phát cháy dữ dội. Người ấy choàng tỉnh, thấy lửa vây quanh, muốn thoát thân ra khỏi nhà lửa này thật khó biết bao, áo quần cháy hết, sợ chết lõa lồ, nên lòng hổ thẹn. Rồi vì không thể thoát khỏi nhà cháy nên bị thiêu chết. Do nhờ công đức sinh lòng hổ thẹn mà sau khi chết người ấy được sinh lên trời Đao Lợi, tám mươi ngàn kiếp làm vua trời ấy, rồi trăm ngàn kiếp làm vua Phạm thiên, sau đó trở lại sinh trong loài người thường được làm vua Chuyển luân thánh vương, không đọa ác thú mãi sinh ở chốn an ổn hạnh phúc. Tất cả phước ấy đều nhờ một niệm sinh lòng tàm quý. Văn-thù-sư-lợi! Phải biết Như Lai, làm phương tiện đó, như người đi đường chết trong hổ thẹn. Chớ theo ngoại đạo huân tập tà kiến, làm thầy tì-kheo mà không giữ giới, đối với Như Lai là pháp vô vi mà khởi tâm tưởng cho là hữu vi là tội vọng ngữ. Người nào nghĩ rằng, đức Phật Như Lai là pháp hữu vi thì nên biết rằng người ấy thường lấy a-tỳ-địa ngục[99] làm nhà để ở. Vì vậy chớ nên nghĩ rằng Như Lai là pháp hữu vi, mà nên nhớ nghĩ Như Lai vô vi, từ đó mà được trí tuệ vượt qua biển lớn sinh tử, không bị sống chết làm cho mê hoặc, là được trí tuệ thâm sâu giải thoát. Nhờ trí tuệ này nhanh chóng đạt được đầy đủ tướng hảo của đức Như Lai.

[860a] Bấy giờ Văn-thù bảo Thuần-đà rằng:

- Lành thay thiện nam! Nên biết như vậy, đức Phật Như Lai thường trụ, vô vi, không phải là pháp sinh diệt đổi thay. Này ông Thuần-đà! Ông có trí tuệ, khéo dùng phương tiện che pháp hữu vi của đức Như Lai, chẳng bao lâu nữa ông sẽ thành Phật. Công đức thù thắng vi diệu của ông chỉ Phật Thế Tôn mới khen ngợi hết. Lại nữa Thuần-đà! Có hai cách thí, bố thí kịp thời và bố thí pháp. Bố thí kịp thời vượt xa bố thí tất cả chúng sinh. Như có tì-kheo hoặc tì-kheo-ni, hàng ưu-bà-tắc hoặc ưu-bà-di, từ xa mới đến, trên lộ trình ấy nếu có người nào tùy theo sức mình nhanh chóng cung cấp những thứ cần dùng cho những người ấy, thì việc làm này đã gieo hạt giống đàn-ba-la-mật[100], được quả báo lớn. Hôm nay Thuần-đà tùy theo sức mình cúng Phật cùng Tăng một lần sau cuối, phải biết lúc này mau dâng lên cúng, bởi sắp đến giờ Thế Tôn diệt độ.

Thuần-đà thưa rằng:

- Kính bạch bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Việc gì ngài lại hối thúc con dâng thức ăn không mấy được thanh tịnh này? Như Lai lẽ nào chờ đợi được dùng thức ăn này ư? Thuở xưa Như Lai tu hành khổ hạnh suốt sáu năm trời, ngồi dưới gốc cây, ngày ăn chỉ một hạt mè để sống mà còn chịu được, huống gì hôm nay, chỉ trong chốc lát không nhịn được sao? Ngài thật cho rằng Như Lai thọ dụng thức ăn này ư? Thân của Như Lai chính là pháp thân, không phải là thân thọ dụng thức ăn.

Bấy giờ Thế Tôn bảo ngài Văn-thù:

- Những lời Thuần-đà đều là chân thật.

Rồi Phật lại bảo với ông Thuần-đà:

- Hôm nay ông đã thành tựu đại trí, thấu triệt Đại thừa.

Văn-thù-sư-lợi bảo Thuần-đà rằng:

- Hôm nay ông đã xưng tán Như Lai, nên được Đức Phật thương yêu gia hộ.

Thuần-đà thưa rằng:

- Như Lai đâu phải chỉ thương mình con? Tất cả chúng sinh đều được chư Phật bình đẳng thương yêu. Ngài chớ khởi lên vọng tưởng điên đảo mà nói như vậy. Ngài nên biết rằng, chư Phật thương yêu và người được Ngài thương yêu che chở, cả hai người ấy đều chẳng phải là pháp hành sinh diệt. Bởi tình thương ấy, như con trâu mẹ, dù đang đói khát, đi tìm cỏ nước, no hay chưa no, chợt nhớ con mình liền vội quay về. Chư Phật Thế Tôn không có niệm này, thương khắp chúng sinh như là con một. Tình thương như vậy chính là cảnh giới trí tuệ chư Phật. Lại nữa thưa Ngài Văn-thù-sư-lợi! Thí như xe báu được kéo bởi voi hay là bởi ngựa, nhanh chậm bất đồng. Chúng ta cũng vậy, với chín loại kinh[101], không đủ sức trí để mà thưa hỏi trí tuệ của Phật. Văn-thù-sư-lợi! Như chim cánh vàng[102] liệng giữa hư không, bay qua biển lớn, thấy bóng của mình hiện trên mặt nước, rộng lớn vô cùng, đồng thời thấy rõ mọi loài thủy tộc, thân hình lớn nhỏ. Như đứa trẻ bệnh đâu kham uống được thuốc của người lớn?

Văn-thù-sư-lợi bảo Thuần-đà rằng:

- Đúng vậy Thuần-đà! Như lời ông nói, ta vì bồ-tát công đức thậm thâm mà nói lời đó.

Bấy giờ từ trên khuôn mặt Thế Tôn phóng ra vô số ánh sáng đủ màu. Văn-thù-sư-lợi thấy ánh sáng ấy, biết đã đến giờ Thế Tôn nê-hoàn, liền bảo Thuần-đà:

- Ông muốn cúng dường Như Lai nê-hoàn một lần sau cuối, nay đã đến giờ, hãy mau thiết lễ. Thuần-đà nên biết, Như Lai phóng ra vô số ánh sáng là có nguyên do, vì ý nghĩa này, hãy mau hãy mau, chớ để đánh mất cơ hội hái hoa đúng lúc phải hái.

Trưởng giả Thuần-đà, thẩn thờ chết lặng. Phật bảo Thuần-đà:

- Như Lai ngay đây sẽ nhập nê-hoàn, nay chính là lúc ông cúng dường Tăng.

Phật bảo ba lần, Thuần-đà nghẹn ngào cất tiếng than rằng:

- Than ôi thế gian, trống vắng nhanh thế, Như Lai từ nay, lìa xa mãi mãi.

Thuần-đà nghẹn ngào, rơi lệ thỉnh cầu, xin Phật thương xót trụ đời lâu dài. Thế Tôn bảo rằng:

- Này ông Thuần-đà! Ông đừng khóc gào làm loạn tâm mình, phải chính tư duy quán chiếu thân này như là ngựa hoang, cây chuối, giấc mộng, ánh chớp, đồ gốm… chẳng gì bền chắc. Phải biết hữu vi là ngôi nhà lửa, nguy hiểm vô cùng.

Thuần-đà bạch Phật:

- Thế Tôn không muốn trụ lại ở đời nên đời trống vắng, thử hỏi làm sao chúng con không khóc?

Phật bảo Thuần-đà:

- Nay ta thương ông và mọi chúng sinh mới nhập nê-hoàn. Pháp của chư Phật, vốn là như vậy. Bản chất hữu vi cũng y như vậy. Ông cũng là một trong tất cả pháp hữu vi sinh diệt. Với tất cả pháp hữu vi sinh diệt ông phải nghĩ rằng, Như Lai xưa đã nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã; cũng đã từng nói thân này là mầm của mọi tai họa, như chùm bọt nước, sinh diệt tan biến. Ông chớ buồn khổ như bọn phàm phu.

Thuần-đà bạch Phật:

- Đúng vậy, Thế Tôn! Thật lòng con biết Như Lai phương tiện thể nhập nê-hoàn, nhưng con vẫn buồn không kiềm chế được.

Phật bảo Thuần-đà:

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Ông đã rõ biết Như Lai phương tiện thể nhập nê-hoàn. Ông phải biết rằng, Phật đã trải qua, như qua biển lớn, thấy biết cùng tận các pháp trường thọ với chẳng trường thọ, dùng pháp phương tiện, pháp diệt, pháp huyễn, thời với phi thời, tánh với phi tánh. Thuần-đà! Ông muốn nhanh chóng, vượt biển tam hữu[103] thì mau sắm soạn lễ phẩm cúng dường như chúng Trời, Người, chúng A-tu-la… Lần cúng dường này là lần sau cuối, khiến cho tất cả chúng sinh nhờ Ta mà được bất động, an ổn khoái lạc, ông và mọi người gặp ruộng phước lớn, đã phát tâm thí đàn-ba-la-mật cho Đức Như Lai, bậc Đẳng-Chánh-Giác, thì đừng níu kéo, vấn nạn Ta nữa, nhưng bản thân ông cũng đã thành tựu ruộng phước Như Lai.

[860c] Lúc ấy, Trưởng giả Thuần-đà, vì muốn cứu độ tất cả chúng sinh, dập đầu than khóc, nước mắt như mưa. Giống như mặt trời lúc vừa mới mọc rọi lên cây xanh từng đường gân lá nổi lên trên ấy như mạch máu đỏ, Trưởng giả Thuần-đà máu lệ tuôn rơi cũng y như vậy, mà bạch Phật rằng:

- Dạ vâng Thế Tôn! Theo lời Ngài dạy, ý nghĩa Như Lai thể nhập nê-hoàn thật là thâm sâu, không phải phàm phu ngu muội như con có thể lường biết, đến như các hàng Thanh Văn, Duyên Giác, cũng không hiểu thấu. Chỉ có chư Phật mới thấu hiểu hết cảnh giới trí tuệ của các Thế Tôn.

[861a] Bấy giờ Thuần-đà cùng các quyến thuộc vì muốn cứu độ tất cả chúng sinh, dập đầu sát đất, lạy chân Đức Phật, nhiễu quanh bên phải, xông đốt trầm hương, rải hoa cúng dường Đức Phật Thế Tôn, đồng thời cúng dường Văn-thù-sư-lợi. Cúng dường hoàn mãn cùng trở về nhà.

Kinh Đại bát-nê-hoàn

Hết quyển 1


 

KINH

PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Quyển 2

Phẩm thứ 4: AI THÁN

 

[861a] Bấy giờ mặt đất chấn động sáu cách. Tất cả thôn xóm, thành ấp, núi, biển ngay thành Câu-di, nhẫn đến mười phương đều chấn động mạnh. Đại chúng sợ hãi. Trời, người, tu-la khóc gào thảm thiết, dập đầu sát đất lễ Phật cúng dường, rồi họ cùng nhau đồng thanh nói kệ:

Dập đầu lạy Thế Tôn,

Thương con, đời côi cút,

Quỳ lạy dưới chân Ngài,

Chiêm ngưỡng Diệu Công Đức.

Xin Phật nói cho con

Vô lượng khổ sinh tử

Trời, người ai nghe được

Đều sinh tâm chán lìa.

Giống như kẻ mồ côi

Bệnh nặng tự nuôi thân

Tuy gặp thầy thuốc giỏi

Nhưng trị bệnh chưa lành

Bỗng giữa chừng thầy thuốc

Bỏ đi qua nơi khác

Tất cả chúng con đây

Cùng khổ cũng như vậy

Mới nhờ chút phương tiện

Trừ phiền não, tà kiến

Thế Tôn, Đại y vương

Bỗng bỏ con mà đi

Chẳng khác người bệnh khổ

Mất thầy thuốc cậy nhờ!

Than ôi! Thế gian này

Từ nay mãi trống vắng

Như đất nước loạn lạc

Lại mất vua hiền minh

Thương thay chúng trời, người

Đều gặp họa la-sát[104].

Như vào kiếp mất mùa

Dân bị khổ đói kém

Thương thay chúng trời, người

Vị cam lộ mất hẳn

Thí như lửa dữ cháy

Thiêu rụi hết chúng sinh

Thương thay chúng trời, người

Đường ác mãi nung đốt

Thương thay chúng trời, người

Đêm dài chịu khổ đau

Trôi lăn dòng sinh tử

Như voi lún bùn sâu

Thương thay nay trời, người

Toàn thân tuôn huyết lệ

Sầu bi, thêm khổ não

Tâm quyến luyến như vậy

Vì Thế Tôn diệt độ[105]

Hành nghiệp khó đo lường

Trời, trăng mây che phủ

Ánh tuệ diệt từ nay

Thương thay chúng trời, người

Đêm dài tăm tối mãi

Vì thế lòng khổ sầu

không gì so sánh được

Thân này chẳng gì vui

Muốn bỏ như đàm giải

không muốn sống ở đời

Khi hay Phật nê-hoàn

Xin nguyện Đại Trí Tôn

Trụ thế thuyết cam lộ

Mây tan, mặt trời hiện

Bóng tối thảy tiêu tan

Ánh sáng trí tuệ Phật

Xua tan màn sinh tử.

[861b] Bấy giờ Thế Tôn bảo các tì-kheo:

- Này các tì-kheo! Chớ như phàm phu, chư thiên, loài người, u sầu khóc lóc mà hãy nỗ lực tinh tấn phụng trì, chuyên niệm giữ gìn những pháp chân thật mà Phật đã dạy.

Lúc ấy trời, người và a-tu-la… nghe Phật nói pháp cho các tì-kheo, liền tự nén lòng, ngăn sự luyến thương, thí như hiếu tử cùng với mẹ hiền vừa mới tiển đưa ông nội ra nơi gò mã tống táng, vĩnh biệt quay về, dù rất thương cảm, áo não trong lòng cũng tự kiềm chế.

Bấy giờ Thế Tôn nói bài kệ rằng:

Các ông hãy lĩnh ngộ

Pháp chư Phật vốn vậy

Mỗi người về chỗ ngồi

Lắng nghe lời Ta dạy

Nhiếp tâm, chớ buông lung

Giữ gìn giới thanh tịnh

Định phục các loạn tưởng

Khéo hộ trì tâm mình.

[861b] Lại nữa, này các tì-kheo! Nếu có hoài nghi nay nên thưa hỏi. Đối với các pháp: không với chẳng không, thường với vô thường, quy với vô quy, y với vô y, hằng với không hằng, chúng sinh với chẳng phải là chúng sinh, thật với không thật, đế với không đế, nê-hoàn với chẳng phải là nê-hoàn, mật với không mật, hai với chẳng hai… đối với các pháp như vậy ai còn hoài nghi điều gì hãy mau thưa hỏi, Ta sẽ tùy thuận trả lời các ông, sẽ vì các ông mở cửa bất tử rồi mới diệt độ. Vì vậy trong tâm các ông hiện còn nghi ngờ điều gì mau đem thưa hỏi. Vì sao như vậy? Phật rất khó gặp, thân người khó được, có được niềm tin càng khó hơn nữa, lìa khỏi tám nạn[106], trì giới cụ túc[107] lại càng khó hơn, giống như trong cát tìm hạt gạo vàng, như hoa ưu-đàm ngàn năm mới nở.

- Lại nữa, này các tì-kheo! Trăm loài thảo dược, lúa gạo, cỏ cây và các trân bảo đều từ đất sinh. Hết thảy chúng sinh nương nơi trái đất mà được sinh trưởng. Như Lai cũng vậy, sinh ra các pháp, cam lộ nhiệm mầu, chúng sinh nhờ đó trưởng dưỡng pháp thân. Vì vậy cho nên, này các tì-kheo, nếu còn hoài nghi hãy đem thưa hỏi, Như Lai sẽ vì các ông quyết nghi rồi vào nê-hoàn, vì Ta muốn cho tất cả chúng sinh đều được an lạc.

Bấy giờ chư vị tì-kheo nghe Phật quyết định nê-hoàn thì tâm của họ đều thấy bất an, vừa buồn vừa sợ, toàn thân sởn ốc. Giống như mặt trời lúc vừa mới mọc rọi lên cây xanh từng đường gân lá như mạch máu đỏ hiện rõ trên ấy, thân thể tì-kheo cũng giống như vậy, khắp cả tứ chi máu huyết tươm ra. Họ dập đầu xuống sát đất đảnh lễ dưới chân Đức Phật, rồi đi nhiễu phải, xong quỳ bạch rằng:

- Lành thay, Thế Tôn! Xin Ngài mau thuyết vô thường, khổ, không. Thí như dấu chân các loài chúng sinh thì dấu chân voi là lớn hơn hết. Thế Tôn cũng vậy, trong các pháp thoại nói về pháp quán, thì quán vô thường là tối thượng nhất, nếu như tinh cần tu tập thì sẽ thoát ly tất cả tham ái cõi dục, ái hữu, ái sắc, vô minh kiêu mạn từ đây diệt tận. Lại nữa, Thế Tôn! Thí như ruộng đồng của người nông phu, vào tiết mùa thu, khi cỏ chưa chín, cày bừa thật sâu, thì đến mùa xuân, gieo ngũ cốc xuống, cỏ dại không mọc. Hành giả cũng vậy, siêng quán vô thường, tinh cần tu tập thì được thoát ly tham ái cõi dục, sắc ái, hữu ái, vô minh kiêu mạn không sinh trở lại, như người nông phu cày vào mùa thu là hơn hết cả. Kính bạch Thế Tôn! Trong các pháp quán, quán tưởng vô thường là pháp đệ nhất. Lại như ông vua, tự biết rằng mình đã sắp băng hà, liền ban chiếu lệnh đại xá thiên hạ, phóng thích tù nhân, rồi sau mới chết. Hôm nay Thế Tôn cũng giống như vậy, trước khi diệt độ, thuyết pháp cam lộ, lợi lạc chúng sinh, giải thoát mọi thứ lao ngục tham ái rồi vào nê-hoàn. Giống như một người, bị ác quỷ bắt, may gặp pháp sư trì chú làm phép liền thoát nạn quỷ. Chúng sinh cũng vậy, bị quỷ la-sát tham ái bắt đi, may nhờ thần chú Thánh huệ của Phật giải thoát chúng sinh ra khỏi lưới tà, quỷ dữ ân ái. Như người bệnh sốt gặp thầy thuốc giỏi, bệnh được trị lành. Chúng con cũng vậy, thân vô lượng bệnh, tà kiến, phiền não, may nhờ pháp dược của Đức Thế Tôn mà lành hẳn bệnh. Như người say rượu chẳng biết thân sơ, tôn ty già trẻ. Đến khi tỉnh rượu, lòng thấy hổ thẹn, liền tự trách mình. Chúng con cũng vậy, trong biển sinh tử không bờ không mé, say mê tình dục, vướng vào tà kiến, nay vừa tỉnh ngộ, biết tấm thân này tựa như cỏ lau hay cây y lan, chẳng gì bền chắc; ta, người, thọ mạng[108] đều không lâu bền.

Phật bảo tì-kheo:

- Như vậy các ông tu tập pháp quán vô ngã phải không?

Các tì-kheo đáp:

- Đúng vậy Thế Tôn! Chúng con thường tu pháp quán vô ngã. Ngoài ra có người còn quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Kính bạch Thế Tôn! Như có người nói, mặt trời mặt trăng, các vì tinh tú, đất, núi chuyển dời, mà những thứ này thực không chuyển dời, chúng sinh mê lầm bảo là chuyển dời. Như vậy người nào nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, phải biết người đó, như những chúng sinh thế tục mê lầm. Pháp chúng con tu là pháp bình đẳng.

Phật bảo tì-kheo:

- Như ông thí dụ, trong thí dụ đó, câu chữ nghĩa lý ông vẫn chưa hiểu. Ta sẽ nói thêm. Như có người nói mặt trời, mặt trăng, đất núi chuyển dời, mà những thứ này thực không chuyển dời, chỉ vì mê lầm mới nói chuyển dời, chúng sinh cũng vậy, ngu si điên đảo, chấp ngã, chấp thường, chấp lạc, chấp tịnh. Nhưng ngã chính là diệu nghĩa của Phật, thường đây chính là nghĩa của Pháp thân, lạc đây chính là nghĩa của nê-hoàn, tịnh đây chính là thật nghĩa của pháp. Này các tì-kheo, chớ sinh mê lầm mà nói rằng Ta đối với các pháp tu quán vô thường, khổ, không, bất tịnh.

Tì-kheo lại thưa:

- Kính bạch Thế Tôn! Chúng con cũng tu ba pháp quán tịnh[109].

Phật bảo tì-kheo:

- Ba pháp tu này trong pháp của Ta cũng không thật nghĩa, dù cho khổ tu vẫn không thành tựu, vì tính thay đổi. Khổ mà tưởng vui, đó là điên đảo. Vui mà tưởng khổ, đó là điên đảo. Vô thường nghĩ thường, đó là điên đảo. Thường nghĩ vô thường, đó là điên đảo. Vô ngã tưởng ngã, đó là điên đảo. Ngã tưởng vô ngã, đó là điên đảo. Bất tịnh tưởng tịnh, đó là điên đảo. Tịnh tưởng bất tịnh, đó là điên đảo. Đây là bốn pháp điên đảo vọng tưởng. Người nào không biết vận tâm bình đẳng tu những pháp này thì chẳng phải là tu hành chân chính. Khổ tu bất khổ, vô thường tu thường, vô ngã tu ngã, bất tịnh tu tịnh, bốn pháp tu này, thường-lạc-ngã-tịnh, là của thế gian. Lìa khỏi thế gian cũng có bốn pháp thường-lạc-ngã-tịnh. Các ông phải biết, pháp của thế gian chỉ có tên chữ, pháp xuất thế gian mới có nghĩa lý.

Lúc ấy, chư vị tì-kheo bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Chúng con làm sao như lời Ngài dạy tu ba quán tưởng, thấy bốn điên đảo? Nguyện xin Thế Tôn trụ lại ở đời hoặc là một kiếp, hoặc hơn một kiếp, như lời Ngài dạy chúng con tu hành. Nếu Đức Như Lai không trụ lại đời chúng con làm sao có đủ khả năng ở chung một nhà với loài rắn độc[110]? Mãi xa Như Lai ai trụ lại đời giữ gìn chính pháp? Nay chúng con sẽ làm y như Phật, nhập vào nê-hoàn.

Phật bảo tì-kheo:

- Chớ nói như vậy! Chớ nói như vậy! Tì-kheo nên biết, chính pháp Như Lai đã trao Ca-diếp. Ông Đại Ca-diếp là chỗ nương tựa cho các tì-kheo, cũng sẽ cứu độ tất cả chúng sinh như Phật không khác. Tì-kheo nên biết, thí như đại vương nắm giữ quyền hành của một đất nước, nếu muốn du hành thì lập đại thần quyền hành như vua coi ngó việc nước. Ta cũng như vậy, đem thế giới này giao cho Ca-diếp. Này các tì-kheo! Các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã mà các ông từng tu tập trước đây chưa phải chân thật. Thí như, đêm rằm tháng giêng có đoàn thương nhân dạo chơi trên sông, trong đó có người đánh rơi xuống nước một viên lưu ly. Lúc ấy, mấy người thương nhân liền nhảy xuống nước lặn tìm bảo châu. Có người nhặt được gạch đá dưới nước tưởng lầm bảo châu, vui mừng nổi lên mới biết không phải. Bảo châu lưu ly vẫn còn dưới nước lấp lánh sắc màu sáng tựa trời, trăng. Mọi người nhìn thấy biết minh châu thật, ai cũng trầm trồ, cùng tranh nhau lấy. Lúc ấy có người khéo léo dùng trí lấy được bảo châu. Này các tì-kheo! Đối với tất cả các pháp khổ, không, vô thường, bất tịnh, các ông nghĩ rằng mình đã hết lòng vâng lời tu tập, thì như những người nhặt lấy gạch ngói mà tự dối mình cho là bảo châu. Này các tì-kheo! Chớ như bọn kia tự lừa dối mình mà phải như kẻ thương nhân trí tuệ. Tì-kheo phải biết, có ngã, có thường, có lạc, có tịnh. Pháp các ông tu, nhiếp thọ phụng trì đều là điên đảo, như người không biết thứ bảo châu giả. Này các tì-kheo, tu pháp chân thật, như bảo châu thật, với pháp không thật, tu quán vô thường.

Tì-kheo bạch Phật:

- Như Thế Tôn dạy, tất cả các pháp đều là vô ngã, phải tu như vậy ngã tưởng sẽ diệt. Ngã tưởng diệt rồi hướng đến nê-hoàn. Nghĩa này thế nào? Nguyện xin Thế Tôn, thương xót chúng con giải thích tường tận!

Phật dạy tì-kheo:

- Lành thay, lành thay! Này các tì-kheo! Các ông muốn trừ bản ngã mê lầm mới hỏi như vậy. Thí như ông vua ám độn thiểu trí, gặp ông thầy thuốc cũng hạng ngu si, lừa dối thiên hạ. Ông thầy thuốc này nhận bổng lộc vua, chỉ biết thuốc sữa[111], không biết gì khác, thường dùng thuốc này để điều trị bệnh cho cả quốc dân, lại không biết được nguyên nhân của bệnh phong đàm, viêm họng. Nhưng vua ám độn lại khen ông ấy tài giỏi bậc nhất. Bấy giờ có một thầy thuốc thông hiểu tám cách trị bệnh, mới từ xa đến, bảo thầy thuốc cũ: ‘Xin theo thầy học, ngài là thầy tôi, tôi là đệ tử’. Thầy thuốc cũ nói: ‘Lành thay! Ta sẽ dạy ông phương thuốc trường sinh bất tử, ông phải siêng năng học 48 năm, khi ấy ông sẽ biết hết tất cả y thuật bậc nhất’. Rồi thầy thuốc cũ dẫn đứa học trò ra vào vương cung. Ông vua ám độn cũng rất ưa mến. Thầy thuốc mới đến thưa với vua rằng: ‘Đại vương cũng nên học nghề y thuật’. Vua rất hoan hỷ, bèn theo học nghề, trí tuệ tăng dần, mới vỡ lẽ ra, ông thầy thuốc cũ ngu dốt lừa mình, liền đuổi khỏi nước, thêm phần kính trọng thầy thuốc đến sau. Thầy thuốc đến sau biết đã đúng lúc, liền thưa vua rằng: ‘Có lời muốn thưa, xin vua cho phép’. Vua bảo: ‘Cứ nói’! Thầy thuốc liền thưa: ‘Đại vương nên biết, thuốc sữa mà ông thầy thuốc trước đây thường cho dân uống độc hại nguy hiểm, không nên uống nữa, phải bỏ đi ngay’. Vua liền nghe lời, hạ lệnh toàn dân từ nay về sau ai dùng thuốc sữa sẽ bị phạt nặng. Khi ấy, thầy thuốc đến sau dùng năm loại thuốc đủ cả năm vị: ngọt, chua, mặn, đắng, cay để chữa mọi bệnh. Sau vua lâm bệnh mời thầy thuốc đến. Thầy thuốc xem mạch, biết bệnh của vua phải dùng thuốc sữa, bèn thưa vua rằng: ‘Chỉ có thuốc sữa, mới trị lành bệnh’. Vua bảo thầy thuốc: ‘Ông điên rồi sao? Trước nói là độc, bảo ta phải đuổi thầy thuốc trước đây, nhưng nay lại bảo phải uống thuốc sữa’? Thầy thuốc đáp rằng: ‘Không phải, đại vương! Lời này có ý. Thí như tấm ván bị mối mọt ăn để lại dấu vết như tên của vua. Người không giỏi chữ tưởng là chữ thật, còn người giỏi chữ biết ngay không phải. Thầy thuốc trước đây cũng y như vậy, tuy dùng thuốc sữa nhưng không biết cách sử dụng đúng lúc. Đại vương nên biết, thuốc sữa có thể giết chết con người, nhưng cũng có thể cứu được mạng người. Không giết chết người là nuôi bò sữa thả nơi đồng trống, không có cỏ độc, cho uống nước sạch, không dùng roi đánh, thả nhốt đúng lúc, khi vắt sữa bò đừng cho nổi bọt. Phải biết sữa này cứu tất cả bệnh, không phải thuốc độc’. Vua nói: ‘Hay thay’! Bèn uống thuốc sữa. Khi ấy quốc dân nghe vua uống sữa hết thảy kinh hoàng kéo đến gặp vua, hỏi rõ ngọn ngành: ‘Ông thầy thuốc này không phải quỷ chứ? Sao trước đây nói thuốc sữa hại người nay lại khiến vua dùng lại thuốc ấy’? Bấy giờ nhà vua giải thích rõ ràng cho dân chúng nghe về cách dùng sữa. Vua cùng dân chúng càng thêm kính trọng thầy thuốc đến sau, làm theo cách ấy, thường uống thuốc sữa.

Tì-kheo nên biết, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, là Đại y vương xuất hiện ở đời, vì để phá trừ tà thuật ngoại đạo nên sống gần gũi với mọi chúng sinh, để họ yêu thích rồi liền giáo hóa khiến bỏ đường tà mà nói lời này: Không có ngã nhân, chúng sinh, thọ mạng. Tựa như trùng mọt đục ván thành chữ, những kẻ dị học vì chấp ngã nhân, nên nói vô ngã. Hết thảy chúng sinh vâng lời Như Lai xoay vần dạy nhau đều nói vô ngã. Đó là Như Lai biết đúng thời điểm, vì cứu chúng sinh phương tiện thuyết rằng tính của các pháp vốn là vô ngã, chẳng như thế gian chấp có ngã nhân, nên mới nói  rằng tính của các pháp vốn là vô ngã. Bây giờ nói ngã, như thầy thuốc kia biết dùng thuốc sữa, phải biết rằng ngã vốn là chân thật, ngã là thường trụ, không phải là pháp thay đổi biến dị, không phải là pháp hủy diệt từ từ. Ngã là phước đức, ngã là tự tại, thí như thầy thuốc khéo dùng thuốc sữa, Như Lai cũng vậy, vì mọi chúng sinh nói pháp chân thật. Hết thảy bốn chúng[112] nên học như vậy.

Bấy giờ Thế Tôn lại bảo tì-kheo:

- Đối với giới luật nếu có nghi lầm mau hỏi Như Lai.

Các tì-kheo thưa:

- Xin vâng, Thế Tôn! Chúng con cũng tu như trên đã nói, hiểu biết thân tướng đều là không tịch[113].

Phật bảo tì-kheo:

- Các ông chớ có bắt chước nói theo bậc Nhất thiết trí: Chúng con cũng tu hết thảy thân tướng đều là không tịch. Lại nữa tì-kheo, đối với giới luật, nếu có nghi lầm hãy mau thưa hỏi.

Chư tì-kheo thưa:

- Kính bạch Thế Tôn! Diệu nghĩa bình đẳng, của đấng Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác đâu phải cảnh giới chúng con thưa hỏi? Pháp chư Phật thuyết chẳng thể nghĩ bàn. Việc chư Phật làm chẳng thể nghĩ bàn. Vì vậy chúng con cùng với đại chúng đều không dám hỏi với đức Như Lai. Kính bạch Thế Tôn! Thí như có người sống đã một trăm hai mươi tuổi rồi, thân mang bệnh nặng, đau nằm liệt giường. Lại có một người, không chút trí tuệ, giàu có vô lượng, đến thăm người ấy, ngồi cạnh bên giường, cầm tay người bệnh mà nói như vầy: ‘Này ông bạn già, tôi muốn đi xa, qua nước khác chơi, sẽ đi mười năm hoặc hai mươi năm, nên nhờ ông bạn coi giùm kho bạc trân bảo của tôi, sau này trở về tôi sẽ lấy lại’. Bấy giờ người bệnh, chẳng có vợ con lại không quyến thuộc, bệnh ngày càng nặng, rốt cuộc mạng chung, tài vật ký gởi đều bị mất hết. Chủ tài sản kia sau đó trở về muốn đến lấy đồ chẳng biết tìm đâu. Cũng vậy, Thế Tôn! Ngài bảo chúng con đối với giới luật nếu có nghi ngờ thì mau thưa hỏi, nếu bảo thanh văn thưa hỏi Như Lai sợ chính pháp này không được cửu trụ. Lại nữa không biết ai có thể hỏi để cho chúng sinh nhờ chút ân này? Vì vậy, Thế Tôn! Hôm nay chúng con không dám thưa hỏi. Như có sĩ phu, thầy bói xem tướng ông sống đến một trăm hai mươi tuổi[114], quyến thuộc đầy đủ, giàu có vô lượng. Lại có một người, nói với sĩ phu: ‘Tôi có tài sản, nay gởi cho ông, ông hãy vì tôi làm vốn sinh lời, hoặc sau mười năm, hoặc hai mươi năm, rồi trả lại tôi’. Bấy giờ sĩ phu liền nhận tài vật, làm cho vốn ấy càng sinh thêm lời. Sau đó chủ vốn đến lấy lại tiền, được trả đầy đủ. Đúng vậy, Thế Tôn! Tôn giả A-nan và hàng thanh văn, họ không thể nào hộ trì Như Lai thuyết giảng pháp tạng, mong muốn trường tồn. Vì sao như vậy? Vì là thanh văn. Chỉ có chư vị hàng đại bồ-tát, hoặc ngài Ca-diếp mới có thể hỏi, trăm ngàn vạn kiếp kham nhận phụng trì pháp tạng Như Lai, tất cả chúng sinh ắt được nhờ ân. Vì vậy, Thế Tôn! Nên để bồ-tát vì mọi chúng sinh thỉnh đức Như Lai giải quyết nghi lầm, chẳng phải chúng con kham được việc này.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các tì-kheo:

- Lành thay! Lành thay! Tì-kheo các ông chứng pháp vô lậu, thành a-la-hán, mới có thể nói lời chân thật này, hiểu sâu ý Ta. Có hai nhân duyên, khiến cho bồ-tát giữ gìn chính pháp: Khiến pháp Đại thừa tồn tại lâu dài, và để chúng sinh mong nhờ ân ấy.


 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 5: TRƯỜNG THỌ

 

[863b] Bấy giờ Thế Tôn bảo khắp chúng hội:

- Này các thiện nam và các thiện nữ! Ở trong ba pháp và các giới luật, ai còn hoài nghi nay mau thưa hỏi.

Đức Phật gặn hỏi ba lần như vậy.

Bấy giờ chúng hội có vị Bồ-tát ở thôn Na-la[115], họ Ca-diếp Thị[116], dòng Bà-la-môn, nương oai thần Phật từ nơi chỗ ngồi đứng dậy chỉnh y trịch bên vai hữu, lễ Phật sát chân, nhiễu trăm ngàn vòng, gối phải chấm đất, dùng hương hoa trời cúng dường Đức Phật, xong bạch Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Con nay muốn hỏi, cúi xin Thế Tôn từ bi thương xót giảng bày rộng cho.

Phật bảo Ca-diếp, bậc Đại Bồ-tát:

- Như Lai Ứng Cúng, Chính Đẳng Chính Giác, cho phép ông hỏi, và giải đáp cho.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Những lời con hỏi đều nhờ oai lực của Đức Như Lai, cũng nhờ thiện căn của mọi chúng sinh. Ngày nay Như Lai lấy bốn chúng lớn toàn là Hiền thánh dùng làm quyến thuộc, các Đại sư tử dùng làm quyến thuộc, Lực sĩ Kim Cang dùng làm quyến thuộc, Diệu trí đại hải dùng làm quyến thuộc, chư vị Bồ-tát trong chúng hội này đều đã thành tựu vô lượng công đức… những chúng như vậy dùng làm quyến thuộc. Còn chúng con đây phàm phu thấp kém, nếu có nghi ngờ mà không nương nhờ thần lực Như Lai gia trì giúp đỡ thì không thể nào đủ sức thưa hỏi. Vì vậy hôm nay con giám thưa hỏi là phải biết rằng đều nhờ thần lực của đức Như Lai, liền ở trước Phật dùng kệ hỏi rằng:

Làm sao được trường thọ

Thân kim cang bất hoại?

Khế kinh nghĩa thậm thâm

Làm sao để thọ trì?

Bồ-tát độ chúng sinh

Thuyết pháp có căn cơ

người nào kham nhận được

Làm chỗ tựa chân thật?

Dù chưa đạt La-hán

Cũng mong được ngang bằng.

Ma hay Phật nói pháp

Làm sao phân biệt được?

Làm sao biết bình đẳng

Nghĩa của bốn thánh đế

Và bốn tướng điên đảo

Hành khổ, không, vô ngã

Bồ-tát làm sao thấy

Tánh khó thấy của Phật?

Làm sao được đầy đủ

Hiểu nghĩa của bán tự[117]?

Làm sao khéo hóa hiện

Như nhạn, hạc, xá-lợi[118]?

Làm sao có trí tuệ

Sáng tựa mặt trời, trăng?

Sao làm bậc bồ-tát?

Nguyện thương con nói rõ

Các pháp môn như vậy

Vô lượng nghĩa thậm thâm

Chúng con đều muốn biết

Nên mới hỏi lời này

Dám xin hỏi Như Lai

Cảnh giới của chư Phật?

[863c] Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Ông đã dần đến Nhất thiết chủng trí của đức Như Lai mới có khả năng hỏi về nghĩa lý thâm sâu kinh này. Số chư Phật nhiều như cát ở trong a-tăng-kì sông Hằng, bất cứ phương nào, từ xưa đến nay, tại thế giới này đều ngồi nơi đạo tràng dưới gốc cây bồ-đề mà thành Đẳng Chính Giác. Và họ vốn là bồ-tát đắc đạo bồ-đề và đã lần lượt khai ngộ đều nhờ thưa hỏi pháp tạng thâm sâu của đức Như Lai. Ngày nay các ông cũng lại như vậy, hay đem cảnh giới Nhất thiết chủng trí mà thưa hỏi Ta, nhờ đó an lạc tất cả chúng sinh.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Con không kham nhận hỏi về cảnh giới Nhất thiết chủng trí của đức Thế Tôn. Thí như con muỗi, con ve không thể vượt qua biển lớn đến bờ bên kia, và không thể bay cùng khắp hư không, cũng không thể nào uống hết nước biển. Con cũng như vậy, không thể kham nhận trí tuệ thâm sâu dường như biển cả, rộng lớn bao la trùm cả hư không của đức Như Lai mà được vô úy. Kính bạch Thế Tôn! Lại như đại vương có viên minh châu ở trong búi tóc, giao người giữ kho cẩn thận gìn giữ như giữ đầu mình. Con cũng như vậy, nay hỏi Như Lai chính pháp thâm sâu, Như Lai giảng rộng dứt trừ lưới nghi.

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Nay Ta sẽ nói nghiệp nhân trường thọ bậc đại bồ-tát, thực hành nghiệp này là nhân Đẳng giác[119], các ông lắng nghe, khéo suy nghĩ kỹ. Nghe bổn hạnh đó rồi vì người khác giảng nói rộng rãi, nhờ đó được sinh trí tuệ Đẳng giác. Này thiện nam tử! Ta cũng nhờ sự thực hành nghiệp đó và nói rộng rãi cho người khác nghe mà được chứng đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề[120]. Thí như đại vương có con phạm tội nhốt trong ngục tù, vì để cứu con nên phải ân xá cho mọi tù nhân. Bồ-tát cũng vậy, tu nghiệp trường thọ nên thương chúng sinh, y như con một, đối với chúng sinh, đại từ đại bi, đại hỷ đại xả, giữ gìn tịnh giới, không hại chúng sinh, an lập tất cả chúng sinh vào nghiệp năm giới, thập thiện, tùy theo sức mình cứu giúp chúng sinh trong đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đoạn từ tất cả nghiệp duyên ác thú, giải thoát cho kẻ chưa được giải thoát, độ người chưa độ, chí nguyện kiên cường, thành trí phương tiện. Nhờ hạnh nghiệp này được quả y báo trường thọ vô cùng, thành đại diệu trí, vô úy, tự tại. Bồ-tát như vậy viễn ly sinh tử.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Như lời Thế Tôn, bậc đại bồ-tát xem khắp chúng sinh y như con một, nghĩa này thế nào? Nếu nói bồ-tát xem khắp chúng sinh y như con một chắc là không có. Vì sao như vậy? Bởi trong Phật pháp người nào phạm giới, gây tội ngũ nghịch, phỉ báng chính pháp, thì những người này có xem họ như con một được không?

Thế Tôn trả lời:

- Đúng vậy Ca-diếp! Ta xem chúng sinh như La-hầu-la[121].

Ca-diếp bạch Phật:

- Nếu nói như vậy tại sao lần nọ, vào đêm mười lăm, nhằm kỳ bố tát, chúng Tăng thanh tịnh, thì có đồng tử chưa thọ cụ túc lén trộm nghe giới, lúc ấy đại thần lực sĩ Kim Cang[122] vâng thần ý Phật cầm chày kim cang đập đồng tử ấy nát thành tro bụi, như vậy gọi là thương khắp chúng sinh như con một sao?

Phật bảo Ca-diếp:

- Chớ nói như vậy! Kẻ đồng tử kia chỉ là hóa nhân[123], vì muốn minh chứng ở trong chính pháp những kẻ phạm tội sẽ bị tẫn xuất để dạy những kẻ đời sau có tâm trộm giới và bọn nhất-xiển-đề có ác tâm tiềm phục. Như vua, đại thần bắt kẻ phạm pháp tùy tội mà trị. Phật cũng như vậy, có người hoại pháp, dùng lý trừng phạt, khiến người phạm tội tự thấy ác báo. Như Lai thường lấy ánh sáng tự thân an ủi chúng sinh, khiến cho chúng nó không sợ và cũng không bị ám hại. Tuy có chúng sinh không gặp ánh sáng cho đến khi chết, nhưng đức Như Lai đối với người đó không bỏ đại từ. Lại nữa Ca-diếp! Các ông phải biết nghĩa lý bí mật của đức Như Lai. Nay sẽ nói thêm, này ông Ca-diếp, thí như nơi nào có các tì-kheo trì giới thanh tịnh, đạo đức thuần nhất, đầy đủ uy nghi, Như Lai cõi ấy đã bát-nê-hoàn, có các tì-kheo không chịu giữ giới, vì chúng Tăng đó không có đại sư, có người vô đạo, não hại các vị tì-kheo giữ giới. Bấy giờ quốc vương mến mộ Phật pháp, trị những kẻ ác, hoặc đuổi khỏi nước. Vì vua có công trừng trị kẻ ác, an lập chính pháp, cho nên gặt được bước báo vô lượng. Bởi vì sao thế? Vì phạt kẻ ác, an lập đại pháp. Lại nữa có người, trong vườn nhà họ mọc đầy cây độc, họ liền đốn sạch. Trong pháp cũng vậy, những người phạm giới, nhiễu loạn chính pháp, như hại chủ nô, đều bị tẫn xuất. Nếu không tẫn xuất, phải biết bọn này quay lưng với Ta, lìa xa chính pháp. Nếu bị tẫn xuất là đệ tử Ta.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Theo như nghĩa này, thì chẳng bình đẳng xem mọi chúng sinh y như con một, thí như bình đẳng xem người ân, oán[124], lời này trái nhau. Nếu nói Như Lai phải trị những kẻ phá hoại chính pháp, nghĩa này thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Như vua, đại thần, trưởng giả, cư sĩ sinh con đoan chính, thông minh lanh lợi, giữa đời hiếm có, ai cũng mến yêu. Người cha đem con đến nhà thầy giáo học các kỹ nghệ, nói với thầy rằng: “Tôi có đứa con, phước đức đoan chính, chưa học kỹ nghệ, thầy hãy vì tôi dạy nó nên người, nếu không như pháp cần nghiêm khắc trị. Tôi có bốn con, đều học nơi thầy. Giả sử ba đứa bị đòn mà chết, một đứa còn lại cũng phải nghiêm trị để nó nên người, dẫu chết không hối”. Phật bảo Ca-diếp: Ý ông nghĩ sao? Cha, mẹ, thầy giáo nghiêm khắc dạy dỗ đứa trẻ đến nỗi khiến nó mất mạng, thì cha, mẹ, thầy, phạm tội sát không?

Ca-diếp bạch Phật:

- Thưa không, Thế Tôn! Vì lòng thương con, muốn nó nên người, tuy có đánh đòn nhưng không ác ý, dạy dỗ như vậy được phước vô lượng, không mang tội sát.

- Này thiện nam tử! Như Lai cũng vậy, những kẻ phạm giới, phá hoại chính pháp Ta đều thương yêu, y như con Ta, từ mẫn dạy dỗ, muốn họ thành tựu. Những ai phạm giới, phá hoại chính pháp, dù nghiêm khắc trị vẫn không có lỗi. Vì vậy phải biết, bậc đại bồ-tát xem khắp chúng sinh y như con một. Tu tập tam-muội[125] bình đẳng như vậy, tâm không sát hại gọi đó chính là trí tuệ tự tại, nghiệp nhân trường thọ của hàng bồ-tát.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Xem khắp chúng sinh y như con một, bậc đại bồ-tát tu hành như vậy được trường thọ chăng?

Phật đáp:

- Đúng vậy!

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Cúi xin Thế Tôn đừng nói nghĩa này, như trẻ nít đùa, nói làm không thật. Kính bạch Thế Tôn, thí như trẻ con trong khi đóng kịch, dùng lời ca ngợi, đem các phẩm vật cúng dường mẹ cha, nhưng khi về nhà ngỗ nghịch bất hiếu, làm khổ mẹ cha, không báo đáp ân sinh thành dưỡng dục. Thế Tôn cũng vậy, nói đại bồ-tát thương khắp chúng sinh y như con một, nhờ công đức này bèn được trường thọ, trí tuệ tự tại, thường trụ bất tử, vậy mà hôm nay tuổi thọ Thế Tôn chỉ bằng người đời. Phải chăng Thế Tôn trong vô số kiếp đối với chúng sinh ôm lòng nghĩ tưởng thường dùng đao kiếm? Kỳ thay, Thế Tôn! Ngài bị đoản thọ là do quả báo sát hại chúng sinh, giống như người đời chỉ có trăm tuổi. Tuổi thọ bồ-tát, còn không như vậy, huống là Như Lai?

Phật bảo Ca-diếp:

- Đứng trước Như Lai, Ứng Cúng Đẳng Giác, chớ nên buông ra những lời thô tục. Này thiện nam tử! Phải biết Như Lai trường thọ vô lượng. Phải biết Như Lai là pháp thường trụ. Phải biết Như Lai là pháp không đổi. Phải biết Như Lai là pháp bất hoại.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Làm sao biết được Như Lai trường thọ?

Phật bảo Ca-diếp:

- Như Diêm-phù-đề có tám sông lớn và những dòng suối đều chảy ra biển, không bao giờ dứt. Phải biết biển lớn là nơi dung chứa nước của muôn dòng. Như Lai cũng vậy, bao nhiêu thọ mạng của hàng trời, người đều chảy vào biển thọ mạng Như Lai. Do ý nghĩa này mà biết thọ mạng Như Lai vô lượng. Lại nữa Ca-diếp! Thí như hư không thường trụ bất biến. Như Lai thường trụ cũng y như vậy. Cũng như đề hồ[126] là thuốc tươi mát, hay trừ nhiệt não, Như Lai Ứng Cúng, Chính Đẳng Chính Giác, thường lấy pháp dược thanh lương đề đồ trừ mọi khổ nạn cho khắp chúng sinh. Vì vậy Như Lai thường trụ, thanh lương, không có các thứ hoạn nạn, phiền não.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Nếu Đức Như Lai thọ mạng vô lượng, lại muốn an lạc tất cả chúng sinh, ngày nay Thế Tôn nên trụ lại đời hoặc là một kiếp hoặc hơn một kiếp, dùng pháp thanh lương như tuôn mưa xuống cho mọi chúng sinh. Cúi xin Thế Tôn thương xót trụ thế.

Phật bảo Ca-diếp:

- Chớ nên đối với Đức Phật Như Lai sinh tâm diệt tận. Các hàng tì-kheo và tì-kheo-ni, hàng ưu-bà-tắc và ưu-bà-di, cùng hàng ngoại đạo còn có năm đức[127], có thể kéo dài tuổi thọ một kiếp hoặc hơn một kiếp, ở giữa hư không kinh hành, nằm ngồi rất là tự tại, hông phải phun lửa, hông trái tuôn nước, thân tỏa ra khói, có thể khiến cho thân lớn vô cùng, có thể khiến cho thân như hạt bụi lọt mọi kẻ hở. Có năm đức này liền được thần lực tự tại như vậy, huống gì Như Lai thành tựu tất cả công đức vô lượng mà không khả năng trụ lại ở đời hoặc là một kiếp, hoặc hơn một kiếp? Vì vậy phải biết Như Lai thường trụ, không phải là pháp thay đổi, hư hoại, phải biết thân này không phải là thân thụ dụng thức ăn, ở thế giới này là thân ứng hóa, như cây thuốc độc nay phải bỏ đi. Vì vậy Ca-diếp, phải biết Pháp thân Như Lai thường trụ, không phải là thân thay đổi, hư hoại, phải vì người khác rộng nói như thế.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Các pháp thế gian và xuất thế gian, có gì khác nhau? Phật từng dạy rằng: Như Lai thường trụ mà người thế gian cũng nói thường trụ, con là Ca-diếp cũng từng nghe nói tiên sư Phạm thiên vốn có thần lực thường hay tới lui, chu du khắp chốn. Nếu Đức Như Lai là pháp thường trụ, thì pháp thế gian và xuất thế gian chưa thấy có gì khác nhau hết cả.

Phật bảo Ca-diếp:

- Như ông trưởng giả có con bò sữa giao cho người giữ, sai nó nuôi dưỡng, thả riêng đồng trống, chỗ không cỏ độc, không thả chung đàn, không cột chung chuồng, thương yêu chăm sóc, vì muốn có được thục tô[128] tốt nhất cung cấp quyến thuộc. Không bao lâu sau, trưởng giả qua đời, người chăn bò kia cũng chết sau đó. Lúc ấy có người dân quê đi qua trong vùng đầm vắng được con bò ấy liền dắt đem về, lấy sữa nuôi thân, muốn làm sinh tô, nhưng không biết cách, chứa sữa trong bồn không được tinh sạch, lạnh nóng không hợp nên chẳng thành sinh, cũng chẳng thành tô, lại lấy sữa hư cho là lạc, tô. Đã tưởng lạc, tô nên lấy mà ăn. Chúng sinh ngu si, cũng y như vậy. Chính pháp trong sạch, diệu nghĩa sâu rộng, Phật đã diệt độ như chủ bò chết, chúng sinh sống trong đầm lầy sinh tử như người dân quê, lấy trí thế tục đối với chính pháp, luật nghi trong sạch tưởng thành điên đảo, bảo có chúng sinh, ta, người, thọ mạng, cho là giải thoát, cho là thường trụ. Các chúng sinh này bị tà hoặc che, không biết giải thoát, chẳng biết thường trụ, học theo dị kiến[129], chẳng được giải thoát, xa lìa chân đế, bỏ hạnh luật nghi, không biết Như Lai, là pháp thường trụ, như người dân quê ngu si chẳng được năm loại sữa bò, tự nói ăn tô mà thật chẳng được một vị nào cả trong năm vị sữa. Những kẻ thế tục chấp rằng Phạm thiên là đấng tạo hóa, nói rằng là thường, rằng là chúng sinh, rằng là giải thoát, nhờ cầu Phạm thiên, tu chút phạm hạnh, như lìa tà dâm, hiếu dưỡng cha mẹ, được ít phước báo sinh lên cõi trời, hưởng phước tự nhiên như người dân quê ăn loại sữa hư. Này thiện nam tử! Những người thế tục tu chút phạm hạnh, cúng dường cha mẹ, nhưng nếu không chịu quy y tam bảo, phải biết người ấy có chút quả báo, không được lâu dài. Cúng dường cha mẹ, không hành tà dâm…, sẽ được quả báo vợ chồng hòa thuận, nhưng cũng vô thường, là pháp thế gian như Phật đã nói. Chỉ có Như Lai thường trụ bất diệt. Vì vậy, thiện nam! Hãy tìm phương tiện lìa các hồ nghi, cần phải tư duy đức Phật Như Lai là pháp thường trụ. Lại nữa, thiện nam! Lúc người dân quê nuôi bò sữa ấy, chợt gặp Chuyển luân thánh vương ra đời. Vương pháp chuyển luân cảm đến bò sữa, nhờ sức phước đức, người dân quê ấy thả con bò sữa. Bò được thả rồi, tự nhiên đi đến chỗ thần giữ kho của Chuyển luân vương. Chủ giữ kho biết đây là bò sữa ắt sẽ làm ra năm loại sữa tốt, nhất định là do phước đức Thánh vương cảm ứng mà đến. Phật là pháp vương xuất hiện giữa đời cũng giống y vậy. Như bò sữa kia, âm thanh thường pháp mà người đời nghe chuyển thành âm thanh thường pháp của Phật, như người dân quê thu phục bò sữa, rồi lại phá tán chẳng được sữa ngon, cuối cùng thả bò, bỏ cả âm thanh thường pháp bò sữa, liền đến trước Phật, giống như đệ tử coi giữ kho báu, đứng trước Như Lai, nhờ sức phước báu của các chúng sinh, khiến thường pháp của bò sữa sinh ra sữa luôn thơm ngon. Vì vậy, thiện nam! Phải biết Như Lai chính là pháp thường, chẳng phải là pháp thay đổi biến dị, phàm ngu thế gian không thể hiểu được, đều nhờ âm thanh Như Lai thường trụ mà được biết vậy. Người thế gian kia phải nghĩ như vầy: Âm thanh thường pháp tức là âm thanh thường pháp Như Lai. Từ âm thanh này nên biết Như Lai vô lượng vô biên, không thể suy lường. Này người thiện nam và người thiện nữ, nếu giữ hai chữ “thường trụ” của Phật, trải qua nhiều kiếp tinh cần tu tập thì chúng sinh này không bao lâu nữa thành đạo bồ-đề, chính đẳng chính giác, như Ta không khác. Này thiện nam tử! Hãy gắng cẩn thận, chớ có buông lung, tu hai chữ ấy kiên cố thọ trì. Hôm nay Như Lai sẽ bát-nê-hoàn. Đây là định pháp của tất cả Phật.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp? Pháp có nghĩa gì? Nguyện xin được nghe thế nào là tính của các pháp ấy?

Phật bảo Ca-diếp:

- Ông nay muốn nghe pháp tính phải không?

Ca-diếp bạch Phật:

- Xin Phật nói rộng, con muốn được nghe!

Phật bảo Ca-diếp:

- Pháp tính nghĩa là xả bỏ thân mạng.

Ca-diếp bạch Phật:

- Xả bỏ thân mạng? Nghĩa này càng tăng thêm lòng nghi ngờ.

Phật bảo Ca-diếp:

- Chớ nên nghĩ rằng Như Lai xả thân liền thụ thân khác.

Ca-diếp bạch Phật:

- Không hỏi thụ thân.

Phật bảo Ca-diếp:

- Chớ nên nói rằng các pháp đoạn diệt. Lại nữa Ca-diếp! Như trời Phi tưởng, cõi không sắc ấm, chúng sinh cõi ấy làm sao để trụ? Làm sao mà chết? Làm sao mà hiện? Tâm tưởng của họ làm sao hồi chuyển? Là cảnh giới Phật, ông nên thưa hỏi, cũng phải hỏi Ta thụ thân nữa không? Giả sử có người hỏi ông về việc chúng sinh vô tưởng, thân, tâm, trú xứ, thọ lạc thế nào, ông trả lời sao? Bởi đây chẳng phải cảnh giới của hàng thanh văn, duyên giác và hàng bồ-tát, chỉ là cảnh giới Như Lai hành xử. Lại nữa thiện nam! Thân của Như Lai so với thân của chúng trời vô tưởng càng khó biết được. Không phải cảnh giới thanh văn, duyên giác và hàng bồ-tát, làm sao biết được Như Lai ở đâu, xuất hiện thế nào? Thân của Như Lai là thân phương tiện chẳng thể nghĩ bàn, chẳng phải cảnh giới của ông tri lường. Này thiện nam tử! Ông ở nơi Ta chỉ niệm như vầy: Như Lai thường trụ, pháp, tăng cũng vậy. Ba ngôi báu này là pháp không bị vô thường chi phối, thường trụ bất biến, thanh lương, chân thật, lìa mọi phiền não, nếu không như vậy thì người thiện nam và kẻ thiện nữ thanh tịnh quy y ắt không thành tựu. Tu tập như vậy là pháp thường trụ không thể nghĩ bàn. Này thiện nam tử! Thí như có cây thì ắt có bóng, nếu không có cây thì không có bóng. Nếu không thấy cây mà nói thấy bóng là điều không tưởng. Như vậy đã có pháp thường của Phật làm mọi cây lớn che chở chúng sinh, làm chỗ nương tựa cho mọi chúng sinh. Giả sử Như Lai là pháp vô thường thì không có tên Ứng Cúng Đẳng Giác, làm chỗ nương tựa tối thượng cho hàng chư thiên loài người.

Ca-diếp bạch Phật:

- Dạ thưa Thế Tôn! Như trong đêm tối bóng cây hiện không?

Phật bảo Ca-diếp:

- Sao không có bóng? Có bóng vì đã có thân cây này. Thế nhưng không phải mắt thịt chúng sinh mà có thể thấy. Vì vậy phải biết, đã có Như Lai thì là thường trụ, chẳng phải là pháp thay đổi biến dị, chẳng phải là pháp hủy diệt từ từ. Như bóng cây kia ở trong đêm tối mắt thịt không thấy, Phật nê-hoàn rồi, thường trụ bất biến, mắt thịt không thấy cũng y như vậy, nên sinh vọng tưởng, đối với Như Lai nghĩ rằng vô thường. Này thiện nam tử! Nếu cha mẹ ông, tôn trọng quy y nơi Phật, Pháp, Tăng, mà nghĩ vô thường thì sự quy y ấy không thanh tịnh. Ông nay nên lấy ba pháp thường trụ để mà giáo hóa, khuyến khích cha mẹ, khiến cho cha mẹ thành tựu tam quy của hàng bồ-tát.

Ca-diếp bạch Phật:

- Dạ vâng, Thế Tôn! Từ nay về sau con sẽ vận dụng ba pháp thường trụ là Phật, Pháp, Tăng để khai ngộ cho cha mẹ hiện tại, nhẫn đến bảy đời, đều khiến phụng trì các pháp thường trụ. Lành thay Thế Tôn! Con sẽ thụ học, giảng rộng cho người ba pháp thường trụ, nếu họ không nhận lời chân diệu này, phải biết bọn họ bị vô thường che, nhưng con nguyện sẽ mỗi ngày ba lần vì họ dạy dỗ, khiến họ thân cận.

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử, hộ trì chính pháp phải làm như thế, cũng thường tu tập không mất tâm từ, không hại quả ấy liền được thành tựu trí tuệ tự tại, thọ mạng vô cùng như hàng bồ-tát.

 


 

KINH ĐẠI BÁT NÊN HOÀN

Phẩm thứ 6: THÂN KIM CANG

 

[866a] Bấy giờ Thế Tôn lại bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Phải quán như vầy: Thân của Như Lai là thân thường trụ, là thân bất hoại, là thân kim cang, chính là pháp thân, chẳng phải là thân thụ thực ô uế.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Con không quán chiếu cái tầm thường đó. Bởi vì sao vậy? Nếu nay Như Lai đại bát-nê-hoàn thì thân của Ngài là thân hư hoại, là thân bụi đất, là thân thụ dụng thức ăn ô uế. Nếu Đức Như Lai mãi không nê-hoàn thì con tùy thuận tu quán bình đẳng.

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Chớ nói thân Ta giống thân người đời, chẳng bền dễ hoại. Trải bao số kiếp đêm dài tăm tối xoay vần sinh tử, thân của Như Lai là thân bất hoại, chẳng phải như thân của những người đời, cũng chẳng như thân của hàng chư thiên, thân không thụ dụng thức ăn ô uế, là thân phi thân, cũng không sinh diệt, không còn tập khởi, không còn lưu chuyển, không có bờ mé, không còn dấu vết, không trí không hành, bổn tính thanh tịnh, không có sở hữu, không có sở thụ, không đến không đi, không dừng không động, không vị không xúc, không thức không tư, không bằng không hơn, không chỗ hướng đến, mà cũng chẳng phải không chỗ hướng đến, vĩnh viễn đoạn diệt, mà cũng chẳng phải là pháp đoạn diệt, chẳng sự chẳng thật, chẳng giác chẳng tưởng, chẳng có bắt đầu, chẳng có kết thúc, chẳng phải kiến lập, chẳng phải sung túc, không chỗ tựa nương, chẳng có nhà cửa, chẳng có dừng nghỉ, chẳng có tịch tĩnh, rộng rãi thanh tịnh, lìa mọi phiền não, không còn nắm giữ, cũng không nhiễm trước, không còn tranh chấp, lìa mọi tranh chấp, thường trụ chẳng trụ, không còn lên xuống, bởi thân không chết, vừa thân phi pháp, vừa cũng chẳng phải là thân phi pháp, chẳng phải phước điền, mà cũng không phải là chẳng phước điền, không thể cùng tận, chẳng phải tì-kheo, mà cũng không phải chẳng là tì-kheo, xa lìa danh tự, lìa sự khen ngợi, lìa cả nói năng, lìa cả tu tập, lìa mọi mong cầu, chẳng phải hòa hợp, mà cũng không phải là không hòa hợp, chẳng còn đo lường, mà cũng không phải là chẳng đo lường, chẳng phải đến nơi, mà cũng không phải là chẳng đến nơi, không phải thông suốt, chẳng còn chướng ngại, không còn hình tướng, lìa mọi hình tướng, tướng tướng trang nghiêm, chẳng có giữ gìn, không còn hiện hữu, lìa mọi hiện hữu, thân này có thể làm ruộng phước đức, thật không thể thấy, không thể biểu hiện, như như chân thật, độ mọi chúng sinh, nhưng chẳng chúng sinh để mà cứu độ, giải thoát tất cả mọi loài chúng sinh, nhưng cũng chẳng có một chúng sinh nào để mà giải thoát, an tịnh tất cả mọi loài chúng sinh mà thật chẳng có một chúng sinh nào để mà an tịnh, che chở tất cả mọi loài chúng sinh mà chẳng chúng sinh nào được che chở, dạy dỗ chúng sinh nhưng chẳng có hai, không người dạy dỗ và người được dạy. Thân của Như Lai gọi là Vô Đẳng, hay Vô Đẳng Đẳng[130], bằng với vô lượng, ngang với hư không, bằng với vô xứ, bằng với vô sinh, bằng vô sở hữu[131]. Thân của Như Lai không gì sánh bằng, lìa mọi so sánh, là thân tịch diệt, nhưng không đoạn dứt, luôn luôn vận hành, kỳ thật rốt ráo không hề chuyển vận, nhiếp thọ hết thảy, đoạn mọi vi diệu, hiện giáo bất nhị[132], không bỏ tự tính. Thân này chẳng thành, không dài không ngắn, không ấm, giới, nhập[133], chẳng tướng hữu vi, cũng chẳng vô vi, không cần nuôi lớn, không cao không thấp, chẳng có nhóm chứa, cũng không phải là chẳng có nhóm chứa, chẳng phải là đất, mà cũng không phải là chẳng phải đất. Công đức như vậy vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn là thân Như Lai, không có ai biết, chẳng có ai thấy, không có ai nói, chẳng người luận bàn, là điều thế gian không thể nhiếp thụ, chẳng có nguyên nhân mà cũng không phải là chẳng nguyên nhân. Hết thảy vọng tưởng, chấp giữ hình tướng, cùng mọi ngôn thuyết và cả nê-hoàn cũng không thể nào so sánh pháp thân. Thành tựu công đức vô lượng như vậy thì mới gọi là thân của Như Lai. Này ông Ca-diếp, thân tướng Như Lai là cảnh sở tri để hàng Thanh văn và Bích-chi-phật nhìn vào hiểu được. Thành tựu được thân Như Lai như thế chính là pháp thân, không phải là thân thụ thực ô uế, thì làm sao có các bệnh các não và bị hư hoại như đồ đất nung? Tùy thuận hóa thân, hiện già, bệnh, chết, chứ pháp thân Phật kim cang khó hoại. Này ông Ca-diếp, từ nay trở đi ông phải biết vậy, thân của Như Lai không phải là thân thụ thực ô uế, và vì người khác rộng nói điều này, từ nhân vi diệu sinh làm pháp thân, là thân kim cang, là thân thuần thục. Nên biết các pháp thường trụ như vậy.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Công đức Như Lai đầy đủ như vậy, tại sao còn có bị bệnh và chết? Từ nay trở đi con quán pháp thân của Đức Như Lai là pháp thường trụ, pháp chẳng đổi khác, vắng lặng tột bực, và vì người khác rộng nói điều này. Dạ vâng, Thế Tôn! Pháp thân Như Lai giống như kim cang không hề hư hoại nhưng nay chưa biết nhân ấy thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Nhân ấy chính là nhờ vào công đức hộ trì chính pháp.

Ca-diếp bạch Phật:

- Thế nào gọi là hộ trì chính pháp?

Phật bảo Ca-diếp:

- Hộ trì chính pháp là những con người không giữ năm giới, cũng không thực hành oai nghi hiền thánh, ở trong cuộc đời đầy dẫy tội ác, không tiếc thân mạng cầm những binh khí bảo hộ pháp sư và người trì giới. Những người như vậy gọi là hộ pháp.

Ca-diếp bạch Phật:

- Vị tì-kheo kia cùng đi cùng đứng với những người đời, cầm giữ binh khí, phải chăng họ chẳng phải là tì-kheo?

Phật nói:

- Không phải như vậy!

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Đây phải gọi là hạng cư sĩ trọc!

Phật bảo Ca-diếp:

- Chớ nói như vậy. Bởi vì tại sao? Nếu có người nào ở riêng một mình, tu hành chín pháp khổ hạnh đầu đà, khất thực, ít dục, tĩnh mặc, thiền định, quán thân, kinh hành, cũng vì người khác nói về nhân quả công đức tu tập bố thí trì giới, nhưng không thể nào giảng giải rộng rãi sự không sợ hãi, cũng không thể nào hàng phục người ác, giáo hóa người dối. Phải biết người này không thể tự độ, cũng chẳng độ tha, chỉ biết tu hành phạm hạnh độc cư, hành thiện mà thôi. Lại nữa, nếu tì-kheo nào hành pháp đầu đà được sự vô úy, giảng dạy rộng rãi chín bộ kinh điển: Khế kinh trường hàng, Trùng tụng, Thọ ký, Thi kệ, Nhân duyên, Như thị ngữ, Bổn sinh, Phương quảng, Vị tằng hữu[134], dùng chín kinh này giáo hóa chúng sinh, độ mình độ người, lại vì người khác giảng điều cốt yếu từng câu khế kinh. Như nói kinh kia dạy người xuất gia không được nuôi giữ nô tỳ, trâu, ngựa, các loài súc sinh, không được cất giữ, vật dụng phi pháp. Người nào nuôi giữ thì không đúng pháp của người xuất gia, người ấy phạm giới phải bị trục xuất. Các người phạm giới nghe nói như vậy, cả bọn nổi giận, hại pháp sư kia. Vị pháp sư ấy tuy bị mất mạng, nhưng lại có thể độ mình độ người. Vì vậy, Ca-diếp! Các ưu-bà-tắc, hoặc vua, đại thần, hộ trì chính pháp cũng phải hàng phục hạng cư sĩ trọc.

Lại nữa Ca-diếp! Thuở quá khứ xưa, a-tăng-kỳ kiếp, có Phật ra đời hiệu là Nan-đề-bạc-đàn Như Lai, Ứng Cúng Đẳng Giác, cũng đã từng ở thành Câu-di này. Thế giới lúc ấy rộng lớn trang nghiêm, rất là thanh tịnh, giống như quốc độ Cực lạc Phương Tây. Chúng sinh cõi này đều được an lạc, không hề đói khát, thuần chư bồ-tát. Phật ấy ở đời vô lượng ức kiếp mới nhập nê-hoàn. Giáo pháp còn trụ ở đời cũng lâu vô lượng ức kiếp. Phật pháp ngài giảng hơn bốn mươi năm chưa bị diệt mất. Bấy giờ có một tì-kheo tên là Phật-độ-đạt-đa xuất hiện ở đời, đại chúng quyến thuộc vây quanh trước sau, thành tựu vô úy, thuyết pháp tự tại, lấy chín bộ kinh dạy các tì-kheo: Rằng khế kinh nói, không được nuôi dưỡng, nô tỳ, súc sinh, và không cất giữ vật dụng phi pháp. Những người phạm giới liền nổi giận dữ, cùng nhau kết đảng muốn hại pháp sư. Bấy giờ quốc vương nước ấy tên là Bà-già-đạt-đa, nghe bọn ác kia muốn hại pháp sư, vì muốn hộ pháp liền cầm dao bén, ra sức khổ nhọc đánh trừ bọn ác. Rồi vua bị thương, đến chỗ pháp sư. Pháp sư vì vua nói về công đức của người hộ pháp. Vua nghe pháp rồi tức thời mạng chung, sinh về thế giới của Phật A-súc[135]. Bấy giờ quyến thuộc của vua cùng làm hộ pháp lần lượt mạng chung, đều được vãng sinh về thế giới của Đức Phật A-súc. Những người phát tâm tùy hỷ hộ pháp đều được thành tựu đạo quả bồ-đề. Phật-độ-đạt-đa sau đó mạng chung cũng vãng sinh về cõi Phật A-súc và làm đệ tử thượng thủ thứ nhất, quốc vương hộ pháp Bà-già-đạt-đa làm người đệ tử thượng thủ thứ hai.

Phật bảo Ca-diếp:

- Quốc vương thuở ấy đâu phải ai khác, chính là thân Ta. Pháp sư thuở ấy là Phật Ca-diếp. Này ông Ca-diếp, phải biết những người hộ trì chính pháp công đức vô lượng. Ta vốn đã từng không tiếc thân mạng hộ trì chính pháp nên được pháp thân kim cang bất hoại.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Như Thế Tôn dạy, pháp thân Như Lai chân thật thường trụ, không phải là pháp hủy diệt từ từ, lòng con tin sâu như khắc vào đá.

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Vì nhân duyên đó, các hàng tì-kheo và tì-kheo-ni, hàng uu-bà-tắc và ưu-bà-di cần phải siêng năng hộ trì chính pháp, cũng phải giảng rộng phước báo của người hộ trì chính pháp. Lại nữa Ca-diếp! Những vị pháp sư trì giới thanh tịnh thường xuyên cảnh giác tự hộ vệ mình, nếu không đủ sức tự phòng hộ mình chớ có manh động mà phải nương nhờ những ưu-bà-tắc chưa thọ năm giới mà học Đại thừa, vì tâm hộ pháp cầm dao, gậy gộc, kết thành bạn lữ.

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Ngài đã dạy rằng, cầm giữ dao gậy là phi luật nghi.

Phật bảo Ca-diếp:

- Ta nê-hoàn rồi, trong đời ác trược, vì lúa đắt đỏ, bệnh dịch khắp nơi, những người trá hình, tham cầu lợi dưỡng nhiều vô số kể. Bấy giờ pháp sư trì giới giữ luật, oai nghi đầy đủ bị bọn người kia rượt đuổi đánh đập, hoặc hại hoặc giết. Ngay lúc bấy giờ pháp sư trì giới đi qua thành ấp, đồng trống hiểm nạn. Pháp sư nghĩ rằng: Ta nghe nước ấy quốc vương, đại thần, thường dân, cư sĩ, và chiên-đà-la[136]…, không thụ năm giới, có thể hộ pháp, có thể cùng họ kết làm bạn lữ. Những hạng người ấy, tuy không thụ giới nhưng nhờ hộ pháp mà có phước báo công đức vô lượng hơn người thụ giới. Còn vị pháp sư phụng trì giới hạnh, oai nghi thanh tịnh, vui vẻ tin sâu giáo pháp Đại thừa, giảng giải rộng rãi cho người khác nghe có thể xử dụng các thứ cúng dường, hương, dầu, tràng hoa, cùng với quốc vương, đại thần, trưởng giả thay nhau dâng cúng, không để thiếu xót, nhưng không đánh mất pháp hạnh sa-môn. Người này xứng đáng gọi là pháp sư.

- Người trì giới là tự thân giữ gìn các pháp chân thật, giống như biển lớn, oai nghi đầy đủ, đó là trì giới. Lại nữa, người trì giới là không ham khoái lạc, chẳng thích danh dự, chán ghét lợi dưỡng, thường dạy người khác ít muốn biết đủ. Còn như những kẻ giữ giới mà bị tổn giảm lợi ích của bản thân mình, quyến thuộc không ưa thì không phải là pháp sư. Nếu pháp sư nào khởi tâm buồn chán với đồ chúng mình, đó là hành động tự hoại quyến thuộc, cũng gọi phá Tăng. Tăng có ba hạng. Hạng Tăng phạm giới, hạng Tăng trẻ con[137], hạng Tăng thanh tịnh. Trong ba hạng này, hạng Tăng phạm giới và Tăng trẻ con không phá hoại được hạng Tăng thanh tịnh. Tăng phạm giới là phàm phu ngu độn, theo kẻ phạm giới, chẳng kiểm soát nhau, tham lam ô trược mà cùng hòa hợp, những hạng người này là Tăng phạm giới. Giả sử tự thân có thể trì giới nhưng vì lợi danh, thường hay lui tới với người phạm giới thì cũng liệt vào hạng Tăng phạm giới. Những hạng Tăng này thường hay thực hành những điều phi pháp. Ai có khả năng giáo hóa những người làm điều phi pháp gọi là pháp sư. Tăng trẻ con là những hạng người thường tỏ ra vô sự, các căn đần độn, ngu si tăm tối, nếu được lợi dưỡng thì cho quyến thuộc, tu tập riêng rẽ, không cùng hòa hợp, đến ngày tự-tứ, hay ngày bố-tát cũng không tham dự. Hạng Tăng trẻ con cùng đồng một hạng những kẻ phạm giới. Ai có khả năng giáo hóa những người ngu muội phi pháp gọi là pháp sư. Tăng sống thanh tịnh như pháp như luật thì hạng Tăng này trăm ngàn chúng ma, cũng không thể nào phá hoại được họ. Hàng Tăng bồ-tát, tính thường thanh tịnh là thầy của hai hạng Tăng phá giới. Tăng trì luật là, khéo léo giáo hóa biết đúng phải thời, biết trọng biết khinh, không bỏ những điều không phải luật nghi, cũng không ngăn cản người giữ giới luật đúng như pháp luật. Thế nào gọi là khéo léo giáo hóa, biết đúng phải thời? Những người giáo hóa, hoặc là bồ-tát hoặc là trẻ con. Nếu là bồ-tát vì tâm hộ pháp không cần quán sát hợp thời hay là không phải hợp thời, dư hay không dư, hoặc mở hoặc chế, tùy từng trường hợp, tự tại đi đứng qua nơi thôn xóm hay nơi gò mả, vì tâm hộ pháp nên không trái phạm. Nơi mà thanh văn không được đi đến, như nhà kỹ nữ, quả phụ, dâm nữ, hoặc là đồng nữ, thì những nơi đó đều là xứ sở bồ-tát hộ pháp. Bồ-tát hộ pháp tới lui khắp chốn, suốt cả đêm ngày cũng không lỗi lầm. Đó là pháp sư biết thời giáo hóa. Biết điều trọng là, chẳng hạn một kẻ ngay khi Như Lai đầu tiên chế giới họ đã khởi tâm khinh chê, phạm giới, nhẫn đến phạm phải bốn pháp giới trọng[138], kẻ đó không được gọi là xuất gia, đó là biết trọng. Thế nào là khinh? Là biết tì-kheo mỗi một duyên do phạm vào tội nhẹ, tâm giới cũng nhẹ, hoặc tự nhớ nghĩ theo giới Phật chế, việc phạm không nhiều, đó là biết khinh. Không bỏ những điều giới luật còn lại, như là nuôi giữ súc vật, nô tỳ, và chứa những vật bất tịnh v.v… với những điều này, nằm ngoài giới luật, cũng không nên bỏ, phải thường giữ mình, không muốn tranh chấp với người phá giới, dù những điều đó không phải giới luật nhưng không được bỏ, bởi tuy không phải là giới luật nói, nhưng còn trong kinh nói giống giới luật, cho nên gọi đó chính là giới luật, nên không được bỏ. Hiểu trên ngôn thuyết, là chấp câu văn, không hiểu nghĩa chữ. Nếu có thể hiểu tất cả những gì chư Phật ba đời đã nói trong kinh mà tâm không hề một chút hoảng sợ, lại hay thọ trì diệu nghĩa vô lượng rộng lớn thâm sâu mà Phật đã dạy liền thành pháp vương chẳng thể nghĩ bàn của Đức Như Lai.

Bấy giờ Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật:

- Dạ vâng, Thế Tôn! Như Lai là đấng Pháp vương vô thượng, không thể nghĩ bàn. Như Lai là pháp thường trụ không đổi. Con sẽ phụng trì và giảng giải rộng cho người khác nghe.

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Lành thay! Ca-diếp phụng trì Pháp thân kim cang không hề biến hoại. Muốn học bình đẳng quán thân Như Lai phải tu pháp quán kim cang bất hoại. Bậc đại bồ-tát tu hành như vậy liền được đẳng quán, Pháp thân vô thượng.


 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 7: THỌ TRÌ

 

[867c] Lại nữa, thiện nam! Nay ta sẽ nói, công đức trọ trì khế kinh thậm thâm. Nếu có chúng sinh nghe được kinh này đời đời không đọa trong bốn đường ác[139], sinh ở chỗ nào cũng thường gặp Phật.

Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng:

- Kinh này tên gì, phụng trì thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Kinh này tên là Đại bát-nê-hoàn, đoạn đầu cũng thiện, đoạn giữa cũng thiện, đoạn cuối cũng thiện. Nghĩa thiện vị thiện, thuần một vị thiện. Bảo tạng kim cang nay Ta đã thuyết. Này thiện nam tử! Như Diêm-phù-đề có tám sông lớn đều chảy ra biển. Nước trong biển đó thật vô cùng tận. Đại-bát-nê-hoàn cũng lại như vậy, diệt trừ phiền não, hàng phục chúng ma, xoay lưng sinh tử, xả bỏ hóa thân, nên gọi nê-hoàn. Hết thảy chư Phật là diệu pháp này, không gì cao bằng. Lại như thầy thuốc có pháp thuật hay, vi diệu bí mật, bao nhiêu phương thuốc đều ở ông ấy nên gọi đại y. Pháp tạng bí mật Như Lai đã thuyết cũng lại như vậy, chín bộ kinh điển nằm trong kinh này, cho nên gọi là Đại bát-nê-hoàn. Thí như mùa hạ cày ruộng gieo hạt thường nuôi hy vọng, khi thu hoặch xong mọi hy vọng ấy cũng đều chấm dứt. Hành giả cũng vậy, đối với các kinh tu tập thiền định thường có hy vọng, đến khi học được kinh này xong rồi mau thành giải thoát, siêu việt ba cõi. Lại nữa thiện nam! Như người bệnh nặng, trước uống đề hồ, rồi dần uống đến loại thuốc tám vị là loại tốt nhất trong tất cả thuốc. Chúng sinh cũng vậy, đối với giáo pháp bí mật của Phật có bệnh mê lầm, tạm dùng kinh điển Đại thừa giáo hóa, sau cùng mới nói pháp dược tám vị Đại bát-nê-hoàn. Tám vị đó là: thường trụ, tịch diệt, không già, không chết, thanh lương, hư thông, bất động, khoái lạc[140]. Tám vị này là Đại bát-nê-hoàn. Nếu có bồ-tát an trú ở nơi Đại bát-nê-hoàn thì thường có thể ở khắp mọi nơi thị hiện nê-hoàn, vì thế gọi là Đại bát-nê-hoàn. Nếu có thiện nam muốn ở nơi pháp Đại bát-nê-hoàn mà bát-nê-hoàn phải học như vầy: Như Lai thường trụ, Pháp, Tăng cũng vậy. Nếu có thiện nam hoặc người thiện nữ hành trì kinh Đại bát-nê-hoàn này thì đối Như Lai học pháp thường trụ.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Pháp thân Như Lai chẳng thể nghĩ bàn. Diệu pháp Ngài thuyết chẳng thể nghĩ bàn. Công đức chúng Tăng chẳng thể nghĩ bàn. Và kinh này cũng chẳng thể nghĩ bàn. Từ nay con sẽ vì mọi chúng sinh có tâm cang cường, diệt trừ vô minh, đêm dài sinh tử tối tăm cho họ.

Kinh Đại hát-nê-hoàn, hết quyển 2


 

KINH

PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Quyển 3

Phẩm thứ 8: BỐN PHÁP

 

[868a] Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Bậc đại bồ-tát thành tựu bốn pháp, có thể nói kinh Đại bát-nê-hoàn cho người khác nghe. Bốn pháp đó là: Tự mình chuyên chính, giúp người chuyên chính, tùy thời hỏi đáp, hiểu rõ nhân duyên.

- Tự chuyên chính là: nghe pháp của Phật có thể tùy thuận nhàm tởm sợ hãi, toàn thân sởn ốc. Như nghe Phật dạy thà ôm cây cháy, lửa đỏ bừng bừng, thiêu rụi thân thể thành than chứ không thể nào đối với phương tiện mật giáo của Đức Như Lai khi tâm chưa ngộ nghe thuyết hữu thường sinh lòng phỉ báng, nhưng nghe ma giáo ca tụng luận thuyết về pháp thế gian, giảng nói vô thường thì cho là thật. Thà đưa lưỡi liếm cây củi đang cháy chứ không dám nói Như Lai vô thường; nếu nghe ai nói liền thấy sợ hãi, phải khởi lòng thương đối với người ấy. Phải tin sâu sắc pháp thân Như Lai trường tồn bất diệt, pháp già, bệnh, chết, không thể hủy hoại. Phải biết Đức Phật Thế Tôn là bậc không thể nghĩ bàn, giáo pháp Ngài dạy cũng y như vậy. Như Ta nói kinh ví dụ Cây Khô[141]... hãy khéo giữ gìn, đó là bồ-tát tự chuyên chính mình.

- Giúp người chuyên chính: Lúc Phật thuyết pháp, có người phụ nữ bồng đứa con nhỏ đang còn bú mớm đến chỗ Đức Phật lễ sát chân Ngài. Trong lòng bà có một mối hoài nghi, nên cứ đứng yên trầm ngâm nghĩ ngợi. Bấy giờ Thế Tôn biết bà nghĩ gì, liền lấy con bà ra làm thí dụ mà nói pháp rằng: “Thí như người mẹ khéo nuôi con mình, mới đầu lấy tay mớm sữa cho con, chờ nó nuốt hết mới mớn thêm nữa”. Bấy giờ người nữ tâm liền tỏ ngộ, bạch với Phật rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Ngài là Đại thánh, biết tâm niệm con mới nói lời này. Từ nay mỗi sáng con sẽ cho con của con ăn sữa thật nhiều chắc cũng không hề hại gì”. Phật bảo: “Không phải! Khi trẻ lớn khôn, cho nó ăn cơm cũng không hại gì”. Người nữ vui mừng bạch với Phật rằng: “Kỳ thay, Thế Tôn! Ngài khéo tùy thuận nói pháp dễ tiêu và không dễ tiêu. Để giáo hóa người, trước hết Ngài nói về pháp vô thường, khổ, không, bất tịnh. Nếu chúng sinh nào lòng tin chưa vững mà nói cho họ nghe pháp thường trụ thì sẽ phá hoại tín căn của họ, như người uống sữa mà vẫn chưa tiêu”. Phật bảo: “Lành thay! Này người thiện nữ, nên học như vậy, phương pháp nuôi con là lúc còn nhỏ, từ từ cho ăn thức ăn mềm dẻo và lại dễ tiêu. Khi tuổi lớn khôn thì cho ăn các thức ăn cứng hơn, cũng sẽ tiêu hóa không có hại gì. Ta cũng như vậy, vì các đệ tử trước nói bất tịnh, vô thường, khổ, không, như cho con ăn thức ăn mềm dẻo. Khi đạo tâm đã tăng trưởng lên rồi, có thể kham nhận các pháp Đại thừa thì Ta mới dạy giáo pháp Đại thừa Đại bát-nê-hoàn, cho ăn sáu món thức ăn cứng hơn, là vị ngọt, đắng, cay, chua, mặn, nhạt. Lấy mọi khổ đau làm món vị chua, vô thường vị mặn, vô ngã vị đắng, vui thích vị ngọt, ngô ngã vị nhạt, thường pháp vị cay, lấy củi phiền não, đốt lửa huyễn nghiệp, nấu chín pháp thực Đại bát-nê-hoàn thành vị cam lồ. Lại nữa thiện nữ! Thí như có hai chị em nhà nọ, có duyên sự cần phải ra khỏi nhà đến thôn xóm khác, hoặc sẽ ở lâu không thể về liền. Họ có hai con, một đứa rất ngoan, một đứa rất hư, cho nên lúc đi, bao nhiêu trân bảo, kho tàng bí mật đều không nói cho đứa con hư biết, mà đem giao phó cho đứa con ngoan”. Người nữ bạch Phật: “Đúng vậy, Thế Tôn”! Phật hỏi người nữ: “Tại sao kho báu không nói cho đứa con hư đốn biết”? Người nữ bạch Phật: “Bởi đứa con hư làm điều phi nghĩa, phóng túng buông lung, ăn tiêu vô độ, vì vậy không nói. Còn đứa con ngoan có thể gầy dựng gia nghiệp giàu sang, vinh hiển dòng họ, nên giao cho nó”. Phật bảo: “Đúng vậy! Giáo pháp của Ta cũng y như vậy. Lúc Ta phương tiện muốn vào nê-hoàn, pháp yếu bí mật bảo tạng Như Lai phải trao đệ tử, không trao những người phạm giới, tà kiến. Đối với Như Lai, nay bà chớ nghĩ là pháp diệt tận, mà phải nghĩ rằng là pháp thường trụ”. Người nữ bạch Phật: “Con thường nghĩ tưởng Như Lai thường trụ”. Phật bảo: “Này bà! Như lời bà nói, nên quán như vậy, chớ nên nghĩ rằng các pháp diệt tận, phải biết Như Lai là pháp thường trụ, không phải là pháp biến dịch đổi thay, không phải là pháp hủy diệt từ từ. Nếu như người nào thường xuyên tu tập, quán tưởng Như Lai là pháp thường trụ, phải biết người đó nhà nhà có Phật. Như vậy gọi là giúp người chuyên chính.

- Tùy thời hỏi đáp là như có người đến hỏi Như Lai: “Con phải làm sao được danh đại thí[142], tiếng đồn khắp chốn, thiên hạ đều hay mà không tổn mất một chút tài sản”. Phật bảo kẻ ấy: “Với người thanh tịnh, không nuôi súc vật, trâu bò, đày tớ, tu trì phạm hạnh thì đem những thứ nô tỳ, vợ con… vui vẻ cho họ; người không ăn thịt, vui vẻ đem thịt bố thí cho họ; người không uống rượu, dù chỉ một giọt, vui vẻ đem rượu khuyến khích họ uống; người ăn đúng thời, vui vẻ dâng cúng những lúc phi thời; người bỏ trang sức những thứ hương hoa, thì đem hương hoa, những đồ trang sức, vui vẻ cho họ. Đem những thứ ấy, cho người thế kia, rồi quay trở về. Nếu làm như vậy liền được mang danh là Đại thí chủ, thiên hạ đều biết nhưng mà chưa từng tổn hao một hào tài sản của mình”. Thuyết như vậy là tùy thời hỏi đáp.

Bấy giờ bồ-tát Ca-diếp bạch Phật:

- Như Thế Tôn dạy, người không ăn thịt mà cho họ thịt, người ăn thịt đó mắc tội không lớn, như vậy chẳng phải là làm tăng trưởng tà kiến ngoại đạo? Vì vậy nên chế giới không ăn thịt?

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử khéo hiểu ý Phật. Bồ-tát hộ pháp nên phải như vậy. Này thiện nam tử! Từ ngày hôm nay Ta cấm đệ tử không được ăn thịt. Giả sử nhận được những thức ăn khác phải thường quán tưởng như ăn thịt con. Vì sao đệ tử của đức Như Lai mà lại ăn thịt? Chư Phật đã dạy người nào ăn thịt là bị đoạn mất hạt giống đại từ.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Vì sao được ăn ba món tịnh nhục[143]?

Phật bảo Ca-diếp:

- Ba món tịnh nhục là Ta tùy việc tạm thời chế ra.

Ca-diếp lại thưa:

- Là do nhân gì?

Phật bảo Ca-diếp:

- Có chín cách nhận, trừ mười loại thịt[144]. Đây cũng tạm chế, phải biết từ nay không được dùng nữa.

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Vậy sao Thế Tôn từng khen thịt cá là thứ ăn ngon?

Phật bảo Ca-diếp:

- Ta chưa từng nói thịt cá là thứ thức ăn thơm ngon. Ta chỉ nói rằng cây mía, lúa tẻ, lúa gạo, đường phèn, các loại trái cây là thức ăn ngon, như Ta khen ngợi các thứ y phục trang nghiêm vẫn là ba y hoại sắc. Phải biết thịt cá là loại thức ăn tanh hôi ô uế, chỉ làm tăng trưởng thêm lòng tham muốn.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Nếu Thế Tôn cấm không được ăn thịt thì năm món như: sữa, dầu, vải bông, ngọc bội, da thú, cũng không được nhận.

Phật bảo Ca-diếp:

- Nghĩ lạ, Ca-diếp? Ông chớ nhận thức như bọn ngoại đạo nhóm Ni-kiền-tử[145].

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Vậy phải thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Từ ngày hôm nay, Ta cấm đệ tử không được thọ dụng ba món tịnh nhục, và bỏ chín cách thọ nhận thức ăn dù không có mười loại thịt đã cấm, cho đến loài vật tự nhiên chết đi cũng không được ăn. Bởi vì sao vậy? Người nào ăn thịt thì khi đi đứng ngồi nằm chúng sinh thấy đều sợ hãi, vì nghe sát khí[146] từ nơi người ấy, như người ăn món hưng cừ[147] hay tỏi, nếu vào hội chúng ai cũng chán ghét; người nào ăn thịt cũng y như vậy, tất cả chúng sinh nghe mùi sát khí lo sợ bị chết, những loài có mạng, dưới nước trên đất, hoặc bay trên không, thấy đều chạy trốn. Vì vậy bồ-tát chưa từng ăn thịt, vì độ chúng sinh tùy thời ăn uống kỳ thật chẳng ăn. Lại nữa thiện nam! Ta nê-hoàn rồi, về đời lâu sau có những tì-kheo tuy là học đạo mà tự cống cao, cho mình chứng quả, hoặc Tu-đà-hoàn, hoặc Tư-đà-hàm, hoặc A-na-hàm, hoặc A-la-hán. Trong đời ác trược, những người lang thang, bần cùng khốn khổ xuất gia học đạo phần nhiều lạm dụng danh tự tì-kheo[148], vì lợi dưỡng mà cung kính bạch y[149]; hình trạng tiều tụy như đứa chăn trâu; thân mặc cà-sa[150] như kẻ thợ săn trá hình bắt thú; mong cầu danh lợi của cải thế gian như mèo bắt chuột; các bệnh gầy gò, ghẻ lở, phong cùi, thân thể bất tịnh mà đắp y phục hiền thánh mâu-ni; thân hình giống như ngạ quỷ bần cùng, lạnh rét khốn khổ, chẳng phải sa-môn giả tướng sa-môn. Ở đời sau này, lúc chính pháp hoại, pháp luật hành xử, kinh điển chính luận mà Ta đã chế, đều bị trái ngược. Ai nấy tự tạo kinh luận, giới luật, nói giới luật mình ăn thịt thanh tịnh là điều Phật dạy; tự tạo luận tụng[151] trái ngược lẫn nhau; đều xưng sa-môn đệ tử Thích-ca. Lại nữa thiện nam! Giáo pháp Ta dạy thụ dụng ngũ cốc, lúa gạo còn sống và tự tay làm cá thịt mà ăn đều không thanh tịnh; học nghề ép dầu, cùng các kỹ thuật làm thợ công xảo, thợ mộc, luyện da, lui tới quốc vương, xem sao, làm lịch, chế biến thuốc thang, học luận thanh âm, văn từ xảo thế, chăn nuôi súc vật, nuôi giữ nô tỳ, cất chứa tiền tài, vàng bạc, san hô, ngọc bội, cẩm thạch, trân châu, vật báu, nuôi dưỡng các loài sư tử, hổ, báo, chồn, chuột, mèo, cáo, cất chứa thuốc độc, luyện thuật bùa chú, làm thợ vẻ tranh, viết sách sớ điệp, tạo sự nghiệp bằng các trò mưu mẹo khiến người mê hoặc, ca múa huyễn hoặc, đấu vật, nhuộm răng, thân ướp hương thơm, lấy hoa cài tóc, trau chuốt thể hình, và còn tất cả những vật phi pháp, hoặc giống phi pháp, Ta đều bảo đó là pháp bất tịnh.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Có những quốc độ mà dân nước ấy phần nhiều ăn thịt, nếu đi khất thực đều nhận thức ăn trộn lẫn với thịt, thì các tì-kheo và tì-kheo-ni, hàng ưu-bà-tắc và ưu-bà-di, ở trong nước ấy làm sao giữ được đời sống thanh tịnh?

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Nếu nhận thức ăn trộn lẫn với thịt, nên bỏ thức ăn vào ở trong nước, tách cơm với thịt riêng ra mỗi thứ, rồi lấy cơm ăn thì không phạm giới.

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Nếu như thức ăn trộn lẫn với thịt mà không thể phân thì phải làm sao?

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Nếu ở đất nước mà mọi người dân ăn thịt là chính, tất cả thức ăn thảy đều có thịt, thì Ta cho phép bỏ hết thịt ra, còn lại thức ăn đem bỏ vào nước, làm mất hương vị của thịt đi rồi sau đó mới dùng. Còn như cá thịt có thể phân ra mà ăn là tội. Ngày nay Ta chế giới không ăn thịt là có nhân duyên. Nếu không nhân duyên thì nhân thuyết kinh Đại bát-nê-hoàn cũng sẽ cấm chế không được ăn thịt. Như thế gọi là tùy thời hỏi đáp.

- Hiểu rõ nhân duyên là nếu tì-kheo hay ưu-bà-tắc hỏi nghĩa như vầy: Vì sao Thế Tôn, Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chính Giác lúc mới xuất thế không vì đệ tử mỗi mỗi chế giới? Mỗi mỗi không thuyết pháp môn như vậy? Sao không thuyết ba-la-đề-mộc-xoa[152] đến nơi rốt ráo? Nghĩa này thế nào? Tỳ-ni[153] là gì? Này thiện nam tử! Nghe Ta phân biệt nghĩa lý của ba-la-đề-mộc-xoa. Ba-la-đề-mộc-xoa có nghĩa là ít muốn biết đủ, thành tựu uy nghi, không còn đọa lạc vào đường súc sinh, lìa mọi nhiễm trước, hết thảy thân mạng đều được thanh tịnh. Đọa lạc là đọa vào bốn đường ác, địa ngục thiêu đốt. Uy nghi nghĩa là ít muốn biết đủ, nên không đọa lạc vào đường súc sinh, hết thảy thân mạng đều được thanh tịnh, cho nên giới bổn gọi là không đọa. Đọa trong địa ngục A-tỳ khổ đau gọi là đọa lạc. Bố-tát[154] nghĩa là nuôi lớn hai điều, một là tăng trưởng giới bổn mộc-xoa, hai là làm cho lìa mọi tà thuyết. Tỳ-ni nghĩa là giới luật vi tế, điều phục uy nghi, những vật phi pháp mình không tiếp nhận, cũng không cho người, gọi là tỳ-ni. Trong đó ai phạm bốn pháp giới trọng, mười ba hữu dư, ba mươi xả đọa, chín mươi mốt pháp đọa, bốn pháp hối quá, trăm pháp chúng học, hai pháp bất định, bảy pháp diệt tránh, những người phỉ báng kinh điển và bọn nhất-xiển-đề, phạm những tội như thế mà không hướng đến những người thanh tịnh phát lồ sám hối, một mực che dấu, như rùa giữ kĩ sáu chi của mình, thì tội phạm giới ngày đêm tăng trưởng. Vì sao Thế Tôn biết có tội này mà không kết giới? Khiến cho chúng sinh đọa vào ác thú? Giống như một người dẫn theo nhiều người muốn đi phương khác đã chỉ bày rõ cho con đường chính, nhưng vẫn có người quên mất đường chính lạc vào đường khác, có người lanh lợi hô hoán kịp thời khiến người lạc đường quay lại đường chính. Giáo pháp Như Lai cũng y như vậy, lúc đầu chỉ nói con đường duy nhất thẳng đến nê-hoàn, nếu các tì-kheo phạm nhiều lỗi lầm, khi đó mới nói quả báo phạm tội, rồi chế giới cấm. Như vậy Thế Tôn chỉ đường chân thật, vì mọi chúng sinh nói rõ công đức của mười nghiệp lành. Trong các vị trời, Phật là hơn hết. Trong tất cả pháp, Phật là chính pháp. Ngài thương chúng sinh, nói rõ công đức của mười nghiệp lành, bình đẳng thương yêu tất cả chúng sinh y như con một. Nếu có chúng sinh đọa trong địa ngục, vì muốn cứu độ chúng sinh này thoát khỏi cảnh địa ngục thì đức Như Lai có thể ở trong địa ngục kéo dài tuổi thọ một kiếp, hoặc hơn một kiếp. Vì vậy làm sao có thể để cho tì-kheo phạm giới tăng trưởng tội lỗi đọa trong đường ác? Như người thợ may, may xong áo mới, sau đó cắt xé cho rách nát đi rồi khâu vá lại. Thí như ông vua Chuyển luân thánh vương mới đầu dùng pháp mười nghiệp thiện lành giáo hóa nhân dân. Về sau dân chúng ác hạnh tăng dần, vua lấy Tự Tại Kim Luân[155] Bảo thần ra chế pháp luật, điều phục chúng sinh. Thế Tôn cũng vậy, lúc đầu chưa kết giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa, về sau tì-kheo phạm tội tăng dần, khi ấy mới lấy nhân duyên phạm giới làm điều căn cứ rồi chế giới cấm để cho chúng sinh, những người giữ giới an lạc tu tập thấy nhân duyên đó càng thêm hoan hỷ, tín tâm tăng trưởng, nhẫn đến bình đẳng quán chiếu nghĩa lý bốn pháp chân thật thậm thâm vi diệu, như vua Chuyển luân tự tại sử dụng Bảo thần Kim Luân. Pháp luân của Phật cũng y như vậy, cũng là giáo pháp vô lượng chư Phật. Chư Phật Như Lai chẳng thể nghĩ bàn. Giáo pháp Phật thuyết chẳng thể nghĩ bàn. Những người nghe được giáo pháp của Phật chẳng thể nghĩ bàn. Những ai tin được kinh này cũng là chẳng thể nghĩ bàn. Như vậy gọi là khéo hiểu nhân duyên, là đại bồ-tát thành tựu bốn pháp có thể nói kinh Đại bát-nê-hoàn cho người khác nghe. Hiện nói nhân duyên và nhân duyên của Đại bát-nê-hoàn chính là bộ kinh Đại bát-nê-hoàn. Như vậy gọi là khéo hiểu nhân duyên.

- Tự chuyên chính là thành thật trở lại với chính bản thân, chuyên hướng về kinh Đại bát-nê-hoàn, phải biết đấy là tự mình chuyên chính. Lại có khả năng giúp người chuyên chính là biết tì-kheo tâm đã thành thục mới nói bổn kinh Đại bát-nê-hoàn, nói Đức Như Lai trường tồn bất diệt, phải biết đây là giúp người chuyên chính. Tùy thời hỏi đáp là như Ta vì Ca-diếp mà nói bậc đại bồ-tát lợi trí vi diệu, có nhiều bí yếu, phương tiện mật giáo, chẳng phải thanh văn hay hàng duyên giác có thể suy lường, đó chính là kinh Đại bát-nê-hoàn, đây cũng gọi là tùy thời vấn đáp, tùy vào tâm tưởng của mọi chúng sinh mong muốn điều gì thì nói pháp ấy, chẳng phải hư vọng. Thí như một người diễn tả hư không bằng nhiều tên gọi, là không, là hư, là không gì cả, hay là vô số… diễn tả như vậy chẳng phải hư vọng. Như Lai thuyết pháp cũng y như vậy. Bộ kinh Đại bát-nê-hoàn này nói bốn pháp ắt hẳn có chỗ ứng hợp, chẳng phải hư vọng.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Nếu Đức Như Lai trường tồn bất diệt thì trái ngược với khế kinh[156] Phật dạy.

Rồi thì bồ-tát nói bài kệ rằng:

Như đốt viên sắt nóng

Rồi bỏ vào nước lạnh

Sức nóng nó mất dần

Chẳng biết nó về đâu

Giải thoát hết tất cả

Qua vực sâu tử sinh

Mãi an lạc bất động

Chẳng biết ở nơi nào?

[870a] Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Chớ dùng bài kệ nói điều sai lầm, cho rằng Như Lai mãi mãi mất hẳn. Chẳng phải sắt nóng bỏ vào trong nước sức nóng của nó dần dần mất hẳn. Chư Phật Như Lai vĩnh diệt nê-hoàn cũng y như vậy. Như viên sắt nóng bỏ vào trong nước, sức nóng mất dần, Như Lai cũng vậy, vô lượng phiền não, trói buộc, hoạn nạn, thảy đều tiêu diệt, thí như sắt nóng bỏ vào trong nước sức nóng của lửa tuy đã diệt mất, nhưng tính của sắt vẫn còn nguyên vẹn. Như Lai cũng vậy, vô lượng kiếp số, lửa dữ phiền não đều tiêu diệt cả, nhưng tính Như Lai là tính kim cang vẫn hằng thường tại, không phải là pháp biến dị thay đổi, không phải là pháp hủy diệt từ từ. Đức Phật Như Lai giải thoát tất cả, vượt qua mọi chốn vực sâu sinh tử, thể nhập nê-hoàn là đi đến chỗ mọi nẻo thú hướng hoàn toàn vĩnh diệt, không thể biết được, vì vậy nói rằng:

Giải thoát hết tất cả

Qua vực sâu tử sinh

Mãi an lạc bất động

Chẳng biết ở nơi nào?

[870a] Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Như đem sắt nóng bỏ vào trong nước, sức nóng của nó dần dần mất hẳn, rồi lại đem nó bỏ vào trong lửa. Như Lai Nê-hoàn kỳ thật thường trụ, nhưng vì chúng sinh lại vào vô lượng lửa dữ sinh tử, đoạn trừ tất cả oán kết hoạn nạn trói buộc chúng sinh. Lành thay, Thế Tôn! Như Lai trường tồn, là điều chắc thật.

Phật bảo Ca-diếp:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam tử! Thí như ông vua Chuyển luân thánh vương vào trong hậu cung cùng với mỹ nữ vui hưởng dục lạc, phút chốc sau đó đi ra ngự viên, đến hồ nước tắm, khoái lạc tự tại. Bấy giờ trong cung chẳng thấy bóng vua chớ bảo mất hẳn. Chư Phật Thế Tôn bỏ Diêm-phù-đề, thị hiện vô thường cũng y như vậy, chớ bảo vĩnh diệt, như vua Chuyển luân bỏ chốn thâm cung dạo chơi lâm viên khoái lạc tự tại. Như Lai cũng vậy, bỏ chốn thâm cung vô lượng phiền não, vào vườn tổng trì[157], có hoa thất giác[158], có hồ tắm mát, dạo chơi thoả thích, dùng trí phương tiện tự tại hóa hiện, vô lượng phiền não đã diệt từ lâu.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Như Thế Tôn dạy, Như Lai đã diệt vô lượng kiếp số sinh tử phiền não, hoạn nạn khổ đau, Ngài đã vượt qua biển lớn ngũ dục[159], vậy thì tại sao lúc còn bồ-tát ở trong thâm cung vui thú dục lạc cùng với mỹ nữ? Và làm thân phụ của La-hầu-la[160]? Do đó nên biết Ngài chưa đoạn hết phiền não hoạn nạn, Ngài chưa vượt qua biển lớn ngũ dục.

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Chớ nói lời đó với Đức Như Lai, Ứng Cúng Đẳng Giác. Sở dĩ gọi là Đại bát-nê-hoàn bởi có khả năng kiến lập nghĩa lớn, nay ông lắng nghe và diễn nói rộng cho người khác nghe, chớ sinh nghi ngờ. Bậc đại bồ-tát trụ trong nê-hoàn có khả năng lấy núi chúa Tu-di bỏ vào hạt lúa, vậy mà bao nhiêu chúng sinh sống ở nơi núi Tu-di chẳng bị nhiễu hại, đến đi đứng ngồi, chẳng biết ai làm, chỉ trừ chúng sinh có được tri kiến, biết bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn an trí Tu-di vào trong hạt lúa rồi sau trả lại. Cảnh giới của bậc Đại bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn là y như vậy. Lại nữa thiện nam! Bậc đại bồ-tát trụ trong Đại bát-nê-hoàn cầm lấy đại địa của cả ba ngàn thế giới bỏ vào hạt lúa, bao nhiêu chúng sinh trong thế giới ấy chẳng bị nhiễu hại và chẳng thể biết ai đem mình đến, ai an trí mình ở tại chỗ đó, ngoại trừ chúng sinh có được tri kiến biết bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn cầm lấy ba ngàn đại thiên thế giới an trí vào trong hạt lúa rồi sau trả lại như cũ. Lại nữa thiện nam! Bậc bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn lại đem ba ngàn đại thiên thế giới an trí vào trong lỗ chân lông mình, vậy mà chúng sinh của thế giới ấy chẳng bị nhiễu hại và chẳng tự biết ai đem mình đến, ai an trí mình ở tại chỗ đó, chỉ trừ chúng sinh có được tri kiến biết bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn đem cả thế giới ba ngàn đại thiên an trí vào trong lỗ chân lông của thân thể quý ngài rồi sau trả lại. Lại nữa thiện nam! Bậc bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn, ở thế giới này có thể đem cả mười phương quốc độ của các chư Phật để trên đầu kim, như lấy đầu kim nâng chiếc lá táo, rồi đem đi qua quốc độ Phật khác mà các chúng sinh chẳng bị nhiễu hại và đều chẳng hay ai đem mình đi, ai an trí mình vào quốc độ ấy, chỉ trừ chúng sinh có được tri kiến biết bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn và dùng thần lực để làm việc ấy. Lại nữa thiện nam! Bậc bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn nắm hết tất cả quốc độ mười phương bỏ vào tay phải, như người thợ nung nắm lấy bánh xe làm bằng đất nung ném qua phương khác, xa đến vô lượng thế giới vi trần, mà các chúng sinh không bị nhiễu hại, và chẳng tự hay ai đem mình đi, ai an trí mình vào thế giới ấy, chỉ trừ chúng sinh có được tri kiến biết bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn và dùng thần lực để làm việc ấy. Lại nữa thiện nam! Bậc bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn lấy hết thế giới khắp cả mười phương bỏ vào hạt bụi, mà các chúng sinh chẳng hề tổn hại, và chẳng tự hay ai đem mình đến an trí tại đó, ngoại trừ chúng sinh có được tri kiến, biết bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn, và dùng thần lực để làm việc đó. Này thiện nam tử! Đại bồ-tát trụ Đại bát-nê-hoàn có đại thần lực, thị hiện vô số những việc như vậy, cho nên gọi là Đại bát-nê-hoàn. Những việc bồ-tát đã làm khi trụ Đại bát-nê-hoàn tất cả chúng sinh không thể lường được. Nay ông làm sao có thể biết được Như Lai gần gũi với năm món dục, và làm thân phụ của La-hầu-la? Lại nữa thiện nam! Ta trụ ở trong Đại bát-nê-hoàn là vì việc lớn, ở trong ba ngàn đại thiên thế giới, trăm ức mặt trời và cả mặt trăng, trăm ức cõi nước Diêm-phù-đề này hóa hiện nhiều cách, y như cảnh giới định Thủ Lăng Nghiêm[161] đã nói, ở trong ba ngàn đại thiên thế giới và Diêm-phù-đề đều lấy Đại bát-nê-hoàn để thị hiện nê-hoàn, nhưng mà chẳng phải nhập bát-nê-hoàn một lần sau cuối, mà còn trở lại cõi Diêm-phù-đề ở trong năm dục thị hiện thụ thai, cha mẹ của Ta gọi Ta là con, nhưng Ta từ thuở quá khứ xa xưa, vô số kiếp trước đến nay đã đoạn sạch hết ái dục, không còn thụ thân nhiễm ô bất tịnh, không còn thụ thân thụ thực ô uế, thân Ta chính là pháp thân thanh tịnh, sự sinh đã đoạn. Ta dùng trí tuệ phương tiện tùy thuận, ở Diêm-phù-đề thị hiện sinh ra làm một đồng tử, khi vừa sinh ra, bước về hướng bắc bảy bước và nói: “Trong loài trời, người đến a-tu-la chỉ có mình Ta là tôn quý nhất, không ai sánh bằng”. Cha mẹ vui mừng cất tiếng khen rằng: “Ta sinh đứa con, vừa mới chào đời đã đi bảy bước, là chuyện hiếm trong cuộc đời này”! Vào lúc bấy giờ, mọi loài chúng sinh đều nói kỳ lạ, nhưng Ta chưa từng làm thân đồng tử. Từ vô lượng kiếp đến nay Ta đã lìa hạnh anh nhi, pháp thân thanh tịnh, chẳng phải là thân gân cốt xương thịt, thức ăn nuôi lớn. Pháp thân thị thiện tùy thuận thế gian, làm thân đồng tử, hướng về phương nam bước đi bảy bước là muốn chỉ rõ, trong mọi phước điền Ta là hơn hết; hướng về phương tây bước đi bảy bước là muốn nói rõ, Ta sẽ là người hoàn toàn đoạn tận sinh lão bệnh tử, trong cõi chúng sinh đây là thân cuối; hướng về phương đông bước đi bảy bước là muốn nói rõ trong mọi chúng sinh Ta là bậc thầy dẫn đường tối thượng; hướng về bốn gốc bước đi bảy bước là muốn nói rõ Ta sẽ đoạn tận mọi thứ tà thuyết, quét sạch phiền não, hành động của ma, thiên tử Tự Tại đều phải hàng phục, và Ta sẽ thành Ứng Cúng Đẳng Giác; nương giữa hư không, nhẹ đi bảy bước là Ta thị hiện không bị nhiễm ô, như hư không kia; hướng về phương dưới, bước đi bảy bước là muốn nói rõ, Ta sẽ phá bỏ tất cả lửa dữ ở trong địa ngục, nổi mây pháp lớn, rưới mưa pháp lớn, an lạc chúng sinh, mưa trận mưa đá đại pháp đè bẹp tất cả ác giới. Ta sinh ở cõi Diêm-phù-đề này thị hiện vẫn còn búi tóc là muốn cho chúng sinh biết búi tóc trên đầu của đồng tử kia chư thiên, loài người không ai có thể cầm dao đến cắt búi tóc ở trên đỉnh đầu Ta được. Trong vô số kiếp Ta đã từ bỏ búi tóc này rồi, nay lại thị hiện vẫn còn búi tóc là để tùy thuận thế gian mà thôi. Ta thị hiện vào trong miếu thờ trời, đại lực thiên thần, Thích Phạm hộ thế[162] cúi đầu cung kính đảnh lễ sát chân, vì vô số kiếp Ta đã làm thầy của cả trời, người, nay thị hiện vào miếu trời là để tùy thuận thế gian. Ở Diêm-phù-đề Ta còn thị hiện việc đeo khoen tai, nhưng thật ra chẳng có người nào dám đeo khoen cho Ta. Mái tóc xoắn tròn, rủ xuống bên phải như bờm sư tử, hết thảy nhân dân đều thấy tóc Ta như bờm sư tử, nhưng vô số kiếp Ta đã từ bỏ mái tóc rủ ấy, nay Ta thị hiện mái tóc xoắn tròn, rủ xuống bên phải như bờm sư tử là để tùy thuận thế gian mà thôi. Ở Diêm-phù-đề, Ta cũng thị hiện vào trong học đường, nhưng trong ba cõi không ai có thể làm thầy Ta được, duy chỉ có Ta làm thầy trời, người, vì vậy cho nên gọi Ta là bậc Nhất thiết chủng trí[163]. Nhiều kiếp Ta đã từng học thành tựu trí tuệ vô thượng, nhưng nay thị hiện vào trong học đường là để tùy thuận chúng sinh mà thôi. Ta cũng thị hiện cưỡi voi, cưỡi ngựa, xử dụng xe báu, giữ các kho báu, thân ở thâm cung hưởng thụ dục lạc, lãnh đạo việc nước, nhưng thật chưa từng bị những thứ đó làm cho nhiễm trước, vì từ lâu xa Ta đã xả ly tất cả thứ ấy như bỏ đàm giải. Ta còn thị hiện thụ năm món dục, lãnh đạo việc nước, làm Chuyển luân vương, vua Diêm-phù-đề, nhưng vô số kiếp Ta đã từ bỏ địa vị vua chúa, vận chuyển pháp luân cam lồ vô thượng, nay Ta thị hiện làm vua Chuyển luân chỉ là tùy thuận thế gian mà thôi. Ở Diêm-phù-đề Ta cũng thị hiện thấy cảnh sinh, già, bệnh, chết, rồi Ta từ bỏ cung vàng điện ngọc với mọi dục lạc xuất gia, mọi người đều thấy đồng tử xuất gia, nhưng Ta chỉ vì hóa độ chúng sinh và để tùy thuận thế gian nên mới thị hiện xuất gia. Ta cũng thị hiện chứng đắc bốn quả của bậc sa-môn là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, trải qua chín lớp thứ tự thiền định[164], tu bốn chân đế, chúng sinh đều thấy Ta rất mau chóng thành bậc La-hán không ai sánh bằng, nhưng nhiều kiếp trước Ta đã chứng quả cứu cánh La-hán, nay vì hóa độ mọi loài chúng sinh cho nên thị hiện lần đầu tiên chứng. Ta lại thị hiện đến dưới gốc cây trải cỏ làm tòa, hàng phục chúng ma thành đạo vô thượng, nhưng nhiều kiếp trước Ta đã hàng phục tất cả chúng ma và mọi phiền não, đã chứng đắc được pháp vị cam lộ. Ta cũng thị hiện thở ra hít vào, đại tiện tiểu tiện, nhưng thân Ta là pháp thân thanh tịnh đâu có các thứ phiền phức đó nữa, mà chỉ thị hiện theo cách thế gian. Thị hiện ăn uống là vì chúng sinh, kỳ thật Ta chẳng có niệm đói khát, thị hiện ăn uống là để tùy thuận theo cách người đời. Trong vô số kiếp Ta thường chứng đắc các ba-la-mật[165] thậm thâm vi diệu, nên chẳng còn bị thời tiết chi phối, nhưng phải tùy thuận theo cách thế gian, thị hiện ở trong nhà cửa phòng xá, kỳ thật không có mấy việc ngủ nghỉ, ợ, ngáp phiền phức. Thị hiện ngồi, nằm, kinh hành, dòm ngó, liếc qua, liếc lại, ngẩng lên, cúi xuống, kỳ thật pháp thân của Ta không có các cử chỉ đó. Thị hiện tắm rửa, thân thể sức dầu, dùng cành dương chi để mà súc miệng, nhỏ thuốc sáng mắt, nhưng mà pháp thân đâu có sử dụng những thứ không được thanh tịnh như vậy. Thân thể của Ta, tay chân mềm mại như cánh lá sen, miệng ngát hương hơm như hoa ưu-bát, đôi mắt trong sáng tựa như mặt trăng, nhưng để tùy thuận thế gian nên phải thị hiện thế kia. Ta còn thị hiện sống hạnh thiểu dục, khất thực xin ăn, mặc đồ phấn tảo[166], nhưng nhiều kiếp trước Ta đã thực hành thành tựu cứu cánh đời sống của một sa-môn khổ hạnh. Ta thị hiện giữa nhân gian làm cha của La-hầu-la, làm con của vua tên là Tịnh Phạn, mẹ là Ma-da, quyến thuộc đầy đủ, nhưng có khả năng từ bỏ cuộc sống an vui thế tục xuất gia học đạo, sống ở trong rừng, ngồi dưới gốc cây, đoạn mọi thô tế của năm món dục và những trạng thái thọ lạc khác nhau. Bỏ ngôi vương tử dòng họ Cù-đàm, thị hiện xuất gia hóa độ chúng sinh. Như Lai không hề đắm nhiễm năm món dục lạc khi làm cha La-hầu-la. Ta thị hiện có đầy đủ cha mẹ là để tùy thuận theo cách thế gian, chúng sinh đều thấy Ta là người thường, kỳ thật Như Lai chẳng như người trời, chẳng giống người đời. Lại nữa, ở Diêm-phù-đề Như Lai thị hiện nhập bát-nê-hoàn nhưng mà không phải vào nê-hoàn hẳn, chúng sinh đều bảo Như Lai vĩnh diệt, nhưng mà pháp thân Như Lai thường trụ, chẳng phải là pháp thay đổi, hoại diệt. Thị hiện nê-hoàn là pháp thường trụ của các chư Phật. Có khi thị hiện làm một tì-kheo phạm bốn tội trọng, mọi người đều thấy, nhưng mà kỳ thật Ta chưa bao giờ thể hiện giải đãi. Hoặc lại thị hiện làm nhất-xiển-đề, hoặc phá hoại Tăng, mọi người đều thấy Ta tạo tội nghiệp địa ngục Vô gián, nhưng mà kỳ thật Ta không hề có tâm phá hoại Tăng, thật ra không ai phá hoại Tăng được. Ở Diêm-phù-đề Ta còn thị hiện hộ trì chính pháp, mọi người đều thấy Ta là đại sĩ hộ pháp đắc lực, nhưng đây chỉ là pháp thường của Phật và hàng bồ-tát. Ở Diêm-phù-đề hiện làm Thiên ma ai cũng đều thấy, kỳ thật Ta không tạo nghiệp của ma. Ở Diêm-phù-đề hiện làm thân nữ, ai cũng ngạc nhiên: Lạ thay, hôm nay người nữ thành Phật! Nhưng mà kỳ thật Như Lai chưa từng làm thân nhi nữ, tùy theo nhân duyên và chỗ mong cầu của mọi chúng sinh mà thị hiện làm thân nam, thân nữ. Ở Diêm-phù-đề Ta thị hiện vào bốn loài súc sinh, mọi người đều bảo là súc sinh thật, kỳ thật Ta không tạo nghiệp súc sinh, thị hiện vào đó là để tùy thuận thế gian mà thôi. Ta lại thị hiện vào chúng Phạm thiên, làm thầy bọn họ, chỉ vì phương tiện dẫn dắt chúng sinh phụng thờ Phạm thiên để khiến cho họ kính tin chính pháp chứ Ta không hề tạo nghiệp Phạm thiên, hiện tướng Phạm thiên chỉ là tùy thuận thế gian mà thôi. Ta lại thị hiện vào trong nhà chứa độ các dâm nữ, không hề khởi lên ý tưởng tham dục, tâm như hoa sen chẳng nhiễm bùn nhơ. Thân tướng trang nghiêm, đến khắp những nơi ồn ào náo nhiệt, phương tiện dẫn dắt, giáo hóa chúng sinh có tâm nhiễm ô. Ta lại thị hiện vào trong kỹ viện hiện làm kỹ nữ nhưng dùng chính pháp giáo hóa mọi người; vào trong học đường thị hiện làm thầy dạy bọn trẻ con; hoặc vào quán rượu, chiếu bạc, hý viện để giáo hóa người, nhưng Ta không hề tạo nghiệp như họ; đến nơi gò mả độ các chim thú, nhưng Ta chẳng phải là thân súc sinh; vào nhà trưởng giả truyền trao chính pháp; vào chốn đại thần chỉ dạy việc nước; vào chỗ thái tử dạy làm hộ pháp; vào nhà vương hầu làm bậc tiên vương vận dụng chính pháp để mà trị quốc; Ta còn thị hiện ra các mầm bệnh nhân đó chữa trị những người bệnh ấy, rồi đem chính pháp dạy họ chán lìa bệnh khổ của thân, chúng sinh cho rằng thật có mầm bệnh; Ta cũng thị hiện mất mùa đói khát rồi đem thức ăn cam lộ bố thí cho những chúng sinh đói khổ trở về nương tựa chính pháp, chúng sinh bảo rằng thật có kiếp đói; Ta còn thị hiện trận kiếp đao binh, khiến cho chúng sinh tổn hại lẫn nhau, nhân đó mới đem chính pháp giáo hóa khiến họ hòa vui, chúng sinh cho rằng thật có tai kiếp đao binh chiến trận; Ta lại thị hiện tướng trạng vô thường như lửa thiêu đốt, để dạy cho những chúng sinh chấp thường, chúng sinh đều bảo thật có tai họa lửa dữ thiêu đốt. Mỗi loài chúng sinh đều đồng ngôn ngữ giống loài của mình, nhưng ai cũng cho tiếng nói loài mình hơn mọi loài khác, nên Ta tùy thuận âm thanh họ ưa mà hóa độ họ. Ta lại thị hiện đủ cả bốn loại đất, nước, gió, lửa, tùy loại chúng sinh mê đắm loài nào nhân đó độ họ. Ta lại thị hiện làm những cây thuốc, tùy mỗi căn bệnh chữa trị độ thoát chúng sinh bệnh đó. Ta lại thị hiện vào chúng ngoại đạo xuất gia làm thầy dẫn dắt bọn họ, nhưng vô lượng kiếp Ta đã lìa hẳn nghiệp ngoại đạo rồi, thị hiện như vậy cốt đem chính pháp độ họ mà thôi. Ta lại thị hiện làm thợ khéo tay, làm thầy thuốc giỏi, làm thầy bùa chú, là để giáo hóa mọi loài chúng sinh và các ngoại đạo lòng đầy kiêu mạn, vận dụng chính pháp hàng phục mọi loài tà mạn, kiêu mạn, cống cao, ngã mạn, chúng sinh thấy vậy cho Ta là người thế tục tầm thường, nhưng Phật thường trụ lìa pháp thế gian. Thậm chí Ta cũng thị hiện làm kẻ tôi tớ hạ tiện để mà tùy thuận độ cho bọn họ. Trong Diêm-phù-đề thị hiện vô số nghiệp chủng khác nhau, kỳ thật Như Lai chưa từng làm việc giống như bọn họ. Thị hiện vô số tướng loài là để tùy thuận thế gian. Trong các cõi nước, Bắc Uất-đan-viết, Tây Câu-da-ni, Đông Phất-vi-kiến, hai mươi lăm cõi[167], cho đến ba ngàn đại thiên thế giới, Ta đã tùy thuận theo pháp thế gian hóa hiện vô vàn và nói rõ trong Lăng Nghiêm tam-muội. Như Lai thành tựu trí đại phương tiện, mọi việc Phật làm đều là thị hiện, vì vậy gọi là Đại bát-nê-hoàn.

Bậc đại bồ-tát trụ công đức Đại bát-nê-hoàn tất có khả năng tùy duyên biến hóa vô số giống loài chẳng hề sợ hãi. Ông chớ nghi ngờ Ta làm thân phụ của La-hầu-la. Phải biết Như Lai từ vô số kiếp đã lìa biển lớn sinh tử ái dục. Do đó Như Lai là pháp thường trụ, chẳng phải là pháp biến đổi, hư hoại.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Nếu Đức Như Lai là pháp thường trụ, chẳng phải là pháp hủy diệt từ từ, chẳng phải là pháp biến dị đổi thay, vậy thì tại sao Như Lai khen ngợi việc nhập nê-hoàn? Thí như đèn tắt, ánh sáng của nó đi về chốn nào không ai biết được?

Phật bảo Ca-diếp:

- Ông ví như vậy không đúng ý Ta. Này thiện nam tử! Thí như cây đèn đựng đầy dầu mỡ thắp lên sẽ sáng, đến khi dầu hết gọi là đèn tắt, nhưng mà kỳ thật cây đèn vẫn còn. Như Lai cũng vậy, loại dầu phiền não đã cháy hết rồi, nhưng đèn Như Lai vẫn còn chẳng mất. Nếu như dầu mỡ và đèn đều hết thì đức Như Lai nê-hoàn cũng vậy. Lửa tắt đèn còn, vì vậy Như Lai an lạc nê-hoàn chẳng còn chẳng mất. Lại nữa thiện nam! Ta nói đèn tắt là để thí dụ bậc A-la-hán, chẳng phải để nói về pháp nê-hoàn. Bậc A-la-hán đắc quả tăng thượng[168] thì đã diệt sạch mọi thứ tham muốn thức ăn ô uế ở trong cuộc đời, thí như đèn tắt. Bậc A-na-hàm nghĩa cũng như vậy. Vì vậy Ta đã phương tiện nói pháp vi diệu bí mật, chẳng nói nê-hoàn.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Bậc A-na-hàm có nghĩa là gì?

Phật bảo Ca-diếp:

- Không còn trở lại thụ thân này nữa là A-na-hàm.

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn, Như Lai cũng giống những nhà ảo thuật, có pháp bí mật?

Phật bảo:

- Không phải! Pháp của Ta thuyết ví như trăng thu tròn đầy không khuyết, lìa dâm, nộ, si, không có che dấu, cũng không bí mật. Như ông trưởng giả lắm tiền nhiều của, chỉ có một con, thương yêu hết mực, đem đến nhà thầy để học bán tự[169]. Chưa được bao lâu, sợ con học vậy lâu được thành tài, trưởng giả đem con về lại nhà mình ngày đêm ân cần dạy cho bán tự. Thế nào thiện nam, người cha chỉ dạy con học bán tự có thể biết được tất cả các loại ký luận hay chăng? Nếu có thể biết tất cả ký luận vậy thì tại sao người cha chỉ dạy bán tự mà thôi? Với đứa con yêu lẽ đâu ông ấy dấu giếm không dạy ký luận hay sao?

Ca-diếp bạch Phật:

- Dạ không Thế Tôn! Vì đứa trẻ con chưa thể hiểu luận cho nên không dạy. Nếu ông tham tiếc giấu kín thì mới gọi là che giấu, đằng này lòng dạ thẳng ngay khích lệ, tùy sức đứa trẻ từ từ dạy dỗ nên không thể nói là che giấu được.

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Đúng như ông nói, với tâm giận hờn, tham lam, keo kiệt giữ lại bí mật gọi là che giấu, nhưng Ta dùng tâm từ bi thương yêu tất cả chúng sinh y như con một, chỉ vì thấy con còn nhỏ không thể kham nhận giáo pháp thậm thâm vi diệu cho nên chưa dạy, như ông trưởng giả lúc đầu dạy con chỉ dạy bán tự. Ta cũng như vậy, dạy chín bộ kinh, mười trí, mười lực, bốn chân diệu đế, tám phần thánh đạo, luận ký thậm thâm, nhưng với giáo pháp Đại thừa phương đẳng thì chưa thể dạy. Lại nữa thiện nam! Như ông trưởng giả dạy đứa con cưng, trước học bán tự, học bán tự xong, lần lượt mới dạy ký luận thâm sâu, khiến con thông hiểu. Ta cũng như vậy, trước vì đệ tử dạy chín bộ kinh, khi biết đệ tử đã thông hiểu rồi, sau đó mới dạy luận ký Đại thừa: Như Lai trường tồn, chẳng phải là pháp thay đổi biến dị, khiến mọi chúng sinh mở rộng mắt huệ. Này thiện nam tử! Thí như mùa hạ, khi mây kéo về, sấm chớp rền vang ắt có mưa to, trăm loại thảo mộc đều được thấm nhuần. Ngày nay Như Lai cũng y như vậy, kéo mây sấm sét khởi đại pháp âm tuyên thuyết giáo pháp vi diệu bí mật Đại bát-nê-hoàn, ắt hẳn có mưa pháp vũ cam lồ an lạc chúng sinh.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Như Thế Tôn dạy chẳng hề giấu giếm, rõ ràng như việc đưa cơm vào miệng. Nhưng còn ý nghĩa như chim bay qua ở giữa bầu trời dấu vết khó tìm thì là thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Giấu là gom chứa, lấy về cho nhiều; giếm là cất giữ, cất giữ những gì đã nhận về được; đó là ý nghĩa hai chữ giấu giếm. Giấu giếm có hai: một là hữu vi, hai là vô vi. Giấu giếm hữu vi là những Thanh văn. Giấu giếm vô vi chính là Như Lai. Tăng có hai loại, đó là đẳng Tăng và vô đẳng Tăng. Đẳng Tăng chính là hàng Tăng Thanh văn. Hàng Tăng Thanh văn cũng không giấu giếm, vậy mà ngày nay tại sao có người nhận nuôi đầy tớ, cất giữ tiền bạc; đến như dầu vừng, muối ăn v.v… Như Lai còn không cho họ cất giữ, lẽ nào Như Lai cho họ nuôi chứa những vật như trên. Nếu ai bảo rằng Như Lai cho phép, kẻ ấy đời đời bị đọa lạc vào địa ngục Cắt Lưỡi. Đẳng Tăng Thanh văn không có giấu giếm, rõ ràng như việc đưa cơm vào miệng; tâm tư của họ không hề tham tiếc, như không tham tiếc mùi vị thức ăn, nơi mà họ đến như dấu chim qua, khó lòng tìm được. Những hạng người đó mau chóng thành đạo Vô thượng chính giác. Dấu vết khó tìm gọi là Như Lai. Hàng Tăng hữu vi còn không giấu giếm, huống Tăng vô vi! Tăng vô vi là chư Phật Như Lai. Chư Phật Như Lai há có bí mật? Nếu có bí mật mới là giấu giếm. Khó tìm chính là chỉ cho nê-hoàn an lạc bất động, không có các tướng hư không, nhật, nguyệt, mây, mưa, đất, nước, lửa, gió, sinh già, bệnh, chết, phiền não. Thường trụ bất biến, an lạc bất động gọi là nê-hoàn. Vì chứng nê-hoàn nên gọi Như Lai đại bát-nê-hoàn. Đại có nghĩa là làm những việc lớn. Đại là tên gọi số đếm hữu vi, nếu có người nào thọ mạng dài lâu, thì gọi người đó là bậc đại thọ. Người có khả năng vận hành Phật pháp là bậc đại nhân ở trong loài người. Người nào thành tựu tám điều giác ngộ của bậc đại nhân, gọi là đại nhân. Cho nên chữ đại là tên số đếm của pháp hữu vi. Nê-hoàn nghĩa là lìa mọi ung nhọt. Thí như một người bị trúng tên độc, đau đớn vô cùng, may nhờ gặp được thầy thuốc chữa trị, vết thương đau đớn ắt được chữa lành. Người thiện nam đó lìa khỏi ung nhọt, ông thầy thuốc ấy lại qua nước khác chữa bệnh ung nhọt cho mọi chúng sinh. Đức Phật Như Lai, Ứng Cúng Đẳng Giác cũng làm như thế, tất cả chúng sinh trong Diêm-phù-đề từ vô lượng kiếp bị nhiễm các độc phiền não tham dâm, giận hờn, si mê làm cho khổ đau, Như Lai dùng thuốc pháp vị cam lộ Đại thừa để trị những bệnh khổ ấy. Những chúng sinh này dứt bệnh khổ rồi, Ta lại thị hiện đi qua nước khác chữa trị bệnh khổ chúng sinh ở đó, vì vậy nên gọi Đại bát-nê-hoàn. Nghĩa lý chân thật và nghĩa phương tiện đều được gọi là Đại bát-nê-hoàn. Ta thị hiện vào sáu nẻo luân hồi và đường giải thoát, bất cứ chỗ nào, tùy theo chỗ cảm thụ của chúng sinh mà Ta giáo hóa, vì ý nghĩa này cho nên gọi là Đại bát-nê-hoàn.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Cách chữa trị bệnh của ông thầy thuốc, phải chăng trị dứt bệnh khổ mọi người ở chỗ này xong, ông lại xuất hiện ở một nơi khác trị bệnh cho người?

Phật bảo:

- Đúng vậy! Này thiện nam tử, có thể điều trị tất cả các bệnh khiến cho được lành, chỉ trừ bệnh nặng không thể chữa được. Chư Phật Thế Tôn cũng giống như vậy, trừ nhất-xiển-đề, mọi người còn lại đều được chữa khỏi.

Ca-diếp lại thưa:

- Giải thoát là gì? Có bao nhiêu loại?

Phật bảo Ca-diếp:

- Giải thoát có hai, sắc và vô sắc. Vô sắc chính là giải thoát của hàng Thanh văn, Duyên giác. Sắc là giải thoát của đức Như Lai. Giải thoát thuộc sắc, không nói đến sắc. Bởi vì sao vậy? Ví như chúng sinh ở cõi Phi tưởng, Phi phi tưởng kia, thân vừa có sắc, vừa không có sắc, nhưng đâu thể nói là họ có sắc. Nếu ai hỏi rằng chúng sinh Phi tưởng, Phi phi tưởng kia, thân vừa có sắc, vừa không có sắc, nhưng đâu thể nói là họ có sắc, thì họ sẽ trụ vào ở chỗ nào? Khoái lạc ra sao? Ông trả lời rằng đó là cảnh giới của các chư Phật, chẳng phải là điều Thanh văn, Duyên giác có thể biết được.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Cúi xin Thế Tôn giảng lại ý nghĩa giải thoát nê-hoàn của Phật Như Lai.

Phật bảo Ca-diếp:

- Giải thoát nghĩa là xa lìa mọi sự trói buộc hòa hợp. Lìa hòa hợp là sinh mà không sinh, như có cha mẹ mới sinh ra con thì gọi là sinh, còn như giải thoát thì không như vậy, nó như đề hồ tính vốn tinh khiết, không nhờ cha mẹ ái dục nuôi lớn, vì độ chúng sinh thị hiện có sinh, nên giải thoát là sinh mà chẳng sinh. Lại nữa sinh là như gieo hạt giống nó nảy thành mầm, còn nghĩa giải thoát thì không như vậy, nên nói giải thoát vốn chẳng phải sinh. Giải thoát như vậy chính là Như Lai. Thế nên Như Lai sinh mà không sinh, tạo tác nhưng mà không hề tạo tác. Tạo tác thật sự là như thành quách, lầu quán do người tạo tác mà ra, giải thoát chân thật thì không như vậy, giải thoát nghĩa là không người tạo tác. Giải thoát như vậy chính là Như Lai. Vì vậy nên biết Như Lai nghĩa là không còn tạo tác, gọi là vô vi. Còn nghĩa hữu vi, thì như thợ gốm lấy đất sét nặn ra các đồ dùng, có làm có hư, giải thoát chân thật thì không như vậy, không có tạo tác, không có hư hoại, vì vậy giải thoát là không tạo tác, là không hư hoại. Sự giải thoát đó tức là Như Lai. Nên biết Như Lai không sinh, không tử, vì vậy Như Lai là pháp vô vi, nên nói Như Lai nhập đại nê-hoàn không có các tướng già suy sức yếu. Thân thể khô gầy, thể lực suy kém, tóc bạc răng rụng là tướng già yếu, giải thoát chân thật thì không như vậy, vĩnh viễn xa lìa các tướng già suy gọi là giải thoát, giải thoát như vậy gọi là Như Lai. Như Lai không có các tướng già suy nên gọi không bệnh. Hễ nói tới bệnh thì có bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh, ngoài ra đau ốm đột ngột thì nhiều không thể kể hết. Lìa mọi bệnh này gọi là giải thoát, sự giải thoát đó tức là Như Lai. Pháp thân thanh tịnh, không có bệnh hoạn cho nên mới nói Như Lai vô bệnh. Vì không có bệnh nên chẳng có chết. Chúng sinh thường chết, vì chẳng giải thoát, có tận có tử. Vĩnh viễn thoát khỏi sự chết trói buộc gọi là giải thoát. Sự giải thoát đó tức là Như Lai. Như Lai thành tựu vô lượng công đức thượng diệu như vậy. Nói rằng Như Lai vẫn còn bị chết là điều hoang đường. Thân của Như Lai pháp thân kim cương, thanh tịnh không hoại, cho nên không chết, lìa mọi cấu uế, thì làm sao có tướng của vô thường biến hoại đổi thay. Thí như váng sữa đọng lại từng lớp trắng ngần tuyệt đẹp, giải thoát chân thật thì không như vậy. Giống như sen trắng, thanh tịnh vô nhiễm, giải thoát của Phật cũng giống như vậy, vĩnh viễn xa lìa ái dục nhơ bẩn, vì vậy Như Lai gọi là vô nhiễm, lìa mọi ngăn ngại. Nếu có người chủ quản chế nghiêm ngặt gọi là ngăn ngại, giải thoát chân thật thì không ngăn ngại, sự giải thoát đó tức là Như Lai, nên Như Lai là vô ngại thanh lương. Đối với người đời, chốn thanh lương nhất chính là cõi trời, nhưng nói như vậy là lời dối gạt, bởi vì chỉ có giải thoát mới là chân thật thanh lương. Sự giải thoát đó chính là Như Lai, nên Như Lai là thanh lương an ổn. Sự an ổn đó, thí như đường đi không gặp giặc cướp gọi là an ổn, giải thoát chân thật thì không như vậy, tính không sợ hãi gọi là an ổn, sự giải thoát đó tức là Như Lai, nên Như Lai là an ổn vô úy, lìa mọi sợ hãi. Sự sợ hãi đó, thí như quốc vương thường sợ kẻ thù, giải thoát chân thật trọn không sợ hãi, thí như ông vua Chuyển luân thánh vương chẳng có sợ hãi, giải thoát chân thật cũng giống như vậy, sự giải thoát đó chính là Như Lai. Như Lai chuyển vận bánh xe pháp vương tối thắng vô thượng chẳng có kẻ thù, vì vậy Như Lai không sợ không lo. Sự lo sợ đó, thí như quốc vương có người mưu phản mà không khả năng để hàng phục nó nên thường lo sợ. Giải thoát chân thật thì không có những nỗi lo như vậy, thí như quốc vương đã hàng phục được kẻ thù trong nhà không còn lo lắng, sự giải thoát đó tức là Như Lai. Như Lai không có lo âu sợ hãi, lìa mọi bợn nhơ. Sự bợn nhơ đó thí như gió xuân thổi tung bụi đất, giải thoát chân thật lìa mọi bụi bặm, như Chuyển luân vương cột viên minh châu ở trong búi tóc bụi không vấy bẩn, sự giải thoát đó tức là Như Lai, cho nên Như Lai lìa mọi bợn nhơ, lìa mọi hư dối. Sự hư dối đó dụ như ngói bể, giải thoát chân thật thì không như vậy, giống như kim cương chắc thật không bể, sự giải thoát đó tức là Như Lai, cho nên Như Lai là không hư dối, luôn luôn tự tại. Không được tự tại là như những người bần cùng thiếu nợ tài vật của chủ, bị chủ quản chế chẳng được tự do. Giải thoát chân thật thì không như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, nên Như Lai là tự tại vô ngại, chẳng ai xâm hại. Sự xâm hại là, thí như một người mùa xuân chịu nóng, mùa hạ uống rượu, mùa đông chịu rét, thì thân tổn thương, tự xâm hại mình. Giải thoát chân thật thì không như vậy, chẳng bị xâm hại, sự giải thoát đó tức là Như Lai. Nên Như Lai là không bị xâm hại, lìa mọi nhơ bẩn, thí như hư không chẳng chút bợn nhơ. Giải thoát chân thật cũng y như vậy, chẳng có bợn nhơ, sự giải thoát đó tức là Như Lai. Nên Như Lai là không có bợn nhơ, không còn ràng buộc. Ràng buộc nghĩa là vương vấn bạn bè, bà con quyến thuộc, giải thoát chân thật thì không còn sự ràng buộc như vậy, như Chuyển luân vương vui thú một mình không cần bè bạn, sự giải thoát đó tức là Như Lai, nên Như Lai là chẳng ai ngang bằng. Như loài hoa sen sinh ra trong nước là chuyện bình thường, hoa sen sinh ra từ ở trong lửa mới là kỳ đặc, mọi người ưa thích, giải thoát chân thật cũng y như vậy, mọi người ưa thích, sự giải thoát đó tức là Như Lai, cho nên Như Lai là bậc hy hữu, kỳ đặc vô cùng chẳng ai sánh kịp. Thí như trẻ con chưa mọc răng được, thì không thể khiến cho răng mọc liền, giải thoát chân thật cũng y như vậy, kẻ sống phi thời buông lung phóng túng mà được chứng quả thì không thể có, như nhất-xiển-đề, giải đãi làm biếng, nằm dài suốt ngày mà nói thành Phật là chuyện hoang đường. Giả sử cư sĩ tại gia năm giới tin sâu Phật pháp muốn cầu giải thoát đến bờ bên kia còn không thể được, huống là những kẻ lười biếng nằm dài. Vì sao như vậy? Bởi vì bản tính thì không thể nhờ kẻ khác mà thành, cho nên giải thoát chẳng ai sánh kịp, sự giải thoát đó tức là Như Lai, vì vậy Như Lai không ai sánh kịp, vô lượng vô số. Thí như biển lớn vẫn lường đếm được, giải thoát chân thật chẳng lường chẳng đếm, sự giải thoát đó tức là Như Lai, nên Như Lai là tối thắng vô lượng. Sự tối thắng đó chẳng thể so sánh, thí như biển lớn không gì sánh bằng, sự giải thoát đó chính là Như Lai, nên Như Lai là vời vợi tối thắng. Sự vời vợi đó thí như hư không chẳng gì vượt qua, sự giải thoát đó chính là Như Lai, Như Lai vời vợi, vua trong hàng thánh, thí như sư tử chúa tể muôn loài, giải thoát chân thật là vua các pháp, ánh sáng giải thoát chiếu khắp các pháp, sự giải thoát đó chính là Như Lai, cực kỳ cao tột. Như trong các cõi thì Uất-đan-viết[170] là thù thắng nhất, giải thoát tối thượng cũng y như vậy, sự giải thoát đó chính là Như Lai, nên Như Lai là tối thượng bậc nhất không gì cao hơn, như trong các cõi thì Uất-đan-viết là thù thắng nhất, vô thượng giải thoát cũng y như vậy, sự giải thoát đó chính là Như Lai, nên Như Lai là pháp thường vô thượng. Giống như sự chết đối với trời, người là pháp thường vậy, nhưng với pháp thường của sự giải thoát thì không như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, nên Như Lai là thường trụ kiên cố. Cây chuối, bọt nước thì không bền chắt, giải thoát chân thật thì không như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, lìa mọi tệ lậu. Thí như vách gỗ đã bị mục nát là chỗ sinh sống của loài mối mọt, còn sự giải thoát thì không như vậy, như tường sơn láng không gì bám trụ, giải thoát như vậy tất cả điều ác không thể nhiễm được, sự giải thoát đó tức là Như Lai, chẳng có giới hạn. Thí như tụ lạc, quốc thổ mới có ranh giới giới hạn, giải thoát chân thật thì không như vậy, thí như hư không khoái lạc vô biên, sự giải thoát đó tức là Như Lai, vi diệu vô cùng, chẳng có dấu vết. Như chim bay ngang dấu vết chẳng hiện, giải thoát không còn để lại dấu vết cũng y như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, thâm sâu khó lường. Cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng lớn khôn, ân đức thậm thâm không thể đo lường, giải thoát chân thật cũng y như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, thâm sâu khó thấy. Như các chúng sinh, mỗi mỗi tự thân đều có bản tính Như Lai của mình rất là vi diệu nhưng lại sâu kín rất là khó thấy, giải thoát chân thật vi diệu bí mật khó thấy hơn vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, không thể thấy được. Giống như đỉnh tướng[171] không thể thấy được, giải thoát như vậy chẳng phải Thanh văn và hàng Duyên giác có thể thấy được, sự giải thoát đó tức là Như Lai, không có nhà cửa. Gọi là nhà cửa bởi có phòng ốc làm chỗ cư trú, giải thoát chân thật thì không như vậy, thí như hư không, vĩnh viễn không thể làm chỗ ở cho hai mươi lăm cõi sinh tử cư ngụ, sự giải thoát đó tức là Như Lai, không có nắm giữ. Nắm giữ nghĩa là, như tay cầm nắm trái a-ma-lặc[172], giải thoát chân thật thì không như vậy, như nhà ảo thuật làm trò biến hóa không thể nắm được, sự giải thoát đó tức là Như Lai, lìa mọi uế tạp. Uế tạp nghĩa là như dùng da trâu lốm đốm nhiều màu để làm y phục, giải thoát chân thật thì không như vậy, thí như lấy sữa đúng thời đúng kỳ, thì thứ sữa ấy một màu một vị, giải thoát chân thật cũng y như vậy, một tướng vi diệu, sự giải thoát đó tức là Như Lai, bản tính thanh tịnh. Nước ao tù đọng thì không trong sạch, giải thoát chân thật thì không như vậy, như nước trời mưa một vị trong sạch, sự giải thoát đó tức là Như Lai, bản tính chân diệu. Giống như trăng trong chẳng chút mây che, giải thoát cũng vậy chân diệu vô nhiễm, sự giải thoát đó tức là Như Lai, chân diệu định tĩnh. Cứu lửa đang cháy hừng hực trên đầu thì không định tĩnh, còn sự giải thoát diệt sạch tai họa phiền não đốt cháy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, tính nó bình đẳng. Không bình đẳng là như hai người điên, tính không bình thường, giải thoát chân thật thì không như vậy, bản tính bình đẳng giống như mẹ con, sự giải thoát đó tức là Như Lai, bản tính tịch diệt, đến chỗ tối thượng, không còn điều gì để mong cầu nữa, giống như một người đói khát cùng cực mà được cơm ngon no đủ thỏa ý thì chẳng mong cầu thêm điều gì nữa, giải thoát chân thật cũng y như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, tính đã đoạn tận. Thí như lưỡi câu, mồi câu, dây câu đều đã đoạn sạch, giải thoát chân thật cũng y như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, đã đến bờ kia. Thí như dòng sông có bến có bờ, sinh tử vô lượng gọi là bờ này, giải thoát chân thật gọi là bờ kia, giải thoát chân thật tức là Như Lai, thanh tịnh lắng sâu. Lắng sâu nghĩa là chẳng như nước sông mà như biển lớn, giải thoát chân thật cũng y như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, chỉ thuần một vị, như cư-xá tử[173], thuần một vị đắng, giải thoát chân thật thì không như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, lìa mọi buông lung. Buông lung tức là đam mê năm dục, giải thoát chân thật thì không như vậy, tính nó thanh tịnh, lìa dâm, nộ, si, sự giải thoát đó tức là Như Lai, điều phục khát ái. Ái có hai loại: niệm ái, pháp ái. Pháp ái tức là thương nhớ chúng sinh, giải thoát chân thật không có niệm ái, lìa ngã, ngã sở, sự giải thoát đó tức là Như Lai, tính nó diệt tận. Hết thảy tập khí sinh tử trói buộc đều đã diệt hết gọi là giải thoát, sự giải thoát đó tức là Như Lai, ví như thế gian là nơi che chở mọi sự tạo tác, sự giải thoát đó tức là Như Lai, làm chỗ nương tựa cho cả thế gian. Thí như quốc vương dạo chơi nước nhỏ, giải thoát chân thật thì không như vậy, bất động khoái lạc gọi là giải thoát, sự giải thoát đó tức là Như Lai, ở bất cứ đâu cũng thường an ổn. Chẳng hạn ở nơi đồng trống có nhiều hiểm nạn, sợ hãi, giải thoát chân thật thì không như vậy, giống như sư tử chúa tể muôn loài chẳng có sợ hãi, sự giải thoát đó tức là Như Lai, thoát mọi bức bách. Thí như một người bị thú dữ đuổi chẳng ai cứu hộ để thoát hiểm nạn, giải thoát chân thật thì không như vậy. Như người lái thuyền, được con thuyền tốt vượt qua biển lớn, sự giải thoát đó tức là Như Lai, thoát mọi nhơ bẩn. Thí như từ sữa mà làm ra lạc, rồi lại từ lạc làm ra sinh tô, rồi từ sinh tô làm ra thục tô, rồi từ thục tô làm ra đề hồ, chỉ có đề hồ mới có tính chất tinh khiết bậc nhất, lìa mọi bợn nhơ, giải thoát cũng vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, hàng phục tâm niệm cống cao ngã mạn. Thí như quốc vương cao mạn tự đại bảo rằng chẳng ai có thể bằng mình, giải thoát chân thật thì không như vậy, lìa mọi tâm niệm cống cao ngã mạn, vô ngã, ngã sở, sự giải thoát đó tức là Như Lai, diệt trừ vô minh. Thí như từ sữa mà làm ra lạc triển chuyển tương sinh cho đến đề hồ, như vậy đề hồ là chất tinh khiết, tự nó không còn tạp chất, nhơ bợn, giải thoát cũng vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, thoát dục nhàn tĩnh, không có hai pháp ngang nhau bằng nhau. Thí như voi chúa, không ở chung đàn, giải thoát cũng vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, lìa mọi dối lừa, giải thoát ngã sở, vào Như Lai tạng[174]. Thân của trời, người và a-tu-la không được chắc thật, như cây y lan[175], cây lau, cây chuối, chẳng có bền chắc, lìa Như Lai tạng. Giải thoát chân thật thì thể nhập trong mật tạng Như Lai, lìa mọi hư ngụy, đoạn tất cả hữu, giải thoát cũng vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, vào chính pháp Phật. Phi chính pháp là như hoa bách diệp, giải thoát chân thật thì không như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, nhập vào nhất tính. Muôn tính nghĩa là tính mọi chúng sinh, thọ mạng sai khác là thọ mạng của tất cả chúng sinh, giải thoát chân thật thì không như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, nhập vào nhất xứ. Mọi ngõ thể nhập không có ngã sở, giải thoát cũng vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai. Thiện pháp nghĩa là, thí như đứa con có hiếu cha mẹ, giải thoát cũng vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai. Ra khỏi thế gian nghĩa là vượt trên tất cả các pháp, trong tất cả vị thì vị giải thoát chân thật là nhất, sự giải thoát đó tức là Như Lai, trạm nhiên bất động. Động ở đây là như biển nổi sóng, giải thoát chân thật thì không như vậy, phướng nhân-đà-la[176] gió bốn phương thổi vẫn không lay động, sự giải thoát đó tức là Như Lai, thẳng lên nhà Pháp. Nhà của thế gian lớn lắm cũng như cung điện của vua, giải thoát chân thật thì không như vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai. Ánh sáng chiếu lòa như luyện vàng ròng, giải thoát cũng vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai. Nghỉ ngơi khoái lạc, thì như quốc vương vừa hàng phục xong các nước đối địch thân tâm khoái lạc, giải thoát chân thật xả trừ khổ ấm, nê-hoàn khoái lạc, sự giải thoát đó tức là Như Lai, đạt đến cứu cánh, chẳng còn dư tàn, lìa mọi trói buộc lao ngục sinh tử. Thí như tù nhân mãn hết tội tù được cho ra ngục, giải thoát cũng vậy, sự giải thoát đó tức là Như Lai, lìa mọi kết độc. Như được giải thoát vô lượng phiền não, độc xà kết hoạn, đoạn tất cả hữu, lìa tất cả khổ, được tất cả lạc, được giải thoát mãi, sự giải thoát đó tức là Như Lai, lìa dâm, nộ, si. Tất cả phiễn não đã đoạn hết sạch, nhổ gốc ba độc, giải thoát vô dư, sự giải thoát đó tức là Như Lai, lìa tất cả hữu. Đoạn diệt hoàn toàn tất cả chư hữu, thể nhập nê-hoàn, cứu cánh giải thoát, sự giải thoát đó tức là Như Lai, siêu việt các ấm. Siêu việt tất cả các pháp bất thiện, giải thoát lâu dài, sự giải thoát đó tức là Như Lai, lìa nơi tự ngã và mọi ngã sở. Cuộc đời vô ngã, vô ngã chân thật thì Phật tính sẽ hiển hiện rõ ràng, sự giải thoát đó tức là Như Lai, tính như hư không. Hư không nghĩa là không thể nắm bắt những gì vốn có, những gì vốn không, như các Ni-kiền có niệm sở hữu và không sở hữu, giải thoát chân thật thì không như vậy. Lại nữa, về nghĩa chữ không, thì như bình mật, nếu không có mật  gọi là bình không, kỳ thật chẳng phải không có cái bình, do không có vật gì ở trong đó, nên gọi bình không, nhưng mà hình sắc cái bình vẫn còn cho nên biết rằng chẳng phải không có, nghĩa chẳng phải không của sự giải thoát cũng y như vậy, có hình có sắc cho nên mới nói chẳng phải là không. Đã diệt hoàn toàn vô lượng phiền não, hai mươi lăm cõi, luân chuyển sinh tử, thế giới hành xứ tới lui đã hết, giống như không có mật ở trong bình gọi là bình không, đã diệt hoàn toàn mọi thứ họa hoạn nên gọi là không, giống như cái bình. Lìa pháp thế gian, chu du khắp chốn, lòng thường khoái lạc, chẳng hề lay động, thường trụ bất biến, nhưng cái bình kia là pháp vô thường, còn sự giải thoát thường trụ bất biến, cho nên gọi là không mà chẳng không, sự giải thoát đó tức là Như Lai, lìa chỗ chấp trước. Chấp trước nghĩa là mê làm Đế thích, Đại lực, Phạm thiên. Tuệ giác tròn đầy nghĩa là giải thoát mọi sự ái chấp, sự giải thoát đó tức là Như Lai, tham dục diệt hết. Tất cả mong cầu về sự tham muốn cũng đều diệt hết, thoát mọi đam mê gọi là diệt hết, sự diệt hết đó tức là giải thoát, sự giải thoát đó tức là Như Lai, nê-hoàn khoái lạc. Trạng thái nê-hoàn, ví như bầy nai thấy đám thợ săn sợ đến chết khiếp, trốn vào núi sâu, gặp động tiên nhơn liền được yên nghỉ an ổn khoái lạc, sự khoái lạc đó gọi là nê-hoàn. Trạng thái nê-hoàn chẳng hề chấm dứt, giải thoát hoàn toàn tất cả các hữu, vô lượng sinh tử, phiền não đảo điên, oan gia trái thù, phương tiện trốn vào gặp được động tiên đó là chính pháp, nương tựa chư Phật, chính Pháp và Tăng, an ổn khoái lạc vô lượng chúng sinh. An ổn khoái lạc tức là nê-hoàn, chẳng hề diệt tận. Nếu chúng sinh nào quy y Tam bảo gọi là nê-hoàn, huống là Như Lai Nhất thiết chủng trí, xả hẳn thân này mà không phải là an ổn khoái lạc nê-hoàn hay sao! Nhập nê-hoàn là, như kẻ bị say, có người đến hỏi ông an lạc không? Kẻ say tỉnh lại đáp rằng an lạc, chúng sinh cũng vậy, trong vô lượng kiếp say vùi sinh tử trong hai lăm cõi, khi đã tỏ ngộ an ổn khoái lạc, an ổn mãi mãi, giải thoát bất động, không phải diệt tận, sự giải thoát đó tức là Như Lai.

Bấy giờ bồ-tát Ca-diếp bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Không sinh, không khởi tức là giải thoát, là Như Lai chăng?

Phật bảo Ca-diếp:

- Đúng vậy, đúng vậy! Này thiện nam tử! Không sinh, không khởi tức là giải thoát, cũng là Như Lai.

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Tính của hư không, không sinh không khởi, là Như Lai chăng?

Phật bảo Ca-diếp:

- Cứu cánh giải thoát chẳng như hư không. Lại nữa thiện nam! Tiếng hót thanh thoát, vi diệu của chim ca-lăng-tần-già và chim cộng mạng có giống với loài chim cú hay không?

Ca-diếp bạch Phật:

- Dạ không, Thế Tôn! Âm thanh của chúng khác nhau nhiều lắm, không thể thí dụ. Vì nhân duyên gì chư Phật Như Lai lại dùng phương tiện nói thí dụ này?

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Lành thay! Ông khéo hiểu được thâm ý của Phật! Cho nên giải thoát chính là Như Lai, Như Lai tức là sự giải thoát ấy, sự giải thoát này không thể ví dụ. Chư thiên, loài người, chúng a-tu-la… tất cả muôn loài không thể lấy cái không thể ví dụ làm ví dụ được, chỉ có Như Lai vì để giáo hoá mới dùng phương tiện lấy cái chẳng phải ví dụ để làm ví dụ mà nói về sự giải thoát. Vì sao như vậy? Bởi sự giải thoát tức là Như Lai, Như Lai chính là sự giải thoát ấy, không hai, không khác. Không thể ví dụ lấy làm ví dụ như vầng trăng tròn, thân voi trắng lớn dụ như núi tuyết, chư Phật Thế Tôn cũng y như vậy, nói đến những điều chẳng phải ví dụ dụ cho giải thoát, vì để giáo hoá chúng sinh nên thuyết pháp phương tiện và thuyết pháp chân thật.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Vì sao phải thuyết pháp bằng hai cách?

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Thí như có người khởi tâm sân hận với đức Như Lai, liền lấy dao kiếm tổn thương Như Lai, nhưng đức Như Lai không bị tổn thương. Này thiện nam tử, vậy thì người kia có bị mang tội Vô gián hay không?

Ca-diếp bạch Phật:

- Dạ không, Thế Tôn! Bởi vì sao vậy? Bởi thân Như Lai vẫn được bảo toàn, không bị thương tổn, cho nên không mắc tội nặng Vô gián. Thân của Như Lai pháp thân tự tại, không phải là thân cần được nuôi dưỡng, làm sao tổn hại! Tuy nhiên người kia khởi tâm độc ác, vì lý do đó mắc tội Vô gián. Đây là cách thuyết pháp phương tiện và thuyết pháp chân thật.

[875c] Phật bảo:

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Pháp của Ta thuyết cũng giống như vậy. Lại nữa thiện nam! Ví như có một đứa con bất hiếu muốn hại mẹ mình. Bà mẹ biết được nên đã bỏ xứ chuyển đi nơi khác. Đứa con không biết mẹ mình đã đi, nên về quê cũ, đem theo dao gậy, rồi tự bảo rằng đã giết mẹ mình, nhưng mà kỳ thật thì chưa giết mẹ. Thế nào thiện nam! Như đứa con đó có bị đọa vào địa ngục Vô gián?

Ca-diếp bạch Phật:

- Dạ không, Thế Tôn! Nếu như sự việc giết mẹ đã được thực hiện hoàn tất thì mới mang tội địa ngụcVô gián, nhưng nay thân thể của người mẹ kia không bị tổn thương thì chưa mang tội địa ngục Vô gián, nhưng sẽ mang tội tương tự Vô gián, cũng như Vô gián, như vậy gọi đây là thuyết phương tiện và pháp chân thật.

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Lành thay! Lành thay! Thế Tôn khéo dạy phương tiện đáng làm và không đáng làm.

[875c] Phật bảo Ca-diếp:

- Vì có nhân duyên nên mới tuyên thuyết về pháp giải thoát, vì có nhân duyên nên mới giảng rộng về các thí dụ. Thành tựu vô lượng công đức như vậy gọi là nê-hoàn, cũng là Như Lai, và đó chính là hướng đến bên kia đại bát-nê-hoàn. Hôm nay Như Lai sẽ nhập nê-hoàn, vì ý nghĩa đó cho nên gọi là đại bát-nê-hoàn.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Đúng thật Như Lai không hướng đến sự diệt tận hoàn toàn. Chúng con nay biết thọ mạng Như Lai là vô cùng tận.

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Hộ trì chính pháp phải nên như vậy, phải diệt tất cả mọi tâm nghi ngờ, học trí quyết định. Này thiện nam tử! Như vậy là bậc đại bồ-tát đã thành tựu bốn pháp, khéo léo thuyết giảng bộ kinh phương đẳng Đại bát-nê-hoàn.

Kinh Đại bát-nê-hoàn, hết quyển 3

KINH

PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Quyển 4

Phẩm thứ 9: TỨ Y[177]

 

[875c] Đức Phật lại bảo ngài Ca-diếp rằng:

- Trong kinh Đại bát-nê-hoàn này có bốn hạng người xuất hiện giữa thế gian. Họ có khả năng hướng đến chính pháp, hộ trì chính pháp. Họ có thể làm bốn chỗ nương tựa, đem đến rất nhiều sự giải thoát và nhiều sự lợi ích. Bốn hạng ấy gồm: Một là phàm phu chưa lìa phiền não xuất hiện ở đời, đem đến rất nhiều sự giải thoát và nhiều sự lợi ích. Hai là hạng người chứng Tu-đà-hoàn hoặc Tư-đà-hàm. Ba là hạng người chứng A-na-hàm. Bốn là hạng người chứng A-la-hán. Đó là bốn hạng người làm chỗ nương tựa rất chân thật, đem đến rất nhiều sự giải thoát và nhiều sự lợi ích.

- Hạng phàm phu là những người tự mình giữ gìn giới đức, đầy đủ uy nghi, vì để hộ pháp nên đã lãnh thụ chính pháp Như Lai, đọc tụng, thọ trì câu chữ, nghĩa lý, giảng giải rộng rãi cho người khác nghe, sống ít tham muốn, lại vì người khác giảng dạy tám điều đại nhân giác ngộ[178], giáo hóa những người phạm giới khiến họ ăn năn sám hối, biết nhiều ngôn ngữ của các chúng sinh, tập hành công đức hộ trì chính pháp của hàng bồ-tát. Hạng này gọi là đệ nhất phàm phu trong hàng bồ-tát. Dù vậy, hàng phàm phu này chưa được Như Lai thụ ký cho vào địa vị bồ-tát.

- Hạng Tu-đà-hoàn và Tư-đà-hàm là những người đã chứng đắc chính pháp, lìa mọi nghi hoặc. Họ không bao giờ dạy người những thứ kinh sách phi pháp, luận ký văn vẻ ca tụng thế gian xa khế kinh Phật, hay nuôi nô tỳ, giữ vật phi pháp. Hạng này là Tu-đà-hoàn bồ-tát. Tuy họ chưa đắc địa vị bồ-tát thứ hai, thứ ba, nhưng họ đã được chư Phật thụ ký[179] ngay ở đời này.

- A-na-hàm là đã đắc chính pháp, lìa mọi hồ nghi. Họ không bao giờ dạy người những thứ kinh sách phi pháp, luận ký văn vẻ ca tụng thế gian xa Khế kinh Phật, hay nuôi nô tỳ, giữ vật phi pháp. Phiền não chưa khởi họ đã biết ngay. Còn những phiền não trong thời quá khứ họ đã đoạn sạch không còn trở lại. Những pháp họ thuyết không đoạn Phật tính, đức hạnh thanh tịnh, thân không có bệnh từ bên ngoài vào; rắn độc bốn đại[180] làm chỗ nương tựa cho các mầm bệnh cũng không thể sinh; khéo giảng vô ngã độ người chấp ngã[181]. Họ đã xa lìa ngô ngã thế gian nhưng vẫn phương tiện tùy thuận thế gian. Họ chỉ thuyết giảng giáo pháp Đại thừa, không thuyết gì khác. Trong thân chẳng có vô lượng não hoạn của tám vạn trùng. Tâm lìa ái dục, không có ác mộng. Thoát tất cả hữu và nạn sinh tử. Người làm được vậy là A-na-hàm. Không còn trở lại cõi đời này nữa là A-na-hàm. Huân tập công đức qua nhiều thời gian, bao nhiêu điều ác không thể nhiễm vào là A-na-hàm. Gọi A-na-hàm này là bồ-tát phát tâm thụ ký. Phát tâm thụ ký nghĩa là người ấy không bao lâu nữa sẽ thành Phật đạo.

- A-la-hán là phiền não đã hết, lìa mọi gánh nặng, những việc cần làm đều đã làm xong, đầy đủ thập địa[182], đã được thụ ký pháp nhẫn[183] thậm thâm. Họ có khả năng hóa hiện mọi hình về mọi phương diện tùy theo ý muốn. Là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác. Đầy đủ công đức như vậy gọi là bậc A-la-hán.

- Trong kinh Đại Bát-nê-hoàn này có bốn hạng người đó xuất hiện ở đời, đem đến rất nhiều sự giải thoát và nhiều sự lợi ích, làm thầy trời, người giống như chư Phật. Bốn hạng người này làm chỗ chúng sinh nương tựa chân thật.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Con không tin rằng bốn hạng người đó có thể làm chỗ nương tựa chân thật. Bởi vì sao vậy? Bởi vì Thế Tôn từng dạy trưởng giả Cù-sư-la[184] rằng: “Nếu như thiên ma, phạm ma hóa hiện làm thân đức Phật, đủ ba hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, vầng hào quang tròn rộng đến một tầm, hiện tướng lông trắng giữa hai chân mày, đến chỗ của ông, ông phải biết cách hàng phục ma ấy. Nay Ta khuyên ông hàng phục bọn ma xấu ác thế kia. Bởi vì sao vậy? Vì không phải là bậc a-la-hán mà lại tự xưng là a-la-hán. Giả sử bọn ma xấu ác biến hóa nhiều trò ngồi, nằm ở giữa hư không, hông trái phun lửa, hông phải phun nước, toàn thân cháy đỏ tan thành mây khói, hoặc có thể thuyết chín bộ khế kinh… ông cũng đừng tin. Vì vậy ông phải hàng phục bọn ma xấu ác đó đi chớ sinh nghi hoặc. Thí như ban đêm con chó ăn vụng vào nhà người ta. Chủ nhà biết được có chó vào nhà lập tức la mắng: “Con chó chết tiệt, hãy mau cút đi, nếu không ta sẽ giết chết bây giờ”! Thế là con chó nhanh chóng bỏ chạy, không dám trở lại. Ác ma Ba-tuần cũng y như vậy. Nếu ác ma đến biến hóa thì ông hãy lấy năm pháp trói buộc[185] của Ta để trói buộc chúng. Bị năm pháp này trói buộc rồi thì ác ma Ba-tuần sợ hãi chạy nhanh, như chó ăn vụng”. Đức Phật còn vì ông Cù-sư-la mà nói lời rằng: “Nay ông có thể hàng phục ác ma thì ông đã gần đến chỗ nê-hoàn”. Kính bạch Thế Tôn! Vậy thì tại sao hôm nay lại nói bốn hàng người kia làm chỗ nương tựa rất là chân thật? Vì lý do đó con nay chẳng tin.

Phật bảo Ca-diếp:

- Đúng vậy thiện nam! Ta nói pháp này cho hàng Thanh văn đầy đủ hục nhãn hàng phục chúng ma, chứ không phải cho những người thực hành giáo pháp Đại thừa. Trong hàng Thanh văn tuy có thiên nhãn nhưng Ta vẫn nói họ còn nhục nhãn. Nhưng người nhục nhãn mà tin Đại thừa thì Ta vẫn nói họ có Phật nhãn. Bởi vì sao vậy? Bởi vì những người trì kinh Đại thừa chính là Phật thừa[186]. Lại nữa thiện nam! Giống như đại tướng biết giỏi binh pháp, dạy cho một người tính tình hèn nhát những môn võ thuật, bảo kẻ ấy rằng: “Ông phải nắm chặt đao kiếm chiến đấu, giữ vững tâm mình như ngọn lửa dữ, cẩn thận chớ có quay đầu trở lại. Đến lúc lâm trận hãy nắm giữ chặt binh khí trên tay đại chiến với giặc giống như mãnh hỏa, binh giặc chắc chắn sẽ bị đánh lui”. Đại Hùng Thế Tôn, tướng quân ba cõi, dạy hàng Thanh văn hàng phục chúng ma cũng y như vậy. Lại nữa thiện nam! Thí như một người bản tính dũng mãnh, lại được học thêm binh pháp chiến đấu, chẳng hề khiếp sợ, là kẻ đứng đầu trong hàng chiến sĩ. Cũng vậy, thiện nam! Những người học tập khế kinh Đại thừa thâm sâu vi diệu chẳng còn sợ hãi. Phải biết người ấy đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, đã từng thụ học giáo pháp Đại thừa, niềm tin của họ vô cùng vững chắc, cho dù ức trăm ngàn ma biến hóa trọn không sợ hãi, dù chỉ một niệm nhỏ như lông tóc, nhưng chúng ma kia thấy người thụ học kinh điển Đại thừa thì sinh sợ hãi, như kẻ hèn nhát. Thí như rắn độc thấy thuốc trị độc thì sinh sợ hãi, thiên ma Ba-tuần cũng y như vậy. Ức trăm ngàn ma nghe được âm thanh kinh điển Đại thừa, hoặc nghe hương thơm, thấy kinh chiếu sáng thì bao kiêu mạn, cống cao, tự đại thảy đều tiêu hết. Lại nữa thiện nam! Thí như con người nếu thấy rồng dữ, rắn độc, sư tử, hổ, báo, chó sói ai cũng sợ hãi, hoặc chỉ nghe tiếng cũng đã sợ rồi. Nhưng lại có người có được khả năng hàng phục ác thú như kẻ trượng phu. Người thấy ác thú sinh lòng sợ hãi thì cũng giống như hết thảy những hàng Thanh văn, Duyên giác nhìn thấy chúng ma. Nếu thấy chúng ma sinh lòng sợ hãi thì bị chúng ma làm cho lung lạc. Còn như trượng phu có được khả năng hàng phục ác thú, nên biết những người học kinh Đại thừa cũng y như vậy, họ có khả năng hàng phục chúng ma, đã hàng phục rồi lại còn thuyết pháp, như người trượng phu hàng phục thú độc. Bọn ma Ba-tuần tâm đã điều phục liền nói lời rằng: “Từ nay về sau, đối với chính pháp con sẽ phát tâm vui vẻ tin ưa, không dám nhiễu loạn”. Nên biết Thanh văn thì còn phiền não, tập khí sợ hãi; còn người Đại thừa đã diệt hoàn toàn tập khí sợ hãi. Người Đại thừa là dõng mãnh tinh tấn. Vì vậy Ta nói những hàng Thanh văn phải nên hàng phục, chớ sinh sợ hãi. Như vậy, thiện nam! Bản kinh Đại thừa Đại bát-nê-hoàn rất là hy hữu. Nếu nghe kinh này thì cũng giống như Phật còn tại thế. Người nào tin nhận cũng là hy hữu. Như hoa ưu-đàm rất khó được gặp, kinh Đại thừa này cũng y như vậy, thật là hy hữu. Ta nê-hoàn rồi, nếu ai gặp được kinh Đại thừa này cũng y như vậy, rất là hy hữu. Ta nê-hoàn rồi, nếu chúng sinh nào nghe được kinh này cũng rất hy hữu. Vì sao hy hữu? Này thiện nam tử! Vì đời tương lai có nhiều chúng sinh hủy báng kinh này.

Bồ-tát Ca-diếp bạch đức Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Nếu như sau này có nhiều chúng sinh hủy báng kinh này, vậy thì tương lai ai sẽ là người hộ trì chính pháp?

Phật bảo Ca-diếp:

- Sau Ta diệt độ pháp này lưu bố khoảng 40 năm, sau đó ẩn mất. Này thiện nam tử! Thí như người đời lấy mía, lúa, gạo, tô du[187], nhũ lạc[188] dùng làm thức ăn. Có nhiều chúng sinh ăn uống thứ này thì sinh ra bệnh, trái lại ăn uống hoa trái thô cứng lại thấy ngon lành như người ăn uống lúa gạo, tô du… Kinh điển Đại thừa lại không muốn nghe chính là hạng người ăn thứ hoa trái, cỏ cây thô cứng, và đó chính là hàng Thanh văn thừa[189], bỏ mất mỹ thực kinh pháp Đại thừa Đại bát-nê-hoàn, không ưa muốn nghe.

[877a] Lại nữa thiện nam! Thí như ông vua ở trong núi sâu, không có thức ăn lúa gạo, tô du… Nhân dân ông ấy có nhiều thức ngon đều dâng lên vua, còn tự thân mình ăn uống những thứ hoa trái thô cứng. Nhiều người gần gũi với lại nhà vua được thừa hưởng ân, bấy lâu chưa từng thấy thức ăn ngon mà nay được ăn. Cũng vậy, thiện nam! Bốn hạng người này là những tướng quân dõng mãnh bậc nhất ở trong Phật pháp, là đại bồ-tát trong hàng bồ-tát. Nếu có một người xuất hiện ở đời, những nơi họ đến đều lấy kinh điển Đại bát-nê-hoàn giáo hóa chúng sinh, tự mình sao chép, dạy người sao chép, làm cho quyển kinh đến với mọi loài. Nếu chúng sinh nào ở gần với bậc đại bồ-tát ấy nghe được pháp thực Đại thừa nê-hoàn sẽ được thần lực quang minh của họ khiến người nghe kinh, dù chưa từng biết câu cú, nghĩa lý, thậm chí một chữ, được nhuần lợi ích, như những chúng sinh nhờ ân của vua được ăn mỹ thực. Vì vậy, thiện nam! Bản kinh Đại thừa Đại bát-nê-hoàn đến ở nơi nào phải biết chỗ ấy đất thành kim cương, chúng sinh chỗ ấy nghe được pháp này, thụ trì đọc tụng dù chỉ một chữ, phải biết thân họ cũng thành kim cương. Còn những chúng sinh bạc đức thiếu phước không muốn thụ trì kinh điển Đại thừa dù cho chính pháp lưu thông khắp nước, như những chúng sinh trong đất nước mình có bao nhiêu loại thực phẩm thượng vị mà chẳng muốn ăn. Thương thay chúng sinh nghe nghĩa chân thật mà chẳng tin nhận!

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Phật diệt độ rồi pháp này tồn tại khoảng 40 năm, sau đó ẩn mất, vậy trong bao lâu pháp này sẽ được lưu bố trở lại?

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Sau Ta nê-hoàn, lúc chính pháp còn hơn 80 năm, là lúc kinh điển Đại thừa lưu bố khắp Diêm-phù-đề, qua 40 năm, kinh này lại ẩn.

Ca-diếp lại bạch:

- Như Thế Tôn dạy, lúc kinh Đại bát-nê-hoàn này ẩn, sau đó lại hiện ở giữa cuộc đời, bấy giờ những người trì giới rất ít, người phạm giới nhiều, chính pháp ẩn mất, đường chính tổn giảm, vậy thì người nào có được khả năng tin nhận pháp này? Ai sẽ giữ gìn? Ai đọc? Ai tụng? Ai sẽ cúng dường? Ai sẽ giảng giải? Ai biên chép kinh, dạy người sao chép? Cúi xin Thế Tôn phân biệt giải thích, khiến mọi chúng sinh nhờ đó được độ. Chư vị bồ-tát ưa học pháp sâu, nghe Thế Tôn dạy sẽ vâng làm theo.

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Nếu chúng sinh nào phát tâm bồ-đề với chư Như Lai nhiều số như cát của sông Hi-liên, thì mới có thể đối với chính pháp lúc sắp diệt tận phát tâm bồ-tát, dù chưa quyết định đắc đạo vô thượng, nhưng không phỉ báng kinh Phương đẳng[190] này.

- Nếu chúng sinh nào phát tâm bồ-đề với chư Như Lai nhiều như số cát của một sông Hằng thì mới có thể đối với chính pháp lúc sắp diệt tận không khởi phỉ báng kinh điển Phương đẳng, lại còn khởi tâm vui thích tin nhận, nhưng chưa khả năng giảng rộng cho người.

- Nếu chúng sinh nào phát tâm bồ-đề với chư Như Lai nhiều như số cát của hai sông Hằng thì mới có thể đối với chính pháp lúc sắp diệt tận không khởi phỉ báng kinh điển Phương đẳng, mà tự thân còn thụ học thêm nữa, nhưng cũng chưa có khả năng dạy người.

- Nếu chúng sinh nào phát tâm bồ-đề với chư Như Lai nhiều như số cát của ba sông Hằng thì mới có thể đối với chính pháp lúc sắp diệt tận không khởi phỉ báng kinh điển Phương đẳng, lại có khả năng tin nhận, thuyết giảng, biên chép kinh điển, nhưng chưa khả năng hiểu được nghĩa lý.

- Nếu chúng sinh nào phát tâm bồ-đề với chư Như Lai nhiều như số cát của bốn sông Hằng thì mới có thể đối với chính pháp lúc sắp diệt tận không khởi phỉ báng kinh điển Phương đẳng, lại có khả năng tin nhận, thuyết giảng, hiểu được một phần mười sáu nghĩa lý thâm sâu của kinh.

- Nếu chúng sinh nào phát tâm bồ-đề với chư Như Lai nhiều như số cát của năm sông Hằng thì mới có thể đối với chính pháp lúc sắp diệt tận không khởi phỉ báng kinh điển Phương đẳng, lại có khả năng tin nhận, thuyết giảng, biên chép, gìn giữ, hiểu  một phần tám nghĩa lý thâm sâu.

- Nếu chúng sinh nào phát tâm bồ-đề với chư Như Lai nhiều như số cát của sáu sông Hằng thì mới có thể đối với chính pháp lúc sắp diệt tận không khởi phỉ báng kinh điển Phương đẳng, lại có khả năng tin nhận, thuyết giảng, biên chép, giữ gìn, hiểu một phần tư nghĩa lý thâm sâu.

- Nếu chúng sinh nào phát tâm bồ-đề với chư Như Lai nhiều như số cát của bảy sông Hằng thì mới có thể đối với chính pháp lúc sắp diệt tận không khởi phỉ báng kinh điển Phương đẳng, lại có khả năng tin nhận, thuyết giảng, giữ gìn, biên chép, dạy người biên chép, hiểu một phần hai nghĩa lý thâm sâu.

- Nếu chúng sinh nào phát tâm bồ-đề với chư Như Lai nhiều như số cát của tám sông Hằng thì mới có thể đối với chính pháp lúc sắp diệt tận không khởi phỉ báng kinh điển Phương đẳng, lại có khả năng tin nhận, biên chép, dạy người biên chép, giữ gìn, đọc tụng, giảng giải, truyền bá, khéo léo ẩn mật, gìn giữ chở che, khéo léo hiển thị, thương xót thế gian, khuyên người cung kính cúng dường kinh điển, chuyển dạy người khác cung kính cúng dường, trí tuệ đầy đủ, hiểu sâu nghĩa lý, khéo biết Như Lai là pháp thường trụ, chẳng phải là pháp thay đổi, hủy diệt, an ổn khoái lạc, khéo hiểu chúng sinh ai cũng đều có tự tính Như Lai, khai mở chúng sinh hiểu rõ điều đó. Chư bồ-tát này trong thuở quá khứ đã từng phụng sự vô lượng chư Phật, vì vậy nên có khả năng hộ trì chính pháp Như Lai. Nếu như hôm nay người ấy lại phát tâm bồ-đề thì đời sau người ấy cũng sẽ kham nhận hộ trì chính pháp và những việc như biên chép, đọc tụng, hiểu nghĩa, giảng giải cho chúng sinh khác họ đều thành tựu.

- Này thiện nam tử! Nên quán xét rằng, ở đời hiện tại và đời tương lai nếu có người nào tin ưa giáo pháp, phát tâm bồ-đề, phải biết người ấy chính là hộ pháp.

- Lại nữa, thiện nam! Có bọn ngoại đạo vì tham lợi dưỡng, nghe Phật nê-hoàn, liền la lên rằng: “Phật chết hẳn rồi”! Bọn chúng không có một chút lo buồn, ngược lại thêm vui. Ở đời tương lai, trong pháp của Ta, có kẻ giả dạng đắp áo ca-sa xuất gia học đạo, lười biếng, buông lung, phỉ báng khế kinh nê-hoàn, Phương đẳng… phải biết bọn này chính là những hạng dị đạo hôm nay. Vì vậy những ai tin sâu giáo pháp, ưa thích Phương đẳng, Đại bát-nê-hoàn đều là những người thành tựu vô lượng công đức thù thắng. Này thiện nam tử! Giả sử người này trong kiếp quá khứ đã từng tạo tác vô lượng tội lỗi, gieo nhiều nghiệp ác, đáng lẽ phải chịu vô lượng quả báo khổ ở cuộc đời, hoặc bị khinh khi, hoặc rất xấu xí, áo quần chẳng đủ, ăn uống thiếu thốn, cầu tài chẳng lợi, sinh nhà bần tiện, hoặc nhà tà kiến, hoặc bị nạn vua… thì nay nhờ sức công đức hộ pháp chỉ chịu quả báo nhẹ nhàng mà thôi, còn bệnh nhức đầu thì được khỏi hẳn. Này thiện nam tử! Thí như sương tuyết, lúc trời chưa mọc, đọng lại chưa tan, đến lúc trời mọc thảy đều tan hết. Chúng sinh tạo tác vô lượng tội ác cũng y như vậy, khi vầng mặt trời kinh Đại nê-hoàn này chưa xuất hiện, vô lượng ác báo tích tụ chẳng mất, đến lúc mặt trời Đại bát-nê-hoàn này xuất hiện thì vô lượng ác báo thảy đều tiêu mất. Lại nữa, thiện nam! Thí như một người xuất gia học đạo, dù chẳng giữ giới nhưng được đi chung với đức Như Lai và với đại chúng, ở bất cứ đâu, giả đắp ca-sa, nhận người cúng dường, tên họ vẫn có trong đoàn thể Tăng của đức Như Lai. Cũng vậy, thiện nam! Nếu đại bồ-tát đã chứng Thập địa và hàng ngoại đạo có thể tin nhận một lời trong kinh điển Đại thừa này thoáng qua lỗ tai, thì những người đó đều được nhập vào chúng đại bồ-tát của đức Như Lai. Giả sử họ vì danh dự, lợi dưỡng mà tụng kinh này, nhưng không phỉ báng, thì họ cũng sẽ thành đạo Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác. Vì vậy Ta nói bốn hạng người trên là bốn chỗ nương tựa rất chân thật. Trong bốn hạng đó, chỉ cần làm cho một người có được khả năng tự quyết không lấy luận ký ngoại đạo thế tục cho là Phật nói, thì đã xứng danh làm chỗ chúng sinh nương tựa chân thật, phải nên cúng dường, theo học hộ pháp. Cúng dường thế nào? Nếu ai thụ trì kinh điển đại thừa, thì nên suốt đời theo họ để học hộ trì chính pháp; theo họ học rồi còn cúng dường thêm. Vì vậy, Ta nói kệ này:

Người nào biết chính pháp

Bất luận trẻ hay già

Nên hết lòng cúng dường

Như người thờ thần lửa.

Người nào biết chính pháp

Bất luận trẻ hay già

Phải hết lòng kính lễ

Như trời thờ Đế thích.

[878a] Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, đối với sư trưởng phải nên cung kính đảnh lễ, cúng dường là điều tất yếu. Giả sử những bậc trưởng lão theo người trẻ tuổi để học cũng phải cung kính đảnh lễ hay sao? Nếu như trưởng lão tuy biết kinh pháp nhưng chẳng giữ giới, còn người trẻ tuổi giữ gìn giới hạnh, thì có kính lễ trưởng lão kia không? Nếu hàng bạch y[191] khéo biết kinh pháp, những người xuất gia theo họ thụ học, thì phải cung kính theo pháp thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Những người xuất gia không nên lễ bái những người tại gia, vì họ chẳng phải là ruộng phước điền. Còn người xuất gia thuộc hàng trưởng lão đều là ruộng phước, phải nên kính lễ. Nếu người phạm giới thì không nên lễ. Bởi vì sao vậy? Vì giữ cỏ dại thì hại lúa tốt!

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Trong hai bài kệ Thế Tôn đã dạy là phải hết lòng cung kính đảnh lễ như những chư thiên phụng sự Đế thích, nhưng so lời dạy vừa rồi thì nghĩa đã trái ngược nhau? Nếu phải lễ kính tất cả trưởng lão thì các tì-kheo giữ giới ắt bị phạm tội rất nhiều. Kính bạch Thế Tôn! Ngài nói bài kệ nghĩa nó thế nào? Lại nữa, ở trong khế kinh Phật dạy phải nên hàng phục những người phạm giới?

Phật bảo Ca-diếp:

- Ta nói cho hàng bồ-tát tương lai, phải nên hết lòng cung kính đảnh lễ, như những chư thiên phụng thờ Đế thích. Hai bài kệ này nói cho bồ-tát, chẳng phải để nói cho hàng thanh văn. Này thiện nam tử! Ta nê-hoàn rồi, đến lúc chính pháp Như Lai sắp diệt, người giữ giới giảm, người phạm giới tăng; những bậc thanh tịnh, đạt được giải thoát đều ẩn dật hết, chỉ còn những người xuất gia thụ nhận tài vật phi pháp, nuôi dưỡng nô tỳ… Vào lúc bấy giờ, trong bốn hạng người, nếu có một hạng xuất hiện ở đời, với lòng tịnh tín, từ bỏ gia đình, xuất gia học đạo, cũng thị hiện như những người thụ nhận tài vật phi pháp, nuôi dưỡng nô tỳ, nhưng người ấy biết phân biệt những điều đúng pháp, phi pháp, đúng luật, phi luật, biết rõ người nào không giữ giới hạnh, cũng tự biết mình phạm tội nặng nhẹ, lại có khả năng biết việc Phật làm, khéo biết phong tục, pháp luật từng vùng. Lúc học chín bộ kinh điển Như Lai, biết người tụng tập chín bộ kinh điển phạm giới trái luật. Dù biết người đó phạm tội rất nặng, nhưng vì hộ pháp nên vẫn phương tiện im lặng không nói lỗi lầm của họ, mà tự nhún nhường theo họ thụ học, vì tâm hộ pháp nên chẳng phá hoại. Phải biết người này xuất hiện ở đời là để hộ pháp.

- Này thiện nam tử! Thí như đất nước vua mới băng hà, vương tử còn nhỏ chẳng thể trị quốc. Có người dân quê, dòng chiên-đà-la[192], lợi dụng sức mạnh cướp đoạt ngôi vua. Bấy giờ, những dòng trưởng giả và bà-la-môn suy nghĩ như vầy: Nay chiên-đà-là làm chủ nước này, chúng ta vì sao không phản, lại theo? Bèn bỏ quê hương trốn qua nước khác. Vua chiên-đà-la sai người đuổi theo, chặn các ngã đường. Vua chiên-đà-la đánh trống tuyên lệnh, bảo các trưởng giả và bà-la-môn: “Mọi người chớ đi, ta sẽ chia cho các ông nửa nước”. Nhân dân trong nước có người không đi. Vua lại nói rằng: “Các bà-la-môn! Mọi người hãy chuyển lời của ta rằng, vào bảy ngày sau, các bà-la-môn, những nhân sĩ phải thiết đại hội cho vua chiên-đà-la. Mọi người cùng nhau đến chỗ của vua, cùng với quốc vương và hàng thân tộc dòng chiên-đa-la ăn uống ngủ nghỉ. Nếu có người nào không tuân theo lệnh thì sẽ bị ta nghiêm khắc trừng trị”. Vua lại nói rằng: “Gia tộc của ta có thuốc cam lộ từ trời Đao-lợi, người nào uống vào sẽ được trường sinh, vậy hãy tìm cách giữ gìn, dùng chung”. Bấy giờ có một Phạm chí bện tóc, chuyên tu tịnh hạnh, nghe vua thông báo liền đến chỗ vua, đầu mặt đảnh lễ dưới chân nhà vua, thưa rằng: “Muôn tâu đại vương! Thần chính là người làm điều đại ác, bất nhẫn bậc nhất ở trong thiên hạ. Nếu ngài ban cho chức tước, bổng lộc, thì thần nguyện xin nghe theo lệnh ngài”. Vua liền chuẩn tấu. Khi ấy Phạm chí vâng theo lệnh vua, lãnh đạo quốc nội. Bấy giờ trong nước các bà-la-môn đều nổi giận dữ, trách mắng Phạm chí, nhưng Phạm chí vẫn theo vua trị nước. Một thời gian sau, đại thần Phạm chí thưa với vua rằng: “Thần với đại vương cùng nhau lãnh đạo đất nước bấy lâu, chẳng lẽ chưa đủ để tin tưởng nhau, sao chẳng thấy ngài dạy cho pháp thuật?” Vua bảo Phạm chí: “Từ từ ta sẽ dạy ông pháp thuật. Nay trong nhà ta còn thuốc cam lộ của bậc tiên vương, hãy cùng nhau uống”. Rồi vua bèn đem vị thuốc cam lộ cùng với cách dùng giao cho Phạm chí. Đại thần Phạm chí lấy được cam lộ và cách dùng rồi, hòa thuốc vào cơm đưa cho vua ăn. Vua ăn thuốc ấy tức thì mạng chung[193]. Bấy giờ đại thần Phạm chí liền lập thái tử của vua thuở trước lên ngôi, truyền trao vương vị, giúp đỡ nhà vua dùng pháp tiên vương giáo hóa dân chúng. Như vậy đại thần Phạm chí không bỏ pháp bà-la-môn thực hành theo pháp của chiên-đà-la. Đó là Phạm chí tu hạnh bồ-tát cứu vớt chúng sinh, nhân dân trong nước hết lời ca ngợi: “Lành thay! bà-la-môn này hộ trì vương pháp”. Bấy giờ bồ-tát hộ trì chính pháp cũng dùng phương tiện như bà-la-môn lập vương tử đó lên ngôi quốc vương, trong ngoài hoàng cung cho đến đại thần đều theo chính pháp. Vợ con quyến thuộc vua chiên-đà-la đều bị thuốc độc làm cho mê mẩn, sau khi tỉnh lại bị đuổi khỏi nước. Bậc đại bồ-tát cũng y như vậy, hiện tướng phạm giới, nuôi dưỡng nô tỳ, thụ nhận tài vật không đúng chính pháp, đến chỗ tì-kheo phạm giới, làm ác thụ học kinh điển. Học kinh điển xong, vì muốn truyền dạy cho người trì giới, nên phải ở chung với những người ác, qua lại ăn uống, tự tay nấu nướng, không đi khất thực, vì để hộ pháp nên mới phương tiện làm tám sự việc phi pháp[194] khiến những người ác mê mẩn, nhằm điều phục họ, không cùng bọn họ hòa hợp bố-tát hay dự tự-tứ. Hàng phục tất cả những người phạm giới, rồi cùng hòa hợp với chúng thanh tịnh bố-tát, tự-tứ, đem pháp Đại thừa giảng giải rộng rãi cho mọi người nghe, làm cho an ổn và cứu độ khắp vô lượng chúng sinh. Đó là bồ-tát hộ trì chính pháp. Ta vì những người như thế mà nói hai bài kệ trên. Nếu tì-kheo nào nghe Ta nói đây mà không có tâm hộ trì chính pháp, nhưng muốn phương tiện bắt chước những vị bồ-tát thế kia, thì những người đó gây nên tội lỗi mà Phật đã cấm, nếu nói bồ-tát thật sự có làm những điều xấu ác, thì Ta nói họ là bọn lười biếng. Ta dùng phương tiện dạy pháp vi diệu cho hàng bồ-tát nên nói kệ này:

Người nào biết chính pháp

Bất luận trẻ hay già

Nên hết lòng cúng dường

Như người thờ Thần lửa.

Người nào biết chính pháp

Bất luận trẻ hay già

Phải hết lòng kính lễ

Như Trời thờ Đế thích.

[879a] Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Bồ-tát buông thả, lười biếng như vậy với giới cụ túc có thanh tịnh không?

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Với giới cụ túc, nếu như người ấy thành tâm sám hối thì được thanh tịnh. Này thiện nam tử! Thí như bờ đê bị vỡ thì nước sẽ chảy ra ngoài. Bởi vì sao vậy? Vì không sửa chữa. Này thiện nam tử! Bờ đê bị vỡ liền đắp vá lại thì giữ được nước. Người giải đãi kia cũng giống như vậy. Với giới cụ túc, bố-tát, tự-tứ bị phá vỡ thì giới thể lọt mất. Bởi vì sao vậy? Vì siêng năng giảm, lười biếng lại tăng. Nhưng nếu tì-kheo giới hạnh tổn giảm liền tu chỉnh lại, theo chư bồ-tát hộ pháp học đạo, siêng năng sửa đổi, ân cần sám hối sẽ được thanh tịnh.

Ca-diếp bạch Phật:

- Trái a-ma-lặc[195] mà Thế Tôn từng ví dụ trong kinh, dù sống hay chín cũng khó phân biệt; trì giới, phạm giới, cũng khó nhận biết giống y như thế, vậy phải làm sao để phân biệt được?

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Muốn biết tướng trạng trì giới, phạm giới thì y cứ kinh Đại bát-nê-hoàn sẽ phân biệt rõ. Này thiện nam tử! Như người nông dân gieo trồng ngũ cốc, trừ hết cỏ dại gọi là ruộng sạch. Nếu còn cỏ bại[196] giống y như lúa, đến khi kết hạt, cỏ lúa khác nhau, khi đó sẽ biết thật giả rõ ràng. Bồ-tát hộ pháp cũng y như vậy. Phương pháp làm cho ruộng phước điền Tăng sạch sẽ trước hết phải trừ tám loại hành vi tội lỗi[197]. Lỗi lầm trừ sạch, bấy giờ sẽ được gọi là chúng Tăng nhục nhãn thanh tịnh, họ được xếp vào ruộng phước tốt lành dẫn đến thánh quả. Ngoài chúng nhục nhãn là Tăng thanh tịnh. Chỉ cần trừ sạch tám loại rắn độc lỗi lầm xấu ác[198] thì được chúng Tăng ruộng phước tốt lành, dù chưa phải là thanh tịnh tất cả, nhưng cũng xứng đáng làm ruộng phước lành cho trời, người cúng, huống gì là bậc thành tựu rốt ráo diệu quả thánh hiền, ruộng phước thanh tịnh, là bậc tiêu biểu vượt ngoài thấy biết của hàng nhục nhãn?

- Lại nữa thiện nam! Thí như nước nọ có hai loại quả, một là ca-lưu[199], hai là triêm-mâu[200]. Cây ca-lưu thì có trái rất đắng, còn cây triêm-mâu có trái rất ngọt. Nhưng cả hai cây đều có hoa, lá và trái giống nhau. Có một người kia không biết phân biệt hai loại trái trên lượm hết đem về, rồi ra chợ bán, người mua ăn vào bị chết rất nhiều. Bấy giờ người trí nghi là trái độc liền đến dò hỏi: “Ông lượm trái này từ chỗ nào về?” Đáp: “Ở chỗ nọ”. Người trí liền bảo với kẻ kia rằng: “Đó là trái độc, làm chết nhiều người, phải bỏ đi mau”. Cũng vậy, thiện nam! Chúng Tăng lười biếng, làm tám điều ác[201], thì người trì giới ở chung với họ như cây trái ngọt mọc chung trong rừng với cây có độc, bồ-tát hộ pháp dạy họ từ bỏ, không để những người đệ tử tín tâm thân cận lễ bái, cung kính, cúng dường, sợ đoạn mạng sống, mất giống trí tuệ, đọa vào địa ngục. Vì vậy những người cư sĩ nếu có lòng tin cần phải khéo léo phân biệt, chớ thấy hình tướng liền theo gần gũi, mà phải đến hỏi họ có làm tám điều phi pháp không? Tự-tứ, bố-tát có hòa hợp không? Nếu họ không làm tám điều phi pháp, thì hàng Tăng đó được Thế Tôn nhận, vì thương chúng sinh, ở rừng Kỳ-hoàn[202] cùng chung hòa hợp y như vàng thật tụ về một chỗ. Phải biết đây là chỗ đáng cúng dường. Còn nói không nhận, không cùng hòa hợp bố-tát, tự-tứ, phải biết bọn họ chẳng phải là chỗ trời, người cúng dường, các tì-kheo khác không nên cùng họ bố-tát, tự-tứ. Còn nếu như hỏi mà vẫn không biết, thì phải nương vào khế kinh chân thật của đức Như Lai để mà phân biệt. Nếu người ngu si, chẳng biết phân biệt, đi theo cung kính, chu cấp vật dụng và thường gần gũi, Ta nói kẻ ấy sẽ đọa đường ác.

- Lại nữa thiện nam! Thí như núi Tuyết[203] có loại thảo dược vị nó rất ngọt. Bấy giờ thương nhân đem thứ thuốc ấy đi bán khắp nơi. Có một người nọ không biết phân biệt về các loại thuốc, hỏi thương nhân rằng: “Ông có dược thảo vị ngọt ở vùng núi Tuyết hay không?” Thương nhân nói: “Có”! Người nọ liền mua. Nhưng người lái buôn thì đưa thuốc đắng. Người nọ tìm mua thuốc ngọt mà lại bị tráo thuốc đắng. Chúng Tăng thanh tịnh như thuốc núi Tuyết mà cùng với những tì-kheo lười biếng, phạm giới ở chung, những người tín tâm cúng dường lễ bái, phải biết đây là người trần mắt thịt, giống như kẻ nọ chẳng biết phân biệt thuốc ngọt, thuốc đắng. Người nào thanh tịnh, kẻ nào phạm giới, tướng trạng khó biết, người trần mắt thịt không thể phân biệt, chỉ người thiên nhãn mới khéo phân biệt. Cho nên những ai làm tám điều ác, dù mặc pháp phục, không nên thụ nhận người ta cung kính, lễ bái cúng dường. Nhưng nếu có thể sửa đổi, sám hối, bỏ tám điều ác thì cũng trở thành bậc Tăng thanh tịnh.

Ca-diếp bạch Phật:

- Hay thay! Hay thay! Thế Tôn giảng nói pháp hoan hỷ này! Con sẽ lãnh thụ giống như giữ gìn bảo vật kim cương.

Bấy giờ bồ-tát Ca-diếp lại bạch:

- Thế Tôn có dạy cho các tì-kheo bốn pháp nương tựa. Bốn pháp đó là: Nương tựa chính pháp, không nương tựa người; nương nghĩa quyết định, không nương tựa pháp nghĩa chưa quyết định[204]; nương tựa trí tuệ, không nương tựa thức; nương tựa nghĩa lý, không nương văn tự. Chúng con tin bốn pháp nương tựa này, chứ không tin bốn hạng người có thể làm chỗ chúng sinh nương tựa chân thật.

Phật bảo Ca-diếp:

- Tên các pháp đó chính là Như Lai đại bát-nê-hoàn. Hết thảy chư Phật đều đồng pháp ấy. Chư Phật Như Lai đắc pháp ấy rồi thường trụ bất biến, không hề hư hoại. Đối với Như Lai mà nghĩ vô thường, Ta bảo người đó chẳng hề biết pháp, nên chẳng đáng tin. Còn bốn hạng người mà Ta đã nói họ đều khéo hiểu phương tiện mật giáo của đức Như Lai, họ biết Như Lai là pháp thường trụ, chẳng phải là pháp thay đổi, hư hoại. Chư Phật Như Lai cũng ở trong họ. Bốn hạng người đó và chúng sinh khác khéo hiểu nghĩa lý phương tiện mật giáo Như Lai thường trụ, cho nên Ta nói họ làm nền tảng cho sự nương tựa, phải biết nên tin. Vì ý nghĩa này Ta nói bốn hạng người ấy là chỗ nương tựa chân thật.

- Nương tựa pháp là, chư vị Thanh văn đại đức, trí tuệ, đối với chính pháp tâm không thất niệm; chính pháp chính là Như Lai thường trụ; đối với chính pháp phương tiện tinh cần, gọi là y pháp.

- Không nương tựa người là người phạm giới, tham dục, phiền não, lại nói Như Lai là pháp vô thường. Hạng người như vậy không đáng tin cậy, cho nên Ta nói không nên nương tựa.

- Nương nghĩa quyết định: Nghĩa quyết định là hàng đại bồ-tát. Chư vị thanh văn đối với phương tiện mật giáo Như Lai tâm còn nghi ngờ, chưa có lòng tin. Biển trí Đại thừa khiến cho tâm ấy đi đến quyết định, lìa mọi nghi hoặc. Quyết định nghĩa là trí tuệ Đại thừa vĩnh viễn xa lìa tất cả chướng ngại. Chướng ngại tức là trí của thanh văn. Chư vị bồ-tát khéo lấy trí tuệ Đại thừa quyết định, hiểu được Như Lai là pháp thường trụ, cho nên bồ-tát là chỗ đáng tin.

- Nghĩa chưa quyết định là trí thanh văn, họ nói thân Phật là do thức ăn ô uế nuôi dưỡng, Như Lai nê-hoàn tức là diệt tận, giống như lửa tắt. Do trí như vậy nên chẳng đáng tin. Cho nên Như Lai thuyết bản kinh này phương tiện giáo hóa cho những chúng sinh nhị thừa[205] lầm lạc. Hạng người thanh văn là trí hữu dư[206], là không quyết định, vì vậy cho nên gọi thanh văn là trí chưa quyết định, bởi trí tuệ ấy không thể hiểu được lời dạy của bậc Như Lai Đại thánh. Cho nên nói họ là không đáng tin. Do đó Như Lai nói nghĩa quyết định chính là bốn chỗ nương tựa chân thật.

- Nương vào trí tuệ: Trí tuệ chính là tin pháp thân Phật, còn thân phương tiện thì không đáng tin. Thế nào là chỉ thấy thân phương tiện của đức Như Lai? Là cho rằng thật có ấm, giới, nhập[207], nếu không thì thân này từ đâu tới, và nay hiện có tích tụ xá-lợi? Vì có xá-lợi hiện giữa thế gian, nên nói pháp thân là thân ô uế, thức ăn nuôi dưỡng. Bởi thức khởi lên ý nghĩ hư vọng như vậy cho nên không thể tin tưởng. Thức không đáng tin, cho nên những người sử dụng ý thức, phải biết người đó cũng không đáng tin.

- Nương tựa nghĩa lý: Nghĩa tức là chính. Chính là đầy đủ. Đầy đủ nghĩa là không bị sút giảm. Không sút giảm là Như Lai thường trụ. Như Lai thường trụ là pháp thường trụ. Pháp thường trụ nghĩa là tăng thường trụ, đó là lời Phật. Như thế gọi là nương tựa nghĩa lý. Nếu kẻ phàm phu tâm không ngay thẳng, may nhờ Như Lai từ bi che chở cho nên họ được xuất gia học đạo, nhưng rồi lười biếng, buông lung, phạm giới, nói rằng: “Đức Phật cho phép được nuôi súc vật, đầy tớ, nhận vật phi pháp”. Gặp lúc mất mùa, thì lại nói rằng: “Đệ tử của Phật chớ nên chịu khổ. Đức Phật cho phép nuôi giữ súc vật, trâu, ngựa, đầy tớ, cất giữ lúa gạo, tiền tài, vàng, bạc, buôn bán kiếm lời”. Những thứ kinh luật văn từ như vậy không nên tin theo. Người nào tin theo những kinh luật đó, phải biết người đó cũng không đáng tin. Vì ý nghĩa này cho nên mới nói phải nương tựa nghĩa. Phi nghĩa tức là cho rằng tam bảo là pháp vô thường, thay đổi, hủy diệt. Đây là phi nghĩa, cũng gọi văn tự, do đó nói rằng phải nương ý nghĩa, đừng nương văn tự. Giả sử ngoại đạo có thuyết kinh luật, ý nghĩa lại hợp giáo pháp Đại thừa, thì nên tin theo, điều đó chẳng phải chỉ là văn tự.

- Này thiện nam tử! Bốn điều y cứ và bốn hạng người nhục nhãn nói trên là chỗ nương tựa chân thật ở đời, gọi là tứ y. Nên học như vậy!

 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 10:  PHÂN BIỆT TÀ CHÍNH

[880a] Phật bảo Ca-diếp:

- Có bốn loại pháp. Pháp của ma thuyết. Pháp của Phật thuyết. Có những chúng sinh theo pháp ma nói. Có những chúng sinh theo pháp Phật thuyết.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Chúng con làm sao biết để phân biệt? Xin Phật chỉ dạy, chúng con muốn nghe!

Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Sau Ta nê-hoàn khoảng bảy trăm năm, giáo pháp Như Lai từ đó ẩn dần. Bấy giờ chúng ma giả làm tì-kheo nhiễu loạn chính pháp, hiện tướng thợ săn cố che giấu mình. Thiên ma ba-tuần giả tướng tì-kheo, tướng tì-kheo-ni, tướng ưu-bà-ắc, tướng ưu-bà-di, tướng tu-đà-hoàn, tướng tư-đà-hàm, tướng a-na-hàm, tướng a-la-hán, và cả tướng Phật; bỏ tướng thế tục nhưng lại hành động pháp của thế gian để phá pháp Ta. Ba-tuần nói rằng: “Như Lai từ trời Đâu-suất chết đi, giáng thần vào nhà của vua Tịnh Phạn, phu nhân Ma-da ái dục hòa hợp mà sinh ra thân. Nếu như nói rằng không phải từ chuyện ái dục mà sinh, là điều không thật. Ngài cũng sinh ra như cách người đời, nhưng được trời, người và a-tu-la cung kính cúng dường là bởi đời trước Ngài đã gieo trồng cội gốc phước đức, tự đem vợ con và mọi tài sản ra làm bố thí, nhờ đó thành Phật”. Phải biết đây là tướng mạo, lời nói, kinh luật của ma. Tại sao như vậy? Bởi đức Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác vì muốn giáo hóa cho mọi chúng sinh mà sinh ra đời, chẳng phải Như Lai sinh ra từ sự mẹ cha ái nhiễm, thị hiện tướng ấy là để tùy thuận thế gian mà thôi. Phải biết tướng mạo và lời nói này chính là kinh luật của đức Phật thuyết. Nếu chúng sinh nào tin tưởng kinh luật của chúng ma nói, phải biết bọn họ là quyến thuộc ma. Nếu chúng sinh nào tin tưởng kinh luật của đức Phật thuyết, phải biết họ là những bậc bồ-tát.

- Lại nói “Như Lai xuất hiện ở đời, hướng về mười phía, bước đi bảy bước, chẳng phải thị hiện nói là thị hiện, nên chẳng thể tin”. Phải biết đây là kinh luật ma nói. Nếu nói “Như Lai lúc vừa đản sinh, hướng về mười phương, bước đi bảy bước, đó là Như Lai phương tiện thị hiện”. Phải biết đây là kinh luật Phật thuyết. Kinh luật ma nói, nếu người nào tin, phải biết người đó là quyến thuộc ma. Kinh luật Phật thuyết, nếu người nào tin, phải biết người đó chính là bồ-tát.

- Lại nói “Như Lai đi đến miếu trời, cung kính lễ bái, chẳng phải thiên thần lễ bái bồ-tát. Bởi vì sao vậy? Thiên thần đứng trước, Như Lai đứng sau”. Phải biết đây là kinh luật ma nói. Kinh luật Như Lai là nói thế này: “Như Lai phương tiện đi đến miếu trời, chư thiên, Đế thích, Phạm thiên đều phải cung kính đảnh lễ, hầu hạ bồ-tát”. Kinh luật ma nói, nếu người nào tin, phải biết người đó bị ma dạy dỗ. Nếu người nào tin kinh luật Phật nói, đó là bồ-tát.

- Lại nói “Như Lai lúc làm thái tử, hưởng thụ năm món dục lạc cùng với cung nhân mỹ nữ”. Phải biết đây là kinh luật ma nói. Còn nói “Như Lai thị hiện ở trong thâm cung đầy đủ dục lạc, mỹ nữ vậy mà Ngài bỏ như nhổ đàm giải để đi xuất gia”, thì đây chính là kinh luật Phật thuyết. Kinh luật ma nói mà có người tin, phải biết người đó bị ma dạy dỗ. Nếu người nào tin kinh luật Phật nói, đó là bồ-tát.

- Lại nói “Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác ở rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc thụ nhận tiền tài, vàng bạc, vật báu, đồng, sắt, lưu ly, hạt trai, ngọc bội, san hô, hổ phách, nuôi giữ súc vật voi, ngựa, trâu, dê, gà, chó, mèo, chồn, khỉ, chuột các loại…, ruộng nương nhà cửa, buôn bán trao đổi, nuôi dưỡng nam nữ, tích trữ lúa gạo. Vô số vật dụng như vậy vì lòng thương xót thế gian, nên nhận về hết”. Phải biết đây là những lời ma nói. Đức Phật Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác thương xót tất cả chúng sinh muôn loài, khi trụ ở rừng Na-la[208] Ta đã từng nói với bà-la-môn Di-la-kì-la và vua Ba-tư-nặc[209] rằng: “Đại vương! Nói những đệ tử của Ta thụ nhận những vật phi pháp là điều không có. Chẳng hạn nói nuôi nô tỳ, voi ngựa, trâu, dê, gà, chó, mèo, chồn, khỉ, chuột, đồng, sắt, lưu ly, vàng bạc, hạt trai, ngọc bội, cẩm thạch, san hô, hổ phách, nhiều loại vật khác; ruộng nương nhà cửa, buôn bán trao đổi, nuôi dưỡng nam nữ, tích trữ lúa gạo, tự nấu đồ ăn, dạy người nấu nướng, học xem tướng số, học luyện bùa chú, tập luyện theo tiếng của các loài chim, tính toán ngày tháng nhật thực, nguyệt thực, đoán xem số mạng, học kết hoa tóc, học làm thợ mộc, học sáu mươi bốn thuật đoán giải mộng, uống thuốc tiêu thực, sửa sang răng, môi, cài hoa trên tóc, thân ướp dầu thơm, dua nịnh tiến thân, giả tướng tri túc mà sự thật thì lòng tham không chán, nói cười chuyện phiếm, tham ăn vị ngon, cá, thịt các thứ, gom các thuốc độc, hoặc gom dầu thơm, làm các nhạc khí[210], giày dép, nón mũ bằng đồ da thú, chẻ tre, dệt vải khắc vẽ, thêu thùa, uống các loại thuốc hòa trộn nhiều hương, học cách ăn nói theo lối vương gia, đứng ngồi, nói cười an nhiêm trầm mặc, học bọn đàn bà trang sức hương hoa, nói năng đùa bỡn, y phục lòe loẹt, làm lầu gác vàng, vào hội quán rượu và nhà dâm nữ… bao nhiêu những điều phi pháp như vậy, hoặc làm, hoặc nhận, hoặc cho người khác, đại vương nên biết, Ta đều nghiêm cấm không cho tì-kheo làm những việc đó. Bởi vì sao vậy? Bởi vì những điều phi pháp này giống như đám cỏ dại sẽ làm hư hoại ruộng lúa tốt tươi. Ta phải khổ nhọc trừ bỏ nó đi”. Phải biết những lời như vừa nói đó là kinh luật Phật. Những người tin theo kinh luật ma nói, phải biết bọn họ bị ma dạy dỗ. Những người tin theo kinh luật của Phật, phải biết người đó chính là bồ-tát.

- Nếu nói “Như Lai không thể thị hiện đi vào miếu trời, cũng không thể nào hàng phục chư thiên, loài người trong đó; cũng không thể ở trong chín mươi sáu đạo mà xuất gia; không thể thị hiện kiếp thành kiếp bại, không thể học hết tất cả y thuật; cũng không thể nào hóa hiện làm người nô bộc nam, nữ, hay làm cây thuốc, làm vua, đại thần. Giả sử Như Lai làm được việc ấy, thì Ngài chẳng phải là đấng Như Lai, thấy biết như vậy là bọn tà kiến. Như Lai bình đẳng với mọi ân, oán; không có oán giận, chẳng có yêu thương, cũng không có các tâm niệm như vậy”. Nên biết đây là kinh luật của ma. Còn nói “Như Lai thị hiện vào trong tất cả miếu trời, ở trong chín mươi sáu đạo xuất gia, làm kiếp thành, bại, vào các giảng đường chú thuật đọc sách, làm thân nô bộc, thân nam, thân nữ, hoặc làm cây thuốc, làm vua, đại thần, vào nhà dâm nữ, hoặc làm trưởng giả, cư sĩ, phạm chí, bần cùng, nam nữ, hoặc là phi nam, hiện hữu khắp nơi trong hai lăm cõi[211], biến hóa không cùng mà chẳng hề bị thân ấy nhiễu hại, giống như hoa sen chẳng nhiễm bùn dơ. Phải nên biết rằng, vì để hóa độ tất cả chúng sinh mà phải tùy thuận theo cách thế gian biến hóa ra đủ tướng mạo như thế”. Những điều ghi chép như vậy chính là kinh luật của Phật. Những ai tin theo kinh luật ma nói, phải biết bọn họ bị ma dạy dỗ. Còn ai tin theo kinh luật của Phật, đó là bồ-tát.

- Nếu ai nói rằng: “trong kinh luật ta, Thế Tôn đã dạy đây là tội lỗi, đây là điều ác, đây là điều nhẹ, đây là điều nặng, đây là tội thô, đây là tội tính[212], đây là tội chế[213]… Ta nói giới luật này là chân thật. Ông cũng nói giới luật ông là thật, nên bỏ giới của ta theo của ông? Ông cho rằng đây là giới luật của thế gian hay sao? Kinh luật của ta là chín bộ kinh Như Lai đã thuyết, có dấu chứng thật. Trong chín bộ kinh ta chưa từng nghe một câu, một chữ, thậm chí nửa lời về kinh Phương đẳng. Kinh điển Như Lai có mười bộ chăng? Bộ kinh Phương đẳng vô lượng như vậy, phải biết đều là do Điều-đạt[214] làm, vì muốn phá hoại tất cả nghĩa lý nên mới tạo ra lời hư vọng đó. Kinh điển Phương đẳng tạo ra từ những ý nghĩ hư vọng, chúng ta đừng tin”.

Phật bảo Ca-diếp:

- Những lời như vậy làm loạn giáo pháp của đức Như Lai, bài báng khế kinh Phương đẳng của Phật. Phải biết đó là kinh luật ma nói. Ở đời tương tai có bọn người đó. Ai cũng cho rằng mình có kinh luật, cùng tranh luận với kinh luật tà thuyết. Có các tì-kheo biết được ngoài chín bộ kinh Như Lai thuyết riêng một bộ Đại kinh Phương đẳng, nên dốc lòng tin; đối với giới luật không hề chấp trước những điều tà kiến; những gì bất tịnh, không hợp uy nghi đều xả bỏ hết; đối với pháp luật của đức Như Lai đầy đủ thanh tịnh tựa như trăng tròn; biết tất cả kinh, mỗi mỗi pháp luật, mọi điều giới hạnh số nhiều như cát ở trong sông Hằng, không thể tính đếm, nghĩa lý chân thật, mọi nghĩa lý đó đều do Phật thuyết. Nếu người nào nói giới luật của ta không có giới này, phải biết giới này chẳng phải Phật thuyết; hoặc nói giới luật ta giữ chỉ có giới hạn mà thôi. Phải biết đây là những người phạm giới. Kinh luật nào nói thiểu dục, thanh tịnh, hợp với lời Phật, phải biết nghĩa này đều là kinh điển của Đại thừa thuyết. Nếu ai bảo rằng, đức Phật Như Lai vì muốn an ổn và vì cứu độ tất cả chúng sinh cho nên thuyết kinh Phương đẳng Đại thừa Đại bát-nê-hoàn. Phải biết người này là đệ tử Ta. Những người nói khác thì Ta chẳng phải là thầy của họ, chẳng phải xuất gia học đạo nơi Ta, mà là đệ tử ngoại đạo tà kiến. Các dấu hiệu trên phải biết đó là kinh luật Phật thuyết. Người nào tin theo kinh luật ma thuyết, phải biết người đó bị ma dạy dỗ. Đối với kinh luật của Như Lai thuyết người nào tin theo, phải biết người đó chính là bồ-tát.

 - “Như Lai thành tựu công đức vô lượng, đắc tuệ Không vô[215], vì chúng sinh thuyết khổ, không, vô ngã, nay đã đến lúc vô thường hoại diệt nên nhập nê-hoàn, không phải thị hiện tùy thuận thế gian”. Những lời như vậy đều là ma nói. Phải biết Như Lai không thể nghĩ bàn. Ngài đã thành tựu vô lượng vô số công đức trang nghiêm, là Phật, Thế Tôn, là pháp thường trụ, không phải là pháp thay đổi, biến hoại, chẳng phải tất cả như cây đa-la[216] đã bị chặt ngọn, nhưng Thế Tôn thuyết bốn pháp bất độ[217] như cây đa-la đã bị chặt ngọn; lại nói mỗi một bất độ tựa như đá chẻ làm đôi; ai tự cho rằng mình đã chứng được pháp hơn người thì sẽ bị đọa ngục Vô gián trở lên. Pháp hơn người là chưa thật chứng quả nói mình chứng quả. Nếu có tì-kheo ít muốn, biết đủ, lại nhiều tri thức, vua và đại thần, cùng với dân chúng thấy đều cung kính, nói kệ tán thán thầy tì-kheo ấy công đức vô lượng, xưng là tôn giả, nói rằng sau khi tôn giả xả bỏ thân này chắc chắn sẽ thành Phật đạo. Thầy tì-kheo ấy nghe vậy liền nói: “Các ông chớ nên lấy đạo giải thoát tán thán những người chưa chứng đạo quả, bởi những lời đó đắm trên chữ nghĩa, Phật chẳng hài lòng. Các ông im đi, chớ nên suốt đời vì người tu hành pháp lạc như ta mà nói những lời đa dục như vậy, ta tự biết mình chưa chứng đạo quả”. Vua và đại thần bảo tì-kheo rằng: “Tôn giả ngày nay chẳng khác đức Phật, mọi người nghe tiếng, đều sẽ theo ngài học kinh, luật, luận”. Nên biết nhà vua cùng với đại thần nói kệ tán thán sẽ được thành tựu công đức vô lượng. Còn tì-kheo kia tu trì phạm hạnh, không vi phạm giới, chẳng phạm bất độ, không phạm vào lỗi tự cho rằng mình có pháp hơn người.

- Lại có tì-kheo diễn thuyết rộng rãi kinh tạng Như Lai, nói rằng: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính của mình. Một khi vô lượng phiền não trong thân đã trừ diệt hết thì tính Phật ấy sẽ hiển lộ ra, trừ nhất-xiển-đề”. Bấy giờ quốc vương cùng với đại thần hỏi tì-kheo kia: “Ngài sẽ làm Phật hay chẳng làm Phật? Trong thân của ngài cũng có Phật tính?”. Tì-kheo kia đáp: “Chưa biết tôi sẽ thành Phật hay không, nhưng tôi biết chắc là trong thân tôi thật có tính Phật”. Lại hỏi tì-kheo: “Như ngài chẳng làm hạng nhất-xiển-đề, vậy thì phải chăng ngài tự cho rằng mình sẽ làm Phật”? Tì-kheo ấy đáp: “Đúng vậy! Chỉ cần trong thân thật có Phật tính”. Dù tì-kheo kia nói lời như vậy, chẳng phải tự xưng đắc pháp hơn người, bởi vì sự thật là có Phật tính, nhờ giữ giới luật mới thành Phật quả.

- Lại có tì-kheo tư duy như vầy: “Ta sẽ thành Phật, chắc chắn như vậy, không nghi ngờ gì”. Tư duy như vậy, dù chưa chứng đắc đạo quả giải thoát, người ấy vẫn có phước đức vô lượng. Vì ý nghĩa này, tất cả tì-kheo đều nên tu hành pháp tư duy đó. Bởi vì sao vậy? Vì sẽ ngay đây xa lìa tám mươi ức pháp bất tịnh; thanh tịnh, thiểu dục tất được thành tựu, chân tính Như Lai nhờ đó hiển hiện, mau được trăm ngàn kho tàng pháp báu. Thế Tôn đại bi mới nói lời này. Phải biết tướng trạng trình bày ở trước chính là kinh luật của đức Phật thuyết. Kinh luật của ma, người nào tin theo, phải biết người đó bị ma dạy dỗ. Người nào tin theo kinh luật Phật thuyết, phải biết người đó chính là bồ-tát.

- Lại nữa, nếu ai bảo rằng: “Chẳng có bốn pháp tội đọa, mười ba tăng tàn, ba mươi pháp xả, chín mốt pháp đọa, nhiều pháp chúng học, bốn pháp hối lỗi, hai pháp bất định, bảy pháp diệt tránh; không việt tỳ-ni[218], cũng chẳng tội nặng, không có ngũ nghịch, chẳng báng kinh pháp, chẳng có hạng người là nhất-xiển-đề, cũng chẳng có chuyện phạm các giới này sẽ bị quả báo đọa trong địa ngục. Tất cả tì-kheo và những ngoại đạo đều được sinh thiên, nhưng Phật Thế Tôn để hù dọa người nên thuyết giới luật. Nếu muốn mặc tình hưởng thụ khoái lạc ở cuộc đời thì hãy bỏ pháp phục, trở lại thế tục thụ hưởng năm dục, chừng nào thấy chán năm món dục rồi, trở lại tu thiện, ăn năn sám hối. Thời Phật tại thế cũng có tì-kheo thụ hưởng năm dục được sinh cõi trời, cũng được giải thoát. Xưa nay đều có những chuyện như vậy, chẳng phải riêng ta tự tạo dựng nên. Phạm bốn tội đọa, cho đến năm giới, cùng với tất cả luật nghi bất tịnh, nhận vật phi pháp… đều được giải thoát. Nếu ai nói rằng, tội việt tỳ-ni đọa trong địa ngục chịu khổ lâu dài, thời gian bằng tám vạn bốn ngàn năm của trời Đao-lợi, còn các tội khác phần nào chuyển thành quả báo nặng hơn. Đây là những lời của các luật sư giả danh Phật giáo, vọng nói hư ngụy, chẳng nên tin tưởng”. Những điều trên đó, phải biết chính là kinh luật của ma. Tội việt tỳ-ni rất là vi tế. Nếu tì-kheo nào phạm mỗi mỗi điều luật nghi vi tế, biết mình phạm tội mà cố che giấu, như rùa giữ kỹ sáu chi của mình, với bọn người này phải nên xa lìa, đừng nên gần gũi, như Ta nói kệ:

Nếu người phạm tội nhỏ

Nói dối bằng im lặng

Không kể trong đời sau

Việc ác nào cũng làm.

[882a] Đây là những điều nhỏ nhặt vi tế, đều do Như Lai quyết định giáo giới, huống phạm tội nặng?! Giới luật không kể là lớn hay nhỏ đều phải giữ vững, vì là Phật tính.

- Nếu ai bảo rằng: “Chín bộ kinh điển không nói chúng sinh đều có Phật tính; kinh điển Phương đẳng cũng thuyết vô ngã chính là bài báng chín bộ khế kinh. Tại sao lại không khơi mở cái thấy ở nơi chúng sinh? Trong chín bộ kinh chưa từng nghe nói tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Ta làm sao tin? Hoặc là tự xưng nói pháp hơn người”. Phải biết những lời bọn họ vừa nói, như bảo biển cả chẳng có của báu. Người kia tuy có học chín bộ kinh, nhưng mà yếu tạng của kinh Phương đẳng, biển pháp Đại thừa, vô lượng pháp bảo chẳng phải là cảnh giới của người kia. Đức Phật thuyết pháp đâu vì tất cả thanh văn, duyên giác, cảnh giới Đại thừa không phải của họ. Thấy được nhân duyên, dấu hiệu Phật thuyết, lại cũng biết được tất cả chúng sinh đều có Phật tính, không hoại các tướng ngô ngã, thọ mạng, tâm giữ trung đạo, nói trong thân ta đều có Phật tính, ta sẽ thành Phật, ta nay phải đoạn tất cả phiền não. Ai nói như vầy, thì bản thân họ chính là thanh văn, nếu ai nói khác gọi là tự xưng được pháp hơn người.

- Nếu ai bảo rằng: “Ta đã thành Phật, ta đã thấy pháp, trụ ở Phật địa”, chính là tự xưng được pháp hơn người. Ai không nói vậy thì không bao lâu họ sẽ thành Phật. Pháp Phật thâm sâu quyết định như vậy. Trong những tì-kheo tự cho rằng mình được pháp hơn người vì cầu lợi dưỡng, dua nịnh tiến thân, giả đi khất thực, ngu si phạm giới, chưa chứng đạo quả mà nói với người là mình đã chứng, để mọi người biết nhằm được cung kính, hưởng sự cúng dường, tăng thêm tham muốn, chờ đợi cúng dường, không tu niệm pháp, nhưng giả uy nghi làm vui lòng người. Ta nói bọn này là kẻ tự xưng được pháp hơn người.

- Lại có tì-kheo vì để hộ trì chính pháp nên giả tham cầu lợi dưỡng, ưa muốn nổi danh, suy nghĩ như vầy: “Phải khiến tất cả mọi người được biết, khen ngợi lành thay, cung kính, thừa sự. Ta sẽ nhân đó, hàng phục ngoại đạo và bọn phạm giới, quang rạng oai đức trời người tôn kính của đức Như Lai, rộng tuyên kinh điển Phương đẳng Đại thừa Đại bát-nê-hoàn, khai đạo chúng sinh khéo hiểu kinh luật và luật liên hệ của Như Lai thuyết, nuôi lớn hạt giống Như Lai tự thân, khiến cho Phật tính nhanh chóng hiển bày, vô lượng kết hoạn đồng thời trừ diệt, bảo các chúng sinh: ‘Mọi người đều có khả tính thành Phật, cho nên hãy gắng diệt sạch phiền não’”. Vì tâm hộ pháp mà nói như vậy, Ta bảo người này là hàng bồ-tát, chỉ vì hộ pháp nên chẳng có tội nói pháp hơn người. Tội việt tỳ-ni còn bị đọa địa ngục chịu khổ với thời gian bằng tám vạn bốn ngàn năm của trời Đao-lợi, huống là tội nặng? Trong pháp Đại thừa người phạm tội nặng đều bị trục xuất. Có tâm chiếm giữ là phạm tội nặng. Như người giữ tháp mà chiếm một vật nhỏ bằng hạt cải, lấy một quyển kinh mà không hỏi chủ, đều phạm tội nặng; có lòng gian tà phá hoại tháp Phật, cũng phạm tội nặng, tất phải trục xuất. Nếu vua, đại thần xây dựng chùa, tháp, cúng dường xá-lợi, hoặc vì cung kính mời một tì-kheo thay vua sắp đặt, giữ gìn tiền bạc, nhưng tì-kheo đó làm theo ý mình khiến chủ quở trách. Những tì-kheo này cũng phải trục xuất. Những người bất nam[219] và người nhị căn[220], đều phải trục xuất. Bởi vì sao vậy? Vì vượt năm giới. Thậm chí phải có từ tâm bố thí sự không sợ hãi cho cả con kiến, là pháp sa-môn. Giả sử chỉ nghe mùi rượu đã phải nhanh chóng rời xa, là pháp sa-môn. Pháp của sa-môn thì ở trong mộng cũng không vọng ngữ. Pháp của sa-môn thì ở trong mộng cũng không ở chung chỗ có người nữ. Nếu ở trong mộng mà cùng ở chung, dù chưa phạm giới, như hương của hoa khiến người xao xuyến, tâm khởi buông lung, đều do ban ngày nhìn thấy cảnh vật, tâm liền sinh theo, nên tối nằm mộng, khi tỉnh mộng rồi ý niệm thêm loạn, như nghĩ đến ăn mới đi khất thực, làm sao khiến tâm phóng túng không sinh? Ngay ở trong mộng, tâm niệm mới sinh phải mau trừ diệt. Những điều nêu trên phải biết đó là kinh luật của Phật. Nếu ai tin theo kinh luật của ma, phải biết người đó bị ma dạy dỗ. Còn ai tin theo kinh luật Phật thuyết, phải biết người đó chính là bồ-tát.

- Nếu ai bảo rằng: “Như Lai cho phép những bậc đại nhân chỉ ngồi một chỗ, uy nghi đi đứng, không nói là pháp; gieo đầu vào đá, tự uống thuốc độc, hoặc là nhịn ăn, sát hại sinh vật, trói buộc chúng sinh để nuôi thân thể, làm nghề mưu mẹo, luyện thuật bùa chú khiến người mê loạn, hạng chiên-đà-la, bất nam, nhị căn, thân thể khuyết tật… đều được xuất gia, vì thương chúng sinh. Vì lòng từ bi, nên những sữa, mật, lụa là, ngọc bội, thuộc da, lúa gạo… đều không nên dùng, những loài cỏ cây đều có mạng sống. Nê-hoàn diệt hẳn”. Những lời như trên phải biết chính là kinh luật ma thuyết. Trừ bốn uy nghi của bậc đại nhân, nếu ai bảo rằng Ta cho phép được uống thứ thuốc độc, lao đầu vào lửa, nhịn ăn đến chết, gieo đầu vào đá, tàn sát chúng sinh, làm nghề mưu mẹo, luyện thuật bùa chú khiến người mê loạn, những loại sữa, mật, lụa là, ngọc bội, lúa gạo nấu chín nghĩ đó là thịt, đối với hết thảy cỏ cây nghĩ rằng chúng có thọ mạng… ai nói như vậy Ta không hài lòng. Người nói điều đó, phải biết họ là đệ tử ngoại đạo. Những ai hành trì theo lời Ta dạy là đệ tử Ta, không nói bốn đại là có mạng sống. Những điều như vậy phải biết chính là kinh luật Phật thuyết.

- Những điều so sánh còn nhiều vô lượng. Những ai tin theo kinh luật ma thuyết, phải biết người đó bị ma dạy dỗ. Những ai tin theo kinh luật Phật thuyết, phải biết người đó chính là bồ-tát.

- Này thiện nam tử! Phải khéo phân biệt, tướng trạng sai khác giữa kinh Phật thuyết, với kinh ma thuyết, như vừa trình bày.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Hay thay, Thế Tôn! Hôm nay chúng con mới hiểu lời dạy của đức Như Lai thật là thâm sâu.

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay, lành thay! Này thiện nam tử! Phải học như vậy mới là người có trí tuệ thông suốt.

Kinh Đại Bát-nê-hoàn

Hết quyển thứ 4


 

KINH

PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Quyển 5

Phẩm thứ 11: TỨ ĐẾ[221]

[882c] Bấy giờ Thế Tôn bảo ngài Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Giả sử có khổ gọi là khổ đế[222], thì mọi chúng sinh trong đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh… đều có khổ đau. Khổ đế nghĩa là, pháp thân Như Lai thường trụ bất diệt, chẳng phải là thân thụ thực ô uế, nhưng các chúng sinh chẳng có trí tuệ tôn quý của Phật nên không biết được chân lý về khổ, lấy điều phi pháp làm điều chính pháp, vì vậy nên bị si, ái, phiền não trói buộc mãi hoài, nhiều kiếp luân chuyển sinh tử khổ đau. Giả sử chúng sinh được nghe hai chữ Như Lai thường trụ thoáng qua lỗ tai, thì dù muốn được sinh lên cõi trời hay cầu giải thoát chắc chắn sẽ được chứng quả vị thánh, khoái lạc tự nhiên. Người trí tự biết chứng được diệu quả đều nhờ âm thanh Như Lai thường trụ thoáng qua lỗ tai. Bởi vì từ xưa cho đến hôm nay chẳng hề biết được Như Lai thường trụ cho nên phải chịu qua lại vô lượng sinh tử khổ đau. Biết khổ như vậy là biết[223] khổ đế. Nếu biết khác đi tức là chẳng phải biết về khổ đế.

- Khổ tập đế[224] là, vì không biết được sự thật các pháp cho nên tham ái ngày một thêm nhiều, nuôi dưỡng súc vật, đầy tớ và giữ vật dụng phi pháp; những điều phi pháp lại cho là pháp rồi lại sinh tâm nắm giữ hư vọng, chính pháp bị diệt[225], vì không có trí cho nên phải chịu luân chuyển ở mãi trong đường sinh tử, khổ đau phiền não. Phải biết điều đó phá hoại chính pháp[226], rốt cuộc chẳng được chứng quả sinh thiên hay là giải thoát. Chẳng biết tướng trạng chân thật của những nguyên nhân khổ đau là hoại chính pháp. Quả báo nói dối cũng sẽ phải chịu đêm dài tăm tối sinh tử khổ não. Ai biết như vậy là biết tập đế. Nếu hiểu khác đi tức là chẳng biết nguyên nhân của khổ.

- Khổ diệt đế[227] là tu pháp hành không[228], nhưng nếu cho rằng mọi pháp diệt tận, thì sẽ hoại diệt thể tính Như Lai; nếu tu hành không gọi là diệt đế, thì ngoại đạo kia nhìn nhận nghĩa lý trái nghĩa hành không, tu hành như vậy cũng sẽ chứng được diệt đế hay sao? Phải biết tất cả đều có bản tính Như Lai thường trụ. Nếu như diệt sạch phiền não trói buộc thì tính Như Lai thường trụ hiển hiện. Chỉ trong một niệm khởi lên liền được diệu quả thường lạc tự tại gọi là Pháp tự tại vương. Đó là tu hành diệt khổ thánh đế. Ngược lại, đối với thể tính Như Lai người tu khởi nghĩ là không, vô ngã thì biết bọn này giống như thiêu thân[229] đâm đầu vào lửa. Diệt đế nghĩa là thể tính Như Lai, là quả Như Lai diệt trừ tất cả vô lượng phiền não. Bởi vì sao vậy? Bởi vì thể tính Như Lai là nhân. Người biết điều này là biết diệt đế Như Lai bình đẳng. Nếu biết khác đi thì không thể gọi là biết diệt đế.

- Khổ diệt đạo[230] là thể tính Như Lai, Pháp, Tăng, Giải thoát. Bốn loại pháp này gọi là đạo đế. Không biết như thật về bốn pháp này thì sẽ ở mãi trong đường sinh tử vô lượng khổ đau. Trong đường sinh tử cần phải siêng năng tinh tấn tu hành, hiểu rõ Như Lai, Pháp, Tăng, Giải thoát là pháp thường trụ, không phải là pháp thay đổi, biến hoại, bất tận, bất hoại. Khởi lên một niệm như vậy liền được chứng quả vi diệu khoái lạc tự tại. Đối với bốn pháp thường trụ bất không, nếu ai nghĩ rằng đây là phi pháp, phải biết bọn đó sẽ bị quả báo tà kiến điên đảo. Khổ diệt đạo là, với ba pháp[231] này người tu luôn nghĩ là pháp thường trụ. Đó gọi là biết khổ diệt đạo đế. Người nào tu hành nghĩ pháp thường trụ, phải biết người đó là đệ tử Ta, biết bốn chân đế. Đó là bồ-tát biết bốn chân đế.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Nay con mới biết tu bốn chân đế.

 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 12: BỐN PHÁP ĐIÊN ĐẢO

 

[883a] Đức Phật lại bảo ngài Ca-diếp rằng:

- Điên đảo nghĩa là khổ mà nghĩ vui, nghĩ rằng Như Lai là pháp vô thường, nê-hoàn diệt tận, như củi hết lửa tắt, đó là đại khổ. Nếu ai nghĩ rằng Như Lai vô thường tức là điên đảo. Vui mà tưởng khổ, đối với Như Lai trường tồn mà thấy giống như chúng sinh, đó là điên đảo. Ba cõi là khổ mà nghĩ rằng vui, đó là điên đảo. Đây là những điều điên đảo thứ nhất.

- Vô thường nghĩ thường, đó là điên đảo. Thường nghĩ vô thường, đó là điên đảo. Thường nghĩ vô thường là nghĩ Như Lai đạt được nê-hoàn nhờ tu cực không[232], đó là điên đảo. Tu cực không rồi, chúng sinh đoản thọ liền được trường thọ, cho kết quả ấy là pháp thường tồn, đó là điên đảo. Đây chính là điều điên đảo thứ hai.

- Phi ngã tưởng ngã, đó là điên đảo. Ngã tưởng phi ngã, tức là điên đảo. Cho rằng tất cả thế gian có ngã, tức là điên đảo. Chư Phật dạy rằng thể tính Như Lai là ngã chân thật, nhưng với nghĩa này lại tưởng phi ngã, đây chính là điều điên đảo thứ ba.

- Tịnh nghĩ bất tịnh, đó là điên đảo. Bất tịnh nghĩ tịnh, đó là điên đảo. Như Lai thường trụ, chẳng phải là thân thụ thực ô uế, nhưng người mắt thịt cho rằng là thân thọ thực ô uế, pháp không thanh tịnh; Pháp, Tăng, Giải thoát cũng sẽ diệt tận, đó là điên đảo. Đối với tất cả thân hình bất tịnh, không thấy một chút thanh tịnh nào cả, nhưng mà chúng sinh ngu si, điên đảo lại nghĩ thanh tịnh, đây chính là điều điên đảo thứ tư.

- Như vậy, thiện nam! Đây là bốn điều điên đảo vọng tưởng.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Hay thay, Thế Tôn! Từ trước đến nay con thường chấp giữ những điều điên đảo, bây giờ mới thấy chính pháp Như Lai.

 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 13:  NHƯ LAI TÁNH

 

[883b] Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Như Lai có ngã, còn chúng sinh trong hai mươi lăm hữu thì có hay không?

Phật bảo Ca-diếp:

- Ngã chân thật là thể tính Như Lai, phải biết tất cả chúng sinh đều có, nhưng chúng sinh bị vô lượng phiền não che đậy không hiện. Như một kẻ nghèo, trong nhà có cả kho tàng trân bảo mà chẳng hay biết. Bấy giờ có người khéo biết kho báu chôn giấu chỗ nào, bảo kẻ nghèo rằng: “Ông làm cho tôi, tôi sẽ trả ông tiền tài, bảo vật”. Người nghèo trả lời: “Tôi không thể làm. Bởi vì sao vậy? Bởi vì trước đây trong nhà của tôi có kho trân bảo, không thể bỏ đi”. Người kia lại nói: “Ông là người ngu, không biết chỗ để kho báu ở đâu, chi bằng để ta lấy rồi cho ông, dùng hoài không hết”. Kẻ nghèo liền nghe theo lời ông ấy. Sau đó người kia tìm ra kho báu trong nhà kẻ nghèo, giao cho ông ta. Kẻ nghèo vui mừng, rất lấy làm lạ, biết được người kia là chỗ nương nhờ rất là chân thật. Hết thảy chúng sinh cũng y như vậy. Mỗi người đều có thể tính Như Lai, nhưng bị vô lượng phiền não che lấp nên chẳng tự biết. Như Lai phương tiện dẫn dắt, khai hóa khiến cho tự biết trong thân của mình có tính Như Lai, vui mừng tin nhận.

- Lại nữa thiện nam! Thí như người mẹ vừa mới sinh con liền bị mang bệnh. Thầy thuốc phương tiện, hòa trộn thuốc tốt với sữa, mật ong cho đứa trẻ bú. Bảo người mẹ rằng: “Cẩn thận đừng cho con bú sữa mình, để thuốc tiêu hết, rồi hãy cho bú”. Thầy thuốc lại lấy thuốc đắng thoa lên đầu vú người mẹ, đứa trẻ muốn bú, nghe mùi thuốc đắng, liền nhả ra ngay. Khi biết thuốc trong người nó đã hết, sau đó người mẹ rửa vú cho thật sạch rồi cho con bú. Cũng vậy, thiện nam! Như Lai dẫn dắt, giáo hóa chúng sinh, bước đầu chỉ dạy chúng sinh tu hành hết thảy các pháp đều là vô ngã. Lúc tu vô ngã, diệt trừ ngã kiến[233], diệt sạch ngã kiến liền chứng nê-hoàn. Để trừ cái ngã thế gian cho nên phương tiện mật giáo nói về vô ngã, sau đó mới nói thể tính Như Lai, chính là cái ngã chân thật xa lìa khỏi pháp thế gian.

Ca-diếp bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Lúc người mới sinh trí tuệ còn ít, từ từ lớn lên, trí tuệ cũng sáng, nếu như có ngã thì chắc chắn rằng trước sau vẫn vậy. Nhưng bởi trí tuệ dần dần tăng trưởng, cho nên biết rằng thật là vô ngã. Lại nữa, nếu như có ngã thì không sinh tử, nhưng có sinh tử, nên biết vô ngã. Giả sử hết thảy đều có Phật tính thì không khác nhau, nhưng nay hiện thấy có hàng trưởng giả, phạm chí, sát-lợi, cư sĩ và cả hàng chiên-đà-la, mọi loài chúng sinh có nghiệp khác nhau, thụ thân bất đồng. Giả sử chúng sinh đều có Phật tính thì phải đồng đẳng, nhưng nay bất đồng, cho nên biết rằng chẳng có Phật tính. Lại nữa, nếu như thật có Phật tính thì đã không có sát sinh, trộm cướp tạo nên vô số nghiệp ác, bất thiện. Nếu như chúng sinh có Phật tính thì người điếc phải nghe, người mù phải thấy, người câm phải nói. Nếu như mọi loài đều có Phật tính thì nó ở đâu? Nó hòa hợp thân, xanh, vàng, đỏ, trắng, ở trong muôn màu, là ở một chỗ, hay ở khắp thân?

Phật bảo Ca-diếp:

- Thí như ông vua có sức mạnh lớn và có bảo châu ma-ni trừ được những chất kịch độc đeo ở trên đầu, lúc cùng giao tranh với nước thù địch, bảo châu vua đeo bị vùi lấp mất vào trong thân thể, máu thịt và da che mất bảo châu, tìm kiếm chẳng thấy, liền nghĩ đã mất. Bấy giờ thầy thuốc đến điều trị bệnh, vua hỏi thầy thuốc: “Ta có bảo châu mà để quên mất, tìm kiếm khắp nơi, chẳng biết ở đâu. Phải biết tài bảo là vật vô thường, y như bọt nước, mau sinh mau diệt, hư dối, như huyễn”. Vua cứ nghĩ rằng đã mất bảo châu. Thầy thuốc trả lời: “Bảo châu vẫn còn, chớ nghĩ đã mất. Lúc ngài giao đấu, bảo châu bị lẫn vào trong thân thể, máu thịt và da che đậy đi mất, cho nên chẳng thấy”. Ông vua chẳng tin, bảo với thầy thuốc: “Trong máu thịt này chỗ nào có châu? Nói chuyện xa vời”! Lúc ấy thầy thuốc bèn lấy châu ra. Vua thấy châu rồi mới tin thầy thuốc biết điều kỳ đặc. Hết thảy chúng sinh cũng y như vậy, mỗi mỗi đều có tự tính Như Lai, nhưng vì quen theo bạn xấu mới khởi dâm, nộ, si mê, đọa ba đường ác, dẫn đến trôi lăn trong hai lăm cõi, thụ vô số thân. Tự tính Như Lai như châu ma-ni lẫn trong phiền não, dâm, nộ, si mê, chẳng biết ở đâu. Với ngã thế gian, tu quán vô ngã, chẳng hiểu Như Lai là bậc lương y, phương tiện mật giáo dạy quán vô ngã, nhưng không biết được tự ngã chân thật, vì vậy Như Lai lại dùng phương tiện khiến diệt vô lượng lửa dữ phiền não, khai thị hiển hiện tự tính Như Lai.

- Lại nữa, thiện nam! Như trong núi Tuyết có loại thuốc ngọt tên là thượng vị. Lúc Chuyển luân thánh vương chưa ra đời, thuốc ấy ẩn mất, không thấy hiện hữu. Bao nhiêu người bệnh đều đi tìm thuốc, đào ở trong đất để tìm nhựa thuốc, hoặc được vị ngọt, hoặc được vị đắng, hoặc được vị cay, hoặc được vị chua, hoặc được vị mặn, hoặc được vị nhạt, nhưng những người bệnh được các vị đó chứ không thật sự được thuốc thượng vị, vì phước đức mỏng, đào đất chẳng sâu. Đến lúc Chuyển luân thánh vương có đủ sức mạnh phước đức xuất hiện ở đời liền được thứ thuốc chân thật thượng vị. Cũng vậy, thiện nam! Tự tính Như Lai bị quá nhiều thứ, vô lượng phiền não, ngu si che lấp, cho nên chúng sinh chẳng được thượng vị tự tính Như Lai. Dù bị vô lượng hành nghiệp dẫn dắt thụ thân khắp chốn, thể tính Như Lai vẫn không thể mất. Những thân hình đó đã bị chết đi, gọi là đoản thọ. Còn tính Như Lai gọi là chân thọ[234], chẳng đoạn, chẳng hoại, cho đến thành Phật. Thể tính Như Lai không hại, không sát, chỉ có tấm thân tự tính nương nhờ có hại, có sát, như những người bệnh tạo các nghiệp tà bị báo vô lượng, thọ thân sát-lợi, phạm chí, cho đến sinh tử ở trong hai mươi lăm cõi, vì không thật sự thấy tính Như Lai.

- Lại nữa, thiện nam! Như người đào đất tìm Kim cương báu, cầm cái đục bén, đục đất, đá cứng khiến cho vỡ vụn, chỉ có Kim cương là không bị vỡ. Tự tính Như Lai cũng y như vậy, kiếm bén thiên ma không thể làm hại, chỉ có thân thể tự tính nương nhờ bị thương hại thôi, tự tính Như Lai không hề bị hại. Cho nên phải biết, tự tính Như Lai không hại, không sát. Đây là lời dạy chân thật của Phật, rằng kinh Phương đẳng vừa là cam lộ, vừa là độc dược.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Khế kinh Phương đẳng vừa là cam lộ, vừa là độc dược nghĩa là thế nào và dẫn đến đâu?

Phật bảo Ca-diếp:

- Thiện nam, lắng nghe! Hôm nay Ta sẽ giảng cho ông nghe.

Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Có người uống cam lộ

Được thành tiên trường thọ

Có người uống cam lộ

Tổn thọ mà chết yểu

Người vì độc mà chết

Kẻ nhờ độc mà sống.

[884b] Cam lộ chính là trí tuệ vô ngại của pháp Đại thừa. Độc dược cũng là trí tuệ vô ngại của pháp Đại thừa. Giống như đề hồ, tô du, đường phèn, người ăn không tiêu, gọi là độc dược, còn người ăn tiêu, gọi là cam lộ. Chúng sinh vô trí chẳng hiểu mật giáo Phương đẳng Đại thừa, thì đối với họ gọi là độc dược; Thanh văn, Duyên giác trụ pháp Đại thừa và chư Bồ-tát, những bậc đại hùng trong chốn loài người thì gọi cam lộ. Thí như sữa trâu dù có khác màu nhưng cùng một vị. Cũng vậy, Ca-diếp! Phải biết pháp tính Như Lai an trú trong thân Bồ-tát chứng pháp vô úy, thì thể tính đó cũng đồng một vị với thể tính Ta.

Bấy giờ Ca-diếp liền nói kệ rằng:

Con quy y tam bảo

Như Lai tính thậm thâm

Tự thân Như Lai tạng

Phật, Pháp, Tăng là ba

Người quy y như vậy

Là quy y tối thượng.

[884b] Bấy giờ Thế Tôn lại vì Ca-diếp mà nói kệ rằng:

Người không biết tam bảo

Làm sao biết quy y?

Nghĩa quy y chưa hiểu

Làm sao biết Phật tính?

Nếu đã quy y Phật

Là chỗ an ổn nhất

Thì có nhân duyên gì

Lại quy y nơi Pháp?

Người quy y nơi Pháp

Là quy y tự tâm.

Lại có nhân duyên gì

Mà quy y Tăng chúng?

Không tin quy y Phật

Bậc quyết định chân thật,

Tam bảo, tính Như Lai

Do đâu biết được hết?

Vì sao chưa biết nghĩa

Đã sinh tâm suy tính

Phật, Pháp, tì-kheo Tăng

Thềm thang của tam bảo?

Như người chẳng mang thai

Mà nghĩ sẽ sinh con

Người tư duy như vậy

Chỉ tăng thêm phiền não.

Như người tìm tiếng vọng

Chẳng phải cư sĩ thật[235]

Phải siêng tìm phương tiện

Đại thừa nghĩa quyết định

Ta sẽ tuỳ nghi giảng

Khiến ông trừ lưới nghi.

[884c] Bồ-tát Ca-diếp lại dùng kệ bạch:

Pháp của ưu-bà-tắc

Là quy y nơi Phật

Không nghĩ tưởng quy y

Nơi hết thảy thiên, thần.

Pháp của ưu-bà-tắc

Là quy y nơi Pháp

Không sát hại sự sống

Để thờ cúng phi pháp.

Pháp của ưu-bà-tắc

Là quy y nơi Tăng

Không nương chúng tà đạo

Để cầu ruộng phước lành.

Cho nên nương tam bảo

Trừ ba pháp thế tục.

Ba pháp quy y này

Chính Như Lai cũng dạy:

“Ta  xưa nhờ pháp này

Nay được chỗ an ổn

Các ông cũng sẽ hành

Đến được chỗ Ta đến

Đây là đường bình đẳng

Các ông thực hành theo

Mau chóng thoát các khổ

Nghiệp sinh tử luân hồi”.

Tự tính của Như Lai

Cũng từ Thế Tôn dạy:

“Ta và mọi chúng sinh

Đồng tính Như Lai này

Đạo chư Phật tùy thuận

Chúng ta ắt nhờ đó

Cho đến chúng thiên ma

Cũng có cam lộ này

Chung quy đồng chư Phật

Ly hữu Mâu-ni tôn[236]”.

[884c] Bấy giờ Thế Tôn lại nói bài kệ cho Ca-diếp rằng:

Ông chớ như Thanh văn

Trí tuệ của trẻ con

Nên biết một quy y

Chứ chẳng phải có ba

Đạo bình đẳng như vậy

Phật, Pháp, Tăng một vị

Vì diệt tà kiến, nghi

Nên lập ba pháp này.

Nay ông muốn thị hiện

Người tùy thuận thế gian

Phải theo lời dạy này

Quy y nơi tam bảo.

Nếu người quy y Phật

Chính là quy y Ta

Quy y Đẳng Chính Giác

Chánh Giác Ta đã đạt.

Người phân biệt quy y

Thì loạn tính Như Lai.

Từ nơi chỗ Như Lai

Mà sinh tâm bình đẳng

Chắp tay cung kính lễ

Là lễ tất cả Phật.

Ta là chỗ nương tựa

Chân thật cho mọi loài

Vì Ta đã đầy đủ

Thân diệu pháp thanh tịnh.

Nếu lễ tháp xá-lợi

Chính là kính lễ Ta

Ta là tháp chân thật

Tối thượng cho chúng sinh

Cũng là xá-lợi thật

Cho nên phải kính lễ.

Nếu người quy y Pháp

Chính là quy y Ta

Vì Ta đã đầy đủ

Thân diệu pháp thanh tịnh

Ta là pháp nương tựa

Chân thật cho mọi loài.

Nếu quy y chúng Tăng

Chính là quy y Ta

Mọi chúng sinh còn lại

Đều thuộc Phật chúng Tăng

Ta là Tăng chính giác

Tối thượng cho mọi loài.

Loài chúng sinh không mắt

Nhờ đây mà có mắt

Cho nên chúng Thanh văn

Và hàng Tăng Duyên giác

Đều thuộc Tăng Như Lai

Quy y chân thật nhất.

[885a] Phật bảo Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Bậc đại Bồ-tát phải nghĩ như vầy: Giả sử bất thiện, vô tri tích tụ, cũng nên biết rằng ta có Phật tính, giống như tráng sĩ lúc đi chiến đấu phải biết mình là chủ tướng ba quân, là chỗ tất cả binh lính nương nhờ. Thí như con vua lúc làm thái tử phải tự biết mình là hơn tất cả những vương tử khác, sẽ nối ngôi vua, làm chỗ nương tựa chân thật cho tất cả vương tử khác, quyết không sinh tâm nghĩ mình hạ liệt. Này thiện nam tử! Bậc đại Bồ-tát cũng y như vậy, lập chí kim cương, vượt ba pháp kia, như vương tử nọ thành tựu đức tính không còn sợ hãi, đối với ba pháp bỏ mọi suy nghĩ. Như Lai tối thượng, giống như đỉnh tướng là tối thượng nhất, chẳng Phật, chẳng Pháp, chẳng Tì-kheo Tăng. Mọi sai biệt kia như nấc thang vậy, làm chỗ thế gian nương tựa là để cứu độ thế gian, trong pháp chân thật thị hiện vô lượng, như là ba pháp dẫn dụ giáo hóa chúng sinh vô tri, trí tuệ trẻ con, khiến vào Đại thừa, trí tuệ sâu bén.

Bồ-tát Ca-diếp lại nói kệ rằng:

Biết nghĩa chân thật này

Nhưng vẫn hỏi Như Lai

Muốn Bồ-tát hiển phát

Dõng mãnh lìa nhiễm ô.

Hay thay! Lời Thế Tôn

Việc làm của Bồ-tát

Trí Đại thừa sâu bén

Như luyện tuệ kim cương.

Hay thay! Lời Thế Tôn

An lập chư Bồ-tát

Như Lai khéo hiển thị

Con nay cũng phải vậy

Hết thảy mọi chúng sinh

Sẽ tự mình khuyến phát

Như Lai tạng tự thân

Đều là ba quy y

Hết thảy mọi chúng sinh

Tin, thụ nhận kinh này

Ai đã lìa phiền não

Và ai chưa ly dục

Đều phải nương tự thân

Như Lai tạng vi diệu

Chỉ có một quy y

Chẳng hai, cũng chẳng ba

Bởi vì sao như vậy

Thế Tôn phân biệt rộng

Mỗi mỗi tự thân có

Như Lai tạng vi diệu

Vì biết được nghĩa này

Không cần phải tam quy

Ta vì cả thế gian

Làm chỗ nương chân thật

Pháp và Tăng tì-kheo

Hết thảy đều nhiếp thụ

Thanh văn, Bích-chi-phật

Đều phải nên kính lễ

Để cho hàng bồ-tát

Hướng thẳng đến Đại thừa

Tánh Như Lai như vậy

Là không thể nghĩ bàn

Đầy đủ ba hai tướng

Và tám mươi vẻ đẹp.

[885b] Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Chư vị Bồ-tát nên học lợi trí thậm thâm như vậy. Lại nữa thiện nam! Ta sẽ nói thêm về việc thể nhập tạng tính Như Lai.

Khi ấy Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Có ngã trường tồn thì

Trọn không bị khổ hoạn

Giả sử không có ngã

Không ai tu phạm hạnh.

Hết thảy pháp vô ngã

Đây là thuyết đoạn diệt.

Ai nói ngã trường tồn

Đó là thuyết chấp thường.

Hết thảy pháp vô thường

Cũng là thuyết đoạn diệt

Hết thảy pháp thường hằng

Đó là thuyết chấp thường.

Hết thảy pháp là khổ

Chính là thuyết đoạn diệt

Hết thảy pháp là lạc

Đó là thuyết chấp thường

Tu tưởng tất cả thường

Thì mau được thuyết đoạn

Tu tất cả vô thường

Thì mau đắc thường tưởng.

Thí như chặt trùng lâu[237]

Được một mong thành hai.

Cũng vậy, tu thường tưởng

Thì mau được đoạn diệt

Nếu tu thuyết đoạn diệt

Cũng mau được thường tưởng

Như thí dụ đã nói

Được một lại mong nhiều.

Ngoài ra tu pháp khổ

Là nói điều bất thiện

Tu pháp thường an vui

Chính là nói điều thiện

Tu các pháp vô ngã

Quán vô lượng phiền não

Tu các pháp thường tồn

Phật tính và niết-bàn

Tu các pháp vô thường

Là thân chẳng kiên cố

Tu các pháp thường hằng

Như Lai và Tam bảo

Cùng bình đẳng, giải thoát

Là các pháp chân thật

Những điều Như Lai dạy

Chẳng giống ví dụ kia.

Phải biết trừ nhị biên[238]

Ở trung đạo thuyết pháp

Chấp thường và đoạn diệt

Phải xa hai thuyết đó.

Bọn phàm ngu thế gian

Hiểu lầm lời Phật dạy

Ví như người bệnh gầy

Vội uống lầm sữa tô

Có, không thêm bệnh ấy?

Thí như người bệnh nặng

Bốn đại xung đột nhau

Mà không được hòa hợp

Đàm uẩn[239] tăng không ngừng

Gió thổi càng như đốt

Phong uẩn đã trái nhau

Đàm dãi lại càng tăng

Tứ đại không điều hòa

Nên thân thể phát cuồng

Thầy thuốc khéo trị bệnh

Tùy thuận an bốn đại

Trừ diệt tất cả bệnh

Toàn thân khỏe, an vui

Như bốn rắn độc lớn

Vô lượng phiền não, hoạn

Thầy thuốc khéo trị bệnh

Tính bình đẳng, an ổn

Và tính bình đẳng đó

Gọi là Như Lai tạng

Được nghe Như Lai tính

Xa lìa tất cả giới

Thường trụ, không thay đổi

Có, không đều chẳng vướng

Kẻ ngu chỉ vọng thuyết

Không hiểu pháp bí mật.

Như Lai vì chúng sinh

Phương tiện nói thân khổ

Kẻ ngu không thể biết

Bảo thân Ta đoạn diệt

Người trí mới hiểu rõ

Không thụ hết tất cả

Biết được trong thân Ta

Có hạt giống an lạc.

Nghe Ta vì chúng sinh

Phương tiện nói vô thường

Kẻ ngu bảo Thân ta

Như đồ bằng đất nung

Người trí tuệ biết rõ

Không nhận hết tất cả

Biết được thân Ta có

Là pháp thân vi diệu.

Nghe Ta vì chúng sinh

Phương tiện thuyết vô ngã

Kẻ ngu bảo pháp Phật

Hết thảy đều vô ngã

Người trí mới hiểu rõ

Đó giả danh, phi tận

Chẳng mê nơi thanh tịnh

Như Lai chân pháp tính.

Nghe Phật vì chúng sinh

Phương tiện thuyết giáo không

Kẻ ngu không hiểu được

Bảo rằng ngôn ngữ đoạn

Người trí thì hiểu rõ

Không gồm thâu tất cả

Biết pháp thân Như Lai

Trường tồn không thay đổi.

Nghe Ta vì chúng sinh

Phương tiện thuyết giải thoát

Người ngu không hiểu được

Bảo giải thoát là hết

Người trí thì hiểu rõ

Không hẳn đến chỗ đoạn

Như Lai, Nhân Sư Tử[240]

Bậc tự tại độc hành

Ta vì chúng sinh thuyết

Vô minh duyên các hành

Người ngu không hiểu được

Bảo đó là hai pháp

Nhưng người trí hiểu rõ

Minh, vô minh tuy khác

Pháp giải thoát chân thật

Thì chẳng có hai tướng.

Duyên các hành sinh thức

Kẻ ngu bảo là hai

Người trí biết hành, duyên

Tuy hai mà chẳng hai.

Thập thiện và thập ác[241]

Kẻ ngu theo hai tướng

Người trí mới hiểu rõ

Tuy hai mà chẳng hai.

Có tội và vô tội

Kẻ ngu bảo là hai

Người trí khéo hiểu rõ

Tự tính vốn chẳng hai.

Tướng thanh tịnh, bất tịnh

Kẻ ngu bảo là hai

Người trí khéo hiểu rõ

Tự tính vốn chẳng hai.

Tạo tác, chẳng tạo tác

Nói tất cả mọi pháp

Kẻ ngu không thể biết

Bảo đó là hai pháp

Người trí khéo hiểu rõ

Tự tính vốn chẳng hai.

Nói tất cả các pháp

Là có khổ và lạc

Kẻ ngu không thể biết

Bảo đó là hai pháp

Người trí khéo biết rõ

Tự tính vốn chẳng hai.

Ta vì chúng sinh thuyết

Tất cả hành vô thường

Kẻ ngu chẳng thể biết

Thuần tu Như Lai tính

Người trí khéo hiểu rõ

Tự tính vốn chẳng hai.

Ta vì chúng sinh thuyết

Tất cả pháp vô ngã

Kẻ ngu không thể biết

Nói Phật thuyết vô ngã

Người trí hiểu tự tính

Ngã, vô ngã chẳng hai.

Vô lượng vô số Phật

Đều thuyết Như Lai tạng

Ta cũng nói tất cả

Kinh tích tụ công đức

Ngã, vô ngã chẳng hai

Các ông khéo thụ trì.

[886b] - Này thiện nam tử! Phải luôn ghi nhớ kinh điển tích tụ tất cả công đức. Ta cũng đã thuyết kinh Đại bát-nhã ba-la-mật-đa[242], là kinh bất nhị[243]. Kinh đó nói rằng ngã và vô ngã vốn là không hai[244]. Thí như từ sữa mà có được lạc, từ lạc có tô, từ tô có thục, rồi từ thục tô mới có đề hồ, trước sau là một. Nếu như lạc, tô… từ thứ khác sinh, thì là thứ khác tạo ra thứ này. Nếu sữa là lạc, vậy thì tại sao lúc còn là sữa chẳng thấy tướng lạc[245]. Như vậy là do nhân duyên xoay vần đắp đổi cùng sinh, chẳng phải tự sinh, nên nói xoay vần. Nếu từ thứ khác sinh ra thì nó ở chỗ nào đến? Ngay lúc là sữa không thấy lạc, tô, thục tô, đề hồ từ khỗ khác đến. Tất cả mỗi thứ, sữa, lạc, sinh tô… đều có tự tính của chất đề hồ, nhưng bị nhiều thứ tạp nhiễm che đậy cho nên mới có những chất khác nhau. Nếu bò ăn nhiều, sữa sẽ như máu; nếu ăn cỏ ngọt, sữa sẽ ngọt thơm; nếu ăn cỏ đắng, sữa có vị đắng; dưới chân núi Tuyết có đầm cỏ ngọt, nếu bò ăn được loại cỏ ngọt này sẽ cho đề hồ, không có màu khác. Nếu bò ăn nhiều loại cỏ khác nhau thì sữa cũng sẽ có nhiều màu khác. Minh và vô minh[246] là pháp bất nhị, cũng giống như vậy, do những hành nghiệp lỗi lầm cho nên minh thành vô minh. Hết thảy pháp thiện và pháp bất thiện đều chẳng phải hai. Cho nên phải biết, tính của Như Lai giống như đề hồ, tự tính thanh tịnh bị vướng phiền não cho nên có những hình tướng khác nhau. Như người ta nói nước biển vị mặn, không phải tất cả nước biển thuần mặn, mà trong nước biển cũng có đầy đủ tám vị của nước. Như trong núi Tuyết có nhiều cỏ độc, nhưng mà trước đây núi Tuyết cũng có rất nhiều thuốc hay. Thân của tất cả chúng sinh cũng vậy, bốn đại hòa hợp thí như rắn độc, nhưng trong thân này trước có Phật tính, như thuốc hay kia, tự tính Như Lai trước sau thường có, chẳng phải là do tạo tác mà có, nhưng vì trong đó vô lượng phiền não đua nhau nổi dậy. Tất cả chúng sinh muốn cầu thành Phật, phải trừ vô lượng phiền não kết hoạn. Thí như mùa xuân nổi mây sấm lớn nhưng mà chưa mưa, cỏ cây, hoa quả đều chưa nảy mầm; khi mùa hạ đến, mưa lớn đổ xuống, hết thảy nương nhờ. Tự tính Như Lai cũng y như vậy, vô lượng phiền não kết hoạn che đậy, tuy nghe khế kinh và các tam-muội nhưng vẫn chẳng biết tự tính Như Lai. Do vì không biết cho nên khởi tưởng ngã và vô ngã. Khế kinh Phương đẳng Đại bát-nê-hoàn pháp tạng mật giáo dạy ở thế gian, chúng sinh nghe rồi tự tính Như Lai thảy đều nảy mầm, có thể nuôi lớn, vì vậy gọi là Đại bát-nê-hoàn. Như vậy, thiện nam! Nếu chúng sinh nào học kinh Phương đẳng Bát-nê-hoàn này thì đã đền đáp ân đức Như Lai.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Hay thay, Thế Tôn! Các hàng Thanh văn và Bích-chi-phật rất là khó thấy, khó được bảo vật tự tính Như Lai.

Phật bảo Ca-diếp:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam tử! Ta cũng thường nói rất là khó thấy. Thí như một người bị bệnh màng mắt che khuất con ngươi, chẳng thấy năm sắc, đến chỗ thầy thuốc trị bệnh màng mắt. Thầy thuốc cắt được chút ít màng mây, rồi lấy một vật để ở trước mặt kêu người bệnh nhìn. Người ấy nhìn thấy, nhưng thấy loạn xạ, nói hai hoặc ba. Từ từ nhìn kỹ thấy được lờ mờ. Cũng vậy, thiện nam! Bậc đại Bồ-tát tu pháp mật giáo, thành tựu Thập trụ[247], quán sát thể tính Như Lai chân thật ở nơi tự thân, vậy mà vẫn còn mê hoặc mập mờ trong pháp vô ngã, huống nữa là hàng Thanh văn, Bích-chi có thể biết được! Này thiện nam tử! Phải nên biết rằng tự tính Như Lai khó thấy như vậy.

- Lại như một người ngước nhìn chim bay, vì xa nên không biết đúng hay sai, phải nhìn thật kỹ mới thấy lờ mờ. Bồ-tát Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính Như Lai ở nơi tự thân vẫn còn mê lầm, lâu sau mới thấy chỉ được lờ mờ, huống là Thanh văn và Bích-chi-phật!

- Lại như một người do đàm uẩn tăng[248], lầm lẫn phương hướng, muốn đến chỗ nào, trong tâm liên tục chuyên niệm, ghi nhớ, vậy mà vẫn còn bị quên mất đường. Bồ-tát Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính Như Lai ở nơi tự thân, phương tiện chuyên tâm vẫn còn mê lầm, huống là Thanh văn và Bích-chi-phật.

- Lại như một người đi xa qua vùng đồng không nhà trống, cơn khát bức loạn, từ xa trông thấy một bầy ngựa hoang, hoặc tưởng lầm nước, hoặc bảo rừng cây, hoặc nói thôn làng. Bồ-tát Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính Như Lai ở nơi tự thân cũng sinh mê lầm.

- Lại nữa, thí như một người lên cao nhìn xuống đằng xa thấy ngôi tháp Phật, hoặc tưởng là nước, hoặc bảo hư không, hoặc nói nhà cửa, hoặc bảo ngựa hoang, núi đá, cỏ cây… khi có phương tiện quán sát kỹ càng mới biết là tháp. Bồ-tát Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính Như Lai ở nơi tự thân vẫn còn mê lầm, phương tiện quán sâu mới biết chân thật.

- Lại nữa, như người đi thuyền trên biển, từ xa trông thấy thành ấp nhưng lầm tưởng là hư không, hoặc bảo loài vật. Bồ-tát Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính Như Lai ở nơi tự thân cũng còn mê lầm.

- Lại như vương tử suốt đêm coi hát, đến mặt trời mọc nhìn thấy người thân tưởng lầm người lạ. Bồ-tát Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính Như Lai ở nơi tự thân cũng còn mê lầm.

- Lại nữa, thí như đại thần đến chỗ của vua hỏi bàn việc nước, đến khuya về nhà, trong luồng ánh chớp thấy con trâu trắng, nghĩ tưởng sai lầm cho là nhà cửa, hoặc tưởng gò mả. Bồ-tát Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính Như Lai ở nơi tự thân, cũng còn mê lầm.

- Lại nữa, thí như tì-kheo tự lọc nước sạch, sau đó nhìn kỹ thấy chút mảy lông, tưởng là vi trùng, hoặc là bụi bặm. Bồ-tát Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính Như Lai ở nơi tự thân cũng còn mê lầm.

- Lại như có người nhìn đỉnh núi cao, thấy có người đi, tưởng là cầm thú. Bồ-tát Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính Như Lai ở nơi tự thân cũng còn mê lầm. Như người bệnh mắt, ban đêm xem tranh, hoặc bảo hình người, hoặc nói tượng thần, hoặc nói tượng Phật, hoặc bảo hình tượng Thích, Phạm, Bồ-tát. Bồ-tát Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính Như Lai ở nơi tự thân cũng sinh mê lầm.

- Cũng vậy, thiện nam! Tự tính Như Lai rất khó thấy được, là cảnh giới Phật, không phải cảnh giới của hàng Thanh văn và Bích-chi-phật có thể thấy biết. Như vậy, thiện nam! Giáo pháp Như Lai người trí biết được phải nên tin nhận.

Bồ-tát Ca-diếp bạch đức Phật rằng:

- Như Thế Tôn dạy, tự tính Như Lai rất là vi diệu, những người mắt thịt làm sao thấy được?

Phật bảo Ca-diếp:

- Như cõi Phi tưởng, Phi phi tưởng thiên, cảnh giới của Phật, hết thảy Thanh văn và Bích-chi-phật làm sao thấy được? Nhưng họ tùy thuận khế kinh Như Lai, tín tâm phương tiện, rồi sau bình đẳng quán sát nghĩa lý. Như vậy, thiện nam! Hết thảy Thanh văn và Bích-chi-phật, phải nương kinh điển Phương đẳng nê-hoàn mà sinh tín tâm, biết được tự thân có tính Như Lai. Cho nên phải biết, tự tính Như Lai là cảnh giới Phật, chẳng phải cảnh giới của hàng Thanh văn và Bích-chi-phật.

Ca-diếp bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Chúng sinh thế gian đều nói có ngã, so với tự tính, nghĩa nó thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Thí như thuở xưa, có hai người bạn, một người vương tử, người kia bần cùng, kết giao qua lại. Vương tử có nuôi huấn luyện con hủy[249], anh bạn nhà nghèo đã từng thấy qua. Sau đó hai người cùng đi nước khác, gặp lúc trời tối cùng thuê phòng nghỉ. Anh bạn nhà nghèo trong mộng nói mớ: “Hủy đến, hủy đến”! Tiếng la vang ra thấu cả bên ngoài. Lúc ấy có người nghe được tiếng ấy, liền đến chỗ vua, kể lại đầy đủ những gì nghe được. Vua liền bắt anh bạn nghèo thẩm vấn: “Hủy ở chỗ nào”? Bấy giờ anh bạn nhà nghèo trả lời: “Tôi không có hủy. Người bạn tôi có, tôi từng thấy qua”. Vua liền hỏi kỹ: “Hình dáng thế nào”? Anh lại trả lời: “Sừng của con hủy giống sừng con dê”. Nghe lời đó xong, vua bảo người nghèo: “Ngươi hãy trở về chỗ có con hủy, nếu tìm không có, là lời nói dối”. Thế rồi lời nói hủy giống con dê truyền trong thiên hạ. Sau đó không lâu, vua ấy mạng chung, thái tử nối ngôi, cũng dò tìm hủy, nhưng mà chẳng thấy. Lần lượt đời sau con của thái tử lên nối ngôi vua cũng y như vậy, tìm hủy chẳng được. Xoay vần tương truyền lâu dần về sau từ chuyện con hủy nhớ thành con dê. Bậc đại Bồ-tát cũng y như vậy, lúc mới ra đời, vì chúng sinh thuyết tự ngã chân thật. Trong đó có người vô tri nghe được tất cả chúng sinh đều có Phật tính, không biết là thật bèn nói vọng tưởng. Tự ngã giống như tim đèn ở giữa vô số chúng sinh, ngã, nhân, thọ mạng, như lời của người nằm mộng kia nói xoay vần truyền nhau thành ra tà kiến, chấp có ngô, ngã, tìm tính ngô, ngã, chẳng được thật ngã, tạo thuyết vô ngã. Nhưng mọi chúng sinh ở giữa thế gian thường khởi vọng tưởng chấp có ngô, ngã và tưởng vô ngã. Cũng vậy, thiện nam! Ta nói tự tính Như Lai chân thật tuyệt đối bậc nhất. Nếu ở thế gian ai nói lời rằng: Ta tùy thuận pháp. Phải biết người này đã lìa thế tục, họ đều là bậc Bồ-tát hóa hiện đồng như người đời.


 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 14: VĂN TỰ

[887c] Đức Phật lại bảo Ngài Ca-diếp rằng:

- Hết thảy ngôn ngữ, chú thuật, luận ký Như Lai đã thuyết đều là căn bản.

Ca-diếp bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Nghĩa đó thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Lúc đầu thị hiện chỉ thuyết Bán tự[250], là mọi căn bản, hết thảy chú thuật, ngôn ngữ duy trì pháp tụ[251] chân thật. Chúng sinh non trẻ từ nơi tự bổn[252] học thông các pháp. Pháp đúng, pháp sai đều biết phân biệt. Cho nên Như Lai hóa hiện tự bổn chẳng phải phi pháp.

Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Tự bổn là gì?

Phật bảo Ca-diếp:

- Mười bốn âm đầu gọi là căn bản của tất cả tự. Mười bốn âm này thường vì tất cả, căn bản bất tận. Bất tận nghĩa là không thể phá hoại, không bị rò rỉ, nghĩa là Như Lai, đó là ý nghĩa của chữ bất tận. Pháp thân Như Lai giống như kim cương không thể phá hoại, nên gọi bất hoại. Như Lai không có chín lỗ rò rỉ, nên gọi bất lậu. Như Lai thường trụ, nên nói bất tận, nghĩa là vô tác.

- Trước hết A ngắn[253] nghĩa là tốt đẹp. Tốt đẹp có nghĩa là ba ngôi báu[254]. Thứ đến A dài[255] nghĩa là thánh trí. Gọi là thánh trí vì lìa ra khỏi trí của thế gian, thanh tịnh, ít dục, hay độ tất cả qua biển ba cõi, nên gọi là thánh. Thánh nghĩa là chính, hay sửa pháp độ cho được ngay thẳng, hành xử luật nghi, pháp độ thế gian. Đó là ý nghĩa của âm A dài.

- Lại nữa, âm A có nghĩa mọi sự được nuôi lớn đều nhờ vào thánh; tất cả căn bản chính hạnh chân thật, như là hiếu dưỡng cha mẹ, đều nhờ vào sự hiểu biết như vậy; hiểu rõ chính pháp trụ ở Đại thừa; như vậy mọi hành vi của thiện nam, tín nữ, tì-kheo trì giới và hàng bồ-tát đều nhờ vào thánh.

- Lại nữa, âm A là nơi khởi nguyên của mọi ngôn ngữ và pháp thế gian. Như nói thiện nam tử a-già-xa[256]. Như nói nam tử chớ làm a-na-già-la[257]. Cho nên, âm A cũng là chỗ nương tựa của ngôn ngữ thế gian.

- I ngắn[258] có nghĩa là ‘này’, ‘ấy’, ‘đó’. Như nói pháp ‘này’, tức là pháp của Như Lai phạm hạnh, thanh tịnh, ly cấu, tựa như trăng tròn. Vì để hiển thị pháp này cho nên chư Phật thị hiện tên gọi là ‘này’.

- Lại nữa, I ngắn là nói ‘đây’ chính là nghĩa, ‘đây’ là phi nghĩa, ‘đây’ là ma nói, ‘đây’ là Phật nói, căn cứ vào đó để mà phân biệt, nên gọi là ‘đây’.

- Âm I dài[259] có nghĩa là ‘tự tại’ hay ‘đại tự tại’. Đối với giáo pháp khó được của Phật, Tự tại phạm vương hay dùng thần lực tự tại để mà hộ trì chính pháp, vì ý nghĩa đó gọi là ‘tự tại’.

- Lại nữa, âm I ở đây chỉ cho kinh ‘Đại thừa Phương đẳng nê-hoàn tự tại’ này. Nó tự tại thâu nhiếp, giữ gìn, khiến cho giáo pháp sáng soi tự tại, khiến mọi chúng sinh tự tại thụ học kinh Phương đẳng này.

- Lại nữa, âm I là chỉ cho kinh Tự tại Phương đẳng hay trừ tất cả tật đố, tà kiến một cách tự tại, như muốn giữ cho ruộng lúa tốt sạch phải trừ tất cả những loài cỏ dại, đại loại như vậy, cho nên Như Lai nói rằng âm I nghĩa là ‘tự tại’.

- U ngắn[260] nghĩa là ‘trên hết’, ‘tối thượng’, như bản kinh này thuyết nghĩa tối thượng, các hàng Thanh văn và Bích-chi-phật chưa từng nghe đến một câu một chữ, thậm chí nửa lời thoáng qua lỗ tai. Như trong các cõi, thì Uất-đơn-việt là có phước đức tối thắng hơn hết. Đại thừa Phương đẳng cũng y như vậy, người nào được nghe một lời qua tai, phải biết đó là bồ-tát tối thượng ở giữa cõi người. Vì vậy Như Lai nói âm U này.

- U dài[261] là ví như sữa bò thơm. Trong các vị sữa thì kinh Đại thừa là vị tối thượng, bởi nó diễn thuyết một cách rộng rãi tự tính chân thật của đức Như Lai, những điều phi pháp, kiêu mạn đều bị diệt trừ sạch hết.

- Lại nữa, âm U gọi là ‘đại U’. Trong Như Lai tạng, đoạn trừ chấp trước tuệ mạng, căn thân, không thuyết vô ngã. Nên biết điều đó gọi là ‘đại U’. Vì vậy Như Lai nói về âm U.

- Âm E[262] có nghĩa là ‘này’, như nói: Phật pháp này, hoặc là Như Lai nê-hoàn cũng nói pháp này. E là Như Lai, nghĩa là có đến, có đi, cho nên mới nói Như Lai có nghĩa là đến như vậy và đi như vậy.

- Âm O[263] nghĩa là thấp hèn, hạ tiện. Đã trừ diệt sạch phiền não hạ tiện gọi là Như Lai, vì vậy cho nên gọi là âm O.

- Âm AU[264] nghĩa là Đại thừa. Trong mười bốn âm, AU là cứu cánh, vì vậy cho nên gọi là Đại thừa. Trong tất cả luận, kinh điển Đại thừa là luận cứu cánh, nên nói là AU.

- Âm AN[265] nghĩa là tất cả. Giáo pháp Như Lai xả bỏ tất cả tiền tài, vật báu. AN có nghĩa là ngăn chặn, che đậy, nghĩa nhất-xiển-đề.

- Âm A[266] sau cùng có nghĩa là hết. Tất cả Khế kinh thì Đại thừa là cùng tột, hơn hết.

- Âm KA[267] nghĩa là thương hết chúng sinh y như con một. Khởi lòng từ bi đối với mọi loài, nên gọi là KA.

- Âm KHƯ[268] nghĩa là đào lên, khơi dậy. Khơi dậy pháp tạng Như Lai thâm sâu, thâm nhập trí tuệ, không gì kiên cố, nên gọi là KHƯ.

- Âm GIÀ[269] nghĩa là kho tạng, cất chứa. Tất cả chúng sinh đều có kho tạng tự tính Như Lai, nên nói là GIÀ.

- Trùng âm GIÀ[270] có nghĩa là tiếng gầm. Thường dùng tiếng gầm của con sư tử để nói Như Lai là pháp thường trụ.

- Âm NGA[271] nghĩa là giòn tan, dễ vỡ. Tất cả các hành mau khởi mau diệt, nên gọi là NGA.

- Âm GIÀ[272] là hành. Làm nên chúng sinh nên gọi là GIÀ.

- Âm XA[273] nghĩa là rực rỡ chói lọi. Tự tính Như Lai thường trụ, nên gọi là XA.

- Âm XÀ[274] là sinh. Sinh ra giải thoát, chứ chẳng phải như sinh ra các thứ sinh tử, hiểm nguy, nên gọi là XÀ.

- Trùng âm XÀ[275] nghĩa là đốt cháy. Thiêu đốt tất cả phiền não, khiến mau diệt hết, nên gọi là XÀ.

- Âm NHÃ[276] là trí. Biết pháp chân thật, nên nói là NHÃ.

- Âm TRÁ[277] nghĩa là biểu thị, thị hiện. Ở Diêm-phù-đề Như Lai thị hiện không được đầy đủ, nhưng mà pháp thân Như Lai thường trụ, nên nói là TRÁ.

- Âm SÁ[278] nghĩa là thị hiện đầy đủ. Đầy đủ bình đẳng, nên nói là SÁ.

- Âm TRÀ[279] nghĩa là nhẹ nhàng không mất, nên gọi là TRÀ.

- Trùng âm TRÀ[280] là không biết xấu hổ, ân nặng không đáp, nên nói là TRÀ.

- Âm NÃ[281] có nghĩa là không chân chính, như bọn ngoại đạo, nên nói là NÃ.

- Âm ĐA[282] là ngăn chặn tất cả hữu, khiến không tương tục, nên nói là ĐA.

- Âm THA[283] nghĩa là không biết, vô tri, như tằm kéo kén, nên nói là THA.

- Âm ĐÀ[284] có nghĩa là pháp Đại thừa, phương tiện hoan hỷ, nên nói là ĐÀ.

- Trùng âm ĐÀ[285] có nghĩa là giữ gìn, hộ trì tam bảo, như núi Tu-di không khiến chìm mất, nên nói là ĐÀ.

- Âm NA[286] là như ở bên cửa thành treo phướng nhân-đà-la[287], dựng lập tam bảo, nên nói là NA.

- Âm BA[288] nghĩa là khởi tưởng điên đảo, cho rằng tam bảo đã bị chìm mất nên tự mê loạn, nên gọi là BA.

- Âm PHA[289] nghĩa là thế giới thành hoại, trì giới thành bại, tự thân thành bại, nên nói là PHA.

- Âm BÀ[290] là lực. Chư Phật Như Lai vô lượng thần lực, chứ không phải chỉ có mười thần lực, nên nói là BÀ.

- Trùng âm BÀ[291] là hay gánh vác chính pháp, hành đạo bồ-tát, nên nói là BÀ.

- Âm MA[292] nghĩa là giới hạn, hạn kì. Hành pháp bồ-tát, tự hạn cho mình, quyết chí gánh vác trách nhiệm nặng nề, đó là âm MA.

- Âm DA[293] nghĩa là tập hành bốn loại công đức của bậc bồ-tát, nên nói là DA.

- Âm LA[294] nghĩa là diệt dâm, nộ, si, vào pháp chân thật, nên nói là LA.

- Khinh âm LA[295] là không thụ giáo pháp Thanh văn và Bích-chi-phật, chỉ thụ học giáo pháp Đại thừa, nên nói là LA.

- Âm HÒA[296] nghĩa là tất cả chú thuật, học nghệ thế gian, bồ-tát đều biết, nên nói là HÒA.

- Âm XA[297] nghĩa là ba thứ gai độc đều đã nhổ rồi, nên nói là XA.

- Âm SA[298] nghĩa là viên mãn, tức hay nghe nhận khế kinh Phương đẳng, nên nói là SA.

- Âm SA[299] nghĩa là dựng lập chính pháp, nên nói là SA.

- Âm HA[300] là âm tỏ ra ngỡ ngàng. Như nói: Lạ thay các hành đều là cứu cánh; lạ thay Như Lai vào bát-nê-hoàn bỏ hết hỷ lạc. Đó là âm HA.

- Âm LA[301] là ma. Ức ngàn thiên ma cũng không thể nào phá hoại Như Lai, chính pháp và tăng. Như Lai tùy thuận theo cách thế gian thị hiện có hoại. Lại nữa, Như Lai tùy thuận thế gian thị hiện có đủ cha, mẹ, tông thân… Đó là âm LA.

- LI LI LÂU LÂU[302], bốn chữ này là trưởng dưỡng bốn nghĩa Phật, pháp, tăng và sự thị hiện có người đối đầu, là để tùy thuận theo cách thế gian. Thị hiện có kẻ đối đầu như là Điều-đạt phá tăng, nhưng mà sự thật không gì có thể phá hoại tăng được. Như Lai phương tiện thị hiện phá tăng để làm nhân duyên kết tập giới cấm. Nếu như hiểu được ý nghĩa Như Lai phương tiện thị hiện thì không nên sợ, phải biết đó là tùy thuận thế gian, vì vậy nên nói bốn chữ sau cùng.

- Âm hắt, âm lưỡi, âm mũi, âm gió, âm dài, âm ngắn, lấy các âm ấy hòa hợp thành chữ. Như các chữ này hòa hợp các âm làm thành ngôn ngữ, đều do lưỡi, răng mà có khác nhau. Do các âm này, vô lượng các hoạn tích tụ nơi thân, ấm, giới các nhập, nhân duyên hòa hợp, nghỉ ngơi, tịch mặc vào Như Lai tính, Phật tính hiển hiện, thành tựu cứu cánh. Cho nên, bán tự gọi là căn bản của tất cả Tự. Nếu quán thật pháp và quán Như Lai giải thoát thì không có tướng ngôn ngữ, văn tự. Tướng chữ và nghĩa của chữ thảy đều xa lìa. Cho nên, xa lìa tất cả gọi là giải thoát. Sự giải thoát đó chính là Như Lai. Nhờ bán tự này hay khởi các pháp, nhưng mà không có tướng của các pháp nhờ vào văn tự. Đó là khéo hiểu nghĩa của văn tự. Nếu hiểu khác đi tức là không hiểu văn tự, không biết phân biệt pháp đúng pháp sai. Tính của Như Lai, tam bảo giải thoát, nhưng không thể biết đây là kinh điển, không phải kinh điển, là luật, phi luật, ma nói, Phật nói, tất không thể biết lời của Ta nói, những hạng người ấy không biết chữ nghĩa văn tự. Vì vậy, thiện nam! Ông phải khéo léo học hỏi bán tự, rồi ông cũng sẽ thể nhập và hiểu được những văn tự kia.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Con sẽ siêng năng học bán tự này. Từ ngày hôm nay con mới bắt đầu làm người con Phật, được làm đệ tử bậc thầy tối thượng. Từ ngày hôm nay con mới bắt đầu được vào học đường.

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử, ưa tu chính pháp phải nên như vậy!

 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 15: ĐIỂU DỤ[303]

 

[889a] Đức Phật lại bảo Ngài Ca-diếp rằng:

- Chim có nhiều loài, nhạn, hạc, xá-lợi… Pháp được nói đến cũng rất đa dạng, vô thường, khổ, không, vô ngã v.v…, như các loài chim nhạn, hạc, xá-lợi.

Ca-diếp bạch Phật:

- Nghĩa này thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Có pháp vô thường, có pháp là thường. Có pháp là khổ, có pháp là lạc. Có pháp là ngã, có pháp vô ngã. Như người nông dân gieo trồng ngũ cốc[304] và cây ăn quả, từ khi nảy mầm đến lúc ra lá, đơm hoa kết nhụy, người ấy luôn luôn nghĩ tưởng vô thường, đến khi trái chín, thu hoặch được quả, được thụ dụng rồi mới nghĩ tưởng thường. Bởi vì sao vậy? Vì đã hiện thực.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Ngũ cốc là thường, y hệt Như Lai, không hoại diệt sao?

Phật bảo Ca-diếp:

- Nếu ví Như Lai như núi Tu-di, lúc thế giới hoại núi Tu-di ấy không sụp đổ chăng? Này thiện nam tử! Chớ nên y theo thí dụ như vậy mà sinh nghi ngờ. Tất cả mọi pháp đều phải hoại diệt, duy chỉ nê-hoàn là pháp thường hằng. Ta chỉ tùy thuận theo pháp thế gian nói ví dụ trên[305].

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Dạ vâng, Thế Tôn! Lời đó thật hay.

Phật bảo Ca-diếp:

- Đúng vậy, thiện nam! Học thảy khế kinh, tu các tam-muội, nhưng mà chưa nghe khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn, thì mọi chúng sinh tu tưởng vô thường. Nghe kinh này rồi, nếu người thiện nam hay người tín nữ có những phiền não, nghi ngờ trói buộc thảy đều dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đều được hiển lộ.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như thợ vàng, từ khi nấu vàng cho đến khi chưa đúc thành đồ dùng, hay nghĩ vô thường, đến lúc đúc thành đồ dùng quý báu, sử dụng được rồi mới nghĩ rằng thường. Cũng vậy, thiện nam! Dù tu tam-muội, học hết khế kinh, nhưng chưa nghe đến khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn, thì mọi chúng sinh tu tưởng vô thường. Nghe kinh này rồi, bao nhiêu phiền não, nghi ngờ trói buộc đều được dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đã được hiển lộ.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như một người trồng mía, trồng vừng khi chưa thu hoặch, thường hay tưởng tượng bao nhiêu mùi vị, khi đã ép thành dầu mè, mật rồi khi đó mới biết mùi vị chân thật. Cũng vậy, thiện nam! Dù tu tam-muội, học hết khế kinh, nhưng chưa nghe được khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn thì chúng sinh đó tu tưởng vô thường, đến khi đã được nghe kinh này rồi, bao nhiêu phiền não, nghi ngờ trói buộc đều được dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đã được hiển lộ.

- Thí như trăm sông đều đổ vào biển. Cũng vậy, tất cả khế kinh, tam-muội đều được quy vào khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn. Bởi vì sao vậy? Bởi vì kinh này đã nói rốt ráo tự tính Như Lai. Cho nên Ta nói có pháp vô thường, có pháp là thường, như chim xá-lợi.

- Những nỗi lo buồn tựa như kiếm đâm Như Lai đã đoạn, nhưng theo lẽ này còn nhiều người nghi, bởi vì Như Lai vẫn còn lo buồn, nhưng không giống với những nỗi lo buồn của người và trời hay chúng sinh khác. Như trời Phi tưởng làm gì có tưởng? Nếu không có tưởng thì không thọ mạng? Nếu có thọ mạng mà không có tưởng thì sao có tên tưởng, ấm, giới, nhập? Lại nữa, như trong rừng cây đều có thần dựa. Thần dựa ở cây hay là ở rễ, hoặc là ở cành, hay là ở nhánh? Nhưng những chỗ ấy chẳng thấy bóng thần, vậy thì thần dựa vào ở chỗ nào? Cũng vậy, giáo pháp Như Lai thâm sâu, ông phải biết rằng Như Lai thị hiện còn có lo buồn, khởi tâm từ bi với La-hầu-la, cho đến chúng sinh ở cõi Phi tưởng và Phi phi tưởng. Chỉ Phật với Phật mới hiểu nghĩa này. Tất cả điều đó là pháp chư Phật. Tâm ý còn không làm gì còn có lo nghĩ, buồn rầu? Nếu không lo buồn thì trái giáo pháp. Như ý nghĩ của một đứa trẻ nít, lời nói rỗng không, nói tất cả pháp đều chẳng đáng tin, nhưng lời Như Lai không thể nghĩ bàn, giáo pháp chư Phật cũng không nghĩ bàn, Phật pháp Như Lai không thể nghĩ bàn, đó là chân thật. Thí như không thể tạo dựng cung thất ở giữa hư không, nhưng nhà huyễn thuật có thể làm trò tạo dựng giữa không, kẻ phàm ngu thấy liền nghĩ như vầy: Ở giữa hư không làm sao tạo dựng đứng yên như vậy, nó sẽ xoay vần giống như tâm ý? Lời nói như vậy còn không tâm ý huống có lo buồn? Nếu không lo buồn về La-hầu-la là điều không thật. Như giữa hư không, Như Lai lo buồn là điều không thể. Như nhà huyễn hóa tùy ý làm ra, cho nên Như Lai tùy ý còn có tâm tưởng lo buồn. Những người nào nghe Như Lai nê-hoàn liền nghĩ như vầy: Như Lai làm gì còn có lo buồn? Người đó nghe rồi tâm ý thay đổi thường có lo buồn. Cho nên Như Lai là pháp thường trụ. Nếu là vô thường thì không lo buồn, nhưng nay Như Lai không phải vô thường. Như Lai lo buồn hay không lo buồn, mọi chúng sinh khác đâu thể lường được! Như người bậc hạ chỉ biết bậc hạ, không biết bậc trung và người bậc thượng. Những người bậc trung biết người bậc trung và người bậc hạ, nhưng không thể biết những người bậc thượng. Chỉ có những người bậc thượng mới biết tất cả mà thôi. Những hàng Thanh văn và Bích-chi-phật, ai cũng biết mình, nhưng không thể biết cảnh giới Như Lai. Chỉ có Như Lai là biết tất cả, cho nên gọi là lìa mọi chướng ngại. Như nhà huyễn thuật biến hóa vô cùng, Như Lai cũng vậy, thị hiện vô cùng, tùy thuận thế gian. Ai có thể biết những điều như vậy gọi là khôn ngoan. Đối với những gì không nghĩ tưởng được, phàm phu mắt thịt cho nó không phải cảnh giới của mình, cho nên nghĩ rằng Như Lai cũng có lo buồn và không lo buồn. Bởi vậy Ta nói, có pháp là ngã, có pháp vô ngã, như chim xá-lợi.

- Lại nữa, thiện nam! Như vào mùa hạ, trời mưa ngập nước, sông ngòi tràn đầy, các loài nhạn, hạc cho đến xá-lợi lựa nơi khô ráo an trí con mình, mới đi nơi khác. Như Lai cũng vậy, xuất hiện ở đời, độ vô lượng chúng khiến vào chính pháp, vì người học đạo, phương tiện thuyết pháp, hoặc nói pháp khổ, hoặc nói pháp lạc, hoặc nói các pháp hữu vi là khổ, nê-hoàn cực lạc, lìa hành hữu vi gọi là an lạc.

Ca-diếp bạch Phật:

- Nghĩa này thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Đó là Như Như!

Ca-diếp bạch Phật:

- Làm sao chúng sinh được lạc nê-hoàn?

Phật bảo:

- Ca-diếp! Như là trước đây Ta đã từng nói tất cả các hành không sinh, già, chết. Đó là:

Nếu không phóng dật[306]

Là chỗ bất tử

Nếu như phóng dật

Là đến chỗ chết

Người không phóng dật

Được chỗ bất tử

Còn người phóng dật

Thường bị sinh tử.

[890a]- Người sống phóng dật là hành hữu vi. Mà hành hữu vi tức là pháp khổ. Không phải nê-hoàn thì là chỗ chết. Làm điều phóng dật, gọi là tác hành. Phải biết có hành tức là khổ lớn. Không đến nê-hoàn là đến cõi chết. Người không phóng dật thì không tác hành, dù lại tác hành cũng không sinh tử, đó là được thân kim cang bất hoại. Những người thế tục gọi là phóng dật. Người lìa thế tục là không phóng dật. Lìa sinh, già, chết, khoái lạc nê-hoàn. Cho nên, Như Lai có nói pháp khổ, có nói pháp lạc, có nói vô ngã, có nói là ngã. Giống như chim bay ngang qua bầu trời không thấy dấu vết, thiên nhãn chưa được, phiền não chưa đoạn, thì không tự thấy thể tính Như Lai ở trong thân mình. Cho nên Ta nói có pháp vô ngã, là vì chúng sinh còn nhiều phiền não, thuyết giáo vi diệu, bí mật thâm sâu. Vì những chúng sinh không có thiên nhãn, chấp có ngô, ngã, vô lượng phiền não, tạo hành hữu vi, Ta thuyết tất cả vạn pháp vô thường. Cho nên Ta nói có pháp vô thường.

Như người mắt sáng trên đỉnh non

Biết rõ dưới đất bọn ngu phàm

Đạo nhãn Như Lai lên đài tuệ

Vô ưu, mà vẫn nghĩ quần sinh

[890a]

- Đối với những ai đã diệt vô lượng phiền não thì gọi trụ trên đỉnh non, nhìn thấy vô lượng phiền não thiêu đốt. Chúng sinh hạ liệt ai lên đài tuệ? Ai được vô ưu? Nếu đã vô ưu thì sao gọi là lo nghĩ thế gian? Nếu như nê-hoàn là pháp diệt tận thì ai là người nhìn thấy chúng sinh? Nếu bảo Như Lai thể nhập nê-hoàn là hết thì sao gọi là lên đài tuệ? Nếu an trú trong nê-hoàn thì làm sao lên non để nhìn xuống chúng sinh? Đài trí tuệ chính là tận diệt nê-hoàn. Không lo mà thường lo nghĩ nghĩa là Như Lai lo nghĩ vô lượng quần sinh ở giữa thế gian. Đỉnh núi chính là ý nghĩa giải thoát. Trụ là người hành đạo giải thoát. Dưới đất có nghĩa là hành pháp hữu vi. Phàm ngu tức là không nói phương tiện thiện xảo. Biết rõ tức là chính giác. Như Lai nghĩa là lìa khỏi hoàn toàn những điều buồn, khổ, là pháp thường trụ, đã tự lìa khỏi mọi nỗi ưu buồn, lại thấy chúng sinh bị những ưu não bén nhọn đâm chích thì sinh lo buồn. Giả xử Như Lai lìa sạch lo lắng thì đã không gọi là bậc Chính Giác. Như Lai tùy thuận theo chúng sinh kia để mà giáo hóa. Đức Phật Như Lai, Chính Đẳng Chính Giác vì mọi chúng sinh thị hiện giáo hóa. Cho nên, phải biết Như Lai thường trụ, thị hiện vô lượng, giống như loài chim nhạn, hạc, xá-lợi.


 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 16: NGUYỆT DỤ[307]

 

[890a] Đức Phật lại bảo ngài Ca-diếp rằng:

- Này thiện nam tử! Khi trăng không hiện mọi người đều bảo là trăng đã lặn, hết thảy nhân dân đều nghĩ trăng lặn; khi trăng xuất hiện ở nơi phương khác, người dân phương ấy đều bảo trăng mọc; nhưng mặt trăng kia chẳng lặn, chẳng mọc, do Tu-di che nên có hiện tượng khi mọc, khi lặn. Cũng vậy, Như Lai Ứng Cúng Đẳng Giác ở trong đại thiên thế giới hay ở nơi Diêm-phù-đề, nương nhờ cha mẹ ra đời làm con, người Diêm-phù-đề đều nghĩ Như Lai vừa được sinh ra; rồi ở cõi này hiện bát-nê-hoàn, chúng sinh lại nghĩ Như Lai mất đi, kỳ thật Như Lai chẳng sinh chẳng diệt.

- Lại nữa, thiện nam! Như ở xứ nào mặt trăng tròn đầy, chúng sinh xứ ấy đều nghĩ trăng tròn; còn Diêm-phù-đề trăng mới đầu tháng, người dân xứ này nói là trăng non, rồi trăng từ từ lớn dần đến tròn, bấy giờ người dân lại bảo trăng tròn, nhưng mặt trăng kia không tròn, không khuyết, do Tu-di che mà có tròn, khuyết. Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chính Giác cũng y như vậy, hoặc ở Diêm-phù thị hiện nê-hoàn, bao nhiêu chúng sinh đều nghĩ rằng diệt; hoặc ở Diêm-phù thị hiện đản sinh như trăng đầu tháng; người Diêm-phù-đề nghĩ là đứa trẻ như trăng mùng ba; thị hiện bước đi là trăng mùng bốn; thị hiện học tập như trăng mùng tám; thị hiện xuất gia… cho đến trăng tròn là hiện ánh sáng hào quang rộng lớn phá hoại vô lượng chúng ma, si ám; thị hiện nê-hoàn, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân thể, giống như trăng sáng hằng đêm đi quanh ở nơi xứ khác, ẩn mất không hiện ở nơi xứ này. Người Diêm-phù-đề hoặc nghĩ rằng sinh, hoặc nghĩ rằng diệt, kỳ thật Như Lai không tăng, không giảm, thường như trăng tròn. Vì vậy nên biết, Như Lai thường trụ.

- Lại nữa thiện nam! Thí như trăng sáng, tất cả đều thấy, khắp nơi thành, ấp, thôn làng, núi, sông, tùy theo đồ dùng đựng nước lớn nhỏ, trăng đều in bóng. Như người đi xa trăm ngàn do-tuần thường thấy mặt trăng luôn theo bên mình. Bọn họ suy nghĩ: là một mặt trăng theo ta đến đây hay là trăng khác? Người ngu thấy trăng tựa như mặt gương. Hạng người trung bình thấy trăng giống như bánh xe. Hạng người khá giỏi thấy trăng rộng năm do tuần, còn chúng sinh khác tùy theo khả năng thấy trăng khác nhau. Trăng sáng Như Lai cũng y như vậy, tất cả đều thấy, nhưng mỗi chúng sinh có mỗi cách nghĩ. Ai cũng cho rằng: Đức Phật Thế Tôn thương xót chúng ta, đang ở nhà ta! Đến loài súc sinh cũng nghĩ như vậy. Những người đui, điếc, câm, ngọng, tàn tật cũng đều bảo rằng Như Lai rất giống bản thân của họ. Mỗi loài chúng sinh đều có ngôn ngữ, chữ viết, thân hình mỗi một khác nhau, nhưng loài nào cũng nghĩ rằng chư Phật Như Lai chỉ giống tiếng nói, chữ viết, thân hình, ăn mặc như loài của mình. Lại có những ý nghĩ khác như nói Phật là Thanh Văn, Duyên Giác, xuất gia học pháp của những ngoại đạo, hoặc nghĩ Như Lai thị hiện ở đời là vì bọn họ. Nhưng mà pháp thân Như Lai chân thật không hề biến đổi. Như Lai lấy thân phương tiện để độ chúng sinh, thị hiện vô số thân tướng khác nhau. Như cây thuốc hay, Như Lai cũng vậy, để độ chúng sinh, thị hiện biến hóa trăm ngàn thân tướng theo cách thế gian. Cho nên Như Lai là pháp thường trụ.

- Lại nữa, thiện nam! Như lúc La-hầu A-tu-la[308] vương che lấp ánh sáng mặt trời, mặt trăng, chúng sinh bảo rằng mặt trăng bị nuốt[309], đến lúc La-hầu không che trăng nữa, mọi người lại bảo trăng được nhả ra. Ánh sáng mặt trăng đã bị che khuất, người đời không thấy, nên nghĩ nguyệt thực, đến khi trăng sáng hiện giữa thế gian, mọi người lại bảo trăng được nhả ra, nhưng mà mặt trăng khi ẩn, khi hiện, thực chất không hề có tăng hay giảm. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chính Giác cũng y như vậy. Như Điều-đạt kia tổn hại thân Phật, tạo nghiệp Vô gián, nhẫn đến những hạng người nhất-xiển-đề, đều vì chúng sinh ở đời tương lai, thị hiện tổn hại thân Phật ra máu, hủy Pháp, phá Tăng, nhưng mà pháp thân Như Lai thật sự không hề tổn hại, dẫu cho hàng ức trăm ngàn Thiên ma, cũng không thể nào đoạn Pháp, hoại Tăng. Cho nên, pháp thân Như Lai chân thật không hề tổn hoại, hiện tướng tổn hoại là để tùy thuận theo cách thế gian. Thí như hai người cùng nhau đánh lộn, tùy theo thương tích ở trên mỗi người để mà xem xét tội nặng hay nhẹ, chư Phật Như Lai cũng y như vậy, hiện tướng tổn hoại để làm căn cứ cho tội Vô gián nhằm chế Pháp luật làm điều cấm giới cho đời tương lai.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như thầy thuốc khéo dạy con mình học rành y thuật, khiến nó nhận biết về mọi dược thảo, cây, rễ, hoa, lá, mùi, vị, sắc tướng một cách tỏ tường; sau khi qua đời, đứa con của ông tiếp tục sự nghiệp, rành rẽ y pháp. Chư Phật Như Lai cũng y như vậy, biến hóa vô lượng để điều trị bệnh cho mọi chúng sinh, hiện tội ngũ nghịch, hủy báng kinh pháp, cho đến hạng người như nhất-xiển-đề cũng là hóa hiện, vì đời tương lai; sau khi Ta đã Bát-nê-hoàn rồi, khiến các Tì-kheo tùy thuận kinh luật. Giống như Như Lai đã từng dạy rằng, biết tội nặng, nhẹ để tự giữ gìn.

- Lại nữa, thiện nam! Như ở nhân gian sáu tháng mới thấy nguyệt thực một lần, nhưng ở cõi trời chư thiên nhìn thấy nguyệt thực hằng ngày, hoặc trong nháy mắt đã thấy nguyệt thực. Bởi vì sao vậy? Bởi vì ngày đêm cõi trời rất dài, còn ở nhân gian ngày đêm rất ngắn. Chư Phật Như Lai cũng y như vậy, hoặc bảo trường thọ như sáu tháng mới thấy trăng nguyệt thực, nhẫn đến chỉ trong nháy mắt đã thấy bát-nê-hoàn rồi. Dù ma phiền não, ấm ma, tử ma, tự tại thiên ma, ức trăm ngàn loài cũng không thể hoại. Như Lai tùy thuận thế gian thị hiện thụ sinh vô lượng. Thọ mạng Như Lai thật không hạn lượng. Cho nên, Như Lai là pháp thường trụ.

- Lại nữa, thiện nam! Như vầng trăng sáng, muôn loài chúng sinh thảy đều ưa thích. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chính Giác, cũng y như vậy, chúng sinh ưa pháp thảy đều ưa thích.

- Lại nữa, thiện nam! Như mặt trời mọc có sự thay đổi ở trong ba mùa xuân, hạ, và đông. Ngày đông thì ngắn, ngày xuân trung bình, ngày hạ dài nhất. Ngày của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác, cũng y như vậy, có ba loại thọ. Vì các chúng sinh Thanh Văn, Duyên Giác, thị hiện ra tướng thọ mạng ngắn ngủi. Những hạng người này thấy như vậy rồi tâm liền buồn than: “Lạ thay, vì sao thọ mạng Như Lai ngắn ngủi như vậy”? Với hàng Bồ-tát, Như Lai thị hiện thọ mạng trung bình, hoặc là một kiếp, hoặc hơn một kiếp. Chỉ có chư Phật mới thấy thọ mạng của Phật vô lượng.

- Lại nữa, thiện nam! Như Lai thuyết giáo vi diệu bí mật đại thừa phương đẳng, thị hiện giữa đời, trút mưa pháp lớn. Ở đời vị lai, nếu chúng sinh nào đem kinh đại thừa chính pháp này khai thị thế gian, phải biết người đó chính là Bồ-tát, như mưa mùa hạ. Giống như ngày đông, chịu nhiều lạnh lẽo khiến người tổn thọ. Thanh văn, Duyên giác nghe Phật phương tiện giảng dạy giáo pháp vi diệu bí mật, vì họ thị hiện thọ mạng ngắn ngủi, ví như ngày đông. Chư vị Bồ-tát thành tựu trí tuệ vi diệu thâm sâu nên mới vì họ thị hiện Như Lai là pháp thường trụ, ví như ngày xuân. Cũng vậy, Như Lai tùy thuận thế gian thị hiện thọ mạng có ba trường hợp. Thí như ban ngày chẳng nhìn thấy sao, nhưng mà sự thật chẳng phải không có. Cũng vậy, Như Lai cùng hàng Thanh văn và Bích-chi-phật cùng hiện ở đời, và cùng thị hiện vào bát-nê-hoàn, không phải duy nhất các hàng Thanh văn cùng với Duyên giác mới là vô thường. Phải biết họ cũng là pháp thường trụ, như sao vẫn có ở giữa ban ngày.

- Lại nữa, thiện nam! Như trời tối tăm, mặt trời mặt trăng đều chẳng hiện ra, người ngu bảo rằng trời, trăng biến mất. Vào lúc chính pháp Như Lai diệt tận, tam bảo ẩn mất cũng y như vậy, chẳng phải diệt hẳn. Phải biết Như Lai là pháp thường tồn, chẳng hề thay đổi, cũng không hủy diệt, chẳng bị những thứ lỗi lầm làm cho nhiễm ô đi được.

- Lại nữa, thiện nam! Như sao bắc đẩu tạm hiện ánh sáng giữa khoảng sáng tối, khi đêm sắp tàn, mặt trăng đã lặn, mọi người thấy rồi, bỗng chốc lại mất, ai cũng bảo rằng nó đã lặn rồi, nhưng mà kỳ thật nó vẫn chưa lặn. Cũng vậy, thiện nam! Chánh pháp Như Lai vào thời diệt tận, các Phật Bích-chi xuất hiện ở đời, khai thị giáo hóa vô lượng chúng sinh, kiến lập chính pháp, bỗng chốc diệt độ, kỳ thật trường tồn không bao giờ diệt, nhưng mọi chúng sinh không thể thấy được.

Lại nữa, thiện nam! Như mặt trời mọc xua tan bóng tối. Cũng vậy, thiện nam! Kinh điển đại thừa bát-nê-hoàn này xuất hiện ở đời, nếu ai nghe được, tội nghiệp vô gián tích dụ vô lượng thảy đều tiêu trừ. Như vậy, thiện nam! Bản kinh đại thừa đại bát-nê-hoàn chính là cảnh giới vô cùng thâm sâu, không thể nghĩ bàn, khéo thuyết tự tính Như Lai vi diệu. Nếu người thiện nam, hay tín nữ nào muốn biết Như Lai là pháp thường trụ, chính pháp vô tận, tăng bảo bất diệt, thì phải siêng năng phương tiện tu học kinh nê-hoàn này, Ta bảo người đó là gần quả vị Phật.

Kinh đại bát-nê-hoàn

Hết quyển 5


 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Quyển 6

Phẩm thứ 17: HỎI VỀ BỒ TÁT

 

[891b] Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Thế nào gọi là bậc đại bồ-tát?

Phật bảo Ca-diếp:

- Người đã phát tâm và chưa phát tâm, tất cả người đó đều là bồ-tát. Này thiện nam tử! Thí như mùa đông dầu bơ đông cứng không có rịn ra. Cũng vậy, những ai phát tâm tu tập tất cả khế kinh và các tam-muội mà nuôi hy vọng tìm đạo bồ-đề, thì hạng người đó gọi là bồ-tát chưa phát ý đạo, không thể nhanh chóng thành đạo bồ-tát. Bởi vì sao vậy? Bởi không siêng năng, như những dầu bơ vào tiết mùa đông.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như mùa xuân, tiết trời rất nóng, tất cả dầu bơ đều tan ra hết, ngoài ra tất cả những gì bằng nước đã bị đông cứng đều tan ra hết, nước trong ao hồ cũng đều tan chảy. Cũng vậy, Ca-diếp! Nếu người thiện nam, hoặc người tín nữ, trong đạo, ngoài đạo có tâm chí thành, cho đến những người tham danh, lợi dưỡng, nghe được Phương đẳng đại bát-nê-hoàn thoáng qua lỗ tai, để vào tâm trí, dù là người đã phát tâm bồ-đề, hay chưa phát tâm, thì trong thân thể của những người đó đều được thấm nhuần hạt giống bồ-đề. Vì vậy Ta nói, những người thiệm và tín nữ đó đều là bồ-tát. Cũng vậy, bản kinh Đại thừa Phương đẳng đại bát-nê-hoàn tích tụ công đức, tuệ giác vô tận, cho nên Ta nói tên là Thấm Nhuần, y như mùa xuân[310]. Bởi vì sao vậy? Vì khai mở pháp Như Lai thường trụ.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như ánh sáng mặt trời, mặt trăng quang minh chiếu diệu, còn ánh sáng khác thảy đều lu mờ. Cũng vậy, Đại thừa đại bát-nê-hoàn quang minh chiếu diệu, ngoài ra ánh sáng công đức của mọi Khế kinh, tam-muội khác đều lu mờ. Vì vậy, nếu người thiện nam, tín nữ nghe kinh Phương đẳng đại bát-nê-hoàn, dù chưa phát được đạo tâm vô thượng, ánh sáng nê-hoàn cũng đã nhập vào trong thân người đó làm nhân bồ-đề. Vì lý do này cho nên gọi là đại bát-nê-hoàn.

Bồ-tát Ca-diếp bạch đức Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Nếu như tất cả chúng sinh đều có nhân duyên bồ-đề thấm trong thân thể, vậy thì bằng vào những lý do nào Thế Tôn lại nói phạm bốn tội đọa[311], tạo tội vô gián, phỉ báng kinh pháp và nhất-xiển-đề là bốn hạng người tạo nên gai độc ở trong chính pháp? Như lời Phật dạy, người chưa phát tâm và người đã có hạt giống bồ-đề có gì sai biệt? Bốn hạng người kia phải chăng không phạm vào những tội ác?

Phật bảo Ca-diếp:

- Trừ nhất-xiển-đề, mọi chúng sinh khác nếu như được nghe Khế kinh Phương đẳng đại bát-nê-hoàn là đã có được hạt giống bồ-đề. Phải biết người đó đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, được nghe kinh này thì không còn tạo những tội lỗi khác. Bởi vì sao vậy? Vì nhờ phương tiện sức mạnh của bản kinh Đại thừa này khai mở tất cả tự tính Như Lai.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Người chưa phát tâm, không muốn hướng đến, nghe rồi liền bỏ, thì lý do gì được nhân bồ-đề?

Phật bảo Ca-diếp:

- Người chưa phát tâm, tuy không muốn đến, dù quay lưng đi, vẫn nhớ kinh này, tâm không quên mất, trong mộng sẽ thấy đại quỷ thần đến hiện tướng hù dọa: “Úy, thiện nam tử! Hãy niệm bồ-đề, nếu không ưa muốn, ta sẽ giết ông”! Người đó sợ hãi, liền niệm bồ-đề, nhẫn đến thức dậy, tâm vẫn còn niệm. Lại nữa, người đó sau khi mạng chung đọa trong địa ngục, thấy bao tội báo cũng vẫn nhớ niệm, đọa trong ngạ quỷ và sinh cõi trời cũng đều nhớ niệm, do người đó đã phát tâm bồ đề nơi kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, tâm không ưa muốn từ đây trừ sạch, như vậy chính là nhân của bồ-đề. Do nhân như vậy và duyên như vậy gọi là bồ-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Như giữa hư không nổi mây mưa lớn, mưa xuống đại địa, cây khô, núi đá và vùng cao nguyên, nước mưa chẳng đọng lại những nơi đó, mà chảy xuống ruộng, ao hồ đều đầy. Chúng sinh thọ dụng pháp vũ Đại thừa bát-nê-hoàn này. Mưa pháp lên trên bọn nhất-xiển-đề cũng như mưa lên cây, đá, cao nguyên, chẳng được thấm nhuần nhân duyên bồ-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như hạt giống đã bị nướng khô, dù cho mưa xuống trăm ngàn vạn kiếp cũng chẳng nảy mầm, bọn nhất-xiển-đề cũng y như vậy, với kinh Phương đẳng bát-nê-hoàn này dù cho có nghe trăm ngàn vạn kiếp, rốt cùng chẳng thể nảy mầm bồ-đề. Bởi vì sao vậy? Bởi vì hạt giống thiện căn đã bị nướng khô chết rồi!

- Lại nữa, thiện nam! Thí như minh châu bỏ vào nước đục, nước sẽ trong ngay, nhưng nếu thả vào ở trong bùn nhơ thì không thể nào khiến bùn trong được. Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này thả vào nước đục của những chúng sinh phạm bốn tội đọa, năm tội vô gián, vẫn còn có thể khiến cho được trong, phát tâm bồ-đề; nhưng nén vào bùn bọn nhất-xiển-đề, trăm ngàn vạn năm không thể khiến cho được trong trở lại và khiến cho nó khởi nhân bồ-đề. Bởi vì sao vậy? Vì không thiện căn.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như cây thuốc tên là dược vương, trị lành mọi bệnh, rễ, thân, hoa, lá, hoặc nước, hoặc hương, hoặc có người uống, người thoa lên thân, người chỉ ngửi mùi, cho dù người đó tâm ưa hay không, bệnh đều được lành, chỉ trừ căn bệnh chắc chắn phải chết mới không thể trị. Cũng vậy, thiện nam! Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này có thể trị lành tất cả chúng sinh bệnh nặng ác nghiệp. Nếu người phạm vào bốn pháp tội đọa, tội nghiệp vô gián, nhẫn đến ngoại đạo không ưa bồ-đề, nghe bản kinh này thoáng qua lỗ tai dù chỉ một lần, là đã có được cái nhân bồ-đề. Bởi vì sao vậy? Vì kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này trị lành tất cả căn bệnh ác nghiệp, trừ nhất-xiển-đề. Bởi vì sao vậy? Bởi vì không có cái nhân bồ-đề. Giống như một người thân thể có chỗ bị thương mới dùng thuốc nhân[312] để trị, trừ các tật bệnh, nếu không thương tổn, thì loại thuốc nhân trở thành vô dụng. Bọn nhất-xiển-đề cũng y như vậy, không thể bị thương để mà thụ dụng cái nhân bồ-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như kim cương có thể phá hư tất cả vật báu, nhưng nó không thể phá sừng dê trắng[313]. Những ai đã tạo tất cả pháp ác, thì kinh Đại thừa bát-nê-hoàn đều có thể phá sạch, lập nhân bồ-đề, chỉ không phá được pháp ác của bọn nhất-xiển-đề để gieo nhân bồ-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Như mọi cây cối dù chặt nhánh cành vẫn lên như cũ, cũng vậy tất cả chúng sinh tạo nên rất nhiều tội nghiệp, nghe kinh Đại thừa đại bát-nê-hoàn thì nhân bồ-đề sẽ sinh trở lại. Nhưng cây đa-la đã chặt đi rồi không mọc trở lại, bọn nhất-xiển-đề cũng y như vậy, trọn không thể nào sinh ra cành lá của tâm bồ-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như giữa trời nổi mây mưa lớn, nhưng không có một hạt mưa nào bám dính vào hư không. Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này là trận mưa pháp tuôn xuống khắp nơi, nhưng chẳng một giọt bám dính vào nơi bọn nhất-xiển-đề.

Không tu chơn thật, cũng không đến

Không thấy chỗ cứu cánh bọn kia

Bởi nhiều tội ác, không nghiệp thiện

Là kẻ xấu nhất giữa cuộc đời.

- Người tu nghiệp thiện gọi là tu tập hạt giống bồ-đề. Không đến nghĩa là, nếu không tu tập thì trọn không thể tự chứng thánh quả. Chân thật tức là nghiệp nhân thù thắng, vi diệu, bí mật. Nghiệp nhân thù thắng không đến người nào thì gọi người đó là nhất-xiển-đề. Mất hẳn thiện tâm là nhất-xiển-đề. Bọn nhất-xiển-đề nhiều tăng thượng mạn[314] lấy gì làm gốc? Lấy sự phỉ báng kinh điển Phật pháp, không tu nghiệp thiện để làm gốc rễ. Phỉ báng kinh pháp, hung dữ, tàn bạo, phải biết đó là những điều mà người có trí sợ hãi. Thí như đường hiểm, có nhiều trộm cướp, phàm ngu ngạo mạn bất chấp sợ hãi, tùy tiện đi qua bị bọn cướp hại. Đại lực Pháp vương đi qua đường đó không chút sợ hãi. Không thấy được chỗ cứu cánh nghĩa là, trọn không thấy bọn nhất-xiển-đề kia hết sạch ác nghiệp, cũng không thấy chỗ bọn nhất-xiển-đề dứt sạch được hết vô lượng sinh tử. Ta nói tổng quát, kẻ ấy tích tụ vô lượng điều ác. Nếu ai nghe được những lời như vầy càng đáng sợ hơn. Giả sử khiến cho tất cả chúng sinh nhất thời phát ý thành đạo vô thượng, thì trong những vị đạt chính giác này vẫn không thấy có bọn nhất-xiển-đề sạch hết ác nghiệp. Lúc chúng sinh đã thành chính giác hết, bọn nhất-xiển-đề lại ở chỗ nào mà không thấy chúng sạch hết ác nghiệp? Hết thảy chúng sinh phá sạch sinh tử đều thành Phật đạo, không thấy chư Phật vô dư nê-hoàn[315], vô thường diệt tận như đèn tắt lửa. Cho rằng ác nghiệp của nhất-xiển-đề là xấu xa nhất ở giữa cuộc đời, bởi nhất-xiển-đề mất hẳn nhân duyên công đức bồ-đề, cho nên gọi là xấu nhất thế gian. Trong pháp Đại thừa, cuối cùng cũng được giác ngộ thành Phật, nhưng cũng gọi là xấu xa, bỉ lậu. Pháp của chư Phật vốn là như vậy.

Người đã tạo nghiệp ác

Như bơ sữa đã ối

Giống như tro che lửa

Kẻ ngu khinh bị đốt

[892c] Có người giống như bậc a-la-hán mà làm những chuyện của nhất-xiển-đề, gây tạo nghiệp ác. Có người giống như kẻ nhất-xiển-đề mà làm những việc của a-la-hán, thực hành tâm từ. Giống a-la-hán mà nhất-xiển-đề chính là chúng sinh phỉ báng Phương đẳng. Giống nhất-xiển-đề mà a-la-hán chính là những người chê hàng Thanh văn, thuyết rộng Phương đẳng, bảo chúng sinh rằng: “Ta và các ông đều là bồ-tát. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tất cả chúng ta đều có tự tính Như Lai. Nhưng chúng sinh kia lại bảo chúng ta là nhất-xiển-đề! Thế nhưng Như Lai đã thụ ký cho ta cũng như các ông. Vì vậy ta và các ông đều phải xa lìa vô lượng nghiệp ác, xa lìa các ma phiền não như đập vỡ bình nước, thì trong khế kinh này chúng ta ắt thành bồ-đề, chớ có nghi ngờ. Thí như dũng sĩ[316] tuân sứ mạng vua đến nước khác khen ngợi tài đức của vua sứ mình, thà mất thân mạng chứ không thay đổi. Hôm nay chúng ta cũng lại như vậy, Như Lai thụ ký tất cả chúng sinh đều có Phật tính, chúng ta cần phải không tiếc thân mạng, ở trong phàm ngu rộng nói kinh này”. Đây gọi là người giống nhất-xiển-đề nhưng sự thật là bậc đại bồ-tát.

- Những kẻ ngu si, không có trí tuệ, ở a-luyện-nhã[317], hình trạng rất giống bậc a-la-hán, nhưng lại phỉ báng kinh điển Phương đẳng, phàm phu ngu dốt cho rằng đó là a-la-hán thật, kêu là đại sĩ. Thực ra đó là bọn ác tì-kheo sống nơi hoang vắng, chốn a-luyện-nhã, rồi tự xử sự giống như một vị a-la-hán thật. Ở a-luyện-nhã làm toàn những việc không thuận chính pháp, mà còn tạo ra bốn thứ nhân duyên, nói điều sai khác: Bảo kinh Phương đẳng đều do ma thuyết; cho rằng Đại thừa là thứ hiệt tuệ[318]; chính pháp là gai nhọn; chư Phật Thế Tôn đều là vô thường mà nói thường trụ. Phải biết đây là tướng trạng hủy diệt chính pháp, phá tăng. Ai nói như vậy là nhất-xiển-đề. Vì vậy cho nên Ta nói kệ rằng;

Người đã tạo nghiệp ác

Giống như bơ sữa ối

Giống như tro che lửa

Kẻ ngu khinh bị đốt.

[893a] Như vậy, thiện nam! Phải biết bản kinh Phương đẳng đại bát-nê-hoàn là do chư Phật Như Lai quyết định giảng nói. Đại thừa nghĩa là tối thắng vô thượng, như châu ma-ni thanh tịnh trong sáng, lìa mọi nhiễm ô.

- Lại nữa thiện nam! Thí như hoa sen có ánh mặt trời chiếu tới thì nó không thể không nở. Hết thảy chúng sinh cũng y như vậy, được kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này thoáng qua lỗ tai dù chỉ một lần, nếu chưa phát tâm, không thích bồ-đề, thì chúng sinh đó đều sẽ có được cái nhân bồ-đề. Bọn nhất-xiển-đề sở dĩ mất hẳn tự tính Như Lai đều do phỉ báng, tạo ác nghiệp lớn, bọn họ như những con tằm kéo kén, tự trói buộc mình mà không chỗ thoát, bọn nhất-xiển-đề cũng y như vậy, với tính Như Lai không thể khai mở cái nhân bồ-đề, cho đến tận cùng biên tế sinh tử.

- Lại nữa, thiện nam! Như hoa ưu-bát, hoa bát-đàm-ma, hoa câu-mâu-đầu, hoa phân-đà-lợi mọc trong bùn lầy, nhưng không bị bùn làm cho ô nhiễm. Nếu chúng sinh nào học kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng y như vậy, không bị phiền não làm cho ô nhiễm. Bởi vì sao vậy? Bởi tính Như Lai không bị nhiễm ô.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như nơi nào có gió mát thổi, tất cả chúng sinh hóng ngọn gió này thì mọi nóng bức đều được giải trừ. Cũng vậy, thiện nam! Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này chính là pháp vị cam lồ tươi mát, hết thảy chúng sinh đều được thấm nhuần, phát nhân bồ-đề, trừ nhất-xiển-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Như ông thầy thuốc biết tám phương pháp điều trị bệnh tật, trị được mọi bệnh, chỉ trừ căn bệnh không thể trị được. Cũng vậy, thiện nam! Hết thảy khế kinh và các tam-muội hay trị tất cả dâm, nộ, si mê, các bệnh phiền não, nhưng không thể trị những người đã phạm bốn pháp tội trọng và nghiệp vô gián. Này thiện nam tử! Lại có thầy thuốc biết hơn tám cách điều trị bệnh tật. Tất cả bệnh tật của mọi chúng sinh, nếu như mạng căn vẫn còn chưa hết thì đều trị được, chỉ trừ những ai mạng căn đã hết thì đành bó tay. Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng y như vậy. Những bệnh phiền não của mọi chúng sinh, nhẫn đến những người không ưa bồ-đề, chưa muốn phát tâm, đều có thể trị, khiến phát bồ-đề, chỉ trừ một hạng là nhất-xiển-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như người mù chẳng thấy năm màu, thầy thuốc có thể trị những bệnh mắt, khiến cho được sáng, nhưng không thể trị người mù bẩm sinh. Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng y như vậy. Hết thảy chúng sinh, Thanh văn, Duyên giác, không ưa bồ-đề, chưa muốn phát tâm, thảy đều trị lành, khiến mở mắt tuệ, phát tâm bồ-đề, chỉ trừ những bọn bị mù bẩm sinh là nhất-xiển-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Như ông thầy thuốc biết hơn tám cách điều trị bệnh tật, tất cả chúng sinh, người nào có bệnh, ông viết chú thuật đưa cho người bệnh đeo ở trong người, có thể khiến cho bệnh tật tiêu trừ. Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng y như vậy. Những bệnh phiền não của mọi chúng sinh, không ưa bồ-đề, chưa muốn phát tâm, nhẫn đến những người phạm bốn tội trọng, tạo nghiệp vô gián, thảy đều trừ diệt, an lập bồ-đề.

Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Những người phạm vào bốn tội cực trọng và tội vô gián như cây đa-la bị chặt đứt ngọn, và những chúng sinh không ưa bồ-đề, người chưa phát tâm làm sao khiến họ phát nhân bồ-đề?

Phật bảo Ca-diếp:

- Những chúng sinh này nếu ở trong mộng, hoặc lúc lâm chung, đọa trong địa ngục, sinh tâm hối hận, tự nói lời rằng: “Thương thay! Chúng ta hủy phạm chính pháp, tự chuốc tội này”, rồi phát lời thề: “Nếu thoát chốn này, sinh vào nơi khác, ở bất cứ đâu cũng phải phát tâm cầu đạo bồ-tát”. Nhờ uy thần lực của kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, những chúng sinh đó được sinh trời, người, ắt được phát tâm, làm nhân bồ-đề. Vì lý do này, Ta nói những người phạm bốn tội trọng và nghiệp vô gián đều được phát tâm, làm nhân bồ-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Như ông thầy thuốc hòa trộn nhiều thuốc làm thành một vị tên a-già-đà[319]. Như vị thuốc này để tại chỗ nào thì mọi thứ độc đều tiêu trừ hết, chỉ trừ một thứ là rắn cực độc thì không thể trị. Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng y như vậy, hết thảy kiêu mạn, bốn thứ rắn độc, phạm bốn tội trọng và nghiệp vô gián, không ưa bồ-đề, người chưa phát tâm, đều được an lập nơi đạo bồ-đề. Bởi vì sao vậy? Vì kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này là một loại thuốc vô cùng đặc biệt, tối thượng bậc nhất, chỉ trừ một thứ là rắn cực độc bọn nhất-xiển-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như thầy thuốc hòa trộn nhiều thuốc rồi bôi lên trên bề mặt cái trống, nếu có người nào chiến đấu bị thương, nghe tiếng trống ấy thảy đều khỏi đau, chỉ trừ những người mạng căn đã hết, ắt phải chịu chết. Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, âm thanh pháp cổ, cũng y như vậy, tất cả chúng sinh nghe âm thanh này, các thứ tên độc như dâm, nộ, si, không ưa bồ-đề, người chưa phát tâm, phạm bốn tội đọa, tạo nghiệp vô gián thảy đều trừ sạch, chỉ trừ bệnh của bọn nhất-xiển-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như con người ở Diêm-phù-đề, khi trời tối xuống, tất cả mọi nhà, ai làm việc gì cũng đều ngưng lại, đến mai trời sáng thì mọi người dân ai làm việc nấy. Cũng vậy, chúng sinh nghe những Khế kinh và các tam-muội vẫn như trời tối, đến khi nghe được lời dạy vi diệu, bí mật của kinh bát-nê-hoàn này giống như trời sáng, thấy mọi chính pháp, như người nông dân vào tiết mùa hạ mà gặp được mưa. Vô lượng chúng sinh nhờ kinh Đại thừa đều được thụ ký thấy tính Như Lai. Tám ngàn Thanh văn trong kinh Pháp Hoa được thụ ký riêng, chỉ trừ những kẻ đã bị đóng băng là nhất-xiển-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như một người bị phi nhân[320] bắt, hoặc bị trúng độc, gặp được thầy thuốc. Thầy thuốc sử dụng chú thuật hoặc dùng thuốc điều trị độc chữa cho người kia khiến được lành bệnh. Cũng vậy, thiện nam! Nếu có tì-kheo hoặc tì-kheo-ni, cho đến ngoại đạo, ở bất cứ đâu, mà biên chép kinh, giảng rộng cho người, hoặc chúng sinh nào được đọc, được nghe bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, thì mọi người này đều có cái nhân bồ-đề vi diệu. Người chưa phát tâm, không ưa bồ-đề, và cả những người phạm bốn tội trọng, năm tội vô gián, mọi thứ ác độc, xấu xa như vậy đều được tiêu sạch, chỉ trừ một hạng là nhất-xiển-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như ông vua, trong thân bị trùng ngấm ngầm ăn thịt của ông ta rồi mà ông chẳng biết. Bấy giờ có người thầy thuốc khéo biết tướng trạng người bệnh, thấy tướng của vua có bệnh liền nói: “Trong thân của ngài có bệnh rất nặng phải cần trị gấp”. Khi ấy ông vua chẳng tin thầy thuốc, không muốn trị bệnh. Thầy thuốc cũng sợ, không dám cho thuốc, nhưng lại âm thầm sử dụng chú thuật khiến con vi trùng tự chui ra ngoài. Ông vua trông thấy, biết mình có bệnh mới tin những lời của thầy thuốc nói, liền rất trân trọng, đãi ngộ ân cần. Mọi loài chúng sinh cũng y như vậy. Người chưa phát tâm, không ưa bồ-đề nghe kinh Đại thừa bát-nê-hoàn rồi, chư Phật, bồ-tát lại dùng phương tiện vì họ giảng nói, khiến cho mọi người dù chưa nhận liền, nhưng ở trong mộng, hoặc lúc mạng chung, liền tự giác ngộ, phát nhân bồ-đề, trừ nhất-xiển-đề.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như thầy thuốc khéo dạy con mình học tám phương pháp trị bệnh, bốc thuốc. Phương pháp bí truyền ông chưa dạy vội, đợi cho con ông thông đạt hết cả tám phương pháp rồi, sau đó mới dạy phương pháp bí truyền. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chính Giác cũng y như vậy, trước hết dạy cho pháp vương tử, tì-kheo, tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di học cách diệt trừ vô lượng phiền não; đối với thân này, tu tập niệm tưởng thân không bền chắc, là nơi tích tụ vô lượng khổ đau, thân là vô thường, biến hoại, không thực, không phải là ta, chẳng phải của ta. Sau đó Như Lai lại dạy cho học chín bộ khế kinh, khiến cho thông đạt. Cuối cùng Như Lai mới dạy cho học bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, khiến cho mọi người biết rằng tất cả chúng sinh đều có tự tính Như Lai, là pháp thường trụ, khiến cho tất cả phát khởi cái nhân bồ-đề vô thượng, trừ nhất-xiển-đề. Như vậy, thiện nam! Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này vô lượng vô số không thể nghĩ bàn. Ông phải biết rằng kinh này chính là ông thầy thuốc giỏi, rành thuật bí yếu, không gì hơn được.

- Lại nữa, thiện nam! Như người chèo đò đưa người qua sông, đến bờ bên kia lại quay trở về để chở người khác. Chư Phật Như Lai cũng y như vậy, dùng thuyền Đại thừa bát-nê-hoàn này, tùy theo khả năng chúng sinh tiếp thụ để cứu độ họ. Chư Phật Như Lai bát-niết-bàn rồi lại độ chúng sinh ở nơi cõi khác. Cho nên Như Lai là Đại Thuyền Sư[321]. Cho nên Như Lai là pháp thường trụ, vì để hóa độ nên mới thị hiện có sinh, có diệt.

- Lại nữa, thiện nam! Như người dùng thuyền để vượt biển lớn, nếu được xuôi gió thì mau đến được bờ ở bên kia; còn như ngược gió thì hoặc cả năm, thậm chí chết đuối, chẳng đến được bờ. Cũng vậy, chúng sinh được gió Đại thừa bát-nê-hoàn này mau thoát sinh tử đến bờ bồ-đề, những người không được thì bị đắm chìm trong biển khổ đau sinh tử luân hồi.

- Lại nữa, thiện nam! Như người đi biển gặp cơn sóng lớn, họ tự nghĩ rằng khó thoát nạn này, nên đành ngồi yên chờ đợi cái chết, bỗng nhiên gặp được một ngọn gió lành thổi thuyền của họ đến một nước khác. Không hiểu tại sao tự nhiên mình được thoát khỏi hoạn nạn, nên họ vô cùng vui mừng và tự nghĩ là kỳ lạ. Cũng y như vậy, bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này là ngọn gió lành. Chúng sinh không biết, mà cũng không ưa phát tâm bồ-đề, thế nhưng ngọn gió bát-nê-hoàn này lặng lẽ bí mật thổi họ đến nơi cảnh giới bồ-đề, khi đó họ mới biết là sự thật, ngỡ ngàng thốt lên cho là kỳ lạ.

- Lại nữa, thiện nam! Như rắn thay da rồi đi chỗ khác chứ không phải chết. Cũng vậy, thiện nam! Như Lai nê-hoàn là bỏ thân này, như rắn thay da rồi đi chỗ khác. Bởi vậy Như Lai hiệu là Thiện Thệ. Như Lai xả bỏ thân phương tiện như bỏ cây thuốc độc, rồi lại phương tiện hóa hiện ở ngoài cõi Diêm-phù-đề. Cho nên, thiện nam! Phải biết Như Lai là pháp thường trụ.

- Lại nữa, thiện nam! Như ông thợ vàng có thỏi vàng thật, tùy ý đúc luyện các đồ trang sức, nhiều loại trang nghiêm. Chư Phật Như Lai cũng y như vậy, tùy sự cảm nhận của các chúng sinh trong hai lăm cõi mà hóa hiện thân để độ thoát chúng. Vì vậy nên gọi thân của Như Lai là thân vô lượng, cũng gọi thường trụ.

- Lại nữa, thiện nam! Như cây am-la[322] và cây diêm-phù[323] biến đổi ba mùa. Mùa thì ra lá, mùa ra hoa trái, mùa thì rụng lá, chẳng phải cây kia khô héo lụi tàn mà đang phát triển. Cũng vậy, thiện nam! Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chính Giác dùng thân phương tiện, vì để giáo hóa cho nên cũng phải ba lần thị hiện. Thị hiện đản sinh, thị hiện thành Phật, rồi nhập nê-hoàn, nhưng mà kỳ thật Như Lai thường tồn, không hề diệt tận. Này thiện nam tử! Mật thân Như Lai là y như vậy. Mật khẩu Như Lai, phương tiện mật giáo cũng rất khó biết. Phương tiện mật giáo có nghĩ là gì? Này thiện nam tử! Thí như ông vua sai khiến quần thần cũng có những lời ẩn ý khó hiểu. Như có khi bảo quần thần đem tiên-đà-bà[324] đến. Nhưng tiên-đà-bà, một từ mà có đến bốn thứ nghĩa. Một là chỉ muối. Hai là chén nước. Ba là con ngựa. Bốn là thanh kiếm. Cả bốn thứ này đều mang một tên là tiên-đà-bà. Lúc vua ăn cơm, bảo các tả hữu lấy tiên-đà-bà, thì các quần thần biết vua cần muối. Lúc vua ăn xong, kêu tiên-đà-bà, thì các quần thần biết vua cần nước. Lúc vua muốn đi dạo ở lâm viên, kêu tiên-đà-bà, thì các quần thần biết vua cần ngựa. Lúc vua lâm trận chiến đấu mà bảo lấy tiên-đà-bà, thì các quần thần biết vua cần kiếm. Vua có những lời ẩn ý như vậy. Các quan cận thần cũng phải biết được những ý nghĩa của lời ẩn ý đó. Cũng vậy, thiện nam! Lời dạy ẩn mật trong kinh Đại thừa cũng có bốn nghĩa. Như nói vô thường, thì các thiện nam phải biết Như Lai thị hiện đản sinh ở Diêm-phù-đề, rồi sẽ thị hiện vào bát-nê-hoàn, đó là pháp tu quán tưởng vô thường trong pháp Đại thừa. Nếu khi Như Lai nói chính pháp diệt, thì các đệ tử biết rằng Như Lai giảng thuyết về khổ, đó là pháp tu quán tưởng các hành thảy đều là khổ trong pháp Đại thừa. Nếu Như Lai nói thân là dụng cụ chứa các tai họa, lại nói tăng bảo cũng sẽ phải diệt, thì các đệ tử phải nên biết rằng Phật nói vô ngã, đó là pháp tu quán tưởng vô ngã trong Đại thừa này. Nếu Như Lai giảng vô tưởng, không, vô sở hữu, và giải thoát, thì các đệ tử phải nên biết rằng, pháp Đại thừa này nói hai mươi lăm cõi đều được giải thoát, nên nói là không, tất cả khổ đau đều diệt trừ sạch là vô sở hữu, ở cõi cực lạc chẳng có niệm tưởng cho nên vô thường, biến dị đổi thay không thể phá hoại, cho nên gọi là thường trụ bất diệt, chẳng phải là pháp thay đổi, hư hoại. Nên biết giải thoát chính là Như Lai. Mà Như Lai là tự tính Như Lai, trong mỗi chúng sinh thảy đều có đủ. Ai biết như vậy là đệ tử Ta. Người này khéo hiểu lời dạy bí mật của Đức Như Lai.

- Lại nữa, thiện nam! Như trời nắng hạn, cỏ thuốc, hoa thơm, trái ngọt, cây cối đều bị héo tàn, chẳng ra hoa trái, ngoài ra cây cỏ dưới nước, trên cạn đều khô héo cả, chẳng chút tươi sáng, và đến năm sau cũng khó sinh trưởng, phục hồi trở lại. Này thiện nam tử! Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng y như vậy. Ta diệt độ rồi, có những đệ tử giống như hoa quả gặp mùa nắng hạn chẳng sinh hoa trái; như bị giặc cướp đánh phá thành trì, cướp mất châu báu, chỉ còn bỏ lại thôn nghèo mà thôi. Chúng ác tì-kheo mất kinh nê-hoàn như mất của báu, bèn tìm sao lược và tuyển tập lại, nhưng không khéo hiểu nghĩa lý của kinh, mặc tình buông lung, ngã mạn đến nỗi rơi vào địa ngục. Thương thay họa lớn ở đời tương lai thật là đáng sợ! Tốt đẹp biết bao! Nếu chúng sinh nào ở đời tương lai được nghe bản kinh bát-nê-hoàn này thoáng qua lỗ tai, rồi tùy theo chỗ nghe kinh mà thọ trì, đọc tụng, hiểu được ý nghĩa, lại vì người khác giảng giải rộng rãi, nhờ cái nhân này họ sẽ đạt được bồ-tát chân thật.

- Lại nữa, thiện nam! Như ở tụ lạc, thành ấp nước nọ có người bán sữa, vì tâm hám lợi nên đã lấy nước pha thêm vào sữa, lừa dối người ta. Rồi người buôn sữa cũng làm như vậy, lấy nước thêm vào, liên tục xoay vần làm điều dối trá, đến người tiêu dùng mua sữa về uống thì lúc bấy giờ sữa đã chẳng còn mùi vị của sữa. Cũng vậy, thiện nam! Sau khi Ta đã thể nhập nê-hoàn, vào lúc còn khoảng tám mươi năm nữa chính pháp sẽ diệt, thì kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này sẽ lưu bố khắp cõi Diêm-phù-đề. Lúc ấy sẽ có nhiều ác tì-kheo phóng túng, buông lung, bè đảng chúng ma hủy hoại chính pháp, tự tạo kinh luận, kệ tán khen ngợi, lấy sai làm đúng, lấy đúng làm sai, sao lược, thêm bớt, chỉ vì lợi dưỡng, cho nên ham muốn nuôi dưỡng, tích chứa tài vật phi pháp, hủy hoại, rối loạn mùi vị chính pháp, khiến cho giáo pháp trở nên nhạt nhẽo, lại thêm vào đó những thuyết tà đạo, văn tự bất chính. Những người mê lầm thụ học kinh điển cũng không tôn trọng, cung kính cúng dường, trong lòng giữ lấy những điều tà siểm, vì tham lợi dưỡng cho nên bày vẻ hình tướng pháp lạc. Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này vào lúc bấy giờ bị bọn người đó làm cho hủy hoại.

- Lại nữa, Ca-diếp! Vì ý nghĩa trên, những người thiện nam và người tín nữ đối với bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cần phải phương tiện lập chí trượng phu. Bởi vì sao vậy? Bởi tính Như Lai là pháp trượng phu. Đối với các pháp, tính tình người nữ sinh nhiều nhiễm trước, năng lực không đủ kham nhận phát triển kinh điển Đại thừa thâm sâu vi diệu. Này thiện nam tử! Thí như nước dãi của một con muỗi không thể làm cho đại địa này ướt, tâm của người nữ giống như đại địa, lòng đầy khát ái. Thí như biển lớn, hết thảy nước mưa, trăm sông ngàn suối đều đổ vào biển, nhưng biển lớn kia chưa từng đầy tràn, tâm của người nữ cũng y như vậy, lòng tham ngũ dục chưa từng biết đủ. Vì vậy, Ca-diếp! Nếu người thiện nam hay người tín nữ muốn cầu phương tiện thoát thân người nữ cần phải tu tập kinh điển Đại thừa bát-nê-hoàn này. Bởi vì sao vậy? Bởi kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này nói về tự tính Như Lai chính là pháp của trượng phu. Nếu chúng sinh nào không tự biết rằng trong bản thân mình có tính Như Lai, thì dù thế gian gọi chúng sinh ấy là bậc nam tử, nhưng Ta cho rằng kẻ ấy chỉ là bọn đàn bà thôi! Ngược lại, nếu như có những người nữ có thể tự biết trong bản thân mình có tính Như Lai, dù cho thế gian gọi họ người nữ, thì Ta vẫn xem họ là nam tử! Như vậy, thiện nam! Bản kinh Đại thừa Bát-nê-hoàn này tích tụ vô lượng vô biên công đức, giảng rộng tất cả chúng sinh đều có tự tính Như Lai. Nếu người thiện nam hay người tín nữ muốn được nhanh chóng thành tựu tự tính của Đức Như Lai thì phải siêng năng dùng pháp phương tiện tu học kinh này.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Hay thay, Thế Tôn! Nay con tu tập kinh Bát-nê-hoàn mới tự biết rằng trong bản thân mình có tính Như Lai, con nay mới đúng là bậc nam tử.

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay, lành thay! Này thiện nam tử! Phải nên siêng năng phương tiện học pháp rất thâm sâu này, như ong hút mật của các loài hoa, thưởng thức pháp vị thâm sâu tận cùng. Này ông Ca-diếp! Thí như nước dãi của một con muỗi không thể làm cho đại địa thấm ướt. Cũng vậy, thiện nam! Ở đời tương lai các tì-kheo ác phá hoại kinh pháp vô lượng vô số như trời hạn hán, kinh điển Đại thừa Bát-nê-hoàn này không thể tưới thấm. Bởi vì sao vậy? Phải biết đó là dấu hiệu, tướng trạng chính pháp diệt tận.

- Lại nữa, thiện nam! Như cuối mùa hạ và đầu mùa đông, tiềm phục ở giữa mùa thu ẩm ướt, mưa tuôn liên tục. Cũng vậy, thiện nam! Bản kinh Đại thừa Bát-nê-hoàn này, sau khi Ta đã nhập nê-hoàn rồi, chính pháp suy giảm, bấy giờ kinh này lưu bố phương nam, bị các tà kiến, dị thuyết, phi pháp làm cho trôi nổi. Bấy giờ ở vùng phương nam sẽ có bồ-tát hộ pháp đem khế kinh này đến nước Kế-tân[325] ẩn dấu trong đất, cùng với tất cả Khế kinh Đại thừa, Phương đẳng đều đem ẩn dấu ở đó. Thương thay! Bấy giờ chính pháp diệt tận, chẳng có mưa pháp tràn đầy thế gian, để người tu tập chính pháp Như Lai thấm nhuần mưa pháp. Bồ-tát hộ pháp là bậc đại hùng trong chốn loài người đều ẩn dật hết.

Khi ấy bồ-tát Ca-diếp bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Chư Phật Như Lai, Thanh văn, Duyên giác tính không sai biệt. Cúi xin Thế Tôn giảng thuyết rộng rãi để cho tất cả chúng sinh đều được khai mở, hiểu rõ.

Phật bảo Ca-diếp:

- Thí như một người nuôi nhiều bò sữa, chia bò ra thành từng bầy theo màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Lúc muốn tế trời, họ tập hợp hết tất cả đàn bò để vắt lấy sữa. Sữa bò vắt được để chung một bồn, đều có một màu như màu ngọc kha[326]. Cũng vậy, thiện nam! Tính thanh tịnh của chư Phật Như Lai, Thanh văn, Duyên giác đều cùng một màu. Bởi vì sao vậy? Bởi vì đã đoạn sạch hết phiền não. Như ông thợ vàng, lấy vàng từ quặng, có nhiều tạp chất nên màu khác nhau, rồi nấu tan ra, tinh luyện lại thành một màu vàng kim. Bởi vì sao vậy? Bởi vì vô lượng, vô số tạp chất, phiền não đã bị nung cháy tiêu hết. Cho nên, phải tin bản kinh Đại thừa Bát-nê-hoàn này, tất cả chúng sinh đều có tự tính Như Lai chân thật, đều cùng một màu.

Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng:

- Như Thế Tôn dạy, tất cả chúng sinh đều có Phật tính, không hề sai biệt. Đối với điều này con chưa hiểu lắm. Vả lại chúng sinh, như Thế Tôn dạy, Thanh văn, Duyên giác và chư Bồ-tát đều không thể đắc Đại bát-nê-hoàn, chỉ có Như Lai mới chứng đắc được Đại bát-nê-hoàn. Cho nên, phải biết Thanh văn, Duyên giác và chư Bồ-tát nếu đồng Như Lai, nếu không sai biệt, vậy thì tại sao một mình Thế Tôn, trải qua vô lượng kiếp a-tăng-kỳ tu hành phương tiện, tích tụ công đức?

Phật bảo Ca-diếp:

- Những điều trước đây mà Ta đã nói đó là Như Lai phương tiện mật giáo, nói các Thanh văn không chứng nê-hoàn. Cho nên phải biết tất cả đều lấy kinh Đại bát-nê-hoàn, mà bát-nê-hoàn chỉ là cảnh giới của Phật mà thôi, vì vậy kinh này gọi là Đại bát-nê-hoàn.

Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Đó chính là điều không thể giống nhau. Như Phật đã nói, Thanh văn, Duyên giác và chư Bồ-tát đều phải quy về Như Lai nê-hoàn, giống như trăm sông đều chảy vào biển, đó là pháp thường.

Phật bảo Ca-diếp:

- Ngã chính là pháp thường trụ bậc nhất.

Ca-diếp bạch Phật:

- Thế nào, Thế Tôn, tính của Như Lai là khác hay không?

Phật bảo:

- Có khác!

Ca-diếp lại hỏi:

- Khác như thế nào?

Đức Phật trả lời:

- Tự tính Như Lai của các Thanh văn giống như sữa bò. Tự tính Như Lai của các Duyên giác như sữa thành lạc. Tự tính Như Lai của chư Bồ-tát như lạc thành tô. Tự tính Như Lai của các chư Phật giống như đề hồ. Cũng vậy, thiện nam! Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn cũng có bốn loại sai biệt như thế.

Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Tính của chúng sinh thì như thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Như sữa chưa thành, vẫn còn nằm trong cơ thể con bò, bấy giờ chỉ là sự hòa hợp giữa nước và máu huyết. Vô lượng phiền não che đậy tự tính Như Lai chân thật của mọi chúng sinh, cũng y như vậy.

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Như Thế Tôn dạy, tại thành Câu-di có chiên-đà-la tên là Hoan Hỷ, sẽ được thành Phật trong số một ngàn vị Phật ở tại thế giới này. Người này chỉ mới một niệm phát tâm, Thế Tôn đã thọ ký riêng cho ông ta thành Phật, vậy thì tại sao Thế Tôn lại không thọ ký cho tôn giả Xá-lợi-phất, tôn giả Mục-kiền-liên v.v… mau thành Phật đạo?

Phật bảo Ca-diếp:

- Hoặc có Thanh văn, Đức Phật Bích-chi, chư vị Bồ-tát… không phát nguyện nhanh, nhưng lại có người hộ trì chính pháp lại phát nguyện nhanh, vì họ có sự phát nguyện sai khác, và căn cứ vào cái nhân sức mạnh của tâm bồ đề Thế Tôn thọ ký riêng biệt cho họ mau thành Phật đạo. Lại nữa, thiện nam! Như người thương buôn mang ngọc ma-ni đi qua thôn làng của người dân quê rao bán trân bảo. Những người dân quê nghe rao bán ngọc liền kéo đến xem, nhưng chẳng biết ngọc, cho nên cười lớn, bảo là viên đá. Cũng vậy, thiện nam! Như Lai thọ ký riêng biệt cho hàng Thanh văn v.v… sẽ được thành Phật, đến chỗ tối thắng, thì đời tương lai có các tì-kheo buông lung, lười biếng, chẳng biết chân thật, giống như dân quê, những người tật bệnh, khốn cùng xuất gia, tín tâm chẳng có, đời sống tà mạng, dối trá, nịnh hót, nếu nghe Như Lai thọ ký cho hàng Thanh văn họ sẽ lập tức cười lớn. Phải biết bọn này, hình tướng sa-môn, kỳ thật chẳng phải sa-môn chân chính. Cho nên, thiện nam! Hoặc có những người phát nguyện nhanh chóng hộ trì chính pháp, lại có người không phát nguyện nhanh chóng hộ trì chính pháp, bởi vậy Như Lai tùy theo chỗ họ phát tâm nhanh chậm mà thọ ký cho.

Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Bậc đại Bồ-tát phải làm thế nào để không phá hoại quyến thuộc?

Phật bảo Ca-diếp:

- Cần phải siêng năng tu tập phương tiện hộ trì chính pháp, đó là bậc đại bồ-tát dũng cảm trong chốn loài người, không phá hoại quyến thuộc.

Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Vì sao chúng sinh không biết sáu vị?

Phật đáp:

- Không biết tam bảo trước sau trường tồn, cho nên chúng sinh chẳng biết sáu vị. Như người miệng lở chẳng biết phân biệt sáu vị ngọt, đắng, cay, chua, mặn, nhạt. Hết thảy chúng sinh cũng y như vậy, ngu si, vô trí, chẳng biết tam bảo là pháp trường tồn. Ta nói bọn họ là bọn người mù. Chúng sinh mắt thịt mà biết tự tính của Đức Như Lai là pháp thường trụ, Ta nói người đó có được thiên nhãn. Nếu có chúng sinh nghe kinh Đại thừa mà khởi lòng tin và tâm ưa thích, Ta nói người đó cũng có thiên nhãn. Giả sử chúng sinh có được thiên nhãn, nhưng mà chẳng biết tự tính Như Lai là pháp thường trụ, thì Ta nói rằng người đó chỉ có mắt thịt mà thôi. Bởi vì sao vậy? Vì tính Như Lai thường trụ, chân thật, mà những người ấy chẳng siêng tu tập.

- Lại nữa, thiện nam! Phải biết Như Lai là cha mẹ của tất cả chúng sinh. Bởi vì sao vậy? Vì Đức Như Lai phải tùy hình loại của mọi chúng sinh rồi hóa hiện ra cho giống cảnh giới của chúng sinh đó để mà thuyết pháp. Mỗi một âm thanh thuyết pháp cho mỗi chúng sinh khác nhau, khiến cho mỗi loài đều tự hiểu được. Chúng sinh mỗi loài đều tự khen rằng: “Hay thay! Như Lai dùng âm thanh của giống loài chúng ta để mà thuyết pháp”.

- Lại nữa, thiện nam! Như trẻ mới sinh, được mười sáu tháng, phát âm chưa chuẩn. Cha mẹ của nó muốn tập nó nói, trước hết phải theo âm thanh bập bẹ của đứa trẻ nít để dạy từ từ. Phải biết cha mẹ không phải chẳng biết ngôn ngữ để dạy. Chư Phật Như Lai cũng y như vậy. Vì để giáo hóa, cho nên thị hiện âm thanh, ngôn ngữ giống y như của các loài chúng sinh, nhưng mà kỳ thật âm thanh Như Lai chẳng phải như thế, chỉ là phương tiện tùy thuận theo cách thế gian mà thôi.

 

KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Phẩm thứ 18: TÙY HỶ

 

[896a] Bấy giờ, từ trên khuôn mặt Thế Tôn phóng ra vô lượng ánh sáng đủ màu chiếu khắp bốn chúng. Ánh sáng chiếu rồi, trưởng giả Thuần-đà tức thì dâng lên cúng dường Như Lai cùng với đại chúng một lần sau cuối. Lúc ấy Thuần-đà cùng các quyến thuộc được niềm vui lớn, cất lời khen rằng:

- Thật là hy hữu! Khó được cúng dường đức Phật Như Lai thêm một lần nữa!

Khi ấy Thuần-đà liền lấy vô số bình bát quý báu đựng cơm thượng vị đem đến dâng Phật. Vừa ngay lúc đó có vị thiên thần oai lực rất lớn chặn lại trước mặt, bảo Thuần-đà rằng:

- Chớ vội cúng dường! Xin ông vì ta, đợi trong giây lát, để ta chiêm ngưỡng dung nghiêm Như Lai.

Bấy giờ Thế Tôn lại phóng hào quang chiếu thiên thần kia. Ngay đó thiên thần vâng thánh chỉ Phật để cho trưởng giả Thuần-đà đi trước. Lúc ấy trời, người cùng với vô lượng chúng sinh các loài, trong lòng sầu cảm, âm thanh khác nhau, chấn động mặt đất, đi theo Thuần-đà cúng Phật và Tăng, cúng dường một lần sau cuối liền được lên bờ giải thoát.

Bấy giờ Thế Tôn muốn cho tì-kheo, tì-kheo-ni và tất cả chúng hội biết giờ đã đến, lại phóng hào quang chiếu khắp chúng hội. Lúc đó các vị tì-kheo liền biết thì giờ đã đến, liền chỉnh uy nghi, cầm lấy bình bát, như pháp thụ lãnh phẩm vật cúng dường. Trưởng giả Thuần-đà sắp đặt vô số giường ghế quý báu cho Phật và tăng, treo lụa, phướng, lộng, hương hoa, anh lạc. Lúc ấy ba ngàn đại thiên thế giới trang nghiêm thắng diệu, giống như quốc độ Tây phương cực lạc. Trưởng giả Thuần-đà đứng trước Đức Phật sầu muộn, bi ai bạch với Phật rằng:

- Cúi xin Thế Tôn thương xót chúng sinh trụ thọ một kiếp, hoặc hơn một kiếp!

Phật bảo Thuần-đà:

- Ông muốn thỉnh Ta trụ lâu ở đời, thì hãy biết thời mau dâng cúng dường một lần sau cuối, rồi sẽ được lên bến giờ giải thoát.

Thuần-đà bạch Phật:

- Dạ vâng, Thế Tôn!

Bấy giờ tất cả các loài chúng sinh, trời, người, bồ-tát, đồng thanh nói rằng:

- Thật kì diệu thay! Thuần-đà là người cúng dường lần cuối. Thật kì diệu thay! Thuần-đà là người cúng dường lớn nhất. Hôm nay chúng ta chuẩn bị bao nhiêu phẩm vật cúng dường bây giờ trở thành những vật vô dụng.

Thế rồi tất cả than khóc ưu sầu rất là khổ não.

[896b] Bấy giờ, từ nơi mỗi lỗ chân lông Thế Tôn đều xuất hiện ra vô lượng hóa Phật. Mỗi Phật đều có quyến thuộc tì-kheo, đón nhận tất cả phẩm vật cúng dường của mọi chúng sinh. Khi ấy tất cả mọi loài chúng sinh đều rất vui mừng.

Lúc đó, phẩm vật cúng dường của ông Thuần-đà nhờ uy thần Phật, mọi thứ đem đến ở nơi đại hội đều được đầy đủ. Thuần-đà vui mừng, tự suy nghĩ rằng: “Hôm nay Như Lai và cả đại chúng đều thụ nhận sự cúng dường của ta một lần sau cuối, rồi Đức Như Lai sẽ bát-nê-hoàn”. Các chúng sinh khác cũng tự nghĩ rằng: “Hôm nay Như Lai và cả đại chúng thụ nhận bữa cơm cuối cùng ta cúng, sau đó Như Lai vào bát-nê-hoàn, không nhận lời thỉnh của những người khác”.

Bấy giờ, nơi rừng Kiên cố đất đai chật chẹp, nhưng nhờ thần lực của Đức Thế Tôn, cho nên mỗi chỗ nhỏ như ngọn kim cũng có vô lượng chư Phật cùng với tì-kheo quyến thuộc ngồi đó thụ thực. Lúc ấy, trời, người và a-tu-la đều rất ưu buồn than thở nói rằng:

- Hôm nay Như Lai thụ nhận bữa cơm cuối cùng chúng ta cúng dường rồi Ngài sẽ bát-nê-hoàn. Rồi đây chúng ta phụng sự ở đâu? Buồn thay! Từ đây chúng ta như trẻ mồ côi không nơi nương tựa, chẳng người chở che!

Khi ấy Như Lai liền vì tất cả nói bài kệ rằng:

Các ông chớ buồn than

Pháp chư Phật vốn vậy

Tuy nói là nê-hoàn

Cũng chưa phải diệt hẳn

Pháp Như Lai thường trụ

Chỗ thường an ổn nhất

Những ai còn nghi ngờ

Lắng lòng nghe Ta nói

Ta đã lìa uống ăn

Thân không khổ đói, khát

Ta nay vì các ông

Thuyết pháp tùy hỷ này

Khiến tất cả chúng sinh

Được an ổn khoái lạc

Tính chư Phật Như Lai

Pháp thường trụ chân thật

Nay các ông đã nghe

Phải siêng tu phương tiện

Như quạ và chim cú

Tính của chúng trái nhau

Khiến cho đi chung bầy

Nghỉ đêm cùng hoan lạc

Như Lai xem tất cả

Giống như La-hầu-la

Nên sẽ xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Có thể khiến rắn độc

Cùng ở chung với thỏ

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Khiến cho cây y lan

Đứng chung trăm hoa thơm

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Khiến cho trái ca-lưu[327]

Đồng vị đam-ma-la[328]

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Khiến cho nhất-xiển-đề

Sẽ thành bình đẳng giác

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Làm cho mọi chúng sinh

Nhất thời thành Phật đạo

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Giả sử nước dãi muỗi

Xâm hoại đại địa này

Trăm sông đều chảy tràn

Biển lớn sẽ đầy ắp

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê hoàn

Các ông, cùng chúng sinh

Được vui sâu chính pháp

Bảo Như Lai diệt hẳn

Lo buồn mà than khóc

Từ nay nơi Như Lai

Chớ nghĩ tưởng vô thường

Phải biết tính Như Lai

Trường tồn, không thay đổi

Pháp, tăng cũng như vậy

Chẳng phải pháp hủy diệt.

[896c] Như vậy, thiện nam! Đây là ba pháp thường trụ, chẳng đổi, là lời chân thật. Hết thảy chúng sinh gặp điều khủng bố, lời chân thật này có thể làm cho được sống an ổn. Muốn qua những nơi đồng vắng hiểm nạn, lời chân thật này có thể khiến cho vượt qua hoạn nạn. Lời chân thật này có thể khiến cho cây đã khô héo ra hoa lá lại. Trong bốn chúng đây, ai nghe ba pháp thường trụ này rồi nói lời tùy hỷ, thì giả sử như người đó chưa từng phát tâm bồ-đề, hoặc chưa ưa muốn hướng đến bồ-đề, bây giờ người đó đều đã có được cái nhân bồ-đề. Ba pháp thường trụ là lời chân thật, tối diệu tùy hỷ của Đức Như Lai. Nếu có tì-kheo hoặc tì-kheo-ni vì mọi chúng sinh giảng nói ba pháp thường trụ, bất biến, thì phải biết rằng họ là những người xứng đáng thụ nhận tất cả những bậc la-hán cúng dường. Ngược lại, nếu như không thể làm được như những người đó thì không xứng đáng thụ nhận cúng dường. Thậm chí tất cả những chiên-đà-la ưa nghe Như Lai, nói lời tùy hỷ, thì cũng đạt được sự không sợ hãi.

Bấy giờ, trời, người và a-tu-la…nói Như Lai là pháp thường trụ, tâm được hoan hỷ, tâm được nhu nhuyến, tâm được chân thật, tâm lìa ấm cái, tâm được thanh tịnh, vẻ mặt vui sướng như đóa hoa sen. Họ rải hoa trời, đốt các danh hương, trổi âm nhạc trời cúng dường Như Lai và tì-kheo tăng.

Khi ấy Thế Tôn bảo ngài Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Ông thấy sự việc hy hữu thế nào?

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Dạ vâng, Thế Tôn! Con thấy sự việc kỳ đặc này là việc chưa từng có. Con thấy tất cả chư thiên, loài người và a-tu-la sắm lễ cúng dường, ai cũng đều được Như Lai, đại chúng thụ nhận phẩm vật. Con lại thấy rằng ở giữa khoảng đất chật hẹp thế này mà lại dung chứa tất cả giường, tòa của Đức Như Lai cùng với đại chúng, một chỗ chỉ nhỏ bằng đầu ngọn kim vậy mà cũng có vô lượng chư Phật cùng các quyến thuộc ngồi ở trong đó thụ nhận cúng dường, nói kệ tùy hỷ. Thế nhưng tất cả chúng sinh ở đây không biết điều đó, ai cũng bảo rằng: “Như Lai chỉ nhận của ta cúng dường”. Hôm nay Thế Tôn cùng với đại chúng thương xót Thuần-đà, nhận sự cúng dường một lần sau cuối để cho ông ta vượt lên bờ giác. Phật dùng thần lực khiến cho đại chúng đều được đầy đủ, kỳ thật Thế Tôn không dùng đoàn thực. Chỉ có chư vị hàng đại bồ-tát, như pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi, là bậc dũng cảm trong chốn loài người mới có thể biết Như Lai dùng sức phương tiện hóa hiện ra những sự việc vô cùng kỳ đặc chưa từng có này, còn hàng Thanh văn và hàng Duyên giác thì không thể biết. Thật là kỳ lạ! Kính bạch Thế Tôn! Thường pháp của Đức Như Lai thật là vô số, vô lượng.

Bấy giờ Thế Tôn bảo ông Thuần-đà:

- Ông có nhìn thấy sự việc lạ lùng chưa từng có không?

Thuần-đà bạch Phật:

- Dạ vâng, Thế Tôn! Con có nhìn thấy. Con thấy Như Lai có ba hai tướng, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân Ngài, cũng như vô lượng vô số Như Lai và chư bồ-tát quyến thuộc vây quanh. Hôm nay con được thấy thân chân thật của Đức Thế Tôn, duy nhất mình Ngài ngồi giữa đại chúng giống như cây thuốc, có chư bồ-tát trước sau vây quanh.

Phật bảo Thuần-đà:

- Chư Phật ông thấy đều là hóa hiện. Bởi Phật thương xót tất cả chúng sinh và muốn làm cho chúng sinh an lạc, đồng thời khai mở tâm ý của họ, khiến cho họ được công đức không thể cùng tận cho nên hóa hiện như vậy. Nhưng mọi chúng sinh đều chẳng thể biết, duy chỉ những hàng bồ-tát thành tựu vô lượng công đức của bậc bồ-tát, là bậc siêu xuất giữa chốn loài người mới có thể biết Như Lai phương tiện hóa hiện như thế. Này ông Thuần-đà! Hôm nay ông cũng đã thành tựu được công đức thập địa của hàng bồ-tát.

Thuần-đà bạch Phật:

- Đúng vậy, Thế Tôn! Chúng con đều đang tu tập tất cả hạnh tùy hỷ của chư vị bồ-tát.

Phật bảo Thuần-đà:

- Chớ tham theo quả ngoài các khế kinh.

Thuần-đà bạch Phật:

- Ngoài các khế kinh, các kinh còn lại không phải kinh sao?

Phật bảo Thuần-đà:

- Đó là những kinh nói pháp hữu dư[329].

Thuần-đà lại hỏi:

- Nghĩa này thế nào?

Đức Phật trả lời:

- Như Ta đã nói bài kệ dưới đây:

Khen mọi cách bố thí

Không chê người bố thí

Thí phạm giới ít phước

Thí trì giới, phước tăng.

[897b] Ta nói đó là khế kinh. Dù có khen ngợi mọi cách bố thí, nhưng sự bố thí vẫn có sai khác. Bố thí cho người phạm giới thì chẳng có một mảy may phước báo nào; bố thí cho người trì giới, người hộ pháp thì được quả báo rất lớn, chứ không phải sự bố thí nào cũng như nhau.

Thuần-đà bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Nhưng bài kệ đó khen ngợi tất cả công đức của sự bố thí.

Phật bảo Thuần-đà:

- Trừ một hạng người, còn lại tất cả đều được khen ngợi bố thí rộng khắp.

Thuần-đà bạch Phật:

- Trừ hạng người nào? Còn hạng người nào được khen ngợi là bố thí tất cả?

Phật bảo Thuần-đà:

- Trừ nhất-xiển-đề, những kẻ phạm giới, hủy báng chính pháp, mọi bố thí khác ông nên khen ngợi.

Thuần-đà bạch Phật:

- Những hạng người nào là nhất-xiển-đề?

Phật bảo Thuần-đà:

- Nếu tì-kheo, tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào phỉ báng kinh pháp, miệng nói lời thô ác không bao giờ hối cải, đối với kinh pháp tâm không nương tựa… thì những người này đang hướng đến con đường nhất-xiển-đề. Lại có những chúng sinh phạm bốn tội trọng, tạo tội vô gián, không những không biết hối cải mà còn không biết tàm quý; đối với chính pháp họ không có tâm hộ trì hay thương tiếc, không bao giờ coi người hộ pháp là tri thức; đối với những việc thiện họ chưa từng khen ngợi, tán thán; lại có những người tà kiến, không tin Phật, Pháp, Tăng… Ta nói những hạng người này đều đang đi trên con đường nhất-xiển-đề. Trừ những hàng người này ra, còn lại đều được khen ngợi là bố thí tất cả.

Thuần-đà bạch Phật:

- Thế nào là phạm giới?

Phật bảo:

- Là phạm vào bốn tội trọng, năm tội vô gián, và hủy báng chính pháp.

Thuần-đà bạch Phật:

- Những trọng tội này có sự sai biệt không?

Phật đáp:

- Có sự sai biệt. Chẳng hạn, dù người kia phạm giới nhưng khi mặc pháp y họ sinh lòng tàm quý, buột miệng than rằng: “Than ôi! Nay ta đã phạm trọng tội rồi! Quái lạ thay, tại sao ta lại tạo nên cái khổ lớn lao này”! Rồi người đó ôm lòng lo sợ, sinh tâm hộ trì chính pháp. Họ phát nguyện: “Ta sẽ tán thán tất cả những người hộ pháp. Ta cũng sẽ hàng phục tất cả những người phi pháp. Đối với các thiền định của kinh phương đẳng ta sẽ nỗ lực tu hành”. Đối với những hạng người này Như Lai nói họ không phạm giới. Bởi vì sao vậy? Như mặt trời mọc ánh sáng chiếu soi chút bụi ngăn ngại đều không còn nữa, cũng vậy, tu tập khế kinh đại thừa này như mặt trời xuất hiện, vố số vô lượng tội lỗi tích tụ bấy lâu đều sẽ tiêu sạch. Cho nên, kinh này nói người hộ pháp được quả báo lớn. Ngược lại, nếu người phạm giới mà không làm được như trên thì gọi là phạm tội cực trọng, nếu bố thí cho những người này thì không có một chút mảy may phước đức.

- Lại nữa thiện nam! Dù người phạm bốn tội trọng nhưng có thể biết tự tính Như Lai chân thật và phát tâm hộ pháp, thì cúng dường cho những người này cũng có được quả báo lớn. Vì sao vậy? Thí như có người phụ nữ sống trong một đất nước hoảng loạn, bà muốn dẫn con thơ đi qua nước khác, trên đường đi gặp dòng sông lớn, nước mênh mông, bà ẳm đứa con từng bước lội qua dòng sông chảy xiết, nếu không thả đứa con ra thì cả hai mẹ con đều chết đuối, bà thương con, không nở thả nó ra, và tìm mọi cách chèo chóng qua sông, nhưng rồi cả hai mẹ con đều chết đuối. Người phụ kia trước đã từng tạo tội ác rất lớn, nhưng nhờ công đức bảo vệ con mình cho đến chết, nên sau khi mạng chung liền được sinh lên cõi trời. Cũng vậy, thiện nam! Người phạm bốn tội trọng, năm tội vô gián, nhưng nếu trong thâm tâm hối hận và phát tâm hộ trì chính pháp, thì dù đã tạo tội bất thiện, gieo nhiều nghiệp ác, nay nhờ vào công đức hộ pháp mà có thể làm ruộng phước điền, có thể kham nhận sự cúng dường của tín thí. Công đức của hộ pháp được phước báo lớn như vậy.

Thuần-đà bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Nếu như hạng nhất-xiển-đề lại sinh tín tâm, hối cải lỗi lầm, quy y tam bảo, nếu người nào bố thí cho họ thì có được phước báo lớn không?

Phật bảo Thuần-đà:

- Chớ nói lời này. Thuần-đà! Thí như người ăn trái am-la, dùng tay đập bể vỏ rồi lấy cái nhân bên trong mà ăn, ăn rồi lại lấy cái vỏ chẳng còn nhân gieo trồng xuống đất, dù cho có tưới tẩm chăm sóc, rốt cuộc cũng không thể nảy mầm. Hạng nhất-xiển-đề cũng giống y như vậy, nó đã bị hư nát hạt giống thiện pháp, muốn cho nó hối cải và phát sinh thiện tâm là điều không tưởng, chính vì vậy mà gọi là nhất-xiển-đề. Bố thí cho người trì giới được phước báo lớn, phước báo đó cũng không phải như nhau. Bởi vì sao vậy? Bố thí cho Thanh văn và Bích-chi-phật có được phước báo sai khác nhau, duy chỉ có bố thí cho Như Lai là được phước báo tối thượng. Cho nên mới nói không phải tất cả sự bố thí đều được quả báo lớn.

Thuần-đà bạch Phật:

- Vì lý do gì mà Thế Tôn nói bài kệ này?

Phật bảo Thuần-đà:

- Vì có nhân duyên. Hồi đó tại thành Vương-xá có một cư sĩ không tin tam bảo mà phụng sự ngoại đạo Ni-kiền. Một hôm, ông ta đến và hỏi Như Lai về ý nghĩa của sự bố thí. Như Lai đã nhiếp hóa ông ấy và nói bài kệ này. Phải biết Như Lai dùng sức phương tiện bí mật nói riêng cho hàng bồ-tát, không phải tất cả đều có thể hiểu hết. Cho nên, bồ-tát là bậc đại hùng đại lực trong chốn loài người, chỉ có họ mới biết phân biệt ý nghĩa pháp hữu dư mà Như Lai đã nói, hàng phục tất cả những người phạm giới, như trừ cỏ dại không để hại lúa tốt. Lại nữa, thiện nam! Hãy nghe bài kệ Như Lai sẽ nói dưới đây:

Tất cả sông ngòi đều uốn khúc

Trong mọi khu rừng đều có cây

Tất cả người nữ đều giả dối

Tất cả đại lực đều an lạc.

[897c] Bấy giờ bồ-tát Văn-thù-sư-lợi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh trang y phục, đảnh lễ Đức Phật, rồi nói kệ rằng:

Chẳng phải mọi sông đều uốn khúc

Chẳng phải rừng nào cũng có cây

Không hẳn người nữ tâm dối trá

Đâu phải lực sĩ là an lạc.

[897c] Đây là Thế Tôn lược nói pháp môn, không phải là pháp quyết định. Bởi vì sao vậy? Trong ba ngàn thế giới, ngoài cõi Diêm-phù-đề này còn có cõi Diêm-phù-đề khác. Ở cõi đó, có sông thẳng đuột, như một sợi dây căng thẳng, từ biển tây thẳng đến biển đông. Căn cứ trong kinh phương đẳng a-hàm đã nói, thì đây là Như Lai thuyết pháp hữu dư. Tất cả rừng đều có cây cũng là thuyết hữu dư. Bởi vì sao? Bởi rừng có hai loại, cũng có rừng toàn bằng cây báu như kim ngân, lưu ly. Tất cả người nữ đều dối trá cũng là thuyết hữu dư. Bởi có những người nữ giữ giới thanh tịnh thì tâm của họ rất chính trực. Tất cả đại lực đều an lạc cũng là thuyết hữu dư. Như Lai là đấng pháp vương tối thượng, là đấng đại lực mới được gọi là an lạc. Còn Chuyển luân thánh vương và các thiên thần cũng được gọi là đại lực nhưng chẳng có an lạc. Vì vậy cho nên phải biết rằng không phải tất cả những người đại lực đều có an lạc, duy nhất chỉ có pháp thường trụ không biến đổi là đại lực nê-hoàn mới thật sự an ổn, khoái lạc. Thí như thầy thuốc cho người bệnh uống thuốc đề hồ. Bấy giờ người bệnh nói với thầy thuốc rằng: “Hãy cho tôi thêm loại thuốc này, tôi rất thích uống nó”. Thầy thuốc đáp: “Nhưng ông phải đợi thuốc tiêu hết rồi mới uống thêm được. Nếu ăn vào mà không tiêu thì có thể giết người như chơi!” Đó là thầy thuốc kia thật tình sợ người bệnh bị chết. Cũng vậy, Đức Phật Như Lai từ bi, thương xót chúng sinh bị bệnh, muốn diệt trừ tâm cống cao, ngã mạn của vua Ba-tư-nặc, các vị đại thần và phu nhân, cho nên mới nói kệ:

Tất cả sông ngòi đều uốn khúc

Trong mọi khu rừng đều có cây

Tất cả người nữ đều giả dối

Tất cả đại lực đều an lạc.

[898a] Phải biết Thế Tôn không bao giờ nói sai sự thật. Giả sử trái đất này có thể lật úp, nhưng lời của Như Lai thì không bao giờ sai sự thật. Cho nên, tất cả những thuyết hữu dư hay vô dư đều là phương tiện để Như Lai nhiếp hóa chúng sinh mà thôi.

Phật nói:

- Lành thay! Lành thay! Văn-thù-sư-lợi! Ông thương xót tất cả chúng sinh mà diễn bày rộng rãi ý nghĩa Như Lai thuyết pháp hữu dư và vô dư.

Bấy giờ, Văn-thù-sư-lợi lại quỳ trước Thế Tôn mà nói kệ rằng:

Với người khéo tùy thuận

Không nhìn làm hay không

Chỉ quán xét việc mình

Xem có tốt hay không.

[898a] Đây là bài kệ Thế Tôn đã nói, nhưng cũng không phải là chính pháp cứu cánh. Bởi vì sao vậy? Các chúng ngoại đạo tà kiến đều hướng đến địa ngục, còn Đức Phật Thế Tôn dạy các đệ tử hướng đến nê-hoàn, nếu được sinh lên cõi trời, thì đây gọi là thuyết khen chê, như vậy là có vô lượng thuyết không tùy thuận. Kính bạch Thế Tôn! Vậy thì tại sao trong bài kệ trên lại nói rằng đối với mọi người phải khéo tùy thuận?

Bấy giờ, Đức Phật bảo ngài Văn-thù-sư-lợi:

- Như Lai nói phải khéo tùy thuận là có nhân duyên. Hồi đó, vua A-xà-thế đã sát hại phụ vương của mình, ông ta đến chỗ Như Lai và hỏi rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Ngài là bậc Nhất thiết trí hay không phải là bậc Nhất thiết trí? Nếu Ngài là bậc Nhất thiết trí, vậy thì tại sao trong trăm ngàn kiếp Đề-bà-đạt-đa luôn ôm lòng ác muốn hại Như Lai mà Như Lai vẫn cho ông ta xuất gia”? Như Lai đã vì vua A-xà-thế mà nói bài kệ trên, rằng‘đối với việc người phải khéo tùy thuận’, để cho A-xà-thế, người đã từng mang tội sát hại phụ vương của mình mà không tự tỉnh giác. Như Lai muốn khiến cho ông ta tự thức tỉnh, biết được lỗi lầm của mình, để cho tội lỗi được giảm bớt, cho nên mới nói ‘Chỉ quán xét việc mình, Xem có tốt hay không’. Này Văn-thù-sư-lợi! Hôm nay, vì lý do gì mà ông thấy việc Như Lai làm là không tùy thuận? Nếu người trì giới, tu hạnh từ tâm mà quán xét lỗi lầm của người khác, thì đó là pháp của chư Phật Như Lai, muốn khiến cho bản thân mình cùng với tất cả chúng sinh đều được an lạc. Do đó, nên xem xét người khác có làm hay không làm và xem xét bản thân mình cũng như vậy. Người nào thường quán xét như vậy chính là đệ tử của Ta.

Bấy giờ, Thế Tôn lại bảo Văn-thù-sư-lợi bằng bài kệ rằng:

Mọi loài đều sợ chết

Đều sợ bị đánh đau

Lấy mình làm ví dụ

Chớ giết, chớ đánh nhau.

[898b] Khi ấy, Văn-thù-sư-lợi lại ở trước Thế Tôn mà nói bài kệ rằng:

Không phải đều sợ chết

Đều sợ bị đánh đau

Không lấy mình ví dụ

Mà hiểu được chúng sinh.

[898b] Đúng vậy, Thế Tôn! Bài kệ đó Ngài lược nói pháp môn, nhưng cũng chưa phải là pháp cứu cánh. Bởi vì sao vậy? Bởi a-la-hán, Chuyển luân thánh vương, ngọc nữ, đại thần, voi báu, ngựa báu…mà bị chư thiên, loài người và những chúng sinh khác hại là điều không thể. Vả chăng, có những dũng sĩ, liệt nữ, ngựa hoang, chúa tể muông thú, tì-kheo trì giới… dù có đối đầu với nguy hiểm họ cũng không sợ hãi. Cho nên, bài kệ ‘Mọi loài đều sợ chết, Đều sợ bị đánh đau’ là thuyết hữu dư. Lại nữa, không thể lấy bản thân mình làm ví dụ để hiểu chúng sinh. Bởi vì sao vậy? Bởi vì, nếu a-la-hán lấy bản thân mình làm ví dụ để hiểu chúng sinh khác thì là có tưởng về mạng, mà nếu có tưởng về mạng thì chẳng phải là bậc thượng sĩ. Người chấp mạng tưởng thì là phàm phu ngu muội, tà kiến, sẽ đi đến cửa ác thú. Lại nữa, a-la-hán đã giác ngộ bản thân mình và chúng sinh đều là không, không có sở hữu, thì ai chết, ai sát hại? A-la-hán mà còn khởi tưởng sát hại, đó là điều không thể xảy ra. Lại nữa, bài kệ nói lấy ‘bản thân mình’ làm ví dụ, thì cái ‘bản thân’ đó là lấy ‘hữu ngã’ làm ví dụ hay lấy ‘vô ngã’ làm ví dụ? Nếu lấy hữu ngã làm ví dụ thì đó là hạng phàm phu hạ liệt, còn nếu lấy vô ngã làm ví dụ thì a-la-hán chẳng thể ví dụ được. Tuy nhiên, Đức Phật Thế Tôn không bao nói lời vọng ngữ, không có nhân duyên thì Ngài không nói pháp. Hồi đó tại thành Vương-xá có người thợ săn, làm chủ một lò sát sinh, ông ta thiết lễ cúng dường, thỉnh Phật và tăng thương xót nạp thụ, nhưng Đức Phật Thế Tôn chưa từng ăn thịt, quý Ngài bình đẳng xem mọi chúng sinh y như La-hầu-la, vì vậy Ngài vì người thợ săn mà nói bài kệ rằng:

Xem xét người sống lâu

Đều nhờ không giết hại

Mọi loài đều sợ chết

Đều sợ bị đánh đau

Lấy mình làm ví dụ

Chớ giết, chớ đánh nhau.

[898c] Phật bảo:

- Lành thay! Lành thay! Văn-thù-sư-lợi! Ông là tiên nhân trong chốn loài người, an ủi chúng sinh, khéo nói phương tiện mật giáo Như Lai.

Bấy giờ bồ-tát Văn-thù-sư-lợi lại nói kệ rằng:

Hiếu kính với cha mẹ

Cúng dường đấng song thân

Do duyên hiếu đạo này

Chết đọa ngục vô gián.

[898c] Kính bạch Thế Tôn! Bài kệ này nói những kẻ vô minh, do ân ái mà làm cha làm mẹ, chúng sinh tùy thuận theo nghiệp duyên đó rồi tạo nghiệp ác, khi chết sẽ đọa địa ngục vô gián.

Khi ấy Thế Tôn lại bảo bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bằng bài kệ rằng:

Mọi loài vì thế lực kẻ khác mà khổ

Nhờ sức mạnh của mình mà được an

Mọi kẻ kiêu mạn, mạnh mẽ bạo tàn

Những ai hiền thiện được người kính yêu.

[898c] Văn-thù-sư-lợi lại nói kệ rằng:

Không phải vì thế lực kẻ khác mà khổ

Không phải nhờ sức mình mà được an

Chẳng phải ai kiêu mạn cũng bạo tàn

Đâu phải mọi người hiền đều được kính.

[898c] Kính bạch Thế Tôn! Đây là bài kệ lược nói pháp môn, không phải là pháp cứu cánh. Bởi vì sao vậy? Như con em của người thường dân theo thầy học nghề, học có tiến bộ hay không đều do nơi thầy, đến khi học thành nghề rồi thì có được cuộc sống an lạc. Như con của vua tự nhiên có thế lực tự tại, nhưng nếu chẳng có thầy dạy dỗ thì ngu si ám độn, sẽ thường chịu khổ đau. Do đó, bài kệ mà Như Lai đã dạy là nói cho những chúng sinh bị ma quỷ dẫn đi, không có được tự tại, Như Lai vì bọn họ mà nói bài kệ này. Cho nên, phải biết không phải ai vì thế lực của người khác cũng khổ, không phải ai có thế lực cũng được an. Mọi kẻ kiêu mạn, mạnh mẽ bạo tàn cũng là thuyết hữu dư. Bởi không phải tất cả những kẻ kiêu mạn đều là những kẻ mạnh mẽ, bạo tàn, vẫn có người kiêu căng, ngạo mạn xuất gia học đạo, hoặc nhờ phước đức trì giới mà được thanh tịnh, phải biết những người này tuy là kiêu mạn nhưng không phải là bạo tàn. Những ai hiền thiện được người kính yêu cũng là thuyết hữu dư. Như những người ở trong chính pháp phạm bốn tội trọng, dù cho cố gắng khắc phục, giữ gìn oai nghi, tu hành hiền lành, nhưng chính nghiệp đã bị phá hỏng rồi, thì mọi người cũng không còn yêu kính nữa. Vậy thì, do nhân duyên gì mà Thế Tôn lại nói bài kệ này?

Bấy giờ Đức Phật bảo ngài Văn-thù-sư-lợi bồ-tát:

- Chư Phật Như Lai không bao giờ nói những lời hư dối, không bao giờ thuyết pháp mà không có nhân duyên. Hồi đó tại thành Vương-xá có một người nữ dòng họ Câu-lân, tên là Tu-bạt-đà-la, cô này chán ghét đời sống thế tục, đến chỗ Như Lai muốn xin xuất gia. Pháp của người nữ vốn không được tự do, phần lớn đều bị sự quản chế của người nam. Sau khi đã quy y tam bảo, Như Lai biết rõ tâm ý của cô ta, cũng biết đã hợp thời, nên nói bài kệ này: ‘Mọi loài vì thế lực kẻ khác mà khổ’. Lành thay! Lành thay! Văn-thù-sư-lợi là bậc tiên nhân trong chốn loài người, khéo dùng phương tiên hỏi pháp bí mật của Đức Như Lai.

Văn-thù-sư-lợi lại nói kệ rằng:

Tất cả loài chúng sinh

Đều nhờ ăn mà sống

Tất cả mọi trẻ con

Đều không tâm hối tiếc

Tất cả cõi thế gian

Đoàn thực tăng thêm bệnh

Tất cả người hành pháp

Đều đến chỗ an lạc.

[899a] Cũng vậy, Thế Tôn hôm nay thụ nhận bữa cơm của ông Thuần-đà cúng dường, bệnh chẳng tăng thêm.

Bấy giờ Thế Tôn lại vì bồ-tát Văn-thù-sư-lợi mà nói kệ rằng:

Không phải mọi chúng sinh

Đều nhờ ăn mà sống

Chẳng phải mọi trẻ con

Đều không tâm hối tiếc

Không phải cả thế gian

Đoàn thực tăng thêm bệnh

Chẳng phải tất cả pháp

Đều đến chỗ an lạc.

[899a] Văn-thù-sư-lợi! Vì chúng sinh bệnh nên Ta cũng bệnh. Các A-la-hán và Bích-chi-phật, chư vị bồ-tát và Đức Như Lai đều không ai dùng thức ăn đoàn thực. Đây là định pháp của chư Phật Như Lai. Nếu ai bảo rằng các a-la-hán, Bích-chi-phật, chư vị bồ-tát và Đức Như Lai từng dùng thức ăn đoàn thực, thì chính kẻ ấy phá hoại ý nghĩa đại sĩ. Nhưng tất cả chư Phật, bồ-tát, a-la-hán… thụ nhận trăm ngàn sự bố thí của chúng sinh, khen ngợi tất cả công đức của sự bố thí, là vì muốn cứu độ chúng sinh thoát khỏi ba đường ác và biển khổ vô biên. Chư Phật Như Lai tuy không thụ nhận thức ăn đoàn thực nhưng vẫn thường khen ngợi sự bố thí, là vì muốn khiến cho chúng sinh thành tựu đàn-ba-la-mật[330]. Như Lai ngồi yên dưới cội cây tu hành khổ hạnh suốt sáu năm trời, há lại bảo do không ăn cho nên hình hài mới tiều tụy chăng? Chớ bảo Như Lai giống như hàng chúng sinh. Như Lai đã vượt qua dòng sông ái dục, không đồng cảnh giới và hành xứ của người thế gian. Cảnh giới của Như Lai là không thể nghĩ bàn. Đệ tử Thanh văn của Ta cũng lại như thế. Nói dùng đoàn thực là thuyết hữu dư. Tất cả trẻ con lìa tâm keo kiệt, tham tiếc cũng là thuyết hữu dư. Vĩnh viễn xa lìa tâm keo kiệt mới có vô lượng khoái lạc bất động. Tất cả chúng sinh dùng thức ăn bằng cách đoàn thức sẽ tăng thêm bệnh cũng là thuyết hữu dư. Bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể như vết thương do kiếm nhọn đâm thì vô số kể. Hết thảy pháp hành đều đi đến chỗ an lạc cũng là thuyết hữu dư mà Như Lai đã nói. Pháp ấy có rất nhiều loại. Cũng có pháp thiện cho người thế tục tu tập, để cho thân, khẩu, ý nghiệp được thanh tịnh, để phát khởi tín tâm, cùng đến một chỗ, không trái ngược nhau. Cho nên, phải biết chư Phật Như Lai không bao giờ thuyết pháp mà không có nhân duyên, không bao giờ thuyết pháp mà nghĩa lý trái ngược nhau. Vì để giáo hóa, cho nên Như Lai đã thuyết pháp phương tiện. Hồi đó, có một Phạm chí tên là Bán-đầu[331] cùng với những người đồng tu pháp tế tự chư thiên đến chỗ Như Lai. Như Lai đã nhiếp phục và khiến cho ông ta trừ bỏ tà kiến, đồng thời đã nói bài kệ này.

Bấy giờ bồ-tát Ca-diếp bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Ngoài khế kinh này ra, tất cả những kinh còn lại Như Lai đều nói pháp hữu dư phải không?

Phật nói:

- Không phải! Này thiện nam tử! Nếu có chúng sinh nào thành tựu công đức, khéo hiểu sâu giáo pháp, Như Lai vì người đó nói pháp thường trụ, an lạc, vô dư; ngoài ra những chúng sinh ưa thích nghe pháp, Như Lai vì họ hoặc nói hữu dư hoặc vô dư.

Bồ-tát Ca-diếp rất đổi vui mừng, bạch Đức Phật rằng:

- Kỳ thay, Thế Tôn! Ngài xem chúng sinh y như con một.

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Này thiện nam tử, phải nên thấu hiểu giáo pháp chân thật thâm sâu như vậy.

Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Cúi xin Như Lai nói rõ công đức của kinh Phương đẳng Bát-nê-hoàn này.

Phật bảo Ca-diếp:

- Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, nếu ai nghe được thì có công đức, mà công đức đó chẳng phải Thanh văn và Bích-chi-phật có thể nói hết. Bản kinh Đại thừa Bát-nê-hoàn này sinh ra công đức không thể nghĩ bàn. Đó là cảnh giới chư Phật Như Lai mới biết được hết.

Khi ấy, chư thiên, loài người và a-tu-la liền ở trước Phật nhất tâm đồng thanh làm bài kệ tụng:

Như Lai, Thiên Trung Thiên[332]

Thâm sâu khó nghĩ bàn

Lời của Như Lai dạy

Kinh Phương đẳng nê-hoàn

Sinh ra mọi công đức

Cũng không thể nghĩ bàn

Chánh pháp khó nghĩ bàn

Tăng bảo cũng như thế

Cúi xin Thiên Trung Thiên

Thương xót nán ở lại

Thượng tọa đại Ca-diếp

Cùng quyến thuộc sắp về

Tôn giả A-nan-đà

Bậc Đại tiên đa văn[333]

Quốc chủ Ma-kiệt-đà

Là vua A-xà-thế

Họ đối với Như Lai

Là đệ tử gần nhất

Chư vị chính sĩ đó

Ắt ôm lòng hoài nghi

Như Lai đã nê-hoàn

Hay vẫn còn tại thế

Tâm hoài nghi như vậy

Dựa vào đâu quyết định?

Nguyện xin chờ giây lát

Đợi họ về quyết nghi.

[899c] Bấy giờ Thế Tôn vì chư đại chúng mà nói kệ rằng:

Ai còn điều nghi hoặc

Chớ lo lắng nghĩ ngợi

Pháp Ta sinh trưởng tử

Thượng tọa đại Ca-diếp

A-nan bậc đa văn

Lát nữa họ sẽ đến

Cốt cho họ thấy Ta

Ta sẽ bát-nê-hoàn

Như bậc trí tuệ ấy

Thấy hai chân Như Lai

Tự biết là thân Ta

Thường, vô thường chân thật.

[899c] Bấy giờ tất cả đại chúng cùng với quyến thuộc cúng dường Như Lai lộng hoa[334], lụa trời, đốt các danh hương, trổi âm nhạc trời, số nhiều vô lượng, không thể ví dụ. Cúng Phật xong rồi, vạn ức hằng sa hết thảy chúng sinh đều được phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, đứng vào vị trí sơ địa bồ-tát. Trưởng giả Thuần-đà vui mừng hớn hở, cam lộ bồ-đề rót trên đỉnh đầu.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi, bồ-tát Ca-diếp, bồ-tát Thuần-đà:

- Các thiện nam tử! Hãy tự tu tập, điều phục tâm mình, giữ gìn cẩn thận, chớ có buông lung. Nay Ta đau lưng, toàn thân đều nhức, muốn được nằm nghỉ. Văn-thù-sư-lợi, ông hãy thuyết pháp cho bốn chúng nghe. Chánh pháp Như Lai nay tạm giao ông, cho đến khi nào Thượng tọa Ma-ha Ca-diếp cùng với A-nan trở về. Ông hãy giảng rộng cho đại chúng nghe.

Bấy giờ Thế Tôn vì muốn giáo hóa chúng sinh cho nên thị hiện thân bệnh, nằm nghiêng hông phải, buộc niệm tỉnh giác.

Kinh đại bát nê hoàn, trọn bộ 6 quyển, hết.

 

 

 

(Dịch xong ngày 20 tháng chạp, đinh hợi

tại chùa long phước thọ)

 


[1] Theo bản Tống, Pháp Hiển cùng dịch chung với sa-môn Giác Hiền (S: Bodhibhadra), người Thiên Trúc.

[2] Pháp Hiển 法顯, họ Cung, người Bình Dương, tức vùng Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay. Xem Truyện cao tăng Pháp Hiển, HT. Trí Quang dịch, để biết thêm về ngài.

[3] Sa-la, xem Kiên cố lâm, dưới.

[4] Kiên cố lâm 堅固林 (S: Śāla): tức rừng cây Sa-la, còn gọi là Kiên lâm, Song thọ lâm, Hạc lâm. TheoPhiên dịch danh nghĩa tập quyển 3, thì cây Sa-la vốn không tàn rụi sơ xác trong cả bốn mùa, vì vậy mà dịch là Kiên cố (Phật quang đại từ điển - viết tắt PQĐTĐ – tr.4446).

[5] Hi-liên 熙連 (S: Hiraṇyavatī): tên sông, còn gọi là A-thị-đa-phạt-để (S: Ajitavatī), nằm ở miền trung Ấn Độ, thuộc thành Câu-thi-na xưa (Đinh Phúc Bảo - viết tắt ĐPB).

[6] Câu-di thành lực sĩ sinh địa 拘夷城力士生地: tức thành Câu-thi-na (S: Kuśinagara), vùng đất của bộ tộc Lực sĩ, tức bộ tộc Mạt-la (S: Malla).

[7] Bát-nê-hoàn 般泥洹 (Cg: bát-niết-bàn 般涅槃; niết-bàn 涅槃; S: pariṃrvāṇa, nirvāṇa): chỉ trạng thái diệt tận phiền não, bất sinh, viên tịch, giải thoát, vô vi, an lạc.

[8] Mâu-ni 牟尼 (S: Muni): mỹ hiệu chỉ cho những bậc Thánh đã đoạn trừ hết phiền não. Trong hàng Thánh giả đó, Đức Phật được tôn xưng là Đại Mâu-ni.

[9] Nguyên bản ghi là diện môn 面門 (S: mukha): có ba cách giải thích: chỉ nơi miệng, chỉ giữa khuôn mặt, và chỉ khoảng dưới mũi, trên miệng, tức huyệt nhân trung (PQĐTĐ, tr.3988).

[10] Tam thiên đại thiên thế giới 三千大千世界 (S: tri-sāhasra-mahā-sāhasra-loka-dhātu): một thế giới hệ gồm ba ngàn đại thiên thế giới. Tập hợp bốn đại châu, mặt trời, mặt trăng và các cõi trời làm thành một thế giới. Một ngàn thế giới hợp lại thành một tiểu thiên thế giới. Một ngàn tiểu thiên thế giới hợp lại thành một trung thiên thế giới. Một ngàn trung thiên thế giới hợp lại thành một đại thiên thế giới (ĐPB).

[11] Sáu đường chúng sinh (tức lục thú chúng sinh 六趣眾生): chúng sinh theo nghiệp của mình đã tạo mà qua lại trong sáu đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la, trời và người.

[12] Chấn động sáu cách (tức lục chủng chấn động 六種震動): rung động, khởi lên, vọt lên, vang động, gầm rống, thức tỉnh (PQĐTĐ, tr.1306).

[13] A-la-hán 阿羅漢 (S: arhat): quả vị cao nhất trong bốn quả vị Thanh văn, dịch ý là ứng cúng, ứng chơn, sát tặc, bất sinh, vô sinh, vô học, chơn nhân. Đó là bậc Thánh đã đoạn trừ hết tất cả phiền não (kiến hoặc và tư hoặc) trong tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới), chứng đắc Tận trí (S: Kṣaya-jñāna), có thể kham nhận sự cúng dường của chư thiên và loài người (PQĐTĐ, tr.3692).

[14] Không tuệ 空慧: trí tuệ quán chiếu lý không của các pháp, tức là tuệ giác có được nhờ chứng nhập tánh không của các pháp (ĐPB).

[15] Chiên đàn 栴檀 (S: Candana), một loại cây, gỗ rất thơm, còn gọi là gỗ đàn hương, mọc trên núi Malaya, miền Nam Ấn Độ, có thân giống đầu trâu, nên còn gọi là Ngưu đầu chiên-đàn.

[16] Ca-chiên-diên 迦旃延 (S: Kātyāyana): một trong mười đệ tử xuất sắc của Phật, có khả năng nghị luận bậc nhất.

[17] Bạc-câu-la 薄拘羅 (S: Vakkula, Bakkula, Bakula, Vakula): nguyên quán ở Kosambi, một trong bốn đệ tử có đại thần thông (abhiñña). Ngài được coi là vị đệ tử khổ hạnh, không thuyết pháp.

[18] Ưu-ba-nan-đà 優波難陀 (S: Upananda), dịch là Đại Hỷ, Trọng Hỷ. Ngài rất xinh đẹp.

[19] Dương chi 楊枝 (S: Dantakāṣṭha): một loài cây, dùng làm bàn chải đánh răng, hoặc làm tăm xỉa răng, rất tốt, vừa làm trắng răng, vừa ngừa sâu răng (ĐPB).

[20] Đại thừa 大乘 (S: Manāyāna): cổ xe lớn, nghĩa bóng là chỉ cho giáo pháp của đức Phật có khả năng đưa chúng sinh từ bờ phiền não đến bến giác ngộ. Các kinh A-hàm đều tôn xưng giáo pháp của đức Phật là Đại thừa (ĐPB).

[21] Phương tiện 方便 (S: upāya): các pháp môn tu tập giúp chúng sinh đạt được giác ngộ giải thoát. Mật giáo 密教: cảnh giới pháp thân Phật nội chứng, bí mật, thâm áo (ĐPB).

[22] Tì-kheo ni 比丘尼 (S: bhikṣuṇī): nữ giới xuất gia theo đạo Phật đã thọ trì đại giới (PQĐTĐ).

[23] Câu-lân nữ 拘隣女須跋陀羅 (S: Koṇḍañña Subhadra): người nữ họ Câu-lân, tên Tu-bạt-đà-la (PQĐTĐ).

[24] Ưu-ba-nan-đà 優婆難陀 (S: Upananda): tì-kheo-ni, cùng tên một vị tì-kheo Tăng (PQĐTĐ).

[25] Thập địa 十地 (S: daśabhūmi): mười giai vị tu chứng của các vị bồ-tát (PQĐTĐ).

[26] Bốn tâm vô lượng (tức tứ vô lượng 四無量; S: catvāry apramāṇāni): từ, bi, hỉ, xả (PQĐTĐ).

[27] Hằng hà 恒河 (S: Gaṅgā): sông Hằng, một trong 5 con sông lớn nhất tại Ấn Độ (PQĐTĐ).

[28] Cận sự nam (tức ưu-bà-tắc 優婆塞; S: Upāsaka): cư sĩ nam, đã quy y tam bảo và thọ trì năm giới.

[29] Đối trị 對治 (S: pratipakṣa): đoạn trừ phiền não. Pháp đối trị là pháp đoạn trừ phiền não (PQĐTĐ, tr.5793).

[30] Trầm thủy 沈水 (S: agaru, aguru, kālāguru, kṛṣṇāgaru): tức trầm thủy hương, trầm hương. Loại cây này gỗ rất thơm, bỏ vào nước thì chìm, nên gọi là trầm thủy (ĐPB).

- Chúng bảo 眾寶: nhiều loại vật báu quý, hiếm.

- Thiên hương 天香: hương của cõi trời, nhưng thường dùng để chỉ cho những hương liệu đặc biệt ở nhân gian.

- Uất kim hương hoa 欝金香華 (S: Kuṅkumaṃ): thực vật có rễ hình cầu, dùng để nấu thuốc nhuộm, hoa để làm hương, mọc ở vùng Kashmir, Bắc Ấn Độ (PQĐTĐ).

[31] Ngưu đầu chiên-đàn, xem chiên-đàn, trên.

[32] Bảy báu (tức thất bảo 七寶; S: sapta ratnāni): bảy thứ ngọc báu quý giá ở thế gian. Các kinh nói về bảy thứ báu khác nhau. Theo Kinh A-di-đà và luận Đại trí độ, bảy thứ báu là vàng, bạc, lưu li, pha-lê, xa cừ, xích châu và mã não. Theo kinh Pháp hoa quyển 4, bảy thứ báu là vàng, bạc, lưu li, xa cừ, mãn não, chân châu, mai khôi.

[33] Ưu-bát-la 優鉢羅 (S: utpala): hoa sen xanh. Bát-đàm-ma 鉢曇摩 (S: padma), hoa sen đỏ. Câu-mâu-đầu 拘牟頭 (S: kumuda), hoa sen vàng. Phân-đà-lợi 分陀利 (S: puṇḍarīka), hoa sen trắng.

[34] Tín nữ cư sĩ (tức ưu-bà-di 優婆夷; S: Upāsikā): cư sĩ nữ, đã quy y tam bảo và thọ trì năm giới (PQĐTĐ).

[35] Bốn rắn độc (tức tứ xà 四 蛇): thân thể tứ đại: đất, nước, gió, lửa, dụ như bốn con rắn độc (ĐPB).

[36] Li-xa 離車 (S: Licchavi): một dòng tộc sống tại thành Tỳ-xá-li (Vaiśāli), miền trung Ấn Độ cổ đại (PQĐTĐ).

[37] Tỳ-xá-ly 毘舍離 (S: Vaiśāli): quốc vương thuộc trung Ấn Độ cổ (PQĐTĐ).

[38] Diêm-phù-đề 閻浮提 (S: Jambudvipa): chỉ Ấn Độ, về sau chỉ cho thế giới nhân gian (PQĐTĐ, tr.6336).

[39] Bách mộc 栢木: cây bách, cây bá.

[40] Đâu-lâu hương mộc 兜樓香木 (S: turuṣka): một loại gỗ thơm (ĐPB).

[41] A-xà-thế 阿闍世 (S: Ajātaśatru): quốc vương Ma-kiệt-đà (Magadha) (PQĐTĐ).

[42] Không hành 空行: tất cả các pháp (cũng gọi là các hành) đều vô ngã, cũng gọi là không. Quán chiếu như vậy gọi là tu hạnh Không hành (ĐPB).

[43] Hòa-tu-cát 和修吉 (S: Vāsuki): Long vương chín đầu (ĐPB).

[44] Nan-đầu 難頭 (S: Nanda) và Ưu-bát-nan-đà 優鉢難陀 (Cg: Ưu-bát-la; S: Utpalaka): Hai anh em nhà rồng này lúc đầu rất hung ác, sau nhờ Phật cải hóa, nên có được tấm lòng thương xót thế gian, thường tạo ra mưa thuận gió hòa (Từ điển Bách khoa toàn thư - viết tắt BKTT).

[45] Tỳ-sa-môn 毘沙門 (S: Vaiśravaṇa): vị trời thủ hộ Phật pháp, trụ ở phía Bắc núi Tu-di, giữ gìn phía Bắc cõi Diêm-phù-đề (PQĐTĐ).

[46] Già-lưu-la 伽留羅 (S: Garuḍa): chim cánh vàng.

[47] Càn-thát-bà 揵闥婆 (S: Gandharva): nhạc thần.

[48] Khẩn-na-la 緊那羅 (S: Kiṃnara): thần ca nhạc.

[49] Ma-hầu-la-già 摩睺羅伽 (S: Mahoraga): đại mãng thần.

[50] Đà-na-bà 陀那婆 (S: Dānavat): thần bố thí.

[51] Hương tượng 香象 (S: gandha-hastin, gandha-gaja): một loài voi có sức mạnh vô địch (PQĐTĐ).

[52] Thí vô úy 施無畏 (S: abhaya-dāna), cho sự không sợ hãi.

[53] Ca-lan-đà 迦蘭陀 (S: Karaṇḍa, Karaṇḍaka): một loài chim có tiếng hót rất hay. Ca-lăng-tần-già 迦陵頻伽 (S: Kalaviṅka): loài chim có tiếng hót cực kỳ hay (PQĐTĐ).

[54] Ngũ thông 五通 (S: pañcābhijñā): thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mệnh thông, thân như ý thông.

[55] Tứ thiên hạ 四天下, (catvāro-dvīpāḥ): Đông thắng thân châu (Pūrva-videha), Nam thiệm bộ châu (Jambu-dvīpa), Tây ngưu hóa châu (Apara-godānīya), Bắc cưu lô châu (Uttara-kuru). (PQĐTĐ)

[56] Thập lục đại quốc, 十六大國: Mười sáu nước lớn thời xưa của Ấn Độ, gồm Tỳ-xá-ly (毘舍離, vaśiali), Kiều-tát-la (憍薩羅, Kosala), Thất-la-phiệt (室羅筏, Śrāvasti), Ma-kiệt-đà (摩伽陀, Magadha), Ba-la-nại (波羅痆斯, Bārāṇasi), Ca-tỳ-la-vệ (迦毘羅, Kapilavastu), Câu-thi-na (拘尸那, Kuśinagara), Kiêu-thiểm-di (憍睒彌, Kauśāmbi), Ban-giá-la (般遮羅, Pañcāla), Ba-trá-la (波吒羅, Pāṭaliputra), Mạt-thổ-la (末吐羅, Mathurā), Ô-thi (烏尸, Uṣa), Bôn-trá-bạt-đa (奔吒跋多, Puṇgavardhana), Đề-bà-bạt-đa (提婆跋多, Devātāra), Ca-thi (迦尸, Kāśi), Chiêm-ba (瞻波, Campā) (PQĐTĐ).

[57] Nguyên bản: 唯除尊者大迦葉尊者阿難二眾.

[58] Tu-di sơn 須彌山 (S: Sumeru-parvata): vốn là ngọn núi trong thần thoại Ấn Độ, được Phật giáo sử dụng, cho rằng đây là ngọn núi cao đứng sừng sững ở chính giữa một tiểu thế giới (PQĐTĐ).

[59] Cam lộ 甘露 (S: amṛta): sương ngọt, dụ cho giáo lý của Phật giúp nuôi lớn thân tâm chúng sinh (PQĐTĐ).

[60] Thiện pháp 善 法  (S: Sudhamma-sabhā): hội trường của chư thiên Đao-lợi (PQĐTĐ).

[61] Giảng đường Trọng các (tức Trọng các giảng đường 重閣講堂): một giảng đường nằm gần thành Tỳ-xá-li (ĐPB).

[62] A-tăng-kỳ 阿僧祇 (S: asaṃkhya): số mục Ấn Độ xưa, bằng 1047 (PQĐTĐ).

[63] Tứ thiên vương 四天王 (S: catvāsraḥ mahā-rājikāḥ): tầng trời thứ nhất trong 6 tầng trời cõi Dục, tầng trời đầu tiên trong các thiên xứ, có bốn vị thiên vương hộ trì thế gian, nên còn gọi là Hộ thế tứ vương (ĐPB).

[64] Mạn-đà-la 曼陀羅 (S: māndāra, māndārava, mandāraka): một loài hoa thường nở vào mùa hè, màu hồng, rất đẹp (PQĐTĐ).

[65] Ca-câu-la 迦拘羅: chưa tra được xuất xứ.

[66] Mạn-thù-sa 曼殊沙 (S: mañjūṣaka): loại hoa trời có màu trắng tươi và mềm dịu mà chư thiên thường rải xuống để trang nghiêm đạo tràng thuyết pháp (PQĐTĐ).

[67] Tán-đa-na 散多那 (S: Śāntanika): theo Huệ Lâm Âm Nghĩa gọi là hoa Tịch Tĩnh (PQĐTĐ).

[68] Thích Đề-hoàn Nhân 釋 提 桓 因, cg. Thiên đế Thích 天 帝 釋  (S: Sakra Kevānāmlndra): Chủ tể chư thiên có tên là Sakka (PQĐTĐ).

[69] Cõi trời Ba ba (tức Tam thập tam thiên 三十三天; S: Trāyastriṃśat-deva): cõi trời có 33 thiên tử, một trong sáu tầng trời cõi Dục (ĐPB).

[70] Vua trời thứ sáu (tức Lục thiên vương 六天王; S: Para-nirmita-vaśa-vartin): vua của cõi trời Tha hóa tự tại 他化自在天 (ĐPB).

[71] Bốn vô sắc (tức Tứ vô sắc 四無色; S: catasra ārūpya-samāpattayaḥ): bốn cảnh giới vượt ngoài sự ràng buộc của Sắc (PQĐTĐ).

[72] Cõi giới có thân mà không có tưởng, tức cõi Vô tưởng thiên trong Tứ thiền thiên.

[73] Phạm thiên 梵天 (S: Brahmā, Brahma-deva): vua cõi trời Đại Phạm, thuộc trời Sơ thiền, cõi Sắc, rất tin chánh pháp, là người đầu tiên đến thỉnh Phật chuyển pháp luân (PQĐTĐ).

[74] Ta-bà 娑婆 (S: sahā, sabhā): thế giới chúng ta đang sống, phạm vi giáo hóa của Phật Thích-ca (PQĐTĐ).

[75] Tì-ma-chất-đa (tức Tì-ma-chất-đa-la 毘摩質多羅; S: Vimalacitra) : vua của cõi trời a-tu-la (PQĐTĐ).

[76] Tiểu thiên thế giới 小千世界: lấy núi Tu-di làm trung tâm, chung quanh có 4 đại châu , 9 lớp núi, 8 lớp biển, gọi là một Tiểu thế giới. 1000 tiểu thế giới này hình thành một Tiểu thiên thế giới.

[77] Thiên ma Ba-tuần 天魔波旬: chỉ cho ma vương tầng trời thứ sáu (Tha hóa tự tại thiên, Pāpīyas).

[78] Ma-ha-diễn, 摩訶衍, (mahā-yāna), Đại thừa. (ĐPB)

[79] Nguyên văn: như quy tàng lục 如龜藏六: như rùa giữ kỉ sáu chi: bốn chân, đầu, đuôi, ý nói bảo hộ sáu căn.

[80] Đại tự tại thiên, 大自在天, (Maheśvara), thần thủ hộ của Phật giáo, trụ ở tầng trời Đệ tứ thiền, cũng là Chủ thần Thấp-bà, một trong ba vị Chủ thần của Bà-la-môn giáo. (PQĐTĐ)

[81] Hoa cái 華蓋 (S: puṣpa-cchatra), cái lọng trang trí bằng hoa.

[82] Diêm-phù-đàn kim, 閻浮檀金, (jambūnada-suvarṇa): loại vàng từ dòng sông chảy qua rừng câu Diêm-phù có màu vàng đỏ ánh lên như lửa. Loại vàng này quý nhất trong các loại vàng. (PQĐTĐ)

[83] Ngũ âm, 五音, năm thanh âm nhạc: Cung, Thương, Giác, Trưng, Vũ (宮商角徵羽). (PQĐTĐ)

[84] Nước tám công đức (tức bát công đức thủy 八功德水): nước có tám công đức thù thắng: trong trẻo, mát mẻ, ngon ngọt, mềm nhẹ, thấm nhuần, an hòa, trừ đói khát, nuôi lớn các căn (PQĐTĐ).

[85] Mai khôi 玫瑰: một thứ đá rất đẹp (ĐPB).

[86] Phát bồ-đề tâm, 發菩提心, phát tâm cầu đạo chánh chơn vô thượng, tức cầu thành Phật đạo. (ĐPB)

[87] Nhất-xiển-đề 一闡提 (S: icchantika, ecchantika): người mất hết căn lành, không có điều kiện thành Phật (PQĐTĐ).

[88] Thuần-đà 純陀 (S: Cunda): vốn là một thợ rèn.

[89] Nhất Thiết Chủng Trí 一切種智 (S: sarvathā-jñāna): trí tuệ chỉ có Phật mới chứng được. Tức là dùng một loại trí tuệ mà biết nhân chủng của tất cả các pháp và tất cả chúng sinh, đồng thời cũng là trí thấu suốt tướng tịch diệt và hạnh loại sai biệt của các pháp (PQĐTĐ).

[90] Ưu-đàm tức ưu-đàm-bát 優曇鉢 (S: uḍumbara): còn gọi ưu-đà m-bát-la, ô-tạm-bà-la, loại cây họ sung (Ficus Glomerata). Cũng thường gọi là hoa linh thụy (PQĐTĐ).

[91] Hoa ưu-đàm ngàn năm mới nở một lần, cho nên rất hiếm thấy. Người phát khởi niềm tin kiên cố nơi Tam Bảo cũng hiếm có như vậy.

[92] Hai mươi lăm hữu (tức nhị thập ngũ hữu 二十五有): ba cõi có 25 hữu (chỗ chúng sinh ở). Dục giới có 14: 4 ác thú, 4 châu, 6 trời cõi Dục; Sắc giới có 7 chỗ: 4 thiền thiên, Đại phạm thiên, Tịnh cư thiên, Vô tưởng thiên; Vô sắc có 4 chỗ là 4 không xứ. (PQĐTĐ)

[93] Y lan 伊蘭 (S: Erāvaṇa): tên một loại cây ở Ấn Độ, nở hoa màu hồng cực đẹp, nhưng lại rất hôi, mùi hôi của nó lan xa hàng mấy chục dặm. Sách nhà Phật thường dùng chữ Y lan để chỉ về những phiền não ở đời. Đây dùng chỉ phẩm vật bọt bèo, không đáng.

[94] Kim cang luân 金剛輪: lớp kim luân ở đáy địa tầng. Theo luận Câu-xá 11, khí thế gian do ba lớp hợp thành, phong luân là lớp cuối cùng, bề mặt rất rộng lớn; kế đến là thủy luân; lớp trên cùng ngưng kết thành vàng, tức là kim luân (ĐPB).

[95] Hành 行 (S: saṃskāra). Nguyên nghĩa là tạo tác, về sau chuyển thành nghĩa thiên lưu biến hóa, tức là pháp hữu vi (ĐPB).

[96] Trời trường thọ (tức trường thọ thiên 長壽天): thọ mạng dài lâu của người cõi trời. Tuổi thọ ở trời Vô Tưởng, tức tứ Thiền cõi Sắc, là 500 đại kiếp, dài nhất trong các trời Sắc giới. Tuổi thọ ở cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, tức tầng trời thứ tư của Vô Sắc giới, là 8 vạn kiếp, dài nhất trong Tam giới (ĐPB).

[97] Hữu vi 有爲 (S: saṃskṛta): pháp do tạo tác mà có. Tức chỉ chung cho các hiện tượng do nhân duyên hòa hợp mà sinh khởi. Cũng là hiện tượng nằm trong quan hệ hỗ tương, sinh diệt biến hóa, lấy 4 tướng hữu vi: sinh, trụ, dị, diệt làm đặc trưng (PQĐTĐ).

[98] Ma diệt 磨滅: bị hủy diệt từ từ (ĐPB).

[99] A-tỳ địa ngục 阿鼻地獄 (S: Avīci): còn gọi là Vô gián địa ngục (PQĐTĐ).

[100] Đàn-ba-la-mật 檀波羅蜜 (S: Dānapāramitā): vượt thoát biển sinh tử đến bờ giải thoát, nê-hoàn nhờ vào công đức tu tập, thực hành pháp bố thí (PQĐTĐ).

[101] Chín bộ kinh: Trường hàng (khế kinh), Trùng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sinh, Phương quảng, Vị tằng hữu (ĐPB).

[102] Chim cánh vàng (tức kim sí điểu 金翅鳥; S: suparṇa, suparṇin): cũng gọi là ca-lâu-la điểu (garuḍa), một loại chim giống như chim diều hâu, thân to lớn, hung dữ (PQĐTĐ).

[103] Tam hữu 三有 (S: bhava): tức tam giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới (ĐPB).

[104] La-sát 羅剎 (S: Rākṣasa): tên chung các loài ác quỷ ăn thịt người (ĐPB).

[105] Diệt độ 滅度 (tức niết-bàn 涅槃; S: nirvāṇa): ra khỏi rừng mê; ra khỏi vòng luân hồi; đi vào bản thể thanh tịnh, sáng suốt.

[106] Tám nạn (tức Bát nạn 八難; S: aṣṭāv akṣaṇāḥ): tám trường hợp không được gặp Phật, không được nghe chính pháp, gồm: 1. Địa ngục, 2. Ngạ quỷ, 3. Súc sinh, 4. Bắc cu lư châu, 5. Trường thọ thiên, 6. Mù, điếc, câm ngọng, 7. Thế trí biện thông, 8. Sinh trước Phật, sau Phật (ĐPB).

[107] Giới cụ túc (tức cụ túc giới 具足戒; S: upasaṃpanna): gần viên mãn, thân cận niết-bàn, là giới luật mà tì-kheo và tỳ-kheo-ni thọ trì (ĐPB).

[108] Ta, người, thọ mạng (tức ngã nhân thọ mạng 我人壽命): các từ chỉ tự ngã, tương đương Pāli: attā (tự ngã), puggala (nhân cách), jīva (sinh hồn) (Tuệ Sĩ).

[109] Nguyên bản ghi: tam chủng tu tịnh 三種修淨. Theo bản dịch của Đàm Vô Sấm (Dharmarakṣa) là vô thường, khổ, vô ngã.

[110] Rắn độc (tức độc xà 毒蛇): chỉ cho phiền não nhiễm ô (ĐPB).

[111] Thuốc sữa (tức nhũ dược 乳藥): thuốc làm bằng sữa bò (hoặc trâu).

[112] Bốn chúng (tức tứ chúng 四衆; S: catasraḥ parṣadaḥ): bốn chúng đệ tử của Phật, gồm hai chúng xuất gia (tì-kheo, tì-kheo-ni) và hai chúng tại gia (ưu-bà-tắc, ưu-bà-di).

[113] Không tịch 空寂: cảnh giới không có bất cứ tướng trạng nào, không có sinh ra và mất đi, không có sai biệt đối lập, vượt thoát thời gian không gian. Đây là nhận thức hoặc thể nghiệm về chân tướng sự vật của người giác ngộ. (Từ điển thiền tông - viết tắt TĐTT)

[114] Theo bản Thánh, sĩ phu chỉ 25 tuổi.

[115] Thôn Na-la (tức Na-la tụ lạc 那羅聚落; S: Nālakagāmaka): thuộc nước Ma-kiệt-đà (Magadha Nālagāmaka).

[116] Ca-diếp Thị 迦葉氏 (Kassapagotta), tên một vị Bồ-tát, khác ngài Maha Kaśyapa (Đại Ca-diếp). (Kinh Tạp A-hàm, quyển 30)

[117] Bán tự 半字. Mẫu tự của tiếng Phạn (Sanskrit), những chữ cái căn bản để cấu thành từ, gọi là bán tự, gồm 12 nguyên âm (đa-ma, mātṛ, mẫu âm), và 35 phụ âm (thể văn, vyañjana, tử âm), được xếp vào chương tất-đàn (siddhaṁ). Ngoài chương này ra, tất cả văn tự đầy đủ nghĩa lý thì gọi là mãn tự. Luận Tì-già-la cho rằng, bán tự dụ cho Tiểu thừa, mãn tự dụ cho Đại thừa (ĐPB).

[118] Nhạn 鴈 (S: Dhārtarāṣṭra): chim nhạn; hạc 鶴: chim hạc; xá-lợi 舍利 (S: Śāri): chim xá-lợi.

[119] Đẳng giác 等覺: quả vị của Phật, còn gọi là Đẳng Chánh Giác, một trong mười hiệu của Phật. Trí tuệ giác ngộ của chư Phật như nhau, nên gọi là Đẳng Giác.

[120] A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề 阿耨多羅三藐三菩提 (S: anuttara-samyak-saṃbodhi): trí tuệ vô thượng của Phật (ĐPB).

[121] La-hầu-la 羅睺羅 (S: Rāhula): một trong mười đại đệ tử của Phật, đứng đầu hạnh nhẫn nhục, là con trai của Phật (PQĐTĐ).

[122] Kim Cang lực sĩ 金剛力士 (S: Vajrapāṇibalin): vốn là Vương tử Pháp Ý, từng thệ nguyện làm lực sĩ Kim Cang, gần gũi đức Phật, âm thầm vâng lời và làm theo ý chỉ của đức Phật, nhằm hộ trì chính pháp (PQĐTĐ).

[123] Hóa nhân 化人 (S: nirmitaka): những người do sức thần thông biến hoá hiển hiện ra. Phật, Bồ-tát, A-la-hán thường tuỳ theo căn cơ mà biến hiện ra hình người có các tướng trạng, thân phận và màu da khác nhau (PQĐTĐ).

[124] Nguyên văn ghi: đồ cát đẳng quán 塗割等觀. Theo bản Đàm Vô Sấm: Thí như có người dùng dao hại Phật, hoặc có một người mang hương chiên-đàn xoa lên thân Phật, với hai người đó Phật đều nhìn với tâm bình đẳng như nhau.

[125] Tam-muội 三昧 (S: samādhi): thiền định, chính định (ĐPB).

[126] Đề hồ 醍醐 (S: maṇḍa): chất dinh dưỡng đặc chế từ sữa bò có mùi vị thơm ngon tuyệt hảo, là 1 trong 5 vị bổ dưỡng nhất: sữa, lạc, sinh tô, thục tô, đề hồ. Trong kinh dùng đề hồ để dụ cho niết-bàn.

[127] Năm đức (tức ngũ 五德): có lẽ là ngũ thông.

[128] Tô 酥: chất dinh dưỡng đặc chế từ sữa bò. Có hai loại, sinh tô 生酥 (S: navanīta) và thục tô 熟酥 (S: ghṛta).

[129] Dị kiến 異見: những nhận thức sai lầm, xấu ác phát sinh từ phiền não.

[130] Vô đẳng 無等 (S: asama): trí tuệ của chư Phật Như Lai, trong tất cả các pháp, không thể thí dụ, cũng không pháp nào có thể hơn, nên gọi là vô đẳng (PQĐTĐ).

- Vô Đẳng Đẳng 無等等 (S: asamasama): chỉ có quả vị của Phật với Phật mới bình đẳng như nhau, nên gọi là vô đẳng đẳng (PQĐTĐ).

[131] Vô sở hữu 無所有: còn gọi là vô sở đắc, tên gọi khác của không (ĐPB).

[132] Bất nhị 不二: tất cả sự lý bình đẳng nhất như, không có sai biệt đối lập (ĐPB).

[133] Ấm, giới, nhập 陰界入: Phật giáo chia tất cả các pháp làm ba phần, gồm: 1. Ấm 陰 (S: skandha), tức năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức. 2. Giới 界 (S: dhātu), tức 18 giới: 6 căn, 6 trần, 6 thức. 3. Nhập 入 (S: āyatana), tức 12 nhập hay 12 xứ: gồm có nội lục nhập là 6 căn và ngoại lục nhập là 6 trần (PQĐTĐ).

[134] Chín bộ kinh (tức cửu bộ kinh 九部經; S: navāṅga-śāsana): gồm: 1. Kinh (S: sūtra), còn gọi là khế kinh, đây là thể loại kinh được nói (hay viết) theo thể văn xuôi mà ta vẫn thường gọi là văn trường hàng. 2. Trùng tụng (S: geya), còn gọi là ứng tụng, ca vịnh, tương ưng với khế kinh. Sau khi thuyết pháp xong, đức Phật thường tóm tắt nội dung bài pháp thoại bằng một hoặc nhiều bài thơ, còn gọi là trùng phức hay chỉnh cú. 3. Ký thuyết (S: vyākaraṇa), còn gọi là ký biệt hay thọ ký, vốn chỉ cho sự giải thoát của giáo nghĩa, sau chỉ những lời đức Phật ấn chứng cho các đệ tử trong tương lai. 4. Kệ tụng (S: gāthā), còn gọi là cô khởi, toàn bộ đều dùng kệ tụng để ghi lại những lời dạy của đức Phật. Thể loại này khác với thể ứng tụng ở chỗ ứng tụng chỉ tóm lược nghĩa chính của văn trường hàng, còn kệ tụng thì ghi lại toàn bộ nội dung pháp thoại. 5. Nhân duyên (S: nidāna), ghi lại nhân duyên đức Phật thuyết pháp, giáo hoá, như phẩm tự của các kinh. 6. Như thị ngữ (S: itivṛttaka), ghi lại hành trạng kiếp trước của đức Phật và các đệ tử của Ngài, hoặc những kinh được mở đầu bằng câu “Phật như thị thuyết”, còn gọi là Bổn sự. 7. Bổn sinh (S: jātaka), ghi lại những hạnh đại bi trong những tiền kiếp đức Phật đã tu hành. 8. Phương quảng (S: vaipulya), tuyên thuyết giáo nghĩa sâu rộng, uyên áo. 9. Vị tằng hữu (S: adbhuta-dharma), ghi lại những sự việc hy hữu của đức Phật cùng với các đệ tử của Ngài.

[135] A-súc Phật 阿閦佛 (S: Akṣobhya-buddha): Bất Động Như Lai (PQĐTĐ).

[136] Chiên-đà-la, 旃陀羅 (caṇḍāla), hạng người thấp nhất trong giai cấp thủ-đà-la (giai cấp sau cùng trong bốn giai cấp của Ấn Độ xưa), chuyên làm nghề đồ tể, coi tù… (PQĐTĐ)

[137] Trẻ con là dịch từ đồng mông 童蒙. Pāli: tvavvm bāle.

[138] Tứ trọng pháp, 四重法, bốn giới trọng, tức bốn pháp ba-la-di, gồm sát, đạo, dâm, vọng. (ĐPB)

[139] Tứ thú 四趣 (S: Durgati): địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la (ĐPB).

[140] Nguyên bản 常住法寂滅法不老不死清涼虛通不動快樂. Tham chiếu Bắc bản Kinh Đại Bát Niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch: thường, hằng, an, thanh lương, bất lão, bất tử, vô cấu, khoái lạc.

[141] Kinh ví dụ Cây Khô, tức khô thụ kinh 枯樹經; gđ: Phật thuyết khô thụ kinh 佛說枯樹經, Đại chính tập 17, kinh số 806, trang 751, thất dịch.

[142] Đại thí 大施: thí chủ lớn.

[143] Ba món tịnh nhục (tức tam tịnh nhục 三淨肉): ba loại thịt mà người bệnh có thể ăn được, gọi là tịnh nhục. 1. Mắt không thấy giết, tận mắt không thấy người ta vì mình mà giết sinh vật cho mình ăn. 2. Tai không nghe giết, với người có thể tin được, không nghe họ vì mình mà giết sinh vật cho mình ăn. 3. Không nghi giết, biết chỗ này có nhà đồ tể, hoặc có sinh vật tự chết, cho nên không nghi ngờ vì mình mà sinh vật bị giết (PQĐTĐ).

[144] Chín cách nhận thức ăn là, thuở xưa, đức Phật tạm chế cho ăn những loại thịt mà bản thân người ăn không thấy, không nghe, không nghi. Dù đã chế định như vậy, nhưng sự tổn hại sinh mạng vẫn còn nhiều, do đó, lần thứ hai đức Phật chế định cho phép nhận thức ăn có thịt không thấy, nghe, nghi, trừ mười loại thịt: người, rắn, voi, ngựa, lừa, chó, sư tử, heo, chồn, khỉ. Tuy nhiên, sự tổn hại sinh mạng vẫn còn nhiều, cho nên, đức Phật chế định lần thứ ba khiến được tường tận. Ba việc nêu trên, mỗi việc trước sau đều có phương tiện, mỗi việc lại có ba trường hợp, cộng lại thành chín, đó là: Thấy có ba trường hợp là chứng kiến thấy đoạn sự sống, thấy đem đi giết, thấy mổ xẻ sau khi ghiết. Nghe có ba trường hợp là nghe thấy tiếng kêu la khi giết, nghe kéo đi giết, nghe cắt xẻ sau khi giết. Nghi có ba trường hợp nhưng cũng không lìa các trường hợp thấy và nghe. Nghi đây là thức ăn người ta vì mình mà giết, cho đến các trường hợp trước sau dẫn đến có thịt cho mình ăn đều nghi là vì mình (Theo Kinh Đại Bát Niết-bàn tập giải, quyển 11).

[145] Ni-kiền-tử 尼揵子 (S: nirgrantha), một trong 6 ngoại đạo lớn thời Ấn Độ cổ đại (ĐPB).

[146] Sát khí 殺氣: vẻ chém giết hiện ra bên ngoài.

[147] Hưng cừ 興蕖 (S: hiṅgu): một trong năm món gia vị (ĐPB).

[148] Danh tự tì-kheo 名字比丘 (S: saṃjñ-bhikṣu): tì-kheo giả, không phải người tu hành chân thật, đó là những người làm thầy mà không thụ giới, hoặc không giữ giới thanh tịnh (PQĐTĐ).

[149] Bạch y 白衣 (S: avadāta-vasana): chúng cư sĩ tại gia (PQĐTĐ).

[150] Cà-sa 袈裟 (S: kaṣāya): y áo của tu sĩ các tì-kheo, may bằng nhiều mảnh vải đủ loại, đủ màu sắc (PQĐTĐ).

[151] Tụng luận 頌論: làm luận theo thể văn vần, hoặc thi kệ.

[152] Ba-la-đề-mộc-xoa 波羅提木叉 (S: prātimokṣa): giới luật (PQĐTĐ).

[153] Tỳ-ni 比尼 = 毘尼 (S: Vinaya): tạng luật (PQĐTĐ).

[154] Bố-tát 布薩 (S: poṣadha, upavasatha, upoṣadha, upavāsa): tụng giới (PQĐTĐ).

[155] Kim Luân 金輪 (S: cakra-ratna): tức Kim Luân Bảo, vật báu của Chuyển luân thánh vương được làm bằng kim cương. Theo truyền thuyết, khi Kim Luân chuyển động về hướng nào thì xứ đó đều quy phục. Kim Luân xuất hiện thì thiên hạ thái bình (PQĐTĐ).

[156] Khế kinh 契經: kinh điển trên khế hợp chân lý của Phật, dưới phù hợp căn cơ chúng sinh (ĐPB).

[157] Tổng trì 總持 (S: Dhāraṇi): có nghĩa giữ cho điều thiện không mất, điều ác không khởi, lấy niệm, định, tuệ làm thể. Chư Phật, Bồ-tát nhờ tu niệm, định, tuệ mà có đầy đủ công đức này, nên gọi là tổng trì (ĐPB).

[158] Thất giác 七覺 (S: saptabodhyaṇgāni): tức thất giác chi, bảy pháp tu tập hướng đến bồ-đề, đạt được trí tuệ, gồm niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, và xả giác chi (ĐPB).

[159] Ngũ dục 五欲 (S: pañca kāmāḥ): chỉ sắc, thanh, hương, vị, xúc, hoặc tài, sắc, danh, thực, thùy (ĐPB).

[160] La-hầu-la 羅睺羅 (S: Rāhula): con trai thái tử Tất-đạt-đa, tức đức Phật trước khi xuất gia. Sau trở thành một trong mười đại đệ tử của Phật, nổi danh “mật hạnh đệ nhất” (PQĐTĐ).

[161] Định Thủ Lăng Nghiêm (tức Thủ Lăng Nghiêm tam-muội 首楞嚴三昧; S: śūraṃgama-samādhi): định Thủ Lăng Nghiêm, kiên cố và nhiếp trì tất cả các pháp, là một trong 108 cảnh giới thiền định, chỉ có chư Phật và hàng Bồ-tát Thập địa chứng đắc được định này (PQĐTĐ).

[162] Thích Phạm hộ thế 釋梵護世: tức Đế thích và Phạm vương, là những thiên thần hộ trì thế giới và Phật pháp (ĐPB).

[163] Nhất thiết chủng trí, xem chú thích quyển 1.

[164] Chánh văn ghi cửu thứ chính thụ 九次正受: tức cửu thế đệ định (S: navānupūrva-samāpattayaḥ), gồm tứ thiền, tứ vô sắc và diệt thọ tưởng định (ĐPB).

[165] Ba-la-mật 波羅蜜 (S: Pāramitā): sự vượt thoát từ bờ sinh tử mê muội bên này qua bờ Niết-bàn giải thoát bên kia  (PQĐTĐ).

[166] Phấn tảo 糞掃 (S: pāṃsu-kūla): loại áo được khâu thành từ những mảnh áo rách, vải vụn mà người ta vứt bỏ đi ở nơi bãi rác, bãi tha ma, rồi nhặt về giặt sạch may thành y phục để mặc (ĐPB).

[167] Hai mươi lăm cõi (tức nhị thập ngũ hữu 二十五有): 25 cảnh giới chúng sinh qua lại sinh tử luân hồi, bởi vì gây nhân thì có quả, nhân quả không mất, nên gọi là hữu (PQĐTĐ).

[168] Quả tăng thượng (tức tăng thượng quả 增上果; S: adhipati-phala): một trong năm quả, tức cái quả nương vào tăng thượng duyên mà sinh ra (PQĐTĐ).

[169] Xem chú thích quyển 2.

[170] Uất-đan-viết 欝單曰 (S: Uttarakuru): đại châu phương Bắc, một trong bốn đại châu (ĐPB).

[171] Đỉnh tướng 頂相: nhục kế trên đỉnh đầu của đức Phật, là một trong 32 tướng của Phật. Tất cả trời và người đều không thể nhìn thấy đảnh tướng này (PQĐTĐ).

[172] A-ma-lặc 阿摩勒 (S: āmala, āmlikā, āmlīkā, amlaphala): cây có lá như lá táo nhỏ, hoa màu trắng, quả như quả hồ đào, vị chua nhưng đượm ngọt, có thể làm vị thuốc (ĐPB).

[173] Cư-xá tử 居舍子: không rõ loại cây gì, trái gì. Có lẽ phiên âm từ chữ kosātaki, một trong những hạt giống đắng được kể đến trong văn bản Pāli.

[174] Như Lai tạng 如來藏 (S: tathāgata-garbha): bản tính thanh tịnh của mọi chúng sinh (PQĐTĐ).

[175] Y lan 伊蘭 (S: Erāvaṇa): tên một loại cây ở Ấn Độ, nở hoa màu hồng cực đẹp, nhưng lại rất hôi, mùi hôi của nó lan xa hàng mấy chục dặm. Sách nhà Phật thường dùng chữ Y lan để chỉ về những phiền não ở đời (ĐPB).

[176] Phướng nhân-đà-la (tức nhân-đà-la tràng 因陀羅幢): cây phướn của Đế Thích.

[177] Tứ y 四依: bốn chỗ nương tựa.

[178] Xem kinh Bát đại nhân giác.

[179] Thụ ký 授記 (S: Vyākaraṇa): dự ngôn việc chứng quả trong tương lai cũng như danh hiệu Phật mà người đó thành tựu (PQĐTĐ).

[180] Xem chú thích quyển 1.

[181] Ngã kiến 我見 (S: atma-dṛṣṭi), còn gọi thân kiến, nhận thức sai lầm cho rằng có thật ngã thường tồn (ĐPB).

[182] Thập địa 十地: 10 giai vị trong quá trình tu hành của đệ tử Phật. Hành giả trụ ở giai vị này lấy đó làm trú xứ, đồng thời giữ gìn pháp, trưởng dưỡng pháp,  khiến cho sinh quả (PQĐTĐ).

[183] Pháp nhẫn 法忍: phẩm chất nhẫn chịu các thứ khổ nạn, khó khăn và đối với Phật pháp tin chắc không nghi (TĐTT).

[184] Cù-sư-la 瞿師羅 (S: Ghoṣira): tên trưởng giả ở nước Kiêu-thưởng-di (Kauśāmbī), trung Ấn Độ cổ. (ĐPB)

[185] Năm pháp trói buộc (tức ngũ hệ 五繫): lấy năm thứ tử thi như xác người, xác rắn…trói buộc thiên ma Ba-tuần thì chúng không thoát được, hoặc trói hai tay, hai chân và cổ của thiên ma lại (ĐPB).

[186] Phật thừa 佛乘 (S: buddha-yāna): giáo pháo dạy tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật (ĐPB).

[187] Tô du 酥油: còn gọi là tô, xem chú thích quyển 2.

[188] Nhũ lạc 乳酪: chất béo trong sữa, chất bơ.

[189] Thanh Văn thừa 聲聞乘: chỉ những người tu tập Tứ đế thành tựu quả thánh Thanh văn (PQĐTĐ).

[190] Phương đẳng 方等: tên gọi chung cho kinh điển Đại thừa (ĐPB).

[191] Bạch y 白衣 (S: avadāta-vasana): cư sĩ tại gia.

[192] Chiên-đà-la 旃陀羅 (S: caṇḍāla): giai cấp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ, chuyên làm những nghề hạ tiện (ĐPB).

[193] Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch, vua chỉ bị ngất xỉu, chưa chết.

[194] Nguyên bản ghi: bát chủng phi pháp 八種非法. Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch: 八不淨. Theo Niết-bàn Kinh Sớ gồm: Vàng, bạc, nô tì, trâu, dê, kho vựa, mua bán và trồng trọt.

[195] A-ma-lặc 阿摩勒 (S: Āmala, Āmlikā, Āmlīkā, Amlaphala): tên khoa học là Tamarindus indica, giống trái đậu, vị chua, có thể ăn và trị bệnh được; trái này khi còn xanh hay đã chín chỉ một màu, rất khó phân biệt (PQĐTĐ).

[196] Bại 稗: một thứ cỏ giống lúa, hạt hơi đắng, có thể nấu cháo ăn được.

[197] Tức bát chủng phi pháp đã nói trên.  Xem ct. bát chủng phi pháp.

[198] Xem bát chủng phi pháp.

[199] Ca-lưu 迦留: không tra thấy. Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch: Ca-la-ca 迦羅迦 (S: Kālaka): loại quả có màu  đen, giống trái xí muội, rất độc.

[200] Chiêm-mâu 沾牟: không tra thấy. Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch: Trấn-đầu-ca 鎮頭迦 (S: Tinduka): loại quả như quả thị, không độc, rất giống trái Ca-la-ca.

[201] Xem bát chủng phi pháp.

[202] Kì-hoàn 祇桓: hay Kì-thụ Cấp Cô Độc viên (S: Jetavana-anāthapiṇḍasyārāma): một trong những thánh địa Phật giáo, nằm phía Nam thành Xá-vệ của nước Kiều-tất-la thuộc Trung Ấn ngày xưa (PQĐTĐ).

[203] Núi Tuyết (tức Tuyết sơn 雪山; S: Himālaya): tức Hi-mã-lạp sơn, dãy núi nằm ở phía bắc Ấn độ, quanh năm tuyết trắng phủ đầy, nên gọi là núi Tuyết (ĐPB).

[204] Nguyên bản: 依決定說不依未定. Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch 依了義經不依不了義經: nương tựa kinh thấu đạt diệu nghĩa, không nương tựa kinh chẳng thấu đạt nghĩa.

[205] Nguyên bản 二道: tức nhị thừa.

[206] Hữu dư 有餘 (S: sopadhi-śeṣa): sự hiểu biết chưa đạt đến cứu cánh (ĐPB).

[207] Ấm giới nhập 陰界入: tức 5 ấm, 18 giới, 12 nhập (ĐPB).

[208] Na-la lâm 那羅林.

[209] Ba-tư-nặc 波斯匿 (S: Pāsenādi): quốc vương nước Xá-vệ (Śrāvastī), trung Ấn độ cổ (ĐPB).

[210] Nhạc khí 樂器: dụng cụ âm nhạc.

[211] Nhị thập ngũ hữu, xem chú thích quyển 3.

[212] Tội tính (tức tính tội 性罪: là những tội ác như sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối… nói chung là những hành vi tội ác tổn hại đến chúng sinh hữu tình (PQĐTĐ).

[213] Tội chế (tức chế tội 制罪): ngược lại với tính tội, như đào đất, chặt cây, tổn hại chúng sinh vô tình… (PQĐTĐ).

[214] Điều-đạt 調達, hay Đề-bà-đạt-đa 提婆達多 (S: Devadatta): tì-kheo phạm tội ngũ nghịch, phá Tăng đoàn, tổn hại thân Phật (PQĐTĐ).

[215] Tuệ không vô (tức Không vô tuệ 空無慧): trí tuệ thấy tự tính các pháp vốn không, nhưng không vì thế mà bỏ mất tâm nguyện đại bi cứu độ chúng sinh (ĐPB).

[216] Đa-la 多羅 (S: tāla): cây thân gỗ, rất cao, tựa như cây lữ, hoa màu trắng, trái chín màu đỏ, như trái thạch lựu, ăn được, mọc nhiều ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện… (BKTT)

[217] Tứ bất độ pháp 四不度法: không rõ nghĩa, có lẽ bốn pháp Ba-la-di.

[218] Việt tỳ-ni 越比尼 = 越毘尼: vượt qua giới luật.

[219] Bất nam 不男: những người không có đủ bộ phận nam giới (BKTT).

[220] Nhị căn 二根: người có cả hai khả năng tham muốn với nam lẫn nữ (BKTT).

[221] Tứ đế 四諦 (S: catvary ārya-satyāni): bốn sự thật hay bốn chân lý: Khổ (khổ đế), nguyên nhân của khổ (tập đế), sự chấm dứt khổ đau (hay niết-bàn, diệt đế) và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau (đạo đế).

[222] Khổ đế 苦諦 (S: duḥkha-satya): sự thật hay chân lý giữa cuộc đời là có những nỗi khổ, niềm đau, như sinh, già, bệnh, chết… đều là khổ.

[223] Nguyên bản 為知, TNMT 名為.

[224] Tập đế 集諦 (S: samudaya-satya): sự thật hay chân lý về những nguyên nhân đưa đến khổ đau.

[225] Nguyên bản 正法則滅, có lẽ chép thiếu, các bản TNMT đều chép 不知正法起不知正法滅: không biết chính pháp hưng thịnh, chẳng biết chính pháp bị diệt.

[226] 正法. TNMT: 法性.

[227] Khổ diệt đế 苦滅諦 (S: nirodha-satya): đã diệt sạch tất cả mọi phiền não, vô minh, tham ái, đã đạt niết-bàn.

[228] Hành không 行空. Pāli: suññatāvihāra, không trụ, sự an trụ nơi tính không, sống trong trạng thái không tính.

[229] Nguyên bản ghi nga 蛾: là con ngài, tức con tằm sắp thành bướm, đây dịch thoát cho dễ hiểu.

[230] Khổ diệt đạo 苦滅道 (S: mārga-satya): con đường đưa đến niết-bàn.

[231] Không biết ba pháp nào, trước đó ghi bốn! Có lẽ chỉ Tam bảo.

[232] Cực không 極空: cứu cánh không (Tuệ Sĩ).

[233] Ngã kiến 我見 (S: ātma-dṛṣṭi): chấp trước có thật ngã, chấp năm uẩn có thật ngã và tất cả các pháp đều có thật thể (PQĐTĐ).

[234] 真壽, mới thực sự gọi là thọ.

[235] Nguyên bản: li chân ưu-bà-tắc 離真優婆塞.

[236] Ly hữu mâu-ni tôn 離有牟尼尊: đấng Mâu-ni tôn quý đã xa lìa tất cả hữu. Bậc Ly hữu.

[237] Trùng lâu (tức lâu trùng 樓蟲): theo Nhất thiết âm nghĩa, thì lâu trùng còn gọi là tầm tang, xích hoặch, tang hạp, bộ khuất, tức con sâu đo. Nhưng thiết nghĩ đây là con đĩa (ND).

[238] Nhị biên 二邊 (S: dvaya-anta): hai cực đoan, hai pháp đối lập, trái nghịch nhau (BKTT).

[239] Nguyên bản chép chữ 癊, các bản TNM đều chép 陰. Đàm uẩn, có lẽ chỉ yếu tố nước trong cơ thể ấn át các yếu tố khác.

[240] Nhân sư tử 人師子 (Pāli: naramiuha): sư tử của loài người.

[241] Thập thiện 十善: mười nghiệp thiện: Không tham, sân, si; không sát, đạo, dâm; không nói dối, thêu dệt, ỷ ngữ, ác khẩu. Thập ác 十惡: mười nghiệp bất thiện, ngược lại với mười nghiệp thiện.

[242] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa 大般若波羅蜜多經 (S: Mahā-prajñāpāramitā-sūtra): hay Đại Bát-nhã kinh, 600  quyển, do Ngài Huyền Trang dịch, thuộc quyển 5 đến quyển 7 trong Đại Chánh Tạng (PQĐTĐ).

[243] Bất nhị 不二 : chẳng phải một, chẳng phải hai, lìa hai bên, không chấp thường, đoạn… (PQĐTĐ).

[244] Chẳng phải hai, tức bất nhị, xem chú thích trên.

[245] Tham chiếu Bắc bản Kinh Đại bát Niết-bàn, 40 quyển, Đàm Vô Sấm dịch: 如是酪性為從乳生為從自生從他生耶。乃至醍醐亦復如是。若從他生即是他作非是乳生。若非乳生乳無所為。若自生者不應相似相續而生: Như vậy tính lạc từ sữa sinh ra, đâu thể tự sinh hay từ thứ khác mà sinh ra được! Cho đến đề hồ cũng giống như vậy. Nếu như tính lạc từ thứ khác sinh, thì thứ khác tạo không phải sữa sinh, chẳng phải sữa sinh thì sữa không có nhân duyên tạo tác, còn như tự thân lạc sinh ra lạc thì đâu thể giống, đâu thể tương tục chuyển tiếp sinh ra!

[246] Minh 明 (S: vidyā): trí tuệ giác ngộ. Vô minh 無明 (S:avidyā): vô trí, ngu si.

[247] Thập trụ 十住: quá trình tu tập của Bồ-tát phân ra thành 52 giai vị, trong đó, từ giai vị thứ 11 đến giai vị thứ 20 thuộc ‘trụ vị’, gọi là Bồ-tát thập trụ (PQĐTĐ).

[248] Xem chú thích trước. Đây không biết bệnh gì?

[249] Huỷ 兕: tức là con tê giác, sừng nó tiện dùng làm chén uống rượu, nên gọi là huỷ quang 兕光 (Thiều Chửu).

[250] Bán tự 半字, xem chú thích quyển 2.

[251] Pháp tụ 法聚: hay pháp uẩn, thể tài hay ý nghĩa được đề cập trong giáo pháp của Phật. Pāli: dhamakkhandha (Tuệ Sĩ).

[252] Tự bổn 字本: căn bản của chữ. Theo Đại bát-niết-bàn tập giải, tự bổn tức là bán tự, chỉ giáo nghĩa Tiểu thừa.

[253] A ngắn. Hán đọc là đoản a, 短阿. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn अ, a.

[254] Ba ngôi báu, tức tam bảo, 三寶.

[255] A dài. Hán đọc là trường a 長阿. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn आ, ā.

[256] A-già-xa 阿伽車. Suy đoán Phạn (hoặc Pāli): ācala: bất động. Câu này có thể hiểu: Thiện nam tử chớ có dao động.

[257] A-na-già-la 阿那遮邏. Suy đoán Phạn (hoặc Pāli): anajjava: không ngay thẳng, không chất trực. Câu này có thể hiểu: Thiện nam chớ làm người không chất trực.

[258] I ngắn. Hán đọc là đoản i,  短伊. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn इ, i.

[259] I dài. Hán đọc là trường I 長伊. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn ई,ī .

[260] U ngắn. Hán đọc là đoản ưu 短憂. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn उ, u.

[261] U dài. Hán đọc là trường ưu 長憂. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn ऊ, ū.

[262] Âm E. Hán đọc là yết, ế 咽. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm phức ए, e.

[263] Âm O. Hán đọc là ô 烏. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm phức ओ, o.

[264] Âm AU. Hán đọc là bào, pháo 炮. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm phức औ, au (đây là âm o dài).

[265] Âm AN. Hán: 安. Nghi đọc nhầm, trong bảng mẫu tự nguyên âm tiếng Phạn không có âm này. Tất đàn tự kí ghi là aṃ, và đọc là đoản ám tự 短暗字. Không biết tiếng Phạn viết thế nào!

[266] A 阿. Tất đàn tự kí ghi là aḥ, và đọc trường a tự 長疴字.

[267] Ka 迦. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm क, ka.

[268] Khư 呿. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ख, kha.

[269] Già 迦. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ग, ga.

[270] Trùng âm già 重音伽. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm घ, gha.

[271] Nga 俄. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ङ, ṅa.

[272] Già 遮. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm च, ca.

[273] Xa 車. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm छ, cha.

[274] Xà 闍. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ज, ja.

[275] Trùng âm XÀ 重音闍. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm झ, jha.

[276] Nhã 若. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ञ, ña.

[277] Trá 吒. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ट, ṭa.

[278] Sá. Trong bản Hán có sự không nhất quán, trước đọc 吒, sau đọc 侘. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ठ, ṭha.

[279] Trà 茶. TNM: 荼, đồ. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ड, ḍa.

[280] Trùng âm trà 重音茶. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ढ, ḍha.

[281] Nã 挐. TNM: 拏. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ण, ṇa.

[282] Đa 多. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm त, ta.

[283] Tha 他. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm थ, tha.

[284] Đà 陀. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm द, da.

[285] Trùng âm đà 重音陀. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ध, dha.

[286] Na 那. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm न, na.

[287] Nhân-đà-la tràng 因陀羅幢. Cây phướn của Đế Thích

[288] Ba 波. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm प, pa.

[289] Pha 頗. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm फ, pha.

[290] Bà 婆. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ब, ba.

[291] Trùng âm bà 重音婆. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm भ, bha.

[292] Ma 摩. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm म, ma.

[293] Da 耶. Mẫu tự tiếng Phạn, bán nguyên âm य, ya.

[294] La 羅. Mẫu tự tiếng Phạn, bán nguyên âm र, ra

[295] Khinh âm la 輕音羅. Mẫu tự tiếng Phạn, bán nguyên âm ल, la.

[296] Hòa 和. Có sự bất nhất trong bản Hán, cuối câu viết 知, có lẽ nhầm. Theo mạch văn (và TNM) nên sửa lại 和. Không biết đọc từ âm nào trong mẫu tự tiếng Phạn. Theo lẽ, đây chính là bán nguyên âm व, va!

[297] Xa 賒. Mẫu tự tiếng Phạn, âm gió श, śa.

[298] Sa 沙. Mẫu tự tiếng Phạn, âm gió ष, ṣa.

[299] Sa 娑. Mẫu tự tiếng Phạn, âm gió स, sa.

[300] Ha 呵. Mẫu tự tiếng Phạn, âm gió ह, ha.

[301] La 羅. Nguyên bản chú thích là 來雅反, âm phiên thiết, đọc là LÁ. TNM: xoa 叉. Tất đàn tự kí cũng đọc là xoa 叉 và phiên âm la-tinh: kṣa.

[302] Li li lâu lâu 釐釐樓樓.

[303] Điểu dụ 鳥喻: lấy loài chim làm ví dụ để diễn bày giáo pháp.

[304] Ngũ cốc 五穀: năm thứ cốc, là đạo, thử, tắc, mạch, thục 稻, 黍, 稷, 麥, 菽: lúa gié, lúa nếp, lúa tắc, lúa tẻ, đậu.

[305] Nguyên bản 隨世言說以彼為喻. Tham chiếu Bắc bản Kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch: 直以世諦言果實常: đứng về chân lý thế tục, Ta nói quả hạt là thường.

[306] Phóng dật 放逸 (S. pramāda), tên một loại tâm sở (tác dụng của tâm), chỉ trạng thái tinh thần phóng túng dục vọng, không tinh chuyên tu tập pháp thiện. (PQĐTĐ)

[307] Nguyệt dụ 月喻: ví dụ mặt trăng.

[308] La-hầu A-tu-la, 羅睺阿修羅 (Rāhuasura), một trong bốn vua của loài A-tu-la, khi giao chiến với trời Đế Thích, thường lấy tay che ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, nên có tên như vậy. (ĐPB)

[309] Thực nguyệt, 蝕月, mặt trăng bị ăn (che khuất), thường hay nói là nguyệt thực.

[310] Nguyên bản: 春澤. Các bản TNM đều chép 春日.

[311] Tứ đọa pháp 四墮法: sát, đạo, dâm, vọng.

[312] Nguyên bản chép 苪, nghi chép lầm chữ 茵 trong nhân trần 茵陳: một thứ cỏ dùng làm thuốc trị vết thương.

[313] Bạch dương giác 白羊角.

[314] Tăng thượng mạn 增上慢 (S: abhi-māna): đối với giáo lý hoặc cảnh giới tu tập vẫn chưa có sở đắc, sở ngộ mà khởi tâm cao ngạo, tự đại, chưa chứng nói chứng, chưa được nói được… (PQĐTĐ, tr.5965)

[315] Vô dư nê-hoàn 無餘泥洹 (S: niravaśeṣa): trạng thái diệt sạch hoàn toàn phiền não và nhục thân (PQĐTĐ, tr.5138).

[316] Liệt sĩ 烈士: Người cứng cỏi, làm việc nghĩa mà quên mình (Nguyễn Quốc Hùng)

[317] A-luyện-nhã 阿練若 (Cg: A-lan-nhã 阿蘭若; S: araṇya): núi rừng, hoang dã… những nơi yên tĩnh, thích hợp làm nơi cư trú và tu hành của người xuất gia (PQĐTĐ, tr. 3697).

[318] Hiệt tuệ 黠慧: trí tuệ thế tục (ĐPB).

[319] A-già-đà 阿伽陀 (S: agada): thuốc giải độc (PQĐTĐ, tr.3616).

[320] Phi nhân 非人 (S: amanuṣya): không phải loài người, là chúng sinh trong tám bộ trời, rồng, cho đến dạ-xoa, ác quỷ, tu-la, địa ngục (PQĐTĐ, tr.3705).

[321] Đại thuyền sư 大船師: đức hiệu của Phật. Vì Phật đưa chúng sinh vượt qua biển lớn sinh tử, nên gọi Ngài là Đại Thuyền Sư (PQĐTĐ, tr. 853).

[322] Am-la 菴羅 (S: Āmra): cây có quả giống trái đào mà không phải đào, có loại trái mới ra màu xanh đến khi chín thì có màu vàng, có loại sống chín đều màu xanh (ĐPB).

[323] Diêm-phù 閻浮 (S: jambu): cây có tên khoa học là eugeniajambolana, loại cây thay lá liên tục, tháng 4, 5 ra hoa, trái ban đầu có màu vàng nhạt, dần dần thành màu tím, khi chín có màu nâu sẫm (PQĐTĐ, tr.6337).

[324] Tiên-đà-bà 先陀婆 (S: saindhava).

[325] Kế Tân 罽賓 (S: Kaśmīra): tên 1 quốc gia Tây vực thời Hán, nằm phía bắc Ấn Độ. Tân dịch là Ca-thấp-di-la, nay thuộc dãy Kasmir (ĐPB).

[326] Kha 珂: ngọc kha, thứ đá giống như ngọc, cũng gọi là bạch mã não 白瑪瑙 (Thiều Chửu).

[327] Trái ca-lưu (tức ca-lưu quả 迦留果): chưa tra được trái gì.

[328] Đam-ma-la 耽摩羅: chưa tra được trái gì.

[329] Hữu dư 有餘 (S: sopadhi-śeṣa): nghĩa lý chưa cứu cánh, tột cùng (PQĐTĐ, tr.2458).

[330] Đàn-ba-la-mật 檀波羅蜜 (S: Dānapāramitā): vượt biển sinh tử đến bờ giải thoát niết-bàn nhờ vào sự thực hành pháp, mà bố thí là một trong những pháp hành đó (ĐPB).

[331] Bán-đầu 半頭. TNM đều ghi Dương-đầu 羊頭.

[332] Thiên trung thiên 天中天 (S: devātideva): một tôn hiệu của Phật, bậc tối thắng trong các chư thiên (PQĐTĐ, tr.1335).

[333] Mỹ hiệu đại chúng tôn xưng ngài A-nan, bậc đa văn đệ nhất trong hàng Thanh văn đệ tử Phật.

[334] Lộng hoa (tức hoa cái 華蓋; S: puṣpa-cchatra): Dùng hoa kết thành cái lộng, dù (ĐPB).

Ước nguyện về một đời sống no đủ và thịnh vượng là khát vọng cháy bỏng của con người ở mọi thời kỳ. Nhằm đáp ứng một phần ước nguyện đó, nhiều tôn giáo đã xây dựng và định hình nên những vị thần chuyên trách, thường gọi là thần tài.

(Bài giảng tại trường hạ chùa Phổ Quang, Q.Tân Bình, 8-2008) - Kinh Pháp Hoa được gọi là Viên giáo, vì bao hàm được tất cả các kinh điển mà Đức Phật đã thuyết trong suốt cuộc đời Ngài. Các pháp Phật dạy đều là phương tiện để giúp chúng ta thâm nhập thế giới Phật, được kinh Pháp Hoa ví như thuyền bè đưa người từ niềm an lạc này đến niềm an lạc khác, để sau cùng tất cả hành giả đều chứng Nhứt thiết chủng trí. Vì vậy, nếu không thực hành giáo pháp, chắc chắn đời đời kiếp kiếp ở trong Nhà lửa tam giới.

Ngoài ra, một ý khác trong kinh Pháp Hoa mà chúng ta cần lưu tâm. Trước khi Phật nói kinh Pháp Hoa, Ngài nói kinh Vô Lượng Nghĩa và nhập Vô lượng nghĩa xứ tam muội. Tại sao Phật phải nói kinh này trước và phải nhập tam muội này.

Vì nếu không có kinh Vô Lượng Nghĩa và nhập được định Vô lượng nghĩa thì không thể nào nói kinh Pháp Hoa; đó là cốt lõi rất quan trọng. Không phải tụng kinh Pháp Hoa văn tự là trở thành hành giả Pháp Hoa, phải tu Vô lượng nghĩa và đắc định Vô lượng nghĩa mới có Pháp Hoa để tu hành.

Kinh Vô Lượng Nghĩa gồm có ba phần chính yếu: đức hạnh, trí tuệ và công đức. Vì vậy, hành giả thể hiện được yếu nghĩa của Vô Lượng Nghĩa  kinh là người có đức hạnh, có trí tuệ và sống lợi ích cho cuộc đời; nói cách khác, đó là tam thừa giáo, hay kinh Pháp Hoa xuất hiện sau tam thừa giáo : Thanh văn,  Duyên giác và Bồ tát. Phẩm Thí dụ  thứ ba của kinh Pháp Hoa nói về ba xe và Nhà lửa. Ba xe là xe dê, xe nai và xe trâu, dụ cho tam thừa giáo. Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát  nương theo ba xe, hay tam thừa giáo để ra khỏi Nhà lửa, đến bãi đất trống, mới có kinh Pháp Hoa gọi là đại bạch ngưu xa. Như vậy, sử dụng xe nào cũng được, hay tu tất cả pháp môn sai biệt của tam thừa giáo, cũng đều ra khỏi Nhà lửa, đến bãi đất trống và cuối cùng chứng Nhứt thiết chủng trí.

Tu pháp môn nào cũng được, nhưng phải chấm dứt phiền não, trần lao và nghiệp chướng; không có pháp môn nào là tốt nhất. Pháp nào thích hơp với mình là tốt; vì Phật dạy rằng chúng sinh nhiều bệnh, thầy thuốc phải có nhiều thuốc khác nhau, quan trọng ở việc chẩn đoán đúng bệnh và sử dụng đúng thuốc. Thuốc hay, nhưng dùng không đúng bệnh thì không khỏi bệnh, có khi còn tử vong.

Tìm được pháp môn thích hợp với mình thì phiền não, trần lao và nghiệp chướng phải hết. Ví dụ người vừa nghèo, vừa dốt, lại bệnh hoạn, không thể cứu nhân độ thế, giống như đi một mình không nổi mà muốn cõng người sao được. Bản thân mình tự độ không xong mà đòi độ đời thu đệ tử để tất cả cùng sống nheo nhóc, phiền não là hại mình và hại người. Người này phải đi xe dê trước, nhằm nhắc nhở các thầy phải tu pháp tiểu thừa trước, phải lo cứu mình, tự độ mình trước, lo cưu mang chi cho thêm phiền não.

Lo giải thoát cho chính mình là Phật dạy tu Thanh văn thừa, xuất gia, buông bỏ tất cả, làm sao đoạn được mối quan hệ không tốt đẹp giữa mình và thế tục, để họ không quấy rầy được cuộc đời tu hành của mình. Người ở nhà bị phiền não gia đình trói buộc và đi làm việc cũng  bị phiền não bao vây, làm cho tâm bất an; nếu cứ tiếp tục ở đó tu thì  không hết phiền não mà nghiệp chướng lại tăng.

Thực tế cho thấy các thầy còn phiền não mà Phật tử lại mang phiền não thêm trao cho. Một trăm người đến chùa thì chín mươi chín người có vấn đề. Vấn đề của chính mình chưa gỡ được, làm sao tháo gỡ vấn đề cho người. Phải nói tu hành của Thanh văn là yếm thế trốn đời. Các Tổ ngày xưa cũng vậy, phải vô núi tu, sống với hoàn cảnh vật chất đạm bạc nhất, tâm mới yên tĩnh được. Tu Thanh văn được lợi lạc như vậy, mới thực tập và thành tựu được 37 trợ đạo phẩm. Ở núi rừng vắng vẻ mới dễ quán pháp Không, vì không có người, không có việc, không ai quấy rầy, mới chứng được pháp Không, vô tác vô nguyện. Ở núi rừng thì còn gì mà mong muốn, hay đúng hơn là có muốn cũng không được. Ở đây tu, nhưng vụt nghiệp ham muốn khởi lên thì có thể leo lên xe, chạy đi tìm. Ngày xưa ở núi Thị Vải mà xuống núi, ra được đường lớn thật là xa và rất vất vả, nên lâu lắm mới phải xuống chợ mua muối thôi.

Hàng Thanh văn tu hành ở nơi thanh vắng, dễ thâm nhập pháp Không. Kinh Pháp Hoa gọi là ra khỏi Nhà lửa đến bãi đất trống; đất trống là tâm trống không, Phật gọi là tâm địa. Trước kia, mảnh đất tâm của mình rất nhiều cỏ dại, thử kiểm tra xem một ngày tâm, hay Thức mình linh hoạt, biến động vô cùng; giữ tâm yên tĩnh không đơn giản. Vì vậy phải ngồi xe dê, hay nương theo 31 trợ đạo phẩm để ra khòi Nhà lửa tam giới, đầu tiên là quán Không. Sẽ thấy tất cả mọi việc trên đời này chỉ là ảo giác thì không có gì chi phối chúng ta được; từ đó, cuộc đời này đối với chúng ta hoàn toàn vô nghĩa, chúng ta không bận tâm đến cuộc đời và cả việc sống chết của mình, là đã chạy ra khỏi Nhà lửa bằng tâm, cắt đứt tâm lo lắng, buồn phiền , hơn thua phải trái, đến được bãi đất trống.

Duyên giác đi xe nai. Nhờ có trí tuệ, mặc dù sức khỏe cũng yếu, nhưng thông minh hơn Thanh văn, nên Phật dạy Duyên giác tu pháp quán để giải thoát, không phải bỏ tất cả để thoát thân như Thanh văn. Họ chạy ra Nhà lửa, nhưng phải nhìn kỹ trên đường đi, chỗ nào có rắn rít hùm sói làm hại, hoặc có kẻ cướp thì phải tránh. Nói cách khác, Duyên giác quán biển Thức mênh mông, tầm nhìn được mở rộng, thấu suốt mọi sự việc diễn tiến từ quá khứ đến vị lai. Ngồi yên, tất cả bức tranh cuộc đời sẽ hiện ra trong tâm thức hành giả; chẳng hạn như tôi nhớ lại thuở nhỏ lúc chưa tu, cuộc sống như thế nào, cho đến xuất gia, tu học trong nước, ngoài nước và làm việc cho đến ngày nay; tất cả những cảnh sống quá khứ và hiện tại, kể cả những dự tính tương lai sẽ làm gì, tất cả hiện ra đầy đủ trong tâm thức tôi. Biển Thức rộng mênh mông thu nhiếp cả ba đời là vậy.

Đức Phật dạy người có trí tuệ nên quán sát. Gần nhất, chúng ta quán sát những kinh nghiệm sống trong hiện đời. Thí dụ trên bước đường tu, tôi hồi tưởng lại mình từ một cậu bé nhà quê đến nay đã trải qua 60 năm, phải vượt qua không biết bao nhiêu sóng gió hiểm nguy, mới ra khỏi Nhà lửa, được như ngày nay, thì không bao giờ tôi muốn, hay không dám trở lại Nhà lửa này nữa. Cuộc đời này ớn quá, phải đối đầu trước bao nhiêu việc sống chết trong gang tấc. Nói cách khác, trong biển Thức mênh mông, có những đợt sóng ngầm rất nguy hiểm sẵn sàng nhận chìm mình; đó là mới nói một đời này thôi, chưa kể nhiều kiếp trước và gặp không biết bao nhiêu người tà ác phá hại mình, ví như các loài thủy quái rất đáng kinh sợ. Nhớ lại những người mình tin tưởng rằng họ tốt, nhưng quay lại hại mình cho nên rất sợ gặp lại, nghĩa là sợ tái sinh trong Nhà lửa. 

Trong biển Thức mênh mông có những trận cuồng phong làm người ta đảo điên, mà Tô Đông Pha gọi là tám gió cuốn phăng con người; bao nhiêu cám dỗ của cuộc đời lôi cuốn, không khéo là bị nhận chìm. Thật vậy, tôi nhìn lại những bạn đồng tu bị gió nghiệp cuốn trôi; người thì bị tiền tài, người bị danh lợi, hoặc bị tình cảm lôi kéo, hoàn tục, kiểm lại không còn được mấy người tu. Một bạn đồng tu cùng tuổi với tôi, cùng học ở Phật học đường Nam Việt, thật là tội nghiệp cho ông này, đi cúng đám ma ở nhà đàn bà góa chồng, cúng đến 49 ngày thì ông 1ạy Hòa thượng Thiện Hòa xin về với bà nọ.

Khi nghiệp ái khởi lên, tình cảm thế tục sinh ra, phải hoàn tục; nhưng lọt vào cái bẫy của cuộc đời rồi, mọi việc không đẹp như ông này lầm tưởng; quả là nguy hiểm vô cùng. Một ông thầy khác làm chúng trưởng của tôi ở Phật học đường Nam Việt, được Hòa thượng Thiện Hòa giao trông coi phòng phát hành kinh sách chùa Ấn Quang. Làm một lúc, ông trở thành nhà kinh doanh có chút tiền thì liền có người để ý ông, hay đúng hơn là ngắm túi bạc của ông. Một hôm, ông ra đời với họ và mỉa mai thay, túi tiền ông đến lúc sạch bách thì liền bị họ bỏ rơi, cuối cùng ông phải đi vác gạo mướn ở chợ An Đông, rồi bị ho lao chết; kết thúc cuộc đời thật là thê thảm.

Sống trong biển Thức, người bị sóng ngầm, người bị cuồng phong, người bị thú dữ xé nát. Vì vậy, Phật dạy người tu Duyên giác thừa phải quán sát cuộc đời thật chính xác nhớ rõ trong kiếp luân hồi sinh tử, đã bị vùi dập khổ đau như thế nào để dứt khoát không rơi trở lại Nhà lửa tam giới.

Chỉ có hàng Bồ tát được ví như người đi xe trâu có khả năng kéo nặng. Nghĩa là Bồ tát vừa thông minh, vừa khỏe mạnh, vừa có phước đức, nên tự thân đã thoát được phiền não sinh tử lại vừa có khả năng cứu đời, cầm đuốc soi đường để dìu dắt người khác cùng đi với mình ra khỏi Nhà lửa tam giới, đến bãi đất trống.

Tóm lại, Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát với ba hoàn cảnh khác nhau, nên phải tu các pháp khác nhạu theo tam thừa giáo; nhưng cuối cùng, ba hạng đệ tử này đều được giải thoát giống nhau.

Đạo đức, trí tuệ và công đức, ba điều cốt lõi này trong kinh Vô Lượng Nghĩa đã bao gồm tất cả những gì Phật thuyết pháp trong suốt 49 năm, nhằm đưa ba hạng người, người bình thường (Thanh văn), người thông minh (Duyên giác) và Bồ tát luôn cứu nhân độ thế, ra khỏi sinh tử luân hồi của tam giới.

Kinh Pháp Hoa là điểm hội tụ của tất cả các pháp tu khác nhau, nhưng giải thoát là một. Được giải thoát, tâm trống không, rồi cứu nhân độ thế bao nhiêu cũng không bị vướng mắc. Phật dạy rằng Bổ tát độ vô số chúng sinh, nhưng không thấy có chúng sinh nào bị độ, mới là độ tận chúng sinh. Còn tự cho rằng mình tu Bồ tát hạnh, mà bố thí cái gì cũng ghi vào sổ sách, nhớ hoài; nếu người nhận không nhớ ơn là khó chịu liền; đó là Bồ tát giả danh.

Tất cả các kinh điển Phật nói, từ A Hàm, Phương Đẳng, đến Bát Nhã, đều được gộp lại trong kinh Pháp Hoa. Kinh A Hàm và Phương Đẳng là ba xe, hay tam thừa giáo. Kinh Bát Nhã ví cho mảnh đất trống, phải quán Không: nhân Không, ngã Không và tất cánh Không. Nghĩa là quán tứ đại ngũ uẩn không phải là mình, nên không chấp thân này là mình, không chấp vật sở hữu là của mình, mọi thứ đều hoàn toàn Không, đạt đến tất cánh Không.

Bồ tát Nguyệt Quang quán pháp Không như vậy mà đắc đạo quả Bồ tát. Kinh Hoa Nghiêm diễn tả sở đắc của Bồ tát Nguyệt Quang bằng bài kệ sau:

 

Bồ tát Thanh Lương Nguyệt

Thường du tất cánh Không

Chúng sanh tâm cấu tịnh

Bồ tát ảnh hiện trung

Nghĩa là tâm chúng sinh thanh tịnh, hay nhơ bẩn đến mấy, Bồ tát cũng hiện thân vô tâm họ để cứu độ, mà không bị dính mắc. Còn độ người mà mình bị dính vô phiền não, nghiệp của họ, không phải là Bồ tát.

Nói chung, một đời giáo hóa của Phật giảng dạy tam thừa giáo, kết thúc lại gọi là kinh Vô Lượng Nghĩa. Và trước khi nói kinh Pháp Hoa, Phật nói kinh Vô Lượng Nghĩa. Theo Thiên Thai Trí Giả, Phật nói kinh Hoa Nghiêm trước rồi đến kinh A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã và sau cùng nói Niết bàn, Pháp Hoa. Nhưng trong kinh Pháp Hoa, chỉ ghi một câu là trước khi nói Pháp Hoa, Phật nói kinh Vô Lượng Nghĩa. Như vậy, chúng ta có        thể hiểu rằng kinh A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Niết Bàn tiêu biểu cho kinh Vô lượng nghĩa.        

Nói kinh Vô Lượng Nghĩa xong, Phật nhập định Vô lượng nghĩa, vì Phật nói Vô lượng nghĩa thì phải thực hành Vô lượng nghĩa cho mọi người thấy. Phật chỉ nói những gì Ngài đã làm và Ngài làm những gì đã nói; cho nên Ngài có tôn danh là bậc Minh Hạnh túc.        

Vì vậy, nhập Vô lượng nghĩa xứ tam muội có ý nghĩa quan trọng. Chưa nhập tam muội này cũng chưa có kinh Pháp Hoa. Nhập Vô Lượng Nghĩa xứ tam muội là ngồi yên mà ba        đời nhân quả hiện ra trong tâm chúng ta để tu Pháp Hoa. Ví dụ, tôi tập trung tư tưởng, tất cả cuộc đời quá khứ hiện lên, cho tôi kinh nghiệm tốt xấu và vẽ ra hướng tương lai, tôi sẽ làm gì cho tốt.        

Tu hành mà không nhập định, không tập trung tư tưởng được thì cái thấy không chính xác. Phật dạy các Tỳ kheo phải thường sống trong chánh định; vì sống trong tạp niệm, nghĩa là sống với biển Thức thì không có Phật, không đến với Phật được, còn sống với cuộc đời thì càng cách xa Phật hơn nữa.

Định, tiếng Phạn là Samadhi, Tàu dịch là tam ma địa, hay tam muội. Thầy Tỳ kheo an trú trong chánh định thì thế giới Phật hiện ra. Người tu hơn nhau ở trụ định. Tỳ kheo dở nhất là bị cuộc đời lôi cuốn, thứ hai là tâm tán loạn. Tỳ kheo được kính trọng thường trụ định, ít nói, hoặc niệm Phật, tâm 1ắng yên, mới có khả năng thay Phật độ đời. Trong các pháp sư nổi tiếng thời Phật tại thế, có Mã Thắng Tỳ kheo được Phật ca ngợi. Vị này trụ định, không nói, yên lặng vào làng khất thực, nhưng Xá Lợi Phất thấy tướng giải thoát của Ngài hền phát tâm và đắc quả Tu đà hoàn, đi theo Ngài về gặp Phật thì đắc quả A la hán. Từ đó về sau, Phật dạy các Tỳ kheo phải trụ định, trừ khi đến Phật nghe pháp, thời gian còn lại ngồi trong hang đá, hoặc dưới gốc cây để nhập định. Thuyết kinh quan trọng, nhưng trụ định quan trọng hơn, vì độ được nhiều người, tác động cho họ giải thoát. Còn thuyết pháp hay, nhưng chưa chắc người nghe được giải thoát.

Đức Phật nhập Vô lượng nghĩa xứ tam muội rồi, trời mưa hoa Mạn đà la, Mạn thù sa. Hoa Mạn đà la là hoa Trời, mà Trời tiêu biểu cho tâm an vui. Chư Thiên lúc nào cũng vui, cũng trẻ đẹp, không biết buồn; khi nào biết buồn là chư Thiên sắp bị đọa.

Khi Phật nhập Vô lượng nghĩa xứ tam muội, trời mưa hoa Mạn đà la, nghĩa là làm cho đại chúng an vui. Nhận thức ý nghĩa này, khi tập họp quần chúng, tất cả được an lạc là Phật pháp hiện ra, là điềm lành; không phải tập họp chúng để tranh cãi, để buôn bán. Hoặc tập họp chúng đến chùa để vui chơi theo thế gian, nếu có thì tạm coi là phương tiện mà thôi; còn cái vui của đạo phải khác, vui trong yên tĩnh. Người thích cảnh sống yên tĩnh của Sa môn, vui trong khổ hạnh, vui trong Thiền định mới tu được; nhưng cảm thấy chùa vắng vẻ buồn, từng nơi ồn náo để vui, sớm muộn gì người đó cũng hoàn tục.

Nhập định của Đức Phật ảnh hưởng cho đại chúng được an vui, tiêu biểu bằng hoa Mạn đà la, thể hiện tinh thần Pháp Hoa, nhứt hoa chúng quả tu Thanh văn là nhứt hoa nhứt quả; một mình tôi tu, một mình tôi nhập định, một mình tôi an vui, các thầy khác không biết. Tu Thanh văn không ảnh hưởng tốt cho người khác được Phật ví như thủy tinh không có công năng lóng nước trong như ma ni bảo châu. Thanh văn thanh tịnh, nhưng không làm cho chúng thanh tịnh. Thực tế có nhiều vị chân tu, đạo đức cao, nhưng không ảnh hưởng cho ai cả.

Hoa Mạn Thù Sa nghĩa là trong sạch, tinh khiết. Phật nhập định, có hoa Mạn đà la và Mạn thù sa rơi xuống nhằm diễn tả tâm trạng của đại chúng được lực Phật tác động cảm thấy an vui và thanh tịnh giải thoát, càng vui thì tâm hành giả càng thanh tịnh và thâm nhập thế giới Phật.

 

Vui trong tham dục,

vui rồi khổ.

Khổ để tu hành,

khổ hóa vui;.

 

Người đời thấy người tự ăn chay, lễ sám, thiền định, cho rằng cực khổ. Họ nào biết được cái vui của đạo đưa chúng ta vào con đường thanh tịnh, giải thoát, con đường vui vô tận. Vua Trần Thái Tông thưởng thức được nguồn vui vô hạn này khi học đạo với Phù Vân quốc sư trên non Yên Tử, đã thốt lên rằng:

 

Mùi Thiền trong ấy nào ai biết

Thức suốt đêm trường vui với Tăng.

Còn thú vui của thế gian do cuộc đời đưa cho sẽ dẫn vào con đường sa đọa, vì sau cuộc vui là nỗi khổ niềm đau ập đến.

Sau khi hoa Mạn đà la và Mạn thù sa rơi xuống, đại chúng thấy bạch hào tướng của Phật chiếu suốt 18.000 thế giới ở phương Đông. Điều này tiêu biểu cho nhập định phải có trí tuệ Thầy Tỳ kheo tu giới, tâm thanh tịnh, tập trung tư tưởng, mọi việc tự sáng lên, là định sanh tuệ, thấy biết những điều  mà bình thường không biết Tu định, ngày nay gọi là tu Thiền. Thiền sư quan sát Thiền sinh để biết họ tu đúng hay sai. Những nguời ngồi Thiền ngủ gục thuộc hàng sơ tâm, không tập trung tư tưởng được, nên dễ rơi vào hôn trầm. Cần dạy họ cách tu để khắc phục. Nhớ lại lúc còn ngồi ghế nhà trường ở Phật học đường Nam Việt, Hòa thượng Thiện Hòa giảng bài xong thì tẩt cả Tăng sinh đều ngủ. Ngủ vì bài học không có sức thu hút. Nói đúng hơn, Phật đạo dài xa, nên chúng ta không cảm được, không hiểu được, mới dễ ngủ. Nghe những gì mình ưa thích, liền có sức thu hút, tập trung được. Vì vậy mà ngày nay, người đời bày ra nhiều trò chơi đề thu hút người, mà người ta càng laọ theo các trò chơi càng tạo tội lỗi. Tổ Quy Sơn từ xa xưa đã nói ý này: Vọng tình dị tập. Chí đạo nan văn; nghĩa là cám dỗ của cuộc đời dễ lôi cuốn người ta theo, còn học đạo thì khó lắm. Và nghe pháp mà không ngủ, vui được thì Tổ Quy Sơn cũng đã nói: Bạt tực siêu quần. Vạn trung vô nhất; đối với việc học đạo, muôn người chưa được một người. Hòa thượng Thiện Hoa thường nói rằng: Trứng cá, bông xoài. Cây xoài trổ ra rất nhiều bông, nhưng kết thành trái thì không nhiều. Đến với đạo và sống được trong đạo khó lắm, chúng ta phải nỗ lực.

Định lực, tức sức tập trung của Phật cao, làm cho đại chúng tập trung theo, là thuyết pháp trong định. Đức Phật phóng tạo hào quang đi suốt 18.000 thế giới, khiến tâm chúng thanh tịnh, cũng lôi theo đến 18.000 thế giới đó tạo thành cảnh giới thanh tịnh mầu nhiệm, hay thế giới  của kinh Pháp Hoa, là thế giới của Tâm.   

Trong ánh quang của Phật, đại chúng thấy có Phật ra đời, Phật thuyết pháp giáo hóa. Điều này nghĩa là gì. Trước kia, các Tỳ kheo thấy Phật là thái tử tu thành Phật; nhưng nay thấy Phật trước khi sanh ra ở Ta bà. Ngài đã là Phật. Họ nghĩ Phật tu thành Phật được thì họ cũng thành Phật, nhưng tu hoài mà sao không ai thành Phật. Vì vậy nương theo ánh quang Phật, nhận ra Phật hiện thân lại cuộc đời hoàn toàn khác thân phận của chúng ta. Trong ánh quang Phật, hay là nương trí tuệ Phật, thấy rõ thân phận của tất cả chúng sinh bị trói buộc trong lục đạo tử sanh, từ đĩa ngục A tỳ cho đến trời Hữu đảnh, đã trải qua biết bao nhiêu kiếp luân hồi, chịu khổ não vô lượng. Rõ ràng chúng ta hay tất cả chúng sinh khác Phật xa, cho nên tu mãi mà không thành Phật, hay còn lâu mới thành Phật, Đức Phật tu sáu năm thành Phật, chúng ta tu bao nhiêu lâu rồi và thành gì. Cảm nhận yếu nghĩa này, chúng ta ca ngợi các vị tôn túc rằng:

 

Từ chơn tánh hiện thân Đại sĩ

Giữa hồng trần chẳng nhiễm bụi trần

Các vị Tổ sư đạo cao đức trọng là Bồ tát hiện thân lại thế gian này, nên cuộc đời tu hàng của các Ngài khác hẳn phàm nhân mới tu, cái gì cũng tham đắm, không bị cá mập nuốt thì cũng bị sóng lớn nhận chìm là phải thôi.

Trong mùa an cư kiết hạ, quý vị được phước duyên tập trung tu hành ở trường hạ của Thành hội Phật giáo thành phồ Hồ Chí Minh, cầu mong tất cả nỗ lực sống trong pháp Phật, để không phí phạm đời tu của mình, không có phụ công đức giáo dưỡng của chư tôn đức, không phụ lòng tin của đàn na tín thí, sớm được thanh tịnh giải thoát, xứng đáng là trường tử của Như Lai, là phước điền của chúng sinh.

(Nguồn: báo Giác Ngộ số 448 & 449)

Bước theo từng vết chân của Đức Phật hay bước vào con đường “to rộng”, “ồn ào” và đầy “màu sắc” của Đại thừa, thì cũng phải xuyên ngang tâm thức của chính mình.

Nghe như vầy, một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, bấy giờ đức phật bảo các Tỳ Kheo, có mười một pháp chăn trâu nhưng không biết cách thức chăn trâu và không biết nuôi trâu.

Nghe như vầy, một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, bấy giờ đức phật bảo các Tỳ Kheo, có mười một pháp chăn trâu nhưng không biết cách thức chăn trâu và không biết nuôi trâu. Mười một pháp đó là những gì? một là chăn trâu mà không biết sắc; hai là không biết tướng; ba là không biết chà tắm; bốn là không biết phòng bịnh; năm là không biết xông khói; sáu là không biết chọn đường đi; bảy là không biết quí mến trâu; tám là không biết đường nào để vượt qua sông; chín là không biết tìm cỏ nước tốt cho trâu; mười là trâu không để lại thức ăn, mười một là không biết phân biệt trâu nuôi xử dụng được hay là không. Mười một việc như thế, chăn trâu mà không biết cách dưỡng hộ trâu đó, rốt cuộc trâu không mạnh khỏe, giảm sút dần dần. Tỳ kheo cũng vậy, không biết mười một việc chăn trâu đó, trọn đời không thành sa môn; ở trong pháp này hẳn không vun bồi căn bổn luật nghi, không có cành lá (giới điều) che chở. Nếu chẳng hành mười một việc lại làm sa môn, mạng chung rơi vào ba đường ác. Thế nào là mười một việc không biết của Tỳ Kheo? Tỳ Kheo không biết sắc, không biết tướng, nên gột rửa mà không biết gột rửa, nên phòng bịnh mà không biết phòng bịnh, nên xông khói mà không biết xông khói, không biết chọn đường đi, không biết quí mến trâu, không biết đường nào để vượt qua sông, không biết thực xử, không biết thực bất tận, không biết kính các bậc trưởng lão.

Tỳ Kheo, thế nào là không biết sắc? Tỳ Kheo không biết bốn đại, không biết bốn đại đã tạo ra sắc, Tỳ Kheo không biết như thế.

Tỳ Kheo, thế nào là không biết tướng? Tỳ Kheo không biết tướng nhân duyên của si (tối), không rõ tướng nhân duyên của hiệt (sáng). Thế nào gọi là không biết tướng nhân duyên của si? Tỳ kheo không biết việc tối, không biết việc sáng, không biết việc tối sáng. Thế nào gọi là không biết hiệt tướng? Không biết việc tối, không biết việc sáng, không biết việc sáng tối. Tỳ kheo, như thế gọi là không biết tướng.

Tỳ Kheo, thế nào là nên gột rửa mà không biết gột rửa? Tỳ Kheo, khi dục tâm khởi lên liền say đắm, không buông không bỏ không đoạn dứt; khởi ngu si tham xan và các ác tâm, ôm mãi không buông bỏ. Như thế Tỳ Kheo, nên gột rửa mà không gột rửa vậy.

Tỳ Kheo, thế nào là nên phòng bịnh mà không phòng bịnh? Tỳ kheo khi thấy sắc khởi tưởng tham luyến, nghe thanh suy nghĩ hình thể mà chẳng biết đó là bất thiện. Không hộ trì mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm; mãi đắm ngoại trần nên không thể phòng hộ. Như thế Tỳ Kheo, nên phòng hộ mà không phòng hộ.

Tỳ Kheo, thế nào là nên xông khói mà không xông khói? Tỳ Kheo chỗ học hiểu chưa thông mà nói cho người khác. Tỳ Kheo, như thế gọi là nên xông khói mà không biết xông khói.

Tỳ Kheo, thế nào là không biết chọn đường đi? Tỳ Kheo không đi vào con đường đúng mà đi vào con đường sai. Thế nào là con đường sai? Tỳ Kheo đi vào chỗ dâm nữ hoặc chỗ tụ tập rượu chè bàn luận chuyện phiếm. Tỳ Kheo như vậy là không biết hành đạo.

Tỳ Kheo, thế nào là không biết quí mến? Khi Tỳ Kheo khác giảng thuyết pháp mầu, không để tâm ham muốn nghe. Tỳ Kheo như vậy là không biết quí mến.

Tỳ Kheo, thế nào là không biết vượt qua sông? Tỳ Kheo không biết Tứ đế. Tứ đế là gì? Tỳ Kheo không biết chân lý về khổ, chân lý về nguyên nhân khổ, chân lý về diệt khổ và chân lý về con đường diệt khổ. Tỳ Kheo, như thế gọi là không biết vượt qua sông.

Tỳ Kheo, thế nào là không biết thực xứ? Tỳ kheo không biết bốn ý chỉ. Bốn ý chỉ là những gì? Tỳ kheo không biết pháp nội quán thân, ngoại quán thân, nội ngoại quán thân; không biết nội quán thống, ngoại quán thống, nội ngoại quán thống; không biết nội quán ý, ngoại quán ý, nội ngoại quán ý; không biết nội quán pháp, ngoại quán pháp, nội ngoại quán pháp. Tỳ Kheo như thế gọi là không biết thực xử.

Tỳ Kheo, thế nào là thực bất tận? Nếu khi vua chúa, trưởng giả, thiện tín nam nữ mời thọ thực, sắp đặt các thứ mỹ vị, hết lòng cúng dường; Tỳ kheo không biết giới hạn, ăn xong còn dư lại muốn đem về. Tỳ Kheo như thế là người không biết đủ.

Tỳ Kheo, thế nào là không biết kính trưởng lão? Thế nào là Tỳ Kheo không biết cung kính cúng dường? Giả sử có vị Tỳ Kheo trưởng lão, tuổi ở cửu tuần, đạo đức học vấn cao rộng; nhưng Tỳ Kheo trẻ không chí tâm lễ kính. Khi thấy vị ấy lại không đứng dậy, không rời chỗ ngồi, khinh mạn chê cười, chẳng dung tâm tốt cư xử. Tỳ Kheo như thế là không biết kính trưởng lão.

Bất cứ Tỳ Kheo nào không biết thực hành mười một pháp này tuy ở trong pháp ta nhưng không phải sa môn, không trồng căn bản luật nghi, không có cành lá (giới điều) che phủ thảy tự hư hoại chẳng khác gì hàng bạch y, dù có làm sa môn thì cũng đi vào ba đường ác. Tỳ Kheo nếu như biết chăn trâu và thực hành mười một việc phòng hộ, khiến con trâu kia sẽ được mạnh khỏe. Mười một việc này là những gì? Người chăn trâu biết sắc, biết tướng, biết chà tắm, phòng bịnh, xông khói, chọn đường vượt sông, quí mến trâu, tìm cỏ nước, biết để lại ít nhiều ( thức ăn) chừng mực, biết phân biệt trâu tốt hay xấu, và nuôi thấy xử dụng được nó. Như thế người chăn trâu đó mới có thể thêm phần lợi ích dưỡng hộ trâu kia. Nhân đây đức Phật nói kệ:

Chăn trâu mà tường tận 
Chủ trâu có phước đức 
Sáu năm, sáu con trâu 
Thành sáu mươi năm đúng 
Chăn trâu mà thông minh 
Biết phân biệt các tướng 
Pháp chăn trâu như thế 
Chư Phật trước từng khen.

Tỳ Kheo nên hành mười một pháp như thế thì có thể ở trong pháp này trồng các căn bản luật nghi, nhánh lá sum sê bao trùm đại địa lại không bị hư hoại. Mười một pháp đó là gì? Tỳ Kheo biết sắc, biết tướng, biết gột rửa, biết phòng bịnh, biết xông khói, biết đường đi, biết quí mến, biết qua sông, biết thực xử, biết vừa đủ, biết kính trưởng lão học rộng sâu sắc rồi cung kính cúng dường.

Tỳ Kheo, thế nào là biết sắc? Tỳ Kheo biết tứ đại tạo ra sắc; như thế là Tỳ Kheo biết sắc.

Tỳ Kheo, thế nào là biết tướng? Tỳ Kheo phân biệt được si và hiệt. Thế nào gọi là si? Chẳng phải điều suy nghĩ mà suy nghĩ, chằng phải việc làm mà làm, chẳng phải điều nói mà nói; như thế gọi là si. Thế nào gọi là hiệt? Suy nghĩ điều đáng suy nghĩ, làm điều đáng làm, nói những điều nên nói; như thế gọi là hiệt. Có thể phân biệt được si và hiệt ( tối và sáng) thì gọi là biết tướng.

Tỳ Kheo, thế nào là nên gột rửa mà biết gột rửa? Tỳ Kheo khi khởi dục tâm thì liền kềm chế tránh xa nó như vứt bỏ điều ác; như vậy Tỳ Kheo, giả sử khởi tâm sân, hận, xan, tham và các ác khác thì hay kềm chế xa lìa như vứt bỏ điều ác; như thế Tỳ Kheo nên gột rửa mà biết gột rửa.

Tỳ Kheo, thế nào là nên phòng bịnh mà phòng bịnh? Tỳ Kheo mắt thấy sắc không phân biệt tốt xấu, giữ con mắt không đắm sắc bên ngoài, lìa hẳn các ác, phòng hộ đối với nhãn căn: tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân tham đồ trơn lán, ý nhiều vọng niệm; ngăn ngừa không cho vướng mắc, hộ trì các căn nầy không để nhiễm ngoại trần như bỏ các điều ác; Tỳ Kheo như thế gọi là biết phòng bịnh.

Tỳ Kheo, thế nào là luôn luôn xông khói? Tỳ Kheo như những gì đã học, đã nghe và đã hiểu, nhân đây mà nói ra; như thế là Tỳ Kheo biết xông khói.

Tỳ Kheo, thế nào là biết hành đạo? Tỳ Kheo thực hành thông suốt Bát chánh đạo; biết rằng không thể đến chốn dâm đãng rượu chè bàn luận chuyện phiếm, trọn đời không bước vào chỗ đó; Tỳ Kheo như thế là biết hành đạo.

Tỳ Kheo, thế nào là biết quí mến? Tỳ Kheo khi thấy người khác nói pháp, chí tâm nghe nhận, cảm kích tha thiết; Tỳ Kheo như thế là biết quí mến.

Tỳ Kheo, thế nào là biết vượt qua sông? Tỳ Kheo biết rõ Tứ đế. Tứ đế là những gì? Chân lý về khổ, chân lý về nguyên nhân của khổ, chân lý về diệt khổ và chân lý về con đường diệt khổ. Tỳ kheo như thế là biết vượt qua sông.

Tỳ Kheo, thế nào gọi là biết thực xứ? Tỳ Kheo biết bốn ý chỉ. Thế nào là bốn ý chỉ? Tỳ Kheo quán nội thân, quán ngoại thân, quán nội ngoại thân; quán nội thống, quán ngoại thống, quán nội ngoại thống; quán nội ý, quán ngoại ý, quán nội ngoại ý; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quán nội ngoại pháp. Tỳ Kheo như thế là biết thực xứ.

Tỳ Kheo, thế nào là biết thực bất tận? Tỳ Kheo, nếu quốc vương, trưởng giả, thiện tín nam nữ vì lòng kính tin thỉnh các Tỳ Kheo cúng dường ẩm thực đủ thứ mỹ vị, hết lòng kính trọng thỉnh mời; Tỳ Kheo biết tự dùng vừa đủ rồi ngưng, tư duy Phật ngữ, thức ăn tuy nhiều nên tự biết hạn lượng chớ có dùng hết. Tỳ Kheo như thế là biết thực bất tận.

Tỳ Kheo, thế nào là biết kính các bậc trưởng lão thâm niên uyên bác và cung kính cúng dường? Tỳ Kheo nên gần gũi các bậc Tôn đức lễ kính cúng dường, ra vào đón tiếp, gặp mặt kính chào, hết sức cung kính chớ có kiêu mạn. Tỳ Kheo như thế là biết kính trưởng lão.

Tỳ Kheo, nếu có thể thực hành mười một việc thì ở trong pháp này trồng các căn bổn luật nghi, cành lá sum sê nhiều chỗ được che phủ, thanh tịnh vô cấu. Bấy giờ đức Thế Tôn bèn nói kệ rằng:

Tỳ Kheo tinh tấn học 
Thọ thực biết tiết hạn 
Cung kính các trưởng lão 
Là hạnh Phật ngợi khen 
Như mười một pháp này 
Tỳ Kheo học nơi đây 
Ngày đêm định tâm ý 
Sáu năm đắc La Hán

Chư Tỳ Kheo nghe đức Phật nói xong, hoan hỷ tiếp nhận hành trì.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm