Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc; bấy giờ Đức Phật bảo A Nan, hôm nay ta thiền định cảm thương người đời không biết sự rộng sâu đích thực của con đường giác ngộ rồi lại dùng lời nông cạn tà vạy để chê bai, muốn dùng tâm ganh tị để báng bổ đạo tâm, tạo ra sự gay cấn, làm khó các đệ tử ta. Các ông nên chánh tâm để nhận ra những người bất thiện này; hoặc là yêu ma thầy xấu, hoặc là kẻ thế tục gian nhân nào đó...Chư Bồ tát, Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Thiện tín nam, Thiện tín nữ, các bậc trí tuệ cao cả  nên giảng giải cho kẻ ngu này, vì họ mà nói ra việc rốt ráo của sinh tử tội phước, khiến cho người kia ngay đây mà hiểu được chân đạo, do đây mà tội diệt phước sinh. Hoặc có kẻ hướng đông nói tây, trong lòng ngây ngây, ý không muốn nghe, dục mạnh vọng nhiều, lòng rất mê muội, hoặc hại đạo pháp, khinh chê sa môn và Thiện tín nam…ác khẩu vọng ngôn, phải biết người kia bị dẫn dắt bởi những sai lầm; Sa môn, Hiền giả nên lấy nhẫn làm đầu. Phải như nước trong hoàn toàn thanh tịnh dù có tử thi của người hoặc chó hay rắn… cũng đều tẩy sạch hết thảy, tuy nhiên các tử thi kia không thể làm hại dòng nước trong xanh, nước cũng không lưu giữ thi chết ở giữa dòng. Hoặc như cây chổi lớn quét dọn đồ sạch hay đồ dơ, dù có các tử thi kia nó cũng quét hết, nhưng các tử thi kia không thể làm hư cây chổi đó được.  Cũng cần phải như sức mạnh gió lửa dù có tử thi người hoặc chó hay rắn… nó cũng thiêu rụi hoàn toàn nhưng không hại đến sức mạnh và ánh sáng của gió và lửa. Cho nên nếu có người muốn giết mình, mình cũng đừng giận; muốn báng bổ mình, mình cũng đừng giận; muốn gièm pha mình, mình cũng đừng giận; muốn chê cười mình, mình cũng đừng giận; muốn đến hại mình để mình không thể hoằng dương đạo pháp, mình cũng không giận….Quí vị chỉ nên khởi chánh niệm và lòng từ bi thì điều xấu sẽ mất và điều tốt sẽ đến, tà không thể nhập chánh và muôn điều ác sẽ bị tiêu mất.

Đức Phật lại bảo A Nan, nếu có người hảo tâm thiện ý, hiểu được pháp giác ngô, một lòng muốn nghe pháp dù có thể là một ngày, một ngày không được thì nửa ngày, nửa ngày không được thì một giờ, một giờ không được thì nửa giờ, nửa giờ không được thì một phút, người kia sẽ có phước báo vô vàn không thể suy được. Các ông phải vì tất cả các Tỳ kheo tăng, Tỳ kheo ni, Thiện tín nam, Thiện tín nữ và tất cả mọi người mà nói về điều này. Cũng nên vì họ mà nói rộng về pháp bố thí gieo trồng phúc báo; vào ngày trai nhật, sửa soạn thức ăn, thỉnh mời tứ chúng và sắp đặt tòa cao để cung thỉnh các bậc hiền giả sa môn luận giảng kinh pháp, và khi hương đèn đốt lên, ánh sáng sẽ xông khắp, chư Thiên vui vẻ xuống giữa hư không, nghiêng tai nghe ngóng và rất mừng rỡ. Nếu người muốn phá tâm keo kiết, bố thí làm phước, có chư Bồ tát thân cận giúp đỡ, ngăn cản tai nàn, việc làm mỹ mãn, mọi sự tốt lành, trọn không oán ác. Thí như trồng cây tuỳ theo hạt giống mà sinh trưởng; làm thiện được phước, làm ác gặp nạn, nếu không có trồng làm sao có quả. Cần phải chánh tâm, cẩn thận chớ có hồ nghi để bị tà vạy sai sử. Ôm lòng nghi nan, phước lành rời xa, rơi vào nẻo ác, mọi việc chẳng thành. Ngu si phá giới, trách ngược thánh thần, việc làm vô ích do tâm không chánh. Nếu bất kỳ ai nghe điều này rồi và thọ trì ghi nhớ làm sao không đạt được phước lợi. Khi Đức Phật nói xong, A Nan hoan hỷ và đảnh lễ Phật.

Lăng-già với nghĩa lý uyên áo màu nhiệm, cấu trúc ngữ pháp Phạn ngữ lại biến thiên phức tạp, nhưng may mắn nhờ có nguồn năng lực vô hạn của chư vị Tôn sư, đã hướng dẫn kịp thời những lúc chúng tôi bế tắc. Việc kinh văn được trở lại đúng với nguyên vị của nó, là nhờ tôn ý của quý Ngài đã hướng dẫn chúng con tận tình.

Ghi sau khi viết

Kinh Lăng-già (Saddharmalakāvatārasūtram) là một bộ kinh quan trọng trong văn hệ Đại thừa Phật giáo; khát khao đọc được nguyên bản Kinh Lăng-già Phạn ngữ là niềm mơ ước của nhiều người con Phật trước đây, cũng như hiện tại.

Sau khi làm việc với Năng đoạn Kim cương, dịch và chú giải cẩn trọng Phạn bản Devanagari và bản Anh ngữ của Ed. Conze hoàn tất, cước chú với nguồn tư liệu tham chiếu Phạn-Tạng-Anh-Hán.  Chúng tôi bắt tay làm việc tiếp tục với bộ Lăng-già Phạn ngữ: Saddharmalakāvatārasūtram, chúng tôi dâng trọn cả trái tim, đức tin, để cầu nguyện chư Phật soi sáng cho việc làm này, không đi quá xa với Thánh ý.

Lăng-già với nghĩa lý uyên áo màu nhiệm, cấu trúc ngữ pháp Phạn ngữ lại biến thiên phức tạp, nhưng may mắn nhờ có nguồn năng lực vô hạn của chư vị Tôn sư, đã hướng dẫn kịp thời những lúc chúng tôi bế tắc. Việc kinh văn được trở lại đúng với nguyên vị của nó, là nhờ tôn ý của quý Ngài đã hướng dẫn chúng con tận tình.

Khi gặp từ Sanskrit nào không rõ nghĩa chúng tôi tra theo hai Tạng bản Lăng-già hiện có, và các tụng bản Anh-Hán, để có thể ức đoán nguyên nghĩa gốc của nó.

Việc nghiên cứu Kinh Lăng-già, đã được ngài D.T.Suzuki thực hiện, qua tác phẩm “rất thẩm quyền”: Studies in the Lankavatara Sutra – nghiên cứu về kinh Lăng-già. Qua tác phẩm này, D.T.Suzuki đã trình bày đầy đủ những ý nghĩa quan trọng của kinh như: học thuyết duy tâm, khái niệm về vô sinh, ba thân Phật, Như Lai, Nhất Thừa, Lục Ba-la-mật, Năm tội vô gián, sự ăn thịt v.v..

Trong khi Phiên dịch, kinh văn Lăng-già, mặc dù công việc chưa hoàn tất, nhưng chúng tôi cố ý ghi lại những chỗ tâm đắc ở trong kinh qua việc đọc-dịch nguyên bản Phạn thành bài viết này. Đây chỉ là chỉ ý tưởng nhỏ, chứ phải một luận giải hay nghiên cứu gì về kinh Lăng-già. Và để tránh những sự trùng lập có thể xảy ra, chúng tôi không luận bàn chi tiết về những ý tưởng mà mình ghi lại, vì việc này đã được D.T.Suzuki làm thành công trong tác phẩm của mình.

Vậy, cúi đầu đảnh lễ phủ phục dưới chân đức Thế-tôn xin chứng minh gia hộ, cho việc phiên dịch bộ Lăng-giàPhạn ngữ của chúng con sớm được hoàn tất.

Vài dòng tạm gọi là “ý tưởng” từ Lăng-già, cầu mong có thể mang chút an vui để xua đi cái mùi vị của vò rượu say ngàn ngày, đến cho những ai có duyên với bộ kinh vĩ đại này đang dạo chơi trong khu vườn chánh Đạo.

Cận ngày Phật đản sinh, 2559,

TVTNA, trước mùa An Cư,

Phước Nguyên kính ghi.

 

VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG KINH LĂNG GIÀ PHẠN-HÁN

Tư tưởng triết lý “bất động”

Cơ sở hành động triết lý của Đại thừa: bằng tuệ giác và tình yêu, thế giới này được nhận thức như là hoa đốm giữa hư không, vượt ra ngoài tính chất khởi sinh, băng hoại và hủy diệt, vượt ra ngoài ấn tượng (hay quan niệm) về hiện hữu và về sự không hiện hữu.  Đó cũng là tư tưởng chủ đạo của Kinh Lăng-già: “Utpādabhagarahito loka khapupasanibha/ sad-asannopalabdhas te prajñayā kpayā ca te.[1]; kệ tụng Sanskrit này đã được Cầu-na-bạt-đà-la dịch qua Hán ngữ rất nổi tiếng: “世間離生滅 - 猶如虛空花 -智不得有無- 而興大悲心 Thế gian ly sanh diệt/Do như hư không hoa/Trí bất đắc hữu vô/Nhi hưng đại bi tâm”[2]. Do sự thông đạt ý nghĩa bài tụng Sanskrit này khác nhau mà sự phiên dịch từ qua Hán ngữ có đôi chút dị biệt, Bồ-đề-lưu-chi đã dịch là: “Phật tuệ đại bi quán/ thế gian ly sinh diệt/ do như hư không hoa/ hữu vô bất khả đắc”[3].  Khi ở trạng thái vượt ra ngoài nhị nguyên về hiện hữu và không hiện hữu, phi mọi ấn tượng, lúc đó thể nhập trạng thái mà thuật ngữ Lăng-già gọi là acalā : “bất động”, đây cũng là địa thứ tám ở trong mười địa, ở địa này Bồ-tát đầy đủ năng lực và trí tuệ để vượt qua mọi gian nan - “dvayasajñāvicalanād acalā ca nirucyate[4]: do không còn bị dao động bởi các ấn tượng (hữu tướng hay vô tướng) nên được gọi là Bất động (acalā)”[5].

Giả thiết chúng ta có thể quan niệm được một cách cụ thể rằng một con người nào đó dù đã chết, với sự hoại diệt của thân này, vẫn luôn luôn còn tồn tại trong lịch sử nhân loại, thì sự tồn tại của một vị A-la-hán đã đạt đến bất động nhập vô dư Niết-bàn cũng có thể được quan niệm một cách không khó khăn, nó không còn là một “nan đề” nữa. Vị ấy chỉ đi vào vô dư Niết-bàn theo ý nghĩa ước lệ, ta có thể dẫn một đoạn kinh tiếng Phạn củaLăng-già để minh chứng cho điều này: “ṣṭamyā Mahāmate nirvāā śrāvakapratyeka-buddhodhisattvānā/ bodhisattv ca samādhibuddhairvidhāryante tasmāt samādhisukhād, yena na parinirvānti aparipūrịatvāt tathāgatabhūme/ sarvakāryaprati prasrambhaa ca syāt, yadi na sadhārayet, tathāgatakula- vaśocchedaśca syāt/ acintyabuddha- mahātmaya ca deśayanti te buddhā bhagavanta/ ato na parinirvānti/ śrāvaka-pratyekabuddhās tu samādhisukhenāpahriyante/ atas teā tatra parinirvāabudhir bhavati” [6]: Tam-muội mà Bồ Tát ở địa thứ tám chứng đạt được cũng đồng với Niết-bàn của Thanh văn và Duyên giác. Nhưng do năng lực hỗ trợ của chư Phật nên Bồ Tát ở nơi tam-muội môn mà không nhập Niết-bàn. Vì nếu không được duy trì, thì Bồ Tát sẽ không còn hóa độ hết thảy chúng sinh được nữa; không thể thành tựu viên mãn địa vị Như Lai, và như thế là làm dứt chủng tính Như Lai. Cho nên, chư Phật giảng thuyết các công đức vĩ đại, bất khả tư nghị của Như Lai, khiến cho Bồ Tát không triệt để nhập Niết-bàn. Thanh văn và Duyên giác vì còn bị dính mắc vào lạc thú của tam-muội cho nên ở trong đó mà có ấn tượng là nhập Niết-bàn[7].

Bồ tát Đại Tuệ tán thán Phật trong kinh Lăng-già mà chúng ta đã dẫn ở trên: Bằng Bi và Trí, mà Bồ tát biết rõ bản chất của thế gian, là sinh diệt hay không diệt; là hiện hữu hay không hiện hữu. Với ý nghĩa trên Lăng-giàphân làm ba loại trí - “…lokottara laukika lokottaratama jñānam[8]:  có ba loại trí, thế gian (laukika) của các triết gia ngoại đạo, xuất thế gian (lokottara) của Nhị thừa, và xuất thế gian thượng trí (lokottaratama jñānam) của Bồ Tát.

Khi hành giả thông đạt đến mức độ sức mạnh tâm linh tương ứng để có thể nhập vào một thứ định tên là: “Đại thừa quang minh định[9], định này nó phát ra ánh sáng trí tuệ soi rọi sáng lý, giáo, hành, và quả của Đại thừa. Về sau, Lăng-già tiếp tục đề ra ý niệm “chuyển y”, và cảnh cáo rằng: ai thấy bất động hay Niết-bàn là thường, thì đó là thường kiến, là thế gian trí, chứ không phải là chánh kiến hay xuất thế gian thượng trí - “Punar aparaMahāmate nirvāam āryajñānapratyātmagatigocara śāśvatocchedavikalpabhāvābhā-vavivarjitam[10]: Lại nữa, này Đại Huệ, Niết-bàn là cảnh giới của Thánh trí tự chứng vượt ngoài phân biệt thường hằng và đoạn diệt, hiện hữu hay phi hiện hữu.

Sự tồn tại của chúng có thể được nhận thức bằng trực giác, tức điều mà Lăng-già nói là hiện lượng của tự tâm. Vì vậy, cũng không thể có chuyện nhàm chán khổ đau mà mong cầu đến chỗ bất động, Niết-bàn: “Năm thức thân vốn không lưu chuyển, không cảm thọ khổ lạc, không phải là nhân của Niết-bàn. Như Lai tạng cùng chuyển hiện và ngưng nghỉ với nhân của khổ và lạc được cảm thọ, bị che mờ bởi bốn loại tập khí”[11].

Cũng nên nói thêm theo quan điểm Lăng già, Bồ tát trước địa thứ sáu cũng có thể hiện khởi diệt tận định - “Bồ tát từ sơ địa đến thứ sáu đều có thể nhập diệt tận định…. Bồ tát địa thứ bảy nhập diệt tận định trong từng niệm niệm, vì đã có thể viễn ly tất cả tướng hữu và tướng vô của hết thảy pháp.”[12]. Khi chứng đắcanutpattidharmakśānti - vô sinh pháp nhẫn, chứng nghiệm tự tánh không sinh khởi của các pháp. Bồ-tát từ địa thứ sáu, thành tựu Bát-nhã ba-la-mật, thâm nhập và thông đạt tính Không, nhận thức tất cả các pháp bản lai vốn không sinh, không diệt. Nhận thức này được gọi là thuận nhẫn. Từ địa thứ bảy đến thứ chín, thuận nhẫn chuyển thành vô sinh pháp nhẫn;  Lúc đó, hết thảy thiện căn đều viên mãn, và hết thảy phiền não được diệt tận, do bởi thân và ngữ nghiệp, mà từ vô lượng y trên đó để thể hiện, bấy giờ hoàn toàn thanh tịnh - “tasyāś ca tathatārthatvāt kāntilābhād viśuddhita/ karmadvayād anālambā maitrī kleśakayād api//”[13]: vô duyên từ, vì quán chiếu chân như, vì đắc (vô sinh pháp) nhẫn, vì hai nghiệp đã tịnh và vì phiền não đoạn tận.

Hai hình thái sinh tử

Trước tiên, ta mượn viện dẫn một đoạn Lăng-già Phạn ngữ -“…sasāravikalpadukhabhayabhītā nirvāam anveante/ sasāranirvāayor avieśajñā sarvabhāvavikalpā-bhāvād indriyāām anāgataviayoparamāc ca mahāmate nirvāā-a vikalpayanti napratyātmagati vijñānālayaparāvtti-pūrvaka ….[14]:  Do sợ hãi về nỗi khổ vọng tưởng đối với sinh tử mà họ đi tìm kiếm Niết-bàn. Sinh tử và Niết-bàn vốn không sai biệt, vì hết thảy tồn tại vốn hư vọng, phi hữu. Khi thấy các căn biến mất trong cảnh giới tương lai, này Đại Tuệ! Chúng vọng tưởng là Niết-bàn; nhưng không biết rằng cái biến mất đó là A-lại-da, là kho tàng của nhận thức nội tại, đã được chuyển y từ trước”[15].

Truyền thống đại thừa[16] giải thích sinh tử thành hai loại là:  sinh tử phần đoạn là thực chứng của chúng sinh hư ngụy. Sinh tử biến dịch bất tử là trạng thái của ý sinh thân của A-la-hán, Bích-chi-Phật và Đại lực Bồ tát.

Trước hết ta nói tới Ý sinh thân, từ Sanskrit ở Saddharmalakāvatārasūtramgọi là: manomaya-kāya; cũng nói là ý thành thân[17]. Có ba loại ý thành thân[18]:

1. Samādhisukhasamāpattimanomaya[19] - nhập tam-muội lạc chánh thọ ý thành thân: Bồ Tát ở các địa thứ ba, thứ tư và thứ năm khi nhập tam muội, dứt mọi tạp loạn, tâm tịch nhiên bất động; biển tâm không nổi lên các sóng chuyển thức; tâm nhận thức cảnh toàn triệt, nhưng không có gì tồn tại. Đó là thân được ý tạo thành do lạc thú của tam-muội.

 2. Svabhāvāvabodhamanomaya[20] - Giác pháp tự tánh ý thành thân, Ở địa thứ tám, Bồ Tát nhận thức rõ các pháp là như huyễn, thảy đều không yếu tính. Tâm chuyển biến sở y của nó mà an trụ vào định như huyễn và các chánh định khác, có khả năng hóa hiện vô lượng thần thông, như hoa nở, nhanh chóng theo ý muốn; như huyễn, như mộng, như ảnh, như tiếng vang; thân không do bốn đại tạo thành hay tương tợ, nhưng đầy đủ trang nghiêm mọi sắc tướng, nhập vào khắp cùng cõi Phật, thấu triệt tự thể của hết thảy các pháp, Đó gọi là thân được sáng tạo bởi sự giác ngộ về tự thể của pháp.

3. Dharmanikāyasahajasaskārakriyāmano-maya - Chủng loại câu sanh vô tác hành ý thành thân, thấu suốt tất cả pháp tướng tự chứng của Phật. Đó là thân được sáng tạo do vô tác hành cùng tồn tại với mọi chủng loại[21].

Asaskārakriyā, các bản Hán đều đọc là asaskārakriyā, do đó dịch là vô tác hành, và các giải thích theo ý nghĩa đó; Thuật ký nói: hành vô tương, vô công dụng. D.T Suzuki dịch theo ý các bản Hán[22]: the will-body which assumed [by a Bodhisattva according to] the class of being [to be saved] and which perfects and achieve [without a thought of its own achievement].

Bồ tát bằng bản nguyện đại lực, với sức mạnh vĩ đại của từ bi, không còn thấy có sự hiện hữu hay tồn tại của một bản ngã cá biệt của mình nữa; thế nên, không còn tiếp thu và bị chi phối  những nỗi thống khổ do hai hình thái sinh tử ảnh hưởng trên bản thân cá biệt của mình; và do đó, Lăng-già diễn tả Bồ-tát không vội nhập Niết-bàn mà muốn ôm trọn tất cả chúng sinh để hướng dẫn chúng vượt qua sự bức bách của phần đoạn và biến dịch sinh tử - “bodhisattvā punar… nirodhasamādhisukhamukha dṛṭvā pūrva prai dhānakpākaruopetā niṣṭhapadagativibhāgajñā na parinirvānti[23], các vị Bồ Tát khi nhìn thấy cánh cửa dẫn vào lạc thú tam muội, liền nhớ ngay đến bản nguyện đại bi của mình, tu hành đầy đủ mười phạm trù vô tận, vì thế không nhập Niết-bàn ngay[24].

Quả dị thục vi tế thù thắng được chiêu cảm bởi nghiệp vô lậu có phân biệt, thuật ngữ Lăng –già Sanskrit gọi làacintyācyutigata (vipariāmakī cyuti)[25], kinh Thắng man gọi là bất tư nghị biến dịch tử[26], kinh Lăng-già bản Hán dịch là: bất khả tư nghị huân tập biến dịch tử[27], đôi khi ũng được gọi là: bất tư nghị biến dịch tử[28].

Chúng sinh vì quay lưng với Phật tính nên phải chịu đủ hai hình thái sinh tử này. Cho nên, cần phải thấy được Phật tính mới thấy rõ được khởi thủy của sinh tử. Điều này, duy chỉ đức Thế Tôn, mới có thể thông hiểu được khởi thủy đó. Kể cả hàng Bồ-tát Thập địa cũng chưa biết được khởi thủy - “Na ca Mahāmate sasārasya pūrvakoi prajñāyate[29]: Này Mahāmate, cũng không thể nhận thức được giới hạn tối sơ của luân hồi.

Vô minh trụ địa

Vô minh trụ địa còn được gọi là “vô minh tập địa”[30].  Vô minh tập địa, là dùng cách dịch theo kinh Thắng man. Nguyên ngữ của Lăng-già là avidyāvāsanābhūmi, kinh Thắng man hiểu là do động từ căn Ãvas(vasati): trụ, lưu trú; còn Thành Duy thức luận hiểu từ động từ căn Ãvās (vāsayati): xông hương.

Gọi là vô minh trụ địa hay vô minh tập địa vì nó vượt ra ngoài sự chi phối của các động lực chủ quan, mối quan hệ giữa bản thân cá biệt và thế giới đại đồng còn bị bao phủ trong một bóng tối dày đặc, đó là vô minh trụ địa, Vô minh trụ địa. Vô minh trụ địa ở đây chỉ cho tâm vọng tưởng. Bản thể của nó là vô minh[31].

Giải thích vấn đề này truy nguyên về Lăng-già phạn bản chúng ta thấy kinh chép như sau -“anādikālavividha prapañcadauṣṭhulya vāsanāvāsita ālayavijñānasaśabdito' vidyāvāsanābhūmijai saptabhir vijñānai saha mahodadhitaraga vannityam avyu-cchinna śarīra pravartate anityatādo- arahita ātmavādavini-vtto' tyantapraktipriśuddha[32]: nghĩa là cái được gọi là A-lại-da thức, vốn được xông ướp bởi các tàn dư tập khí tệ hại của những hý luận từ lâu đời, mà bản thân liên tục không gián đoạn, chuyển động như lớp sóng của đại dương cùng với bảy thức vốn là những mảnh đất của tàn dư tập khí vô minh. Bản Hán dịch tương đương: “Cái được huân tập bởi ác tập hư ngụy từ vô thủy, được gọi là Tạng thức, sinh ra bảy thức, là những vô minh trụ địa. Ví như biển lớn mà nổi sóng, nhưng tự thể của nó vẫn tiếp nối liên tục hằng lưu chuyển không ngừng” [33].

Lăng-già giải thích tiếp - “…ālayavijñānasaśabdito' vidyā-vāsana bhūmajai saptabhir vijñānai… pravartate[34]: cái được gọi là thức a-lại-da chuyển động cùng với bảy thức (là những cái) được sản sinh từ vô minh trụ địa.

Avidyā-vāsāna-bhūmi Hán dịch là vô minh trụ địa 無 明 住 地, đồng nghĩa với mūlāvidyā -căn bản vô minh, hoặc cũng gọi căn bản bất giác, tức là điều mà luận Đại thừa Khởi tín nói: “Do không thông suốt pháp giới nhất thể tuyệt đối (ekadharmadhātu), nên không tương ưng với tâm mà hốt nhiên khởi vọng niệm, do đó gọi là vô minh”. Đó không phải là một chi trong mười hai chi duyên khởi; nhưng là một niệm bất giác khởi lên khuấy động chân tâm.

Triết thuyết Như Lai Tạng

Trên hội Lăng-già, Bồ-tát Đại Huệ hỏi đức Thế Tôn: Như lai tạng mà Thế tôn nói đến trong các Kinh, là thường hằng, kiên cố, diệu lạc, thường trú; thuyết về Như lai tạng ấy há không tương đồng với thuyết Tự ngã của các ngoại đạo? Phật nói, Như lai tạng mà Ta đề cập không tương đồng với thuyết Tự ngã của các ngoại đạo.

Bồ Tát Đại Huệ lại hỏi: “Nếu không tồn tại một tự ngã, thì cái gì sinh và cái gì diệt?”, Phật giải đáp: “Như Lai tạng là nhân của thiện và bất thiện, sáng tạo nên tất cả các cõi sinh loại”[35].

Như Lai tạng 如 來 藏, Lăng-già Phạn ngữ - Tathāgatagạrbha; đó là chủ đề cơ bản của nhiều Kinh điển Đại thừa. Tại sao? Vì Sinh tử thì nương trên Như Lai Tạng[36]; đây là chủ đề căn bản được phân tích bởi KinhLăng-già - “tathagatagarbho mahāmate kuśalākuśala-hetuka sarvagatikartā pravartate” [37], Như Lai tạng hoạt động như là nhân của thiện và bất thiện, là cái tạo ra định hướng của tất cả sinh loại[38].  Lăng-già nói rõ rằng không được liên hệ hoạt động của Như Lai tạng như vậy với sự tồn tại của một tự ngã như là tác giả, mà các triết gia ngoại đạo thường có xu hướng làm.

Đọc lại kinh Lăng-già, chúng ta thấy vấn đề được trình bày cụ thể - Bồ-tát Đại Huệ đã hỏi Phật[39]:  “Bạch Thế Tôn, trong nhiều đoạn kinh Như Lai tạng được Thế Tôn mô tả như là có bản chất ngời sáng, bản lai thanh tịnh, thường hằng thanh tịnh, đủ ba mươi hai tướng tốt, thường tồn tại trong thân chúng sinh. Như hạt minh châu vô giá bị bọc trong tấm vải bẩn; (Như Lai tạng) tuy bị quấn chặt bởi chiếc áo uẩn, xứ, giới, bị cáu bẩn bởi chất bẩn tham dục, thù hận, ngu si, hư vọng phân biệt các thứ, vẫn được Thế Tôn mô tả là thường hằng, trường cửu, tịch tĩnh, bất biến. Phải chăng thuyết Như Lai tạng của Thế Tôn không đồng với thuyết tự ngã của Ngoại đạo? Bạch Thế Tôn, Ngoại đạo cũng chủ trương tự ngã, rằng Ngã là tác giả, thường hằng, biến tại, không lệ thuộc yếu tố cấu thành” – và đức Thế-tôn đã trả lời: “… Các đức Như Lai sau khi giảng thuyết Như Lai tạng bằng các cú nghĩa tính không, thật tế, niết-bàn, bất sinh, vô tướng, vô nguyện; với mục đích khiến cho những kẻ phàm ngu dẹp bỏ nỗi kinh hoàng về vô ngã. Các Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác lại giảng thuyết Như Lai tạng như là vô phân biệt, vô ảnh tượng”[40].

Lăng-già đề nghị thay Như Lai tạng bằng A-lại-da thức, như vậy, có thể giải thích dễ dàng hơn bản chất và hoạt động của các quan năng nhận thức thường nghiệm - “aparāvtte ca tathāgatagarbhaśabda-saśabdite ālayavijñāne nāsti saptānā pravttivijñānānā nirodha[41]: Nếu thức A-lại-da, được biểu thị bởi từ Như Lai tạng, mà không hoạt động, thì bảy chuyển thức biến mất.

Liên hệ tư tưởng Như Lai tạng, kinh văn tiếp tục trình bày - “Tathāgatagarbho, Mahāmate, kuśalākuśala- hetukah ïsarvajanmagatikartà pravartate naavadgatisakaa ātmātmīyavarjitah[42]: Như Lai tạng, này Đại Tuệ, là hạt nhân của thiện và bất thiện, là cái tạo ra định hướng của tất cả sinh loại, như kịch sĩ sáng tác hoạt cảnh vốn không phải là ta hay sở hữu của ta.

Ở một đoạn khác kinh nói tiếp - “Anādikālavividhaprapañcadausthulyavāsanāvāsita ālayavijñāna-saśabdito'vidyāvāsana-bhūmijaih saptabhir vijñānai saha mahodadhitaragavan nityam avyucchinnaśarīra pravartate anityatādoarahita ātmavādavinivtto' tyantapraktipariśuddha[43], Cái được gọi là thức a-lại-da, vốn được huân tập bởi tập khí xấu của hý luận vọng tưởng phức tạp kể từ thời vô thủy, cùng chuyển biến với bảy thức vốn (là những cái) nảy sinh từ mảnh đất được xông bởi tập khí vô minh (tức vô minh trụ địa). Cũng như sóng của biển cả, tự thể của nó vẫn thường hằng, liên tục không gián đọạn, (Như Lai tạng) tự bản tính vốn cực kỳ thuần tịnh, vượt ngoài các quan điểm về tự ngã, không có khuyết điểm của tính chất vô thường;

Và kinh nói thêm - “…aya Tathāgata-garbhālayavijñānagocara sarvaśrāvakapratyeka buddhatīrthya-vitarkadarśanānā praktipariśuddho'pi san aśuddha ivāgantukleśopakiṣṭatayā teām ābhāti na tu Tathāgatānām[44], Này Đại Tuệ, cảnh giới của Như Lai tạng này, mà được gọi là a-lại-da thức, tự bản chất vốn thanh tịnh, đối với kiến giải của các nhà tư biện ngoại đạo và Thanh văn, Duyên giác thì nó tồn tại như là bị ô nhiễm bởi khách trần phiền não; nhưng đối với các Như Lai thì không phải vậy.

Và ở trong kinh Lăng già, Thế Tôn nói ngài đã từng giảng dạy vấn đề này cho Thắng Man phu nhân - “etadeva Mahāmate mayā Śrīmālā devīm adhiktya deśanāpahe anyāś ca sùkmanipuaviśuddhabuddhīn bodhisattvān adhiṣṭhāya Tathā-gatagarbha ālayavijñānasaśabditasaptabhir vijñānai saha pravtty abhiniviṣṭānā śrāvakāā dharmanairātmyapradarśa-nārthaŚrīmālā devīm adhiṣṭhāya Tathāgataviayo deśito na śrāvakapratyekabuddhānyatīrthakaratarkaviayo- 'nyatra… Tathā-gataviaya eva Tathāgatagarbha ālayavijñānaviayas tvatsadśānā ca sūkmanipuamatibuddhiprabhedakānā bodhi-sattvānāmahāsattvānām arthapratiśaraānā no tu yathāruta-deśanāpahābhiniviṣṭānāsarvānyatīrthyaśrāvakapratyekabuddhānām[45], Này Đại Tuệ, Ta đã từng giảng điều này cho Thắng Man Phu nhân và cũng hỗ trợ các Bồ Tát có trí năng vi diệu tinh tế, rằng Như Lai tạng, vốn được gọi tên là thức a-lại-da cùng chuyển động với bảy thức, mục đích là nêu rõ yếu tính vô ngã của các pháp cho các Thanh văn còn chấp trước. Ta cũng hỗ trợ cho Thắng Man Phu nhân giảng về cảnh giới của Như Lai, vốn không phải là cảnh giới của Thanh văn, Bích-chi-Phật và tư biện ngoại đạo. Nhưng cảnh giới của Như Lai chính là cảnh giới của Như Lai tạng được gọi tên là thức a-lại-da, được giảng cho các Bồ Tát thuộc hạng có trí năng thanh tịnh, tinh tế, vi diệu như ngươi, chứ không phải cho hết thảy các ngoại đạo, Thanh văn, Bích-chi-Phật chấp chặt vào văn tự giải thuyết.

Các nhà Phật học Đại thừa thường dẫn đoạn kinh sau để giải thích về Như Lai Tạng: “Như Lai tạng với tự tánh thanh tịnh này tuy bị ô nhiễm bởi phiền não khách trần và phiền não hiện khởi, nhưng vẫn là cảnh giới bất tư nghị của Như Lai. Vì sao? Thiện tâm sát-na không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não” [46].

Sanskrit Lăng-già gọi là: kaika-kuśala-citta, hán dịch là Sát-na thiện tâm 剎 那 善 心 ta có thể tóm tắt từ Kinh Lăng-già như sau[47] - … kaika-dharma kuśala akuśala saskta pañcopādāna-skandhā citta-mano-manovijñānavāsanāhetukā,… - Những pháp có thuộc tính sát na (kaika-dharma) là các pháp thiện (kuśala), bất thiện (akuśala), hữu vi (saskta), vô vi (asaskta), v.v.. nói tóm, là năm thủ uẩn (pañcopādāna-skandhā) được phát triển do bởi tập khí của tâm-ý-ý thức (citta-mano-manovijñānavāsanāhetukā)… Thiện và bất thiện là tám thức… Năm thức thân (pañcavijñāna- kayā) cùng chuyển biến với ý thức như là một toàn thể đồng nhất liên tục không gián đoạn, đồng nhất không khác biệt nhau của các sát na thiện và bất thiện.

Như lai tạng mà trong Lăng-già đức Thế Tôn mô tả bằng các phạm trù ý nghĩa như tính Không, Thật tế, Niết-bàn, Vô sinh, Vô tướng, Vô nguyện, là nhắm để những kẻ ngu loại trừ nỗi sợ hãi, điên đảo về vô ngã[48].

Như Lai tạng ấy tự tính vốn thanh tịnh; nhưng bị ô nhiễm bởi khách trần mà thành bất tịnh. Điều ấy, hàng Nhị thừa cùng ngoại đạo không thể suy luận, không thể thấy, không thể hiện chứng được. Nhưng Như Lai thấy điều ấy một cách rõ ràng như thấy quả am-ma-lặc trong bàn tay[49].

Quá trình diệt ngã

Tổng quát, Lăng-già nêu quan điểm về ngã có hai loại:

1/ Câu sinh;

2/ Hư vọng phân biệt.

Tatra Mahāmate satkāyadṛṣṭir dvividhā yaduta sahajā ca parikalpitā ca” [50]: Thân kiến có hai: 1. câu sanh, 2. hư vọng phân biệt. Ngoài văn kinh Lăng-già ra, chúng ta cũng có thể căn cứ thêm vào Thành Duy Thức để giải thích như sau:

1. Ngã chấp câu sinh: do năng lực của nhân nội tại được xông ướp bởi hư vọng kể từ thời vô thủy đến nay, thường hằng tồn tại hiện hữu cùng với thân; không cần phải chịu ảnh hưởng bởi tà giáo và tà phân biệt, mà chuyển hiện một cách tự nhiên, vì vậy gọi là câu sinh.

Loại ngã chấp này lại có hai thứ:

a. Thường tương tục, ở tại thức thứ bảy; nó lấy thức thứ tám làm đối tượng khiến khởi sinh hình tướng của tự tâm, rồi chấp đó là thực ngã.  Khởi tự tâm tướng là gì[51], có hai giải thích:

+ Tướng là ảnh tượng;

+ Tướng là cái bị chấp.

Thuật ký giải thêm, đây là tướng của tự tâm của thức thứ bảy. Hay nói cách khác sở duyên đều là tướng phần của tự tâm...

b. Có gián đoạn, tại thức thứ sáu; nó lấy hình tướng năm thủ uẩn, vốn là biến hiện của thức, làm đối tượng, hoặc tổng thể hoặc cá biệt, hay nói theo Thuật ký tức là lấy tổng thể ngũ uẩn làm đối tượng; hoăc lấy từng uẩn cá biệt làm đối tượng, sau đó khiến sinh khởi tướng của tự tâm, nhưng phải hiểu theo Thuật ký tướng của tự tâm, chỉ tướng là ảnh tượng; rồi chấp đó là thực ngã.

Cả hai chấp trước này rất khó đoạn trừ, vì rất vi tế. Về sau, trong việc tu đạo, thường xuyên tu tập sinh khởi không quán đặc biệt, hay nói theo thuật ngữ Lăng-già là Thắng sinh không quán - rotaāpannasya sadasatpakadṛṣṭidarśaāt satkāyadṛṣṭi prahīā bhavati [52]: Khi Tu-đà-hoàn thấy rõ kiến chấp sai lầm về hữu và phi hữu, thân kiến (câu sanh) mới được đoạn trừ.”

2.  Ngã chấp do phân biệt: cũng do năng lực của ngoại duyên hiện tại, không cùng tồn tại với thân, mà cần phải có ảnh hưởng của tà giáo và tà phân biệt mới có thể phát khởi, do đó nói là phân biệt.

Nó chỉ tồn tại trong thức thứ sáu là ý. Loại này cũng có hai thứ:

+ Duyên vào tướng của uẩn được thuyết bởi tà giáo khiến sinh khởi tướng của tự tâm, rồi phân biệt suy diễn chấp là thực ngã.

+ Duyên vào tướng của ngã được thuyết bởi tà giáo khiến sinh khởi tướng của tự tâm, rồi phân biệt suy diễn chấp đó là thực ngã.

Hai loại ngã chấp này dễ bị đoạn trừ, vì thô. Khi ở sơ khởi của kiến đạo, hay gọi tắt là Sơ kiến đạo; kiến đạo có hai phần: chân kiến đạo và tướng kiến đạo, đây thuộc phần đầu. Quán chân như về sinh khởi không và pháp không của hết thảy các pháp thì có thể đoạn trừ - “sā ca tasya pudgalanairātmyagrahābhāvataḥ prahīṇā”[53]kiến chấp này bị đoạn trừ khi (Tu-đà-hoàn) không còn chấp chặt đối với nhân vô ngã.”

Thuyết bản hữu

Thành Duy thức luận, nêu quan điểm cho rằng hết thảy chủng tử đều là bản hữu, không do bởi huân tập mới phát sinh; Sanskrit ta có thuật ngữ là vāsanā, hán dịch là tập khí, huân tập, tàn khí, tập quán dư tàn. Ta phân tích từ động từ căn có trường hợp, hoăc 1/ Ãvās (vāsayati): xông ướp, xông hương. 2/ Ãvas (vasati): ở, cư trú. Ở trong kinh Thắng man theo giải thích nghĩa sau, nên dịch là trụ địa. Nhưng do ảnh hưởng của sự huân tập mà nó phát triển.

Như Chủng chủng giới đã có đề cập, mà ta có thể dẫn ở Đại thừa trang nghiêm 1[54] với tên kinh là Đa giới tu-đa- la (Bahudhātuka-sūtra), Pāli tương đương, Bahudhātuka-sutta[55], đều có ghi rằng đại khái rằng: hết thảy hữu tình, từ vô thủy đến nay, có đa dạng giới, như đống ác-xoa, tồn tại một cách tự nhiên như vậy.  Ác xoa hay Ác-xoa tụ, từ sanskrit là aka, hoặc rudrāka, Hán dịch: diên quán châu, kim cang tử; tên khoa học của nó: Eleocarpus ganitrus; theo Thuật ký: ác-xoa, có hình dạng như hat vô thực tử  無食子. Khi rụng, chúng tự nhóm lại thành đống.  

Còn Giới là tên gọi khác của chủng tử. Theo Kinh Đại thừa A-tì-đạt-ma[56], dẫn bởi Nhiếp luận thích[57]: vô thủy thời lai giới, nhất thiết pháp đẳng y. Do thử hữu chư thú, cập niết-bàn chứng đắc 無始時 來界, 一切法等依, 由此有諸趣, 及涅槃證得. Ở Thành Duy thức luận ta có tương đương: “Giới, từ vô thủy đến nay, là sở y của hết thảy pháp.”

Giới đây có nghĩa là nhân. Du-già cũng nói: “Thể của chủng tử, từ vô thủy đến nay, tương tục không đứt tuyệt; tính tuy tồn tại từ vô thủy, nhưng do sự huân tập sai biệt bởi nghiếp tịnh và bất tịnh mới phát sinh. Do quan hệ với quả dị thục được tiếp nhận thường xuyên, nó được nói là mới.”[58] Nói cách khác tự tính của các chủng tử, từ vô thủy đến nay, tuy là bản hữu, nhưng do cái mới được huân tập như là nhiễm hay tịnh mà phát khởi.

Các loại hữu tình, từ vô thủy đến nay, nếu thuộc pháp bát-niết-bàn, tất cả thảy đều đầy đủ. Nếu không thuộc pháp bát-niết-bàn, khuyết chủng tử của ba loại bồ-đề mà ở Du-già đã nói rõ[59].

Các hữu tình đã được nói là bản lai có năm chủng tính khác nhau do đó cần phải xác định có chủng tử pháp nhĩ, không phát sinh do bởi huân tập. Tại sao ? Nhập Lăng-già 2[60] nói rõ, về chủng tính của năm thừa – “punar mahāmate pañcābhisamayagotrāi. katamāni pañca? yad uta śrāvakayānābhi-samayagotra, pratyekabuddhayāna-, tathāgatayāna-, aniyataikataragotra, agotra”:  Này Đại Huệ, có năm chủng tính được hiện chứng. Đó là, chủng tính hiện chứng Thanh văn thừa, chủng tính hiện chứng Độc giác thừa, chủng tính hiện chứng Như lai thừa, chủng tính bất định, và không chủng tính.

Giải thích vấn đề này của kinh Lăng già ta có thể dẫn ở Vô thượng y kinh 1[61], hay Thiện dũng mãnh bát-nhã 1 tức Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh, quyển 593, hội thứ 16[62]

Du-già cũng nói rõ[63] : “Sinh nại-lạc-ca, thành tựu bao nhiêu căn? ... Ba căn (vô lậu), ước hiện hành thì không thành tựu; ước chủng tử thì thành tựu”, tức là địa ngục thành tựu ba vô lậu căn, đó chính là chủng tử chứ không phải hiện hành.

Ta lại tiếp tục dẫn dài dòng ở Du-già 35[64]: Có hai loại chủng tính, chủng tính bản tính trụ (praktistha-gotra), và chủng tính tập sở thành (samudānīta-gotra)... Bản tính trụ, sáu xứ của Bồ tát, với hình thái đặc biệt  như thế, kể từ vô thủy lần lượt truyền đến nay, sở đắc bởi tự nhiên (dharmatā: pháp nhĩ). Tập sở thành, thiện căn đạt được do tập quán từ trước. Đó là giải thích cặn kẽ chủng tính bản tính trụ, đạt được một cách tự nhiên, từ vô thủy lần lượt tiếp truyền đến nay.

Từ các dẫn chứng như thế để ta hiểu rõ thêm thuyết bản hữu liên hệ với kinh Lăng-già, chứng minh rằng chủng tử vô lậu vốn là pháp nhĩ bản hữu, chứ không do huân tập mà phát sinh. Chủng tử hữu lậu tất nhiên cũng tồn tại một cách tự nhiên (pháp nhĩ hữu), do huân tập mà phát triển, không phải do huân tập riêng biệt mà phát sinh. Như vậy, nhân quả được thiết lập không tạp loạn.

Quan hệ các phần

Bốn phần, ở trong Thành duy thức luận có giải thích cặn kẽ, ở đây không lập lại dài dòng, mà chỉ nói về quan hệ của các phần này.

Thành Duy thức luận giải thích: Bốn phần hoặc được thâu tóm thành ba, tức phần thứ tư được coi như là phần tự chứng. Hoặc bốn phần tóm lại thành hai, vì cả ba phần sau đều có tính chất năng duyên nên được coi như là kiến phần. Ở đây nói kiến, tức có nghĩa là năng duyên.

Luận nói tiếp: Hoăc có khi bốn phần tổng quát thành một, vì thể của chúng không dị biệt;

Vấn đề này, Lăng-già giải thích – “vikalpavāsanābaddha vicitram cittasambhavam/ bahirdhā jāyate nṛṇā cittamātram hi laukikam/”[65] : bị dính chặt bởi tập khí phân biệt, tâm xuất hiện đa thù; người đời thấy nó xuất sinh bên ngoai, nhưng quả thực thế giới chỉ là tâm. Hán dịch, Nhập Lăng-già của Bồ-đề-lưu-chi, quyển 10[66] tương đương: 分別依熏習 種種生種種 眾生心見 外 故 我說惟心. Cũng có thể nói là do tự tâm chấp trước, tâm chuyển biến thành ảnh tợ ngoại cảnh. Thế nên, cái được thấy kia không thực hữu, cho nên nói duy tâm.

Tóm lại, rải rác nhiều nơi, duy nhất tâm được nói đến. Từ nhất tâm này cũng gồm luôn cả tâm sở. Vì vậy, hành tướng của thức chính là liễu biệt. Mà liễu biệt chính là kiến phần của thức vậy.

Các biệt danh và chứng minh sự tồn tại của ālaya

Ta thấy trong Lăng-già Phạn ngữ ālaya được gọi bằng khyātivijñāna[67] mà hán dịch là Hiện, vì các pháp hiển hiện trên đó. Từ thứ hai ta tìm thấy là vastuprativikalpa-vijñāna[68] hán gọi là Thức, tức thức phân biệt sự, đó là điều mà ta có thể dẫn bởi Vô tướng.

Tuy các hữu tình thảy đều thành tựu thức thứ tám, nhưng tùy theo ý nghĩa mà lập nhiều tên gọi khác nhau. Trong các bản kinh Đại thừa Phạn ngữ khác ta thấy ālaya còn được gọi là citta mà ở trong Thuật ký ghi: Phạn nói chất-đa 質多. Hiểu theo ngữ nguyên Sanskrit, động từ căn Ãci: tích luỹ. Nhiếp luận bản 1 cũng giải thích[69] : nói là tâm (citta), vì nó là nơi tích luỹ (ācita) chủng tử được huân tập của các chủng loại pháp sai biệt. Cũng vì nó là là nơi tích luỹ chủng tử được huân tập của các pháp vạn thù sai biệt cho nên ta gọi nó là tâm (citta).

Ālaya còn được gọi ādāna (A-đà-na) hay vijñeyāśraya (sở-tri-y) ở trong Nghĩa đăng có đến mười bốn tên gọi khác nhau[70].

Làm thế nào để có thể biết tồn tại thức thứ tám này với tự thể riêng biệt ngoài sáu thức như thức con mắt v.v..? Đó chính là câu hỏi do Luận chủ Thành duy thức tự vấn, rồi tự đáp: Do y chỉ āgama-pramāa tức là định lượng, chỉ Thánh giáo lượng, hay nơi chính lý của Thánh giáo như là nguồn nhận thức có thẩm quyền. KinhLăng-già trả lời câu hỏi này –“taragā hy udadher yadvat pavanapratyayeritā/ ntyamānā pravartante vyucchedaś ca vidyate//99/ ālayaughas tathā nitya viayapavanerita/ citrais taragavijñānair ntyamāna pravartate// 100/” [71]: Như những con sóng trên đại dương bị kích động bởi gió, người ta thấy chúng hoạt động nhảy múa không ngừng. Dòng lũ a-lại-da cũng vậy, thường xuyên bị kích động bởi gió ngoại cảnh, các con sóng thức muôn vẻ hoạt động như nhảy múa [72].

Ta có thể giải thích tổng hợp qua các tụng bản Lăng-già: Như biển gặp điều kiện gió dấy lên vô vàn sóng, hiện tiền tác dụng chuyển, không bao giờ gián đoạn. Tàng thức cũng như vậy, bị kích bởi gió cảnh, hằng dấy các sóng thức, hiện tiền tác dụng chuyển. Tức là các thức như con mắt v.v.. không thường xuyên liên tục chuyển khởi các thức như sóng trên biển cả, do đó biệt chỉ riêng biệt có thức thứ tám tồn tại.

Ta có bài kệ trong kinh Lăng-già như sau - “cittam ālayavijñāna mano yan manyanātmakam/ ghāti viayān yena vijñāna hi tad ucyate//” [73]: Tàng thức gọi là tâm; Tính tư lương là ý; Nhận biết các cảnh tướng, Chúng được gọi là thức.

Thức a-lại-da bị gió nghiệp thổi, nó y chỉ khắp trên các căn, hằng tương tục chuyển vận, đây là điều Thuật kýnói được dẫn chứng Lăng-già. Các tụng bản Lăng-già Hán dịch không có đoạn tương đương. Tập thành biên[74] dẫn Lăng-già 9[75] chúng ta không có minh văn dẫn chính xác, chỉ có đại ý tương đồng[76].

Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, sự tồn tại của thức thứ tám được đặc biệt nói đến. Các kinh Đại thừa đều dẫn đến vô ngã, đối nghịch số thủ thú, quay lưng lại với dòng lưu chuyển mà xu hướng đến hoàn diệt, tán thán Phật, Pháp, Tăng, chỉ trích các Ngoại đạo, biểu dương các pháp như uẩn v.v.. bác bỏ thắng tính các thứ. Vậy Số thủ thú 數取趣  là gì? Nó được dịch nghĩa của từ Phạn ngữ pudgala (bổ-đặc-già-la), tự ngã như là nhân xưng hay nhân cách; chủ thể của nhận thức, và luân hồi.

Và cũng nên biết rằng tâm hữu lậu v.v… không thể chứng thật lý, Kinh nói: “Trong gia hành vị, khởi hai không quán về sinh và pháp vẫn còn mang ấn tượng về không tướng, chưa chứng thật lý, nên gọi là giả tướng”[77]; vì thế tất cả đều được gọi là phân biệt hư vọng - “yaduta ālayavijñānasya abhūtaparikalpa-vāsanāvaicitryanirodha[78] Khi tập khí của hư vọng phân biệt của a-lại-da thức diệt[79]… Kinh không nhất thiết khẳng định thứ tám là năng phân biệt.

Những ai hâm mộ Đại thừa đều thừa nhận các kinh đó được liệt vào các Kinh điển hiển thị chân lý không điên đảo, vì chúng được bao hàm āgama-pramāa: Chí giáo lượng 至教量, hay Thánh giáo lượng; tức là nguồn nhận thức chân chính, hay thẩm quyên nhận thức, có từ Thánh giáo hay Thánh điển.

Sở y của mạt-na

Lăng già nói  - “ālāya hi samāśritya mano vai sapravartate/ citta manaś ca saśritya vijñānasapravartate[80]:  Mạt-na y chỉ a-lại-da mà tiến hành hoạt động. Thức y chỉ tâm và ý mà tiến hành hoạt động

Thuật ngữ duy thức gọi là y bĩ chuyển 依彼轉, nghĩa là Y trên (thức) kia mà chuyển, nguyên văn phạn ngữ -“tad āśritya pravartate. Sthiramati (Bhāya): « tad-vāsanāśrayo hy ālayavijñānam atas tad āśritya pravartate satānenotpadyata ity artha” [81], sở y của tập khí của nó là thức a-lại-da; do y chỉ trên đó mà nó vận hành, nghĩa là nó sinh khởi liên tục tiếp nối. Đoạn văn vừa dẫn nêu rõ sở y của thức này, Thức kia, tức thức năng biến thứ nhất. Du-già luận nói rằng: “Do có a-lại-da mà có mạt-na” [82], nói khác đi thức này y chỉ nơi Tàng thức.

Nan-đà và Thắng Tử dẫn bởi Thuật ký nói rằng ý này lấy chủng tử của thức (thứ tám) kia, chứ không phải thức hiện hành của nó, hay chính là Hiện thức 現識, tức hiện hành thức; phân biệt với hiện thức (khyāti-vijñā).Lăng-già giải thích – “dvividhaṃ mahāmate vijñānaṃ saṃkṣepeṇa aṣṭalakṣaṇoktaṃ khyātivijñānaṃ vastuprativikalpavijñānaṃ ca”[83] : thức được nói có tám tướng, tổng lược có hai loại: hiện thức và phân biệt sự thức; làm sở y; Vì nó vận hành không gián đoạn, nên không nương trên thức hiện hành làm sở y câu hữu để xuất hiện.

Ta tạm kết luận về ý này, Mạt-na lấy cả chủng tử và hiện thức của thức kia làm sở y. Tuy nó vận hành không gián đoạn, nhưng có chuyển dịch nên được gọi là chuyển thức. Vì vậy, nó phải tựa vào hiện thức làm câu hữu y mới có thể xuất hiện.

Ba đoạn - Năm pháp

Căn cứ theo Thành Duy Thức luận: Hối, miên duy thông kiến và tu sở đoạn, vì hiện khởi do ảnh hưởng tà kiến các thứ.  

Thuật ký giải thích thêm: Thêm từ “duy”, vì trong Tiểu thừa chúng duy thuộc tu sở đoạn; còn ở đây nói chúng thông cả kiến sở đoạn vì có thể do tà kiền mà khởi. Lại vì chúng không phải được dẫn sinh trực tiếp bởi vô lậu đạo. Tức là giải thích hối, miên không thuộc bất đoạn (phi sở đoạn). Vấn đề: khổ căn vẫn có nơi thân vị vô học; giấc ngủ cũng vậy. Nhưng khổ căn thuộc phi sở đoạn, tại sao hối, miên lại không? Không nơi thân vị hữu học được nhận thức bởi hậu đắc trí trong vô lậu đạo. Hối, miên thì không phải vậy. Và cũng không phải như ưu, do thiết tha mong cầu giải thoát. Do thiết tha cầu giải thoát mà sinh ưu.

Du-già 57[84]: “Như Kinh nói, hướng thượng hy cầu giải thoát mà sinh lo buồn (ưu thích). Hỷ như thế nào? Người tu hành suy nghĩ, nơi đó, chúng Thánh thành tựu và an trú. Cầu thế nào? Người tu hành suy nghĩ, ta sẽ thành tựu và an trú nơi đó. Buồn (thích) là thế nào? Buồn vì không thỏa mãn tình trạng hạ liệt.  Lo (ưu) thế nào? Trông mong đạt đến vô thượng.” . Ưu như vậy không đồng ố tác, cho nên, ưu căn thuộc phi sở đoạn, ố tác không phải như vậy. Cái đã bị đoạn rối thì gọi là phi sở đoạn, cho nên thụy miên nơi bậc vô học thuộc phi sở đoạn, kinh nói: “Phi sở đoạn là gì? Hết thảy pháp hữu học xuất thế gian, hết thảy pháp nơi tương tục (thân) của vị vô học; trong đó, nếu các pháp xuất thế, tự tính ở trong tất cả mọi thời nên được gọi là phi sở đoạn (không cần phải đoạn trừ, aprahātavya, apraheya). Các pháp còn lại thuộc thế gian do đã bị đoạn trừ rồi nên được gọi là phi sở đoạn.”[85]

Tầm và tứ tuy không thuộc chân vô lậu đạo, Tầm và tứ không tương ưng với vô phân biệt trí, nhưng có thể dẫn đến đó, như trong gia hành vị, do tầm và tứ dẫn khởi chân kiến đạo và được dẫn sinh bởi đó, trong hậu đắc trí có thể dẫn khởi tầm tứ, cho nên thông cả kiến, tu và phi sở đoạn.

Liên hệ đến Kinh Lăng-già, có ý kiến nói tầm tứ là phi sở đoạn, trong năm pháp - “pañca dharmāḥ, nimittaṃ, nāma, vikalpas tathatā, samyagjñānaṃ”[86] : danh, tướng, phân biệt, chính trí, như như [87]; chúng chỉ thuộc phân biệt. Vì Du-già nói chúng là phân biệt: “Các tầm tứ tất là phân biệt. Hoặc có phân biệt mà không phải là tầm tứ…”[88]

Ý kiến khác nói, cả hai cũng thuộc chính trí, vì được nói chính tư duy là vô lậu: “Chính tư dúy, y chính kiến và cùng đồng hành vói nó là tư duy ly dục, tư duy ly sân, tư duy vô hại (cũng gọi là ba thiện tầm). ở trong tu đạo, tương tục tác ý mà tư duy các đế, cùng tương ưng với tác ý vô lậu, khiên tâm thú nhập, cực thú nhập, tầm cầu, cực tầm cầu…”[89], theo đó, thể của chính tư duy là tầm. Vì chúng khiến cho tâm tầm cầu. Và vì được nói chúng là nhân của ngôn thuyết. Ở địa vị chưa cứu cánh, chưa thể có nhận thức hoàn toàn về bệnh và thuốc, trong trí hậu đắc, khi thuyết pháp cho người khác nghe, tất phải nhờ đến tầm tứ, không giống như ở Phật địa, ở đó thuyết pháp mà không cần dụng công. Vì vậy, hai thứ này cũng thông cả vô lậu. Tuy nói là tầm tứ tất nhiên là phân biệt, nhưng không nhất định nói chúng chỉ thuộc pháp thứ ba, vì trong hậu đắc chính trí cũng có phân biệt. Các vấn đề còn lại, chuẩn theo trên, như lý mà suy.

Ngoài ra Lăng-già kể có ba tính: vọng kế tính, duyên khởi tính và viên thành tính[90]; Trường hợp khác Nói y tha khởi tính chỉ bao hàm phân biệt. Biến kế sở chấp bao hàm tướng và danh. Chính trí và chân như được bao hàm trong viên thành thật[91]

Các chủng tử là tập khí của tướng, danh và phân biệt, ta nhắc lại năm pháp (pañcadharmā) của Lăng-già: tướng (nimitta), danh (nāma), phân biệt (vikalpa), như tính (tathātā), chính trí (samyagjñāna). Ở đây muốn kết luận hai pháp sau là vô lậu, không đề cập trong đây, vì không phải là đối tượng của a-lại-da thức. Thân có căn là các căn thuộc sắc và y xứ của căn. Cả hai cái này được chấp thọ bởi thức, được nhận làm tự thể của thức, vì cùng chung an, nguy. Chấp thọ và xứ đều là sở duyên.

Thức dị thể

Luận chủ Thành Duy thức đặt vấn đề: Tự tính của tám thức, không thể nói xác định là nhất thể được. Bởi vì hành tướng, sở y, sở duyên, và tương ưng của chúng khác nhau. Hoặc khi một thức này diệt, các thức khác không diệt. Hình thái năng huân và sở huân của chúng cũng khác nhau.

Nhưng chúng cùng không nhất định là dị biệt. Kinh Lăng-già nói, tám thức như nước và sóng, không có sự sai biệt: “udhadheś ca taraā yathā nāsti viśeaam/ vijñānānā tathā citte pariāmo na labhyate/”[92]: cũng như không có sự sai biệt của các con sóng của biển; cũng vậy, không thể biết được sự chuyển biến của các thức trong tâm[93].Vì nếu tất định chúng dị biệt, sẽ không có tính nhân quả. Và vì, như huyễn sự các thứ, chúng không có định tính.

Như đã được nói ở đoạn trước, các đặc tính sai biệt của thức là y trên lý thế tục chứ không phải chân thắng nghĩa. Có ba thế tục: (savti, chân lý theo quy ước): loka-savti,  yukti-savti, prāpti-savti:

1. Thế gian thế tục, những khái niệm về nhà cửa, đoàn quân, rừng cây.

2. Đạo lý thế tục, khái niệm về uẩn, xứ, giới.

3. Chứng đắc thế tục, khái niệm về các quả vị Dự lưu v.v..

Hoặc thêm cái thứ tư: thắng nghĩa thế tục (paramārtha-savti).  Đối lại, có bốn thắng nghĩa:

1. Đạo lý thắng nghĩa;

2. Chứng đắc thắng nghĩa;

3. Thắng nghĩa thắng nghĩa;

4. Thế tục thắng nghĩa.

Bởi vì, trong chân thắng nghĩa, tâm và ngữ đạo đều dứt tuyệt. Như kệ Lăng-già nói - “citta manaśca vijñāna lakaārtha prakalpyate/ abhinnalakaāny aṣṭau na ca lakya na lakaam//[94]: tâm, ý, thức được phân biệt theo ý nghĩa biểu thị; nhưng cả tám không có các tướng khác biệt, cái biểu thị và cái được biểu thị không khác biệt”. Lăng-già Hán ngữ ta có như sau: 心意識八種 俗故相有別 真故相無別 相所相無故; so sánh Nhập Lăng-già 9[95]: tâm ý cập ý thức, phân biệt ngoại tướng nghĩa, bát vô sai biệt tướng, phi năng kiến khả kiến 心意 及意識 分別外相義 八無差別相 非能見可見. Ở đây, ta có thể giải thích theoThành duy thức tức là Tâm, ý, thức, tám thứ, tục nên tướng sai biệt, chân nên tương vô biệt. Tướng, sở tướng đều không.

Tam giới duy tâm

 “Mama tu mahāmate na nityā nānityā…bāhyabhāvānabhyupagamāt tribhavacittamātropadeśāt…,”[96] Ta không nói thường hay vô thường… vì hữu thể ngoại tại không được thừa nhận, vì ba hữu được chỉ thị duy chỉ tâm.

Đó là triết lý tam giới duy tâm được đề cập đến không chỉ trong Lăng-già mà còn trong khá nhiều kinh điển khác. Ta có thể đọc thêm một đoạn khác ở Dasabhūmika: “te cittamātra ti traidhātukam otaranti, api cā bhavāga iti dvādaśa ekacitte/[97]:  Họ vượt qua ba cõi vốn duy chỉ là tâm, và mười hai hữu chi cũng chỉ là một tâm. Ta dẫn một vài kinh điển để giải thích vấn đề này của kinh Lăng-già:

Thập địa kinh cũng nói[98]:了達三界唯是心十二有支依心有 liễu đạt tam giới duy thị tâm thập nhị hữu chi y tâm hữu. Đoạn khác nói tiếp[99]: 是菩薩作是念三界虛妄但是一心作 thị bồ tát tác thị niệm tam giới hư vọng đãn thị nhất tâm tác.

Kinh Hoa Nghiêm, bản kinh có thẩm quyền về vấn đề này, dạy rõ: “三界虛妄. 但是心作[100] tam giới hư vọng, đãn thị tâm tác; Ở bản dịch khác cũng nói: 三界所有。唯是一心[101] Tam giới sở hữu duy thị nhất tâm.

Giải thâm mật 3: 我說識所緣唯識所現故[102] ngã thuyết thức sở duyên duy thức sở hiện cố

Tức là Sở duyên của thức duy chỉ là cái được hiển hiện bởi thức. Điều này được nói bởi Nhiếp luận (Vô Tính) 4[103].

Điểm này Thành Duy thức luận có phân tích rất rõ ràng, và cũng có nói rằng: “Các pháp đều không lìa tâm”, điều này theo Khuy Cơ được dẫn bởi Lăng-già, nhưng không có minh văn, được dẫn ở nhiều nơi trong kinh.

Tâm tương ưng, vì Tương ưng với tha tính

Ta dẫn một bài tụng trong luận Trang nghiêm kinh: 能取及所取 此二唯心光貪光及信光 二光無二法[104]: Cho rằng tâm hiện tợ thành hai; cũng vậy, hiện tợ tham, v.v.. họăc hiện tọ tín v.v..; pháp nhiễm và nhiễm không khác nhau. Lăng-già có bài kệ tương đương - “cittam davayaprabhāsam rāgādyāsam isyate tadvat/ śraddhādyābhāsam na tadanyo dharmah listakuśalo’sti//”[105]: tâm được cho là ảnh tợ của nó có hai (năng thủ và sở thủ), như ảnh tợ tham các thứ, ảnh tợ tín các thứ, ngoài nó ra không có pháp não là nhiễm hay thiện

Luận sư Duy thức đặt nghi đề: Nếu chúng chỉ là phần vị sai biệt của tâm, vì sao Thánh giáo nói tâm tương ưng, vì tương ưng tha tính chứ không tương tự tính? Lăng-già nói rằng:  “Sinh, cùng tâm tương ưng. Chết, không cùng tâm tương ưng”.”[106] Ta tìm thấy vấn đề này trong Tạp tập như sau[107]: Sau nghĩa của tương ưng; trong đó,  đồng hành tương ưng: tâm và tâm pháp cùng đồng hành hỗ tương nơi đối tượng (sở duyên)… Tương ưng vớ tha tính chứ không tương ưng với tự tính. Như tâm không tương ưng với các tâm khác (cùng tự tính)”.

Nhập Lăng già giải thích: “Tâm và tâm sở pháp cùng một thời không phải trước sau, như mặt trời và ánh sáng của nó cùng một thời, mà phân biệt thành nhièu hình thái khác nhau”[108]. Nghĩa là Tâm và tâm sở cùng thời khởi như mặt trời với ánh sáng. Đây là nói về tâm sở không phải tâm. Hay nói theo Thuật ký các nhà Hữu bộ cho rằng không có tâm sở riêng biệt, mà chỉ là phần vị sai biệt trước sau của tâm.

Các chủng tánh

Chủng tánh (gotra) ở đây cũng hiểu là chủng tử (bīja), là giới (dhātu), là tánh (prakti).”  Quan điểm Duy thức gọi chủng tử là công năng tiềm thế, khi đủ duyên thì phát khởi hiện hành.

Phạn bản Lăng-già (và Nhập Lăng-già 2)[109] – “pañca abhisamayagotrāi ... śrāvakayānābhisamayagotra, pratyekabuddha-, tathāgata, anitya-taikataragotra agotram[110] , Phật y trên năm hạng chủng tánh mà thành lập năm thừa[111]: chủng tánh Thanh văn thừa, Bích-chi-phật thừa, Như lai thừa, bất định thừa, và vô tánh. Hạng chủng tánh bất định, là không nhất định sẽ chứng thừa nào, mà tùy theo điều kiện ban đầu; gặp nhân duyên với thừa nào thì phát tâm và thành tựu cứu cánh trong thừa đó. Hạng vô chủng tánh, mà kinh gọi là nhất-xiển-đề, là hạng không có chủng tánh Niết-bàn.

Theo Lăng-già: Nhất-xiển-đề là hạng không có Niết-bàn tánh. Hạng này không có tín tâm để tin rằng có sự giải thoát nên không hề có ý hướng về sự nhập Niết-bàn. [112] Nhóm chủng tánh này cũng được chia thành hai nhánh:

+ Nhánh đoạn thiện căn do không có một chút gốc rễ thiện gì để có thể tin tưởng có giải thoát và Niết-bàn.

+ Nhánh thứ hai, Bồ-tát do đại bi nên vĩnh viễn không hề có ý hướng Niết-bàn[113].

Như vậy, các loại chủng tánh được kể trong kinh Lăng-già rất cụ thể, có thể tìm đọc nguyên văn của kinh để hiểu rõ hơn.



[1] Saddharmalakāvatārasūtram(dẫn: La), tr. 10.

[2] Lăng-già a-bạt-đà-la bảo kinh (4 quyển), Đại 16, tr. 480a.

[3] Nhập Lăng-già kinh (10 quyển), Đại 16, tr. 519a8. Cf. Đại thừa nhập Lăng-già kinh (7 quyển), Thật-xoa-nan-đà dịch, Đại 16, tr. 590b29.

[4] Sūtrālankā, tr. 17423.

[5] Cf. Trang nghiêm kinh, tr. 659b9.

[6] La, tr. 86.20.

[7] Đại 16, tr. 618b 26.

[8] Cf. Lankā, tr. 64:

[9] Nhập Lăng-già (Đường) 3, tr. 602b26; Cf. Giải thâm mật 4, tr. 708b6.

[10] Cf. Laka, tr. 41.

[11] Lăng-già 5, Đại 16, tr. 621c. Cf. Laṅkā, tr. 96.

[12] Nhập Lăng-già 7, T16n0671, tr.0554c14. Cf. T16n0672, tr.0618b17.

[13] Śūtrālakāra, xvii. k. 19.

[14] La, 27.4.

[15] Lăng-già, Đại 16, tr. 597a15.

[16] Cf. Thắng Man, Cầu-na-bạt-đà-la, Đại chánh 11, No.310. Bản việt, Tuệ Sỹ.

[17] Cf. Lăng-già (Đường) 4, tr. 607b23.

[18] Lakā iii, N. 136. Cf. Lăng-già, quyển 4, Đại 16, tr. 607b22.

[19] Cf. La, tr. 56.5.

[20] Ibid, tr. 56.5.

[21] Cf. Lăng-già (bản 4 quyển), Đại 16, tr. 497c17; Nhập Lăng-già kinh, Đại 16, tr. 540b16.

[22] Studies in the Lankavatara Sutra, London, 1930.

[23] Cf. La, tr. 87.3.

[24] Lăng-già, Đại 16, tr. 618c15.

[25] La, N. 63.

[26] Thắng Man, Đại chánh, tr. 219c.

[27] Lăng-già (Ngụy) 2, tr. 252c18.

[28] Lăng-già, (Đường) 2. tr. 596c9.

[29] La, tr. 95.

[30] Thành duy thức 8, Đại 31, tr. 45a 23.

[31] Bảo khốt, 52a5.

[32] La, tr. 90.9.

[33] Lăng-già 5, Đại 16, tr. 619c5.

[34] La, tr. 90.

[35] Tham chiếu Lăng-già 5, Đại 16, tr. 619ab.

[36] Cf. Thắng Man, Cầu-na-bạt-đà-la, Đại chánh 11, No.310. Bản Việt, Tuệ Sỹ.

[37] Laṅkā, tr. 90.7.

[38] Cf. Lăng-già 5, Đại 16, tr. 619c1.

[39] La, tr. 33.10. Cf. Lăng-già 11, Đại 16, tr. 599b9.

[40] Ibid, La, tr. 33.10.

[41] La, tr. 90.18. Cf. Đại thừa nhập Lăng-già 5, Đại 16, tr. 619c13.

[42] Cf. Lanka, tr. 907.

[43] Ibid, tr. 909.

[44] Ibid, tr. 909.

[45] Ibid, tr. 909.

[46] Cf. Thắng Man, Chương XIII. Tự tánh thanh tịnh, Cầu-na-bạt-đà-la, Đại chánh 11, No.310. Bản việt, Tuệ Sỹ.

[47] Cf. La, tr. 95 và Lăng-già 5, Đại 16, tr. 621bc.

[48] Lakāvatāra, 78 (Nanjio.).

[49] Lăng-già 5, Đại 16, tr. 619c. Cf. Laṅkā, tr. 90.

[50] Cf. La, tr. 118. Nhập Lăng-già 4, bản 10 quyển, T16n671, tr.537a17.

[51] Xu yếu, Đại chánh, tr. 621c19.

[52] La, ibid.

[53] La, ibid.

[54] T31n1604, tr. 594b9. Cf. Thuật ký, đoạn trích dẫn từ kinh Vô tận ý, tức “Phẩm 12. Vô Tận Ý Bồ-tát,”Đại tập kinh 27-30, T12n397; biệt dịch, A-sai-mạt Bồ-tát (Akayamati-Bodhisattva) kinh, T12n430. Thuật ký cũng nói, phần đầu đoạn dẫn cũng được dẫn bởi Tì-bà-sa. Cf. Pháp uẩn 10 (T26n1537, tr. 501b24),phẩm Đa giới.

[55] M. iii. 61ff.

[56] Đại chánh chưa có Hán dịch.

[57] T31n1597, tr. 324a18.

[58] Cf. Du-già 3, T30n1579, tr. 284b19.

[59] Ibid., tr. 284a29.

[60] T16n671, tr. 526c8. Cf. Skt. Lakā p. 63.

[61] Dẫn theo Thuật ký, ghi là Đại16, số 669, chưa tìm thấy số trang.

[62] T7n220, tr. 1066a29; Skt. Suvikrāntavikrāmaparipcchā.

[63] Du-già 57, tr. 615a27.

[64] T30n1579, tr. 478c12.

[65] Cf. La, 10 (Sagāthakam). 486.

[66] T16n671, tr. 576c29.

[67] La, N. 37.

[68] La, N.37.

[69] Nhiếp bản luận 1, Đại chánh, tr. 134a9.

[70] Nghĩa đăng 4 (tr. 729b25): Có 18 tên gọi. Tung nói: 無沒 ,本, 宅, 藏 / 種, 無垢, 持, 緣/ 顯, 現, 轉,

心, 依 / 異, 識, 根, 生,有: 1. Vô một, không chìm, không tan biến. Có lẽ do Skt. đọc là alaya (gốc

động từ lī: layati, chìm mất, biến mất), thay vì đọc là ālaya. Dẫn luận Vô tướng: vì các chủng tử không chìm ẩn mất nên gọi là vô một. 2. Bản, hay căn bản thức, Skt. mūla-vijñāna. 3. Trạch, cái nhà, một nghĩa khác của từālaya. 4. Tàng, nghĩa phổ biên của từ ālaya. 5. Chủng, tức chủng tử thức. 6. Vô cấu, xem giải thích của Luận. 7. Trì, hay chấp trì thức, nghĩa của từ a-đà-na thức (ādāna-vijñāna). 8. Duyên, Skt.pratyayaBiện trung biên (Madhyānta, k. 10) A-lại-da là điều kiện cho các thức khác xuất hiện (ālayavijjñānam anyeāvijñānānā pratyâytvāt pratyaya-vijñānam). 9. Hiển, dẫn luận Vô tương: vì nó làm hiển lộ năm căn, bốn đại (Skt. vijñapti-vijñāna?). 10. Hiện, cì các pháp hiển hiện trên đó; Skt. Khyātivijñāna (La, N. 37). 11. Chuyển, dẫn Vô tướng: các pháp y trên nó mà sinh khởi (Skt. pravttivijñāna). 12. Tâm, xem giải thích trong Luận. 13. y, vì nó là y chỉ của sở tri, xem giải thích của Luận; Skt. āśraya-vijñāna. 14.Dị, tức dị thục; Skt.vipāka. 15. Thức, dẫn Vô tướng: tức thức phân biệt sự; Skt. vastuprativikalpa-vijñāna (La, N.37). 16. Căn, chỉ cho căn bản thức của Hữu bộ. sinh, hữu. 17. Sinh,tức cùng sinh tử uẩn của Hoá địa bộ. 18. Hữu, tức hữu phần thức của Thượng tọa bộ; Skt. bhavānga. Cf. Note. dẫn bởi Tuệ sỹ, Thành Duy Thức Luận bản việt.

[71] Lakā ii, kā 99 tt (N. 46).

[72] Cf. Lăng-già bảo 1 (Cầu-na-bạt-đà-la, T16n0670, tr. 484b9); Nhập lăng-già 2 (Bồ-đề-lưu-chi, T16n671, tr. 523b19); Đại thừa Nhập Lăng già 2 (T16n0672, tr. 594c11).

[73] Lakā, N. 278. Cf. Nhập Lăng-già 9 (Bồ-đề-lưu-chi), T 671 tr. 567c14; Nhập Lăng-già 7 (Thật-xoa-nan-đà), T 672, tr. 632b26.

[74] Tập Thành biên 20, Đại chánh, tr. 432a.

[75] Lăng-già bản 10 quyển; Cf. T 671, tr. 569a11.

[76] Cf. Lăng già 6, bản 7 quyển, T 672, tr. 627c6.

[77] Nghĩa diễn 11, tr. 807c17.

[78] La N. 38.

[79] Lăng-già (Đường) 1, tr. 593b22.

[80] La, x. k 269; N. 301. Cf. Nhập Lăng-già 9, T 671 tr. 571c12.

[81] Triśa, k. 5b.

[82] Du-già 51, Đại chánh, tr. 580b14.

[83] Cf. La. N 37.

[84] Đại chánh, tr. 618b27.

[85] Du-già 66, tr. 668a26.

[86] La, N. 228.

[87] Cf. Nhập lăng già 7, T 671, tr. 557a26.

[88] Du-già 5, tr. 302c02.

[89] Hiển dương 2 (tr. 489b24)

[90] Bản Ngụy 7, tr. 577c25, văn không rõ. La, N.227.

[91] Lăng-già (Đường) 5, tr. 620b27.

[92] Cf. La 10. 389 (N.314).

[93] Nhập Lăng-già 9, T16n0671, tr.0574c01.

[94] Lakā 10. 388 (N. 314).

[95] Đại chánh, tr. 574b28.

[96] Lakā 85. 28. Cf. T16n672, tr. 618a18.

[97] Cf. Dasabhūmika, k. vi. 16.

[98] Thập địa kinh 5, T10n287, tr. 555a25.

[99] Thập địa luận 8, T26n1522, tr. 169a15.

[100] Hoa nghiêm (Phật-đà) 25, T9n278, tr. 558c10.

[101] Hoa nghiêm (Thật-xoa) 37, T10n279, tr. 194a14.

[102] T16n676, tr. 698b2.

[103] T31n1598, tr.400a10.

[104] Trang nghiêm 5, Đại chánh, tr. 613b12.

[105] La, ibid.

[106] Nhập Lăng-già 10, T 671.

[107] Tạp tập 5, tr. 718a18-19

[108] Nhập Lăng-già 7, T 671 tr. 557c27.

[109] Lăng-già, Bản 10 quyển; T16n0671, tr.526c8.

[110] Lakāvatāra, Nanjio tr. 64.

[111] Phân biệt: eka-yāna, “một cỗ xe duy nhất” với ekāyana, “một con đường duy nhất”.

[112] Ibid. Note 9, tr. 527a29.

[113] Skt. ibid., tr. 66: icchantika.

 

Danh Bồ tát Quan tự tại, Tham thiền trí huệ mở khai tấm lòng, Thấm nhuần năm uẩn đều không

प्रज्ञापारमिताहॄदय सूत्रं

prajñāpāramitāhṝdaya sūtraṁ

॥ नमः सर्वज्ञाय ॥

|| namaḥ sarvajñāya ||

आर्यावलोकितेश्वरो बोधिसत्त्वो गंभीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म ।

āryāvalokiteśvaro bodhisattvo gaṁbhīrāyāṁ prajñāpāramitāyāṁ caryāṁ caramāṇo vyavalokayati sma |

 पञ्च स्कन्धास्तांश्च स्वभावशून्यान्पश्यति स्म ।

pañca skandhās tāṁś ca svabhāva-śūnyān paśyati sma |

 इह शारिपुत्र रूपं शून्यता शून्यतैव रूपम् ।

iha śāriputra rūpaṁ śūnyatā śūnyataiva rūpam |

रूपान्न पृथक्शून्यता शून्याताया न पृथग्रूपम् ।

rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyātāyā na pṛthag rūpam |

यद्रूपं सा शून्यता या शून्यता तद्रूपम् ।

yad rūpaṁ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpam |

एवमेव वेदानासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि ।

evam eva vedānā-saṁjñā-saṁskāra-vijñānāni |

इह शारिपुत्र सर्वधर्माःशून्यतालक्षणा

iha śāriputra sarva-dharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇā

अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमलाविमला नोना न परिपूर्णाः ।

anutpannā aniruddhā amalāvimalā nonā na paripūrṇāḥ |

तस्माच्चारिपुत्र शून्यतायां न रूपं

tasmāc cāriputra śūnyatāyāṁ na rūpaṁ

न वेदना न संज्ञा न संस्कारा न विज्ञानं ।

na vedanā na saṁjñā na saṁskārā na vijñānaṁ |

न चक्षुः श्रोत्र घ्राण जिह्वा काय मनांसि

na cakṣuḥ-śrotra-ghrāṇa-jihvā-kāya-manāṁsi

न रूपशब्दगन्धरसस्प्रष्टव्य धर्माः

na rūpa-śabda-gandha-rasa-spraṣṭavya-dharmāḥ

न चक्षुर्धातुर्यावन्न मनोविज्ञानधातुः ।

na cakṣur-dhātur yāvan na mano-vijñāna-dhātuḥ |

न विद्या नाविद्या न विद्याक्षयो नाविद्याक्षयो

na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo

यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयो

yāvan na jarāmaraṇaṁ na jarāmaraṇakṣayo

न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तिः ।

na duḥkha-samudaya-nirodha-mārgā na jñānaṁ na prāptiḥ |

तस्मादप्राप्तित्वाद्बोधिसत्त्वानां प्रज्ञापारमितामाश्रित्य

tasmād aprāptitvād bodhisattvānāṁ prajñāpāramitām āśritya

विहरत्यचित्तावरणः ।

Viharaty a-cittāvaraṇaḥ |

चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः ।

cittāvaraṇa-nāstitvād atrasto viparyāsātikrānto niṣṭhanirvāṇaḥ |

त्र्यधवव्यवस्थिताः सर्व बुद्धाः प्रज्ञापारमिताम्

tryadhavavyavasthitāḥ sarva-buddhāḥ prajñāpāramitām

आश्रित्यानुत्तरां सम्यक्सम्बोधिं अभिसम्बुद्धाः ।

āśrityānuttarāṁ samyaksambodhiṁ abhisambuddhāḥ |

तसाज्ज्ञातव्यं प्रज्ञापारमितामहामन्त्रो

tasāj jñātavyaṁ prajñāpāramitā-mahāmantro

महाविद्यामन्त्रो ऽनुत्तरमन्त्रो ऽसमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनः ।

mahāvidyāmantro 'nuttaramantro 'samasama-mantraḥ sarvaduḥkhapraśamanaḥ |

सत्यममिथ्यत्वात्प्रज्नापारमितायामुक्तो मन्त्रः

satyam amithyatvāt prajnāpāramitāyām ukto mantraḥ

तद्यथा ।

tad yathā |

गते गते पारगते परसंगते बोधि सवाहा ॥

gate gate pāragate parasaṁgate bodhi savāhā ||

इति प्रञापारमिताहृदयं समाप्तम् ॥

iti prañāpāramitāhṛdayaṁ samāptam ||

Tâm Kinh

Danh Bồ tát Quan tự tại

Tham thiền trí huệ mở khai tấm lòng

Thấm nhuần năm uẩn đều không

Hằng hà tự thể tánh không duyên thành

Chữ không uẩn khúc mà sanh

Kính thầy Xá lợi nêu danh giải bày

Có không không có xưa rày

Có không không có thể tài vì không

Thọ tưởng hành thức tánh không

Xét cùng như thế thể không trong đời

Này thầy Xá lợi Ngài ơi

Thân không pháp không đất trời đều không

Còn gì sanh diệt tâm không

Còn gì dơ sạch tâm trong thân ngoài

Còn gì thêm bớt đêm ngày

Trí căn bản Xá lợi Ngài mừng không

Thân không thì pháp cũng không

Buồn vui tưởng nhớ ngóng trông trãi dài

Thức thời tại vị không ngai

Phước thay mũi lưỡi mắt tai thân phần

Ý đây phân biệt sáu trần

Sắc xanh hương thấm thanh trầm nơi thân

Vị ngon tiếp xúc pháp trần

Thấy xa nghe rõ hương phần khắp nơi

Lời hay thân tịnh sáng ngời

Thức tâm biến dạng giới thời cũng không

Xứ kia nương tựa giới không

Xứ nào tồn tại ở trong tấc lòng

Vô minh quá rõ bởi không

Sanh già bệnh chết trông mong làm gì

Không cần diệt tận làm chi

Đã không nói khổ đến khi nào cùng

Tập nào phải nghĩ lung tung

Quả nào trông đợi đến cùng kiếp tu

Khuôn vàng lục độ tâm từ

Trí mầu đã sẵn thật hư mãi tầm

Chúng sanh tỉnh thức không tâm

Tâm không bao phủ toàn tâm không này

Quán âm vô ngại không đây

Thí cho vô úy đông tây còn gì

Đảo điên lo sợ làm chi

Niết bàn thị hiện đến khi viên thành

Tam thế quả mãn rành rành

Tánh không tối thượng không dành cho ai

Trước nhau như một mở khai

Trí mầu Vô thượng không sai một lời

Ví chú Đại thần ai ơi

Đại minh Thánh chúng trong đời hiếm hoi

Cao hơn bậc nữa xét soi

Không còn so sánh để rồi thật cao

Không này cô động làm sao

Công năng trừ sạch khổ đau Ta bà

Thật là pháp ngữ âm ba

Hãy nghe rõ hãy nghĩ  xa không này

Hãy hành áo nghĩa không đây

Hãy cùng thể nghiệm không này vượt qua

Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha

( 3 lần )

Diễn nghĩa  do Huệ Dân và Kim Phượng|Thi hóa T. Minh Đức

 Bản chữ Devaganari viết bằng mẫu chữ Mangal. La tinh hóa là tiếng Phạn.

Bộ kinh Pháp Hoa cổ nhất được tìm thấy năm 1932 ở Kashmir, gồm 2/3 chữ Phạn và 1/3 chữ Magādhi cho phép ta có cơ sở phỏng đoán điều này. Dầu trên truyền thuyết cho rằng các người con của Vua A Dục, sống 100 năm trước Tây lịch, đã đem kinh Pháp Hoa truyền bá đến những vùng thuộc Trung đông và Trung Á v.v…điều chắc chắn nhất mà ta có thể nói là, ít nhất kinh này này xuất hiện vào năm 225 sau Tây Lịch, năm mà bản kinh tiếng Hoa được dịch ra đầu tiên. Hiện nay ta có trên 20 thủ bản kinh Pháp Hoa chép bằng tiếng Phạn, lần lượt được các nhà Phật học người Anh, Nhật , Đức và Pháp tìm thấy ở Népal, Trung Á , Kotan và Kucha (quê hương ngài Cưu Ma La Thập).

(SADDHARMAPUNDARĪKASŪTRA)

PHẠN – TẠNG – ANH – PHÁP – NHẬT- VIỆT

Ghi chú

Bài viết này được trích ra từ tập Nghiên Cứu Về Kinh PhápHoa, nguyên là một tập khảo luận nghiên cứu tại trường Đại họcmàtrước đây chúng tôi theo học.

Ban đầu, người viết định phổ biến tập khảo luận này nhưng sau đó, những người bạn ở Anh quốc và Nhật Bản, biết chúng tôi đang nghiên cứu về kinh Pháp Hoa nên khi về nước đã mang về cho chúng tôi khá nhiều bản kinh Pháp Hoa được dịch ở nhiều ngôn ngữ như Pháp – Anh – Nhật v.v.. Chúng tôi đón nhận với niềm tri ân vô hạn, cộng thêm với những tài liệu vừa tìm thêm được ở Tàng kinh các của Thượng tọa Bổn sư, chúng tôi liền bổ túc thêm vào và viết thành bài Lịch sử truyền dịch-chú Kinh Pháp Hoa này. Khi thuận duyên chúng tôi sẽ tiếp tục sửa chữa – bổ túc những phần kế tiếp dựa vào nguyên bản Sanskrit Saddharmapuṇḍarīkasūtrađể phổ biến.

Cho nên bài viết này được ra đời là nhờ sự giúp đỡ của những người bạn hữu. Mong tấm lòng bao dung và nụ cười hoan hỷ của những vị có duyên đọc được những hàng bút mực trong đây!

Đất trời đâu chẳng viên dung/ Ngửa bàn tay Phật vô cùng Như Lai

Phước Nguyên

_________________________________

Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác bản kinh Pháp Hoa này được thiết lập khi nào, ở đâu và được ghi lại bằng ngôn ngữ nào trước hết. Có thể đầu tiên nó được ghi bằng một thổ ngữ miền Trung Ấn, sau được chép lại bằng Phạn ngữ cho được trân trọng hơn.

Bấy giờ, thời Thế Tôn tại thế, các đệ tử của ngài có nhiều sắc dân khác nhau, nên lúc chưa nhập diệt, Thế Tôn thuyết pháp bằng nhiều loại thổ ngữ. Và ngôn ngữ được Ngài sử dụng nhiều nhất là Magādhi, vì đây là sắc dân chính và đa số là đệ tử của Ngài.

Vì vậy, trong các hội nghị kết tập kinh điển một, hai và ba, phần nhiều đều sử dụng ngôn ngữ Magādhi để kết tập. Nên, bước đầu truyền bá và khẩu dịch kinh điển, Tăng đoàn phần nhiều sử dụng ngôn ngữ Magādhi này. Như thế, kinh điển Nguyên thủy khởi đầu bằng tiếng Magādhi vào thời đại vua A Dục và hoàn chỉnh bằng truyền tụng mà không phải bằng văn bản.

Kinh tạng này truyền đến xứ Avanti (A-bàn-đề), trên bờ phía bắc sông Narmada,thì tại đây hai loại ngôn ngữMagādhi và Avanti đã phối hợp với nhau tạo thành ngôn ngữ Pāli phôi thai. Và kinh điển Nguyên thủy bằng Magādhi đã được dịch ra bằng tiếng Pāli phôi thai này tại xứ Ujjayini (Ô-xa-diễn-ni), thủ phủ của Avanti (A-bàn-đề). Từ Avanti, Ngài Mahinda - hoàng tử của vua A Dục là học trò của Ngài Ca Chiên Diên mang tạng kinh khẩu dịch bằng Pāli phôi thai này đi thuyền dọc theo vịnh Oman đến truyền bá tại Tích Lan.

Và cũng từ thủ phủ Ujjayini của xứ Avanti, kinh tạng khẩu truyền bằng tiếng Magādhi lại được truyền lên phương Bắc, tiếp giáp với Ngũ Hà nơi thổ ngữ Prakrit, đây là loại thổ ngữ cổ của Sanskrit. Tại vùng Ngũ Hà này, một số kinh điển được dịch ra bằng tiếng Prakrit. Ngày nay, các nhà khảo cổ học, sử học đã phát hiện ra nhiều bản kinh nguyên thủy được ghi lại bằng ngôn ngữ này trên lá bối.

Kinh tạng Nguyên thủy bằng ngôn ngữ Magādhi lại truyền tụng đến vùng Kashmir, là nơi quê hương của cổ ngữ Vēda (Vệ-đà). Phái Hữu bộ đã lập căn cứ hoằng pháp tại đây vào thời vua A-dục, khoảng thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Tại Kashmir, tiếng Sanskrit cổ đã được gạn lọc và chuyển hóa thành loại Sanskrit thuần. Các Tăng sĩ đã sử dụng loại Sanskrit thuần này để phiên dịch và san định lại kinh điển, gọi là Agāma (kinh Tạng A-hàm).

Tuy nhiên, hiện nay các nhà sử học và khảo cổ học cũng đã phát hiện ra nhiều bản kinh tạng nguyên thủy bằng tiếng Sanskrit tạp chủng. Còn tạng kinh nguyên thủy Pāli, tuy đã được truyền thừa từ xứ Avanti đến Tích Lan bởi Ngài Mahinda thời vua A Dục, nhưng phải đến thời Ngài Buddhaghoṣa (Phật Âm) ra đời vào khoảng thế kỷ thứ V, Tây lịch mới san định bằng văn bản Pāli hoàn chỉnh và mệnh danh là Nikāya.

Bộ kinh Pháp Hoa cổ nhất được tìm thấy năm 1932 ở Kashmir, gồm 2/3 chữ Phạn và 1/3 chữ Magādhi cho phép ta có cơ sở phỏng đoán điều này. Dầu trên truyền thuyết cho rằng các người con của Vua A Dục, sống 100 năm trước Tây lịch, đã đem kinh Pháp Hoa truyền bá đến những vùng thuộc Trung đông và Trung Á v.v…điều chắc chắn nhất mà ta có thể nói là, ít nhất kinh này này xuất hiện vào năm 225 sau Tây Lịch, năm mà bản kinh tiếng Hoa được dịch ra đầu tiên. Hiện nay ta có trên 20 thủ bản kinh Pháp Hoa chép bằng tiếng Phạn, lần lượt được các nhà Phật học người Anh, Nhật , Đức và Pháp tìm thấy ở Népal, Trung Á , Kotan và Kucha (quê hương ngài Cưu Ma La Thập).

Một số thủ bản hình như được chép lại vào khoảng thế kỷ 11 hoặc trễ hơn. Một số có vẻ được chép vào thế kỷ thứ 5 hoặc 6. Những thủ bản Phạn này khác biệt đáng kể so với bản Hán dịch của Ngài Cưu Ma La Thập. Chúng thường dài hơn. điều này cho thấy, bản mà Ngài La Thập sử dụng để dịch có sớm hơn và gần với nguyên bản hơn. Năm 1913, Kerne và Najo Fumio dựa vào các Phạn bản cũng như các đoạn phiến tìm thấy ở các nước mà so sánh đối chiếu rồi soạn thành bản Saddharmapuṇḍarīkasūtra.

I.                KINH VĂN

I.1.  Phạn – Tạng bản

Kinh Pháp Hoa Phạn bản, hiện có đầy đủ nhất tên tiếng Phạn là सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम्Saddharmapuṇḍarīkasūtra được lưu trữ trong Buddhist Sanskrit Texts[1], do Kerne và Najo -Fumio dựa vào các Phạn bản cũng như các đoạn phiến tìm thấy ở các nước mà so sánh đối chiếu rồi biên tập thành.

Bản thứ hai, là Saddharmapuṇḍarīka-sūtra được chuyển âm La-tin do Prof.U.Wogihara và C. Tsuchida biên tập và hiệu chú cẩn thận, cước chú với Nhật, Hán và Tạng ngữ[2].

Tạng bản, hiện chỉ mới tìm thấy trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng một bản dịch Pháp hoa với nhan đề: “དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo”.

I.2. Hán bản

Bản đầu tiên do Chi Khiêm dịch vào năm 225 – 253, thời Tam Quốc, từ năm Hoàng võ thứ 2 đời Tôn Quyền, đến năm Kiến Phong thứ 2 đời Tôn Lượng. Bản này chỉ có phẩm Thí dụ, tên là “Phật dĩ Tam Xa Hoán Kinh”, một quyển.

Sau đó có 7 bản dịch khác nhưng thực ra bây giờ chỉ còn tồn tại 5 bản:

-                  Pháp Hoa Tam Muội Kinh 6 quyển do Cương Lương Tiếp (Kalasivi) dịch năm Ngũ Phượng thứ 2 ( 255 TL ) đời Tôn Lượng.

-                  Tát-đàm Phân-đà-lị Kinh, 6 quyển, do Pháp Hộ dịch lần đầu vào năm Tần Thủy ( 265 TL), đời Tây Tấn[3].

-                  Chính Pháp Hoa Kinh, 10 quyển cũng do Pháp Hộ dịch lần cuối vào năm thứ 7, niên hiệu Thái Khang ( 286 TL ) đời Tây Tấn[4].

-                  Phương đẳng Pháp hoa kinh, 5 quyển do Chi Đạo Căn dịch, năm đầu Hàm Hanh ( 33 TL ) đời Đông Tấn.

-                  Diệu Pháp Liên Hoa kinh, 7 quyển sau đổi thành 8 quyển do Cưu Ma La Thập (Kumaraiva) dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 8 (406) đời Diêu Tần[5].

-                  Phật Thuyết Pháp Hoa Tam Muội Kinh, 1 quyển, do Trí Nghiêm dịch vào thời Lưu Tống (420-479)[6].

-                  Thiêm Phẩm Diệu pháp Liên Hoa Kinh, 7 quyển do Xà-na-quật-đa (Nanagupta) và Đạt Ma Cấp Đa (Dharmagupta) dịch năm đầu Nhân Thọ đời Tùy (601 TL)[7].

Bản của Ngài La Thập thiếu nửa phần đầu của phẩm Dược Thảo Dụ, thiếu phần đầu của Phẩm Pháp Sư, Thiếu Phẩm Đề Bà và phần kệ tụng của phẩm Phổ Môn. Sau này dựa vào bản Bối Diệp do Ngài Hốt Đa mang sang mà dịch bổ sung thêm vào.

Hiện ta còn ba bản lưu truyền rộng rãi là Chính Pháp HoaDiệu Pháp Liên Hoa và Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Nội dung ba bản này có sai khác nhau đôi chút. Diệu bản giản dị, Thiêm Phẩm nhiều hơn, còn Chính bản rất chi tiết.

Theo lời tựa của Thiêm Phẩm, thì ba bản dịch trên đều dùng đề bản khác nhau:

Bản Ngài La Thập dịch gồm 6000 kệ, được tàng trữ tại cung vua nước Kế Tân (Karmir).

Bản Ngài Pháp Hộ dùng gồm 6500 kệ, trữ tại cung vua nước Vi điền (Kotan).

Còn bản của Quật Đa (Hốt-đa) gồm 6200 kệ, chưa rõ được lưu trữ ở đâu.

Trong ba bản dịch này bản của Ngài Cưu Ma La Thập dịch được thông dụng hơn cả.

I.3. Pháp và Anh Bản

Ở Phương Tây, người ta biết đến Kinh Pháp Hoa xuất phát từ Phạn ngữ sớm nhất, qua bản dịch Pháp ngữ: Le Lotus De La Bonne Loi, do Burnouf dịch từ nguyên bản tiếng Phạn, công bố và in lần đầu vào năm 1852[8]. Sau đó, lần xuất bản phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới vào năm 1976, đã được nhiều học giả lớn đánh giá và ca ngợi.

Bản dịch tiếng Pháp thứ hai gần đây, là bản dịch từ Hán bản của ngài La Thập, với nhan đề: Le Sutra Du Lotus, do giáo sư người Pháp Jean - Noel Robert phiên dịch 2001[9].

Bản Anh Dịch, The Lotus of the True Law, Do Kern, dịch từ bản Phạn văn Népal, năm 1880, gồm có 27 phẩm, hiện có ở trong The Sacred of the East[10]. Bộ kinh này được đưa vào quuyển thứ 21 trong pho sách “Đông Phương Thánh Thư” (sacred Books of the East).

Anh dịch, The Essence of the Lotus Scripture[11] của: bộ này là lược dịch từ bản chữ Hán của Ngài La Thập, gồm có 28 phẩm, hiện nằm trong bộ The New Test Ament of High Buddhism của Lichard, xuất bản năm 1900.

The Lotus of the Wonderful Law[12] (The Lotus Gospel): Do hai học giả W. E. Soothill  Bunno Katodịch từ Hán bản La-thập, gồm có 28 phẩm, xuất bản tại London năm 1930.

The Sutra of the Lotus Flower of the Wonderful Law[13]: Do Murano Senchū dịch từ bản Hán của Ngài La Thập, Nhật Liên Tông tại Tokyo, xuất bản 1974.

Bộ tập hợp ba dịch về Kinh Pháp Hoa do các học giả: Kato Bunno; Tamura Yoshirō; và Miyasaka Kōjirō; với nhan đề chung là The Threefold Lotus Sutra[14] bao gồm: The Sutra of Innumerable Meanings; The Sutra of the Lotus Flower of the Wonderful Law và The Sutra of Meditation on the Bodhisattva Universal Virtue, xuất bản năm 1975 do Weatherhill và Kōsei Publishing ấn hành tại hai địa điểm là New York và Tōkyō.

Bản Anh dịch tiếp theo của Hurvitz, Leon, với nhan đề: Scripture of the Lotus Blossom of the Fine Dharma (The Lotus Sutra)[15]. Dịch từ bản Hán La Thập, có đối chiếu với Phạn bản, bổ khuyết những đoạn bị thiếu. Bản này xuất bản lần đầu tại New York, năm 1976. Nhiều được học giả thế giới biết đến và đánh giá cao.

Bản dịch Anh ngữ của Kuo-lin Lethcoe: The Wonderful Dharma Lotus Flower Sutra with the Commentary of Tripitaka Master Hsuan Hua[16],  được dịch từ Bản Hán của La-thập kèm theo lời giải thích của Hòa thượng Tuyên Hóa, các văn bản được của Buddhist Text Translation Society, xuất bản lần đầu tại San Francisco, năm 1977.

Anh bản của học giả Burton Watson dịch từ  bản Hán của Ngài La Thập, với nhan đề: The Lotus Sutra[17], xuất bản tại New york, năm 1993.

Tsugunari Kubo và Akira Yuyama Numata dịch bản Hán của La-thập, với nhan đề: The Lotus Sutra[18], do Center for Buddhist Translation and Research xuất bản, năm 2007.

Bản anh dịch cuối cùng hiện có, gần đây nhất, được phát hành rộng rãi, của Gene Reeves, với tựa đề The Lotus Sutra[19], in ở Boston, 2008. Gene Reeves là một nhà triết học về tôn giáo đã giảng dạy tại Đại học Tsukuba, Đại học Rikkyo, và Đại học Renmin của Trung Quốc. Ông cũng là một nhà tư vấn để Rissho Kosei-kai và các Niwano Peace Foundation. Bản dịch của ông được đánh giá cao về sự kỹ lưỡng về ngôn ngữ.

I.4. Nhật ngữ

-                  Bản dịch củaしまじ だいとう (Daitō Shimaji 島地大等 ),  Pháp Hoa Tam Bộ Kinh Giải Đề 法 華 三 部 經 解 題, năm 1974, gồm có ba bản kinh: Vô lượng nghĩa 國  譯 無 量 義 經 ; Diệu Pháp Liên Hoa Kinh  妙 法 蓮 華  經; Quán Phổ Hiền Bồ-tát hành pháp kinh 觀普賢菩薩行法經.[20]

-                  Quốc dịch Nhất Thiết Kinh Ấn Độ soạn thuật bộ Pháp Hoa Bộ,  国訳一切経 印度撰述部 法華部, Nhà xuất bản Daito (大東出版社), năm 1928.

-                  Pháp Hoa Kinh 法 華 経  tập I & II, thuộc bộ Đại Thừa Phật Điển 大乗仏典  quyển 4 và 5, do  松濤誠廉 (Matsunami Seiren), Masato Nagao ながお がじん (1907-2005; 長 尾  雅  人) và Tanji Akiyoshi たんじ てるよし (丹 治 昭 義  1932 - ...) Trung Công Văn Khố 中公文庫,  dịch và chú, 2001-2002[21].

-                  Pháp Hoa Kinh 法華経, ba quyển thượng – trung –hạ (上-中-下),  do Yutaka Iwamotoいわもと ゆたか (1910-1988; 岩本裕) và Sakamoto Yukioさかもと ゆきお( 1899-1973; 坂本幸男) dịch và chú, Iwanami Bunko いわなみぶんこ (岩波文庫), 1976

-                  Pháp Hoa Kinh 法華経, dịch hiện đại ngữ , thuộc bộ Đại Thừa Phật điển (現 代 語 訳 大乗 仏 典)Nakamura Original なかむら はじめ (1912-1999;中村元), Tokyo Shoseki とうきょうしょせき (東京書籍) xuất bản, 2003.

-                  Kinh Pháp Hoa, Phạn-Hán-Hòa đối chiếu ngữ 梵漢和対照現代語訳法華経, hai quyển thượng và hạ,  Ueki Masatoshi うえき まさとし(植木 雅俊、1951 - ....)dịch và chú,  Iwanami Shoten いわなみしょてん (岩波書店) xuất bản,  2008.

-                  Pháp Hoa Kinh dịch Bản gốc Phạn ngữ sang hiện đại ngữ サ ンス ク リ ッ ト 原 典 現 代 語 訳 法 華 経 , hai quyển thượng và hạ( 上 - 下 ), Iwanami Shoten い わ な み し ょ て ん  (岩 波 書 店) xuất bản, 2015.

I.5. Bản dịch Tiếng Việt

Chúng tôi hiện chỉ được biết những bản sau đây:

-                  Pháp Hoa Tam Muội Kinh, Đạo Hinh - Cương Lương Lương Tiếp dịch sang Hán tại Giao Chỉ, năm 258 và lưu truyền tại Việt Nam sớm nhất, văn bản của kinh đã bị thất lạc.

-                  Quốc dịch Pháp Hoa Kinh, bản nôm, 1747. Minh Châu - Hương Hải (1628-1715), đã dịch và chú kinh Pháp Hoa đầu tiên bằng chữ nôm vào thời nhà Lê; Văn bản hiện còn có chép như sau: “Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục, Cảnh Hưng Bát Niên, Tuế Thứ Đinh Mão, Ngũ Nguyệt, Cát Nhật Từ Pháp Soạn Thuật – Cảnh Hưng 8 – 1747”, hiện được tồn giữ ở thư viện Hán-Nôm, Hà Nội.

-                  Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, bản khắc gỗ, năm 1734. Minh Dung - Pháp Thông khắc in, đời vua Lê Thuần Tông (1732 – 1735). Bản khắc gỗ này hiện đang tồn giữ tại chùa Phật Quang, Phan Thiết.

-                  Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh, bản giấy, năm 1929. Thế kỷ thứ XIX, Triều Tự Đức (1847 - 1883), Pháp Liên đã giải âm bản Hán Diệu pháp liên hoa kinh, Cưu Ma La Thập. Đề tựa là Pháp hoa quốc ngữ kinh, hoàn thành vào năm 1848 và in công bố lần đầu vào năm 1856. Văn bản hiện có, là bản in lại vào năm 1929, của “Tự chủ tự Huệ Lương” có ghi như sau: “Ngày trung tuần mùa hè năm giáp tý Khải Định thứ chín”, “Chùa bái Am xã Vũ hạ tổng Vọng lỗ huyện Phụ dực Thái ninh tỉnh Ninh Bình”.

-                  Chánh Pháp Hoa Kinh, năm 1937, Đoàn Trung Còn đã dịch từ bản tiếng Pháp nhan đề là Le Lotus De La Bonne Loi, do Burnouf dịch từ nguyên bản tiếng Phạn[22]. Văn bản Việt dịch hiện có mất trang bìa, không rõ nhà in và xuất bản.

-                  Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Thích Tuệ Hải dịch từ bản Hán của ngài La Thập, Ban Phát Hành Kinh Sách Chùa Vĩnh Nghiêm (số 339, Đại lộ Công lý,  Sài Gòn cũ, nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3) ấn hành, PL. 2516; Ban Dược Sư chùa Vĩnh Nghiêm, Tái bản 1972.

-                  Phẩm Thường Bất Khinh Bồ-tát, trong Kinh Pháp Hoa, Thích Trí Thủ dịch, Quảng Hương Tùng Thư, 1982.

-                  Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Thích Trí Tịnh, dịch từ bản Hán của ngài Cưu Ma La Thập, Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1988 - PL 2530. Được in tái bản đến nay đã rất nhiều lần, được sử dụng rộng rãi trong nhiều tu viện.

-                  Kinh Chánh Pháp Hoa Sen, Thích Trí Quang, dịch và lược giải, từ bản Hán của ngài Cưu Ma La Thập có đối chiếu Anh và Hán dịch,  Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, PL.2552, năm 1998.

-                  Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Thích Nữ Thể Quán, dịch từ bản Hán của ngài Cưu Ma La Thập, Nhà Xuất bản Tôn Giáo, năm 200?.

-                  Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Tập 34, có năm bản dịch Việt Pháp Hoa: “Tát Đàm Phân Đà Lợi Kinh (số 265, Đại Chính Tân Tu); Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, La Thập; Pháp Hoa Tam Muội Kinh, Trí Nghiêm (xứ Lương Châu); Chánh Pháp Hoa Kinh, Trúc Pháp Hộ và Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của Xà Na Quật Đa và Cấp Đa”.  Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh Chủ trương, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản, năm 2000.

-                  Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, Thích Đạo Thịnh hội tập, trọn bộ 12 quyển, Chùa Tân Viên, Xã Ba Vì, Tp. Hà Nội, Nhà xuất bản Thời đại, PL. 2556, TL.2012.

II.              LUẬN GIẢI

II.1. Phạn văn

Hiện tại chúng tôi chưa tìm được trong Buddhist Sanskrit Texts những bản chú giải bằng Phạn văn mà chúng tôi được biết là đã từng tồn tại như sau như sau:

Pháp Hoa Tích Lun của Ngài Nagārjuna (sống sau Phật nhập diệt 800 năm, khoảng 300 Tây Lịch)

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Ba Đề Xá và Pháp Hoa Luận do Ngài Thê Thân soạn.

Bản của ngài Thế Thân đã được dịch sang Hán văn hiện có hai bản[23], hiện có trong Đại Chánh Tạng Tân Tu[24].

II.2. Hán văn

Pháp Hoa Kinh Sớ, 2 quyển do Tăng Duệ và Đạo Sinh trước tác - Pháp Hoa Tông Yêu Tự, do Tuệ Quán soạn.

Thời  Lục Triều có hơn 70 nhà chú thích từ đời Hán đến đời Đường, trong khoảng 600 năm, có nhiêu tác phẩm chú thích Kinh Pháp Hoa, chúng tôi tìm thấy trong Đại Chánh Tạng Tân Tu và các Đơn hành bản biệt chú như sau:

Đại Tạng Kinh 33, số 1715, Pháp Hoa Nghĩa Kí 法華義記, 8 quyển, Lương, Pháp Vân soạn[25].

Đại Tạng Kinh 33, số 1716, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa 妙法蓮華經玄義, 10 quyển, Tùy, Trí Khải Thuyết.

Đại Tạng Kinh 33, số 1717, Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Thiêm 法華玄義釋籤, 20 quyển, Đường, Trạm Nhiên thuật[26].

Đại Tạng Kinh 33, số 1718, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú 妙法蓮華經文句, 10 quyển, Tùy, Trí Khải Thuyết[27].

Đại Tạng Kinh 34, số 1719, Pháp Hoa Văn Cú Kí 法華文句記, 10 quyển, Đường, Trạm Nhiên thuật[28].

Đại Tạng Kinh 34, số 1720, Pháp Hoa Huyền Luận 法華玄論, 10 quyển, Tùy,  Cát Tạng soạn[29].

Đại Tạng Kinh 34, số 1721, Pháp Hoa Nghĩa Sớ, 12 quyển, Tùy, Cát Tạng soạn[30].

Đại Tạng Kinh 34, số 1722, Pháp Hoa Du Ý 法華遊意, 1 quyển, Tùy, Cát Tạng tạo[31].

Đại Tạng Kinh 34, số 1723, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Tán 妙法蓮華經玄贊, 10 quyển, Đường, Khuy Cơ soạn[32].

Đại Tạng Kinh 34, số 1724, Pháp Hoa Huyền Tán Nghĩa Quyết, 1 quyển, Đường,Tuệ Chiếu soạn[33].

Đại Tạng Kinh 34, số 1725, Pháp Hoa Tông Yếu 法華宗要, Tân La, Nguyên Hiểu soạn[34].

Đại Tạng Kinh 46, số 1911, Ma Ha Chỉ Quán  摩訶止觀 (Luận về Chỉ và Quán theo Kinh Pháp Hoa), Tùy, Trí Khải thuyết, 20 quyển[35].

Đại Tạng Kinh 26, số 1519, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Ba Đề Xá 妙法蓮華經憂波提舍卷上, 2 quyển, Đại Thừa Luận Sư Bà Tẩu Bàn Đậu (Vasubandhu) Thích,  Hậu Ngụy, Bồ Đề Lưu Chi và Đàm Lâm dịch[36].

Đại Tạng Kinh 26, số 1520, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luận Ưu Ba Đề Xá 妙法蓮華經論優波提舍, 1 quyển, Bà Tẩu Bàn Đậu (Vasubandhu) Bồ Tát tạo, Nguyên Ngụy Lặc Na Ma Đề và Tăng Lãng dịch[37].

Đại Tạng Kinh 19, số 1000, Thành Tựu Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Vương Du Già Quán Trí Nghi Quỹ, 1 quyển, Đường, Bất Không dịch[38].

Đại Tạng Kinh 19, số 1001, Pháp Hoa Mạn Đồ La Uy Nghi Hình Sắc Pháp Kinh, 1 quyển, Đường, Bất Không dịch[39].

Đại Tạng Kinh 85, số 2872, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quảng Lượng Thiên Địa Phẩm Đệ Nhị Thập Cửu妙法蓮華經度量天地品第二十九, 1 quyển, mất tên người dịch[40].

Đại Tạng Kinh 21, số 1292, Pháp Hoa Thập La Sát Pháp 法華十羅剎法, 1 quyển, mất tên người dịch[41].

Đại Tạng Kinh 85, số 2899, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Mã Minh Bồ Tát Phẩm Đệ Tam Thập 妙法蓮華經馬明菩薩品第三十, 1 quyển, mất tên người dịch[42].

Đại Tạng Kinh 40, số 1818, Pháp Hoa Luận Sớ 法華論疏, 3 quyển, Tùy, Cát Tạng soạn[43].

Đại Tạng Kinh 46, số 1926, Pháp Hoa Kinh An Lạc Hành Nghĩa 法華經安樂行義, 1 quyển, Trần Tuệ Tư thuyết[44].

Đại Tạng Kinh 46, số 1941, Pháp Hoa Tam Muội Sám Nghi 法華三昧懺儀, 1 quyển, Tùy, Trí Khải soạn[45].

Đại Tạng Kinh 46, số 1942, Pháp Hoa Tam Muội Hành Sự Vận Tưởng Bổ Trợ Nghi, 1 quyển, Đường, Trạm Nhiên soạn[46].

Đại Tạng Kinh 46, số 1943, Lược Pháp Hoa Tam Muội Bổ Trợ Nghi 略法華三昧補助儀并序, 1 quyển, mất tên người dịch[47].

Đại Tạng Kinh 46, số 1944, Lễ Pháp Hoa Kinh Nghi Thức 禮法華經儀式, 1 quyển, mất tên người dịch[48].

Đại Tạng Kinh 2067, Hoằng Tán Pháp Hoa Truyện 弘贊法華傳, 10 quyển, Đường, Huệ Tường soạn[49].

Đại Tạng Kinh 51, số 2068, Pháp Hoa Truyện Kí 法華傳記, 10 quyển, Đường, Tăng Tường soạn[50].

Đại Tạng Kinh 85, số 2748, Pháp Hoa Nghĩa Kí Quyển Đệ Tam 法華義記卷第三, 1 quyển; bị thất lạc chỉ còn quyển ba thứ ba này, mất tên người dịch[51].

Đại Tạng Kinh 85, số 2749, Pháp Hoa Kinh Sớ 法華經疏, 1 quyển, mất tên người dịch[52].

Đại Tạng Kinh 85, số 2750, Pháp Hoa Kinh Sớ 法華經疏, 1 quyển, mất tên người dịch[53].

Đại Tạng Kinh 85, số 2751, Pháp Hoa Kinh Sớ 法華經疏, 1 quyển, mất tên người dịch[54].

Đại Tạng Kinh 85, số 2752, Pháp Hoa Vấn Đáp 法華問答, 1 quyển, mất tên người dịch[55].

II.3. Nhật bản

Nhật ngữ:

Triết học tư tưởng sự điển 哲学思想事典, mục Kinh Pháp Hoa 法華経, Nham ba thư điếm xuất bản 岩波書店, năm 1998[56].

Kariya Sadahiko 苅谷定彦, “Kinh Pháp Hoa một nghiên cứu Phật học", 法華経一仏乗の研究, 1983

Sự thành lập và tư tưởng kinh Pháp Hoa, 法華経の成立と思想, không thấy tên tác giả? Nhật bản, 1993.

Viết bằng Hán ngữ:

Đại Tạng Kinh 56, số 2187, Pháp Hoa Nghĩa Sớ 法華義疏, 4 quyển, Nhật Bản, do Shōtoku Taishi (Thánh Đức Thái Tử) soạn[57].

Đại tạng kinh 56, số 2188, Pháp Hoa Lược Sao法華略抄, 1 quyển, Nhật Bản, Minh Nhất soạn[58].

Đại Tạng Kinh 56, số 2189, Pháp Hoa Thích Văn Tự 序法華釋文, Nhật Bản, 3 quyển, Trung Toán soạn[59].

Đại Tạng Kinh 56, số 2190, Pháp Hoa Kinh Khai Đề 法華經開題, 1 quyển, Nhật Bản, Không Hải soạn[60].

Đại Tạng Kinh 56, không có số kí hiệu, Pháp Hoa Kinh Khai Đề 法華經開題, 1 quyển, Nhật Bản, Biến Chiếu Xà Lê Ký[61].

Đại Tạng Kinh 56, không có số kí hiệu, Pháp Hoa Kinh Mật Hiệu 法華經密號, 1 quyển, mất tên người dịch[62].

Đại Tạng Kinh 56, không có số kí hiệu Pháp Hoa Lược Bí Thích 法華略秘釋, 1 quyển, Trường Khoan Tam Niên Tứ Nguyệt Thập Tứ Nhật Ư Khuyến Tu Tự, Tây Minh Viện Thơ Tả Liễu[63].

Đại Tạng Kinh 56, số 2191, Pháp hoa kinh Bí Thích 法華經秘釋, 1 quyển, Nhật Bản, Giác Khâm soạn[64].

Đại Tang Kinh 56, số 2192, Nhập Chân Ngôn Môn Trú Như Thực Kiến Giảng Diễn Pháp Hoa Lược Nghi入眞言門住如實見講演法華略儀, 2 quyển, Nhật Bản, Viên Trân[65].

Đại Tạng Kinh 56, số 2195, Pháp Hoa Khai Thị Sao 法華開示抄, 28 quyển, Nhật Bản, Trinh Khánh soạn[66].

II.4. Việt văn

-                  Pháp Hoa Ðề Cương, hiện có trong bộ Việt Nam Phật Điển Tùng San Chi Tam, Thanh Đàm Tỷ kheo và Giác Đạo - Minh Chánh Thiền sư, vào Triều Gia Long (1802 – 1819), soạn thuật. Văn bản có ghi như sau: “Hoàng Triều Gia Long, thập bát niên, bát nguyệt cốc nhật”.

-                  Pháp Hoa Đề cương, bản khắc gỗ, năm 1933, Hòa Thượng Thanh Hanh, chùa Vĩnh Nghiêm, Miền Bắc, viết lời dẫn tựa của Pháp Hoa Đề Cương để khắc in. Bản khắc có ghi như sau: “Ngày 10 tháng 4 Bảo Đại năm thứ 9”, văn bản hiện được lưu trữ tại Thư viện Hán Nôm, Hà Nội.

-                  Pháp Hoa Đề Cương của Thanh Đàm (bản khắc in lại), năm 1943, bản khắc gỗ, Hội Bắc kỳ Phật Giáo khắc in và ấn hành, hiện có ở Thư viện Hán Nôm Hà Nội.

-                  Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi, năm 1972. Lời nói đầu, đích thân tác giả viết như sau: “…Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa này đã được giảng hai lần tại Chùa Xá-Lợi của Hội Phật-Học Nam-Việt, lần đầu hồi năm 1959, lần sau vào đầu tháng ba Nhâm-Dần (5-4-1962)…”

-                  Kinh Pháp Diệu Pháp Liên-Hoa Giảng diễn lục, Thái Hư Đại Sư giảng, Sa Môn Trí Nghiêm dịch từ Thái Hư toàn tập, 2 tập, Nhà in Hạnh Phúc, 1970.

-                  Đại ý Kinh Pháp Hoa, đại ý bản Hán của La-thập, Thích Thanh Kiểm, Thành Hội PG T.P Hồ Chí Minh, xuất bản 1990.

-                  Lược giải Kinh Pháp Hoa, Thích Thiện Siêu, Từ Đàm, 1997.

-                  Kinh Chánh Pháp Hoa Sen, Thích Trí Quang, lược giải, từ bản Hán của ngài Cưu Ma La Thập có đối chiếu Pháp và Hán dịch,  Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, PL.2552, năm 1998.

-                  Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh giảng luận, 2 tập, Thích Thông Bửu, Tổ Đình Quán Thế Âm, Nxb. Tôn giáo, 2000.

-                  Pháp Hoa thâm nghĩa đề cương, Thích Từ Thông giảng giải, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

-                  Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải, ghi lại từ hai tập bài giảng, Thường Chiếu biên tập, Hòa Thượng Thích Thanh Từ phê duyệt, Nxb. Tôn giáo, 2003.

-                  Sen Nở Trời Phương Ngoại, Luận giải về Kinh Pháp Hoa, Thích Nhất Hạnh, Lá bối in, không thấy ghi năm xuất bản.

-                  Pháp Hoa Kinh Thông Nghĩa, Hám Sơn – Đức Thanh, Hòa Thượng Trí Tịnh dịch và giảng, Nxb.Tôn giáo, 2007.

-                  Nhan đề: “Một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa”, Nikkyò Niwano; Anh dịch: Kòjirò Miyasaka, Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo,  Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997 – Nxb. Phương Đông tái bản, 2010.

Và còn nhiều tác phẩm mà hiện chúng tôi chưa được biết, sẽ bổ khuyết nếu có ở lần sau.

 



[1] सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , Buddhist Sanskrit Texts, No 6, P.189.

[2] Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.

[3] Trong Đại chánh ghi là mất tên người dịch, T09n0265, tr. 0197a03: 薩曇分陀利經一卷, 失 譯 人 名 今 附 西 晉 錄.

[4] 正法華經卷, 西晉月氏國三藏竺法護譯, T09n0263, tr. 0063a02.

[5]  妙法蓮華經, 後秦龜茲國三藏法師鳩摩羅什奉 詔譯, T09n0262, tr. 0001a01

[6] 佛 說 法 華 三 昧 經 一 卷, 宋 涼 州 沙 門 智 嚴 譯, T09n0269, tr. 0285c25.

[7]  添品妙法蓮華經, T09n0264, tr. 0134b24.

[8] Burnouf , Le Lotus De La Bonne Loi, Paris, Imprimerie Nationale, 1852. Reprint, Librairie d'Amérique et d'Orient A. Maisonneuve, Paris, 1973.

[9] Jean - Noel Robert, Le Sutra Du Lotus, Fayard, Paris, 2001.

[10] Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968. Translation from Sanskrit.

[11] Cf. The Essence of the Lotus Scripture , The New Testament of Higher Buddhism by Timothy Richard, Lichard, 1990.

[12] W. E. Soothill and Bunno Kato, The Lotus of the Wonderful Law or The Lotus Gospel, Oxford, 1930.

[13] Murano Senchū, The Sutra of the Lotus Flower of the Wonderful Law, Tokyo, 1974.  Reprint: University of Hawaii Press, 2013.

[14] Katō Bunno, Tamura Yoshirō, Miyasaka Kōjirō, The Threefold Lotus Sutra: The Sutra of Innumerable Meanings; The Sutra of the Lotus Flower of the Wonderful Law; The Sutra of Meditation on the Bodhisattva Universal Virtue, Weatherhill & Kōsei Publishing, New York & Tōkyō, 1975.

[15] Hurvitz, Leon, Scripture of the Lotus Blossom of the Fine Dharma (The Lotus Sutra), Columbia University Press, New York, 1976.

[16] Kuo-lin Lethcoe, The Wonderful Dharma Lotus Flower Sutra with the Commentary of Tripitaka Master Hsuan Hua, Buddhist Text Translation Society, San Francisco, 1977.

[17] Burton Watson, The Lotus Sutra, Columbia University Press, New York, 1993.

[18] Tsugunari Kubo and Akira Yuyama Numata, The Lotus Sutra, Center for Buddhist Translation and Research, 2007.

[19] Gene Reeves, The Lotus Sutra, Boston, 2008.

[20] Văn bản giới thiệu từ Hiroshi Kyokura (は弘教藏より収録),  Nguyên bản Quốc Dân Văn Khố San Hành Hội 元版は 國 民 文 庫 刊 行會,  1917.

[21] Bản đầu tiên Trung Ương Công Luận Xã (初版は中央公論社),  1975-1976 .

[22] Dẫn thượng, xem chú thích 7.

[23]妙法蓮華經憂波提舍, 大乘論師婆藪槃豆釋, 後 魏 北 天 竺 三 藏 菩 提 留 支 共 沙門曇林等譯, T26n1519, tr. 0001a03 và 妙法蓮華經論優波提舍, 婆藪般豆菩薩造 , 元 魏 中 天 竺 三 藏 勒 那摩提共僧朗等譯, T26n1520, tr. 0010c03

[24] Xem ở phần văn bản chú giải Hán văn bên dưới.

[25] 法華義記, 光宅寺沙門 雲法師撰, T33n1715, tr. 0572a01.

[26] 法華玄義釋籤, 天台沙門湛然述, T33n1717, tr. 0815b02.

[27] 妙法蓮華經文句, 天台智者大師說 T34n1718, tr. 0001b18.

[28] 法華文句記, 唐天台沙門湛然述, T34n1719, tr. 0151a02

[29] 法華玄論, 吉藏撰, T34n1720, tr. 0361a01.

[30] 法華義疏, 吉藏撰, T34n1721, tr. 0451a03.

[31] 法華遊意,胡吉藏造, T34n1722, tr. 0633b08.

[32] 妙法蓮華經玄贊 , 大慈恩寺沙門基撰, T34n1723, tr. 0651a03.

[33] 法華玄贊義決, 淄州大雲寺苾芻慧沼撰 , T34n1724, tr.0854c03.

[34] 法華宗要, 元曉師撰, T34n1725, tr. 0870c07.

[35] 摩訶止觀, 隋天台智者大師說 T46n1911, tr. 0001a03.

[36]妙法蓮華經憂波提舍, 大乘論師婆藪槃豆釋, 後 魏 北 天 竺 三 藏 菩 提 留 支 共 沙門曇林等譯, T26n1519, tr. 0001a03.

[37]妙法蓮華經論優波提舍, 婆藪般豆菩薩造 , 元 魏 中 天 竺 三 藏 勒 那摩提共僧朗等譯, T26n1520, tr. 0010c03.

[38]成 就妙法蓮華經王瑜伽觀智儀軌一卷, 開 府 儀 同 三 司 特 進 試鴻臚卿肅國公食邑三千戶賜紫贈司空諡大鑒正號大廣智大興善寺三藏沙門不空奉 詔譯 , T19n1000, tr. 0594a04.

[39]法華曼荼羅威儀 形色法經. 中京大興善寺大廣智不空奉 詔譯 T19n1001, tr. 0602b03.

[40] 妙法蓮華經度量天地品第二十九, T85n2872, tr. 1355c11.

[41] 法華十羅剎法, T21n1292, tr. 0377a12.

[42] 妙法蓮華經馬明菩薩品第三十, T85n2899, tr. 1426a12.

[43] 法華論疏, 胡吉藏撰, T40n1818, tr. 0785a16.

[44] 法華經安樂行義, 陳南嶽思大禪師說, T46n1926, tr. 0697c16.

[45]法華三昧懺儀 (法華三昧行事 運想補助 儀 禮法華經儀 式) T46n1941, tr. 0949b10.

[46] 法 華 三 昧 行 事 運 想 補 助 儀 , 唐國清沙門湛然撰 T46n1942, tr. 0955c10.

[47] 略法華三昧補助儀并序, T46n1943, tr. 0956c04

[48] 禮法華經儀式, T46n1944, tr. 0956c22.

[49] 弘贊法華傳,  藍谷沙門惠詳撰, T51n2067, tr. 0012b16.

[50] 法華傳記, T51n2068, tr. 0048b21.

[51] 法華義記卷第三, T85n2748, tr. 0170a03.

[52] 法華經疏, T85n2749, tr. 0180a03.

[53] 法華經疏, T85n2750, tr. 0189b24.

[54] 法華經疏, T85n2751, tr. 0194c05.

[55] 法華問答, T85n2752, tr. 0199a16.

[56]哲学 思想事典, 岩波書店, 1998, 法華経, pp.1485-1486, 菅野博史 担当

[57] 法華義疏, 聖德太子, T56n2187, tr. 64.

[58] 法華略抄, 明一撰, T56n2188, tr. 129.

[59]法華釋文序, 釋中算 撰, T56n2189, tr. 144.

[60]法華經開題, T56n2190, tr. 172.

[61]法華經開題, 遍照闍梨記, T56, Không có số kí hiệu, tr. 175.

[62]法華經密號, T56, không có số kí hiệu, tr.182.

[63]法華略秘釋, 長寬三年四月十四日於勸修寺西明院書寫了T56,  không có số kí hiệu, tr. 183.

[64]法華經秘釋, 沙門覺欽 僎, T56n2191, tr. 189.

[65]入眞言門住如實見講演法華略儀, T56n2192, tr. 189.

[66] 法華開示抄, T56n2195,tr. 255.

Thi hóa Việt ngữ của thầy Minh Đức qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân.

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần )

Namo Ratna Trayaya (3 lần)

 Quy y Phật Pháp Tăng già

Thành tâm phụng thỉnh Phật Đà Quán Âm

Vị Bồ Tát là ấm thân

Thành Bồ Tát lớn cõi nhân hữu tình

Bởi Ngài trọn đủ quá trình

Pháp thân biến hóa hằng nghìn báo thân

Tất cả thánh thể đạo nhân

Hội đồng tán tụng tri ân tịnh lòng

Quay về kính lễ tông phong

Quán âm khắp cả trong lòng chúng sanh

Hướng tâm quán rõ sắc xanh

Biến thành nội chiếu tịnh thanh hoàn toàn

Toàn thân toàn cảnh mở toan

Một mầu tươi mát khắp toàn thế gian

Tâm vô phân biệt bình an

Hữu tình hữu thể an ban lời nguyền

Muôn loài thành tựu chân truyền

Truyền đăng tục mạng pháp duyên bảo hành

Nói ra pháp ngữ chân thành

Quán thâm tự tại hạnh lành thực thi

Trí mầu huệ chiếu tức thì

Tấm lòng từ mẫn tâm bi cứu đời

Khắp nơi hóa độ sáng ngời

Viên thành đại đạo ở nơi chân truyền

Hoàn thành tất cả hóa duyên

Chuổi tay bảo vật linh thiên hành trì

Sống tâm bình đẳng toàn tri

Pháp hành quán tưởng nghiệp chi mà lường

Hãy mau nhập lý chân thường

Đại đạo tâm pháp cúng dường Như Lai

Tín tâm nguyện hạnh hoa khai

Hành thâm quán tưởng Phật Ngài Quán Âm

Quán Âm Tự Tại thậm thâm

Khai tâm hiển lộ quán âm cõi đời

Nhiễm ô thanh tịnh cao vời

Không hai giải thoát cứu đời trầm luân

Pháp duyên khéo léo hành tuân

Bồ Đề kiên cố pháp luân hành trì

Giới hành chùy pháp thực thi

Hoàn thành thánh đạo chánh tri hướng tầm

Hành thiền phản tỉnh chân tâm

Viên thành quả mãn pháp âm kỹ càng

Hãy mau đắc pháp đàn tràng

Kiên trì nhẫn nhục đăng đàn tiến ngay

Chuyên lòng tinh tấn từ nay

Cam lồ mưa pháp hiển bày độ sanh

Tự mình tỉnh thức tinh anh

Độ người giác ngộ thanh danh tâm từ

Tâm từ bảo vật thái hư

Bồ đề tâm hạnh nhất như tâm nguyền

Đấng Vô Thượng vẫn y nguyên

Pháp này thành tựu tinh chuyên cứu đời

Tự hành tự nguyện tức thời

Pháp kia bảo hộ muôn đời an vui

Tâm y tối thượng đẩy lui não phiền

Cứu đời viên mãn an nhiên

Hành thâm định pháp tham thiền phải thông

Tự mình quán tưởng tâm không

Tâm cùng thân cảnh sắc không một nhà

Lạc Thành thanh tịnh đâu xa

Tin sâu hạnh tiến nguyện Đà vãng sanh

Vô biên thệ nguyện thực hành

Đến khi sanh chúng đạo thành mới thôi

Khuôn vàng lục độ sẵn rồi

Bồ Đề quả mãn tự hồi Pháp thân

Tất cả Đại đạo Thánh nhân

Tùy duyên bất biến ứng thân cõi trần

Bánh xe pháp trượng phất trần

Tiêu ma ngã pháp hóa thân Ta bà

Tay cầm sen báu nở ra

Hiển bài Diệu tướng liên hoa pháp mầu

Sợ gì uế độ nơi đâu

Ta bà Tịnh cảnh nghĩ sâu không mà

Bồ Đề sẵn có trong nhà

Chúng sanh tỉnh thức mới là Phật gia

Kính lễ Phật Pháp Tăng Già

Quay về bậc thánh không xa nhân tình

Quán Âm Tự Tại thiên hình

Xét xem tất cả tâm tình chúng sanh

Não phiền sạch Bồ Đề sinh

Tam Thân thanh tịnh hàm linh Mẹ Hiền

Rõ ràng từng pháp thật thiên

Pháp này mật thiết quán duyên chân truyền

 Om Siđhyantu Mantra Padaya Svaha (3 lần)

Án Tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà dạ, Ta ba ha (3 lần)

Thi hóa Chú Đại Bi

T. Minh Đức

Phạn ngữ 

नीलकण्ठ धारनी  Nīlakantha Dhāranī

namo ratnatrayāya namah ārya avalokiteśvarāya

नमो रत्नत्रयायनमह् अर्यअवलोकितेश्वराय

bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya

बोधिसत्त्वायमहासत्वाय महाकारुनिकाय

oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā imam

ॐसर्वरभय सुधनदस्ये नमस्क्र्त्वाइमम्

āryāvalokiteśvara raṃdhava namo narakindi.

आर्यावलोकितेश्वर रंधव नमोनरकिन्दि।

hrih mahāvadhasama sarva athadu śubhuṃ ajeyaṃ.

ह्रिह् महावधसमसर्व अथदु शुभुं अजेयं।

sarva satya nama, vastya namo vāka, mārga dātuh.

सर्व सत्य नम वस्त्य नमो वाक मार्गदातुह्। tadyathā

oṃ avaloki locate karate, e hrih

ॐ अवलोकि लोचते करते एह्रिह्

mahābodhisattva. sarva sarva, mala mala, mahima hṛdayam,

महाबोधिसत्त्व। सर्व सर्व मल मल महिमहृदयम्

kuru kuru karmuṃ, dhuru dhuru vijayate mahāvijayate,

कुरु कुरुकर्मुं धुरु धुरु विजयतेमहाविजयते

dhara dhara dhirīniśvarāya, cala cala, mama vimala muktele,

धरधर धिरीनिश्वराय चल चल मम विमल मुक्तेले

ehi ehi, śina śina, āraṣaṃ pracali viṣa viṣaṃ prāśaya.

एहि एहि शिन शिन आरषं प्रचलि विष विषंप्राशय |

huru huru mara hulu hulu hrih

हुरु हुरु मर हुलु हुलुह्रिह्

sara sara siri siri suru suru bodhiya bodhiya

सर सर सिरि सिरि सुरुसुरु बोधिय बोधिय

bodhaya bodhaya. maitriya nārakindi

बोधय बोधय । मैत्रियनारकिन्दि

dharṣinina bhayamāna svāhā siddhāya svāhā

धर्षिनिन भयमान स्वाहासिद्धाय स्वाहा

mahāsiddhāy svāhā siddhayogeśvarāya svāhā

महासिद्धाय्स्वाहा सिद्धयोगेश्वराय स्वाहा

narakindi svāhā māraṇara svāhā

नरकिन्दिस्वाहा मारणर स्वाहा

śira saṃha mukhāya svāhā sarva mahā asiddhāya svāhā

शिर संह मुखाय स्वाहा सर्व महा असिद्धायस्वाहा

cakra asiddhāya svāhā padma hastrāya svāhā

चक्र असिद्धाय स्वाहापद्म हस्त्राय स्वाहा

nārakindi vagalaya svāhā mavari śankharāya svāhā

नारकिन्दि वगलय स्वाहा मवरि शन्खरायस्वाहा

namaH ratnatrayāya namo āryavalokiteśvarāya svāhā

नमः रत्नत्रयायनमो आर्यवलोकितेश्वराय स्वाहा

oṃ sidhayantu mantra padāya svāhā

ॐ सिधयन्तुमन्त्र पदायस्वाहा

 Đại bi thập chú đã hoàn thành, Quý vị, các bậc học giả có thể kiểm chứng từng chữ phạn trong tự điễn Phạn ngữ, hầu giúp chúng tôi những điều chưa diễn đạt hết ý nghĩa trong Việt ngữ cũng như Phạn ngữ. Xin chân thành đa tạ.

Phật học là của chung, chúng ta nên cùng nhau đóng góp, để  kinh Phật được Việt hóa. Đây là ước mơ chung của người con Phật đất Việt và cũng là một điều sung sướng nhất, bởi vì chúng ta có thể đọc hiểu được những gì Phật dạy để mở mang thêm trí tuệ trong đời tu hành.

Qúy đọc giả có thể xem và nghe những bài chú thi hoá này tại mạng của TS Huệ Dân : www.chua-phuoc-binh.com

Kính bút

TS Huệ Dân

Trong Kinh Phật, câu tiếng Phạn: Evaṃ mayā śrutam (एवं मया श्रुतम्) hay Evaṃ śrute mayā (एवं श्रुते मया ) người ta thường dịch là: Tôi nghe như vầy và tiếng Hán Việt gọi là Như thị ngã văn. Evaṃ mayā śrutam (एवं मया श्रुतम्) là câu thường thấy được dùng ở phần mở đầu của những bộ kinh.

सुखावतीव्यूहः।
Sukhāvatīvyūhaḥ |

 (संक्षिप्तमातृका)
(saṁkṣiptamātṛkā)

॥नमःसर्वज्ञाय॥
|| namaḥ sarvajñāya ||

एवं    मया    श्रुतम् |  एकस्मिन्   समये  भगवान्  श्रावस्त्यां  विहरति  स्म जेतवनेऽनाथपिण्डदस्य आरामे   महता   भिक्षुसङ्घेन   सार्धम्  अर्धत्रयोदशभिर् भिक्षुशतैर् अभिज्ञाताभिज्ञातैः  स्थविरैर्   महाश्रावकैः  सर्वैर्  अर्हद्भिः |

Evaṃ mayā śrutam | ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṃ viharati sma jetavane 'nāthapiṇḍadasya ārāme mahatā bhikṣusaṅghena sārdham ardhatrayodaśabhir bhikṣuśatair abhijñātābhijñātaiḥ sthavirair mahāśrāvakaiḥ sarvair arhadbhiḥ |

Từ vựng :

Sukhāvatī vyūha sūtra (सुखावती   व्यूह   सूत्र) là tựa rút gọn của buddhā bhāṣita amitābha sūtra (बुद्धा   भाषित   अमिताभ   सूत्र), (kinh Phật Thuyết Kinh A Di Đà).

Sukhāvatī vyūha sūtra ( सुखावती   व्यूह   सूत्र  ) có hai bài kinh, một bài ngắn và một bài dài.

Sukhāvatī (सुखावती ) có nghĩa là miền đất phúc lạc hay miền đất hạnh phúc và an lạc. Vyūha (व्यूह) có nghĩa là sự trưng bày, sự sắp xếp, chuyển đến, chuyển vị trí…

Namaḥ (नम) là chủ cách, hô cách, đối cách số ít trong bảng biến thân namas (नमस्) ở dạng trung tính. Namas (नमस्) có gốc từ động từ căn√ nam, (√ नम्). Động từ căn √nam, (√ नम्), thuộc nhóm 1và nó có những nghĩa tùy theo các thể chia thì của nó để dùng được biết như: uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ…

Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau:

Namaste (नमस्ते )| Namo namaḥ (नमोनमः) | Namaskāraḥ (नमस्कारः).

Trong Phật học chữ: Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng. Nam mô là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ Namo trong Phạn ngữ. Namo viết theo mẩu devanāgarī: नमो. Namo là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ (नमः) mà thành.

Sarvajñāya (सर्वज्ञाय) được ghép từ: Sarva (सर्व) + jñā (ज्ञा) + ya ().

Sarva (सर्व) là thân từ giống đực và nó có những nghĩa được biết như: tất cả, hoàn toàn, cả, hết thảy mọi việc, mọi sự, toàn thể, toàn năng, vạn năng, phổ thông, phổ cập…

Jñā (ज्ञा) có gốc từ động từ căn √jñā, (√ज्ञा). Động từ căn √jñā, (√ज्ञा), thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: biết, hiểu, thấu hiểu, ý thức, nhận thức, cảm nhận, thấu đáo, nghiệm thấy, tri thức, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết…

 

Ya () là âm đuôi.

 

Sarvajñāya (सर्वज्ञाय) là hô cách số ít trong bảng biến thân sarvajña (सर्वज्ञ) ở dạng giống đực và nó có nghĩa được biết như: người hiểu biết tất cả.

Evam (एवम्) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: cùng một cách như vậy, cũng thế, cũng vậy, cùng với, cũng như, và, giống như vậy, cũng như vậy, cũng là vậy, chỉ như vậy, cùng, như nhau, cùng một, cùng loại, cùng thứ,cùng giống nhau, nữa, còn, còn nữa, đúng, chính đáng, chính xác, đích xác, đúng thế, chính là thế… Evam (एवम्) có gốc từ Eva (एव) và Eva (एव) được ghép từ : ā () + iva (इव) và nó được viết theo cách nối âm: a () hay ā () + i () được đổi thành e ().

Mayā (मया) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân ahaṃ (अहं) và có nghĩa là tôi.

Śrutam (श्रुतम्) là đối cách số ít trong bảng biến thân śruta (श्रुत) ở dạng giống đực. Śruta (श्रुत) là quá khứ phân từ của động từ śru (श्रु). Động từ căn √ śru, (√श्रु), thuộc nhóm 5 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nghe, lắng nghe, hiểu được, nghe thấy, học, tìm hiểu, làm cho nghe được, công bố, tuyên bố, tôn xưng cho cái gì đó…

Trong Kinh Phật, câu tiếng Phạn: Evaṃ mayā śrutam (एवं  मया श्रुतम्) hay Evaṃ śrute mayā  (एवं श्रुते  मया ) người ta thường dịch là: Tôi nghe như vầy và tiếng Hán Việt gọi là Như thị ngã văn. Evaṃ mayā śrutam (एवं  मया श्रुतम्) là câu thường thấy được dùng ở phần mở đầu của những bộ kinh.

Từ cụm từ "Evaṃ mayā śrutam (एवं  मया श्रुतम्)", chữ "Nghe" được xem là một thuật ngữ mà Ngài A Nan thường dùng để nói cho mọi người chú ý đến phần diễn thuyết lời Phật của Ngài, như vậy chữ "Nghe" cũng có vai trò quan trọng tương đương như chữ "Học" và chữ "Đọc" trong đời sống tu hành.

Ekasmin (एकस्मिन्) là vị trí cách số ít trong bảng biến thân eka (एक) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: một, chỉ có một, con số một …

Samaye (समये) là vị trí cách số ít trong bảng biến thânsamaya (समय) ở dạng giống đực. Samaya (समय) có gốc từ Sami (समि) được ghép từ: Sam (सम्) + i ().

Saṃ (सं), Sam (सम्), Sām (साम्) là những cách viết khác nhau tùy theo cú pháp nối âm trong tiếng Phạn, nhưng chúng đều đồng nghĩa như nhau. Saṃ (सं) là tiếp đầu ngữ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: cùng nhau, lại với nhau, tiếp xúc với nhau, gắn với nhau, cùng một lúc, đồng thời, cũng như, liền, liên tục, không ngắt quãng…

 

Động từ căn √ i (√, thuộc nhóm 2) và nó có những nghĩa được biết như sau: đi, đi đến, đi hướng về phía nào đó, đến, đến từ điểm nào đó, nắm được, đạt tới, xuất hiện, trở thành…

 

Samaya (समय) có những nghĩa được biết như: gặp gỡ, thường xẩy ra, khế ước, cơ hội, dịp, biến cố, nghi thức, thời gian… Sami (समि) là động từ thuộc nhóm 2 nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: làm cho gặp nhau, tự hợp lại, tụ tập lại chung, nối lại…

 

Bhagavān (भगवान्) là chủ cách số ít trong bảng biến thân bhagavat (भगवत्) ở dạng giống đực. Bhagavat (भगवत्) được ghép từ: Bhaga (भग) + vat (वत्).

Bhaga (भग) có gốc từ động từ căn √bhaj, (√भज्). Động từ căn √bhaj, (√भज्), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: chia ra, chia sẽ, phân phối, nhận được phần chia sẽ, nắm được, sở hữu, phục vụ, thích, yêu thích, đi vào bên trong cái gì đó.. Vat (वत्) là âm đuôi.

Bhaga (भग) có những nghĩa được biết như: may mắn, cơ may, thịnh vượng, sinh lực sống, niềm vui của sự giải thoát, niềm yêu thương…

Bhagavat (भगवत्) có những nghĩa được biết như: đấng Thế Tôn, đấng tối cao, thánh nhân…

Śrāvastyāṃ là vị trí cách số ít trong bảng biến thân của śrāvastī ở dạng giống cái Śrāvastī là một thành phố cổ ở Uttar Pradesh, Ấn Độ. Vào thời của Đức Phật sống Śrāvastī là một trong sáu thành phố lớn của Ấn Độ và cũng là thủ phủ của Kosala.

Viharati (विहरति). Viharati (विहरति) có gốc từ: Vihṛ (विहृ). Vihṛ (विहृ) được ghép từ: Vi (वि) + hṛ(हृ).

Vi (वि) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như sau: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với…

 

Động từ căn √hṛ, (√हृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: đưa đến, đem đến, mang đến, mang theo, đưa lại, đem lại, mang lại,đưa vào, góp vào…

 

Động từ Vihṛ (विहृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nhấc lên, bốc lên, nhổ đi, làm trôi đi, cất, bỏ, dọn, cướp đi,chia, phát, phân, phân phát, phân phối, sắp đặt, lưu hành, truyền đi, đi dạo, đi lại…

 

Viharati (विहरति) là động từ được chia theo ngôi thứ ba số ít ở thì chủ động hiện tại của động Vihṛ (विहृ).

 

Sma (स्म) là phân từ thường thấy dùng làm bổ nghĩa trong các hình thức nói về hành động đã qua hay một câu chuyện thường hay được lặp lại và nó thường được dùng sau chữ: Iti (इति), Na (), Mā (मा)… Sma (स्म) có những nghĩa được biết như: để trở thành, do đó, thực sự, được sử dụng để, như nó là, chắc chắn, trong quá khứ, rõ ràng, sẽ được, với, bao giờ…

Jetavane (जेतवने) là vị trí cách số ít trong bảng biến thân của Jetavana (जेतवन).

Jetavana (जेतवन) là một trong những tu viện Phật giáo nổi tiếng nhất tại Ấn Độ. Nó cũng là tu viện thứ hai tặng được người ta tặng cho Đức Phật.

Anāthapiṇḍadasya (अनाथपिण्डदस्य) là sở hữu cách trong bảng biến thân số ít của Anāthapiṇḍada (अनाथपिण्डद) ở dạng giống đực.

Anāthapiṇḍada (अनाथपिण्डद) là một đệ tử tại gia của Đức Phật, ông là người đã tặng một khu vườn mua của Thái tử Kỳđà cho giáo đoàn của Đức Phật.


Mahatā (
महता) là chủ cách số ít trong bảng biến thân mahatā (महता) ở dạng giống cái và nó những nghĩa được biết như: vĩ đại, tầm quan trọng, hùng vĩ, hùng mạnh to lớn, cao quý, cao cả, cao thượng, tuyệt vời, vượt trội, tối cao, lớn, to ...…  

Bhikṣu (भिक्षु) là thân từ giống đực và có những nghĩa được biết như sau: tỳ kheo, tu sĩ nhà Phật, những người xuất gia đã thọ giới Cụ túc, người ăn xin, nhà tu khổ hạnh…

Saṅghena (सङ्घेन) là dụng cụ cách số ít trong bảng biến thân của Saṅgha (सङ्घ).

Saṅgha (सङ्घ) có những nghĩa được biết như sau: Hội, câu lạc bộ, trụ sở câu lạc bộ, trụ sở hội, sự liên kết, sự liên hiệp, sự liên minh, đồng minh, liên minh, liên bang hội liên đoàn, tập thể, đoàn thể, tập đoàn, tài sản chung, công đoàn, nghiệp đoàn, sự hợp nhất, sự kết hợp…

Trong Phật học, chữ  Saṃgha (संघ) của Phạn ngữ  hay Saṅgha (सङ्घ) trong tiếng Pali được xem như là Tăng đoàn. Có lẽ, vì qua hình ảnh thuyết pháp của Đức Phật với 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển, sau ngày thành đạo và hình ảnh của 5 anh em Kiều Trần Như trở thành 5 vị A La Hán đầu tiên mà được Đức Phật gọi là Tăng già.

Thời  Đức Phật, Tăng già là tiếng dùng để chỉ cho những tu sĩ không phân biệt nam nữ hay những người cư sĩ vấn thân vào đời tu học, để giúp mọi người cùng nhau tu dưỡng, vui hưởng an lành, bằng lòng "Từ Bi" và Trí  tuệ, như Đức Phật đã làm.

Sārdhaṃ (सार्धं) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: đi theo cùng với ai hay với cái gì đó, cùng chung, phân nữa…

Ardhatrayodaśabhir (अर्धत्रयोदशभिर्) là cách viết liền nhau của hai chữ: Ardha (अर्ध) và Trayodaśabhir (त्रयोदशभिर्).

Ardha (अर्ध) là hô cách số ít trong bảng biến thân của Ardha (अर्ध) ở dạng giống đực. Ardha (अर्ध) có những nghĩa được biết như sau: phân nửa, giảm đi 0,5…

Trayodaśabhir (त्रयोदशभिर्) là số nhiều trong bảng biến thân của trayodaśan (त्रयोदशन्) ở dạng trung tính. Trayodaśan (त्रयोदशन्) có nghĩa là con số 13. Chữ r (र्) đứng sau chữ Trayodaśabhir (त्रयोदशभिर्) đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ (), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.

Ardhatrayodaśabhir (अर्धत्रयोदशभिर्) có nghĩa là 13 trừ 0,5 hay 12,5.

Śatair (शतैर्) là dụng cụ cách số nhiều trong bảng biến thân của Śata (शत). Śata (शत) có nghĩa là con số 100. Chữ r (र्) đứng sau chữ Śatair (शतैर्), đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ (), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.

Abhijñāna (अभिज्ञान) là hô cách số ít trong bảng biến thân của Abhijñāna (अभिज्ञान).

Abhijñāna (अभिज्ञान) có những nghĩa được biết như: sự công nhận, biểu hiệu công nhận…

Abhijñātaiḥ (अभिज्ञातैः) là cáchdụng cụ số  ít trong bảng biến thân của Abhijñāta (अभिज्ञात). Abhijñāta (अभिज्ञात) là thể vị lai nói vòng của động từ Abhijñā (अभिज्ञा). Abhijñā (अभिज्ञा) có những nghĩa được biết như sau: hiểu biết, công nhận…

Sthavirair (स्थविरैर्) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của sthavira (स्थविर). Sthavira (स्थविर) có những nghĩa được biết như: nhỏ gọn, dày, dày đặc, củ, xưa, nhà sư cao tuổi nhất hay sư lão. Chữ r (र्) đứng sau chữ Sthavirair (स्थविरैर्), đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ (), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.

Mahāśrāvakaiḥ (महाश्रावकैः) là  cách viết dính liền của hai chữ: Mahā (महा) và Śrāvaka (श्रावक).

Mahā (महा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của mahā (महा) ở dạng giống cái. Mahā (महा) có những nghĩa được biết như: to lớn, hùng vĩ, mạnh mẽ, phong phú…

Śrāvakaiḥ (श्रावकैः) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của śrāvaka (श्रावक) ở dạng giống cái. Śrāvaka (श्रावक) có những nghĩa được biết như: thính âm, đệ tử của Đức Phật được nghe chính miệng của Ngài thuyết giảng.

Sarvair (सर्वैर्) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của Sarva (सर्व). Sarva (सर्व) có những nghĩa được biết như: tất cả, toàn bộ, toàn thể, phổ quát… Chữ r (र्) đứng sau chữ Sarvair (सर्वैर्), đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ (), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.

Arhadbhiḥ (अर्हद्भिः) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của arhat (अर्हत्). Arhat (अर्हत्) có gốc từ động từ căn √arh (√ अर्ह् ).Arhat (अर्हत्) có những nghĩa như sau: có công đáng khen, tốt, hay, giỏi, đáng, xứng đáng, đáng tôn kính, đáng kính, một bực thánh đáng kính.

Gom ý Việt:

 

नमःसर्वज्ञाय॥

एवं    मया    श्रुतम् |  एकस्मिन्   समये   भगवान्   श्रावस्त्यां   विहरति  स्म  जेतवनेऽनाथपिण्डदस्य  आरामे   महता   भिक्षुसङ्घेन    सार्धम्   अर्धत्रयोदशभिर्  भिक्षुशतैर्  अभिज्ञाताभिज्ञातैः  स्थविरैर्  महाश्रावकैः  सर्वैर्  अर्हद्भिः |


|| namaḥ sarvajñāya ||

Evaṃ mayā śrutam | ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṃ viharati sma jetavane 'nāthapiṇḍadasya ārāme mahatā bhikṣusaṅghena sārdham ardhatrayodaśabhir bhikṣuśatair abhijñātābhijñātaiḥ sthavirair mahāśrāvakaiḥ sarvair arhadbhiḥ |

Kính chào bậc học giả.

Tôi nghe như vầy, vào một thời nọ, Đấng Thế Tôn đang đi dạo ở tại thành Śrāvastī, trong vườn Jetavane anāthapiṇḍadasya cùng với các đại Tỳ Kheo tăng, tất cả là một ngàn hai trăm năm mươi người và trong đó gồm có các bậc đại Thanh Văn, A La Hán…

Kính bút

TS Huệ Dân

Thi hóa Việt ngữ của thầy Minh Đức qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân

Aparimita-āyur-jñāna-suviniścita-tejo-rāja dhāraṇī

Namo bhagavate aparimita-āyur-jñāna-su-viniścita-tejo-rājāya tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya tadyathā oṃ sarva-saṃskāra-pariśuddha dharmate gagana samudgate svabhāva viśuddhe mahā-naya parivārī svāhā

Thi hóa Việt ngữ của thầy Minh Đức qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân:

Quy y kính lễ Phật đà

Tuổi Ngài vô lượng cả nhà in nhau

Hào quang tỏa sáng khích khao

Khắp cùng pháp giới tính sao cho cùng

Quyết sanh về đến cõi chung

Phước điền gieo hạt bón vun Bồ đề

Thấm nhuần pháp nhũ Bồ đề

Hoa khai kiết Phật ngồi kề Như lai

Pháp thân thể vắng sơ khai

Báo thân tánh tịnh trí Ngài vô biên

Hóa thân ứng khắp mỗi miền

Tịnh tâm tối thắng hành thiền quán thâm

Thệ nguyền rộng lớn quy tâm

Hư không vô tận tịnh tâm vô cùng

Hoàn thành bổn nguyện khắp vùng

An nhiên thanh tịnh cùng chung đạo tràng

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân

Kính bút

TS Huệ Dân

Site web : chua-phuoc-binh.com, E-mail : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Source-Nguồn: www.sgiquarterly.org

Hình Vẽ Của: Francesca Romana Perazzelli

Ba đề tài sau đây đòi hỏi lòng dũng cảm và niềm tin tưởng vào tiềm năng của chúng ta: hãy khắc phục những hạn chế của chúng ta, hãy bước đi ra khỏi vùng thoải mái của chúng ta, và hãy phá vỡ sự bế tắc trong cuộc sống của chúng ta. Thật là khó khăn để chúng ta buông bỏ đi những hạn chế mà chúng ta tự áp đặt vào chính bản thân mình, rồi đặt niềm tin tưởng vào những khả năng lớn hơn, cho cuộc đời của chúng ta.

Kinh Pháp Hoa (The Lotus Sutra) gồm có bẩy thí dụ chính yếu, một số thí dụ được kể lại bởi chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và một số thí dụ được kể lại bởi các đệ tử của ngài. Thí Dụ Về Ông Bố Giàu Có Và Người Con Trai Nghèo Khổ là thí dụ thứ hai trong Kinh Pháp Hoa; thí dụ nầy được kể lại bởi bốn người đệ tử lớn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bày tỏ niềm vui thích của các vị đệ tử, vì họ đã nhận ra và phá vỡ được sự tự mãn của họ.

Câu chuyện bắt đầu từ một người đàn ông trẻ, bỏ nhà ra đi lang thang từ vùng này đến vùng khác, sau đó anh ta già đi và trở nên nghèo khổ. Sau khi ông bố tìm kiếm người con trai ông trong nhiều năm mà không được, cuối cùng, ông bố định cư ở một thành phố khác, không cùng với nơi ông đã ở trước kia. Gia đình của ông bố rất giàu có, tuy nhiên, ông cảm thấy lo lắng, bởi vì ông không còn có người con nào khác, để thừa kế tài sản to lớn của ông. Một ngày kia, người con trai ông vô tình đi ngang qua tòa lâu đài của ông. Người con trai nầy, có mặc cảm tự ti bởi sự to lớn của căn biệt thự, cùng với sự giàu có của ông chủ nhà đang sống trong đó, nên anh quay chân đi, rồi chạy trốn. Ngay sau đó, ông chủ căn biệt thự giàu có nhận ra rằng anh chàng nghèo khổ nầy chính là con trai ông.

Ông bố giàu có, tràn đầy niềm vui sướng, rồi ngay lập tức, ông muốn giao ngay tài sản của ông cho con trai ông, nhưng khi ông nhìn thấy người con trai ông chạy trốn, ông biết ngay rằng con trai ông chưa sẵn sàng, để đón nhận danh tính thật sự của mình. Vì thế, ông bố gửi gấm hai người đầy tớ, ăn mặc luộm thuộm, đến cho tặng người con trai ông công việc dọn dẹp của người hầu hạ với mức lương gấp hai lần bình thường. Người con trai ông vui vẻ nhận công việc làm. Ngay sau đó, ông bố ăn mặc áo quần rách rưới, đến gặp người con trai ông, rồi ông tự phát triển mối quan hệ với con ông. Theo thời gian, người con trai từ từ nhận lấy những công việc mà có nhiều trách nhiệm hơn.

Nhiều năm trôi qua, ông bố giàu có bắt đầu có bệnh. Theo lời yêu cầu của ông bố, người con trai bắt đầu quản lý cẩn thận toàn bộ tài sản của ông. Cuối cùng, rồi người con trai ông đã sửa sai lại quan điểm trước kia của mình, từ ý nghĩ anh xem mình là người thấp hèn, nay anh xem mình là người có lý tưởng cao quý. Ông bố nhận thấy rằng những ngày cuối đời của ông đang cận kề, và lúc nầy, người con trai ông đã sẵn sàng để hiểu biết sự thật anh ta là ai, cuối cùng, ông bố thông báo rằng anh ta là con trai ông, và cũng là người thừa kế của ông, rồi ông chuyển toàn bộ gia tài của ông cho anh ta.

Giống như là người con trai nghèo khổ, nhiều người trong chúng ta hạn chế tiềm năng của chúng ta, hoặc là trở nên tự mãn, rồi không muốn, hoặc là sợ không dám, phấn đấu để phát triển con người của chúng ta. Trong thí dụ nầy, người con trai nghèo khổ đại diện cho những người bình thường đi lang thang khắp nơi, đói nghèo về tinh thần, không hiểu biết rằng họ thật sự đang có tài sản - chính họ đang có khả năng vô biên, không có giới hạn của Phật Tính. Chủ tịch SGI Daisaku Ikeda nói: "Sự hài lòng với những thành tích của chúng ta, có thể được xem như là một sự khiêm nhường, nhưng nếu chúng ta đánh giá thấp tiềm năng của chính chúng ta, thì chúng ta thật sự là người có lòng kiêu ngạo to lớn."

Ông bố giàu có đại diện cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, niềm mong ước duy nhất của ngài là thức tỉnh chúng ta, hiểu biết về Phật Tính, đây là một tài sản quý báu, sẵn có trong mỗi chúng ta. Đức Phật, đã dùng phương tiện thích hợp, trước hết ngài giảng dạy giáo lý dễ hiểu, để chuẩn bị tinh thần cho các vị đệ tử của ngài, nhờ đó họ có thể nắm bắt hoàn toàn sự thật của thông điệp của Đức Phật đã thể hiện trong Kinh Pháp Hoa. Chủ tịch SGI Ikeda giải thích: "Mọi người - đều bình đẳng, như nhau - chính họ sẵn có một viên ngọc quý báu, không có gì sánh được. Viên ngọc quý giá hơn tất cả mọi thứ, đã đến với chúng ta, mà chúng ta chẳng cần phải đi tìm kiếm. Viên ngọc được truyền lại cho chúng ta, cho dù chúng ta có nhận biết hay không. Rồi Kinh Pháp Hoa cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc, nhờ đó chúng ta công nhận kho báu của chính chúng ta."

Thí dụ nầy nhấn mạnh sự cần thiết cho rằng, chúng ta phải luôn luôn có sự tìm tòi về tâm linh để cho chúng ta tự phát triển không ngừng nghỉ, bất kể tuổi tác, bất kể những thành tích, hoặc là bất kể những hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Kinh Pháp Hoa dạy chúng ta phương pháp năng động để sống giữa những thử thách của cuộc đời; Kinh Pháp Hoa cũng nhấn mạnh tinh thần tìm tòi để tự phát triển suốt cuộc đời chúng ta - để thử thách những giới hạn của chúng ta, để phá vỡ sự bế tắc, và mong muốn hiểu biết những tiềm năng vô hạn của chúng ta. Như Chủ tịch SGI Ikeda nói ngắn gọn như sau, "Nếu chúng ta không có sự tiến bộ, có nghĩa là, chúng ta có sự thụt lùi."

-----------------------------------

 

Source-Nguồn:

http://www.sgiquarterly.org/buddhism2014apr-1.html

 

The Parable Of The Wealthy Man And His Poor Son - Source-Nguồn: www.sgiquarterly.org

 

Overcoming our limitations, getting out of our comfort zone and breaking through the deadlocks in our lives requires courage and belief in our potential. It can be difficult to let go of the limitations we impose on ourselves and imagine greater possibilities for our lives.

The Lotus Sutra contains seven key parables, some told by Shakyamuni and some by his disciples. The parable of the Wealthy Man and His Poor Son is the second parable in the Lotus Sutra; it is told by four of Shakyamuni's senior disciples to express their joy at having recognized and broken through their complacency.

The story begins with a young man who runs away from his father's house and wanders from place to place, growing old and poor. After searching for his son for many years, the father eventually settles in a certain city. The father's household is very wealthy, but he feels uneasy as he has no heir to leave his immense fortune to. One day, the son happens to pass by his father's mansion. He is so intimidated by the grandeur of the mansion and the wealthy man who lives there that he turns to flee. Just then, the wealthy man recognizes that this poor man is his son.

Filled with joy, the wealthy man wants to immediately bequeath his fortune to his son, but seeing his son flee, he realizes he is not yet ready to embrace his true identity. So the father sends two poorly dressed servants to offer his son a job doing menial cleaning work for twice the usual salary. The son happily accepts. Soon after, the father dresses in ragged clothing, approaches his son and begins to develop a relationship with him. Over time, the son takes on positions of greater responsibility.

Many years pass, and the wealthy man becomes ill. At his request, the son begins to carefully manage the father's entire estate. Eventually, the son revises his former low opinion of himself and comes to hold high ideals. Realizing that his end is near and that his son is ready to understand the truth of who he is, the father finally announces that he is his son and heir and transfers his entire fortune to him.

Like the poor son, many of us limit our potential or become complacent, unwilling or afraid to strive in our personal development. In this parable, the poor son represents ordinary people who wander around in spiritual poverty, unaware of their true inheritance - the boundless possibilities of their Buddha nature. SGI President Daisaku Ikeda states: "Satisfaction with one's accomplishments might seem like humility, but to underestimate life's potential is actually great arrogance."

The wealthy man represents Shakyamuni, whose sole desire is to awaken people to the wealth of their inherent Buddhahood. As an expedient means, the Buddha first expounds lesser teachings in order to prepare his disciples' minds to grasp the complete truth of his message expressed in the Lotus Sutra. SGI President Ikeda explains: "Everyone alike possesses this unsurpassed jewel of life. This most precious of all things 'has come to us unsought.' It comes down to whether we can recognize it as such. And the Lotus Sutra enables us to most profoundly perceive and recognize the treasure of our lives."

This parable stresses the need to always have a seeking spirit for continual self-development, regardless of our age, achievements or present circumstances. The Lotus Sutra teaches a dynamic way to live amidst life's challenges; it emphasizes a lifelong seeking spirit for self-development - to challenge our limitations, break through deadlocks and expect to experience the boundless potential of our lives. As SGI President Ikeda succinctly states, "Not advancing is retreating."

-----------------------------

Thi hóa Việt ngữ của thầy Minh Đức qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân.

Sukhāvatī-vyūha dhāraṇī

Namo’mitābhāya tathāgatāya tadyathā amṛtod bhave amṛta-siddhaṃ bhave amṛta-vikrānte amṛta-vikrānta gāmini gagana kīrta-kāre svāhā

Thi hóa Việt ngữ của thầy Minh Đức qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân.

Quy y kính lễ Phật Đà

Nhất tâm chánh niệm hằng hà Như lai

Hào quang tỏa sáng thiên thai

Chiếu cùng phắp cõi trí khai tận nguồn

Thọ trường bất tận suối tuông

Thành tâm chánh tín nguyện luôn hành trì

Thật lời thuyết đạo chánh tri

Quy tâm ngã pháp hóa y Cam lồ

Cam lồ trưởng dưỡng cam lồ

Cam lồ dũng mãnh môn đồ hoằng khai

Hiện thành mưa pháp Như lai

Thinh không chuyển động tâm khai tịnh lòng

Sanh tâm điểm đạo thật trong

Vãng sanh quyết định trong vòng nhất tâm

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân

Kính bút

TS Huệ Dân

Site web : chua-phuoc-binh.com, E-mail : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Đây là thức quả, thức hành và thức cảnh. Thức quả tức là thức ẩn tàng chứa tất cả các hạt giống.

Diễn nghĩa Triṃśikā vijñaptikārikā (त्रिम्̣स्́इक̄  विज्ञप्तिक̄रिक̄)| Ba mươi biểu hiểu thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn. Trích trong Tinh hoa Phật học TS Huệ Dân.

Câu số hai.

विपाको  मननाख्यश्च  विज्ञप्तिर्विषयस्य  च।

तत्रालयाख्यं  विज्ञानं  विपाकः  सर्वबीजकम्॥२॥

Vipāko mananākhyaśca vijñaptirviṣayasya ca 

Tatrālayākhyaṃ vijñānaṃ vipākaḥ sarvabījakam  2 

Từ vựng :

Vipāko (विपाको) là cách viết biến âm của chữ Vipākaḥ (विपाकः). Vipākaḥ (विपाकः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của Vipāka (विपाक) ở dạng giống đực. Vipāka (विपाक) là chữ ghép của : vi (वि)+ pāka (पाक).

Vi (वि) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với…

Pāka (पाक) có gốc từ động từ căn √pac (√ पच्). Động từ căn √pac (√ पच्) thuộc nhóm [1] và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nấu, làm bếp, nướng, luộc, hấp, đem vào nung, thiêu huỷ, suy mòn đi, chín, chín chắn…

Vipāka (विपाक) có những nghĩa được biết như: chín chắn,chín muồi,thành hình, thành thục, hoàn thiện, trưởng thành, hậu quả, kết quả, quả báo, phần thưởng, để đền bù lại, trái lại, ngược lại, tiêu hóa, biến hình,biến đổi …

Mananākhyaśca (मननाख्यश्च) là chữ ghép từ: Manana (मनन) + ākhyaḥ (आख्यः) + ca (). Manana (मनन) là thân từ trung tính và có gốc từ chữ manas (मनस्). Manas (मनस्) có gốc từ man (मन्). Động từ căn √man (√मन्) thuộc nhóm [4], [8] và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: suy nghĩ, phản ánh, đánh giá, kiến ​​thức, tin tưởng, tưởng tượng, giả sử, xem xét, giữ cho, ước tính cao, đánh giá cao, tôn vinh, ca ngợi, cho rằng, muốn hiểu, làm cho có ý nghĩa.

Manas (मनस्) có những nghĩa được biết như: tâm, tâm thức, tâm linh, thức tánh, tinh thần, ý, suy nghĩ, chú tâm vào…

Ākhyaḥ (आख्यः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của Ākhya (आख्य) ở dạng giống đực. Ākhya (आख्य) có những nghĩa được biết như: kể, được gọi là, được đặt tên là, thông tri cái gì, truyền đạt cái gì, được biết…

Ca () là giới từ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa được biết như: cả hai; cả cái này lẫn cái kia,và, cũng vậy, hơn nữa, như vậy, nhưng, thật ra, thật vậy, tuy nhiên, chắc rằng, đúng vậy…

Vijñaptirviṣayasya (विज्ञप्तिर्विषयस्य) là chữ viết theo cách nối âm của Vijñaptiḥ (विज्ञप्तिः) + viṣayasya (विषयस्य).

Vijñaptiḥ (विज्ञप्तिः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của vijñapti (विज्ञप्ति) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: hiện ra, hiển bày, hiển thị, liễu biệt, biểu thị…

Viṣayasya (विषयस्य) là sở hữu cách số ít trong bảng biến thân của viṣaya (विषय) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: sự kiện, sự việc, phạm vi hoạt động, lĩnh vực, giới hạn, khu vực, phạm vi mà các giác quan có thể nhận biết, cảnh…

Tatrālayākhyaṃ (तत्रालयाख्यं) là chữ viết theo cách nối âm của Tatra (तत्र) + ālayākhyaṃ (आलयाख्यं).

Tatra (तत्र) là chữ ghép từ: tad (तद्) + tra (त्र). Tatra là thán từ và nó có những nghĩa như sau: đó là, nơi kia, giữa những cái này, một trong hai cái…

Ālayākhyaṃ (आलयाख्यं) là chữ ghép từ Ālaya (आलय) + ākhyaṃ (आख्यं) theo cách nối âm. Ālaya (आलय) là thân từ ở dạng giống đực và trung tính và nó có những nghĩa như sau: nơi ở, nhà ở, nơi yên nghĩ, nơi ẩn náu,nơi nương náu, đền, miếu, giáo đường…

Ākhyaṃ (आख्यं) là đối cách số ít trong bảng biến thân của Ākhya (आख्य) ở dạng giống đực và trung tính. Ākhya (आख्य) có những nghĩa được biết như: kể, được gọi là, được đặt tên là, thông tri cái gì, truyền đạt cái gì, được biết…

Ālayākhyaṃ (आलयाख्यं) là đối cách số ít trong bảng biến thân của Ālayākhya (आलयाख्य) ở dạng giống đực và trung tính. Nó có những nghĩa như sau:nhà ở, cái kho, cái hang, nơi ẩn náu,nơi nương náu…

Vijñānaṃ (विज्ञानं) là chủ cách và đối cách số ít trong bảng biến thân của Vijñāna (विज्ञान) ở dạng trung tính. Vijñāna (विज्ञान)) là thức, nói theo một cách đầy đủ là Thức uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Vijñānaskandha (विज्ञानस्कन्ध). Thức là một giác quan sinh động tổng hợp có chức năng cảm nhận và phản ảnh các trạng thái hoạt động bên ngoài hay bên trong, đang tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác của ngũ uẩn qua nhiều hình thức khác nhau. Thức uẩn thuộc về phần vô hình của thân ngũ uẩn. Thức uẩn bao gồm tất cả tâm.

Sarva (सर्व) là thân từ giống đực và nó có những nghĩa được biết như: tất cả, hoàn toàn, cả, hết thảy mọi việc, mọi sự, toàn thể, toàn năng, vạn năng, phổ thông, phổ cập…

Bījakam (बीजकम्) là chủ cách và đối cách số ít trong bảng biến thân của Bīja (बीज) ở dạng giống đực và trung tính. Bīja (बीज) có những nghĩa được biết như: hạt, hột, mầm, hạt giống, mầm mống, tinh dịch, nguyên nhân đầu tiên, nguyên thủy, cội nguồn…

Gom ý Việt :

विपाको  मननाख्यश्च  विज्ञप्तिर्विषयस्य च।

तत्रालयाख्यं विज्ञानं  विपाकः सर्वबीजकम्॥२॥

Vipāko mananākhyaśca vijñaptirviṣayasya ca 

Tatrālayākhyaṃ vijñānaṃ vipākaḥ sarvabījakam  2 

Đây là thức quả, thức hành và thức cảnh. Thức quả tức là thức ẩn tàng chứa tất cả các hạt giống.

Kính bút

TS Huệ Dân

Xuất xứ chú Dược Sư. Chú Dược Sư được trích từ kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Chánh Đại Tạng kinh số 450, gồm 1 quyển, do Ngài Huyền Trang dịch từ Phạn sang Hán.

Dược sư

Thành tâm đảnh lễ Phật đà
Tên Ngài trong sáng hiệu là Dược sư
Uy nghiêm như chúa ban từ
Ngọc xanh ẩn sẵn tâm từ hoằng dương 
Trí khai bổn nguyện khôn lường
Lên ngôi chánh giác chân thường độ sanh
Công kia đức nọ tinh anh
Thuốc này là pháp Phật danh kinh này
Thật lời chuyển hóa từ đây
Quán thân khẩu ý xưa nay nghiệp dầy
Vô minh kiến chấp đông đầy
Biết bao nghiệp báo sâu dầy nhân gian
Ba thân ròng chắc như vàng
Đem ra ứng thí đạo tràng mười phương
Khơi nguồn trí huệ am tường
Tội tiêu nghiệp dứt con đường hoa khai
Noi gương trí huệ triển khai
Hoàn thành vô thượng Như lai hiển bày

Thi hóa
T. Minh Đức qua diễn nghĩa TS Huệ Dân

Xuất xứ chú Dược Sư. Chú Dược Sư được trích từ kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Chánh Đại Tạng kinh số 450, gồm 1 quyển, do Ngài Huyền Trang dịch từ Phạn sang Hán. Nội dung kinh : Nói về Bổn nguyện và công đức của Phật Dược Sư và khuyên chúng sanh hãy tin Đức Phật này sẽ tiêu trừ mọi thống khổ đồng thời sanh về thế giới Đông Phương của Ngài ( cũng như Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà vậy ), và tất cả cõi Phật nào mà chúng sanh muốn.

Trước khi thành đạo, Phật Dược Sư đã phát 12 thệ nguyện làm tiêu trừ bệnh hoạn, khổ não và dẫn đến Giác Ngộ. Chú Dược Sư từ ánh hào quang của Phật Dược Sư, cũng chính là Trí tuệ thẩm thấu siêu diệt tận nguồn căn của Đức Thế Tôn nghĩa là chính bài thơ Chú Dược Sư này từ kim khẩu của Đức Phật Thích Ca đọc thoại nội tâm về một Đức Phật Dược Sư làm run động, bất khả tư nghì từ trước đến nay. Chú Dược Sư nay được thi hóa đến quý vị tường lãm 

 

Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng năm 189 CN theo con đường biển (sea route) hay còn gọi là con đường hồ tiêu (spice route), gọi như vậy là vì các ghe tàu chở các đồ gia vị từ Ấn độ, Nam dương đến Giao châu (Bắc phần hiện nay) rồi đem các đồ gia vị qua Trung quốc để bán. Trên ghe tàu, họ thường thỉnh theo các tăng sĩ để cầu an, nhân cơ hội đó các vị tăng sĩ này đến Giao châu để truyền bá Phật giáo. Phật giáo còn truyền đến Giao châu bằng con đường bộ từ Trung quốc, Phật giáo truyền từ Ấn độ đến Trung quốc bằng con đường bộ gọi là con đường tơ lụa (silk route), gọi như vậy là vì con đường bộ này là nơi buôn bán, trao đổi hàng tơ lụa của Trung quốc với các gia vị của Ấn độ, các thương gia Ấn cũng có các tăng sĩ Phật giáo đi theo để cầu an và cũng nhân cơ hội đó để truyền bá Phật giáo. Khoảng thế kỷ III CN, ở Giao châu có khoảng 500 tăng sĩ. Bộ kinh “Tứ Thập Nhị Chương” và khoảng 15 bộ kinh khác đã được lưu hành tại đây.

Có hai Đại Tạng Kinh được truyền đến Việt Nam: 
Tam Tạng Kinh tiếng Pali thuộc Phật giáo Nam phương được truyền đến Việt Nam do Phật giáo Nguyên Thuỷ từ Sri Lanka.
-Đại Tạng Kinh tiếng Hán dịch từ tiếng Sanscrit và các thổ ngữ khác của Ấn độ, Phật giáo Bắc phương truyền đến Việt Nam từ Trung quốc.

Việc phiên dịch các Đại Tạng Kinh điển ra chữ Quốc ngữ rất giúp ích cho Tăng Ni, Cư Sĩ, Phật tử và các nhà nghiên cứu Phật học vì nhờ bản dịch họ có thể đọc dễ dàng và  hiểu dễ dàng tư tưởng triết học Phật giáo khi trình độ đọc chữ Pali và chữ Hán của họ còn kém.                                                                    

Bài viết này sẽ trình bày: I.- Tóm lược lịch sử Phật giáo Việt Nam. II.- Tiến trình việc phiên dịch kinh điển Phật giáo ra chữ Quốc ngữ. 

I.- Tóm lược lịch sử Phật giáo Việt Nam

 

Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng năm 189 CN theo con đường biển (sea route) hay còn gọi là con đường hồ tiêu (spice route), gọi như vậy là vì các ghe tàu chở các đồ gia vị từ Ấn độ, Nam dương đến Giao châu (Bắc phần hiện nay) rồi đem các đồ gia vị qua Trung quốc để bán. Trên ghe tàu, họ thường thỉnh theo các tăng sĩ để cầu an, nhân cơ hội đó các vị tăng sĩ này đến Giao châu để truyền bá Phật giáo. Phật giáo còn truyền đến Giao châu bằng con đường bộ từ Trung quốc, Phật giáo truyền từ Ấn độ đến Trung quốc bằng con đường bộ gọi là con đường tơ lụa (silk route), gọi như vậy là vì con đường bộ này là nơi buôn bán, trao đổi hàng tơ lụa của Trung quốc với các gia vị của Ấn độ, các thương gia Ấn cũng có các tăng sĩ Phật giáo đi theo để cầu an và cũng nhân cơ hội đó để truyền bá Phật giáo. Khoảng thế kỷ III CN, ở Giao châu có khoảng 500 tăng sĩ. Bộ kinh “Tứ Thập Nhị Chương” và khoảng 15 bộ kinh khác đã được lưu hành tại đây.

Giai đoạn đầu trong lịch sử nước ta, thời Bắc thuộc và các triều đại Đinh, Lê, Lý và Trần là giai đoạn cực thịnh của đạo Phật.Vào thời Lý, Phật giáo là Quốc giáo. Đã có nhiều vị Đại Sư từ Giao Châu sang giảng kinh bên Tàu:

-Khang Tăng Hội ( Kang Seng-Hui ): cha Ngài sống ở Ấn Độ, rồi đi tới Giao chỉ (Bắc Việt Nam bây giờ) buôn bán. Khi Ngài lên 10 tuổi thì cha mẹ mất, Ngài đã xuất gia cầu đạo, chuyên nghiên cứu kinh Phật. Năm 247 CN Ngài đến thành Kiên nghiệp thuộc vùng thống trị của Ngô Tôn Quyền. Vua Tôn Quyền xây chùa để làm nơi phiên dịch kinh điển. Ngài Khang Tăng Hội đã là vị giáo sĩ Phật giáo vào buổi ban đầu của Phật giáo ở đất Giao Châu. Ngài đã dịch các bộ kinh như: -Lục độ tập kinh, -Tạp thí dụ kinh, Chú thích bộ Pháp kính kinh,Đạo thụ vương kinh. Rất nhiều người theo Ngài để học Phật pháp, trong số các tăng sĩ đó có Ma-la-kỳ- vực  (Marajivaka), Thiên Hữu ( Kalyanaruci). Sau đó, Ngài Mậu Bác từ bên Trung Quốc sang để tiếp tục phát huy đạo Phật.

Khoảng năm 580 CN Sư Ấn Độ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) đến truyền đạo, được coi là Sư tổ của Thiền tông Việt Nam. Khoảng 820 , sư Trung Quốc Vô Ngôn Thông đến lập một phái Thiền Tông khác.

Theo cố Hòa Thượng Thích Mật Thể trong Việt Nam Phật Giáo Sử Lược (xuất bản năm 1943 tại Hanoi), thì có thể trên đường qua Trung Quốc truyền đạo, các cao tăng Ấn Độ đi bằng đường biển đã ghé qua và dừng chân lại ở Giao Châu để nhờ các vị cao tăng Việt Nam trong việc dịch kinh điển ra chữ Hán, hồi ấy các vị cao tăng Việt Nam rất thông thạo chữ Hán. Cũng có thể vài tông phái Phật giáo từ phương Nam tới đã để lại các bài thuyết pháp hoặc kinh điển trước khi đi qua Trung quốc để truyền đạo. Nhưng sau thời Bắc thuộc, dưới các triều đại thời độc lập, triều đình và dân ta học Phật đều hướng về phương Bắc: -Lê Ngoạ Triều (986 – 1009) sai Minh Sưởng sang nhà Tống (960 – 1279) thỉnh Đại Tạng Kinh/ Tam Tạng Kinh Điển.-Lý Thái Tổ (1010 – 1028) cũng sai Nguyễn Đạo Thành sang Tống thỉnh Đại Tạng Kinh

 Triều đình đã đặt ra sắc phục cho tăng ni, đã cử nhiều vị cao tăng làm Quốc sư, Thái sư. Chùa chiền, tháp Phật mọc lên khắp nơi.

Từ đó, trong chùa, tu viện và giới nghiên cứu Phật học đều đọc kinh sách của Tàu và đã mời nhiều vị cao tăng Trung Quốc qua thuyết pháp Phật. Năm 1069, dưới thời vua Lý Nhân Tôn, Thiền sư Trung quốc Thảo Đường sang lập chùa Khai Quốc (Thăng Long ) một trường phái của Thiền Tông. Thảo Đường đã đứng đầu trong tư tưởng Phật học đời Trần.

Đến đầu đời Trần , Thiền sư Trung Quốc Tiêu Dao sang truyền tâm ấn cho Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tảng ( 1252-1313), Ngài là sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Ngài đã truyền tâm ấn cho vua Trần Nhân Tôn. Trần Nhân Tôn truyền tâm ấn cho  Pháp Loa thiền sư, Pháp Loa thiền sư truyền tâm ấn cho Huyền Quang thiền sư. Ba vị nầy được coi là Trúc Lâm tam tổ.

Các chùa chiền, Phật học viện, các nhà nghiên cứu Phật học đã dùng kinh sách chữ Hán từ bên Tàu truyền sang. Mãi tới đầu thế kỷ 20, trong phong trào chấn hưng đạo Phật, mới có nhiều kinh sách được dịch từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ.

Bên cạnh đạo Phật, đạo Nho và đạo Lão cũng được truyền sang nước ta, cả 3 đạo cùng nhau phát triển và kết hợp lại một tinh thần tổng hợp, tam giáo hoà đồng trong suốt giai đoạn cuối đời Lý sang đời Trần, sau đó tuy đạo Nho lần lần được phát triển, nhưng đạo Phật vẫn được sùng bái. Các vị Sư ngoài việc tinh thông Phật pháp họ còn rất tinh thông Nho giáo và Lão giáo. Họ rất am tường và cũng thực hành đạo lý của Nho giáo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; và cũng có một đời sống tiêu dao thoát tục của Lão giáo. Các Sư cụ ở chùa là bậc đáng kính.  

Năm 970, thời nhà Đinh (968 - 980), triều đình phong thiền sư Ngô Chân Lưu làm Tăng Thống. Qua năm sau Vua thăng chức Thiền sư lên làm Quốc sư, và ban cho hiệu là Khuông Việt.

Trong thời Tiền Lê (980 - 1009), triều đình cử Sứ sang Trung quốc thỉnh bộ Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán.

Thời Lý (1010 - 1225) là thời hưng thịnh của đạo Phật. Thiền sư Vạn Hạnh, đang làm Tăng Thống cho vua Lê, đã đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Thái Tổ năm 1010. Đạo Phật đã là Quốc giáo dưới thời Lý.

Lý Thái Tổ (1010 - 1028) đã cử Nguyễn Đạo Thành sang Tống thỉnh Đại Tạng Kinh.

Năm 1049, vua Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu, tiếng Hán Việt là  Diên Hựu tự (延祐寺 ), thường gọi làChùa Một Cột, tiếng Hán Việt là Nhất Trụ tháp (一柱塔).

Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu (文廟 )    để thờ Chu Công, Khổng Tử, và thất thập nhị hiền. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám (國子監)  để đào tạo Nho sĩ. Cũng năm 1075, vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi tam trường (thi Hương, thi Hội và thi Đình) để tuyển chọn người bác học ra làm quan. Vua  Nhân Tông đã khai sáng ra thể lệ thi cử ở Việt Nam. Năm 1086, triều đình nhà Lý cho mở khoa thi để tuyển chọn bậc thâm cứu Nho học để làm việc tại Viện Hàn Lâm mới lập.  

Vào đời Trần (1225 - 1400), vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293) đã sáng tác hai áng văn tuyệt tác là Khoá hư lục  và Thiền tôn chỉ nam. Sau khi trị vì được 15 năm, Trần Nhân Tôn đã nhường ngôi, và lên chùa Vân Yên ở núi Yên Tử để tu thiền, thâu nhận nhiều đệ tử. Ngài là sư tổ của phái thiền Trúc Lâm.

Năm 1253, triều đình nhà Trần cho mở Viện Quốc Học ở Kinh đô, đề cử các danh Nho về Kinh đô giảng Nho học: Tứ thư, Ngũ kinh.

Từ cuối đời Trần, Phật giáo bắt đầu suy giảm, Nho giáo bắt đầu hưng thịnh. Nước ta lúc bấy giờ đã có một đội ngũ đông đảo Nho sĩ tinh thông Hán học do đó đạo Nho càng ngày càng phát triển. Các nhà Nho bắt đầu bước lên võ đài chính trị để trổ tài kinh bang tế thế.

*-*-*

Ở đây, tôi xin được mở ngoặc để nói đến một quan điểm mới về thời điểm xây dựng Văn Miếu và thành lập Quốc tử Giám:
Trong cuộc “Hội thảo 1000 năm vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long” vào ngày 21 tháng 01 năm 2009 tại Việt Nam, Tiến sĩ người Nga Alexey Polyakov; thuộc Trung tâm Việt Nam học, Viện Á Phi, Đại học Moskva ở Liên bang Nga; đã đưa ra một quan điểm mới ( trước đây TS Alexey Polyakov đã có bài viết: “ Sur la date de construction du Van Mieu” đăng trong Etudes Vietnamiennes, No. 3, Septembre 1991) : ngày xây cất Văn Miếu và thành lập Quốc Tử Giám không thể xảy ra vào triều đại nhà Lý, tức là vào thế kỷ thứ XI. Theo Polyakov thì chỉ có quyển “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” (ĐVSKTT) của Ngô Sĩ Liên, được bắt đầu soạn vào năm 1247 theo lệnh của vua Lê Thánh Tông, đời hậu Lê, mới ghi Văn Miếu và Quốc Tử Giám được xây cất và được thành lập dưới triều Lý. Việc này không thấy ghi ở cuốn “Việt Sử Lược”, còn có tên là Đại Việt Sử Lược, tác giả: khuyết danh, viết bằng chữ Hán vào thời nhà Trần. Đây là một cuốn lịch sử biên niên của Việt Nam còn lưu truyền đến ngày nay.  Việt Sử Lược có bản dịch ra chữ Quốc ngữ với các lời chú thích của GS Trần Quốc Vượng, do nhà xuất bản Văn Sử Địa xuất bản ở Hà Nội năm 1960. Vào đời Trần, còn có bộ “Đại Việt Sử Ký” (ĐVSK) do nhà sử học Lê Văn Hưu (1230 -1322) biên soạn. Đây là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Rất tiếc bộ sử này không còn nhưng sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào đó để soạn bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư .
TS Polyakov còn nhận định rằng: thế kỷ XI là thời cực thịnh của triều Lý tức là thời cực thịnh của Phật giáo. Phật giáo là Quốc giáo. Các nhà trí thức và quan lại trong triều đình nhà Lý rất ít người xuất thân từ Nho giáo, nên việc thành lập Văn Miếu và Quốc Tử Giám ở giai đoạn này thì không hợp lý. Ông còn lý luận rằng Ngô Sĩ Liên trong ĐVSKTT  đã viết rằng thái tử Lý đến học ở Văn Miếu sau khi Văn Miếu được xây dựng, nhưng lúc bấy giờ thái tử Lý mới có 4 tuổi. Theo ĐVSKTT của Ngô sĩ Liên: “Vào mùa Thu tháng 8 năm Canh Tuất, tức năm Thuần Vũ thứ 2 đời Lý Thánh Tông, Văn Miếu được xây, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng Thất Thập Nhị Hiền, bốn mùa cúng tế, Hoàng Thái Tử đến đấy học”.

Có hai quyển sử sau này  là “Việt Sử Thông Giám Cương Mục Khảo Lược” của Ký Xuyên hiệu là Nguyễn Thông (1827 - ?), bản chữ Hán chép tay, viết xong vào năm 1877 vào thời Nguyễn, được dịch ra chữ Quốc ngữ bởi Đổ Mộng Khương, và được Lê Duy Chưởng hiệu đính, do NXB Văn Hoá Thông Tin xuất bản năm 2009 tại Hà Nội, và quyển “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim viết bằng chữ Quốc ngữ, xuất bản năm 1919 tại Hanoi cũng viết rằng: “Đời vua Lý Nhân Tông, niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), mở khoa thi tam trường để lấy người văn học vào làm quan. Kỳ thi ấy là kỳ thi đầu tiên ở nước ta, chọn được hơn 10 người, Thủ Khoa là Lê Văn Thịnh…”

Tóm lại TS Alexei Polyakov đã có một lý luận rất mới mẻ để nói lên quan điểm của mình. Để đánh giá quan điểm này một cách chính xác, chúng ta cần có sự nghiên cứu sâu sắc thêm các sử liệu và các di chỉ khảo cổ.

Trong bài viết này tôi đã căn cứ vào Việt Sử Lược của Trần Trọng Kim, nên đã cho rằng Văn Miếu và Quốc Tử Giám được thành lập vào đời Lý. Tôi đồng ý rằng thời Lý có rất ít  nhà Nho làm quan, các vị cao tăng là thành phần tinh hoa của triều đình nhà Lý, họ được cử nhiều chức vụ cao cấp trong triều đình, họ là những vị rất tinh thông Hán học. Nhưng với tinh thần phóng khoáng và rộng mở, các Sư cũng đã tiếp đón đạo Nho, đạo Lão để hoà hợp thành tam giáo đồng nguyên, thành thử việc thành lập Văn Miếu và Quốc Tử Giám cũng có thể xảy ra dưới thời Lý. Tuy nhiên quan điểm của chúng tôi cũng có thể duyệt lại nếu có nhiều lý luận thuyết phục hơn.

Tôi cũng xin ghi thêm vài sử liệu và bài viết có thể giúp thêm việc thảo luận về việc xác định ngày thành lập Văn Miếu, Quốc Tử Giám:

*An Nam Chí Lược 安南志略  (Sơ lược về An Nam/Việt Nam ) của Lê Tắc ( ? - ?), đây là một tư sử tức là quyển sử do tự Lê Tắc viết mà không phải do lệnh của triều đình, sách sử do các sử quan viết theo lệnh của triều đình gọi là chính sử, bộ sách sử này được viết bằng văn xuôi chữ Hán  vào năm 1335 tại Trung quốc (vào đời Trần ở Việt Nam, vào đời Nguyên ở bên Tàu),  nội dung sách ghi chép hỗn hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa, v.v... của An Nam  viết từ thời bắt đầu đến cuối đời Trần, bộ sử này gồm có 20 quyển, nhưng quyển thứ 20 bị thất lạc, nay chỉ còn 19 quyển:

Bản dịch tiếng Quốc ngữ do Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, 1960
Lời giới thiệu của L.M Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, 22 tháng 4 năm 1960.
Nhà xuất bản: Viện Đại Học Huế,1961
Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Công Đệ, Doãn Vượng, Lê Bắc, 2001
Nguồn:  Viện Việt Học website,  Trang Nhà Quảng Đức website đăng lại.
Hiện nay ở Việt Nam đã có bản dịch mới, được hiệu đính và chú thích,  được xuất bản gồm cả phần chữ Hán và chữ Quốc ngữ.

Trong quyển đệ thập nhị viết về gia thế họ Lý bắt đầu từ Lý Công Uẩn(Lý Thái Tổ ) đến Hạo Sám ( Lý Huệ Tông) không thấy đề cập tới Văn Miếu và Quốc Tử Giám.
Trong quyển đệ thập tam viết về gia thế họ Trần bắt đầu từ Trần Thừa … Trần Ích Tắc …đến Trần Kiện cũng không thấy đề cập tới Văn Miếu và Quốc Tử Giám.

Khi viết bộ sử này, Lê Tắc đã đứng trên lập trường của người Tàu mà nhìn lịch sử của An Nam. Bởi thế nên có nhiều học giả và nhiều nhà nghiên cứu lịch sử người Việt lên án ông Lê Tắc , có vị đã có nhiều lời phê bình rất gắt gao. Nhưng cũng có nhiều ý kiến ôn hoà, phóng khoáng và rộng mở hơn thì cho rằng mặc dầu Lê Tắc làm quan cho triều đình nhà Nguyên, sống đời sống lưu vong ở bên Tàu mà còn nghĩ đến cố hương thì đó là một điều đáng quý; và rằng Lê Tắc làm quan cho nhà Nguyên nên ông phải viết sử An Nam theo lập trường, theo quan điểm của người Tàu nhất là quyển sử được viết trên đất Trung Quốc. Vượt qua các lời lên án cực đoan,chúng ta phải công nhận rằng đây là một bộ sử được biên soạn rất công phu và khoa học bởi một vị quan có học vấn uyên bác,sách có rất nhiều giá trị, đó là một tài liệu lịch sử đáng quý. Bộ sử cho biết lịch sử Việt Nam từ lúc khởi nguyên đến đời cuối Trần, và mối bang giao giữa Việt Nam và Trung quốc vào giai đoạn ấy. Có một điều nhỏ cần ghi lại là cứ mỗi lần sứ thần Việt Nam đi triều cống triều đình Tàu thì họ cũng “lợi quả” như là một phần thưởng đối với chư hầu trung thành, nhiều khi của lợi quả gồm có đồ vật và tiền bạc nhiều hơn đồ triều cống. Nhiều sách Tàu cũng có nói đến việc lợi quả đối với các chư hầu khác vào thời xưa.

Bộ sử An Nam Chí Lược đã được sưu tập trong cả ba bộ sách lớn được coi như là  “Bách Khoa toàn thư Trung Quốc”, và đã được nhiều danh sĩ khen ngợi trong các Lời Tựa, đã được Tứ Khố Toàn Thư giới thiệu và xuất bản nhiều lần ở Trung quốc. Bộ sử này với ấn bản Văn Lang  đã được lưu  trữ ở Thư Viện Tokyo, Nhật Bản;  một bản sao ở Bristish Museum, ở London, nước Anh; thư viện ở Pháp; và ở nhiều thư viện lớn ở Việt Nam.

*Đại Việt lịch triều đăng khoa lục  của Nguyễn Hoàn, danh sĩ đứng đầu Quốc Sử Viện cuối đời Lê, chép danh sách và tiểu sử của những người đậu đại khoa (Trạng nguyên/Tiến sĩ, Bảng nhản, Thám hoa) theo thứ tự các khoá thi  từ 1075 đời Lý  Nhân Tông đến 1787 đời Lê mạt.
Đại Việt lịch triều đăng khoa lục,  do Tạ Thúc Khải dịch ra chữ Quốc ngữ, được xuất bản bởi Bộ Quốc gia Giáo dục, Saigon, 1962.

 *Bài “Những người có công kiến tạo Văn Miếu-Quốc Tử Giám” đã viết:

“Song song với Phật giáo, nền Nho giáo chủ yếu phục vụ cho việc đào tạo nhân tài đã được các vị vua nhà Lý chú trọng. Người có công đầu tiên khi đưa Nho giáo vào đời sống của người dân Việt chính là vị vua Lý Thánh Tông với công xây dựng Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử - người thầy sáng lập ra nền Nho học. Ngoài Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, ở các địa phương cũng có nhiều nơi lập ra để thờ Khổng Tử được gọi là Văn chỉ.

Nhận thấy sự cần thiết có một đội ngũ tri thức giúp sức cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, vua Lý Thánh Tông (1023 - 1072) sau khi lên ngôi lúc 31 tuổi đã cho xây dựng Văn Miếu vào năm 1070, làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho. Ông cũng là người mở khoa thi “Minh kinh bác học” đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.

Vua Lý Nhân Tông (1066 - 1128) tức Lý Càn Đức, con trưởng của Vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan, lên ngôi lúc mới 6 tuổi đã kế nghiệp sự nghiệp đào tạo nhân tài quốc gia của vua cha. Ngay từ nhỏ ông đã được chú trọng dạy dỗ về cả tri thức văn chương lẫn đạo làm vua. Ông là vị vua chú trọng về văn hóa, giáo dục, mở các cuộc thi kén chọn nhân tài, và đặc biệt ưu đãi, trọng vọng các bậc thiền sư. Năm Ất Mão (1075) vua cho tổ chức một khoa thi Tam trường, là khoa thi chọn người giỏi đầu tiên ở nước ta và tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh đỗ đầu nhưng không được gọi là Trạng Nguyên vì phải đến năm 1247 vua Trần Thái Tông mới đặt ra học vị Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa). Tiếp liền năm sau (1076), vua cho lập Quốc Tử Giám và bổ nhiệm những người khoa bảng văn học vào dạy. Ban đầu nơi đây là nơi dạy học cho các hoàng tử, công chúa, con quan lại và sau đó mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.
(Nguồn: Thăng Long-Hà Nội website đăng ngày 23 tháng 5 năm 2012, ký tên Người Hà Nội)]

*-*-*

Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1528 - 1802) lấy sông Gianh, nằm trên địa phận tỉnh Quảng Bình bây giờ, làm biên giới:
-Chúa Trịnh ở đàng ngoài/ miền Bắc đã hổ trợ Phật giáo để lấy lòng dân Bắc hà, nhiều ngôi chùa được trùng tu.
-Chúa Nguyễn ở đàng trong/ miền Nam cũng hổ trợ Phật giáo để lấy lòng dân. Chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng Chùa Thiên Mụ/ Thiên Mụ Tự (天姥寺) ở Huế vào năm 1601.

Khi Gia Long thống nhất đất nước, mở đầu cho triều Nguyễn (1802 - 1945), thì các tăng sĩ chỉ được triều Nguyễn cho chức Trụ trì, giữ chùa và lo việc cúng tế. Nhà Nguyễn đã phong chức “Hoà Thượng” cho các vị tăng có đức độ. Tuy nhiên dưới thời Nguyễn, giới luật ở chùa không còn được giữ nghiêm minh như trước. Nhiều vị Sư đã trở thành thầy cúng, còn nhiều tín đồ Phật giáo thì xem Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni như là một vị thần linh để phù hộ họ, họ có thể mua lòng Phật bằng các lễ vật đem đến chùa để cúng dường và mua lòng các tăng sĩ bằng cách cúng tiền bạc hay lễ vật quý giá cho họ để được phước.

Đến cuối thế kỷ 19, với sự đô hộ của Pháp, tình thế lại càng lụn bại. Trong gần tám chục năm trời, Phật giáo vừa bị Thiên Chúa giáo cạnh tranh ráo riết, vừa bị nhà cầm quyền nghiêm khắc hạn chế: nào lập Tăng tịch để kiểm tra, nào bắt buộc cất chùa phải xin phép trước, nào hạn chế việc nhà chùa mua sắm đất đai hay thu nhận tài sản của thập phương hỷ cúng, v.v.. Nản chí, các nhà tu hành chân chính tìm chốn ẩn tu, để mặc cho bọn “thầy đám” múa gậy vườn hoang. Vì tham lợi, bọn này làm cho tình thế hỗn tạp, như đã nói ở phía trước, càng ngày càng trầm trọng, khiến cho khách bàng quan phải đau lòng trước cảnh tượng một đạo kỳ kỳ quái quái, trong đó thần bí, phù chú, tà tín, đa thần xáo trộn như một cuộn chỉ rối, không phương gỡ ra.”
(Mai Thọ Truyền, Phật giáo Việt Nam, Saigon: 1965, Thư viện Hoa Sen Website ở Hoa Kỳ đăng lại)

II. Tiến trình việc phiên dịch kinh điển Phật giáo ra chữ Quốc ngữ:

Đến năm 1920, do ảnh hưởng của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung quốc được phát động bởi Đại sư Thái Hư, Phật giáo Việt Nam đã phát động phong trào chấn hưng Phật giáo trên toàn quốc, cùng khắp ba miền của đất nước: Bắc, Trung và Nam. Năm 1931, Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật học được thành lập ở Saigon, sau đó Hội Lưỡng Xuyên Phật học cũng được thành lập ở miền Tây Nam phần. Năm 1932, Hội Phật học Trung Việt được thành lập tại Huế. Năm 1934, Hội Phật giáo Bắc Việt được thành lập tại Hanoi. Các Hội Phật học này do sự đóng góp công sức của Tăng Ni, Cư sĩ với mục đích vãn hồi giới luật, chỉnh đốn cửa thiền, đào tạo tăng ni. Các Hội này đã xuất bản nhiều tạp chí để truyền bá tư tưởng triết học Phật giáo và vận động các bậc túc nho, tăng sĩ, cư sĩ phiên dịch các kinh văn chữ Hán ra chữ Quốc ngữ để mọi người dễ đọc, dễ hiểu và dễ học hỏi Phật pháp. Lúc ấy Tịnh độ tông vẫn tiếp tục thịnh hành trong đại chúng nhờ phép tu tịnh độ dễ thực hành còn Thiền tông thì ẩn tích, nhưng vào hậu bán thế kỷ 20 và sang đầu thế kỷ 21 thì Thiền tông được phục hồi và phát triển vượt bực chẳng những ở Việt Nam mà còn ở các nước Tây phương nữa: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Canada…

Khi nói đến các kinh điển Phật giáo được dịch ra tiếng Việt thì chúng ta đều nghĩ rằng các bản dịch của kinh điển được dịch ra chữ Quốc ngữ, một chữ loại chữ  ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự tiếng La-tin (Latin alphabet).

Như đã nói trên, hưởng ứng lời kêu gọi chấn hưng Phật giáo vào năm 1920, có rất nhiều tạp chí Phật giáo bằng chữ Quốc ngữ đã được xuất bản vào tiền bán thế kỷ 20, vào hậu bán thế kỷ 20 cho đến nay thì số tạp chí Phật giáo được xuất bản vô số kể ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại.

Các tạp chí Phật giáo đã xuất bản vào tiền bán thế kỷ 20 thường có nội dung như sau: -dịch một kinh Phật,-dịch các bài thuyết pháp của Đại sư Trung quốc như Thái Hư v.v.., - chuyện cổ tích Phật giáo, - các câu chuyện về tiền thân Đức phật v.v…

Vài thí dụ về các tạp chí từ Nam ra Bắc:
1. Từ Bi Âm (1932 - 1943): xuất bản sớm nhất ở Saigon,  Kinh Kim-Cang Bát-Nhã do Trí Độ dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ.
2. Viên Âm (1934 - 1944): xuất bản ở Huế, Kinh Lăng nghiêm và Kinh Ưu Bà Tắc Giới do Tâm Minh dịch.Luận Đại Thừa Khởi Tín do Trí Quang dịch .
3. Đuốc Tuệ (1935 - 1941) của Chùa Quán Sứ ở Hanoi: Diệu Pháp Liên Hoa Kinh và Quan Thế Âm Bồ-tát Phổ môn do Viên Quang dịch. Kinh Hối QuáPhương pháp tại gia học PhậtTội nghiệp báo ứng giáo hoá địa ngục kinh do Nguyễn Thượng Cần dịch. Kinh Trường A-hàm, quyển 7, do Trí Hải dịch. Giảng giải kinh Bát Đại nhân giác (bài thuyết pháp của Đại sư Trung quốc Thái Hư) do Thiều Chửu dịch.

*-*-*

Trong hiện tại, Tam tạng kinh tiếng Pali đã được dịch ra tiếng Quốc ngữ , gồm có 5 bộ kinh Nikaya, đã được ấn loát. Có nhiều trang web đã đăng lên internet. Độc giả có thể đọc các bản kinh Việt dịch này trên các trang web như: Thư Viện Hoa Sen ở Hoa Kỳ, Trang Nhà Quảng Đức và Chùa A-di-đà ở Úc Châu v.v…

1.Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya) do Thích Minh Châu dịch.
2.Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya) do Thích Minh Châu dịch.
3.Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya) do Thích Minh Châu dịch.
4.Kinh Tương Ưng bộ (Samyutta Nikaya) do Thích Minh Châu dịch.
5. Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya): bộ kinh này đã được Thích Minh Châu và GS Trần Phương Lan dịch :
-Kinh Tiểu Bộ tập 1 do Thích Minh Châu dịch.
-Kinh Tiểu Bộ tập 2 do GS Trần Phương Lan dịch.
-Kinh Tiểu Bộ tập 3 do Thích Minh Châu và GS Trần Phương Lan dịch.
-Kinh Tiểu Bộ tập 4 do Thích Minh Châu và GS Trần Phương Lan dịch.
-Kinh Tiểu Bộ tập 5 do Thích Minh Châu và GS Trần Phương Lan dịch.
-Kinh Tiểu Bộ tập 6 do Thích Minh Châu và GS Trần Phương Lan dịch.
-Kinh Tiểu Bộ tập 7 do GS Trần Phương Lan dịch.
-Kinh Tiểu Bộ tập 8 do GS Trần Phương Lan dịch.
-Kinh Tiểu Bộ tập 9 do GS Trần Phương Lan dịch.
-Kinh Tiểu Bộ tập 10 do GS Trần Phương Lan dịch.

Tam tạng kinh Pali đã được dịch ra tiếng Anh từ lâu: The Sutta Pitaka.

Những kinh điển chữ Hán căn bản như A-di-đà, Phổ môn, Kim cang, Pháp hoa, hoa nghiêm, Bát-nhã tâm kinh, Niết bàn v.v.. đều đã được dịch và lưu hành rộng rải. Từ cuối thế kỷ thứ 20, dưới làn sóng tị nạn của người Việt ở các nước Tây phương như Hoa kỳ, Canada, Pháp, Úc, Đức…nên ở hải ngoại có rất nhiều Tăng Ni, Cư sĩ và Phật tử đã nổ lực dịch  thêm nhiều quyển kinh. Nhờ sự tiến bộ về phương tiện thông tin trong thời đại internet càng giúp cho việc phổ biến các bản dịch càng rộng rải hơn. Tuy nhiên tính đến nay, chúng ta chưa có một bản dịch Đại Tạng Kinh chữ Hán ra chữ Quốc ngữ đầy đủ và hoàn hảo.

Lịch sử Phật giáo Trung quốc cho thấy rằng nhờ có được Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán nên người Tàu đã học Phật pháp mà không cần phải học tiếng Sanscrit. Có nhiều đại sư, cao tăng Trung quốc không hề biết tiếng Phạn mà vẫn thâm cứu Phật pháp và còn trước tác về Phật học nữa. Ví dụ như trường hợp Lục Tổ Huệ Năng đã trước tác “Pháp Bảo Đàn Kinh” trong khi sức học của Ngài rất khiêm tốn. Bởi thế nên việc phiên dịch Đại Tạng Kinh từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ thật là cấp thiết, bởi vì các bậc trưởng lão, các cư sĩ, các Phật tử tinh thông chữ Hán dần dần qua đời như : Thích Khánh Anh, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Tịnh, Thích Đổng Minh, Thích Trí Nghiêm, Thích Đức Niêm, Thích Mãn Giác, Đoàn Trung Còn, Mai Thọ Truyền v. v… Số người vừa tinh thông chữ Hán vừa thâm cứu Phật học dần dần bớt đi.

Duyệt qua các bản dịch, chúng ta thấy có nhiều bộ kinh được nhiều người cùng dịch như Kinh Kim cang,  Bát-nhã tâm kinh, Kinh Lăng nghiêm, Kinh Pháp cú v.v… trong khi có nhiều cuốn kinh khác chưa được dịch ra. Có nhiều vị vừa dịch ra, vừa tự in và ấn tống các cuốn kinh này, lòng nhiệt tình thực đáng tán thán. Các vị dịch giả độc lập, làm việc với tư cách cá nhân thì có rất nhiều, tôi xin trích ra một số vị như sau:

-Quý Tăng Ni : Khánh Anh, Trí Tịnh, Trí Thủ, Tâm Châu, Đức Niệm, Chánh Lạc, Hành Trụ, Minh Lễ, Nhất Hạnh, Như Điển, Quảng Độ, Thanh Từ, Trí Nghiêm, Tuệ Sĩ, Trí Hải, Linh Quang, Viên Đức, Thiền Tâm v.v..
-Quý Cư sĩ, Giáo sư và Học giả: Đoàn Trung Còn, Mai Thọ Truyền, Hạnh Cơ/Nguyễn Hữu Lợi, Lê Đình Thám, Cao Hữu Đính, Phạm Kim Khánh, Nguyên Hồng, Nguyễn Minh Tiến, Trúc Thiên, Tuệ Nhuận, Trần Phương Lan, Hoàng Phong, Bình AnSon, Ngô Tằng Giao v.v…

Bên cạnh các dịch giả độc lập với nỗ lực làm việc có tính cách cá nhân còn có nhiều tổ chức, đoàn thể đã kết hợp lại nhiều người để dịch Đại Tạng Kinh chữ Hán ra chữ Quốc ngữ như sau:

1.Hội đồng phiên dịch Kinh điển được thành lập vào năm 1973 ở miền Nam  do Hoà Thượng Thích Trí Tịnh làm Chủ tịch. Hội đồng này làm việc trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1975, đã dịch được các kinh điển như sau:
-Trường A-hàm và Tạp A-hàm do Thích Thiện Siêu, Thích Trí Thành và Thích Tuệ Sĩ dịch.
-Trung A-hàm và Tăng Nhất A-hàm do Thích Thanh Từ, Thích Bửu Huệ, Thích Thiền Tâm dịch.
-Đại Bát-nhã do Thích Trí Nghiêm dịch.
-Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mậtKinh Diệu Pháp Liên HoaKinh Đại Phương quảng Phật, HoaNghiêm, bộ Đại Bảo Tích do Thích Trí Tịnh dịch.

2.Hội đồng chỉ đạo phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam được thành lập ngày 30 tháng 11 năm 2003 do Hoà Thượng Thích Minh Châu làm chủ tịch. Chúng ta chưa thấy thành quả của Hội đồng này, phần lớn các vị tăng trong Hội đồng này đã viên tịch như Thích Minh Châu, Thích Trí Tịnh v.v…, và nhiều vị khác thì tuổi đã quá cao.

3.Ban phiên dịch Pháp Tạng Phật giáo Việt Nam do Thích Đổng Minh thành lập vào năm 2002 với sự cộng tác của nhiều Tăng Ni và Phật tử ở Nha Trang và ở Hoa kỳ, Canada, Pháp, Úc… Ban phiên dịch này đã dịch được nhiều sách Phật học nhiều hơn là các kinh điển trong Đại Tạng Kinh. Ngài Thích Đổng Minh đã viên tịch.

4.Linh Sơn Pháp Bảo Đại tạng kinh do Thích Tịnh Hạnh sáng lập vào năm 1994, gồm có 150 cao tăng, học giả, cư sĩ. Theo công bố thì năm 2004, Ban dịch thuật đã hoàn tất Đại Tạng Kinh tiếng Việt. Nhưng không thấy đăng trên trang web của Giáo hội Phật giáo Linh Sơn Thế Giới một bản kinh nào cả.

5.Tuệ Quang Foundation website do BS Trần Tiển Huyến sáng lập, ông có sáng kiến dùng software dịch Đại Tạng Kinh từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ. Nhưng tới nay các bản dịch chưa hoàn toàn được hiệu đính, sửa chửa và nhuận sắc.

6. Ban phiên dịch Việt ngữ của Vạn Phật Thánh Thành do cố Đại sư Trung quốc Tuyên Hoá thành lập tại Hoa Kỳ, đã dịch một số kinh điển từ tiếng Tàu ra tiếng Việt.

*-*-*

Ngày nay, các kinh điển Phật giáo bằng chữ Quốc ngữ đã được đăng trên các trang web Phật học, và các sách giấy được phát hành khắp nơi ở Việt Nam và ở các cộng đồng Phật giáo hải ngoại như:
-Phật học viện Quốc tế : địa chỉ 9250 Columbus Ave., North Hills, CA 91343, USA do cố Hoà Thượng Thích Đức Niệm làm Viện Trưởng.
-Thư viện Hoa Sen website do Cư sĩ Tâm Diệu làm Trưởng ban biên tập, ở USA.
-Trang nhà Quảng Đức website do Hoà Thượng Thích Nguyên Tạng làm Trưởng ban biên tập, ở Australia/Úc Châu. Trang web này có mục Đại Tạng Kinh.
Chùa A-di-đà website do Thượng Toạ Thích Nguyên Trúc làm Trưởng ban biên tập ở Australia/Úc Châu.
Rộng mở tâm hồn website do cư sĩ Nguyễn Minh Tiến làm chủ biên, ở tỉnh Bà-Rịa, Vũng Tàu, Việt Nam. Vị Cư sĩ này muốn theo gót Đại sư Trung quốc Đạo An (314 – 385) nên đã và đang tiến hành soạn Mục lục kinh điển tiếng Việt. Tính đến ngày 12 tháng 9 năm 2014, ông đã thu thập được 676 tên kinh đã dịch, gồm có 2603 quyển đã dịch trong số đó có nhiều bản dịch trùng lập do nhiều dịch giả khác nhau, ví dụ như Kinh Kim Cang, Bát-nhả tâm kinh, Kinh Pháp Cú, Kinh Lăng Nghiêm v. v.. Ông Tiến còn lập danh sách các kinh chữ Hán chưa được dịch ra chữ Quốc ngữ.
-Kinh Phật tiếng Việt website do Cư sĩ Nguyên Thuận  làm chủ biên.
-Đại Tạng Kinh Việt Nam website, chủ biên ẩn danh.
-Tạng thư Phật học website, chủ biên ẩn danh.

Còn rất nhiều trang web  Phật giáo khác  ở Việt Nam và hải ngoại đã đăng các Kinh Phật Việt dịch. Chúng ta đang sống trong thời đại internet (internet age) nên độc giả có thể vào internet để kiếm các kinh Phật cần tìm hiểu.

III.-Kết luận

Tam tạng kinh Pali của Phật giáo Nam truyền đã được dịch hoàn toàn ra chữ Quốc ngữ, và đã được ấn loát hoàn hảo.

Đại tạng kinh chữ Hán của Phật giáo Bắc truyền từ Trung quốc đã được dịch và hiệu đính gần hết. Một thời gian nữa thì có thể ấn hành nếu có đủ phương tiện tài chánh.

Hy vọng trong tương lai, các Tăng Ni, Cư sĩ và Phật tử tinh thông Hán văn và Phật học có thể tiếp tục dịch ra chữ Quốc ngữ bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh của Nhật Bản thì kho tàng kinh điển Phật giáo Việt Nam sẽ rất là phong phú.

Năm 1924, dưới triều đại Đại Chánh (1912 - 1926), hai vị Bác sĩ người Nhật là Cao Nam Thuận và Độ Biên Hải Húc đã cùng với nhiều học giả khác  bắt đầu biên soạn bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, còn gọi là Đại Chánh Tạng hay Đại Chánh Bản. Đây là một Đại Tạng Kinh viết bằng chữ Hán đã thu thập nhiều tác phẩm, kinh điển Phật giáo nhất từ xưa đến nay. Đại Tạng Kinh này được đánh giá là hoàn hảo nhất, và được truyền bá rộng rãi trên thế giới. Đến năm 1934 thì bộ Đại tạng kinh này được hoàn thành, và được chínhHội Đông-Kinh Đại Chánh Nhất Thiết Kinh của các học giả này ấn hành.

Đại Chánh Tạng có nội dung gồm 4 phần:
1. Chánh Biên: gồm các thu thập tất cả các dịch phẩm Kinh, Luật, Luận vàcác bài viết về Phật học ở Trung quốc, Đại Hàn và Nhật Bản.
2.Tục Biên:gồm các thu thập những tác phẩm Phật giáo của Nhật Bản, các tư liệu khảo cổ ở Đôn Hoàng tại Trung quốc, và cả các tác phẩm, kinh điển bị nghi ngờ là ngụy tạo.
3.Đồ Tượng: gồm các thu thập về Mật giáo do các Pháp sư Nhật Bản học hỏi từ các Pháp sư Tàu, và sau đó họ tự phát triển thêm.
4.Chiêu Hòa Pháp Bảo Tổng Mục Lục.

Hai vị Bác sĩ Nhật Bản nói trên còn soạn một quyển sách : Mục Lục Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh.Mục lục nàygiúp cho các nhà nghiên cứu Phật học dễ dàng tra cứu nội dung của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh.

Hiện nay Phật giáo Đài Loan đang sử dụng bộ Đại Tạng Kinh này, và còn đăng lên internet toàn bộ Đại Tạng Kinh này.

                                                            Toronto, ngày 07 tháng 12 năm 2015
                                                             Nguyễn vĩnh Thượng

 

Tài liệu tham khảo chính yếu:

1.-Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Hanoi, 1941.
     tái bản lần thứ 10 bởi Trung Tâm Học Liệu trực thuộc Bộ Giáo Dục VNCH, Saigon, 1968.
2.-Mai Thọ Truyền, Phật Giáo Việt Nam, Saigon: Hội Phật Học Nam Việt, Chùa Xá Lợi, 1965.
    đăng lại trên Thư Viện Hoa Sen Website, Hoa Kỳ.
3.-Nguyễn Minh Tiến, Góp sức Xây dựng Đại Tạng Kinh tiếng Việt, Hoa Kỳ: Thư Viện Hoa Sen Website, 2014.
4.-Thích Mật Thể, Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Hanoi, 1943.
     tái bản bởi Nhà xuất bản Minh Đức ở Đà-Nẵng và Saigon, 1960.
5.-Thích Thiện Hoa, Triết lý Đạo Phật hay Đại Khái Kinh Lăng Nghiêm, Cholon: Hội Phật Học Phổ Thông - Ban Hoằng Pháp, 1955.
6.-Thích Thiện Hoa, Năm mươi năm Chấn hưng Phật giáo Việt Nam, Saigon:1971.
      tái bản bởi Phật Học Viện Quốc tế ở California, Hoa Kỳ, 1990.
7. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Hanoi, 1928.
     tái bản bởi Trung Tâm Học Liệu trực thuộc Bộ Giáo Dục VNCH, Saigon

Diễn nghĩa Chú Đại bi, Nīlakantha Dhāranī của TS Huệ Dân

Phạn ngữ  mẫu chữ La tinh

Namo ratnatrayāya namah ārya avalokiteśvarāya

Âm Hán Phạn

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da ( Namo ratnatrayāya). Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da (Namah ārya avalokiteśvarāya).

Ý Việt

Con xin quy y Phật, Pháp, Tăng,( Namo ratnatrayāya).  Con xin quy y Bậc Thánh giả Quán thế âm (Namah ārya avalokiteśvarāya).

Diễn nghĩa :

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Chữ Namas được chia làm hai nhóm có gốc từ động từ  √nam (chữ devaganari √ नम् ), chữ namas nhóm một (chữ  devaganari नमस्), dạng trung tính, có nghĩa : kính chào, tôn kính, ngưỡng mộ. Trên phương diện giới từ hay liên từ : chúc tụng, ca ngợi, tán tụng.

Động từ căn √nam (√ नम् √nam) có nghĩa : uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.

Chữ namas nhóm hai (chữ  devaganari नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa : vinh danh, và khi làm trực bổ cách : làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.

Chữ Namaste (chữ  devaganari नमस्ते) là chữ ghép của : namas (नमस्) và te (ते), có nghĩa : tôi chào bạn, chào bạn, hân hạnh chào bạn.

Chữ namaskāra (chữ  devaganari नमस्कार) là chữ ghép của  namas nhóm một và thân từ -kāra (chữ  devaganari  कार : người ấy làm). Chữ namaskāra dùng để diễn đạt hành động của một người đang chào hay đang tôn kính ai đó, khi họ cuối đầu và nói chữ Namas.

Chữ namaskāram là câu chào có nghĩa : hân hạnh chào bạn.

Namaskar hoặc Namaskaram là một trong năm hình thức chào truyền thống chính thức được đề cập trong kinh Veda. Một lời chào tôn giáo, kèm theo cung cách ép hai lòng bàn tay ép với nhau và ngón tay trỏ trở lên, trước ngực.

Namas, dấu chấm đỏ trên trán của các phụ nữ Hinđu khi kết hôn, đó là biểu tượng để tỏ bày sự cống hiến cuộc đời cho chồng tương lai của họ.

Chữ Ratnatrayāya

Ratna có gốc từ tiếng Phạn रत्न, ghép từ hai chữ : rā nhóm một và -na, thân từ thuộc, nữ tính, nam tính, trung tính, có nghĩa : viên ngọc.

Gốc thân từ rā nhóm một, √ रा, rā_1 : cho, đồng ý, giao phó.

Gốc thân từ rā nhóm hai, रा rā_2, xuất phát từ rā nhóm một : hành động cho, hay giao phó.

Chữ–na, ॰न, dạng biến cách : hình thức làm bổ nghĩa cho cụm từ đi chung với nó.

Trayāya trong phạn ngữ thuộc dạng nam tính, xuất phát từ chữ त्रय traya, có gốc từ chữ tri và -ya,  thân từ thuộc, nữ tính, nam tính, trung tính, có nghĩa : thứ ba, bộ ba, số ba, thuộc về số ba.

Chữ tri, त्रि : số ba, त्रयी : gấp ba lần.

Chữ-ya, ॰य : thuộc về, liên quan, phát sinh từ, hình dạng của một chất lượng trừu tượng.

Chữ Triratna : Tam bảo.

Qua định nghĩa của chữ Ratna và Trayāya trong phạn ngữ, thì ý Việt được hiểu như là ba viên ngọc và Hán Việt gọi là Tam Bảo. Như vậy, trên phương diện Phật học thì Tam bảo được xem là ba ngôi qúy báu, mà trong đó bao gồm : Phật Bảo, Pháp Bảo,Tăng Bảo.

Tam Bảo là sự hướng dẫn tinh thần toàn hảo bằng những lý tưởng cao cả và cũng là nương tựa cho những người đang đi tìm đạo để phát triễn sự học Phật của từng cá nhân, tùy theo trình độ và hoàn cảnh khác nhau trong đời sống hiện thực.

Như đã hiểu và thấy qua phần định nghĩa của Phạn ngữ và trong phương diện Phật học, Tam Bảo không phải là nơi để cầu xin ân huệ, trưng bày chư Phật, Bồ tát hay tấn phong các vị Hoà thượng. Mà hãy lắng nghe và sống thực hành đúng theo những lời của Đức Phật, đã dạy cho tất cả những ai đang đi và muốn đi theo bước chân của Ngài, bằng con đường Chính Đạo.

Chữ Buddha

Chữ Phật, phạn ngữ viết theo mẫu tự la tinh là Buddha, chữ devaganari viết बुद्ध. Chữ Buddha là quá khứ phân từ của chữ budh nhóm một, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : tỉnh thức, sáng suốt, thông thái, khôn ngoan. 

Động từ căn √budh nhóm một (√बुध्), có nghĩa : tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức,  cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.

Chữ budh nhóm hai, có gốc từ chữ budh nhóm một, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : người tự tỉnh thức, người hiểu biết, thông minh, sáng suốt, khôn ngoan.

Chữ buddhi (बुद्धि) có gốc từ chữ budh nhóm một và thân từ -ti (ति hình thể hoạt động, thuộc nữ tính), có nghĩa : tinh thần, thông minh, khả năng nhận thức, hiểu biết, trí tuệ, nghĩ, ý tưởng, giải quyết.

Chữ Dharma (Devanagari: धर्म), Pali : dhamma. धम्म

Chữ Dharma có gốc từ chữ dharman có nghĩa : pháp luật, quy định, điều kiện, sự trong sạch tự nhiên, tốt, đạo đức, công bằng, nhiệm vụ, một mục đích của sự tồn tại, sự trật tự tự nhiên.

Trong Phật học Dharma : Pháp Giới. Những điều căn bản của Đức Phật dạy  để giữ gìn rèn luyện bản thân trong tu Phật.

Chữ dharman, धर्मन्, là chữ ghép từ hai chữ : dhṛ và man : trợ giúp hay nâng đỡ, nền tảng, quy định, luật thiên nhiên .

Động từ căn √dhṛ, có nghĩa là "nắm giữ", nắm giữ tính năng hoạt động của con người trong xã hội. Cách dùng chữ này rất đa dạng tùy theo chủ đề của bản văn.

Chữ –man, ॰मन् : hình thức làm bổ nghĩa cho cụm từ đi chung với nó.

Chữ Sangha hay Samgha, Phạn ngữ .

Chữ Saṃgha, संघ saṃgha, là biến cách từ chữ Saṅgha (viết từ chữ saṃhan = sam-han_1), có nghĩa : bộ sưu tập, số lượng nhiều, đám đông, hiệp hội, công ty, sự tập trung quần chúng lại.

Trong Phật học Sangha hay Samgha : giáo đoàn , Tăng đoàn, tu viện của các Tăng, ni, cộng đồng Phật giáo.

Chữ  ārya, आर्य

Arya là một chủ đề còn nhiều bàn luận trong giới nghiên cứu ngôn ngữ cổ, ngày nay. Tuy nhiên nó cũng có nhiều định nghĩa được xử dụng qua các bài thánh ca trong Rigveda hay các văn bản của các tôn giáo như là : Ấn giáo, đạo Jain và Phật giáo… và đôi khi được gọi chung là Arya pháp.

ārya, आर्य, viết  từ chữ अर्य,arya có gốc động từ [ṛ], thân từ có bốn dạng : Cách tách li, nam tính, nữ tính, trung tính. Thuật ngữ này là một từ  trong tiếng Phạn xưa, có nguồn gốc từ thời Ấn-Ba tư, hay thời tiền  Ấn-Âu.

Arya  có nhiều ý nghĩa như sau :  người phục vụ với lòng nhiệt thành, tận tâm, trung tín, trung thành, thân thiện, chăm sóc, cao quý, đẳng cấp thứ ba trong 4 giai cấp Bà la môn, đức tính, quý tộc, tốt hơn, chúa, làm chủ, đáng kính, danh dự, thầy, chủ nhân, chân chính, chiến binh tinh thần, anh hùng, người đã làm việc cho sự bình đẳng của tất cả và được yêu mến tất cả mọi người, tiến bộ, văn minh, các kinh nghiệm, người tiên tiến, cấp trên,

Trong các văn bản Phật giáo, thường thấy chữ ariya hay ārya được dùng với các danh từ như : Dhammavinayo ariyassa, Việt dịch là Phật Pháp và Giới Luật, āryasatyāni catvāry, ý Việt là Bốn chân lý cao qúy, hay Tứ diệu đế và Bát Chánh Đạo được gọi là āryamārga hay āryāṣṭāṅgikamārga hoặc ariyamagga trong tiếng Pāli.

Những người tu Phật giữ giới luật nghiêm chỉnh theo con đường Phật giáo cũng gọi là āryas. Phản nghĩa của āryas là anāryas.

Trong văn bản Phật giáo Trung Quốc, Arya được dịch là : thánh.

Chữ  avalokiteśvarāya, अवलोकितेश्वरस्

Avalokiteśvaras, āvalokiteśvaro, avalokiteshvara là danh từ phong cách số ít có nghĩa là Quán Thế Âm, Quán Tự Tại hay Quan Tự Tại, tiếng Nhật gọi là Kanzeon, Kanjizai, Kanzejizai, tiếng Trung Hoa là Kuan Yin, Guān Yīn, tiếng Triều Tiên là Gwan-eum,Gwanse-eu hay Gwanseeumbosal tiếng Thái Lan là Kuan Eim hay Phra Mae Kuan Eim, tiếng Nam Dương là Kwan Im, Dewi Kwan Im, tiếng Tây Tạng là Chenrezig, tiếng Khmer Lokeśvara, tiếng Mông Cổ là Nidubarüsheckchi, Janraisag, người Hồng Kong và Quảng Đông gọi là Kwun Yum hay Kun Yum.

Quán Thế Âm là vị Bồ Tát tượng trưng cho lòng thương yêu không bờ bến của tất cả các chư Phật.   Ngài là bà Mẹ hiền trong tất cả các bà mẹ hiền. Người của Chân Lý Hoa Đạo với nhành dương liễu và bình cam lồ trên tay rưới tắt và làm diệu đi những điều phiền não đang bừng cháy trong lòng chúng sanh.

Ngài cũng là một trong những vị Bồ Tát có diệu dụng đặc biệt là quán xét và nghe thấu tất cả tiếng đau khổ của thế gian, rồi từ bi giáo hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát, cho nên cũng gọi là Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Đại-Từ Đại-Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ-tát.

Quán Tự Tại Bồ-tát có nghĩa là Ngài Quan Thế Âm Bồ-tát dùng trí huệ Bát-nhã quán sát sự vật đúng như chân lý một cách tự tại và thoát ra ngoài các Phiền não.

Pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm là phương pháp phản văn, văn tự tánh   (không xuôi dòng đuổi theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe) tức là từ cái nghe để trở về tự tánh của mình. Trong văn học, Thi ca, dựa vào trong sự hóa thân đa dạng của Bồ tát, qua sự tín ngưỡng khác nhau, người ta đã dùng các hình thái để tôn thờ Ngài như sau : Quan Âm đồng tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính.

Đối với Phật Giáo không có quan niệm sơ khai các vị Bồ tát hay chư Phật có giới tính và sự sinh sản. Do đó Quán Thế Âm là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng, theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ cho chúng sinh, Quán Âm có khả năng hiện thân đa dạng như Phật, Bồ Tát, thiện nam, tín nữ, thân nhi đồng v.v.

Nếu cần hiện ra thân gì để cứu độ thì Quan Âm hiện ra thân đó như : Các ngư dân ra biển khơi thường hay cầu nguyện Phật bà Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi của họ. Vì thế sự hóa thân này của Ngài cũng có biệt hiệu "Quan Âm Nam Hải".

Ba ngày vía kỷ niệm của Bồ tát Quan Thế Âm : 19-2 ngày đản sinh, 19-6 ngày thành đạo, 19-9 ngày xuất gia.

Phân tích từ :

अवलोकितेश्वरस, Avalokiteśvara tên được chia ra làm bốn phần : अव ava tiền tố từ, có nghĩa là "xuống", Lokita, một quá khứ phân từ của √ लोक् Lok  động từ, có nghĩa là "xem xét, quan sát, trông xuống" được sử dụng ở thời hiện tại trong ngữ pháp bất quy tắc Phạn ngữ, chữ इत ita viết riêng là hậu tố từ, अवलोक् Avalokita là động từ biến thành danh từ có nghĩa là "người trông xuống" và chữ cuối cùng   ईश्वर īśvara có nghĩa là " Bậc điều khiển tối cao, Đấng vô thượng, Thánh nhân vĩ đại, Đấng toàn năng, vị Chúa tể".

Bảng biến hóa thân từ của avalokiteśvara- ở dạng nam tính:

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

avalokiteśvaraḥ

avalokiteśvarau

avalokiteśvarāḥ

Hô cách

avalokiteśvara

avalokiteśvarau

avalokiteśvarāḥ

Trực bổ cách

avalokiteśvaram

avalokiteśvarau

avalokiteśvarān

Dụng cụ cách

avalokiteśvareṇa

avalokiteśvarābhyām

avalokiteśvaraiḥ

Gián bổ cách

avalokiteśvarāya

avalokiteśvarābhyām

avalokiteśvarebhyaḥ

Đoạt cách

avalokiteśvarāt

avalokiteśvarābhyām

avalokiteśvarebhyaḥ

Sở hữu cách

avalokiteśvarasya

avalokiteśvarayoḥ

avalokiteśvarāṇām

Vị trí cách

avalokiteśvare

avalokiteśvarayoḥ

avalokiteśvareṣu

Thuật ngữ này thường được dùng để biểu thị cho chức năng của một vị Chúa được tôn kính của một nhóm người, sinh vật, thú vật hay nơi chốn. Thí dụ : chữ Lokesvara là một danh từ ghép của 2 chữ Loka ( có nghĩa là thế giới) và "isvara"   (có nghĩa là Chúa hay Chúa tể). Theo quy tắc sự kết hợp âm thanh trong phạn ngữ chữ a + iśvara trở thành eśvara, như vậy chữ iśvara có chức năng là Chúa của ... ở đây nơi chốn là Thế giới.

Do đó dịch là Chúa của Thế giới. Một thí dụ khác : Campesvara là một danh từ kết hợp của Campa (Chăm Pa tên của một vùng ở miền trung Việt Nam thời Trung cổ) và isvara "Chúa" Qua diễn đạt ở câu trên chữ Campesvara dịch là Chúa tể của Chăm Pa. 

Nếu đứng trên dạng phân tách thì danh từ  Avalokiteśvara có nghĩa Chúa tể của người trông xuống nhưng trông xuống cái gì, cụm từ này chưa hoàn thành, vì thiếu hợp từ nơi chốn kèm theo chữ trông xuống đó là thế giới hay vũ trụ (loka Phạn ngữ) mà trong đó có nhiều sự sinh sống khác nhau. 

Do đó Ngài Huyền Trang dịch Avalokiteśvara như Avalokitasvara, Âm Trung Hoa là Guan Zizai thay vì Kuan Yin.  Âm ngữ Guan Zizai được viết từ 3 chữ Kuan Shi Yin. Kuan có nghiã là Nhìn có tánh cách suy nghĩ sâu sắc, Shi nói về Thế giới nhân loại và Yin dùng diễn tả Âm thanh (Phạn ngữ Svara स्वर ). 

Dịch nguyên nghĩa là Nhìn hay Quan sát những tiếng kêu thế giới và chữ Kuan Shi Yin là một diễn giãi của các chữ Avalokitésvara Avalokita. Cho nên chữ Avalokitasvara của Ngài Huyền Trang dịch tương đương chính xác với những bản gốc nói về Avalokitasvara trong tiếng Phạn ở thế kỷ thứ năm.

Vì vậy nguyên nghĩa danh từ Avalokitasvara là người có cảm nhận những tiếng kêu của chúng sinh hay những người cần giúp mình và được dùng làm Danh xưng cho vị Bồ Tát, người đã thực hiện một lời nguyện tuyệt vời để lắng nghe những lời cầu nguyện của tất cả chúng sinh trong thời gian khó khăn.

Trong Đại thừa Đức Quan Thế Âm được người ta tín ngưỡng như : Đấng Đại Từ Bi, vị Bồ Tát giàu lòng nhân ái, Vua Sư Tử Hống (lòng can đãm dũng mãnh), Ánh sáng Quang Minh vộ tận... Quán Thế Âm cũng là một lực siêu việt của tình thương, có mặt ở khắp nơi. Một người bình thường, đứng trước một tình huống, thương tâm, quên mình lao người ra giúp đỡ kẻ bị nạn.

Ngay chính lúc đó, Bồ Tát Quán Thế Âm đã thị hiện trong người ấy, hay nói cách khác người đó đã là sự ứng thân của Bồ tát Quán Thế Âm trong thế giới này. Bởi vì Ngài  đã được tượng trưng trong truyền thống Phật giáo bằng hình ảnh một người nữ có ngàn con mắt để thấu hiểu và ngàn cánh tay để giúp đỡ chúng sinh. 

Trong các chùa thường đọc " A bà lô kiết đế xá bà la ", là phiên âm Hán Phạn của chữ "Avalôkitesvara" nghĩa là " Vị Bồ tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn nghe thấu tiếng kêu khổ não của chúng sinh".

Còn tiếp

Kính bút

TS Huệ Dân

(Kinh Bách Dụ)

Khỉ kia nắm đậu trong tay

Bỗng đâu một hột lọt ngay ra ngoài

Chỉ rơi một hột đâu thôi

Nhưng mà khỉ cũng tức thời hoảng lên

Buông rơi cả nắm đậu liền

Để rồi vội vã chạy tìm hột rơi

Loanh quanh kiếm khắp mọi nơi

Nào đâu có thấy tăm hơi hột này,

Sau hồi lật đật loay hoay

Khỉ quay về chốn cũ đầy lo âu

Mong gom nắm đậu ban đầu

Ôi thôi mất hết còn đâu hột nào,

Bầy chim bay lượn trên cao

Đậu rơi quyến rũ chim nhào xuống ăn.

*

Truyện này thí dụ người phàm

Xuất gia theo Phật chí tâm tu hành

Ban đầu phạm giới vô tình

Nhưng rồi không chịu chân thành ăn năn

Không lo sám hối bản thân

Con đường phạm giới trôi lăn thêm hoài

Pháp lành công đức than ôi

Tan tành theo với dòng đời buông lung.

Giống như khỉ dại vô cùng

Đậu rơi một hột, tiêu tùng hết luôn.

*

The Female Monkey 
And A Handful Of Beans

 

     Once upon a time, there was a female monkey holding a handful of beans. After dropping to the ground a grain of bean, she dropped all the beans in her hands by looking for the first one. All beans were then eaten by chicken and ducks before long.

     This is held to be true with the common monks. Those who break one commandment usually do not like to confess.  Later, they break other commandments to such an extent that they end up breaking all of them.

     This is just like the female monkey who loses all beans by looking for a grain of bean.

Qua tài liệu này cho thấy chú Đại bi trong Chư Kinh Nhật Tụng bản Hán ngày xưa đã không ghi 5 âm “Na ma bà tát đa”, vì chú Đại bi được căn cứ theo bản của ngài Bất Không (kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni, ĐTK số 1064) và nhất là bài chú Đại bi này là định bản do vua xem duyệt.

Bài chú Đại bi phóng ảnh sau đây là từ Chư Kinh Nhật Tụng (諸經日誦), in ấn vào Hoàng triều Thành Thái năm thứ 15, ngày 15 tháng 8 năm Quý Mão (1903) (Hoàng triều Thành thái thập ngũ niên tuế tại, quý mão trọng thu nguyệt thập ngũ nhật , 皇朝成泰十五年歲在 癸卯仲秋月十五日), do Hà Nội Bắc kỳ Phật giáo tổng hội phát hành (河内北圻佛教總會發行).  Đây là bài chú Đại bi nằm sau chú Lăng Nghiêm của Công phu sáng. Tài liệu này lấy từ Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội.

Dịch âm: (bắt đầu từ dòng 8)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni: Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca rô ni

 

Dịch âm: (trang tiếp theo)

ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Dương minh âm. (Chữ dương, âm minh) Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá. Đại bi sám pháp lưu truyền bản hữu “Na ma bà tát đa” ngũ tự, nguyên tạng bản vô. (Bản Đại bi sám pháp lưu truyền có 5 chữ “Na ma bà tát đa”, nguyên trong  tạng bản không có) na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát điệt tha. Án. A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na. A ra sâm phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra

  

Dịch âm:  

sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn trì. Địa lị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ, sa bà ha. Ma ha tất đà dạ, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra da, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da, Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, sa bà ha. Án. Tạng bản hữu thử tự (Trong tạng bản có chữ này) tát điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da, sa bà ha. Khâm định bản, Phạn âm Đại bi chú:  Đại Đường, Tam tạng Bất Không dịch.  Kim giáo thử (Bản chú Đại bi âm tiếng Phạn được vua khâm định: Đời Đại Đường, Tam tạng Bất Không dịch.  Nay đính chính ở đây)

 

Mạt hữu “Kim cương thắng trang nghiêm sa bà ha, ma ha thắng trang nghiêm sa bà ha. Án, bạt xà ra thất rị duệ sa bà ha” tam cú.  Cổ bản vô chi. Bất tri hà nhân sở tăng, hữu bất niệm giả diệc đắc.  Mạt tam cú chư dịch tịnh vô, Hoa Phạn tương tạp, quyết bất nghi niệm. (Cuối bài chú có 3 câu “Kim cương thắng trang nghiêm sa bà ha, ma ha thắng trang nghiêm sa bà ha. Án, bạt xà ra thất rị duệ sa bà ha”.  Bản xưa không có 3 câu đó.  Không biết người nào đã thêm vào, không tụng niệm đó cũng được.  Ba câu cuối, các bản dịch đều không có, Hoa Phạn xen tạp, quyết không nên niệm)

 Qua tài liệu này cho thấy chú Đại bi trong Chư Kinh Nhật Tụng bản Hán ngày xưa đã không ghi  5 âm “Na ma bà tát đa”, vì chú Đại bi được căn cứ theo bản của ngài Bất Không (kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni, ĐTK số 1064) và nhất là bài chú Đại bi này là định bản do vua xem duyệt.  Do đó chư tôn đức từ xưa tới nay đều tụng niệm chú Đại bi không có 5 âm ấy.  Như vậy, bài chú Đại bi trongNghi Thức Tụng Niệm do Tổng hội Phật Giáo Việt Nam xuất bản vào năm 1962 là có cơ sở kế thừa, không phải in thiếu 5 chữ Na ma bà tát đa”. Chư tôn túc ngày xưa đã làm theo tinh thần của Cảnh Sách: Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàn ư kê cổ (Nói thì phải liên hệ với kinh điển, bàn thì phải dựa vào sự kê cứu về xưa).  Chú Đại bi được tụng niệm không có 5 âm Na ma bà tát đa” phải chăng là một nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam mà cần được lưu ý và kế thừa. 

 

Quảng Minh 

07.04.2011

Tất cả những gì chúng ta hiểu biết, kinh nghiệm bắt đầu bằng ý nghĩ. Nếu chúng ta có ý nghĩ tốt, thì lời nói và hành động của chúng ta cũng sẽ tốt. Ý nghĩ tốt, lời nói tốt, và hành động tốt, thì sẽ đem đến kết quả tốt, nghĩa là, chúng ta sẽ có hạnh phúc. Nếu chúng ta có ý nghĩ tốt, thì hạnh phúc sẽ chẳng bao giờ lìa xa chúng ta. Quả đúng như thế, hạnh phúc sẽ luôn luôn theo sau chúng ta, như bóng với hình, chẳng bao giờ lìa xa.

TỰA ĐỀ NGẮN:

Câu Chuyện Về Maṭṭakuṇdali, Kệ 2, Kho Báu Sự Thật

(The Story Of Maṭṭakuṇdali, Verse 2, Treasury Of Truth)

TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ:

Hạnh Phúc Đi Theo Sau Người Làm Việc Thiện - Câu Chuyện Về Maṭṭakuṇdali, Kệ 2 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(Happiness Follows The Doer Of Good - The Story Of Maṭṭakuṇdali, Verse 2 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

BÀI KỆ 2:

2. Manopubbaṅgamā dhammā

manoseṭṭhā manomayā

manasā ce pasannena

bhāsati vā karoti vā

tato naṃ sukhamanveti

chāyā’va anapāyini. (1:2)

2. Ý nghĩ dẫn đầu tất cả mọi điều chúng ta nhận biết,

ý nghĩ là chủ, là cốt yếu, mọi việc đều bắt nguồn từ ý nghĩ.

nếu một người có ý nghĩ thiện lành và trong sạch

rồi người nầy có lời nói tốt, hoặc người nầy có hành động tốt

thì hạnh phúc sẽ theo sau người nầy,

giống như bóng với hình, không bao giờ lìa xa.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên(Jetavana) ở Xá Vệ(Savatthi), Đức Phật đã nói bài kệ nầy về một vị Bà La Môn trẻ, tên là Maṭṭakuṇdali.

Mattakundali là một một vị Bà La Môn trẻ, bố của anh là Adinnapubbaka, thì rất keo kiệt, nên ông chẳng bao giờ giúp đỡ gì cho hội từ thiện. Ngay cả những món đồ trang sức bằng vàng cho người con trai duy nhất của ông, ông đã tự tay làm lấy để khỏi phải trả tiền công cho thợ kim hoàn. Khi con trai ông bị ốm, ông đã không cho con đi gặp bác sĩ, cho đến khi bệnh tình đã trở nên nguy kịch. Khi ông biết rằng con trai ông sắp chết, ông cho người khiêng con ông ra ngoài hiên nhà, để khi có người nào đến nhà thăm, họ sẽ không nhìn thấy tài sản trong nhà của ông.

Vào buổi sáng hôm đó, Đức Phật xuất-thiền sớm, ra khỏi thiền định sâu sắc của ngài về lòng từ bi, rồi qua Trí Tuệ Trùm Khắp Thế Gian, ngài nhìn thấy Maṭṭakuṇdali đang nằm ở hiên nhà. Vì thế khi Đức Phật đi khất thực cùng với các đệ tử của ngài ở Xá Vệ(Sāvatthi), ngài đã đến gần cửa nhà của ông Bà La Môn Adinnapubbaka. Rồi, Đức Phật phát ra một luồng hào quang để thu hút sự chú ý của Maṭṭakuṇdali, người thanh niên trẻ, lúc nầy đang nằm quay mặt về hướng bên trong căn nhà. Maṭṭakuṇdali, người thanh niên trẻ nhìn thấy Đức Phật; và bởi vì lúc nầy sức khỏe của anh quá yếu ớt, nên anh chỉ có thể biểu lộ được lòng tôn kính Đức Phật qua ý nghĩ của anh. Tuy nhiên, điều nầy như thế là đầy đủ rồi. Khi anh qua đời với trái tim tôn kính, và tin tưởng vào Đức Phật, anh đã được tái sinh vào cõi trời Tāvatiṃsa (cõi trời Ba Mươi Ba, hoặc cõi trời Đao Lợi).

Từ cõi trời, chàng thanh niên trẻ Maṭṭakuṇdali trông thấy bố anh đang ngồi khóc thương nhớ anh ở nghĩa trang, anh liền xuất hiện ra trước mặt bố, bằng hình tướng giống như trước kia. Anh kể với bố về chuyện anh đã tái sinh vào cõi trời Tāvatiṃsa, và anh khuyến khích bố đến gặp Đức Phật, và xin cúng dường ngài thức ăn. Sau đó, tại nhà của Adinnapubbaka, nhiều người đặt câu hỏi là nếu có một người hết lòng đặt tâm ý tin tưởng vào Đức Phật, nhưng người nầy chẳng cho-tặng gì đến hội từ thiện, hoặc là người nầy không giữ các giới đạo đức, thì người nầy có thể nào tái sinh vào cõi trời không? Vì thế, Đức Phật cho phép Mattakundali xuất hiện trước mặt mọi người; lúc nầy anh hiện ra trong quần áo, và các đồ trang sức từ cõi trời, rồi anh nói với mọi người là anh đã tái sinh vào cõi trời Tāvatiṃsa. Mọi người sau đó đã được thuyết phục rằng, chỉ vì Maṭṭakuṇdali - người con trai của ông Bà La Môn Adinnapubbaka - hoàn toàn đặt hết tâm ý tin tưởng vào Đức Phật, mà anh đã hưởng được phước lợi sống trên cõi trời.

BÀI KỆ 2, CHUYỂN NGỮ TỪ TIẾNG PALI:

dhammā manopubbaṅgamā mano seṭṭhā manomayā ce pasannena manasā bhāsati vā karoti vā tato sukhaṃ naṃ anveti anapāyini chāyā iva

dhammā: kinh nghiệm; manopubbaṅgamā: ý nghĩ đi trước; manoseṭṭhā: ý nghĩ là chủ, là cốt yếu; manomayā: đều do ý nghĩ tạo ra chúng; ce: do đó, nếu; pasannena: (có ý) trong sạch; manasā: ý nghĩ; bhāsati: (người) nói; karoti vā: hoặc là hành động; tato: vì lý do đó; sukhaṃ: hạnh phúc; naṃ: người đó; anveti: đi theo sau; anapāyini: không lìa xa; chāyā iva: như cái bóng.

Tất cả những gì chúng ta hiểu biết, kinh nghiệm bắt đầu bằng ý nghĩ. Nếu chúng ta có ý nghĩ tốt, thì lời nói và hành động của chúng ta cũng sẽ tốt. Ý nghĩ tốt, lời nói tốt, và hành động tốt, thì sẽ đem đến kết quả tốt, nghĩa là, chúng ta sẽ có hạnh phúc. Nếu chúng ta có ý nghĩ tốt, thì hạnh phúc sẽ chẳng bao giờ lìa xa chúng ta. Quả đúng như thế, hạnh phúc sẽ luôn luôn theo sau chúng ta, như bóng với hình, chẳng bao giờ lìa xa.

Bài kệ 2 trong Kinh Pháp Cú nầy, anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao đã chuyển dịch thành thơ như sau:

(2) Việc làm của bản thân ta. Do tâm, do ý tạo ra, dẫn đầu. Nói năng, hành động trước sau. Ý mà thanh tịnh: dạt dào niềm vui. Và bao hạnh phúc trên đời. Theo ta như bóng khắp nơi theo hình.

BÌNH LUẬN

Chúng ta kinh nghiệm, hiểu biết về hoàn cảnh của chúng ta, tùy thuộc vào phương cách chúng ta suy ngẫm về điều nầy. Nếu chúng ta suy ngẫm không đúng đắn, chúng ta sẽ cảm thấy đau khổ. Nếu chúng ta suy ngẫm đúng đắn, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc. Nói một cách khác, chúng ta hạnh phúc hoặc đau khổ, là tùy thuộc vào phương cách mà chúng ta suy nghĩ.

Ý nghĩ cũng tạo ra các tình huống mà chúng ta sẽ gặp trong tương lai. Nếu chúng ta nuôi dưỡng ý nghĩ xấu, có lời nói xấu, hoặc có hành động xấu, thì nhiều người sẽ thù ghét chúng ta. Xã hội và pháp luật sẽ trừng phạt chúng ta. Sau khi chúng ta chết, chúng ta sẽ bị đọa vào các cõi khổ đau. Ở đây, 'ý nghĩ của chúng ta' là nghiệp (nguyên nhân), và 'chúng ta gặt quả tốt hoặc xấu' nói về vipāka (kết quả).

Bài kệ nầy muốn gửi đến chúng ta một thông điệp quan trọng như sau: "Nếu chúng ta có ý nghĩ xấu, chúng ta sẽ gánh chịu đau khổ. Nếu chúng ta có ý nghĩ tốt, chúng ta sẽ sống hạnh phúc." Đức Phật đã nói lên bài kệ nầy, để giúp cho chúng ta nhìn thấy hậu quả không thể tránh được (vipāka) của các ý nghĩ tốt hoặc xấu (nghiệp). Chúng ta sẽ gặt quả mà chúng ta gieo trồng, từ các kiếp trước (quá khứ) và kiếp hiện tại. Những gì chúng ta gieo trồng trong kiếp hiện tại, chúng ta sẽ gặt quả trong kiếp hiện tại, và kiếp tương lai. Chúng ta là người chịu trách nhiệm cho hạnh phúc và khổ đau của chính mình. Chúng ta là người tạo ra địa ngục và thiên đường cho chính mình. Chúng ta là kiến-trúc-sư tự tạo ra số-phận của chính mình. Những gì chúng ta tự tạo ra, thì chúng ta cũng có thể tự phá hủy. Đạo Phật dạy chúng ta con đường thoát khỏi sự đau khổ, qua phương cách hiểu biết, và áp dụng luật nhân quả (nguyên nhân, và kết quả). Đạo Phật là đạo thực tế và lạc quan. Thay vì chúng ta mù quáng tin tưởng vào các quyền lực bí ẩn, và siêu nhiên, thì Đạo Phật đã thực-tế chỉ cho chúng ta con đường đúng đắn, thật-sự dẫn chúng ta đến hạnh phúc.

----------------------------------- 

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

SHORT TITLE:

The Story Of Maṭṭakuṇdali, Verse 2, Treasury Of Truth

FULL TITLE:

Happiness Follows The Doer Of Good - The Story Of Maṭṭakuṇdali, Verse 2 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 2:

2. Manopubbaṅgamā dhammā

manoseṭṭhā manomayā

manasā ce pasannena

bhāsati vā karoti vā

tato naṃ sukhamanveti

chāyā’va anapāyini. (1:2)

2. Mind precedes all knowables,

mind’s their chief, mind-made are they.

if with a clear, a confident mind

one should either speak or act,

happiness follows caused by that,

as one’s shadow ne’er departing.

While residing at the Jetavana Monastery in Sāvatthi, the Buddha spoke this verse, with reference to Maṭṭakuṇdali, a young Brāhmin.

Maṭṭakuṇdali was a young Brāhmin, whose father, Adinnapubbaka, was very miserly and never gave anything in charity. Even the gold ornaments for his only son were made by himself to save payment for workmanship. When his son fell ill, no physician was consulted, until it was too late. When he realized that his son was dying, he had the youth carried outside on to the verandah, so that people coming to his house would not see his possessions.

On that morning, the Buddha arising early from his deep meditation of compassion saw, in his Net of Knowledge, Maṭṭakuṇdali lying on the verandah. So when entering Sāvatthi for alms-food with his disciples, the Buddha stood near the door of the Brāhmin Adinnapubbaka. The Buddha sent forth a ray of light to attract the attention of the youth, who was facing the interior of the house. The youth saw the Buddha; and as he was very weak he could only profess his faith mentally. But that was enough. When he passed away with his heart in devotion to the Buddha he was reborn in the Tāvatiṃsa celestial world.

From his celestial abode the young Maṭṭakuṇdali, seeing his father mourning over him at the cemetery, appeared to the old man in the likeness of his old self. He told his father about his rebirth in the Tāvatiṃsa world and also urged him to approach and invite the Buddha to a meal. At the house of Adinnapubbaka the question of whether one could or could not be reborn in a celestial world simply by mentally professing profound faith in the Buddha, without giving in charity or observing the moral precepts, was brought up. So the Buddha invited Maṭṭakuṇdali to appear in person; Maṭṭakuṇdali then appeared in his celestial ornaments and told them about his rebirth in the Tāvatiṃsa realm. Only then, the listeners became convinced that the son of the Brāhmin Adinnapubbaka, by simply devoting his mind to the Buddha, had attained much glory.

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 2)

dhammā manopubbaṅgamā mano seṭṭhā manomayā ce pasannena manasā bhāsati vā karoti vā tato sukhaṃ naṃ anveti anapāyini chāyā iva

dhammā: experience; manopubbaṅgamā: thought precedes; manoseṭṭhā: thought is predominant; manomayā: mind-made are they; ce: therefore, if; pasannena: (with) pure; manasā: thought; bhāsati: (one) speaks; karoti vā: or acts; tato: due to it; sukhaṃ: happiness; naṃ: that person; anveti: follows; anapāyini: not deserting; chāyā iva: as the shadow.

All that man experiences springs out of his thoughts. If his thoughts are good, the words and deeds will also be good. The result of good thoughts, words and deeds will be happiness. This happiness never leaves the person whose thoughts are good. Happiness will always follow him like his shadow that never leaves him.

COMMENTARY

How we experience our circumstances depends on the way we interpret them. If we interpret them in the wrong way, we experience suffering. If we interpret them in the right way, we experience happiness. In other words, our happiness or unhappiness depends on the way we think.

Thought also creates circumstances in a futuristic sense. If we harbour ill will and speak or act with ill will, people will begin to hate us. We will be punished by society and the law. After death, we will also be reborn in a realm of suffering. Here, ‘thought’ refers to kamma (action) and ‘experience’ refers to vipāka (consequences).

The message finally conveyed by this pair of verses is: “Think wrong and suffer. Think right and be happy.” This pair of verses was spoken by the Buddha to show the inevitable consequence (vipāka) of good and evil thought (kamma). Man reaps what he has sown, both in the past and in the present. What he sows now, he reaps in the present and in the future. Man himself is responsible for his own happiness and misery. He creates his own hell and heaven. He is the architect of his own fate. What he makes he can unmake. Buddhism teaches the way to escape from suffering by understanding and using the law of cause and effect. Buddhism is very realistic and optimistic. Instead of blindly depending on unknown supernatural powers, hoping for happiness, Buddhism finds the true way to happiness realistically.

-----------------------------

Đức Phật dạy, người ta cũng có tám thói xấu, tám thói này là những gì?

Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc và cùng với đầy đủ các thầy Tỳ Kheo. Bấy giờ Đức Phật bảo các thầy Tỳ Kheo rằng, ngựa có tám thói xấu, tám thói đó là gì?

Thói thứ nhất khi đang mở dây cương liền muốn kéo xe vùng chạy. Thói thứ hai là khi cột vào xe thì nhảy tưng lên muốn cắn người. Thói thứ ba là vừa cất hai chân trước thì lôi xe mà chạy. Thói thứ tư là đá vào bánh xe. Thói thứ năm là khi người đứng giữ vành đai ách của xe thì lại muốn đi. Thói thứ sáu là chạy quàng bên này xéo bên kia. Thói thứ bảy là lao xe vút  chạy nhưng nếu gặp phải hố bùn thì đứng khịu lại không thể đi được. Thói thứ tám là khi đã đói lã nhìn thấy thức ăn mà không chịu ăn, người chủ lôi đi để cột vào xe bèn gặm theo thức ăn mà không thể ăn đươc.

Đức Phật dạy, người ta cũng có tám thói xấu, tám thói này là những gì?

Thói thứ nhất là khi nghe thuyết giáo pháp bèn lánh đi không muốn nghe,  như ngựa trong khi đang mở dây cương thì muốn  kéo xe để vùng chạy.Thói thứ hai là lúc nghe thuyết giáo pháp ý không hiểu biết được lời giảng muốn nói gì, rồi khởi tâm sân không muốn nghe, như ngựa khi cột vào xe liền nhảy tưng lên muốn cắn người. Thói thứ ba là khi nghe thuyết giáo pháp thì rối loạn lên không muốn tiếp nhận,  như ngựa vừa cất hai chân trước thì lôi xe mà chạy. Thói thứ tư là khi nghe thuyết giáo pháp thì liền chửi bới, như khi ngựa đá vào bánh xe. Thói thứ năm là khi nghe thuyết  giáo pháp bèn bỏ đi,  như ngựa khi người đứng giữ vành đai ách của xe thì lại muốn đi.Thói thứ sáu là khi nghe giảng giáo pháp thì không chịu để ý, thân tâm loạn động, như ngựa chạy quàng bên này xéo bên kia. Thói thứ bảy là khi nghe giảng giáo pháp thì muốn gây hấn, lúc bị hỏi lại thì không thể trả lời được, rồi tìm cách vọng ngữ, như ngựa gặp phải hố bùn thì đứng khịu lại không thể đi được.Thói thứ tám là khi nghe giảng giáo pháp không chịu lắng lòng, khởi niệm dâm dật đa cầu không muốn tiếp nhận, mạng chung rơi vào đường ác, dù cho có muốn học vấn hành đạo cũng rất khó trở lại hành đạo được nữa, như ngựa khi đã đói lã nhìn thấy thức ăn mà không chịu ăn, người chủ lôi đi để cột vào xe bèn gặm theo thức ăn mà không thể ăn đươc.

Đức Phật dạy, ta nói ngựa có tám thói, người buông lung cũng có tám thói xấu như thế.

Chư Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ đảnh lễ Đức Phật rồi ra về.

Với tác động lớn mạnh của khoa học trong đời sống của chúng ta, tôn giáo và tâm linh có một vai trò thậm chí lớn hơn, bằng việc nhắc nhở chúng ta về loài người của chúng ta. Không có mâu thuẩn nào giữa hai sự tiếp cận này. Mỗi thứ cho chúng ta những tuệ giác đáng giá cho phép chúng ta thấu hiểu thứ kia tốt hơn. Cả khoa học và giáo huấn của Đức Phật nói với chúng ta về sự hợp nhất thiết yếu của tất cả mọi sinh vật sống.

Đức Phật Trong Đảng Màu Lá Cây!

NẾU CHÚNG TA SUY NGHĨ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng nếu Đức Phật Thích Ca trở lại với chúng ta và gia nhập vào một đảng phái chính trị, đó sẽ là Đảng Xanh Lá Cây! (Cười). Ngài sẽ là một nhà sinh quyển học! (Cười).

Xét cho cùng, Đức Phật đã không sinh ra ở một thiên đàng, nhưng trong một ngôi vườn. Khi ngài trở thành Giác Ngộ, không phải trong một văn phòng, một ngôi nhà, hay một đền đài, nhưng dưới tàng một cây, Cây Bồ Đề. Và khi ngài qua đời, đó là dưới cội sala song thọ mà ngài nhập đại niết bàn.

Nhân Quyền Và Môi Trường

NẾU TÔI PHẢI ĐI BẦU, đó sẽ là một đảng bảo vệ môi trường. Một trong những việc phát triển tích cực hơn hiện nay trên thế giới là sự lớn mạnh nhận thức về tầm quan trọng của thiên nhiên. Không có gì thiêng liêng hay thánh thiện về điều này. Như những con người, sự sống của chúng ta đến từ tự nhiên, và thật là vô nghĩa khi hành động chống lại nó. Đó là tại sao tôi nói rằng môi trường không phải là một vấn đề của tôn giáo, hạnh kiểm hay đạo đức, tất cả những thứ đó là xa xỉ phẩm, vì chúng ta có thể sống mà không có nó và vẫn sống còn. Nhưng chúng ta sẽ không tồn tại nếu chúng ta tiếp tục chống lại thiên nhiên.

Chúng ta phải chấp nhận thực tế này. Nếu chúng ta làm mất sự cân bằng của thiên nhiên, con người sẽ đau khổ. Hơn thế nữa, chúng ta, những người đang sống hôm nay phải quan tâm đến những người sẽ sống ngày mai. Một môi trường trong sạch là nhân quyền giống như bất cứ quyền nào khác. Thế nên, đó là trách nhiệm của chúng ta để trao lại một thế giới lành mạnh, nếu không phải thậm chí là lành mạnh hơn khi chúng ta có nó. Đây là một công việc không phải khó khăn như nó có thể dường như thế. Đúng là, năng lực của chúng ta để hành động như những cá nhân là giới hạn, nhưng chí nguyện của mỗi người thì không thế. Một cách cá nhân, chúng ta phải làm mọi thứ chúng ta có thể, bất chấp nó là nhỏ nhoi như thế nào. Ngay cả vặn tắt đèn khi chúng ta rời phòng dường như không hiệu quả gì lắm, không có nghĩa là chúng ta không phải làm việc ấy.

Về điểm này, như một tu sĩ Phật Giáo, cảm nhận của tôi là tin tưởng trong nghiệp quả là rất hữu ích trong đời sống hàng ngày. Một khi chúng ta tin tưởng trong sự nổi kết giữa động cơ của một hành động và hệ quả của nó, thì chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với hậu quả của những gì chúng ta làm, cho tự thân và người khác. Đó là lý do tại sao, mặc cho thảm họa đang xảy ra ở Tây Tạng, nhưng tôi vẫn thấy nhiều thứ tốt đẹp trên thế giới.

Tôi đặc biệt an tâm hơn khi tôi thấy rằng sự tiêu thụ, tự nó kết thúc, dường như đang cho thấy cảm giác rằng chúng ta phải bảo tồn những nguồn tài nguyên của Trái Đất. Điều này là hoàn toàn cần thiết. Loài người là con cháu của Trái Đất. Trái lại, Bà Mẹ Đất Chung của chúng ta đã bao dung tánh nết của chúng ta cho đến bây giờ, bà đang cho thấy rằng hiện tại chúng ta đã đến những giới hạn có thể bao dung được.

Tôi cầu nguyện rằng một ngày nào đó tôi có thể truyền rao thông điệp bảo vệ môi trường này và sự quan tâm đến người khác tới người dân Trung Hoa. Vì Phật Giáo hoàn toàn không phải là ngoại lai đối với người Trung Hoa, tôi nghĩ rằng tôi có thể hữu dụng cho họ, ở trình độ thực tế. Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 9 đã một lần truyền lễ Thời Luân ở Bắc Kinh (1932). Do thế, nếu tôi có thể làm được điều này, thì sẽ có một tiền lệ. Như một tu sĩ, sự quan tâm của tôi là cho tất cả mọi thành viên của gia đình nhân loại - thật sự cho toàn thể chúng sanh.

Với tác động lớn mạnh của khoa học trong đời sống của chúng ta, tôn giáo và tâm linh có một vai trò thậm chí lớn hơn, bằng việc nhắc nhở chúng ta về loài người của chúng ta. Không có mâu thuẩn nào giữa hai sự tiếp cận này. Mỗi thứ cho chúng ta những tuệ giác đáng giá cho phép chúng ta thấu hiểu thứ kia tốt hơn. Cả khoa học và giáo huấn của Đức Phật nói với chúng ta về sự hợp nhất thiết yếu của tất cả mọi sinh vật sống.

 

***

Đã nhiều lần Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố một cách công khai ao ước ban tặng "những anh chị em Trung Hoa" một lễ truyền đạo Thời Luân ở Bắc Kinh, tại Công Trường Thiên An Môn. Nghi lễ Mật tông này, được xem như một nghi thức tối cao của Phật Giáo Tây Tạng, được dâng hiến đến hòa bình thế giới.

 

Khi ngài truyền đạo Thời Luân ở Sarnath năm 1990 sau khi nhận giải Nobel Hòa Bình thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gia lực cho những hạt giống của nhiều loại trái cây và giao cho những người tham dự, tuyên bố, "Tất cả các lục địa trên thế giới đại diện trong buổi tập hợp Thời Luân này. Đây là những hạt giống được đặt gần mạn đà la để tiếp nhận sự gia lực. Có những hạt mơ (apricot), phỉ (hazelnut), đu đủ, ổi, và những thứ hạt khác, là những thứ có thể phát triển ở những vĩ độ, vùng miền khác nhau. Vì vậy thế giới được gieo trồng những thứ hạt hòa bình khác nhau.

Tâm, Tim, Và Môi Trường

THẬT KHÓ KHĂN CHO những người bình thường thông hiểu trọn vẹn những thông báo của các chuyên gia về sự biến đổi môi trường. Chúng ta đã nghe về sự hâm nóng địa cầu, mực nước biển dâng lên, tỉ lệ ung thư gia tăng, sự gia tăng nhân khẩu học, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, và sự diệt chủng của các loài. Khắp mọi nơi, hoạt động của con người đang làm nên một sự tăng tốc tàn phá những yếu tố then chốt mà trên ấy những hệ thống sinh quyển tự nhiên của toàn thể mọi loại sự sống nương tựa.

 

Dân số thế giới đã tăng gấp ba lần trong không gian của một thế kỷ, và dự đoán là sẽ tăng gấp đôi gấp ba trong thế kỷ 21. Với sự phát triển của những sự gia tăng kinh tế toàn cầu cùng cực về sự tiêu thụ năng lượng, sản sinh khí thải, và sự tàn phá rừng ở một mức độ lớn ở ngay trước mắt. Thật khó để tưởng tượng - tất cả những điều này sẽ xảy ra trong kiếp sống của chúng ta và trong kiếp sống của con cháu chúng ta. Chúng ta phải dự đoán trước sự khổ đau và môi trường suy thoái ở mức độ toàn cầu và nó sẽ vượt qua bất cứ thứ gì mà chúng ta đã từng biết trong lịch sử của nhân loại.

Tuy nhiên, ý kiến của tôi, vẫn còn một tin tức tốt lành nào đó: từ bây giờ, chúng ta sẽ phải tìm ra một cách để sống còn với nhau trên hành tinh này. Chúng ta đã kinh nghiệm đủ về chiến tranh, nghèo đói, ô nhiễm, và khổ đau. Theo giáo huấn nhà Phật, những thảm họa này sinh khởi từ si mê, và những hành vi vị kỷ, bởi vì hầu hết thời gian chúng ta có chúng ta không sử dụng để thấy mối liên hệ nối kết tất cả mọi thứ tồn sinh với nhau. Trái Đất đang cảnh cáo chúng ta và cho chúng ta một dấu hiệu rõ ràng về những hậu quả ở mức độ to lớn và năng lực tiêu cực gây ra bởi thái độ bị hướng dẫn sai lạc của nhân loại.

Để ngăn những thói quen tai hại này, chúng ta hãy nghiên cứu để trở nên tỉnh giác  hơn về sự lệ thuộc của chúng ta với nhau, và chúng ta hãy dấn thân trong những hành vi đúng đắn, căn cứ trên động cơ tốt đẹp hơn, để hổ trợ Trái Đất và những đồng môn của chúng ta. Đó là tại sao tôi luôn luôn nói về tầm quan trọng của một cảm nhận xác thật về trách nhiệm toàn cầu của chúng ta.

Chúng ta cần kiến thức vốn cho phép chúng ta chăm sóc chính mình, về mỗi địa điểm trên Trái Đất, và của sự sống mà nó duy trì. Tất cả những điều này cũng quan tâm đến những thế hệ tương lai, vì thế sự giáo dục về chủ đề môi trường là một ưu tiên cho mọi người.

Sự tiến bộ của khoa học và kỷ thuật là cần yếu để cải thiện phẩm chất của sự sống trong thế giới hiện đại. Thậm chí quan trọng hơn là học hỏi để thấu hiểu và biết ơn môi trường thiên nhiên của chúng ta hơn, cho dù chúng ta là người trưởng thành hay trẻ con. Nếu chúng ta thật sự quan tâm cho người khác và nếu từ chối hành động một cách thiếu cẩn trọng, thì chúng ta có thể chăm sóc Trái Đất. Chúng ta hãy học vấn đề chia sẻ nó thế nào thay vì muốn chiếm hữu nó và tàn phá sự xinh tươi của đời sống.

Những nền văn hóa của ông bà để lại đã thích nghi với thiên nhiên cho thấy vấn đề tạo ra sự cân bằng giữa xã hội và môi trường của nó như thế nào. Người Tây Tạng, như một thí dụ, có một kinh nghiệm đặc biệt về sự sống trên cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn, đã phát triển qua một nền văn minh có lịch sử lâu đời đã bảo trọng không khai thác quá mức hay tàn phá hệ thống sinh thái mỏng manh. Chúng tôi vốn từ lâu đã biết ơn sự hiện diện của những động vật hoang dã, nghĩ rằng chúng là biểu tượng của tự do. Một sự tôn trọng sâu sắc cho thiên nhiên là có thể thấy trong nghệ thuật và cung cách sống của chúng tôi. Sự phát triển tâm linh của chúng tôi đã được duy trì mặc dù tiến bộ vật chất bị hạn chế. Giống như những chủng loại đa dạng không thể thích nghi sự thay đổi đột ngột của môi trường, những nền văn hóa con người cũng cần được xử sự với một sự quan tâm đặc biệt để bảo đảm cho sự tồn tại của chúng. Do thế, việc nghiên cứu những cung cách sống của những dân tộc khác nhau và bảo tồn di sản văn hóa của họ là một cách để học hỏi việc bảo vệ môi trường như thế nào.

Nếu chúng ta nhìn một cách gần gũi, chúng ta sẽ thấy rằng tâm thức con người, trái tim con người, và môi trường là không thể tách rời. Từ nhận thức này, sự giáo dục môi trường cho phép sự sinh sôi của cả sự thông hiểu và yêu thương mà chúng ta cần cho một sự cùng tồn tại hòa bình và bền lâu.

Chăm Sóc Trái Đất

TRÁI ĐẤT KHÔNG CHỈ là di sản chung của nhân loại, nhưng cũng là cội nguồn sau cùng của sự sống. Bằng việc khai thác quá mức những tài nguyên của nó, chúng ta đang đi trên một tiến trình bào mòn chính nền tảng sự sống còn của chúng ta. Chung quanh chúng ta thấy những dấu hiệu của sự tàn phá được tạo ra bởi hành vi của con người và sự thoái hóa thiên nhiên. Do thế, việc bảo vệ và bảo tồn Trái Đất là những vấn đề không phải đạo đức hay hạnh kiểm, mà là sự sống còn. Cung cách mà chúng ta trổi dậy với sự thử thách này sẽ có một tác động không chỉ cho thế hệ của chúng ta mà còn cho nhiều thế hệ sắp đến.

Khi đi đến những vấn đề có nội dung toàn cầu như vậy, tâm thức con người là nhân tố then chốt, như trường hợp trong những vấn đề thương mại, quốc tế, khoa học, kỷ thuật, y tế, hay sinh quyển. Tất cả những thứ này dường như vượt quá năng lực đáp ứng của con người, nhưng gốc rể và giải pháp của chúng phải được tìm kiếm từ trong tâm thức. Nhằm để chuyển hóa hoàn cảnh bên ngoài, chúng ta phải chuyển hóa chúng ta từ bên trong. Nếu chúng ta muốn một ngôi vườn xinh đẹp, trước nhất chúng ta phải phác họa nó ra từ trong sự tưởng tượng của chúng ta và có một ảo ảnh về nó. Sau đó ý tưởng có thể được làm cho cụ thể, và ngôi vườn bên ngoài sẽ biến thành hiện thực. Việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên là kết quả từ sự thiếu hiểu biết, si mê, từ việc thiếu tôn trọng những sinh vật sống của Trái Đất, và từ sự tham lam.

Để bắt đầu, chúng ta phải cố gắng để kiểm soát những thể trạng tiêu cực này của tâm thức bằng việc phát triển một sự tỉnh giác về mối liên hệ tự nhiên hổ tương của tất cả mọi hiện tượng, bằng việc trau dồi một nguyện ước không tổn hại những sinh vật sống khác, và bằng việc thấu hiểu nhu cầu của chúng với từ bi. Do bởi mối liên hệ tự nhiên hổ tương này của mọi sinh vật sống, cho nên chúng ta không thể hy vọng để giải quyết một vấn đề nhiều mặt bằng việc bắt đầu với tính thiên vị hay một thái độ ích kỉ. Lịch sử cho thấy rằng nhiều dân tộc không thường giải quyết được để hợp tác. Những thất bại trong quá khứ của chúng ta là kết quả từ sự thiếu hiểu biết về mối liên hệ tự nhiên hổ tương của chúng ta. Ngày nay, chúng ta cần một sự tiếp cận toàn diện đến những vấn nạn liên hệ với một ý nghĩa xác thật của trách nhiệm toàn cầu, căn cứ trên từ ái và bi mẫn.

Tôi dâng hiến những nguyện ước tốt đẹp nhất của tôi và sự cầu nguyện của tôi nhờ đó chúng ta có thể trở nên nhận thấy về nhu cầu để chăm sóc Trái Đất tốt đẹp hơn.

 

Mối Liên Hệ Hổ Tương Nhìn Từ Không Gian

KHI CHÚNG TA NHÌN Trái Đất từ không gian, chúng ta không thấy bất cứ biên giới nào, chỉ là một hành xanh nhỏ bé. Một hành tinh. Câu hỏi phát sinh ngày nay là về tương lai của toàn hành tinh. Điều trở thành rõ ràng hơn là chính sự sống còn của chúng ta liên hệ đến một số nhân tố. Mối lệ thuộc hổ tương được dạy trong Đạo Phật bây giờ dường như không giống một ý tưởng trừu tượng, nhưng giống như một yếu tố chứng minh, được làm sáng tỏ bởi hình ảnh này của Trái Đất.

***

Vị thế của Đức Đạt Lai Lạt Ma về chủ đề đạo đức, nhân quyền, và môi trường được giới thiệu đến bối cảnh quốc tế khái niệm về mối liên hệ hổ tương và sự phong phú của nó, trách nhiệm toàn cầu. Do vậy, từ những  năm 1990, nhiều tuyên bố của Liên Hiệp Quốc đã được viết với mục tiêu tạo ra trong những dân tộc trên thế giới một cảm giác mới về mối liên hệ hổ tương và chia sẻ trách nhiệm cho sự cát tường của nhân loại và tất cả những sự sống.

 

Thí dụ, trong những văn bản tiếp theo thì chúng ta sẽ thấy những khái niệm then chốt về sự phân tích của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho thế giới đương đại: Hiến Chương về Trách Nhiệm của Nhân Loại (tháng 12 năm 2002); Tuyên Ngôn về Đạo Đức Toàn Cầu, được viết bởi Nghị Hội Tôn Giáo Thế Giới (Chicago, 1994), Dự Án cho Đạo Đức Phổ Quát, được khai triển bởi Ban Triết Lý và Đạo Đức của UNESCO, Tuyên Ngôn Phổ Quát cho Trách Nhiệm của Nhân Loại (Viên, 1997), và Hiến Chương Trái Đất, được trình bày tại UNESCO (Paris, 2000).

 

Tiếng vang của những sự phân tích của Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể được thấy trong thuật ngữ của những tài liệu này - như được chứng minh, thí dụ, bằng sự trích dẫn này từ Hiến Chương Trái Đất cho việc tạo nên một xã hội thế giới vào một thời điểm quan trọng của lịch sử Trái Đất, lúc con người phải quyết định tương lai của chính họ.

 

Khi thế giới trở nên liên hệ hổ tương và mong manh gia tăng, thì tương lai ngay lúc ấy chứa đựng một hiểm họa lớn và một hứa hẹn lớn. Để tiến tới phía trước chúng ta phải nhận ra ở giữa sự đa dạng tuyệt vời của những nền văn hóa và các hình thức sống, chúng ta là một gia đình nhân loại và một cộng đồng Trái Đất với một số phận chung. Chúng ta phải chung tay nhau để đem đến một xã hội toàn cầu bền vững được đặt trên nền tảng của sự tôn trọng tự nhiên, nhân quyền phổ quát, sự công bằng kinh tế, và một nền văn hóa hòa bình. Để hướng đến mục tiêu này, bắt buộc chúng ta, những dân tộc trên Trái Đất, tuyên bố trách nhiệm của chúng ta với nhau, đến một cộng đồng lớn hơn của đời sống, và đến những thế hệ tương lai.

 

Nhân loại là một bộ phận của vũ trụ tiến hóa bao la. Trái Đất, ngôi nhà của chúng ta, tồn tại một cộng đồng đặc thù của sự sống … Môi trường toàn cầu với những tài nguyên có hạn là một mối quan tâm chung của tất cả mọi dân tộc. Việc bảo vệ sức sống, đa dạng, và xinh đẹp của Trái Đất là một trách nhiệm thiêng liêng.

 

Sự lựa chọn là của chúng ta: hãy hình thành một quan hệ đối tác toàn cầu để chăm sóc Trái Đất và chăm sóc nhau hay tránh sự tàn phá chính chúng ta và sự đa dạng của đời sống. Những thay đổi nền tảng là cần thiết trong những giá trị, những tổ chức, và những cung cách sống. Chúng ta phải nhận ra rằng khi những nhu cầu căn bản đã đạt đến, thì sự phát triển nhân loại một cách chính yếu là vui sống hơn, chứ không phải có thêm của cải.

 

Để hiện thực những nguyện vọng này, chúng ta phải quyết định sống với một cảm giác của trách nhiệm toàn cầu, đồng hóa chúng ta với toàn thể cộng đồng Trái Đất cũng như cộng động địa phương của chúng ta … Mọi người chia sẻ trách nhiệm cho sự cát tường hiện tại và tương lai của gia đình nhân loại và thế giới của sự sống rộng lớn hơn. Tinh thần của sự đoàn kết và tình thân thuộc của nhân loại với toàn thể sự sống được làm mạnh khi chúng ta sống với sự tôn trọng cho sự hiện hữu huyền bí, biết ơn tặng phẩm của sự sống, khiêm tốn với vị trí của nhân loại trong tự nhiên.

 

Chúng ta cần gấp một tầm nhìn chung về những giá trị căn bản để cung ứng một nền tảng đạo đức cho sự hiện hữu của cộng đồng thế giới.

 

Thật hấp dẫn để đề cập rằng Hiến Chương Trái Đất đã thực hiện một điểm xác định "vị trí chúng ta thể hiện như loài người trong vũ trụ." Nếu nó cần thiết để thừa nhận phẩm chất của chúng ta như những con người, không phải đó là một dấu hiệu cho thấy rằng vị trí này đã bị đe dọa hay sao?

 

Tâm linh dường như cấu thành một nguồn gốc tối hậu, vì nó xoáy mạnh chung quanh những giá trị nhân bản và ý nghĩa của sự sống. Chính là trên căn bản này mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị việc tìm ra một đạo đức thế tục cho thế kỷ 21. Ngài khẳng định rằng tâm linh cho phép một cuộc cách mạng của trái tim có thể đánh thức tâm ý của chúng ta. Không gian tâm linh biểu hiện năng lực con người của chúng ta, tất cả có thể mở ra một cung cách cho việc chuyển hóa nội tại mà nhờ đó có thể hướng đến việc chuyển hóa thế giới.

 

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, February 04, 2016

Bồ Đề tát đỏa bà da, Ma ha tát đỏa bà da, Ma ha ca lô ni ca da.

Bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya

नमो रत्नत्रयायनमह् अर्यअवलोकितेश्वराय

Âm Hán Phạn:

Bồ Đề tát đỏa bà da, Ma ha tát đỏa bà da, Ma ha ca lô ni ca da.

Ý Việt:

Giác hữu tình hay Bồ Tát tự giác tự độ, bậc tinh tấn dũng mãnh, lòng Ðại Bi.

Chữ Bodhisattva, Hán Việt, dịch là Giác hữu tình, tự giác tự độ, tự mình giác ngộ, tự mình độ mình, hoặc Đại sĩ. Phạn ngữ viết बोधिसत्त्वस्. Bodhisattva là chữ ghép từ chữ : Bodhi và sattva.

Chữ bodhi, बोधि, có gốc từ chữ  bodh, बोध्, thân từ thuộc dạng nữ tính, có nghĩa : khoa học, sự  hiểu biết hoàn toàn, sự tiết lộ. Trong Phật học : giải thoát, giác ngộ, tình trạng tỉnh thức của một vị Phật.

Bảng biến hóa thân từ của Bodhi ở dạng nữ tính :

 Nữ tính 

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

bodhiḥ

bodhī

bodhayaḥ

Hô cách

bodhe

bodhī

bodhayaḥ

Trực bổ cách

bodhim

bodhī

bodhīḥ

Dụng cụ cách

bodhyā

bodhibhyām

bodhibhiḥ

Gián bổ cách

bodhyai | bodhaye

bodhibhyām

bodhibhyaḥ

Đoạt cách

bodhyāḥ | bodheḥ

bodhibhyām

bodhibhyaḥ

Sở hữu cách

bodhyāḥ | bodheḥ

bodhyoḥ

bodhīnām

Vị trí cách

bodhyām | bodhau

bodhyoḥ

bodhiṣu

Chữ bodha, बोध, có gốc từ chữ  bodh, बोध्, thân từ thuộc tĩnh từ, và có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : hành  động của người hiểu biết, sự hiểu biết, sự cảm nhận, sự hiểu và biết cảm nhận thuộc về khoa học.

बोधि, Âm phạn ngữ là Bodhi, tiếng Pali viết và đọc cũng như chữ Phạn, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh hay để biết. Bồ đề là một danh từ trừu tượng xuất phát từ ngữ căn của động từ √ बुध đọc là Budh và dùng để diễn đạt ý nghĩa sơ khởi của sự nhận thức, sự hiểu biết hay tỉnh thức. Động từ thể chủ động ngôi thứ ba, số ít được viết như sau बोधति và cách viết la tinh hóa Bodh-a-ti. 

Động từ thể thụ động ngôi thứ ba số ít viết बुध्यते và La tinh hóa Budh-ya-te. Chữ Buddha (Phật) cũng xuất nguồn từ căn "Budh". Danh xưng Buddha Phạn ngữ, Phật-đà tiếng Việt gọi tắc là Phật, bởi vì Ngài hiểu biết đầy đủ Bốn Chân Lý Thâm Diệu Cao Quý (Tứ Diệu Đế) và từ giấc mơ vô minh Ngài đã thức tỉnh.  Chẳng những hoàn toàn thấu triệt tất cả các pháp, mà còn có đẩy đủ khả năng truyền bá giáo lý cho chúng sanh nên được gọi là Samma Sambuddha (Chánh Biến Tri, âm là Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề) để phân biệt với chư Phật Pacceka (Độc Giác, cá nhân, đơn độc) chỉ thấu triệt giáo lý mà không thể rọi sáng cho kẻ khác, tự giác nhưng không thể giác tha.

Trước khi đạt Quả Phật, Đức Thích Ca được gọi là Bồ Tát. Ngài cũng thường hay nhắc nhỡ hàng Đệ tử : Người muốn đắc Quả Phật phải trải qua thời kỳ Bồ tát, một thời kỳ tích cực trau giồi và phát triển những phẩm hạnh như sau :   bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

Trong Phật giáo đại Đại thừa Bồ Tát có nghĩa là một hành giả sau khi hành trì các Ba-la-mật-đa đã thành tựu Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết bàn khi chúng sinh chưa giác ngộ. Đặc tính cơ bản của Bồ Tát là lòng Từ Bi đi song song với Trí huệ. Chư Bồ Tát  thường cứu độ chúng sinh và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức mình cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng, phát tâm Bồ-đề, giữ Bồ Tát giới, hành Bồ tát hạnh.

Chữ sattva là chữ ghép của chữ sat và tva

Phạn viết theo mẫu Devaganari  सत्त्व, Âm là Sattva, Hán Việt đọc là Tát đóa. Thuật ngữ này có rất nhiều nghĩa và được nhiều dịch giả khác nhau qua những định nghĩa như sau : Chúng sinh, sự hiện hữu, hữu tình, một người anh hùng, hay một chiến sĩ tâm linh, con người với bản chất là trí tuệ, con người với bản chất được định sẵn sự giác ngộ chúng sinh mưu cầu giác ngộ, một con người thông thái, một linh hồn thanh tịnh và uy dũng, linh hồn, tâm, tri giác, thức, ý niệm thực chất hay bản tính cố hữu Thai tạng (Trong con người mà sự hiểu biết còn tiềm ẩn và chưa phát triển), một nhân vật cách hóa sự hiểu biết tiềm tàng trong chúng sinh, người tận tụy với chính pháp, hay gắn chặt với giác ngộ, sức mạnh, năng lực, khí lực, quyền lực, can đảm.

Bảng biến hóa thân từ của Sattva ở dạng trung tính:

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sattvam

sattve

sattvāni

Hô cách

sattva

sattve

sattvāni

Trực bổ cách

sattvam

sattve

sattvāni

Dụng cụ cách

sattvena

sattvābhyām

sattvaiḥ

Gián bổ cách

sattvāya

sattvābhyām

sattvebhyaḥ

Đoạt cách

sattvāt

sattvābhyām

sattvebhyaḥ

Sở hữu cách

sattvasya

sattvayoḥ

sattvānām

Vị trí cách

sattve

sattvayoḥ

sattveṣu

Bodhisattva, ý Việt là Người cầu giác ngộ, trên xin pháp giác ngộ, dưới là phát nguyện hóa độ chúng sinh, mà nổ lực tu hành làm mọi việc thiện. Một vị Bồ tát, không nhất định phải là người xuất gia, mà bao gồm đủ mọi hạng người. Bồ tát thật sự là người không còn chấp thủ, một điều gì và luôn có tâm buông xả tất cả, kể cả hạnh phúc của riêng mình, cho tất cả chúng sinh. Do đó lãnh vực hoạt động của Bồ tát trở nên rộng rãi và những ai muốn thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao cả trên, bằng cách xả thân làm việc thiện, đều có thể gọi là Bồ tát.

Từ Bát Nhã Tâm kinh, tiến tu trên tinh thần ấy, sẽ đạt được một phần nào hạnh nguyện giống Quan Âm Bồ Tát và cùng đồng hành với Ngài gieo trồng hạnh đức bi trí cho mọi sinh linh đang đau khổ bằng cách giúp chúng sinh tinh tiến trên con đường tâm linh, qua sự kiên nhẫn, nhất tâm và lòng tự tin cá nhân.

Trọng tâm của con đường này là việc thường suy nghiệm, thực hành theo tấm lòng Đại Bi vô biên của Ngài trong đời sống hàng ngày. Đoạn đường ngắn hay dài nào mà chúng ta muốn đi và muốn đến đều phải có bước chân đầu và bước chân cuối.

Chữ mahā, मह, có gốc từ chữ  महत्, mahat (mahat là quá khứ phân từ hiện tại của mah), thân từ thuộc tĩnh từ và có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, và có nghĩa : lớn, vĩ đại, bao la, cao, quan trọng, tinh chất, quyền năng, tinh tấn.

Động từ √ मह् mah [1] hiện tại. (mahati) quá khứ phân từ hiện tại. (mahat) quá khứ phân từ. (mahita) nhất định. (mahitvā) vui mừng, tôn cao, kích thích, tăng cường, phóng đại, vinh danh, hành lễ - hiện tại. phản thân. (mahate)  tự  vui mừng - Sự kiện. (mahayati) làm lớn ra, phóng đại.

Chữ kārunikāya có gốc từ chữ karuṇa, करुण, có nghĩa : từ bi, thương xót, thương người bằng cách biết chia sẽ.

Còn tiếp

Kính bút

TS Huệ Dân

Trong vòng sinh-tử, điều rất hiếm-có là được sinh ra làm người. Điều hiếm-có và khó-khăn là được cơ hội nghe giảng Phật Pháp. Điều thật sự hiếm-có là sự ra đời của một vị Phật.

TỰA ĐỀ NGẮN:

Câu Chuyện Về Vua Rồng Erakapatta, Kệ 182, Kho Báu Sự Thật

(The Story Of Erakapatta The Nāga King, Verse 182, Treasury Of Truth)

TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ:

Bốn Cơ Hội Hiếm Có - Câu Chuyện Về Vua Rồng Erakapatta, Kệ 182 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(Four Rare Opportunities - The Story Of Erakapatta The Nāga King, Verse 182 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

BÀI KỆ 182:

182. Kiccho manussapaṭilābho

kicchaṃ maccāna’jīvitaṃ

kicchaṃ saddhammasavanaṃ

kiccho Buddhānaṃ uppādo. (14:4)

182. Điều khó đạt được, là sinh ra làm người,

Điều khó khăn của kiếp người, là sinh tử,

Điều khó làm, là gặp được Phật Pháp,

Điều hiếm thấy, là sự xuất hiện của một vị Phật.

Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.

Ngày xửa ngày xưa, có một vị Vua Rồng tên là Erakapatta. Một trong những kiếp trước của ông là một nhà sư đã đi tu trong một thời gian rất lâu, vào thời Đức Phật Kassapa. Trong kiếp nhà sư nầy, ông đã lo lắng bởi vì ông vi phạm một giới nhỏ, nên ông đã tái sinh là một vị Vua Rồng. Trong lúc là một Vua Rồng, ông chờ đợi sự xuất hiện của một vị Phật. Erakapatta có một cô con gái rất xinh đẹp, và ông xử dụng cô như là một phương tiện để tìm kiếm Đức Phật. Ông đã cho mọi người biết rằng, bất cứ ai có thể trả lời đúng câu hỏi của công chúa, thì người đó có thể lấy công chúa làm vợ. Mỗi tháng hai lần, cô con gái của Erakapatta ra nhảy múa, và hát lên những câu hỏi trước công chúng. Nhiều chàng trai theo đuổi cô, muốn lấy cô làm vợ, nên đến trả lời các câu hỏi của cô, tuy nhiên, chẳng có ai cho câu trả lời đúng.

Một ngày kia, dưới tầm nhìn của Đức Phật, ngài trông thấy một thanh niên trẻ tên là Uttara. Đức Phật cũng biết rằng thanh niên nầy sẽ đạt Quả Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), qua sự kết nối với các câu hỏi của con gái Vua Rồng Erakapatta. Vào lúc đó, thanh niên trẻ nầy đang trên đường đi đến gặp cô con gái của Erakapatta. Đức Phật liền dừng anh ta lại, và ngài dạy anh cách trả lời các câu hỏi. Trong khi Đức Phật dạy bảo anh, Uttara đã đạt được Quả Nhập Lưu. Khi anh đã đạt được Quả Nhập Lưu rồi, anh không còn mong muốn lấy cô công chúa con của Vua Rồng làm vợ nữa. Tuy nhiên, Uttara vẫn muốn đi đến trả lời các câu hỏi của cô công chúa, với mục đích là giúp ích cho những chúng sanh khác.

Bốn câu hỏi đầu tiên là:

(1) Người cai trị là ai? (2) Người sống hoàn-toàn không-có đạo-đức, có được gọi là một người cai trị không? (3) Người cai trị nào mà sống có đạo-đức? (4) Loại người nào bị gọi là người ngu xuẩn?

Bốn câu trả lời cho các câu hỏi trên là:

(1) Người cai trị là người kiểm soát được sáu giác quan. (2) Người sống hoàn-toàn không-có đạo đức thì không được gọi là người cai trị; người mà không-còn lòng tham muốn được gọi là người cai trị (3) Người cai trị nào mà không còn lòng tham muốn, chính là người sống có đạo đức (4) Người đi tìm kiếm các thú vui nhục dục là một người ngu xuẩn.

Sau khi cô công chúa con Vua Rồng Erakapatta nghe được các câu trả lời chính xác như trên, cô công chúa bắt đầu hát tiếp các câu hỏi diễn tả các ham-muốn nhục-dục như là các trận lũ-lụt (oghas), câu hỏi về kiếp sống mới (tái sinh), về các giáo lý sai lầm và về sự thiếu hiểu biết, và phương-cách để giải-quyết các vấn-đề nầy. Uttara liền trả lời các câu hỏi nầy, giống như lời Đức Phật đã giảng dạy. Khi Erakapatta nghe các câu trả lời, ông biết rằng có một vị Phật đã xuất hiện trên thế gian nầy. Vì vậy, ông nhờ Uttara dẫn ông đến gặp Đức Phật. Khi gặp Đức Phật, Erakapatta kể chuyện là trong thời Đức Phật Kassapa, ông là một nhà sư, và khi ông du hành trên thuyền, ông vô tình làm một ngọn cỏ bị cắt đứt, ông đã lo lắng về việc vi phạm một giới nhỏ nầy, rồi ông đã không xin sám hối theo giới luật quy định, vì thế mà cuối cùng ông đã tái sinh làm một Vua Rồng. Sau khi nghe ông kể chuyện xong, Đức Phật nói với ông rằng, thật là khó khăn để được sinh ra làm người, và thật là khó khăn để sinh ra trong thời có các vị Phật, và thật là khó khăn để nghe được Phật Pháp. 

BÀI KỆ 182, CHUYỂN NGỮ TỪ TIẾNG PALI:

manussa paṭilābho kiccho maccāna jīvitaṃ kicchaṃ saddhamma savanaṃ kicchaṃ Buddhānaṃ uppādo kiccho

manussa paṭilābho: được làm người; kiccho: (là điều) khó khăn; maccāna: (vòng sinh tử) của con người; jīvitaṃ: cuộc sống; kicchaṃ: (là điều) khó khăn; saddhamma savanaṃ: được nghe Phật Pháp; kicchaṃ: (là điều) khó khăn; Buddhānaṃ uppādo: sự ra đời của một vị Phật; kiccho: là điều khó khăn và là điều hiếm có

Trong vòng sinh-tử, điều rất hiếm-có là được sinh ra làm người. Điều hiếm-có và khó-khăn là được cơ hội nghe giảng Phật Pháp. Điều thật sự hiếm-có là sự ra đời của một vị Phật.

Bài kệ 182 của Kinh Pháp Cú nầy, được anh Tâm Minh chuyển dịch thành thơ như sau:

(182) Khó mà sinh được làm người, Rồi ra sống được trọn đời khó hơn, Ðược nghe chánh pháp tuyên dương. Cũng là điều khó trăm đường mà thôi, Duyên may gặp Phật ra đời. Là điều hy hữu, tuyệt vời biết bao.

BÌNH LUẬN

maccāna jīvitaṃ: con người sống trong vòng sinh tử. Từ ngữ macca(con người) được dùng cho con người bởi vì ai sinh ra làm người thì cũng sẽ phải chết. Tất cả mọi hình thức của cuộc sống rồi sẽ phải chết. Tuy nhiên, từ ngữ macca có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cho con người; bởi vì trong tất cả các loài động vật, con người là sinh vật duy nhất, mà có thể nhận-biết cái-chết là điều không thể nào tránh được.

 -----------------------------------

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

 

SHORT TITLE:

The Story Of Erakapatta The Nāga King, Verse 182, Treasury Of Truth

 FULL TITLE:

Four Rare Opportunities - The Story Of Erakapatta The Nāga King, Verse 182 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 182:

182. Kiccho manussapaṭilābho

kicchaṃ maccāna’jīvitaṃ

kicchaṃ saddhammasavanaṃ

kiccho Buddhānaṃ uppādo. (14:4)

182. Human birth is hard to gain,

hard for mortals is their life,

to come to Dhamma True is hard,

rare the Buddhas’ arising.

While residing near Bārānasī the Buddha spoke this verse, with reference to Erakapatta, a king of the nāgas.

Once there was a nāga king by the name of Erakapatta. In one of his past existences during the time of Kassapa Buddha he had been a monk for a long time. Through worry over a minor offence he had committed during that time, he was reborn as a nāga. As a nāga, he waited for the appearance of a Buddha. Erakapatta had a very beautiful daughter, and he made use of her as a means of finding the Buddha. He made it known that whoever could answer her questions could claim her for a wife. Twice every month, Erakapatta made her dance in the open and sing out her questions. Many suitors came to answer her questions hoping to claim her, but no one could give the correct answer.

One day, the Buddha saw a youth named Uttara in his vision. He also knew that the youth would attain sotāpatti fruition in connection with the questions put by the daughter of Erakapatta the nāga. By then the youth was already on his way to see Erakapatta’s daughter. The Buddha stopped him and taught him how to answer the questions. While he was being taught, Uttara attained sotāpatti fruition. Now that Uttara had attained sotāpatti fruition, he had no desire for the nāga princess. However, Uttara still went to answer the questions for the benefit of numerous other beings.

The first four questions were:

(1) Who is a ruler? (2) Is one who is overwhelmed by the mist of moral defilements to be called a ruler? (3) What ruler is free from moral defilements? (4) What sort of person is to be called a fool?

The answers to the above questions were:

(1) He who controls the six senses is a ruler. (2) One who is overwhelmed by the mist of moral defilements is not to be called a ruler; he who is free from craving is called a ruler. (3) The ruler who is free from craving is free from moral defilements. (4) A person who seeks for sensual pleasures is called a fool.

Having had the correct answers to the above, the nāga princess sang out questions regarding the floods (oghas) of sensual desire, of renewed existence, of false doctrine and of ignorance, and how they could be overcome. Uttara answered these questions as taught by the Buddha. When Erakapatta heard these answers he knew that a Buddha had appeared in this world. So he asked Uttara to take him to the Buddha. On seeing the Buddha, Erakapatta related to the Buddha how he had been a monk during the time of Kassapa Buddha, how he had accidentally caused a grass blade to be broken off while travelling in a boat, and how he had worried over that little offence for having failed to do the act of exoneration as prescribed, and finally how he was reborn as a nāga. After hearing him, the Buddha told him how difficult it was to be born in the human world, and to be born during the appearance of the Buddhas or during the time of their teaching.

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 182)

manussa paṭilābho kiccho maccāna jīvitaṃ kicchaṃ saddhamma savanaṃ kicchaṃ Buddhānaṃ uppādo kiccho

manussa paṭilābho: winning human existence; kiccho: (is) difficult; maccāna: of mortals; jīvitaṃ: life; kicchaṃ: (is) difficult; saddhamma savanaṃ: hearing the Dhamma; kicchaṃ: (is) difficult; Buddhānaṃ uppādo: the birth of the Buddha; kiccho: is difficult and rare

It is rarely that one is born as a human being, in this cycle of rebirth. It is difficult and rare to get the opportunity to hear the good teaching. It is, indeed, rare for the birth of a Buddha to occur.

COMMENTARY

maccāna jīvitaṃ: life of a mortal. The word macca (mortal) is applied to a human being because he is subject to death. All forms of life are subject to death. But the term macca is especially significant to human beings; because, of all animals, the human beings are the only ones that can become aware of the inevitability of death.

-----------------------------

Oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā imam


ॐ   सर्वरभय    सुधनदस्ये   नमस्क्र्त्वा   इमम्

Âm Hán Phạn

Án (Oṃ).Tát bàn ra phạt duệ (sarvarabhaya). Số đát na đát tỏa (sudhanadasye). Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da (namaskrtvā imam )

Diễn nghĩa :

Chữ OM là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ : A. U. M, trong phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì Âm Thanh Vần này bao gồm tất cả sự cấu tạo của Vũ Trụ và thường dùng trong các câu Thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn.

Ý nghĩa chính xác của chữ Om, chưa có tài liệu nào khẳng định một cách xác thực về nguồn gốc của nó, nhưng người ta nghĩ rằng, đây là một chữ mà áo nghĩa của nó chắc chắn có liên quan đến việc tín ngưỡng thuộc về thần linh, thượng đế, đấng tạo hóa… trong tôn giáo Ấn Độ.

Theo những văn bản ghi chép đầu tiên của kinh Vệ Đà, thì nội dung và ý nghĩa của chữ Om hay Aum được xem như là biểu hiện đầu tiên của Brahman qua sự kết hợp của những hiện tượng hình thành trong vũ trụ. Bởi vì những cơ bản trong chiêm tinh học của Hindu có khái niệm rằng : Tất cả những hiện tượng hình thành trong vũ trụ đều bắt nguồn từ những rung động của ' Om hay Aum '.

Có lẽ cũng vì lý đó, cho nên tiếng linh thiêng này đồng nhất với vũ trụ, được dùng làm tiền tố và hậu tố trong tất cả các câu thần chú và những thánh ca của Hindu và nó trở thành biểu tượng đại diện tiêu biểu nhất của họ.

Chữ Om hay AUM viết theo mẫu Devanagari là ओम्, Trung Quốc viết là 唵, và Tây Tạng ༀ. OM phát âm theo tiếng Việt là "ôm" kéo dài âm Ô.

Các biểu tượng của Chữ Om, ओम, được gọi là Omkar (ओम् - कार; Omkaar), Onkar (ओंकार; ONkaar), và ओंकार có thể viết một cách khác : ओँकार (ONnkaar).

Chữ Om cũng có những tên khác như là Udgitha, Oṃkāra, Praṇava, Akṣara, Ekākṣara hay Pranava.

Sau thời kỳ Vệ Đà, sự phổ biến về thần chú có vẻ tương đối yếu đi, trong Bà La Môn giáo và các tôn giáo khác của Ấn Độ, nhất là vào thời điểm khởi đầu của kỷ nguyên Kitô giáo. Tuy nhiên, trong Brahmanas và Upanisads xưa, giá trị biểu tượng của một số âm tiết vẫn được xem như là chức năng vũ trụ của họ và được mô tả như là những phần hiện hữu trong cơ thể con người.

Theo họ Om là bản chất của tất cả các kinh Veda hay là một ngôn từ mà sự ra đời của thế giới được diễn đạt trong nó : " Âm thanh Om này là tất cả vũ trụ này," âm tiết này là thực tại tối cao. Khi chúng ta đã hiểu tất cả mọi thứ chúng tôi muốn, chúng tôi đều có nó "( Áo Nghĩa Thư Ấn).

Theo những chuyện cổ tích huyền thoại và mật tông của Ấn giáo, vào khoản thế kỷ thứ tư, các thần chú được bắt đầu, phổ biến một cách thịnh hành qua các hình thức nghi lễ khác nhau. Từ đó, hầu như, tất cả các nghi lễ trong các tôn giáo Ấn Độ, đều dùng các câu thần chú  kèm theo trong các nghi thức tụng niệm, thờ phượng, các vị thần linh, Thượng đế, Đấng toàn năng, Bậc giác ngộ của họ trong đời sống hàng ngày.

OM là ý nghĩa căn đề của chữ Brahman, là âm thanh rung động sâu sắc có sức thâm nhập đồng nhất, mà vũ trụ lực của chính nó là tâm thức nằm trong bản thể của tất cả vạn vật.

Chữ OM đã trở thành một trong các biểu tượng quan trọng của phái Du già : khi nó thoát ly thuật thần bí và ma lực của các thực hành hiến tế, hay thoát khỏi các lối suy luận triết lý của tư tưởng trước đây, thì nó biến thành một phương tiện thiết yếu trong sự thực hành thiền định. Một phương thức tâm lý để cứu trợ.

Trong Maitrâyana Upanisad, OM được so sánh như một mũi tên mà đầu nhọn là tư tưởng và nó xuất phát từ cái cung là thân thể con người, nó xuyên qua bóng đêm vô minh để đạt đến ánh sáng của trạng thái cùng cực.

Trong Mândukya-Upanisad, chữ OM được phân tích theo những yếu tố phát thanh, thì chữ O được xem như là một âm thanh kết hợp của hai  nguyên âm liên tiếp của chữ A và U. Âm A + Âm U trở thành một nhị trùng âm là O và M là một phụ âm để kết thúc và nó sẽ trở thành Om. 

OM là tâm thức thanh tịnh (turìya), bởi vì nó bao gồm tất cả và vượt qua mọi biểu thức qua sự phân tách của : A. U . M  trong 3 trạng thái như sau :

A được hiểu như là trạng thái thức tỉnh (jàgrat).

U được hiểu như là trạng thái mơ màng (svapna).

M được hiểu như là trạng thái ngủ say (susupti) .

Thức, ngủ và mơ là ba trạng thái hoạt động bình thường của bộ não.

Thức tỉnh là sự chỉ về tâm thức chủ quan đối với thế giới bên ngoài. Trong khi thức, các giác quan bên trong và ngoài cùng hoạt động với sự tác ý của thức.

Mơ màng là sự chỉ về tâm thức của thế giới nội tại, tức là tư tưởng, tình cảm, các điều ước nguyện, ưa thích, gọi chung là ý thức tri giác.

Trong giấc ngủ, chỉ có các giác quan bên trong hoạt động một cách tự do, bằng tâm thức và chính nó đã tạo ra một thế giới mới, qua những cái ta đã từng trải, đã cảm xúc, được ghi vào trong bộ não trong lúc thức. Do trong lúc ngủ, vỏ não không đủ tỉnh táo để đoán định, cho nên những sự thật trong giấc chiêm bao thường chắp vá lộn xộn, đôi khi còn vô nghĩa.

Bởi vì vậy, không nên bận tâm nhiều trong việc cho rằng giấc mộng báo trước một điềm dữ hay một việc lành. Sự việc xảy ra và giấc mơ, nếu có giống nhau thì cũng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Nếu mình nằm mơ thấy thi đậu, nhưng không học bài nghiêm túc hay không đến trường thì làm sao mà thi đậu.

Mộng cũng là cách giúp giải tỏa căng thẳng của những ước muốn bị dồn nén tích tụ trong cuộc sống, cho nên giấc mộng vẫn là người bạn đồng hành đi chung với chúng ta suốt cuộc đời, và không nên quên rằng chính cuộc đời là cái nơi để sinh ra mộng.

Trong cuộc sống, ít có ai nằm thấy ác mộng, là mình đang đứng trước phiên tòa, để chuẩn bị nhận án chung thân, nếu mình không làm điều gì có liên quan dẫn đến nỗi sợ hãi này khi mình đang thức.

Nằm mơ thấy ác mộng là một biểu hiện của sự rối loạn giấc ngủ, do tâm lý gây ra. Bởi vì, ban ngày làm cái chuyện gì đó bị ám ảnh, hay lo lắng quá mức về điều gì mà được chưa giải quyết xong, thì ban đêm, thường hay gặp ác mộng.

Trong một vài trường hợp khác dẫn đến ác mộng như : Nếu phòng ngủ quá, thiếu không khí,  hay khi ngủ nằm gối đầu quá cao, hoặc có thói quen đặt tay lên cổ, ngực...

Đức Phật có nói rõ vai trò quan trọng của lý trí trong việc xác định niềm tin và kiểm chứng giá trị của thực tế, dựa trên nền tảng của lý Duyên Khởi. Qua đó, tất cả các hiện tượng sinh hoạt trong cuộc sống của con người từ nhân cách, tâm hồn, tri thức, ngôn ngữ, sự tỉnh thức, cho đến giấc mộng hay giấc ngủ bình yên, cũng đều là những hoạt động hiện thực của những cơ chế tâm sinh lý, luôn vận hành liên tục và luôn thay đổi trong con người.

Om  hay AUM trong Ấn giáo :

A là sự khởi đầu, sinh, và người tạo ra thần Brahma.

U đại diện cho sự tiếp tục của cuộc sống, và thần Vishnu.

M là kết thúc, cái chết, và các tàu khu trục thần Shiva.

Những ý nghĩa khác của chữ AUM trong Phật học :   OM có nghĩa là Quy mệnh | OM tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú |   OM đóng cánh cửa luân hồi | OM thanh tịnh hóa bản thân | OM là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật | OM là Trí tuệ thanh thản, an bình. | Om cũng là thân , khẩu , ý.

AUM : Bắt đầu phát âm chữ A từ cuống cổ, tiếp đó uốn lưỡi đọc chữ U và chấm dứt âm chữ M bằng cách khép môi lại.

Chữ AUM có 100 ý nghĩa khác nhau và là một từ tối cao và từ tạo được mọi điều. Nếu bạn đang hành thiền trong im lặng sâu sắc, bạn có thể nghe những âm thanh trong AUM. Đó là những âm thanh nguyên thủy của vũ trụ.

Om có phải là một biểu tượng tôn giáo không?. Vâng, nó là một biểu tượng chính của tôn giáo chính ở Ấn độ.

Om có phải là một biểu tượng mạnh mẽ nhất không? Không có nghiên cứu khoa học nào để chứng minh đó là tốt hơn hoặc mạnh hơn so với bất kỳ biểu tượng khác … và từ xưa cho tới nay, chưa có biểu tượng nào thực sự có thể mang lại vận may, sự giàu có hay quyền lực.

Đôi khi người ta lợi dụng biểu tượng này để làm những chuyện bất chính trong việc truyền giáo theo tư tưởng cá nhân của họ.

A. U. M, theo ngữ pháp tiếng Phạn và Tiếng Hindi ('vyaakaraNN'; व्याकरण)  thì nguyên âm 'O' (ओ), đôi khi được thay thế bằng hai nguyên âm liên tiếp : 'A' (अ) và 'U' (उ), do đó, có một số người đánh vần là AUM ( 'Aum') thay vì là 'Om'.

Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân

Còn tiếp

Kính bút

TS Huệ Dân

Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác; hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác; hạnh phúc trong Phật Pháp, an lạc hơn tất cả những hạnh phúc khác; chấm dứt được lòng tham muốn (nghĩa là, đạt được quả A La Hán), là xa lìa tất cả mọi khổ đau (đau khổ vì phải sống trong vòng sinh-tử).

TỰA ĐỀ NGẮN:

Câu Chuyện Về Các Câu Hỏi Của Vua Trời Đế Thích, Kệ 354, Kho Báu Sự Thật

(The Story Of The Questions Raised By Sakka, Verse 354, Treasury Of Truth)

TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ:

Vượt Qua Mọi Sự Đau Khổ - Câu Chuyện Về Các Câu Hỏi Của Vua Trời Đế Thích, Kệ 354 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(The Conquests Of All Suffering - The Story Of The Questions Raised By Sakka, Verse 354 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

BÀI KỆ 354:

354. Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti

sabbaṃrasaṃ dhammaraso jināti     

sabbaṃratiṃ dhammaratī jināti

taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti. (24:21)

354. Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác,

Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác,

Hạnh phúc trong Phật Pháp, an lạc hơn tất cả những hạnh phúc khác,

Chấm dứt được lòng tham muốn, là xa lìa tất cả mọi khổ đau.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về bốn câu hỏi của Vua Trời Đế Thích (Sakka), vua của các thiên thần.

Có một lần, trong một buổi họp của các thiên thần ở cõi trời Tāvatiṃsa (cõi trời Ba Mươi Ba, hoặc là cõi trời Đao Lợi), bốn câu hỏi được đặt ra, và không thiên thần nào có câu trả lời chính xác. Cuối cùng, vua Trời Đế Thích dẫn các thiên thần đến gặp Đức Phật tại Tu Viện Kỳ Viên. Sau khi giải thích sự khó khăn của họ, vua Trời Đế Thích đã thưa hỏi Đức Phật bốn câu hỏi sau đây:

(1) Trong số tất cả những món quà tặng, món quà tặng nào là cao quý nhất?

(2) Trong số tất cả các hương vị, hương vị nào là thơm ngọt nhất?

(3) Trong số tất cả các niềm hạnh phúc, niềm hạnh phúc nào là an lạc nhất?

(4) Tại sao chấm dứt được lòng tham muốn, là việc làm xuất sắc nhất?

Đức Phật đã trả lời các câu hỏi nầy như sau, "Nầy, Đế Thích, Phật Pháp chính là món quà tặng cao quý nhất, là hương vị thơm ngon nhất, và là niềm hạnh phúc an lạc nhất. Chấm dứt được lòng tham muốn, là dẫn đến quả vị A La Hán, cho nên, điều nầy chính là việc làm xuất sắc nhất".

Vào cuối bài giảng, vua Trời Đế Thích nói với Đức Phật, "Bạch Thế Tôn, món quà tặng về Phật Pháp cao quý hơn tất cả các món quà tặng khác, thế thì, bất cứ khi nào những món quà Phật Pháp được biếu tặng, tại sao chúng ta không chia sẻ công đức nầy cho mọi người? Con nguyện cầu rằng, từ bây giờ trở đi, chúng ta có thể chia sẻ giá-trị của việc làm thiện-lành đến với mọi người." Sau đó, Đức Phật yêu cầu tất cả các nhà sư nhóm họp lại, và khuyến khích họ chia sẻ giá trị của việc làm thiện-lành đến cho mọi người (hồi hướng công đức). 

Kể từ ngày đó trở đi, điều nầy đã trở thành một thông lệ cho mọi chúng sanh trong ba-mươi-mốt cõi (bhumis), sau mỗi lần làm xong việc thiện (thí dụ như sau khi nghe Phật Pháp, hoặc tụng kinh), họ sẽ chia sẻ giá trị của việc làm thiện-lành đến cho mọi người (hồi hướng công đức).

BÀI KỆ 354, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:   

dhammadānaṃ sabbadānaṃ jināti sabbaṃ rasaṃ jināti dhammaratī sabbaṃ ratiṃ jināti dhammaraso taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti

dhammadānaṃ: món quà tặng về Phật Pháp; sabbadānaṃ: tất cả những món quà tặng; jināti: chinh phục; dhammaratī: hương vị của Phật Pháp; ratiṃ sabbaṃ: thơm ngọt hơn tất cả các hương vị khác; jināti: chinh phục; dhammaratī: hạnh phúc trong Phật Pháp; sabbaṃ ratiṃ: an lạc hơn tất cả các hạnh phúc khác; taṇhakkhayo: chấm dứt được lòng tham muốn; sabbadukkhaṃ: tất cả mọi khổ đau; jināti: chinh phục.

Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác; hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác; hạnh phúc trong Phật Pháp, an lạc hơn tất cả những hạnh phúc khác; chấm dứt được lòng tham muốn (nghĩa là, đạt được quả A La Hán), là xa lìa tất cả mọi khổ đau (đau khổ vì phải sống trong vòng sinh-tử).

Bài kệ 354 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(354) Coi như bố thí hàng đầu. Là đem Chân Lý nhiệm mầu tặng nhau, Coi như hương vị tối cao. Hương vị Chân Lý ngọt ngào dài lâu. Coi như hoan hỷ hàng đầu. Niềm vui Chân Lý thấm sâu tuyệt vời, Người nào ái dục diệt rồi. Vượt qua phiền não, xa rời khổ đau.

BÌNH LUẬN

sabbadānaṃ Dhammadānaṃ: Món quà tặng về Phật Pháp cao quý hơn tất cả các món quà tặng. Để làm sáng tỏ câu nói trên, Đức Phật còn nói thêm rằng, tất cả những món quà-tặng vật-chất tuyệt vời và ấn tượng dâng lên cúng Phật, Pháp và Tăng Đoàn đã xảy ra tốt đẹp, bởi vì trước đó, món quà tặng về Phật Pháp đã xảy ra. Chính món quà tặng về Phật Pháp đã thuyết phục những người tài trợ hiến tặng các đóng góp về vật chất khác. Ngay cả các vị hiền thánh vĩ đại đạt được các quả vị tinh thần cao quý‎, hoàn toàn bởi vì trước đó, họ đã nhận được những món quà tặng về Phật Pháp.

-----------------------------------

 

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

 

 

SHORT TITLE:

The Story Of The Questions Raised By Sakka, Verse 354, Treasury Of Truth

 FULL TITLE:

The Conquests Of All Suffering - The Story Of The Questions Raised By Sakka, Verse 354 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 354:

354. Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti

sabbaṃrasaṃ dhammaraso jināti

sabbaṃratiṃ dhammaratī jināti

taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti. (24:21)

354. Gift of Dhamma surpasses all gifts,

the Dhamma, its taste all other tastes beats,

delight in the Dhamma bests other delights,

destruction of craving conquers all ill.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to four questions raised by Sakka, king of the devas.

On one occasion, at a meeting of the devas in the Tāvatiṃsa realm, four questions were raised, but the devas failed to get the correct answers. Eventually, Sakka took these devas to the Buddha at the Jetavana Monastery. After explaining their difficulty, Sakka presented the following four questions:

(1) Among gifts, which is the best?

(2) Among tastes, which is the best?

(3) Among delights, which is the best?

(4) Why is the eradication of craving said to be the most excellent?

To these questions, the Buddha replied, “O’ Sakka, the Dhamma is the noblest of all gifts, the best of all tastes and the best of all delights. Eradication of craving leads to the attainment of arahatship and is, therefore, the greatest of all conquests.”

At the end of the discourse, Sakka said to the Buddha, “Venerable, if the gift of the Dhamma excels all gifts why are we not invited to share the merit whenever gifts of the Dhamma are made? I pray that, from now on, we may be given a share in the merit of good deeds.” Then the Buddha asked all the monks to assemble and exhorted them to share the merit of all their good deeds with all beings.

Since then, it has become a custom to invite all beings from the thirty-one realms (bhumis) to come and share merit whenever a good deed is done.

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 354)

dhammadānaṃ sabbadānaṃ jināti sabbaṃ rasaṃ jināti dhammaratī sabbaṃ ratiṃ jināti dhammaraso taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti

dhammadānaṃ: the gift of dhamma; sabbadānaṃ: all gifts; jināti: conquers; dhammaratī: the flavour of the dhamma; sabbaṃ ratiṃ: all flavours conquers; jināti: conquers; dhammaratī: the love of dhamma; sabbaṃ ratiṃ: all loves conquer; taṇhakkhayo: he who has got rid of craving; sabbadukkhaṃ: all sufferings; jināti: conquers.

The gift of the Dhamma excels all gifts; the taste of the Dhamma excels all tastes; delight in the Dhamma excels all delights. The eradication of craving (i.e., attainment of arahatship) overcomes all ills (saṃsāra dukkha).

COMMENTARY

sabbadānaṃ Dhammadānaṃ: The gift of Dhamma conquers all gifts. The Buddha, elucidating this statement, further stated all the great and impressive material gifts to the Buddha, the Dhamma and the Sangha were made possible because, initially, the gift of Dhamma had been made. The gift of Dhamma persuaded the donors to make these other material donations. Even great saints achieved their high spiritual conquests entirely because of the gift of Dhamma they received.

-----------------------------

Chữ Bhagavate được tìm thấy rất nhiều trong Bài chú Lăng Nghiêm (Shurangama Mantra).

Namo bhagavate dṛḍha sura senā praharaṇa rāyāya tathāgata arhate samyak sambuddhayā.

Động từ căn √nam (√ नम् √nam) có nghĩa : uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.

Chữ namas nhóm hai (chữ  devaganari नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa : vinh danh, và khi làm trực bổ cách : làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.

Chữ Namaste (chữ  devaganari नमस्ते) là chữ ghép của : namas (नमस्) và te (ते), có nghĩa : tôi chào bạn, chào bạn, hân hạnh chào bạn.

Chữ namaskāra (chữ  devaganariनमस्कार) là chữ ghép của  namas nhóm một và thân từ -kāra (chữ  devaganari  कार : người ấy làm). Chữ namaskāra dùng để diễn đạt hành động của một người đang chào hay đang tôn kính ai đó, khi họ cuối đầu và nói chữ Namas.

Chữ namaskāram là câu chào có nghĩa : hân hạnh chào bạn.

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Bhagavate phát xuất từ chữ Bhaga,भग, viết từ gốc động từ căn √ भज्  bhaj. Theo nghĩa bóng Bhaga là người khắc phục phiền não.

Bhagavat được ghép từ hai chữ [bhaga-vat], thân từ thuộc về tĩnh từ và có ba dạng : nam tính, nữ tính, trung tính.

Bảng biến hóa thân từ của Bhagavat, भगवत् , ở dạng nam tính.

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

bhagavān

bhagavantau

bhagavantaḥ

Hô cách

bhagavan

bhagavantau

bhagavantaḥ

Cách trực bổ

bhagavantam

bhagavantau

bhagavataḥ

Cách dụng cụ

bhagavatā

bhagavadbhyām

bhagavadbhiḥ

Cách gián bổ

bhagavate

bhagavadbhyām

bhagavadbhyaḥ

Cách tách ly

bhagavataḥ

bhagavadbhyām

bhagavadbhyaḥ

Cách sở hữu

bhagavataḥ

bhagavatoḥ

bhagavatām

Cách vị trí

bhagavati

bhagavatoḥ

bhagavatsu

Bảng biến hóa thân từ của Bhagavat, भगवत् , ở dạng nữ tính.

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

bhagavatī

bhagavatyau

bhagavatyaḥ

Hô cách

bhagavati

bhagavatyau

bhagavatyaḥ

Cách trực bổ

bhagavatīm

bhagavatyau

bhagavatīḥ

Cách dụng cụ

bhagavatyā

bhagavatībhyām

bhagavatībhiḥ

Cách gián bổ

bhagavatyai

bhagavatībhyām

bhagavatībhyaḥ

Cách tách ly

bhagavatyāḥ

bhagavatībhyām

bhagavatībhyaḥ

Cách sở hữu

bhagavatyāḥ

bhagavatyoḥ

bhagavatīnām

Cách vị trí

bhagavatyām

bhagavatyoḥ

bhagavatīṣu

Bảng biến hóa thân từ của Bhagavat, भगवत् , ở dạng trung tính.

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

bhagavat

bhagavantī | bhagavatī

bhagavanti

Hô cách

bhagavat

bhagavantī | bhagavatī

bhagavanti

Cách trực bổ

bhagavat

bhagavantī | bhagavatī

bhagavanti

Cách dụng cụ

bhagavatā

bhagavadbhyām

bhagavadbhiḥ

Cách gián bổ

bhagavate

bhagavadbhyām

bhagavadbhyaḥ

Cách tách ly

bhagavataḥ

bhagavadbhyām

bhagavadbhyaḥ

Cách sở hữu

bhagavataḥ

bhagavatoḥ

bhagavatām

Cách vị trí

bhagavati

bhagavatoḥ

bhagavatsu

Thuật ngữ Bhagavat có những nghĩa được biết như sau : giàu có, vinh quang, may mắn, đáng kính, linh thiêng, thần thánh, bậc tôn kính, bậc danh dự, Thượng đế của tôi, sở hữu tài sản, thịnh vượng, thánh thiện.

दृढ , dṛḍha  là quá khứ phân từ của  động từ  căn √ दृह् dṛh (được đóng lại, bị đóng lại). Thân từ  दृढ , dṛḍha thuộc tĩnh từ và có ba dạng : Nam tính, nữ tính, trung tính. Dṛḍhā có nhiều nghĩa được biết như sau : Đóng lại, cố định vững chắc, bền, cứng, khó phá vỡ, kiên cố, mạnh.

Bảng biến hóa thân từ của Dṛḍha, ở dạng nam tính.

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

dṛḍhaḥ

dṛḍhau

dṛḍhāḥ

Hô cách

dṛḍha

dṛḍhau

dṛḍhāḥ

Cách trực bổ

dṛḍham

dṛḍhau

dṛḍhān

Cách dụng cụ

dṛḍhena

dṛḍhābhyām

dṛḍhaiḥ

Cách gián bổ

dṛḍhāya

dṛḍhābhyām

dṛḍhebhyaḥ

Cách tách ly

dṛḍhāt

dṛḍhābhyām

dṛḍhebhyaḥ

Cách sở hữu

dṛḍhasya

dṛḍhayoḥ

dṛḍhānām

Cách vị trí

dṛḍhe

dṛḍhayoḥ

dṛḍheṣu

Bảng biến hóa thân từ của Dṛḍhā, ở dạng nữ tính.

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

dṛḍhā

dṛḍhe

dṛḍhāḥ

Hô cách

dṛḍhe

dṛḍhe

dṛḍhāḥ

Cách trực bổ

dṛḍhām

dṛḍhe

dṛḍhāḥ

Cách dụng cụ

dṛḍhayā

dṛḍhābhyām

dṛḍhābhiḥ

Cách gián bổ

dṛḍhāyai

dṛḍhābhyām

dṛḍhābhyaḥ

Cách tách ly

dṛḍhāyāḥ

dṛḍhābhyām

dṛḍhābhyaḥ

Cách sở hữu

dṛḍhāyāḥ

dṛḍhayoḥ

dṛḍhānām

Cách vị trí

dṛḍhāyām

dṛḍhayoḥ

dṛḍhāsu

Bảng biến hóa thân từ của Dṛḍha, ở dạng trung tính.

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

dṛḍham

dṛḍhe

dṛḍhāni

Hô cách

dṛḍha

dṛḍhe

dṛḍhāni

Cách trực bổ

dṛḍham

dṛḍhe

dṛḍhāni

Cách dụng cụ

dṛḍhena

dṛḍhābhyām

dṛḍhaiḥ

Cách gián bổ

dṛḍhāya

dṛḍhābhyām

dṛḍhebhyaḥ

Cách tách ly

dṛḍhāt

dṛḍhābhyām

dṛḍhebhyaḥ

Cách sở hữu

dṛḍhasya

dṛḍhayoḥ

dṛḍhānām

Cách vị trí

dṛḍhe

dṛḍhayoḥ

dṛḍheṣu

सुर , sura có gốc từ động từ căn √ सुर् , sur (có năng lực siêu nhân).  Sura có những nghĩa được biết như sau : Thượng đế, Thần linh, Sura cũng đồng nghĩa với chữ Deva.

Bảng biến hóa thân từ của Sura, ở dạng nam tính.

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

suraḥ

surau

surāḥ

Hô cách

sura

surau

surāḥ

Cách trực bổ

suram

surau

surān

Cách dụng cụ

sureṇa

surābhyām

suraiḥ

Cách gián bổ

surāya

surābhyām

surebhyaḥ

Cách tách ly

surāt

surābhyām

surebhyaḥ

Cách sở hữu

surasya

surayoḥ

surāṇām

Cách vị trí

sure

surayoḥ

sureṣu

सेना , senā có nhiều nghĩa được biết như sau :  đường kẽ, giáo, tên lửa, quân đội, đội hình quân đội trong  trận chiến.

Bảng biến hóa thân từ của Sena, ở dạng nam tính.

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

senaḥ

senau

senāḥ

Hô cách

sena

senau

senāḥ

Cách trực bổ

senam

senau

senān

Cách dụng cụ

senena

senābhyām

senaiḥ

Cách gián bổ

senāya

senābhyām

senebhyaḥ

Cách tách ly

senāt

senābhyām

senebhyaḥ

Cách sở hữu

senasya

senayoḥ

senānām

Cách vị trí

sene

senayoḥ

seneṣu

Bảng biến hóa thân từ của Senā, ở dạng nữ tính.

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

senā

sene

senāḥ

Hô cách

sene

sene

senāḥ

Cách trực bổ

senām

sene

senāḥ

Cách dụng cụ

senayā

senābhyām

senābhiḥ

Cách gián bổ

senāyai

senābhyām

senābhyaḥ

Cách tách ly

senāyāḥ

senābhyām

senābhyaḥ

Cách sở hữu

senāyāḥ

senayoḥ

senānām

Cách vị trí

senāyām

senayoḥ

senāsu

Bảng biến hóa thân từ của Sena, ở dạng trung tính.

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

senam

sene

senāni

Hô cách

sena

sene

senāni

Cách trực bổ

senam

sene

senāni

Cách dụng cụ

senena

senābhyām

senaiḥ

Cách gián bổ

senāya

senābhyām

senebhyaḥ

Cách tách ly

senāt

senābhyām

senebhyaḥ

Cách sở hữu

senasya

senayoḥ

senānām

Cách vị trí

sene

senayoḥ

seneṣu

प्रहरण ,  praharaṇa có nhiều nghĩa được biết như sau :  Đánh, thổi, tấn công, trận chiến, quân đội , tên lửa.

Bảng biến hóa thân từ của Praharaṇa, ở dạng trung tính.

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

praharaṇam

praharaṇe

praharaṇāni

Hô cách

praharaṇa

praharaṇe

praharaṇāni

Cách trực bổ

praharaṇam

praharaṇe

praharaṇāni

Cách dụng cụ

praharaṇena

praharaṇābhyām

praharaṇaiḥ

Cách gián bổ

praharaṇāya

praharaṇābhyām

praharaṇebhyaḥ

Cách tách ly

praharaṇāt

praharaṇābhyām

praharaṇebhyaḥ

Cách sở hữu

praharaṇasya

praharaṇayoḥ

praharaṇānām

Cách vị trí

praharaṇe

praharaṇayoḥ

praharaṇeṣu

Rāyāya có gốc từ chữ,  राय , rāya  và  rāya xuất phát từ राजन् , rājan.  राय , rāya có nhiều nghĩa được biết như sau : Vua, Thủ lãnh, Thượng đế.

राजन् , rājan có gốc từ động từ căn √ राज् rāj1  và có nhiều nghĩa được biết như sau : Chiếu sáng lộng lẫy, huy hoàng, được tôn ngôi vua, cai trị, thống lãnh.

Bảng biến hóa thân từ của rājan, ở dạng nam tính.

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

rājā

rājānau

rājānaḥ

Hô cách

rājan

rājānau

rājānaḥ

Cách trực bổ

rājānam

rājānau

rājñaḥ

Cách dụng cụ

rājñā

rājabhyām

rājabhiḥ

Cách gián bổ

rājñe

rājabhyām

rājabhyaḥ

Cách tách ly

rājñaḥ

rājabhyām

rājabhyaḥ

Cách sở hữu

rājñaḥ

rājñoḥ

rājñām

Cách vị trí

rājñi | rājani

rājñoḥ

rājasu

Bảng biến hóa thân từ của rājñī , ở dạng nữ tính.

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

rājñī

rājñyau

rājñyaḥ

Hô cách

rājñi

rājñyau

rājñyaḥ

Cách trực bổ

rājñīm

rājñyau

rājñīḥ

Cách dụng cụ

rājñyā

rājñībhyām

rājñībhiḥ

Cách gián bổ

rājñyai

rājñībhyām

rājñībhyaḥ

Cách tách ly

rājñyāḥ

rājñībhyām

rājñībhyaḥ

Cách sở hữu

rājñyāḥ

rājñyoḥ

rājñīnām

Cách vị trí

rājñyām

rājñyoḥ

rājñīṣu

Bảng biến hóa thân từ của rāja, ở dạng nam tính.

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

rāyaḥ

rāyau

rāyāḥ

Hô cách

rāya

rāyau

rāyāḥ

Cách trực bổ

rāyam

rāyau

rāyān

Cách dụng cụ

rāyeṇa

rāyābhyām

rāyaiḥ

Cách gián bổ

rāyāya

rāyābhyām

rāyebhyaḥ

Cách tách ly

rāyāt

rāyābhyām

rāyebhyaḥ

Cách sở hữu

rāyasya

rāyayoḥ

rāyāṇām

Cách vị trí

rāye

rāyayoḥ

rāyeṣu

Còn tiếp

Kính bút

TS Huệ Dân

TỰA ĐỀ NGẮN:

Câu Chuyện Về Tôn Giả A-Nan, Kệ 387, Kho Báu Sự Thật

(The Story Of Venerable Ānanda, Verse 387, Treasury Of Truth)

TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ:

Đức Phật Tỏa Sáng, Suốt Ngày Đêm - Câu Chuyện Về Tôn Giả A-Nan, Kệ 387 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(The Buddha Shines Day And Night - The Story Of Venerable Ānanda, Verse 387 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

BÀI KỆ 387:

387. Divā tapati ādicco

rattiṃ ābhāti candimā

sannaddho khattiyo tapati

jhāyī tapati brāhmaṇo

atha sabbaṃ ahorattiṃ

Buddho tapati tejasā. (26:5)

Mặt trời tỏa sáng, lúc ban ngày,

mặt trăng tỏa sáng, lúc ban đêm,

người chiến-sĩ tỏa sáng, lúc mặc áo giáp,

vị A La Hán (Bà La Môn) tỏa sáng, lúc thiền định.

Tuy nhiên, Đức Phật tỏa sáng rực rỡ, suốt ngày đêm.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.

Câu chuyện được kể rằng trong buổi Lễ Kết Thúc Trọng Đại, vua Ba Tư Nặc (Pasenadi Kosala) đi đến tu viện trong trang phục vàng bạc và châu báu, xức nước hoa, đeo vòng hoa trên cổ và trên tay. Vào lúc đó, Đại Đức Kāludāyi đang ngồi thiền phía bên ngoài của nơi chư tăng nhóm họp, và ông đang ở trạng thái đại thiền định. Thân thể của Đại Đức lúc nầy được trông thấy tỏa sáng ánh vàng. Ngay lúc bấy giờ, có mặt trời lặn, và mặt trăng mọc. Tôn Giả A-Nan nhìn sự rạng rỡ của mặt trời khi lặn, và sự rạng rỡ của mặt trăng khi mọc; rồi Tôn Giả nhìn sự rạng rỡ từ thân thể của nhà vua, và sự rạng rỡ từ thân thể của Đại Đức, rồi Tôn Giả nhìn sự rạng rỡ từ thân thể của Đức Như Lai. Đức Phật đã tỏa sáng rực rỡ hơn tất cả mọi người và vật khác. 

Tôn Giả đảnh lễ Đức Phật, rồi nói rằng, "Bạch Thế Tôn, hôm nay con chú tâm nhìn sự rạng rỡ từ các thân thể, và sự rạng rỡ từ thân thể ngài làm cho con cảm thấy phấn khởi nhất; bởi vì, thân thể ngài tỏa sáng rực rỡ hơn tất cả các thân thể khác." Đức Phật liền nói với Tôn Giả, "Nầy A-Nan, mặt trời tỏa sáng lúc ban ngày, mặt trăng tỏa sáng lúc ban đêm, vua chúa tỏa sáng khi mặc trang phục vàng bạc và châu báu, sau khi ngồi thiền một mình, vị A La Hán tỏa sáng lúc ở trạng thái đại thiền định. Tuy nhiên, các vị Phật tỏa sáng, suốt cả ngày và đêm, với cường độ cao hơn gấp năm-lần."

BÀI KỆ 387, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

ādicco divā tapati candimā rattiṃ obhāti khattiyo

annaddho tapati brāhmaṇo jhāyī tapati atha

sabbaṃ ahorattiṃ Buddho tejasā tapati

ādicco: mặt trời; diva: lúc ban ngày; tapati: tỏa sáng; candimā: mặt trăng; rattiṃ: vào ban đêm; obhāti: tỏa sáng; khattiyo: người chiến sĩ; sannaddho: mặc áo giáp của ông ta; tapati: tỏa sáng; brāhmaṇo: người tu hành Bà La Môn; jhāyī: trong khi thiền; tapati: tỏa sáng; atha: nhưng; sabbaṃ: khắp nơi; ahorattiṃ: ngày và đêm; Buddho: Đức Phật; tejasā: trong ánh hào quang; tapati: tỏa sáng

Mặt trời tỏa sáng lúc ban ngày. Mặt trăng tỏa sáng lúc ban đêm. Người chiến-sĩ tỏa sáng lúc mặc áo giáp. Vị A La Hán (Bà La Môn) tỏa sáng, lúc tập trung vào thiền định. Tất cả mọi người, và vật nói trên, tùy lúc tỏa sáng. Tuy nhiên, Đức Phật tỏa sáng rực rỡ suốt ngày đêm, bởi vì ngài là bậc Giác Ngộ.

Bài kệ 387 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(387) Mặt trời chiếu sáng ban ngày. Mặt trăng đêm xuống tỏa đầy ánh quang. Gươm đao, nhung giáp huy hoàng. Trận tiền chiếu sáng rỡ ràng cho Vua. Bà La Môn vốn từ xưa. Hào quang chiếu sáng khi tu hành thiền, Nhưng hào quang Phật vô biên. Ngày đêm chiếu sáng khắp miền nhân gian.

BÌNH LUẬN

jhāyī: thiền; như là một người ngồi thiền; như một người thực hành thiền, jhāna (sự tập trung). Tầng thiền (jhāna) là một trạng thái tinh thần vượt ra ngoài tầm hoạt động của năm giác quan. Tầng thiền nầy chỉ có thể đạt được ở nơi yên tĩnh, vắng lặng, và người hành thiền kiên trì thực hành sự tập trung, không ngừng nghỉ.

Tách ra khỏi các đối tượng gợi cảm, và tách ra khỏi những điều xấu xa, người đệ-tử đi vào tầng thiền thứ nhất, với các ý nghĩ - quan niệm (hướng tâm đến đối tượng, vitakka) và suy nghĩ lan man (tiếp tục giữ tâm trên đối tượng, vicāra) - được phát sinh từ sự tách biệt, rồi người nầy cảm thấy hoàn toàn vui vẻ và hạnh phúc.

Đây là tầng thiền thứ nhất thuộc lãnh vực vật-chất tinh-tế (rūpāvacarajjhāna). Đạt được tầng thiền nầy là nhờ sức mạnh của sự tập trung, sự tạm đình-chỉ các hoạt động của năm giác quan, và năm chướng-ngại hầu như đã được loại bỏ.

Ở tầng thiền thứ nhất, có năm yếu tố đã được loại bỏ, và có năm yếu tố còn có mặt. Khi người đệ-tử nhập vào tầng thiền thứ nhất, ông đã loại bỏ được năm chướng ngại (triền cái, hindrances): lòng tham dục, ý xấu (sân hận), hôn mê và lười biếng (hôn trầm), sự bồn chồn và sự lo lắng về tinh thần (trạo cử), và sự nghi ngờ; và có năm yếu tố hãy còn có mặt: quan niệm (hướng tâm đến đối tượng, vitakka), suy nghĩ lan man (tiếp tục giữ tâm trên đối tượng, vicāra), sự vui vẻ (pīti), niềm hạnh phúc (sukha), và sự tập trung (citt'ekaggatā - samādhi).

Năm yếu tố tinh thần còn có mặt trong tầng thiền đầu tiên được gọi là yếu tố (hoặc là thành phần) của tầng thiền (jhānañga). Vitakka (hình thành ban đầu của một ý nghĩ trừu tượng) và vicāra (suy nghĩ lan man, sự suy ngẫm) được gọi là chức năng qua lời nói (vācā-sankhāra) của tâm; vì thế, cả hai yếu tố nầy là yếu tố phụ thuộc của cái-biết. Trong Thanh Tịnh Đạo (visuddhi-magga), vitakkha được so sánh với người-giữ-bình, và vicāra với người-lau-bình. Trong tầng thiền đầu tiên, cả hai yếu tố nầy có mặt ở một mức độ yếu kém, tuy nhiên, cả hai yếu tố nầy hoàn toàn vắng mặt ở các tầng thiền kế tiếp.

Tiếp theo đó, sau khi mức độ của cả hai yếu tố nói trên từ từ giảm xuống, và khi người đệ-tử làm tăng mức độ của sự an tĩnh trong tâm, và sự hiệp nhất của tâm, ông ta đi vào tầng thiền thứ nhì (không còn có hai yếu tố nói trên), và làm phát-sinh thêm sự tập trung (thiền định, samādhi), nên ông cảm thấy hoàn toàn vui vẻ (pīti), và hạnh phúc (sukha). 

Trong tầng thiền thứ nhì, có ba yếu tố: vui vẻ, hạnh phúc, và sự tập trung.

Tiếp theo đó, sau khi yếu tố vui vẻ từ từ ít đi, người đệ-tử sống trong bình an, chú-tâm đúng-đắn, và có sự nhận biết rõ ràng; rồi ông cảm nghiệm trong tâm ông, cảm giác mà các bậc cao-quý đã nói rằng: Người mà kiểm-soát được tâm và chú-tâm đúng-đắn là người hạnh phúc - và như thế, ông đi vào tầng thiền thứ ba.

Trong tầng thiền thứ ba có hai yếu tố: sự buông xả-là hạnh phúc (upekkhā-sukha) và sự tập trung (citt'ekaggatā).

Tiếp theo đó, sau khi từ bỏ được niềm vui thích và sự đau đớn, và khi niềm vui và đau buồn trước-đó biến-mất, ông bước vào một trạng-thái vượt-qua khỏi niềm vui thích và sự đau đớn, rồi ông đi vào tầng thiền thứ tư, tầng thiền trong-sạch nhờ có sự buông-xả nên bình-an, và nhờ có sự chú tâm đúng đắn.

Trong tầng thiền thứ tư có hai yếu tố: sự tập trung và sự buông-xả nên bình-an (upekkhā).

Trong Thanh Tịnh Đạo (visuddhi-magga) có bốn mươi chủ đề về thiền (kammaṭṭhāna) được liệt kê, và được phân tích chi tiết.

-----------------------------------

 Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

 

 SHORT TITLE:

The Story Of Venerable Ānanda, Verse 387, Treasury Of Truth

 

FULL TITLE:

The Buddha Shines Day And Night - The Story Of Venerable Ānanda, Verse 387 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 387:

387. Divā tapati ādicco

rattiṃ ābhāti candimā

sannaddho khattiyo tapati

jhāyī tapati brāhmaṇo

atha sabbaṃ ahorattiṃ

Buddho tapati tejasā. (26:5)

The sun is bright by day,

the moon enlights the night,

armoured shines the warrior,

contemplative the Brahmin True.

But all the day and night-time too

resplendent does the Buddha shine.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse with reference to Venerable Ānanda.

The story goes that on the Great Terminal Festival, Pasenadi Kosala went to the monastery adorned with all the adornments, bearing perfumes, garlands and the like in his hands. At that moment Venerable Kāludāyi was sitting in the outer circle of the congregation, having entered into a state of trance. His body was pleasing to look upon, for it was of a golden hue. Now just at that moment the moon rose and the sun set. Venerable Ānanda looked at the radiance of the sun as the sun set, and of the moon as the moon rose; then he looked at the radiance of the body of the king and at the radiance of the body of the Venerable and at the radiance of the body of the Tathāgata. The Buddha far outshone the radiance of all the others.

The Venerable saluted the Buddha and said, “Venerable, as today I gazed upon the radiance of all these bodies, the radiance of your body alone satisfied me; for your body far outshone the radiance of all these other bodies.” Said the Buddha to the Venerable, “Ānanda, the sun shines by day, the moon by night, the king when he is adorned, the arahat when he has left human associations behind and is absorbed in trance. But the Buddhas shine both by night and by day, and shine with five-fold brightness.”

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 387)

ādicco divā tapati candimā rattiṃ obhāti khattiyo

annaddho tapati brāhmaṇo jhāyī tapati atha

sabbaṃ ahorattiṃ Buddho tejasā tapati

ādicco: the sun; divā: during day; tapati: shines; candimā: the moon; rattiṃ: at night; obhāti: shines; khattiyo: the warrior; sannaddho: dressed in his armour; tapati: gleams; brāhmaṇo: the brāhmaṇa; jhāyī: in meditation; tapati: shines; atha: but; sabbaṃ: throughout; ahorattiṃ: day and night; Buddho: the Buddha; tejasā: in his glory; tapati: shines

The sun shines during daytime. The moon beams at night. The warrior glows only when he has his armour on. The brāhmaṇa shines when he is concentrated on contemplation. All these people have various times to shine. But the Buddha glows all day and all night through his Enlightenment.

COMMENTARY

jhāyī: meditating; as one meditates; as an individual practises jhāna (concentration). The absorption in jhāna is a mental state beyond the reach of the five-fold sense-activity. This state can be achieved only in solitude and by unremitting perseverance in the practice of concentration.

Detached from sensual objects, detached from evil things, the disciple enters into the first absorption, which is accompanied by thought - conception and discursive thinking, is born of detachment, and filled with rapture and happiness.

This is the first of the absorptions belonging to the fine-material sphere (rūpāvacarajjhāna). It is attained when, through the strength of concentration, the five-fold sense-activity is temporarily suspended, and the five hindrances are likewise eliminated.

The first absorption is free from five things, and five things are present. When the disciple enters the first absorption, there have vanished the five hindrances: lust, ill-will, torpor and sloth, restlessness and mental worry, doubts; and there are present: thought-conception (vitakka), discursive-thinking (vicāra), rapture (pīti), happiness (sukha), and concentration (citt’ekaggatā – samādhi).

These five mental factors present in the first absorption are called factors (or constituents) of absorption (jhānañga). Vitakka (initial formation of an abstract thought) and vicāra (discursive thinking, rumination) are called verbal functions (vācā-sankhāra) of the mind; hence they are something secondary compared with consciousness. In visuddhi-magga, vitakka is compared with the taking hold of a pot, and vicāra with the wiping of it. In the first absorption both of them are present only in a weak degree, and are entirely absent in the following Absorptions.

And further, after the subsiding of thought-conception and discursive thinking, and by the gaining of inner tranquillity and oneness of mind, he enters into a state free from thought-conception and discursive thinking, the second absorption, which is born of concentration (samādhi) and filled with rapture (pīti) and happiness (sukha).

In the second absorption, there are three factors of absorption: happiness and concentration.

And further, after the fading away of rapture, he dwells in equanimity, mindful, with clear awareness; and he experiences in his own person that feeling of which the noble ones say: Happy lives he who is equanimous and mindful – thus he enters the third absorption.

In the third absorption there are two factors of absorption: equanimous happiness (upekkhā-sukha) and concentration (citt’ekaggatā).

And further, after the giving up of pleasure and pain, and through the disappearance of previous joy and grief, he enters into a state beyond pleasure and pain, into the fourth absorption, which is purified by equanimity and mindfulness.

In the fourth absorption there are two factors of absorption: concentration and equanimity (upekkhā).

In visuddhi-magga forty subjects of meditation (kammaṭṭhāna) are enumerated and treated in detail.

-----------------------------

 

Mahā Karuṇā Dhāranī (महा करुणा धारनी), Nīlakaṇṭha Dhāranī (नीलकण्ठ धारनी)

大悲咒 .  Chú Đại Bi Tâm .

Phần Phạn âm để so sánh theo bản âm phạn trong bản Hán Phạn của Việt. Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân.

 1. Nam mô namo  hắc ra đát na đa ra dạ da ratnatrayāya 

   罗 怛 那 哆 罗 夜 耶 

2. Nam mô namah a rị da ārya

     

3. Bà lô yết đế thước bát ra da  avalokiteśvarāya

       

Bodhisattvāya  mahāsatvāya  mahākārunikāya
बोधिसत्त्वाय    महासत्वाय    महाकारुनिकाय

4. Bồ Đề tát đỏa bà da  bodhisattvāya 

     

5. Ma ha tát đỏa bà da  mahāsatvāya

     

6. Ma ha ca lô ni ca da  mahākārunikāya

      

Oṃ  sarvarabhaya  sudhanadasye  namaskrtvā  imam
    सर्वरभय    सुधनदस्ये    नमस्क्र्त्वा    इमम्

7. Án  oṃ

8. Tát bàn ra phạt duệ  sarvarabhaya

     

9. Số đát na đát tỏa sudhanadasye

    

10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da namaskrtvā imam

          

āryāvalokiteśvara   raṃdhava   namo   narakindi.
आर्यावलोकितेश्वर    रंधव    नमो    नरकिन्दि।

11.Bà lô kiết đế thất Phật āryāvalokiteśvara  ra lăng đà bà  raṃdhava

           

12.Nam mô na ra cẩn trì namo narakindi.

     

Hrih  mahāvadhasama   sarva   athadu   śubhuṃ  ajeyaṃ.
ह्रिह्  महावधसम  सर्व  अथदु  शुभुं  अजेयं।

13.Hê rị, hrih  ma ha mahā bàn đa sa mế vadhasama

        

14.Tát bà sarva  a tha đậu du bằng athadu śubhuṃ

      

15.A thệ dựng ajeyaṃ.

    

Sarva   satya    nama,  vastya   namo   vāka,  mārga  dātuh.
सर्व    सत्य    नम    वस्त्य    नमो    वाक    मार्ग   दातुह्।

16.Tát bà sarva  tát đa  satya  Na ma bà tát đa  nama,  vastya   

              

17.Na ma nama bà dà vāka

   

18.Ma phạt mārga  đạt đậu dātuh.

   

 

Chữ  Sarvarabhaya hay sarvaabhaya =sarvabhaya là chữ ghép từ hai chữ : Sarva và abhaya.

सर्वर, sarvar là danh từ có nghĩa : phục vụ.

सर्व, sarva thân từ có ba dạng : nam tính, nữ tính , trung tính, có nghĩa : tất cả, tất cả nguyên dạng, tất cả toàn thể.

Bảng biến hóa thân từ của sarva ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sarvaḥ

sarvau

sarve

Hô cách

không có

không có

không có

Cách trực bổ

sarvam

sarvau

sarvān

Cách dụng cụ

sarveṇa

sarvābhyām

sarvaiḥ

Cách gián b

sarvasmai

sarvābhyām

sarvebhyaḥ

Cách tách ly

sarvasmāt

sarvābhyām

sarvebhyaḥ

Cách sở hữu

sarvasya

sarvayoḥ

sarveṣām

Cách vị trí

sarvasmin

sarvayoḥ

sarveṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của sarva ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sarvam

sarve

sarvāṇi

Hô cách

không có

không có

không có

Cách trực bổ

sarvam

sarve

sarvāṇi

Cách dụng cụ

sarveṇa

sarvābhyām

sarvaiḥ

Cách gián b

sarvasmai

sarvābhyām

sarvebhyaḥ

Cách tách ly

sarvasmāt

sarvābhyām

sarvebhyaḥ

Cách sở hữu

sarvasya

sarvayoḥ

sarveṣām

Cách vị trí

sarvasmin

sarvayoḥ

sarveṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của sarvā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sarvā

sarve

sarvāḥ

Hô cách

không có

không có

không có

Cách trực bổ

sarvām

sarve

sarvāḥ

Cách dụng cụ

sarvayā

sarvābhyām

sarvābhiḥ

Cách gián b

sarvasyai

sarvābhyām

sarvābhyaḥ

Cách tách ly

sarvasyāḥ

sarvābhyām

sarvābhyaḥ

Cách sở hữu

sarvasyāḥ

sarvayoḥ

sarvāsām

Cách vị trí

sarvasyām

sarvayoḥ

sarvāsu

 

Chữ अभय, abhaya là chữ ghép từ chữ : a + bhaya. A là tiền tố âm.

भय, bhaya có gốc từ động từ bhī_1 : sợ sệt, sợ hải, lo sợ, nguy hiểm, chết chóc. Khi có tiền tố âm a đứng trước có nghĩa : không sợ hải, không sợ nguy hiểm.

अभय abhaya thuộc tĩnh từ và có ba dạng : nam tính, nữ tính, trung tính và có những nghĩa được biết như sau : An toàn, không sợ, chắc chắn, không nguy hiểm, yên lành, thanh tịnh, bình yên.

Bảng biến hóa thân từ của abhaya ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

abhayaḥ

abhayau

abhayāḥ

Hô cách

abhaya

abhayau

abhayāḥ

Cách trực bổ

abhayam

abhayau

abhayān

Cách dụng cụ

abhayena

abhayābhyām

abhayaiḥ

Cách gián b

abhayāya

abhayābhyām

abhayebhyaḥ

Cách tách ly

abhayāt

abhayābhyām

abhayebhyaḥ

Cách sở hữu

abhayasya

abhayayoḥ

abhayānām

Cách vị trí

abhaye

abhayayoḥ

abhayeṣu

Bảng biến hóa thân từ của abhaya ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

abhayam

abhaye

abhayāni

Hô cách

abhaya

abhaye

abhayāni

Cách trực bổ

abhayam

abhaye

abhayāni

Cách dụng cụ

abhayena

abhayābhyām

abhayaiḥ

Cách gián b

abhayāya

abhayābhyām

abhayebhyaḥ

Cách tách ly

abhayāt

abhayābhyām

abhayebhyaḥ

Cách sở hữu

abhayasya

abhayayoḥ

abhayānām

Cách vị trí

abhaye

abhayayoḥ

abhayeṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của abhayā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

abhayā

abhaye

abhayāḥ

Hô cách

abhaye

abhaye

abhayāḥ

Cách trực bổ

abhayām

abhaye

abhayāḥ

Cách dụng cụ

abhayayā

abhayābhyām

abhayābhiḥ

Cách gián b

abhayāyai

abhayābhyām

abhayābhyaḥ

Cách tách ly

abhayāyāḥ

abhayābhyām

abhayābhyaḥ

Cách sở hữu

abhayāyāḥ

abhayayoḥ

abhayānām

Cách vị trí

abhayāyām

abhayayoḥ

abhayāsu

 

Sarvarabhaya hay Sarvabhaya có nghĩa : không sợ gì hết, không sợ tất cả nguy hiểm, Bậc dũng cảm,

Chữ Sudhanadasye là chữ ghép từ chữ : sudhana và dāsye.

Chữ  सुधन, sudhana, chữ ghép từ chữ  सु su nhóm 1 và thân từ -dhana, धन. Sudhanā, thuộc tĩnh từ và thân từ có ba dạng : nam tính, nữ tính, trung tính, có nghĩa :  rất giàu, thịnh vượng, khá sung túc.

Bảng biến hóa thân từ của sudhana ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sudhanaḥ

sudhanau

sudhanāḥ

Hô cách

sudhana

sudhanau

sudhanāḥ

Cách trực bổ

sudhanam

sudhanau

sudhanān

Cách dụng cụ

sudhanena

sudhanābhyām

sudhanaiḥ

Cách gián b

sudhanāya

sudhanābhyām

sudhanebhyaḥ

Cách tách ly

sudhanāt

sudhanābhyām

sudhanebhyaḥ

Cách sở hữu

sudhanasya

sudhanayoḥ

sudhanānām

Cách vị trí

sudhane

sudhanayoḥ

sudhaneṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của sudhana ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sudhanam

sudhane

sudhanāni

Hô cách

sudhana

sudhane

sudhanāni

Cách trực bổ

sudhanam

sudhane

sudhanāni

Cách dụng cụ

sudhanena

sudhanābhyām

sudhanaiḥ

Cách gián b

sudhanāya

sudhanābhyām

sudhanebhyaḥ

Cách tách ly

sudhanāt

sudhanābhyām

sudhanebhyaḥ

Cách sở hữu

sudhanasya

sudhanayoḥ

sudhanānām

Cách vị trí

sudhane

sudhanayoḥ

sudhaneṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của sudhanā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sudhanā

sudhane

sudhanāḥ

Hô cách

sudhane

sudhane

sudhanāḥ

Cách trực bổ

sudhanām

sudhane

sudhanāḥ

Cách dụng cụ

sudhanayā

sudhanābhyām

sudhanābhiḥ

Cách gián b

sudhanāyai

sudhanābhyām

sudhanābhyaḥ

Cách tách ly

sudhanāyāḥ

sudhanābhyām

sudhanābhyaḥ

Cách sở hữu

sudhanāyāḥ

sudhanayoḥ

sudhanānām

Cách vị trí

sudhanāyām

sudhanayoḥ

sudhanāsu

 

सु su nhóm 1, thể hoàn thành : tốt, khá, đẹp, mỹ miều, dễ chịu, rất.

Động từ căn √ सु su nhóm 2 : ép, nhấn, phát biểu.

धन dhana có gốc từ động từ căn √ धा dhā nhóm 1 : tài sản, sự giàu có.

Động từ căn √ धा dhā nhóm 1 : đặt, gắn vào, thiết lập, đặt để, hướng về, tạo ra, sản xuất, thực hiện, giao đến, chấp nhận cho, bị gắn vào, thiết lập, muốn cho, mượn đặt vào, muốn đạt được.

Động từ căn √ धा dhā nhóm 2 : uống, ngậm, bú.

Chữ dāsye là thì chia tương lai của ngôi thứ nhất số ít của động từ căn  √ दा dā nhóm 1, có nghĩa : cho, cung cấp, chấp nhận, tặng cho, muốn cho, sẳn sàng dâng hiến.

Bảng chia động từ căn √ दा dā nhóm 1, thì tương lai

 

Hoạt động

Số ít

Số hai

Số nhiều

Thứ 1

dāsyāmi

dāsyāvaḥ

dāsyāmaḥ

Thứ 2

dāsyasi

dāsyathaḥ

dāsyatha

Thứ 3

dāsyati

dāsyataḥ

dāsyanti

 

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Thứ 1

dāsye

dāsyāvahe

dāsyāmahe

Thứ 2

dāsyase

dāsyethe

dāsyadhve

Thứ 3

dāsyate

dāsyete

dāsyante

 

Như vậy, Sudhanadasye có nghĩa : sẳn sàng dâng hiến sự giàu có, cho sự thịnh vượng.

Chữ  Namaskrtvā là chữ ghép từ chữ : namas, नमस् và chữ  kṛtvā, कृत्वा.

Chữ Namas được chia làm hai nhóm có gốc từ động từ  √nam (chữ devaganari √ नम् ), chữ namas nhóm một (chữ  devaganari नमस्), dạng trung tính, có nghĩa : kính chào, tôn kính, ngưỡng mộ. Trên phương diện giới từ hay liên từ : chúc tụng, ca ngợi, tán tụng.

Động từ căn √nam (√ नम् √nam) có nghĩa : uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.

Chữ namas nhóm hai (chữ  devaganari नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa : vinh danh, và khi làm trực bổ cách : làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.

Chữ Namaste (chữ  devaganari नमस्ते) là chữ ghép của : namas (नमस्) và te (ते), có nghĩa : tôi chào bạn, chào bạn, hân hạnh chào bạn.

Chữ namaskāra (chữ  devaganariनमस्कार) là chữ ghép của  namas nhóm một và thân từ -kāra (chữ  devaganari  कार : người ấy làm). Chữ namaskāra dùng để diễn đạt hành động của một người đang chào hay đang tôn kính ai đó, khi họ cuối đầu và nói chữ Namas.

Chữ namaskāram là câu chào có nghĩa : hân hạnh chào bạn.

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

कृत्वा  kṛtvā : đang làm, giữ, thực hiện, đặt vào, dâng hiến.

Như vậy, Namaskrtvā có nghĩa :  thực hiện tôn kính, ngưỡng mộ dâng hiến.

Chữ   इमम्  imam so sánh với theo nghĩa của chữ ayam : điều này, việc này, cái này, chuyện này, những điều này, đây là, nó là, điều tiếp theo.

Như vậy cụm từ, Namaskrtvā imam có nghĩa : điều này tôi ngưỡng mộ dâng hiến hay những điều này tôi thực hiện tôn kính.

Nguyên câu : Oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā imam. (phạn)

Âm Hán Phạn : Án.Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da.

Ý Việt :

OM có nghĩa là Quy mệnh | OM tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú |   OM đóng cánh cửa luân hồi | OM thanh tịnh hóa bản thân | OM là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật | OM là Trí tuệ thanh thản, an bình. | Om cũng là thân , khẩu , ý.

OM là lời cầu nguyện hướng về thân thể của Bậc dũng cảm (ở đây chính là thân của Đức Quán Thế Âm).  

Bởi vì Ngài sẳn sàng dâng hiến sự hóa thân đa dạng của Ngài để từ bi giáo hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát (Sudhanadasye = sẳn sàng dâng hiến sự giàu có, cho sự thịnh vượng).

Đây là sự ngưỡng mộ, tự tôi dâng hiến. (Namaskrtvā imam = điều này tôi ngưỡng mộ dâng hiến hay những điều này tôi thực hiện tôn kính).

Aryāvalokiteśvara  raṃdhava  namo  narakindi.

आर्यावलोकितेश्वर   रंधव    नमो    नरकिन्दि।

hrih mahāvadhasama sarva athadu śubhuṃ ajeyaṃ.

ह्रिह्    महावधसम   सर्व   अथदु   शुभुं   अजेयं।

आर्यावलोकितेश्वर, āryāvalokiteśvara, chữ ārya và āvalokiteśvara đã có phần diễn nghĩa trong những trang trước, do đó ở đây không đi sâu vào chi tiết của phạn ngữ.

आर्यावलोकितेश्वर, āryāvalokiteśvara, được gọi là Đại Bồ tát Thánh Quán Tự tại, Quán Thế Âm Bồ tát, Bồ Tát Tự Tại Quán Thế Âm, Bậc Nhất Thiết Trí…

Nguyên hình phạn ngữ của danh hiệu Avalokiteśvaro trong các Phạn bản hiện tồn thường được các dịch giả diễn ý như sau : Cưu ma la thập dịch là Quán Thế Âm, bởi vì theo sự phân tích phạn ngữ của Ngài chữ Avalokita - svara, trong svara có chữ s sát âm răng, chứ không phải là ś sát âm khẩu cái có nghĩa âm thanh.

Ngài Huyền Trang và các nhà dịch thuật khác thì chữ Avalokiteśvara được phân tích ra thành hai chữ dưới đây : Avalokita,  - īśvara.

अवलोकित, avalokita là quá khứ phân từ của अवलोक्, avalok [ava-lok], avalokitā thuộc tĩnh từ và thân từ có ba dạng : nam tính, nữ tính và trung tính, mang nhiều nghĩa như : đã thấy, đã quan sát, hay hành động quan sát.

Bảng biến hóa thân từ của avalokita ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

avalokitaḥ

avalokitau

avalokitāḥ

Hô cách

avalokita

avalokitau

avalokitāḥ

Cách trực bổ

avalokitam

avalokitau

avalokitān

Cách dụng cụ

avalokitena

avalokitābhyām

avalokitaiḥ

Cách gián b

avalokitāya

avalokitābhyām

avalokitebhyaḥ

Cách tách ly

avalokitāt

avalokitābhyām

avalokitebhyaḥ

Cách sở hữu

avalokitasya

avalokitayoḥ

avalokitānām

Cách vị trí

avalokite

avalokitayoḥ

avalo

Bảng biến hóa thân từ của avalokita ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

avalokitam

avalokite

avalokitāni

Hô cách

avalokita

avalokite

avalokitāni

Cách trực bổ

avalokitam

avalokite

avalokitāni

Cách dụng cụ

avalokitena

avalokitābhyām

avalokitaiḥ

Cách gián b

avalokitāya

avalokitābhyām

avalokitebhyaḥ

Cách tách ly

avalokitāt

avalokitābhyām

avalokitebhyaḥ

Cách sở hữu

avalokitasya

avalokitayoḥ

avalokitānām

Cách vị trí

avalokite

avalokitayoḥ

avalokiteṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của avalokitā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

avalokitā

avalokite

avalokitāḥ

Hô cách

avalokite

avalokite

avalokitāḥ

Cách trực bổ

avalokitām

avalokite

avalokitāḥ

Cách dụng cụ

avalokitayā

avalokitābhyām

avalokitābhiḥ

Cách gián b

avalokitāyai

avalokitābhyām

avalokitābhyaḥ

Cách tách ly

avalokitāyāḥ

avalokitābhyām

avalokitābhyaḥ

Cách sở hữu

avalokitāyāḥ

avalokitayoḥ

avalokitānām

Cách vị trí

avalokitāyām

avalokitayoḥ

avalokitāsu

 

Theo ý nghĩa tôn giáo ở Ấn Độ, chữ īśvara có nghĩa là “ Vị chúa tể ”, để dùng làm xưng hiệu thường chỉ cho Thượng đế Brahmā, Hán ngữ dịch là Tự Tại, Anh ngữ là Lord.

ईश्वर, īśvara là từ ghép từ hai chữ īś_1 và vara_1. ईश्वर, īśvara thuộc tĩnh từ và thân từ có ba dạng : nam tính, nữ tính và trung tính, mang nhiều nghĩa như :  Giàu có, quyền năng, Thượng đế, bậc thầy, vị vua, chúa tể. Trong huyền thoại Īśvara là một trong 11 vị thần được tôn  kính của Marut.

Trong ý nghĩa của triết học Īśvara : Thượng đế  tối, Thượng đế ngự trị bên trong. Īśvarī (nữ tính) là tên của thần nữ Durgā, hay Lakṣmī.

Trong sinh vật học īśvara là tên của một loài cây và người ta dùng củ của nó để chóng độ của nọc rắn.

Bảng biến hóa thân từ của īśvara ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

īśvaraḥ

īśvarau

īśvarāḥ

Hô cách

īśvara

īśvarau

īśvarāḥ

Cách trực bổ

īśvaram

īśvarau

īśvarān

Cách dụng cụ

īśvareṇa

īśvarābhyām

īśvaraiḥ

Cách gián b

īśvarāya

īśvarābhyām

īśvarebhyaḥ

Cách tách ly

īśvarāt

īśvarābhyām

īśvarebhyaḥ

Cách sở hữu

īśvarasya

īśvarayoḥ

īśvarāṇām

Cách vị trí

īśvare

īśvarayoḥ

īśvareṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của īśvara ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

īśvaram

īśvare

īśvarāṇi

Hô cách

īśvara

īśvare

īśvarāṇi

Cách trực bổ

īśvaram

īśvare

īśvarāṇi

Cách dụng cụ

īśvareṇa

īśvarābhyām

īśvaraiḥ

Cách gián b

īśvarāya

īśvarābhyām

īśvarebhyaḥ

Cách tách ly

īśvarāt

īśvarābhyām

īśvarebhyaḥ

Cách sở hữu

īśvarasya

īśvarayoḥ

īśvarāṇām

Cách vị trí

īśvare

īśvarayoḥ

īśvareṣu

 

Bảng biến hóa thân từ của īśvarī ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

īśvarī

īśvaryau

īśvaryaḥ

Hô cách

īśvari

īśvaryau

īśvaryaḥ

Cách trực bổ

īśvarīm

īśvaryau

īśvarīḥ

Cách dụng cụ

īśvaryā

īśvarībhyām

īśvarībhiḥ

Cách gián b

īśvaryai

īśvarībhyām

īśvarībhyaḥ

Cách tách ly

īśvaryāḥ

īśvarībhyām

īśvarībhyaḥ

Cách sở hữu

īśvaryāḥ

īśvaryoḥ

īśvarīṇām

Cách vị trí

īśvaryām

īśvaryoḥ

īśvarīṣu

 

Còn tiếp

Kính bút

TS Huệ Dân

Web site :  http://chua-phuoc-binh.com/

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Hạnh phúc thay, mọi người cùng hòa hợp tu hành.

TỰA ĐỀ NGẮN:

Câu Chuyện Về Chư Tăng, Kệ 194, Kho Báu Sự Thật

(The Story Of Many Monks, Verse 194, Treasury Of Truth)

TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ:

Bốn Điều Mang Lại Hạnh Phúc - Câu Chuyện Về Chư Tăng, Kệ 194 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(Four Factors Of Happiness - The Story Of Many Monks, Verse 194 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

BÀI KỆ 194:

194. Sukho Buddhānaṃ uppādo

sukhā saddhammadesanā

sukhā saṅghassa sāmaggi

samaggānaṃ tapo sukho. (14:16)

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời,

hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn,

hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp,

hạnh phúc thay, mọi người cùng nỗ lực tu hành.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.

Trước kia, có lần các nhà sư thảo luận về câu hỏi "Điều gì mang lại hạnh phúc?" Các nhà sư nầy nhận ra rằng hạnh phúc mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo người trả lời. Vì thế, họ nói rằng, "Đối với một số người, hạnh phúc có nghĩa là phải giàu có và danh vọng như một vị vua, đối với một số người khác, hạnh phúc có nghĩa là các thú vui nhục dục, tuy nhiên, đối với một số người khác, hạnh phúc có nghĩa là bữa cơm nấu bằng gạo ngon, và ăn với thịt. Trong khi họ đang trò chuyện, Đức Phật đi vào. Sau khi Đức Phật biết chủ đề họ đang thảo luận, ngài nói, "Các thú vui mà các ông đang đề cập không giúp gì cho các ông thoát khỏi vòng sinh-tử luân-hồi. Trên thế gian nầy, những điều sau đây mang lại hạnh phúc: sự xuất hiện của một vị Phật, được cơ hội nghe những bài giảng cao-quý, đúng đắn về Phật Pháp, và có sự hòa hợp trong Tăng Đoàn." Vào cuối bài giảng của Đức Phật, các nhà sư nầy đã đạt được quả A La Hán.

BÀI KỆ 194, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

Buddhānaṃ uppādo sukho, saddhammadesanā sukhā,

saṅghassa sāmaggi sukhā, samaggānaṃ tapo sukho

Buddhānaṃ: của (về) Đức Phật; uppādo: phát sinh; sukho: (là) vui vẻ; saddhammadesanā: bài giảng dạy (sự tuyên bố) về Phật Pháp; sukhā: là vui vẻ; saṅghassa: của (về) tình huynh đệ; sāmaggi: hòa thuận (hợp nhất); sukhā: (là) vui vẻ; samaggānaṃ: của (về) những người hòa hợp; tapo: tu hành; sukho: (là) vui vẻ

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Hạnh phúc thay, mọi người cùng hòa hợp tu hành.

Bài kệ 194 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(194) Vui thay đức Phật ra đời! Vui thay giáo pháp giảng nơi cõi trần! Tăng hòa hợp đẹp muôn phần! Ðẹp thay giới luật xa gần đồng tu!

BÌNH LUẬN:

Buddhānaṃ uppādo sukho: sự xuất hiện của Đức Phật là môt sự kiện hạnh phúc. Trong câu chuyện truyền thống nói về sự ra đời của Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha), người mà sau nầy trở thành Đức Phật, đã cho thấy dấu hiệu sau nầy khi thành Phật, Thái Tử sẽ mang lại hạnh phúc cho thế gian. Bây giờ không có người nào tranh cãi về việc họ sinh ra từ bụng mẹ; tuy nhiên, điều nầy thì khác, đối với một vị Bồ Tát. Khi Thái Tử (Bồ Tát) sinh ra từ bụng mẹ, ngài giống như một vị Thầy đi xuống bục giảng, hoặc là một người đàn ông đi xuống cầu thang, ngài duỗi tay chân ra, và trên người ngài chẳng có chất gì dơ bẩn, ngài trông giống như một viên ngọc quý được mặc y phục bằng vải Vārānasi.

Chúng ta cũng có thêm thông tin chi tiết về sự kiện hạnh phúc nầy.

Trước khi Thái Tử sơ sinh chạm mặt đất, ngài đã được bốn vị thiên thần nâng đỡ, và mang đến mẹ ngài, rồi họ nói rằng, "Hoàng Hậu hãy vui mừng lên, vì Hoàng Hậu vừa sinh ra một vị Thái Tử vĩ đại, và cao quý." 

Bốn vị vua lớn nhận lấy Thái Tử sơ sinh từ các vị thiên thần trên một tấm da beo mềm mại, và người tùy tùng của Hoàng Hậu nhận lấy Thái Tử từ các vị vua, trên một cái áo choàng lụa. Thái Tử sơ sinh đặt chân xuống đất, rồi đối mặt ngài về hướng Đông. Một cái lọng trắng được che trên đầu ngài.

Kế tiếp, có vô số vũ trụ xuất hiện, cùng hợp lại trông giống như một vũ trụ duy-nhất. Chư thiên và loài người đã cúng dường nhiều hoa và hương nhang, vân vân..., và nói rằng, "Thưa Bậc Vĩ Đại, ở thế gian nầy không có ai bằng ngài; và không có ai cao quý hơn ngài." Đức Phật sơ sinh nhìn chung quanh, và không thấy ai bằng ngài, rồi ngài bước đi bẩy bước về hướng Bắc. Sau bước thứ bẩy, Đức Phật tuyên bố, "Ta là bậc Thầy của vũ trụ. Kiếp nầy là kiếp cuối cùng của ta. Cho nên, ta sẽ không còn tái sinh nữa." Bởi vì, đây là sự ra đời của Đức Phật, một người độc nhật, và kỳ diệu, một người được sinh ra trên thế giới, bởi vì lòng từ bi thương yêu thế giới, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích, và vì hạnh phúc của chư thiên và loài người.

Khi Đức Phật ra đời, một nguồn ánh sáng không-giới-hạn vô cùng rạng rỡ, vượt trội hơn cả ánh sáng của các vị thiên thần, chiếu rọi qua toàn-bộ vũ trụ. Vô số các vị thiên thần ở cõi trời Tāvatiṃsa (cõi trời Ba Mươi Ba, hoặc cõi trời Đao Lợi) vô cùng vui mừng khi biết một vị Phật tương lai đã ra đời, rồi họ ăn mừng bằng cách tham gia vào nhiều cuộc vui chơi, và các cuộc thể thao để giải trí.

Vào thời điểm Đức Phật ra đời, công chúa Bhaddhakaccānā (Da-Du-Đà-La, tức là Yasodharā) được sinh ra, Đại Đức Channa (Xa Nặc) và Đại Đức Kāludāyi được sinh ra, và con ngựa Kiền Trắc (Kanthaka) được sinh ra. Cây Bồ-Đề, và bốn kho báu to lớn, được phát sinh từ lúc nầy.

Saṅghassa sāmaggi: Tăng Đoàn là đoàn thể quan trọng, gồm những người độc thân (giữ giới không dâm-dục), được thành lập một cách dân chủ, và lâu đời nhất bởi Đức Phật. Nói đúng ra, Tăng Đoàn dùng để chỉ các vị đệ tử cao quý, những người mà đã hiểu biết rõ ràng về bốn Con Đường và bốn Quả Vị. Các vị tăng sĩ thông thường ngày nay chính là các đại diện của Tăng Đoàn.

GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:

Tăng Đoàn các đệ tử của Đức Phật, có thể được xem như là có bốn nhóm, hoặc là tám nhóm. Có bốn nhóm [đệ tử cao quý] khi Con Đường (path) và Quả Vị (fruit) được xem như một cặp, và tám nhóm [đệ tử cao quý], khi Con Đường (path) và Quả Vị (fruit) được tách riêng ra:

1. (1) con đường dẫn đến dòng Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn); (2) quả của dòng Nhập Lưu;

2. (3) con đường dẫn đến dòng Nhất Lai (Tư Đà Hàm); (4) quả của dòng Nhất Lai;

3. (5) con đường dẫn đến dòng Bất Lai (A Na Hàm); (6) quả của dòng Bất Lai;

4. (7) con đường dẫn đến dòng A La Hán; (8) quả của dòng A La Hán.

The Sangha of the Tathagata's disciples (Ariya Sangha) can be described as including four or eight kinds of individuals. There are four [groups of noble disciples] when path and fruit are taken as pairs, and eight groups of individuals, when each path and fruit are taken separately:

1. (1) the path to stream-entry; (2) the fruition of stream-entry;

2. (3) the path to once-returning; (4) the fruition of once-returning;

3. (5) the path to non-returning; (6) the fruition of non-returning;

4. (7) the path to arahantship; (8) the fruition of arahantship.

(Source-Nguồn: en.wikipedia.org)

 

-----------------------------------

 

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

 

 

SHORT TITLE:

The Story Of Many Monks, Verse 194, Treasury Of Truth

 

FULL TITLE:

Four Factors Of Happiness - The Story Of Many Monks, Verse 194 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 194:

194. Sukho Buddhānaṃ uppādo

sukhā saddhammadesanā

sukhā saṅghassa sāmaggi

samaggānaṃ tapo sukho. (14:16)

Blessed is the birth of Buddhas,

blest True Dhamma’s Teaching,

blest the Sangha’s harmony

and blessed is their striving.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to many monks.

Once, many monks were discussing the question “What constitutes happiness?” These monks realized that happiness meant different things to different people. Thus, they said, “To some people to have the riches and glory like that of a king is happiness, to some people sensual pleasure is happiness, but to others to have good rice cooked with meat is happiness.” While they were talking, the Buddha came in. After learning the subject of their talk, the Buddha said, “The pleasures that you have mentioned do not get you out of the round of rebirths. In this world, these constitute happiness: the arising of a Buddha, the opportunity to hear the Teaching of the Sublime Truth, and the harmony among monks.” At the end of the discourse, those monks attained arahatship.

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 194)

Buddhānaṃ uppādo sukho, saddhammadesanā sukhā,

saṅghassa sāmaggi sukhā, samaggānaṃ tapo sukho

Buddhānaṃ: of the Buddha; uppādo: arising; sukho: (is) joyful; saddhammadesanā: the proclamation of the Dhamma; sukhā: is joyful; saṅghassa: of the brotherhood; sāmaggi: concord (unity); sukhā: (is) joyful; samaggānaṃ: of those in concord; tapo: religious practice; sukho: (is) joyful

The arising of the Buddhas is joyful. The proclamation of the Dhamma is joyful. The concord of the Sangha is joyful. Joyful indeed is spiritual practice in harmony.

COMMENTARY

Buddhānaṃ uppādo sukho: the arising of the Buddha is a blissful event. In the traditional lore regarding the birth of Prince Siddhattha, who was later to become Buddha, there is an indication of the happiness he would bring to the world later as the Buddha. Now other mortals on issuing from the maternal womb are disagreeable; but not so the Bodhisatta. He issued from his mother’s womb like a preacher descending from his pulpit, or a man coming down stairs, stretching out both hands and feet without any impurities like a jewel thrown upon a vesture of Vārānasi cloth.

There are further details about this blissful event.

Before the child touches the ground, he is received by four deities, and is presented to the mother, saying, “Be rejoiced, O’ Queen, you have given birth to a great being.”

Four great kings received the child from the deities into a soft leopard skin, and from them the child was received by the retinue of the Queen into a silken robe. The child set his feet on earth, and faced the Easterly direction. A white canopy was raised over him.

Innumerable universes appeared like one compound. Gods and men made offerings with flowers and incense, etc., and said, “O Great Being, there is none to equal you here; whence any superior.” Looking on all sides the Buddha saw no equal of his, and took seven steps in the Northern direction. As the seventh step was taken, the Buddha declared, “I am the chief of the world. This is my last birth. There will be no more births for me.” For, this is the birth of the Buddha, the unique and marvellous being, who is born in the world out of compassion for the world, for the good, the benefit and the happiness of gods and men.

As the Buddha was born, a limitless super radiance surpassing that of the gods traversed through the entire universe. Myriads of gods in the heaven of Tāvatiṃsa immensely rejoiced to hear of the birth of the future Buddha and engaged in much revelry and sport.

At the time of the birth of the Buddha, there were also born Bhaddhakaccānā (Yasodharā), the Ministers Channa and Kāludāyi, and Kanthaka, the horse. The Bodhi-tree and the four great treasures, too, arose at this time.

Saṅghassa sāmaggi: Sangha is the oldest, democratically constituted, historic celibate Order, founded by the Buddha. Strictly speaking, the Sangha denotes those noble disciples who have realized the four Paths and four Fruits. The ordinary bhikkhus of the present day are merely their representatives.

-----------------------------

大悲心陀羅尼 (大悲咒), Đại Bi Tâm Đà La Ni, Mahā Karuṇā Dhāranī (महा करुणा धारनी), Nīlakaṇṭha Dhāranī (नीलकण्ठ धारनी) Phạn ngữ viết bằng mẫu chữ La tinh và Devaganari.

Phiên  âm  theo  chữ  phạn la tinh hóa. Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS  Huệ Dân. 

 

                     南無      阿唎               

नमो                    रत्नत्रयाय                  नमह्             अर्य                अवलोकितेश्वराय  

Namo           ratna trayāya,         namah       ārya          avalokiteśvarāya  

Nam mô       rát na tra dà da,     nama        à ri da       a  va  kích  tê  và  ra  da           

 

 

                                      摩訶       

बोधिसत्त्वाय                                       महासत्वाय                                महाकारुनिकाय 

Bodhisattvāya                    mahāsatvāya                 mahākārunikāya

Bô đi  sát và ya                  Ma ha sát và ya           Ma ha ca ru ni cà da

 

 

                   數怛那            南無悉                 吉栗埵          伊蒙 

            सर्वरभय               सुधनदस्ये        नमस् (namas)    कृत्वा (krtvā)     इमम् (imam

Oṃ        sarvarabhaya           sudhanadasye        namaskrtvā ( नमस्क्र्त्वा )   imam

Om        Sạt va ra ba da        Su đa na đát sê      Nama  khơ  rơ  tê và  y mam

 

 

                                                       

आर्यावलोकितेश्वर                                                 रंधव                             नमो             नरकिन्दि। 

āryāvalokiteśvara                          raṃdhava             namo         narakindi.

À rị dà va lô kích tê va ra              ram đa va             Nam mô     na ra kinh di

 

 

 唎!                                               

ह्रिह्                 महावधसम             सर्व            अथदु             शुभुं          अजेयं। 

Hrīḥ      mahāvadhasama        sarva      athadu      śubhuṃ    ajeyaṃ.

Hì ri    Ma hà  va đa sa ma    Sạt va      a tha du     su bum    a dệ dam

 

 

                                                       

सर्व      सत्य       नम        वस्त्य        नमो         वाक         मार्ग        दातुह्।

Sarva    satya     nama     vastya     namo        vāka      mārga     dātuh

Sạt va   sát  ya   nama     vát ty a   nam mô    và ca     mạt ga     đạt tu

 

 

                       阿婆盧醯        盧迦帝         迦羅帝           醯利 

तद्यथा                         अवलोकि           लोचते            करते        ए     ह्रिह्

Tadyathā         oṃ       avaloki         locate         karate      e      hrīḥ

Tá  đi a thà      om       a va lô ki      lô ca tê       ca ra tê     e     hì ri

 

 

                                                         

महाबोधिसत्त्व।           सर्व      सर्व      मल    मल       महिम      हृदयम्

Mahābodhisattva.      Sarva    sarva       mala     mala      mahima     hṛdayam 

Ma ha bô đi  sát va     Sạt va   sạt va      ma la    ma la     ma hi ma   hì đa dam

 

 

                          度盧          度盧                       

कुरु         कुरु         कर्मुं         धुरु        धुरु       विजयते       महाविजयते  

Kuru     kuru    karmuṃ       dhuru       dhuru        vijayate        mahāvijayate

Ku ru    ku ru    cạt mum      đu ru      đu ru     vi gia da tê   ma ha vi gia da tê  

 

 

                    地利尼 室佛        遮羅      遮羅       麼麼                  

धर             धर               धिरीनिश्वराय             चल       चल        मम         विमल         मुक्तेले

Dhara     dhara         dhirīniśvarāya        cala      cala      mama      vimala     muktele

Đa ra      đa ra         đi ri ni va rà da       ca la    ca la     ma ma     vi ma la   mục tê lê

 

 

伊醯     伊醯     室那    室那      阿囉        佛囉舍利           罰娑      罰參       佛羅舍耶 

एहि     एहि   शिन   शिन     आरषं       प्रचलि         विष    विषं     प्राशय |

Ehi       ehi      śina    śina      āraṣaṃ      pracali            viṣa     viṣaṃ    prāśaya.

Ê hi     ê hi     si na    si na    à ra sam     phờ ra ca li     vi sa   vi sam   phờ ra sa da

 

 

                                           

हुरु             हुरु            मर        हुलु          हुलु         ह्रिह्

Huru       huru      mara        hulu       hulu      hrīḥ

Hu ru     hu ru      ma ra       hu lu      hu lu     hì ri

 

 

                                                           

सर         सर         सिरि     सिरि         सुरु           सुरु          बोधिय       बोधिय 

Sara          sara       siri         siri          suru       suru        Bodhiya    bodhiya

Sa ra         sa ra      si ri        si ri         su ru      su ru       Bô  đi da   bô  đi da 

 

 

菩馱夜          菩馱夜          彌帝利夜               那囉謹墀 

बोधय             बोधय          मैत्रिय                      नारकिन्दि 

Bodhaya      bodhaya.    Maitriya               Narakindi

Bô  đa da     Bô  đa da    Mết tri da            Na ra kinh di

 

 

地利瑟尼那                婆夜摩那              娑婆訶           悉陀夜            娑婆訶 

धर्षिनिन                      भयमान                 स्वाहा            सिद्धाय           स्वाहा

Dharṣinina              bhayamāna         svāhā          siddhāya        svāhā

Đạt  si ni na           ba da mà na        sà và hà        sí đā da     sà và hà       

 

 

                                  喻 藝 室 皤 囉 耶            

महासिद्धाय्                          स्वाहा                    सिद्धयोगेश्वराय                      स्वाहा

Mahāsiddhāy                 svāhā             siddhayogeśvarāya             svāhā

Ma hà sí  đày                 sà và hà         sí  đay do dờ  và rà da         sà và hà

 

 

                  娑婆                                 

नरकिन्दि                    स्वाहा                      मारणर                स्वाहा

Narakindi                svāhā               māraṇara            svāhā

Na ra kinh đi          sà và hà            mā ra na ra        sà và hà

 

 

                                                               

शिर         संह      मुखाय              स्वाहा           सर्व          महा            असिद्धाय           स्वाहा

śira      saṃha    mukhāya       svāhā       sarva     mahā      asiddhāya       svāhā

śi ra     sam ha   múc khā da   sà và hà   sạt va    ma hā     a sí đā da        sà và hà

 

 

者吉                                                                      

चक्र                  असिद्धाय                 स्वाहा                   पद्म                     हस्त्राय             स्वाहा

Cakra             asiddhāya          svāhā                padma             hastrāya        svāhā

Cạt ra             a sí đā da           sà và hà            bát ma            hát trā da      sà và hà

 

 

                                                                   

नारकिन्दि                वगलय                स्वाहा         मवरि                 शन्खराय             स्वाहा   

Nārakindi           vagalaya            svāhā           mavari          śankharāya         svāhā    

Nā ra kinh đi      va ga la da        sà và hà       ma va ri         san kha rā da     sà và hà   

 

 南無          囉怛那                                        

 नमः             रत्नत्रयाय                   नमो                   आर्यवलोकितेश्वराय                    स्वाहा

Namah :        ratnatrayāya            namo              āryavalokiteśvarāya           svāhā

Nama            rát na tra dà da       na mô        à ri da va lô kích tê và ra da    sà và hà

 

 

               殿                                        

Oṃ          sidhayantu         mantra          padāya         svāhā      

Oṃ          sí đa dan tu        măng tra      pa dā da       sà và hà

 

Kính chúc qúy bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Kính bút

TS Huệ Dân

Web site của TS Huệ Dân : http://chua-phuoc-binh.com/

Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.

TỰA ĐỀ NGẮN:

Câu Chuyện Về Người Thợ Săn Koka, Kệ 125, Kho Báu Sự Thật

(The Story Of Koka The Huntsman, Verse 125, Treasury Of Truth)

TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ:

Người-Ác Gánh Hậu-Quả Ác Do Mình Làm - Câu Chuyện Về Người Thợ Săn Koka, Kệ 125 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(Wrong Done To Others Returns To Doer - The Story Of Koka The Huntsman, Verse 125 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

BÀI KỆ 125:

125. Yo appaduṭṭhassa narassa dussati

suddhassa posassa anaṅgaṇassa

tam’eva bālaṃ pacceti pāpaṃ

sukhumo rajo paṭivātaṃ’va khitto. (9:10)

Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội,

thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác,

cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về người thợ săn Koka.

Vào một buổi sáng, người thợ săn Koka đi săn mang theo một đàn chó săn, ông ta gặp một nhà sư đi vào thành phố để khất thực. Ông ta cho là một điềm xấu, nên ông ta càu nhàu với chính mình, "Tôi nghĩ tôi sẽ không săn được con thú nào ngày hôm nay đâu, bởi vì tôi đã gặp nhà sư nghèo khổ nầy," rồi ông ta tiếp tục đi săn. Đúng như dự đoán của ông, ông chẳng săn được con thú nào. Trên đường ông về nhà, ông lại gặp nhà sư lúc nẫy, trên đường nhà sư trở về tu viện, và người thợ săn trở nên rất là tức giận. Vì vậy, ông thúc giục những con chó săn đuổi theo cắn nhà sư. Thật là nhanh nhẹn, nhà sư leo lên cành cây cao, vượt ra khỏi tầm với của các con chó săn. Sau đó, người thợ săn đi đến gốc cây, dùng đầu nhọn của mũi tên đâm vào hai gót chân của nhà sư. Nhà sư vì quá đau đớn, cho nên tay nhà sư không thể nào giữ được tấm y choàng; và do đó tấm y của nhà sư bị tuột ra, rơi xuống, rồi choàng ngay lên thân thể của người thợ săn, lúc đó đang đứng ở dưới gốc cây.

Những con chó nhìn thấy tấm y choàng mầu vàng, và nghĩ rằng nhà sư đã rơi xuống từ ngọn cây, nên chúng vồ lấy thân thể người thợ săn, cắn xé, và lôi kéo kịch liệt. Nhà sư, từ chỗ núp trên ngọn cây, bẻ một cành khô và ném cành khô về phía các con chó. Lúc đó, các con chó phát hiện ra rằng chúng đã tấn công nhầm ông chủ của chúng thay vì nhà sư, nên chúng bỏ chạy vào trong rừng. Nhà sư leo xuống cây, rồi nhận thấy rằng người thợ săn đã chết, nhà sư cảm thấy rất tội nghiệp cho người thợ săn. Nhà sư tự hỏi rằng ông có phải chịu trách nhiệm gì về cái chết nầy không, bởi vì người thợ săn đã chết do tấm y của nhà sư choàng lên thân thể của ông ta.

Vì thế, nhà sư đi gặp Đức Phật để ngài làm sáng tỏ những nghi ngờ của nhà sư. Đức Phật nói rằng: "Con ơi, con hãy yên tâm, và đừng có lo lắng gì cả; con sẽ không phải chịu trách nhiệm gì về cái chết của người thợ săn; hạnh kiểm đạo đức (sīla) của con cũng không bị dơ bẩn bởi vì cái chết nầy. Thật thế, người thợ săn nầy đã làm một điều rất là ác đức, vì xúc phạm đến một người hiền lành, và vô tội, do đó, người thợ săn đã phải gánh chịu một kết thúc đau thương như thế nầy."

BÀI KỆ 125, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

yo appaduṭṭhassa suddhassa anaṅgaṇassa narassa posassa

dussati (taṃ) pāpaṃ paṭivātaṃ khitto sukhumo rajo iva

taṃ bālaṃ eva pacceti

yo: nếu một người nào đó; appaduṭṭhassa: là (thì) không-có tì vết, không-có tính xấu; suddhassa: là (thì) tinh khiết; anaṅgaṇassa: là người không-còn sự nhơ-nhuốc; narassa posassa: đối với một người như vậy; dussati: một người trở nên ác độc; pāpaṃ: hành động xấu xa đó; paṭivātaṃ: ngược gió; khitto: ném; sukhumo rajo iva: giống như bụi bẩn; taṃ bālaṃ eva: đến người thiếu hiểu biết (đó) ; pacceti: ngược lại

Nếu một người thiếu hiểu biết có hành-động ác độc, và thô-tục đến một người trong sạch, không có tì vết, và hiền lành, thì hậu quả của hành-động ác nầy sẽ đánh ngược lại người làm-ác. Cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió. Bụi bẩn bay ngược lại người ném.

Bài kệ 125 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(125) Khi mà kẻ ác hại người. Tâm tư trong sạch, cuộc đời hiền lương, Ác kia trở lại thảm thương. Gây cho kẻ ác trăm đường khổ thay. Tựa như ngược gió vung tay. Tung ra bụi bẩn, bụi bay lại mình.

BÌNH LUẬN:

anaṅgaṇassa: đến (tới) một người không-còn sự nhơ-nhuốc - aṅganas. Aṅganas là các sự nhơ-nhuốc mà được sinh ra từ rāga (lòng tham muốn, sự đam mê), dosa (sân hận, ý xấu), và moha (si mê, thiếu hiểu biết). Ba điều trên (tham sân si) được mô tả như là aṅganas (nghĩa đen, là khoảng không gian rộng lớn; là sân chơi đùa rông lớn) bởi vì điều-ác có thể chơi đùa với tham-sân-si hoàn toàn tự do, mà không bị cản trở. Đôi khi, 'các vết bẩn', cũng được gọi là aṅgana. Nguyên thủy của từ ngữ aṅgana, cũng có nghĩa là khả năng làm xấu xa, một người bị nhơ nhuốc bởi vì các tật xấu. Trong một số trường hợp, aṅgana có nghĩa là bụi đất, sự dơ bẩn. Một người nào không-còn sự nhơ-nhuốc được gọi là anaṅgana.

-----------------------------------

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

SHORT TITLE:

The Story Of Koka The Huntsman, Verse 125, Treasury Of Truth

FULL TITLE:

Wrong Done To Others Returns To Doer - The Story Of Koka The Huntsman, Verse 125 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

 

VERSE 125:

125. Yo appaduṭṭhassa narassa dussati

suddhassa posassa anaṅgaṇassa

tam’eva bālaṃ pacceti pāpaṃ

sukhumo rajo paṭivātaṃ’va khitto. (9:10)

Who offends the inoffensive,

the innocent and blameless one,

upon that fool does evil fall

as fine dust flung against the wind.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to Koka the huntsman.

One morning, as Koka was going out to hunt with his pack of hounds, he met a monk entering the city for almsfood. He took that as a bad omen and grumbled to himself, “Since I have seen this wretched one, I don’t think I would get anything today,” and he went on his way. As expected by him, he did not get anything. On his way home also, he saw the same monk returning to the monastery, and the hunter became very angry. So he set his hounds on the monk. Swiftly, the monk climbed up a tree to a level just out of reach of the hounds. Then the hunter went to the foot of the tree and pricked the heels of the monk with the tip of his arrow. The monk was in great pain and was not able to hold his robes on; so the robes slipped off his body on to the hunter who was at the foot of the tree.

The dogs seeing the yellow robe thought that the monk had fallen off the tree and pounced on the body, biting and pulling at it furiously. The monk, from his shelter in the tree, broke a dry branch and threw it at the dogs. Then the dogs discovered that they had been attacking their own master instead of the monk, and ran away into the forest. The monk came down from the tree and found that the hunter had died and felt sorry for him. He also wondered whether he could be held responsible for the death, since the hunter had died for having been covered up by his yellow robes.

So, he went to the Buddha to clear up his doubts. The Buddha said, “My son, rest assured and have no doubt; you are not responsible for the death of the hunter; your morality (sīla) is also not soiled on account of that death. Indeed, that huntsman did a great wrong to one to whom he should do no wrong, and so had come to this grievous end.”

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 125)

yo appaduṭṭhassa suddhassa anaṅgaṇassa narassa posassa

dussati (taṃ) pāpaṃ paṭivātaṃ khitto sukhumo rajo iva

taṃ bālaṃ eva pacceti

yo: if someone; appaduṭṭhassa: is unblemished; suddhassa: is pure; anaṅgaṇassa: is free of defilements; narassa posassa: to such a human being; dussati: a person were to become harsh; pāpaṃ: that evil act; paṭivātaṃ: against the wind; khitto: thrown; sukhumo rajo iva: like some fine dust; taṃ bālaṃ eva: to that ignorant person himself; pacceti: returns

If an ignorant person were to become harsh and crude towards a person who is without blemishes, pure, and is untouched by corruption, that sinful act will return to the evil-doer. It is very much like the fine dust thrown against the wind. The dust will return to the thrower.

COMMENTARY

anaṅgaṇassa: to one bereft of defilements – aṅganas. Aṅganas are defilements that are born out of rāga (passion), dosa (ill-will), and moha (ignorance). These are described as aṅganas (literally, open spaces; play-grounds) because evil can play about in these without inhibition. At times, ‘stains’, too, are referred to as aṅgana. Etymologically, aṅgana also means the capacity to deprave a person defiled by blemishes. In some contexts, aṅgana implies dirt. An individual who is bereft of defilements is referred to as anaṅgana.

-----------------------------

 

So sánh nguyên bản giữa âm Phạn Việt ( theo mẫu la tinh) và Hán Phạn trong bản Việt thường dùng trước đây, trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân.

Âm Phạn Việt : Nam mô rát na tra dà da  (Câu 1)

Âm Hán Phạn :  Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da (Câu 1)

Âm Phạn Việt : Nama  à ri da  (Câu  2)

Âm Hán Phạn :  Nam mô a rị da (Câu 2)

Âm Phạn Việt : A  va  kích  tê  và  ra  da  (Câu  3)

Âm Hán Phạn :  Bà lô yết đế thước bát ra da (Câu 3)

Âm Phạn Việt :  Bô đi  sát và ya  (Câu  4)

Âm Hán Phạn :  Bồ Đề tát đỏa bà da (Câu 4)

Âm Phạn Việt :  Ma ha sát và ya (Câu  5)

Âm Hán Phạn :  Ma ha tát đỏa bà da (Câu 5)

Âm Phạn Việt : Ma ha ca ru ni cà da (Câu  6)

Âm Hán Phạn :  Ma ha ca lô ni ca da (Câu 6)

Âm Phạn Việt : Oṃ (Câu  7)

Âm Hán Phạn :  Án (Câu 7)

Âm Phạn Việt : Sạt va ra ba da (Câu  8)

Âm Hán Phạn :  Tát bàn ra phạt duệ (Câu 8)

Âm Phạn Việt : Su đa na đát sê  (Câu  9)

Âm Hán Phạn :  Số đát na đát tỏa (Câu 9)

Âm Phạn Việt : Nama  khơ  rơ  tê và  y mam  à rị dà  (Câu  10)

Âm Hán Phạn :  Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da (Câu 10)

Âm Phạn Việt :  Va lô kích tê  va ra  ram đa va (Câu  11)

Âm Hán Phạn :  Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà (Câu 11)

Âm Phạn Việt : Nam mô  na ra kinh di  (Câu  12)

Âm Hán Phạn :  Nam mô na ra cẩn trì (Câu 12)

Âm Phạn Việt : Hì ri    Ma hà  va đa sa ma (Câu  13)

Âm Hán Phạn :  Hê rị, ma ha bàn đa sa mế (Câu 13)

Âm Phạn Việt : Sạt va      a tha du     su bum    (Câu  14)

Âm Hán Phạn :  Tát bà a tha đậu du bằng (Câu 14)

Âm Phạn Việt : A dệ dam (Câu  15)

Âm Hán Phạn :  A thệ dựng  (Câu 15)

Âm Phạn Việt : Sạt va   sát  ya    nama    vát ty a   (Câu  16)

Âm Hán Phạn :  Tát bà tát đa [Không có  chữ : Nama   vastya  ] (Câu 16)

Âm Phạn Việt : Nam mô    và ca     (Câu  17)

Âm Hán Phạn :  Na ma bà dà (Câu 17)

Âm Phạn Việt : Mạt ga     đạt tu  Tá  đi a thà  (Câu  18)

Âm Hán Phạn :  Ma phạt đạt đậu đát điệt tha (Câu 18)

 

Âm Phạn Việt : Om    A va lô ki (Câu  19)

Âm Hán Phạn :  Án. A bà lô hê (Câu 19)

Âm Phạn Việt : Lô ca tê (Câu  20)

Âm Hán Phạn :  Lô ca đế (Câu 20)

Âm Phạn Việt : Ca ra tê (Câu  21)

Âm Hán Phạn :  Ca ra đế (Câu 21)

Âm Phạn Việt : E     hì ri (Câu  22)

Âm Hán Phạn :  Di hê rị (Câu 22)

Âm Phạn Việt : Ma ha bô đi  sát va  (Câu  23)

Âm Hán Phạn :  Ma ha bồ đề tát đỏa (Câu 23)

Âm Phạn Việt : Sạt va   sạt va (Câu  24)

Âm Hán Phạn :  Tát bà tát bà (Câu 24)

Âm Phạn Việt : Ma la    ma la (Câu  25)

Âm Hán Phạn :  Ma ra ma ra (Câu 25)

Âm Phạn Việt : Ma hi ma   hì đa dam (Câu  26)

Âm Hán Phạn :  Ma hê ma hê rị đà dựng (Câu 26)

Âm Phạn Việt : Ku ru    ku ru    cạt mum (Câu  27)

Âm Hán Phạn :  Cu lô cu lô yết mông (Câu 27)

Âm Phạn Việt : Đu ru      đu ru     vi gia da tê   (Câu  28)

Âm Hán Phạn : Độ lô đồ lô phạt xà da đế (Câu 28)

Âm Phạn Việt : Ma ha vi gia da tê   (Câu  29)

Âm Hán Phạn : Ma ha phạt xà da đế (Câu 29)

Âm Phạn Việt : Đa ra      đa ra   (Câu  30)

Âm Hán Phạn : Đà ra đà ra (Câu 30)

Âm Phạn Việt : Đi ri ni va rà da (Câu  31)

Âm Hán Phạn : Địa rị ni (Câu 31)

Âm Phạn Việt : Va rà da (Câu  32)

Âm Hán Phạn : Thất Phật ra da (Câu 32)

Âm Phạn Việt : Ca la    ca la     (Câu  33)

Âm Hán Phạn : Giá ra giá ra (Câu 33)

Âm Phạn Việt : Ma ma     vi ma la   (Câu  34)

Âm Hán Phạn : Mạ mạ phạt ma ra (Câu 34)

Âm Phạn Việt : Mục tê lê (Câu  35)

Âm Hán Phạn : Mục đế lệ (Câu 35)

Âm Phạn Việt : Ê hi   ê hi (Câu  36)

Âm Hán Phạn : Y hê di hê (Câu 36)

Âm Phạn Việt : Si na    si na    à (Câu  37)

Âm Hán Phạn : Thất na thất na a (Câu 37)

 

Âm Phạn Việt : Ra sam    phờ ra ca li  (Câu  38)

Âm Hán Phạn : Ra sâm Phật ra xá lợi (Câu 38)

Âm Phạn Việt : Vi sa   vi sam   (Câu  39)

Âm Hán Phạn : Phạt sa phạt sâm (Câu 39)

Âm Phạn Việt : Phờ ra sa da (Câu  40)

Âm Hán Phạn : Phật ra xá da (Câu 40)

Âm Phạn Việt : Hu ru  hu ru  ma ra  (Câu  41)

Âm Hán Phạn : Hô lô hô lô ma ra (Câu 41)

Âm Phạn Việt : Hu lu      hu lu     hì ri (Câu  42)

Âm Hán Phạn : Hô lô hô lô hê rị (Câu 42)

Âm Phạn Việt : Sa ra  sa ra (Câu  43)

Âm Hán Phạn : Ta ra ta ra (Câu 43)

Âm Phạn Việt : Siri   siri (Câu  44)

Âm Hán Phạn : Tất rị tất rị (Câu 44)

Âm Phạn Việt : Suru   suru  (Câu  45)

Âm Hán Phạn : Tô rô tô rô (Câu 45)

Âm Phạn Việt : Bô  đi da   bô  đi da  (Câu  46)

Âm Hán Phạn : Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ (Câu 46)

Âm Phạn Việt : Bô  đa da  Bô  đa da (Câu  47)

Âm Hán Phạn : Bồ đà dạ bồ đà dạ (Câu 47)

Âm Phạn Việt : Mết tri da (Câu  48)

Âm Hán Phạn : Di đế rị dạ (Câu 48)

Âm Phạn Việt : Na ra kinh di (Câu  49)

Âm Hán Phạn : Na ra cẩn trì (Câu 49)

Âm Phạn Việt : Đạt  si ni na (Câu  50)

Âm Hán Phạn : Địa rị sắc ni na (Câu 50)

Âm Phạn Việt : Ba da mà na (Câu  51)

Âm Hán Phạn : Bà dạ ma na (Câu 51)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  52)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 52)

Âm Phạn Việt : Sí đā da (Câu  53)

Âm Hán Phạn : Tất đà dạ (Câu 53)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  54)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 54)

Âm Phạn Việt : Ma hà sí  đày (Câu  55)

Âm Hán Phạn : Ma ha tất đà dạ (Câu 55)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  56)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 56)

Âm Phạn Việt : Sí  đay do dờ  (Câu  57)

Âm Hán Phạn : Tất đà dũ nghệ (Câu 57)

Âm Phạn Việt : Và rà da (Câu  58)

Âm Hán Phạn : Thất bàn ra dạ (Câu 58)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  59)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 59)

Âm Phạn Việt : Na ra kinh đi (Câu  60)

Âm Hán Phạn : Na ra cẩn trì (Câu 60)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  61)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 61)

Âm Phạn Việt : Mā ra na ra (Câu  62)

Âm Hán Phạn : Ma ra na ra (Câu 62)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  63)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 63)

Âm Phạn Việt : śi ra  sam ha  múc khā da (Câu  64)

Âm Hán Phạn : Tất ra tăng a mục khê da (Câu 64)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  65)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 65)

 

Âm Phạn Việt : Sạt  va  ma hā   a sí đā da (Câu  66)

Âm Hán Phạn : Ta bà ma ha a tất đà dạ (Câu 66)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  67)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 67)

Âm Phạn Việt : Cạt ra  a sí đā da (Câu  68)

Âm Hán Phạn : Giả kiết ra a tất đà dạ (Câu 68)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  69)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 69)

Âm Phạn Việt : Bát ma  hát trā da (Câu  70)

Âm Hán Phạn : Ba đà ma kiết tất đà dạ (Câu 70)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  71)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 71)

Âm Phạn Việt : Nā ra kinh đi  va ga la da (Câu  72)

Âm Hán Phạn : Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ (Câu 72)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  73)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 73)

Âm Phạn Việt : Ma va ri   san kha rā da (Câu  74)

Âm Hán Phạn : Ma bà rị thắng yết ra dạ (Câu 74)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  75)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 75)

Âm Phạn Việt : Nama   rát na tra dà da (Câu  76)

Âm Hán Phạn : Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da (Câu 76)

Âm Phạn Việt : Nam  mô   à ri da (Câu  77)

Âm Hán Phạn : Nam mô a rị da (Câu 77)

Âm Phạn Việt : Va lô kích tê (Câu  78)

Âm Hán Phạn : Bà lô kiết đế (Câu 78)

Âm Phạn Việt : Và ra da (Câu  79)

Âm Hán Phạn : Thước bàn ra dạ (Câu 79)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  80)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 80)

Âm Phạn Việt : Oṃ  sí đa dan tu (Câu  81)

Âm Hán Phạn : Án. Tất điện đô (Câu 81)

Âm Phạn Việt : Măng tra  (Câu  82)

Âm Hán Phạn : Mạn đà ra (Câu 82)

Âm Phạn Việt : Pa dā da  (Câu  83)

Âm Hán Phạn : Bạt đà gia (Câu 83)

Âm Phạn Việt : Sà và hà (Câu  84)

Âm Hán Phạn : Ta bà ha (Câu 84)

 

Kính chúc qúy bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Kính bút

TS Huệ Dân

Web site của TS Huệ Dân : http://chua-phuoc-binh.com/

Sự độc ác là sự nguy hiểm và có đặc tính giống như là những tên cướp, và thuốc độc.

TỰA ĐỀ NGẮN:

Câu Chuyện Về Ông Thương Gia Mahādhana, Kệ 123, Kho Báu Sự Thật

(The Story Of Mahādhana, Verse 123, Treasury Of Truth)

TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ:

Hãy Tránh Xa Điều-Ác, Vì Đó Là Thuốc Độc - Câu Chuyện Về Ông Thương Gia Mahādhana, Kệ 123 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(Shun Evil As Poison - The Story Of Mahādhana, Verse 123 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

BÀI KỆ 123:

123. Vāṇijo’va bhayaṃ maggaṃ

appasattho mahaddhano

visaṃ jivitukāmo’va

pāpāni parivajjaye. (9:8)

Giống như một người thương-gia, phải tránh chở hàng trên con đường nguy hiểm,

vì xe mang nhiều món hàng quý-báu, nhưng có ít người theo bảo-vệ,

cũng như thế, những người ham sống, phải tránh xa thuốc độc,

tương tự như thế, mọi người hãy noi gương, phải tránh xa điều ác.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về ông thương gia Mahādhana.

Mahādhana là một thương gia giàu có từ vùng Xá Vệ (Sāvatthi). Có một lần, năm trăm tên cướp đã dự định đi cướp Mahādhana, tuy nhiên, chúng đã không tìm ra được cơ hội. Trong khi đó, chúng nghe nói rằng ông thương gia sắp sửa đi buôn bán, và ông sẽ mang theo năm trăm xe chất nhiều hàng hóa có giá trị. Ông thương gia Mahādhana cũng mời các nhà sư đi cùng với ông, vì các nhà sư nầy cũng dự định đi trên cùng một chuyến hành trình, và ông thương gia hứa sẽ giúp cho những nhu cầu của các nhà sư. Vì thế, đã có năm trăm nhà sư cùng đi với ông thương gia. Những tên cướp có tin tức về chuyến đi, nên chúng đã tới nơi trước, và nằm chờ đợi đoàn lữ hành của ông thương gia. Tuy nhiên, ông thương gia đã dừng lại ở bìa rừng, mà khu rừng nầy là nơi bọn cướp đang chờ đợi. Đoàn lữ hành dự định là sau khi cắm trại ở đây vài ngày, rồi họ sẽ tiếp tục khởi hành. Bọn cướp có được tin tức là đoàn lữ hành sắp sửa khởi hành, nên chúng sửa soạn để cướp bóc; ngược lại, ông thương gia cũng có tin tức về sự phục kích của bọn cướp, nên ông quyết định trở về nhà. Lúc nầy, bọn cướp nghe nói là ông thương gia sẽ chuẩn bị trở về nhà; thế nên, bọn chúng chờ ông thương gia trên đường trở về nhà. Vài người dân làng báo cho ông thương gia biết về sự di chuyển của bọn cướp, nên ông thương gia quyết định nán ở lại làng trong một thời gian ít lâu. Khi ông thương gia nói với các nhà sư về ý muốn ở lại của ông, các nhà sư quyết định đi trở về Xá Vệ trước ông.

Khi trở về Tu Viện Kỳ Viên, các nhà sư đến gặp Đức Phật, và thông báo với ngài về việc hủy bỏ chuyến đi của họ. Đức Phật liền nói với các nhà sư, "Nầy các Tỳ Kheo, giống như ông Mahādhana tránh xa các cuộc bao vây của bọn cướp, cũng như thế, người ham sống phải tránh xa thuốc độc; tương tự như thế, một nhà sư khôn ngoan, hiểu biết rằng sống trong ba cõi giống như là một cuộc hành trình đầy nguy hiểm, cho nên ông ta cần phải cố gắng tránh xa, không làm điều ác." 

BÀI KỆ 123, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

mahaddhano appasattho vāṇijo bhayaṃ maggaṃ

iva jivitukāmo visaṃ iva pāpāni parivajjaye

mahaddhano: một người rất giàu có; appasattho: đoàn lữ hành có ít người đi theo bảo vệ; vāṇijo: giống như một người thương gia; bhayaṃ maggaṃ iva: (tránh) con đường nguy hiểm; jivitukāmo: người ham sống; visaṃ iva: giống như là thuốc độc; pāpāni: hành vi ác; parivajjaye: tránh xa hoàn toàn

Giống như một người thương-gia khôn ngoan, và giàu có sẽ cẩn thận tránh chở hàng trên một con đường nguy hiểm (một con đường đã nổi tiếng vì thường xuyên có kẻ cướp), đặc biệt là nếu ông ta không mang theo nhiều người bảo vệ hàng, để đảm bảo an toàn. Cũng như thế, một người ham sống phải cẩn thận tránh xa thuốc độc. Tương tự như thế, mọi người phải noi gương, hoàn toàn tránh xa điều ác.

Bài kệ 123 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh chuyển dịch thành thơ như sau:

(123) Tựa như một kẻ đi buôn. Có mang nhiều của nhưng không bạn bè. Tránh đường nguy hiểm chẳng đi, Hay người tham sống chẳng khi nào gần. Tránh liều thuốc độc vô ngần, Chúng sinh noi đó lo thân tâm mình. Tránh xa điều ác cho nhanh.

BÌNH LUẬN:

appasattho: đoàn lữ hành nhỏ của những người thương gia. Từ ngữ 'sattha' dùng để chỉ một nhóm người thương gia. Họ di chuyển từ nơi nầy sang nơi khác để trao đổi hàng hóa. Đôi khi họ di chuyển theo những đoàn lữ hành có khả năng đáng sợ (vì họ có nhiều người khỏe mạnh theo bảo vệ). Vào thời xưa, các đoàn lữ hành như thế gồm có các xe và các toa-xe do trâu bò kéo. Bởi vì họ phải đi qua nhiều vùng đất khác nhau, cho nên đôi khi họ bị tấn công bởi bọn cướp. Để đối phó với các cuộc tấn công như vậy, những người thương gia di chuyển trong các nhóm lớn, mà họ có khả năng đánh thắng được các cuộc tấn công của bọn cướp.

Trong các lời chú thích thông thường, sattha (là những người thương gia) được mô tả là các người thuộc về hai nhóm:(1) nhóm janghasattha: là những người bán hàng rong, và các người bán lẻ thường thường chính họ là người mang theo hàng hóa; (2) nhóm sakata sattha: là những người thương gia mang theo những chuyến xe chở đầy hàng hóa. Vào thời của Đức Phật, những đoàn lữ hành mang theo các chuyến xe là một đặc tính nổi bật trong nền kinh tế nầy. Trong bài kệ nầy, thói quen của những người thương gia rất giàu-có được nhấn mạnh. Nếu họ rất giàu có, nhưng số người lữ hành thì ít ỏi (appasattho), họ cần phải tránh xa 'những con đường nguy hiểm' (bhayaṃ maggaṃ). Những con đường nguy hiểm là những con đường bị bọn cướp dùng làm nơi sinh sống.

pāpāni: là sự độc ác của thân, khẩu và ý. Sự độc ác được bắt nguồn từ lòng tham muốn (lobha, tham), sự thù hận (dosa, sân) và sự si mê (moha, si). Tham Sân Si là những hành vi cảm xúc mang lại sự bất hạnh cho chính mình, và cho những người khác. Sự độc ác là sự nguy hiểm và có đặc tính giống như là những tên cướp, và thuốc độc.

-----------------------------------

 Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

SHORT TITLE:

The Story Of Mahādhana, Verse 123, Treasury Of Truth

FULL TITLE:

Shun Evil As Poison - The Story Of Mahādhana, Verse 123 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

 

VERSE 123:

123. Vāṇijo’va bhayaṃ maggaṃ

appasattho mahaddhano

visaṃ jivitukāmo’va

pāpāni parivajjaye. (9:8)

As merchant on a perilous path,

great wealth having but little guard,

as life-loving man with poison

so with evils heedful be.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to Mahādhana the merchant.

Mahādhana was a rich merchant from Sāvatthi. On one occasion, five hundred robbers were planning to rob him, but they did not get the chance to rob him. In the meantime, they heard that the merchant would soon be going out with five hundred carts loaded with valuable merchandise. The merchant Mahādhana also invited the monks who would like to go on the same journey to accompany him, and he promised to look to their needs on the way. So, five hundred monks accompanied him. The robbers got news of the trip and went ahead to lie in wait for the caravan of the merchant. But the merchant stopped at the outskirts of the forest where the robbers were waiting. The caravan was to move on after camping there for a few days. The robbers got the news of the impending departure and made ready to loot the caravan; the merchant, in his turn, also got news of the movements of the bandits and he decided to return home. The bandits now heard that the merchant would go home; so they waited on the homeward way. Some villagers sent word to the merchant about the movements of the bandits, and the merchant finally decided to remain in the village for some time. When he told the monks about his decision, the monks returned to Sāvatthi by themselves.

On arrival at the Jetavana Monastery, they went to the Buddha and informed him about the cancellation of their trip. To them, the Buddha said, “Monks, Mahādhana keeps away from the journey beset with bandits, one who does not want to die keeps away from poison; so also, a wise monk, realizing that the three levels of existence are like a journey beset with danger, should strive to keep away from doing evil.”

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 123)

mahaddhano appasattho vāṇijo bhayaṃ maggaṃ

iva jivitukāmo visaṃ iva pāpāni parivajjaye

mahaddhano: an extremely affluent; appasattho: accompanied by a small retinue of caravans; vāṇijo: like a merchant; bhayaṃ maggaṃ iva: (avoiding) the risky path; jivitukāmo: being fond of life; visaṃ iva: just like poison; pāpāni: evil acts; parivajjaye: shun totally

A rich and wise trader carrying goods will scrupulously avoid a risky road (a road known to be frequented by bandits), especially if he does not have an adequate retinue of caravans to ensure safety. Again, an individual fond of his life will very carefully avoid poison. In the same way, one must totally shun evil.

COMMENTARY

appasattho: minor caravan of traders. The expression ‘sattha’ denotes a band of merchants. They travel from one place to the other trading their merchandise. At times they travel in formidable caravans. In ancient times such caravans were made up of carts and wagons drawn by oxen. Since they had to traverse a variety of terrain at times they were attacked by bandits. To counter such attacks, the merchants travelled in large groups, capable of dispelling an attack by bandits.

In traditional commentary sattha (the merchants) are described as being of two categories: (1) janghasattha: hawkers and vendors who travelled mostly singly carrying their merchandise themselves; (2) sakata sattha: those who travelled about filling carts with their merchandise. In the days of the Buddha, these caravans of carts were an outstanding feature in the economy. In this stanza, a habit of these extremely wealthy merchants is stressed. If they were very rich but if the caravan is small (appasattho) they would avoid ‘fearful paths’ (bhayaṃ maggaṃ). Fearful paths were those known to be inhabited by bandits.

pāpāni: evil of body, speech and thought. These are rooted in lust (lobha), hate (dosa) and mental confusion (moha). These are emotional acts that bring unhappiness to both oneself as well as others. Evil is as dangerous and distinctive as bandits and poison.

-----------------------------

Nguyên bản Phạn ngữ của câu chân ngôn Bồ Tát Quán Thế Âm và phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân theo tự điễn Phạn ngữ quốc tế :

Om maņi padme huṃ. Mahājñāna cittotpāda, cittasya na-vitarka, sarvārtha bhūri siddhaka, na-purāņa na-pratyutpanna. Namo Lokeśvarāya svāhā.

Ý nghĩa của sáu âm tiết trong câu chú này  ॐ मणि पद्मे हूँ | oṃ maṇi padme huṃ, được giải thích qua nhiều cách nhìn khác nhau và người ta còn gọi nó là  vidyāṣaḍakṣarī.

Vidyāṣaḍakṣarī là thuật ngữ ghép từ 3 chữ : Vidyā, ṣaḍ, akṣarī (có gốc từ अक्षर akṣara).

विद्या, vidyā ghép từ vid_1 và thân kép -yā_3. विद्या, vidyā có những nghĩa được biết như sau : Khoa học, kiến thức, hiểu biết, thông thái, truyền thống linh thiêng, hiểu biết rộng rãi, công thức mầu nhiệm.

Bảng biến hóa thân từ của vidyāṣaḍakṣarī  ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

vidyāṣaḍakṣarī

vidyāṣaḍakṣaryau

vidyāṣaḍakṣaryaḥ

Hô cách 

vidyāṣaḍakṣari

vidyāṣaḍakṣaryau

vidyāṣaḍakṣaryaḥ

Cách trực bổ 

vidyāṣaḍakṣarīm

vidyāṣaḍakṣaryau

vidyāṣaḍakṣarīḥ

Cách dụng cụ

vidyāṣaḍakṣaryā

vidyāṣaḍakṣarībhyām

vidyāṣaḍakṣarībhiḥ

Cách gián bổ

vidyāṣaḍakṣaryai

vidyāṣaḍakṣarībhyām

vidyāṣaḍakṣarībhyaḥ

Cách tách ly

vidyāṣaḍakṣaryāḥ

vidyāṣaḍakṣarībhyām

vidyāṣaḍakṣarībhyaḥ

Cách sở hữu

vidyāṣaḍakṣaryāḥ

vidyāṣaḍakṣaryoḥ

vidyāṣaḍakṣarīṇām

Cách vị trí

vidyāṣaḍakṣaryām

vidyāṣaḍakṣaryoḥ

vidyāṣaḍakṣarīṣu

षड्  ṣaḍ có gốc liên quan với chữ ṣaṣ, षष् , và có nghĩa là 6 hay 6 lần.

अक्षर, akṣara ghép từ chữ a và thân kép -kṣara. Thân từ akṣara thuộc tĩnh từ và có ba dạng : Nam tính, nữ tính, trung tính. अक्षर, akṣara có những nghĩa được biết như sau :  Không bao giờ chết, không thay đổi, bất tử, âm thanh, hiện tượng, âm vần,  chữ, dạng chữ, âm vần  linh thiêng của chữ OM.

Bảng biến hóa thân từ của akṣara  ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

akṣaraḥ

akṣarau

akṣarāḥ

Hô cách 

akṣara

akṣarau

akṣarāḥ

Cách trực bổ 

akṣaram

akṣarau

akṣarān

Cách dụng cụ

akṣareṇa

akṣarābhyām

akṣaraiḥ

Cách gián bổ

akṣarāya

akṣarābhyām

akṣarebhyaḥ

Cách tách ly

akṣarāt

akṣarābhyām

akṣarebhyaḥ

Cách sở hữu

akṣarasya

akṣarayoḥ

akṣarāṇām

Cách vị trí

akṣare

akṣarayoḥ

akṣareṣu

Bảng biến hóa thân từ của akṣara ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

akṣaram

akṣare

akṣarāṇi

Hô cách 

akṣara

akṣare

akṣarāṇi

Cách trực bổ 

akṣaram

akṣare

akṣarāṇi

Cách dụng cụ

akṣareṇa

akṣarābhyām

akṣaraiḥ

Cách gián bổ

akṣarāya

akṣarābhyām

akṣarebhyaḥ

Cách tách ly

akṣarāt

akṣarābhyām

akṣarebhyaḥ

Cách sở hữu

akṣarasya

akṣarayoḥ

akṣarāṇām

Cách vị trí

akṣare

akṣarayoḥ

akṣareṣu

Bảng biến hóa thân từ của akṣarā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

akṣarā

akṣare

akṣarāḥ

Hô cách 

akṣare

akṣare

akṣarāḥ

Cách trực bổ 

akṣarām

akṣare

akṣarāḥ

Cách dụng cụ

akṣarayā

akṣarābhyām

akṣarābhiḥ

Cách gián bổ

akṣarāyai

akṣarābhyām

akṣarābhyaḥ

Cách tách ly

akṣarāyāḥ

akṣarābhyām

akṣarābhyaḥ

Cách sở hữu

akṣarāyāḥ

akṣarayoḥ

akṣarāṇām

Cách vị trí

akṣarāyām

akṣarayoḥ

akṣarāsu

Còn tiếp

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân

Mạng chính của TS Huệ Dân đang thực hiện trong chủ đề Phật học Việt Nam. Tên miền là : phathocvietnam.com

Kính chúc qúy bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Liên hệ : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,

Kính bút

TS Huệ Dân

Một số người tái-sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ), người độc-ác tái-sinh xuống địa ngục, người hiền-lành tái-sinh lên cõi trời, và người không-còn ô-nhiễm, sống hoàn-toàn an-lạc nơi cõi Niết Bàn.

TỰA ĐỀ NGẮN:

Câu Chuyện Về Hòa Thượng Tissa, Kệ 126, Kho Báu Sự Thật

(The Story Of Venerable Tissa, Verse 126, Treasury Of Truth)

TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ:

Những Người Qua Đời, Đi Về Đâu? - Câu Chuyện Về Hòa Thượng Tissa, Kệ 126 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(Those Who Pass Away - The Story Of Venerable Tissa, Verse 126 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

 BÀI KỆ 126:

126. Gabbhaṃ eke uppajjanti

nirayaṃ pāpakammino

saggaṃ sugatino yanti

parinibbanti anāsavā. (9:11)

Một số người tái-sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ),

người độc-ác tái-sinh xuống địa ngục,

người hiền-lành tái-sinh lên cõi trời,

và người không-còn ô-nhiễm, sống hoàn-toàn an-lạc nơi cõi Niết Bàn.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Hòa Thượng Tissa.

Trước kia, có một ông thợ đánh bóng những viên ngọc quý và vợ của ông sống ở vùng Xá Vệ (Sāvatthi); và ở đó cũng có một vị Hòa Thượng (là một nhà sư tu hành lâu năm, có địa vị cao) là một vị A La Hán. Mỗi ngày, vợ chồng cúng dường thức ăn cho vị Hòa Thượng nầy. Một ngày kia, trong khi ông thợ đánh-bóng-ngọc tay đang cầm miếng thịt, tiếp một vị sứ giả của vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) xứ Kosala mang tới một viên hồng ngọc, mà cần được mài dũa và đánh bóng, rồi gửi trả lại cho nhà vua. Tay ông thợ đánh-bóng-ngọc lúc đó dính đầy máu (của miếng thịt), nên ông đặt viên hồng ngọc trên bàn, rồi ông đi vào nhà để rửa tay. Một con ngỗng ông nuôi để giữ nhà, trông thấy viên hồng ngọc dính máu, và nó tưởng nhầm là một miếng thịt, nên nó há mỏ gắp lấy, và nuốt trọn viên hồng ngọc trước mắt của Hòa Thượng. Khi ông thợ đánh-bóng-ngọc trở lại, ông ta thấy viên hồng ngọc đã biến mất. Ông ta hỏi bà vợ và người con trai, và họ nói rằng họ không lấy viên hồng ngọc. Rồi, ông ta lại hỏi Hòa Thượng và ngài trả lời là ngài đã không lấy viên hồng ngọc. Ông thợ đánh-bóng-ngọc không vui, vì bực mình. Bởi vì ở nhà không còn ai, nên ông thợ đánh-bóng-ngọc kết luận rằng chính Hòa Thượng là người đã lấy đi viên hồng ngọc quý giá: cho nên, ông ta bảo vợ là ông phải tra tấn Hòa Thượng, để ngài phải thú nhận hành vi ăn trộm của ngài.

Nhưng bà vợ ông trả lời rằng, "Vị Hòa Thượng nầy là vị Thầy và cũng là người hướng dẫn chúng ta trong vòng mười-hai năm qua, và chúng ta chưa bao giờ trông thấy ngài làm điều gì ác độc; nên anh hãy làm ơn đừng vu oan cho ngài. Tốt hơn hết, là chúng ta chịu nhận lấy hình phạt của nhà vua, còn hơn là vu oan cho một nhà sư cao quý." Tuy nhiên, ông chồng bà đã không để ý đến lời nói của bà; ông ta cầm lấy sợi dây thừng, trói lấy Hòa Thượng, rồi ông cầm cây đánh Hòa Thượng túi bụi. Kết quả của việc làm nầy, là Hòa Thượng bị chảy máu đầm đìa ở đầu, ở tai và ở mũi, rồi ngài quỵ xuống sàn nhà. Con ngỗng lúc nầy trông thấy máu, và nó muốn đến ăn, nên nó chạy đến gần Hòa Thượng. Ông thợ đánh-bóng-ngọc lúc nầy trong cơn thịnh nộ, nên ông đã dùng hết sức mình đá trúng con ngỗng, và con ngỗng chết ngay lập tức. Sau đó, Hòa Thượng mới nói rằng, "Con hãy làm ơn nhìn cho kỹ, xem con ngỗng đã chết, hay là nó vẫn còn sống," và ông thợ đánh-bóng-ngọc liền trả lời rằng, "Ngài cũng sẽ chết, giống như con ngỗng nầy." Ngay lúc đó, Hòa Thượng chắc chắn là con ngỗng đã chết rồi, nên ngài nói, với giọng ôn tồn, "Con ơi, con ngỗng đã nuốt lấy viên hồng ngọc rồi."

Nghe xong điều nầy, ông thợ đánh-bóng-ngọc liền mổ bụng con ngỗng, và ông ta tìm thấy viên hồng ngọc trong bụng con ngỗng. Rồi, ông thợ đánh-bóng-ngọc nhận ra lỗi lầm của mình, nên ông ta run lên vì sợ hãi. Ông ta xin Hòa Thượng tha thứ cho ông, và xin Hòa Thượng tiếp tục đến nhà ông để khất thực. Hòa Thượng trả lời, "Con ơi, đây không phải là lỗi của con, và đây cũng không phải là lỗi của ta. Chuyện nầy xảy ra, bởi vì những gì chúng ta đã tạo ra trong các tiền kiếp; đấy là nghiệp của chúng ta trong cõi sinh-tử luân-hồi nầy; vì thế, Thầy không có bất kỳ ý-xấu nào đối với con. Chuyện nầy chỉ xảy ra, bởi vì Thầy đã nhầm lẫn bước chân đi vào trong căn nhà nầy. Để tránh cho chuyện nầy xảy ra trong tương lai, Thầy sẽ không bước chân vào trong nhà của ai nữa; Thầy sẽ chỉ đứng chờ ngoài cửa." Hòa Thượng nói xong điều nầy, và không lâu sau đó ngài đã qua đời, bởi vì ngài có nhiều vết thương quá nặng trên người.

Khi nghe xong, các nhà sư hỏi Đức Phật về các nhân vật trong truyện nầy, họ đã tái sinh về đâu, và Đức Phật đã trả lời rằng, "Con ngỗng đã tái sinh thành người con trai của ông thợ đánh-bóng-ngọc; ông thợ đánh-bóng-ngọc tái sinh vào cõi Địa Ngục (Niraya); bà vợ của ông thợ tái sinh vào cõi chư thiên; còn vị Hòa Thượng, vì ông đã là vị A La Hán khi còn sống, nên ông an lạc nơi cõi Niết Bàn."

BÀI KỆ 126, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

eke gabbhaṃ uppajjanti pāpakammino nirayaṃ

sugatino saggaṃ yanti anāsavā parinibbanti

eke: một số người; gabbhaṃ: trong bụng mẹ; uppajjanti: thụ thai, được hình thành; pāpakammino: những người ác; nirayaṃ: trong địa ngục (được sinh ra) sugatino: những người có cuộc sống thiện lành; saggaṃ: trên trời; yanti: đạt; anāsavā: những người không-còn tì-vết, và trong-sạch; parinibbanti: đạt quả Niết Bàn, sống hoàn toàn an lạc.

Một số người sau khi chết tái sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ). Những người làm điều ác, tái-sinh xuống địa ngục. Những người lúc còn sống làm điều thiện-lành, khi chết đi tái-sinh lên cõi trời. Những người không-còn ô-nhiễm, hoàn-toàn không-còn tì-vết, và trong-sạch, khi chết đi sẽ hoàn-toàn sống an-lạc nơi cõi Niết Bàn.

Bài kệ 126 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(126) Con người sinh tự bào thai. Và từ nơi đó ra đời. Lành thay! Thế nhưng kẻ ác sinh ngay. Vào miền địa ngục đọa đầy triền miên, Những người chính trực lành hiền. Sau này sẽ được sinh lên cõi trời, Nhiễm ô ai diệt hết rồi. Mới lên được cõi thảnh thơi Niết Bàn.

BÌNH LUẬN:

sagga: cõi trời. Trong các lời chú thích thông thường, cõi trời (sagga) được định nghĩa như sau:

rūpādihi pañca kāma gunehi sutthu aggoti - saggo. Điều này có nghĩa là: nơi chốn mà năm-giác-quan dục lạc ở mức độ cao nhất. Những người sống ở trên cõi trời được gọi là chư thiên (thiên thần hoặc là các vị thần).

gabbhaṃ eke uppajjanti: Theo Đạo Phật có bốn loại tái sinh - đó là, sinh ra từ trứng (aṇdaja), sinh ra từ bào thai trong bụng mẹ (jalābuja), sinh ra từ độ ẩm (saṃsedaja), và sinh ra từ hóa-sinh (opapātika).

nirayaṃ pāpakammino: Niraya (ni + aya) = đau khổ, không có hạnh phúc. Có bốn loại địa ngục (niraya) - đó là, cõi đau khổ (apāya), cõi súc sinh (tiracchānayoni), cõi Ngạ Quỷ (petayoni), và cõi A-Tu-La (asurayoni). Chúng sinh ở trong các cõi nầy thì không-vĩnh-viễn. Tùy thuộc vào nghiệp ác, mà họ bị tái sinh vào cõi đau khổ. Khi họ rời các cõi nầy, họ có thể được tái sinh vào cõi tốt đẹp hơn, nếu họ đã làm các nghiệp tốt trong quá khứ.

 parinibbanti anāsavā: những vị A La Hán, sau khi chết, không còn bị sinh ra nữa, vì đã đạt quả vị Niết Bàn.  

-----------------------------------

 Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

 SHORT TITLE:

The Story Of Venerable Tissa, Verse 126, Treasury Of Truth

 FULL TITLE:

Those Who Pass Away - The Story Of Venerable Tissa, Verse 126 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

 

VERSE 126:

126. Gabbhaṃ eke uppajjanti

nirayaṃ pāpakammino

saggaṃ sugatino yanti

parinibbanti anāsavā. (9:11)

Some find birth within a womb,

evil-doers quicken in hell,

good-farers to the heavens go,

the Unpolluted wholly cool.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to Venerable Tissa.

Once, there was a gem polisher and his wife in Sāvatthi; there was also a Venerable (senior monk), who was an arahat. Every day, the couple offered alms-food to the Venerable. One day, while the gem polisher was handling meat, a messenger of King Pasenadi of Kosala arrived with a ruby, which was to be cut and polished and sent back to the king. The gem polisher took the ruby with his hand which was covered with blood, put it on a table and went into the house to wash his hands. The pet crane of the family, seeing the blood stained ruby and mistaking it for a piece of meat, picked it up and swallowed it in the presence of the Venerable. When the gem polisher returned, he found that the ruby was missing. He asked his wife and his son and they answered that they had not taken it. Then, he asked the Venerable who said that he did not take it. The gem polisher was not satisfied. As there was no one else in the house, the gem polisher concluded that it must be the Venerable who had taken the precious ruby: so he told his wife that he must torture the Venerable to get admission of theft.

But his wife replied, “This Venerable had been our guide and teacher for the last twelve years, and we have never seen him doing anything evil; please do not accuse the Venerable. It would be better to take the king’s punishment than to accuse a noble one.” But her husband paid no heed to her words; he took a rope and tied up the Venerable and beat him many times with a stick. As a result of this, the Venerable bled profusely from the head, ears and nose, and dropped on the floor. The crane, seeing blood and wishing to take it, came close to the Venerable. The gem polisher, who was by then in a great rage, kicked the crane with all his might and the bird died instantaneously. Then, the Venerable said, “Please see whether the crane is dead or not,” and the gem polisher replied, “You too shall die like this crane.” When the Venerable was sure the crane had died, he said, softly, “My disciple, the crane swallowed the ruby.”

Hearing this, the gem polisher cut up the crane and found the ruby in the stomach. Then, the gem polisher realized his mistake and trembled with fear. He pleaded with the Venerable to pardon him and also to continue to come to his door for alms. The Venerable replied, “My disciple, it is not your fault, nor is it mine. This has happened on account of what has been done in our previous existences; it is just our debt in saṃsāra; I feel no ill will towards you. As a matter of fact, this has happened because I have entered a house. From today, I would not enter any house; I would only stand at the door.” Soon after saying this, the Venerable expired as a result of his injuries.

Later, the monks asked the Buddha where the various characters in the above episode were reborn, and the Buddha answered, “The crane was reborn as the son of the gem polisher; the gem polisher was reborn in Niraya (Hell); the wife of the gem polisher was reborn in one of the deva worlds; and the Venerable, who was already an arahat when he was living, attained Parinibbāna.”

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 126)

eke gabbhaṃ uppajjanti pāpakammino nirayaṃ

sugatino saggaṃ yanti anāsavā parinibbanti

eke: some; gabbhaṃ: in a womb; uppajjanti: get conceived; pāpakammino: evil doers; nirayaṃ: in hell (are born) sugatino: those who have good ways; saggaṃ: heaven; yanti: reach; anāsavā: those who are free of taints and corruptions; parinibbanti: achieve total Nibbāna

Some, after their death, receive conception in wombs. Those who have committed sins in their life-time are born in hell. Those whose ways have been virtuous when they were alive go to heaven when they die. These blemishless ones who are totally free of taints and corruptions, achieve total Nibbàna, on giving up their mortal lives.

COMMENTARY

sagga: heaven. In the traditional commentaries, sagga is defined as follows:

rūpādihi pañca kāma gunehi sutthu aggoti - saggo. This means: the place where the five-fold sensualities are at the highest possible level. Those who live in heaven are called devas (angels or gods).

gabbhaṃ eke uppajjanti: According to Buddhism there are four kinds of birth - namely, egg-born (aṇdaja), womb-born (jalābuja), moisture-born (saṃsedaja), and spontaneous birth (opapātika).

nirayaṃ pāpakammino: Niraya = ni + aya = devoid of happiness. There are four kinds of niraya - namely, woeful state (apāya), the animal kingdom (tiracchānayoni), the plane of Petas (petayoni), and the plane of Asura-demons (asurayoni). None of these states is eternal. According to their evil kamma beings may be born in such woeful states. Departing from those states, they may be born in blissful states according to their past good kamma.

parinibbanti anāsavā: Arahants, after death, are not born any more, but attain Parinibbāna.

Những ý nghĩa khác của chữ AUM trong Phật học : OM có nghĩa là Quy mệnh | OM tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú | OM đóng cánh cửa luân hồi | OM thanh tịnh hóa bản thân | OM là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật | OM là Trí tuệ thanh thản, an bình. | Om cũng là thân , khẩu , ý.

Biểu tượng  của chữ OM  là    ॐ

Chữ OM là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ : A. U. M, trong phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì Âm Thanh Vần này bao gồm tất cả sự cấu tạo của Vũ Trụ và thường dùng trong các câu Thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn.

Ý nghĩa chính xác của chữ Om, chưa có tài liệu nào khẳng định một cách xác thực về nguồn gốc của nó, nhưng người ta nghĩ rằng, đây là một chữ mà áo nghĩa của nó chắc chắn có liên quan đến việc tín ngưỡng thuộc về thần linh, thượng đế, đấng tạo hóa… trong tôn giáo Ấn Độ.

Theo những văn bản ghi chép đầu tiên của kinh Vệ Đà, thì nội dung và ý nghĩa của chữ Om hay Aum được xem như là biểu hiện đầu tiên của Brahman qua sự kết hợp của những hiện tượng hình thành trong vũ trụ. Bởi vì những cơ bản trong chiêm tinh học của Hindu có khái niệm rằng : Tất cả những hiện tượng hình thành trong vũ trụ đều bắt nguồn từ những rung động của ' Om hay Aum '.

Có lẽ cũng vì lý đó, cho nên tiếng linh thiêng này đồng nhất với vũ trụ, được dùng làm tiền tố và hậu tố trong tất cả các câu thần chú và những thánh ca của Hindu và nó trở thành biểu tượng đại diện tiêu biểu nhất của họ.

Chữ Om hay AUM viết theo mẫu Devanagari là ओम्, Trung Quốc viết là 唵, và Tây Tạng ༀ. OM phát âm theo tiếng Việt là "ôm"  với âm Ô kéo dài âm.

Các biểu tượng của Chữ Om, ओम, được gọi là Omkar (ओम् - कार; Omkaar), Onkar (ओंकार; ONkaar), và ओंकार có thể viết một cách khác : ओँकार (ONnkaar).

Chữ Om cũng có những tên khác như là Udgitha, Oṃkāra, Praṇava, Akṣara, Ekākṣara hay Pranava.

Sau thời kỳ Vệ Đà, sự phổ biến về thần chú có vẻ tương đối yếu đi, trong Bà La Môn giáo và các tôn giáo khác của Ấn Độ, nhất là vào thời điểm khởi đầu của kỷ nguyên Kitô giáo. Tuy nhiên, trong Brahmanas và Upanisads xưa, giá trị biểu tượng của một số âm tiết vẫn được xem như là chức năng vũ trụ của họ và được mô tả như là những phần hiện hữu trong cơ thể con người.

Theo họ Om là bản chất của tất cả các kinh Veda hay là một ngôn từ mà sự ra đời của thế giới được diễn đạt trong nó : " Âm thanh Om này là tất cả vũ trụ này," âm tiết này là thực tại tối cao. Khi chúng ta đã hiểu tất cả mọi thứ chúng tôi muốn, chúng tôi đều có nó "(Áo Nghĩa Thư Ấn).

Theo những chuyện cổ tích huyền thoại và mật tông của Ấn giáo, vào khoản thế kỷ thứ tư, các thần chú được bắt đầu, phổ biến một cách thịnh hành qua các hình thức nghi lễ khác nhau. Từ đó, hầu như, tất cả các nghi lễ trong các tôn giáo Ấn Độ, đều dùng các câu thần chú  kèm theo trong các nghi thức tụng niệm, thờ phượng, các vị thần linh, Thượng đế, Đấng toàn năng, Bậc giác ngộ của họ trong đời sống hàng ngày.

OM là ý nghĩa căn đề của chữ Brahman, là âm thanh rung động sâu sắc có sức thâm nhập đồng nhất, mà vũ trụ lực của chính nó là tâm thức nằm trong bản thể của tất cả vạn vật.

Chữ OM đã trở thành một trong các biểu tượng quan trọng của phái Du già : khi nó thoát ly thuật thần bí và ma lực của các thực hành hiến tế, hay thoát khỏi các lối suy luận triết lý của tư tưởng trước đây, thì nó biến thành một phương tiện thiết yếu trong sự thực hành thiền định. Một phương thức tâm lý để cứu trợ.

Trong Maitrâyana Upanisad, OM được so sánh như một mũi tên mà đầu nhọn là tư tưởng và nó xuất phát từ cái cung là thân thể con người, nó xuyên qua bóng đêm vô minh để đạt đến ánh sáng của trạng thái cùng cực.

Trong Mândukya-Upanisad, chữ OM được phân tích theo những yếu tố phát thanh, thì chữ O được xem như là một âm thanh kết hợp của hai  nguyên âm liên tiếp của chữ A và U. Âm A + Âm U trở thành một nhị trùng âm là O và M là một phụ âm để kết thúc và nó sẽ trở thành Om.

OM là tâm thức thanh tịnh (turìya), bởi vì nó bao gồm tất cả và vượt qua mọi biểu thức qua sự phân tách của : A. U . M  trong 3 trạng thái như sau :

A được hiểu như là trạng thái thức tỉnh (jàgrat).

U được hiểu như là trạng thái mơ màng (svapna).

M được hiểu như là trạng thái ngủ say (susupti) .

Thức, ngủ và mơ là ba trạng thái hoạt động bình thường của bộ não.Thức tỉnh là sự chỉ về tâm thức chủ quan đối với thế giới bên ngoài. Trong khi thức, các giác quan bên trong và ngoài cùng hoạt động với sự tác ý của thức.

Mơ màng là sự chỉ về tâm thức của thế giới nội tại, tức là tư tưởng, tình cảm, các điều ước nguyện, ưa thích, gọi chung là ý thức tri giác.

Trong giấc ngủ, chỉ có các giác quan bên trong hoạt động một cách tự do, bằng tâm thức và chính nó đã tạo ra một thế giới mới, qua những cái ta đã từng trải, đã cảm xúc, được ghi vào trong bộ não trong lúc thức. Do trong lúc ngủ, vỏ não không đủ tỉnh táo để đoán định, cho nên những sự thật trong giấc chiêm bao thường chắp vá lộn xộn, đôi khi còn vô nghĩa.

Bởi vì vậy, không nên bận tâm nhiều trong việc cho rằng giấc mộng báo trước một điềm dữ hay một việc lành. Sự việc xảy ra và giấc mơ, nếu có giống nhau thì cũng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Nếu mình nằm mơ thấy thi đậu, nhưng không học bài nghiêm túc hay không đến trường thì làm sao mà thi đậu.

Mộng cũng là cách giúp giải tỏa căng thẳng của những ước muốn bị dồn nén tích tụ trong cuộc sống, cho nên giấc mộng vẫn là người bạn đồng hành đi chung với chúng ta suốt cuộc đời, và không nên quên rằng chính cuộc đời là cái nơi để sinh ra mộng.

Trong cuộc sống, ít có ai nằm thấy ác mộng, là mình đang đứng trước phiên tòa, để chuẩn bị nhận án chung thân, nếu mình không làm điều gì có liên quan dẫn đến nỗi sợ hãi này khi mình đang thức.

Nằm mơ thấy ác mộng là một biểu hiện của sự rối loạn giấc ngủ, do tâm lý gây ra. Bởi vì, ban ngày làm cái chuyện gì đó bị ám ảnh, hay lo lắng quá mức về điều gì mà được chưa giải quyết xong, thì ban đêm, thường hay gặp ác mộng.

Trong một vài trường hợp khác dẫn đến ác mộng như : Nếu phòng ngủ quá, thiếu không khí,  hay khi ngủ nằm gối đầu quá cao, hoặc có thói quen đặt tay lên cổ, ngực...

Đức Phật có nói rõ vai trò quan trọng của lý trí trong việc xác định niềm tin và kiểm chứng giá trị của thực tế, dựa trên nền tảng của lý Duyên Khởi. Qua đó, tất cả các hiện tượng sinh hoạt trong cuộc sống của con người từ nhân cách, tâm hồn, tri thức, ngôn ngữ, sự tỉnh thức, cho đến giấc mộng hay giấc ngủ bình yên, cũng đều là những hoạt động hiện thực của những cơ chế tâm sinh lý, luôn vận hành liên tục và luôn thay đổi trong con người.

Om  hay AUM trong Ấn giáo :

A là sự khởi đầu, sinh, và người tạo ra thần Brahma.

U đại diện cho sự tiếp tục của cuộc sống, và thần Vishnu.

M là kết thúc, cái chết, và thần Shiva.

Những ý nghĩa khác của chữ AUM trong Phật học :   OM có nghĩa là Quy mệnh | OM tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú |   OM đóng cánh cửa luân hồi | OM thanh tịnh hóa bản thân | OM là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật | OM là Trí tuệ thanh thản, an bình. | Om cũng là thân , khẩu , ý.

AUM : Bắt đầu phát âm chữ A từ cuống cổ, tiếp đó uốn lưỡi đọc chữ U và chấm dứt âm chữ M bằng cách khép môi lại.

Chữ AUM có 100 ý nghĩa khác nhau và là một từ tối cao và từ tạo được mọi điều. Nếu bạn đang hành thiền trong im lặng sâu sắc, bạn có thể nghe những âm thanh trong AUM. Đó là những âm thanh nguyên thủy của vũ trụ.

Om có phải là một biểu tượng tôn giáo không?. Vâng, nó là một biểu tượng chính của tôn giáo chính ở Ấn độ.

Om có phải là một biểu tượng mạnh mẽ nhất không? Không có nghiên cứu khoa học nào để chứng minh đó là tốt hơn hoặc mạnh hơn so với bất kỳ biểu tượng khác … và từ xưa cho tới nay, chưa có biểu tượng nào thực sự có thể mang lại vận may, sự giàu có hay quyền lực.

Đôi khi người ta lợi dụng biểu tượng này để làm những chuyện bất chính trong việc truyền giáo theo tư tưởng cá nhân của họ.

A. U. M, theo ngữ pháp tiếng Phạn và Tiếng Hindi ('vyaakaraNN'; व्याकरण)  thì nguyên âm 'O' (ओ), đôi khi được thay thế bằng hai nguyên âm liên tiếp : 'A' (अ) và 'U' (उ), do đó, có một số người đánh vần là AUM ( 'Aum') thay vì là 'Om'.

मणि, maṇi  có những nghĩa được biết như sau : Đá quý, bảo ngọc, ngọc trai,  qui đầu dương vật, âm vật.

Bảng biến hóa thân từ của maṇi ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

maṇiḥ

maṇī

maṇayaḥ

Hô cách 

maṇe

maṇī

maṇayaḥ

Cách trực bổ 

maṇim

maṇī

maṇīn

Cách dụng cụ

maṇinā

maṇibhyām

maṇibhiḥ

Cách gián bổ

maṇaye

maṇibhyām

maṇibhyaḥ

Cách tách ly

maṇeḥ

maṇibhyām

maṇibhyaḥ

Cách sở hữu

maṇeḥ

maṇyoḥ

maṇīnām

Cách vị trí

maṇau

maṇyoḥ

maṇiṣu

Maṇipadma ghép từ chữ  मणि, maṇi  và पद्म padma. Maṇipadma thuộc về tĩnh từ và thân từ có ba dạng : Nam tính, nữ tính, trung tính và có những nghĩa được biết như sau :  mang bảo ngọc và hoa sen. Trong Phật học Maṇipadmā dùng diễn đạt cho người cầm bảo ngọc và hoa sen hay là một đặc tính biểu trưng thuộc về nữ giới dùng cho Đức Quán Thế Âm.

Câu  Oṃ maṇipadme huṃ được hiểu như : Ô Ngài là bậc cầm bảo ngọc và hoa sen.

Bảng biến hóa thân từ của maṇipadma ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

maṇipadmaḥ

maṇipadmau

maṇipadmāḥ

Hô cách 

maṇipadma

maṇipadmau

maṇipadmāḥ

Cách trực bổ 

maṇipadmam

maṇipadmau

maṇipadmān

Cách dụng cụ

maṇipadmena

maṇipadmābhyām

maṇipadmaiḥ

Cách gián bổ

maṇipadmāya

maṇipadmābhyām

maṇipadmebhyaḥ

Cách tách ly

maṇipadmāt

maṇipadmābhyām

maṇipadmebhyaḥ

Cách sở hữu

maṇipadmasya

maṇipadmayoḥ

maṇipadmānām

Cách vị trí

maṇipadme

maṇipadmayoḥ

maṇipadmeṣu

Bảng biến hóa thân từ của maṇipadma ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

maṇipadmam

maṇipadme

maṇipadmāni

Hô cách 

maṇipadma

maṇipadme

maṇipadmāni

Cách trực bổ 

maṇipadmam

maṇipadme

maṇipadmāni

Cách dụng cụ

maṇipadmena

maṇipadmābhyām

maṇipadmaiḥ

Cách gián bổ

maṇipadmāya

maṇipadmābhyām

maṇipadmebhyaḥ

Cách tách ly

maṇipadmāt

maṇipadmābhyām

maṇipadmebhyaḥ

Cách sở hữu

maṇipadmasya

maṇipadmayoḥ

maṇipadmānām

Cách vị trí

maṇipadme

maṇipadmayoḥ

maṇipadmeṣu

Bảng biến hóa thân từ của maṇipadmā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

maṇipadmā

maṇipadme

maṇipadmāḥ

Hô cách 

maṇipadme

maṇipadme

maṇipadmāḥ

Cách trực bổ 

maṇipadmām

maṇipadme

maṇipadmāḥ

Cách dụng cụ

maṇipadmayā

maṇipadmābhyām

maṇipadmābhiḥ

Cách gián bổ

maṇipadmāyai

maṇipadmābhyām

maṇipadmābhyaḥ

Cách tách ly

maṇipadmāyāḥ

maṇipadmābhyām

maṇipadmābhyaḥ

Cách sở hữu

maṇipadmāyāḥ

maṇipadmayoḥ

maṇipadmānām

Cách vị trí

maṇipadmāyām

maṇipadmayoḥ

maṇipadmāsu

Còn tiếp

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân

Mạng chính của TS Huệ Dân đang thực hiện trong chủ đề Phật học Việt Nam. Tên miền là : phathocvietnam.com

Kính chúc qúy bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Liên hệ : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,

Kính bút

TS Huệ Dân

Dù cho có bay-được lên trời cao, dù cho có lặn-được xuống đáy biển, dù cho có chui-được vào hang núi sâu, hoặc là chạy-trốn đến bất cứ nơi nào trên chốn trần gian nầy, cũng không-thể nào trốn-thoát được nghiệp-ác do mình đã tạo ra.

TỰA ĐỀ NGẮN:

Câu Chuyện Về Ba Nhóm Nhà Sư, Kệ 127, Kho Báu Sự Thật

(The Story Of Three Groups of Persons, Verse 127, Treasury Of Truth)

TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ:

Tìm Nơi Trú Ẩn, Để Trốn Thần Chết - Câu Chuyện Về Ba Nhóm Nhà Sư, Kệ 127 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(Shelter Against Death - The Story Of Three Groups of Persons, Verse 127 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

BÀI KỆ 127:

127. Na antalikkhe na samuddamajjhe

na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa

na vijjati so jagatippadeso

yatthaṭṭito muñceyya pāpakammā. (9:12)

Dù cho có bay-được lên trời cao, dù cho có lặn-được xuống đáy biển,

dù cho có chui-được vào hang núi sâu,

hoặc là chạy-trốn đến bất cứ nơi nào trên chốn trần gian nầy,

cũng không-thể nào trốn-thoát được nghiệp-ác do mình đã tạo ra.

Có một nhóm nhà sư trên đường họ đi đến đảnh lễ Đức Phật, rồi họ dừng lại ở một ngôi làng trên đường họ đi. Có một số Phật Tử đang nấu ăn, để cúng dường cho những nhà sư nầy, thì lúc đó có một ngôi nhà bốc cháy, và tạo ra một vòng lửa bay lên trên không trung. Vào ngay lúc đó, có một con quạ đã bay ngang qua, chạm phải cái vòng lửa nầy, bị chết cháy, và xác nó rơi xuống giữa làng. Các nhà sư trông thấy xác con quạ chết, rồi nghĩ rằng chỉ có Đức Phật là có thể giải thích được, là con quạ nầy đã tạo ra nghiệp ác gì, mà bây giờ nó phải chết thảm như thế nầy. Sau khi khất thực xong, các nhà sư nầy đến gặp Đức Phật, rồi hỏi ngài về con quạ.

Cũng có một nhóm nhà sư khác cũng trên đường họ đi đảnh lễ Đức Phật. Lúc họ ở giữa biển, tầu họ đi không-có cách nào di chuyển được. Họ nghĩ ra cách rút thăm để tìm xem ai là người gây ra chuyện không may mắn nầy. Sau ba lần rút thăm, bà vợ của ông thuyền trưởng đều rút phải tấm thăm không may mắn. Cho nên, ông thuyền trưởng nói giọng buồn bã, "Nhiều người sẽ phải chết vì người đàn bà không may mắn nầy; hãy cột vào cổ bà ta một bình đựng cát, rồi ném bà ta xuống biển." Sau khi ném người đàn bà xuống biển, con tầu bắt đầu di chuyển lại được. Khi con tầu đến nơi cập bến, các nhà sư lên bờ, rồi họ tiếp tục đi trên con đường đến gặp Đức Phật. Họ cũng có dự định hỏi Đức Phật về người đàn bà không may mắn đã tạo ra nghiệp ác gì, mà bây giờ bà phải chịu cảnh bị ném xuống biển.

Cũng có nhóm khác gồm bẩy nhà sư, họ cũng đi đảnh lễ Đức Phật. Trên đường đi, họ hỏi thăm đường đi đến tu viện, rồi họ được hướng dẫn đến một hang động, và họ đã ở đó qua đêm; tuy nhiên, vào giữa đêm, một tảng đá lớn từ phía trên đã rơi xuống, và đóng lại cửa ra vào. Sáng hôm sau, các nhà sư ở tu viện gần đó đi đến hang động, họ thấy tảng đá đã chận cửa, rồi họ kêu gọi các người dân từ bẩy làng đến giúp. Những người dân đến giúp cố sức di chuyển tảng đá nhưng không được, cho nên bẩy nhà sư bị kẹt trong hang không có thức ăn và nước uống trong bẩy ngày. Vào ngày thứ bẩy, tảng đá tự động di chuyển một cách kỳ lạ, và các nhà sư đi ra ngoài, rồi tiếp tục cuộc hành trình đến Đức Phật. Họ cũng có dự định hỏi Đức Phật là họ đã tạo nghiệp ác gì, mà bây giờ họ phải bị nhốt vào hang động trong bẩy ngày.

Ba nhóm nhà sư du hành đến gặp Đức Phật. Rồi, mỗi nhóm kể Đức Phật nghe những điều họ đã gặp phải trên đường đi, và Đức Phật đã trả lời các câu hỏi của họ như sau.

Câu trả lời của Đức Phật cho nhóm đầu tiên là: "Nầy các Tỳ Kheo, ngày xưa có một ông nông dân, ông có một con bò rất lười biếng và cứng đầu. Ông nông dân nầy, trong lúc giận dữ, đã buộc một sợi dây thừng làm bằng rơm chung quanh cổ bò, rồi đốt lửa sợi dây, nên con bò bị chết. Vì việc làm ác đức nầy, ông nông dân bị đọa Địa Ngục (Niraya) trong một thời gian rất lâu. Ông đã bị đốt chết trong bẩy kiếp vừa qua." Vì, những việc làm ác trong quá khứ, sẽ mang đến đau khổ trong hiện tại.

Câu trả lời của Đức Phật cho nhóm thứ nhì là: "Nầy các Tỳ Kheo, ngày xưa có một người đàn bà nuôi một con chó. Bất cứ bà làm gì, và bất cứ bà đi đâu, con chó luôn luôn đi theo sau bà. Kết quả là một vài cậu thiếu niên thấy con chó như thế, nên trêu chọc bà. Bà rất tức giận, rồi bà cảm thấy xấu hổ, nên bà dự định giết chết con chó. Bà lấy một cái bình chứa đầy cát, cột quanh cổ chó, và ném chó xuống sông; nên con chó bị chết đuối. Vì việc làm ác đức nầy, người đàn bà nầy đã phải chịu đựng đau khổ trong một thời gian rất lâu, và do nghiệp-ác chưa trả xong, bà ta đã bị ném xuống biển, rồi bị chết đuối."

Câu trả lời của Đức Phật cho nhóm thứ ba là: "Nầy các Tỳ Kheo, ngày xưa có bẩy người chăn-bò (kiếp trước của bẩy nhà sư) thấy một con kỳ nhông bò vào một gò đất, và để đùa nghịch, họ đóng tất cả các cửa ra vào của gò đất. Sau đó, họ hoàn toàn quên mất là con kỳ nhông đã bị nhốt trong gò đất. Bẩy ngày sau đó, họ mới nhớ đến chuyện họ đã đùa nghịch, và họ vội vã trở lại chốn cũ, rồi mở cửa cho con kỳ nhông bò ra. Vì việc làm ác đức nầy, mà bây giờ, bẩy người các ông, cũng phải bị nhốt nơi hang động trong bẩy ngày mà không có thức ăn, và thức uống."

Để kết thúc, Đức Phật nói rằng, "Dù cho có bay-được lên trời cao, hoặc là chạy-trốn đến bất kỳ nơi nào khác, thì chẳng-có nơi nào mà trốn-thoát được hậu-quả của việc-ác do mình đã tạo ra."

BÀI KỆ 127, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI

yatthaṭṭito pāpakammā muñceyya nên jagatippadeso na

vijjati antalikkhe na na samuddamajjhe pabbatānaṃ

vivaraṃ pavissa na

yattha: một nơi nào đó; ṭhito: làm nơi trú ẩn; pāpakammā: từ kết quả của các hành động ác; muñceyya: (một người có thể) trốn thoát được; so: thể loại đó; jagatippadeso: nơi nào trên trái đất; na vijjati: không nhìn thấy; antalikkhe: trên trời; na: không có nơi nào như vậy; samuddamajjhe na: cũng không (có một nơi như vậy) ở giữa đại dương; pabbatānaṃ: (thuộc về, của) núi; vivaraṃ: hở, kẽ hở hoặc đường mở; pavissa: đã đi vào: na: (một người không thể trốn thoát)

Dù cho có bay-được lên trời cao, dù cho có lặn-được xuống đáy biển, dù cho có chui-được vào hang núi đá sâu. Một người làm-ác không-tìm ra được trên Trái Đất nầy bất-cứ nơi trú-ẩn nào, để trốn-thoát được hậu-quả của việc-ác do mình đã tạo ra.

Bài kệ 127 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(127) Dù bay lên tận không trung, Hay là lặn xuống tận cùng bể khơi, Chui vào hang thẳm núi đồi. Khắp trên trần thế chẳng nơi an toàn. Thoát tay nghiệp ác chót mang.

BÌNH LUẬN:

na vijjati so jagatippadeso: không có nơi nào. Ở đây, câu nầy có ý nói rằng không-có nơi nào hoặc trên đất liền, hoặc dưới đáy biển, hoặc trên bầu trời, không-có một nơi nào, mà một người làm-ác có thể trốn-thoát được hậu quả của những việc-ác do mình làm. Bài kệ nầy đề cập đến một số nơi mà có thể được xem là an toàn như: antalikkhe (trên không trung, trên trời); samuddamajjhe (ở giữa biển); pabbatānaṃ vivaraṃ (trong hang đá, chỗ đường nứt của một núi đá).

-----------------------------------

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

SHORT TITLE:

The Story Of Three Groups of Persons, Verse 127, Treasury Of Truth

FULL TITLE:

Shelter Against Death - The Story Of Three Groups of Persons, Verse 127 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 127:

127. Na antalikkhe na samuddamajjhe

na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa

na vijjati so jagatippadeso

yatthaṭṭito muñceyya pāpakammā. (9:12)

Neither in sky nor surrounded by sea,

nor by dwelling in a mountain cave,

nowhere is found that place on earth

where one’s from evil kamma free.

A group of monks were on their way to pay homage to the Buddha and they stopped at a village on the way. Some people were cooking alms-food for those monks, when one of the houses caught fire and a ring of fire flew up into the air. At that moment, a crow came flying, got caught in the ring of fire and dropped dead in the central part of the village. The monks, seeing the dead crow, observed that only the Buddha would be able to explain for what evil deed this crow had to die in this manner. After taking alms-food, they went to the Buddha, to ask about the crow.

Another group of monks were on their way to pay homage to the Buddha. When they were in the middle of the ocean, the boat could not be moved. So, lots were drawn to find out who the unlucky one was. Three times the lot fell on the wife of the skipper. Then the skipper said sorrowfully, “Many people should not die on account of this unlucky woman; tie a pot of sand to her neck and throw her into the water.” The woman was thrown into the sea and the ship started to move. On arrival at their destination, the monks disembarked and continued on their way to the Buddha. They also intended to ask the Buddha due to what evil kamma the unfortunate woman was thrown overboard.

A group of seven monks also went to pay homage to the Buddha. On the way, they enquired at a monastery and they were directed to a cave, and there they spent the night; but in the middle of the night, a large boulder slipped off from above and closed the entrance. In the morning, the monks from the nearby monastery coming to the cave, saw that and they went to bring people from seven villages. With the help of these people they tried to move the boulder, but the seven monks were trapped in the cave without food or water for seven days. On the seventh day, the boulder moved miraculously by itself, and the monks came out and continued their way to the Buddha. They also intended to ask the Buddha due to what previous evil deed they were thus shut up for seven days in a cave.

The three groups of travelling monks went to the Buddha. Each group related to the Buddha what they had seen on their way and the Buddha answered their questions.

The Buddha’s answer to the first group: “Monks, once there was a farmer who had a very lazy and stubborn ox. The farmer, in anger, tied a straw rope round the neck of the ox and set fire to it, and the ox died. On account of this evil deed, the farmer had suffered for a long time in Hell (Niraya). He had been burnt to death in the last seven existences.” The past actions brought on the present suffering.

The Buddha’s answer to the second group: “Monks, once there was a woman who had a dog. Whatever she did and wherever she went the dog always followed her. As a result, some young boys would poke fun at her. She was very angry and felt so ashamed that she planned to kill the dog. She filled a pot with sand, tied it round the neck of the dog and threw it into the water; and the dog was drowned. On account of this evil deed, that woman had suffered for a long time and, in serving the remaining part of the effect, she had been thrown into the water to be drowned.”

The Buddha’s answer to the third group: “Monks, once, seven cowherds saw an iguana going into a mound and, for fun, they closed all the outlets of the mound. After completely forgetting the iguana that was trapped in the mound. Only after seven days did they remember what they had done and hurried to the scene of their mischief to let the iguana out. On account of this evil deed, you seven have been imprisoned together for seven days without any food.”

The Buddha replied, “Even in the sky or anywhere else, there is no place which is beyond the reach of the consequences of evil.”

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 127)

yatthaṭṭito pāpakammā muñceyya so jagatippadeso na

vijjati antalikkhe na samuddamajjhe na pabbatānaṃ

vivaraṃ pavissa na

yattha: somewhere; ṭhito: taking shelter; pāpakammā: from the results of evil actions; muñceyya: (one could) escape; so: that kind of; jagatippadeso: spot on earth; na vijjati: is not seen; antalikkhe: out in space; na: there is no such place; samuddamajjhe na: nor (is there such a place) in the middle of the ocean; pabbatànaü: of mountains; vivaraṃ: cleft, crevice or opening; pavissa: having entered: na: (one cannot escape)

There is no single spot on Earth an evil-doer can take shelter in to escape the results of his evil actions. No such place is seen out there in space, or in the middle of the ocean. Neither in an opening, a cleft or a crevice in a rocky mountain can he take shelter to escape the results of his evil action.

COMMENTARY

na vijjati so jagatippadeso: there is no place. The implication here is that there is no place either on land, in the sea or in the sky where an evil-doer can escape the consequences of his misdeeds. The stanza mentions some of the places which might be considered safe: antalikkhe (space; sky); samuddamajjhe (in the middle of the sea); pabbatānaṃ vivaraṃ (crevices of a rock).

पद्म, padma, thuộc tĩnh từ và thân từ có ba dạng : Nam tính, nữ tính, trung tính. Trong thực vật học पद्म, padma có nghĩa là hoa sen và trong Văn học पद्म, padma là một biểu tượng của vẻ đẹp và sự tinh khiết| Toán học : Tỷ.

Bảng biến hóa thân từ của padma ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

padmaḥ

padmau

padmāḥ

Hô cách 

padma

padmau

padmāḥ

Cách trực bổ 

padmam

padmau

padmān

Cách dụng cụ

padmena

padmābhyām

padmaiḥ

Cách gián bổ

padmāya

padmābhyām

padmebhyaḥ

Cách tách ly

padmāt

padmābhyām

padmebhyaḥ

Cách sở hữu

padmasya

padmayoḥ

padmānām

Cách vị trí

padme

padmayoḥ

padmeṣu

Bảng biến hóa thân từ của padma ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

padmam

padme

padmāni

Hô cách 

padma

padme

padmāni

Cách trực bổ 

padmam

padme

padmāni

Cách dụng cụ

padmena

padmābhyām

padmaiḥ

Cách gián bổ

padmāya

padmābhyām

padmebhyaḥ

Cách tách ly

padmāt

padmābhyām

padmebhyaḥ

Cách sở hữu

padmasya

padmayoḥ

padmānām

Cách vị trí

padme

padmayoḥ

padmeṣu

Bảng biến hóa thân từ của padmā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

padmā

padme

padmāḥ

Hô cách 

padme

padme

padmāḥ

Cách trực bổ 

padmām

padme

padmāḥ

Cách dụng cụ

padmayā

padmābhyām

padmābhiḥ

Cách gián bổ

padmāyai

padmābhyām

padmābhyaḥ

Cách tách ly

padmāyāḥ

padmābhyām

padmābhyaḥ

Cách sở hữu

padmāyāḥ

padmayoḥ

padmānām

Cách vị trí

padmāyām

padmayoḥ

padmāsu

हुम् , Hum là cảm thán từ dùng trong các nghi thức tụng niệm tôn giáo. Hūm, huṃ, hūṃ là những biến cách của âm âm tiết linh thiêng dùng trong những chủng âm thần chú (bījamantra).

Bījamantra ghép từ chữ : बीज  bīja  và मन्त्र mantra, Bījamantra  có  nghĩa là hạt giống âm tiết, hay chủng âm quan trọng của những động từ : ह्रीं hrīṃ, क्रीं krīṃ, श्रीं śrīṃ.

बीज  bīja  là biến cách của vīja và nó có những nghĩa được biết như sau : Hạt giống, chủng tử, mầm, tinh dịch, tinh trùng, gốc nguyên nhân, nguồn gốc.

Bảng biến hóa thân từ của bīja ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

bījam

bīje

bījāni

Hô cách 

bīja

bīje

bījāni

Cách trực bổ 

bījam

bīje

bījāni

Cách dụng cụ

bījena

bījābhyām

bījaiḥ

Cách gián bổ

bījāya

bījābhyām

bījebhyaḥ

Cách tách ly

bījāt

bījābhyām

bījebhyaḥ

Cách sở hữu

bījasya

bījayoḥ

bījānām

Cách vị trí

bīje

bījayoḥ

bījeṣu

Bảng biến hóa thân từ của bījamantra ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít 

Số hai

Số nhiều 

Chủ cách

bījamantram

bījamantre

bījamantrāṇi

Hô cách 

bījamantra

bījamantre

bījamantrāṇi

Cách trực bổ 

bījamantram

bījamantre

bījamantrāṇi

Cách dụng cụ

bījamantreṇa

bījamantrābhyām

bījamantraiḥ

Cách gián bổ

bījamantrāya

bījamantrābhyām

bījamantrebhyaḥ

Cách tách ly

bījamantrāt

bījamantrābhyām

bījamantrebhyaḥ

Cách sở hữu

bījamantrasya

bījamantrayoḥ

bījamantrāṇām

Cách vị trí

bījamantre

bījamantrayoḥ

bījamantreṣu

ॐ  मणि  पद्मे  हूँ  | Oṃ maṇi padme huṃ. Mỗi âm tượng trưng cho sự chấm dứt đau khổ , không còn tái sinh, một trong sáu cõi tồn tại theo chu kỳ của vòng luân hồi :

- OM : Cõi Trời,  देव , Deva.

- MA : Cõi Thần linh, असुर , Asura.

- NI : Cõi Người, मनु , Manu.

- PAD : Cõi Súc sanh, पशु , Paśu.

- ME : Cõi ngạ quỷ, प्रेत ,Preta.

- HUM : Cõi địa ngục, नरक, Naraka.

ॐ  मणि  पद्मे  हूँ  | Oṃ maṇi padme huṃ. Mỗi âm tượng trưng cho sáu sự chuyển hóa hoàn hảo theo cách thực hành Ba la mật, पारमिता , pāramīta :

- OM :  दान,  dāna, Bố thí : Lòng rộng lượng, sự hảo tâm.

- MA : शील , śīla, Giới : Đạo đức.

- NI : क्षान्ति , kṣānti, Nhẫn : Kiên trì.

- PAD : वीर , vīra, Tinh tấn : Chuyên cần, siêng năng.

- ME : ध्यान , dhyāna, Thiền định : Chú tâm.

- HUM : प्रज्ञा , prajñā, Trí tuệ.

ॐ  मणि  पद्मे  हूँ  | Oṃ maṇi padme huṃ. Mỗi âm tượng trưng cho sáu vị Phật :

- OM  : Ratnasambhava, Đức Phật Bảo Sinh.

- MA :  Amaghasiddi, Đức Phật Bất Không Thành Tựu.

- NI : Vajradhara, Đức Phật Chấp Kim Cương.

- PAD : Vairocana, Đức Phật Tỳ Lô Giá Na

- ME : Amitabha, Đức Phật A Di Đà.

- HUM : Akshobya, Đức Phật Bất Động.

ॐ  मणि  पद्मे  हूँ  | Oṃ maṇi padme huṃ. Mỗi âm là một lời thành tâm cầu nguyện hướng về các chư Phật :

- OM  tượng trưng cho lời cầu nguyện hướng về thân thể của các chư Phật.

- MA tượng trưng cho lời cầu nguyện hướng về lời nói của các chư Phật.

- NI  tượng trưng cho lời cầu nguyện hướng về tâm thức của các chư Phật.

- PAD tượng trưng cho lời cầu nguyện hướng về phẩm chất của các chư Phật.

- ME tượng trưng cho lời cầu nguyện hướng về hoạt động của các vị Phật.

- HUM tượng trưng cho việc gom góp sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất, và hoạt động của các chư Phật.

ॐ  मणि  पद्मे  हूँ  | Oṃ maṇi padme huṃ. Mỗi âm được xem như việc trợ  giúp thanh tịnh hóa cho thân tâm :

- OM tượng trưng cho việc thanh tịnh hóa bản thân.

- MA tượng trưng cho việc thanh tịnh hóa lời nói.

- NI tượng trưng cho việc thanh tịnh hóa tâm thức.

- PAD tượng trưng cho việc thanh tịnh hóa những cảm xúc mâu thuẫn.

- ME tượng trưng cho việc thanh tịnh hóa điều kiện ẩn tàng.

- HUM tượng trưng cho việc thanh tịnh hóa tấm màn che phủ trí tuệ.

ॐ  मणि  पद्मे  हूँ | Oṃ maṇi padme huṃ. Mỗi âm tượng trưng cho các màu :

- OM : Trắng.

- MA : Xanh lá cây.

- NI : Vàng.

- PAD : Xanh da trời.

- ME : Đỏ.

- HUM : Đen.

Còn tiếp

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân

Mạng chính của TS Huệ Dân đang thực hiện trong chủ đề Phật học Việt Nam. Tên miền là : phathocvietnam.com

Kính chúc qúy bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Liên hệ : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,

Kính bút

TS Huệ Dân

Tu đạo mới cắt đứt phiền não, tham ái để chứng đắc Niết bàn. Đại thừa thao thức con đường học đạo và độ sanh mới phát nguyện: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Pháp môn đây không chỉ giới hạn các phương pháp tu tập của các hệ phái Phật giáo. Trong Phật giáo còn nhấn mạnh tầm quan trọng giáo nghĩa Ngũ Minh. Đó là thanh minh, Công xảo minh, y phương minh, nhân minh và nội minh.

Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.  Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.[1]”.  Bốn nguyện này, trong các kinh văn, như:-Đạo Hạnh Bát Nhã Kinh, quyển 8, phẩm Thủ Hành; Pháp Hoa Kinh quyển 3, Phẩm Dược Thảo Dụ; An Lạc Kinh, quyển thượng; Lục Tổ Đàn Kinh; Trong giáo lý Mật Tông, Thọ Bồ Đề Tâm Giới Nghĩa; Trong giáo lý Thiên Thai Tông, Ma Ha Chỉ Quán”;[2] thì từ ngữ và cách sắp xếp thứ tự lời nguyện có vài điểm  khác nhau, nhưng cùng ý nghĩa căn bản. Bốn lời nguyện vĩ đại đó là con thuyền lớn chuyên chở Phật pháp đi vào cuộc đời, như là thực hành di huấn của Đức Thế Tôn trước khi Ngài nhập Niết Bàn.

      Tất cả pháp môn tu học trong Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy phải y cứ  vào giáo lý cơ bản Phật dạy, như Tứ Đế, Duyên Khởi, Tam Pháp Ấn và nội dung của ba mươi bảy phẩm trợ đạo nói chung. Đó là tri thức thiết yếu khởi đầu tu tập cho đến giác ngộ. Phật giáo thiết lập phương tiện truyền bá Phật pháp trong các thời đại vào mọi đối tượng con người. Phật pháp trong quá trình đi sâu vào đời sống quần chúng, phải gọi là bất định pháp. Vì nó được hiểu rằng, mọi pháp môn biểu hiện đều là  phương tiện. Phương tiện thì có sai biệt, mục đích chỉ là thoát ly sanh tử luân hồi. Toàn bộ Phật pháp không ngoài giáo lý Tứ Diệu Đế. Tất cả pháp môn tu không ngoài giáo lý Tứ Đế mà triển khai, mới thực là Phật pháp. “Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều thâu nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các Thiện pháp đều tập trung trong Bốn Thánh đế. Thế nào là trong Bốn Thánh đế? Trong Khổ Thánh đế, trong Khổ tập Thánh đế, trong Khổ diệt Thánh đế, trong Khổ diệt đạo Thánh đế[3]” Tứ thánh đế, bốn chân lý chắc thực, thuyết minh hai phương diện nhân quả thế gian và xuất thế gian. Vai trò của giáo lý này vô cùng quan trọng, Đức Phật nhấn mạnh như sau: “Hỡi này các Tỳ Khưu , ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anuttaram samma sambodhim) Đến khi, hỡi này các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ thì, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.[4] Kinh Chuyển Pháp Luân triển khai giáo lý Tứ Đế với ba sắc thái và mười hai phương thức trong ý nghĩa Thị chuyển, Khuyến chuyển và chứng chuyển.Truyền bá Phật pháp là giúp người  thực hành bốn chân lý ấy. Đối trước hoàn cảnh, người xuất gia hay tại gia tu hành đều hướng đến chỗ cứu cánh thành Phật. Lộ trình ấy, thông qua viên mãn Bồ tát đạo. Do vậy, tu học cần có chí nguyện cao thượng, bền chắc và lâu dài Bốn nguyện ấy dựa trên nguyên tắc giáo lý Tứ Thánh Đế. Đó là ứng dụng tinh thần chuyển pháp luân của Phật qua sự thực nghiệm giáo Lý Tứ Diệu Đế.

      Khổ Thánh Đế, chúng sanh khổ, nên phát nguyện: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” Đó là lời nguyện vĩ đại thứ nhất.

      Tập Thánh Đế, nguyên nhân khổ đau là do phiền não và tham ái; nên phát nguyện: “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”. Đó là lời nguyện vĩ đại thứ hai.

      Đạo Thánh Đế, là nội dung giáo lý đức Phật ra đời giáo hóa chúng sanh; nên phát nguyện: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Đó là lời nguyện vĩ đại thứ ba.

       Diệt Thánh Đế, là trạng thái Niết bàn giải thoát, Đức Phật chứng ngộ, là kết quả của sự tu đạo; nên phát nguyện: “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Đó là lời nguyện vĩ đại thứ tư.

      Nhận thức cuộc đời là khổ mà phát nguyện độ vô biên chúng sanh. Đứng về phương diện tu tâm mà luận, tức độ ý niệm chúng sanh trong tâm. Niệm chúng sanh tức niệm tham ái và chấp thủ đưa đến luân hồi sanh tử. Sanh tử là nội dung của khổ đau trong tam giới lục đạo. Người học đạo cần chuyển hóa tâm ấy thành tâm giải thoát. Đó là tinh thần tự lợi, còn tinh thần lợi tha là phát huy tinh thần giáo hóa chúng sanh. Nếu tự thân mình mong thoát khỏi sanh tử thì cũng mong tất cả chúng sanh thoát khỏi sanh tử. Nhưng muốn thực hiện tinh thần “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” cần tu tập từ bi và trí tuệ. Nếu bản thân chưa đủ đạo hạnh thì không thực hiện được mục đích cao quý đó. Như một người nhiệt tâm nhảy vào đầm nước sâu cứu người sắp chết đuối mà không biết bơi lội thì cuối cùng hai người đều chịu chết oan uổng. Trong giáo lý Đại thừa, nhấn mạnh tinh thần tự hành và hóa tha. Có nghĩa muốn giáo hóa tha nhân thì bản thân mình trước phải thực tiển tu hành. Nếu tự mình không tu hành mà khuyên người khác tu hành không có hiệu quả. Độ vô biên chúng sanh, là thành tựu vô biên phước đức và trí tuệ.

      Nguyên nhân của khổ đau chính là tham ái, cụ thể là tham, sân và si. Tham, sân và si là tính chất chung của tất cả mọi thứ phiền não ô nhiễm, nói rộng ra là tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não. Muốn thoát khổ sinh tử phải tu Giới- Định- Tuệ, ba đặc trưng chung của giáo lý Bát Chánh Đạo. Nhận rõ bản chất phiền não và phát nguyện đoạn trừ và hướng dẫn người khác tu tập. Đại thừa cụ thể hóa phương pháp đoạn trừ phiền não qua giáo lý lục độ, đó là Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tin tấn, thiền định và trí tuệ. Thực hành sáu pháp ấy mới có khả năng đoạn vô tận phiền não. Bản chất tham ái luôn cám dỗ con người, ý thức sâu sắc tham ái càng nhiều, khổ đau càng  triền miên.  Lộ trình tu tập, đoạn trừ một phần phiền não thì sẽ chứng được một phần giải thoát. Phiền não là gánh nặng của kẻ lữ hành trên sa mạc, bỏ bớt gánh nặng thì kẻ lữ hành mới thong dong nhẹ bước.

      Tu đạo mới cắt đứt phiền não, tham ái để chứng đắc Niết bàn. Đại thừa thao thức con đường học đạo và độ sanh mới phát nguyện: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Pháp môn đây không chỉ giới hạn các phương pháp tu tập của các hệ phái Phật giáo.  Trong Phật giáo còn nhấn mạnh tầm quan trọng giáo nghĩa Ngũ Minh. Đó là thanh minh, Công xảo minh, y phương minh, nhân minh và nội minh. “Thanh minh, là khả năng thông thạo về ngôn ngữ, văn từ. Công xảo minh là khả năng thông thạo về nghề nghiệp, toán học, khoa học, văn chương, triết lý thuộc ngoại điển. Y phương minh là khả năng hiểu biết về y lý, thuốc men, trị bệnh. Nhân minh là khả năng thông thạo về chánh, tà, đúng, sai... là khả năng luận lý, lý giải. Nội minh là kiến thức thông rõ (gồm cả kinh nghiệm tu tập) ba tạng Kinh điển của Phật giáo.[5]”. Cho nên, lý tưởng tu học là luôn gắn cả sanh mạng với sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh. Người có tầm nhìn rộng lớn, dùng phương tiện khéo truyền bá Phật pháp, nên cần phải học nhiều, hiểu rộng; không nên chủ quan, xem pháp mình tu là quan trọng, pháp môn khác là thứ yếu.

      Tu tập Tứ đế là chứng đắc Niết bàn, giải thoát sanh tử. Phật là bậc đã chứng Niết bàn viên mãn, vì công hạnh tự giác và giác tha viên mãn. Theo Đại thừa, muốn chứng quả Phật phải tu Bồ tát đạo. Chính vì lý do đó mà phát nguyện: “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Nếu không có nguyện lực kiên cố, khi gặp chướng ngại sẽ bị thối tâm ban đầu. Thực chất Niết bàn vô tướng, siêu việt nhận thức, ngôn ngữ, khái niệm. Đó là thế giới chân thật hiện hữu khi tâm lìa bỏ phiền não, tham ái và chấp thủ. Niết bàn, hay Phật quả là nội dung tuệ giải thoát, trí tuệ ấy thấy được tính duyên khởi vạn vật. "Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi[6]

      Phật pháp bao hàm trong giáo lý Tứ Thánh Đế, vận hành giáo lý ấy vào thế gian mà thiết lập bốn đại nguyện, giúp đời thoát khổ. Đức Phật nhập diệt trên hai mươi lăm thế kỷ, chánh pháp của Phật được tồn tại đến ngày hôm nay là nhờ đệ tử Phật có tinh thần hoằng pháp. Nhận thức Giáo Lý Thánh Đế là một vấn đề, chứng ngộ mới là mục đích tu học. Phát bốn nguyện lớn là một vấn đề, thành tựu bốn nguyện lớn ấy là chứng ngộ viên mãn Tứ Thánh Đế. Đây là tinh hoa của giáo lý Đại thừa, thông qua phương tiện tu tập và độ sanh mà không rời xa tâm yếu Phật Pháp./.



[1] Nội dung này xuất từ Lục Tổ Đàn Kinh, trong thiền môn Việt Nam và Tông Thiên Thai Nhật Bản thường tụng.

[2] Thích Tinh Vân-Từ Tứ Thánh Đế đến Tứ Hoằng Thệ Nguyện, Phổ Môn Học Báo Kì 2, tháng 3 /2001.

[3] HT.Thích Minh Châu dịch,  Kinh Trung Bộ tập1, Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi.

[4] HT. Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ, V-420. Kinh Chuyển Pháp Luân.

[5] Thích Chơn Thiện, Phật Học Khái Luận, Chương 3- Tăng Bảo, tiết IV-Ngũ Minh, VNCPHVN tái bản 1997

[6] HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ tập I , Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi (Mahahatthipadopamasuttam)

Vài dòng giới thiệu về câu chú Văn Thù Sư Lợi trong phạn ngữ, qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân

Mañjuśrī mantra | Văn Thù  Sư Lợi chân ngôn

Oṃ a ra pa ca na dhīḥ

Namah samanta buddhanam ha ha ha sutanu svaha.

Hay

Namah samanta buddhānām. He he Kumāraka vimukti pathasthita smara smara pratijñā svāhā.

मञ्जुश्री,  Mañjuśrī, trong tiếng Phạn là một tên của Ngài Văn thù sư lợi, ông là một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Người ta xem Ngài Văn thù sư lợi như một biểu tượng trí huệ để phá đêm tối của Vô minh.

मञ्जुश्री,  Mañjuśrī là từ được ghép từ hai chữ : मञ्जु mañju và श्री śrī.

Bảng biến hóa thân từ của mañjuśri ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

mañjuśrīḥ

mañjuśryā

mañjuśryaḥ

Hô cách

mañjuśri

mañjuśryā

mañjuśryaḥ

Cách trực bổ

mañjuśryam

mañjuśryā

mañjuśryaḥ

Cách dụng cụ

mañjuśryā

mañjuśrībhyām

mañjuśrībhiḥ

Cách gián bổ

mañjuśrye

mañjuśrībhyām

mañjuśrībhyaḥ

Cách tách ly

mañjuśryaḥ

mañjuśrībhyām

mañjuśrībhyaḥ

Cách sở hữu

mañjuśryaḥ

mañjuśryoḥ

mañjuśrīṇām

Cách vị trí

mañjuśryi

mañjuśryoḥ

mañjuśrīṣu

मञ्जु  mañju, thuộc tĩnh từ và thân từ có ba dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính.  मञ्जु  mañju có những nghĩa được biết như sau : đẹp, dễ chịu, duyên dáng, quyến rũ.

 Bảng biến hóa thân từ của mañju ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

mañjuḥ

mañjū

mañjavaḥ

Hô cách

mañjo

mañjū

mañjavaḥ

Cách trực bổ

mañjum

mañjū

mañjūn

Cách dụng cụ

mañjunā

mañjubhyām

mañjubhiḥ

Cách gián bổ

mañjave

mañjubhyām

mañjubhyaḥ

Cách tách ly

mañjoḥ

mañjubhyām

mañjubhyaḥ

Cách sở hữu

mañjoḥ

mañjvoḥ

mañjūnām

Cách vị trí

mañjau

mañjvoḥ

mañjuṣu

Bảng biến hóa thân từ của mañju ở dạng nam tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

mañju

mañjunī

mañjūni

Hô cách

mañju

mañjunī

mañjūni

Cách trực bổ

mañju

mañjunī

mañjūni

Cách dụng cụ

mañjunā

mañjubhyām

mañjubhiḥ

Cách gián bổ

mañjune

mañjubhyām

mañjubhyaḥ

Cách tách ly

mañjunaḥ

mañjubhyām

mañjubhyaḥ

Cách sở hữu

mañjunaḥ

mañjunoḥ

mañjūnām

Cách vị trí

mañjuni

mañjunoḥ

mañjuṣu

Bảng biến hóa thân từ của mañjuḥ ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

mañjuḥ

mañjū

mañjavaḥ

Hô cách

mañjo

mañjū

mañjavaḥ

Cách trực bổ

mañjum

mañjū

mañjūḥ

Cách dụng cụ

mañjvā

mañjubhyām

mañjubhiḥ

Cách gián bổ

mañjvai | mañjave

mañjubhyām

mañjubhyaḥ

Cách tách ly

mañjvāḥ | mañjoḥ

mañjubhyām

mañjubhyaḥ

Cách sở hữu

mañjvāḥ | mañjoḥ

mañjvoḥ

mañjūnām

Cách vị trí

mañjvām | mañjau

mañjvoḥ

mañjuṣu

श्री, śrī có những nghĩa được biết như sau : cơ hội, sự thịnh vượng, giàu có, hạnh phúc, vinh quang, sắc đẹp.

Bảng biến hóa thân từ của śrī ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

śrīḥ | śrī

śryau | śriyau

śryaḥ | śriyaḥ

Hô cách

śrīḥ | śri

śryau | śriyau

śryaḥ | śriyaḥ

Cách trực bổ

śrīm | śriyam

śryau | śriyau

śrīḥ | śriyaḥ

Cách dụng cụ

śryā | śriyā

śrībhyām

śrībhiḥ

Cách gián bổ

śryai | śriyai | śriye

śrībhyām

śrībhyaḥ

Cách tách ly

śryāḥ | śriyāḥ | śriyaḥ

śrībhyām

śrībhyaḥ

Cách sở hữu

śryāḥ | śriyāḥ | śriyaḥ

śryoḥ | śriyoḥ

śrīṇām | śriyām

Cách vị trí

śryām | śriyi | śriyām

śryoḥ | śriyoḥ

śrīṣu

Trong nghệ thuật tranh tượng, Ngài Văn thù sư lợi thường được thấy qua những hình ảnh khác nhau như : Ngài đang ngồi trên lưng một con sư tử.  Một hình ảnh khác trình bày :  Tay phải của Ngài đang vung thanh kiếm trí tuệ (jñānakhaḍga) để đoạn trừ vô minh. Bên tay trái của Ngài đang cầm một cuốn sách và bàn tay trái uốn lên ngang với tầm tim, là biểu trưng cho cho trí tuệ siêu việt (Prajnaparamita, प्रज्ञा  पारमिता).

Bảng biến hóa thân từ của jñānakhaḍga ở dạng nữ tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

jñānakhaḍgaḥ

jñānakhaḍgau

jñānakhaḍgāḥ

Hô cách

jñānakhaḍga

jñānakhaḍgau

jñānakhaḍgāḥ

Cách trực bổ

jñānakhaḍgam

jñānakhaḍgau

jñānakhaḍgān

Cách dụng cụ

jñānakhaḍgena

jñānakhaḍgābhyām

jñānakhaḍgaiḥ

Cách gián bổ

jñānakhaḍgāya

jñānakhaḍgābhyām

jñānakhaḍgebhyaḥ

Cách tách ly

jñānakhaḍgāt

jñānakhaḍgābhyām

jñānakhaḍgebhyaḥ

Cách sở hữu

jñānakhaḍgasya

jñānakhaḍgayoḥ

jñānakhaḍgānām

Cách vị trí

jñānakhaḍge

jñānakhaḍgayoḥ

jñānakhaḍgeṣu

Cái nón Ngài đội trên đầu có năm nhánh nhỏ nhô ra, đó là sự tượng trưng cho năm vị Phật được biết tên như sau : Akshobhya (Đức Phật Bất Động), Amoghasiddhi (Đức Phật Bất Không Thành Tựu), Amitabha (Đức Phật A Di Đà), Ratnasambhava (Đức Phật Bảo Sinh), Vairocana (Đức Phật Tỳ Lô Giá Na), và năm trí tuệ trong sáng mà Đức Phật đã định nghĩa tổng quát được trình bày dưới đây : "Mọi thứ trong vũ trụ có thể được phân loại thành năm khía cạnh của Sáng (विद्या, vidyā) và Tối (अविद्य, avidyā). Sáng là sự phát triển mọi thứ tốt trong vũ trụ và đem lại lợi ích cho đại chúng. Những thứ gây rắc rối, phiền não được xem như là Tối".

Năm trí tuệ trong sáng được biết trong phạn ngữ qua các tên :

- Cikitsvidya : Y học. 

- Silpakarmasthanavidya :  Nghệ thuật và Công nghệ.

- Sabdavidya : Văn bản, giao tiếp.

- Hetuvidya : Nhân và Quả hay  Luân lý thuộc về đạo đức trong nhà Phật

- Adhyatmavidya : Giải thoát, Năng lực phi thường.

Thuật ngữ विद्या vidyā là một từ ngữ Ấn Độ cổ xưa, nó được sự dụng trong nhiều văn cảnh khác nhau để nói lên những điều khác nhau và phản nghĩa của nó là avidya, còn được gọi là Vô minh hoặc tối tăm.

Ngũ Minh trong văn học Phật được xem như là là Phật pháp. Bởi vì Phật pháp bao hàm tất cả các chân lý, những nguyên lý cơ bản của sự thật và bản chất tự nhiên của mọi hiện tượng, được diễn tả toàn bộ tương quan Chân lý của Vũ trụ qua năm khía cạnh của năm ngành khoa học hoặc những lĩnh vực kiến thức khác nhau.

Sự tượng trưng cho năm vị Phật trên cái nón của Ngài Văn thù sư lợi cũng là khái niệm dựa trên Thuyết Tam Thân (Trikaya) trong Phật học.

Còn tiếp

Kính chúc qúy bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Kính bút

TS Huệ Dân

Đức Phật A Di Đà thường được kết hợp với sự vãng sinh của những người chết. Cho nên, Kern và Matsumoto Bunzabùro đã tìm nguồn gốc của A Di Đà trong tín ngưỡng Yama của Veda.

Tiết 1. 
LUẬN THUYẾT BA – TƯ

Như đã thấy ở chương I, đức Phật A Di Đà đã được nhấn mạnh như một đức Phật ánh sáng. Trong những danh hiệu của đức Phật này, yếu tố ánh sáng đã xuất hiện một cách khá thường xuyên.

Do đó, vào những năm đầu của thế kỷ XX, những người nghiên cứu hầu như đã nhất trí đi tìm nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà trong tín ngưỡng và thần thoại của dân tộc Iran.

Tiêu biểu có một số ý kiến như sau:

- Học giả người Anh Laurence Austine Waddell (1854-1938), cho rằng tín ngưỡng A Di Đà là một phát triển của thần thoại mặt trời trong tôn giáo Iran[1].

- Nhà ngôn ngữ, học giả người Anh Joseph Edkins (1823 - 1905), coi nó xuất phát từ tính ngưỡng Ormazd, trong khi Beal lại tìm thấy Vô Lượng Quang đến từ vị thần ánh sáng Mithrsa, còn Vô Lượng Thọ thì từ vị thần thời gian vô lượng Zurvana Akarana của tôn giáo Zarathustra[2].

-Pelliot và Lévi cũng đồng tình để nghĩ rằng, tín ngưỡng A Di Đà đã có một liên hệ nào đó với tín ngưỡng bày tỏ trong thánh điển Avesta của Zarathustra.

Thuyết nguồn gốc Iran này ngày nay không được chú trọng mấy, một mặt vì nền văn hiến Avesta không có nhiều giá trị bảo chứng ngôn ngữ, và mặt khác vì có những chứng cớ cho phép tìm hiểu nguồn gốc Ấn độ của chính bản thân Phật A Di Đà.

Về nền văn hiến Avesta, tuy có nói đến ánh sáng và đời sống thọ mạng như hai đặc tính của Ormazd, vị thần sáng tạo ramọi thứ tốt lành, nó đã không cho ta một sựliên hệngôn ngữhọc nào giữa Ormazd và A Di Đà, trong khi những những tư liệu Ấn độ lại cung cấp những chứng cớ cho sự liên hệ giữa A Di Đà với những vị thần của Vệ đà.  

TIẾT 2.

LUẬN THUYẾT TRONG TÔN GIÁO ẤN ĐỘ

2.1. Thuyết thần Vinu

Đức  Phật A  Di  Đà thường  được  kết hợp với sự vãng  sinh của những người chết.  Cho nên, Kern và Matsumoto Bunzabùro đã tìm nguồn  gốc của A Di Đà trong tín ngưỡng Yama của Veda.

Nhưng phải đợi đến khi Wogihara công bố những kết quả nghiên cứu liên hệ giữa tín ngưỡng Di Đà và Viṣnu, ta mới có một quan điểm rõ ràng về nguồn gốc của A Di Đà.

Viṣnu là một vị thần mặt trời. Ở điểm cao nhất của bầu trời (padaṃ paramaṃ) có một nguồn suối अम्रंत​ amṛta (cam lồ) là thứ rượu soma. Các vị thần uống vào đều trở thành bất tử. Yama là kẻ đầu tiên sinh vào cõi ấy[3].

Vậy thì, Viṣnu vừa là vị thần ánh sáng, vừa là vị thần bất tử, hai đặc tính hoàn toàn thích hợp với Phật A Di Đà. अमित​ amita là một dạng tục ngữ của अम्रंत​ amṛta, tức Cam lồ bất tử.

Do đó, tín ngưỡng A Di Đà có thể xuất phát từ tín ngưỡng Viṣnu, một vị thần đã xuất hiện từ thời Veda.

Theo Wogihara thì từ nguyên ủy, A Di Đà được quan niệm như sống lâu không lường, tức आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽), rồi sau do ảnh hưởng của tín ngưỡng mặt trời, được quan niệm thêm là một vị Phật ánh sáng không lường, tức अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光).

Thuyết nguồn gốc Ấn độ này không phải không có ít nhiều giá trị. Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng tín ngưỡng A Di Đà thực sự xuất hiện từ tín ngưỡng Viṣnu thì tỏ ra quá đơn giản, bởi vì nếu chỉ cần tìm nguồn gốc của những đặc tính gán cho Phật A Di Đà thì nó cũng chưa giải quyết được vấn đề nguồn gốc của chính tín ngưỡng ấy ở trong Phật giáo.

2.2. Thuyết thần Varūṇa và Varana

Trong Vệ đà, thần mặt trời gọi là Varūṇa ở thế giới phía tây có tên Sukha. Varūṇa cũng là vị thần bất tử. Như vậy chỉ Varūṇa thôi cũng đã hội đủ hai điều kiện अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) và आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽).

Trong Avesta, Varūṇa đã trở thành Varana vị thần của ánh sáng và thọ mạng vô lượng.

Từ đó, khi Varūṇa biến thành vị thần tối cao trong tín ngưỡng của người Ấn độ và Iran, thì không thể nào không có những ảnh hưởng nhất định trên Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo miền tây bắc Ấn độ lúc ấy đang chịu quyền cai trị của người Iran qua trung gian vương quốc An tức.

Những kinh điển nói về Phật A Di Dà hiện nay như Vô lượng thọ kinh đã bộc lộkhá nhiều dấu vết ảnh hưởng Iran vừa nói.

Nhưng trước khi bàn rộng vấn đề này, ta phải nghiên cứu thêm các truyền thuyết về Phật A Di Đà trong kinh điển Phật giáo. Cho nên, một quan điểm khác đề xuất thuyết nguồn gốc Ấn độ trong Phật giáo.



[1] Cf. Emmerick, RE, "Buddhism amongst Iranian peoples" in: Yarshater, Ed, Cambridge History of Iran, vol 3.2, Cambridge, CUP, 1983; Foltz, R, Religions of the Silk Road: Overland trade and Cultural exchange from Antiquity to Fifteenth Century, New York: St. Martins Press, 1999

[2] Cf. Boyce, Mary (1957),  Some reflections on Zurvanism, Bulletin of the School of Oriental and African Studies; Frye, Richard (1959), Zurvanism Again, The Harvard Theological Review, London, Cambridge.

[3] Cf. A History of Indian Philosophy by Surendranath Dasgupta, cambridge at the university press, 1922.

ॐ मणि पद्मे हूँ | Oṃ maṇi padme huṃ. Mỗi âm tượng trưng cho những trí tuệ :

- OM tượng trưng cho trí tuệ thanh thản, an bình.

- MA tượng trưng cho trí tuệ hoạt động.

- NI tượng trưng cho trí tuệ tự tái sanh.

- PAD tượng trưng cho trí tuệ pháp giới.

- ME tượng trưng cho trí tuệ phân biệt.

- HUM tượng trưng cho trí tuệ như gương.

ॐ  मणि  पद्मे  हूँ  | Oṃ maṇi padme huṃ. Mỗi âm được diễn nghĩa theo Minh Họa Lục Tự Đại Minh Chú :

Minh Họa Lục Tự Đại Minh Chú

OM

MA

Ni

Pad

Me

Hum

Trắng

Xanh lục

Vàng

Xanh da trời

Đỏ

Đen

Đức Phật Bảo Sinh

Đức Phật Bất Không Thành Tựu

Đức Phật Chấp Kim Cương

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na

Đức Phật A Di Đà

Đức Phật Bất Động

màu trắng, âm vận thể hiện Thánh Đức của Quán Thế Âm Bồ Tát được phát ra từ Thần lực du hý tự tại.

âm vận tiêu biểu cho công hạnh, phát sinh từ năng lực Thần thông Từ Bi vô ngại của Quán Thế Âm Bồ Tát, thị hiện trước tất cả chúng sinh.

âm vận biểu hiện cho Trí Tuệ bao hàm Thân, Khẩu, Ý, Đức và Hạnh.

âm vận tiêu biểu cho bản thân (THÂN) , thể hiện Thần thông du hý bình đẳng vô tận của Đức Đại Bi Quán Thế Âm.

âm vận của ngôn ngữ (KHẨU) biểu hiện cho năng lực Thần thông an lạc vô tận của Đức Đại Bi Quán Thế Âm ban bố cho tất cả chúng sinh.

âm vận của ý (ý), biểu hiện cho năng lực Thần thông du hý của Tâm Từ vô tận mà Đức Quán Thế Âm đã nhìn tất cả chúng sinh như con một của Ngài.

là tướng thể của Thiền định viên mãn, hằng diệt trừ tính kiêu ngạo, nhất là tính tự cao của cõi Trời, vì đó là cội nguồn phát sinh phiền não sa đọa (rơi xuống các cõi thấp hơn).

là tính thể của Nhẫn Nhục Ba La Mật, có công năng tiêu trừ tính ganh ghét đố kỵ đặc biệt đang ngự trị cõi A Tu La (Asura).

là tính thể của Trì Giới Ba La Mật, hay diệt trừ sự si mê, là nguyên nhân đưa đến sự sinh già bệnh chết của loài người.

là tính thể của Tinh Tiến Ba La Mật có công năng diệt trừ sự vô minh, là nguyên nhân đưa đến các sự khổ đau của cõi Súc sinh.

là tính thể của Bố Thí Ba La Mật có công năng tẩy trừ tính tham lam, tham dục, keo kiệt là nguồn gốc sinh ra sự khổ não đói khát của loài Ngạ Quỷ.

Trí Tuệ Ba La Mật, có công năng tiêu trừ tính giận dữ và thù hận là nguyên nhân đưa đến quả báo phải chịu cực hình khổ não ở cõi Địa ngục.

đồng với hình tướng và công năng uy lực của vua trời Đế Thích (Indra), vị Thánh của hàng Trời.

đồng hóa với Tướng và Dụng của Ngài Dũng Hiền (Vìra Bhadra hay Vemacitra ), vị Thánh trong hàng A Tu La.

đồng với hình tướng và công hạnh của Đức Thích Ca Mâu Ni (‘Sàkya Munïi) hóa thân của những vị Thánh trong loài người

đồng với hình tướng và công hạnh của Ngài Sư Tử Dũng Mãnh (Simïha Ugra hay Dhruva simïha ), vị Thánh trong cõi Súc sinh.

đồng hóa với sắc thân và công hạnh của Tiêu Diện Đại Sĩ (Diệm Khẩu – Jvala Mukha) vị Thánh trong cõi Ngạ Quỷ.

đồng với sắc tướng và công hạnh của Đức Diêm La Pháp Vương (Yama dharma Ràjà hay Dharmaràja), vị Thánh cứu tinh cho chúng sinh trong cõi Địa ngục.

thể hiện cho Bình Đẳng Tính Trí (Samanta jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Nam vào thế giới Chúng Bảo Trang Nghiêm của Đức Phật Bảo Sinh (Ratna Sambhava).

thể hiện cho ánh sáng của Thành Sở Tác Trí (Krïtya musïtïhàna jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Bắc vào thế giới Thanh Tịnh Diệu Hạnh Thành Tựu của Đức Phật Bất Không Thành Tựu (Amogha siddhi).

thể hiện ánh sáng Trí Tuệ Thần thông diệu dụng, dẫn dắt chúng sinh vào thế giới Thanh Tịnh Viên Mãn của Đức Phật Thứ Sáu là Ngài Chấp Kim Cương (Vajra dhàra – Trì Kim Cương)

là ánh sáng Pháp giới Thể Tính Trí (Dharma dhàtu para Krïti jnõàna) hướng dẫn 06 loài chúng sinh đi vào Thế Giới Trung Ương Mật Nghiêm của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana).

là ứng hiện của ánh sáng Diệu Quán Sát Trí (Pratyave Ksïana jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Tây đi vào Thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà (Amitàbha).

là ứng hiện của ánh sáng Đại Viên Kính Trí (adar’sa jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Đông đi vào Thế giới Diệu Lạc của Đức Phật Bất Động (Aksïobhya).

Nguyên bản Phạn ngữ của câu chân ngôn Bồ Tát Quán Thế Âm và phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân :

Om maņi padme huṃ. Mahājñāna cittotpāda, cittasya na-vitarka, sarvārtha bhūri siddhaka, na-purāņa na-pratyutpanna. Namo Lokeśvarāya svāhā.

Ý nghĩa từ vựng

Phần ý nghĩa của chữ Om, Mani, Padme, Hum đã có rồi. Bây giờ sang phần tham khảo của các từ phạn ngữ còn lại trong câu chú.

Mahā viết theo mẫu devanāgarī : महा , có nhiều nghĩa được biết như sau : Tuyệt vời, to lớn, bao la, vĩ đại, cao, mênh mông.  मह, maha có nguồn từ chữ  महत्, mahat với gốc động từ căn là √ मह् mah.

महत्  mahat, thân từ thuộc tĩnh từ và có ba dạng : Nam tính, nữ tính, trung tính. महत्  mahat, có nhiều nghĩa được biết như sau : Lớn, to, cao, bao la, quan trọng, việc quan trọng, quyền lực có khả năng phân biệt, chức năng cao trọng.

Động từ căn √ मह् , mah, có nhiều nghĩa được biết như sau : vui mừng, tôn cao, kích thích, tăng cường, phóng đại, danh dự, kỷ niệm, để phát triển và mở rộng, tôn vinh, kính phóng đại.

Bảng biến hóa thân từ của mahat  ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

mahān

mahāntau

mahāntaḥ

Hô cách

mahān

mahāntau

mahāntaḥ

Cách trực bổ

mahāntam

mahāntau

mahataḥ

Cách dụng cụ

mahatā

mahadbhyām

mahadbhiḥ

Cách gián bổ

mahate

mahadbhyām

mahadbhyaḥ

Cách tách ly

mahataḥ

mahadbhyām

mahadbhyaḥ

Cách sở hữu

mahataḥ

mahatoḥ

mahatām

Cách vị trí

mahati

mahatoḥ

mahatsu

Bảng biến hóa thân từ của mahat ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

mahat

mahatī

mahānti

Hô cách

mahat

mahatī

mahānti

Cách trực bổ

mahat

mahatī

mahānti

Cách dụng cụ

mahatā

mahadbhyām

mahadbhiḥ

Cách gián bổ

mahate

mahadbhyām

mahadbhyaḥ

Cách tách ly

mahataḥ

mahadbhyām

mahadbhyaḥ

Cách sở hữu

mahataḥ

mahatoḥ

mahatām

Cách vị trí

mahati

mahatoḥ

mahatsu

ज्ञान, jñāna ghép từ chữ jñā_1 và thân kép -na. ज्ञान,  jñāna có những nghĩa được biết như sau : Sự hiểu biết, Tri thức, khoa học, sự thông minh, trí  tuệ, suy nghĩ, ý thức, sự sáng suốt. Chữ đồng nghĩa của jñāna là विद्या vidyā  và बुद्धि buddhi.

Bảng biến hóa thân từ của jñāna ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

jñānam

jñāne

jñānāni

Hô cách

jñāna

jñāne

jñānāni

Cách trực bổ

jñānam

jñāne

jñānāni

Cách dụng cụ

jñānena

jñānābhyām

jñānaiḥ

Cách gián bổ

jñānāya

jñānābhyām

jñānebhyaḥ

Cách tách ly

jñānāt

jñānābhyām

jñānebhyaḥ

Cách sở hữu

jñānasya

jñānayoḥ

jñānānām

Cách vị trí

jñāne

jñānayoḥ

jñāneṣu

Động từ căn √ ज्ञा jñā_1 thuộc nhóm 9, và có những nghĩa được biết như sau : Hiểu biết, ý thức được, biết làm, khả năng học và hiểu biết dễ dàng, muốn biết, báo tin, được báo tin.

Thân kép ॰न -na  là biến cách, -ṇa dùng làm bổ nghĩa tính chất cho trung tính.

Cittotpāda là một cách viết khác của chữ  Citta và Utpad.

चित्त ,  citta là qúa khứ phân từ của động từ Cit_1.  चित्त ,  citta thuộc về tĩnh từ và  thân từ có ba dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính. Cittā  có  những nghĩa được biết như  sau : đã suy nghĩ, đã ghi, đã hiểu. Citta theo dạng trung  tính có những nghĩa như :  Hiểu biết bằng sự suy nghĩ, tinh thần, thông minh, tâm, thông minh sáng suốt.

Bảng biến hóa thân từ của citta ở dạng trung tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

cittaḥ

cittau

cittāḥ

Hô cách

citta

cittau

cittāḥ

Cách trực bổ

cittam

cittau

cittān

Cách dụng cụ

cittena

cittābhyām

cittaiḥ

Cách gián bổ

cittāya

cittābhyām

cittebhyaḥ

Cách tách ly

cittāt

cittābhyām

cittebhyaḥ

Cách sở hữu

cittasya

cittayoḥ

cittānām

Cách vị trí

citte

cittayoḥ

citteṣu

Bảng biến hóa thân từ của citta ở dạng trung tính :

Trung t ính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

cittam

citte

cittāni

Hô cách

citta

citte

cittāni

Cách trực bổ

cittam

citte

cittāni

Cách dụng cụ

cittena

cittābhyām

cittaiḥ

Cách gián bổ

cittāya

cittābhyām

cittebhyaḥ

Cách tách ly

cittāt

cittābhyām

cittebhyaḥ

Cách sở hữu

cittasya

cittayoḥ

cittānām

Cách vị trí

citte

cittayoḥ

citteṣu

Bảng biến hóa thân từ của cittā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

cittā

citte

cittāḥ

Hô cách

citte

citte

cittāḥ

Cách trực bổ

cittām

citte

cittāḥ

Cách dụng cụ

cittayā

cittābhyām

cittābhiḥ

Cách gián bổ

cittāyai

cittābhyām

cittābhyaḥ

Cách tách ly

cittāyāḥ

cittābhyām

cittābhyaḥ

Cách sở hữu

cittāyāḥ

cittayoḥ

cittānām

Cách vị trí

cittāyām

cittayoḥ

cittāsu

Động từ căn √ चित् cit_1, thuộc nhóm 1, và có những nghĩa như sau : Ghi  dấu, quan sát, cảm  nhận, suy nghĩ, hiểu biết, biết, biết rõ ràng, làm cho thấu hiểu, gợi nhớ, dự thẩm, thẩm cứu, dạy dỗ, giáo dục, học, soi sáng, dạy, luyện.

चित् cit_2 : Tư tưởng ý thức được, Sự biết, sự hiểu biết, sự nhận thức, nhận thức, tri thức, kiến thức, tri giác, sự quen biết, sự giao thiệp.

Bảng biến hóa thân từ của cit_2 ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

cit

citau

citaḥ

Hô cách

cit

citau

citaḥ

Cách trực bổ

citam

citau

citaḥ

Cách dụng cụ

citā

cidbhyām

cidbhiḥ

Cách gián bổ

cite

cidbhyām

cidbhyaḥ

Cách tách ly

citaḥ

cidbhyām

cidbhyaḥ

Cách sở hữu

citaḥ

citoḥ

citām

Cách vị trí

citi

citoḥ

citsu

चित् cit_3  có  gốc liên hệ với động từ căn √ चि ci (nhóm 5). चित् cit_3 thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính. चित् cit_3 có nghĩa : buộc vào đầu dây, chồng đống lại .

Động từ căn √ चि ci (nhóm 5) có những nghĩa được biết như sau : Chất đống lại, làm chật ních, dùng nhiều, tích lũy, tích tụ, gom lại, tìm kiếm, quan sát, thịnh vượng, phát đạt, phát triển tốt, được gom lại, bị chất đống lại, muốn gom lại.

Bảng biến hóa thân từ của cit_3 ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

cit

citau

citaḥ

Hô cách

cit

citau

citaḥ

Cách trực bổ

citam

citau

citaḥ

Cách dụng cụ

citā

cidbhyām

cidbhiḥ

Cách gián bổ

cite

cidbhyām

cidbhyaḥ

Cách tách ly

citaḥ

cidbhyām

cidbhyaḥ

Cách sở hữu

citaḥ

citoḥ

citām

Cách vị trí

citi

citoḥ

citsu

Bảng biến hóa thân từ của cit_3 ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

cit

citī

citi

Hô cách

cit

citī

citi

Cách trực bổ

cit

citī

citi

Cách dụng cụ

citā

cidbhyām

cidbhiḥ

Cách gián bổ

cite

cidbhyām

cidbhyaḥ

Cách tách ly

citaḥ

cidbhyām

cidbhyaḥ

Cách sở hữu

citaḥ

citoḥ

citām

Cách vị trí

citi

citoḥ

citsu

Bảng biến hóa thân từ của cit_3 ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

cit

citau

citaḥ

Hô cách

cit

citau

citaḥ

Cách trực bổ

citam

citau

citaḥ

Cách dụng cụ

citā

cidbhyām

cidbhiḥ

Cách gián bổ

cite

cidbhyām

cidbhyaḥ

Cách tách ly

citaḥ

cidbhyām

cidbhyaḥ

Cách sở hữu

citaḥ

citoḥ

citām

Cách vị trí

citi

citoḥ

citsu

Còn tiếp

Nếu qúy bạn nào thích đem bài vở Phật học qua phần diễn nghĩa từ vựng của phạn việt về  mạng của quý bạn . Qúy bạn có thể lấy bài của TS Huệ Dân trong mạng của Đạo Phật Ngày Nay hay trong mạng của chùa Phước Bình. Phật học là của chung, chúng ta cùng nhau học hỏi và chia sẽ.

Mỗi người có thể cố gắng hơn nữa để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và tự mình sẽ làm cho mình trở thành một người hữu dụng hơn cho xã hội. Cái nhân nhờ có duyên trợ mà trở thành quả, và quả mới, nhờ duyên mới trợ giúp, mà tạo thành quả mới … Có nhiều cách nhìn sâu sắc vào Phật học bằng kiến thức thực sự sẳn có bên trong của mỗi người để đạt được con Đường dẫn tới giác ngộ. Không có gì thực sự thanh tẩy trong cuộc sống của chính mình bằng Trí tuệ và Từ Bi. Sự hòa hợp của Trí tuệ và Từ Bi, được nuôi dưỡng và trưởng thành, ở bên trong của chính mình qua thời gian tu tập.

Kính bút

TS Huệ Dân

Phật A Di Đà như một biểu tượng tín ngưỡng xuất hiện khá sớm trong các kinh điển thuộc Tịnh độ giáo, và tùy ở sự du nhập của các kinh điển ấy vào các nước khác nhau mà những biểu tượng đó mang nhiều sắc thái riêng biệt chứng tỏ khả năng vận dụng đặc thù của từng dân tộc.

TIẾT 1
LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ TRONG PHẬT GIÁO

Thuyết này cho rằng tín ngưỡng A Di Đà là một phát triển có tính chất tất yếu trong quá trình truyền bá Phật giáo. Cơ sở của phát triển đó nằm ngay trong tín ngưỡng đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.

Sau khi đức Thích Tôn nhập niết bàn, một trào lưu tín ngưỡng mang ít nhiều tính chất bình dân và thần thoại xuất hiện nhằm phổ cập hóa Phật giáo tới nhiều lớp người khác nhau.

Chính từ trào lưu này đã khai sinh ra nền văn học Bản sinh cũng như tư tưởng bồ tát, tìm cách lý tưởng hóa cuộc đời cũng như sự nghiệp của đức Thích Tôn.

Đức Thích Tôn bây giờ không phải chỉ là đức Thích Ca Mâu Ni lịch sử, mà còn là một vị Phật của chân lý thường còn và mãi mãi thường còn (pháp thân) cũng như một vị Phật của hưởng thụ sung sướng (báo thân).

Chính quan niệm báo thân này là cơ sở cho tín ngưỡng Phật A Di Đà. Đó chủ yếu là quan điểm của Yabuki Koiki và Mochizuki Shinkyò.

Trước hết, tín ngưỡng A Di Đà là một phát triển nội tại của quá trình truyền bá Phật giáo.

Vai trò của văn học Bản sinh cũng như tư tưởng Phật thể quan đương nhiên góp một phần quan trọng vào sự hình thành ra tín ngưỡng ấy.

Đồng thời khi đã nói nó là kết quả của một quá trình, ta tất phải giả thiết sự tiếp thu tất yếu những yếu tốtín ngưỡng ngoài Phật giáo, bởi vì nếu không có sự tiếp thu đó, quá trình phát triển không thể xảy ra được.

Sự tiếp thu đó đã xảy ra trên hai mặt như sau:

- Mặt thứ nhất là quá trình tiếp xúc giữa Phật giáo với toàn bộ văn hóa và tín ngưỡng Ấn độ trong lịch sử tồn tại của mình.

- Mặt thứ hai, là quá trình tiếp xúc giữa Phật giáo với các nền văn hóa và tín ngưỡng ngoài Ấn độ, chủ yếu là nền văn hóa và tín ngưỡng Iran.

Chính quá trình tiếp xúc đó đã làm cơ sở cho sự tiếp thu tất yếu nói trên, từ đó xây dựng nên hình ảnh đức Phật A Di Đà với những yếu tố như ánh sáng, sống lâu, quang vinh, thanh tịnh v.v...

Phật A Di Đà như một biểu tượng tín ngưỡng xuất hiện khá sớm trong các kinh điển thuộc Tịnh độ giáo, và tùy ở sự du nhập của các kinh điển ấy vào các nước khác nhau mà những biểu tượng đó mang nhiều sắc thái riêng biệt chứng tỏ khả năng vận dụng đặc thù của từng dân tộc.

Tất nhiên người ta có thể đồng ý trên nguyên tắc với quan điểmcho rằng tín ngưỡng A Di Đà là phát triển tất yếu của tín ngưỡng nội bộ Phật giáo. Nhưng trong văn học Phật giáo, ngoài tín ngưỡng A Di Đà, còn song hành một số tín ngưỡng khác có dạng hình tương tự kiểu  tín ngưỡng A Sô Bệ và tín ngưỡng Dược Sư.

Cho nên, không thể chỉ dựa vào quá trình phát triển của văn học Bản sinh cùng tư tưởng Phật thể quan để giải thích nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà. 

TIẾT 2
LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ
TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

2.1. Cơ sở tư tưởng

Nguồn gốc tín ngưỡng A Di Đà xuất phát hiển nhiên là từ Ấn độ. Nhưng không phải kinh điển nào lưu hành ở Ấn độ cũng đề cập đến A Di Đà.

Sự thực, một bộ phận lớn những kinh điển ấy đã hoàn toàn im lặng, không nói gì đến đức Phật A Di Đà, một số khác thì chỉ nói phớt qua, trong khi đề cập những vấn đề tổng quát liên quan đến niệm Phật.

Thí dụ, trong Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 0643, Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh 9[1], Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch, kể chuyện ba tỳ kheo cùng lễ bái tướng bạch hào của Phật Không Vương mà thành Phật, trong đó một vị đã trở thành Phật A Di Đà.

Truyện này cùng với truyện tỳ kheo Pháp Tạng, truyện vua Vô Tránh Niệm và truyện mười sáu vương tử cấu tạo nên nhóm truyện giải thích quá trình thành đạo của Phật A Di Đà, mà thuật ngữ thường gọi là A Di Đà thành đạo nhân quả.

Một bộ phận thứ ba bao gồm các kinh điển đã đề cập đến đức Phật A Di Đà trong một chừng mực nào đó, nhưng sau này đã có một ảnh hưởng sâu rộng trong giới Tịnh độ giáo.

Cuối cùng là nhóm kinh điển làm cơ bản cho tín ngưỡng A Di Đà. Chúng bao gồm ba bộ kinh thường được gọi là tịnh độ tam bộ kinh, tức là: các kinh A Di Đà, Quán vô lượng thọ và Vôlượng thọ.

Trong đoạn bàn vềtín ngưỡng A Di Đà tại Ấn độ ở đây, chúng ta sẽ không bàn đến nhóm kinh điển cuối cùng vừa nói, mà sẽ tập trung vào các kinh điển nhóm thư ba, chủ yếu là các kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa và Bát nhã cùng các trước tác của các luận sư mà các nhà Tịnh độ giáo về sau thừa nhận là những người tiên phong.

2.2. Văn học Bát-nhã, Đại Trí Độ Luận và Trung Quán Luận

Trong các kinh điển Bát nhã, tư tưởng tịnh độ tuy được giới thiệu rộng rãi, nhưng đó chủ yếu là cõi tịnh độ của đức A Súc ở phương đông, chứ không phải thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà ở phương tây.

Nguyên điển Sanskrit, Ma ha bát nhã ba la mật kinh[2], để trả lờicâu hỏi Bồ tát thực hành Bát nhã ba la mật, thì sau khi chết ở đâu vãng sinh ở đây, hay sau khi chết ở đây thì vãng sinh ở đâu, đã viết:

ग़ो भगवन बोधिसत्त्वो महासत्त्वोऽनेन प्रज्ञापारमिताविथरेण विहरति स कुतश च्युत इहोपपद्यते । इतो वा च्युतह कुत्रोपपत्स्यते (.....) सन्ति शारिपुत्र बोधिसत्त्वाहः महासत्त्वाः सण्णामं अभिज्ञानामं लाभिनस ते ताभिर अभिज्ञाभिर  विक्रोडन्तो बुद्धक्षेत्रेण बुद्धक्षेत्रमं समंक्रामन्ति येषु बुद्धक्षेत्रेष्व अमितम आयुहः॥ (Yo bhagavan bodhisattvo mahāsattvo'nena prajñāpāramitāvithareṇa viharati sa kutaś cyuta ihopapadyate / ito vā cyutah kutropapatsyate (.....) santi śāriputra bodhisattvāḥ mahāsattvāḥ saṇṇā abhijñānāṃ lābhinas te tābhir abhijñābhir  vikroḍanto buddhaketreṇa buddhaketra sakrāmanti yeu buddhaketrev amitam āyuḥ//)[3]

“Có những Bồ tát đã chứng đắc sáu thần thông, bằng các thần thông ấy họ du hành vượt qua một quốc độ Phật này đến một quốc độ Phật khác, mà trong các quốc độ Phật ấy tuổi thọ là vô lượng…”

Đoạn văn này, như thế, tuy không nói rõ là đức Phật A Di Đà, nhưng nói đến những cõi Phật có tuổi thọvô lượng, do vậy cũng ám chỉ xa gần đến đức Phật ấy.

Thêm vào đó, nó lại đề cập đến phạm trù vãng sinh.

Giải thích phạm trù vãng sinh của Đại Bát Nhã nói ở trên, Đại Tạng Kinh 25, số hiệu 1509, Đại Trí Độ Luận 38[4], phẩm Vãng Sinh, Long Thọ Bồ Tát tạo, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch, viết: “Nói đến những thứ vãng sinh, Phật pháp không chấp có, không chấp không, có không cũng không chấp, chẳng có chẳng không cũng không chấp, không chấp cũng không chấp. Như vậy người ta không gặp phải những thắc mắc”.

Rồi dẫn hai bài tụng từ Trung luận để minh giải. Một từ chương Quán Pháp thứ mười tám của म्ऊलमध्यमककारिका Mūlamadhyamakakārikā, bản Tây Tạng tương đương là Dbu-ma tsa-baḥi tshig-leḥur byas-pa śes-rab ces-bya-ba nói rằng:

“षर्वमं तथ्यमं न वा तथ्यमं च्ऐतत यम एव च ।

न्ऐवातथ्यण न्ऐव थयम एतद बुद्धानु शासनम्॥[5]

Sarvaṃ tathyaṃ na vā tathyaṃ caitat yam eva ca /

naivātathyaṇ naiva thayam etad buddhānu śāsanam

"Tất cả là thật là không thật, cũng thật, cũng không thật, cũng không thật cũng không không thật, đó là lời dạy của đức Phật" [6].

Và một từ chương Quán Niết Bàn thứ hai mươi lăm:

णिर्वाणस्य च या कोटिह कोटिह सम्सरणस्यच​।

नतयोर अन्तरमं किमंचित सुसूक्स्मम अपिविद्यते

Nirvāṇasya ca yā koṭih koṭih samsaraṇasyaca/

natayor antaraṃ kiṃcit susūksmam apividyate[7]

“Biên giới của Niết Bàn là biên giới của sinh tử, giữa hai biên giới  ấy không có một mảy may tách rời”[8].

Qua hai bài tụng này, Đại trí luận đã xác nhận biên giới của sinh tử chính là biên giới của Niết bàn, nên nội dung của vãng sinh là rốt ráo trống vắng.

Nhưng cũng vì tính rốt ráo trống vắng đó nên nó không phủ nhận nhân duyên của nghiệp sinh tử, do đó mà nói có vãng sinh. Lý giải vãng sinh như thế, tác giả Đại trí luận đã đặt nền mống cho thuyết thân Phật tức thân ta của Trần Thái Tôn, thuyết vãng sinh tức thành Phật của Thân Loan, thuyết tịnh uế bất nhị của Liễu Âm, v.v... sau này.

Nói chung, văn hệ Bát nhã tuy không đưa ra lý giải rõ ràng về đức Phật A Di Đà, nhưng đã là bước đầu đặt nền tảng cho những thành tựu về sau kết tinh trong tư tưởng Long Thọ với thuyết dị hành.

2.3. Văn hệ Pháp Hoa

Song song với văn hệBát nhã là văn hệ Pháp hoa. Trong văn hệ này, quá khứ cũng như bản nguyện đức Phật A Di Đà đã được mô tả một cách công nhiên.

Về quá khứ của đức Phật ấy, Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0262, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 3, Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch, phẩm Hóa thành dụ[9]; Số hiệu 263, Chính pháp hoa kinh 4, phẩm Vãng cổ[10], Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch; số hiệu 264, Thiệm phẩm diệu pháp liên hoa kinh 3, phẩm Hóa thành dụ[11], Tùy Xà Na Quật Đa cộng Cấp Đa dịch; và Nguyên điển Sanskrit kinh Pháp Hoa सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् phẩm 7. Tiền sử ७ पूर्वयोगपरिवर्तः। (7 pūrvayogaparivartaḥ)[12], và bản Tây Tạng དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo thuộc tạng Peking No 0781, và Derge No 0113[13], phẩm སྔོན་གྱི་སྦྱོར་བའི་ལེའུ་བདུན་པ་ནི། kể chuyện Ngài là một trong mười sáu vị vương tử của đức Phật Đại Thông Trí Thắng, đã từng thọ trì giảng dạy kinh Pháp hoa, và sau đó thành Phật có hiệu là A Di Đà ở thế giới phương tây.

Quan điểm Pháp hoa ở đây là kết nạp tín ngưỡng A Di Đà vào tư tưởng nhất thừa, theo đó sự xuất hiện và giáo hóa của đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà cùng các đức Phật ở thế giới khác là tùy theo căn cơ của chúng sinh, để làm những nhà hướng đạo dẫn họ qua sa mạc của sinh tử hiểm nghèo.

Theo tư tưởng Pháp Hoa, Thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà cũng như thế giới của các vị Phật khác, chỉ là những ốc đảo ngọc ngà, mà kinh gọi là महारत्नद्वीप​ mahāratnadvīpa; gây ấn tượng an ổn cho tất cả, trước những hiểm nguy của sa mạc. Nhưng đó chỉ là nơi an nghỉ tạm thời. Nhà hướng đạo cuối cùng sẽ dẫn tất cả đến đích như bài kệ kết thúc phẩm ấy đã viết:

एतादृशी देशन नायकानां

विश्रामहेतोः प्रवदन्ति निर्वृतिम्।

विश्रान्त ज्ञात्वान च निर्वृतीये

सर्वज्ञज्ञाने उपनेन्ति सर्वान्॥१०९॥

etādṛśī deśana nāyakānāṃ

viśrāmahetoḥ pravadanti nirvṛtim|

viśrānta jñātvāna ca nirvṛtīye

sarvajñajñāne upanenti sarvān||109||[14]

“Sự giáo hóa của các bậc Đạo sư là như thế. Các Ngài nói đến sự tịch diệt là để mọi chúng sinh an nghỉ. Khi biết rằng chúng đã đi đến chỗ tịch diệt vốn không phải là nơi an nghỉ cuối cùng, các Ngài dẫn tất cả vào Nhất thiết trí"

Trong tư tưởng Pháp hoa, thế giới Cực lạc như thế chỉ là một hóa thành, một nơi an nghỉ tạm thời.  Tuy vậy, phẩm Tiền sử của Dược Vương thuộc Nguyên điển Sanskrit kinh Pháp Hoa सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम्, phẩm २२ भैषज्यराजपूर्वयोगपरिवर्तः। 22 bhaiṣajyarājapūrvayogaparivartaḥ, tương đương với bản dịch Tây Tạng དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba, phẩm 22. སྨན་གྱི་རྒྱལ་པོའི་སྔོན་གྱི་སྦྱོར་བའི་ལེའུ་ཉི་ཤུ་རྩ་གཉིས་པ་ནི།; Bản Hán: Đại Tạng Kinh 09, Diệu pháp liên hoa kinh 6 phẩm Dược Vương bồ tát bản sự[15], Chính pháp hoa kinh 9, phẩm Dược Vương bồ tát[16], và Thiệm phẩm Diệu pháp liên hoa kinh 6, phẩm Dược Vương bồ tát bản sự[17], lại đề cập đến sự vãng sinh về thế giới Cực Lạc của những người trì tụng kinh ấy, ngay cả những người nữ. Kinh viết như sau:

“यः कश्चिन्नक्षत्रराजसंकुसुमिताभिज्ञ इमं भैषज्यराजपूर्वयोगपरिवर्तं पश्चिमायां पञ्चाशत्यां श्रुत्वा मातृग्रामः प्रतिपत्स्यते स खल्वतश्च्युतः सुखावत्यां लोकधातावुपपत्स्यते यस्यां स भगवानमितायुस्तथागतोऽर्हन सम्यक्संबुद्धो बोधिसत्त्वगणपरिवृतस्तिष्ठति ध्रियते यापयति। स तस्यां पद्मगर्भे सिंहासने निषण्ण उपपत्स्यते। (yaḥ kaścinnakṣatrarājasaṃkusumitābhijña imaṃ bhaiṣajyarājapūrvayogaparivartaṃ paścimāyāṃ pañcāśatyāṃ śrutvā mātṛgrāmaḥ pratipatsyate sa khalvataścyutaḥ sukhāvatyāṃ lokadhātāvupapatsyate yasyāṃ sa bhagavānamitāyustathāgato'rhan samyaksaṃbuddho bodhisattvagaṇaparivṛtastiṣṭhati dhriyate yāpayati| sa tasyāṃ padmagarbhe siṃhāsane niṣaṇṇa upapatsyate)

“Sau khi Như Lai diệt độ năm trăm năm, nếu có người nữ nghe kinh điển này, đúng nhưlời tu hành, thì khi mệnh chung ở đây, liền vãng sinh qua thế giới An lạc, trụ xứ của đức Phật A Di Đà, có các chúng đại Bồ tát vây quanh, mà sinh ra trên tòa báu hoa sen”

Ở đây, sự tu hành theo kinh Pháp hoa được coi như một hỗ trợ đắc lực cho ước nguyện vãng sinh. Tư tưởng nhất thừa như thế được kết hợp chặt chẽ với tín ngưỡng A Di Đà.

Đến phẩm Phổ Môn, là phẩm thứ hai tư, bản Sanskrit Kinh Pháp Hoa, tựa đề २४ समन्तमुखपरिवर्तः 24 samantamukhaparivartaḥ, tương đương với phẩm 24. དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ལས། སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་ཕྱུག་གི་རྣམ་པར་འཕྲུལ་པ་བསྟན་པ་ཀུན་ནས་སྒོའི་ལེའུ་ཉི་ཤུ་རྩེ་བཞི་པ་ནི། của bản Tây Tạng, có năm bài chỉnh cú ca ngợi đức Phật A Di Đà và nói rõ vị trí của Bồ tát Quán ThếÂm đối với đức Phật ấy. Các bản dịch chữ Hán không có năm bài kệ này. Duy chỉ có bản Sanskrit सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् và bản dịch Tây Tạng དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba là thấy chúng xuất hiện.

Nội dung năm bài chỉnh cú như sau:

*Sanskrit Devanagari

स्थित दक्षिणवामतस्तथा

वीजयन्त अमिताभनायकम्।

मायोपमता समाधिना

सर्वक्षेत्रे जिन गत्व पूजिषु॥२९॥

दिशि पश्चिमतः सुखाकरा

लोकधातु विरजा सुखावती।

यत्र एष अमिताभनायकः

संप्रति तिष्ठति सत्त्वसारथिः॥३०॥

न च इस्त्रिण तत्र संभवो

नापि च मैथुनधर्म सर्वशः।

उपपादुक ते जिनोरसाः

पद्मगर्भेषु निषण्ण निर्मलाः॥३१॥

सो चैव अमिताभनायकः

पद्मगर्भे विरजे मनोरमे।

सिंहासनि संनिषण्णको

शालरजो व यथा विराजते॥३२॥

सोऽपि तथा लोकनायको

यस्य नास्ति त्रिभवेस्मि सादृशः।

यन्मे पुण्य स्तवित्व संचितं

क्षिप्र भोमि यथ त्वं नरोत्तम॥३३॥[18]

Phiên âm Latin

sthita dakṣiṇavāmatastathā

vījayanta amitābhanāyakam|

māyopamatā samādhinā

sarvakṣetre jina gatva pūjiṣu||29||

diśi paścimataḥ sukhākarā

lokadhātu virajā sukhāvatī|

yatra eṣa amitābhanāyakaḥ

saṃprati tiṣṭhati sattvasārathiḥ||30||

na ca istriṇa tatra saṃbhavo

nāpi ca maithunadharma sarvaśaḥ|

upapāduka te jinorasāḥ

padmagarbheṣu niṣaṇṇa nirmalāḥ||31||

so caiva amitābhanāyakaḥ

padmagarbhe viraje manorame|

siṃhāsani saṃniṣaṇṇako

śālarajo va yathā virājate||32||

so'pi tathā lokanāyako

yasya nāsti tribhavesmi sādṛśaḥ|

yanme puṇya stavitva saṃcitaṃ

kṣipra bhomi yatha tvaṃ narottama||33|| iti||[19]

Bản Tây Tạng

(29) འདྲེན་པ་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་གཡས་གཡོན་ནས། །

བསིལ་ཡབ་ཐོགས་ཏེ་དེ་བཞིན་གཡོབ་ཅིང་འདུག །

སྒྱུ་མ་ལྟ་བུའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་གྱིས་ཀྱང༏ །

ཞིང་རྣམས་ཀུན་ཏུ་སོང་ནས་རྒྱལ་བ་མཆོད། །

(30) ནུབ་ཀྱི་ཕྱོགས་ན་བདེ་བའི་འབྱུང་གནས་ཏེ། །

རྡུལ་བྲལ་འཇིག་རྟེན་ཁམས་འདི་བདེ་བ་ཅན། །

དེ་ན་སེམས་ཅན་ཁ་ལོ་སྒྱུར་བ་ཡི། །

འདྲེན་པ་ཚེ་མཐའ་ཡས་པའང་ད་ལྟར་བཞུགས། །

(31) དེར་ནི་བུད་མེད་རྣམས་ཀྱང་མི་འབྱུང་སྟེ། །

རྣམ་པ་ཀུན་ཏུ་གཡེམ་པའི་ཆོས་མེད་དོ། །

རྒྱལ་བའི་སྲས་པོ་དེ་དག་བརྫུས་ཏེ་སྐྱེ། །

དྲི་མ་མེད་པའི་པད་མའི་སྙིང་པོར་འདུག །

(32) འདྲེན་པ་ཚེ་མཐའ་ཡས་པ་དེ་ཉིད་ཀྱང༏ །

པད་མའི་སྙིང་པོ་དྲི་མེད་དགའ་བ་ལ། །

སེང་གེའི་ཁྲི་ལ་རབ་ཏུ་བཞུགས་པ་ཡང༏ །

སཱ་ལའི་རྒྱལ་པོ་ལྟ་བུར་རྣམ་པར་མཛེས། །

(33) འཇིག་རྟེན་འདྲེན་པ་འདི་ཡང་དེ་བཞིན་ཏེ། །

སྲིད་པ་གསུམ་ན་དེ་འདྲ་ཡོང་མེད་དོ། །

གང་གིས་སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་མིང་ཐོས་པ། །

དེ་ཡི་བསོད་ནམས་དག་ནི་ཟད་མི་འགྱུར། །[20]

Bản dịch Sanskrit Anh của Kern

29. At one time standing to the right, at another to the left of the Chief Amitabha, whom he is fanning, he, by dint of meditation, like a phantom, in all regions honours the Gina.

30. In the west, where the pure world Sukhâkara is situated, there the Chief Amitabha, the tamer of men, has his fixed abode.

31. There no women are to be found; there sexual intercourse is absolutely unknown; there the sons of Gina, on springing into existence by apparitional birth, are sitting in the undefiled cups of lotuses.

32. And the Chief Amitâbha himself is seated on a throne in the pure and nice cup of a lotus, and shines as the Sâla-king.

33. The Leader of the world, whose store of merit has been praised, has no equal in the triple world. O supreme of men, let us soon become like thee![21]

Như vậy đối chiếu bản Sanskrit-Tây Tạng-Anh chúng ta có nội dung năm bài chỉnh cú này như sau: "Bồ tát Quán Thế Âm có khi đứng bên phải có khi đứng bên trái đức đạo sư Vô Lượng Quang mà hầu quạt, đồng thời bằng tam muội như huyễn, phụng sự đấng Tối Thắng ấy trong tất cảmọi quốc độ. Ở phương Tây có cõi Cực lạc thế giới hoan lạc vô nhiễm, có đức Đạo sư Vô Lượng Quang, vị Điều ngự của chúng sinh, an trú và tồn tại. Ở đó không có người nữ sinh ra, và cũng hoàn toàn không có sự dâm dục; những người con của đấng Tối Thắng hóa sinh ngồi giữa lòng hoa sen không cấu nhiễm. Và chính đức đạo sư Vô Lượng Quang ngồi trên tòa sư tử bằng hoa sen thuần khiết khả ái, rạng ngời sáng chói như Sa-la vương. Đấng Đạo sư của thế gian như thế, trong ba cõi không aisánh bằng. Kính đấng Siêu nhân! Sau khi tán dương tụ phước đức của Ngài, mong cho con chóng được như Ngài".

Và sự kiện năm bài chỉnh cú này vắng mặt trong các bản dịch chữ Hán Kinh Pháp Hoa, mà bản cuối cùng là thuộc Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 264 của Xà Na Cấp Đa dịch[22], vào năm 601, thuộc; mà chỉ xuất hiện trong bản Sanskrit và bản dịch Tây Tạng, chứng tỏ từ thế kỷ thứ bảy về sau việc kết liên Bồ tát QuánThế Âm với đức Phật A Di Đà đã trở thành một yêu cầu trong tín ngưỡng A Di Đà ở Ấn Độ.

Tất nhiên, không thể dựa hoàn toàn vào sự vắng mặt trong những bản dịch chữ Hán, mà khẳng quyết năm bài chỉnh cú ấy ra đời sau bản dịch của Xà Na Cấp Đa, bởi vì, có thể các bản dịch chữ Hán đã y cứ vào các truyền bản khác với truyền bản Sanskrit: सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् hiện tìm được.

Hơn nữa, trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh[23], 2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch giữa những năm 223-253, đã thấy xuất hiện đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí như hai Bồ tát thị giả đức Phật A Di Đà và sẽ kếvị đức Phật này ở thế giới Cực Lạc.

Cho nên, sự kết liên đức Quán Thê Âm với đức Phật A Di Đà trong đoạn văn dẫn trên của kinh Pháp hoa và bản Sanskrit chỉ là một sự tiếp thu, nếu quả có sự tiếp thu, một truyền thống tín ngưỡng có từ trước rồi.

Vậy thì từ cơ sở tư tưởng nhất thừa, tín ngưỡng A Di Đà xuất hiện như một trợ lực thiết yếu cho những hành giả đi về quả vị giác ngộ tối thượng. Khía cạnh trợlực này nổi bật khá rõ nét trong mối quan hệ của Phật A Di Đà với hai vị Bồ tát Dược Vương và Quán Thế Âm. Một vị như là một người bạn đường thiết yếu trong những nỗi thống khổ của bệnh tật, và một vị trong những tai họa bất trắc của cuộc đời.

Nói tóm lại, có một nỗ lực lý giải tín ngưỡng A Di Đà trong kinh Pháp hoa và qui định vị trí và vai trò của tín ngưỡng này trong toàn bộ hệ thống tư tưởng nhất thừa của nó.

2.4. Văn hệ Hoa Nghiêm

Nếu kinh Pháp hoa coi thế giới Cực lạc như một hóa thành, một nơi an nghỉ tạm thời, thì những mô tả về thế giới ấy trong kinh Hoa nghiêm cũng không có gì độc đáo lắm.

Một mặt nếu về không gian, thế giới Cực lạc có những hàng cây báu, có ao sen bảy báu với lòng ao rải bằng cát vàng, tràn đầy nước trong có tám đặc tính, có những loài chim hót tiếng líu lo như nhạc trời, có tiếng gió thổi qua các hàng cây phát ra những âm thanh vi diệu v.v..., thì những mô tả này cũng thấy xuất hiện nơi khu vườn Phổ trang nghiêm của bà Hưu Xả, mà trong Kinh Hoa Nghiêm bản Sanskrit hiện có là ङण्डव्यूह सूत्रम gaṇḍavyūhasūtram[24] và Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0278, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 47[25], bản 60 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch; Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0279, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 63[26], bản 80 quyển, Đường Thật Xoa Nan Đà dịch, và Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0293, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 7[27], bản 40 quyển, Đường Bát Nhã dịch ghi nhận.

Mặt khác về thời gian thì số lượng thời gian của thếgiới Cực lạc chỉ được quan niệm dài hơn thế giới Ta bà, còn so với các thế giới khác thì nó quá ngắn. Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 45 (bản 80) phẩm Thọ lượng và Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 29 (bản 60) phẩm Thọ mạng, Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0289, Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch và số hiệu 0290, Phật Thuyết Giảo Lượng Nhất Thiết Phật Sát Công Đức Kinh, 1 quyển, Tống Pháp Hiền dịch…nói nếu lấy thời gian ở thế giới Ta bà của Phật Thích Ca làm chuẩn, thì một kiếp của cõi này chỉ dài bằng một ngày một đêm ở thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà, rồi một kiếp của thế giới Cực lạc chỉ dài bằng một ngày một đêm của thế giới Ca sa tràng của Phật Kim Cang Kiên. Con số thời gian dài nhất của thế giới trong số mười thế giới được kể đến trong phẩm ấy là của thế giới Kính quang của Phật Nguyệt Trí. Nhưng thời gian của thế giới Kính Quang cũng chưa đáng kể nếu so với thời gian của thế giới Liên hoa của Phật Hiền Thắng.

Như vậy, với những xác định đơn vị thời gian vừa thấy, việc nói đức Phật A Di Đà có tuổi thọ vô lượng cũng chưa xác định được như một nét đặc thù về phương diện thời gian.

Tuy vậy, ước nguyện vãng sinh về thế giới Cực Lạc ấy vẫn được nhấn mạnh trong phẩm 56 Phổ Hiền Hành Nguyện, của Kinh ङण्डव्यूह सूत्रम gaṇḍavyūhasūtram bản Sanskrit với nhan đề: समन्तभद्रचर्याप्रणिधानम् samantabhadracaryāpraṇidhānam, phần này không có trong các bản dịch Hán của Kinh Hoa Nghiêm thuộc Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0278, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, bản 60 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch; số hiệu 0279, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, bản 80 quyển, Đường Thật Xoa Nan Đà dịch mà chỉ có trong phần cuối của Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0293, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 40, bản 40 quyển, Đường Bát Nhã dịch và bản dịch Tây Tạng སྡོང་པོ་བཀོད་པ། sdong po bkod pa

Ước nguyện vãng sinh ở đây được quan niệm như một hỗ trợ đắc lực để thành tựu những đại nguyện của Phổ Hiền:

“कालक्रियां च अहं करमाणो

आवरणान विनिवर्तिय सर्वान्।

संमुख पश्यिय तं अमिताभं

तं च सुखावतिक्षेत्र व्रजेयम्॥५७॥

kālakriyāṃ ca ahaṃ karamāṇo

āvaraṇān vinivartiya sarvān|

saṃmukha paśyiya taṃ amitābhaṃ

taṃ ca sukhāvatikṣetra vrajeyam||57||[28]

Nguyện khi tôi lâm chung,

Mọi chướng ngại đều được tiêu trừ,

Tôi đi về quốc độ Cực Lạc

Và thấy tận mặt đức Phật A Di Đà"

Đối chiếu với bản Tây Tạng chúng ta có như sau:

པད སཱཏཱཀུ མེནིནྒྒལ

སེམོག སེགལ ནོད ཏེརྶིནྒྐིརྐན

དེནྒནདེམིཀཱིནསཡ དཔཏམེལིཧཏབུདྡྷ ཅཧཡ ཏནྤ བཏས

དནདཔཏཔེརྒི ཀེ སུརྒ ཀེབཧགཱཱིནསེམྤུརྣ[29].

Ước mong khi tôi lâm chung,

Tránh xa tất cả các chướng ngại,

Trước mắt thấy được đức Vô Lượng Quang

Và vãng sinh về cõi Cực lạc của Ngài.

Đối chiếu với bản Hán Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0293, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 40, bản 40 quyển, Đường Bát Nhã dịch:

願我臨欲命終時,

盡除一切諸障礙,

面見彼佛阿彌陀,

即得往生安樂剎。[30]

Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời,

Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại,

Diện kiến bỉ Phật A-di-đà,

Tức đắc vãng sanh an lạc sát.

Và đoạn tiếp sau trong bài kệ này thuộc phẩm समन्तभद्रचर्याप्रणिधानम् samantabhadracaryāpraṇidhānamkinh nói tiếp năm bài chỉnh cú sau:

Sanskrit Devanagari

तत्र गतस्य इमि प्रणिधाना

आमुखि सर्वि भवेय्यु समग्रा।

तांश्च अहं परिपूर्य अशेषान्

सत्त्वहितं करि यावत लोके॥५८॥

तहि जिनमण्डलि शोभनि रम्ये

पद्मवरे रुचिरे उपपन्नः।

व्याकरणं अहु तत्र लभेय्या

संमुखतो अभिताभजिनस्य॥५९॥

व्याकरणं प्रतिलभ्य त तस्मिन्

निर्मितकोटिशतेभिरनेकैः।

सत्त्वहितानि बहून्यहु कुर्यां

दिक्षुदशस्वपि बुद्धिबलेन॥६०॥

भद्रचरिप्रणिधान पठित्वा

यत्कुशलं मयि संचितु किंचित्।

एकक्षणेन समृध्यतु सर्वं

तेन जगस्य शुभं प्रणिधानम्॥६१॥

भद्रचरिं परिणाम्य यदाप्तं

पुण्यमनन्तमतीव विशिष्टम्।

तेन जगद्व्यसनौघनिमग्नं

यात्वमिताभपुरिं वरमेव॥६२॥[31]

Phiên âm la-tin

tatra gatasya imi praṇidhānā

āmukhi sarvi bhaveyyu samagrā|

tāṃśca ahaṃ paripūrya aśeṣān

sattvahitaṃ kari yāvata loke||58||

tahi jinamaṇḍali śobhani ramye

padmavare rucire upapannaḥ|

vyākaraṇaṃ ahu tatra labheyyā

saṃmukhato abhitābhajinasya||59||

vyākaraṇaṃ pratilabhya ta tasmin

nirmitakoṭiśatebhiranekaiḥ|

sattvahitāni bahūnyahu kuryāṃ

dikṣu daśasvapi buddhibalena||60||

bhadracaripraṇidhāna paṭhitvā

yatkuśalaṃ mayi saṃcitu kiṃcit|

ekakṣaṇena samṛdhyatu sarvaṃ

tena jagasya śubhaṃ praṇidhānam||61||

bhadracariṃ pariṇāmya yadāptaṃ

puṇyamanantamatīva viśiṣṭam|

tena jagadvyasanaughanimagnaṃ

yātvamitābhapuriṃ varameva||62||

“Khi vãng sinh về đó rồi, tất cả những bản nguyện này lúc ấy được hiện tiền, và sau khi hoàn thành chúng trọn vẹn tôi xin làm lợi ích cho chúng sinh ở thế gian. Ở đó tại đạo tràng sáng chói đầy hoan lạc của đấng Tối Thắng, tôi sinh ra trong đóa sen hồng tuyệt diệu, tiếp nhận sựthọký trước sựcó mặt của đấng tối thắng Vô Lượng Quang. Sau khi tiếp nhận được sự thọ ký ở đó, bằng vô số trăm ức triệu hóa thân, tôi có thể làm những điều lợi ích cho chúng sinh trong cả mười phương bằng sức mạnh của giác ngộ. Sau khi tụng đọc bản nguyện của Phổ Hiền, bất cứ tốt lành nào mà tôi đã chứa nhóm được, từng sát na mong cho tất cả thành tựu, do đó mà bản nguyện sáng ngời đối với thế gian được thành tựu. Sau khi đã thành thục hành vi của Phổ Hiền, với vô biên phước đức thù thắng đã đạt được, mong cho thếgian đang chìm đắm trong giòng lũ của bất hạnh, đi về quốc độ tuyệt vời của đức Vô Lượng Quang”.

Ước nguyện vãng sinh của Phổ Hiền như thế thật tha thiết và cảm động, nên về sau đặc biệt ởTrung Quốc đã có một ảnh hưởng rất lớn lao. Chính một bài chỉnh cú trên đã trở thành kinh nhật tụng của các nhà Tịnh độ giáo.

Dẫu vậy, ý nghĩa vãng sinh không được đơn thuần quan niệm như một hành vi chuyển động trong không gian. Trái lại, vãng sinh được lý giải trên cơ sở tư tưởng duy tâm của chính kinh Hoa nghiêm.

Bản Sanskrit, phẩm thứ 8.  मुक्तकः muktakaḥ, của Kinh ङण्डव्यूह gaṇḍavyūha, kể rằng: Khi Thiện Tài đồng tử đến tham bái trưởng giả Giải Thoát ở Trụ lâm được dạy cho môn giải thoát của Như Lai có tên Vô Trước Trang Nghiêm. Sau khi giới thiệu cho thấy vô lượng cõi Phật có thể được thăm viếng, vô lượng hành vi sự nghiệp của các đức Phật được chứng kiến bằng vào khả năng của Vô Trước Trang Nghiêm, vị trưởng giả ấy nói:

“न च ते तथागता इहागच्छन्ति, न चाहं तत्र गच्छामि। यस्यां च वेलायामिच्छामि, तस्यां वेलायां सुखावत्यां लोकधातावमिताभं तथागतं पश्यामि। चन्दनवत्यां लोकधातौ वज्राभं तथागतं पश्यामि।…। सोऽहं कुलपुत्र न कुतश्चिदागमनतां तथागतानां प्रजानन्, न क्वचिद्गमनतां स्वकायस्य प्रजानन्, स्वप्नोपमविज्ञप्तिं च तथागतानां प्रजानन्, स्वप्नसमविचारविज्ञप्तिं स्वचित्तस्य प्रजानन्, प्रतिभाससमविज्ञप्तिं च तथागतानां प्रजानन्, अच्छोदकभाजनविज्ञप्तिं च स्वचित्तस्य प्रजानन्, मायाकृतरूपविज्ञप्तिं च तथागतानां प्रजानन्, मायोपमविज्ञप्तिं च स्वचित्तस्य प्रजानन्, प्रतिश्रुत्कागिरिघोषानुरवणतां च तथागतघोषस्य प्रजानन्, प्रतिश्रुत्कासमविज्ञप्तिं च स्वचित्तस्य प्रजानन्, एवमनुगच्छामि एवमनुस्मरामि स्वचित्ताधिष्ठानं बोधिसत्त्वानां सर्वबुद्धधर्म इति (na ca te tathāgatā ihāgacchanti, na cāhaṃ tatra gacchāmi| yasyāṃ ca velāyāmicchāmi, tasyāṃ velāyāṃ sukhāvatyāṃ lokadhātāvamitābhaṃ tathāgataṃ paśyāmi| candanavatyāṃ lokadhātau vajrābhaṃ tathāgataṃ paśyāmi|….so'haṃ kulaputra na kutaścidāgamanatāṃ tathāgatānāṃ prajānan, na kvacidgamanatāṃ svakāyasya prajānan, svapnopamavijñaptiṃ ca tathāgatānāṃ prajānan, svapnasamavicāravijñaptiṃ svacittasya prajānan, pratibhāsasamavijñaptiṃ ca tathāgatānāṃ prajānan, acchodakabhājanavijñaptiṃ ca svacittasya prajānan, māyākṛtarūpavijñaptiṃ ca tathāgatānāṃ prajānan, māyopamavijñaptiṃ ca svacittasya prajānan, pratiśrutkāgirighoṣānuravaṇatāṃ ca tathāgataghoṣasya prajānan, pratiśrutkāsamavijñaptiṃ ca svacittasya prajānan, evamanugacchāmi evamanusmarāmi svacittādhiṣṭhānaṃ bodhisattvānāṃ sarvabuddhadharma iti….)[32]

“Các đức NhưLai ấy không đi đến đây, và ta cũng không đi đến đó. Khi nào ta muốn thì khi ấy ta liền thấy Như Lai Vô Lượng Quang ở thế giới Cực Lạc (...) Này thiện nam tử, chính ta không quan niệm các NhưLai từ đâu đến đây, hay tự thân ta đi đến đâu. Ta quan niệm sựnhận thức vềcác Như Lai là như mộng, hành vi và nhận thức của tự tâm là như mộng. Ta quan niệm sự nhận thức vềcác đức NhưLai là ảnh tượng vàsựnhận thức của tự tâm là như nước ở trong mình. Ta quan niệm sự nhận thức vềcác đức Như Lai là như huyễn hóa và nhận thức của tự tâm là như huyễn thuật. Ta quan niệm âm hưởng của các Như Lai như tiếng vang trong hốc núi và nhận thức của tự tâm như tiếng vang. Ta quan sát như vậy, ta suy niệm như vậy rằng hết thảy Phật pháp của các Bồ tát đều do tự tâm, sự thanh tịnh của hết thảy chư Phật đều do tự tâm ..."

Giải thích pháp môn Vô trước trang nghiêm như thế, Hoa nghiêm kinh đã đặt cơ sở cho thuyết tự tính Di Đà duy tâm tịnh độ, từ đó xác nhận nội dung vãng sinh chính là ở bản thân con người chứ không đâu xa.

Điều này hoàn toàn nhất trí với quan điểm vãng sinh của văn hệ Bát Nhã, tóm tắt trong tuyên bố nổi tiếng của Long Thọ ở Trung luận: "Biên giới của Niết bàn cũng là biên giới của sinh tử".

 

TIẾT 3.
LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ 
VÀ LUẬN SƯ ẤN ĐỘ

3.1. Bồ-tát Long Thọ

Tuy, qua ba văn hệ trên, tín ngưỡng A Di Đà dù đã manh nha và phát triển tới mức độ cụ thể, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi cơ sở lý luận của các văn hệ ấy ở Ấn Độ. Phải đợi đến Long Thọ  với sự ra đời của Thập trụ tỳ bà sa luận 5[33], thuộc Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1521, 17 quyển, Thánh Giả Long Thọ tạo, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch, mới xác lập tín ngưỡng A Di Đà như một bộ phận độc lập trong hệ thống Phật giáo. Phẩm Dị hành[34] của bộ luận ấy nêu lên câu hỏi: “Thực hành Đại thừa như đức Phật dạy, là phát nguyện cầu Phật đạo, sự kiện này còn nặng nề hơn cả việc nâng lên ba nghìn đại thiên thế giới. Ông nói A duy việt trí địa là pháp sâu xa khó đạt đến, và hỏi có con đường dễ đi nào để nhanh chóng đến A duy việt trí địa hay không, thì đó là lời nói khiếp nhược thấp hèn, không phải là lời của bậc đại nhân có chí cao cả. Nhưng nếu ông muốn nghe con đường dễ đi ấy, thì tôi sẽ nói.”[35]

Con đường dễ đi mà Long Thọ hứa hẹn là sự xưng niệm danh hiệu các đức Phật trong mười phương. Sau khi liệt kê danh hiệu các đức Phật trong mười phương ấy, Long Thọ giới thiệu thêm một trăm lẻ năm vị Phật khác, mà đứng đầu là đức Phật Vô Lượng Thọ[36].

Tiếp đó, Long Thọ giới thiệu bản nguyện của đức Phật A Di Đà: “Nếu người nào xưng niệm danh hiệu của ta và nương tựa vào đó, chắc chắn sẽ đạt được a nậu đa la tam miệu tam bồ đề”[37].

Rồi chính mình sáng tác ba mươi hai bài kệ ca ngợi đức Phật A Di Đà, mà sau này các nhà Tịnh độ giáo đã rút lại thành mười sáu bài và gọi là Long Thọ Bồ tát nguyện vãng sinh lễ tán kệ, mà Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1982, Tập Chư Kinh Lễ Sám Nghi[38], 2 quyển, Đường Trí Thăng soạn và Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1980, Vãng Sinh Lễ Tán Kệ[39], 1 quyển, Đường Thiện Đạo tập kí, đều đã ghi lại.

Trong ba mươi hai bài kệ này có mười bốn bài chứa đựng nội dung mười sáu nguyện trong số bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà.

Ngoài ra, nội dung bài kệ thứ mười tám một phần nào liên hệ đến trường hợp vãng sinh của ba hạng người thường gọi là tam bối. Trong ba hạng người này, trừ hạng thượng bối, hai hạng còn lại là trung bối và hạ bối đều có những người về sau thối chí, hồng hi, mất tin tưởng.

Dù vậy, họ vẫn được vãng sinh. Nơi dành cho họ là biên cảnh Cực Lạc, ở đó họ hóa sinh từ hoa sen, sống trong một thành lớn trải qua năm trăm năm mới thấy được Phật A Di Đà. Đại A Di Đà  kinh và Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh đều có nói về trường hợp ấy.

Mà bài kệ thứ 18 của Long Thọ viết: “Những ai trồng thiện căn mà nghi thì hoa không nở”.

Thế nó cũng nói đến những hạng người trung bối hạ bối vừa thấy. Phân tích 32 bài kệ của Long Thọ nhằm cho thấy vào thời mình, Long Thọ đã biết đến một số truyền bản của ba bộ kinh cơ sở của Tịnh độ giáo là A Di Đà kinh, Vô lượng thọ kinh và Quán vô lượng thọ kinh. Điều đáng ngạc nhiên là trong toàn bộ trước tác của mình, bao gồm luôn cả Trí độ luận, Long Thọ đã không đích danh đề cập tới ba bộ kinh ấy và thậm chí không chủ trương tín ngưỡng A Di Đà như một phương pháp duy nhất.

Tuy thế, việc phân biệt các phương pháp thực hành Phật giáo thành hai loại khó làm và dễlàm mà thuật ngữ Trung quốc gọi là nan hành đạo và dị hành đạo, đã bước đầu thiết định cơ sở lý luận cho Tịnh độ giáo, cung cấp cho Tịnh độ giáo một công cụ để ấn định các kinh điển Phật giáo. Bản thân Long Thọ qua ba mươi hai bài kệnói trên đã ca ngợi đức Phật A Di Đà nhưmột Tự tại giả, một Thanh tịnh nhân, một Vô lượng đức, như thế biểu lộ ít nhiều cảm tính tôn giáo, xác định đức Phật ấy như một biểu tượng tín ngưỡng trọn vẹn.

3.2. Bồ-tát Thế Thân

Biểu tượng tín ngưỡng này cuối cùng đạt đỉnh cao ở Thế Thân. Trong bài kệ hồi hướng của Nhiếp đại thừa luận thích 15[40], thuộc Đại Tạng Kinh 31, số hiệu 1595, 15 quyển, Thế Thân Bồ Tát thích, Trần Chân Đế dịch Hán; Thế Thân đã bày tỏ tín ngưỡng A Di Đà qua lời: Nguyện cho tất cả đều thấy Phật A Di Đà[41].

Nhưng chính trong Vô lượng thọ kinh ưu bà đề xá nguyện sinh kệ, quan điểm của ThếThân như một nhà Tịnh độ giáo mới biểu lộ một cách trọn vẹn. Đây là lần đầu tiên Vô Lượng Thọ kinh được sử dụng như một văn bản nguyên ủy để sớ giải.

Qua nghiên cứu kinh ấy, Thế Thân đã đạt được hai kết quả.

Thứ nhất về mặt phương pháp, ông đưa ra thuyết năm niệm môn;

Thứ hai, về lý luận ông đề lên thuyết tự lực và tha lực.

Cả hai thành tựu này sau đó đã có những ảnh hưởng cực kỳ to lớn trên quá trình phát triển của Tịnh độgiáo Trung quốc và Nhật bản. Phương pháp năm niệm môn đã khai sinh cho một loạt những phương  pháp Tịnh độ giáo khác như A Di Đà sám pháp, phương pháp quán tưởng hai mươi chín nấc;

Thuyết tự lực và tha lực từ nguyên ủy xuất hiện trong Thập trụ tỳ bà sa luận 5, phẩm Dị hành nói rằng: “Phật pháp có vô lượng pháp môn như đường xá ở thế gian có khó có dễ, đường bộ đi chân thì khổ, đường thủy đi thuyền thì sướng”.

Và xa hơn nữa, nó có thể truy lên hình ảnh tảng đá và chiếc thuyền trong Những câu hỏi của Di Lan Đà. Những câu hỏi của Mi Lan Đà[42]  yếu tố mới đã được đưa vào:

“ग़ो वस्ससतमं अकुसलमं करेय्य मर​ऊअकाले च एकम्ं बुद्धगतमं सतिमं पतिलभेय्य सो देवेसु उप्पज्जेय्याति

Yo vassasataṃ akusalaṃ kareyya maraūakāle ca ekaṃ Buddhagataṃ satiṃ patilabheyya so devesu uppajjeyyāti”

Đó là một người, dù làm ác suốt đời, mà nhớ đến Phật vào lúc sắp chết, thì vẫn được sinh về thế giới lý tưởng. Mi Lan Đà đưa ra thắc mắc về trường hợp đó, và được Na Tiên trả lời qua hình ảnh một hòn đá dù nhỏ cách mấy, mà không ở trên thuyền thì cũng chìm, trong khi một tảng đá, dù nặng cả trăm xe vẫn nổi trên mặt nước, nếu chở trong thuyền[43].

Bản thân của Thế Thân trong Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá, 1 quyển[44], thuộc Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1524, bản dịch Hán của Nguyên Ngụy Bồ Đề Lưu Chi dịch, thì không công nhiên dùng những từ tự lực- tha lực, nhưng nội dung của những từ đó thì quá rõ rệt.

Cho nên, khi sách ấy được Bồ Đề Lưu Chi dịch ra tiếng Trung quốc, đời Bắc Ngụy-Đàm Loan, đã viết Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú[45], 2 quyển, thuộc Đại Tạng Kinh 40, số hiệu 1819, chính thức sử dụng những từ tự lực và tha lực, để xác định lập trường Tịnh độ giáo của mình.

Từ Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú, Đàm Loan đã rút ra kết luận về vị trí và vai trò của Phật lực đối với con người. Về vị trí và vai trò này, Thế Thân xác quyết trong bài chỉnh cú đầu tiên của mình:

世尊我一心

歸命盡十方  

無礙光如來

願生安樂國[46]

Thế Tôn ngã nhất tâm,

Qui mạng tận thập phương,

Vô Ngại Quang NhưLai,

Nguyện sinh An lạc quốc.

Qua bài chỉnh cú ấy, cần chú ý thêm là Thế Thân dùng danh hiệu Vô Ngại Quang 無礙光,mà có thể ức đoán từ nguyên của nó là अमितप्रभ​ Amitaprabha, một trong mười hai danh hiệu liên hệ với ánh sáng của đức Phật A Di Đà[47].

Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1521, Thập trụ tỳ bà sa luận 5 tuy có dùng danh hiệu Vô Lượng Quang無量光và Vô Lượng Minh無量明, những danh hiệu có liên hệ với ánh sáng, nhưng vẫn còn dùng danh hiệu Vô Lượng Thọ無量壽.

Thế Thân như vậy rõ ràng đứng về phía những người xác nhận đức A Di Đà thuần túy là một vị Phật của ánh sáng. Sự kiện này cũng có những ảnh hưởng quyết định đối với Đàm Loan ở Trung quốc cũng như Thân Loan ở Nhật bản.

Trong Đại Tang Kinh 47, số hiệu 1978, Tán A Di Đà Phật Kệ[48], 1 quyển, Hậu Ngụy Đàm Loan soạn, Đàm Loan đã dùng danh hiệu Bất Khả Tư Nghị Quang不可思議光[49] , giữa ba mươi bảy danh hiệu khác để ca ngợi đức Phật A Di Đà.

Còn Shinran (親鸞Thân Loan) viết Tịnh độ hòa tán đã dùng lại những danh hiệu do Đàm Loan đưa ra. Sự thật, là câu: “Qui mạng tận thập phương Vô Ngại Quang Như Lai歸命盡十方無礙光如來"[50] đã được Thân Loan qui định như một bản tôn cho những người Tịnh độ giáo và gọi nó là Thập tự danh hiệu, như Biện thuật danh thể sao, Cải tà sao B và Tôn hiệu chân tượng minh văn B đã chép.

Thập tự danh hiệu hay danh hiệu mười chữ này sau đó đã cùng với lục tự danh hiệu, tức câu Nam mô A Di Đà Phật và cửu tự danh hiệu, tức câu Nam mô Bất Khả Tư Nghị Quang Như Lai đã trở thành những danh hiệu được viết lên để mà thờ, như Chân tôn cố thật truyền lai sao đã ghi.

Như thế, ở Ấn Độ tín ngưỡng A Di Đà tuy được nhiều kinh điển đề cập đến, mà A Di Đà Phật thuyết lâm liệt kê có hơn hai trăm bộ, vẫn chưa chiếm ưu thế của một tín ngưỡng.

Ngay cả đối với Long Thọ, tín ngưỡng A Di Đà chỉlà một bộ phận giữa các tín ngưỡng các đức Phật khác mà thôi. Đến ThếThân, tuy nó đã tiến lên chiếm một địa vịnổi bật, nhưng rồi sau đó thì không còn thấy một luận sư nào đề cập đến nữa.

Dẫu vậy, những công trình của Long Thọ và Thế Thân đã trở thành nền móng vững chắc cho những phát triển về sau khi tín ngưỡng ấy du nhập vào các nước khác.



[1] Đại 15, No. 0643, tr. 0687b02: 佛說觀佛三昧海經卷第九, 東晉天竺三藏佛陀跋陀羅譯

[2] Skt. Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitā,  Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật, bản Sanskrit của Kinh này hiện có 8 phẩm, do N. Dutt chủ trương biên tập và xuất bản, 1934. Tib.: སྷེསྰརབཀྱི ཕའྲོལྰཏུའྥྱིནྰཔ སྟོནྒཕྲགཉིའཤུའླྣྒའཔ Shes- rab kyi pha-rol- tu-phyin- pa stong phrag nyi- shu-lnga- pa, 76 phẩm. Bản Hán, Đại 8, No 0223, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 27 quyển,  Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch. Tương đương với hội thứ 2, 78 quyển, 85 phẩm, Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, 600 quyển,  Đường Huyền Trang dịch, Đại 8, No. 0220. Cf. Đại 8, No 0221, Phóng Quang Bát Nhã Kinh, 20 quyển, Tây Tấn Vô La Xoa dịch; Đại 8, No 0222, Quang Tán Kinh, 10 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

[3] Ibid., p. 63-4.

[4] Đại 25, No. 1509, tr. 0336b0: 大智度論釋 , 往生品第四之上(卷三十八), 聖後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[5] Cf. Louis de la Vallée Poussin, Madhyamakavttiḥ Mūlamadhyamakakārikās (Mādhyamikasūtras) de Nāgārjuna avec la PrasannapadāCommentaire de Candrakīrti, Bibliotheca Buddhica IV, St. Pétersbourg, 1903-1913.

[6] Cf. MK. XVIII. 8.

[7] Cf. Louis de la Vallée Poussin, Madhyamakavttiḥ Mūlamadhyamakakārikās (Mādhyamikasūtras) de Nāgārjuna avec la PrasannapadāCommentaire de Candrakīrti, Bibliotheca Buddhica IV, St. Pétersbourg, 1903-1913.

[8] Cf. MK. XXV. 20.

[9]  Đại 09, No. 0262, tr. 0022a1: 妙法蓮華經化城喻品第七.

[10] Đại 09, No. 0263, tr. 0088b19: 正法華經卷第四, 西晉月氏國三藏竺法護譯, 往古品第七.

[11] Đại  09, No. 0264, tr. 0156c18:  添品妙法蓮華經化城喻品第七.

[12] Cf. सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , ७ पूर्वयोगपरिवर्तः।, 7 pūrvayogaparivartaḥ, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960. P. 106-132.

[13] Cf. Peking [P. No.] 0781, mdo sna tshogs, chu, 1b1-205a5 (vol.30, p.1); Derge [D. No.] 0113, mdo sde, ja 1b1-180b7; Narthang [N] ja 1-281b5; Kinsha [Kinsha] ? Mdo- maṅ (ja) 1b-212b.

[14] Cf. Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958. Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968. Translation from Sanskrit, Ch. 7: “109. Such is the teaching of the Leaders: in order to give quiet they speak of repose, (but) when they see that (the creatures) have had a repose, they, knowing this to be no final resting-place, initiate them in the knowledge of the all-knowing.”

[15] Đại 09, No. 0262, tr. 0053a04:  妙法蓮華經藥王菩薩本事品第二十三.

[16] Đại 09, No. 0263, tr. 0125a08: 正法華經藥王菩薩品第二十一.

[17] Đại 09, No. 0264, tr. 0187c13:  妙法蓮華經藥王菩薩本事品第二十二.

[18] Cf. सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , २४ समन्तमुखपरिवर्तः 24 samantamukhaparivartaḥ, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960.

[19] Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.

[20] Cf. དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ།  Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen- Peking No 0781, và Derge No. 0113, phẩm དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ལས། སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་ཕྱུག་གི་ རྣམ་པར་འཕྲུལ་པ་ -བསྟན་པ་ཀུན་ ནས་སྒོའི་ལེའུ་ཉི་ཤུ་རྩེ་བཞི་པ་ནི།

[21] Ch. 24, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Kern,Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968.

[22] Cf. Đại 09, No. 0264, tr. 0191b24:  觀世音菩薩普門品第二十四.

[23] Đại 12, No. 0362: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經, 吳月支國居士支謙譯.

[24] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 5; Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1960.

[25] Đại 09, No. 0278, tr. 0695b08: 大方廣佛華嚴經卷第四十七,  東晉天竺三藏佛馱跋陀羅譯.

[26] Đại 10, No. 0279, tr. 0337b19: 大方廣佛華嚴經卷第六十三, 于闐國三藏實叉難陀奉 制譯

[27] Đại 10, No. 0293, tr. 0844b16: 大方廣佛華嚴經卷第四十, 罽賓國三藏般若奉 詔譯

[28] Cf. Gaṇḍavyūha Sūtram Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960

[29] Cf. སྡོང་པོ་བཀོད་པ། sdong po bkod pa, Tạng Peking.

[30] T10n0293, tr. 0848a09.

[31] Gaṇḍavyūha Sūtram Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960, p. 420. Cf. Đại 10, Np0293, tr. 0848a11- 0848b09.

[32] Ibid., tr. 66.

[33] Đại 26, no. 1521, tr. 0040c24: 十住毘婆沙論卷第五 ,後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[34] Op.cit. tr. 0040c28: 易行品第九.

[35] Op.cit. p.0041a27- p.0041b02: 行大乘者佛如是說。發願求佛道。重於舉三千大千世界。汝言阿惟越致地是法甚難久乃可得。若有易行道疾得至阿惟越致地者。是乃怯弱下劣之言。非是大人志幹之說。汝若必欲聞此方便今當說之。

[36] Op.cit. p.0042c14: 亦應恭敬禮拜稱其名號。今當具說。無量壽佛。世自在王佛。師子意佛。法意佛。梵相佛。世相佛。世妙佛….

[37] Op.cit. p.0043a11: 若人念 我稱名自歸。即入 必定得阿耨多羅三 藐三菩提。

[38] Đại 47, No. 1982: 集諸經禮懺儀, 大唐西崇福寺沙門智昇撰.

[39] Đại 47, No. 1980, tr. 0438b13: 往生禮讚偈一卷,  沙門善導集記.

[40] Đại 31, No. 1595, tr. 0263a02:  攝大乘論釋卷第十五 ; 世親菩薩釋 , 陳天竺三藏真諦譯

[41] Op.cit. p.0270a28: 因此願悉見彌陀 由得淨眼成正覺

[42] Định cú Pāli, Cf. Kinh Mil. 80.

[43] Cf. Milindapanha and Nagasenabhikshu Sutra - A Comparative Study, by Bhikkhu Thich Minh Chau, through Pali and Chinese sources, 1964.

[44]  Đại 26, No. 1524, tr. 0230c13: 無量壽經優波提舍願生偈, 婆藪槃豆菩薩造 , 元魏天竺三藏菩提流支譯

[45] Đại 40, No. 1819: 無量壽經優婆提舍願生偈婆藪槃頭菩薩造(并)註, 沙門曇鸞註解.

[46] T26n1524, tr. 0230c17tt.

[47] Xem thêm chương I, tiết 4. Những dị danh.

[48] Đại 47, No. 1978, tr. 0420c13: 讚阿彌 陀佛偈 ; 曇鸞法師作.

[49] Op.cit. p.0424a26:  南無不可思議光 一心歸命稽首禮…

[50] Cf. 無量壽經優婆提舍願生偈婆藪槃頭菩薩造(并)註卷上, 沙門曇鸞註解 (Đại 40, No. 1819, tr. 0827a03): 世尊我一心歸命盡十方無礙光如來願生安樂國 世尊者諸佛通號.

Nguyên Hán bản

Ngài HẠ LIÊN CƯ (hội tập)

Việt dịch

HT. Thích Đức Niệm

Cư sĩ Minh Chánh

PHẬT THUYẾT

ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

 

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

HÀ NỘI - PL. 2553 – DL.2009

(Hạ tải bản .doc ở phần đính kèm bên phải)



THAY LỜI TỰA

Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh. Chúng sanh căn tánh bất đồng, thiên sai vạn biệt, nên đức Phật cũng theo đó mà có nhiều pháp môn để đáp ứng thích cơ hợp tánh chúng sanh. Tâm bịnh chúng sanh đa dạng, biến thái muôn ngàn, nên pháp dược trị liệu cũng có vạn thiên.

Pháp môn có sai khác, giáo pháp diễn đạt những pháp môn đó có cạn sâu. Nhưng dù sai khác cạn sâu thế nào đi nữa, thì giáo pháp đức Phật tựu trung vẫn là chìa khóa mở cửa tâm linh, những phương thuốc thần diệu trị liệu tâm bịnh chúng sinh, giải thoát phiền khổ. Ngài cũng thuyết minh về những hiện tượng thành hoại của vũ trụ, những sai biệt thăng trầm thạnh suy của kiếp người. Nhưng cội gốc của những hiện tượng đó đều do tâm sanh khởi. Tâm là nguồn gốc hình thành tất cả mọi hiện tượng, trạng thái thạnh suy, thành bại, thăng trầm của nhân sanh vũ trụ. Thế nên, giáo pháp của đức Phật là chìa khóa mở cửa tâm linh, là phương thuốc trừ sạch gốc rễ vô minh từ tâm thức con người, là con đường sáng ngời đưa chúng sanh từ phàm đến thánh.

Trong tất cả những pháp môn, những phương thuốc, những con đường sáng tịnh đó, được đức Phật trình bày bàn bạc khắp trong tam tạng giáo điển. Nhưng đặc biệt pháp môn Tịnh độ thì đức Phật nhấn mạnh có tánh cách xác quyết với cả tấm lòng tha thiết khuyến lệ chúng sanh nên thực hành pháp môn này. Điều đó hiển lộ qua những thời pháp đặc thù được kết tụ thành kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Niết Bàn v.v … Chẳng những trong pháp hội kinh A Di Đà Ngài diễn tả cảnh giới Tây phương Cực lạc một cách rõ ràng, mà ở pháp hội kinh Vô Lượng Thọ Ngài thuyết minh cho chúng sanh thấy nguyện lực đức Phật A Di Đà và nhân duyên mật thiết giữa chúng sanh cõi Ta bà với đức Phật này. Cũng chính trong pháp hội Vô Lượng Thọ, đức Thích Ca còn khẳng định rằng, chúng sanh cách Phật lâu xa về sau, ngoài pháp môn niệmPhật ra, không có pháp môn nào cứu giúp chúng sanh giải thoát luân hồi sanh tử có hiệu năng bằng pháp môn Tịnh độ. Và khi Phật pháp tận diệt hết trên cõi đời, chỉ còn lại độc nhất kinh Vô Lượng Thọ kéo dài thêm 100 năm nữa trước khi mạt pháp kết thúc. Người tu học Phật mà không đọc, không tin lời đức Phật nói ở kinh Vô Lượng Thọ, thì quả thật khó mà đạt đạo giác ngộ giải thoát.

Nhận thấy lời huyền ký của đức Thích Ca về chân giá trị của pháp môn Tịnh độ và sự quý giá vô cùng của kinh Vô Lượng Thọ đối với người có thiện duyên chánh kiến chánh tâm, nhắm chánh đạo tiến bước, nên chúng tôi dịch bản kinh này để kết duyên. Bồ đề cùng bạn lành bốn phương, để cùng nhau hướng về con đường sáng lành thênh thang trước mặt, con đường chắc chắn giải thoát. Đó chính là con đường Tịnh độ, con đường an toàn vững chắc. Trên con đường đó có đức Phật A Di Đà phóng quang soi sáng, có Thánh chúng hộ trì, có Bồ tát Quán Thế Âm, Thế Chí, Di Lặc dắt đường. Như thế là tự lực, tha lực đầy đủ đề huề đồng quy Cực Lạc. Trẻ thơ về quê có mẹ hiền cùng các anh chị đi bên cạnh thì còn lo gì lầm đường lạc lối?!

Ước mong bạn lành bốn phương sanh khởi tín tâm, tin lời Phật dạy, chánh niệm thực hành, thì nhất định cảnh giới Cực Lạc hiện tiền.

Mùa Vu Lan 1998

                           Thích Đức Niệm


 


 

NGUYỆN HƯƠNG

(Quì gối đưa nhang lên nguyện hương)

 

Nguyện mây hương mầu này

Khắp cùng mười phương cõi

Cúng dường tất cả Phật

Tôn pháp, các Bồ Tát

Vô biên chúng Thanh Văn

Và cả thảy Thánh Hiền

Duyên khởi đài sáng chói

Trùm đến vô biên cõi,

Khắp xông các chúng sanh

Đều phát lòng bồ đề,

Hết một báo thân này

Sanh về cõi Cực Lạc.

(Nam Mô hương cúng dường Bồ Tát)

(lạy 1 lạy)

 


TÁN THÁN PHẬT

(Đứng Lên Đánh Khánh Tụng)

   Sắc Thân Như Lai đẹp, trong đời không ai bằng, không sánh, chẳng nghĩ bàn, nên nay con đảnh lễ.

   Sắc thân Phật vô tận, trí huệ Phật cũng thế, tất cả pháp thường trú, cho nên con về nương. Sức chí lớn nguyện lớn, khắp độ chúng quần sanh, khiến bỏ thân nóng khổ, sanh kia nước mát vui. Con nay sạch ba nghiệp, qui y và lễ tán, nguyện cùng các chúng sanh, đồng sanh nước Cực Lạc.

(Đại Chúng Đồng Tụng Nhất Tâm Đảnh Lễ)

 

NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ

Nam Mô Thường Tịch Quang Tịnh Độ

A Di Đà Như Lai

Pháp Thân Mầu Thanh Tịnh

Khắp Pháp Giới Chư Phật 0 (lạy 1 lạy)

 

Nam Mô Thật Báo Trang Nghiêm Độ

A Di Đà Như Lai

Thân Tướng Hải Vi Trần

Khắp Pháp Giới Chư Phật 0 (lạy 1 lạy)

Nam Mô Phương Tiện Thánh Cư Độ

A Di Đà Như Lai

Thân Trang Nghiêm Giải Thóat

Khắp Pháp Giới Chư Phật 0 (lạy 1 lạy)

Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây

A Di Đà Như Lai

Thân Căn Giới Đại Thừa

Khắp Pháp Giới Chư Phật   0 (lạy 1 lạy)

 

Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây

A Di Đà Như Lai

Thân Hóa Đến Mười Phương

Khắp Pháp Giới Chư Phật   0 (lạy1 lạy)     

Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây

Giáo Hạnh Lý Ba Kinh

Tột Nói Bày Y Chánh

Khắp Pháp Giới Tôn Pháp  0 (lạy1 lạy)

 

Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây

Quán Thế Âm Bồ Tát

Thân Tử Kim Muôn ức

Khắp Pháp Giới Bồ Tát   0 (lạy 1 lạy)

Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây

Đại Thế Chí Bồ Tát

Thân Trí Sáng Vô Biên

Khắp Pháp Giới Bồ Tát  0  (lạy1 lạy)

Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây

Thanh Tịnh Đại Hải Chúng

Thân Hai Nghiêm Phước Trí

Khắp Pháp Giới Thánh Chúng 0 (lạy1 lạy)

CỬ TÁN

(Đại chúng đồng tụng theo tiếng mõ)

Lư hương vừa ngún chiên đàn,

Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa,

Lòng con kính ngưỡng thiết tha,

Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng minh

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát    (3 lần)  

 

BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (3 lần)

Lạy đấng tam giới tôn

Quy mạng mười phương Phật

Nay con phát nguyện lớn

Trì tụng kinh Vô Lượng Thọ

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ ba đường

Nếu có ai thấy nghe

Đều phát Bồ đề tâm

Khi mãn báo thân này

Sanh qua cõi Cực lạc.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật (3 lần)

BÀI KỆ KHAI KINH

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

 

Nam Mô Đại Thừa Vô Lượng Thọ Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)


PHẬT NÓI KINH

ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ĐẲNG GIÁC

 

PHẨM THỨ NHẤT

PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG

   Tôi nghe như vầy: một thuở nọ, đức Phật ở núi Kỳ Xà Quật nơi thành Vương Xá, cùng với đại thánh chúng Tỳ kheo một vạn hai ngàn vị đã chứng thần thông: Tôn giả Kiều Trần Như, tôn giaû Xá Lợi Phất, tôn giả Đại Mục Kiền Liên, tôn giả Ca Diếp, tôn giả A Nan v.v…là những bậc thượng thủ.

   Lại có các ngài Phổ Hiền Bồ  Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát và tất cả Bồ Tát trong hiền kiếp đến tập hội.


PHẨM THỨ HAI

ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN

   Lại có mười sáu vị Bồ Tát tại gia: Hiền Hộ Bồ Tát, Thiện Tư Duy Bồ Tát, Huệ Biện Tài Bồ Tát, Quán Vô Trú Bồ Tát, Thần Thông Hoa Bồ Tát, Quang Anh Bồ Tát, Bảo Tràng Bồ Tát, Trí Thượng Bồ Tát, Tịch Căn Bồ Tát, Tín Huệ Bồ Tát, Nguyện Huệ Bồ Tát, Hương Tượng Bồ Tát, Bảo Anh Bồ Tát, Trung Trú Bồ Tát, Chế Hạnh Bồ Tát, Giải Thoát Bồ Tát, là những bậc thượng thủ. Các vị Bồ Tát này đều tuân theo hạnh nguyện của Phổ Hiền Đại sĩ, thật hành vô lượng hạnh nguyện quyền hành phương tiện đi khắp mười phương làm các công đức, vào pháp tạng của chư Phật, rốt ráo giải thoát, nguyện chúng sanh ở vô lượng thế giới đồng chứng Phật quả. Rời cung trời Đâu Suất, giáng sinh vào cung vua, bỏ ngôi vị mà xuất gia, khổ hạnh học đạo.

   Thị hiện thuận theo thế gian pháp, đem sức định huệ hàng phục ma oán, đắc pháp vi diệu thành bậc tối chánh giác, người trời qui ngưỡng. Chuyển bánh xe pháp, đem pháp âm giác ngộ thế gian, phá thành phiền não, lấp ao tham dục, gột sạch cấu uế, hiển bày đức thanh tịnh, điều phục chúng sanh, tuyên thuyết diệu lý, tích công lũy đức, gây tạo phước điền. Đem pháp dược cứu liệu các khổ ba cõi. Làm phép quán đảnh thọ ký Bồ đề. Giáo hóa Bồ Tát nên làm A xà lê biểu thị vô biên công hạnh, thành thục vô biên thiện căn cho hàng Bồ Tát. Vô lượng chư Phật đồng đến hộ niệm. Trong tất cả cõi Phật đều có thể thị hiện như vậy. Như nhà ảo thuật biến ra các hình tướng, nhưng các hình ấy không có thật tướng. Bậc Bồ Tát này cũng lại như vậy, đã thông đạt tánh tướng của chúng sanh, cúng dường chư Phật. Dắt dẫn quần sanh, hóa hiện các thân, mau như ánh chớp. Phá tan lưới chấp, thoát dây ràng buộc, qua khỏi quả vị Thanh văn Bích chi, chứng nhập ba pháp: Không, vô tướng, vô nguyện.Khéo lập phương tiện hiển thị ba thừa. Đối với hàng trung hạ căn thị hiện có diệt độ. Chứng đắc vô sanh vô diệt, vào sâu thiền định, được vô lượng trăm ngàn pháp tổng trì. Ngộ nhập Hoa Nghiêm tam muội, chứng trăm ngàn tổng trì tam muội, vẫn trụ sâu trong thiền định, thấy rõ vô lượng đức Phật. Khoảnh khắc đi khắp cõi Phật, được biện tài của Phật. Vào hạnh nguyện Phổ Hiền.

   Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại. Với lục đạo phàm phu làm bạn không thỉnh. Vâng giữ pháp tạng nhiệm mầu Như Lai, hộ trì giống Phật khiến không dứt. Phát rộng lòng thương xót hữu tình, nói lời từ ái, trao pháp nhãn, đóng đường ác, mở cửa lành. Đối với chúng sanh biểu hiện cởi mở, cứu giúp phò trợ, mong độ chúng sanh đến bờ giác ngộ. Quyết được vô lượng công đức. trí huệ sáng suốt không thể nghĩ bàn.

   Vô lượng vô biên đại Bồ Tát như vậy đồng đến pháp hội. Lại có năm trăm vị Tỳ kheo ni, bảy ngàn vị Ưu bà tắc, năm trăm vị Ưu bà di, và chư thiên cõi Dục, cõi sắc, cõi Phạm chúng đồng đến dự đại hội.


PHẨM THỨ BA

ĐẠI GIÁO DUYÊN KHỞI

   Bấy giờ đức Thế Tôn hiện trăm ngàn sắc tướng oai quang sáng chói, như gương sáng sạch chiếu rõ vạn pháp.

   Tôn giả A Nan liền tự suy nghĩ, ngày nay đức Thế Tôn hiện sắc tướng nghiêm tịnh rạng rỡ nguy nguy, cõi nước trang nghiêm, từ trước đến nay ta chưa từng thấy, thật là hi hữu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo vai hữu quỳ gối chấp tay bạch đức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay Thế Tôn vào Đại Tịch Định, an trụ trong pháp đặc biệt, an trụ trong pháp hạnh tối thắng của chư Phật. Quá hiện vị lai, Phật Phật nhớ nhau. Thế Tôn vì nhớ chư Phật quá khứ, chư Phật vị lai hay nhớ chư Phật hiện tại phương khác? Vì sao lại có oai thần hiển diệu thù đặc như vậy, cúi xin đức Thế Tôn chỉ dạy”.

   Bấy giờ đức Phật bảo tôn giả A Nan: “Lành thay! Lành thay! Ông vì thương xót lợi lạc các chúng sanh mới hỏi điều vi diệu như vậy. Lời thưa hỏi của ông hôm nay công đức thù thắng hơn trăm ngàn vạn lần nhiều kiếp bố thí cúng dường các bậc A la hán, Bích chi Phật cùng chư Thiên, nhân loại  và các loài bò bay xuẩn động trong một thiên hạ. Vì sao vậy? Chư Thiên, nhân loại và tất cả hàm linh đời sau đều nhơn lời hỏi của ông hôm nay mà được độ thoát.

    Này A Nan! Như Lai vì lòng đại bi vô tận thương xót ba cõi nên xuất hiện ở đời, tuyên dương giáo pháp là muốn cứu bạt quần manh, đem lợi ích chân thật, khó gặp khó thấy, như hoa ưu đàm hiếm khi xuất hiện, lời hỏi hôm nay của ông lợi ích rất lớn.

    A Nan nên biết: Trí chánh giác của Như Lai rất khó suy lường, không gì chướng ngại được. Có thể trong một niệm an trụ vô lượng kiếp, thân và các căn không có sanh diệt. Vì sao vậy?

   Định huệ của Như Lai thông đạt vô cùng, tối thắng tự tại với tất cả pháp. A Nan hãy lắng nghe, khéo nghĩ nhớ đó, ta sẽ vì ông phân biệt giải rõ.


PHẨM THỨ TƯ

PHÁP TẠNG NHÂN ĐỊA

   Này A Nan: ở vô lượng vô số kiếp về đời quá khứ lâu xa có đức Phật xuất thế hiệu là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự Trượng phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Đức Phật đó trụ thế hóa độ bốn mươi hai kiếp. Vì hàng chư Thiên và nhân loại mà thuyết giảng kinh pháp”.

   Bấy giờ có vị vua tên là Thế Nhiêu nghe Phật thuyết giảng đạo lý, tâm sanh hoan hỷ lãnh ngộ, liền phát tâm Vô thượng chơn chánh, bèn trao ngôi vua theo Phật xuất gia làm sa môn hiệu là Pháp Tạng. Tu hạnh Bồ Tát, đức hạnh cao siêu trí huệ dõng mãnh, thâm tín lý giải đệ nhất. Lại có hạnh nguyện thù thắng, định huệ tăng thượng kiên cố bất động, tu hành tinh tấn, đến trước đức Phật đảnh lễ quỳ gối chắp tay tán thán phát đại thệ nguyện, nói kệ rằng:

Thân Như Lai vi diệu đoan nghiêm

Thế gian không ai sánh kịp được

Sáng ngời vô lượng khắp mười phương

Nhựt nguyệt hỏa châu lu mờ cả.

Thế Tôn diễn thuyết một âm thanh

Tùy loại hữu tình thảy thông hiểu

Lại hay hiện sắc thân đẹp đẽ

Tùy loại chúng sanh đều thấy rõ.

Nguyện con thành Phật có tiếng tốt

Đưa Pháp âm đến vô biên cõi,

Tuyên dương pháp: Giới, định , tinh tấn.

Thông đạt rộng sâu pháp nhiệm mầu

Trí huệ rộng lớn như biển cả

Nội tâm thanh tịnh dứt trần lao

Ra hẳn vô biên đường ác thú

Mau đến Bồ đề bờ cứu cánh.

Vô minh tham sân đều dứt sạch

Tuyệt hẳn vọng hoặc, đắc tam muội

Như vô lượng Phật đời quá khứ,

Làm đại Đạo sư khắp quần sanh,

Hay cứu tất cả sự khổ não

Sanh già bịnh chết của chúng sanh.

Thường tu bố thí, giới, nhẫn nhục

Tinh tấn, định, huệ sáu Ba la.

Hữu tình chưa độ khiến được độ,

Kẻ đã độ rồi khiến thành Phật.

Giả sử cúng dường hằng sa Thánh,

Không bằng kiên dõng cầu Chánh giác.

Nguyện an trụ vào Tam ma địa

Hằng phóng hào quang chiếu khắp nơi

Chạm đến được vào nơi thanh tịnh,

Thù thắng trang nghiêm không ai bằng,

Chúng sanh luân hồi trong các cõi,

Mau về cõi con hưởng an lạc.

Thường vận từ tâm cứu hữu tình,

Độ tận vô biên chúng sanh khổ.

Con nguyền quyết định kiên cố tu,

Xin Phật thánh trí chứng biết cho,

Dù cho thân nát trong các khổ,

Nguyện tâm như vậy thề không thối.


PHẨM THỨ NĂM

CHÍ TÂM TINH TẤN

   Pháp Tạng Tỳ kheo nói bài kệ này rồi liền bạch đức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con nay tu hạnh Bồ Tát, đã phát tâm Vô thượng Chánh giác, giữ nguyện làm Phật, tất được như Phật. Nguyện đức Phật vì con rộng giảng kinh pháp, con xin phụng trì, như pháp tu hành, dứt sạch gốc khổ sanh tử, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

   Nguyện khi con thành Phật, trí huệ sáng suốt, hào quang sáng chói, tiếng tăm quốc độ lan khắp mười phương; trời người cho đến súc sanh, sanh vào cõi nước con đều thành Bồ Tát. Nguyện con lập đây tất cả đều hơn các cõi Phật khác, có được chăng?”

    Đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương liền nói với Pháp Tạng rằng: “Thí như có người lường nước biển trải qua nhiều kiếp còn có thể đến đáy. Ngươi đã hết lòng cầu đạo tinh tấn không dứt, quyết sẽ được kết quả! Vậy thì nguyện gì mà chẳng thành?

   Ngươi tự suy nghĩ tu phương tiện nào để thành tựu được cõi Phật trang nghiêm. Việc tu hành như thế ngươi nên tự biết, với việc thanh tịnh cõi Phật, ngươi nên tự nhiếp. Pháp Tạng bạch rằng: “ Bạch đức Thế Tôn! Điều ấy quá sâu rộng, không phải cảnh giới của con hiểu được, cúi xin đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri rộng nói vô lượng vi diệu cõi nước của chư Phật, khi con được nghe các pháp như vậy rồi, suy nghĩ tu tập, thệ nguyện con mới được viên mãn”.

   Đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương biết rõ chí nguyện sâu rộng của Pháp Tạng, liền nói công đức nghiêm tịnh rộng lớn viên mãn cõi nước của hai trăm mười ức đức Phật đúng theo tâm nguyện ông mong muốn, trải qua ngàn ức năm. Bấy giờ Pháp Tạng Tỳ kheo nghe Phật nói rồi, đã được thấy rõ, liền phát nguyện vô thượng thù thắng. Nơi các cõi xấu, đẹp, thiện, ác, của trời người suy lường rốt ráo. Chuyên tâm chọn lựa, kết thành đại nguyện, tinh cần cầu tiến, kính cẩn duy trì tu tập công đức đầy đủ năm kiếp. Ở nơi hai mươi mốt vô số cõi Phật công đức trang nghiêm, rõ ràng thông suốt thành một nước Phật. Khi đã tu tập rồi, lại đến chỗ của Như Lai thế Tự tại Vương, cúi đầu lạy sát chân, nhiễu Phật ba vòng rồi, đứng yên chắp tay bạch đức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con đã thành tựu viên mãn hạnh nguyện trang nghiêm thanh tịnh nước Phật”.

   Đức Phật nói: “Lành thay! Lành thay! Nay chính phải lúc ông nên nói rõ để mọi người vui mừng, cũng để đại chúng nghe rồi được nhiều lợi lớn, có thể ở cõi Phật đó tu tập nhiếp thọ trọn đủ vô lượng đại nguyện”.


PHẨM THỨ SÁU

PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN

   Pháp Tạng bạch rằng: “ Bạch đức Thế Tôn! Cúi xin đức Thế Tôn thương xót nghe cho:

  • Con nếu chứng được Vô thượng Bồ Đề, thành Đẳng chánh giác rồi, cõi nước của Phật ở có đầy đủ vô lượng công đức trang nghiêm không thể nghĩ bàn, không có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh các loại. Nếu có chúng sanh trong ba đường ác cho đến từ địa ngục sanh về cõi con, thọ giáo pháp của con, tất thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, không đọa lại ba đường ác nữa. Được như vậy con mới làm Phật. Nếu không được như nguyện, thề không thành Vô thượng Chánh giác.

[1- Nguyện trong nước không có ác đạo.

 2- Nguyện không đọa ba đường ác.]

  • Khi con thành Phật, các chúng sanh ở mười phương thế giới sanh về cõi con, thân tướng sắc vàng ròng, đủ ba mươi hai tướng tốt, đủ tướng đại trượng phu, đoan nghiêm chánh trực, tất cả đồng một dung nhan, nếu có tốt xấu, hình thể sai biệt, thề không thành Chánh giác.

[3- Nguyện thân có sắc vàng ròng.

 4- Nguyện có ba mươi hai tướng tốt.

 5- Nguyện cho thân không sai biệt.]

  • Khi con thành Phật, các chúng sanh sanh về cõi con, biết rõ vô lượng kiếp trước. Thấy rõ những việc thiện ác đã làm. Nghe rõ sự việc khắp mười phương cả ba đời khứ lai hiện tại. Nếu không được như nguyện, thề không thành Chánh giác.

[6- Nguyện có túc mạng thông.

 7- Nguyện có thiên nhãn thông.

 8- Nguyện có thiên nhĩ thông.]

  • Khi con thành Phật, nếu có chúng sanh sanh về cõi con đều được tha tâm trí thông, biết được tâm niệm của chúng sanh xa cách trăm ngàn vạn ức cõi Phật, nếu không như vậy thề không thành Chánh giác.

[9- Nguyện có tha tâm thông.]

  • Khi con thành Phật, nếu có chúng sanh sanh về cõi con, được thần thông tự tại Ba la mật đa. Trong khoảnh khắc nếu không đi khắp trăm ngàn vạn ức cõi Phật để cúng dường, thề không thành Chánh giác.

[10- Nguyện được thần túc thông.

 11- Nguyện giáp khắp cúng dường chư Phật.]

  • Khi con thành Phật, nếu có chúng sanh sanh về cõi con, xa lìa tâm phân biệt, các căn tịch tịnh, nếu chẳng an trụ trong định tụ đến đại Niết bàn, thề không thành Chánh giác.

[12- Nguyện quyết định thành bậc Chánh giác.]

  • Khi con thành Phật, có quang minh vô lượng chiếu khắp mười phương chư Phật, gấp ngàn vạn ức lần ánh sáng của nhựt nguyệt. Nếu có chúng sanh nào thấy hay chạm được ánh sáng của con thì được an lạc, khởi từ tâm làm điều lành, sau sanh về nước con. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[13- Nguyện ánh sáng vô lượng.

 14- Nguyện chạm Quang minh được an lạc.]

  • Khi con thành Phật sống lâu vô lượng. Vô số Thanh văn và trời người trong nước cũng có thọ mạng vô lượng. Giả như chúng sanh ở ba ngàn thế giới thành bậc Duyên giác trải qua trăm ngàn kiếp để tính đếm, nếu biết được số lượng ấy, thề không thành Chánh giác.

       [15- Nguyện thọ mạng vô lượng.

       16- Nguyện Thanh văn vô số.]

  • Khi con thành Phật, vô số chư Phật trong vô lượng cõi ở mười phương thế giới, nếu không khen ngợi tên con, nói công đức quốc độ của con, thề không thành Chánh giác.

[17- Nguyện được chư Phật xưng tán.]

  • Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, hết lòng tin tưởng, nếu có điều lành nào, tâm tâm hồi hướng nguyện sanh về cõi nước con, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, thề không thành Chánh giác. Ngoại trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.

[18- Nguyện mười niệm tất vãng sanh.]

  • Khi con thành Phật, chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu con, phát tâm Bồ đề, tu các công hạnh, hành sáu Ba la mật, kiên cố không lùi, lại đem các căn lành hồi hướng nguyện sanh về cõi nước con, một lòng nghĩ đến con ngày đêm không dứt, đến khi mạng chung, con cùng Thánh chúng Bồ Tát liền đến tiếp đón, khoảnh khắc sanh về cõi con được Bất thối chuyển. Nếu không được như nguyện, thề không thành Chánh giác.

[19- Nguyện nghe danh phát tâm.

 20-  Nguyện lâm chung tiếp dẫn.]

  • Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ nước con, phát tâm Bồ đề kiên cố không thối lui, trồng các căn lành, hết lòng hồi hướng sanh về Cực Lạc, đều được toại ý; nếu có ác nghiệp đời trước, nghe danh hiệu con hết lòng sám hối, làm các điều lành, lại trì kinh giữ giới nguyện sanh về nước con, mạng chung không lạc vào ba đường ác, liền sanh về nước con. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[21- Nguyện sám hối được vãng sanh]

  • Khi con thành Phật, nước con không có phụ nữ. Nếu có nữ nhơn nào nghe danh hiệu con, thanh tịnh tin tưởng, phát tâm Bồ đề, chán ghét nữ thân, mạng chung liền hóa thân nam tử sanh về nước con. Các loại chúng sanh ở thế giới mười phương, sanh về nước con đều hóa sanh trong hoa sen thất bảo. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[22-  Nguyện trong nước không có người nữ.

 23- Nguyện nhàm chán thân nữ, chuyển thân nam.

 24-  Nguyện Liên hoa hóa sanh.]

  • Khi con thành Phật, chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu con vui mừng tin tưởng, lễ bái qui mạng, đem tâm thanh tịnh tu hạnh Bồ tát, chư Thiên và người đời hết lòng tôn kính. Nếu nghe danh hiệu con, sau khi mạng chung được sanh vào nhà tôn quý, các căn đầy đủ. Thường tu thù thắng phạm hạnh. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[25- Nguyện Thiên Nhân lễ kính.

 26- Nguyện nghe danh hiệu được phước.

 27- Nguyện tu thù thắng hạnh]

  • Khi con thành Phật, nước con không có tên ba đường ác. Chúng sanh sanh vào nước con đều nhất tâm trụ vào chánh định. Không còn nhiệt não, tâm được mát mẻ, hưởng thọ an lạc, như Tỳ kheo lậu tận. Nếu còn khởi tưởng niệm tham đắm thân sau, thề không thành Chánh giác.

[28- Nguyện nước không có tên "Bất thiện".

 29- Nguyện trụ Chánh định tụ.

 30- Nguyện vui như Tỳ kheo dứt sạch các lậu.

 31- Nguyện không tham chấp thân]

  • Khi con thành Phật, chúng sanh sanh vào nước con, được vô lượng căn lành, thân thể vững chắc như kim cang bất hoại, thân mình đều có hào quang chiếu sáng. Thành tựu hết thảy trí huệ, biện tài không cùng tận. Rộng nói các pháp bí yếu, giảng kinh thuyết pháp, tiếng như chuông vang. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[32- Nguyện được Na la diên thân.

 33- Nguyện Quang minh trí huệ biện tài.

 34- Nguyện khéo nói pháp yếu]

  • Khi con thành Phật, chúng sanh sanh vào nước con quyết chắc đến bậc Nhất Sanh Bổ Xứ. Trừ khi phát nguyện rộng lớn trở lại độ sanh, giáo hóa hữu tình, khuyến phát tín tâm, tu hạnh Bồ tát, hành nguyện Phổ Hiền, tuy sanh vào thế giới khác hằng lìa ác thú, hoặc thích thuyết pháp, nghe pháp, hay hiện thần túc, tùy ý tu tập thảy đều viên mãn. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[35- Nguyện nhất sanh bổ xứ.

 36- Nguyện giáo hóa tùy ý.]

  • Khi con thành Phật, chúng sanh sanh vào nước con, nếu muốn ăn uống, y phục hay các đồ cần dùng tùy ý liền đến. Nếu khởi niệm cúng dường mười phương chư Phật, liền được mãn nguyện. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[37- Nguyện y thực tự đến.

 38- Nguyện ứng niệm thọ cúng.]

  • Khi con thành Phật, vạn vật trong cõi nước con đều trang nghiêm thanh tịnh sáng chói, hình sắc thù thắng vi diệu không thể tả xiết, dù có thiên nhãn cũng không thể diễn tả hết vẻ đẹp về hình sắc, hình tướng lộng lẫy và số lượng chúng sanh ở đó v.v… Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[ 39- Nguyện trang nghiêm vô tận.]

  • Khi con thành Phật, vô lượng cây cảnh trong cõi nước con cao trăm ngàn do tuần. Cây làm đạo tràng cao bốn trăm vạn dặm. Các bậc Bồ Tát trung phẩm cũng có thể biết rõ. Nếu muốn thấy các cõi thanh tịnh trang nghiêm của chư Phật, tuy ở nơi cây báu cũng được thấy rõ vạn tượng như xem trong gương. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[40- Nguyện có vô lượng cây sắc báu.

 41- Nguyện cây hiện cõi Phật.]

  • Khi con thành Phật, cõi nước rộng rãi nghiêm tịnh, sáng chói như gương, chiếu khắp vô lượng vô số bất khả tư nghì thế giới chư Phật khắp mười phương, chúng sanh thấy rồi sanh tâm hi hữu. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[42- Nguyện chiếu suốt mười phương.]

  • Khi con thành Phật, cùng tột dưới đất, trên đến hư không, tất cả vạn vật cung điện, lầu các, ao nước, hoa cây v.v… trong nước đều do vô lượng bảo hương hiệp thành, hương thơm xông khắp mười phương thế giới, chúng sanh ngửi được đều tu Phật hạnh. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[43- Nguyện hương báu xông khắp.]

  • Khi con thành Phật, các bậc Bồ Tát trong mười phương cõi Phật, nghe danh con rồi đều được thanh tịnh giải thoát, Phổ đẳng Tam muội, các môn Tổng trì vào Tam ma địa cho đến thành Phật. Tuy ở trong định thường cúng dường vô lượng vô biên chư Phật vẫn không mất định ý. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

[44- Nguyện phổ đẳng tam muội

 45- Nguyện trong định cúng Phật.]

  • Khi con thành Phật, các bậc Bồ Tát ở thế giới khác nghe danh con rồi chứng Ly sanh pháp, được các môn Đà la ni. Thanh tịnh hoan hỷ, an trụ trong thể tướng bình đẳng, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ trí đức mà không chứng được ba nhẫn, nơi Phật pháp mà không chứng được bậc Bất thối chuyển, thề không thành Chánh giác”.

[46- Nguyện được môn Tổng trì.

 47- Nguyện nghe danh đặng pháp nhẫn.

 48- Nguyện hiện chứng quả bất thối chuyển]


PHẨM THỨ BẢY

QUYẾT THÀNH CHÁNH GIÁC

Này A Nan: Bấy giờ Tỳ kheo Pháp Tạng phát nguyện rồi, liền đọc bài tụng:

Con lập nguyện hơn đời,

Tất đến đạo Vô Thượng,

Nguyện này nếu không toại,

Thề không thành Chánh giác.

Lại làm đại thí chủ

Cứu khắp kẻ cùng khổ,

Khiến các quần sanh kia,

Đêm dài không ưu não,

Phát sanh các căn lành,

Thành tựu quả Bồ đề.

Con nếu thành Chánh giác,

Lấy tên Vô Lượng Thọ.

Chúng sanh nghe danh này

Sanh về cõi nước con,

Thân kim sắc như Phật,

Tướng tốt thảy viên mãn,

Cũng đem tâm đại bi,

Lợi ích các quần sanh,

Ly dục sâu thiền định

Tịnh huệ tu phạm hạnh.

Nguyện đem trí huệ sáng,

Chiếu khắp mười phương cõi,

Tiêu trừ ba độc hại

Cứu khỏi các ách nạn,

Dứt sạch khổ tam đồ,

Diệt hết phiền não ám,

Khai sáng mắt trí huệ,

Chứng được thân quang minh

Đóng hết ba đường ác,

Mở rộng các cửa lành.

Vì chúng khai tạng pháp,

Rộng thí báu công đức,

Trí vô ngại như Phật,

Làm các hạnh từ mẫn.

Đạo Sư cả trời người,

Anh hùng khắp ba cõi,

Thuyết pháp sư tử hống,

Rộng độ các hữu tình

Viên mãn lời phát nguyện,

Tất cả đều thành Phật.

Nguyện này nếu thành tựu, 

Đại thiên thảy chấn động.

Các thiên thần trên không,

Mưa xuống trân diệu hoa.

Này A Nan! Tỳ kheo Pháp Tạng nói bài tụng này rồi, mặt đất chấn động sáu cách. Hoa trời rưới khắp, âm nhạc tự trỗi, không trung vang lời khen: Quyết chắc thành Vô thượng Chánh giác.


PHẨM THỨ TÁM

TÍCH CÔNG LŨY ĐỨC

   Này A Nan! Pháp Tạng Tỳ kheo ở trước Như Lai Thế Tự Tại Vương và giữa đại chúng trời người phát hoằng thệ nguyện này rồi, an trụ trong huệ chân thật, dõng mãnh tinh tấn một hướng chuyên tâm trang nghiêm cõi nước, xây dựng Phật quốc rộng lớn, siêu việt thắng diệu, kiến lập vĩnh viễn, tuyệt không hư hoại, không biến đổi. Trong vô lượng kiếp vun trồng đức hạnh, không khởi tưởng dục ba độc, chẳng đắm sáu trần, chỉ chuyên nhớ nghĩ chư Phật thuở quá khứ đã tu căn lành, hành hạnh tịch tịnh, xa lìa luống dối, y chơn đế môn, làm các công đức, không nề các khổ, ít muốn biết đủ, chuyên cầu pháp thanh tịnh, đem ân huệ lợi ích quần sanh, chí nguyện không mỏi, thành tựu các nhẫn. Đối với hữu tình nói lời từ ái vui vẻ hòa dịu khuyến dụ khích lệ. Cung kính Tam bảo, phụng sự sư trưởng. Không giả dối nịnh hót, nghiêm trang đứng đắn, khuôn phép nhứt mực. Quán pháp như huyễn, tam muội thường tịch. Giữ gìn khẩu nghiệp, không nói lỗi người, giữ gìn thân nghiệp, không mất oai nghi, giữ gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm. Nếu có quốc thành xóm làng quyến thuộc trân bảo, không sanh tham trước, hằng hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ sáu Ba la mật. Giáo hóa chúng sanh an trụ đạo Vô thượng Chánh giác. Do thành thục các căn lành như vậy, nên sanh đến chỗ nào tự nhiên cảm ứng có vô lượng kho báu, hoặc làm trưởng giả cư sĩ, hào hiệp tôn quý, hoặc làm Sát lợi Quốc vương, Chuyển luân Thánh vương, hoặc làm vua trời cõi Lục dục cho đến Phạm vương, cung kính cúng dường chư Phật chưa từng gián đoạn. Những công đức như vậy chẳng thể kể hết.

Miệng thường tỏa hương thơm như hương chiên đàn, hương thơm hoa sen, hương thơm ấy xông khắp vô lượng thế giới. Phàm sanh ra chỗ nào sắc tướng cũng đoan nghiêm, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi nét đẹp. Tay thường xuất sanh châu báu vô tận, tất cả đồ cần dùng đẹp đẽ tối thượng để lợi lạc hữu tình. Do nhân duyên ấy, khiến vô lượng chúng sanh phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.


PHẨM THỨ CHÍN

THÀNH TỰU VIÊN MÃN

   Này A Nan! Pháp Tạng Tỳ kheo tu hạnh Bồ Tát, tích công lũy đức vô lượng vô biên trong tất cả pháp mà được tự tại, không thể dùng lời diễn tả hết chỗ phát thệ, thành tựu viên mãn như thật an trụ cụ túc trang nghiêm, oai đức rộng lớn thanh tịnh cõi Phật được.

   Tôn giả A Nan nghe đức Phật nói lời ấy rồi, cung kính thưa rằng: Bạch đức Thế Tôn! Pháp Tạng Bồ Tát chứng Bồ đề là đã thành Phật và nhập diệt rồi hay chưa thành Phật, hay đã thành Phật hiện ở thế giới khác?

   Đức Thế Tôn nói: “Đức Phật Như Lai kia, đến không chỗ đến, đi không chỗ đi, không sanh không diệt, không có quá hiện vị lai, chỉ có một nguyện độ sanh. Hiện ở phương Tây cách Diêm phù đề này mười vạn ức cõi Phật, thế giới đó gọi là Cực Lạc, Pháp Tạng thành Phật hiệu là A Di Đà. Thành Phật đến nay đã mười kiếp, hiện đang thuyết pháp, có vô lượng vô số chúng Bồ Tát, Thanh văn cung kính vây quanh”.


PHẨM THỨ MƯỜI

ĐỀU NGUYỆN LÀM PHẬT

   Lúc đức Phật nói A Di Đà Phật khi làm Bồ Tát viên mãn hạnh nguyện rồi, A Xà Vương tử cùng với năm trăm trưởng giả biết được đều rất vui mừng, mỗi mỗi cầm một bó hoa bằng vàng đến trước Phật đảnh lễ và dâng hoa xong ngồi về một phía. Họ đồng tâm nguyện rằng, khi chúng tôi thành Phật đều như đức Phật A Di Đà”.

   Đức Phật biết tâm nguyện của họ, bảo các Tỳ kheo rằng: “Các vương tử này sau sẽ thành Phật. Đời trước khi còn tu hạnh Bồ Tát, trải qua vô số kiếp đã cúng dường bốn trăm ức đức Phật. Thời Phật Ca Diếp họ là đệ tử ta, nay lại đến cúng dường ta”. Các Tỳ kheo nghe đức Phật nói đều rất vui mừng.


PHẨM MƯỜI MỘT

CÕI NƯỚC NGHIÊM TỊNH

   Này A Nan! Cõi Cực Lạc kia có vô lượng công đức đầy đủ trang nghiêm, tuyệt không có danh từ khổ nạn, ác thú ma não, cũng không có bốn mùa nóng lạnh sáng tối, không có sông biển lớn nhỏ, gò nổng hầm hố, gai gốc đá sỏi, núi Thiết vi, núi Tu di, đất đá núi non, chỉ là tự nhiên bằng bảy báu. Vàng ròng làm đất rộng rãi bằng phẳng không có hạn lượng, kỳ diệu tú lệ, thanh tịnh trang nghiêm, thù thắng hơn tất cả thế giới khắp mười phương.

   Tôn giả A Nan nghe rồi thưa Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu cõi đó không có núi Tu di thì Tứ Thiên Vương và Đao Lợi Thiên nương tựa vào đâu?”

   Này A Nan! Trời Dạ Ma, Trời Đâu Suất cho đến chư Thiên cõi Sắc và Vô sắc nương vào đâu?

   Tôn giả A Nan thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Do nghiệp lực tạo nên không thể nghĩ bàn được”.

   Đức Phật hỏi A Nan: “Bất tư nghì nghiệp ông có thể biết chăng?”

   Quả báo thân ông bất khả tư nghì, nghiệp báo chúng sanh cũng bất khả tư nghì, căn lành của chúng sanh bất khả tư nghì, Thánh lực chư Phật, thế giới chư Phật cũng bất khả tư nghì, đất nước chúng sanh, công đức thiện lực, trú hành nghiệp địa và thần lực chư Phật cũng đều như vậy cả”.

   Tôn giả A Nan thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Nghiệp nhân và quả báo không thể nghĩ bàn được. Đối với pháp này thật con không hoài nghi, nhưng vì muốn phá trừ sự nghi ngờ của chúng sanh đời sau nên thưa hỏi lời này”.


PHẨM MƯỜI HAI

ÁNH SÁNG CHIẾU KHẮP

   Này A Nan! Oai thần và quang minh của Phật A Di Đà tối tôn đệ nhất, quang minh của chư Phật khác chẳng sánh kịp. Quang minh ấy chiếu khắp hằng sa cõi Phật ở Phương Đông, Tây, Nam , Bắc, trên dưới và bốn phương phụ cũng lại như vậy. Hào quang trên đảnh chiếu xa một hai ba bốn do tuần, hoặc trăm ngàn vạn ức do tuần. Hào quang các đức Phật khác hoặc chiếu đến một hai cõi Phật, hoặc trăm ngàn cõi Phật, chỉ có hào quang đức Phật A Di Đà chiếu khắp vô lượng vô số vô biên cõi Phật. Hào quang chư Phật chiếu ra có xa có gần vì bổn nguyện công đức đời trước cầu đạo có lớn nhỏ không đồng, nên khi thành Phật tự có hạn lượng.

   Quang minh đức Phật A Di Đà sáng chói gấp bội trăm ngàn vạn lần ánh sáng nhựt nguyệt, tôn quý trong các ánh sáng, nên Phật Vô Lượng Thọ cũng hiệu là Phật Vô Lượng Quang, Phật Vô Biên Quang, Phật Vô Ngại Quang, Phật Vô Đẳng Quang, Phật Trí Huệ Quang, Phật Thường Chiếu Quang, Phật Thanh Tịnh Quang, Phật Hoan Hỷ Quang, Phật Giải Thoát Quang, Phật An Ổn Quang, Phật Siêu Nhựt Nguyệt Quang, Phật Bất Tư Nghì Quang.

   Quang minh ấy chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào gặp được quang minh ấy thì cấu uế tiêu diệt, điều lành phát sanh, thân ý hòa dịu. Nếu ở tam đồ chịu khổ cùng cực thấy được quang minh này liền được dừng khổ, mạng chung được giải thoát. Chúng sanh nào nghe được oai thần công đức quang minh này ngày đêm khen nói chí tâm không nghỉ, tùy theo ý nguyện được sanh về Cực Lạc.


PHẨM MƯỜI BA

THỌ MẠNG ĐẠI CHÚNG VÔ LƯỢNG

   Này A Nan ! Đức Phật Vô Lượng Thọ mạng sống trường  cửu không thể tính được. Lại có vô số chúng Thanh văn thần trí thông đạt, năng lực tự tại có thể nắm tất cả thế giới trong bàn tay. Trong hàng đệ tử ta, đại Mục Kiền Liên có thần thông bậc nhất, trong một ngày đêm biết hết số lượng chúng sanh của tất cả tinh cầu trong đại thiên thế giới.Giả sử chúng sanh trong mười phương tất cả đều chứng quả Duyên giác, mỗi mỗi Duyên giác thọ vạn ức năm, có thần thông như Mục Kiền Liên, đem hết trí lực suốt đời cũng không tính đếm được, ngàn vạn phần cũng không bằng một số phần Thanh văn trong Phật hội kia.

 Ví như biển lớn sâu rộng vô biên, nếu lấy một sợi tóc chẻ làm trăm phần, tán ra thành bụi, rồi  lấy một hột bụi ấy thấm một giọt nước  biển, nước  nơi bụi tóc ấy so với biển cả chẳng lấy gì nhiều. Này A Nan! Các vị Mục Kiền Liên thảy còn biết được số lượng, còn nước nơi bụi tóc so với biển cả không thể tính được. Thọ mạng của Phật và thọ lượng chúng Bồ Tát, Thanh văn, Thiên, Nhơn ở cõi ấy cũng như vậy, không thể lấy toán số thí dụ mà biết được. 


PHẨM MƯỜI BỐN

CÂY BÁU KHẮP NƯỚC

   Cõi nước Cực Lạc có nhiều cây báu, có cây thuần bằng vàng, hoặc thuần bạc, lưu ly, thủy tinh, hổ phách, mỹ ngọc, mã não, hoặc do một thứ báu mà thành, hoặc do hai ba cho đến bảy báu xen nhau hiệp thành. Gốc thân cành do báu này thành, hoa lá quả do báu khác thành. Có cây gốc bằng vàng, thân bằng bạc, lưu ly làm cành, thủy tinh làm ngọn, hổ phách làm lá, mỹ ngọc làm hoa, mã não làm quả. Lại có các cây do bảy báu xen lẫn nhau làm gốc thân cành lá hoa quả. Mỗi báu có hàng hàng khác nhau, hàng hàng thẳng nhau, thân thân xây nhau, cành lá hướng nhau, hoa quả xứng nhau, màu sắc rực rỡ tươi đẹp không thể tả xiết. Khi gió lay động phát ra âm thanh vi diệu. Các hàng cây báu ấy cùng khắp trong cõi nước.


PHẨM MƯỜI LĂM

BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG

   Cây Bồ đề nơi đạo tràng cao bốn mươi vạn dặm, chu vi rộng năm ngàn do tuần, cành lá bốn phía hai mươi vạn dặm, do các báu tự nhiên hiệp thành, hoa quả sum sê chói sáng cùng khắp, lại có các ngọc ma ni hồng lục xanh trắng, và các báu quý nhất kết thành chuỗi trang hoàng các cột báu. Vàng ngọc chuông khánh treo khắp nơi. Lưới võng trân diệu trăm ngàn vạn sắc giăng mắc trên không. Vô lượng tia sáng phản chiếu lẫn nhau rất vi diệu, tất cả trang nghiêm tùy ý hiện nên. Gió nhẹ thổi đến lay động cành lá phát ra vô lượng âm thanh diệu pháp, vang khắp các cõi Phật, âm thanh du dương hòa nhã, tối thắng bậc nhất hơn các âm thanh ở mười phương thế giới.

   Nếu chúng sanh nào thấy được cây Bồ đề, nghe tiếng, ngửi mùi, nếm trái, chạm được ánh sáng, nghĩ đến công đức của cây thì sáu căn thanh tịnh không có não loạn, trụ vào bất thối chuyển cho đến khi thành Phật. Nếu thấy được cây ấy thì được ba nhẫn: Một là âm hưởng nhẫn, hai là nhu thuận nhẫn, ba là vô sanh pháp nhẫn.

   Này A Nan ! Hoa quả cây cối và các chúng sanh cõi Phật ấy làm các Phật sự như vậy, là do sức oai thần, bản nguyện đầy đủ kiên cố cứu cánh của Phật Vô Lượng Thọ vậy.


PHẨM MƯỜI SÁU

NHÀ CỬA LẦU GÁC

   Giảng đường, tịnh xá, lầu quán, lan can nơi cõi Phật Vô Lượng Thọ cũng do bảy báu tự nhiên hóa thành. Lại có bạch châu ma ni nghiêm sức, sáng chói không bì được. Cung điện của Bồ Tát ở cũng lại như vậy. Nơi đó có chỗ giảng kinh, tụng kinh, thọ kinh, nghe kinh, đi kinh hành trên đất. Tư đạo và tọa thiền trên không trung, cũng có chỗ giảng tụng thọ thính kinh hành.

   Những vị tư đạo và tọa thiền là bậc đã chứng Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, hoặc A la hán. Vị chưa chứng A duy việt trí thì chứng A duy việt trí. Các vị ấy tự niệm đạo, thuyết đạo, hành đạo đầy đủ pháp hỷ.


PHẨM MƯỜI BẢY

SUỐI AO CÔNG ĐỨC

   Hai bên giảng đường có ao suối chảy quanh, ngang dọc sâu cạn bằng nhau, hoặc mười hai mươi hoặc trăm ngàn do tuần, phẳng lặng thơm sạch, nước đủ tám công đức. Trên bờ có vô số cây chiên đàn hương, cây trái cát tường, hoa quả thơm tho, chiếu sáng rực rỡ. Lá dày che khắp trên ao, tỏa ra các mùi thơm, hương thơm thoảng trong gió theo nước bay xa, thế gian không ví được. Các ao bằng bảy báu, đáy bằng cát vàng, các hoa sen ưu bát la, bát đàm ma, câu vật đầu, phân đà lợi, nhiều màu rực rỡ khắp trên mặt nước. Chúng sanh muốn tắm, nếu muốn nước đến chân, đến gối, đến lưng, đến cổ hoặc muốn rưới khắp thân, muốn lạnh, muốn ấm, chảy mạnh hay từ từ, nhất nhất theo ý muốn, giúp phát giác tánh, phá mê khai ngộ, sạch sẽ yên tịnh.

   Cát báu dưới đáy phản chiếu khắp nơi, sóng gợn lăn tăn phát ra vô lượng âm thanh vi diệu, nào tiếng Tam Bảo, tiếng Ba la mật, tiếng chỉ tức tịch tịnh, tiếng vô sanh vô diệt, tiếng thập lực vô úy, tiếng vô tánh vô tác vô ngã, tiếng đại từ bi hỷ xả, tiếng cam lộ quán đảnh thọ vị. Khi nghe các âm thanh như vậy tâm liền thanh tịnh không còn phân biệt, chánh trực bình đẳng, thành thục căn lành. Ý muốn nghe pháp nào chỉ có pháp đó phát ra, nếu không muốn nghe nữa liền im lặng, vĩnh viễn không thối tâm Bồ Đề. Những người trong mười phương thế giới được vãng sanh đều hóa sanh từ trong hoa sen ở ao thất bảo, được thân pháp tánh, thể chất bất sanh bất diệt, không còn nghe tên khổ não khổ nạn của tam đồ. Giả dụ còn không có, huống là có khổ. Chỉ có tiếng vui thích tự nhiên, do vậy nước đó gọi là Cực Lạc.


PHẨM MƯỜI TÁM

HIẾM CÓ, SIÊU VƯỢT THẾ GIAN

   Dung sắc chúng sanh ở nước Cực Lạc lộng lẫy hơn hẳn thế gian, đồng một hình thể không có tướng sai biệt; chỉ vì thuận theo lề lối các phương khác nên có tên Thiên, Nhơn.

   Này A Nan! Ví như ở thế gian kẻ nghèo khổ ăn xin, đứng bên đế vương, diện mạo hình trạng há có thể sánh bằng không? Đế vương nếu so với Chuyển luân Thánh vương thì thô bỉ xấu xí như kẻ ăn xin. Chuyển luân Thánh vương oai tướng bậc nhất, nếu so với vua cung trời Đao Lợi lại càng xấu tệ. Trời Đế Thích so với cõi trời thứ sáu thua xa trăm ngàn lần. Cõi trời thứ sáu tuy dung mạo xinh đẹp ngàn vạn lần, làm sao sánh bằng dung sắc của Bồ Tát Thanh văn ở cõi Cực Lạc được.

   Đến như cung điện, y phục ẩm thực như là những vật ở cung trời Tha hóa tự tại. Còn như oai đức phẩm vị thần thông biến hóa của họ thì gấp trăm ngàn vạn ức lần hơn tất cả cõi nhơn thiên, không thể tính nổi được.

   A Nan nên biết, cõi nước Cực Lạc của Phật Vô Lượng Thọ có công đức trang nghiêm không thể nghĩ bàn như thế.


PHẨM MƯỜI CHÍN

THỌ DỤNG ĐẦY ĐỦ

    Lại nữa, chúng sanh ở thế giới Cực Lạc, hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh đều có sắc thân xinh đẹp như vầy: hình dung tướng mạo đoan nghiêm, phước đức vô lượng, trí huệ sáng suốt, thần thông tự tại, thọ dụng phong túc, cung điện, phục sức, hương hoa, phan cái tất cả đều trang nghiêm, các sự cần dùng đều theo ý muốn. Khi muốn ăn, chén bát bằng bảy báu tự nhiên hiện ra, trăm thứ thức ăn tự nhiên sung   mãn, tuy có đồ ăn nhưng không phải ăn, chỉ thấy sắc ngửi hương, ăn bằng ý tưởng. Sắc lực tăng trưởng, không có đại tiểu tiện, thân tâm nhẹ nhàng, không tham luyến hương vị, dùng rồi liền biến mất, đến giờ ăn lại hiện ra. Lại có nhiều y phục báu đẹp, giải mũ áo bằng anh lạc trăm ngàn màu sắc sáng chói vô lượng, tất cả tự nhiên mặc vào thân. Nhà cửa xứng với hình sắc. Lưới báu giăng trên không, linh báu treo khắp, đẹp đẽ lạ lùng, bóng loáng sáng ngời hết sức tráng lệ.

    Lầu các lan can, mái hiên điện đường, rộng hẹp vuông tròn, hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc giữa không trung, hoặc trên đất bằng, thanh tịnh yên ổn vi diệu an vui, tùy ý hiện đến đầy đủ.


PHẨM HAI MƯƠI

GIÓ ĐỨC MƯA HOA

   Cõi nước đức Phật đó, đến giờ ăn gió thoảng nhẹ tự nhiên làm lay động lưới giăng và các cây báu phát ra âm thanh vi diệu, diễn nói pháp khổ, không, vô thường, vô ngã, các Ba la mật, lưu bố vạn thứ hương đức, ai nghe được rồi phiền não tập khí tự nhiên không khởi. Gió chạm vào mình an hòa dễ chịu, như vị Tỳ kheo chứng được diệt tận định.

   Lại thổi bảy hàng cây báu, thổi hoa tụ lại từng loại màu sắc trải khắp mặt đất, thứ lớp theo sắc không có tạp loạn, êm dịu sáng sạch như đâu la miên, chân đi lên lún sâu bốn lóng tay, khi dở chân lên lại bằng phẳng như cũ. Qua khỏi giờ ăn hoa ấy tự mất, mặt đất sạch sẽ, lại mưa hoa mới, tùy theo  thời tiết rơi cùng khắp như trước không khác, như vậy sáu lần mỗi ngày đêm.


PHẨM HAI MƯƠI MỐT

SEN BÁU PHẬT QUANG

   Lại có nhiều hoa sen báu cùng khắp cả nước, mỗi mỗi hoa báu có trăm ngàn ức cánh. Ánh sáng mỗi hoa có nhiều màu sắc, hoa xanh thì ánh sáng xanh, hoa trắng ánh sáng trắng, vàng đỏ tía huyền, màu sắc ánh sáng cũng lại như vậy. Lại có vô lượng diệu bảo, trăm ngàn ma ni lấp lánh kỳ lạ, sáng chiếu như nhật nguyệt. Hoa sen to lớn hoặc nửa do tuần, hoặc một hai ba bốn cho đến trăm ngàn do tuần. Trong mỗi hoa sen phát ra ba mươi sáu trăm ngàn ức tia sáng. Trong mỗi ánh sáng có ba mươi sáu trăm ngàn đức Phật sắc thân tử kim, tướng tốt thù đặc. Mỗi mỗi đức Phật lại phóng ra trăm ngàn hào quang chiếu khắp mười phương nói pháp vi diệu. Chư Phật ấy muốn đưa vô lượng chúng sanh đến Phật đạo.


PHẨM HAI MƯƠI HAI

QUYẾT CHỨNG CỰC QUẢ

   Lại này A Nan! Cõi nước đức Phật đó không có cảnh tối tăm đèn đuốc nhật nguyệt tinh tú ngày đêm, cũng không có tên năm tháng kiếp số, lại không có sự tham đắm nhà cửa, mọi nơi không có danh hiệu tiêu thức, cũng không có nhà ở riêng biệt, chỉ có sự hưởng thọ thanh tịnh an lạc tối thượng. Nếu có trai lành gái tín nào hoặc đã sanh hoặc sẽ sanh đều an trụ nơi chánh định, quyết sẽ chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Tại sao vậy?

   Nếu có tà định hay bất định thì không biết rõ đạo lý nhân quả để sanh về Cực Lạc được.


PHẨM HAI MƯƠI BA

MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT TÁN THÁN

   Lại nữa A Nan, hằng hà sa số thế giới ở phương Đông, trong mỗi thế giới có hằng sa đức Phật xuất tướng lưỡi rộng dài, phóng vô lượng quang minh nói lời thành thật, khen ngợi công đức bất khả tư nghì của đức Phật Vô Lượng Thọ. Hằng sa thế giới chư Phật ở chín phương khác, cũng đồng xưng tán như thế. Tại sao vậy?

   Vì muốn chúng sanh ở các phương khác nghe danh hiệu đức Phật Vô Lượng Thọ, phát tâm thanh tịnh nhớ nghĩ thọ trì, quy y cúng dường cho đến phát một niệm tịnh tín, nếu có căn lành nào chí tâm hồi hướng, nguyện sanh về cõi Cực Lạc ấy, tùy nguyện vãng sanh, được Bất thối chuyển cho đến quả vị Vô thượng chánh đẳng Bồ đề.


PHẨM HAI MƯƠI BỐN

BA BẬC VÃNG SANH

   Này A Nan ! Chư thiên, nhân dân ở mười phương thế giới chí tâm nguyện sanh về cõi ấy có ba hạng:

   Bậc thượng phẩm là những người xuất gia, lìa tham dục làm sa môn, phát tâm Bồ đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, làm các công đức, nguyện sanh về cõi đó. Những chúng sanh này khi mạng chung, đức Phật A Di Đà cùng Thánh chúng hiện đến trước mặt, liền theo đức Phật sanh về cõi đó, tự nhiên hóa sanh trong hoa sen bảy báu, trí huệ dõng mãnh, thần thông tự tại.

   Này A Nan! Nếu có chúng sanh muốn hiện đời thấy Phật A Di Đà, phải phát tâm Vô thượng Bồ đề, phải luôn nhớ nghĩ cõi nước Cực Lạc, nhóm chứa được căn lành nào nên đem hồi hướng. Do thấy được Phật, nên khi sanh về nước đó được bậc Bất thối chuyển cho đến quả Vô thượng Bồ Đề.

   Hạng trung là những người tuy không làm sa môn, nhưng làm nhiều công đức, phát tâm Vô thượng Bồ Đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà. Tuy đã làm nhiều công đức, giữ gìn trai giới, xây dựng tháp tượng, cúng dường, treo phan đốt đèn dâng cúng hoa hương, tất cả đều phải hồi hướng nguyện sanh về Cực Lạc. Khi mạng chung hóa thân đức Phật A Di Đà hiện ra đầy đủ tướng tốt quang minh như chính đức Phật cùng với đại chúng vây quanh hiện trước người đó, nhiếp thọ tiếp dẫn, liền theo hóa Phật sanh về cõi Cực Lạc, ở bậc Bất thối chuyển Vô thượng Bồ Đề, công đức trí huệ kế bậc thượng phẫm.

   Hạng hạ phẩm là những người giả sử không hay làm các công đức, mà đã phát tâm Vô thượng Bồ Đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, vui mừng tin sâu không chút nghi ngờ, hết lòng nguyện sanh về cõi Cực Lạc, người này mạng chung mộng thấy đức Phật cũng được vãng sanh, công đức trí huệ kế bậc trung

   Nếu có chúng sanh theo pháp đại thừa, đem tâm thanh tịnh, hướng về đức Vô Lượng Thọ, niệm đến mười niệm, nguyện sanh về Cực Lạc, nghe pháp rộng sâu hiểu rốt ráo, cho đến được một niệm thanh tịnh, phát một niệm nhớ nghĩ đến đức Phật đó, người này mạng chung thấy Phật A Di Đà như trong chiêm bao, nhứt định sanh về nước Cực Lạc, được Bất thối chuyển Vô thượng Bồ Đề.

   Lại này A Nan! Nếu có trai lành gái tín nào nghe kinh này, thọ trì đọc tụng biên chép cúng dường, ngày đêm liên tục cầu sanh về cõi Cực Lạc, phát tâm Bồ Đề, giữ các giới cấm bền vững không phạm, lợi ích hữu tình, làm được chút điều lành gì đều ban bố cho họ khiến được an vui, hằng nhớ nghĩ đến đức Phật A Di Đà và cõi nước Cực Lạc ở phương Tây, người ấy khi mạng chung có sắc tướng trang nghiêm như Phật, sanh về cõi báu mau được nghe pháp, vĩnh viễn không thối chuyển.


PHẨM HAI MƯƠI LĂM

CHÁNH NHÂN VÃNG SANH

   Lại nữa A Nan! Nếu có chúng sanh muốn sanh về nước kia, tuy không siêng năng thiền định, nhưng hết lòng trì kinh giữ giới, chuyên làm điều lành, nghĩa là không giết hại sanh vật, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không thêu dệt, không nói lời hung dữ, không nói đâm thọc, không tham lam, không giận hờn, không si mê, ngày đêm nhớ nghĩ đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc có nhiều công đức, nhiều sự trang nghiêm, chí tâm quy y đảnh lễ cúng dường; người ấy khi mạng chung không kinh sợ, tâm không rối loạn, liền được vãng sanh về cõi Cực Lạc.

  Nếu người quá nhiều  việc không thể xuất gia, không rảnh tu trai giới, nhứt tâm thanh tịnh, lúc rảnh rỗi yên tịnh thân tâm , tuyệt dục bỏ lo lắng, từ tâm tinh tấn, không hờn giận, ganh ghét, không tham tiếc keo kiệt, không ân hận hồ nghi, hiếu thuận, trung tín, tin sâu lời Phật dạy, tin làm lành đặng phước, phụng trì các pháp như vậy không được thiếu mất, suy nghĩ chính chắn, muốn được độ thoát, ngày đêm luôn cầu nguyện được vãng sanh về cõi thanh tịnh của Phật A Di Đà, trong mười ngày mười đêm, cho đến một ngày một đêm không ngừng nghỉ, khi mạng chung được vãng sanh về cõi nước kia, tu đạo Bồ Tát. Những người vãng sanh đều được Bất thối chuyển, thân sắc đủ ba mươi hai tướng tốt, sẽ được thành Phật. Nếu muốn thành Phật ở một phương cõi nào khác, theo tâm ước nguyện tùy sự chuyên cần, sáng tối cầu đạo không ngừng nghỉ, sẽ được kết quả không mất chí nguyện.

   Này A Nan! Do điều lợi này nên vô lượng vô số bất khả tư nghì, vô biên thế giới chư Phật Như Lai đều xưng dương tán thán công đức Phật Vô Lượng Thọ.


PHẨM HAI MƯƠI SÁU

LỄ CÚNG NGHE PHÁP

   Lại nữa A Nan! Chúng Bồ Tát ở mười phương thế giới muốn đảnh lễ Phật Vô Lượng Thọ ở thế giới Cực Lạc, đem hương hoa, tràng phan bảo cái đến chỗ Phật cung kính cúng dường, nghe giảng kinh pháp và xướng danh ca ngợi sự tuyên dương hóa đạo công đức trang nghiêm của Phật A Di Đà.

  Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:

Đông phương các cõi Phật

Số nhiều như hằng  sa,

Hằng sa chúng Bồ Tát,

Đến lễ vô Lượng Thọ.

Nam Tây Bắc bốn phương

Thượng hạ cũng như vậy,

Thảy chí tâm tôn trọng

Dâng cúng các trân diệu

Phát những lời hòa nhã,

Ca ngợi dấng Tối Thắng,

Cứu cánh thần thông huệ

Chứng nhập sâu pháp môn.

Nghe được danh hiệu Phật,

An lành được lợi lớn.

Trong các sự cúng dường

Siêng tu không biếng trễ,

Quán cõi thù thắng kia

Vi diệu khó nghĩ bàn

Công đức rất trang nghiêm

Cõi Phật khác khó bằng.

Nhơn phát tâm vô thượng

Nguyện mau thành Bồ Đề.

Bấy giờ Vô Lượng Thọ

Kim dung hiện mỉm cười

Hào quang từ miệng ra

Chiếu khắp mười phương cõi,

Rồi xoay chiếu thân Ngài

Ba vòng vào đảnh Phật.

Bồ Tát thấy quang này

Liền chứng Bất thối chuyển

Tất cả chúng trong hội

Đều vui mừng hớn hở.

Lời Phật như sấm vang

Tiếng bát âm vi diệu

Bồ Tát mười phương đến

Di Đà thấu rõ tâm

Chí cầu cõi nghiêm tịnh

Thọ ký sẽ thành Phật,

Biết rõ tất cả pháp

Như mộng huyễn tiếng vang,

Trọn đầy các diệu nguyện

Quyết thành như Cực Lạc.

Biết cõi như ảnh tượng,

Phát tâm thệ nguyện lớn,

Rốt ráo hạnh Bồ tát,

Đầy đủ các công đức,

Thành đạt đạo Bồ Đề,

Thọ ký sẽ thành Phật.

Thông đạt các pháp tánh,

Hết thảy không, vô ngã,

Chuyên cầu tịnh cõi Phật

Quyết thành như Cực Lạc.

Nghe pháp vâng phụng hành,

Đạt đến chốn thanh tịnh,

Tất được Vô Lượng Tôn

Thọ ký thành chánh giác.

Thù thắng vô biên cõi,

Do nguyện lực Di Đà.

Nghe danh cầu vãnh sanh

Đến bậc Bất thối chuyển,

Lập thệ nguyện Bồ Tát,

Nguyện cõi này không khác,

Khắp độ hết thảy chúng

Đều phát tâm Bồ Đề,

Bỏ thân luân hồi rồi

Đều được lên bờ giác,

Phụng sự vạn ức Phật,

Giáo hóa khắp các cõi.

Kính vui mừng trở về

Cõi An Dưỡng Cực Lạc.


PHẨM HAI MƯƠI BẢY

CA THÁN PHẬT ĐỨC

    Này A Nan: Bồ Tát ở cõi Cực Lạc nhờ oai thần của Phật trong khoảng bữa ăn đi lại vô biên cõi Phật khắp mười phương để cúng dường. Những hoa hương, tràng phan, đồ cúng dường, khởi tâm liền hiện đủ các thứ trân bảo thù thắng trên tay, thế gian không thể có để cúng dường chư Phật và chúng Bồ Tát. Nếu muốn rải hoa, liền trên không trung các hoa hiệp lại thành một lọng hoa tròn lớn có trăm ngàn sắc sáng, mỗi sắc có hương thơm khác nhau tỏa ngát muôn phương. Đài hoa nhỏ đủ mười do tuần, cứ vậy lớn dần trùm khắp ba ngàn thế giới, theo đó trước sau thứ lớp ẩn hiện, nếu không có ai cúng hoa mới thì hoa cũ không rơi xuống, lơ lửng trên không vang tiếng nhạc vi diệu tán thán Phật đức. Chốc lát trở về bổn quốc tụ họp tại giảng đường thất bảo nghe Phật Vô Lượng Thọ rộng giảng diệu pháp, tâm ý thông triệt vui mừng đại ngộ.

   Lại có gió thơm thổi hàng cây báu phát âm thanh vi diệu, vô lượng hương thơm theo gió bay khắp bốn phương theo như ý nguyện cúng dường không dứt. Chư Thiên đem trăm ngàn hoa hương, vạn thứ kỹ nhạc đến cúng dường Phật và chúng Bồ tát Thanh Văn. Chư Thiên trước sau qua lại, hớn hở vui mừng, là do sức oai thần bổn nguyện của Phật Vô Lượng Thọ, và đã từng cúng dường các đức Như Lai, có căn lành tương tục không giảm thiếu, khéo tu tập, khéo nhiếp thủ, khéo thành tựu vậy.


PHẨM HAI MƯƠI TÁM

ĐẠI SĨ THẦN QUANG

   Này A Nan: Chúng Bồ Tát tại cõi Phật đó nghe thấy hết khắp cả không gian và thời gian, biết hết tâm ý thiện ác, lời nguyện cầu khi nào được thoát ly lục đạo, được khai ngộ, được vãng sanh của chư Thiên, nhân loại cho đến các loại bò bay xuẩn động.

  Chúng Thanh văn ở cõi Phật kia có thân sáng tám thước, ánh sáng của Bồ Tát chiếu xa một trăm do tuần, có hai vị Bồ Tát tôn qúy bậc nhất, oai thần và ánh sáng chiếu khắp ba ngàn cả ngàn thế giới.

   Tôn giả A Nan thưa Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Hai vị Bồ Tát ấy danh hiệu gì?”

   Phật nói: “Một vị tên là Quán Thế Âm, vị thứ hai tên là Đại Thế Chí, hai vị Bồ Tát này khi còn ở cõi Ta bà tu hạnh  Bồ Tát được sanh về cõi Cực Lạc thường ở hai bên tả hữu Phật A Di Đà. Muốn đến mười phương vô lượng cõi Phật liền đến, hiện ở thế giới này  làm nhiều sự lợi lạc. Những trai lành gái tín ở thế gian nếu có tai nạn ngặt nghèo hoảng sợ, chỉ cần hướng tâm về Bồ Tát Quán Thế Âm thì không có nạn gì mà không  được  cứu  thoát.


PHẨM HAI MƯƠI CHÍN

NGUYỆN LỰC HOẰNG SÂU

   Lại  này  A  Nan! Tất cả Bồ Tát ở cõi Phật ấy hoặc hiện tại hay vị lai đều rất rốt ráo được “Nhứt Sanh Bổ Xứ”, chỉ trừ phát đại nguyện vào trong sanh tử để độ quần sanh, làm sư tử hống, mặc áo giáp làm những công đức trang nghiêm cho thệ nguyện của mình. Tuy sanh trong đời ác ngũ trược, thị hiện đồng loại cho đến thành Phật , không thọ ác thú, sanh ở nơi nào đều biết rõ túc mạng.

   Ý của đức Phật Vô Lượng Thọ muốn độ thoát tất cả chúng sanh khắp mười phương thế giới sanh về cõi Cực Lạc đạt đến Niết bàn. Đã làm Bồ Tát thì quyết chắc thành Phật. Đã thành Phật rồi trở lại giáo hóa độ thoát, triển chuyển không nghỉ. Thanh văn, Bồ Tát, chúng sanh sanh về  cõi Phật đó đạt đến Niết bàn, chứng quả Phật số nhiều không thể tính được. Trong cõi Phật đó chỉ có một pháp không có tăng thêm. Vì sao vậy?

   Ví  như biển lớn là vua, các dòng nước chảy vào biển cả, nước trong biển ấy cũng không thêm bớt. Cõi Phật A Di Đà vĩnh viễn rộng lớn sáng đẹp an lạc hơn cả vô số cõi Phật trong mười phương. Ấy là do sự phát nguyện cầu đạo, tích công lũy đức khi còn làm Bồ Tát. Ân đức bố thí của Phật Vô Lượng Thọ  khắp mười phương không cùng cực, sâu rộng không lường, không thể nói hết được.


PHẨM BA MƯƠI

BỒ TÁT TU TRÌ

   Lại này A Nan! Thiền định, trí tuệ, thần thông, oai đức các vị Bồ Tát trong cõi Phật đó đều viên mãn. Mật tạng chư Phật rất sâu xa rốt ráo  sáng tỏ, điều phục các căn, thân tâm nhu nhuyến, thâm nhập chánh huệ , không còn dư tập, thật hành theo lời Phật dạy, hành thất giác chi, tu ngũ nhãn rõ biết chơn  đế  đạt  cả tục đế. Nhục nhãn thì so đo, thiên nhãn thấy thông suốt, pháp nhãn thấy biết  thanh tịnh, huệ nhãn biết rõ chơn không, Phật nhãn đầy đủ công năng, biết rõ pháp tánh, biện tài tổng trì tự tại vô ngại, biết rõ vô biên phương tiện ở thế gian, nói đúng chơn đế, hiểu sâu nghĩa lý, cứu độ các hữu tình, diễn nói chánh pháp, vô tướng vô vi, vô phược vô thoát, vô phân biệt, xa lìa điên đảo, đối vật thọ dụng không có tư tưởng chiếm giữ, đi khắp cõi Phật không ưa không chán, không mong cầu cũng không chấp trước, cũng không có tưởng oán hận đây kia. Vì sao vậy?

   Các vị Bồ Tát đối với chúng sanh có tâm đại từ bi đại lợi ích, xa lìa chấp trước, thành tựu vô lượng công đức, dùng chơn thật trí thấu rõ các pháp là như như, biết rõ phương tiện giảng giải về tứ đế, không thích học thuyết thế gian, thích luận chánh pháp, biết tất cả pháp đều không tịch, tập khí phiền não chướng và sở tri chướng đều dứt sạch, ở trong ba cõi bình đẳng siêng tu cứu cánh nhứt thừa đến bờ giải thoát, quyết dứt lưới nghi chứng vô sở đắc, dùng phương tiện trí tăng trưởng hiểu biết, an trụ thần thông được nhứt thừa Phật quả, không nhờ vào người khác.


PHẨM BA MƯƠI MỐT

CÔNG ĐỨC CHƠN THẬT

   Trí huệ uyên thâm như biển cả, Bồ Đề cao rộng như Tu di, thân sáng chói như nhật nguyệt, tâm trong trắng như  tuyết sơn, nhẫn nhục như đất bằng, bình đẳng tất cả, thanh tịnh như nước rửa sạch trần cấu, hừng hực như lửa đốt hết phiền não, không chấp trước như gió không gì chướng ngại, pháp âm như sấm vang thức tỉnh kẻ chưa giác, mưa pháp cam lồ thấm nhuần chúng sanh, thênh thang như hư không bao dung tất cả, thanh tịnh như hoa sen lìa xa ô nhiễm, như cây ni câu che khắp rộng rãi, như chùy kim cang phá tan tà chấp, như núi Thiết vi tà ma ngoại đạo không lay chuyển được, tâm chánh trực khéo giỏi quyết định, luận pháp không chán, cầu pháp không mỏi mệt, giới như lưu ly trong ngoài sáng sạch, phàm nói điều gì đều làm cho người vui tín phục, đánh trống pháp, lập pháp tràng, sáng huệ nhựt, phá si ám, thuần tịnh ôn hòa, tịch định an nhiên, làm đại đạo sư, điều phục tự tha, dắt dẫn quần sanh, xả bỏ ái trước, xa hẳn ba độc, thung dung tự tại, nhân duyên nguyện lực phát sanh thiện căn, phá dẹp ma quân, tôn trọng cúng dường chư Phật, đèn sáng cho thế gian, ruộng phước tối thắng, an lành tột bậc, kham thọ cúng dường, hiển hách hoan hỷ, mạnh bạo không sợ sệt, thân tướng đẹp đẽ, công đức biện tài đầy đủ trang nghiêm không ai sánh được. Thường được chư Phật khen ngợi. Bồ Tát rốt ráo các Ba La mật, an trụ vào Tam ma địa bất sanh bất diệt, giáo hóa khắp nơi khác với hàng nhị thừa.

   A Nan! Ta nay lược nói chơn thật công đức các hàng Bồ Tát ở thế giới Cực Lạc kia tất cả đều như vậy. Nếu nói rộng ra trải trăm ngàn vạn kiếp cũng không hết được.


PHẨM BA MƯƠI HAI

THỌ LẠC KHÔNG CÙNG TẬN

   Phật bảo Di Lặc Bồ Tát và thiên, nhơn: “Công đức trí huệ của Thanh Văn, Bồ Tát ở cõi đức Phật Vô Löôïng Thọ không thể nói hết được. Cõi nước Cực Lạc kia vi diệu an lạc thanh tịnh như vậy, há còn phương pháp nào hơn niệm Phật cầu sanh tịnh độ, tự nhiên thành tựu, xuất nhập cúng dường, quán kinh tu đạo, pháp hỷ vẹn toàn, trí huệ sáng suốt, tâm không thối chuyển, ý không giải đãi, ngoài hiện an nhàn, trong lại tinh tấn, dung cách trùm cả thái hư, đạt đến trung đạo, trong ngoài tương ưng, tự nhiên nghiêm chỉnh, hành động chánh trực, thân tâm khiết tịnh, không tham nhiễm ái, chí nguyện cương định, không tăng chẳng giảm, cầu đạo hòa chánh, không bị tà tâm khuynh đảo, tuân lời Phật dạy quyết không trái phạm , nếu đã quyết tâm thì phải kiên trì không nghĩ gì khác, không lo nghĩ ưu buồn, an nhiên vô vi, tâm rỗng như hư không không lập một pháp, bình thản không tham dục, trọn thành thiện nguyện, dốc lòng cầu tiến, từ bi ai mẫn, lễ nghĩa gồm đủ, sự lý viên dung, đạt đến giải thoát, tự tánh bản nhiên hoàn toàn thanh tịnh, chí nguyện vô thượng, thân tâm tịch định an lạc. Hốt nhiên tâm khai đạt lý giác ngộ triệt để, thấy được thật tướng các pháp, bản thể vũ trụ, quang sắc xen nhau tất cả chỉ là như như, biến chuyển vô cùng. Uất đơn việt thành thất bảo, nắm rõ vạn vật, sáng sạch hiển lộ tột đẹp vô cùng không gì sánh được, rõ ràng không trên dưới, thông suốt không ngằn mé. Vậy phải hết sức siêng năng tinh tấn tu tập quyết chắc được vãng sanh về cõi vô lượng thanh tịnh Phật A Di Đà, chấm dứt năm thú, đóng kín ác đạo, đạt đạo không khó, vãng sanh há lại không được sao! Cõi kia không trái lẽ, thuận theo tự nhiên, bỏ tất cả như hư không, siêng năng niệm Phật cầu sanh quyết đến Cực Lạc, thọ mạng an lạc không cùng, há lại tham đắm thế sự, toàn là vô thường, sầu khổ cả?


PHẨM BA MƯƠI BA

KHUYẾN DỤ SÁCH TẤN

   Người đời vì sự tranh đua nên sống trong cảnh thô bạo khổ cực nhọc thân làm lụng để tự cung cấp. Tôn quí ti tiện, nghèo khổ giàu sang, lớn nhỏ trai gái phải lao tâm khổ trí, suy nghĩ lo toan. Không nhà lo nhà, quyến thuộc tài vật, có hoặc không cũng lo, có rồi còn thiếu, muốn sao cho bằng người. Nên ít muốn vừa đủ. Lại còn lo sợ vô thường, nước lửa trộm cướp, oan gia trái chủ, lửa thiêu nước chìm, tiêu tan sạch sẽ, tâm ý khư khư không chịu buông xả, mạng chung hết thở, không ai tránh khỏi, nghèo giàu như nhau, sầu khổ trăm mối. Thế nên ở đời cha con anh em, vợ chồng thân thuộc nên thương kính nhau, không nên ghét giận nhau, có không nên thông cảm nhau, không nên tham tiếc, nói năng hòa nhã đừng chống đối nhau. Hễ có tranh cãi liền sanh giận dữ, thành oán thù nhiều kiếp về sau, sự việc ở đời đem nhiều khổ lụy, tuy chưa gặp phải, phải gấp có ý tưởng ngăn trừ. Con người vì ái dục nên phải sống chết qua lại sáu nẻo tự chịu khổ vui không ai thay thế được, lành dữ biến hóa theo đó đi thọ sanh không đồng, tụ họp không hạn kỳ. Lúc còn cường tráng sao không nỗ lực tu tập đợi đến lúc nào?

  Người đời, không biện biệt được tốt xấu cát hung họa phước, thần trí ngu muội, lại theo các giáo điều khác, liên tiếp điên đảo, nguồn gốc vô thường mê mờ không chịu suy xét, chẳng tin kinh pháp, không biết lo xa, say mê giận hờn, tham đắm tài sắc, trọn chẳng ngừng nghỉ, thật đáng thương thay!

   Đời trước ngu muội, không biết đạo đức, không ai chỉ bảo đâu có lạ gì? Sanh tử luân hồi, thiện ác báo ứng đều chẳng tin tưởng cho là không có. Tự thử nhìn lại: Nào cha khóc con, con khóc cha, anh em vợ chồng than khóc lẫn nhau, một đời sanh tử tiễn đưa thương tiếc, buồn thương trói buộc không sao giải nổi, nghĩ nhớ ân sâu không ngoài tình dục, sao chẳng suy cùng xét kỹ chuyên tâm hành đạo, khi tuổi già mạng hết không biết làm sao?

   Kẻ mê thì nhiều, người ngộ đạo rất ít, phần nhiều ôm lòng giết hại, ác khí tràn đầy làm điều hư dối, trái ngược trời đất mặc tình tạo tội, khi mạng sống hết, đọa vào ác đạo không biết ngày ra. Các ngươi phải nghĩ kỹ, xa  lìa điều ác siêng làm việc lành, ái dục vinh hoa không thể giữ mãi, đều phải ly biệt chẳng  có vui gì! Nên phải siêng năng tinh tấn  cầu sanh về cõi An Lạc được trí huệ sáng suốt công đức thù thắng, đừng theo tâm tham dục, cô phụ kinh giới, uổng phí đời sau.


PHẨM BA MƯƠI BỐN

TÂM ĐƯỢC MỞ SÁNG

    Ngài Di Lặc Bồ Tát bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Lời Thế Tôn răn dạy rất sâu rất đúng, nhờ ơn đức từ bi giải thoát ưu khổ. Phật là đấng Pháp vương tôn quí siêu việt trong hàng Thánh, quang minh vô tận trí huệ không cùng, Đạo sư khắp cả trời người, ngày nay được gặp Phật lại được nghe hồng danh Vô Lượng Thọ, tâm trí được sáng tỏ rất là vui mừng”.

  Phật bảo Di Lặc Bồ Tát: “Kính Phật là điều đại thiện, niệm Phật quan trọng hơn, giúp cắt hết lưới nghi, dứt hết ái dục, lấp hết nguồn ác, đi khắp ba cõi không bị chướng ngại, khai thị chánh đạo, độ người chưa độ. Các ngươi phải biết chúng sanh mười phương nhiều kiếp đến nay luân chuyển trong năm đường, sầu khổ không dứt, sanh đã là khổ, già cũng khổ, bệnh càng khổ hơn, chết rất là đau khổ, hôi thúi bất tịnh không có gì vui, nên quyết cắt đứt, tẩy trừ tâm xấu, nói năng hành động thành tín trong ngoài hợp nhất, trước tự độ mình, lại ra độ người, hết lòng cầu nguyện, chứa nhóm căn lành, chỉ cần tinh tấn khó nhọc một đời ngắn ngủi, về sau được sanh về cõi Vô Lượng Thọ an vui vô cùng, vĩnh viễn dứt sạch sanh tử không còn khổ hoạn, thọ mạng ngàn vạn kiếp tự tại tùy ý. Nên phải tinh tấn cầu đạt, tâm nguyện không được nghi ngờ. Như còn chút nghi hoặc sẽ sanh về cung điện thất bảo ở biên địa của nước Cực lạc, chịu các tai ách trải qua năm trăm năm”.

   Ngài Di Lặc bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng con xin vâng lời Phật dạy chuyên cần tu học, y giáo phụng hành, không dám có lòng nghi ngờ”.


PHẨM BA MƯƠI LĂM

TRƯỢC THẾ ÁC KHỔ

  Phật bảo Di Lặc: “Các ngươi sanh trong đời này, tâm ý chánh trực không làm điều ác, đó là có đức hạnh lớn.” Vì sao vậy?

   Mười phương thế giới của chư Phật thiện nhiều ác ít rất dễ khai hóa. Chỉ có thế gian năm ác trược này rất là cực khổ. Ta nay thành Phật ở đây để giáo hóa quần sanh bỏ năm điều dữ, dứt năm sự thống khổ, lìa năm sự thiêu đốt, điều phục tâm ý khiến làm năm điều lành, phước đức được thành tựu.

  Những gì là năm?

  Điều thứ nhất: Các loài chúng sanh ở thế gian thích làm điều ác, mạnh hiếp yếu, chèn ép nhau, tàn sát tổn hại ăn nuốt lẫn nhau, không biết làm lành để chịu hậu quả, nên có kẻ cùng khổ, cô độc, câm điếc đui ngọng, si ác ngông cuồng là do đời trước không tin đạo đức, không chịu làm lành. Những hạng tôn quí, hào phú, hiền minh, trưởng giả, trí dõng tài cao là do biết từ ái hiếu thuận, tu thiện tích đức từ đời trước.

  Khi còn sanh tiền đã làm sai trái, sau khi mạng chung vào chốn u minh chuyển thọ thân hình sanh vào các nẻo, nên có địa ngục, súc sanh – ví như lao ngục ở thế gian có cực hình kịch khổ – thần thức tùy tội đã tạo mà thọ mạng có dài ngắn theo nhau trả báo, tội ác chưa hết lại tiếp tục chịu tội, xoay vần nhiều kiếp không thôi rất khó giải thoát, khổ thống không thể nói hết được! Ác đạo tuần hoàn cảm ứng tự nhiên, tuy không báo ứng tức thời, nhưng thiện ác chung qui vẫn phải chịu quả báo.

   Điều thứ hai: Nhân loại thế gian không theo pháp luật, hoang dâm thái quá mặc tình phóng túng, trên thì không minh, tại vị không chính, hãm hại oan uổng, tổn hại trung lương, tâm miệng khác biệt, mưu toan nhiều bề, trong ngoài dối trá, giận dỗi ngu si, muốn lợi về mình, tham lam không chán, lợi hại được thua, oán giận thành thù, tan nhà mất mạng, không xét trước sau, giàu có keo kiệt không chịu bố thí, chất chứa cho đầy, nhọc tâm khổ thân, đến khi mạng chung không đem được gì, thiện ác họa phước tùy nghiệp thọ sanh, hoặc sanh vào nơi sung sướng hay vào chốn khổ độc. Thấy người làm lành lại còn hủy báng không chịu bắt chước, thường nghĩ trộm cắp, rình đoạt của người, tiêu phá hết rồi lại đi tìm nữa. Chết đọa vào ba đường ác chịu vô lượng khổ, xoay vần nhiều kiếp rất khó ra khỏi, đau khổ vô cùng.

  Điều thứ ba: Người đời nương nhau mà sống còn trong trời đất, thọ mạng chẳng được là bao? Kẻ bất lương tâm không chính đính, ôm lòng tà ác, luôn nghĩ dâm dục, phiền não tràn hông, thái độ tà ngụy buông lung, hao tổn tài sản, làm điều phi pháp, ai cầu xin gì cũng không chấp thuận, lại còn tụ bè kết đảng, hưng binh gây chiến đánh cướp giết hại, chiếm đoạt bức hiếp chu cấp cho vợ con, no thân hưởng lạc, khiến người chán ghét, lo lắng khổ cực, tạo nhiều tội ác, chết vào tam đồ chịu vô lượng khổ, qua lại nhiều kiếp, khó được giải thoát, khổ đau khôn xiết.

  Điều thứ tư: Người ta ở đời không chịu tu thiện, nói dối, nói lời hung dữ, nói đâm thọc, nói thêu dệt, ganh ghét người lành, hãm hại người hiền, bất hiếu với cha mẹ, khinh mạn sư trưởng, chẳng thành tín với bằng hữu, tự cao tự đại, cho mình có lý, cậy mình ỷ thế, lấn hiếp mọi người mong người kính nể, không biết hổ thẹn, ôm lòng kiêu mạn, khó thể giáo hóa. Nhờ chút phước đức từ đời trước, đời này làm ác phước đức mất hết, thọ mạng hết rồi, các điều ác bao vây, oán cừu dẫn dắt không sao tránh khỏi, chỉ việc tiến vào vạc lửa, thân thể tan nát, tâm thần thống khổ, bấy giờ nghĩ lại ăn năn thì đã muộn rồi!

   Điều thứ năm: Người đời phóng túng lười biếng không chịu làm lành, tu sửa thân tâm; cha mẹ khuyên bảo, ngang trái chống đối như là oan gia, phụ bạc ân nghĩa không chút báo đền, phóng túng lêu lổng, rượu chè xa hoa, đần độn bướng bỉnh, chẳng chút lễ nghĩa, không thể can gián, giao tiếp lục thân quyến thuộc không chút ân tình, không nhớ ơn cha mẹ, không đoái nghĩa thầy trò bằng hữu, chỉ lo cho tự thân, không được một điều lành, không tin Phật pháp, không tin sanh tử thiện ác, muốn hại hiền nhân, phá hoại Phật pháp, ngu si mông muội tự cho thông minh, không biết từ đâu sanh đến, chết sẽ đi về đâu, bất nhơn bất thuận lại muốn trường thọ. Thương xót khuyên bảo lại không chịu nghe, khô hơi khản tiếng cũng thành vô ích. Tâm ý cố chấp không chịu thấu hiểu. Mạng chung cận kề hối tiếc đã không tu thiện, đến khi nhắm mắt ăn năn hối hận sao còn kịp nữa!

  Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối. Ai hay biết được? Chỉ có đức Phật biết rõ khai thị chỉ dạy, người tuân hành rất ít, nên sanh tử không thôi, ác đạo không dứt. Người đời tạo ác như thế, nên tự nhiên có ba đường ác, chịu vô lượng khổ, xoay vần nhiều kiếp không có  hạn kỳ ra khỏi, khó được giải thoát đau đớn không thể nói được. Do vậy nên có ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu, như lò lửa lớn thiêu đốt thân người.

  Nếu tự nhứt tâm giữ ý, đoan thân chánh niệm, ngôn hành tương xứng, chí tâm làm lành không làm việc ác, thì được độ thoát, đầy đủ phước đức được trường thọ đến đạo Bồ đề. Đây là năm điều đại thiện.


PHẨM BA MƯƠI SÁU

BAO LƯỢT KHUYÊN LƠN

    Phật bảo Di Lặc Bồ Tát: “Những ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu đó chuyển tiếp cho nhau, nếu phạm tội tất phải vào ác đạo, hiện đời sẽ bị bệnh hoạn tai ương, cầu sống không được cầu chết không xong, để cho người đời thấy sự chiêu cảm đó, mạng chung đọa vào ba đường ác, thống khổ quá lắm, tự bị thiêu đốt, cùng kết oán thù tàn hại lẫn nhau.

   Tạo  một  tội  nhỏ  lần thành to lớn, do tham đắm tài sắc không chịu bố thí, muốn khoái lạc bản thân không chịu phản tỉnh, si ám thúc dục tranh lợi về mình, phú quí vinh hoa  đương  thời vừa ý, không chịu nhẫn nhịn, không chuyên tu thiện, không bao lâu uy thế theo đó tiêu diệt, nghiệp lực an bài báo ứng tự nhiên, dù có lo lắng hoảng hốt cũng phải vào ba ác đạo, xưa nay như vậy. Đau khổ lắm thay!

   Các ngươi được giáo pháp của chư Phật chỉ dạy phải suy nghĩ chín chắn tự ghi nhớ kỹ, trọn đời không được biếng trễ.

   Kính  Phật trọng hiền, lương thiện từ bi, cầu thoát ba cõi , dứt sạch gốc sanh tử, lìa hẳn lo sợ thống khổ tam đồ.

  Thế nào gọi là hành thiện bậc nhất?

  Phải tự tịnh tâm chánh thân, tai mắt mũi miệng đều phải đoan chánh, thân tâm thanh tịnh cùng thiện tương ưng, đừng theo thị dục, không phạm điều ác, ngôn sắc hòa diệu, thân hành chuyên cần, hành vi cử chỉ bình tĩnh từ tốn, vội vàng hấp tấp không suy xét chính chắn sẽ hư hỏng hối hận về sau, uổng phí một đời”.


PHẨM BA MƯƠI BẢY

NHƯ NGHÈO ĐẶNG CỦA BÁU

    Các ngươi đã trồng nhiều căn lành, phải nhẫn nhục tinh tấn, đừng phạm cấm giới, từ tâm chuyên nhứt, thanh tịnh trai giới, tu một ngày  một đêm ở cõi Ta bà hơn làm lành ở cõi Vô Lượng Thọ cả trăm năm.

  Tại sao vậy?

  Cõi nước của đức Phật đó đều hành thiện tích đức, không có một chút ác. Tu thiện ở Ta bà mười ngày đêm hơn làm lành ngàn năm ở các cõi Phật khác.

   Tại sao vậy?

   Vì cõi nước Phật ở phương khác thì phước đức tự nhiên có, không có duyên để làm ác, chỉ có thế giới Ta bà này thiện ít ác nhiều, toàn là khổ độc chưa từng ngừng nghỉ.

  Ta vì thương các ngươi nên đã hết lòng chỉ dạy trao cho kinh pháp, vậy phải nhớ giữ tuân hành. Tôn ti nam nữ quyến thuộc bằng hữu chỉ bảo lẫn nhau, cùng nhau kiểm điểm, hòa thuận đạo nghĩa, hoan hỷ từ hiếu, nếu có sai phạm phải tự hối cải, bỏ ác làm lành, sáng nghe tối sửa, phụng trì kinh giới, như nghèo được của, sửa xưa tu nay, gột rửa thân tâm, tự nhiên cảm ứng được như sở nguyện. Khi Phật còn tại thế quốc ấp thôn trang đều được hoá độ, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt trong sáng, mưa thuận gió hòa, tai dịch không khởi, quốc thái dân an, binh đao vô dụng, nhân đức hưng vượng, giữ gìn lễ nghĩa, nước không trộm cướp, không có oán tặc, mạnh không hiếp yếu, đều được an lành. Ta thương các ngươi còn hơn cha mẹ thương con. Ta nay làm Phật ở đời này chỉ rõ điều lành điều dữ, dứt khổ sanh tử, được năm điều thiện, lên chốn an lạc vô vi.

   Khi ta nhập Niết bàn, kinh điển lần lần diệt mất, nhân dân gian trá, làm nhiều điều ác, ngũ thiêu ngũ thống, về lâu sau càng làm ác nhiều thêm nữa, các ngươi nên khuyên bảo nhau như lời Phật dạy không được tái phạm”.

  Ngài Di Lặc Bồ Tát chấp tay thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Người đời ác khổ như vậy, Phật đều từ bi thương xót độ thoát tất cả. Con xin nghe lời ân cần dạy bảo của Thế Tôn không dám sai trái”.


PHẨM BA MƯƠI TÁM

LỄ PHẬT HIỆN ÁNH SÁNG

   Đức Phật bảo tôn giả A Nan: “Nếu ngươi muốn thấy đức Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng và các Bồ Tát A la hán v.v… ở cõi nước đó, nên đứng dậy quay mặt về phương Tây hướng mặt trời lặn, cung kính đảnh lễ xưng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật”.

  Tôn giả A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy mặt hướng về phương Tây, chấp tay đảnh lễ bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con nay nguyện được thấy đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc, cúng dường phụng sự, vun trồng các căn lành.

  Khi vừa đảnh lễ liền thấy đức Phật A Di Đà, dung nhan nguy nguy, sắc tướng trang nghiêm quang minh rực rỡ, cao lớn vượt trên tất cả thế giới.

  Lại nghe chư Phật Như Lai khắp mười phương thế giới xưng dương tán thán vô lượng công đức vô ngại vô cùng của đức Phật A Di Đà.

  Tôn giả A Nan bạch Phật: “ Bạch đức Thế Tôn! Cõi Phật thanh tịnh kia rất hiếm có, con nguyện mong được sanh về cõi đó”.

  Đức Thế Tôn nói những người được sanh về cõi đó đã từng thân cận vô lượng đức Phật, nhiều thiện căn phước đức, ngươi muốn sanh về cõi đó thì phải nhứt tâm quy y mong cầu.

  Vừa nói lời ấy xong, trên tay đức Phật A Di Đà liền phóng ra vô lượng tia sáng chiếu khắp thế giới chư Phật, cõi nước chư Phật thảy đều hiện rõ như ở trước mắt, do quang minh thanh tịnh thù thắng của đức Phật A Di Đà, nên ở thế giới này như hắc sơn, tuyết sơn, kim cang, thiết vi các núi lớn nhỏ… sông suối, rừng cây, cung điện của trời, người, tất cả cảnh giới đều  sáng rõ, như mặt trời mọc chiếu sáng khắp thế gian, cho đến địa ngục, ngạ quỷ, hang hố, thảy đều sáng rõ, đồng một màu sắc, như thời kiếp thủy tai nước tràn đầy cả, vạn vật chìm ngập, thăm thẳm mênh mông, chỉ toàn là nước; quang minh của Phật cũng chiếu khắp như vậy, tất cả quang minh của Thanh văn, Bồ Tát đều bị lu mờ bởi ánh hào quang sáng chói rực rỡ của đức Phật.

   Hàng tứ chúng trong đây, Thiên long, Bát bộ, người và phi nhơn v.v… đồng thấy các sự trang nghiêm của thế giới Cực Lạc.

   Đức Phật A Di Đà ở trên tòa cao, oai đức nguy nguy, tướng hảo quang minh. Các hàng Thanh văn, Bồ Tát cung kính vây quanh, như núi Tu Di đứng giữa biển cả. Thân Phật sáng rõ chiếu diệu thanh tịnh bình chánh, không có tạp uế và hình loại quái dị, chỉ có các thứ báu trang nghiêm, Thánh Hiền chung ở.

   Tôn giả A Nan và các chúng Bồ Tát v.v… đều rất vui mừng hớn hở đảnh lễ năm vóc sát đất xưng niệm Nam mô A Di Đà Tam Miệu Tam Phật Đà. Chư Thiên và chúng nhơn cho đến loài bò bay xuẩn động đều thấy hào quang ấy cả. Những kẻ bệnh khổ được hết bệnh khổ. Những kẻ sầu não được giải thoát, thảy đều có từ tâm làm lành, vui mừng sung sướng. Những nhạc khí như chuông, khánh, cầm sắt, không hầu không đánh tự trổi.

  Chư Thiên và nhân dân trong các cõi Phật khác đều đem hoa hương đến giữa hư không rải xuống cúng dường.

   Bấy giờ thế giới Cực Lạc ở phương tây cách xa cả trăm ngàn vô lượng ức cõi nước, nhờ oai lực của Phật mà thấy rõ như ở trước mắt, như được tịnh thiên nhãn thấy như khoảng tám thước. Đại chúng ở cõi Cực Lạc cũng lại như vậy, đều thấy đức Thích Ca Như Lai ở thế giới Ta bà này và chúng Tỳ kheo vây quanh nghe pháp.


PHẨM BA MƯƠI CHÍN

TỪ THỊ THUẬT CHỖ THẤY

  Bấy giờ đức Phật bảo tôn giả A Nan và Từ Thị Bồ Tát rằng: “Các ông có thấy cung điện, lầu các, ao hồ, rừng cây khắp cả vi diệu trang nghiêm ở thế giới Cực Lạc không? Các ông có thấy chư Thiên ở cõi Dục cho đến cõi trời Sắc Cứu Cánh đem hoa hương cúng dường khắp cõi Phật không?”.

  Tôn giả A Nan bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng con nhìn thấy”.

  “Các ông có nghe tiếng lớn của đức Phật A Di Đà truyền khắp tất cả thế giới để giáo hóa chúng  sanh  không?”

  Tôn giả A Nan bạch rằng: “ Bạch đức Thế Tôn! Chúng con có nghe”.

      Đức Phật bảo: “Các ông có
 thấy chúng tịnh hạnh ở cõi Cực Lạc nương nơi cung điện đi khắp mười phương cúng dường chư Phật mà không bị trở ngại không? Và thấy họ liên tục niệm Phật không? Lại có các loài chim bay giữa hư không, tiếng hót thánh thót, đó là do đức Phật biến hóa ra không?”

  Ngài Từ Thị Bồ Tát bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Như lời đức Thế Tôn nói, chúng con đều thấy cả”.

  Đức Phật bảo Di Lặc rằng: “Nhân dân ở nước đó có thai sanh nữa, ông có thấy chăng?”

  Ngài Di Lặc bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con thấy người thế giới Cực Lạc ở trong thai như ở trong cung điện cõi Dạ Ma Thiên. Lại thấy chúng sanh ngồi kiết già ở trong hoa sen tự nhiên hóa sanh. Do nhân duyên gì nhân dân ở cõi đó có hạng thai sanh, hạng  hóa  sanh?”


PHẨM BỐN MƯƠI

BIÊN ĐỊA, NGHI THÀNH

   Đức Phật bảo ngài Từ Thị: “Nếu có chúng sanh do tâm nghi hoặc làm các công đức, nguyện sanh về Cực Lạc, không rõ Phật trí, bất tư nghì trí bất khả xứng trí, Đại thừa quảng trí, Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí, đối với các trí này nghi ngờ không tin, nhưng vì tin tội phước mà tu tập hạnh lành, nguyện sanh về Cực Lạc.

   Lại có chúng sanh chứa nhóm thiện căn, mong cầu Phật trí, phổ biến trí, vô đẳng trí, oai đức quảng đại bất tư nghì trí, đối với căn lành không sanh lòng tin, ý chí còn do dự đối với sự vãng sanh cõi Phật thanh tịnh, không có tinh chuyên, nhưng vì liên tục nhớ nghĩ không thôi kết thành thiện nguyện cũng được vãng sanh.

   Do những nhân duyên đó, những hạng người này tuy được sanh về Cực Lạc, nhưng không thể đến thẳng cõi Đức Phật Vô Lượng Thọ được, chỉ đến biên giới cõi Phật, ở trong thành thất bảo thôi. Không phải Đức Phật muốn như vậy, mà vì chính họ tạo nên tâm đến đó vậy. Ở đó cũng có ao sen thất bảo, tự nhiên thọ thân, ăn uống sung sướng như cõi trời Đao Lợi, nhưng ở trong thành đó không thể ra khỏi, nhà ở trên đất, không thể tùy ý cao lớn.

   Ở đó năm trăm năm không thấy Phật, không nghe được pháp, không thấy Thánh chúng Bồ Tát, Thanh Văn, trí huệ không sáng suốt, biết kinh pháp lại ít, tâm không mở mang, ý không vui vẻ, nên ở đó gọi là thai sanh.

  Nếu có chúng sanh tin rõ Phật trí, cho đến thắng trí, đoạn trừ nghi hoặc, gieo các thiện căn làm các công đức, chí tâm hồi hướng, nên được hóa sanh ngồi kiết già trong hoa thất bảo, khoảnh khắc được thân tướng quang minh, công đức trí huệ thành tựu đầy đủ như các bậc Bồ Tát vậy.

   Di   Lặc  Bồ  Tát phải biết, hạng hóa sanh đó có trí huệ thù thắng. Hạng thai sanh kia trong năm trăm năm không thấy Tam bảo, không biết phép tắc của Bồ Tát, không được tu tập công đức, không có nhân duyên cúng dường Phật Vô Lượng Thọ, phải biết hạng người này do đời trước không có trí tuệ, sanh tâm nghi hoặc mà ra.


PHẨM BỐN MƯƠI MỐT

HOẶC TẬN KIẾN PHẬT

  Thí như Chuyển luân Thánh vương có bảy ngục báu để giam những vương tử nào mắc tội. Trong đó cũng có lầu các cung điện, màn báu, giường báu, lan can cửa sổ, giường ghế trang sức quý báu, ăn uống y phục được cấp dưỡng như Chuyển luân Thánh vương, nhưng bị trói chân bằng xích vàng, các tiểu vương tử này có thích ở nơi ấy không?

  Ngài Từ Thị Bồ Tát bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Dĩ nhiên không vui thích! Khi họ bị giam cầm không được tự do, chỉ muốn tìm đủ mọi cách để được ra khỏi ngục, lại cầu mọi thế lực cận thần giúp xin nhưng cũng không toại ý, bao giờ Chuyển luân Thánh Vương bằng lòng mới được giải thoát”.

  Này Di Lặc! Các chúng sanh này cũng lại như vậy. Vì có tâm nghi hoặc Phật trí, cho đến quảng đại trí, đối với thiện căn thiếu lòng tin sâu, do nghe danh hiệu Phật mà phát tâm tin thôi.

   Tuy sanh về cõi Cực Lạc ở trong hoa sen, nhưng không được ra khỏi hoa thai, trong đó cũng đủ vườn tược cung điện.

  Tại sao vậy?

  Trong hoa thai đó thanh tịnh không có uế ác, nhưng trong năm trăm năm không thấy Tam Bảo, không được cúng dường phụng sự chư Phật, xa lìa tất cả thiện căn thù thắng, do nỗi khổ đó nên không vui thích.

  Nếu như những chúng sanh này biết được tội đời trước, hết lòng ăn năn tự trách cầu được ra khỏi thai hoa, khi đã hết nghiệp rồi mới được ra khỏi, thẳng đến chỗ của Đức Phật Vô Lượng Thọ, được nghe kinh pháp, lâu sau cũng được giải ngộ hoan hỷ, cũng được đi khắp cúng dường vô số vô lượng chư Phật, tu tập các công đức.

  Này A Dật Đa! Phải biết rằng tâm nghi hoặc tổn hại rất lớn, mất lợi ích lớn đối với Bồ Tát, nên phải tin tưởng minh bạch vô thượng trí huệ của Phật.

  Ngài Từ Thị Bồ Tát bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Tại sao có một hạng chúng sanh ở thế giới này tuy cũng tu thiện mà không cầu vãng sanh?”

   Này Từ Thị! Những chúng sanh này trí tuệ cạn cợt, phân biệt Tây phương không bằng cõi trời, do vậy không thích cầu sanh về cõi Cực Lạc.

   Ngài Từ Thị bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Những chúng sanh này luống dối phân biệt không cầu sanh về cõi Phật, làm sao thoát khỏi luân hồi”.

    Đức Phật nói rằng: “Các chúng sanh ấy có nhiều căn lành, nhưng không bỏ tâm phân biệt vọng tưởng, không cầu Phật huệ, tham đắm phước báo vui thú thế gian. Tuy cũng làm phước, nhưng chỉ cầu quả báo nhân thiên. Tuy được quả báo đầy đủ phong túc, nhưng chưa ra khỏi ngục tù tam giới.

   Giả sử cha mẹ, vợ con, nam nữ quyến thuộc mà không dứt bỏ dục tướng, tà kiến vọng chấp thì luôn ở trong vòng luân hồi không được tự tại. Hạng người ngu si đó không gieo căn lành, chỉ dùng thế trí biện thông thì tăng thêm tà kiến, làm sao ra khỏi đại nạn  sanh tử được.

  Lại có chúng sanh tuy có gieo căn lành, tạo phước lớn, nhưng vẫn giữ tâm phân biệt, tình chấp sâu nặng, cũng cầu thoát luân hồi, nhưng không thoát được.

  Nếu đem cái trí huệ vô tướng mà làm các công đức, thân tâm thanh tịnh, xa lìa tâm phân biệt, cầu sanh về Tịnh độ cho đến quả Bồ Đề, quyết được sanh về cõi Phật, vĩnh viễn giải thoát.


PHẨM BỐN MƯƠI HAI

BỒ TÁT VÃNG SANH

  Ngài Di Lặc Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Hiện nay có bao nhiêu các bậc Bất thối Bồ Tát ở cõi Ta bà này và các cõi Phật khác được sanh về nước Cực Lạc?”

  Này Di Lặc! Ở thế giới Ta bà này có bảy trăm hai mươi ức Bồ Tát đã từng cúng dường vô số chư Phật, làm nhiều công đức đã sanh về Cực Lạc. Các bậc Bồ Tát sơ phát tâm, tu tập công đức đã được vãng sanh số lượng không thể tính được. Không những các bậc Bồ Tát ở cõi này được vãng sanh về Cực Lạc, mà các cõi Phật khác cũng lại như vậy.

  Cõi nước của Đức Phật Viễn Chiếu có mười tám câu chi na do tha đại Bồ Tát sanh về cõi Cực Lạc.

  Cõi nước Đức Phật Bảo Tạng ở phương Đông Bắc có chín mươi ức bất thối Bồ Tát sanh về cõi Cực Lạc.

  Các bậc bất thối Bồ Tát ở những cõi nước Đức Phật Vô Lượng Âm, Đức Phật Quang Minh, đức Phật Long Thiên, đức Phật Thắng Lực, Đức Phật Sư Tử, Đức Phật Ly Trần, Đức Phật Đức Thủ, Đức Phật Nhân Vương, Đức Phật Hoa Tràng đã vãng sanh số lượng mười trăm ức, hoặc trăm ngàn ức cho đến vạn ức vị.

   Đức Phật thứ mười hai hiệu là Vô Thượng Hoa, có vô số chúng Bồ Tát ở cõi Phật đó đều ở bậc bất thối chuyển, đã sanh về cõi Cực Lạc. Các vị ấy có trí huệ dõng mãnh, từng cúng dường vô lượng chư Phật, rất mực tinh tấn, thẳng đến nhứt thừa, trong bảy ngày đêm kiên cố tu tập như pháp bằng cả trăm ngàn ức kiếp tu tập.

  Đức Phật thứ mười ba hiệu là Vô Úy có bảy trăm chín mươi ức đại Bồ Tát, các vị Bồ Tát thấp và chúng Tỳ kheo v.v… sanh về cõi Cực Lạc không đếm kể được.

  Danh hiệu của chư Phật trong mười phương thế giới và chúng Bồ Tát đã vãng sanh, chỉ nói tên thôi mãn kiếp cũng không hết.


PHẨM BỐN MƯƠI BA

CHẲNG PHẢI LÀ TIỂU THỪA

  Này Từ Thị! Ông thấy các bậc Bồ Tát Ma Ha Tát  kia được nhiều lợi ích như vậy. Nếu có trai lành gái tín nào, được nghe danh hiệu đức Phật A Di Đà sanh tâm vui mừng hớn hở chừng một niệm, quy y chiêm lễ, như thuyết  tu  hành,  phải  biết người này được lợi ích rất lớn, được nhiều công đức như đã nói ở trên, tâm không tự ti, cũng không cống cao, thành tựu thiện căn được thêm tăng trưởng, phải biết người này không phải tiểu thừa, ở trong pháp của ta được gọi là đệ tử bậc nhứt.

  Cho nên ta bảo ông rằng: Những Thiên, Nhơn, A tu la ở thế gian này nên phải hớn hở tin thích tu tập, sanh tâm hy hữu, nên lấy kinh này làm thầy hướng dẫn để cho vô lượng chúng sanh mau được vào bậc bất thối chuyển, thấy được cõi Cực Lạc rộng lớn trang nghiêm nhiếp thọ thù thắng, viên mãn công đức hơn cả.

  Nên phải tinh tấn vâng giữ pháp môn này cầu được vãng sanh, không nên sanh tâm thối thất hư ngụy, dù có vào hầm lửa lớn cũng không được nghi ngờ hối hận.

  Tại sao vậy? Vô lượng vô số Bồ Tát đều mong cầu trân trọng lắng nghe pháp môn vi diệu này, không có tâm sai trái. Có nhiều vị Bồ Tát muốn nghe kinh này mà còn không được. Nên các ngươi phải cầu giữ pháp môn này.


PHẨM BỐN MƯƠI BỐN

THỌ KÝ BỒ ĐỀ

    Về đời sau đến khi chánh pháp diệt tận, nếu có chúng sanh nào đã trồng căn lành, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, nhờ vào oai lực của Phật Vô Lượng Thọ gia bị mới gặp được kinh pháp này, giữ gìn thọ trì  sẽ được quảng đại Nhứt Thiết Trí. Ở trong kinh pháp đó hiểu rõ cặn kẽ, sẽ được nhiều hoan hỷ, nên lưu truyền cho mọi người tin theo tu tập. Các thiện nam tín nữ đối với pháp này nếu đã cầu, hiện cầu hay sẽ cầu vãng sanh đều được nhiều lợi ích.

  Các ông nên phải kiên định chắc chắn, trồng các căn lành, nên luôn luôn tu tập không được ngừng nghỉ nghi ngờ, chẳng vào các cõi trân bảo thành tựu lao ngục.

  Này A Dật Đa! Những hạng đại oai đức này thường từ nơi các pháp đại thừa khác mà được, nên đối với pháp này không chịu lóng nghe. Có đến một ức vị Bồ Tát thối chuyển bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

  Nếu có chúng sanh nào đối với kinh này viết chép cúng dường thọ trì đọc tụng, trong chút thời gian vì người diễn nói, khuyên họ lóng nghe, không sanh ưu não, cho đến ngày đêm suy nghĩ cõi Cực Lạc và công đức của Phật A Di Đà, đối với đạo vô thượng trọn không thối chuyển. Giả sử ba ngàn thế giới tràn ngập lửa lớn, người đó khi mạng chung cũng có thể vượt khỏi, sanh vào cõi nước Cực Lạc. Bởi người ấy đời quá khứ đã từng gặp Phật và được thọ ký Bồ Đề, tất cả Như Lai đồng tán thán. Vì thế nên phải chuyên tâm tin thọ, trì tụng diễn thuyết tu hành.


PHẨM BỐN MƯƠI LĂM

CHỈ LƯU LẠI MỘT KINH NÀY

  Ta nay vì chúng sanh mà nói kinh này, khiến thấy được Đức Phật Vô Lượng Thọ và cảnh giới trang nghiêm ở cõi Cực Lạc, hễ có tâm nguyện cầu đều được như ý.

  Chớ để sau khi Ta diệt độ rồi sanh lòng nghi hoặc.

  Đời tương lai khi kinh pháp diệt tận, Ta đem lòng từ bi thương xót, đặc biệt lưu kinh này lại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này tùy ý nguyện cầu đều được độ thoát.

  Như Lai ra đời rất khó gặp khó thấy, kinh pháp của Phật khó được khó nghe, gặp thiện tri thức nghe pháp tu hành cũng đã là khó. Nếu nghe kinh này tin thích thọ trì là điều khó trong khó, không gì khó hơn.

  Nếu có chúng sanh được nghe lời Phật, từ tâm thanh tịnh, hớn hở vui mừng, hoặc râu tóc dựng đứng hay mắt rơi lệ, là do đời trước từng làm Phật sự, không phải là người phàm.

    Nếu nghe danh hiệu Phật tâm sanh hồ nghi, đối với kinh Phật đều không tin tưởng, đó là từ ác đạo sanh ra, túc ương chưa dứt, chưa được độ thoát, nên có tâm hồ nghi, không chịu tin tưởng.


PHẨM BỐN MƯƠI SÁU

CẦN TU KIÊN TRÌ

   Này Di Lặc Bồ Tát! Pháp của chư Phật Như Lai vô thượng, đủ thập lực, vô úy, thậm thâm vô ngại vô trước; pháp Ba la mật của Bồ Tát cũng không dễ gặp. Nói pháp này cho người cũng khó khai thị. Người không có lòng tin sâu vững chắc cũng khó gặp được kinh pháp này.

  Ta nay như lý tuyên nói pháp môn “Quảng đại vi diệu nhất thiết chư Phật xưng tán” này đem giao phó cho các ông, các ông phải cẩn thận thủ hộ, làm lợi ích cho các hữu tình chìm đắm trong đêm dài, chớ để cho chúng đọa lạc trong ngũ thú chịu các khổ ách. Nên siêng tu hành, thuận theo giáo pháp của ta, phải tâm nguyện như Phật, thường nhớ ân sư, phải làm cho pháp này lưu truyền dài lâu không bị tiêu diệt, kiên cố giữ gìn không để hủy hoại vong thất, kinh pháp nhiều ít nhớ kỹ không quên, quyết được đạo quả. Pháp của Ta như vậy, làm như vậy, nói như vậy, Như Lai đã hành trì cũng theo đó mà hành trì, tu các phước thiện, cầu sanh về cõi Tịnh độ.


PHẨM BỐN MƯƠI BẢY

PHƯỚC HUỆ ĐƯỢC NGHE

  Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:

Nếu xa xưa không tu phước huệ,

Thì chánh pháp này không thể nghe

Đã từng cúng dường các Như Lai

Nên hay vui mừng tin pháp này.

Kiêu mạn giải đãi và tà kiến

Pháp vi diệu Như Lai khó tin

Như người mù hằng thấy tối đen

Không thể dẫn đường cho người khác

Chỉ từng trước Phật trồng căn lành

Cứu đời hành thiện mới tu tập.

Nghe rồi thọ trì và biên chép

Đọc tụng tán thán và cúng dường

Như vậy nhứt tâm cầu Tịnh độ

Giá sử lửa cháy khắp ba ngàn

Nhờ oai đức Phật tất siêu việt

Quyết định vãng sanh cõi Cực Lạc

Biển trí huệ Như Lai sâu rộng

Chỉ Phật cùng Phật mới biết được

Thanh văn ức kiếp suy trí Phật

Tận hết sức cũng không thể hiểu

Công đức Như Lai Phật tự biết

Chỉ có Thế Tôn mới khai thị.

Thân người khó được, Phật khó gặp

Tín huệ nghe pháp khó trong khó

Nếu các hữu tình sắp thành Phật

Hạnh hơn Phổ Hiền lên bờ giác

Hỡi những kẻ học rộng trí cả

Nên tin lời như thật của Ta

Diệu pháp này may phước được nghe

Nên vui mừng hãy chuyên niệm Phật.

Thọ trì quyết thoát biển sanh tử

Phật gọi người này thật bạn lành.


PHẨM BỐN MƯƠI TÁM

NGHE KINH ĐƯỢC LỢI ÍCH

  Khi đức Thế Tôn nói kinh này rồi, có một vạn hai ngàn na do tha chúng sanh xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh, hai mươi ức chúng sanh chứng quả A na hàm, sáu ngàn tám trăm Tỳ kheo lậu tận tâm được giải thoát, bốn mươi ức Bồ Tát được bất thối chuyển, dùng công đức hoằng thệ mà tự trang nghiêm quả Vô Thượng Bồ đề, hai mươi lăm ức chúng sanh được bất thối nhẫn, bốn vạn ức na do tha trăm ngàn chúng sanh chưa từng phát nguyện thành Phật, nay mới phát tâm gieo các căn lành, nguyện sanh về Cực Lạc, thấy Phật A Di Đà, đều sẽ vãng sanh về cõi Tịnh độ của Phật Vô Lượng Thọ, thảy đều thứ lớp thành Phật khắp các phương cùng một danh hiệu là Diệu Âm Như Lai. Lại có tám vạn câu chi na do tha hữu tình ở mười phương cõi Phật, hoặc hiện vãng sanh, hoặc sẽ vãng sanh thấy Phật A Di Đà được thọ ký pháp nhẫn thành Vô thượng Bồ Đề, các hữu tình này có túc nguyện nhân duyên với đức Phật A Di Đà.

   Bấy giờ đại thiên thế giới chấn động sáu cách, và hiện các hi hữu thần biến. Quang minh sáng chói chiếu khắp mười phương. Lại có chư Thiên giữa hư không tấu âm nhạc vi diệu, cho đến chư Thiên Sắc giới cũng nghe và khen chưa từng có, vô lượng hoa đẹp thơm rưới xuống.

  Tôn giả A Nan, Di Lặc Bồ  Tát và các hàng Bồ Tát, Thanh Văn, Thiên Long, Bát bộ tất cả đại chúng nghe lời đức Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.

  Phật nói kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác.


BỔ KHUYẾT TÂM KINH

Ma-Ha-Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh

   Quán–Tự–Tại Bồ Tát hành thâm Bát–Nhã Ba–La–Mật–Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

   Xá–Lợi–Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

   Xá–Lợi–Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thi cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh,hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ, tập, diệt, đạo,vô trí diệc, vô đắc.

    Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề tát đỏa y Bát–Nhã Ba–La–Mật–Đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát–Nhã Ba–La–Mật–Đa cố, đắc a–nậu đa–la–tam–miệu tam bồ đề.

   Cố tri Bát–Nhã Ba–La–Mật–Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú,  thị vô đẳng–đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

   Cố thuyết Bát–Nhã Ba–La–Mật–Đa chú. Tức thuyết chú viết:

“Yết- đế yết đế, ba–la yết đế, ba–la tăng yết–đế, bồ đề tát–bà–ha”  0 (3 lần)


VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN

Nam mô A Di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha,

A di rị đô bà tỳ,

A di rị đa tất đam bà tỳ,

A di rị đa, tỳ ca lan đế,

A di rị đa tỳ ca lan đa,

Dà di nị dà dà na,

Chỉ đa ca lệ ta bà ha  0 (3 lần).


 TÁN PHẬT A DI ĐÀ

Phật A Di Đà thân kim sắc,

Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm

Năm tu di uyển chuyển bạch hào,

Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc,

Trong hào quang hóa vô số Phật.

Vô số Bồ Tát hiện ở trong,

Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh,

Chín phẩm sen vàng lên giải thoát,

Qui mạng lễ A Di Đà Phật,

Ở phương tây thế giới an lành

Con nay xin phát nguyện vãng sanh,

Cúi xin đức từ bi tiếp độ,

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, A Di Đà Phật (108,1080 hay nhiều hơn)


PHÁT NGUYỆN ĐẢNH LỄ PHẬT  A -DI- ĐÀ, CẦU VÃNG SANH CỰC LẠC QUỐC

(Đọc lời phát nguyện này trước khi đảnh lễ Phật A Di Đà)

Kính Lạy Phật Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Cho Đến Lúc Lâm Chung

Thân thể Không Đau Bệnh 0 (lạy1 lạy)

Kính Lạy Phật  Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Cho Đến Lúc Lâm Chung

Tâm Hồn Không Hôn Mê 0 (lạy1 lạy)

Kính Lạy Phật  Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Cho Đến Lúc Lâm Chung

Không tham đắm ngũ dục 0 (lạy1 lạy)

Kính Lạy Phật  Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Cho Đến Lúc Lâm Chung

Tâm niệm phật Di Đà 0 (lạy1 lạy)

Kính Lạy Phật  Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Cho Đến Lúc Lâm Chung

Xả ly ta bà khổ 0 (lạy1 lạy)

Kính Lạy Phật  Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Cho Đến Lúc Lâm Chung

Hân nguyện về tịnh độ 0 (lạy1 lạy)

Kính Lạy Phật  Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Cho Đến Lúc Lâm Chung

Con thấy kim thân Phật 0 (lạy1 lạy)

Kính Lạy Phật  Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Cho Đến Lúc Lâm Chung

Phật phóng quang nhiếp độ 0 (1 lạy)

Kính lạy Phật Di Đà

Con nay xin phát nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Cho đến Lúc Lâm Chung

Liên Hoa Con Hóa Sanh 0 (lạy 1 lạy)

Kính Lạy Phật Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Khi Vãng Sanh Tịnh Độ

Hoa Nở Tâm Khai Ngộ 0 (lạy 1 lạy)

Kính Lạy Phật Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Khi Vãng Sanh Tịnh Độ

Chứng Ngộ Pháp Vô Sanh 0 (lạy 1 lạy)

Kính Lạy Phật Di Đà

Con Nay Xin Phát Nguyện

Thường Xuyên Đảnh Lễ Ngài

Khi Vãng Sanh Tịnh Độ

Chóng Viên Thành Toàn Giác 0 (1 lạy)

Nam mô pháp giới tạng thân A di đà Phật 0 (3 lần)


PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG

 

Đệ tử chúng con,

hiện là phàm phu,

trong vòng sanh tử,

tội chướng sâu nặng,

luân chuyển sáu đường,

khổ không nói được,

nay gặp tri thức,

được nghe danh hiệu,

bản nguyện công đức,

Phật A Di  Đà,

một lòng xưng niệm,

cầu nguyện vãng sanh,

nguyện Phật từ bi,

xót thương chẳng bỏ,

phóng quang nhiếp thọ,

đệ tử chúng con,

chưa biết Phật Thân,

tướng tốt quang minh,

nguyện Phật thị hiện,

cho con được thấy,

lại thấy tướng mầu,

Quán Âm Thế Chí,

Các chúng Bồ Tát,

và thế giới kia,

thanh tịnh trang nghiêm,

vẻ đẹp quang minh,

xin đều thấy rõ.

Con nguyện lâm chung không chướng ngại,

A Di Đà đến rước từ xa,

Quan Âm cam lồ rưới nơi đầu,

Thế Chí Kim đài trao đỡ gót,

Trong một sát na lìa ngũ trược,

khoảng tay co duỗi đến Liên Trì,

khi hoa sen nở thấy Từ Tôn,

nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ,

nghe xong liền ngộ vô sanh nhẫn,

không rời an dưỡng lại Ta Bà,

khéo đem phương tiện lợi quần sanh,

hay lấy trần lao làm Phật sự,

con nguyện như thế Phật chứng tri,

kết cuộc về sau được thành tựu.

Niệm Phật,

Lạy Phật công đức thù thắng hạnh,

Vô biên thắng phước giai hồi hướng,

Phổ nguyện Pháp giới chư chúng sanh,

Tốc vãng vô lượng quang Phật sát

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não.

Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu.

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.

Thế thế thường hành Bồ Tát đạo

Nguyện sanh Tây Phương tịnh độ trung.

Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,

Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ,

Nguyện dĩ thử công đức,  .

Phổ cập ư nhất thiết

Ngã đẵng dữ chúng sanh

Giai cộng thành Phật đạo.

 


Phục Nguyện

Cực Nam Mô Tây Phương Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật Liên Toà Chứng Minh.

  Phục Nguyện, thượng chúc Phật nhật tăng huy pháp luân thường chuyển, phong điều vũ thuận, quốc thới dân an, thế giới hoà bình chúng sanh an lạc. Đệ tử chúng con nguyện đem công đức này hồi hướng trang nghiêm Tây Phương Phật tịnh độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, xin hồi hướng oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp, cũng như hiện tại, hữu hình và vô hình, nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề, hết một báo thân này, sanh qua cõi Cực Lạc.

   Đệ tử chúng con nguyện cầu Đức Phật A Di Đà chấn tích quang lâm phóng ngọc hào quang gia hộ đệ tử chúng con biết trước giờ lâm chung, thân không tật bệnh, tâm không hôn mê, nhất tâm niệm Phật, Phật và thánh chúng tay cầm đài vàng tiếp dẫn chúng con vãng sanh về tây phương Cực Lạc.

    Đệ tử chúng con nguyện đức Quan Thế Âm Bồ Tát Thị từ chấn tích quan lâm phóng ngọc hào quang hộ đệ tử chúng con cùng tất cả chúng sanh thân tâm thường an lạc, tật bệnh tiêu trừ căn lành tăng trưởng, phước huệ trang nghiêm, xuân đa các khánh, hạ bảo bình an, thu tống tam tai đông nghinh bách phúc, một hậu đắc Di Đà thọ ký.

   Đệ tử chúng con nguyện đức Phật A Di Đà thụy từ phóng ngọc hào quang, tiếp dẫn chư hương linh vong linh cửu huyền thất tổ thập nhị loại cô hồn ngạ quỷ hà xa, hữu vị vô danh, hữu danh vô vị nam nữ thương vong lai đáo Phật tiền văn kinh thính pháp tốc xả mê đồ siêu sanh tịnh độ. Phổ nguyện âm siêu dương thới pháp giới chúng sanh, tình dữ vô tình, đồng sanh Cực Lạc, đồng kiến Di Đà, Đồng Ngộ Vô Sanh. Đồng thành Phật Đạo.

              A DI ĐÀ PHẬT


TỰ QUY Y

   Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.   O (1 lạy)

  Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển.  O(  1 lạy)

  Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh thống lý đại chúng, tất cả không ngại. O(1 lạy)

 


 

HỒI HƯỚNG

Nguyện đem công đức này,

Hướng về khắp tất cả,

Đệ tử và chúng sanh,

Đồng sanh về Tịnh Độ

  Nguyện đem công đức ấn tống kinh Vô Lượng Thọ này, trang nghiêm cõi Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khồ ba đường, xin hồi hướng đến các vị đồng tu phát tâm ấn tống kinh Vô Lượng Thọ. Nếu có ai thấy nghe, đều phát tâm Bồ Đề, hết một báo thân này đồng sanh cõi Cực Lạc.


MƯỜI CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH, TƯỢNG PHẬT

  • Một là, những tội lỗi đã tạo từ trước, nhẹ thì được tiêu trừ, nặng thì chuyển thành nhẹ.
  • Hai là, thường được các thiện thần ủng hộ, tránh được tất cả tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm, cướp, đạo binh, ngục tù.
  • Ba là, vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu oan trái của đời trước cũng như đời này.
  • Bốn là, các vị hộ pháp thiện thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa ác quỷ, rắn độc hùm beo tránh xa không dám hãm hại.
  • Năm là, tâm được an vui, ngày không gặp những nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộng. Diện mạo hiền sáng, mạnh khỏe an lành, việc làm thuận lợi, được kết quả tốt.
  • Sáu là, chí thành hộ pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y phục đầy đủ, gia đình hòa thuận , phước lộc đời đời.
  • Bảy là, lời nói việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến khen ngợi.
  • Tám là, ngu chuyển thành trí, bệnh lành mạnh khỏe, khốn nghèo chuyển thành thịnh đạt. Nếu nhàm chán nữ thân, mệnh chung liền được nam thân.
  • Chín là, vĩnh viễn lìa xa đường ác, sanh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy.
  • Mười là, hay vì tất cả chúng sanh trồng các căn lành. Lấy tâm cầu của chúng sanh làm phước điền cho mình. Nhờ công đức ấy đạt được vô lượng phước quả thù thắng. Sanh ra nơi nào cũng thường được thấy Phật, nghe Pháp, phước huệ rộng lớn, chứng đạt lục thông, sớm thành Phật quả.

ẤN QUANG TỔ SƯ DẠY: Ấn tống kinh, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên gặp khi chúc thọ, thành hôn, cầu phuớc, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh, hãy tin tấn phát tâm Bồ Đề ấn tống, để trồng cội phước đức cho mình và thân bằng quyến thuộc.

Quý vị muốn thỉnh kinh,  xin liên hệ:

QUAN ÂM TỊNH THẤT

Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng

ĐT: (063) 3503617 – 0919419313

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Website: www.phaphoiniemphatadida.vn

 

XIN TẶNG MIỄN PHÍ

Về nguồn gốc của Phật A Di Đà, kinh điển Phật giáo có nhiều truyền thuyết. Trong văn học Bản sinh, chỉ độc nhất có truyện tỳ kheo Thủ Đạt và Duy Tiên trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0154, Sinh Kinh 5, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch, có nói tới.

TIẾT 1.
KHÁI QUÁT

Về nguồn gốc của Phật A Di Đà, kinh điển Phật giáo có nhiều truyền thuyết. Trong văn học Bản sinh, chỉ độc nhất có truyện tỳ kheo Thủ Đạt và Duy Tiên trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0154, Sinh Kinh 5, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch, có nói tới.

Do tình hình tư liệu quá ít oi này, nó không cung cấp cho ta một mẫu hình nào về nguồn gốc bản sinh của Phật A Di Đà. Trong Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0274, Phật Thuyết Tế Chư Phương Đẳng Học Kinh[1], 1 quyển, cũng do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch, nhắc lại chuyện nhân quả báo ứng giữa tỳ kheo Tịnh Mạng và tỳ kheo Vị Pháp rất tương tự với chuyện trên.

Tuy nhiên, đây là những truyện nói lên quan hệ giữa Phật Thích Ca với Phật A Di Đà, giải thích vì sao Phật Thích Ca đã sinh ra trong cõi Ta bà ô trược và đã khuyến thỉnh mọi người tín niệm Tịnh độ, chứ chưa phải đề cập đến chính bản thân Phật A Di Đà.

Về loại truyện Bản sinh đề cập chính bản thân Phật A Di Đà, tư liệu hiện còn rất phong phú. Có hơn 19 cốt truyện khác nhau mà quan trọng nhất dĩ nhiên là truyện tỳ kheo Pháp Tạng và truyện vua Vô Tránh Niệm. 

TIẾT 2
TRUYỆN TỲ KHEO PHÁP TẠNG

Truyện tỳ kheo Pháp Tạng rất phổ biến, hiện có ba mươi quyển kinh kể tới với ít nhiều sai khác nhau. Nhưng cốt lõi có thể tóm tắt như sau: Trong thời quá khứ cách đây đã lâu có đức Như Lai Thế Tự Tại Vương ra đời. Bấy giờ có tỳ kheo Pháp Tạng phát nguyện và được đức Phật ấn chứng là sẽ thành Phật A Di Đà trong cõi Tịnh độ.

Truyện này được hiện được tìm thấy trong nguyên điển Sanskrit: आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, thường được gọi là सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][2],  bản Tây Tạng: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo và cũng được kể trong các bản dịch Hán văn như: Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 360, Phật thuyết Vô lượng thọ kinh[3], Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0364, Đại A-di-đà kinh[4], Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh[5], Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[6] và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh[7] v.v..

Đối chiếu các văn bản này chúng ta thấy một vài điểm như sau:

Trong số các bản văn này, Vô lượng thọ kinh, Đại A Di Đà kinh và Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh đặt Như Lai Thế Tự Tại như là vị Phật cuối cùng của một loạt những đức Phật quá khứ mà đứng đầu là Phật Nhiên Đăng hay cũng gọi là Định Quang.

Còn bản आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]),  bản Tây Tạng: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, cùng bản dịch Hán Vô lượng thọ Như Lai hội, Đại thừa vô lượng trang nghiêm kinh thì đặt Như Lai Thế Tự Tại Vương là vị Phật đầu tiên của loạt đức Phật ấy mà vị Phật cuối cùng là Nhiên Đăng (Dīpaṃkara).

Đó là sai khác thứ nhất; Sai khác này đã xảy ra trong các kinh có kể chuyện Phật A Di Đà.

Một mặt ta có những kinh như: Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 0632, Phật Thuyết Tuệ Ấn Tam Muội Kinh, 1 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch[8]; Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 0634, Phật Thuyết Đại Thừa Trí Ấn Kinh[9], 5 quyển, Tống Trí Cát Tường đẳng dịch, đã đặt Phật Định Quang như là vị Phật đầu tiên của một loạt các vị Phật mà vị cuối cùng là Huệ Thượng.

Mặt khác, Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 0633, Phật Thuyết Như Lai Trí Ấn Kinh[10], 1 quyển, mất tên người dịch, đã đặt Định Quang là vị Phật cuối cùng, còn Huệ Khởi là vị Phật đầu tiên.

Thậm chí Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1011, Phật Thuyết Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh[11], 1 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch, đã coi Nhiên Đăng là thầy của thái tửVô Niệm Đức Thủ, tiền thân của Phật  A Di Đà, tức Phật Nhiên Đăng là vị thầy của Phật A Di Đà.

Không những có sự sai khác nhau về vị trí của đức Như Lai Thế Tự Tại Vương, hai nhóm kinh trên còn khác nhau khi nói về nguồn gốc của tỳ kheo Pháp Tạng.

Nhóm trước nói rõ Pháp Tạng nguyên là một vị vua, sau khi nghe giáo hóa của đức Thế Tự Tại Vương bèn bỏ ngôi đi xuất gia.

Nguồn gốc vương giả này, nhóm thứ hai không nói tới, mà xác định ngay Pháp Tạng, hay cũng gọi là Pháp Sử, hay cũng gọi là Tác Pháp, mà tên trong bản Sanskrit là धम्मकर​ dhammakara, là một tỳ kheo trong chúng hội của đức Thế Tự Tại Vương.

Sự sai khác về nguồn gốc này cho thấy, tự nguyên ủy, hành trạng của Pháp Tạng tỏ ra không rõ ràng cho lắm và cần phải mô phỏng theo hành trạng và hình ảnh của đức Thích Ca Mâu Ni như đã được quan niệm trong nền văn học Bản sinh cũng như trong những truyền thuyết lịch sử về cuộc đời đức Phật.

Đây là một dấu hiệu kết liên nguồn gốc đức Phật A Di Đà với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Còn sự sai khác về vị trí của đức Thế Tự Tại Vương đã đưa ra một số vấn đề.

Trước hết, nhóm kinh thứ nhất tuy đồng ý đặt Nhiên Đăng là vị Phật đầu tiên của một loạt các đức Phật, nhưng số lượng của loạt Phật ấy gồm bao nhiêu vị, thì lại không đồng nhất. Sai khác này có liên hệvới sự sai khác sốl ượng lời nguyện của A Di Đà mà các bản văn ấy ghi lại.

Tiếp đến, hai nhóm trên còn sai khác về thứ tự đức Phật Nhiên Đăng đứng đầu hay đứng cuối các đức Phật quá khứ.

Sự kiện đó nói lên hai lập trường khác nhau về quan hệ giữa đức Phật A Di Đà và đức Phật Thích Ca. Ai cũng biết văn học Bản sinh có một câu chuyện rất đẹp về hành động quên mình của đức Phật Thích Ca đối với đức Phật Nhiên Đăng nên đã được ấn chứng thành Phật. Từ đó trở về sau, hai đức Phật ấy thường được gắn liền với nhau một cách khá thường xuyên, tùy theo quan điểm về liên hệtrước sau giữa hai đức Phật Thích Ca và A Di Đà, mà có sự thay đổi về vị trí của hai đức Phật Nhiên Đăng và Thế Tự Tại Vương.

Nhóm thứ nhất coi Thế Tự Tại Vương là vị Phật cuối cùng của loạt các vị Phật quá khứ trên mà đứng đầu là Phật Nhiên Đăng, bộc lộ rõ ràng xu thế chung là coi đức Phật A Di Đà là một vị Phật trẻ hơn Phật Thích Ca.

Điểm này ta thấy xuất hiện trong hai truyện Bản sinh dẫn trước trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0154, Sinh Kinh 5, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch[12] và và Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0274, Phật Thuyết Tế Chư Phương Đẳng Học Kinh[13], 1 quyển, cũng do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch. Nó chứng tỏ hành trạng Phật A Di Đà đã được mô phỏng theo hành trạng của Phật Thích Ca.

Trong khi đó, nhóm thứ hai lật ngược lại thứ tự trước sau của hai vị Phật Nhiên Đăng và Thế Tự Tại Vương để chứng tỏ đức Phật A Di Đà là một vị Phật cổ sơ, xuất sinh cũng như thành Phật trước đức Phật Thích Ca rất nhiều, làm điển hình cho sự nghiệp tìm đạo và chứng đạo của chính Phật Thích Ca.

Ở đây quá trình phát triển tất yếu của tín ngưỡng A Di Đà đã dần dần thể hiện sức mạnh của nó và dần dần chiếm lĩnh vị trí của chính tín ngưỡng của đức PhậtThích Ca. Đức Phật Thích Ca bấy giờ chỉ là người tuyên thuyết cho tín ngưỡng của Phật A Di Đà.

Sự tình này một phần nào giải thích cho sự sai khác số lượng các đức Phật quá khứ giữa hai đức Phật Nhiên Đăng và Thế Tự Tại Vương, bởi vì nếu Phật A Di Đà có một sự ưu việt nào đó, thì cũng giả thiết là có một quá khứ huy hoàng hơn. Từ đó tất nhiên không thể có cùng chung một Phật khai sáng là Nhiên Đăng.

Ngoài những sai khác về số lượng và thứ tựcủa các đức Phật trong quá khứ cũng như về nguồn gốc của Phật A Di Đà, các văn bản thuộc hai nhóm trên lại khác nhau về số lượng, và đôi khi thứ tự, của các lời nguyện của đức Phật A Di Đà.

Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh và Đại A Di Đà kinh chỉ ghi có 24 lời nguyện, trong khi Vô lượng thọ kinh và Vô lượng thọ như lai hội có tới 48. Bản Sanskrit, chỉ có 46 đại nguyện, Tạng bản đã phát triển lên 49 lời nguyện, trong khi Đại thừa vô lượng trang nghiêm kinh chỉ có 36 đại nguyện

Sự sai khác nhau về số lượng này đưa ra nhiều vấn đề rất lôi cuốn trong lịch sử tư tưởng bản nguyện của Phật giáo, trước khi bàn đến những vấn đề đó ở chương tiếp sau, phải xét qua một số những truyện Bản sinh khác mà chủ yếu là truyện vua Vô Tránh Niệm.

TIẾT 3.  
TRUYỆN VUA VÔ TRÁNH NIỆM

Truyện Bản sinh vua Vô Tránh Niệm kể ra trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 2, Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch[14], để trả lời câu hỏi của Tịch Ý về việc tại sao đức Thích Tôn đã ra đời trong một thế giới ô trọc, trong khi các đức Phật khác đã xuất hiện trong những thế giới thanh tịnh.

Lược truyện như sau: cách thời Phật đã lâu, có một vị chuyển luân vương tên Vô Tránh Niệm, có một đại thần tên Bảo Hải thuộc dòng dõi bà-la-môn. Bảo Hải có một người con đi xuất gia và thành đạo hiệu là Bảo Tạng Như Lai. Khi Như Lai Bảo Tạng đến thành phố A-châu-la[15], Vô Tránh Niệm và các vương tử đã đến thăm và cúng dường ba tháng. Sau Bảo Hải đã khuyên vua phát bồ đề tâm vượt qua khổ hải cứu độ chúng sinh. Vô Tránh Niệm đã phát nguyện và được Phật Bảo Tạng ấn chứng sẽ thành Phật A Di Đà và làm giáo chủ cõi Cực lạc ở phương tây.

Trong nguyên điển Sanskrit của Kinh Bi-Hoa, hiện có, với tựa đề: करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtram[16], phẩm दान-विसर्गस् तृतीयः III dāna-visargas tṛtīyaḥ, tìm thấy tương đương với tên Vô Tránh Niệm無諍念 là आरणेमिन् āraṇemin.

Tương đương với करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtram là bản Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 111[17], do Tây Tạng dịch sư Ye-śes sde và Ấn độ dịch sư Jinamitra, Śīlendrabodhi cọng dịch; và bản Tạng ngữ thứ hai: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 112[18], do Tây Tạng dịch sư Ye-śes sde , và ba Ấn-độ dịch sư: Jinamitra, Surendrabodhi và Prajñāvarma cọng dịch. Nội dung, chi tiết của hai bản này khá tương tự nhau, nhưng thứ tự và cách sắp xếp có nhiều chỗ dị biệt…. Trong hai bản dịch Tạng ngữ này, tìm thấy tên tương đương với từ आरणेमिन् āraṇemin và Vô Tránh Niệm無諍念, đều được dùng là རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud, có nghĩa là: vành tăm bánh xe.

Còn Vô Tránh Niệm無諍念[19],đó là tên Đàm Vô Sấm dùng trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, của Kinh Bi Hoa 2; còn Đại Tạng Kinh 3, số hiệu 0158, Đại Thừa Bi Phân Đà Lợi Kinh 3[20], mất tên người dịch, thì gọi là Ly Tránh離諍[21].

Hai bản dịch Hán ở trên hiểu là: Vô Tránh 無諍 và Ly Tránh 離諍, là xuất phát từ cách hiểu và phân tích ngữ pháp của từ आरणेमिन् āraṇemin, tức là do tiền tố phủ định từ आ a (không) + रण raṇa (=đấu tranh, chống đối…), nên आरणेमिन् āraṇemin có nghĩa là không có đấu tranh chống đối.

Trong khi đó bản Tây Tạng dịch आरणेमिन् āraṇemin thành རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud, là do tách Sandi khác nhau, tức bản Tạng ngữ hiểu आरणेमिन् āraṇemin, là thiết lập do अर ara (tăm) + नेमी nemī (vành bánh xe). Nên đã dịch नेमी nemī = མུ་ཁྱུད་ (vành bánh xe), còn अर ara dịch = རྩིཀྱི་ (tăm/căm), do đó आरणेमिन् āraṇemin hay རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud: có nghĩa vành tăm bánh xe.

Ngoài ra, Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2154, Khai Nguyên Thích Giáo Lục 2, Đường Trí Thăng soạn[22], có ghi Nhàn cư kinh một quyển閑居經一卷, là của Trúc Pháp Hộ rồi chua thêm như sau: "đồng bản dị dịch của kinh Bi hoa lần đầu tiên dịch ra, xem Tăng hựu lục"[23].

Khảo cứu Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2145, Xuất Tam Tạng Kí Tập - 2, Lương Tăng Hữu soạn[24], thì có chép Nhàn cư kinh 1 quyển閑居經一卷là của Trúc Pháp Hộ,[25] nhưng không nói gì về liên quan của nó với kinh Bi hoa.

Ngày nay, Nhàn cư kinh 1 quyển 閑居經一卷, là một bộ phận của Sinh Kinh 2[26], Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch, thuộc Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0154, với nhan đề: Phật thuyết nhàn cư kinh佛說閑居經[27], và nội dung không dính dáng gì đến kinh Bi hoa.

Và Đại Tạng Kinh 49, số hiệu 2034, Lịch Đại Tam Bảo Kỉ[28], 15 quyển, Tùy Phí Trường Phòng soạn, phân ra hai bộ: Nhàn cư kinh, một bộ một quyển và thuộc vào Sanh kinh[29], còn bộ kia mười quyển là "đồng bản dị dịch dị danh của Đại bi phần đà lợi kinh"[30].  

Nói rõ ra, vào khoảng năm 597, kể từ lúc Phí Trường Phòng viết xong Lịch đại tam bảo kỉ,  người ta có nhắc tới một bản dị dịch của kinh Bi hoa mang tên Nhàn cư kinh. Khoan nói tới tính chính xác của thuyết ấy, chỉ cần xét xem, nếu Nhàn cư kinh quả có một liên hệ tới kinh Bi hoa thì làm sao nó lại mang tựa đề nhàn cư閑居?

Nhàn cư 閑居phổ thông là một dịch phẩm của từ Sanskrit: आरण्य ​āraṇya, mà thông thường cũng được phiên âm A-lan-nhã. Vậy, Nhàn cư kinh, nếu quả là dị bản của kinh Bi hoa, thì hẳn phải do đọc lệch tên आरणेमिन् āraṇemin thành आरण्य ​āraṇya.

Vậy thì, आरणेमिन् āraṇemin có thể hiểu theo ba cách:  

(1) Hoặc आ a (không) + रण raṇa (=đấu tranh, chống đối…) để cho ta tên Ly Tránh hoặc Vô Tránh. Còn chữ Niệm trong Vô tránh niệm là một phiên âm của ṇemin.

(2) Hoặc hiểu là do अर ara (tăm) + नेमी nemī (vành bánh xe), để cho tên Tây tạng རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud, có nghĩa là: vành tăm bánh xe.

(3) Hoặc hiểu आरणेमिन् āraṇemin đọc lệch thành आरण्य ​āraṇya với nghĩa nhàn cư.

Như thế, ba cách hiểu vừa nêu có quan hệ gì với nhau không?

Đầu hết, giữa nhàn cư và vô tránh cũng như ly tránh, tuy có thể nghĩ quan hệ giữa chúng xuất phát từ việc viết sai आरणेमिन् āraṇemin thành आरण्य ​āraṇya, nhưng trên thực tế cũng đã từng có những kết nối giữa hai từ đó với nhau. Thí dụ như ở Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1009, Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni Kinh, 1 quyển, Đường Bất Không dịch[31] vào giữa thế kỷ thứ VIII, trong khi trình bày 4 phương thức để đạt đến đà la ni ấy, đã kể cách đầu tiên là: "Tập a lan nhã và cực vô tránh xứ"[32]. Rõ ràng, trong văn học Phật giáo Sanskrit đã có một nỗ lực truy tìm ngữ nguyên của आरण्य ​āraṇya đến từ आ a (không) + रण raṇa (=đấu tranh, chống đối…). Vì thế, giữa Vô tránh hay Ly tránh và Nhàn cư không phải là không có những liên quan.

Vô Tránh Niệm無諍念 hay आरणेमिन् āraṇemin phổ thông được giải thích là một tên phối hợp giữa hai yếu tố: आरण​ āraṇa: dịch là vô tránh, và णेमिन् ṇemin: phiêm âm là niệm; tuy nhiên, chữ niệm có thể là tàn dư ảnh hưởng của tên thái tử Vô Niệm Đức Thủ 無念德首, tiền thân của Phật Vô Lượng Thọ trong Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1011, Phật Thuyết Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh, 1 quyển,  Ngô Chi Khiêm dịch[33].

Và Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1012, Phật Thuyết Xuất Sinh Vô Lượng Môn Trì Kinh[34], 1 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch, có tên Vô Niệm Đức Đạo無念德道[35]; trong khi đó, Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1013, A Nan Đà Mục Khư Ni A Ly Đà Kinh[36], 1 quyển, Lưu Tống Cầu Na Bạt Đà La dịch chỉ gọi Vô niệm 無念[37].

Chữ無念vô niệm ở đây là do dịch chữ Sanskrit:  अचिन्त्य​ acintya, bởi vì các bản dịch khác của kinh vừa nói, tức Đại Tạng Kinh 19: số hiệu 1014, Vô Lượng Môn Phá Ma Đà La Ni Kinh[38], 1 quyển, Lưu Tống Công Đức Trực, Huyền Sướng dịch; số hiệu 1015, Phật Thuyết A Nan Đà Mục Khư Ni A Ly Đà Lân Ni Kinh[39], 1 quyển, Nguyên Ngụy Phật Đà Phiến Đa dịch; số hiệu 1017, Phật Thuyết Nhất Hướng Xuất Sinh Bồ Tát Kinh[40], 1 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa dịch; số hiệu 1009, Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni Kinh[41], 1 quyển, Đường Bất Không dịch và số hiệu 1018, Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni Kinh, 1 quyển,  Đường Trí Nghiêm dịch[42] đều dịch là bất tư nghị不思議.

Về liên hệ giữa hai bản Tạng dich: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[43], và bản Tạng ngữ thứ hai: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo; hai bản có từ tương đương với आरणेमिन् āraṇemin thành là từ: “ རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud”, đây là do phân tích आरणेमिन् āraṇemin thành अर ara (tăm) + नेमी nemī (vành bánh xe). Cách phân tích này này hiện không thấy xảy ra trong các dịch bản Hán văn, nhưng cũng đưa đến nhiều gợi ý khá lôi cuốn:

Một mặt, từ अर ara (tăm) là do động từ căn: /, với nghĩa chuyển động, đi tới, khiêu khích. Động từ căn /, đạo xuất अर ara với nghĩa màu vàng lợt, mặt trời, ánh bình minh, ánh sáng. Như trong Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0001, Trường A Hàm Kinh, 22 quyển, Hậu Tần Phật Đà Da Xá cộng Trúc Phật Niệm dịch, Kinh Đại Bản chép: “Đức  Phật  Thi-khí  có  cha  tên  Minh  Tướng”[44];

So sánh điểm này với các bản dịch tương đương:

-Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0002, Thất Phật Kinh, 1 quyển,  Tống Pháp Thiên dịch, dùng chữ: A-rô-Ta阿嚕拏[45];

-Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0004, Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch, dùng chữ A-luân-Ta阿輪拏[46];

Và lại đem đối chiếu với Kinh Đại Bản, của Trường Bộ Kinh[47] Kinh chép như sau:

“षिखिस्स​, भिक्खवे, भगवतो अरहतो सम्मासम्बुद्धस्स अरुणो नाम राजा पिता अहोसि” (Sikhissa, bhikkhave, bhagavato arahato sammāsambuddhassa aruṇo nāma rājā pitā ahosi.)[48]

“Này các Tỷ-kheo, phụ vương Thế Tôn Thi-khí, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tên là Aruṇa”

 Vậy vua आरुण​ Aruṇa, phụ thân của Phật Thi Khí có tên liên hệ nào đó với vua आरणेमिन् āraṇemin, tiền thân của Phật A Di Đà.

Đại Tạng Kinh 21, số hiệu 1340, Đại Pháp Cự Đà La Ni Kinh 17[49], Tùy Xà Na Quật Đa dịch, Đại kể chuyện vào thời quá khứ của đại kiếp Thiện Hành Lộ, sau khi Như Lai Sơn Thượng đã nhập diệt, có vị Bồ tát tên Minh Tướng phát đại nguyện muốn tất cả chúng sinh được an lành. Bấy giờ cách thếgiới của Minh Tướng tới cả ngàn ức cõi nước, có đức Phật hiệu Sa La vương, bèn ấn chứng cho Minh Tướng: Trong tương lai trải qua bốn mươi a tăng kỳ kiếp sẽ được thành chánh giác tên Như Lai Vô Lượng Thọ[50].

Như thế, Bồ tát Minh Tướng phải có tên Sanskrit là आरुण​ Aruṇa, tức đồng với Pāli. Quan hệ giữa आरुण​ Aruṇa và आरणेमिन् āraṇemin qua trung gian động từ căn /, do vậy, vị tất là không có ý nghĩa. Cho nên, Tạng bản dịch आरणेमिन् āraṇemin thành từ: “ རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud”, không phải là không có cơ sở.

Ngoài ra, quan hệ आरणेमिन् āraṇemin - आरुण​ Aruṇa đã xuất hiện thêm một chi tiết khác là trong hai nguời đệ tử của Phật Thi Khí thì một người đã có tên giống như đệ tử của Phật A Di Đà kể ra  trong kinh Bi Hoa. Điều này cũng được nói trong Trường A-hàm và các Đơn hành bản của nó:

- Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0001, Trường A Hàm Kinh 1, Hậu Tần Phật Đà Da Xá cộng Trúc Phật Niệm dịch, Kinh Đại Bản, kể là: A-tì-phù 阿 毗 浮, Tam-bà-bà 三 婆 婆[51].

-Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0002, Thất Phật Kinh, 1 quyển, Tống Pháp Thiên dịch, dùng chữ: Bộ, Tam-bà-phạ 部三婆嚩[52];  

-Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0004, Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch, dùng chữ: đệ tử số một là A-tỉ-vụ 阿比務, số hai là Tam-tham 三參[53].

Và so sánh với Kinh Đại Bản, của Trường Bộ Kinh[54] , kinh chép: “Sikhissa, bhikkhave, bhagavato arahato sammāsambuddhassa abhibhūsambhavaṃ nāma sāvakayugaṃ ahosi aggaṃ bhaddayugaṃ”: Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhứt đệ tử của Thế Tôn Sikhĩ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, tên là Abhibhū và Sambhava”[55].

Kinh करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka (Bảo Tích), phẩm thứ tư, tựa đề: बोधिसत्त्व-व्याकरण-परिवर्तश्चतुर्थः bodhisattva-vyākaraṇa-parivartaścaturthaḥ[56], nguyên điển Sanskrit hiện có, có kể chuyện Phật आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽), đã dẫn dắt người con thứ hai của Bảo Hải tên ज्ञानसमंभव​ saṃbhava thành Phật hiệu là व्ऐरोचन​ vairocana  (Đại Nhật). Ở trong bản Tây Tạng của Kinh này, འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 111[57], cũng đề cập truyện kể tương tự.

Qua những bàn cãi trên, tên Vô Tránh Niệm với những liên hệ आरणेमिन् āraṇemin - आरुण​ Aruṇa- अचिन्त्य​ acintya (Vô Tránh Niệm / Minh Tướng / Vô Niệm) đã cho chúng ta thấy thấy truyện Bản sinh đức Phật A Di Đà đã  ăn sâu như thế nào vào truyện Bản sinh của các đức Phật khác và đã biến thể như thế nào qua những thư tịch, văn bản khác nhau. Sự thẩm thấu và vay mượn lẫn nhau chứng tỏ xu thế phát triển của tín ngưỡng từng thời đại, từng địa vực từ nguồn gốc chung.

Cho nên cùng một nhân vật trong cùng một cốt truyện mà ở đây thì được đồng nhất với đức Phật này và ở kia thì lại đồng nhất với đức Phật khác.

Chẳng hạn, chuyện Bản sinh vua དྤལགྱི གྗི བྲྗིད Dpal Gyi gji Brjid (Thắng Oai/ Oai Đức), thì trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0371, Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Kí Kinh, 1 quyển, Tống Đàm Vô Kiệt dịch, thì đồng nhất với Phật A Di Đà[58]; còn trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0372, Phật Thuyết Như Huyễn Tam Ma Địa Vô Lượng Ấn Pháp Môn Kinh[59], 3 quyển, Tống Thí Hộ đẳng dịch,thì lại đồng nhất với Phật Thích Ca.

Đây là những điểm chúng ta cần chú ý khi tìm hiểu nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà.



[1] Đại 09, No. 0274: 佛說濟諸方等學經一卷, 西晉月氏三藏竺法護譯.

[2] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[3] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯.

[4] Đại 12, No. 0364, 佛說大阿彌陀經.

[5] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 , 後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[6] Đại 11, No. 0310: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之. Skt. अर्य​-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र​ Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra; Tib.: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo.

[7] Đại 12, No. 0363: 佛說大乘無量壽莊嚴經, 西天譯經三藏朝散大夫試光祿卿明教大師臣法賢奉 詔譯.

[8] Đại 15, No. 0632, p.0460c:  佛說慧印三昧經一卷, 吳月氏優婆塞支謙譯.

[9] Đại 15, No. 0634: 佛說大乘智印經, 西天三藏寶法大師賜紫沙門智吉祥等奉 詔譯.

[10] Đại 15, No. 0633: 佛說如來智印經一卷, 僧祐云闕譯人今附宋錄.

[11] Đại 19, No. 1011, tr. 0680b03: 佛說無量門微密持經(一名成道降魔得一切智) , 吳月支優婆塞支謙譯.

[12] Đại 03, No. 0154, tr. 0100c02: 生經卷第五 , 西晉三藏竺法護譯.

[13] Đại 09, No. 0274: 佛說濟諸方等學經一卷, 西晉月氏三藏竺法護譯.

[14] Đại 03, No. 0157, tr. 0174b26,ff. : 悲華經卷第二, 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之一.

[15] Skt.  आञ्जुर​ Añjura / मञ्जुर​ mañjura, Tib.: གྲོནཁྱེརཡིདྷོཧྣཧྫིན​ gron khyer yidhohn hdzin.

[16] Cf. Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.

[17] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[18] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.112, 50cha, 129a1-297a7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)149a-296b;  奈塘版:Mdo(cha)187b-443;  德格版:Mdo-sde (cha)129a-297a; 拉薩版:Mdo-sde (cha)209b-474a; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)159a-350a.

[19] Đại 03, No. 0157, 悲華經卷第二, 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之一, p. 0174c20ff. : 於彼劫中有轉輪聖王名無諍念,主四天下.

[20] Đại 03, No. 0158 :大乘悲分陀利經卷第三 , 失三藏名今附秦錄 , 離諍王授記品第六.

[21] Op.cit. p. 0249b15: 笑已,妙光普照無量無邊佛土,示離諍王并餘多億眾生佛剎莊嚴.

[22] Đại 55, No. 2154: 開元釋教錄卷第二 , 庚午歲西崇福寺沙門智昇撰.

[23] Op.cit.p. 0495b18(00): 閑居經一卷(與悲華經等同本異譯初出見僧祐錄)

[24] Đại 55, No. 2145: 出三藏記集錄上卷第二, 釋僧祐撰.

[25] Op.cit.p. 0008c12ff.

[26] Đại 03, No. 0154: 生經卷第二 , 西晉三藏竺法護譯.

[27] Op. cit. p. 0079a29: 佛說閑居經第十三

[28] Đại 49, No. 2034: 歷代三 寶紀,  開皇十七年翻經 學士臣費長房.

[29] Op.cit. (卷第六), p.0064b1: 閑居經一卷 (出生經).

[30] Op.cit. (第十三), p. 0109c01: 十閑居經十卷大悲分陀利經八卷(上二經同本別譯異名).

[31] Đại 19, No. 1009, tr. 0675c05: 出生無邊門陀羅尼經 , 開府儀同三司特進試鴻臚卿肅國公食邑三千戶賜紫贈司空諡大鑒正號大廣智大興善寺三藏沙門不空奉 詔譯.

[32] Op.cit. p. 0677c20: 所謂習阿蘭若極無諍處。

[33] Đại 19, No. 1011: 佛說無量門微密持經(一名成道降魔得一切智), 吳月支優婆塞支謙譯, p. 0681c29ff.: (…) 又彼太子 無念德首。 講說法 者則今西方無量壽 佛是也…

[34] Đại 19, No. 1012, tr. 0682b10: 佛說出生無量門持經, 東晉天竺三藏佛陀跋陀羅譯.

[35] Op.cit. p.0684b05: 王有太子名無念德道; p. 0684b18: 彼時王子無念德道者。今西方無量壽佛是.

[36] Đại 19, số hiệu 1013, tr. 0685a09ff.: 阿難陀目佉尼呵離陀經 ,宋天竺三藏求那跋陀羅譯.

[37] Op.cit. p. 0687b23: 王陀樓 子無念名聞具足者 。即阿彌陀佛是也.

[38] Đại 19, No. 1014, tr. 0688a22: 無量門破魔陀羅尼經 ,  宋西域沙門功德直共玄暢譯.

[39] Đại 19, No. 1015, tr. 0692a07: 佛說阿難陀目佉尼呵離陀鄰尼, 元魏北印度三藏佛馱扇多譯.

[40] Đại 19, No. 1017, tr. 0698b03: 佛說一向出生菩薩經 , 隋天竺三藏闍那崛多譯.

[41] Đại 19, No. 1009, tr. 0675c05: 出生無邊門陀羅尼經 , 開府儀同三司特進試鴻臚卿肅國公食邑三千戶賜紫贈司空諡大鑒正號大廣智大興善寺三藏沙門不空奉 詔譯.

[42] Đại19, No. 1018: 出生無邊門陀羅尼經, 終南山至相寺上座將軍師智嚴重翻譯.

[43] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[44] Cf. 佛說長阿含經卷第一 , 後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯, Đại 01, No. 0001, tr. 0003b11: 尸棄佛父名曰明相… Và lặp lại ở câu tiếp sau của bài chỉnh cú (Op.cit.p.0003b13): 尸棄父明相 Thi khí, cha Minh Tướng.

[45]Cf. 佛說七佛經 , 西天譯經三藏朝散大夫試鴻臚卿傳教大師臣法天奉 詔譯, Đại 01, No. 0002, tr. 0150c16ff: (...) 尸棄如來,父名阿嚕拏王,母同名阿嚕拏: (... ) Thi khí như lai , cha tên A-rô-ta, mẹ đồng tên  A-rô-ta. Và lặp lại ở bài chỉnh cú phía sau (Op.cit.p.0151a02): 尸棄佛世尊, 阿嚕拏王父.

[46] Cf. Đại 01, No. 0004:七佛父母姓字經 , 失譯附前魏譯, p. 0159b26: 式佛,父字阿輪拏剎利王.

[47] D.14.1 Mahāpdānasuttanta.

[48] Dīghanikāyo, Mahāvaggapāḷi 1. (14.) Mahāpadānasuttaṃ, PTS.

[49] T21n1340, tr. 0735c02: 大法炬陀羅尼經卷第十七 , 隋天竺三藏闍那崛多譯

[50] Ibid., tr. 0740a07 : …然是菩 薩亦於將來過四十 阿僧祇劫得成正覺 。名無量 壽如來應供正遍覺 。時彼菩薩得菩提… Lược dẫn: Op.cit. p. 0739c10- p.0740a08.

[51] Đại 01, No. 0001: 佛說長阿含經卷第一 , 後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯, p. 0003a08 : 阿毗浮 、三婆, 尸棄 佛子

[52] Cf. 佛說七佛經 , 西天譯經三藏朝散大夫試鴻臚卿傳教大師臣法天奉 詔譯, Đại 01, No. 0002, p. p0151a29-b01: 尸棄如來、應、正等覺大智弟子,名部三婆嚩,聲聞中第一.

[53] Đại 01, No. 0004, 七佛父母姓字經 , 失譯附前魏譯,  p.0160a02: 式佛第一弟子字阿比務,第二弟子字三參.

[54] D.14.1 Mahāpdānasuttanta.

[55] Cf. Dīghanikāyo, Mahāvaggapāḷi 1. (14.) Mahāpadānasuttaṃ, PTS.

[56] Cf. Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.

[57] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[58] T12n0371, tr. 0353b06ff.: 觀世音菩薩授記經 , 宋黃龍國沙門曇無竭譯.

[59] Cf. T12n0372, tr. 0357c22: 佛說如幻三摩地無量印法門經 , 西天譯經三藏朝奉大夫試光祿卿傳法大師賜紫臣施護等奉 詔譯

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

उत्पद्  utpad ghép từ chữ ut-pad_1, là động từ thuộc nhóm 4 và nó có những nghĩa như sau : Khởi hành, tự sinh sản, tự hiện diện, sanh sản, đến, tự biểu lộ, tồn tại, tạo điều kiện, tạo ra.

उत्पाद् utpād có gốc từ động từ utpad dùng ở thời tạo điều kiện. Thân từ thuộc động từ nhóm 10, và có những nghĩa như sau : Nhờ vào cái gì đó mà sanh ra, gây nguyên nhân, chế tạo, tạo điều kiện.

उत्पादन utpādana  có  gốc từ  chữ utpād và ana và thân từ có nghĩa : Sanh sự sống.

Bảng biến hóa thân từ của utpādana ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

utpādanam

utpādane

utpādanāni

Hô cách

utpādana

utpādane

utpādanāni

Cách trực bổ

utpādanam

utpādane

utpādanāni

Cách dụng cụ

utpādanena

utpādanābhyām

utpādanaiḥ

Cách gián bổ

utpādanāya

utpādanābhyām

utpādanebhyaḥ

Cách tách ly

utpādanāt

utpādanābhyām

utpādanebhyaḥ

Cách sở hữu

utpādanasya

utpādanayoḥ

utpādanānām

Cách vị trí

utpādane

utpādanayoḥ

utpādaneṣu

उत् ut  là biến cách của uc_1, và nó có những nghĩa được biết như sau : Hướng lên trên cao, ở bên ngoài cái gì đó, thoát ra.

उत uta_1  là  liên từ.

पद pada có gốc từ chữ pad_1. Thân từ có những nghĩa được biết như sau : Bước, điểm tựa, chân của con người, chân của con vật, chân của một cái cây hoặc một ngọn núi, phần thấp hơn, hoặc thấp nhất của một cái gì đó, một phần tư của vật gì đó, bàn cờ có 64 ô vuông và mỗi ô có một màu trắng hay màu đen, chân, đơn vị đo chiều dài, nơi chốn, dấu vết, dấu hiệu để  định vị  trí, hàng dãy, tước hiệu, hành trình, dấu căn math của toán học.

Bảng biến hóa thân từ của pada ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

padam

pade

padāni

Hô cách

pada

pade

padāni

Cách trực bổ

padam

pade

padāni

Cách dụng cụ

padena

padābhyām

padaiḥ

Cách gián bổ

padāya

padābhyām

padebhyaḥ

Cách tách ly

padāt

padābhyām

padebhyaḥ

Cách sở hữu

padasya

padayoḥ

padānām

Cách vị trí

pade

padayoḥ

padeṣu

√ पद् pad_1 là động từ thuộc nhóm 4, và nó  có những nghĩa được biết như  sau : và nó có những nghĩa như  sau : Đi, bước, tự đi vào, rơi xuống, chìm sâu, làm cho đi, đi nhanh chóng. Theo truyền thống Phật học, Pāda là một thuật ngữ dùng biểu tượng cho dấu chân của Đức Phật.

Utpada có nghĩa : tự trỗi dậy, tự thức tỉnh.

Cittasya có những nghĩa được biết như sau : Tâm thức, có ý thức, Tâm.

न Na : Không dùng cho thể phủ định trong câu.

वितर्क Vitarka hay  Vitarkah  có gốc từ chữ  वितर्क् vitark. वितर्क Vitarka có những nghĩa được biết như sau :  Biện luận chống lại, giả thiết, đoán, trí tưởng tượng, Lý luận tiêu cực hay nghi ngờ hoặc không chắc chắn.

वितर्क्  vitark có gốc từ chữ vi và tark, là động từ thuộc nhóm 10. वितर्क् vitark có nghĩa : Suy nghĩ.

Bảng biến hóa thân từ của vitarka ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

vitarkaḥ

vitarkau

vitarkāḥ

Hô cách

vitarka

vitarkau

vitarkāḥ

Cách trực bổ

vitarkam

vitarkau

vitarkān

Cách dụng cụ

vitarkeṇa

vitarkābhyām

vitarkaiḥ

Cách gián bổ

vitarkāya

vitarkābhyām

vitarkebhyaḥ

Cách tách ly

vitarkāt

vitarkābhyām

vitarkebhyaḥ

Cách sở hữu

vitarkasya

vitarkayoḥ

vitarkāṇām

Cách vị trí

vitarke

vitarkayoḥ

vitarkeṣu

सर्वथा sarvathā có gốc từ chữ sarva và thân kép –thā. Sarvathā là thán từ và nó có những nghĩa được biết như sau : Dù sao đi nữa, dù bất cứ trong trường hợp nào, dù dưới bất cứ hình thức nào.

सर्व  sarva và sarvā là đại danh từ, nó có những nghĩa được biết như sau : Tất cả, hoàn toàn tất cả, bao gồm tất cả.

॰था -thā là hình thức dùng làm bổ nghĩa cho thán từ, mang ý nghĩa hành động từ cách đó nó.

भूरि bhūri thuộc về tĩnh từ và nó có những nghĩa được biết như sau : Số đông, phong phú, sung túc, quan trọng.

Bảng biến hóa thân từ của bhūriḥ ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

bhūriḥ

bhūrī

bhūrayaḥ

Hô cách

bhūre

bhūrī

bhūrayaḥ

Cách trực bổ

bhūrim

bhūrī

bhūrīn

Cách dụng cụ

bhūriṇā

bhūribhyām

bhūribhiḥ

Cách gián bổ

bhūraye

bhūribhyām

bhūribhyaḥ

Cách tách ly

bhūreḥ

bhūribhyām

bhūribhyaḥ

Cách sở hữu

bhūreḥ

bhūryoḥ

bhūrīṇām

Cách vị trí

bhūrau

bhūryoḥ

bhūriṣu

Bảng biến hóa thân từ của bhūri ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

bhūri

bhūriṇī

bhūrīṇi

Hô cách

bhūri

bhūriṇī

bhūrīṇi

Cách trực bổ

bhūri

bhūriṇī

bhūrīṇi

Cách dụng cụ

bhūriṇā

bhūribhyām

bhūribhiḥ

Cách gián bổ

bhūriṇe

bhūribhyām

bhūribhyaḥ

Cách tách ly

bhūriṇaḥ

bhūribhyām

bhūribhyaḥ

Cách sở hữu

bhūriṇaḥ

bhūriṇoḥ

bhūrīṇām

Cách vị trí

bhūriṇi

bhūriṇoḥ

bhūriṣu

Siddhaka là từ có gốc từ tiếng Nepali, được dùng đặt tên cho một vị thần mà người ta tôn kính.

पुराण  purāṇa có gốc từ chữ purā và thân kép –na. Thân từ  पुराण  purāṇa thuộc tĩnh từ và có ba dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính. पुराण  purāṇa có những nghĩa được biết như sau :  Cổ kính, cũ xưa, tàn phai.

Bảng biến hóa thân từ của purāṇa ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

purāṇaḥ

purāṇau

purāṇāḥ

Hô cách

purāṇa

purāṇau

purāṇāḥ

Cách trực bổ

purāṇam

purāṇau

purāṇān

Cách dụng cụ

purāṇena

purāṇābhyām

purāṇaiḥ

Cách gián bổ

purāṇāya

purāṇābhyām

purāṇebhyaḥ

Cách tách ly

purāṇāt

purāṇābhyām

purāṇebhyaḥ

Cách sở hữu

purāṇasya

purāṇayoḥ

purāṇānām

Cách vị trí

purāṇe

purāṇayoḥ

purāṇeṣu

Bảng biến hóa thân từ của purāṇa ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

purāṇam

purāṇe

purāṇāni

Hô cách

purāṇa

purāṇe

purāṇāni

Cách trực bổ

purāṇam

purāṇe

purāṇāni

Cách dụng cụ

purāṇena

purāṇābhyām

purāṇaiḥ

Cách gián bổ

purāṇāya

purāṇābhyām

purāṇebhyaḥ

Cách tách ly

purāṇāt

purāṇābhyām

purāṇebhyaḥ

Cách sở hữu

purāṇasya

purāṇayoḥ

purāṇānām

Cách vị trí

purāṇe

purāṇayoḥ

purāṇeṣu

Bảng biến hóa thân từ của purāṇī ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

purāṇī

purāṇyau

purāṇyaḥ

Hô cách

purāṇi

purāṇyau

purāṇyaḥ

Cách trực bổ

purāṇīm

purāṇyau

purāṇīḥ

Cách dụng cụ

purāṇyā

purāṇībhyām

purāṇībhiḥ

Cách gián bổ

purāṇyai

purāṇībhyām

purāṇībhyaḥ

Cách tách ly

purāṇyāḥ

purāṇībhyām

purāṇībhyaḥ

Cách sở hữu

purāṇyāḥ

purāṇyoḥ

purāṇīnām

Cách vị trí

purāṇyām

purāṇyoḥ

purāṇīṣu

पुरा  purā là thán từ và có những nghĩa được biết như sau : Trước, trước đây, ngày xưa, lúc ban đầu, thuở nọ.

प्रत्युत्पन्न  pratyutpanna có gốc từ chữ prati và –utpanna. Thân từ  प्रत्युत्पन्न  pratyutpanna thuộc tĩnh từ và có ba dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính. प्रत्युत्पन्न  pratyutpanna có những nghĩa được biết như sau : Hiện tại, hiện thời, hiện thực, sẵn sàng.

Bảng biến hóa thân từ của pratyutpanna ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

pratyutpannaḥ

pratyutpannau

pratyutpannāḥ

Hô cách

pratyutpanna

pratyutpannau

pratyutpannāḥ

Cách trực bổ

pratyutpannam

pratyutpannau

pratyutpannān

Cách dụng cụ

pratyutpannena

pratyutpannābhyām

pratyutpannaiḥ

Cách gián bổ

pratyutpannāya

pratyutpannābhyām

pratyutpannebhyaḥ

Cách tách ly

pratyutpannāt

pratyutpannābhyām

pratyutpannebhyaḥ

Cách sở hữu

pratyutpannasya

pratyutpannayoḥ

pratyutpannānām

Cách vị trí

pratyutpanne

pratyutpannayoḥ

pratyutpanneṣu

Bảng biến hóa thân từ của pratyutpanna ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

pratyutpannam

pratyutpanne

pratyutpannāni

Hô cách

pratyutpanna

pratyutpanne

pratyutpannāni

Cách trực bổ

pratyutpannam

pratyutpanne

pratyutpannāni

Cách dụng cụ

pratyutpannena

pratyutpannābhyām

pratyutpannaiḥ

Cách gián bổ

pratyutpannāya

pratyutpannābhyām

pratyutpannebhyaḥ

Cách tách ly

pratyutpannāt

pratyutpannābhyām

pratyutpannebhyaḥ

Cách sở hữu

pratyutpannasya

pratyutpannayoḥ

pratyutpannānām

Cách vị trí

pratyutpanne

pratyutpannayoḥ

pratyutpanneṣu

Bảng biến hóa thân từ của pratyutpannā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

pratyutpannā

pratyutpanne

pratyutpannāḥ

Hô cách

pratyutpanne

pratyutpanne

pratyutpannāḥ

Cách trực bổ

pratyutpannām

pratyutpanne

pratyutpannāḥ

Cách dụng cụ

pratyutpannayā

pratyutpannābhyām

pratyutpannābhiḥ

Cách gián bổ

pratyutpannāyai

pratyutpannābhyām

pratyutpannābhyaḥ

Cách tách ly

pratyutpannāyāḥ

pratyutpannābhyām

pratyutpannābhyaḥ

Cách sở hữu

pratyutpannāyāḥ

pratyutpannayoḥ

pratyutpannānām

Cách vị trí

pratyutpannāyām

pratyutpannayoḥ

pratyutpannāsu

प्रति  prati, là giới từ và nó có những nghĩa được biết như sau : Chiều ngược lại, đối nghịch, đối diện, vấn đề liên quan, số lượng ít.  

उत्पन्न utpanna là quá khứ phân từ utpad. Thân từ  उत्पन्न utpanna thuộc tĩnh từ và có ba dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính và nó có những nghĩa được biết như sau : Giơ lên, đưa lên, nâng lên, nhấc lên, ngẩng lên, dựng lên, bỏ đi, bóc, nhổ, thu, lấy đi, đánh đi, mọc lên, nổi lên, nảy sinh, sinh ra, sản ra, làm ra, gây ra, biểu lộ, bày tỏ.

Bảng biến hóa thân từ của utpanna ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

utpannaḥ

utpannau

utpannāḥ

Hô cách

utpanna

utpannau

utpannāḥ

Cách trực bổ

utpannam

utpannau

utpannān

Cách dụng cụ

utpannena

utpannābhyām

utpannaiḥ

Cách gián bổ

utpannāya

utpannābhyām

utpannebhyaḥ

Cách tách ly

utpannāt

utpannābhyām

utpannebhyaḥ

Cách sở hữu

utpannasya

utpannayoḥ

utpannānām

Cách vị trí

utpanne

utpannayoḥ

utpanneṣu

Bảng biến hóa thân từ của utpanna ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

utpannam

utpanne

utpannāni

Hô cách

utpanna

utpanne

utpannāni

Cách trực bổ

utpannam

utpanne

utpannāni

Cách dụng cụ

utpannena

utpannābhyām

utpannaiḥ

Cách gián bổ

utpannāya

utpannābhyām

utpannebhyaḥ

Cách tách ly

utpannāt

utpannābhyām

utpannebhyaḥ

Cách sở hữu

utpannasya

utpannayoḥ

utpannānām

Cách vị trí

utpanne

utpannayoḥ

utpanneṣu

Bảng biến hóa thân từ của utpannā ở dạng nữ tính :

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

utpannā

utpanne

utpannāḥ

Hô cách

utpanne

utpanne

utpannāḥ

Cách trực bổ

utpannām

utpanne

utpannāḥ

Cách dụng cụ

utpannayā

utpannābhyām

utpannābhiḥ

Cách gián bổ

utpannāyai

utpannābhyām

utpannābhyaḥ

Cách tách ly

utpannāyāḥ

utpannābhyām

utpannābhyaḥ

Cách sở hữu

utpannāyāḥ

utpannayoḥ

utpannānām

Cách vị trí

utpannāyām

utpannayoḥ

utpannāsu

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Chữ Namas được chia làm hai nhóm có gốc từ động từ  √nam (chữ devaganari √ नम् ), chữ namas_1 (chữ  devaganari नमस्), dạng trung tính, có nghĩa : Kính chào, tôn kính, ngưỡng mộ. Trên phương diện giới từ hay liên từ : chúc tụng, ca ngợi, tán tụng.

Động từ căn √nam (√ नम् √nam) có nghĩa : Uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.

Chữ namas_2 (chữ  devaganari नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa : Vinh danh, và khi làm trực bổ cách : làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.

Chữ Namaste (chữ  devaganari नमस्ते) là chữ ghép của : namas (नमस्) và te (ते), có nghĩa : Tôi chào bạn, chào bạn, hân hạnh chào bạn.

Chữ namaskāra (chữ  devaganari नमस्कार) là chữ ghép của  namas_1 và thân từ -kāra (chữ  devaganari  कार : người ấy làm). Chữ namaskāra dùng để diễn đạt hành động của một người đang chào hay đang tôn kính ai đó, khi họ cuối đầu và nói chữ Namas.

Chữ namaskāram là câu chào có nghĩa : hân hạnh chào bạn.

Bảng biến hóa thân từ của namaḥ ở dạng trung tính :

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

namaḥ

namasī

namāṃsi

Hô cách

namaḥ

namasī

namāṃsi

Cách trực bổ

namaḥ

namasī

namāṃsi

Cách dụng cụ

namasā

namobhyām

namobhiḥ

Cách gián bổ

namase

namobhyām

namobhyaḥ

Cách tách ly

namasaḥ

namobhyām

namobhyaḥ

Cách sở hữu

namasaḥ

namasoḥ

namasām

Cách vị trí

namasi

namasoḥ

namaḥsu

Bảng biến hóa thân từ của namaskāra ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

namaskāraḥ

namaskārau

namaskārāḥ

Hô cách

namaskāra

namaskārau

namaskārāḥ

Cách trực bổ

namaskāram

namaskārau

namaskārān

Cách dụng cụ

namaskāreṇa

namaskārābhyām

namaskāraiḥ

Cách gián bổ

namaskārāya

namaskārābhyām

namaskārebhyaḥ

Cách tách ly

namaskārāt

namaskārābhyām

namaskārebhyaḥ

Cách sở hữu

namaskārasya

namaskārayoḥ

namaskārāṇām

Cách vị trí

namaskāre

namaskārayoḥ

namaskāreṣu

Lokeśvarāya có gốc từ chữ Loke và śvarāya. Loke là vị trí cách số ít trong bản biến hóa thân từ của loka ở dạng nam tính.

Loke có gốc từ chữ लोक loka và Loka có gốc từ động từ  căn √ लोक् lok. Thuật ngữ लोक loka có những nghĩa được biết như sau : Nơi chốn, Thế giới, Cõi, Vũ trụ, Trái đất, Miền dưới đây, Dân tộc, Dân chúng…

√ लोक्  lok  là động từ thuộc về nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết như sau : Quan sát, nhìn xem, thấy, xem như, nhận dạng được.

Bảng biến hóa thân từ của loka ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

lokaḥ

lokau

lokāḥ

Hô cách

loka

lokau

lokāḥ

Cách trực bổ

lokam

lokau

lokān

Cách dụng cụ

lokena

lokābhyām

lokaiḥ

Cách gián bổ

lokāya

lokābhyām

lokebhyaḥ

Cách tách ly

lokāt

lokābhyām

lokebhyaḥ

Cách sở hữu

lokasya

lokayoḥ

lokānām

Cách vị trí

loke

lokayoḥ

lokeṣu

Chữ  śvarāya là gián bổ cách số ít trong bản biến hóa thân từ của svara ở dạng nam tính.

स्वर  svara có gốc từ chữ svar_1, và nó có những nghĩa được biết như sau : Âm thanh, tiếng động, dấu, giọng, nốt nhạc, nguyên âm.

Bảng biến hóa thân từ của svara ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

svaraḥ

svarau

svarāḥ

Hô cách

svara

svarau

svarāḥ

Cách trực bổ

svaram

svarau

svarān

Cách dụng cụ

svareṇa

svarābhyām

svaraiḥ

Cách gián bổ

svarāya

svarābhyām

svarebhyaḥ

Cách tách ly

svarāt

svarābhyām

svarebhyaḥ

Cách sở hữu

svarasya

svarayoḥ

svarāṇām

Cách vị trí

svare

svarayoḥ

svareṣu

स्वाहा svāhā có những nghĩa được biết như sau : Thành tựu, Lời tán tụng khi hoàn thành cái gì đó quan trọng trong việc làm, Tên vợ của Thần Lửa trong Vệ Đà.

Sau phần diễn nghĩa của các từ vựng trong bài chú : Om maņi padme huṃ. Mahājñāna cittotpāda, cittasya na-vitarka, sarvathā bhūri siddhaka, na-purāņa na-pratyutpanna. Namo Lokeśvarāya svāhā. Dưới đây là phần thi hóa Việt ngữ do Thầy Minh Đức làm :

Âm vang vọng lại từ trong

Như màu ngọc thắm sen hồng tỏa ra

Trí mầu trải khắp hằng sa

Bồ đề chớm nở lòng ta thuở nào

Sơ tâm nguyên vẹn khít khao

Không còn kiến chấp nhập vào chân như

Đạt thành chánh đạo tâm từ

Khứ lai vạn nẻo như như một lòng

Cúi đầu đảnh lễ tông phong

Quán Âm ẩn hiện trong lòng thế nhân

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân

Kính chúc qúy bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Kính bút

TS Huệ Dân

Bốn mươi tám lời nguyện của Vô Tránh Niệm cũng có những nét tương đồng với bốn mươi tám lời nguyện của Pháp Tạng, chỉ trừ nguyện thứ ba mươi lăm, nguyện thứ bốn mươi bốn và nguyện thứ bốn mươi tám.

TIẾT I
GIỚI THIỆU
BẢN NGUYỆN CỦA PHÁP TẠNG
VÀ VÔ TRÁNH NIỆM VƯƠNG

Truyện Bản sinh Pháp Tạng được ghi trong आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, tức सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][1],  bản Tây Tạng: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, cùng nhiều Kinh Hán Tạng như: Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 360, Phật thuyết Vô lượng thọ kinh[2], Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0364, Đại A-di-đà kinh[3], Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh[4], Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[5] v.v.. đều có ghi lại rằng Pháp Tạng đã bày tỏ bản nguyện của mình trước đức Như Lai Thế Tự Tại Vương.

Trong khi truyện Bản sinh Vô Tránh Niệm ghi ở trong  करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtram[6], phẩm phẩm दान-विसर्गस् तृतीयः III dāna-visargas tṛtīyaḥ, bản Tây Tạng འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[7], và bản Tạng ngữ thứ hai tựa đề là: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[8] thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh số hiệu 111 – 112; cùng với bản dịch Hán ngữ của Đàm Vô Sấm dùng trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, Kinh Bi Hoa 2[9], ghi lại rằng Vô Tránh Niệm trình bày trước đức Như Lai Bảo Tạng.

Và điểm chung của hai nhóm kinh này, là sau đó, cả Pháp Tạng cũng như Vô Tránh Niệm đã được hai đức Như Lai trên ấn chứng trở thành Phật A Di Đà ở quốc độ Cực lạc phương tây.

Số lượng và thứ tự các bản nguyện của Pháp Tạng trong các bản văn không giống nhau. Đối chiếu các văn bản này như sau:

- Bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, thường được gọi là सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][10], được lưu trữ ở trong Buddhist Sanskrit Texts No. 17.  Nếu So với bản Hán dịch Vô Lượng Thọ kinh của Khương Tăng Khải, bản Sanskrit, bản Sanskrit này chỉ có bốn mươi sáu đại nguyện, không có nguyện thứ chín là thần túc vô ngại và nguyện hai mươi mốt là nguyện nhân thiên có ba mươi hai tướng tốt.

- Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, mà nội dung của bản này tương đương với Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[11] . Có bốn chín đại nguyện tăng thêm một nguyện thứ 38: “Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các Bồ tát ở các quốc độ Phật khi nghe danh hiệu A Di Đà thì đều cung kính lễ bái

- Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361: Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [12], Chi Lâu Ca Sấm dịch, Hậu Hán, so sánh với Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, 2 quyển, cũng do Ngô Chi Khiêm dịch, cùng với Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0364, Đại A-di-đà kinh, Vương Nhật Hưu, giáo tập, Tống[13]. Hai kinh ghi có hai mươi bốn lời thệ, nhưng nội dung và thứ tự lại không đồng nhất

- Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh[14], bản dịch của Khương Tăng Khải và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[15], Nam Ấn Độ, Đường, Bồ Đề Lưu Chí dịch, có bốn mươi tám lời nguyện.

-Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch, có 36 lời nguyện. 

TIÊT 2
TOÁT YẾU VÀ SO SÁNH CÁC ĐẠI NGUYỆN

Trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [16], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, do Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán,ghi lại Hai mươi bốn lời nguyện có thể tóm tắt như sau:

(1) Trong nước Phật không có ba đường dữ.

(2) Những ai sinh vào nước ấy không còn trở vào ba đường dữ.

(3) Nhân dân cùng có một sắc vàng.

(4) Không cóphân biệt nguồn gốc trời người.

(5) Đều có hiểu biết về đời trước.

(6) Đều có thiên nhãn thông.

(7) Đều có tha tâm thông.

(8) Đều bay đi tự tại.

(9) Đều có thiên nhĩ thông.

(10) Không có ái dục.

(11) Luôn luôn trụ trong Niết bàn.

(12) Có vô số đệ tử và la hán.

(13) Chính mình có ánh sáng vô lượng.

(14) Chính mình có thọ mạng vô lượng.

(15) Nhân dân cũng thọ mạng vô lượng.  

(16) Nhân dân không có lòng dữ.

(17) Tiếng tăm vang khắp mười phương và hết thảy chúng sinh đều muốn sinh về Cực lạc.

(18) Nhân dân các quốc độ Phật đem lòng thanh tịnh niệm Ta thì khi chết Ta và đệ tử đều đến rước.

(19) Nhân dân các quốc độ Phật dù đời trước làm ác, nghe danh hiệu Ta mà hối cải muốn sanh vềnước Tathì sẽ toại nguyện.

(20) Các vị Bồ tát đều một kiếp thành Phật.

(21) Các vị Bồ tát đều có 32 tướng tốt.

(22) Các vị Bồ tát đều có đủ đồvật đểcúng dường các đức Phật mười phương.

(23) Các vị Bồ tát muốn ăn thì có đồ ăn. Ăn xong bát báu tự đi.

(24) Các Bồ tát thuyết pháp hành đạo như đức Phật.

Đó là toát yếu lời nguyện trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh.

Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh[17], 2 quyển, cũng do Ngô Chi Khiêm dịch hay còn gọi là Đại A Di Đà kinh cũng có hai mươi bốn nguyện nguyện nhưng thứ tự và nội dung không thống nhất.

Cho nên, trừ nguyện thứ nhất của hai bản giống nhau, còn nguyện thứ hai trở đi không những thứ tựmà nội dung cũng bị đảo lộn. Có nguyện có trong bản này mà không có trong bản kia và ngược lại. Ví dụ sơ lược:  

-Nguyện thứ tư và nguyện thứ hai mươi của Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh không có trong Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, trong khi nguyện thứ mười hai trong bản Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh lại không thấy trong kinh Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh.

-Có nguyện trong bản Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh thì chia thành hai, còn bản Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh thì hai góp lại một. Chẳng hạn nguyện thứ sáu và thứ chín của Vô lượng bình đẳng giác kinh, góp thành một trong nguyện thứ mười bảy của Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A Di Đà) Kinh.

Nói chung, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh đã có những nguyện sau, mà không thấy trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, đó là:

-Nguyện thứ hai: không có phụ nữ trong nước Phật A Di Đà, và nếu phụ nữ sinh về thì trở thành đàn ông;

-Nguyện thứ ba, có đầy đủ châu báu, nhà cửa, áo quần, ăn uống;

-Nguyện thứ mười một: Bồ tát quốc độ Phật A Di Đà không có ý nhớ phụ nữ;

-Nguyện thứ mười hai: các Bồ tát a la hán thương yêu kính trọng không ganh ghét nhau;

-Nguyện thứ mười bảy và mười tám: bản thân Phật A-di-đà có thiên nhãn thiên nhĩ và trí huệ tuyệt vời;

-Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh[18], bản dịch của Khương Tăng Khải và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[19], Nam Ấn Độ, Đường, Bồ Đề Lưu Chí dịch đã phát triển hai mươi bốn lời nguyện trên thành bốn mươi tám nguyên.  Về bốn mươi tám nguyện này thì hai mươi lăm lời nguyện đầu gần đồng nhất với hai mươi bốn nguyện đã nêu ở trên. Do đó, để thấy toàn bộ, ta sẽ kể từ nguyện 26 trở đi.

(26) Nguyện nhân dân trong nước đều có thân hình của Na La Diên.

(27) Nguyện trong nước mọi thứ đều đẹp đẽ tuyệt vời.

(28) Ai cũng thấy được cây bồ đề to lớn.

(29) Mọi người đều có khả năng biện tài.

(30) Các Bồ tát đều có trí tuệ biện tài vô lượng.

(31) Quốc độ trong sạch chiếu khắp mười phương.

(32) Nguyện trong nước đầy dẫy hương thơm vi diệu.

(33) Chúng sinh ở các quốc độ Phật nhờ ánh sáng Phật A-di-đà soi rọi, thân tâm được êm dịu.

(34) Tất cả chúng sinh khi nghe danh hiệu, đều được vô sanh pháp nhẫn và các tổng trì.

(35) Nguyện nghe danh hiệu mà chuyển được thân đàn bà thành đàn ông.

(36) Nguyện nghe danh hiệu mà tu tập phạm hạnh cho đến khi thành Phật.

(37) Nguyện nghe danh hiệu thì đều tu hạnh Bồ tát, năm vóc gieo xuống đất, trời người đều kính tôn.

(38) Áo quần của dân trong nước đều tự do muốn là được, không cắt may giặt nhuộm.

(39) Nguyện dân trong nước vui sướng như các vị giải thoát.

(40) Nhân dân trong nước, muốn thấy các Phật độ thì ngồi dưới gốc cây báu, chúng sẽ hiện ra.

(41) Nguyện các Bồ tát ở khắp mọi phương khi nghe danh hiệu, thì cho tới lúc thành Phật luôn luôn đầy đủ các giác quan.

(42) Nguyện các Bồ tát khắp mọi phương, khi nghe danh hiệu, đạt được tam muội thanh tịnh giải thoát, chỉ trong khoảng khắc cúng dường vô số các đức Phật không thiếu sót vị nào.

(43) Nguyện các Bồ tát ở khắp nơi, khi nghe danh hiệu, đều sanh vào các nhà phú quí.

(44) Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu, đều vui mừng tu hạnh Bồ-tát.

(45) Nguyện các Bồ-tát ở khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu thì đạt được tam muội Phổ đẳng, thấy hết các đức Phật.

(46) Nguyện các Bồ-tát trong nước nếu muốn nghe pháp thì tự nhiên được nghe.

(47) Nguyện các Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu thì đạt được địa vị không còn thối lui.

(48) Nguyện các Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghedanh hiệu thì liền đạt được pháp nhẫn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, liền được địa vị không thối lui.

Đó là nội dung bốn mươi tám lời nguyện của Phật  A-di-đà như đã ghi trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh. Đối chiếu với những bản kinh khác, đặc biệt là Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích cùng với Bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्रAmitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]), Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, thì nội dung chúng tương đối giống nhau, còn về mặt thứ tự thì thường hay khác. Ví dụ:

-Nguyện thứ 23, của Vô Lượng thọ kinh tương đương với nguyện thứ 21 của bản आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra.

-Nguyện thứ 40, 42 và 45 của Vô Lượng thọ kinh tương đương với  nguyện thứ 38, 40 và 43 của bản bản आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra.

Đối với bản Tây Tạng Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo cũng vậy, nhưng sự sai khác tỏ ra nhiều hơn, vì Tạng bản sai khác một nguyện nói về âm nhạc vi diệu ở quốc độ Cực Lạc, nếu đối chiếu với bản Hán thì không có tương đương, thứ tự xen vào sau nguyện thứ 32 và trước nguyện thứ 33 của bản Hán Vô Lượng thọ kinh.

Còn đối với Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích thì nội dung và thứ tự không sai khác cho lắm.

Ngoài hai truyền bản hai mươi bốn và bốn mươi tám lời nguyện vừa giới thiệu, còn có Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch, ghi ba mươi sáu lời nguyện đặc biệt nhấn mạnh đến việc cúng dường chư Phật. Và phát biểu theo lối khẳng định, chứ không phải theo lối phủ định, như đã gặp trong các truyền bản trên, tóm tắt như sau:

(1) Trong nước không có ba điều dữ.

(2) Không có phân biệt trời người.

(3) Chúng sinh sinh về có đại thần thông.

(4) Có túc mạng thông.

(5) Có thiên nhãn thông.

(6) Có tha tâm thông.

(7) Ở trong tình trạng chánh tín.

(8) Luôn luôn ở trong niết bàn.

(9) Dù ở trong tình trạng Thanh văn Duyên giác cũng đều thành Phật.

(10) Có ánh sáng vô biên.

(11) Có thọ mạng vô lượng.

(12) Tiếng tăm lừng lẫy mười phương.

(13) Những chúng sinh chí thành niệm danh hiệu khi chết sẽ được Phật A Di Đà và các tỳ kheo đến rước.

(14) Tất cả chúng sinh khi nghe danh hiệu Phật A Di Đà muốn sinh về quốc độ Phật nào thì sinh.

(15) Chúng sinh trong Thế giới Cực lạc đầy đủ 32 tướng tốt.

(16) Có chúng sinh vì đại nguyện chưa muốn thành Phật thì nhờ oai lực của Phật A Di Đà giáo hoá hết thảy hữu tình.

(17) Chúng sinh ở Thế giới Cực lạc muốn cúng dường các đức Phật khắp mười phương thì có đủ phương tiện để cúng dường.

(18) Các Bồ-tát ở Cực lạc đều thành tựu nhất thiết trí, giỏi bàn các pháp yếu.

(19) Các Bồ-tát ởCực lạc dùng thần thông đem đủ tư liệu đểcúng dường chư Phật ở mười phương.

(20) Các Bồ-tát nếu không đem đến được thì nhờ oai lực Phật A Di Đà, mà các đức Phật đưa tay đến nhận lấy.

(21) Các vị Bồ-tát ở Thế giới Cực lạc muốn cúng dường các đức Phật mà không rời quốc độ mình, thì nhờthần lực A-di-đà khiến cho các đồ cúng dường tự đến các quốc độ Phật kia.

(22) Các vị Bồ-tát quốc độ Tịnh độ có thần lực của Na La Diên và ánh sáng rực rỡ.

(23) Các vị Bồ-tát có khảnăng thuyết pháp vô ngại.

(24) Các vị Bồ-tát đem mọi thứ trân báu làm lò trầm để đốt những cây chiên đàn vô giá cúng dường khắp mười phương các đức Phật.

(25) Thế giới Cực lạc trong sáng như gương.

(26) Các Bồ-tát quốc độ ấy luôn luôn vui sướng, thường ởtrong tam muội bình đẳng.

(27) Những người mang thân đàn bà, nghe danh hiệu Phật A-di-đà và qui y đảnh lễ khi lâm chung thì sẽ sinh về Thế giới Cực lạc và trởthành đàn ông.

(28) Mười phương vô số Thanh văn Duyên giác khi nghe danh hiệu Phật A Di Đà mà tu trì tịnh giới thì nhất định sẽ giác ngộ vô thượng.

(29) Các Bồ-tát trong mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà đều lễ bái qui mạng.

(30) Áo quần ở quốc độ Cực lạc khỏi cắt may, giặt nhuộm.

(31) Tất cả chúng sinh nghe danh hiệu của Phật A-di-đà thì đều được vô sinh pháp nhẫn.

(32) Tất cả Bồ-tát trong mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì chứng được tịch tịnh tam muội.

(33) Tất cả Thanh văn, Bồ-tát khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà đều được vô sinh pháp nhẫn, an trụ vào vô công dụng hạnh.

(34) Các Bồ-tát ở mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì chứng được tam muội phổ biến Bồ-tát.

(35) Các Bồ-tát ở Thế giới Cực lạc đều tùy ý giảng pháp và nghe pháp.

(36) Tất cả các quốc độ Phật khi nghe danh hiệu của Phật A Di Đà thì được nhẫn thứ nhất cho đến vô sinh pháp nhẫn.

TIẾT 3.
QUAN HỆ GIỮA CÁC TRUYỀN THỐNG BẢN NGUYỆN

3.1. Về hình thức ngữ pháp

Ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch, được lược kể ở tiết trước, tuy chúng có những liên hệ nhất định với bốn mươi tám lời nguyện, điểm đặc trưng vẫn là hình thức khẳng định của bản thân những lời nguyện ấy.Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh tỏ ra có một sự canh cải do những yếu tố tiếp thu từ Kinh करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka (Kinh Bi Hoa).

Cụ thể là trong bản dịch Hán, Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[20], của Bắc Lương Đàm Vô Sấm, kể có bốn mươi tám lời nguyện của Vô Tránh Niệm trước Phật Bảo Tạng, nhưng về hình thức khác với bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh[21]:

- Bản dịch của Khương Tăng Khải, đã sử dụng hình thức phủ định: "... nếu không ... thì tôi không..." mà trong nguyên điển Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, ( सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā])[22] , sử dụng là: “षचेन्मे…न​… मा तावदहम्ंSacenme…na… mā tāvadahaṃ”.

Ví dụ: Lời nguyện thứ ba trong सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ:

३. सचेन्मे भगवंस्तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजातास्ते च सर्वे नैकवर्णाः स्युर्यदिदं सुवर्णवर्णाः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥ (3. sacenme bhagavaṃstatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātāste ca sarve naikavarṇāḥ syuryadidaṃ suvarṇavarṇāḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyak saṃbodhi mabhisaṃbudhyeyam || )

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh đã được sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, hết thảy thân thể đều đồng một màu sắc kim loại chân thực, nếu không được như vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.Bạch Thế Tôn, nếu ở nơi quốc độ Phật ấy của con có địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và thân A-tu-la; thì con nguyện không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề[23].

-Bản dịch của Đàm Vô Sấm, bốn mươi tám lời nguyện ở đều dùng hình thức khẳng định: "Nếu tôi được ... thì ...", mà ở trong आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra và Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo đều không thấy sử dụng.

3.2. Về nội dung

Bốn mươi tám lời nguyện của Vô Tránh Niệm cũng có những nét tương đồng với bốn mươi tám lời nguyện của Pháp Tạng, chỉ trừ nguyện thứ ba mươi lăm, nguyện thứ bốn mươi bốn và nguyện thứ bốn mươi tám.

Nguyện thứ ba mươi lăm nói tới việc không có núi non cũng như các khái niệm tham sân si, ác đạo v.v.., và đặc biệt là không có đại dương, một chi tiết không bao giờ kể tới trong khi mô tả Cực lạc.

Nguyện nguyện thứ bốn mươi bốn và nguyện thứ bốn mươi tám thì nói việc niết bàn của Phật A-di-đà, các Bồ-tát, và các người đàn bà, khi nghe danh hiệu thì sung sướng và không bao giờ sinh làm đàn bà nữa.  Ba lời nguyện này, Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch đương nhiên không có.

Vậy, quan hệ giữa ba mươi sáu lời nguyện Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh và Bốn mươi tám lời nguyện của Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[24], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch, là như thế nào?

Trước đây, những người nghiên cứu thường xét vị trí của ba mươi sáu lời nguyện trong liên hệ với hai mươi bốn và bốn mươi tám lời nguyện của những truyền bản khác, vì họ giả thuyết bốn mươi tám lời nguyện trong Bi hoa kinh chỉ là một hình thái khác của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, chứ không có những sai biệt gì căn bản.

Cho nên, phần lớn đã đề xuất những quan điểm khác nhau liên hệ đến vị trí của ba mươi sáu lời nguyện, mà thường coi nhẹ ảnh hưởng của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[25], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.

a) Nghiên cứu của Kimura Taiken

Sự so sánh các truyền thống, số mục bản nguyện v.v.. đã được Học giả Nhật bản Kimura Taiken, nghiên cứu và đối chiếu rõ ràng trong Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận[26] của mình, ở đây không để tránh dài dòng, sẽ không lặp lại nhiều về ý tưởng mà Kimura Taiken đã trình bày[27]

Kimura Taiken trong khi đi tìm nguồn gốc của tư tưởng bản nguyện đã phát hiện một hiện tượng khá đặc biệt là loại tư tưởng ấy đã phát triển theo một loại hình cấp số công lấy số sáu làm cơ sở.

Căn cứ theo nghiên cứu của Kimura Taiken, đối cùng một số bản Sanskrit-Tây Tạng hiện biết liên hệ với nghiên cứu này, chúng ta có nhận định sơ lược như sau:

Từ sáu lời nguyện trong nguyển điển Sanskrit: आष्टसाहस्रिका प्रज्ञापारमिता Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā[28] , tức tương đương bản dịch Hán, Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0227, Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 10 quyển, Hậu Tần năm 408, của Cưu Ma La Thập dịch [29].

Từ sáu nguyện đó, nó đã phát triển thành mười hai và mười tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch; và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh[30] (Đại A Di Đà kinh)  2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch.

Tiếp đến là: ba mươi lời nguyện, trong Đại phẩm Bát-nhã, hiện còn tìm được trong trong các văn bản:

-Nguyên điển Sanskrit của Đại phẩm Bát-nhã: पञ्चविमंशति-साहस्रिका-प्रज्ञापारमिता Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitā (Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật) bản Sanskrit của Kinh này có 8 phẩm, do N. Dutt chủ trương biên tập và xuất bản, 1934.

-Tây Tạng Đại Tạng Kinh, thuộc Bát-nhã bộ, số hiệu 09, ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པ Śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-pa (Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật)[31].

-Hán dịch, Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0220, Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, 600 quyển, Đường Huyền Trang dịch và số hiệu 0223, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 27 quyển, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch.

Cùng các văn bản chú giải ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པ Śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-pa (Đại Phẩm Bát Nhã), cũng nói đến ba mươi lời nguyện này, như:

-Tây Tạng Đại Tạng Kinh, thuộc Bát-nhã bộ, số hiệu 3787, thuộc Bát-nhã bộ, འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པའི་མན་ངག་གི་བསྟན་བཅོས་མངོན་པར་རྟོགས་པའི་རྒྱན་འགྲེལ་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag ñi-śu-lṅa-paḥi man-ṅag-gi bstan-bcos mṅon-par-rtogs-paḥi rgyan-gyi ḥgrel-pa[32] (Thánh Bát-nhã nhị vạn ngũ thiên tụng ưu ba đề xá luận hiện quán trang nghiêm luận).

-Tây Tạng Đại Tạng Kinh, Bát-nhã bộ, số hiệu 3788, འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པའི་མན་ངག་གི་བསྟན་བཅོས་མངོན་པར་རྟོགས་པའི་རྒྱན་གྱི་ཚིག་ལེའུར་བྱས་པའི་རྣམ་པར་འགྲེལ་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-paḥi man-ṅag-gi bstan-bcos mṅon-par-rtogs-paḥi rgyan-gyi tshig-leḥur-byas-paḥi rnam-par ḥgrel-pa[33] (Thánh Bát-nhã nhị vạn ngũ thiên tụng ưu ba đề xá luận hiện quán trang nghiêm luận thích).

Lại từ ba mươi lời nguyện, trong Đại phẩm Bát-nhã, phát triển thành ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch.

Tiếp theo lại tăng lên thành bốn mươi tám nguyện trong Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh.[34]

Quá trình phát triển đó rõ ràng điềm chỉ một trật tự số học nhất định, dẫu hiện tại cấp số 7 chưa có một văn bản nào chứng thực, nghĩa là hiện chưa tìm ra văn bản nào ghi bốn mươi hai nguyện.

Thế thì, quan hệ phát triển cấp số giữa chúng là thế nào? Phải chăng chúng đã phát triển theo cấp số từ nhỏ đến lớn? Hay ngược lại là một số giảm trừ từ lớn đến nhỏ?

Kimura Taiken trả lời trong Đại Thừa Phật giáo tư tưởng luận là quá trình phát triển đã theo trật tự từ nhỏ tới lớn. Nói rõ ra, đầu tiên hết là sáu nguyện, rồi sau đó bổ sung và hoàn chỉnh cho đến lúc bốn mươi tám nguyện xuất hiện, đáp ứng phần lớn yêu cầu một xã hội lý tưởng theo quan niệm Phật giáo.

b) Nhận định của Mochizuki Shinko

Học giả nhật bản Mochizuki Shinko, tuy không hoàn toàn nhất trí với thuyết phát triển cấp số của Kimura Taiken, cũng thừa nhận quá trình phát triển từ số nhỏ tới lớn của số lượng những lời nguyện trong các kinh:

Từ sáu lời nguyện trong आष्टसाहस्रिका प्रज्ञापारमिता Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā (Tiểu phẩm bát nhã), đã tăng lên thành hai mươi mốt lời nguyện trong trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch, rồi tăng lên thành hai mươi bốn nguyện trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [35], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, do Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), 2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch; sau đó tăng thành ba mươi nguyện trong पञ्चविमंशति-साहस्रिका-प्रज्ञापारमिता Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitā (Đại phẩm Bát-nhã), rồi ba mươi sáu lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch; và cuối cùng bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích.

Học giả Mochizuki Shinko đã nhận xét thêm là quan hệ trước sau giữa ba mươi sáu lời nguyện và bốn mươi tám lời nguyện nguyện thật khó mà khẳng định một cách dứt khoát, bởi vì ba mươi sáu lời nguyện có thể là một dạng bất toàn của bốn mươi tám lời nguyện.

Trong một giới hạn nào đó, nhận xét ấy đã tỏ ra cóthểchứng minh đặc biệt khi ta chú ý đến sự liên quan giữa ba mươi sáu lời nguyện và bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[36], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.

c) Những nhận định tương tự

Giới hạn lĩnh vực tìm hiểu thuần túy vào các bản văn liên hệ đến Phật A-di-đà, những người nghiên cứu khác cũng đề xuất những ý kiến tương tự.

-Nhận định của Wogihara

Sau khi đối chiếu các văn bản với nhau, đã kết luận Đại A Di Đà Kinh và Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh tức những văn bản chủ trương hai mươi bốn nguyện, là thành lập sớm nhất, rồi đến bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā])[37]rồi sau hết mới là Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích và  Vô lượng thọ kinh, tức những văn bản của bốn mươi tám nguyện nguyện.

-Nhận định của Akashi Etatsu và Sonoda

Nhận định kết luận của Wogihara nêu ở trên, Akashi Etatsu không hoàn toàn đồng ý, vì Akashi Etatsu  cho rằng Wogihara đã không quan tâm đến văn bản ba mươi sáu lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch.

Vì vậy, Akashi và sau đó Sonoda đã đưa ra quan điểm, một mặt tán thành kết luận trên của Wogihara, mặt khác chỉnh lý nó bằng cách thêm vào sự có mặt của văn bản ba mươi sáu lời nguyện, tức Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.

Hay nói cách khác rõ ràng hơn: Akashi chủ trương Đại A Di Đà Kinh và Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, văn bản xưa nhất, xuất hiện trước tiên rồi đến Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, sau đó là bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]), rồi đến Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích và  Vô lượng thọ kinh.

Học giả Sonoda còn xác minh rõ hơn văn bản Đại A-di-đà kinh, tức tương đương bản dịch Hán, Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh là xưa nhất so với Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [38], do Chi Lâu Ca Sấm dịch, Hậu Hán.

d) Nhận định đề xuất

Như thế, nhìn chung thì các thuyết trên đều phần lớn chủ trương văn bản ba mươi sáu lời nguyện của Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh, tuy được dịch ra tiếng Trung quốc chậm nhất lại chiếm vị trí quan trọng và quá cổ sơ, ngay cả đối với Vô lượng thọ kinh, do Khương Tăng Khải dịch vào khoảng năm 252 Stl.

Chủ trương ấy dường như có chỗ không hợp lý cho lắm, vì ba mươi sáu lời nguyện đã có liên hệ mật thiết với bốn mươi tám lời nguyện trong, Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[39], do Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.

Mà Kinh Bi Hoa ngày nay thường được nhìn nhận là một văn bản nhằm việc đề cao bản thân Phật Thích Ca và nhằm đặt quan hệ ưu việt của tín ngưỡng Phật Thích Ca đối với tín ngưỡng Phật A-di-đà, mà có thể rất thịnh hành vào thời kỳ nó xuất hiện.

Do vậy, lập trường của Wogihara về việc để riêng văn bản ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh không phải là không cơ sỡ, dẫu rằng nó đã mang khuyết điểm là không xác định rõ vị trí của ba mươi sáu lời nguyện ấy trong quan hệ giữa hai mươi bốn và bốn mươi tám nguyện của các văn bản khác.

Để xác định vị trí ấy, một điều cần phải nhớ là tín ngưỡng A-di-đà đã được truyền vào Trung quốc rất sớm và cứ dần dà chiếm lĩnh vị trí ưu thếcủa mình đối với các tín ngưỡng khác, để cuối cùng trở thành rất phổ biến vào lúc Pháp Hiền dịch Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.

Do đó, nếu nguyên bản Sanskrit của của Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh đã xuất hiện trước hay cùng thời với Vô lượng thọ kinh, thì không có lý do gì mà nó không truyền tới Trung quốc.

Việc Pháp Hiền dịch kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh vào năm 1001 sau tây lịch, được thu vào trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, trong trường hợp này, vì thế, phải điềm chỉ sự xuất hiện hậu kỳ của chính bản thân nó. Nói rõ ra, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh là kết quả của một nỗ lực canh cải với आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]), tức Vô lượng thọ kinh, nếu không là Đại A-di-đà kinh, do quá trình tiếp thu những cống hiến của Kinh करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka[40] (Bi Hoa).

Nỗ lực ấy chứng tỏ một thỏa hiệp đã xảy ra giữa tín ngưỡng Phật A-di-đà và tín ngưỡng Phật Thích Ca, giữa truyền thống bản nguyện सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā] hay Vô lượng thọ kinh và truyền thống bản nguyện của Kinh करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka hay Bi Hoa Kinh, để chấm dứt cuộc cạnh tranh giữa hai tín ngưỡng làm tiền đề cho sự ra đời của hai truyền thống bản nguyện ấy.

Do vậy, ba mươi sáu lời nguyện trong Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh có thể nói là xuất hiện chậm nhất, tổng hợp hai truyền thống bản nguyện với nhau để tạo nên bản thân mình.

Về quan hệ giữa truyền thống bản nguyện Vô lượng thọ kinh (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ) và truyền thống bản nguyện Bi hoa kinh ( करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka) thì thật khó xác định một cách chắc chắn vềt tính trước sau của chúng.

Tuy nhiên, chỉ căn cứ trên lịch sử truyền bá của những kinh đó ở Trung quốc, truyền thống सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ hay Vô lượng thọ kinh rõ ràng xuất hiện trước. Thêm vào đó, nếu giả thiết kinh करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka hay Kinh Bi hoa ra đời như một phản ứng trước cao trào tín ngưỡng mạnh mẽ Phật A-di-đà, nhằm chứng minh tính ưu việt của tín ngưỡng bản thân Phật Thích Ca, thì hiển nhiên truyền thống bản nguyện Bi hoa kinh càng phải ra đời sau truyền thống Vô lượng thọ kinh.

Ngoài ra, truyền thống Vô lượng thọ kinh hay सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ đã trải qua hai giai đoạn hình thành, giai đoạn hình thành hai mươi bốn lời nguyện rồi giai đoạn hình thành bốn mươi tám lời nguyện của Bản Hán Vô Lương Thọ, do Khương Tăng dịch, hay bốn mươi sáu nguyện của bản Sanskrit, trong khi truyền thống करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka tức bản dịch Hán Bi hoa kinh, thì không có một quá trình như vậy.

Do đó, bốn mươi tám lời nguyện của Bi hoa kinh cũng phải xuất phát từ nguyên hình hai mươi bốn lời nguyện của truyền thống Vô lượng thọ kinh. Nói tóm lại, quan hệ giữa các truyền thống bản nguyện của Phật A-di-đà có thể hình dung như sau:

Hai mươi bốn nguyện trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [41], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, do Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), 2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch phát triển thành truyền thống bốn mươi tám lời nguyện của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích và bốn mươi tám lời nguyện của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[42], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch, rồi cuối cùng tổng hợp lại trong ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch.

Nguyên do gây nên quá trình phát triển này là yêu cầu muốn chỉnh lý và hoàn thiện, những gì đã đề ra trong hai mươi bốn lời nguyện ở Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh;

Bốn mươi tám nguyện của truyền thống Vô lượng thọ kinh, thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, biểu thị một nỗ lực chỉnh lý và xác minh. Nó chỉnh lý những gì hai mươi bốn lời nguyện đã đặt nền tảng và phát triển, sau khi đã trải qua một thời gian thử thách. Sự kiện này bày tỏ khá rõ nét khi xét lời nguyện thứ mười chín trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [43], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, bản dịch Chi Lâu Ca Sấm chẳng hạn: Nhân dân các quốc độ Phật đời trước làm ác, khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà mà hối cải muốn sinh về thế giới Cực lạc, thì phải phát nguyện… Nguyện này trong truyền thống bốn mươi tám lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, đã được chỉnh lý lại bằng cách giới hạn những người làm ác vừa nói là không bao gồm: "những chúng sinh tạo nghiệp vô gián và những kẻ phỉ báng chính pháp". Giới hạn ấy chứng tỏ lời nguyện nguyên ủy trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh đã quá rộng rãi, để có thể tạo nên những trở ngại cho vấn đề duy trì đạo lý và truyền bá Phật pháp, nên cần phải đề lên một số ngoại lệ như Vô Lượng thọ kinh, hễ mà nếu phạm vào thì người ta không thể vãng sinh được.

Trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, bản dịch của Khương Tăng Khải không những chỉnh lý, giới hạn ấy còn xác minh đối tượng có thể vãng sinh, xác minh điều kiện và trường hợp để có thể vãng sinh.

Cho nên, những nguyện sau trong Vô Lượng thọ kinh đã qui định rõ hơn nội dung và chi tiết của những gì đã phát biểu trong hai mươi bốn nguyện thuộc Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh. Ví dụ:

Nguyện thứ sáu, trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh: mọi người ở Cực lạc đều có thiên nhãn thông, thì nguyện thứ bốn mươi lăm trong bốn mươi tám lời nguyện của Vô Lượng thọ kinh càng xác minh rõ hơn, nói rằng các Bồ-tát ở khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì đạt được tam muội phổ đẳng, thấy hết các đức Phật.

Nguyện hai mươi mốt, trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh: nói về các tướng tốt thì được nguyện hai mươi sáu lăm trong bốn mươi tám lời nguyện của Vô Lượng thọ kinh xác minh thêm là có thân hình Na La Diên và nguyện thứ hai mươi bảy về mọi thứ đều đẹp đẽ tuyệt vời ở Cực lạc.

Bốn mươi tám nguyện trong truyền thống Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, bản dịch của Khương Tăng Khải, như thế, là một biểu thị nổ lực chỉnh lý và xác minh.

Bốn mươi tám nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[44], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch cũng vậy. Nó đã chỉnh lý lại hai mươi bốn lời nguyện rõ ràng bằng cách thay thế cách phát biểu phủ định: “षचेन्मे…न​… मा तावदहम्ं Sacenme…na… mā tāvadahaṃ”, bằng cách phát biểu khẳng định: "Nếu tôi được ... thì ...". Thay thế đó không chỉ là một lối thay thế ngôn từ, mà còn bao hàm một nội dung tư tưởng.

Nó nói lên tính tất yếu, tính phải xảy ra của những gì bản nguyện Phật A-di-đà nhắm tới. Nó không còn giả thiết với điều kiện: “षचेन्मे…न​… मा तावदहम्ं Sacenme…na… mā tāvadahaṃ” mà đã khẳng định là "Khi tôi đã thành vô thượng chánh giác v.v... thì như thế, như thế xẩy ra".

Quá trình khẳng định tính tất yếu ấy cũng là quá trình khẳng định tín ngưỡng Phật A Di Đà một cách mạnh mẽ và thâm sâu.

Về nội dung, bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch cũng có nổ lực chỉnh lý đáng chú ý.

Trước tiên, nguyện thứ mười hai của hai mươi bốn lời nguyện, trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh có nói tới những vị A-la-hán là đệ tử Thanh văn của Phật A-di-đà. Nguyện này, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, đã chỉnh lý lại với nguyện thứ ba mươi chín qui định rõ ràng thế giới Cực lạc chỉ bao gồm những vị Bồ-tát không có chúng đệ tử Thanh văn và Duyên giác.

Tư tưởng Tịnh độ không có Thanh văn và Duyên giác này, từ thời của ngài Nāgārjuna नागार्जुन (Long Thọ) trở đi đã trở nên rất phổ biến, điển hình là ở trong Đại Tạng Kinh 25, số hiệu 1509, Đại Trí Độ Luận 13[45],  đã ghi nhận lại.

Vì chỉnh lý nguyện thứ mười hai ấy, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, đã có thêm nguyện thứ thứ mười một nói rõ những chúng sinh ở thế giới Cực lạc đều là những vị không còn thối lui, mà bản Sanskrit gọi là आव्ऐवर्तिक​ Avaivartika (A-bệ-bạt-trí).

Như thế, Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, trong khi chỉnh lý hai mươi bốn lời nguyện đã đồng thời xác minh. Qua nổ lực chỉnh lý đó, Kinh Bi Hoa để lộ cho thấy, quan hệ giữa kinh ấy và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh) cùng Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [46], như đã trình bày ở trên. Ví dụ:

Nguyện thứ hai bốn, của Bốn mươi tám nguyện trong phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, về việc các vị Bồ-tát tại thế giới Cực lạc cũng phát ra ánh sáng chỉ tìm thấy tương đương trong nguyện thứ hai mươi ba của Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh) và nguyện thứ hai mươi hai của Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.

Nguyện thứ mười hai, mười ba và hai mươi tám của Bốn mươi tám nguyện trong phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, cũng thế. Chúng có những tương đương trong Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), tuy không được chuyển lại cho Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.

Do vậy, nếu muốn nói cách khác rõ ràng hơn, thì phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3 đã chỉnh lý và xác minh hai mươi bốn lời nguyện của Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), rồi một phần nào chuyển giao lại cho Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, để tạo nên truyền thống thỏa hiệp ba mươi sáu lời nguyện.

TIẾT 4
TƯ TƯỞNG BẢN NGUYỆN
SỰ LIÊN HỆ VỚI TÍN NGƯỠNG NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ

Đặc trưng tư tưởng bản nguyện là ý muốn kiến thiết một thế giới lý tưởng, thế giới ấy hoàn toàn thanh tịnh, vô nhiễm, không có cáu bẩn; và Bản đồ cũng như phương án để thực hiện ước vọng  đó như Kinh Duy-ma-cật  đã thi thiết phương thức để kiến lập Tịnh độ: “yādṛśī bodhisattvasya cittapariśuddhiḥ, tādṛśī buddha-kṣetrapariśuddhiḥ sambhavati”: Nếu Bồ-tát muốn làm thanh tịnh quốc độ, hãy làm thanh tịnh tự tâm. Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ tịnh”.

Những lời thệ nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà; đó cũng chính là tông dụng của KinhDuy Ma Cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.

Bản nguyện của Bồ-tát được phát khởi từ tâm Đại Bi và tâm Bồ-đề. Phát khởi Bồ đề tâm để tu tập, thực hành Bồ-tát đạo là tinh yếu của giáo lý Đại Thừa và chính là chủng tử của Nhất Thừa Đạo. Nên, ở kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Di Lặc đã nói về hiệu năng của Bồ đề tâm trong sự tu tập, hành Bồ-tát đạo cho Thiện Tài đồng tử như sau:

Bồ đề tâm ví như chủng tử, vì nó có khả năng sinh khởi hết thảy pháp giác ngộ; Bồ đề tâm ví như ruộng tốt, vì nó có khả năng nuôi dưỡng các pháp thanh tịnh; Bồ đề tâm ví như quả đất lớn, vì nó có khả năng gìn giữ thế gian; Bồ đề tâm ví như dòng nước sạch, vì nó có khả năng tẩy trừ hết thảy cấu uế phiền não; Bồ đề tâm ví như gió lớn, vì nó thổi khắp thế gian không bị đối ngại; Bồ đề tâm ví như lửa lớn, vì nó có khả năng thiêu rụi hết thảy rừng củi tà kiến; Bồ đề tâm ví như mặt trời thanh tịnh, vì nó soi chiếu khắp cả thế gian; Bồ đề tâm ví như trăng rằm, vì các pháp thanh tịnh đều viên mãn; Bồ đề tâm ví như ngọn đèn sáng, vì có khả năng phóng ra các loại ánh sáng chánh pháp; Bồ đề tâm ví như mắt sáng, vì thấy hết thảy cùng khắp mọi chốn an nguy; Bồ đề tâm ví như con đường lớn, vì khiến tất cả đều được đi vào kinh thành đại trí,…” [47]

Và cũng ở trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Pháp Tuệ đã nói với Đế Thích về sự phát khởi bồ đề tâm như sau:

Vì muốn biết ngay thế giới vi tế chính là thế giới rộng lớn, thế giới rộng lớn chính là thế giới vi tế; biết ngay thiểu thế giới chính là đa thế giới, biết đa thế giới chính là thiểu thế giới; biết ngay thế giới rộng chính là thế giới hẹp, biết thế giới hẹp chính là thế giới rộng; biết ngay một thế giới chính là vô lượng, vô biên thế giới, biết vô lượng, vô biên thế giới chính là một thế giới; biết ngay vô lượng, vô biên thế giới ở vào trong một thế giới, biết một thế giới ở vào trong vô lượng, vô biên thế giới; biết ngay nơi thế giới ô nhiễm chính là thế giới thanh tịnh, biết ngay nơi thế giới thanh tịnh chính là thế giới ô nhiễm; ở trong một lỗ chân lông biết rõ ràng hết thảy thế giới, ở trong hết thảy thế giới biết rõ ràng bản tính của một lỗ chân lông; biết rõ từ nơi một thế giới xuất sinh hết thảy thế giới, biết rõ hết thảy thế giới đều như hư không; vì muốn  ngay ở  nơi một niệm biết hết thảy thế giới, biết rõ hết thảy thế giới không còn có sót bất cứ một thế giới nào, nên phát tâm Vô thuợng bồ đề”[48].

Như vậy, phát bồ đề tâm là do sự nhu cầu hiểu biết toàn diện, hay là sự hiểu biết viên mãn, nói cách khác, phát bồ đề tâm là muốn thành tựu tuệ giác tuyệt đối của phật. Do đó, phát bồ đề tâm là nhân tố chủ yếu để tựu thành Bản Nguyện, là động cơ đầu tiên sinh ra chư Phật ba đời và đem lại các niềm vui thượng diệu cho hết thảy chúng sanh, nên kinh nói:

“Nhân sơ bồ đề tâm

Xuất sinh tam thế phật;

Nhất thiết chư chúng sanh

Chủng chủng thượng diệu lạc”.

Không những vậy mà bồ đề tâm còn là động cơ đầu tiên làm cho các quốc độ Phật nghiêm tịnh, khiến cho cùng khắp hết thảy chúng sanh đầy đủ trí vi diệu, như kinh nói:

“Nhân sơ bồ đề tâm

Nghiêm tịnh chư Phật quốc;

Phổ linh nhất thiết chúng

Cụ túc vi diệu trí”[49].

Trong xã hội Ấn Độ thời đức Phật đã hội đủ những nhân tố khách quan cho việc đề xuất một số ý niệm để làm tiền đề cho việc xây dựng những chương trình và phương án ấy sau này.

Nếu để riêng ra một bên mầm móng tư tưởng bản nguyện trong văn học Bản sinh; Thì những văn hệ chính của tư tưởng Phật giáo đều có đưa ra quan niệm bản nguyện của mình, dựa trên những ý niệm bản nguyện tiềm tàng trong văn hệ A-hàm và kinh Nikaya...

Nhưng nổi bật nhất và thường kể đến nhất là tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà ghi trong các kinh đã dẫn ở trước, tư tưởng bản nguyện A-súc-bệ Phật, diễn tả trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch  v.v.. và tư tưởng bản nguyện Phật Dược Sư được ghi trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0449, Phật Thuyết Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh, 1 quyển, Tùy Đạt Ma Cấp Đa dịch; số hiệu 0450, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch; số hiệu 0451, Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh, 2 quyển, Đường Nghĩa Tịnh dịch.

Tư tưởng bản nguyện Phật Dược Sư ghi trong Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch và các bản dịch tương đương, thật ra là tư tưởng Phật A-súc, trình bày trong các Kinh điển  được chỉnh lý tích hợp lại.

Cho nên, còn lại tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà được ghi lại trong nhiều kinh điển Đại thừa, và tư tưởng bản nguyện Phật A-súc được ghi lại trong một số kinh như: Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch; Nguyên điển Sanskrit Nguyên điển Sanskrit आर्यविमलकीर्तिनिर्देशो नाम महायानसूत्रम् Āryavimalakīrtinirdeśo nāma mahāyānasūtram (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh); Đại Tạng Kinh, số hiệu 0474, Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh, 2 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch; Đại Tạng Kinh, số hiệu 0475, Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, 3 quyển, Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch v.v..

Mà tư tưởng bản nguyện Phật A-súc, trong quá trình phát triển đã bị tư tưởng bản nguyện Phật A Di Đà đẩy lùi vào hậu trường lịch sử. Nguyên do về sự đẩy lùi này, một số những người nghiên cứu như Kimura Taiken đã truy về tính chất quá hiện thực của tư tưởng bản nguyện Phật A-súc, và tính chất lý tưởng của tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà.

Nhưng cũng cần phải nói rõ rằng, tư tưởng Phật A-súc bị đẩy lùi vào hậu trường, chính vì nó là một thứ tư tưởng chống “tôn quân”, một thứ tư tưởng mong rằng "trong nước không có danh hiệu vua, mà vua được gọi là pháp vương". Ngược lại, tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà từ bản thân tuy cũng mặc nhiên thừa nhận khái niệm pháp vương, nhưng không công khai bài xích tư tưởng tôn quân.

Hơn thế nữa, nó còn trình bày hình ảnh đức Phật A-di-đà thường thường trong tư thế một vị vua hay một vị vương tử.

Trong số 19 cốt truyện Bản sinh về Phật A-di-đà hiện còn lưu tồn, thì sáu cốt truyện trình bày đức Phật này như một vị vua đó là:

- Nguyên điển và dịch Vô Lượng Thọ Kinh:

Sanskrit: आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, thường được gọi là सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][50].

Tây Tạng: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo

Hán: ĐTK. Số hiệu 0360, Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh, 2 quyển, Tào Ngụy Khương Tăng Khải dịch

- ĐTK. Số hiệu 0632, Phật Thuyết Tuệ Ấn Tam Muội Kinh, 1 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch.

-Nguyên điển và dịch Kinh Bi Hoa:

Sanskrit: करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtra, phẩm दान-विसर्गस् तृतीयः III dāna-visargas tṛtīyaḥ, và phẩm बोधिसत्त्व-व्याकरण-परिवर्तश्चतुर्थः bodhisattva-vyākaraṇa-parivartaścaturthaḥ[51].

Bản 1. Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[52].

Bản 2. Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 112[53]

ĐTK. Số hiệu 0157, Bi Hoa Kinh, 10 quyển, Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.

- ĐTK. Số hiệu 0425, Hiền Kiếp Kinh 8, 8 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

- ĐTK. Số hiệu 0811, Phật Thuyết Quyết Định Tổng Trì Kinh, 1 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

- ĐTK. Số hiệu 0424, Đại Tập Hội Chánh Pháp Kinh, 5 quyển, Tống Thí Hộ dịch.

Còn sáu cốt truyện trình bày như một vị vương tử, đó là:

- ĐTK. Số hiệu 1011, Phật Thuyết Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh, 1 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch,

- ĐTK. Số hiệu 0425, Hiền Kiếp Kinh 1, 8 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch

- ĐTK. Số hiệu 0170, Đức Quang Thái Tử Kinh, 1 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

-Nguyên điển Sanskrit và các bản dịch Pháp Hoa Kinh:

Sanskrit: सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtra, trong पूर्वयोगपरिवर्तः Pūrvayogaparivartaḥ (phẩm vãng cổ)[54].

Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 111[55].

Hán: ĐTK. Số hiệu 0262, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, 7 quyển, Cưu Ma La Thập dịch.

Số hiệu 0263, Chánh Pháp Hoa Kinh, 10 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

Số hiệu 0264, Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, 7 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa cộng Cấp Đa dịch.

-ĐTK. Số hiệu 0370, A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch.

-ĐTK. Số hiệu 0649, Quán Sát Chư Pháp Hành Kinh, 4 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa dịch.

Bảy cốt truyện còn lại thì trình bày như một vị xuất gia nhưng không cho biết rõ lai lịch, đó là:

- ĐTK. Số hiệu 0365, Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, 1 quyển, Lưu Tống Lương Da Xá dịch.

- ĐTK. Số hiệu 0154, Sinh Kinh, 5 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

-ĐTK. Số hiệu 0425, Hiền Kiếp Kinh 1, 8 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch

- ĐTK. Số hiệu 0274, Phật Thuyết Tế Chư Phương Đẳng Học Kinh, 1 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

- ĐTK. Số hiệu 1340, Đại Pháp Cự Đà La Ni Kinh, 20 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa dịch.

- ĐTK. Số hiệu 0643, Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh, 10 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch.

-ĐTK. Số hiệu 1635, Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận, 10 quyển, Tống Pháp Hộ đẳng dịch, dẫn: Giác Trí Phương Đẳng kinh, nguyên bản hiện chưa tìm thấy.

Thế thì rõ ràng hình ảnh đức Phật A-di-đà đã kết liên mạnh mẽ với hình ảnh vua chúa, trong các cốt truyện đã liệt kê ở trên, đây là một sự kiện trái ngược với hình ảnh đức Thích Tôn như đã diễn tả trong văn học Bản sinh, mà nguyên bản Sanskrit của nó là ञातकमाला Jātakamālā[56], hiện có 34 phẩm, từ phẩm 1 व्याघ्री-जातकम् āryaśūraviracitā đến phẩm  शतपत्र-जातकम् śatapatra-jātakam v.v.. Trong loại hình văn học ấy, đức Thích Tôn xuất hiện qua thân phận của những con vật của  những người cùng khổ cho đến vương giả giàu sang, thậmchí qua thân phận của những con quỉ.

Những cốt truyện các kinh dẫn trên, trái lại, không những chỉ đức Phật A Di Đàxuất hiện dưới hình ảnh con người, mà còn dưới hình ảnh của những thành phần xã hội cao quí đặc thù như vua chúa hay nhà tu hành.

Cách trình bày này cho phép tín ngưỡng Phật A-di-đà phát triển, vì nó phù hợp với tình hình và điều kiện chính trị xã hội khách quan của lịch sử, khi chế độ phong kiến phương đông đang tiếp tục duy trì và bảo vệ mạng sống của nó.

Đây cũng chính là lý do đã gây nên sự lui vào hậu trường của tín ngưỡng Phật A-súc, với tư tưởng chống vua hoàn toàn đi ngược lại xu thế củng cố và tập trung quyền hành thời đại phong kiến đang đi lên.

TIẾT 5.
TRUYỆN BẢN SINH CỦA PHẬT A DI ĐÀ
TỰ LỰC VÀ THA LỰC

Và cũng vì trình bày đức Phật A-di-đà qua truyền thuyết, qua hình ảnh của một con người và của một con người thuộc những thành phần xã hội cao quí đặc thù, nên đã khai sinh ra ý niệm tha lực.

Ý niệm này giả thiết sự hiện hữu của một quyền lực có khả năng hiện thực  ýmuốn của mình, ban phát ân huệ và cứu rỗi những ai đọa lạc, mà trong tín ngưỡng Phật A-di-đà đã đẩy tới cực điểm đểtrởthành một thứ quyền lực vô biên và toàn thiện thể hiện ở trong bản thân Phật A-di-đà.

Những truyền thống bản nguyện Phật A-di-đà nói trên đã qui định rõ ràng quyền lực ấy, thậm chí đã qui định tới điểm là, chỉcần nghe danh hiệu Phật A-di-đà hay chỉ nhất tâm trì niệm danh hiệu của đức Phật ấy cũng đủ bảo đảm cho người thực hành được rước vềquốc độ Cực lạc.

Nhưng ý niệm thalực này lại đặt cơ sở trên tư tưởng bản nguyện, nghĩa là trên cơ sở nỗ lực của cá nhân. Do vậy, tha lực cóthể nói là một thứ tự lực hiện hành nhằm th ểhiện nguyện vọng ý muốn của một con người, về một mặt.

Về mặt khác, Tự lực chỉ có thể hiện hành được trong những điều kiện và giới hạn nào đó phù hợp với khả năng thi thố của nó.

Cho nên, nếu tha lực chỉ là tự lực hiện hành, thì nó cũng đòi hỏi đối tượng của tha lực phải có những nhân tố gì. Những điều kiện gì để có thể đáp ứng những nhu cầu của tự lực. Nói rõ ra, tha lực và tự lực chỉ là hai mặt của một vấn đề, do thế có thể nói là hai mặt của một thể thống nhất.

Cụ thể hơn, tha lực và tự lực chỉ là biểu hiện của một quá trình tự ý thức, tựgiác ngộcủa mỗi cá nhân. Ta muốn vươn tới thì phải có một cái gì để vươn tới, cái gì đó có khả năng thu hút nỗ lực vươn tới của ta.

Đây chính là nội dung của tư tưởng "Tự tính Di Đà, duy tâm tịnh độ", mà Trần Nhân Tôn trong  Cư trần lạc đạo phú đã phát biểu một cách hùng hồn:

淨土羅峼瑇瀝

渚群 疑坙典西方

彌陀羅性瞆芁

罵沛 辱寻衛極樂

Tịnh độ là lòng trong sạch,

Chớ còn ngờ hỏi đến tây phương.

Di Đà là tính sáng soi,

mựa phải nhọc tìm Cực lạc[57].



[1] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[2] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯.

[3] Đại 12, No. 0364, 佛說大阿彌陀經.

[4] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 , 後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[5] Đại 11, No. 0310: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之. Skt. अर्य​-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र​ Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra; Tib.: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo.

[6] Cf. Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.

[7] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版: Mdo (cha)76a-187b; 德格版: Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版: Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版: Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[8] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.112, 50cha, 129a1-297a7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)149a-296b;  奈塘版: Mdo(cha)187b-443;  德格版: Mdo-sde (cha)129a-297a; 拉薩版: Mdo-sde (cha)209b-474a; 卓尼版: Mdo-maṅ (cha)159a-350a.

[9] Cf. Đại 03, No. 0157, tr. 0174b26,ff. : 悲華經卷第二, 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之一.

[10] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[11] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.

[12] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[13] Đại 12, No. 0364: 佛說大阿彌陀經, 國學進士龍舒王日休校輯.

[14] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯

[15] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.

[16] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[17] Đại 12, No. 0362: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經 ,吳月支國居士支謙譯.

[18] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯

[19] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.

[20] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[21] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯

[22] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[23] Xem bản dịch việt, chương sau.

[24] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[25] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[26] Cf. きむら たいけんKimura Taiken, 原始仏教思想論 - 特に大乗思想 の淵源に注意して ,丙午出版社, 1922 ; 原始仏教より大 乗仏教, 鷺の宮 書房, 1968; 木村泰賢全集, California, 2009-2010.

[27] Xem Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Kimura Taiken, bản Việt Thích Quảng Độ, Chương V, tiết 1,2, ĐH. Vạn Hạnh, 1969.

[28] Cf. Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā , Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning ,  Darbhanga , 1960.

[29] T08n0227: 摩訶般若波羅蜜經 , 後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[30] Đại 12, No. 0362: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經 ,吳月支國居士支謙譯.

[31] TT.ĐTK. No.9, 26Ka-28Ga, p.  1b1-381a5

[32] Cf. TT.ĐTK, No.3787, 182Ka , p.  14b1-212a7 , Tạo: Rnam- par grol- baḥi sde (Vimmkta- sena) , Tây Tạng dịch sư: Go- mi ḥchi med, Blo- ldan śes- rab. Hiện chưa thấy trong Tạng Peking.  Bản Skt. Ārya-pañcaviṁśatisāhasrikāprajñāpārami-topadeśaśāstrābhisamayālaṁkāravṛtti.

[33] Cf. TT.ĐTK, No. 3788, 183Kha , p.  1b1-181a7,  tạo giả: Rnam- grol-sde, Tây Tạng dịch sư: Ḥbro śākya ḥod, Ấn độ dịch sư: Śāntibhadra. Skt. Ārya-pañcaviṁśatisāhasrikāprajñāpārami-topadeśaśāstrābhisamayālaṁkārakārikā-vārttika

[34] Đại 11, No. 0310: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之. Skt. अर्य​-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र​ Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra: bốn mươi sáu nguyện; Tib.: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo: bốn mươi chín nguyện.

[35] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[36] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[37] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[38] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[39] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[40] Cf. Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.

[41] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[42] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[43] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[44] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[45] Đại 25, No. 1509, tr. 0153b03: 大智度論釋初品中尸羅波羅蜜義第二十一(卷第十三) , 龍樹菩薩造 , 後秦龜茲國三藏鳩摩羅什奉 詔譯.

[46] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[47] Đại 10, Hoa Nghiêm 78, tr.429b (Thật-Xoa-Nan-Đà).

[48] Đại 9, tr. 450c,  Hoa Nghiêm 9 (Phật-Đà-Bạt-Đà-La).

[49] Op.cit.p. 458b.

[50] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[51] Cf. Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.

[52] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[53] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.112, 50cha, 129a1-297a7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)149a-296b;  奈塘版:Mdo(cha)187b-443;  德格版:Mdo-sde (cha)129a-297a; 拉薩版:Mdo-sde (cha)209b-474a; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)159a-350a.

[54] Op.cit. ७ पूर्वयोगपरिवर्तः 7 Pūrvayogaparivartaḥ| Cf. Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968; chapter vii. Ancient devotion: “In the west, monks, is the Tathâgata named Amitâyus, &c., and the Tathâgata named Sarvalokadhâtûpadravodvegapratyuttîrna”…

[55] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[56] Cf. Jatakamala by Aryasura ,  Aryasura ,  Vaidya, P. L. Publisher: The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning Place of Publication: Darbhanga Year: 1959.

[57] 居塵樂道賦, 第二會, Trần Nhân Tông, Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977. Cf. Trần Nhân Tông A biographical study , Lê Mạnh Thát , Nxb. Tổng Hợp TP. HCM , 2006 .

Thành tựu giới thì ba nghiệp của thân miệng ý đều thanh tịnh.

2) Định hương (Samàdhi-skandha); còn gọi Định uẩn, Định chúng, Định phẩm. Tức là 3 Tam-muội: Không, Vô nguyện, Vô tướng. Thành tựu Định nghĩa là thể nhập vào trạng thái 3 không, xả ly tất cả sự chấp thủ vọng niệm.

3) Tuệ thân (Prajnà-skandha); còn gọi là Huệ uẩn, Huệ phẩm, tức chánh kiến, chánh tri. Thành tựu Tuệ là đạt được sự thấy và hiểu biết đúng đắn; thông đạt tất cả pháp tánh

4) Giải thoát thân (Vimukti-skandha); còn gọi: Giải thoát uẩn, Giải thoát chúng, Giải thoát phẩm, là thắng giải tương ưng với chánh tri kiến. Thành tựu Giải thoát là thành tựu tự thể của Như lai, xa lìa những sự trói buộc, giải thoát tất cả những sự trói buộc.

5) Giải thoát tri kiến (Vimukti-jnàna-darsana-skandha); còn gọi: Giải thoát sở kiến thân, Giải thoát tri kiến uẩn, Giải thoát tri kiến chúng, Giải thoát tri kiến phẩm. Thành tựu Giải thoát tri kiến chứng đạt tận trí, vô sanh, chứng biết tự thể xưa nay vô nhiễm, thật sự giải thoát.

[3] Đã thành A la hán thì được gọi là A la hán quả, đang tu A la hán thì được gọi là A la hán hướng, đã thành A na hàm thì được gọi là A na hàm quả, đang tu A na hàm thì được gọi là A na hàm hướng, đã thành Tư đà hàm thì được gọi là Tư đà hàm quả, đang tu Tư đà hàm thì được gọi là Tư đà hàm hướng, đã thành Tu đà hoàn thì được gọi là Tu đà hoàn quả, đang tu Tu đà hoàn thì được gọi là Tu đà hoàn hướng. Những bậc đã thành tựu bốn quả và đang tu bốn quả được gọi là tám bậc, chia làm bốn đôi gọi là tứ song bát bối (cattari purisayugani attha purisapuggala.)

 

Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, không đạt được cái trí thấy tâm người khác, tối thiểu là biết được trong tâm niệm của các chúng sanh từ trăm ngàn vạn triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

Dịch nguyên văn Sanskrit từ
Sukhāvatīvyūha [Vistaramāt]

 

१. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे निरयो वा तिर्यग्योनिर्वा प्रेतविषयो वा आसुरो वा कायो भवेत्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

1. Sacenme bhagavastasmin buddhaketre nirayo vā tiryagyonirvā pretaviayo vā āsuro vā kāyo bhavet, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[1] ||

Bạch Thế Tôn, nếu ở nơi quốc độ Phật ấy của con có địa ngục[2], súc sanh[3], ngạ quỷ[4] và thân A-tu-la[5]; thì con nguyện không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề[6].

२. सचेन्मे भगवंस्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते पुनस्ततश्च्युत्वा निरयं वा तिर्यग्योनिं वा प्रेतविषयं वा आसुरं वा कायं प्रपतेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

2. Sacenme bhagavastasya tatra buddhaketre ye sattvāpratyājātā bhaveyu, te punastataścyutvā niraya vā tiryagyoni vā pretaviaya vā āsura vā kāyaprapateyu, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[7] ||

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh đã sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con[8], sau khi mạng chung[9] mà còn rơi lại ở trong địa ngục[10], ngạ quỷ, súc sanh và a tu la, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३. सचेन्मे भगवंस्तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजातास्ते च सर्वे नैकवर्णाः स्युर्यदिदं सुवर्णवर्णाः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

3. sacenme bhagavastatra buddhaketre ye sattvā pratyājātāste ca sarve naikavarā syuryadidasuvaravarā, mā tāvadahamanuttarā samyak sabodhi mabhisabudhyeyam ||[11]

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh đã được sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, hết thảy thân thể đều đồng một màu sắc kim loại chân thực[12], nếu không được như vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे देवानां च मनुष्याणां च नानात्वं प्रज्ञायेत अन्यत्र नाम संवृतिव्यवहारमात्रा देवमनुष्या इति संख्यागणनातः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

4. sacenme bhagavastasmin buddhaketre devānā ca manuā ca nānātva prajñāyeta anyatra nāma savtivyavahāramātrā devamanuyā iti sakhyāgaanāta, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam ||[13]

Bạch Thế Tôn, nếu trong quốc độ Phật ấy của con, chư thiên và nhân loại cùng đi tới với nhau[14], mà tuệ giác[15], danh hiệu, cách hành động[16] và sự suy lường khác biệt[17]; hoặc giữa chư thiên và nhân loại có suy niệm cá biệt[18], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

५. सचेन्मे भगवंतस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाताः, ते च सर्वे न ऋद्धिवशितापरमपारमिताप्राप्ता भवेयुः, अन्तश एकचित्तक्षणलवेन बुद्धक्षेत्रकोटीनियुतशतसहस्रातिक्रमणतयापि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

5. sacenme bhagavatasmin buddhaketre ye sattvā pratyājātā, te ca sarve naddhivaśitāparamapāramitāprāptā bhaveyu, antaśa ekacittakaalavena buddhaketrakoīniyutaśatasahasrātikramaatayāpi, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam ||[19]

Bạch Thế Tôn, nếu trong quốc độ Phật ấy của con, những chúng sanh nào đã sinh đến, mà ở nơi hết thảy họ không có năng lực tối thượng thần thông Ba-la-mật[20], cho đến chỉ với một tâm niệm sát-na[21], mà không vượt quá trăm ngàn ức triệu[22] quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

६. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते च सर्वे जातिस्मरा न स्युः, अन्तशः कल्पकोटीनियुतशतसहस्रानुस्मरणतयापि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

6. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājātā bhaveyu, te ca sarve jātismarā na syu, antaśa kalpakoīniyutaśatasahasrānusmaraatayāpi, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[23] ||

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không nhớ biết được túc mạng[24] của ít nhất là trăm ngàn ức triệu kiếp, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

७. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजायेरन्, ते सर्वे न दिव्यस्य चक्षुषो लाभिनो भवेयुः, अन्तशो लोकधातुकोटीनियुतशतसहस्रदर्शनतयापि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

7. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājāyeran, te sarve na divyasya cakuo lābhino bhaveyu, antaśo lokadhātukoīniyutaśatasahasradarśanatayāpi, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[25] ||

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sinh đến trong quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ chứng đạt con mắt của chư thiên[26], thấy ít nhất được trăm ngàn ức triệu thế giới, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

८. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजायेरन्, ते सर्वे न दिव्यस्य श्रोत्रस्य लाभिनो भवेयुः, अन्तशो बुद्धक्षेत्रकोटीनियुतशतसहस्रादपि युगपत्सद्धर्मश्रवणतया, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

8. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājāyeran, te sarve na divyasya śrotrasya lābhino bhaveyu, antaśo buddhaketrakoīniyutaśatasahasrādapi yugapatsaddharmaśravaatayā, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[27] ||

Bạch Thế Tôn, nếu ở trong quốc độ Phật ấy của con, những chúng sanh nào đã sinh đến mà hết thảy họ không có chứng đắc thiên nhĩ[28], nghe, lãnh thọ và hành trì chánh pháp[29] ít nhất từ trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

९. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजायेरन्, ते सर्वे न परचित्तज्ञानकोविदा भवेयुः, अन्तशो बुद्धक्षेत्रकोटीनियुतशतसहस्रपर्यापन्नानामपि सत्त्वानां चित्तचरितपरिज्ञानतया, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

9. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājāyeran, te sarve na paracittajñānakovidā bhaveyu, antaśo buddhaketrakoīniyutaśatasahasraparyāpannānāmapi sattvānā cittacaritaparijñānatayā, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[30] ||

Bạch Thế Tôn, những chúng sanh nào đã sinh đến quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không có được cái trí thấy tâm của người khác[31], cho đến ít nhất là trí biết tâm hành[32] của những chúng sanh ở nơi trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१०. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजायेरन्, तेषां काचित्परिग्रहसंज्ञोत्पद्येत, अन्तशः स्वशरीरेऽपि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

10. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājāyeran, teākācitparigrahasajñotpadyeta, antaśa svaśarīre'pi, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[33] ||

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sanh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, mà họ còn hiện khởi bất cứ ấn tượng vi tế nào tham chấp tự thân[34], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

११. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजायेरन्, ते सर्वे न नियताः स्युर्यादिदं सम्यक्त्वे यावन्महापरिनिर्वाणे, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

11. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājāyeran, te sarve na niyatāsyuryādida samyaktve yāvanmahāparinirvāe, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[35] ||

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sanh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không có được sự an trú vững chắc ở nơi bản tánh chân thực[36], cho đến khi thể nhập Đại-bát Niết-bàn[37], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१२. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे अनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धस्य कश्चित्सत्त्वः श्रावकाणां गणनामधिगच्छेत्, अन्तशस्त्रिसाहस्रमहासाहस्रपर्यापन्ना अपि सर्वसत्त्वाः प्रत्येकबुद्धभूताः कल्पकोटीनियुतशतसहस्रमभिगणयन्तः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

12. sacenme bhagavastasmin buddhaketre anuttarā samyaksabodhimabhisabuddhasya kaścitsattva śrāvakāā gaanāmadhigacchet, antaśastrisāhasramahāsāhasraparyāpannā api sarvasattvā pratyekabuddhabhūtā kalpakoīniyutaśatasahasramabhigaayanta, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[38] ||

Bạch Thế Tôn, ở trong quốc độ Phật ấy của con, sau khi con thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nếu có chúng sanh nào, gồm cả chúng sanh ở trong một tỷ thế giới đều đã chứng đắc địa vị Duyên giác[39], mà có thể tính biết được số lượng Thanh văn[40] ở nơi quốc độ Phật của con, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१३. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे अनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धस्य प्रमाणिकी मे प्रभा भवेत्, अन्तशो बुद्धक्षेत्रकोटीनियुतशतसहस्रप्रमाणेनापि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

13. sacenme bhagavastasmin buddhaketre anuttarā samyaksabodhimabhisabuddhasya pramāikī me prabhā bhavet, antaśo buddhaketrakoīniyutaśatasahasrapramāenāpi, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[41] ||

Bạch Thế Tôn, sau khi con thành bậc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nếu ánh sáng[42] của con ở nơi quốc độ Phật ấy có hạn lượng với số lượng khoảng chừng trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१४. सचेन्मे भगवन्ननुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धस्य तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे सत्त्वानां प्रमाणीकृतमायुष्प्रमाणं भवेत्, अन्यत्र प्रणिधानवशेन, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

14. sacenme bhagavannanuttarā samyaksabodhimabhisabuddhasya tasmin buddhaketre sattvānā pramāīktamāyupramāa bhavet, anyatra praidhānavaśena, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[43] ||

Bạch Thế Tôn, sau khi con thành bậc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, thọ mạng của những chúng sanh nơi quốc độ Phật ấy của con, nếu có biên tế giới hạn[44], ngoại trừ do vì năng lực bản nguyện[45], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१५. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्यायुष्प्रमाणं पर्यन्तीकृतं भवेत्, अन्तशः कल्पकोटीनियुतशतसहस्रगणयापि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

15. sacenme bhagavan bodhiprāptasyāyupramāa paryantīkta bhavet, antaśakalpakoīniyutaśatasahasragaayāpi, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[46] ||

Bạch Thế Tôn, sau khi con thành tựu Bồ-đề[47], nếu thọ mạng của con có hạn lượng khoảng chừng trăm ngàn ức triệu kiếp, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१६. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे सत्त्वानामकुशलस्य नामधेयमपि भवेत्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

16. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tasmin buddhaketre sattvānāmakuśalasya nāmadheyamapi bhavet, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[48] ||

Bạch Thế Tôn, sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu có tên gọi của những chúng sanh bất thiện[49] nơi quốc độ Phật ấy của con, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१७. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य नाप्रमयेषु बुद्धक्षेत्रेषु अप्रमेयासंख्येया बुद्धा भगवन्तो नामधेयं परिकीर्तयेयुः, न वर्णं भाषेरन्, न प्रशंसामभ्युदीरयेरन्, न समुदीरयेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

17. sacenme bhagavan bodhiprāptasya nāpramayeu buddhaketreu aprameyāsakhyeyā buddhā bhagavanto nāmadheya parikīrtayeyu, na vara bhāeran, na praśasāmabhyudīrayeran, na samudīrayeyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[50] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, vô lượng, vô số chư Phật Thế Tôn, ở nơi vô lượng quốc độ Phật, không tán thán[51], không diễn thuyết[52], không cùng nhau tuyên dương[53], không cùng một lúc phô bày[54], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१८. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य ये सत्त्वा अन्येषु लोकधातुष्वनुत्तरायां सम्यक्संबोधौ चित्तमुत्पाद्य मम नामधेयं श्रुत्वा प्रसन्नचित्ता मामनुस्मरेयुः, तेषां चेदहं मरणकालसमये प्रत्युपस्थिते भिक्षुसंघपरिवृतः पुरस्कृतो न पुरतस्तिष्ठेयं यदिदं चित्ताविक्षेपतायै, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

18. sacenme bhagavan bodhiprāptasya ye sattvā anyeu lokadhātuvanuttarāyā samyaksabodhau cittamutpādya mama nāmadheya śrutvā prasannacittā māmanusmareyu, teā cedahamaraakālasamaye pratyupasthite bhikusaghaparivta puraskto na puratastiṣṭheya yadidacittāvikepatāyai, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[55] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những loại chúng sanh ở nơi những thế giới khác, phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nghe danh hiệu[56] của con, tâm kính tín thanh tịnh[57], hành trì danh hiệu ấy[58], những chúng sanh đó trong lúc lâm chung[59], nếu họ nhớ nghĩ đến con mà chúng hội Tỷ-kheo[60] không tiếp cận[61], đứng trước mặt họ[62], vây quanh cung kính tiếp độ dẫn dắt[63] tâm sáng suốt của họ[64], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१९. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य अप्रमेयासंख्येयेषु बुद्धक्षेत्रेषु ये सत्त्वा मम नामधेयं श्रुत्वा तत्र बुद्धक्षेत्रे चित्तं प्रेरयेयुः, उपपत्तये कुशलमूलानि च परिणामयेयुः, ते तत्र बुद्धक्षेत्रे नोपपद्येरन्, अन्तशो दशभिश्चित्तोत्पादपरिवर्तैः स्थापयित्वा आनन्तर्यकारिणः सद्धर्मप्रतिक्षेपावरणकृतांश्च सत्त्वान्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

19. sacenme bhagavan bodhiprāptasya aprameyāsakhyeyeu buddhaketreu ye sattvā mama nāmadheya śrutvā tatra buddhaketre citta prerayeyu, upapattaye kuśalamūlāni ca pariāmayeyu, te tatra buddhaketre nopapadyeran, antaśo daśabhiścittotpādaparivartaisthāpayitvā ānantaryakāria saddharmapratikepāvaraakśca sattvān, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[65] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những chúng sanh ở nơi vô lượng, vô số[66] quốc độ Phật, nghe danh hiệu của con, nếu những chúng sanh nơi các quốc độ Phật ấy phát khởi thiện căn[67], tín tâm thanh tịnh, hồi hướng[68], muốn sanh đến quốc độ Phật ấy của con, niệm chừng khoảng mười niệm[69] liền được sinh về, ngoại trừ[70] những chúng sanh phạm tội ngũ nghịch[71] và tội phỉ báng chánh pháp[72]. Nếu không phải vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२०. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते सर्वे नैकजातिप्रतिबद्धाः स्युरनुत्तरायां सम्यक्संबोधौ स्थापयित्वा प्रणिधानविशेषान्, तेषामेव बोधिसत्त्वानां महासत्त्वानां महासंनाहसंनद्धानां सर्वलोकार्थसंबुद्धानां सर्वलोकाभियुक्तानां सर्वलोकपरिनिर्वाणाभियुक्तानां सर्वलोकधातुषु बोधिसत्त्वचर्यां चरितुकामानां सर्वबुद्धानां संवर्तुकामानां

20. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye sattvā pratyājātā bhaveyu, te sarve naikajātipratibaddhā syuranuttarāyā samyaksabodhau sthāpayitvā praidhānaviśeān, teāmeva bodhisattvānā mahāsattvānā mahāsanāhasanaddhānāsarvalokārthasabuddhānā sarvalokābhiyuktānā sarvalokaparinirvāābhiyuktānāsarvalokadhātuu bodhisattvacaryā caritukāmānā sarvabuddhānā savartukāmānāgagānadīvālukāsamān sattvān anuttarāyā samyaksabodhau pratiṣṭhāpakānā bhūyaśca uttaracaryābhimukhānā samantabhadracaryāniryātānām, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[73] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu những chúng sanh ở nơi các quốc độ Phật khác, chỉ còn một đời nữa[74] là thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, mà nguyện sanh về quốc độ Phật của con. Ngoại trừ bản nguyện[75] của những Bồ-Tát Đại Sĩ trang phục bằng khối giáp nhẫn kiên cố[76], vì lợi ích giác ngộ cho hết thảy thế gian[77]; vì sự tinh cần của hết thảy thế gian[78]; vì cần hành đưa hết thế gian đến chỗ tịch tĩnh[79]; vì nguyện lực của Bồ-tát du hành hết thảy thế giới[80]; vì thệ nguyện phụng sự hết thảy chư Phật; vì muốn an trú[81] hằng hà sa số chúng sanh ở nơi địa vị giác ngộ tối thượng, đi đến hành nguyện giải thoát thù thắng[82]; và thực hành đức hạnh của Phổ Hiền cùng khắp ngay trong hiện tiền[83]. Nếu không phải vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२१. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये बोधिसत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते सर्वे एकपुरोभक्तेन अन्यानि बुद्धक्षेत्राणि गत्वा बहूनि बुद्धशतानि बहूनि बुद्धसहस्राणि बहूनि बुद्धशतसहस्राणि बह्वीर्बुद्धकोटीर्यावद्बहूनि बुद्धकोटीनियुतशतसहस्राणि नोपतिष्ठेरन् सर्वसुखोपधानैः तदिदं बुद्धानुभावेन, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

21. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye bodhisattvā pratyājātā bhaveyu, te sarve ekapurobhaktena anyāni buddhaketrāi gatvā bahūni buddhaśatāni bahūni buddhasahasrāi bahūni buddhaśatasahasrāi bahvīrbuddhakoīryāvadbahūni buddhakoīniyutaśatasahasrāi nopatiṣṭheran sarvasukhopadhānai tadida buddhānubhāvena, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[84] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những Bồ-tát ở các quốc độ Phật khác, nguyện sanh vào quốc độ Phật ấy của con, với chư Phật hộ niệm[85], với hết thảy sự an lạc sinh khởi[86], mà họ đi đến các quốc độ Phật khác, nhiều[87] tới hàng nghìn vị Phật[88], nhiều tới hàng trăm nghìn vị Phật[89]; nhiều tới hàng ức vị Phật[90], cho đến nhiều tới hàng ức triệu trăm nghìn vị Phật[91], với thời gian khoảng chừng một bữa ăn sáng[92], mà không cùng một lúc, hiện tiền thiết lễ cúng dường[93], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२२. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्त तत्र बुद्धक्षेत्रे बोधिसत्त्वा यथारूपैराकारैराकाङ्क्षेयुः कुशलमूलान्यवरोपयितुं यदिदं सुवर्णेन वा रजतेन वा मणिमुक्तावैडूर्यशङ्खशिलाप्रवालस्फटिकमुसारगल्वलोहितमुक्ताश्मगर्भादिभिर्वा अन्यतमान्यतमैः सर्वै रत्नैर्वा सर्वगन्धपुष्पमाल्यविलेपनधूपचूर्णचीवरच्छत्रध्वजपताकाप्रदीपैर्वा सर्वनृत्यगीतवाधैर्वा, तेषां च तथारूपा आहाराः सहचित्तोत्पादान्न प्रादुर्भवेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

22. sacenme bhagavan bodhiprāptasta tatra buddhaketre bodhisattvā yathārūpairākārairākākeyu kuśalamūlānyavaropayitu yadida suvarena vā rajatena vā maimuktāvaiūryaśakhaśilāpravālasphaikamusāragalvalohitamuktāśmagarbhādibhirvā anyatamānyatamai sarvai ratnairvā sarvagandhapupamālyavilepanadhūpacūracīvaracchatradhvajapatākāpradīpairvāsarvantyagītavādhairvā, teā ca tathārūpā āhārā sahacittotpādānna prādurbhaveyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[94] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những hàng Bồ-tát nơi quốc độ Phật ấy của con, khởi suy nghĩ rằng: “Chúng ta làm như thế nào ở trong thế giới này, cầu mong các hình tướng vật dụng hiện ra đúng như hình sắc[95], từ thiện căn vốn đã gieo trồng[96]”. Ý niệm đó vừa khởi, thì tất cả vật dụng quý báu giống như: vàng[97], bạc[98], ngọc trai[99], ngọc lưu ly[100], ngọc mai khôi[101], ngọc thạch[102], san hô[103], pha lê[104], xa cừ[105], xích châu[106], mã não[107] và hết thảy những loại báu vật[108] khác… Hoặc hết thảy vật dụng như hương[109], vòng hoa[110], dầu[111], hương xoa, hương đốt[112], hương viên[113], y phục, bảo cái[114], tràng phan[115], đèn… Hoặc các hình thức âm nhạc giống như múa vũ[116], ngâm vịnh… Chúng Bồ-tát quốc độ ấy vừa khởi niệm cúng dưỡng[117], thì mọi vật dụng như ý đều hiện tiền. Nếu không phải như vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२३. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते सर्व न सर्वज्ञतासहगतां धर्मकथां कथयेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

23. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye sattvā pratyājātā bhaveyu, te sarva na sarvajñatāsahagatā dharmakathā kathayeyu, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[118] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu khi con thành tựu Bồ-đề, những chúng sanh muốn sanh về quốc độ Phật ấy của con, mà khả năng thuyết pháp[119] của hết thảy họ không cùng đạt đến[120] nhất thiết trí tánh[121], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२४. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये बोधिसत्त्वा एवं चित्तमुत्पादयेयुः-यदिहैव वयं लोकधातौ स्थित्वा अप्रमेयासंख्येयेषु बुद्धक्षेत्रेषु बुद्धान् भगवतः सत्कुर्याम् गुरुकुर्याम् मानयेम पूजयेम यदिदं चीवरपिण्डपात्रशयनासनग्लानप्रत्ययभैषज्यपरिष्कारैः पुष्पधूपदीपगन्धमाल्यविलेपनचूर्णचीवरच्छत्रध्वजपताकाभिर्नानाविधनृत्यगीतवाद्यै रत्नवर्षैरिति, तेषां च बुद्धा भगवन्तः सहचित्तोत्पादान्न प्रतिगृह्णीयुर्यदिदमनुकम्पामुपादाय, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

24. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye bodhisattvā eva cittamutpādayeyu-yadihaiva vaya lokadhātau sthitvā aprameyāsakhyeyeu buddhaketreu buddhān bhagavatasatkuryām gurukuryām mānayema pūjayema yadidacīvarapiṇḍapātraśayanāsanaglānapratyayabhaiajyaparikāraipupadhūpadīpagandhamālyavilepanacūracīvaracchatradhvajapatākābhirnānāvidhantyagītavādyai ratnavarairiti, teā ca buddhā bhagavanta sahacittotpādānna pratighīyuryadidamanukampāmupādāya, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[122] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những vị Bồ-tát ở trong quốc độ Phật ấy của con, khởi tâm niệm như vậy: “Chúng ta sống ở nơi thế giới này, mà các loại y phục, bình bát, thức ăn, giường nằm, thuôc men chữa trị các bệnh duyên; các loại như hoa, hương đốt, đèn, hương xông, vòng hoa, dầu, hương bột, vải, lọng, tràng phan, cùng nhiều loại nhạc, vũ, ca ngâm, các loại mưa báu theo tâm niệm mà khởi, được quy kỉnh chân thật[123], tôn kính đạo sư[124], và cúng dường[125] từ bởi chúng con đến chư Phật - Thế Tôn ở nơi vô lượng, vô số quốc độ Phật ấy và chư Phật Thế Tôn ở nơi vô lượng, vô số thế giới ấy cùng lúc khởi tâm thương xót, nạp thọ”. Nếu niệm của họ sinh khởi mà không được như vậy, thì con thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२५. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये बोधिसत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते सर्वे न नारायणवज्रसंहतात्मभावस्थामप्रतिलब्धा भवेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

25. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye bodhisattvā pratyājātā bhaveyu, te sarve na nārāyaavajrasahatātmabhāvasthāmapratilabdhā bhaveyu, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[126] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những Bồ-tát sanh về quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không chứng được[127] thân thể có sức mạnh kiên cố[128] như thân Kim cang Na la diên[129], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२६. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे यः कश्चित्सत्त्वोऽलंकारस्य वर्णपर्यन्तमुद्गृह्णीयात्-अन्तशो दिव्येनापि चक्षुषा एवंवर्णमेवंविभूति इदं बुद्धक्षेत्रमिति नानावर्णतां जानीयात्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

26. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ya kaścitsattvo'lakārasya varaparyantamudghīyāt-antaśo divyenāpi cakuā evavaramevavibhūti idabuddhaketramiti nānāvaratā jānīyāt, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[130] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, bất cứ chúng sanh nào ở trong quốc độ Phật ấy của con, thành tựu được thiên nhãn[131], mà hiểu được[132] phạm vi giới hạn màu sắc[133] của sự trang nghiêm[134], số lượng như vậy[135], hình sắc thù đặc như vậy[136], biết được bản chất của sự trang nghiêm nơi quốc độ Phật này, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२७. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे यः सर्वपरीत्तकुशलमूलो बोधिसत्त्वः सोऽन्तशो योजनशतोत्थितमुदारवर्णं बोधिवृक्षं न संजानीयात्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

27. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ya sarvaparīttakuśalamūlo bodhisattvaso'ntaśo yojanaśatotthitamudāravara bodhivka na sajānīyāt, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[137] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những Bồ-tát ở nơi quốc độ Phật ấy của con, có thiện căn ít nhất[138], mà không có khả năng nhìn thấy và hiểu biết[139] được cây bồ đề[140] màu sắc thù diệu[141], cao một trăm do tuần[142], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२८. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे कस्यचित्सत्त्वस्योद्देशो वा स्वाध्यायो वा कर्तव्यः स्यात्, न ते सर्वे प्रतिसंवित्प्राप्ता भवेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

28. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre kasyacitsattvasyoddeśo vā svādhyāyo vā kartavya syāt, na te sarve pratisavitprāptā bhaveyu, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[143] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những chúng sanh nào ở nơi quốc độ Phật ấy của con đã được giảng dạy[144] hoàn tất[145], thọ trì đọc tụng[146] kinh pháp, mà không đạt được trí tuệ biện tài vô ngại[147], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२९. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य नैवं प्रभास्वरं तद्बुद्धक्षेत्रं भवेद्यत्र समन्तादप्रमेयासंख्येयाचिन्त्यातुल्यापरिमाणानि बुद्धक्षेत्राणि संदृश्येरन् तद्यथापि नाम परिमृष्टे आदर्शमण्डले मुखमण्डलम्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

29. sacenme bhagavan bodhiprāptasya naiva prabhāsvara tadbuddhaketra bhavedyatra samantādaprameyāsakhyeyācintyātulyāparimāāni buddhaketrāi sadśyeran tadyathāpi nāma parimṛṣṭe ādarśamaṇḍale mukhamaṇḍalam, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[148] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu giác ngộ, ánh sáng thanh tịnh[149] quốc độ Phật ấy của con, không soi chiếu phổ khắp[150] thế giới chư Phật vô lượng, vô số, không thể suy lường như vậy, thí như[151] nơi tấm gương sáng tròn[152] soi hình[153] khuôn mặt tròn trịa[154], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३०. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे धरणीतलमुपादाय यावदन्तरीक्षाद्देवमनुष्यविषयातिक्रान्तस्याभिजातस्य धूपस्य तथागतबोधिसत्त्वपूजाप्रत्यर्हस्य सर्वरत्नमयानि नानासुरभिगन्धघटिकाशतसहस्राणि सदा निधूपितान्यव न स्युः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

30. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre dharaītalamupādāya yāvadantarīkāddevamanuyaviayātikrāntasyābhijātasya dhūpasya tathāgatabodhisattvapūjāpratyarhasya sarvaratnamayāni nānāsurabhigandhaghaikāśatasahasrāi sadā nidhūpitānyava na syu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[155]||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu giác ngộ, từ mặt đất cho đến hư không ở quốc độ Phật ấy, hết thảy loại báu vật hiệp thành[156], trăm ngàn lư hương tỏa ra các loại hương thơm thù diệu[157], hương thơm thù diệu[158] tỏa ra này, hương của nó luôn luôn xông ướp[159] siêu việt thế giới[160] của trời người[161], hiệp thành[162] lên đến[163] tận mười phương hư không, để cung dưỡng[164] Bồ-tát, và các đức Như Lai. Nếu không phải vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३१. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे न सदाभिप्रवृष्टान्येव सुगन्धिनानारत्नपुष्पवर्षाणि सदा प्रवादिताश्च मनोज्ञस्वरा वाद्यमेघा न स्युः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

31. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre na sadābhipravṛṣṭānyeva sugandhinānāratnapupavarāi sadā pravāditāśca manojñasvarā vādyameghā na syu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[165] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu trong quốc độ Phật ấy, không thường mưa xuống các loại hoa báu[166], hương thơm thượng hạng mầu nhiệm[167]; không có những đám mây nhạc âm nhạc[168] với những âm thanh ưa thích[169] luôn luôn[170] diễn tấu tán dương[171], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३२. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य ये सत्त्वा अप्रमेयासंख्येयाचिन्यातुल्येषु लोकधातुष्वाभया स्फुटा भवेयुः, ते सर्वे न देवमनुष्यसमतिक्रान्तेन सुखेन समन्वागता भवेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

32. sacenme bhagavan bodhiprāptasya ye sattvā aprameyāsakhyeyācinyātulyeu lokadhātuvābhayā sphuā bhaveyu, te sarve na devamanuyasamatikrāntena sukhena samanvāgatā bhaveyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[172] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu có những chúng sanh ở trong vô lượng, vô số thế giới bất khả tư nghị, xúc chạm đến ánh sáng[173] của con, mà hết thảy họ không thành tựu[174] với an lạc[175], siêu việt trời người, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३३. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य समन्तादप्रमेयाचिन्त्यातुल्यापरिमाणेषु बुद्धक्षेत्रेषु बोधिसत्त्वा महासत्त्वा मम नामधेयं श्रुत्वा तच्छ्रवणसहगतेन कुशलेन जातिव्यतिवृत्ताः सन्तो न धारणीप्रतिलब्धा भवेयुर्यावद्बोधिमण्डपर्यन्तमिति, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

33. sacenme bhagavan bodhiprāptasya samantādaprameyācintyātulyāparimāeu buddhaketreu bodhisattvā mahāsattvā mama nāmadheya śrutvā tacchravaasahagatena kuśalena jātivyativttāsanto na dhāraīpratilabdhā bhaveyuryāvadbodhimaṇḍaparyantamiti, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[176] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành bậc giác ngộ, các vị Bồ-tát Đại sĩ từ nơi các quốc độ Phật vô lượng, vô số, bất khả tư nghị, nghe danh hiệu con, mà không thoát ly đời sống sanh tử[177], cùng nhau thành tựu thiện không thoái chuyển[178], đạt được đà-la-ni[179], cho tới khi[180] đến nơi đạo tràng Bồ-đề[181], thì con không thành tựu[182] A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३४. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य समन्तादप्रमेयासंख्येयाचिन्त्यातुल्यापरिमाणेषु बुद्धक्षेत्रेषु याः स्त्रियो मम नामधेयं श्रुत्वा प्रमादं संजनयेयुः, बोधिचित्तं नोत्पादयेयुः, स्त्रीभावं च न विजुगुप्सेरन्, जातिव्यतिवृत्ताः समानाः सचेद्द्वितीयं स्त्रीभावं प्रतिलभेरन्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

34. sacenme bhagavan bodhiprāptasya samantādaprameyāsakhyeyācintyātulyāparimāeu buddhaketreu yā striyo mama nāmadheya śrutvā pramāda sajanayeyu, bodhicittanotpādayeyu, strībhāva ca na vijugupseran, jātivyativttā samānā saceddvitīya strībhāvapratilabheran, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[183] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu những người nữ[184] nào trong các quốc độ Phật ở nơi khắp vô lượng, vô số, bất khả tư nghị, khi nghe danh hiệu con, sanh tịnh tín hoan hỷ[185], phát bồ đề tâm, nhàm chán[186] thân nữ[187], ước muốn thoát ly, mà đời sau khi tái sinh[188], vẫn mang thân nữ giống như cũ[189], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३५. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य समन्ताद्दशसु दिक्षु अप्रमेयासंख्येयाचिन्त्यातुल्यापरिमाणेषु बुद्धक्षेत्रेषु ये बोधिसत्त्वा मम नामधेयं श्रुत्वा प्रणिपत्य पञ्चमण्डलनमस्कारेण वन्दिष्यन्ते ते बोधिसत्त्वचर्यां चरन्तो न सदेवकेन लोकेन सत्क्रियेरन्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

35. sacenme bhagavan bodhiprāptasya samantāddaśasu diku aprameyāsakhyeyācintyātulyāparimāeu buddhaketreu ye bodhisattvā mama nāmadheyaśrutvā praipatya pañcamaṇḍalanamaskārea vandiyante te bodhisattvacaryā caranto na sadevakena lokena satkriyeran, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[190] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát ở các quốc độ Phật vô lượng, vô số, bất khả tư nghị, khắp cả mười phương, khi nghe danh hiệu của con, cúi đầu[191] quy kỉnh[192] với năm vóc sát đất[193], thường tu phạm hành của Bồ-tát[194], mà không được kính tin[195] bởi chư thiên giới[196], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३६. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य कस्यचिद्बोधिसत्त्वस्य चीवरधावनशोषणसीवनरञ्जनकर्म कर्तव्यं भवेत्, न त्वेव नवाभिजातचीवररत्नैः प्रावृतमेवात्मानं संजानीयुः सहचित्तोत्पादात्तथागतानुज्ञातैः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

36. sacenme bhagavan bodhiprāptasya kasyacidbodhisattvasya cīvaradhāvanaśoaasīvanarañjanakarma kartavya bhavet, na tveva navābhijātacīvararatnaiprāvtamevātmāna sajānīyu sahacittotpādāttathāgatānujñātai, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[197] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu y phục của Bồ-tát, ở quốc độ Phật ấy của con[198], còn có sự giặt giũ[199], giăng phơi hong sáy[200], may cắt, nhuộm[201], và các phẩm vật[202] y phục  mới đẹp, quý báu[203] không tự nhiên[204] cùng xuất hiện[205] từ sự khởi tâm[206] tán đồng[207] của Như Lai, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३७. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे सहोत्पन्नाः सत्त्वा नैवंविधं सुखं प्रतिलभेरंस्तद्यथापि नाम निष्परिदाहस्यार्हतो भिक्षोस्तृतीयध्यानसमापन्नस्य, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

37. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre sahotpannā sattvā naivavidhasukha pratilabherastadyathāpi nāma niparidāhasyārhato bhikosttīyadhyānasamāpannasya, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[208] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu những chúng sanh cùng sanh ra[209] ở nơi quốc độ Phật ấy của con, thành tựu an lạc khoảng thời gian, không giống như thời gian[210] vị Tỷ-kheo A-la-hán tâm thoát ly phiền não[211], nhập vào tĩnh lự thứ ba[212], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३८. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये बोधिसत्त्वाः प्रत्याजाताः, ते यथारूपं बुद्धक्षेत्रे गुणालंकारव्यूहमाकाङ्क्षेयुः, तथारूपं नानारत्नवृक्षेभ्यो न संजनयेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

38. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye bodhisattvā pratyājātā, te yathārūpa buddhaketre guālakāravyūhamākākeyu, tathārūpa nānāratnavkebhyo na sajanayeyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[213] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát đã sinh về trong quốc độ Phật ấy của con, không nhìn thấy cây báu đặc biệt[214] hình sắc như thực[215] ở nơi quốc độ Phật ấy, được trang nghiêm vẻ đẹp bên ngoài[216] bằng các loại công đức sắc tướng như thực, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३९. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य मम नामधेयं श्रुत्वा अन्यबुद्धक्षेत्रोपपन्ना बोधिसत्त्वा इन्द्रियबलवैकल्यं गच्छेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

39. sacenme bhagavan bodhiprāptasya mama nāmadheya śrutvā anyabuddhaketropapannā bodhisattvā indriyabalavaikalya gaccheyu, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[217] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, các vị Bồ-tát đã sanh ra ở các quốc độ Phật khác[218], khi nghe danh hiệu con, mà các căn khiếm khuyết không đầy đủ[219], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

 

४०. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तदन्यबुद्धक्षेत्रस्थाने बोधिसत्त्वा मम नामधेयसहश्रवणान्न सुविभक्तवतीं नाम समाधिं प्रतिलभेरन्, यत्र समाधौ स्थित्वा बोधिसत्त्वा एकक्षणव्यतिहारेण अप्रमेयासंख्येयाचिन्त्यातुल्यापरिमाणान् बुद्धान् भगवतः पश्यन्ति, स चैषां समाधिरन्तरा विप्रणश्येत्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

40. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tadanyabuddhaketrasthāne bodhisattvā mama nāmadheyasahaśravaānna suvibhaktavatī nāma samādhi pratilabheran, yatra samādhau sthitvā bodhisattvā ekakaavyatihārea aprameyāsakhyeyācintyātulyāparimāān buddhān bhagavatapaśyanti, sa caiā samādhirantarā vipraaśyet, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[220] ||

Bạch Thế Tôn! Sau con thành tựu Bồ-đề, nếu những vị Bồ-tát đang sống ở nơi những quốc độ Phật khác, đồng thời nghe danh hiệu con, liền thành tựu tam muội tên là thanh tịnh giải thoát[221]. Các vị Bồ-tát an trú ở trong tam-muội ấy, với trong khoảnh khắc[222] mà nhìn thấy[223] vô số, vô lượng, bất khả tư nghị chư Phật, Thế Tôn, mà vẫn không mất thời gian tam muội đó của họ. Không phải như thế, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४१. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तदन्येषु बुद्धक्षेत्रेषु मम नामधेयं श्रुत्वा तच्छ्रवणसहगतेन कुशलमूलेन सत्त्वा नाभिजातकुलोपपत्तिं प्रतिलभेरन् यावद्बोधिपर्यन्तम्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

41. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tadanyeu buddhaketreu mama nāmadheya śrutvā tacchravaasahagatena kuśalamūlena sattvā nābhijātakulopapatti pratilabheran yāvadbodhiparyantam, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[224] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các chúng sanh ở nơi những quốc độ Phật khác, vốn có thiện căn, khi nghe danh hiệu con, mà lại không được sanh vào gia đình dõng dõi tôn quý[225], cho đến khi đạt đến Tuệ Giác, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४२. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तदन्येषु बुद्धक्षेत्रेषु ये बोधिसत्त्वा मम नामधेयं श्रुत्वा तच्छ्रवणकुशलमूलेन यावद्बोधिपर्यन्तं ते सर्वे बोधिसत्त्वचर्याप्रीतिप्रामोद्यकुशलमूलसमवधानगता न भवेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

42. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tadanyeu buddhaketreu ye bodhisattvā mama nāmadheyaśrutvā tacchravaakuśalamūlena yāvadbodhiparyanta te sarve bodhisattvacaryāprītiprāmodyakuśalamūlasamavadhānagatā na bhaveyu, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[226] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, các vị Bồ-tát ở nơi những quốc độ Phật khác, vốn có thiện căn[227], mà hết thảy họ khi nghe danh hiệu con, không sinh đại hoan hỷ[228], thực hành Bồ-tát, tập hợp thành tựu viên mãn[229] thiện căn[230] cho đến lúc giác ngộ, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४३. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य सहनामधेयश्रवणात्तदन्येषु लोकधातुषु बोधिसत्त्वा न समन्तानुगतं नाम समाधिं प्रतिलभेरन्, यत्र स्थित्वा बोधिसत्त्वा एकक्षणव्यतिहारेण अप्रमेयासंख्येयाचिन्यातुल्यापरिमाणान् बुद्धान् भगवतः सत्कुर्वन्ति, स चैषां समाधिरन्तरा विप्रणश्येद्यावद्बोधिमण्डपर्यन्तम्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

43. sacenme bhagavan bodhiprāptasya sahanāmadheyaśravaāttadanyeu lokadhātuu bodhisattvā na samantānugata nāma samādhi pratilabheran, yatra sthitvā bodhisattvā ekakaavyatihārea aprameyāsakhyeyācinyātulyāparimāān buddhān bhagavata satkurvanti, sa caiāsamādhirantarā vipraaśyedyāvadbodhimaṇḍaparyantam, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[231] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát ở những quốc độ khác đều nghe danh hiệu con, liền thành tựu tam muội tên là Phổ Chí[232] và những vị Bồ-tát ấy an trú ở trong tam muội này, cho đến khi đạt đến diệu Bồ-đề tràng[233], họ thường cung kính diện kiến[234] Chư Phật, Thế Tôn cùng tận khắp vô số, vô lượng, bất khả tư nghị với thời gian khoảng chừng nháy mắt mà tam muội của họ không hề thất tán, thì con mới thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४४. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः ते यथारूपां धर्मदेशनामाकाङ्क्षेयुः श्रोतुम्, तथारूपां सहचित्तोत्पादान्न शृणुयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

44. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye sattvā pratyājātā bhaveyu te yathārūpā dharmadeśanāmākākeyu śrotum, tathārūpā sahacittotpādānna śṛṇuyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[235] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu những chúng sanh nào phát nguyện sanh đến quốc độ Phật ấy của con, mà họ ước nguyện nghe được Pháp[236] như thực; liền sinh khởi tâm[237] nghe pháp như thật ấy, họ liền được nghe, thì con mới thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

 

४५. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे तदन्येषु बुद्धक्षेत्रेषु ये च बोधिसत्त्वा मम नामधेयं शृणुयुः, ते सहनामधेयश्रवणान्नावैवर्तिका भवेयुरनुत्तरायाः सम्यक्संबोधेः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

45. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre tadanyeu buddhaketreu ye ca bodhisattvā mama nāmadheya śṛṇuyu, te sahanāmadheyaśravaānnāvaivartikā bhaveyuranuttarāyā samyaksabodhe, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhisabudhyeyam[238] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát ở nơi những quốc độ Phật khác, họ ở ngay nơi những quốc độ Phật đó, mà nghe đến danh hiệu của con, liền được tối thượng chánh đẳng giác bất thối chuyển[239], ngay trong lúc khi đang nghe danh hiệu ấy, thì con mới thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४६. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य बुद्धशास्तुर्बुद्धक्षेत्रेषु ते बोधिसत्त्वा मम नामधेयं शृणुयुः, ते सहनामधेयश्रवनात्प्रथमद्वितीयतृतीयाः क्षान्तीः प्रतिलभेरन् नावैवर्तिका भवेयुर्बुद्धधर्मसंघेभ्यः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिबुध्येयम्॥८॥

46. sacenme bhagavan bodhiprāptasya buddhaśāsturbuddhaketreu te bodhisattvā mama nāmadheya śṛṇuyu, te sahanāmadheyaśravanātprathamadvitīyattīyā kāntī pratilabheran nāvaivartikā bhaveyurbuddhadharmasaghebhya, mā tāvadahamanuttarāsamyaksabodhimabhibudhyeyam[240].

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, trở thành bậc Đạo Sư Giác Ngộ[241], nếu những vị Bồ-tát ở các quốc độ Phật khác, nghe được danh hiệu con, thì ngay lúc khi nghe danh hiệu ấy, mà không thành tựu tức thì các Pháp nhẫn[242] thứ nhất[243], thứ hai[244], thứ ba[245]; không chứng đạt địa vị bất thối chuyển đối với Phật, Pháp, Tăng[246], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.



[1] Tương đương với Nguyện thứ nhất của Hán văn, T12n0360, tr. 0267c17: 設我得佛。國有地獄餓鬼畜生者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, quốc độ có địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác. Chấp nhận: Hán: Thủ, Skt. Upādāna đi từ động từ căn là Upā-dā có nghĩa là, nhận lấu, kết nạp, chứa đựng, chấp nhận, bám lấy, bám vào…

[2] Địa ngục, Skt. Naraka, Htr.: Nại-lạc-ca: chốn hành tội. Mà ở đây từ Pāli và Sanskrit hỗn chủng của nó làNiraya, được hiểu từ Nis-aya, đi xuống chỗ tan hoại, hủy diệt. Khi viết từ Skt. Nāraka, Htr.: na-lạc-ca. Từ nā với a dài, từ này chỉ cho chúng sinh nơi xứ sở Naraka. Định nghĩa theo PTS. Visuddhimagga 427: n’ atthi ettha assādasaññito ayo: ở đây hoàn toàn không có nhân của lạc. Về từ Aya Ñanamoli (p.419, 506) hiểu là “nhân do” (reason; aya=kāraņa). Tỳ bà sa và Thuận chánh lý, đều nêu ra năm định nghĩa về từ nguyênNaraka và Nāraka. Từ Naraka đã xuất hiện trong Śukla Yajur Veda, Atharva Veda, trước hoặc gần thời Phật, nghĩa đen được hiểu là “thuộc về loài người” do từ Skt. Nara+ka.  Sớm hơn ở Rig Veda, hình như không có ý niệm địa ngục vì trong ba cấp thế giới: Bhūr., bhuvas., svar., được nói đến, không có nơi nào được ám chỉ là địa ngục. Xem thêm. Vishnu Puraņa, Bhagavata.

[3] Skt. Triyagyoni/tiracchānayoni: loài sinh ngang, chỉ tất cả loài động vật, côn trùng, chúng khi đi không thẳng mình lên được. Bao gồm cả động vật thần thoại như Garuda (ca-lầu-la, thần điểu), hay thần long nāga(na-già). Pāli là Tiracchana. Hán phiên âm là Để-lật-xa và dịch là súc sanh, bàng sanh, hoạnh sanh v.v..

[4] Ngạ quỷ, Skt. Preta/peta, do pra-ita: đã đi, tức chỉ cho những kẻ đã đi, nghĩa là đã khuất hay đã chết. Hán phiên âm là Tiết-lệ-đa, Bế-lệ-đa, Tỉ-lễ-đa, Tỉ-lợi-đa, Di-lệ-đa, Bế-đa và dịch là ngạ quỷ, quỷ thú. Thế giới của chúng được gọi là Pretavişaya: thế giới của những người đã khuất. Truyền thống Pāli nêu lên bốn loại ngạ quỷ; Thuận chánh lý 31, có 3 loại; Du-già 4, có ba loại; v.v.. Tỳ-bà-sa 12, tr. 59a15 tt.: không ai mà không có thân nhân trong loài ngạ quỷ.

[5] A-tu-la 阿修羅, Skt. Asura,  còn được phiên âm là A-tác-la 阿 索 羅, A-tô-la 阿 蘇 羅, A-tố-la 阿 素 羅, 阿 素 洛A-tố-lạc, 阿 須 倫 A-tu-luân.  Trong Avesta, A-tu-la viết là Ahura, có động từ ah: là, tồn tại; tương đương với động từ as: là, tồn tại của từ Asura. Nên Asura hay Ahura đều có nghĩa là tự thể, hữu thể tối cao, tức là thần linh. Thời kỳ sau Veda, ngữ nguyên của Asura, được hiểu là: A-sura: phi thần, sura: thần linh, bằng ngữ tộc với svar, có nghĩa là thiên giới, bầu trời, khung trời v.v… + tiền tố phủ định từ “A”: không, phi. Hán dịch là: Phi thiên 非 天, Phi đồng loại 非 同 類. Còn trong Pāli ngữ, Sura được hiểu là rượu, A: không; nên từ đó xuất hiện truyện kể các vị A-tu-la do uống rượu bị say, nên bị các Indra, Thiên đế thích, ôm ném xuống biển, khi tỉnh dậy hiểu rằng do say rượu mà bị ném khỏi thiên quốc, nên thề rằng từ giờ trở đi tuyệt đối không uống rượu, vì vậy Hán  cũng chuyển dịch Asura là Bất tửu, Bất ẩm tửu, dịch như vậy có thể lầm với nghĩa gốc của nó. Trong văn hệ Pāli gọi Asura là: Pubbadeva (S.11.5.Subhāsitajayasutt) hán dịch là “cựu thiên” 舊天 (dẫn Trường, T01n021, tr. 142a19).

[6] A-nậu-đa-la-tam-miệu tam-bồ-đề 阿耨 多羅三藐三菩提心; Skt.  Anuttarāsamyaksaṃbodhi. A-nậu-đa-la 阿耨 多羅 Skt. Anuttarā: vô thượng, tối thượng, vượt mức, tuyệt mức,…. Tam-miệu 三藐, Skt.Samyak: trực tiếp, đích thực, hiện thực, chính xác, hợp lý…. Tam-bồ-đề  三菩提, Skt. Saṃbodhi: toàn giác, tỉnh giác chính xác, bồ-đề… T12n0360, tr. 0267c17: 不取正覺 bất thủ chánh giác.

[7] T12n0360, tr. 0267c19: 設我得佛。國中人天。壽終之後. 復更三惡道者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ, sau khi mạng chung, mà còn bị rơi lại trong ba ác đạo, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[8] Skt. tatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātā bhaveyuḥ. T12n0360, tr. 0267c19: thử trung nhân thiên 國中人天.

[9] Skt. punastataścyutvā. T12n0360, tr. 0267c19: 壽終之後 thọ chung chi hậu.

[10] Về số lượng địa ngục tham khảo Vishnu Purana, và Câu-xá Phạn, tụng iii, 58, 59.

[11] T12n0360, tr. 0267c21: 設我得佛。國中人天。不悉真金色者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong nước con, sắc thân không phải bằng vàng chân thật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[12] Skt. suvarṇavarṇāḥ Ibid., 不悉真 chơn kim sắc. Anh: a golden colour.

[13] T12n0360, tr. 0267c23: 設我得佛。國中人天。形色不同有好醜者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ, hình và sắc có xấu đẹp dị biệt, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[14] Skt. saṃvṛti: đi tới cùng nhau.

[15] Skt. Prajñāya: phiên âm Bát-nhã, dịch ý là nhận thức, hiểu biết, tuệ giác, lãnh hội, trí tuệ v.v..

[16] Skt. vyavahāra: cư xử, thực hiện, hành động, thực hiện phổ biến;

[17] Skt. Mātrā: đo lường, tính toán.

[18] Skt. gaṇanāta: suynghĩ cá biệt.

[19] Hán văn nguyện 9, T12n0360, tr. 0268a06: 設我得佛。國中人天。 不得神足。 於一念頃下至 不能超過 百千億那 由他諸佛 國者。 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở quốc độ của con, nếu không đạt được thần túc, tối thiểu là ở ngay nơi một niệm mà không thể vượt quá trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[20] Skt. ṛddhivaśitāparamapāramitāprāptā: ṛddhi: Thần thông, thần lực; vaśitā: quyền kiểm soát.;parama: có para: tối tôn, tối thắng, vượt mực v.v.. pāramitā: ba-la-mật, dịch là bỉ ngạn đáo, cứu cánh;prāptā: Đạt được.

[21] Skt. Ekacittakṣaṇalavena: Với một sát-na tâm.

[22] Skt. Koṭīniyutaśatasahasrā: Ibid., 百千億那 由他 Bách thiên ức na do tha: Trăm ngàn ức triệu; koṭī,Hán phiên âm là câu-chi, câu-tri, câu-lê và dịch là ức. Tên gọi số lượng của Ấn Độ, theo cách tính của Trung Quốc, ức là một nghìn vạn. Theo Viên Trắc, Giải thâm mật kinh sớ 6, Tục 34, câu-chi có ba : 1/Mười vạn. 2/Trăm vạn. 3/Nghìn vạn; niyuta: nayuta, Hán phiên âm là na-do-tha, na-dữu-đa, ni-do-đa, na-thuật… và dịch là triệu. Từ chỉ về số của Ấn Độ; śatasahasrā: Trăm ngàn.

[23] Hán nguyện thứ 5, T12n0360, tr. 0267c25: 設我r得佛。國中人天。不悉識宿命。 下至知百千 億那由他諸 劫事者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, không biết được sinh mạng đời trước, tối thiểu là biết được sự việc từ trăm ngàn ức triệu kiếp về trước, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[24] Skt. jātismarā: nhớ lại được đời sống, sinh mạng trước. Skt.  jāti có động từ căn jan:  sinh ra; smarā đi từ động từ căn smṛ: nhớ lại.

[25] Hán nguyện thứ 6: T12n0360, tr. 0267: 我得佛國中人天不得天眼下至見百千億那由他諸佛國者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, nếu không có được thiên nhãn tối thiểu là thấy từ trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[26] Skt. divyasya cakṣuṣo lābhino: Chứng đạt con mắt của chư thiên. Hán: Thiên nhãn.

[27] Hán: T12n0360, tr. 0267c29: 得佛國中人天不得天耳下至聞百千億那由他諸佛所說不悉受持者不取正覺:

[28] Skt. divyasya śrotrasya lābhino: Chứng đắc cái nghe của chư thiên. Hán: Thiên nhĩ.

[29] Skt. Yugapatsaddharma: Thọ trì chánh pháp.

[30] Hán nguyện thứ 8: T12n0360, tr. 0268a03 設我得佛國中人天不得見他心智下至知百千億那由他諸佛國中

眾生心念者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, không đạt được cái trí thấy tâm người khác, tối thiểu là biết được trong tâm niệm của các chúng sanh từ trăm ngàn vạn triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[31] Skt. Paracittajñānakovidā: Trí thấy biết tâm người khác Paracitta, tha tâm, nghĩa là tâm của người khác; jñānakovidā: trí thấy biết…Hán dịch là tha tâm tất tri; minh giám tha tâm; kiến tha tâm trí; đắc tha tâm lạc…

[32] Skt. Cittacaritaparijñāna: Trí biết rõ tâm hành.

[33] Hán tương đương 10: T12n0360, tr. 0268a09: 設我得佛國中人天若起想念貪計身者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, nếu có khởi niệm tưởng, tham chấp đối với thân thể, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[34] Skt. kācitparigrahasaṃjñotpadyeta antaśaḥ svaśarīra và Hán dịch: nhược khởi tưởng niệm tham kế thân giả.

[35] Hán: T12n0360, tr. 0268a11: 設我得佛國中人天不住定聚必至滅度者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, không an trú ở trong thiền định, cho đến khi chứng đạt Niết-bàn, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[36] Skt. Niyatāḥ syuryādidaṃ samyaktve: trú định tụ., Skt. samyaktve: Tụ. Samyaktve: ở nơi bản tánh chân thật. Skt. niyatāḥ có tiền tố từ là ni và có căn là yat, thì nó có nghĩa là đi đến; và nếu tiền tố từ của nó làni và căn của nó là yam, thì nó có nghĩa là dừng lại hay an trú.

[37] Skt. Yāvanmahāparinirvāṇe. Mahāparinirvāṇe, có nghĩa là ở nơi đại Niết-bàn. Hán dịch là diệt độ.Mahāparinirvāṇe, vị biến Mahāparinirvāṇa. Hán phiên âm là Ma-ha bát-niết-bàn na và dịch là Đại bát niết bàn, đại-bát niết-bàn, đại niết-bàn, đại diệt độ

[38] Hán văn nguyện 14: T12n0360, tr. 0268a18: 設我得佛 國中聲聞有 能計量乃至三 千大千世界衆生緣覺 於百千劫悉 共計較 知其 数者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chúng Thanh Văn trong quốc độ con mà có thể tính biết được số lượng, cho đến chúng sanh trong một tỷ thế giới đều là bậc Duyên giác, cùng chung nhau tính đếm trải qua trăm ngàn kiếp mà biết được số lượng chúng Thanh Văn ấy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[39] Skt. Pratyekabuddha; Pāli. Paccekabuddha. Hán phiên âm Bát-lạt-y-ca-phật-đà; Tất-lặc-chi-để-ca-Phật; Bích-chi-ca-Phật; Bích-chi-Phật và dịch là Độc giác, Duyên giác.

[40] Skt. śrāvaka; Pāli. Sāvaka. Hán phiên âm Xá-la-bà-ca và dịch là Thanh văn hay đệ tử.

[41] Hán văn nguyện 12: T12n0360, tr. 0268a14: 設我得佛光明有能限量下至不照百千億那由他諸佛國者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, nếu ánh sáng có hạn lượng, tối thiểu mà không soi chiếu đến tận trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[42] Skt. prabhā. Hán : quang minh

[43]Hán nguyện thứ 15: T12n0360, tr. 0268a20: 設我得佛國中人天壽命無能限量除其本願修短自在若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, thọ mạng không có hạn lượng, ngoại trừ họ có bản nguyện tự tại đối với dài và ngắn. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[44] Skt. āyuṣpramāṇaṃ: āyuṣ có nghĩa là đời sống, mạng sống, hiểu là thọ mạng; pramāṇaṃ có nghĩa là đo lường, biên tế, giới hạn. Hán: vô lượng thọ.

[45] Skt. Praṇidhānavaśena: praṇidhāna có nghĩa là thệ nguyện, ước nguyện; vaśena, vị biến của nó vaśa,có nghĩa sức mạnh, năng lực. Praṇidhānavaśena, bằng hay với sức mạnh của thệ nguyện. Hán: nguyện lực, bản nguyện.

[46] Hán nguyện thứ 13: T12n0360, tr. 0268a15: 設我得佛壽命有能限量下至百千億那由他劫者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, nếu sinh mạng có hạn lượng, thì ít nhất là phải sống đến trăm ngàn ức triệu kiếp; nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[47] Skt. bodhiprāpta. Bodhi, phiên âm là bồ-đề và dịch là giác, trí, tri, đạo…. Prāpta là thành tựu, chứng đắc, đạt được. Hán: đắc Phật, đắc bồ-đề.

[48] Hán nguyện thứ 16: 設我得佛國中人天乃至聞有不善名者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại trong quốc độ con, cho đến nếu nghe đến danh từ bất thiện, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[49] Skt. sattvānāmakuśalasya. Sattvā chúng sanh, chúng hữu tình; anāmakuśalasya biến cách thứ sáu: tên gọi bất thiện. Hán: bất thiện danh.

[50] Hán nguyện thứ 17: T12n0360, tr. 0268a25: 設我得佛十方世界無量諸佛不悉諮嗟稱我名者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, vô lượng chư Phật ở trong mười phương thế giới, nếu không đồng tán thán danh hiệu của con, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[51] Skt. Parikīrtayeyuḥ: Ca ngợi, thán phục, công bố, tuyên dương. Anh: proclaim.

[52] Skt. varṇam bhāṣeran: Diễn thuyết, tuyên thuyết, thuyết pháp. Anh: preach.

[53] Skt. Praśaṃsāmabhyudīrayeran: Cùng nhau tuyên dương, phô bày.

[54] Skt. Samudīrayeyuḥ: Cùng nhau phô bày, phát ngôn cùng nhau một lúc.

[55] Hán văn nguyện 19: T12n0360.tr 0268a29: 設我得佛十 方衆生發菩 提心修諸功德 至心發願欲生我 國臨夀終時令假令不 與大衆圍遶現 其人前者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương phát tâm bồ đề, thực hành các công đức, phát nguyện hết lòng muốn sanh về quốc độ con, đến khi họ lâm chung, bấy giờ khiến con và đại chúng không hiện ra vây quanh trước mặt người đó, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[56] Skt.Nāmadheyaṃ: biến cách hai, Tên, danh hiệu.

[57] Skt. Prasannacittā: prasanna, trong sạch, thanh tịnh. Hán: chí tâm phát nguyện.

[58] Skt. Māmanusmareyuḥ: động từ căn anu + smṛ. Anu là tiền tố từ: theo; smṛ là niệm, nhớ nghĩ. Nghĩa là tùy niệm danh hiệu, hành trì danh hiệu hay chấp trì danh hiệu. Hán: tu chư công đức.

[59] Skt. Maraṇakālasamaye: Ở trong thời gian lâm chung. Hán: lâm thọ chung thời

[60] Skt. Bhikṣusaṃghaparivṛtaḥ: Chúng hội Tỷ-kheo cung kính vây quanh.

[61] Skt. Pratyupasthite: Đứng bên cạnh, tiếp cận.

[62] Skt. Puratastiṣṭheyaṃ: Đứng trước mặt, hiện tiền. Hán: hiện kỳ nhân tiền.

[63] Skt. Puraskṛto: Tiếp độ hướng dẫn, dẫn dắt.

[64] Skt. Cittāvikṣepatāyai: Tâm sáng suốt, tâm thông minh, tâm linh

[65] Hán nguyện thứ 18: T12n0360, tr. 0268a26: 設我得佛十方衆 生至心信樂欲生我國乃至十念若不生者不 取正覺唯除 五逆誹謗 正法: Giả sử khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương tin vui hết lòng, muốn sanh đến quốc độ con, chỉ niệm cho đến mười (lần) danh hiệu, nếu họ không sinh đến đó, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác. Ngoại trừ những người phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp.

[66] Skt. aprameyāsaṃkhyeyeṣu: biến cách bảy, ở nơi vô lượng, vô số.

[67] Skt. upapattaye kuśalalamūlāni: Phát khởi thiện căn.

[68] Skt. pariṇāmayeyuḥ, Hán: Hồi hướng.

[69] Skt. Daśabhiścittotpādaparivartaiḥ: Lặp đi, lặp lại mười niệm. Hán: nãi chí thập niệm.

[70] Skt. sthāpayitvā: Đứng một bên, đứng ra ngoài. Hán: duy trừ.

[71] Skt. ānantaryakāriṇaḥ: Tội vô gián. Hán: ngũ nghịch.

[72] Skt. Saddharmapratikṣepāvaraṇakṛtāṃ: saddharma là chánh pháp; pratikṣepā là phỉ báng;varaṇakṛtāṃ là tội chướng.

[73] Hán: T12n0360.tr. 0268b08: 設我得佛他方佛土諸菩薩衆來生我國究竟必至一生補處除其本願自在所 化為衆生故被弘誓鎧積累德本度脫一切斿諸佛國修菩薩行供养十方諸佛如來開化恒沙無量衆生使立無上正真之道超出常倫諸地之行現前修習普賢之德若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác nguyện sanh đến quốc độ con, là những hàng Bồ-tát đã hoàn tất địa vị, chỉ còn một đời nữa là được bổ xứ làm Phật. Ngoại trừ những vị có bản nguyện muốn tự tại đối với việc hóa độ, vì chúng sanh mà trang phục áo giáp đồng, thệ nguyện bao la, tích lũy những gốc rễ công đức, hóa độ giải thoát hết thảy, đi đến các quốc độ Phật, tu học và thực hành Bồ-tát đạo, cúng dường các đức Phật - Như lai trong mười phương, khai hóa vô lượng chúng sanh như cát sông Hằng, khiến họ đều an lập ở nơi đạo Chánh giác chân thực, siêu việt công hành của các địa vị luân lý tầm thường, công đức Phổ hiền tu tập ngay trong hiện tiền. Nếu không phải, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[74] Skt. ekajātipratibaddhāḥ: chủ cách số nhiều: những vị tu tập còn một đời nữa là đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn. Hán: nhất sanh bổ xứ.

[75] Skt. praṇidhānaviśeṣān: Những thệ nguyện hay bản nguyện đặc biệt.

[76] Skt. mahāsaṃnāhasaṃnaddhānāṃ, Hán: đại khải bị. Nghĩa là mặc áo giáp đại nhẫn nhục. - Hán dịch là nhất thiết thế gian nghĩa lợi. - sarvabuddhānāṃ saṃvartukāmānāṃ: Muốn phụng sự cúng dường hết thảy chư Phật. Hán dịch là nhất thiết chư Phật phụng sự dục; cúng dường thập phương chư Phật

[77] Skt. sarvalokārthasaṃbuddhānāṃ.

[78] Skt. Sarvalokābhiyuktānāṃ: Vì sự tinh cần của hết thảy thế gian. Hán: nhất thiết thế gian vị cần hành.

[79] Skt. sarvalokaparinirvāṇābhiyuktānāṃ: Vì cần hành đưa hết thảy thế gian vào chỗ tịch tĩnh. Hán: nhất thiết thế gian viên tịch vi cần hành.

[80] Skt. sarvalokadhātuṣu bodhisattvacaryāṃ caritukā-mānāṃ: Vì ước muốn của Bồ-tát đi khắp tất cả thế giới. Hán: nhất thiết thế giới ư Bồ-tát hành tu dục; du chư Phật quốc tu Bồ-tát hạnh.

[81] Skt. pratiṣṭhāpakānāṃ: An trú. Hán: an lập; sử lập.

[82] Skt. bhūyaśca uttaracaryābhimukhānāṃ: Đi đến địa vị cao thượng giải thoát đặc biệt. Hán: địa vị thượng hạnh giải thoát thù thắng. Thượng hạnh tấn hướng; siêu xuất thường luân, chư địa chi hành

[83] Skt. Samantabhadracaryāniryātānām: thực hành Hạnh phổ hiền hiện tiền cùng khắp. Hán: phổ hiền hành xuất ly; phổ hiền chi đức.

[84] Hán nguyện thứ 23: T12n0360, tr. 0268b15: 設我得佛國 中菩薩承佛神力供养諸佛一食之 頃不能遍至無量無數  億那由他諸 佛國者不取 正覺: Giả sử khi con thành Phật, các vị Bồ-tát ở quốc độ của con, nương nhờ thần lực của Phật, mà đi cúng dường chư Phật,  khoảng thời gian trong một bữa ăn, không có mặt cùng khắp đến vô lượng, vô số ức triệu quốc độ chư Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[85] Skt. Buddhānubhāvena.

[86] Skt. sarvasukhopadhānaiḥ: an lạc khởi sinh. Hán: nhất thiết lạc sinh.

[87] Skt. Bahūni: Nhiều.

[88] Skt. Buddhasahasrāṇi: Ngàn vị Phật.

[89] Skt. Buddhaśatasahasrāṇi: Trăm ngàn vị Phật

[90] Skt. Bahvīrbuddhakoṭī: Hàng ức vị Phật.

[91] Skt. yāvadbahūnibuddhakoṭīniyutaśatasahasrāṇi: Cho đến hàng ức triệu trăm ngàn vị Phật.

[92] Skt. Ekapurobhaktena: Thời gian với chừng bữa ăn sáng. Hán: nhất tối triêu thực gian.

[93] Skt. nopatiṣṭheran: Không cùng cúng dường cùng một lúc, không tiếp cận thiết lễ cúng dường cùng một lúc, không hiện diện cùng một lúc, không ước muốn cúng dường cùng lúc.

[94] Hán nguyện thứ 24: T12n0360, tr. 0268b18: 設我得佛國中菩薩在諸佛前現其德本諸所求欲供养之具若不如意者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, ở trước chư Phật, hiện ra gốc rễ công đức của chính mình, các vật dụng mong cầu có để cúng dường. Nếu không đầy đủ như ý, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[95] Skt. yathārūpairākārairākāṇkṣeyuḥ: Hình tướng vật dụng tạo ra đúng như sở nguyện.

[96] Skt. kuśalamūlānyavaropayituṃ: Thiện căn vốn đã gieo trồng.

[97] Skt. survarṇa: vàng, Kim loại.

[98] Skt. rajata: Bạc, tiền đồng, đồng tiền vàng

[99]  Skt. aṇimuktā.

[100] Skt. vaiḍūrya.

[101] Skt. śaṇkha.

[102] Skt. śilā: Ngọc thạch.

[103] Skt. pravāla: San hô.

[104] Skt. sphaṭika.

[105] Skt. Musāragalva.

[106] Skt. lohitamuktā.

[107] Skt. āśmagarbhā.

[108] Skt. Ratna.

[109] Skt. gandha: Hương thơm, mùi thơm.  

[110] Skt. puṣpamālya: tràng hoa, vòng hoa.

[111] Skt. vilepana: Dầu.

[112] Skt. dhūpa: Hương đốt.

[113] Skt. cūrṇa: Hương bột, hương viên.

[114] Skt. chatra: Bảo cái, dù, lọng.

[115] Skt. dhvajapatākā: Tràng phan, loại cờ dài.

[116] Skt. nṛtyagītavādhair: Nhạc vũ.

[117] Skt. sahacittotpādānna: Liền khởi tâm cúng dường

[118] Hán nguyện thứ 25: T12n0360, tr. 0268b21: 設我得佛國中菩薩不能演說一切智者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con không có khả năng, thuyết pháp bằng tuệ giác toàn diện, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[119] Skt. dharmakathāṃkathayeyuḥ: Khả năng của thuyết pháp.

[120] Skt. sahagata: Cùng đi tới, cùng chứng đắc. Hán: câu hành..

[121] Skt. sarvajñatā: Bản chất của tuệ giác toàn diện. Hán: nhất thiết trí tánh, nhất thiết trí.

[122] Hán nguyện thứ 23: T12n0360, tr. 0268b15: 設我得佛國中菩薩 承佛神力供养諸佛一食之頃不能遍至無量無數億那由 他諸佛國者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các vị Bồ-tát ở trong quốc độ của con, nương theo thần lực của Phật, mà đi cúng dường chư Phật, khoảng thời gian trong một bữa ăn, không có mặt cùng khắp đến vô lượng, vô số ức triệu quốc độ chư Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[123] Skt. satkuryām: Những hành động của quy kỉnh kính, những biểu lộ của chân thật.

[124]  Skt. gurukuryām: Biểu lộ lòng tôn kính bậc Đạo sư.

[125] Skt. pūjaya: Cúng dường.

[126] Hán nguyện thứ 26: T12n0360, tr. 0268b24: 設我得佛國中菩薩不得金剛那羅延身者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con không được thân Kim cang lực sĩ, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[127] Skt. Apratilabdhā: Không đạt được, không chứng đắc. Do Pratilabdhā: Đạt được, chứng đắc, A: phủ định từ.

[128] Skt. Saṃhatātmabhāvasthām: Thân thể đứng vững chắc, thân thể có sức mạnh kiên cố.

[129] Skt. nārāyaṇavajrasaṃ, Hán: Kim cang Na-la-diên, Kim cang lực sĩ. Na-la-diên là phiên âm từ Skt.nārāyaṇa. Hán: Kiên cố lực sĩ, Kim cang lực sĩ, nhân trung lực sĩ. Đại nhật kinh sớ 1, Đại 39, tr. 581b.: Na-la-diên là một vị trong mười chín vị cầm chày kim cang, phát tâm đại bi dõng mãnh cứu giúp chúng sanh, sức mạnh Na la diên hơn hết.

[130] Hán nguyện thứ 27: T12n0360, tr. 0268b25: 設我得佛國中人天一切萬物嚴淨光麗形色殊特窮微 極妙無能稱量其 諸衆生乃至逮 得天眼有能明 了辨其名數者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại và tất cả muôn vật ở trong quốc độ con, đều đẹp đẽ sáng chói, thanh tịnh trang nghiêm, hình sắc đặc biệt, vi diệu cùng tột, không thể nào suy lường được, ngay cả những chúng sanh có được con mắt chư thiên, mà biện biệt để có thể thấu hiểu được danh số, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[131] Skt. divyenāpicakṣuṣā, hán: đắc thiên nhãn.

[132] Skt. udgṛhṇīya: Hiểu biết, nắm giữ, thọ trì.

[133] Skt. varṇaparyantam: Giới hạn sắc màu, phạm vi sắc màu, đường ranh màu sắc.

[134] Skt. alaṃkārsya: Của sự trang nghiêm.

[135] Skt. evaṃvibhūti: Lượng số đúng như vậy.

[136]  Skt. evaṃvarṇam: Màu sắc đúng như vậy, nānāvarṇatāṃ: Của sắc màu đặc biệt. Hán: hiển sắc tánh, hình sắc thù đặc.

[137] Hán nguyện thứ 28: T12n0360, tr. 0268b29: 設我得佛國中菩 薩乃至少功德者不能知見其 道場樹無量光色高四百萬里者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, ngay cả những vị công đức yếu kém, mà họ không thể nhìn thấy và biết được hình sắc và ánh sáng vô lượng, cùng với độ cao bốn trăm vạn dặm của cây Đạo Tràng, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[138]  Skt. parīttakuśalamūlo. Hán: tối thiểu thiện căn, thiểu công đức.

[139] Skt. saṃjānīyāt: Có khả năng hiểu biết. Hán: đắc tri kiến, năng tri kiến.

[140] Skt. bodhivṛkṣaṃ: Cây bồ đề. Hán: kỳ đạo tràng thọ, bồ đề thọ.

[141] Skt. udāravarṇaṃ. Hán: Thắng diệu sắc, vô lượng quang sắc.

[142] Skt. yojanaśatotthitam: Cao một trăm do tuần. Do tuần, Skt. yojana. Hán phiên âm là do tuần và dịch là hạn lượng… Đơn vị đo lường của Ấn Độ ngày xưa. Đại đường tây vực ký 2: ngày xưa một do tuần là 40 dặm; theo quốc tục Ấn Độ, một do tuầ n là 30 dặm. Tuệ Uyển: một do tuần 16 dặm. Nghĩa Tịnh: quốc tục Ấn Độ một do tuần 32 dặm, theo Phật giáo 12 dặm. J. Flect: một do tuần xưa bằng 19,5 km; quốc tục Ấn Độ là 14, 6 km; Phật giáo 7,3 km. Major Vost: một do tuần xưa bằng 22,8 km; quốc tục Ấn Độ 17 km; Phật giáo 8,5 km.

[143] Hán nguyện thứ 29: T12n0360, tr. 0268c04: 設我得佛國中菩薩若受讀經法諷誦持說而不得辨才智慧者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, nếu thọ trì, đọc tụng diễn thuyết kinh pháp, mà không được tuệ giác biện tài, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[144] Skt. uddeśo: Giải thích, giảng dạy, minh họa.

[145] Skt. kartavyaḥ: Đã làm tốt, làm hoàn thành, đã làm hoàn tất. - pratisaṃvitprāpta: Chứng đắc sự hiểu biết không trở ngại. Hán dịch là đắc biện tài trí tuệ, vô ngại giải đắc.

[146] Skt. svādhyāyo: Đọc, nghiên cứu, học hỏi, thọ trì.

[147]Skt. pratisaṃvitprāpta: Chứng đắc sự hiểu biết không trở ngại. Hán: đắc biện tài trí tuệ, vô ngại giải đắc

[148] Hán nguyện thứ 31:  T12n0360, tr. 0268c07: 設我得佛國土清淨皆悉照見十方一切無量無數不可思議諸佛世界猶如明鏡覩其而像若不爾者不取正覺

[149] Skt. prabhāsvaraṃ: Ánh sáng thanh tịnh. Hán: minh tịnh.

[150] Skt. samanta: Cùng khắp.

[151] Skt. tadyathāpi nāma: Thí như, ví như.

[152] Skt. parimṛṣṭe ādarśamaṇḍale: Thấy ảnh trong gương tròn. Hán: Đổ kiến, đổ nhi hình tượng.

[153] Skt. saṃdṛśyeran: Soi chiếu. Hán: do như.

[154] mukhamaṇḍalam: Khuôn mặt tròn trịa. Hán: diện luân.

[155] Hán nguyện thứ 32: T12n0360, tr. 0268c10: 設我得佛自地以上至于虚空宮殿樓觀池流華樹國土所有一切萬物皆以無量雜寶百千種香而共合成嚴飾奇妙超諸人天其香普熏十方世界菩薩聞者皆修佛行若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, từ mặt đất cho đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật ở trong quốc độ, đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn loại hương thơm mà hiệp thành, để trang sức kỳ diệu, vượt hẳn nhân loại và chư thiên. Hương ấy xông ngát khắp tất cả mười phương thế giới. Bồ-tát ngửi hương ấy đều tu theo hạnh của Phật. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[156] Skt. sarvaratnamayāni: Các loại châu báu hợp thành. Hán: nhất thiết chư bửu thành.

[157] Skt. nānāsurabhigandhaghaṭikāśatasahasrāṇi: Trăm ngàn lư hương tỏa ra hương thơm đặc biệt.

[158] Skt. abhijāta: Hương thơm kỳ diệu, thù diệu.

[159] Skt. sadānidhūpitānyava. Có dhūpa: Hương xông, hương đốt. Hán dịch là huân hương. antarīkṣa: Hư không. - dharaṇītalam: Mặt đất bằng. Hán dịch là địa bình diện, tự địa dĩ thượng.

[160] Skt. viṣayātikrānta: Siêu việt thế giới, siêu việt cảnh giới.

[161] Skt. devamanuṣya: Trời người. Hán: Nhân thiên.

[162] Skt. pratyarha: Hợp thành, kết thành.

[163] Skt. upādāyayāvad: Lên đến, cho đến.

[164] Skt. pūjā:  cung dưỡng, phụng sự, cúng dường.

[165] Không có tương đương ở Hán bản Khương Tăng Khải.

[166] Skt. nānāratnapuṣpavarṣāṇi: Mưa nhiều loại hoa báu. Có pravṛṣṭānyeva: Mưa.

[167] Skt. sugandhi: Hương thơm. Hán: hảo hương.

[168] Skt. vādyameghā: Âm thanh của mây. Hán: vân âm.

[169] Skt. manojñasvarā: Âm thanh ưa thích. Skt. manojña: Đẹp ý, ưa thích. Hán: nhạo âm.

[170] Skt. sādā: Luôn luôn.

[171] Skt. pravādita: Tán dương, ca ngợi, diễn tấu, biểu hiện.

[172] Hán văn nguyện thứ 33: T12n0360, tr. 0268c16: 設我得佛十方 無量不可思議諸佛世 界衆生之類蒙我光明觸其體 者身心柔軟超過 人天若不爾者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các loại chúng sanh ở nơi thế giới chư Phật khắp cả mười phương, vô lượng bất khả  tự nghị, thân thể tăm tối của họ được xúc chạm ánh sáng của con, thì thân tâm họ đều được êm đềm nhẹ nhàng, vượt hẳn thân thể hàng nhân loại và chư thiên. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[173] Skt. ṣvābhayāsphuṭā: Xúc chạm ánh sáng. Hán: quang minh dĩ chiếu, mông ngã quang minh.

[174] Skt. samanvāgatā: 1/Gata có nghĩa là “đã đi” vì nó làm vai trò là động-tính thụ động quá khứ của động từ căn gam (đi). 2/ Agata có nghĩa là "đã đến" nó làm động-tính thụ động quá khứ của động từ gam có nghĩa là (đến). Ở đây, hiểu theo nên hiểu theo cách hai.

[175] Skt. sukha: Khoái lạc, an lạc, yên vui…

[176] Hán nguyện thứ 34: T12n0360, tr. 0268c19: 設我得佛十方無量不 可思議諸佛世界衆生之類聞我名字不得菩薩無生法忍諸 深總持者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các loài chúng sanh ở trong thế giới các quốc độ Phật mười phương, vô lượng bất khả tư nghị, nghe danh hiệu của con đều được an trú vào các địa vị không thoái chuyển của Bồ-tát và duy trì các thiện pháp một cách thậm thâm. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[177] Skt. jātivyativṛtta: Đời sống giải thoát, thoát ly đời sống sinh tử. Hán: vô sanh pháp nhẫn, chứng ly sanh pháp.

[178] Skt. tacchravaṇasahagatena kuśalena: Cùng đạt đến với thiện bất thối chuyện.

[179] Skt. dhāraṇī: Nắm giữ thiện pháp. Hán, phiên âm đà-la-ni và dịch là tổng trì.

[180] Skt. saṃto: Liên tiếp, tiếp tục cho tới khi…

[181] Skt. bodhimaṇḍaparyantam: Đạo tràng bồ đề. Hán: diệu bồ đề, đạo tràng, bồ đề tràng.

[182] Skt. pratilabdhā: Đạt được, thành đạt, thành tựu.

[183] Hán nguyện thứ 35: 設我得佛十方無量不可思議諸佛世界其有女人聞我  名字歡喜信樂 發菩提心厭惡女 身夀終 之後復 為女像者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, ở nơi các thế giới của chư Phật trong mười phương, vô lượng bất khả tư  nghị, có người nữ nào nghe danh hiệu con, hoan hỷ tín lạc, phát tâm bồ đề, nhàm chán thân nữ xấu uế, sau khi sinh mạng của họ kết thúc mà còn làm thân tướng nữ trở lại, thì con không  chấp nhận ngôi Chánh giác.

[184] Skt. striyo: Các người nữ.

[185] Skt. pramādaṃ saṃjanayeyuḥ: Sanh đức tin thanh tịnh. Hán: hoan hỷ tín lạc, tịnh tín sanh.

[186] Skt. vijugupseran: Nhàm chán, khinh thường. Hán: Yếm, yếm ác, yếm hoạn.

[187]  Skt. strībhāvaṃ: Tính nữ, thân nữ, v.v..

[188] Skt. saceddvitīyaṃ: Tái sinh lại, sinh lại lần thứ hai.

[189] Skt. samānāḥ: Giống như cũ, không hề thay đổi.

[190] Hán nguyện thứ 36: T12n0360, tr. 0268c26: 設我得佛十方無量 不可思議諸佛世界 諸菩薩衆聞我名字 夀終之後常修梵行至 成佛道 若不爾者不取 正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát của thế giới chư Phật mười phương vô lượng, bất khả tư nghị, nghe danh hiệu con, sau khi sinh mạng  kết thúc, thường tu tập hạnh thanh tịnh, cho đến ngày thành Phật đạo. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác. Và nguyện thứ 37: T12n0360, tr. 0268c29: 設我得佛十方無量不可思議諸佛世界諸天人民聞我名字五體投地稽首作禮歡喜信樂修菩薩行諸天世人莫不致敬若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên và nhân loại ở trong mười phương thế giới chư Phật, vô lượng không thể suy nghĩ và biết hết, nghe đến danh hiệu con, năm vóc gieo xuống sát đất kính lễ, hoan hỷ tín lạc, thực hành hạnh Bồ-tát đều được chư thiên, nhân loại cung kính tuyệt mức. Nếu không như vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[191] Skt.  praṇipatya: Cúi đầu. Hán dịch là khể thủ.

[192] Skt. vandiṣyante: quy kỉnh, Kính lễ, lạy, kính trọng, cung kính.

[193] Skt. pañcam aṇḍalanamaskāreṇa: Với năm vóc sát đất. Hán: ngũ luân đầu địa, ngũ thể đầu địa. Skt.pañcam aṇḍalanamaskāreṇa vandiṣyante:  Kính lễ bằng năm vóc sát đất. Hán: ngũ luân đầu địa, đầu địa lễ, tiếp túc lễ, đầu diện lễ

[194] SKt. bodhisattvacaryāṃ caranto: Tu hành của Bồ-tát. Hán: thường tu phạm hành, Bồ-tát hành tu.

[195] Skt. satkriyeran: Tin tưởng, tôn kính.

[196] Skt. sadevakena lokena. Hán: chư thiên giới: thế giới chư thiên.

[197] Hán nguyện thứ 38: 設我得佛國中人 天欲得衣服隨念 悉至如佛所讚應 法妙服自然在 身若有裁縫 染治浣澀 者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại trong quốc độ con, muốn được y phục, khởi niệm liền đến, pháp phục đẹp, thích ứng với sự tán thán của Phật, tự nhiên đến ở nơi thân. Nếu còn có cắt may, nhuộm giặt, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[198] Chắc có sự nhảy sót. Bản Sanskrit không có từ buddhakṣetre.

[199] Skt. dhāva: Giặt giũ.

[200] Skt. naśo: Phơi khô, giăng phơi, sáy, hong.

[201] Skt. sīvararañjanakarma: Cắt, may, nhuộm.

[202] Skt. saṃjānīyuḥ: Thành phẩm, sản phẩm sản xuất ra.

[203] Skt. navābhijātacīvararatnaiḥ: Y phục mới mẻ quý báu. Có Skt. Cīvara: Y phục.

[204] Skt. Evātmānaṃ: Tự nhiên.

[205] Skt. prāvṛtam: Khởi lên, có, hiện ra.

[206] sahacittotpādāt: Cùng từ tâm khởi lên.

[207] Skt. anujñātaiḥ: Tán thành, đồng ý, chấp nhận.

[208] Hán nguyện thứ 39: T12n0360, tr. 0269a06: 設我得佛國中人天所受快樂不如漏盡比丘者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, cảm nhận niềm vui sướng, không giống như các Tỷ-kheo đã đoạn tận phiền não sinh tử, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[209] Skt. sahotpannāḥ: Cùng sanh ra, cùng xuất sinh, cùng hiện sinh.

[210] Skt. evaṃ vidhaṃ: Cùng thời gian, giống thời gian.

[211] Skt. niṣparidāha: Xa lìa phiền não, thoát ly phiền não. Hán: lậu tận, phiền não tâm ly.

[212] Skt. ārhato bhikṣostṛtīyadhyāna samāpannasya: Vị Tỷ-kheo – A-la-hán nhập tam muội/thiền định/tĩnh lựu thứ ba. Hán: đệ tam tịnh lự.

[213] Hán nguyện thứ 40: 設我得佛 國中菩薩隨意 欲見十方無量 嚴淨佛土應時 如願於寶樹中 皆悉 照見猶 如 明鏡 覩 其而像若不爾 者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, muốn thấy vô lượng quốc độ Phật trang nghiêm thanh tịnh trong mười phương, tức thì đúng như điều ước nguyện, lúc bấy giờ ngay nơi cây báu  mà soi thấy giống như thấy cảnh vật ở trong gương. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[214] Skt. nānāratnavṛkṣebhyo: câu báu đặc biệt. Skt. ratnavṛkṣebhyo: cây báu. Hán: bảo thọ.

[215] Skt. tathārūpaṃ: Hình sắc như thật, hình sắc hợp với như thực, hình sắc nhất như.

[216] Skt. kāravyūhamākāṃkṣeyuḥ: Các loại trang nghiêm, nghiêm sức, tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài. Hán: kỳ sức trang nghiêm chủng.

[217] Hán nguyện thứ 42: T12n0360, tr. 0269a12: 設我得佛他方國土諸菩薩衆聞我名字至于得佛諸根缺陋不具足者不取政覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các quốc độ khác, từ khi nghe danh hiệu con cho đến lúc thành Phật, nếu các quan năng của họ không trọn vẹn, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[218] Skt. anyabuddhakṣetropapannā: Đã sanh những quốc độ Phật khác. Hán: tha phương quốc độ, tha Phật quốc sanh.

[219] Skt. indriyabalavaikalyaṃ: Các căn không hoàn bị. Hán: chư căn khuyết lậu, chư căn khuyết.

[220] Hán nguyện thứ 42: T12n0360, tr. 0269a17: 設我得佛他 方國土諸菩薩衆 聞我名字皆悉逮得清淨解脫三昧住是三昧一發意頃供养無量不可思議諸佛世尊而不失定意若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các quốc độ khác, nghe danh hiệu con, đều liền được tam muội thanh tịnh giải thoát, chỉ trong một khoảnh khắc, phát khởi tâm ý cúng dường chư Phật - Thế Tôn không số lượng, bất khả tư nghị, nhưng tâm ý vẫn không rời khỏi tam muội. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[221] Skt. suvibhaktavatīṃ nāma samādhiṃ, Hán: Thiện phân biệt ngữ định: định an tịnh ngôn ngữ phân biệt; hoặc Thanh tịnh giải thoát tam muội: định của thanh tịnh giải thoát; hoặc Chỉ quán câu hành: định bao gồm cả chỉ và quán…

[222] Skt. ekaṣaṇavyatihāreṇa.

[223] Skt. paśyanti: Họ nhìn thấy. Do động từ căn paś: nhìn thấy, Hán: kiến, quán.

[224] Hán nguyện thứ 43: T12n0360, tr. 0269a19: 設我得佛他方國土諸菩薩衆聞我名字夀終之後生尊貴家若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các quốc độ khác, nghe danh hiệu con, sau khi sinh mạng  kết thúc, sanh vào gia tộc tôn quý. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[225] Skt. nābhijātakulopapattiṃ: Không sanh vào gia tộc tôn quý. Hán: vô tôn quý gia sanh. Do abhijātakulopapattiṃ: Sanh vào dòng dõi quý tộc. Hán: sanh tôn quý gia…Được hiểu do abhijātakula: Gia đình dòng dõi quý tộc, có Kula hình dung từ: thiện lành, tốt, ám chỉ dòng dõi hiền thiện, gia đình hình lành.Upapatti: Sinh ra, xuất hiện. Abhijātakulopapattiṃ: Sanh vào dòng dõi quý tộc. Hán dị ch là sanh tôn quý gia..

[226] Hán nguyện thứ 46: T12n0360, tr. 0269a22 設我得佛他方國 土諸菩薩衆聞我名 字歡喜踊躍修菩薩行 具足德本若不爾者不 取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác, khi nghe danh hiệu con, sung sướng đón mừng, tu tập hạnh Bồ-tát, đầy đủ gốc rễ công đức. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[227] Skt. kuśalamūla: gốc rễ thiện lành, Hán: Thiện căn.

[228] Skt. prītiprāmodya: sung sướng reo vui, Vui mà lại thêm vui. Hán: hỷ hoan hỷ, đại hoan hỷ, hay đại hoan hỷ dõng dược. Do prīti: Niềm vui ở trong chánh pháp. Hán: hỷ; prāmodya: Vui mừng hớn hở. Hán: hoan hỷ dõng dược, hoan hỷ. Bằng nghĩa với từ Skt. Abhyandan: sung sướng đón mừng,  động từ abhi-nand: vui thích. Hán: 皆大歡喜 giai đại hoan hỷ, do phân tích ngữ pháp Skt. khác nhau nên dịch từ này khác nhau, Chân đế (Đại 8, tr.766b27): 踊躍歡喜dũng dược hoan hỷ.

[229] Skt. samavadhānagatā: Tụ hợp, tập hợp, câu hội, thành tựu viên mãn. Hán: hội đắc

[230] Skt. kuśalamūlasamavadhānagatā: Tập hợp thành tựu đầy đủ căn lành. Hán: cụ túc đức bản, thiện căn hội đắc.

[231] Hán nguyện thứ 45: T12n0360, tr. 0269a25: 設我得佛他方國 土諸菩薩衆聞我名字皆 悉逮得普等三昧住是三 昧至于成佛常見無量不 可思 議一 切如來若不爾 者不取正覺:  Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác, khi nghe danh hiệu con, đều được Phổ đẳng tam-muội, an trú ở trong tam muội này cho đến khi thành Phật, thường thấy tất cả  Như Lai số lượng không thể kể xiết, bất khả tư nghị. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[232] Skt. samantānugataṃ nāma samādhiṃ, Hán: Phổ đẳng tam-muội.

[233] Skt. bodhimaṇḍaparyantam: Chứng nhập bồ đề tràng. Hán: diệu bồ đề, đạo tràng.

[234] Skt. Satkuvanti: Họ thường thấy, họ diện kiến. Hán: thường kiến, cung kính, tôn trọng.

[235] Hán: T12n0360, tr. 0269a29: 設我得佛國中菩薩隨其志願所欲聞法自然得聞若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở  trong quốc độ con, tùy theo chí nguyện muốn nghe pháp của họ, là tự nhiên được nghe. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[236] Skt. dharmadeśanāmākāṅkṣeyuḥśrotuṃ, Hán: Tùy kỳ chí nguyện sở dục văn pháp.

[237] Skt. sahacittopādānna: Liền khởi tâm, liền sinh tâm.

[238] Hán nguyện thứ 47: 設我得佛他方國土諸菩薩衆聞我名字不即得至不退轉者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở trong những quốc độ khác, nghe đến danh hiệu con, ngay đó không đạt được bậc Bồ-tát bất thối chuyển, thì con không chấp nhận  ngôi Chánh giác.

[239] Skt. nāvaivartikā: Không thoái chuyển, không thoái lui. Hán: bất thoái chuyển.

[240] Hán: T12n0360, tr. 0269b04: 設我得佛他方國土諸菩薩 衆聞我名字不即得至第一第二第三法忍於諸佛法不能卽 得不退轉者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác, khi nghe danh hiệu con, ngay đó không được pháp nhẫn đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, ở trong pháp của chư Phật, không thành tựu địa vị không còn chuyển động, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[241] Skt. buddhaśāstur: đạo sư giác ngộ, bậc Thầy giác ngộ.

[242] Skt. kṣāntīḥ: Kham nhẫn, pháp nhẫn.

[243] Skt. prathama: Thứ nhất.

[244] Skt. Dvitīya: Thứ hai. Hán: đệ nhị.

[245] Skt. Tṛtīyā: Thứ ba. Hán: đệ tam.

[246] Skt. Buddhadharmasaṃghebhyaḥ: biến cách 5: xuất xứ cách, số nhiều: từ Phật, Pháp, Tăng.

Những bộ kinh Bát nhã còn nguyên văn Phạn ngữ : Bát nhã lý thú phần, Bát thiên tụng Bát nhã, Tiểu phẩm Bát nhã. Bát nhã Ba La Mật đa tâm kinh,Văn Thù Bát nhã kinh, Đại phẩm Bát nhã kinh, Đại Bát nhã sơ phần, Thắng Thiên vương Bát nhã Ba La Mật kinh, Kim Cương Bát nhã Ba La Mật đa kinh.

Tựa Kinh viết bằng chữ devaganari và la tinh hóa

प्रज्ञा                  पारमिता           हॄदय              सूत्रं

Prajñā           pāramitā        hṝdaya       sūtraṁ

Bát nhã là danh từ phiên âm có nghĩa là Trí tuệ, quán sát, suy nghĩ phân biệt rõ ràng, thấy được sự biến hóa, hình thành căn bản của muôn loài, để đưa đến trí hiểu biết chân chánh và đúng đắn. Bởi vì Bát nhã có sức mạnh, phá tan được ngu si, nhờ vào gốc ánh sáng rực rỡ, như ngọn đèn, như mặt trăng, như mặt trời.

Những bộ kinh Bát nhã còn nguyên văn Phạn ngữ : Bát nhã lý thú phần, Bát thiên tụng Bát nhã, Tiểu phẩm Bát nhã. Bát nhã Ba La Mật đa tâm kinh,Văn Thù Bát nhã kinh, Đại phẩm Bát nhã kinh, Đại Bát nhã sơ phần, Thắng Thiên vương Bát nhã Ba La Mật kinh, Kim Cương Bát nhã Ba La Mật đa kinh.

Đặc tính của Bát nhã :

- Thật tướng Bát nhã là Chân Tánh.

- Danh tự Bát nhã là Chân tướng.

- Vị thế Bát nhã là Chân thường.

- Dụng (khởi) Bát nhã là Trí Tuệ.

Từ vựng :

Prajñā danh từ giống cái gồm chữ cộng lại Pra + jñā có nghĩa là Bát nhã.

Pāramitā danh từ giống cái. 2 chữ cộng lại Pāram + itā có nghĩa là bờ bên kia + đến hay mang đến.

Ba La Mật hay Ba La Mật Đa (chữ Đa là âm đệm không có nghĩa).

Hṛdaya danh từ trung lập, có nghĩa là Tim, Trung Tâm, Trái tim, Trọng tâm,Tâm.

Sùtram danh từ trung lập và cũng là Danh cách, có nghĩa là Kinh, Cọng chỉ, Bài viết,Văn bản.

Đặt thành câu tiếng việt

प्रज्ञा                  पारमिता           हॄदय              सूत्रं

Prajñā           pāramitā        hṝdaya       sūtraṁ

Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật

Bát nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 270 chữ của Phật giáo Đại thừa và cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Kinh này được các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc đọc tụng trong các chùa và tại gia.

Sự ra đời của kinh này không được thống nhất. Có tác giả cho rằng nó có thể viết từ năm 100 TCN đến thế kỷ thứ 2 và một số tác giả cho rằng bài kinh này do Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) viết.


Bản kinh phổ biến ở Việt Nam là bản của sư Trần Huyền Trang (649). Trước đó đã có nhiều sư dịch từ tiếng Phạn ra Hán ngữ trong đó có Cưu Ma La Thập (402-412), Nghĩa Huyền, Pháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luận, Pháp Thành và Thi Hộ.

Kinh cũng đã được sự chú giải của rất nhiều bậc Sư và nhà nghiên cứu Phật học trên thế giới. Người việt nam chú giải kinh này đầu tiên là Thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng.

Về đại cương thì các bản văn đều khá rõ và giống nhau nhưng về chi tiết ngay các bản chữ Phạn để lại cũng có chi tiết khác nhau. Dĩ nhiên là trong các bản dịch đều có những chi tiết khác nhau qua nhiều ngôn ngữ.

Còn tiếp

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân,

Kính bút

TS Huệ Dân

 

Nam mô A Di Đà Phật

Một cũng chấp, hai cũng chấp, chất chứa trong lòng, chi cho khổ.

 

Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.

1. XUẤT XỨ KINH A DI ĐÀ VÀ Ý NGHĨA DANH HIỆU.

Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo.

Kinh A Di Đà (tiểu bản Sukhàvatì - vyùha) là một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh (đại phẩm Sukhàvatì - vyùha), dịch từ Phạn bản qua Hán bản. Bản Kinh người viết dùng làm tư liệu tham khảo ở đây là bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần, một trong toàn tập Tịnh Độ dịch từ năm 147 đến năm 713 sau Tây lịch.

Tập Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Amitayur - Dhyàna Sutra) cho ta biết nguyên lai của giáo lý Tịnh độ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết. A Xà Thế, Thái tử thành Vương Xá, nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La và hạ ngục nhà vua này; hoàng hậu cũng bị giam vào một nơi. Sau đó, hoàng hậu cầu thỉnh Đức Phật chỉ cho bà một chỗ tốt đẹp hơn, nơi không có những tai biến xảy ra như vậy. Đức Thế Tôn liền hiện thân trước mặt bà và thị hiện cho thấy tất cả các Phật độ và bà chọn quốc độ của Phật A Di Đà coi như tối hảo, Phật bèn dạy bà cách tụng niệm về quốc độ này để sau cùng được thác sinh vào đó. Ngài dạy bà bằng giáo pháp riêng của Ngài và đồng thời giảng giáo pháp của Phật A Di Đà. Cả hai giáo pháp cuối cùng chỉ là một, điều này ta có thể thấy rõ theo những lời Ngài dạy Tôn giả A Nan ở đoạn cuối của các bài pháp: "Này A Nan, hãy ghi nhớ bài thuyết pháp này và lặp lại cho đại chúng ở Kỳ Xà Quật nghe. Thuyết giáo này, ta gọi đấy là Kinh A Di Đà". Quan điểm đó của kinh Quán Vô Lượng Thọ như muốn nói lên giáo lý A Di Đà cùng nguồn gốc với giáo lý Nguyên thủy, đều do Đức Thế Tôn thuyết. (Các tông phái đạo Phật, bản dịch của Tuệ Sỹ, Tu thư Đại học Vạn Hạnh 1973, tr.329).

Danh hiệu A Di Đà dịch từ tiếng Phạn Amita hay Amitàyus hoặc Amitàbha, có nghĩa là Vô lượng, Vô lượng thọ, Vô lượng quang (ngoài ra, có nơi ghi thêm nghĩa: Cam lồ, Vô lượng thanh tịnh, Vô lượng công đức).

Danh từ Vô lượng, nếu miêu tả xét theo không gian, sẽ là Vô lượng quang; nếu trên cương vị thời gian, thì là Vô lượng thọ. Đấy là Pháp thân (Dharma - kàya). Pháp thân này là Báo thân (Sambhoga - kàya) nếu Phật được coi như là đức Phật "giáng hạ thế gian". Nếu Ngài được coi như một Bồ Tát đang tiến lên Phật quả, thì Ngài là một vị Phật sẽ thành, như Bồ Tát Cần Khổ (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Nói cách chính xác hơn, nếu chúng ta mô tả một vị Phật dựa trên căn bản giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật, nghĩa là Vô lượng quang biểu tượng của trí tuệ giải thoát (Phật trí); Vô lượng thọ biểu tượng của đại định (tâm giải thoát), ở ngoài các vọng tưởng phân biệt. Ý nghĩa Vô lượng quang và Vô lượng thọ, và nhân cách giác ngộ của trí tuệ và từ bi vô cùng tận, tất cả chỉ giản dị là những giải thích về Vô lượng.

Theo Kinh A Di Đà, Đức Phật A Di Đà đã ra đời cách đây "10 A tăng kỳ kiếp", có nghĩa là "từ lâu đời rồi" và có thể là nhắc tới hiện thân thứ 2 hay thứ 3 của Ngài, Phật nguyên thủy có thể là xa xưa hơn nữa, hiện nay Ngài đương thuyết pháp và sẽ còn tiếp tục thuyết pháp tại đó cho đến một tương lai lâu xa.

Mặt khác, "trong tương lai, khi Kinh pháp mất hết, Như Lai cũng thương chúng sinh mà giữ Kinh này thêm một trăm năm. Ai gặp được cũng thỏa nguyện. Và từ đó về sau, Kinh này cũng không còn, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật rộng độ quần sinh". (Đại Tạng Kinh bản chữ Vạn 150/36A trích dẫn). (Sđd, tr.362).

2. CẢNH GIỚI A DI ĐÀ (TỊNH ĐỘ)

* Đoạn 1 :

a. Kinh văn:

"Thu Tử, quốc độ ấy vì lý do gì mệnh danh là Cực lạc? Vì người quốc độ ấy không có mọi sự khổ não, chỉ hưởng yên vui, nên mệnh danh là Cực lạc. Thu Tử, quốc độ Cực lạc chỗ nào cũng có lan can bảy lớp, lưới giăng bảy lớp, hàng cây bảy lớp, toàn bằng bốn chất liệu quý báu, bao quanh khắp cả, vì vậy quốc độ ấy tên là Cực lạc". (Sđd, tr.191 - 192).

b. Nghĩa biểu tượng:

Như chúng ta hiểu, ngôn ngữ Đại thừa phần lớn là ngôn ngữ biểu tượng nói lên thực tại vốn rời xa ngôn ngữ khái niệm của con người. Nói ở nước Cực lạc, không có mọi sự khổ não, không có tất cả sự lo nơi tâm và sự khổ nơi thân, chỉ hưởng yên vui, có vô lượng sự mừng và sự thanh tịnh là nói ở Cực lạc chúng sinh đã đoạn diệt khổ - khổ diệt là nghĩa Diệt đế hay Niết bàn.

Quan điểm này rõ ràng không rời xa truyền thống của giáo lý Nguyên thủy Phật giáo. Tại đây, bừng sáng lên rằng các tông phái Phật giáo đều trình bày Niết bàn theo cách: dẹp hết chấp thủ, vọng tưởng thì Niết bàn hiển lộ. Con đường đi đến Niết bàn ở Nikàya và A Hàm là đoạn trừ ái, thủ, vô minh hay đoạn trừ 10 kiết sử. Đó chỉ ròng là công phu chuyển đổi vọng tâm mà không đặt vấn đề đến các pháp, hiện tượng giới này. Phải chăng đây là ý nghĩa mà Thế Tôn dạy trong Nikàya và A hàm: "Khi ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh".

Như vậy, chúng sinh ở nước của Phật A Di Đà là đã hành xong hay gần xong phạm hạnh của Thanh Văn, và đang tu tập hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chánh báo của chúng sinh Cực lạc (hàng Bất thối) là Vô sinh và Nhất sinh bổ xứ, nên cảnh giới y báo hẳn là thanh tịnh, trang nghiêm bằng bảy báu, biểu tượng cho những gì quý giá ở ngoài sinh diệt.

* Đoạn 2:

a. Kinh văn:

"Thu Tử, quốc độ Cực lạc chỗ nào cũng có cái hồ bằng bảy chất liệu quý báu, thứ nước đủ tám đặc tính tràn đầy trong đó. Đáy hồ trang rải toàn cát bằng vàng. Thềm và đường bốn phía đều do bạc, vàng, lưu ly, pha lê, bốn chất liệu quý báu như vậy hợp lại mà thành. Trên hồ có lâu đài, cũng dùng bạc, vàng, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não mà trang hoàng. Hoa sen trong hồ lớn như bánh xe, màu xanh ánh ra sáng xanh, màu vàng ánh ra sáng vàng màu trắng ánh ra sáng trắng, nhiệm mầu (*) hương khiết. Thu Tử, quốc độ Cực lạc thành tựu sự trang nghiêm như vậy" (Sđd. tr. 191 - 192).

b. Nghĩa biểu tượng:

Nước Cực lạc là nơi đã đoạn diệt khổ, nên chúng sinh đã và đang tiếp tục chứng đắc Thất giác chi: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả (tượng trưng bằng bảy chất liệu quý báu), và Tám cảnh giới thiền định: Tứ thiền sắc giới và Tứ không (tượng trưng bằng thứ nước đủ tám đặc tính tràn đầy). Tại đó, chúng sinh đã chứng Tâm giải thoát hoàn toàn và đang tiến dần đến Tuệ giải thoát tối thượng (biểu tượng hoa sen nhiệm mầu hương khiết, hương thơm vi diệu, ánh sáng chiếu sáng từ hoa sen). Do vì chứng đắc các quả vị ngang qua tu tập phạm hạnh (Giới, Định, Tuệ) nên chúng sinh được thác sinh về Cực lạc. Tại đây, chúng ta có thể phát biểu rằng, giáo lý Phật giáo luôn luôn "nhất quán", nhằm đưa đến mục đích sau cùng của đời sống phạm hạnh là đoạn tận ái, thủ, vô minh, giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Nếu được khéo tu tập thì sẽ chuyển được khổ đau sinh tử thành giải thoát, Niết bàn ngay trong hiện tại (Ta bà bất ly đương xứ, Tịnh độ chỉ tại mục tiền), tất cả những gì thuộc công việc chuyển hóa đều có mặt trong chúng ta, tất cả đang chờ đợi sự tỉnh giác và quyết tâm của hành giả ngay từ hiện tại. Vì vậy, trọng điểm của công việc tu tập thất giác chi, thiền định hay hầu hết các kinh điển Nam tạng và Bắc tạng vẫn luôn đặt vào việc đoạn trừ tham ái hay đoạn trừ chấp thủ...

3. PHÁP ÂM Ở CÕI TỊNH ĐỘ

a. Kinh văn:

"Thu Tử, quốc độ Cực lạc thường có các loại chim lạ, đẹp, và màu sắc xen nhau, đại loại như bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, tần dà, cọng mạng. Những loại chim này, ngày đêm sáu buổi, kêu ra âm thanh nhịp điệu và tuyệt nhã. Âm thanh ấy diễn đạt năm căn bản, năm năng lực, bảy thành phần tuệ giác, tám thành phần đường chánh, các pháp đại loại như vậy. Người quốc độ Cực lạc nghe âm thanh ấy thì ai cũng nhớ nghĩ về Phật, nhớ nghĩ về Pháp, nhớ nghĩ về Tăng. Thu Tử, đừng bảo các loại chim này thật do nghiệp dữ kết quả mà có, vì quốc độ Cực lạc không có ba nẻo đường dữ. Thu Tử, quốc độ Cực lạc cái tên đường dữ còn không có, huống chi có cái thật đường dữ. Các loại chim này, toàn là Đức A Di Đà Phật muốn làm lan tràn âm thanh diệu pháp nên biến hiện ra. Thu Tử, quốc độ Cực lạc gió nhẹ thổi động những hàng cây và lưới giăng quý báu, phát ra âm thanh tuyệt diệu, tựa như trăm ngàn nhạc khí đồng thời hòa tấu. Ai nghe âm thanh ấy cũng tự nhiên sinh ra tâm trí nhớ nghĩ về Phật Pháp Tăng. Thu Tử, quốc độ Cực lạc thành tựu sự trang nghiêm như vậy". (Sđd, tr. 193 - 194).

b. Nghĩa biểu tượng:

Cảnh giới Cực lạc là cảnh giới của những tâm thức thanh tịnh và giải thoát nên các tiếng chim hót ở đó phải là tiếng lòng giải thoát. Đó là tiếng vọng của tâm thức đã, đang và sắp chứng thuần thục năm căn bản (Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn); năm năng lực (Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực); bảy thành phần tuệ giác (Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định và Xả); tám thành phần đường chánh (Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Định); các pháp đại loại như vậy là cùng pháp số trên đây còn có Lục độ Vạn hạnh. Cũng nên biết, 4 pháp số trên là Bồ đề phần pháp (nhân tố và thành phần của tuệ giác ), và tại quốc độ Ta bà này thì Bồ đề phần pháp, ngoài 4 pháp số trên còn có 3 pháp số nữa là: một, 4 đề tài mà sự nhớ nghĩ cư trú vào đó (tứ niệm xứ); hai, 4 nỗ lực chính xác (tứ chánh cần); ba, 4 chân đứng thần diệu (tứ như ý túc). Ba pháp số này cộng 4 pháp số trên thành 37 Bồ đề phần pháp mà nếu hợp lại thì thực thể có 9, là tuệ, tiến, định, tín, niệm, hỷ, xả, khinh an và vô biểu sắc. (Tục tạng Kinh bản chữ Vạn 33/80B).

Di Đà đại bản nói, Bồ tát và Thanh văn có vị muốn nghe âm thanh thuyết pháp, có vị muốn nghe âm thanh âm nhạc, có vị muốn nghe hương thơm của hoa, có vị không muốn nghe âm thanh nào hết...; ai muốn nghe gì thì chỉ nghe thứ ấy, và ai không muốn nghe thì không nghe gì cả (Đại tạng kinh bản Đại chính tân tu 12/332) Tất cả các pháp lành trên là tiêu biểu cho Đạo đế, và đang hướng đến Phật trí. Khi hành giả có Định và Tuệ thì sẽ thấy và nghe tiếng pháp Vô ngã khắp mọi nơi. Bấy giờ chim muôn, hoa lá, núi sông... đều nói pháp. Cũng vậy, ở nước Cực lạc, quê hương của Trí tuệ, gió chim đều tuyên giảng Đạo đế. Thực tại tính Di Đà thường xuyên thuyết chánh pháp nên chúng sinh ở đó có điều kiện để tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng khả năng ly dục và thành tựu rốt ráo phạm hạnh...

4. CHÚNG SANH Ở CÕI TỊNH ĐỘ

a. Kinh văn:

"Thu Tử, Đức A Di Đà Phật có vô lượng đệ tử Thanh văn, toàn là A la hán, không phải toán số biết được. Đệ tử Bồ tát cũng tương đương như thế. Thu Tử, quốc độ Cực lạc thành tựu sự trang nghiêm như vậy. Thu Tử, người sinh quốc độ Cực lạc toàn là những bậc Không thoái chuyển, trong đó có nhiều vị Một đời thành Phật. Số này rất nhiều, toán số cũng không thể biết được, chỉ có thể đem cái số vô lượng vô số mà nói". (Sđd, tr. 195 - 196).

b. Nghĩa biểu tượng:

Nếu A Di Đà Phật là tự tánh thanh tịnh tâm, là biểu tượng của Giới đức, Định đức và Tuệ đức, thì chính 37 Bồ đề phần pháp đã giáo hóa chúng sinh đến các quả vị A la hán, Không thoái chuyển, Một đời thành Phật. Nếu chúng sinh có vô lượng vô biên, thì các quả vị thánh kia cũng vô biên vô lượng mà kinh A Di Đà nói là do Đức A Di Đà Phật giáo hóa. Cực lạc không có mọi yếu tố thiên nhiên và xã hội kích thích phát sinh phiền não hạnh nghiệp, mà toàn là những yếu tố trái lại. Chính điều này là lý do vì sao nên nguyện sinh Cực lạc. Sinh Cực lạc là được sống với thượng thiện nhân trong thiện xứ. Thì sự trở lại Ta bà hay du hóa mười phương chỉ là sự phân thân....

5. SỰ THẬT CỦA VIỆC TRÌ NIỆM A DI ĐÀ

a. Kinh văn

"Thu Tử, như hiện thời Như Lai tán dương ích lợi những sự bất khả tư nghi của Đức A Di Đà Phật, các quốc độ phương Đông... phương Nam... phương Tây... phương Bắc... phương Dưới.. phương Trên... hằng hà sa số các đúc Như Lai đại loại như vậy, đều ở nơi quốc độ của mình, đưa ra tướng lưỡi rộng dài, trùm khắp đại thiên quốc độ, nói lời thành thật như vầy: Các người nên tin bản kinh tán dương những sự bất khả tư nghì, hết thảy chư Phật đều gìn giữ cho". (Sđd, tr.197 - 202).

b. Nghĩa biểu tượng

Đức Thích Tôn và chư Thế Tôn trong 10 phương thế giới đang đồng âm tán dương công đức vô lượng của Đức A Di Đà là ý nghĩa chư Thế Tôn tán thán con đường giải thoát Giới, Định, Tuệ. Vì Giới, Định, Tuệ là 3 mặt của thực tại, trong Giới có Định có Tuệ; trong Định có Giới có Định.Trong Tuệ có Giới có Định. Mức độ thăng hoa của một trong ba chi phần này có liên quan đến hai chi phần kia. Có Tuệ mới biết đâu là Giới, có Tuệ mới ổn định được tâm, càng thực hiện được Giới, tức càng thực hiện được các quy luật tự nhiên thì càng hiểu biết về thực tại, từ đó hiểu được tâm; ổn định tâm; có ổn định tâm thì tâm mới thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh. Đây chính là con đường mà truyền thống chư Phật trong ba đời hằng thuyết giảng trong mỗi thời pháp; cũng là con đường độc nhất đưa đến giải thoát sinh tử. Cho nên chúng sinh cầu nguyện về nước Cực lạc thì không thể cầu nguyện suông được mà phải là lời cầu nguyện cụ thể bằng hành động tu tập 37 phẩm trợ đạo, và ý nghĩa niệm danh hiệu A Di Đà là ý nghĩa hướng tâm vào Giới, Định, Tuệ...

6. KẾT LUẬN

Giáo lý Kinh A Di Đà rất mực cụ thể vì đã trình bày cái chân lý tuyệt đối và phổ quát, từ đó có thể áp dụng trong mọi hình thái sinh hoạt của xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị... như đã trình bày ở các phần trước, Kinh A Di Đà có thể trình bày vắn tắt vào các điểm sau:

1. Kinh diễn tả ý nghĩa danh hiệu A Di Đà: Vô lượng quang, Vô lượng thọ là trỏ cho chân lý, cho trí tuệ, cho pháp thân Phật, cũng là ý nghĩa 10 lực của Đức Như Lai mà Kinh tạng Nikàya thường nêu rõ. Ở đây, ý nghĩa lâu bền của chân lý, của Phật pháp, của giải thoát ... cũng cần được ngầm hiểu.

2. Cảnh giới Cực lạc của Phật A Di Đà là cảnh giới hòa bình, an lạc, thiện lành tuyệt đối, tượng trưng cho Niết bàn, vừa trỏ đến Niết bàn, tức Diệt đế. Từ đó ta phải hiểu rằng mọi hình tha1i sinh hoạt hằng ngày, suy rộng ra, từ Diệt đế, ta có thể phản suy để hiểu ngầm lời dạy về Khổ đế, Tập đế và từ đó tìm hiểu Đạo đế. Rõ ràng đây là giáo lý căn bản nhất của kinh điển Nguyên thủy.

3. Pháp môn niệm Phật là con đường thuận hợp với nhiều căn cơ chúng sinh; được xem là pháp môn chủ yếu trong kinh A Di Đà mà ta cũng tìm thấy trong các kinh Nikàya, nhất là trong Tăng Chi. Niệm Phật để được nhất tâm, đưa đến, tức niệm Phật là hành thiền, là phá chấp, là vô ngã, là thực hiện Bát chánh đạo, hay nói chung là tu tập 37 phẩm trợ đạo.

*

Từ nội dung đầy ý nghĩa trên, ta có thể đi tìm một mẫu số chung, một nội dung lớn xuyên suốt bộ kinh A Di Đà: đó là sự nêu trỏ cái tâm, nhận biết tâm, tu sửa tâm, chứng ngộ tâm. Đó là ý nghĩa Tâm học của Phật giáo. Thật thế, qua kinh A Di Đà, Đức Vô lượng thọ, Vô lượng quang là trỏ cái tâm vô, cái tâm tuyệt đối, cái bản thể Như Lai tạng được triển khai, lớn mạnh và viên mãn. Đó là cái tâm nguyên thủy, rất mực thanh tịnh, giải thoát. Đó là tâm Phật vốn có trong một chúng sinh; mà vì chúng sinh còn mê muội, còn trôi lăn trong sinh tử luân hồi nên không thể hiện được cái tâm tuyệt đối vốn có của mình. Cái tâm tuyệt đối này được kinh A Di Đà dùng ngôn ngữ biểu tượng để tả một cảnh giới Cực lạc, đấy là trỏ đến Niết bàn như đã nói. Thì ra tâm giải thoát là Niết bàn, không mang chút gì là ngã, ngã sở, do đó hạnh phúc viên mãn miên trường. Như đã nói, pháp môn niệm Phật chính là niệm tâm, là thiền định, đưa đến trí tuệ giải thoát.

Niệm Phật A Di Đà là niệm cái tâm, Phật tính vốn có của mình, để chứng ngộ nó; và như thế ý nghĩa nhờ vào tha lực hay nhờ gia trì lực rốt lại cũng chính là tự lực, tự giải thoát. Đó là ý nghĩa của sự tự chứng thánh trí của kinh Lăng Già, vốn đã được Đức Phật khuyên dạy: "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi".

 Thích Chơn Thiện


Chú thích: "Hoa sen mà nói nhiệm mầu là vì hoa ấy thực mà không chất ngại nhau, và hoa sinh người mà như thế thì người do hoa sinh là như thế, có thể biết được". (Tục tạng kinh bản chữ Vạn 108/333A. Phần sau của lời giải thích này là nói người sinh Cực lạc thì hóa sinh trong hoa sen ấy, "Chín phẩm hoa sen làm bậc cha mẹ", do vậy mà cơ thể người Cực lạc không có và có những gì cơ thể chúng ta có và không có) (Sđd, tr. 332)

NGUYỆN HƯƠNG

Nam mô thập phương thường trụ Tam bảo tác đại chứng minh.O

Nam mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni tác đại chứng minh.O

Nam mô Bồ-tát Quán Thế Âm tác đại chứng minh.O

Nam mô Phật hoàng Trần Nhân Tông tác đại chứng minh.O

Chúng con….

Đốt nén tâm hương nguyện chí thành,

Nhất tâm cung kính Phật Bồ-tát

Nguyện cầu Tam bảo thường gia hộ,

Hạnh phúc bình an khắp muôn loài.

Nam mô Bồ-tát hương cúng dường. (3 lần)OOO

Hôm nay là ngày … tất cả đệ tử chúng con thành tâm quỳ trước Phật đài tác lễ sám hối tụng Kinh Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.O

Cúi mong Tam Bảo thường ở mười phương quang giáng đạo tràng chứng minh cho lòng thành của chúng con, khiến chúng con oan khiên dứt sạch, bệnh căn thuyên giảm, gia quyến an khang, lòng tin Tam Bảo càng sâu, tâm từ đối với chúng sinh tăng trưởng. Nguyện cho chính pháp được lan truyền khắp chốn, lời Phật dạy được phổ biến muôn nơi, người người từ bỏ tham, giận, si mê, tưới tẩm từ bi, hạnh phúc, thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, làm lành lánh dữ, thế giới dứt nghiệp binh đao, muôn loài an vui giải thoát.O

Tất cả đệ tử chúng con thành tâm quỳ trước Phật đài đồng sám hối cầu siêu, hồi hướng cho các hương linh, anh linh các oan hồn uổng tử, các chiến sĩ trận vong, các anh hùng nghĩa tử được thính pháp nghe kinh, được thừa tư công đức, phát tâm tỉnh giác, lìa khổ tối tăm, khởi niệm từ bi, xa rời đường dữ, tin sâu Tam Bảo, tin cõi Phật an vui.O

Khắp nguyện: Kẻ mất siêu thăng, người còn phúc lạc, chúng sinh được thấm nhuần mưa pháp, mọi người đều chứng ngộ Phật thừa.O

              Nam-mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.OOO

                            CA NGỢI TAM BẢO

Phật là đấng giác ngộ mình,

Độ người thoát khỏi, tử sinh bao đời.

Từ bi, trí tuệ rạng ngời,

Là thầy ba cõi, trời người xưa nay.O

Pháp là phương thuốc diệu thay,

Chữa lành bệnh khổ, muôn loài chúng sinh.

Như vầng trăng sáng lung linh,

Soi đường ra khỏi, u minh mê mờ.O

Tăng là những bậc chân tu,

Biết đời huyễn mộng, giã từ ra đi.

Thấm nhuần trí tuệ, từ bi,

Độ đời thoát khỏi tham si…. khổ sầu.O

Nam mô hoan hỷ tạng Bồ-tát. (3 lần)OOO

                         TÁN DƯƠNG GIÁO PHÁP

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn

Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp

Nay con nghe thấy xin trì tụng

Nguyện hiểu chân kinh nghĩa nhiệm mầu

Nam mô khai pháp tạng Bồ-tát. (3 lần)O

                                   TÁN PHẬT

Đại từ đại bi thương chúng sinh.

Đại hỷ đại xả cứu muôn loài.

Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.

Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.O                     

                                    ĐẢNH LỄ TAM BẢO

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời thường trú trong mười phương.  (Lạy một lạy) O

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chánh pháp ba đời thường trú trong mười phương.  (Lạy một lạy) O

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời thường trú trong mười phương. (Lạy một lạy) OOO

( Bắt đầu vô chuông mõ )

Một tiếng chuông ba tiếng mõ.

Một tiếng chuông một tiếng mõ.

Một tiếng chuông một tiếng mõ.

Một tiếng chuông năm tiếng mõ.

                          PHÁT NGUYỆN TRÌ KINH

Lạy đấng thầy ba cõi,

Quy mạng Phật mười phương,

Nay con phát nguyện lớn,

Tụng kinh cuộc đời Phật,

Kinh Phước Đức Từ Tâm

Kinh Suy Niệm Về Nghiệp

Yếu chỉ Kinh Áo Trắng

Trên đền bốn ơn nặng,

Dưới cứu khổ muôn loài,

Nguyện cho người thấy nghe,

Đều phát tâm Bồ-đề,

Sống an vui giải thoát. O

Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni. (3 lần) OOO

                 Bài 1: KINH CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT 

 Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta

Có mẹ có cha, giống như mọi người.

Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da

Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài.

Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời

Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.

Kế mẫu em bà, thay chị nuôi con

Đến khi khôn lớn, vua cha cưới vợ.

Công chúa xinh đẹp, Da Du Đà La

Tính nết hiền hòa, con vua Thiện Giác.

Thật là xứng đôi, trai tài gái sắc

Tuy sống giàu sang, trong cảnh huy hoàng.O

Một hôm Thái tử, dạo chơi bốn cửa

Tìm hiểu sự sống, dân tình ra sao?

Thấy cảnh người già, thân hình tiều tụy

Đi đứng khó khăn, gối mỏi lưng còng.

Rồi thấy người bệnh, nằm rên một chỗ

Tâm thần bấn loạn, đau khổ não nề.

Lại thấy một người, ruồi bu kiến đậu

Nằm yên một chỗ, chẳng còn biết chi.

Thái tử buồn rầu, thấy cảnh đau thương

Mới hỏi Sa Nặc, vì sao như thế?

Sa Nặc trả lời, dạ thưa Thái tử

Sinh già bệnh chết, chẳng chừa một ai?

Rồi đến bữa khác, Thái tử dạo tiếp

Thấy một Sa Môn, đạo cao đức trọng.

Đi đứng khoan thai, dáng người thoát tục

Ngài mới hỏi rằng, vì sao đi tu.

Dạ thưa Thái tử, cuộc sống tu hành

Ngày ăn một bữa, vừa đủ nuôi thân.

Mỗi ngày quán chiếu, sự sống thế gian

Mọi vật vô thường, có gì luyến tiếc?

Buông xả tất cả, để được giải thoát

Tu hành như thế, mới thật là vui!

Thái tử nghe qua, lòng mừng vô hạn

Từ đây về sau, tìm ra manh mối.

Mới trình vua cha, cho con xuất gia

Làm hạnh khất sĩ, rày đây mai đó.

Trên cầu Thành Phật, dưới độ chúng sinh

Thoát khỏi khổ đau, sinh già bệnh chết?

Khi nghe như thế, đức vua Tịnh Phạn

Lòng buồn rười rượi, không biết làm sao?

Vua cha mới nói, ta chỉ mình con

Kế thừa ngai vị, đến già rồi tu?

Thái tử thưa cha, giờ này còn trẻ

Không chịu lo tu, đến lúc tuổi già.

Thói quen tham đắm, dính mắc lâu ngày

Làm sao buông xả, sân giận si mê?

Thái tử thưa rằng, xin cha hoan hỷ

Cho con xin hỏi, bốn điều tâm huyết.

Nếu cha giải được, con xin ở lại

Kế thừa ngôi vua, trị vì thiên hạ.

Làm sao cho con, trẻ mãi không già?

Làm sao cho con, sống đời không bệnh?

Làm sao cho con, sống hoài không chết?O

Làm sao cho con, thoát khỏi tử sinh?

Đức vua Tịnh Phạn, nghe con nói thế

Trong lòng đau khổ, chẳng biết làm sao!

Giải đáp thắc mắc, cho con tỏ tường

Nên đành chấp nhận, Thái tử xuất gia.

Về phần vợ nhà, Thái tử thuyết phục

Da Du Đà La, vui vẻ nuôi con.

Đến khi khôn lớn, tiếp bước theo cha

Sống đời thoát tục, rộng độ muôn loài.

Công chúa Đà La, hoan hỷ vô cùng

Vì tròn tâm nguyện, cứu độ chúng sinh.

Sắp xếp mọi việc, Thái tử lên đường

Mùng tám tháng hai, vượt thành xuất gia.

Thời gian năm năm, cầu đạo hai thầy

Chẳng chứng giải thoát, nên đành rút lui.

Thái tử nghe đâu, lối tu khổ hạnh

 Có thể chứng đạt, Niết-bàn vô sinh.

Sáu năm khổ hạnh, quyết tâm hành trì

Đến khi thân thể, còn da bọc xương.

Thái tử ngất xỉu, nằm bên vệ đường

Thiếu nữ chăn bò, động lòng thương xót.

Dâng cho bát sữa, chàng liền tỉnh lại

Mới ngồi quán chiếu, biết mình đã sai.

Từ nay xả bỏ, cực đoan hai đầu

Quay về trung đạo, tâm thần sáng trong.

Để không lỗi đạo, tu hành xưa nay

Ngài liền phát nguyện, dưới cội Bồ-đề.

Ta đây dù có, tan xương nát thịt

Nếu không thành đạo, thà chết chỗ này.

Sau bốn mươi chín, ngày đêm miên mật

Ngài đã thực chứng, Niết-bàn vô sinh.

Không còn khổ đau, luân hồi sống chết

Năm ấy nhằm ngày, tám tháng mười hai.

Sau khi giáo hóa, bốn mươi chín năm

Mười lăm tháng hai, Ngài nhập Niết-bàn.

Mọi người mới hỏi, lấy ai làm thầy

Phật dạy bốn chúng, lấy giới làm đầu.

Siêng tu thiền định, sáng soi chính mình

Buông xả hai bên, thành tựu giải thoát.

Ai biết hành trì, phước huệ song tu

Tu hạnh Bồ-tát, chứng thành Phật quả.

Chẳng cầu Tây phương, về cõi Cực Lạc

Ngay nơi cõi này, cứu độ chúng sinh.

Đền trả bốn ân, cứu giúp ba cõi

Tu theo hạnh nguyện, Bồ-tát Quán Âm.

Cứu khổ ban vui, tốt đạo đẹp đời

Tứ chúng nghe xong, thảy đều hoan hỷ.

Phát nguyện vâng lời, tu bát chánh đạo

Từ bi hỷ xả, rộng độ chúng sinh.

Dìu dắt mọi người, tu hạnh Bồ-tát

Cho đến khi nào, thành Phật mới thôi.

Bốn chúng đồng tu, hãy nghe cho rõ

Tự mình thắp lên, ánh sáng trí tuệ.

Chứ đừng van xin, cầu cạnh bên ngoài

Không khéo vô tình, phỉ báng pháp ta.

Làm chủ bản thân, quay lại chính mình

Sống đời giải thoát, an vui lâu dài.OOO

                      BÀI 2: KINH PHƯỚC ĐỨC

Tôi được nghe như vầy, một thời đức Thế tôn, trú tại thành Xá Vệ, nơi rừng cây Kỳ Đà, vườn ông Cấp Cô Độc. Đêm hôm đó trời đã khuya, bỗng cả khu vườn hiện lên ánh hào quang sáng chói bởi một chư Thiên muốn gặp Phật để tham vấn đạo lý. Sau khi đảnh lễ đức Thế tôn, chư Thiên ngồi sang một bên rồi thưa hỏi rằng: “Chư Thiên cùng nhân loại làm thế nào để được sống bình yên và hạnh phúc? Kính xin Thế tôn chỉ dạy” “Lành thay! Lành thay! Thiên nhân khéo biết cách thưa hỏi, ta sẽ vì ngươi chỉ dạy 10 phương pháp gieo trồng phước đức, để làm lợi lạc cho Trời Người trong hiện tại và mai sau”.

1-Phương pháp thứ nhất là:

Luôn gần gũi người hiền

Lánh xa kẻ xấu ác

Tôn kính bậc đáng kính

Là phước đức lớn nhất.

2-Phương pháp thứ hai là:

Biết chọn môi trường tốt

Để làm các việc lành

Cùng hướng về đường thiện

Là phước đức lớn nhất.

3-Phương pháp thứ ba là:

Siêng học lại giỏi nghề

Biết giữ gìn đạo đức

Biết nói lời ái ngữ

Là phước đức lớn nhất.

4-Phương pháp thứ tư là:

Biết hiếu dưỡng cha mẹ

Thương yêu gia đình mình

Lại làm nghề thích hợp

Là phước đức lớn nhất.

5-Phương pháp thứ năm là:

Sống vui vẻ bố thí

Giúp gia đình người thân

Bình đẳng tùy theo duyên

Là phước đức lớn nhất.

6-Phương pháp thứ sáu là:

Tránh không làm điều ác

Không say sưa, nghiện ngập

Siêng năng làm việc lành

Là phước đức lớn nhất.

7-Phương pháp thứ bảy là:

Biết khiêm cung lễ độ

Để học hỏi điều hay

Nhớ ơn và biết đủ

Là phước đức lớn nhất

8- Phương pháp thứ tám là:

Biết kiên trì phục thiện

Thân cận bậc hiền Thánh

Siêng năng cùng tu học

Là phước đức lớn nhất.

9-Phương pháp thứ chín là:

Sống tinh cần tỉnh thức

Biết quay lại chính mình

Để sống đời giải thoát

Là phước đức lớn nhất.

10- Phương pháp thứ mười là:

Làm việc cùng mọi người

Tâm không hề thay đổi

Não phiền dứt, an nhiên

Là phước đức lớn nhất.

Ai sống được như vậy

Ở đâu cũng hạnh phúc

An nhiên và tự tại

Vì phước đức vẹn toàn.OOO

                              BÀI 3: KINH TỪ TÂM 

Tôi nghe rằng có một thời,

Tại thành Xá-vệ, ở nơi Kỳ Hoàn.

Thế Tôn cho gọi chúng tăng,

Các thầy cung kính thưa vâng đáp lời.

Thế Tôn thuyết giảng pháp lành

Khuyên người tu tập nên hành từ tâm.

Là người nên tập bao dung

Thương yêu trải khắp kẻ gần người xa.

Tấm lòng nhân ái bao la,

Thật là thuần khiết, thật là cao thâm.

Hướng về tất cả chúng sinh,

Tâm từ tu tập thương yêu giúp người.    

Không vì ái luyến vấn vương,

Không vì mong đợi chút đường lợi danh,

Không vì ân nghĩa riêng tình,

Cũng đừng cân nhắc với mình lạ quen.

Thương người quen, lẽ tất nhiên,

Cũng thương những kẻ chưa quen bao giờ

 Xoá đi ngăn cách thờ ơ,

Xóa đi ngần ngại hững hờ bấy lâu.

Tình thương lan tỏa đến đâu,

Giúp xây nơi ấy nhịp cầu cảm thông.

Người từ tâm đủ bao dung,

Đủ lòng độ lượng, đủ lòng thương yêu.

Với người mưu hại đủ điều,

Bất nhân ác cảm gây nhiều thương đau

Người từ tâm trước như sau:   

Trải lòng ra mãi, thương nhau tình người.

Với người oán ghét bao đời,

Nguồn thương yêu ấy làm vơi tị hiềm.

Chuyện không hay, chẳng trách phiền,

Để cho vơi bớt nghiệp duyên với người.

Người từ tâm trước muôn loài,

Đem lòng thương xót cảnh đời không may.

Thương người sống kiếp đọa đày,

Làm thân cầm thú nghiệp gây chẳng lành.   

Hoặc loài ngạ quỷ vô hình,

Hoặc trong địa ngục tội tình vương mang.

Tâm từ  như ánh trăng ngàn,

Dịu dàng soi thấu mọi đàng trầm luân.

Ở đâu có chúng hữu tình

Thì ngay nơi ấy từ tâm hướng về.  

Như tàng lá mát rộng che,

Chúng sanh vô lượng tâm từ vô biên.

Tâm từ như suối triền miên,

Thấm vào mạch sống mọi miền an vui.

Tâm từ làm gốc vun bồi,

Cho người cao thượng cho đời vinh hoa.  

Thấy người khổ nạn khó qua,

Lòng mình đau xót như là khổ chung.

Thấy người hạnh phúc thành công,

Lòng mình sung sướng như cùng vui theo.

Thấy người lầm lỗi ít nhiều,

Lòng mình tha thứ mến trìu càng hơn.

Người từ tâm sống vẹn toàn,

Thương yêu bình đẳng, sắt son bền lòng.

Cho dù không ước không mong,

Phước lành tự đến do công đức thành:  

Một là ngủ được an lành,

Bởi lòng mình đã chân thành thương yêu,

Bởi không lừa lọc dệt thêu,

Bởi không toan tính lắm điều chua ngoa.

Tâm tình không gợn xấu xa,

Tham lam, sân hận, cùng là si mê.

Đầu hôm đến lúc tinh mơ,

Khổ ưu tắt lịm, thới thơ giấc nồng.  

Hai là rời bước khỏi giường,

Lòng mình một mực bình thường an vui.

Khi đi đứng, lúc nằm ngồi

Không còn tiếc nhớ đua đòi ước ao.

Từ tâm hóa giải đẹp sao,

Muộn phiền sân hận tan vào hư không.

Lòng mình luôn giữ trắng trong,

Để nguồn an lạc dạt dào bao la.

Ba là từ ái lan xa,   

Làm cho cảm ứng chan hòa cùng nhau.

Ai ai cũng thấy mến yêu,

Đem lòng ngưỡng mộ người nêu tâm từ.

Bốn là loài chẳng phải người,  

Một khi cảm nhận biết người từ tâm,

Cũng dành cho những tình thân,

Hộ trì người được những thành tựu vui.

Năm là thiên chúng cõi trời,   

Nhờ công tu tập nên người từ tâm.

Thấy người nào tính ai lân,

Nay theo gia hộ để cùng tiến tu.

Sáu là hiểm nạn đang chờ,   

Dầu sôi lửa bỏng mịt mờ kiếm cung,

Cùng bao nhiêu thứ độc trùng

Không sao xâm phạm đến vùng trú thân.

Bảy do huân tập từ tâm,  

Thác sanh Phạm Chúng, làm dân cõi trời,

Được nhiều phước báo tuyệt vời,

Và tâm từ được trau dồi thêm lên.

Tám là đầy đủ thiện duyên,  

Người từ tâm biết thường xuyên chuyên cần.

Làm cho đức hạnh được thuần,

Thành vườn ruộng tốt gieo trồng đại bi.

Đượm nhuần vô ngã, vô si,

Con đường giải thoát bước đi thêm gần.

Khéo an trú, khéo tác thành,

Thân tâm an ổn, vững vàng, lắng sâu.   

Tâm từ khi được khéo tu,

Làm cho trói buộc được mau tháo dần.

Không còn dấu vết tham sân,

Niết-bàn hiển lộ thênh thang giữa đời.

Thế Tôn thuyết giảng mấy lời,

Mọi người vui nhận tin rồi làm theo.

Nam-mô Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni. (3 lần) OOO

                   BÀI 4: KINH SUY NIỆM VỀ NGHIỆP

Tất cả chúng sinh là chủ nhân của nghiệp cũng là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc, là điểm tựa cho vạn loài. Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời.

Chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trược. Chính mình làm việc lành nên khiến mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay uế trược đều do mình, không ai có thể khiến người khác tịnh thanh hay uế trược.

Tâm dẫn đầu các pháp. Chính tâm chủ trì tạo tác các nghiệp. Nếu người nói năng hay hành động với tâm bất thiện thì đau khổ sẽ theo mình như bánh xe theo chân con vật kéo.Tâm dẫn đầu các pháp. Chính tâm chủ trì tạo tác các nghiệp. Nếu người nói năng hay hành động với tâm hiền thiện thì hạnh phúc sẽ theo mình như bóng không rời hình.

Khi ác nghiệp chưa trổ quả thì người ác chưa thấy là ác. Ðến khi quả nghiệp kết thành bấy giờ người ác mới thấy là ác. Khi thiện nghiệp chưa trổ quả thì người thiện chưa thấy là thiện. Ðến khi quả nghiệp kết thành bấy giờ người thiện mới thấy là thiện.

Không phải do dòng dõi thọ sanh mà một người cao quí hay thấp hèn. Chính hành vi tạo tác khiến người thấp hèn hay cao quí. Mỗi chúng sanh là kết tinh của những gì đã tạo và sẽ là kết quả những gì đang tạo. Quá khứ, hiện tại, tương lai kết nối bằng những tác ý thiện hay bất thiện.

Ðời nầy đau khổ, đời sau cũng đau khổ. Người tạo nghiệp bất thiện đau khổ cả hai đời. Xét ác nghiệp đã làm khiến lòng sầu khổ, sinh vào khổ cảnh nỗi khổ nhiều hơn. Kiếp nầy an lạc, kiếp sau cũng an lạc. Người tạo nghiệp lành hai đời an lạc. Xét việc thiện đã làm tự tâm hoan hỷ, sanh vào lạc cảnh hạnh phúc nhiều hơn. 

       

         BÀI 5: PHẬT DẠY KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG

Tôi nghe như vầy. Một thời đức Phật ở chùa Kỳ Viên do Cấp Cô Độc, thái tử Kỳ-đà phát tâm hiến cúng. Vào sáng hôm nọ, ông Cấp Cô Độc cùng với năm trăm cư sĩ thuần thành viếng thăm, đảnh lễ ngài Xá-lợi-phất, rồi ngồi một bên. Ngài Xá-lợi-phất dùng nhiều phương tiện, thuyết pháp khai tâm cho các cư sĩ, mang lại niềm vui và sự khát ngưỡng đối với Tam bảo và sự thực tập con đường chuyển hóa.O  

Ngài Xá-lợi-phất hướng dẫn tất cả đến viếng đức Phật, đầu thành năm vóc, đảnh lễ chân Người, rồi ngồi một bên, an trú chính niệm. Thế Tôn ân cần dạy bảo mọi người những điều cốt lõi mà người tại gia cần siêng thực hành, để được an vui.    

Này các đệ tử, cư sĩ tại gia sống đời thanh cao, giữ gìn trọn vẹn năm điều đạo đức, tu tập đầy đủ bốn tâm cao thượng, có thể đạt được một cách dễ dàng phước và hạnh phúc ở trong hiện tại và biết chắc rằng không còn rơi rớt trong các nẻo ác: Địa ngục, ngạ quỷ và loài động vật trong kiếp tương lai. Đồng thời, người ấy đã được chắc chắn dự vào dòng thánh ở quả thứ nhất.O   

Đạo đức thứ nhất: Phật tử tại gia quyết tâm xa lìa mọi sự giết hại, buông bỏ vũ khí, chấm dứt bạo động, tu tập từ bi, thương xót mọi loài, bảo vệ thiên nhiên, biết sống hổ thẹn, lương tâm trong sáng. Nhờ thực tập đúng, Phật tử tại gia nhổ tận gốc rễ tâm niệm giết hại, sống trong hạnh phúc và sự an vui.O  

Đạo đức thứ hai: Phật tử tại gia quyết tâm xa lìa mọi sự trộm cắp, tôn trọng sở hữu hợp pháp của người, những gì không cho thì không được lấy; vui thích bố thí, cứu người giúp đời vượt qua nghèo khổ; lúc bố thí thì không cầu đền đáp. Nhờ thực tập này, Phật tử tại gia không bị tâm lý tham lam, bỏn sẻn, keo kiệt che lấp, sống trong liêm khiết, giàu lòng vị tha.O  

Đạo đức thứ ba: Phật tử tại gia quyết tâm xa lìa tà dâm ngoại tình, sống hạnh chung thủy, bảo vệ hạnh phúc tất cả mọi người trong sự bảo hộ của cha và mẹ, hoặc cả cha mẹ, hoặc anh chị em, hoặc bên sui gia, hoặc người đồng tính, hoặc vợ chồng con của mình và người, cả kẻ cuồng dâm, bạo lực gia đình, hoặc kẻ bán phấn. Nhờ thực tập này, Phật tử tại gia không bị tâm lý hưởng thụ thấp kém làm mất hạnh phúc.O      

Đạo đức thứ tư: Phật tử tại gia quyết tâm xa lìa những lời dối gạt, chấm dứt nói láo - tuyên bố sự thật, không nói chia rẽ - nói lời xây dựng, không nói thô tục - nói lời lịch sự, không nói tán gẫu - nói lời lợi lạc. Nhờ thực tập này, đệ tử áo trắng an trú chính niệm, đáng được tin cậy, uy tín tăng trưởng.O            

Đạo đức thứ năm: Phật tử tại gia quyết tâm xa lìa rượu và ma túy, các chất gây say; chấm dứt thói quen hưởng thụ độc tố; không tham gia sản xuất, buôn bán các độc tố này. Nhờ thực tập này, đệ tử áo trắng giữ gìn sức khỏe và sống hạnh phúc với người thân thương.O 

Này các đệ tử, làm người áo trắng, sống đời tại gia, hãy cố gắng giữ năm điều đạo đức vừa được tuyên thuyết, để sống hạnh phúc với nhiều phước báo trong hiện tại và mai sau.

Này các đệ tử, hãy lắng lòng nghe Như Lai giảng dạy phương pháp đạt được bốn tâm cao thượng trong hiện tại này, một cách dễ dàng với nhiều giá trị.     

Tâm cao thượng một: Phật tử tại gia quán niệm Như Lai là bậc Giác ngộ không còn dính mắc, bậc Minh Hạnh Túc, là bậc Thiện Thệ, bậc Thế Gian Giải, bậc Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, là Thiên Nhân Sư, là Phật, Thế Tôn. Nhờ quán niệm này, vọng tâm, dục niệm thảy đều tiêu diệt; không còn yếu tố bất thiện, uế nhiễm, sầu khổ, lo âu ảnh hưởng, chi phối. Nhờ quán tưởng Phật, tâm được lắng trong, đạt an vui lớn.O      

Tâm cao thượng hai: Phật tử tại gia quán niệm chính pháp được Phật giảng dạy tài tình dễ hiểu, có khả năng lớn đưa đến giải thoát mọi sự khổ đau và các phiền não; tâm được thư thái, không bị nóng bức, an vui lâu dài.O       

Tâm cao thượng ba: Phật tử tại gia quán niệm Tăng đoàn của đức Như Lai, đi trên nẻo thiện, thánh đạo chân chánh, hướng theo giáo pháp, thực tập giáo pháp, sống đúng giáo pháp. Có vị đã chứng quả A-la-hán, quả A-na-hàm, quả Tư-đà-hàm, quả Tu-đà-hoàn, hoặc đang trên đường đạt các quả ấy. Tăng đoàn gồm đủ bốn đôi, tám bậc, thành tựu đạo đức, thiền định, trí tuệ, giải thoát cũng như tri kiến giải thoát. Thánh chúng như thế đáng được tôn kính, phụng sự, cúng dường, là ruộng phước tốt cho đời gieo trồng.O     

Tâm cao thượng bốn: Phật tử tại gia quán niệm giới luật được Phật giảng dạy không có khuyết điểm, không bị tỳ vết, không bị nhơ uế, có khả năng lớn bảo hộ đạo đức, giúp người giữ giới an trú vững chãi trong cảnh giới Phật. Giới này thanh cao vốn được hiền trí khen ngợi, tiếp nhận, thực tập, truyền bá.O    

Này các đệ tử, nên ghi nhớ rằng khi thực tập được bốn tâm cao thượng một cách trọn vẹn là đã chấm dứt các nẻo xấu ác, không còn đọa lạc địa ngục, ngạ quỷ và loài súc sanh, hướng đến chứng đắc quả Tu-đà-hoàn, ngay trong hiện tại. Người đệ tử ấy đi về nẻo giác, chuyển hóa phiền não, thanh tịnh thân tâm; qua lại tối đa bảy lần sinh tử trong cõi trời người là có thể đạt giác ngộ, giải thoát, không còn khổ đau.

Sau khi tuyên thuyết năm điều đạo đức, bốn tâm cao thượng, Thế Tôn ân cần trùng tuyên tóm tắt bằng một bài kệ dễ hiểu sau đây:   

Người tại gia sáng suốt,

Sợ các cảnh giới xấu,

Siêng thực tập chính pháp,

Chuyển hóa mọi khổ đau.   

Giữ năm điều đạo đức:

Không giết hại sự sống,

Chân thật, không trộm cắp,

Chung thủy trong hôn nhân,

Không nói lời tổn hại,

Không rượu và ma túy.   

Người đệ tử áo trắng

Thường thực tập niệm Phật,

Thường thực tập niệm Pháp,

Thường thực tập niệm Tăng,

Thường quán niệm đạo đức,

Nhờ đó, tâm thảnh thơi.    

Người Phật tử tại gia

Hoan hỷ với bố thí,

Gieo trồng phước hiện tiền,

Khéo thực tập chính niệm,

Giác ngộ và giải thoát.     

Hãy quan sát đàn bò

Có con vàng, đỏ, trắng,

Một màu hoặc có đốm;

Dù bò màu sắc gì,

Hoặc xuất xứ từ đâu,

Giá trị thật của bò,

Là ở sức chuyên chở.

Là con bò hữu dụng

Phải có sức khỏe mạnh,

Kéo xe, chuyên chở nhiều,

Giúp chủ trong công việc. 

Trong thế giới con người

Dù xuất thân thế nào,

Già trẻ hay nam, nữ

Vua chúa hay thương gia

Tu sĩ hay thường dân,

Bất kỳ ai giữ giới,

Sống trong sạch, đứng đắn,

Trở thành người đạo đức,

Khéo vượt khổ, thảnh thơi,

Đạt được sự giác ngộ.

Cúng dường người như vậy

Sẽ được phước đức lớn.   

Như Lai không phân biệt

Giai cấp và nguồn gốc.

Kẻ không có tài đức

Không lợi lạc cho ai.

Cúng dường người như thế

Không có giá trị nhiều.                      

Phật tử siêng tu huệ,

Tâm hướng về Phật pháp,

Căn lành luôn tăng trưởng,

Hiện đời được hạnh phúc,

Khi chết tái sinh lành,

Qua lại trong trời người,

Nhiều nhất là bảy lần,

Tiếp tục tu nhân lành,

Đạt niết-bàn giải thoát. 

Nghe Phật dạy xong, ngài Xá-lợi-phất, Cấp Cô Độc và năm trăm cư sĩ cảm thấy hân hoan, phát nguyện làm theo những điều Phật dạy, đồng thời phát nguyện truyền bá lời Phật, đem lại lợi lạc cho khắp mọi người.OOO                                                              

                 KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ 

                      CỦA HÀNG BỒ-TÁT

Là người đệ tử Phật, ngày đêm nên chí thành, nhớ nghĩ và tư duy, về tám điều giác ngộ, của các bậc Bồ-tát.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ NHẤT: Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại lại khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội, nếu quán sát như thế, dần hồi lìa tử sinh.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ HAI: Tham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn, đều từ tham dục khởi, nếu ít muốn biết đủ, thân tâm được an lành.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ BA: Tâm nếu không thỏa mãn, chỉ lo việc tham cầu, sẽ tăng thêm tội ác, Bồ-tát hay quán xét, thường muốn ít biết đủ, vui cảnh nghèo giữ đạo, lấy trí tuệ làm đầu.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ TƯ: Lười biếng phải sa đọa, nên thường hành tinh tấn, để phá trừ phiền não, nhiếp phục bốn chúng ma, xa lìa chốn tối tăm.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ NĂM: Ngu si phải sinh tử, Bồ-tát thường nên nhớ, luôn học rộng nghe nhiều, để tăng trưởng trí tuệ, nhằm thành tựu biện tài, rồi đem niềm vui lớn, giáo hóa cho mọi người.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ SÁU: Nghèo khổ hay oán giận, thường gieo nhiều tội lỗi, Bồ-tát luôn san sẻ, bình đẳng với mọi người, không nhớ đến quá khứ, không ghét bỏ một ai.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ BẢY: Tham muốn rất tai hại, tuy thân ở thế gian, nhưng không nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y, bình bát và pháp khí, chí nguyện người tu hành, luôn giữ đạo trong sạch, thực hiện hạnh thanh tịnh, từ bi với muôn loài.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ TÁM: Sinh tử luôn thiêu đốt, khổ não vô cùng tận, nên phát tâm Bồ-đề, tu hành cầu giải thoát, độ hết thảy muôn loài, nguyện thay thế chúng sinh, gánh chịu nhiều đau khổ, khiến cho muôn loài vật, đều bình an hạnh phúc.

Tám điều nói trên đây, chư Phật và Bồ-tát, đã tự mình giác ngộ, nhờ tinh tấn hành trì, tu từ bi trí tuệ, nương theo thuyền Bát-nhã, mau đến bờ giải thoát, rồi giáo hóa thế gian, độ tất cả chúng sinh, đem tám điều giác ngộ, chỉ dạy cho mọi người, biết được sinh tử khổ, xa lìa năm dục lạc, tu theo Bát chính đạo. Này bốn chúng đệ tử, tư duy tám điều này, sẽ dễ dàng tỉnh giác, diệt được vô lượng tội, thẳng tiến quả Bồ-đề, mau thành tựu Phật pháp, xa lìa đường sinh tử, thường an nhiên thanh nhàn.

                               KỆ SÁM HỐI

Con đã gây ra bao lầm lỗi

Khi nói khi làm khi tư duy

Tham lam hờn giận và ngu si

Nay con cúi đầu xin sám hối.

Một lòng con cầu Phật chứng tri

Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới

Nguyện sống đêm ngày trong tỉnh giác

Nguyện không lặp lại lỗi lầm xưa.

Cúi xin các Phật Thế-tôn,

Nhủ lòng thương xót chúng sinh mê mờ.

Hoặc tội ác tự tay tạo tác

Hoặc xúi bảo kẻ khác từng làm

Hoặc thấy việc ác không can

Lại còn hoan hỷ sinh tâm đồng tình.

Những tội ác tự mình trộm cướp

Của chùa chiền bảo tháp chư tăng

Tự tay mình lấy giả làm

Hoặc xui người lấy mừng vui trong lòng.

Hoặc tự tay gây tạo tham tàn

Làm mười điều ác lại coi thường

Hoặc dùng thế lực ép oan,

Đều sa địa ngục A-tỳ đáng khinh.

Làm quỷ đói súc sinh đau khổ

Hoặc giam mình nẻo dữ không thôi

Làm loài hèn hạ nhất đời

Nếu được làm người làm người thấp kém.

Nay con nguyện thật thà sám hối

Biết bao điều tội lỗi xưa nay

Cúi xin chư Phật chứng minh

Xót thương cho nỗi khốn cùng của con.

Xin chư Phật rủ lòng thương xót

Nay con xin quỳ trước Phật đà

Phát tâm thệ nguyện thật thà

Đời đời kiếp kiếp trồng gieo căn lành.

Xin phát nguyện làm lành lánh dữ.

Kể từ đây muôn kiếp không thôi.

Con nhất tâm nguyện sống đời lành.

Đem thân mạng nương nhờ Tam Bảo.

Lên thuyền từ vượt qua biển khổ.

Cầm đuốc tuệ ra khỏi rừng mê.

Thân miệng ý luôn luôn trong sạch.

Đi đứng nằm ngồi trong tỉnh giác.

Lạy Phật tổ soi đường chỉ lối.

Hôm nay đây khẩn thiết thề nguyền.

Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm.

Không còn vương vấn chuyện xưa nay.

Nam mô cầu sám hối Bồ tát ma ha tát.OOO

                  CHÚNG CON TỤNG TAM QUY 

              VÀ VÂNG GIỮ NĂM ĐIỀU ĐẠO ĐỨC.

                           TỤNG TAM QUY Y

Chúng con nguyện suốt đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. (3 lần)

Quy y Phật, chúng con nguyện suốt đời tôn trọng kính thờ tu theo đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là vị thầy giác ngộ sáng suốt của chúng con. Quy y Phật rồi, chúng con không tu theo trời, thần, quỷ vật, nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.O

Quy y Pháp, chúng con nguyện suốt đời tôn trọng, học hỏi và tu theo lời dạy của Phật. Quy y Pháp rồi, chúng con không tu theo ngoại đạo tà giáo, nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.O

Quy y Tăng, chúng con nguyện suốt đời tôn trọng tu theo Tăng sĩ hướng dẫn đúng theo chánh pháp Như lai. Quy y Tăng rồi, chúng con không si mê làm thân với nhóm dữ bạn ác, nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.OOO

                            TỤNG NGŨ GIỚI

Con nguyền từ bỏ sát sinh

Tôn trọng sự sống, rải ban tâm lành.

Thương yêu người vật môi sinh

Cho đời hạnh phúc, muôn loài an vui.O

Con nguyền từ bỏ trộm gian

Mánh mung cướp của, tham lam xin chừa.

Sống chân thật chẳng lọc lừa

Cho tròn nhân nghĩa, cho vừa nhân sinh.

Con nguyền từ bỏ ngoại tình

Một chồng một vợ, tấm lòng trinh nguyên.

Thương yêu tôn trọng cảm thông

Ngọt bùi chia sẻ, thủy chung trọn đời.

Con nguyền từ bỏ nói sai

Bớt lời chửi tục, móc moi hai đầu.

Nói như chánh pháp cao sâu

Im như bậc thánh, nhiệm mầu thấy nghe.O

Con nguyền từ bỏ rượu chè

Say sưa nghiện ngập, thân mê trí mờ.

Để không bệnh hoạn thẫn thờ

Để cho tâm trí lặng lờ sáng trong.

Từ nay con nguyện với lòng

Giữ gìn năm giới, quyết không phạm lầm.

Để cho con sống thanh cao

Để đời an lạc, dạt dào tình thương.OOO

                 Đi kinh hành niệm Phật Bồ-tát

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật(108 lần)O

Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát. (18 lần)O

Nam mô Đại Thế Chí Bồ-tát. (3 lần)O

Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát. (3 lần)O

Nam mô Đại hạnh Phổ Hiền Bồ-tát. (3 lần)O

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ-tát. (3 lần )O

Nam mô Thanh Tịnh đại hải chúng Bồ-tát. (3 lần)OOO

                          SÁM MƯỜI NGUYỆN

Một nguyền kính lễ Như Lai.

Hai nguyền xưng tán công dày Thế Tôn.

Ba nguyền tu phước cúng dường.

Bốn nguyền sám hối tiêu tan nghiệp trần.

Năm nguyền vui vẻ an lành.

Sáu nguyền thỉnh chuyển pháp luân độ người.

Bảy nguyền thỉnh Phật ở đời.

Tám nguyền học Phật sáng ngời tâm linh.

Chín nguyền hằng thuận chúng sinh.

Mười nguyền hồi hướng phước lành khắp nơi.OOO

                       HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC

Tụng kinh công đức khôn tính kể

Thắng phước vô biên đồng hướng về

Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh

Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn.

Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não

Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời

Nguyện cả tội chướng thảy tiêu trừ

Đời đời thường hành Bồ-tát đạo.

Nguyện đem công đức tu hành này

Chan rải mười phương khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo.OOO

                          PHỤC NGUYỆN

Nam mô thập phương thường trụ Tam bảo tác đại chứng minh.O

Nam mô Phật bổn sư Thích ca Mâu Ni tác đại chứng minh.O

Nam mô Bồ-tát Quán Thế Âm tác đại chứng minh.O

Nam mô Phật hoàng Trần Nhân Tông tác đại chứng minh.O

Cửa thiền thường nghiêm tịnh

Toàn chúng mãi thuận hòa

Phật huệ chiếu sáng ngời

Mưa pháp hằng nhuần gội

Phật tử lòng tin sâu

Ruộng phước càng tăng trưởng

Chúng sinh sống an lạc

Vui hưởng cảnh thái bình

Nơi nơi dứt đao binh

Mỗi mỗi đều thành Phật.

Nam mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni.OOO

                   ĐẢNH LỄ BA NGÔI BÁU

Con xin nương tựa Phật

Bậc phước trí vẹn toàn

Cầu tất cả chúng sinh

Giác ngộ, phát tâm lành. (một lạy)O

Con xin nương tựa Pháp

Nguồn tuệ giác Từ bi

Cầu tất cả chúng sinh

Hiểu đạo, tỏ nguồn tâm. (một lạy)O

Con xin nương tựa Tăng

Đoàn thể sống an vui

Cầu tất cả chúng sinh

Hòa hợp, thương mến nhau. (một lạy)O

                             HỒI HƯỚNG

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo.OOO                             

Kinh Vu Lan tuy thuộc Đại thừa, nhưng bên trong vẩn mang tinh thần Nguyên thủy. Thế nên việc tìm hiểu kinh Vu Lan trong sự liên hệ với các bài kinh Tiểu Sư Tử Hống, Ước Nguyện trong Kinh Trung Bộ thuộc Nguyên thủy là điều rất thú vị. Chúng tôi xin mạn phép cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này.

   Kinh Vu lan ghi lại những lời Đức Phật dạy chúng ta về lòng thương yêu, bổn phận của con cái đối với cha mẹ hiện tiền hay quá cố, đối với những người đang trầm luân trong những khổ cảnh, nghịch cảnh và cách thức thể tình cảm và bổn phận ấy bằng những việc làm cụ thể, nhân dịp  thưa hỏi của Ngài Mục kiền Liên.

  Bài kinh tuy ngắn, nhưng ý nghĩa vừa cao vợi, hướng thượng, lại vừa thiết thực, đáp ứng lòng từ bi, hiếu thảo của mọi người mong muốn đền ơn, đáp nghĩa đấng sinh thành, cứu giúp cha mẹ, người ơn, người thân và những người quen biết hay không quen biết đang phải chịu cảnh khổ. Đồng thời mở ra cho chúng ta những người con, đồng thời là những bậc cha mẹ trong tương lai, con đường thực hành để đi đến giải thoát khổ đau ngay trong kiếp sống hiện tại, hay hơn nữa, là tạo nền tảng để trong tương lai được giải thoát hoàn toàn, tức không còn bị chi phối trong vòng luân hồi nơi lục đạo.

   Kinh Vu Lan tuy thuộc Đại thừa, nhưng bên trong vẩn mang tinh thần Nguyên thủy. Thế nên việc tìm hiểu kinh Vu Lan trong sự liên hệ với các bài kinh Tiểu Sư Tử Hống, Ước Nguyện  trong Kinh Trung Bộ thuộc Nguyên thủy là điều rất thú vị. Chúng tôi xin mạn phép cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này.

SƠ LƯỢC NỘI DUNG KINH VU LAN

 Nội dung kinh vu Lan gồm 3  phần:

 Phần 1:  Nguyên nhân Đức Phật thuyết kinh

- Ngài Mục Kiền Liên là đại đệ tử của Thế Tôn, với lòng hiếu thảo mong muốn giúp đở mẹ mình đã lâu, nay nhân dịp Ngài chứng đắc sáu phép  thần thông, liền muốn dùng những thần thông ấy tìm xem người mẹ quá cố của mình hiện thời đang ở đâu, để cứu giúp, báo đáp ân đức sinh thành.

- Ngài dùng Thiên nhản thông để nhìn suốt khắp sáu cõi, thì biết rằng mẹ mình đang ở cõi ngạ quỹ, bị bỏ đói chỉ còn trơ da xương, khốn khổ vô cùng. Thấy vậy, Ngài liền mang cơm đến cho mẹ ăn.

- Được cơm, mẹ Ngài vội lấy tay trái che dấu không cho ai thấy, tay phải bốc cơm mà ăn. Nhưng thương thay, nắm cơm vừa tới miệng liền biến thành cục lửa than cháy bỏng, nên không thể nào ăn được, cứ như thế tái diển mãi, tình cảnh rất thương tâm.

- Ngài Mục Kiền Liên không thể nào cứu giúp mẹ, rất bi ai, liền trở về bạch với Đức Phật sự việc như thế để nhờ Thế Tôn giúp đở.

Phần 2:  Thế Tôn chỉ dạy Ngài Mục Kiền Liên con đường hay phương pháp để cứu mẹ mình thoát khỏi thảm cảnh.

- Thế Tôn giải thích cho ngài Mục Kiền Liên rỏ, vì căn tánh  tham sân si của mẹ Ngài quá sâu dày, bất thiện nghiệp quá nặng nề, nên phải thọ quả báo tương ứng. Thế nên không phải chỉ riêng một mình Ngài Mục Kiền Liên không cứu được mẹ mình, mà thậm chí các vị đạo sỹ, các vị thiên thần, địa thần, quỹ thần, cho đến Tứ thiên vương cũng không thể làm gì được.

- Chỉ có biện pháp duy nhất là phải nhờ uy lực của chư Tăng trong mười phương (Thập phương tăng) mới cứu đặng mẹ ngài Mục kiền Liên cùng những người khổ nạn khác được thoát khỏi khổ cảnh (siêu thoát).

- Nhân ngày Tự tứ vào ngày rằm tháng 7, các hiền thánh tăng là các vị tỷ-kheo đang tu thiền định nơi rừng núi, đến các vị đã chứng đắc bốn đạo quả, hay là các vị tỷ kheo thuộc hàng Thanh văn, Duyên Giác đủ sáu phép thần thông giáo hóa tự tại, hay là các  Bồ tát Đại sĩ thuộc hàng Thập địa đang hiện thế phương tiện tỷ-kheo, tất cả đều quy tụ trong Tăng chúng đồng đẳng nhất tâm tập hợp về cùng một trú xứ để thọ lễ Tự tứ.

- Vì tất cả các vị tỷ-kheo tụ hợp về thọ lễ Tự tứ đều là những người có đầy đủ giới hạnh trang nghiêm, có chánh định thù thắng, có chánh trí tuệ thù thắng nên tạo thành giới pháp đạo đức sâu rộng mênh mông, có oai lực cảm ứng, có thần lực hộ trì chiêu cảm, có hiệu lực tác động thật là vô cùng linh ứng, quảng đại, vô biên.

- Vào ngày Tự tứ vào rằm tháng bảy này, chúng ta, mỗi người hãy vì cha mẹ hiện tại và trong bảy đời quá khứ, cùng những người đang ở trong vòng khổ nạn mà sửa soạn các loại đồ ăn thức uống, quả củ, trái cây đủ loại hương vị, ngon bổ, thượng vị, chay tịnh; các loại nhang đèn, hương hoa thanh tịnh mà dâng cúng dường các vị Hiền thánh tăng.

       Khi thực hiện các điều trên với lòng thành kính thì cha mẹ và bà con trong đời này, nếu đã quá vãng thì được thoát khổ trong ba đường (địa ngục, ngạ quỹ, súc sinh) không còn cảnh đói khổ; nếu cha mẹ đang còn sống thì được hưởng phước lạc sống lâu; đến như cha mẹ trong bảy đời sẽ được tái sinh nơi Thiên giới Tha hóa tự tại.

-  Các món cúng dường  chay  tịnh được đặt trước bàn thờ Phật tại tư gia hay trong các ngôi chùa, tháp. Trước khi thọ trai các vị Thập phương tăng chúng dùng định lực chú nguyện cho trai chủ, chú nguyện cho đến cha mẹ bảy đời của trai chủ với năng lực hộ trì từ oai lực vô biên của giới định tuệ sâu thẳm.

-   Sau khi Ngài Mục Kiền Liên thực hiện lời chỉ dạy của Thế Tôn tức thời tiếng rên la bi thảm của mẹ Ngài không còn nữa và trong ngày ấy bà được thoát khỏi cảnh khổ trong kiếp ngạ quỷ.

 Phần 3 : Thế Tôn chỉ dạy bổn phận và phương pháp thể hiện hiếu thảo đối với cha mẹ của tất cả mọi người.

-  Đức Phật dạy, bất cứ ai từ hàng vương công phú quý đến hạng nghèo hèn cùng khổ đều có thể thực hiện lòng hiếu thảo của mình đối với cha mẹ hiện tiền hay quá cố bằng cách vào ngày rằm tháng bảy, vào ngày Tự tứ sửa soạn trai lễ cúng dường Thập phương tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được sống lâu trăm tuổi, không bịnh, không khổ; cha mẹ trong bảy kiếp của mình được thoát khỏi cảnh khổ, được sanh thiên giới.

 -  Người Phật tử phải thực hiện lòng hiếu thảo của mình, phải thành tâm, thường xuyên tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ hiện tại và cha mẹ trong các tiền kiếp, đồng thời thực hiện lễ cúng dường tăng chúng vào ngày tự tứ, rằm tháng bảy hàng năm để chú nguyện cho cha mẹ mình.

 Ý NGHĨA VÀ THỰC HÀNH

  Chúng ta có thể nhận thấy trong nội dung kinh Vu Lan có những vấn đề như sau:

 1/ Nếu chúng ta cúng dường đầy đủ phẩm vật cho tăng chúng, để họ chú nguyện cho cha mẹ chúng ta.  Nếu người còn sống sẽ được hưởng phước lạc, tăng tuổi thọ, nếu như cha mẹ đã quá cố đang thọ khổ nơi khổ cảnh như địa ngục, ngạ quỹ sẽ được giải thoát khỏi nơi ấy, và cha mẹ trong các tiền kiếp của chúng ta sẽ được tái sanh vào các thuận cảnh nơi các cõi trời [cha mẹ trong 7 đời còn có nghĩa là những cha mẹ của ta trong quá khứ xa xôi, tức chúng sinh khác, vì do nghiệp duyên ai cũng có thể đã là cha mẹ của ta].

  Kết quả trên dường như nằm ngoài sự chi phối của luật nhân quả.

  2/  Hiện nay, dù số lượng các ngôi chùa và tăng chúng rất phát triền, phương tiện đi lại truyền thông rất hiện đại, nhưng nhu cầu báo hiếu của chúng ta vào dịp ngày rằm tháng bảy là là rất lớn, bên cạnh đó việc cúng dường tăng chúng báo hiếu cha mẹ chỉ diển ra vào ngày tự tứ và phải dùng sức chú nguyện của chư tăng mười phương (nhiều vị tăng).

 Thế nên việc tổ chức lễ Vu Lan cho từng gia đình, hay nhiều gia đình cùng lúc (mỗi gia đình với nhiều lễ vật) tại một ngôi chùa trong dịp này sẻ ít nhiều bị hạn chế.

3/  Tăng chúng thực hiện lễ Vu Lan là những Hiền thánh tăng đầy đủ đạo hạnh, giới đức, định lực, trí tuệ từ  cận sơ quả, sơ quả đến Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát tạo thành một pháp giới đạo đức trang nghiêm thanh tịnh, từ đó có năng lực nhiệm mầu chú nguyện cứu giúp người trong khổ cảnh.

 Hiện nay các vị Hiền thánh tăng chắc hẳn là không nhiều.

4/ Vật phẩm cúng dường rất đa dạng, nhiều chủng loại thuộc thượng vị, loại tốt, ngon nhất.

Thế nên đối với người nghèo, người không đủ điều kiện, rất khó khăn trong việc sắm sửa đủ các lễ vật để thực hiện việc báo hiếu theo lễ Vu Lan.

Có thể, khi chúng ta nghiên cứu nội dung kinh vu Lan, chúng ta sẽ có cùng những nhận xét như trên.

 Nhưng sau khi nghiên cứu bài kinh kỹ hơn, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những ý nghĩa dể nhận thấy trên, nội dung kinh còn hàm chứa ý nghĩa cao diệu hơn, nhân bản và đại từ đại bi  hơn bao giờ hết.

Kinh Vu Lan tuy đề cập đến tha lực, nhưng thật ra bên trong hàm chứa ý nghĩa tự giác giác tha, tự lực giải thoát.

I/ Về phương diện từ bi cứu khổ:

1/  Các đạo sỹ ngoại đạo, các thiên thần, địa thần, quỹ thần, cùng Tứ thiên vương không có khả năng cứu mẹ ngài Mục Kiền Liên, chỉ có các vị hiền thánh tăng mới có khả năng ấy. Chúng ta có thể hiểu điều này như sau:

 Mỗi chúng sinh đều tạo  nghiệp và nhận quả báo tương ứng, không ai có thể thay đổi, định luật nhân quả chi phối, vận hành toàn bộ hoạt động thành trụ hoại diệt trong sáu cõi luân hồi, trừ phi chính người đó.

 Nói là do chính người đó là bởi khi người đó đươc chỉ dạy, được giải thích, được hướng dẩn để đánh thức, để khởi lên sự hiểu biết trong họ, thì họ hiểu ra vấn đề họ đang gặp phải, hiểu về luật nhân quả, hiểu ra rằng muốn có thiện quả, có kết quả tốt đẹp hôm nay thì phải có thiện nghiệp tức phải làm các điều thiện về thân, khẩu và ý trong quá khứ.

Còn nếu như  tự mình đã làm các điều ác, các điều bất thiện về thân khẩu, ý  thì nay tất yếu phải chịu quả báo xấu nơi các khổ cảnh. Đây là một quy luật tự nhiên không ai làm khác đi được, tự mình làm cho mình hạnh phúc, tự mình làm cho mình đau khổ.

Một khi khởi lên sự hiểu biết rỏ như thế, thì họ liền nhận ra sai lầm của mình, nhận thấy hiện trạng đau khổ của mình đến từ hậu quả việc làm của chính mình mà thanh thản thọ nghiệp, khi ấy với họ vấn đề  thọ nghiệp hay không thọ nghiệp không còn quan trọng nữa, nên việc đang thọ nghiệp không tồn tại, chỉ tồn tại đối với thân, không tồn tại đối với tâm, tâm được giải thoát khỏi ám ảnh, nên họ được an lạc, nên họ được giải thoát khỏi nghiệp đó.

 Nhưng làm sao để họ đươc chỉ dạy, được giải thích, được hướng dẩn, để họ được đánh thức, để trong họ  khởi lên sự hiểu biết như thật về luật nhân quả, về khổ, về vô thường.

Đó là nhờ nguyện lực của chư hiền thánh tăng dựa trên giới lực, dựa trên định lực và dựa trên tuệ lực của các vị ấy. Nhưng tại sao chư hiền thánh tăng làm được mà các đạo sỹ, thiên thần, quỹ thần cùng Tứ đại thiên vương không làm được?

Vì các hiền thánh tăng là đệ tử Thế Tôn, họ là các Sa môn thứ nhất, Sa môn thứ hai, Sa môn thứ ba, Sa môn thứ tư. Họ chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả các thủ. Các ngọai  khác không có các Sa môn thứ nhất, Sa môn thứ hai, Sa môn thứ ba, Sa môn thứ tư.

Những Sa môn, Bà la môn của các ngoại đạo không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả các thủ, nên họ không có tịnh tín với Đạo sư, không có tịnh tín với Pháp hoàn toàn, không có giới luật hoàn toàn, không có tình thương hoàn toàn:

    “ . . . Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn  chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự  liễu tri về kiến thủ, sự  liễu tri về giới cấm thủ, nhưng  không  hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không  như  thật tuệ tri một sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự  xưng  liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh  hiển  thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ  hiển thị sự  liễu  tri  về dục thủ, sự  liễu tri về  kiến  thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. Chư Tỷ-kheo, trong pháp luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với Đạo sư, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mản các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với những pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là không hoàn toàn “

                                                                                                     ( Kinh Tiểu Sư Tử Hống )

Nguyện lực thanh tịnh của chư hiền thánh tăng, đệ tử Thế Tôn xuất phát từ giới luật, định lực, tuệ lực có được do sự tịnh tín hoàn toàn đối với Đạo sư, tịnh tín hoàn toàn với Pháp; do sự thành tựu hoàn toàn viên mản các giới luật; do từ lòng từ bi, hỷ xả, sự thương mến hoàn toàn và vô điều kiện với tha nhân.

 Nguyện lực ấy có năng lực cao diệu, có khả năng nhiệm mầu, đánh thức thiện tâm vốn có sẳn nơi mẹ của tôn giả Mục Kiền Liên, nhưng đã bị chôn vùi bởi vô số trầm tích tham sân si từ quá lâu trong quá khứ.  Để nay, tự  nơi nội tâm bà khởi lên sức mạnh tự mình ăn năn, tự mình sám hối, tự mình làm trong sạch thân khẩu ý, đưa đến sự yếm ly, ly tham, xả ly, từ bỏ (xả bỏ lòng tham lam, bỏn xẻn, ích kỹ, sợ người khác nhìn thấy đòi chia xẻ cơm với mình, nên dùng tay trái che lại ). Do xả ly, do từ bỏ, không còn chấp thủ nên nội tâm được an tịnh, trí huệ phát sinh, khi ấy trong bà liền khởi lên sự hiểu biết về luật nhân quả, về khổ, vô thường, bà hiểu ra vấn đề mình đang gặp phải để rồi chấp nhận sự thọ nghiệp với lòng thanh thản.

 Thế nên tuy mẹ ngài Mục Kiền Liên thân đang thọ nghiệp ngạ quỹ, nhưng tâm bà được an tỉnh, tự tại, không bị nghiệp chi phối, không bị nghiệp nhiếp phục, tức là bà được giải thoát khỏi nghiệp ngạ quỹ.

2/  Như ghi nhận ở phần trên, việc thực hiện báo hiếu theo lễ Vu Lan sẽ bị hạn chế nhiều do số lượng tăng chúng không thể đủ để thực hiện lễ báo hiếu vào ngày tự tứ cho nhiều người cùng lúc.

 Nhưng nếu ta chú tâm tìm hiểu kỹ câu kinh, thì vấn đề sẽ không như thế, mà ý kinh dẩn đến khả năng tuyệt diệu, mở ra cơ hội báo hiếu cho tất cả mọi người, tất cả mọi chúng sinh ở mọi nơi, mọi lúc. Mở ra một thế giới tốt đẹp, trong đó mọi người chúng ta đều là một hiếu tử, mỗi người chúng ta đều là hiền thánh tăng, và vô lượng chúng sinh được thoát khỏi nơi  khổ cảnh.

“  Đệ tử Như lai / thực hành từ hiếu / thì mỗi ý nghĩ / thường thường tưởng nhớ / cha mẹ hiện tại / cho đến cha mẹ / bảy đời quá khứ /.

                                                                                                       (Kinh Vu Lan)

Câu kinh chỉ rỏ, muốn thực hành từ hiếu, thì phải luôn tưởng nhớ đến cha mẹ trong mỗi ý nghĩ. Điều nầy có nghĩa là ta phải tưởng nhớ đến cha mẹ ta trong chánh niệm, trong tỉnh giác, mà muốn luôn có được chánh niệm, tỉnh giác thì tâm trí ta phải được định tỉnh, không còn tạp niệm, tà niệm, vọng tưởng, điên đảo tưởng, tham tưởng, sân tưởng, hại tưởng . . . muốn thế ta phải thực hiện hạnh yếm lý, xả ly, từ bỏ, ly tham, ly bất thiện pháp.

Yếm ly gì, xả bỏ, từ bỏ gì? Đó là yếm ly, từ bỏ, xả bỏ tham sân si, ngã chấp ngã dục; yếm ly, từ bỏ những gì thuộc hữu vi vốn bản chất là khổ, là vô thường, là vô ngã, bản chất chúng vốn là như thế không thể khác được.

 Khi chúng ta có giới, có chánh niệm, chúng ta sẽ có chánh tư duy, chánh định, chúng ta sẽ có định lực, sẽ có tuệ lực, sẽ có năng lực nhiệm mầu để cảm ứng đến những đối tượng ta mà  thương yêu, mà ta luôn mong muốn giúp đở, dù người đó đã quá vãng hay còn sống.

                                   “  . . . Cho đến cha mẹ/ bảy đời quá khứ “

                                                                                       (Kinh Vu Lan)

Là nói lên tình thương thật sự, vô điều kiện, tình thương bình đẳng không phân biệt người cha, người mẹ trong đời nầy tốt hay xấu hơn, thương ta nhiều hơn hay ít hơn người cha, người mẹ trong các đời khác; Là lòng thương yêu đối với tất cả mọi chúng sinh, ắt hẳn rằng trong quá khứ xa xôi đã có lần một chúng sinh nào đó đã là cha, đã là mẹ của ta.

 Dù khi ta đạt nhiều thành tựu, nhưng khi ta có lòng từ bi, thì định lực, tuệ lực càng lớn lao hơn nửa, nó có khả năng, có năng lực nhiều hơn nữa để đánh thức, làm khởi lên, làm tăng trưởng thiện tâm và khả năng tự giác ngộ của người mà ta muốn cứu giúp.

Trong Kinh Ước Nguyện, Đức Phật dạy chúng ta điều nầy rất rỏ:

     “ Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ đến ta với tâm hoan hỷ, và nhờ vậy họ được quả báo lớn, lợi ích lớn! Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mản giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.”

                                                                                                    ( Kinh Ước Nguyện )

Kinh Ước Nguyện đã mở cho chúng ta khả năng báo hiếu vừa mầu nhiệm, vừa thực tế lại vừa vĩ đại cao quý chưa từng thấy. Đọc xong bài kinh nầy, ta quá hân hoan, quá mừng rở, rồi quá đổi xúc động, chúng ta bật khóc, chúng ta càng tôn kính Thế tôn hơn bao giờ hết, Người đã quá thương yêu chúng ta mà chỉ dạy con đường báo hiếu vô cùng quý báu nầy .

Bấy lâu nay, ta không biết làm thế nào để đền ơn, đáp nghĩa, để giúp đở cha mẹ quá cố của ta. Nhớ lại thuở còn non trẻ, ta chưa ý thức được thế nào là chữ hiếu, ta đã mải rong chơi, đã lơ là bổn phận người con, để rồi khi ta trưởng thành, ta nhận ra ý nghĩ cao quý của lòng hiếu thảo, ta có điều kiện vật chất nhiều hơn, thì cha mẹ ta không còn nữa. Những lúc được nghe lời hát từ bài Bông hồng cài áo ta không thể kềm được nước mắt, lúc nầy ta thương cha mẹ ta quá, ước gì giờ đây có cha mẹ bên cạnh, để ta nói rằng “ con thương cha mẹ lắm.“  Ta buồn tủi, ta hối hận, ta thấy xót xa trống vắng quá. Những ngày giổ, càng bày yến tiệc lớn chừng nào là lòng ta lại buồn tủi chừng ấy, cảm thấy vô vị và rống rổng..

Kinh Ước Nguyện đã mang đến cho chúng ta sự hân hoan, phấn khởi, hy vọng, tin tưởng quá lớn lao. Giờ đây, ta có thể giúp đở đền ơn báo hiếu cha mẹ ta một cách  thực tế và hết sức cụ thể.

Cha mẹ ơi! ngay bây giờ đây, ngay tại thời điểm nầy đây, con xin hứa với cha mẹ, con xin hứa với Đức Phật, Đấng Đại từ, Đại bi, Chánh đẳng giác, Bậc thầy của Trời và Người rằng, con nguyện luôn nổ lực, chuyên cần, kiên trì, kham nhẩn, tinh tấn sống đúng theo giới luật; giữ gìn thân, khẩu, ý thanh tịnh; thực hành thiền định; tinh cần giử chánh niệm, thực hiện hạnh xả ly, quán tưởng vô thường, khổ, vô ngã; nổ lực thực hiện việc chia xẻ, bố thí tài vật, tận tâm giúp đở mọi người; sống đời sống chân chánh, chính trực trong mọi lúc, mọi nơi.

Cha mẹ ơi! như thế là con sẽ được gần gủi cha mẹ, cha mẹ sẽ nghĩ đến con với niềm hân hoan, với sự phấn khởi, hạnh phúc, cha mẹ sẽ hảnh diện, vui mừng vì thấy con hôm nay không những trưởng thành trong đường đời, mà còn trưởng thành trong Chánh pháp.

Cha mẹ được hạnh thúc và an lạc, cha mẹ sẽ có trí tuệ, lòng mong muốn hướng về Phật pháp, quy y Tam Bảo đang ngủ yên trong cha mẹ được đánh thức và phát triển lớn mạnh.

 Với niềm tin mảnh liệt, con tin tưởng là như thế, vì đó là quy luật, đó là điều đã được Đức Phật, vị Cha nhân từ, tôn kính của chúng ta và muôn loài, chỉ dạy.

Như thế thì tất cả mọi người, ai cũng có thể tự mình trở thành Hiền thánh tăng để thực hiện lễ Vu Lan cho chính mình, tự giải thoát mình, tự chuyển hóa tâm hồn ngạ quỹ, địa ngục trở thành tâm hồn thanh tịnh an lạc. Từ đó, thực hiện lễ Vu Lan cho cha mẹ mình và cho những người khác.

 

Và như thế xã hội chúng ta sẽ có nhiều hơn nữa những người con có hiếu, nhiều hơn nữa những bà mẹ được siêu sinh tịnh độ, và nhiều hơn nữa những người hiền đức có ích cho đời

                                                 “ Thân mẫu của con

                                                    đã được siêu thoát

                                                    là nhờ năng lực

                                                    công đức Tam bảo “

                                                                                  (Kinh Vu lan)

 II/ Về phương diện tu tập:

    1/ Đức Phật nhân dịp ngài Mục Kiền Liên thưa hỏi, mà chỉ dạy các đệ tử về chữ Hiếu và cách thức thực hiện chữ Hiếu, đồng thời qua đó sách tấn, khuyến khích đệ tử nổ lực tu hành, thành tựu giới hạnh, gia tăng định lực, tăng trưởng trí tuệ và phát triển tâm từ bi hỷ xả, hướng đến mục đích tự giác giác tha.

    2/ “ Đức Thế Tôn dạy / Đại Mục Kiền Liên / Thân mẫu tôn giả / gốc rể tội chướng / kết đã quá sâu / không phải năng lực / một mình tôn giả / có thể giải cứu. . .”

                                                                                                                 (Kinh Vu Lan)

      Đoạn kinh nầy vô cùng quan trọng, chỉ rỏ khả năng cứu khổ có thực hiện được hay không, hiệu quả thế nào, không những tùy thuộc vào phẩm chất, nguyện lực của người chú nguyện cứu khổ, mà còn tùy thuộc vào phẩm chất căn tánh của ngưởi được cứu khổ.

 Sự hiểu biết, ý chí tự giải thoát của từng người tùy thuộc vào căn tánh của người đó, vốn được hình thành trong quá trình huân tập, tập nhiểm, tích lũy từ các hoạt động về thân, khẩu, ý trong quá khứ. Khi còn sống, chúng ta có căn tánh, phẩm chất như thế nào, thì tái sinh nơi các cõi khác cũng sẽ như vậy.

 Do đó giai đoạn  chúng ta sống ở thế gian rất quan trọng, trong cuộc sống thường nhật, bên cạnh việc tích lũy vật chất ( nếu thật sự cần thiết ) cho hạnh phúc đời thường, chúng ta cần phải ra sức tích lũy cho mình số vốn về tinh thần, số vốn đó đến từ việc năng làm điều thiện, xả bỏ điều ác, giữ tâm ý trong chánh niệm, thanh tịnh. Vì khi sang cõi dữ, chúng ta rất khó có điều kiện thực hiện các điều trên, bởi ở khổ cảnh, ta phải luôn đối phó, luôn chịu đưng sự đau khổ, thống khổ hành hạ, thì đâu còn thời gian, đâu còn tỉnh táo để phân biệt điều hơn lẽ phải.

 Thế nên, là người con có hiếu, khi phụng dưỡng cha mẹ mình lúc còn sống, cung phụng cho phụ mẫu, món ngon vật lạ, tiện nghi thoải mái, tiền bạc đày đủ là điều tốt, nhưng vẩn phải chú ý đến khuynh hướng tâm tính của họ, sự phụng dưỡng như thế có làm sinh khởi, làm phát triển lòng tham sân si không, có làm tăng trưởng ngã chấp, ngã dục của họ không, có ảnh hưởng đến việc giữ gìn Ngũ giới không, hay hơn nữa là Bát quan trai giới.

 Thương yêu cha mẹ thì phải làm sao cho cha mẹ được hưởng hạnh phúc, không những trong hiện tại mà còn trong tương lai lâu dài. Thứ hạnh phúc không còn hay còn rất ít, hoặc ít ra cũng bớt đi sự hiện diện của sầu bi khổ ưu não bên cạnh.

Thứ hạnh phúc nào, ta đang nổ lực hướng đến, thì ta  phái tìm cách làm sao để cha mẹ ta được như vậy.

    3/ Sự chuẩn bị đầy đủ phẩm vật với nhiều loại ngon quý, ý muốn nhấn mạnh đến sự quyết tâm muốn báo hiếu, lòng chân thành luôn mong muốn báo đáp ân đức cha mẹ, giúp đở mọi người  thoát khỏi cảnh khổ.

    4/ Việc báo hiếu cha mẹ chúng ta trong ngày lễ Vu Lan là việc làm vô cùng tốt đẹp tạo nhiều phước báo cho chính mình. Nhưng việc báo hiếu sẽ thật trọn vẹn và tốt đẹp hơn nữa nếu chúng ta thực hiện lễ Vu Lan đồng thời cho tất cả những ai đang trong vòng khổ nạn, người thân quen và cả những người không quen biết.

        Một khi tâm từ bi nảy nở lớn mạnh, là lúc tâm thức ta chuyển hóa sang mức độ cao đẹp hơn, khi ấy khả năng cảm ứng tương tác, trợ duyên cho người cần được giúp đở sẽ hiệu quả hơn, có kết quả tốt đẹp hơn.  

           “Ngày ấy các ngươi / hãy vì tất cả / cha mẹ bảy đời, / cha mẹ hiện tại, / những kẻ     đang ở / trong vòng khổ nạn”

                                                                                                     (Kinh Vu Lan)

    Kinh Vu Lan tuy thuộc Đại thừa, nhưng lại hàm chứa ý nghĩa thuộc nguyên thủy, trong đó ý nghĩa tự lực và tha lực hòa quyện nhau có tác dụng hổ tương, cùng là nhân quả của nhau.

Theo đó để thực hiện việc báo hiếu viên thành, viên mãn, có hiệu quả thiết thực, đúng với Chánh Pháp, kết quả có được liên quan đến các yếu tố hổ tương trong mối quan hệ nhân  quả sau:

     1/  Bản thân người muốn cứu khổ cho người khác phải tự lực, tự mình ra sức tu dưỡng, rèn luyện vươn lên tầm cao Thánh đạo, để có phẩm chất tốt đẹp của người Phật tử mà cao quý hơn hết là phẩm chất của vị hiền thánh tăng;

     2/  Phẩm chất tốt đẹp trên, có năng lực mầu nhiệm để cảm ứng, tạo duyên, gieo duyên đến người đang thọ khổ ( gieo nhân Pháp duyên);    

     3/ Người đang thọ khổ nhờ sự cảm ứng, trợ duyên, nhờ tác động của nhân Pháp duyên đó mà khả năng, năng lực tự vươn lên đang ngủ yên nay được đánh thức, trong họ khởi lên trí hiểu biết, tự giác ngộ đi đến thoát khổ.

     4/ Khả năng, năng lực tự vươn lên, tự giác ngô, tự thoát khổ của người thọ khổ ở cấp độ nào, ở mức độ nào, là tùy thuộc vào hai yếu tố:

- Phẩm chất đạo hạnh, trình độ tu tập của người thệ nguyện cứu khổ;

- Và phẩm chất căn tánh của người đang thọ khổ.

     5/ Thế nên, việc tu dưỡng của người thệ nguyện cứu khổ và cách sống thiện hay bất thiện của người được cứu khổ lúc còn tại thế có vai trò then chốt, quyết định hiệu quả của lễ Vu Lan.

     6/ Mỗi một chúng sinh, trong đó có chúng ta đều có khả năng trở thành Hiền thánh tăng để cùng nhau thực hiện lể Vu lan cho cha mẹ mình cho những người thân, những người quen và không quen biết.

 Quá trình Tự giác giác tha, tự lực giải thoát  là quá trình xuyên suốt không gián đoạn, hướng đến mục đích từ bi hỷ xả, cứu khổ cứu nạn, không những cho cha mẹ mình mà còn hướng đến thập loại chúng sinh được nói đến trong tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du,  và tất cả những ai tuy còn tại thế nhưng hiện đang đắm chìm trong bể khổ nơi thế gian này.

Hơn thế nữa, để ngày Đại lễ Vu Lan, ngày rằm tháng bảy được kết quả mỹ mản trong mọi gia đình, trong mỗi tâm hồn chúng ta; thì lễ Vu Lan nên được chúng ta thực hiện mỗi tháng, hay mỗi tuần, hay mỗi ngày, mỗi phút giây của cuộc sống. Được như vậy, tâm hồn chúng ta sẽ là cõi tịnh độ, gia đình chúng ta là cõi tịnh độ, xã hội chúng ta và thế giới chúng ta sẽ là cõi tịnh độ.

Bên cạnh đó, từ các hoạt động từ thiện xả hội có được thể hiện qua sự an ủi, chia xẻ, ủy lạo, đùm bọc, giúp đở người bất hạnh, người nghèo khó thiếu thốn, người khổ nạn cụ thể về mặt tinh thần và vật chất dù nhiều hay ít mỗi khi có cơ hội, là chúng ta đã góp phần xây dựng thế giới hạnh phúc, an lạc, thanh bình, mà  trong đó cha mẹ chúng ta và mọi người cùng cư ngụ.

   Mùa Vu Lan 2011

                                                                                                                 Nguyên Nghĩa

  Sách tham khảo:

- Kinh Trung Bộ, HT Thích Minh Châu, 1992

- Chữ hiếu trong đạo Phật, HT Thích thiện Siêu-Thích Minh Châu, 1993

- Kinh Vu Lan, HT Thích Trí Quang, 1984

- Bông hồng cài áo, HT Thích Nhất Hạnh

- Đức Phật Lịch sử, Trần Phương Lan, 2000

- Văn tế thập loại chúng sinh.

 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Sách Thứ Mười Bảy Số 779
PHẬT NÓI KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC
Hậu Hán An Tức Quốc Tam Tạng An Thế Cao Dịch
Thánh Tri Phỏng Việt dịch và Viết Bài Học Giải

Lời Nói Đầu

Kinh Bát Đại Nhân Giác này của Đại Sư An Thế Cao từ nước An Tức sang Trung Quốc vào thời Hậu Hán (năm 132-167 sau công nguyên) soạn dịch. Bài Kinh này tuy rất ngắn mà bao hàm những điểm chính thuộc cả hai tư tưởng Nhị ThừaĐại Thừađức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật đã giảng dạy trong suốt 49 năm.

Tôi có nhân duyên tốt lành nên được đọc bài Kinh này nhiều lần. Mỗi lần đọc tôi đều cảm thấy thắm thía từng câu từng chữ, như Kinh nhắc nhở mình quán xét lấy cái thân tâm và ngoại tại của mình là Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã cho nên phải biết buông xuống mọi tham dục mong cầu, ít muốn biết đủ thì mới thường có an lạc, an bần mà giữ đạo, nuôi lớn cái chí nguyện xuất gia, thượng cầu đạo Vô Thượng, dưới giáo hóa tất cả chúng sanh. Vì thấy lời dạy hữu ích của Kinh mà phỏng dịch ra Việt văn và viết bài Học Giải để cùng chia sẽ và kết duyên với mọi người, hầu cho kẻ thấy người nghe đều nhớ lấy những lời dạy vàng ngọc này, theo đó tu hành mà đồng gặt hái được nhiều lợi ích trong hiện tại và mai hậu.

Bài Kinh rất súc tích và cô động trong 332 chữ Hán, xếp thành 93 câu, mỗi câu bốn chữ. Do vậy mà thật rất là khó dịch ra tiếng Việt. Nếu phải dịch đúng 332 chữ, 93 câu, mỗi câu bốn chữ như tiếng Hán thì cái đó gọi là tiếng Hán-Việt chứ không thể nào dịch thuần Việt được. Tôi có thói quen thích đọc những bài Kinh ngắn bằng tiếng Hán-Việt như Bát Nhã Tâm Kinh chẳng hạng, và bài Kinh Bát Đại Nhân Giác này cũng không ngoại lệ. Đọc bằng Hán-Việt nó dễ nhớ và thắm thía hơn nhiều. Tuy nhiên muốn cho người cùng ngôn ngữ Việt đọc hiểu thì phải dịch ra tiếng Việt làm sao cho dễ hiểu mà không mất đi ý chính của Kinh văn cho nên dịch ra thì hơi rườm rà một chút. Do vậy trước, kính mong mọi người lượng thứ cho bản dịch giải thô thiển này, và sau kính mong mọi người đọc hiểu được ý chính mà quên lời rườm rà.

Kính cảm niệm công ân giáo dưỡng của Tôn Sư Ôn Thượng Minh Hạ Điền đã khai mở đạo nhãn và diều dắt cho con bước vào con đường Chánh Đạo của Phật.

Nguyện cho khắp người thấy người nghe đồng được an vui giải thoát.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Thánh Tri kính viết

San Antonio, Texas

Mùa Hạ, Tháng 7, ngày 13, năm 2016

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Sách Thứ Mười Bảy Số 779
PHẬT NÓI KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC
Hậu Hán An Tức Quốc Tam Tạng An Thế Cao Dịch
Thánh Tri Phỏng Việt dịch và Viết Bài Học Giải

đệ tử Phật thì phải thường cả ngày lẫn đêm hết lòng thành kính đọc và nghĩ nhớ tám điều giác ngộ này:

Điều giác ngộ thứ nhứt: Phải biết thế gianvô thường; quốc độ thì mong manh không bền chắc; bốn đại là khổ, là không; năm ấmvô ngã, hay sinh diệt đổi dời, nó giả dối không thật cũng không chủ; tâm là nguồn gốc của mọi điều ác; thân là chỗ tu tập nhiều điều tội lỗi. Nếu đúng như vậy mà quán xét thì xa dần sinh tử.

Điều giác ngộ thứ hai: Phải biết nhiều dục là khổ; sanh tử nhọc nhằn mỏi mệt đều là do tâm tham dục mà phát sinh. Vậy phải bớt cái lòng tham dụchọc Đạo Giác Ngộ Giải Thoát thì thân tâm mới được an vui tự tại.

Điều giác ngộ thứ ba: Phải biết tâm người thì không bao giờ biết đủ, ngược lại chỉ mong cầu được nhiều nên càng thêm lớn nhiều tội ác. Còn người tu hạnh Bồ Tát thì chẳng phải vậy, vì họ thường nghĩ nhớ về pháp biết đủ, sống an vui trong cảnh nghèo khó mà giữ Đạo, và chỉ lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp duy nhứt cho đời tu của mình.

Điều giác ngộ thứ tư: Phải biết lười biếng thì đọa lạc; nếu thường tu hành tinh tấn thì có thể phá trừ các nghiệp ác phiền não, phá vỡ và hàng phục bốn ma, ra khỏi nhà tù của năm ấmmười tám giới.

Điều giác ngộ thứ năm: Phải biết do ngu si (vô minh) mà có sinh tử. Do vậy người tu hạnh Bồ Tát thì thường nhớ học rộng nghe nhiều, để thêm lớn Trí Tuệ, thành tựu được cái tài nói pháp thông suốt và lưu loát, hầu giáo hóa tất cả chúng sanh, và khiến họ đều được vui lớn.

Điều giác ngộ thứ sáu: Phải biết ghèo khổ thì thường sanh nhiều thù hận, nên dễ kết nhiều duyên xấu ác. Do vậy người tu hạnh Bồ Tát thì nên nhớ bình đẳngbố thí dù người đó có là kẻ oán hay người thân của mình; không nhớ những lỗi lầm xưa, cũng không ghét người ác.

Điều giác ngộ thứ bảy: Phải biết năm dụclỗi lầm tai họa. Vậy cho nên tuy còn là người thế tục, cũng đừng nên đắm nhiễm những dục lạc của thế gian. Phải thường nhớ nghĩ đến ba Y, một Bát khất thực, và những dụng cụ đúng pháp của người xuất gia để nuôi lớn chí nguyện xuất gia, giữ cái đạo trong sạch, sống một đời sống phạm hạnh cao vời, và từ bi với tất cả chúng sanh.

Điều giác ngộ thứ tám: Phải biết sanh tử không ngừng thiêu đốt nên khổ não cũng không số lượng. Do vậy cần phải phát khởi cái Tâm Đại Thừa, mới có thể cứu giúp khắp tất cả chúng sanh, nguyện thay thế cho chúng sanh chịu vô lượng khổ, và khiến cho các chúng sanh rốt ráo được an vui lớn.

Tám điều như vậy đều là chỗ giác ngộ của chư Phật, Bồ Tát, bậc Đại Nhân; do nhờ tinh tấn hành đạo, tu hạnh từ bitrí tuệ, mà các ngài ngồi thuyền pháp thân đến bờ Niết Bàn, lại vào sinh tử dùng tám điều này mà khai đạo cho tất cả chúng sanh, khiến cho các chúng sanh thấu rõ được cái khổ sinh tử, mà xa rời năm dục, tu tâm theo con đường Hướng Thượng của chư Phật chư Tổ. Nếu là người đệ tử Phật thì nên đọc tám điều này trong từng mỗi niệm, để diệt vô lượng tội, tiến đến Bồ Đề, tốc lên ngôi Chánh Giác, vĩnh viễn chấm dứt sinh tử, và thường ở trong an lạc.

   

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Đệ Thập Thất Sách Số 779

Phật Thuyết Bát Đại Nhân Giác Kinh

Hậu Hán An Tức Quốc Tam Tạng An Thế Cao Dịch

Vi Phật đệ tử, thường ư trú dạ, chí tâm tụng niệm, bát đại nhân giác:

Đệ nhất giác ngộ: Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biết dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu, như thị quán sát, tiệm ly sinh tử.

Đệ nhị giác tri: Đa dục vi khổ, sinh tử bì lao, tùng tham dục khởi, thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại.

Đệ tam giác tri: Tâm vô yếm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác, Bồ Tát bất nhĩ, thường niệm tri túc, an bần giữ đạo, duy tuệ thị nghiệp.

Đệ tứ giác tri: Giãi đãi đọa lạc, thường hành tinh tiến, phá phiền não ác, tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục.

Đệ ngũ giác ngộ: Ngu si sinh tử, Bồ Tát thường niệm, quảng học đa văn, tăng trưởng trí huệ, thành tựu biện tài, giáo hóa nhất thiết, tất dĩ đại lạc.

Đệ lục giác tri: Bần khổ đa oán, hoành kết ác duyên, Bồ Tát bố thí, đẳng niệm oán thân, bất niệm cựu ác, bất tăng ác nhân.

Đệ thất giác ngộ: Ngũ dục quá hoạn, tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, thường niệm tam y, ngõa bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ bi nhất thiết.

Đệ bát giác tri: Sinh tử xí nhiên, khổ não vô lượng, phát đại thừa tâm, phổ tế nhất thiết, nguyện đại chúng sinh, thọ vô lượng khổ, lệnh chư chúng sinh, tất cánh đại lạc.

Như thử bát sự, nãi thị chư Phật, Bồ Tát đại nhân, chi sở giác ngộ. Tinh tiến hành đạo, từ bi trí huệ, thừa pháp thân thuyền, chí Niết Bàn ngạn, phục hoàn sinh tử, độ thoát chúng sinh. Dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, lệnh chư chúng sinh, giác sinh tử khổ, xã ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Đề, tốc đăng chính giác, vĩnh đoạn sinh tử, thường trụ khoái lạc.

大正新脩大藏經 第十七冊 No. 779 

佛說八大人覺經 

後漢安息國三藏安世高譯

為佛弟子,常於晝夜,至心誦念,八大人覺:

第一覺悟:世間無常,國土危脆;四大苦空,五陰無我;生滅變異,虛偽無主;心是惡源,形為罪藪。如是觀察,漸離生死。

第二覺知:多欲為苦,生死疲勞,從貪欲起;少欲無為,身心自在。

第三覺知:心無厭足,唯得多求,增長罪惡;菩薩不爾,常念知足,安貧守道,唯慧是業。

第四覺知:懈怠墜落;常行精進,破煩惱惡,摧伏四魔,出陰界獄。

第五覺悟:愚癡生死。菩薩常念,廣學多聞,增長智慧,成就辯才,教化一切,悉以大樂。

第六覺知:貧苦多怨,橫結惡緣。菩薩布施,

等念冤親,不念舊惡,不憎惡人。

第七覺悟:五欲過患。雖為俗人,不染世樂;常念三衣,瓶缽法器;志願出家,守道清白;梵行高遠,慈悲一切。

第八覺知:生死熾然,苦惱無量。發大乘心,普濟一切;願代眾生,受無量苦;令諸眾生,畢竟大樂。

如此八事,乃是諸佛菩薩大人之所覺悟。精進行道,慈悲修慧,乘法身船,至涅槃岸;復還生死,度脫眾生。以前八事,開導一切,令諸眾生,覺生死苦,捨離五欲,修心聖道。 若佛弟子,誦此八事,於念念中,滅無量罪;進趣菩提,速登正覺;永斷生死,常住快樂。

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Sách Thứ Mười Bảy Số 779

Phật Nói Kinh Bát Đại Nhân Giác

Hậu Hán An Tức Quốc Tam Tạng An Thế Cao Dịch

Thánh Tri Phỏng Việt dịch và viết bài Học Giải

  

Chính Văn:

Phật Thuyết Bát Đại Nhân Giác Kinh

Học Giải:

Phật là chỉ cho đức Thích Ca Mâu Ni Phật, người đã hoàn toàn giác ngộ được Tự Tâm Bổn Tánh của mình một cách triệt để. Ngài phương tiện mà nói ra những lời dạy tốt đẹp để giúp chúng sanh thấy rõ sự thật về thế giới vạn vậtcuộc đời con người là khổ, không, vô thường, vô ngã mà buông xuống tình thức phân biệt chấp trước, mở toan cánh cửa Đại Thừa, hầu đưa tâm đến Giác NgộGiải Thoát nên tạm gọi là “Thuyết Kinh”. Có như vậy chúng sanh mới khỏi chuốc lấy tai họa khổ đau vì nguyên nhân của mọi đau khổ là do vô minh lầm chấp “hiệp trần bối giác” mà ra. Trong kinh này Phật dạy mình phải quán xét triệt để tám điều giác ngộ nên gọi là Bát. Đại Nhân dịch là người lớn. Thế nào mới gọi là Đại? Đại thì vô số lượng, nên siêu vượt tình thức mới gọi là Đại và vượt qua số lượng; bởi có số lượng thì còn tình thức, tức còn giới hạng ở trong vòng tương đối và còn sinh tử khổ đau. Vậy thì đâu thể gọi là Đại!? Do vậy Đại Nhân phải là người đã vượt qua số lượng tình thức vậy, người đã trở về sống thật với Bổn Tâm Tự Tánh nơi mình. Họ là người không còn bị giam cầm trong ngục của Năm ẤmMười Tám Giới. Họ thấy rõ được thật tướng của vạn phápNhư Thị, Bất Nhị, và Không. Do vậy nên dùng chữ “Giác” để chỉ cho cái sự thấy rõ thật tướng của vạn pháp không qua lăng kính của vọng thức, mà trực giác bằng Chân Tánh chiếu soi. Vì vậy Đại Nhân phải là người giác ngộ như Phật Thích Ca vậy.

Chính Văn:

Hậu Hán An Tức Quốc Tam Tạng An Thế Cao Dịch

Hậu Hán là vào thời nhà Đông Hán bên nước Trung Quốc tức khoảng từ năm 132-167 sau công nguyên, thời vua Hán Hoàn Đế, tên thật là Lưu Chí, nhà vua đời thứ 11 của triều đại nhà Hán.

Nước An Tức tức là nước Ba Tư vậy. Do ngài An Thế Cao là người nước An Tức nên ghi là An Tức Quốc.

Tam Tạng là biệt danh cho vị thầy giỏi và thông thạo cả ba tạng Kinh, Luật và Luận.

An Thế Cao là vị Tỳ Kheo từ nước An Tức, nước nhỏ phía Đông Bắc Ba Tư ngày xưa đến Trung Quốc ở thành Lạc Dương vào năm 148 sau công nguyên để dịch kinh. Và Kinh Phật Thuyết Bát Đại Nhân Giác là một trong những bộ kinh được ngài dịch ra Hán văn. Ngài là một trong những vị cao tăng đầu tiên đem Phật Pháp truyền sang Trung Quốc sau các ngài Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan

Chính Văn:

Vi Phật đệ tử, thường ư trú dạ, chí tâm tụng niệm, Bát Đại Nhân Giác:

Học Giải:

Nếu đã Quy Y Tam Bảo thì là đệ tử Phật bất luận là tại gia hay xuất gia. Mà đã là đệ tử Phật thì phải luôn hướng tâm đến con đường Đạo Giác Ngộ Giải Thoát. Thường cả ngày lẫn đêm để chỉ cho sự chuyên tâm tu đạo không gián đoạn (Thường hành tinh tấn). Chí tâm là bài tỏ lòng chí thành tha thiết. Bảo tụng niệm để ghi nhớ, không quên, và quán xét về Tám Điều Giác Ngộ của bậc Đại Nhân này.

Chính Văn:

Đệ nhất giác ngộ: Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biết dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu, như thị quán sát, tiệm ly sinh tử.

Học Giải:

Điều giác ngộ thứ nhứt là muốn cho chúng sinh phá trừ Kiến Hoặc (cái thấy sai lầm, không đúng với thực tại của mọi sự vật hiện tượng từ vật lý đến tâm lý nên mới sinh ra ngã kiếnbiên kiến; nếu nói cao sâu hơn nữa thì kiến hoặc là do tình thức che mờ Tâm Tánh nên không thể thấy mọi sự vật hiện tượng đúng như nó đang là; nếu như thấy bằng tánh thấy, nghe bằng tánh nghe v.v… không có lập tình thức trước vật thì kiến hoặc sẽ được trừ) bằng cách quán triệt được tất cả mọi sự vật hiện tượng trên cõi đời này từ vật lý đến tâm lý đều là thường (không cố định) và ngã (không thật thể). Từ trái đất đến ngay thân thể nhỏ bé này cũng đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, nên không tự tính (không tự thể, không thật thể, nghĩa là không phải tự nó có một cách riêng biệt và độc lập, mà phải do nhiều nhân duyên tạm hòa hợp mà tạm có). Vì không tự tính (vô ngã) nên không thể thường còn mãi mãi (vô thường) được mà chỉ tạm thời hiện hữu tồn tại trong một khoãng thời gian nào thôi.

Chính vì mọi sự vật thiện tượng từ tâm lý đến vật lý đều là vô thườngvô ngã hay không cố định và không thật thể nên chúng ta không thể đem tâm chấp vào mọi sự vật hiện tượng ấy và cho chúng là ‘có’ hay là ‘không có’ được. Nếu chấp và khẳng định thân này có thật thì phải chỉ rõ được nó là cái gì. Long, tóc, móng, răng, da, bao tử, tim, gan, phèo, phổi, não, v.v…những thứ ấy cái gì là thân này? Không thể chỉ được cái nào cả, vì tất cả những thứ ấy hòa hợp mà tạm thành có cái thân này. Đó là nói sơ ở bên ngoài. Nói theo khoa học thì các thứ long, tóc, móng, răng, da, bao tử, tim, gan v.v… đều được tạo thành bởi các nguyên tử và còn nhiều các chất nhỏ nhoi hơn nguyên tử nữa. Do vậy thân này không phải là do nguyên tử, cũng không phải do tim, gan, phèo, phổi v.v… mà là tất cả những thứ ấy hòa hợp tạo thành. Do vậy nói thân này ‘có’ thì cũng không chính xác. Nếu lại chấp và phủ định thân nầy là ‘không có’ thì cũng không được vì rõ ràng thân chúng ta nó đang đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống tiểu tiện ngay hiện tại đây.

Vì vậy cho nên không thể đem tâm chấp “có” và “không”, cũng như không thể khẳng định và phủ định mọi sự vật hiện tượng là gì hay không là gì được. Có như thế thì tâm mới buông xuống và siêu vượt mọi tình chấp nhị nguyên có không, thì mới thể nhập được Tâm Tánh Bồ Đề, và Trí Bát Nhã hay Tánh Giác mới có thể chiếu soi thấu rõ được thật tướng của vạn phápNhư Thị, Bất Nhị, và Không. Cho nên quán vô thường vô ngã, hay quán duyên khởi cũng được xem là bước đầu tiên để nhập đạo, để hướng đến phương trời sâu rộng của Đại Thừabản thể tuyệt đối của Chân Tâm. Chứ chẳng phải đức Phật dạy quán pháp duyên khởi để phụ định có hoặc khẳng định không.

 

Giác Ngộtỉnh giác thấu rõ được chân lý và có cái thấy biết đúng như thực tại của các pháp. Chân lý thứ nhứt phải quán sátthế gian vô thường, quốc độ thì nguy kịch dễ tan vỡ, để bỏ tâm tham cầu nơi vạn vật bên ngoài. Lại quán sát thân này cũng là do tứ đại hòa hợp mà thành, do vậy nó theo nhân duyên mà hội thành rồi cũng do nhân duyên mà tan rã vì không thật thể và không cố định hay vô thường vô ngã. Hơn nữa đất, nước, gió, lửa thường không hòa đồng, lại chống đối lẫn nhau, khiến sinh nhiều bệnh tật, do vậy nó là khổ. Sắc thân tứ đại này là sắc trong năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Sắc thân cùng bốn uẩn kia hòa hợp gọi là năm ấm, đã là hòa hợp huyễn sinh thì không phải là ta (ngã) và của ta (ngã sở). Hoàn toàn chỉ là những pháp sinh diệt biến hoại đổi dời, hư vọng không có chủ. Quán sát thân tâm như thế để không đắm nhiễm sắc thân và không bị vọng tâm đánh lừa cho nó là mình, là của mình. Chính vì mê lầm nên nhận vọng tâm làm mình, là mình, nên bắt cái thân làm theo nó, mới tạo bao nghiệp thiện ác, làm cái nhân cho vòng lưu chuyển sinh tử để sanh ra, có thân hình và lảnh những quả báo tốt xấu tương xứng. Do vậy tâm là nguồn của mọi điều ác, thân là nơi chứa đầy mọi tội lỗi. Trong hiện tại cái tâm nghĩ điều ác nên khiến cái thân cũng làm điều ác như giết, trộm, dâm v.v… Đó là nói thô, còn vi tế thì không thể kiểm soát hết mọi hành vi do cái thân tạo nghiệp bởi tâm luôn khởi vọng dẫn đầu. Nếu có thể quán sát như thế thì từ từ sẽ buông xuống mọi tình chấp và thoát khỏi vòng sinh tử.

Chính Văn:

Đệ nhị giác tri: Đa dục vi khổ, sinh tử bì lao, tùng tham dục khởi, thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại.

Học Giải:

Điều giác ngộ thứ hai là để cho chúng sanh phá trừ Tư Hoặc (tức tâm ý thức tham sân si, phân biệt chấp trước mọi sự vật hiện tượng, nó làm ngăn che Chân Tánh, cho nên vô minh tạo bao nguyên nhân của khổ đau sinh tử mà chẳng hay biết) bằng cách quán triệt được rằng do tâm tham dục mà có sanh tử khổ. Do vậy muốn thoát cái ‘quả’ khổ đau của cái ‘nhân’ tham dục thì phải biết tu thiểu dụctu pháp vô vi (tức tu pháp Đại Thừa hay tu Giác Ngộ Giải Thoát). Nếu có thể quán triệt dược nguồn gốc của tâm tham dục từ đâu khởi thì mới có thể nhổ tận tâm tham dục. Như thế thì thân và tâm mới được tự tại giải thoát khỏi mọi khổ đau do Tư Hoặc gây ra.

Chính Văn:

Đệ tam giác tri: Tâm vô yếm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác, Bồ Tát bất nhĩ, thường niệm tri túc, an bần giữ đạo, duy tuệ thị nghiệp.

Học Giải:

Điều giác ngộ thứ ba là chỉ cho mình thấy rõ được con đường nào là con đường của phàm phu đưa đến khổ đau, và con đường nào là của Bồ Tát Thánh Hiền đưa đến an vui giải thoát. Tâm của người phàm thì thường không biết đủ, không bao giờ thỏa mãn được dục vọng lòng tham, nên thường hay mong cầu cho nhiều. Nhưng chẳng biết chính vì không biết đủ mà còn mong cầu cho nhiều nên mới thêm lớn nhiều tội ác. Từ một tâm xấu nhỏ không thỏa mãn việc này việc kia, nên sanh ra nhiều thứ tâm niệm khác như ta phải có được thêm cái này cái kia, mà vì chúng tranh đấu dành giựt với người khác, chính vì vậy mà tạo thêm nhiều điều tội ác, mỗi lúc mỗi nhiều hơn, bởi lòng tham không đái. Đó là con đường mà người phàm thường hay đi và mắt phải. Còn con đường của người tu hạnh Bồ Tát thì không phải vậy, bởi họ thường luôn biết đủ, họ sống an vui với phận nghèo mà giữ đạo giữ tâm trong sạch, chỉ luôn lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp của đời mình, chứ không màng ngũ dục như danh lợi, tiền tài, sắc đẹp, ăn uống, và ngủ nghỉ. Do luôn chuyên tâm nơi Tuệ Nghiệp mà họ sống biết đủ, biết an nơi phận nghèo mà giữ đạo vậy. Bởi nếu để tâm nơi tham dục nhiều thì làm mờ tâm trí, ngăn che trí tuệ, nên không biết đủ, dẫn đến tạo bao ác nghiệp mà mang lại khổ đau. Còn chuyên tâm nới Tuệ Nghiệp nhiều thì tâm tham dục sẽ dứt, quả Bồ Đề tất chống nên.

Chính Văn:

Đệ tứ giác tri: Giãi đãi đọa lạc, thường hành tinh tiến, phá phiền não ác, tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục.

Học Giải:

Điều giác ngộ thư tư là dạy hành giả phải tinh tấn, bởi vì nếu lười biếng thì ắt sẽ bị đọa lạc. Ở đây cũng cần nên biết, nếu mượn cớ tri túc (biết đủ không làm gì hết) mà giãi đãi không tinh tiến tu hành thì cũng bị đọa lạc như thường. Do vậy điều giác ngộ thứ tư này đặc biệt dạy mình phải tinh tấn tu hành. Nếu tinh tấn tu hành để tâm nơi Tuệ Nghiệp (tham thiền khởi nghi tình) thì mới có thể dẹp trừ được các phiền não ác, phá vỡ và hàng phục tứ ma (ấm ma, phiền não ma, tử ma, và thiên ma), có như vậy mới ra khỏi được ngục tù của ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức ấm) và mười tám giới (6 căn, 6 trần, 6 thức). Nói ‘Ma’ là chỉ cho những tình thức lăng xăng hay bám chấp phân biệt làm nhiễu loạn tâm mình. Nói ‘Ngục tù Ấm Giới’là vì do ngũ ấm che mờ tâm tánh mình, mười tám giới làm ngăn ngại mình, nên không thoát được vọng thức. Mà còn vọng thức thì còn sanh tử luân hồi, không thể giác ngộ giải thoát vậy. Do vậy phải tinh tấn miên mật công phu thì mới được tự do tự tại nơi Ấm, Giới.

Chính Văn:

Đệ ngũ giác ngộ: Ngu si sinh tử, Bồ Tát thường niệm, quảng học đa văn, tăng trưởng trí huệ, thành tựu biện tài, giáo hóa nhất thiết, tất dĩ đại lạc.

Học Giải:

Điều giác ngộ thứ năm này dạy mình ngu si hay vô minh là nguồn gốc của sinh tử. Như Thập Nhị Nhân Duyên bắc đầu từ vô minh nên duyên sinh ra hành, hành duyên ra thức, thức duyên ra danh sắc, danh sắc duyên ra lục nhập, lục nhập duyên ra xúc, xúc duyên ra thọ, thọ duyên ra ái, ái duyên ra thủ, thủ duyên ra hữu, hữu duyên ra sinh, sinh duyên ra lão tử. Cũng chính do vô minh mà mình nhận vọng thân, vọng tâm, vọng cảnh là mình, của mình nên chịu khổ luân hồi sanh tử. Không biết được Chân Tâm của mình mà quay về.

Phật dạy muốn thoát khổ sanh tử thì phải hết vô minh, phải giác ngộ bản Tâm Tự Tánh thì mới giải thoát sanh tử được. Ở đây dạy người tu Bồ Tát Đạo muốn hết vô minh dứt sinh tử thì phải học rộng nghe nhiều để tăng trưởng trí tuệ. Xong ở đây không phải dạy mình phải học pháp thế gian cho nhiều bởi nó chỉ tăng trưởng kiến thức thế gian thôi chứ không phải trí tuệ. Ở đây dạy mình phải học pháp xuất thế gian, phải tìm cầu tham học với các bậc minh sư thiện tri thức đi trước để họ chỉ cho mình con đường hướng thượng của Đại Thừa. Có như vậy theo đó tu hành mới có thể phát sinh trí tuệ. Nếu như khôngtrạch pháp, lại gặp tà sư bạn xấu chỉ dẫn tu sai thì sẽ không bao giờ hết được vô minh và phát sinh trí tuệ. Nếu không tự mình giác ngộ thì khó mà giáo hóa chúng sanh. Do vậy khi có trí tuệ rồi thì mới nói pháp được thông suốt và lưu loát, mới có thể giáo hóa chúng sanh, khiến họ được an lạc. Nên đức Phật dạy “duy tuệ thị nghiệp”.

Chính Văn:

Đệ lục giác tri: Bần khổ đa oán, hoành kết ác duyên, Bồ Tát bố thí, đẳng niệm oán thân, bất niệm cựu ác, bất tăng ác nhân.

Học Giải:

Điều giác ngộ thứ sáu này dạy cho mình phải học hạnh bố thí với tâm bình đẳng. Có ba loại bố thí: Một là Tài Thí - tức dùng tiền của mà cứu giúp kẻ nghèo khốn; Hai là Pháp Thí - tức giảng dạy cho người cách bỏ ác làm lành giữ tâm trong sạch; Ba là Vô Úy Thí - tức mang lại sự an vui không sợ hãi cho người. Dù là tài thí, pháp thí, hay vô úy thí thì chúng ta phải giữ cái niệm bình đẳng dù đối với người thân hay kẻ oán, cũng đừng vì những lỗi lầm xưa của người đã phạm mà ghi nhớ để rồi không thực hành hạnh bố thí cho họ, cũng đừng ghét người ác mà không bố thí. Hơn nữa người tu Bồ Tát đạo thì phải buông xuống mọi tình chấp thuộc vọng thức, như vậy mới gọi là bố thí. Còn ôm giữ tình chấp rằng đây là người thân của tôi, đây là người ác oán của tôi, xưa họ làm những điều sai trái với tôi, nên giờ tôi không thích bố thí cho họ v.v… còn ôm những những tình chấp đó thì đâu thể nào gọi là bố thí bình đẳng được, vì bố thí nghĩa là buông xã vậy. Còn ôm tiền, chấp pháp, giữ vô úy thì vẫn còn đau khổ sinh tử. Muốn rốt ráo thoát khổ sinh tử thì mình phải buông xuống mọi tình chấp thuộc vọng thức bằng cách bố thí vậy. Nói cao sâu thì nghèo khổ tức không chịu bố thí hay buông xã. Bố thí buông xã mọi tình chấp mới được giác ngộ giải thoát, trở về sống với Tự Tánh nơi mình, như vậy mới được gọi là giàu có, vì Tự Tánh là kho báu nơi mình vậy.

Mình cũng cần phải biết rằng người nghèo khổ thường hay có nhiều tâm niệm oán trách, thù hận, tự ti, mặt cảm v.v... Chính vì vậy nên họ thường kết nhiều nhân duyên xấu; nếu cái tâm lúc nào cũng lo nghĩ oán trời trách người sao tôi sanh ra nghèo khổ thế này, hoặc tôi muốn được như những người giàu kia, thì những niệm này nó cũng làm cho cái tâm đau khổ vô cùng. Từ những tâm niệm này lâu ngày sẽ phát ra hành động bên ngoài, có thể làm những đều không hay như đua tranh, bất chấp thân tình, dùng đủ mọi thủ đoạn xấu, hại người lợi mình để được giàu có hoặc thứ mình muốn có. Những hành động ấy đều kết thêm nhiều nhân duyên xấu nữa, không biết bao giờ mới thoát khỏi được những nhân những duyên xấu mình tạo dựng. Rất đáng thương thay! Do vậy nên mình càng phải thông cảm mà thương những người nghèo khổ nhiều hơn, an ủi, giúp đở, và bố thí tài, pháp, và vô úy cho họ một cách bình đẳng. Đó mới thật là hạnh của người tu trên con đường của Bồ Tát.

Chính Văn:

Đệ thất giác ngộ: Ngũ dục quá hoạn, tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, thường niệm tam y, ngõa bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ bi nhất thiết.

Học Giải:

Điều giác ngộ thứ bảy này dạy mình phải xa rời ngũ dục (tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ) vì chúng là tai họa lầm lỗi. Ở thế gian, ai cũng mắt phải ngũ dục, không ham tiền thì cũng ham sắc, không ham sắc thì cũng ham danh lợi, không ham danh lợi thì cũng ham ăn ngon mặt đẹp, không như thế thì cũng thích ngủ nghỉ cho nhiều. Từ xưa đến nay con người từ vua chúa đến thường dân, từ kẻ giàu sang tới người bần khổ, ai ai cũng vì những thứ này mà làm lại lẫn nhau, gây khổ cho nhau, tạo nhiều nhân duyên xấu ác cho nhau, nên chịu nhiều quả báo khổ đau bất tận. Chính vì vậy nên mới gọi ngũ dụctai họa lầm lỗi.

Ơ đây Phật dạy người tại gia phải nên xa rời ngũ dục. Tuy là thân còn ở thế tục nhưng đừng có nhiễm những cái thú vui dục lạc của thế gian. Ngược lại còn phải thường nghĩ nhớ tới Y Bát của người xuất gia mà mang lòng kính mộ, nuôi cái ý chí xuất gia, giữ tròn phạm hạnh trong sạch và ban bố tâm từ đến muôn loài chúng sanh. Người tại gia đức Phật còn khuyên xa rời ngũ dục và nuôi chí nguyện cao cả xuất gia như thế, huống chi đã là người xuất gia rồi mà không chịu xa rời ngũ dục, không giữ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao vời, không từ bi với muôn loài hay sao? Nếu đã xuất gia rồi mà ngũ dục chẳng chịu rời bỏ thì khác nào là người thế tục, luống bận áo Tăng, oan uổng một đời tu hành, luống uổng sự cúng dường của tín thí. Đến già chết mới ăn năng hối hận thì cũng muộn rồi. Do vậy chúng ta phải suy xét như thế ngay hiện tạicố gắng tu đạo giác ngộ giải thoát, xa rời ngũ dục, nuôi cái niệm xuất trần, tự giác giác tha để đền bốn ân, cứu khổ ba cõi.

Chính Văn:

Đệ bát giác tri: Sinh tử xí nhiên, khổ não vô lượng, phát đại thừa tâm, phổ tế nhất thiết, nguyện đại chúng sinh, thọ vô lượng khổ, lệnh chư chúng sinh, tất cánh đại lạc.

Học Giải:

Đều giác ngộ thứ tám này dạy mình phải thật vì sanh tử khổ đau, vì chúng sanh khổ đau mà phát khởi cái Tâm Đại Thừa. Chỉ khi nào phát khởi được Tâm Đại Thừa (tức Kiến Tánh) thì mới có thể nhổ tận gốc sinh tử khổ đau, cứu vớt tất cả chúng sanh (ở trong tâm mình) khiến họ vào Vô Dư Niết Bàn mà không thấy có một chúng sanh nào được độ thoát như Kinh Kim Cang đã dạy. Kinh Duy Ma nói “Vì chúng sanh bệnh nên tôi mới bệnh, khi nào chúng sanh hết bệnh thì bệnh tôi mới hết.” Chúng sanh đó tức là chúng sanh trong tâm mình, hay nói thẳng là cái thức tâm phân biệt lăng xăng nơi mình, ngày nào chúng sạch hết thì mình mới ngộ được Bản Tâmgiải thoát, hết bệnh sinh tử. Độ chúng sanh vào ‘Vô Dư Niết Bàn’ ở Kinh Kim Cang, hay ‘hết bệnh’ ở Kinh Duy Ma mới thật là “tất cánh đại lạc” vậy!

Chính Văn:

Như thử bát sự, nãi thị chư Phật, Bồ Tát đại nhân, chi sở giác ngộ. Tinh tiến hành đạo, từ bi trí huệ, thừa pháp thân thuyền, chí Niết Bàn ngạn, phục hoàn sinh tử, độ thoát chúng sinh. Dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, lệnh chư chúng sinh, giác sinh tử khổ, xã ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Đề, tốc đăng chính giác, vĩnh đoạn sinh tử, thường trụ khoái lạc.

Học Giải:

Đoạn cuối này dạy mình tám điều giác ngộ trên là sự giác ngộ của chư Phật, Bồ Tát và các bậc Đại Nhân. Sở dĩ các ngài được giác ngộ là do các ngài tinh tấn hành đạo, tu từ bitrí tuệ nên mới có thể ngồi thuyền Pháp Thân, vượt tới bờ Niết Bàn (tức giác ngộ giải thoát), rồi trở lại sinh tử để độ thoát chúng sanh bằng cách đem tám điều này để khai mở đạo nhãn cho tất cả chúng sanh, giúp cho chúng sanh rõ được cái khổ sinh tử mà xa rời ngũ dục, tu tâm theo con đường của bậc giác ngộ. Cho nên là đệ tử Phật thì thường đọc tụng, nghi nhớ, và quán xét tám điều ấy thì có thể trừ được nhiều lỗi lầm xưa nay, tiến thẳng đến quả giác Bồ Đề, thành bậc Chánh Giác, vĩnh viễn không còn sanh tử, thường sống bằng Chân Tâm an vui giải thoát.

Tài Liệu Tham Khảm:

1.  Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn Online. http://hanviet.org/

2.  Phật Thuyết Bát Đại Nhân Giác Kinh bằng tiếng Hán. Chinese Buddhist Electronic Text Association (CBETA).

http://www.cbeta.org/result/normal/T17/0779_001.htm

3.  Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải. Ngài Ngẫu Ích Trí Húc Lược Giải. HT Thích Thiện Huệ Việt dịch.

http://viengiac.de/2015/01/kinh-bat-dai-nhan-giac-luoc-giai/

4. Kinh Bát Đại Nhân Giác Giải. HT Thích Thanh Từ. http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Kinh/BatDaiNhanGiac/TRANG_CHINH.htm

Các bản dụch khác:
Kinh Bát Đại Nhân Giác (Thích Nhất Hạnh)
Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải (HT. Thích Thanh Từ)
Con Đường Bồ Tát Nhập Thế Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác (Thích Viên Giác)
Kinh Bát Đại Nhân Giác (Thích Trí Thủ)

Kính thưa quí độc giả, đây là bài giảng thứ hai về "Bát Nhã Tâm Kinh". Bài này không có lời giới thiệu của Hòa Thượng, cũng được ghi lại từ trong băng cassette. Bài giảng này rất súc tích và rốt ráo để bổ túc cho bài giảng trước. Chính Hòa Thượng đã nói trước khi giảng:Bài này khi xưa tôi có giảng một lần, đã có chép lại ra thành sách; trong đó còn vài chi tiết tôi chưa hài lòng. Nhân trong một năm nhập thất, tôi thấy những điểm rất hay ..."

Xuất xứ

Kính thưa quí độc giả, đây là bài giảng thứ hai về "Bát Nhã Tâm Kinh". Bài này không có lời giới thiệu của Hòa Thượng, cũng được ghi lại từ trong băng cassette. Bài giảng này rất súc tích và rốt ráo để bổ túc cho bài giảng trước. Chính Hòa Thượng đã nói trước khi giảng:Bài này khi xưa tôi có giảng một lần, đã có chép lại ra thành sách; trong đó còn vài chi tiết tôi chưa hài lòng. Nhân trong một năm nhập thất, tôi thấy những điểm rất hay ..." (trích trong băng cassette). 
Trong những năm trước, bài giảng thứ hai về Bát Nhã Tâm Kinh đã được chúng tôi để vào quyển Những bước tu thiền 1, nhưng quyển đó hiện nay đã gần hết, hơn nữa về văn thể và nghĩa lý liên tục nên chúng tôi thấy cần cho vào đây để về sau không bị thất lạc, đồng thời quí vị dễ dàng tìm hiểu tu học.

Suối Trắc Bá

Giảng đề Kinh

Bài Bát-Nhã Tâm-Kinh do ngài Huyền-Trang đời Ðường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ-Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.

Bát-Nhã Tâm-Kinh nói cho đủ ra là Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða Tâm-Kinh, gồm một phần chữ Phạn phiên âm: Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða, và một phần chữ Hán: Tâm-Kinh.

Ma-Ha, Trung Hoa dịch là lớn, là đại. Bát-Nhã là trí tuệ. Ba-La Mật-Ða là đáo bỉ ngạn, hay là đến bờ bên kia; gần đây dịch là cứu kính. Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða, đó là trí tuệ rộng lớn cứu kính.

Tâm Kinh là kinh nói về Tâm. Nếu hiểu rõ Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða, đó tức là Tâm Kinh. Vì sao? Vì trí tuệ rộng lớn cứu kính, còn gọi là trí tuệ Bát-Nhã, tức là Tâm vậy.

Trong kinh Bát-Nhã có nói:"Bát-Nhã vô tri vô sở bất tri", nghĩa là "Bát-Nhã không biết mà không chỗ nào chẳng biết (hay không cái gì chẳng biết)". Không biết nghĩa là Bát-Nhã đối với cảnh không khởi vọng thức phân biệt. Không chỗ nào chẳng biết vì Bát-Nhã là trí tuệ hằng sáng, hằng giác dụ như gương sáng; tất cả cảnh vật hoặc người qua lại đều hiện rõ ràng không thiếu sót. Biết mà không khởi vọng thức phân biệt là cái biết của Tâm.

Giảng văn Kinh

Chánh văn: Quán Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách

Dịch: Bồ-Tát Quán Tự Tại khi hành sâu trí tuệ Bát-Nhã cứu kính, soi thấy năm uẩn đều không, qua tất cả khổ ách

Giảng: Trong đây khó nhứt là chữ "KHÔNG". Toàn bộ Ðại Bát-Nhã gồm 600 quyển, rất rộng, rất nhiều; ở đây vì bài Kinh quá rút gọn, nên người đọc khó nhận ra được ý nghĩa.

"Soi thấy năm uẩn đều không" bằng cách nào? Chữ "KHÔNG" đây là: Soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh, chứ không phải là không ngơ (không trơn) hay là chơn không.

Không ngơ (hay không trơn) là: không có gì hết, tức là chấp không. Hiểu chữ "KHÔNG" như vậy là sai lầm, không đúng theo tinh thần Bát-Nhã là phá chấp có và phá chấp không.

"KHÔNG" nếu hiểu là chơn không lại càng không ổn. Vì chơn không không thể giải thích bằng ngôn ngữ văn tự được.

Ðể hiểu rõ chữ "KHÔNG", chúng ta cần biết qua ba thời kỳ Phật giáo:

  1. Sơ kỳ Phật giáo: Giải thích pháp Tứ Ðế, Thập Nhị Nhân Duyên, cho đây là chân lý. Ðây còn nằm trên hình thức, nói về tướng: Hoặc có, hoặc không, hoặc thiện, hoặc ác ...
  2. Trung kỳ Phật giáo: Nói về lý: "TÁNH KHÔNG", tức là lý Bát-Nhã.
  3. Hậu kỳ Phật giáo: Nói về lý: "CHÂN KHÔNG DIU HU".

Chữ "KHÔNG" trong Bát-Nhã là không tự tánh, hay không tánh. Học Bát-Nhã là học lý tánh không. Tánh không là gì? Tánh là: Danh từ chỉ cái gì cố định, bất di bất dịch. Tánh không chỉ tất cả các pháp thế gian này đều không có cái gì cố định, bất di bất dịch, nghĩa là hằng đổi dời, không thật. Tinh thần Bát-Nhã chống lại nghĩa "TÁNH HU" (tánh có), tức là các pháp đều có tự tánh, đều có cái gì cố định, đều là thật; quan niệm tánh hữu là không đúng theo lý Bát-Nhã.

Các pháp thế gian không cố định nên không phải là thật, do duyên hợp nên không phải là không ngơ.

Soi thấy năm uẩn đều không: Tức là soi thấy năm uẩn đều không có tính cách cố định. Khi soi thấy năm uẩn đều không cố định, nên qua hết tất cả khổ nạn. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay bị bệnh chấp ngã. Chấp ngã là mỗi người đều chấp thân tâm mình là thật có, tức là thường còn, thường nhất không thay đổi.

Thử hỏi chúng ta, ai thấy được con người mình luôn luôn thay đổi? Từ thuở bé đến khôn lớn 40, 50 tuổi, con người mình khi trước và ngày nay là một hay là hai? Nếu nhận thấy nó không khác, là thường nhứt, đó gọi là chấp ngã. Nhưng kiểm lại xem con người mình về tâm lý và sinh lý từ lúc bé thơ đến tuổi già nua có thực là thường nhứt, có thật không thay đổi, có thật là một chăng? Nhận xét như vậy mới biết chấp ngã là một quan niệm sai lầm của con người.

Bệnh thứ hai của chấp ngã là chấp chủ tể. Bệnh chấp chủ tể tức là chấp mình làm chủ trọn vẹn con người mình về cả hai mặt sinh lý và tâm lý. Ai cũng thầm nghĩ thân này là của tôi, tức là tôi làm chủ nó trọn vẹn, cũng như tôi có cái nhà và bàn ghế trong nhà, tôi làm chủ trọn vẹn tức là tôi có trọn quyền sử dụng nó, không ai ngăn cản hay sửa đổi được.

Nhưng tôi có thật sự làm chủ con người tôi hay không? Về mặt sinh lý, tôi muốn cho thân thể được khỏe mạnh hồng hào, nhưng đôi khi nó cũng bị đau yếu nhức nhối, đòi hỏi phải thuốc thang chữa trị. Như vậy tôi đâu có thật là chủ của thân tôi. Về mặt tâm lý, tôi không làm chủ được tư tưởng của tôi: Như trong lúc ngồi thiền, tôi suy nghĩ miên man hết việc này đến việc khác; tôi muốn tâm tôi được thanh tịnh mà có mấy khi được như vậy.

Hai quan niệm chấp ngã: Ngã là thường nhứt và ngã là chủ tể, là hai quan niệm sai lầm và lệch lạc. Do bệnh chấp sai lầm này nên chúng ta đau khổ. Nếu chúng ta nhận thấy rõ con người mình không thường nhứt và không có chủ tể là chúng ta phá được bệnh chấp ngã.

Trong thời sơ kỳ Phật giáo, để phá bệnh chấp ngã, Ðức Phật bảo: Thân này do tứ đại hòa hợp cho những người thiên chấp về vật chất; thân này do ngũ uẩn hòa hợp cho những người thiên chấp về tinh thần.

Sắc: Nếu thân này đã do tứ đại hòa hợp, tức là bốn đại: đất, nước, gió, lửa hò hợp thì thân này không có nghĩa là thường nhứt được. Trong bốn đại không đại nào làm chủ, nên biết thân này không có chủ tể.

Nếu thiên chấp về tâm, Phật dạy: Thân này do ngũ uẩn hòa hợp, tức là ngoài sắc uẩn để chỉ cho thân, còn bốn uẩn thuộc phần tâm lý là: thọ, tưởng, hành, thức.

Thọ là cảm giác, lãnh thọ (chấp nhận). Ví dụ: khi mắt nhìn thấy cảnh đẹp, mình nhận đây là cảnh đẹp, rồi vui thích gọi là thọ lạc của con mắt, khi nhìn thấy cảnh xấu, mình nhận đây là cảnh xấu và cảm thấy chán ghét gọi là thọ khổ của con mắt. Khi nghe tiếng nhạc hay tiếng khen, mình cảm thấy vui thích gọi là thọ lạc của lỗ tai, khi nghe tiếng dở và tiếng chê, mình cảm thấy ghét giận gọi là thọ khổ của lỗ tai. Như vậy khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với sáu trần bên ngoài, khi cảm thấy vừa ý và vui thích gọi là thọ lạc, khi cảm thấy chán ghét và chán ghét gọi là thọ khổ. Cảm nhận sự vui buồn thương ghét gọi là thọ uẩn, tức là về phầm tâm lý hay tâm thức.

Tưởng là những nghĩ tưởng về các cảnh đã thấy. Như khi tưởng lại các cảnh đã thấy ở thành phố hay ở núi non, thì các cảnh ấy hiện ra với mình. Hoặc khi chúng ta tưởng đến việc vị lai, những cảnh hiện ra với mình. Như vậy những nghĩ tưởng trở về quá khứ hay hướng đến tương lai là thuộc về tinh thần hay tâm thức.

Hành là những suy tư của mình tiếp nối miên man sinh diệt chẳng dừng ở một điểm. như khi chúng ta đang suy nghĩ một vấn đề gì, tâm tư chúng ta luôn luôn bước tới từ việc này sang việc khác liên tục không ngừng nhu người bộ hành đi đường, bước này tiếp nối bước kia không dừng. Hành cũng thuộc về tâm thức.

Thức là cái phân biệt. Ví dụ mắt thấy sắc, phân biệt là đẹp là xấu; tai nghe tiếng, phân biệt là hay là dở... Phân biệt gọilà thức, thuộc về tinh thần.

Thọ, tưởng, hành, thức, bốn phần này thuộc về phần tâm. Vì tâm do bốn uẩn kết hợp không thể là thường nhứt; cũng không có chủ tể, vì không uẩn nào là chủ. Tại sao năm thứ đều gọi là uẩn? Uẩn nghĩa là chứa nhóm hay tích tụ. Sắc chứa nhóm bốn đại hay tích tụ bốn đại, thọ chứa nhóm sáu cái thọ của sáu căn.

Trong thời kỳ sơ kỳ Phật giáo, tức là thời kỳ nguyên thủy: Phật thuyết pháp "vô ngã" để phá bệnh chấp ngã về thân và về tâm. Con người chúng ta là tướng duyên hợp do tứ đại hay ngũ uẩn kết hợp không thật, nên không thường nhứt và không có chủ tể. Vô ngã là không có một cái ngã thường nhứt và chủ tể.

Nhiều người hiểu lầm nghĩa vô ngã, cho rằng vô ngã là không ngơ, tức là không có mình, không có thân này. Nếu không có thân này thì ai đang sống đây, ai đang hoạt động, ai đang thọ khổ, thọ vui? Có thân này chúng ta mới có cảm giác nóng lạnh, đau nhức hay êm dịu; có tâm này nên chúng ta mới có cảm nhận,suy tư hay phân biệt. Nhưng thân và tâm này do duyên hợp tạo thành, nên không thường nhứt và không có chủ tể: Gọi là vô ngã.

Lại có nhiều người nghĩ lầm con người mình, thân cũng như tâm, từ xưa đến ngày nay là một, không biến đổi (nghĩa là thường nhứt) mình làm chủ mình hoàn toàn, mình làm chủ mình (nghĩa là chủ tể). Nhưng thật sự thể xác và tinh thần chúng ta từ xưa đến ngày nay dã đổi thay không biết bao nhiêu lần (không thường nhất), và chúng ta có thật sự bao giờ làm chủ chúng ta đâu (không có chủ tể). Nếu chúng ta không nhận đúng được lẽ thật mà khăng khăng bám chặt vào quan niệm sai lầm ấy, gọi là chấp. Có một quan niệm sai lầm về thân và tâm là thường nhất và có chủ tể gọi là chấp ngã. Và chấp ngã là nguyên nhân của tất cả khổ đau trong cuộc đời.

Ðến giai đoạn thứ hai là thời trung kỳ Phật giáo, đức Phật không còn nói thân này không thật vì do tứ đại hay ngũ uẩn duyên hợp giả có. Ðúc Phật đi thẳng vào năm uẩn, soi thấy từng uẩn một đều không cố định. Vì mỗi uẩn không có tánh cố định, luôn luôn biến chuyển và đổi dời nên không thường nhất và không chủ tể, còn gọi là không tự tánh. Năm uẩn còn không cố định huống là cái hợp thể do năm uẩn hợp lại tức là thân và bản ngã của chúng ta làm sao cố định được.

Lấy một ví dụ cho dễ hiểu là bàn tay chúng ta: Năm ngón tay co lại hợp thành nắm tay. Nắm tay này không cố định, nếu cố định thì đâu đợi năm ngón co lại mới họp thành. Nếu xòe bàn tay chia là từng ngón một thì đâu có nắm tay. Năm ngón co lại thành nắm tay, thử hỏi ngón tay nào là chủ nắm tay? Trong năm ngón không có ngón tay nào làm chủ nắm tay, nên nghĩa chủ tể nắm tay không thành được. Nắm tay do năm ngón tay co lại nên không thường nhứt, nếu thường nhứt thì đâu đợi năm ngón co lại mới thành, nếu thường nhứt thì khi xòe bàn tay chia từng ngón một, nắm tay đâu? Cái thường nhứt có còn không?

Như vậy nghĩa thường nhứt của nắm tay cũng không. Nắm tay trước không có, do duyên hợp tạm có, duyên tan thì mất đ, không thường nhứt, không chủ tể nên gọi là không cố định.

Qua giai đoạn thứ hai, chúng ta không nhắm vào nắm tay nữa, mà nói từng ngón tay, mỗi ngón tay có thật hay không? Có đủ hai nghĩa thường nhứt và chủ tể hay không? Mỗi ngón tay cũng là tướng duyên hợp do xương, gân, máu, thịt hợp thành, nên không có đủ hai nghĩa thường nhứt và chủ tể, năm ngón tay không thường nhứt và không chủ tể huống là nắm tay. ngón tay trước là đơn vị họp thành nắm tay, chính mỗi ngón tay ấy cũng là một hợp thể, cũng là tướng duyên hợp tạm bợ không thật không cố định.

Ðức Phật đi thẳng vào từng uẩn một của thân năm uẩn, soi thấy mỗi uẩn đều không thấy cố định nên gọi là "Soi thấy năm uẩn đều không, nên qua hết khổ nạn". Làm sao qua được khổ nạn? Khổ nạn từ đâu mà có? Nếu hỏi: Ai khổ? Trả lời: Tôi khổ, tôi bị tai nạn. Tôi là gì? Là bản ngã, là cái tôi trước sau như một, là cái mình làm chủ. Nếu cái tôi trước sau như một, gặp điều gì trái sở thích gọi là khổ, gặp việc gì làm nó suy giảm gọi là nạn. Sở dĩ có khổ nạn là vì nhìn vào bản ngã, vếu bản ngã không thì khổ nạn còn không? Bản ngã không còn, không có nghĩa là không ngơ, mà có nghĩa là không cố định. Bởi bản ngã không cố định nên là tướng duyên hợp, bởi là tướng duyên hợp nên tạm bợ hư dối, đổi dời luôn luôn không dừng; không có chủ thể, không thường nhứt đó là nghĩa vô ngã. Nếu ngay nơi năm uẩn, thấy rõ mỗi uẩn luôn luôn đổi dời không chủ thể và không thường nhứt, thì cái thân do năm uẩn hợp lại làm sao có chủ thể và thường nhứt được. Nên nói: "Soi thấy năm uẩn đều không, tất cả khổ nạn theo đó liền dứt".

Nếu chúng ta thấy rõ thân này, về phần sinh lý cũng như tâm lý đều là tướng duyên hợp đổi dời không cố định, thì mới biết thân này là hư dối không thật, cái ngã này là hư dối không thật, và những gì đến với cái ngã hư dối không thật này, dù là tốt xấu hay vui buồn cũng đều hư dối không thật, thì còn gì gọi là khổ ách nữa. Nên nói: "Soi thấy năm uẩn đều không thì qua hết khổ nạn"

Người tu hành chỉ cần soi thấy năm uẩn đều không là qua hết khổ nạn, là được giải thoát. Nhưng chúng ta phải soi thời gian bao lâu mới thấy năm uẩn đều không? Bồ-Tát Quán Tự-Tại hành thâm Bát-Nhã Ba La Mật-Ða thời ... Soi đây là hành, thâm đây là sâu xa đến bao giờ thâm nhập được trí tuệ Bát-Nhã, khi ấy xem thấy năm uẩn đều không cố định nên tất cả khổ nạn đều qua.

Trên đường tu tập Bát-Nhã, chúng ta soi thấy năm uẩn đều có rõ ràng, như vậy lời Phật dạy không đúng sao? Ðó là chúng ta chưa hành thâm Bát-Nhã. Thâm đây không phải là năm mười ngày, đôi ba tháng hay đôi ba năm, thâm đây là là thâm nhập sâu xa trí tuệ Bát-Nhã khi ấy xem thấy năm uẩn đều không cố định nên tất cả khổ nạn đều qua.

Sở dĩ chúng ta đau khổ là vì mê lầm về bản thân nên sanh chấp ngã. Với trí tuệ Bát-Nhã chúng ta thấy đúng như thật: Thân tâm này là tướng hư dối luôn luôn biến chuyển không cố định, nên không còn mê chấp nữa. Không mê lầm chấp ngã nên hết khổ nạn. Giả sử có ai gọi tên ta sỉ vả đủ điều, nếu chúng ta dùng trí tuệ Bát-Nhã thấy đúng như thật thân tâm này là tướng hư dối, không còn chấp ngã thì các đau khổ liền dứt. Người học đạo phải thấy đúng như vậy, vì đó là căn bản của sự tu hành.

Chánh văn: Xá Lợi Tử sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệt phục như thị.

Dịch: Phật bảo: Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Giảng: Ðến đây đức Phật đi vào chi tiết, bảo ngài Xá-Lợi-Tử: Sắc (chỉ cho sắc uẩn) chẳng khác với không, không chẳng khác với sắc. Không đây không phải là không ngơ, hay trống không của hư không. Không đây là không tự tánh tức là không cố định. Sắc uẩn là phần thân tứ đại, thân tứ đại này là tướng duyên hợp đổi dời không cố định. Chính thân tứ đại này bản chất là không cố định, nên không khác với không. Nếu thân tứ đại này cố định tức khác với không rồi. Cho nên nói" "Sắc uẩn chẳng khác với cái không cố định và cái không cố định chẳng khác với sắc uẩn".

Ví dụ: Cái bàn này là tướng duyên hợp nên không cố định, như vậy cái không cố định chẳng khác với cái bàn. Vì sao? Vì ngay nơi cái bàn tự nó đổi dời sanh diệt nên không cố định, và cái không cố định là sẵn nơi cái bàn, và ngay nơi cái bàn: "Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc là như vậy".

Sắc tức là không, không tức là sắc": Trong đoạn trước còn so sánh, thấy dường như hai: Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Ðến đây Phật chỉ thẳng: Chính sắc uẩn là không cố định, không cố định chính là sắc uẩn. Nghĩa là: Thân tứ đại này là tướng biến đổi không cố định, không cố định là thân tứ đại này. Nếu thân tứ đại này là cố định thì không sanh diệt, nhưng thân bị sanh diệt tức bản chất nó không cố định.

Ví dụ, cái bàn này là không cố định, cái không cố định tức là cái bàn này, không phải rời cái bàn này có vái không cố định ở ngoài.

Nhiều người cho rằng sắc là sắc, không là không, vì sao lại nói: "Sắc tức là không, không tức là sắc". Phải hiểu chữ "KHÔNG" đây là "không cố định" là "sanh diệt đổi dời".

Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. Nghĩa là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, bốn uẩn này cũng lại như thế. Không cố định tức là thọ uẩn. Tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng đều như vậy: Chẳng khác với không cố định và tức là không cố định.

Chánh văn: Xá Lợi Tử thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.

Dịch: Phật bảo: Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt.

Giảng: Tướng không của các pháp ấy: Tức là tướng không của các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức, tướng không cố định ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt. Vì sao? Vì là không cố định, nếu nói sanh tức là cố định mất rồi, nói diệt tức là cố định mất rồi; nếu sanh thì đâu có diệt, nếu là diệt thì làm sao có sanh? Cho nên nói: Tướng không cố định không phải sanh, không phải diệt là như vậy. Nó không phải là nhơ, không phải là sạch, vì nếu là nhơ tức không bao giờ đổi thành sạch được, nếu là sạch tức không khi nào biến thành nhơ được. Nên nói: Tướng không cố định không phải nhơ, không phải sạch. Cũng như vậy, tướng không cố định của các pháp không phải thêm, không phải bớt.

Nói tóm lại, tướng không cố định của các pháp không phải sanh, không phải diệt, không phải nhơ, không phải sạch, không phải tăng, không phải giảm, tướng không cố định ấy không phải là tất cả những tướng đối đãi. Vì sao? vì nếu nó là cái này hay là cái kia tức là nó cố định mất rồi. Vì tướng không cố định, nên nó có thể sanh biến thành diệt, nhơ biến thành sạch, tăng biến thành giảm, hoặc là diệt biến thành sanh... Tướng của các pháp tùy duyên đổi thay nên không cố định. Vì là tùy duyên đổi thay nên không thể xác nhận nó là cái gì được.

Tỉ dụ như chúng ta có một ly nước đang trong sạch, nếu đem bỏ vào một cục đất thì ly nước biến thành nhơ đục mất rồi. Như vậy ly nước không cố định phải là sạch, phải là nhơ mà tùy duyên, tức là từ sạch, do duyên đổi biến thành nhơ. Nếu là cố định, khi sạch phải sạch mãi không nhơ, khi nhơ phải nhơ mãi không sạch, mà thật ra nó tùy duyên thay đổi, làm sao gọi là cố định. Ðó là ý nghĩa tướng không cố định của các pháp, nó không phải là cái gì hết vì nó là tướng tùy duyên.

Chánh văn: Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới chí vô ý thức giới

Dịch: Thế nên, trong cái không cố định ấy, nó không phải là sắc, không phải là thọ, tưởng, hành, thức (tức không phải năm uẩn); nó không phải là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (tức không phải sáu căn), nó không phải sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (không phải sáu trần), nó không phải là nhãn giới cho đến không phải ý thức giới (tức là mười tám giới).

Giảng: Ở đây Phật dạy tướng không cố định ấy, không phải là năm uẩn, không phải sáu trần, không phải sáu căn, không phải là mười tám giới. Nếu nó là cái nào tức là cố định mất rồi. Vì nó không phải cái nào hết nên nó mới tùy duyên, không cố định. Nên nhớ chữ "VÔ" (không) đây không phải: Không phải sắc, không phải thọ, tưởng, hành, thức... Vì căn cứ trên tướng không cố định mà nói như vậy.

Thường chúng ta chấp nặng sắc thân, đức Phật dùng tứ đại để phá chấp. Khi chấp nặng phần tâm lý, đức Phật dùng ngũ uẩn để phá chấp. Khi chúng ta chấp về căn, thân và trần cảnh, đức Phật dùng thập nhị xứ (sáu căn + sáu trần) để phá chấp. Khi chấp căn, trần và thức, đức Phật dùng thập bát giới (sáu căn + sáu trần + sáu thức) để phá chấp. Cho nên nói: Không phải nhãn giới cho đến ý thức giới. Nói tóm lại, trong cái không cố định không phải là sáu căn (lục nhập); không phải thập nhị xứ; không phải mười tám giới, nghĩa là cái không cố định không phải là tất cả các pháp thế gian.

Chánh văn: Vô vô minh, diệc vô vô minh tận. Nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc

Dịch: Không phải vô minh, cũng không phải hết vô minh. Cho đến không phải lão tử, cũng không phải hết lão tử. Không phải tập, diệt, đạo. Không phải trí cũng không phải đắc.

Giảng: Ðây là chỉ pháp xuất thế gian: Thập nhị nhân duyên thuộc về sơ kỳ Phật giáo, nhân duyên đầu là vô minh, hành, thức, danh, sắc... cho đến lão tử, đó là chiều lư chuyển. Vô minh diệt, hành diệt, thức diệt... cho đến lão tử diệt, đó là chiều hoàn diệt. Như thế trong cái không cố định này, nó không phải là mười hai nhân duyên trong chiều lưu chuyển; cũng không phải mười hai nhân duyên trong chiều hoàn diệt.

"Không phải khổ, tập, diệt, đạo". Ðó là pháp tứ đế. Nghĩa là trong cái không cố định, nó không phải khổ đế, không phải tập đế, không phải diệt đế, không phải đạo đế. Pháp tứ đế thuộc về sơ kỳ Phật giáo, là bốn pháp chân thật không dời đổi tức là cố định. Nhưng ở đây nói không phải là khổ, tập, diệt, đạo là để phá cái chấp cố định của Tiểu thừa.

Tiểu thừa đối với giáo pháp Phật nói cho là chân lý, nên chấp chặt đó là thật. Nhưng ở đây phá luôn cái chấp mười hai nhân duyên và Tứ đế, vì sao? Vì mười hai nhân duyên và Tứ đế là tướng không thật, đổi dời không cố định.

"Không phải trí, cũng không phải đắc". Ðây là nói quan niệm Bồ Tát dùng lực Ba La Mật để độ chúng sanh, nhưng trong lực Ba La Mật, trí Ba La Mật là căn bản. Nếu Bồ Tát dùng lực Ba La Mật để độ chúng sanh sẽ đắc quả Sơ địa Bồ Tát đến Thập địa Bồ Tát tức là có trí có đắc. Nhưng sự thật ở đây nói không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc tức là không có cái gì để chứng được.

Sự thật các pháp thế gian, tại sao nói không cố định, không phải tất cả pháp thế gian? 
Không phải tất cả pháp thế gian, nghĩa là không phải tất cả pháp đối đãi của thế gian. Cái không cố định đó, nó không phải cái gì trong các pháp đối đãi thế gian, bởi vì nếu nó là cái gì thành cố định cái đó rồi, cho nên nói: Cái không cố định nó không phải tất cả pháp thế gian, nhưng nó là tất cả pháp thế gian. Tất cả pháp đối đãi thế gian không khác với không cố định mà chính là không cố định. Ðây là ý nghĩa thâm trầm của tinh thần Bát Nhã.

Thường thường tất cả các pháp thế gian, khi người ta lập ra cái gì họ đều cố định cái ấy. Xét cho kỹ có pháp thế gian nào mà chúng ta không chấp là thật đâu? Khi nói phải, chúng ta chấp phải là thiệt. Khi nói quấy chúng ta chấp quấy là thiệt. Nói tốt, xấu, dài, ngắn đều chấp là thiệt. Nói cái gì đều chấp cái đó là thiệt. Nhưng thử hỏi cái ấy có thiệt không? Có cố định không? Nếu nói phải, có cố định là phải chăng? Nói quấy có cố định là quấy không?

Ở thế gian khi người ta nói như thế này là phải, thì tất cả mọi người nghe theo nhận đó là phải và cho cái phải đó là cái cố định. Nhưng người khác lại nói: Như thế kia là phải, thì sao? Tức nhiên cái phải quấy chỉ là cái bày ra đấy thôi. Cái bày ra đó của ai? Tức nhiên của những người lớn có uy quyền, rồi người sau bắt chước, chấp đó là phải, là cố định. Tỉ dụ như hồi xưa, các cụ Nho nói người nữ là: "khuê môn bất xuất", cho đó là phải. Lúc đó mọi người đều thấy như thế là phải, người nữ phải "khuê môn bất xuất". Nhưng ngày nay người nữ ngang quyền với người nam, có quyền ra ứng cử thủ tướng... Như vậy, quyền bình đẳng đó là phải hay là quấy? Nếu hiện nay là phải, thì cái phải ngày xưa với cái phải ngày nay còn là một được không? Có khác nhau không? Nếu ngày xưa phải thì hiện nay đâu phải? Nếu ngày nay phải thì ngày xưa hết phải. Như vậy ai phải? Cái nào phải?

Qua tỉ dụ trên, chúng ta thấy cái phải không cố định, nó tuỳ theo hoàn cảnh, tùy theo trường hợp, tùy theo sự sắp đặt của người trên trước, có uy quyền. Thời đó phải sống như vậy mới là phải, tức là cái phải của thời đó, của lúc đó mà thôi, chớ đâu phải miên viễn muôn đời. Nếu chúng ta chấp cái đó là phải, mà có người nói khác đi tức nhiên chúng ta phản đối cự lại, do đó sinh ra bao nhiêu tranh cãi phiền phức.

Xét kỹ lại tất cả cái phải đều không cố định, đã không cố định thì đâu có thiệt. Cái phải đã như vậy thì cái quấy cũng như vậy. Giả sử có những việc ngày xưa cho là quấy, ngày nay trở thành phải, cũng có những việc ngày xưa cho là phải, ngày nay trở thành quấy. Mỗi thời mỗi lúc đều mỗi khác, cho nên cái phải quấy đều không cố định. Nếu chúng ta chấp sự việc là cố định tức nhiên là sai lầm rồi, là không đúng sự thật.

Cái thiện cái ác có cố định được không? Thường thường chúng ta hay nói làm việc này là thiện, làm việc kia là ác, nhưng ... Tỉ dụ, một hôm ngồi trên thiền thất, vào buổi chiều, tôi thấy một con kỳ nhông đang bò trên thân cây tràm ở trước cửa thất. Bỗng từ xa bay nhanh lại một con chim bìm bịp chực chụp mổ con kỳ nhông. Chú kỳ nhông hoảng sợ chạy quanh thân cây. Con bìm bịp cũng bay loanh quanh đuổi theo con kỳ nhông. Ðứng trước cảnh đo tôi phải làm sao? Tôi ra đuổi con bìm bịp để cứu con kỳ nhông, việc làm đó là thiện hay là ác? Thấy qua dường như thiện: Cứu được sinh mạng con vật nhỏ bé, đuổi được được con vật lớn hiếp đáp, đó là việc thiện chứ gì? Nhưng đứng về con bìm bịp thì thế nào? Buổi chiều đang đói, chim bìm bịp đi kiếm ăn, gặp được miếng mồi là con kỳ nhông, sắp mổ ăn mà bị người ngăn lại. Chim bìm bịp làm sao khỏi sanh tức giận. Khiến kẻ khác tức giận, đó là việc làm ác chứ gì? Như vậy, đuổi con bìm bịp chỉ thiện đối với con kỳ nhông mà ác đối với chim bìm bịp, thiện ác có cố định không? Xét xa hơn nữa, chẳng những ác với con kỳ nhông mà còn ác với các con mồi khác nữa, vì chim bìm bịp đâu chịu nhịn đói tức nhiên phải kiếm một con mồi khác để ăn và con mồi này là nạn nhân của tôi vì nó đã thế mạng con kỳ nhông, nếu nó biết việc này tức nhiên nó sẽ oán thù tôi luôn.

Qua câu chuyện trên chúng ta phải định thiện ác như thế nào? Thiện ác có cố định chăng? Một việc làm nhìn dường như là thiện, nhưng nhìn qua một khía cạnh khác lại là ác, chính đó là trong đối đãi không cố định, nghĩ làm việc thiện mà việc ác đã sanh ở bên cạnh rồi. Thiện ác không cố định mà chấp là cố định, là chúng ta đã sai lầm. Tuy nhiên trong đối đãi làm việc gì lợi mình lợi người là thiện, hoặc hại mình mà làm lợi nhiều người là thiện, còn làm việc gì lợi mình hại người là ác.

Nói lại tỷ dụ ly nước lúc nãy, nó có cố định là nhơ hay sạch chăng? Một ly nước đang trong sạch, bỏ một cục đất vào thành nhơ mất, nó đâu có cố định. Ly nước thành nhơ ấy, để lóng lại, lọc qua cái ly khác thì trở thành trong sạch. Ly nước luôn luôn đổi thay tuỳ duyên không cố định, nếu chúng ta chấp vào một cái gì cố định là chúng ta sai lầm.

Ðến tỷ dụ dài ngắn: Một cây dài một thước để gần cây năm tấc, thì cây một thước là dài, cây năm tấc là ngắn. Khi cây một thước để gần cây hai thước thì cây một thước là ngắn, cây hai thước là dài. Như vậy chúng ta thấy tuỳ duyên mà cây một thước biến thành dài ngắn trong đối đãi, chớ không cố định.

Sự tốt xấu của sự vật cũng như vậy. Một vật trung bình để gần một vật tốt thì trở thành xấu, nếu để gần một vật xấu hơn thì trở thành tốt hơn. Cái tốt biến thành xấu hay xấu biến thành tốt là tùy duyên thay đổi, không có cái xấu tốt cố định, nếu chấp vào sự vật cố định tức là sai lầm.

Cũng như vậy, tất cả các pháp thế gian đều là đối đãi không cố định, nếu thấy các pháp không cố định là thấy đúng sự thật, nếu thấy các pháp là cố định là thấy sai lầm, tức là khổ vậy.

Học kinh Bát-Nhã là phá chấp, nên biết tất cả là không cố định thì còn chấp vào cái gì? Cho nên nói không phải tất cả (không có nghĩa là không có) mà ngay nơi đó là tất cả. Bởi vì cái không cố định này nó không phải là gì hết,nhưng tùy duyên nó thành tất cả. Nó không phải tất cả mà tùy duyên nó thành lập tất cả.

Tinh thần Bát-Nhã chỉ cho chúng ta thấy rõ tất cả các pháp đối đãi ở thế gian này là không có thực (không thực không phải là không ngơ), không thực là tướng tùy duyên, không cố định, luôn luôn thay đổi theo duyên; theo duyên thay đổi nên không ở mãi một vị trí, không ở mãi một hình thức, không ở mãi một hoàn cảnh nào, luôn luôn tùy thời chuyển biến đổi thay.

Như vậy cái chuyển biến đổi thay tùy thời tùy duyên đó gọi là không cố định. Nhìn thấy rõ như vậy là thấy đúng sự thật, gọi là thấy bằng trí tuệ Bát-Nhã. Nếu thấy một bên là thấy bằng thiên chấp, tức là thấy lầm. Nếu thấy bằng thiên chấp là thấy của vô minh, không bao giờ thấy Ðạo. Nếu thấy đúng như thật là thấy bằng trí tuệ, là thấy Ðạo.

Câu chuyện thiền sau đây cho chúng ta thấy các pháp tùy duyên chuyển biến. Câu chuyện ngài Ðạo Ngộ và đệ tử là ngài Tiệm Nguyên. Hai thầy trò đi đám tang của một thí chủ. Khi ấy ngài Tiệm Nguyên vỗ quan tài hỏi thầy: "Ðây là sanh hay tử? (sanh ư, tử ư?)". Ngài Ðạo Ngộ trả lời: "Sanh không nói, tử cũng không nói". Ngài Tiệm Nguyên tức quá hỏi thầy: "Tại sao không nói?". Ngài Ðạo Ngộ chỉ trả lời: "Không nói, không nói".

Ngài Tiệm Nguyên càng tức, vì sao thầy không nói tử mà cũng không nói sanh. Sau khi xong đám ma về khi đi ngang qua cáng đồng, ngài Tiệm Nguyên lại thưa: "Thầy phải nói cho con nghe. Thầy không nói con sẽ đánh thầy". Vị thầy bảo: "Ðánh thì đánh, nhất định không nói". Ông học trò liền thoi vị thầy. Khi về đến chùa, vị thầy bảo: "Thôi chú hãy cuốn gói đi đi, nếu tri sự hay việc này chú sẽ không yên". Ngài Tiệm Nguyên đành phải ra đi. Sau khi rời thầy, ngài cất một cái am ở xa để tu. Ngài cứ băn khoăn mãi vấn đề không phải sanh, không phải tử, vì sao sanh tử đều không nói? Cho đến một đêm nghe am ở gần tụng kinh Phổ Môn, đến câu "Ưng hiện Tỳ Kheo thân đắc độ giả, tức hiện Tỳ Kheo thân đắc độ; ưng hiện Tỳ Kheo Ni thân đắc độ giả, tức hiện Tỳ Kheo Ni thân đắc độ; ưng hiện cư sĩ thân đắc độ giả, tức hiện cư sĩ thân đắc độ ..." Khi nghe đến đây, ngài Tiệm Nguyên liền ngộ. Như vậy tại sao ngài ngộ?

Tại sao ngài Ðạo Ngộ không chịu nói sanh hay tử? Chúng ta quen sống trong đối đãi cho nên chấp cái gì cũng thật: "Hoặc là sanh, hoặc là tử". Nhưng ở đây theo tinh thần Bát-Nhã thì sanh tử không cố định; nếu là sanh thì không có tử, nếu là tử thì không có sanh. Nhưng trong vòng luân hồi sanh tử không có dừng: tử rồi lại sanh, sanh rồi lại tử, không cố định. Nếu nói là sanh hay là tử là nói một bên. Cho nên vị thầy thà để học trò đánh mà không nói. Sau này ngài Viên Ngộ bình nói: "Thật là ông thầy (chỉ ngài Ðạo Ngộ) vì trò mà máu ra lênh láng" Thầy đã hy sinh tột độ để nhờ đức hy sinh đó người học trò mới ngộ.

Nhưng ngài Tiệm Nguyên đã ngộ cái gì? Khi nghe tụng: "Nếu cần hiện thân Tỳ Kheo độ thì hiện thân Tỳ Kheo, Nếu cần hiện thân Tỳ Kheo Ni độ thì hiện thân Tỳ Kheo Ni, nếu cần hiện thân cư sĩ độ thì hiện thân cư sĩ ..." Như vậy là tùy duyên mà hiện chớ không có cái gì cố định cả. Ðó là chỗ ngài Tiệm Nguyên đã ngộ, Ngài đã thấy Ðạo.

Trong kinh Pháp Bảo Ðàn, lời di chúc của Lục Tổ cũng dạy như vậy... Lục Tổ bảo: "Nếu có người hỏi tối thì lấy sáng đáp, hỏi có thì lấy không đáp". Ví dụ hỏi thế nào là tối? Ðáp: "không sáng". Hỏi thế nào là có? Ðáp: "Chẳng phải không". Dạy cách đối đáp như vậy, Lục Tổ muốn chỉ chúng ta thấy: Tối sáng là tướng đối đãi không thật, không thật là không cố định, là tướng tùy duyên. Nếu nói là tối, là sáng là cố định, tức nhiên khiến người ta chấp vậy. Thà nói không phải tối, không phải sáng để người nghe thầm nhận là tối, là sáng, tướng đối đãi không cố định. Có và không cũng như vậy. Sở dĩ có là đối với không mà nói, chớ đâu có thật. Biết các pháp không thật là thấy đạo. Lục Tổ đã ứng dụng triệt để tinh thần Bát-Nhã trong cách đối đáp về các tướng đối đãi tùy duyên.

Trong nhà thiền, khi được hỏi những gì còn chấp một bên, các Thiền Sư thường đưa hai ngón tay lên để chỉ rằng người hỏi còn kẹt ở hai bên, tức là chưa thấy Ðạo. Dùng trí tuệ Bát-Nhã thấy các pháp là tướng tùy duyên không cố định, đó là cửa vào Thiền, đó là cửa "KHÔNG", tức là không cố định vậy. Các pháp biến chuyển tùy duyên, vật này biến thành vật kia, thấy đúng như vậy gọi là trí tuệ Bát-Nhã thấy đúng sự thật, và đó cũng hợp với tinh thần khoa học hiện nay.

Ðối với pháp thế gian không cố định, các pháp xuất thế gian có cố định được không? 
Pháp Phật nói như những thứ thuốc để trị bịnh cho chúng sanh, chúng sanh có những bệnh gì, Ðức Phật lập ra những thứ thuốc ấy, vì vậy thuốc và bịnh là hai cái đối đãi nhau thì làm sao thiệt được? Nếu cố chấp là thiệt tức là cố định là sai lầm mất rồi. Cho nên nói: "Không phải vô minh ... cho đến không phải hết lão tử" là để phá chấp của Tiểu thừa đối với pháp Tứ Ðế và Thập Nhị Nhân Duyên cho là thật pháp. Chẳng qua là vì chúng sanh có những bịnh nên đức Phật phải lập ra những phương thuốc để trị, nếu bịnh hết rồi thì thuốc cũng phải bỏ. Vì vậy pháp Tứ Ðế và Thập Nhị Nhân Duyên đức Phật tạm lập ra để trị bịnh cho chúng sanh, nếu chúng sanh chấp cho là thật pháp là sai lầm.

Cái trí và đắc của Bồ Tát cũng là không thật. Vì sự thật trên thế gian này không có cái sở đắc. Nếu có cái sở đắc là có cái bị được, tất phải có cái hay được; hay được và bị được là đối đãi nhau, năng và sở đối đãi nhau thì làm sao thật được (vì là tướng không cố định). Cho nên nói: "Không trí cũng không đắc" để phá luôn cái trí đắc của Bồ Tát.

Chánh văn: Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Ðề Tát Ðỏa y Bát-Nhã Ba La Mật Ða cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn

Dịch: Vì không sở đắc, Bồ Tát (Bồ Ðề Tát Ðỏa) y trí tuệ cứu cánh này tâm không quái ngại; bởi vì không quái ngại, không bị ngăn che chướng ngại nên không kinh sợ, xa lìa tất cả mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn

Giảng: Niết Bàn là vô sanh, tức là không sanh không diệt. Chúng sanh vì bị các thứ điên đảo và mộng tưởng, tức là những cái nhìn trái với sự thật, và những cái tưởng mơ màng không đúng lẽ thật, cho bản thân mình và tâm lý cũng như sinh lý là thường nhứt và có chủ tể. Cái thấy như vậy là cái thấy điên đảo, sai lầm không sáng suốt. Vì không sở đắc, Bồ Tát xa lìa được các điên đảo mộng tưởng. Chính nhờ trí tuệ cứu kính ấy, các ngài hoàn toàn thoát ly sanh tử nên nói là cứu kính Niết Bàn.

Chánh văn: Tam thế chư Phật y Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða cố đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề

Dịch: Ba đời chư Phật cũng y trí tuệ Bát Nhã cứu kính này được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác (A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề), tức là thành Phật

Giảng: Vì không sở đắc, Phật nhơn trí tuệ Bát-Nhã mà được thành Phật. Vì không sở đắc, Bồ Tát nhơn trí tuệ Bát-Nhã mà xa lìa tất cả sai lầm được an ổn Niết Bàn. Chính là vô đắc mà đắc, đây là tinh thần Bát-Nhã. Như trong kinh Kim Cang Phật nói: "... Do thật không có pháp được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, thế nên đức Phật Nhiên Ðăng mới thọ ký cho ta, nói thế nầy: Ở đời sau, ông sẽ được thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni".

Chúng ta tu theo Phật phải đi đường nào để được Niết Bàn? Ðể xa lìa điên đảo mộng tưởng để thành Phật? Tức là phải dùng trí tuệ Bát-Nhã, nên ở đây nói:

Chánh văn: Cố tri Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ chân thật bất hư

Dịch: Cho nên biết trí tuệ cứu kính này là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ tất cả khổ, chơn thật không dối

Giảng: Vì sao trí tuệ Bát-Nhã lại diệu dụng như đại thần chú, như đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú? Vì ngày xưa ở Ấn Ðộ, những chú này thường được dùng để trừ hết khổ của chúng sanh. Cũng như vậy, trí tuệ Bát-Nhã có đủ công dụng như những thần chú ấy, chân thật không dối, đó là diệu dụng của Bát-Nhã.

Chánh văn: Cố thuyết Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba La Tăng Yết Ðế, Bồ Ðề Tát Bà Ha

Dịch: Cho nên nói trí tuệ cứu kính này là chú (tức là thần chú), tức nói chú rằng: Yết Ðế, Yết Ðế, Ba La Yết Ðế, Ba La Tăng Yết Ðế, Bồ Ðề Tát Bà Ha

Giảng: Vì sao đã nói trí tuệ Bát-Nhã là đại thần chú, là đại minh chú ... có diệu dụng trừ tất cả khổ, chân thật không dối, lại còn nói thêm câu chú nữa: "Yết Ðế, Yết Ðế ..." chi cho thừa?

Cách kết thúc bài Bát-Nhã Tâm Kinh này là một nghi vấn cho chúng ta. Có những nhà khảo cứu giải rằng: trong thời Trung Kỳ Phật Giáo (thời kỳ Bát Nhã),Mật tông đã chen vào trong Giáo (tức là trong kinh điển), cho nên rốt sau bài Bát Nhã Tâm Kinh có một câu chú để kết thúc.

Nhưng đối với cái nhìn của Thiền Sư thì không phải như vậy. Thiền Sư thấy câu chú ở câu kết thúc là đúng nghĩa "TÂM KINH". Vì sao? Chúng tôi xin trích dẫn câu nói của Thiền Sư Duy Tín: "Trước khi gặp thiện hữu tri thức, tôi thấy núi sông là núi sông. Sau khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông. Sau ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông". Chúng tôi sẽ lần lượt giải thích để quí vị thấy rõ:

  1. Trước khi gặp thiện hữu tri thức, thấy núi sông là núi sông: Khi chưa học Bát-Nhã, chúng ta thấy núi sông là núi sông, vì chúng ta thấy tất cả pháp thế gian đều là thiệt: núi thật là núi, sông thật là sông. Pháp nào cũng thiệt, pháp nào cũng cố định cả.
  2. Sau khi gặp thiện tri thức chỉ dạy (tức đã học Bát-Nhã rồi), thấy núi sông không phải là núi sông: Khi học Bát-Nhã rồi, chúng ta thấy tất cả các pháp tùy duyên, tất cả các pháp không cố định; cho nên núi không phải là núi, sông không phải là sông. Ví dụ, vì một nguyên do gì quả đất chúng ta đang ở bỗng rung rinh sụp đổ, thì nơi hòn núi cao có thể biến thành biển cả, sông ngòi đùn đất lại để hóa thành đồi nong... Vì vậy, các pháp đều tùy duyên, không cố định, nên núi sông không phải là núi sông, tức là thấy đúng trí tuệ Bát-Nhã.
  3. Sau ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông: Ba mươi năm hành thâm Bát-Nhã rồi, mới thấy núi sông là núi sông. Nhận thấy núi sông là núi sông ở đây có giống với nhận thấy núi sông là núi sông trước khi gặp thiện hữu tri thức không? Chắc hẳn là không. Trước kia, thấy núi sông là thật; đến khi dùng trí tuệ Bát-Nhã quán chiếu, biết núi sông là tướng tùy duyên, không cố định. Khi biết các pháp hư dối, tùy duyên nên tâm không còn chấp một pháp nào, tức không còn dính mắc vào một pháp nào cả, gọi là tâm vô quái ngại, thì cứu kính Niết Bàn, đó là đến chỗ như như. Tâm như như rồi, thấy núi là núi, sông là sông không khởi phân biệt, không còn dính mắc. Thấy núi là núi, sông là sông là cái thấy của Thiền Sư, tức là sống được với bản tâm thanh tịnh của mình, tức là TÂM KINH vậy! Kết thúc bằng TÂM KINH, tức là kinh này nói thẳng vào TÂM, là chỗ không có ý niệm, không khởi phân biệt. Ðó là: "núi là núi, sông là sông".

Chúng tôi xin dẫn thêm bài kệ của Thiền Sư Trì-Bát đời Lý, dòng Tỳ-Ni Ða-Lưu-Chi. Khi sắp tịch ngài nói bài kệ:

Dịch âm: 
Hữu tử tức hữu sanh 
Hữu sanh tức hữu tử 
Tử vi thế sở bi 
Sanh vi thế sở hỉ 
Bi hỉ lưỡng vô cùng 
Hốt nhiên thành bỉ thử 
Ư chư sanh tử bất quan hòai 
Án tô rô tố rô tất rị
Dịch nghĩa: 
Có tử tức có sanh 
Có sanh tức có tử 
Tử là người đời buồn 
Sanh là người đời vui 
Buồn vui hai không cùng 
Bỗng nhiên thành bỉ thử (kia đây) 
Ðối với sanh tử không bận lòng 
Án tô rô tố rô tất rị

Có tử tức có sanh, có sanh tức có tử. Tử là người đời buồn, sanh là người đời vui: Vì vậy để kỷ niệm ngày sanh, người ta gọi là ăn mừng sinh nhật; còn nhớ tưởng đến người đã mất, người ta buồn sợ, nên gọi là ngày kỵ cơm. Vui buồn hai cái không cùng tột, bỗng hiện thành ra có kia có đây trong vòng đối đãi. Ðối với sanh tử không bận lòng, tức không còn nhìn thấy hai bên nữa, nghĩa là không còn cố chấp hai bên nữa. Không còn cố chấp thật sanh, không còn cố chấp thật tử, thì như thế nào? Án tô rô tố rô tất rị - Ý nghĩa câu thần chú này là gì? Tức là khi người ta không còn chấp hai bên nữa thì tâm hết dính mắc. Tâm hết chỗ dính mắc tức đến chỗ như như. Ðọc câu chú lên mà không dấy niệm phân biệt, đó là như như.

Như vậy, khi kết thúc bằng mấy câu thần chú là để nói: "Khi dùng trí tuệ Bát-Nhã đến chỗ cứu kính rồi, thì tâm thể như như; đó tức là tâm kinh". (Các Thiền Sư thời xưa hay dùng câu thần chú để kết thúc, như Ngài Tông Cảng Quốc Sư đã dùng Án tô rô tố rô tất rị để kết thúc bài tán Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ).

Kết thúc

Bát-Nhã chia làm ba phần: văn tự Bát-Nhã, quán chiếu Bát-Nhã và thật tướng Bát-Nhã.

-- Văn tự Bát-Nhã là chữ nghĩa để chúng ta đọc tụng, hiểu nghĩa 
-- Quán chiếu Bát-Nhã là xem xét soi thấu 
-- Thật tướng Bát-Nhã là chỗ chơn thật, Niết Bàn

Văn tự Bát-Nhã ví như con thuyền. Quán chiếu Bát-Nhã giống như ra công chèo bơi. Thật tướng Bát-Nhã ví như bờ bên kia. Khi xuống thuyền (là đọc tụng, hiểu nghĩa) rồi hài lòng ở đó, thì không bao giờ toại nguyện, cần phải chèo bơi (là quán chiếu) mới mong tới bờ bên kia (là thật tướng). Tới bờ rồi chúng ta mới tự tại, đạt được sở nguyện của mình. Vì thế kinh này đặt nặng hai chữ "chiếu kiến", tức là "quán chiếu Bát-Nhã".

Trong bài Bát-Nhã Tâm kinh, nếu chúng ta ứng dụng triệt để, thì con đường tu hành đã sẵn đầy đủ trong đó chớ không đâu xa. Nếu chúng ta hằng dùng trí tuệ Bát-Nhã soi mãi thấy rõ rằng: Tất cả thân cảnh là duyên hợp không tự tánh tức là không cố định. Bởi tất cả các pháp đều là tùy duyên biến đổi không cố định, thử hỏi chúng ta nhằm vào đâu mà chấp? Nếu chấp là chấp vào cái cố định. Bây giờ không cố định là phải, không cố định là quấy, không cố định là hơn, không cố định là thua, tất cả không cố định thì thử hỏi chấp vào cái gì? Phá hết các chấp rồi là hết khổ, hết khổ là tâm không còn bị ngăn, bị chướng, dứt hết các điên đảo mộng tưởng, được hoàn toàn không sanh không diệt. Ðây tức là Tâm Kinh. Tâm kinh là con đường chư Bồ-Tát đã đi, chư Phật cũng từ đó mà chứng Ðạo. Ngày nay chúng ta tu không có lối nào khác hơn, cho nên các thời kinh đều dùng bài Bát-Nhã Tâm Kinh để kết thúc.

Thế mà lắm người hiện nay không nhận thấy Bát-Nhã là cái trí tuệ phá các chấp mê lầm của chúng sanh, mà cho bài Bá-Nhã là để bổ túc những cái thiếu sót trong bài tụng ở trước; đó là một điều quá sai lầm, ông cha quá thông minh, con cháu quá dốt nát không hiểu được ý người xưa, nên nói ngược lại với ông cha của mình.

Người học đạo nếu thật tình muốn tiến tu để thoát sanh tử, thì không ai mà không ứng dụng trí tuệ Bát-Nhã. Chính Lục Tổ ngộ cũng từ kinh Kim Cang Bát Nhã, đến khi dạy ngài cũng lấy phẩm Bát Nhã làm quan trọng; và trong giờ phó chúc, ngài cũng dùng tinh thần Bát-Nhã để dạy đồ đệ.

Cửa thiền là cửa KHÔNG, không đây là không cố định. Dùng trí Bát-Nhã thấy các pháp không cố định là thấy cửa vào nhà Thiền.

Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa việc ứng dụng tu hành: Hằng dùng trí Bát-Nhã quán chiếu thân ngũ uẩn là tướng duyên hợp không thật. Hằng nhận thấy như vậy, tức nhiên chúng ta bớt cái chấp thật, thì các vọng tưởng sẽ dần dần giảm và chúng ta mới buông bỏ vọng tưởng dễ dàng hơn. Thân tứ đại không thật, tâm vọng tưởng không thật thì dù ai có khen có chê, chúng ta cũng chẳng bận lòng; phiền não, chấp trước càng ngày càng nhẹ bớt đi. Dùng Bát-Nhã vào việc tu hành thì chúng ta tu sẽ được an ổn, nhẹ nhàng và thảnh thơi.

Biết các pháp là tướng tùy duyên không cố định thì nói sao cũng tốt, không có gì quan trọng. Người đời nói lẽ phải chúng ta cũng gật đầu, người đời nói quấy chúng ta cũng gật đầu vì tùy theo thời, hoàn cảnh mà người ở thế gian cho là phải hay quấy. Nhưng trên phương diện tu hành, chúng ta biết các pháp là không thật thì buông xả dễ dàng, không chấp trước. Việc phải quấy là tướng đối đãi tùy duyên, có gì mà phải bận lòng! Nói thế không có nghĩa chúng ta là kẻ "ba phải". Vì "ba phải" là kẻ ngu si, nói gì cũng gật, còn chúng ta sống bằng trí tuệ Bát-Nhã thấy rõ lẽ thật của cuộc đời, nên không cố chấp. Bởi chấp là ngu si đau khổ, hết chấp là giải thoát Niết Bàn.

oOo

Quán Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Bồ-Tát Quán Tự Tại khi hành sâu trí tuệ Bát-Nhã cứu kính, soi thấy năm uẩn đều không, qua tất cả khổ ách.
Xá Lợi Tử sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệt phục như thị. Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.
Xá Lợi Tử thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới chí vô ý thức giới. Thế nên, trong cái không cố định ấy, nó không phải là sắc, không phải là thọ, tưởng, hành, thức (tức không phải năm uẩn); nó không phải là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (tức không phải sáu căn), nó không phải sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (không phải sáu trần), nó không phải là nhãn giới cho đến không phải ý thức giới (tức là mười tám giới).
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận. Nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc. Không phải vô minh, cũng không phải hết vô minh. Cho đến không phải lão tử, cũng không phải hết lão tử. Không phải tập, diệt, đạo. Không phải trí cũng không phải đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Ðề Tát Ðỏa y Bát-Nhã Ba La Mật Ða cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Vì không sở đắc, Bồ Tát (Bồ Ðề Tát Ðỏa) y trí tuệ cứu cánh này tâm không quái ngại; bởi vì không quái ngại, không bị ngăn che chướng ngại nên không kinh sợ, xa lìa tất cả mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.
Tam thế chư Phật y Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða cố đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề. Ba đời chư Phật cũng y trí tuệ Bát Nhã cứu kính này được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác (A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề), tức là thành Phật.
Cố tri Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ chân thật bất hư. Cho nên biết trí tuệ cứu kính này là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ tất cả khổ, chơn thật không dối.
Cố thuyết Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba La Tăng Yết Ðế, Bồ Ðề Tát Bà Ha. Cho nên nói trí tuệ cứu kính này là chú (tức là thần chú), tức nói chú rằng: Yết Ðế, Yết Ðế, Ba La Yết Ðế, Ba La Tăng Yết Ðế, Bồ Ðề Tát Bà Ha.

Nguồn: BudSas

KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC
Tổ An Thế Cao
Thượng tọa Thích Trí Thủ

Kinh Bát đại nhân giác này, nguyên bản dịch chữ Hán của Tổ An Thế Cao là kinh nhật tụng của mọi Phật tử. Lâu nay đã có vài vị phiên dịch ra Việt ngữ nhưng toàn văn xuôi, nay Thượng tọa Thích Trí Thủ lược dịch ra văn vần, bản ý của Thượng Tọa làm việc này là muốn cho hàng Phật tử được thuận tiện trong việc tụng niệm hằng ngày, để bồi bổ thân tâm, tăng phần phước trí. (LỜI TÒA SOẠN LIÊN HOA SỐ 4 VÀ 5 TRANG 30, NĂM 1958)

Làm người Phật tử ở đời
Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên
Tám điều giác ngộ kinh truyền
Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành

Thứ nhất tâm thành giác ngộ
Cảnh thế gian quốc độ vô thường
Sắc, tâm, sanh diệt khôn lường
Tứ đại, ngũ uẩn, theo đường khổ, không.
Nguồn tội ác bởi lòng dục vọng
Nghiệp oan gia như bóng theo hình
Suy đi nghĩ lại cho tinh
Lần lần giải thoát tử sinh luân hồi.

Thứ hai là ghi lời giác ngộ
Tham dục nhiều lụy khổ thêm nhiều
Dạt dào sanh tử bao nhiêu
Cũng vì tham dục mọi điều gây nên
Muốn sống đời bình yên tự tại
Hãy mở lòng quảng đại vô vi.

Thứ ba là nhớ ghi tâm trí
Lòng tham cầu như ý khó vừa
Chất chồng tội ác ngàn xưa
Cũng vì không chán, không chừa cầu mong.
Bậc Bồ tát giữ lòng biết đủ,
An phận nghèo quy củ tu hành
Trau dồi trí thức thông minh,
“Huệ là sự nghiệp” bình sinh đạo thường.

Thứ tư là nhớ đường giác ngộ
Lười biếng gây gốc khổ lầm than
Thường tu tinh tấn không ngần
Dẹp giặc phiền não ma quân phục tùng
Phá địa ngục muôn trùng kiên cố
Thoát thành sầu cùng khổ ấm, duyên.

 


Thứ năm giác ngộ cơ thiền
Ngu si là gốc nhân duyên mê lầm
Bậc Bồ tát chuyên tầm học vấn
Nghe thấy nhiều diệt tận nguồn mê
Khai thông tâm trí bồ đề
Biện tài thành tựu đề huề chúng sanh
Thường giáo hóa an lành tất cả
Ban nguồn vui hỷ xả cho nhau.

Thứ sáu là nhớ câu giác ngộ
Nghèo khổ nhiều đau khổ càng nhiều
Nợ oan vay trả bao nhiêu
Dây oan buộc chặt lắm điều đắng cay
Bậc Bồ tát ra tay bố thí
Bình đẳng tâm không nghĩ oán thân
Càng thương những kẻ ác nhân
Quên điều tội cũ thương phần khổ đau.

Giác thứ bảy thân dầu ở tục
Lòng thường vui ngũ dục tránh xa
Giữ gìn ba áo ca sa
Tay bưng bình bát yên hà vui say
Chí xuất gia tháng ngày giữ dạ
Phẩm hạnh lành đức cả cao xa
Sao cho trong sạch lòng ta
Từ bi cứu thoát hằng hà chúng sanh.

Thứ tám là đinh ninh giác ngộ
Lửa tử sanh đau khổ vô cùng
Bồ đề tâm phát bao dung
Thề đều tế độ thoát vòng truân chuyên
Chúng sanh khổ lòng nguyền thay thế
Dầu lao đao chẳng kể chẳng phiền
Miễn cho muôn loại đều yên
Hoàn toàn giải thoát lên miền chân như.

Tám điều ấy lời chư Phật dạy
Bậc đại nhân như vậy tu hành
Đạo tâm tinh tấn chí thành
Giong thuyền lên bến vô sanh niết bàn.

Thừa nguyện lực nhân hoàn trở gót
Bể trầm luân cứu vớt sanh linh
Y theo tám việc thực hành
Tuyên dương tiếp dẫn siêu sinh giác đài
Ngộ tử sanh đêm dài đau khổ
Thoát năm trần siêu độ tâm linh

Là người Phật tử chân thành
Hằng ngày nhất niệm, phước sanh tội trừ
Đoạn sanh tử lên bờ giải thoát
Chứng bồ đề cực lạc huy hoàng
Cúi đầu lạy đấng Giác Hoàng
Cầu xin chứng giám đạo tràng từ bi.

Nam mô Bổn Sư Thích ca Mâu ni Phật.

Ðó là tám điều giác ngộ, mà chư Phật, Bồ-tát đã làm và những người tu Phật chân chánh đang làm. Ai là người muốn học Phật, tu theo Phật thì phải làm những điều này không thể bỏ qua được.

1. Giới thiệu:

Kinh Bát Ðại Nhân Giác do ngài An Thế Cao dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán, vào thời Hậu Hán đời vua Hán Hoàn Ðế, niên hiệu Kiến Hòa năm thứ 2 (148 CN). Ngài là Thái tử xứ An Tức (Parthie), nay một phần thuộc Ba Tư (Persia, Iran) một phần thuộc A Phú Hãn (Afghanistan). Lúc bấy giờ Ðạo Phật từ Ấn Ðộ truyền sang rất thịnh hành trong vùng đó. Ngài xuất gia tu học, tinh thông kinh điển. Sau đó, ngài đi Trung Hoa hoằng hóa Phật Pháp và dịch quyển kinh nầy sang chữ Hán. Ðây là bài kinh số 779 trong Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh (Hán Tạng).

Dưới đây là bản dịch và chú giải của HT Thích Nhất Hạnh và HT Thích Thanh Từ.


  

2. Bản dịch và Chú thích của HT. Thích Nhất Hạnh:
(Trích: "Nghi Thức Tụng Niệm", NXB Lá Bối, California, 1989)

Là đệ tử Phật thì nên hết lòng, ngày cũng như đêm, đọc tụng và quán niệm về tám điều mà các bậc đại nhân đã giác ngộ.

Thứ Nhất là giác ngộ rằng cuộc đời là vô thường, chế độ chính trị nào cũng dễ xụp đổ, những cấu tạo của bốn đại [1] đều trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ, con người do tập hợp của năm ấm [2] mà có, lại không có thực ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, hư ngụy và không có thực quyền. Trong khi đó thì tâm ta lại là nguồn suối phát sinh điều ác và thân ta thì là một nơi tích tụ của tội lỗi. Quán chiếu như trên thì dần dần thoát được cõi sinh tử.

Thứ Hai là giác ngộ rằng càng lắm ham muốn thì lại càng nhiều khổ đau, rằng bao nhiêu cực nhọc trong cõi sinh tử đều do ham muốn mà có. Trong khi đó người ít ham muốn thì không bị hoàn cảnh sai sử, lại cảm thấy thân mình và tâm mình được thư thái.

Thứ Ba là giác ngộ rằng vì tâm ta rong ruổi chạy theo danh lợi không bao giờ biết chán cho nên tội lỗi cũng theo đó mà càng ngày càng lớn. Các bậc Bồ Tát [3] thì khác hẳn: họ luôn luôn nhớ nghĩ đến phép tri túc, an vui sống với đạm bạc để hành đạo và xem sự nghiệp duy nhất của mình là sự thực hiện trí tuệ giác ngộ.

Thứ Tư là giác ngộ rằng tính lười biếng đưa đến chỗ đọa lạc; vì vậy con người phải chuyên cần hành đạo, phá giặc phiền não, hàng phục bốn loài ma, và ra khỏi ngục tù của năm ấm và ba giới [4].

Thứ Năm là giác ngộ rằng chính vì vô minh nên mới bị giam hãm trong cõi sinh tử. Các vị Bồ Tát thì thường xuyên nhớ rằng phải học rộng, biết nhiều, phát triển trí tuệ, đạt được biện tài để giáo hoá cho mọi người, để cho tất cả đạt tới niềm vui lớn.

Thứ Sáu là giác ngộ rằng vì nghèo khổ cho nên người ta sinh ra nhiều oán hận và căm thù, và vì thế lại tạo thêm những nhân xấu. Các vị Bồ Tát biết thế cho nên chuyên tu phép bố thí, coi kẻ ghét người thương như nhau, bỏ qua những điều ác mà người khác đã làm đối với mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đã làm ác.

Thứ Bảy là giác ngộ rằng năm thứ dục vọng [5] đã gây nên tội lỗi và hoạn nạn. Người xuất gia tuy là người sống trong thế tục nhưng không nhiễm theo cái vui phàm tục, thường quán niệm rằng tài sản của mình chỉ là ba chiếc áo cà sa và một chiếc bình bát, tất cả đều là pháp khí, rằng chí nguyện xuất gia của mình là sống thanh bạch để hành đạo, giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi để tiếp xử với tất cả mọi người.

Thứ Tám là giác ngộ rằng vì lửa sinh tử cháy bừng cho nên mọi loài đang chịu biết bao niềm thống khổ. Biết vậy cho nên ta phải phát tâm Ðại Thừa, nguyện cứu tế cho tất cả mọi người, nguyện thay thế cho mọi người mà chịu khổ đau vô lượng, khiến cho tất cả chúng sinh đều đạt tới niềm vui cứu cánh.

Tám điều nói trên là những điều giác ngộ của các bậc đại nhân, Phật và Bồ Tát; những vị này đang tinh tiến hành đạo, tu tập từ bi và trí tuệ, đã cưỡi thuyền pháp thân đến được Niết Bàn. Khi trở về lại cõi sinh tử độ thoát cho chúng sinh, họ đều dùng tám điều giác ngộ ấy để khai mở và chỉ đường cho mọi người, khiến chúng sanh ai cũng giác ngộ được cái khổ của sinh tử, lìa bỏ được ngũ dục và hướng tâm vào con đường thánh .

Nếu đệ tử Phật mà thường đọc tụng tám điều này thì mỗi khi quán niệm diệt được vô lượng tội, tiến tới giác ngộ, mau lên chính giác, vĩnh viễn đoạn tuyệt với sinh tử, thường trú trong sự an lạc.


Chú Thích :

  1. Bốn Ðại là bốn nguyên tố hay là bốn chất cấu thành vũ trụ. Bốn đại gồm có: Ðịa đại, Thủy đại, Hỏa đại, và Phong đại.
  2. Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Sắc là thân thể có hình có sắc. Thọ là cảm thọ vui buồn. Tưởng là tri giác bằng hình ảnh tưởng tượng lại. Hành là dụng tâm làm việc này hay việc khác. Thức là phân biệt, hay biết. Năm ấm cũng còn gọi là năm uẩn.
  3. Bồ Tát là dịch âm từ chữ Phạn, dịch âm đầy đủ là Bồ đề tát đỏa, có nghĩa là giác hữu tình Bồ Tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người. Muốn làm Bồ Tát trước hết phải có tâm nguyện lớn, chủ yếu là bốn lời nguyện:"Chúng sinh vô biên thề nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lương thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành". Mọi người từ khi phát tâm cho đến khi thành Phật được gọi là Bồ Tát, vì vậy mà có phân ra Bồ Tát phàm phu và Bồ Tát hiền thánh. Các vị Bồ Tát được nói tới trong các kinh Phật thường là các vị Bồ Tát hiền thánh.
  4. Ba giới là dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, là ba cõi sống của chúng sinh: Loài người thuộc về dục giới, cõi sống của chúng sinh còn có lòng tham dục. Sắc giới là cõi sống của loài Trời. Ở cõi Trời sắc giới này, chúng sinh đã thoát khỏi mọi lòng dục, nhưng vẫn còn sắc thân. Vô sắc giới là cõi gồm những chúng sinh, không những không còn có lòng dục mà cũng không còn có sắc thân nữa, chỉ còn có tinh thần thuần tuý mà thôi.
  5. Năm thứ dục vọng là năm thứ ham muốn: sắc, thanh , hương , vị, và xúc .

3. Tóm lược Kinh Bát Ðại Nhân Giác - HT. Thích Thanh Từ
(Trích "Kinh Bát Ðại Nhân Giác Giảng Giải", Thường Chiếu, 1997)

Ðể quí Phật tử dễ nhớ và nhớ kỹ, tu hành khỏi sợ sai lạc. Tôi tóm lược lời giảng như sau:

1.Ðiều giác ngộ thứ nhất: Thường thấy thân tâm của mình và sự vật bên ngoài là vô thường không bền chắc không có thật ngã. Phải biết tâm là gốc sanh ra tội ác, chớ mê chấp tâm là thật, là ta. Biết vọng tưởng không thật nên không mê chấp chạy theo nó. Lại cũng biết thân này là rừng tội lỗi, nên không chấp thân là thật, là ta. Thường quán xét như thế để xa lìa khổ luân hồi sanh tử.

2.Ðiều giác ngộ thứ hai: Nên biết tham cầu nhiều thì khổ đau cũng lắm. Gốc của luân hồi sanh tử là do tham đắùm ngũ dục thế gian. Vì vậy mà phải bớt tham muốn. Khi tâm bớt tham cầu ngũ dục thì sẽ được an ổn vui vẻ.

3.Ðiều giác ngộ thứ ba: Nên biết người nào dục vọng càng nhiều thì tội ác càng lớn. Do đó mà phải dứt tâm ham muốn, không tham cầu ngũ dục. Lúc nào cũng ít muốn biết đủ, an phận nghèo để gìn giữ đạo đức, phát huy trí tuệ, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, không để tâm đuổi bắt danh lợi thế gian.

4.Ðiều giác ngộ thứ tư: Người lười biếng giải đãi không đoạn trừ nghiệp ác, tu hạnh lành, thì bị trụy lạc trầm luân. Vì vậy mà phải tinh tấn tu hành, để phá trừ vô minh phiền não, hàng phục các thứ ma chướng, ra khỏi ngục tù ngũ ấm và tam giới.

5.Ðiều giác ngộ thứ năm: Phải biết gốc của luân hồi sanh tử là ngu si. Vì vậy phải học rộng nghe nhiều về Phật pháp, nhờ thế mà trí tuệ tăng trưởng sâu rộng, có đủ khả năng, đủ biện tài để giáo hóa chúng sanh.

6.Ðiều giác ngộ thứ sáu: Nên biết người nghèo khổ nhiều hay sanh oán hận, thường kết nhiều duyên ác, vì vậy không tránh khỏi quả báo khổ đau. Nên người tu phát tâm thương xót họ, thứ tha cho những lầm lỗi hờn oán không duyên cớ của họ. Lại còn đem tâm bình đẳng bố thí giúp đỡ họ, không nhớù lỗi lầm ngày trước mà ghét bỏ họ. Biết và làm được như vậy, mới là người thực hành đúng theo hạnh bố thí của Phật và Bồ-tát.

7.Ðiều giác ngộ thứ bảy: Biết rõ ngũ dục là tội lỗi là tai họa. Tuy hiện đời là người thế tục mà biết tránh, không đắm mê theo ngũ dục, luôn nuôi chí nguyện xuất gia, muốn gìn giữ giới hạnh nghiêm minh thanh tịnh, sống đời siêu thoát. Tự làm lợi ích cho mình để rồi khởi lòng từ cứu độ tất cả chúng sanh.

8.Ðiều giác ngộ thứ tám: Phải biết luân hồi sanh tử liên tục là khổ đau vô cùng vô tận. Nên phát tâm từ bi rộng lớn, nguyện thay chúng sanh chịu khổ và giúp cho tất cả được đến chỗ cứu cánh an lạc là Niết-bàn giải thoát.

Ðó là tám điều giác ngộ, mà chư Phật, Bồ-tát đã làm và những người tu Phật chân chánh đang làm. Ai là người muốn học Phật, tu theo Phật thì phải làm những điều này không thể bỏ qua được. Tại sao? Vì học Phật là học giác ngộ. Phàm nói đến học Phật là nói đến đạo lý giác ngộ của Phật và Bồ-tát đã tu đã giác. Chớ không phải học thuộc lòng kinh nhiều, hay tụng kinh giỏi mà không tu không giác, rồi cho rằng mình học Phật. Nhớ là không phải như vậy! Giác ngộ những gì? Giác ngộ từng phần như trước đã kể. Thấy rõ thân người và cảnh vật là vô thường, thấy rõ tham dục nhiều thì khổ đau nhiều. Thấy rõ như vậy là mình đã có mầm giác ngộ, kế đó nhờ trợ duyên thầy sáng bạn tốt, làm thiện hữu tri thức để tiến đến chỗ giác ngộ viên mãn.

Ðến đây tôi xin nói rộng ra để quí vị dễ hiểu dễ nhớ, không lầm. Trong kinh này Phật chỉ nói một chiều, chê thân tâm là vô thường, vô ngã, khổ đau, gốc tội lỗi. Nhưng, ở chỗ khác Phật lại nói có thân này là do tích chứa nhiều phước đức mà được. Thế nên làm người phải luôn tự vấn:"Ðược thân này, sống để làm gì?". Có người đã tự vấn mình, nhưng không giải đáp được. Lại cũng có người không biết mình có thân này, sống để làm gì? Phật dạy được thân người là khó, thế nên phải biết lợi dụng thân này để tiến tu cho được giác ngộ giải thoát, sau dẫn dắt chúng sanh từ chỗ mê mờ đến chỗ giác ngộ, từ chỗ tội lỗi đến chỗ an vui.

Phật dụ người đi biển bị chìm thuyền, không có phao nổi, sóng dồi gió dập, trồi lên hụp xuống mệt lả, bỗng vớ được khúc gỗ mục đang nổi trên mặt biển. Khi ôm khúc gỗ mục, người ấy biết nó là gỗ mục đang trôi nổi, rồi sẽ hư hoại không lâu. Song, người ấy biết rằng mình đang cần nương nó, để lội vào bờ, khỏi bị chết chìm. Khúc gỗ mục ấy, lúc bấy giờ đối với người sắp chết đuối thật là hữu ích, vì nhờ nó mà khỏi chết chìm. Như vậy, mục đích của người dùng khúc gỗ mục không phải để khoe khoang, không phải để tô điểm sơn phết cho đẹp, không phải để quí trọng như một bảo vật, mà khúc gỗ là vật hữu dụng, đang cần để đưa người vào bờ.

Cũng vậy, mọi người cần phải thấy đúng ý nghĩa về thân này. Biết thân này là vô thường tạm bợ không chấp chặt nó, không quí thân này hơn thân khác. Không vì nó mà tạo nghiệp ác, cũng không vì thấy nó vô thường tạm bợ mà bi quan than thở, ngồi chờ chết. Biết thân này vô thường tạm bợ, phải cấp thiết lợi dụng thân này làm tất cả mọi việc hữu ích. Lo tu hành để mình được giác ngộ giải thoát mọi khổ đau và giúp người cũng được giác ngộ giải thoát khổ đau hoàn toàn.

Người sống được như vậy là người giác ngộ, biết đúng ý nghĩa về thân này và có thái độ sống hợp đạo. Ðó là điều căn bản của người tu theo đạo Phật.

Nguồn: Budsas

KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ của BẬC ĐẠI NHÂN
(KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC)
Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh

 

Giới thiệu:
Kinh Bát Đại Nhân Giác do ngài An Thế Cao dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán, vào thời Hậu Hán đời vua Hán Hoàn Đế, niên hiệu Kiến Hòa năm thứ 2 (148 CN). Ngài là Thái tử xứ An Tức (Parthie), nay một phần thuộc Ba Tư (Persia, Iran) một phần thuộc A Phú Hãn (Afghanistan). Lúc bấy giờ Đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang rất thịnh hành trong vùng đó. Ngài xuất gia tu học, tinh thông kinh điển. Sau đó, ngài đi Trung Hoa hoằng hóa Phật Pháp và dịch quyển kinh nầy sang chữ Hán. Đây là bài kinh số 779 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Hán Tạng).

Dưới đây là bản dịch và chú giải của HT Thích Nhất Hạnh:

đệ tử Phật thì nên hết lòng, ngày cũng như đêm, đọc tụngquán niệm về tám điều mà các bậc đại nhân đã giác ngộ.

Thứ Nhấtgiác ngộ rằng cuộc đờivô thường, chế độ chính trị nào cũng dễ xụp đổ, những cấu tạo của bốn đại [1] đều trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ, con người do tập hợp của năm ấm [2] mà có, lại không có thực ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, hư ngụy và không có thực quyền. Trong khi đó thì tâm ta lại là nguồn suối phát sinh điều ác và thân ta thì là một nơi tích tụ của tội lỗi. Quán chiếu như trên thì dần dần thoát được cõi sinh tử.

Thứ Haigiác ngộ rằng càng lắm ham muốn thì lại càng nhiều khổ đau, rằng bao nhiêu cực nhọc trong cõi sinh tử đều do ham muốn mà có. Trong khi đó người ít ham muốn thì không bị hoàn cảnh sai sử, lại cảm thấy thân mình và tâm mình được thư thái.

Thứ Bagiác ngộ rằng vì tâm ta rong ruổi chạy theo danh lợi không bao giờ biết chán cho nên tội lỗi cũng theo đó mà càng ngày càng lớn. Các bậc Bồ Tát [3] thì khác hẳn: họ luôn luôn nhớ nghĩ đến phép tri túc, an vui sống với đạm bạc để hành đạo và xem sự nghiệp duy nhất của mình là sự thực hiện trí tuệ giác ngộ.

Thứ Tưgiác ngộ rằng tính lười biếng đưa đến chỗ đọa lạc; vì vậy con người phải chuyên cần hành đạo, phá giặc phiền não, hàng phục bốn loài ma, và ra khỏi ngục tù của năm ấm và ba giới [4].

Thứ Nămgiác ngộ rằng chính vì vô minh nên mới bị giam hãm trong cõi sinh tử. Các vị Bồ Tát thì thường xuyên nhớ rằng phải học rộng, biết nhiều, phát triển trí tuệ, đạt được biện tài để giáo hoá cho mọi người, để cho tất cả đạt tới niềm vui lớn.

Thứ Sáugiác ngộ rằng vì nghèo khổ cho nên người ta sinh ra nhiều oán hậncăm thù, và vì thế lại tạo thêm những nhân xấu. Các vị Bồ Tát biết thế cho nên chuyên tu phép bố thí, coi kẻ ghét người thương như nhau, bỏ qua những điều ác mà người khác đã làm đối với mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đã làm ác.

 

Thứ Bảygiác ngộ rằng năm thứ dục vọng [5] đã gây nên tội lỗihoạn nạn. Người xuất gia tuy là người sống trong thế tục nhưng không nhiễm theo cái vui phàm tục, thường quán niệm rằng tài sản của mình chỉ là ba chiếc áo cà sa và một chiếc bình bát, tất cả đều là pháp khí, rằng chí nguyện xuất gia của mình là sống thanh bạch để hành đạo, giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi để tiếp xử với tất cả mọi người.

Thứ Támgiác ngộ rằng vì lửa sinh tử cháy bừng cho nên mọi loài đang chịu biết bao niềm thống khổ. Biết vậy cho nên ta phải phát tâm Đại Thừa, nguyện cứu tế cho tất cả mọi người, nguyện thay thế cho mọi người mà chịu khổ đau vô lượng, khiến cho tất cả chúng sinh đều đạt tới niềm vui cứu cánh.

Tám điều nói trên là những điều giác ngộ của các bậc đại nhân, Phật và Bồ Tát; những vị này đang tinh tiến hành đạo, tu tập từ bitrí tuệ, đã cưỡi thuyền pháp thân đến được Niết Bàn. Khi trở về lại cõi sinh tử độ thoát cho chúng sinh, họ đều dùng tám điều giác ngộ ấy để khai mở và chỉ đường cho mọi người, khiến chúng sanh ai cũng giác ngộ được cái khổ của sinh tử, lìa bỏ được ngũ dục và hướng tâm vào con đường thánh .

Nếu đệ tử Phật mà thường đọc tụng tám điều này thì mỗi khi quán niệm diệt được vô lượng tội, tiến tới giác ngộ, mau lên chính giác, vĩnh viễn đoạn tuyệt với sinh tử, thường trú trong sự an lạc.

Bản dịch và Chú thích của HT. Thích Nhất Hạnh:
(Trích: "Nghi Thức Tụng Niệm", NXB Lá Bối, California, 1989)

Chú Thích :

Bốn Đại là bốn nguyên tố hay là bốn chất cấu thành vũ trụ. Bốn đại gồm có: Địa đại, Thủy đại, Hỏa đại, và Phong đại.

Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Sắc là thân thể có hình có sắc. Thọ là cảm thọ vui buồn. Tưởng là tri giác bằng hình ảnh tưởng tượng lại. Hành là dụng tâm làm việc này hay việc khác. Thức là phân biệt, hay biết. Năm ấm cũng còn gọi là năm uẩn.

Bồ Tát là dịch âm từ chữ Phạn, dịch âm đầy đủ là Bồ đề tát đỏa, có nghĩa là giác hữu tình Bồ Tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người. Muốn làm Bồ Tát trước hết phải có tâm nguyện lớn, chủ yếu là bốn lời nguyện:"Chúng sinh vô biên thề nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lương thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành". Mọi người từ khi phát tâm cho đến khi thành Phật được gọi là Bồ Tát, vì vậy mà có phân ra Bồ Tát phàm phuBồ Tát hiền thánh. Các vị Bồ Tát được nói tới trong các kinh Phật thường là các vị Bồ Tát hiền thánh.

Ba giới là dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, là ba cõi sống của chúng sinh: Loài người thuộc về dục giới, cõi sống của chúng sinh còn có lòng tham dục. Sắc giới là cõi sống của loài Trời. Ở cõi Trời sắc giới này, chúng sinh đã thoát khỏi mọi lòng dục, nhưng vẫn còn sắc thân. Vô sắc giới là cõi gồm những chúng sinh, không những không còn có lòng dục mà cũng không còn có sắc thân nữa, chỉ còn có tinh thần thuần tuý mà thôi.

Năm thứ dục vọng là năm thứ ham muốn: sắc, thanh , hương , vị, và xúc .

(Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh số 128 của Bộ Trung A Hàm, Gotama Sanghadeva đời Đông Tấn (397-398) dịch từ Phạn ra Hán. Nhất Hạnh dịch ra Quốc Văn, năm 1992. Tham khảo Anguttara Nikaya, A. iii.211.)

Kinh văn

(Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh số 128 của Bộ Trung A Hàm, Gotama Sanghadeva đời Đông Tấn (397-398) dịch từ Phạn ra Hán. Nhất Hạnh dịch ra Quốc Văn, năm 1992. Tham khảo Anguttara Nikaya, A. iii.211.)

Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất. Các vị cúi đầu làm lễ thầy và ngồi xuống một bên. Tôn giả Xá Lợi Phất đã sử dụng nhiều phương tiện khéo léo để thuyết pháp cho các vị cư sĩ này, đem lại cho họ niềm vui và làm phát khởi nơi họ niềm khát ngưỡng đối với Tam Bảo và sự hành trì chánh pháp. Sau đó, tôn giả tới viếng Bụt, làm lễ dưới chân Người và ngồi xuống một bên. Cư sĩ Cấp Cô Độc và năm trăm vị khất sĩ cũng theo gót thầy, đến viếng Bụt, làm lễ dưới chân Người rồi ngồi xuống một bên Bụt. Sau khi thấy mọi người đã an tọa, Bụt bảo thầy Xá Lợi Phất:

"Này thầy Xá Lợi Phất, thầy có biết rằng nếu một vị đệ tử áo trắng đạo hạnh biết hộ trì năm Giới pháp và tu tập bốn tâm cao đẹp (tăng thượng tâm) thì có thể dạt tới rất dễ dàng và không khó khăn gì khả năng an trú hạnh phúc ngay trong hiện tại, và biết chắc chắn rằng mình sẽ không còn đọa lạc vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh và các nẻo ác khác trong tương lai?

Một người như thế là đã đắc quả Vào Dòng, không sợ còn bị rơi vào đường ác, chắc chắn đang đi về nẻo chánh giác. Người ấy chỉ cần qua lại tối đa là bảy lần nữa trong các cõi trời và người là có thể đạt tới biên Giới của sự hoàn toàn giải thoát diệt khổ.

Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng hộ trì năm Giới pháp tu tập và bốn tâm cao đẹp (tăng thượng tâm) như thế nào?

Vị đệ tử áo trắng xa lìa sự giết hại, chấm dứt sự giết hại, buông bỏ khí Giới, biết hổ thẹn, tập từ tập bi, bảo hộ cho mọi loài sinh vật, kể cả các loại côn trùng. Vị ấy diệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại. 
Đó là Giới pháp thứ nhất mà người đệ tử áo trắng hộ trì.

Vị đệ tử áo trắng xa lìa sự không cho mà lấy, chấm dứt sự không cho mà lấy, thường ưa bố thí, tìm niềm vui trong sự bố thí và bố thí mà không cầu đền đáp. Vị này không bị tâm trạng tham lam che lấp, luôn luôn bảo hộ sự liêm khiết của mình và diệt trừ tận gốc sự không cho mà lấy. 
Đó là Giới pháp thứ hai mà người đệ tử áo trắng hộ trì.

Vị đệ tử áo trắng xa lìa tà dâm, chấm dứt sự tà dâm, bảo vệ cho bất cứ ai, dù người ấy nằm trong sự bảo hộ của cha, mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc chị em, hoặc anh em, hoặc cha mẹ bên sui gia, hoặc gia đình sui gia, hoặc bởi người đồng tính, hoặc là vợ con hay chồng con kẻ khác, kể cả kẻ bị cuồng dâm khủng bố, hoặc kẻ bán phấn buôn hương. Vị này diệt trừ tận gốc tâm niệm tà dâm. 
Đó là Giới pháp thứ ba mà người đệ tử áo trắng hộ trì.

Vị đệ tử áo trắng xa lìa nói dối, chấm dứt sự nói dối, chỉ nói sự thật, tìm niềm vui trong sự nói lên sự thật, an trú nơi sự thật không lúc nào đổi dời, có thể được tin cậy hoàn toàn và không bao giờ dám miệt thị kẻ khác. Vị ấy diệt trừ tận gốc sự nói dối. 
Đó là Giới pháp thứ tư mà người đệ tử áo trắng hộ trì.

Vị đệ tử áo trắng xa lìa rượu, chấm dứt sự uống rượu, diệt trừ tận gốc thói quen uống rượu. 
Đó là Giới pháp thứ năm mà người đệ từ áo trắng hộ trì.

Này thầy Xá Lợi Phất, các vị đệ tử áo trắng làm thế nào thế để đạt tới bốn tâm cao đẹp (tăng thượng tâm) và an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng và không có khó khăn? Trước hết, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Như Lai. Vị ấy quán niệm như sau: Như Lai là bậc giác ngộ chân chính không còn dính mắc, là bậc Minh Hạnh túc, là bậc Thiện thệ, là bậc Thế gian giải, là bậc Vô thượng sĩ, là bậc Điều ngự trượng phu, là bậc Thiên nhân sư, là Bụt, là Thế tôn. Quán niệm về Như Lai như thế thì những dục vọng xấu xa đều được tiêu diệt, trong tâm người quán niệm không còn những yếu tố bất thiện, uế nhiễm, sầu khổ và lo âu. 
Nhờ tưởng niệm tới Như Lai mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui, và người ấy đạt tới tâm cao đẹp thứ nhất, an trú trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì.

Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Pháp. Vị ấy quán niệm như sau: Giáo pháp được đức Thế tôn giảng dạy là giáp pháp diễn bày khéo léo, có khả năng đưa tới giải thoát hoàn toàn, đưa tới trạng thái không phiền não, không nóng bức, có tính cách thường tại và không dời đổi. Quán niệm và giác tri như thế về pháp thì những dục vọng xấu xa đều được tiêu diệt, trong tâm người quán niệm không còn những yếu tố bất thiện, uế nhiễm và lo âu. 
Nhờ tưởng niệm tới Pháp mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui và đạt tới tâm cao đẹp thứ hai, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì.

Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Tăng. Vị ấy quán niệm như sau: Thánh chúng của Như lai đang đi về nẻo thiện, đang đi trên đường chánh, đang hướng theo giáo pháp, đang thực tập theo giáo pháp và sống đúng tinh thần giáo pháp. Trong thánh chúng ấy có các bậc A la hán đã thành và đang thành, các bậc A na hàm đã thành và đang thành, các bậc Tư đà hàm đã thành và đang thành, các bậc Tu đà hoàn đã thành và đang thành, tức là có đủ cả bốn đôi và tám bậc. Thánh chúng của Như lai đã thành tựu được Giới, được tam muội, được bát nhã, được giải thoát, được tri kiến giải thoát; thánh chúng này đáng được tôn kính, đáng được quý trọng, đáng được phụng sự, đáng được cúng dường, và đó là ruộng phước tốt đẹp cho cuộc đời. 
Nhờ tưởng niệm tới tăng mà tâm tư người quán niệm lắng trong, có được niềm vui và người ấy đạt tới tâm cao đẹp thứ ba, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì.

Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Giới. Vị ấy quán niệm như sau: Giới luật này không có khuyết điểm, không bị sứt mẻ, không bị cấu uế, không bị ô trược, có khả năng giúp ta an trú trong lĩnh thổ của Như lai. Giới luật này không có tính cách giả dối, thường được các bậc hiền thánh khen ngợi, tiếp nhận, thực tập và hộ trì. 
Nhờ tưởng niệm tới Giới mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niền vui và người ấy dạt tới tâm tư cao đẹp thứ tư, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì.

Xá Lợi Phất, thầy nên ghi nhớ rằng một người đệ tử áo trắng nếu thực tập được như thế là đã chấm dứt được sự sa đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và các đường dữ khác, đã chứng đạt được quả vị Tu đà hoàn, không còn thối đọa vào các ác pháp. Người ấy chắc chắn đang đi về nẻo chánh giác và chỉ cần qua lại tối đa là bảy lần nữa trong các cõi trời và người là có thể đạt tới biên Giới của sự hoàn toàn giải thoát diệt khổ.

Bấy giờ, đức Thế Tôn nói bài tụng sau đây: 
"Kẻ trí sống tại gia 
Thấy sợ cảnh địa ngục 
Nên thọ trì chánh pháp 
Dứt trừ mọi nẻo ác. 
Học hiểu mà hành trì 
Không giết hại chúng sanh 
Chân thật không nói dối 
Không lấy của không cho. 
Trung kiên bạn hôn phối 
Thói tà dâm kìa bỏ 
Nhất quyết không uống rượu 
Để tâm chẳng loạn cuồng 
Thường thực tập niệm Bụt 
Thường thực tập niệm Pháp 
Niệm Tăng và niệm Giới 
Tâm an lạc thảnh thơi. 
Muốn thực tập bố thí 
Để vun trồng phước đức 
Người ấy học tiêu chuẩn  
Giải thoát và giác ngộ. 
Xá Lợi Phất lắng nghe 
Ta nói về điểm này  
Hãy nhìn đàn bò kia 
Và thử quan sát chúng:  
Có con vàng, con trắng  
Có con đỏ, con đen 
Màu nâu có đốm vàng 
Hoặc màu chim bồ câu. 
Dù chúng màu sắc gì 
Hoặc xuất xứ từ đâu 
Giá trị thật của chúng 
Là ở sức chuyên chở. 
Những con nào mạnh khỏe 
Kéo xe mạnh và nhanh  
Chuyên chở được nhiều chuyến 
Là những con hữu dụng. 
Trong cõi nhân gian này 
Có các Giới phạm chí 
Sát đế lợi, cư sĩ 
Thương gia và công nhân. 
Những ai trì tịnh Giới 
Thực chứng được giải thoát 
Trở thành bậc cao đức 
Bậc Thiện thệ thảnh thơi. 
Cúng dường những bậc ấy 
Là được quả phúc lớn. 
Ta không cần phân biệt 
Giai cấp và nguồn gốc. 
Kẻ thiếu đức nghèo tuệ 
Không soi sáng cho ai, 
Cúng dường những kẻ ấy 
Quả phúc không đáng kể. 
Người con Bụt tu huệ 
Tâm hướng về Thế tôn 
Gốc lành thêm vững chãi 
Chỉ sinh về nẻo lành. 
Qua lại cõi nhân thiên 
Nhiều lắm là bảy lần 
Cuối cùng sẽ đạy được  
Cảnh Niết bàn tịnh lạc."  

Bụt nói như thế, Tôn giả Xá Lợi Phất, các vị khất sĩ, cư sĩ Cấp Cô Độc và năm trăm vị cư sĩ khác nghe lời Bụt dạy, vui vẻ làm theo.

Tên kinh và nguồn gốc của kinh

 

Ta có thể nói đạo Bụt là một tôn giáo, nhưng nếu ta nói đạo Bụt là một cách sống thì còn đúng hơn. Sống là một nghệ thuật. Nghệ thuật tạo hạnh phúc cho mình và cho người. Hạnh phúc của mình và hạnh phúc của người có liên hệ tới nhau một cách mật thiết cho đến nỗi ta thấy nếu người không có hạnh phúc thì ta cũng không thực sự có hạnh phúc. Trong sự thực tập nghệ thuật tạo dựng hạnh phúc, ta phải có một niềm tin. Tin ở một cái gì cao đẹp, phù hợp với sự thật, có thể làm nền tảng cho hạnh phúc thật sự và lâu dài. Vì niềm tin ấy cần thiết cho nên nếp sống đạo Bụt có tính cách tôn giáo. Tuy nhiên niền tin ở đây không phải là niềm tin ở một đấng thần linh hay ở một nguyên lý siêu hình mà ta không thể kiểm chứng được. Niền tin ở đây là niềm tin ở một cái gì đẹp, thật và có thể tạo dựng hạnh phúc, và cái ấy ta có thể sờ mó, tiếp xúc, thí nghiệm và thể nghiệm.

Kinh Người Áo Trắng là một trong những Kinh căn bản và tương đối dễ hiểu và dễ làm, mang chủ đề niềm tin và nếp sống hạnh phúc của con người, con người bình thường sống trong xã hội, đó là con người của tất cả chúng ta. Kinh này không phải đã được nói ra cho các bậc siêu nhân mà là đã được nói ra cho tất cả chúng ta. Ai làm theo được lời dạy của Kinh thì có thể tạo dựng được hạnh phúc cho mình, cho những người mình thương yêu vàn cho nhiều kẻ khác trong đó có các loài cầm thú, cỏ cây và đất đá nữa. Và hạnh phúc ấy có ngay trong giờ phút hiện tại.

Trong Đại Tạng chữ Hán, Kinh này có tên là Kinh Ưu Bà Tắc. Đó là Kinh số 128 trong bộ Trung A Hàm. Trung A Hàm là Kinh mang ký hiệu Đ.C.26 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Kinh này do thầy Gotama Sanghadeva (Cù Đàm Tăng Già Đề Bà) đời Đông Tấn dịch vào cuối thế kỷ thứ tư (397-398.)

Trong văn hệ Pali, Kinh tương đương với Kinh này là Kinh Gia Chủ, thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), ký hiệu Aiii, 211. Nội dung của Kinh này và Kinh Ưu Bà Tắc (Kinh Người Áo Trắng) được xem như đồng nhất. Tuy lời văn của hai Kinh có nhiều chỗ sai khác, nhưng những ý chính đều có trong cả hai Kinh. 
Tụng bản chữ Hán đã được dịch từ tụng bản tiếng Sanskrit, do bộ phái Sarvastivada ở Kashmir truyền lại, trong khi tụng bản tiếng Pali đã được phái Tamrasatiya bảo trì ở Tích Lan. Tamrasatiya vốn là tên của một bộ phái mà ngày nay ta gọi là Theravada.

Hai bộ phái Sarvastivda (Hữu bộ hay Tát Bà Đa Bộ) và Vibhajyavada (Phân Biệt Thuyết Bộ) được hình thành sau hiện tượng phân phái của giáo hội xảy ra vào khoảng thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên Tây lịch, vào thời đại vua Asoka. Sau cuộc phân phái này, các thầy thuộc Hữu Bộ dời lên Kashmir ở miền Cực Bắc Ấn Độ, và bộ phái Sarvastivada đóng đô và thịnh hành ở đó suốt một ngàn năm, và từ đây Kinh luận của bộ phái được đưa vào Trung Hoa và dịch thuật ra chữ Hán. Từ Phân Biệt Thuyết Bộ phát sinh ra nhiều bộ phái trong đó có Đồng Diệp Bộ (gọi đủ là (Xích Đồng Diệp Bộ, Tamrasatiya, bộ phái của các thầy mặc y màu hỏa hoàng, màu đồng đỏ.) Phái này được truyền bá về tận Tích Lan trong thời vua A Dục và đã được truyền trì lại cho tới ngày nay. Một người con trai của vua A Dục tên là Mahinda đã có mặt trong phái đoàn truyền giáo ấy. Hai bộ phái, một đi lên miền Bắc một đi về miền Nam, hồi đó đều dùng phương thức truyền khẩu để bảo trì Kinh, luật và luận. Các Kinh, luật và luận này chỉ được chép xuống vào thế kỷ đầu trước kỷ nguyên Tây Lịch. Vậy mà bây giờ so sánh hai tụng bản Kinh Người Áo Trắng (chữ Hán) và Kinh Gia Chủ (chữ Pali) ta vẫn thấy nội dung giống nhau. Điều này giống như một phép lạ. Trong khi dịch và chú giải Kinh Người Áo Trắng, chúng tôi đã tham khảo Kinh Gia Chủ, và đã lấy làm sung sướng có được trong tay hai tụng bản để sử dụng.

Trường hợp kinh được nói

 

Kinh này được Bụt nói tại tu viện Kỳ Viên cho cư sĩ Cấp Cô Độc (Anathapindika) và một số những người bạn của ông. Cư sĩ Cấp Cô Độc là người đã từng phụng sự Tam Bảo với tất cả tấm lòng của mình. Chính ông đã mua khu vườn của Thái Tử Jeta để dâng Bụt và giáo đoàn khất sĩ và đã yểm trợ giáo đoàn biến khu vườn đẹp đẽ này thành tu viện. Ông là một người có uy tín trong Giới thương gia ở thủ đô Sravasti thuộc vương quốc Kosala. Ông nổi tiếng là người bênh vực và chăm sóc cho những kẻ nghèo khổ và cô độc. Mỹ hiệu Anathapindika (tiếng Phạn là Anathapindada) có nghĩa là người cấp dưỡng cho những kẻ nghèo khổ và cô độc; mỹ hiệu này đã được dân chúng tặng cho ông, vì họ thương mến ông. Mỹ hiệu đó được dịch là Cấp Cô Độc. Tên thật của ông là Sudatta (Tu Đạt.) Niềm tin của ông nơi Tam Bảo rất vững chắc. Ông tu tập theo lời Bụt dạy, mà người bạn đời của ông, phu nhân Punnalakkhana cũng biết tu tập theo lời Bụt dạy. Ông có bốn người con, ba người đầu là gái. Ba người tên là Subhadha chị, Subhadha em, và Sumagadha. Cậu con trai tên là Rula. Cả bốn người đều có niềm tin và tu tập theo lời Bụt dạy. Gia đình có nhiều hạnh phúc.

Cố nhiên cư sĩ Cấp Cô Độc có nhiều bạn bè trong Giới thương gia và trí thức, và ông đã thường khuyến dụ các bạn đi gặp Bụt và giáo đoàn. Hôm ấy ông đã hướng dẫn các bạn tới Kỳ Viên để thăm thầy Xá Lợi Phất (Sariputta) và để nghe thầy thuyết pháp. Sau đó ông và các bạn tới viếng Bụt. Trước sự hiện diện của thầy Xá Lợi Phất, Bụt dạy cho ông Kinh này. Hôm ấy Cấp Cô Độc cùng đi với năm trăm người bạn. Kinh này đặt được nền tảng thực tập cho người đệ tử tại gia. Cả hai tụng bản Hán và Pali đều gọi người đệ tử tại gia là người áo trắng. Chỉ có người xuất gia mới không mặc áo trắng. Vì vậy Kinh này có thể gọi là Kinh Người Áo Trắng.

Liên hệ giữa thầy Xá Lợi Phất và trưởng giả Cấp Cô Độc là một liên hệ đặc biệt. Cấp Cô Độc đã được gặp Bụt lần đầu ở tu viện Trúc Lâm, ở vùng ngoại ô miền Nam của thủ đô Vương Xá nước Ma Kiệt Đà. Ông đem lòng yêu mến Bụt và cầu mong Bụt qua giảng dạy đạo tỉnh thức bên nước ông, tức là nước Câu Tát La. Bụt đả nhận lời ông. Và sau đó, Bụt đã cho thầy Xá Lợi Phất cùng đi với ông qua thủ đô Xá Vệ trước để chuẩn bị cho chuyến du hành hóa độ của Người. Về tới thủ đô Xá Vệ, Cấp cô Độc đã Giới thiệu thầy Xá Lợi Phất với gia đình, với các bạn, và đã thỉnh cầu thầy Xá Lợi Phất ở lại thủ đô để hoằng hóa trong khi ông đi tìm mua đất để làm nơi cư trú tương lai cho Bụt và giáo đoàn khất sĩ. Ông đã mua được khu vườn nghỉ mát của thái tử Kỳ Đà, một khu vườn thật đẹp. Khu vườn này trở nên tu viện Cấp Cô Độc. Trong Kinh Người Áo Trắng, ta thấy Cấp Cô Độc đưa năm trăm người bạn tới thăm thầy Xá Lợi Phất trước rồi mới tới thăm Bụt sau. Điều này cũng cho ta thấy thâm tình giữa ông Cấp Cô Độc và thầy Xá Lợi Phất. Sau này khi ông qua đời, chính thầy Xá Lợi Phất là người ngồi bên giường ông trong giờ ông hấp hối để dạy ông quán chiếu về sinh tử và giúp ông qua đời một cách nhẹ nhàng và an lạc. Bụt dạy Kinh này cho ông Cấp Cô Độc và các bạn ông, nhưng Bụt đã hướng về thầy Xá Lợi Phất để nói. Điều này cũng chứng tỏ mối liên hệ mật thiết giữa thầy Xá Lợi Phất và ông Cấp Cô Độc.

Tụng bản chữ Hán của Kinh mang tên là Kinh Ưu Bà Tắc. Ưu Bà Tắc (Upasaka) có nghĩa là người cận sự, người thân cận với Giới xuất gia để học hỏi và thực tập. Người nữ gọi là Ưu Bà Di (Upasika.) Có một Kinh đại thừa nổi danh mang tên là Kinh Ưu Bà Tắc Giới, trong đó ba phép Qui Y và Năm Giới được diễn bày theo tinh thần đại thừa. Kinh này là do Kinh Thiện Sinh (Lục Phương Lễ Kinh) trong các bộ Trung A Hàm và Trường A Hàm phát triển thành, có nói đến sự phát tâm, lập nguyện, tu học, trì Giới, thiền định, và có liên hệ đến Giới Bồ Tát của Kinh Phạm Võng. Ta đừng lầm Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh) với Kinh Ưu Bà Tắc Giới.

Chủ đích và đại ý nội dung

Kinh này Bụt nói với thầy Xá Lợi Phất, nhưng cũng để cho trưởng giả Cấp Cô Độc và năm trăm người bạn của ông nghe. Nội dung của Kinh nói về năm Giới và bốn phép quán niệm: quán niệm về bụt, quán niệm về Pháp, quán niệm về Tăng và quán niệm về Giới. Bụt dạy nếu một người đệ tử áo trắng thực tập được vững vàng năm Giới và bồn phép quán niệm này thì có thể đạt tới khả năng sống an lạc và hạnh phúc ngay trong hiện tại không khó khăn gì, có thể chứng đạt quả vị Vào Dòng (Tu đà hoàn), và biết rằng mình không còn bao giờ đi vào những nẻo tối tăm như địa ngục, ngạ quỷ và bàng sinh nữa. Kinh này thiết lập nền tảng thực tập cho người đệ tử tại gia, nêu rõ đối tượng niềm tin của người Phật tử tại gia: đó là con đường đưa tới hạnh phúc và giải thoát cho mình và cho những kẻ khác trong xã hội. Trong tụng bản chữ Hán, danh từ Thánh Đệ Tử đã được dùng để gọi người đệ tử áo trắng có Giới luật tinh nghiêm. Thánh ở đây có nghĩa là có tính cách thánh thiện và cao quý, dịch từ chữ arya. Trong bản dịch Việt ngữ, chúng tôi đã sử dụng tính từ đạo hạnh cho có vẻ gần gũi: 'Vị đệ tử áo trắng đạo hạnh...'

Năm giới pháp

 

Giới cũng là Pháp, cho nên có khi ta gọi là Giới Pháp. Hành trì năm Giới, ta phải tin vào hiệu lực của năm Giới. Giới là nghệ thuật sống đem lại an lạc và hạnh phúc, nhưng Giới cũng là niềm tin của chúng ta. Ta phải tin vào năm Giới như hiện thân của chân, thiện và mỹ, nghĩa là cái thật nhất, cái lành nhất và cái đẹp nhất mà ta có thể kính ngưỡng và tôn thờ. Giới đưa đường chỉ lối cho ta trong cuộc đời. Giới bảo hộ ta, giữ gìn cho ta để ta không sa vào hầm hố của tà kiến và tà hạnh. Giới bảo vệ gia đình ta, xã hội ta, củng cố được nền tảng hạnh phúc của gia đình và xã hội ta. Vì vậy Giới là đối tượng của niềm tin ta. Đức tin đây không phải là một đức tin mù quáng. Thực tập Giới, ta phải học hỏi về bản chất của Giới, hình tướng của Giới và công dụng của Giới. Nhờ học hỏi và hành trì Giới mà càng ngày ta càng có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về Giới. Đây là một niềm tin có kiểm chứng chứ không phải một niềm tin vu vơ.

Nhờ học hỏi và thực tập năm Giới pháp mà ta thấy rằng năm Giới cần thiết cho ta, cho gia đình ta và cho xã hội ta như ánh sáng mặt trời cần thiết cho các loài thảo mộc, như dưỡng khí cần thiết cho sự hô hấp của con người. Năm Giới đã được chế tác từ kinh nghiệm của Bụt và kinh nghiệm hành trì của nhiều thế hệ Phật tử. Nhờ sống có chánh niệm, có tỉnh thức, nhờ kinh nghiệm khổ đau mà ta thấy được rằng nếu không thực hành theo năm Giới thì ta sẽ đi vào con đường khổ đau và sa đọa, gia đình và xã hội ta cũng sẽ đi vào con đường khổ đau và sa đọa. Cho nên năm Giới vừa là nghệ thuật sống của chúng ta mà cũng là niềm tin của chúng ta.

Bụt dạy nếu biết thực tập năm Giới pháp thì ta sẽ đạt tới khả năng an trú hạnh phúc trong hiện tại. Vậy năm Giới là gì?

1. Thứ nhất là Giới không giết hại.

"Vị đệ tử áo trắng xa lìa sự giết hại, chấm dứt sự giết hại, buông bỏ khí Giới, biết hổ thẹn, tập từ, tập bi, bảo hộ cho mọi loài sinh vật, kể cả các loài côn trùng. Vị ấy diệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại."

Giới thứ nhất biểu lộ lý tưởng bảo vệ sự sống của người Phật tử. Sự sống ở đây không phải là chỉ là sự sống của con người mà là sự sống của mọi loài, trong đó có các loài động vật và thực vật, kể cả các loài nhỏ bé nhất. Sự thực tập ở đây không phải chỉ được Giới hạn trong phạm vi hình thức. Lời Bụt dạy rất rõ ràng: "Vị ấy diệt trừ tận gốc tâm giếi hại." Chúng ta thấy rằng Giới không giết hại ở đây trước hết là một tâm Giới. Ta có thể bảo hộ sinh mạng bằng thân thể và bằng lời nói nhưng sự hành trì Giới này trước hết là sự hành trì bằng tâm niệm. Muốn diệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại, ta cần thực tập bốn niệm hổ, thẹn, từ và bi. Hổ là tự mình biết xấu hổ (Tiếng Hán Việt là Tàm, tiếng Phạn là hri) khi xâm phạm tới đời sống của một sinh vật khác, hoặc khi thấy mình không bảo vệ được cho sự sống của một sinh vật khác. Thẹn là mắc cỡ khi so sánh với người (tiếng Hán Việt là Quý, tiếng Phạn là apatrapa), khi thấy kẻ kia hành trì và bảo vệ được sự sống trong khi mình không làm được như họ. Từ (tiếng Phạn là maitri) là hiến tặng niềm vui cho kẻ khác, mà niềm vui căn bản là được sống an lành, không bị đe dọa đến tính mạng. Bi (tiếng Phạn là Karuna) là làm vơi đi nỗi khổ đau của người, mà nỗi khổ đau căn bản là sống trong lo sợ phập phồng không biết tính mạng của mình có được bảo đảm hay không. Bốn tâm niệm này là bốn tâm lớn của một vị bồ tát. Hành trì bốn tâm niệm này thì tự khắc ta diệt trừ được tận gốc tâm niệm giết hại, và kết quả là ta sẽ quyết tâm bảo hộ cho mọi loài, buông bỏ mọi thứ khí Giới và xa lìa mọi hình thức giết hại.

Tiếp nhận và hành trì Giới này, người Phật tử sẽ làm phát sinh được rất nhiều năng lượng trong bản thân để có thể độ người và giúp đời. Năng lượng ấy pháp sinh từ các tâm niệm hổ, thẹn, từ và bi.

Sự sống không có tính cách cục bộ. Sự sống của người này liên quan tới sự sống của người khác. Sự sống của loài này có liên quan tới sự sống của loài khác. Sự sống của con người có liên hệ tới sự sống của mọi loài động vật, thực vật và khoáng vật. Chúng ta đã biết rằng bảo vệ thiên nhiên cũng là bảo vệ con người. Bảo vệ sự sống, ta phải bảo vệ cả đất, nước, không khí, rừng núi, sông hồ và biển cả. Ta phải bảo vệ sinh môi, ta phải bảo vệ cả trái đất. Bụt dạy ta quán nhân duyên để thấy được rằng cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không, caí này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt. Nhờ vào cái thấy đó, ta mới có thể bảo vệ sự sống một cách thông minh. Các loài mà ta gọi là hữu tình sẽ không thể nào tồn tại được nếu ta làm ô nhiễm các loài mà ta gọi là vô tình. Kinh Kim Cuơng nói đến chúng sinh tướng như một ý niệm không được chính xác về thực tại. Chúng sinh tức là loài hữu tình. Loài hữu tình không thể tồn tại nếu không có các loài vô tình. Không thể có các loài hữu tình ngoài các loài vô tình. Theo cái thấy của Kinh Kim Cương, ranh Giới giữa loài hữu tình và loài vô tình là ranh Giới do ý niệm phân biệt vạch ra, không phù hợp với thực tại. 
Nếu sống biết quán sát và biết suy xét, ta không thể nào không hành trì Giới thứ nhất. Chỉ khi ta hành trì Giới thứ nhất thì trái đất và muôn loài mới có được một tương lai, và an lạc của mọi loài mới có thể trở thành một sự thật.

2. Thứ hai là Giới không xâm phạm vào tư hữu của kẻ khác:

"Vị đệ tử áo trắng xa lìa sự không cho mà lấy, chấm dứt sự không cho mà lấy, thường ưa bố thí, tìm niềm vui trong sự bố thí và bố thí mà không cầu đền đáp. Vị này không bị tâm trạng tham lam che lấp, luôn luôn bảo hộ sự liêm khiết của mình và diệt trừ tận gốc sự không cho mà lấy."

Giới này biểu lộ lý tưởng liêm khiết và ý nguyện thực hiện công bình xã hội của người Phật tử. Cũng như Giới thứ nhất, Giới này lấy tâm làm gốc. Căn bản của sự hành trì là diệt trừ tận gốc sự không cho mà lấy, nghĩa là sự diệt trừ tâm trạng tham lam, không để cho tâm trạng này phát sinh và che lấp trí tuệ mình và cuối cùng chuyển hóa hạt giống của tâm trạng ấy trong chiều sâu tâm thức. 
Nguyên tắc và phương pháp hành trì của Giới này là lý tưởng công bình xã hội. Bụt dạy người Phật tử hành trì phép bố thí, nghĩa là phép thứ nhất của sáu phép Ba La Mật (tiếng Hán Việt là lục Ba La Mật, tiếng Phạn là paramita.) Ba La Mật có nghĩa là có công năng đưa sang bờ bên kia, tức là bờ an lạc và giải thoát khổ đau. Vị đệ tử áo trắng thường ưa bố thí, tìm niềm vui trong sự bố thí và bố thí mà không cầu đền đáp. Tinh thần vô tướng và đại thừa được tiềm ẩn trong câu nói này. Bố thí ở đây là hiến tặng niềm vui cho kẻ khác, và sự thực tập này không có tính cách hình thức, không có tính cách khoe khoang, bởi vì sự thực tập này bất nguồn từ tâm niệm từ bi. Từ bi là nguồn lăng lượng làm động lực cho hành động bố thí. Người hành trì như vậy đã có chất liệu bồ tát trong tự thân. Cũng như trong sự hành trì Giới thứ nhất là bảo vệ sự sống, trong sự hành trì Giới thứ hai là bố thí, động lực của sự hành trì là niềm vui, niềm vui được phục vụ lý tưởng mình. Đó là ý nghĩa của câu tìm niềm vui trong sự bố thí và bố thí mà không cầu đền đáp.

Cố nhiên Giới là trong sự hành trì Giới thứ hai này, đối tượng của sự hành trì không phải chỉ là con người mà còn là các loài sinh vật khác, trong đó có cả các loài thảo mộc và đất đá. Đối tượng của sự hành trì không phải chỉ là công bình trong xã hội loài người mà còn là sự an vui của tất cả mọi loài trên trái đất.

3. Thứ ba là không tà dâm:

"Vị đệ tử áo trắng xa lìa tà dâm, chấm dứt sự tà dâm, bảo vệ cho bất cứ ai, dù người ấy nằm trong sự bảo hộ của cha, mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc chị em, hoặc anh em, hoặc cha mẹ bên sui gia, hoặc gia đình sui gia, hoặc bởi người đồng tính, hoặc là vợ con hay chồng con kẻ khác, kể cả kẻ bị cuồng dâm khủng bố, hoặc kẻ bán phấn buôn hương. Vị này diệt trừ tận gốc tâm niệm tà dâm.

Giới này nhằm bảo vệ tiết hạnh của cá nhân, đời sống lứa đôi và nền tảng gia đình. Cũng như trong hai Giới đầu, Giới này trước hết là một tâm Giới, đó là sự hành trì để diệt trừ tận gốc tâm niệm tà dâm. Sự hành trì này không còn là một sự cố gắng mệt nhọc khi lý tưởng bảo vệ hạnh phúc cho kẻ khác đã phát sinh trong lòng người hành trì. Biết bao thảm kich đã xảy ra vì hành động tà dâm, vì nếp sống thiếu trách nhiệm. Biết bao gia đình đã ly tán vì nạn tà dâm và biết bao trẻ em đã là nạn nhân trực tiếp của sự lợi dụng và cưỡng bức của những người lớn không có tinh thần trách nhiệm. Nếu ta thực sự nghĩ tới hạnh phúc và tương lai của kẻ khác, nếu ta muốn bảo vệ cho họ, ý niệm tà dâm sẽ không phát sinh và làm mờ ám tâm ta. Đó là bản chất của Giới này.

4. Thứ tư là Giới không nói dối:

"Vị đệ tử áo trắng xa lìa nói dối, chấm dứt sự nói dối, chỉ nói sự thật, tìm niềm vui trong sự nói lên sự thật, an trú nơi sự thật không lúc nào đổi dời, có thể được tin cậy hòn toàn và không bao giờ dám miệt thị kẻ khác. Vị ấy diệt trừ tận gốc sự nói dối."

Diệt trừ tận gốc sự nói dối theo định nghĩa của Kinh văn là phát tâm an trú nơi sự thật không lúc nào đổi dời. Một người an trú vững chãi nơi sự thật bao giờ cũng được kẻ khác tin cậy và vì vậy có thể thực hiện được vìệc độ sinh một cách lớn lao. Người hành trì Giới này không những xa lìa sự nói dối, chấm dứt sự nói dối, chỉ nói sự thật, mà còn tìm niềm vui nơi sự nói lên sự thật. Sự thật là đối tượng của một niềm tin sáng suốt và vững chãi. Sự thật là chánh pháp, là ánh sáng soi đường, vì vậy người hành trì Giới này không những an trú và hành trì sự thật mà còn tìm cách tuyên dương sự thật nữa. Tuy nhiên, người hành trì Giới này không phải là người tự hào và tự thị. Người ấy không cho mình là kẻ duy nhất nắm được chân lý và vì vậy biết lắng nghe kẻ khác với một tâm niệm khát khao học hỏi và luôn luôn có thái độ khiêm cung. Vì vậy Kinh nói rằng người ấy không bao giờ dám miệt thị kẻ khác.

Lời nói có thể đem lại hạnh phúc và niềm tin cho kẻ khác mà cũng có thể gây khổ đau và đổ vỡ chung quanh. Người thực tập Giới này có thể tránh được sự gây khổ đau và đổ vỡ và đồng thời có thể tạo dựng niềm tin và ban phát rất nhiều hạnh phúc cho nhiều người. Không những người ấy biết nói lời xây dựng mà cũng biết lắng nghe. Lắng nghe để làm vơi bớt nỗi khổ của người. Nói và nghe là hai phép thực tập quan trọng liên hệ tới Giới thứ tư.

5. Thứ năm là Giới không sử dụng các chất ma túy trong đó có rượu :

"Vị đệ tử áo trắng xa lìa rượu, chấm dứt sự uống rượu, diệt trừ tận gốc thói quen uống rượu."

Rượu tàn phá thân thể, tâm hồn, làm tan vỡ gia đình và gây thương tích trong lòng những người trẻ sinh ra và lớn lên trong những gia đình có người nghiện ngập. Vào thời Bụt, rượu là chất ma túy căn bản. Vào thời đại chúng ta còn có nhiều thứ ma túy khác mà khả năng phá hoặi cũng rất lớn lao. Ta phải phát tâm diệt trừ tận gốc thói quen sử dụng ma túy.

Rượu và các chất ma túy đã làm tan nát rất nhiều gia đình, gây ra xáo trộn trong tâm hồn nhiều thế hệ vằ tạo ra nhiều hỗn độn trong xã hội. Thực tập Giới thứ năm, người hành giả bảo vệ cho mình, cho gia đình mình và dấn thân vào xã hội để giúp những kẻ khác vượt khỏi vòng nghiện ngập. Hiện thời Giới thanh niên vướng vào vòng ma túy rất đông đảo, và quốc gia nào cũng đang cố gắng chận đứng sự lưu hành của các chất ma túy. Tuy nhiên, nguồn gốc của sự nghiện ngập là ở lòng người. Khi con người sống không lý tưởng, khi con người cảm thấy bị ruồng bỏ bởi gia đình và xã hội, con người thường đi tìm những lãng quên trong các chất ma túy. Vì vậy chận đứng sự lưu hành ma túy không phải là giải pháp căn bản để bài trừ nạn ma túy. Giải pháp căn bản là tạo lại niềm tin, xây dựng lại cơ sở gia đình, giúp con người tìm lại được gốc rễ tâm linh và văn hóa. Và vì vậy cho nên trong Kinh Người Áo Trắng, Bụt dạy về sự thực tập bốn tâm cao đẹp như là sự vun trồng một niềm tin làm ánh sáng chỉ đạo cho cuộc đời.

Bốn tâm cao đẹp

 

Bụt dạy: "Nếu các vị đệ tử áo trắng mà biết hộ trì năm Giới pháp và tu tập bốn tâm cao đẹp thì họ có thể đạt tới rất dễ dàng và không khó khăn gì khả năng an trú hạnh phúc trong hiện tại."

Bốn tâm cao đẹp còn được gọi là bốn tăng thượng tâm. Nguyên chữ trong Kinh văn Pali là abhicetasika. Tăng thượng có nghĩa là có khả năng phát triển và đi lên. Bốn tăng thượng tâm hoặc bốn tâm cao đẹp này là bốn pháp quán niệm gọi là tùy quán(anusmrti) : quán niệm về Bụt, quán niệm về Pháp, quán niệm về Tăng và quán niệm về Giới. Những phép quán niệm này làm lớn lên niềm tin của hành giả, đem tới cho hành giả sự an tĩnh của tâm tư, đem lại cho hành giả hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại và một nguồn năng lực để hành đạo và phụng sự lý tưởng.

1. Phép quán niệm thứ nhất là niệm Bụt (Buddhanusmrti): 
"Trước hết, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Như lai. Vị ấy quán niệm như sau: Như lai là bậc giác ngộ chân chính không còn dính mắc, là bậc Minh hạnh túc, là bậc Thiện thệ, là bậc Thế gian giải, là bậc Vô thượng sĩ, là bậc Điều Ngự Trượng Phu, là bậc Thiên NhânSư, là Bụt, là Thế tôn. Quán niệm về Như lai như thế thì những dục vọng xấu xa đều được tiêu diệt, trong tâm người quán niệm không còn những yếu tố bất thiện, uế nhiễm, sầu khổ và lo âu.  
Nhờ tưởng niệm tới Như lai mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui, và người ấy đạt tới tâm cao đẹp thứ nhất, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì."

Như lai là một trong những danh hiệu của Bụt. Tiếng Phạn là tathagata, có nghĩa là từ sự thật mà tới, hoặc từ chân như mà tới. Chân như (tathata) là thực tại nhiệm mầu không thể diển tả bằng ngôn ngữ và khái niệm. Như lai là bậc giác ngộ chân chính không còn dính mắc. Giác ngộ có nghĩa là tỉnh thức và hiểu biết. Từ ngữ Chánh Biến Tri (samyak sambuddha) là một trong mười danh hiệu của Bụt có nghĩa là kẻ đã đạt tới trình độ giác ngộ rộng lớn và chân chính, không còn dính mắc. Bụt là người có trình độ tỉnh thức và hiểu biết cao nhất và vì vậy cho nên đã đạt tới tự do và giải thoát. Giải thoát là không còn bị ràng buộc hoặc dính mắc vào những khổ lụy của chúng sinh: đó là tham ái, giận dữ, hận thù, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ, ghen ghét và bao nhiêu sợi dây ràng buộc khác. Bụt là một người sống thảnh thơi, an lạc, không còn vướng mắc. Đó là mẫu mực của tất cả chúng ta, hình ảnh lý tưởng của một con người mà ta hướng tới. Như lai là bậc Minh Hạnh Túc. Minh Hạnh Túc (vidya-carana-sampanna) có nghĩa là nhận thức cũng như hành động đã đạt tới mức sáng suốt cao tột. Ba đặc tính của Minh Hạnh Túc là cái nhìn quán triệt về không gian (thiên nhãn minh), cái nhìn quán triệt về thời gian (túc mệnh minh) và cái thấy làm rơi rụng tất cả những sợi dây ràng buộc (lậu tận minh.) Như lai là bậc Thiện Thệ. Thiện thệ (sugata) là đã khéo vượt được sinh tử, đã bước qua được bờ giải thoát một cách tuyệt vời. Như lai là bậc Thế Gian Giải. Thế gian giải (lokavid) là hiểu thấu được tâm trạng và bản chất của mọi chúng sinh, của các loài hữu tình và vô tình. Trong đạo Bụt, ta học được sự thật về thương yêu: Nếu không hiểu thì không thể thương. Trí tuệ đưa đến từ bi. Vì Bụt là người hiểu thấu được tâm sự thế gian cho nên Bụt là người thương đích thực của thế gian. Như lai là bậc Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu. Vô thượng sĩ (anuttara) là kẻ đã đạt tới nhân phẩm cao nhất có thể đạt được. Điều ngự trượg phu (purusa-damya-sarathi) là bậc có khả năng chinh phục, điều động, chế ngự và rèn luyện được con người, kể cả những con người khó điều phục. Hình ảnh ở đây là hình ảnh một người đánh xe thiện nghệ (sarathi), biết được tính khí của con ngựa và điều phục được con ngựa một cách tuyệt vời. Như Lai là bậc Thiên Nhân Sư. Thiên nhân sư (Sasta-deva-manusyanam) là bậc thầy của cả loài người và loài trời. Loài trời là một loài mà nếp sống có nhiều phước báo tốt hơn loài người, ta thường gọi là chư thiên. Như Lai là Bụt. Bụt (Buddha) là bậc tỉnh thức. Từ ngữ buddha phát sinh từ động từ budh có nghĩa là tỉnh dậy, là hiểu biết. Buddha là người đã tỉnh dậy, đã hiểu biết. Từ thế kỷ đầu của Tây lịch cho đến thế kỷ thứ mười bốn, người Việt ta thường gọi Buddha là Bụt; chỉ sau khi nước nhà bị quân Minh xâm chiếm, ta mới bắt đầu gọi Bụt là Phật, ảnh hưởng lới phát âm của người Minh. Như Lai là Thế Tôn. Thế tôn (Bhagavat) là bậc tôn quý trong đời, tôn quý vì nhân phẩm, tính thương và sự hiểu biết của Ngài.

Tụng bản chữ Hán bỏ sót một danh hiệu, đó là danh hiệu Ứng Cúng. Ứng cúng (arhat) là bậc xứng đáng được tôn trọng và cúng dường, bậc đã phá trừ được phiền não. Quán niệm về Bụt ta có thể sử dụng mười danh hiệu kể trên để có thể thấy được bản chất của một bậc giác ngộ, mẫu mực của con người thảnh thơi và an lạc mà ta muốn nương tựa và hướng tới.

Bụt không phải là tên gọi của một cá nhân. Bụt Thích Ca Mâu Ni chỉ là một trong số những con người đã thành tựu được quả vị tỉnh thức cao nhất. Bụt Thích Ca đã nói tới những vị Bụt xuất hiện trước Ngài, như các Bụt Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Xá Phù, Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni và Ca Diếp. Bụt Thích Ca cũng nói tới những vị Bụt tương lai như Bụt Di Lặc. Bản chất của một vị Bụt là sự tỉnh thức. Tỉnh thức đưa tới khả năng hiểu biết, khả năng thương yêu và một nhân phẩm cao đẹp. Mà khả năng tỉnh thức ấy tất cả chúng ta đều có, gọi là Phật tánh, hoặc chánh niệm. Đặt niềm tin nơi Bụt tức là đặt niềm tin nơi Phật tánh, tức là nơi khả năng tỉnh thức, giác ngộ và thương yêu nơi chính con người. Đối tượng của niềm tin ở đây không phải là một cái gì trừu tượng mà là một cái gì cụ thể mà ta có thể tiếp xúc, thực tập, vun bón và thực hiện. Mỗi ngày thực tập nếp sống chánh niệm là một ngày ta làm cho chánh niệm lớn lên trong ta. Chánh niệm coi sáng, đem lại niềm vui, và chuyển hóa khổ đau. Niềm tin ở đây không phải là niềm tin suông mà là một công trình thực tập. Có niềm tin ấy trong lòng tức là có một nguồn năng lượng lớn, gọi là bồ đề tâm. Bồ Đề Tâm (bodhicitta) là năng lượng hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống, hướng ta đi về nẻo thiện, soi sáng cho chúng ta, không để cho chúng ta sa vào những hầm hố của sai lầm và tội lỗi. Có bồ đề tâm là có niềm tin vào một cái gì thật nhất, lành nhất và đẹp nhất mà ta có thể hướng tới. Cuộc đời của ta nhờ vậy mà trở nên có ý nghĩa và ta sẽ thấy sức sống tràn đầy trong ta. Sức sống ấy sẽ giúp ta hành động để đem lại niềm vui cho mọi loài. Cũng vì lý do ấy mà đạo Bụt đại thừa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hành động phát tâm Bồ Đề.

Trên đây là những lợi lạc được phát sinh nhờ công phu quán niệm về Bụt. Kinh dạy: "Quán niệm về Như Lai như thế thì những dục vọng xấu xa đều được tiêu diệt, trong tâm người quán niệm không còn những yếu tố bất thiện, uế nhiễm, sầu khổ và lo âu." Kinh lại nói thêm: "Nhờ tưởng niệm tới Như Lai mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui và ngườì ấy đạt được tâm cao đẹp thứ nhất, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì."

Đọc câu Kinh trên, ta thấy pháp môn quán niệm về Bụt (gọi tắt là niệm Bụt) không phải là một pháp môn đòi hỏi nhiều lao nhọc. Sở dĩ như thế vì phép quán niệm này được chuyên chở bởi niềm tin. Theo đạo Bụt, niềm tin là mẹ đẻ ra mọi công trình thực hiện (Tín vi đạo nguyên công đức mẫu.) Trong năm nguồn sinh lực mà đạo Bụt giảng dạy, nguồn sinh lực đầu là niềm tin (Tín), rồi mới tới nguồn sinh lực thứ hai là sự chuyên cần dũng tiến (Tấn), và sau đó mới tới chánh niệm (Niệm), khả năng thiền định (Định) và trí tuệ (Tuệ.) Đó là giáo lý ngũ lực (panca balani.) Thiếu niềm tin thì sẽ không có ý chí, năng lượng chuyên cần và dũng tiến.

Niệm Bụt là một pháp môn hành trì đem lại nhiều lợi lạc. Nhờ niệm Bụt mà ta có niềm tin vững vàng hơn nơi Bụt và chính ta, tại vì trong tự thân ta đã sẵn có giác tính, nghĩa là khả năng giác ngộ. Niệm Bụt ta có sự an ổn, ta cảm thấy được che chở, bởi vì chánh niệm trong ta chính là bản thân của Bụt có khả năng che chở và soi sáng cho ta. Niệm Bụt đem tới niềm vui và hóa giải những niềm đau. Trong giờ phút lâm chung, nhờ thực tập niệm Bụt dưới sự hướng dẫn của thầy Xá Lợi Phất nên cư sĩ Cấp Cô Độc cảm thấy an ổn và những đau nhức trong cơ thể giảm xuống rất nhiều. Đây là điều ta đọc thấy trong Kinh Giáo Hóa Người Bệnh (Tăng Nhất A Hàm, phẩm 51, Kinh số 8.) Niệm Bụt lại còn có công năng khai mở nguồn tuệ giác sâu kín trong mỗi chúng ta, nguồn tuệ giác mà ta quen gọi là Phật tính. Chúng ta thường nói "Bụt là lòng."

Trong truyền thống còn có nhiều cách thức niệm Bụt như trì danh và quán tưởng. Trì danh là trì niệm danh hiệu của Bụt, ví dụ "Nam mô Bụt Thích Ca Mâu Ni" hay "Nam Mô Bụt A Di Đà." Quán tưởng là hình dung Bụt với những hình tướng trang nghiêm, ngồi dưới gốc cây Bồ đề hay trên pháp tọa. Nhưng dù trì danh hay quán tưởng, ta cũng phải nhớ rằng chánh niệm là Bụt; danh hiệu và hình tướng phải chuyên chở chất liệu chánh niệm chứ không thể là danh hiệu và hình tướng suông. Đọc sách nói về cuộc đời của Bụt cũng là một cách niệm Bụt rất công hiệu. Trong khi đọc hay nghe về cuộc đời của Bụt, ta thấy được rõ ràng cuộc sống của Bụt, công hạnh của Bụt, cách xử thế của Bụt, trí tuệ của Bụt và tình thương của Bụt. Trong suốt thời gian ấy những hạt giống về Bụt trong tâm thức ta được tưới tẩm và lớn lên. Vì vậy ta nên đọc nhiều lần, nói nhiều lần và nghe nhiều lần về cuộc đời của Bụt. Bụt là nơi nương tựa của ta nên hàng ngày ta đọc: "Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời."

Trong Kinh Người Áo Trắng ta thấy một từ ngữ quan trọng là an trú hạnh phúc trong hiện tại. Trong tụng bản chữ Hán, từ ngữ này là hiện pháp lạc cư. Ở các Kinh điển khác, có khi dịch là hiện pháp lạc trú. Trong tụng bản Pali, ta có từ ngữ ditthadhammasukhavihara. Đây là một từ ngữ quan trọng. Tu tập không phải là chỉ đầu tư cho tương lai bằng cách hy sinh hiện tại: tu học là sống an lạc thảnh thơi trong hiện tại đúng theo chánh pháp để rồi trong tương lai cũng có an lạc và thảnh thơi. Người thực tập năm Giới pháp và bốn tâm cao đẹp có khả năng có hạnh phúc ngay trong hiện tại mà không phải chờ đến tương lai, đó là ý nghĩa của câu Kinh này. Đó là ý nghĩa của từ ngữ hiện pháp lạc trú. Hạnh phúc không phải là chuyện mơ tưởng viễn vông và xa vời; hạnh phúc có thể đạt được một cách dễ dàng bằng cách thực tập năm Giới pháp và bốn tâm cao đẹp. Đó là ý chính của Kinh Người Áo Trắng.

2. Phép quán niệm thứ hai là niệm Pháp (Dharmanusmrti):


"Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Pháp. Vị ấy quán niệm như sau: Giáo pháp được đức Thế tôn giẳng dạy là giáo pháp diễn bày khéo léo, có khả năng đưa tới giải thoát hoàn toàn, đưa tới trạng thái không phiền não, không nóng bức, có tính cách thường tại và không dời đổi. Quán niệm và giác tri như thế về Pháp thì những dục vọng xấu xa đều được tiêu diệt, trong tâm người quán niệm không còn những yếu tố bất thiện, uế nhiễm, sầu khổ và lo âu. 
Nhờ tưởng niệm tới Pháp mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui và đạt tới tâm cao đẹp thứ hai, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì."

Pháp (Dharma) là những điều Bụt dạy, là những phương pháp thực tập để đạt tới sự tỉnh thức, an lạc, hiểu biết và thương yêu, là con đường đưa tới giải thoát. Tin tưởng ở Bụt tức là đã tin tưởng ở Pháp. Ta quán niệm về Pháp như sau: Giáo pháp được đức Thế tôn giảng dạy là giáo pháp đã được diễn bày một cách khéo léo. Diễn bày một cách khéo léo cũng có nghĩa là diễn bày một cách đẹp đẽ. Danh từ Hán việt là thiện thuyết. Dịch từ Pali là (svakhata.) Bụt là bậc Thế Gian Giải, nghĩa là người hiểu thấu được tâm niệm của mọi loài trong thế gian, cho nên đã diễn bày những giáo nghĩa thích hợp với mọi trình độ và căn cơ khiến cho mọi người đều có thể tiếp nhận và thực tập. Giáo lý ấy được nhìn nhận là đẹp đẽ, đẹp đẽ ngay khi mới được mở đầu, đẹp đẽ khi được tiếp diễn và đẹp đẽ khi kết thúc (sơ thiện, trung thiện, hậu thiện.) Giáo pháp được đức Thế tôn giảng dạy có khả năng đưa tới giải thoát hoàn toàn, đưa tới trạng thái không nóng bức. Giáo lý này không những có khả năng làm dịu bớt khổ đau, chuyển hóa khổ đau mà còn có khả năng đưa tới Niết Bàn. Kinh điển thường diễn tả Niết Bàn như trạng thái không nóng bức. Trạng thái không nóng bức tức là trạng thái trong ấy mọi phiền não đều được chuyển hóa. Đó là một trạng thái mát mẻ, trạng thái của sự giải thoát hoàn toàn.

Giáo lý này có tính cách thường tại và không dời đổi. Giá trị của giáo lý này vượt khỏi khuôn khổ thời gian và không gian, bởi vì bản chất của nó là những nguyên tắc linh động hướng dẫn thực tập mà không phải là những mệnh lệnh hay những giáo điều cứng nhắc. Giáp lý này không phải chỉ là những giáo điều chỉ thích hợp với một thời và một xứ. Tiếng Phạn akalika có nghĩa là không có tính cách nhất thời, không có tính cách thời gian, vượt khỏi thời gian. Trong tụng bản Pali, ta đọc thêm: "giáo lý ấy có thể thấy được ngay bây giờ và ở đây, có tác dụng hướng thượng, có thể tới để chiêm nghỉệm trực tiếp, người có trí tuệ nhận xét có thể tự mình nghe và hiểu được." Có thể thấy được ngay bây giờ và ở đây (samditthika) nghĩa là mình có thể trực tiếp tiếp xúc với nội dung và giá trị của giáo lý ấy. Có tác dụng hướng thượng (opanayika) nghĩa là có khả năng đưa ta trở về tâm linh và đạt tới giải thoát. Có thể tới để chiêm nghiệm trực tiếp (ehipassika) có nghĩa là không cần một trung gian. Người có trí tuệ nhận xét có thể tự mình nghe mà hiểu được (paccatam veditabbo vinnuhiti) có nghĩa là có thể dùng nhận thức và trí tuệ của mình để chứng nghiệm và hiểu được giáo lý mà không cần đi qua một giáo quyền nào cả.

Niệm Pháp cũng quan trọng như niệm Bụt, vì lý do Pháp là con đường thực hiện sự chứng ngộ thành Bụt. Pháp là bản chất của Bụt. Vì vậy có những tông phái chuyên niệm Pháp. Tông Nhật Liên ở Nhật Bản chẳng hạn, chuyên trì niệm câu "Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh." Cung kính, học hỏi và hành trì Pháp cũng có hiệu quả tương đương với niệm Bụt.

Hàng ngày nếu ta hết lòng học hỏi và đọc tụng Kinh, luật và luận với chủ đích tu tập thì đó là ta đã niệm Pháp. Trong khi học hỏi, ta tưới tẩm những hạt giống về Pháp trong tâm thức ta và giúp cho những hạt giống ấy lớn lên. Đời sống của ta sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt và tuệ giác ta sẽ phát triển. Khi những hạt giống tốt được tưới tẩm và trưởng thành, những hạt giống xấu sẽ từ từ chuyển hóa. Vì vậy Kinh nói: "Quán niệm và giác tri như thế về Pháp thì những dục vọng xấu xa đều được tiêu diệt, trong tâm người quán niệm không còn những yếu tố bất thiện, uế,nhiễm, sầu khổ và lo âu". Pháp là nơi nương tựa của ta nên hàng ngày ta đọc: "Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết." Tình thương là từ bi, và hiểu biết là tuệ giác. Hai thứ ấy là tinh hoa của đạo Bụt, là chất liệu đạt được nhờ sự thực tập, chứ không phải chỉ là những ý niệm đạt được do sự học hỏi.

3. Pháp quán niệm thứ ba là niệm Tăng (sanghănhsmrti):


"Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Tăng. Vị ấy quán niệm như sau: Thánh chúng của Như lai đang đi về nẻo thiện, đang đi trên đường chánh, đang hướng theo giáo pháp, đang thực tập theo giáo pháp và sống đúng tinh thần giáo pháp. Trong thánh chúng ấy có các bậc A la hán đã thành và đang thành, các bậc A na hàm đã thành và đang thành, các bậc Tư đà hàm đã thành và đang thành, các bậc Tu đà hoàn đã thành và đang thành, tức là có đủ cả bốn đôi và tám bậc. Thánh chúng của Như lai đã thành tựu được Giới, được tam muội, được bát nhã, được giải thoát, được tri kiến giải thoát; thánh chúng này đáng được tôn kính, đáng được quý trọng, đáng được phụng sự, đáng được cúng dường, và đó là ruộng phước tốt đẹp cho cuộc đời.

Nhờ tưởng niệm tới Tăng mà tâm tư người quán niệm lắng trong, có được niềm vui và người ấy đạt tới tâm cao đẹp thứ ba, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì."

Tăng là đoàn thể của những người thực tập theo Pháp dưới sự hướng dẫn của Bụt, biết sống theo nếp sống hòa hợp và thỉnh thức. Tăng là từ chữ sangha (tăng già) mà ra, có nghĩa là cộng đồng hay đoàn thể, thường dịch là Chúng hay Đại Chúng. Tăng không phải là để chỉ riêng người xuất gia, mà cũng để chỉ cho người cư sĩ áo trắng đang hành trì năm Giới pháp và bốn tâm cao đẹp.

Tăng gồm có bốn chúng gọi là tứ chúng: chúng xuất gia bên nam, chúng xuất gia bên nữ, chúng tại gia bên nam, chúng tại gia bên nữ. Người xuất gia tu học tinh chuyên thì đạt tới quả vị giải thoát, người tại gia tu học tinh chuyên cũng đạt tới quả vị giải thoát.

Thánh chúng của Như lai đang đi về nẻo thiện. Thánh chúng là một đoàn thể tu học phản ảnh được trong sự sống của mình sự có mặt của Bụt và của Pháp. Đây đích thực là một tăng thân, vì chất liệu giác ngộ (của Phật thân) và chất liệu giải thoát (của pháp thân) đã tạo ra chất liệu thánh thiện của tăng thân. Đang đi về nẻo thiện (supatipanna) là đang tu học đúng theo đường hướng giải thoát và giác ngộ (thiện hành.) Thánh chúng của Như lai đang đi trên đường chánh. Đang đi trên đường chánh (ujupatipanna) nghĩa là không đi lạc vào nẻo tà mà mục đích phải là đạt tới từ bi và trí tuệ (trực hành.) Thánh chúng của Như lai đang hướng theo giáp pháp và thực tập giáo pháp. Thực tập theo giáo pháp (nayapatipanna) là phù hợp với những nguyên lý của Phật pháp (ứng lý hành.) Thánh chúng của Như lai đang sống đúng theo tinh thần của giáo pháp. Sống đúng theo tinh thần của giáp pháp (samicipatipanna) có nghĩa là giáo pháp không những được diễn bày bằng ngôn ngữ mà bằng sự sống (chân chánh hành.) Trong thánh chúng ấy có các những bậc A La Hán đã thành và đang thành, các bậc A na hàm đã thành và đang thành, các bậc Tư đà hàm đã thành và đang thành, các bậc Tu đà hoàn đã thành và đang thành. A la Hán (Arahat) là những bậc đã đạt tới nhận thức bất sinh bất diệt và chuyển hóa mọi phiền não. A na hàm (Anagamin) có nghĩa là những bậc không còn phải trở lại trong cảnh tù túng của cõi dục, mà chỉ cần trở lại một lần trong cõi sắc hay cõi vô sắc trước khi thành A la hán. Tư đà hàm (sakrdagamin) là những bậc chỉ cần trở lại một lần trong cảnh tù túng của cõi dục trước khi thành A la hán. Tu đà hoàn (srotapanna) là những bậc đã gia nhập dòng thánh, chỉ cần trở lại bảy lần trong cõi dục là thành A la hán. Đây là những người thực tập vững chãi năm Giới pháp và bốn tâm cao đẹp. Họ được gọi là những bậc Nhập Lưu. Đã thành A la hán thì được gọi là A la hán quả, đang thành A la hán thì được gọi là A la hán hướng, đã thành A na hàm thì được gọi là A na hàm quả, đang thành A na hàm thì được gọi là A na hàm hướng, đã thành Tư đà hàm thì được gọi là Tư đà hàm quả, đang thành Tư đà hàm thì được gọi là Tư đà hàm hướng, đã thành Tu đà hoàn thì được gọi là Tu đà hoàn quả, đang thành Tu đà hàm thì được gọi là Tu đà hàm hướng. Những bậc đã thành tựu bốn quả và đang thành tựu bốn quả được gọi là tám bậc, chia làm bốn đôi, ta thường gọi là tứ song bát bối (cattari purisayugani attha purisapuggala.) Tất cả những ai đang tham dự vào sinh hoạt của tăng đoàn để tu học đều thuộc về một trong tám bậc ấy. Thánh chúng của Như lai đã thành tựu được Giới. Giới (sila) là nếp sống biểu hiện chánh niệm. Giới có công năng bảo hộ ta, không cho ta đi lầm đường lạc nẻo và giúp ta nuôi dưỡng định lực, vì vậy, Kinh nói thánh chúng của Như Lai đã thành tựu được tam muội. Tam muội (samadi) chính là Định. Thánh chúng của Như lai đã thành tựu được bát nhã, được giải thoát, được tri kiến giải thoát. Bát nhã (Prajna) là cái thấy có thể đưa tới giải thoát (vimukti), nghĩa là sự tháo bỏ mọi ràng buộc. Tri kiến giải thoát tức là những điều ta chỉ có thể thấy và nghe khi ta đạt tới giải thoát, đó là tính cách không sinh, không diệt, không tới, không đi, không một, không nhiều, không thường và không đoạn của Niết bàn.

Thánh chúng này đáng được tôn kính, đáng được quý trọng, đáng được phụng sự, đáng được cúng dường, và đó là ruộng phước tốt đẹp nhất cho cuộc đời. Tôn kính, quý trọng, phụng sự và yểm trợ cho những đoàn thể có tu, có học là một hành động đầu tư thông minh có thể đem lại nhiều lợi lạc cho thế gian trong đó có bản thân và gia đình mình. Tăng thân được xem như đám ruộng tốt, trên đó ta có thể gieo những hạt giống quý báu nhất của ta. Ruộng phước ở đây là thứ ruộng phước tốt đẹp nhất, có nghĩa là không có thứ ruộng phước nào so sánh kịp. Đó là nghĩa chữ vô thượng phước điền (anuttara punnakhetta).

Tu học mà thiếu tăng thân thì khó thành tựu. Tăng thân là nguồn cảm hứng, nguồn an ủi và chỗ nương tựa của ta. Trong cuộc đời tu học, thế nào ta cũng có những lúc chán nản và mệt mỏi. Tăng thân sẽ cho ta nhiều nghị lực, vì trong tăng thân luôn luôn có những phần tử tu học tinh chuyên, có trí tuệ, có từ bi và có sự tươi mát. Ở Việt Nam, chúng ta thường nói: "Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại.' Câu này có nghĩa là tu học mà xa lìa tăng thân thì cũng như con cọp bỏ núi xuống đồng bằng. Cọp mà bỏ núi xuống đồng bằng thì thế nào cũng bị con người bắt giết. Người tu học không có tăng thân thì sẽ bỏ cuộc dễ dàng. Vì vậy cho nên ta thực tập quay về nương tựa tăng thân. "Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức." Phẩm chất của tăng thân là hòa hợp và tỉnh thức. Ta hãy nên thực tập để đưa phẩm chất của tăng thân lên cao, đừng nên lấy cớ tăng thân thiếu phẩm chất mà rời bỏ tăng thân. Ta hãy thực tập để biến ta thành một phần từ tốt của tăng thân, rồi từ đó ta sẽ có thể đưa phẩm của tăng thân lên cao. Tuy gọi là phàm tăng, nhưng tăng thân ấy đã có tính chất thánh thiện, vì trong tăng thân thế nào cũng có những phần tử đang tu tập nghiêm chỉnh, có Giới, có Định và có Tuệ.

Người Phật tử chân chính luôn luôn tưởng niệm tới Tăng thân và xây dựng cho tăng thân. Xây dựng tăng thân là một công trình học hỏi và thực tập nhiều năm tháng. Có tăng thân tốt thì sự tu học và chuyển hóa của mọi người sẽ dễ dàng và mau chóng. Ta đừng có tin ở câu "ông tu ông đắc, bà tu bà đắc". chúng ta phải chung sức xây dựng tăng thân.

Nhờ quán niệm về Bụt, Pháp và Tăng, ta có thể phát hiện được bản chất chân thực của Tam Bảo trong ta. Bụt chân thật được làm bằng tỉnh thức, tuệ giác và từ bi. Đó là Chân Phật, không phải là một vị thần linh ban phước trừ họa. Pháp chân thật được học hỏi và thực tập theo hướng vô thường, vô ngã và niết bàn. Đó là Chân Pháp, không phải là đường lối mê tín. Tăng chân thật được xây dựng bằng chất liệu Giới, Định, Tuệ, có sự cởi mở, tươi mát và hạnh phúc. Đó là Chân Tăng, không phải là những đoàn thể gồm những thành phần mua danh bán lợi. Trong chân Tăng thế nào cũng có dấu hiệu của Chân Phật và Chân Pháp.

4. Pháp quán niệm thứ tư là niệm Giới (Silanusmrti):


"Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Giới. Vị ấy quán niệm như sau: Giới luật này không có khuyết điểm, không bị sứt mẻ, không bị cấu uế, không bị ô trược, có khả năng giúp ta an trú trong lãnh thổ của Như lai. Giới luật này không có tính cách giả dối, thường được các bậc hiền thánh khen ngợi, tiếp nhận, thực tập và hộ trì.

Nhờ tưởng niệm tới Giới mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui và người ấy đạt tới tâm cao đẹp thứ tư, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì."

Giới, như ta đã biết, là lối sống biểu lộ chánh niệm. Giới không phải là những gì mà kẻ khác bắt buộc ta phải làm theo mà chính là vì ta tự nguyện sống theo. Nhờ sống có chánh niệm và tỉnh thức nên ta nhận thấy hành trì Giới luật là phương tiện hay nhất để bảo vệ ta và giúp ta thành tựu được sự nghiệp tu học. Ví dụ: vì thấy được những khổ đau và sợ hãi gây ra do sự giết chóc nên ta đã nguyện thọ Giới không giết hại. Hành trì Giới này ta bảo vệ cho ta và ta cũng bảo vệ được cho mọi loài chúng sanh và ta làm cho lòng từ bi nơi ta lớn mạnh. Giới này đã được Bụt đề nghị và đã được nhiều thế hệ Phật tử thực tập và càng ngày càng làm cho sáng tỏ. Giới ở đây không ohải là những kiêng cữ mê tín có tính cách thần bí, hoang đường; Giới ở đây lấy chánh niệm, tuệ giác và từ bi làm bản chất cho nên Giới này không có khuyết điểm, không bị sứt mẻ, không bị cấu uế, không bị ô trược. Giới ở đây là sự hành trì thông minh, cho nên trong Giới ta thấy có Bụt, có Pháp và có Tăng, và Giới cũng cao đẹp và thiêng liêng như Bụt, Pháp và Tăng. Tin tường vào Giới tức là tin tưởng ở Bụt, Pháp và Tăng bởi vì năm Giới này được làm bằng bản chất của Tam Bảo.

Giới này có khả năng giúp ta an trú trong lãnh thổ của Như lai. Đây là một câu trong số những câu đẹp nhất của Kinh. Lãnh thổ của Như lai là vùng đất có an ninh, có an lạc, có ánh sáng trí tuệ và có tình thương yêu đùm bọc. Khi hành trì Giới này, ta đặt ta vào lãnh thổ của Như lai, ta ở chung với Như Lai và các vị thánh đệ tử của Người. Đó cũng là lãnh thổ của từ, bi, hỷ và xả thường được gọi là bốn tâm vô lượng (tứ vô lượng tâm), hay bốn nơi trú ẩn cao đẹp (tứ phạm trú.) Thực tập năm Giới tức cũng là niệm Giới, và niệm Giới cũng là niệm Bụt, niệm Pháp và niệmTăng. Trong mỗi Giới đều có Bụt, Pháp và Tăng, như ta đã biết.

Giới luật này không có tính cách giả dối, vì Giới luật này đã được thiết lập trên căn bản chánh niệm, tuệ giác, và từ bi, ai cũng có thể tìm hiểu và chứng nghiệm trực tiếp. Không ai có thể thành tựu được thiền định và trí tuệ nếu không có Giới, cho nên Giới này thường được các bậc hiền thánh khen ngợi, tiếp nhận, thực tập và hộ trì. Hộ trì có nghĩa là tự mình thực tập và còn làm gương cho kẻ khác thực tập, khiến cho sự thực tập Giới pháp được lan rộng và chấn chỉnh trên khắp thế gian.

Cũng như lái xe trong thành phố, ta phải vâng theo luật lệ xe cộ để tránh gây tai nạn và để ai cũng có thể về tới đích an toàn. Sống trong cuộc đời, chúng ta phải thực tập Giới luật để bảo hộ cho ta, cho mọi người và đi tới trên con đường thực hiện lý tưởng giải thoát và giác ngộ.

Hạnh phúc trong hiện tại

 

Thực tập năm Giới pháp và bốn tâm cao đẹp, ta có thể sống hạnh phúc ngay trong hiện tại và biết chắc rằng sẽ không sa đọa vào những đường ác trong tương lai.

Mệnh đề có khả năng an trú hạnh phúc ngay trong hiện tại được lập lại tới sáu lần trong Kinh Người Áo Trắng. Mệnh đề này rất quan trọng. Có rất nhiều người nghĩ và tin rằng tu hành thì phải cực khổ trong hiện tại mới có hy vọng hạnh phúc trong tương lai. Bụt đã dạy rất rõ ràng trong nhiều Kinh điển là tu tập theo giáo pháp của người thì có an lạc trong hiện tại và có an lạc trong tương lai. Theo đạo Bụt, một hiện tại thực sự an lạc (chứ không phải một nếp sống hưởng thụ vật dục, bệnh hoạn và vô ý thức) luôn luôn đem tới một tương lai thực sự an lạc. Nhìn vào hiện tại, ta có thể biết được tương lai. Biết mình đang thực tập vững vàng năm Giới pháp và bốn tâm cao đẹp, người đệ tử áo trắng tự biết là mình đã được đi và dòng thánh, nắm quả Vào Dòng, và không còn sợ sa đọa vào những nẻo dữ như địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh nữa.

Trong nhiều Kinh điển, Bụt đã dạy ta sống trong hiện tại và quán chiếu các pháp đang xảy ra trong hiện tại. Sự sống mầu nhiệm đang xảy ra trong hiện tại, nếu ta bỏ hiện tại, nếu ta hy sinh hiện tại vì một tương lai mơ hồ thì đó là ta đã đi ngược lới Bụt dạy. Thực tập năm Giới và bốn tâm cao đẹp là thực tập nắm lấy lấy vận mệnh của mình trong hiện tại, bảo hộ hiện tại, xây dựng hiện tại và bảo đảm cho tương lai. Phương thức tạo dựng tương lai hay nhất là xây dựng hiện tại, sống sâu sắc, có trách nhiệm ,có tuệ giác, có từ bi trong giờ phút hiện tại.

Bụt cũng dạy rằng giải thoát, an lạc, giác ngộ và tịnh độ đều ở ngay trong tâm ta; trở về tâm để khám phá và quán chiếu thì ta mới tiếp xúc được những bảo vật đó. Mà quán chiếu thì chỉ có thể quán chiếu trong giờ phút hiện tại. Sống an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại là một thông điệp quan trọng của Bụt, nhưng thông điệp này hình như đã bị lãng quên và thất truyền tới môt mức độ đã làm cho chúng ta ngạc nhiên.

Sống hạnh phúc ngay trong hiện tạì, theo lời dạy của Bụt trong Kinh Người Áo Trắng, không phải là một điều khó làm. Bụt dạy ta chỉ cần thực tập năm Giới và bốn tâm cao đẹp là đủ. Thực tập các pháp này ta có an lạc ngay trong khi thực tập, ngay trong hiện tại, một cách dễ dàng.  

Vun trồng phước đức

Trong phần kệ tụng, Bụt có dạy về sự thực tập cúng dường để vun trồng phước đức, xây dựng và yểm trợ tăng thân khá kỹ lưỡng. Tăng thân là ruộng phước, cho nên ta hãy nhìn vào phẩm chất của tăng thân để quyết đoán là nên đầu tư vào tu học với tăng thân nào. Tiêu chuẩn là giải thoát và giác ngộ. Tăng thân nào có những phần tử biết nghiêm trì tịnh Giới, thực chứng được giải thoát là tăng thân có phẩm chất cao cần được yểm trợ và nương tựa. Giá trị của những phẩn tử ấy nằm ở tịnh Giới và giải thoát chứ không nằm ở gốc gác và giai cấp của họ. Dù họ có xuất thân từ Giới quyền quý mà họ không hành trì Giới luật, không có giải thoát thì họ cũng không có giá trị của Tăng bảo:

Trong cõi nhân gian này 
Có các Giới phạm chí 
Sát đế lợi, cư sĩ 
Thương gia và công nhân 
Những ai trì tịnh Giới 
Thực chứng được giải thoát 
Trở thành bậc cao đức 
Bậc Thiện Thệ thảnh thơi. 
Cúng dường những bậc ấy 
Là được quả phúc lớn 
Ta không cần phân biệt  
Giai cấp và nguồn gốc. 
Kẻ thiếu đức nghèo tuệ  
Không soi sáng cho ai, 
Cúng dường những kẻ ấy 
Quả phúc không đáng kể.

Phạm Chí có nghĩa là kẻ xuất thân từ giai cấp Bà La Môn, Sát Đế Lợi là kẻ xuất thân từ giai cáp tướng lãnh và chính trị. Bụt đã dùng ví dụ về một đàn bò để nói về giá trị tăng thân. Giá trị của một con bò không phải ở màu sắc hay xuất xứ của nó. Giá trị của một con bò nằm ở sức chuyên chở : con nào mạnh khỏe, kéo xe mạnh và nhanh, chuyên chở được nhiều chuyến thì con ấy có giá trị.

Hãy nhìn đàn bò kia 
Và thử quan sát chúng 
Có con vàng, con trắng 
Có con đỏ, con đen 
Màu nâu có đốm vàng 
Hoặc màu chim bồ câu. 
Dù chúng màu sắc gì 
Hoặc xuất xứ từ đâu 
Giá trị thật của chúng  
Là ở sức chuyên chở 
Những con nào mạnh khỏe 
Kéo xe mạnh và nhanh 
Chuyên chở được nhiều chuyến 
Là những con hữu dụng.

Kinh Người Áo Trắng thật là một Kinh căn bản cho sự thực tập, không những quan trọng cho Giới cư sĩ mà cũng rất quan trọng cho Giới xuất gia, bởi vì phép thực tập trong Kinh cũng là phép thực tập căn bản của người xuất gia. Nếu người xuất gia không nắm vững được sự thực tập của Kinh này thì cũng sẽ thiếu căn bản và cũng không đi xa được.

Tính cách tương dung của năm giới pháp và bốn tâm cao đẹp

Hành trì Kinh này, ta thấy tính cách tương dung của các Giới pháp và của bốn tâm cao đẹp (tăng thượng tâm.) Hành trì một Giới pháp cho thật sâu sắc, ta thấy ta cũng đang hành trì tất cả các Giới khác. Khi hành trì Giới thứ nhất là không sát hại, ta thấy rằng nếu không hành trì bốn Giới còn lại thì ta không thể nào thực sự thành trì được Giới thứ nhất. Hành động trộm cắp, hành động tà dâm, hành động nói năng không trách nhiệm và sử dụng rượu và các chất ma túy cũng có thể đưa tới sự giết hại sinh mệnh. Hành trì một tâm cao đẹp cho sâu sắc, ta thấy ta cũng đăng hành trì tất cả các tâm cao đẹp khác. Khi thực tập quán niệm về Bụt, ta thấy ta cũng đang thực tập quán niệm về Pháp, về Tăng và về Giới. Một tâm cao đẹp chứa trong lòng nó những tâm cao đẹp khác. Trong Bụt có Pháp, có Tăng và có Giới; trong Pháp có Bụt, có Tăng và có Giới; Trong Giới có Bụt, có Pháp và có Tăng. Hơn thế nữa, mỗi Giới trong năm Giới đều chứa đựng chất liệu Bụt, Pháp và Tăng, và mỗi tâm cao đẹp đều chứa đựng đầy đủ năm Giới. Bản chất của năm Giới và của bốn tâm cao đẹp là chánh niệm, là tuệ giác, là từ bi, vì vậy chín pháp này dung nhiếp nhau, một là tất cả, tất cả là một. Giáo lý Hoa Nghiêm gọi sự thật này là tương tức (interbeing.)

Đối tượng của niềm tin

Giờ phút thành đạo dưới cội Bồ đề, Bụt Thích Ca đã thốt lên: "Lạ thay, tất cả chúng sinh đều có chất liệu giác ngộ và từ bi ở trong tâm, vậy mà không thấy, cứ để tự mình trôi lăn trong vòng sinh tử, thật là đáng thương." Câu nói này cho ta thấy được đối tượng đích thực của niềm tin nơi giác tính sẵn có nơi chính mình. Giác tính là khả năng giác ngộ. Đó là cái đẹp nhất, lành mạnh nhất và thật nhất. Bụt dạy chúng ta tiếp xúc với giác tính ấy. Khi ta bắt đầu tập thở có ý thức tức là ta đã tiếp xúc với chánh niệm. Khi ta quán niệm về Bụt, về Pháp, về Tăng và về Giới là ta đã tiếp xúc với chánh niệm và lấy giác tính của ta làm bản chất cho sự sống của ta. Chánh niệm đưa tới cái nhìn sáng. Cái nhìn sáng ấy chính là sự giác ngộ, mà cội nguồn của giác ngộ là giác tính trong ta. Bụt là người đã khơi mở giác tính nơi mình một cách viên mãn. Người tu học theo Bụt là người đang khơi mở giác tính nơi mình. Bụt không muốn ta tin vào một đấng thần linh hoặc một nguyên lý siêu hình trừu tượng. Đối tượng của niềm tin phải là một cái gì có thật, là một cái gì ta có thể tiếp xúc và kiểm chứng được. Chánh niệm và tuệ giác là những gì có thực. Năm Giới và bốn tâm cao đẹp cũng là những phép hành trì nhằm khơi mở và phát triển thêm chất liệu chánh niệm và tuệ giác nơi ta. Đó là đối tượng niềm tin của người Phật tử.

Niềm tin (Tín, sraddha) là nguồn năng lượng cần thiết cho sự hành đạo. Niềm tin đưa lại sự chuyên cần hăng hái (Tấn), và tiếp theo đó ta mới có chánh niệm (Niệm) để đi đến sụ chuyên chú (Định) và sự phát hiện cái thấy tuệ giác (Tuệ.) Cái thấy tuệ giác lại làm nền cho niềm tin của ta thêm lớn.

Tín, Tấn, Niệm, Định và Tuệ là năm nguồn năng lượng phải có trong ta, nếu ta muốn thành công trên con đường tu học. Kinh Người Áo Trắng đưa ra phép hành trì bốn tâm cao đẹp và năm Giới như đối tượng của niềm tin.

Con người không thể sống có hạnh phúc và không thể sống đời sống có ý nghĩa nếu không có một niền tin. Phải có một cái gì thật, lành và đẹp mà ta thấy được và hiểu được, thì ta mới có thể tin tưởng. Không có niềm tin, ta sẽ sống bừa bãi, không trách nhiệm, và do đó sẽ tàn phá cơ thể ta, tâm hồn ta, gia đình ta và xã hội ta. Thời đại chúng ta là thời đại mất niềm tin. Con người đã mất niềm tin nơi thần linh, nơi khoa học, nơi chủ nghĩa, nơi ý thức hệ, nơi hạnh phúc gia đình, nơi xã hội. Các bậc phụ huynh rất muốn cho con cháu chấp nhận niềm tin của mình, nhưng lắm khi chính họ cũng mơ hồ không nắm được đối tượng niềm tin của chính họ. Vì lý do đó, họ đã không trình bày được cho tuổi trẻ bản chất của niềm tin mà tuổi trẻ có thể hiểu, có thể thấy và có thể chấp nhận. Trong Kinh Người Áo Trắng, tụng bản Pali, Bụt nói rất rõ: Giáo pháp này có thể thấy được ngay bây giờ và ở đây, có tác dụng hướng thượng, có thể tới để chiêm nghiệm trực tiếp, người có trí tuệ nhận xét có thể tự mình nghe mà hiểu được. Kinh Người Áo Trắng không có gì thần bí và mơ hồ. Những điều Kinh dạy đều có tính cách thiết thực, khoa học, có thể tiếp xúc và trắc nghiệm. Học hỏi, tu tập và giảng giải Kinh này có thể giúp tuổi trẻ thấy được giác tính của mình và lấy đó làm đối tượng của một niềm tin. Niềm tin đó phát khởi từ tâm ta. Giáo lý của Bụt chỉ giúp ta phát hiện niềm tin ấy. Một khi niềm tin được phát hiện, ta sẽ có trong ta một nguồn năng lượng mới. Ta sẽ sống vui tươi và hạnh phúc ngay trong hiện tại, ta sẽ biết bảo vệ thân thể ta, tâm hồn ta, và ta sẽ cây dựng lại được gia đình và xã hội. Đời dống của ta bắt đầu có một ý nghĩa.

Các truyền thống tâm linh và tôn giáo trên thế Giới đều có bổn phận khai thị và khơi mở lại niềm tin nơi con người. Nếu ta cứ bám víu vào nhận thức cũ thì ta không thể nào làm được việc ấy. Thời đại chúng ta là thời đại khoa học, ta không thể cứ ép tuổi trẻ và người trí thức tin vào những ý niệm mơ hồ và trừu tượng mà họ không thể kiểm chứng. Ta phải trở về chiều sâu của truyền thống để khám phá lại những giá trị đã bị chôn lấp dưới bao nhiêu lớp vỏ hình thức khô cứng.

Đạo Bụt là một thực tại sống động, như một cây Bồ đề đang lớn, và vì vậy đạo Bụt đang tiếp tục phát triển. Năm Giới là niềm Tin vẫn còn đang sống động, chúng ta có thể tiếp xúc và hết lòng thực tập ngay trong thời đại, cũng như trong đời sống hằng ngày của mình.

Năm giới mầu nhiệm

 

Đây là Giới thứ nhất: 
- Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con.

Đây là Giới thứ hai: 
- Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem lại niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương tên sự đau khổ của con người và của muôn loại.

Đây là Giới thứ ba: 
- Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chính sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.

Đây là Giới thứ tư: 
- Ý thức được những khổ đau đo lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.

Đây là Giới thứ năm: 
-Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đình và xã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội.

KINH BÁT CHU TAM MUỘI 
Hán dịch: Đời Tùy Tam Tạng, Khất Đa và Cấp Đa 
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Lễ
Quyển 1
 
Phẩm Thứ Nhất: Vấn Đáp
 
Phẩm Thứ Hai: Tư Duy
 
Phẩm Thứ Ba: Tam Muội Hành
 
Phẩm Thứ Tư: Thấy Phật
Quyển 2
 
Phẩm Thứ Năm: Chánh Tín
 
Phẩm Thứ Sáu: Quán Sát
 
Phẩm Thứ Bảy: Giới Hạnh Đầy Đủ
 
Phẩm Thứ Tám: Thọ Ký
 
 
 
Quyển 3
 
Phẩm Thứ Chín: Công Đức Thọ Trì
 
Phẩm Thứ Mười: Mau Chứng Bồ Đề
 
Phẩm Thứ Mười Một: Đầy Đủ Năm Pháp
 
Phẩm Thứ Mười Hai: Xa Lìa Phân Biệt
 
 
 
Quyển 4
Phẩm Thứ Mười Ba: Vô Tránh Hạnh
 
Phẩm Thứ Mười Bốn: Pháp Bất Cộng
 
Phẩm Thứ Mười Lăm: Công Đức Tùy Hỷ
 
Phẩm Thứ Mười Sáu: Phụng Sự Pháp Sư
 
Phẩm Thứ Mười Bảy: Chúc Lụy

Quyển Thứ Nhứt

Phẩm Thứ Nhất: Vấn Đáp

Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian Phật ngự tại tinh xá trong vườn tre của ông phú hộ Ca Lan Đà (tinh xá Trúc Lâm) thuộc thành Xá Vệ cùng với trăm năm vị tỳ kheo, các vị tỳ kheo nầy đều là bực A La Hán đã dứt sạch hết các phiền não không còn sanh khởi trở lại, đều được tự tại như con rồng to lớn có khả năng hàng phục tất cả, tâm và trí huệ đều được giải thoát khỏi vô minh, các công hạnh đã hoàn mãn đầy đủ cả rồi, trút bỏ được gánh nặng thân hôi hám nầy sẽ không còn thọ thân sau nữa, thực hành pháp bình đẳng đã được sự lợi ích cho cá nhân một cách thiết thực, an trụ trong chánh giáo qua đến được bờ kia, chỉ trừ có A Nan ra kỳ dư các ngài đều như thế cả.

Bấy giờ lại có năm trăm vị tỳ kheo vào buổi bình minh các ngài rời chỗ ở qua đến nơi Thế Tôn cung kính chấp tay đảnh lễ đầu chấm sát chân Phật rồi lui ra một bên.

Khi ấy tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên sau mùa an cư tại thành Xá Vệ mới cùng với năm trăm vị tỳ kheo đi du hành trong các thôn xóm thành thị qua đến thành Vương Xá vào tinh xá Trúc Lâm đến yết kiến Thế Tôn, lúc đến nơi cung kính lễ Phật rồi lui ra ngồi một bên.

Lúc đó đức Thế Tôn dụng sức thần thông phóng ra ánh sáng vĩ đại, trong các thôn xóm làng ấp thành phố thuộc các nước có bao nhiêu tỳ kheo đều làm cho họ quay về thành Vương Xá vào tinh xá Trúc Lâm, khi đến nơi thế Tôn ngự họ cung kính lạy sát chân Phật rồi lui ra ngồi một bên. Số tỳ kheo tụ họp về tinh xá Trúc Lâm đã lên đến trăm ngàn. Tỳ kheo ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề cũng nhờ vào sức oai thần của Phật cùng với hai mươi ngàn vị tỳ kheo ni tập hợp lại đồng đến tinh xá Trúc Lâm ra mắt Phật đến nơi làm lễ Phật rồi lui ra ngồi một bên.

Trong thành Vương Xávị cư sĩ tên Hiền Hộ là bực thượng thủ năm trăm vị cư sĩ, các vị nầy đều thọ trì năm giới gìn giữ từ cử chỉ nhỏ nhặt, họ là bậc đại Bồ tát đã trụ chánh đẳng giáctu hành theo bổn nguyện nên thường theo Thế Tôn để nghe chánh pháp luôn luôn tinh tấn, cũng để hoàn mãn các pháp trợ đạo nên từ sáng sớm do thần lực của Phật cả bọn đã rời chỗ ở đến yết kiến Phật.

Trong thành Tỳ Xá Ly có vị quý tộc Ly Xa tên là Bảo Sanh làm thượng thủ dẫn dắt hai muôn tám ngàn người thuộc họ Ly Xa. Thành Chiêm Bà có vị phú hộ tên tà Tinh Đức làm thượng thủ lãnh đạo hai muôn tám ngàn vị phú hộ. Chàng Na La Đạt Đa làm thượng thủ dẫn dắt hai muôn tám vị thanh niên có đức tin trong sạch. Hai vị phú hộ ở nước Xá Vệ tên là Đại Thương Chủ và Cấp Cô Độc làm thượng thủ dắt theo hai muôn tám người đến dự. Vị phú hộ Thủy Tiên ở thành Vương Xá cũng cầm đầu dẫn đến hai muôn tám ngàn người. Con trai Hoàng Hậu Vi Đề Hyvua A Xà Thế chúa nước Ma Dà Đà dẫn đến trăm ngàn thần dân. Bốn vị thiên vươngtrời Đế Thích cùng tất cả các vị trời ở cõi Dục, mỗi vị đều cùng với vô lượng trăm ngàn ức na do tha chúng trời đồng đến. Trời Đại Phạm chúa cõi Ta Bà dẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha chúng trời. Vua trời Đại Tự Tại đến với vô lượng chúng trời ở cõi Tịnh Cư. Bốn vị vua A Tu La đến cùng vô lượng trăm ngàn chúng A Tu La. Vua rồng Nan Đà và Bạt Nan Đà đều cùng với trăm ngàn quyến thuộc đồng đến. Vua rồng Ta Già LaA Na Bà Đạt Đa cùng Ma Na Tư, Y Bạt La v.v... đồng với vô lượng trăm ngàn chúng rồng cùng đến. Tại cả tam thiên đại thiên thế giới tất cả tỳ kheo tỳ kheo ni cư sĩ nam cư sĩ nữ và hết thảy trời, rồng , dọa xoa, càn thát bà, a tu la, ca lầu la, khẩn na la, ma hầu la già, nhân phi nhân cùng các vị đế vương hạng người tin Như Lai vì thiết tha muốn nghe pháp nên đã đồng nhau đến.

Các vị như trên, khi đến đều trước tiên làm lễ Thế Tôn sau đó lui ra ngồi một bên.

Khi ấy vườn tre Ca Lan Đà biến thành rộng rãi diện tích bằng cả tam thiên đại thiên thế giới, đại chúng đến nghe pháp ngồi chật ních không có chỗ nào trống. Như thế từ trên đến trời Sắc cứu Cánh, dưới đến cung điện Phạm thiên có bao nhiêu các vị trời có thần thông oai đức cho đến tất cả rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lầu la, khẩn na la, ma hầu la già, nhân, phi nhân đều tập hợp đến nghe pháp.

Lúc đó Bồ tát Hiền Hộ đứng dậy trịch áo bày vai mặt gối mặt quỳ xuống đất chấp tay hướng về Phật và thưa:

Bạch Thế Tôn! Hôm nay con muốn thưa hỏi đức Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng chánh giác về các chỗ nghi hoặc trong tâm con, không biết Thế Tôncho phép không?

Phật đáp:

Nầy Hiền Hộ! Ông có nghi điều gì ông hãy cứ hỏi, ta sẽ giải thích cho để đem lại nguồn vui cho ông.

Được Phật nhận lời, Bồ tát Hiền Hộ liền thưa:

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ tát thành tựu hoàn mãn những tam muội gì mà được nhiều thứ công đức vĩ đại? Làm thế nào vừa được bể học rộng nghe nhiều thu hoạch kho tàng trí huệ, bất cứ ai hỏi gì cũng đều biết thông suốt lời hỏi đó không còn nghi hoặc. Làm thế nào đắc giới tụ vô ý, không mất sự thành tựu không thối lui trước trí giác vô thượng? Làm thế nào không thọ sanh vào chỗ ngu si, tà kiến rỗng không lại luôn luôn được nghe chánh pháp? Làm thế nào được trí túc mạng biết tất cả việc quá khứ vị lai? Làm thế nào đắc đại từ bi đại hỷ đại xả bình đẳng đem lại nguồn vui cho chúng sanh? Làm thế nào lúc nghe về pháp chơn không, vô tướng vô nguyện sâu xa tâm tin hiểu được không sanh sợ hãi thối chí? Làm thế nào được sự không ưa thích biếng trễ, có thừa khả năng nắm vững chánh pháp? Làm thế nào được trí huệ thông đạt thấu rõ tất cả, không ai sánh ngang hàng được? Làm thế nào được tùy ý sanh vào tất cả thế giới vì không bị chi ngăn trở? Làm thế nào không bị tất cả ngoại đạo hàng phục được vì họ không đủ năng lực để chiến thắng nổi? Làm thế nào được đức tin vững chắc vì không hề có tà thuyết nào lay động được? Làm thế nào đắc được đại từ lực tín vì không bị chao động? Làm thế nào thể nhập sâu vào đức tin vì không hề vận hành? Làm thế nào được đức tin nhuần thấm đối với tất cả các pháp đều hoan hỷ? Làm thế nào đắc đức tin siêu việt cúng dường hầu hạ các đức Phật không hề nhàm chán? Làm thế nào có các đức tin căn để do vun trồng các căn lành? Làm thế nào đắc đức tin chơn diệu do sự tăng trưởng các công hạnh không hư dối? Làm thế nào được đức tin thanh tịnh vui vẻ vì đã trừ sạch hết cả những bụi ganh ghét? Làm thế nào được đức tin trong sạch vì đã đắc ánh sáng nhứt thiết chủng trí? Làm thế nào đắc đức tin ưa thích các công hạnh vì đã trừ diệt các tội ác che phủ chướng ngại hết rồi? Làm thế nào có đức tin vui thích trí huệ đã thu nhập kinh nghiệm được tất cả cảnh giới Phật? Làm thế nào đắc đức tin trang nghiêm hạnh vượt bực hơn tất cả sự tô điểm của thế gian vì đã thành tựu thế giới Phật thanh tịnh? Làm thế nào đắc giới hạnh thanh tịnh vì đã diệt hẳn tất cả tâm Thinh văn, Bích Chi Phật? Làm thế nào đắc đại thệ trang nghiêm vì tất cả động tác đều đến mức chí thiện? Làm thế nào được làm bực lãnh đạo cho tất cả chúng sanh vì muốn thực hành các công hạnh lành? Làm thế nào đắc được năng lực không bao giờ mệt mỏi vì muốn dạy dỗ cho tất cả Bồ tát học về Ba La Mật? Làm thế nào chơn không vô sở hữu vì đã xa lìa tất cả ý tưởng? Làm thế nào đắc vô tưởng do quán sát tất cả pháp không thấy có hai tướng? Làm thế nào đắc biên tế pháp giới vì tâm bồ đề không có hạn lượng? Làm thế nào đắc được sự không đắm trước tất cả thế giới vì bổn tánh vốn không phân biệt? Làm thế nào đắc hạnh vô ngại có thể đi khắp mười phương tất cả thế giới Phật? Làm thế nào đắc các đà la ni nghe một biết muôn vì thông đạt hết tất cả ý nghĩa của văn tự ngôn thuyết? Làm thế nào đương ở nơi một thế giới Phật chẳng những chưa đắc lục thông của xuất thế ngay đến ngũ thông trong thế gian cũng chưa được lại có năng lực nhìn thấy được tất cả các đức Phật nghe các ngài dạy về chánh Pháp cúng dường chư Tăng, chưa bỏ thân nơi thế giới này sanh qua các thế giới của chư Phật, an trụ ở đó lại thấy các thế giới của chư Phật khác đều được nghe lời các ngài giảng về chánh pháp, nghe xong vâng giữ hết và y theo lời dạy thực hành, từ đó về sau xa lìa các đức Phật được nghe các ngài thuyết pháp ngay cả trong giấc mộng?

Lúc đó Thế Tôn bảo Bồ tát Hiền Hộ:

Hay lắm! Nầy Hiền Hộ! Ông đã vì muốn đem lại sự lợi ích vĩ đại cho tất cả chúng sanh trong thế gian, mong đưa đến sự an lạc cho chúng sanh, xót thương các loài trời người và cũng để nhiếp phục các vị Bồ tát ở đời vị lai nên ông đã hỏi ta về diệu nghĩa như thế.

Lại nầy Hiền Hộ! Ông đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật vun trồng nhiều căn lành nghe, thọ trì, ưa thích, kính trọng chánh pháp, thực hành đại từ bi đối với tất cả chúng sanh sanh tâm bình đẵng, tùy ý được thấy tất cả chư Phật, phát nguyện rộng lớn thực hành diệu hạnh sâu xa, thích nhứt thiết trí, xuôi theo chủng tánh Như Lai, phát tâm Bồ đề kiên cố như chất kim cang, có năng lực thông đạt hết những ý nghĩa của tất cả chúng sanh trong thế gian, công hạnhđại không thể lấy gì so sánh được.

Này Hiền Hộ! Có một môn tam muội của Bồ tát tên là NIỆM CHƯ PHẬT HIỆN TIỀN, nếu như có vị Bồ tát nào tu tập hoàn mãn môn tam muội như thế sẽ thành tựu được các công đức như ông vừa hỏi ở trên. Nầy Hiền Hộ! Ngoài ra còn được vô lượng vô biên các công đức đặc biệt khác nữa không thể kể ra hết được.

Bồ tát Hiền Hộ thưa:

Bạch Thế Tôn! Thật là cơ hội tốt cho con! Xin Ngài hãy dạy về môn tam muội Bồ tát niệm tất cả chư Phật hiện tiền, lời dạy về môn tam muội nầy chắc chắn sẽ đem lại nhiều sự lợi ích an lạc cho trời người, Phạm thiên, Ma vương, Sa môn, Bà la môn, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, nhân phi nhân trong thế gian nầy và cũng đem lại nhiều sự an lạc lợi ích cho vô lượng chúng sanh trong đời vị lai.

Quyển Thứ Nhứt

Phẩm Thứ Hai: Tư Duy

Khi đó đức Thế Tôn lại bảo Bồ tát Hiền Hộ:

Nầy Hiền Hộ! Hãy lắng tai nghe cho kỹ và ghi nhớ cho rành rẽ ta phân tích giải thích rõ ràng đối với những lời như ông vừa hỏi:

Hiền Hộ thưa:

Bạch Thế Tôn! Như vậy hay lắm! Con hết sức ưa thích lời dạy bảo của Như Lai.

Phật dạy:

Thế nào lại đặt tên là tam muội Bồ tát niệm tất cả chư Phật hiện tiền? Nầy Hiền Hộ! Nếu có vị Bồ tát nào cầu trí giác vô thượng siêng năng dõng mãnh mang trọng trách cứu độ chúng sanh, hầu hạ cung cấp những nhu yếu cho bậc thiện tri thức, thường tu tập hạnh hướng nội suy gẫm diệt sạch phiền não, xa lìa bạn ác dứt trừ các lời lẽ thế tục thu thúc sáu giác quan. Đầu hôm giữa đêm sớm mai đều giảm bớt sự ngủ nghỉ, không tham đắm nơi y phục món ăn uống thuốc thang nhà cửa phòng xá địa vị, luôn ưa thícha lan nhã nơi thanh vắng. Không tiếc rẻ tự thân, không trọng tánh mạng không trau chuốc hình dáng bên ngoài, không buông lung tâm thu thúc lại bằng tình thương cao cả hằng mong đem lại an vui cho chúng sanh, đối với chúng sanh lúc nào cũng vui vẻ xả bỏ xí xóa, phá vỡ phiền não thành tựu thiền định. Không đắm say vị suy tư, quán sát sắc tưởng nhưng tâm lại rỗng rang không loạn động chánh niệm, không chấp giữ các ấm, không đam mê nơi các giác quan (căn), không nghĩ tưởng các giới. Không đam mê chỗ sanh, chế phục mình không tự cao ngã mạn. Không ganh tỵ tài sản của kẻ khác, hằng đem lại nhiều sự lợi ích cho thế gian. Đối với các chúng sanh tâm luôn luôn bình đẳng kính xem họ như cha mẹ hoặc thương xót coi như đứa con độc nhứt. Với tất cả pháp khôngtư tưởng đối nghịch. Dù có trì giới nhưng không chấp trước. Luôn an trụ trong thiền định nhưng lại không đam mê. Ưa thích học rộng nghe nhiều lại không sanh khởi sự phân biệt. Không thiếu xót giới hạnh, thiền định không bị xao động, trí không còn hư vọng. Không còn mối hoài nghi nào đối với các pháp. Không đối nghịch với các đức Phật, không hủy báng chánh pháp, không phá hoại chư Tăng. Tu tập thấm nhuần năm pháp giải thoát diệt trừ được mười việc ác, nghĩ nhớ đến mười điều thiện. Dứt sạch được chín món não hại của chúng sanh, trong tâm không xả ly môn quán cửu tưởng, nghĩ cách xả bỏ tám thứ giải đãi, chuyên tâm tu tập tám điều giác ngộ của bực đại nhân. Không nghĩ mình học rộng nên ngã mạn đã trừ. Quán sát dục vọng như đờm mũi, hết sức thích hạnh xuất gia thuận theo lời Phật dạy, khuyên nhũ chúng sanh nên thực hành công đức. Ở trong ba cõi nhưng không ô nhiễm. Thấy tất cả Phật đều hiện ra trước mắt. Thọ tất cả thân đều xem như ảo mộng, suy gẫm sự vận hành lại không thấy quá khứ, vị lai hiện tại. Bình đẵng đối với tất cả pháp không đối nghịch với tất cả thế gian, hành động cần thi hành không có mâu thuẫn. Thông đạt pháp mười hai nhơn duyên sâu xa, đi hết con đường của tất cả Như Lai trải qua, đắc sức nhẫn tối thượng, thể nhập chơn pháp giới, nhìn chúng sanh giới bản tánh không sanh không diệt thấy Niết Bàn giới bổn lai hiện tiền Huệ nhãn thanh tịnh thấy pháp không có hai tướng, tâm Bồ đề không có chặng giữa không có bờ mé tất cả các đức Phật thể tánh vốn không sai biệt. Thể nhập cửa trí huệ thanh tịnh vô ngại thấu rõ trí giác bồ đề tự nhiên, tập họp các Phật công đức không bao giờ cùng tận.

Nầy Hiền Hộ! Nếu có Bồ tát nào muốn thành tựu tam muội Bồ tát niệm chư Phật hiện tiền trước tiên hết cần nên hoàn mãn các công đức như trên. Hiền Hộ! Ông nên biết lại còn có vô lượng công đức cũng do từ tam muội nầy sanh ra. Nếu như có ai hỏi do tam muội gì lại sanh công đức như thế? Ông có thể trả lời đó chính là tam muội Bồ tát niệm chư Phật hiện tiền sanh ra công đức như vậy.

Lại nầy Hiền Hộ! Thế nào gọi là tam muội Bồ tát niệm chư Phật hiện tiền?

Nầy Hiền Hộ! Nếu có tỳ kheo tỳ kheo ni cư sĩ nam cư sĩ nữ giữ giới trong sạch các công hạnh đã hoàn mãn, ở một mình tại chỗ vắng vẻ suy tưởng như thế này: Ở khắp mọi chỗ bất cứ phương nào chẳng hạn như phương tây có đức A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác. Người nầy vừa nghe được danh hiệu lập tức tưởng nghĩ như vậy: Như ta vừa nghe danh hiệu đức A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẵng Giác hiện nay ngài ngự ở thế giới chư Phật. Thế giới của ngài tên là Cực Lạc ngài thường ngự vào các pháp hội của các Bồ tát để nói pháp và giáo hóa. Rồi người nghe y theo chỗ nghe được chuyên tinh tưởng nhớ quán sát không ngừng nghỉ cho đến khi hình ảnh trên hiện rõ ràng trong trí sau cùng được thấy Đức A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẵng Giác.

Lại nầy Hiền Hộ! Thí dụ như trong thế gian có kẻ trai hay gái lúc nằm chiêm bao thấy các vật báu như vàng bạc của cải, kho lúa hoặc thấy bạn bè hạng người quen biết hay đang lúccảm thấy tâm không ưa thích. Người nằm mộng nầy đối với cảnh được thấy hoặc chống đối hay xuôi theo, hoặc buồn lo hay vui thích. Sau khi người nầy tỉnh dậy nhớ lại cảnh vừa thấy trong giấc mộng bèn hồi tưởng để kể cho người khác nghe và cảm thấy trong lòng có phần vui thích. Cũng như thế, nầy Hiền Hộ! Thiện nam thiện nữ ngồi ngay ngắn tinh thành chuyên chú tưởng nhớ đức Phật A Di Đà tướng tốt vẻ đẹp, oai nghi của ngài như thế, pháp hội như thế, ngài thuyết pháp như thế.... tùy theo sự kiện nghe được hết lòng tưởng nhớ nhứt tâm liên tục có thứ lớp không tạp loạn trải qua một ngày hay một đêm như thế hoặc đến bảy ngày đêm tưởng nhớ liên tục theo như lời diễn tả về đức Phật ấy. Người nầy chắc chắn sẽ được thấy đức A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, nếu như không thấy được ngài giữa ban ngày thì cũng được thấy trong đêm hay trong giấc mộng đức Phật A Di Đà hiện ra rõ ràng trước mắt.

Nầy Hiền Hộ! Như người trai hay gái trong thế gian nầy mắc phải công việc gì đó phải đi sang xứ khác, trong đêm mơ thấy quê nhà. Đang lúcthật không biết đó là đêm hay ngày hoặc trong hay ngoài hình ảnh chốn quê nhà hiện ra rõ ràng trước mắt không ngăn sông cách núi và cũng không bị trở ngại bởi tối tăm hôn ám.

Hiền Hộ! Tâm của đại Bồ tát không bị chướng ngại cũng giống như thế. Đương lúc chánh niệm dù ngay trước mắt bị thế giới Phật án ở khoảng giữa, tất cả núi tu di, núi thiết vi, núi đại thiết vi và các dãy hắc sơn ngăn chận nhưng tất cả đều không thể che lấp được tâm nầy, không ngăn trở sự thấy của nhãn quan. Người nầy thật ra chưa đắc thiên nhãn nhưng có thể thấy được Phật, chưa có thiên nhĩ lại nghe được lời Phật nói pháp, không có thần thông để bay qua thế giới Cực Lạc lại cũng không ẩn mất tại thế giới nầy rồi sanh qua trước mặt Phật ở thế giới kia, nhưng thật ra chỉ ở tại thế giới này do sức tu tập tưởng nhớ đã lâu nên hình ảnh đức Phật A Di Đàthế giới phương tây hiển hiện rõ ràng trong trí, vì thế rốt ráo thấy được đức A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng GiácTăng chúng cùng các vị Bồ tát ngồi vây quanh ngài, hoặc thấy tự thân ở pháp hội đó nghe Phật nói pháp, nghe chi nhớ nấy rồi thể theo lời dạy thực tập thọ trì. Hoặc có lúc được thân cận cung kính lễ bái cúng dường đức Phật A Di Đà, sau đó xuất ra khỏi tam muội nầy, lần lượt nhớ lại hết những gì vừa nghe đem ra dạy cho kẻ khác.

Nầy Hiền Hộ! Như trong nước Ma Kiệt Đà có ba gả hào hoa, chàng thứ nhất nghe ở thành Tỳ Da Ly có nàng dâm nữ tên là Tu Ma Na. Chàng thứ hai nghe được một dâm nữ khác tên Yểm La Ba Ly, còn chàng thứ ba lại nghe tên nàng Liên Hoa Sắc cũng là một dâm nữ. Cả ba chàng nghe được như vậy lòng luôn khát khao tìm đủ mọi cách để gặp các nàng cho được, tâm lúc nào cũng tưởng nhớ không phút nào thôi. Nhưng cả ba chưa từng gặp các nàng kia chỉ nghe lóm thôi, tâm nổi dục vọng mơ tưởng liên tục, sau đó nằm mộng mơ thấy gặp được các nàng cùng hành dục sự tại thành Vương Xá. Dục sự đã xong tâm mong cầu dứt hy vọng cũng hết liền bừng tỉnh dậy. Sau khi tỉnh, nhớ lại các việc đã xảy ra trong giấc mộng liền qua đến chỗ ông thuật lại các việc đã nghe, kinh nghiệm, ghi nhớ như thế. Ông nên đem phương pháp khéo léo tùy thuận giáo hóa nói pháp làm cho họ được trụ địa vị bất thối chuyển, cuối cùng thành tựu trí giác vô thượng. Cả ba chàng đó trong tương lai sẽ thành Phật hiệu là Thiện Giác Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Cả ba chàng nầy đã trụ được bực bất thối chuyển nhớ lại chuyện xưa rõ ràng phân minh.

Nầy Hiền Hộ! Thiện nam thiện nữ nào muốn thành tựu được tam muội Đại Bồ tát niệm chư Phật hiện tiền, thân người nầy thường ở thế giới đây vừa nghe danh hiệu đức Phật A Di Đà lại có khả năng nhiếp tâm tưởng nhớ liên tục rành rẽ không hề tạp loạn được thấy đức Phật A Di Đà rõ ràng đó là Bồ tát tưởng nhớ hoàn mãn thành tựu tam muội nầy thấy được Phật A Di Đà nên liền thưa thỉnh với Phật:

Bạch Thế Tôn! Các hàng Bồ tát thành tựu pháp gì để được sanh về thế giới Cực Lạc đây?

Phật A Di Đà đáp lời vị Bồ tát:

Nếu có người nào phát tâm cầu sanh về thế giới Cực Lạc nầy nên luôn luôn nhiếp tâm tưởng nhớ Phật A Di Đà giữ gìn chánh niệm liên tục liền sẽ được vãng sanh. Người đã được sanh về rồi, đức Thế Tôn biết rõ tâm địa của hắn cũng nghĩ nhớ tới hắn nên hắn mới được thấy đức Phật Thế Tôn. Nầy Hiền Hộ! Ngay lúc đó đức Phật A Di Đà lại dạy thêm cho vị Bồ tát rằng: Thiện nam tử! Ông nên giữ chánh niệm siêng năng tinh chuyên tu tập, phát tâm rộng lớn nhứt quyết sẽ được sanh về Cực Lạc.

Nầy Hiền Hộ! Khi ấy vị Bồ tát nầy lại thưa:

Bạch Thế Tôn! Như thế nào là niệm Phật siêng năng tu tập phát tâm rộng lớn để được sanh về thế giới Cực Lạc?

Phật A Di Đà lại dạy:

Nầy Thiện nam tử! Giờ đây ông muốn làm kẻ chơn chánh niệm Phật nên niệm như thế nầy: Đứa A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp thân sắc sáng vàng như chất vàng ròng tỏa ra ánh sáng vĩ đại ngự trên tòa sư tử trang trí bằng nhiều loại châu báu nói pháp cho chúng sa môn nghe. Ngài dạy rằng: Tất cả pháp bổn lai không biến hoại cũng không bị hủy hoại, như các ấm sắc bất hoại... cho đến thức cũng bất hoại, năm trần sắc bất hoại... cho đến xúc cũng bất hoại, Phạm thiên bất hoại, tất cả thế chủ cũng bất hoại. Như thế cho đến mức không niệm đức Như Lai cũng không được Như Lai niệm, kẻ nầy niệm Như Lai như thế lần lần đắc được không tam muội. Thiện nam tử! Đó là tam muội chánh niệm chư Phật hiện tiền.

Nầy Hiền Hộ! Sau đó Bồ tát nầy xuất ra khỏi tam muội có đến nơi ông hỏi về tướng trạng của tam muội, khi ấy ông nên vì vị ấy nói pháp tùy thuận giáo hóa làm cho vị nầy được bất thối chuyển nơi trí giác vô thượng. Nầy Hiền Hộ! Ta ngay lúc đó cũng thọ ký cho vị nầy đương lai sẽ thành Phật hiệu là Đức Quang Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri... Phật Thế Tôn.

Nầy Hiền Hộ! Ai đã chứng biết tam muội nầy? Đó là ông Ma Ha Ca Diếp, Bồ tát Đế Thích Đức, Thiên tử Thiên Đức và vô lượng Bồ tát tu tam muội Không nầy, đó là chứng. Làm thế nào chứng Không tam muội nầy? Nầy Hiền Hộ! Ta nhớ lại thuở xưa có đức Phật Thế Tôn hiệu là Tu Ba Nhật, vào thời đó có một người đi lạc vào rừng, đói khát khốn khổ mệt lã, người nầy mới nằm ngủ thiếp bên đường mơ thấy dự một buổi tiệc đầy những thức ăn ngon ngọt, ăn no nê xong vừa khi đói lại, mơ đến đây tỉnh dậy vẫn cảm thấy đói khát như cũ, người nầy mới nghĩ rằng các pháp đều không chẳng thật, giống như cảnh vật thấy trong giấc chiêm bao không phải thật hữu, quán sát như thế ngộ được vô sanh nhẫn đắc bất thối chuyển nơi Vô thượng bồ đề.

Nầy Hiền Hộ! Cũng giống như vậy, nếu có vị Bồ tát hoặc tại gia hay xuất gia nghe tên các đức Phật theo phương hướng ngài hiện đang ngự liền hướng về đó chí tâm đảnh lễ trong lòng khát khao mong mỏi được thấy Phật nên chuyên tinh tưởng nhớ đến ngài như thế. Lại nữa cũng nên quán sát sắc tướng như thế nghĩ tưởnghư không, sau đó thành tựu được hư không tưởng rồi an trụ trong chánh tư duy như vậy, kế đó sẽ được thấy Phật với thân thể ngài sáng ngời như lưu ly trong trắng, hình tướng đoan chánh như cây cột thuần vàng.

Lại nữa nầy Hiền Hộ! Thí dụ như có người bỗng nhiên phải rời quê nhà để đến xứ khác, dù ở xứ người nhưng lòng hằng mong nhớ đến quê hương nơi chôn nhau cắt rún. Như những gì được thấy, nghe, nghĩ nhớ, biết được như vậy tưởng nhớ quá lâu ngày nên trong giấc chiêm bao mơ thấy rõ ràng tự thân ở quê xưa, dạo chơi những chỗ như đã từng thấy từng nghe in hệt như trước không khác.

Nầy Hiền Hộ! Cũng như thế đó Bồ tát tại gia hay xuất gia được nghe kẻ khác nói về danh hiệu đức Phật, tùy theo nơi ngài ngự hướng về đó chí tâm đảnh lễ mong muốn được thấy ngài, giữ chánh niệm không để xao động. Tương ứng với niệm sẽ được thấy Phật, hình tượng, hoặc thân như lưu ly hay thân thuần sắc vàng.

Nầy Hiền Hộ! Thí dụ như có vị tỳ kheo tu pháp quán bất tịnh nhìn thây mới chết màu da vừa đổi hoặc hóa ra xanh, vàng, đen, đỏ rồi tới lúc sình chương lên, thối rả máu mủ tuôn chảy dầm dề, cầm thú chim chóc tới rỉa thịt ăn còn trơ lại xương trắng sắc như màu ngọc. Quán như thế mãi cho đến khi xương tan rã ra mà xương thịt kia không từ đâu đến cũng không đi về đâu, từ tâm hiển hiện trở lại thấy tự tâm. Cũng không như thế, Bồ tát muốn thành tựu tam muội chư Phật hiện tiền nên tùy theo nơi Phật ngự trước tiên hết hướng về nơi đó tưởng nhớ mong mỏi thấy Phật, theo hướng tưởng nhớ tức được thấy Như Lai. Tại sao vậy? Vì có ba nhơn duyên được thấy Phật A Di Đà: một là nhờ nơi năng lực tam muội nầy, hai là nhờ Phật gia hộ, ba là do tự thiện căn thuần thục, Hoàn mãn ba nhơn duyên nầy nên thấy được Phật rõ ràng phân minh.

Nầy Hiền Hộ! Như người trai tráng vóc dạng cân đối vẻ mặt cương nghị muốn nhìn vẻ mặt mình đẹp hay xấu mới lấy thau đựng đầy nước hay dầu xanh hoặc lấy thủy tinh hay gương, dùng bốn vật nầy để soi bóng mình, vẻ mặt đẹp hay xấu ảnh hiện lên rõ ràng. Hiền Hộ! Chuyện nầy có ý gì? Hình bóng của kẻ đó ở trong dầu, nước, thủy tinh, gương là vốn sẳn có trước phải không?

Hiền Hộ đáp:

Thưa không phải.
Vốn là không?
Thưa không phải.
Nó nằm ở trong?
Thưa không phải.
Vậy thì hình bóng ấy ở bên ngoài?

Thưa không, bạch Thế Tôn! Chỉ do dầu, nước thủy tinh, gương các vật nầy trong sáng không bợn nên hình bóng của hắn ảnh hiện lên, nhưng hình bóng nầy không phải từ bốn vật đó sanh ra cũng không phải từ chỗ khác đến, cũng không phải tự nhiên có không phải do ai làm ai, nên biết hình bóng nầy không từ đâu đến cũng không đi về đâu, vô sanh vô diệt không có nơi căn cứ.

Phật đáp:

Đúng như thế! Đúng như thế! Đúng như lời ông vừa trả lời do các vật thanh tịnh sáng chói nên bóng dáng tự hiện không cần nhiều công. Bồ tát cũng vậy nhứt tâm tưởng nhớ sẽ thấy các Như Lai thấy rồi an trụ trong tam muội, trong khi an trụ mới hỏi các ý nghĩa với đức Như Lai được ngài giải thích rành rẽ, lòng vui mừng mới nghĩ: Phật nầy từ đâu đến và thân ta lại từ đâu ra? Quán sát kỹ Như Lai không từ đâu đến cũng không về đâu, thân ta cũng vậy vốn không xuất xứ làm gì có trở lại. Kế đó cũng nên nghĩ: Tam giới duy tâm nên hiện hữu tại sao theo Tâm nghĩ nhớ lại thấy Tâm? Nay ta từ Tâm thấy Phật, Tâm ta làm Phật, Tâm ta là Phật, Tâm không biết Tâm, Tâm không thấy Tâm, Tâm có tưởng niệm tức thành sanh tử, Tâm không tưởng niệm tức là Niết Bàn, các pháp không chơn thật chỉ do tư tưởng duyên khởi, đối tượng bị nghĩ liền diệt chủ thể năng tưởng cũng không. Hiền Hộ! Ông nên biết các Bồ tát nhơn tam muội nầy chứng được trí giác vĩ đại.

Quyển Thứ Nhứt

Phẩm Thứ Ba: Tam Muội Hành

Thế Tôn lại bảo Hiền Hộ:

Nầy Hiền Hộ! Nếu đại Bồ tát nào hoàn mãn được bốn pháp sẽ đắc tam muội Hiện tiền nầy. Bốn pháp đó gồm có: một là tín tâm không hư hoại, hai là không phá vở sự tinh tấn, ba là trí huệ siêu việt, bốn là gần gũi với thiện tri thức.

Nầy Hiền Hộ! Lại có bốn pháp khác Bồ tát nào hoàn mãn cũng sẽ thành tựu tam muội Hiện tiền: một là không có tư tưởng chúng sanh dù trong một khoảng khắc, hai là thức trọn ba tháng không ngủ dù là tạm thời đôi chút, ba là kinh hành trọn ba tháng trừ khi tiểu tiện, bốn là trong lúc ăn bố thí đúng pháp không mong danh lợi cũng chẳng đoái hoài đến sự trả ân. Bốn pháp nầy nếu Bồ tát nào hoàn mãn được sẽ đắc tam muội Hiện tiền.

Nầy Hiền Hộ! Lại có bốn pháp nữa Bồ tát nào thực hành hoàn toàn sẽ đặng thành tựu tam muội Hiện tiền. Một là khuyên người nhìn ngắm Phật, hai là dạy kẻ khác nên nghe pháp, ba là tâm không ganh tỵ, bốn là khuyên người phát tâm Bồ đề.

Nầy Hiền Hộ! Lại có bốn pháp, Bồ tát cần phải tu tập để thành tựu tam muội Hiện tiền. Một là tạo hình tượng Phật, khuyên người thực hành hạnh cúng dường, hai là in chép kinh điển truyền bá ra để người đọc tụng, ba là giáo hoá kẻ khinh khi chánh pháp làm cho họ phát tâm tin nhận, bốn là gìn giữ chánh pháp để pháp được tồn tại vững bền.

Khi đó Thế Tôn nói bài kệ để lập lại nghĩa trên:

Các ông nên trụ trong Phật pháp
Thường tin vững chắc chớ thối chuyển
Tinh tấn siêng niệm trừ mê ngủ
Ba tháng không ngồi chỉ kinh hành.
Lúc ăn lại thí cho kẻ khác
Giảng nói pháp vô tỷ của Phật
Không cầu danh tiếng và lợi dưỡng
Nhờ không đắm trước nên chứng thiền.
Các Phật khi xưa và tương lai
Hiện tại siêu việt trong loài người
Các ông nhứt tâm cung kính lễ
Và nên siêng năng cần cúng dường
Các ông cúng dường các Phật đó
Nên dùng hoa, hương đốt, hương bột
Dâng hiến thức ngon khởi tịnh tâm
Chứng tam muội nầy sẽ không khó.
Trước tháp chư Phật trổi âm nhạc
Loa, trống, chiêng, bảng các tiếng hay
Lòng lại vui mừng khôn tả xiết
Chắc chắn thành tựu tam muội nầy.
Khuyên tạo tượng Phật thân vô tỷ
Tô điểm màu đẹp đủ tướng tốt
Sắc vàng sáng chói không bợn vết
Chứng tam muội nầy sẽ không khó.
Liên tục thường niệm, tu pháp thí
Giữ giới trong sạchhọc rộng
Siêng năng tinh chuyên trừ biếng lười
Đắc tam muội nầy chẳng bao lâu.
Không mang tâm độc đối kẻ khác
Cũng bỏ dục vọng theo thế gian
Luôn vận từ bi nhớ tất cả
Tam muội nào xa, tại nhãn tiền.
Đối với pháp sư thường vui vẻ
Tôn kính ngang hàng đức Như Lai
Đừng sanh khinh chê cùng keo kiết
Tâm vui cúng dường bỏ ganh tỵ.
Vô lượng chư Phật cùng ca ngợi
Người thường siêng tu tự sẽ được
Thế Tôn trịnh trọng nói pháp nầy
Cho kẻ đã tu pháp tam muội.

Quyển Thứ Nhứt

Phẩm Thứ Tư: Thấy Phật

Đức Thế Tôn lại bảo với Bồ tát Hiền Hộ:

Nầy Hiền Hộ! Nếu Bồ tát muốn thành tựu tam muội, đối với vị thầy dạy cho pháp nầy nên sanh ý tưởng coi như chư Phật, sanh tâm tôn trọng chớ nên kiêu ngạo khinh khi cho đến cũng không có lòng tranh cải chống đối không tùy thuận theo, sau đó mới chuyên tinh tu học một cách siêng năng về môn tam muội nầy chắc chắn sẽ chứng được.

Nầy Hiền Hộ! Nếu có người đối với vị pháp sư nói pháp hay vị tỳ kheo sanh tâm bất thiện hoặc là tâm chống đối, tâm tranh cải, tâm lăng nhục các tâm bất tịnh như vậy cho đến không tưởng như là Phật, Bồ tát có các tâm niệm như thế là tu hành hư dối rốt cuộc không thế nào chứng được tam muội vi diệu nầy nếu có ai nói chứng được thật là hoàn toàn vô căn cứ.

Nầy Hiền Hộ! Thí như khoảng hư không trong sáng không có một áng mây mù kẻ có mắt sáng vào đêm tối nhìn lên sẽ thấy vô lượng vì sao, vị trí, phương hướng, hình thể các ngôi sao đều khác biệt thật rõ ràng hết sức. Cũng giống như thế, nầy Hiền Hộ! Đại Bồ tát tư duy quán sát pháp tánh hư không do tưởng nên thành được thấy các đức Như Lai việc nầy cũng vậy. Nhưng Bồ tát lúc quán Phương Đông thấy nhiều trăm Phật, ngàn Phật, trăm ngàn Phật ức Phật, ức trăm ngàn Phật, ức trăm ngàn na do tha Phật không cần tác ý tự nhiên hiển hiện trước mắt. Bồ tát lúc quán phương Đông như thế xong, kế đến quán qua phương Nam, Tây, Bắc, bốn góc, phương trên phương dưới, các thế giới ở các phương như trên đều thấy nhiều Phật thấy nhiều trăm Phật, ngàn Phật, trăm ngàn Phật ức Phật, ức trăm ngàn Phật, ức trăm ngàn na do tha Phật không nhờ vào sức dụng công, tự nhiên hiển hiện trước mắt.

Lại nầy Hiền Hộ! Như thế giới của đức Phật A Di Đà mà các Bồ tát được vãng sanh về, vào ngày ban đầu các vị quán phương Đông thấy nhiều Phật, thấy nhiều trăm Phật... thấy trăm ngàn ức na do tha Phật rồi. Ngày thứ hai quán sát phương Nam kế lần lượt quán hết cả mười phương như thế. Nầy Hiền Hộ! Nếu đại Bồ tát thành tựu tam muội Bồ tát niệm chư Phật hiện tiền. Bồ tát như thế ở ngay thế giới mình quán sát mười phương được thấy nhiều các đức Phật, thấy trăm ngàn Phật... cho đến thấy trăm ngàn ức na do tha Phật.

Lại nầy Hiền Hộ! Như các đức Như Lai thành tựu Phật nhãn vừa thấy như vậy đối với tất cả nơi đều biết như vậy đều nhận như vậy. Nầy Hiền Hộ! Nếu đại Bồ tát cũng đã thành tựu môn tam muội Bồ tát niệm tất cả chư Phật hiện tiền rồi tự nhiên hoàn mãn các hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ ba la mật cho đến các công đức của Bồ tát.

Khi đó Thế Tôn muốn lập lại lời trên nên nói bài kệ:

Dường như trong đêm sạch mây mờ
Kẻ có mắt sáng nhìn khoảng không
Thấy các ánh sao quá trăm ngàn
Đến ngày còn nhớ không quên mất!
Bồ tát đắc định Hiện tiền rồi
Thấy nhiều vô lượng ức ngàn Phật
Lại xuất khởi từ tam muội nầy
Để vì đại chúng giảng pháp diệu.
Như Phật nhãn ta được thanh tịnh
Thấy cả thế gian không chướng ngại
Các Phật tử mắt Bồ tát nầy
Nhờ định có cái nhìn siêu việt
Do tưởng vô tướng nhớ Như Lai
Mà thấy mười phương các đức Phật.
Phá trừ phiền não cùng các tưởng
Ông nghe công đức Bồ tát nầy
Nếu nghe pháp đây tâm mát mẻ
Thể nhập không tịch lòng không sợ
Như ta hiện giờ giảng nói pháp
Và làm chúng sanh chứng bồ đề.
Như thế các Bồ tát an lạc
Thấy nhiều vô lượng Phật Thế Tôn
Bồ tát như vậy vào tư duy
Cũng thấy trăm ngàn đức điều ngự
Tỳ kheo được vậy chỉ A Nan
Vừa nghe ta dạy liền hiểu được
Bồ tát đắc tam muội như thế
Nghe tất cả pháp ghi nhớ hết
Thành tựu tín, tam muội viên mãn
Xả bỏ hết thảy lời thế gian
Thường dùng từ tâm dạy dỗ người
Cần phải đi đến nơi tịch tịnh.

Quyển Thứ Hai

Phẩm Thứ Năm: Chánh Tín

Đức Thế Tôn lại bảo Hiền Hộ:

Nầy Hiền Hộ! Nếu có đại Bồ tát nào cầu báu vật tam muội như thế, nên cần siêng năng hăng hái tu học tự nhiên sẽ được nhập tam muội nầy.

Hiền Hộ! Thí như có người đi trên chiếc thuyền lớn vào bể cả tha hồ chở đầy những báu vật hy hữu, vượt qua hết những nỗi khó khăn to tát giờ đây kề cận bên bờ, bỗng đâu thuyền bị vỡ chìm mang theo hết những châu báu. Ngay khi đó các người ở Diêm Phù Đề nầy hô hoảng lên lòng cực kỳ khổ sở vì sự kiện mất châu báo vô giá như thế. Nầy Hiền Hộ! Cũng giống như vậy, như có kẻ thiện nam thiện nữ nào tai nghe được báu tam muội nầy lại không in chép đọc tụng, thọ trì, lại cũng không nghĩ sẽ thực hành như pháp. Nầy Hiền Hộ! Ngay lúc đó tất cả trời thần ở cả thế gian cũng nên kêu to lên như vậy sanh sự sót thương vô hạn và nói rằng: Các chúng sanh nầy rất đáng thương xót, tại sao ngay ở báu vật tam muội siêu việt của chư Phật Thế Tôn, được các ngài ca ngợi, các ngài ấn chứng, các ngài dạy dỗ, công đức tối thượng mà các ngài đã thành tựu viên mãn không còn thiếu sót, hàng Bồ tát nghe được rồi hết lòng siêng năng tu học, tại sao kẻ đặng nghe trở lại bỏ rơi không ra công in chép, không thích đọc tụng, không thể thọ trì, không giải thích được nghĩa lý cũng không có khả năng suy tưởng sống trong pháp nầy! Hạng chúng sanh biếng nhát như thế tương lai sẽ chịu sự thiệt hại lớn lao.

Nầy Hiền Hộ! Thí dụ như có người cầm khúc chiên đàn đỏ tía đưa cho kẻ ngu si xem, hắn ta vì ngu si nên nghĩ tưởng khúc chiên đàn là vật dơ bẩn. Khi ấy chủ nhân mua chiên đàn là kẻ trí bảo hắn rằng: Ông đừng nên đối với khúc chiên đàn nầy lại nghĩ cho là vật dơ bẩn. Tại sao? Vì chiên đàn nầy rất tinh sạch hương thơm đệ nhứt, giờ đây ông do duyên cớ gì lại nghĩ ngược cho là dơ bẩn? Nếu như ông không tin hãy thử ngửi coi là thối hay thơm và ông cũng nên mở to mắt ra để xem sắc vân của chiên đàn là xấu hay đẹp, tròn trịa hay ghồ ghề? Kẻ ngu si dù được nghe người trí nói thế bằng đủ mọi cách nhưng vì do ngu si hắn trở lại sanh lòng ghen ghét lấy tay bịt mũi không thèm ngửi, che mắt lại không thèm nhìn.

Cũng giống như vậy đó Hiền Hộ! Trong đời tương lai sẽ có hạng tỳ kheo hung ác oán ghét kinh nầy, hạng nầy không biết tu tập thân, giới, tâm, huệ, ngu si vô trí như con dê trắng ngây ngô khờ khạo. Kẻ hung ác nầy vì do kém phước nên dù có nghe kinh điển vi diệu Chánh niệm chư Phật hiện tiền tam muội như vậy cũng không cần in chép, không đọc tụng được, cũng không có khả năng thọ trì, không thể suy tưởng không có năng lực nói cho kẻ khác hiểu biết lại cũng không sanh tâm tùy hỷ rộng rãi, làm thế nào để được tu hành như lời Phật dạy. Lại có khi họ nghĩ rằng: Kinh điển nầy không phải Phật dạy mà kẻ ác tự trứ tác văn chương rồi nói dối là kinh Phật.

Nầy Hiền Hộ! Ông nên biết hạng như trên đã vĩnh viển bỏ rơi báu vật tối thượng vi diệu như kẻ ngu si kia thấy gỗ chiên đàn lại tự che mắt bịt mũi không cần ngửi nhìn. Như có kẻ tỳ kheo tín căn sâu dày huệ nhãn sáng suốt đã từng gần gũi cúng dường pháp, tu hành như lời các ngài dạy, vun trồng nhiều căn lành, tỳ kheo nầy nghe được tam muội Bồ tát niệm như Phật hiện tiền liền vâng lãnh đọc tụng, suy gẫm nghĩa lý thực hành tam muội, đắc được tam muội nầy rồi dạo chơi các thế giới Phật, khắp giảng nói cho kẻ khác nghe giải thích các ý nghĩa sâu xa, thường nguyện như thế nầy: Sẽ làm cho kinh điển dạy về môn tam muội Bồ tát niệm Phật được truyền bá rộng rãi trong đời và hằng tồn tạithế gian.

Phật bảo Hiền Hộ:

Ta lại nói cho ông nghe: Lúc ta đang đối trước tất cả thế gian Phạm thiên, Ma vương, Sa môn, Bà la môn và các trời người a tu la v.v... dạy về môn tam muội vi diệu nầy nếu có thiện nam thiện nữ nào nghe rồi tùy hỷ đọc tụng thọ trì niệm Phật tam muội suy gẫm tin hiểu phát lời như vầy: "Đây chơn thật là lời Phật nói", nên biết người nầy đã tom góp phước đức rất nhiều không thễ nghĩ lường được.

Nầy Hiền Hộ! Nếu có thiện nam thiện nữ nào dùng các thứ châu báo đầy cả tam thiên đại thiên thế giới dùng để cúng dường tất cả đức Phật, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh đẳng giác được công đức dù to tát nhưng sánh với công đức người trì kinh nầy trăm, ngàn, muôn phần không được một, cho đến không được một phần trong vô lượng, vô biên a tăng kỳ.

Khi đó Thế Tôn nói lên bài kệ để lập lại nghĩa trên:

Kẻ ngu mê u tối
Buông lung, căn chưa thuần
Bị bạn ác phá hoại
Không có tâm chánh tín
Phá giới tạo các tội
Chấp say đắm ngã mạn
Họ đều nói kinh nầy
Không phải lời Phật nói.
Kẻ nào đối kinh nầy
Nghe rồi sanh vui vẻ,
Kẻ nầy không nghi nan
Không nói là ngụy tạo.
Như kẻ giới thanh tịnh
Kính pháp sanh tôn trọng
Báu vật đầy tam thiên
Đem cúng dường chư Phật
Để cầu đại bồ đề
Phước đó khó thể nói
Nếu có các tỳ kheo
Nghe Phật ca ngợi định
Vừa nghe sanh tin nhận
Phước đức hơn kẻ trên.

Nầy Hiền Hộ! Có hạng Bồ tát hoặc tại gia hay xuất gia nghe được môn tam muội nầy không sợ hãi hủy báng, nghe rồi vui theo sanh tăm kính tin quyết định chơn thật không còn nghi ngờ gì nữa, chịu đọc tụng thọ trì suy gẫm ý nghĩa. Nầy Hiền Hộ! Các hạng người như trên đức Thế Tôn đã thấy biết hiễu hết về họ cả hết rồi.

Nầy Hiền Hộ! Nếu ai có khả năng đọc tụng thọ trì tưởng nhớ môn tam muội nầy họ không bao giờ làm việc ác, không phá vỡ tịnh giới, không hủy hoại chánh tín, không theo bọn tà kiến. Hiền Hộ! Thiện namthiện nữ nầy phân biệt một cách hoàn hảo, thành tựu đức suy tư, hoàn toàntín tâm đối với pháp nầy lại có khả năng thọ trì gìn giữ. Hiền Hộ! Ông nên biết rằng kẻ nầy đã từng trải qua trăm ngàn vô lượng vô biên các đức Như Lai đời quá khứ tu hành cúng dường vun trồng căn lành mới có năng lực vừa nghe môn tam muội niệm Phật hiện tiền, nghe rồi phát lòng tin nhận tâm mở mang ý hiểu biết cho đây là chơn thật không còn nghi hoặc, đã được nghe xong lại ưa thích in chép đọc tụng thọ trì cho đến đem ý nghĩa sâu rộng ra giảng cho người khác biết. Tại sao lại làm như thế? Nầy Hiền Hộ! Là vì các thiện namthiện nữ nầy đã từng đích thân nghe các Đức Như Lai đời quá khứ nói về môn tam muội nầy rồi đọc tụng thọ trì. Vì lý do nầy, sau khi Đức Như Lai nhập diệt khoảng cuối năm trăm năm sau lúc chánh pháp sắp hoại diệt lại còn nghe được môn tam muội nầy, nghe rồi lại sanh tâm tin nhận không có sợ hãi kinh hoàng thối lui, lòng còn vui mừng khấp khởi ra công đọc tụng thọ trì suy gẫm ý nghĩa lại đem nói cho kẻ khác nghe cho đến trọn cả ngày đêm thực hành môn tam muội nầy.

Hiền Hộ! Nếu có ai nghe về môn tam muội nầy không sợ hãi, không thối lui, không hủy báng, nghe rồi lại vui theo, chịu suy gẫm kỹ lưỡng, nhập pháp nầy là chơn thật, tâm mở mang trí hiểu biết rồi chỉ tạm thời ca ngợi cho người khác nghe, cũng đã thu hoạch phước đức vượt bực không thể tính đếm được, còn nói gì đến việc có thể đọc tụng thọ trì siêng năng tưởng nhớ để thực hành nói cho kẻ khác nghe, trọn cả ngày đêm tu môn tam muội Niệm Phật. Hiền Hộ! Ông phải biết thiện nam thiện nữ nầy nhơn việc trên đã thu hoạch được vô lượng vô số công đức vĩ đại trụ bực bất thối chuyển, tùy theo tâm nguyện đều được thành tựu. Nầy Hiền Hộ! Sự kiện đã rõ ràng như vậy giờ đây ta lại nói thêm thí dụ để ý nghĩa càng rõ hơn.
Thí dụ như có người đem tất cả đất đai trong cả tam thiên đại thiên thế giới đều nghiền nát ra bụi rồi lại đem tất cả cây cỏ lá nhánh đủ cỡ lớn nhỏ cũng nghiền nát ra bụi. Lúc đó người nầy mới lấy một hạt bụi trong đống bụi hết sức vĩ đại kia ra chia chẻ như thế số bằng đống bụi trên, mỗi hạt bụi đều chia chẻ như thế cả lần lần cho đến hết số đống bụi trên. Nầy Hiền Hộ! Theo ý ông nghĩ thế nào? Số bụi kia nhiều hay ít?

Hiền Hộ đáp:
Hết sức nhiều, bạch Thế Tôn.
Phật lại tiếp:
Nầy Hiền Hộ! Nếu có thiện nam thiện nữ nào đem số châu báu bằng như số bụi trên ra bố thí, ý ông lại nghĩ ra sao? Phước đức kẻ thiện nam thiện nữ nầy thu hoạch được sẽ nhiều không?
Hiền Hộ thưa:
Bạch Thế Tôn! Thật hết sức nhiều! Kẻ thiện nam thiện nữ nầy do hạnh bố thí trên đã thu hoạch phước đức nhiều vô lượng vô số.

Phật lại bảo:
Nầy Hiền Hộ! Ta lại nói thêm cho ông nghe: Như kẻ thiện nam thiện nữ bố thí bảy báu bằng đống bụi trên được phước như thế và kẻ thiện nam thiện nữ nghe môn tam muội Niệm Phật hiện tiền tạm thời sanh tin nhận, phân tích rõ ràng nhìn nhận pháp nầy chơn thật, tâm ý mở mang bằng lòng đọc tụng thọ trì cho đến tạm thời nói cho kẻ khác nghe tu hoạch được phước đức. Đem so sánh cả hai đàng lại thì phước đức kẻ dưới thật là vô lượng vô biên không thể tính đếm so sánh suy lường được, vượt bực kẻ trên rất nhiều.

Nầy Hiền Hộ! Kẻ thiện nam thiện nữ nào nghe được môn tam muội sanh tâm tin nhận.... vì nói cho kẻ khác nghe như thế thu hoạch phước đức vô lượng vô biên, huống gì kẻ thiện nam thiện nữ đối với kinh điển dạy về môn tam muội nầy sanh tâm tin nhận như chỗ được nghe thấy, thọ trì theo đức tin, diễn nói trên sự kinh nghiệm, thọ trìthực hành theo như lời nói.
Khi ấy đức Thế Tôn muốn lập lại nghĩa trên nên nói bài kệ:

Nếu ai chất báu đầy tam thiên
Thành tâm hành hạnh bố thí độ
Ta bảo phước nầy dù rất nhiều
Nhưng không bằng nghe kinh công đức
Bồ tát mong cầu chứa phước đức
Tin hiểu thọ trì lại suy tưởng
Diễn giảng tu hành: Niệm tam muội
Phước thu hoạch được hơn trên nhiều.
Nghiền ba ngàn cõi ra bụi cả
Lại chia hạt bụi bằng số trên
Đem báu bằng như số bụi đó
Thành tâm bố thí mức cứu cánh
Các Phật ca ngợi tam muội kinh
Chỉ đem một kệ dạy kẻ khác
Ta nói công đức của người nầy
Vượt lên phước thí trên rất nhiều
Nếu nói đầy đủ cho người nghe
Cho đến chỉ nói một chút ít
Suy gẫm tăng trưởng các căn lành
Lại hưởng lâu dài vô lượng phước.
Tất cả chúng sanh đều làm Phật
Tịnh huệ rốt cuộc chứng chơn như
Giả sử trong số ức nhiều kiếp
Kể phước kệ nầy khó cùng tận.
Các Phật lần lượt nhập diệt hết.
Nhiều ức số kiếp thường nói ra
Cũng không làm sao hết bờ phước
Của người duyên theo kệ kinh nầy.
Tất cả thế giớitrong đời
Bốn phương, trên, dưới và bốn góc
Chất chứa dẫy đầy các báu lạ
Vì cầu phước báo đem dâng Phật
Công đức kẻ nầy khó lường được
Tính ra số bằng các thế giới.
Lại kẻ nghe được tam muội nầy
Khéo léo giảng nói, phước hơn trên.
Kẻ nào không nghi nơi kinh nầy
Với các pháp khác cũng rõ thấu
Chắc chắn dứt hẳn vào đường ác
Lại nhập thắng tịch tam muội thiền.
Kẻ nầy nếu thường cúng dường ta
Chắc hưởng nhiều phước khó suy lường
Tăng trưởng đa văn chứng bồ đề
Do nghĩ nhớ Phật khen định nầy
Nay ta bảo ông lời thành thật
Nên siêng năng nhớ đừng buông lung
Nhứt tâm ca ngợi, lòng hăng hái.
Tự nhiên mau chứng bồ đề nầy
Lại vì cúng dường trăm số Phật
Có thể lănh thọ tam ma đề
Dù ở vào đời cực ác độc
Tự sẽ mau chứng định vi diệu
Hoặc có thấy ta và tỳ kheo
Và ông Bồ tát Hiền Hộ đây,
Bồ tát như vậy thích đa văn
Quyết định sẽ đắc tam muội nầy
Hoặc ai nghe được thánh tam muội
Nói cho kẻ khác hay biên chép
đà la ni, Thế Tôn khen
Sẽ chứng tất cả Phật Bồ đề.
Nếu người hằng tưởng tam muội nầy
Tất cả chư Phật cùng ca ngợi
Sẽ đắc vô sanhđa văn
Các Phật lần lượt dạy dỗ pháp.

Quyển Thứ Hai

Phẩm Thứ Sáu: Quán Sát

Đức Thế Tôn lại bảo Bồ tát Hiền Hộ:

Nầy Hiền Hộ! Nếu các đại Bồ tát nào muốn suy gẫm tam muội nầy, nên suy gẫm thế nầy: Như đức Thế Tôn của ta giờ dây đang ở trong chúng hội trời người giảng nói pháp trọng yếu. Nầy Hiền Hộ Bồ tát nhứt tâm suy tưởng các đức Phật Như Lai ngồi trên tòa sư tử đang giảng nói chánh pháp đủ tất cả tướng tốt hết sức đẹp đẽ đoan nghiêm kẻ ngắm không nhàm. Quán sát các tướng đại nhân, mỗi một tướng nên phải chí tâm quán kỹ tức sẽ thấy rõ các đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh đẳng giác, đã được thấy các ngài rồi, trước nên tự hỏi tại sao không thấy được đảnh tướng? Vừa tự hỏi xong lại lần lượt quán các tướng cho rõ ràng. Quán như thế và nghĩ rằng tướng của đức Phật Như Lai vi diệu hiếm có. Nguyện cho con đời vị lai sẽ được thành tựu đầy đủ thân tướng vi diệu.

Nguyện cho con trong đời vị lai cũng được gìn giữ cấm giới một cách trong sạch, oai nghi không thiếu.

Nguyệt cho con trong đời vị lai được hoàn mãn môn tam muội như vậy.

Nguyện cho con đời vị lai thành tựu trí huệ giải thoát, giải thoát tri kiến như vậy.

Nguyện cho con trong đời vị lai thành tựu viên mãn các thân tướng như thế liền đắc thành trí giác vô thượng, sau khi thành Phật cũng sẽ ở trong chúng hội trời người như thế giảng nói diệu pháp như đây.

Bồ tát quán sát đầy đủ các đức Phật Như Lai cho đến khi thành tựu nhứt thiết trí rồi, lại nên suy gẫm trong đó ai là ta? Ai là của ta (ngã sở hữu)? Các Phật đắc Bồ đề, là thân đắc? Hay là tâm đắc? Nếu thân đắc, thân ngây ngô vô giác vô tri giống như cây cỏ, gạch, vách, bóng trong gương. Còn bồ đề không sắc không hình, không phải bóng, không phải tướng trạng, không thể thấy biết, không thể chạm hiểu. Tại sao lại dùng thân ngây ngô vô giác vô tri, không thấy, không biết, không phân biệt, không tác ý để đắc Bồ đề nầy? Bồ đề như vậy đã không hình sắc không tướng trạng bóng dáng, không thể thấy biết, không thể chạm hiểu, ai lại hành chứng trong đó?

Nếu như tâm đắc, tâm là vô sắc, không thể thấy được, Tâm là vô tướng không thể biết được, Tâm như thế đồng như ảo hóa, nhưng Bồ đề cũng vậy vô sắc không thể thấy, vô tướng không thể biết, vô lậu vô vi cũng đồng như ảo hóa, tại sao lại chứng được? Thế nào giác tri? Mà lại nói rằng thân tâm đắc bồ đề ư? Đại Bồ tát lúc quán sát như thế rõ ràng phân minhthân tướng không đắc bồ đề cũng biết rằng tâm không đắc Bồ đề. Tại sao thế? Vì các pháp không có chuyện dùng sắc chứng sắc, dùng tâm chứng tâm. Nhưng sự kiện nầy ở trong ngôn thuyết dù biết tất cả là vô sắc, vô hình, vô tướng, vô lậu, không thể nhìn thấy không có chứng biết cũng không phải không chứng biết. Tại sao? Vì do tất cả thân Như Lai không thuộc hữu lậu, thân các ngài vô lậu, tâm cũng vô lậu. Vì các Như Lai tâm vô lậu nên sắc cũng vô lậu, lại nữa các đức Như Lai sắc vô lậu nên thọ, hành, thức cũng vô lậu. Lại nữa giới của các đức Như Lai cũng vô lậu, tam muội, trí huệ cũng vô lậu... cho đến giải thoát, giải thoát tri kiến cũng vô lậu như thế cho đến những lời lẽ của các đức Như Lai nói, đă nói, đương nói, sẽ nói và tất cả pháp được nói cũng đều vô lậu cả.

Hiền Hộ! Các Phật pháp như thế chỉ có người trí mới thông đạt được còn kẻ ngu không thể hiểu biết. Bồ tát lúc quán sát như thế biết tất cả pháp đều không thể được. Tại sao không thể được? Vì nó là năng chứng? Không thể được. Thế nào chứng? Lại không thể được. Duyên gì chứng. Cũng không thể được. Quán sát như thế thể nhập vào tịch diệt định phân biệt các pháp cũng không phân biệt các pháp. Tại sao thế? Là vì các pháp không có.

Nầy Hiền Hộ! Như lửa chưa hiện khởi hoặc có người nói rằng: Ta hôm nay trước tiên làm tắt lửa nầy.

Nầy Hiền Hộ! Ý ông nghĩ thế nào? Lời kẻ nầy nói là thành thật chăng?

Hiền Hộ đáp:

Bạch Thế Tôn! Không thành thật.

Phật bảo:

Cũng giống như vậy, các pháp từ xưa đến nay hoàn toàn vô đắc, tại sao hôm nay lại có người nói lời rằng: Ta có thể chứng biết tất cả pháp, ta có thể thông suốt tất cả pháp, ta có thể giác ngộ tất cả pháp, ta có thể độ thoát tất cả chúng sanh đang ở trong sanh tử. Lời nói như thế không phải là chơn chánh. Tại sao ta nói như vậy? Là vì trong pháp giới vốn không có các pháp cũng không có chúng sanh. Tại sao lại nói rằng độ? Và độ cũng chỉ là nhơn duyên trong thế đế.

Phật bảo Hiền Hộ tiếp:

Thế nên các thiện nam thiện nữ nào nếu muốn thành tựu trí giác vô thượng cho đến trí giác Duyên giác, Thinh văn cần nên phải quán sát tất cả pháp như vậy. Lúc quán sát sẽ nhập vào tịch định không có phân biệt không phải không phân biệt. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Tất cả pháp vốn không thật hữu, nếu định phân biệt tức là kẹt vào một bên, vượt lên trên ngoài lãnh vực suy lường, ngoài lãnh vực phân biệt, chỗ không chứng biết, chỗ không kinh doanh, chỗ không tập hợp, chỗ không nghĩ nhớ, chỗ không phát khởi. Nầy Hiền Hộ! Đó gọi là trung đạo.

Lại nầy Hiền Hộ! Trong chơn thật đệ nhứt nghĩa nếu còn kẹt một bên hay rơi vào chặng giữa đều không thể được. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Tất cả pháp dường như hư không bổn lai tịch diệt, không phải hư vô không phải thường hằng, không có tích tụ, không có nơi dừng lại, không chỗ nương tựa, không tướng, vô vi, không có toán số. Nầy Hiền Hộ! Nó vốn không thể đếm tính được, tại sao lại có toán số? Vì không đếm, nằm trong số đếm, nên không kẹt vào con số cho đến không có danh tự lời lẽ trí tính toán.

Nầy Hiền Hộ! Đại Bồ tát lúc quán sát các đức Như Lai như vậy không có chấp trước. Tại sao vậy?

Là vì tất cả pháp vốn không chấp trước bởi nó không có nơi chỗ để chấp trước, cũng không có cội rễ để đoạn trừ.

Hiền Hộ! Đại Bồ tát nầy nên suy nghĩ Tam muội Chư Phật hiện tiền như vậy, nếu thấy các đức Như Lai rồi không nên chấp giữ, không nên vịn theo. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Tất cả các pháp vốn không thể nắm giữ dường như hư không, thể tánh tịch diệt.

Nầy Hiền Hộ! Như đem chùy vàng đặt trong lửa đỏ nấu cho chảy ra lúc chảy nóng đến cùng cực, lại như viên sắt đỏ vừa từ lò gấp ra cháy đỏ nóng ran, kẻ có trí đâu thèm bốc tới. Tại sao? Bởi vì vàng chảy ra nước và hòn sắt đều nóng bốc vào chắc chắn cháy tay.

Cũng ý đó nầy Hiền Hộ! Bồ tát lúc quán Phật không nên vin lấy chấp giữ việc đó cũng giống như vậy.

Thế nên Bồ tát lúc quán sắc Phật không nên sanh tâm đắm trước, cho đến quán thọ, tưởng, hành thức cũng không được đắm trước.

Lại nữa lúc Bồ tát quán về giới, định, trí, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến cũng không nên đắm trước.

Tại sao như vậy? Vì hể còn chấp trước giữ lấy là không bao giờ có thể thoát ly sự khổ sanh tử, bởi sự khổ cũng do nguyên nhơn lòng chấp trước.

Thế nên Bồ tát lúc quán sát Như Lai như thế không sanh ý tưởng chấp trước. Dù không chấp trước nhưng lại phải siêng năng cầu mong công đức thắng diệu như Chư Phật Thế Tôn. Đó là: Phật trí, Như Lai trí, trí vĩ đại, trí tự nhiên, trí tự tại, trí không thể nghĩ lường, trí khó tính kể, trí không gì ngang sánh được, trí nhứt thiết trí. Nếu muốn cầu thể nhập những trí như thế suy gẫm quán sát tam muội niệm chư Phật hiện tiền.

Khi đó muốn cho thêm rõ nghĩa nầy, đức Thế Tôn lập lại bằng bài kệ:

Ví như gương sáng và dầu trong
Phụ nữ trang sức soi bóng mình
Kẻ ngu nhìn bóng lại đam mê
Nơi nơi đeo đuổi cho thỏa lòng.
Ái tưởng điên đảo nơi cái Không
Không biết là pháp hư vọng sanh
Nếu có Bồ tát nghĩ như vầy:
"Bồ đề cam lồ trong tương lai
Ta cứu chúng sanh khỏi các khổ"
Gọi người vô trí tâm trước ngã.
Trong đệ nhứt nghĩa không chúng sanh
Thế gian chỉ có sanh lão tử
Các pháp không tướng trăng đáy nước
Há có Bồ đề mà tìm cầu!
Hình tượng khác gì bóng trong gương
Như ảo như hóa như hư không
Phàm phu suy tưởng bị trói buộc
Hạng nầy bị buộc không vô thật.
Nếu có kẻ trí hàng Bồ tát
Biết đời điên đảo nên thấy chơn
Thông đạt không người, ai chịu khổ?
Vị nầy tương lai thành Phật đạo.
Vô ý phân biệt Phật Bồ đề
Tâm kia bổn lai tự sáng trong
Không thấy sanh tử bùn nhơ đục
Vị nầy chứng thật bậc tối thắng.
Tất cả sắc pháp đều vô lậu
Không thể phân biệt, vọng cũng không
Diệt trừ các dục tâm giải thoát
Kẻ biết như thế, chứng tam muội
Trước niệm các Phật thân vô tướng
Sau nghe các pháp vốn thanh tịnh,
Suy gẫm như vậy, niệm không thừa
Chứng tam muội nầy có khó đâu!
Thường nghĩ không tướng để quán sát
Liền diệt được cả những vi tế
Đối tất cả sắc không phân biệt
Mắt dù có thấy, tâm không lụy,
Nếu lấy không thấy, là chứng định
Tất cả kẻ mù cũng chứng sao?
Cũng không dùng thấy, không không thấy
Điều nầy ngoại đạo đều mê mờ.
Thường ly tướng trạng mà suy gẫm
Thấy tâm thanh tịnh của các Phật
Nhận như thế rồi quán tất cả
Kẻ đó mau đắc tam muội nầy.
Nếu muốn quán sát tất cả Phật
Nên tưởng ngài ngồi giảng diệu pháp
Như ta hiện giờ nói pháp nầy.
Kẻ nào thích pháp nhìn thân ta
Đừng nên suy gẫm những gì khác
Chỉ nên nghĩ Phật dạy pháp diệu,
Chuyên nhớ như vậy đừng thấy khác
Vì cầu học rộng và nghe nhiều
Nhứt tâm quán ta dạy định nầy,
Ghi nhớ lại hết lời Phật nói.
Không lời diễn đạt, không sánh được.
Nếu muốn tâm vui và thân an
Cầu Phật công đức khó suy lường
Cho đến chứng đắc diệu Bồ đề
Nên cần tu học tam muội nầy.
Muốn cho trong sạch biển học sâu
chúng sanh nên thường siêng cầu,
Kẻ nầy nên mau bỏ dục trần
Cần tu tam muội thù thắng nầy.

Quyển Thứ Hai

Phẩm Thứ Bảy: Giới Hạnh Đầy Đủ

Hiền Hộ Bồ tát lại bạch Phật:

Thưa Thế Tôn! Ngài rất là hy hữu đã có được tam muội siêu việt như thế. Nếu như có các vị Bồ tát bỏ gia đình đi xuất gia tâm rất ưa thích giảng nói về tam muội nầy cũng như quán sát nó. Bạch ngài! Các vị nầy nên nương theo pháp nào để có khả năng giảng nói và quán sát?

Phật dạy:

Nầy Hiền Hộ! Nếu có Bồ tát bỏ gia đình đi xuất gia, hết lòng ưa thích và mong muốn quán sát tam muội nầy, hàng Bồ tát xuất gia đó trước tiên hết phải ghi nhớ các giới như vầy: giữ gìn giới hạnh cho trong sạch, giới hạnh không thiếu sót, không ô nhiễm, không nhơ bẩn, không đắm trước, không xao động, không bị chê trách, giới hạnh được bậc trí ca ngợi, giới hạnh được bậc thánh kính mến.

Nầy Hiền Hộ! Hàng Bồ tát xuất gia làm như thế nào để được giới hạnh trong sạch? Cho đến làm sao được giới hạnh bậc thánh kính mến?

Nầy Hiền Hộ! Hàng Bồ tát xuất gia nên y cứ theo Ba la đề mộc xoa thành tựu các oai nghi tế hạnh cho đến viên mãn các giới hạnh vi tế nhiều như bụi. Đối với các giới hạnh nên nghĩ đến sự thành tựu cao xa không chấp trước, lúc được nghe pháp không, vô tướng, vô nguyện tâm không sợ hãi không mê mờ. Hiền Hộ! Do nhơn duyên đó hàng Bồ tát xuất gia thành tựu được giới hạnh không đắm trước, giới hạnh được bậc thánh kính mến.

Khi ấy Bồ tát Hiền Hộ lại bạch Phật:

Thưa Thế Tôn! Hàng Bồ tát xuất gia do duyên cớ gì lại có giới hạnh không trong sạch, thiếu sót, nhiễm trước, ô uế, ỷ lại, giới hạnh bị kẻ chê trách, bậc thánh ghét bỏ?

Phật dạy:

Nầy Hiền Hộ! Nếu Bồ tát xuất gia nào còn giữ lấy đắm trước nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà thọ trì cấm giới tu tập Phạm hạnh. Đã tu rồi còn có quan niệm: Hiện nay ta giữ giới, tu khổ hạnh, tu học như thế nầy, Phạm hạnh như kia, mong rằng đời vị lai ta sẽ được sanh lên cõi trời hay ở nhân gian một cách tự tại hưởng quả đầy đủ.

Hiền Hộ! Vì lý do nầy nên Bồ tát xuất gia thành tựu giới hạnh không trong sạch... cho đến giới bị bậc thánh ghét bỏ. Vì họ cầu có, muốn hưởng quả báo và mong thác sanh nơi an nhàn.

Nầy Hiền Hộ! Hàng xuất gia Bồ tát muốn tuyên nói và suy gẫm môn tam muội nầy trước tiên hết phải thành tựu giới hạnh trong sạch.... cho đến giới được bậc thánh kính mến, luôn luôn ghi nhớ thực hành Bố thí Ba la mật đó là những sự bố thí cao cả, bố thí pháp, bố thí siêu việt, bố thí vi diệu, bố thí tịnh diệu, bố thí vô thượng, thường siêng năng hăng hái không bỏ rơi trách nhiệm to tát dù là chỉ tạm nghỉ thôi.... Hằng nhứt tâm gìn giữ chánh niệm. Đức tin trong sạch không vướng vít danh tiếng lợi dưỡng thế gian, không mang lòng ganh tỵ. Thường hành khất thực, đúng như pháp xin ăn để nuôi thân hình, không nhận thỉnh riêng, lòng nhàm chán thế gian thích cảnh a lan nhã, tôn sùng dòng thánh, vâng giữ hạnh đầu đà dứt bặt chuyện phiếm chỉ luận việc siêu thoát cõi đời. Yên lặng ở giữa đám đông ít lời lẽ thường tôn kính kẻ khác không dám khinh chê, bất cứ lúc nào cũng cảm thấy tự thẹn với mình hổ ngươi đối với kẻ khác. Kẻ gia ân cho mình lòng hằng nhớ báo đáp, với kẻ thiện tri thức mong muốn được thân cận, với bậc sư tôn thì tùy thuận hầu hạ. Nếu gặp được kinh điển sâu xa sẽ hết lòng nghe nhận, tâm hằng không có niệm mỏi mệt, đối với vị pháp sư xem như đấng cha lành hay bậc thiện tri thức cho đến coi như đức Như Lai, vì do người dạy pháp vi diệu nầy làm cho mình được thành tựu trí giác vĩ đại tăng tưởng tâm mến thích kính trọng.

Nầy Hiền Hộ! Nếu có Bồ tát đi đến nghe bậc Thinh Văn nói về kinh điển sâu xa như đây, lại đối với bậc pháp sư nầy không sanh tâm kính mến, tôn trọng, không nghĩ là bậc cha lành thiện tri thức, giáo sư hay chư Phật nên không thể thân cận cúng dường hầu hạ người đã dạy mình kinh nầy. Hiền Hộ! Ông phải biết hạng Bồ tát nầy sẽ không đủ năng lực để tin nhận, biên chép phổ biến ra, tuyên giảng về kinh nầy để nhờ đó chánh pháp được tồn tại.

Lại nầy Hiền Hộ! Nếu có Bồ tát nào được nghe hàng Thinh văn nói về kinh điển vi diệu như vậy sanh tâm tôn trọng coi vị pháp sư đó như là Phật gần gũi cung kính cúng dường hầu hạ. Bồ tát như vậy dù chưa tu học kinh nầy cũng tức là đă tu tập, chưa giải nói ra tức đã giải nói, có đủ năng lực làm cho diệu pháp tồn tại lâu dài trên cõi đời, không bị hủy hoại hay tiêu diệt. Tại sao thế? Là vì do có thể kính mến tôn trọng chánh pháp nên kinh nầy mới được tồn tại lâu dài trên thế gian. Nầy Hiền Hộ! Do nhơn duyên nầy giờ đây ta dạy ông: Người nào đối với vị pháp sư sanh tâm ưa mến, kính trọng, tôn quý, coi như thiện tri thức, bậc thầy, thậm chí có khi tưởng như chư Phật nên hết lòng hầu hạ cúng dường cung kính, người như vậy mới gọi là thực hành theo hạnh của ta, vâng lời ta dạy bảo.

Lại nầy Hiền Hộ! Hàng Bồ tát xuất gia quyết định muốn và suy gẫm tam muội nầy nên thường ở a lan nhă xa lánh đám đông, làng xóm bè đảng, chỗ tham cầu, không cất chứa lúa gạo món ăn, không tham đắm nơi y phục vật thức, không nhận lãnh tài sản vàng bạc. Không ham mê hằng nghĩ đến việc xả thân, xa lìa lòng tham đắm, thường tu pháp tử quán, luôn hổ thẹn không tạo điều ác gìn giữ chánh pháp. Không còn nghe hoặc, luôn xa lìa không nắm giữ các tướng. Tu từ tâm không mang oán hiềm phát khởi tình thương cao cả, không giận hờn tâm bình thản hằng vui vẻ xí xóa nào có ưa ghét gì đến chúng sanh. Thường đi kinh hành phá trừ mê ngủ.

Nầy Hiền Hộ! Nếu Bồ tát xuất gia thực hành được pháp như thế sẽ có năng lực tu học, giải nói, suy gẫm về môn tam muội Niệm Chư Phật hiện tiền nầy.

Khi ấy Bồ tát Hiền Hộ bạch Phật:

Thưa Thế Tôn! Thật là hy hữu! Đức Như lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác dạy ra kinh điển thật hết sức sâu xa vi diệu siêu việt không thể suy lường được, nhưng các Bồ tát ở đời vị lai biếng nhát ỷ lạinghe được kinh điển nầy lại sanh sợ hãi kinh nghi thối lui không phát tâm ưa thích vui mừng. Lúc đó cũng có các Bồ tát siêng năng tinh chuyên ghi nhớ ưa thích pháp nầy giữ vững cùng khuyên người thọ trì, nếu được nghe pháp sư dạy cho pháp nầy dù phải xả thân nơi chánh pháp cũng không tiếc, không đắm trước danh tiếng không mong cầu lợi dưỡng, nghe nhận được pháp môn vi diệu như thế thường đọc tụng, ghi nhớ, suy gẫm nghĩa lý, thực hành như lời dạy, trong đời các Phật vị lai sẽ chỉ vì để thành tựu các công đức vĩ đại nên lòng luôn siêng năng hăng hái.

Lại có thiện nam thiện nữ đã từng cúng dường các đức Phật đời quá khứ vun trồng nhiều căn lành, hạng nầy rất hăng hái, vì mong muốn nghe pháp môn vi diệu nên phát ra đại thệ:

Dù phải khô kiệt da thịt, nát nghiến xương tủy, đốt cháy thân tâm, khổ hạnh liên tục nhưng con cũng không hề tạm thời biếng nhát mỏi mệt, do vì hằng mong thành tựu được kinh điển vi diệu nên siêng năng hăng hái phi thường chỉ muốn để thu phục các Bồ tát làm cho họ nghe nhận kinh điển nầy liền sanh đức tin, tâm vui vẻ.

Khi ấy Thế Tôn khen Bồ tát Hiền Hộ:

Hay lắm! Hay lắm! Nầy Hiền Hộ! Đúng như vậy! Đúng như lời ông nói! Ta hết sức vui vẻ công nhận, tất cả ba đời chư Phật Thế Tôn số nhiều như cát sông Hằng cũng đều công nhận thế.

Hiền Hộ lại thưa:

Bạch Thế Tôn! Nếu như có Bồ tát tại gia còn ở thế gian nghe được môn tam muội nầy muốn được quán tưởng, nói cho kẻ khác nghe hoặc trọn một ngày đêm thực hành, người nầy gìn giữ bao nhiêu pháp hành để thành tựu được tam muội và có năng lực dạy bảo kẻ khác.

Phật dạy:

Nầy Hiền Hộ! Hàng Bồ tát gia còn ở trong thế gian lại mong muốn tu tập môn tam muội niệm Phật hiện tiền nầy hoặc trọn một ngày đêm hay đôi giờ, nay ta nói cho ông nghe: Hàng tại gia nầy còn ở trong thế gian cần nên có đức tin chơn chánh, không keo kiệt hằng bố thí giúp đở hoặc ít nhiều hay cho tất cả không mong cầu quả báo, nên quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, không thờ trời cũng không lễ bái, không có lòng ganh tỵ lại hằng vui theo, sanh sống theo như Phật pháp giữ mình cho trong sạch, không mê gái không đắm say thê thiếp, không nhiễm thế tục, không bo bo ôm ấp tài sãn châu báo, hằng ưa thích hạnh xuất gia cạo bỏ râu tóc, thường ở chốn già lam tu bồ đề không nghĩ đến thừa nào khác, gặp bậc tỳ bởn giữ niềm cung kính. Được vị pháp sư nói cho nghe tam muội nầy, đối với vị đó sanh lòng kính mến tôn trọng xem như là bậc thiện tri thức, giáo sư, thậm chí như Phật, đem dâng cúng những gì người cần thiết, hằng nghĩ đến ân đã dạy cho mình diệu pháp nầy nên luôn tìm cách đáp trả.

Nầy Hiền Hộ! Bồ tát tại gia lúc còn ở thế gian ông nên dạy họ thực hành các pháp như trên sau đó mới chỉ cho họ môn tam muội nầy, cách suy gẫmtu tập như thế.

Quyển Thứ Hai

Phẩm Thứ Tám: Thọ Ký

Khi ấy Bồ tát Hiền Hộ thưa:

Bạch Thế Tôn! Ngài rất là hy hữu đã vì hàng Bồ tát tại gia, xuất gia đức tin thuần thục hâm mộ diệu pháp dạy cho họ pháp vô thượng, để họ an trụ trong vô lượng pháp hành sau đó họ sẽ được quán sátgiảng giải tam muội nầy.

Bạch Thế Tôn! Sau khi ngài diệt độ môn tam muội nầy còn phổ biến trong cõi Diêm phù đề không?

Phật dạy:

Sau khi ta diệt độ khoảng bốn chục năm kinh tam muội nầy còn phổ biến trong cõi Diêm phù đề. Qua năm trăm năm sau lúc chánh pháp diệt, tỳ kheo tạo điều ác, lúc chánh pháp bị phỉ báng, lúc chánh pháp bị phá hoại, lúc ít người giữ giới hạnh, hạng phá giới tăng trưởng, lúc các nước đánh nhau. Vào khoảng trong vòng trăm năm nầy có chúng sanh nào thiện căn bền vững khi xưa đã từng gần gũi chư Phật cúng dường tu hành gieo hạt giống lành, nhờ vậy hàng trượng phu nầy được kinh điển như thế đem ra lưu hành và do đó kinh được phổ biến trở lại trong thế giới Diêm phù đề. Đây là nhờ oai thần của Phật nên khiến cho họ sau khi ta diệt độ được nghe kinh nầy rồi sanh vui mừng biên chép phổ biến, thọ trì đọc tụng, suy gẫm ý nghĩa, dạy bảo kẻ khác, thực hành như lời dạy.

Khi đó Bồ tát Hiền Hộ và chàng Ly Xa Bảo Đức vừa nghe Như Lai nói chánh pháp diệt thương khóc nước mắt rơi xuống như mưa mới cùng rời chỗ ngồi đứng dậy, sửa sang y phục ngay ngắn trịch áo bày vai mặt, gối mặt quỳ chấm đất cung kính thưa rằng:

Trong vòng trăm năm sau năm trăm năm đức Như Lai nhập Niết Bàn là lúc chánh pháp diệt, lúc các sa môn điên đảo, chánh pháp bị phỉ báng, phá hoại, kẻ giữ giới ít oi phá giới lại tăng, bậc hộ pháp hiếm hoi, kẻ sống phi pháp lại nhiều, chúng sanh chịu ly loạn, các nước đánh nhau, khi ấy chúng con sẽ đọc tụng thọ trì suy gẫm nghĩa lý kinh điển tam muội vi diệu nầy, lại còn đem giảng nói cho kẻ khác nghe. Tại sao chúng con hành động như vậy? Là vì tâm chúng con không nhàm chán, không tri túc đối với kinh điển Như Lai dạy bảo, vì chúng con có khả năng nghe nhận, biên chép phổ biến, đọc tụng thọ trì, suy gẫm nghĩa lý tu hành và giảng nói cho kẻ khác.

Khi ấy có các cư sĩ thuộc giới thương gia tên là Dà Ha Cấp Đa và Na La Đạt Đa Ma Nạp v.v... xót thương chánh pháp diệt nước mặt rơi đầm đìa cũng cùng đứng dậy thưa:

Bạch Thế Tôn! Chúng con nguyện bảo vệ kinh điển Như Lai nói và kẻ thọ trì kinh điển làm cho được tăng trưởng. Chúng con sẽ gìn giữ kinh điển vi diệu do Như Lai dạy được lưu hành phổ biếntồn tại lâu dài trên đời. Do vì kinh điển nầy đã từng trong vô lượng số kiếp đem lại nhiều quả trí giác vô thượng cho chúng sanh.

Bạch Thế Tôn! Chúng con được nghe pháp hy hữu xin nguyện hết lòng thọ trì suy gẫm ý nghĩa, đem dạy lại cho người để pháp được phổ biến.

Bạch Thế Tôn! Với pháp sâu xa tất cả thế gian khó có người tin, con sẽ vì chúng sanh trước tiên gây thiện căn cho họ sau đó sẽ giảng giải ý nghĩa.

Khi đó trong chúng có năm trăm tỳ kheo tỳ kheo ni cư sĩ nam cư sĩ nữ nghe đức Như Lai nói chánh pháp hoại diệt trong thời gian sắp đến lòng cảm thấy đau nhói nước mắt tuôn rơi, đều đứng dậy sửa sang y phục trịch áo bày vai mặt, gối mặt quỳ chấm đất cung kính chấp tay thưa:

Bạch Thế Tôn! Chúng con xin nguyện thọ trì chánh pháp của Như Lai. Còn các bậc đại sĩ thiện trượng phu vào lúc nầy đã làm bậc y chỉ cho chúng con, đã che chở dạy dỗ làm chúng con hiểu được ý nghĩa chơn thật của kinh điển sâu xaNhư Lai đã dạy và nhờ đó chúng con thực hành như Pháp. Cúi xin Thế Tôn ngài hãy thọ ký rõ ràng cho các thiện trượng phu và chúng con. Vì con và các ngài đó đủ có năng lực gìn giữ chánh pháp và người thọ trì.

Đức Thế Tôn liền mỉm cười từ miệng toát ra ánh sáng màu vàng ròng soi khắp mười phương các thế giới Phật, và ánh sáng trở về chỗ Phật, xoay quanh Như Lai ba vòng theo chiều mặt xoay lên đến đỉnh đầu thì biến mất.

Tôn giả A Nan thầm nghĩ lúc Thế Tôn cười chắc có việc gì lạ ta nên hỏi ngài gì cớ gì Ngài cười.

Nghĩ vậy xong, ngài đứng dậy sửa sang y phục lại, trịch áo bày vai mặt, gối mật chấm đất chấp tay hướng về Phật dùng kệ thưa:

Tâm ngài trong sáng hạnh không nhơ
đại oai đức, thần thông lớn
Cao cả đáng tôn trọng cõi đời
Hiển hiện khác gì ánh trăng trong.
Thánh trí vô ngại, tâm giải thoát
Tiếng Ca Lăng tối thượng cõi trời
Tất cả dị luận không xao động
Nay bỗng mỉm cười do duyên gì?
Thông đạt chánh chơn vì con nói
Đấng lưỡng túc đem nhiều lợi ích
Nên nghe âm thinh vi diệu nầy
Con sẽ hết lòng vui hớn hở.
Chẳng lẽ Thế Tôn luống cười khan?
Khi Phật phóng quang có người lành
Thưa ai hôm nay được lợi lớn?
Ai trong phút nầy được chứng chơn?
Ai hiện giờ đây được quán đảnh?
Ai phút bây giờ lên ngôi Phật?
Ai hiện tại đem lợi cho đời?
Ai sẽ nói hết kho Phật pháp?
Ai hằng thường trụ trong Phật trí
đức Thế Tôn hiện duyên cười?
Phật liền dùng kệ đáp lại:

A Nan! Ông thấy Hiền Hộ không?
Cùng năm trăm người ông giáo hóa
Thân tâm vui vẻ lời thành thật
Bọn họ tương lai được pháp nầy.
Bọn họ nhứt tâm nhìn ngóng ta
Bất cứ lúc nào cũng như vậy.
Đối trước nơi ta phát đại nguyện,
Họ sẽ tương lai đạt đạo nầy.
Lại có tám chúng đứng dậy thưa
Trong đó năm trăm là thượng thủ
Họ sẽ ở vào đời pháp hoại
Vì cả thế gian nói pháp nầy.
Ta cũng bảo ông biết như vầy:
Họ là kẻ có trí vô ngại
Nào từng chỉ ở đời một Phật
Đứng dậy chấp tay kính Thế Tôn,
Ta quán khi xưa vô lượng đời
Trải qua tám muôn các đức Phật
Tám người đã từng đứng dậy thưa
Lại cũng hộ trì diệu pháp nầy
Trước đó tám muôn ức do tha
Cũng gặp vô số Phật như thế
Tâm được giải thoát, tiếng đồn xa.
Lúc đó hạng nầy đã thọ trì
Nay lại ở trong diệu pháp ta
Làm thượng thủ hạng giữ lợi ích
Bọn họ sau khi ta diệt độ
Đem xá lợi ra để cúng dường.
Khéo giữ các Phật sự của ta
Đặt trong rương hộp khắp mười phương
Xây tháp giữa đồng hay trên núi
Dặn dò trời rồng và kim điểu:
Các ông nương tựa kinh pháp nầy
Mạng dứt sẽ đều lên cõi trời
Sau đó trở lại chốn nhân gian
Thường sanh vào nhà họ sang trọng
Khéo gìn việc Bồ đề của ta
Lại phát đại nguyện theo bổn tâm,
Hoặc vì chánh pháp đến nước người
Để tìm cầu kinh sâu như thế
Đắc rồi lại truyền trao kẻ khác
Do tâm vui vẻ không ganh tỵ.
Cầu pháp tinh thành không biếng nhát
Khinh tài nhẹ mạng há yêu thân!
Hàng phục tất cả ngoại đạo luận
Hằng đem chánh pháp ban cho họ.
Lúc đó không ai thọ trì kinh
Cũng không đọc tụng, dạy kẻ khác.
Chỉ có năm trăm đấng hiền nầy
Và tám đại Bồ tát như thế

 


Tương lai miền Bắc truyền diệu pháp
Phổ biến kinh điển rất sâu xa.
Như thế tỳ kheoni chúng
Các cư sĩ nam cư sĩ nữ.
Trí khéo, không hiểm, lên pháp sư
Sẽ thành bậc chánh giác đức lớn.
Kẻ nầy từ đây đến khi chết
Không bao giờ sa vào đường ác
Trong các đời sanh được may mắn
Gặp gỡ Bồ đề việc hy hữu
Đã xa lìa hẳn các đường ác
Lại tránh không gặp các nạn tai
Công đức khó biết được ngằn mé
Hưởng phước như thế nhiều vô cùng
Sẽ gặp được Phật Di Lặc
Tâm hằng tương xứng với Phật nầy
Cúng Phật cung kính lợi chúng sanh
Chỉ vì mong cầu trí Bồ đề
Vào khoảng mạt thế lúc pháp diệt
Họ cũng lại thường giữ gìn pháp
Có thể ở vào khoảng Hiền kiếp
Làm cho thế gian khắp sáng soi
Bảo vệ kinh nầy cùng mọi nơi,
Trụ chỗ không sợ giữa ba đời
Tương lai số ức các đức Phật
Khó thể tính lường và nghĩ suy
Đều cúng dường hết, rộng tu hành
Hằng giữ gìn các thắng Phật sự
Nay đây Hiền Hộ đại Bồ tát
Và ông Bảo đức, báu trong chúng
Thương chủ Cấp Đa Dà Ma Da
Sẽ được gặp Phật nhiều hằng sa
Nghe và lãnh thọ kinh vô lượng
Nếu có chúng sanh được nghe tên
Hoặc lúc tỉnh táo hay ngủ nghỉ
Hạng nầy được trời người tôn kính
Nếu có chúng sanh vừa nghe tên
Liền sanh kính tin và tùy hỷ
Tất cả thành Phật không nghi ngờ
Huống gì cúng dường với các Phật
Họ được thọ ký khó nghĩ lường
Sống lâu, pháp trụ cũng vô lượng
Lợi ích rộng lớn không cùng tận
Công đức trí huệ cũng khó biết.
A Nan nếu người trì kinh nầy
Biên chép đọc tụng và ghi nhớ
Ông nên quyết định sanh kính mến
Không nên xa họ năm trăm dặm,
A Nan! Nếu người trình kinh nầy
Tự siêng năng mong cầu bền vững
Giữ giới trong sạch, bỏ ngủ nghỉ
Chắc chắn đắc được diệu tam muội
Trong luật ta dạy về Mộc Xoa
Các hạng tỳ kheoLan nhã
Thường hành đầu đà không xả bỏ
Đắc được tam muội rất chắc chắn.
Tất cả thỉnh riêng đều từ chối
Dù là vị ngon cũng bỏ qua
Coi thầy như Phật tâm cung kính
Ai nói họ không chứng tam muội?
Trước hết rõ cả tham sân si
Xả bỏ ngã mạnganh tỵ
Tình không nhơ bợn niệm vô vi
Đọc tụng suy gẫm tam muội nầy
Nếu có Bồ tát còn tại gia
Tâm hằng bền vững việc xuất gia
Thọ trì đọc tụng thành nghiệp miệng
Tâm hằng nhớ học tam muội nầy,
Luôn giữ gìn năm căn bản giới
Cũng thường thọ trì bát quan trai
Hằng xả tài sản cúng chùa tháp
Đọc tụng quán sát môn tam muội,
Không có mê say hàng thê thiếp
Không đắm nữ sắctài sản,
Giữ hạnh cư sĩ hằng hổ thẹn
Chỉ một lòng nhớ tam muội nầy.
Không khởi tâm hại các kẻ khác
Chỉ nghỉ suy bỏ các chơi giỡn
Không kẹt nơi nào, tâm an nhẫn
Chỉ nhớ một môn tam muội nầy.
Chớ nên ôm giữ các tài vật
Hoa hương phấn thoa và vòng hoa
Không đắm nơi nào, hằng an nhẫn
Tam muội như thế luôn giữ gìn.
Nếu tỳ kheo ni cầu kinh nầy
Nên phải quy kính, bỏ ganh tỵ
Bỏ đùa, cống caongã mạn
Chứng được bồ đề nào khó gì.
Nên phải siêng năng trừ mê ngủ
Tất cả mong cầu đều bỏ lìa
Tâm mến pháp, nuôi mạng trong sạch
Chỉ đọc tụng kinh tam muội nầy,
Hằng không hợp tác với tham dục
Không nổi sân hận dày vò người
Không đem dây ma trói chúng sanh
Chỉ một lòng trì môn tam muội
Không do nịnh hót mà hành động
Không ham áo đẹp và hương xoa
Không nói hai lưỡi chia cách người
Chỉ biết môn tam muội phải trì.
Tiếng sắc gái trai nào bợn tâm
Tịch tịnh hết rối mối nghĩ bậy
Kính thầy nào khác đức Phật đà
Và chỉ thọ trì niệm tam muội.
Sanh ra xa lìa các đường ác
Trong biển Phật pháp nào tin suông
Phá trừ các chướng trong ba cõi
Mong muốn lãnh thọ tam ma đề.

Quyển Thứ Ba

Phẩm Thứ Chín: Công Đức Thọ Trì

Khi ấy Bồ tát Hiền Hộ, chàng thanh niên Ly Xa Bảo Đức, thiện thương chủ phú hộ Da Ha Cấp Đa, Na La Đạt Ma Nạp, Thủy Tiên cùng với năm trăm đồ chúng nghe lời Phật dạy đều lấy làm vui mừng liền đem năm trăm y phục tuyệt đẹp dâng lên Thế Tôncúng dường ngài nhiều phẩm vật khác.

Đức Thế Tôn mới bảo A Nan:

Nầy A Nan! Hiền Hộ Bồ tát lúc nào cũng thường làm bậc thầy của năm trăm đồ chúng dạy cho họ các ý nghĩa trọng yếu của các pháp, giáo hóa vỗ về làm cho họ vui vẻ. Do có vui nên bọn họ sanh tâm tùy thuận, chơn thật, trong sạch ly dục phá trừ các phiền não không bị nó bao bọc trói buộc

Liền đó năm trăm người nhứt tâm chấp tay cung kính làm lễ Phật và lui ngồi một bên.

Hiền Hộ mới thưa:

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ tát cần đủ mấy pháp mới có khả năng đắc môn niệm Phật tam muội nầy?

Phật dạy:

Nầy Hiền Hộ! Nếu đại Bồ tát có đủ bốn pháp như sau sẽ đắc được tam muội. Một là không đắm say lý thuyết của tất cả ngoại đạo, hai là không ưa tất cả việc ái dục, ba là thường không bỏ rơi công đức đầu đà, bốn là luôn nhàm chán ba cõi các chỗ thọ sanh do phiền não. Bồ tát thành tựu bốn pháp nầy sẽ đắc tam muội.

Nầy Hiền Hộ! Nếu thiện nam thiện nữ đọc tụng thọ trì kinh tam muội nầy, hoặc có lúc đem ra giảng nói cho kẻ khác hiện tiền liền được năm thứ công đức: một là không bị tất cả các độc tổn hại, hai là không bị tổn thương bởi binh khí gậy gộc, ba là không bị tai nạn nước: chết chìm v.v... bốn là không bị lửa dữ đốt cháy, năm là không bị ác vương, huyện quan có dịp làm hại.

Tại sao được như thế? Là vì nhờ sức từ tâm của tam muội.

Nầy Hiền Hộ! Giả sử thế gian lâm vào kiếp hoại cả thế giới chìm đắm trong biển lửa, trời đất cháy đỏ rực, nếu như có kẻ thọ trì kinh nầy hoặc trai hay gái dù có bị rơi vào lửa đỏ nhưng nhờ oai thần của tam muội, lửa đỏ liền tắt, không bao giờ có chuyện không tắt.

Hiền Hộ! Kẻ thiện nam thiện nữ lúc thọ trì kinh nầy không bao giờ bị ác vương, ác huyện quan, trộm cướp, sư tử, cọp, sói, rắn độc làm hại. Lúc họ tu hành kinh nầy cũng không hề bị dạ xoa, la sát, ngạ quỷ, cưu bàn trà, tỳ xá xà cho đến tất cả loài phi nhân cản trở phá hoại được. Kẻ thiện nam thiện nữ lúc đọc tụng kinh nầy, lúc suy gẫm ý nghĩa, lúc giảng nói cho người, lúc nhập vào tam muội, lúc hành phạm hạnh cũng không xảy ra việc mất y mất bát cho đến các việc chướng ngại, trừ ra do dư báo đời trước xoay chuyển không được. Kẻ thọ trì kinh tam muội nầy cũng không mắc bịnh mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm, các hoạn nạn khác cho đến tai nạn nguy kịch táng mạng, chướng ngại phạm hạnh. Kẻ thiện nam thiện nữ được nghe, thấy, biết đầy đủ về kinh tam muội như thế nếu như họ không gặp được Phật, không gìn giữ chánh pháp lại phá hoà hiệp tăng trái nghịch với Phật Bồ đề, thật là việc không bao giờ có thể xảy ra!

Nầy Hiền Hộ! Kẻ thiện nam thiện nữ thọ trì kinh nầy được tất cả trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lầu la, khẩn na la, ma hầu la dà, nhân phi nhân, bốn đại thiên vương, Đao lợi thiên vương, phạm thiên vương cho đến các đức Phật Thế Tôn đều hết lòng ca ngợi.

Lại nầy Hiền Hộ! Thiện nam thiện nữ thọ trì kinh nầy luôn luôn được sự mến kính của tất cả trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lầu la, khẩn na la, ma hầu la dà, nhân, phi nhân, bốn đại thiên vương, Đao lợi thiên vương, đại phạm thiên vương, các hàng bồ tát cho đến tất cả chư Phật Thế Tôn.

Lại nữa kẻ thiện nam thiện nữ nhờ sức của kinh nên luôn luôn được sự bảo vệ của tất cả trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lầu la, khẩn na la, ma hầu la dà, nhân, phi nhân, bốn đại thiên vương, Đạo lợi thiên vương, đại phạm thiên vương, tất cả hàng Bồ tát Phật Thế Tôn.

Các bậc Bồ tát cho đến chư Phật Thế Tôn trong ngày đêm hoặc trong giấc mộng, các ngài hiển hiện hình tượng tự xưng danh hiệu rồi xoa đầu an ủi người trì kinh tam muội nầy và khen ngợi cùng khuyến khích họ.

Lại nữa kẻ thiện nam thiện nữ dù chưa từng nghe đến các kinh điển khác ngoài kinh này nhưng nhờ sức oai thần tam muội nên khiến xui tự nhiên có người đến nói hay nằm mơ nghe được, nghe rồi ghi nhớ rành rẽ không quên.

Nầy Hiền Hộ! Ta nói về công đức của kẻ thiện nam thiện nữ chỉ tạm thời thọ trì kinh tam muội vi diệu nầy dù trải qua nhiều kiếp cũng chưa hết được, huống chi kẻ đã nghe được tam muội nầy rồi y theo lời dạy tu hành, sống như chánh pháp.

Sau đó Thế Tôn nói lên bài kệ để lập lại nghĩa trên:

Nếu người có khả năng giải thích
Tam muội tịch tịnh của chư Phật
Giả sử ta nay nói công đức
Khác nào hạt cát giữa sông Hằng.
Nếu vì kẻ khác nói tam muội
Nước không nhận chìm, lửa không cháy
Không bị thương tổn bởi dao gậy
Ác vương, ác quan không hại được
Nếu hay đọc tụng tam muội kinh
Nào sợ tất cả việc khủng bố
Oai lực kinh nầy diệt trừ hết
Ngay cả nộc độc của đại xà.
Kẻ thọ trì được kinh điển nầy
Cũng không sợ sệt các kẻ ác
Dạ xoa, la sát và các rồng
Bọn nầy đâu có dịp làm hại.
Nếu ai giải nói tam muội nầy
Họ không mắc bịnh và nạn tai
Sanh ra báo nhãn không hề mờ
Lời nói êm ái, biện luận hay.
Nếu người thực nghiệm thiền thâm diệu
Thân thể mạnh mẽ không bịnh hoạn
Cả đời xa hẳn các ác sắc
Nào có lo phải sa địa ngục.
Nếu ai đọc tụng kinh tam muội
Được trời, long thần đều bảo vệ
Da xoa, la sát kẻ oán thù
Vừa đến đã hoảng cùng bỏ chạy.
Nếu ai nói kinh cho kẻ khác
Trời, rồng, dạ xoa lòng mừng vui
Các trời tối ngày luôn ca tụng
Chư Phật Thế Tôn thương như con.
Nếu vì kẻ khác đọc kinh nầy
Không có nghi nan tất cả pháp
Được dung nhan đẹp khó ai bì
Há lại thối giảm Bồ đề đạo
Nếu người đem dạy cho kẻ khác
Dù gặp vua ác, dân ly loạn
Vào năm khô hạn, lúa gạo thiếu
Không bao giờ đói, hoặc bị hại.
Nếu người giải nói tam muội nầy
Thu hoạch công đức khó suy lường
Dù có loài ma hại chúng sanh
Cũng khó đụng đến lông hay tóc
Ta đă nói về kẻ trì kinh
Các nạn, sợ hãiphiền não
Không có bao giờ tổn hại được
Chỉ trừ nghiệp trước cố định rồi.
Nếu ai bảo vệ được kinh nầy
Chính họ là trưởng tử của Phật
Ta đã ca ngợi họ lâu rồi
Đời tương lai cũng sẽ khen ngợi.
Nếu ai gìn giữ pháp thế nầy
Tự nên luôn sanh lòng hoan hỷ
Đều nên phổ biến chớ bỏ rơi
Lời Phật hôm nay dạy như vậy.

Quyển Thứ Ba

Phẩm Thứ Mười: Mau Chứng Bồ Đề

Phật lại bảo Hiền Hộ Bồ tát:

Nầy Hiền Hộ Ta nhớ thuở xa xưa cách đây cũng đã Vô số kiếp rồi, lúc bấy giờ có một Phật hiệuVô uý vương Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn. Đương lúc ngài ra đời có một ông phú hộ tên là Tu đạt đa cùng với hai muôn người nữa đồng đến chỗ Phật Vô úy vương ngự làm lễ đầu chấm sát chân Thế Tôn, lễ xong ngồi qua một bên và Tu đạt đa cầu thỉnh đức Phật Vô úy giảng rộng ra ý nghĩa tam muội sâu xa như thế. Khi ấy đức Phật Vô úy Vương biết ông phú hộđức tin sâu dày thật tâm muốn nghe tam muội nầy, nên liền tùy thuận giảng giải ra.

Nầy Hiền Hộ! Tu đạt đa nghe được tam muội Phật dạy ra, liền đọc tụng thọ trì, suy gẫm ý nghĩa thực hành như lời. Đã thực hành xong lại bỏ gia đình cạo râu tóc đi xuất gia mặc áo cà sa, y theo giáo pháp của Vô Uý Vương Như Lai. Trải qua tám muôn năm, suy gẫm gìn giữ tam muội nầy, lại thọ trì tất cả pháp mà đức Vô Uý Vương dạy ra. Sau đó lại nghe các Như Lai khác nói về pháp nầy cũng thọ trì cả, vun trồng rất nhiều căn lành nơi các Phật có thể thành tựu nhiều việc vĩ đại không suy lường được. Sau đó bỏ thân liền sanh lên trên Tam thập tam thiên, trong kiếp đó lại gặp đức Phật thứ hai, đức Phật đó sanh từ cõi trời Đao lợi xuất gia thànhdạo tên là Điển Đức Như Lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác. Tu đạt đa lại xuất gia tu hành theo giáo pháp của Điển Đức Như Lai trải qua tám muôn bốn ngàn năm cũng vẫn quán tưởng tam muội nầy. Kế đó Tu đạt đa lại gặp đức Phật thứ ba xuất thân từ gia đình Bà la môn rồi cũng xuất gia thành đạo hiệu là Quang Vương Như Lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác, Tu đạt đa xuất gia tu hành theo pháp của Quang Vương Như Lai cũng trải qua tám muôn bốn ngàn năm thường hằng suy gẫm tam muội nầy.

Hiền Hộ! Từ đó về sau ông Tu đạt đa lại trải qua hơn trăm kiếp nữa thành tựu được trí giác vô thượng. Hiền Hộ! Ông nên biết phú hộ Tu đạt đa đâu có phải là người nào xa lạ chính là đức Nhiên Đăng Như Lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác đời quá khứ.

Nầy Hiền Hộ! Thế nên biết rằng ông Tu đạt đa nhờ lòng ưa thích chánh pháp lại có năng lực cầu pháp như thế nên mau thành tựu được trí giác vô thượng.

Nầy Hiền Hộ! Giờ đây ông hãy quán sát tam muội nầy, vì các Bồ tát và hàng chúng sanh mà làm đôi chút việc ích lợi vĩ đại nầy, chính là sẽ được tất cả trí địa của chư Phật, lại có thể gìn giữ bể cả đa văn của tất cả chư Phật. Hiền Hộ! Vì vậy các ông nên siêng năng mong cầu tam muội nầy, thường thích ưa nghe, đọc tụng thọ trì, suy gẫm tu hành, đã nghe nhận rồi lại khuyên bảo kẻ khác dọc tụng thọ trì, giải thích nghĩa lý để cho họ hăng hái mong cầu, tin nhận được, chánh niệm quán tưởng, tu hành như lời.

Nầy Hiền Hộ! Nếu người siêng năng mong cầu đọc tụng thọ trì chánh niệm tu hành, phổ biến lưu hành tam muội nầy không bao lâu sẽ chứng được các Phật trí, Như Lai trí, đại tự tại trí, bất tư nghị trí, bất khả xứng trí, vô đẳng đẳng trí, nhứt thiết trí cho đến trí bất cộng

Nầy Hiền Hộ! Nếu kẻ nào là kẻ nói giỏi họ sẽ nói rằng: Tam muội nầy chính là đôi mắt sáng của các vị Bồ tát, là cha mẹ của tất cả Bồ tát, nguyên động lực đem lại tất cả Phật trí cho các Bồ tát. Hiền Hộ! Kẻ nào nói như vậy là nói rất giỏi về tam muội nầy.

Nầy Hiền Hộ! Lại có kẻ thiện nam thiện nữ lúc nói rất hay chính là nói rằng: Tam muội nầy tức là Phật tánh, pháp tánh, tăng tánh, là Phật địa, biển đa văn, công đức kho báu đầu đà vô tận, là kho công đức vô tận của chư Phật, là kho báu vô tận phát sanh ra các nhẫn lực, là nguyên động lực sanh ra đại từ, đại bibồ đề. Hiền Hộ! Đó là kẻ nói rất hay về tam muội nầy.

Nầy Hiền Hộ! Nếu có người nói rằng: vua tam muội đầy đủ năng lực phá tan các pháp đen tối, soi sáng tất cả đại pháp, kẻ đó đáng coi là nói rất hay về tam muội nầy.

Hiền Hộ! Ông nên quán sát Bồ tát tu niệm Phật hiện tiền tam muội, vì các chúng sanh hằng đem cho họ sự lợi ích vĩ đại, cho đến tất cả hàng bồ tát trụ ở cõi nầy nhìn thấy khắp mười phương tất cả thế giới chư Phật Thế Tôn, liền qua chỗ các Phật cung kính lễ bái nghe nhận chánh pháp, cúng dường chư tăng nhưng cũng không tham đắm.

lý do nầy, các Bồ tát muốn thành tựu tam muội vương nên luôn luôn siêng năng tinh chuyên quán sát pháp tứ niệm xứ.

Nầy Hiền Hộ! Thế nào là pháp tứ niệm xứ của Bồ tát? Đó là Bồ tát luôn luôn chuyên tâm quán sát tất cả thân hành nhưng rốt ráo không thấy tất cả các thân, luôn luôn chuyên tâm quán sát thọ hành nhưng cũng không thấy tất cả tâm, luôn luôn chuyên tâm quán sát pháp hành nhưng cũng không thấy tất cả các pháp.

Nầy Hiền Hộ! Các việc như vậy ai có khả năng tin nhận được? Duy chỉ có bậc Lậu tận A la hán Bồ tát thối chuyển.

Hiền Hộ! Tất cả phàm phu ngu mê đối với môn tam muội niệm Phật hiện tiền, thường nên suy tưởng đến chư Phật Thế Tôn không đặng sanh chấp trước lại cũng suy tưởng các Phật Thế Tôn nói pháp như đây nhưng cũng không chấp trước, lại cũng suy gẫm ta nghe nhận pháp nhưng đều không nên đắm trước tất cả hữu vi. Tại sao lại hành động như thế? Nầy Hiền Hộ! Là vì các pháp đều không, bổn lại vô sanh. Vì các pháp không thể niệm, không có chỗ niệm. Các pháp xa lìa tuyệt hẳn tâm tưởng, vì các pháp không thể chấp trì, chơn như không thể đắc được. Các pháp không bị nhiểm dường như hư không, các pháp trong sạch vì xa hẳn tướng chúng sanh, các pháp trong sạch vì sa hẳn tướng chúng sanh, các pháp không ô trượcnhơn duyên diệt. Các pháp vô vi vì không có năng lực đưa loài hữu tình phải luân chuyển trong luân hồi. Các pháp tức niết bàn vì bổn lai vốn thanh tịnh. Các pháp vô sở hữu vì tất cả vật thể không có được.

Thế nên Bồ tát muốn suy gẫm tam muội này không thấy tự thân cũng không thấy chứng các pháp. Tại sao? Bởi vì trong đó không thể lấy sắc tướng để thấy Phật, lấy tướng âm thinh mà nghe pháp, không thể do thừa thinh văn chứng Bồ tát niệm Phật tam muội, cũng như không thể được các nhẫn địa Bồ tát.

Vì vậy hôm nay ta đem môn tam muội nầy ra phó chúc cho hàng thiên vương thế gian nên thọ trì, nên bảo vệ, cũng phó thác ông công việc phổ biến ở đời vị lai, chớ để đoạt tuyệt.

Đương lúc Thế Tôn nói pháp nầy có tám na do tha các thiên tử ở cõi dục phát tâm vô thượng bồ đề, lại có vô lượng trời người cũng phát tâm Bồ đề. Phật thọ ký cho hạng nầy vào đời vị lai qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng đều thành tựu vô thượng Bồ đề đồng một danh hiệu là Chánh giải thoát Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giácthế gian giáo hóa, sống lâu đồng nhau. Hiền Hồ! Hạng nầy vừa phát tâm bồ đề còn được công đức vô lượng thành tựu viên mãn trí giác vô thượng như thế huống hồ gì kẻ theo ta lúc xưa hành đạo Bồ tát, kẻ cúng dường ta, họ lại không mau thành đạo giác ngộ vô thượng sao?

Hiền Hộ! Lại có vô lượng vô biên chúng sanh nghe pháp nầy được tịnh trí Bát nhã, lại có tám trăm tỳ kheo giải thoát khỏi các phiền não.

Thế Tôn nói kệ lập lại nghĩa trên:

Ai sẽ thọ trì tam muội nầy
Họ được phước đức khó lường hết
Giới hạnh của họ không nhơ nhớp
Bổn tâm thanh tịnh như gương trong.
Ai sẽ thọ trì niệm tam muội
Được đa văn rộng không bờ mé
Trí huệ tự nhiên không thiếu giảm
Công đức đầy mãn như trăng tròn.
Ai sẽ thọ trì tam muội nầy
Thấy các đức Phật không nghĩ đặng.
Trí huệ quán sát pháp hy hữu
Bậc siêu việt nhân đều ủng hộ.
Ai sẽ thọ trì niệm tam muội
Phật kia dạy pháp khó đo lường
Đều sẽ vâng lãnh và cúng dường
Ai sẽ thọ trì niệm tam muội
Họ vì đời làm đèn soi đường
Tình thương cao cả cứu các khổ
Cúng dường hết thảy đấng Thế Tôn.
Ai sẽ thọ trì niệm tam muội
Vị lai vô số các Thế Tôn
Bồ tát nầy như muốn thấy được
Nên khởi tín tâm, tu cúng dường.
Nếu ai thọ trì tam muội nầy
Họ được thắng lợi khó nghĩ lường
Sanh trong nhân gian nhà cao quý
Thường được xuất gia, món ăn đủ
Ai giữ gìn được kinh tam muội
Họ hưởng nhiều phước lường được đâu
Lại gìn giữ vững đến vị lai
Hưởng được phước đức lợi tối hậu.

Quyển Thứ Ba

Phẩm Thứ Mười Một: Đầy Đủ Năm Pháp

Khi đó Bồ tát Hiền Hộ rời chỗ ngồi đứng dậy sửa sang y phục trịch áo bày vai mặt gối mặt quỳ chấm đất cung kính chấp tay thưa Phật:

Bạch Thế Tôn! Cúi xin ngài và chư tỳ kheo tăng ngày mai vào giờ độ ngọ quang lâm đến nhà con vì thương xót chúng sanh và con xin nhận sự cúng dường nầy.

Đức Thế Tôn im lặng nhận lời Hiền Hộ. Hiền Hộ biết Phật đã nhận lời làm lễ đầu chấm sát chân Phật, đi nhiễu theo chiều mặt ba vòng và lui ra. Ông lại đến chỗ tỳ khoe ni Ma ha ba xà ba đề làm lễ và thưa rằng:

Cúi xin tôn giảni chúng thương xót con sáng mai xin đến nhận chút cúng dường mọn.

Tỳ kheo ni Ma ha ba xà ba đề lặng lẽ nhận lời. Hiền Hộ biết rồi làm lễ lui ra, xong ông tới nói với chàng ly xa Bảo đức:

Nầy Bảo Đức! Ông đến nhà, ông hãy chuyễn dùm lời mời của tôi với tất cả hàng bà con quyến thuộc bạn bè quen biết của ông và các cư sĩ cho đến các vị vừa đến từ thành Vương xá hay các nơi khác thành ấp, thôn xóm qua dự pháp hội nầy. Xin ông nói với họ rằng: Xin nhận bữa cơm tại nhà tôi vào ngày mai.

Khi đó chàng Ly xa Bảo Đức nhận lời Hiền Hộ mới nói với các cư sĩ, bà con quyến thuộc v.v... đang dự pháp hội rằng:

Xin quý vị biết cho Bồ tát Hiền Hộ nhờ tôi mời quý vị: Ngày mai vào giờ ngọ xin các vị đến nhận sự cúng dường mọn.

Khi đó Bồ tát Hiền Hộ, chàng Ly Xa Bảo Đức và phú hộ thương chủ Dà Ha Cấp Đa, Na La Đạt Da Ma Nạp, phú hộ Thủy Tiên cùng với tất cả quyến thuộc bạn bè quen biết v.v... đảnh lễ Phật đầu chấm sát đấtlui về nhà Bồ tát Hiền Hộ. Các vị ấy đến nhà giúp Hiền Hộ sử sang buổi cúng dường, ngay trong đêm đó sai gia nhân lo liệu các món ăn thượng diệu sắc hương mỹ vị đầy đủ trăm vật, lại lo cả các món ăn ngon sạch dồi dào để thí cho các người nghèo đói từ các nước xa xôi đến, món ăn thí ra đồng với đại chúng không khác. Tại sao thế? Là vì hễ là Bồ tát thì tâm các ngài không có ưa ghét không dám kinh khi kẻ khác, đối với chúng sanh đều một lòng bình đẳng.

Khi ấy Ta bà thế giới chủ Đại Phạm Thiên vương, Đao lợi thiên vương Thích Đề Hoàn Nhơn, bốn vị đại thiên vương như Đề Đầu Lại Tra v.v... và thiên tử Thiện Đức cùng với các quyến thuộc đều hiện thân làm người đến tán trợ cho Hiền Hộ vì các vị ấy muốn giúp ông ta sớm thành tựu quả báo Bồ đề.

Còn Hiền Hộ và và con bạn bè quen biết v.v... quét dọn nhà cửa, treo giăng cờ xí đầy cả đại lộ, đường cái, đường hẻm trong đại thành Vương Xá cùng với nhiều vật trang trí tô điểm rực rỡ, rải hoa thơm đầy mặt đất rồi lại đốt lên các loại danh hương đệ nhứt để cúng dường. Hiền Hộ lo trang trí thành Vương Xá nhà cửa và sửa soạn món ăn ngon xong sáng hôm sau mới cùng bà con qua đến nơi Thế Tôn ngự cúi đầu đảnh lễ và thưa:

Bạch Thế Tôn! Con đã sửa soạn xong, xin ngài biết là phải lúc.

Khi đó vào sáng sớm, đức Thế Tôn vì nhận lời Hiền Hộ nên đấp y mang bát cùng với vô lượng tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, đại chúng trời người vây quanh hai bên cùng đi đến nhà Bồ tát Hiền Hộ. Khi đó Bồ tát Hiền Hộ, mới nghĩ: Nhà cửa mình bé nhỏ không thể dung chứa số đại chúng quá đông nhiều mong nhờ oai linh đức Thế Tôn gia hộ làm cho nhà con rộng lớn đều trở thành lưu ly, tất cả nhân dân trong nội thành đều thấy rõ cả và đại chúng trời người được tùy ý thọ dụng không có chi thiếu sót, thật là điều sung sướng cho con.

Đức Thế Tôn hiểu tâm niệm của Hiền Hộ liền dụng thần lực làm cho nhà của ông trở thành rộng rãi các vật dụng đều trở thành lưu ly, cũng làm cho tất cả nhân dân trong thành đều được thấy rõ ràng.

Đức Thế Tôn vào nhà Hiền Hộ an tường ngồi trên sàn tòa và cho phép tất cả tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, đại chúng trời người tùy theo bộ loại tuần tự mà ngồi. Hiền Hộ, chàng thanh niên Ly Xa Bảo Đức, thương chủ phú hộ cư sĩ Dà Ha Cấp Đa, Na La Đạt Đa đã thấy Thế Tônbốn bộ chúng trời người đều ngồi an tường xong. Khi đó Hiền Hộ đích thân mang món ăn hết sức ngon quý dâng lên Thế Tôn, đức Thế Tôn thọ xong sau đó ông mới đem dâng bốn bộ chúng và tất cả đại chúng trời người các món ăn thơm tho quý đều để các vị tuỳ ý thọ dụng đầy đủ. Sau khi bửa cơm vừa dứt các ngài rửa tay súc miệng, rửa bát mang vào mình xong. Hiền Hộ mới đặt một ghế nhỏ thấp trước mặt Thế Tôn, cúi đầu làm lễ ngài sau đó lui ngồi trên ấy nhứt tâm chiêm ngưỡng ngài. Đức Thế Tôn mới vì Bồ tát Hiền Hộ, chàng Ly Xa Bảo Đức, thương chủ cư sĩ Dà Ha Cấp Đa, Na la Đạt ĐA Ma Nạp v.v... cho đến bốn bộ chúng trời người ngài ứng cơ nói pháp làm cho tất cả được mở mang hiểu biết, an ủi vỗ về để họ vui vẻ. Sau đó Thế Tôn cùng các tỳ kheo, tỳ kheo ni, đại chúng trời người trở về tinh xá.

Sau buổi cơm xong, Bồ tát Hiền Hộ cùng với quyến thuộc, bạn bè quen biết và trăm ngàn đại chúng vây quanh hai bên đồng qua đến nơi Thế Tôn cung kính lạy ngài rồi lui qua một bên quỳ gối chắp tay thưa:

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ tát đầy đủ mấy pháp có thể chứng tam muội hiện tiền nầy?

Phật dạy:

Nầy Hiền Hộ! Nếu Bồ tát nào thành tựu được năm pháp như sau sẽ thành tựu được tam muội hiện tiền. Một là đủ nhẫn lực cao thâm trừ tận các dục lạc, hai là thật không gì tận không có chỗ tận, ba là vốn không có tạp loạn và sự diệt trừ các tạp loạn, bốn là vốn không có nhơ bợn và sự diệt trừ nhơ bợn, năm là vốn không có trần và sự xa lìa trần lao. Hiền Hộ! Đó là đại Bồ tát thành tựu viên mãn vô sanh nên đắc tam muội hiện tiền này.

Nầy Hiền Hộ! Lại có năm pháp Bồ tát thành tựu sẽ đắc tam muội. Một là nhàm chán cực độ các hữu không thọ các hành, hai là sanh bất cứ nơi nào không hề quên tâm Bồ đề, ba là sanh ra nơi đâu cũng được gặp Phật Thế Tôn, bốn là không hề đam mê các ấm giới, nhập, năm là không đắm say nơi các việc dục lạc.

Nầy Hiền Hộ! Lại có năm pháp: một là luôn luôn nghĩ nhớ tâm không giới hạn, hai là luôn luôn khéo thể nhập thiền định suy gẫm, ba là phân tách gẫm nghĩ tất cả các pháp, bốn là đối với tất cả chúng sanh không có tâm tranh cải, năm là luôn luôn dùng pháp tứ nhiếp hóa chúng sanh. Nếu Bồ tát thành tựu năm pháp nầy sẽ thành tựu tam muội.

Nầy Hiền Hộ! Lại có năm pháp: một là đối với tất cả chúng sanh luôn rải tâm từ bao khắp, hai là lúc nào cũng ghi nhớ tu hành thánh hạnh, ba là thường thực hành hạnh nhẫn dù gặp kẻ phá giới lòng vẫn tôn kính, bốn là không khoe tài trước Hoà thượng A Xà Lê, năm là ở bất cứ nơi nào cũng không có lòng khinh chê kẻ khác. Bồ tát nào đầy đủ cả năm sẽ thành tựu tam muội.

Lại có năm pháp khác: một là luôn luôn y theo thánh giáo tu hành như lời dạy, hai là ý nghiệp trong sạch, diệt trừ sự ác của thân khẩu nghiệp, ba là giới hạnh trong sạch dứt trừ kiến thức, bốn là thường cầu mong học rộng nghe nhiều đức tin sâu dày về thiện nghiệp, năm là thường nghĩ nhớ đến Như Lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác. Hoàn mãn được năm pháp nầy Bồ tát sẽ thành tựu tam muội hiện tiền.

Lại có năm pháp khác Bồ tát thực hành có thể thành tựu tam muội hiện tiền: một là thường bố thí rộng lớn không có tâm keo kiết, đối với các bậc sa môn, bà la môn, người nghèo khó, cô đơn, ăn xin, bố thí cho lòng không tiếc rẻ, những vật quý báu giá trị như món ăn ngon ngọt, y phục tốt đẹp, phòng nhà đệ nhứt bên trong đầy đủ đồ đạc trang trí đèn nến hương hoa, phàm những gì thọ dụng đều tận tâm thí xả. Dù hằng bố thí nhưng không mong cầu phước báo chỉ vì lòng thương xót tất cả, không mảy may nghi hoặc đă thí cả rồi sau cũng không hối tiếc. Hai là thường làm thí chủ mở cuộc thí pháp vĩ đại, đó là những pháp đệ nhứt tối thượng, tối thắng, tối diệu, tối tinh, lúc tu hành pháp thí vĩ đại nầy có khả năng phát ra tất cả sự hùng biện vô ngại văn nghĩa rõ rànglớp lang liên tục không dứt khoảng, an trụ trong những pháp do Như Lai dạy, thành tựu sức nhẫn sâu xa dù bị kẻ khác phỉ báng mạ lỵ đánh đập cũng không sân hận cũng không sợ hãi tâm hằng an nhẫn vui vẻ. Ba là nếu lúc được nghe môn tam muội nầy hết lòng tin nhận ghi chép, đọc tụng, suy gẫm nghĩa lý giảng rộng phân tích ý nghĩa cho kẻ khác hiểu để cho diệu pháp nầy được tồn tại lâu dài trên thế gian khỏi rơi vào cảnh trở thành "kho tàng bí mật" để rồi chánh pháp lần đi đến chỗ hoại diệt. Bốn là không mang tâm ganh tỵ tránh xa phiền năo xả bỏ những sự trói buộc, dứt hẳn trần cấu không tự khen mình mà cũng không chê kẻ khác. Năm là hằng kính tin tôn trọng chư Phật kính sợ bực Thầy, hổ thẹn với kẻ quen biết, xót thương trẻ thơ ngây, dù chỉ mang chút ân nhỏ cũng nghĩ đền đáp nồng hậu huống gì ơn nặng lại dễ quên đâu, lời lẽ lúc nào cũng thành thật không có nói dối.

Nầy Hiền Hộ! Đại Bồ tát hoàn măn năm pháp sẽ có thể đắc tam muội nầy.

Đức Thế Tôn muốn lập lại lời trên nên nói kệ rằng:

Nghe pháp sâu xa lòng thích ưa
Xa lìa tất cả thân đời sau
Chí tâm hồi hướng Phật Bồ đề
Nếu được như vậy sẽ đắc định.
Không dùng các luận theo ngoại đạo
Lý thuyết của họ cũng không nghe.
Lìa hẳn năm dục trong thế gian
Được như vậy sẽ chứng tam muội
Giữ giới trong sạch hành Phạm hạnh
Sanh bất cứ chỗ không mê gái
Cực nhàm năm dục, thật con Phật
Được như vậy sẽ chứng tam muội.
Thường thí vĩ đại không cầu báo
Cũng không cưu mang lòng hối tiếc,
Một phen xả thí duyên khó gặp
Lòng chuyên nhiếp niệm nhớ chư Phật
Lúc thương chúng sanh, hành bố thí
Quyết định hết nghi, không đổi thay
Giữ tâm hòa nhã bố thí ra
Nếu được như vậy, chứng tam muội
Như làm thí chủ bố thí tài
Nào có kiêu ngạo, tâm keo kiết
Lúc bố thí lòng khắp vui mừng
Nếu được như thế chứng tam muội.
Nếu làm thí chủ thí chánh pháp
Khéo léo trình bày nghĩa lý kinh
Lại hiểu được pháp sâu vắng lặng
Được như vậy rồi chứng tam muội.
An trụ trong các pháp sâu xa
Dẻo dai chịu đựng, không ganh tỵ
Dù bị đánh chửi không hề giận
Được như vậy chắc chứng định nầy.
Hoặc ai nghe được kinh điển nầy
Biên chép đọc tụng giảng nói hay
Lòng muốn pháp còn, lợi thế gian
Nếu được như vậy chắc đắc định.
Đối tất cả pháp không lẫn tiếc
Không cầu lợi dưỡng và tiếng đồn
Một lòng thiết tha tăng dòng Phật
Được điều như vậy, định chắc chứng.
Xa lìa ngủ nghỉ và phiền não
Bỏ lòng ganh tỵ và phá khuấy
Không tự khen mình và chê người
Diệt được ngã tướng đắc tam muội.
Chánh tín các Phật và pháp tăng
Tâm hằng thành thật không giả dối
Không quên đền đáp các ân sâu
Người nầy sẽ mau chứng tam muội
Nếu nói thành thật không dối láo
Hể làm gì ra không thối thất
Dù làm tuy ít quả lại nhiều
Kẻ nầy chứng định không chướng ngại.
Nếu ai thành tựu đủ pháp nầy
Giữ giới trong sạch nhớ ân nhân
Họ đắc Bồ đề còn không khó
Nói chi môn định thâm diệu nầy.
Khi ấy Thế Tôn mới bảo Bồ tát Hiền Hộ:

Ta nhớ khi xưa cách đây vô lượng vô số kiếp, lại qua vô lượng vô số kiếp, ban sơ hết từ nơi Phật Nhiên Đăng nghe được môn tam muội nầy. Nghe rồi lại tu chứng được, thấy các Như Lai thường hiện ra trước mặt từ đó về sau trải qua vô lượng vô số các đức Phật đều được lãnh thọ kinh nầy, tu hành cúng dường. Lúc đó đức Phật Thế Tôn thọ ký cho ta rằng: Nầy thiện nam! Ông trong đời tương lai sẽ đặng làm Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn. Nầy Hiền Hộ! Các ông cũng nên chuyên tâm suy gẫm tu tập chánh pháp như vậy không phải thuộc về lãnh vực thấy biết của phàm phu, tịch tịnh sâu xa, chỗ diệt hết các tướng. Học xong như thế đời vị lai tự nhiên thành tựu trí giác vô thượng không khó khăn gì không có khác biệt với ta. Các ông nên biết nếu có ai an trụ tam muội nầy tự nhiên sẽ được gần kề bên trí giác vô thượng.

Khi ấy Thế Tôn nói bày kệ để lập lại lời trên:

Khi xưa ta gặp Phật Nhiên Đăng
Thấy rồi liền được tam ma đề
Từ đó luôn gặp các Như Lai
Đầy đủ công đức tiếng đồn xa.
Ông nên tích tập các công đức
Nhứt tâm chuyên niệm liền sẽ thành
Nếu ai hành được pháp thế nầy
Sẽ được đạo Bồ tát vô thượng.

Quyển Thứ Ba

Phẩm Thứ Mười Hai: Xa Lìa Phân Biệt

Bấy giờ Hiền Hộ bồ tát thưa Phật:

Bạch Thế Tôn! Làm thế nào quán tưởng về tam muội nầy?

Phật dạy:

Nầy Hiền Hộ! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghĩ muốn quán tưởng tam muội nầy, lúc quán sắc, thinh, vị, xúc, pháp không nên đắm trước, lúc quán về các loài, tất cả nơi chốn, không đắm trước, đối với pháp nầy luôn luôn khởi hạnh đại từ chơn thật. Trong tất cả pháp như pháp hành, nếu các Bồ tát lúc quán niệm xứ nên quán sát thân hành không phân biệt thấy chỗ thân vận hành, quán sát thọ hành cũng không phân biệt thấy chỗ lãnh thọ thay đổi, quán sát tâm hành cũng không phân biệt thấy chỗ tâm vận hành, quán sát pháp hành cũng không phân biệt thấy chỗ pháp di động Bồ tát nên quán sát suy tưởng tam muội như thế. Tại sao vậy? Nầy Hiền Hộ! Là vì khi Bồ tát quán thân hành không sanh suy nghĩ phân biệt nơi thân, quán thọ hành, tâm hành, pháp hành cũng không phân biệt suy nghĩ nơi thọ, tâm, pháp. Tại sao? Vì tất cả pháp đều không thể được làm gì có phân biệt suy nghĩ. Hiền Hộ! Thế nên tất cả pháp khôngphân biệt, không người phân biệt, không có suy nghĩ, không người suy nghĩ, phải biết trong đó không pháp nào có thể thấy được. Hiền Hộ! Vì không thể thấy nên vô ngại, trong tất cả pháp không bị chướng ngại tức là Bồ tát hiện tiền tam muội, khi Bồ tát thành tựu tam muội nầy tức đặng thấy vô lượng vô số quá A tăng kỳ các đức Phật và nghe hết những lời gì các ngài dạy, nghe pháp qua rồi đều có thể thọ trì được ngay cả những môn giải thoát vô ngại, giải thoát tri kiến của các đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, cũng có năng lực đắc trí vô ngại.

Lại nầy Hiền Hộ! Lúc Bồ tát quán sát tứ niệm xứ không pháp có thể thấy, không tiếng có thể nghe, vì không thấy nghe nên không pháp có thể phân biệt được cũng không có pháp để suy nghĩ. Tuy vậy nhưng không phải là hạng đui mù điếc lãng, chỉ vì các pháp không thể thấy được, thế nên lúc quán không sanh trụ trước. Lại thấy các đạo, vì suy gẫm về đạo nên đối các pháp không còn kẹt lưới nghi nên thấy Như Lai, thấy được Như lai nên xa lìa hẳn mê mờ, không có mê mờ nên biết tất cả pháp rốt ráo không thể thấy được. Tại sao? Bởi vì nếu Bồ tát có thấy, chấp giữ sự thấy; vì giữ thấy chắc giữ tướng pháp, giữ tướng pháp chắc kẹt vào sự việc, do kẹt sự việc nên thấy chúng sanh, thọ mạng, vì thấy thọ mạng chắc thấy có năng lực đưa loài hữu tình thọ sanh, vì thấy năng lực thọ sanh nên thấy có ấm, vì thấy ấm nên thấy nhập, do thấy nhập nên thấy giới, do thấy giới chắc thấy tướng, vì thấy tướng sẽ thấy vật, do thấy vật chắc thấy nhơn, thấy nhơn chắc lại thấy duyên, vì thấy duyên nên đeo đuổi tìm cầu, do tìm cầu nên hữu sanh. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Vì tất cả pháp rốt ráo không thể nắm giữ, vì không thể nắm giữ nên Bồ tát đối với tất cả pháp không nghĩ không nhớ, không thấy, không nghe. Nầy Hiền Hộ! Không phải như các ngoại đạo, hàng đệ tử ngoại đạo chấp nắm thần hồnngã kiến. Bồ tát không bao giờ có sự thấy biết như thế. Nhưng thấy thế nào? Bồ tát thấy như Như Lai thấy không hề thối chuyển, Bồ tát thấy như sự thấy của Duyên giác, Thinh văn. Bồ tát nên thấy như vậy. Vì thấy như vậy nên không ghi nhớ, không thấy, không nghe. Do không ghi nhớ và thấy nghe nên diệt các vọng tưởng tức đắc nội quán tam muội như vậy.

Nầy Hiền Hộ! Thí như hư không vốn không hình sắc không thể nhìn thấy gì, không có gì ngăn ngại, không là nơi nương tựa, không có chỗ dừng, trong suốt không bị nhiễm cũng không nhơ bợn, các hàng Bồ tát thấy các pháp cũng như vậy, nghĩa là đối với tất cả pháp hữu vi vô vi không bị ngăn ngại không có nơi chốn cho đến mắt thanh tịnh không bị chướng ngại nên tất cả pháp tự nhiên hiện tiền, Bố tát niệm như thế tức thấy các Phật hình tượng trang nghiêm rực rỡ như vàng ròng đầy đủ các oai nghi khác gì trăm ngàn ánh sáng tập họp chói sáng một vùng, như ánh trăng tròn mùa thu muôn sao lấp lánh bao quanh, như vua Chuyển Luân quần chúng đông vầy, như Thiên Đế Thích là bậc tối tôn, như đại Phạm vương ngự giữa ngôi trời, như vua sư tử oai khiếp các thú, như chim Hạc sắc lông thuần trắng bay liệng giữa trời, như núi Tu Di sừng sững giữa biển, như đại tuyết sơn sản xuất thuốc hay, như núi thiết vi ngăn đón gió dữ, như thủy giới ngăn chận địa đại, như luồng gió lớn quét sạch hư không, như trên đỉnh Tu di có cung trời tráng lệ. Nầy Hiền Hộ! Các đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến trí dùng ánh sáng trí đức soi sáng tất cả tam thiên đại thiên thế giới chư Phật việc đó cũng như vậy.

Nầy Hiền Hộ! Hàng Bồ tát nầy trong lúc chánh quán lại nghĩ thế nầy: Đấng Như Lai có giảng dạy gì con đều nghe nhận nghe rồi đọc tụng, thọ trì, tu hành, nghĩ như vậy rồi xuất khỏi tam muội như trong lúc nhập định nghe pháp, suy gẫm nghĩa lý đem ra giảng nói cho người.

Nầy Hiền Hộ! Ông phải biết tam muội vương nầy đem lại sự lợi ích như thế và các công đức vĩ đại như vậy, đó là: các pháp thế gianxuất thế gian cho các Bồ tát. Hiền Hộ! Vì vậy nếu thiện nam thiện nữ theo ý muốn cầu chứng vô thượng bồ đề nên nghe nhận tam muội nầy, nghe rồi nên biên chép, đọc tụng thọ trì, tu tập suy gẫm, đem ra phổ biến cho kẻ khác để diệu pháp được truyền bá rộng rãi trong đời.

đức Thế Tôn nói lên bài kệ để lập lại nghĩa trên:

Các Phật trong sạch, lìa trần cấu
Công đức sâu rộng không chỗ nương
Chuông trống kiên tương các tiếng hay
Đầy đủ muôn loại để cúng dường,
Bày biện các hương thơm nhứt đời
Tràng hoa đẹp lạ lọng báu quý
Đốt đèn cúng dường các tháp miếu
Chỉ vì cầu chứng tam ma đề.
Phật pháp rộng sâu khó thể thấy
Khai mở thế đế cho người biết
Họ như tự tánh trước không đổi.
ông nên tùy thuận trí vô ngại
Như nhật nguyệt thiên vừa hiện ra
Đế thích dẫn theo băm hai trời
Các món trang sức để dẫy đầy
Cần cầu tam muội lòng cũng thế.
Ví như Phạm thiên giữa chúng Phạm
Oai nghi tịch tịnh công đức đủ
Dõng mãnh siêng năng khó sách được
Lòng cầu tam muội giống như vậy.
Lại như y vươngtrong đời
Cấp cho kẻ bệnh các thuốc hay
Thuận theo chư Phật tâm trong sạch
Ban sơ chia ly bổn không tánh
Dường như tuyết sơn là vua núi
Sáng rở đồng như Chuyển luân vương
Cũng như xe báu trang sức đẹp
Thấy tướng các Phật có khó đâu!
Lại như hạc vương lượn giữa trời
Bay đi bay lại rất thong dong
Các Phật thân vàng cũng như vậy
Là hàng Phật tử cần nhớ thế,
Vô cấu tam muội đèn tịnh trí
Phá được tối đen các hắc ám,
Người nào phá hết các vật tưởng
Niệm các Phật trí vô ngại quang.
Các cấu tiêu diệt, vô minh sạch.
Nếu quán sát được không tự tha
Kẻ nầy không khởi các sắc tướng,
Trong không nghi hoặc sanh tịnh trí
Thảy đều dứt sạch các hữu kiến,
Cũng đã diệt sạch tưởng ấm giới
Nghe pháp trừ não đặng thanh lương.
Tỳ kheo nên biết các Phật tử
Và các tỳ kheo ni thanh tịnh
Cùng các cư sĩ được như thế
Nếu như niệm được tam muội nầy.

Quyển Thứ Tư

Phẩm Thứ Mười Ba: Vô Tránh Hạnh

Đức Thế Tôn lại bảo Hiền Hộ Bồ tát:

Nầy Hiền Hộ! Nếu tỳ kheo nào ưa muốn tu tập môn tam muội nầy, trước tiên hết phải quán tưởng, đã quán sát rồi nhờ đó không sanh ngã mạn trừ được kiêu căng tâm ý nhẹ nhàng xa lìa các tướng, bấy giờ mới vì kẻ khác nói về tam muội, không nên sanh phiền não. Nghĩa của phiền não trong đây tức là vọng tưởng dựa vào rỗng không gọi là phiền não.

Nầy Hiền Hộ! Thế nên các tỳ kheo nhờ vô tranh (không sanh phiền não tham, sân, si) nên có khả năng tu học và dạy dỗ môn tam muội nầy cho kẻ khác.

Hiền Hộ! Có các thiện nam thiện nữ muốn tu họcgiải thích cho kẻ khác về môn tam muội nầy cần phải thành tựu đầy đủ mười pháp sau đó mới giải thích môn tam muội nầy cho người khác được: Một là thiện nam thiện nữ nầy trước tiên chế phục ngã mạn sanh tâm cung kính. Hai là nhớ ân không quên lòng thường tìm cách đáp trả. Ba là tâm không ỷ lại cũng không ganh tỵ. Bốn là dứt trừ nghi hoặc và các sự ngăn ngại. Năm là đức tin sâu dày khó hư hoại, nhiếp niệm nội quán. Sáu là siêng năng tinh chuyên kinh hành không mỏi mệt. Bảy là luôn luôn khất thực không nhận thỉnh riêng. Tám là ít muốn biết đủ, thu thúc sáu căn. Chín là tin chơn chánh nơi pháp nhẫn vô sanh sâu xa. Mười là thường nghĩ đắc tam muội nầy, và đối với bậc thầy đã đắc tam muội nầy rồi tưởng như chư Phật, tùy thuận theo thầy tu tập môn tam muội nầy.

Nầy Hiền Hộ! Thiện nam thiện nữ nầy đã hoàn mãn mười pháp trên nên cần tu tập tam muội nầy và cũng khuyến khích kẻ khác thọ trì đọc tụng. Hành giả nầy sẽ được tám việc: một là hoàn toàn trong sạch vì không hủy phạm các cấm giới, hai là tri kiến thanh tịnh hòa hợp với trí huệ không tương xứng với gì khác, ba là trí huệ thanh tịnh vì không còn lưu phiền não, bốn là bố thí thanh tịnh vì không mong cầu quả báo, năm là đa văn thanh tịnh vì đã nghe pháp rồi không bao giờ quên mất, sáu là tinh tấn thanh tịnh vì hằng thời lúc nào cũng mong cầu Phật Bồ đề, bảy là hạnh viễn ly thanh tịnh vì không nhiễm trước nơi danh lợi, tám là hạnh bất thối thanh tịnh sẽ đắc trí giác vô thượng vì tâm ban sơ không xao động. Đó là tám việc mà thiện nam thiện nữ nầy thu hoạch được.

Khi đó Phật muốn lập lại lời trên nên nói bài kệ:

Kẻ trí không khởi tưởng hữu tướng
Cũng trừ kiêu mạn và ngã tâm
Trong môn nhẫn sau không nắm giữ
Vị nầy giảng giải được tam muội.
Trong không xưa nay, diệt phiền não
Niết bàn không tướng đại tịch tịnh
Đối Phật không hiềm, không báng pháp
Kẻ nầy xứng đáng nói tam muội.
Người trí không nổi lòng ganh tỵ
Nhớ Phật ân đức cùng pháp, tăng
Giáng sanh hàng phục không đổi đời
Một lòng phẳng lặng trì tam muội,
Không có ganh tỵ cũng không nghi
Suy tư pháp sâu tin chơn thật
Tinh tấn không lười lìa dục vọng
Ai được thế nầy đắc tam muội
Thường hành tỳ kheo pháp khất thực
Xả bỏ thỉnh riêng huống chi tài
Dứt trừ cấu nhiễm chứng chơn như
Ai được thế nầy đắc tam muội
Ai có được tam ma đề nầy
Nghe lời họ dạy, rộng phổ biến,
Xem họ khác gì đức Thế Tôn
Kẻ hành động thế đắc tam muội,
Nếu người tu hành tam muội nầy
Đầy đủ công đức siêu thế gian
Họ sẽ thu hoạch tám thứ pháp
Xứng hợp tâm Phật, sạch bụi trần
Giữ giới thanh tịnh tuyệt bờ mé
Tam muội, bồ đề và thắng kiến
Kẻ nầy thành tựu trong các hữu,
An trụ tối hậu diệu công đức.
Trí huệ thanh tịnh hết phiền não
Bố thí không nghĩ nhập vô vi
Đắc được đa văn không hề quên
Đó là kho đức của kẻ trí,
Dõng mãnh tinh tấn đắc bồ đề
Không tham danh lợi ở cõi đời
Nếu các kẻ trí khéo thực hành
Họ sẽ nhập diệu thiền vô thượng.

Quyển Thứ Tư

Phẩm Thứ Mười Bốn: Pháp Bất Cộng

Đức Thế Tôn lại bảo Bồ tát Hiền Hộ:

Nầy Hiền Hộ! Đại Bồ tát lại còn thành tựu mười tám pháp bất cộng. Những gì là bất cộng? Đó là: Như lai lúc vừa thành đạo đến khi vào Niết Bàn trong khoảng thời gian đó ba nghiệp của Như Lai được trí huệ lãnh đạo: 1. là tất cả thân nghiệp hành động theo trí huệ. 2. là tất cả khẩu nghiệp động tác theo trí huệ. 3. là tất cả ý nghiệp vận hành theo trí huệ. Lại nữa các đức Như Lai: 1 là thấy biết việc quá khứ không chướng ngại, 2 là thấy biết việc hiện tại không chướng ngại, 3 là thấy biết việc vị lai không chướng ngại. Lại nữa 1 là hành động Như Lai không lỗi lầm, 2 là lời lẽ không sơ sót, 3 là không vọng niệm, 4 là không dị tưởng riêng biệt, 5 là thường an trụ trong tam muội, 6 là Phật thông đạt hết tất cả pháp rồi mới xả bỏ, không có pháp biết rồi lại không xả, 7 là mong muốn độ chúng sanh tâm không nhàm chán, 8 là tinh tấn không giảm, 9 là Thiền định không giảm, 10 là Trí huệ không giảm, 11 là giải thoát không giảm, 12 là giải thoát tri kiến không giảm. Đây là 18 pháp bất cộng của Như Lai, các đại Bồ tát cần nên tu tập cho hoàn mãn.

Lại nầy Hiền Hộ! Đại Bồ tát thành tựu sức giữ vững chánh pháp sâu xa khó thấy tức muốn tuyên nói tam muội nầy nên cần phải nhận mười pháp. Mười pháp nầy chính là mười năng lực trí huệ của Như Lai. Thế nào là mười năng lực? Nầy Hiền Hộ! Trong đó Như Lai xứ phi lực nghĩa là Như Lai đối với các việc trái hay phải đều dụng chánh trí biết được như thật. Như lai được năng lực nầy nên đứng giữa đại chúng cất lời như tiếng rống của sư tử chuyển bánh xe pháp cao cả vĩ đại từ xưa nay chưa từng chuyển ngay cả Sa môn, Bà la môn, Trời, Phạm thiên, ma, người... trong tất cả thế gian chưa ai chuyển được. Hiền Hộ đây là trí lực thứ nhứt của Như lai, đại Bồ tát cần nên tu học hoàn mãn.

Nầy Hiền Hộ! Trí lực thứ hai là Năng lực trí huệ Như lai biết tất cả nơi chí xứ. Như lai dụng chánh trí biết như thật tất cả đường lối nguyên nhơn đưa đến kết quả. Như lai được năng lực nầy nên biết được sự chơn thật.

Nầy Hiền Hộ! Trí lực thứ ba: Năng lực trí huệ Như Lai biết các cảnh giới sai biệt của chúng sanh nơi thế gian đều dùng chánh trí biết như thật. Như lainăng lực nầy nên biết sự thật.

Trí lực thứ tư: Năng lực trí huệ Như lai biết tất cả tâm hành. Như lai đối với các sự vận hành trong tâm của chúng sanh vô lượng sai biệt đều dùng chánh trí biết được như thật.

Trí lực thứ năm: Năng lực trí huệ như lai biết căn tánh sai biệt của chúng sanh. Như lai đối với căn tánh sai biệt của chúng sanh hoặc đặc thù hay yếu kém đều dùng chánh trí biết như thật.

Trí lực thứ sáu: Năng lực trí huệ như lai biết về thiền định. Như lai đối với các tam muội thiền định giải thoát, nguyên nhơn sanh khởi phiền não vào cách diệt trừ đều biết như thật bằng chánh trí.

Trí lực thứ bảy: Năng lực trí huệ như lai biết về nghiệp báo. Như lai đối với tất cả sự sai biệt về nghiệp và sự tương ưng thọ quả ở đời tương lai dù vô lượng sai biệt nhưng Như lai đều thấy biết như thật bằng chánh trí.

Trí lực thứ tám: năng lực trí huệ Như Lai biết bằng thiên nhãn. Đức Như lai thường dùng thiên nhãn thanh tịnh siêu việt nhục nhãn, thấy xa ở đời vị lai các chúng sanh chết ở đây sanh ra nơi kia, bọn họ thọ thân hoặc tốt xấu, lành dữ, vật chất thọ dụng hoặc đẹp, xấu, tốt, thô, hoặc sanh cõi lành hay sa đường ác, lại thấy chúng sanh tạo nghiệp lành hay dữ, có chúng sanh dẫy đầy ác nghiệp về hành động, lời lẽ, ý chí, hoặc chửi mắng thánh nhân, bài báng chánh pháp, phá hòa hiệp tăng.... đủ các ác nghiệp như thế sau khi chết phải đọa vào đường ác. Lại ngài cùng thấy chúng sanh gây các thiện nghiệp như thế sau khi mạng chung được sanh lên cõi trời cõi người, các việc như thế đều biết như thật.

Trí lực thứ chín: Năng lực trí huệ biết túc mạng. Như lai dụng trí túc mạng biết về các việc đời trước, ngài biết chúng sanh đây chết kia, hoặc thọ sanh tại một chỗ một lần, hai lần, ba lần, năm hay mười lần, trăm ngàn lần cho đến vô lượng trăm ngàn lần, như thế cho đến vô lượng chuyển kiếp, vô lượng định kiếp, vô lượng chuyển bất chuyển kiếp.... Như Lai đều biết như thật. Lại nữa với nơi họ sanh ra: Chỗ như thế nào, nhà, dòng giống, tên họ tướng mạo, đời sống, ăn mặc, hành động, lành dữ, vui buồn khổ sướng như thế nào chí đến mạng sống bao lâu ngài đều biết hết như thật. Lại nữa sau khi chúng sanh bỏ thân cõi nầy lại sanh nơi khác thân tướng thế nào, lời nói kinh nghiệm, sức sống lâu như thế nào, các việc quá khứ như lai đều thấy biết như thật.

Trí lực thứ mười: Năng lực trí huệ vô lậu. Như lai trí huệ vô lậu. Như lai đã sạch hết các phiền não không còn lậu thất, tâm huệ giải thoát tự đã giác ngộ được các pháp rồi nên cất tiếng tự nói rằng: Đời nay ta đã xong, Phạm hạnh thành tựu, việc nên làm đã làm rồi, không còn thừa sót phiền não để tái sanh. Nầy Hiền Hộ! Như lai đã dứt sạch các lậu tâm huệ giải thoát tự giác các pháp nên mới nói như vậy.

Nầy Hiền Hộ! Như lai đầy đủ cả mười năng lực trí huệ như thế nên ở giữa đại chúng cất tiếng như sư tử rống xoay chuyển bánh xe pháp cao cả vĩ đại mà tất cả thế gian sa môn, bà la môn, thiên phạm thiên, ma, người... không ai có thể chuyển được. Bồ tát cần nên tu học hoàn mãn mười thứ trí lực như vậy.

Nầy Hiền Hộ! Nếu các đại Bồ tát thọ trì, đọc tụng suy gẫm, quán tưởng, tu tập môn tam muội nầy chắc chắn sẽ thu gồm được mười năng lực trí huệ của Như lai.

Đức Thế Tôn mới nói thêm bài kệ để lập lại nghĩa trên cho rõ:

Mười tám pháp giác ngộ bất động
Mười trí huệ lực Phật Phật đồng
Bồ tát tu tập diệu thiền nầy
Tự nhiên thành tựu cả hai món.

Quyển Thứ Tư

Phẩm Thứ Mười Lăm: Công Đức Tùy Hỷ

Khi đó Thế Tôn lại bảo Bồ tát Hiền Hộ:

Nầy Hiền Hộ! Đại Bồ tát nào thành tựu đủ bốn môn tùy hỷ tức sẽ đắc tam muội Hiện tiền nầy, mau hoàn mãn trí giác vô thượng. Những gì là bốn môn tùy hỷ? Đại Bồ tát nên nghĩ như vầy như tất cả các đấng Như lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác đời quá khứ, khi xưa lúc ngài hành đạo Bồ tát đều nhơn nơi sự tùy hỷ nên đắc tam muội. Do đắc tam muội nên được đa văn, do đa văn nên chóng thành tựu trí giác vô thượng. Giờ đây ta cũng nên theo như vậy, nhơn nơi tùy hỷ đắc tam muội để được đa văn nhờ đó mau thành tựu trí giác vô thượng. Đó là tụ công đức tùy hỷ thứ nhứt của Bồ tát.

Nầy Hiền Hộ! Đại bồ tát lại nghĩ như tất cả đấng Như lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác đời vị lai lúc hành đạo Bồ tát đều nhơn tùy hỷ đắc tam muội. Do đắc tam muội nên được đa văn, do đa văn nên chóng thành tựu trí giác vô thượng. Giờ đây ta cũng nên hành động như thế sẽ nhơn sự tùy hỷ nầy đắc tam muội được đa văn nhờ đó mau thành tựu trí giác vô thượng bồ đề. Đây là tụ công đức tùy hỷ thứ hai của đại Bồ tát.

Nầy Hiền Hộ! Đại Bồ tát nên nghĩ hiện tại trong vô lượng vô biên vô số thế giới tất cả các đức Như lai, Ứng Cúng, Chánh đẳng giác lúc xưa hành đạo Bồ tát cũng nhờ tùy hỷ đắc tam muội, do đắc tam muội nên được đa văn, do đa văn nên hiện đều thành tựu trí giác vô thượng bồ đề. Như ta ngày nay cũng nên tùy hỷ vì để mau chứng bồ đề. Đây là tụ công đức tùy hỷ thứ ba của đại Bồ tát.

Nầy Hiền Hộ! Đại Bồ tát nên nghĩ ta đã ngưỡng học theo tất cả ba đời các đức Như lai, các ngài trong thuở xa xưa lúc hành đạo Bồ tát đều nhơn tùy hỷ đắc tam muội, đều nhơn tam muội đắc đa văn, đều nhơn đa văn mà được thành Phật. Giờ đây ta đem công đức tùy hỷ nầy nguyện hướng về tất cả chúng sanh đồng sanh tùy hỷ, đồng đắc tam muội, đồng được đa văn, đồng thành chánh giác. Đây là tụ công đức tùy hỷ thứ tư của đại Bồ tát.

Nầy Hiền Hộ! Lại nữa Bồ tát đã thành tựu tùy hỷ, tam muội, đa văn chóng thành chánh giác như thế, đem cả công đức nầy đều ban cho chúng sanh đồng hồi hướng về vô thượng bồ đề. Công đức như thế thật khó mà đo lường nổi. Giờ đây ta nói, một phần ít cho các ông nghe, ông nên nghe kỹ và khéo nhớ.

Nầy Hiền Hộ! Thí dụ như có kẻ nghĩ mình sống được trăm tuổi, thân hắn nhẹ nhàng khí lực mạnh mẽ đi thon thót khác gì chim bay, kẻ nầy có đủ khả năng đi cùng khắp hết cả một thế giới. Trước tiên hắn đi hết phương Đông, kế đến Nam, Tây, Bắc, bốn gốc, phương trên phương dưới hết cả mười phương không sót nơi nào. Hiền Hộ! Ông nghĩ sao? Giả sử có kẻ hết sức thông minh ra đời giỏi toán số có thể tính được kẻ nầy đi qua những đường xá đất đai xa gần dài ngắn không?

Thưa không thể được!

Có thể so sánh được không?

Thưa không!

Có thể quán sát không?

Thưa không!

Có thể suy nghĩ được không?

Thưa không!

Chỉ mới vừa đi mà đã thế rồi, nếu như kẻ nầy đi trọn trăm năm nhanh chân qua lại khắp cả vô tận thế giớimười phương, thì kẻ thông minh có thể dùng toán số để tính ra được không?

Thưa Thế Tôn! Lại còn không thể được vì rằng mới đi một thế giới đã tính không ra đường xá đi qua vắn dài thế nào, thì làm sao tính được kẻ kia đã tận lực đi khắp mười phương vô số thế giới! Những đường sá do tuần trải qua số đó nhiều ít nếu biết được họa may chỉ có một mình Thế Tônđại đệ tử Xá Lợi Phất cùng các bậc bất thối đại Bồ tát.

Đúng như thế! Đúng như thế! Hôm nay ta nói cho ông nghe: Nếu có thiện nam thiện nữ nào kính tin đem của cải châu báu chất đầy cả thế giới mà kẻ kia đã đi qua để dùng hiến dâng lên mười phương chư Phật họ sẽ được phước nhiều hay ít?

Hết sức nhiều.

Nhưng thật cũng không bằng một phần ít công đức tùy hỷ tam muội. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Là vì đại Bồ tát tu tập tam muội nầy đã đủ bốn môn tùy hỷ như trên, hồi hướng trí giác vô thượng chỉ vì đa văn thành chánh giác. Do nhơn duyên nầy nên công đức bố thí to tát kia sánh với công đức tùy hỷ trên thật không bằng một phần trăm một phần ngàn, một phần trăm ngàn muôn, một phần ức trăm ngàn cho đến dùng toán số thí dụ cũng không thể được.

Hiền Hộ! Ta nhớ thuở xưa cách đây vô lượng vô biên vô số kiếp về quá khứ, lúc đó có Phật hiệuSư Tử Ý Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn hiện ra ở đời. Nầy Hiền Hộ! Vào khi ấy thế giới Diêm phù đề nầy nhân dân đông đúc giàu có sung sướng an ổn thật đáng thích ưa. Diện tích Diêm phù đề rất rộng được một muôn tám ngàn do tuần trong đó số thành phố đô thị làng xóm cũng được một muôn tám ngàn đều làm bằng bảy món báu, chiều ngang chiều dài của thành đều mười hai do tuần. Trong mỗi thành đều có chín mươi ức nóc gia. Tên của thành lớn là Hiền Tác. Trong thành dân số được sáu mươi ức, đây vốn là nơi đức Sư Tử Ý Như Lai sanh ra. Đức Sư Tử Ý Như Lai thuyết pháp trong pháp hội đầu tiên độ được chín mươi ức người chứng quả A la hán. Chín ngày sau lại mở pháp hội thứ hai độ được chín mươi ức người nữa cũng chứng A la hán. Mãn pháp hội thứ hai kế đến pháp hội thứ ba lại độ được chín mươi ức người đắc quả A la hán nữa. Qua ba pháp hội nầy lại có chín mươi ức người đều từ phương khác đến tập hợp hạng người nầy đều là các Bồ tát thanh tịnh. Từ đây về sau đức Phật nầy luôn luôn có vô lượng vô số chúng Thinh văn.

Nầy Hiền Hộ! Khi ấy nhân dân đều thực hành mười nghiệp lành không khác gì đời vị lai đức Phật Di Lặc giáng thế độ cho chúng sanh thành tựu được mười thiện nghiệp. Nhân dân lúc đó đều sống lâu tám muôn bốn ngàn tuổi không khác gì tuổi thọ của nhân dân trong thời Phật Di Lặc. Trong đại thành có một vị Chuyển luân thánh vương tên là Thắng Du trị dân như pháp, ngài có bảy món báu: Báu xe vàng, voi báu, ngựa báu, ngọc ma ni, nữ báu, trưởng giả báu, chúa binh báu. Ngài có đến một ngàn người con thân tướng trang nghiêm oai phong hùng dũng đủ năng lực hàng phục kẻ oán địch. Vua cai trị cả thế giới không dùng đao binh cũng không oai vũ không thu thuế, vật phẩm tự nhiên đầy đủ dồi dào. Vào lúc vua Thắng Du vừa đến chỗ Sư Tử Ý Như lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác ngự làm lễ đầu sát chân ngài rồi lui qua ngồi một bên. Phật Sư Tử Ý biết tấm lòng khát ngưỡng chánh pháp của vua Thắng Du nên lập tức giảng rộng về tam muội Hiện tiền. Vua vừa nghe môn tam muội hết sức vui mừng sanh tâm tùy hỷ đem một nắm ngọc báu cung kính dâng lên Phật. Do nhơn duyên thiện căn tùy hỷ, sau khi vua mất được sanh trở lại cõi Diêm phù đề nầy làm vị vương tử tên là Phạm Đức nối ngôi vua cai tri theo chánh pháp. Sau khi Phật nhập diệt, trong thời chánh pháp có vị tỳ kheo tên là Bảo, vừa thông minh lại siêng năng lúc nào cũng nói kinh điển như thế cho bổn chúng nghe. Vua Phạm Đức được nghe về môn tam muội từ vị tỳ kheo nầy được đức tin sâu dầy sanh lòng tùy hỷ đem chiếc áo cực quý giá trị trăm ngàn trùm lên vị tỳ kheo. Hiền Hộ! Lại nữa vua Phạm Đức nghe vị tỳ kheo nói về tam muội liền phát tâm vô thượng bồ đề, vì quá mến yêu chánh pháp nên lìa bỏ gia đình xuất gia cạo bỏ hết râu tóc mặc áo cà sa. Khi đó cũng có trăm ngàn người đức tin kiên cố theo vua mặc áo pháp để xuất gia, họ cũng chỉ vì kinh tam muội nầy. Tỳ kheo Phạm Đức và trăm ngàn chúng tỳ kheo Bảo, không bao giờ mệt mỏi nhưng không bao giờ đắc được tam muội như thế chỉ trừ nghe được một lần, nghe rồi tùy hỷ, đủ cả bốn công đức tùy hỷ mới hồi hướng về vô thượng bồ đề giống tấm lòng tùy hỷ ban sơ thực hành rộng rãi như thế. Tỳ kheo Phạm Đức và chúng tỳ kheo trăm ngàn người nhờ công đức thiện căn nầy liền được gặp hơn sáu muôn tám ngàn đức Phật, sanh ra chỗ nào cũng được thừa năng lựcchúng sanh giảng nói tam muội nầy. Lại nhơn thiện căn trên Phạm Đức tỳ kheo gắp thêm sáu muôn tám ngàn đức Phật lần lượt vun trồng các căn lành, đắc tam muội nầy, hoàn mãn các pháp trợ đạo Bồ đề xong liền thành chánh giác dưới danh hiệuKiên Cố Dõng Mãnh Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu. Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn mà rồi trăm ngàn tỳ kheo đắc tam muội nầy cũng thành tựu pháp trợ đạo sau đó chứng bồ đề hiệu là Kiên Dõng Như lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác lại còn làm cho vô lượng trăm ngàn chúng sanh an trụ nơi vô thượng Bồ đề.

Nầy Hiền Hộ! Chỉ nghe mà được công đức như thế còn nói gì Bồ tát nghe nhận tam muội đọc tụng nhớ giữ, nói cho kẻ khác nghe lại siêng năng suy gẫm thực hành không đắc quả sao? Hiền Hộ! Vì lý do đó nên các Bồ tát nghe được tam muội nầy không ai là không tùy hỷ đọc tụng thọ trì, tu tập giảng thuyết. Tại sao? Vì Bồ tát nghe tam muội nầy tức thành thục pháp trợ đạo mau chứng chánh giác.

Nầy Hiền Hộ! Do nhơn duyên nầy nên ta bảo ngươi: nếu ai có đức tin chơn chánh, tâm trong sạch mong cầu trí giác vô thượng, trước tiên cần phải chí tâm cầu môn tam muội nầy Bồ tát nếu được nghe trong vòng một trăm do tuần có kinh tam muội sâu xa nầy lập tức khép nép đích thân đi đến nghe kinh nầy, nghe rồi phải liền đọc tụng thọ trì tu tập suy gẫm đem nói ra cho người.

Nầy Hiền Hộ! Nào phải chỉ trong vòng trăm do tuần mới đến nghe thôi, Bồ tát nếu nghe trong vòng hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm cho đến ngàn do tuần có kinh tam muội nầy hoặc ở trong thành phố thôn xóm lập tức đều cung kính đến nghe, nghe rồi tu tập, thọ trì. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Là vì Bồ tát nầy đức tin trong sạch mong cầu thành tựu vô thượng bồ đề. Thế nên Bồ tát không nên sanh tâm biếng trễ, ỷ lại, tán loạn, nhưng phải phát tâm hăng hái tha thiết môn tam muội nầy mau nhanh chân qua đến nơi cách xa ngàn do tuần dù chỉ để nghe tam muội thôi, còn nói gì đọc tụng, thọ trì, suy gẫm, giảng giải. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Là vì tam muội nầy có khả năng hàm chứa tất cả pháp trợ đạo.

Lại nầy Hiền Hộ! Nếu có Bồ tát tâm thuần tịnh chỉBồ đề qua đến nơi cách xa ngàn do tuần để nghe pháp tam muội nầy. Lúc đó Bồ tát cũng nên hầu hạ cúng dường vị pháp sư nói pháp, cung phụng đủ hết mọi vật dụng luôn luôn nên đi theo vị pháp sư học tập trong vòng một năm hai năm, mười, hai chục, trăm năm cho đến trọn đời theo vị pháp sư không xa lìa người, thậm chí chỉ vì mong cầu được nghe về môn tam muội nầy, huống chi là đọc tụng, thọ trì, suy gẫm nghĩa lý, đem nói cho kẻ khác. Lúc Bồ tát theo vị pháp sư nên bỏ hết những dự định trong tự tâm, khi hành động chỉ theo ý vị pháp sư, thận trọng hầu hạ ngài không được trái lời, sanh tâm tôn kính và tâm mến trọng thậm chí coi như là Phật.

Lại nầy Hiền Hộ! Giả sử Bồ tát nầy cần xa vị pháp sư, khi xa nên phải thường thường nhớ đến ơn ngài luôn nghĩ cách đáp trả. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Vì nhơn nơi sự tuyên giảng của vị pháp sư nầy kinh điển mới được tồn tại lâu dài không bị mất mát.

Nầy Hiền Hộ! Nếu có Bồ tát nào thiết tha đến môn tam muội nầy còn nên phải đi qua ngàn do tuần để nghe, nói chi khi có pháp hội giảng về tam muộitrong vòng đô thành, phố xá, thôn xóm, nơi thanh vắng hoặc trong núi rừng lại không đến để nghe, thọ trì, đọc tụng, suy gẫm nghĩa lý đem nói lại cho kẻ khác nghe sao?

Lại nầy Hiền Hộ! Ta nay nói cho ông nghe nếu có Bồ tát này vì mong cầu môn tam muội có thể lập tức đi qua trăm do tuần dù không may không được nghe, nhưng nhờ tấc lòng tha thiết cầu bồ đề trong pháp nầy vẫn siêng năng hăng hái không có biếng trễ. Hiền Hộ! Ông nên biết hạng người như thế chắc sẽ được không thối chuyển nơi vô thượng bồ đề, nói chi nếu được nghe thọ trì, đọc tụng, suy gẫm tu tập đem ra nói cho kẻ khác.

Hiền Hộ! Ông nên quan sát hàng Bồ tát nầy nghe tam muội rồi lại đủ sức thọ trì, suy gẫm, tu hành tức được công đức vĩ đại như trên, thậm chí đã mong cầu nhưng không nghe được cũng thu hoạch đầy đủ thiện căn vĩ đại, nếu đă nghe hoặc không được nghe đều đã trụ nơi địa vị bất thối chuyển, cuối cùng thành tựu vô thượng bồ đề, còn nói chi đã nghe lại đọc tụng, thọ trì suy gẫm, tu tập, nói lại cho kẻ khác, và cũng làm cho kẻ khác nghe rồi, đọc tụng thọ trì suy gẫm đem truyền bá rộng rãi ra.

Khi đó Thế Tôn muốn lập lại lời trên mới nói kệ rằng:

Ta nhớ thuở xưa có Như lai
Hiệu Sư Tử Ý thầy trời người
Lúc đó có vua lãnh đạo dân
Đích thân đến Phật cầu tam muội
Đức vua thông minh đã nghe rồi
Hớn hở khắp thân tả không xiết
Hai tay dâng báu cúng dường Phật
Thành kính dân lên Sư Tử Ý
Nội tâm suy gẫm cất lời rằng:
Con nay quy y vô thượng tôn
Vì cả thế gian làm việc lợi
Cúi xin ngài nói tam ma đề.
Khi vua gây tạo nghiệp lành xong
Xả thân sanh lại trong cung nầy
Được gặp tỳ kheo tên là Bảo
Đại đức tiếng vang khắp mười phương.
Khi nghe tỳ kheo khéo nói pháp
Tâm sanh vui mừng khó thể tả,
Liền đem y phục rất quý giá
Trùm lên tỳ kheoBồ đề,
Rồi cùng trăm ngàn chúng xuất gia
Cúng dường hầu hạ tỳ kheo nầy
Trải qua đầy đủ tám ngàn năm
Vì cầu môn tam muộn như thế
Ngài nói một lần không lập lại,
Nghe nhận sâu xa như biển cả
Khi ấy tâm trí không mỏi mệt
Cầu mong như thật thắng tịch thiền
Cả bọn tu hành như thế rồi
Gặp được chư Phật đấng uy hùng
Số đến sáu muôn tám ngàn vị
Khoảng đó cũng nghe tam muội nầy.
Đời kế cúng dường và hầu hạ.
Cũng số sáu muôn tám ngàn Phật
Nghe định sâu xa đều vui mừng
Vì nhờ Như lai Sư Tử Ý
Vua nầy tu hành đầy đủ thế
Cuối cùng thành Phật hiệu Kiên Dõng.
Giáo hóa chúng sanh vô số lượng
Dù ở sinh tử lại ly trần.
Ngàn chúng xuất gia theo đức vua.
Cũng đồng thành Phật hiệu Kiên Dõng.
Tiếng đức vang xa cả mười phương
Nghe tên tam muội chứng chánh giác
Huống gì nói lại cho người nghe
Không còn đắm say thế giới nầy.
Lại gắng công suy gẫm kỹ lưỡng
Tam muội Phật dạy như thế nầy.
Nếu có tam muội cách trăm dặm
Mong cầu Bồ đề qua đó nghe
Ở trong ngôn giáo đừng mỏi mê.
Kẻ nghe công đức không xiết kể.
Dù đã đến nơi lại không nghe
Còn được phước đức đồng như thế
Huống gì nghe rồi nghĩ theo lời
Chỉ gấp mong cầu tam muội nầy.
Nên nhớ đến việc ngài Phạm đức
Gần gũi hầu hạ không nhàm chán
Vị tỳ kheo nào có kinh nầy
Lập tức đến nơi kính cúng dường.

Mười Sáu: Phụng Sự Pháp Sư

Đức Thế Tôn lại bảo Hiền Hộ:

Nầy Hiền Hộ! Ta nhớ thuở xưa cách đây đã quá vô lượng vô số kiếp về quá khứ có vị Phật ra đời tên là Tất Dà Na Ma Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri đủ cả mười hiệu. Trong thời gian nầy có một vị tỳ kheo tên là Hòa luân sau khi Phật diệt độ ca ngợi diễn giảng kinh tam muội nầy, còn ta lúc đó làm một vị Đại quốc vương dốc lòng chuyên cầu diệu pháp, trong giấc ngủ mơ thấy có tiếng bảo: "Đây là chỗ tam muội" liền tỉnh dậy và đích thân theo chỗ chỉ đi qua đến nơi vị tỳ khoe Hoà luân cầu kinh tam muội, do đó mới xin pháp sư làm lễ xuống tóc xuất gia. Lòng ta tha thiết muốn được nghe về tam muội nên đã đích thân phụng sự Pháp sư Hòa luân trải qua thời gian là ba muôn sáu ngàn năm, nhưng bị chướng thiên ma che lấp nên cũng không nghe được.

Ngay khi đó Phật bảo các tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ:

Nay ta lại nói cho các ông nghe, các ông phải nên mau nghe lănh tam muội vương nầy đừng để chậm trễ cũng như đừng để quên mất, phải hầu hạ pháp sư khéo léo đừng để mất dịp cầu nghe tam muội nầy, kỳ hạn hoặc trong một kiếp hay là thậm chí trăm ngàn kiếp quyết không bao giờ biếng trễ, thì không thế nào là không đắc được tam muội nầy.

Hiền Hộ! Nếu có người dốc lòng cầu tam muội thường theo Pháp sư không xa lìa ngài, những vật cúng dường như thuốc thang, món uống ăn, y phục, giường nệm các vật dụng cho đến tất dả vàng bạc châu báu hể là những gì cần dùng đều hết lòng dâng lên pháp sư không luyến tiếc, như không có thì đi xin để hiến cho ngài, vì đắc tam muội không nên sanh tâm nhàm chán.

Hiền Hộ! Trên đây chỉ là mới cúng dường những vật dụng thông thường, hể nói cầu pháp lúc thầy có cần gì thậm chí phải tự cắt thịt da cơ thể để cúng dường theo như cầu của thầy còn không luyến tiếc huống gì những ngoại vật lại không cung phụng sao? Nầy Hiền Hộ! Phụng sự pháp sư gìn giữ trọn niềm thuận thảo việc đó như trên. Lại nữa khi phụng sự pháp sư không khác gì người ở theo lệnh chủ, quan thờ vua.... hạng người như thế sẽ mau đắc tam muội, đắc rồi nên siêng năng ghi nhớ giữ gìn, lại thường nhớ đến ơn thầy lòng hằng nghĩ cách đáp trả.

Nầy Hiền Hộ! Báu tam muội nầy không phải được nghe dễ dàng giả sử có người bỏ ra hơn trăm ngàn kiếp chỉ cầu nghe tên thôi còn nghe chưa được, nói chi đến việc nghe rồi biên chép đọc tụng, thọ trì, rồi trở lại phân tách giảng giải cho người khác hiểu. Hiền Hộ! Giả sử đem của cải chất đầy các thế giới chư Phật số nhiều như cát sông Hằng để hành hạnh bố thí, phước người nầy hết sức to tát nhưng không bằng công đức chỉ được nghe qua tên kinh thôi.

Rồi đức Thế Tôn nói lên bài kệ lập lại nghĩa trên:

Ta nhớ quá khứ vô lượng đời
Hằng theo pháp sư không tạm lìa
Trải qua thời gian sáu muôn năm
Ban sơ chưa nghe tên tam muội,
Lúc đó có Phật hiệu Chí Thành
Tỳ kheo theo ngài hiệu Hoà Luân
Đến khi Thế Tôn nhập diệt rồi
Tỳ kheo Hòa Luân giảng tam muội
Khi ấy ta là vua thiên hạ
Trong mộng mơ nghe chỗ tam muội
Tỳ kheo Hoà Luân thường giảng nói
Vua nghe nên nhận kinh báu nầy,
Từ mộng tỉnh dậy liền tìm cầu
Khép mình thỉnh ngài giảng tam muội
Xả bỏ ngôi vua để xuất gia,
Cung kính cúng dường không tạm nghỉ,
Qua hết ba muôn sáu ngàn năm
Chỉ nguyện được nghe tam muội nầy
Luôn bị thiên ma đến khuấy nhiễu
Rốt cuộc không sao nghe một lần
Thế nên tỳ kheo tỳ kheo ni
Các cư sĩ nam cư sĩ nữ
Nghe ta lời dạy thành thật nầy:
Các ông hết lòng trì tam muội,
Ai có mong muốn hầu pháp sư
Trải qua một kiếp hay nhiều kiếp
Cúng dường thang thuốc món ăn ngon
Mong cầu nghe được tam muội kinh.
Lại lo rất nhiều y phục tốt
Giường nệm đèn đuốc, các châu báu
Siêng năng như thế không biết mỏi
Chỉ vì mong nghe tam muội nầy,
Tỳ kheo không cần phải xin cúng
Ngay đến thân mạng không tiếc gì
Huống chi ngoại vật lại luyến sao?
Kẻ cầu như vậy đắc tam muội.
Mang ân thường nhớ để đáp ân
Kẻ trí nghe rồi nên phổ biến
Ức Na do tha kiếp ròng rã cầu
Diệu tam muội này giờ mới nghe
Giả sử thế giới như Hằng sa
Chất đầy của cải hành bố thí,
Kẻ nói được kinh chỉ một kệ
Phước họ còn hơn kẻ trên kia
Kẻ nói ra được một bài kệ
Hơn cả phước na do tha kiếp
Huống gì nghe rồi lại truyền bá
Công đức người nầy tả không xiết
Nếu ai thích hành đạo Bồ đề
Nên vì chúng sanh cầu pháp nầy
Nghe rồi an trụ trong tam muội
Chắc thành chánh giác vô thượng đạo.

Quyển Thứ Tư

Phẩm Thứ Mười Bảy: Chúc Lụy

Thế Tôn lại bảo Bồ tát Hiền Hộ:

Nầy Hiền Hộ! Thế nên các thiện nam thiện nữđức tin trong sạch nên siêng năng tinh chuyên nghe tam muội nầy, đã nghe rồi nên lãnh thọ đọc tụng, suy gẫm nghĩa lý vì cả thế gian phân tách giảng giải cho họ, nên biên chép kỹ lưỡng để trong kho tàng. Tại sao vậy? Nầy Hiền Hộ! Sau khi ta diệt độ, trong đời tương lai sẽ có hàng đại Bồ tát đức tin trong sạch vì các chúng sanh nên cầu sự học rộng nghe nhiều, vì sự mong cầu nầy nên đi khắp các nơi để nghe nhận chánh pháp.

Nầy Hiền Hộ! Thế nên các thiện nam thiện nữ như có kẻ có lòng ưa thích, kẻ đầy đủ đức tin kẻ gìn giữ chánh pháp, kẻ mến yêu chánh pháp, kẻ tổng trì kinh điển... nên vì các kẻ ấy giảng nói cho họ. Nương theo thần lực của Như lai biên chép kinh đại thừa như vậy rồi dùng Như lai ấn phong nó lại sau đó đem an trí trong hộp để vào kho. Nầy Hiền Hộ! Thế nào là Như lai ấn? Đó là: Tất cả các hành không tạo tác, không tướng, không tưởng, không y, không nhiếp, không thủ không trụ, tất cả hành hết, khổ nhơn hết, hữu hết, tất cả phiền não hết... không sanh, không diệt, không đạo, không đạo quả, tất cả các thánh không bao giờ che giấu, kẻ trí ca ngợi, người khôn ngoan thọ nhận được.

Lúc Như lai nói kinh nầy có vô lượng chúng sanh đều vun trồng căn lành nơi vô thượng bồ đềvô lượng vô số đại Bồ tát ở các thế giới Phật số nhiều như cát sông Hằng, các vị nầy đều từ thế giới mình qua đây cũng vì để được nghe kinh tam muội, các ngài đắc bất thối chuyển nơi vô thượng bồ đề cả ba ngàn đại thiên thế giới khắp mặt đất đều chấn động sáu cách: động, đại động, đẳng biến động, dũng, đại dũng, đẳng biến dũng, khởi, đại khởi, đẳng biến khởi, chấn, đại chấn, đẳng biến chấn, hống, đại hống, đẳng biến hống, giác, đại giác, đẳng biến giác, thậm chí hết tưng nhảy bên kia lại tưng nhảy bên đây, cả thế giới đều chấn động như vậy.

Khi ấy Thế Tôn mới bảo tôn giả Ca Diếp, Tôn giả Xá Lợi Phất, tôn giả Mục Kiền Liên, tôn giả A Nan, Bồ tát Hiền Hộ, chánh Ly Xa Bảo Đức, phú hộ Đại Thiện, con ông phú hộ chàng Tinh Đức, phú hộ Vi Đức Ma Nạp, phú hộ Thủy Tiên v.v... năm trăm người và các vị trời, người đời, bốn bộ chúng v.v... rằng:

Nầy Ca Diếp! Giờ đây ta đem pháp ba đại vô số kiếp tu thành vô thượng chánh đẳng chánh giác giao phó cho các ông, các nghĩa lý như thế cả thế gian không có khả năng tin nhận được. Tại sao? Vì kinh điển do đức Như Lai nói ra hết sức vi diệu sâu xa đệ nhứt trong đời, đương lai sẽ đem lại cho chúng sanh vô thượng Bồ đề. Vì vậy ta ân cần phó chúc cho ông, ông nên nghe và nhận lãnh, ông nên đọc tụng suy gẫm, tu hành, đem ra truyền bá, giảng giải, giải thích, phổ biến rộng rãi đừng để mất mát.

Lại nầy A Nan! Nếu có thiện nam thiện nữ nào mong muốn tu tập kinh tam muội nầy, muốn đọc tụng, thọ trì, suy gẫm, khai thị, giảng nói, rồi lại làm cho kẻ khác sanh đức tin chơn chánh phát tâm đọc tụng, thọ trì, suy gẫm, khai thị, giảng nói, ta nay vì họ an trụ đại thừa cho thiện nam thiện nữ đã được khai thị rồi nên học như thế, thường phải ghi nhớ ta có lời dạy bảo như vậy.

Khi đức Thế tôn nói xong kinh nầy, tôn giả Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất, đại Mục Kiền Liên, A Nan và tất cả đại thinh văn khác cùng Hiền Hộ, Bảo đức, phú hộ Tinh Đức, Vi Đức, Thủy Tiên v.v...năm trăm cư sĩ nam và các đại Bồ tát từ mười phương thế giới Phật khác đến đây, cho đến tất cả trời, rồng, quỷ thần, nhân, phi nhân v.v... nghe Như Lai dạy đều hết sức vui mừng theo lời dạy tu hành.

Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-Parinibbana-sutta), gọi tắt là Kinh Niết Bàn, là một bài kinh tương đối ít được biết đến trong giới Phật tử, ít được giảng dậy và tụng niệm tại các chùa chiền.

Điều đó không khỏi làm chúng ta ngạc nhiên, bởi vì bài kinh này đứng một vị trí quan trọng, có thể nói là duy nhất, trong kho tàng kinh điển Phật giáo, vì một số lý do : thứ nhất, đó là một tài liệu lịch sử, xã hội quí báu về giai đoạn cuối đời đức Phật ; thứ nhì, kinh chứa đựng một cách cô đọng những điểm căn bản, chính yếu của giáo lý đạo Phật ; và thứ ba, kinh cho ta thấy sự chuyển biến từ một con đường giải thoát dưới sự hướng dẫn của một vị thầy, tới một tín ngưỡng dân gian với sự sùng bái di tích của một đấng Thế Tôn.

Nguồn gốc của Kinh

Kinh Đại Bát Niết Bàn là bài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về ý nghĩa của tên kinh : " Đại Bát Niết Bàn " (Maha-Parinibbana).

Maha tiếng Pali có nghĩa là to lớn (tiếng Hán là Đại), pari là hoàn toàn, nibbana là Niết Bàn. Parinibbana(phiên âm sang tiếng Hán là Bát Niết Bàn) là sự tịch diệt hoàn toàn (extinction complète), sự chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn của vòng sanh tử. Đó là từ dùng để chỉ định sự ra đi, lìa khỏi cõi đời của các vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác (samma sambuddha), Phật Độc Giác (pacceka-buddha) và A La Hán (arahant)(chú thích 1), khác với cái chết của người thường (marana).

Ngoài ra, khái niệm " hoàn toàn tịch diệt " (parinibbuta) cũng được dùng để chỉ định trạng thái tâm linh của các vị Phật, Độc Giác và A La Hán, khi còn tại thế.

Do đó, chúng ta thấy có mặt trong kinh điển hai từ :

1) sopadisesa parinibbana, là sự tịch diệt hoàn toàn, sự nhổ tận rễ những lậu hoặc, ô nhiễm, kiết sử, nhưng vẫn còn những thể chất của đời sống (Hán : hữu dư y Niết Bàn).

2) anupadisesa parinibbana, là sự tịch diệt hoàn toàn, ngay cả những thể chất của đời sống (Hán : vô dư y Niết Bàn). Đó là khi các vị Phật, Độc Giác và A La Hán lìa bỏ thể xác và cõi đời.

Sopadisesa parinibbana còn được coi như là kilesa parinibbana, sự dứt bỏ hoàn toàn những ô nhiễm, kiết sử, và anupadisesa parinibbana như là khandha parinibbana, sự dứt bỏ hoàn toàn những uẩn.

Như vậy, không phải chỉ có đức Phật Thích Ca mới nhập Bát Niết Bàn, nhưng Kinh Đại Bát Niết Bàn (chữ Đại chỉ định sự tôn kính) là bài kinh nói về sự nhập Bát Niết Bàn của đức Phật Thích Ca.

Để tránh mọi ngộ nhận, chúng ta phải nói ngay rằng có hai bài kinh mang tên là Đại Bát Niết Bàn :

- một bài thuộc hệ Phật giáo Nguyên Thủy (chú thích 2)(Nam tông), nguyên văn viết bằng chữ Pali, và

- một bài thuộc hệ Phật giáo Đại Thừa (Bắc tông), nguyên văn viết bằng chữ Phạn (sanskrit), dịch sang chữHán và chữ Tây Tạng. Phải nói rằng đó là một trong những bài kinh nguyên văn chữ Phạn hiếm có còn tồn tại, đa số những bài khác đã bị thất lạc và chỉ còn lại dưới bản dịch sang chữ Hán và chữ Tây Tạng.

Kinh Đại Bát Niết Bàn Nguyên Thủy, viết bằng chữ Pali (Maha-Parinibbana-sutta), là bài kinh dài nhất trong Tam Tạng kinh điển (Tipitaka), thuộc vào Trường Bộ Kinh (Digha-nikaya). Người ta cho rằng bản kinh ban đầu được thành hình mấy chục năm trời sau khi đức Phật tịch diệt, bằng tiếng Prakrit, một ngôn ngữ rất gần với tiếng Pali, và sau đó bị nhiều đổi thay trong một, hai thế kỷ tùy theo những nhu cầu giáo lý và tổ chức của đoàn thể tăng già. Lời kinh được truyền khẩu từ thế hệ này qua thế hệ khác, và chỉ được ghi chép lại vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước CN. Toàn phần kinh Pali được ghi chép vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước CN, nhưng vẫn còn tiếp tục được truyền khẩu nhiều năm sau.

Kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa, nguyên văn bằng chữ Phạn(Maha-Parinirvana-sutra) thuộc vào trường phái Mula-Sarvastivada, một chi nhánh của phái Sarvastivada (Nhất Thiết Hữu), xuất hiện khá muộn và thất truyền từ lâu. Kinh được dịch sang chữ Hán từ khoảng thế kỷ thứ 3 tới thứ 5 sau CN, dưới những tựa đề khác nhau (Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, Đại Bát Nê Hoàn Kinh,...). Một trong những bản đó là do ngài Pháp Hiển sang Tích Lan mang về và dịch cùng với Buddhabadra năm 417. Năm 421, tại miền Bắc Trung Hoa, nhà sư Ấn Độ Dharmaksema cũng dịch một bản kinh dài hơn, được bổ túc bằng một số đoạn trong một bản kinh viết tay tìm thấy tại Khotan (miền Tây Tân Cương).

Tại Tây Phương, Kinh Đại Bát Niết Bàn đã được giới học giả đặc biệt chú ý đến từ cuối thế kỷ 19 qua những bản dịch từ tiếng Pali sang tiếng Anh bởi T.W. Rhys-David (1881, 1910), qua những công trình nghiên cứu tiếng Đức của E. Waldschmidt (từ 1944 đến 51) và nhất là qua công trình nghiên cứu của nhà Phật học Pháp André Bareau (từ 1970 đến 75).

Trong những học giả Tây phương, có lẽ André Bareau là người đã có công phu nghiên cứu nhất về các bản kinh Đại Bát Niết Bàn. Ông đem đối chiếu 7 bản kinh khác nhau, 1 viết bằng chữ Pali, 1 bằng chữ Phạn và 5 bằng chữ Hán, soạn thảo trong những thời kỳ khác nhau và thuộc về những trường phái khác nhau.

Về bản dịch ra tiếng Việt, thì cũng có hai bài kinh Đại Bát Niết Bàn, một bài dịch từ chữ Pali bởi HT Thích Minh Châu, và một bài dịch từ chữ Hán bởi HT Thích Trí Tịnh.

Như đã nói trên, chúng ta nên để ý đó là hai bài kinh khác nhau, một bài thuộc hệ thống Nguyên Thủy, và một bài thuộc hệ thống Đại Thừa.

Tuy rằng cả hai đều có liên quan tới giai đoạn cuối đời của đức Phật trước khi ngài nhập Bát Niết Bàn, nhưng có nhiều sự khác biệt về hình thức cũng như về nội dung. Bài kinh Đại Thừa dài hơn bài kinh Nguyên Thủy nhiều, vì có thêm nhiều bài kinh khác. Bản dịch của HT Thích Trí Tịnh được in làm 2 quyển, dầy 1500 trang, chia ra làm 29 phẩm, trong khi bản dịch của HT Thích Minh Châu chỉ có 53 trang A4, chia ra làm 6 phẩm. Trong kinh Nguyên Thủy, đức Phật giảng dậy cho Ananda (A Nan), vừa là em họ, thị giả và đệ tử thân cận nhất của ngài, trong khi trong kinh Đại Thừa, đức Phật giảng dậy cho Maha-Kassapa (Đại Ca Diếp), là vị đại đệ tử của ngài. Chúng ta sẽ bàn sau về những khác biệt về nội dung của những lời giảng dậy đó.

Trong khuôn khổ bài này, chúng ta sẽ chủ yếu nói về Kinh Đại Bát Niết Bàn Pali, vì những lý do sau : thứ nhất, đó là bài kinh xuất hiện sớm nhất đứng về mặt lịch sử, thứ nhì (cũng liên quan đến điểm trên), những sự kiện lịch sử, xã hội có khả năng được mô tả một cách trung thành nhất, và thứ ba, những lời giảng dậy trong kinh có khả năng gần với những lời dậy cuối cùng của đức Phật nhất.

Những hạn chế về thông tin khách quan trong kinh

Trong Tam Tạng kinh điển, trên nguyên tắc Kinh (sutta) là những lời dậy của đức Phật. Thật ra, ai nấy đều biết rằng đó chỉ là những lời ghi lại về lời dậy của đức Phật.

Do đó, cũng như đa số các bài kinh, kinh Đại Bát Niết Bàn bắt đầu bằng : " Tôi nghe như vầy " (Pali : evam me suttam, Hán : Như thị ngã văn), nghĩa là lời mở đầu của soạn giả - hay đúng hơn các soạn giả - trước khi ghi lại những gì các người đó đã được nghe thấy, lặp đi lặp lại nhiều lần.

Đó là một trong những đặc điểm đáng ghi nhớ của kinh điển Pali. Trước khi được ấn định và in lại thành kinh sách, sớm nhất là vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước CN, lời kinh đã được truyền khẩu, truyền tụng, kết tập từ thế hệ này qua thế hệ khác, và do đó không tránh khỏi bị thêm bớt, thay đổi ít nhiều, một cách vô tình hay cố ý. Hơn nữa, nhiều câu được cố ý lặp đi lặp lại nhiều lần, trong mục đích giáo dục, để được ghi nhớ, học tập cho thuần thục bởi các tăng ni và cư sĩ.

Kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa được phỏng dịch từ tiếng Pali sang tiếng Phạn, rồi từ tiếng Phạn sang tiếngHán, cho nên lại càng có khả năng bị thay đổi nhiều hơn nữa, với thời gian và không gian. Do đó, như đã nói, chúng ta có thể nghĩ rằng bài kinh Pali gần với các sự kiện lịch sử, xã hội và với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật hơn.

Tuy nhiên, vì những lý do nói trên, chúng ta phải hết sức thận trọng về những thông tin lịch sử, xã hội chứa đựng trong kinh, cũng như nhà Phật học André Bareau đã nhìn nhận một cách khiêm tốn : " Tất cả chỉ là những giả thuyết, càng phải xem xét một cách ngờ vực khi chúng càng tỏ ra táo bạo " và " Viết về cuộc đời đức Phật là một công trình vô vọng "...

Kinh Đại Bát Niết Bàn Pali, gồm 6 phẩm, kể lại một cách khá tỉ mỉ chuyến đi cuối cùng của đức Phật Thích Ca với một số đệ tử của ngài, trong sáu tháng trời, từ thành phố Rajagaha, thủ đô xứ Maghada, tới Kusinara, một thị trấn nhỏ của dân tộc Mallan, cách nhau khoảng 450 km (xem bản đồ). Ngài đi qua những nơi như Nalanda, sau này trở thành một trung tâm Phật học nổi tiếng, Patali-gama (trở thành Pataliputta, thủ đô về sau của xứ Maghada), và Vesali (thủ đô xứ Vajji) (chú thích 3). Lúc đó, ngài đã già yếu, ốm đau trầm trọng, nhưng vẫn không ngừng thuyết giảng cho tới khi ngài diệt độ tức là nhập Bát Niết Bàn, để lại nhục thân được hỏa táng một cách trọng thể.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về ba khía cạnh : lịch sử - xã hội, tâm lý - tình cảm, và giáo lý - những lời dậy cuối cùng của đức Phật.

Về bệnh tình và sự tịch diệt của đức Phật

Lúc bấy giờ, đức Phật đã già yếu lắm, như lời của ngài nói với Ananda : " Này Ananda, ta nay đã già nua, mỏi mòn trước gánh nặng thời gian. Ta đã tới những ngày cuối cùng của cuộc đời, đã tám mươi tuổi rồi. Cũng như một chiếc xe cũ kỹ chỉ còn chạy được nhờ buộc đầy giây dựa, cơ thể của Như Lai cũng chỉ đi lại được nhờ chữa chạy thuốc men ". Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta-nikaya) cũng có một đoạn đức Phật nói về sức khoẻ của ngài : " Thật vậy Ananda, tuổi già thay thế tuổi trẻ, bệnh tật đẩy lui sự khoẻ mạnh, cái chết làm ngưng sự sống. Mầu da của ta không còn tươi tốt và trong sáng như xưa; bắp thịt chân tay ta yếu đi và da nhăn nheo ; thân thể ta nghiêng về phía trước ; sự thay đổi cũng thấy rõ trên các giác quan... "

Cuối phẩm 2, bệnh tình của đức Phật được mô tả như sau : " Trong khi Thế Tôn bắt đầu an cư trong mùa mưa (chú thích 4) tại làng Beluva, gần Vesali, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, làm ngài vô cùng đau đớn, gần như muốn chết. Nhưng ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, và chịu đựng cơn đau một cách bình thản. Rồi ngài nghĩ : 'Thật là không phải nếu ta nhập Bát Niết Bàn mà không báo trước những đệ tử thân cận và nói chuyện với đoàn thể tăng già ; ta phải cố gắng trấn áp bệnh tật, ở lại trên đời bằng cách phục hồi sức sống'. Nhờ đó, bệnh tật của ngài thuyên giảm lần lần ".

Tới phẩm 4, bệnh của ngài lại tái phát, khi ngài cùng với đại chúng tỳ kheo tới Pava, tại rừng xoài của người thợ sắt Cunda. Ngài được Cunda mời cơm, và món ăn đặc biệt chỉ riêng ngài dùng là món sukkaramaddava (một loại nấm mộc nhĩ mọc trên gỗ đàn hương). " Sau đó, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng và xuất huyết, đau đớn gần như muốn chết. Ngài vẫn chánh niệm, tỉnh giác, và chịu đựng cơn bệnh một cách bình thản ".

Trên con đường đi tới Kusinara, Thế Tôn cảm thấy mệt mỏi và muốn ngồi nghỉ. Ngồi dưới gốc cây, ngài cảm thấy khát và muốn uống nước. Uống nước xong, ngài giảng pháp cho Pukkusa, một hoàng tử dòng họ Mallan, và vị này, sau khi qui y Tam bảo, cúng dường ngài một cặp áo mầu kim sắc. Mặc áo trên mình, mầu da của ngài trở nên trong suốt và sáng chói.

Sau đó, Thế Tôn xuống tắm sông Kakuttha, rồi cảm thấy người mỏi mệt và nằm nghỉ, nghiêng bên tay phải, trong tư thế sư tử. Cuối cùng (phẩm 5), ngài đi tới khu rừng sala của dòng họ Mallan, gần thị trấn Kusinara, nằm xuống giữa hai cây sala lớn trong tư thế sư tử, và tịch diệt vào canh cuối của buổi đêm (phẩm 6).

Mặc dầu kinh không ghi nhiều chi tiết về bệnh tình của đức Phật, nhưng chúng ta cũng có thể phỏng đoán rằng ngài bị một bệnh tiêu hóa mạn tính trầm trọng, vì chỉ có bệnh tiêu hóa mới gây nên những cơn đau dữ dội và xuất huyết, trong những giai đoạn cấp hóa. Tuy không thể gạt bỏ giả thuyết ung thư ruột, nhưng có nhiều khả năng hơn đó là một bệnh hiền tính, như loét dạ dầy - tá tràng, hay bệnh viêm ruột xuất huyết (colite hémorragique). Bệnh này có thể bị khởi động bởi món nấm mộc nhĩ ngài đã ăn, bởi vì đã có những nghiên cứu khoa học cho biết rằng loại nấm mộc nhĩ (hay " tai mèo ") có tác dụng chống tiểu cầu và làm loãng máu, do đó có thể gây chẩy máu nơi một tổn thương tiêu hóa. Lý do tử vong có thể là xuất huyết, gây nên mệt mỏi, khát nước và khiến cho mầu da trở nên lợt lạt vì thiếu máu. Cuối cùng, có khả năng là huyết áp ngài xuống thấp dần, gây mê man trong khi ngài nhập định rồi tịch diệt.

Dĩ nhiên, tất cả những điều nói trên chỉ là sự phỏng đoán liều lĩnh của một người thầy thuốc chỉ cầm trong tay một bệnh án sơ sài và mơ hồ, truyền khẩu lại từ 2500 năm...

Về tang lễ của đức Phật

Có một điều mà chúng ta thấy rất rõ trong kinh, là đức Phật được mọi người vô cùng kính trọng ngay trong khi ngài còn tại thế. Điển hình là :

- Khi nhà vua Ajatasattu, xứ Maghada, lúc bấy giờ rất hùng mạnh sau khi chinh phục được xứ Kosala, có ý muốn dấy binh chinh phạt dân Vajjin, liền gửi một vị đại thần tới tham vấn đức Phật (phẩm 1). Sau khi nghe đức Phật phân tích 7 lý do vì sao dân Vajjin tiếp tục cường thịnh, không suy đồi và không thể bị đánh bại được, nhà vua từ bỏ ý định xâm lấn xứ Vajji. Chuyện này chứng tỏ ảnh hưởng rộng lớn của đức Phật trên lãnh vực chính trị, xã hội, và sự ngưỡng mộ, tin tưởng của các vua chúa thời bấy giờ đối với ngài.

- Đức Phật đi tới đâu cũng được đón tiếp một cách kính trọng (chú thích 5), như các vị đại thần Sunidha vàVassakara xứ Maghada, các hoàng tử Licchavin, hay những kẻ giầu có như cô Ambapali, người thợ sắtCunda, đều tranh nhau mời ngài dùng cơm, với những bữa tiệc rất thịnh soạn.

- Hai vị đại thần trên còn nói :" Hôm nay, nếu ngài Gotama đi ra thành bằng cửa nào, chúng tôi sẽ gọi cửa đó là cửa Gotama, nếu ngài đi qua sông bằng bến nào, chúng tôi sẽ gọi bến đó là bến Gotama " (cuối phẩm 1).

- Sau khi Pukkusa, một hoàng tử dòng họ Mallan, đệ tử của Alara Kalama, thấy thái độ trầm tĩnh của ngài với định lực trội hơn hẳn thầy của mình, ông liền xin qui y Tam Bảo, và cúng dường cho đức Phật một cặp áo mầu kim sắc vàng chói (phẩm 4).

Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy tang lễ của ngài được cử hành một cách vô cùng trọng thể. Và cũng vì lý do đó, tổ chức tang lễ không còn là việc của tăng đoàn mà được giao phó cho các cư sĩ, cho dân làng đảm nhiệm (phẩm 6).

Sau khi đức Thế Tôn tịch diệt ở rừng cây sala, dân Mallan ở Kusinara tụ họp nhau lại, cung kính đảnh lễ nhục thể của ngài, với các điệu múa, ca nhạc, tràng hoa, và hương thơm trong suốt một tuần. Nhục thể của ngài sau đó được rước đi qua các cửa thành, rồi vấn bằng năm trăm lớp loại vải mới và vải bông, đặt vào một hòm thiếc đầy dầu, rồi trong một hòm thiếc nữa. Cuối cùng, hòm được đặt lên giàn lửa gồm nhiều thứ gỗ thơm và được hỏa thiêu.

Như vậy, theo các soạn giả của Kinh, tang lễ của đức Phật không những được cử hành một cách trọng thể, mà còn một cách rất đặc biệt, như một Chuyển Luân Vương (cakkavatti), hay Pháp Vương (roi universel), ngự trị thế giới không phải bằng bạo lực hay pháp luật, mà bằng sự đức độ và lòng từ bi.

Sự hiện diện của Thiên chủ Sakka, của Brahma Sahampati, và nhiều vị thần linh khác trong tang lễ của ngài là một điều hoàn toàn khác biệt với đạo Bà La Môn, vì đối với đạo này nhục thể của con người là bất tịnh và phải được tránh xa bởi các thần linh. Ý nghĩa của sự hiện diện này là, khi một con người đạt tới Chánh Đẳng Chánh Giác, thì vị ấy vượt lên cả các thần linh và Brahma, và khi vị ấy nhập Bát Niết Bàn, thì ngay cả các thần linh cũng phải đến nơi đảnh lễ.

Điểm khác thứ nhì là những xá lợi, di tích nhục thể của ngài, cũng như của các vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, Phật Độc Giác, A La Hán và Chuyển Luân Vương, sẽ được thờ phụng trong những chiếc tháp (thupa). Đồng thời những địa phương nơi đức Phật Thích Ca đã ra đời, thành đạo, chuyển Pháp luân, và nhập Bát Niết Bàn(Lumbini, Bodh-gaya, Sarnath, Kusinara) sẽ trở thành những thánh địa, những điểm hành hương đối với các Phật tử, đánh dấu sự khởi đầu của một tín ngưỡng dân gian.

Ngay sau khi hỏa thiêu, sự tranh giành xá lợi của đức Phật bởi các vua chúa và các vị trưởng tộc trong vùng suýt nữa gây nên một cuộc chiến lớn, nhưng nhờ sự can thiệp khéo léo của Bà La Môn Dona, cho nên xá lợi của ngài được phân chia làm 8 phần đồng đều, cộng với phần tro còn lại và chiếc bình đựng xá lợi, tất cả thành 10 tháp được xây và thờ cúng mỗi nơi.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng đức Phật Thích Ca xuất thân là một vị thái tử thuộc hoàng tộc, sau đó sống một cuộc đời sa môn, khất thực, và cuối cùng tịch diệt và được hỏa táng như một Chuyển Luân Vương...

Sự cử hành tang lễ trọng thể, cũng như sự thờ cúng xá lợi trong bảo tháp, nhất quyết không phải là ý nguyện của một người đã hoàn toàn giải thoát như đức Phật. Do đó, chúng ta có thể nghĩ rằng những lời gán cho ngài về vấn đề này đã được các nhà soạn giả bài kinh đưa vào cho thêm phần long trọng. Vả lại, trong một đoạn khác, đức Phật có nói : " Này, Ananda, không phải như vậy tức là kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ Như Lai. Nếu một tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam hay nữ cư sĩ đi theo con đường Chánh Pháp, sống hòa hài trong Chánh Pháp, hành trì đúng Chánh Pháp, thì người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ Như Lai. Đó mới là đảnh lễ tối thượng " (phẩm 5).

Về những hiện tượng siêu nhiên

Trong kinh, chúng ta nhận thấy có nhiều hiện tượng siêu nhiên, huyền diệu xẩy ra, tuy rằng không nhiều bằng trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa.

Các hiện tượng siêu nhiên đó có thể được phân chia làm hai loại : một là những khả năng đặc biệt, do thần thông của đức Phật, và hai là các hiện tượng siêu nhiên ngoài những khả năng trên.

Trong loại đầu, chúng ta có thể liệt kê đoạn xẩy ra tại Patali-gama (Pataliputta), trong lúc hai vị đại thần xứ Maghada đang xây thành để ngăn chận dân Vajjin, đức Phật dùng Huệ nhãn nhìn thấy hàng ngàn vị thần linh tụ họp tại đây. Sau đó, khi tới bờ sông Hằng vào mùa nước lớn, ngài vụt biến qua bên bờ kia, như người ta co duỗi cánh tay, trong khi những kẻ khác đang tìm thuyền bè để qua sông (phẩm 1). Và khi Ananda hỏi ngài về hậu thế của một số tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ sau khi mệnh chung, thì ngài nhờ Huệ nhãn nhìn rõ hậu thế của từng người và trả lời một cách rành mạch (phẩm 2). Đến khi căn bệnh của ngài nổi lên tại Beluva, đức Phật dùng chánh niệm, tỉnh giác để nhiếp phục cơn đau, và duy trì mạng sống (phẩm 2). Nhưng rồi ngài cũng quyết định, trước lời khích dụ của Ma Vương (Mara Papima), không còn duy trì mạng sống, và sẽ diệt độ ba tháng sau, mặc dầu ngài có khả năng kéo dài thọ mạng của mình nếu được Ananda thỉnh cầu (phẩm 3).

Khi căn bệnh của đức Phật tái phát, làm ngài khát nước và muốn uống nước, thì nước sông vừa bị khuấy động, vẩn đục bỗng trở nên trong vắt. Một hiện tượng siêu nhiên nữa xẩy ra sau khi đức Phật mặc vào người cặp áo mầu kim sắc ngài mới được tặng : mầu da của ngài trở nên trong suốt và sáng chói, làm lu mờ cả áo mầu kim sắc (phẩm 4). Và khi ngài tới rừng sala tại Kusinara và nằm xuống giữa hai cây sala, thì cây trổ hoa trái mùa, gieo khắp và tung vãi trên thân ngài, cùng với bột chiên đàn, và ca nhạc trên hư không nổi lên để cúng dường ngài (phẩm 5).

Cuối cùng, trước khi diệt độ, ngài nhập sơ thiền, rồi nhị thiền, rồi tam thiền, rồi tứ thiền, rồi không vô biên xứ, rồi thức vô biên xứ, rồi vô sở hữu xứ, rồi phi tưởng phi phi tưởng xứ, rồi diệt thọ tưởng định, rồi đi ngược lại một lần nữa cho tới tứ thiền, trước khi nhập Bát Niết Bàn (phẩm 6)(chú thích 6).

Ngay sau khi đức Phật nhập Bát Niết Bàn, mặt đất bỗng chấn động một cách khủng khiếp, làm lông tóc dựng ngược, cùng với trống trời vang dội. Hiện tượng đó cũng đã xẩy ra khi ngài đã quyết định ba tháng trước sẽ diệt độ và không còn duy trì mạng sống. Cùng lúc ngài diệt độ, Phạm Thiên (Brahma) và Thiên chủ Sakka đều thốt lên một bài kệ, và cùng với chư Thiên đảnh lễ ngài.

Trong khi cử hành tang lễ Thế Tôn (phẩm 6) cũng xẩy ra một số hiện tượng siêu nhiên : đó là khi tám vị trưởng tộc Mallan cố khiêng nhục thể của ngài lên thì khiêng lên không nổi, vì lý do chư Thiên không muốn thân ngài được chở ra ngoài thành về phía Nam mà muốn chở thân ngài về phía Bắc cửa thành, rồi vào trung tâm, rồi vào phía Đông cửa thành. Và khi họ châm lửa lên để hỏa thiêu thì châm lửa không cháy, cũng vì lý do chư Thiên muốn vị đại đệ tử Maha-Kassapa đến cùng với đại chúng tỳ kheo đảnh lễ ngài trước. Đảnh lễ xong, giàn lửa tự nhiên bốc cháy. Sau khi thân Thế Tôn đã cháy hết, những dòng thác nước từ trên không đổ xuống và từ dưới đất phun lên làm tắt ngay giàn lửa.

Sự có mặt của những hiện tượng siêu nhiên, huyền diệu này trong một bài kinh thuộc hệ thống Nguyên Thủy có thể làm chúng ta ngạc nhiên, nhưng thật ra có thể giảng nghĩa được một cách hợp lý bằng những lý do sau :

- Ngay sau khi đức Phật viên tịch, và nhất là trong những thế kỷ sau, đã có một sự chuyển biến đáng kể xẩy ra, đó là sự xuất hiện của một tín ngưỡng dân gian, dựa lên sự tôn thờ đức Phật qua những di tích của ngài nơi các bảo tháp (thupa) và thánh địa. Một dấu hiệu tiêu biểu là tang lễ của ngài được cử hành không phải bởi tăng đoàn mà bởi các cư sĩ.

- Do đó chúng ta có thể phỏng đoán rằng những hiện tượng siêu nhiên, mầu nhiệm đã được ghi thêm, thêu dệt bởi các soạn giả của bài kinh, trong mục đích làm gia tăng sự sùng kính, tín ngưỡng đó, đồng thời để đối phó với đối thủ đương thời, là đạo Bà La Môn.

- Chúng ta cũng có thể nhìn những hiện tượng siêu nhiên đó như là những hình ảnh biểu tượng, tức là dùng theo nghĩa bóng. Chẳng hạn như khi đức Phật vụt biến qua bên bờ kia sông Hằng, trong khi những kẻ khác đang tìm thuyền bè để qua sông, thì như lời ngài nói kệ (cuối phẩm 1):

" Những ai đã bắc cầu, đi qua dòng nước lũ tham ái, 
Tránh đất sũng đầm ao, đạt được giải thoát. 
Trong khi những người phàm phu đang cột bè, 
Để vượt qua dòng sông nhỏ, 
Thì những bậc trí tuệ, đã qua dòng nước lũ tham ái, 
Vượt qua dòng sông nhỏ dễ dàng. "

Và khi một người như đức Phật đạt Chánh Đẳng Chánh Giác, hay nhập Bát Niết Bàn, ức kiếp mới có một lần, thì chẳng phải là một điều kinh thiên động địa, khiến đất trời rung chuyển, tất cả thế giới mười phương đều phải đảnh lễ đó ư ? Hình ảnh hoa sala nở rộ trái mùa, gieo khắp và tung vãi trên thân ngài, cùng với bột chiên đàn, và ca nhạc trên hư không nổi dậy, phải chăng chỉ là biểu tượng của sự đảnh lễ của thiên nhiên đối với một bậc trí tuệ siêu phàm đã vượt lên trên tất cả, trời người ?

Về mặt tâm lý, tình cảm

Kinh Đại Bát Niết Bàn có lẽ là bài kinh nặng về tình cảm và có tính chất " người " nhất, vì gây nhiều cảm xúc cho người đọc, và mang nặng nghĩa thầy trò, lòng nhân ái. Có những đoạn làm người đọc bỗng dưng cảm thấy nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt, thậm chí khóc sướt mướt !

Khi thấy vị thầy thương kính của mình già nua, bệnh tật, chịu đựng cơn đau không hề ta thán, Ananda, người đệ tử thân cận của đức Phật, tới thăm ngài và nói : " Con thấy đức Thế Tôn đã khoẻ mạnh hơn. Nhưng khi con thấy đức Thế Tôn bị bệnh, con cảm thấy người yếu đuối như một cành giây leo. Đối với con, hướng đi không sáng tỏ và tất cả đều đen tối " (phẩm 2).

Và khi Ananda thấy sức khoẻ của vị thầy mình sa sút dần đi, ông đi vào tịnh xá, dựa lên cột cửa và đứng khóc : " Ta hãy còn là một kẻ sơ học, còn nhiều điều phải tu tập. Vị thầy kính thương của ta sắp sửa nhập Bát Niết Bàn. Rồi đây, sẽ không còn ai hướng dẫn ta nữa !" (phẩm 5). Đức Phật được biết, liền cho người đi gọi người thị giả thân thiết đó, và vỗ về an ủi ông : " Thôi, Ananda, đừng có buồn rầu, than khóc. Đã biết bao lần, ta đã chẳng nói cho ngươi rằng tất cả những gì đáng quí, tốt đẹp đều phải đổi thay, đều phải hư hoại, đều phải hủy diệt ư ? Làm thế nào có thể khác được, Ananda ? Cái gì đã sanh ra, hiện hữu, hữu vi, là có tính chất vô thường, vậy thì làm sao có trường hợp mà người ta có thể ước mong rằng : " Cái đó sẽ ở luôn như vậy, và không bao giờ biến mất "? Sau đó, Đức Phật tán thán công đức và ca ngợi các đức tính của người thị giả : " Hãy can đảm lên, Ananda, không bao lâu nữa ngươi sẽ tự giải thoát khỏi các lậu hoặc ".

Như trong mọi tang lễ, có nhiều người than khóc sau khi đức Phật nhập Bát Niết Bàn (phẩm 6). Có những tỳ kheo và cư sĩ khóc than, vật vã thân hình hay lăn qua lộn lại : " Thế Tôn diệt độ quá sớm! Thiện Thệ diệt độ quá sớm! Con Mắt thế gian (dhamma cakku) biến mất quá sớm! " Đó là những người chưa nhổ được rễ tham ái(avitaraga), còn những người đã nhổ được rễ tham ái (vitaraga) thì an trú trong chánh niệm, tỉnh giác và tự nhủ : " Các hành là vô thường. Làm sao tránh khỏi điều đó ? "

Điều cảm động và đáng chú ý nữa trong kinh là sự ân cần, tận tụy của một người thầy đối với đệ tử của mình. Mặc dầu đức Phật đã già nua, đau ốm, ngài đã không quản mệt nhọc, khó khăn, đi trên một quãng đường dài 450 km, trong 6 tháng trời, qua 15 địa phương lớn nhỏ, không ngừng thuyết giảng, ngay cả khi ngài cảm thấy trong người mệt mỏi hay vừa thoát khỏi cơn trọng bệnh.

Tới những giây phút cuối cùng, khi bệnh tình đã trầm trọng, ngài còn cố gắng trả lời những câu hỏi của Bà La Môn Subhadda, rồi thu nhận ông làm người đệ tử cuối cùng, sẽ trở thành A La Hán (phẩm 6).

Đặc biệt nhất là ngài đã tận dụng những giây phút cuối cùng để giảng giải cho những người trong đại chúng tỳ kheo còn đôi chút nghi vấn (phẩm 6) :

" Này các tỳ kheo! Có thể có, ít ra một người, còn nghi ngờ hay phân vân về Phật, Pháp, Tăng, đạo (magga)hay phương pháp (patipada). Vậy các người hãy đặt câu hỏi đi. Để sau này đừng có hối tiếc rằng : 'Đạo sư đứng trước mặt chúng ta, mà chúng ta đã không hỏi thẳng được ngài'." Chúng tỳ kheo nghe xong giữ im lặng. Sau khi đức Phật nhắc lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba, chúng tỳ kheo vẫn giữ im lặng, ngài liền nói : " Có thể các người không đặt câu hỏi vì kính trọng đạo sư. Trong trường hợp đó, hãy nhờ một người bạn đồng tu đặt lên câu hỏi. " Chúng tỳ kheo vẫn giữ im lặng.

Như vậy, kinh cho ta thấy đức Phật trước hết là một vị thầy, một đạo sư ân cần, tận tụy, thương yêu và gần gũi đệ tử của mình.

Ngài cũng đầy lòng nhân ái, khi căn dặn Ananda phải làm cho người thợ sắt Cunda tiêu tan hối hận, vì đã mời Thế Tôn ăn nấm mộc nhĩ gây trọng bệnh, khiến cho ngài diệt độ (cuối phẩm 4).

Về mặt giáo lý

Kinh Đại Bát Niết Bàn chứa đựng một cách vắn tắt và đầy đủ giáo lý căn bản của đạo Phật, qua những bài thuyết giảng của đức Phật Thích Ca cho các tỳ kheo đi cùng với ngài, hay nhân những buổi tụ họp các tỳ kheo và cư sĩ địa phương. Kinh cũng là sự tập hợp của nhiều đoạn kinh trong các bài kinh khác, chẳng hạn như có những đoạn tương tự trong Tương Ưng Bộ (Samyutta-nikaya) và Tăng Chi Bộ kinh (Anguttara-nikaya).

Điều được đức Phật nhiều lần nhắc tới là Giới (sila), Định (samadhi), Huệ (pañña), ba cái học đưa tới vô lậu : " Đây là Giới, đây là Định, đây là Huệ. Định sẽ đem tới kết quả và ích lợi lớn nếu phát triển với Giới, Huệ sẽ đem tới kết quả và ích lợi lớn nếu phát triển với Định. Tâm phát triển với Huệ sẽ giải thoát khỏi các lậu hoặc(asava), tức là dục lậu (kamasava), hữu lậu (bhavasava), tri kiến lậu (ditthasava) và vô minh lậu(avijjasava)"(chú thích 7).

Ngài cũng nhắc lại lý do vì sao con người mãi bị trói buộc trong vòng luân hồi (sansara). Đó là vì không hiểu rõ bốn sự thật là : khổ (dukkha), nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ (phẩm 2).

Và với tăng chúng sống ở gần Vesali, ngài còn nói về 37 phẩm trợ đạo (bodhipakkhiya-dhamma)(chú thích 8), là những pháp ngài đã chứng ngộ và giảng dậy, và khuyên họ phải học hỏi, thực hành, trau dồi và phát triển (cuối phẩm 3).

Ngài đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng của 4 niệm xứ, khi nói với Ananda (cuối phẩm 2): " Này Ananda, hãy tự mình làm hòn đảo (dipa)(chú thích 9) cho mình, làm nơi nương tựa cho chính mình, không nương tựa vào ai khác. Hãy lấy Chánh Pháp làm hòn đảo cho mình, làm nơi nương tựa cho chính mình, không nương tựa vào nơi nào khác. Bằng cách nào một vị tỳ kheo làm được như vậy, Ananda ? Đối với thân, vị ấy quán thân, đối với thọ, vị ấy quán thọ, đối với tâm, vị ấy quán tâm, đối với pháp, vị ấy quán pháp, sống tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục được mọi tham ái, sân si trên đời. Này Ananda, những ai tự mình làm hòn đảo cho mình, lấy Chánh Pháp làm hòn đảo cho mình, làm nơi nương tựa cho chính mình, không nương tựa vào nơi nào khác, những vị tỳ kheo tinh tấn ấy, ngay bây giờ và sau khi ta diệt độ, sẽ là những vị tối thượng trong hàng tỳ kheo của ta."

Trong một đoạn nữa, chúng ta tưởng chừng như nghe lại lời khuyên của đức Phật cho dân làng Kalama (phẩm 4): " Này các tỳ kheo, tỉ dụ như có một vị tỳ kheo nói :'Tôi nghe từ chính miệng Thế Tôn, học hỏi được từ Thế Tôn, hay từ một tỳ kheo Thượng tọa. Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dậy của đạo sư', thì các người không nên chấp nhận, cũng không nên bác bỏ ngay những lời đó, mà phải học hỏi kỹ lưỡng, so sánh, đối chiếu với Kinh, Luật. Nếu thấy phù hợp với Kinh, Luật thì hãy đón nhận, nếu không thì hãy bác bỏ lời của vị tỳ kheo đó. "

Nhưng đặc điểm, thông điệp quan trọng nhất về giáo lý trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, có lẽ là tính chất vô thường (aniccata) của mọi pháp hữu vi. Tất cả những sự kiện xẩy ra, những điều được mô tả trong kinh đều chứa đựng bàng bạc giáo lý vô thường đó : sự già yếu, bệnh tật của đức Phật, và cuối cùng sự tịch diệt của ngài, cũng như tất cả những gì hiện hữu.

Chúng ta hãy nhớ đến những lời nói cuối cùng của đức Phật : " Tất cả những pháp hữu vi đều vô thường. Các người hãy tinh tấn, đừng có xao lãng " (phẩm 2).

Và cùng với khi ngài diệt độ, Thiên chủ Sakka thốt lên bài kệ :

" Các hành là vô thường, 
Có hiện phải có hoại. 
Chúng tự sanh tự diệt. 
An tịch là hạnh phúc."

Giáo lý trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa

Những khác biệt của hai bài kinh Nguyên Thủy và Đại Thừa chủ yếu nằm trong giáo lý. Trong khi kinh Nguyên Thủy trình bầy giáo lý căn bản của đạo Phật, với " Giới, Định, Huệ, 4 sự thật, 8 chánh đạo, 4 niệm xứ, " v.v., thì kinh Đại Thừa lại nhấn mạnh vào khái niệm " Thường, Lạc, Ngã, Tịnh ".

Trong kinh này, đức Phật giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh hay Như Lai Tánh, là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi chúng sinh, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường, nhị nguyên tương đối. Bản thể ấy luôn luôn tĩnh tịch hiện tiền, tràn ngập khắp nơi, nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si, ô nhiễm che mờ nên không thấy được (phẩm Kim Cang Thân thứ 5 và Phẩm Như Lai Tánh thứ 12).

Ngoài ra, đức Phật còn dậy rằng tứ chúng Phật tử (gồm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, nam Cư sĩ và nữ Cư sĩ) đều phải có nhiệm vụ hộ trì chánh pháp, nghĩa là giữ gìn sao cho chánh pháp khỏi bị mang tiếng oan vì những người phá giới, khiến cho người đời mất niềm tin, mất cơ hội thấm nhuần Phật pháp. Như vậy, chữ Tăng ở câu kính Phật trọng Tăng phải hiểu nghĩa là thanh tịnh Tăng (chú thích 10).

Về vần đề đức Thích Ca sơ sinh bước bẩy bước và nói "Thiên thượng Thiên hạ duy Ngã độc tôn", ngài cũng nói rõ rằng Ngã đây chính là Như Lai, là Chân Tâm, Phật Tánh, là thân Kim Cang bất hoại, chứ không phải là Ngã của Thái Tử Tất Đạt Đa (phẩm Tứ Tướng thứ 7).

Cuối cùng, đức Phật còn dặn rằng vì phương tiện tùy căn cơ chúng sanh và tùy thời cơ, nên đôi khi ngài phải dậy một cách giản lược, không được rốt ráo, và gọi những kinh này là kinh bất liễu nghĩa. Vậy chúng sinh phải y chỉ kinh liễu nghĩa, nghĩa là thấu hiểu mục tiêu tối hậu của kinh, tức là Phật Tánh của chúng sinh, bằng trí huệ Bát Nhã (phẩm Tứ Y thứ 8).

Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng tuy cùng dựa lên sự kiện chính là sự diệt độ của đức Phật, nhưng giáo lý của kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa gần với những kinh Đại Thừa khác, như kinh Pháp Hoa, hơn là với giáo lý của kinh Đại Bát Niết Bàn Nguyên Thủy.

Về tổ chức tăng đoàn

Trước khi đức Phật viên tịch, sự lo lắng của tăng đoàn được diễn tả bởi câu hỏi của Ananda khi thấy đức Phật vừa qua khỏi cơn bệnh : " Đối với con, hướng đi không sáng tỏ và tất cả đều đen tối. Nhưng dù sao, con cũng tự an ủi rằng đức Thế Tôn sẽ không nhập Bát Niết Bàn trước khi cho chỉ thị cho đoàn thể tăng già " (phẩm 2).

Đức Phật liền trả lời : " Ananda, ngươi còn chờ đợi gì ở ta nữa cho đoàn thể tăng già ? Trong khi dậy đạo Pháp, ta không hề phân biệt những gì bí truyền và những gì không bí truyền. Lời dậy của Như Lai không như bàn tay nắm chặt của người thầy (acariya-mutthi)(chú thích 11). Và Như Lai không bao giờ nghĩ : 'ta điều khiển đoàn thể tăng già' hay 'đoàn thể tăng già phụ thuộc vào ta'. Vậy thì, Ananda, có lý do nào Như Lai cho chỉ thị cho đoàn thể tăng già ? "

Như vậy, rõ ràng là đức Phật không có người tiếp nối để điều khiển tăng đoàn, hoặc vì ngài không muốn hoặc vì không ai có khả năng giữ trọng trách này. Trong các đại đệ tử của ngài, người có trí tuệ và tài năng tổ chức nhất là Sariputta (Xá Lợi Phất), nhưng lớn tuổi hơn ngài và đã diệt độ từ 6 tháng trước. Người thứ hai làMoggallana (Mục Kiền Liên) thì đã bị tử thương từ lâu. Chỉ còn Maha-Kassapa (Đại Ca Diếp) là người được tôn trọng nhất, được chỉ định để dẫn đầu đại chúng tỳ kheo tới đảnh lễ nhục thể Thế Tôn. Ông cũng là người chủ trì Đại hội Kết tập lần thứ nhất tại Rajagaha vài tháng sau đức Phật diệt độ (chú thích 12). Sự cần thiết kết tập những lời Phật dậy trở nên cấp bách khi những dấu hiệu chia rẽ tăng đoàn bắt đầu xuất hiện. Ngay sau khi đức Phật diệt độ, Subhadda, một tỳ kheo xuất gia khi đã lớn tuổi, lớn tiếng tuyên bố : " Thôi, các bằng hữu, đừng có sầu não, khóc than. Chúng ta đã được hoàn toàn giải thoát khỏi vị đại Sa môn này. Trước đây, chúng ta bị phiền hà bởi những ý nghĩ như 'làm thế này là phải, làm thế này là không phải',v.v. Bây giờ, chúng ta làm được những gì ta muốn làm, không phải làm những gì ta không muốn làm "(phẩm 6).

Trong những lời căn dặn cuối cùng của đức Phật về tăng đoàn, có hai câu đáng được chú ý :

1- " Sau khi ta ra đi, Ananda, nếu Tăng đoàn muốn, có thể bỏ được trong giới luật những điều nhỏ nhặt, không đáng kể ".

Nhưng khi Maha-Kassapa và các đại đệ tử khác hỏi Ananda đó là những điều nhỏ nhặt, không đáng kể nào, thì người thị giả không biết trả lời ra sao, vì lý do lúc đó đức Phật vô cùng mệt nhọc nên không tiện gặn hỏi.Maha-Kassapa và các đại đệ tử khác liền khiển trách Ananda về việc đó, cũng như về việc đã không năn nỉ đức Phật ở lại thế gian thêm một thời gian nữa.

Ananda cũng được coi như chưa dứt khỏi mọi lậu hoặc, chưa đạt được thánh quả A La Hán, nên phải trở về gấp rút tu học để có thể tham dự Đại hội Kết tập cùng với 500 vị đệ tử A La Hán khác.

2 - " Đến tận bây giờ, các người gọi nhau bằng 'huynh đệ', nhưng sau khi ta ra đi, không thể tiếp tục như vậy nữa. Một tỳ kheo lớn tuổi phải gọi tỳ kheo trẻ tuổi là 'huynh đệ' hay 'bằng hữu', nhưng một tỳ kheo trẻ tuổi phải gọi tỳ kheo lớn tuổi là 'Đại Đức' hay 'Thượng Tọa'."

Câu đó cho ta biết rằng thời đức Phật còn tại thế, không có phân chia cấp bậc trong tăng đoàn như sau này, và sở dĩ có sự phân chia cấp bậc đó cũng là do sự cần thiết của một tổ chức tăng đoàn vững chắc với một sự phân chia cấp bậc rõ ràng. Rất có thể là câu này đã được gán cho đức Phật bởi các soạn giả của bài kinh.

Thái độ của đức Phật đối với phụ nữ

Trong kinh, có một đoạn trao đổi giữa Ananda và đức Phật, thường được dùng để trình bầy thái độ của đạo Phật đối với phụ nữ (phẩm 5):

- " Bạch Thế Tôn, chúng ta phải cư xử thế nào đối với phụ nữ ?

- Này Ananda, hãy tránh nhìn theo họ.

- Nhưng Thế Tôn, nếu chúng ta nhìn thấy họ, thì phải làm thế nào ?

- Này Ananda, hãy tránh nói chuyện với họ.

- Bạch Thế Tôn, nếu chúng ta phải nói chuyện với họ, thì phải làm sao ?

- Này Ananda, nếu nói chuyện, thì phải đề phòng, cảnh giác."

Điều lạ lùng là vấn đề đặt ra không ăn nhằm gì với những câu chuyện trước và sau (như về các thánh địa, cách xử sự với nhục thể Như Lai), dường như đoạn này đã được thêm vào một cách gượng gạo.

Có người giải thích những lời khuyên trên của đức Phật, bằng cách cho rằng chúng chỉ dành riêng cho Ananda, một tăng sĩ đẹp trai, đa cảm, dễ thương, được các tỳ kheo ni mến chuộng, và luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ các tăng đoàn ni. Có thể đức Phật trả lời như vậy là để cảnh giác ông, khuyên ông tránh xa phái nữ, để giữ gìn hạnh tu và khỏi phạm vào sắc giới.

Nhưng xét kỹ ra, giải thích này không ổn thỏa chút nào, bởi vì lúc bấy giờ Ananda đã quá già (ông sanh cùng ngày với đức Phật), cho nên về mặt sinh lý cũng như về mặt tâm linh (ông đã gần đạt được thánh quả A La Hán), làm sao ông còn có thể bị lôi cuốn bởi sắc dục ?

Đoạn trao đổi này chắc hẳn là đã được " dàn xếp " bởi các soạn giả của bài kinh, để nhắc nhở lại cho các tỳ kheo những thế hệ sau phải tự đề phòng, cảnh giác trước sự quyến rũ của phái nữ.

Thật ra, đức Phật đối với phụ nữ có một tinh thần hoàn toàn bình đẳng, không khinh khi, không kỳ thị, ngược lại rất tôn trọng phụ nữ và xem họ như những người có khả năng giác ngộ không khác gì nam nhi. Bằng chứng là hai đoạn trong kinh :

1. Khi Ananda hỏi đức Phật về hậu thế của một số tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ (phẩm 2), thì đức Phật cho biết : " ...Tỳ kheo ni Nanda đã diệt trừ năm hạ phần kiết sử, và do đó đã hóa sanh và sẽ nhập Bát Niết Bàn, vì không còn phải trở lại đời này nữa (anagami). Nam cư sĩ Sudatta đã diệt trừ ba hạ phần kiết sử, và giảm thiểu tham, sân, si, như vậy đã chứng quả Nhất Lai (sadakagami), chỉ trở lại đời này một lần nữa và sẽ tận diệt được khổ đau. Nữ cư sĩ Sujata đã diệt trừ ba kiết sử, do đó đã chứng quả Dự Lưu (sotapatti), sẽ không tái sinh vào ác đạo, và sẽ đạt được Chánh Giác. Các cư sĩ KakudhaKalingaNikataKatissabha,TutthaSantutthaBhadda và Subhadda đã diệt trừ năm hạ phần kiết sử, như vậy đã hóa sanh không trở lại đời này nữa, và từ đó sẽ nhập Bát Niết Bàn..."(chú thích 13).

Như vậy, đứng về mặt tu chứng không có một sự khác biệt gì giữa nam và nữ, giữa tăng sĩ và cư sĩ, đó là một điều quan trọng phải nhấn mạnh trong đạo Phật.

2. Khi dâm nữ Ambapali (đúng hơn là một kỷ nữ [courtisane], một người gái điếm hạng sang)(chú thích 14) mời đức Phật cùng với một nhóm tỳ kheo tới dùng cơm ngày hôm sau (phẩm 2), thì đức Phật không chấp vào điều cô là một kỷ nữ và nhận lời mời của cô. Ngay cả khi các hoàng tử Licchavin đích thân tới mời ngài dùng cơm cùng ngày đó, ngài cũng từ chối vì đã có lời nhận trước. Đối với ngài, việc cô Ambapali là một kỷ nữ không có gì quan trọng, cái chính là cô là một người có thành tâm hướng về Chánh Pháp.

Câu chuyện này chứng tỏ tinh thần bình đẳng, không chấp trước, coi trọng người phụ nữ của đức Phật.

Kết luận

Như chúng ta đã thấy, Kinh Đại Bát Niết Bàn là một bài kinh rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả ba khía cạnh : lịch sử, tình cảm và giáo lý.

Kinh giúp chúng ta học hỏi rất nhiều về những sự kiện lịch sử - xã hội chung quanh sự diệt độ của đức Phật Thích Ca, về những lời dậy cuối cùng của ngài, cũng như về sự chuyển biến nhanh chóng của đạo Phật, từ một con đường tu học tới một tín ngưỡng dân gian, rất sớm ngay sau khi đức Phật nhập Bát Niết Bàn.

Trong kinh, có những chi tiết giầu về tình cảm, rất " người ", đồng thời có những hiện tượng siêu nhiên, mầu nhiệm, được thêm vào bởi các soạn giả, để khơi dậy niềm tin hoặc mang tính chất biểu tượng.

Thiết tưởng chúng ta không nên để tâm vào những khía cạnh siêu nhiên đó, mà chỉ nên ghi nhớ những bài học căn bản, thực tiễn, có mặt trong suốt bài kinh, tức là : tính chất vô thường của mọi hiện tượng, và sự cần thiết chuyên cần tu học theo Giới, Định, Huệ, là con đường giải thoát vạch ra bởi đức Phật.

Kinh có thể được tóm tắt bằng bài kệ ngài nói, vào cuối phẩm 3 :

" Tuổi ta đã già, 
Cuộc sống nay chấm dứt. 
Các người ở lại, ta sắp ra đi. 
Sẵn sàng trú ẩn nơi mình. 
Hỡi các tỳ kheo ! 
Hãy chánh niệm, tỉnh giác, 
Trì giới, định tâm, nhiếp ý. 
Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này, 
Sẽ lìa vòng sanh tử, chấm dứt khổ đau. "

Olivet, ngày 12 tháng 12 năm 2007 
Trịnh Nguyên Phước 
(Kính dâng các vị Phật, Thánh Tăng và hương linh phụ thân)

 

Chú thích

1) Trong kinh Pali có nói về 3 loại người đạt được giác ngộ hoàn toàn (bodhi), là : Phật Chánh Đẳng Chánh Giác (samma sambuddha, đạt được sambodhi), Phật Độc Giác, hay Duyên Giác, hay Bích Chi Phật(pacceka-buddha, đạt được pacceka-bodhi) và A La Hán hay Thanh Văn (arahant, đạt được savaka-bodhi). A La Hán hay Thanh Văn là người đã nghe, hiểu, tu theo Chánh Pháp giảng bởi đức Phật, và đã tự giải thoát khỏi mọi lậu hoặc, kiết sử và đạt được giác ngộ. Phật Độc Giác là người đã tự mình tìm ra con đường giải thoát, tự mình đạt được giác ngộ, nhưng không giảng dậy được cho thế gian con đường đó, không có đệ tử, vì vậy cho nên gọi là Độc giác (éveillé solitaire). Phật Chánh Đẳng Chánh Giác (éveillé parfait) là người đã tự mình tìm ra con đường giải thoát, giác ngộ, và có khả năng truyền bá được con đường đó cho thế gian. Những vị Phật đó trong ức kiếp mới có được một người.

2) Chữ " Nguyên thủy "(originel) trong đạo Phật vẫn còn gây nhiều ngộ nhận. Để tránh chữ " Phật giáo Tiểu thừa "(Hinayana), có tính chất chê bai, người ta thường dùng chữ " Phật giáo Nguyên thủy " để chỉ định ngànhTheravada, là đạo Phật vẫn thịnh hành tại các nước Đông Nam Á như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, miền Nam Việt Nam, v.v. Thật ra, Theravada tiếng pali (Sthaviravada tiếng sanskrit) có nghĩa là " trường phái của những người lớn tuổi, trưởng lão "(Ecole des Anciens), chỉ xuất hiện khi đạo Phật bắt đầu phân chia ra làm hai bộ phái : Theravada (Trưởng Lão Bộ) và Mahasanghika (Đại Chúng Bộ), sau Đại hội Kết tập lần thứ hai tại Vesali (xem bài " Thử tìm hiểu về sự xuất hiện của Đại Thừa trong lịch sử Phật giáo, Trịnh Nguyên Phước, http://cusi.free.fr/lsp/lsp0050.htm "). Theravada còn phân chia ra thành nhiều trường phái nữa, trước khi trở thành Theravada cố định cho tới ngày hôm nay. Do đó, để tránh mọi ngộ nhận, chúng ta nên gọi đạo Phật từ lúc hình thành cho tới khoảng 2 thế kỷ sau là " đạo Phật nguồn gốc " (originel) hoặc " đạo Phật cổ xưa " hay " sơ khởi "(primitif), thay vì " đạo Phật Nguyên thủy ", dành riêng cho Theravada ngày hôm nay.

3) Hành trình cuộc đời đức Phật Thích Ca : sau khi rời thành Kapilavatthu, ngài đi qua xứ Kosala (thủ đô là Savatthi) và tới xứ Maghada (thủ đô trước là Rajagaha, sau là Pataliputta) tìm thầy học đạo. Sau khi giác ngộ tại Bodh-gaya, và chuyển pháp luân tại Sarnath, ngài trở lại sống tại Rajagaha trong những năm đầu tiên. Kế tiếp, ngài lấy Savatthi làm trung tâm hoạt động của mình (do đó, ngài được xem như người dân xứ Kosala). Sau khi ngài nhập Bát Niết Bàn, vai trò trung tâm Phật giáo lại trở về với Rajagaha. Về chuyến đi cuối cùng của đức Phật, nhìn kỹ bản đồ chúng ta sẽ thấy ngay rằng Kusinara nằm trên con đường hướng về Kapilavatthu (chỉ còn cách nhau khoảng 200 km), khiến chúng ta không tránh khỏi tự hỏi : phải chăng đức Phật đã muốn trở về viên tịch tại quê hương của mình ?

4) Về thời điểm : mùa mưa tại Ấn Độ xẩy ra trong những tháng 9, 10 và 11. Vào đầu bài kinh, chúng ta được biết Ananda đứng sau đức Phật và quạt cho ngài, như vậy có nghĩa là đang vào mùa hè. Ngài tới Vesali vào đầu mùa mưa, tức là khoảng tháng 9. Như vậy, thì phải khởi hành từ Rajagaha khoảng 2 - 3 tháng trước (tháng 6 - 7), vì con đường tới Vesali khá xa. Khi ngài diệt độ tại Kusinara, hoa sala nở trái mùa, tức là vào mùa đông, khoảng 3 tháng sau khi ngài đã quyết định, tức là tháng 12. Như vậy thì cuộc hành trình của đức Phật có thể ước lượng kéo dài khoảng 5 - 6 tháng.

5) Thật ra, trong 45 năm đức Phật thuyết giảng, không phải lúc nào ngài cũng được đón tiếp nồng hậu. Vì giáo lý của ngài đi ngược lại với Bà La Môn giáo, cho nên nhiều người Bà La Môn ghét bỏ ngài. Có hôm ngài bị mắng chửi thậm tệ, có hôm ngài không nhận được thức ăn khi đi khất thực tại một làng Bà La Môn, thậm chí có hôm dân chúng trong làng lấp lại tất cả các giếng nước để phản đối việc ngài tới thuyết giảng.

6) Sau 4 trạng thái hay mức độ Thiền (jhana, absorptions) trong sắc giới (rupavacara, sphère des formes matérielles), thì tới 4 xứ(ayatana, recueillements) trong vô sắc giới (arupavacara, sphère des formes non matérielles), là : không vô biên xứ (akasanancayatana, sphère des espaces infinis), thức vô biên xứ(vinnanancaytana, sphère de la conscience infinie), vô sở hữu xứ (akincannayatana, sphère du néant), phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasanna-nassanayatana, sphère sans perception ni non-perception). Có nơi không phân chia ra như vậy, mà coi 4 xứ trong vô sắc giới là sự chuyển tiếp sau mức độ thứ 4 của Thiền. Tuy nhiên,jhana cũng như ayatana, đều không phải những giai đoạn cốt yếu để đạt được Niết Bàn.

7) Những điều cản trở trên con đường tu học gồm có : 4 lậu hoặc(asava, écoulements mentaux toxiques) là dục lậu (kamasava, désir), hữu lậu (bhavasava, devenir), tri kiến lậu (ditthasava, opinions) và vô minh lậu(avijjasava, ignorance) ; 5 triền cái (pañca nivarana, entraves) là tham ái (kammachanda, convoitise sensuelle), sân hận (vyapada, malveillance), hôn trầm (thinamiddha, torpeur langueur), trạo cử(uddhaccakukkucca, inquiétude agitation), nghi ngờ (vicikiccha, doute) ; 10 kiết sử (kilesa, souillures mentales), chia ra làm 5 hạ phần kiết sử (orambhagiya samyojana, liens inférieurs) là tà kiến (sakkaya ditthi, vue fausse de la personnalité), nghi ngờ (vicikiccha, doute), giới cấm thủ (silabbata paramasa, attachement aux préceptes), ái dục (kamaraga, désir pour le plaisir des sens), ghét hận (patigha, aversion), và 5 thượng phần kiết sử(uddhambhagiya samyojana, liens supérieurs) là sắc tham (rupa raga, désir d'existence des formes subtiles), vô sắc tham (arupa raga, désir d'existence sans forme), kiêu mạn (mana, orgueil), trạo cử(uddhacca, inquiétude), vô minh (avijja, ignorance).

8) 37 phẩm trợ đạo (bodhipakkhiya-dhamma), bao gồm cả giáo pháp của đức Phật, là những yếu tố đưa tới giác ngộ. Chúng được chia ra làm 7 nhóm : 4 niệm xứ (cattaro satipatthana, bases de l'attention) là quán thân(kaye kayanupassi, observer le corps), quán thọ (vedanasu vedananupassi, observer les sensations), quán tâm (citte cittanupassi, observer la pensée), quán pháp (dhamme dhammanupassi, observer les objets mentaux) ; 4 chánh cần (sammappadhana, efforts corrects) là tinh tấn không cho các pháp bất thiện chưa sanh được khởi sanh (samvara), tinh tấn đoạn diệt các pháp bất thiện đã sanh (pahana), tinh tấn làm khởi sanh các pháp thiện chưa sanh (bhavana), tinh tấn phát huy các pháp thiện đã sanh (anurakkhana) ; 4 thần túc(iddhipada, bases de puissance surnaturelle) là dục (chanda, intention), tâm (citta, pensée), tinh tấn (viriya, effort), trạch (vimansa, investigation) ; 5 lực (pañca bala, forces) cũng là 5 căn(pañca indriya, facultés), là tín(saddha, foi de confiance), tinh tấn (viriya, effort), niệm (sati, attention), định (samadhi, concentration), huệ(pañña, sagesse profonde) ; 7 Bồ Đề phần (satta bojjhanga, facteurs d'éveil) là niệm (sati, attention), trạch pháp (dhamma-vicaya, analyse des choses), tinh tấn (viriya, effort), hỉ (piti, joie), khinh an (passaddhi, sérénité), định (samadhi, concentration), xả (upekkha, équanimité) ; và 8 chánh đạo(ariya atthangika magga) là chánh kiến (samma ditthi, vue correcte), chánh tư duy (samma sankappa, pensée correcte), chánh ngữ (samma vacca, parole correcte), chánh nghiệp (samma kammanta, action correcte), chánh mạng(samma ajiva, moyen d'existence correct), chánh niệm (samma sati, attention correcte), chánh định (sammasamadhi,concentration correcte). Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng có một số phẩm trợ đạo có mặt trong nhiều nhóm khác nhau, chẳng hạn như " tinh tấn ", " niệm ", " định ", v.v., cho nên tổng cộng lại ít hơn con số 37 nhiều.

(9) Chữ dipa có nơi được dịch là " ngọn đèn ", nhưng theo hai nhà Phật học Walpola Rahula và Môhan Wijayaratna, thì dịch như vậy là sai, bởi vì dipa có nghĩa là " hòn đảo ". Có lẽ đó không phải là hải đảo trên biển cả, mà là cồn đảo giữa dòng sông lớn, nơi mà người ta có thể ghé thuyền bè vào để tránh cơn nước lũ.

(10) Chữ Tăng (sangha) thường được hiểu theo nghĩa hạn hẹp của đoàn thể tăng già (bhikkhu sangha). Thật ra, trong kinh điển Pali cổ xưa, sangha bao gồm cả 4 thành phần (tứ chúng) : tỳ kheo (bhikkhu), tỳ kheo ni(bhikkhuni), nam cư sĩ hay ưu bà tắc (upasaka), và nữ cư sĩ hay ưu bà di (upasika), và đồng nghĩa với ariya-sangha (thường dịch là " thánh hiền tăng ") và savaka-sangha (thanh văn tăng). Ariya thật ra không có nghĩa là thánh (saint), mà là chân chánh, đúng đắn, tối thượng (noble, sublime). Savaka (thanh văn) không phải chỉ là những đệ tử nghe đức Phật thuyết giảng (auditeurs), mà là những người sống theo giáo pháp mà họ đã được nghe và học hỏi. Chữ ariya-savaka cũng được dùng để chỉ định tất cả các đệ tử của đức Phật, xuất gia hay cư sĩ, nam hay nữ, đã đạt được một trong 4 giai đoạn giải thoát (xem chú thích 13).

(11) Câu này rất quan trọng, bởi vì đã khẳng định một cách rõ ràng rằng đức Phật đã giảng dậy tất cả những gì có thể giảng dậy được, đã không giấu diếm gì các đệ tử mình, không giữ lại một điều bí truyền nào, để sau này có thể được phơi bầy ra ánh sáng. Đó là thái độ của đạo Phật Nguyên Thủy, ngược lại với đạo Phật Đại Thừa, cho rằng vì có những giáo pháp quá cao siêu, khó hiểu trong thời kỳ sơ khởi của đạo Phật, cho nên đã được giữ kín hay chỉ được bí truyền cho một vài đệ tử, để sau này được trình bầy cho quần chúng nhiều thế kỷ sau.

(12) Trái với truyền thuyết " niêm hoa vi tiếu " của Đại Thừa, làm cho Maha-Kassapa (Đại Ca Diếp) được tôn làm vị tổ Thiền tông đầu tiên, vị đại đệ tử này thật ra là một người nghiêm nghị, khắc khổ, được chúng tỳ kheo kính trọng. Trong vài đoạn kinh Pali, đức Phật nói về ông như một người ngang hàng với mình. Ông sanh ra trong một gia đình Bà La Môn quí phái, và được giáo dục theo truyền thống Veda. Ông bị gia đình ép buộc lấy vợ, nhưng hai vợ chồng ở với nhau như anh em trong 7 năm trời. Sau đó, cả hai đồng lòng quyết định xuất gia theo một trường phái khổ hạnh, trước khi qui y theo đức Phật. Lúc bấy giờ, Ananda và Anuruddha, hai người em họ của đức Phật, đều đã là đệ tử của ngài. Theo kinh sách, vì sống ở một vùng xa xôi, cho nên Maha-Kassapa không sống gần đức Phật trong những năm cuối đời của ngài.

(13) Theo kinh điển Pali, có 4 giai đoạn giải thoát, mỗi giai đoạn phân chia ra làm 2 trạng thái : đang trên đường đi (magga, đạo), và đã đi tới nơi (phala, quả) : 1- Sotapatti (Dự Lưu, celui qui est entré dans le courant). Muốn đạt được giai đoạn này, phải diệt được 3 trên 5 hạ phần kiết sử, tức là tà kiến, nghi ngờ và giới cấm thủ. Người đạt được quả Dự Lưu sẽ không tái sanh vào một hoàn cảnh xấu (ác đọa), và nếu tinh tấn tu tập sẽ đi tới giai đoạn sau. 2 - Sadakagami (Nhất Lai, celui qui ne reviendra qu'une fois). Muốn đạt được giai đoạn này, phải diệt trừ được một phần của 2 hạ phần kiết sử còn lại, tức là ái dục và ghét hận. Người đạt được quả Nhất Lai sẽ chỉ tái sanh một lấn nữa thôi, và nếu tinh tấn tu tập sẽ đi tới giai đoạn sau. 3 - Anagami (Bất Lai, celui qui ne reviendra plus). Muốn đạt được giai đoạn này, phải diệt trừ hoàn toàn 5 hạ phần kiết sử (nhưng hãy còn 5 thượng phần kiết sử). Người đạt được quả Bất Lai sẽ không còn phải tái sanh nữa, và nếu tinh tấn tu tập sẽ đi tới giai đoạn cuối cùng. 4 - Arahant (A La Hán). Muốn đạt được giai đoạn này, phải diệt trừ tất cả các kiết sử, gồm cả 5 thượng phần kiết sử còn lại, là sắc tham, vô sắc tham, kiêu mạn, trạo cử và vô minh. Như vậy tức là đã giải thoát hoàn toàn khỏi các kiết sử, lậu hoặc (A La Hán còn được gọi là khinasava, người đã diệt trừ các lậu hoặc), như lời trong kinh thường lặp lại : " Tái sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành. Những gì phải làm đã làm xong. Không còn gì để thực hiện nữa ".

(14) Cô Ambapali trước kia là người đàn bà đẹp nhất xứ Vajji, được nhiều hoàng tử say mê đến nỗi gây chiến với nhau để tranh giành trái tim cô. Sau đó, các nhà lãnh đạo xứ Vajji tìm ra giải pháp là phong cô làm người kỷ nữ (courtisane) chính, tiếp cận giới vương giả và thương gia. Cô trở thành giầu có và sang trọng, và làm chủ nhiều nhà cửa, đất đai, trong đó có một rừng xoài lớn gần Vesali. Người con trai duy nhất của cô sẽ trở thành một đệ tử xuất gia của đức Phật.

Tài liệu tham khảo

1) Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-Parinibbana-sutta), HT Thích Minh Châu dịch từ Pali sang Việt

http://cusi2.free.fr/dtk/truonbo/truong16.htm  hoặc  
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

2) Kinh Đại Bát Niết Bàn, HT Thích Trí Tịnh dịch từ Hán sang Việt 
http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhdaibatnietban/kinhdaibatnietban.html

3) Kinh Đại Bát Niết Bàn, HT Thích Từ Thông thuyết giảng (11 CD) 
http://www.lotuspro.net/MP3/KinhDaiBatNietBan.htm

4) Môhan Wijayaratna, Le dernier voyage du Bouddha 
Editions Lis, Paris, 1998

5) Edward Conze, Le bouddhisme dans son essence et son développement 
Editions Payot, Paris 1951 - 1995

6) Peter Harvey, Le bouddhisme - Enseignements, histoire, pratique  
Editions du Seuil, Paris 1993

Nguồn: Người Cư Sĩ

TVQD_ Tuong Dong Phat Thich CaKINH BÁCH DỤ

Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng
Hiệu đính: Thiện Thuận

Lời tựa

Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Nếu chúng ta không giải thích kinh thì khác gì kể chuyện, chẳng có ý nghĩa gì. Vì thế, chúng ta biết phát huy ý nghĩa trong kinh, hoặc phát huy kiến giải của mình theo ý nghĩa trong kinh thì càng thú vị vô cùng. Quyển sách này tuy nói giải thích rộng, nhưng thực ra vẫn là giải thích một ít mà thôi. Mỗi câu, mỗi chữ trong kinh Phật mang ý nghĩa sâu sắc vô cùng, huống chi một câu chuyện.

Sự có khả năng hiển bày lý, lý phải dẫn chứng từ sự; cho nên lý sự phải dung hòa. Có người chấp sự bỏ lý, có người chấp lý bỏ sự, đều có thiên lệch. Nói về lý luận phải là bậc căn khí thượng đẳng và trí huệ kiệt xuất mới tiếp nhận được, còn người bình thường phải dẫn chứng tường tận họ mới thấu hiểu, mà còn làm cho họ hứng thú khi nghe pháp.

Nguồn gốc chuyện giải thích kinh đầy đủ sự lý có thể làm tư liệu giảng nói cho mọi người, cũng có thể trở thành đề tài kể chuyện cho trẻ con. Thế nhưng, kiến thức của tác giả còn nông cạn, văn chương vụng về, chưa lột tả hết ý nghĩa sâu xa trong kinh. Chúng tôi hy vọng độc giả hãy phát huy trí huệ biện tài của mình, nếu càng phát huy chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu rộng. Nội dung trong lời bình chắc chắn chưa được thỏa đáng, kính mong các vị đại đức trong mười phương dành ít thời gian chỉ dạy.

Đôi nét về Pháp Sư Thánh Pháp

Pháp sư sinh năm 1922 ở huyện Chương Hoá, Đài Loan.

Năm 1945, Pháp sư xuất gia đầu Phật với trưởng lão Vô Thượng ở chùa Linh Ẩn, Tân Trúc.

Năm 1953, Pháp sư tốt nghiệp khoá đầu tiên tại Phật Học Viện Linh Ẩn, Tân Trúc.

Năm 1955, Pháp sư thọ giới cụ túc ở chùa Bảo Giác, Đài Trung.

Năm 1956, Pháp sư khai sáng chùa Từ Quang ở Đài Bắc.

Năm 1970, Pháp sư đăng cơ trụ trì chùa Linh Ẩn ở Tân Trúc.

Năm 1973, Pháp sư khai sáng chùa Từ Liên ở Liên Hoa.

Năm 1981, toàn tỉnh tổ chức hội nghị hoằng pháp Phật học; đồng thời, tiến hành nghiên cứu học tập Phật pháp và hoằng dương Phật pháp đến các quốc gia ở vùng Đông Nam Á.

Năm 1982, Pháp sư chủ biên tạp chí “Pháp Hải Điểm Tích” và nguyệt san Pháp Nhĩ.

Năm 1990, Pháp sư làm lý sự trưởng hội Phật Giáo Liên Hoa khoá thứ tư.

Năm 2001, Pháp sư thành lập Phật Học Viện Từ Quang.

Ngày 24 tháng 3 năm 2007, Pháp sư độ sinh viên mãn, ngài thị tịch ở chùa Từ Quang, Đài Bắc, hưởng thọ 86 tuổi.

KINHBÁCH DỤ

Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng
Hiệu đính: Thiện Thuận

Chuyện 1

Người ngu ăn muối

Thuở xưa, có một người ngu. Một hôm, hắn đi thăm người bà con ở rất xa. Đến nơi, chủ nhà đón tiếp hắn rất ân cần niềm nở, lại còn nấu những món ăn ngon để tiếp đãi; nhưng khi nấu thức ăn, chủ nhà quên nêm muối nên các món ăn đều bị lạt. Hắn vừa nếm liền nói với chủ nhà:

- Hôm nay, anh nấu thức ăn đều là những món đắt tiền, tiếc là hơi lạt nên mất ngon.

Chủ nhà vội vã đáp:

- Ồ, xin lỗi! Tôi quên nêm muối.

Chủ nhà liền xuống bếp đem muối lên nêm vào các món ăn rồi trộn đều; sau đó mời khách nếm thử, mỗi món ăn đều rất vừa miệng, ngon tuyệt vời. Hắn hỏi chủ nhà:

- Anh nêm thứ gì mà làm cho thức ăn ngon tuyệt vời thế?

Chủ nhà đáp:

- Tôi nêm muối.

Muối là gia vị chính trong các loại gia vị, cho nên nó làm cho thức ăn ngon. Hắn nghĩ: “Muối là món ăn ngon, khi trở về ta mua muối ăn ngon hơn, khỏi phải nấu nhiều món ăn”. Vì thế, trên đường về hắn mua một bao muối, vừa về đến nhà hắn vội vàng mở ra, bốc một nắm bỏ vào miệng. Chao ôi! Mặn chát không chịu nổi. Hắn cho rằng mình bị người bà con chơi xỏ.

Bài học đạo lý

Kính thưa các vị! Mỗi người ở thế gian đều có trí thức của riêng mình, trí thức cũng có sâu cạn chẳng đồng; nó là vũ khí cải tạo mình và làm lợi ích cho người khác. Nếu như chúng ta dùng trí thức không thích hợp thì có thể tự hại mình và nguy hiểm cho xã hội, còn như biết dung hòathì mới có thể phát huy hiệu lực và tác dụng; giống như thuốc hay mà uống không đúng bệnh thì biến thành thuốc độc.

Thí dụ này muốn nói đến người luôn thích ăn ngon và người keo kiệt không dám ăn, cả hai đều ăn uống không điều độ; chủ nghĩa hưởng thụ quá mức và khổ hạnh đều không cân bằng cuộc sống. Muôn sự ở thế gian cần phải ở mức độ vừa phải; nếu quá mức hoặc quá thấp thì có thể làm hỏng sự việc. Ví dụ, những người làm việc thiếu trách nhiệm có thể đời này họ không làm nên được gì; nhưng nếu có người chạy theo danh lợi không biết chán thì cũng gây nên sự tranh chấp, tính toán mà tạo thành ác nghiệp; hoặc có người cả đời bôn ba xuôi ngược luôn bị phiền não trói buộc, cho đến nhiều đời nhiều kiếp trôi lăn trong luân hồi không dứt.

Trong thế gian làm việc phải thích hợp thì lập nghiệp mới thành công. Dùng vật thích hợp mọi việc đều tốt đẹp, dùng người đúng việc thì họ đem hết tài năng ra phục vụ. Có thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì mọi việc đều thông suốt; nếu không thì việc gì cũng gặp chướng ngại. Sự vật ở thế gian đều phải dựa vào trí huệ của chính mình để vận dụng. Vì thế, Phật giáo là tôn giáo trí huệ, từ văn, tư, tu để chứng đắc. Nếu người biết tu hành thì nhiều đời kiếp hưởng phước báo chẳng hết.

Thưở xưa, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong thời kỳ tu nhân có nghe người đọc nửa bài kệ: “Các hành vô thường là pháp sinh diệt…” như được của báu, Ngài liền xả thân để đi cầu pháp, nhờ đó mà thành Phật. Ngày nay, mọi người lại đem ba tạng kinh điển làm học vấn nghiên cứu, đọc nhiều mà không chịu thực hành, không nương theo pháp để tu; do đó, nói hưởng nhiều châu báu mà không được lợi ích của Phật pháp.

Các vị Tổ sư trong Thiền tông thường dùng một lời hay nửa câu để khai ngộ trí huệ cho người tham học. Có người suốt đời ở trong thiền đường, vùi đầu trong kinh điển tham cứu. Vì sao họ không khai ngộ được? Cơ duyên, thiện căn, trí huệ, đối cơ, đối pháp, gặp duyên thì ứng; nếu không thì uổng phí công phu tu tập biết bao mà chẳng được gì. Cho nên, người thật tu dù hiểu một chút Phật pháp vẫn có thể được lợi ích, nhưng người không có căn lành, không duyên phận thì dù hiểu nhiều cũng chẳng được gì.

Có những người phạm pháp nói: “Một cân đức hạnh đáng giá bao nhiêu tiền?”. Họ cho rằng đạo đức, lương thiện không đáng một đồng xu. Nhưng đối với người tu hành mà nói thì đức hạnh là của báu vô thượng; giống như một đồ vật, có người xem như bảo bối, có người coi như cỏ rác; đây chính là cách nhìn của mỗi người có tác dụng hay không. Giống như những người tín ngưỡng Phật giáo nói: “Hiện nay, tôi không rảnh niệm Phật, cũng không có thời gian để tu hành; đợi con cái trưởng thành, tôi sẽ nỗ lực tu cũng không muộn”.

Một ngày hai mươi bốn giờ, thật sự chúng ta không rảnh một chút hay sao? Có phải chúng ta luôn nghĩ đến danh lợi đầy ắp trong đầu, thì làm sao rảnh rang được! Người có tín tâm lấy Phật pháp làm của báu, người không có tín tâm xem Phật pháp làm trò tiêu khiển khi nhàn rỗi. Chúng ta có tu hành Phật pháp được hay không chính là chỗ này. Người có khả năng tu hành dù một chút cũng làm của quý, người không biết tu hành thì nghe nhiều lại trở thành sở tri chướng. Vì thế, chúng ta học Phật phải chuyển pháp luân, đừng bị pháp chuyển. Căn bản ý nghĩa câu chuyện là ở đây.

Chuyện 2

Chứa sữa trong bụng bò

Ngày xưa, có một người rất hiếu khách. Một hôm, hắn muốn mở tiệc chiêu đãi, nên mời rất nhiều người bà con, bạn bè và những khách quý có danh tiếng ở địa phương đến dự tiệc. Khi ấy ở địa phương này sữa là thực phẩm cao cấp, chủ nhà đã mời rất nhiều khách, tất nhiên phải có nhiều sữa để thết đãi. Nhưng tìm đâu ra có nhiều sữa như thế? Do đó, hắn nghĩ ra một cách là chứa nhiều sữa trong bụng bò. Nghĩ thế, người này liền bắt bò mẹ và bò nghé nhốt riêng để bò nghé không bú sữa mẹ; hắn cũng cắt cỏ non về cho bò mẹ ăn, để được có nhiều sữa.

Đến ngày đãi tiệc khách đến rất đông, hắn dắt tất cả bò mẹ ra. Hắn muốn vắt sữa ngay tại chỗ để mời khách, nhưng hắn vắt đi vắt lại vẫn không chảy ra một giọt sữa. Có rất nhiều khách nhìn thấy sự việc này, đợi mãi họ sốt ruột ùn ùn kéo nhau ra về. Có người tức giận nói:

- Anh mời khách đến đây làm gì, rõ là bỏ đói mọi người, để làm trò đùa.

Kì thật, hắn muốn làm cho mọi người cảm tình và khoe khoang sự giàu sang của mình; nhưng trái lại làm cho mọi người oán trách, hắn mất đi thể diện quá nhiều.

Bài học đạo lý

Khi nhân loại còn sống trong hang, lúc đói bụng họ mới đi tìm thức ăn; dần dần về sau mới có chế độ gia đình, mọi người bắt đầu biết để dành thức ăn là vì “trời nắng chứa lúa gạo, để trời mưa có ăn”. Lúc đầu, con người chỉ tích chứa lương thực cho mùa mưa. Sau đó, tâm tham nổi lên, dần dần cất chứa càng nhiều, lương thực thiên nhiên tất nhiên không đủ để phân phối, nên họ nghĩ ra cách săn bắt chim thú. Về sau, nhà vua chỉ dạy mọi người trồng trọt cho đến ngày hôm nay, nhân loại càng văn minh thì lòng tham con người càng không đáy.

Việc cất chứa vốn là tri thức tiến bộ của nhân loại, nhưng cất chứa bất hợp pháp cũng trở thành kẻ ngu, hoặc dẫn đến tội ác trong thoáng chốc. Ví dụ, thời xưa cất chứa trái cây trải qua vài ngày thì nó trở thành hôi thối, thịt thú vật để lâu cũng bị sình lên, sinh giòi ô nhiễm chịu không nổi; chẳng những con người tàn sát thú vật mà còn tạo thành nguyên nhân hai bên đánh nhau giành thức ăn.

Có người thường nói: “Đợi khi có tiền, tôi sẽ bố thí làm từ thiện”. Nhưng bố thí không bắt buộc chúng ta phải có tiền mà nên đem tri thức, học vấn, sức khoẻ, năng lực của mình bất cứ lúc nào cũng có thể giúp mọi người khi cần; đâu phải cầm tiền cho người, cũng không nhất định để dành đủ tiền mới đem ra bố thí. Bố thí ở tấm lòng thương xót, thông cảm, sẻ chia với mọi người; thậm chí tâm cung kính đối với mọi người. Nếu người có tâm như vậy là tùy tâm, tùy lực mà bố thí thì công đức vô lượng. Nếu chúng ta không làm được như vậy thì không gọi tùy duyên bố thí.

Muôn sự ở thế gian đặc biệt là của cải, cần phải sử dụng hợp lúc, hợp nơi, hợp người thì mới có thể thông suốt mọi việc. Nếu chúng ta sử dụng không thích hợp thì ở đâu cũng tạo nghiệp, đánh nhau, kết oán, bị mọi người chán ghét; lại còn chuốc lấy nguyên nhân tai họa và khổ não. Chúng ta kết oán nhiều đời nhiều kiếp, luân hồi không dứt cũng bắt đầu do đây.

Cất chứa là bước khởi đầu văn minh và tri thức tiến hóa của nhân loại. Cá nhân mỗi người dành dụm là để phòng thân khi ốm đau hay lụt lội, thiên tai, khốn khổ đem ra sử dụng. Gia đình dành dụm của cải là để “nuôi con để dưỡng già; chứa gạo phòng khi đói”. Nhưng“con người sống không quá một trăm năm, thường lo lắng đến nghìn năm”. Chúng ta muốn dành dụm tiền của để lại cho con cháu nhiều đời, vô tình lại tiếp tay hại con cháu, bọn chúng quen ăn sung mặc sướng, lười lao động; hoặc có sẵn tiền đi cờ bạc, nhậu nhẹt trở thành hư đốn. Quốc gia cất chứa lương thực là để nuôi binh lính, mua ngựa, chuẩn bị dùng khi chiến tranh xảy ra; nhưng càng tích lũy nhiều càng đưa đến việc không hay là: “Con người khi no ấm thì nghĩ tới chuyện sinh hoạt tình dục”. Tích góp nhiều sinh ra cờ bạc, rượu chè, ăn chơi ắt có một phần của nó. Hoặc tích chứa quá nhiều, cuộc sống con người quá đầy đủ sẽ đưa đến lười biếng, kiêu ngạo, ỷ thế giàu sang gạt gẫm mọi người. Có tiền kết nhiều bạn bè nhậu nhẹt, lại khích động lòng tham bất chính của con người. Có người muốn kiếm chác. Có người muốn ăn cắp. Có người muốn lừa gạt. Có người muốn chiếm lấy. Có người muốn chia chác. Tất cả mọi người đều muốn cái lợi về mình, tất nhiên chuyện phải trái đều xảy ra. Việc này họa hay phúc? Đều có nhân duyên thôi.

Cổ đức nói: “Dành dụm của cải để lại cho con cháu chưa chắc gì chúng nó được hưởng; làm thiện được ghi công vào sử sách để lại con cháu chưa chắc gì chúng nó đọc; chi bằng tích đức để cho con cháu, làm cho chúng được giàu sang”. Hoặc nói: “Cho con nhiều của cải, không bằng dạy con một nghề”. Có người nói: “Con cháu tự có phúc của nó, đừng thay nó làm trâu ngựa”. Vì thế, chúng ta dành dụm của cải để lại cho con cháu là việc làm vô cùng ngu ngốc. Nếu như chúng ta tích đức, làm thiện mới là tài sản vô hình để lại cho mình và con cháu; còn như chúng ta ra sức tu hành, vun bồi trí huệ, nuôi dưỡng công đức, tu thiền định; như thế là gần thành Phật và giải thoát sinh tử.

Qua câu chuyện này, bất luận là nhà khoa học, triết học, tôn giáo học, y học, hay nhà chính trị, quân sự v.v…đều giúp bổ ích bài học tích lũy tri thức và kinh nghiệm của rất nhiều người. Nếu chúng ta biết vận dụng thích hợp, dù tốn rất ít thời gian, nhưng được rất nhiều kinh nghiệm và tri thức, đem sự lợi ích cho nhân loại rất nhiều; còn như chúng ta ứng dụng không thích hợp thì tri thức càng cao hại người càng nhiều. Cho nên, mỗi việc ở thế gian đều có hai mặt lợi và hại, chỉ cần chúng ta khéo vận dụng thì lợi và hại khác nhau một trời một vực.

Chuyện 3

Ôm đầu chịu trận

Thuở xưa có một người bị bệnh đầu sài, người nhà mua cho hắn một cái mũ đẹp sặc sỡ để hắn đội che mụt ghẻ lở. Một hôm, có gã bán trái lê nói với hắn:

- Này! Anh hãy để tôi ném trái lê vào mũ anh, cho dù ném bao nhiêu trái nhưng đều cho anh hết được không?

Hắn đáp:

- Được! Tôi đứng ở đằng xa, nếu anh ném trúng mũ của tôi thì tôi đưa mũ cho anh; còn ném không trúng tôi lấy hết trái lê của anh.

- Nếu tôi ném trúng đầu anh thì sao?

- Cũng không sao cả.

- Rất tốt! Lời nói như đinh đóng cột nhé!

Gã bán lê đứng đằng xa ngắm ngay chiếc mũ của tên đầu sài mà ném. Lúc đầu, gã ném được mấy trái nhưng đều không trúng. Khi tên đầu sài cúi xuống nhặt trái lê thì ngay lúc đó bị gã ném trúng. Hắn vẫn ngoan cố bất chấp, chỉ quyết nhặt trái lê cho bằng được; cho dù đầu hắn bị ném trúng mấy lần, máu chảy lênh láng cũng chẳng màng tới, mục tiêu của hắn là những trái lê. Cuối cùng, chẳng những hắn thua độ mất chiếc mũ đẹp mà chiếc đầu sài bị đau đớn chịu không nổi, chỉ vì được mấy trái lê.

Bài học đạo lý

Người xưa nói: “Tham thì thâm” chẳng sai tí nào. Con người chúng ta đều mắc bệnh chứng tham vặt. Nói ví dụ, người bình thường đến ngày lễ hay ngày tết đều có phong tục đi biếu quà cáp; nếu như chỉ là tình cảm bạn bè qua lại hai bên thì không có vấn đề gì. Nhưng sự kết bạn vì có ý đồ vụ lợi người khác, hoặc vì kinh doanh mua bán, hay tặng quà cáp cho những cơ quan, xí nghiệp thì người nhận quà sẽ chịu thiệt thòi rất lớn. Chúng ta biết rõ là họ thả mồi, thả con tép bắt con tôm; đây là những người thiếu lý trí để chọn lựa. Chúng ta có biện pháp gì không?

Chúng ta biết U, Lệ, Kiệt, Trụ là những ông vua thời xưa, vì tham đắm sắc đẹp mà vô đạo; chẳng những họ mất đi giang sơn, mà còn làm cho nhiều trung thần và nhân dân chịu tai họa, ngay bản thân họ cũng để lại tiếng xấu cho muôn đời sau. Ví dụ này, chẳng phải vì ham việc nhỏ mà hỏng việc lớn hay sao?

Ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta vì tham chút danh lợi mà tính toán tranh đoạt với mọi người; hoặc bán rẻ nhân cách và đạo đức; hoặc tạo rất nhiều ác nghiệp, nhưng lại hưởng được chẳng bao nhiêu, khiến trải qua nhiều đời kiếp chịu khổ báo vô cùng. Có đáng làm không? Cổ đức dạy: “Giang sơn muôn dặm, ăn ngày ba bữa”. Hoặc: “Nhà rộng nghìn phòng, đêm ngủ hai thước”. Nhưng khi chúng ta chạy theo giang sơn muôn dặm và nhà lớn nghìn phòng này phải trả giá biết bao nhiêu tâm huyết và tạo bao nhiêu ác nghiệp, lại kết oán thù biết bao nhiêu người. Chúng ta biết không? Nếu như vì hạnh phúc nhiều người trong xã hội, chúng ta trả giá bao nhiêu cũng xứng đáng; còn vì bản thân chúng ta thì hãy nghĩ đến tương lai nhiều đời nhiều kiếp mà tu nhân tích đức.

Mỗi ngày trên các trang báo đều đưa tin trộm cướp, giết hại, lừa gạt, tham ô, đánh ghen v.v… xảy ra hàng ngày. “Lưới pháp luật lồng lộng, tuy rộng nhưng khó mà thoát”. Ai là người có thể trốn thoát sự trừng phạt của pháp luật? Vì sao người thế gian có tầm nhìn hẹp hòi như thế? Vì họ tham việc nhỏ mà bỏ việc lớn.

Đời người vốn rất ngắn ngủi, nên nói: “Sống chưa đến một trăm năm mà thường lo nghìn tuổi”. Chúng ta chi tiêu tiết kiệm để phòng khi có việc cần, nếu như còn dư thì làm từ thiện xã hội cũng là tích đức cho tương lai. Tại sao cứ khăng khăng tích lũy mầm tai họa cho mình và con cháu. Linh hồn của con người và muôn vật dùng ở đâu mới đúng?

Có người nói: “Hôm nay có rượu uống say; chớ đợi qua ngày ngồi ngáp ly không”. Khi bạn sống say chết mộng, mơ mơ màng màng đi vào cung điện Diêm Vương cũng không biết; đến khi vua phán xử bạn đi đầu thai làm thân trâu, ngựa, heo, chó thì mới hối hận hay sao? Vậy bạn uống rượu có tốt không? Hay uống nước đồng sôi, nuốt hòn sắt nóng? Đương nhiên uống rượu cũng không nhất định làm ác. Nhưng tiền tài, rượu ngon, sắc đẹp làm mê muội con người, bạn nắm chắc mình chống cự được mấy phần trăm? Bằng không bạn nên tu học Phật pháp, hiểu rõ nhân quả trước sau. Nếu bạn không nỗ lực tu hành thì có người nào thoát được mê hồn trận?

“Đời người như giấc mộng”. Nếu như chúng ta tranh thủ thời gian tu học, mặc dù ngắn ngủi nhưng vẫn tu học được pháp xuất thế, thoát khỏi sinh tử; lại vun trồng các công đức, làm cho nhiều đời nhiều kiếp sống an vui. Dẫu cho ngắn ngủi nhưng cũng có giá trị và ý nghĩa cuộc sống vô cùng. Nếu như bạn cứ “sống say chết mộng”. Hoặc gây nhân khổ báo vào đời sau thì một khi mất thân người muôn kiếp khó lại được; bạn sẽ không có cơ hội tu hành được nữa. Tham việc nhỏ mà hỏng việc lớn; hoặc nương việc nhỏ mà thành việc lớn, chỉ khác nhau có một chữ (cách nhau một niệm thiện ác). Quả báo khác nhau một trời một vực.

Chuyện 4

Đáng đời vợ ngu giả chết

Xưa kia có một chàng trai cưới được cô vợ rất xinh đẹp, anh ta rất thương yêu và chiều chuộng vợ; nhưng cô ả thương yêu chồng không thật lòng vì ả ngoại tình. Vì thế, cho dù anh ta thương yêu, chiều chuộng cỡ nào, nhưng ả vẫn không hài lòng.

Ban đầu cô ả và gã tình nhân lén lút qua lại, nhưng thời gian gần nhau quá ngắn làm họ cảm thấy không được thỏa mãn với giây phút bên nhau.

Một hôm, người chồng đi buôn bán rất xa. Cô ả cho rằng đây là cơ hội rất tốt, cùng người tình xa chạy cao bay; nhưng ả sợ người chồng về tìm không thấy, truy tìm sự việc thì biết phải làm sao. Vì thế, ả bàn tính với người hàng xóm: “Sau khi tôi đi, bà hãy tìm dùm một tử thi phụ nữ để thay tôi, nói dối chồng tôi là vợ anh đã chết”.

Trải qua thời gian không lâu, người chồng trở về. Bà hàng xóm làm theo lời ả dặn, khuyên can: “Vợ của anh đã chết rồi, anh đừng đau buồn quá, cuộc đời là vậy!” Quả nhiên, người chồng tin thật chẳng chút nghi ngờ, đau đớn khóc kể rất lâu, mới lo hậu sự cho vợ. Anh ta đem thi hài hỏa táng, rồi nhặt hài cốt đựng trong hũ mang theo bên mình, để bày tỏ sự chung thủy.

Cô ả đi theo tình nhân bôn ba xuôi ngược ở không cố định, chịu bao cực khổ thiếu thốn. Gã tình nhân thỏa mãn dục vọng đâm ra chán chê ả. Do đó, ả hối hận, lặng lẽ trở về nhà đến trước chồng nói:

- Thiếp chính là vợ yêu của chàng.

Người chồng nói:

- Vợ tôi đã chết rồi.

- Đó là thiếp giả chết, thi hài này là của người khác.

- Tôi không tin, vợ của tôi rõ ràng đã chết rồi, chính tôi lo hậu sự cho nàng. Làm sao có chuyện tử thi người khác được? Đừng gạt tôi, cô hãy đi đi.

Bất luận cô ả cầu xin, giải thích như thế nào, anh ta vẫn không chịu tin, vẫn giữ vững lập trường của mình. Cuối cùng hai người cãi nhau ồn ào, cô ả đành gạt lệ ra đi.

Bài học đạo lý

Con người là tối linh trong muôn vật, có lý trí, có tình cảm, lại còn có đạo đức, có lương tâm; nhưng cũng rất gian xảo, dối trá và tàn nhẫn. Vì sao? Bởi vì từ vô thỉ đến nay họ luân hồi trong sáu đường, tiêm nhiễm tính thiện, lý trí và đạo đức thì rất ít; nhưng thói xấu gian trá, tàn nhẫn, tính ác lại rất sâu nặng. Chúng ta trồng nhân gì thì gặt quả ấy, cho nên có sự khác biệt giữa gian trá và lương thiện.

Thế gian có đúng-sai, tà-chính, công có công lý; bị cáo, nguyên cáo ở tòa án đều có lý nhất định. Tất cả mọi việc đều y theo pháp luật mà xử cho công bằng chính trực; chúng ta dựa theo công lý mới có thể xét xử sự việc đúng hay sai. Cho nên mọi việc đều có công lý và chân lý, nếu không thì thế giới này nổi loạn; người, trời trong sáu đường cũng trở thành luận bàn suông.

Nhưng kiến chấp vẫn là chứng bệnh nặng nhất của nhân loại; bất luận là người thông minh hay kẻ ngu si không có tài năng đều có kiến chấp, họ khăng khăng cố chấp đến chết vẫn không chịu mình sai. Trái lại họ còn nói: “Nếu tôi không có kiến chấp thì bị người khác sai khiến, lợi dụng và không có lập trường của mình”. Họ làm việc thì do dự không quyết định. Gió đông thổi đến thì ngã bên tây, gió tây thổi đến thì ngã bên đông. Làm sao tài giỏi được?

Đức Phật dạy: Có bốn thứ y theo:

1. Y theo pháp chẳng y theo người.

2. Y theo trí chứ chẳng y theo thức.

3. Y theo nghĩa chứ không y theo ngôn ngữ.

4. Y theo kinh Liễu nghĩa chẳng Y theo kinh Bất liễu nghĩa.

Lời bậc thánh nói chắc chắn lợi ích cho thiên hạ Ngài mới nói, cho nên lời nói không có dối gạt, không có sai lầm. Nhưng người bình thường nói thì rất khó tin, vì lời họ nói ra bao nhiêu đi nữa đều có xen lẫn sự khoe khoang và danh lợi. Vả lại trí thức cũng có giới hạn, cho nên phần đông mọi người y theo người mà không y theo pháp. Đức Phật là bậc thánh đứng đầu, pháp Ngài nói ra không có sai lầm.

Theo trí chứ chẳng dựa vào thức. Vì thức chỉ là biểu hiện những điều thấy nghe, chưa đạt đến cứu cánh thật sự. Trí là thâm nhập, trong đó có nhân trước quả sau mà nghiên cứu đạt đến nhận thức triệt để; vì vậy phải theo trí chứ chẳng dựa vào thức.

Theo nghĩa chứ không theo ngôn ngữ. Ngôn ngữ như ngón tay, nghĩa như mặt trăng; chúng ta theo phương hướng ngón tay mà thấy được mặt trăng, chẳng phải thấy ngón tay. Cho nên phải theo ý nghĩa lúc đó đã nói, không thể y theo ngôn ngữ mà bỏ bớt lời văn.

Đức Phật thuyết pháp dựa vào người, dựa theo nơi chốn mà nói ra nhiều pháp môn, có rất nhiều kinh điển Ngài nói theo phương tiện; cho nên nói y theo kinh Liễu nghĩa, đừng theo kinh Bất liễu nghĩa; giống như chúng ta đi học từ tiểu học, trung học lên đại học; nếu như chúng ta chấp cứng kiến thức thời tiểu học thì không thể tiến bộ được. Vì thế, y theo kinh Liễu nghĩa chẳng theo kinh Bất liễu nghĩa. Câu chuyện vợ ngu giả chết lừa chồng là ý nghĩa chỉ kiến chấp sai lầm của con người.

Chuyện 5

Chết khát bên sông

Lời dẫn:Có người thường nói: “Chúng ta là phàm phu làm sao có tư cách học Phật, người học Phật phải có thiện căn, nhân duyên đặc biệt. Hàng ngày, chúng ta lo cuộc mưu sinh cơm áo, gạo tiền; lo nuôi con cái không xong, còn đâu tâm trí và thời gian để học Phật?”.

Lại có một hạng người ngạo mạn nói: “Những người học Phật có tài giỏi gì, chẳng qua vận số của họ may mắn một chút mà thôi. Nếu có cơ hội thì chúng ta hơn hẳn họ”. Hạng người này xem mọi người chẳng ra gì, dường như thiên hạ chỉ có họ mới làm được.

Cho dù họ tự tôn cũng được, hay tự ti cũng không sao. Nhưng nếu như quá đáng đều thuộc dạng tâm bất bình thường; đặc biệt người tự ti mất đi quá nhiều. Nhân loại có một loại bệnh phiền não, không phải tự ngã cống cao, coi ai không ra gì mà là kẻ tự ti tự hủy mình không chịu cầu tiến bộ. Kẻ cống cao, ngã mạn làm cản trở sự tiến bộ. Kẻ tự ti tự hủy mình cũng là chướng ngại cầu tiến thân. Vì thế, con người không nên kiêu căng và không tự ti mới là trung đạo.

Chúng tôi nêu một câu chuyện để dẫn chứng.

Ngày xưa có một người đi xa, gặp lúc mùa hè thời tiết rất nóng, hắn đi trên đường vào ban trưa, vừa đói vừa khát; bụng đói thì còn chịu được một lúc, nhưng khát rất khó chịu được. Các bạn xem thử hắn tìm được nước giải khát không? Đang đi hắn chợt nhìn thấy một dòng sông, nước trong xanh mát lạnh, thật sự như vị cứu tinh xuất hiện. Nhưng hắn lại nghĩ: “Nước nhiều như thế này, làm sao ta uống hết được?”. Vì thế, hắn đứng ngây bên bờ sông không dám uống. Ngay lúc đó, có người đi ngang qua hỏi:

- Vì sao anh đứng bần thần ở đây?

Hắn đáp:

- Tôi khát nước sắp chết, không dễ gì tìm được dòng sông này; nhưng nước sông nhiều như thế, tôi sợ uống không hết thì phiền phức.

Người đi đường nói:

- Anh chỉ cần uống hết khát thì thôi, cần gì uống hết nước sông?

Bài học đạo lý

Câu chuyện này là ví dụ. Hàng phàm phu chúng ta từ vô thỉ đến nay luân hồi trong sáu đường, chịu khổ báo nhiều vô lượng, thật không dễ gì gặp được Phật pháp - phương pháp giải thoát sinh tử. Nhưng chúng ta cảm thấy Phật pháp vô biên, ba tạng, mười hai bộ kinh điển nhiều như thế. Làm sao có thể học hết được? Vả lại, con đường tu hành xa như vậy. Từ ba chỉ, tu sáu độ biết đến khi nào tu thành công? Cho nên “nhìn Phật mà than mình bé nhỏ”. Từ chỗ đó, chúng ta không chịu nỗ lực tu hành, cũng không chịu nghiên cứu Phật pháp.

Chúng ta phải biết cả đời Đức Phật thuyết pháp, Ngài quán căn cơ chúng sinh mà nói; đối với người cần pháp gì thì Ngài thuyết pháp đó. Phật pháp cần phải thích hợp người thượng căn, trung căn và hạ căn nên thuyết nhiều pháp môn. Vả lại trên thế giới, mỗi địa phương đều có phong tục tập quán riêng của họ; mỗi người đều có tư tưởng, kiến giải riêng mình. Vì thế, Phật pháp nhiều vô lượng vô biên; bất luận sĩ, nông, công, thương, hay già, trẻ, trai, gái đều có thể học Phật. “Phật pháp vô biên”chính là nghĩa này.

Mỗi người chỉ cần học điều mình cần, tự mình có thể thụ trì tu hành; giống như đi học có người chỉ học tốt nghiệp tiểu học; có người học lên trung học, cao đẳng; có người học lên đại học, cao học, cho đến nghiên cứu sinh nước ngoài; đều do hoàn cảnh, chí nguyện của mỗi cá nhân cầu học, không phải ai cũng tốt nghiệp đại học, cũng không phải tốt nghiệp đại học mới có khả năng làm việc.

Chúng ta đọc sách một năm có học vấn và tri thức một năm, đọc sách hai năm có học vấn và tri thức hai năm; cho dù không học ở trường, nhưng vừa làm vừa học ở nhà vẫn có thể học lên. Người đi học không phải ai cũng thi lên học vị tiến sĩ, có bao nhiêu tri thức thì có khả năng làm bấy nhiêu việc.

Phật pháp lưu truyền ở thế gian đã hơn 2500 năm, truyền đến Trung Quốc đã có 2000 năm lịch sử. Phật pháp đi vào nhân gian cùng với tín ngưỡng người bình dân tạo thành một khối, có thể nói biển chữ vàng hiệu của Lão Tử. Ngoại đạo thường lợi dụng biển chữ vàng này mà rêu rao lừa bịp, lại không chịu khiêm tốn nghiên cứu Phật pháp, chỉ bắt chước danh từ của Phật pháp sửa thành của mình; hoặc luợm lặt câu chữ trong sách xưa xen tạp tà tri kiến, rồi tùy tiện nói thông suốt, lừa gạt chính mình và mọi người; một người mù dắt một tốp người mù đi vào hầm lửa, rơi vào ma đạo.

Điều này đâu chỉ là khát nước không uống, mà là uống độc dược để giải khát, tự phá hỏng huệ mạng của mình; lại còn làm phá hại huệ mạng của vô số chúng sinh. Thật đáng thương thay! So với người khát nước không chịu uống càng đáng thương hơn.

Chuyện 6

Giết con thành gánh

Lời dẫn: Mỗi ngày đọc báo hay xem truyền hình, chúng ta thường thấy báo đưa tin những bọn lừa đảo dùng tiền giả để gạt mọi người mua đồ dùng thật; hoặc có những kẻ háo sắc thừa tiền cặp bồ với các người đẹp; hoặc có kẻ thừa cơ hội nhảy vào kiếm chác v.v… Những chuyện này làm cho bọn chúng thân bại danh liệt, ở đâu cũng có.

Chúng tôi xin kể một câu chuyện thời hiện đại rất lý thú. Có một thanh niên ở vùng nông thôn, vì bị sâu ăn răng nên hắn ra thành phố tìm bác sĩ nha khoa để nhổ răng. Hắn hỏi:

- Bác sĩ ơi! Tôi nhổ một cái răng trả bao nhiêu tiền?

Bác sĩ đáp:

- Anh nhổ một cái năm trăm đồng, nhưng nhổ hai cái thì tám trăm.

Hắn nghĩ mỗi lần đi ra thành phố rất khó, nếu nhổ một cái thì tốn thời gian đi và tiền bạc; chi bằng nhổ luôn hai cái lại được rẻ hơn, khỏi đi lần nữa lại tiết kiệm. Vì thế, hắn nhổ luôn hai cái răng; vốn bị sâu ăn có một cái, vì ham rẻ mà hắn nhổ hai cái. Hắn là người thông minh hay ngu si, rẻ hay là mắc?

Trong kinh Phật cũng có một câu chuyện ngụ ngôn rất hay.

Thuở xưa, có một nông dân sinh ra bảy đứa con, không may chết một đứa, nên hắn đặt tử thi đứa bé ở trong nhà. Vì tử thi này nên hắn cảm thấy làm việc gì cũng bất tiện, nên hắn bảo mọi người trong nhà: “Chúng ta dọn đi nơi khác ở nhé! Để không còn thấy tử thi, khỏi đau lòng, lại khỏi sợ, tránh được bất tiện”. Người hàng xóm thấy hắn muốn dọn nhà, nên hỏi:

- Vì sao anh dọn nhà đi?

Hắn đáp:

- Vì trong nhà có đặt tử thi nên làm cho cả nhà vừa sợ vừa đau lòng, nên tôi phải dọn nhà.

- Tại sao anh không đem tử thi chôn đi.

Hắn nghe người hàng xóm nói như người tỉnh mộng. Đúng rồi! Vì sao ta không đem con đi chôn? Nhưng làm cách nào để đem thi thể này ra ngoài? Hắn ta suy nghĩ hồi lâu thì ngay lúc đó có người gánh đồ đi ngang qua. Hắn suy nghĩ: “Nếu như ta gánh con giống như người này thì chẳng phải rất tiện hay sao?”. Do đó, hắn giết thêm một đứa con nữa, rồi gánh ra ngoài chôn luôn. Thế gian có chuyện hoang đường như thế này không?

Bài học đạo lý

Ý nghĩa câu chuyện nói lên thế gian có rất nhiều kẻ thô lỗ, chỉ tham của rẻ một chút trước mắt mà đánh mất tương lai tốt đẹp -tham việc nhỏ mất việc lớn. Hoặc có người tham tiền của, đắm sắc đẹp mà thân bại danh liệt- lỡ bước một phen thành mối hận nghìn đời. Hoặc có người lỡ một niệm sai lầm mà gây ác nghiệp rất lớn, tạo thành sự việc muôn kiếp không thể làm được thân người. Ví như một người học Phật, cho dù anh ta tu hành như thế nào, nhưng việc đầu tiên phải giữ năm giới thanh tịnh; nếu như anh ta không cẩn thận phạm một giới thì phải mau sám hối; niệm Phật, lạy Phật thật nhiều để tiêu trừ tội nghiệp. Nhưng phần đông mọi người đều che dấu, không muốn người khác biết. Nếu như họ muốn sám hối thì họ cho rằng chi bằng phạm giới vài lầm rồi sám hối luôn. Há không tiện lợi nhiều hay sao? Điều này giống như giết con thành gánh nào có khác gì?

Người chưa gặp nghịch cảnh, chưa gặp tai nạn, nên không biết nỗi đau khổ của cuộc đời, cũng không biết giác ngộ. Người gặp nghịch cảnh, gặp tai nạn, hoặc từng nếm mùi đau khổ của cuộc đời, mới nghĩ đến tu hành tiêu trừ nghiệp chướng. Lại có người vẫn tham đắm năm dục ở thế gian- tài, sắc, danh, thực, thùy, họ muốn hưởng hạnh phúc sung sướng ở thế gian vài năm, rồi tu hành cũng không muộn; một năm trôi qua rồi một năm nữa đến, họ muốn tu hành nhưng sợ cực khổ, muốn hưởng cuộc sống sung sướng, nhưng lại mong đắc đạo nhanh chóng hay cảm ứng, cầu trời quan tâm đặc biệt, lại muốn có bí quyết nào tu tập không tốn nhiều thời gian mà được nhiều công đức. Cho nên, tà sư ngoại đạo lợi dụng nhược điểm của họ, phao tin đồn nhảm: “Trời ban chân đạo”, “mật truyền bài vè v.v…dụ dỗ dân chúng. Kì thực, bọn chúng dắt mọi người đi theo tà, như câu chuyện giết con thành gánh nào có khác gì?

Chuyện 7

Dua nịnh trục lợi

Lời dẫn:Cuộc sống thế gian có muôn màu: người giàu sang, kẻ bần cùng; người gặp vận may, kẻ bị xui rủi; trong tâm con người cũng có tham, sân, si và gian ác; cũng có tâm từ bi, hỉ xả và lương thiện; về tinh thần của con người có mừng giận, vui buồn, thương ghét. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; lại có bão lớn, động đất, chiến tranh, lụt lội, cháy thiêu và các tai nạn khác; nhưng cũng có thái bình, yên vui, lúa, đậu được mùa và những công việc được thuận lợi. Vì sao Thượng Đế ban cho người được hạnh phúc an vui, lại gây cho người bị tai nạn và đau khổ?

Khi chúng ta làm việc thuận lợi được thăng quan tiến chức, trở nên giàu có thì vênh váo đắc ý, thái độ hống hách xem mọi người không ra gì. Lúc chúng ta làm ăn sa cơ thất thế, nản lòng thì cúi đầu vâng dạ cầu xin mọi người giúp đỡ; thậm chí như chó vẫy đuôi cầu xin người thương xót. Khi vận may đến chúng ta được thăng chức, phát tài thì được mọi người cung kính chúng ta, bợ đỡ, đút của hối lộ; lúc làm ăn thất bại chẳng ai màng ngó đến, xem thường; thậm chí họ còn tìm cách vùi dập. Cho nên nói: “Nghèo ở phố thị không ai hỏi, giàu lánh rừng sâu lắm kẻ tìm”.

Trong kinh Phật cũng có câu chuyện ví dụ như thế.

Có anh chàng kia ở một thành phố nọ, vừa giàu sang vừa thông minh; nhà anh luôn có khách đến viếng thăm, họ tâng bốc nịnh bợ và ca tụng anh. Anh hàng xóm luôn gần gũi, cung kính lại gọi anh xưng em, ân cần hầu hạ mọi việc. Ở trước mọi người hắn thường ca ngợi anh ta nhân từ vĩ đại. Chẳng bao lâu, anh chàng ta gặp thiên tai phá sản, gia đình lâm vào cảnh bần cùng, phải vay mượn tiền bạc mọi người để sống qua ngày. Thấy vậy, tên hàng xóm dần dần tránh xa anh ta, không muốn gặp mặt.

Có người hỏi hắn:

- Khi anh chàng kia giàu có giúp đỡ anh rất nhiều, nay anh ấy bị thiên tai phá sản vì sao anh không giúp anh ấy để hồi phục lại cơ nghiệp?

Hắn nói:

- Khi anh ta giàu thì tôi muốn hưởng kiếm chác sự vinh hoa và giàu sang của anh ấy; nay anh ấy đã sa cơ tôi giúp anh ta chỉ có cực khổ. Vì sao tôi tự chuốc khổ vào mình? Ngay cả gặp anh ấy, tôi cũng chưa hề hỏi thăm một tiếng.

Người xưa nói: “Thế thái nhân tình bạc như vôi, biết rõ như thế ngắm hoa thôi”. Thật là không sai.

Bài học đạo lý

Thế gian có rất nhiều ngoại đạo, họ nghe chân lý Phật pháp cảm thấy rất vi diệu; nhưng họ không chịu quy y Tam bảo mà tìm mọi cách lén trộm kinh văn Phật giáo, lại đem chỉnh sửa xen tạp trở thành tà thuyết của mình. Họ lấy mắt cá trộn với hạt châu nói là hàng thật. Có người học nghi thức Phật giáo trang điểm bề ngoài nghi lễ của mình, lừa gạt quyên góp tín đồ. Có người hỏi hắn:

- Anh chỉ học danh từ và nghi thức của Phật giáo, sao không học giới luật và phương pháp tu hành?

Hắn đáp:

- Tôi học nghi thức của Phật giáo là để kiếm tiền, học kinh điển của họ là để bổ sung giáo lý của chúng tôi được phong phú; tôi học giới luật và tu hành phương pháp tu hành chỉ chịu cực khổ không có lợi ích. Tôi cần gì phải chuốc khổ vào thân?

Sự việc ở thế gian khi có lợi ích cho mình thì họ tìm mọi cách như ăn trộm, cướp giật, dối gạt, lừa đảo để thâu tóm về mình; khi không được lợi ích, hoặc bị người biết ngăn chặn thì áp đảo người trước, phỉ báng, bài xích; giống như oan gia sống chết. Có người học giáo lý vì nương nhờ cửa chùa để sống qua ngày. Có người lợi dụng tôn giáo để làm giàu. Có người thay trời hành đạo. Có người hoằng pháp lợi sinh. Có người tinh tiến tu hành. Có người làm việc cứu đời lợi người. Tư tưởng của mỗi người chính xác là tất cả việc làm đều đúng theo ý mình; bằng không thì trái lại.

Con người là tối linh trong muôn vật có thể dựa vào muôn vật mà phát triển hạnh phúc nhân loại. Trí thức con người sáng suốt cũng có thể dựa vào tài năng để làm lợi ích cho mọi người. Người gian xảo cũng có thể lợi dụng nhược điểm của họ mà tận dụng cơ hội tìm điều lợi ích. Có người mượn danh thần thánh mà bóc lột nhân dân. Người ngu muốn lợi dụng người giàu sang để được lợi thì lộ ra bản chất thấp hèn và gian ác của họ. Người tín ngưỡng tôn giáo theo Thiên Chúa giáo hay Phật giáo đều là nhiệm vụ của thần thánh; nếu vì danh lợi làm mê lý trí thì trở thành tội nhân của tôn giáo. Cho nên thế lợi vẫn là ma vương, đời sau sẽ kêu gọi những dân ma trở về cõi ma, lẽ nào chúng ta không đề cao cảnh giác?

Chuyện 8

Lý luận của kẻ trộm

Lời dẫn:Mỗi loài chúng sinh trong vũ trụ đều có cách sống không giống nhau. Con người có giàu sang và nghèo cùng, cuộc sống của họ cũng khác nhau; đó là nguyên do phúc báo và nghiệp báo. Người có phúc báo được hưởng thụ văn minh vật chất thời hiện đại; người không có phúc giống như cuộc sống thời nguyên thủy; cho dù có máy móc và các dụng cụ tối tân hiện đại họ cũng không biết sử dụng; giống như phương tiện giao thông ngày nay ngày càng đổi mới, có người vận dụng nó làm rất nhiều việc, đạt được lợi ích rất nhiều. Có người chẳng những không biết vận dụng, mà còn vì nó đánh mất sinh mạng quý báu.

Thuở xưa, có một người rừng ở trong núi thẳm, quanh năm chưa từng va chạm với ai để trải nghiệm việc đời, cuộc sống của hắn là những ngày rất chất phác và đơn giản.

Một hôm, có gã thợ săn đuổi thú rừng đến rừng sâu này. Gã nói với người rừng:

- Này anh! Cuộc sống thành thị sung sướng và giàu sang như thế, như thế...

Nghe thợ săn nói, hắn rất ngưỡng mộ cuộc sống xa hoa ở thành thị. Một hôm, hắn trèo đèo vượt núi đi đến thành thị, hắn nhìn thấy nam thanh, nữ tú đều xinh đẹp, đâu đâu cũng nhà cao cửa rộng; thức ăn là những món sơn hào hải vị, thịt cá ê hề; thật sự quá sung sướng. Nhưng ta hai bàn tay trắng phải làm thế nào?

Một hôm thừa dịp đêm khuya, hắn lén đột nhập vào cung trộm lấy long bào của nhà vua; nhưng chỉ qua vài ngày hắn bị quân lính bắt trói đem về cung giao cho vua. Hắn vẫn cãi leo lẻo:

- Tâu bệ hạ! Long bào này là phẩm vật của tổ tiên thảo dân để lại.

Nhà vua bảo:

- Ngươi nói phẩm vật của tổ tiên ngươi để lại thì hãy mặc cho trẫm xem thử?

Vì vậy, ở trước mặt nhà vua hắn muốn mặc long bào nhưng cứ lật qua lật lại mặc thế nào cũng không đúng. Nhà vua nhìn thấy cười lớn nói:

- Ngươi nói của tổ tiên ngươi để lại mà ngay cả mặc cũng không biết. Quân sĩ đâu! Bắt hắn giam vào ngục cho trẫm.

Thế là hắn bị nhà vua tống vào nhà ngục.

Bài học đạo lý

Đức Phật thuyết pháp có tư tưởng đặc biệt trong giáo pháp của Ngài. Mỗi tôn giáo đều có tôn chỉ và giáo pháp riêng của họ, chúng ta đem Phật pháp ứng dụng vào tôn giáo khác thì không phù hợp; huống gì tà giáo, quan điểm bất đồng rất lớn.

Đức Phật dạy: “Vạn vật là do nhân duyên sinh”. Từ sinh tử khổ vui, cho đến họa phúc, thiện ác của tất cả chúng sinh đều là mình làm mình chịu. Theo tư tưởng của các tôn giáo khác tất cả mọi việc đều do thần điều khiển chi phối. Như thế cách thuyết pháp mỗi tôn giáo không giống nhau, có thể hợp lại được không?

Phật giáo có giới luật và phương pháp tu hành của Phật giáo, các tôn giáo cũng có pháp tu riêng của họ. Có những người tu hành không nương theo Phật pháp mà chỉ trộm những danh từ, tùy tiện sửa đổi, hay xen tạp những tà thuyết; hoặc chỉ học những nghi thức để làm nổi bậc bề ngoài của mình; chẳng những tâm mình không biết hổ thẹn mà còn lộ ra nhân cách thấp hèn. Bọn họ nói ba tôn giáo hợp lại một, hoặc nhiều tôn giáo trở về một, trời ban chân đạo, thần nào đó, Phật nào đó giáng xuống đàn tràng giảng đạo; lại vâng lịnh của trời v.v…chẳng ra cái gì, chỉ là dọa nạt và dụ dỗ mọi người; dựa vào trời, thần để mượn thánh chỉ lừa gạt nhân dân. Thực sự vừa buồn cười vừa đáng thương.

Nhân loại có một chứng bệnh giống nhau, thích nghe lời giả dối; giống như người làm kinh doanh nói: “Chịu lỗ vốn gốc”, “bán giảm giá khuyến mãi” hay“bán hàng thanh lý” v.v…thì mọi người kéo đến mua hàng giảm giá đông như kiến. Nếu như họ kinh doanh chân thật thì làm ăn chịu nhiều thiệt thòi. Điều này không phải làm cho kẻ gian lường gạt hay sao?

Một số danh từ: lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, mượn danh nghĩa để làm bậy, không phân biệt trắng đen v.v…đều là tham và ngu. Có người vì danh, có kẻ vì lợi, có kẻ tham của rẻ mà đánh mất lý trí. Những kẻ tham tài, tham lợi mới có thể phủ lên sự giả dối. Tham và lừa gạt muôn sự ở thế gian, họ chỉ đạt được một chút lợi ích trước mắt mà chịu nhiều thiệt thòi về sau. Trong tín ngưỡng, tu hành lừa dối là việc nhiều đời nhiều kiếp; lại lừa thần, dối Phật thì tội lỗi càng chồng chất, hiện tại tuy chưa thấy được báo ứng nhưng tội lỗi lại chịu nhiều đời nhiều kiếp; giống như đứa bé vì được lợi ích viên kẹo mà đời sau lại mất tài sản vô lượng. Quả thật là đáng thương!

Chuyện 9

Hăng quá hoá dở

Lời dẫn:Cá tính mỗi người ở thế gian đều không giống nhau. Có người khiêm tốn, tự ti; có người tự đại, kiêu ngạo; có người đầy đủ tài năng, trí thức, học vấn mà không khoe khoang; có người đầu óc rỗng tuếch làm được một chút việc thì khoe khoang khoác lác, mong khắp thiên hạ đều biết. Người quá khiêm tốn cũng trở thành giả dối. Kẻ luôn cống cao, kiêu mạn cũng sẽ chuốc lấy nhục nhã, lại không giúp đỡ được gì cho người khác. Vì thế, bất cứ việc gì đều nên ở mức trung bình.

Xưa kia, ở một làng quê nọ, mọi người tổ chức lễ hội ca ngợi đức hạnh của cha mình. Lúc khai mạc buổi lễ, vị chủ trì lên tuyên bố lý do:

- Kính thưa quý vị! Hôm nay, cử hành lễ hội mục đích là truyền bá rộng hiếu đức và để khuyến khích lẫn nhau với “ý nghĩa nhìn thấy đức tài kiêm toàn của người khác mà nghĩ ta phải học giống như họ”. Vì thế, chúng tôi hy vọng các vị hãy dựa vào sự thật của cha mình mà nói, không cần khoe khoang, cũng không nên tự ti che giấu không dám nói. Các vị hãy nói thoải mái theo sự thật, để mọi người lấy đó làm tấm gương xử thế làm người.

Người thứ nhất nói: “Cha tôi là người có tài năng, thân hình cao lớn mạnh mẽ, làm việc xử lý quyết đoán nhanh gọn; cho nên được mọi người ca ngợi”.

Người thứ hai nói: “Cha tôi là người đàn ông khôi ngô tuấn tú, anh hùng hào kiệt; lại đối xử lễ phép với mọi người, nên ai nấy đều tôn kính”.

Người thứ ba nói: “Cha tôi là một trưởng giả nhân từ thường bố thí cứu giúp người nghèo khổ; là người ưa làm việc thiện thích bố thí”.

Có người nói: “Cha tôi dũng cảm làm việc nghĩa”. Có người nói: “Cha tôi hiểu biết rất sâu xa, học rộng nghe nhiều”. Có người nói: “Bất cứ làm việc gì, cha tôi đều được mọi người tin cậy”. Có người nói: “Cha tôi đối với mọi người rất hòa nhã và lễ phép”. v.v…

Trong hội trường có một thanh niên hiếu thắng chạy ra nói:

- Cha tôi mới thật sự là người vĩ đại.

Mọi người hỏi:

- Thế nào là vĩ đại?

- Cha tôi là một người thanh tịnh vô dục.

- Hả! Mọi người ở thế gian đều đắm năm dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) và bị năm dục sai khiến; người nào đạt được vô dục là người vĩ đại thật sự. Chúng tôi không biết cha anh vô dục ở phương diện nào?

- Cha tôi từ nhỏ đã đoạn tuyệt sinh hoạt tình dục, cho nên là người rất thanh tịnh.

- Cha anh đoạn tuyệt tình dục từ nhỏ. Vậy thân thể của anh sinh ra từ đâu? Là trên trời rớt xuống chăng?

Ha.ha…mọi người cùng cười vang. Thanh niên vừa ngu dốt vừa hiếu thắng, nên bị mọi người sỉ nhục.

Bài học đạo lý

Con người sinh ra ở đời ai cũng muốn giữ thể diện, thích được mọi người ca ngợi, không muốn mọi người nghi ngờ chuyện này kia, không thích người khác nói khuyết điểm của mình; hoặc việc không đáng, lại thích khoe khoang người thân của mình; người khoe khoang quá lố có lúc tự hạ thấp nhân cách của mình. Nhưng thông thường mọi người vẫn thích nghe lời giả dối; giống như người làm kinh doanh nói: “Chịu lỗ vốn gốc” hay “bán giảm giá khuyến mãi” để thu hút khách hàng. Ở trước mặt người đó thì khen họ thông minh, tài giỏi như thế; hoặc nhân từ, học vấn v.v…Khi ở sau lưng họ thì nói xấu không ra gì. Do đó, xã hội biến thành ai ai cũng giả dối- “lừa mình dối người, bị người lừa”.

Mọi người đều thích nghe lời giả dối, thích nói lời không chân thật; cho nên thế gian này tiểu nhân nhiều hơn quân tử; giống như diễn kịch hai bên thể hiện vai diễn cho đạt. Con người đối xử với nhau bằng tâm chân thật rất ít có. “Kết bạn với người quân tử nhạt như nước, kết bạn với tiểu nhân ngọt như mật”. Vì ai nấy đều thích ngọt, chẳng ai thích nhạt, nên người giả dối càng nhiều. Nhạt phần đông là tâm chân thật, ngọt phần đông là giả dối, nhạt có thể lâu dài, nhưng ngọt khó giữ được bền lâu. Muôn sự muôn vật ở thế gian: “Tức nước vỡ bờ”. Lại có đối lập với nhau: thiện-ác, tốt-xấu, chính-tà, đúng-sai, ngọt-đắng v.v…có thân ắt có oán, có hạnh phúc thì có khổ đau; đây là một loại tuần hoàn xoay vần.

Vì sao họa-phúc, khổ-vui ở thế gian thường tuần hoàn xoay vần như vậy? Vì tâm người có thiện có ác. Quá khứ từng tạo nghiệp thiện ác, cho nên có lúc họa, có lúc phúc; nếu người tạo thiện nghiệp nhiều thì được hạnh phúc an vui nhiều; còn người gây ác nghiệp thì chịu nhiều đau khổ và tai họa. Ai bảo chúng ta quá khứ chưa từng làm nhiều việc thiện? Bậc Cổ đức nói: “Có của không thể dùng hết, có chức quyền không thể ức hiếp mọi người mãi”. Chúng tôi nói cách khác, người có của mà không biết sử dụng cứu đời giúp người, là người mê muội keo kiệt, tham lam cũng làm nô lệ cho tiền của. Người có chức quyền không biết tạo phúc cho xã hội thì giống như bù nhìn. Vì thế, làm người phải luôn luôn tạo phúc, tạo duyên lành thì tương lai mới được hưởng phúc. Đó là: “Mình giúp đỡ người, được người giúp lại”.

Chuyện 10

Xây lâu đài trên hư không

Lời dẫn:Một cây cổ thụ cao to, ban đầu phải từ hạt giống, chúng ta đem giống gieo xuống đất; sau đó, nó nảy mầm dần dần lớn lên. Tri thức, học vấn của mỗi người cũng phải học lúc còn nhỏ, từ mỗi chữ, mỗi câu dần dần tích lũy mà thành công. Cây có gốc, nước có nguồn. Tri thức nhờ học vấn mà học thành tựu, xây nhà cũng từ móng mà xây lên cao. Làm sao có thể xây lâu đài trên hư không được? Nhưng thế gian có rất nhiều việc như thế, họ không cần xây móng mà vẫn muốn xây nhà trên hư không.

Ngày xưa, ở địa phương nọ có một phú ông, nhà của ông rộng lớn và rất xinh đẹp. Phú ông này tuy giàu có, nhưng ít giao tiếp rộng rãi nên hiểu biết rất nông cạn; lại là người keo kiệt, tham lam.

Một hôm, ông nghe mọi người đồn: “Ở thôn kia có một địa chủ, xây biệt thự ba tầng rất hoành tráng nguy nga”. Phú ông này là người hiếu kỳ, cũng là kẻ hiếu thắng; cho nên, ông không quản đường xa muôn dặm tìm đến nhà ông địa chủ kia. Đến nơi, ông ta đứng ở ngoài cửa nhìn vào ngơ ngẩn; bởi vì, tòa lâu đài này chẳng những nguy nga tráng lệ mà còn cao chọc trời, ông ta vô cùng ngưỡng mộ. Trở về nhà, ông suy nghĩ suốt đêm, muốn xây một tòa lâu đài giống như thế.

Do đó, ông đi hỏi thăm kiến trúc sư để xây lâu đài. Chẳng bao lâu, ông tìm được anh ta, ông liền thương lượng giá cả kinh phí và thời gian xây. Anh ta nói:

- Thưa ông! Xây lâu đài này thời gian phải một năm và kinh phí bấy nhiêu đó.

Phú ông nghe anh ta nói thời gian một năm và kinh phí tốn nhiều như thế, liền nói:

- Tôi không cần xây tầng một và tầng hai, chỉ cần anh xây tầng ba là được rồi; đồng thời, anh xây một tháng phải xong.

- Ông không chịu xây tầng một và tầng hai, tôi không có cách nào xây tầng ba được; lại thời gian chỉ có một tháng quá nhanh, xin ông hãy mời người tài giỏi khác nhé!

Bài học đạo lý

Người hiện đại hiếu thắng thích làm việc lớn, một gian hàng nhỏ cũng treo bản hiệu công ty A; một nhà trọ nhỏ cũng treo tấm biển khách sạn B. Người học Phật chỉ hiểu biết một số danh từ Phật học cũng tự xưng pháp sư, cư sĩ tại gia. Học ngồi thiền chỉ ba ngày tự cho mình khai ngộ, đắc đạo, thần thông v.v…không muốn học Phật từ cơ bản, lại muốn làm pháp sư giảng kinh thuyết pháp. Họ không chịu tu tập, chứng từ quả thứ nhất, quả thứ hai, quả thứ ba mà muốn chứng ngay quả A-la-hán. Người này khác nào như phú ông muốn xây lâu đài trên hư không?

Đức Phật là Bậc Chính Tri, Chính Giác Vô Thượng. Ngài từ tam chỉ[1]tu sáu độ, trải qua trăm kiếp tu hành mới được tướng hảo. Phúc đức, trí huệ, thần thông của Ngài đều là Vô Thượng; cho nên, Ngài làm thầy trong chín cõi, bậc gương mẫu trời, người. Hiện nay, có những ngoại đạo bịa đặt ra một danh từ Vô Cực Lão Mẫu đặt lên đầu Đức Phật. Họ nói Phật, tiên, thần đều từ Vô Cực Lão Mẫu sinh ra; nhân loại cũng do bà sắp đặt. Bà là vị thần từ nguyên thủy tối cao. Nếu bà đã sinh ra Phật, tiên, thần. Vì sao xưa nay còn sinh ra những gian thần, người ác? Bà đã sắp đặt con người, vì sao không sắp đặt nhân loại toàn là những người thông minh, xinh đẹp, hiền lành mà còn có những kẻ ngu dốt, xấu ác, gian trá? Làm cho thế gian chẳng những xảy ra chiến tranh, lừa gạt, tranh giành không dứt; lại còn, xảy ra bão xoáy, động đất, chiến tranh, lụt lội, nạn cháy, trùng độc, bệnh dịch v.v…làm điêu đứng cuộc sống nhân loại. Có phải kiệt tác của vị thần tối cao này không? Vì sao lúc đầu thần không ban cho nhân dân được yên ổn? Đây là ân huệ hay là hình phạt? Chúng ta nghĩ thử vị thần này khác nào câu chuyện xây lâu đài trong hư không, nghe qua rất hay; nhưng lại là những thứ bịa đặt.

Thần bịa đặt này sẽ giáng hạ thời mạt kiếp (kiếp tai) mới sai người đưa mọi người về. Thế giới này bốn tỉ người, nếu thần đưa về e rằng chưa được một phần trăm, còn những người khác đều phải chịu kiếp tai họa; như thế thật tàn nhẫn. Thần đã sắp đặt lại muốn mọi người chịu khổ nạn kiếp tai họa; vậy có hợp lý không? Tất cả mọi người đều do một tay thần đạo diễn tạo thành. Đây là thần gì không nói chúng ta cũng biết được, đúng không?

Thần này gọi là kẻ phạm pháp nhận lấy ý chỉ của trời, ban đặc quyền của trời, chỉ đường cho người để họ biết đường trở về nhà; giống như nhà ảo thuật và giống như kể chuyện cho trẻ con. Thế gian này thật kỳ lạ, chúng ta nói thật, giảng chân lý mọi người không thích nghe, nhưng nói chuyện thần thoại, ma quỷ, chuyện tiểu thuyết như Phong Thần Bảng, Tây Du Kí, Du Thiên Đường, Du Địa Ngục v.v… thì họ nghe chăm chú, lại cho là sự thật. Điều này khác nào xây lầu đài trên hư không?

Chuyện 11

Quạt mật cho mau nguội

Lời dẫn:Bậc Cổ đức nói: “Dùng đức để chinh phục người giàu, dùng lực để bắt người chạy trốn”. Thế gian này, phần đông đều dùng lực để kiềm chế sức mạnh, dùng tranh chấp ngăn chặn tranh chấp. Cho nên xưa nay, lịch sử ghi lại chiến tranh xảyrakhông dứt. Mỗi ngày trong xã hội đều xảy ra việc đấu tranh đúng sai. Chúng ta lấy chum bể chứa đầy nước, muốn nước đừng chảy là việc không thể được. Ban đêm ra ngoài phơi nắng, muốn được nắng ấm là kẻ ngu ngốc. “Con người là tối linh trong muôn vật”. Nhưng họ cũng thường làm những việc ngu xuẩn.

Thuở xưa, có một người nuôi ong. Một hôm, hắn suy nghĩ: “Ta nhờ nuôi ong bán mật nên kiếm tiền lời nhưng không được nhiều, ta phải nghĩ cách pha chế để mật có giá trị hơn, sản xuất nhiều thực phẩm để bán thì mới có thể kiếm được nhiều tiền, phát triển công việc kinh doanh của ta”. Do đó, ban đầu hắn đem mật ra nấu, muốn nấu keo lại thành mật đường, rồi chế tạo nhiều thực phẩm hấp dẫn. Lúc hắn đang làm thì có khách đến thăm. Hắn bảo:

- Xin anh đợi một tí! Tôi đang sắc mật ong, sắc xong anh hãy nếm thử thành phẩm của tôi ngon tuyệt vời.

Vì mật đang sôi, hắn muốn làm cho mật mau nguội để đãi khách, nên hắn giở nắp nồi và lấy quạt ra sức quạt. Nhưng hắn cố sức quạt lấy quạt để mồ hôi ướt dầm dề mà mật trong nồi vẫn sôi ùng ục. Hắn càng sốt ruột ra sức quạt mạnh hơn, nhưng mật trong nồi chẳng nguội chút nào. Người khách nhìn thấy liền nói:

- Anh đừng sốt ruột, hãy quạt từ từ.

Vị khách đi xuống nhà bếp nhìn kỹ, té ra lửa dưới nồi vẫn bốc cháy hừng hực thì mật trong nồi làm sao nguội được? Cho nên khách hỏi chủ nhà:

- Anh muốn mật mau nguội phải không?

Hắn đáp:

- Đúng vậy! Nhưng bất luận tôi quạt thế nào, mật cũng không nguội được, phải làm cách nào?

- Anh chỉ ra sức quạt trên nồi mà không chú ý lửa đang cháy dưới nồi; cho nên mật không nguội được.

- A, đúng rồi! Hóa ra dưới đáy nồi củi còn cháy. Tại sao tôi không nghĩ ra nhỉ?

Thế là, cả hai cùng cười vang.

Câu chuyện đạo lý

Chuyện này chứng minh có những kẻ ngoại đạo không y theo Phật pháp tinh tiến tu hành mà chỉ lén trộm cắp danh từ Phật học đem sửa lại, muốn lập một tôn giáo khác; hoặc làm theo nghi thức của Phật giáo để tu hành, nhưng trong tâm đầy ắp danh lợi, làm những việc trái với Phật pháp.

Tu hành học Phật và hoằng pháp lợi sinh chính là công việc của người xuất gia. Nếu như chúng ta không chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp và nỗ lực tu hành thì không thể nào làm được; hoặc không có chính tri, chính kiến thì dễ lạc vào tà đạo. Cảnh năm dục ở thế gian đầy cám dỗ, dễ lôi cuốn như thế, nên chúng ta cần có nội lực. Thời đại mạt pháp, bọn tà sư ngoại đạo thuyết pháp rất đông. Nếu chúng ta không có chính kiến thì bị chúng lôi kéo; hoặc không tinh tiến tu tập định lực trí huệ thì không thể khắc phục được cám dỗ năm dục, danh lợi, giống như mật ong đang sôi mà ra sức quạt thì không thể tiêu diệt lửa phiền não đang bốc cháy.

Con người từ vô thỉ kiếp đến nay đã tích chứa nghiệp, cho nên trong thân đầy ắp năm dục và phiền não. Nếu chúng ta không tu giới, định, huệ thì không cách gì dập tắt được lửa dữ phiền não. Bất kỳ, chúng ta muốn độ mình hay độ người thì trước tiên phải dập tắt dục vọng của mình.

Nếu như chúng ta còn tâm danh lợi mà làm việc thì tất nhiên lấy việc lợi mình là trên hết, làm việc như thế thì tà nhiều chính ít. Thông thường người thế gian qua lại với nhau đều muốn lợi dụng nhau, có lợi cho mình thì mới chịu làm việc. Còn trong tôn giáo, nhiệm vụ của họ là “thay trời hành đạo”, hoặc “hoằng pháp lợi sinh”, nên không có tâm mong cầu. Ngược lại thì giống như quạt cho mật mau nguội, phiền não của chúng ta càng sinh khởi mạnh.

Quạt mật cho mau nguội chỉ là một thí dụ, chúng tôi nghĩ người thế gian không có ai ngu xuẩn như thế. Nhưng kẻ ngoại đạo học Phật pháp chỉ biểu hiện bên ngoài, còn trong tâm không tha thiết cầu học. Có người hoằng pháp không có chính tri chính kiến, tâm còn ham muốn, phiền não mà muốn độ người thì giống như câu chuyện quạt mật cho mau nguội.

Chuyện 12

Nghe lỗi liền nổi giận

Lời dẫn:Con người đều có tâm tự tôn, cũng là sinh vật rất sĩ diện. Cho dù là kẻ ngu si đần độn, cũng không chịu người khác nói khuyết điểm của mình. Đặc biệt là người chuộng sĩ diện làm việc hiếu thắng, họ chỉ biết men say thành công chứ không chấp nhận nếm mùi thất bại và sỉ nhục. Nhưng ở thế gian này, mười việc không vừa ý thì có đến tám, chín việc; vả lại, tất cả việc thành công ở đời đều phải nếm trải mùi thất bại. Người nặng tâm tự tôn thì không chịu nổi sự phê bình dễ sinh phiền não, nản chí không chịu cầu tiến, hoặc tự hủy hoại mình; đây là việc rất nguy hiểm. Chúng ta phải biết có được sự nghiệp huy hoàng ở thế gian thì phải chịu phê bình, nếm mùi thất bại mới đạt được.

Thuở xưa, ở một vùng nông thôn, ban đêm mọi người thường tụ họp lại rất đông để tán gẫu, luận bàn việc đời, cả chuyện trên trời dưới đất. Một hôm, họ bàn chuyện anh A. Anh B nói:

- Anh A có đức hạnh rất tốt, cũng là người nhân từ; nhưng đáng tiếc có một chút tính xấu.

Mọi người tranh nhau hỏi:

- Xấu điểm gì?

Con người thật là kỳ lạ, thích nghe chuyện thị phi của người khác. Anh B đáp:

- Anh A tuy là người tốt, nhưng tính tình nóng nảy một chút, làm việc hay hấp tấp.

Ngay lúc đó, anh A đi ngang qua, nghe anh B phê bình mình, liền nổi giận đùng đùng nói:

- Tao nóng nảy khi nào?

Hắn tát ngay anh B. Người bên cạnh bảo:

- Tại sao anh đánh người ta như thế?

Hắn nói:

- Tại sao tao không đánh? Nó dám nói tao tính tình nóng nảy, làm việc hấp tấp. Tao nóng nảy, làm việc hấp tấp khi nào? Các anh nói thử xem?

Mọi người nói:

- Chẳng phải anh đang nóng nảy đó sao, hành động đánh người không phải thô lỗ là gì?

Hắn nghe mọi người nói bị đuối lý, ngượng ngùng vội vã bỏ đi.

Bài học đạo lý

Mỗi người chúng ta đều có ưu điểm và khuyết điểm, nếu chúng ta biết phát huy ưu điểm của mình, sửa bỏ khuyết điểm là người thành công. Còn chúng ta sợ người phê bình, lại không chịu sửa đổi thì ưu điểm cũng do đây mà bị mai một. Vì thế, ngày xưa bậc Thánh thường dạy: “Nghe lỗi liền vui”. Nghĩa là chúng ta khiêm tốn tiếp nhận nghe người khác phê bình, cũng là người thành công. Người học Phật tu hành lại càng khiêm tốn, cầu người chỉ dạy, tiếp nhận người khác phê bình thì mới có thể thường xuyên sửa đổi. Nếu người không chịu nghe người khác phê bình, khi nghe họ nói lỗi của mình liền buồn giận; hoặc muốn tranh cãi đến cùng, thậm chí còn thượng cẳng tay, hạ cẳng chân. Người như vậy, chẳng những làm trở ngại tương lai tốt đẹp mà còn xảy ra chuyện tranh cãi thị phi đều do đây mà ra.

Bậc Cổ đức dạy: “Người đời ai mà không lỗi, người biết sửa sai là bậc Thánh”. Đức Phật dạy: “Từ vô thỉ đến nay, chúng sinh ngụp lặn trong sáu đường luân hồi; người làm nhiều việc thiện thì trong tâm có nhiều tính thiện. Kẻ làm nhiều việc ác thì trong tâm cũng chứa nhiều tính ác”. Tính thiện nhiều là người tốt; tính ác nhiều là người xấu; chỉ cần chúng ta chịu sửa đổi tính ác để phát huy tính thiện của mình thì mọi người đều có thể thành Thánh hiền. Chúng tôi nói cách khác: “Nếu người không chịu sửa đổi ác là để tính ác ngày càng tăng trưởng thì chẳng những là người ác mà tương lai nhất định đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh”.

Thế gian có rất nhiều người thích uống rượu, cờ bạc, mê gái đẹp, ăn chơi trác táng mà không chịu làm ăn; hoặc có người chơi bời lêu lỏng, làm ăn bất chính, làm những việc hại người lợi mình. Nếu có người thiện ý khuyên nhắc, chẳng những họ không chịu nghe lời mà còn tức giận oán hận người tốt. Có người ưa tranh cãi vô lý; cho nên, làm người tốt rất ít. Nếu mọi người cùng đồng lõa theo thói xấu với họ, hoặc kết bạn cùng chơi thì bạn xấu càng nhiều.

Trước đây, chúng tôi nghe nói tự viện ở Trung Quốc, người xuất gia ở từ năm, sáu trăm người, hoặc trên một nghìn người; cho nên quy củ và giới luật rất nghiêm túc. Hiện nay chùa ở Đài Loan mỗi chùa ở mười mấy người, hoặc năm, sáu người. Bởi vì, chùa nhiều người ít, quy củ cũng hơi dễ dàng; cho nên bạn nói họ quá lời năm, sáu câu thì họ bỏ đi. Họ cũng chọn địa phương nào không có người quản lý thì họ mới chịu ở. Quy củ như thế, làm sao nghiêm túc được? Tất nhiên đạo nghiệp tu hành như vậy thì nhất định sống buông lung, muốn cầu thoát khỏi sinh tử thật là khó.

Chuyện 13

Giết con cầu danh

Lời dẫn:Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là đức hạnh tốt của người Trung Quốc. Giả dối, lừa đảo là điều xấu xa trong nhân loại. Đức hạnh tốt và điều xấu xa là đối lập nhau cũng trở thành chứng cớ rõ ràng. Nếu không có mặt xấu thì không hiển lộ được mặt tốt. Văn hóa nhân loại tiến bộ, trí thức của con người cũng hiểu rộng thì dường như lừa dối, xảo trá cũng đi đối với nhau, bộ mặt xấu xa được trang điểm rất xinh đẹp. Làm người, ai cũng muốn mình có đức hạnh tốt thật sự phải không? Nhưng khi họ làm không được thì giở trò gian xảo, lừa dối để che đậy, làm cho vẻ đẹp của nhân sinh bị bóng tối tội ác bao trùm.

Xưa kia, ở Ấn Độ có một vị bà-la-môn. Thường ngày, hắn rất chuộng sĩ diện, lại thích danh lợi, nhưng làm việc bất chính, thường dùng thủ đoạn lừa đảo để được chút danh lợi nhỏ. Trải qua thời gian, mọi người biết việc làm của hắn; do đó, hắn không thể tiếp tục sống ở địa phương mình nên dắt vợ con đi xa đến làng khác. Sống nơi đất lạ quê người, vì lo cơm áo, gạo tiền mà hắn đành phải hành nghề coi bói ở trên đường phố. Hắn tùy tiện viết bản quảng cáo: “Nơi đây xem thiên văn, thông cả địa lý, tiên đoán họa phúc của người và biết nhân quả ba đời”. Nhưng hắn làm ăn vẫn thất bại.

Một hôm, hắn nghĩ ra diệu kế nói với mọi người: “Tôi biết được quá khứ và tương lai, nếu mọi người không tin thì chúng ta có thể làm thí nghiệm; tôi đoán biết thằng bé con tôi, bảy ngày sau sẽ chết. Xin các vị bảy ngày nữa hãy đến chứng minh lời nói của tôi là sự thật”.

Đến ngày thứ bảy, vì để chứng minh lời tiên đoán của mình, hắn giết chết đứa bé, nên được mọi người tin tưởng. Từ đó, mọi người tranh nhau kéo đến nhờ hắn coi bói, xem nhân quả. Nhà của hắn lúc nào cũng ồn ào, hắn thu được một ít đáp lễ của mọi người. Nhưng chẳng bao lâu, ai ai cũng biết lời hắn nói không có linh nghiệm. Hắn lại không thể tiếp tục sống ở đây, nên lưu lạc phương khác.

Bài học đạo lý

Con người có tâm hiếu kỳ, lại mắc chứng bệnh chung ham của rẻ. Cho nên, họ vì chút lợi mà thường hi sinh tương lai tốt đẹp; hoặc tự đánh mất nhân cách của mình. Nếu người không có chính tri chính kiến; hoặc người tu hành cho qua ngày thì khó thoát được hai cửa danh lợi này. Như những người hành nghề đồng bóng; có người lợi dụng coi bói, xem nhân quả để lôi cuốn mọi người; có người lợi dụng uy danh của thần để lừa gạt tiền của, gái đẹp; có người lợi dụng một chút thần thông của quỷ thần mà trục lợi; có người học chút pháp thuật để mê hoặc người lấy tiền; có người dụng công tu hành chút ít, lại đi khoe khoang tôi đắc thần thông, giải đáp tất cả vấn đề, tự nêu cao tên tuổi mình làm việc cứu đời; kỳ thật là vì danh lợi cá nhân.

Câu chuyện giết con cầu danh chỉ là một thí dụ, loài người không đến nỗi ngu ngốc như thế. Nhưng chúng ta tìm hiểu kĩ có rất nhiều người giống gã ngu này. Như có người vì vợ con mà bất hiếu với cha mẹ; có người vì cầu danh lợi mà phản bội thầy; có người vì chút địa vị hư danh mà bán nước bán dân; có người vì được vài đồng tiền mà tranh cãi đỏ mặt tía tai. Những kẻ đó, đều là hạ thấp nhân cách, đánh mất đạo đức, hủy diệt tương lai, chỉ cầu chút ích lợi trước mắt mà thôi. Họ khác gì kẻ ngốc?

“Trời có đức hiếu sinh, người có lòng trắc ẩn”. Nếu chúng ta làm trái lòng trắc ẩn là đánh mất nhân cách; huống gì, vì một chút lợi nhỏ mà hủy diệt tương lai của mình. Cho nên, trung hiếu, nhân nghĩa là căn bản làm người xử thế, không làm được nhân nghĩa thì cũng phải giữ bản vị nhân tính, mới không đánh mất tối linh trong muôn vật. Bằng không thì một khi mất thân người muôn kiếp khó được lại. Thật là oan uổng.

Chuyện 14

Giết người dẫn đường tế thần

Lời dẫn: Tất cả học vấn, trí thức, tài nghệ ở thế gian đều phải nhờ thầy chỉ dạy; mỗi người đều có chuyên môn và tri thức của mình. Chúng ta muốn học một về nghiên cứu giảng dạy, hay học nghề nào để mưu sinh cũng phải theo thầy chỉ dạy. Cho nên, đối với thầy- bậc tiên tri tiên giác, chúng ta phải hết lòng tôn trọng và cung kính, mới có thể đạt được lợi ích, cũng là phù hợp nguyên tắc căn bản làm người. Bằng không, chúng ta tự hủy hoại nhân cách và tương lai của mình.

Ngày xưa, có mấy vị thương buôn thân nhau muốn ra biển tìm châu báu. Thời đó, chưa có la bàn và đài thiên văn dự báo thời tiết như ngày nay, chỉ dựa vào người có kinh nghiệm để dẫn đường- gọi là người dẫn đường đi biển. Vì người dẫn đường mới có thể biết được phương hướng trên biển và thời tiết thay đổi. Nhóm người thương buôn này muốn ra biển thì phải mời một người dẫn đường. Vì thế, họ đi các nơi dò la, thăm hỏi, thật khó khăn lắm họ mới tìm được người dẫn đường, họ đem vàng đến biếu trước để mời người này. Mọi người chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần dùng, chọn ngày tốt cúng bái thần thánh rồi khởi hành ra biển.

Trải qua mấy ngày, thuyền chạy trên biển, sóng lặng gió êm rất thuận lợi. Bỗng một hôm, trên biển nổi sóng gió, tiếp đến sấm chớp mưa to gió lớn nổi lên, liên tục suốt mấy ngày, đoàn người sống trong sợ hãi. Trước tình thế cấp bách, chợt có người nhớ lại nói: “Chúng ta đi biển phải cúng tế thần biển mới được sóng lặng gió êm”. Nhưng tế thần phải có sinh mạng động vật làm vật cúng tế, vì mọi người trong đoàn đều là người thân, chỉ có người dẫn đường là người ngoài; kết quả, mọi người bàn luận, chỉ có hi sinh người dẫn đường giết anh ta làm vật tế lễ. Đoàn người chí thành cầu nguyện thần biển, cầu xin thần gia hộ biển lặng, tìm được châu báu yên ổn trở về nhà.

Đúng ngày hôm sau, thời tiết thay đổi tốt. Nhưng biển cả mênh mông, họ không biết đi về hướng nào mới tìm được châu báu; ngay cả hướng trở về nhà họ cũng không cách gì nhận định được. Do đó, họ cứ lênh đênh trôi dạt trên biển cả, dần dần lương thực mang theo đã hết cạn, mọi người vừa đói vừa khát; cuối cùng, cả đoàn người đều chết hết trong biển cả.

Bài học đạo lý

Người đi đường vào ban đêm cần phải có đèn; ra ngoài lúc trời mưa phải có dù và áo mưa. Con người sống ở thế gian phải có cha mẹ, thầy tổ, thiện tri thức, nuôi dưỡng và chỉ dạy; lẽ nào chúng ta vong ân phụ nghĩa. Tục ngữ có câu: “Học Phật một năm, hai năm Phật ngay trước mắt; ba năm, bốn năm không Phật đã đi xa”. Người không nghe Phật pháp thì không có trí huệ. Người không tinh tiến tu hành thì không có định lực, không thể đoạn trừ phiền não. Người mới tin Phật cho rằng việc gì cũng có Đức Phật gia hộ; vì thế, họ rất cung kính, cúng dường Tam bảo. Nhưng dần dần lâu ngày họ sinh ra lười biếng, gặp nghịch cảnh thì trách Phật không gia hộ; cho nên, họ khinh thầy, xem thường Phật, hoặc phá giới, lòng tin đạo trước đây cũng không còn.

Có người chỉ cầu Phật gia hộ mà không chịu gần thiện tri thức, không nghe Phật pháp nên lòng tin không kiên cố. Có người không có chính tri chính kiến, chỉ hiếu kỳ cầu cảm ứng. Bởi vì, thời đại mạt pháp, tà sư, ngoại đạo thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng; cho nên, mọi người bị ngoại đạo dụ dỗ, mê hoặc đi vào đường tà. Khác nào như người đi biển mà chẳng có người dẫn đường?

Thế gian có rất nhiều người muốn học Phật, muốn vào biển cả Phật pháp tìm châu báu. Khi họ mới đến đạo Phật rất nỗ lực tu tập, nghiên cứu Phật pháp; lại nghiêm trì giới luật. Trải qua thời gian, họ sinh lười biếng, lại còn làm ác, phá giới mà chẳng lo sợ. Điều này khác gì giết người dẫn đường đi biển? Người học Phật lấy giới làm thầy, phá giới là mất đi căn bản học Phật mà muốn thoát khỏi biển khổ sinh tử là điều vô lý.

Chuyện 15

Bé vừa sinh lại muốn lớn ngay

Lời dẫn:Pháp sư Huyền Trang ở đời Đường đi Ấn Độ thỉnh kinh, phải mất thời gian hai, ba năm mới đến. Ngày nay, chúng ta ngồi máy bay khoảng sáu tiếng thì đến. Ngày xưa, làm việc gì cũng phải dựa vào sức người. Ngày nay, mọi việc đều dựa vào máy móc hiện đại, khoa học tiến bộ, quả thật mang đến cho nhân loại hạnh phúc rất nhiều. Con người sinh ra có thể bằng thụ tinh nhân tạo, cũng có thể hạn chế được kế hoạch sinh đẻ. Y dược có thể chữa trị được nhiều chứng bệnh nan y, bác sĩ dùng phương pháp phẫu thuật thay tim, ghép thận; hoặc chữa bệnh bằng cách máy móc tối tân hiện đại, kéo dài mạng sống con người. Nhưng không thể làm cho con người vừa sinh ra lớn ngay lập tức.

Xưa kia, ở Ấn Độ có một vị vua, vì lớn tuổi mới sinh được một cô công chúa, nên nhà vua muốn cô lớn nhanh lập tức. Nhà vua liền triệu tập tất cả đại thần văn, võ vào để thảo luận, trình bày ý kiến của mỗi người. Nhà vua thấy không có phương pháp nào làm cho công chúa lớn nhanh được. Vị quan võ thưa:

- Tâu bệ hạ! Nếu quốc gia bị giặc xâm chiếm thì chúng thần có thể hi sinh thân mình để đánh dẹp quân địch; cho dù, địch có thiên binh vạn mã, chúng thần cũng không lùi bước, nhưng việc bệ hạ muốn làm cho công chúa lớn ngay thì chúng thần đành bất lực, xin bệ hạ thứ tội.

Vị quan văn thưa:

- Tâu bệ hạ! Bất kỳ việc lớn nhỏ của quốc gia, chúng thần đều có thể vận dụng trí tuệ, mưu lược xử lý, giải quyết mọi vấn đề; còn về việc công chúa lớn nhanh, xin lỗi chúng thần không am hiểu việc này.

Vị thần khác thưa:

- Tâu bệ hạ! Ngài muốn làm công chúa lớn nhanh chóng, đây là vấn đề sinh lý y học can thiệp. Vì sao bệ hạ không mời một vị thầy thuốc tài giỏi đến luận bàn thử.

Do đó, nhà vua liền cử người đi mời tất cả thầy thuốc nổi tiếng trong nước đến. Vua hỏi:

- Các khanh giỏi về y dược, không biết có loại thuốc nào làm cho công chúa lớn ngay lập tức không?

Các thầy thuốc nghe nhà vua nói muốn làm cho công chúa lớn ngay, nên vô cùng kinh hãi, suy nghĩ: “Vua muốn làm cho cô bé lớn ngay, khắp thiên hạ làm gì có việc này, nhưng nếu chúng ta nghĩ không ra biện pháp thì nhà vua nổi giận, bay đầu như chơi còn cả nhà phải làm thế nào?”. Trong lúc nguy cấp, có một thầy thuốc chợt nghĩ ra kế vội thưa:

- Tâu bệ hạ! Nếu ngài muốn công chúa lớn ngay, quả thực có linh dược này, nhưng rất khó tìm, có thể nói nghìn năm mới thấy gặp được thuốc hay; nó lại mọc trong núi thẳm hang cùng, nơi không có người đi đến, cũng phải đợi đến thời kỳ nó chín mới có thể hái được; cho nên cần phải có thời gian rất lâu để đi tìm. Thần không biết bệ hạ có kiên nhẫn đợi được không?

Nhà vua bảo:

- Chỉ cần khanh làm cho công chúa lớn ngay lập tức, bất luận thời gian bao lâu trẫm vẫn đợi được; nhưng phải có kỳ hạn là chờ bao lâu?

- Tâu bệ hạ! Lâu nhất là 15 năm, sớm nhất là 10 năm; nhưng trước khi thần chưa tìm được linh dược, tạm thời bệ hạ cho thần bế công chúa đi. Bởi vì, khi tìm được linh dược phải bào chế thuốc ngay và uống liền tại chỗ mới có hiệu quả, nếu để lâu thuốc không có linh nghiệm; cho nên thần muốn bế công chúa đi.

- Rất tốt! Cách này hay lắm!

Từ ngày công chúa bị thầy thuốc ẵm đi, không còn ở trong cung, dần dần nhà vua cũng quên lãng việc này, thấm thoát đã 12 năm trôi qua. Một hôm, thầy thuốc này đem công chúa trở vào cung, nhà vua nghe tin vui mừng khôn xiết, lập tức cho họ vào. Vua thấy công chúa đã trở thành thiếu nữ, xinh đẹp tuyệt trần, càng hớn hở vui mừng ban cho thầy thuốc rất nhiều vàng bạc châu báu.

Bài học đạo lý

Chúng ta học Phật, trước tiên phải quy y Tam bảo, gần gũi thiện tri thức, tu lục độ vạn hạnh, tích lũy công đức và tu tâm tính, bồi dưỡng dần dần mới được thành tựu. Có người dám ngụy xưng trời ban chân đạo. Họ có bí quyết gì làm cho mau đắc đạo, thật giống như nhà vua trong câu chuyện, đứa bé vừa sinh mà muốn lớn ngay lập tức, giống như trẻ con làm trò cười.

Đức Phật là bậc Chính Tri Chính Giác Vô Thượng đầy đủ từ bi, trí huệ, phúc đức và thần thông vô lượng. Ngài tu hành tích lũy nhiều đời nhiều kiếp. Trong đạo Phật tuy có pháp môn đốn ngộ, nhưng cũng phải dựa vào một nửa nỗ lục tu hành, một nửa căn lành, trí huệ sắc nhạy bén đời trước, mới có khả năng đốn ngộ. Sau khi đốn ngộ, cũng phải tiệm tu, tích lũy công đức, mới có thể thành Phật. Thế gian này không có chuyện một bước lên trời.

Chuyện 16

Lấy nước mía tưới cây mía

Lời dẫn:“Lòng cha mẹ như trời biển”. Người làm cha mẹ trong thiên hạ, không ai mà không yêu thương con mình. Nhưng thương con không đúng cách thì dẫn đến con cái thành thói hư tật xấu. Trong giới sĩ, nông, công, thương mỗi người đều phải làm việc kiếm tiền sinh sống; nhưng cách kiếm tiền bất hợp pháp sẽ đưa đến nguyên nhân thất bại. Mỗi người đều có một công việc, nhưng làm việc phải chính đáng, nếu làm bất chính là kẻ hư hỏng. Chúng ta suy một mà ra ba, muôn việc ở thế gian đều có chính-tà và có đúng-sai.

Ngày xưa, ở một vùng nông thôn nọ có hai người nông dân rất thân nhau. Một hôm, hai người ngồi bàn tán thảo luận về việc trồng mía. Anh A nói:

- Chúng ta thi nhau trồng mía người nào thắng thì được nhận một số tiền thưởng, người nào thua phải chi ra số tiền thưởng nhé! Anh thấy thế nào?

Anh B đáp:

- Được đó! Như thế thật là thú vị, cũng là khích lệ công việc sản xuất, nâng cao thành phẩm, lời nói như đinh đóng cột nhé!

Hai người giao kèo quy ước thi đấu xong. Họ chia đám đất mỗi người một nửa và bắt đầu thi đấu.

Trải qua mấy ngày, anh A vắt óc suy nghĩ muốn tìm cách nào để thắng được thi đấu lần này. Sau mấy ngày suy tính, cuối cùng anh chọn một cách. Anh nghĩ: “Mía ngon là nhờ ngọt, chắc phải dùng thứ ngọt tưới nuôi dưỡng nó. Vì thế, ta dùng nước mía tưới lên, nhất định sẽ thu hoạch bội phần”. Vài ngày sau, hai người bắt đầu cày đất, trồng mía. Anh A thường đem nước mía tưới lên. Anh B vẫn làm những công việc bình thường, nhưng chăm chỉ hơn; anh siêng năng xới đất, nhổ cỏ, bón phân, tưới nước.

Sau vài tháng, đám mía của anh A dần dần vàng úa. Mía của anh B ngày càng tươi tốt, cao lớn mập mạp. Cuối cùng, đám mía của anh A chết khô héo; mía của anh B lại được trúng mùa. Đây vì nguyên nhân gì? Là làm đúng phương pháp hay không đúng mà thôi.

Bài học đạo lý

Tục ngữ có câu: “Giặc trộm kế của trạng nguyên”. Người thông minh lại mắc phải sai lầm thông minh làm hại, việc này đâu đâu cũng có. Những kẻ lưu manh, trộm cắp cho rằng không cần lao động cực nhọc mà vẫn được hưởng. Kẻ lừa dối, gạt người cho mình động ba tấc lưỡi thì được tiền của. Nhưng theo luật nhân quả “thiện có quả báo thiện, ác có quả báo ác”. Báo ứng liền theo sau.

Muôn sự ở thế gian, chúng ta làm việc một phần thì hưởng một phần; tuyệt đối không có chuyện kẻ lười lao động mà hưởng thành quả. Cho nên đạo Phật nói: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Không có đạo lý trồng cỏ um tùm mà được gặt lúa.

Trong giới sĩ, nông, công, thương nỗ lực làm việc đều có phương pháp của họ. Nếu người chỉ chuyên vắt óc suy nghĩ tìm cách chiếm đoạt tài sản của người khác; hoặc dùng thủ đoạn đầu cơ trục lợi để mình có lợi thì sẽ chịu quả báo hại mình. Như người làm việc văn phòng tham ô trái pháp luật. Người nông dân dùng phân bón hóa học quá liều lượng để thu hoạch cao có hại sức khỏe người tiêu dùng. Công nhân tham lam lấy trộm vật liệu, làm việc qua loa. Doanh nhân dùng hàng giả bán lừa gạt người tiêu dùng để được lời nhiều. Kết quả, họ đều chịu báo ứng thích đáng tội mình làm. Mỗi người ở thế gian đều có một nghề, ai cũng có thể làm lợi ích cho xã hội. Chúng tôi nói cách khác, mọi người đều có thể bóc lột xã hội, vấn đề là chúng ta có lương tâm hay không.

Tiền đồ của mỗi người sáng sủa hay mờ mịt, nhân cách thanh cao hay thấp hèn, tương lai tiến thân hay sa đọa đều bắt đầu từ một ý niệm của chúng ta. Nếu người giữ tâm lương thiện, mặc dù hiện tại chịu thiệt thòi một chút nhưng tương lai nhất định được quả báo tốt đẹp. Kẻ gian ác tuy trước mắt chiếm được lợi phẩm một chút, nhưng dần dần nhân cách bị sa đọa. Mọi người chán ghét, tương lai nhất định sẽ tăm tối, chính là do có tâm xấu. Dùng người, làm việc không đúng phương pháp, cũng tạo thành kết quả không tốt. Vì thế, chúng ta phải học theo Đức Phật, Thánh hiền dạy, lý do là ở đây.

Chuyện 17

Tham việc nhỏ mà bỏ việc lớn

Lời dẫn:Rất nhiều người ở thế gian này gặp việc lớn thì mê muội còn việc nhỏ thì sáng suốt; đây chính là nói: “Chỉ tham một chút lợi nhỏ mà bỏ việc lớn”. Như nói: “Người làm nghề buôn bán ngồi tính từng đồng, từng cắt, nhưng khi ăn chơi thì xả láng, vung tay quá trán”. Kẻ trộm cắp lưu manh kiếm được tiền từ lừa đảo cướp giật, cũng đốt vào chuyện ăn chơi cờ bạc, rượu chè, trai gái. Kẻ làm quan lớn tham ô tiền của nhà nước, lại bị sạch túi vì các em chân dài. Những ví dụ này đều là tham việc nhỏ mà bỏ việc lớn.

Thuở xưa, có một lão phú ông rất giàu, tiền của, châu báu nhiều vô số; lại còn có ruộng đất, đồn điền cò bay thẳng cánh, có thể nói lão địch nổi với các nước giàu có. Nhưng khi buôn bán, lão tính toán từng đồng, từng cắt tỉ mỉ. Nếu có khách hàng lỡ thiếu lão một đồng, lão cũng tìm trăm phương nghìn kế đòi lại cho bằng được.

Bốn năm về trước, có một khách hàng thiếu phú ông một đồng. Một hôm, lão bỗng nhớ đến việc này. Mỗi lần, lão đến nhà người kia đòi phải tốn hai đồng tiền xe. Vì khách hàng không có ở nhà nên lão phải tốn thêm hai đồng trở về. Vài ngày sau, lão lại đi đòi nợ, người này vẫn không có ở nhà; tổng cộng lão đi ba lần mới đòi được một đồng tiền nợ. Tổng cộng lão tốn mười hai đồng tiền xe, lại còn hao tổn tinh thần và sức khỏe rất nhiều để đòi được một đồng. Chuyện này chẳng phải khôi hài hay sao?

Bài học đạo lý

Thực tế trong xã hội có rất nhiều người lòng dạ hẹp hòi, như trong cuộc sống thường ngày, mọi người vì một việc rất nhỏ mà mắng chửi nhau. Có người vì giành nhau một tờ giấy, một tách trà mà đánh nhau mẻ đầu sứt trán; hoặc vì một câu nói không hợp ý nhau, hay trái tai thì liền hạ cẳng tay thượng cẳng chân; cho đến, đặt điều vu oan kéo nhau ra tòa án. Chuyện mua bán thường ngày, chẳng những tính toán thiệt hơn mà còn vì tranh chấp vài đồng tiền lẻ mà cãi nhau đỏ mặt tía tai. Kết quả thế nào? Đánh mất nhân cách, mọi người đều xa lánh, cho đến kết oán thù. Những việc này xảy ra hàng ngày như cơm bữa.

Trong tôn giáo vốn khuyên người làm thiện, hướng dẫn mọi người theo chánh tín; cho đến, chỉ dạy mọi người tu hành, giải thoát sinh tử và thờ cúng thần thánh thì nhân cách và tu dưỡng của người này cao thượng hơn người bình thường. Nhưng có những người từ việc thờ thần, cho đến làm chức vụ trong Phật giáo. Bất kỳ, chánh pháp, tà pháp; nội đạo, ngoại đạo; chánh tín, mê tín họ đều làm càn, kêu gọi tín đồ quyên góp tiền của vì chút lợi ích cho mình mà rơi vào đường tà. Lẽ nào không oan uổng, đáng thương?

Con người sinh ra thế gian này là theo nghiệp lực, vì cuộc sống mà phải lao tâm khổ tứ, suốt đời cũng vì cơm ăn áo mặc mà ra sức làm việc, thậm chí tạo nhiều ác nghiệp như sát, đạo, dâm, vọng v.v…làm cho nhiều đời nhiều kiếp luân hồi trong sáu đường, oán thù lẫn nhau không dứt. Đây không phải vì tham việc nhỏ mà bỏ việc lớn hay sao?

Xã hội ngày nay, có một số người sống thực dụng. Bạn đối với tôi có lợi thì tôi cung kính, tôn trọng, nịnh nọt, hối lộ. Còn không có lợi thì tôi xem thường, ganh ghét, lừa dối, tàn hại lẫn nhau; thậm chí, giở trò gian trá liều mạng hạ gục anh để tôi tiến thân, mạnh hiếp yếu, cá lớn nuốt cá bé. Đạt Nhĩ Văn nói: “Muôn vật ở trong sự cạnh tranh hơn, kém. Vật hơn thì được sinh tồn, vật kém thì bị đào thải”. Làm cho thế gian như bãi chiến trường của a-tu-la. Là cõi người, hay cõi súc sinh? Truy tìm đến tận gốc, chỉ vì chút lợi nhỏ mà thôi.

Chuyện 18

Mài dao trên lầu

Lời dẫn: “Người phải vươn lên, nước thường chảy xuống”. Ai mà không muốn vươn lên cuộc sống? Khi con người sống cảnh thiếu thốn cơm ăn, áo mặc, nhà ở thì họ nỗ lực phấn đấu làm việc để cuộc sống đầy đủ về mặt vật chất. Lúc đầy đủ vật chất thì tìm cầu chuyện làm đẹp bản thân. Khi cuộc sống tạm đầy đủ, họ vẫn chi tiêu tiết kiệm cũng dành dụm chút đỉnh, họ càng gom góp càng muốn cho nhiều; cho nên, ham muốn của con người mãi mãi là túi tham không đáy. Người chưa đạt danh vọng, địa vị trong xã hội thì họ làm cho bằng được, được rồi lại muốn thăng quan tiến chức. Vì thế, sự mong cầu của con người không bao giờ thấy đủ.

Ngày xưa có một người rất nghèo, phải đi xin ăn khắp mọi nơi để duy trì cuộc sống. Hắn thường bị chó dữ ức hiếp, hoặc bị mọi người khinh bỉ, mắng chửi, hủy nhục. Trải qua những ngày tháng rất khổ sở tủi nhục như thế, hắn nghĩ mình sinh nhầm thế kỉ. Trong lúc hắn tuyệt vọng thì gặp được một người hỏi hắn:

- Anh còn trẻ mạnh khỏe, lại không tật nguyền vì sao phải đi ăn xin như vậy?

Hắn đáp:

- Nếu tôi không đi ăn xin thì tôi biết làm nghề gì để sống; vả lại, kiếp sống ăn xin tôi cũng làm chưa nổi, tôi sống chẳng có ý nghĩa gì?

- Anh đừng quá bi quan thất vọng, tôi sẽ giúp anh tìm công việc làm. Anh có đồng ý làm không?

- Tôi tìm được công việc nhưng không thích hợp nên mới đi ăn xin. Anh nói thử công việc để tôi xem thử nhé!

- Hiện nay trong cung vua đang thiếu người coi chăm sóc vườn hoa, tôi giới thiệu giúp anh đến làm việc ở đó.

Nhờ vậy, hắn được làm việc ở trong cung rất chăm chỉ, làm mãi cho đến khi tuổi về hưu. Nhà vua ban thưởng cho hắn rất nhiều của cải, một con lạc đà đã chết và ngôi nhà lầu nhỏ xinh xắn.

Gã người nghèo dọn về ngôi nhà của mình. Hắn muốn làm thịt con lạc đà cắt từng miếng thịt nhỏ ướp muối, để dành ăn từ từ. Hắn đi tìm con dao, nhưng dao quá cùn; hắn đi lên lầu mài xong, vừa xuống lầu cắt được vài miếng thì lại cắt không được, hắn lại lên lầu mài tiếp. Cứ như thế, hắn chạy lên, chạy xuống không biết bao nhiều lần, thật là cực khổ. Cuối cùng, hắn nghĩ ra một cách: “Ta cứ chạy lên lầu xuống lầu như thế quá mệt, chi bằng ta vác con lạc đà lên lầu, vừa lóc thịt, vừa mài dao, khỏi phải cực nhọc chạy lên chạy xuống”.

Bài học đạo lý

Chúng sinh từ vô thỉ đến nay luân hồi trong sáu đường, cứ mãi trôi lăn trong sinh tử không biết mấy nghìn vạn lần, xương của chúng sinh chất cao như núi, nước mắt chúng sinh khóc cho nỗi khổ sinh tử nhiều như biển cả, vẫn không thoát được luân hồi trong sáu đường. Chúng ta sống ở thế gian này, giống như gã nghèo muốn ăn miếng thịt. Hắn chạy lên lầu, xuống lầu, dụ cho luân hồi trong sáu đường, thật khó mà nghĩ ra biện pháp hay. Hắn đem thịt lên lầu, dụ cho sinh lên cõi trời vừa được hưởng thụ khoái lạc thì lại bị đọa. Hắn ăn được miếng thịt phải chạy lên xuống thật là cực khổ, lại luân hồi trong sáu đường.

Tất cả chúng sinh lặn ngụp trong sinh tử, vì cuộc sống của họ vừa cực khổ vừa tạo nghiệp, chịu đau khổ kiếp người rất nhiều mới có thể sống. Có người cho rằng đó là vận mệnh, hoặc thần thánh sắp đặt, hoặc sinh lên trời là hiện tượng tự nhiên, không có biện pháp tự làm chủ mình. Vì thế, chấp nhận số phận trôi qua một đời trong mờ mịt, hoặc tạo các nghiệp ác để cầu chút an vui, được vui tạo nhân khổ, không biết quả về sau càng đau khổ hơn. Khi nào họ mới thoát khổ được an vui? Điều này phải tìm trong Phật pháp mới biết được.

Có ai bằng lòng đi làm những việc tốn công vô ích, ai mà không muốn mình tiến thân? Ai mà không muốn sinh lên cõi trời để được hưởng thụ cuộc sống sung sướng? Hoặc giải thoát sinh tử không còn nghiệp lực trói buộc; hoặc sinh về Tịnh độ được an lạc tự do tự tại? Tất cả những điều này đều dựa vào sự nỗ lực của chúng ta, không phải nằm trong tay thần thánh điều khiển; chỉ cần chúng ta nương theo Phật pháp tu hành thì chúng ta có khả năng làm được những việc này. Đức Phật dạy: “Thế gian và xuất thế gian thành tựu theo nguyện”. Chúng ta muốn không còn mê hoặc sinh tử thì về đi thôi! Tây phương Tịnh Độ sao ta không về?

Chuyện 19

Khắc dấu dưới nước

Lời dẫn:Thế gian có rất nhiều việc mà mọi người cho là sự thật. Nhưng trên thực tế là một dạng nhận thức sai lầm mà theo thói quen cho là đúng; hoặc tự mình sai lầm mà không biết được. Như ngày xưa con người cho rằng mặt trời xoay quanh trái đất, trên thực tế là trái đất xoay quanh mặt trời. Khi chúng nhìn thấy con đường quốc lộ, hay đường sắt ở trước mặt, nhưng khi cách xa thì con đường càng nhỏ, trên thực tế con đường vẫn như vậy. Ban đêm, chúng ta nằm mộng thấy rõ ràng có nhà cửa, có con đường, có những người nào đó và cũng có xảyra những sự việc; nhưng khi tỉnh dậy chẳng thấy có việc gì.

Chúng ta sống ở thế gian này, cũng giống như nằm mộng, chẳng có vật gì là thật. Nhưng trong ý thức hoặc cảm nhận của chúng ta mỗi sự việc đều là thật. Vì cảm nhận sai lầm nên gây ra sự đau khổ và tạo nghiệp suốt một đời; đây là chúng sinh bị mê hoặc.

Ngày xưa, có một thương nhân muốn vượt biển ra nước ngoài để mua bán. Lúc đó, chưa có máy bay, đi thuyền cũng chưa có máy móc như ngày nay, chỉ giương buồm mà đi; cho nên không may gặp sóng to, gió lớn là việc rất nguy hiểm. Thương nhân này vì muốn kiếm tiền lời nhiều, nên không tiếc thân mạng, mạo hiểm vượt biển để đi buôn. Một hôm, thuyền đang chạy ra giữa biển; lúc đó, hắn đang đứng trên mũi thuyền ngắm nhìn phong cảnh, vì sơ ý nên đánh rơi xâu chuỗi ngọc xuống biển. Hắn muốn lặn xuống nước để tìm xâu chuỗi, nhưng vì đi cho kịp nên liền khắc dấu một đường lằn sóng dưới nước để nhớ. Khi trở về, hắn có thể nhờ dấu khắc này mà biết chỗ vớt xâu chuỗi lên cũng không muộn; vì thế, hắn vội giương buồm chạy.

Thời gian trôi qua rất nhanh, thoáng chốc đã qua hai tháng, khi trở về hắn tìm dấu khắc, vẫn tìm không được, thật không dễ gì tìm được lằn sóng, hắn chạy tìm xuôi ngược, nhưng làm sao tìm được. Người bên cạnh nói: “Mặc dù đường lằn sóng nước giống nhau, nhưng mỗi chỗ khác nhau. Làm sao tìm được?”

Bài học đạo lý

Mỗi người đều có quan niệm. Người thông minh có quan niệm của người thông minh. Người ngu si có quan niệm của người ngu si. Ngoại đạo có quan niệm của ngoại đạo. Trong Phật giáo, mỗi người hiểu Phật pháp cũng không giống nhau. Quan niệm có chánh có tà. Bậc Cổ đức dạy: “Chọn điều thiện mà giữ”. Nếu chúng ta quan niệm chính pháp là trợ giúp tu hành giải thoát; còn quan niệm tà kiến thì hại không biết bao nhiêu người rơi vào pháp tà, có làm việc cũng uổng công vô ích.

Người thông minh trí huệ nhạy bén, nếu cố chấp quan niệm không chịu học hỏi và không tiếp nhận ý kiến hữu ích thì thường chấp sai cho là đúng, chấp tà cho là chánh; hoặc mưu mô xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản của người khác, nhất định tương lai họ sẽ bị đọa. Người ngu kiến thức hẹp hòi, đem tâm tiểu nhân đo lòng quân tử thì sai lầm nhiều. Nếu họ khiêm tốn thỉnh giáo thiện tri thức, cũng được hưởng là người có phúc. Ngoại đạo chấp tà kiến, vào trước là chủ, khăng khăng không nhận sai lầm, chắc chắn đọa vào đường tà, thật là đáng thương.

Phật pháp có tám vạn bốn nghìn pháp môn, vì theo căn cơ của mỗi người mà Đức Phật thuyết pháp. Có người tự cho mình đúng, người khác sai; hoặc bài trừ những điều khác mình; hoặc khăng khăng cố chấp cho mình là đúng, đều là tôn sùng quan niệm của mình.

Có người sáng thế này, chiều thế khác tu hành xen tạp. Tuy họ không có kiến chấp nhưng vẫn là người không được thành tựu, giống như một khoảnh đất gieo nhiều loại hạt giống, chúng ta có thể thu hoạch được nhiều trái cây không? Chúng ta tinh tiến tu hành cũng phải có mục tiêu, chỉ chuyên tu hành một pháp môn thật sự thì mới đạt được thành tựu. Vì thế, xả bỏ quan niệm không phải là người không có chủ kiến mà phải khiêm tốn nghiên cứu, cầu thỉnh thiện tri thức chỉ dạy. Sau đó, chúng ta chọn pháp môn thích hợp căn cơ của mình rồi bắt đầu tu, phải thấy được trí huệ và thiện duyên của mình.

Chuyện 20

Cắt mười cân đền một trăm cân

Lời dẫn: Ánh điện dễ tắt, lửa đá xẹt nhanh, nước chảy ra biển cả, hoa nở thì hoa tàn. Nhân loại hàng ngày cũng thường nói với nhau, tuy lời nói gió bay nhưng điều tốt, xấu lưu lại trong lòng người. Bậc Cổ đức dạy: “Nói nhiều lỗi nhiều”. Ai cũng biết nói, nhưng khi nói thường mắc phải sai lầm; hoặc nói lỗi lầm của người khác; hoặc phê bình họ, xảy ra nhiều chuyện phiền phức. Mỗi người đều có thể phê bình người khác, và cũng bị người khác phê bình lại mình; nhưng ai cũng sợ người khác phê bình mình.

Thuở xưa, có một vị vua rất sợ người khác phê bình mình; cho nên, vua rất căm ghét những người nói chuyện đúng sai của mình. Vì vua là bậc đứng đầu trong nước, cho nên tùy tiện đặt ra những điều trong pháp luật, có thể khép tội người phải chết. Đây chính là khuyết điểm của thời đại chuyên chế. Mặc dù vị vua này thường giết những người dám nói chuyện đúng sai của ông ta, nhưng nhân dân không sợ vẫn cứ nói. Có người dám nói xúc phạm vua rồi chịu chết chứ không thể im lặng. Do đó, người nói chuyện đúng sai của vua ngày càng nhiều.

Một hôm, khi vừa bãi triều, vua rình sau bức rèm lén nghe các đại thần phê bình mình. Có người nói: “Ông vua này là kẻ hôn quân bạo tàn vô đạo, so với loài thú dữ càng ghê gớm hơn”. Vua nghe đại thần nói nổi giận đùng đùng, giống như thú dữ điên cuồng, giận dữ nhìn các đại thần. Nhưng lúc đó, các vị đại thần đã đi nơi khác rất nhiều, chỉ còn lại vài vị lão thần lớn tuổi. Trong cơn thịnh nộ, vua không biết rõ thủ phạm là ai, chỉ nghe theo lời sàm tấu của kẻ tiểu nhân bên cạnh. Vua liền hạ lệnh bắt ngay một lão thần tra khảo và cắt hơn mười cân thịt trên thân ông, mới hạ cơn phẫn nộ lôi đình, làm cho lão thần đau đớn chết đi sống lại. Trải qua vài ngày, nhà vua điều tra sự việc rõ ràng, vua biết lão thần không có nói nên vô cùng áy náy, liền bồi thường cho lão thần này một trăm cân thịt, nhưng lão thần vẫn rên rỉ đau đớn. Vua nói:

- Trẫm chỉ cắt khanh mười cân thịt, nay bồi thường lại một trăm cân không đủ hay sao?

Lão thần mệt mỏi hỏi:

- Nếu như bệ hạ bị người khác cắt mất một cái đầu, rồi họ đền lại một trăm cái đầu; ngài có đồng ý không?

Vua hét lên:

- Việc này không thể được!

Khi vua hiểu rõ đạo lý này thì lão thần từ từ trút hơi thở cuối cùng.

Bài học đạo lý

Có khi, chúng ta đưa ra ý kiến sai lầm trong nhất thời, hoặc tạo tội nghiệp. Sau đó, cho dù có hối hận nhưng đã muộn. Vì thế, chúng ta phải học Phật, tu học trí tuệ mới hiểu rõ đúng-sai, tà-chánh, thiện-ác sẽ không tạo nghiệp làm ác; nếu không thì, khi báo ứng đến có hối hận cũng không kịp. Mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm. Người có chút ưu điểm thì luôn khoe khoang, muốn mọi người ca ngợi mình; còn có khuyết điểm thì che dấu không muốn cho ai biết; lại thích nói chuyện thị phi của người khác và phê bình khuyết điểm của họ. Cho nên, chuyện thị phi ở thế gian rất nhiều.

“Mạnh hiếp yếu”, “ cậy thế ức hiếp người”, làm cho người yếu, người ngu chịu hàm oan nuốt hận, cũng là chuyện thường tình ở thế gian. Khiến cho con người nhiều đời, nhiều kiếp oan gia đối đầu tìm cách báo thù lẫn nhau, là khổ báo sinh tử xoay chuyển không ngừng.

Bậc Cổ đức dạy: “Có lúc sao sáng, có lúc trăng sáng, gió nước theo sự di chuyển”. Khi có tiền, có thế lực không thể có suốt đời. Nhưng con người vẫn mong muốn ai ai cũng kính phục mình, nói ra một câu ai nấy đều vâng theo, không muốn ai cãi lại câu nào. Người thấp hèn, người yếu đuối chỉ biết nói lén sau lưng vài câu bất bình cho hả dạ; nhưng họ thường chuốc họa vào thân. Lòng oán hận như thế, ức chế lâu ngày thành, khí oán thù đầy khắp vũ trụ, nhân duyên thành thục nhất định có báo ứng. Cho nên, thế gian mãi mãi không có cuộc sống thái bình.

Chuyện 21

Giết con cầu con

Lời dẫn: Lòng cha mẹ như trời biển. Làm người, ai cũng mong muốn: “Nhiều phúc, sống lâu, con cháu đông đúc”. Con cháu đông là nhờ phúc của tổ tiên, lại còn nối dõi tông đường; đây là tâm nguyện rất lớn của bậc làm cha mẹ. Lại nữa, họ còn mong “con trai thành rồng, con gái thành phụng”. Ai mà không mong muốn con cái mình hơn mọi người? Nhưng nguyện vọng của mọi người đều phải tốn nhiều công sức, cực khổ nuôi con lớn khôn, lại phải lao tâm khổ tứ dạy dỗ, mới trở thành một người có học vấn, có tri thức, lương thiện. Tất cả những điều này đều phải tốn rất nhiều về tinh thần và sức lực. Nếu như mọi người không tốn công sức trước thì e rằng tất cả mọi hi vọng đều trở thành thất vọng; lại còn có kết quả ngược lại. Đây là lẽ thường của người thế gian? Hay là nghiệp chướng?

Ngày xưa, có một quả phụ trung niên, chồng nàng mất đã mấy năm để lại một đứa con trai; nhưng nàng vẫn muốn có thêm một đứa con nữa. Thường ngày, ngoài công việc làm lụng trồng trọt cực khổ ra, nàng còn đi khắp mọi nơi đốt hương cầu thần, khấn Phật gia hộ: “Con không cầu vinh hoa, phú quí, cũng không muốn tái giá, chỉ mong ước có thêm một đứa con”. Việc này có mâu thuẫn không?

Có một bà đồng biết được việc này, liền chạy đến nhà nàng nói:

- Chị muốn có thêm đứa con nữa phải không?

Quả phụ đáp:

- Đúng thế! Bà có cách nào làm cho tôi có thêm đứa con không?

- Chỉ cần chị cầu thần, thần là đấng có quyền tuyệt đối, bất cứ việc gì thần cũng làm cho mọi người thỏa ước nguyện.

- Cầu như thế nào mới được cảm ứng?

- Chỉ cần chị cúng tế thần trọng hậu.

- Thế nào là cúng tế trọng hậu?

- Đem người để cúng tế.

- Là phải giết chết một người hay sao?

- Đúng vậy! Tốt nhất là người thân của chị.

- Tôi chỉ có một đứa con.

- Đúng rồi! Cách tốt nhất là con của chị.

Quả phụ này vì cầu con tha thiết, cũng bị mê tín thần là đấng quyền năng tuyệt đối. Cho nên, chẳng cần suy nghĩ liền giết con mình cúng tế thần.

Khi đứa bé chết rồi, thần có từ trên trời xuống ban cho quả phụ đứa con không? Mọi người hay chuyện liền kéo đến mắng quả phụ vừa ngu si vừa mê tín; bà đồng gian trá hại người. Đây là lỗi do thần hay do bà đồng?

Bài học đạo lý

Con người không thể không có tín ngưỡng tôn giáo, không có tín ngưỡng tôn giáo thì tinh thần không có nơi nương tựa, cũng không có chỗ để xoa dịu nỗi đau khổ; giống như con mất cha mẹ, chẳng những không có người giáo dục mà còn học theo thói hư tật xấu. Bởi vì, con không có cha mẹ, không có người trông nom dạy bảo, ngoài xã hội rất nhiều cạm bẫy xấu ác; cho nên, chúng nó rất dễ lôi cuốn học theo những thói xấu, một khi đã nhiễm thành thói quen thì tương lai đi vào ngõ cụt.

Tín ngưỡng theo tôn giáo cũng phải có lý trí mới đúng, nếu tin mù quáng theo tà giáo thì chi bằng không tin. Xã hội cũng có rất nhiều tà sư ngoại đạo, nếu chúng ta không có trí tuệ thì rất dễ bị bọn chúng lôi kéo. Khi mê tín bị tổn thất của cải là việc nhỏ mà nếu như qua lại giao thiệp với quỷ thần thì càng nguy hiểm. Tục ngữ có câu: “Mời thần đến thì dễ, đưa thần đi thì khó”. Điều đáng sợ hơn là tương lai đi vào tà đạo, mới là điều oan uổng rất lớn.

Có những kẻ ngoại đạo nói: “Thần là đấng quyền năng tuyệt đối”. Chỉ cần mọi người tin theo thần thì việc gì thần cũng giải quyết cho bạn êm đẹp. Bạn có tin thần làm được không? Nếu bạn phạm tội người khác có thể thay bạn ngồi tù được không? Người khác có thay bạn chịu đau đớn vì tật bệnh hay chết thay được không? Bạn ăn no có thay cho người khác không còn đói được không? Bạn vào nhà vệ sinh người khác có thay bạn được không? Những điều này không thể thay được. Lại nói làm con của thần, cầu tiền thì được tiền, cầu sống lâu thì được sống lâu; thậm chí, có thể thoát được tai nạn, tương lai được sinh lên cõi trời. Thần thật sự có quyền năng tuyệt đối như thế sao? Vậy tại sao thần không làm cho mọi người được giàu sang hạnh phúc, khắp thiên hạ được thái bình? Nếu như thần đòi hỏi mọi người đi cầu khẩn, cúng bái; hoặc đem lễ vật cúng tế thì mới được thần gia hộ. Vậy khác nào như quan tham ô?

Thần là bậc Thánh hiền thời xưa; hoặc là người trung hiếu, nhân nghĩa được mọi người tôn xưng là thần. Người tin thần phải học tập theo những điều vĩ đại của ngài. Nếu có việc cầu thần gia hộ, giống như nhờ cha mẹ giúp đỡ con cái. Cha mẹ giúp con thành tựu sự nghiệp, tạo công ăn việc làm cho mọi người, làm người vĩ đại, chứ không phải nuông chiều. Chúng tôi nói cách khác: “Nếu mọi việc đều ỷ lại thì sẽ thành người không làm nên việc gì”. Còn nếu có cầu ắt có ứng, e rằng không phải thần chân chính- giống như bọn lưu manh giúp bạn làm việc.

Có những ngoại đạo ở Ấn Độ nói: “Tất cả sự đau khổ của con người đều là tội nghiệp đời trước, cho nên cần phải làm cho hết khổ mới được an lạc (sinh về cõi trời)”. Vì thế, họ tu nhiều pháp môn khổ hạnh; có người đứng suốt ngày đêm; có người nằm trên lửa nóng chịu thiêu đốt; có người ngồi trên gai nhọn chịu đau đớn; có người treo ngược thân mình trên cây; có người chịu đói khát, không ăn uống. Mục đích họ tu khổ hạnh là được sinh về cõi trời thì cũng giống như câu chuyện giết con cầu con là không đúng chính pháp.

Chuyện 22

Đốt trầm hương

Lời dẫn:Trong cuộc sống, những đồ dùng giá rẻ thì được mọi người mua nhiều, được nó rất dễ dàng; nhưng hàng cao cấp, đắt giá thì rất ít người mua. Con người có người giàu sang và kẻ nghèo hèn. Người nghèo qua lại với nhau thân thiện, gần gũi. Người giàu sang đi lại với nhau thật là khó.

Chúng tôi nói về học vấn, tri thức, tài nghệ. Có những môn học dễ thì khi đi làm kiếm tiền không được nhiều, những môn học khó thì giá trị đương nhiên cao hơn, khi đi làm kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng thế gian có rất nhiều người khăng khăng thích làm việc dễ mà cãi nhau ồn ào. Họ không muốn làm việc khó nhọc tốn nhiều công sức.

Ngày xưa, có một thương nhân muốn ra biển tìm châu báu, nên rủ rất nhiều người và tốn thời gian rất lâu mới đóng xong thuyền, lại chuẩn bị lương thực dùng trong hàng ngày. Họ xuất hành đi đến hải đảo rất xa. Họ đi tìm khắp mọi nơi thì phát hiện trên hải đảo có cây trầm hương. Thương nhân bảo mọi người đốn chặt những cây trầm hương ở trên đảo, chất đầy thuyền rồi mới trở về. Vừa về đến nhà, mọi người lập tức chở ra chợ bán; nhưng trải qua mấy ngày chẳng có người nào đến mua.

Một hôm, thương nhân thấy người bên cạnh bán than; anh ta bán rất đắt. Hắn nghĩ: “Tại sao chúng ta không đốt trầm hương thành than, để bán đắt như than?”. Do đó, hắn bảo những người bạn đem trầm hương đốt thành than. Quả nhiên, chỉ qua mấy ngày tất cả than trầm hương đều bán sạch, tất nhiên bán theo giá tiền than củi. Vậy mà, hắn đắc chí cho mình là người thông minh, mới nghĩ ra cách này.

Bài học đạo lý

Ở đời, có những người được cha mẹ nuôi dưỡng suốt mấy mươi năm cực khổ, nhưng họ lại xem cha mẹ không ra gì. Lương tâm, bản tính của chúng ta, từ vô thỉ đến nay luân hồi trong sáu đường, bị năm dục phiền não che lấp; cho nên, tạo nghiệp luân hồi sinh tử, chịu rất nhiều khổ báo, thật không dễ gì gặp được Phật pháp khai thị phát tâm Bồ-đề. Nhưng chúng ta thường vì một chút lợi ích- vì kiếm vài đồng tiền mà bán rẻ lương tâm, chẳng phải là việc đáng tiếc hay sao?

Có những người rất muốn học tập, muốn học theo thánh hiền. Ban đầu, họ rất tinh tiến chuyên cần, hi vọng tương lai làm được việc lớn đem lại lợi ích cho xã hội. Nhưng chính nhân quân tử rất khó học, phải có đạo đức và nhân cách, có chí hướng rộng lớn và phải có tiết tháo thanh liêm, không tùy tiện v.v… rất khó làm được. Vì vậy, lâu ngày họ sinh ra chán nản, dần dần lười biếng, trở lại một người bình thường thích cặp bồ gái đẹp, cờ bạc, ăn chơi trác táng. Cần gì khép mình theo quy củ cho mệt?

Bởi vì trí thức, tư tưởng, nghề nghiệp của mọi người đều không giống nhau; cho nên cách nhìn sang-hèn của mỗi người cũng khác nhau. Bậc Cổ đức dạy: “Mỗi nghề nghiệp đều xuất hiện nhân tài”. Nguyên nhân thành công của mọi người rất nhiều, phương pháp làm việc cũng có sai khác, đối với mỗi sự việc đúng hay không đúng, quan niệm của mỗi người cũng có khi giống nhau. Có kẻ nói: “Một cân đạo đức giá bao nhiêu tiền?”. Có kẻ cho rằng: “Tâm thiện không thể làm ra cơm ăn, áo mặc”. Nhưng cũng có người thà hi sinh tính mạng để bảo vệ tiết tháo và đạo nghĩa.

Nghề nghiệp không có sang hèn, chỉ có tư tưởng và quan niệm của mỗi người mới là then chốt sang-hèn. Nếu như tư tưởng, quan niệm bất chấp đạo đức và nhân nghĩa thì làm bất cứ việc gì cũng là thấp hèn. Còn như tư tưởng, quan niệm cao thượng có tiết tháo thì việc gì cũng đều cao quí. Vì thế, làm người trước tiên phải có lòng tự trọng rồi sau mới được mọi người tôn trọng mình. Chúng tôi nói cách khác, tự mình thấp hèn rồi mới đến người thấp hèn. Việc này không phải lẽ bất di bất dịch hay sao?

Chuyện 23

Tấm lụa bọc chăn rách

Lời dẫn:Thế gian có rất nhiều người hình dáng xấu xí, nhưng trong đầu đầy ắp học vấn và tri thức. Nhưng có người dáng vẻ trí thức, dung mạo xinh đẹp, nhưng đầu óc rỗng tuếch, chẳng có một chút học vấn và tri thức. Có người biểu hiện đạo đức, nhân cách rất cao thượng, lại còn khiêm tốn và hòa nhã. Có người không có tài năng và học vấn mà lại kiêu căng ngạo mạn. Nói tóm lại, thế gian có rất nhiều người chuộng sĩ diện, trau chuốt bề ngoài cho đẹp. Nhưng rất ít người chú trọng nội tâm và thật lực.

Thuở xưa, có một người hàng ngày thường làm việc bất chính, luôn dùng thủ đoạn tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Vì hắn khéo che đậy nên rất ít người biết được việc làm của hắn.

Một hôm, tình cờ hắn thấy một gia đình rất giàu có. Hắn cho rằng gia đình này nhất định có rất nhiều châu báu, của cải; nếu ta lấy trộm được một số châu báu thì tha hồ hưởng thụ suốt đời. Vì thế, hắn chủ ý sắp đặt, tìm trăm phương nghìn cớ, nhờ người giới thiệu để hắn trà trộn vào nhà này làm người giúp việc. Sau đó, hắn tìm được nhân sĩ, người ở địa phương giới thiệu hắn vào gia đình giàu có, cho hắn làm người quản lý chăm sóc vườn hoa.

Ban đầu, hắn làm việc rất chăm chỉ, cắt uốn cây cảnh, trồng hoa cỏ, nên được chủ nhà tin tưởng không đề phòng. Nhờ vậy, hắn dò xét mọi ngõ ngách trong nhà kĩ càng. Một hôm, vào lúc nửa đêm, hắn lén vào phòng chủ nhà, mò mẫn hồi lâu hắn mới tìm được chiếc rương đựng châu báu, trên rương phủ lên tấm chăn cũ rách. Hắn không hề lấy một thứ châu báu nào mà chỉ lấy mảnh vải lụa bọc tấm chăn rách rồi mang đi. Sáng hôm sau, chủ nhà không thấy người giúp việc, kiểm tra toàn bộ đồ vật trong nhà không mất thứ gì, chỉ mất tấm chăn rách nên chẳng bận tâm.

Nhưng hắn lại dương dương đắc ý, đem mảnh vải lụa bọc tấm chăn rách cho là hàng quý đi khoe với mọi người, chứng tỏ là hắn rất giàu có. Mọi người cho rằng nhất định mảnh vải lụa bọc đồ quí giá, sự thật một tấm chăn cũ rách.

Hắn đã tìm trăm phương nghìn kế để vào được nhà giàu sang, lại tốn rất nhiều công sức làm việc cho họ, thăm dò tất cả ngõ ngách trong nhà, mới trộm được một tấm chăn cũ rách; hắn lại vênh váo tự đắc với mọi người. Quả thật là một thằng ngốc đáng thương.

Bài học đạo lý

Đức Phật dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Thật khó khăn lắm chúng ta mới khởi lòng tin Phật pháp, đi vào cửa lớn Phật giáo. Ban đầu, chúng ta nỗ lực tu hành rất chí thành và làm việc thiện tích lũy công đức. Nhưng trải qua một thời gian, dần dần chúng ta lười biếng, lại bị ham muốn thúc giục, bị danh lợi thế gian lôi kéo; hoặc tham đắm cuộc sống sung sướng, chỉ giả học Phật bề ngoài lại không chịu khó tu hành. Khác nào như gã ngốc dùng mảnh vải lụa bọc tấm chăn rách?

Có người bề ngoài mặc y phục, mang giày dép sang trọng, giống như nhà trí thức, nhưng đầu óc rỗng tuếch. Có người không có trí huệ, không có tài năng, nghèo xơ xác; nhưng khi mời khách thì đến nhà hàng sang trọng, đãi tiệc thịnh soạn, tốn tiền rất nhiều để rồi mang nợ. Có kẻ nhà có cúng kỵ thì mổ heo, giết dê để đãi khách cho đông, dành dụm thu hoạch trong một năm hết sạch, hàng ngày ăn uống rất kham khổ, chi tiêu tằn tiện. Việc gì phải chịu như thế!

Xã hội ngày nay có rất nhiều kẻ kiếm tiền phi pháp, dùng mọi thủ đoạn tinh vi. Cũng có kẻ liều mạng cướp của, không tiếc thân mạng. Lúc kiếm tiền họ cũng tính từng đồng từng cắt, không sợ phạm pháp luật, cũng không sợ làm trái đạo đức, lương tâm, tranh cãi, thanh toán nhau như đại anh hùng. Lúc xài tiền như người làm từ thiện, không tính nhiều ít chỉ sợ mất thể diện. Đây là nhân sinh chăng? Nếu như lúc buôn bán kiếm tiền làm người lương thiện, khoan dung một chút, chi tiêu tiết kiệm một ít để làm việc có ích cho xã hội. Lẽ nào thiên hạ không được thái bình, nhân dân không được hạnh phúc an vui?

Khi họ kiếm tiền tranh cãi, thanh toán nhau kết thành oán thù. Đời này, sống không được an vui, gắng gượng cho qua ngày. Đời sau, họ bị luân hồi trong sáu đường, đền trả lẫn nhau; nợ nghiệp, nợ tình, nợ ân oán mãi mãi không có kỳ hạn, cũng vì một chút sĩ diện mà đưa đến nguyên nhân; giống như mảnh vải lụa bọc tấm chăn cũ rách.

Chuyện 24

Đem rang hạt giống

Lời dẫn: Làm người, có người lương thiện, cũng có kẻ hung dữ, có người nhân từ đức hạnh, cũng có kẻ gian trá, nham hiểm; chỉ có sai khác một niệm thiện và ác. Bậc Cổ đức dạy: “Người đời ai mà không lỗi, biết sửa lỗi là Thánh hiền”. Người không chịu sửa lỗi hướng thiện thì tương lai mãi mãi trong tăm tối, cũng là nghiệp nhân thiếu điều thiện. Mỗi người nên có đức hạnh tốt, khiêm tốn sửa lỗi lầm thì trong tâm được trong sáng. Nếu như cố chấp gian trá thì giống như nhà không có cửa, không khí trong lành chẳng vào được, cũng không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, trở thành căn nhà tối tăm u ám, người ta không thể ở được lâu dài.

Xưa kia, có một anh nông dân, quanh năm cần cù cày bừa, gieo trồng lúa mè. Có một năm, hắn trồng mè thu hoạch trúng mùa. Mặc dù, hắn được mùa nhưng không biết cách làm mè như thế nào ăn cho ngon. Một hôm hắn nghĩ: “Gạo dùng nước nấu chín để ăn, mè có dùng nước nấu không nhỉ?” Do đó, hắn đi hỏi thăm mọi người. Có người bảo: “Anh đem mè rang thì ăn mới thơm ngon”.

Hắn làm theo lời người này chỉ dẫn, rang mè xong, hắn ăn liền, vừa thơm vừa ngon. Vì thế, hắn lại suy nghĩ: “Mè rang ăn thơm ngon như thế. Xưa nay, ta trồng thứ gì thì mọc lên thứ đó, ta nên đem mè rang gieo xuống đất, nhất định sẽ thu hoạch mè thơm ngon, lại bán được giá cao. Lẽ nào không được giàu to?”.

Vì thế, hắn đem toàn bộ số mè ra rang để làm giống, rồi hắn ra sức cày đất, nhổ sạch cỏ, gieo mè xuống. Hàng ngày, hắn cần cù làm việc tưới nước, bón phân, làm cỏ. Từ đó, mỗi ngày hắn luôn trông đợi mè nảy mầm lớn nhanh. Nhưng vài tháng trôi qua, cỏ mọc lan tràn um tùm, chẳng thấy mè mọc lên. Hắn mới biết cách nghĩ của mình là sai lầm.

Bài học đạo lý

Câu chuyện này chứng minh cho những người học Phật, phát tâm tu hành đạo Bồ-tát, mong muốn chứng đắc quả Phật Vô Thượng. Xưa nay, Bồ-tát phải độ khắp chúng sinh, làm việc khó làm, nhẫn điều khó nhẫn và tích lũy công đức mới là chính nhân thành Phật. Nhưng có người thích cuộc sống sung sướng an nhàn, đem danh lợi thế gian làm việc tu hành. Hàng ngày, họ tiếp xúc phan duyên theo cư sĩ mà không dạy cư sĩ tinh tiến tu hành. Chúng ta không trồng hạt giống Phật pháp thì làm sao có chính nhân Bồ-đề?

Bậc Cổ đức dạy: “Không có trời sinh Di-lặc, hay tự nhiên có Thích-ca”. Đức Phật Di-lặc, Phật Thích-ca, cho đến ba đời tất cả chư Phật trong mười phương đều phải nhiều kiếp tu hành, chẳng phải trên trời rơi xuống. Vì thế, chúng ta học Phật nỗ lực tu hành một phần là thành tựu định tuệ một phần; làm lợi ích chúng sinh một phần là thành tựu công đức một phần. Chúng ta đã tin Phật, học Phật thì nỗ lực tinh tiến tu hành, độ khắp chúng sinh. Nếu chỉ mang danh học Phật mà chúng ta không chịu tinh tiến tu hành, chẳng những không được thành tựu chính quả, mà e rằng sẽ bị đọa lạc lún sâu thì khác nào hạt giống đem rang?

Bậc Cổ đức dạy: “Việc đời khó hay là dễ? Người quyết chí làm việc thì việc khó trở thành dễ, người không chịu làm việc thì việc dễ trở thành khó”. Vì thế, mọi việc ở thế gian chỉ cần chúng ta nỗ lực thì không có việc gì khó. Lại nói: “Việc đáng buồn nhất là tư tưởng ngu dốt, không có cảm giác”. Hay “Nghèo vật chất đừng nghèo ý chí”. Người tâm vô cảm, không có chí cầu tiến thì làm việc gì cũng không được thành tựu. Kẻ không có chí hướng thượng, e rằng làm việc nhỏ cũng không xong. Có người cho rằng giàu sang ở thế gian là công lao sự nghiệp của tổ tiên để lại, hoàn cảnh, học vấn, tri thức là chỗ dựa vững chắc. Chúng tôi cho rằng chỗ dựa vững chắc tốt nhất là ý chí. Người không có ý chí thì mãi mãi là người nghèo. Xưa nay, những người thành công sự nghiệp, phần đông đều dựa vào ý chí và nỗ lực. Người không có ý chí và nỗ lực thì cũng là hạt giống đem rang phải không các bạn?

Chuyện 25

Hi vọng tan theo mây khói

Lời dẫn: Làm người, ai cũng có hi vọng, mong muốn tương lai mình được tốt đẹp hơn, nhưng khi thất vọng thì vô cùng đau khổ. Nếu như chúng ta muốn thực hiện tương lai tốt đẹp thì hiện tại phải cố gắng nỗ lực, phải lao tâm khổ tứ và kiên nhẫn, thậm chí chuẩn bị tâm lý nếm mùi đau khổ cay đắng thất bại; cuối cùng, mới hưởng hạnh phúc ngọt ngào của sự thành công.

Tâm lý con người thường rất mâu thuẫn, khi họ làm việc trong môi trường yên tĩnh thì muốn bôn ba bên ngoài. Lúc họ ra ngoài làm việc một thời gian thì sinh tâm chán ghét, lại mong muốn cuộc sống yên tĩnh. Cho nên nói: “Tĩnh quá muốn động, động quá muốn tĩnh”. Cuộc sống luôn mâu thuẫn động tĩnh như thế. “Đời người mười việc thì có tám, chín việc không như ý”. Người sống trong động không được yên tĩnh; người sống yên tĩnh lại không ra được bên ngoài tham gia hoạt động. Do vậy, con người khổ não rất nhiều.

Ngày xưa có một người. Khi mùa đông lạnh rét, hắn ở trong phòng đốt củi sưởi ấm, để tiện ban đêm được ấm áp cả căn phòng và ngủ ngon giấc. Một hôm ở bên lò sưởi, hắn chợt ngủ gục, trong giấc mơ hắn thấy mình từ từ bay lên cao, lên đến tận tầng mây xanh, ở dưới mặt trời rất ấm áp, dần dần gió lạnh thổi đến, thổi xuống dưới tầng mây, từ không trung hắn thấy mình hạ xuống núi rất lạnh. Bỗng từ trên núi hắn thấy mình rớt xuống hang sâu thăm thẳm, hắn hét to lên, chợt tỉnh giấc, thấy trên thân mình không có đắp chăn, lửa trong lò sưởi cũng đã tắt khi nào, khắp thân hắn lạnh tê cứng, mới biết đây là mộng.

Bài học đạo lý

Đời người vốn là một giấc mộng dài. Khi chúng ta nằm mộng hi vọng được làm quan, mau giàu có, kiếm được nhiều tiền, nổi tiếng khắp thiên hạ v.v…Vì vậy, hàng ngày chúng ta mới cần cù chịu khó làm việc; bất luận băng rừng vượt suối, hay chịu đựng một nắng hai sương đều mong muốn một ngày mình được thành đạt hoài bão. Tục ngữ có câu: “Cuộc đời có lạnh, có nóng, có gian khổ, có hạnh phúc”. Con người có lúc làm việc khổ nhọc, có khi hưởng thụ thanh nhàn, đều là mong muốn tương lai tốt đẹp hơn hiện tại. Mong muốn tương lai như thế này, hay như thế kia, tất cả đều là ảo tưởng không dừng.

Người học Phật hi vọng tương lai chứng được quả Phật Vô Thượng, cho nên khi mới phát tâm, tinh tiến tu hành chí thành tha thiết. Sự tu hành giống như ở trong căn phòng lạnh lẽo, phải đốt củi sưởi ấm, lửa cháy lên dần dần ấm áp căn phòng, xua tan khí lạnh lẽo; sau đó con người mới hưởng thụ ấm áp thích thú .

Trong lòng mỗi người chúng ta đều có những phiền não tham, sân, si, phát tâm tinh tiến tu hành giống như ngọn lửa bắt đầu cháy, phải liên tục đút củi vào thì mới có thể xua đuổi tất cả phiền não, làm cho thánh đạo sưởi ấm khắp thân tâm. Cuối cùng, phiền não không còn, phước huệ viên mãn, đạo quả mới có thể thành tựu.

Nhưng có người chú trọng ham muốn vật chất, dập tắt lửa thánh đạo; hoặc dập tắt lò sưởi đang bùng cháy, vì danh lợi làm cho ngọn lửa thánh đạo không còn hiệu quả. Rốt cuộc, lửa thánh đạo đã lạnh, khổ công tu hành không biết chạy đến đâu, đạo quả càng lúc càng xa người.

Mỗi người ở thế gian đều có hi vọng. Đứa bé vừa ra đời thì mong bú sữa, rồi muốn đi; lớn lên một chút, muốn ăn bánh kẹo, đi chơi chạy nhảy; tuổi thiếu niên mong được chạy xe máy, đeo đồng hồ; tuổi thanh niên mong thương được cô gái xinh đẹp; tuổi trung niên mong làm nên sự nghiệp, kiếm được nhiều tiền, làm chức vụ cao cấp; tuổi già mong được cháu ngoan, con hiếu. Nhưng thế gian này mười việc thì có tám, chín việc không như ý, đau khổ nhiều hơn.

Hi vọng có chính, có tà. Bậc Cổ đức dạy: “Người có nguyện tốt thì trời ban cho”. Chúng ta muốn thực hiện hi vọng chính đáng, cũng phải trả giá thích hợp- lao tâm lao lực; nếu không thì trở thành ảo tưởng. Bất cứ việc gì ở thế gian đều phải cần cù chịu khó mới có thành tựu; huống gì việc lớn xuất thế gian thoát khỏi sinh tử. Nếu như chúng ta sống cho qua ngày thì làm sao có được thành tựu. Tục ngữ có câu: “Học Phật một năm, hai năm Phật ở trước mắt; ba năm, bốn năm Phật ở trên trời”. Đây là bệnh chung của người học Phật. Danh vọng, địa vị ở thế gian đều phải trải qua muôn nghìn thử thách. Chúng ta học Phật vì sao không chịu trải qua sự rèn luyện?

Chuyện 26

Làm theo nhà vua

Lời dẫn: Ban đầu mọi việc ở thế gian đều do bắt chước mà ra, giống như đứa bé bắt đầu đi học, nó tập đọc sách, học viết, học vẽ, học kĩ năng v.v…Nhưng bắt chước có tốt, có xấu; bắt chước chính đạo và bắt chước tà đạo. Cho nên, có lợi cũng có hại; có thành công, có thật bại; có tiến bộ, cũng có lạc hậu.

Thuở xưa, có một kẻ đi lang thang, hắn rất thích bắt chước theo người khác, ngay cả tiếng kêu của súc vật hắn cũng làm theo được, đặc biệt là tiếng chó sủa; cho nên hắn được nhà vua gọi vào làm quan nuôi chó. Nếu như hắn an phận giữ mình làm quan nuôi chó thì chẳng có việc gì để nói, nhưng hắn luôn mơ tưởng đến chuyện thăng quan, làm giàu. Một hôm, hắn vắt óc suy nghĩ: “Ta phải làm bằng cách nào được thăng quan và mau giàu có?”.

Có một ngày hắn cùng với quan chăm sóc vườn hoa, quan coi nhà vệ sinh cùng nhau tán gẫu. Hắn hỏi:

- Này nhé! Các anh có muốn được thăng quan, làm giàu không?

Các quan đáp:

- Tất nhiên là muốn rồi.

Hắn bảo:

- Chúng ta hãy nghiên cứu kỹ làm bằng cách nào mới được thăng quan, làm giàu?

Một vị quan nói:

- Tôi cho rằng chỉ cần chúng ta nỗ lực làm việc thì có hi vọng.

Vị quan khác nói:

- Chúng ta phải luồn cúi nịnh nọt thì mới có khả năng tiến thân.

Hắn nói:

- Chỉ cần làm cho nhà vua hài lòng thì có thể được thăng quan mau làm giàu.

Hai quan kia hỏi:

- Chúng ta làm cách nào cho vua hài lòng? Không phải chăm chỉ làm tốt công việc của mình hay sao?

Hắn bảo:

- Không! Chỉ cần chúng ta bắt chước giống nhà vua thì nhất định ngài sẽ hài lòng.

Ngày hôm sau nhà vua đến, quan nuôi chó quan sát tỉ mỉ từng động tác của vua; nhà vua chớp mắt liên tục, hắn cũng chớp mắt liên tục; vua ho, hắn cũng bắt chước ho. Thấy vậy nhà vua hỏi:

- Khanh bị đau mắt hả, lại còn bị cảm cúm hay sao mà ho dữ vậy?

Hắn thưa:

- Tâu bệ hạ! Thần không bị đau mắt, cũng không bị cảm, chỉ vì thần muốn làm cho bệ hạ vui lòng, nên bắt chước theo ngài.

Nhà vua nghe hắn nói, chẳng những không vui lòng mà còn rất tức giận nói:

- Nhà ngươi quả thật là to gan! Ta làm vua, ngươi cũng bắt chước làm vua phải không? Quân lính đâu! Bắt quan giữ chó này đánh năm mươi gậy; sau đó, đuổi hắn ra khỏi cung cho trẫm.

Thế là, hắn không được thăng quan mà còn bị đánh một trận bầm giập, cuộc mưu sinh cũng thất bại. Hắn trở lại làm người lang thang rày đây mai đó, thông minh lại bị thông minh hại. Kì thật, hắn không phải là người thông minh mà bị danh lợi ham muốn che lấp tâm trí, những việc làm này đều là nô lệ cho dục vọng, là hành vi của kẻ ngu si.

Bài học đạo lý

Khi đứa bé còn nhỏ, bất cứ việc gì nó cũng làm theo người lớn. Hàng hóa đồ dùng ở thế gian rất nhiều, đều do con người bắt chước mà làm ra; hoặc có khi nhái theo hàng thật làm hàng giả dán nhãn hiệu lên. Các nước còn lạc hậu phải học theo các nước tiên tiến phát triển khoa học kỹ thuật. Nếu như mọi việc, con người không có sáng kiến chế tạo mà chỉ làm theo thì mãi mãi vẫn là lạc hậu.

Những việc ứng phú đạo tràng của Phật giáo bị mọi người bắt chước làm theo cũng rất nhiều. Thí dụ những việc tán tụng, tổ chức pháp hội, làm Phật sự, lễ trai đàn chẩn tế v.v…Có những người bắt chước các vị hòa thượng ở Nhật Bản, cưới vợ, ăn mặn, thịt cá. Lại làm trụ trì, nửa tăng, nửa tục. Ở nơi đông đúc thì không học được, ở nơi hẻo lánh thì mọi người tiếp đón tất cả. Bắt chước như vậy có tăng trưởng giới hạnh không? Hay tự mình cam chịu sự sa đọa? Chúng tôi nghĩ đạo lý này giống như quan nuôi chó bắt chước nhà vua.

Bắt chước cầu tiến bộ, hay là thất bại, động cơ bắt chước của mỗi người không giống nhau; hoặc giữ tâm lương thiện, bất thiện cũng có liên quan. Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc và khắp thế giới, nhất định có điểm đặc biệt của Phật giáo. Trải qua thời gian khảo nghiệm, có rất nhiều người nỗ lực hoằng dương Phật pháp, ngày nay mới được nổi tiếng khắp thế giới. Ngọai đạo muốn bắt chước Phật giáo cũng chỉ học ở bên ngoài, chưa học đến nội dung của Phật pháp, chỉ có hai bên được lợi mà thôi.

Ngoại đạo không biết điểm đáng qúy của Phật giáo là sự tu hành, trì giới, phạm hạnh. Họ chỉ học nghi thức tán tụng của Phật giáo, trở thành giáo môn chẳng ra cái gì. Nếu là tín đồ khác mà ngưỡng mộ Phật pháp, lại không thể sửa đổi hoàn toàn, chỉ sửa thành nửa thần nửa Phật; đây là việc không thể phê phán gắt gao.

Chuyện 27

Bắt chước thầy thuốc trị vết thương

Lời dẫn: Tất cả khổ nạn của con người, đa số là do hành vi sai lầm mà đưa đến nghiệp báo. Chúng tôi nói cách khác, tất cả hạnh phúc, an vui cũng là hành vi có trí huệ mà được; cho nên, trí huệ là nguồn gốc của tất cả sự an vui và hạnh phúc. Chúng ta muốn thành Phật giải thoát sinh tử thì không thể không có trí huệ. Như thế, tất cả sự tranh đoạt, tạo nghiệp ở thế gian cũng từ làm bậy, ngu si gây nên. Nhờ có trí huệ chúng ta cân nhắc hành vi để làm việc là hành vi chính đáng. Vì ngu si vô tri chúng ta làm việc sai trái là hành vi tạo nghiệp tội ác.

Ngày xưa, có một người rất giàu sang, sống trong vinh hoa phú quí, thường đến trong cung vua. Hắn hi vọng được hầu hạ nhà vua, không cần tốn nhiều tâm trí và sức lực mà vẫn hưởng thụ cuộc sống giàu có; đồng thời, mỗi bữa ăn đều có sơn hào hải vị; mỗi phòng trong cung vua đều lộng lẫy sang trọng, thật sung sướng biết bao. Chẳng bao lâu, mơ ước của hắn thành sự thật. Hắn được làm chức vụ hầu hạ vua. Nhưng sau khi nhận nhiệm vụ, hắn thấy không dễ dàng như hắn đã nghĩ, phải luôn sắp xếp long bào, vương miện của nhà vua cho gọn gàng, dù công việc nhẹ nhàng nhưng phải để ý cẩn thận, ngăn nắp và phải chú ý để đúng vị trí, nên việc làm này chỉ cần sơ suất một chút nhà vua bực mình thì bị đuổi.

Có một lần, hắn sơ ý đem vương miện của nhà vua treo dưới cái giá y phục, đem y phục móc trên vương miện. Nhà vua nhìn thấy rất tức giận, lập tức hạ lịnh cho quân lính đánh bốn mươi roi, mông của hắn đường lằn ngang dọc chảy máu, đau đớn không chịu nổi. Nhà vua lại ra lịnh cho thầy thuốc chữa trị vết thương cho hắn. Thầy thuốc lấy phân ngựa bôi lên vết thương, chỉ trong thời gian ngắn vết thương lành lặn.

Lúc đó, có một gã ngốc nhìn thấy tên hầu vua bị quân lính đánh chảy máu mà chỉ dùng phân ngựa bôi lên vết thương lành nhanh chóng, gã rất thích thú. Trở về nhà, gã bảo thằng con lấy roi đánh vào mông gã thật đau. Ban đầu đứa con không chịu. Gã nói:

- Này con! Phải nghe lời cha dạy, cha muốn thử nghiệm linh dược chữa trị vết thương rất hay. Con hãy giúp cha thử thuốc hiệu nghiệm này, con không làm việc bất hiếu đừng sợ.

Thằng bé nghe cha nói như thế, đành phải vâng theo, nên lấy roi đánh mạnh vào mông gã chảy máu, rồi gã bắt chước thầy thuốc, bảo con lấy phân ngựa bôi lên vết thương. Kết quả, gã không thể ngờ chịu một trận đòn oan uổng và đau đớn vô cùng.

Bài học đạo lý

Đức Phật dạy: “Biển khổ vô biên quay đầu là bờ”. Hay: “Đồ tể buông dao, lập tức thành Phật”. Nghĩa là người biết sám hối tội lỗi thì trở thành con người tốt. Có người học chỉ làm bấy nhiêu mà thôi. Người không có tâm sám hối thì không có ý hồi tâm hướng thiện, họ nghe nói tụng kinh, lạy sám hối có thể tiêu trừ tai nạn, cũng làm theo tụng kinh, lạy sám; nhưng tâm họ chạy theo vọng tưởng lăng xăng thì làm sao tiêu trừ được tội nghiệp?

Có kẻ nói: “Thần có thể chuộc tội thay người”. Cho nên, mọi người đua nhau cầu khẩn, lễ lạy thần. Sau đó, theo thần làm việc xấu. Như thế, thần có chuộc tội được không? Bất cứ việc gì có lợi thì có hại; phương pháp cũng có chính là có tà; có thật có giả. Chúng ta thật tâm tín ngưỡng tu hành; hoặc học theo chính pháp thì có lợi ích, lại có mục đích và ý nghĩa. Nếu dùng phương pháp thiên vị, hoặc tâm ý giả dối, chẳng những lừa dối người khác mà còn dối cả chính mình; lại dối gạt cả Phật, thần thì tương lai sẽ bị quả báo gì?

Đây là một câu chuyện thí dụ, nhà vua dụ cho tâm chúng sinh, gã ngốc dụ cho thân của chúng ta. Bậc Cổ đức nói: “Thân bị tâm sai khiến”. Đức Phật dạy: “Nếu người muốn biết rõ, ba đời tất cả Phật, nên quán tính pháp giới, hết thảy do tâm tạo”. Tất cả chúng sinh lặn ngụp trong luân hồi sinh tử, cho đến cực khổ cả một đời đều do tâm tạo nghiệp, tâm điều khiển thân này. Nhưng có lúc thân cũng bị ảnh hưởng tâm lý. Chúng tôi nói thí dụ, thân đói khát, nóng lạnh sinh ra tật bệnh làm ảnh hưởng đến tinh thần, trở ngại việc tu hành; lại còn ảnh hưởng đến việc tiến bộ hay lui sụt trên đường đạo, hoặc điên đảo sa đọa. Gã ngốc sơ ý để sai vị trí vương miện, long bào của nhà vua là giống như hành vi điên đảo, lấy ác làm thiện, lấy tà làm chính, lấy giả làm thật, đều là điên đảo, nhất định phải chịu đau khổ luân hồi.

Chúng ta muốn thoát khỏi khổ não sinh tử luân hồi thì phải tinh tiến tu hành tránh xa tất cả sự ham muốn, lìa hết thảy điên đảo; điều này giống bị đánh chảy máu lấy thuốc bôi lên chỗ vết thương được mau lành. Nhưng thế gian này có rất nhiều người hồ đồ, họ học Phật pháp lại dùng tham dục để tu quán bất tịnh, càng thêm tạo nghiệp, thêm luân hồi sinh tử, cho đến chịu khổ vô lượng vô biên. Điều này khác nào thằng ngốc tự chịu đánh thân mình, để thử nghiệm thuốc phân ngựa?

Chuyện 28

Tai hại làm vợ đẹp

Lời dẫn: Thế gian này, không có người nào xinh đẹp mười phân vẹn mười, dù người xinh đẹp hoàn mỹ vẫn có chỗ khiếm khuyết; nếu như họ đẹp toàn diện thì trở thành tiên nữ trên trời. Về cá tính cũng không có người nào hoàn hảo, người tốt mặt này thì xấu mặt khác; nếu họ hoàn hảo thì trở thành Thánh nhân. Đức tính cao quí của thánh nhân thì không thể ghép vào thân phàm phu được. Hình dáng con người làm sao đẹp hoàn hảo được? Cá tính con người đã có khiếm khuyết thì làm sao có thể sinh ra thân hình xinh đẹp hoàn mỹ?

Trong Phật pháp nói nghiệp có định nghiệp và bất định nghiệp. Định nghiệp là nói vật thể đã hình thành khó mà thay đổi được; giống như nói vàng và sắt đều là kim loại giống nhau, nhưng bản chất đắt và rẻ của nó sai khác rất nhiều. Vật thể đã thành ở thế gian, giống như con người có đẹp, xấu; vật thể có đắt, rẻ; cá tính có thiện, ác đều khó mà thay đổi được. Nếu chúng ta muốn thay đổi thì phải tốn công sức rất nhiều và thời gian rất lâu, thậm chí nhiều đời nhiều kiếp; còn chúng ta muốn thay đổi nhanh chóng thường thì đẹp sửa thành xấu; hoặc kết quả tương phản.

Thuở xưa, có một chàng trai trí thức cưới được cô vợ rất xinh đẹp; chẳng những cô ta xinh đẹp mà còn là tiểu thư con nhà giàu có, có thể nói họ là một đôi trai tài gái sắc. Mỗi khi chàng trai này có công việc tham gia hoạt động ở ngoài xã hội đều đưa cô vợ đi theo để tham gia, có rất nhiều người ngưỡng mộ cô ta. Nhưng có một người bạn nói vợ anh ta tuy xinh đẹp, đáng tiếc là mũi hơi bị tẹt. Chàng trai này nghe bạn nói như thế nên rất buồn khổ. Mỗi lần ở nhà đều chú ý đến mũi của vợ, càng nhìn càng buồn. Anh ta nghĩ: “Vì sao nàng bị khiếm khuyết một chút thế này?”.

Cuối cùng, anh ta quyết tâm xẻo mũi của vợ mình đổi cho người khác. Anh ta đi tìm khắp mọi nơi, mới tìm được một cô gái có chiếc mũi dọc dừa rất xinh đẹp. Nhân lúc cô gái không để ý, anh ta chạy đến xẻo mũi cô gái, vội vàng chạy thẳng về nhà xẻo mũi vợ mình để đổi cho cô gái kia. Cho dù anh ta đặt mũi lên mặt vợ bằng mọi cách vẫn không đặt được. Kết quả hai người bị xẻo mũi, trở thành hai người xấu xí, hại người hại mình. Đây là kết quả của kẻ ngốc là việc ngốc.

Bài học đạo lý

Thiên tính con người thường chuộng sắc đẹp, đặc biệt là phái nữ, mặt thường bôi son đánh phấn, thân mặc y phục vải mềm mại, may phải thích hợp kiểu dáng, cho đến đeo những đồ trang sức vàng bạc, xâu chuỗi; quí bà, các cô tìm trăm phương nghìn kế để làm cho mình tăng thêm vẻ đẹp. Đây là đặc tính bệnh chấp ngã của chúng sinh.

Chấp ngã chính là nguồn gốc tạo nghiệp sinh tử luân hồi của tất cả chúng sinh. Cho nên chúng ta muốn lìa dục, giải thoát sinh tử thì phải tu quán bất tịnh có năm pháp quán: một, chỗ sinh ra bất tịnh; hai, chủng tử bất tịnh; ba, thân tứ đại bất tịnh; bốn, chín lỗ thường bài tiết chất bất tịnh; năm, xét đến cùng đều bất tịnh. Chúng ta tu năm pháp quán bất tịnh này có thể lìa dục, giải thoát sinh tử.

Người thế gian, ai cũng muốn mình đẹp, thân hình quyến rũ mọi người. Chúng ta phải biết vẻ đẹp hình dáng bên ngoài chỉ là tạm thời, theo định luật thời gian da sẽ nhăn, tóc sẽ bạc, sắc đẹp nhanh chóng héo tàn, mọi người nhìn thấy ngán ngẩm. Chỉ có vẻ đẹp trong tâm ngày càng lan tỏa hương thơm đức hạnh, mãi mãi được mọi người kính trọng, cho đến nhiều đời nhiều kiếp vẫn còn để lại tiếng thơm; đến khi thành Phật được ba mươi hai tướng tốt. Người nào đắc cứu cánh, người nào bị sa đoạ, chúng ta phải lựa chọn.

Có những người không hiểu Phật pháp, họ ngưỡng mộ tu học Phật pháp để được làm đại đức nổi tiếng, nhưng khi thấy người khác được mọi người cung kính cúng dường thì trong lòng cũng khâm phục và cũng ganh tị. Vì thế, họ mạo xưng danh tiếng đại đức này; hoặc nói bậy Phật kia, Bồ-tát nọ giáng sinh. Tự nói bậy mình là người tu chứng thần thông, dối gạt Phật tử để được cúng dường. Kết quả, chính họ phá hoại thanh danh của Phật giáo và cũng đánh mất nhân cách của mình. Điều này khác gì kẻ ngu si xẻo mũi người khác và xẻo mũi vợ mình?

Chuyện 29

Gã nghèo đốt y phục

Lời dẫn: Người làm nghề kinh doanh muốn được có lãi, họ bỏ vốn đầu tư muốn kiếm được tiền lời cho nhiều. Người nông dân cày cấy cực khổ mong được thu hoạch trúng mùa. Nhưng có người bỏ vốn đầu tư bị phá sản, khác nào ráng chiều le lói hư huyễn. Chúng ta nhìn thấy họ giàu sang, quí phái; nhưng trong thoáng chốc trở thành kẻ trắng tay. Đây không phải cuộc đời là một giấc mộng hay sao?

Ngày xưa, có một gã nghèo xơ xác, hắn làm việc rất cần cù chăm chỉ, giúp đỡ mọi người làm việc nặng nhọc; nhưng họ trả tiền công cho hắn rất ít, chỉ đủ cho hắn sống tạm qua ngày. Một hôm, hắn muốn sắm thêm cho mình một bộ quần áo, hắn cũng phải chi tiêu rất dè sẻn, ra sức làm việc dành dụm một thời gian dài; hắn mới tạm đủ mua cho mình một bộ quần áo vải xấu.

Bỗng một ngày, có người bà con xa đến nói với hắn:

- Vì sao anh mặc y phục vải xấu thế này?

Hắn đáp:

- Y phục vải xấu có gì là không tốt, chỉ do tâm phân biệt vải xấu, vải đẹp mà thôi.

- Anh không muốn mặc y phục đắc tiền và cuộc sống sung sướng sao?

- Tất nhiên là muốn rồi, nhưng làm bằng cách nào? Số phận tôi như vậy, anh có biện pháp gì?

- Không! Anh là hậu duệ của hàng quí tộc, chỉ cần anh chịu cầu thần thì thần sẽ ban cho anh cuộc sống sung sướng.

- Cầu bằng cách nào?

- Anh đem bộ y phục vải xấu này đốt đi, chí thành cầu thần thì sẽ ban cho anh một bộ y phục đắt tiền xinh đẹp; lại ban cho anh cuộc sống hạnh phúc. Thần sẽ ban cho anh toại nguyện.

Gã nhà nghèo tuy cuộc sống túng thiếu, nhưng không đến nỗi khó khăn lắm, hắn bằng lòng cuộc sống hiện tại; nhưng khi, hắn nghe người bà con xa dụ dỗ, liền hi vọng niềm tin mộng đẹp giàu sang. Vì thế, hắn nhờ người bà con chủ trì nghi thức cầu thần, đem đốt bộ y phục vải xấu và chí thành cầu nguyện. Cho dù hắn cầu lạy sói đầu, y phục vải đẹp vẫn không xuất hiện. Sau đó, hắn hối hận nói: “Tại sao ta lại ngu si như thế này? Đem đốt y phục của mình để cầu thần ban cho hạnh phúc và y phục đẹp, nhưng lại mù mịt không biết thần ở đâu?”.

Bài học đạo lý

Đây là câu chuyện thí dụ, người nghèo khổ là chỉ cho hàng phàm phu chúng ta; y phục vải xấu giống như cuộc sống cực khổ. Mặc dù y phục vải thô xấu nhưng gã nhà nghèo phải khổ công làm việc rất lâu mới sắm được nó. Hiện tại con người tuy khổ cực, nhưng đời quá khứ cũng có tu các căn lành mới có thể được thân người. Nếu như chúng ta không nương vào thân này, cố gắng tu pháp xuất thế, thoát khỏi sinh tử mà tạo các ác nghiệp làm cho nhiều đời sau chịu đau khổ vô cùng, cho đến sinh tử luân hồi không dứt thì chẳng phải là kẻ ngu si hay sao?

Đức Phật dạy: “Trồng nhân không chân thật thì gặt quả đèo cong”. Tất cả mọi việc có nhân thì có quả, nhân chánh thì kết quả chánh; nhân tà thì quả tà. Cho nên, khi chúng ta làm việc gì, hay nói điều gì phải chú ý nhân chánh mới là đạo lý làm người. Thí dụ hàng ngày chúng ta làm việc có chánh đáng không, lời nói có dối gạt, thêu dệt, lừa đảo v.v... Do đó, chúng ta biết được quả báo tương lai như thế nào? Cho nên, mỗi việc ở thế gian có họa có phúc, có khổ có vui đều do nhân quá khứ mà chiêu cảm quả báo hiện tại.

Nói theo tín ngưỡng, chúng ta tin theo vị thần nào thì cảm ứng với vị thần đó, tương lai cùng loại với vị thần đó; giống như chúng ta tin theo những vị thần như thần đá, thần cây v.v… thì tương lai phần đông cũng cùng loại với vị thần này; hoặc làm thuộc hạ của thần, tuyệt đối không thể vượt hơn thần này.

Chúng ta đốt hàng mã, tiền bạc cho quỷ thần, những thứ này con người không dùng được; vậy quỷ thần có dùng được không? Nếu dùng được thì quỷ thần này cũng là loài thấp hơn người; bằng không thì gạt mình, gạt quỷ thần, tương lai cũng bị người gạt lại. Lúc đó, làm kẻ câm nuốt hoàng liên. Vì vậy, bất cứ việc gì chúng ta cũng phải dựa theo lý trí để phán đoán đúng sai, không thể ai nói sao nghe vậy. Người ta bảo sao chúng ta làm theo như vậy, chẳng những là mê tín mà còn cuồng dại ngơ ngơ ngẩn ngẩn.

Chuyện 30

Tham cái nhỏ bỏ cái lớn

Lời dẫn: Con người sinh ra ở đời, bất luận là người giàu sang hay nghèo hèn. Từ bậc lãnh tụ nguyên thủ quốc gia, giàu có nổi tiếng, cho đến kẻ binh lính, người buôn thúng bán bưng, người không có đất cắm dùi đều có khuyết điểm và không thể nào tất cả mọi việc đều như ý muốn. Tất cả chúng sinh đều có lòng tham, vừa sinh ra đã có đầy đủ. Lòng tham này, tham không biết chán, càng nhiều càng tốt; đúng là lòng tham không đáy. Cổ đức có nói một bài thơ:

Lương Vũ ngất ngưỡng con trời,

Quyền cao danh hiển còn đòi thành tiên.

Thạch Sùng kho đụn đầy tiền,

Biển xanh muốn biến ao điền thêm tươi.

Tây Thi diễm lệ rạng ngời,

Soi gương hiềm nỗi trên đời kém xinh.

Bành Tổ tuổi thọ tám trăm,

Muốn còn sống mãi nghìn năm chưa vừa.

Cho nên, con người khó mà bằng lòng với những gì mình có.

Lòng tham cũng có tham thiện, tham ác, tham chính, tham tà; hoặc là tham chính đáng, chỉ cần không trở ngại đạo đức và cuộc sống của chúng ta. Nhưng con người vừa thấy những thứ mình thích thì trong tâm thôi thúc phải tìm cho bằng được. Nếu tìm không được thì họ dùng mọi thủ đoạn, bất kể phạm pháp luật phải có cho được. Do đó, tất cả ác nghiệp cũng từ đây mà gây nên. Chúng tôi nói cách khác, tiết kiệm là một đức hạnh tốt của con người. Nếu người keo kiệt không chịu giúp đỡ người khác, và bản thân mình cũng không dám ăn mặc thì trở thành kẻ nô lệ giữ tiền của. Mặc dù tiền của làm cho con người sung sướng hạnh phúc, nhưng cũng khiến cho con người sa đọa và đau khổ. Có người giàu nứt đố đổ vách mà còn dòm ngó của cải người khác. Có người nghĩ có tiền đẻ ra tiền nên dùng cách cho vay nặng lãi. Có người lừa đảo, trộm cắp của người khác. Có người muốn chiếm lấy của người khác làm của mình. Tóm lại, vì muốn có tiền của mà con người phải chịu nhiều đau khổ.

Vì muốn có được tiền của. Có người sống chi tiêu tiết kiệm mà được. Có người nhịn ăn nhịn mặc, dành dụm từng đồng từng cắc. Có người dùng thủ đoạn tinh vi lừa đảo mà có được. Có người tạo các ác nghiệp mà có được. Thế gian này không có chuyện không lao động cực nhọc mà có của cải. Do đó, khi làm việc gì chúng ta phải cân nhắc kĩ đến hậu quả của nó.

Ngày xưa, có một người ở vùng nông thôn, tính tình chất phác, thật thà, thường ngày hắn sinh sống bằng nghề chăn dê. Nhờ hắn biết cách nuôi, chăm sóc dê nên thời gian không lâu bầy dê sinh con đẻ cái rất đông; hắn lại gặp thời, ăn nên làm ra trở thành một người giàu nhất địa phương. Mặc dù, hắn có rất nhiều tiền, nhưng lòng dạ rất hẹp hòi, keo kiệt, bản thân không dám ăn mặc, cũng không giúp đỡ cho người nghèo khổ; cho nên, mọi người gọi hắn là trùm sò keo kiệt.

Một hôm, có một tên lừa đảo, gã chuyên đi lừa gạt rất nhiều người nên tìm cách tiếp cận tên chăn dê, giả vờ thân thiện nói:

- Này anh! Chúng mình là bà con xa, nên chúng ta có tình cảm rất sâu đậm. Hiện nay, anh là người giàu có nổi tiếng, nhưng còn thiếu một điều quan trọng.

Tên chăn dê hỏi:

- Tôi thiếu điều gì?

- Anh thiếu một người vợ trẻ xinh đẹp, có đức hạnh.

Nghe tên lừa đảo nói như thế, hắn chợt thấy đúng thật. Thường ngày hắn chỉ lo gầy dựng sự nghiệp, nay cuộc sống đã sung túc, không thể không có một người vợ để quán xuyến việc trong nhà, và tương lai còn phải có con cái nối dõi tông đường.

Hắn bảo tên lừa đảo:

- Này anh! Không biết anh có cách gì giúp tôi cưới được cô vợ trẻ, hiền thục, thông minh không?

Tên lừa đảo hớn hở nói:

- Tất nhiên là được rồi. Hôm nay, tôi đến đây vì việc này.

- Anh có chắc là tìm được cô gái như tôi đã nói không?

- Tôi tìm được rồi, ở xóm dưới có một thiếu nữ rất xinh đẹp, hiền thục, đoan trang lại có đức hạnh tốt, làm vợ anh rất thích hợp.

- Có thật không?

- Đương nhiên là thật rồi.

Gã chăn dê nghe gã nói rất hài lòng, vui mừng khôn xiết hỏi:

- Vậy hoàn tất việc hỏi cưới này, chi phí khoảng bao nhiêu?

Tên lừa đảo nói:

- Tất nhiên tiền càng nhiều thì khả năng thành công càng cao, anh càng nổi tiếng.

Xưa nay, tên chăn dê là trùm sò keo kiệt, nhưng lần này hắn hào phóng vung tay quá trán, đưa cho tên lừa đảo một số tiền rất lớn. Hắn hi vọng việc này tốt đẹp nhanh chóng. Trải qua vài ngày, gã lừa đảo đến nói:

- Cô gái này đã đồng ý kết hôn với anh rồi, nhưng anh phải chi thêm một số tiền để làm lễ đính hôn.

Hắn lại đưa tiền cho gã để làm lễ hỏi vợ. Từ đó, hắn cứ lâng lâng vui sướng bay bổng, quên ăn bỏ ngủ; lúc nào cũng nghĩ đến cô vợ trẻ, xinh đẹp hiền thục.

Vài ngày sau, tên lừa đảo lại đến nói lễ đính hôn đã xong, chuẩn bị lễ kết hôn; trước tiên phải mua căn nhà xinh xắn. Hắn lại đưa cho gã một số tiền.

Trôi qua vài ngày, gã lại đến đòi tiền để mua đồ trang trí nội thất. Hắn lại đưa tiền cho gã. Sau vài ngày nữa, hắn lại đến bảo, cô dâu muốn của hồi môn, xin hắn cho một số tiền. Hắn lại giao tiền cho gã. Tên lừa đảo gạt được một số tiền khá lớn rồi chuồn mất. Gã chăn dê cứ mãi trông ngóng đợi chờ, năm tháng trôi qua, tài sản của hắn bị gã lừa đảo lấy sạch mà chẳng thấy cô dâu; hắn mới hiểu rõ đạo làm người.

Bài học đạo lý

Việc tốt thì keo kiệt, lại đem tiền của gom góp khổ nhọc cả đời đưa sạch cho gã lừa đảo. Đây có phải là kẻ thông minh không? Tham của rẻ là bệnh rất nặng của loài người, qua lại với bạn bè thì mong cho họ tặng quà cáp. Khách có tiệc mời thì mong có nhiều người mời ta. Công nhân tham lam trộm lấy vật liệu, làm việc qua loa . Kẻ lười lao động lại mong người trả tiền công nhiều, muốn nhiều người khác giúp đỡ ta v.v…

Người sẵn lòng giúp đỡ người khác nhưng không mong cầu họ đền đáp lại thì rất ít; phần đông mọi người đều muốn bỏ ít mà được nhiều. Do đó, mà đưa đến tranh chấp lợi lộc, lừa đảo, gạt gẫm rất nhiều. Người nhận chút ân huệ của người thì sau đó phải trả lại rất nhiều. Cho nên vô tình con người rơi vào vòng xoáy năm dục, tính toán làm được lợi một chút, dần dần cũng hạ thấp nhân cách, trở thành kẻ tiểu nhân ở thế gian.

Con người đến thế gian này là trả nghiệp. Đức Phật dạy: “Nghiệp không nặng không sinh Ta-bà”. Vì thế, làm người phải làm việc để trả mới tiêu nghiệp cũng có thể là trả nghiệp; nhân cách, đạo đức cũng sẽ từ từ nâng cao. Kẻ hám của rẻ dần dần sa ngã, tốt hay xấu ở trong một niệm; tương lai khổ hay vui lại khác nhau một trời một vực.

Chuyện 31

Con lừa đập đồ sứ

Lời dẫn: Chúng ta xây cất một căn nhà lầu cao lớn, chẳng những tốn rất nhiều vật tư mà còn tốn rất nhiều công sức cực khổ mới hoàn thành được. Nhưng chỉ cần một cơn động đất thì trong thoáng chốc bị sụp đổ tan nát, lẽ nào không uổng phí công sức nhiều năm cực nhọc và của cải. Nhưng người nào có khả năng ngăn chặn được trận động đất? Hay khi xây dựng nghiên cứu tỉ mỉ, kiến cố an toàn thì khỏi lo?

Như có một người rất giàu sang, ông ta cũng vất vả làm lụng suốt mấy mươi năm, chi tiêu tiết kiệm, tích góp từng đồng mới trở nên giàu có. Nhưng khi ông bị chết bất đắc kỳ tử, tất cả tài sản, danh lợi khác nào như mộng huyễn, bọt nước. Vậy người nào có khả năng ngăn chặn khi tử thần đến? Chỉ có tu hành tích đức mới là tài sản nhiều đời nhiều kiếp xài không hết.

Suốt một đời người, lúc còn nhỏ lo đi học để trau dồi kiến thức, rồi học nghề, lại phải cực khổ làm việc nếm trải mùi thất bại, tích góp của cải mới có nền tảng sự nghiệp vững vàng. Một ngày nào đó, làm ăn thất bại phá sản, uổng phí cực khổ cả một đời thì người này đau khổ biết bao! Họ trách số phận kém may mắn; hay trách ông trời không giúp đỡ? Bạn muốn trách vì sao không trách ác nghiệp của mình ở đời trước hay đời này quá nặng? Hoặc trách tự mình không có trí huệ, mới dẫn đến sai lầm sự việc.

Ngày xưa, có một bà-la-môn muốn tổ chức một bữa tiệc để đãi bạn bè thân thuộc và những người hàng xóm. Nhưng trước khi đãi tiệc phải chuẩn bị rất nhiều khâu. Ông ta chuẩn bị một số tiền lớn, tìm mua những món ăn vật lạ, tìm mời đầu bếp giỏi, cả bàn ghế, chén tách và che rạp v.v… tất cả mọi việc phải chuẩn bị đầy đủ. Ông gọi tất cả người hầu đến để phân chia công việc. Trong đó, ông chia một người hầu phụ trách công việc chuẩn bị chén đĩa, ly tách. Hắn liền đi hỏi thăm lò làm đồ sứ. Khi hắn đến nhà người thợ gốm thì thấy chủ nhà đang buồn rầu khóc lóc. Tên hầu vội bước đến hỏi:

- Vì sao ông buồn khóc vậy?

Người thợ gốm đáp:

- Tôi đã tốn thời gian suốt năm, sáu năm ròng rã mới làm được đồ dùng nhiều như thế. Hôm nay, đem chất trên lưng con lừa chở ra chợ bán, không ngờ bị nghiêng rớt đồ xuống con lừa đập bể sạch tan tành. Làm sao tôi không đau buồn?

Trái lại, tên hầu cho rằng con lừa này rất tài giỏi. Người thợ gốm phải tốn thời gian suốt năm, sáu năm làm được số đồ sứ này, nó chỉ đập phá nát trong chốc lát. Nay ta mua dắt con lừa này về làm việc rất nhanh, chẳng phải giảm bớt công sức của nhiều người? Vì thế, hắn liền mua con lừa dắt về nói với bà-la-môn:

- Thưa ông chủ! Con lừa này rất tài giỏi nên con mua về, nó có khả năng làm việc rất nhanh, đỡ tốn công sức của nhiều người; bởi vì, chỉ trong chốc lát nó đập hết đồ sứ mà người thợ gốm phải tốn công sức suốt năm, sáu năm.

Bà-la-môn nghe hắn nói, liền nổi giận đùng đùng quát:

- Thằng ngốc này! Thiên hạ làm nên cơ nghiệp phải tốn công sức cực khổ rất nhiều và tốn thời gian rất lâu mới được thành công, phá hoại và thất bại chỉ cần trong thoáng chốc; huống gì con lừa này làm bể hết đồ dùng chẳng lấy được một cái chén nào. Ngươi mua nó dắt về làm gì?

Ông bà-la-môn vì không có chén, đĩa nên không tổ chức đãi tiệc được.

Bài học đạo lý

Câu chuyện này là nói lên rất nhiều người giàu có muốn làm công đức, làm việc thiện, nhưng lại sợ tốn nhiều tiền; hoặc do nhiều nhân duyên, điều kiện không thích hợp, như không biết làm việc đó có công đức không? Làm thế nào mới có công đức? Lại nghĩ người kia có thật sự làm việc thiện không? Khi gặp được cơ hội làm việc thiện thì không có tiền; lúc có tiền thì không có cơ hội v.v…Những lý do đó đều không thể thực hiện được nguyện vọng của mình.

Có người suốt đời phát tâm cúng dường ngoại đạo, nhưng vì ngoại đạo không chú trọng tu hành nên cúng dường họ cũng không có công đức. Lại có người bề ngoài hiện vẻ tu khổ hạnh, nhưng lại ham ăn lười biếng; lúc có tiền đam mê cờ bạc hay nhậu nhẹt, cặp bồ với gái đẹp, ăn chơi trác táng v.v…Bạn bố thí cho họ thì khác nào giúp họ tạo nghiệp. Vậy có công đức không?

Mỗi người ở thế gian muốn tạo dựng sự nghiệp đều phải trải qua thời gian dài, nỗ lực làm việc, nếm mùi thất bại, tích lũy kinh nghiệm mới được thành công. Cuộc sống hàng ngày của chúng ta là ăn, mặc, ở, đi lại, một việc vô cùng vất vả đối với mọi người phải không? Bởi vì, bạn xây được ngôi nhà, trước phải mua mảnh đất, rồi sau lo đi làm nuôi sống cả nhà đủ cơm ăn áo mặc là việc cực khổ nhiều năm; lại tính chuyện dành dụm chi tiêu tiết kiệm, tích góp từng đồng để phòng thân. Nhưng không may, một trận bão to, một ngọn lửa vô tình, một trận lũ ập đến, trong chốc lát bạn liền trắng tay, cho đến tốn của vì con ăn chơi đua đòi, trộm cắp, đất nước loạn lạc chiến tranh đều có thể ba đời bạn tích góp hết sạch trong thoáng chốc. Người đời tạo lập sự nghiệp khó khăn như vậy, hủy diệt rất dễ dàng. Vì sao chúng ta không tạo dựng tài sản mà nhiều đời nhiều kiếp dùng không hết? Đó là tu hành tích lũy công đức.

Chuyện 32

Gã bán vải trộm vàng

Lời dẫn: Bản chất con người có tính thiện hay làm việc thiện một chút thì sợ mọi người không biết; còn có tính ác, làm việc ác thì sợ mọi người biết được. Cho nên, họ luôn che giấu, bình thường chúng ta không thấy được, chỉ khi có cơ hội thì tính xấu, việc làm xấu mới lộ ra; tính thiện cũng như vậy. Con người vốn có hai mặt, tính thiện và tính ác, chỉ khác nhau tính thiện nhiều hay tính ác nhiều mà thôi. Nếu như con người hoàn toàn chỉ có tính thiện không có tính ác là bậc thánh rồi; còn nếu hoàn toàn là tính ác không có tính thiện thì đó là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Làm người là có nửa thiện nửa ác. Vì thế, chúng ta học Thánh hiền, học Phật, thân cận thiện tri thức là một việc rất quan trọng.

Ngày xưa, có hai người bạn thân nhau thường đi buôn bán ở phương xa. Một người bán vải, một người bán vàng.

Một hôm, họ đến bán ở thôn quê. Trong thôn có một người muốn mua vàng, nhưng không biết vàng giả hay thật. Tục ngữ có câu: “Vàng thật không sợ lửa thử”. Người mua vàng yêu cầu đem lửa nấu thử vàng mới chịu mua. Do đó, họ liền ôm củi chất lại đốt lên đem vàng bỏ trong lửa; nếu muốn vàng chảy ra thì phải đợi một khoảng thời gian. Người mua vàng và người bán vàng đều đợi rất lâu. Người bán vàng vào nhà vệ sinh đi tiểu. Người mua vàng vào trong nhà ngồi uống nước.

Lúc này, gã bán vải thừa cơ hội lén gắp vàng ở trong đống lửa, rồi vội vã bỏ vàng nhét vào trong vải. Người bán vàng đi ra, hắn giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, chờ cơ hội chuồn lẹ. Nhưng vàng bọc trong vải bốc cháy lên, hắn bị bắt ngay tại trận. Chẳng những hắn không lấy trộm được vàng mà vải cũng bị cháy sạch. Người đời thường vì ham lợi mà bị che mờ tâm trí, làm những việc thật ngu ngốc.

Bài học đạo lý

Phật pháp dụ như vàng. Ngoại đạo không biết phương pháp tu hành của Phật pháp, cũng không nương theo pháp mà tu hành, giữ giới. Họ chỉ lấy danh từ của Phật pháp rồi đem sửa lại; hoặc lén học theo nghi thức rồi cho là đạo của mình. Họ đem ra tán tụng ở đạo tràng; chẳng những không phù hợp đúng cách thức mà còn chẳng ra giống gì, chỉ giả làm hình thức mà thôi. Họ không biết được quí giá của Phật pháp ở đâu, cũng tự đánh mất lập trường của mình. Chẳng phải như người bán vải trộm vàng hay sao?

Trong tâm mỗi người đều ẩn chứa tập khí xấu ác tham, sân, si. Có người thì nhẹ, có người bị nặng, gặp nhân duyên thì nó lộ ra. Có người biết tự trọng thì tự mình khắc phục lòng ham muốn để tránh phạm pháp. Khi Khổng Phu Tử còn tại thế, có người đến hỏi:

- Thưa Phu Tử! Giả như ngài gặp cảnh khốn cùng bức bách, bỗng có hai lượng vàng trước mặt và khi ngài ở trong núi thẳm hang cùng, chợt có cô gái vô cùng xinh đẹp. Xin hỏi ngài có động tâm không?

Phu Tử đáp:

- Động, động, động!

Phu Tử nói liên tục mấy chữ động. Phu Tử là bậc Thánh ở Trung Quốc, tất nhiên không đến nỗi lấy trộm, hoặc làm việc phi pháp; nhưng ngài không dám nói trong tâm mình không động. Vì thế, chúng ta khởi tâm động niệm đều là mầm móng làm thiện hay ác.

Chúng ta có thể thấy tâm tham là thiên tính của nhân loại. Thiên tính này từ đâu? Có phải tự nhiên trời sinh ra không? Trời ban cho người này tính hiền lành, ban cho người kia hung ác; lại có người thì nhẹ, có người thì nặng. Như thế là không công bằng rồi.

Đức Phật dạy: “Liên quan đến tính thiện hay tính ác của con người là do tích tập từ vô thỉ đến nay, có người tích chứa nhẹ, có người tích chứa nặng”.

Đã là con người thì có ý nghĩ tham, gặp duyên xấu liền làm ác, gặp duyên tốt thì tính ác cũng biến thành thiện; ngược lại, gặp duyên xấu tính thiện cũng biến thành ác. Vì sao? Vì nó có liên quan đến duyên thiện, ác đời trước mà duyên thiện, ác ảnh hưởng đến đời này. Nhưng có những người đời này mới bắt đầu gặp duyên thiện, ác. Cho nên, chúng ta học Phật, thân cận được thiện tri thức là một việc rất quan trọng.

Chuyện 33

Vua ra lệnh đốn cây hái trái

Lời dẫn: Con người là tối linh trong muôn vật, có hiểu biết, có tài năng, có tầm nhìn xa trông rộng, có lương tâm, có đạo đức. Bất cứ làm việc gì, họ cũng suy nghĩ kĩ, dự tính cho tương lai, mới có giá trị tối linh trong muôn vật.

Nhưng có những người sống thực dụng, bất cứ việc gì cũng chỉ thấy lợi trước mắt mà không nghĩ đến tương lai, việc này đâu đâu cũng thấy. Như kẻ giết người để cướp của. Kẻ chuyên đi trộm cắp làm nghề sinh sống. Kẻ thừa tiền đi cặp bồ mại dâm làm thú vui. Kẻ có chức quyền tham ô để làm giàu. Kẻ dùng lời ngon tiếng ngọt chuyên đi lừa đảo để sinh sống. Những việc này đều có thể nói là đốn cây hái trái.

Xưa kia có một nhà vua. Trong vườn hoa của vua có trồng một cây ăn trái rất cao to, cành lá sum sê. Mỗi năm, cây này kết trái sai nặng trũi, lại rất thơm ngọt. Người ăn trái cây này chẳng những thơm ngọt mà còn được mạnh khỏe, trẻ đẹp; cho nên, nhà vua rất quí. Nhân dân trong và ngoài nước nghe đồn trái cây quí báu như vậy, ai mà không muốn ăn nó? Đáng tiếc là cây này sống trong hoàng cung, được nhà vua yêu qúy thì ai mà dám hái?

Một hôm, có sứ giả người nước ngoài đến yết kiến nhà vua. Vua ra lệnh tiếp đón sứ thần trong vườn cây này. Từ lâu, sứ giả đã nghe trong vườn nhà vua có một cây ăn trái rất qúy nên rất muốn ăn thử mùi vị trái cây. Nhưng nhà vua chưa ban cho, làm sao sứ giả dám hỏi? Ngày hôm sau, sứ giả được vinh hạnh yết kiến nhà vua. Vua hỏi:

- Sứ thần không quản ngại đường xa đến đây có điều gì chỉ dạy?

Sứ giả thưa:

- Tâu bệ hạ! Thần không dám. Lần này thần phụng mệnh đại vương nước thần đem phẩm vật đến đây cống nộp, xin ngài vui lòng tiếp nhận.

Nhà vua rất vui vẻ sai bày yến tiệc đãi sứ thần. Sau khi dùng yến tiệc xong, sứ thần thưa:

- Tâu bệ hạ! Thần có nghe trong vườn của ngài có trồng cây ăn trái, quả rất thơm ngọt, người nào ăn trái này được mạnh khỏe, trẻ đẹp. Nhưng cây rất cao lớn không biết bằng cách nào hái cho thần một trái ăn thử có được không?

Suy nghĩ một lúc, vua liền ra lệnh:

- Quân lính đâu! Hãy đốn cây để hái cho sứ thần vài trái.

Sứ thần được vua ban cho trái cây hớn hở trở về nước. Nhưng trôi qua vài ngày, cây liền héo úa, trái rụng xuống đầy mặt đất. Nhà vua vô cùng hối hận, phải chi đừng đốn cây. Từ đó về sau, trong hoàng cung không còn trái cây qúy báu thơm ngọt để ăn.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức, con người là động vật có hiểu biết, có tầm nhìn xa trông rộng; nhưng vì hám lợi trước mắt và hưởng thụ vật chất mà không tiếc qúy hạnh phúc và tiền đồ vào tương lai nên vứt bỏ sạch. Nhà vua trong câu chuyện là vị đứng đầu cả nước, chúng tôi nghĩ ông không đến nỗi ngốc mà không biết rõ quy luật chặt cây sẽ không sống lại được. Câu chuyện chỉ là thí dụ mà thôi, thí dụ có rất nhiều ý nghĩa. Chúng tôi xin nêu ra vài điều:

Khi con cái còn nhỏ, tất cả mọi việc đều nhờ vào cha mẹ, con cần gì cha mẹ liền đáp ứng. Bất luận là y phục, thức ăn, phương tiện đi lại, tiền học, thuốc men v.v…tất cả mọi việc đều là công sức, tâm huyết của cha mẹ. Thậm chí, cả đời cha mẹ chi tiêu tiết kiệm, tích góp của cải cũng là để lại cho con cái. Phận làm con phải cảm kích và hiếu thuận muôn phần với cha mẹ mới đúng. Nhưng con cái cứng đầu bướng bỉnh làm cho cha mẹ thất vọng, đau buồn. Như thế, chẳng phải làm tổn hại nhân cách và tiền đồ của mình hay sao?

Chúng ta sinh ra ở đây, lớn lên ở nơi này; nơi đây là đất nước của chúng ta. “Mọi người vì ta, ta vì mọi người”. Phải nên đồng tâm hiệp lực. Nhưng có người muốn phá hoại sự bình yên của xã hội. Có kẻ muốn làm hán gian. Có người tham nhũng tổn hại tài chính quốc gia. Nếu bị mất nước chúng ta có được sống yên ổn không?

Giao tiếp bạn bè, chúng ta phải dìu dắt, giúp đỡ lẫn nhau là có lợi ích với nhau cùng thành công với nhau. “Thấy lợi quên nghĩa” là chúng ta hại người cũng chính là hại mình. Xã hội, quốc gia đều là một thể giúp đỡ lẫn nhau, là được lợi ích với nhau; làm hại lẫn nhau là có hại chung. Đức Phật dạy: “Nhân quả với nhau”. Chúng ta muốn làm người trung hiếu, tiết nghĩa; hay muốn làm người bất trung, bất hiếu, bất nghĩa; muốn làm người lưu lại tiếng thơm muôn đời; hay làm người để lại tiếng xấu vạn năm là trong một niệm của chúng ta.

Chuyện 34

Rút ngắn đoạn đường gánh nước

Lời dẫn: Có một ông cụ nhìn thấy đám trẻ con đang chơi vui đùa, liền bảo:

- Này các cháu! Các cháu rất ngoan, rất thông minh; cụ lại nghe nói các cháu rất giỏi, ta rất thương yêu các cháu.

Bọn nhóc nghe ông cụ khen như thế, hớn hở vui mừng, chạy lại gần ông. Ông cụ dùng chiêu dụ cao hơn:

- Các cháu ơi! Lá cây rụng đầy sân dơ quá, các cháu giúp ông quét sạch được không?

Bọn nhóc vui vẻ quét sạch xong rồi trở về nhà.

Đây là một loại phương tiện gạt trẻ con. Nhưng vì sao ông cụ lại gạt trẻ con? Vì mưu đồ của mỗi người không giống nhau. Có người làm lợi ích cho mọi người. Có người vì ích kỉ cho cá nhân mình. Có người cố tình lừa đảo vì có mục đích riêng. Có người dạy người khác làm điều thiện v.v…Trong đó, có sự khác biệt giữa thiện-ác, trung-gian, chính-tà.

Đức Phật cũng có một câu chuyện thí dụ rất hay:

Ngày xưa, có một thôn nọ cách hoàng cung của nhà vua khoảng tám mươi dặm. Thôn này có một con suối nước chảy trong veo rất ngọt, nhà vua ra lịnh cho dân chúng ở thôn này: “Mỗi ngày gánh nước suối vào cung vua”. Ban đầu, dân chúng họp bàn cách gánh tiếp sức, họ làm một cách miễn cưỡng. Nhưng lâu ngày, dân chúng cảm thấy con đường quá xa, họ đâm ra mệt mỏi, ai nấy đều muốn đi khỏi thôn này, để khỏi phải hàng ngày gánh nước cho nhà vua, công việc nặng nhọc, mất nhiều thời gian, nhưng chẳng có đồng công nào.

Trưởng thôn biết được tin tức này, liền suy nghĩ: “Nếu như dân chúng bỏ đi thì ta tâu với vua như thế nào?”. Do đó, trưởng thôn liền triệu tập mọi người mở cuộc họp. Ông nói:

- Kính thưa đồng bào! Hôm nay chúng tôi mời các vị đến đây là để thảo luận vấn đề cải thiện gánh nước như thế nào cho đỡ cực nhọc. Mỗi ngày, các vị gánh nước cho nhà vua rất vất vả, đường đi lại rất xa, nhưng chúng ta không thể không có tinh thần trung thành với vua và yêu nước. Cho nên chúng tôi nghĩ đành phải rút ngắn con đường, đó là cách tốt nhất.

Trưởng thôn vừa phát biểu xong, mọi người đều vỗ tay tán thành, cả hội trường đều nhất trí đồng thanh nói lớn: “Hoan hô hay lắm!”.

Trưởng thôn lại hỏi:

- Xin các vị hãy yên lặng! Mọi người có biết từ thôn chúng ta đến hoàng cung có bao nhiêu dặm không?

Mọi người cùng trả lời:

- Dạ, tám mươi dặm.

- Chúng tôi sẽ tâu lên nhà vua từ tám mươi dặm sửa lại thành năm mươi dặm được không?

- Rất tốt! Rất tốt!

Dân chúng trong thôn đều hớn hở đồng ý. Vì thế, thôn trưởng đến thỉnh cầu nhà vua con đường từ tám mươi dặm sửa lại thành năm mươi dặm. Nhà vua phê chuẩn rút ngắn đoạn đường, dân chúng vui mừng khôn xiết như điên cuồng. Họ cho rằng từ nay về sau không còn đi con đường xa như trước. Mặc dù có những người thông minh nói với họ con đường không có rút ngắn, vẫn giống như trước đây. Nhưng dân chúng vẫn không tin.

Bài học đạo lý

Các vị đạo đức! Đức Phật dạy hành đạo Bồ-tát phải tu tam chỉ tu lục độ, trải qua trăm kiếp tu hành mới được tướng hảo. Có người vừa nghe Phật đạo tu lâu dài như thế, liền không dám tinh tiến vươn lên. Do vậy, Đức Phật thuyết pháp khai mở phương tiện nói có ba thừa hoặc năm thừa, chính là nói theo căn cơ của chúng sinh mà có nhiều pháp, cũng có thể làm cho chúng sinh dần dần vào Phật đạo Đại thừa. Nếu bậc thượng căn lợi trí thì Phật nói nhất thừa Phật pháp, đốn ngộ Phật pháp thành Phật, hoặc tức thân thành Phật.

Có rất nhiều chúng sinh đều tham cuộc sống sung sướng hiện tại mà mãi mãi đánh mất tương lai. Nếu bậc trí nói: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ”, giống như đàn khảy tai trâu, gợi mở tâm Bồ-đề của họ không được. Cho nên phải nói: “Lạy Phật, niệm Phật có linh nghiệm và cảm ứng như thế, họ mới chịu học Phật”. Đặc biệt là ngày nay thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, mọi người đều tham hưởng thụ cuộc sống vật chất. Nếu chúng ta nói Phật pháp phải tu khổ hạnh như thế, như thế… thì mới thành tựu Phật đạo, họ sẽ tránh xa.

Hiện nay lại gặp thời đại mạt pháp, ngoại đạo thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng, chúng nói: “Tu đắc đạo nhanh chóng”. Trở thành hướng chung của mọi người, dù sao họ cũng bằng lòng đến với đạo. Bạn nói đi, bạn đúng? Hay họ đúng? Phương tiện thuyết pháp phải dùng ngôn từ hiện đại để giải thích Phật pháp? Hay dùng khoa học để chứng minh Phật pháp? Hay dùng ngôn từ hoa mỹ để giảng nói Phật pháp? Nếu như dùng phương pháp lừa dối để giảng nói Phật pháp thì Phật pháp trở thành tà pháp. Thuyết pháp không phải là vật để đùa giỡn. Then chốt hướng dẫn mọi người vào chính đạo; hoặc vào tà đạo, chính là ở đây.

Chuyện 35

Bóng người trong gương báu

Lời dẫn: Kinh Kim Cang ghi:

Tất cả pháp hữu vi.

Như mộng huyễn, bọt nước.

Như sương như điện chớp.

Cần phải quán như vậy.

Đây chính là nói: “Tất cả mọi sự vật ở thế gian đều luôn thay đổi, như mộng như huyễn”. Bãi bể biến thành nương dâu, nương dâu biến thành bãi bể. Sóng trên sông Trường Giang làn sau đẩy làn trước. Người thế hệ trẻ không lâu thành thế hệ già. Tất cả sự vật trôi qua trong thoát chốc, chỉ lưu lại trong trí nhớ, làm cho chúng ta luân hồi trong sáu đường, sinh tử vô tận, khổ báo vô cùng, không biết khi nào mới thoát khỏi biển khổ?

Xưa kia, có một thanh niên con nhà giàu có. Bởi vì, cha mẹ mất sớm để lại cho hắn một gia tài khổng lồ. Gã thanh niên này chưa từng nếm mùi thất bại, trải nghiệm sự đời, cũng không biết sự cực khổ kiếm được đồng tiền. Hắn ỷ mình giàu có nên ăn chơi tác tráng, sống buông thả cho qua ngày. Nhưng của cải có giới hạn mà hắn vung tay quá trán thì vô hạn; chỉ qua vài năm, hắn xài phá sạch gia tài khổng lồ của cha mẹ để lại.

Thoáng chốc, hắn trở thành tên bần cùng không còn gì để duy trì cuộc sống. Ban đầu, hắn đến bạn bè quen thân, hoặc bà con để vay mượn sống cho qua ngày. Sau đó, họ đều từ chối không cho hắn mượn nữa, hắn đến hỏi mượn người lạ; hoặc làm kẻ ăn xin bên đường. Vì các chủ nợ bao vây đòi tiền, hắn không có cách gì trả nổi nên phải bỏ làng ra đi. Do đó, hắn đi thẳng vào rừng sâu vắng vẻ. Đến nơi, hắn thảng thốt bàng hoàng, liều mạng tìm rau, trái cây dại ăn cho đỡ đói. Cuộc sống của hắn tuy cực khổ thân nhưng tinh thần an vui.

Một hôm, ở trong rừng vắng, bỗng nhiên hắn phát hiện một cái rương đan bằng mây, mở rương ra hắn thấy trong đó rất nhiều của báu vật lạ. Hắn vui mừng khôn xiết chợt thốt lên: “Trời ơi! Ông đã ban của cải cho con”. Hắn nghĩ sẽ thanh toán hết nợ nần trước đây hắn đã vay mượn, không còn bị mọi người xem thường và hủy nhục.

Lúc hắn sắp lấy của báu, chợt thấy dưới đáy rương có một chiếc gương. Hắn nhìn vào gương phát hiện có người ở trong đó, làm cho hắn vô cùng sợ hãi. Hắn cho rằng hành vi hắn muốn lấy của báu bị người trong gương phát hiện; vì hắn cho là vật không có chủ, hóa ra là vật có chủ ở đây giữ gìn. Hắn lập tức nói rối rít:

- Tôi xin lỗi! Tôi tưởng là vật không có chủ, té ra ông ở đây. Xin ông hãy tha thứ. Tôi chưa hề lấy vật báu nào, thành thật xin lỗi, xin lỗi!

Hắn nói xong, co giò chạy thục mạng không dám quay đầu lại, sợ người trong gương đuổi theo.

Bài học đạo lý

Một rương đựng đầy châu báu vốn là vật không có chủ, gã thanh niên phát hiện phải thuộc về hắn. Nhưng vì bóng của mình hiện trong gương làm hắn sợ hãi bỏ chạy. Đây không phải là việc đáng tiếc và đáng thương hay sao?

Nhân sinh như trò đùa, như giấc mộng. Cuộc sống con người luôn đi đôi hai mặt: mừng-giận, khổ-vui, giàu sang-nghèo hèn, thành công-thất bại, lợi-hại, được-mất; như một màn diễn tuồng trên sân khấu. Tình thương của cha mẹ, anh em ruột thịt, vợ chồng cũng không thật, chỉ làm cho chúng ta từ mê đến mê, mà còn tạo nghiệp mãi cho đến khi hơi thở sắp tàn vẫn còn nghĩ đến để lại của cải cho con cháu. Tắt thở tức là nghìn thu vĩnh biệt. Cho nên nói: “Khi chết ta chẳng đem theo vật gì, chỉ mang theo nghiệp bên mình”.

Bậc Cổ đức dạy: “Mười năm đèn sách không ai hỏi, phút chốc nổi danh vạn người hay”. Thế nào là nổi danh? Là được đậu trạng nguyên, nhà vua phê chuẩn ngồi trên xa giá diễu hành ba ngày, cờ xí rợp trời, về quê lễ bái ông bà, làm rạng rỡ tổ tiên, mọi người hân hoan chào đón. Nhưng nếu trong thoáng chốc bị gian thần hãm hại thì cả gia tộc đều bị tịch thu tài sản, gia đình tan nát, trở thành kẻ lang thang đi xin ăn khắp đầu đường xó chợ. Xưa nay, bước thăng trầm chốn quan trường là việc khó tránh khỏi. Vấn đề quan trọng nhất là con người đến phút cuối cùng vẫn vui đùa trên sân khấu, mờ mịt không biết quay về nơi đâu.

La Trạng Nguyên nói: “Làm quan xử án mấy mươi năm, những chuyện đúng sai có vạn nghìn, một nhà ấm no nghìn nhà oán, công danh nửa đời oán trăm đời”. Người nào tránh khỏi oan khiên? Cho dù đời nay không có, nhưng khi xuống âm phủ, vua Diêm La truy cứu thiện ác nhiều đời thì có oan gia trái chủ đời trước đến tính sổ. Bạn thiếu họ, họ thiếu bạn đều tính mãi không xong. Chúng ta đừng vì hạnh phúc nhất thời mà tạo oan khiên nhiều đời, thật không dễ gì gặp được kho báu Phật pháp, mà để năm dục phiền não lôi cuốn, không chịu tinh tiến tu hành; đây là điều thật đáng tiếc và đáng thương.

Chuyện 36

Vì tham mà móc mắt tiên nhân

Lời dẫn:Lòng tham là thiên tính của con người, nhưng tham cũng có tham thiện, tham ác, tham chính, tham tà. Phần đông mọi người đều vì tự tư tự lợi mà tham. Con người vì tham của cải, sắc đẹp, danh lợi mong được càng nhiều càng tốt nên dẫn đến hành vi tạo tội ác. Vì thế, Đức Phật dạy tham, sân, si là ba độc.

Ngày xưa, có một tiên nhân ở chốn rừng sâu tu học đạo khổ hạnh, cuối cùng ngài chứng đắc ngũ thông. Ngũ thông là Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, tha tâm thông và túc mạng thông. Thiên nhãn thông là có thể nhìn thấu sự vật ở rất xa, dù ở trên trời hay dưới nhân gian. Thiên nhĩ thông là có thể nghe tất cả mọi âm thanh. Thần túc thông là bay đi tự tại khắp thiên hạ năm châu bốn biển. Tha tâm thông là biết được trong tâm người khác đang suy nghĩ điều gì. Túc mạng thông là biết được sự việc mình và người khác ở quá khứ đời trước.

Vị tiên nhân này, vì chứng thiên nhãn thông thấy được châu báu nằm ẩn dưới lòng đất nên chuốc lấy tai họa vào thân. Bởi vì, dân chúng nghe tiên nhân nhìn thấu rõ châu báu ở dưới lòng đất nên một đồn mười, mười đồn trăm, truyền khắp cả nước. Nhà vua nghe được tin này, liền hỏi các cận thần:

- Này các khanh! Các ngươi có nghe dân chúng đồn trong núi kia có vị tiên nhân tu chứng ngũ thông thấy được châu báu nằm ẩn dưới lòng đất không?

Các đại thần thưa:

- Tâu bệ hạ! Chúng thần có nghe nói, nhưng chưa thấy vị tiên nhân này.

- Chúng ta hãy mời tiên nhân này về ở luôn trong nước của chúng ta, để ông ta chỉ chúng ta khai thác tài nguyên ở dưới lòng đất. Khanh nào mời được ông ta để chỉ kho tàng châu báu?

Có một đại thần thưa:

- Tâu bệ hạ! Thần xin đi vào trong núi thỉnh vị tiên nhân này.

Vị đại thần này đi vào núi mời tiên nhân. Nhưng bất luận đại thần dùng mọi cách khuyên mời, cưỡng bách, dụ dỗ mà tiên nhân vẫn không chịu nói kho tàng châu báu. Cuối cùng đại thần móc mắt của tiên nhân đem về dâng lên nhà vua. Vua hỏi:

- Tại sao khanh lại móc mắt của tiên nhân?

Đại thần thưa:

- Tâu bệ hạ! Cho dù thần dùng đủ mọi cách nhưng tiên nhân cũng không chịu hợp tác, ông ta có thể thấy châu báu trong lòng đất chính là đôi mắt này; cho nên thần móc mắt của ông ta thì thấy được châu báu trong lòng đất. Chúng ta cần gì hợp tác với ông ta?

Bài học đạo lý

Nhà vua vì muốn khai thác kho tàng châu báu trong lòng đất mà cầu tiên nhân chỉ dạy. Tên đại thần vì không sai khiến được tiên nhân nên móc mắt của ông. Một người là tham, một người là ngu si, cấu kết với nhau hại tiên nhân. Hại người lại không lợi mình thành bất chính là do tâm tham thôi thúc phải không?

Lòng tham như là thiên tính của nhân loại. Thật ra là thói quen từ vô thỉ đến nay, chúng ta gọi thiên tính cũng được, thói quen cũng chẳng sai. Làm người không thể không có lòng tham, có tham người ta mới cạnh tranh lẫn nhau, thúc đẩy xã hội, quốc gia tiến bộ nhanh chóng. Nếu như con người không có lòng tham thì ai nấy đều sinh ra lười biếng, ngay cả chuyện ăn uống cũng trở thành vấn đề bàn cãi tiến bộ cái gì?

Mỗi việc ở thế gian đều có hai mặt đúng sai. Chúng ta theo phương pháp chính đáng để cạnh tranh cầu tiến bộ, tất nhiên là đúng. Nhưng thường ở thế gian là tham không biết đủ, đưa đến tranh giành, tính toán so đo, tạo nghiệp. Vậy mọi người có thể ngăn chặn được lòng tham phạm pháp không? Có người hiểu sai nói: “Phật pháp tiêu cực dạy người không được tham”. Kì thật, tham hợp tình hợp lý và không trái với Phật pháp. Bởi vì: “Phật pháp ở thế gian không lìa thế gian mà giác ngộ”. Phật pháp ở thế gian làm lợi ích cho thế gian, giác ngộ ngay thế gian, bằng không thì Phật pháp chẳng có ai đến. Có hạng người tham là tham không đáy, đều là tham hại người lợi mình, tham bóc lột người khác, là tham tạo nghiệp làm ác. Vì thế, Phật pháp nói tham, sân, si là ba độc. Chúng ta muốn tránh khỏi tham ác này thì phải có trí huệ.

Chuyện 37

Giết oan đàn trâu

Lời dẫn:Dân gian ta có câu: “Ăn không được thì phá cho hôi.Đây chính là nói những gì mình muốn không được thì cũng không muốn người khác có được; đó là căn tính thấp hèn của nhân loại. Người làm việc sai trái thường hay che giấu. Khi sự việc bị người khác phát giác không thể che giấu thì thấy xấu hổ hóa khùng, làm những việc thật đáng tiếc; đây cũng là căn tính thấp hèn của con người. Là do lỗi của ai? Nên trách người phát giác hay trách mình làm việc sai trái? Cả hai. Nếu hai bên có lý trí một chút thì sẽ không xảy ra sự việc đáng tiếc. Tốt nhất là mọi người đều phải có lý trí, hay mọi người đều không nên làm việc sai trái phải che giấu.

Thuở xưa, có một người nông dân nuôi hai trăm năm mươi con trâu. Mỗi ngày, hắn thức dậy từ sáng sớm đến tối mịt chăm sóc đàn trâu chu đáo. Vì do chăm sóc đàn trâu có lúc hắn quên ăn bỏ ngủ, lao tâm khổ tứ vì chúng. Nhờ hắn cần cù chịu khổ như vậy, nên cuối cùng hắn trở thành người chăn trâu giàu có nhất trong thôn. Đàn trâu sống trong môi trường thoải mái, ăn uống đầy đủ nên mập mạp, lông bóng mượt.

Một hôm, có một con cọp từ trên núi xuống, nó xông thẳng vào chuồng tấn công bầy trâu ăn no ngủ kĩ, thân trâu tuy mập to nhưng ít linh hoạt lại ngu cực kỳ; cuối cùng, cọp vồ giết chết một con. Trong chốc lát, nó ăn no rồi lặng lẽ trở về rừng. Khi gã nông dân phát hiện trâu bị giết thì không biết cọp đi về hướng nào.

Gã nông dân chẳng những không nghĩ cách để bảo vệ an toàn cho đàn trâu mà còn càm ràm với chúng: “Ta đã khổ công nuôi hai trăm năm con trọn vẹn, nhưng nay lại bị cọp ăn mất một con thì giống như bình ngọc có vết nứt, còn có giá trị gì đâu mà nuôi giữ?”. Hắn rất đau buồn tự nói lầm bầm: “Tại sao lúc đầu ta bỏ ra một số tiền vốn rất lớn để nuôi đàn trâu này? Vì sao ta phải cực khổ đi khai hoang vùng đất rộng rãi trồng cỏ nuôi trâu như thế? Mà nay đàn trâu không còn được đầy đủ, để chúng nó sống có ý nghĩa gì?”.

Hắn ngồi cúi đầu trầm tư suy nghĩ trong chốc lát, cuối cùng hắn quyết định táo bạo. Hắn lùa hết đàn trâu nhiều năm nuôi nấng cực khổ đến bên mé vực thẳm, hang sâu thăm thẳm, hắn đánh đập đẩy từng con lao xuống vách núi hang sâu; cả đàn trâu hai trăm bốn mươi chín con đều chết oan hết. Hắn lại khinh khỉnh ra về.

Bài học đạo lý

Người xuất gia thụ trì hai trăm năm mươi giới, nếu không chuyên tâm giữ gìn, lỡ phạm một giới không lo sám hối, lại nghĩ: “Ta đã không giữ giới trọn vẹn, chi bằng phạm nhiều giới; hoặc phạm tất cả giới thanh tịnh”. Như thế, chẳng những không ra thể thống một người xuất gia mà ngay cả cư sĩ tại gia cũng không bằng, thì khác nào như gã nông dân nuôi dưỡng bầy trâu cực khổ rồi đẩy hết xuống hang sâu?

Kiến thức của con người có nông-cạn không giống nhau. Thiện-ác, trung-gian cũng khác nhau rất xa, hành vi tà-chính cũng sai biệt rất lớn, tâm con người là biến thiên vạn hóa. Cho nên, chúng ta muốn đánh giá tốt xấu về người nào đó thật không dễ dàng. Bậc Cổ đức dạy: “Quen biết khắp thiên hạ, hiểu mình được mấy người”.

Có những người có học vấn, kiến thức rất rộng nhưng làm việc lại làm những việc rất ngu xuẩn. Có người tuy học vấn, kiến thức kém nhưng làm việc lại hợp tình hợp lý. Đây gọi là: “Người làm việc giỏi có kiến thức kém, người làm việc dở có kiến thức rộng”.

Tại sao tâm con người biến thiên vạn hóa? Tại sao người làm việc giỏi mà kiến thức kém? Có người nói vận mệnh sai khiến. Có người nói quỉ thần sai nó như vậy. Phật pháp nói: “Tất cả mọi việc đều do nghiệp sai khiến”. Bởi vì từ đời vô thỉ đến nay, chúng ta đã tích tập rất nhiều nghiệp thiện ác, nghiệp lực thiện ác này sinh khởi hiện hành, gặp hoàn cảnh như thế nào thì nghiệp lực dẫn dắt như thế ấy. Cho nên, dù người trí thức rộng, nhưng cũng làm những hành vi thấp kém; hoặc hành vi lúc thiện lúc ác.

Vì thế, chúng ta học Phật, trước phải học chính tri, chính kiến; giống như chúng ta muốn đến một nơi nào phải biết rõ đường đi. Tin theo mù quáng, chẳng những không đạt được mục đích mà còn rời xa mục đích càng ngày càng xa. Chúng ta làm người, xử thế cũng phải có chính tri, chính kiến thì mới có thể tránh được làm ác, tạo nghiệp. Chúng ta tu hành cũng vậy phải nỗ lực tinh tiến, tu tập chính định mới có thể khai mở trí huệ. Nếu không thì đi vào tà đạo thật đáng tiếc biết bao.

Chuyện 38

Mong nước đừng chảy

Lời dẫn:“Người phải vươn lên, nước thì chảy xuống”. Đây chính là tính chung của sự vật. Con người sống mà không vươn lên là người không có chí khí. Nước không chảy xuống trừ phi có vật chặn nó lại, lý lẽ này rất rõ ràng. Nhưng vẫn có người không biết nguyên lý này, lại không chịu học theo chí khí của người khác để hiểu biết mà chỉ mong thành công, giống như nước không chặn lại mà muốn nó đừng chảy, chẳng phải là hành vi của kẻ ngu si hay sao?

Thuở xưa, có một người rất thích đi du lịch, có thể nói năm nào hắn cũng đi khắp đó đây. Bậc Cổ đức dạy: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.”. Người đi du lịch nhiều nơi làm tăng trưởng sự hiểu biết, tâm trí càng nhìn rộng. Nhưng hắn chẳng có tăng trưởng kiến thức tí nào, trái lại còn cố chấp bị vật trói buộc.

Một hôm, hắn đi trên đường vừa mỏi mệt vừa đói khát, nhưng phía trước là một cánh đồng hoang vu, không có một con sông cũng không có ao hồ. Biết tìm nước uống ở đâu đây? Đang lúc buồn rầu hắn chợt phát hiện ở phía đông cánh đồng thấp thoáng một ngọn núi. Hắn nghĩ: “Có núi ắt phải có nước”, nên hắn đi thẳng đến chân núi. Quả nhiên, có người đang cày ruộng dưới chân núi, họ nối nhiều ống tre để dẫn nước vào ruộng, nước từ trong ống tre chảy ra trong veo mát lạnh. Hắn nhìn thấy dòng nước chảy ra vui mừng khôn xiết, liền uống một hơi thoả thích.

Hắn uống nước no xong, bỗng nhiên nghĩ ra một cách kỳ quái: “Ta mong nước trong ống tre đừng chảy ra nữa vì ta đã uống no rồi, đã khát rồi. Tại sao nước vẫn chảy mãi nhỉ”. Do đó, hắn nổi tức giận, điên cuồng quát lên: “Ta đã uống no rồi. Tại sao mi cứ chảy mãi thế?”. Lúc hắn đang tức giận đùng đùng thì có một người nông dân ở bên chân núi đến hỏi:

- Này anh! Người nào chọc anh tức giận thế?

Hắn đáp:

- Dòng nước này không biết gì cả, lúc nãy tôi khát khô cổ họng nên tìm đến đây, giờ đã uống thỏa thích rồi. Vì sao nước cứ chảy mãi thế này? Thật là tức chết đi được.

Hóa ra là tên quá thô lỗ, ngu si cực kỳ. Người nông dân không thèm đếm xỉa đến hắn bỏ đi về phía trước.

Bài học đạo lý

Muôn sự muôn vật ở thế gian đều có nhân mới có quả. Chúng sinh vì ưa tham đắm năm dục mà tạo nghiệp, không chịu buông bỏ thì làm sao không bị quả báo khổ nạn? Khi họ chán ngán cảnh trần, không còn hứng thú; nhưng nếu không đoạn tham dục trong tâm thì làm sao ngăn được dòng nước ham muốn đừng chảy? Hoặc không đoạn nguồn gốc năm dục thì cũng giống như gã ngu si kia không ngăn dòng nước mà muốn nó đừng chảy, thật là nực cười.

Cây có cội, nước có nguồn. Bậc Cổ đức dạy: “Vật có gốc ngọn, sự có thỉ chung, người biết trước sau là gần đến đạo”. Con người có sang-giàu, nghèo-hèn, khôn-dại, hiền-dữ; cho đến tính tình có thiện-ác, trung-gian, chính-tà đều là nghiệp nhân từ quá khứ, chiêu cảm quả báo khổ vui đời hiện tại. Chúng ta không biết truy tìm nguồn gốc, chỉ trách móc nghiệp quả; hoặc oán trời trách người thì có ích gì?

Vì thế, Đức Phật dạy: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Bậc giác ngộ biết rõ tạo nhân gì sẽ đưa đến quả đó. Cho nên, Tử Tư nói: “Mỗi ngày ta xét lại thân ta ba lần”. Các ngài như vậy làm việc có sai lầm không? Có nói lời đắc tội với người khác, hay nói sai lầm không? Hành động có lỗi với người khác không? Người luôn kiểm điểm như vậy ít tạo ác nghiệp mà tăng trưởng đạo nghiệp. Còn hàng phàm phu nói ra hay hành động đều tăng trưởng tội nghiệp mà tự mình không biết; cho nên lưu chuyển trong sinh tử, nghiệp báo vô cùng.

Đời trước, chúng ta có tạo nhiều nghiệp, nên đời nay chịu nhiều quả báo, xảy ra những chuyện tai nạn, đau khổ; nhưng không biết sám hối tu hành, lại mê muội cầu thần, khấn Phật; giống như “trèo cây bắt cá” phải không? Đức Phật dạy nhân nào thì quả đó. Nhưng mọi người cố chấp không tin, lại tin xem bói, đoán mạng; khi xử lý sự việc khác nào trèo cây bắt cá? Từ vô thỉ đến nay, chúng ta đã tích tập những thói ác tham, sân, si; cho nên sinh tử vô cùng, khổ báo vô tận. Nếu không chịu nỗ lực tu hành mà oán trời trách người thì giống như gã ngu si trong câu chuyện trách nước chảy mãi phải không?

Chuyện 39

Uổng phí bột gạo

Lời dẫn:Ở Đài Loan có một câu tục ngữ rất hay: “Vật có hình dáng thì nhìn thấy được, nếu không có hình dáng thì tự mình suy nghĩ”.Vật có hình dáng là chúng ta học rất nhiều người mới đuổi kịp thời đại văn minh. Tự mình tư duy là có người phát minh sự vật càng nhiều, càng tốt, càng lý tưởng. Nhưng phần đông biến khéo thành vụng, làm trò cười cho thiên hạ. Người tự cho mình là thông minh thì chẳngphải tự chuốc nhục vào thân?

Ngày xưa có một gã thích đi ngao du đó đây. Một hôm, hắn đến nhà người bạn lâu ngày mới gặp lại. Hắn thấy trên vách tường nhà người bạn láng coong rất xinh đẹp, hắn rất ngưỡng mộ vội hỏi:

- Này anh! Hãy chỉ dùm tôi vật liệu quét trên vách tường là thứ gì?

Người bạn chỉ:

- Việc này chẳng có khó khăn gì, tôi đem gạo xay thành bột rồi thêm bùn và nước trộn đều; sau đó, tôi trét lên rồi chà cho phẳng láng, nên được đẹp như thế.

Hắn nghe người bạn nói khoái chí vô cùng, liền nghĩ: “Khi ta trở về phải làm cho nhà mình láng coong như thế mới xinh đẹp”.

Sau khi, hắn trở về nhà, chuẩn bị các vật liệu bột gạo, bùn. Hắn lại suy nghĩ: “Gạo xay thành bột mịn đẹp như thế rồi, nếu như ta đem bột gạo trộn với bùn thôi, không cần nước thì trét lên tường chẳng phải xinh đẹp, sang trọng hơn nhà anh bạn hay sao?”.

Nghĩ sao làm vậy, hắn lấy bột gạo trộn với bùn rồi trét lên vách tường. Nhưng khi hắn trét lên chẳng những không thấy bằng phẳng, láng bóng mà cả vách tường đều bị lòi lõm, xù xì rất là xấu xí; lại bắt đầu nứt nẻ rớt xuống. Đây không phải là biến đẹp thành xấu hay sao?

Bài học đạo lý

Có những kẻ ngoại đạo nghe bậc Thánh hiền dạy tu các pháp thiện sẽ được sinh lên cõi trời; hoặc thành Thánh hiền. Nhưng sau khi họ suy nghĩ kĩ, lại kết luận: “Con người sau khi chết không thể sinh cõi trời, chúng ta tốn nhiều công sức tu hành, làm việc thiện để làm gì?”. Vì thế, họ muốn mau sinh lên cõi trời nên liền tự sát. Họ cho rằng phương pháp tự sát là khỏi tốn nhiều công sức tu hành, làm việc thiện là con đường tắt thẳng đến cõi trời.

Ai cũng biết họ tự sát, chẳng những không sinh lên được cõi trời mà còn phải chịu đau đớn, lại tăng thêm tạo tội nghiệp sát, sẽ chịu quả báo đọa địa ngục. Việc này khác nào lấy bột gạo trét tường, chẳng những không làm cho vách tường bóng láng xinh đẹp mà còn xấu xí hơn lúc đầu. Thật lãng phí bột gạo, tiền bạc và công sức.

Ở đời, người tự cho mình là thông minh rất nhiều. Nếu như một sản phẩm nào bán chạy thì có kẻ liền làm hàng giả, nhái theo nhãn hiệu để tung ra thị trường; kết quả hàng giả vẫn là hàng giả, lừa đảo chỉ một lúc nào đó không thể lâu dài được. Bọn buôn lậu vì hám lời nhất thời, cho đó là việc làm thông minh. Nhưng hại sức khoẻ của người tiêu dùng, họ được lợi ích; trái lại, họ tự phá hủy danh dự uy tín của minh, đến khi bị mọi người phát hiện thì nhân cách và đạo đức của họ suy đồi trầm trọng, không còn uy tín, mọi người nhìn thấy lánh xa. Họ có làm việc gì cũng không ai chịu hợp đồng; đây chính là quả báo thất bại.

Kẻ trí thức cùng với người xấu làm điều xấu, cùng nhau tham ô, bòn rút của công. Người nông dân vì hám lợi gieo phân bón hóa học cho nhiều, thúc lúa lớn nhanh, dẫn đến hại sức khỏe mọi người. Công nhân trộm lấy vật tư đi bán lén bên ngoài, làm cho nhiều công trình không đảm bảo chất lượng bị sụp đổ. Kẻ kinh doanh dùng nhiều chất hóa học, hàng giả tung ra thị thường bán giảm giá, hại người dân tiêu dùng, mình được giàu to. Như vậy, ai nấy đều tàn hại lẫn nhau, làm cho xã hội bất ổn khắp nơi.

Có những quốc gia hao tốn rất nhiều tinh thần và vật chất để bồi dưỡng nhân tài, phát minh ra những thành phẩm mới. Lại có những nước đi trộm lấy chất xám của người nước khác đã cực khổ nghiên cứu tìm tòi, chế tạo ra hàng dỏm để cạnh tranh với hàng thật. Có những người đầu tư số vốn rất lớn để quay dựng một bộ phim, vừa hoàn thành thì lập tức có kẻ gian sang đĩa trộm tung ra thị trường để bán đại hạ giá.

Phật giáo hoằng dương giáo pháp suốt mấy nghìn năm khắp thế giới, mới đi vào trong dân gian, kiến lập sự tín ngưỡng đến với mọi người. Có những kẻ lưu manh trộm danh từ Phật pháp sửa đổi thành một giáo môn riêng của mình, lại còn dùng lời bịa đặt dụ dỗ, hăm dọa dân chúng, dã tâm tham vọng muốn thu phục nhiều tôn giáo quy về một. Xã hội như thế làm sao bình yên được?

Chuyện 40

Thầy thuốc thành thật

Lời dẫn:Người làm thầy thuốc trị bệnh cho mọi người, nhưng tự mình mắc bệnh lại không chữa được. Người làm thầy giáo đi dạy con cái của người khác, nhưng không dạy được con mình. Tiên sinh Giám Dự xem địa lý, phong thủy cho mọi người, nhưng địa lý, phong thủy nhà mình thì lại rất xấu. Thầy bói xem tướng, đoán vận mạng cho mọi người, nhưng không biết vận mạng của mình ra sao. Thế gian có rất nhiều việc tự mình không biết cũng không làm được lại đi dạy cho thiên hạ, chỉ vì cuộc sống kiếm đồng tiền mà làm việc trái với lương tâm, nói điều giả dối. Thế gian này, bạn gặp được bao nhiêu người thẳng thắn và thành thật?

Thuở xưa, có một tên bị đầu sài, hắn vô cùng đau khổ vì cái đầu sài của mình. Mùa đông có thể mặc nhiều y phục thân được ấm áp; nhưng trên đầu cho dù đội chiếc mũ rất dày mà vẫn sợ lạnh. Mè hè thời tiết nóng nực, hắn phải đội mũ mãi quả là một cực hình; nhưng không đội mũ thì ruồi, lằn, mũi luôn vo ve bay đậu ở trên đầu thật là bực mình, làm cho hắn ngày đêm sống không yên ổn.

Một hôm, tình cờ hắn gặp lại người bạn nhiều năm không gặp. Hắn than thở với bạn. Người bạn bảo:

- Cách đây khoảng hai mươi dặm có một thầy thuốc rất giỏi, bất cứ bệnh nan y nào qua tay thầy đều chữa khỏi bệnh. Vì sao anh không tìm đến vị thầy này?

Tên đầu sài nghe bạn mách bảo rất vui mừng. Do đó, hắn theo địa chỉ người bạn ghi để lại tìm đến nhà thầy thuốc; cuối cùng hắn cùng tìm ra được. Hắn đến nhìn thấy tấm bảng treo ghi: “Bạn hãy ngồi đợi một lúc, rồi gặp được thầy thuốc tài giỏi”.

Khi hắn gặp thầy thuốc bày tỏ nỗi đau khổ của mình, xin thầy khám chữa trị dùm. Vị thầy thuốc lấy mũ đang đội xuống nói:

- Anh xem, tôi cũng bị bệnh đầu sài, bệnh của tôi không chữa trị được; làm sao chữa cho anh?

Vị thầy thuốc này rất thẳng thắn chân thành, ông có khả năng chuyên tâm trị bệnh cho nhiều người, nhưng có những bệnh ông thấy mình không chữa được thì nói cho bệnh nhân biết để họ tìm cách chữa, không để chậm trễ. Ông quả thật là một vị thầy thuốc tốt không lừa dối mọi người để moi tiền.

Bài học đạo lý

Ở đời có rất nhiều việc tự mình không hiểu rõ mà cứ khăng khăng y theo văn tự, nghi lễ chỉ dạy cho người là mình mê người mê, dối mình lừa người. Cuộc đời này, nếu ai cũng ngay thẳng chân thật, không lừa dối thì không biết sẽ giảm biết bao nhiều điều thị phi, ít đi kẻ tạo tội nghiệp. Vì sao tiên sinh Giám Dư không tìm cho mình địa lý và phong thủy tốt để được làm ăn giàu có, hay được làm quan? Thần đồng, thầy bói vì sao không chỉ cho mình kiếm được số tiền lớn hay gặp nhiều cơ hội vận may? Những điều này rõ ràng là tự mình cũng không biết được. Vậy tại sao lại đi xem vận tốt, vận xấu cho mọi người? Mọi người vì danh lợi mà dẫn đến việc lừa dối rất nhiều.

Trước đây, có một phụ nữ đến chùa thưa với chúng tôi:

- Bạch sư phụ! Thầy bói nói tướng mạng con tháng đó, năm nay bị sao xấu, làm ăn thất bại, e gặp tai nạn. Xin sư phụ tụng kinh cầu nguyện cho con tiêu trừ tai nạn, giải trừ vận xấu được không?

Chúng tôi nói:

- Này cô! Tai nạn phải tự mình tiêu, vận xấu cũng tự mình giải; người khác không giải thay cho cô được. Bởi vì, tất cả nghiệp báo tai nạn đều do đời quá khứ mình đã tạo, tự mình phải biết tu hành, sám hối mới có thể tiêu trừ. Người khác tụng kinh, sám hối hồi hướng cho cô chỉ là gián tiếp; tự mình tu hành sám hối mới là việc trực tiếp. Vả lại, người khác tụng kinh cầu nguyện cho cô cũng là việc một, hai ngày; tu hành sám hối là việc hàng ngày phải tu, phải thực hành. Tai nạn không phải việc một ngày, hai ngày bạn tụng kinh có thể tiêu trừ hết được; cho nên, tự mình phải tu là việc thích hợp nhất.

- Bạch sư phụ! Con không biết tụng kinh.

- Cô không biết tụng kinh thì niệm danh hiệu Phật đều tiêu trừ tai nạn giống nhau.

Từ đó, cô ta trở về nhà bắt đầu niệm Phật.

Vậy làm thế nào người đời chân thành thẳng thắn không lừa dối? Trừ phi bạn không màng tới danh lợi, vì danh lợi nên mọi người sống không chân thật rất nhiều.

Chuyện 41

Ngư ông được lợi

Lời dẫn:Trong sáu đường có cõi a-tu-la, còn gọi là phi thiên, ý nghĩa là có phúc trời nhưng không có đức trời. Đặc biệt chúng rất thích đánh nhau, nên gọi là a-tu-la. Chúng thường khởi binh đánh nhau với trời Đao Lợi. Kết quả thế nào? Chúng thường chuốc lấy thất bại. Bởi vì, liên quan phúc báo của mỗi người không phải ra sức đánh nhau mà giành được phần thắng.

Người thế gian cũng là thế gian thường xảy ra chuyện đánh với nhau, giữa nước này đánh với nước kia, nhà này tranh chấp nhà nhà nọ, dân tộc này đánh với dân tộc kia. Bất luận là mối quan hệ anh em, bạn bè, bà con thường xảy ra xích mích rồi đánh nhau. Kết quả cuộc chiến thế nào? Phần đông cả hai đều mẻ đầu sứt trán. Bậc Cổ đức dạy: “Giết địch một vạn, ta mất ba nghìn”. Không có chuyện người khác thương vong mà mình bình yên vô sự. Như thế, chẳng phải mượn đao người khác rồi tự đâm mình bị thương hay sao? Huống gì tạo cơ hội cho kẻ thứ ba được lợi?

Trong kinh Phật cũng có câu chuyện thí dụ rất hay:

Ngày xưa, có hai con quỷ rất thân với nhau; cho nên, chúng nó ở chung. Một hôm, cả hai con đi đến nói đồng trống vắng vẻ cùng phát hiện một chiếc rương báu, một cây gậy và một đôi giày cỏ. Cả hai đều biết diệu dụng của ba thứ báu này. Vì vật báu nằm ngay trước mắt nên chúng nó cãi nhau om sòm, con nào cũng nói mình thấy trước, phải được thứ báu này, không ai chịu nhường ai nên chúng đánh nhau.

Lúc đó, có một người đi ngang qua nhìn thấy chúng nó đánh với nhau, liền vội bước đến giải hòa. Hai con qủy mời người này phân xử đúng sai. Qủy A nói:

- Tôi phát hiện trước ba thứ vật báu này, nó phải thuộc về của tôi.

Qủy B nói:

- Không được! Tôi nhặt nó lên trước, phải thuộc về của tôi.

Người đi đường bảo:

- Rốt cuộc ba vật báu này có diệu dụng gì? Làm cho hai ngươi tranh giành như thế?

Hai con qủy đáp:

- Rương là rương báu, nó làm theo ý muốn của chúng ta. Chúng ta muốn ăn ngon, mặc đẹp hay vàng bạc, châu báu thì lấy trong rương này. Cây gậy cũng là gậy báu, nó có khả năng hàng phục kẻ thù. Còn giày cỏ khi mang vào sẽ bay đi tự tại.

Người đi đường nói:

- Thôi! Để ta thử xem nhé! Nếu thực sự nó có diệu dụng như vậy thì ta chia công bằng cho hai ngươi; còn như chỉ là đồ phế bỏ thì cần gì phải tranh giành?

Người đi đường mang giày cỏ, tay cầm cây gậy, tay xách chiếc rương bay lên hư không nói:

- Hai ngươi vì lợi ích riêng mình mà đánh mất tình bạn và nhân nghĩa để tranh giành của báu này. Vật báu này chính là thứ phá hoại tình bạn thân thiết của các ngươi, nay ta đem nó đi để các ngươi sống chung hòa thuận, nối lại tình cũ. Các ngươi hãy cố gắng sống chung vui vẻ nhé. Ta đi đây!

Hai con qủy đứng tiếc ngơ ngẩn nhìn vật báu bị người khác mang đi, chúng đều trắng tay. Chuyện này giống như “Trai, cò giành nhau, ngư ông được lợi”. Câu nói này, chúng ta nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn rất quen thuộc. Từ xưa hai nước đánh nhau thì nước thứ ba được lợi. Hai gia đình dắt nhau ra tòa án kiện thì luật sư được lợi. Đánh bạc, phạt sát hơn thua cũng là kẻ làm cái được lợi.

Bài học đạo lý

Đạt Nhĩ Văn nói: “Muôn vật nằm trong sự cạnh tranh nhau hơn, kém. Vật hơn thì được sinh tồn, vật kém thì bị đào thải”. Con người đấu tranh không ngừng thì mới được tiến bộ. Nhưng trở thành thế giới a-tu-la thì chỉ có lợi, hại mà không có đạo đức và nhân nghĩa, là phúc hay là họa của nhân loại đây? Nếu người kinh doanh sản xuất, chế tạo ra hàng hóa có chất lượng, bền và đẹp để cạnh tranh, được người tiêu dùng ưa chuộng là có phúc. Nhà chính trị đi khắp nơi ngoại giao các nước, vì muốn đẩy mạnh sự tiến bộ văn minh cho đất nước, cho nhân dân là dân có phúc. Nếu như người trung và kẻ gian không hòa thuận thì xảy ra việc bất ổn.

Chúng ta cạnh tranh về trí tuệ, đạo đức làm người dẫn đường, đưa nhân loại tiến bộ và hạnh phúc. Nếu như chúng ta cạnh tranh vì ham muốn, có lợi cho cá nhân thì tạo nghiệp và làm ác. Vì thế, tôn giáo chính là nơi đào tạo nhân cách và người dẫn đường đạo đức cho nhân loại. Người theo tôn giáo mà vì nghề nghiệp mà cạnh tranh tức là tội nhân trong tôn giáo. Cho nên, mọi người muốn vươn lên hay sa đọa chỉ trong một niệm, tương lai khổ hay sướng khác nhau một trời một vực.

Chuyện 42

Dùng hàng hoá trùm da lạc đà

Lời dẫn:Muôn vật ở đời có khác biệt đắt và rẻ, gặp tai nạn cấp bách thì lấy đồ qúy giá bỏ đồ rẻ tiền. Việc làm gấp rút nhưng hiện tại chưa cần gấp thì có thể làm cẩn thận, mới là người thông minh. Nhưng thế gian này lại có chậm mau điên đảo, bỏ của qúy lấy của rẻ, há chẳng phải là chúng sinh ngu si hay sao?

Thuở xưa, có một người thương buôn dẫn theo hai người con trai và một con lừa chở rất nhiều hàng hóa quí giá, họ muốn đến những nơi rất xa để buôn bán. Cả ba con chọn sáng sớm ngày xuân, cảnh xuân tươi đẹp mà xuất phát. Đang lúc mùa xuân mọi người thích ngắm cảnh xem hoa, ba cha con dắt con lừa tiến về phía đồng ruộng. Họ nhìn thấy nông dân đang cày ruộng. Người cha dạy:

- Này hai con! Tất cả mọi việc ở đời và cả việc buôn bán của chúng ta cũng phải trải qua muôn nghìn gian khổ mới được kết quả thành công. Các con nhìn thấy người nông dân kia, nếu mùa xuân họ không cày cấy vất vả thì mùa thu làm sao có lúa để thu hoạch được?

Hai người con nói:

- Thưa cha! Chúng ta đi buôn bán xa nhà, cũng giống như người nông dân cày cấy; nếu như không chịu cực khổ bôn ba xuôi ngược thì làm sao kiếm được nhiều tiền lời.

Người cha nghe hai con trình bày gật đầu tỏ vẻ hài lòng.

Họ đi qua đồng trống, băng khỏi rừng già, phải bắt đầu trèo núi; nếu họ vượt qua ngọn núi này thì đến nơi họ cần buôn bán. Nhưng thật không may, khi họ vừa trèo lên núi; vì lạc đà chở hàng hóa quá nặng làm nó ngã quỵ xuống, chết liền trên đường đi. Điều này làm cho họ cảm thấy khó khăn vô cùng, cả ba cha con chỉ biết ngơ ngác nhìn nhau than thở, không biết thu xếp thế nào cho ổn? Cuối cùng, người cha bảo:

- Này hai con! Trước tiên chúng ta hãy mở hàng hóa trên thân lạc đà xuống.

Hai người con làm theo cha, vừa mở xong, người cha lại bảo:

- Con lạc đà này chết rồi, da của nó vẫn có ích. Chúng ta hãy lột da của nó nhé!

Họ lại bận rộn lo lột da con lạc đà. Người cha nghĩ: “Hàng hóa nhiều thế này mà không chở ra chợ bán được chắc phải lỗ vốn, ta phải trở về nhà dắt con lạc đà khác đến chở hàng hóa”. Vì thế, ông lại dặn các con:

- Này hai con! Nay cha phải trở về nhà dắt con lạc đà khác đến, các con hãy cố gắng giữ hàng hóa này; đặc biệt là da của con lạc đà đừng để nó hư thối.

Người cha dặn các con xong, một mình xuống núi. Bất ngờ, ngày hôm sau mưa như trút nước, hai người con thấy trời mưa nhớ lời cha dặn: “Đặc biệt quan tâm tấm da lạc đà” nên liền rút tấm chăn lông trắng rất quí giá trong đống hàng hóa, trùm lên tấm da lạc đà. Mưa dầm suốt mấy ngày, chẳng những tấm chăn lông trắng bị hư mà da lạc đà cũng bị thối rữa, tất cả hàng hóa cũng bị hư hoại; cuối cùng, không còn vật gì. Nếu lúc đó, hai người con có lý trí lấy tấm da lạc đà trùm lên hàng hóa thì có thể giữ gìn được một số. Nay tất cả hàng hóa đều bị hư hoại, không phải là việc vô cùng đáng tiếc hay sao?

Bài học đạo lý

Con người sống ở đời không thể thiếu cơm ăn, áo mặc và nhà ở. Nhưng vì chuyện ăn mặc mà bươn chải mưu sinh cả đời, hoặc gây ác tạo nghiệp làm cho nhiều đời nhiều kiếp chịu khổ, đó là người thông minh hay kẻ ngu si? La Trạng Nguyên nói: “Một nhà ấm no, nghìn nhà oán hận; nửa đời công danh, trăm đời oan ức”. Chúng tôi không biết các vị nghĩ như thế nào?

“Lòng cha mẹ như trời biển”. Cha mẹ cực nhọc suốt một đời, hoặc chi tiêu dè sẻn cũng là vì con; thậm chí có thể hi sinh thân mạng mình để che chở cho con cái. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái như thế, nếu như mọi người trong xã hội đều như vậy thì ai ai cũng có thể thành Phật. Nhưng người làm con cháu, họ chỉ vì tình yêu của mình mà không cần đến cha mẹ. Có người vì ham muốn lợi cho mình mà chà đạp lên nỗi đau khổ của người khác, bóc lột công sức của mọi người. Có người vì cuộc sống của mình mà sát hại sinh mạng chúng sinh, đều là gây nhân tạo nghiệp, quả báo sinh tử đau khổ.

Người tu hành học Phật vốn thoát khỏi sinh tử. Nhưng nếu tu hành có chút linh ứng liền đi khoe khoang với mọi người. Ngoại đạo lợi dụng chút thần thông của qủy thần mà mưu cầu danh lợi, giả danh cứu đời, lợi mình hay lợi người khác chỉ có lương tâm mỗi người tự hiểu. Thân này chỉ sống vài mươi năm, nhưng tính linh tịnh hay uế lại ảnh hưởng đến nhiều đời nhiều kiếp. “Thân người khó được, nay ta đã được, Phật pháp khó gặp, nay ta đã gặp”. Đời này, chúng ta không nỗ lực tu hành độ mình thì đợi đến khi nào độ thân này? Con người là có trí tuệ, nên phân biệt được qúy, rẻ, nhanh, chậm mới đúng.

Chuyện 43

Gã điêu khắc ngu xuẩn

Lời dẫn:Có người suốt đời cực nhọc tính toán, tranh giành với mọi người tạo các ác nghiệp mới kiếm được tiền của thì đem cung cấp hết cho gái đẹp, đánh mất danh dự. Có người vì thể diện mà đi kiện tụng suốt mấy năm, tài sản hết sạch cũng không lấy lại được thể diện. Có người từ một nhân viên bình thường làm ở công ty, nhờ nỗ lực khoảng hai, ba năm được thăng lên chức trưởng phòng, rồi giám đốc; nhưng vì tham nhũng một số tiền nhỏ mà bị cách chức phải ngồi tù, lại đánh mất tương lai tốt đẹp lâu dài, thân bại danh liệt. Ở đời có những kẻ thông minh, nhưng thường làm việc ngu xuẩn.

Xưa kia, có một nhà điêu khắc rất tài giỏi. Một hôm, hắn nghĩ phải khắc một tác phẩm tuyệt tác để lại cho đời. Nhưng muốn khắc tượng đẹp thì phải có đá ngọc mới có thể khắc được tác phẩm tuyệt tác. Vì thế, hắn đi vào rừng sâu tìm đá ngọc. Cuối cùng, hắn cũng tìm được một tảng đá, nhưng đục được tảng đá lớn này rồi, lại phải tốn rất nhiều người và sức lực mới chở được về nhà.

Hắn lại tốn thời gian mấy năm, từ từ đẽo tảng đá này. Rốt cuộc, hắn đẽo tảng đá nhỏ bằng nắm tay. Có người nhìn thấy hắn đẽo tảng đá lớn như thế thành một hòn đá nhỏ, liền hỏi:

- Vì sao anh phải tốn nhiều công sức để đẽo tảng đá lớn như thế thành một hòn đá nhỏ?

Hắn đáp:

- Vì tôi muốn khắc một con trâu nhỏ.

- Khắc một con trâu nhỏ, chỉ cần hòn đá nhỏ thì được rồi. Tại sao anh phải tốn công đẽo tảng đá lớn thành nhỏ?

- Vì anh không biết, hễ muốn khắc tượng khéo đẹp cần phải tốn thời gian càng lâu, đầu tư tinh lực càng nhiều để sáng tác, mới khắc được tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp mới có giá trị.

Nhà điêu khắc này lý luận cũng hay, nhưng xem ra tinh thần của hắn không được bình thường, chính là một kẻ quá ngu ngốc.

Bài học đạo lý

Người đục tảng đá là dụ cho người nhiều năm làm lụng cực khổ chăm chỉ, lại còn bôn ba xuôi ngược, chịu gió sương tuyết lạnh, thậm chí tính toán, tranh đoạt với người, tạo các nghiệp ác. Rốt cuộc được cái gì? Ngày ăn ba bữa mà thôi. Họ tạo ác nghiệp và các khổ báo, tương lai nhiều đời nhiều kiếp chịu luân hồi sinh tử. Chúng ta học Phật tu hành, một ngày chỉ tốn một ít thời gian mà được công đức nhiều đời nhiều kiếp hưởng không hết, cho đến giải thoát sinh tử mãi mãi, lợi ích khác nhau một trời một vực.

Bậc Cổ đức dạy: “Mười năm đèn sách không ai hỏi, phút chốc nổi danh vạn người hay”. Miệt mài mười năm đi học, tất cả chỉ đợi một ngày này. Ngày nay, mọi người từ tiểu học lên đến đại học phải tốn mất mười sáu năm, rồi mới tìm được việc làm, ban đầu chỉ là nhân viên, họ lại phải nỗ lực phấn đấu hơn mười năm, chi tiêu tiết kiệm mới mua được ngôi nhà; tiếp tục tốn mất một thời gian khá lâu để gầy dựng sự nghiệp, tạo dựng sự nghiệp vững vàng thì thân này đến lúc lâm bệnh. Thân này tạo tội, tương lai nhiều đời nhiều kiếp không biết lưu lạc về đâu. “Muốn biết quả đời sau, là nhân nay ta làm”. Tuổi già đến, thời gian sống không còn bao lâu, muốn ráng hưởng thụ thì thân không làm chủ được, ăn món ngon cũng không ăn được, ngủ giường rộng chỉ có hai thước, muốn ăn chơi xa xỉ, cặp với gái đẹp thì ta không còn sức lực. Nhớ lại những việc ta đã làm trong suốt cuộc đời chịu khổ, chịu cực mà thân nổi da gà. Vì sao lúc này ta không tín ngưỡng tôn giáo để làm nơi nương tựa?

Có người được ông bà ba đời tích góp của cải để lại; hoặc đời cả nỗ lực cực khổ làm việc, ăn tiêu tiết kiệm, tích góp kiếm được đồng tiền bằng mồ hôi, nước mắt; lại đem nướng sạch vô sòng bạc chỉ trong chốc lát. Có người ưa thích nhậu nhẹt, sáng xỉn chiều say. Có người quen thói trăng hoa cặp bồ nhiều người đẹp, tiền của cung phụng các nàng là bòn rút từ mồ hôi và nước mắt của mọi người. Những kẻ này, chỉ hưởng thụ ham muốn nhất thời mà phải trả giá lao tâm khổ tứ suốt mấy mươi năm.

Người học Phật suốt mấy mươi năm nỗ lực tinh tiến tu hành, một khi phá giới trọng thì công phu tu tập trước đây đều xóa sạch, tương lai phải đọa vào ba đường ác. Thật là đáng thương! Tại sao chúng ta không tỉnh giác? Chúng ta đã tốn rất nhiều công sức mà được một chút lợi ích; hoặc tốn một chút công sức mà được lợi ích rất nhiều, đều do chúng ta chọn lựa.

Chuyện 44

Ăn no cái bánh thứ bảy

Lời dẫn:Muôn sự ở thế gian, bất luận thành công hay thất bại, việc tốt hay việc xấu, đều có nguyên nhân tích lũy từ đời quá khứ. Bậc Cổ đức dạy: “Còn nghèo thì chẳng ai nhìn, đến khi đỗ trạng tám nghìn nhân duyên”. Khi còn nghèo, nếu chúng ta không cực khổ phấn đấu học tập thì làm sao đỗ trạng được? Việc này giống như bệnh cảm mà chúng ta thường thấy, tuy bị cảm lạnh chỉ nhất thời, nhưng tìm ra nguyên nhân cũng có liên quan đến thân thể suy yếu. Khi sức khoẻ suy yếu là có rất nhiều nguyên nhân khác. Trước đây, chúng ta ăn uống không điều độ, thiếu chất, thức ăn không đảm bảo vệ sinh tích tụ dần dần. Chúng tôi nói mỗi việc đều có nhân từ quá khứ, mới có quả hiện tại. Nhưng có người cố chấp không chịu tìm nguyên nhân của nó, mà dựa vào quả hiện tại đivào bước đường cùng, sinh ra khổ não vô lý. Bạn nói họ đáng thương hay là đáng trách?

Ngày xưa, có một người rất nghèo khổ. Mỗi ngày, hắn đều lên núi đốn củi rồi gánh ra chợ bán, tiền bán củi chỉ tạm lây lất nuôi sống cả nhà. Một hôm, đang ở trên núi đốn củi, hắn bị trượt dốc té ngã xuống, nhưng bị thương nhẹ. Tối hắn trở về nhà, hàng xóm nhìn thấy liền hỏi:

- Tôi nghe nói hôm nay anh trượt té bị thương có nặng lắm không?

Hắn đáp:

- Tôi bị thương cũng nhẹ, chẳng hề gì; chắc là hôm nay số phận tôi không may là trúng ngày xấu. Nếu như tôi biết trước như vậy, thà ở nhà chịu đói còn hơn đi lên núi.

Sau đó, hắn vẫn hàng ngày lên núi đốn củi, nhưng hắn cứ cho rằng ngày té bị thương là ngày không tốt. Hắn nghĩ thế giới này rộng lớn như vậy, hàng ngày đều có người tốt kẻ xấu. Rốt cuộc ngày nào tốt, ngày nào xấu? Có những người sinh ra cùng năm, cùng tháng, cùng giờ, nhưng chưa chắc họ thành công hay thất bại cùng một lúc. Cuối cùng ai bị tai nạn, ai được hạnh phúc, có định số không?

Một hôm, hắn mãi mê đốn củi quá trưa bụng đói meo, tiền bán củi hắn đem mua bảy cái bánh. Hắn ăn một cái chẳng thấm thía gì, ăn tiếp hai, ba, bốn, năm, sáu cái cũng chưa no; nhưng hắn ăn đến nửa cái bánh thứ bảy thì no. Hắn liền hối hận nói: “Nếu ta sớm biết ăn cái bánh này no thì chỉ mua một cái bánh này thôi, cần gì phải tốn nhiều tiền mua bảy cái bánh uổng phí thế này. Thật là tiếc quá!”.

Người ngồi bên nghe hắn nói, liền mắng:

- Gã ngu này nói mê sảng, ở đời sao lại có kẻ ngu si như thế!

Bài học đạo lý

Một hòn núi có rất nhiều đất cát tích tụ lại mà thành. Một cây cổ thụ cũng từ hạt giống trồng xuống bén rễ nảy mầm dần dần lớn lên. Thân thể của mỗi người cũng rất nhiều tế bào hợp lại thành. Muôn sự, muôn vật ở đời do nhân duyên hợp lại mà thành.

Con người ở đời có người giàu sang, kẻ nghèo hèn; người thông minh, kẻ ngu si; người đức hạnh, kẻ xấu ác đều có nhân xa và cũng có nhân gần của nó và cũng có rất nhiều trợ duyên, tích tụ dần dần thành quả. Người có đức hạnh, trí huệ; hoặc kẻ gian ác, lừa đảo, thông thường mọi người cho rằng tự nhiên trời sinh ra. Kỳ thực, muôn sự ở đời đều có nhân mới có quả. Trí huệ, đức hạnh, hung dữ, lừa đảo, tính thiện, tính ác đều là tích tập nhiều đời nhiều kiếp.

Hàng ngày, những người làm nghề sĩ, nông, công, thương đều luôn bận rộn nỗ lực làm việc, chi tiêu tiết kiệm, tích góp tiền của. Kẻ trộm muốn chiếm làm của mình, kết quả bị bắt, phải ngồi tù. Chẳng những hắn không được hưởng thụ mà còn khổ cực ngồi trong tù, đánh mất tương lai hạnh phúc cả một đời, làm hoen ố danh dự, ngay cả người thân trong gia đình đều thấy xấu hổ với mọi người, ông bà ở nơi suối vàng cũng thấy hổ thẹn. Kết quả, chiếm của người khác thì mình được cái gì?

Đức Phật dạy tam chỉ tu lục độ, tu trăm kiếp được tướng hảo, tích chứa nhiều công đức mới được thành Phật vạn đức trang nghiêm. Người ngày nay chê tu hành như vậy là quá chậm, chủ trương phương pháp tu hành liền đắc đạo, hoặc giác ngộ tức khắc, thành Phật lập tức. Việc này có hay không cũng rất khó nói. Người đời bỗng phát giàu to, làm quan lớn không phải là không có, đều là đầy đủ nhiều điều kiện mới có. Làm thế nào họ giàu có nhanh chóng, được làm quan lớn thì phải xem xét nhân duyên của mỗi người.

Chuyện 45

Đầy tớ giữ của

Lời dẫn:Kiến thức của mỗi người có sâu-cạn, cao-thấp; cá tính, thói quen, sở thích của mỗi người cũng không giống nhau. Cho nê, lời nói, việc làm của mỗi người có điều hợp nhau, có điều không hợp nhau. Nên có người nói: “Triệu người quen có mấy người thân, khi lìa trần có mấy người đưa”. Có người nghe một biết hai. Có người nghe một biết mười. Có người vừa nghe liền giác ngộ. Có người nói một đằng hiểu một nẻo. Có người nói chỉ một câu mà nói đi nói lại mấy lần nghe cũng không hiểu. Có người thông minh nhạy bén, tu hành đắc định, hiểu thấu mọi vật. Con người thông minh hay đần độn, hoặc bất cứ việc gì phải trải qua mới biết được. Có người sống chung cả đời mà không hiểu rõ tính tình của đối phương. Có người hiểu rõ mỗi cử động của người khác như nằm trong lòng bàn tay, biết được ý nghĩ của họ. Vì sao mọi người khác nhau như một trời một vực như thế? Đức Phật dạy: “Tất cả mọi việc đều có liên quan nhân duyên đời trước”.

Thuở xưa, có một phú ông giàu nứt đố đổ vách. Một hôm, ông có việc phải đi xa. Trước khi đi, ông gọi tên đầy tớ đến căn dặn:

- Này con! Khi ông đi xa, con ở nhà cố gắng giữ cửa và chăm sóc con lừa nhé!

Tên đầy tớ thưa:

- Xin ông chủ yên tâm, con luôn làm theo lời ông dặn.

Chủ nhân yên tâm đi lo công việc.

Ông chủ ra đi được một ngày, thật sự tên đầy tớ giữ cửa rất cẩn thận và chăm sóc con lừa chu đáo. Nhưng được vài ngày, ở trong thôn tổ chức lễ hội. Họ mời gánh hát nổi tiếng đến biểu diễn, nghe đồn gánh hát này, tài tử vô cùng xinh đẹp. Tên đầy tớ không nén được tính hiếu kỳ muốn đi xem hát. Nhưng ông chủ đã giao giữ cửa và chăm sóc con lừa thì làm sao đi được?

Do đó, hắn suy nghĩ: “Trước khi đi, ông chủ dặn ta giữ cửa và chăm sóc con lừa, chỉ cần ta lấy dây cột cánh cửa trên lưng con lừa cho nó chở cùng ta đi xem hát, như thế thì hay quá!”. Hắn vui mừng khôn xiết làm theo điều mình đã nghĩ. Trước tiên, hắn tháo cánh cửa xuống đem đặt trên lưng con lừa, lấy dây cột thật chặt, rồi ngông nghênh đi xem hát.

Lúc này, nhà của phú ông chẳng những không có người coi nhà mà ngay cánh cửa cũng không có để đóng lại. Tên trộm nhân cơ hội này vào nhà phú ông lấy sạch hết của cải.

Phú ông trở về thấy tài sản trong nhà không còn gì, liền hỏi hắn:

- Này thằng kia! Của cải trong nhà tao đâu mất hết rồi?

Hắn đáp:

- Thưa ông chủ! Trước khi ông đi dặn con chỉ giữ cánh cửa và chăm sóc con lừa, con làm hai việc này rất tốt; còn các việc khác con không biết.

- Trời ơi, tức chết đi được! Ta bảo ngươi giữ cửa là phải giữ gìn của cải trong nhà; nếu ta không có của cải thì dặn ngươi giữ cửa làm gì?

Phú ông tức giận điên cuồng, đành cười ra nước mắt với tên đầy tớ ngu xuẩn; sự việc đã xảy ra rồi ông đành chịu vậy.

Bài học đạo lý

Sự hiểu biết của con người có sai khác. Người khác nói chẳng những ta nghe không hiểu mà còn thường làm sai ý của họ. Cá tính của mỗi người cũng có quái gở, người khác muốn ta đi về hướng đông mà ta khăng khăng đi về hướng tây. Có người tự ngã cống cao chỉ muốn mọi người nghe theo mình, mình không chịu nghe theo họ. Có người thích ăn ngon, mặc đẹp. Có người chuộng sĩ diện. Có người thích nhậu nhẹt. Có người thích ăn chay v.v…mà xảy ra xích mích xung đột, dẫn đến chuyện thị phi ở đời rất nhiều.

Mỗi người đều có khuyết điểm và ưu điểm. Nếu như chúng ta biết phát huy ưu điểm của mình, sửa đổi khuyết điểm là người thành công. Còn như chúng ta làm theo khuyết điểm của mình và muốn người khác cũng theo khuyết điểm của ta thì đau khổ càng chồng chất, chắc chắn là người gặp thất bại.

Tu hành cũng vậy, nếu như chúng ta tự biết thói quen và khuyết điểm của mình, hàng ngày cố gắng sửa đổi thì ngày càng tiến bộ trên đường đạo. Còn như chúng ta để cho năm dục phiền não lôi kéo thì ngày càng tạo nghiệp thêm nhiều, tương lai siêu thoát hay đọa lạc khác nhau rõ ràng. Đức Phật dạy: “Cùng nghiệp thì tương ưng”. Người có trí huệ, đức hạnh chẳng khác nhau; hoặc cá tính ưa thích giống nhau, họ rất dễ hiểu đối phương. Người trí huệ cao siêu mỗi cử động của người khác, hay ý nghĩ họ muốn gì đều hiểu rất rõ ràng. Còn ngược lại thì ngơ ngơ ngẩn ngẩn.

Phật pháp là pháp môn trí huệ. Tâm Kinh ghi: “Ba đời chư Phật, vì y theo bát-nhã ba-la-mật-đa nên chứng đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác”. Phật là đấng Đại Giác, cho nên học Phật là tu pháp môn trí huệ. Nếu như chúng ta không có trí huệ quán giữ sáu căn thì tất cả của báu công đức đều bị tên trộm phiền não lấy cắp, trôi lăn trong sáu đường luân hồi, rốt cuộc cũng là kẻ bần cùng mà thôi, vẫn làm chúng sinh chịu khổ não, khổ báo vô biên.

Chuyện 46

Chúa đảng thú tội

Lời dẫn:Mỗi người chúng ta đều có điều bí mật, nhưng bí mật cũng có điều tốt và điều xấu, giống như “xấu che, tốt khoe”. Chúng ta che dấu lỗi lầm của người khác và khen đức hạnh tốt của họ là tốt. Ngược lại, chúng ta đi rêu rao lỗi lầm của họ, còn tâm thiện, việc thiện của họ thì che dấu là xấu. Đối với người khác như thế, còn đối với mình thì sao? Đối với mình thì ngược lại, nếu phạm lỗi lầm dù nhỏ cũng nên nói ra cho mọi người biết, để bày tỏ sám hối. Bất luận chúng ta có nhiều công đức hay làm việc tốt thì cũng nên che dấu, không cần nói cho mọi người biết, đây mới là hành động của bậc quân tử. Phật pháp dạy: “Tam luân thể không[2], mới là công đức vô cùng”.

Xưa kia có một làng. Trong làng có một bọn cướp chuyên đi lùa trộm trâu, đã là bọn cướp chắc chắn bọn chúng luôn dùng thủ đoạn tinh vi để đi bắt trâu, mới làm được gọn gàng dứt khoát. Các nhà chăn nuôi biết được nên phòng bị rất chặt chẽ. Do đó, bọn chúng muốn đi lùa trộm trâu cũng không cách gì ra tay được.

Một hôm, bọn chúng bàn bạc tìm ra diệu kế nhử hổ ra rừng. Tên chúa đảng phân chia công việc. Hắn chia một nhóm thuộc hạ cải trang làm nghệ sĩ hát tuồng, nơi chúng diễn cách xóm nuôi trâu khoảng một dặm. Trước tiên, chúng khua chiêng đánh trống, dựng lên cảnh tượng rất rầm rộ, mục đích dụ những người này đi xem hát tuồng, để chúng lùa trộm trâu.

Hắn chia một nhóm thuộc hạ đi thám thính, thường theo dõi mọi sự động tĩnh của những người nuôi trâu; chia nhóm khác đi lùa trâu; nhóm nữa chuyên mổ trâu và khâu chế biến nấu thức ăn. Hắn sắp đặt, chia cắt công việc rất kỹ càng nên cả bọn thi hành hưởng ứng nhiệt tình. Những người chăn nuôi nghe chúng khua chiêng đánh trống ồn ào, nên rất hiếu kỳ cùng rủ nhau đi xem. Nhóm thám thính bí mật báo cho nhóm lùa trộm trâu. Nhóm này lặng lẽ vào chuồng lùa trâu đi giao cho nhóm mổ thịt và chế biến thức ăn nhanh lẹ, gọn gàng.

Những người chăn nuôi trở về thấy mất trâu vô cùng lo lắng, nhưng không dám la to mà âm thầm báo cho quan điều tra. Sau một thời gian, quan lặng lẽ điều tra biết được bọn cướp chuyên đi lùa trâu. Quan thản nhiên đi thẳng vào sào huyệt của chúng yêu cầu gặp tên chúa đảng hỏi:

- Xin hỏi anh là trưởng thôn ở đây?

Tên chúa đảng thừa nhận:

- Ở đây không có trưởng thôn.

- Tối hôm trước anh ở trong thôn kia phải không?

- Nơi tôi ở không có thôn xóm.

- Phía trước thôn có một cái ao phải không?

- Không có!

- Có cây cổ thụ không?

- Cũng không có!

- Có phải các anh đã lùa trộm trâu ở thôn phía đông không?

- Không có phía đông.

- Lúc các anh lùa trâu là giờ đó phải không?

- Không có giờ đó.

Quan điều tra hỏi điều gì hắn cũng không biết và luôn phủ nhận.

Quan nói tiếp:

- Xưa nay làm gì có đạo lý không có thôn xóm, không có cây, ngay cả thời gian, không gian, đông, tây, nam, bắc cũng không có; vì trên thực tế tất cả thứ này đều có. Chúng tôi đủ chứng cứ kết tội chúng mày lùa trộm trâu sợ bị phát hiện.

Tên chúa đảng chủ mưu chỉ đạo lùa trộm trâu, từ đầu đến cuối hắn phủ nhận tất cả vấn đề, lại lộ tẩy hắn nói dối. Cuối cùng, hắn đuối lý, mới thành thật thú nhận đã lùa trộm trâu.

Bài học đạo lý

Mỗi người chúng ta đều có điều bí mật, nhưng điều bí mật của mỗi người có trung-gian, tà-chính; nhân cách có cao-thấp. Có người giấu kĩ tiền ở phòng riêng. Có người cấu giấu vàng bạc ở phòng gái đẹp. Có người lén làm những tội ác như sát, đạo, dâm, vọng, tham ô, lừa đảo. Nhưng “lưới trời lồng lộng, tuy rộng mà khó thoát”. Một ngày nào đó cũng sẽ lộ ra.

Có người che giấu bí quyết tài nghệ của mình; hoặc phương pháp bí truyền y dược; hoặc kinh nghiệm làm việc đạt được bí quyết thành công, nhưng không chịu dạy mọi người. Tóm lại là những kẻ ích kỉ. Nếu như họ chịu đem bí quyết chỉ dạy cho mọi người thì nhân cách của họ thật cao thượng. Chúng tôi nói cách khác, chúng ta che giấu bất cứ việc gì, nhưng làm sai mà không chịu thừa nhận thì tự hạ thấp nhân cách của mình. Bậc Cổ đức dạy: “Người đời ai mà không lỗi, biết sửa lỗi là Thánh hiền”.

Phật pháp chủ trương sám hối, cho dù quá khứ trải qua bao nhiêu đời, chúng ta tạo bao nhiêu tội nghiệp, nhưng biết sám hối thì tội liền tiêu trừ. Vấn đề là chúng ta có chí thành tha thiết sám hối hay không? Hoặc tội lỗi đó chưa tiêu trừ hết, nếu tiêu trừ được một phần là tiêu tội nghiệp một phần. Còn như chúng ta che giấu, cho dù trải qua nghìn đời vạn kiếp không sám hối thì tội nghiệp vẫn còn. Vì thế, trong kinh dạy: “Dù qua trăm nghìn kiếp, nghiệp tạo cũng không mất, khi nhân duyên hội ngộ, tự mình chịu quả báo”.

Chuyện 47

Vì chiều vợ mà mang hoạ

Lời dẫn:Trong tâm mỗi người luôn có hổ thẹn, bất luận lời nói hay việc làm có sai trái thì tâm luôn lo sợ bất an, không thể yên tâm làm việc; cho nên, dù họ có làm việc cũng không được hài vừa ý. Bậc Cổ đức dạy: “Cúi xuống không hổ thẹn”. Cho dù chết đến nơi “xem chết như trở về”. Vì vậy, làm người phải “không thẹn với lương tâm” thì mới có thể “hoàn toàn yên lòng”, cũng chính là bậc đại trượng phu “đầu đội trời, chân đạp đất”. Ngược lại thì không biết hổ thẹntư cách làm người, mà còn là ký sinh trùng trong thế gian.

Ngày xưa có một quốc gia. Mỗi khi đất nước có ngày lễ, tất cả phụ nữ trong nước đều cầm một đóa hoa sen xinh đẹp đi tham gia ngày lễ, để chứng tỏ sự cao qúy của phái yếu. Nếu người nào không có hoa sen thì cảm thấy như đánh mất thể diện.

Lúc đó, có một phụ nữ nhà rất nghèo, nàng thấy mọi người đều cầm hoa đi chúc mừng ngày lễ, nghĩ mình không mua nổi một đóa hoa nên rất đau khổ. Nàng bảo chồng:

- Chàng ơi! Ngày mai là ngày lễ quốc khánh nước ta, mỗi người phụ nữ đều cầm một đóa hoa sen. Chàng phải nghĩ cách tìm cho thiếp một đóa, nếu không có hoa sen thì chúng mình chia tay đó.

Người chồng nghe vợ nói, vô cùng lo sợ vội vàng bảo:

- Được thôi! Vợ yêu! Ta nhất định tìm cho nàng một đóa hoa sen, nàng đừng nói chia tay làm cho ta đau lòng.

Nhưng khi ấy, hoa sen rất đắt, nhà nghèo không thể nào mua nổi, đi tìm hoa sen ở đâu đây?

Gã chồng nghèo này thật đáng thương, vì chiều lòng vợ mà mạo hiểm lén vào vườn hoa của nhà vua để hái trộm. Hồ sen trong vườn hoa nhà vua nuôi rất nhiều chim uyên ương. Hắn chợt nhớ trước đây đã từng học qua tiếng kêu chim này. Vì thế, đêm đến hắn vừa giả tiếng chim uyên ương kêu, vừa lén vào trong vườn hoa. Lúc hắn ở dưới hồ hái hoa sen, làm giật mình bầy chim uyên ương, chúng đồng loạt kêu lên. Tên lính giữ vườn kinh ngạc hỏi:

- Ai ở dưới hồ đó?

Trong tình thế khẩn cấp, bất giác hắn trả lời:

- Là tôi!

Tên lính lao xuống hồ kéo hắn lên. Hắn chợt nhớ liền bắt chước tiếng chim uyên ương kêu lên. Tên lính nói:

- Vừa rồi sao ngươi không bắt chước tiếng chim kêu, bây giờ kêu lên đã muộn rồi. Ta dẫn ngươi đến nộp cho nhà vua.

Hắn nghe tên lính bắt đem nộp cho nhà vua, chợt hội hận thì đã quá muộn.

Bài học đạo lý

Trong xã hội có các ngành sĩ, nông, công, thương; mỗi người làm một nghề mình thích hợp. Có người có nghề nghiệp vững vàng nhưng không chịu làm, lại làm những việc đầu cơ trục lợi, bòn rút của công, đi chiếm của người, thậm chí xâm phạm quyền lợi của người khác. Có người làm những việc sát, đạo, dâm, vọng, tham ô, lừa đảo, khiến cho mọi người đều chán ghét, chửi mắng thậm tệ, tương lai nhất định họ sẽ chịu quả báo đau khổ. Rốt cuộc, đây là người thông minh hay là kẻ ngu si?

Bất cứ chúng ta làm nghề gì ở thế gian, hay làm thì khéo tay giỏi hơn người, thành công sự nghiệp là ở đây. Vậy mà, có người cố chấp đường chính không chịu đi, đi vào đường tà, đầu cơ trục lợi; hoặc lừa đời, dối người, tương lai nhất định đi vào tăm tối, đúng không?

Có người học Phật mà không chịu học chánh tri, chánh kiến, chánh pháp; lại khăng khăng học những pháp tà ma ngoại đạo, vì danh lợi chánh đạo ít quá nên họ không đi theo mà đi vào tà đạo. Tương lai sa đọa, lẽ nào không oan uổng? Tục ngữ có câu: “Mỗi nghề nghiệp đều xuất hiện nhân tài”. Nghề nào cũng có người thành công và nghề nào cũng có người thất bại. Then chốt thành công và thất bại nằm ở đâu? Chúng tôi nghĩ: “Liên quan đến chân thật và gian ác chiếm phần lớn”. Khi chúng ta có tiền, có thế lực không chịu bố thí, không chịu làm việc thiện. Lúc mạnh khỏe tinh thần hăng hái không chịu nỗ lực tu hành. Đến khi tiền không còn mới nghĩ đến bố thí, làm việc thiện. Khi thân thể mang bệnh, hoặc gặp tai nạn, khốn đốn thì mới nỗ lực tu hành, chẳng phải quá muộn hay sao?

Chuyện 48

Nhẫn được mình an vui

Lời dẫn:Đức Phật dạy: “Chúng ta ở thế giới này, gọi là thế giới Ta-bà”. Ta-bà dịch là “Kham nhẫn”. Ý nghĩa nói người ở thế giới này là kham nhẫn chịu nhiều đau khổ. Chúng ta kham nhẫn chịu đau khổ những gì? Có rất nhiều điều đau khổ như hoàn cảnh môi trường bão lụt, động đất, thiên tai, sạt lở. Khí hậu có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; lạnh rét, nóng bức. Thân người có các nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết. Tinh thần, có vui-buồn, mừng-giận, thương yêu phải chia lìa, oán ghét luôn gặp nhau, mong cầu không được. Chúng ta phải nhẫn chịu những điều đau khổ như vậy, gọi là thế giới Ta-bà. Nếu chúng ta không nhẫn chịu được? Là tự mình hủy diệt (tự sát); hoặc oán trời trách người, làm những điều ác sát, đạo, dâm, vọng; thậm chí tạo các ác nghiệp để trốn tránh đau khổ. Người nào biết được khổ mà lại tạo khổ thì càng thêm khổ.

Ngày xưa, có một con cáo và một con nai cùng ở trong rừng dưới gốc cây cổ thụ. Một hôm, vì gió mạnh làm gãy cành cây, rớt xuống trúng ngay lưng chúng nó. Con nai thấy chẳng có việc gì, vì ở trong rừng gió thổi mạnh làm cho cây gãy là chuyện bình thường. Nhưng con cáo chịu không được, nó dự định dời đi chỗ khác. Khi nó sắp đi, con nai khuyên:

- Anh cáo ơi! Cây cổ thụ này chẳng những chắn gió, che mưa cho chúng ta mà còn cung cấp cho chúng ta trái cây thơm ngọt. Vì sao anh muốn đi nơi khác?

Con cáo đáp:

- Không! Tôi không chịu đựng nổi, anh cho ở đây tốt thì cứ ở đi. Tạm biệt anh!

Nó cong đuôi chạy không quay đầu lại.

Con cáo đến một nơi đồng trống, ban ngày thời tiết rất nóng bức, đến ban đêm thì rất lạnh rét; nó cảm thấy lúc lạnh, lúc nóng rất khó chịu. Ở được vài ngày nó chịu không nổi lại đi tiếp. Khi nó sắp đi, có một con nai khác đến khuyên:

- Này anh cáo! Tại sao anh lại phải đi? Mặc dù ở đây thời tiết thay đổi thất thường nhưng chúng ta sống yên ổn không có cọp sói, chẳng tốt hay sao? Thế gian này làm sao có chuyện hoàn hảo được, anh đến nơi khác cũng sẽ gặp chuyện không vừa ý. Anh hãy nghe tôi an tâm ở lại đây nhé!

Con cáo đáp:

- Không! Ở đây lúc lạnh, lúc nóng tôi không chịu đựng nổi. Tôi phải đi nơi khác.

Nó lại đến vùng rừng núi, cây xanh bạt ngàn. Nơi đây, khí hậu rất dễ chịu, phong cảnh rất đẹp nên nó quyết định ở lại đây. Ở được vài ngày, nó nghĩ nơi đây không phải nơi lý tưởng. Bởi vì, ở đây có sư tử rất hung dữ, cũng có chó sói nham hiểm, nó thường nghe tiếng rống của chúng làm cho nó hãi hùng khiếp hãi; nhưng vì tham phong cảnh đẹp nên nó cứ chần chừ ở lại. Một hôm, nó vừa ra ngoài tìm thức ăn liền bị chó sói bắt ăn thịt. Đến phút cuối nó chợt hối hận không chịu nghe lời bạn khuyên nên ngày nay mới thảm.

Bài học đạo lý

Làm người chẳng có ai mà hoàn hảo, hoàn cảnh cũng chẳng có nơi nào tốt đẹp trọn vẹn; đây gọi là thế giới Ta-bà. Thời tiết có lúc lạnh, lúc nóng, chúng ta sinh ra ở đây, tất nhiên phải thích ứng khí hậu và cuộc sống ở đây. Mỗi dân tộc đều có cách sống riêng của họ, tập quán là sống tự nhiên, chúng ta chịu đau khổ hay hưởng hạnh phúc nhiều ít đều có nghiệp nhân từ quá khứ.

Mỗi người đều có cá tính riêng, hiểu biết, ưa thích và thói quen cuộc sống đều không giống nhau, người biết nhường nhịn lẫn nhau mới sống chung lâu dài. Mỗi người đều có cá tính và sở thích riêng, nhưng chúng ta phải tùy thuận theo người khác thì mới có thể sống chung với nhau được. Làm người ai cũng có hi vọng, nhưng tương lai của mỗi người thành tựu thì khác nhau. Do vì mọi người luôn muốn người khác bất cứ việc gì cũng nghe theo mình, nên có xảy ra chuyện tranh cãi. Nếu như ai ai cũng tùy thuận theo người khác thì không có chuyện thị phi và tranh đấu.

Làm người ai cũng có những tính xấu tham, sân, si và cũng có những đức tính lương thiện từ bi, hỉ xả; tính nào nhiều thì trở thành thói quen tính ấy. Lục tổ Huệ Năng dạy:

Xưa nay không một vật.

Nơi nào dính bụi bặm.

Bản tính vốn thanh tịnh thì dính bụi bặm nơi nào? Chỉ vì chúng ta tiêm nhiễm thói xấu lâu ngày, đã là tiêm nhiễm thì không phải tự tính, không phải chân thật. Mọi người đều có thể sửa đổi tính nết xấu trở thành tính tốt, chỉ là chịu làm hay không mà thôi.

Bậc Cổ đức dạy: “Giang sơn dễ đổi, tính tình khó sửa”. Vì nguyên nhân tập khí nặng nề, nhưng không phải là không sửa được. Nếu chúng ta có trí huệ, có nỗ lực tu hành sửa đổi thì tính nết gì cũng thay đổi được. Chúng ta sửa đổi hoàn toàn tất cả thói xấu thì mới ra khỏi sáu đường sinh tử. Cho nên, thói xấu chẳng phải là cố định, cũng không phải không sửa được. Chúng ta cần phải dựa theo trí huệ để nhìn thấy rõ phá trừ, phải nỗ lực tu hành mới tiêu diệt nó. Khi ấy, thiên hạ được thái bình, thoát khỏi luân hồi, được tự tại.

Chuyện 49

Không trả lời thẳng câu hỏi

Lời dẫn:Tất cả việc làm và nghề nghiệp ở thế gian đều có liên quan đến kiến thức và kinh nghiệm của mỗi người. Có người được kiến thức nhờ di truyền từ nhiều đời. Có người học hỏi tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của nhiều người mà có được. Có người nỗ lực khổ công tu luyện rất lâu mới được khai ngộ. Cũng có người lợi dụng kiến thức của quỉ thần mà được. Chúng ta đạt được ba điều trên là thật khó, chỉ có điều sau cùng là dễ dàng nhất. Người đời đều là tự tư tư lợi, cho nên họ muốn che giấu kiến thức để làm công cụ trên danh lợi của mình; hoặc làm ra vẻ huyền bí để cho mọi người cảm giác là điều kỳ diệu quí báu; thật ra là danh lợi ở trong đó. Bậc Thánh hiền, Thiền sư thời xưa có ẩn ngữ thiền cơ là một phương tiện khai mở trí huệ cho thiền sinh, không phải cái gì cũng thiên cơ bất khả lộ; hoặc là bí quyết một lời nói, nửa bài kệ làm cho thiền sinh khai ngộ đắc đạo. Còn người muốn tu dễ dàng, thường đi vào ma đạo. Điều này chúng ta không thể không biết, không đề phòng.

Ngày xưa, có hai chú bé đang bơi dưới dòng sông. Bỗng bé A bảo:

- Chúng mình cùng thi nhé! Được không?

Bé B hỏi:

- Thi bằng cách nào?

- Chúng ta cùng lặn xuống đáy sông, bốc một nắm cát hay bùn, người nào ngoi lên trước là thắng nhé!

- Rất tốt! Cứ thế mà làm, lời nói như đinh đóng cột!

Hai chú bé cùng bơi ra giữa dòng nước, đồng hô lớn: “Nào bắt đầu”. Cả hai cùng lặn xuống nước, khoảng một lúc cả hai chú đều ngoi lên và bơi vào bờ. Có thể nói hai chú bơi rất cừ, tài nghệ ngang nhau. Hai chú cầm vật trong tay đem lên bờ. Một chú bốc bùn, một chú bốc một nắm tóc trắng. Bé A nói:

- Này! Cậu thấy không! Đây là râu tóc của tiên nhân đó.

Bé B hỏi:

- Làm sao cậu biết được đây là râu tóc của tiên nhân?

- Tớ nghe người lớn nói tiên nhân thường tu hành ở bên bờ sông, ngài cạo râu tóc ném xuống sông, nên tớ bốc được.

- Tớ cũng nghe nói râu tóc của tiên nhân rất quí báu hiếm có ở thế gian. Nếu đúng là râu tóc của tiên nhân thì chúng ta gặp vận may rồi.

- Có phải râu tóc của tiên nhân không, hiện tại chúng ta chưa xác định được. Chúng ta phải đi tìm tiên nhân để chứng minh sự thật.

Vì thế, hai chú đi men theo bờ sông, tìm vị tiên nhân để chứng minh sự thật là râu tóc của tiên nhân. Hai chú đi không lâu thì gặp tiên nhân râu tóc trắng xóa, cả hai chú đến trước ngài cung kính xá chào. Sau đó hỏi:

- Thưa ông! Cho chúng cháu hỏi râu tóc này có phải của ông không?

Tiên nhân nhìn kĩ chúng một lúc, không trả lời trực tiếp điều chúng hỏi mà bốc một nắm gạo và hạt mè bỏ vô miệng nhai, rồi nhả ra bảo:

- Này các cháu! Đây là phân con công.

Tiên nhân nói xong liền nhắm mắt, không nói lại nữa. Hai chú bé nghe xong chẳng hiểu gì cả. Rốt cuộc điều tiên nhân nói là ý nghĩa gì.

Bài học đạo lý

Các vị thiền sư trong Phật giáo thường hỏi một đường trả lời một nẻo. Thí dụ có thiền sinh đến hỏi:

- Thưa thầy! Đại ý Phật pháp là gì?

Thiền sư đáp:

- Là ba cân mè.

- Thưa thầy! Thế nào là ý chỉ của Tổ sư từ phương Tây đến?.

- Là đống phân trâu.

Đây là gì? Ý nghĩa của Thiền tông là tự tham học, tự ngộ. Qua sự giải thích của người khác giảng giải là không liên quan đến tự tính của họ và bạn. Cho nên các ngài không dùng ngôn ngữ, văn tự để giải thích, cũng không trả lời trực tiếp vấn đề bạn đã hỏi.

Người bình thường cùng nghề nghiệp mới có thể hợp nhau; kiến thức, tư tưởng gần giống nhau, nên dễ hiểu nhau hơn. Nếu như hai người thân nhau mà kiến thức, tư tưởng quá chênh lệch thì cũng sẽ hỏi một đường trả lời một nẻo; hoặc dễ hiểu sai ý người kia.

Ban đầu, tổ sư Đạt Ma đến Trung Quốc yết kiến vua Lương Vũ Đế. Vua hỏi:

- Trẫm xây chùa, độ chúng tăng rất nhiều, không biết có công đức hay không?

Tổ sư đáp:

- Tâu bệ hạ! Không có công đức.

- Người nào đang đối diện với trẫm?

- Tâu bệ hạ! Thảo dân không biết.

Nhà vua và tổ sư nói không hợp ý với nhau. Vì thế, Tổ đến chùa Thiếu Lâm ngồi suốt chín năm xây mặt vô vách. Sau đó, Tổ gặp Thần Quang mới truyền pháp lại.

Vì sao nói không hợp ý với nhau? Bởi vì kiến thức của mỗi người cao-thấp không giống nhau; tư tưởng, cá tính nhận định sự vật cũng khác nhau; trình độ hiểu Phật pháp cũng không ai giống ai; cho nên nói không hợp ý với nhau.

Đức Phật là Đấng trí huệ rất sâu rộng, Ngài thuyết pháp theo căn cơ của chúng sinh. Vì thế, trong kinh điển có nói quyền-thật, sâu-cạn, phương tiện-cứu cánh. Mọi người cùng nghiên cứu kinh điển, nhưng trình độ hiểu biết khác nhau. Cho nên mỗi người đều có quan điểm riêng. Chánh tri, chánh kiến cũng có quan điểm riêng. Tà tri, tà kiến cũng có quan điểm riêng. Làm thế nào chúng ta phân biệt được đúng và sai? Điều này trong kinh điển đạo Phật và đạo Nho đã ấn chứng. Kinh điển như tấm gương rọi yêu ma. Kẻ tà tri, tà kiến muốn đầu cơ trục lợi thì không trốn thoát được.

Chuyện 50

Lang băm trị lưng gù

Lời dẫn:Chúng ta đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân. Thông thường những thầy lang băm trị bệnh, bệnh càng nặng thêm, chẳng phải thầy thuốc mà là lang băm chính hiệu hại người. Làm thầy trong tôn giáo mà đáp ứng theo sự mong cầu, đòi hỏi của người là thầy tầm thường. Thầy tà hướng dẫn mọi người thành tà tri, tà kiến, tin theo tà; hoặc dạy người tu hành tà hạnh cùng đi vào đường ma, mới là thật đáng thương.

Ngày xưa, có một thanh niên rất mạnh khỏe, đi nhanh như bay, bình thường anh ta gánh hàng nặng một, hai trăm cân. Bất luận công việc nặng nhọc cỡ nào, anh ta đều vui vẻ làm chu đáo. Nhưng ở đời ai đâu học được chữ ngờ. Một hôm, bỗng nhiên anh ta ngã bệnh, sau đó trở thành lưng gù. Cú sốc này, làm cho anh ta đau đớn tột cùng không còn tha thiết sống. Anh ta suy nghĩ: “Ta tàn phế như thế này làm sao làm việc được? Không làm được lấy gì để sinh sống?”.

Bạn anh thấy vậy an ủi:

- Cần gì anh phải bi quan như thế? Có bệnh thì có thầy thuốc. Thế gian này thầy thuốc nổi tiếng rất nhiều, từ từ chúng ta tìm ra thôi, nhất định sẽ trị khỏi.

Anh ta đáp:

- Tôi rất cảm ơn sự quan tâm của các anh! Sức khỏe là vàng, chỉ trong thoáng chốc tôi trở thành người tàn phế. Làm sao tôi sống nổi?

Một người bạn khác chỉ:

- Tôi nghe mọi người nói có thầy thuốc kia rất tài giỏi. Anh có bằng lòng đến đó chữa trị không?

Anh ta đáp:

- Cũng được! Nhưng tôi biết rõ bệnh của mình, sống như thế này cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Thế là, người bạn dẫn anh ta đi tìm đến nhà thầy thuốc khám bệnh. Thầy thuốc hỏi:

- Anh bị bệnh gì?

Anh đáp:

- Thưa thầy! Tôi bị bệnh gù lưng, có chữa được không?

- Tất nhiên là chữa được rồi, nếu không chữa được làm sao gọi là thầy thuốc?

Thầy thuốc nhìn sắc mặt của anh, rồi sờ lên lưng gù, hỏi anh nguyên nhân bệnh. Sau đó, hắn bắt mạch cho bệnh nhân. Thầy thuốc này hoàn thành bốn bước; nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch. Chẩn đoán xong, hắn nói:

- Bệnh của anh có thể chữa trị được, nhưng anh phải chịu đau đớn.

Anh ta đáp:

- Chỉ cần thầy chữa khỏi bệnh, cho dù đau đớn như thế nào tôi cũng chịu được.

- Anh bị bệnh vì gánh quá sức, làm cho cột xương sống bị cong, mới bị như vậy. Nếu dùng vật nặng đè lên làm cho cột xương sống thẳng ra thì khỏi bệnh.

Hắn vừa nói vừa bảo anh nằm xuống và kêu người bưng hai tấm cửa chất lên thân anh ta. Hắn lại kêu mấy người khiêng bốn cái cối đá giã gạo chất lên nữa. Mặc dù bệnh nhân kêu la thảm thiết, hắn vẫn không đếm xỉa đếm; lại còn đè thêm lên.

Trôi qua một lúc, bệnh nhân không còn kêu la. Hắn nói:

- Bệnh nhân không còn kêu la, chắc khỏi bệnh rồi.

Hắn sai mọi người khiêng bốn cái cối đá và hai tấm cửa xuống, thì thấy hai mắt bệnh nhân lồi ra, miệng trào máu ra ngoài lênh láng, anh ta đã chết từ lâu.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Chàng trai mắc bệnh dụ cho tất cả chúng sinh. Thầy thuốc dụ cho ngoại đạo. Chúng sinh bị mắc bệnh nặng sinh tử và bệnh tham, sân, si. Ngoại đạo chưa hề nghiên cứu Phật pháp, cũng chẳng tinh tiến tu hành. Làm sao nương theo chánh pháp cứu độ chúng sinh được? Kết quả, chúng sinh bị ngoại đạo dắt vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh; hoặc lao vào đường tà. Khác nào như thầy lang băm?

Khổng Tử nói: “Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết”. Nhưng có người cố chấp không biết mà nói biết. Vì thích làm thầy thiên hạ, giết hại dân đen. Chẳng những lang băm ở đời hại người mà giới sĩ, nông, công, thương, cảnh sát, thầy giáo cũng có những kẻ tầm thường. Lang băm không chữa bệnh được, chỉ vì muốn kiếm tiền mà lừa gạt người khác, dẫn đến hại rất nhiều mạng người.

Trong tôn giáo, nếu làm không đúng chân lý là hại tuệ mạng của người trong nhiều đời nhiều kiếp. Hại người không thể giải thoát sinh tử, không được thoát khổ được vui. Không phải mắc tội quá nặng là gì? Kẻ tà tri, tà kiến dẫn mọi người đi vào đường tà, đó là tội ác rất nặng. Như thế, chẳng những làm thầy lang băm mà còn là thầy tà.

Chuyện 51

Năm anh em sai một tớ gái

Lời dẫn:Tài, sắc, danh, thực, thùy là năm dục của con người. Mọi người khó tránh khỏi năm dục này. Ai sai khiến được năm dục này? Là tâm, chủ nhân của thân chúng ta. Tài, sắc, danh, thực, thùy là chúng ta sử dụng. Nhưng chúng sinh bị mê muội điên đảo, bị năm dục sai khiến ngay trong cuộc sống hàng ngày. Nó bảo chúng ta đi hướng đông thì liền nghe theo nó; nó bảo chúng ta đi hướng tây, cũng vẫn nghe theo; cho đến, nó bảo chúng ta vượt núi băng đèo, lao tâm khổ tứ, cướp giật, trộm cắp, sát sinh, nói dối, lừa đảo v.v…Chúng ta đều nghe theo nó tất tần tật. Cho nên, tâm chúng ta bị nó sai khiến, lại còn loạn động cả ngày. Cuối cùng, chúng ta phải chịu các khổ báo, luân hồi sáu đường. Bạn nói thử đi có oan uổng không?

Ngày xưa, có năm anh em cùng làm công việc kinh doanh trong một nhà máy; mỗi người làm việc phụ trách công việc một bộ phận. Người phụ trách đi tìm mua nguyên liệu. Người phụ trách khâu chế biến sản phẩm. Người phụ trách đóng bao bì, vận chuyển. Người phụ trách đi tiếp thị hàng hóa. Năm anh em hợp tác làm việc rất vui vẻ. Cho nên, hàng hóa sản xuất có chất lượng, mẫu mã lại đẹp, được khách hàng ưa chuộng bán rất đắt. Cả năm anh em suốt ngày bận rộn như chong chóng quay. Một hôm, anh cả đề nghị:

- Mỗi ngày, chúng ta làm việc rất bận rộn, về nhà lại phải nấu ăn, giặt quần áo thật là cực khổ. Chi bằng chúng ta mua một tớ gái để làm việc nhà thay cho chúng ta được không?

Anh hai nói:

- Ý kiến này rất hay.

Anh ba, anh tư đều tán thành, giao việc này cho người em thứ năm đi tìm mua tớ gái.

Khi mua được tớ gái về nhà, cả năm anh em đều yên tâm làm việc, chẳng còn lo lắng việc nhà. Nhưng mỗi ngày tớ gái phải làm việc hết cho năm anh em, quả thật làm không xuể. Vì thế, cô phải chia thứ tự trước sau, làm cho anh cả xong trước, rồi đến làm cho anh hai, anh ba, anh tư. Nhưng khi cô làm cho anh cả, anh hai trước thì anh ba, anh tư không vui nói:

- Chúng ta là anh em giống nhau, vì sao cô ưu tiên làm cho anh cả và anh hai trước. Lần sau, cô phải làm cho chúng tôi trước.

Cô gái đáp:

- Vâng, thưa ông! Xin vâng lịnh.

Lúc cô làm cho anh ba, anh tư trước thì anh cả và anh hai không chịu bảo:

- Trước đây cô làm cho chúng ta trước, vì sao lần này cô làm khác?

Cô gái thưa:

- Vâng, thưa ông! Con làm theo ông dạy.

Lần này, đến người em thứ năm trách:

- Cô làm hết thảy mọi việc cho bốn anh tôi, vài ngày cô phải đổi một lần. Lần sau, cô phải ưu tiên làm cho tôi trước mới đúng.

Cô gái đáp:

- Vâng, thưa ông! Con xin tuân lịnh.

Khi cô làm cho người em thứ năm thì anh cả ra lịnh:

- Tôi là anh cả, cô phải làm cho tôi trước.

- Dạ! Con làm theo ông dạy.

Anh tư, em năm cũng bảo:

- Cô làm cho chúng tôi trước.

- Dạ.

Người tớ gái như một cái máy, làm quần quật suốt ngày mệt bở hơi tai. Còn bị người này quát:

- Cô khinh thường tôi phải không?

- Dạ, con không dám! Không dám!

Người kia nạt:

- Vì sao cô làm chậm như rùa thế?

- Dạ, con sẽ cố gắng làm nhanh ạ!

Người nọ hét lên:

- Tại sao cô không chịu giặt quần áo cho tôi? Cô không muốn sống nữa phải không?

- Dạ, con giặt liền.

Người này quát:

- Cô không muốn làm việc nữa phải không?

- Dạ, đâu có, đâu có!

Cứ thế, người này đẩy, người kia xô, người nọ mắng, người kia chửi. Thân phận tôi tớ, cô không biết cách nào cho hài lòng họ. Cô than: “Ông trời ơi! Hãy bắt con chết sớm đi”.

Cô tớ gái này, hàng ngày chăm chỉ làm việc. Nhưng vẫn phải chịu đánh, chịu mắng đành cam chịu thân phận bất hạnh, mãi đến khi cô chết mới thôi. Suốt ngày, cô luôn bận rộn vô số công việc không tên, lại còn bị mắng chửi, đánh đập mà không dám phản kháng, cũng không đủ sức để chống lại. Bạn nói thử có đáng thương không?

Bài học đạo lý

Con người vì năm dục: tài, sắc, danh, thực, thùy mà hàng ngày bận rộn. Có người vượt suối bằng rừng chịu khổ mưa gió, lạnh rét, nóng bức. Có lúc cam chịu người khác ức hiếp, hủy nhục. Có khi chịu mắng chửi, đánh đập cũng đành im hơi lặng tiếng. Vì sao? Vì tài, sắc, danh, thực, thùy- Nó sai khiến chúng ta cực nhọc cả một đời. Nó bảo chúng ta tính toán, tranh giành, tạo các ác nghiệp với mọi người. Nó làm cho chúng ta chịu khổ, chịu nạn, đã thành thói quen của mọi người, nên họ cho là đúng. Sự cao quý của nhân cách, đạo đức và lương tâm đều đặt ở phía sau, để đổi lấy chút ít tài, sắc, danh, thực, thùy.

Năm dục đối với mọi người quan trọng như thế sao? Vậy nhân cách và đạo đức của chúng ta còn có giá trị bao nhiêu? Chúng ta hãy nghĩ thử xem, tiền tài, địa vị, sắc đẹp, danh lợi đều như hoa đốm trong hư không, thoáng qua nhanh chóng. Nhân cách và đạo đức sẽ còn mãi nhiều đời nhiều kiếp, tâm của chúng ta phải làm chủ tất cả mới đúng. Vì sao, chúng ta để năm dục lôi kéo vào vòng xoáy không lối thoát; lại còn chịu khổ báo nhiều vô biên. Rốt cuộc cái nào quan trọng nhất, chúng ta phải xem xét lại nhé!

Chuyện 52

Thanh sắc như huyễn

Lời dẫn:Tâm Kinh ghi: “Không có nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý; cũng không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp”. Thật sự không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp phải không? Nếu chúng ta không chấp trước sắc, thanh thì Có và Không giống nhau. Còn như chúng ta chấp nó thì như thế nào? Là chấp muôn sự muôn vật đều Có. Chấp Có lại như thế nào? Có tức là mê, giống như vào mê hồn trận, không biết đông, tây, nam, bắc; chẳng biết ra hướng nào. Vì nó mà chúng ta làm những việc bất trung, bất nghĩa; thậm chí gian xảo, chiếm đoạt, nham hiểm, lừa đảo đều là si mê, bất giác; suốt ngày chìm đắm trong mê muội. Vì thế, Đức Phật dạy:

Biết huyễn nên xa lìa.

Lìa huyễn là giác ngộ.

Người giác là“Đạo đúng thì tiến, đạo sai thì lui”. Tiến lui có đạo, bằng không thì vô đạo.

Ngày xưa, có một ca sĩ rất nổi tiếng. Anh ta đi hát khắp mọi nơi đều là nơi rất đông người, nên fan hâm mộ rất nhiều. Mỗi khi anh ta hát nhạc trữ tình, giọng hát truyền cảm, trầm bổng, du dương, làm cho người nghe cảm xúc dạt dào, vừa buồn vừa khóc. Ca sĩ này muốn chúng ta khóc thì chúng ta khóc, muốn chúng ta cười thì chúng ta cười, muốn chúng ta buồn thì chúng ta buồn, muốn chúng ta vui thì chúng ta vui. Thật là linh nghiệm hơn linh chú.

Nhà vua nghe được tin này, liền hỏi đại thần:

- Trẫm nghe nói trong thành này có một ca sĩ rất nổi tiếng, dân chúng nghe hâm mộ rất đông. Chuyện này có thật không?

Đại thần thưa:

- Tâu bệ hạ! Hình như là có như vậy!

- Khanh phải xác định có hay không, nếu sự thật có một ca sĩ như thế thì hãy mời anh ta vào cung để trẫm thưởng thức giọng ca.

- Tâu bệ hạ! Thần xin tuân chỉ!

Đại thần gặp ca sĩ nói chuyện, muốn mời anh ta vào cung để hát. Đại thần nói:

- Anh vào được trong cung hát cho hoàng thượng nghe là một vinh hạnh của đời anh, và anh cũng được nổi tiếng.

Ca sĩ đáp:

- Thưa đại nhân! Thảo dân làm nghề này chỉ vì cuộc sống, danh vọng không thật, ca ngợi rỗng tuếch, nó chỉ đem được cơm ăn, áo mặc cho thảo dân.

- Đúng lắm! Đúng lắm! Ở trước hoàng thượng anh nói hay như vậy, nhất định sẽ được ban thưởng ít nhiều.

- Thảo dân xin đa tạ đại nhân.

Do đó, ca sĩ theo đại thần vào trong cung. Anh ta ở trước nhà vua và đại thần bắt đầu hát. Đúng thật, giọng hát anh ta rất hay, lại truyền cảm; như áng mây ráng chiều, vừa đẹp vừa rực rỡ, giống như tiên nữ đang ca múa, quả thật anh ta làm cho người ta say mê đắm chìm trong tiếng hát. Nhà vua suy nghĩ: “Không biết ca sĩ này đã làm say mê bao nhiêu dân chúng, nhưng ta phải cho anh ta một bài học”. Ca sĩ hát xong, nhà vua bảo đại thần mang ra một nghìn lượng vàng đặt trước mặt anh ta, nhưng ý không nói là ban cho. Nhà vua nói:

- Mặc dù ngươi hát rất hay, nhưng tiếng hát chợt mất liền, để lại trẫm nỗi mừng hụt.

Ca sĩ thưa:

- Tâu bệ hạ! Tiếng hát vốn vừa hát lên thì bay theo gió thoảng, nhưng nó làm cho ngài vui tai.

- Cũng như trẫm để trước mặt ngươi một nghìn lượng vàng, nó làm cho ngươi vui mắt. Như thế, chẳng ai lấy được của ai, Ha.ha…

Ca sĩ rất tức mình, nhưng đành im lặng. Nếu nói tiếp chọc giận nhà vua thì bay đầu như chơi; vì thế, anh ta lặng lẽ trở về.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Mặc dù thanh sắc là giả, nhưng làm say mê không biết bao nhiêu anh hùng, hào kiệt từ xưa nay. Ngày xưa, anh hùng say đắm mỹ nhân. Tiếng hát cũng có thể làm cho tiên nhân ngũ thông mất hết thần thông. Xưa nay, rất nhiều anh hùng có thể “trâu sắt làm sao sợ tiếng rống sư tử, như người gỗ xem tranh Hoa Điểu” phải không? Cuộc đời này có bao nhiêu người không say mê thanh sắc? Có người nói: “Mê thì mê vậy thôi”. Có thể giải trí tạm thời cũng tốt! Nhưng âm thanh khắc sâu vào tâm thức của chúng ta, thật khó phai mờ. Đây chính là hạt giống tạo tội nghiệp, cũng là nguồn gốc sinh tử, luân hồi.

Nói về tâm lý của con người. Mỗi người đều có gặp việc không như ý muốn; hoặc gặp chuyện buồn đau. Lúc đó, chúng ta cần nhờ âm nhạc để giải trí, làm cho tinh thần bớt căng thẳng. Nhưng âm nhạc có tốt, có xấu; có chánh, có tà. Có bài hát kích động tác dụng tâm lý chí lớn yêu nước của chúng ta tận trung, tận nghĩa. Nhưng cũng có bài làm cho chúng ta suy nghĩ sai lầm, chìm đắm trong men rượu và gái đẹp. Mọi người đều thích nghe nhạc tình ca lãng mạn, các nhà thơ (phổ nhạc), các nhạc sĩ cũng thích sáng tác những ca từ làm mọi người say đắm. Cho nên. người say mê thì nhiều mà người được lợi thì ít. Người tu hành cần phải tránh xa, như tránh loài rắn rết. Bởi vì, thanh sắc tuy huyễn ảo, nhưng để lại lòng người rất sâu sắc, cũng do đây mà trở thành nhiễm tịnh sai khác.

Chuyện 53

Huynh đệ ganh tỵ nhau

Lời dẫn:Cuộc đời luôn có thiện-ác, thị-phi, tà-chánh đối đãi nhau. Bởi vì, lập trường của mỗi người không giống nhau, nên cách nhìn cũng khác nhau. Cùng một sự việc, có người cho việc đó là đúng, có người cho việc đó là sai, bạn cho việc đó là thiện, người khác cho là bất thiện, bạn cho là đúng, người khác cho là sai. Giống như tượng Phật, theo Phật giáo cho là hình tượng từ bi, vĩ đại; ai nấy đều tôn sùng. Nhưng theo ngoại đạo cho là hình tượng ma quỉ thấy liền tránh xa. Tham, sân, si là nguồn gốc của tội ác. Nói về phương diện làm thiện khích động chí trong sáng, đều là pháp thiện. Còn ganh tị đồng nghiệp, ganh tị người có đạo đức và tài năng là tội ác. Căm ghét tội ác kẻ khác, căm ghét kẻ nham hiểm, lừa đảo đều là ý niệm nghĩa khí trung thành; cho nên, không tham, sân, si là rất tốt. Như có người nói, thay đổi theo thiện tức là thiện, làm theo ác tức là ác.

Thuở xưa, có hai thanh niên, vì học chung một môn nghệ thuật, nên học cùng một thầy. Vị thầy rất thương yêu hai học trò và chỉ dạy rất tận tình; ngược lại, hai học trò cũng rất thương kính thầy. Bởi vì, thầy giáo tuổi cao, mắc bệnh phong thấp, nên hai học trò thường xoa bóp cho thầy làm cho khí huyết được lưu thông. Vì thế, mỗi người có trách nhiệm xoa bóp một chân. Ban đầu, hai học trò xoa bóp thầy rất chăm chỉ, cẩn thận. Và sự học vấn lâu ngày thành tích của mỗi người lộ khác nhau, sư đệ học không bằng sư huynh nên đâm ra ganh tị. Sư huynh cũng kiêu ngạo xem thường sư đệ. Do đó, hai học trò ngấm ngầm lục đục với nhau.

Sư huynh xem thường sư đệ, sư đệ ganh ghét sư huynh; cho nên, hai người thường xung đột cãi nhau. Căm ghét là hành vi phát sinh hại người. Một hôm, sư huynh có việc phải đi xa, sư đệ ở nhà bẻ gãy chân thầy để trả thù tính kiêu mạn của sư huynh. Sư huynh trở về thấy chân trái thầy bị gãy, liền tức giận nói:

- Làm sao có lý này, tự mình xoa bóp không tốt, lại còn phá hoại người khác.

Nói xong, sư huynh bẻ gãy chân phải của thầy để báo thù tính ganh tỵ của sư đệ. Huynh, đệ bất hòa, cuối cùng bẻ gãy hai chân của thầy để báo thù đối phương. Đây là việc không nên làm, lại còn là đại nghịch vô đạo.

Bài học đạo lý

Ganh tỵị, sân hận là hành vi ngu xuẩn sẽ sinh ra “tao sống mày chết.” “ăn không được thì phá cho hôi”, cũng là người căn tính thấp hèn của con người. Nếu là bậc chính nhân quân tử thì “Thà hi sinh cái tôi nhỏ bé để hoàn thành việc lớn”. Hoặc “Hi sinh thân mình vì chính nghĩa”; hoặc suy rộng ra “Quân tử thúc đẩy người khác làm nên việc tốt”. Kẻ tiểu nhân gặp chút việc nhỏ cũng tìm cách báo thù. Khi tâm ganh tỵ xúi giục thì việc ác gì cũng không từ.

Người học Đại, Tiểu thừa trong Phật giáo, nếu y theo giáo pháp mà tu hành thì không có phân biệt Đại, Tiểu; khác nhau chỉ do phát tâm Đại, Tiểu mà thôi. Nếu như người cố chấp học Đại thừa xem thường Tiểu thừa thì người học Tiểu thừa cũng cho mình học Phật giáo Nguyên thủy xem Đại thừa vẫn là biến chất của Phật giáo. Rốt cuộc, ai đúng, ai sai? Chúng ta hãy tĩnh tâm nghiên cứu, cũng không khó hiểu lắm. Nếu như chúng ta công kích, phỉ báng lẫn nhau là trong tâm có vấn đề, trở thành pháp ác.

Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo đều có ưu điểm và có sâu, cạn khác nhau. Nếu như họ xuất phát vì mục đích cứu đời, độ người thì không có chuyện chánh-tà, thị-phi. Có chuyện thị-phi là do tâm bất chính, lòng dạ không ngay thẳng, lợi dụng tôn giáo để kinh doanh làm lợi riêng; giống như người kinh doanh buôn bán. Có người lợi dụng tôn giáo dã tâm làm chính trị, chính là biến chất tôn giáo.

Chúng tôi nói về quan hệ con người, mỗi tôn giáo đều chiếm cứ một sự liên kết, khuyến khích mọi người làm thiện, tu tâm dưỡng tính; tu đức, tu hạnh là hướng đến phụng thờ thần thánh. Chúng ta phải sống theo phép tắc, thân tâm nỗ lực tu hành mới đúng. Nếu như chúng ta ganh tị lẫn nhau, hoặc tranh giành tín đồ cứ lục đục với nhau thì đánh mất vẻ đẹp, lập trường của tôn giáo, cũng làm mất đi đức hạnh của tôn giáo; khác nào bọn buôn lậu.

Ganh tỵ chính là kẻ thù lớn nhất của nhân loại. Nước này đánh chiếm nước kia. Nhà nọ tranh giành nhà kia. Giữa người với người lắm chuyện thị phi, phần đông đều xuất phát từ lòng ganh tỵ. Bậc Cổ đức dạy: “Cùng nhau ở phía trước chống thuyền”. Từ xưa, người vĩ đại luôn tha thứ cho người khác. Hễ người nào có thể làm được việc lớn, là chắc chắn người đó có lòng dạ rộng rãi, có thể tiếp nhận ý kiến hữu ích của người khác, phân biệt được đúng sai thì mới có thể làm nên việc lớn.

Nếu như người ganh tỵ càng nặng thì càng thể hiện tính cách tiểu nhân, nhân cách và đạo đức cũng có sai biệt. Tham, sân, si, tật đố càng sâu thì nghiệp chướng càng nặng. Làm người, làm việc nhất định gặp chướng ngại chồng chất, chắc chắn cũng hãm hại người khác. Cho nên, người càng tạo nghiệp, làm ác thì tương lai chịu sinh tử vô biên, oán thù vô lượng, khổ báo cũng vô cùng, mãi mãi không có ngày giải thoát.

Chuyện 54

Con rắn tranh công

Lời dẫn:Con người sinh ra ở đời, ai cũng có nhiệm vụ. Một quốc gia có trăm quan văn, võ; mỗi người đều có nhiệm vụ. Một gia đình, ai nấy đều có bổn phận, lớn nhỏ có thứ tự, cha hiền con hiếu, em cung kính anh, vua thương dân, quan tận trung với vua, với nước. Nếu như làm đảo lộn nhiệm vụ của mỗi người thì cha không ra cha, con không ra con, vua quan trên dưới bất hòa. Trách nhiệm vợ chồng, anh em cũng đảo lộn. Như thế, một quốc gia không thể nào được thái bình. Đời sống gia đình sẽ không được hạnh phúc, an vui.

Thuở xưa, có một con rắn sống trong rừng. Có lúc, nó bò đến đám cỏ um tùm rậm rạp. Có khi, nó bò ra đồng trống tìm thức ăn, cuộc sống của nó rất tự do thoải mái. Một hôm, đuôi nói với đầu:

- Này anh! Mỗi ngày anh muốn đi phía đông thì tôi phải theo anh đi phía đông, anh muốn đi phía tây thì tôi phải theo anh đi phía tây. Xưa nay, anh không hề bàn bạc với tôi điều gì, lúc gặp thức ăn ngon cũng chỉ mình ăn hưởng hết, tôi chẳng có phần. Như thế, thật là bất công.

Đầu rắn nói:

- Chú có cách gì không? Ai bảo chú làm phần đuôi?

Đuôi rắn tức giận quát to:

- Anh câm mồm! Trời ban cho tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Anh xem kìa! Ánh sáng mặt trời chiếu khắp mặt đất, có đối xử một chút nào không công bằng?

- Chú nói như vậy còn gì ý nghĩa phận làm em?

- Nhiều năm nay anh dành đi trước, nay phải đổi cho tôi đi trước mới công bằng.

- Vậy là chú muốn đi trước phải không?

- Rất đúng!

- Chú có mắt không? Có biết đường đi không?

- Đây là việc của tôi không cần anh phải lo.

Đầu thấy đuôi tranh cãi vô lý, nhưng đành phải thuận theo nói:

- Thôi được! Chú muốn đi trước thì cứ đi!

Do đó, đuôi rắn đi trước. Vì nó không thấy đường nên cố sức bò về phía trước, những chỗ gập ghềnh nó dốc hết sức lực để trườn lên, bò đến bên hầm lửa nó cũng không biết. Cuối cùng, nó lao xuống hầm bị lửa thiêu chết và đầu rắn cũng chung số phận.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Sống trong xã hội, mỗi người đều có nhiệm vụ nghề nghiệp của mình. Một quốc gia đều có trăm quan văn võ, chia ra các cấp ban ngành; ai nấy đều làm việc tròn bổn phận của mình để lo cho nước, cho dân. Tục ngữ có câu: “Mỗi người đều phát huy hết tài năng của mình, và phát huy hết tác dụng của sự vật” thì con người mới có thể hạnh phúc an vui, thế giới hòa bình. Nếu chúng ta trên dưới ganh tỵ với nhau, tranh giành, hãm hại lẫn nhau thì nhân loại mãi mãi không có ngày an vui. Điều đáng quý nhất là mỗi người phải tự hiểu rõ mình, tự mình có khả năng làm việc gì thì nên làm việc đó. Nếu việc nào mình không biết thì phải học, cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân mình. Còn như kẻ bất tài cứng đầu cố chấp không biết mà làm càn. Người tài giỏi không chịu làm, đều là bất hạnh cho xã hội.

Mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm. Chúng ta cố gắng học hỏi làm việc tốt phát huy ưu điểm, bỏ lần khuyết điểm là người thành công. Người cố chấp sĩ diện thì không thể nào làm được người tài giỏi, chẳng những hại mình mà còn hại người khác. Tại sao có người tài và người bất tài? Chúng tôi nói xa một chút là nhiều đời nhiều kiếp từ quá khứ đến nay, có liên quan đến tích tập thói nhiễm; nói gần là có liên quan sự lười biếng và nỗ lực học tập. Vì thế, người giỏi phát huy tài năng của mình, người bình thường cố gắng học hỏi vươn lên. Chúng ta học Phật cũng như vậy.

Nếu bất cứ việc gì, chúng ta cũng cầu trời, cầu thần; tuy có thể an ủi tinh thần, nhưng không cứu cánh được. Phật, thần, trời có thể làm chỗ dựa an ủi tinh thần cho chúng ta. Người làm thầy giáo là người mẫu mực để chúng ta học hỏi, chứ không thể bất cứ việc gì cũng ỷ lại thầy. Người yêu thương chúng ta nhất là cha mẹ. Người truyền trao cho chúng ta kiến thức và học vấn là thầy giáo, họ nâng đỡ chúng ta, nhưng không thể làm dùm chúng ta thành công sự nghiệp. Chúng ta muốn thành công, muốn làm nên việc lớn đều phải dựa vào chính mình. Nếu như tất cả mọi việc chúng ta đều dựa vào cha mẹ thì chẳng những là người yếu hèn mà cơ hội thành công rất ít.

Chúng tôi nói cách khác, kẻ tự đại tự kiêu thì không thể nào làm được việc lớn. Hoặc bất cứ việc gì không chịu nghe theo người tài năng đức hạnh, lại còn ganh tỵ với họ thì tự mình chuốc lấy thất bại. Bởi vì, chúng ta làm việc chung với mọi người, tất cả mọi việc đều phải dựa vào lý trí phán xét để tiến thân. Cho nên, người học Phật là học trí huệ, giác ngộ, đức hạnh. Cuộc sống hàng ngày luôn xảy ra chuyện người tranh quyền đoạt lợi. Giới sĩ, nông, công, thương cũng vì danh lợi. Người tài tự cho mình giỏi dùng mưu trí tranh chiếm danh lợi. Kẻ ác dùng thủ đoạn tinh vi hại người lợi mình để được danh lợi. “Điều thiện như cây tùng xanh, điều ác như hoa nở rộ; hiện tại tùng không bằng hoa. Một sớm tuyết sương rơi xuống, chỉ thấy tùng xanh không thấy hoa”. Kẻ lừa đảo luôn giành lấy danh lợi trước mắt. Người lương thiện tính chuyện danh lợi lâu dài.

Bậc Cổ đức dạy: “Đường xa mới biết ngựa hay, sống lâu mới hiểu lòng người”. Người sống có phép tắc và giữ đạo đức sẽ có cuộc sống yên vui, hạnh phúc lâu dài. Điều đáng qúy nhất ở thế gian là tự biết rõ mình, khả năng mình làm được việc gì thì cố gắng làm việc đó. Việc mình làm chưa được thì học từ từ, chắc chắn thiết thực. Chúng ta làm được một phần là tính một phần, làm không được thì nhường lại cho người hiền tài, không thể không biết làm mà làm càn, chỉ phá hỏng việc. Như kẻ cố chấp nói: “Thà làm hư, chứ không biết người ta khinh”, “thà làm ngọc vỡ chứ không làm ngói lành.” Người này là tội nhân trong xã hội.

Bậc hiền tài ở đời, làm lợi mình lợi người; kẻ ngu si làm hại mình hại người; giống như danh lợi làm sao ra sức tranh giành mà được? Bậc Cổ đức nói: “Có thành tựu thực tế thì có danh tiếng tương ưng”. Chúng ta cũng có thể nói: “Có thành tựu thực tế thì có danh lợi tương ưng”. Chúng ta cố gắng làm việc một phần thì được một phần là danh ngôn rất hợp lý. Vì thế, danh lợi đổi bằng mồ hôi và nước mắt mới là thật; con như tính toán, tranh đoạt mà được là không thật. Cho nên, người hiền tài biết nhìn xa trông rộng; kẻ ngu si tham lợi trước mắt. Như thế mà thôi.

Chuyện 55

Cạo râu cho vua

Lời dẫn:Con người sinh ra, có người rất gan dạ muốn làm những việc chấn động trời đất, nhưng không có năng lực. Có người lại nhút nhát, có cơ hội làm việc lại không dám làm, đánh mất tương lai tốt đẹp. Có người nuôi chí nguyện lớn muốn làm việc lớn, nhưng “chưa thực hiện được chí lớn mà thân đã già suy”. Có người ôm hoài bão chí lớn nhưng không thực hiện được. Có người sống cầu an, chỉ cầu ngày ba bữa no ấm là được rồi. Có người chỉ nhổ sợi lông để làm lợi cho thiên hạ vẫn không chịu làm. Vì sao?

Ngày xưa, có một thanh niên làm chức bình thường hầu vua. Một hôm, nhà vua chỉ huy một đạo binh đi chinh phạt nước láng giềng, anh ta cũng theo hầu vua xuất chinh. Lúc ở chiến trường cùng đánh với quân địch, vào sinh ra tử, anh ta dũng cảm chiến đấu. Không may, quân của nhà vua bị rơi vào chỗ mai phục của quân địch. Lúc này, chỉ có phá vòng vây mới giữ được mạng. Cho nên rất nhiều tướng sĩ liều mạng mở đường máu thoát ra ngoài, ai nấy đều lo thân mình, đội quân tan rã. Chỉ còn một mình anh ta theo bảo vệ nhà vua, tả xung hữu đột đánh lui quân địch; cuối cùng, anh ta phá được vòng vây trở về đất nước.

Sau khi trở về cung, nhà vua triệu tập tất cả đại thần văn võ đến bảo:

- Này các khanh! Cuộc xuất chinh lần này, nếu không có chàng trai này thì trẫm đã bỏ thân nơi chiến trường; cho nên trẫm muốn khích lệ tinh thần anh ta. Vậy trẫm ban thưởng cho anh ta chức gì?

Có một vị đại thần thưa:

- Tâu bệ hạ! Nên phong cho anh ta làm đại tướng quân.

Có đại thần thưa:

- Tâu bệ hạ! Nên phong cho anh ta chức tổng quản trong cung.

Nhà vua bảo:

- Mặc dù anh ta dũng cảm, nhưng không có uy phong của người làm tướng, cũng không có mưu trí, khả năng để chỉ huy quân lính. Chỉ còn tất cả chức vụ trong cung; hoặc châu báu, tùy anh ta chọn lấy có được không?

Các đại thần đều thưa:

- Tâu bệ hạ! Ngài rất cao kiến, ban thưởng như thế rất hay.

Nhà vua bảo anh ta:

- Trẫm ban thưởng cho khanh hãy tùy ý chọn, tất cả chức vụ trong cung và châu báu, khanh chọn thứ nào?

Anh ta thưa:

- Tâu bệ hạ! Thần không muốn thứ gì cả, chỉ muốn làm công việc cạo râu cho ngài thôi.

- Đây là ý nguyện của khanh sao?

- Tâu bệ hạ! Đúng vậy! Thần mong được cạo râu cho ngài là thỏa mãn lắm rồi.

Từ đó, anh ta làm công việc cạo râu cho nhà vua.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Chàng trai trong câu chuyện này, dũng cảm đánh dẹp thiên binh vạn mã, quyết mở đường máu, đột phá vòng vây quân địch để bảo vệ nhà vua, chỉ vì muốn cạo râu cho vua sao? Anh ta không thích làm quan, cũng không thích châu báu; quả thật quá ngu si. Đây là một câu chuyện thí dụ.

Dụ cho con người chúng ta, bất luận sĩ, nông, công, thương; hàng ngày luôn bận rộn, bôn ba xuôi ngược, tính toán, cạnh tranh, chỉ vì cơm ăn áo mặc phải không? Hoặc vì danh lợi, hay nuôi con cái? Những việc này nhỏ như hạt mè, giống như cạo râu cho nhà vua.

Việc quan trọng nhất của của con người là con đường tương lai dài vô hạn, tài sản vô cùng. Vậy tiền đồ vô hạn là gì? Chính là việc giải thoát sinh tử đời tương lai. Tài sản vô cùng là gì? Nhân cách, đạo đức, tu hành. Những điều quan trọng này, chúng ta lại xếp nó qua một bên để lo chuyện cơm áo gạo tiền, bận rộn cả đời, lại còn tạo nghiệp vô lượng, làm cho tương lai đau khổ chồng chất. Như thế, có đáng không?

Cuộc sống con người quan trọng nhất là điều gì? Kiến thức của mỗi người có cao thấp, cá tính và sự ưa thích cũng không giống nhau; cho nên cách nhìn của mỗi người cũng khác nhau. Có người cho rằng cuộc sống chỉ cần có tiền là có tất cả, làm việc gì cũng đều thông suốt, tha hồ hưởng thụ; cho nên đối với họ tiền quan trọng nhất. Có người cho danh lợi là quan trọng. Có người nói cuộc sống ăn chơi trác táng, cặp bồ gái đẹp làm thú vui là quan trọng. Có người thích nhậu nhẹt là quan trọng. Có người thích cờ bạc là quan trọng. Tục ngữ có câu: “Có người thích nấu rượu, có người thích đậu hũ”. Như vậy, sở thích của con người không có tiêu chuẩn nhất định. Bởi vì, kiến thức có cao- thấp, tầm nhìn có rộng-hẹp; cho nên cách nhìn của mỗi người đều không giống nhau.

Người học Phật phải nhìn theo góc độ Phật pháp. Chúng ta sinh ra ở đời là vừa trả nghiệp vừa trồng hạt giống cho tương lai. Vậy chúng ta phải gieo giống gì mãi mãi cho tương lai? Là lập ba thứ còn mãi: Lập đức, lập công và lập ngôn. Chúng ta tinh tiến tu hành cầu thoát khỏi sinh tử, độ khắp chúng sinh. Cho dù gặp hoàn cảnh như thế nào, chúng ta vẫn theo kiến thức của mỗi người để tạo dựng tiền đồ của mình. Người có trí huệ lớn tạo dựng tiền đồ lớn. Người có trí huệ nhỏ tạo dựng tiền đồ nhỏ. Kẻ không có trí huệ nên không biết tạo dựng tiền đồ. Đọc qua câu chuyện nói về chàng trai ngu ngốc là để chúng ta thể hội, làm thế nào để tạo dựng tiền đồ cho tốt đẹp.

Chuyện 56

Đền ơn không có lễ vật

Lời dẫn: Bất luận chúng ta làm công việc gì, tất cả mọi người đều có nghề nghiệp trong xã hội. Khi chúng ta làm việc gì, ai cũng mong muốn được trả công xứng đáng, lại có người muốn trả công càng nhiều càng tốt. Có người nào chịu ra sức làm việc mà chẳng cần trả công không? Chỉ có người làm từ thiện, hay vì tình cảm bạn bè thân thuộc, họ làm việc không cần trả công; nhưng họ cũng mong tương lai được đền đáp lại. Nếu như mỗi người ra sức làm việc một phần thì tương lai sẽ được hưởng một phần. Như thế là hạnh phúc ở thế gian, ai nấy đều ra sức làm việc. Có người nào không chịu cực khổ làm việc mà được kết quả không? Hay có người làm việc cực khổ mà không thu hoạch được thứ gì?

Thuở xưa, có hai người bạn cùng nhau đi du ngoạn. Trên đường đi họ gặp một người kéo xe, trong xe chất đầy hàng hóa. Lúc đi vào đường núi gập ghềnh, người kéo xe ra sức kéo cũng không cách gì xe lăn bánh được. Bỗng nhiên, anh ta dừng lại, lễ phép nói với hai người bạn:

- Thưa hai anh! Hoan hỉ giúp dùm tôi đẩy xe qua đoạn đường này nhé! Nhất định tôi cảm tạ hai anh.

Hai người hỏi:

- Anh cảm tạ chúng tôi bằng vật gì?

Anh ta đáp:

- Tôi cảm tạ hai anh không có món quà.

Hai người dường như chưa hiểu hỏi lại:

- Vì sao anh lại đi vào con đường hẹp, gập ghềnh như thế?

Anh ta đáp:

- Đường đời sẽ chẳng bao giờ bằng phẳng mãi mãi, bất cứ người nào sống trong cuộc đời đều phải gặp những con đường khó đi. Có con đường chật hẹp nhiều nguy hiểm rình rập. Có con đường cực nhọc phải băng rừng vượt núi. Cũng có con đường thủy nhiều sóng to gió lớn. Chúng ta phải đi thận trọng từng bước. Nếu lúc đó, chúng ta gặp được bạn bè, hay thiện tri thức đẩy dùm thì sự giúp đỡ này chẳng phải rất lớn hay sao? Có người chỉ biết đi trên con đường hiện tượng nhân sinh nên con đường này không bao giờ được bằng phẳng. Nếu như mọi người biết đi trên con đường thanh tịnh tâm linh thì tất cả cảnh giới đều bằng phẳng.

- Nếu chúng ta không đi con đường hiện tượng thì đi đường nào?

- Chúng ta phải đi con đường tâm linh.

- Con đường tâm linh bắt đầu đi từ nơi đâu?

- Ngay trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tu sửa mình, để thể nghiệm tâm linh của mình.

Trong lúc, họ vừa nói chuyện, vừa đẩy xe ra khỏi con đường gập ghềnh, đi đến con đường bằng phẳng. Hai người bạn nói:

- Chúng tôi đã đẩy xe cho anh ra khỏi con đường gập ghềnh, anh trả công cho chúng tôi vật gì?

Người kéo xe nói:

- Món quà tôi báo đáp cho hai anh hay nhất là không có thật.

- Quà không có thật là như thế nào?

- Quà không có thật nhưng dùng mãi không hết.

Một người bạn nói:

- Cảm ơn anh!

Người bạn còn lại hỏi:

- Rõ ràng hắn không chịu đưa vật gì trả công cho chúng ta. Vì sao anh còn cảm ơn hắn?

- Tôi sẽ giải thích cho anh hiểu sau. Chúng ta đi nhé!

Hai người vừa đi, người bạn vừa giải thích: “Vừa rồi người kéo xe nói: ‘báo đáp không có vật’ ý nói: Ngay trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên giúp đỡ người khác và thường tu tập sửa đổi để thể nghiệm chân tâm của mình, không nên để nghiệp thức lôi kéo mà thường khởi tham, sân, si tạo nghiệp so đo tính toán; hoặc tạo các ác nghiệp, làm cho đời tương lai chịu nhiều đau khổ. Chúng ta tu tập tâm linh thanh tịnh, sẽ được an lạc, hạnh phúc vô cùng. Đây không phải là món quà rất quý hay sao? Ý anh ta vốn là như thế”.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Con người suốt ngày bận rộn đều ở thế giới hiện tượng để tìm cầu thoả mãn vật chất. Nhưng thế giới hiện tượng là hữu hạn mà đáp ứng ham muốn của con người thì vô hạn; cho nên, con người không bao giờ thấy đủ. Kinh Kim cang ghi:

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng huyễn, bọt nước

Như sương, như điện chớp

Hãy nên quán như thế.

Giả sử chúng ta cầu được như mong ước thì như thế nào? Thì như mộng, như huyễn, như hóa, có đó liền mất đó. Còn chúng ta tạo ác nghiệp lại đi theo ta mãi mãi, tương lai chịu khổ báo vô cùng. Cái nào thật, cái nào giả; chúng ta phải nhận thức sự việc.

Báo đáp vật có thật là hữu hạn, báo đáp vật không có thật mới là vô hạn. Tất nhiên chúng ta phải xem xét đồ vật không có thật, nó có giá trị hay không; chúng ta phải thấy công dụng của nó như thế nào để xác định.

Một câu Phật pháp có thể làm cho chúng ta nhiều đời nhiều kiếp hưởng không hết, lợi ích vô cùng. Chúng ta cũng có thể nói giá trị một đồng tiền cũng không có. Như có người nói: “Một cân đạo đức đáng giá bao nhiêu tiền?”. Giá trị đạo đức có thể có giá trị ngang nhiều thành quách, cũng có thể không đáng một đồng tiền, là do cách nhìn của chúng ta xem trọng nó hay không mà thôi. Nếu có người biết ứng dụng nó thì giá trị khác xa với người không biết ứng dụng. Vì thế, vật có thật, chúng ta có thể dùng tiền để mua bán; còn vật không có thật thì không cách gì đánh giá được.

Chuyện 57

Giờ phút sai lầm

Lời dẫn: Bất luận lúa, mè, đậu ở thế gian, hay các loại trái cây đều phải đợi nó chín mới hái được. Nếu trái cây chưa chín mà chúng ta hái xuống thì nó còn chua, chát, ăn không được. Vì sao có người hái trái cây còn non xanh? Hái như vậy là dú ép, khác nào làm việc lãng phí. Chúng ta đợi trái cây chín vừa ngon, vừa ngọt, lại vừa có chất lượng bổ. Mọi việc ở thế gian đều có quan hệ thời cơ đến và chưa đến. Nếu như thời cơ chưa đến mà chúng ta làm càn thì rốt cuộc hiệu quả không đạt được như mong muốn.

Ngày xưa, có một phú ông, nhà ông có rất nhiều kẻ hầu, người hạ. Ai nấy cũng muốn làm hài lòng ông chủ, nên tìm mọi cách nịnh nọt được hầu ông. Phú ông có hai thói quen là ông thường ngủ từ sáng sớm đến chiều tối mới thức dậy và ông thích nhổ đàm xuống nền nhà. Vì thế, khi ông vừa thức dậy, luôn có người túc trực thay y phục, thay giày. Trong số đầy tớ có một tên rất ngốc. Mỗi khi, hắn muốn hầu ông chủ đều bị những người hầu khác giành làm trước, cho nên hắn không được ông chủ hài lòng.

Một hôm, hắn chợt nghĩ ra ý nghĩ kỳ quái muốn hầu ông chủ trước, mong ông chủ đối xử hắn đặt biệt. Do đó, khi ông chủ còn ngủ, hắn đến gõ cửa phòng kêu:

- Ông chủ ơi, dậy đi! Dậy đi!

Phú ông bực mình quát:

- Có việc gì thế?

- Con thay quần áo, giày cho ông.

- Ngươi cút đi! Ta còn đang ngủ. Tại sao gọi ta dậy?

Vì vậy, hắn bị mọi người chế giễu. Chẳng những hắn không lấy được lòng ông chủ mà còn mất việc làm, phải đi lang thang đầu đường, xó chợ.

Còn một tên hầu nữa cũng ngu cực kỳ, hắn cũng muốn lấy lòng ông chủ. Mỗi khi, hắn thấy ông chủ khạc đàm, lập tức có người đến lau ngay. Hắn rất muốn lau nhưng chưa tìm ra cơ hội. Một hôm, hắn muốn lau trước mọi người khi ông chủ khạc đàm. Cho nên từ sáng sớm đứng canh theo dõi động tác của ông chủ. Trước khi ông chủ khạc thường ho trước mấy tiếng. Vì vậy, hắn đợi khi ông chủ vừa ho, liền đưa mạnh chân ra để hứng đàm. Kết quả tuyệt chiêu của hắn, ông chủ bị gãy hai cái răng, môi cũng bị giập chảy máu. Ông chủ tức giận quát:

- Tại sao ngươi đá ta làm gãy hai cái răng và giập môi như vậy?

Hắn đáp:

- Thưa ông! Con không cố ý đá ông, bình thường khi ông khạc đàm, luôn có người hầu hạ lau chùi. Hôm nay, con muốn hầu ông, nên nghĩ khi ông khạc đàm chưa rớt xuống đất, con đưa chân ra hứng khỏi lau nhà. Không ngờ, con đưa chân quá mạnh làm gãy răng và giập môi ông. Con xin lỗi, mong ông tha thứ.

- Tha thứ à! Ngươi đá mạnh làm cho ta ra nông nỗi này, còn xin ta tha thứ. Hãy cút đi ngay! Ta không muốn nhìn thấy ngươi nữa.

Do đó, hắn cũng bị mọi người cười chê.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Câu chuyện này nói với chúng ta. Con người làm việc gì đều phải đúng thời, đúng chỗ, đúng người; nếu như ba thứ này làm không đúng lúc thì chẳng những làm hỏng việc mà còn sợ kết quả sẽ ngược lại. Cho nên, chúng ta phải đúng thời gian, nơi chốn, con người có hợp hay không là then chốt thành công hay thất bại của mỗi người.

Người học Phật phải tích lũy công đức. Từ bi, trí huệ, công đức đều phải tăng trưởng mỗi ngày. Bậc Cổ đức dạy: “Làm việc thiện như cỏ trong vườn mùa xuân, không thấy nó lớn nhanh, nhưng nó lớn dần mỗi ngày”. Chúng ta tích lũy từ từ như vậy, đến khi trí huệ, công đức viên mãn, mới gọi là thành Phật.

Hiện nay, có người học Phật ba ngày thì muốn được cảm ứng thần thông gì đó; hoặc mong có bậc minh sư nào chỉ cho bí quyết tu đắc đạo liền; hoặc mong trời ban chân đạo gì đó, người có phúc mới được; hoặc ban cho bí quyết chân ngôn gì, chỉ một niệm liền đắc thần thông.

Ngoài xã hội lại xuất hiện những hàng rẻ tiền, hàng hóa dỏm dùng nhiều chất hoá học; hoặc công nhân ăn cắp vật liệu xây dựng đem ra bán rẻ. Nói rõ ra, các thức ăn đều dùng chất hoá học; hoặc ăn bớt làm dối phải không?

Xã hội hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời gian là vàng; mọi người chạy đua thời gian để kiếm tiền, không có thời gian nghiên cứu chân lý. Vì thế, bọn tội phạm dùng nhiều chiêu thủ đoạn phao tin nhảm, dụ dỗ, lừa đảo mọi người; vì tâm con người vốn hám rẻ, tất nhiên là cấu kết với nhau.

Chúng ta ăn một bữa cơm thật không dễ. Người nông dân phải cấy lúa, nhổ cỏ, bón phân, cực khổ một nắng hai sương, mới được thu hoạch; lại phải vận chuyển, phơi khô, giơ lúa, sàng sảy đem về nhà, xay giã thành gạo, nấu chín thành cơm. Trải qua nhiều công đoạn vất vả, mới được một bữa ăn. Vậy việc tu đắc đạo thành đạo có dễ dàng không?

Có những người không hiểu biết, khi có người muốn lừa gạt thì họ bị lừa như chơi; thật sự rất kỳ lạ, cũng rất đáng thương! Đức Phật là Đấng đạo đức, từ bi, trí huệ viên mãn. Nếu như chưa được viên mãn thì không thể cho là thành Phật, lại không có một chút tính toán đầu cơ trục lợi. Hay nói cách khác,, không có phương pháp đắc đạo dễ dàng như thế. Người ngu trong câu chuyện là bài học sâu sắc cho chúng ta.

Chuyện 58

Công bằng ngu xuẩn

Lời dẫn: Mỗi người ở thế gian đều hi vọng mình được giàu sang, hạnh phúc; hoặc mình có quyền hành mà người khác không được. Do đó, xã hội xảy ra rất nhiều việc không công bằng, cũng xảy ra nhiều chuyện tranh cãi đúng sai; hoặc làm việc tham ô, lừa đảo phạm pháp. Vì thế, có người lãnh đạo đề xướng những việc tự do, bình đẳng, bác ái. Công bằng cũng phải công bằng hợp lý trí; nếu công bằng không hợp lý thì sẽ trở thành hành vi ngu xuẩn. Cho nên, bất luận tự do, bình đẳng, bác ái, công bằng đều phải dựa theo lý trí để giải quyết sự việc mới được công bằng thật sự.

Ngày xưa, có một trưởng giả rất giàu có. Thời trai trẻ, ông quên mình vì đất nước chinh chiến khắp nơi, đánh nam dẹp bắc, lập rất nhiều chiến công lao lẫy lừng nên được nhà vua ban thưởng rất nhiều vàng bạc, ông trở nên giàu có. Tuổi cao, ông về hưu để hưởng thụ cảnh thanh nhàn. Nhưng vì tuổi cao sức yếu, tai điếc, mắt mờ; lại bị tật bệnh hành hạ, muốn làm việc gì để giải trí cũng không làm được, muốn nghĩ điều gì hay để chỉ dạy con cháu thì tinh thần cũng bị lẩm cẩm, đành phải chờ ngày Diêm Vương rước về.

Dường như ông hiện thân thuyết pháp, nên thường nói với mọi người: “Con người sinh ra ở thế gian này chịu vô thường và khổ nạn, thời gian trôi qua nhanh chóng. Thời tuổi trẻ, ta như rồng như hổ, chinh chiến khắp nơi, chỉ huy thiên binh vạn mã, vào sinh ra tử; vì đất nước, ta lập nhiều chiến công vang dội. Đến nay, tuổi cao sức khỏe suy yếu, đi lại khó khăn, lại thường bị bệnh tật hành hạ thân thể thì mới biết con người bị vô thường chi phối. Nếu như chúng ta không có tín ngưỡng tôn giáo thì không biết đời sau sẽ trở về nơi đâu? Chẳng lẽ chúng ta sống trong thê lương đau khổ để trôi qua đời này? Vì vậy, mọi người cần phải tìm đến cứu cánh để trở về mới đúng”.

Ông biết mình sống ở đời chẳng còn bao lâu, nên đem việc nhà giao lại cho các con rõ ràng. Một hôm, ông gọi hai người con đến và dặn: “Sau khi cha mất, hai anh em con hãy cố gắng sống hòa thuận và làm việc, đừng ỷ vào công danh sự nghiệp của ta; còn tài sản phải chia đôi công bằng”. Sau khi dặn dò các con xong thì ông từ trần. Hai công tử làm theo lời cha dặn, lo việc mai táng chu đáo xong, liền mời thôn trưởng đến phân chia tài sản. Thôn trưởng nói:

- Hai công tử muốn công bằng thì đem những đồ vật chia hai ra mới công bằng.

Hai anh em liền đem hết đồ dùng trong nhà ra để phân chia. Như chiếc áo thì cắt ra thành hai mảnh; bàn, ghế, tủ đều chẻ làm đôi, cho đến tiền bạc cũng xé ra làm hai v.v…Mọi người cho rằng chia như vậy rất công bằng. Rốt cuộc, tất cả tài sản trong nhà đều trở thành phế liệu, tiền bạc cũng không dùng được. Công bằng như thế có thích hợp không?

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Con người là tối linh trong muôn vật, có lý trí, có lương tâm, mới có giá trị làm người. Nếu chúng ta có lý trí mà không có lương tâm thì trở thành động vật máu lạnh. Còn như chúng ta có lương tâm mà không có lý trí thì giống như loài súc sinh. Con người vì muốn chiếm nhiều lợi phẩm, muốn có quyền lực, nên bắt đầu xảy ra mối tranh chấp. Bình đẳng mà không có lý trí thì cũng là một trong những nguyên nhân hủy hoại sự vật; cho nên, lý trí và công bằng đều không nên thiên vị bên nào. Giả sử lý trí và công bằng không thể song hành được, thà chúng ta chọn lý trí, chứ không thể chọn công bằng theo cách ngu xuẩn.

Lý trí của con người có thiện, có ác; có lợi, có hại. Nhưng nếu chúng ta làm việc bằng lương tâm, đạo đức thì có lợi không có hại. Đạo lý giống như công bằng có lý trí là công bằng thật sự; công bằng không có lý trí thì có thể phá hại sự việc, cũng làm chướng ngại sự tiến bộ của con người.

Ông trời là danh từ đại biểu công lý và chính nghĩa. Có người mượn cớ y theo trời sinh ra muôn vật, nuôi dưỡng quần sinh, nên bất cứ việc gì cũng muốn mọi người vâng theo lịnh trời. Bọn gian tà nịnh nọt lại mượn trời ra lịnh cho mọi người. Thí dụ “Đời mạt kiếp đến rồi”, “Trời giáng tai họa” con người chịu cảnh chiến tranh, gặp nhiều tai nạn; nạn lụt, nạn lửa, nhiều giặc cướp, nhiều bệnh dịch, đều là trời muốn tiêu diệt nhân loại. Vì thế, mọi người không còn đường trốn thoát tai họa.

Một mặt, bọn chúng lại nói trời ban chân đạo, muốn đưa mọi người trở về nhà. Trời ra lịnh bọn chúng truyền chân đạo; cho nên, bọn chúng có đặc quyền, cũng có đạo bí mật truyền cho mọi người. Do đó, tất cả mọi người đều phải nghe theo bọn chúng là thuận theo trời. Nếu chống lại trời thì phải chịu tai họa mà không về nhà được, đã không về nhà được còn bị núi đè vĩnh viễn; đây là thủ đoạn giết hại độc ác của bọn chúng. Giống như bọn chúng là sứ giả của trời, được đi truyền lệnh, có đặc quyền; có thể bảo chúng ta lên trời, cũng có thể phạt chúng ta vào địa ngục. Thuyết pháp như thế có hợp lý không? Người có lý trí tự sẽ phân biệt được.

Chuyện 59

Thích xem nặn đồ gốm

Lời dẫn: Bậc Cổ đức dạy: “Một tấc thời gian là một tấc vàng, nghìn vàng không mua được thời gian”. Con người sinh ra ở đời, từ lúc còn bé cho đến già, một ngày một đêm hai mươi bốn tiếng, hầu như một phần ba thời gian dành cho việc ngủ nghỉ, lại còn bệnh tật, đau buồn. Vậy thời gian có ích còn lại được bao nhiêu? Chúng ta tranh thủ thời gian có ích làm được những gì? Người biết cố gắng tranh thủ thời gian, tức là người thành công. Còn kẻ lãng phí thời gian là sa đọa.

Thuở xưa, có một thôn nọ, mọi người trong thôn đều thích đồ gốm, nên hàng ngày có những người bỏ cả công ăn việc làm của mình đi đến lò xem thợ nặn đồ gốm. Nếu như một, hai ngày; hoặc năm, ba ngày thì chẳng có gì đáng nói, nhưng dân làng ở đây thời gian quanh năm suốt tháng đều đốt vào xem đồ gốm. Nếu họ học làm nghề, hay ở nhà rảnh rỗi thì cũng cho là được; còn đây, họ chỉ vì cố chấp tính hiếu kỳ, không biết chán đến xem đốt cháy thời gian mà thôi. Nhưng thợ nặn đồ gốm làm theo một khuôn khổ, chẳng có gì mới lạ thích thú mà xem quanh năm suốt tháng như vậy có chán chê không? Ngay cả người đẹp hay cảnh non nước hữu tình, chúng ta ngắm lâu cũng đâm nhàm chán. Nhưng vì họ sao không biết chán?

Trong đó, có một người giác ngộ khuyên: “Chúng ta là những thanh niên mạnh khỏe có việc làm, hãy vì tương lai của mình mà gầy dựng sự nghiệp một lần thì tương lai mới có hạnh phúc. Tại sao các bạn lại bỏ phí thời gian qúy báu vào việc vô ích này? Tôi xin nói cho các bạn một tin vui. Hiện nay, nhà vua của chúng ta đang ở đây không xa, tổ chức đại lễ bố thí, hễ người nào đến tham gia thì được ăn những món sơn hào hải vị, lại còn nhận phần thưởng món quà rất có giá trị. Xin mọi người đừng để mất cơ hội, chúng ta cùng đi lãnh thưởng nhé!”

Nhưng mọi người đều im lặng, dường như chẳng có ai muốn đi. Trong đó tuy có người muốn đi, nhưng bị đồ gốm mê hoặc giữ chân lại, không cách gì đi được. Người này thấy mọi người không muốn đi lại đưa ra chiêu khác hấp dẫn hơn: “Nếu bạn nào đi tham gia đại hội thì được nhà vua ban cho một phần quà quí trọng, lại còn được chiêm ngưỡng nhà vua, được nghe ngài chỉ dạy những lời quí báu, dạy đạo lý làm người làm việc, thật là lợi ích vô cùng”.

Nhưng xem ra những người này vẫn thích xem nặn đồ gốm hơn, dù suốt năm họ chẳng được thứ gì, lại còn tốn nhiều tinh thần và thời gian, về nhà lại tranh cãi với người mọi trong gia đình, tai họa về sau khó lường. Chẳng phải là rất đáng tiếc và đáng thương hay sao?

Bài học đạo lý

Mọi người ở đời đều là như vậy, hàng ngày chúng ta bận rộn mà không biết vì sao? Hôm nay bận việc này, mai bận việc kia, việc này chưa xong thì có việc khác, luôn luôn bận rộn. Ngày nay xã giao với anh A, ngày mai đi nhà hàng cùng anh B; bận rộn qua lại đều là đạo lý đối nhân xử thế, cũng vì cơm ăn áo mặc. Bậc Cổ đức dạy: “Giang sơn muôn dặm, ngày ăn ba bữa; nhà rộng nghìn gian đêm ngủ hai thước”. Chúng ta suốt ngày bận rộn, bận đến khi tử thần đến thăm, xuôi tay nhắm mắt mới hết bận.

Chúng ta đến thế gian này hai bàn tay trắng và từ giã thế gian này cũng trắng tay. “Giã từ cuộc đời chúng ta không đem theo được gì, chỉ có mang theo nghiệp bên mình”. Lúc đó, chúng ta mới biết tất cả thế gian đều không. Cho nên Cổ đức dạy:

Kiếp phù sinh như hình như ảnh.

Có câu rằng vạn pháp giai không.

Tất cả pháp thế gian đều không thật có. Nhưng chúng ta tạo tội nghiệp rất nhỏ, Diêm Vương cũng không bỏ qua.

Nếu là người tu hành Phật pháp thì hàng ngày phải thực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ làm cho phúc báo, trí huệ, đạo đức ngày càng tiến bộ. Khi phúc đức, trí huệ được viên mãn là thành Phật. Người có hành trì Phật pháp, ngay ở đời này được mọi người tôn kính, ủng hộ, tinh thần an lạc vui vẻ. Sau khi chết, được vãng sinh về Cực Lạc, giải thoát sinh tử. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu vài điều, các vị tốn thời gian rất ít, nhưng được lợi ích rất nhiều. Còn việc thế gian tốn thời gian rất nhiều, nhưng được an vui rất ít, lại còn có thể tạo ác nghiệp, tai họa về sau khó lường. Ai chánh, ai tà, ai chân, ai giả, ai làm lợi, ai làm hại; người thông minh hãy cố gắng chọn lựa.

Chuyện 60

Bóng vàng in đáy nước

Lời dẫn: Bậc Cổ đức dạy:

Trần gian vốn là mộng

Thực hư cũng là mộng

Say mộng hay tỉnh mộng

Vẫn là mộng mà thôi.

Hàng ngày chúng ta thường thấy sơn, hà, đại, địa, sâm la vạn tượng đều như ảo ảnh, mộng huyễn; huống gì nằm mộng thấy mộng? Nhưng người bình thường sống trong ảo ảnh này vẫn không tự biết. Hàng ngày, họ tìm cầu cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, phương tiện đi lại cho đầy đủ mà không ngừng tính toán chiếm đoạt tài sắc, danh lợi. Đến khi, sắp trút hơi thở cuối cùng vẫn khư khư cố chấp ảo ảnh không chịu buông bỏ, không biết mình bị ảo ảnh lừa gạt cả một đời, ôm nhiều uẩn khúc vĩnh biệt trần gian.

Có người chạy theo tài, sắc, danh, thực, thùy giống như sư tử vớt trăng dưới nước; chẳng những uổng phí công sức mà thân còn tạo tội nghiệp. Người ngu thấy bóng vàng in dưới nước, cho là vàng thật, uổng công ra sức vớt; khác nào như vớt trăng trong nước?

Ngày xưa, có một người cha rất giàu có, ông rất yêu thương chiều chuộng con trai mình, chỉ cần chú bé thích bất cứ vật gì thì ông đáp ứng ngay. Nếu không có thì ông phải tìm trăm phương nghìn kế để tìm cho bằng được; huống gì những thứ nhu cầu thường ngày như cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, phương tiện đi lại, chẳng cần nói đến.

Một hôm, chú bé thấy ở nơi khác có một hồ tắm, liền nói:

- Cha ơi! Con muốn bơi. Cha cho con đến hồ đó bơi được không?

- Được! Nhưng con cẩn thận nhé! Con đi trước, lát nữa cha đến sau.

Chú bé đến hồ tắm một mình, rồi ngồi trên bờ hồ, ngắm nhìn nước trong xanh; chim sẻ ở đâu cũng kéo đến đậu trên cây hót lúi lo, hoa nở rực rỡ, cây cối xanh tươi phong cảnh rất đẹp. Bỗng nhiên, chú nhìn thấy dưới đáy nước có thẻ vàng chiếu sáng lấp lánh, làm cho chú vô cùng thích thú reo lên: “Ta phải vớt thẻ vàng này lên”. Vì thế, chú liền nhảy tõm xuống nước, mò tới mò lui trong hồ, vốc từng nắm bùn cát dưới đáy hồ lên xem, làm nước trong xanh trở thành đục ngầu, chú cũng không tìm được thẻ vàng. Thân thể đầy bùn lấm len, mệt mỏi chú mới chịu leo lên bờ.

Chú kinh ngạc nói lẩm bẩm: “Thật kỳ lạ! Ta nhìn thấy thẻ vàng rõ ràng, tại sao tìm không ra nhỉ?”. Chú ngồi một lúc, nước lắng trong trở lại. Chú lại nhìn thấy thẻ vàng, vội nói: “Lần này, ta nhất định không để mi thoát đâu nhé!”. Do đó, chú để ý chỗ có vàng, khi chú sắp nhảy xuống nước vớt lên thì cha chú đến đúng lúc hỏi:

- Này con trai! Con đang làm gì vậy?

Chú đáp:

- Cha ơi! Con muốn vớt thẻ vàng lên.

- Dưới nước làm gì có vàng? Nhất định con thấy lầm rồi.

- Dạ, không lầm đâu cha ơi! Con nhìn thấy dưới nước có thẻ vàng rõ ràng.

Cha chú bước đến nhìn xuống nước theo tay chú chỉ, liền bảo:

- Này con! Dưới nước không có vàng mà vàng thật đang ở trên cây kìa. Con trèo lên cây mới lấy được vàng.

- Cha nói không đúng! Rõ ràng con nhìn thấy vàng dưới đáy nước. Vì sao nó ở trên cây?

Chú bé vẫn không tin lời cha nói. Người cha bảo:

- Nếu con không tin, bây giờ con không cần nhìn xuống nước nữa mà hãy ngước lên cây thì thấy vàng thật.

Chú bé liền ngước nhìn lên cây, quả nhiên có thẻ vàng treo trên đó. Chú chợt hiểu vừa rồi chú tìm trong nước là bóng vàng in xuống, làm cho chú tốn công phí sức mà chẳng được gì.

Bài học đạo lý

Qua câu chuyện này, chúng ta có thể chứng minh tất cả sự vật ở thế gian quý ở chỗ biết và không biết.

Có người mê muội không biết. Có người cố chấp quan điểm tự làm hại mình. Có người không biết tự cho mình biết, chỉ vì chuộng sĩ diện. Cho nên, thế gian có những loại tà kiến. Suốt đời con người chạy theo tài, sắc, danh, thực, thùy, giống như chạy theo ảo ảnh mà không biết nó là huyễn. Sau khi, nghe Phật pháp nói mới biết tất cả sự vật đều là không thật. Nhưng nhu cầu cho sắc thân năm uẩn phải có những thứ này. Chúng ta phải biết sắc thân năm uẩn này cũng là không. Nếu chúng ta không biết thân này là không thì lao nhọc cả đời; giống như chú bé trong câu chuyện tìm vàng dưới đáy nước.

Cái gì gọi là chân? Là bản tính của chúng ta, từ quá khứ đến vị lai, vô thỉ vô chung. Chúng ta muốn tìm bản tính của mình, phải tu tập tâm. Tâm là báu vật vô hạn, giá trị như các thành nối liền nhau, kẻ đánh chiếm không lấy hết được, lương thực không bao giờ cạn. Vì sao lại muốn ở thế gian huyễn mộng để lao tâm khổ tứ? Cái nào là chân? Cái nào là giả có liên quan hiểu biết sâu cạn của mỗi người, cũng có liên quan đến tri kiến, tà kiến của mỗi người.

Chúng ta lấy tri kiến của Phật làm tri kiến, nếu như mọi người có kiến giải khác nhau, cũng là việc không có biện pháp. Việc này giống như mỗi người đi đường Dương Quan[3]của mình. Đức Phật mong muốn chúng ta giải thoát sinh tử, nên Ngài dạy đạo giải thoát; Ngài mong cho chúng ta thành Phật, nên nói hành đạo Bồ-tát; cho đến cõi trời, cõi người, ba đường ác, mỗi người đi theo con đường của mình. Chúng tôi cũng hi vọng các vị đi vào con đường bậc thánh. Nếu như chúng ta muốn đi vào ba đường ác thì dù có Đức Phật còn ở đời cũng không có cách gì cứu được. Chúng tôi mong muốn mọi người bỏ giả tu chân nhé!

Chuyện 61

Tranh nhau tạo người

Lời dẫn: Ban đầu con người từ đâu đến? Có người nói từ vô cực đến. Có người nói tiến hoá từ loài khỉ. Có người nói thượng đế sáng tạo ra. Có người nói lão mẫu nương sinh ra loài người. Bất luận nói theo cách nào, vẫn không thỏa đáng. Vì sao? Vì vô cực là danh từ trống rỗng. Nói con người tiến hoá từ loài khỉ. Vậy loài khỉ từ đâu đến? Nói thượng đế tạo ra con người. Vậy thượng đế từ đâu đến? Lão mẫu nương sinh ra loài người. Vậy lão mẫu nương từ đâu đến? Đều là nguồn gốc vô cùng vô tận. Muôn sự muôn vật trên thế giới, vốn là một sự tuần hoàn, luân chuyển không dứt. Làm sao chúng ta tìm được nguồn gốc?

Xưa kia, bà-la-môn giáo ở Ấn Độ, cũng theo Đại Phạm Thiên tự cho mình sáng tạo muôn vật. Vị Phạm Thiên lại là vạn đức vạn năng, họa phúc sinh tử của con người đều nằm trong tay ông điều khiển. Con người là con cháu của thần, nếu như chúng ta làm trái ý thần là có tội thì thần chẳng chút khách sáo, liền giáng tai họa. Còn như chúng ta ngoan ngoãn nghe theo thì thần sẽ ban phúc. Đây là luận điệu đế chế của vua chúa. Người xưa nói: “Vua bảo thần chết, thần không chịu chết là bất trung. Cha bảo con chết, con không chịu chết là bất hiếu”. Thời đại văn minh tiến bộ, tuy đã lột bộ mặt giả của thần, nhưng tín đồ của thần vẫn liều mạng bôi son thếp vàng lên mặt thần.

Xưa kia, bà-la-môn giáo ở Ấn Độ cho Phạm thiên là chúa sáng tạo ra muôn vật, nhưng Phạm thiên có một vị đệ tử cũng tự cho mình là quyền hạn tuyệt đối. Một hôm, vị đệ tử đến thưa sư phụ:

- Thưa thầy! Con sẽ tạo ra con người.

Phạm thiên quát:

- Ngươi không được ăn nói tùy tiện hồ đồ. Người làm gì đủ tài năng này? Người cũng không được tùy tiện tạo con người, không được làm trái ý của ta.

Phạm thiên không cho đệ tử tạo người. Nhưng đệ tử vừa hiếu kỳ, vừa không chịu nghe lời Phạm Thiên; cho nên lén tạo ra một người.

Phạm thiên biết được rất tức giận, nhưng việc tạo người đã thành sự thật, có tức giận cũng vô ích, chi bằng thể hiện thái độ rộng lượng, nên ông đi đến chỗ người đệ tử tạo người thử ra sao. Đệ tử thấy sư phụ đến vội vàng cung kính thưa:

- Thưa thầy! Xem thử con tạo ra con người như thế nào? Xin thầy chỉ dạy.

Phạm Thiên đáp:

- Rất tốt! Ngươi biết cách tạo ra người, nhưng ngươi chưa biết kỹ thuật cách tạo ra người

- Xin thầy chỉ dạy.

- Ngươi hãy xem người này đầu quá to, cổ lại nhỏ, tay và chân tạo không cân xứng, tay này quá to, tay kia lại nhỏ, chân cũng như vậy. Làm sao giống con người được?

Phạm Thiên vô cùng hả hê vì được phê bình đệ tử cái gì cũng sai, ông lại nói tiếp:

- Ta đã bảo ngươi không được tạo người, ngươi cố chấp không chịu nghe lời. Kết quả, ba phần không giống người, bảy phần không giống quỷ; người cần học tập nhiều mới làm được.

Từ đó, tình cảm thầy trò bị rạn nứt.

Bài học đạo lý

Qua câu chuyện này, chúng ta hãy nghĩ thử xem thần còn ganh tỵ không? Thần không muốn cho đệ tử có cơ hội thể hiện tài năng. Nếu có thần như vậy thì khác gì hàng phàm phu chúng ta? Có điều gì vĩ đại?

Thật ra, mỗi chúng sinh đều biết cách tạo ra con người, nhưng nghiệp lực của mỗi người mà tạo ra con người không giống nhau. Có người thiện, có kẻ ác, có người đẹp, có kẻ xấu, có người thông minh, có kẻ ngu si v.v…đều sai khác; cho nên gọi là nghiệp lực. Tạo ra con người, không phải chỉ có vị thần kia có năng lực đặc biệt. Nếu như thần có tài năng đặc biệt thì nặn ra thân quả báo tốt đẹp, như thân trời, người; hoặc thân thanh tịnh - pháp thân.

Nếu như thần tạo ra con người vĩ đại và quyền lực thì mỗi người nam đều thượng đế, mỗi người nữ đều là lão mẫu nương. Vậy chúng ta ai tôn kính ai? Ai tín ngưỡng ai? Muốn tạo nghiệp (tạo ra người) muốn chịu sinh tử luân hồi dễ dàng, muốn ra khỏi sáu đường (tu hành), muốn giải thoát sinh tử khó khăn. Nếu chúng ta không nỗ lực tu hành vượt thoát sáu đường, ra khỏi sinh tử mà chỉ hướng đến cầu thần giúp đỡ có ích gì? Có được không?

Loài người có phải con cháu của thần không? Người Trung Quốc tự cho mình là con cháu của Viêm Hoàng. Như thế, Viêm Hoàng chính là hoàng đế của Trung Quốc. Chúng ta uống nước nhớ nguồn, không quên tổ tiên, huyết thống của mình; đây chính là thể hiện trung hiếu, đạo đức. Nếu nói thượng đế sáng tạo ra muôn vật, thượng đế sáng tạo ra nhân loại thì đây thuộc về chuyện vu vơ, vậy cầu khẩn thần làm gì? Con người là tự mình sáng tạo thân quả báo của chính mình, cho đến tất cả chúng sinh do nghiệp lực mình mà sáng tạo ra, cho đến tất cả Hiền thánh, Phật, Bồ-tát cũng là tự mình sáng tạo ra mới đúng.

Chuyện 62

Bệnh nan y muốn chữa khỏi liền

Lời dẫn: Chúng ta muốn đi xa thì phải xuất phát ở chỗ gần, rồi từ từ đi đến chỗ mình cần đến. Đứa bé vừa sinh, phải trải qua thời gian nuôi dưỡng mới lớn lên thành người. Thân thể bệnh lâu ngày, làm sao uống một thang thuốc mà bình phục được? Nhưng ở đời vẫn có người muốn nhảy một bước lên tận trời. Bạn nói, có điều này không?

Thuở xưa, có một người đã bệnh lâu năm. Một hôm, ông ta than thở với vợ:

- Nàng ôi! Tôi mắc bệnh thật là đau khổ, khi thân thể mạnh khỏe có thể trèo đèo vượt suối, cho dù lạnh rét hay nóng bức cũng chẳng sợ. Lúc ngã bệnh rồi, chẳng những không làm được việc gì mà đi lại cũng khó khăn, còn phải làm phiền người khác chăm sóc. Thật sự, ta đành bất lực, khổ quá đi thôi!

Vợ ông nhỏ nhẹ an ủi:

- Chàng ơi! Đừng buồn đau than thở như vậy, làm người ai mà không bệnh; chàng hãy cố gắng chịu đựng, an tâm dưỡng bệnh từ từ sẽ chữa khỏi thôi. Nếu như chàng cứ mãi suy nghĩ buồn rầu thì bệnh càng nặng thêm, xin chàng hãy yên lòng có thiếp chăm sóc chàng chu đáo, đừng đau buồn nữa nhé!

Người vợ mời thầy thuốc đến chẩn đoán. Thầy thuốc bảo:

- Bệnh ông nhà chỉ suy dinh dưỡng, vì suy nghĩ nhiều và buồn rầu nên dẫn đến bệnh lâu ngày, chỉ cần tinh thần thoải mái, sống an vui tịnh dưỡng thì bệnh sẽ khỏi. Sau khi bệnh khỏi, phải ăn uống tẩm bổ. Bà đem gà và thuốc hầm chung để ăn; chẳng bao lâu, ông nhà sẽ hồi phục sức khỏe.

Vợ ông nghe thầy thuốc bảo, liền đi ra chợ mua một con gà và một thang thuốc bổ về hầm chung lại đem cho ông ăn; mong ông sớm bình phục sức khỏe. Nhưng ông ta lại nôn nóng mong hết bệnh ngay, lại hét toáng lên:

- Tại sao thế! Thuốc ta cũng uống rồi, gà hầm cũng đã ăn, sao chẳng đỡ tí nào vậy? Ta thấy gã thầy thuốc này đúng là lang băm. Nàng mau đi tìm thầy thuốc giỏi về cho ta. Nhanh lên!

Bài học đạo lý

Ở thế gian này làm sao có thầy thuốc chữa bệnh nan y mà khỏi liền được? Mỗi người mắc bệnh đều do tích chứa lâu ngày. Chúng ta ăn uống hàng ngày thải ra chất độc trong cơ thể đưa ra ngoài không hết, mỗi ngày dồn một chút trở thành bệnh. Khi uống thuốc trị bệnh cũng vậy, phải từ từ; mỗi ngày chữa trị một chút, mới có thể chữa trị tận gốc.

Phương pháp trị bệnh có rất nhiều; tập dưỡng sinh, uống thuốc, nghỉ tịnh dưỡng, tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, chú ý giữ vệ sinh v.v…phối hợp những điều trên mới có thể hết bệnh. Bằng không thì, cho dù thầy thuốc tài giỏi cỡ nào cũng phải bó tay, giống như một đống rác muốn dọn sạch nó, cũng phải hốt lần lần, mới dọn sạch hết được. Chúng ta mắc bệnh uống thuốc cũng như vậy, mỗi ngày uống thuốc bệnh giảm bớt một chút. Sau khi, bệnh hết rồi, cũng phải bồi dường nghỉ ngơi, mỗi ngày khỏe một ít, mới hồi phục sức khỏe; nếu muốn uống thuốc thật nhiều trong một ngày khỏe liền là việc không thể có.

Người tu hành Phật pháp, mỗi ngày đều phải nỗ lực tu tập. Ngay trong cuộc sống hàng ngày thường hành trì Phật pháp, tu dưỡng từ bi, đức hạnh, trí huệ, phúc báo, mới có thể dần dần thành tựu Phật đạo. Ngày nay, có người chủ trương tu đắc đạo thành Phật ngay lập tức. Họ học được một chút phép thuật cho mình đắc đạo; hoặc dựa theo pháp thuật nào đó được chút linh ứng cho là đắc đạo; hoặc giống như quỷ thần cho rằng con người sau khi chết biến thành ma, biến thành thần, căn bản cũng không cần tu hành. Như thế, họ cho rằng giá trị Đức Phật đáng năm đồng tiền cũng không có. Đây là bọn người gian tà, bỡn cợt; hoặc là người không hiểu rõ Phật pháp.

Hàng phàm phu chúng ta từ vô thỉ đến nay, luân hồi trong sáu đường, tích chứa phiền não tham, sân, si, nhiều vô lượng. Nếu như trước đây, những phiền não này chưa đoạn trừ thì không thể đắc đạo chứng quả. Trước đây, phúc đức, trí huệ chưa được viên mãn thì không thể thành Phật. Vì thế, Đức Phật là Đấng viên mãn phúc báo, thần thông, đức hạnh, từ bi, trí huệ cao tột. Không phải có chút thần thông tự xưng mình thành Phật. Thành Phật là việc phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp, chẳng phải một khắc, một giờ mà mong được thì giống như uống một thang thuốc mà muốn bệnh đã lâu khỏi liền, bồi dưỡng một chút thì muốn hồi phục sức khỏe ngay.

Tâm trạng của bệnh nhân là nóng nảy, là đau khổ, lại muốn mau hồi phục sức khỏe, cũng là chuyện thường tình. Nhưng vì sao trước khi chưa mắc bệnh không chịu chú ý sức khỏe của mình? Ngã bệnh rồi không chịu khó cố gắng tịnh dưỡng? Còn thích nghe tin theo bọn gian tà nói lời đường mật, mê hoặc mọi người; đây là nhược điểm rất lớn của con người, cũng là kẻ hở để bọn chúng lợi dụng. Người có kiến thức mà tính tình nóng nảy cũng dễ đánh mất lý trí. Chúng tôi chỉ mong mọi người dựa theo lý trí mà chọn lựa chánh tà.

Chuyện 63

Lấy giả làm thật

Lời dẫn: Dân gian ta có câu: “Một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng”. Chúng ta bị rắn cắn một lần thì cả đời cứ ám ảnh, ban đêm thấy sợi dây cho là con rắn mà sợ hãi; đây là một loại bệnh tưởng. Người nhút nhát, bất cứ việc gì, như gió thổi cây rung cũng tưởng là ma quái; cho nên, việc gì họ cũng lo sợ, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh ngay trong cuộc sống hàng ngày. Có người bị tên trộm lén vào nhà; từ đó, họ suốt ngày cứ lo đóng chặt cửa. Do đó, mỗi người đều có nỗi lo sợ, nhưng cảm giác sai lầm thì nhiều.

Ma, rắn, kẻ trộm thật sự đáng sợ như thế không? Có người chuyên đi bắt rắn, bắt ma làm nghề mưu sinh. Có người bắt kẻ trộm làm nghề nghiệp. Tục Ngữ có câu: “Rắn, ếch, rết; ba loài này không khuất phục nhau”. Rắn sợ rết, rết sợ ếch, ếch sợ rắn. Kẻ trộm sợ cảnh sát, cảnh sát sợ cấp trên, cấp trên sợ dân, dân sợ kẻ trộm. Như thế, ai sợ ai đây? “Một điều chánh khắc phục vạn điều tà, vạn điều tà không bằng một điều chánh”. Người chánh tâm, chánh hạnh, chánh tri kiến thì cái gì cũng không sợ. Kẻ tà tri, tà kiến luôn có những càm giác sai lầm, nên việc gì cũng sợ. “Chí khí ngất trời”. Người có chí khí, ngay cả trời cũng sợ hãi, huống gì quỷ thần.

Ngày xưa, có một đoàn hát kịch, gặp lúc quê nhà bị nạn mất mùa, nên chuyện cơm ăn, áo mặc trở thành vấn đề nan giải cho cả đoàn, vì người dân không còn thích thú để xem hát. Do đó, đoàn hát không thể tiếp tục ở lại quê hương, họ chuẩn bị dời đi nơi khác biểu diễn để lo cho cuộc sống. Cả đoàn người, ngựa xuất phát từ quê hương đi suốt năm ngày, mới ra khỏi vùng thiên tai mất mùa. Mặc dù trên đường đi, họ biểu diễn được vài, ba suất, nhưng thu nhập rất ít cũng chẳng thấm vào đâu. Một hôm, lúc về chiều họ đi vào trong khu rừng; lúc này, mặt trời đã lặn xuống núi, không còn cách nào hơn mọi người đành phải nghỉ chân trong rừng. Đến nửa đêm, vùng núi cao nguyên rất lạnh, mọi người cùng đi kiếm củi khô chất lại đốt lên để sưởi ấm và cũng nấu một ít thức ăn, ăn cho đỡ đói.

Vào lúc nửa đêm, có một diễn viên lạnh rét run, ngồi dậy tiện tay kéo trúng y phục hóa trang giả ma rồi mặc vào cho đỡ lạnh. Bỗng có một diễn viên khác thức giấc, chợt thấy bên đống lửa có một con ma, anh ta hốt hoảng hét to lên bỏ chạy. Mọi người trong đoàn cũng tỉnh giấc, không hỏi nguyên do mà ai nấy đều tranh nhau chạy. Diễn viên mặc y phục hóa trang ma thấy mọi người chạy cũng chạy theo. Ai nấy đều thấy ma đuổi theo sau, nên càng cố sức chạy, càng chạy càng sợ, càng sợ càng chạy nhanh hơn.

Cả đoàn người băng rừng, trèo núi, vượt sông, ai cũng sợ hãi; mặc cho gai nhọn đâm bị thương khắp thân mình, anh chạy theo tôi, tôi chạy theo anh; mãi khi đến lúc trời sáng, mọi người mới thấy rõ người mặc y phục ma là diễn viên trong đoàn. Có người hỏi:

- Anh có phải là diễn viên trong đoàn chúng tôi không?

Anh ta đáp:

- Đúng vậy!

- Vì sao anh mặc y phục hóa trang ma để dọa chúng tôi?

- Không có, nửa đêm lạnh quá, tôi chịu không nổi nên ngồi dậy, kéo đại y phục này mặc vào cho đỡ lạnh. Khi tôi nhìn thấy mọi người chạy, tôi cũng chạy theo.

- Chúng tôi tưởng ma xuất hiện đến mới bỏ chạy.

- Tại sao mọi người không nhìn kĩ một chút.

- Lúc đó, mọi người đều hốt hoảng, ai đâu bình tĩnh mà nhìn kĩ.

Lúc này, mọi người mới yên tâm nói:

- Chúng ta sợ hãi chuyện này quả thật quá oan uổng, bằng rừng lội suối cũng phí sức, cả thân bị thương chịu đau đớn, chỉ vì một niệm sai lầm.

Bài học đạo lý

Con người đến thế gian này, có cha mẹ, con cái, anh em, chị em, vợ con, bạn bè đều giống như một đoàn hát kịch. Mỗi ngày, con người có biết bao nhiêu điều vui-buồn, mừng-giận, thành-công, thất-bại; giống như diễn kịch trên sân khấu. Kinh Kim cang ghi:

Tất cả pháp hữu vi.

Như mộng huyễn, bọt nước

Như sương, như điện chớp

Phải nên quán như vậy.

Nhưng hàng phàm phu chúng ta luôn diễn kịch vai diễn của mình rất xuất sắc. Có lúc nghe người khác nói những điều mình không thích thì đỏ mặt tía tai cãi nhau ỏm tỏi. Có người vì năm đồng tiền mà quyết chí tranh giành mày chết tao sống. Những màn kịch này, ai làm đạo diễn? Nếu như thần làm đạo diễn thì thần quá tàn nhẫn, hoàn toàn đều xếp vào những bi kịch, tai kịch, khổ kịch. Theo ý của chúng tôi là chúng ta tự biên, tự diễn thì mới đúng. Nhưng vì sao phải xếp vào khổ kịch mà không xếp vào hài kịch? Điều này phải hỏi lại chính mình mới biết. Đức Phật dạy: “Muốn biết nhân đời trước, đời nay chịu như thế; muốn biết nhân đời sau, đời nay làm thế nào?” Vì vậy, tất nhiên phải tự hỏi mình.

Vui buồn, mừng giận là chuyện thường tình của con người, cãi nhau ồn ào là việc khó tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng, việc nhỏ như hạt mè mà tạo các ác nghiệp để đạt được mục đích, để rồi tương lai nhiều đời nhiều kiếp chịu biết bao đau khổ, gây kết oán thù, luân hồi trong sáu đường báo thù lẫn nhau, mãi mãi không thoát ra được biển khổ luân hồi; đây là điều quá oan uổng cho con người. Đức Phật dạy:

Biết huyễn thì nên lìa,

Lìa huyễn là giác ngộ.

Chuyện 64

Sinh tâm nghi ngờ bị ma ám

Lời dẫn: “Sinh tâm nghi ngờ bị ma ám”. Câu nói này là sự hiểu biết trải nghiệm của người xưa. Ở đời có rất nhiều chuyện phải trái dẫn đến đánh nhau đều do tâm nghi ngờ. Thiền tông nói: “Nghi nhiều thì ngộ nhiều, nghi ít thì ngộ ít, không nghi thì không ngộ”. Đây là phương pháp dụng công tham thiền. Nhưng nói nghi ngờ theo người bình thường chúng ta là nguồn gốc thị phi phiền não. Nghi ngờ giống nhau, nhưng có tà-chánhkhác nhau một trời một vực.

Kinh Duy ma ghi: “Trực tâm là đạo tràng”. Người tâm ngay thẳng ở đâu cũng là đạo tràng tu hành- ai ai cũng là người tốt, tất cả hoàn cảnh đều là trợ duyên tu hành. Chúng tôi nói cách khác, người có tâm nghi ngờ đến nơi đâu cũng gặp chướng ngại, đều là thị phi, đều có ma quấy phá, hàng ngày luôn sống trong sợ hãi, chẳng có ngày nào được an tâm và yên ổn, cuộc sống đương nhiên là không tốt. Như thế, người không có tâm nghi ngờ thì đến đâu cũng thấy mọi người đều tốt, nhưng bản thân mình có thiệt thòi. Tục Ngữ có câu: “Tâm hại người không có, tâm gây chướng ngại người cũng không”. Chỉ có sinh tâm nghi ngờ thì bị ma ám, còn tâm ngay thẳng luôn thấy mọi người đều tốt. Điều nào tốt hơn?

Muôn sự ở thế gian đều dựa theo trí huệ mà chọn lựa tà chính. Điều nên nghi thì nghi, điều không nên nghi thì không nghi. Bậc Cổ đức dạy: “Người mình nghi thì không nên dùng, người mình dùng thì không nghi”. Đây là nguyên tắc tốt nhất nghi và không nghi.

Ngày xưa, có một ngôi nhà cổ mục nát rong rêu phủ kín; bởi vì, nhiều năm không có người ở, nên thường có ma, chẳng có ai dám đến ở.

Một hôm, có một người đi lỡ đường, vì gã đến đây trời đã về chiều, nên hỏi thăm người địa phương:

- Này anh! Cho tôi hỏi nơi đây có nhà trọ không; hoặc có nơi nào có thể ở tạm được không?

Người kia đáp:

- Ở đây không có nhà trọ.

- Vậy có nơi nào ở tạm qua đêm không?

- Trong thôn này có một ngôi nhà cổ không có người ở, anh có thể đến đó tạm nghỉ, nhưng tôi nghe ngôi nhà này thường có ma; nếu anh không sợ thì đến đó tạm nghỉ.

- Cảm ơn anh! Thật quá tốt, quá tốt! Tôi không sợ.

Vì thế, người lỡ đường đến ngôi nhà này. Bấy giờ trời đã tối, lại có thêm một người lỡ đường đi ngang qua nơi đây, hắn cũng hỏi thăm nơi tạm nghỉ qua đêm. Người trong thôn cũng chỉ hắn đến ngôi nhà cổ và cũng nói nhà có ma. Hắn nói:

- Tôi không sợ ma.

Do đó, hắn cũng đến ngôi nhà này.

Gã lỡ đường đến trước ngôi nhà cổ muốn vào, nhưng cửa đóng chặt im ỉm, gã cố sức đẩy mạnh vào bên trong ở trước. Trong lúc gã định nghỉ ngơi thì không ngờ có tên lỡ đường đến sau xô cửa. Vì vậy, gã chặn cửa lại nói:

- Ác ma này! Vì sao mới vừa tối lại đến quấy phá giấc ngủ của ta?

Tên ở bên ngoài quát:

- Con ma ích kỷ này thật đáng ghét. Vì sao không chịu mở cửa, để ta đứng bên ngoài; nếu như ta phá cửa vào được, ta sẽ lột da ngươi, rút gân ngươi.

Hai tên cãi lộn om sòm suốt đêm, cho đến khi kiệt sức vẫn còn đứng đó. Khi trời tảng sáng thì họ mới biết đều là đi lỡ đường.

Bài học đạo lý

Ở đời vì tâm nghi ngờ mà xảy ra nhiều chuyện phải trái. Kẻ làm chồng nghi ngờ vợ không còn trinh tiết, vợ nghi ngờ chồng ngoại tình, cũng là việc rất bình thường. Còn tất cả những chuyện thị phi khác, phần nhiều đều do tâm nghi ngờ mà dẫn đến ẩu đả đánh nhau long trời lở đất, chuyện này đâu đâu cũng có; kết quả, hai bên đều thiệt hại. Nếu như chúng ta bình tĩnh giải quyết sự việc thì tất cả đều trở nên dễ dàng.

Kế đến, trên không thương yêu, dưới không trung thành; mặc dù đâu đâu cũng có, nhưng nếu hai bên đều không có tâm nghi ngờ thì vẫn có thể duy trì mối quan hệ bền lâu, nói không chừng gần gũi lâu ngày có thể hóa giải tâm lý xung đột. Bằng không cứ ấm ức mãi trong lòng, khi có cơ hội bùng phát ra thì không có cách gì giải hòa được; hoặc tranh giành cấu xé nhau, toan tính hại nhau đều là việc xấu. Nếu như một người nghi ngờ mà người khác không nghi ngờ thì mới là thắng lợi cuối cùng.

Nghi ngờ có thể tăng thêm sự hiểu biết, nhưng cũng đưa đến cãi nhau chuyện đúng sai; điều này phải nhìn lại vấn đề nên nghi hay không. Chúng ta dùng người hay dùng vật cũng như vậy. Bản thân nghi ngờ không có tốt xấu, chỉ là dùng người có sai khác tà-chánh, khôn-dại. Nghi có thể sinh ra oán hận, nghi cũng có thể phát sinh Phật (trí huệ), chỉ có khác nhau vì sao đưa đến nghi ngờ.

Có hạng người vì sao sinh nghi ngờ bị ma ám, vì sao phần đông không sinh trí huệ? Đây chính là vấn đề ứng dụng nghi ngờ. Phải không?

Chuyện 65

Chuyển hoạ thành phúc

Lời dẫn: Bậc Cổ đức dạy: “Họa phúc không đến cửa, chỉ có người tự mời; quả báo thiện ác như bóng theo hình”. Họa và phúc ở thế gian không có thời gian nhất định, cũng không nhất định giáng xuống trên đầu người nào. Chỉ cần chúng ta thấy tâm người thiện hay ác mà xác định; hoặc xem hành vi của người làm việc thiện hay ác mà kết luận. Cho nên nói, báo ứng thiện ác, như bóng theo hình.

Báo ứng thiện ác có nhân đời trước mà chiêu cảm, cũng có duyên thiện ác đời này mà chuyển họa thành phúc. Do đó, thế gian có thiện tri thức hướng dẫn chúng sinh tu học Phật đạo, hoặc hướng đến thiện đạo. Nhưng cũng có ác tri thức dùng lời đường mật, đe dọa, dụ dỗ đưa mọi người đi vào tà đạo. Cũng có kẻ dẫn người vào ba đường ác. Có người theo thiện, nói điều thiện, khuyên người làm thiện. Cũng có kẻ nói lời gian trá, dụ dỗ mọi người tạo tội làm ác. Có người gặp thuận duyên, nghịch cảnh mà làm thiện, làm ác. Nhưng cũng có người gặp nghịch cảnh, nghịch duyên mà làm thiện, làm ác.

Có người học Phật gặp môi trường hoàn cảnh đầy đủ tốt đẹp, tinh tiến tu hành thuận lợi. Nhưng cũng có người thích lối sống buông thả; hoặc đắm nhiễm trong năm dục sống phóng túng, chẳng chịu nỗ lực tu hành. Cho dù họ gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh, nhưng nếu có người bỗng đến hủy nhục mắng chửi, hoặc xem thường, hoặc gây tranh cãi làm kích động ý chí của họ, làm cho họ quay đầu lại, tinh tiến tu hành, phấn đấu vươn lên thành tựu đạo nghiệp, sự nghiệp; đây chính là nghịch tăng thượng duyên. Thế gian có rất nhiều nguyên nhân âm mưu hãm hại người khác, nhưng họ chuyển họa thành phúc cũng rất nhiều.

Xưa kia, có một người phụ nữ trung niên rất xinh đẹp, nhưng ả quen sống buông thả dâm đãng, hành vi lẳng lơ, ăn mặc khêu gợi. Ả có tình nhân bên ngoài, tất nhiên ả không hài lòng người chồng của mình. Ả nghĩ ra rất nhiều thủ đoạn tinh vi muốn hãm hại chồng mình, nhưng chưa có cơ hội để ra tay.

Một hôm, thời cơ đã đến, vì chồng ả được nhà vua cử đi sứ đến nước khác. Ả liền làm năm cái bánh có tẩm thuốc độc, giả bộ buồn rầu nói với chồng:

- Thưa tướng công! Lần này, chàng đi sứ ra nước ngoài, thiếp lo cho chàng đi đường sẽ đói, nên thiếp làm năm cái bánh này, chàng hãy mang theo khi đói lấy ra dùng.

Người chồng nói:

- Hiền thê! Ta cảm ơn nàng vô cùng, ta rất quý trọng nó sẽ mang theo luôn bên mình.

Sáng hôm sau, anh ta lên đường. Khi đi đến vùng biên giới thì mặt trời đã lặn xuống núi, lại không có nhà trọ để nghỉ chân nên anh ta đành phải nghỉ dưới bên gốc cây, vì sợ thú dữ nên trèo lên cây ngồi nghỉ. Lúc đó, anh ta muốn lấy bánh vợ đã chuẩn bị đem ra ăn thì phát hiện bỏ quên túi xách ở dưới gốc cây, anh ta định trèo xuống lấy tay túi xách lên thì ngay lúc này có năm tên cướp đang đi tới gốc cây. Năm tên này lấy trộm rất nhiều châu báu và ngựa giỏi của vua nước láng giềng.

Năm tên cướp đi đường xa vừa mệt vừa đói, nên bọn chúng đến ngồi nghỉ bên gốc cây. Bỗng chúng phát hiện một túi xách, liền vội mở ra, bên trong ngoài y phục còn có năm cái bánh. Bọn chúng liền chia nhau mỗi thằng một cái ăn ngay tại chỗ. Không ngờ, bánh có chất độc cực mạnh, chưa qua một phút, cả năm tên kêu la lăn lộn, tai miệng đều trào máu ra chết lập tức.

Sứ giả ở trên cây nhìn thấy năm tên cướp vô cùng sợ hãi, không dám nhúc nhích. Đợi mãi khi đến sáng thì anh ra thấy năm tên đã chết từ khi nào, anh cũng không biết vì sao bọn chúng chết.

Sứ giả thấy rất nhiều châu báu và ngựa giỏi, nghĩ chắc bọn cướp lấy từ trong cung vua, nên gom hết châu báu đặt trên lưng ngựa chở đến nước láng giềng. Anh ta đi được nửa đường nhìn thấy ở phía trước một toán binh lính cưỡi ngựa rầm rộ đang đi về phía mình. Anh ta nghĩ chắc là binh lính của nhà vua nên muốn đến gặp vua để trình bày rõ sự việc về số châu báu và ngựa giỏi.

Nhà vua đưa anh ta về cung hỏi:

- Ngươi là người nước nào? Được số châu báu này ở đâu?

Anh ta thưa:

- Tâu bệ hạ! Thần ở nước đó, vâng lịnh nhà vua đi sứ đến nước ngài, giữa đường…

Nhà vua nghe sứ giả trình bày sự việc vô cùng cảm động, nên ban cho anh ta rất nhiều châu báu, lại phong làm quan. Nhưng những cận thần hầu vua lâu năm rất ghét anh ta. Một hôm, có một đại thần đến thưa:

- Tâu bệ hạ! Gần đây có một con thú dữ, thường đến xóm làng phá hại dân lành. Xin bệ hạ hãy cử sứ giả nước ngoài đến giết thú dữ là hợp lý nhất. Thần không biết ý của ngài như thế nào?

Vua nói:

- Rất tốt! Trẫm đồng ý!

Do đó, nhà vua cử sứ giả này đi vào rừng sâu trừ diệt thú dữ. Anh ta vừa đi vào rừng thì con thú dữ xuất hiện. Anh ta sợ quá vội leo tuốt lên ngọn cây, con thú ngẩng đầu lên há miệng gầm vang khu rừng. Anh ta quá sợ hãi run cầm cập, kiếm đeo bên hông bỗng rớt xuống trúng ngay miệng con thú, nó đau đớn lăn lộn gầm rú một hồi rồi chết.

Sứ giả này lại lập công lớn được nhà vua ban thưởng, vinh quang trở về nước.

Bài học đạo lý

Câu chuyện này, sứ giả trải qua hai sự cố lại hợp tình hợp lý. Chúng ta cũng có thể nói người trung hậu hiền lành, nhất định chuyển họa thành phúc. Họa phúc ở thế gian theo nhau, trong họa có phúc, trong phúc cũng có họa. Người tâm ngay thẳng có thể chuyển họa thành phúc. Kẻ gian xảo biết có chuyển được họa thành phúc không?

Chuyện 66

Đơm hoa mà không kết trái

Lời dẫn: Người nói lý luận mà không có kinh nghiệm thực tế thì giống như biết mà không thực hành. Người thích nói những lời đường mật mà tâm không chân thật thì khác nào chỉ có lý luận cao thượng mà nhân cách thì thấp hèn. Như cây đơm hoa mà không kết trái, chỉ để ngắm nhìn mà thôi, chẳng có ích lợi thật sự.

Tục Ngữ có câu: “Nói được mà làm không được, dễ đọa mười tám tầng địa ngục”. Người chỉ biết nói mà không chịu thực hành, chỉ có lý luận suông mà không hành động thực tế thì giống như “bàn việc binh trên giấy”. Có người thuyết pháp hùng hồn lôi cuốn mọi người, nhưng bản thân không chịu tu hành. Người có trí huệ mà không có định lực, khi gặp tài sắc rất dễ đắm nhiễm. Vì thế, Đức Phật dạy: “Người có trí mà không có định dễ sa đọa; người có định mà không có trí chỉ tăng trưởng tà kiến”. Người có thực hành tinh tiến tu tập mới có định lực; có văn, tư, tu tăng trưởng trí huệ. Chúng ta có thể thấy trí huệ và thực hành là việc cần nên làm.

Ngày xưa, có một người chuyên nghiên cứu về đi biển. Nếu như giảng nói về việc đi trên biển thì hắn nói rõ tường tận “khi gặp gió lớn phải lái thuyền đi như thế nào; gặp nước chảy xiết phải lái thuyền làm sao; khi thuyền cập bến; hoặc thuyền chạy ngược dòng phải ứng phó như thế nào v.v…hắn đều thuộc làu, nói thao thao bất tuyệt” giống như thủy thủ lái tài vĩ đại, làm cho mọi người vô cùng khâm phục.

Gặp việc đúng lúc, khi các thủy thủ ra biển chưa được một tháng thì thủy thủ lái tàu ngã bệnh, bệnh càng ngày càng nặng, cuối cùng anh ta vĩnh viễn ra đi. Vị thuyền trưởng nhìn biển cả mênh mông, chỉ trong thời gian ngắn mất đi thủy thủ lái tàu, mọi người đều buồn lo nhưng không dám nói ra. Lúc đó, gã chuyên nghiên cứu đi biển hùng hồn nói với các thủy thủ:

- Các anh đừng sợ có tôi đây, tôi sẽ lái tàu bảo đảm an toàn.

Mọi người không còn cách nào khác, đành phải giao buồng lái cho hắn điều khiển.

Lúc này, hắn gánh trách nhiệm nặng nề, biết bao mạng người nằm trong tay hắn. Hắn ngồi chễm chệ trong buồng lái ra vẻ ta đây tài giỏi, cũng lái tàu chạy bên này, quẹo bên kia. Tàu chạy được một đoạn thì bị chòng chành, dường như hắn cũng chưa quen điều khiển. Khi tàu sắp cập bến, hắn không phanh tàu dừng lại được, lại chạy thẳng ra ngoài khơi, lao vào đá ngầm. Kết quả, thuyền bị vỡ tan tành, chìm xuống đáy biển, mọi người trên thuyền không còn ai sống sót.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Khổng Tử nói: “Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết”. Không nên mình không biết mà cố cho mình biết. Người thông minh lại bị sai lầm của sự thông minh. Ngược lại chúng ta làm việc biết một phần làm một phần, biết hai phần làm hai phần, mới là người làm giỏi và cũng làm người thành công. Người không biết mà cố nói biết; hoặc không biết rõ sự việc mà cố nói biết; chẳng những tự mình làm sai mà mọi người làm theo cũng sai. Đó là một thằng mù dắt nhiều thằng đui; hay thích làm thầy mọi người; hoặc tự cho mình thông minh, đều là hại mình hại người.

Phật pháp là biết, hiểu và thực hành. Có người chỉ đọc vài quyển kinh, liền đi khoe khoang khoác lác, ta đây hoằng dương giáo pháp, chuyển đại pháp luân, được cảm ứng hoa trời rơi xuống lả tả. Nhưng phương diện tu trì, đức hạnh lại rỗng tuếch. Họ dạy mọi người tinh tiến tu hành mà bản thân mình không chịu tu; dạy người bố thí làm phúc đức mà tự mình lại chạy theo danh lợi, tài sắc càng nhiều càng tốt; đạo đức tu hành chẳng dính chút nào. Họ đem Phật pháp làm hàng hóa kinh doanh mua bán. Than ôi! Buồn thay, đời mạt pháp!

Ngoại đạo nhìn thấy Phật pháp thù thắng, có nhiều tín đồ như thế, nên muốn hưởng ké. Họ học lén nghi thức của Phật pháp để ứng dụng; hoặc đem giáo lý của Phật pháp chỉnh sửa lại rồi nói đây là Phật pháp kiểu mới, hay hơn kiểu cũ; lại cũng là tinh yếu trong Phật pháp, chân lý bí quyết, cơ trời, trời ban. Bọn chúng tha hồ thổi phồng, tất nhiên có quảng cáo thì có người mua, phải không?

Kỳ thực, bọn chúng làm đảo lộn Phật pháp, khiến cho mọi người cho rằng Phật pháp bị xen tạp không thanh tịnh, chân chính. Nếu như người hiểu biết không chính xác, tin theo không đúng thì không có mục tiêu phương hướng đúng đắn, tương lai không có chỗ trở về thực sự, mới là điều oan uổng rất lớn.

Học Phật pháp quý ở sự tu hành, có giới, định, huệ. Nhưng có người chỉ cần biết nghi thức Phật pháp để tụng tán kiếm tiền là được rồi. Có người nương theo Phật pháp để thu hút tín đồ cho đông, chẳng những bản thân mình không chịu tu hành mà không biết dạy mọi người tu hành như thế nào, chỉ cần làm nổi bật bề ngoài là được. Có người chỉ cần ở trước tượng Phật lạy lục cầu khẩn, tín đồ đến lạy theo là được; những điều này, đều là đơm hoa mà không kết trái. Vì thế, muôn sự ở thế gian, cần phải có lý luận, có thực nghiệm, có đơm hoa, có kết trái, mới có lợi ích thật sự.

Chuyện 67

Vợ chồng giành ăn

Lời dẫn: “Con người là tối linh trong muôn vật” nên phải có lý trí, có lương tâm mới đúng. Nhưng có lúc, họ vì một mục đích nào đó mà đánh mất lý trí, lương tâm là chuyện thường xảy ra. Trong lịch sử, Trụ Vương sủng ái Đát Kỉ; Lệ Vương sủng ái Muội Hỉ mà chém giết rất nhiều trung thần; cuối cùng giang sơn cũng mất. Vì sao? Họ không có lý trí? Hay không có lương tâm? Xưa nay, bọn gian thần mưu mô xảo quyệt, tham ô, lừa đảo mọi người. Bọn chúng có lý trí và lương tâm không? Đều là hồ đồ nhất thời, sa đọa vạn kiếp không thể vươn lên.

Có người vì việc lớn, hay vì tương lai của mình mà giả điên giả khờ. Như Tôn Tẫn ở thời đại chiến quốc vì để giữ toàn sinh mạng mà giả điên ăn phân, mới thoát khỏi bàn tay hiểm độc của Bàng Quyên; cuối cùng Tôn Tẫn cũng thành tựu chí lớn. Chúng ta xem diễn viên trên truyền hình đóng phim hay kịch nói. Có lúc họ giả cười, giả khóc, giả điên ngây dại như thật, nên mới thu hút nhiều khán giả hâm mộ đều là gì?

Ngày xưa có cặp vợ chồng nọ rất ham ăn. Một hôm, bà hàng xóm đi chợ mua thức ăn, sẵn dịp bà mua luôn một bao bánh, gặp vợ chồng này bà cho họ ba cái. Vợ chồng chia mỗi người ăn một cái, còn lại một cái, vợ muốn cầm lên ăn nhưng chồng bảo:

- Ta là chồng của nàng, là trụ cột trong gia đình nên ta đáng ăn cái bánh này.

Do đó, gã chồng định cầm bánh lên ăn. Mụ vợ liền ngăn lại:

- Đàn ông các anh thường bù khú bên ngoài nhậu nhẹt ăn uống, nên cái bánh này phải nhường cho thiếp.

- Làm phận đàn bà phải biết tam tòng tứ đức[4] bất cứ việc gì đều phải nhường cho chồng, mới là vợ hiền; nàng hãy nhường cho ta ăn cái bánh này.

- Chàng làm chồng phải biết thương yêu vợ, phải quí thân liễu tay yếu chân mềm, mới là người chồng tốt; cho nên, chàng để thiếp ăn cái bánh này.

- Chỉ một cái bánh mà chúng ta tranh cãi hoài, cũng chẳng giải quyết được gì, chi bằng chúng ta thi cá độ một lần nàng bằng lòng không?

- Thi cá độ là như thế nào?

- Chúng ta hãy đặt cái bánh ở giữa, ta ngồi một bên, nàng ngồi một bên, không được cựa quậy, cũng không được nói. Người nào động đậy hay nói trước là thua, người thắng được ăn bánh. Như thế có được không?

- Được! Lời nói như đinh đóng cột nhé!

Do đó, hai vợ chồng ngồi im từ sáng đến tối vẫn không ăn uống, cũng không đi đại tiểu tiện. Lúc đó, có tên trộm đi ngang qua, nhìn thấy vợ chồng ngồi cứng đơ một chỗ, liền lén vào nhà trộm đồ.

Cả vợ chồng đều thấy tên trộm vào, nhưng vì thi cá độ ăn bánh nên ai cũng giả như không thấy, cũng không hỏi không nghe. Tên trộm lấy hết đồ đạc, của cải trong nhà bỏ vô bao, hắn lặng lẽ đi ra, cả hai đều thấy. Lúc này, mụ vợ nhịn không được, quát to lên:

- Thằng chó chết! Đồ đạc trong nhà của chúng ta để tên trộm lấy đi hết mà còn ngồi lì ra đó, mau chạy ra bắt tên trộm đi!

Chồng vui mừng reo lên:

- Hay quá! Ta thắng rồi!

Gã chẳng đếm xỉa đến chuyện bắt tên trộm, chỉ lo đưa bánh vào miệng nhai, còn vênh váo hét to:

- Ta thắng rồi! Ta thắng rồi!

Bài học đạo lý

Vợ chồng này thắng cái gì? Chỉ thắng được một cái bánh mà của cải trong nhà bị tên trộm vơ vét sạch. Thế gian có người nào ngu xuẩn như thế không? Đây chẳng qua là câu chuyện thí dụ. Dụ cho mọi người ở đời, hàng ngày luôn bận rộn tính toán tranh giành. Vì cái gì? Vì ăn ba bữa? Hay gom góp của cải? Địa vị danh vọng, giàu sang? Những thứ này đều như mộng huyễn, bọt nước; giống như một cái bánh mà thôi. Nhân cách, đạo đức và trí huệ của mỗi người là tài sản vô lượng. Con người chỉ tính toán tài sản mộng huyễn hữu hình, đánh mất tài sản vô hình mà chẳng biết.

Thực sự, thân này phải cần cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, phương tiện đi lại. Gia đình quyến thuộc cũng phải cần vàng bạc, của cải để phòng thân. Chúng ta có tài sản hữu hình để tha hồ hưởng thụ ngay hiện tại. Nhưng tài sản vô hình là nhân cách, đạo đức, huệ mạng không nhìn thấy được, sờ không được; cuối cùng có sử dụng được nó không, vẫn không biết. Vậy cần gì bỏ gần tìm xa, để tìm tương lai mờ mịt như thế?

Đây là vấn đề tín ngưỡng, vấn đề trí huệ, cũng là vấn đề tầm nhìn xa rộng. Người có nhân cách, có đạo đức, có trí huệ thì mới có thể hưởng thật sự, không cần cầu vào tương lai; tương lai lại càng hưởng mãi không hết cũng là sự thật. Nếu là người thông minh thì tự mình có thể suy xét, tự mình chọn lựa tiền đồ cho chính mình, chọn đúng thì tương lai hưởng mãi không hết. Nếu chúng ta chọn sai thì đau khổ vô cùng. Câu chuyện này cho chúng ta một bài học sâu sắc.

Chuyện 68

Hận thù khó quên

Lời dẫn: Bậc cổ đức dạy: “Giết địch một vạn, ta mất ba nghìn”, đây là nói về thắng lợi. Nếu như binh lực ta và địch ngang nhau có thể cuộc chiến bất phân thắng bại. Còn binh lực của ta yếu hơn không bằng đối phương thì cũng có thể tất cả quân ta đều bị tiêu diệt, hận thù cũng như thế. Khi chúng ta nổi tức giận, giống như đao nhọn đâm vào mình, như ngọn lửa đang thiêu đốt thân ta. Lúc đó, chúng ta tự hạ thấp đạo đức và nhân cách của mình, cũng đánh mất lý trí. Làm sao làm được việc tốt? Hậu quả sự việc lại như thế nào? Nếu như chúng ta bình tĩnh suy xét sự việc lại lần nữa thì có thể thắng lợi. Tự mình trả giá bao nhiêu? Bị tổn hại bao nhiêu?

Ai mà không quý trọng bản thân mình, nhưng khi ma vương sân hận nổi lên chiếm trọn trong lòng chúng ta thì bất chấp tất cả, làm những việc điên cuồng mà tự mình không muốn, tự hại mình và hại người. Kết quả là kết oán thù nhiều đời nhiều kiếp trong tương lai mà chúng ta không biết được. Nó khiến chúng ta tính toán tranh đoạt, nó bảo chúng ta tạo các ác nghiệp, chúng ta bị nó lừa gạt lại không biết quay đầu, còn tự cho là trời sinh tự nhiên phải không?

Ngày xưa có anh A. Một hôm trong buổi đãi tiệc, anh bị một đại thần hủy nhục ngay tại chỗ làm cho anh không chịu được. Hắn khinh khi nói:

- Hôm nay, khách của ta đến đều là những người có địa vị uy tín và biết lịch sự, lễ phép. Chỉ có những kẻ thấp hèn không biết lễ phép, lịch sự không mời mà đến ngồi trong bữa tiệc như thế này; quả thật làm cho chúng ta vô cùng xấu hổ. Kẻ thấp hèn này lại ngồi đối diện với ta, làm cho ta nôn mửa, ăn không vô. Các bạn thấy có xui xẻo không? Ha ha…

Anh giận run lên quát:

- Mày hơn tao được bao nhiêu? Chẳng qua mày được làm quan đương triều, giàu có ở vùng này, nên tỏ ra ta đây chứ gì?

- Mày ở đây mà không phục tao phải không? Không phục thì hãy nếm quả đấm của ông đây!

Do đó, anh A vô duyên vô cớ bị đánh một trận. Anh ta hét lên:

- Mối hận này ta không bao giờ quên.

Vì thế, trải qua hơn mười mấy năm anh ta ăn không ngon, ngủ không yên giấc luôn nghĩ đến mối hận, nhưng chưa tìm được cơ hội báo thù; cho nên, anh ta đau khổ suốt mười mấy năm, lại bị lửa sân hận thiêu đốt ngần ấy thời gian.

Một hôm, tình cờ anh gặp người bạn hỏi:

- Anh A sao thế? Tôi nhìn thấy sắc mặt anh sầu khổ suốt ngày. Anh có tâm sự gì không? Nếu có tâm sự nói ra thử xem, không chừng tôi nghĩ cách giúp được anh đó.

Anh ta được dịp trút hết nỗi oán hờn, ôm hận suốt mười mấy năm; anh ta kể lại đầu đuôi câu chuyện cho người bạn nghe. Người bạn hỏi:

- Vậy anh muốn trả thù phải không?

Anh A đáp:

- Đúng thế! Suốt mười mấy năm, tôi luôn nhớ đến mối thù này. Anh có cách nào giúp tôi không?

- Có rồi, nhưng anh cũng phải trả giá rất đắt.

Người bạn ấp úng không dám nói ra. Anh A hối thúc:

- Anh cứ nói ra đi, cho dù trả giá như thế nào tôi cũng bằng lòng.

Người bạn nói:

- Có một loại ma chú, gọi là chú Tì-đà-la, uy lực rất mạnh, có thể hại được kẻ khác. Khi anh trì chú, tuy hại được đối phương nhưng đồng thời cũng hại chính mình. Anh hãy suy nghĩ kĩ có nên đem đau khổ của mình để hại kẻ thù; hoặc đem sinh mạng của mình để hại sinh mạng đối phương.

- Bất cứ giá nào tôi cũng phải trả thù, tôi bằng lòng làm thử việc này.

Do đó, anh ta trì chú Tì-đà-la để trả thù đối phương cũng là hại mình. Kết quả, hai bên cùng chết, tâm sân hận hại người thật là khó trừ.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Tất cả chúng sinh đều có tâm sân hận, sai khác nhau là nhiều hay ít. Khi sân hận nổi lên, chúng ta quên mất chính mình, đánh mất lý trí. Lúc này, nếu như chúng ta suy nghĩ lại: “Ta có làm điều gì sai không? Hay là do người đó. Vì sao họ đối xử với ta như thế? Chúng ta bình suy nghĩ kĩ, then chốt vấn đề ở đâu? Thiên hạ không có việc gì mà không giải quyết được”.

Chỉ có người đánh mất lý trí; hoặc thích làm theo ý của mình thì mới xảy ra tranh cãi không thể hòa giải được, nên cả hai đều thiệt hại. Chúng tôi nói xa hơn một chút, sẽ kết oán thù nhiều đời nhiều kiếp, cũng chỉ vì việc rất nhỏ mà dẫn đến. Như thế, người đời sân hận, chẳng phải giống như chú Tì-đà-la? Cho dù bạn thắng cũng tốt, thua cũng được, nhưng đều phải trả giá rất đắt. Tại sao chúng ta cứ sân hận? Làm thế nào có thể tiêu diệt được sân hận?

Đức Phật dạy: “Một niệm sân hận khởi, liền mở tám vạn cửa chướng ngại”. Cho dù người có lý trí, có thông minh, có học vấn; nhưng khi sân hận bốc lên thì lý trí bị che lấp làm việc không theo đạo lý, cũng không nghĩ đến hậu quả, dẫn đến làm những việc bất trung, bất nghĩa, bất hiếu. Nếu như người nào luôn ôm mối hận thù thì hàng ngày có ăn sơn hào hải vị cũng chẳng thấy ngon. Còn người tâm an lạc, cho dù ở rừng sâu núi thẳm, ăn uống đạm bạc mà vẫn sống vui vẻ. Vì sao? Vì họ không có phiền não khổ đau, không có sân hận. Vì thế, mọi người không có sân hận là đời sống thanh nhàn. Kẻ ôm sân hận thì tâm luôn đau khổ.

Chúng ta làm thế nào diệt trừ được tâm sân hận? Chúng ta vừa hiểu rõ nguồn gốc tâm sân hận, từ nhân đến quả và quan hệ lợi hại của nó; vừa nỗ lực hành trì Phật pháp thì mới có thể hàng phục được ma vương này.

Chuyện 69

Tính xấu khó sửa

Lời dẫn: Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán. Mỗi người cũng có tính tình và thói quen của mình. Thói quen tốt đương nhiên chúng ta phải giữ gìn; thói quen xấu tất nhiên chúng ta phải sửa đổi thì con người mới có tiến bộ. Nhưng có người cố chấp tính tốt không chịu giữ mà ôm tính xấu ngày càng bành trướng ra. Điều bất chính là nhược điểm rất lớn của nhân loại.

Thuở xưa, có một gã thanh niên nhờ cần cù làm việc, sống tiết kiệm trở nên khá giả. Nếu như hắn tiếp tục siêng năng làm việc như thế thì nhất định sẽ giàu nứt đố đổ vách. Nhưng con người có nhược điểm “Ăn no nghĩ đến chuyện sinh hoạt tình dục”. Nếu như hắn lập gia đình chí thú làm ăn thì chẳng có chuyện gì để nói. Nhưng tính xấu của con người, đường thẳng không chịu đi lại vào đường gập ghềnh quanh co. Con người khi nghèo thiếu thì lo phấn đấu làm việc tìm cơm ăn, áo mặc, nhà ở; khi cuộc sống đầy đủ, sinh ra cờ bạc, nhậu nhẹt bê tha. Chúng ta học điều tốt thì rất khó, nhưng học theo thói hư tật xấu lại rất dễ dàng. Nếu cứ sống buông thả theo thói quen, nhiễm lâu ngày thật khó bỏ.

Gã thanh niên này, không chỉ biết nhậu nhẹt bê tha mà tất cả thói hư tật xấu của con người hắn đều có đủ, như việc làm thì tự tư tự lợi chỉ biết bản thân mình, một chút cảm thông với mọi người cũng chẳng có, muốn bóc lột mọi người để mình được lợi, dễ nổi giận, tính tình nhỏ mọn, không biết phải trái, thường tranh cãi với mọi người. Nói tóm lại, tất cả thói xấu ở đời, hắn đều hội đủ. Đây là bản tính tự nhiên, hay là thói quen? Là do tiêm nhiễm từ đời này, hay do tích tập từ đời trước?

Bài học đạo lý

Người Trung Quốc có rất nhiều truyền thống phong tục tập quán, như việc tang, cưới đều có những điều kiêng kị và nghi lễ. Việc cưới vợ gả chồng phải chọn ngày lành tháng tốt, phải nói điều tốt đẹp, kị nói những điều không hay, phải lấy cành trúc buộc lại để cúng tế, treo một miếng thịt heo cúng cọp trắng, dùng mộc bát quái để cúng tế, lấy vải lụa màu hồng cột xe hoa, bên cửa treo một củ cải; biểu thị màu sắc đẹp v.v…Đều là truyền thống tập quán, làm như thế thì vợ chồng sống hòa thuận hạnh phúc; còn ngược lại là bị xung khắc.

Việc tang cũng có rất nhiều điều kiêng kỵ và nghi lễ. Trước tiên phải chọn ngày, giờ nào có thể nhập liệm, di quan, đưa đám, cúng bảy thất, cúng một trăm ngày, cúng lễ tiểu tường và đại tường, mua nước tắm thân thể, phải đốt vàng mã liên tục, thắp đèn sáng suốt ngày đêm. Khi di quan con cháu phải quỳ trước nhà, mời người bên ngoài đến đóng đinh, con cháu phải lạy đầu heo. Lúc đưa quan tài đi, trên đường rải tiền giấy giả liên tục, cầm ngọn đuốc cháy sáng. Cúng sơ thất là bảy người nam, cúng thất thứ ba là bảy người nữ, cúng thất thứ năm là bảy đứa cháu. Con trai thì mặc đồ vải sô, con gái thì bịt khăn tang, vẫn để kho tiền, đập bồn máu, phá địa ngục v.v…Con gái phải khóc lóc, kể lể. Khi ăn phải đứng, trong một trăm ngày không được cắt tóc, không được mặc y phục màu đỏ, xanh v.v…nghi thức rất nhiều. Tục Ngữ có câu: “Không thêm lệ mới, không bỏ lệ cũ”. Vì thế, không có người nào dám sửa đổi những nghi thức này.

Đi xa, xây nhà cửa, đặt đòn dông, về nhà mới, tổ chức sinh nhật đều phải chọn ngày, lại phải đãi mời khách. Cưới vợ, gả chồng, cúng đầy tháng cho con, việc tang, đi xa trở về, chúc thọ cha mẹ v.v…đều phải mời đãi khách.

Thời xưa, xã hội nông nghiệp có thể nói mọi việc đều dựa vào thần ban phúc, cũng lễ lạy, hay cúng thức ăn ngon. Nhiều lần, có kẻ ỷ vào thần gây họa, kiếm tiền nhưng dùng đãi khách. Tục Ngữ có câu: “Đạo lý đối nhân xử thế, giúp đỡ người chu đáo, cho cơm ăn áo mặc đầy đủ.Như thế, lạy thần là lạy đến cùng. Đây là thói quen tốt hay thói quen xấu? Người ỷ có tiền giao tiếp bạn bè rộng rãi, kẻ không tiền thì thảm hại.

Muôn sự ở đời đều dựa vào lý trí mà chọn lựa tà chính, không thể theo phong tục tập quán từ xưa mà không thể sửa đổi. Sửa đổi tính xấu làm cho con người tiến bộ, thói xấu là mê tín của con người. Chẳng những người Trung Quốc có mê tín mà người nước ngoài cũng có nhiều thói xấu và mê tín. Nếu như thời đại khoa học kĩ thuật, người đời sau phổ biến học thuyết của người đời trước là tiến bộ, nhưng luôn y theo tập tục mê tín, không thể sửa đổi. Vì sao? Đây là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu.

Chuyện 70

Nếm thử hết trái cây

Lời dẫn: Nước biển tuy mênh mông, nhưng chúng ta chỉ nếm một giọt là biết vị mặn của nước biển. Mọi người đều có tay, chân, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý cùng giống nhau. Đất, nước, gió, lửa khắp thế giới này cũng không khác nhau; mặc dù nó có thay đổi hình dáng, nhưng bản chất của nó vẫn như vậy. Trăng sáng ở nước ngoài cũng không thể tròn hơn và sáng hơn ở nơi đây. Mỗi đồ vật vì thời gian và nơi chốn không giống nhau, nên có khác đôi chút, nhưng bản chất của nó cũng giống như vậy.

Có người nghe một biết mười. Có người nghe một biết hai. Có người vừa nghe qua liền giác ngộ. Nhưng có người chỉ nói một câu giảng đi giảng lại nhiều lần mà vẫn không hiểu. Có người mới thấy biết liền. Có người thấy nghe nhiều lần vẫn không biết. Con người giống nhau, nhưng vì sao sự hiểu biết khác nhau rất lớn như thế. Có người nói là trời sinh tự nhiên. Có người nói số phận như thế. Đức Phật dạy đều có nhân duyên đời trước.

Ngày xưa, có một trưởng rất giàu, thường ngày ông rất thích ăn trái cây. Có một vườn trái cây cách nhà ông không xa, nên ông thường sai người đến đó mua về. Một hôm, ông gọi người hầu mới đến đi mua trái cây. Ông dặn:

- Con hãy lựa những trái chín thơn ngọt, đừng lấy những trái sống chua chát.

Tên hầu ngoan ngoãn đáp:

- Thưa ông chủ! Nhất định con sẽ mua những trái chín thơm ngọt về cho ông.

Tên hầu đến vườn trái cây, liền hỏi chủ vườn:

- Ông ơi! Trái cây ở đây có chín thơm ngọt không?

Chủ vườn đáp:

- Đúng thế! Ở đây chúng tôi bán trái cây đều chín thơm ngọt.

- Ông vui lòng cho tôi nếm thử được không?

- Được! Xin mời anh!

Thế là, tên hầu hái xuống, cắn nếm hết trái này đến trái khác. Kết quả, một đống trái cây, hắn hái xuống đều cắn nếm thử hết. Nếu như hắn nếm thử một, hai trái thì chủ vườn sẽ không tính. Nhưng hắn cắn nếm thử hết một đống trái cây, nên chủ vườn bắt hắn mua hết. Vì thế, hắn mua hết chở về nhà.

Khi hắn về đến nhà, trưởng giả thấy đống trái cây đều cắn qua hết, liền hỏi:

- Việc này là thế nào?

Hắn trả lời:

- Thưa ông chủ! Chẳng phải ông đã dặn con mua tất cả trái cây chín thơm ngọt?

- Đúng vậy!

- Vì thế, mỗi trái con đều cắn nếm thử, bảo đảm với ông đều thơm ngọt tuyệt vời.

- Trái cây mà ngươi đem cắn hết, làm sao ăn được?

- Con không cắn làm sao biết được nó thơm ngọt.

Trưởng giả tức giận đùng đùng nhưng không nói được, ông cũng không biết xử lý đống trái cây này như thế nào cho ổn thỏa, đành sai người ném hết vào đống rác.

Bài học đạo lý

Con người sinh ra ở đời đều có kiến thức, tư tưởng đều không giống nhau. Người có kiến thức nghe một biết mười, xử lý sự việc đều rõ ràng hợp tình hợp lý, bất cứ việc gì cũng làm cho mọi người hài lòng. Kẻ ngu nói đông hiểu tây, bảo đi phía nam, lại khư khư đi về hướng bắc. Bất cứ việc gì cũng làm theo tư tưởng và cách nhìn của họ, không chịu nghe theo ý kiến của người khác, vừa ngu si, vừa cố chấp. Hạng người này khó mà thành công được. Có ai dám nhắc nhở họ không?

Mỗi người đều có cá tính của riêng mình, nhưng có tà, có chánh. Mỗi người đều có lý luận của mình, nhưng có lý luận chính đáng và không chính đáng, có đúng và không đúng. Có ai cam đảm thừa nhận mình sai? Ngày xưa, các bậc Thánh hiền xuất thế; tư tưởng và cách nhìn của các ngài làm tấm gương cho chúng ta noi theo. Đức Phật thuyết pháp suốt bốn mươi chín năm để lại tam tạng kinh điển, chúng ta theo đó làm người, làm việc, tu tâm, tu hành. Nếu chúng ta không theo kinh thì như thế nào?

Đức Phật dạy: “Muôn sự muôn vật ở thế gian, có nhân ắt có quả”. Kẻ không sợ nhân quả thì chúng ta phải làm thế nào? Chỉ có tự mình gây nhân thì tự mình chuốc quả. Nếu họ cố tình chống lại pháp thì làm sao? Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Vì Phật tính của họ bị mê muội nên để năm dục tài, sắc, danh, thực, thùy quấy nhiễu. Hoặc trí thức của họ bị mê muội sai khiến.

Chúng sinh từ vô thỉ đến nay, bị luân hồi trong sáu đường từng nếm mùi đau khổ, hạnh phúc. Làm người sống ở thế gian suốt mấy mươi năm ai mà không nếm mùi đắng cay cuộc đời, không biết họ có khả năng giác ngộ “thấy khổ sinh tử mà phát tâm Bồ-đề” không? Hàng phàm phu chúng ta ở trong sáu đường luân hồi, không biết khi nào mới thoát khỏi sinh tử?

Chỉ có người học Phật mới giác ngộ “thấy khổ sinh tử mà phát tâm Bồ-đề” thì mới có thể lợi mình, lợi người, tự mình giác ngộ, dạy người khác giác ngộ. Người chưa giác ngộ, dù họ có nếm nhiều mùi khổ vui trong sáu đường luân hồi thì giống như gã khờ trong câu chuyện nếm hết trái cây, có chỉ bày cho nó biết cũng uổng công thôi. Người có trí huệ thì nếm quả an vui. Kẻ ngu si thì nếm quả khổ. Chúng ta phải chọn lựa một con đường phải không?

Chuyện 71

Hai bên làm khó

Lời dẫn: Mọi người ở đời luôn hám của rẻ, nên thường bị lỗ. Chúng tôi nói cách khác, người chịu thiệt thòi vì thường hám của rẻ; đây là nhân quả tuần hoàn. Chúng ta thân cận thiện tri thức đều là những người hiểu biết dạy chúng ta giữ đạo đức, nhân nghĩa, tu tâm dưỡng tính; nhìn hiện tại chúng ta có thiệt thòi, nhưng về sau được quả báo tốt đẹp. Nếu thân cận ác tri thức đều dạy chúng ta những hành vi xấu cờ bạc, nhậu nhẹt, nhìn theo hiện tại làm cho chúng ta ăn chơi sung sướng, nhưng quả báo tương lai sẽ chịu đau khổ. Chúng ta nên thân cận thiện tri thức? Hay thân cận bạn bè cờ bạc, nhậu nhẹt?

Ngày xưa có một ông chồng cưới hai bà vợ. Tục Ngữ có câu: “Nếu như trong nhà lục đục, vì cưới thêm vợ nhỏ”, chẳng sai tí nào. Bởi vì, phần đông phụ nữ đều có tính ích kỷ hẹp hòi, lại nổi máu Hoạn Thư rất dữ dằn; đặc biệt là chồng mình ai cũng muốn chiếm làm sở hữu. Vậy khi chồng cưới thêm vợ nhỏ thì làm sao họ ăn ngon ngủ yên được?

Nhưng ông chồng này có tính nhẫn nại rất giỏi, thường xử sự khéo léo, lo chu đáo cho hai bà vợ, khuyên bà này, an ủi bà kia. Nhưng hai bà vẫn không thông cảm cho ông.

Nếu như hôm nay, ông gần gũi bà lớn thì bị bà nhỏ hờn dỗi nói:

- Chàng là kẻ vô tình vô nghĩa, nếu chàng không yêu thiếp thì đừng cưới. Cưới về lại bỏ rơi thiếp, thật là người vô lương tâm; chúng ta chia tay nhau.

Thế là, ả than khóc ầm ĩ, đòi chia tay. Ông chồng vội an ủi:

- Chẳng phải ta yêu nàng nhất trên đời đó sao? Ta làm điều gì nàng không hài lòng?

Vợ nhỏ ấm ức nói:

- Vợ lớn mới là người chàng yêu nhất, thiếp có gì đâu mà chàng thương.

- Ôi! Té ra nàng đang ghen. Được rồi, được rồi! Người ta yêu chính là nàng.

Ông vừa an ủi bà nhỏ xong. Bà lớn ở bên lại trách:

- Chàng có vợ nhỏ không đoái hoài đến thiếp nữa phải không? Nhớ lại ngày xưa, chúng ta cùng nhau chịu cực khổ, ra sức gầy dựng cơ nghiệp, mới thành tựu cơ ngơi này. Ngày nay, chàng có tiền rủng rỉnh trong túi, đi cưới vợ nhỏ. Qua cầu rút ván phải không?

Ông chồng khổ sở nói:

- Nàng đừng nói thế! Không phải ta rất yêu nàng đó sao?

- Ai mà thèm yêu chàng!

Ông ta vỗ về bà này, bà kia tức giận, dỗ dành bà nọ, bà kia nổi tam bành. Thật là hai bà làm khổ một ông.

Ông gần gũi bà lớn thì bà nhỏ hờn giận, âu yếm với bà nhỏ thì bà lớn nổi máu Hoạn Thư. Một hôm, trong lúc ăn cơm. Bà lớn nói:

- Chàng là kẻ vong ân bội nghĩa, lúc đầu theo đuổi thiếp chàng thề thốt những điều gì. Chàng nói trọn đời chỉ yêu mình thiếp, thiếp mới một lòng chung thủy yêu chàng, không quản cực khổ, ra sức làm việc cùng chàng xây dựng vun bén gia đình ấm êm hạnh phúc. Nay chàng giàu sang, chẳng cần thiếp nữa phải không? Mọi việc đều do con hồ ly tinh này mê hoặc, chàng mới đánh mất lương tâm như vậy.

Vợ nhỏ quát ầm lên:

- Ai là con hồ ly tinh? Bà ăn nói cẩn thận một chút, bằng không con này không khách sáo đâu nhé!

- Không khách sáo gì? Muốn đánh nhau phải không? Đến đây! Mày không dám đến là con điếm giựt chồng bà.

- Có gì mà sợ chứ! Bà xem đây!

Vợ nhỏ lao vào cấu xé bà lớn. Ông chồng đứng ở giữa không biết xử sự như thế nào, can bà lớn cũng không được, bỏ bà nhỏ cũng không xong. Ông kéo bà lớn ra thì bà nói:

- Ông muốn bên vực con hồ ly này phải không?

Ông kéo bà nhỏ cũng la quát:

- Này! Ông muốn bên bà già này đánh tôi phải không?

Thế là, xảy ra cuộc chiến ẩu đả loạn xạ, bà nhỏ lao tới đánh ông chồng, ông chồng với bà lớn đánh bà nhỏ; một lúc sau, ông với bà nhỏ đánh bà lớn. Thật khó phân biệt ai ta, ai địch; cuộc chiến bất phân thắng bại. Đúng là hai bà làm khổ một ông.

Bài học đạo lý

Đàn ông vốn có tính tham nên ai cũng muốn đời sống vật chất sung túc đầy đủ, và nhiều vợ. Bậc Cổ đức dạy: “Con người khi no ấm thì nghĩ đến chuyện sinh hoạt tình dục”. Đây là căn tính thấp hèn của con người. Trừ phi mọi người đều là thần thánh thì thế gian không còn chuyện thị phi. Lúc chưa có cơm ăn, áo mặc, nhà ở phương tiện đi lại, tài sắc, danh lợi thì bôn ba xuôi ngược, tính toán tranh giành, phải được nó cho bằng được. Đến khi có rồi, muốn chiếm hữu nó, muốn giữ cất nó, có nó mãi mãi. Do đó, mới có chuyện phải trái và đau khổ.

Thiên hạ có rất nhiều chuyện mâu thuẫn yêu-hận, thích thú-nhàm chán, hạnh phúc-khổ đau, thương-ghét, thiện-ác, thị-phi, chính-tà, thật-giả, bỏ-lấy, nắm giữ-buông xả v.v…quả thật là hai bên làm khó. Cho nên, chúng ta phải học trí huệ của Phật “Kiếm trí huệ chặt đứt phiền não”. Thì liền giải thoát.

Chuyện 72

Che giấu sai lầm

Lời dẫn: Có người làm được một chút công lao, hay làm được chút việc tốt thì luôn thích khoe khoang với mọi người, lại sợ thiên hạ không biết; còn như họ phạm lầm lỗi, hoặc có khiếm khuyết thì rất sợ mọi người biết được, nên cố che giấu. Bậc Cổ đức dạy: “Nếu muốn người không biết, trừ phi mình đừng làm”. Nếu chúng ta muốn mọi người không biết lỗi của mình, trừ phi tự mình đừng làm. Bằng không thì cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, sớm muộn gì mọi người cũng biết. Chúng ta che giấu chỉ nhất thời, không thể che giấu lâu được. Người ngay thẳng chân thật mới là chính nhân quân tử. Kẻ thích che giấu lỗi lầm là kẻ tiểu nhân.

Ngày xưa, có một đôi vợ chồng trẻ. Một hôm, vợ muốn trở về nhà mẹ đẻ, nên rủ chồng cùng đi. Vợ nói:

- Chàng ơi! Lần này chúng mình về thăm quê, chàng nhớ lịch sự, lễ phép nhã nhặn với cha mẹ, bà con, bạn bè; không được nói năng cộc lốc, làm mất mặt thiếp nhé!

Chồng đáp:

- Ta biết rồi! Nhất định không làm nàng thất vọng đâu.

Về đến nhà vợ, chồng liếc đông, ngó tây, đi chỗ này, đến chỗ kia. Bất giác anh ta đến kho gạo, nhìn thấy gạo trắng nõn nà, thơm phức; bỗng anh ta cảm thấy đói bụng, liền vốc một nắm bỏ vào miệng. Ngay lúc đó, vợ đi vào, anh ta nuốt không được mà nhả ra cũng không xong.

Vợ nhìn thấy chồng mặt mày nhăn nhó khổ sở, liền lo lắng hỏi:

- Chàng sao thế? Trong người không được khỏe sao?

Chồng ngậm một miệng gạo không trả lời được. Vợ nghi ngờ bước đến thấy hai bên má của chồng sưng vù, nên hốt hoảng hỏi:

- Chàng bị đau răng phải không? Thiếp mời thầy thuốc đến khám nhé!

Vợ lập tức lôi chồng đến gặp cha nói:

- Thưa cha! Chồng con không biết bệnh gì mà hai bên má sưng vù; cha mau cho người mời thầy thuốc đến khám bệnh cho chàng.

Vợ luôn theo sát chồng, cho nên anh ta không có cách nào nhổ gạo ra được. Anh ta lo lắng nghĩ: “Tiêu rồi! Ta phải làm cách nào?”.

Thầy thuốc đến khám bệnh cho anh ta xong, bảo:

- Anh ta vô cớ bị trúng độc phải phẫu thuật gấp, bằng không nguy hiểm đến tính mạng.

Thầy thuốc mổ ra chỉ có gạo, mọi người mới biết anh ta ăn vụng. Cả ba người đều lâm vào cảnh khó xử. Cha vợ nói cũng không được –vì một nắm gạo, có đáng giá gì mà nói anh ta; không nói cũng không đúng, tại sao anh ta không nói sớm, báo hại mọi người một phen hoảng hồn. Chàng rể cũng xấu hổ -vì ăn vụng gạo; lại làm cho mọi người lo lắng vô ích. Thầy thuốc cũng quê độ -thầy nói anh ta vô cớ trúng độc, mổ ra chỉ có gạo. Cho nên, mọi người đều không dám nói ra, kết quả ai nấy đều bực mình vội giải tán.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Mỗi người đều thích che giấu lỗi lầm của mình. Bậc Cổ đức dạy: “Người đời ai mà không lỗi, biết sửa đổi là Thánh hiền”. Chúng ta phạm lỗi cứ nói thật, tâm biết hối cải thì mới tiêu trừ được tội lỗi.Nếu như chúng ta che giấu là không biết hổ thẹn thì tội che giấu càng nặng thêm. Còn chúng ta biết mình sai là biết hổ thẹn; cho dù tội nặng cũng nhờ đó mà được tiêu trừ, lỗi tuy nhỏ mà chúng ta không biết hổ thẹn là tạo thành tội nghiệp.

Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, luân hồi trong sáu đường là do tích chứa rất nhiều tội nghiệp. Nếu không sám hối, hoặc tu Phật pháp thì nhất định trở thành chủng tử tội nghiệp nhiều đời nhiều kiếp. Vì thế, Phật pháp dùng pháp sám hối làm tiêu trừ nghiệp chướng. Hiện nay, trong Phật giáo đang lưu hành sám văn ở đời rất thịnh, đều dạy chúng ta nghi thức cầu sám hối như thế nào, quan trọng chúng ta có thành tâm cầu sám hối hay không. Nếu chỉ thực hành theo nghi thức này, mà không chí thành sám hối thì làm sao tiêu tội nghiệp?

Cho nên trong Phật pháp, mỗi tháng có tụng giới hai lần, cũng chính là lúc tụng giới để tự kiểm điểm lại mình trong nửa tháng có phạm giới không? Nếu có phạm giới thì chúng ta phát lộ sám hối, tội mới tiêu trừ; còn như che giấu tội lỗi thì mãi mãi là chủng tử tội nghiệp. Chúng ta che giấu tội lỗi thì mắc tội gì? Ngoài tâm không biết hổ thẹn, còn có chuyện tự tư tự lợi mới là tội nặng nhất. Người có tâm tự tư tự lợi cá nhân sinh ra tất cả tội nghiệp, tính toán tranh đoạt.

Theo tín ngưỡng dân gian là “ngẩng đầu ba thước có thần thánh”. Thần thánh luôn kiểm soát hành vi thiện ác của chúng ta để ghi vào sổ, tương lai chúng ta xuống điện Diêm La mới tính tổng kết. Đức Phật dạy: “Hành vi thiện ác hàng ngày của chúng ta đều chứa trong ruộng thức thức tám”. Những hành vi này, đợi đến khi các loại nhân duyên thành thục, gọi là nghiệp báo. Nghiệp trước kéo nghiệp sau, từng nghiệp lôi kéo nhau, do thời gian, do chỗ ở, do con người, do sự vật. Nhưng khi chủng tử thành thục thì chịu quả báo. Vì thế, tội che giấu chẳng khác nào che giấu chủng tử tội nghiệp.

Chuyện 73

Anh hùng giả chết

Lời dẫn:Một cô gái mặt rỗ, sẹo lồi lõm nhưng khéo trang điểm thì giống như một cô gái xinh đẹp. Một chàng trai què chân cưỡi ngựa phi nhanh, khác nào một trang nam tử khôi ngô tuấn tú. Một người mù đeo kính đen, nhìn qua giống như người bình thường. Một kẻ giả làm bậc quân tử đi giúp đỡ mọi người, nhưng ai biết hắn đang tính toán âm mưu gì? Muôn sự ở thế gian, con người khéo che đậy, nhất thời mọi người chưa biết được; nhưng đường xa mới biết ngựa hay, sống lâu hiểu rõ lòng người. Con người chỉ che giấu trong chốc lát, không thể che giấu mãi mãi; khi bại lộ sự việc khó mà tránh khỏi tai họa. Vì thế, chúng ta có bao nhiêu tài năng, làm bao nhiêu việc tốt, không cần khoe khoang cho mọi người biết, đó mới là chính nhân quân tử.

Ngày xưa, có một kỵ sĩ rất thích cưỡi ngựa, nhìn tướng mạo bên ngoài, hắn có chút uy phong lẫm liệt. Nhưng thật ra, hắn chưa học qua võ thuật mà đi khoe khoang xưng ta là anh hùng vô địch trong thiên hạ. Lúc đó, trong thôn thường bị bọn giặc cướp rừng xanh lộng hành, làm cho nhân dân trong thôn đều rất sợ hãi; ai nấy đều lo sợ bọn chúng xông đến nhà mình. Vì thế, thôn trưởng liền mời các vị anh hùng để chỉ huy dân chúng đánh bọn giặc. Gã thanh niên này hùng hồn tuyên bố: “Có gì mà sợ, tôi sẽ đánh bọn chúng tan tác tả tơi”.

Một đêm, hắn chỉ huy một đội dân làng, xông thẳng vào sào huyệt của bọn địch. Nhưng đi giữa đường thì chạm trán bọn chúng, bọn chúng sắp đột nhập vào thôn để cướp bóc. Hắn liền hô lớn: “Nào các anh em! Xung phong…Chúng ta hãy giết sạch bọn cướp này”. Nhưng hắn lại sợ hãi lén lùi lại phía sau để mọi người xông lên; nhưng bọn thổ phỉ chém càn tiến lên phía trước, không để mọi người chống đỡ. Hắn đành phải giả té xuống ngựa, nằm giả chết trong đống tử thi. Khi trận chiến kết thúc, hắn chặt đuôi một con ngựa chết, trở về thôn nói với mọi người:

- Trong đêm tối đánh nhau với bạn cướp, hàng ngũ bị tan rã; chỉ còn mình tôi đuổi giết bọn cướp, bọn cướp bắn chết ngựa của tôi, nên tôi không thể đuổi theo bọn chúng, đành phải chặt đuôi con ngựa yêu quí đem về.

Trong đó, có một thanh niên hỏi:

- Thủ lĩnh! Khi xuất phát, ngựa của ông màu trắng; vì sao ông lại đem về đuôi ngựa màu đen?

Hắn ấp a ấp úng không trả lời được. Mọi người mới biết hắn chỉ có danh hư bề ngoài, thực chất không có tài cán gì, lại rất sợ chết.

Kẻ giả tài giỏi, giả quân tử, giả anh hùng; cuối cùng cũng bị mọi người biết rõ. Việc gì phải chuộng chút sĩ diện một lúc, mà bị mọi người xa lánh mãi mãi?

Bài học đạo lý

Kẻ giả tài giỏi, giả tài năng ở thế gian này rất nhiều, nhưng đầu óc chúng rỗng tuếch, chẳng có chút hiểu biết. Có kẻ quê mùa dốt nát lại làm ra vẻ dân trí thức. Người thạo nghề vừa bắt tay làm thì biết giỏi hay không. Người có học vấn, hiểu biết, nhân cách, khi nói năng, hành động, ứng xử đều thể hiện ra bên ngoài. Chúng ta không thể đánh giá con người qua hình tướng. Nhưng khi họ nói chuyện, làm việc, hành vi ứng xử thể hiện ra chúng ta đánh giá được họ. Để đánh giá nhân cách, đạo đức, học vấn của mỗi người theo Khổng Tử nói: “Nhìn hành động của người mà biết được động cơ của họ; nếu người quán sát như vậy thì cái giả làm sao giấu được!” .

Chúng ta sống gần một, hai ngày với mọi người không biết nhân cách, đạo đức và thiện ác của họ. Nhưng “sống lâu hiểu rõ lòng người, đường xa mới biết ngựa hay”. Cho dù chúng ta có khéo giả dối che đậy, nhưng một ngày nào mọi người cũng sẽ biết rõ. Cho nên làm người phải sống chân thật. Làm việc phải thật thà ngay thẳng. Nhưng đáng tiếc thay! Mọi người luôn chuộng sĩ diện, thích danh lợi mà đánh mất sự chân thật. Bậc Cổ đức dạy: “Người thành tựu thực tế thì có danh tiếng tương ưng”. Chúng ta cũng có thể nói: “Người thành tựu thực tế thì có danh lợi tương ưng”. Như thế, mê muội lừa dối mọi người; hoặc giả làm anh hùng; cuối cùng tự mình chuốc lấy hủy nhục. Nhưng vì sao ở đời kẻ giả làm quân tử nhiều như thế? Đều chỉ vì một chút sĩ diện mà thôi.

Một cân thể diện đáng giá bao nhiêu tiền? Có người cố chấp tốn rất nhiều tiền để tranh giành sĩ diện; thậm chí có người liều thân mạng quý báu để giành bằng được sĩ diện; cãi nhau, đánh nhau, kéo nhau ra tòa án cũng vì sĩ diện. Nước này với nước kia, nhà này với nhà nọ, người này với người kia đánh chiếm, tranh giành nhau cũng đều vì sĩ diện. Con người vận động vốn là rèn luyện sức khỏe, cho nên vận động quanh năm suốt tháng; ngày nay lại trở thành vấn đề thi đấu vì thể diện.

Bậc Cổ đức dạy: “Mười năm đèn sách không ai hỏi, phút chốc nổi danh vạn người hay”. Đó là vì vinh hoa phú quý; hoặc vì dân phục vụ; hoặc tranh giành vì sĩ diện. Chúng tôi nghĩ đều có đó nhé! Đặc biệt là thể diện rất quan trọng. Vì thế, có người “không thể để lại tiếng thơm trăm đời mà để lại tiếng xấu vạn năm”, đều là vì chuộng sĩ diện. Từ xưa, những kẻ đại gian ác cũng là vì chuộng sĩ diện. Trong tôn giáo có người vì chuộng sĩ diện mà tung ra những chiêu thủ đoạn, phao tin đồn nhảm, dọa dẫm, lừa gạt mọi người. “Lỡ bước một phen thành mối hận nghìn đời”, cũng vì chuộng sĩ diện. Như vậy, vấn đề chuộng sĩ diện làm hại mọi người rất nhiều.

Chuyện 74

Gỉa làm trang nghiêm

Lời dẫn: Thế gian có chính nhân quân tử, có kẻ tiểu nhân, kẻ giả tài giỏi. Người trung hậu ngay thẳng như đi trên con đường rộng lớn bằng phẳng, không có gai nhọn và sỏi đá, cũng không bị nguy hiểm rình rập các loài rắn độc, trùng độc cắn tổn thương. Nhưng vì sao mọi người đường lớn không chịu đi mà lại đi vào đường hẹp quanh co khúc khủy? Đây chính là trong tâm có liên quan đến ma.

Thuở xưa, người dân Ấn Độ đa số đều tin theo bà-la-môn giáo. Bọn tăng lữ của bà-la-môn giáo được mọi người cúng dường đầy đủ, nên về sau họ dần dần lười biếng tu hành, sống bừa bãi. Có rất nhiều người không giữ quy củ của đạo, làm ô uế tăng lữ. Có người hình dáng tu hành nhưng không trang nghiêm. Có người sống tùy tiện vô kỷ luật. Có người y phục rách rưới và dơ bẩn, giống như dòng dõi thấp hèn. Bà-la-môn vốn là dòng dõi cao sang quý tộc. Như thế, có khác gì dòng dõi thấp hèn.

Nhà vua nghe được tin này, liền truyền lịnh: “Tất cả tăng lữ của bà-la-môn giáo phải tinh tiến học đạo tu hành, phải trang nghiêm thanh tịnh; nếu không thì trở về thế tục, để họ sống theo dòng họ thấp hèn”. Nhà vua vừa ban lịnh, bọn chúng khẩn trương thực hành. Những kẻ ăn mặc rách rưới thì mặc y phục mới. Kẻ sống dơ bẩn thì lo đi tắm rửa sạch sẽ. Kẻ lười biếng lo tinh tiến tu hành. Nhưng thói quen lâu ngày khó sửa, bọn chúng làm theo mệnh lịnh bề ngoài, bên trong vẫn lén lút sống dơ bẩn, vô kỷ luật.

Có tên oán trách nhà vua nói: “Nhà vua không lo việc lớn, lại đi lo ba chuyện lặt vặt của chúng ta. Chúng ta sống dơ hay sạch liên gì đến vua chứ; làm sao vua có thể mỗi ngày theo giám sát sự sinh hoạt của chúng ta?”. Do đó, bọn chúng vẫn sống vô kỷ luật và dơ bẩn như trước đây.

Mỗi khi đi ra ngoài, hoặc ở trước mọi người, bọn chúng giả làm ra vẻ trang nghiêm, đĩnh đạc, nhưng bên trong thì ngược lại. Bọn chúng vốn là thầy tôn giáo phải trang nghiêm thanh tịnh, phải làm mẫu mực cho mọi người, làm tấm gương ở thế gian. Nhưng có người chỉ vì cuộc sống, vì sự cúng dường của mọi người mà bọn chúng giả tạo bề ngoài. Thật sự là dối mình lừa người.

Bài học đạo lý

Thế gian có rất nhiều tôn giáo, cũng có rất nhiều thầy tôn giáo làm nghề tôn giáo. Có người tinh tiến tu hành theo tôn giáo. Có người vì phục vụ cho xã hội; hoặc phục vụ tôn giáo mà theo tôn giáo. Có người vì hoằng pháp lợi sinh, thay trời giáo hóa mà theo tôn giáo. Có người khuyến khích nhân dân tu tâm, làm việc thiện, cứu người, cứu đời mà phục vụ tôn giáo. Có người vì cuộc sống, vì kiếm tiền, đem tôn giáo ra làm kinh doanh, làm xí nghiệp. Có người vì danh lợi, vì tham cúng dường mà đem tôn giáo làm nguồn kiếm tiền, làm hàng hóa mua bán. Vì thế, nhân cách của bậc thầy tôn giáo có khác nhau một trời một vực.

Có người vì tham của cúng dường mà dối thần gạt quỷ, dựa vào quỷ thần để lừa gạt lấy tiền của, chiếm gái đẹp, mượn lệnh của trời để lường gạt dân chúng, vì danh lợi mà bọn chúng không từ thủ đoạn giở trò lừa bịp. Có những kẻ giả thánh, giả thần, giả tiên, giả Phật làm cho mọi người lễ lạy cúng dường. Đây có phải nhiệm vụ của thầy tôn giáo không?

Thầy tôn giáo khuyên mọi người làm việc, phát tâm tu hành, làm bậc mẫu mực, làm gương cho mọi người; đó là tôn kính thần thánh. Nhưng ma lực tài sắc, danh lợi rất lớn, thầy tôn giáo cũng không thoát khỏi bàn tay của chúng. Cho nên, tôn giáo không thanh tịnh, cũng không biết vị thầy tôn giáo đó thật sự có đức hạnh không.

Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chúng ta thân cận thiện tri thức là tu học chánh tri, chánh kiến, tinh tiến tu hành. Nếu như chúng ta thân cận tà sư là học tà tri, tà kiến, tu mù bậy bạ. Như thế, tốn tiền oan uổng, việc nhỏ mà uổng phí tinh thần, tương lai cùng vào tà đạo, mới là oan uổng rất lớn. Ở đời, bất luận sĩ, nông, công, thương; mỗi người làm mỗi nghề, không có người giả quân tử.

Những người sợ trời, sợ thần, sợ quỷ là người có lương tâm. Người sợ nhân quả, sợ báo ứng là người có căn lành. Những kẻ trời không sợ, đất không ngán, không sợ quỷ thần; ngoại trừ anh hùng có một không hai, là người hết thuốc chữa. Người theo Phật pháp mà không sợ nhân quả, là ma quỷ trong Phật giáo. Trong thần giáo mà giả thần, làm quỉ là tội nhân trong tôn giáo.

Phật giáo giống như con sư tử, nó vừa cất tiếng rống cả trăm loài thú đều sợ hãi. Phật pháp hoằng dương ở đời thu phục nhiều tôn giáo; nhưng chỉ sợ ma vương trong giáo pháp. Phật pháp không sợ ngoại đạo xâm chiếm chỉ sợ những kẻ phá giới trong giáo pháp, càng sợ những kẻ giả làm bậc gương mẫu; giống như trùng trong thân con sư tử, những kẻ giả làm trang nghiêm, nhưng không có đức hạnh; đó là trùng trong thân con sư tử ở trong giáo pháp. Thật đáng sợ thay! Những kẻ bề ngoài là Phật giáo, nhưng bên trong hành tà tri, tà kiến; đây chính là ma vương thật sự trong Phật pháp.

Chuyện 75

Sai một li đi một dặm

Lời dẫn: Vào thời đại Tam Quốc, Tôn Quyền và Chu Du lập mưu muốn dụ Lưu Bị vượt sông Trường Giang cầu hòa; kỳ thật, cả hai người muốn giết ông. Nhưng Khổng Minh đi nước cờ cao hơn, dùng tương kế tựu kế, bảo Lưu Bị đi cầu hòa. Kết quả, biến giả thành chân. Tôn Quyền cùng phu nhân chạy trốn, lại hao binh tổn tướng. Chu Du tức giận hộc máu mà chết. Tục Ngữ có câu: “Người tính không bằng trời tính”. Quả thật là một cuộc đấu trí hấp dẫn. Cho nên, người có trí huệ, tài năng thì giải quyết mọi việc đều thông suốt. Kẻ ngu si dễ bị mắc lừa.

Ngày xưa, có một gã nông dân nuôi một con lạc đà, nó giúp hắn vận chuyển hàng hóa. Tính tình lạc đà hiền lành và nhẫn nại, gặp lúc đi đường xa nó vẫn chịu đói khát, suốt mấy ngày nó không có gì ăn vẫn không hề gì; cho nên, gã nông dân chăm sóc nó rất kĩ. Lúc đầu, hắn cho nó ăn cỏ tươi, nhưng sau đó hắn thấy đối xử với nó như vậy là không công bằng, vì nó chịu cực khổ như thế, phải cho nó ăn lúa gạo mới đúng. Hắn nghĩ phải đem cái vò báu của ông bà để lại, đựng lúa gạo cho nó ăn, để bày tỏ lòng yêu thương nó.

Sáng kiến đã định, hắn đem cái vò báu của ông bà để lại, đựng lúa gạo cho lạc đà ăn, cho rằng như thế là thương yêu nó. Hắn không biết, khi con lạc đà duỗi đầu vào trong cái vò để ăn thì nó không rút ra được. Hắn lo lắng nói:

- Phải làm thế nào bây giờ? Ai có thể kéo đầu con lạc đà ra được?

Mọi người kéo đến xem sự việc xảy ra. Trong đó, có một ông cụ bảo:

- Chú mày hãy cầm búa đập vào đầu nó, có thể kéo ra được không?

Hắn cho là có lý, nên đi vào nhà cầm búa ra đập đầu con lạc đà. Nhưng đầu lạc đà kéo ra được thì cái vò báu bị bể và con lạc đà cũng chết ngay tại chỗ “làm một việc mất cả hai”. Từ đó, hắn không còn lạc đà giúp hắn làm việc “làm một việc mất cả ba”. Bắt đầu từ đó, hắn lâm vào cảnh khốn khổ “làm một việc mất cả bốn”. Cuối cùng, hắn lưu lạc khắp nơi, lang thang khắp đầu đường xó chợ “làm một việc mất nhiều thứ”.

Gã nông dân này, tự cho mình thông minh, chỉ cần một câu nói hại người dễ dàng. nhưng hắn không có trí huệ, không biết đúng-sai, không biết khinh-trọng, mới dẫn đến kết cục như vậy.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Trí huệ đối với con người có quan trọng không? Qua câu chuyện này để lại chúng ta bài học sâu sắc. Đức Phật là Đấng giác ngộ. Phật giáo là tôn giáo trí huệ, dạy chúng ta những vấn đề làm người, làm việc; tu thoát khổ được vui, giải thoát phiền não, tiêu trừ nghiệp chướng như thế nào v.v…

Nhưng chúng sinh tự cho mình thông minh, cho rằng sống ở đời có tiền là có tất cả. Bậc Cổ đức dạy: “Giàu sang chốn trần gian như hoa đốm; địa vị, danh vọng ở đời như bọt nước”. Hạnh phúc, giàu sang ở trần gian trôi qua nhanh chóng; huống gì thế gian này vui ít, buồn nhiều. Chúng ta vì cuộc sống, vì danh lợi mà tạo tội nghiệp rất nhiều, tương lai mãi mãi luân hồi trong sáu đường; khổ báo vô lượng vô biên. Như thế, là người có thông minh hay không? Tương lai có mở ra con đường xán lạn hay không? Đây chính là cách nhìn sai khác giữa người trí và kẻ ngu.

Gã nông dân trong câu chuyện, thật sự là hắn muốn kéo đầu con lạc đà ra, nên mới đem búa đập vào đầu nó phải không? Đây chỉ là thí dụ. Dụ cho con người vì cuộc sống, vì danh lợi mà tạo ra các nghiệp ác. Khi đạt đến mục đích rồi, tự hạ thấp nhân cách, đạo đức của mình, huệ mạng nhiều đời nhiều kiếp cũng mất hết; khác nào đập đầu con lạc đà? Sinh mạng con người là quan trọng, hay huệ mạng quan trọng, đều theo cách nhìn của mỗi người không giống nhau. Nhân cách, đạo đức quan trọng, hay tiền bạc, địa vị, danh vọng quan trọng cũng là quan điểm của mỗi người khác nhau. Vinh hoa, phú quí hiện tại quan trọng, hay tương lai nhiều đời nhiều kiếp thoát khổ được vui quan trọng, cũng là nhận xét của mỗi người không giống nhau. Cho nên, mới có sự sai khác giữa người trí và kẻ ngu.

Có người sống ở đời, đi đến nơi đâu cũng đều bóc lột mọi người để mình được lợi; người khác sống đau khổ, mình hưởng thụ sung sướng. Họ cho như thế mới là người thông minh, lại không biết mình đang tạo ác nghiệp, gây đau khổ vào tương lai, hiện tại chỉ được chút lợi mà khổ báo tương lai lại nhiều vô lượng vô biên. Chúng tôi nói cách khác, chúng ta tu hành bồi dưỡng trí huệ, đạo đức thì tương lai được tài sản lấy mãi không hết, dùng hoài không cạn. Ai là người thông minh, ai là kẻ ngu si? Xin các vị tự chọn lựa nhé!

Chuyện 76

Si mê công chúa

Lời dẫn: Con người quý ở tự biết. Tự biết thân phận, tài năng, học vấn. tri thức của mình. Tự mình làm được việc gì? Đều phải biết. Tình thương trong sáng, bình đẳng không có sang hèn. Nhưng xã hội ngày nay thì có sai biệt sang-hèn. Muôn vật đều có đắt-rẻ; ngọn cỏ và cây cổ thụ, quý ở chỗ có thể coi như nhau. Theo quốc gia dân chủ, mỗi người đều có tư cách làm tổng thống, nhưng không phải ai cũng làm tổng thống được. Trí thức của mỗi người có cao-thấp; năng lực có giỏi-dở; thân phận có sang-hèn, tất cả đều có sai khác, không phải mọi người đều giống nhau.

Thuở xưa, có gã thanh niên ở vùng nông thôn, chất phác thật thà, quanh năm cần cù cày sâu cuốc bẩm, nên trở thành người khá giả, cuộc sống của hắn trôi qua bình yên. Bậc Cổ đức dạy: “Con người khi no ấm thì nghĩ đến chuyện sinh hoạt tình dục.” Gã thanh niên này có đầy đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở nên nghĩ đến chuyện lập gia đình, lập nghiệp. Nhưng hắn nhìn kĩ trong thôn chẳng có cô gái nào hợp ý. Mặc dù hắn chưa đạt được giàu sang nổi tiếng, nhưng cuộc sống cũng yên ổn, an cư lạc nghiệp.

Gã thanh niên quanh quẩn trong thôn đã lâu, nên đi nơi khác để thư giãn tâm hồn, ngắm nhìn phong cảnh mọi nơi. Một hôm, hắn đi đến thành phố. Khi đi ngang qua hoàng cung, hắn chợt thấy công chúa, dung nhan xinh đẹp tuyệt trần. Hắn bị sắc đẹp của công chúa cuốn hút, quên mất thân phận mình là ai? Hắn đứng ngơ ngẩn rất lâu, công chúa đi rồi, hắn mới chợt tỉnh. Tuy hắn đã trở về làng quê, nhưng ngày đêm hắn cứ mơ tưởng đến hình ảnh công chúa đang hiện trước mặt. Từ đó, hắn luôn dệt mộng đẹp ái tình.

Trước đây, khi chưa gặp được công chúa, hắn vui thích sống cảnh đồng ruộng, vui mừng khi lúa được mùa. Sau khi, thấy được công chúa, hắn không còn thích thú công việc đồng áng và hớn hở khi được mùa. Suốt ngày đêm, hắn chỉ nghĩ nhớ đến công chúa là niềm hạnh phúc của hắn. Nhưng hạnh phúc ảo tưởng làm sao đạt được? Ban ngày hắn nằm dài trên giường ngắm nhìn bức tranh treo trên tường, giống như công chúa đang mỉm cười với hắn; ban đêm, hắn nằm mộng thấy cùng công chúa chạy nhảy vui đùa. Vì thế, làm cho hắn lúc nào cũng dệt mộng đẹp, cuộc sống vinh hoa phú quí, bên người vợ kiều diễm xinh đẹp.

Khi con người đang sống trong cơn mộng tình ái thì không phân biệt sự sang hèn; huống gì hắn đang si tình đơn phương, đối tượng hắn nghĩ đến là công chúa con nhà hoàng tộc, còn hắn là nông dân cày sâu cuốc bẩm nghèo cùng. Do đó, sức khỏe hắn ngày càng tiều tụy, luôn sống trong mộng đẹp tình ái. Hắn hạnh phúc hay đau khổ cũng chưa biết rõ. Có người bạn thức tỉnh hắn nói:

- Anh đừng có si mê như vậy, phải biết thân phận của mình là gì? Nếu như anh thích cô nào trong thôn thì chúng tôi sắn sàng giúp anh làm mai mối. Còn công chúa thì anh không nên yêu cuồng si, ảo tưởng như vậy.

Nhưng con người là một động vật rất kỳ lạ, những thứ người ta không đạt được thì càng muốn chiếm hữu. Kết quả, hắn mắc bệnh cuồng si.

Một hôm, những người bạn thân họp lại để bàn bạc cứu chữa bệnh si tình của hắn. Có người nói:

- Đây là tâm bệnh, thầy thuốc đành bó tay.

Có người bảo:

- Tâm bệnh vẫn có thuốc chữa được.

Có người đưa ý kiến:

- Chỉ cần chúng ta biết mở sợi dây tình cảm trói buộc là được.

Cuối cùng mọi người thống nhất ý kiến nói với anh ta: “Chúng tôi đã cử người đến hoàng cung bàn chuyện cầu hôn, công chúa đã bằng lòng lấy anh; chỉ là công chúa còn đi học, nàng bảo anh hãy giữ gìn sức khỏe, vài ba năm sau sẽ tính chuyện cưới hỏi”. Như thế, làm cho tinh thần hắn ổn định sau đó tính nữa”.

Hắn nghe công chúa đồng ý lấy mình, nên vui mừng khôn xiết, liền ngồi dậy nói:

- Cảm ơn các bạn nhiều lắm! Mặc dù hiện tại tôi không thể gặp mặt công chúa, nhưng nàng đồng ý lấy tôi; tương lai tôi được sống mãi mãi bên nàng, sẽ hưởng hạnh phúc ngọt ngào, những tháng ngày ân ái thỏa thích. Tôi còn mong ước điều gì nữa?

Từ đó, hắn khỏi bệnh. Nhưng ngày tháng trôi qua, tin tức về công chúa vẫn mịt mù tăm cá, hắn chỉ mơ tưởng mà thôi.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Mọi người đều có hy vọng, hướng về tương lai. “Người phải vươn lên, nước thì chảy xuống”. Nhưng chúng ta hi vọng phải phù hợp với mình, việc đó mình có thể đạt được mục đích. Không phải chúng ta mong muốn những điều không thật có; hoặc việc đó không thể đạt được mục đích thì giống như nằm mộng, ngày tháng trôi qua, đợi mãi đến khi tàn hơi kiệt sức, có hối hận cũng đã muộn.

Có những ngoại đạo ảo tưởng những mục tiêu không thật có như: vô cực, lý thiên, lão mẫu nương, cùng làm giáo chủ v.v…Những điều này không thật có, cũng là ảo tưởng sáng tạo, mãi mãi không đạt được mục đích; giống như gã thanh niên ở thôn quê trong câu chuyện muốn cưới công chúa, chỉ vọng tưởng hư ảo. Làm sao mà đạt được?

Đức Phật như thế nào? Ngài có dạy mọi người sáng tạo ảo tưởng không? Phật là Đấng đại giác, trí huệ, đạo đức rộng lớn, cũng là Bậc đại từ bi. Nếu như chúng ta tu hành trí huệ, từ bi, đạo đức thật sự thì cũng có thể thành Phật. Vì sao có thể phủ định chỉ có ĐứcPhật?

Chuyện 77

Uống nhầm nước tiểu con lừa

Lời dẫn: Nếu như chúng ta muốn trèo lên cây bắt cá thì mãi mãi không bắt được cá. Hoặc nuôi gà trống mà mong đẻ trứng thì nó có đẻ được không? Người không có công đức, không làm việc thiện mà suốt ngày lạy lục cầu thần, cầu sinh lên cõi trời thì không bao giờ đạt được mong ước. Bởi vì, họ không có nhân thiện thì làm sao có quả thiện. Kinh Nhân Quả ghi: “Nhân như vậy thì được quả như vậy”. “Tự mình gây nhân thì tự chuốc quả”. Mình không có gì mà cố sức cầu cũng không được.

Ngày xưa, có một gã nông dân, không biết hắn nghe tin đồn nhảm từ đâu, nói sữa lừa có thể trị bá bệnh, lại còn làm cho thân thể mạnh khỏe “có bệnh trị bệnh, không bệnh bồi dưỡng thân”. Cũng có người nói hùa theo: “Sữa lừa chẳng những bồi dưỡng sức khỏe mà còn trị những bệnh nan y như ung thư, tai biến mạch máu, bệnh xơ gan v.v…đều chữa khỏi. Trẻ con mắc bệnh đậu mùa, muốn đề phòng bệnh này thì uống sữa lừa có thể ngăn ngừa được trăm chứng bệnh”. Mỗi người thêm một câu, miêu tả giống như thuốc tiên trên trời, uống một viên có thể trẻ mãi không già.

Có người thêu dệt thêm, nói: “Sữa lừa giống như linh đan diệu dược, người bị tai điếc uống vào liền nghe được; người bị mù liền sáng; người điên được tỉnh; người chết sống lại v.v…”. Họ nói đủ điều tốt đẹp suốt cả ngày, giống như thuốc tiên trên trời linh nghiệm cũng không bằng sữa lừa. Có người nghe như vậy muốn có liền, nên nói: “Chúng ta phải làm thế nào có được sữa lừa?”. Ngay lúc đó, có người dắt một con lừa đi ngang qua. Mọi người nhìn thấy con lừa, liền chạy đến bao vây nó.

Có người vắt tai con lừa để lấy sữa. Có người vắt đuôi nó. Có người vắt khắp thân, nhưng chẳng ai được sữa. Trong đó, có một người vắt bộ phận sinh dục của nó chảy ra được một chút nước tiểu. Hắn hớn hở vui mừng hét to: “Vắt được rồi! Vắt được rồi! Đây chính là sữa lừa thật sự”. Mọi người cho là sữa lừa nên tranh nhau vắt. Cuối cùng được một ly rất nhỏ, nhưng bán ra được mấy trăm lượng vàng mà cung vẫn không đủ cầu. Khi mọi người uống nước tiểu lừa thì như thế nào? Chẳng có người nào đạt được hiệu quả, nhưng không dám nói. Người tác dụng tâm lý, nên có chút linh nghiệm, liền loan truyền thêu dệt thêm: “Sữa lừa thật là linh, tôi mắc bệnh nan y kia, uống sữa lừa vào khỏi liền”. Ai nấy đều hùa theo, một đồn mười, mười đồn trăm. Tục Ngữ có câu: “Một thằng mù dắt một đám người mù”. “Một con chó sủa bóng, trăm con chó sủa theo”. “Một người truyền hư, trăm người truyền thực”. “Lời có ích không ra khỏi cửa, lời nói bậy truyền đi nghìn dặm”. Càng đồn càng đi xa.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Mọi người đều thích nghe lời nói ngọt ngào, thích nghe điều không thật; thích nghe những chuyện kỳ dị lôi cuốn. Chúng ta nói sự thật, nói chân lý, họ không thích nghe, vì không có hấp dẫn, hứng thú, nên họ không tin. Chúng ta kể chuyện hoang đường ma quái, như chuyện “Một nghìn lẻ một đêm”. Kể về huyền thoại, không có thật thì họ đều thích nghe. Thật là kỳ lạ! Con người là tối linh trong muôn vật. Tính linh ở đâu? Đang lừa dối người? Đang tính kế tranh giành? Hay đang mưu tính hại nhau? Hay đang tìm cách hại người? Nếu như nhìn theo phương diện tín ngưỡng tôn giáo thì không có linh.

Có người tùy tiện sắp đặt thần có lẽ cũng có, chạm khắc tượng thần cũng có người lễ bái, cũng có linh nghiệm. Vì sao? Vì rất nhiều thần linh ở khắp trong vũ trụ. Có vị nương ở cây cỏ. Có vị nương ở tảng đá v.v…đều có linh hiển, huống gì thần có nơi chốn có miếu, có nhà thờ tự, mà không có linh hiển đáng tin hay sao? Chúng ta tín ngưỡng như thế thì tương lai thần có giúp được gì không? Giống như chúng ta làm nghề buôn bán lâu ngày thì có tình cảm qua lại, anh mua tôi mới bán. Có rất nhiều người là bạn với nhau, anh muốn vươn lên thì tôi nâng đỡ anh, mong muốn anh mãi mãi là bạn của tôi. Nhưng tốt nhất anh luôn là cấp dưới của tôi, không được làm cấp trên của tôi. Tục Ngữ có câu: “Rồng bay với rồng, phượng múa với phượng, bạn của chuột biết đào ngạch”. Chúng ta tín ngưỡng như thế nào thì cầu khẩn thần linh như thế ấy.

Chúng ta cầu khẩn với chính thần như thế nào? Hay Phật, Bồ-tát như thế nào?

Thứ nhất: Phải có tâm cao thượng thì cầu thần cao thượng, tính tình ngay thẳng thì cầu khẩn với chính thần.

Thứ hai: Đức hạnh, ý chí và nguyện lực của họ phải phù hợp đối tượng tín ngưỡng, thì mới tương ưng.

Thứ ba: Ý chí, nguyện lực của đối tượng đó phải bình thường, hành động, việc làm phải phù hợp thì mới có cảm ứng đạo giao.

Vì thế, chúng ta không nên cầu bậy, bằng không thì giống như muốn sữa lừa xằng bậy trong câu chuyện, thật sự rất hoang đường.

Chuyện 78

Uổng công đi và về

Lời dẫn: Chúng ta muốn đến nơi nào, muốn đi chuyến xe nào đó, ban đầu xe đợi khách chậm vài phút, xe mới bắt đầu chạy. Nếu chúng ta đến trễ, xe chạy rồi thì uổng công đi và về. Chúng ta đi thi mà bỏ quên phiếu dự thi ở nhà thì không vào phòng thi được; lúc trở về nhà lấy phiếu dự thi, trở lại mọi người đã thi xong, cũng uổng công đi và về. Chúng ta buôn bán xa nhà muốn kiếm được nhiều tiền lời; không may bị thua lỗ thì cũng uổng công đi và về.

Sinh viên du học xa nhà, ở nước ngoài suốt mấy năm, bôn ba xuôi ngược mà học chẳng ra gì, tốn rất nhiều tiền, lãng phí thời gian quá lâu, trở về chẳng làm được gì, cũng uổng công đi và về. Như người cầm binh xuất chinh dẹp trừ giặc cướp, nhưng không thể trừ được bọn chúng, chưa vì dân trừ giặc, uổng công mang vũ khí, nhọc tướng, mệt binh, cũng uổng công đi và về. Có người đi thu tiền nợ, nhưng quên mang theo sổ, đành phải lêu lỏng, chẳng thu được đồng nào, cũng uổng công đi và về. Những chuyện uổng công đi và về ở thế gian có rất nhiều, không sao kể hết.

Ngày xưa, có một ông già giàu nứt đố đổ vách. Ông có một người con trai rất thông minh và hiếu thuận. Bất kỳ anh ta làm việc gì cũng được cha khen ngợi. Như khi ông đi xa trở về nhà mệt mỏi, anh ta chuẩn bị giường nằm sạch sẽ để ông nằm nghỉ. Lúc ông khát nước, anh ta liền đem ly trà đá đến. Mùa đông lạnh rét, anh ta đem áo lạnh cho ông mặc; mùa hè nóng bức thì anh ta bưng thau nước mát đến để ông lau rửa v.v…Anh ta hầu cha rất tỉ mỉ, làm ông hài lòng vô cùng. Vì thế, người cha và mọi người trong thôn luôn khen ngợi anh ta.

Một hôm, người cha bảo:

- Này con! Cha đã già rồi, tương lai con sẽ kế thừa tài sản cha để lại. Cha có rất nhiều đất đai và cơ sở xây dựng ở vùng khác, cho nên mỗi năm phải đi ghi sổ và thu thuế, đợi đến ngày mai cho đem con đi để biết cách làm việc và biết đất đai ở các nơi, sẵn dịp cha con mình thu tiền thuế luôn.

Đến sáng hôm sau, khi trời chưa sáng, người con tự ý một mình đi thu thuế. Nhưng anh ta đến nơi, không có sổ sách ghi tên người, cũng không biết người nào mắc nợ; cho nên anh ta lêu lỏng cả ngày rồi về nhà. Người cha ở nhà tìm con hoài không biết đi đâu, đến tối thấy anh ta trở về, người cha liền hỏi:

- Ngày nay con đi đâu?

Anh ta đáp:

- Thưa cha! Con sợ cha tuổi cao, sức yếu đi đường xa cực nhọc, nên con đi một mình đến đó thay cha thu thuế và tìm hiểu tình hình công việc.

- Không có cha cùng đi, làm sao con thu thuế được? Vả lại không có cha giới thiệu, giải thích, con cũng không thể nào biết rõ tình hình công việc.

Người con này chẳng phải uổng công đi và về?

Người con tự cho mình là thông minh, có thể thay cha làm việc. Kì thật, có việc cũng cần sự giúp đỡ của người khác, bằng không uổng công một chuyến đi.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Con người tự cho mình thông minh là rất nhiều; giống như kẻ trộm tự cho mình rất thông minh dùng nhiều thủ đoạn tinh vi. Bất luận giới sĩ, nông, công, thương; hàng ngày bận rộn làm việc kiếm tiền cực khổ. Có người làm việc đổ mồ hôi sôi nước mắt thì bị kẻ khác đến bảo: “ Tôi đến thu của có sẵn”. Họ chỉ cần dùng trí óc một tí. Tục Ngữ có câu: “Giặc trộm kế tài năng của trạng nguyên”. Chính là lấy đi hết của cải cực khổ của người khác mà mình chẳng tốn chút công lao cực nhọc. Như thế là người thông minh chăng?

Hậu quả thế nào? Bị người bắt được “ngồi trong nhà tù dăm, ba năm”. So với đồ của cải mình trộm được, đáng giá bao nhiêu? Từ đây, đánh mất danh dự con người và tương lai một đời. Đáng giá bao nhiêu? Ngay cả ông bà và bản thân mình sau này, vô cùng xấu hổ khi gặp mọi người. Đáng giá bao nhiêu? Mà còn tương lai nhiều đời nhiều kiếp, phải làm thân trâu ngựa để trả nợ cho người. Lấy trộm tài sản của người, bị họ bắt được phải trả lại cho họ số tiền chôm chỉa được, chính là “tiếng xấu muôn đời” và “tiền đồ đen tối”. Như thế, có phải là người thông minh không?

Cán bộ, nhân viên tham ô của nhà nước, cho mình là người thông minh “lấy của công làm tư”, “thu nhập ngoài luồng”, “bí quyết phát tài”. Sự thật là “Lưới pháp luật lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”. Bậc Cổ đức dạy: “Mười năm đèn sách”. Ngày nay, mọi người phải học mười hai năm phổ thông, bốn năm đại học, hay ba năm cao đẳng, hoặc hai năm trung cấp, mới được đi làm. Nhưng chỉ vì tham ô nhất thời, “tương lai đi vào ngõ cụt”, lại phải ngồi tù, để lại “tiếng xấu muôn đời”; lại còn “một đời làm quan, chín đời làm ngựa”. Chúng ta ngồi tính kỹ như thế, có phải uổng công đi và về không?

Con người sinh ra ở thế gian này, tuy là biển khổ, nhưng cũng có căn lành nhiều đời nhiều kiếp. Đức Phật dạy: “Thân người khó được”. Con người có trí huệ, có lương tâm, có thích hợp hoàn cảnh mới có thể tu hành. Nhưng nhân cơ hội này, chúng ta không chịu tu hành, tạo công đức. Trái lại, đều là tính toán tạo nghiệp, không để đức lại cho đời, lại còn tạo nhiều ác nghiệp, tích chứa oán thù ở thế gian, tương lai nhiều đời nhiều kiếp luân hồi vô cùng, khổ báo vô tận. Không phải uổng công đi và về hay sao?

Chuyện 79

Công tử bưng bàn ghế

Lời dẫn: Con người khi không có tiền, ngày ăn ba bữa đạm bạc, mặc y phục thô sơ, nhưng cũng qua ngày tháng an cư lạc nghiệp. Khi họ có tiền, ăn sơn hào hải vị, mặc gấm lụa mềm mại. Có người bữa ăn phải có rượu thịt. Nhưng không may bị tán gia bại sản thì cuộc sống như thế nào?

Bậc Cổ đức dạy: “Còn nghèo thì chẳng ai nhìn, đến khi đỗ trạng tám nghìn nhân duyên”. Khi chúng ta chịu cực khổ, nỗ lực học tập theo Thánh hiền; lúc đó, ngày ăn một bữa đạm bạc cũng chịu được; bởi vì, chúng ta muốn nghiên cứu học tập, có thể khiêm tốn học hỏi với tất cả mọi người. Khi làm quan to chức lớn, uy phong lẫm liệt, nhân cách cũng cao, kiêu ngạo tự đại cũng đến, luôn muốn mọi người tôn trọng ta, ta không tôn trọng người khác. Tục Ngữ có câu: “Gió nước theo sự di chuyển”. Khi bị bọn gian tà hãm hại tan tác thì cuộc sống của họ như thế nào?

Bậc Cổ đức dạy: “Có tiền không nên dùng hết, có thế lực không thể sai khiến mãi”. Chúng tôi nói cách khác “Có phúc không thể hưởng hết, có tài năng không được ỷ thế ức hiếp người”. Khi có tiền chúng ta nên để lại một ít để khi hết tiền có mà xài. Khi chúng ta có thế lực nên làm việc lợi ích, không được ỷ quyền thế ức hiếp người. Chúng ta có phúc phải quí trọng, có tài năng nên làm việc giúp ích mọi người, không nên lừa gạt và bóc lột mọi người, là tự đào mồ chôn mình, tự tìm ngõ cụt, tương lai khổ báo vô cùng.

Ngày xưa, có một hoàng tử sống trong nhung lụa, nên cho rằng công việc bưng ghế cực nhọc là việc của những người nô lệ thấp hèn. Ta là hoàng tử được quyền hưởng hạnh phúc vinh hoa, phú quí nhất ở cõi trần.

Một đêm, mọi người trong cung đã ngủ say, nhà vua ra vườn ngự uyển ngắm nhìn cảnh đẹp ban đêm, liền bảo hoàng tử bưng ghế đến cho vua ngồi. Hoàng tử thưa:

- Tâu phụ hoàng! Bưng ghế là việc của bọn nô bộc hạ tiện, con là hoàng tử, làm sao có thể bưng ghế được?

Nhà vua bảo:

- Nô bộc cũng là người, hoàng tử cũng là người; tại sao nô bộc bưng ghế được, hoàng tử thì không bưng ghế được?

- Tâu phụ hoàng! Con người có sang-hèn, vật có thật-giả, tốt-xấu. Làm sao giống được?

- Được rồi! Ngươi không bưng thì thôi.

Nhà vua cũng không ép buộc hắn.

Không lâu, nhà vua đem binh chống lại quân địch. Chẳng may, trong một trận càn đánh nhau khốc liệt, vua bị tử trận và đất nước cũng bị diệt vong. Hoàng tử tôn quý ngày nào, cũng lo chạy trốn trong đám người tị nạn. Lúc đầu ở trại tị nạn, ai cũng ăn uống đạm bạc kham khổ. Hoàng tử sống trong cung quen ăn ngon mặc đẹp, tất nhiên ăn không nổi. Trải qua vài ngày chàng đói mờ mắt, than trời không linh, trách đất không ứng, đành phải cố gắng nuốt một ít. Qua một thời gian, chàng ta cũng thích ứng cuộc sống hiện tại.

Trước đây, hoàng tử không hề làm việc gì, có kẻ hầu người hạ đem cơm nước dâng đến tận răng. Nay không đi làm thì phải chết đói; cuối cùng, chàng tìm đến một xí nghiệp sản xuất ghế, công việc của chàng làm là bưng ghế, mới có thể duy trì được cuộc sống. Bưng ghế là công việc mà trước đây mà chàng không đồng ý làm, không ngờ hiện nay chàng là công nhân bưng ghế. Rốt cuộc là tạo hóa trêu người phải không? Hay là số phận an bày? Hay là nhân quả tuần hoàn? Chúng tôi để các vị tự đoán nhé!

Bài học đạo lý

Con người vì sao có lúc gặp vận tốt, có lúc gặp vận xấu? Nếu người có phúc báo thì suốt đời hưởng phú quý mới đúng, vì sao họ lại lâm vào cảnh nghèo đói? Nếu người không có phúc báo thì suốt đời phải chịu nghèo cùng, vì sao họ trở nên giàu có? Cuối cùng, người nào điều khiển vận mạng của con người? Đây chính là bàn đến vấn đề nhân trước, quả sau. Nhân có nhân xa và nhân gần, quả cũng có quả xa và quả gần.

Nhân xa tức là chúng ta làm việc thiện ác ở đời trước, quả là giàu sang, nghèo hèn ở đời này. Đời trước, chúng ta có tu hành hay không; hoặc làm phúc, làm ác, lợi người, hại người, là kết thiện duyên, là kết ác duyên. Đời này làm người giàu sang, làm quan to chức lớn; hay làm người nghèo cùng hạ tiện, đều có nhiều sai khác.

Nhân gần được làm người giàu sang, nếu tham ô, khắc nghiệt, bóc lột mọi người để làm giàu thì sẽ có hậu quả thất bại, đau khổ. Nếu người nghèo khổ, biết chịu khó nỗ lực học tập, vươn lên cuộc sống; hoặc trung hậu, thật thà, ở đâu cũng kết duyên lành, giúp đỡ người khác thì nhất định sẽ có một ngày nghiệp hết phúc đến, cũng sẽ giàu sang.

Con người có giàu-nghèo, sang-hèn luôn thăng trầm, vận mạng thường thay đổi. Người giàu sang khi hưởng phúc thì nên tạo phúc cho tương lai, phúc mới dùng không hết. Kẻ nghèo hèn, tuy cuộc sống cực khổ, nhưng ra sức làm việc tìm cơ hội tích chứa phúc đức. Tục Ngữ có câu: “Cảnh nghèo kích động ý chí mạnh mẽ”. Nếu như họ không chịu cảnh nghèo khổ thì làm sao có chí để vươn lên cuộc sống; cho nên sự nghèo khó cũng là trợ duyên để họ vươn lên. Chúng tôi nói cách khác, người giàu sang vì đắc ý mà vong ân bội nghĩa, vì sung sướng sống trong xa hoa mà kiêu ngạo tự đại, vênh váo hống hách, cũng là nguyên nhân gây thất bại đau khổ. Con người như thế, là phúc hay họa? Chúng ta hãy vận dụng trí huệ để thấy rõ sự việc.

Phật giáo là tôn giáo trí huệ, chúng ta có thể áp dụng Phật pháp ngay trong cuộc sống hàng ngày; vì Phật pháp vô biên lấy không hết, dùng không cạn. Nếu chúng ta lợi dụng Phật pháp vì cá nhân, danh lợi là tự đào mồ chôn mình, là tự chuốc tai họa, là tự tìm địa ngục để đi vào. Phật pháp là làm lợi người, cứu đời, dạy người thoát khổ được vui, dạy người giải thoát sinh tử, cũng dạy người phương pháp làm người, làm việc. Có người lợi dụng Phật pháp để làm lợi cho cá nhân mình, tất nhiên nhân như thế nào thì quả như thế ấy.

Chuyện 80

Dùng phương pháp đảo lộn

Lời dẫn: Muôn vật trong thế gian, từ ngọn cỏ, cành cây cho đến tất cả dụng cụ đều có cách sử dụng của nó. Chúng ta biết sử dụng đúng là vật có ích, còn sử dụng sai thì kết quả ngược lại. Mỗi người đều có tài năng và có ưu điểm, khuyết điểm khác nhau. Chúng ta phải biết dùng người cho thích hợp thì ai nấy đều là người giỏi, là người thành công. Còn chúng ta biết năng lực của họ mà dùng không thích hợp thì ai ai cũng trở thành người bất tài; hoặc bị thất bại.

Khi chúng ta ăn thức ăn, nhất định phải dùng miệng, nếu đem đút vào hậu môn thì sẽ sinh bệnh. Chúng ta ăn bằng miệng, cảm giác ngon, thích thú và bồi bổ thân thể, cũng là chữa trị tất cả bệnh tật. Nếu chúng ta đút thức ăn vào hậu môn, không chỉ đau đớn mà còn sinh bệnh, khổ càng thêm khổ. Vì thế, muôn vật đều có cách dùng đúng hay dùng sai mà sinh ra kết quả an vui hay đau khổ.

Ngày xưa, có một thanh niên rất mạnh khỏe, bất kỳ công việc nặng nhọc nào, anh ta đều làm nhanh gọn; nhưng không biết vì sao anh ta mắc chứng bệnh trĩ nội. Khi bệnh phát tác làm anh ta đau đớn vô cùng, không còn tha thiết sống. Anh ta bảo các bạn:

- Quả thật tôi rất đau đớn, không cách gì chịu đựng nổi. Các anh hãy làm cho tôi chết, tôi van xin các anh đó!

Mọi người khuyên:

- Anh hãy cố gắng chịu đau một chút, chúng tôi đã cử người đi mời thầy thuốc rồi.

Một lúc sau, thầy thuốc đến, khám bệnh cho anh ta rồi hỏi:

- Bệnh của anh ta khi phát tác rất đau đớn phải không?

Mọi người đáp:

- Thưa thầy, đúng vậy! Xin thầy hãy bán thuốc hay nhất để trị bệnh cho anh ta.

- Bệnh này phải dùng phương pháp nhét thuốc vào, mới có hiệu quả; nhưng tôi có thuốc mà quên mang dụng cụ để nhét vào. Các anh đợi tôi về nhà lấy nhé!

Thầy thuốc vừa đi thì bệnh lại phát tác, anh ta lăn lộn trên giường rên la:

- Các anh hãy đem thuốc nhanh lên cho tôi uống đi, nếu không tôi sắp chết mất.

Mọi người không nỡ nhìn thấy anh ta đau đớn như thế, nên đem thuốc đến và nói:

- Thầy thuốc dặn thuốc này nhét vào hậu môn mới có hiệu quả.

Anh ta bảo:

- Mặc kệ, các anh cứ cho tôi uống trước, rồi tính sau.

Thuốc này có công dụng chỉ xức bên ngoài mà anh ta đem uống vào, nên vừa uống xong, bụng to như cái trống chầu. Anh ta vốn đau ở hậu môn, hiện tại lại đau thêm trên bụng, khổ càng thêm khổ, muốn sống không được, cầu chết cũng không xong. Lúc này, thầy thuốc trở lại. Anh ta réo lên:

- Thầy ơi! Nhanh lên, tôi đau bụng quá, không chịu nổi.

Thầy thuốc ngạc nhiên hỏi:

- Ủa! Không phải anh mắc bệnh trĩ à? Vì sao lúc này lại đau bụng?

- Vì tôi uống thuốc của thầy nên mới ra nông nỗi này.

- Tôi đã dặn rồi, thuốc này dùng để nhét mới có hiệu quả. Vì sao anh lại đem nó uống?

Vì thế, thầy thuốc phải cho anh ta uống thuốc súc ruột. Vừa uống xong, anh ta nôn ói và tiêu chảy ra hết. Sau khi, để anh ta nằm nghỉ ngơi một lúc, thầy thuốc lại nhét thuốc vào hậu môn. Anh anh tốn phí rất nhiều sức lực bệnh mới thuyên giảm.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Con người sinh ra ở đời, ai cũng có một nghề và đều có phương pháp làm việc. Kiếm tiền có phương pháp kiếm tiền, làm việc có phương pháp làm việc, làm người có phương pháp làm người, dùng đồ vật có phương pháp dùng đồ vật, trị bệnh có phương pháp trị bệnh, tu hành có phương pháp tu hành. Mỗi người đều có phương pháp kinh nghiệm của mình. Nếu như chúng ta dùng phương pháp không đúng thì làm việc gì cũng không thể nào tốt được; còn làm đúng phương pháp thì làm ít mà được thành công nhiều, làm sai phương pháp thì làm nhiều mà thành công ít. Vì thế, làm việc gì cũng đều có phương pháp, mỗi người đều có phương pháp kinh nghiệm riêng. Có người tích lũy phương pháp kinh nghiệm nhiều đời, nhưng họ giấu kín không chịu nói ra, lại nói bí quyết, hay cơ trời không được tiết lộ. Ở đời có bí mật cơ trời không được tiết lộ không? Nói thẳng ra, chẳng đáng một xu. Mọi người biết, nhưng giả ngu không nói mà thôi. Tục Ngữ có câu: “Lừa người không biết, người biết không thể lừa”. Đúng vậy.

Muôn sự ở đời, nếu như người biết thì mọi việc đều thông suốt. Người không biết gặp việc gì cũng bị chướng ngại, càng đáng thương hơn họ bị người lừa gạt liên tục, lao lực lại tốn tiền của. Làm quan có kiến thức của làm quan, làm kẻ cướp có kinh nghiệm của kẻ cướp. Kinh nghiệm của nghề buôn bán “không gian xảo thì không buôn bán được”, cũng có cách của thương nghiệp. Chúng ta muốn học kiến thức một nghề, phải mất dăm, ba năm; hoặc đem hết tinh lực cả đời. Người được vận may gặp thầy giỏi, bạn tốt; hoặc gặp được thiện tri thức, thì suốt đời đi trên con đường may mắn. Nếu bị vận xấu gặp ác tri thức; hoặc thầy tà, bạn tà, đi trên đường tà thì một đời như sụp đổ.

Nhưng con người thật kỳ lạ, chúng ta nói lời hay ý đẹp, nói lời chân thật họ không nghe. Họ cứ khăng khăng thích nghe những lời tà ma, lời giả dối, lời đồn nhảm, lời đe dọa, ai nấy đều thích nghe. Người có chánh tri, chánh kiến của mỗi người; cũng có tà tri, tà kiến của mỗi người. Đặc biệt là kiến thức của tôn giáo, chánh-tà càng khó tách rời. Chúng tôi lại nói phương pháp tu hành, là then chốt thăng hoa hay sa đọa. Người tu mù không biết vô tình đi vào đường tà, thật là đáng thương. Cho nên tà-chánh không thể phân biệt.

Chuyện 81

Trút giận sang người khác

Lời dẫn: Ở đời thường có những người làm sai, lại trút giận sang người khác, bản thân mình bất tài không làm được việc gì, lại đùn đẩy trách nhiệm lên vai người khác. Chúng tôi nói thí dụ “tự mình không có năng lực để tiến thân, lại đổ thừa chính trị không tốt, xã hội không được an ninh trật tự, có nhiều hiểm nguy rình rập; lại có rất nhiều kẻ ác, mọi người cạnh tranh nhau, người tốt khó làm việc được v.v…”. Họ che đậy sự bất tài của mình, đùn đẩy công việc cho người khác.

Thời Tam Quốc có Tào Tháo, phụ thân của ông bị bọn thổ phỉ vùng Từ Châu giết chết. Ông ta lại trút giận vào nhân dân Từ Châu, chỉ huy một đại binh kéo đến Từ Châu giết sạch hết dân chúng. Như thế có đúng không?

Hồng Tú Toàn nói: “Trời sinh muôn vật để nuôi người, con người không có chút đức để báo đáp trời. Giết! Giết! Giết”. Ông ta hạ lịnh bảy lần giết. Ông đi đến đâu đều giết sạch hết nhân dân. Người này có còn nhân tính không? Dân chúng có đáng giết không? Là mệnh lệnh của trời, ông ta đi giết người phải không? Tự mình muốn làm việc xấu đều mượn cớ làm theo ý trời.

Ngày xưa, có một nông dân cần cù chăm chỉ làm việc đồng áng. Một hôm, ông dắt con trai đi thăm ruộng nhà. Ông có dụng ý vừa muốn con trai biết ruộng nhà, vừa đi giải khuây. Vô tình, hai cha con đi vào rừng, người cha ngồi bên gốc cây nghỉ ngơi, con trai lại đi thẳng vào rừng sâu. Bỗng chú bé chợt thấy mèo rừng, cáo rừng, lại thấy con cọp đuổi theo heo rừng; cuối cùng chú gặp một con gấu đen, vì sợ quá nên chú bỏ chạy. Do chú bỏ chạy, gây lên tiếng động, con gấu biết có người nên đuổi theo, nó lao tới vồ trên vai chú bé. Chú sợ hãi chạy lao về phía trước, vừa chạy vừa la lớn: “Gấu đen đến rồi! Gấu đen đến rồi! Hãy cứu tôi với!”.

Chú bé la vang cả khu rừng, gặp cha chú thở hổn hển nói:

- Cha ơi! Con vừa bị gấu đen vồ trên vai. Cha xem thử trên vai con có bị chảy máu không?

Người cha nhìn thấy trên bả vai con bị thú dữ cào bị thương, ông ta tức giận vô cùng liền cầm cung tên đi thẳng vào rừng. Ông không thấy loài thú dữ nào mà gặp tiên nhân tu đạo, râu tóc dài trắng xóa. Ông ta không hỏi rõ đầu đuôi, liền lắp tên vào cung chuẩn bị bắn vào tiên nhân. Chú bé chạy theo sau, liền ngăn lại nói:

- Cha ơi! Vị này không phải thú dữ đã hại con bị thương.

Người cha hỏi:

- Chẳng phải người này râu, tóc dài đó sao?

- Cha à! Bờm, lông dài là loài thú. Ông này là người, lại là người tốt tu đạo. Tại sao cha lạị giết một người tốt như thế?

Gã nông dân này không biết lại hồ đồ, hoặc trút giận vào người khác. Ông muốn giết tiên nhân mà không phân biệt đúng sai.

Bài học đạo lý

Thế gian có người tốt, cũng có người xấu. Do đó, có một số người xấu thường đổ lỗi cho xã hội. Họ nói: “Xã hội này thật đen tối, đều là người xấu, tôi muốn bào thù; cho nên tôi làm những việc ác muốn báo thù hết mọi người”.

Mỗi quốc gia, khó tránh được chuyện các quan chức tham ô, cũng là chuyện xảy ra ở khắp trên thế giới, nhưng người bị hại thì trút giận hết vào quốc gia. Mỗi gia đình đều có hàng xóm, trong gia đình thì có con cái, những đứa bé chơi đùa qua lại là chuyện bình thường; nhưng khi bọn chúng cãi nhau lại dẫn đến người lớn chửi nhau. Từ đó, người lớn trở thành bất hòa, ở đâu cũng có chuyện này.

Giữa người với người sống với nhau; nói năng, làm việc, mỗi người đều có cá tính của mình. Mỗi người có tư tưởng và hiểu biết đều khác nhau, nên khó tránh được chuyện va chạm xảy ra và xung đột. Từ chuyện cá nhân, lại trút giận vào xã hội; hoặc từ xóm làng với xóm làng, cho đến quốc gia với quốc gia tạo thành oán thù muôn đời, chuyện này đâu đâu cũng có. Vì chút sĩ diện mà con người gây nên chiến tranh, người chết như núi, chuyện này ở đâu cũng thấy. Vì sao con người thích đánh nhau như thế, vì sĩ diện phải không? Giành được sĩ diện, lại như thế nào? Họ phải trả giá rất lớn.

Có người không kiềm chế hành vi của mình, khi bị người khác phê bình; hoặc bị người sỉ nhục; họ không kiểm điểm lại mình mà trút giận vào người khác; hoặc đi trả thù cả xã hội, người bị hại đều là người tốt vô tội. Trút giận vào xã hội như thế có công bằng không?

Mỗi đoàn thể có qui luật và ràng buộc của đoàn thể, mọi người phải tuân thủ theo, nếu một người nào làm sai thì phá hoại danh dự cả tập thể. Tất nhiên người đó phải chịu trừng phạt theo quy luật, nhưng người chịu hình phạt thường trút tức giận vào tập thể và phỉ báng, phá hoại. Con người thật sự quá đáng thương! Chúng ta làm theo phương diện tốt thì ảnh hưởng rất ít, nhưng làm việc phá hoại thì ảnh hưởng rất nhiều. Trút giận vào người khác cũng thật là đáng thương.

Chuyện 82

Người rừng gieo lúa

Lời dẫn: Người làm ruộng có phương pháp của nghề làm ruộng. Người buôn bán có phương pháp của nghề buôn bán. Người không biết phương pháp càng ra sức làm thì càng hỏng.

Thời đại nguyên thủy, thức ăn của con người đều lấy từ thiên nhiên. Khi đói, con người đi hái rau hay nhặt trái cây về ăn, thiên nhiên cung cấp thức ăn đầy đủ. Nhưng khi con người ngày càng đông thì thức ăn trong thiên nhiên càng thiếu và tâm ích kỷ của con người càng tham nặng, họ lại đem thức ăn cất giấu, ăn không hết thì bị hư thối. Do đó, thức ăn trong thiên nhiên hư hao rất nhiều, không đủ cung cấp cho con người. Cho nên, thần nông chỉ dạy cho mọi người tự trồng trọt. Mọi người ra sức trồng trọt mới có thức ăn để sống. Nếu người không chịu làm việc thì chịu cảnh đói khát, cũng từ đó sinh ra hành vi trộm cắp, cướp giật, tất cả chuyện đúng, sai cũng từ đây mà phát sinh ra.

Thuở xưa, có một người rừng không biết cách làm ruộng. Một hôm, hắn xuống vùng đồng bằng, hắn nhìn thấy đồng ruộng lúa non xanh mơm mởm thẳng cánh cò bay thật là đẹp mắt. Hắn vô cùng ngưỡng mộ, tự nói: “Đồng lúa này thật là xinh đẹp, nhất định có người gieo trồng, mới đẹp như thế. Nếu như ta học cách gieo lúa thì sẽ có một đồng lúa xanh mơm mởm như thế chăng?”. Do đó, hắn đi tìm nông dân để chỉ bày phương pháp làm ruộng.

Người nông dân nói:

- Việc này, chỉ cần anh cày ruộng, ban đất cho bằng phẳng, gieo lúa giống xuống, rồi bón phân. Nếu khi có cỏ mọc thì anh phải nhổ sạch cỏ, qua một thời gian lúa sẽ lớn lên, xanh mơm mởm.

Người rừng nghe nói như vậy rất vui mừng. Hắn trở về nhà, bắt đầu cày ruộng, ban cho bằng phẳng, đất bằng phẳng rồi, đáng lẽ gieo lúa giống xuống thì hắn lại thuê rất nhiều người đến giẫm đạp xuống, lại dùng khúc gỗ tròn lăn trên đất, làm cho đất cứng lại.

Việc gieo lúa giống xuống, đối với người nông dân rất dễ dàng; nhưng hắn lại suy nghĩ rất nhiều thời gian. Hắn cho rằng tự mình lội xuống ruộng gieo lúa giống sẽ để lại nhiều dấu chân, lại sợ đạp lún lúa giống xuống, nên hắn không dám lội xuống ruộng. Hắn đi thuê bốn người khiêng một cái giường, hắn ngồi trên đó gieo lúa giống xuống ruộng. Hắn không biết tuy mình không lội xuống ruộng, nhưng bốn người khiêng chiếc giường có tám chân phải lội xuống ruộng khiêng hắn, tất nhiên phải giẫm đạp xuống. Như thế ruộng có bằng phẳng không? Đất càng giẫm càng cứng, lúa giống gieo xuống khó mà nảy mầm được, phơi nắng tất nhiên sẽ chết.

Bài học đạo lý

Con người là động vật rất kỳ lạ, dạy họ làm việc rất đơn giản bình thường, học việc có ích đối với mọi người thì rất khó. Nhưng học việc không có lợi, làm hư hại thì rất dễ dàng. Chúng ta bảo họ làm việc xấu, vừa hỏi họ biết liền, dạy làm việc tốt nói rất nhiều lần cũng không hiểu. Đây là đặc tính của nhân loại, hay tạo hóa trêu người?

Đức Phật dạy: “Chúng sinh từ vô thỉ đến nay, luân hồi trong sáu đường, thói quen, tiêm nhiễm làm việc xấu rất nhiều, việc tốt thì ít”. Cho nên, chủng tử tốt ít, nên tính xấu thì nhiều mà tính tốt thì ít. Do đó, họ học việc tốt thì rất khó mà việc xấu lại rất dễ; bởi vì, chủng tử xấu nhiều, nên dễ đưa đến thói hư tật xấu, làm nhiều việc xấu. Tính tốt ít nên dẫn phát tâm tốt, làm việc tốt cơ hội rất ít.

Nếu chúng ta biết nương theo Phật pháp tu hành, luôn luôn vun bồi thói quen tốt gợi ra chủng tử tốt thì mới có thể làm việc tốt, tương lai sẽ thu hoạch quả ngọt.

Con người có khôn-ngu, hiền-dữ. Vì sao mọi người không thể làm người hiền lành, lương thiện? Bởi vì, chúng sinh từ vô thỉ đến nay, luân hồi trong sáu đường, thời gian đọa vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh quá lâu; cho nên tiêm nhiễm thói xấu quá nhiều, cơ hội sinh lên cõi trời, cõi người rất ít. Vì thế, người thông minh, trí huệ, tính tình từ bi cũng rất ít. Chúng ta muốn có trí huệ và tâm từ bi thì phải nương theo Phật pháp tu hành, vun bồi dần dần; hoặc được thầy chỉ dạy thì mới có thể thường sinh trí huệ và tâm từ bi.

Mọi người đều thích trí huệ và tâm lương thiện, có ai thích ngu si và hung dữ không? Nhưng do bẩm sinh lôi kéo, có cách gì không? Đã nói bẩm sinh lôi kéo, tức là thói quen đã nhiễm nhiều đời, nhiều kiếp ở quá khứ. Đã tiêm nhiễm thói xấu từ đời quá khứ, vì sao hiện tại chúng ta không không chọn thử việc tốt để học tập, vun trồng dần dần phần từ bi, trí huệ và đạo đức? Có người nói như thế là quá chậm, chỉ cần chúng ta tin theo thượng đế toàn năng. Hoặc một vị thần chúa tể của chúng ta, ngài có thể ban cho chúng ta tất cả, ban phúc cho chúng ta, chuộc tội lỗi của chúng ta, chẳng phải quá dễ dàng hay sao?

Sự thật, thần có thể ban cho chúng ta trí huệ và tâm lương thiện không? Có thể ban phúc cho chúng ta và chuộc tội lỗi của chúng ta không? Trên thực tế, chúng ta và thần cùng sinh ra đều có những tâm xấu như tham, sân, si, ngã mạn, nghi ngờ, ganh tị v.v…Khi thượng đế sáng tạo ra con người, vì sao không ban tặng cho con người từ bi, trí huệ, đạo đức và tâm lương thiện giống nhau? Nếu như con người có những tâm tốt thì họ sẽ không đến nỗi lưu lạc cho đến ngày nay. Vị thần nào đó, thật sự ban cho chúng ta tâm tốt; hoặc ban phúc và chuộc tội của chúng ta? Là ban cho tất cả mọi người, hay chỉ người tin theo thần. Nếu như người cầu thần thì thần mới có thể chuộc tội, hay ban cho họ tâm lương thiện. Như thế, vị thần này khác nào quan chức tham ô ở thế gian?

Chuyện 83

Mạnh hiếp yếu

Lời dẫn: Từ xưa đến nay, bất luận ở đâu chuyện vợ chồng cãi nhau xảy ra như cơm bữa. Nếu như đánh nhau, người phụ nữ chân yếu tay mềm bị thua là chuyện tất nhiên. Khi bị chồng đánh, có chị cho rằng số phận mình như vậy nên im lặng cam chịu, nuốt lệ vào lòng. Có chị kể lể với hàng xóm, hay bạn bè để trút nỗi u buồn. Có chị đánh con cái để trút nỗi oán hận trong lòng. Tục Ngữ có câu: “Cấp trên quản cấp dưới, cái cuốc quản cái ki.”

Làm trong công ty, tổng giám đốc bị chủ tịch hội đồng quản trị quở trách, tổng giám đốc tìm giám đốc trút giận, giám đốc tìm trưởng phòng rầy la, trưởng phòng tìm nhân viên mắng. Như thế, cấp trên quản lý cấp dưới. Trong quân đội, cục cảnh sát; hoặc tất cả đoàn thể nhân dân cũng cấp trên quản lý cấp dưới. Đây là mạnh hiếp yếu phải không? Hoặc muốn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác; hoặc trút nỗi tức giận trong lòng. Chúng tôi nghĩ chuyện này ở đâu cũng có.

Ngày xưa, có một người nuôi một con khỉ. Khỉ là động vật rất thông minh và lanh lợi, chỉ cần chúng ta đối xử tốt và thân thiện với nó thì nó hiểu được. Bất kỳ chúng ta dạy nó mặc áo, đội mũ; hoặc phụ trèo cây hái trái, nó đều làm rất tốt; cho nên, chủ nhân rất hài lòng nó. Ông chủ này trồng rất nhiều cây ăn trái, nên ông huấn luyện khỉ trèo cây hái trái, nó cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Con khỉ biết quan sát sắc mặt vui-buồn của ông chủ. Có lúc trèo hái cây, nó chuyền từ cây này sang cây khác, nghịch ngợm vui đùa với ông chủ, không chịu làm việc. Khi đó, nếu như ông chủ nạt một tiếng, nó ngừng đùa giỡn, vội đi hái trái cây.

Khi hái trái cây, nó biết phân biệt trái nào chín, trái nào sống. Một hôm, nó cố ý hái trái sống, ông chủ liền cầm trái cây gọi nó xuống, nó nhìn qua biết ông chủ đang giận, biết mình phạm lỗi nó vội tụt xuống, ông chủ cầm hai trái đặt trước mặt nó nói: “Ngươi xem! Trái cây này còn sống, vì sao lại hái xuống?”. Ông chủ véo mạnh vào tai nó, nó đành phải ôm đầu chạy. Người có tâm oán hận, con khỉ thông minh cũng như vậy. Nó cũng đành chịu, nhưng trong lòng luôn nhớ.

Lúc trở về nhà, có chú bé chạy ngang qua, khỉ còn giận, nên véo vào tai chú bé hai cái. Đây có phải là mạnh hiếp yếu không?

Bài học đạo lý

Con người và tất cả động vật, nếu họ càng thông minh; hoặc chức vụ con người càng cao thì họ không chịu đựng để người khác bắt nạt. Người hiểu biết kém cỏi; hoặc động vật ngu si thì cam chịu người khác ức hiếp. Bậc Cổ đức dạy: “Bậc đại trí trông như ngu đần”. Người quá ngu si, hay người thông minh cực kỳ đều có thể chịu đựng người khác ức hiếp. Chỉ có người nửa khôn nửa dại thì bất cứ việc gì cũng tính toán thiệt hơn. Nhưng người có trí huệ và đức hạnh lại rất ít. Người quá ngu si, hoặc người có lương tâm cũng không nhiều. Ở đời phần đông là người vừa khôn vừa ngu, vừa thiện vừa ác thì chiếm số đông; cho nên, thế gian có chuyện tranh cãi thị phi rất nhiều.

Con người giống nhau, vì sao có sự sai khác người khôn, kẻ dại, người mạnh, kẻ yếu, người đức hạnh, kẻ gian ác, và tính tình tốt-xấu? Như thế, ai ức hiếp ai? Vấn đề này có không phải là nên hay không nên, mà là vấn đề ai có đạo đức, ai không có đạo đức, ai thiếu nợ ai v.v…Người có tu dưỡng, có đạo đức thì không nên dùng quyền thế bắt nạt người, mạnh hiếp yếu, cao đè thấp. Những người ngu si hạ tiện, bị người sai khiến, hoặc bị người ức hiếp, cho đến đền trả nghiệp đời trước. Vì thế, mới có sự sai khác mạnh-yếu, sang-hèn; vả lại, nhân quả xoay vần, mãi mãi luân chuyển không dứt. Chúng ta biết có thoát ra khỏi bánh xe luân hồi hay không, thì hãy nhìn việc làm của mình.

Chuyện 84

Nguyệt thực đánh chó

Lời dẫn: Tục Ngữ có câu: “Heo đến nhà thì nghèo, chó đến nhà thì sang, mèo đến nhà thì xây nhà lớn”. Nếu như heo vô duyên vô cớ chạy đến nhà thì nhà này sẽ nhanh chóng rơi vào cảnh nghèo khổ. Bỗng nhiên, chó ở đâu chạy đến muốn ở lại nhà chúng ta thì sẽ phát tài nhanh chóng. Còn nếu mèo tự nhiên chạy đến nhà chúng ta muốn ở lại thì nhất định sẽ xây nhà cao cửa rộng. Đây là quan niệm mê tín chung của mọi người. Không chỉ những điềm trên mà còn “Chim khách kêu là điềm lành, quạ kêu là điềm dữ”. Có người khi đi xa, hay sáng sớm thức dậy, nghe tiếng chim khách kêu là có điềm lành sắp đến nhà; hoặc điềm báo trước vận may.

Bất kỳ lúc nào, khi mọi người nghe tiếng quạ kêu là có điềm dữ, nhất định có tai nạn gì; hoặc việc không may xảy ra; cho nên, mọi người cho rằng quạ là chim dữ. Những loài chó, mèo, chim khách, quạ đen sẽ báo tin cho chúng ta điềm lành-dữ; hoặc đem đến cho chúng ta vận tốt-xấu có đúng không? Tất nhiên là một loại mê tín. Nhưng “Một người nói không thật, trăm người nói thành sự thật”. Mọi người đều nói như thế, việc không giả cũng trở thành sự thật. Làm sao phá trừ mê tín này? Chúng ta phải “thấy điềm kinh dị không sợ thì điềm đó trở thành bình thường”. Hoặc lấy “một điều chánh khắc phục vạn điều tà”. Tâm có chính tâm, chính niệm thì muôn điều tà không xâm nhập được. Đây là pháp bảo phá trừ mê tín.

Thuở xưa, có một địa phương, nếu gặp lúc nguyệt thực thì liền đánh chó làm cho mọi người không hiểu gì cả. Vì sao họ lại đánh chó? Theo truyền thuyết, chó ăn mặt trăng; cho nên mới bị nguyệt thực. Tại sao chó nuốt được mặt trăng? Đây là một loại truyền thuyết mê tín.

A-tu-la là người, đại biểu hung ác và tàn bạo nhất thế gian, phúc báo của họ cũng rất lớn, chuyện cơm ăn, áo mặc, đi đứng họ giống như người ở cõi trời, chỉ là tâm sân hận và ganh tị thì rất nặng. Thần thông của họ có thể lớn thu nhỏ, nhỏ hoá lớn. Vì thế, mỗi lầm họ đánh nhau với chư thiên; nếu bị thua, họ ẩn trốn trong lỗ ngó sen dưới đáy nước, mới thoát được khổ nạn bị chư thiên đuổi theo giết chết.

Nếu a-tu-la không đánh với chư thiên thì phúc báo của họ lớn vô cùng. Có lúc, vua a-tu-la mời thần đến cung điện uống rượu, nghe nhạc và nghe con gái của a-tu-la ca hát, nhảy múa, cũng là cách hưởng thú vui.

Một hôm, a-tu-la ở trong cung đang xem ca múa, bất giác mơ màng ngủ mê, bỗng nhiên tỉnh lại, cảm thấy mặt trăng chiếu thẳng vào mắt. A-tu-la liền lớn tiếng bảo: “Mặt trăng chiếu thẳng vào mắt ta, các người mau đi che lại cho ta”. Bộ hạ của vua a-tu-la và các hạ thần vội vàng đến che mặt trăng.

Mặt trăng chiếu sáng khắp trần gian, bỗng nhiên bị tối sầm lại, mọi người nhìn thấy đám mây đen giống như con chó nuốt mặt trăng; cho nên bảo nhau: “Chó cõi trời nuốt mặt trăng, trăng sáng mới bị nguyệt thực”. Do đó, mọi người liền đánh chó. Nhưng chó cõi trời nuốt mặt trăng có liên quan gì đến chó cõi người không? Từ đó, ở trần gian trở thành phong tục tập quán “Nguyệt thực đánh chó”.

Bài học đạo lý

Nhân gian có rất nhiều truyền thuyết, đều là chuyện vu vơ. Nhưng vẫn truyền từ xưa đến nay, cũng trở thành một phong tục tập quán. “Một người nói không thật, trăm người nói thành sự thật”. Có người nói: “Lời nói bịa đặt một trăm lần cũng trở thành sự thật”. Cho nên, dân gian có rất nhiều truyền thuyết, đều là chuyện vớ vẩn.

Ngày nay, thời đại công nghệ thông tin, kiến thức con người đạt đến tầm nhìn xa trông rộng, mà vẫn còn rất nhiều truyền thuyết mê tín lưu truyền lại. Thế gian có rất nhiều chuyện kỳ lạ không thật, cũng có rất nhiều chuyện phù hợp cuộc sống, lại có những chuyện không thể nghĩ bàn. Mọi người đều nói: “Thà tin là có, còn hơn không tin”. Chuyện mê tín vẫn tiếp tục lưu truyền, từ đời này sang đời khác. Có những chuyện ngay bản thân mình không hiểu gì cả, cũng y theo phong tục tập quán mà làm. Họ cho rằng, dù sao cũng chẳng tổn hại lớn lao gì, y theo đó mà làm. Nhưng tâm lý mê tín này, chúng ta có thể dẫn ma vào nhà đó nhé!

Tín ngưỡng tôn giáo là thiện tâm. Tín ngưỡng là nơi an ủi và gửi gắm tinh thần, nhưng tín ngưỡng mà không có lý trí thì tạo cơ hội cho bọn gian trá, chúng chờ sơ hở để lợi dụng, cũng có khi tạo thành yêu ma quỷ quái, cô hồn cõi âm chờ cơ hội. Những người đó tổn thất của cải là việc nhỏ, giao kết bọn bất lương, cũng là giao kết cô hồn cõi âm, tương lai có tốt đẹp không? Thế gian có rất nhiều người nghèo khổ; hoặc không may họ bị tán gia bại sản. Chúng ta hãy phát tâm Bồ-đề cứu giúp, nhưng không phải nịnh họ, hoặc cầu xin họ. Đạo lý giống nhau, chúng ta sợ cô hồn cõi âm thì nó tìm đến chúng ta gây phiền phức. Nhưng nếu chúng ta nịnh theo nó thì trở thành đầu cơ trục lợi cho nó. Ai có lỗi? Tất cả phong tục mê tín ở dân gian, cũng là cô hồn dựa vào để đầu cơ trục lợi. Chúng ta vì bình yên nhất thời mà nhượng bộ với họ, tức là nhượng bộ cùng với bọn lưu manh ở thế gian, là đồng lõa đút lót của cải cho bọn xấu, có gì khác nhau? Cho nên mê tín chính là tạo cơ hội cho bọn gian tà.

Chuyện 85

Đau khổ vì bệnh mắt

Lời dẫn: Muôn sự muôn vật ở thế gian đều có cách nhìn và nhận xét của mỗi người, có chánh kiến, có tà kiến, có lẽ phải, cũng có lẽ trái. Nhận xét đúng thì lời nói, việc làm mới đúng đắn, tạo nên hạnh phúc, an vui cho con người, vun bồi đức hạnh tôn quí và cao thượng. Kẻ tà tri, tà kiến, hành động thấp hèn, tạo thành nhân cách của kẻ tiểu nhân, gây nên ác nghiệp, sẽ đọa vào đường ác vô biên.

Ngày xưa, có một phụ nữ, vì không được sự giúp đỡ của gia đình, nên không được học hành đến nơi chốn, chẳng có nghề nghiệp để mưu sinh. Do đó, nàng sống qua ngày bằng nghề ai thuê gì làm nấy. Nhưng không may nàng mắc bệnh đau mắt rất nặng, rốt cuộc việc đi làm thuê cũng không làm được. Thường ngày, nàng bị mọi người mắng chửi, ức hiếp đau khổ vô cùng, nhưng không biết tỏ nỗi lòng cùng với ai.

Một hôm, nàng gặp một cô gái có học vấn, hiểu biết, liền than thở:

- Em ơi! Làm người có đôi mắt sáng, thật hạnh phúc biết bao!

Cô gái khuyên:

- Này chị! Không hẳn là như thế. Người có đôi mắt sáng, hàng ngày nhìn thấy những chuyện giả dối, lừa đảo tạo ác nghiệp ở thế gian; nhìn thấy những kẻ gian trá, nham hiểm mà muốn tránh xa; lại thấy những kẻ quan chức tham ô tự đánh mất nhân cách và đạo đức, ba ngày ăn cơm không nổi. Chi bằng không thấy là tốt hơn.

- Em ơi! Chị mong ước được có đôi mắt sáng để nhìn mặt tốt đẹp cuộc đời, ai nấy đều lương thiện, ai cũng đối xử với nhau tình cảm đậm đà, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn. Còn những kẻ làm chuyện phạm pháp, gian trá thì chị như không nhìn thấy, để họ “ngựa dữ gặp kị sĩ hung”. Chị luôn thương xót họ, tương lai phải chịu báo ứng; lại còn, nhiều đời nhiều kiếp khó mà được siêu thăng. Em nói đi, họ có đáng thương không?

- Em là người sáng mắt, nhưng vẫn hay bị đau, thường đau dữ dội.

- Em bị đau mắt suốt cả ngày, hay đau từng cơn?

- Tất nhiên là không đau liên tục, có lúc đau, có lúc không.

- Sự thật có mắt phải có bệnh, nhất định phải đau đớn. Chuyện này không còn biện pháp, có thân, có tâm thì có khổ, giống như có sinh thì có tử. Nhưng con người có thể nhờ đôi mắt mà xem kinh, ngắm nhìn tượng Phật, nhìn thấy mặt tốt ở đời. Nếu như thấy mặt xấu, những chuyện phạm pháp thì cũng làm cho mình thức tỉnh. Vì thế, mắt giúp chúng ta rất nhiều, đúng không?

- Chị à! Người có mắt sáng tuy có đau khổ thời gian ngắn, nhưng người mù lại đau khổ suốt đời.

- Em ạ! Người có đôi mắt sáng nhìn về tương lai rộng lớn, dự định làm những việc lâu dài cho tương lai. Người bị mù chỉ thấy việc hiện tại, nhưng không biết tương mình sẽ ra sao; đó là nỗi đau khổ nhiều đời nhiều kiếp ở tương lai .

Nói như thế, người mắt sáng tốt? Hay người mù tốt? Chúng tôi nghĩ kẻ ngu cũng biết chọn cho mình phải không?

Bài học đạo lý

Đôi mắt sáng giúp cho chúng ta nhìn thấy tất cả sự vật ở thế gian, nhưng thấy việc tốt làm cho chúng ta vui vẻ, thấy việc xấu làm cho chúng buồn bã; lại có thể lôi kéo chúng ta tạo ác nghiệp, và cũng có thể giúp chúng ta tu hành làm nghiệp thiện. Đôi mắt như thế là tốt hay xấu, là thiện hay ác? Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Chúng ta muốn làm việc lành, việc dữ; muốn thấy tốt, thấy xấu, thấy thiện, thấy ác đều là ý nghĩ của chúng ta; không nên đỗ lỗi cho mắt thấy chuyện tốt, xấu phải không?

Người có đôi mắt thì phải có bệnh, có thân thì có khổ. Như thế, chúng ta cũng không làm chủ được bản thân phải không? Thân có thể làm cho chúng ta an vui, cũng có thể làm cho chúng ta đau khổ; đồng thời, còn có sự liên quan đến hạnh phúc hay khổ đau nhiều đời nhiều kiếp ở tương lai, chỉ do chúng ta biết cách ứng dụng nó như thế nào mà thôi. Ứng dụng thích hợp thì làm cho chúng an vui; ứng dụng không đúng thì làm cho chúng ta đau khổ. Như vậy, mắt sáng và trí huệ là rất quan trọng. Đúng không?

Phật giáo là tôn giáo trí tuệ. Đức Phật là Đấng giác ngộ, có trí huệ thâm diệu mới thành Phật. Vì thế, Ngài thấy rõ tất cả sự vật ở thế gian. Cho nên, những điều Ngài dạy chúng ta đều là những việc kinh nghiệm nhiều đời nhiều kiếp, phát xuất từ trí huệ của Ngài. Tại sao chúng ta không y theo Phật pháp tu hành? Phật pháp như kim chỉ nam trong biển khổ, như thầy thuốc đưa thuốc hay cho bệnh nhân. Người có duyên, có căn lành mới gặp được, cũng mới có thể nương theo pháp mà tu hành. Bằng không thì biển khổ vô cùng; chúng ta giống như người mù đi trên con đường, biết đến khi nào về đến quê nhà bình yên.

Chuyện 86

Tham lợi nhỏ sai lầm việc lớn

Lời dẫn: Làm người, ai mà không muốn mình kiếm được nhiều tiền? Có tiền của ai mà không ra sức giữ gìn nó? Vấn đề kiếm tìm bằng cách nào? Và chúng ta giữ gìn tiền của như thế nào? Có người lừa đảo dùng thủ đoạn tinh vi mà kiếm được tiền. Có người bỏ sức lao động rất ít mà được lợi rất nhiều. Có người tham ô bòn rút của công. Có kẻ lường gạt của cải người khác. Có kẻ sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối v.v…để được lợi ích; thậm chí có người đốt nhà, giết người cướp của. Vì có được tiền của hại người như thế sao? Hay là lòng người nham hiểm, gian trá? Con người chỉ vì được của cải ngay trước mắt mà bất chấp tất cả, chỉ mong có được tiền, lại càng muốn giữ gìn nó.

Ngày xưa, có hai cha con. Một hôm, họ nghiên cứu bàn bạc cách làm ra tiền như thế nào? Người con trai nói:

- Thưa cha! Con nghĩ làm nghề buôn bán dễ kiếm lời nhanh nhất.

Người cha bảo:

- Cách kiếm tiền tốt nhất là chúng ta bán kẹo.

- Là sao hả cha?

- Bởi vì, chúng ta bán kẹo vốn ít mà lời nhiều, gánh kẹo đến các thôn quê bán, trẻ con rất thích ăn kẹo, chỉ cần bỏ ít tiền vốn mà dễ kiếm được nhiều tiền lời.

Người làm nghề buôn bán, xuất nhập hàng hóa, có người thách giá bán rất cao; từ đó suy ra, cha con họ nghiên cứu việc này là có kinh nghiệm. Trẻ con ở thôn quê đều thích ăn kẹo, họ đem kẹo bán ở thôn quê, chẳng những bán giá đắt mà còn bán rất chạy; cho nên kiếm được nhiều tiền lời. Sau khi, hai cha con bàn bạc xong; họ liền quyết định làm nghề bán kẹo. Thật sự, nghề buôn bán rất dễ phát tài, buôn bán tuy ít, nhưng được lợi nhuận cao. Do đó, không bao lâu, hai cha con kiếm được rất nhiều tiền.

Một hôm, hai cha con bỏ kẹo trong túi vải mang đi, họ muốn đến làng quê để bán. Đến chiều tối, họ đang trên đường trở về. Bỗng gặp bọn thổ phỉ hung ác. Một tên hỏi:

- Bọn mày làm nghề gì?

Người cha đáp:

- Cha con tôi bán kẹo lặt vặt.

- Buôn bán lặt vặt hay buôn lậu đều giống nhau, bọn mày đi lừa gạt, bóc lột tiền của dân chúng, lòng dạ độc ác so với bọn cướp chúng tao nào có khác gì. Hôm nay, bọn mày gặp chúng tao là còn may đó. Này nhé! Bọn tao bảy phần, mày ba phần, cùng chia của ăn cướp mà.

- Đây là kẹo của chúng tôi, làm sao chia cho các ông được?

- Bọn tao bảy phần, mày ba phần, kể ra chúng ta còn khách sáo với mày. Mày không biết tốt xấu, bọn tao ăn hết.

Bọn thổ phỉ giật lấy hết kẹo. Lúc đó, người cha nhìn thấy trên tai con trai có đeo hoa tai bằng vàng, không thể để cho bọn chúng cướp đi, nên ông bẻ mạnh đôi hoa tai, nhưng cái móc rất chặt không gãy; trong lúc hốt hoảng, ông cầm dao chặt đầu con trai. Trong đêm tối, bọn chúng không thấy hành động của ông. Chúng lấy hết kẹo và của cải cướp vừa được, vui mừng hò hét kéo nhau đi.

Người cha cẩn thận bế thân con trai lên, đem đầu đặt lại, nhưng thân con đã mềm nhũn, ông buông tay, đầu con rớt xuống đất. Ông lại đặt đầu lại lên cổ, cũng rớt xuống lại thì ông mới biết con trai đã chết rồi.

Bài học đạo lý

Bậc Cổ đức dạy: “Tham lợi nhỏ mà sai lầm việc lớn”. Thông thường mọi người có thói quen tham chút lợi, vì tham chút lợi mà sai lầm việc lớn, ở đâu cũng có chuyện này. Con người vì tham chút lợi mà nói dối đủ điều, nơi nào cũng có. Vì họ nói dối mà đánh mất nhân cách, bị mọi người xem thường, cũng mất đi tình cảm và sự giúp đỡ của người khác; nghiêm trọng hơn là đánh mất tiền đồ tốt đẹp. Không phải vì tham lợi nhỏ mà sai lầm việc lớn hay sao?

Bậc Cổ đức dạy: “Giang sơn muôn dặm, ngày ăn ba bữa”. Tương lai mọi người muốn ăn ba bữa cũng không khó lắm. Nhưng vì muốn ăn sơn hào hải vị, nên tìm khắp thiên hạ, lặn xuống biển, đi cùng khắp chân trời góc biển; hoặc rừng sâu, đồng trống, cho đến chúng sinh ở dưới hang cũng đào bắt ăn cho được. Cho nên, họ tạo rất nhiều ác nghiệp, kết nhiều oán thù. Khi ăn chúng ta luôn nhớ nghĩ “ăn qua ba tấc lưỡi biến thành phân”. Nếu chúng ta vì ăn cho sướng miệng mà lao tâm khổ tứ, từ năm này qua năm khác, tương lai sẽ kết oán thù với chúng sinh, nhiều đời nhiều kiếp oan khiên không dứt, vậy tại sao chúng ta không dừng lại tham chút nhỏ mà đánh mất lợi lớn?

Bất kỳ mọi người làm nghề sĩ, nông, công, thương, chỉ cần làm một ngày mà có thể ăn nhiều ngày, thậm chí có thể ăn nhiều tháng. Bởi vì “nuôi con cậy lúc về già, tích chứa lúa gạo phòng khi đói”, hay “trời nắng ráo để dành lương thực khi mưa”. Vốn là tính đặc biệt của con người. Nhưng lòng người càng tham nhiều thì càng độc ác, tạo ác nghiệp cũng nhiều. Kết quả, tính toán tranh giành, kết oán thù nhiều đời nhiều kiếp, tương lai báo thù lẫn nhau không ngừng, luân hồi không dứt và khổ não vô biên. Há chẳng phải chỉ vì tham chút nhỏ mà đánh mất lợi lớn, tham lợi nhỏ mà sai lầm việc lớn.

Chuyện 87

Kẻ cướp có nghĩa

Lời dẫn: Người hiền nhất thế gian cũng có khi làm việc thất đức. Kẻ gian ác khét tiếng cũng có lúc làm việc thiện; làm người chẳng ai mà hoàn hảo. Chúng ta xem xét người tài, người giỏi, người trí tuệ nên dùng họ thích hợp thì mới xác định thiện hay ác. Như một tên cướp khét tiếng, lòng dạ độc ác, có lúc hắn làm những việc rất có tình nghĩa. Vợ chồng, anh em thân thiết nhất, nhưng có lúc vì chút lợi nhỏ mà xảy ra chuyện ẩu đả. Vì thế, tài năng, trí huệ, đạo đức của con người biết ứng dụng thích hợp là người tài giỏi; ứng dụng không thích hợp trở thành kẻ gian ác. Cả đời người, có lúc làm thiện, có lúc làm ác; quả báo có phúc, có họa; khởi tâm động niệm có thiện, có ác nên mới có khổ vui.

Thuở xưa, có một bọn cướp khét tiếng. Bọn cướp này đều là cướp đoạt tài sản của người khác. Chẳng những bọn chúng mạnh mẽ, gan dạ, dũng cảm không sợ chết mà còn độc ác. Vì thế, trong đó có một tên cảm thấy làm nghề này trái với lương tâm, nhưng không làm thì không dễ gì nghỉ được. Một hôm, bọn chúng sắp đi cướp của thì tên này nói:

- Thưa thủ lĩnh! Các anh gan dạ, lại lanh lợi; còn em thì chậm chạp, em đi với các anh chỉ gây phiền phức; chi bằng để các anh đi, cho em ở lại giữ trại tốt hơn. Xin đại ca định đoạt.

Tên tướng cướp nói:

- Được rồi! Chúng ta đi cũng phải có người ở nhà giữ trại, ngươi ở lại nhé!

- Dạ! Em đội ơn đại ca.

Đêm hôm đó, bọn chúng thi hành phi vụ, đối tượng là một gã nhà giàu nứt đố đổ vách, chẳng những hắn trùm sò keo kiệt mà còn làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của dân nghèo. Nếu thấy người nghèo khổ đến xin thì hắn ghét cay ghét đắng; còn hắn bố thí chút ít, giống như cắt thịt thân hắn. Cho nên, mọi người trong thôn gọi hắn là trùm sò keo kiệt. Nửa đêm, bọn cướp mò vào nhà hắn, bắt hắn trói chặt lại, tên tướng cướp bảo:

- Này trùm sò! Thường ngày ngươi ức hiếp dân lành. Hôm nay, đến lượt bọn tao cho mày nếm mùi cay đắng. Nếu mày biết điều hãy đem hết của cải ra đây nộp cho bọn tao, bằng không bọn tao không tha mạng đâu nhé!

Tên tướng cướp kề dao ngay cổ hắn, làm cho hắn hồn xiêu phách lạc. Hắn run rẩy nói:

- Ông…ông trói tôi chặt cứng thế này, làm sao tôi lấy của cải được?

- Được! Bọn tao mở trói cho mày.

Tên tướng cướp ra lệnh mở trói cho hắn. Hắn ngoan ngoãn đem hết của cải trong nhà, mãi đến khi hết sạch, bọn cướp khoái chí, liền trói hắn lại bảo:

- Này trùm sò! Trước đây mày ỷ thế có tiền áp bức dân lành. Sau này, thế nào? Vẫn chứng nào tật ấy phải không?

Hắn van xin:

- Nay tôi đã trắng tay rồi, xin các ông hãy mở trói cho tôi. Từ nay về sau, tôi không dám ỷ thế hiếp người.

- Bọn tao không cho mày bài học thì mày không biết lễ độ.

Vì thế, hắn bị bọn cướp ẵm ném xuống hầm phân. Trước khi hắn sắp chết, vô cùng hối hận nói với người nhà: “Thường ngày ta chưa hề làm điều gì lợi ích cho ai, cho nên mới có quả báo ngày hôm nay. Ta nguyện kiếp sau làm nhiều việc thiện có lợi ích cho mọi người”. Trăn trối xong, hắn trút hơi thở cuối cùng. Dân chúng nghe tin, vô cùng hả dạ. Cho nên, bọn cướp có lúc cũng làm việc tốt.

Bọn cướp lần này trúng mánh đậm, chúng cướp rất nhiều tiền của, châu báu; nhưng bọn chúng phân chia của cải cướp được cũng rất công bằng. Tên ở lại giữ trại cũng được chia một phần. Còn lại một bộ y phục vải lụa rất quý, tuy màu sắc sặc sỡ, nên không ai lấy, tên tướng cướp cho tên giữ trại. Chẳng bao lâu, gã đem ra chợ bán; không ngờ, bán được giá tiền rất cao. Kể ra, lần này gã được chia của cải cũng khá nhiều.

Bài học đạo lý

Mọi người thường cho rằng, kẻ cướp là tên đê tiện, đáng ghét, độc ác nhất thế gian; cũng là kẻ mọi người căm thù nhất. Lại còn có những kẻ gian thần, ác độc, lừa đảo, bất trung, bất hiếu, bất nghĩa, hay bọn lưu manh, xã hội đen, buôn lậu, bán ma túy v.v…cũng là những kẻ đáng ghét nhất trên đời; ai ai cũng muốn giết bọn chúng. Nhưng nếu bọn người này, chống đối lẫn nhau, triệt hạ lẫn nhau, cũng làm hả hê mọi người. Chuyện này nói về tên nhà giàu bất nhân, bị bọn cướp hãm hại, được mọi người ca ngợi. Trời sinh muôn vật, vật này triệt hạ vật kia, sát hại lẫn nhau, cùng nhau sinh tồn. Đây là báo ứng theo lẽ trời chăng? Hay là chúng sinh có oan khiên lẫn nhau? Vẫn là nhân quả tuần hoàn. Mỗi người đều có nhận xét khác nhau.

Kẻ ác có nghĩa, người thiện dối trá; muôn vật cũng có triệt hạ lẫn nhau. Ai thiện, ai ác, chúng ta phải biết vì sao bị giết, vì sao bị hại, thấy rõ động cơ như thế nào để xác định. Chúng ta không thể nói việc gì cũng theo ý trời, trời giết người không có tội. Như thế có công bằng không? Chúng sinh từ đời quá khứ vô thỉ đến nay, có oan khiên lẫn nhau, cũng có ân huệ với nhau. Oan khiên tức là giết hại lẫn nhau; ân huệ là giúp đỡ lẫn nhau, làm lợi ích cho nhau. Người cố ý giết người, họ sẽ bị báo thù giết lại; người vô ý giết cũng bị báo thù. Chúng sinh cùng cộng nghiệp, cùng chịu quả báo. Cá nhân mình tạo nghiệp thì riêng mình chịu quả báo, cứ mãi tạo nghiệp thì phải chịu báo ứng; tạo nghiệp không liên tục thì chịu báo ứng gián đoạn; không tạo nghiệp thì thoát khỏi báo ứng. Đây là lẽ rất công bằng.

Do đó, kẻ cướp tuy có nghĩa, nhưng làm kẻ cướp thì chịu báo ứng của kẻ cướp; nghĩa cử cứu người thì được thiện báo cứu người. Chúng ta không thể nói: “Nghĩa cử cứu người sẽ tiêu trừ tội báo làm kẻ cướp”. Mỗi tội ác là một báo ứng của điều ác; mỗi việc thiện là một báo ứng của điều thiện, tuyệt đối không thể tiêu trừ được. Trừ khi chúng ta nỗ lực sám hối tu hành thì mới tiêu trừ tội nghiệp.

Chuyện 88:

Khỉ bắt chước người

Lời dẫn: “Người sống phải vươn lên, nước chảy xuống chỗ thấp”. Mỗi người đều mong muốn danh vọng, địa vị càng cao càng hay; của cải càng nhiều càng tốt. Có ai thích làm người nghèo khổ không? Người đời ai cũng muốn được sung sướng, luôn chú trọng đến tài, sắc, danh, thực, thùy; cho nên họ chạy theo tài sắc chiếm cho bằng được; giống như mèo thích ăn thịt mỡ. Có ai ngăn được mèo thích ăn thịt mỡ không? Thông thường ai mà không thích tài sắc? Tài sắc, giàu sang làm cho mọi người nghĩ tìm trăm mưu nghìn kế, dốc hết tinh thần và sức lực để tìm cầu. Chúng ta có thể thấy tài sắc lôi cuốn mọi người rất mạnh. Khi mọi người đắm vào tài sắc, danh lợi thì khó mà buông bỏ được. Từ đó, tạo ra ác nghiệp, do đắm tài sắc có nhiều ít mà tạo tội nghiệp có nhiều ít.

Ngày xưa, có một con khỉ sống trong rừng sâu, khi đói nó tha hồ hái trái cây ăn thỏa thích, khi mệt nó nằm ngủ trên cây, cuộc sống của nó trôi qua bình yên vui vẻ. Nhưng con người có thói xấu “khi no đủ thì nghĩ đến chuyện sinh hoạt tình dục”. Con khỉ này cũng không ngoại lệ, nó muốn kết bạn với con người. Một hôm, nó nghĩ: “Nếu như ta được sống chung với con người cao thượng thì hay biết mấy”. Vì thế, trước đây nó sống trong rừng sâu, nay nó dời đến ở ngoài bìa rừng. Bởi vì, ở ngoài bìa rừng, nó dễ dàng tiếp cận chỗ ở của con người.

Mọi người ở đây, đa số sinh sống bằng nghề nông. Con khỉ nhìn kỹ thấy con người đi bằng hai chân, nó cũng bắt chước đi bằng hai chân; nó thấy họ cầm liềm cắt cỏ, nó cũng làm theo; nó thấy ai ai cũng mặc y phục nó cũng mặc theo. Mỗi khi nó thấy có người đến thì rất vui mừng, nó chạy theo bên cạnh làm theo hành động của người đó.

Gần đó, có một anh nông dân đang làm ruộng, nhìn thấy con khỉ bắt chước người đi đường và làm theo động tác của mọi người, liền nói lẩm bẩm: “Con khỉ này, trước đây ở trong rừng sâu; nay vì sao lại xuống đồng bằng? Ngày nay ở thế gian có rất nhiều người ác độc, không ngờ con khỉ này muốn làm người”. Từ đó, anh nông dân và con khỉ thường gần gũi nhau. Mỗi khi, anh nông dân làm ruộng mệt, lên bờ ngồi nghỉ thì con khỉ cũng lặng lẽ đến ngồi bên anh ta. Anh ta vuốt ve thân thiện và nói với nó: “Thế gian này có rất nhiều người độc ác, nham hiểm, không có tâm địa trong sáng, thuần khiết như loài súc sinh; ta muốn kết bạn với ngươi”. Con khỉ nghe anh ta nói, dường như nó hiểu, nên rất vui mừng liền ra về.

Một hôm, nó thấy anh nông dân gieo đậu xuống đất, nó cũng bắt chước hốt đậu định gieo ở bìa rừng. Nhưng nó sơ ý làm rơi mất một hạt vì lo tìm hạt đậu mà số đậu đang cầm trong tay nó thả tay ra rớt xuống đất hết. Không ngờ nó tìm một hạt đậu không ra mà số đậu nó thả ra trên đất bị chim mổ ăn hết. Cho nên, rốt cuộc khỉ vẫn khỉ, không thể thông minh như con người.

Bài học đạo lý

Con người có giàu-nghèo, sang-hèn, khôn-ngu, hiền-dữ. Người nghèo cùng, ai mà không muốn mình giàu sang, trừ phi kẻ ngu si không có tài cán gì. Ai mà không muốn mình có trí tuệ, có tài năng? Nhưng vì tài năng có giới hạn, đành phải thấy người giàu sang mà tự trách mình thấp kém. Người có chí thì nghĩ: “Người kia cũng là người, ta cũng là người. Vì sao họ làm được, ta làm không được? Ta phải nỗ lực vươn lên”. Bậc Cổ đức dạy: “Giàu to nhờ trời, giàu nhỏ nhờ cần kiệm”. Chúng ta nỗ lực bao nhiêu thì thành công bấy nhiêu.

Chúng ta học làm người thì nhất định làm người, học làm thần thì tương lai có thể làm thần, học làm ma thì tất nhiên tương lai sẽ làm ma, học cờ bạc thì sẽ thành kẻ nghiện cờ bạc, học làm kẻ cướp thì làm kẻ cướp, chúng ta học nghề gì thì làm nghề đó; đây là điều tất nhiên. Như thế, chúng ta học Phật lẽ nào tương lai không thành Phật? Có người mang danh học Phật đã lâu mà thực hành theo ngoại đạo thì tương lai thành tà ma ngoại đạo, việc này chúng ta có thể biết trước. Tục ngữ có câu: “Treo đầu dê, bán thịt chó”, đâu đâu cũng có.

Vinh hoa ở thế gian chỉ hiện ở bề ngoài, điều quan trọng là chánh-tà ở trong tâm mình. Trong tâm như thế nào thì quả báo tương lai như thế ấy. Vì thế, Đức Phật dạy: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. “Nhân không chân thật thì quả hư dối”. Chúng ta trồng nhân gì thì gặt quả đó, sự việc rất công bằng. Con khỉ muốn học làm người; như vậy, con người là phải học theo thánh hiền? Hay là học lừa gạt, trộm cắp? Tương lai muốn sinh về cõi trời, hay đọa địa ngục? Mỗi người đều tự chọn.

Chuyện 89

Phúc họa do tâm

Lời dẫn:Tục Ngữ có câu: “Rượu không say người, người tự say”, “Sắc không mê hoặc người, người mê sắc”. Tham dục, nghiện rượu làm cho người ta điên đảo. Người không nghiện rượu có khả năng tự làm chủ mình, rượu không làm say người, người tự say rượu; người thấy sắc liền tham đắm, vì trong tâm háo sắc. Người không háo sắc thì sắc làm sao mê hoặc người được? Con người chẳng phải Thánh hiền, ai mà không có tâm háo sắc? Chánh-tà đều do tâm tạo. “Người biết núi có cọp mà vẫn bước xông vào”. Chúng ta biết rượu, sắc đẹp mê hoặc người mà vẫn để nó lôi kéo; như thế, còn gì để nói?

Xưa kia, có một người bán dưa. Hàng ngày, hắn gánh rất nặng đi rao bán khắp hang cùng ngõ hẻm. Một hôm, hắn gánh bán đến thôn nọ, gặp những kẻ rảnh rỗi thấy hắn liền hỏi:

- Này anh bán dưa! Dưa anh bán có ngọt không?

Người bán dưa đáp:

- Dạ, dưa tôi bán rất ngọt.

- Có trái nào hư thối không?

- Nhất định không có.

- Anh nói có thật không? Con người có người tốt, người xấu. Vì sao dưa không có trái thối?

- Trong nghìn vạn người mới chọn được vài người là Thánh hiền, dưa của tôi cũng chọn lựa như vậy; cho nên, tuyệt đối đều là trái ngon ngọt.

- Thật không? Nhất định không có trái nào hư phải không?

- Đúng vậy!

- Nếu đúng như lời anh nói thì đúng là một kẻ ngu xuẩn.

- Vì sao?

- Bởi vì nghìn vạn trái dưa chỉ chọn được một vài trái ngọt; như thế, những trái hư thối ai mua cho hết?

- Trái dưa nào chưa chín để đợi cho nó chín, trái nào hư thì bỏ. Con người không chịu học theo Thánh hiền thì không phải người.

- Vậy chúng tôi thế nào?

- Các anh đều học thánh hiền, nhưng ai cũng không dám bảo đảm mình làm đúng.

Gã bán dưa gánh đi, vừa đi hắn vừa suy nghĩ: “Con người chưa phải Thánh hiền, ai mà không có lỗi lầm? Có người làm việc chăm chỉ. Có người lười biếng lao động. Có người làm việc rất có trách nhiệm. Có người làm qua loa, sơ sài. Làm người có ưu điểm, có khuyết điểm, có thô, có tế, giống như bàn tay của chúng ta có ngón dài, ngón ngắn. Thế gian có người tốt, có người xấu, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Bạn cho người kia xấu, nhưng người khác nói là người tốt thì sao? Bạn cho người đó tốt, nhưng người khác bảo là người ấy xấu, không thể theo cách nhìn của mình mà đánh giá tất cả mọi người”.

Hắn vừa gánh dưa đi, vừa miên man suy nghĩ. Bỗng nhiên, hắn chợt thấy bên đường có con chuột vàng chiếu sáng lấp lánh. Hắn cúi xuống nhặt lên, cẩn thận bỏ vào trong bọc. Khi hắn nhặt được con chuột vàng liền vui mừng khôn xiết. Hắn nghĩ: “Từ nay, ta không cần gánh dưa đi bán nữa, có được số tiền vốn lớn như thế, ta tha hồ kinh doanh mua bán, như mở quày hàng bán lúa gạo, hay mở cửa hàng tạp hóa, tự mình làm chủ, rồi thuê người làm những việc lặt vặt thay ta, cuộc sống sung sướng thoải mái biết bao”.

Hắn cứ suy nghĩ mãi, càng nghĩ tâm hồn càng bay bổng lâng lâng. Bất ngờ khi đến bên bờ sông, hắn cởi y phục muốn lội qua sông, nên cẩn thận đặt con chuột vàng trên bờ thì việc kỳ lạ xuất hiện, con chuột vàng biến thành con rắn. Hắn vô cùng kinh ngạc, liền nghĩ: “Con chuột vàng bỗng biến thành rắn độc, cho dù rắn độc ta cũng không bỏ, ta thà chịu nó cắn chết, vẫn phải mang nó về nhà”. Khi hắn nghĩ như thế, con rắn lại biến thành con chuột vàng.

Bài học đạo lý

Việc này, có hai ý nghĩa:

Một, do tham nên mới vừa được con chuột vàng, vì sao biến thành rắn độc? Chúng tôi e rằng là có ảo giác nhất thời, mong muốn có thể biến thành con chuột vàng; vì bỏ chuột vàng không được nên phải mang nó về nhà.

Hai, nhờ lòng nhân hậu sợ rắn cắn chết người khác; thà hi sinh thân mình, chứ không muốn người khác bị thương, nên đem nó về. Rốt cuộc, chính là tâm lý để bạn đọc tự đoán nhé!

Thế gian có rất nhiều ngoại đạo thấy chân lý Phật pháp nhiều như thế, lại chịu không nổi giới luật Phật giáo trói buộc, đành phải chọn lấy những điều cần thiết, làm thành bề ngoài của mình; hoặc giả tu đạo, mong muốn được thí chủ cúng dường. Hoặc tự xưng Phật này tái thế, Bồ-tát kia tái sinh v.v…Họ mượn danh tiếng của Phật giáo mà lừa gạt thí chủ cúng dường; việc này ở đâu cũng có. Đây là hiện tượng thời mạt pháp; hay là nghiệp chướng của chúng sinh, thật tâm tu hành, hay giả dối lừa gạt, tất cả đều do tâm.

Chuyện 90

Được mà lại mất

Lời dẫn:“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, khó mà nói hết được”, “ai cũng có một nỗi khổ riêng”. Hay nói cách khác “ba năm một vận tốt hay xấu xoay vần nhau”, “gió nước theo sự di chuyển”. “Kẻ ăn xin cũng mong ba năm gặp vận tốt”. Vì thế, con người “có lúc trăng sáng, có lúc sao sáng”. Ai cũng phải trải qua một giai đoạn khổ nhọc nỗ lực phấn đấu vươn lên. Khi cơ hội tốt đến, lại giống như sao sáng xẹt qua; nếu như lúc đó, chúng ta không nỗ lực chợp lấy thời cơ thì “mỗi năm hoa nở một lần, tuổi xuân trôi qua nhanh chóng”.

Ngày xưa, có một người rất nghèo khổ, hàng ngày hắn đi xin ăn khắp đầu đường xó chợ mà vẫn chịu cảnh thiếu trước hụt sau, tạm lây lất sống qua ngày.

Một hôm, có người hỏi hắn:

- Anh còn trẻ, mạnh khỏe, vì sao không tìm việc làm, lại phải chấp nhận cuộc sống ăn xin như vậy?

Hắn đáp:

- Việc gì tôi cũng không biết làm, người nào dám thuê tôi?

- Nếu như anh không sợ cực khổ thì tôi sẽ tìm cho anh một công việc.

- Chỉ cần có việc làm thì tôi sẽ làm hết sức mình, không sợ khổ nhọc. Anh yên tâm, tôi nhất định làm theo sự chỉ dẫn của anh.

Chẳng bao lâu, người này tìm được cho hắn một công việc làm. Quả nhiên có được công việc, hắn làm rất tốt. Công việc hàng ngày của hắn là gánh rau từ thôn quê bán cho người trong thành phố. Mặc dù công việc cực nhọc, nhưng hắn cảm thấy cuộc sống rất thoải mái nên không hề thấy mệt mỏi; vì thế, hắn rất hài lòng cuộc sống hiện tại. Có người hỏi:

- Anh gánh rau đi suốt cả ngày, đi và về mười mấy dặm. Anh không thấy mệt sao?

Hắn đáp:

- Trước đây, tôi đi xin ăn, cũng đi suốt cả ngày, nhưng cuộc sống bấp bênh bữa no, bữa đói. Hôm nay có việc làm, cuộc sống ổn định, làm sao tôi thấy mệt được?

Con người ở đời, rất ít người hài lòng với cuộc sống hiện tại nên đau khổ nhiều. Đức Phật dạy: “Biết đủ thường vui” chính là ý này.

Một hôm, hắn đang gánh rau, giữa đường phát hiện một túi đựng rất nhiều vàng; hắn vui mừng khôn xiết, vội mở ra xem và đếm thử được bao nhiêu vàng. Trong lúc, hắn đang say sưa đếm vàng, bỗng người chủ mất vàng chạy đến thấy la toáng lên:

- A! Đây là vàng của tao! Ngươi ở đâu đến, dám lấy trộm vàng của tao. Ngươi hãy đi theo tao đến gặp quan.

Hắn sợ hãi van xin:

- Xin lỗi ông! Túi vàng này tôi lượm nó ở đây, tôi không hề lấy trộm. Tôi trả lại cho ông đầy đủ, xin đừng bắt tôi đến quan.

Hắn tha thiết, cầu khẩn van xin, mới được chủ vàng tha thứ. Sự việc xảy ra, chẳng những làm hắn mừng hụt một vố mà suýt tí nữa bị bắt đến quan oan uổng và suốt cả đời không thể nào rửa sạch tội danh ăn trộm. Kiếp sống con người thật mong manh quá!

Bài học đạo lý

Mỗi người chúng ta đều phải trải qua một thời gian chịu khổ cực nhọc, nỗ lực phấn đấu vươn lên, cũng có lúc “hết cơn bỉ cực, đến hồi thái lai”. Những ngày chúng ta trải qua gian khổ sẽ cảm nhận cuộc sống sâu sắc và trưởng thành hơn, một giờ như trải qua mấy ngày. Ai cũng hi vọng tương lai tốt đẹp, lại mong cực khổ qua rồi được hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc hơn; cho nên, khi làm việc cực nhọc, họ không thấy vất vả. Hay nói cách khác, cuộc sống an vui sẽ trôi qua rất nhanh; một ngày như một giờ, một năm như vài ngày. Vì sao như thế?

Giống như người ăn ngon mặc đẹp, ngày nào họ cũng ăn sơn hào hải vị, nên không thưởng thức được vị ngon của nó. Nếu như một năm, họ ăn món ngon chỉ vài, ba lần thì sẽ cảm nhận vị ngon tuyệt vời và cảm thấy rất thú vị. Có người hàng ngày không làm việc gì, thân thể không hoạt động không ra mồ hôi nên có ăn món gì cũng chẳng thấy ngon. Người lao động cực nhọc, thân thể vận động suốt ngày, mồ ra chảy ra nên ăn món gì cũng thấy ngon miệng. Vì sao? Bởi vì thần kinh của con người cần phải hoạt động; nếu không hoạt động thì như tê cứng. Cho nên, người hằng ngày thích ăn ngon nhưng thần kinh không hoạt động thì chẳng bao giờ cảm thấy được vị ngon, gặp món ăn ngon mà thần kinh hoạt động thì sẽ cảm thấy ngon. Hàng ngày, chúng ta không lao động chân tay và trí óc thì thần kinh cũng bất động tê cứng, có ăn gì cũng không thấy ngon. Thân thể lao động cũng rất cần uống nước nhiều, bồi dưỡng đủ chất và thần kinh cũng cần hoạt động thì chúng ta ăn món gì cũng đều thấy ngon.

Lý luận này chứng minh một việc “làm người có thân thì có khổ”. Thân thể cần cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, đi lại và phải lao động, có lao động chân tay và trí óc thì mới mạnh khỏe, minh mẫn; bằng không sẽ sinh nhiều bệnh tật. Vì thế, chúng ta cần phải trải qua những ngày cực khổ thì mới được hưởng cuộc sống sung sướng, hạnh phúc; bằng không thì đừng mong mình được an vui. Chẳng phải con người sinh ra là trả nghiệp là gì? Không phải chịu khổ hay? “Không sống ở đời mười việc hết tám, chín không như ý”. Như thế đủ để chứng minh đời người vui ít khổ nhiều. Chúng ta phải làm thế nào để được an vui nhiều? Trừ phi tu học Phật pháp, tiêu trừ nghiệp chướng thì mới có cuộc sống cứu cánh an lạc. Nếu không thì được-mất, khổ-vui mãi mãi xoay vần.

Chuyện 91

Người không biết đủ thì khổ

Lời dẫn:Đức Phật dạy:“Biết đủ thường vui”. “Người không biết đủ, dù ở thiên đường cũng thấy khổ”. Vì thế, bất luận chúng ta đang hưởng thụ cuộc sống giàu sang, ăn ngon mặc đẹp; hay sống trong khổ cực, ăn uống đạm bạc, miễn biết đủ thì an vui. Kẻ không biết đủ, cho dù giàu nứt đố đổ vách, địa vị danh vọng cao ngất, nhưng hàng ngày vẫn tìm mọi cách tranh giành chiếc ghế, hạ thủ, đấu đá lẫn nhau, khổ não vô cùng.

Con người có giàu-sang, nghèo-hèn, khôn-dại, hiền-dữ. Đất có đồi núi chập chùng, hay đồng ruộng bằng phẳng mãi mãi không giống nhau. “Làm người có lúc gặp vận may, có lúc gặp rủi ro, chúng ta không thể so bì người này với người kia”. Nếu như chúng ta “thấy người tài đức muốn mình bằng họ” thì càng so sánh càng mệt. Như thấy người giàu sang liền sinh tâm ganh tỵ; hoặc tự ty là điều không nên. Người giàu sang thấy người nghèo hèn thì kiêu ngạo, tự cao tự đại; hoặc người nghèo thấy người giàu sang thì tự ty, ganh ty đều không đúng. Chuyện đúng sai cũng là nguyên nhân tranh cãi, tất nhiên khổ não sẽ đến.

Ngày xưa có một nông dân, gia đình hắn tuy không có của ăn của để, nhưng cuộc sống cũng đầy đủ. Hắn tuy không có nhà cao cửa rộng, nguy nga tráng lệ, nhưng có nhà ngói đỏ tường vôi, rộng rãi thoáng mát, đủ cho một gia đình mười mấy con người sinh hoạt thoải mái; mặc dù, hắn không được ăn ngon, mặc đẹp, nhưng cuộc sống luôn đầy đủ no ấm. Gia đình hắn trôi qua những ngày tháng hạnh phúc đơn sơ như thế.

Một hôm, hắn đến nhà trưởng giả có việc. Hắn thấy nhà ông ta có rất vàng bạc, của cải, ăn toàn những món sơn hào hải vị, ở nhà lầu cao rộng, nguy nga, đầy đủ tiện nghi sang trọng. Sau khi, hắn trở về nhà nhớ lại nhà ông trưởng giả giàu sang như vậy; hắn đâm ra buồn chán, than thở; ăn cũng không ngon, ngủ không yên giấc, thường tự nói lẩm bẩm: “Chao ôi! Vì sao tài sản của ta không bằng trưởng giả? Nhà của ta không sang trọng bằng nhà ông ta?”. Sau đó, hắn ngồi thờ thẫn như người thất tình.

Vợ hắn thấy tình cảnh như vậy, liền an ủi:

- Chàng ơi! Hãy bằng lòng sống với hiện tại, tài sản của chúng ta không nhiều bằng nhà trưởng giả, nhưng cũng đủ chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Tiện nghi trong nhà chúng ta tuy không được đắt, sang trọng như nhà ông ta, nhưng đâu thiếu vật gì. Chàng còn mơ ước gì nữa mà không hài lòng?

Hắn trợn mắt nạt:

- Nàng là phận đàn bà biết gì mà nói. Làm người phải tranh tài, Phật phải tranh lư hương. Trưởng giả là người, ta cũng là người, vì sao ta không bằng ông ta?

- Chàng ơi! Trưởng giả là người, chúng ta cũng là người, nhưng con người có giàu-sang, nghèo-hèn, vận mạng có tốt-xấu sai khác. Bởi vì, có người đời trước làm nghiệp thiện nên đời nay được hưởng phúc báo; có người đời trước gây nghiệp ác nên đời nay chịu khổ báo. Có người thông minh, trí tuệ, làm việc có đạo đức, có lương tâm. Có kẻ ngu si, bất tài chỉ làm hại người, lợi mình, những việc họ làm đều trái với lương tâm, đánh mất nhân cách. Thì làm sao có chuyện giàu-sang giống nhau?

- Ý nàng nói ta là kẻ bại hoại đạo đức phải không?

- Thiếp không dám nói như thế, chúng ta làm đúng, ít tạo nghiệp ác là được rồi.

- Nàng hiểu được bao nhiêu? Lẽ nào ta không biết đạo lý này? Con người sống ở đời là phải tranh tài năng, không tranh nhau thì sống có ý nghĩa gì?

- Ý chàng nói là…

- Tài sản của chúng ta không bằng người khác, để lại có ích gì?

- Tài sản của chúng ta tuy không bằng trưởng giả, nhưng đủ chi tiêu sinh hoạt cho cả nhà. Chàng muốn xử trí nó như thế nào?

- Ta dự định đem hết của cải ném xuống biển, không còn của cải sẽ không còn đau khổ so sánh hơn thua với trưởng giả kia.

Đúng là hắn lý sự quạt mo, thế gian này có những kẻ khùng, cũng lý sự ngu si như hắn. Mặc dù vợ hắn khuyên can hết lời, nhưng hắn vẫn không nghe, ngang nhiên đem hết của cải ném sạch xuống biển cả.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Con người có khôn-dại, hiền-dữ, tư tưởng hiểu biết và cách nhìn nhận ở thế gian đều không giống nhau. Người có chính nhân quân tử và kẻ gian tà; hiểu biết có cao-thấp. Có người nhìn xa trông rộng về tương lai; có kẻ chỉ thấy lợi ngay trước mắt; có người chánh tri, chánh kiến; có kẻ tà tri, tà kiến; công có công lý; nghề có nghề chính đáng. Người sống ngay thẳng có lý lẽ đúng; kẻ tà thường lý lẽ cong quẹo. Người chánh hay tà mới có thể yên ổn đi trên con đường nhân sinh này? Quan trọng nhất là tương lai được hướng thượng vươn lên hay bị đọa; làm người hay làm qủy; được vãng sinh hay đọa làm súc sinh; lên thiên đường hay vào địa ngục, đều do lý trí của chúng ta mà chọn lựa.

Con người tranh tài rất quan trọng phải không? Là tự mình tranh đấu để vươn lên là điều tất yếu; hay vì quốc gia, vì xã hội mà tranh tài cũng cần như vậy; hoặc vì nhân cách, đạo đức của mình mà tranh tài, lại càng quan trọng; hoặc vì sinh tử trong tương lai, hay vì độ chúng sinh mà phải tranh tài thì càng tốt. Nhưng có người vì những danh lợi giả dối, hay vì chút sĩ diện mà tốn rất nhiều tinh thần và sức lực để tranh nhau; thật là oan uổng. Có người vì so sánh tài sản của người khác, tranh nhau vì thể diện mà từ bỏ tất cả; càng tranh giành thì càng đau khổ. Bạn nói họ là người thông minh hay là kẻ ngu si?

Chuyện 92

Đem tài sản đổi lấy kẹo

Lời dẫn:Mỗi người chúng ta đều có thói quen hám của rẻ. Vì thế, từ xưa đã có câu nói: “Ham cái nhỏ, mất cái lớn”. Vì sao nói ham cái nhỏ, mất cái lớn? Chúng tôi nói ví dụ: chúng ta có việc muốn nhờ người khác, trước khi bàn công việc, chúng ta phải đem chút quà; họ nhận quà của chúng ta mà không e ngại từ chối yêu cầu của chúng ta; nếu không thì việc đó không bàn được.

Chúng ta làm việc giúp cho người khác, ít nhất cũng một chầu nhậu; hoặc nhận một phong bì; nếu không thì khó mà được toại nguyện. Nếu chúng ta bàn chuyện buôn bán làm ăn, trước phải mời đi nhà hàng thì bàn chuyện kinh doanh mới thành công; cho đến tổ chức mở tiệc sinh nhật, cưới gả, ma chay, chúc thọ đều phải mời dùng cơm trước rồi mới mời sau. Một bữa ăn, bất luận phải trả giá bao nhiêu cũng phải ăn. Bởi vì, thông thường đã hình thành thói quen như thế, nên lãng phí rất nhiều.

Tục Ngữ có câu: “Muốn bắt trộm gà, phải mất một nắm lúa”. Kẻ muốn bắt trộm chó người ta nuôi, trước không đánh chó làm sao bắt trộm được? Kẻ muốn tham ô, trước tiên cũng phải chi cho người khác một ít thì việc tham ô mới suôn sẻ. Kẻ muốn lừa đảo lấy của người khác, trước tiên cũng phải chi ra một ít tiền để dụ họ thì lừa đảo mới thành công. Vì thế, ham cái nhỏ, mất cái lớn ở thế gian rất nhiều, kể ra không hết.

Ngày xưa có một phụ nữ vì chạy giặc nên rời bỏ quê nhà; nàng dắt theo đứa con trai và mang một bọc đựng rất nhiều của cải, nàng dự định đi thẳng đến nơi yên ổn để sinh sống. Hai mẹ con đi suốt hai ngày, hai đêm, thân thể rã rời, nên phải nghỉ ngơi. Họ liền đi đến ngồi nghỉ bên gốc cây, nàng lại buồn ngủ, nên dặn chú bé:

- Trong bọc này đựng tài sản của chúng ta, lúc mẹ ngủ; nếu có ai muốn lấy bọc này thì con liền kêu mẹ dậy nhé! Tuyệt đối con không được đưa cho ai bọc này nhé!

Chú bé đáp:

- Mẹ ơi! Con biết rồi!

Dặn con xong, nàng dựa vào gốc cây ngủ say. Lúc đó, có một tên giặc nhìn thấy người mẹ đã ngủ say, dường như không hay biết gì, liền đến gần hỏi:

- Này chú bé! Trong bọc đựng gì thế?

Chú bé trả lời:

- Dạ, bọc đựng của cải đó!

- Chú bé ơi! Của cải đâu có ích gì, anh có rất nhiều kẹo nè, em ăn thử ngon không?

Hắn lại giơ kẹo trước mặt chú bé giở trò dụ dỗ:

- Kẹo nè! Em thích không?

- Dạ, em rất thích!

- Thế thì anh đưa cho em kẹo đổi bọc này cho anh có được không?

- Dạ được!

Thế là bọc đồ của cải bị tên trộm chôm lấy đi.

Người mẹ thức dậy không thấy bọc đồ, liền hỏi:

- Này con! Bọc đồ đâu rồi?

Chú bé đáp:

- Con cho chú kia mang đi rồi.

- Tại sao con cho chú đó mang đi? Không phải mẹ đã dặn con rồi, nếu có ai muốn lấy bọc này thì con liền kêu mẹ dậy?

- Mẹ ơi! Tại chú đó cho con rất nhiều kẹo đây nè!

- Con ơi! Có nhiều kẹo đi nữa cũng chẳng đáng giá bao nhiêu, tài sản trong bọc đó trị giá rất nhiều.

- Thế nào là trị giá rất nhiều hả mẹ?

Chú bé chẳng hiểu gì cả, người mẹ có giải thích cho nó cũng chẳng có ích gì; vả lại tài sản cũng bị tên trộm mang đi rồi, có đánh mắng chú cũng chỉ vô ích, nàng chỉ tự than trách mình.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Con người thường vấp phải ham cái nhỏ, mất cái lớn. Có người vì năm đồng tiền mà cãi nhau đỏ mặt tía tai, đánh mất tình bạn, mất đi khách hàng bị tổn thất rất lớn, trái với đạo đức, trái lương tâm mình, chỉ vì tiền mà đánh mất tất cả. Lại còn tạo tội nghiệp, trong tương lai nhiều đời nhiều kiếp phải đền trả, cũng kết thù oán rất nhiều, báo thù lẫn nhau, mãi mãi không giải oan được. Chúng ta nghĩ thử xem chút lợi trước mắt quan trọng? Hay là đạo đức, nhân cách quan trọng?

Ngoại đạo vì tranh giành tín đồ mà đem tam giáo[5]và danh từ ngũ giáo[6]gộp lại sửa đổi thành những danh tà tà thuyết, tin đồn, dọa dẫm, lừa đảo. Bọn chúng vì tham lợi trước mắt nhất thời mà hại tuệ mạng của mình và tất cả chúng sinh. E rằng nhiều đời nhiều kiếp tội lỗi vô biên. Bọn chúng chỉ sung sướng nhất thời trước mắt mà muôn kiếp đọa vào đường tà. Chúng ta thử nghĩ xem, họ thông minh hay là ngu si? Là được hay mất? Như chú bé trong câu chuyện chỉ vì ham mấy viên kẹo mà đánh mất của cải giá trị rất nhiều. Câu chuyện này đáng làm bài học cho chúng ta.

Chuyện 93

Gây họa cho người

Lời dẫn:Ở đời, có người gây họa cho người. Có người để phúc cho người. Có người để lại tình thương khắp nhân gian, cũng có người để lại căm thù cho mọi người. Chúng ta để lại trí tuệ, để lại của cải, để lại nhân nghĩa, để lại danh tiếng, để lại chân lícho cuộc đời. Nhưng cũng có kẻ để lại sự tàn bạo, để lại nợ nần, để lại tiếng xấu, để lại tà thuyết cho nhân gian. Cho nên ở đời có chuyện sang-hèn, giàu-nghèo, trên trời có hai mươi tám tầng, địa ngục có vô lượng địa ngục; cho đến chúng sinh ở dưới biển, đất liền và trong hư không, mỗi loài đều có phước, tội sai khác.

Người có tâm địa tốt, đến đâu cũng tìm cách giúp đỡ mọi người, cho nên họ để lại lòng yêu thương, phúc đức, trí tuệ cho cuộc đời. Kẻ có tâm địa xấu đi đến chỗ nào cũng bóc lột người khác, để lại tai họa, hận thù và tiếng xấu ở nhân gian. Tuy họ có thể trốn thoát pháp luật, trốn tránh sự khiển trách của mọi người, nhưng không thoát được báo ứng nhân quả, nhân như vậy thì phải chịu quả như thế. Đây chính là chân lý trong vũ trụ rất công bằng và rất thực tế.

Ngày xưa, có một phụ nữ rất nhiều chuyện, suốt ngày thị đi lông bông bên ngoài để nói những chuyện tốt-xấu. Thị không nói chuyện thị-phi của người thì khen-chê người này tốt, người kia xấu; thị đem điều tốt-xấu của mình để phê phán chuyện đúng sai của người khác.

Một hôm, thị gặp một cô gái trẻ đẹp. Thị bảo:

- Này em! Em rất xinh đẹp để ta giới thiệu cho cô một chàng trai khôi ngô tuấn tú, bảo đảm em rất hài lòng. Em đồng ý không? Chàng trai này vừa đẹp trai, vừa có học vấn, hiểu biết, lại giàu sang, có địa vị. Em kết hôn với anh ta quả thật là một đôi trai tài gái sắc, hạnh phúc không gì bằng.

Cô gái vốn không quen biết gì thị. Bỗng nhiên, nghe thị nói làm mai mối, e thẹn không dám nghe, nên đi luôn. Thị tức giận càm ràm: “Cô này không biết điều, mai này nhờ ta làm mai, ta không đồng ý đâu nhé!”. Cô gái nghe thị nói bậy bạ rất bực mình, sau đó mới bình tĩnh lại. Thật là, lời nói làm cho người khác bực tức chỉ là vô nghĩa.

Một lần, có người hàng xóm mất, thị giúp đỡ hết lòng, chỉ dạy con cái của người mất:

- Này các con! Mẹ của các con mất rồi mà các con không chịu khóc lóc gì hết, càng khóc lớn tiếng thì càng tốt, mới bày tỏ tấm lòng hiếu thảo đối với mẹ. Nếu không mọi người sẽ phê bình mà mẹ của các con cũng không được siêu thăng. Các con phải đốt nhiều vàng mã để mẹ các con xuống âm phủ có mà xài; lại còn đốt cả nhà giấy, xe hơi giấy và các dụng cụ đồ giả cho mẹ. Bằng không, mẹ các con sẽ quanh quẩn ở đây. Các con có muốn mẹ làm kẻ ăn xin, hay làm cô hồn, ma quỷ không? Lớn hết cả rồi mà không biết gì.

Thị chỉ bày cho mọi người, nếu bảo họ cảm tạ thị cũng không đúng, tức giận cũng không được, làm theo thị bảo cũng không ổn, không làm theo cũng khó xử; thật là làm khó hai bên. Thị đi đến đâu cũng chỉ gây phiền phức cho mọi người.

Hàng ngày, thị sống không có nề nếp; suốt ngày, thị lông bông ngoài đường, thường thường đến nửa đêm mới về nhà. Một hôm, thị nằm ngủ trưa bên cây cổ thụ. Lúc vừa thức giấc, thị chợt nhìn thấy một con gấu đen chạy đến, thị không kịp chạy trốn, nên đành ôm chặt thân cây, con gấu vồ thị. Vì thị ôm chặt thân cây, nên con gấu dùng hết sức kéo thị; không ngờ, vuốt của nó cắm sâu vào vỏ cây rút không ra được. Thị lập tức đè lên con gấu, nó nhất thời không cử động được. Khi đó, có một thanh niên đi ngang qua. Thị liền lớn tiếng bảo:

- Này chú em ơi! Hãy giúp dùm chị với, chỉ cần chú em giết chết con gấu này thì nó thuộc về chú.

Chàng trai hỏi:

- Tôi giúp chị như thế nào?

- Chỉ cần chú đè chặt bàn tay con gấu, chị cầm dao giết chết nó nhé!

- Dạ được!

Chàng trai đè tay con gấu cho thị; nhưng thị bỏ đi mất không quay lại, để chàng trai chịu trận, đè gấu cứng đơ trong tình cảnh nguy hiểm. Thật là, lỡ cưỡi trên lưng cọp khó mà xuống được, chàng trai không biết làm thế nào cho toàn mạng.

Bài học đạo lý

Thế gian có rất nhiều tà thuyết, nói ra những điều dường như là đúng mà lý thì không phù hợp. Họ dựa vào trời, thần để nói, nếu như mọi người bác bỏ cũng không được mà không bác bỏ cũng không đúng. Họ phao tin đồn nhảm rất nhiều, nói là Ngọc Hoàng thượng đế nói ra, hay Phật kia dạy, rõ ràng là không hợp lí. Chúng ta bác bỏ được không? Dẫn đến mọi người tức giận, bác bỏ được không? Nếu để lại làm cho mọi người tin theo tà kiến điên đảo, cũng làm cho bọn gian tà thức hiện ý đồ lừa đảo, không xiển dương chính pháp được. Thật là người tốt khó làm mà để họa cho người thì dễ.

Chuyện 94

Hiểu lầm ý người khác

Lời dẫn:Người thông minh dễ dàng hiểu rõ ý của đối phương thể hiện qua từng cử chỉ đưa tay, cất chân, cho đến nhíu mày, nhăn mặt. Kẻ ngu si chẳng những nói ra rất nhiều lần họ không hiểu mà còn hiểu lầm ý của đối phương. Những chuyện bi hài này rất nhiều, lại còn làm mất cơ hội rất nhiều việc lớn; thậm bị mất thân mạng quý báu.

Thuở xưa, có một chàng trai lãng tử sống phóng túng, gã yêu một phụ nữ đã có chồng rất xinh đẹp; cả hai người thường lén lút hẹn hò nhau. Có những lúc, chồng của ả vắng nhà thì họ tha hồ bên nhau suốt ngày, trút nỗi niềm nhớ nhung không bao giờ cạn.

Một hôm, gã hỏi:

- Này em yêu! Em có thật lòng yêu anh không?

Ả ỏng ẹo đáp:

- Tất nhiên là em yêu anh thật lòng, nếu không thì em dối chồng lén lút hẹn hò cùng anh làm gì?

- Vậy tại sao em không ly hôn với chồng để cùng anh xây dựng hạnh phúc.

- Vợ chồng em đang sống hòa thuận, anh ấy không phạm lỗi gì, làm sao em ly hôn được?

- Em nói như thế, chúng ta mãi mãi không thể chính thức kết hôn được phải không?

- Vậy anh có cách gì không?

Lúc họ đang tâm sự, bỗng bên ngoài có tiếng gõ cửa kêu:

- Em ơi! Anh về rồi, hãy mở cửa nhanh lên!

Ả nghe tiếng chồng gọi, hốt hoảng bảo:

- Dạ, anh đợi em tí, em ra mở cửa liền.

Ả nói nhỏ với tình nhân.

- Nguy to rồi! Chồng em về tới, anh phải đi ra mau lên. Chồng em ở bên ngoài đã biết chuyện tình của chúng ta, nếu anh ấy vào nhất định sẽ giết chết anh. Dưới nhà bếp nhà em có ma-ni (đường cống ngầm) anh chịu khó chui xuống đó trốn nhé. Nhanh lên, em ra mở cửa.

Trong lúc hốt hoảng, hắn hiểu lầm ý của ả là đi tìm viên ngọc ma-ni thì mới đi ra được, nên hắn tới lui trong nhà bếp tìm châu ma-ni. Lúc này, chồng của ả đã vào nhà, nhìn thấy gã liền nổi điên lên xông đến chẳng hỏi phải trái, cầm dao đâm gã chết tại trận. Trong cơn hấp hối, gã vẫn còn luyến tiếc thều thào nói: “Thật đáng tiếc! Ta chưa tìm được viên châu ma-ni”.

Do đó, hắn ôm hận từ giã cõi đời. Thật đúng như bậc Cổ đức dạy: “Nguyện chết làm hoa mẫu đơn, làm ma vẫn còn phóng túng”.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Con người ở đời sống phóng túng, đến khi làm ma vẫn sống phóng túng phải không? Chúng tôi e rằng, đối với họ kiếm được một bữa ăn cũng rất khó khăn, đói vẫn đói mà không chết. Quỷ sống không thể sống gọi là ngạ quỷ, nó có thể sống phóng túng như ở đời không? Kẻ sống phóng túng, chết bất đắc kì tử; hoặc có rất nhiều gia đình sống xào xáo, thương nhiều, hận cũng nhiều. Oán hận và tức giận là tội nhân ở hầm lửa địa ngục. Ai cũng sợ bị lửa dữ thiêu đốt mà vẫn thích sống phóng túng phải không?

Lại nói kẻ sống phóng túng thường luôn nơm nớp lo sợ, sợ người phát hiện, cũng là khi làm súc sinh sợ người giết họ. Chúng tôi nói theo thế gian, khi lửa dục đốt cháy tâm họ thì tinh thần không được yên ổn; giống như si mê, say xỉn. Cho dù tinh thần họ có yên ổn trong chốc lát, nhưng cũng là lợi bất cập hại. Chúng ta thử hỏi kẻ sống phóng túng có an lạc không?

Câu chuyện này để giải thích muôn sự muôn vật ở thế gian, sát na sinh diệt khổ, không vô thường, vô ngã. Nếu như chúng ta giác ngộ được sự sinh diệt của mọi sự vật thì trong tâm thanh tịnh thấy được pháp không sinh, không diệt, thoát khỏi sinh tử; lại ngay trong cuộc sống thường được an lạc, không còn bị lửa dục thiêu đốt, đời sống mới có ý nghĩa, có mục đích. Bằng không thì suốt đời cứ mãi tính toán tranh giành, bị năm dục sai khiến không dừng, vẫn luôn một mình tạo nghiệp. Sau khi chết, bị đọa vào ba đường ác, không biết trải qua trăm nghìn kiếp có trở lại thân người được không, đều do một niệm sai lầm mà đưa đến. Đức Phật dạy: “Một niệm giác tức là Phật, một niệm mê là chúng sinh”. Lẽ nào chúng ta vì một niệm sai lầm mà dẫn đến sinh tử khổ não vô cùng tận?

Chuyện 95

Vì hiểu lầm mà giết oan

Lời dẫn: Thương và ghét ở đời cách nhau thật mong manh, chẳng phải người thế gian thương tức là ghét, ghét tức là thương; thương-ghét luôn xoay vần không dừng. Chúng tôi nói nghĩa rộng là luân hồi sinh tử. Tất cả chúng sinh bị luân hồi sinh tử, phần đông đều do thương-ghét mà ra, tạo nghiệp thiện-ác mà chịu quả báo thiện-ác; đồng thời báo thù lẫn nhau, đòi nợ vẫn nợ, cho nên mới có luân hồi. Khổ báo vô cùng cũng là thương-ghét đưa đến.

Ngày xưa, có một đôi chim bồ câu rất thương yêu nhau, cùng sống chung nhau trên cành cây cổ thụ xanh tươi. Hàng ngày, chúng nó bay đi tìm thức ăn, tối về cùng ngủ chung, như bóng không rời hình, thương yêu chân thành. Vào buổi chiều, chúng nó thường đậu trên mái nhà, ánh nắng hoàng hôn chiếu lên bộ lông chúng nó sáng lấp lánh đẹp vô cùng.

Hai con chim sống với nhau rất vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc; có lúc chúng nó thể hiện tình cảm ra ngoài. Khi đậu trên cành cây, chim trống thường đậu sát vào chim mái âu yếm rỉa lông. Có những người nhìn thấy như vậy, đều trầm trồ khen ngợi nói: “Chim bồ câu là loài gia cầm mà chúng nó còn biết thương yêu nhau. Con người là tối linh trong muôn vật, vì sao chỉ biết lợi cá nhân mình mà tranh giành, giết hại lẫn nhau, không biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống được an vui?” Thế gian này có mấy người yêu nhau trong sáng và chân thật? Tình yêu ở thế gian thường xảy ra “yêu quá sinh hận”, “tức nước vỡ bờ”, “vui quá sinh buồn”. Đôi chim bồ câu cũng không ngoại lệ.

Mùa hè năm đó, đến mùa lúa chín vàng rực. Trong lúc, những người nông dân bận rộn thu hoạch mùa màng. Đôi chim bồ câu cũng vất vả đi tha những gié lúa sót lại trên ruộng đem về tổ, chuẩn bị lương thực cho mùa đông để không còn lo hàng ngày đi tìm thức ăn. Cả hai con đều nỗ lực làm việc, chỉ vài ngày tổ của chúng đầy ắp lương thực.

Một hôm, cả hai con đều bay ra ngoài, bỗng chim mái một mình bay về, cẩn thận xem lúa trong ổ. Vài ngày sau, vì thời tiết nóng bức làm cho lúa trong ổ khô héo xẹp ít lại. Chim trống thấy như vậy sinh nghi ngờ, cho rằng chim mái ăn lén; hoặc tha đi chỗ khác. Vì thế, chim trống càng nghĩ càng tức giận, liền nói với chim mái:

- Chúng ta cực khổ cùng đi nhặt lúa tha về, cô lại lén tha đi đâu?

Chim mái đáp:

- Chàng nói gì kỳ vậy? Thiếp không có.

- Không có, vì sao lúa còn ít như thế? Lẽ nào ta tha đi nơi khác? Cô thường bay về một mình làm gì?

- Vì thiếp không yên tâm lúa ở trong ổ nên bay về xem thử.

- Cô nói dối! Rõ ràng cô lén tha lúa đi nơi khác.

- Tại sao chàng lại nói oan cho thiếp như vậy? Thiếp lại cho rằng chàng lén tha lúa đi thì đúng hơn.

Do đó, hai con cãi nhau chí chóe. Chim trống nổi điên ra sức mổ rất mạnh, chim mái chết ngay lập tức. Chim mái chết rồi, nó còn nói: “Thật đáng kiếp! Mày dám phản bội lại tao”.

Vài ngày sau, thời tiết chuyển mùa, trời lạnh và mưa liên tục. Lúa trong ổ lại tươi, phình to trở lại, lúa vẫn nhiều như trước đây. Chim trống thấy sự việc như vậy, nó vô cùng hối hận nói: “Ta đã nghi oan cho nàng. Hóa ra, gié lúa bị trời nóng khô héo giảm ít lại, ta không chịu xem xét kỹ, ta lại giết chết nàng. Tội ta đáng chết! Ta thật đáng chết”. Chim trống quá đau buồn nên nó chết theo chim mái.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Con người thường là “vui quá sinh buồn”. Tình yêu cũng thường biến thành thù hận. Cuộc sống luôn đi đôi hai mặt: đúng-sai, khổ-vui, thương-ghét, yêu-hận, vận tốt-vận xấu, thành công-thất bại, giàu sang-nghèo hèn đều luôn xoay vần con người. Vì sao như thế? Lẽ nào “tạo hóa trêu ngươi”. Ông trời không ban cho con người hạnh phúc, an vui mà cố ý làm cho họ nếm mùi đau khổ chăng?

Con người được hạnh phúc là có cơm ăn, áo mặc, nhà ở yên ổn. Nhưng khi ăn ngon, mặc đẹp họ lại thích sống đua đòi phung phí, quên đi lúc cực khổ. Có người còn tạo các ác nghiệp như giết người cướp của, mại dâm, rượu chè be bét, cờ bạc. Bậc Cổ đức dạy: “Con người khi no ấm, lại nghĩ đến chuyện sinh hoạt tình dục. Nghèo đói sinh tâm tham”. Đây là căn tính thấp hèn của con người, cho nên bị trời phạt.

Kỳ thật, nhân quả tuần hoàn, xoay chuyển nghiệp thiện-ác từ đời quá khứ, nhiều đời nhiều kiếp đến nay vô lượng vô biên. Nếu như chúng ta tinh tiến sám hối, phát thiện tâm, cũng có liên quan phúc nghiệp đời quá khứ. Sống phung phí, sát sinh, trộm cướp, cúng tế cũng có liên quan ác nghiệp từ quá khứ đưa đến; cho nên có báo ứng đời nay; thương-ghét, yêu-hận cũng lại như vậy. Cho nên, lúc nào chúng ta cũng khởi thiện tâm thì được phước báo vô lượng tu tập thì sinh tâm từ bi, phát khởi trí tuệ thì phước báo tương lai nhiều đời nhiều kiếp hưởng mãi không hết.

Chuyện 96

Móc mắt khỏi làm việc

Lời dẫn: Đôi mắt là ánh sáng, là tương lai của con người; nếu như bị mù thì tương lai như không có. Thế giới này không có ánh sáng thì mọi sinh hoạt chìm trong bóng tối, sống đau khổ chi bằng chết sướng hơn. Thiên đường là nơi đại biểu ánh sáng và hạnh phúc; địa ngục là nơi tăm tối và đau khổ. Người bị mù thì cuộc sống của họ như ở trong địa ngục tăm tối phải không? Nếu như những người mù cùng sống chung nhau thì họ chỉ có cam chịu số phận bất hạnh. Nhưng có những người mắt sáng vì sao lại đi móc mắt? Vì họ muốn thoát khỏi khổ sai phục dịch. Nhưng sự cực khổ phục dịch đến lúc sẽ hết hạn, còn mắt bị mù thì chịu cảnh mù tối suốt cuộc đời. Vậy mà, thế gian lại có những kẻ ngu si như thế.

Ngày xưa, có một nhà vua vì muốn trưng bày tiện nghi trong cung cho hoành tráng xinh đẹp; cho nên ra lệnh rất nhiều thợ mộc nổi tiếng trong nước vào cung đóng, chạm khắc những đồ dùng. Đồ dùng tiện nghi của nhà vua phải khác xa dân thường, chẳng những phải đóng, chạm khắc khéo và đẹp mà còn phải làm cho nhanh nên bắt mọi người làm việc suốt ngày và rất cực khổ. Có lúc, còn bị quan viên quản lý mắng chửi, đánh đập. Ai nấy đều than thở suốt ngày, nhưng không dám nghỉ.

Một hôm, có một người thợ thông minh, ngồi tại chỗ nhưng không chịu làm việc. Quan quản lý hỏi:

- Này tên kia! Vì sao mày không chịu làm việc?

Anh ta đáp:

- Bẩm quan! Mắt con bị đau, nhìn không thấy gì.

Do anh ta giả vờ rất giống nên quan không có nghi ngờ. Quan đến tâu nhà vua, anh ta bị mù không làm việc được. Vua liền hạ lệnh cho anh ta nghỉ. Những người thợ mộc cho làm như vậy sẽ khỏi làm việc cực khổ, nên mọi người cùng nhau giả mù. Nhưng bị quan quản lý phát hiện, bị phạt cả đám.

Trong đó, có một người đưa ra ý kiến:

- Chúng ta muốn thoát khỏi làm việc cực nhọc này, chỉ còn cách hay nhất là làm người bị mù thật.

Mọi người đều đồng ý nói theo:

- Ý kiến rất hay! Chúng ta bị mù cũng khổ thật, nhưng vẫn tốt hơn làm việc cực khổ.

Cho nên, mọi người đều tự móc mắt mình làm cho bị mù. Mặc dù họ khỏi bị khổ sai, nhưng tiền đồ một đời coi như chấm dứt.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Có người vì trốn làm việc kiếm tiền cực khổ, nên đi lừa đảo, phạm tội bị xử. Có kẻ vì lợi ích cá nhân mà tham ô lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Có kẻ dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để trộm cắp v.v…để khỏi lao động khổ nhọc. Nhưng tương lai cả một đời của họ bị hủy hoại trong chốc lát. Bậc Cổ đức dạy: “Lỡ bước một phen thành mối hận nghìn đời, quay đầu lại đã trăm tuổi rồi”. Chúng tôi nói xa một chút, nhiều đời nhiều kiếp trong tương lai sẽ làm thân trâu, ngựa trả nợ cho mọi người. Đây là hám của rẻ, phải chịu lỗ phải không?

Một người thông minh phải biết đem tài trí của mình ra tạo dựng cơ nghiệp, làm việc kiếm tiền chánh đáng, không sợ thiếu thốn. Nhưng có kẻ cứ cố chấp lợi dụng sự thông minh của mình làm việc phạm pháp, lại trốn thoát kẽ hở pháp luật. Có kẻ lợi dụng chút thông minh của mình mà làm chuyện bóc lột mọi người; thậm chí tranh giành cấu xé nhau, dùng thủ đoạn tinh vi để hại người. Có kẻ thừa gió bẻ măng. Có người làm tay sai cho giặc. Có người buôn bán ma túy, vũ khí. Những việc họ làm đều là một vốn bốn lời. Kỳ thật, họ tự đánh mất nhân cách và đạo đức, hủy diệt tương lai của mình. Về sau, phải chịu quả báo đau khổ. Chúng ta nghĩ thử xem, họ là người thông minh, hay là kẻ ngu si?

Con người quý ở có đạo đức, có lương tâm, có lí trí, có tầm nhìn ra trông rộng. Nếu vì lợi ích trước mắt mà chúng ta làm trái đạo đức, lương tâm; bất chấp tương lai chịu sinh tử và đau khổ thì khác gì những người tự móc mắt mình. Kẻ không có đạo đức, lương tâm làm việc thì làm càn, không biết đúng-sai, không biết thật-giả, chánh-tà, phải-trái, thiện-ác; họ cho rằng có tiền là đúng tất cả. Những kẻ này khác nào những người mù trong câu chuyện?

Người có trí tuệ biết nhân quả, làm việc suy nghĩ trước sau, lợi mình lợi người; lại tính chuyện tương lai nhiều đời nhiều kiếp, mới gọi là người mắt sáng. Có người chỉ vì danh lợi, bất chấp thủ đoạn, chỉ vì muốn lợi cho bản thân, không đếm xỉa đến sự sống còn, đau khổ và lợi ích của người khác; đó là người mù- tự hủy tiền đồ của mình và cướp đi sự lợi ích của người khác. Phật pháp là mắt của trời, người; mọi người muốn tìm tương lai của mình hãy nghiên cứu Phật pháp.

Chuyện 97

Lôi người chịu hại chung

Lời dẫn:Ích kỷ lợi mình là đặc tính của con người. Bậc Cổ đức dạy: “Người không vì người, trời tru đất diệt”. Nhưng có lúc tự hại chính mình, hoặc gặp tai nạn thì kéo người khác cùng chịu hại với mình. Việc có lợi giành riêng mình, muốn riêng mình được lợi ích; việc có hại muốn bạn bè cùng chịu chung. Đây là căn tính thấp hèn của con người, hay là tâm ganh tỵ?

Ngày xưa, có hai người người bạn rất thân nhau, một người học nghề thợ vàng, một người rất giàu có. Cả hai cùng thích đi du lịch, họ thường hẹn hò cùng nhau đi dạo ngắm cảnh non xanh nước biếc. Một hôm, họ đi dạo trong rừng sâu, quên mất trời đã về tối, nên đành nghỉ qua đêm bên gốc cây. Sáng hôm sau, họ đi xuống núi, vừa ngắm cảnh đồng bằng lúa xanh mơn mởn thẳng cánh cò bay, vừa thưởng thức hương thơm hoa cỏ dại bên đường. Trong lúc họ say sưa ngắm cảnh thiên nhiên; bất ngờ, không biết từ đâu một tên cướp chạy đến, bình thường người bạn giàu có rất cam đảm, nhưng khi gặp tên cướp hắn rất nhút nhát. Lúc tên cướp bắt hắn thì người bạn thợ vàng lẻn núp trong lùm cây. Tên cướp rút con dao ra, hắn run rẩy nói:

- Thưa đại ca! Em chỉ có chiếc áo này thôi, không còn vật gì khác.

Tên cướp quát:

- Đưa ra mau lên!

Trong chiếc áo bọc một cây vàng, hắn hỏi tên cướp:

- Em đưa đại ca cây vàng, đại ca trả lại cho em chiếc áo được không?

- Vàng ở đâu?

- Dạ, vàng trong chiếc áo.

- Tao không biết vàng thật hay giả, làm sao tin mày được?

- Dạ vàng thật trăm phần trăm, đại ca không tin thì có tên thợ vàng núp trong lùm cây kia, hỏi nó thì biết.

Tên cướp không để ý có người bạn thợ vàng, nghe hắn nói liền bước vào lùm cây lấy hết tài sản của người bạn này rồi đi. Lúc đầu, vốn chỉ có mình hắn bị cướp của; sau đó hắn chỉ bạn mình cũng bị mất của luôn. Thật là, hại người rồi hại mình.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Con người ở đời, bất luận là bạn chí thân, cùng hoạn nạn thì dễ, nhưng cùng giàu sang thì rất khó. Vì thế, dân gian có câu: “Sướng khổ có nhau”; hoặc “cùng sống cùng chết”. Khi ta gặp hoạn nạn bị hại, mong muốn người cũng bị hại theo, nhưng người khác không có gặp nạn, ta cũng muốn họ cam tâm tình nguyện chịu nạn. Đây là tâm lý gì? Ganh tị. Tự mình bị hại, nhưng không muốn người khác được an ổn. Bồ-tát Địa Tạng nói: “Tôi không vào địa ngục thì ai vào địa ngục. Địa ngục vẫn còn tôi thề không thành Phật”. Ngài A-nan phát nguyện: “Nếu còn một chúng sinh chưa thành Phật, con nguyện không chứng Niết-bàn”. Tinh thần hi sinh tự ngã, mong cho người khác được thành tựu, khác nhau một trời một vực.

Người ta yêu nhất thế gian, đó là tình chồng vợ. Lúc thương yêu nhau, cả hai cùng sướng khổ có nhau, cùng nhau sống chết. Khi tình cảm rạn nứt, luôn mong muốn mày chết, tao sống. Lúc yêu thương mặn nồng, đem cả thân mạng hi sinh cho đối phương, khi chia tay thì mong đối phương chết ngay lập tức. Đây là không muốn người khác hưởng thụ một mình.

Ở đời có người thích sống buông thả, đánh mất sự nghiệp; hoặc làm ăn thất bại, cũng muốn kéo người khác sống buông thả như mình, mất đi công đức đạo nghiệp. Họ muốn mọi người cùng trầm luân đọa lạc, không muốn cùng nhau nỗ lực tinh tiến tu hành, cùng sinh về Cực Lạc, cùng hành đạo Bồ-tát là vì sao? Đều là do ác duyên đời trước; hoặc do tâm ganh tỵ sai khiến. Ganh tỵ như vậy là ác ma của chúng ta. Thành tựu người khác là thành tựu mình, ganh tỵ người khác là ganh tỵ mình, hại người là hại mình. Vì sao mọi người muốn tự hại mình; hoặc tự cam chịu đọa lạc?

Chuyện 98

Con rùa thông minh

Lời dẫn: Bậc cổ đức dạy: “Người có tài sai khiến người khác, kẻ bất tài bị người sai khiến”. “Người tài dùng miệng, kẻ bất tài dùng thân”. Trâu bò ngu ngốc, mặc dù thân chúng nó to lớn, mạnh mẽ, nhưng vẫn bị con người sai khiến. Con người tuy nhỏ, nhưng có khả năng dời núi lấp biển, chế tạo tàu thuyền, máy bay, xây dựng nhà cao ốc mấy chục tầng, điều khiển nhà máy, xí nghiệp. Chúng ta đủ thấy trí tuệ con người là thứ vạn năng.

Xưa kia, có một chú bé thường chạy đến bên bờ sông chơi đùa. Một hôm, chú nhìn thấy một con rùa liền bắt nó. Chúng ta biết rùa là loài lưỡng thê, có thể bò trên đất liền và cũng có thể bơi lội dưới nước. Khi rùa bị bắt đầu, đuôi và bốn chân của nó rụt vào trong mai, đợi đến khi không có động tĩnh nó mới thò ra, lén chạy đi. Các loài động vật khác khi bị bắt không làm được như nó.

Lúc này, chú bé bắt được con rùa, liền kéo đầu và chân nó ra, nó lại rút vào trong mai. Chú bé nói:

- Ta không cần kéo đầu ngươi, ngươi rút vào mai làm gì cho mệt, ta muốn giết ngươi.

Con rùa đáp:

- Chú muốn giết ta không được đâu, bởi vì mai của ta rất cứng.

- Ta sẽ dùng lửa thiêu chết ngươi.

- Chú muốn dùng lửa thiêu chết ta cũng không được, vì thân ta cứng hơn đá, thiêu không chết.

- Ngươi không sợ lửa, không sợ đao. Vậy ngươi sợ gì?

- Ta rất sợ nước, chú thấy đem đá ném xuống nước thì nó liền chìm. Thân ta và đá giống nhau.

Chú bé cười ha hả và nói:

- Ta không nghĩ ra cách gì để giết ngươi, nay ngươi đã chỉ cách để ta giết chết ngươi. Ngươi đã giúp ta chu đáo, cảm ơn ngươi nhé!

Chú bé liền ném rùa xuống nước, một tiếng “bùm” rùa liền lặn mất xuống đáy sông.

Trong lúc chú bé đang đắc ý, bỗng nhiên rùa nổi lên nói:

- Cảm ơn chú bé nhé! Cảm ơn chú đã đưa ta về nơi ta sinh sống. Ta đi đây!

Chú bé ngạc nhiên nói:

- Việc này là thế nào? Rõ ràng ta ném xuống ngươi chìm mất mà. Vì sao ngươi nổi lên được?

Chú không biết rùa là động vật lưỡng thê, nên nghi ngờ.

Bài học đạo lý

Câu chuyện này nói người có trí tuệ, cho dù gặp cảnh nguy hiểm hay tai nạn thế nào, họ vẫn có thể hóa nguy thành an. Kẻ ngu vô sự vẫn đi gây sự, tự mình chuốc lấy phiền muộn.

Các vị đại đức! Đức Phật là Đấng giác ngộ, đầy đủ trí tuệ, từ bi, đức hạnh nên thành Phật. Vì thế, Ngài thoát khỏi sinh tử ba cõi, được đại tự tại; cho nên trí tuệ là nguyên nhân thành Phật rất quan trọng. Chúng ta sinh hoạt hàng ngày, cũng cần dựa trí tuệ, mới có thể thành công sự nghiệp, cũng mới có thể yên ổn, an vui trong cuộc sống.

Chúng tôi nói thí dụ: “Người có trí tuệ, họ có kế hoạch sự nghiệp, ứng phó muôn sự ở thế gian, đối nhân xử thế khéo léo, buôn bán thu chi rành mạch”. Người có trí tuệ xử sự mọi việc tốt đẹp làm hài lòng mọi người. Kẻ không có trí tuệ làm việc này không xong, việc kia cũng không được, đi đến đâu cũng làm mọi người phiền lòng, làm việc không tốt, lại còn trầy trật không ra gì. Đến chỗ nào cũng tính toán chi li, tranh cãi với mọi người; lại chuốc nhiều phiền não, đau khổ; nặng hơn một chút là tạo tội nghiệp, làm cho tương lai chịu nhiều quả báo đau khổ. Cho nên trí tuệ là bảo bối của con người rất quan trọng.

Thế gian có rất nhiều tôn giáo. Tôn giáo vốn là nhiệm vụ vĩ đại dạy mọi người tu tâm dưỡng tính, bồi dưỡng tâm tính và đạo đức, nhân cách. Nhưng có người lợi dụng tôn giáo để làm công cụ cuộc sống; hoặc làm công cụ kiếm tiền, cầu danh lợi. Kết quả ngược lại, trở thành công cụ hại họ đọa lạc, đều có liên quan không có trí tuệ. Vì thế, trí tuệ là then chốt quan trọng, thăng hay đọa ở thế gian và xuất thế gian.

Chuyện 99

Nhặt được vàng lại bị đoạt

Lời dẫn: Tục Ngữ có câu: “Ba năm xoay chuyển theo vận tốt hay xấu”. “Gió nước theo sự di chuyển”. “Có lúc trăng sáng, có lúc sao sáng”. Các câu trên đều nói vận mạng con người luôn luôn thay đổi; vạn vật cũng luôn thay đổi. Vận mạng có dừng lại không? Vì sao như thế? Bởi vì tâm người luôn thay đổi, có lúc nghĩ thiện, có lúc nghĩ ác, có lúc làm thiện, có lúc làm ác; cho nên vận mạng cũng thay đổi tốt-xấu. Như thế, nếu khi chúng ta có cơ hội tốt, kiếm được nhiều tiền, gặp vận tốt thì nên cố gắng nắm bắt cơ hội, tích lũy công đức. “Trời nắng ráo tích trữ lương thực dành khi mưa”. “Nuôi con cậy về già, tích trữ lúa gạo phòng khi đói”. Chúng tôi nói rộng một chút, đời nay chúng ta phải tu đời sau được phúc, tốt nhất là tu giải thoát sinh tử.

Ngày xưa, có một người rất nghèo đi lang thang nơi hoang vắng. Bất ngờ, hắn phát hiện một rương vàng, vui mừng khôn xiết. Hắn nghĩ rương vàng này cả đời hắn xài cũng không hết, hắn không còn lo chuyện cơm ăn, áo mặc, có thể xây nhà cao cửa rộng, cũng có quyền cưới năm thê, bảy thiếp, được hưởng thụ tất cả thú vui ở đời. Trong lúc, hắn ngất ngây say sưa đếm vàng,. Bỗng có một tên cướp đi ngang qua nhìn thấy liền cướp đi hết. Gã nhà nghèo vẫn trở lại trắng tay.

Bài học đạo lý

Câu chuyện này giải thích hàng phàm phu chúng ta từ đời quá khứ nhiều đời nhiều kiếp đến nay, trôi nổi trong sinh tử, chịu khổ não vô lượng vô biên; ngày nay, gặp được Phật pháp thật không dễ gì. Người muốn tu phúc cõi trời, cõi người; hoặc muốn tu theo đạo Thanh văn giải thoát sinh tử; hoặc muốn tu theo Bồ-tát làm lợi ích chúng sinh, cuối cùng mới thành Phật. Mọi người đều có thể ở trong Phật pháp tìm những thứ mình cần, lấy không hết, dùng không cạn. Chúng tôi có thể nói là tài sản vô tận. Nhưng vì sáu căn của chúng ta phan duyên theo sáu trần, nên bị sáu giặc là nhãn thức, nhĩ thức lấy trộm đi công đức pháp bảo quí báu vô lượng, rốt cuộc chúng ta vẫn là phàm phu tục tử. Chúng tôi sợ rằng tương lai vẫn chịu sinh tử vô lượng, khổ não vô biên. Đây không phải là điều đáng tiếc hay sao?

Người học Phật vốn phải tín giải hành chứng, từ từ mà tu. Có người dừng ở phương diện hiểu biết mà không chịu tu hành; hoặc có tu hành thì buông lung sáu căn, tham đắm năm dục, sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ở thế gian. Cho nên tài sản công đức trong nhà mình bố thí, trì giới, nhẫn nhục đều bị sáu thức lấy trộm đi. Chúng ta vẫn mãi mãi là một phàm phu khổ não, chẳng phải là việc đáng tiếc hay sao?

Xưa nay chúng sinh đều có Phật tính, đều có của báu vô lượng. Vì giữ cửa-tu hành không nghiêm túc, để sáu trần xâm nhập trộm lấy đi nhiều của cải (sáu độ) mà chịu làm người nghèo cùng. Ngày nay không dễ gì gặp được Phật pháp, có thể làm một đại gia giàu nứt vách. Chúng ta hãy cố gắng nắm lấy cơ hội dụng công tu hành. Nếu như để sáu trần trộm lấy đi (lười biếng), không phải thật đáng tiếc hay sao?

Điều Ngự Trượng Phu một trong mười hiệu của Đức Phật; giống như huấn luyện viên luyện ngựa, có con vừa thấy roi đã chạy nhanh; có con đánh mới chịu chạy; có con đánh đập rất mạnh vẫn không chịu chạy. Đức Phật giáo hóa chúng sinh cũng như vậy. Có chúng sinh nghe Phật pháp liền nỗ lực tinh tiến tu hành. Có chúng sinh dạy nói, khuyến khích thế nào cũng không chịu tu hành. Người nghe Phật pháp mà không chịu tu hành thì khác nào nhặt được của báu mà bị kẻ khác cướp đi?

Xưa nay Thánh hiền, nhiều đời Tổ sư tu học Phật pháp đắc đạo chứng quả nhiều vô số, đều là người nghe pháp dụng công tu hành. Một chữ, một câu trong Phật pháp, mọi người nên lấy làm bảo bối thì mới có thể thụ dụng Phật pháp. Người chỉ nghe mà không chịu tu hành thì giống như có của cải mà không biết xài. Chúng ta hãy đem Phật pháp ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày; giống như của ít mà biết sử dụng, như người biết khai thác tài nguyên nhiều vô số kể, dùng không hết, lấy không cạn. Người không biết sử dụng, có nhiều của cải cũng như không. Chúng ta đừng làm người nhặt được vàng mà bị người khác cướp đi nhé!

Chuyện 100

Tham cái nhỏ bỏ cái lớn

Lời dẫn: Mọi người đều có thói quen hám của rẻ. Như khi chúng ta bàn chuyện làm ăn buôn bán, cần phải đãi một bữa tiệc nhỏ thì chuyện làm ăn mới thành công. Khi chúng ta muốn đi kiện cáo, phải chìa phong bì ra trước thì mới được thắng kiện. Lúc chúng ta lâm bệnh nặng phải vào bệnh viện cấp cứu, cũng phải có phong bì mới được chăm sóc đặc biệt. Chúng ta muốn nhờ người khác làm việc gì, trước phải làm lợi cho họ, sau mới dám nhờ họ giúp đỡ. Mọi người biết nhận quà của người khác là việc làm trái pháp luật, phạm pháp, nhưng không ai từ chối cả. Do đó mà mọi người tự chôn vùi nhân cách, đạo đức, tương lai, danh dự của mình. Đây không phải là tham cái nhỏ bỏ cái lớn hay sao?

Ngày xưa, có một phụ nữ bồng con đi xa, vì đi rất lâu, nên nàng mỏi mệt, ngồi nghỉ bên gốc cây, bất chợt nàng ngủ say. Khi đó, có một tên lưu manh đi ngang qua, đem kẹo đến cho chú bé. Chú bé ham kẹo, nên rất mến hắn. Hắn lợi dụng lúc chú bé mê ăn kẹo, liền lấy hết đồ trang sức của người mẹ và đi mất. Khi người mẹ thức dậy thì tất cả tài sản đã bị tên lưu manh lấy đi sạch.

Bài học đạo lý

Câu chuyện này nói về người học Phật phải tinh tiến tu hành mới đúng, nhưng vì tham đắm danh lợi thế gian, tham chút lợi nhỏ mà tăng trưởng phiền não, đánh mất công đức trí tuệ, giống như chú bé ham ăn kẹo, đem hết đồ trang sức cho kẻ lưu manh; chẳng phải tham cái nhỏ bỏ cái lớn hay sao?

Đây là câu chuyện thí dụ. Người phụ nữ dụ cho chính niệm, ngủ say dụ cho lười biếng, mất chính niệm. Tên lưu manh dụ cho tâm của chúng ta. Kẹo dụ cho chút lợi. Chú bé dụ cho người học Phật phải chính niệm hộ trì thì sẽ không mất tài sản công đức. Chính niệm, chính kiến, chính định, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chínhtư duy, chính tinh tiến đều là pháp bảo hộ trì bản tính của chúng ta, mới không bị tâm viên ý mã lấy trộm đi tài sản công đức của chúng ta.

Người học Phật, nếu không hám của rẻ thì dù có người đến lấy trộm tài sản công đức của chúng ta, nhưng chúng ta luôn cảnh giác, làm cho chính niệm ở trong hiện tại thì tên ý giặc liền bỏ chạy. Đức Phật dạy: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác ngộ muộn”. Niệm khởi liền giác, giác thì vọng niệm không sinh. Đây là quá trình của người tu hành, là việc cần phải trải qua, chúng ta thành công hay thất bại cũng đều ở đây.

Chúng tôi nói cách khác, nếu chúng ta vì tham chút lợi ích, tiếp cận năm dục, cho đến ở chốn ồn náo, sẽ làm cho lòng ham muốn tăng trưởng mạnh. Chủng tử ở trong ruộng thức thứ tám thường say năm dục, cũng dẫn đến lòng ham muốn từ đời quá khứ, làm tăng trưởng mỗi ngày, đạo tâm suy giảm, bị giặc phiền não đánh bại, nên sinh tử khổ não vẫn vô lượng vô biên. Bậc Cổ đức dạy: “Giàu sang không ham mê, nghèo khó không thể lay chuyển, không khuất phục trước uy lực và quyền thế”. “Không lay động trước tám ngọn gió, ngồi ngay thẳng trên tòa sen vàng”. Đó là điều tu hành quan trọng nhất. Lòng ham muốn là ngọn lửa mạnh mẽ, đạo tâm là nước mát lạnh; lửa, nước không dung hòa nhau. Chúng ta nên chọn lấy cái nào? Là do trí tuệ chọn lựa.

Phật giáo có Đại thừa và Tiểu thừa. Đại thừa là người phát tâm rộng lớn, làm lợi ích cho chúng sinh là quan trọng. Tiểu thừa là người tự tu tự lợi làm chủ yếu, họ không có thời gian để làm lợi ích cho người khác, cũng không phát tâm Bồ-đề. Tham đắm lợi mình mà không đi làm lợi ích cho người khác, có phải tham cái nhỏ mất cái lớn không?

Người không phát tâm Bồ-đề, suốt ngày đi làm lợi ích cho chúng sinh, không có thời gian tinh tiến tu tập thì có giống chúng sinh bị trầm luân trong sinh tử hay không? Trước khi họ chưa giải thoát phiền não, tất nhiên sinh tử không thể giải thoát. Nhưng nếu họ giữ được tâm Bồ-đề, không rơi vào đường ác, cũng không mê muội tạo nghiệp ác thì sự nghiệp của họ là làm lợi ích cho chúng sinh, bản thân họ cũng dần dần tăng trưởng phúc đức trí tuệ. Cho nên, làm lợi người tức là làm lợi mình, không phải tham cái nhỏ mất cái lớn.

Tham cái nhỏ mất cái lớn là kẻ mê muội không giác ngộ. Đức Phật dạy: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Bồ-tát làm bất cứ việc gì, việc gì đáng làm, việc gì không nên làm, rõ ràng minh bạch. Chúng sinh sợ quả, vì không biết nhân như thế nào, sẽ sinh ra quả như thế nào, nên tạo tội nghiệp ngay trong cuộc sống hàng ngày. Khi quả đến thì than trời trách đất, cầu khẩn Bồ-tát gia hộ, cũng là tham cái nhỏ mất cái lớn.

Tạp A-hàm (Skt. Samyukta-āgama), truyền thống của phần lớn các học phái sơ kỳ Phật giáo, ngoại trừ Hữu bộ, liệt kê là bộ thứ ba trong bốn A-hàm, tương đương với Samtutta thuộc bộ thứ trong năm bộ Nikāya (Pāli), được biên tập trong đại hội kết tập lần thứ nhất.

LỊCH SỬ TRUYỀN DỊCH

I. Ý NGHĨA VÀ TRUYỀN THỪA

Tạp A-hàm (Skt. Samyukta-āgama), truyền thống của phần lớn các học phái sơ kỳ Phật giáo, ngoại trừ Hữu bộ, liệt kê là bộ thứ ba trong bốn A-hàm, tương đương với Samtutta thuộc bộ thứ trong năm bộ Nikāya (Pāli), được biên tập trong đại hội kết tập lần thứ nhất.

Luật Ma-ha Tăng kỳ, thuộc Đại chúng bộ (Mahāsaṅgika),  chép: “Tôn giả A-nan tụng lại toàn bộ Pháp tạng như vậy. Những kinh có văn cú dài được tập hợp thành một bộ gọi là Trường A-hàm. Văn cú vừa, tập hợp thành bộ Trung A-hàm. Văn cú tạp, tập hợp thành bộ Tạp A-hàm. Các thể tài như Căn tạp, Lực tạp, Giác tạp, Đạo tạp, vân vân, được gọi là tạp.”[1]  Các bộ Luật khác, chép về đại hội kết tập này, mà hầu hết Hán dịch đều gọi là “tạp’ với giải thích gần tương tợ, nhưng không xác định nghĩa.[2] Từ “tạp được giải thích như vậy không hoàn toàn có nghĩa “pha tạp” hay “tạp loạn”[3], nghĩa là pha trộn nhiều thứ linh tinh khác nhau vào một gói. Từ này được thấy xác định hơn theo giải thích của Tì-ni mẫu kinh: “Trong đó, tương ưng (liên hệ) tỳ-kheo, tương ưng tỳ-kheo-ni, tương ưng Đế Thích, tương ưng chư thiên, tương ưng Phạm Thiên; những kinh như vậy được tập hợp thành một bộ gọi là Tạp A-hàm.” Nói là tương ưng tì-kheo-ni, tương ưng Phạm Thiên, vân vân, cho thấy các tương đương của chúng trong Pāli: Bhikkhunī-samyutta, Brahma-samyutta. “Tạp” được giải thích như vậy hàm nghĩa “tương ưng”, chỉ rõ những kinh liên hệ đến tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, chư thiên, vân vân được tập hợp thành một bộ. Nghĩa Tịnh[4] và Huyền Trang đều hiểu theo nghĩa này, do đó dịch là Tương ưng A-cấp-ma. Từ Sanskrit saṃyukta, nguyên là phân từ quá khứ thụ động bởi động từ căn sam-YUJ, có nghĩa là kết hợp, nối kết hai cái lại với nhau như buộc hai con bò vào trong một cỗ xe kéo.[5] Ý nghĩa nối kết hay “tương ưng” này được thấy rõ trong giải thích của Hữu bộ tì-nại-da tạp sự. Theo đó, những kinh có nội dung liên hệ (=tương ưng) đến năm uẩn, được tập hợp thành “Phẩm Uẩn”[6]; những kinh có nội dung liên hệ đến xứ, giới, được tập hợp thành các phẩm “Xứ”[7] và “Giới”[8].

Huyền Trang trong Pháp trụ ký cũng dịch là “Tương ưng A-cấp-ma”, nhưng lại kể thêm “Tạp loại A-cấp-ma”, và nói  Tố-đát-lam tạng, tức Kinh tạng, bao gồm năm A-cấp-ma. [9] Tạp loại A-cấp-ma được kể trong đây như vậy là bộ thứ năm, tương đương với Nikāya thứ năm của Pāli là Khuddaka-nikāya. Pāli khuddaka, hay Sanskrit kṣudra có nghĩa là “tạp toái”, chỉ những tiểu tiết, chi tiết vụn vặt, không quan trọng, như những điều luật Phật chế nếu thấy là không quan trọng thì chúng tỳ-kheo có thể liệt vào loại “tạp toái giới” (skt.kṣudrānukṣudraka) và có thể tùy ý không tuân giữ.[10]

Nhưng trong Đại Tì-bà-sa 6, Câu-xá 29 Du-già-sư địa 85,  Huyền Trang dịch từ  này là Tạp A-cấp-ma.[11] Mặc dù trong Pháp trụ ký phân biệt rõ hai bộ loại tương ưng và tạp loại khác nhau, trong các Luận này, Hán dịch của Huyền Trang đồng nhất Tương ưng A-cấp-ma với Tạp A-cấp-ma. Có lẽ gọi là A-cấp-ma vì bấy giờ từ “Tạp” đã thông dụng chỉ một trong bốn A-hàm. Dù vậy, trong giải thích của luận Du-già sư địa, từ “Tạp” trong Tạp A-cấp-ma cũng hàm nghĩa “tương ưng”.

Luận nói, “Sự khế kinh, đó là bốn A-cấp-ma: 1. Tạp A-cấp-ma, 2. Trung A-cấp-ma, 3. Trường A-cấp-ma, 4. Tăng nhất A-cấp-ma. Về Tạp A-cấp-ma, trong đó, đức Thế Tôn quán sát các hạng cần được giáo hóa như vầy, như kia, tuyên thuyết những chủ đề liên hệ (=tương ưng) được nói bởi Như Lai và các Đệ tử; những chủ đề liên hệ uẩn, xứ, giới, liên hệ duyên khởi, thức ăn, Thánh đế; những chủ đề liên hệ niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi, niệm hơi thở ra vào, hữu học chứng tịnh, vân vân. Lại nữa, y theo tám chúng mà nói liên hệ các chúng. Được kết tập vào phần cuối, với mục đích để cho Thánh giáo tồn tại lâu dài, cuối mỗi tương ưng được kết thúc bằng bài kệ tóm tắt.”[12]

Đấy là nói về hình thức tổ chức. Ý nghĩa liên hệ hay tương ưng như vậy được phân thành ba tổ: 1. người nói (năng thuyết), là Như Lai và các Thánh đệ tử; 2. điều được nói (sở thuyết), là các chủ đề liên hệ như uẩn, xứ, giới;  3. đối tượng nhắm đến (sở vị thuyết), là các chúng tỳ-kheo, chư thiên, Ma, v.v…

Như vậy, những kinh mà nội dung chứa đựng các chủ đề, hay vấn đề liên hệ nhau được tập hợp thành một tương ưng, theo đây có thể hiểu là một thiên hay một chương. Luận giải thích thêm: “Các giáo nghĩa với các thể tài liên hệ nhau như vậy được sưu tập và dồn chung lại thành nhóm, gọi là Tạp A-cấp-ma.”[13] Hán dịch của Huyền Trang trong đoạn này, từ “tạp” được giải thích là “gián xí cưu tập”. Trong Hán cổ,  được dùng như làtạpCưu, chỉ loại chim gáy, thường tụ họp thành đàn, gọi là cưu hạp hay cưu tập. Căn cứ theo nghĩa Hán tự, Lữ Trừng giải thích cụm từ “gián xí cưu tập” như sau: “Thể tài được kết tập của Kinh tuy có thể gọi là tương ưng, nhưng văn của Kinh được sắp xếp tùy nghi, không thuận theo thứ tự, như vậy mà có nghĩa là tạp. Những tương ưng được nói bởi Như Lai hay các đệ tử, tùy theo người nói mà đặt lên đầu các thiên, nhưng văn của Kinh thì đặt xen kẽ (gián xí) các tương ưng khác vào giữa. Lại nữa, tương ưng giới cùng với tương ưng uẩn xứ nên được xếp chung một loại, nhưng trong văn của Kinh lại đặt xen kẽ vào giữa các đề tại như nhân duyên, (Thánh) đế, thực. Do sự “gián xí cưu tập” như vậy mà kinh được gọi tên là Tạp A-cấp-ma.”[14]

Tuy có các giải thích được thấy trên, “tạp” ở đây vẫn không hẳn có nghĩa là pha tap, nếu hiểu pha tạp là trộn lẫn nhiều thứ tạp nhạp với nhau, mà là sự tổ hợp có thứ tự hợp lý. Thế nhưng, như được định nghĩa trong Phân biệt công đức luận, “Tạp, chỉ những kinh có nội dung đoạn trừ kết sử, thật khó đọc thuộc, khó ghi nhớ; thể tài phần nhiều vụn vặt (= tạp toái) khiến người ta dễ quên.”[15] Đoạn Hán dịch này do từ “tạp toái”, được hiểu là tạp nhạp hay tạp loạn, xem đó là ý nghĩa chính của từ này, nên có thể khiến bỏ sót từ khác cũng rất quan trọng để hiểu nội hàm của tạp; đó là từ đoạn kết. Tất nhiên từ “đoạn kết” cũng có thể hiểu là kết luận đoạn văn, hay phán quyết; nghĩa này không phù hợp ở đây. Trong tiếng Phạn, cùng họ với samyukta ta có từ saṃyojana, kết phược, một từ khác chỉ phiền não. Đoạn kết, hay đoạn trừ phiền não, là nội dung đại bộ phận các kinh được tập hợp trong bộ loại này.[16]

Trong đoạn văn dẫn thượng từ Du-già sư địa, có nhắc đến cụm từ “sự khế kinh.” Đó là một trong 24 đề mục tạo thành các bộ phận của Kinh tạng (Tố-đát-lãm sự, sūtra-vastu).[17] Sự, chỉ cho thể tài, hay các vấn đề được đề cập. Luận nói, “Nên biết, những điều Phật nói được bao gồm trong chín thể tài (sự, vastu): 1. hữu tình sự, 2. thọ dụng sự, 3. sinh khởi sự, 4. an trú sự, 5. nhiễm tịnh sự, 6. sai biệt sự, 7. thuyết giả sự, 8. sở thuyết sự, 9. chúng hội sự.”[18] Trong đó, hữu tình sự (sattva-vastu) bao gồm các vấn đề liên hệ đến năm thủ uẩn. Thọ dụng sự (upabhoga-vastu), các vấn đề liên hệ đến 12 xứ. Sinh khởi sự (utpatti-vastu), liên hệ đến duyên sinh và các chi duyên khởi. An trú sự (sthiti-vastu), liên hệ đến bốn loại thức ăn. Nhiễm tịnh sự (saṃkleśa-vyavadāna-vastu), liên hệ bốn Thánh đế. Sai biệt sự (vaicitrya-vastu), liên hệ vô lượng giới. Thuyết giả sự, Phật và các đệ tử của Phật. Sở thuyết sự, liên hệ các bồ đề phần (bodhyaṅga)  gồm bốn niệm trụ, vân vân. Chúng hội sự, chỉ các Kinh liên hệ đến tám chúng.

Chín sự như vậy cũng chính là toàn bộ tổ chức của Tạp A-hàm, bao gồm cả nội dung và hình thức. Do bởi nguyên bản Phạn của Kinh đã thất lạc, đến nay chưa được phát hiện, nên Kinh được tổ chức như thế nào chỉ là vấn đề của suy luận. Bản dịch Hán hiện tại được nói là có phần tạp loạn, do bởi chính truyền bản hay do bởi những người biên tập Hán dịch. Song, nếu đối chiếu với truyền bản Pāli tương đương, ta cũng có thể hình dung một cách rất khái quát tổ chức nguyên thủy của Phạn bản, chí ít đó là truyền bản được đọc bởi Du-già sư địa.

Trong liệt kê chín sự bởi Du-già sư địa như đã thấy, ta có các tương đương Pāli từ Samyutta-nikāya như sau. Thứ nhất, những vấn đề liên hệ đến năm thủ uẩn, đó là các các Kinh được tập họp thành phẩm Uẩn,Khandhavaggo; phẩm này gồm 13 saṃyutta (tương ưng). Thứ đến, những Kinh với nội dung liên hệ đến xứ tập hợp thành phẩm Sáu xứ, Saḷāyatanavaggo; phẩm này gồm 10 saṃyutta. Tiếp theo, liên hệ đến duyên sinh và duyên khởi bao gồm các Kinh trong phẩm Nhân duyên, Nidānavaggo, gồm 10 saṃyutta. Thứ tư, liên hệ vấn đề thức ăn để chúng sinh tồn tại, không có thiên phẩm riêng biệt, mà là chỉ là một chương gọi làAhāravaggo, trong tương ưng thứ nhất, Nidānasaṃyuttaṃ, thuộc phẩm Nhân duyên, Nidānavaggo. Thứ năm, liên hệ bốn Thánh đế, tương đương với tương ưng Thánh đế, Saccasaṃyuttam, thuộc thiên Đại phẩm,Mahāvaggo. Thứ sáu, liên hệ đến đa giới, tương đương Dhātusaṃyutta trong phẩm Nhân duyên,Nidānavaggo. Thứ bảy, gồm các samyutta phân tán trong các thiên phẩm (vagga). Thứ tám, gồm đại bộ phận các samyutta trong phẩm Đại, Mahāvaggo. Thứ chín, chúng hội sự, tức liên hệ tám chúng, gồm 11 samyutta trong phẩm thứ nhất, gọi là thiên “Có Kệ”, Sagāthāvaggo.

Xem thế, tổ chức nguyên hình Phạn bản rất gần với bản Pāli hiện tại. Sự bố trí các thiên phẩm, các samyutta, khác nhau là do sự truyền tụng khác nhau giữa các bộ phái. Đó là điều tất nhiên.

Về liên hệ bộ phái, như những ghi chép về cuộc kết tập Thánh điển lần đầu tiên tại Vương xá, Thánh điển nguyên thủy bao gồm hai bộ phận chính là Pháp và Luật. Trong đó, Pháp là những điều Phật dạy được kết tập thành Kinh tạng, gồm bốn A-hàm theo truyền thống phương bắc được truyền tụng phổ biến tại Trung hoa, hoặc năm bộ Nikāya như được truyền thừa trong truyền thống Phật giáo phương nam. Tổng quát mà nói, khởi thủy, các bộ phái đều có chung một nền văn hiến Thánh điển nguyên thủy. Về sau, do sự phát triển các bộ phái, theo thời gian và trong nhiều khu vực địa lý khác nhau, mỗi bộ phái có thể có riêng Thánh điển là cơ sở học tập và nghiên cứu. Tình hình có thể thấy qua những ghi chép về hai hay ba cuộc kết tập đầu tiên trong Luật tạng của các bộ phái qua các bản Hán dịch hiện hành.[19]

Hiện tại, chỉ riêng Thượng tọa Nam phương (Theravāda) còn lưu truyền hầu như hoàn chỉnh Thánh điển nguyên thủy hay gần với nguyên thủy. Điều này có thể được là do nhở ở tình hình chính trị xã hội tại Tích Lan. Trên địa bàn Ấn Độ, nơi phát triển của các bộ phái Phật giáo, do tình hình xã hội, chính trị, tôn giáo qua nhiều thời đại và trong nhiều vương quốc cát cứ, Phật giáo nhiều nơi và nhiều thời bị trấn áp, bị khống chế và cuối cùng diệt vong, mà ảnh hưởng là Thánh điển các bộ phái theo đó cũng phần lớn bị hủy diệt. Điều may mắn là đại bộ phận đã được dịch sang Hán văn.

Các bộ A-hàm cũng bị chi phối bởi các biến cố lịch sử như vậy. Mặc dù các kinh đơn bản thuộc các bộ A-hàm được truyền dịch rất sớm, trong đó đáng kể là những kinh thuộc Tạp A-hàm. Nhưng do xu hướng Đại thừa Phật giáo Trung quốc, Thánh điển A-hàm được phán định là kinh điển Tiểu thừa, được xem là dành cho hạng căn cơ thấp kém, nên không có nghiên cứu đáng kể nào về bộ phận Thánh điển này. Điều này khiến các nhà nghiên cứu Phật giáo Trung quốc lấy làm ân hận.

Theo sự phán định của các nhà nghiên cứu văn học Phật giáo Hán tạng, trong bốn bộ A-hàm Hán dịch, thứ nhất Trường A-hàm thuộc Pháp tạng bộ (Dharmagupta), cùng hệ với luật Tứ phần. Tăng Nhất A-hàm thuộc Đại chúng bộ (Mahāsaṅgika), hoặc Thuyết xuất thế bộ (Lokottaravāda), một hệ phái chi mạt của Đại chúng bộ.Trung và Tạp A-hàm thuộc Hữu bộ (Sarvāstivāda).[20] Ngoài ra, còn có Biệt dịch Tạp A-hàm được phán định thuộc Ẩm quang bộ (Kāśyapīya). [21]

Về thứ tự ưu tiên của bộ loại, hầu hết Luật tạng của các bộ đều ghi thứ nhất Trường, thứ đến Trung, Tạp, và cuối cùng Tăng nhất. Thứ tự này kể theo hình thức. Tuy vậy trong bản Hán dịch hiện tại, có những kinh trong Tạp A-hàm cũng được đặt vào trong Trường hay của các bộ phái khác. Cho nên, độ dài của các kinh không phải là tiêu chuẩn thống nhất giữa các bộ phái biên tập bộ loại.

Trong dẫn chứng của Du-già sư địa dẫn thượng,[22] Tạp A-hàm được kể đầu tiên, tiếp theo Trung và Trường, cuối cùng là Tăng nhất. Đại sư Ấn Thuận cho rằng đây có thể là hình thức kết tập tối cẩp được bảo lưu.[23]Du-già cũng nói là tổ các kinh được biên tập thành bộ loại theo tiêu chuẩn độ dài. Nhưng chín thể tài mà luận này nói đó là toàn bộ những điều được Phật dạy; chín thể tài này là nội dung của chính Tạp A-hàm.

Trên đại thể, toàn bộ kinh được tổng quát trong ba bộ phận chính mà Du-già phân loại thành năng thuyết, sở thuyết và sở vị thuyết. Phân loại này có thể xem như phù hợp với điều được Tăng Triệu giới thiệu trong bài Tựa cho bản Hán dịch Trường A-hàm của Phật-đà-da-xá; theo đó, Tạp A-hàm gồm bốn phần mười tụng.[24]

Căn cứ theo đây, và tham chiếu với trần thuật bởi Du-già sư địa, Lữ Trừng đề nghị tổ chức Tạp A-hàm như sau:

Phần I: Tương ưng năm thủ uẩn, sáu xứ và nhân duyên

            Tụng 1: Năm thủ uẩn.

            Tụng 2: Sáu xứ.

            Tụng 3: Duyên khởi.

            Tụng 4: Thực (thức ăn).

            Tụng 5: Đế (Thánh đế).

            Tụng 6: Giới.

Phần II: Phật và đệ tử sở thuyết:

            Tụng 7: Sở thuyết bởi đệ tử của Phật.

            Tụng 8: Sở thuyết bởi Phật.

Phần III: Đạo phẩm.

            Tụng 9: Niệm trụ, v.v.

Phần IV: Kết tập.

            Tụng 10: Tám chúng.

Đặc biệt, phát biểu của Lữ Trừng về mối quan hệ giữa Tạp A-hàm với “Nhiếp sự phần”, thứ năm trong năm phần của Du-già sư địa, mà ông gọi là “Bản mẫu của Tạp A-hàm”.[25] Bản mẫu, tức sanskrit Mātṛikā, phiên âm là ma-đát-lí-ca. Đó là thể Thánh điển phân tích giải thích, diễn giải những giáo nghĩa Phật nói trong các kinh mà ý nghĩa ẩn tàng chưa được rõ.[26] Thể lọai này phát triển dần thành Thánh điển Luận tạng.

Nói cách khác, Bản Mẫu của Tạp A-hàm được biên tập trong Du-già sư địa là phác đồ giải thích những giáo nghĩa ẩn tàng mà Phật đã dạy được kết tập trong Tạp A-hàm. Xem thế cũng đủ thấy tầm quan trọng của bộ phận Thánh điển này đối với giáo nghĩa căn bản của các nhà Đại thừa Du-già hành (Duy thức).[27]

II. TIỂU SỬ PHIÊN DỊCH

Đơn bản của Tạp A-hàm được truyền dịch rất sớm bởi An Thế Cao. Các bản Hán dịch đầu tiên xuất xứ từ Tạp A-hàm và hiện ấn hành trong Đại chánh tạng, được ghi nhận trong bản mục lục cổ nhất bởi Đạo An, và rồi được ghi lại bởi Tăng Hựu,[28] có thể kể:

No105. Ngũ ấm thí dụ kinh, 1 quyển.

No109. Chuyển pháp luân kinh, 1 quyển.

No112. Bát chánh đạo kinh, 1 quyển.

Các kinh này đều do An Thế Cao dịch, trong khoảng dương lịch 148-170. Ngoài ra trong Đại chánh tạng cũng ấn hành một bản dịch khác, No 101 Tạp A-hàm, 1 quyển, gồm 27 kinh, không rõ dịch giả, nhưng đưọc phỏng định là bởi dịch giả vào thời đại Ngô Ngụy (Tam quốc).

Bản dịch khác, No100, Biệt dịch Tạp A-hàm, gồm 16 quyển, không rõ dịch giả, được phỏng định vào đời Tần. Nhưng theo Câu-xá luận kê cổ, dẫn bởi Ấn Thuận, cho rằng xét theo thể tài dịch văn, Kinh có thể được phiên dịch trong khoảng thời đại Ngụy Tấn (dl. khoảng 220-); hoàn toàn không có ngữ khí của thời Đông Tấn về sau (dl. khoảng 316-). Phỏng định thời Tần là do bởi Khai nguyên lục, căn cứ ghi chú trong Kinh nói “tì-lê, tiếng nước Tần gọi là hùng”.[29]  Pháp Tràng cũng đề nghị nên gọi đúng tên kinh là Tiểu bản Tạp A-hàm, vì ngắn hơn so với bản 50 quyển.

Sau Đạo An, các dịch giả sơ kỳ truyền dịch Hán tạng cũng lần lượt nối tiếp nhau phiên dịch một số bản kinh từ Tạp A-hàm, gọi chung là các bản đơn hành, hay đơn dịch. Như cuối đời Hán đến cuối đời Tấn, có Chi Diệu (Hậu Hán, dl. 185-) Chi Khiêm (Ngô, dl. 223-294), Pháp Hộ (dl. 294), Pháp Cự (dl. 290-306), Đàm Vô Lan (dl. 381-395), … Đường, Tống về sau được kế tục bởi Huyền Trang (Đường, dl. 661), Nghĩa Tịnh (Đường, dl. 710), Thi Hộ (Tống, dl. 980), Pháp Hiền (Tống,  dl. 1001), …[30]

Nguyên bản Phạn của bản Hán dịch Tạp A-hàm bởi Cầu-na-bạt-đà-la được nói, theo Trường Phòng, là do Pháp Hiển mang về. Trường Phòng cũng ghi chú rằng điều này chép theo Tề Ngụy lục của Đạo Huệ.[31] Đây là bản mục lục do Đạo Huệ biên tập dưới thời đại Nam Tề, sưu tập đề kinh của các bản dịch thực hiện khoảng cuối Đông Tấn đến đầu Nam Tề, dl. khoảng nửa đầu thế kỷ 5. Bản kinh lục này đã thất lạc nên khó khảo cứu tính chân thực của nó. Mặc dù Pháp Hiển truyện[32] cũng có chép rằng trong khi lưu trú tại đảo Sư tử, Tích-lan ngày nay, Pháp Hiển sưu tập được bộ Luật của Di-sa-tắc bộ, Trường A-hàm và Tạp A-hàm; nhưng sự kiện Cầu-na-bạt-đà-la căn cứ theo bản Phạn mà thực hiện Hán dịch thì không thấy nhắc đến trong Xuất Tam tạng ký tập của Tăng Hựu, và Cao tăng truyện của Huệ Hạo, vì vậy nhiều nhà nghiên cứu không lấy thế làm chắc.[33]

Cầu-na-bạt-đà-la (Guṇabhadra, Hán dịch: Công Đức Hiền)[34], gốc Trung Ấn, thuộc dòng họ Bà-la-môn; thủa nhỏ học các luận thư, các ngành học thuật thiên văn, thuật toán, y phương, chú thuật, không thứ gì không bác lãm. Về sau, do tình cờ đọc A-tì-đàm Tạp tâm luận, bèn cảnh ngộ, quay trở lại sùng tín Phật pháp. Vì gia thế thuộc Ngoại đạo, nên Sư trốn nhà, lánh đi tầm thầy học đạo. Một thời gian sau đó, chuyển hướng học tập Đại thừa.

Dười triều Lưu Tống, trong khoảng niên hiệu Nguyên gia 12 (dl. 435), do ngã đường ngang qua đảo Sư tử (Tích-lan), Sư đến đất Quảng châu. Thứ sử Quảng châu bấy giờ là Xa Lãng biểu tấu lên vua. Văn đế sai sứ đón Sư về Nam kinh, trú tại chùa Kỳ hoàn. Tại đây,[35] quy tụ các tăng sỹ người Hoa tinh thông nghĩa học cộng tác với Sư khởi sự phiên dịch Tạp A-hàm.

Ngoài Tạp A-hàm, Sư còn dịch nhiều kinh khác nữa; tổng cộng tất cả, theo mục lục của Tăng Hựu, gồm  17 bộ, 73 quyển; Sa-môn Bảo Vân, và đệ tử Bồ Đề, Pháp Dũng truyền ngữ.[36]

Về dịch văn của Cầu-na-bạt-đà-la, nói chung, được tán dương là “Truyền dịch tự cú tuy chất phác nhưng lý thì vi diệu uyên bác.” Tuy đây là tán dương cho bản dịch kinh Thắng-man nhưng cũng có thể chỉ chung cho toàn bộ sự nghiệp phiên dịch của Sư. Tuy có lời tán dương như vậy, mặc dù trong mức độ khiêm tốn, bản Hán dịch Tạp A-hàm của Cầu-na-bạt-đà-la chứa đựng nhiều từ ngữ bất xác, nhiều đoạn văn mơ hồ. Nếu không đọc được những dẫn chứng và giải thích bởi Du-già sư địa, và những tham khảo Samutta-nikāya, đối chiếu theo đoạn mạch tương đương, thì những điểm bất xác, mơ hồ ấy khó mà thông suốt. Dù sao, nếu so với bản dịch kinh Lăng-già 4 quyển, thì văn dịch của Cầu-na-bạt-đà-la trong Tạp A-hàm sáng tỏ hơn nhiều. Những nhầm lẫn, hoặc do phát âm không chuẩn, hoặc không nắm vững ý nghĩa của từ Phạn hay không hiểu hết ý của đoạn văn; những nhầm lẫn sai sót này nếu được phát hiện, theo thiển kiến của người hiệu chú, trong bản dịch Việt sẽ có ghi ở chú thích, đây không cần thiết chỉ xuất.

Văn dịch Hán của Cầu-na-bạt-đà-la cũng được kể là một trong các lý do khiến các nhà nghiên cứu Phật học Trung quốc thời cổ không mấy trọng thị, cho là kinh điển thuộc bộ loại “Tiểu thừa thấp kém”.[37] Nhiều vị nghiên cứu Phật học Việt Nam thời cận đại cũng do ảnh hưởng này mà ít lưu  tâm học tập, nghiên cứu; hậu quả là một phần thiếu hiểu biết về căn bản giáo lý nguyên thủy, và do đó sở học Đại thừa trở thành lâu đài dựng trên bãi cát. Điều này đã được bổ túc bởi các bản dịch Nikāya của Ht. Thích Minh Châu, trong đó đại bộ phận nội cung giáo nghĩa của các kinh được tìm thấy tương đương trong các bản Hán dịch. Bản dịch Việt, cùng với các chú thích đối chiếu, hy vọng góp thêm tài liệu nghiên cứu, để cho sự học Phật tiến đến nhận thức có cơ sở nguyên thủy, hay gần với nguyên thủy hơn. Đây là điều không thể thiếu, kể trên hai phương diện, nghiên cứu và tu tập. Các bản Việt dịch từ Hán, thuộc bộ loại A-hàm, cũng rất cần thiết để nghiên cứu Luận tạng của các bộ phái, vốn là nền văn hiến rất phong phú của Phật giáo, mà trong đó truyền thống Pāli chỉ được kể là một bộ phận nhỏ. Bởi vì do trường kỳ đối diện với các hệ tư tưởng tôn giáo, triết học phát triển trong truyền thống tư duy Ấn Độ, nhất là từ thế kỷ I dương lịch, các Luận sư Phật giáo luôn luôn tự thấy phận sự thiêng liêng là phá tà hiển chánh; điều này rất hạn chế trong truyền thống Pāli. Lịch sử Phật học chứng kiến sự quay trở về với Kinh tạng của Kinh lượng bộ, chỉ trích Hữu bộ quá chú trọng tranh biện, tất nhiên là gián tiếp bị tác động bởi các hệ tôn giáo triết học đồng thời, mà nhiều khi đi quá xa mục đích thuyết giáo của Phật. Trong Đại thừa cũng vậy, các nhà Trung luận hậu kỳ nỗ lực đưa các luận điểm Phật học trở về y cứ Kinh tạng nguyên thủy, để tránh nhận thức nhầm lẫn với các luận thuyết của Số luận, Thắng luận, v.v… Nếu không có nhận thức căn bản về giáo lý nguyên thủy được kết tập trong các A-hàm, điều này không dễ gì nắm bắt.

Do các công phu nghiên cứu cận đại và hiện đại, trong số đáng kể là phát hiện của Lữ Trừng về sự liên hệ kinh văn và giáo nghĩa giữa Tạp A-hàm với “Nhiếp sự phần” trong Sư-già sư địa, và gợi hứng từ phát kiến này, Ấn Thuận biên tập Tạp A-hàm kinh hội biên, hiện nay văn nghĩa Tạp A-hàm trở nên sáng tỏ. Đây cũng thuận duyên cho những vị cần có cơ sở giáo nghĩa nguyên thủy để tiến đến các giáo nghĩa phát triển hậu kỳ.

TOÁT YẾU NỘI DUNG CÁC TƯƠNG ƯNG

I.  Tạp A-hàm và Du-già sư địa Nhiếp sự phần

Kể từ khi Lữ Trừng phát biểu về sự liên hệ giữa Tạp A-hàm và Du-già sư địa luận Nhiếp sự phần[38], và gợi hứng từ đó, Ấn Thuận biên tập đối chiếu rất công phu tác phẩm Tạp A-hàm kinh hội biên; tác phẩm này trở thành cơ sở cho những nghiên cứu về Tạp A-hàm trong Hán tạng.

Luận Du-già sư địa, bản Hán dịch của ngài Huyền Trang, gồm 100 quyển, được chia làm năm phần: Bản địa phần, Nhiếp quyết trạch phần, Nhiếp thích phần, Nhiếp dị môn phần, và Nhiếp sự phần.

Trong đó, Nhiếp sự phần (skt. vastu-saṃgrahaṇi) gồm từ quyển 85-100. Nội dung tổng quát bao gồm ba thể loại Thánh điển (vastu): Tố-đát-lãm sự hay Khế kinh sự (skt. sūtra-vastu), Tỳ-nại-da sự (skt. vinaya-vastu), và Ma-đát-lí-ca sự (skt. mātṛikā-vastu).

Khế kinh sự, về thể loại, có 24 bộ phận Khế kinh: Biệt giải thoát khế kinh (prātimokṣa-sūtra), tức giới bản tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni; Sự khế kinh (vastu-sūtra), chỉ tập hợp bốn A-hàm; Thanh văn tương ưng khế kinh, chỉ các kinh điển chứa đựng giáo nghĩa Thanh văn thừa; Đại thừa tương ưng khế khinh, các kinh chứa đựng giáo nghĩa Đại thừa; các thể loại còn lại được phân loại theo nội dung hoặc hình thức, thuyết liễu nghĩa (nītartha-sūtrānta) hay chưa liễu nghĩa (neyārtha-sūtrānta), thuyết tóm lược hay chi tiết, thuyết sâu hay cạn, v.v…

Sự (vastu) ở đây được nêu rõ gồm 9 sự,[39] tức 9 thể tài giáo nghĩa: năm uẩn, 12 xứ, 12 chi duyên khởi, 4 thực, 4 Thánh đế, vô lượng giới, những điều sở thuyết bởi Phật và Thánh đệ tử, 4 niệm trụ, và 8 chúng. Chín thể tài này được Nhiếp sự phần phân loại thành 4 khoa mục:

1. Hành trạch nhiếp: quyển 85-88, tương đương Tạp A-hàm, tụng I. Năm uẩn, bao gồm các tương ưng, 1. Năm uẩn, 2. La-đà, 3. Kiến; bản Hán các quyển, 1, 10, 3, 2, 5, 6, 7, theo thứ tự các tương ưng đã được chỉnh lý.[40]

2. Xứ trạch nhiếp: quyển 88-92, tương đương Tạp A-hàm tụng II. Sáu xứ, bao gồm các tương ưng, 4. Sáu xứ; bản Hán các quyển 8, 9, 11, 13, 43.

3. Duyên khởi – thực – đế - giới – trạch nhiếp:  tương đương Tạp A-hàm, tụng III. Nhân duyên, gồm các tương ưng, 5. Nhân duyên, 6. Tứ đế, 7. giới, 8. Thọ; bản Hán, các quyển 12, 14-17; và tụng IV. Đệ tử sở thuyết, gồm các tương ưng, 9. Xá-lợi-phất, 10. Mục-kiền-liên, 11. A-na-luật, 12. Đại Ca-chiên-diên, 13.A-nan, 14. Chất-đa; bản Hán, các quyển  19-21.

4. Bồ-đề phần pháp trạch nhiếp: quyển 97-98, tương đương Tạp A-hàm, tụng V. Đạo phẩm, tụng VI. Bát chúng, gồm các tương ưng 15. Niệm xứ đến  tương ưng 30. Bất hoại tịnh, bản Hán các quyển 24, 26-30.

Như vậy, Nhiếp sự phần của Du-già sư địa được thấy rõ là bản giải thích các giáo nghĩa cốt yếu như được kết tập trong Tạp A-hàm. Nhờ những giải thích này mà những từ hay những đoạn mơ hồ, bất xác trong bản Hán dịch Tạp A-hàm được hiểu rõ hơn. Thí dụ, từ “chánh vô gián đẳng” hay “vô gián đẳng” xuất hiện thường xuyên trong Tạp A-hàm, mà ý nghĩa của từ này không được rõ ràng theo ngữ cảnh. Trong kinh số 23, Hán dịch nói:đoạn ái dục, chuyển khứ chư kết, chánh vô gián đẳng, cứu cánh khổ biên 斷愛欲轉去諸結正無間等究竟苦邊. Trong đoạn hán dịch này, từ “chánh vô gián đẳng” muốn chỉ cho ý nghĩa gỉ? Giải thích đoạn kinh này, Nhiếp sự phần[41] nói: chánh mạn hiện quán cố, cập nhất thiết khổ bản tham ái tùy miên vĩnh bạt trừ cố, danh dĩ tác khổ biên 止慢現觀故。及一切苦本貪愛隨眠永拔除故。名已作苦邊。“Do bởi chân chánh hiện quán mạn, và do bởi vĩnh viễn sở sạch gốc rễ của hết thảy khổ là tham ái ùy miên, do bởi đó được nói là đoạn tận khổ.” Đoạn văn của Nhiếp sự phần hoàn toàn phù hợp với nguyên văn Pāli (M.i.12): acchecchi taṇhaṃ, vivattayi saṃyojanaṃ, sammā mānābhisamayā antamakāsi dukkhassā, cắt đứt ái, hủy diệt kết sử, chân chánh hiện quán mạn, đoạn tận khổ biên.[42]

Nói một cách trung thực, thật khó mà tìm thấy những ngữ âm liên hệ với từ abhisamaya để có thể dịch là “vô gián đẳng”, thay vì hiểu là hiện quán hay hiện chứng.

Giải thích các kinh số 1 đến 10, tập họp thành phẩm thứ nhất trong  “Tương ưng năm uẩn”, Nhiếp sự phần tóm tắt các điểm chính của giáo nghĩa được thuyết trong thành bài tụng:

界說前行觀察果  愚相無常等定界

二種漸次應當知  非斷非常及染淨

Giới, thuyết, tiền hành, quán sát, quả,

Ngu tướng, vô thường đẳng định, giới,

Nhị chủng tiệm thứ ưng đương tri,

Phi đoạn phi thường cập nhiễm tịnh.

Trong các kinh này, đức Phật chỉ dạy các tỳ kheo quán sát năm uẩn để đoạn trừ tham ái, đạt đến giải thoát. Năm uẩn được quán sát để có tri kiến như thật. Sự quán sát y trên bốn hành tướng của khổ đế, theo truyền thống Hữu bộ: vô thường, khổ, không, vô ngã.

Nhiếp sự phần trước tiên nêu lên “giới”. Giới (dhātu) ở đây được hiểu là bản tính cố hữu, tức tri kiến trở thành bản tính do bởi ảnh hưởng tà giải thoát. Những tà kiến này tác thành bốn loại chúng sanh, là đối tượng mà Phật giáo hóa. Để đối trị tà chấp thường kiến, và đoạn kiến, Phật dạy quán sát vô thường tính của các hành. Đối trị hạng tà kiến chấp hiện pháp niết-bàn, Phật dạy quán sát khổ, “cái gì vô thường, cái đó tất yếu là khổ”. Đối trị tà chấp tát-ca-da kiến (skt. satkāyadṛṣṭi), đức Phật dạy quán sát vô ngã.

Điểm thứ hai được nêu trong bài tụng là “thuyết.” Đó là pháp và luật được Phật thuyết một cách thiện xảo nhất định dẫn đến giải thoát cứu cánh được chứng nghiệm bởi nội tâm. Phương tiện được Phật thuyết, là tu vô thường tưởng; y vô thường tu khổ tưởng; y khổ tu không; y không tu vô ngã tưởng. Nhân đó, chứng nhập Thánh đế hiện quán, đạt được chánh kiến, cho đến cuối cùng chứng đắc giải thoát cứu cánh.

Tiếp theo là “tiền hành”. Giải thoát được dẫn đầu bởi hai pháp: kiến tiền hành và đạo quả tiền hành.

Tiếp theo là “quán sát”; bằng tám đề mục quán sát để đạt đến giải thoát: trong các hành, quán sát vị ngọt của ái, tai họa, và sự xuất ly, cùng với văn, tư, tư trạch lực, kiến đạo và tu đạo quán sát.

Điểm thứ tư, “quả”, do đoạn phiền nào và diệt khổ, có hai: quả đạt được do kiến sở đoạn, và quả đạt được do tu sở đoạn.

Thứ năm, ngu tướng; có hai đặc điểm hay dấu hiệu để nhận biết người ngu: không như thật biết điều đáng mong cầu; và ngược lại, phát sinh mong cầu điều không đáng mong cầu.

Thứ sáu, “quyết định” vô thường, khổ, không, vô ngã. Tức tính tất yếu của các hành.

Thứ bảy, “giới”, tức năm ly hệ giới: đoạn giới, vô dục giới, diệt giới, hữu dư y niết-bàn giới, vô dư y niết-bàn giới.

Thứ tám, hai “tiệm thứ”: 1. Trí tiệm thứ, nhận thức phát sinh theo tiệm thứ, do nhận thức vô thường mà biết khổ, do nhận thức khổ mà biết không, do nhận thức không mà biết vô ngã. 2. Trí quả tiệm thứ: bằng yểm nghịch tưởng mà đối trị các phiền não hiện hành; do tu tập yểm nghịch tưởng mà có ly dục; do ly dục mà giải thoát; do giải thoát phiền não tạp nhiễm mà cũng giải thoát tất cả khổ tạp nhiễm, đây gọi là biến giải thoát.

Thứ chín, “phi đoạn phi thường”: các hành vô thường, đã sinh mà không đình trú, tương lai tất yếu diệt. Do bốn duyên mà các hành tiếp nối lưu chuyển: nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên và tăng thượng duyên. Tổng quát, hai điều kiện chi phối: nhân và duyên.

Thứ mười, quán sát “tạp nhiễm”: bằng ba yếu tố và hai đức tính mà quán sát hết thảy sự tạp nhiễm và thanh tịnh. Ba yếu tố: bằng quán sát vị ngọt của ái mà quán sát nhân duyên của tạp nhiễm; bằng quán sát sự tai hại mà quán sát nhân duyên thanh tịnh trong các hành; và bằng quán sát sự xuất ly mà quán sát thanh tịnh trong các hành. Hai đặc tính: 1. Như sở hữu tính (skt. yathāvad-bhāvikatā), những gì được thấy là như thực trong các hành, ở đây là vị ngọt, tai họa và sự xuất ly trong các hành; 2. Tận sở hữu tính (skt. yāvad-bhāvikatā), tất cả những gì tồn tại, như là tồn tại các hành, thảy đều có vị ngọt, có tai họa, và có sự xuất ly.

Như vậy, Nhiếp sự phần giải thích sự tu tập quán sát năm uẩn mà đức Phật đã dạy một cách ngắn gọn trong các kinh, phân tích trong mười đề mục. Nhờ vậy, giáo nghĩa được hiểu rõ hơn, và do đó, sự tu tập được hướng dẫn cụ thể hơn.

II. Toát yếu nội dung

Căn cứ theo Tựa Trường A-hàm của Tăng Triệu, Lữ Trừng san định phẩm mục Tạp A-hàm thành bốn phần mười tụng. Ấn Thuận, Tạp A-hàm kinh hội biên, không chia thành các phần, mà chỉ san định thành bảy tụng, 51 tương ưng. Bản Việt khoa mục thành tám tụng,  47 tương ưng.[43]

Tụng I. Năm uẩn

Gồm ba tương ưng. Trong đó, 2 tương ưng La-đà và Kiến được Ấn Thuận đặt vào tụng vi. “Đệ tử sở thuyết.”

1. Tương ưng năm uẩn, 112 kinh, chủ yếu y trên ba đặc tính vô thường, khổ, vô ngã – sau đó thêm đặc tính không – mà quán sát năm uẩn. Do như thật quán sát mà đạt được chánh kiến, chánh tư duy, sanh tâm yểm ly, và cuối cùng đạt được tâm giải thoát. Phương pháp quán sát là sự thiện xảo trong bảy đề mục (thất xứ thiện, Pāli: sattathānakusala) và ba phương diện (tam quán nghĩa, Pāli: tividhūpaparikkhī): như thật biết năm uẩn, biết sự tập khởi của chúng, biết sự diện tận và con đường dẫn đến sự diệt tận; đồng thời quán sát năm uẩn theo ba phương diện: vị ngọt, sự tai hại và sự xuất ly đối với năm uẩn. Do quán sát như thật năm uẩn như vậy mà dần dần đạt đến Thánh đế hiện quán. Do hiện quán Thánh đế mà chứng đắc Tu-đà-hoàn, cho đến A-la-hán.

2. Tương ưng La-đà. Trong Hội biên, Ấn Thuận đặt tương ưng này vào tụng vii: “Như lai sở thuyết”. La-đà lúc bấy giờ là thị giả của Phật, trong thời gian Phật trú trong núi Ma-câu-la. Tôn giả hỏi riêng Phật về ý nghĩa hữu lậu, và đoạn khổ; được Phật giảng giải duyên khởi năm chi bắt đầu từ ái; và ý nghĩa biến tri để đoạn khổ. Phần lớn các kinh trong tương ưng này được Phật thuyết do sự tiếp xúc giữa La-đà và nhiều nhóm ngoại đạo. Sau mỗi thảo luận, La-đà về trình lại với Phật, để cầu ấn chứng những điều đã phát biểu. Các đề tài thảo luận liên hệ đến mục đích các Thánh đệ tử theo Phật xuất gia. Nội dung các phát biểu của La-đà đều nhắm đến quán sát như thật năm thủ uẩn. Phật chỉ dẫn La-đà tu tập quán sát năm thủ uẩn để diệt tận ái dục, chuyển y chúng sanh tánh, thoát khỏi lệ thuộc Ma.

Ba kinh cuối của tương ưng này, kinh số 132-134, Phật giảng chung cho các tỳ-kheo.

3. Tương ưng kiến. Ấn Thuận đặt vào tụng vii: “Như lai sở thuyết.” Vô minh (Pāli: avijjā) và hữu ái (bhavataṇhā), mà biên tế tối sơ không thể biết, là hai động cơ chính của lưu chuyển sanh tử. Hai yếu tố này tồn tại do bởi tồn tại ngã. Ngã chấp khởi lên từ sáu xứ: không như thật biết 1. Sắc, 2. Thọ, 3. Tưởng; 4. Từ những gì được thấy, nghe, giác tri, nhận thức, sở cầu, sở đắc, truy ức; 5. Chấp thế gian thường hằng, không biến dịch; 6. Mong rằng ta đã không tồn tại, đang không tồn tại hay sẽ không tồn tại.[44]

Do y sáu xứ này mà khởi các dị thuyết; như các thuyết của Lục Sư, và các thuyết khác như 62 kiến chấp, được nói chi tiết trong Trường A-hàm.

Các bồ đề phần, như bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, năm căn, lực, v.v., đươc tu tập thảy đều y trên năm uẩn làm đối tượng quán sát.

Tụng II. Sáu xứ

Tụng II, chỉ có một tương ưng: tương ưng sáu xứ, có 152 kinh bao gồm các kinh Đại chánh 188-225 (quyển 8-9), kinh 273-282 (quyển 11), 304-342 (quyển 13), kinh 1164-1177 (quyển 43). Tương đương Pāli,Samyutta Nikāya v. Salāyatanavaggo.

Quán sát sáu nội xứ là vô thường, khổ, không, phi ngã, phát sanh chánh kiến, chánh tư duy, khiến tâm yểm ly, do yểm ly mà ly hỷ tham, tâm giải thoát.

Mắt và sắc là hai pháp. Duyên mắt và sắc, nhãn thức phát sanh. Tập hợp ba này là xúc. Từ xúc, phát sanh thọ, tưởng, tư. Như vậy, xuất hiện năm uẩn, là khối lớn thuần khổ.

Từ xúc phát sanh thọ; duyên thọ phát sinh ái, cho đến già-chết; đó là duyên khởi bảy chi.

Mắt được ví như biển lớn. Sắc được ví như sóng cả. Chúng sanh bị nhận chìm trong đó.

Thánh đệ tử đa văn quán sát và biết như thật về mắt, tập khởi của mắt, sự diệt tận của mắt, con đường dẫn đến diệt tận; biết như thật vị ngọt của mắt, sự tai hại và sự xuất ly nơi mắt.

Nói thế gian, chính là nói về sáu xứ.

Khổ và lạc không tự tạo, không do kẻ khác tạo, mà do nhân duyên hòa hiệp. Nhân duyên đó là duyên mắt và sắc, nhãn thức phát sanh; ba sự hòa hiệp xúc phát sanh thọ. Thọ có khổ, lạc và phi khổ phi lạc.

Do phòng hộ căn môn tức sáu nội xứ mà tu tập bốn niệm trụ, và các bồ đề phần, cho đến bảy giác chi, Thánh đạo tám chi.

Liên hệ sáu xứ, y trên sáu xứ, có sáu ngoại xứ, sáu thức thân (cha viññāṇakāyā), sáu xúc thân (cha phassakāyā), sáu thọ thân (cha vedanākāyā), sáu tưởng thân (cha saññākāyā), sáu tư thân (cha sañcetanākāyā), sáu ái thân (cha taṇjākāyā), 18 cận hành (upavicāra) gồm sáu hỷ (cha somanassa-upavicārā), sáu ưu (cha domanassa-upavicārā) và sáu xả (cha upekkhā-upavicārā).

Cũng y trên sáu xứ mà có sáu hằng trụ (cha satatavihārā), an trụ xả với chánh niệm, chánh tri.

Nhị Thập Ức Nhĩ do y sáu xứ mà tu tập không hoãn không cấp như người lên giây đàn không căng, không chùng. Do phòng hộ sáu xứ mà Phú-lâu-na kham nhẫn trước sự thô bạo của dân chúng khi hành đạo ở phương tây.

Tỳ kheo phòng hộ sáu xứ như con rùa thu thúc sáu chi để tự vệ. An trụ thân niệm xứ để kiểm soát sáu căn, như người buộc sáu con vật (chó, chim, rắn độc, dã can, cá sấu và khỉ) vào một cọc trụ.

Sáu nội và ngoại xứ như hai bờ sông mà lòng sông là Dục ái, Sắc ái và Vô sắc ái; trong đó đầy tràn tro nóng là ba bất thiện tầm: dục, nhuế và hại. Vượt cả hai bờ sông để đi đến nơi an toàn là giải thoát.

Tụng III. Nhân duyên.

Gồm bốn tương ưng: 5. Tương ưng nhân duyên, 6. Tương ưng đế, 7. Tương ưng giới, 8. Tương ưng thọ.

5. Tương ưng nhân duyên, nói về duyên khởi, mà phần nhiều nói về duyên khởi năm chi, kể từ ái. Do quán vô thường, quán trụ, sanh, diệt, quán vô dục, quán tịch diệt, quán xả, không sanh luyến tiếc, tâm không hệ lụy, ái diệt; ái diệt thì thủ diệt, cho đến khổ diệt.

Một số kinh nói về duyên khởi bảy chi, bắt đầu từ xúc.

Một số kinh nói đến 9 hoặc 10 chi, bắt đầu từ thức duyên danh sắc, hoặc danh sắc duyên thức. Ba pháp hỗ tương y trì như ba cọng lau tựa nhau mà đứng.

Duyên khởi hoàn chỉnh gồm 12 chi, kể từ vô minh. Pháp duyên khởi được định nghĩa là “cái này có, cái kia có”, tức duyên vô minh có hành, cho đến ưu, bi, khổ, não. Pháp duyên khởi được tuyên bố là “Dù các Như lai có xuất hiện hay không xuất hiện, pháp giới này (pháp duyên khởi) vẫn thường trú. Đó là pháp trụ, pháp vị. ”

Trong tương ưng này cũng gồm một số kinh nói về bốn loại thức ăn (bản Việt, kinh số 343-44, và 370-377), mà Lữ Trừng khoa mục thành Tụng iv. Thực. Các kinh này đều được Ấn Thuận đặt trong Tương ưng Nhân duyên.

Nhân, tập, sanh, duyên[45] của bốn loại thức ăn này trực tiếp từ ái, lần lên cho đến thức.

6. Tương ưng đế, tập hợp các kinh liên hệ đến bốn Thánh đế; bài pháp đầu tiên được Phật thuyết trong vườn nai. Do hiện quán Thánh đế mà đoạn trừ ba kết, chứng đắc Tu-đà-hoàn.

Những pháp mà Phật giác ngộ nhiều như lá cây trong rừng; những gì được Phật thuyết chỉ ít như lá trong nắm tay. Phật chỉ nói những gì thiết thực để các đệ tử tu tập, hướng thẳng đến Niết-bàn. Tức những điều cần tu tập để có thể hiện quán Thánh đế.

Những đề tài luận nghị như thế gian thường hay vô thường, v.v., và nhiều đề tài khác nữa, chúng không dẫn đến Niết-bàn, vì vậy hãy nên học và tu tập để hiện quán Thánh đế.

Một nghìn mặt trời thành một tiểu thiên thế giới. Có nhiểu tiểu thiên như vậy. Giữa hai tiểu thiên có một khoảng không gian cực kỳ tối tăm cho dù có đến một nghìn mặt trời cùng lúc cũng không rọi sáng nơi đó được. Sự không thấy biết bốn Thánh đế còn tối tăm đáng sợ hơn thế.

Như người lên nhà nhiều tầng cần theo thứ tự đi lên; cũng vậy hiện quán Thánh đế theo tiệm thứ: khổ, tập, diệt, đạo.

Một hòn đất bằng hạt cải trong lòng tay đức Phật thì quá ít so với tất cả đất trong núi Tuyết; cũng vậy, số lượng chúng sanh thấy biết bốn Thánh đế cũng ít như vậy so với những hạng chưa biết.

7. Tương ưng giới, giới (dhātu) là yếu tố tác thành một pháp. Số lượng pháp vô tận nên giới cũng vô tận. Những yếu tố tương thích tập hợp thành một chủng loại, như vàng tụ lại trong mõ vàng, than trong mõ than. Chúng sanh được phân loại theo giới. Thiện tụ với thiện; tâm cao tụ với tâm cao; hẹp tụ với hẹp.

Chúng đệ tử Phật cũng vậy. Những vị có xu hướng trí tuệ thì thân cận với Xá-lợi-phất; có xu hướng trì luật thì thân cận Ưu-ba-li; xu hướng biện tài, thuyết pháp thì thân cận A-na-luật.

Trong các pháp, những yếu tố để nhìn, tụ thành nhãn giới; để được nhìn, tụ thành sắc giới. Cho đến ý thức giới và pháp giới. Hết thảy pháp được bao gồm trong 18 giới.

Có bảy loại giới: quang giới (ánh sáng), tịnh giới, không vô biên giới, vô sở hữu xứ giới, phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, tưởng thọ diệt giới (sattimā dhātuyo - ābhādhātu, subhadhātu, ākāsānañcāyatanadhātu, viññāṇañcāya-tanadhātu, ākiñcaññāyatanadhātu, nevasaññānāsaññāyatanadhātu, saññāvedayita-nirodhadhātu). Đó là những yếu tố nhận thức được do thiền và định.

Có ba giới: Dục, Sắc và Vô sắc. Những giới này hình thành thế giới; hình thành do thủ (upādāna), do nghiệp được tích lũy.

Có sáu giới: đất, nước, lửa, gió, hư không và thức. Những giới này tác thành sinh mạng của hữu tình.

8. Tương ưng thọ, Lữ Trừng không san định thành một tương ưng riêng.

Ba thọ là khổ, lạc, và không khổ không lạc. Thấy biết rõ về nhân, tập, sanh, duyên của chúng, thì không còn kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn.

Phàm phu chịu khổ thọ cả nơi thân và tâm. Thánh đệ tử do thân xúc mà phát sanh khổ thọ, nhưng nơi tâm không sanh khổ thọ.

Như quán trọ là nơi tá túc đủ hạng người, từ cực sang đến cực hèn; cũng vậy, thân là nơi tụ tập đủ các loại cảm thọ.

Có ba nhân duyên sanh thọ: dục, cho cảm thọ trong Dục giới; tầm (tầm-tứ, pāli: vitakka-vicāra) cho Sắc giới; và xúc cho Vô sắc giới. Khi xúc lắng xuống, tịch tĩnh, bấy giờ vượt qua Hữu đỉnh.

Cảm thọ của chúng sanh cũng phát sanh do nhân duyên mười tà: từ tà kiến cho đến tà định, tà giải thoát và tà trí.

Tụng IV. Đệ tử sở thuyết.

Thuộc tụng vii trong Tạp A-hàm hội biên. Tập hợp các kinh được thuyết, được thảo luận giữa các đệ tử. Nội dung bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, từ mục đích xuất gia, uẩn, xứ, giới, duyên khởi, cho đến Niết-bàn.

Trong Pāli, không có khoa mục riêng biệt này. Các kinh do các Thánh đệ tử thuyết, như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-na-luật, v.v., được kết tập tản mạn trong các Vagga mà nội dung có liên hệ.

9. Tương ưng Xá-lợi-phất, tập hợp các kinh được thuyết bởi Xá-lợi-phất, với ngoại đạo Diêm-phù-xa (Jambukhādaka-paribbājaka), về những gì khó hành trong Thánh pháp, mục đích xuất gia, nghĩa A-la-hán, nghĩa vô minh, hữu thân (sakkāya), khổ, bộc lưu, ách (ogha), và nhiêu giáo nghĩa khác nữa.

Giảng cho các tỳ kheo về trường hợp đạt được vô lượng tam-muội (santaṃ cetovimutti: tịch tĩnh tâm giải thoát), mà không diệt được hữu thân kiến (sakkāyanirodha); về tỳ kheo a-lan-nhã mà còn khởi ái dục nơi tịnh tướng như người chèo thuyền ngược dòng; và nhiều đề tài khác nữa, như phá giới, tranh chấp, cử tội, ... Chỉ điểm thiếu sót của Đề-bà-đạt-đa khi thuyết pháp; trả lời nữ ngoại đạo Tịnh Khẩu (Suvikhukha) về sinh hoạt chánh mạng và tà mạng.

10. Tương ưng Mục-kiền-liên, tập hợp các kinh Mục-kiền-liên giảng cho các tỳ-kheo; pháp thoại với Xá-lợi-phất, A-nan; với Thiên đế Thích và chư thiên; phát biểu những điều được thấy về các chúng sanh hiện thọ quả báo, mà nhiều tỳ kheo không thấy được nên không tin cho là phạm tội đại vọng ngữ. Phật xác nhận những gì Mục-kiền-liên thấy là chân thật.

11. Tương ưng A-na-luật, trao đổi kinh nghiệm tu tập về bốn niệm trụ giữa A-na-luật với Đại Mục-kiên-liên, Xá-lợi-phất và A-nan.

12. Tương ưng Đại Ca-chiên-diên, về nguyên nhân xung đột xã hội; giá trị đạo đức và tuổi tác; về sự bình đẳng giữa các đẳng cấp xã hội; về tu tập biến xứ định (kasiṇa-samāpatti); về tu tập sáu tùy niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí và niệm thiên; về sáu nội xứ là dòng nước cuốn ô nhiễm và ba hòa hiệp xúc là nguồn ô nhiễm; về ái tận giải thoát (taṇhākkhayavimutti); về bốn bất hoại tín.

13. Tương ưng A-nan, giảng cho các tỳ kheo và tỳ-kheo-ni về vô tướng tâm tam-muội (animittā samādhi); về tu tập chỉ và quán (samatha-vipassanā) liên hệ bốn chi; ý nghĩa dục (chanda) và ái dục (taṇhā-chanda). Đối với chủ trương diệt nghiệp bằng khổ hành của Ni-kiền tử, A-nan nói về ba sự diệt tận thanh tịnh (tisso nijjarā visuddhiyo): an trụ ba-la-đề-mộc-xoa, chứng và trú bốn thiền; như thật biết bốn Thánh đế. Giảng cho một tỳ kheo ni có tâm ái dục về sự đoạn tận thức ăn (āhāra), đoạn tận ái dục,  đoạn tận kiêu mạn, vốn là những sở y tác thành thân này. Giảng cho các niên thiếu về bốn thanh tịnh cần chi (pārisuddhipadhāniyaṅga): giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, kiến thanh tịnh và giải thoát thanh tịnh.

14. Tương ưng Chất-đa-la. Chất-đa-la là một cư sĩ, chứng đắc A-na-hàm, được Phật khen là thuyết pháp đệ nhất trong số các đệ tử tại gia. Tương ưng này tập hợp những thảo luận giáo lý giữa ông và các tỳ kheo, giải thích những điều Phật dạy, như vô lượng tâm, vô lượng tướng, vô sở hữu, ba tam-muội, v.v., cho đến, thứ tự nhập và xuất diệt tận định. Sau khi chết, ông tái sinh lên Tịnh cư thiên, trong tầng Vô phiền thiên.

Tụng V. Đạo phẩm

Tụng có 10 Tương ưng gồm các kinh liên hệ đến Bồ đề phần, hay đạo phẩm (Pāli: bodhipakkhiyā dhammā) như Niệm xứ, Căn, Lực, Giác chi, v.v...

15. Tương ưng niệm xứ, tập hợp các kinh Phật dạy tu tập bốn niệm trụ và kết quả đạt được do tu tập.     

16. Tương ưng căn. Ba vô lậu căn: vị trị đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn (Pāli: tīṇ’indriyāni: anaññātāññassāmītindriyaṃ, aññindriyauï, aññātā-vindriyaṃ). Hán dịch ở đây là căn vị tri đương tri, căn tri, căn vô tri.

Có năm căn: tín, tấn, niệm định và huệ.

17. Tương ưng lực. Có hai lực: tư trạch lực (paṭisaṅkhānabala) và tu tập lực (bhāvanā-saṅkhānabala).

Có ba lực: tín, tinh tấn và huệ.

Có bốn lực: tín, tinh tấn, niệm và huệ. Hoặc: giác tức tư trạch, tinh tấn, vô tội (anavajjabalaṃ) tức ba nghiệp thanh tịnh, và nhiếp lực (saṅgahabalaṃ) tức bốn nhiếp sự.

Có năm lực: tín, tinh tấn, niệm, định và huệ.

Có bảy lực: tín, tinh tấn, tàm, quý, niệm, định và huệ.

Tỳ-kheo lậu tận có tám lực.

Có chín lực: tín, tinh tấn, tàm, quý, niệm, định, huệ, tư trạch và tu tập.

Có mười lực của Như Lai, mà A-la-hán không có.

18. Tương ưng giác chi. Bảy giác chi (bojjhāṅga): niệm, trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, định, xả. Nếu không như lý tác ý, bảy giác chi không khởi do bởi năm chướng cái lan rộng. Năm chướng cái (pañca nīvaraṇāni) khiến thối thất bảy giác chi.

Bảy giác chi cần được tu tập theo thời: khi tâm yếu ớt, hay khi tâm quá hăng. Bảy giác chi cần được phát triển với bảy loại thức ăn tương ứng.

Cũng như khi có Chuyển luân vương xuất hiện thì bảy báu cũng xuất hiện. Cũng vậy, khi có Phật xuất thế, thì thế gian mới có bảy giác chi.

19. Tương ưng Thánh đạo. Thánh đạo tám chi. Như trước khi mặt trời xuất hiện có ánh sàng bình minh làm tiền tướng; cũng vậy, chánh kiến là tiền tướng của cứu cánh biên tế khổ. Do chánh kiến dẫn sanh chánh tư duy, cho đến chánh định, chánh giải thoát, và giải thoát tri kiến.

Trái lại, vô minh là tiền tướng của các pháp ác bất thiện; từ đó sanh vô tàm, vô quý, rồi dẫn đến tà kiến, cho đến tà định.

20. Tương ưng An-na-ban-na. An-na-ban-na là hơi thở vào và ra (ānapāna). Để tu tập, cần chuẩn bị năm điều: 1. an trụ luật nghi (phòng hộ) bằng ba-la-đề-mộc-xoa; 2. ít mong cầu, ít bận rộn; 3. tiết độ ăn uống; 4. tinh cần tư duy đầu hôm, cuối đêm; 5. viễn ly nơi náo nhiệt.

Một số tỳ-kheo tu quán bất tịnh sai lầm, khiến ghê tởm thân xác, dẫn đến chỗ tuyệt vọng, tự sát. Phật dạy thay thế bằng tu tập niệm hơi thở.

Bốn niệm trụ và bảy giác chi được tu tập đầy đủ nhờ tu tập niệm hơi thở.

21. Tương ưng học. Ba học: 1. tăng thượng giới, an trụ ba-la-đề-mộc-xoa; 2. tăng thượng tâm, chứng và trú bốn thiền; 3. tăng thượng huệ, biết như thật bốn Thánh đế. Tu tăng thượng giới có thể không thiên trọng định và huệ; tu tăng thượng định có thể không thiện trong huệ nhưng cần có giới. Tu tăng thượng huệ cần có cả giới và định.

22. Tương ưng bất hoại tịnh. Cũng gọi là bất hoại tín, bất động tín, hay trừng tịnh (aveccapasāda). Thành tựu bốn bất hoại tịnh: tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin Thánh giới, nếu sinh giữa loài người sẽ không nghèo khốn, sinh lên chư thiên thì uy lực cũng hơn hẳn các chư thiên khác. Thành tựu bất hoại tịnh thì thoát khỏi các đường dữ địa, ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Bốn bất hoại tịnh là bốn loại thức ăn cho an lạc.

Bốn bất hoại tịnh cũng gọi là bốn Dự lưu chi, tức bốn chi phần của vị Tu-đà-hoàn.

Cũng có bốn chi phần khác của Dự lưu: thân cận thiện sĩ, thính văn chánh pháp, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành.

Các đệ tử thành tựu bốn bất hoại tịnh đều được đức Phật ký thuyết là chứng đắc Tu-đà-hoàn.

San định bởi Tạp A-hàm kinh hội biên, Tương ưng bất hoại tịnh, và các tương ưng tiếp theo, thuộc Tụng vii. Như Lai sở thuyết. (xem bảng Mục lục chỉnh lý)

23. Tương ưng thiên. Thời phần khác nhau và tương đối giữa các cõi trời: Đâu-suất, Hóa lạc, Tha hóa tự tại. Tịch tĩnh thắng diệu, giải thoát, nơi bốn cấp thiền. Tịnh cư thiên. Chư thiên và các hiện tượng thiên nhiên.

Trong khoa mục của Hội biên, Tương ưng thiên thuộc Tụng vii. Như Lai sở thuyết.

24. Tương ưng tu chứng. Về sự tu tập, điều phục, của bốn chúng đệ tử. Ưu-bà-tắc như con trong một gia đình: con kém cha, bằng cha và hơn cha. Sự quan trọng trong tu tập: bốn chánh đoạn (chánh cần), và không phóng dật. Bậc vô học có ba minh: túc mạng trí chứng thông, sinh tử trí chứng thông và lậu tận trí chứng thông. Tu tập cần có tín làm động lực (đẳng khởi) và để phát triển (tăng ích).

Trong Hội biên, Tương ưng tu chứng thuộc Tụng vii. Như Lai sở thuyết.

25. Tương ưng xứ - giới – uẩn. Thuộc Tụng vii, theo Hội biên. Quán sát sáu nội xứ để đạt đến tùy tín hành (Pāli: saddhānusārin), hoặc tùy pháp hành (Pāli: dhammānusārin), cho đến quả A-la-hán. Ái, kiến, mạn, vô minh làn những yếu tố tẩm ướt nghiệp để phát sinh hành, cho đến phát sinh già-chết. Các pháp thiện cũng y trên sáu xứ mà phát triển.

Tụng VI. Tám chúng

Thứ chín trong chín sự mà luận Du-già sư địa đề cập, gọi là chúng hội sự (skt. parṣad-vastu). Tám chúng được kể là: chúng sát-đế-lị, chúng bà-la-môn, chúng trưởng giả, chúng sa-môn, chúng Tứ đại thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Diệm-ma thiên và chúng Phạm thiên. Trong đó, chúng Diệm-ma thiên trong Trường A-hàm được thay thế bằng chúng Ma thiên. Du-già luận ký giải thích: từ Dạ-ma trở lên, bốn tầng trời không cư được gọi chung là Ma thiên.

Tạp A-hàm kinh hội biên san định Tụng v. Tám chúng gồm 11 tương ưng:

17. Tương ưng tỳ kheo.

18. Tương ưng Ma.

19. Tương ưng Đế Thích.

20. Tương ưng sát-lị.

21. Tương ưng bà-la-môn.

22. Tương ưng Phạm thiên.

23. Tương ưng tỳ-kheo-ni.

24. Tương ưng Bà-kì-xá.

25. Tương ưng chư thiên.

26. Tương ưng dạ-xoa.

27. Tương ưng lâm.

Trong bản dịch Việt, Tụng vi. Tám chúng, chỉ gồm 4 tương ưng. Còn lại đặt vào Tụng vii. Kệ.

26. Tương ưng tám chúng. Đối tượng được nói đến trong đây gồm chúng tỳ-kheo, ưu-bà-tắc, chư thiên, khách buôn. Đề tài khác nhau, khó có thể tập hợp thành phẩm loại tương thích.

27. Tương ưng thí dụ. Các thí dụ được nêu: thuật luyện kim, chăn bò, nước mưa, gia đình có con trai ít con gái nhiều, dao chủy thủ, đất trên đầu móng tay, người bắn cung, trống a-năng-ha, mèo chồn, v.v...

28. Tương ưng bệnh. Các tỳ kheo và các cư sĩ bệnh khốn, sắp mạng chung, được Phật hoặc các Đại Đệ tử giáo giới, để trấn áp những đau nhức kịch liệt, và để chết yên ổn. Có tỳ kheo, sát-na trước khi chết chứng quả A-la-hán, như Bạt-ca-lê (Pāli: Vakkali), Xiển-đà (Pāli: Channa). Hoặc có vị sau khi nghe pháp, đắc quả A-na-hàm, như tỳ kheo Phả-cầu-na, v.v. Các đệ tử xuất gia hoặc tại gia, do nhân duyên bệnh, được nghe và hiểu pháp thâm diệu, mà vượt qua bệnh ngặt, hoặc chứng đắc Thánh quả.

29. Tương ưng nghiệp báo. Tập hợp các kinh nói về nghiệp thiện, bất thiện và những kết quả báo ứng khác nhau của nghiệp.

Tụng VII. Kệ

Lữ Trừng và Ấn Thuận đều không có khoa mục kệ tụng. Thực tế, các kệ tụng thường xuất hiện tản mác trong các kinh, do đó không hợp lý để đặt thành tụng phần riêng biệt. Tuy nhiên, trong Pāli, Samyutta-nikāya cũng dành một phẩm riêng biệt cho kệ tụng, gọi là Sagāthāvaggo.

Thiên có kệ của Pāli, Sagāthāvaggo gồm 11 tương ưng (samyutta), đại bộ phận tương đương tụng Tám chúng. Điều này Du-già sư địa gọi là Kết tập phẩm. Đây là hình thức kết tập chung cho Thánh điển các bộ phái cũng như Đại thừa, như Đại Tì-bà-sa[46] nói: “Trong các kinh, y theo văn cú được thuyết tản mạn trong Khế kinh, cuối cùng tổng kết thành tụng, để tụng đọc (để dễ học thuộc). Tức kết tập văn thành kết tập phẩm.” Phương thức kết tập này cũng được thấy trong kinh điển Đại thừa, Như Lăng già chẳng hạn, mà phẩm cuối cùng là Sagāthakam, tức phẩm có kệ.

Như vậy, Tụng tám chúng trong các bản Hán chỉnh lý tương đương với thiên có kệ, Sagāthāvaggo, trong Pāli.

Bản Hán Tạp A-hàm hiện lưu hành, như đã thấy, có sự tạp loạn về quyển số, và khoa mục, do đó cần được chỉnh lý. Tuy nhiên, bản Việt vì cố gắng không làm xáo trộn bản Hán hiện hành, để tiện việc người đọc tham khảo và đối chiếu Hán Việt, cho nên khoa mục trong đây có chỗ chưa hoàn toàn hợp lý.

Tụng vii. Kệ trong bản Việt dịch hoàn toàn tương đương với thiên có kệ Sagāthāvaggo, duy chỉ một một tương ưng trong bản Việt, 23. Tương ưng thiên,  chạy sang tụng v. Đạo phẩm, vì lý do cố gắng giữ thứ tự kinh theo bản Hán hiện hành.

Thể tài giáo nghĩa trong các tương ưng thuộc tụng này khá đa dạng, khó mà phân loại. Đại để, tường thuật những sinh hoạt thường nhật của chúng đệ tử Phật, cùng với quan hệ các chúng chư thiên, Ma, cư sĩ, v.v. Đặc biệt là tương ưng tỳ-kheo-ni, cho thấy các cô thường xuyên bị quấy nhiễu nhưng đã dũng mãnh chiến thắng Ác ma.

Tụng VIII. Như Lai sở thuyết

Chủ thuyết kinh (năng thuyết), như Nhiếp sự phần nói, có hai: Như Lai và Thánh đệ tử. Trong Tạp A-hàm kinh hội biên, phần này có hai tụng: Tụng vi. Đệ tử sở thuyết gồm 6 tương ưng, và Tụng vii. Như Lai sở thuyết gồm 18 tương ưng.

Tổng quát mà nói, tất cả các kinh, nếu không do Phật thuyết thì cũng do các Thánh đệ tử thuyết.

Đại sư Ấn Thuận liên hệ ý nghĩa “ký thuyết” với “Như Lai sở thuyết” được nói bởi Du-già sư địa, và “Như Lai ký thuyết”  được nói trong Đại Tì-bà sa. Theo đó, Đại Tì-bà-sa[47] nói: “Ký thuyết là gì? Trong các kinh, các đệ tử hỏi, Như Lai ký thuyết; hoặc Như Lai hỏi, đệ tử ký thuyết... Hoặc trong các kinh, có bốn loại vấn ký; hoặc ký về sở chứng, về nơi tái sinh.” Từ “ký thuyết” được nói ở đây, skt. vyākaraṇa, có nghĩa là trả lời, mà trong thể tài văn học có thể gọi là giải thuyết.

Theo ý nghĩa này, Ấn Thuận liệt Tương ưng La-đà và Tương ưng Kiến vào tụng Như Lai sở thuyết, mà trong bản Việt, thuộc tụng i. Năm uẩn. Một số kinh trong đó Phật xác định nơi tái sinh của các đệ tử; hoặc các trường hợp chứng Thánh quả. Đồng thời, những kinh mà trong đó ngoại đạo hỏi nhưng Phật không trả lời, tức loại thứ tư trong bốn loại vấn ký, cũng được Ấn Thuận đặt và tụng này.

Ngoài ra, Du-già sư địa[48] còn nêu thêm một ý nghĩa nữa cho từ ký thuyết, mà Hán dịch ở đây gọi là ký biệt. “Ký biệt là gì?  Ở trong đó, Phật ký biệt (xác định) các đệ tử qua đời sinh về đâu. Hoặc lại tuyên thuyết kinh đã liễu nghĩa.” Theo giải thích của Ấn Thuận, đây là giải thích những ý nghĩa ẩn chưa rõ trong các bài kệ. Vì vậy, những kinh có nội dung tương tự được liệt vào nhóm tụng Như Lai sở thuyết.

Trong bản Việt, tụng viii. Như Lai sở thuyết, có 7 tương ưng. Trong đó, 41. Tương ưng Đại Ca-diếp, gồm những kinh Phật tán thán phẩm đức của Đại Ca-diếp. Các Tương ưng còn lại, Phật đối thoại với các tục gia và ngoại đạo, về những sinh hoạt nghề nghiệp thế tục liên hệ đến sự tu tập Thánh đạo, và các quan điểm liên hệ tín ngưỡng tôn giáo như vũ trụ hữu hạn hay vô hạn, sau khi chết còn hay không còn linh hồn.

Kinh cuối cùng trong tương ưng cuối cùng Phật giảng cho Tu-bạt-đà-la, vị đệ tử cuối cùng trước khi nhập Niết-bàn tại rừng Sa-la song thọ.  

T.N.C.

Nguồn: TẬP SAN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC PHÁP LUÂN Số 10 -  PL. 2553

 


[1] Căn tạp,…, Đạo tạp, các tương đương Pāli: Indriyasamyuttaṃ (Samyutta-nikāya, v. Mahāvaggo 4),BalasamIyuttaṃ (ibid. Mahāggo 6), Bojjhaṅgasamyuttaṃ (ibid. 2),  Maggasamyuttaṃ (inid. 1). Luật Ma-ha Tăng kỳ, quyển 32, T22n1425, tr.491c16: 尊者阿難誦如是等一切法藏。文句長者集為長阿含。文句中者集為中阿含。文句雜者集為雜阿含。所謂根雜力雜覺雜道雜。如是比等名為雜。一增二增三增乃至百增。隨其數類相從。集為增一阿含。雜藏者。所謂辟支佛阿羅漢自說本行因緣。如是等比諸偈誦。是名雜藏。

[2] Tham khảo,  Luật Ngũ phần quyển 30, Hóa địa bộ (Mahīśāsaka), T22n1421, tr.191a23: 迦葉如是問一切修多羅已。僧中唱言。此是長經今集為一部。名長阿含。此是不長不短今集為一部。名為中阿含。此是雜說為比丘比丘尼優婆塞優婆夷天子天女說。今集為一部名雜阿含。此是從一法增至十一法。今集為一部名增一阿含。自餘雜說今集為一部。名為雜藏。Luật Tứ phần quyển 54, Pháp tạng bộ (Dharmagupta): T22n1428_p0968b19: 彼即集一切長經。為長阿含。一切中經。為中阿含。從一事至十事從十事至十一事。為增一。雜比丘比丘尼優婆塞優婆私諸天雜帝釋雜魔雜梵王。集為雜阿含。如是生經本經善因緣經。方等經未曾有經譬喻經。優婆提舍經句義經。法句經波羅延經。雜難經聖偈經。如是集為雜藏。

[3] Dịch, quẻ Không, phần văn ngôn: đen và vàng, là sự xen tạp của trời đất. Vì trời thì đen, mà đất thì vàng.夫玄黃者,天地之雜也,天玄而地黃。

[4] Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ tì-nại-da tạp sự, quyển 39, Nghĩa Tịnh dịch, T24n1451_p0407b16: 爾時諸阿羅漢咸作是念。我已結集世尊所說第三蘇怛羅。於 同梵行無有違逆亦無訶厭。是故當知。此蘇怛羅是佛真教。復作是言。自餘經法。世尊或於王宮聚落城邑處說。此阿難陀今皆演說。諸阿羅漢同為結集。但是五蘊相 應者。即以蘊品而為建立。若與六處十八界相應者。即以處界品而為建。若與緣起聖諦相應者。即名緣起而為建立。若所說者。於佛品處而為建立。若與念處正勤神 足根力覺道分相應者。於聖道品處而為建立。若經與伽他相應者。此即名為相應阿笈摩。

[5] Trong ý nghĩa liên hệ, từ saṃyutta trong Pāli cũng có nghĩa là ràng buộc, nối kết. Thí dụ, đoạn kinh Pāli sau đây nói: kāḷo ca balībaddo‚ odāto ca balībaddo ekena dāmena vā yottena vā saṃyuttā  assu. (S IV.163.), Có một con bò đen và một con bò trắng, chúng được buộc lại với nhau bằng một sợi dây thừng hay bằng một cái ách.

[6] Tương đương Pāli, Samyuttanikāyo, iii. Khandhavaggo, 1. Khandhasamyuttaṃ.

[7] Tương đương Pāli, Samyuttanikāyo, iv. Saḷāyatanavaggo, 1. Saḷāyatanasamyuttaṃ.

[8] Tương đương Pāli, Samyuttanikāyo, ii. Nidānavaggo, 3. Dhātusamyuttaṃ.

[9] Đại A-la-hán Nan-đề-mật-đa-la sở  thuyết pháp trụ ký, Huyền Trang dịch, T49n2030_p0014b03: 有五阿笈摩。謂長阿笈摩。中阿笈摩。增一阿笈摩。相應阿笈摩。雜類阿笈摩。

[10] D. ii. tr. 154: Ākaṅkhamāno, ānanda, saṅgho mamaccayena khuddānukhuddakāni sikkhāpadāni samūhanatu.

[11] T27, tr. 28c14;  T29 tr. 154b22;  T30 tr. 772c9.

[12] Du-già sư địa 85, T30 tr. 772c9: 事契經者。謂四阿笈摩。一者雜阿笈摩。二者中阿笈摩。三者長阿笈摩。四者增一阿笈摩。雜阿笈摩者。謂於是中世尊觀待彼彼所化。宣說如來及諸弟子所說相應。蘊界處相應。緣起食諦相應。念住正斷神足根力覺支道支入出息念學證淨等相應。又依八眾說眾相應。後結集者為令聖教久住。結嗢拕南頌。

[13] op. cit.: 即彼一切事相應教間廁鳩集。是故說名雜阿笈摩。

[14] Lữ Trừng, Phật học luận trước tuyển tập, T. I, tr. 2.

[15] T25 tr. 32b01: 雜者。諸經斷結。難誦難憶。事多雜碎喜令人忘。故曰雜也。

[16] Cf. Phiên dịch danh nghĩa 4, T54 tr. 111b5: 增一阿含明人天因果。二長阿含破邪見。三中阿含明諸深義。四雜阿含明諸禪法。

[17] Du-già sư địa 85, T30 tr. 772b20.

[18] op.cit. T30 tr. 294a20: 又復應知諸佛語言九事所攝。云何九事。一有情事。二受用事。三生起事。四安住事。五染淨事。六差別事。七說者事。八所說事。九眾會事。

[19] Hóa địa bộ (Mahīśāsaka), Ngũ phần luật, T22 tr. 191a; Đại chúng bộ (Mahāsaṅgika), Ma-ha Tăng-kỳ luật, T22 tr. 491c; Pháp tạng bộ (Dharmagupta, Đàm-vô-đức), Tứ phần luật, T22 tr.968b; Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sảvāstivāda), Thập tụng luật, T24 tr. 407b.

[20] Ấn Thuận, Thuyết nhất hữu bộ luận thư dữ luận sư chi nghiên cứu, Dân quốc 81, tr. 91-95.

[21] Ấn Thuận, Nguyên thủy Phật giáo Thánh điển chi tập thành, Dân quốc 83, tr. 464. Xem thêm, Thủy Dã Hoăng Nguyên (Nhật bản), Bộ phái Phật giáo và Tạp A-hàm, phụ lục bởi Phật quang điện tử Đại tạng kinh A-hàm tạng.

[22] Dẫn bởi chú thích  12 trên.

[23] Ấn Thuận, Tạp A-hàm kinh hội biên, tập 1, tr.7.

[24] Tăng Triệu, Trường A-hàm kinh tự, T1 tr. 1a11.

[25] Lữ Trừng, Tạp A-hàm kinh san định ký, Phật học luận trước tuyển tập I, tr. 17.

[26] Du-già sư địa 85 T30 tr. 773: 當說契經摩呾理迦。為欲決擇如來所說。如來所稱所讚所美先聖契經。譬如無本母字義不明了。如是本母所不攝經。其義隱昧義不明了。與此相違義即明了。是故說名摩呾理迦。

[27] Chính nhờ những giải thích của Du-già sư địa, đồng thời đối chiếu với Samyutta-nikāya, bản dịch Việt có thể lý giải được một số điểm mơ hồ hay bất xác trong bản dịch Hán.

[28] Xuất tam tạng ký tập, quyển 1, T55 tr. 6a.

[29] Pháp Trang (Nhật bản), A-tì-đạt-ma câu-xá luận kê cổ, T64 tr. 446a25.

[30] Xem “Thư mục đối chiếu”, Tạp A-hàm bản dịch Việt của Thích Đức Thắng, Tuệ Sỹ hiệu chính, Hương Tích phát hành.

[31] Phí Trường Phòng, Lịch đại Tam bảo kỷ 10, T49 tr. 91a24: 雜阿含經五十卷(於瓦官寺譯。法顯齎來。見道慧宋齊錄)

[32] Cao tăng Pháp Hiển truyện, T51 tr. 865c24.

[33] Ấn Thuận, Tạp A-hàm kinh hội biên, tập 1, tr. 3.

[34] Tiểu truyện chép bởi Huệ Hạo, Cao tăng truyện 3, T50 tr 344a5 tt.

[35] Lịch Tam bảo kỷ 10, dẫn thượng, chép là dịch tại chùa Ngõa quan; bản Phạn do Pháp Hiển mang về.

[36] Xuất tam tạng ký tập 2, T55 tr. 12c17-13a5.

[37] Xem Hy-bá-nhĩ-liệt-khắc希爾伯列克 (?), Sử niệm nguyên thủy Phật pháp; Nguyên Thủy Phật giáo hiệp hội trù bị hội, Đài loan 1990.

[38] Lữ Trừng, Tạp A-hàm san định ký, Chi-na nội học viện, 1923.

[39] Xem đoạn trên, “Lịch sử truyền dịch”.

[40] Xem bảng “Mục lục chỉnh lý”, Tạp A-hàm bản dịch Việt của Thích Đức Thắng, Tuệ Sỹ hiệu chính.

[41] Du-già 85, tr. 778a10.

[42] Xem bản dịch Việt, kinh số 23, chú thích 30.

[43] Sđd. Xem “Mục lục đối chiếu” I & II. 

[44] Xem Đại Tỳ-bà-sa 138, tr. 713b02.

[45] Pāli: kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo, cái gì làm duyên do, cái làm tập khởi, cái gì làm phát sanh, cái gì làm chuyển hiện? Trong truyền thống Hữu bộ, nhân-tập-sanh-duyên, hay nhân-tập-hữu-duyên (skt.hetu-samudaya-prabhava-pratyaya) là bốn hành tướng của tập đế.

[46] T27, tr. 659c24. 

[47] T27, tr. 659c28.

[48] T30, tr. 418c.

KINH BA CỬA GIẢI THOÁT
Thích Nhất Hạnh dịch

 

Hồi đó Bụt đang ở thành Xá Vệ với đầy đủ quý vị trong cộng đồng khất sĩ. Một hôm Ngài nói với đại chúng:

- Có pháp ấn mầu nhiệm, quý vị có biết không? Hôm nay tôi muốn phân tích và diễn giải pháp ấn này cho quý vị nghe. Quý vị hãy đem nhận thức thanh tịnh ra để nghe cho kỹ, tiếp nhận cho thấu đáo, khéo léo sử dụng tâm ý để ghi nhớ mà hành trì.

Các vị khất sĩ bạch:

- Hay quá, thưa đức Thế Tôn! Xin người chỉ dạy cho, chúng con muốn được nghe.

Bụt dạy:

- Tự tính của không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt và vượt thoát mọi tri kiến. Tại sao thế? Vì tự tính của không khôngvị trí trong không gian, không có hình tướng, không thể khái niệm được, chưa bao giờ từng sinh khởi, tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt. Vì thoát ly được mọi sự nắm bắt nên nó bao hàm được tất cả các pháp và an trú nơi cái thấy bình đẳng không phân biệt. Cái thấy ấy là cái thấy chân chính và xác thực. Quý vị khất sĩ! Quý vị nên biết rằng không những tự tính của không như thế mà tự tính của tất cả các pháp cũng đều như thế. Đó gọi là pháp ấn.

Quý vị khất sĩ! Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Bụt, là con mắt của chư Bụt, là chỗ đi về của chư Bụt. Vì vậy quý vị nên nghe cho kỹ, tiếp nhận cho thấu đáo, để ghi nhớ mà tư duyquán chiếu ngay trong lòng thực tại. (C)

Quý vị khất sĩ! Người tu hành nên tìm nơi tĩnh mịch như vào rừng, ngồi dưới gốc cây để thực tập quán chiếu về tự thân thực tại. Phải thấy mọi hình sắc là khổ, không và vô thường để thoát ly cho được sự bám víu vào hình sắctrở về an trú trong cái thấy bình đẳng không phân biệt đối với hình sắc. Đối với cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức cũng thế: người ấy nên quán chiếu rằng chúng là khổ, không và vô thường để có thể thoát ly cho được cái thấy có tính cách sai lạc về cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức để đạt tới cái thấy bình đẳng không phân biệt về chúng. Này quý vị khất sĩ, các uẩn vốn là không, vốn được sinh khởi từ tâm, khi tâm không còn hiện hành thì uẩn cũng không còn tác dụng. Thấy biết được như thế tức là đạt được giải thoát chân chính. Giải thoát chân chính rồi thì thoát được mọi tri kiến. Phép quán sát này được gọi là KHÔNG, cánh cửa giải thoát thứ nhất. (C)

 

Lại nữa, an trú trong định mà quán sát các đối tượng thì hành giả thấy các đối tượng hình sắc đều tan biến hết và người ấy thoát ly được tính cách hư ảo của tri giác về hình sắc. Các đối tượng khác là thanh, hương, vị, xúc và pháp cũng đều tan biến hết và hành giả thoát ly được tính cách hư ảo của mọi tri giác về thanh, hương, vị, xúc và pháp. Phép quán sát này gọi là vô tướng, cửa giải thoát thứ hai. Vào được cánh cửa giải thoát này rồi thì tri kiến sẽ được thanh tịnh; và vì tri kiến đã được thanh tịnh nên hành giả diệt trừ được hết các phiền não tham, sân và si. Tham, sân và si đã tận diệt thì hành giả an trú được trong cái thấy bình đẳng. An trú được trong cái thấy này thì lìa được những cái thấy về ta và về của ta, nghĩa là chấm dứt được mọi cái thấy sai lầm. Cái thấy này không còn cơ hội và căn cứ để sinh khởi nữa. (C)

Lại nữa, các vị khất sĩ! Thoát ly được cái thấy về ta rồi, thì hành giả không còn cho rằng những sự vật mà ta thấy, nghe, cảm và biết là những sự vật có thật ngoài nhận thức nữa. Vì sao thế? Vì nhận thức cũng chính là do nhân duyên mà phát sinh. Nhận thức và các nhân duyên làm phát khởi ra nhận thức đều biến chuyển vô thường, mà vì thức vô thường cho nên ta cũng không nắm bắt được. Thức đã không như bất cứ hiện tượng nào khác thì còn có gì cần được tạo tác nữa đâu? Phép quán sát này được gọi là VÔ TÁC, cửa giải thoát thứ ba. Vào được cửa giải thoát này rồi thì hành giả thấy được chân tướng các pháp một cách triệt để, không còn bị kẹt vào một pháp nào nữa và thể nghiệm được tính cách tịch diệt của các pháp. (C)

Bụt bảo quý vị khất sĩ:

- Pháp ấn mầu nhiệm là như thế. Đó là ba cánh cửa đi vào giải thoát. Quý vị khất sĩ, nếu quý vị tu học theo pháp ấn này thì chắc chắn là sẽ đạt được tri kiến thanh tịnh.

Toàn thể các vị khất sĩ nghe pháp này đều tỏ ra rất sung sướng. Họ làm lễ Bụt sau khi đã tiếp nhận giáo pháp này để hành trì. (CCC)


(Kinh số 104, Tạng Kinh Đại Chánh)

Kinh Ba Cửa Giải Thoát: Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười. Ta có thể tham khảo thêm kinh Thánh Pháp Ấn (103, tạng kinh Đại Chính) do thầy Pháp Hộ dịch vào cuối thế kỷ thứ ba, và kinh số 80 của bộ Tạp A Hàm (99, tạng kinh Đại Chính).

(Nguồn: http://old.thuvienhoasen.org)

Hán dịch: Đại Đường Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang

Tôi nghe như vầy, một hôm Đức Phật trụ vào ánh sáng vi diệu tuyệt vời (với) bảy báu trang nghiêm, rồi phóng vừng hào quang chiếu khắp tất cả thế giới vô biên, làm đẹp vô lượng cõi nước hoàn toàn không giới hạn. Ánh sáng tuyệt vời kia vượt thoát chỗ sở hành của ba cõi, vượt ngoài khởi (tưởng) của thiện căn thế gian, là tướng tịnh thức vô cùng tự tại.

Ở nơi tướng sáng Như Lai, các chúng Đại Bồ tát cùng vân tập, các vị trời, rồng, nhơn và phi nhơn…nhiều không kể hết cũng thường theo hầu, vâng giữ pháp vị hỷ lạc rộng lớn, làm tất cả điều lợi ích cho các chúng sinh, diệt những phiền não triền cấu nghiệt ngã, rời xa chúng ma bằng sự trang nghiêm đó.

Ở nơi sở y Như lai trang nghiêm là đại Niệm, Huệ, Hành dùng làm du lộ, đại Chỉ và diệu Quán dùng làm phương tiện, đại Không, Vô tướng, Vô nguyện và Giải thoát là chỗ nhập môn, các sự trang nghiêm công đức nào thể suy lường.

Ở nơi kiến lập chúng Đại Bảo Hoa Vương, bên trong đại cung điện là Đức Phật Tối Thanh Tịnh Giác, hiện hạnh bất nhị nơi pháp vô tướng, trú vào Phật trụ, đạt được tất cả Phật tánh bình đẳng và đến được nơi không còn ngăn trở. Chuyển pháp vi diệu, hành tung vô ngại, nơi thành lập đó không thể nghĩ bàn.

Đi qua ba đời Pháp tánh bình đẳng, Phật thân trãi khắp tất cả thế giới, không còn nghi ngờ và hạn cuộc đối với tất cả Pháp trí, thành tựu Đại giác trong tất cả hạnh, không còn nghi hoặc đối với Pháp trí, ở chỗ hiện thân không thể phân biệt. Tất cả hàng Bồ tát Chánh Sở Cầu Trí đạt được Phật tâm không hai, trú ở bờ kia cao tột, không có xen tạp các tướng. Như lai (đã) giải thoát với diệu trí rốt ráo, sự chứng ngộ không có ngằn mé, Phật địa bình đẳng tuyệt cùng pháp giới, tánh khắp hư không xuyên suốt vị lai, cùng các chúng Đại thanh văn tụ hội nhiều không thể tính, tất cả các vị đã được điều hòa và là Phật tử.

Ở nơi Tâm thiện giải thoát, Tuệ thiện giải thoát và Giới thiện thanh tịnh, các vị này ước muốn nghe nhiều và ghi nhận Pháp lạc. Sự nghe tích tập thì  khéo suy tư nơi điều suy tư, khéo nói nơi việc nói, khéo làm nơi việc làm, thành tựu các tuệ bảo như: Tiệp tuệ, Tốc tuệ, Lợi tuệ, Xuất tuệ, Thắng quyết trạch tuệ, Đại tuệ, Quảng tuệ và Vô đẳng tuệ, đầy đủ Ba minh, đạt được Đệ nhất Hiện pháp lạc, trú vào Ruộng phước thanh tịnh vĩ đại, thành tựu đầy đủ uy nghi tịch tĩnh Đại nhẫn nhu hòa, đã khéo phụng hành Thánh giáo của Như lai.

Còn có thêm vô lượng chúng Bồ tát lớn từ các cõi Phật đến tập họp đủ, các vị này trụ ở Phương tiện, rong du trên Pháp Đại thừa, tâm của các Ngài thì bình đẳng đối với các chúng sinh, xa lìa sự phân biệt và chẳng phân biệt đối với các loại phân biệt, bẽ gảy các sự tà vạy, lìa hẳn tất cả hệ niệm phân biệt của hàng Thanh văn Độc giác, đã nắm bắt được Pháp vị hỷ lạc rộng lớn, vượt qua năm sự sợ hãi, chỉ hướng đến bực Bất thối chuyển, đã dứt được tất cả tâm bức bách khổ não của chúng sinh và có mặt trong lúc này; trong đây Bồ tát Diệu sanh là vị Thượng thủ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Diệu Sanh rằng, Diệu Sanh ông nên biết, có năm loại pháp thâu tóm Đại giác địa (tâm). Năm pháp đó là gì?

Đó gọi là Thanh tịnh pháp giới, Đại viên cảnh trí, Bình đẳng tánh trí, Diệu quan sát trí, và Thành sở tác trí.

Diệu Sanh ông nên biết, Thanh tịnh pháp giới đó ví như hư không, tuy trong đó biến ra nhiều loại sắc tướng nhưng không thể nói rằng có các hình tướng vì thể (của nó) chỉ có một vị.

Như Lai Thanh tịnh pháp giới cũng giống như thế, dù có biến ra nhiều loại hình tướng, rõ biết cảnh giới, nhưng không thể nói rằng có nhiều hình tướng, vì thể của (Như Lai) chỉ có một vị.

Và như hư không tuy biến ra các sắc nhưng không có tướng để lìa bỏ, và không bị sắc kia làm cho ô nhiễm; Như lai Thanh tịnh pháp giới cũng giống như thế. Tuy hóa hiện ra tất cả tâm tánh chúng sanh, bởi là chân thật, không có tướng để lìa bỏ, và cũng không bị sắc kia làm cho ô nhiễm.

Và như hư không hàm dung tất cả nghiệp thân miệng ý, nhưng hư không này không có khởi tác, Như Lai Thanh tịnh pháp giới cũng giống như thế, bao gồm tất cả trí tuệ biến hóa ích lợi chúng sanh, pháp giới thanh tịnh thì không có khởi tác.

Và như  hư không có nhiều loại sắc tướng lúc sanh lúc diệt, nhưng hư không ấy không sinh không diệt, ở trong Như Lai Thanh tịnh pháp giới, trí tuệ biến hóa lợi ích chúng sanh nên có sinh có diệt, nhưng pháp giới thanh tịnh không hề sinh diệt.

Và như hư không có nhiều sắc tướng lúc tăng lúc giảm, nhưng hư không ấy không tăng không giảm, ở trong pháp giới vắng lặng của Như Lai cũng thế, thị hiện Như lai và Thánh giáo cam lồ có tăng có giảm, nhưng pháp giới thanh tịnh không hề tăng giảm.

Và như hư không hiện hữu mười phương sắc tướng không cùng không tận, là cõi hư không không có giới hạn, và hư không ấy chẳng đến chẳng đi chẳng động chẳng chuyển, ở trong pháp giới vắng lặng của Như Lai cũng giống như thế, hóa độ mười phương tất cả chúng sinh lợi ích an lạc, nhiều loại tác dụng không có giới hạn, thanh tịnh pháp giới cũng không giới hạn, và pháp giới ấy không đến không đi không động không chuyển.

Và như ba ngàn đại thiên thế giới trong hư không lúc hoại lúc thành, nhưng cõi hư không nào có thành hoại, ở trong cõi giới thanh tịnh của Như Lai cũng giống như thế, hiện vô lượng tướng thành Đẳng chánh giác, hoặc thị hiện nhập Đại niết bàn, nhưng Pháp giới vắng lặng chẳng có Thành chánh đẳng giác hay Nhập niết bàn.

Và như hư không gồm nhiều sắc tướng tiêu tán cháy khô đã bị biến đổi nhưng cõi hư không chẳng có biến đổi hay là hư hại. Như thế nương vào Như Lai tịnh giới và Chúng sanh giới, phát sinh nhiều pháp học xứ huỷ phạm của thân, ngữ, ý nghiệp được biết, nhưng  Tịnh pháp giới chẳng có tướng biến đổi hay là hư hại.

Và như hư không có đất lớn, núi lớn, ánh sáng, lửa nước, quyến thuộc Đế thích…cho đến mặt trời mặt trăng nhiều loại khác nữa, nhưng tánh hư không chẳng có các tướng kia. Như thế nương vào Như lai tịnh giới mà có Giới uẩn, Định uẩn, Tuệ uẩn, Giải thoát, Giải thoát tri kiến và các uẩn khác, nhưng tánh Tịnh giới chẳng có các tướng kia.

 Và như hư không gồm nhiều loại nhân duyên triển chuyển sinh khởi, Ba ngàn đại thiên, vô lượng thế giới vần xoay trong đó mà cõi hư không nào có dấy động. Như thế ở trong pháp giới Như lai thanh tịnh, đầy đủ vô lượng hình tướng chư Phật và Chúng hội vần xoay trong đó mà pháp giới vắng lặng nào có dấy động.

Còn nữa Diệu Sanh, Đại viên cảnh trí, như các hình ảnh hiện vào trong gương tròn đầy; như thế nương vào Như lai trí cảnh (gương trí của Phật) mà có cảnh thức (gương thức tâm) hiện ra các hình bóng. Đây dùng Viên cảnh làm thí dụ vậy. Phải biết Viên cảnh, Như lai trí cảnh hoàn toàn bình đẳng, cho nên Trí cảnh còn gọi là Viên cảnh trí.

Như gương tròn lớn có bóng hình người phước lạc, bóng gương tuyệt đẹp treo ở trên cao không có lung lay, có vô lượng (hình ảnh) chúng sanh qua lại, quan sát nơi bóng gương nầy thì có tốt có xấu…vì vậy mà muốn lưu lại bóng tốt và bỏ bóng xấu vậy.

Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh, vì muốn chúng sanh giữ tịnh bỏ nhiễm vậy.

Và như gương tròn trong suốt tuyệt đẹp, ánh sáng chiếu khắp trong sạch không dơ, như thế Như lai Đại viên cảnh trí, về mặt Phật trí thì đã hoàn hoàn thoát khỏi tất cả sự đau khổ của Phiền não chướng và Sở tri chướng, cực thiện trong suốt làm Y chỉ định, có sự nhiếp trì thanh tịnh không động, ánh sáng chiếu khắp, khiến các chúng sanh có được lợi lạc.

Và như gương tròn bản chất là tương duyên, có nhiều hình bóng tướng mạo sinh khởi; như thế Như lai Đại viên cảnh trí nương vào các duyên trong tất cả thời mà có nhiều trí ảnh tướng mạo sinh khởi, như trong gương tròn không chỉ có một mà là rất nhiều hình ảnh nhưng mà bản chất của gương tròn vốn không có các hình ảnh, và gương tròn này không động không tác.

Như thế với gương trí tuệ vằng vặc của Như lai, chẳng phải một nhưng lại có nhiều trí ảnh hiện ra, nhưng gương trí tuệ tròn đầy không có các trí ảnh, và gương trí này vốn không lay động.

Và như gương tròn cùng các hình ảnh, chẳng hợp chẳng ly, chẳng có tụ tập mà hiện các duyên kia vậy. Như thế Đại viên cảnh trí của Như Lai cùng các trí ảnh chẳng hợp chẳng lìa, không có tụ tập cũng chẳng tản mất.

Và như gương tròn trong sáng, mặt gương soi tất cả nơi, và các hình ảnh biến khởi theo duyên. Như thế gương trí Đại viên của Như Lai không lìa vô lượng duyên mà hành thiện pháp, vì các trí ảnh biến khởi đều nương duyên; nghĩa là có hình thái về các trí ảnh của Thanh văn thừa, hình thái trí ảnh của Độc giác thừa, hình thái trí ảnh Vô thượng Đại thừa bởi vì muốn giúp cho hàng Thanh văn thừa nương theo cỗ xe Thanh văn mà xuất ly, muốn giúp hàng Độc giác nương vào cỗ xe Độc giác mà xuất ly, và muốn giúp hàng Đại thừa nương nơi cỗ xe Vô thượng thừa mà vượt thoát vậy. Như gương vằng vặc có đủ các hình bóng, bao hàm các hình thù địa cầu, các núi lớn, cây to, nhà cửa cung điện quy mô mà kính tròn này không có phân biệt khi soi chiếu. Như thế trên Viên cảnh trí của Như lai từ cõi Cực hỉ địa đến cõi Phật địa, các hình ảnh này đều hiện trong gương trí, và tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, gương trí đều hiện đủ mà gương trí vằng vặc kia đâu có phân biệt.

Và như gương tròn không bị che khuất và hình ảnh kia mới hiện. Gương trí tròn lớn của Như Lai cũng như thế, chẳng phải phân chia xấu tốt tà chánh, chướng ngại chúng sanh nhưng các trí ảnh nương đây mà hiện; nhưng gương trí kia cũng chẳng phải là vật dụng vậy.

 Và như gương tròn không chỗ che lấp nên các hình ảnh mới hiện. Như Lai Đai viên kính trí cũng lại như thế, trí ảnh hiện hữu chẳng có sự ưa ghét, mê mờ đối với chúng sanh, và gương trí kia cũng chẳng phải là vật dụng vậy.

Và như gương tròn chẳng phải cách ly hình ảnh mà hiện. Như Lai Đại viên kính trí cũng lại như thế, các trí ảnh hiện khởi hoàn toàn thanh tịnh với sự dung nạp pháp nghiệp, chúng sanh bất tín, nhưng gương trí kia không phải là vật dụng vậy.

Lại nữa Diệu Sanh, Bình đẳng tánh trí là do mười loại tướng viên mãn thành tựu: (1) Chứng đắc chư tướng tăng thượng hỉ ái (rõ thấu các pháp tăng trưởng tâm hỉ ái đối với chúng sinh) nhờ thành tựu đầy đủ Bình đẳng pháp tánh. (2) Chứng đắc nhất thiết lãnh thọ duyên khởi (thấu rõ tất cả sự lãnh hội duyên khởi) nhờ thành tựu đầy đủ Bình đẳng pháp tánh. (3) Chứng đắc viễn ly dị tướng phi tướng (thấu rõ và buông bỏ các tướng đối lập) nhờ thành tựu đầy đủ Bình đẳng pháp tánh. (4) Hoằng tế đại từ (tâm đại từ hoằng hóa) nhờ thành tựu đầy đủ Bình đẳng pháp tánh. (5) Vô đãi đại bi (tâm đại từ không phân biệt) nhờ thành tựu đầy đủ bình đẳng pháp tánh. (6) Tùy chư chúng sanh sở lạc thị hiện (thị hiện theo sự mong cầu của chúng sanh) nhờ thành tựu đầy đủ Bình đẳng pháp tánh. (7) Nhất thiết chúng sanh kính thụ sở thuyết (tất cả chúng sanh cung kính nghe pháp) nhờ thành tựu đầy đủ Bình đẳng pháp tánh. (8) Thế gian tịch tĩnh giai đồng nhất vị (thấy rõ tướng vắng lặng của thế gian không có sự sai biệt) nhờ thành tựu đầy đủ Bình đẳng pháp tánh. (9) Thế gian chư pháp khổ lạc nhất vị (thấy rõ pháp khổ vui của thế gian đều không sai khác) nhờ thành tựu đầy đủ Bình đẳng pháp tánh. (10) Tu thực vô lượng công đức cứu cánh (đạt được sự rốt ráo của vô lượng công đức) nhờ thành tựu đầy đủ bình đẳng pháp tánh vậy.

Lại nữa Diệu Sanh, Diệu quan sát trí ví như thế giới gìn giữ cõi giới chúng sanh, Diệu quan sát trí của Như Lai cũng lại như thế, nắm giữ tất cả pháp Tổng trì Tam ma địa, là diệu pháp Vô ngại biện thuyết của chư Phật.

Và như thế giới là các chúng sanh, sinh ra tất cả vô lượng nhân duyên tướng thức (tâm và vật), như thế Diệu quan sát trí của Như Lai hay phát sinh ra tất cả nhận thức, Diệu trí vô ngại, nhiều loại nhân duyên của tướng- thức.

Và như thế giới có các thứ xinh đẹp, các nơi trang nghiêm như vườn rừng ao hồ… cực kỳ đáng yêu, Diệu quan sát trí của Như Lai cũng như thế, gồm có các pháp trang nghiêm đáng quý như Ba la mật đa, Bồ đề phần pháp, Thập lực vô úy, Bất cộng Phật pháp cực kỳ đáng quý.

Và như thế giới bao gồm các châu, mặt trời mặt trăng, cõi trời Tứ thiên vương, cõi trời Tam thập tam, cõi trời Dạ ma, cõi trời Đâu suất đa, cõi trời Lạc biến hóa, cõi trời Tha hóa tự tại, cõi trời Phạm thân v.v… và nhiều cõi giới đẹp đẽ. Diệu quan sát trí của Như Lai cũng như vậy, gồm có nhân quả thịnh suy, thế gian và xuất thế gian, cảnh giới viên chứng của hàng Thanh văn Độc giác, tất cả cảnh giới đều được quán sát đầy đủ.

Và như thế giới vì các chúng sanh mà có sự thọ dụng rộng lớn, như thế Diệu quan sát trí của Như Lai thị hiện tất cả chúng hội của chư Phật. Có mưa pháp lớn khiến cho chúng sanh nhận pháp vui lớn. Như trong thế giới có năm nẻo luân hồi, đó là cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ, cõi súc sanh, cõi người, và cõi trời, như thế ở nơi Diệu quan sát trí của Như Lai, tất cả cảnh giới nhân quả năm đường khác nhau đều hiển hiện trong đó. Như trong thế giới có các cõi Dục, Sắc và Vô sắc, như thế ở nơi Quan sát trí của Như Lai, tất cả ba cõi nhân quả sai biệt đều hiển hiện đầy đủ. Như trong thế giới Tô mê lư… có Đại bảo sơn vương hiển hiện trong đó, như thế ở nơi quan sát trí của Như Lai là oai thần dẫn dắt của chư Phật và Bồ tát với giáo pháp thậm thâm và quảng đại được tuyên bày. Như trong thế giới quảng đại thậm thâm không thể làm khuynh đảo được biển lớn. Như thế ở nơi Diệu quan sát trí của Như lai, tất cả thiên ma ngoại đạo dị luận cũng không thể nào khuynh đảo được pháp giới giáo pháp sâu thẳm kia.

Và như thế giới bao bọc bởi các núi Đại Tiểu Luân Sơn, Như Lai Diệu quan sát trí cũng như thế, không rời tất cả ngoại vi của tự tướng và cộng tướng vậy.

Lại nữa Diệu Sanh, Thành sở tác trí giống như chúng sanh Cần lệ thân nghiệp, nghĩa là chúng sanh mong cầu thu hoạch nhiều lợi vụ và dốc sức đối với mọi việc. Như thế Thành sở tác trí của Như Lai là Cần thân hóa nghiệp, nghĩa là Như Lai thị hiện nhiều loại công xảo để bẽ gãy tâm kiêu mạn của chúng sanh, xử dụng trí lực phương tiện thiện xảo này

để đưa chúng sanh vào được Thánh giáo thành tựu giải thoát.

Lại nữa chúng sanh là Thụ dụng thân nghiệp, cho nên chúng sanh Thụ dụng nhiều loại hình thù và cảnh giới sai khác, như thế Thành sở tác trí của Như Lai là Thụ thân hóa nghiệp, nghĩa là Như Lai đi vào nhiều cảnh giới khác nhau của chúng sanh, thị hiện đồng loại nhưng ở địa vị tôn quí, do thị hiện đồng loại mà nhiếp phục được tất cả chúng sanh dị loại, dùng trí lực phương tiện thiện xảo này mà đưa chúng sanh vào được Thánh giáo Thành tựu giải thoát vậy.

Lại như chúng sanh Lãnh thọ thân nghiệp, do đây chúng sanh lãnh thọ hành động nghiệp quả của thiện ác.  Như thế Thành sở tác trí của Như Lai là Lãnh thân hóa nghiệp, nghĩa là Như Lai thị hiện lãnh thọ, nhiều đời nhiều kiếp tu các hạnh khó, dùng phương tiện thiện xảo này để đưa chúng sanh vào được Thánh giáo thành tựu giải thoát.

Lại như chúng sanh Khánh úy (luôn trụ) ngữ nghiệp, do đây chúng sanh triển chuyển đàm luận, xoay vần nơi trụ tướng này. Như thế Thành sở tác trí của Như Lai là Khánh ngữ hóa nghiệp, nghĩa là Như Lai tùy theo mỗi pháp lạc mà trình bày văn nghĩa xảo diệu, dùng trí lực phương tiện thiện xảo này để giúp cho hàng chúng sanh tiểu trí vừa nghe thì phát khởi lòng tin, đưa các chúng sanh vào được Thánh giáo và Thành tựu giải thoát vậy.

Lại như chúng sanh ở nơi Phương tiện ngữ nghiệp, nghĩa là chúng sanh triển chuyển truyền đạt nhau, đặc trách của tác nghiệp là hủy ác tán thiện để cùng nhau sinh tồn. Như thế Thành sở tác trí của Như Lai là phát khởi Phương tiện ngữ biến hoá nghiệp, nghĩa là Như Lai thành lập Chánh xứ học, đẩy lùi nghiệp phóng dật (buông lung, biếng nhác) ca ngợi hạnh tinh tấn, và còn kiến lập các pháp tín-hạnh khế lý khế cơ, dùng trí lực phương tiện thiện xảo này để đưa chúng sanh vào được Thánh giáo Thành tựu giải thoát vậy.

Lại như chúng sanh Biện dương ngữ nghiệp, nghĩa là chúng sanh triển chuyển khai thị, đề xướng các luận giải bất liễu nghĩa. Như thế Thành sở tác trí của Như Lai là Biện ngữ hoá nghiệp, nghĩa là Như Lai cắt đứt vô lượng nghi hoặc của chúng sanh, dùng trí lực phương tiện thiện xảo này để đưa chúng sanh vào được Thánh giáo Thành tựu giải thoát.

Lại như chúng sanh Quyết trạch ý nghiệp, nghĩa là chúng sanh tự quyết định chọn lựa những gì có thể làm và những gì không thể làm. Như thế Thành sở tác trí của Như Lai là Quyết ý hóa nghiệp, nghĩa là Như lai chọn lựa bốn vạn tám nghìn tâm hành sai biệt của chúng sanh, dùng trí lực phương tiện thiện xảo này để đưa chúng sanh vào được Thánh giáo Thành tựu giải thoát vậy.

Lại như chúng sanh Tạo tác ý nghiệp, do đây chúng sanh gây tạo nhiều hành vi khởi nghiệp. Như thế Thành sở tác trí của Như Lai là Tạo ý hóa nghiệp, nghĩa là Như Lai quán các hành vi tạo nghiệp của chúng sanh, có tạo tác và không tạo tác, hoặc được hoặc mất, có thủ có xả…dùng trí lực phương tiện thiện xảo này để đối trị tạo tác của chúng sanh và đưa chúng sanh vào được Thánh giáo Thành tựu giải thoát.

Lại như chúng sanh Phát khởi ý nghiệp, nghĩa là chúng sanh tạo ra nhiều nghiệp. Như thế Thành sở tác trí của Như Lai là Phát ý hóa nghiệp, nghĩa là Như Lai vì muốn tuyên thuyết pháp này để đối trị Phát khởi ý nghiệp, làm rõ sở lạc của pháp (Phát ý hoá nghiệp) bằng cú tự văn nghĩa, dùng trí lực phương tiện thiện xảo này để đưa chúng sanh vào được Thánh giáo Thành tựu giải thoát.

Lại như chúng sanh Thọ lãnh ý nghiệp, do đây chúng sanh thọ lãnh khổ vui. Thành sở tác trí của Như Lai là Thọ ý hóa nghiệp, nghĩa là Như Lai cân nhắc với sự quyết định đối với sự thắc mắc đặc để, ngài làm sự thọ ký riêng biệt, tùy theo người đáng thọ lãnh (tiếp nhận) đối với các nghĩa ở nơi quá khứ, hiện tại và tương lai, dùng trí lực phương tiện thiện xảo này để đưa chúng sanh vào được Thánh giáo Thành tựu giải thoát vậy.

Bấy giờ Đại bồ tát Diệu Sanh bạch với Đức Phật rằng, thưa Thế tôn, việc này chỉ riêng Như Lai ở nơi tịnh pháp giới (pháp giới thanh tịnh), có sự thọ dụng hòa hợp, sự-trí nhất vị, nhưng chư Bố tát có thể làm được như thế không?

Đức Phật bảo Bố tát Diệu Sanh rằng, hàng Bồ tát cũng có sự thọ dụng hòa hợp, sự-trí nhất vị vậy.

Bồ tát Diệu Sanh lại bạch Phật rằng, thế nào là sự thọ dụng hòa hợp, sự-trí nhất vị của hàng Bồ tát?

Đức Phật bảo rằng đó là chư Bồ tát chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn. Bởi vì chư Bồ tát kia ở trong pháp vô sanh, khi đắc được Nhẫn Giải thì đối trị với nhị tưởng, nghĩa là thoát ly hai loại tưởng của tự và tha (mình và người) cho nên đạt được tâm bình đẳng; từ đây trở đi hai loại vọng tưởng dị và tha của các Bồ tát kia không còn khởi hiện nên có sự thọ dụng hòa hợp, sự-trí nhất vị vậy.

Bồ tát Diệu Sanh lại bạch Phật rằng,kính mong Như Lai nói rõ ví dụ để giúp cho hàng Bồ tát rõ được ý nghĩa cao sâu này để tùy nghi hóa duyên lưu truyền rộng rãi khiến cho các chúng sanh nghe được điều này liền liễu ngộ được Vô sanh pháp nhẫn.

Đức Phật bảo ngài Diệu Sanh, ví như chư thiên cõi trời Tam thập tam chưa vào được Tạp Lâm trọn không thể lãnh hội pháp sự hoặc lĩnh thọ vô ngã, ngã sở và hòa hợp thọ dụng. Nếu họ vào được Tạp Lâm tức không còn tâm phân biệt tùy ý thọ dụng, do đây Tạp lâm có Như thị Đức có thể khiến cho chư thiên khi vào được chỗ rừng này rồi có quả báo hoặc về Sự hoặc về Thọ của thiên giới, vô sở tư duy, hòa hợp thọ dụng.

Như thế hàng Bồ tát nếu chưa chứng đắc Vô sanh Pháp Nhẫn trọn không thể đạt được tâm bình đẳng, xả bình đẳng và cùng với tất cả hàng Thanh văn Độc giác không có sai biệt.

Nếu có nhị tưởng, hành giả không thể trụ vào sự thọ dụng hòa hợp, sự-trí nhất vị. Nếu đã chứng đắc vô sanh pháp nhẫn, thoát khỏi nhị tưởng cho nên đạt được tâm bình đẳng, cùng với hàng Thanh Văn Độc giác không khác. Bởi tâm bình đẳng mà có thể trụ ở tánh xả, thọ dụng hòa hợp, sự-trí nhất vị.

Lại nữa Diệu Sanh, thí như các dòng nước lớn nhỏ chưa vào biển lớn nên có chỗ y cứ khác biệt nhau, nước ở trong dòng có sự khác biệt, có lên có xuống, tùy theo ngạch nước mà tạo thành sự khác biệt nhau, nước là nơi y trì thấp của đời sống loài thủy tộc… nếu dòng nước nhập với biển lớn thì không còn sự khác biệt đối với sở y, nước không có sự sai biệt, nước không có hạn lượng, nước đồng tác nghiệp không có lên xuống, nước là nơi y trì rộng lớn của đời sống loài thủy tộc.

Hàng Bồ tát cũng như thế, nếu chưa chứng nhập biển lớn của Như lai Thanh tịnh pháp giới thì từng chỗ Sở y đều có các Trí tăng giảm như có Thiểu trí và Dị trí, tùy theo Trí nghiệp kia mà hành vi tạo tác đều sai khác nhau. Một số chúng sanh nương nơi các trí làm chỗ y chỉ và thành tựu căn lành; nếu đã vào được biển lớn Thanh tịnh pháp giới của Như Lai thì chỗ sở y không có khác nhau và trí (chứng) kia cũng chẳng sai biệt. Trí (chứng) không có hạn lượng không có tăng giảm, thọ dụng hòa hợp, sự-trí nhất vị, nó là chỗ y chỉ của sự thành tựu thiện căn của vô lượng chúng sanh.

Bấy giờ Đức Thế Tôn mới nói kệ rằng:

Tất cả pháp chơn như

Nhị chướng- thanh tịnh tướng

Pháp trí làm nhân duyên

Tướng Tự tại Vô tận

Trùm khắp trí Chơn như

Tu tập đạt rốt ráo

Các quả vị bất tận

An lập ở hai pháp

Thân ngữ và tâm hóa

Thiện hóa đường tu tập

Định và Tổng trì môn

Hai thành tựu vô biên

Tự tánh pháp-thọ dụng

Biến hóa sai khác nhau

Tịnh pháp giới như thế

Là điều chư Phật thuyết.

Lúc Đức Thế Tôn nói kinh này rồi, Đại Bồ tát Diệu Sanh cùng chư Bồ tát và các đại chúng Thanh văn, Thế gian, Trời, Người, A Tu La v.v… tất cả nghe lời Phật nói đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.

KINH ATTHAKA VAGGA
Chương Bốn - Phẩm 8 |Kinh Tập - Sutta Nipata
The Octet Chapter

mot-ban-kinh-gandhara-co-tuoi-gan-2000-nam
Một bản kinh gandhara có tuổi gần 2000 năm

Trong bài viết Đọc Tạng Pali: Đừng Trụ Bất Kỳ Pháp Nào cư sĩ Nguyên Giác có đề cập đến các bản kinh xuất hiện trong thời kỳ đầu của đạo Phật “Early Buddhism” tức là, những bản kinh được suy đoán là trong những năm đầu tiên thuyết pháp của Đức Phật, hay còn được gọi là những bản kinh cổ.

Kinh “The Parayana Vagga” và kinh “Aṭṭhaka vagga” là hai bản kinh đều có mặt trong “Kinh Tập - Sutta Nipāta thuộc Tiểu Bộ Kinh.

Kinh “The Parayana Vagga” tiếng Anh có tựa đề là The Chapter on the Way to the Far Shore”, tiếng Việt là “Phẩm Con đường Đến Bờ Bên Kia”  Kinh này đã được cư sĩ Nguyên Giác giải thích chi tiết trong bài viết nói ở trên.

Trong bài này chúng tôi đề cập đến nhóm kinh thứ hai “Aṭṭhaka Vagga” tức chương 4 Phẩm 8 trong Tập Kinh do HT. Thích Minh Châu dịch. Tiếng Anh là The Octet Chapter, dịch bởi Thanissaro Bhikkhu, bao gồm mười sáu bài kệ về chủ đề của sự không dính mắc. Các bài kệ này xoay quanh bốn loại dính mắc – dính mắc vào cảm xúc, nhìn, thực hành, giới luật, và giáo lý của tự ngã - với sự nhấn mạnh đặc biệt vào hai loại đầu tiên.

Kinh mô tả những gì tạo nên bản chất của sự dính mắc vào từng trường hợp cụ thể, những hạn chế của sự dính mắc, lợi ích của việc từ bỏ dính mắc, phương cách từ bỏ dính mắc, và những nghịch lý tinh tế của những gì nó không có nghĩa dính mắc.

Lời dạy trong kinh Aṭṭhaka Vagga đề cập tới một tăng đoàn sống không gia cư, tu pháp hành nhiều năm và chú trọng thực hành hơn là những đề tài triết lý. Văn kinh giản dị, và sâu sắc lại dễ hành.

Trong tạng Hán có một bản kinh được xem là tương đương với Aṭṭhaka Vagga, là kinh Arthapada, số 198 Đại Tạng Taisho. Thầy Thích Nhất Hạnh đã dịch và chú giải với tựa “Kinh Nghĩa Túc”

Trước hết chúng tôi giới thiệu nguyên bản tiếng Anh dạng PDF và bản dịch phần phụ đính số 1 của bản tiếng Anh bởi dịch giả Kan. Sau nữa là bản dịch của HT. Thích Minh Châu và bản dịch của thầy Thích Nhất Hạnh.

Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

Bản tiếng Anh PDF
Pannobhasa-Bhikkhu_Atthakavagga

Aṭṭhaka Vagga (Sn 4)
Tiếng Anh: The Octet Chapter Tiếng Việt Phẩm Tám

Phụ Lục I
Một số dấu vết chứng tỏ tính cổ xưa của kinh Aṭṭhaka Vagga

1. Ngôn ngữ dùng trong Aṭṭhaka vagga chứa một số dạng ngữ pháp làm gợi nhớ tới ngôn ngữ Vedic Sanskrit cổ; những dạng này không thấy trong toàn bộ phần kinh điển còn lại.

2. Aṭṭhaka vagga được nhắc tới ở vài chỗ khác, chẳng hạn trong Udāna 5.6 (4) thuộc tạng kinh, hay trong Đại Phẩm 5.13 (5) thuộc tạng luật. (6) Cả hai chỗ này đều nhắc tới vị tỳ-kheo trẻ tên Soṇa Kuṭikaṇṇa đã tụng lại Aṭṭhaka vagga khi được Đức Phật đề nghị trình bày về pháp. Đoạn Kinh trong Udāna 5.6 còn nêu ra chính xác rằng Aṭṭhaka vagga có 16 phần. Như vậy, Aṭṭhaka vagga phải có trước hai bản kia.

3. Aṭṭhaka vagga là một trong số rất ít phẩm kinh thuộc tạng Pali có bản chú giải cũng thuộc tam tạng, bản chú giải của nó là Mahāniddesa thuộc Tiểu Bộ. (Điều thú vị là dường như mục đích của Mahāniddesa không phải là để bàn chi tiết hơn tính sâu sắc tuyệt diệu của Aṭṭhaka vagga, mà nó chỉ làm giảm giá trị của Aṭṭhaka vagga hơn là tán dương. Hơn nữa, Mahāniddesa được soạn ra dường như không phải để chú giải một bản kinh cổ danh tiếng, bởi tại thời điểm nó được biên soạn thì nhiều bài kinh được xem là cổ hơn Aṭṭhakavagga mà còn không có chú giải nằm trong tam tạng. Mục đích của Mahāniddesa có lẽ là diễn giải lại một phần không nhỏ giáo thuyết của Theravada thời kỳ đầu (7) hay thậm chí là tiền Theravada (8). Phần giáo thuyết này rõ ràng không tương thích với những giáo thuyết phát triển về sau, nhưng chưa bao giờ chúng quá nổi bật để bị loại bỏ khỏi tam tạng.)

4. Dựa trên dấu vết văn bản thì Aṭṭhakavagga (nhưng không phải là toàn bộ Kinh Tập Sutta-nipāta) vốn phổ biến trong nhiều bộ phái, thậm chí có thể phổ biến trong hầu hết hay toàn bộ các bộ phái Phật giáo, kể cả Đại Chúng Bộ vốn được biết tới như một trong hai bộ phái sinh ra từ lần phân phái đầu tiên. Câu chuyện về vị tỳ-kheo Soṇa Kuṭikaṇṇa tụng đọc cũng có mặt trong tạng luật của Đại Chúng Bộ, cũng như trong tạng luật của nhiều bộ phái khác còn lưu lại trong tạng Hán.

5. Văn bản Aṭṭhaka vagga không chứa một đoạn kinh mẫu nào (9), không có một dạng hệ thống hóa giáo thuyết nào cả. Ngoại trừ đoạn mở đầu trong hai kinh Māgandiya Sutta và Sāriputta Sutta thì không có yếu tố thần thông, vốn là một đặc tính của những văn bản hậu kỳ.

6. Những lời dạy trong Aṭṭhaka vagga nói tới một tăng đoàn sống không nhà, lời kinh dù giản dị nhưng vẫn rất sâu sắc. Kinh này dường như xuất hiện trong thời kỳ đầu của đạo Phật, khi những vị tăng hầu hết là có thâm niên tu hành và chú trọng thực hành hơn là những đề tài triết lý. Hình ảnh những vị tăng yên vị tại tu viện tiện nghi để cống hiến toàn lực cho việc khảo sát Dhamma theo lối học thuật (10), vốn là hình ảnh quen thuộc từ rất lâu trong lịch sử đạo Phật, hoàn toàn xa lạ với tinh thần của bản kinh này. (hết phần trích dịch – Kan)

Các bản dịch

Aṭṭhaka vagga (Sn 4) Tiếng Anh: The Octet Chapter
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/index.html 
Tiếng Việt: Phẩm Tám
http://thuvienhoasen.org/p15a1547/2/chuong-04-pham-tam

APPENDIX I

Some evidence suggesting the great antiquity of the Aṭṭhaka vagga

1. The language of the Aṭṭhaka vagga contains several rare and archaic grammatical forms reminiscent of Vedic Sanskrit which are absent in the more streamlined grammar of most of the rest of the Canon.

2. The Aṭṭhaka vagga is referred to by name elsewhere in the Tipiṭaka at, for example, Udāna 5:6 in the Suttanta Piṭaka and Mahāvagga 5:13 in the Vinaya Piṭaka. Both of these passages tell the story of a young bhikkhu named Soṇa Kuṭikaṇṇa who, when requested by the Buddha to speak sore Dhamma, recites the Aṭṭhaka vagga. The passage in the Udāna also (correctly) specifies that the Aṭṭhaka vagga has sixteen parts. Thus it was already compiled and named before the completion of the works in which the story is found.

3. The Aṭṭhaka vagga is one of the very few portions of the Pali Canon with a line-by-line commentary that is also canonical—namely, the Mahāniddesa. (Interestingly, the purpose of the Mahāniddesa is apparently not to expound upon the great profundity of the Aṭṭhaka vagga, as it does more to trivialize than glorify it. Furthermore, the Mahāniddesa was probably not composed merely to comment upon a notably ancient text, as at the time of its composition many suttas were believed to predate the Aṭṭhaka vagga—yet they are without a canonical commentary. Its most likely purpose seems to be to reinterpret—to explain away—a large body of proto-Theravadin or even pre-Theravadin philosophy that was clearly at odds with later doctrinal development but was nevertheless too well known to be deleted from the Canon.)

4. According to the literary evidence the Aṭṭhaka vagga (but not the Suttanipāta as a whole) was common to many, probably most, and possibly all of the ancient schools of Buddhism, including the Mahasanghikas, who are historically the first to branch off from the proto-Theravada/ Sarvastivada line (being equivalent to the Vajjiputtas in the Pali account of the second council). The story of ven. Soṇa Kuṭikaṇṇa’s recitation of the Aṭṭhakavagga is also recorded in the Mahasanghika Vinaya, as well as in the vinayas of other ancient schools preserved in the immense Mahayana Tripiṭaka.

5. The text of the Aṭṭhakavagga contains none of the usual stock passages, little if any technical systematization of doctrine, and, with the possible exceptions of the introductory verses to the Māgandiya Sutta and Sāriputta Sutta, no fairy-tail narratives—all of which are characteristic of later material.

6. The teachings of the Aṭṭhakavagga are addressed to a Sangha of homeless, wandering ascetics, and are very simple (often to the point of being enigmatic) yet also exceedingly profound. They appear to come from a time when the Sāsana was still in a primitive state, most of its converts being veterans to the holy life, and being far more inclined to practically realize than to theoretically philosophize. The existence of sedentary bhikkhus living in prosperous monasteries and dedicating their efforts to intellectual investigation of Dhamma, which became the norm very early in the history of Buddhism, is clearly at variance with the spirit of these teachings.

KINH TIỂU BỘ TẬP I
Khuddhaka Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999
Kinh Tập (Sutta Nipata)
Chương Bốn - Phẩm Tám – Atthaka vagga| The Octet Chapter

ĐẠO BỤT NGUYÊN CHẤT - KINH NGHĨA TÚC
Kinh Nghĩa Túc trong tạng Hán do cư sĩ Chi Khiêm dịch.
Thích Nhất Hạnh dịch ra quốc văn và giảng giải.
Đạo Tràng Mai Thôn 2011

HT. Thích Minh Châu dịch

HT. Thích Nhất Hạnh dịch

Sn 4.1: Kama Sutta — Sensual Pleasure.[766-771] Kinh về dục.

766. Ai ao ước được dục,
Nếu dục được thành tựu,
Chắc tâm ý hoan hỷ,
Được điều con người muốn.

767. Nếu người có dục ấy,
Ước muốn được sanh khởi,
Các dục ấy bị diệt,
Bị khổ như tên đâm.

768. Ai tránh né các dục
Như chân tránh đầu rắn,
Chánh niệm vượt thoát được,
Ái triền này ở đời.

769. Người nào tham đắm dục,
Ruộng đất, vàng, bò, ngựa,
Người nô tỳ, phục vụ,
Nữ nhânbà con.

770. Như người không sức lực,
Bị các dục chinh phục,
Tai họa dẫm đạp nó,
Khổ đau bước theo nó,
Như nước ùa tràn vào,
Chiếc thuyền bị vỡ nát.

771. Do vậy người thường niệm,
Từ bỏ các loài dục,
Bỏ dục, vượt bộc lưu,
Tát thuyền đến bờ kia.

Kinh Nhiếp Phục Tham Dục – Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ nhất, Đại Tạng Tân Tu 19 tương đương với Kàma Sutta, Sutta-Nipàta 766-771

1. Tâm còn đeo đuổi ham muốn thì dù có đạt tới cái đối tượng ham muốn rồi, mình vẫn càng ngày càng muốn có thêm nữa, vẫn chưa được hài lòng.
2. Chạy theo dục lạc trong cuộc đời, là kẻ đang bị vướng vào tham đắm và si mê. Còn mang dục ý trong lòng thì cũng như một người đang bị trúng tên độc.
3. Nên tránh tham dục như tránh dẫm lên đầu một con rắn độc. Phải thực tập thiền quán mới buông bỏ được những gì mà người đời thường ham muốn.
4. Vướng vào sự tham cầu châu báu, ruộng đất, hạt giống, trâu bò, tôi tớ và thê thiếp, kẻ ngu si làm tiêu hao cuộc đời và thân thểmình.
5. Đang khỏe mạnh cường tráng, người chạy theo dục lạc trở nên gầy gò hư hao, lại gây thêm nhiều oán hận. Trong u mê, người ấy phải gánh chịu nhiều đau nhức, giống như kẻ đang đi trên biển mà thuyền bị vỡ.
6. Vì vậy ta phải biết nhiếp phục tâm ý, xa lìa tham dục, đừng vướng vào chúng, tinh tiến đi tới, một lòng mong cầu đưa chiếc thuyền của mình đi sang tới bờ bên kia.
Đại Ý
Kinh tuy chỉ có sáu bài kệ, nhưng rất hay và rất đầy đủ. Đối tượng của tham dục là giàu sangquyền lựcdanh vọng và sắc dụcChạy theo những đối tượng ấy ta có thể làm cho thân và tâm bệ rạc. Có ba hình ảnh tuyệt đẹp trong kinh này: Mang dục ý trong lòng thì cũng như một người đang trúng tên độc, không thể nào có an lạc. Phải tránh tham dục như tránh dẫm lên đầu một con rắn độc, bởi tham dục rất nguy hiểm. U mê vì tham dục phải gánh chịu nhiều đau nhức, như người đi trên biển cả bị vỡ thuyền. Kinh dạy phải thực tập thiền quán mới buông bỏ tham dục được một cách dễ dàng. Kinh cũng đưa ra ý niệm “bờ bên kia” tức là bờ giải thoát, bờ tự do.

Sn 4.2: Guhatthaka Sutta — The Cave of the Body. [772-779] Kinh hang động ái dục

772. Chúng sanh vào trong hang, 
Chấp chặt bị bao trùm, 
Người có thái độ vậy, 
Chìm sâu trong si mê
Hạnh viễn ly với nó, 
Như vậy thật xa vời, 
Các dục ở trong đời
Không dễ gì đoạn tận.

773. Dục cầu làm nhân duyên
Bị lạc hữu trói buộc
Họ rất khó giải thoát
Không thể có người khác, 
Đến giải thoát cho mình, 
Họ cầu việc đã qua, 
Họ mong việc chưa lại; 
Họ tham đắm các dục, 
Những dục này hiện tại
Và những dục quá khứ.

774. Ai tham đắm các dục, 
Bị trí buộc si mê
Họ xan tham keo kiết. 
An trú trên bất chánh
Khi rơi vào đau khổ
Họ sầu muộn than khóc, 
Ở đây sau khi chết
Tương lai sẽ thế nào?

775. Do vậy ở tại đây, 
Con người cần học tập, 
Những gì mình biết được, 
Là bất chánh ở đời. 
Do nhân duyên như vậy, 
Mà sống không bất chánh
Vì rằng bậc Thánh nói: 
Ngắn thay, sanh mạng này.

776. Ta thấy ở trên đời, 
Loài Người run, sợ hãi
Đi đến khát ái này, 
Trong những loại sanh hữu
Phàm những người thấp kém
Than van trước miệng chết, 
Chưa viễn ly khát ái
Đối với hữu, phi hữu.

777. Hãy nhìn những người ấy, 
Run sợ trong tự ngã, 
Như cá chỗ ít nước, 
Trong dòng sông khô cạn, 
Thấy được sự kiện này, 
Hãy sống không của ta, 
Không làm sự việc gì, 
Khiến tham đắm các hữu.

778. Hãy nhiếp phục ước muốn, 
Đối với hai cực đoan
Nhờ liễu tri các xúc, 
Không còn có tham đắm, 
Cái gì tự ngã trách, 
Cái ấy không có làm, 
Bậc trí không bị nhớp, 
Bởi những gì thấy nghe.

779. Do liễu tri các tưởng, 
Vượt qua khỏi bộc lưu
Bậc Mâu-ni không nhiễm, 
Đối với mọi chấp thủ
Với mũi tên rút ra, 
Sở hành không phóng dật
Không cầu mong đời này, 
Không mong ước đời sau.

Kinh Hang Động Ái Dục-Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ nhì, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Guhatthaka Sutta, Sutta-Nipàta 772-779

1. Bị nhốt vào cái hang động của đủ thứ ham muốn, bị tri giác sai lầm của mình che lấp, người ta đi tách ra khỏi con đường chánh đạo. Cái nhớ tưởng về dục vọng của mình làm cho mình khó có cơ hội thành tựu được tuệ giác.

2. Vướng vào vòng sắc dục là vướng vào vòng sinh tử. Một khi sợi dây sắc dục đã cột vào kiên cố quá thì khó có thể tháo gỡ ra. Nếu không biết quán chiếu cái tới và cái đi của các pháp, nếu không thành tựu được tuệ giác thì không thể nào chặt đứt được gốc rễ của tham dục.

3. Tham dục được phát sinh từ mù quáng và si mê. Người ta không biết rằng chạy theo tham dục thì cái mê lầm của mình càng ngày càng lớn, rằng sống trong tham dụcthì phải gánh chịu nhiều thống khổ và bi ai, và trong khi chịu đựng, người ta chẳng biết phải nương tựa vào đâu cho bớt khổ.

4. Con người phải thức tỉnh và trở về với giây phút hiện tại. Phải thấy rằng thế gianđang sống trong mê lầm, ta không thể nương tựa vào cấu trúc của thế gian và đi theocái đà của nó. Phải quán niệm về buông bỏ, về sự trở về với con đường chính, về sự thoát ly vướng mắc. Phải nhớ mạng sống là ngắn ngủi và quán chiếu cái chết gần kề.

5. Cuộc đời đi từ khổ đau này đến khổ đau khác, cái ham muốn trong cõi sinh tử đang lan tràn như một cơn lũ lụt. Khi cái chết đến, oán thù và sợ hãi phát sinh, và năng lượng của cái dục ấy sẽ kéo ta đi luân hồi.

6. Người đang nhận chịu khổ đau cảm thấy mình như một con cá thiếu nước, dòng nước chảy vào hồ đã bị cắt đứt. Thấy như thế là có thể dừng lại được và sẽ không còn có khuynh hướng muốn đi về trong ba cõi.

7. Đừng bị kẹt vào một trong hai cực đoan. Những gì mà ta tiếp xúc nếu biết là chúng có tính cách nguy hại thì ta phải quyết tâm buông bỏ, đừng vướng víu. Đừng làm một điều gì để sau này ta sẽ oán trách chính ta. Phải biết từ khước nhìn và nghe những gì có thể làm cho tự thân ta ô nhiễm.

8. Phải sử dụng những giáo pháp của đạo giác ngộ để quán chiếu và vượt qua biển khổ. Vị mâu ni buông bỏ những lo toan, trau chuốt cho cái ngã và tu tập tinh chuyên để nhổ cho được mũi tên tham dục ra khỏi thân mình. Làm như thế vị ấy đạt được tới chỗ không còn nghi nan.

Đại Ý

Kinh Hang Động Ái Dục tiếp nối chủ đề mà kinh thứ nhất đưa ra. Kinh này cũng chỉ có tám bài kệ. Bị nhốt vào hang động ngũ dụccon người không tìm ra được con đườngchánh đạo thênh thangHam muốn là hang động giam hãm con người và cũng là những sợi giây trói buộc làm cho con người mất hết tự do. Nguồn gốc của tham dục là si mê, chỉ có quán chiếu mới buông bỏ được. Ham muốn là gốc của luân hồi sinh tử. Có ba hình ảnh rất sống động trong kinh này: đó là hình ảnh của một cơn lũ lụt, tượng trưng cho tham dục, kéo ta đi; hình ảnh của một con cá thiếu nước, tượng trưng cho khổ đau và hệ lụy; và hình ảnh của một mũi tên cắm vào thân thểtượng trưng cho tham dục.

Một trong những phương pháp thực tập là tránh nhìn và nghe những gì có thể tưới tẩm hạt giống tham dục trong ta. Phương pháp khác là quán chiếu cái tới và cái đi của các pháp. Phương pháp thứ ba là thực tập con đường trung đạo, đừng bị kẹt vào một trong hai cực đoan: hoặc kham khổ quá, hoặc hưởng thụ nhiều. Trong bài kệ thứ tám, có một chữ chép sai. Đó là chữ tiêm (尖) có nghĩa là mũi nhọn, chép nhầm thành chữ vị (未), làm cho câu kinh mất nghĩa. Hai chữ viết na ná như nhau cho nên có sự nhầm lẫn.

Sn 4.3: Dutthatthaka Sutta — Corrupted  Kinh Sân Hận tám kệ (Sn 153) [780-787]

780. Thật có một số người 
Nói lên với ác ý
Và thật cũng có người, 
Nói lên ý chân thật
Dầu có lời nói gì, 
ẩn sĩ không liên hệ
Do vậy bậc Mâu-ni, 
Không chỗ nào hoang vu.

781. Người ước muốn dắt dẫn, 
Thiên trú điều sở thích
Làm sao từ bỏ được, 
Điều tà kiến của mình, 
Khi tự mình tác thành
Quan điểm riêng của mình, 
Như điều nọ được biết, 
Hãy để nó nói vậy.

782. Người không có ai hỏi, 
Lại nói cho người khác, 
Biết đến những giới cấm
Của tự cá nhân mình. 
Bậc thiện xảo nói rằng, 
Như vậy không Thánh pháp
Nếu ai tự nói lên 
Lời tán thán tự ngã.

783. Vị Tỷ-kheo an tịnh
Sống hết sức tịch tịnh
Khi tán thán giới đức
Không nói "Tôi là vậy". 
Bậc thiện xảo nói rằng 
Như vậy là Thánh pháp 
Với vị ấy đề cao, 
Ở đời, không khởi lên.

784. Với những ai các pháp, 
Được sửa soạn tác thành
Được đặt ra phía trước, 
Không phải không tranh luận
Khi đã thấy lợi ích
Trên tự thân của mình, 
Y đấy, duyên dao động
Đạt được sự tịch tịnh.

785. Đối với các thiên kiến
Không dễ gì vượt qua
Thẩm sát các pháp xong, 
Mới tác thành chấp trước
Do vậy là con người
Đối với trú xứ ấy, 
Có khi quyết từ bỏ
Có khi chấp nhận Pháp.

786. Vị tẩy sạch loại bỏ
Không tìm được ở đời, 
Các kiến được sửa soạn, 
Đối với hữu, phi hữu
Bỏ man trákiêu mạn
Vị tẩy sạch loại bỏ
Vị ấy đi với gì, 
Vị ấy không chấp thủ.

787. Với ai có chấp thủ
Bị chỉ trích trong Pháp, 
Với ai không chấp thủ, 
Lấy gì có thể nói? 
Chính đối với vị ấy, 
Ngã, phi ngã đều không, 
Vị ấy đã tẩy sạch, 
Mọi tà kiến ở đời.

Kinh Buông Bỏ Sở Tri Và Ngôn Từ
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ ba, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Dutthatthaka Sutta, Sutta-Nipàta 780-787

1. Mình còn mang theo tà niệm mà cứ lo chỉ trích người khác (về những sai lầm thiếu sótcủa họ). Mình chỉ ham đề cao cái thấy của mình về sự thật. Khi gặp được một vị chân tuđích thực, thì mình thấy rằng vị ấy chẳng quan tâm gì tới chuyện thị phi và hơn thua cả.

2. Làm sao sử dụng được công phu hành trì của mình để buông bỏ tham dục trong cuộc đời? Làm sao đạt tới được cái đức hạnh cao quý và vượt thoát mọi nhu yếu tranh cãi? Làm sao chế ngự được tham dục? Người ta sẽ đặt cho mình những câu hỏi (thực tế) như thế.

3. Giả dụ có người, không ai hỏi mà tự khoe là mình giữ giới và thực tập giỏi, người ta sẽ nghi rằng người này không nói thật và không đi đúng vào con đường của đạo phápVì vậy những ai muốn học hạnh sa môn phải biết lo tự tịnh hóa mình trước.

4. Đã thực sự dừng lại rồi, và để không còn bị kẹt vào cuộc đời thế tục thì phải thường tự nhắc nhở là mình phải nắm giữ giới luật cho vững chắc. Phải có đức tin nơi đạo pháp, không nên chỉ ba hoa lo dạy đời.

5. Giáo pháp nói lên không có gì bí hiểm mà cũng không bị hư nát. Khi giảng dạy đừng đưa cái ngã của mình lên, không nên vì vui mà dạy, vì giận mà không dạy. Phải thấy được trong sự hành trì của mình không có gì sai lạc và rơi rụng. Nếu mình không bị kẹt vào cái ý riêng của mình thì còn gì để mừng hoặc để giận?

6. Những cái gì ta đã ngỡ là của ta, cần được buông bỏ. Những giáo pháp minh sátcần phải nắm lấy để hành trì. Nếu tha thiết muốn có lợi ích chân thực thì mình sẽ đạt được tuệ giác về không, bởi vì nhìn vào các pháp và thấy được tướng không của chúng cho nên mình biết tất cả vốn là không.

7. Không nên vướng vào bất cứ một xứ nào (của bốn thiền về sắc giới), trong đó có vô sở hữu xứHành trì mà không có ý định sinh về một trong ba cõi. Nếu tất cả những gì vô minh và điên đảo đã được đoạn trừ thì làm sao cái hành của mình lại còn mang tính cách xứ sở?

8. Ý niệm về “có” được phá vỡ tan tành; ngôn ngữ để sử dụng giải bày cũng không còn bị vướng mắc. Đã không bị vướng mắc, đã có khả năng buông bỏ (mọi ý niệm) thì cái hành của mình sẽ có công năng đưa mình tới cái tuyệt đối không kỳ thị.

Đại Ý

Kinh này tuy cũng chỉ có tám bài kệ nhưng ý tứ rất sâu sắc. Câu nói: giáo pháp không có gì bí mật (che giấu) và không có gì hư nát là từ kinh này. Một vị mâu ni chân thựckhông quan tâm đến chuyện thị phi và đắc thất. Vị ấy không có nhu yếu tranh cãi và gặt hái tiếng khen. Vị ấy lo tự tu tự độ để có giải thoát trước, chứ không ba hoa lo dạy đời. Vị ấy có khả năng buông bỏ sở tri của mình, cho nên khi được khen không mừng mà khi bị chê cũng không giận.

Kinh này đã nói tới tuệ giác không. Nhìn vào tướng trạng các pháp, thấy được tướng không của các pháp cho nên vị mâu ni vượt thoát được ý niệm về có và đồng thờicũng vượt được ý niệm về không như là ý niệm vô sở hữu xứ.

Kinh này cũng đã nói tới sự phá vỡ các khái niệm trong đó có khái niệm có và khái niệm không, và nhất là đã đề cập tới ý niệm ngôn ngữ đạo đoạn, ta không nên bị kẹt vào ngôn từ.

Cuối cùng kinh này cũng đã nói tới sự buông bỏ (xả) để đạt tới cái không còn kỳ thị.

Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta — On Purity/Pure Kinh Thanh Tịnh tám kệ (Sn 154) [788-795]

788. Ta thấy vị thanh tịnh
Vị tối thượng, không bệnh, 
Sự thanh tịnh con người
Với tri kiếnđạt được
Nắm giữ quan điểm này. 
Xem đấy là tối thượng
Vị này sẽ xem trí, 
Là tùy quán thanh tịnh.

789. Nếu thanh tịnh con người
Do tri kiến đạt được
Hay với trí vị ấy, 
Từ bỏ sự đau khổ 
Vị ấy có sanh y, 
Ngoài Thánh đạo được tịnh, 
Vị ấy nói như vậy, 
Do tri kiến cá nhân.

790. Bà-la-môn không nói, 
Ngoài Thánh đạo được tịnh, 
Với điều được thấy nghe, 
Giới đức, được thọ tưởng; 
Với công đứcác đức
Vị ấy không nhiễm trước
Từ bỏ mọi chấp ngã
Không làm gì ở đời.

791. Từ bỏ tri kiến cũ, 
Y chỉ tri kiến mới, 
Đi đến sự tham đắm, 
Không vượt qua ái dục
Họ nắm giữ chấp trước
Họ từ bỏ xa lánh, 
Như khỉ thả cành này, 
Rồi lại nắm cành khác,

792. Người tự mình chấp nhận
Các chủng loại giới cấm
Đi chỗ cao chỗ thấp, 
Sống bị tưởng chi phối
Người có trí rộng lớn, 
Nhờ trí tuệquán pháp
Có trí, không đi đến 
Các pháp cao và thấp.

793. Vị ấy đạt thù thắng
Trong tất cả các pháp, 
Phàm có điều thấy, nghe, 
Hay cảm thọ, tưởng đến; 
Với vị tri kiến vậy, 
Sống đời sống rộng mở, 
Không bị ai ở đời, 
Có thể chi phối được.

794. Họ không tác thành gì, 
Họ không đề cao gì, 
Họ không có nói lên, 
Đây tối thắng thanh tịnh
Không dính líu tham đắm, 
Mọi chấp trước triền phược
Họ không tạo tham vọng
Bất cứ đâu ở đời.

795. Với vị Bà-la-môn 
Đã vượt khỏi biên giới
Sau khi biết và thấy, 
Không có kiến chấp trước. 
Tham ái không chi phối
Cũng không tham, ly tham
Vị ấy ở đời này, 
Không chấp thủ gì khác.

Kinh Buông Bỏ Khổ Lạc Và Nhiễm Tịnh Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ tư, Đại Tạng Tân Tu 198 (tương đương với Suddhatthaka Sutta, Sutta-Nipàta 788-795)

1. “Tôi đã được chuyển hóa và trị liệu.” Có kẻ tin rằng hễ thấy được (bốn) sự thật thì mình tự nhiên được tịnh hóa. Những kẻ tin rằng cái kiến thức mình có chính là cái chuyển hóa và trị liệu, những kẻ ấy chưa thực sự chứng nhập được khổ đế và tập đế

2. Có kẻ mới gặp được một bậc hảo nhân mà nghĩ là mình đã được tịnh hóa, đã có tuệ giác, đã hành trì xong, đã lìa xa được khổ nạn, đã trừ bỏ được xấu ác, đã thấy được con đường thanh tịnh, những người như thế cần phải đoạn trừ cái sở kiến của mình thì mới có thể thực sự đi vào được sự tịnh hóa chân chính.

3. Giải thoát không phải là do mình tiếp nhận được một cái gì từ người khác, hoặc từ những cái mình thấy, mình nghe hoặc những giới cấm và nghi lễ mà mình tiếp thọ. Vị sa môn chân chính không bị kẹt vào ý niệm tội và phước, vị ấy đã đoạn trừ được tất cả mọi ý niệm và không bao giờ tự khen mình.

4. Buông bỏ cái đã qua, không tưởng nhớ đến cái sắp tới. Bước đi trong hiện tạivượt qua bốn dòng lũ lụt: dục hảihữu hải, kiến hải và vô minh hải. Vị sa môn cứ một đường thẳng mà đi tới, không bị kẹt vào ý niệm khổ. Bởi vì biết rằng còn có sở niệm thì tâm mình còn bị ràng buộc!

5. Vị ấy luôn đề cao cảnh giác, nắm vững giới luật mà đi, và trong khi đi, nếu ý niệm về khổ kia phát sinh thì nên lập tức buông bỏ và từ từ đi vào công phu hành trìHành trì ở đây có nghĩa là thực sự quán chiếu và thẩm sát, và không có nhu yếu thuyết giảngbằng những lời kiểu cách.

6. Vị ấy đối với tất cả các pháp, không còn có nghi ngờ gì nữa. Với những gì thấy và nghe, vị ấy thường làm phát khởi chánh niệm để nhận diện. Vị ấy là kẻ đã thực sự nghe và thấy được (bốn) sự thật, là kẻ có nền tảng và năng lượng của sự hành trì, là kẻ không còn tạo tác nghiệp thế gian và không còn bị kéo theo sáu đối tượng của giác quan nữa.

7. Không thắc mắc về những tiện nghi cho riêng mình, không thắc mắc về việc nguời ta có tôn kính mình hay không, cũng không cần thắc mắc là mình đã có sự tịnh hóa hoàn toàn hay chưa, người đạt đạo cắt đứt được mọi ý niệm về ân và về oán, không còn vướng mắc vào một chủ thuyết nào và cũng không còn theo đuổi một dự án nào nữa trong thế gian.

8. Một người như thế là một bậc chân tu, không còn nắm giữ gì cho mình nữa cả. Những gì người ấy thấy và nghe, người ấy đều không bị vướng mắc. Người ấy không còn thấy có gì là ô nhiễm hoặc không ô nhiễm, không còn thấy có gì là tịnh hay bất tịnh.


Đại Ý

Kinh này cũng chỉ có tám bài kệ. Bụt dạy ta phải buông bỏ không những mọi chủ thuyết, mọi ý thức hệ mà phải buông bỏ luôn các ý niệm về khổ vui, tội phúc, ân oánvà nhiễm tịnh. Kinh này nối tiếp được kinh thứ ba trước đây một cách rất liên tục và nhất trí.

Có người mới gặp được một bậc minh sư hay nghe được giáo lý mầu nhiệm của vị ấy thì đã có cảm giác là cuộc đời mình đã thay đổi, mình đã được trị liệu và chuyển hóa. Sự thực là mình chỉ mới đi tới giai đoạn thấy đạo (kiến đạo). Mình phải đi qua các giai đoạn tu đạo và chứng đạo nữa thì mình mới thực sự có chuyển hóa và trị liệuNếu không mình chỉ bám lấy cái ý tưởng là mình đã có thầy, đã có con đường, và cho như vậy là đủ.

Có những người sau khi nghe về diệu đế thứ nhất là khổ thì bị vướng vào đấy và nghĩ rằng khổ là chân lý tuyệt đối, mình phải tự nhắc đi nhắc lại “đời là khổ”. Thái độ giáo điều ấy khiến cho họ không đi tới được. Diệu đế thứ ba là diệt, nghĩa là sự vắng mặtcủa khổ đau, đồng thời cũng có nghĩa là sự có mặt của hạnh phúc, người ấy không thấy được như thế. Theo đúng tinh thần của kinh, không những ta phải buông bỏ ý niệm về khổ mà cũng phải buông bỏ ý niệm về hết khổ. Cái hết khổ không còn ám ảnhta được thì cái khổ cũng không thể nào ám ảnh ta.

Giải thoát là cái tự do mình đạt được khi có khả năng buông bỏ. Không phải là cái mình tiếp nhận từ bên ngoài hay từ một vị đạo sư. Cái thấy cái hiểu của mình về giáo lý, cả những giới cấm và nghi lễ mình đang hành trì cũng không phải là giải thoát. Vàvì vậy các ý niệm tội phúcnhiễm tịnhân oán mình cũng buông bỏ được. Đây đã là sự hình thành của giáo lý Bát Nhã: không nhơ không sạch, không thêm không bớt, không khổ không lạc, không tội không phước.

Sn 4.5: Paramatthaka Sutta — On Views/Supreme

Kinh Tối Thắng tám kệ (Sn 156) [796-803]

796. Ai thiên trú trong kiến, 
Xem kiến ấy tối thắng
Ở đời đặt kiến ấy, 
Vào địa vị tối thượng
Người ấy nói tất cả, 
Người khác là hạ liệt
Do vậy không vượt khỏi, 
Sự tranh luận ở đời.

797. Khi nó thấy lợi ích
Đến với tự ngã nó, 
Đối với vật thấy nghe, 
Giới đức hay thọ tưởng; 
Vị ấy ở tại đấy, 
Liền chấp trước nắm giữ, 
Nó thấy mọi người khác, 
Là hạ liệt thấp kém.

798. Người y chỉ kiến ấy, 
Thấy người khác hạ liệt
Bậc thiện nói như vậy, 
Đấy là sự trói buộc
Do vậy đối thấy nghe, 
Thọ, tưởng hay giới cấm
Bậc Tỷ-kheo không có 
Y chỉ, nương tựa vào.

799. Chớ có tác thành ra 
Tri kiến ở trên đời, 
Từ ở nơi chánh trí
Hay từ nơi giới đức
Không bận tâm so sánh
Tự ngã bằng người khác, 
Không có suy nghĩ đến, 
Đây "liệt " hay đây "thắng".

800. Đoạn tận, từ bỏ ngã, 
Không chấp thủ sự gì, 
Không tác thành, dựng nên, 
Nương tựa ở nơi trí, 
Chân thật giữa tranh chấp 
Không theo phe phái nào, 
Vị ấy không đi theo 
Một loại tri kiến nào.

801. Với ai, hay cực đoan
Không có hướng nguyện gì, 
Với hữu và phi hữu
Hay đời này đời sau
Vị ấy không an trú
Tại một trú xứ nào, 
Từ bỏ mọi chấp thủ
Đối với tất cả pháp.

802. Đối vị ấy ở đây, 
Những gì được thấy nghe, 
Được cảm thọ tưởng đến, 
Chút suy tưởng cũng không; 
Vị Bà-la-môn ấy 
Không chấp thủ tri kiến
Không ai ở đời này 
Có thể chi phối được.

803. Họ không tác thành gì, 
Họ không đề cao gì, 
Các pháp không được họ, 
Chấp trước nắm giữ gì 
Không một Phạm chí nào, 
Bị giới cấm dắt dẫn, 
Đi đến bờ bên kia
Vị ấy không trở lui.

Kinh Sự Thật Đích Thực-Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ năm, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Paramatthaka Sutta,Sutta-Nipàta 796-803

1. Mình còn mờ mịt mà cứ nói rằng kẻ kia chẳng bằng mình. Vướng víu si mê, cứ để tháng ngày trôi qua, bao giờ mới có cơ hội thấy rõ chân lý? Chưa có pháp môn tu đạomà cứ nói mình đã thực tập xong xuôi. Tâm còn loạn động, chưa biết hành trì, bao giờ mình mới có được kiến giải thực sự?

2. Cứ nghĩ rằng người khác phải hành trì theo cái hành trì của mình. Tự cho rằng cái thấy, cái nghe và cái thực tập của mình là không ai bằng được. Chính mình đang bị sa đọa và ràng buộc vào trong năm cái hang động dục lạc của cuộc đời mà mình vẫn cứ ba hoa nói mình hơn người.

3. Còn ôm chặt si mê và vọng tưởng mà cứ tưởng rằng mình đã đạt tới chỗ chí thiện. Cái học hỏi và sự thực tập của mình còn sai lạc mà mình lại cứ ham muốn độ đời. Những gì thấy, nghe, suy nghĩ, và cả những nghi lễ và cấm giới mà mình hành trì, mình vẫn còn bị kẹt vào đấy, chưa thoát ra khỏi.

4. Bậc thức giả thấy người thế gian đi theo con đường ấy thì nhất quyết không chịu đi theo. Ta chỉ nên hành trì theo chánh niệm và trong khi hành trì phải hết sức thận trọng. Đừng cho rằng mình bằng người, hơn người hoặc thua người.

5. Cái bây giờ mình không nắm bắt, cái sau này cũng tuyệt đối không làm mình vướng bận. Buông bỏ mọi chủ thuyết, mọi ý tưởngmột mình đi trong tự do. Tuy vẫn có cái biết và cái thấy, nhưng thường quán chiếu để không bị kẹt vào chúng.

6. Không kẹt vào cái nhìn lưỡng nguyên, không kẹt vào ý niệm thọ mạngý niệm về đời này và đời sau, kẻ trí giả đi theo con đường trung đạoquán chiếu các pháp để đạt tới thiền định chân chính.

7. Phải quán chiếu về những gì thấy, nghe và cảm nhận để đừng khởi lên tà niệm và bị kẹt vào tri giác sai lầm. Dùng trí tuệ để quán chiếu tâm ý và đối tượng tâm ý để buông bỏ được tất cả, không còn bị vướng vào một pháp nào trong thế gian.

8. Nếu các pháp đều không thực sự hiện hữu, thì còn pháp hành trì nào nữa để cho ta kẹt vào? Phải biết tìm trong pháp hành trì của mình cái đệ nhất nghĩa đế, cái sự thậtđích thực. Không bị kẹt vào nghi lễ và giới cấm, không cho đó là chân lý, nhờ đó mà vượt qua được bờ bên kia, không bao giờ còn trở lại chốn sinh tử.


Đại Ý

Kinh này cũng chỉ có tám bài thi kệ, và cũng nối tiếp được giáo nghĩa của các kinh đi trước một cách liên tục. Khi mình ôm ấp một cái thấy, một chủ thuyết rồi cho đó là chân lý tuyệt đối thì mình sẽ có thái độ khinh mạn đối với những người khác và những cái thấy của họ. Mình không chịu tu tập mà chỉ muốn đi truyền bá cái lý thuyết của mình. Một vị khất sĩ chân chính, một vị phạm chí chân chính không thể đi theo con đường ấy. Phải buông bỏ sở tri, phải thực tập để thoát ra khỏi hang động của ham muốn, và phải đạt tới tuệ giác vô ngã để phá tan cả ba thứ mặc cảm là hơn người, thua người và bằng người.

Còn chấp vào một cái ngã thì còn so sánh, còn so sánh thì còn mặc cảm. Những mặc cảm ấy gây khổ đau và bệnh hoạn. Theo đạo Bụt, không những mặc cảm thua người đưa tới bệnh tật và khổ đau, mà mặc cảm hơn người và bằng người cũng chứng tỏrằng ta chưa thoát ra khỏi khổ đau và bệnh tật.

Ta có những cái biết và cái thấy, nhưng ta không cần phải bị kẹt vào những cái ấy, thì ta mới có tự do và mới có cơ hội đi lên. Đó là giáo lý buông bỏ sở trisở tri là cái thấy, cái thấy ấy nếu ta bị kẹt vào là ta mất tự do, là ta không còn cơ hội đi lên.

Bài kệ thứ sáu nói tới con đường trung đạovượt qua cái nhìn lưỡng nguyên (sinh diệt, có không v.v...), vượt qua ý niệm thọ mạng (kiếp này và kiếp sau) và mở cửa cho giáo lý của kinh Kim Cương Bát Nhã sau này. Bài kệ thứ tám nói về cái không của các pháp (các pháp không thực sự hiện hữu) và cái sự thật đích thực tức là đệ nhất nghĩa đế. Đây chính là hạt giống của giáo lý trí tuệ vượt qua bờ bên kia (cầu vi đế, độ vô cựcchúng bất hoàn). Vị đạo sĩ đạt được cái thấy bất nhị rồi thì không còn nắm bắt cái bây giờ và vướng bận vào cái sau này, vị âý sẽ có thong dong thật sự.

Vì kinh này có hơi hướng của Bát Nhã Ba La Mật cho nên thầy Tăng Hội đã đưa nó vào trong phần Minh Độ Vô Cực của kinh Lục Độ Tập do thầy biên dịch. Ta có thể đọc kinh này trong quyển thứ tám của Lục Độ Tập Kinh, kinh thứ 89.

Kinh Kính Diện Vương ở Lục Độ Tập Kinh được sao chép kỹ lưỡng nên có ít sai sót hơn, và nhờ thế dễ dịch hơn. Xin mời các vị độc giả so sánh hai bản đã được giữ lại trong Hán tạng của kinh này.

Sn 4.6: Jara Sutta — On Decay/Old Age

(VI) Kinh Già (Sn 158) [804-813]

804. Sinh mạng này ngắn thay, 
Trong trăm năm, rồi chết, 
Nếu ai sống hơn nữa, 
Rồi cũng chết vì già.

805. Loài Người sầu vì ngã, 
Mọi chấp thủ vô thường
Trống không là đời này, 
Thấy vậy sống không nhà.

806. Vì loài Người nghĩ rằng 
Cái này là của tôi, 
Cái ấy bị sự chết, 
Làm hoại diệt hư tàn. 
Biết vậy, bậc Hiền trí, 
Không gọi, không hướng đến, 
Cái này ngã của ta, 
Cái này là của ta.

807. Như những gì hiện lên
Trong giấc ngủ mộng mị, 
Con người khi tỉnh dậy
Không còn thấy được gì. 
Cũng vậy ở đời này, 
Người được ưa, ái luyến
Rồi sẽ chết mất đi, 
Không ai còn thấy được.

808. Các loại hạng người ấy 
Được thấy và được nghe, 
Nên họ được gọi tên, 
Tên này hay tên khác. 
Với người đã chết đi, 
Chỉ được gọi tên không, 
Vì chỉ có tên suông, 
Sẽ được còn tồn tại.

809. Tham đắm cái của ta, 
Họ không có từ bỏ
Sầu khổ và than van, 
Cùng xan tham keo kiết. 
Do vậy bậc ẩn sĩ
Sau khi bỏ chấp thủ
Đã sống một đời sống, 
Thấy được sự an ổn.

810. Đối với vị Tỷ-kheo 
Sống thanh vắng một mình
Sống tu tập tâm ý, 
Hướng đến hạnh viễn ly
Nếp sống vậy được nói, 
Hòa hợp với vị ấy, 
Và không nêu tự ngã, 
Trong hiện hữu của mình.

811. Vị ẩn sĩ không tựa, 
Không y chỉ một ai, 
Không làm thành thương yêu
Không tác thành ghét bỏ. 
Do vậy trong sầu than, 
Trong xan tham keo kiết, 
Như nước trên lá cây, 
Không dính ướt làm nhơ.

812. Giống như một giọt nước, 
Không dính ướt hoa sen
Như nước trên bông sen, 
Khôn dính ướt làm nhơ. 
Đối với vật thấy nghe, 
Được cảm thọ tưởng đến, 
Cũng vậy bậc ẩn sĩ 
Không dính ướt tham đắm.

813. Do vậy bậc tẩy sạch, 
Không có suy tư đến, 
Điều được thấy được nghe, 
Được cảm thọ tưởng đến. 
Vị ấy muốn thanh tịnh
Không có dựa gì khác, 
Vị ấy không tham đắm, 
Cũng không có ly tham.

Kinh Buông Bỏ Ân Ái Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ sáu, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Jarà Sutta, Sutta-Nipàta 804-813

1. Kiếp người rất ngắn ngủi
Chưa tới một trăm năm
Dù có hơn trăm năm
Cũng không sao khỏi chết.

2. Lạc thú sinh lo lắng
Ân ái sợ vô thường
Yêu nhau hay ghét nhau, rốt cuộc rồi cũng phải xa nhau.
Thấy vậy cho nên có người không còn ưa thíchsống đời lứa đôi.

3. Không có gì mà cơn lũ của cái chết không cuốn theo nó. Những gì ta ham muốnngày xưa, những gì mà ta trân quý như một cái ta, nếu lấy trí tuệ quán chiếu để tìm rasự thật ta sẽ thấy rằng cái này không phải là ta, và ta không phải là cái này.

4. Những lạc thú của cuộc đời cũng giống như những gì ta thấy trong một giấc mơ. Thức dậy rồi thì không còn thấy gì nữa. Những gì mà người đời đang tham cầu cũng thế. Một khi tâm thức hết biểu hiện thì còn có gì nữa đâu?

5. Tên tuổi người ấy ta còn nghe, nhưng người ấy đã đi rồi. Người ấy dễ thương hay không dễ thương, bây giờ ta cũng không trông thấy nữa. Người ấy đã rời bỏ cuộc đời, người ấy đã đi về đâu? Thần thức đã đi, chỉ có cái tên còn ở lại.

6. Buồn giận nhau, yêu thương nhau, rồi ghen ghét nhau. Người ta không buông bỏđược cái vướng mắc vào tham áiBậc trí giả biết vậy cho nên buông bỏ ân ái. Lìa xa được sự sợ hãi và đạt tới cõi an lành.

7. Vị khất sĩ phải sống với sự thực, đừng đánh mất chánh niệm. Phải xa lìa ái dục, biết rằng hình hài này thế nào cũng có ngày hủy diệt. Phải thực tập đừng đuổi theo những đối tượng sắc dục. Phải quán chiếu tâm ý trong tâm ý. Trên con đường tìm cầu chân lý, đừng dừng lại bất cứ ở đâu.

8. Không dừng lại cũng là pháp môn hành trì của các bậc tôn đức. Cái thương, cái ghét, cái tỵ hiềm, cái buồn và cái lo không động được tới mình. Như những giọt nước rơi xuống không giọt nào dính vào được đóa sen.

9. Không vướng mắc, cũng không trông cầu. Những gì thấy và nghe có tính cách bất chính ta không ái trước. Cả đến cái giải thoát mà ta cũng không tìm cầu thì ta còn tìm cầu gì những cái ô nhiễm?

10. Không vướng vào tham ái, (trong sáng) như một đóa sen. Tuy mọc lên từ bùn nhưng bùn không động tới được. Bậc tôn quý trên đời cũng hành xử như thế. Những gì nghe và thấy cũng giống như những gì chưa bao giờ thấy, chưa bao giờ nghe.


Đại Ý

Kinh này nói tới cái lo và cái sợ. Dù mình đang hưởng thọ lạc thú, mình cũng nơm nớplo sợ không biết ngày mai mình còn giữ được cái ngày hôm nay không. Dù mình đang có ân ái, mình cũng nơm nớp lo sợ không biết ngày mai người thương của mình có còn hay không. Nhìn cho kỹ thì đối tượng của lạc thú cũng như đối tượng của yêu thương đều là vô thường, còn đó rồi mất đó như một giấc mơ. Khi người mà ta thương yêu không còn đó nữa, thì dù ta có khóc thương cách mấy người ấy cũng không sống lại được.

Các vị khất sĩ phải buông bỏ ân ái, đi như một con người tự do, đừng để bất cứ một hình ảnh hay một âm thanh làm vướng bận. Đừng đuổi theo một đối tượng ái dục. Trên con đường đi tới giải thoát không nên dừng lại vì một đối tượng ân ái, dù chỉ là trong khoảnh khắc. Đừng để cái thương, cái ghét, cái buồn, cái lo đụng tới mình. Chính cái giải thoát mà ta cũng không bị vướng mắc vào thì tại sao ta để cho ta vướng mắc vào những cái ô nhiễm?

Sn 4.7: Tissa Metteyya Sutta — Tissa Metteyya - (VII) Kinh Tissametteyya (Sn 160) [814-823]

814. Tissa Metteyya, 
Tôn giả nói như sau: 
Thế Tôn hãy nói lên, 
Sự tai hại của người, 
Đắm say về dâm dục
Sau khi nghe, chúng con 
Sẽ học tập lời Ngài, 
Lời dạy về viễn ly.

815. Thế Tôn nói như sau: 
Hỡi này Metteyya, 
Ai đắm say dâm dục
Quên mất lời giảng dạy, 
Rơi vào đường tà vạy
Nếp sống ấy không thánh.

816. Ai trước sống một mình
Nay rơi vào dâm dục
Như xe bị nghiêng ngã, 
Người ấy ở trong đời
Được gọi là phàm phu
Được gọi là hạ liệt.

817. Tiếng tốt có từ trước, 
Người ấy bị tổn giảm, 
Thấy vậy hãy học tập, 
Từ bỏ sự dâm dục.

818. Chi phối bởi suy tư, 
Trầm ngâm như kẻ nghèo, 
Nghe tiếng trách người khác, 
Như kẻ bị thất vọng.

819. Bị người khác buộc tội
Nó làm các đao kiếm, 
Trở thành người tham lớn, 
Chấp thủ điều vọng ngôn.

820. Được danh là Hiền trí, 
An trú sống một mình
Nếu rơi vào dâm dục
Sầu não như kẻ ngu.

821. Thấy nguy hại như vậy, 
Bậc ẩn sĩ trước sau, 
Kiên trì sống cô độc
Không thực hành dâm dục.

822. Hãy học tập viễn ly
Đây hạnh thánh tối thượng
Không nghĩ mình tối thắng
Dầu gần được Niết-bàn.

823. Sở hành bậc ẩn sĩ
Trống không, không mong dục, 
Bậc vượt khỏi bộc lưu
Được các người ở đời, 
Bị tham dục trói buộc
Ganh tị và thèm muốn.

Kinh Xa Lìa Ái Dục Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ bảy, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Tissametteyya Sutta, Sutta-Nipàta 814-823

1. Vướng mắc vào sắc dục là căn nguyên của bao nhiêu si mê lầm lỗi, những si mê lỗi lầmnày ngăn không cho mình tiếp tục đi tới trên con đường Đạo rộng thênh thang. Xin đức Thế Tôn giáo giới cho chúng con, để chúng con có thể hành trì và lìa xa được mọi hệ lụy gây nên do sắc dục.

2. Khi tâm ý đã bị ám ảnh bởi hình bóng một đối tượng ái dục thì chúng con thườngquên mất lời truyền dạy của đức Thế Tôn. Chúng con đánh mất con đường chánh mà chúng con muốn đi, ngay cả những lúc chúng con ngủ nghỉ. Và chúng con cũng quên mất thứ tự trước sau trong công phu hành trì tu tập.

3. Người xuất gia là người đi một mình với cái tâm ban đầu với chủ đích là khám phácho ra được Chân Đế, nhưng sau đó một thời gian có thể đi ngược lại với lý tưởng của mình một khi bị vướng vào ái dục. Cũng như cỗ xe kia không còn chịu đi trên con đường thẳng mà bắt đầu lăn xuống hố, người xuất gia ấy không còn khả năng phân biệt được chánh tà.

4. Ngày xưa vị ấy đã từng được tôn kính và yêu mến vì giá trị đạo đức của mình, nhưng bây giờ vị ấy đã đánh mất tất cả những cái tốt đẹp đó. Thấy được sự thật này, ta phải hết lòng tu tậpquyết tâm xa lìa con đường ái dục.

5. Ta hãy nên quán chiếu về cái lợi và cái hại của sắc dục, phải thấy được một khi đã vướng vào sắc dục rồi thì ta sẽ đi về đâu. Phải lắng nghe những lời dạy tuệ giác liên hệ tới vấn đề này để đề cao cảnh giác. Phải thực tập chánh tư duy để thấy được những thống khổ và những hổ thẹn mà sắc dục có thể đem lại cho ta.

6. Cái hành của ta phải đi theo với cái thấy của ta. Phải học phép độc cư, đừng bao giờ để xảy ra sự chung đụng trái phép. Vướng vào sắc dục sẽ sinh ra tà loạn, khiến cho kẻ hành giả đánh mất đi tất cả năng lượng dũng mãnh của chính mình.

7. Kẻ phạm giới luôn luôn mang theo trong lòng sự sợ hãi. Giây phút giao hoan ngắn ngủi, nhưng cái sợ hãi này phải mang lấy lâu dài. Đã trót vướng vào cái lưới rồi, mình phải liên tiếp nói lên những lời gian dối không thật.

8. Thấy được những hệ lụy gây nên do sự phạm giới, ta phải giữ mình và đừng bao giờ tự phụ là mình đã giỏi. Vị mâu ni kiên trì trên con đường sống độc cư của mình, khi đi cũng như khi về. Vị ấy hướng về nẻo sáng mà đi, không bị tập khí si mê lôi kéo.

9. Sống một mình để đi trên con đường hướng thượng tìm cầu chân lý. Ta đã có con đường rồi nhưng ta không nên tự kiêu. Tuy chưa thực chứng được Niết Bàn, nhưng ta đã ở sát ngay bên cạnh Niết Bàn rồi.

10. Nên phát khởi tâm nguyện vượt cao đi xa, không dừng lại ở cõi sắc và cõi vô sắc. Theo lời đức Thiện Thệ chỉ dạy, ta quyết tâm vượt ra ngoài cõi khổ. Được như thế thì bao nhiêu cám dỗ sắc dục của cuộc đời cũng sẽ không làm gì được ta.


Đại Ý

Kinh này gồm mười hai bài kệ. Kinh này cũng nối tiếp đề tài của kinh trước, nói về buông bỏ ân ái. Người xuất gia tuy không còn sống cuộc đời lứa đôi nữa, nhưng vẫn phải đương đầu với vấn đề ái dục, bởi vì năng lượng ái dục là năng lượng tự nhiêncủa con người, mình vẫn phải đối phó, dù mình đã là người xuất gia.

Bụt dạy thầy Di Lặc phải thực tập vững chãi các giới điều và uy nghi, đừng để xảy ra sự chung đụng trái phép. Đừng tự phụ là mình đã giỏi, không cần tới những “chi tiết nhỏ nhặt” của giới luật và uy nghi. Phải phát đại nguyện vượt cao, đi xa, và tâm Bồ Đềấy sẽ bảo hộ cho mình. Và phải luôn luôn quán chiếu để thấy những hệ lụy mà sắc dục đem lại. Vướng vào sắc dục rồi, mình sẽ như một cỗ xe không còn đi đường thẳng nữa mà bắt đầu lăn xuống hố, mình không tiếp tục được sự hành trì, mình phải chịu mất đi sự tin tưởng và quý chuộng của các bạn đồng tu, mình bắt buộc phải nói những lời gian dốichịu đựng rất nhiều thống khổ và những hổ thẹn, tất cả đều là do sắc dục đem đến.


Những người xuất sĩ già hay trẻ phải biết cám ơn thầy Di Lặc, vị xuất sĩ trẻ tuổi thời ấy, vì thầy đã can đảm hỏi những câu hỏi rất thật để Bụt có thể soi sáng cho tất cả những người xuất gia trẻ tuổi khác. Phép thực tập của Bụt gồm có hai điểm chính: Thứ nhất là phải thực tập giới luật và uy nghi cho vững chãi, thứ hai là phải tự nhắc nhở mình, nhắc nhở nhau và quán chiếu về những hệ lụy mà ái dục có thể mang tới.

Sn 4.8: Pasura Sutta — To Pasura

(VIII) Kinh Pasùra (Sn 161) [824-834]

824. Ở đây chính thanh tịnh,

Họ thuyết giảng như vậy,

Họ nói trong pháp khác,

Không có sự thanh tịnh,

Họ nói chỗ y chỉ,

Ở đây là thanh tịnh,

Họ rộng rãi an trú,

Trong sự thật của mình.

825. Những ai muốn tranh luận,

Sau khi vào hội chúng,

Họ công kích lẫn nhau,

Họ gọi nhau là ngu,

Họ đi đến người khác,

Và khởi lên tranh luận,

Họ muốn được tán thán,

Họ gọi chúng thiện xảo.

826. Ham mê thích tranh luận,

Ở giữa các hội chúng,

Ước muốn được tán thán,

Họ sợ hãi thất bại,

Khi bị đánh thất bại,

Họ trở thành rủn chí,

Bị chê, họ nổi giận,

Kẻ tìm lỗi người khác.

827. Khi các nhà thẩm sát,

Phê bình các câu hỏi,

Tuyên bố cuộc tranh luận,

Đi đến chỗ thất bại,

Kẻ nói lời hạ liệt,

Than khóc và sầu não,

Họ rên rỉ than van,

Nó đã đánh bại ta.

828. Giữa các vị Sa-môn,

Các tranh luận khởi lên,

Trong các tranh luận này,

Có chiến thắng chiến bại.

Do thấy rõ như vậy,

Không vui thích tranh luận

Dầu có được tán thán,

Cũng không lợi ích gì.

829. Hay trong tranh luận này,

Nó được lời tán thán,

Sau khi đã nói lên,

Chính giữa các hội chúng.

Do vậy nó vui cười,

Nó tự hào kiêu hãnh,

Đạt được mục đích ấy,

Như tâm ý nói lên.

830. Cái làm nó cống cao,

Cũng là đất hại nó,

Tuy vậy nó vẫn nói,

Lời cống cao kiêu mạn,

Khi thấy được như vậy,

Hãy đừng có tranh luận,

Bậc thiện xảo nói rằng,

Thanh tịnh không do vậy.

831. Cũng như bậc anh hùng,

Nuôi dưỡng đồ ăn vua,

La hét muốn tìm cầu,

Một địch thủ anh hùng,

Ôi anh hùng hãy tránh,

Chỗ nào có vị ấy,

Từ trước đã không có,

Sự đấu tranh như vậy.

832. Những ai chấp tri kiến,

Tranh luận về kiến ấy,

Tuyên bố thuyết giảng rằng:

Chỉ đây là sự thật,

Ông hãy nói với họ,

Ở đây không tranh luận,

Ông hãy nói thêm rằng

Ở đây không địch thủ.

833. Cuộc chiến đấu đã tàn,

Những ai sống như vậy,

Không có sự va chạm,

Giữa kiến này kiến khác,

Hỡi này Pasùra!

Ông được gì nơi họ,

Với người không chấp thủ,

Một sự gì tối thượng?

834. Vậy Ông hãy đi đến,

Suy tư ngẫm nghĩ kỹ,

Với tâm ý suy tư,

Trên những loại tri kiến,

Hãy hoà đồng chung hợp,

Với bậc đã tẩy sạch,

Ông không có thể không

Cùng vị ấy tiến bước.

Kinh Buông Bỏ Ý Muốn Hơn Thua

Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ támĐại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Pasùra Sutta, Sutta-Nipàta 824-834

1. Tự mình cho là mình đã có pháp thanh tịnhcao nhất, kẻ khác không ai có tuệ giác lớn bằng mình. Kẹt vào cái sở tri của mình và thích thú với cái ý nghĩ là mình đã nắm được chân lýthái độ ấy đưa người ta đến sự hành trì sai lạc.

2. Trong những buổi hội họp thường muốn tỏ ra rằng mình hơn người. Ai cũng cứ nói rằng kẻ kia còn là những người u tối. Lòng cứ đinh ninh là mình có chân lý, nhưng mình không thực sự biết là mình đang nói gì. Cứ thế mọi người đặt cho nhau những câu hỏi về chân lý và hy vọng là phía bên kia người ta sẽ không thể trả lời những cật vấn của mình được.

3. Trong đám đông, họ cật vấn nhau, họ đặt lại những câu hỏi gây khó khăn trong các buổi tranh luận. Khi bị dồn vào thế không trả lời được, người ta nổi cơn giận dữ tại vìđối với những vấn đề gọi là nan giải, ai cũng cho là mình hay nhất.

4. Lúc bấy giờ, trong sự thực tập của mình, mình bắt đầu có sự nghi ngờ tự cho mình là đã đi sai lạc và bắt đầu có tâm hành hối hận. Trong giọng nói của mình, bắt đầu có sự mất tự tin và không còn tin tưởng vào cái biết của mình nữa. Cuối cùng, cái thao thức muốn đặt những câu vấn nạn kia chẳng giúp ích được gì cho chính mình.

5. Buồn rầulo lắng và khổ đau khi thấy mình thua cuộc. Mình ngồi không vui mà nằm xuống cũng còn ấm ức hoặc hối hận. Cái công phu học hỏi của mình xưa nay vốn là sai lạc cho nên mới đưa tới những lời nói và những ý định như thế. Một khi thấy mình bị lép vế trong cuộc tranh luận rồi thì mình lại rơi vào mặc cảm thua kém.

6. Thấy điều ấy rồi thì mình ngậm miệng lại, không dám nói nữa bởi vì mình biết nếu gấp gáp nói ra một điều gì nữa thì vấn nạn lại do đó mà phát sinh. Vì có chủ ý vấn nạncho nên mới phát sinh ra những cuộc tranh chấpnguyên do cũng chỉ vì mình muốn được khen ngợi, được nổi bật giữa đám đông.

7. Những lời ngợi khen đẹp đẽ kia làm phát sinh sự thích thú cho nên ai cũng bị kẹt vào. Chính thái độ tự cao tự đại của mình làm cho mình rơi xuống thấp. Không chịu lắng nghe học hỏi thì làm sao ta có thể đi lên?

8. Nếu quả thực có tâm tu học thì ta sẽ không có nhu yếu tranh luận như thế. Không đi theo con đường (tranh luận) kia thì ta sẽ có cơ hội đi tới giải thoát tốt đẹp. Nếu cứ ỷ vào (cái hay, cái giỏi của mình) thì sẽ có nhu yếu năng nổ đi tìm một đối tượng mà mình muốn nạn vấn hơn thua.

  1. 9. Tới và đi với thái độ hùng hổ, kẻ ấy không cảm thấy hổ thẹn, kẻ này bảo rằng: "ai có đủ sức nghị luận được với anh, ngoài tôi? Ôm lấy cái khối si mê của mình, rất muốn la lên rằng: “Chủ trương của quý vị toàn là sai lạc”. Mình đang tự cố thủ lấy cái sai lầm của chính mình.
  2. 10. Thật sự là mình chỉ mới đi loanh quanh với cái hoa mà chưa bao giờ đi tới được cái quả. Những lời do chính mình nói ra mình cũng chưa hiểu được cái ý nghĩa của chúng nữa là. Phải (có can đảm) vượt khỏi những sai lầm của mình để tìm cầu sự khai minh. Giáo và nghĩa phải đi đôi với nhau, đừng để chúng chống đối và làm tổn thương nhau.
  3. 11. Người đại diện được cái Thiện không còn nhu yếu nói năng gì nữa. Kẻ kia dù đúng hay sai, (tốt hay xấu) ta cũng không cần quan tâm lo lắngChủ đích của sự hành trì là tìm được cánh cửa (đi vào giải thoát). Đối tượng nào của tâm ý cũng đều phải để tâm quán chiếu cho tường tận.
  4. 12. Cùng với vị chỉ huy trưởng tập họp và đàm luận chiến thuật với ba quân của mình, từ đốm sáng mờ mờ của con đom đóm, ta phát hiện lên ánh hào quangtỏa chiếu khắp nơi rạng rỡ.

Đại ý

Con đường tu đạo là con đường tịnh hóa. Nếu mình cho con đường của mình là cao nhất, nếu cho rằng mình đang đứng trên đỉnh cao trí tuệ thì chính mình đang bị kẹt, và sự hành trì của mình có thể là đang sai lạc. Mình có khuynh hướng muốn tranh luậnvà chứng tỏ là mình đúng, tất cả những kẻ khác đều sai lầmTranh luận mà thắng thì cảm thấy hả hê, nhưng chính cái hả hê đó sẽ làm cho mình rơi xuống hố sâu của mặc cảm. Phần lớn người ta chỉ ham chuộng lời hay ý đẹp và họ nghĩ cái ấy là đã đủ với họ. Họ không biết đó chỉ là đồ trang sức. Đó chỉ là cái thứ hoa không bao giờ kết trái. Đây là hình ảnh rất thiết thực được đưa ra trong bài thi kệ thứ chín. Nếu mình có nhu yếu tu học, nếu mình có khả năng lắng nghe và học hỏi thì mình sẽ không có nhu yếu tranh luận hơn thua.

Trong kinh này Bụt chỉ dẫn những điều ta cần làm. Thứ nhất là phải phát tâm tìm cầu cánh cửa giải thoát. Thứ hai là những gì mình nói ra phải đi theo với pháp môn mình thực tập. Thứ ba là phải tìm cầu ánh sáng: chỉ có ánh sáng mới xua đuổi được bóng tối u minhxua đuổi được tri giác sai lầm. Mà cách thức tìm cầu ánh sáng hay nhất là quán chiếu tất cả những đối tượng của tâm ý. Điều này được nói tới trong bài thi kệ thứ mười hai. Ánh sáng của con đom đóm không phá tan được màn vô minh, phải có ánh sáng của trí tuệ Ba La Mật.

Sn 4.9: Magandiya Sutta — To Magandiya

(IX) Kinh Màgandiya (SN 163) [835-847]

Thế Tôn:

835. Sau khi thấy khát ái,

Bất lạc và tham đắm,

Không thể có ưa muốn,

Đối với sự dâm dục.

Sao, với bao đầy tràn,

Nước tiểu, phân uế này,

Ta không có ước muốn,

Với chân động chạm nó.

Màgandiya:

836. Nếu Ngài không ước muốn:

Ngọc báu như thế này,

Nữ nhân được mong cầu,

Bởi rất nhiều đế vương,

Hãy nói như thế nào,

tri kiến của Ngài,

Giới cấm và sinh mạng,

Cùng sự hữu phát sanh.

Thế Tôn:

837. Thế Tôn liền trả lời,

Cho Màgandiya,

Với Ta không có nói,

Ta nói như thế này,

Sau khi quán sát kỹ

Sự chấp thủ trong pháp,

Trong tất cả tri kiến,

Ta không có chấp trước,

Ta thấy sự cất chứa,

Tịch tịnh trong nội tâm.

Màgandiya:

838. Màgandiya nói:

Các lý thuyết quyết định,

Ngài nói vị ẩn sĩ,

Không nắm giữ thuyết nào.

Còn về ý nghĩa này,

Của hai chữ nội tịnh,

Thế nào là bậc Hiền trí,

Hiểu biết hai chữ ấy?

Thế Tôn:

839. Thế Tôn nói như sau:

Này Màgandiya,

Không phải từ tri kiến,

Từ truyền thống, từ trí,

Không phải từ giới cấm,

Thanh tịnh được đem đến.

Người ta nói như vậy,

Nhưng cũng không phải là

Không kiến, không truyền thống,

Không trí, không giới cấm,

Từ bỏ tất cả chúng,

Không chấp thủ sự gì,

Bậc thiện không y chỉ,

Không ước muốn sanh hữu.

Màgandiya:

840. Màgandiya nói:

Nếu không từ tri kiến,

Từ truyền thống, từ trí,

Không phải từ giới cấm,

Thanh tịnh được đưa đến.

Người ta nói như vậy,

Cũng không phải không kiến,

Không truyền thống, không trí,

Không giới luật giới cấm,

Thanh tịnh được đem đến

Con nghĩ rằng pháp vậy,

Là pháp kẻ ngu si,

Vì rằng thật có người,

Nhờ kiến đến thanh tịnh.

Thế Tôn:

841. Thế Tôn nói như sau:

Này Màgandiya,

Nếu y vẫn tri kiến,

Ông còn tiếp tục hỏi,

Chính do những chấp thủ,

Đi đến sự ngu si,

Từ đó, Ông không thấy,

Một chút gì về tưởng,

Do vậy, Ông chớ thấy,

Tất cả là ngu si.

842. Bằng ta thắng hơn ta,

Hay thấp kém hơn ta,

Ai suy nghĩ như vậy,

Do vậy đấu tranh khởi,

Ai không bị dao động

Bởi ba vấn đề ấy,

Như vậy, đối vị ấy,

Không bằng, không thù thắng.

843. Sao Bà-la-môn ấy

Lại nói: "Đây sự thật ",

Đây chính là nói láo,

Để gây nên tranh luận,

Với ai không hề có,

Bằng nhau, không bằng nhau.

Do đâu nó có thể,

Mắc vào tranh luận được.

844. Đoạn tận mọi nhà cửa,

Sống là kẻ không nhà,

Ẩn sĩ không thân thiết,

Với một ai ở làng,

Trống không các dục vọng,

Không xem trọng sự gì,

Không nói chuyện tranh luận,

Với một ai ở đời.

845. Vị ấy sống viễn ly,

Mọi sự việc ở đời,

Bậc Long tượng không chấp,

Và không nói đến họ.

Như hoa sen có gai,

Sanh ra ở trong nước,

Không bị nước và bùn,

Mắc dính và thấm ướt.

Như vậy bậc ẩn sĩ,

Nói an tịnh, không tham,

Không bị dục và đời,

Mắc dính và thấm ướt.

846. Bậc trí, không do kiến,

Cũng không do thọ tưởng,

Đi đến sự kiêu mạn,

Không có tham dự vào,

Không để cho hành động,

Cho truyền thống dắt dẫn,

Không để bị chi phối,

Trong trú xứ của ý.

847. Người không ưa thích tưởng,

Không có bị trói buộc,

Vị được tuệ giải thoát,

Không có sự si mê,

Và những ai chấp thủ,

Tư tưởngtri kiến,

Người ấy sống xung đột,

Với mọi người ở đời.

Kinh Nhân Cách Của Một Vị Mâu Ni
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ chín, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Màgandiya Sutta, Sutta-Nipàta 835-847

1. Ngày xưa có ba cô con gái (của Ma VươngBa Tuần) đến cám dỗ nhưng tôi đã chẳng mảy may động lòng. Bây giờ nếu thấy được (đối tượng ái dục chỉ là) những cái túi đựng đầy máu, mỡ, phân và nước tiểu thì mình đâu còn muốn đụng tới, dù là với bàn chân của mình?

2. Tôi đã từng nói rằng một khi đã bị vướng vào vòng ái dục thì mình không còn tâm ý để hành trì được pháp môn, và để thực tập được nội quán. Tuy có nghe và tuy có biết rằng chạy theo ái dục là chuyện không nên làm nhưng mình vẫn chưa nhàm chánđược. Một khi bên trong tâm mình chưa dừng lại được thì bên ngoài mình vẫn đi tới để tiếp tục gây thêm khổ đau.

3. Cái vẻ xinh tươi mượt mà ấy chỉ có ở ngoài da, bậc trí giả không bị nó lừa dối. Ta phải quán chiếu cả bên trong lẫn bên ngoài. Có một chút thông minh mình sẽ thấy rằng (đắm say như thế) đó là một lối hành xử u mê.

4. Những gì mình học và mình thấy chưa hẳn đã là tuệ giácHành trì giới cấm và lễ nghi chưa hẳn đã làm cho mình thanh tịnh. Dù không học gì, không thấy gì, nhưng mà không khư khư giữ ý riêng của mình và không xao lãng công phu hành trì của mình, thì người ta mới có khả năng tự tịnh.

5. Những kiến thức bây giờ đang có, nên buông bỏ đi, đừng ôm chặt lấy, mặc người ta có nói ra nói vào gì thì nói, mình cứ im lặng mà đi. Những gì mình nghe và thấy qua năm giác quan có tác dụng gây phiền não thì mình phải biết dẹp qua một bên. Tuy thực tập giới, định và tuệ nhưng đừng nghĩ lầm rằng nghi lễ và cấm giới đủ đem lại cho mình sự thanh tịnh.

6. Những lý thuyết ngoài đời đừng tiếp thu một cách u mêNghi lễ và giới cấm không đem lại sự tịnh hóa như người ta tưởng. Khi còn kẹt vào sự có mặt của một cái ngã thì người ta vẫn còn bị rơi vào chỗ u tối. Những chủ thuyết mà mình được nghe đâu có khả năng làm cho mình thanh tịnh?

7. Người ta có thể nói rằng những cái mà người ta nghe và thấy về chân lý, nếu nắm bắt được chúng bằng tâm ý thì có thể đạt Đạo. Đi qua tới được bờ chân lý bằng cách ấy, là chuyện khó tưởng tượng được. Và như thế thì làm sao mà khỏi phạm vào cái lỗi xem thường các bậc tôn đức chân chính?

8. Bằng người, hơn người hoặc thua người, hễ còn có một trong các mặc cảm ấy thì người ta vẫn còn kẹt vào cái phân biệt (chấp ngã). Nếu vượt thoát được cả ba mặc cảm kia thì đâu còn có nhu yếu tranh luận hơn thua? Lúc ấy ta đã đoạn trừ được tất cả mọi tranh luậnthị phi và không còn bị vướng vào những lo toan vô ích.

9. Người đã đạt được tuệ giác thì không có nhu yếu nói nhiều. Đã biết các pháp đều có bản tính không tịch, thì làm gì cần phải tranh cãi nữa? Đối với bậc ấy, hoàn toàn không còn có chuyện thị phità chính. Làm sao có thể nói rằng một người như thế còn có thiếu sót sai lầm?

10. Rời bỏ cơn lũ ái dục, không còn nghĩ tới các đối tượng ham muốn, kẻ thức giả đi vững chãi và kiên trì trong cuộc đờiÁi dục không còn, tâm ý đã dừng lại, thì những gì tà độc của cuộc đời đều đã bị nhiếp phục, không bao giờ còn sinh khởi trở lại trong ta.

11. Nếu muốn xa lìa thế tục, muốn chiến thắng khổ đau thì ta phải nghe lời các bậc tôn đức, phải biết cách lánh xa đừng chung đụng (với những gì xấu ác). Như đóa sen kia trong sạch mọc lên ở dưới hồ, bùn đất và bụi bặm không làm nhiễm ô và hư hoại nó được.

12. Bậc tôn đức sống an ổn, không ham muốn gì, không còn vướng bận vào bất cứ một cái gì trong trần thế, cũng không bị lay chuyển bởi những đối tượng của ký ức và tri giác. Bậc ấy tuy đang hành động và độ đời nhưng không bị kẹt vào bất cứ một lý thuyết nào.

13. Giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh, vị ấy bước đi không còn nhu yếu bàn luận gì về chuyện đời, kể cả chuyện quá khứvị lai và hiện tại, không còn bị vướng vào một tư kiến nào nữa. Đi theo tuệ giác vững chãi của mình, vị ấy đạt tới thảnh thơi, nhưng không bao giờ giải đãiĐiều phục được tâm ý, không bị vướng mắc vào các chủthuyết, trong ba cõi, vị ấy đi từng bước thảnh thơi và không có nhu yếu nói năng gì.

Đại Ý

Kinh này nối tiếp kinh thứ bảy, kinh Xa Lìa Ái Dục, và đưa ta đi xa hơn. Dấu hiệu đầu tiên của một vị xuất gia chân chính là xa lìa ái dục, không bị cái vẻ xinh tươi mặn mà ở ngoài da đánh lừa, không bị cuốn theo ái dục, như thế mới có thể đi tới trên đường sự nghiệp giác ngộ. Dấu hiệu thứ hai là vị ấy không bị kẹt vào giới cấmlễ nghi và những gì mình đã học hỏi, kể cả giáo thuyết. Những cái ấy có thể là một phần hành trì của mình nhưng chúng chưa phải là tuệ giác, là giải thoát, là sự tịnh hóa đích thực. Qua được bờ chân lý không phải bằng sự thực tập chuyển hóa mà chỉ bằng sự học hỏi lý thuyết, chuyện này không thể xảy ra. Đó là ý của bài thi kệ thứ bảy. Dấu hiệu thứ ba của một vị khất sĩ thành công là vị ấy không còn phân biệt chấp ngã, do đó không còn mặc cảm hơn người, thua người hay bằng người. Dấu hiệu thứ tư là vị ấy không có nhu yếu tranh cãi hơn thua. Dấu hiệu thứ năm là vị ấy tuy sống trong cuộc đời mà không bị những ô nhiễm của cuộc đời động tới, như hoa sen mọc dưới hồ không bị bùn lầy làm ô nhiễm và hư hoại. Hình ảnh này được trình bày trong thi kệ thứ mười một. Dấu hiệu thứ sáu là vị ấy rất thảnh thơi, không vướng bận quá khứ và tương lai ; ba nghiệp thanh tịnh, vị ấy bước đi từng bước thảnh thơi và im lặng tuyệt đối, không có nhu yếu khoe khoang và tranh cãi.

Sn 4.10: Purabheda Sutta — Before the Break-up of the Body  [848-861]

(X) Kinh Trước khi bị hủy hoại (Sn 166)

Người hỏi:

848. Người sống đời an tịnh,

Kiến và giới thế nào?

Con hỏi Gotama,

Là bậc người tối thượng.

Thế Tôn:

849. Thế Tôn đáp như sau:

Ly ái trước thân hoại,

Không y chỉ ban đầu,

Không y chỉ cuối cùng,

Không kể đến vật giữa,

Không có ưa thích nào.

850. Không phẫn nộ, không sợ,

Không khoa đại, không hối,

Nói hòa nhã, không động,

Bậc ẩn sĩ thận ngôn.

Không ước vọng tương lai,

Không sầu muộn quá khứ,

Thấy viễn ly giữa xúc,

Không để kiến dắt dẫn.

852. Sống riêng, không man trá,

Không thích, không xan tham,

Không xông xáo nhàm chán,

Không đi đến hai lưỡi.

853. Không mê vật khả ái,

Cũng không có quá mạn,

Nhu hòa, nhưng ứng biện,

Không vọng tín, không tham.

854. Không tu tập vì lợi,

Không được lợi, không sân,

Không bị ái kích thích,

Không đam mê các vị.

855. Thường trú xả, chánh niệm,

Ở đời, không nghĩ mình,

Bằng hơn hay thua người,

Vị ấy, không bồng bột.

856. Không y chỉ một ai,

Biết pháp, không y chỉ,

Vị ấy không có ái,

Đối với hữu, phi hữu.

857. Ta gọi vị an tịnh,

Không mong cầu các dục,

Vị ấy không triền phược,

Vượt khỏi các tham trước.

858. Vị ấy không con cái,

Thú vật, ruộng, đất đai,

Không có gì nắm lấy,

Là ta, là không ta.

859. Phàm phubuộc tội,

Hoặc Sa-môn, Phạm chí,

Vị ấy không quan tâm,

Trong lời nói không động,

860. Không tham, không xan lẫn,

Ẩn sĩ không nói cao,

Không nói bằng, nói thấp,

Không đi đến thời kiếp,

Vì vị ấy vượt khỏi,

Sự chi phối thời kiếp.

861. Ai không có vật gì,

Không có, không sầu muộn,

Không đi đến các pháp,

Vị ấy gọi an tịnh.

Kinh Vị Mâu Ni Thành Đạt Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 15, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Puràbheda Sutta, Sutta-Nipàta 848-861

1. Đã tiếp nhận đầy đủ giới pháp, chúng con phải nhận diện như thế nào và phải nói như thế nào cho đúng về bậc có chánh kiến, bậc đã được sinh ra như một vị anh hùng trên thế gian, bậc đã vượt thoát mọi ràng buộc khổ nạn? Xin đức Gotam chỉ dạy.

2. Đó là người đã buông bỏ được mọi hiềm hận về quá khứ, mọi thắc mắc lo âu về tương lai. Trong giây phút hiện tại, người ấy cũng không bị hệ lụy vào bất cứ gì, cũng không bị kẹt vào hư danh và sự tôn kính của kẻ khác.

3. Không tham đắm vào tương lai, không ưu sầu về quá khứ, người ấy trên đường mình đi đã buông bỏ mọi tham cầu, mọi tà kiến, không giữ lại một tư kiến nào.

4. Đã buông bỏ mọi sợ hãi, đã trở nên vững chãinuôi dưỡng được chánh tín, người ấy diệt trừ được mọi nghi nan, không tật đố, lòng hoan hỷ với những gì đang có và yêu nếp sống thảnh thơi.

5. Có khả năng tiết chế, không tham vọng, có nhiều tuệ giác, không ganh ghét ai, không nói xấu ai, không trau chuốt bên ngoài, không nói lưỡi hai chiều, người ấy buông bỏ mọi hý luận và nghi ngờ.

6. Tâm ý giải thoát, không đắm trước, lìa tư kiến, không thêu dệt hư vọng, bước đi an tường, người ấy có khả năng giải tỏa được mọi tranh chấp, không bị dục kéo đi, và đoạn trừ được mọi dục tưởng.

7. Không mưu toan để đạt tới một cái gì mình muốn, cũng không lo lắng khi mình không có cái kia, người ấy không oán giận, không bị vị ngọt của ái dục sai sử.

8. Không tự cao, thấy được tự tánh bình đẳng và vô ngã, không có mặc cảm thua người hay bằng người, biết quán chiếu, biết đình chỉ tâm ý, người ấy thấy được cái gì là thiện cái gì là ác và buông bỏ được những vọng cầu về tương lai.

9. Không kẹt vào cái đang xảy ra, không bị cột chân lại bất cứ ở đâu, người ấy biết quán chiếu, nhìn thẳng vào các pháp và không còn bị vướng mắc vào gì nữa. Dù trong cõi dục, cõi sắc hay cõi vô sắc cũng thế, người ấy luôn luôn sử dụng thông tuệ của mình, do đó không có gì mà không vượt thoát được.

10. Ái đã diệt, tâm đã tĩnh, người ấy đã vượt qua những cơn lũ lụt sầu khổ để tới bếnbờ vô ưu, không còn theo đuổi tìm cầu lạc thú gì nữa trong ba cõi. Đã cởi trói, đã buông bỏ tất cả, người ấy không còn có gì để gọi là sở đắc.

11. Không cần con trai, không cần ruộng đất, không cần trâu bò, không cần của cải, người ấy không còn gì để nắm bắt hoặc để đuổi xua.

12. Dù bị đám đông công kíchphỉ bángxúc phạm, dù có bị các vị phạm chí và sa môn chê bai, người ấy vẫn ngồi yên bất động, vẫn cứ đường mình mình đi.

13. Không tật đố, không xan tham, dù có được thế gian tôn kính người ấy cũng không bị vướng mắc. Người ấy không tự tôn, không tự ti, không đòi bằng người, cái gì đúng pháp thì làm, phi pháp thì bỏ.

14. Thấy được tự tính không, đạt tới vô cầu, vô đắc, không còn vui cái vui phàm tụccủa thế gian, tâm ý đã thực sự dừng lại, vị mâu ni vượt thoát thời gian, đạt tới bản môn, đi vào kiếp ngoại.

Đại Ý

Kinh này nói về một con người xuất gia lý tưởng. Đây là một vị mâu ni, một người thành đạt trên con đường tâm linh và trở thành một bậc thầy, một người gương mẫucho tất cả những ai muốn sống một cuộc đời xuất trần thượng sĩMâu Ni có nghĩa là người tĩnh lặng (tịch mịch), người đã đạt tới bình an, không còn nắm bắt, không còn trông ngóng, hoàn toàn thảnh thơi, không có nhu yếu phô trương.

 

  • Bài kệ đầu là câu hỏi về hạnh đức của một vị mâu ni.
  • Bài kệ thứ hai: Người ấy không bị kẹt vào hư danh.
  • Bài kệ thứ ba: Người ấy đã buông bỏ được mọi tham cầu.
  • Bài kệ thứ tư: Người ấy biết sống tri túchạnh phúc, không còn sợ hãi, không còn tật đố; có khả năng sống thảnh thơi.
  • Bài kệ thứ năm: Người ấy đã hết nghi ngờ, không còn nhu yếu lý luận.
  • Bài kệ thứ sáu: Người ấy tâm ý giải thoát, không còn kẹt vào tư kiến, không bị ái dục lôi kéo.
  • Bài kệ thứ bảy: Không còn trông cầu mong ước.
  • Bài kệ thứ tám: Nắm vững được chỉ và quán, thấy được bình đẳng và vô ngã. Không còn mặc cảm.
  • Bài kệ thứ chín: Không bị vướng vào hiện tại, không bị kẹt vào trong tam giới.
  • Bài kệ thứ mười: Đạt tới chỗ vô ưugiải thoátviễn ly.
  • Bài kệ thứ mười một: Không có nhu yếu làm sở hữu chủ của bất cứ một cơ sở nào, dù là chùa hay tu viện.
  • Bài kệ thứ mười hai: Bất động trước mọi công kích và phỉ báng.
  • Bài kệ thứ mười ba: Không bị sự cung kính của thế gian làm lay chuyển tâm ý.
  • Bài kệ thứ mười bốn: Thấy được tự tính không, đã thực sự dừng lại, đã đạt tới vô đắc, đã vượt thoát thời gianđi vào kiếp ngoại.

Sn 4.11: Kalaha-vivada Sutta — Further Questions/Quarrels & Disputes

(XI) Kinh Tranh luận (Sn 168) 862-877

Người hỏi:

862. Từ đâu được khởi lên,

Các tranh luận, đấu tranh,

Than van và sầu muộn,

Cùng với tánh xan tham,

Mạn và tăng thượng mạn,

Kể cả với hai lưỡi,

Từ đâu chúng sanh nhiều,

Mong Ngài hãy nói lên.

Thế Tôn:

863. Từ ái sanh khởi nhiều,

Các tranh luận, đấu tranh

Than van và sầu muộn,

Cùng với tánh xan tham,

Mạn và tăng thượng mạn,

Kể cả với hai lưỡi,

Các tranh luận, đấu tranh,

Đều liên hệ xan tham,

Những lời nói hai lưỡi,

Khởi lên từ tranh luận.

Người hỏi:

864. Do những nhân duyên nào,

Khả ái sanh ở đời?

Hay những tham lam nào,

Được lưu hành ở đời?

Ước vọngthành đạt,

Là do nhơn duyên nào?

Khiến loài Người được sanh,

Trong thời gian tương lai?

Thế Tôn:

865. Do ước muốn là nhân,

Khả ái sanh ở đời,

Hay với những tham lam,

Được lưu hành ở đời,

Ước vọngthành đạt,

Do ước muốn làm nhân,

Khiến loài Người được sanh,

Trong thời gian tương lai.

Người hỏi:

866. Ước muốn sanh ở đời

Là do nhân duyên nào?

Hay cả những quyết định,

Do nhân nào được sanh?

Phẫn nộvọng ngữ,

Cùng với cả nghi hoặc,

Hoặc là những pháp nào,

Được Sa-môn nói đến?

Thế Tôn:

867. Khả ý, bất khả ý,

Được gọi vậy ở đời,

Do y chỉ nơi chúng,

Ước muốn được sanh khởi.

Sau khi thấy trong sắc,

Cả hữu và phi hữu,

Chúng sanh mới làm được,

Những quyết định ở đời.

868. Phẫn nộvọng ngữ,

Cùng với cả nghi hoặc,

Những pháp này lưu hành,

Khi pháp đôi có mặt,

Kẻ nghi hãy học tập,

Trên con đường chánh trí,

Sau khi biết các pháp,

Do Sa-môn thuyết giảng.

Người hỏi:

869. Khả ý, bất khả ý,

Là do nhân duyên nào,

Do cái gì không có,

Họ không có hiện hữu.

Còn về ý nghĩa này,

Về phi hữu và hữu,

Hãy nói cho chúng con,

Nguyên nhân gì chúng sanh?

Thế Tôn:

870. Do nhân duyên cảm xúc,

Khả ý, bất khả ý,

Nếu khôngcảm xúc,

Họ cũng không hiện hữu,

Còn về ý nghĩa này,

Về phi hữu và hữu,

Ta nói cho Ông rõ,

Nguyên nhân này, chúng sanh.

Người hỏi:

871. Còn cảm xúc ở đời,

Do nhân gì sanh khởi,

Hay các loại chấp thủ,

Do từ đâu sanh nhiều,

Do cái gì không có,

Ngã sở hữu không có,

Cái gì không hiện hữu,

Khiến không có cảm xúc?

Thế Tôn:

872. Do duyên danh và sắc,

Nên có các cảm xúc,

Do nhân các ước muốn,

Nên có những chấp thủ,

Nếu ước muốn không có,

Ngã sở hữu cũng không,

Do sắc không hiện hữu,

Khiến không có cảm xúc.

Người hỏi:

873. Sở hành như thế nào,

Sắc pháp không hiện hữu,

An lạc và khổ đau,

Thế nào không có mặt,

Hãy nói lên cho con,

Không có như thế nào,

Chúng con muốn được biết,

Tâm ý con nói vậy.

Thế Tôn:

874. Không có tưởng các tưởng,

Không có tưởng vô tưởng,

Phi tưởng cũng không có,

Vô hữu tưởng cũng không.

Do sở hành như vậy,

Sắc pháp không hiện hữu,

Do nhân duyên các tưởng,

Hý luận được hình thành.

Người hỏi:

875. Ngài đã nói chúng con,

Những điều chúng con hỏi,

Có điều nữa hỏi Ngài,

Mong Ngài trả lời cho,

Bậc Hiền trí nói rằng,

Như thế này tối thượng,

Nghĩa là ở đời này,

Sự thanh tịnh Dạ-xoa

Hay là chúng muốn nói,

Có điều gì khác nữa?

Thế Tôn:

876. Bậc Hiền trí nói rằng,

Như thế là tối thượng,

Nghĩa là ở đời này,

Sự thanh tịnh Dạ-xoa,

Như có người nói rằng,

Chính là sự hoại diệt,

Lại một số thiện nhân,

Nói rằng: "Không dư y".

877. Biết được những pháp ấy,

Đều nương tựa y chỉ,

Biết vậy bậc ẩn sĩ,

Suy tư trên y chỉ,

Biết được, nên giải thoát,

Không đi đến tranh luận,

Bậc Hiền không tìm đến,

Cả hữu và phi hữu.

Kinh Đạo Lý Duyên Khởi Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ mười, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Kalahavivàda Sutta, Sutta-Nipàta 862-877

1. Vì đâu mà có tranh cãi đấu tụng? Vì đâu mà người ta làm khổ nhau, gây sầu thương cho nhau và ganh ghét nhau? Vì lý do gì mà người đời thường sử dụng ác ngữ để hủy báng nhau? Xin Bụt giảng cho chúng con về gốc rễ của vấn đề này.

2. Cái khả ái là nguồn gốc của mọi tranh tụng. Nó gây ra ganh tỵ, tật đố, ưu sầukhổ não. Vì muốn hủy báng nhau cho nên người ta mới sử dụng vọng ngữ. Chính nó là gốc rễ đưa tới mọi hủy báng chống đối nhau.

3. Nhưng cái khả ái ấy ở đời do đâu mà có? Từ đâu mà ái phát sinh trong cuộc đời? Bỏ cái gì đi thì ái mới không còn và lúc ấy thì con người mới không đau khổ?

4. Chính ham muốn của mình làm cho mình vướng vào cái khả ái của thế gian. Và khi cái ham muốn lớn mạnh sẽ tạo ra nhiều khổ đau. Không buông bỏ được cái hữu cũng là do nó. Và vì có cái hữu này cho nên mới có những cái hữu tới sau.

5. Cái gì làm phát sinh ra cái ham muốn bắt ta chạy theo dục lạc trong cuộc đời? Do đâu mà phân biệt được cái lành, dữ, xấu, tốt? Do đâu mà có cái bắt đầu và cái chung cuộc? Xin bậc đại sa môn chỉ dạy: chúng con phải tuân thủ theo các pháp môn hành trì nào?

6. Cái ham muốn ấy phát sinh từ chuyện mình thích ý hay không thích ý. Dục cũng từ nhân duyên mà sinh khởi. Chỉ khi nào thấy được lý do sắc thân vì sao từ hưng thịnh lại đi đến tàn hoại thì người đời mới bắt đầu biết phân biệt quán chiếu.

7. Khi biết rằng mình đang bị dối gạt (bởi cái vỏ bên ngoài của các pháp) thì con ngườimới biết hoài nghi. Lúc bấy giờ ta mới nhận diện được hai mặt đối nghịch của các pháp. Thực tập quán niệm như thế nào để khám phá ra được con đường dẫn về tuệ giác. Phải có tâm mong cầu hiểu được giáo pháp ta mới thấy rõ được phép hành trì.

8. Cái có và cái không từ đâu tới? Tại sao người thân và người không thân một ngày kia cũng đều phải chết? Còn vấn đề cái thêm và cái bớt nữa. Xin đức Thế Tôn thuyết giảng cho chúng con về gốc rễ của hiện pháp?

9. Cái ái và cái không ái là do sự xúc chạm mà sinh khởi. Chúng tới rồi chúng đi, chúng sinh rồi chúng diệt, chúng không thể có mặt (nếu không có xúc chạm). Cái có và cái không, cái thịnh và cái suy cũng cùng trong một ý nghĩa đó. Bậc hiền giả giải thích về gốc rễ của hiện pháp một cách tường tận như thế.

10. Nhưng sự xúc chạm kia từ đâu mà đến? Vì nguyên do nào mà người ta lại bị vướng vào sắc dục của thế gian? Phải thực tập quán niệm như thế nào để không còn phân biệt chấp trước? Tại sao lại có sự vướng mắc vào sắc dục?

11. Do có tâm và vật (danh sắc) mà có xúc chạm. Vì có cái có nên danh và sắc mới khởi dậy. Phải vượt qua vô minh mới đạt được giải thoát. Phải thấy được rằng danh và sắc là nền tảng của xúc chạm.

12. Làm thế nào để buông bỏ được sự ham muốn về danh và sắc? Vì lý do gì mà phát sinh các loại tham ái? Làm sao cho tâm đắm trước tham ái được tiêu diệt tận cùng? Phải biết và hành trì theo giáo lý (bốn) sự thật như thế nào mới có thể đạt tới giải thoát?

13. Phải lìa bỏ ý niệm về tưởng, về sắc, về cái vô tưởng và về cái bất hành tưởng. Phải đoạn trừ tất cả và không vướng mắc vào ý niệm nào. Bởi tưởng là gốc rễ của mọi hý luận đem tới nhiều đau khổ.

14. Những điều con thưa hỏi đều đã được giải đáp. Nay xin đức Thế Tôn thuyết giải thêm cho chúng con: hành trì như thế nào để có thể trở nên một bậc toàn thiện? Còn có con đường nào khác hơn con đường mà bậc tôn đức đã chỉ bày hay không?

15. Đã biết là mình đang đi trên con đường (bát) chánh thì còn sợ gì bị sai lạc? Đó là con đường dẫn tới quả vị tuệ giác. Vị mâu ni thiền định dưới một gốc cây trong rừng. Không có con đường nào đẹp hơn thế.

16. Hiểu như thế rồi thì các vị phải một lòng hướng về (sự thực tập). Một bậc tôn đức được giải thoát thì không còn bị ràng buộc vào nghi lễ và giới cấm nữa. Một người như thế có thể vượt qua mọi phiền não một cách mau chóng trong cuộc đời. Vị ấy vượt thoát được thời gian và không còn trở về luân hồi nữa.


Đại Ý

Kinh này là dấu hiệu của sự bắt đầu hình thành giáo lý mười hai nhân duyên. Kinh nói tới tám nhân duyên: thức, danh sắc, xúc, thọ, dục, ái, thủ, hữu. Lúc này dục và ái còn là hai cái khác nhau. Chưa nói tới vô minh, thì đã bắt đầu đề cập tới hành. Khi nói về thức, chưa có sinh và lão tử, nhưng sinh và lão tử đã nằm sẵn trong hữu. “Vì có cái hữu này nên có những cái hữu tới sau.” Câu này nằm trong bài thi kệ thứ tư.

Trong bài thi kệ thứ nhất, thủ là nắm chặt ý kiến của mình. Trong bài kệ thứ ba, sở dĩmình nắm chặt nó, tại vì nó là đối tượng của sự yêu thích của mình. Nó là cái khả ái. Trong bài thứ tư, dục (ham muốn) là nguyên do của ái, và ái cũng là nguồn gốc của cái hữu bây giờ và những cái hữu tới sau.

Bài thứ sáu đề cập tới thọ, cảm thọ dễ chịu (thích ý) hay khó chịu (không thích ý). Chưa nói đến xả thọ. Cái thích ý làm phát sinh cái dục. Bài thứ chín nói về xúc. Bài thứ mười một nói về danh sắc. Và bài thứ mười ba nói tới tưởng. Tưởng là tri giác, là thức, là chủ thể và đối tượng nhận thứcVọng tưởng là tri giác sai lầm của thức. Vọng tưởng là vô minhvọng tưởng làm cho thức là thức, nếu không thì nó đã là trí. Vọng tưởng là gốc rễ của mọi suy tư và ngôn ngữ có công năng đem tới khổ đau. Đây chính là bản chất của hành.

Kinh này không những trình bày được sự liên hệ giữa tâm vật và nguyên do của luân hồi sinh tử mà còn cung cấp được những chỉ dẫn thực tập.

Bài thi kệ thứ bảy và thứ tám đề nghị quán chiếu về hai mặt đối nghịch của các hiện tượng: có và không, tới và đi, thêm và bớt. Tư tưởng này đi tiên phong cho tư tưởngTrung Đạo và Bát Nhã Ba La Mật. Bài thứ 13 cho biết rằng nếu tinh cần quán chiếu về đối tượng tâm ý để đừng bị vướng mắc vào bất cứ ý niệm nào, dù là ý niệm vô tưởngvà bất hành tưởng, thì ta có thể đạt tới giải thoát thật sự, chấm dứt mọi vọng tưởng. Bài thứ 15 khuyến khích ta nắm cho được con đường Bát Chánh Đạo mà đi.

Hình ảnh một người ngồi thiền định dưới một gốc cây trong rừng là hình ảnh đẹp nhất. Đó là hình ảnh của một vị mâu ni.

Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.

Sn 4.12: Cula-viyuha Sutta — The Lesser Array

(XII) Những vấn đề nhỏ bé (Sn 171) 878-894

Người hỏi:

878. Mỗi người tự thiên chấp,

Về tri kiến của mình,

Do chấp thủ sai biệt,

Bậc thiện xảo nói lên,

Ai biết như thế này,

Vị ấy biết được pháp,

Ai chỉ trích điểm này,

Vị ấy không hoàn toàn.

879. Do chấp thủ như vậy,

Họ tranh luận với nhau,

Họ nói kẻ khác ngu.

Không có khéo thiện xảo.

Trong những lời nói này,

Lời nói ai chân thật,

Hay tất cả vị này,

Là những bậc khéo nói?

Thế Tôn:

880. Nếu khôngchấp thuận,

Pháp của các người khác,

Nói kẻ khác là ngu,

Tuệ như vậy thấp kém.

Tất cả là ngu si,

Có tuệ thật thấp kém.

Tất cả tri kiến này.

Đều chỉ là thiên chấp.

881. Nếu các cuộc tranh luận,

Được tri kiến gạn lọc,

Trí tuệ được thanh tịnh,

Thiện xảo trí sáng suốt,

Họ không có một ai,

trí tuệ hạ liệt,

tri kiến của họ,

Được hoàn toàn viên mãn.

882. Ta không có nói rằng:

"Đây chính là sự thật".

Các người ngu với nhau,

Cùng nhau nói như vậy,

Với tri kiến tự mình,

Họ nói là chân thật,

Do vậy các người khác,

Được họ xem là ngu.

Người hỏi:

883. Một số người nói rằng:

"Đây mới là sự thật"

Họ nói các người khác,

Là trống không, giả dối,

Do chấp thủ như vậy,

Họ tranh luận đấu tranh,

Vì sao bậc Sa-môn,

Không cùng nói một lời?

Thế Tôn:

884. Sự thật chỉ có một,

Không sự thật thứ hai,

Người hiểu biết tranh luận,

Với người có hiểu biết,

Nhưng chân thật họ khen,

Chỉ sự thật của họ,

Do vậy bậc Sa-môn,

Không cùng nói một lời.

Người hỏi:

885. Vì sao họ nói lên,

Những chân thật sai khác,

Vì sao bậc thiện xảo,

Lại nói lời tranh luận,

Nếu các sự thật ấy,

Là nhiều và sai biệt,

Hay họ chỉ nhớ đến,

Những suy luận của họ.

Thế Tôn:

886. Thật sự các sự thật,

Không có nhiều sai biệt,

Từ các luồng tư tưởng,

Về thường còn ở đời,

Do họ suy nghĩ đến,

Tư tưởng các tri kiến,

Họ nói có hai pháp,

Sự thậtgiả dối.

887. Các pháp được thấy nghe,

Được giữ giới, thọ tưởng,

Họ y cứ pháp này,

Họ suy tư, nhìn thấy,

An trú các quyết định,

Họ chê cười người khác,

Họ nói các người khác,

ngu si bất thiện.

888. Vì rằng đối người khác,

Nó xem là ngu si,

Tự mình gọi chính mình,

thiện xảo tốt đẹp,

Do chính mình khen mình,

Vị ấy gọi thiện xảo,

Khinh thường các người khác,

Lời người ấy là vậy.

889. Vị ấy quá say mê,

Với tri kiến của mình,

Nên trở thành kiêu mạn,

Viên mãn tự ý mình,

Tự mình với tâm ý,

Làm lễ quán đảnh mình,

Do vậy, bị say mê,

Trong tri kiến của mình.

890. Nếu người khác nói rằng:

Nó là hạng hạ liệt.

Như vậy đối tự mình,

Kẻ kia cũng liệt tuệ,

Nếu tự nó sáng suốt,

Bậc Hiền trí hiểu biết,

Không có ai ngu si,

Giữa các bậc Sa-môn.

891. Những ai tuyên bố pháp,

Sai khác với pháp này,

Đi ngược lại thanh tịnh,

Không là người hoàn toàn,

Như vậy các ngoại đạo,

Tuyên bố thật rộng rãi,

Do lòng tham tri kiến,

Họ quá sức đam mê.

892. Những ai tuyên bố rằng,

Chính đây là thanh tịnh,

Họ nói không thanh tịnh,

Trong các pháp sai khác.

Như vậy các ngoại đạo,

An trú thật rộng rãi,

Họ kiên trì tuyên bố,

Con đường riêng của mình.

893. Ai kiên trì tuyên bố,

Con đường riêng của mình,

Sao ở đây có thể,

Nói người khác là ngu?

Vị ấy tự chê mình,

Đem lại tiếng liệt tuệ,

Người khác nói nói ngu,

Không được pháp thanh tịnh.

894. An trú trên quyết định,

Tự mình lượng sức người

Vị ấy ở trên đời,

Chỉ tăng thêm tranh luận,

Ai từ bỏ tất cả,

Mọi quyết định, chủ trương,

Không bị người ở đời,

Chê là kẻ liệt tuệ.

Kinh Chấm Dứt Tranh Cãi Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 11, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Cùlaviyùha Sutta, Sutta-Nipàta 878-894

1. Ai cũng có quan điểm của mình về chân lý, và đối phương cũng thế. Ai cũng nghĩ là mình có cái thấy cao nhất và muốn diễn bày cái thấy ấy ra. Ai có được cái thấy ấy thì người ấy mới thấy được Pháp. Còn những kẻ khác (vì chưa thấy được sự thật này thì) dù đi khắp nơi cũng không thấy được một góc nhỏ nào của sự thật.

2. Vì thiên hạ chấp thủ như vậy nên mới sinh ra tranh cãi loạn xị. Ai cũng nói rằng kẻ kia si mê; ta mới thật sự là người có trí tuệVậy thì trong tất cả các sự thật ấy, cái nào mới thực sự là sự thật? Bởi vì ai cũng nói chỉ có mình là đang nắm được chân lý?

3. Kẻ nào không biết rằng người khác cũng có quan điểm của họ về sự thật thì kẻ ấy vẫn còn mờ ám, vẫn còn thiếu trí tuệ và vẫn còn kẹt vào trong quan điểm của chính mình.

4. Có cái quan điểm rồi thì mới có cái nói và cái làm. Người ta nghĩ rằng nhờ cái thấy đó của họ mà thân họ đã được tịnh hóa và tâm họ được thánh hóa. Nếu ai cũng đúng thì còn có ai sai lầm nữa? Bởi vì ai cũng đang có và cũng đang kẹt vào cái ý của họ?

5. “Đây là sự thật cao nhất, là đỉnh cao trí tuệ.” Người ngu si có thể suy nghĩ và hành xử như thế, và tìm cách dìm kẻ khác xuống. Mình tự cho mình là người duy nhất đã thấy được sự thật. Tự mình còn là kẻ ngu si mà mình cứ nói là người ta ngu si.

6. Hỏi: Ai cũng nói pháp của họ là không ai bằng, rằng kẻ khác vốn chẳng có tuệ giácgì, chỉ biết vay mượn cái thấy của người khác rồi đi vào tranh chấp với người khác. Tại sao bậc đạo sư lại không đưa ra một chân lý duy nhất để tất cả mọi người có thể đi theo?

7. Trả lờiChân lý chỉ là một, chứ không thể là hai. Nhưng chân lý chỉ có thể tự mình thực chứng. Một khi chứng thực được chân lý ấy rồi thì ta sẽ không còn bị một ai lung lạc được nữa. Nhưng vì đã có bao nhiêu ý tưởng cho nên đã có bấy nhiêu chân lýVì vậy bậc sa môn không cần phải nêu ra thêm một học thuyết về chân lý của riêng mình.

8. Có chân lý nào mà người khác chưa nói lên? Nên tin vào ai và vào chủ thuyết nào mà thiên hạ đang rao giảng? Những chủ thuyết được đưa ra là do đâu, hay cũng là chỉ do sự suy nghĩ riêng của từng người mà có?

9. Sự thực là một, nhưng cách diễn bày của tâm ý thì nhiều. Từ những góc độ tri giáckhác nhau cho nên có những sự phân biệt lựa chọn khác nhau. Những gì mà con mắt nhận biết, nếu ta bị vướng mắc vào, sẽ làm nẩy sinh ra ý tưởng: cái này đúng và cái này sai.

10. Những gì ta nghe, ta thấy, và cả những giới điều cấm kỵ mà ta đang hành trì cũng đều bắt nguồn từ tâm ý ta. Nếu bị kẹt vào chúng thì ta sẽ dấn thân đi vào vòng tranh luận về những cái thấy khác nhau. Phải chấm dứt lại sự đối chiếuso sánh, và quán sát xem có chỗ nào sai lầm (nơi tri giác ta) không, nếu không thì sự thực là chính mình sai lầm mà mình lại nói người khác sai lầm.

11. Mình sai lầm mà mình lại nói người khác sai lầm, kẻ kia cũng tự cho họ là đẹp là lành và muốn mình đi theo họ. Ai cũng tự khen mình là hay là giỏi, vì vậy cho nên mới sinh ra tranh cãi và oán thù.

12. Giữ chặt tà kiến, chỉ muốn làm thầy thiên hạ, người ta mãn ý tự cho là cái thấy của người ta là chí thiện, tin rằng cái thấy và cái hành của mình là ở ngôi cao nhất, tôi e rằng một người ba hoa như thế tự mình chưa đạt tới đâu cả.

13. Nếu mình cho cái hiểu biết của kẻ kia là sai lạc, là đáng hổ thẹn, thì kẻ kia cũng sẽ cho cái hiểu biết của mình là sai lạc, là đáng hổ thẹn. Nếu tất cả mọi người đều phân biệt và kỳ thị như thế thì trong đời còn ai không phải là kẻ si mê?

14. “Chỉ khi nào bạn chứng nghiệm được chân lý này thì bạn mới có thể nói rằng bạn được tịnh hóa.” Nói như thế thì dễ gây ra biến loạn; đó là nguyên nhân làm phát sinh ra độc đoáncố chấp và oán hận.

15. Đi theo hành trì một cách khác người, có những kiến giải và những phương phápthanh lọc khác người, đó không có nghĩa là mình đã đạt tới chân lý tối hậu. Đó là thái độ dẫm chân tại chỗ, làm cho người ta càng ngày càng bị kẹt cứng vào tư kiến của mình.

16. Nếu ai cũng khư khư nắm chặt tư kiến, cho mình là minh triết, thì còn có ai là si mênữa? Còn có ai để mình chê trách nữa? Nói rằng pháp của kẻ kia không có khả năng tịnh hóa, mình đang sử dụng cái kế đạt của mình để tự cho mình là cao diệu bậc nhất.

17. Kẹt vào cái thấy của mình, tự cho mình là tự tại, kẻ kia dấn thân vào các cuộc tranh chấp loạn xị trong đờiBuông bỏ mọi ý niệm về sở tác, bậc hiền giả đạt tới sự mầu nhiệm của cái vô tác và cái vô sở tác.


Đại Ý

Kinh này nói về thái độ độc quyền về chân lý và những tai hại do thái độ ấy gây ra. Khi ta tin rằng cái thấy của ta là chân lý thì ta cũng tin rằng con đường ta đi là con đườngduy nhất đưa tới chân lý. Đây là gốc rễ của độc tài, của bạo động.

Có người đi tìm chân lý bằng cách học hỏi, suy tư, hay đi vay mượn cái thấy của người khác. Cái chân lý ấy không phải là chân lý vì đó chỉ là sản phẩm của trí năng mà không phải là một kinh nghiệm tâm linh mình đã trực tiếp thân chứng. Có bao nhiêu ý tưởng về chân lý là có bấy nhiêu chân lýThực ra chân lý chỉ có thể là một, và không thể có hai chân lý chống đối nhau. Kẹt vào cái thấy của mình, điều đó chứng tỏ mình chưa thực chứng được chân lý. Những chủ thuyết được đưa ra là do sự suy nghĩriêng của từng người. Bài thi kệ thứ chín nói rõ: sự thật là một, những cái thấy về sự thật thì nhiều. Cái thấy là kiến, là tư kiến của từng người. Còn tư kiến là còn tà kiến.Chân lý vượt thoát mọi kiến, mọi tư kiến, mọi tà kiếnChân lý vượt thoát mọi ý niệmNgôn ngữ và ý niệm không có khả năng chuyên chở chân lý. Cho nên người đạt đạo không đưa ra một chủ thuyết về chân lý. Cái quan trọng nhất không phải là một chủ trương về chân lý. Cho nên kẻ thành đạo không có nhu yếu thuyết giảng về chân lý, mà chỉ muốn cung cấp những phương pháp giúp người ta đi tới trên con đườngchuyển hóa và tịnh hóa. Nghĩa là diệt trừ vô minh và phiền nãoChân lý không phải là một đối tượng có thể nắm bắt, cho nên người đạt đạo buông bỏ mọi sự nắm bắt và có tự do lớn. Không nắm bắt, bởi vì làm gì có đối tượng nắm bắt, đây là sự hình thành giáo lý vô nguyện, vô đắc, vô sở đắc sau này. Ta có thể thấy được sự khai thị này ở bài thi kệ thứ mười bảy

Sn 4.13: Maha-viyuha Sutta — The Great Array (XIII) Những vấn đề to lớn (Sn 174) 895-914

Người hỏi:

895. Với những ai thiên vị,

Đối với những tri kiến này,

Chỉ đây là sự thật,

Họ cãi cọ tranh luận,

Tất cả những người ấy,

Đem lại sự chỉ trích,

Hay chính tại ở đây,

Họ được lời tán thán?

Thế Tôn:

896. Đây chỉ là nhỏ bé,

Không đủ đem an tịnh,

Ta nói về hai quả

Của các loại đấu tranh.

Sau khi thấy như vậy,

Chớ có nên tranh luận,

Nên thấy rằng an ổn,

Không phải đất tranh luận.

897. Phàm những thế tục này,

Được sanh giữa phàm phu,

Bậc trí không dựa vào,

Tất cả thế tục này,

Đã không có quan tâm,

Sao nay tìm quan tâm,

Sao có thể kham nhẫn,

Với vật được thấy nghe.

898. Bậc xem giới tối thượng,

Nói tịnh nhờ chế ngự,

Chấp thủ giới cấm xong,

Họ an trú như vậy.

Ở đây họ tu tập,

Do đây được thanh tịnh,

Họ chỉ khéo nói năng,

Họ bị hữu dắt dẫn.

899. Nếu có ai vi phạm,

Giới hạnhgiới cấm,

Người ấy sẽ run sợ,

Vì sở hành khiếm khuyết.

Ở đây người ấy than,

Cố gắng được thanh tịnh,

Như lữ hành lạc đoàn,

Như kẻ bỏ gia đình.

900. Đối với giới cấm thủ,

Sau khi đoạn tất cả,

Cùng với các sở hành,

Có tội,không có tội,

Không còn có cố gắng,

Thanh tịnh, không thanh tịnh,

Hãy sống hạnh viễn ly,

Không chấp thủ an tịnh.

901. Người y chỉ khổ hạnh,

Người y chỉ nhàm chán,

Kẻ dựa vào nghe thấy,

Hay dựa vào thọ tưởng,

Họ là hạng nói lớn,

Tán thán sự thanh tịnh,

Chưa đoạn được tham ái,

Đối với hữu, phi hữu.

902. Với ai có nỗ lực,

Cầu mong và ham muốn,

Họ mới phải run sợ,

Với những kiến của mình,

Với những ai ở đời,

Không có sanh và chết,

Do gì, khiến họ sợ,

Họ tham vọng cái gì?

Người hỏi:

903. Có những người tuyên bố,

Pháp này là tối thượng,

Nhưng người khác lại nói,

Pháp ấy là hạ liệt.

Ai nói lời chân thật,

Giữa hai hạng người này,

Hay tất cả hạng này,

Đều là hạng khéo nói?

904. Với pháp tự của mình,

Nói pháp này viên mãn

Chỉ trích pháp người khác,

thấp kém hạ liệt,

Do chấp thủ như vậy,

Họ luận tranh đấu tranh,

Mọi thế tục tự mình,

Họ nói là chân thật.

Thế Tôn:

905. Nếu có bị người khác,

Khinh rẻ là hạ liệt,

Như vậy giữa các pháp,

Không gì thù thắng sao?

Kẻ phàm phu nói rằng

Pháp người khác hạ liệt,

Cương quyết tự đề cao,

Pháp mình không hạ liệt.

906. Như mọi người tôn thờ,

Chánh pháp của tự mình,

Giống như họ tán thán,

Mọi sở hành bản thân,

Tất cả những lời nói

Trở thành lời chân thật,

Sự thanh tịnh đối họ,

Tự mỗi người tác thành.

907. Với người Bà-la-môn,

Không người khác lãnh đạo,

Sau khi đã nghiên cứu,

Chấp thủ trong các pháp,

Do vậy nên vị ấy

Vượt khỏi các tranh luận,

Không thấy pháp người khác,

Có thể thù thắng hơn.

908. Họ nói: "Tôi thấy, biết,

Cái này là như vậy".

Họ đi đến quan điểm,

Thanh tịnh nhờ tri kiến,

Vị ấy đã thấy vậy,

Cần gì kiến người khác,

Vượt qua được quan điểm,

Thanh tịnh nhờ pháp khác.

909. Người có mắt thấy được,

Cả danh và cả sắc,

Sau khi thấy được họ,

Sẽ biết họ là vậy,

Hãy để họ được thấy,

Các dục nhiều hay ít,

Bậc thiện xảo không nói,

Thanh tịnh là nhờ dục.

910. Người đã gọi cuồng tín,

Không đưa đến thanh tịnh,

Vì đã có thiên vị,

Với tri kiến tác thành,

Y chỉ nơi cái gì,

Nơi đấy là tinh sạch,

Người tuyên bố thanh tịnh,

Thấy ở đấy như vậy.

911. Phạm chí không rơi vào,

Thời gianước lượng,

Không theo các tri kiến,

Không bà con với trí,

Biết được các thế tục,

Do phàm phu chấp thủ,

Các người khác học hỏi,

Vị ấy sống hỷ xả.

912. Không chấp thủ triền phược,

ẩn sĩ sống ở đời,

Giữa tranh luận khởi lên,

Không theo phe phái nào,

Sống an tịnh, hỷ xả,

Giữa những người không tịnh,

Các người khác học hỏi,

Vị ấy sống không học.

913. Từ bỏ lậu hoặc cũ,

Không tạo lậu hoặc mới,

Không đi đến ước muốn,

Không cuồng tín chấp thủ,

Vị Hiền trí như vậy,

Thoát khỏi các tà kiến,

Không tham dính ở đời,

Không bị ngã chỉ trích.

914. Không có sự thù hằn

Đối với tất cả pháp,

Phàm có thấy nghe gì,

Cùng với tưởng và thọ,

ẩn sĩ không hệ lụy,

Đã đặt gánh nặng xuống

Không liên hệ thời gian,

Không chấm dứt, không cầu,

Thế Tôn nói như vậy.

Kinh Buông Bỏ Nắm Bắt - Nghĩa Túc Kinh, Kinh thứ 12, Đại Tạng Tân Tu 198 (tương đương với Mahàviyùha Sutta,Sutta-Nipàta 895-914)

 

1. Khi đã bị kẹt vào cái thấy của mình rồi thì người ta ưa tuyên bố: “đây mới thật là chân lý.” Cái xảy ra sau đó hoặc là bị mọi người chống đối, hoặc được mọi người khen ngợi.


2. Ít ai biết hổ thẹn về cái thấy còn thiếu sót của mình. Ít ai thấy rằng tranh cãi thường đưa tớimột trong hai hậu quả ấy (một là hơn, một là thua). Vậy ta nên nhổ tận gốc cái ý muốn tranh cãi để thực tập mà đạt cho tới cái bình an, nơi đó không còn (nhu yếu) tranh cãi nữa.


3. Tất cả các pháp đều có thể tính bình đẳng, giống như mặt đất. Chưa nếm trải được điều đó thì phải tìm cách thực chứng cho được. Nếu không thấy được cái nền tảng bình đẳng ấy thì làm sao có thể sống chung an lạc với nhau? Và làm sao để những gì mình thấy, nghe và nói không đem lại tranh chấp?

4. Ham được người ta khen ngợi là nguyên nhân khiến cho kẻ khác không ưa thíchmình. Kẹt vào những gì mình thấy và nghe, vướng vào nhận thức và lề thói tranh chấplưỡng nguyên, những kẻ này ai có thể giúp cho họ sáng mắt ra được? Ái dục chưa được đoạn trừ, những kẻ ấy sẽ phải còn tiếp tục trong vòng luân hồi sinh tử.


5. Nghĩ rằng sử dụng những cấm giới và nghi lễ mà mình đang hành trì sẽ đem lại cho mình sự thanh tịnh, nghĩ rằng mình đã khám phá và nắm được chân lý, người kia chưa thực sự đạt tới tịnh hóa, người ấy chỉ có chủ tâm gặt hái tiếng ngợi khen của thế gian


6. Không có tuệ giác mà đi tìm sự hành trì, đó là nguyên nhân đưa tới bao lầm lỡ, cũng như đi tìm sự thanh tịnh nơi sự học hỏi các chủ thuyết thì tự mình đánh mất giáo nghĩachân thật và tiếp tục đi vào cái khổ của sinh tử.

7. Không nỗ lực trong công phu hành trì thật sự, khi mà cái hiểu và cái làm chỉ còn nằm trong phạm vi tư duy, thì người ta không thể chấm dứt được sinh tử luân hồiTuệ giác đối với người ấy chỉ là những lý thuyết.

8. Buông bỏ tất cả những lễ nghi và cấm giớibuông bỏ tất cả mọi ý niệm về tội và phúc, thanh tịnh và ô nhiễm, lúc đó vị hành giả mới không còn bị vướng vào những lo lắng u sầu về vấn đề thanh tịnh và nhiễm ô.

9. Nói rằng tu theo phép này là tốt nhất, và ai không tu tập theo phép này đều là những người đang lầm đường, những người đã đi lạc quá xa, nói như thế thì sẽ gây tranh chấp biến loạn. Ai cũng chỉ nhân danh chân lý để đi tìm kiếm chút lợi danh trong cuộc đời

10. Cho giáo lý của mình là toàn hảo, và các giáo lý khác đều còn thô lậu và có nhiều khiếm khuyết, không có giáo lý nào so được với giáo lý của mình, đó là lý do sinh ra tranh chấp và thù oán. Ai cũng có khuynh hướng muốn nói rằng cái thấy và cái hành trì của mình là cách thức duy nhất giữ cho mình không bị sa đọa vào ô nhiễm.


11. Ai cũng cho chủ thuyết của mình là hay nhất, không có giáo pháp nào có lợi lạcbằng, không có nguồn tuệ giác nào khác có thể đem tới sự tịnh hóa như nguồn tuệ giác của mình. Chính vì thế mà người ta bị kẹt cứng vào cái chủ thuyết của chính mình không thoát ra được. 

12. Mỗi người tự tôn sùng cái chủ thuyết của mình, cho đó là điểm cao nhất của sự học hỏi, đã từng được chính bậc đạo sư đích thân diễn giảiSự thật là chủ thuyết kia chỉ là một lý thuyết suông, không phải là một pháp môn thực tập. Trong khi đó, sự tịnh hóa chỉ có thể xảy ra khi người ta hết lòng hành trì.


13. Kẻ này nói sự thật là cái này, kẻ kia nói sự thật là cái kia, và cái thấy nào cũng có thể là đúng, cũng có thể là sai. Nhưng một khi đã bị kẹt vào cái thấy của mình rồi thì người ta dễ gây thù oán với kẻ khác. Lý do là khi mình đã cố chấp cho cái thấy của mình là cao nhất thì mình luôn luôn nói giọng tự cao tự đại.

14.Chấp nhận và vướng vào một chủ thuyết, cho rằng nhờ đó mà mình đã được giải thoát, tâm ý tuy có tin tưởng vào điều này nhưng trên thực tế chẳng có cái giải thoát thực sự nào xảy ra cả. Lý do là tại mình chỉ biết nói cho hay, và cái chủ thuyết kia chưa bao giờ đem lại sự giải thoát cho mình cả.


15. Hãy quán sát người đời đang kẹt vào tâm (ý niệm) và vật, đang lấy trí năng của họ để tìm hiểu về hai cái ấy. Dù ta có tìm hiểu được bao nhiêu về hai cái ấy thì cũng không phải nhờ thế mà ta được thanh tịnh và chuyển hóa.

16. Có được một pháp môn thực tập có công năng đưa tới tuệ giác thì mình không còn bị hệ lụy (vào bất cứ một chủ thuyết nào). Cái thấy và cái biết (của mình), mình cũng không bị vướng mắc vào đó. Không đi tìm cái khuyết điểm của người, chỉ lo hành trìcho đúng pháp, người hành giả vượt qua mọi tranh cãi, không chấp nhận tham dự vào bất cứ một cuộc tranh cãi nào. 

17. Thực tập quán chiếu cho đến nơi đến chốn, không đi theo một học thuyết nào, không chấp chặt một ý thức hệ nào, như đóng chặt tất cả các cánh cửa để phòng ngự mọi tham đắm, người hành giả chỉ thực tập quán chiếu mà không đi tìm những lý thuyết hấp dẫn kỳ lạ. 

18. Bậc Mâu Ni đã buông bỏ được tất cả những gì mà người đời thường hay nắm bắt, không còn lận đận với sở thủ và sở sinh (đối tượng nắm bắt và đối tượng trở thành). Vị ấy không chọn lựa một quan điểm hay đi theo một phe phái nào trong những cuộc tranh chấp và cảm thấy thanh thản tự tại giữa đám quần chúng phàm tục đang buồn khổ và oán ghét nhau. 

19. Đã buông bỏ những ham muốn ngày xưa, và không đang xây dựng một ham muốnmới nào, vị ấy không còn cầu mong gì nữa, và do đó sẽ không còn vướng bận gì nữa. Vị ấy đã thoát ra khỏi mọi tín ngưỡng sai lạc, đã dũng mãnh bước qua, đã vượt thoát thời gianđi vào kiếp ngoại.

20. Vị ấy không còn nghi nan gì nữa đối với tất cả các chủ thuyết, không còn bị kẹt vào bất cứ một cái gì đã nghe, đã thấy và đã nghĩ. Sau khi buông bỏ được gánh nặng, vị Mâu Ni đã thực sự giải thoát, không còn mong mỏi một cái gì nữa cả, hoặc cho quá khứ hoặc cho tương lai.
 


Đại Ý

Kinh này nối tiếp đề tài kinh thứ mười một và cũng nói về những tai hại do sự nắm bắt chân lý gây ra. Nhưng kinh cũng đưa ta đi xa hơn.

Người xuất sĩ phải quyết tâm diệt trừ ái dục, đừng để vướng vào nhận thức lưỡng nguyên và tranh chấp lưỡng nguyên. Đừng để thì giờ đi tìm và gặt hái tiếng khen ngợi của thế gian. Đó là tinh yếu của các bài thi kệ thứ tư và thứ năm của kinh. Muốn vượt thoát cái thấy nhị nguyên, phải quán chiếu về tính bình đẳng của vạn pháp để thấy được ta trong người, người trong ta, cái này trong cái kia, cái kia trong cái này. Chứng nghiệm được thể tính bình đẳng của vạn pháp sẽ không còn nhu yếu tự hào và tranh cãi. Đừng vướng vào bất cứ một chủ thuyết nào, một tư kiến nào, vì tất cả đều là lý thuyết suông, không phải là pháp môn thực tập. Không có công năng giúp ta chuyển hóa và trị liệu. Đó là thông điệp của bài thi kệ thứ mười hai.

Vị mâu ni là người buông bỏ được mọi nắm bắt bởi vì vị ấy thấy được chân lý không phải là một đối tượng có thể nắm bắt. Vị mâu ni cũng không mong cầu trở thành, bởi vì thấy được rằng không có đối tượng trở thành. Cũng như sóng đã là nước, sóng không cần đi tìm để nắm bắt nước, để trở thành nước. Vị mâu ni buông bỏ mọi trông cầu, dù là trông cầu vượt thoát sinh tử. Bởi vì vị ấy đã thoát ra khỏi mọi tín ngưỡng sai lạc, trong đó có ý niệm kiếp này và kiếp sau. Bởi vì vị ấy đã thoát ra được ý niệm thời gianđi vào kiếp ngoại. Đây là chất liệu của giáo lý buông bỏ bốn ý niệm ngã, nhân, chúng sinh và thọ giả của kinh Kim Cương và giáo lý thọ mạng vô lượng của kinh Pháp Hoa sau này.

Vị mâu ni là người đã buông bỏ được mọi gánh nặng, nhất là gánh nặng trông cầu.

Sn 4.14: Tuvataka Sutta — Quickly

(XIV) Kinh Tuvataka (Con đường mau chóng) (Sn 179) 915-934

Người hỏi:

915. Con hỏi bậc Đại tiên
Bậc bà con mặt trời
Con đường đến viễn ly
Con đường đến an tịnh
Tỷ-kheo sau khi thấy, 
Làm thế nào mát lạnh, 
Không có sự chấp thủ
Một vật gì ở đời?

Thế Tôn:

916. Thế Tôn đáp như sau: 
Hãy chặt đứt hoàn toàn
Gốc rễ các hý luận
Mọi tư tưởng "tôi là ", 
Tất cả phải chấm dứt
Phàm có nội ái nào, 
Sau khi nhiếp phục chúng, 
Thường chánh niệm học tập.

917. Phàm có loại pháp gì, 
Được thắng tri hoàn toàn
Hoặc thuộc về nội pháp
Hay thuộc về ngoại pháp
Chớ có làm kiên trì
Bất cứ một pháp nào, 
Trạng thái ấy không gọi, 
Sự mát lạnh của tịnh.

918. Chớ có nghĩ như sau: 
Cái kia là tốt hơn
Đây là hạ liệt hơn, 
Hay đây là ngang bằng, 
Do phải bị xúc chạm, 
Với các sắc sai biệt
Hãy chớ để tự mình, 
An trú trên vọng tưởng.

919. Hãy giữ được an tịnh
Về phía tự nội tâm
Tỷ-kheo không cầu tìm, 
An tịnh từ chỗ khác, 
Với người được an tịnh
Từ phía tự nội tâm
Đã không có tự ngã, 
Từ đâu có vô ngã.

920. Như chính giữa trung ương, 
Của biển cả đại dương
Sóng biển không có sanh, 
Biển hoàn toàn đứng lặng, 
Cũng vậy, này Tỷ-kheo 
Hãy đứng lặng không động, 
Không tạo nên bồng bột, 
Đối sự gì ở đời.

Người hỏi:

921. Vị có mắt rộng mở 
Đã tuyên bố rõ ràng
Pháp có thể chế ngự, 
Mọi nguy hiểm khó khăn, 
Bậc Hiền thiện mong Ngài, 
Tuyên bố rõ con đường
Hay về biệt giải thoát
Hoặc về pháp thiền định?

Thế Tôn:

922. Chớ có những con mắt, 
Đầy dẫy những tham đắm! 
Hãy chận đứng lỗ tai, 
Nghe câu chuyện của làng. 
Lại chớ nên đắm say, 
Các mùi vị ngon lành
Chớ xem là của ta, 
Mọi sự vật ở đời!

923. Trong khi được cảm giác
Với các loại cảm xúc
Tỷ-kheo không than van, 
Bất cứ một điều gì. 
Vị ấy không cầu mong, 
Dầu lại sanh hữu nào, 
Và không có run sợ
Rơi vào các kinh hoàng.

924. Các đồ ăn thâu được, 
Cùng với các đồ uống, 
Các món ăn nhai được, 
Các đồ vải mặc được, 
Chớ có cất chứa chúng, 
Những đồ vật nhận được, 
Chớ có quá lo âu
Nếu không thâu được chúng.

925. Hãy tu tập thiền định 
Chớ làm kẻ lang thang, 
Chớ ưa thích trạo cử
Đừng rơi vào phóng dật
Đối với các chỗ ngồi, 
Cùng với các chỗ nằm, 
Tỷ-kheo hãy an trú
Những chỗ không tiếng động.

926. Ngủ nghỉ có chừng mực
Chớ có ngủ quá nhiều, 
Hãy luôn luôn tỉnh thức
Nỗ lực và nhiệt tâm, 
Hãy từ bỏ biếng nhác
Man trá, cười, chơi đùa, 
Hãy từ bỏ dâm dục
Bỏ ưa thích trang điểm.

927. Chớ có dùng bùa chú, 
A-thar-va Vệ-đà, 
Chớ tổ chức đoán mộng, 
Coi tướng và xem sao
Mong rằng đệ tử Ta, 
Không đoán tiếng thú kêu, 
Không chữa bệnh không sanh, 
Không hành nghề lang băm.

928. Tỷ-kheo không run sợ
Khi bị người chỉ trích
Cũng không có cống cao
Khi được khen tán thán
Hãy từ bỏ tham ái
Cùng với tánh xan tham
Kể luôn cả phẫn nộ
Cùng với nói hai lưỡi.

929. Tỷ-kheo không an trú
Trong nghề nghiệp bán buôn, 
Lại không có chỉ trích
Bất cứ tại chỗ nào, 
Khi ở tại thôn làng, 
Không tức giận một ai, 
Chớ có vì lợi dưỡng
Nói chuyện với quần chúng.

930. Tỷ-kheo không nên nói, 
Khoa trương quá mức độ, 
Và cũng không nói lời 
Có dụng ý lợi dưỡng
Chớ có học tập theo, 
Lối sỗ sàng trâng tráo
Chớ có thốt ra lời 
Khiêu khích xung đột ai!

931. Chớ có bị dắt dẫn, 
Rơi vào lời nói láo, 
Không cố ý làm nên, 
Điều man trá giả dối
Chớ có khinh người khác, 
Về vấn đề sinh mạng, 
Về vấn đề trí tuệ
Và vấn đề giới hạnh.

932. Sau khi phẫn uất nghe 
Nhiều ngôn từ lời lẽ 
Của các vị Sa-môn, 
Hay những kẻ phàm phu
Chớ có phản ứng họ, 
Với những lời thô ác, 
Bậc hiền lành an tịnh
Không phản pháo một ai.

933. Sau khi rõ biết được 
Pháp này là như vậy, 
Tỷ-kheo hãy học tập, 
Sáng suốt và chánh niệm
Rõ biết sự mát lạnh, 
Được gọi bậc "an tịnh ", 
Chớ có sống phóng dật
Trong lời dạy Cù-đàm.

934. Bậc đã được chiến thắng, 
Không ai chiến thắng nổi 
Tự mình thấy được pháp, 
Không nghe theo tin đồn
Do vậy hãy học tập 
Luôn luôn không phóng dật
Với tâm tư cung kính
Lời dạy đức Thế Tôn
Thế Tôn nói như vậy.

Kinh Công Phu Thực Tập Căn Bản - Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 13, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Tuvatake Sutta, Sutta-Nipàta 915-934

1. Con xin hỏi bậc thiền giả, bậc thầy tâm linh: Một vị khất sĩ làm sao đạt tới sự lặng lẽ? Làm sao để có được sự mãn nguyện và niềm vui lớn? Vị ấy học hỏitu tập như thế nào để chứng nhập được niết bàn và hoàn toànkhông còn nắm bắt gì nữa trong cuộc đời?

2. Người ấy trước hết phải thấy rằng gốc rễ của mọi ham muốn là tin tưởng vào sự hiện hữu của một cái bản ngã. Từ tri giác sai lầm về bản ngã ấy mà biết bao nhiêu loạn động phát sinh. Nếu trong tâm ái dục đang còn thì bên ngoài còn có nhiều đổ vỡ. Phải luôn luôn thực tập cảnh giác chánh niệm về điều này.


3. Đừng thấy mình hơn người, thua người hoặc bằng người. Mỗi khi được thiên hạxưng tụng và khen ngợi, đừng để cho tâm ngạo mạn cống cao phát sinh.

4. Đừng kẹt vào cái sở tri và cái mình đã học hỏi. Phải quán chiếu cả bên trong lẫn bên ngoài. Cần nỗ lực tinh tiến hành trì. Không nắm bắt gì, và không thấy có gì cần nắm bắt.

5. Phải làm chủ được mình, phải thực hiện cho được sự bình an nội tâm. Cái bình anấy không thể tiếp nhận được từ kẻ khác. Do sự thực tập quán chiếu bên trong mà tâm ý yên tĩnh lại được. Cái yên tĩnh ấy không tới từ bên ngoài.

6. Nên an trú trong hiện tại như an trú trong chiều sâu của biển cả. Ở đó có sự bình an, không hề có sóng gió. Sống tĩnh lặng, tất cả năm uẩn đều được làm cho lắng dịu. Đừng để cho tâm ý và các giác quan bị kích động.

7. Phải phát tâm cầu mong chứng đạt cho được con mắt của trí tuệ lớn. Tự mình chứng đạt và giúp cho kẻ khác chứng đạt. Phải nuôi dưỡng, chế tác đức từ bi và bao dung. Phải thực tậpquán chiếu và tập trung cho tới mức vững chãi.

8. Con mắt đừng nhìn láo liêng bên này bên kia. Không ham nói nhiều, không mất thì giờ nghe những câu chuyện đàm tiếu. Không chạy theo vị ngọt của tham dục. Không có nhu yếu làm sở hữu chủ của bất cứ một cái gì trong cuộc đời.

9. Phải có chánh niệm về những xúc tiếp của cảm quan. Đừng để nẩy sinh ra tâm ý đau buồn. Đừng để nẩy sinh ra tâm ý ham muốn. Đừng để nẩy sinh tâm giận hờn và tâm sợ hãi.

10. Khi được cúng dường thức ănthức uống và những vật dụng khác như quần áo, thuốc men… phải tiếp nhận vừa đủ nhu cầu của mình, đừng có tâm chất chứa để dành cho mai sau. Phải biết dừng lại, đừng để cho lòng tham kéo đi.

11. Phải siêng năng thực tập thiền định, ưa ngồi trong rừng cây. Đừng đi vào những nơi đám đông tụ họp, vào chốn hý trường tiêu khiển. Khi ngồi cũng như khi nằm, chọn nơi yên tĩnh và đem hết tâm lực mà hành trì.

12. Đừng ngủ nhiều, phải học hỏi và tu tập cho nghiêm túc. Đừng lơ là, cũng không nên bi quan. Không đánh mất thì giờ trong các cuộc vui rộn ràng. Những gì mà kẻ thế gian ưa chuộng và chạy theo, mình đều buông bỏ.

13. Không thực tập phù phép, bùa chú, đoán mộng. Không bói toán, chấm số tử vi, đoán vận mạng, đoán điềm tốt xấu. Không cầu tự, không làm thầy địa lý, không kết nghĩa với người thế gian.

14. Không mua bán, không tạo lãi. Không hùn vốn để kiếm lợi tức. Gặp gỡ người trong xóm làng, đừng đi theo họ với mục đích mưu cầu lợi dưỡng.

15. Đừng vừa đi vừa nói chuyện. Không được nói lưỡi hai chiều. Suốt một đời tu chỉ nhắm tới sự nghiệp tuệ giácHành trì giới luật đừng để sơ suất, kể cả những giới điều nhỏ nhặt.

16. Có ai cật vấn, đừng ngại ngùng. Có ai tôn kính, đừng nói lời đại ngôn. Đừng tham lam, đừng tật đố. Đừng nói lưỡi hai chiều, đừng giận dữ hoặc buồn phiền.

17. Không nói những lời thô, lậu, tà vọng. Đừng làm điều gì có thể gây ra thù oán. Những điều sai quấy đừng bắt chước làm theo. Phải biết hổ thẹn, phải đừng tự hào.

18. Khi nghe những lời thô ác, không dễ thương của những bạn đồng tu hoặc của người thế tục nên giữ im lặng. Đừng tham dự vào. Cũng đừng phản ứng bằng những lời nói tương tự.

19. Đã có cơ duyên gặp được chánh pháp của bậc Như Lai thì phải để hết tâm ý hành trì, đừng ham vui nữa. Nên thực tập hết lòng theo lời Gotama chỉ dạy để đạt tới cái yên tĩnh của niết bàn.

20. Nuôi lớn tuệ giácchánh pháp không bao giờ lãng quên. Phải tập thấy được chân lý bằng con mắt của chính mình. Vị khất sĩ luôn luôn thực tập theo tuệ giác của đức Như Lai mà không chạy theo những cái hào nhoáng bên ngoài của thế gian nữa.


Đại Ý

Kinh này là một kinh rất quý đối với người xuất gia vì trong kinh Bụt chỉ dạy rất cặn kẽvà rất thiết thực về công phu thực tập hằng ngày của một vị xuất gia chân chính. Mỗi bài thi kệ là một viên ngọc bích. Có cả thảy là hai mươi bài thi kệ. Kinh này đáng để cho tất cả mọi người xuất gia học thuộc lòng. Kinh này đích thực là cẩm nang của người xuất gia.

  • Bài thi kệ thứ nhất là câu hỏi. Tu tập như thế nào để buông bỏ được mọi nắm bắt và thực chứng được niết bàn?
  • Bài thứ hai: Phải thực tập chánh niệm để thực chứng được vô ngã, và do đó mới nhổ được gốc rễ của ái dục.
  • Bài thứ ba: Đã thấy được vô ngã thì ba loại mặc cảm hơn người thua người và bằng người sẽ được tiêu tán.
  • Bài thứ tư: Vượt sở tri chướng, đừng ôm chặt kiến thức mình có.
  • Bài thứ năm: Phải có an mới có lạc. Bình an thật sự đến từ bên trong.
  • Bài thứ sáu: Phải an trú trong hiện tại mới thật sự có bình an. Phải biết cách thực tập chỉ và quán để làm lắng dịu thân và tâm.
  • Bài thứ bảy: Trái tim của sự thực tập là giới, định và tuệ. Tam học chế tác và nuôi dưỡng tình thương.
  • Bài thứ tám: Mắt đừng nhìn láo liêng, miệng đừng ham nói nhiều, không chạy theo vị ngọt của tham dục, đừng tìm cách làm sở hữu chủ của bất cứ một cái gì (như một cái hội hay một cái chùa).
  • Bài thứ chín: Hộ trì sáu căn, đừng để phát sinh tâm hành đau buồn, đam mê và sợ hãi.
  • Bài thứ mười: Tiêu thụ vừa đủ, có chừng mực.
  • Bài thứ mười một: Đừng tìm tới những đám đông, những nơi náo nhiệt.
  • Bài thứ mười hai: Đừng ngủ nhiều, để thì giờ mà học hỏi tu tập. Đừng đánh mất thì giờ trong những cuộc vui rộn ràng.
  • Bài thứ mười ba và mười bốn: Không sống bằng tà mạng.
  • Bài thứ mười lăm: Phải thực tập chánh ngữái ngữ.
  • Bài thứ mười sáu, mười bảy và mười tám: Phải thực tập khiêm cung, tàm quý.
  • Bài thứ mười chín và hai mươi: Phải tiếp cận chân lý bằng kinh nghiệm của mình chứ không nên vay mượn kiến thức của kẻ khác.

Sn 4.15: Attadanda Sutta — The Training/Arming Oneself/The Rod Embraced.

(XV) Kinh Chấp trượng (Sn 182)

Thế Tôn:

935. Từ người cầm các trượng,

Sợ hãi được sanh ra,

Hãy xem các loài người,

Trong khi đấu tranh nhau,

Ta sẽ nói sợ hãi,

Như Ta đã được biết.

936. Thấy loài, người vùng vẫy,

Như cá trong nước cạn,

Thấy họ chống đối nhau,

Ta rơi vào sợ hãi.

937. Đời toàn không lõi cây,

Mọi phương đều dao động

Muốn cho mình ngôi nhà,

Ta không thấy nhà ở.

938. Cuối cùngxung đột,

Thấy vậy Ta chán ngắt,

Đây Ta thấy mũi tên,

Khó thấy, gắn vào tim.

939. Ai bị mũi tên đâm,

Chạy khắp mọi phương hướng,

Ai rút mũi tên ra,

Không chạy, liền ngồi xuống.

940. Ở đây sự học tập,

Đã được nói rõ lên,

Phàm triền phược ở đời,

Chớ liên hệ với chúng,

Đâm thủng dục hoàn toàn,

Tự học tập Niết-bàn.

941. Chân thật không xông xáo,

Không man trá, hai lưỡi,

Không phẫn nộ, ẩn sĩ,

Vượt tham ác, xan tham.

942. Người nghĩ đến Niết-bàn,

Bỏ ngủ, nhác, thụy miên,

Không sống với phóng dật,

Không an trú, quá mạn.

943. Không rơi vào nói láo,

Không tham ái các sắc,

Cần liễu tri quá mạn,

Sống từ bỏ bạo ác.

944. Không hoan hỷ việc cũ,

Không nhẫn chịu sự mới,

Trong tổn giảm không sầu,

Không liên hệ tham ái,

945. Ái, Ta gọi bộc lưu,

Mong cầu gọi bọt nước,

Sở duyên gọi biến kể,

Bùn dục khó vượt qua.

946. ẩn sĩ không rời chân,

Phạm chí trú đất liền,

Vị từ bỏ tất cả,

Thật được gọi an tịnh.

947. Biết vậy, gọi người biết,

Biết rồi không y pháp,

Chơn chánh sống ở đời,

Không tham ái một ai.

948. Ai ở đây vượt dục,

Ái khó vượt ở đời,

Không sầu, không tham muốn,

Cắt dòng không trói buộc.

949. Trước Ông làm khô cạn

Sau Ông không vật gì,

Ở giữa không nắm giữ,

Ông sẽ sống an tịnh.

950. Toàn diện đối danh sắc,

Không gì nghĩ "của ta"

Không có gì không sầu,

Không có già ở đời.

951. Không nghĩ "đây của tôi ",

Không nghĩ "đây của người ",

Người không có tự ngã,

Không sầu vì không ngã.

952. Không tàn bạo, không tham,

Không dục, thường đồng đẳng,

Được hỏi Ta nói lên,

Lợi ích bậc bất động.

953. Bậc ly dục rõ biết,

Vị ấy không sở hành,

Thoát ly, không tinh cần,

Thấy an ổn khắp nơi.

954. Bậc ẩn sĩ, không nói,

Bằng nhau, thua, hơn nhau,

An tịnh, ly xan tham,

Không nhận, không bác bỏ.

Thế Tôn giảng như vậy.

Kinh Chuyển Hóa Bạo Động và Sợ Hãi
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 16, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Attadanda Sutta, Sutta-Nipàta 935-9544

1. Hãy lắng nghe và quán sát để thấy tại sao mà từ trạng thái an lành người ta đã đưa xã hội tới tình trạng đầy khủng bố bạo động như hiện nay? Các thế hệ vừa qua đã hành xử như thế nào để tình trạng trở thành như thế? Tôi muốn nói với các vị về chuyện đau thương này và kể cho quý vị nghe làm thế nào mà tôi đã buông bỏ được tâm trạng sợ hãi của tôi.

2. Người đời trải nghiệm từ cái khổ này đến cái khổ khác, như con cá sống trong một nơi mà ở đó càng ngày nước càng khô cạn. Trong hoàn cảnh khổ đau, ý tưởng bạo động dễ nẩy sinh và con người vì u mê cứ đi tìm sự bớt khổ bằng những phương tiệnkhủng bố và trừng phạt.

3. Cả thế giới đều đang bốc cháy vì bạo lực, mười phương loạn lạc cả mười phương, không có nơi nào thực sự còn an ổn. Ai cũng cho mình là hơn người, ít ai biết buông bỏ cái đam mê của mình. Vì không thấy được sự thực ấy, cho nên con người cứ ấp ủ mãi cái tri giác sai lầm của mình.

4. Tự trói buộc mình bằng những tri giác sai lầm ấy, người ta chỉ đem lại thêm cho mình nhiều tối tăm và thống khổ. Tôi đã nhìn sâu vào trong tâm ý của những người không có hạnh phúc và tôi đã thấy một mũi dao nhọn được che giấu dưới những niềm thống khổ của họ. Vì chính họ không trông thấy mũi dao nhọn ấy trong tâm, cho nên họ khó có khả năng chịu đựng được niềm đau.

5. Cái niềm đau gây ra do mũi dao nhọn ấy kéo dài, không thay đổi, và vì cứ tiếp tụcôm lấy mũi dao nhọn ấy mà đi cho nên họ đã làm cho niềm đau trong họ tràn ngập thế giới. Chỉ khi nào có cơ hội nhận diện được nó và lấy nó ra khỏi trái tim thì khổ đau mới không còn và mình mới có cơ hội dừng lại.

6. Trong số những hệ lụy của cuộc đời, mình đừng để cho tự thân vương vấn vào bất cứ một hệ lụy nào. Những gốc rễ của tà loạn phải biết cắt đứt. Phải buông bỏ đừng nương vào chúng nữa. Nếu buông bỏ được tà dục thì ta có thể vượt qua mọi khổ nạn. Kẻ hành giả phải vượt ra khỏi cái vòng khổ nạn thì mới thành tựu được sự nghiệp giải thoát cho chính mình.

7. Kẻ hành giả chân chính phải có tâm dạ chí thành, đừng tự hành động dựa trên vọng tưởng, cứ đường thẳng mà đi, không nói lưỡi hai chiều. Phải biết cách dập tắt ngọn lửa của sự hờn giận, phải biết cách làm tan vỡ khối tham vọng của mình. Nếu biết cởi bỏ được những ràng buộc của phiền não thì mình có thể bắt đầu thấy được bến bờ giải thoát.

8. Nên buông bỏ sự tự hào, đừng ham ngủ, đừng để chìm vào trạng thái hôn trầm. Biết sống và làm việc cho có chừng mực, đừng đánh mất mình trong đám đông. Đừng vướng vào những cái bề ngoài hào nhoáng. Phải biết từ khước chúng. Phải quán chiếu thường xuyên tự tánh không của vạn pháp để đạt tới Niết Bàn tĩnh lặng.

9. Đừng nhục mạ ai, cũng đừng để mình bị níu kéo và vướng mắc vào những hình sắcdối gạt bên ngoài. Đừng dấn mình trong những cuộc vui mà quên đi mục đích của sự hành trì là giải cứu khổ nạn.

10. Những gì thuộc về quá khứ, đừng nghĩ tới chúng nữa. Những gì thuộc về tương lai, đừng vọng tưởng đến chúng. Những gì đang xảy ra trong hiện tại phải được nhận diệnđể đừng bị vương vấn vào. Cứ như thế thênh thang bước một mình khắp năm châu bốn biển mà không còn bị ai ganh ghét.

11. Tôi nói rằng tham dục là mãnh lực gây ra tàn hại nhiều nhất. Đó là cơn lũ lụt làm tràn ngập cả thế gian. Thấy được điều đó thì mới chế phục được mọi nghi ngờ. Cần để tâm quán chiếu về lý duyên khởi. Phải thấy được rằng nếu không thoát ra được cái ô nhiễm của tham dục thì ta khó mà chấm dứt được khổ đau.

12. Trong đám đông, số người có năng lực buông bỏ tham dục rất ít, thời đại nào cũng thế. Nhưng một khi đã buông bỏ được rồi thì kẻ hành giả lại không cảm thấy mất mát gì, cũng không có nhu yếu di chuyển tới một nơi nào khác: cơn lũ lụt kia tự nó sẽ cáo chung và không có gì còn ràng buộc được ta nữa.

13. Nương vào sức mạnh của tuệ giác làm cỗ xe, vị mâu ni vượt tới bờ bên kia. Nhờ có tuệ giác, vị ấy không còn lo lắng và thấy mình đang được bảo hộSinh tử, tai ách và sự ganh ghét không còn xâm phạm tới vị ấy được. Do sức mạnh của tinh tiến, vị ấy đạt được bình an thật sự.

14. Đã xa lìa được (tham dục) thì khổ đau không còn tồn tại, người hành giả quán chiếu về tự tánh không của vạn pháp, không còn vướng bận vào bất cứ một pháp nào. Đã trực tiếp thấy được con đường lớn đưa tới an bình rồi, người ấy không còn vướng vào bất cứ một quan điểm nào của thế gian nữa.

15. Khi hành giả không còn chấp rằng thân này là mình, thấy được tính cách không thể nắm bắt và không thật sự tồn tại của một cái ngã thì vị ấy không còn gì để lo lắngnữa.

16. Khi gốc rễ của si mê đã được nhổ lên và khi những cây non của si mê mới mọc lên cũng đã bị nhổ sạch không còn có cơ hội lớn lên, thì trong hoàn cảnh hiện tại, người hành giả không còn nắm bắt một cái gì nữa và không còn có nhu yếu phân biệt ai là đồng minh ai là kẻ thù.

17. Khi đã không còn bị kẹt vào các khái niệm tâm và vật (như những gì tồn tại ngoài nhau), khi đã không còn bị kẹt vào các ý niệm, khi đã không thấy có gì có thể nắm bắt, khi đã thấy được rằng không gian và vật thể là không, thì không có gì trong thế giancòn có thể làm cho vị ấy oán than buồn giận nữa.

18. Đã vượt được hoàn toàn cái ý niệm về tất cả trong đó có ý niệm về vật thể thì trong tất cả các pháp hànhkhông pháp nào mà mình không đạt được. Đã được học hỏithực tập và thuyết giảng thông thạo được giáo lý vô dục thì dù có bị bất cứ ai đến chất vấn, vị ấy cũng không còn cảm thấy e ngại trong việc ứng đối.

19. Đã đạt được tuệ giác rồi, vị ấy không cần lệ thuộc vào ai nữa cả. Vì không còn mong cầu gì nữa và cũng không còn ghét bỏ gì nữa cho nên vị ấy đạt được sự bình antrong tâm hồn và thực chứng được Niết Bàn tịch tĩnh.

20. Nhìn xuống không thấy hãnh diện, nhìn lên không thấy sợ hãi, vị Mâu ni an trú nơi tự tính bình đẳng, không còn bị vướng vào một kiến chấp nào. Bấy giờ tất cả mọi tranh chấp đều đã được ngưng lại, oán thù và tật đố không còn có mặt, vị ấy tuy đứng trên tuệ giác mà chẳng thấy mảy may tự hào.

Đại Ý

Kinh này cung cấp những câu trả lời thiết thực cho tình trạng thế giới hiện tại, đầy hận thùbạo độngsợ hãi và khủng bố. Kinh này rất có tính cách hiện đạiChúng ta sống trong một thời đại có quá nhiều bạo lực và hận thùkhông gian thảnh thơi an lànhcàng ngày càng bị thu hẹp, giống như tình trạng của một con cá càng lúc càng thiếu nước. Đó là hình ảnh đưa ra trong bài thi kệ thứ hai. Bụt đã nói kinh này từ kinh nghiệm bản thân của Ngài. Ngài nói ra sự thật muôn đời mà bây giờ ai cũng thấy: trong hoàn cảnh khổ đau bức xúc, ý tưởng bạo động dễ nẩy sinh, và con người u mêcứ đi tìm sự bớt khổ bằng những phương tiện khủng bố trừng phạt.

Cả thế giới đang bốc cháy vì bạo lực, mười phương loạn lạc cả mười phương, không có nơi nào thực sự còn an ổn.” Bài kệ thứ ba nói tới hận thùđam mê và vô minh như những yếu tố căn bản làm phát sinh bạo động.

Cái ham muốn và cái sợ hãi đi đôi với nhau. Ngay từ lúc lọt lòng mẹ ta đã có sự sợ hãivề cái ham muốn ấy: sợ chết, sợ bỏ rơi, sợ không ai chăm sóc, và ham sống, ham có người để nương tựa, ham có đủ những phương tiện để sống còn, để khỏi chết. Tất cả những ham muốn và sợ hãi sau này đều đã phát sinh trên cái ham muốn và sợ hãinguyên thủy ấy. Tham vọnghận thù và sợ hãi là con dao nhọn trong tâm người. Chừng nào chưa lấy được con dao nhọn ấy ra thì chừng đó con người còn lo sợ, còn khổ đau và làm cho thế giới tràn ngập khổ đau. Hình ảnh lưỡi dao nhọn trong trái tim cất giấu dưới những lớp khổ đau và tham vọng là hình ảnh nổi bật nhất trong kinh. Hình ảnh ấy nằm ở bài thi kệ thứ tư và thứ năm.

Các bài thi kệ thứ tám và thứ chín nhấn mạnh về sự thực tập đừng lên án ai, đừng nhục mạ ai và khi bị lên án hay nhục mạ thì phải quán chiếu để đừng bị tổn thương. Bị tổn thương thì lập tức con dao nhọn sẽ phát sinh trong tâm, đưa đến hành động hận thù và trách phạt.

Muốn lấy con dao nhọn trong tâm ra, ta phải thực tập nhìn sâu. Bài thi kệ thứ mười lăm nói đến tuệ giác vô ngã như yếu tố căn bản đưa tới buông bỏ lo lắng và hận thùTri giác sai lầm (vô minh) là gốc rễ của mọi hiềm hận. Chứng được vô ngã thì buông bỏ được mọi mặc cảm, mọi tư kiến, do đó mọi hiềm hận sẽ bị tiêu tan. Những kẻ khủng bố không sợ chết, sẵn sàng chết là vì hai lý do: thứ nhất là họ cho họ có chân lý, và chết vì chân lý là một cái chết đẹp, thứ hai là họ rất muốn trừng phạt những kẻ đã kỳ thị họ, đã xem thường họ, những kẻ này đã làm tổn thương tự ái của họ. Buông bỏ tư kiến và tự hào là sự thực tập căn bản của kinh này, giúp ta lấy đi con dao nhọn trong trái tim ta.

Tự độ xong rồi, mình mới có thể giúp được kẻ khác. Sau khi mình đã lấy được con dao nhọn trong trái tim của mình ra rồi thì mình mới có khả năng giúp kẻ khác làm như thế. Có tuệ giác, có tình thương ta mới làm được việc này. Mà khi ta đã có tuệ giác và tình thương, ta sẽ áp dụng các pháp môn ái ngữ và lắng nghe để giúp cho kẻ kia điều chỉnh những tri giác sai lầm trong họ, để họ hết bị tổn thương và tự ái, để họ không còn ý chí muốn trừng phạt, để họ lấy ra được con dao nhọn trong tâm của họ. Diệt trừkhủng bố ta không thể sử dụng đe dọatrừng phạt và bạo động. Còn sử dụng những phương tiện ấy thì ta còn làm cho hận thù và bạo động tăng trưởng, và thế giới càng ngày càng trở nên khó sống như con cá càng ngày càng thiếu nước. Chỉ với các phương tiện ái ngữ và lắng nghe bằng tâm từ bi ta mới có thể giải trừ hận thù và bạo động.

Kinh này là một pháp bảo vô giá cần được phổ biến và đem ra thực tập trong môi trường gia đình, học đường, sở làm và trên lĩnh vực ngoại giao quốc tế.

Sn 4.16: Sariputta Sutta — To Sariputta

(XVI) Kinh Sàriputta (Xá-lợi-phất) (Sn 185)

Sàriputta: 955-975

955. Trước con chưa từng thấy,

Chưa ai từng được nghe,

Tiếng nói thật ngọt ngào,

Như tiếng bậc Đạo Sư,

Từ cõi Đâu-suất đến,

Xá-lợi-phất nói vậy.

956. Bậc có mắt xuất hiện,

Đời này và thiên giới,

Quét sạch mọi u ám,

Độc cư, chứng an lạc.

957. Bậc Giác ngộ, độc lập,

Như thật, không man trá,

Ngài đến ở đời này,

Lãnh đạo các đồ chúng,

Từ nhiều người trói buộc,

Con đến với câu hỏi.

958. Vị Tỷ kheo nhàm chán,

Sống an tọa, trống không,

Tại gốc cây, nghĩa địa,

Hay núi rừng hang sâu.

959. Tại chỗ cao thấp ấy,

Có bao nhiêu sợ hãi,

Khiến Tỷ kheo không run,

Tại trú xứ vắng lặng?

960. Bao nguy hiểm ở đời,

Tỷ Kheo cần chinh phục,

Trong hướng đi bất tử,

Tại trú xứ xa vắng?

961. Ngôn ngữhành xứ

Của vị ấy là gì?

Có bao nhiêu giới cấm,

Tỷ Kheo cần tinh tấn?

962. Chấp nhận học tập gì,

Vị Tỷ Kheo nhất tâm,

Thông minh, giữ chánh niệm,

Tẩy sạch các cấu uế,

Trên tự ngã của mình,

Như thợ lọc vàng bạc?

Thế Tôn:

963. Này Sàriputta,

Thế Tôn bèn trả lời:

Với người biết nhàm chán,

Có gì là khoan khoái!

Khi sử dụng sàng tọa,

Tại chỗ tịnh trống không,

Với ai muốn giác ngộ,

Sống đúng với tùy pháp,

Ta sẽ nói người ấy,

Như Ta đã quán tri.

964. Vị Tỷ kheo có trí,

Chánh niệm sống biên địa,

Không có sợ năm điều,

Đáng sợ hãi ở đời.

Các loại ruồi, mối bay

Cùng các loài bò sát,

Xúc chạm của loài người,

Cùng các loại bốn chân.

965. Vị ấy không nên sợ,

Tri kiến của người khác,

Khi đã được thấy biết,

Nhiều sợ hãi của chúng,

Bậc tìm đến chí thiện,

Thấy được các nguy hiểm

Cần phải lo khắc phục

Tất cả nguy hiểm khác.

966. Khi thọ lãnh bệnh hoạn,

Khi cảm xúc đói khổ,

Với lạnh và cực nóng,

Cần phải nhiếp phục chúng,

Bị chúng cảm xúc nhiều,

Kẻ không bỏ nhà cửa

Cần tinh tấn cần mẫn,

Lòng hết sức kiên trì.

967. Chớ ăn trộm, ăn cắp,

Chớ nói lời nói láo,

Hãy cảm xúc từ tâm,

Đối kẻ yếu, kẻ mạnh,

Khi rõ biết tâm tư,

Trong tình trạng dao động,

Hãy gột sạch, tẩy sạch,

Phần hắc ám đen tối.

968. Chớ để bị chi phối,

Bởi phẫn nộ, quá mạn,

Hãy đào chúng tận gốc,

an trú như vậy,

Đối những gì khả ái,

Hay đối không khả ái,

Hãy hoàn toàn nhiếp phục,

Chớ để bị chi phối.

969. Thiên trọng về trí tuệ,

Hoan hỷ trong chí thiện,

Hãy chận đứng loại bỏ,

Nguy hiểm ách nạn ấy,

Hãy khắc phục bất lạc,

Đối trú xứ vắng lặng,

Hãy khắc phục bốn pháp,

Khiến sầu muộn khóc than.

970. Ta sẽ ăn những gì,

Và được ăn tại đâu.

Thật khó khăn ta ngủ,

Nay ta ngủ tại đâu?

Với những tư tưởng ấy,

Vị ấy có thể than,

Bậc hữu học, không nhà,

Hãy nhiếp phục trừ chúng.

971. Với đồ ăn, vải mặc,

Đúng thời, thâu hoạch được,

Cần ước lượng vừa đủ,

Với mục đích thỏa mãn,

Chế ngự đối với chúng,

Sống nhiếp phục trong lòng,

Dầu phẫn uất, không nói,

Những lời độc thô ác.

972. Với mắt cúi nhìn xuống,

Chân không đi lang thang,

Chú tâm vào thiền định,

Với rất nhiều tỉnh giác,

Cố gắng tu tập xả,

Tự ngã khéo định tĩnh,

Hãy cắt đứt trừ khử,

Các nghi ngờ hối tiếc.

973. Bị buộc, tội bằng lời,

Chánh niệm, tâm hoan hỉ,

Phá hoại sự cứng rắn,

Giữa các đồng Phạm hạnh,

Nói lên những lời nói,

Hiền thiện và đúng thời,

Không để tâm suy tư,

Các chủ thuyết người khác.

974. Lại nữa, năm loại vua,

Hiện có ở trên đời,

Hãy học nhiếp phục chúng.

Luôn luôn giữ chánh niệm.

Đối với sắc và tiếng,

Đối với vị và hương,

Cùng đối các cảm xúc,

Hãy chế ngự tham ái.

975. Hãy chế ngự ước muốn,

Đối với những pháp ấy,

Vị Tỷ kheo chánh niệm,

Tâm tư khéo giải thoát,

Rồi đúng thời vị ấy,

Chơn chánh suy tư pháp,

Với chuyên tâm nhất trí,

Hãy đoạn tận hắc ám.

Thế Tôn nói như vậy.

Kinh Phòng Hộ - Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 14, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Sàriputta Sutta, Sutta-Nipàta 955-975

1. Chưa từng thấy ai (sáng rỡ) như Bụt. Chưa từng nghe ai nói lời (tuyệt diệu) như Ngài. Từ cung trời Đao Lợi đi xuốngĐức Thế Tôn là bậc có uy lực tuyệt vời.

2. Được cả hai cõi thiên và nhân ngưỡng mộ, Ngài là hiện thân của một cái thấy có khả năng soi sáng cho cõi đời đầy tục lụy và tham đắm này. Cái bình an vĩ đại của Ngài không có gì có thể lay chuyển được. Mang niềm vui, một mình Ngài đi giữa cõi thế gian.

3. Con đã may mắn tìm tới được với Ngài, bậc giác ngộ, bậc vô ưu. Bậc đã lên tới đỉnh cao của sự giác ngộ và đã trở về cõi trần thế để giáo hóa. Ngài là người đã để ra bao nhiêu công phu tâm ý để đạt tới giải thoát. Đã đánh tan được dục vọng, đã thoát ra khỏi được cuộc đời ác trược. Xin Ngài ban cho chúng con một ít những giáo nghĩa tốt đẹp của Ngài.

4, 5. Nếu một vị khất sĩ quyết tâm từ bỏ cuộc sống trần lụycan đảm đi tìm tới một chỗ vắng người, dưới một gốc cây, một vùng khoáng dã, nơi rừng sâu, hoặc trong một am thất. Hoặc ở trên núi cao, tìm một chỗ để ngồi và để nghỉ lưng thì vị ấy sẽ có thể gặp những tai nạn hiểm nguy nào? Làm sao để vị ấy đừng có sợ hãi? Làm sao để vị ấy có thể thực tập mà đạt tới chỗ thoát ly sinh tử?

6. Có bao nhiêu loại tai nạn và hiểm nguy của cuộc đời đang chờ đợi vị ấy? Có những dấu hiệu và âm thanh nào báo cho vị ấy biết những tai nạn và hiểm nguy kia?
Làm sao khi qua lại, khi nghỉ ngơi vị khất sĩ được vắng yên, không bị xáo động bởi những âm thanh vọng tới?

7. Vị khất sĩ muốn đạt tới an lành cần phải nói gì? Phải làm gì cho đúng?
Phải trì giới như thế nào? Phải thực tập làm sao để đừng nửa chừng đánh mất sự hành trì của mình?

8. Tu tập như thế nào để giới thân không bị sứt mẻ? Làm sao để khi đi thì đi một mình, không đàn đúm với ai? Làm sao để có ý chí gột sạch được u mê, để tìm cầu tuệ nhãn, giống như một người thợ rèn luyện thép, loại ra được những chất quặng dơ bên trong?

9. Bụt dạy có năm cái hiểm nguy: ác thú bốn chân, sâu, muỗi, rắn rết và những con người có ý đồ không tốt. Nhưng nếu biết sống có chánh niệm và tinh cần thì vị khất sĩsẽ không bị những thứ ấy làm hại. Vị ấy phải hết lòng tu tậpquyết tâm đừng chạy theo những cái khả ái.

10. Thấy những người ngoại đạo đừng để tâm tới họ. Đừng xuất hiện, đừng nói nhiều, đừng phô trương hình thức. Nếu biết quán chiếu lý vô ngã một cách sâu sắc thì có thể nhẫn xả được tất cả. Đừng ham tới lui chốn phố xá đông người.

11. Đau nhức, bệnh tật, đói lạnh, những cái ấy hãy học cách chịu đựng cho quen, đừng sợ hãi chúng. Hãy sử dụng chánh tinh tiến để chống cự lại và để tự bảo hộ mình.

12. Đừng chạy theo những cái vỏ quyến rũ bên ngoài. Diệt tận gốc những mầm mống của cái ác, đừng cho chúng tiếp tục. Đừng nắm bắt những cái không thể nắm bắt và cả những cái có thể nắm bắt. Đừng vướng mắc vào quá khứ, đừng trông ngóng về tương lai.

13. Duy trì tâm bồ đề, nuôi lớn thiện tâmVượt qua hàng rào thị phi, không bao giờ nói lời thô ác. Nhẫn nhịn được những điều bất như ý. Khi đi cũng như khi ngồi thực tậpbốn phép nhẫn nhục để vượt qua nhu yếu than trách.

14. “Đêm nay ta sẽ ngủ ở đâu? Sáng nay ta sẽ đi khất thực ở xóm nào? Khi trong người có bệnh, làm sao cho hết bệnh, hết đau nhức?” Nếu cả ngày chỉ cứ suy nghĩ về những chuyện như thế thì thật là đáng thương. Phải biết học hỏi cách thức buông bỏ, phải biết hành trì để có thể đạt tới viễn ly.

15. (Khi được cúng dường thức ăn và y dược), đừng nghĩ tới chuyện ngon hay dở, nhiều hay ít. Phải biết tiếp nhận có điều độ. Phải biết dừng lại khi nên dừng lại. Trong khi bước đi giữa thôn làng nếu nghe tiếng người chửi bới thì hãy giữ im lặng, đừng nói lời thô ác để đáp lại.

16. Vị khất sĩ bước đi, hai mắt nhìn xuống, không láo liêng. Dùng thì giờ mà thực tậpthiền quán, đừng ham ngủ. Quán duyên khởi, làm cho tâm ý an lànhĐình chỉ vọng niệm, đoạn trừ mọi mối nghi ngờ.

17. Đừng nhận những gì không đáng nhận. Không cho những gì không đáng cho. Phải biết nhìn kẻ khác bằng con mắt từ bi, đừng nạt nộ ai. Nếu có xảy ra chuyện tranh chấp, thì biết đối xử với tâm bình đẳng. Đừng quan trọng hóa chuyện ai đúng ai sai.

18. Mỗi khi bị chửi mắng, đừng nổi cơn thịnh nộ. Đừng nói nặng lời với các bạn đồng tuLời nói dịu dàng sẽ thấm dần vào được như nước. Đừng có ý tìm cách dìm người khác xuống.

19. Nếu có ai muốn tỏ bày sự cung kính phải thực tập để đừng bị sự tôn kính ấy chạm đến mình. Sắc đẹp, tiếng hay, vị ngọt, hương thơm, cảm xúc dễ chịu, đừng để cho những cái ấy làm tổn hại đến tự thân.

20. Đối với những cám dỗ, đừng để bị đắm trước. Phải biết điều phục tâm ý mới không bị vướng vào chúng. Vị khất sĩ biết sử dụng giới pháp và thiền quán để đạt tới minh tuệ. Đưa tâm chuyên về một mối để phá cho vỡ được khối vô minh đã được chứa chất từ lâu đời.


Đại Ý

Kinh này bổ túc cho kinh đi trước, nói thêm về Công Phu Thực Tập Căn Bản của người xuất sĩ. Ta thấy rất rõ ràng là thầy Xá Lợi Phất đang đặt những câu hỏi để Bụt trả lời không phải là cho thầy mà cho tất cả các vị khất sĩ đang có mặt trong lúc ấy. Ngay chính những câu hỏi này đã là những lời dạy dỗ của một vị huynh trưởng cho đàn em rồi. Ví dụ những câu hỏi trong các bài thi kệ thứ bảy và thứ tám: vị khất sĩmuốn được an ổncần phải nói gì? Không nên nói gì? Phải làm gì cho đúng? Phải trì giới thế nào? Làm sao để đừng bỏ cuộc nửa chừng? Làm thế nào cho giới thân không bị sứt mẻ? Làm sao để mỗi khi bước đi thì đi một mình, đừng đàn đúm với ai? Làm thế nào để loại trừ các chất độc phiền não nội tâm?

Những câu trả lời của Bụt rất thiết thực. Cố nhiên các loài dã thú bốn chân, rắn, rết, sâu, muỗi v.v... có thể làm hại mình, nhưng nếu có chánh niệm thì mình sẽ không bị những thứ ấy làm hại. Nhưng còn một hiểm nguy khác: đó là loài người hai chân. Có những người có ý đồ không tốt, họ không muốn cho mình tu học. Lại có những người cũng ở trong giới tu tập nhưng vì ganh tỵ, vì sợ hãi cũng muốn loại trừ mình. Đối với những tai nạn do giới “hai chân” này gây ra, thì cách thức hay nhất là đừng tranh dành với họ, “Đừng xuất hiện, đừng nói nhiều, đừng phô trương hình thức. Đừng ham tới luichốn phố xá đông người.” Đó là lời dặn dò của Bụt trong bài thi kệ thứ mười.

Đã đi xuất gia thì đừng lo lắng về chuyện tối nay ngủ ở đâu, sáng mai ăn ở đâu, khi có bệnh thì ai săn sóc cho mình, khi đói lạnh thì ai lo lắng cho mình. Nếu nương vào Tăng thân và hết lòng tu tập thì mọi việc sẽ được sắp xếp, mình không cần lo lắng về những thứ ấy.

Đừng nắm bắt những cái không thể nắm bắt và ngay cả những thứ có thể nắm bắt. Đừng tiếc thương quá khứ, đừng trông ngóng tương lai. Đừng chạy theo cái vỏ hào nhoáng bên ngoài. Nội lời nhắn nhủ này trong bài thi kệ thứ mười hai cũng đã làm kim chỉ nam cho sự thực tập suốt đời của một vị khất sĩ.

Bài kệ thứ mười lăm dặn ta tiêu thụ cho có chừng mực. Phải biết dừng lại khi cần dừng lại. Gặp người chửi bới thì giữ im lặng đừng đáp lại. Như vậy sẽ có an ninh.

Bài kệ thứ mười sáu dặn vị khất sĩ khi bước đi hai mắt phải nhìn xuống, đừng láo liêng.

Bài kệ thứ bảy dạy về cách cho và cách nhận. Chỉ nhận những gì đáng nhận, cho những gì đáng cho. Phải đối xử bình đẳng, không thiên vị. Phải tập nhìn bằng mắt từ biTừ nhãn thị chúng sanh.

Bài kệ thứ mười chín dạy ta thực tập khiêm cung đừng để sự cung kính của người khác làm hại đến pháp thân của mình. Phải phòng hộ sáu căn, đừng để sắc đẹp, tiếng hay, vị ngọt, hương thơm, lạc xúc và tiếng khen kéo mình đi về nẻo hưởng thụ.

Cuối cùng bài kệ thứ hai mươi nhắc ta phải thực tập thiền quán để đạt tới minh tuệ, phá vỡ vô minh.

http://thuvienhoasen.org/p15a1547/2/chuong-04-pham-tam

http://thuvienhoasen.org/p16a9929/dao-but-nguyen-chat-kinh-nghia-tuc

 
 

Kinh Chuyển luân vương tu hành mở đầu bằng lời dạy: “Hãy tự thắp sáng cho mình.” Nói cách khác: hãy tự mình là hòn đảo an toàn cho chính mình. Trên nền tảng giáo huấn này, Phật nói về các quá trình tiến hóa và thoái hóa của xã hội loài người, bao gồm cả vật chất và tinh thần.

 

1. Kinh Đại bản

 

[Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14]

Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna. Pāli nói apadāna hay Sanskrit nói avadāna là một thể loại văn học Thánh điển nguyên thủy, được kể trong chín loại gọi là cửu phần giáo, sau này phát triển thành mười hai phần giáo. Hán dịch âm là a-ba-đà-na, và dịch nghĩa thông dụng là "thí dụ". Đó là các đoạn thí dụ trong Kinh được kể để minh giải một đề tài giáo lý hay một ý nghĩa nào đó. Nói rộng ra, đây là loại ngụ ngôn trong văn học Phật giáo nguyên thủy.

Kinh này kể sự tích các đức Phật quá khứ mà đặt vào thể loại thí dụ hay ngụ ngôn cho thấy đầu tiên Kinh được kể cho quần chúng nghe về cuộc đời các đức Phật thay vì giảng giải giáo lý đôi khi khó hiểu đối với họ. Có lẽ vì được kể cho quần chúng nghe cùng với nhiều loại truyện kể khác, như chuyện tiền thân, nhân duyên các đệ tử, và các chuyện ngụ ngôn Phật giáo khác, nên Kinh đầu tiên được kể theo thể loại thí dụ. Nhưng vì đây là chuyện kể về cuộc đời các đức Phật, nên thêm từ "đại" vào gọi là "Đại bản" (Mahāpadāna).

Trong Kinh Đại bản, Đức Phật truyền ký sự xuất hiện lần lượt sáu vị Phật, cho đến đức Thích-ca là vị thứ bảy. Kinh có thể được chia thành ba phần chính.

 

Phần I: Lược thuật về kiếp số, danh tính, chủng tộc, quốc gia, phụ mẫu, các đại đệ tử, thị giả, các hội thuyết pháp.

 

Phần II: Tường thuật chi tiết sự tích Phật Tì-bà-thi (P. Vipassī), từ Đâu-suất giáng thần, đản sinh, hiện thọ dục lạc, xuất du bốn cửa thành, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, thuyết giới, và sau cùng nhập Niết-bàn. Nội dung sự tích hoàn toàn đồng nhất với sự tích Đức Thích Tôn. Sự đồng nhất này có thể diễn dịch là tính cách chung của hết thảy chư Phật, cho nên, mỗi khi bắt đầu tường thuật một sự kiện, Kinh giới thiệu bằng cụm từ "pháp thường của chư Phật là như vậy". Cụm từ này tương đương trong bản Pāli là dhammatā esā: pháp tính như thị hay pháp nhĩ như thị, pháp tính là như vậy.

 

PHẦN III: Đức Thích Tôn xuất hiện trên Tịnh cư thiên (Suddhāvāsa). Đây là Thánh địa của các Thánh giả Bất hoàn (Anāgamī). Các vị Bất hoàn trong năm tầng Tịnh cư thiên lần lượt đến gặp đức Thích Tôn. Các vị này đều là đệ tử của sáu vị Như Lai trong quá khứ, cho đến bây giờ vẫn tồn tại. Sau khi chết ở Dục giới, họ tái sinh lên đây và sẽ nhập Niết-bàn tại đây, không trở lại dưới đó nữa.

Về hình thức văn học, sau mỗi đoạn tường thuật bằng văn xuôi (văn trường hàng), Kinh lặp lại bằng thể kệ. Điều này có thể giải thích là dạng truyền bản xưa nhất của Kinh được nói bằng kệ. Về sau, phần văn xuôi được thêm vào như thường thấy trong lịch sử hình thành Thánh điển Phật giáo. Nếu điều này được xác nhận, truyền bản được dịch Hán ở đây có thể cổ xưa hơn so với Pāli.

-ooOoo-

 

2. Kinh Du hành

 

[Tương đương Pāli: a. Mahāparinibbānasutta, D 16; b. Mahāsudassanasutta, D 17]

Trong nguyên bản Hán dịch, Kinh được chia làm ba quyển theo số trang trung bình của bản Hán. Căn cứ theo đó, Kinh thường được chia làm ba đoạn lớn. Sự phân chia này tất nhiên chỉ có trong bản Hán, vì dựa theo số quyển chữ Hán. Căn cứ theo nội dung của Kinh, bản dịch Việt phân đoạn Kinh lại như sau.

Kinh được chia làm ba phần chính:

 

Phần I: Khởi đi từ thành Vương-xá (Rājagaha) cho đến xóm Trúc phương (Beḷuva) gần thành Tì-xá-li (Vesalī); tại đây Phật dừng chân cho mùa an cư cuối cùng.

Giáo pháp Phật dạy trong khoảng thời gian này bao gồm các pháp cho sự hòa hiệp và hưng thịnh của Tăng, cùng với hưng thịnh của quốc gia và đời sống cá nhân của cư sỹ tại gia. Ở đây Phật cũng huyền ký về sự hưng thịnh của Hoa tử thành (Pāṭaliputta), mà theo sự thực lịch sử sau này là kinh đô của Đại đế A-dục, trung tâm từ đó Phật pháp được lan tỏa sang các nước và khắp thế giới.

 

Phần II: Tại làng Trúc phương, Thế Tôn trải qua một cơn bệnh nặng (atha kho bhagavato vassūpagatassa kharo ābādho uppajji, bāḷhā vedanā vattanti māraṇantikā), mà theo tường thuật của A-nan là đã khiến cho A-nan kinh sợ, hoảng hốt, vì Phật có thể nhập Niết-bàn. Nhưng Thế Tôn đã dùng năng lực của định lưu lại mạng hành (jīvitasaṅkhāraṃ adhiṭṭhāya vihāsi), tức kéo dài thêm sự sống một thời gian, vì chưa có lời di giáo cho các Tỳ kheo. Mặc dù có những dấu hiệu dự báo Phật sắp nhập Niết-bàn, A-nan không nhận thấy nên không có thỉnh cầu. Một lát sau, Ma Ba-tuần đến thỉnh cầu Phật nhập Niết-bàn. Thế Tôn hứa khả. Sau đó, Phật xả thọ hành sau khi lưu mạng hành (jīvitasaṅkhāraṃ adhiṭṭhāya … āyusaṅkhāraṃ ossajji), tức là cắt đứt dòng chảy tồn tại, nhưng duy trì mạng căn hay sự sống. Phật lưu mạng hành trong thời gian ba tháng. Từ đây cho đến sau khi thọ bữa cúng dường cuối cùng của Châu-na hay Thuần-đà (Cunda) rồi Phật đi đến tắm trong dòng sông Câu-tôn (Kakuṭṭhā hay Kakutthā), có thể được ghi nhận là đoạn đường và khoảng thời gian mà dấu ấn vô thường, sinh-lão-bệnh-tử thị hiện rõ nét nhất trong cuộc đời đức Thích Tôn.

 

Phần III: Từ sông Câu-tôn, Phật lại vượt qua sông Hi-liên (Hiraññavati) rồi đến rừng Sa-la song thọ (Yamakasālā), thuộc địa phận thành Câu-thi (Kusinārā) của dòng họ Mat-la (Malla). Đây là phần tường thuật những ngày và giờ cuối cùng của đức Thích Tôn: nghi thức tẩn táng, lễ trà-trì, cúng dường và phân bố xá-lợi. Phần quan trọng trong đoạn này là những giáo huấn tối hậu Phật dặn dò các Tỳ kheo những điều cần làm, pháp gì là chỗ nương tựa sau khi Phật nhập Niết-bàn. Cũng quan trọng không kém trong phần này là đoạn tường thuật sự kiện Ma-ha Ca-diếp cùng chúng đệ tử về Câu-thi để tham dự lễ hỏa táng. Tường thuật cho thấy vị trí của Tôn giả trong Tăng già đệ tử Phật lúc bấy giờ, và cũng báo trước những gì có thể xảy ra trong hàng các Tỳ kheo sau khi Phật diệt độ.

Cuối Kinh là phần ghi nhớ các ngày tháng trong cuộc đời của đức Thích Tôn. Phần này chắc không phải là kết tập nguyên thủy bởi A-nan, mà có thể do những vị lưu truyền Kinh thêm vào sau này. Phần này không có trong bản Pāli.

-ooOoo-

 

3. Kinh Điển tôn

 

[Tương đương Pāli: Mahāgovindasutta, D. 19]

Kinh gồm ba phần.

 

Phần I: Ban-giá-dực (Pañcasikha), con của nhạc thần (gandhabba), tường thuật một buổi tập hội của chư thiên trời Đao lị (Tāvatiṃsa). Trong buổi quần tiên hội này, Thiên đế Thích nói cho chư thiên nghe về tám pháp Vô đẳng nơi một vị Phật. Tám pháp Vô đẳng là tám điều như thực (yathābhucca) chỉ có thể tìm thấy nơi một vị Phật chứ không thể nơi nào khác (na … aññatra tena bhagavatā). Tiếp theo đó, Phạm Thiên xuất hiện, xác nhận tám pháp Vô đẳng, và cũng giới thiệu một pháp Vô đẳng của Phật.

 

Phần II: Toàn bộ nội dung là những chi tiết về Đại Điển Tôn, một tiền thân của Phật, được chính Phạm Thiên kể lại cho chư thiên Đao-lị nghe. Nội dung này được Ban-giá-dực thuật lại cho đức Phật.

Trong quá khứ, Bồ tát tức tiền thân của đức Thích Tôn, tái sinh làm một người bà-la-môn, được vua bảy nước phong làm Phụ tướng Đại thần, và vừa là Quốc sư của bảy vua. Chính sự phân chia toàn thể quốc thổ thành bảy nước để bảy chi sát-lị (khattiya) cùng cai trị cũng do đề nghị của Đại Điển Tôn. Điều này là sự thực lịch sử liên hệ đến sự xuất hiện các quốc gia cổ đại trong lịch sử Ấn độ. Một thời gian sau, Đại Điển Tôn tạm gác việc nước, sống biệt cư trong bốn tháng mùa mưa để tu tập bốn vô lượng tâm, và ông được hội kiến với Phạm Thiên. Sau buổi hội kiến, Đại Điển Tôn nhận ra những triền phược và những thấp kém của đời sống thế tục, nên quyết định từ chức để xuất gia học đạo. Lần lượt, các quốc vương, các gia chủ bà-la-môn, cùng các phụ nữ của họ, cũng xuất gia theo Đại Điển Tôn. Sau khi chết, tất cả đều sinh thiên. Riêng Đại Điển Tôn tái sinh lên Phạm thiên giới.

 

Phần III: Ban-giá-dực thỉnh cầu Phật xác nhận chuyện được kể bởi Phạm Thiên. Phật xác nhận Đại Điển Tôn cũng chính là tiền thân của Phật. Tuy rằng khi sống thế tục Đại Điển Tôn làm được lợi ích cho nhiều người, và sau khi xuất gia cũng làm lợi ích cho nhiều người; nhưng sự tu tập và giáo hóa ấy chưa phải là đạo cứu cánh, còn phải chịu tái sinh, chịu khổ của sinh tử mặc dù có thể dẫn tái sinh lên Phạm thiên. Chỉ đến nay đức Thích Tôn mới đạt đến đạo cứu cánh ấy và cũng khai thị cho thế gian đạo cứu cánh ấy, dẫn đến cứu cánh an ổn và Niết-bàn.

-ooOoo-

 

4. Kinh Xà-ni-sa

 

[Tương đương Pāli: Janavasabhassutta, D 18]

Đề của Kinh này trong Pāli là Janavasabha, trong đó jana: con người, vasabha: ngưu vương, có thể dịch là "Nhân trung Ngưu vương" chỉ cho bậc thủ lãnh tôn quý trong loài người (Sớ giải Pāli: dasasahassādhikassa janassatasasassassa jeṭṭho hutvā sotāpanno jāto, tasmā javanasabhotissa nāmaṃ ahosi: vị ấy vốn từng là bậc nhân chủ, đứng đầu trên hàng triệu triệu người, rồi chứng Thánh quả Dự lưu, cho nên có tên là Janavasabha).

Trong bản dịch Hán, từ phiên âm là Xà-ni-sa, kèm theo lời chua là "Thắng kết sử". Bản Hán dịch đơn hành của Kinh này có nhan đề là Nhân tiên kinh; theo đây có thể truy gốc tiếng Phạn là Nararshabha: bậc Ngưu vương hay Đại Tiên của loài người. Từ này xuất hiện trong Đại thừa Bồ tát tập học luận dưới dạng là nhân trung tiên, mà nguyên hình có thể tìm thấy trong Phạn bản hiện có Śikṣāsamuccaya của Śāntideva. Nhưng phiên âm trong bản Kinh hiện tại là Xà-ni-sa cho phép truy gốc Phạn Janarsabha mà ý nghĩa vẫn không thay đổi, vì trong tiếng Phạn nara và jana có thể dùng như đồng nghĩa. Tuy vậy, từ Phạn được giả thiết này không hoàn toàn phù hợp với từ phiên âm ta có. Vì vậy, cần tìm lại nguồn gốc hỗn chủng của nó, so sánh với từ Pāli. Từ Janarsabha nói trên là dạng của Sanskrit nhã ngữ, mà gốc hỗn chủng của nó có thể còn lưu lại trong Pāli là Janesabha, từ kép của Jana (loài người với Isabha (Ngưu vương). Trong kinh Đại hội (Pāli, Mahāsamayasutta 20) xuất hiện từJanesabha này và được Sớ giải đồng nhất nó với Janavasabha. Ta thấy từ Janesabha gần với phiên âm Hán dịch, nên có thể tạm xác nhận đây là dạng nguyên thủy của từ đang được tìm hiểu.

Xà-ni-sa, hay Janesabha, là tên mới của vua Bình-sa (Tần-bà-sa-la, Bimbisāra) sau khi chết tái sinh lên trời Đao-lị làm con trai của Tì-sa-môn Thiên vương (Vessavana).

Phần đầu của Kinh, A-nan khởi lên nghi vấn về các đệ tử tại gia đã tạ thế tại Ma-kiệt-đà, trong đó có vua Bình-sa (Bimbisāra).

Tiếp theo, Xà-ni-sa mà trước kia là vua Bình-sa từ Đao-lị hiện xuống hầu Phật, và tường thuật nội dung buổi luận Pháp của chư thiên Đao-lị. Khi chư thiên tập hội, Phạm Thiên xuất hiện trong hình dạng một đồng tử. Phần này tương tự như Ban-giá-dực kể với Phật trong kinh Điển tôn. Trong buổi hội này, Phạm Thiên trình bày cho chư thiên Đao-lị các pháp vi diệu đã được Phật thuyết: bốn niệm xứ, bảy định cụ, bốn thần túc, và ba lối đi mà Phật mở ra cho chư thiên và loài người hướng đến Chính giác.

-ooOoo-

 

5. Kinh Tiểu duyên

 

[Tương đương Pāli: Agaññasutta, D 27]

Kinh nói về nguồn gốc của loài người và xã hội loài người, hình thành chế độ giai cấp.

Có hai thanh niên thuộc chủng tộc bà-la-môn là Bà-tất-tra (Vāseṭṭha) và Bà-la-đọa (Bhāradhbāka) muốn xuất gia theo Phật và đang trong thời gian bốn tháng cộng trú để được thọ giới cụ túc, bấy giờ thân quyến của họ, những người cùng huyết thống, chỉ trích kịch liệt về quyết định này. Bởi vì, những người bà-la-môn thuộc giai cấp cao quý, là "Con của Phạm Thiên, được hóa sinh bởi Phạm Thiên sinh từ miệng của Phạm Thiên", không có thể sống chung với các giai cấp thấp hèn khác. Nhân đó, để nêu rõ sự bình đẳng giữa mọi người trong xã hội, Phật nói về khởi nguyên của con người và xã hội loài người.

Thoạt kỳ thủy, khi quả đất này được hình thành, chưa có sinh vật nào tồn tại. Sau một thời gian rất dài, có một loại chúng sinh sống bằng hỷ lạc, du hành trong ánh sáng từ thế giới khác bay ngang quả đất, bị thu hút bởi dưỡng chất của nó nên mất khả năng bay trong ánh sáng. Do hấp thụ dưỡng chất trên mặt dất, thân thể nó càng lúc càng lớn dần, càng thô kệch. Loài người bắt đầu xuất hiện. Sự thay đổi của dưỡng chất cùng tiến hóa theo sự thay đổi thân thể của con người, hay ngược lại; cả hai tác động lẫn nhau. Cho đến một lúc, bắt đầu có sự phân biệt nam và nữ, và bắt đầu có sự luyến ái và dâm dục, Cùng lúc, lúa tự nhiên xuất hiện; loại lúa không cần gieo trồng, đun nấu. Con người cứ sáng hái lượm, chiều dùng; chiều hái lượm, sáng dùng.

Một thời gian lâu dài sau nữa, ý niệm tích lũy bắt đầu phát sinh, và con người đua nhau thu hoạch để tích lũy, tài nguyên trở nên khan hiếm, từ đó nảy sinh tranh dành, dẫn đến xung đột. Con người bấy giờ bèn thỏa thuận với nhau phân chia đất để mỗi người tự thu hoạch phần của mình, không tranh dành nhau để gây xung đột. Hình thức tư hữu bắt đầu phát sinh. Nhưng rồi, có hạng chúng sinh lười biếng hay thiếu khả năng, thu hoạch không đủ theo ham muốn, bèn lấy trộm của người khác. Khi bị bắt, người này chống trả. Cộng đồng nguyên thủy trở nên rối loạn. Bấy giờ mọi người họp nhau lại, chọn một người có tướng mạo uy nghiêm, có trí sáng suốt, và tính ngay thẳng, công bằng; bầu người ấy lên làm thủ lãnh để giải quyết những tranh chấp, duy trì trật tự cộng đồng. Người ấy được gọi là "Đại bình đẳng chủ". Từ Hán dịch này, trong Pāli gọi là Mahāsammato, trong đó, mahātức là mahājana: đại chúng hay cộng đồng; sammato: người được lựa chọn, được tán thành. Như vậy,Mahāsammato là người được đại chúng hay cộng đồng bầu lên. Trong Hán dịch, sammato được đọc làsama(to): bình đẳng; như vậy đã bỏ sót nội hàm dân chủ trong khái niệm về chính quyền nguyên thủy.

Bấy giờ mọi người cùng thỏa thuận giao ước sẽ góp một phần thu hoạch của mình cấp cho thủ lãnhMahāsammato, để ông này không phải bận tâm việc thu hoạch mà chuyên tâm giải quyết tranh chấp và duy trì trật tự cho cộng đồng. Chính quyền nguyên thủy xuất hiện, và nhân dân có nhiệm vụ đóng thuế để duy trì sự tồn tại của chính quyền. Bởi vì người này không sản xuất hay thu hoạch nên không có đất đai riêng; tuy vậy, trên thực tế, tất cả đất đai cộng đồng đều thuộc quyền phân phối của ông, cho nên ông đích thực là sở hữu chủ, và từ đó xuất hiện giai cấp xã hội gọi là sát-lị. Tương đương Pāli của nó là khattiya, từ này có nguồn gốc từkhetta: đất đai, lãnh thổ. Cho nên, khattiya có ý nghĩa nguyên thủy là địa chủ.

Khái niệm chính quyền cùng với vai trò của nó xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của từ rāja trong tiếng Phạn. Ngữ nguyên của từ này, theo các nhà Phạn ngữ học, có gốc bởi động từ rāj: cai trị. Nhưng định nghĩa theo Kinh này thì khác, dẫn theo Pāli: dhammena pare rañjetīti kho, vāseṭṭha, rājā, rājā, "Này Vāseṭṭha, người làm cho những người khác vui lòng đúng theo pháp, người ấy là rājā." Do dị biệt về quy luật cấu tạo ngữ vựng nên Hán dịch không thể lột tả hết ý nghĩa được hàm trong Pāli. Hán dịch tương đương đoạn này chỉ có thể nói: "Lành thay, Đại vương! Lành thay, Đại vương! Thế gian bèn xuất hiện từ vương, bằng chính pháp mà trị dân." Phổ thông, từ rājā được hiểu là "vua" tức người cai trị; và đó là cách hiểu theo tín ngưỡng thần quyền để vua có quyền sinh sát tối thượng. Nhưng theo định nghĩa bởi Pāli như đã thấy, rājā là người đứng đầu chính quyền nguyên thủy, và nhiệm vụ của người ấy là "làm vui lòng mọi người"; tức chính quyền nguyên thủy do cộng đồng lựa chọn và bầu lên với nhiệm vụ trọng tài, giải quyết những tranh chấp và duy trì trật tự xã hội.

Thế nhưng, xã hội càng ngày càng phức tạp, càng xuất hiện nhiều hình thức tội ác, cho đến đủ cả mười nghiệp đạo bất thiện: từ sát sinh cho đến mê tín dị đoan. Bấy giờ có người chán ghét tình trạng ấy, bèn bỏ lên rừng, sống bằng khất thực, trầm mặc tư duy. Giai cấp bà-la-môn xuất hiện từ đó. Hán dịch không có định nghĩa về từ bà-la-môn theo ngữ nguyên. Bản Pāli tương đương nói: pāpake akusale dhamme vāhentī ti… brāhmaṇā brāhmaṇā. "Họ loại bỏ các pháp ác bất thiện, nên được gọi là bà-la-môn." Theo đây, tiếng Phạn brāhmaṇā(bà-la-môn) có nguồn gốc từ đông từ căn là vāh của Pāli, mà trong tiếng Phạn nhã ngữ nó là vṛh hay bṛh: tước bỏ, nhổ bỏ. Động từ căn theo tiếng Phạn nhã ngữ này cũng có nghĩa là "làm cho lớn mạnh, tăng trưởng." Nghĩa thứ hai này được dùng phổ thông hơn vì dễ liên hệ đến tín ngưỡng thần linh hơn.

Tiếp đến, xuất hiện giai cấp tì-xá (Pāli: vessa): giai cấp cư sỹ, của những người ưa doanh nghiệp, chất chứa tài bảo." Cuối cùng, xuất hiện giai cấp của những người lao động tay chân làm nghề được xem là hèn hạ: giai cấp thủ-đà-la (sudda).

Kinh cho thấy xã hội có giai cấp hay đẳng cấp không phải do quy định, chỉ định của thần linh, Thượng đế, mà do quá trình phát triển của con người và xã hội loài người. Kinh kết luận: Thế gian y cứ phân biệt giai cấp thì sát-lị là trên hết. Nhưng bậc nhất trên tất cả Trời và Người là những ai đầy đủ Minh và Hành, đầy đủ Trí tuệ và Giới đức.

-ooOoo-

 

6. Kinh Chuyển luân vương tu hành

 

[Pāli tương đương: Cakkavattisutta, D 26]

Kinh mở đầu bằng lời dạy: "Hãy tự thắp sáng cho mình." Nói cách khác: hãy tự mình là hòn đảo an toàn cho chính mình. Trên nền tảng giáo huấn này, Phật nói về các quá trình tiến hóa và thoái hóa của xã hội loài người, bao gồm cả vật chất và tinh thần.

Bắt đầu từ vị Chuyển luân vương đầu tiên, vua Kiên Cố Niệm (Daḷhameni), kỷ nguyên thịnh vượng và an lạc nhất của xã hội loài người. Truyền đến đời thứ bảy, giá trị đạo đức không còn được tôn trọng như trước; xã hội bắt đầu quá trình suy thoái, nghèo đói bắt đầu xuất hiện. Do nghèo đói mà phát sinh trộm cướp. Do trộm cướp mà phát sinh giặc giã, chém giết. Lần lượt các tội ác phát sinh. Mỗi thời kỳ đặc trưng bằng một loại tội ác, và cùng theo đó với sự giảm thiểu tuổi thọ. Từ tám vạn tuổi, giảm dần cho đến tuổi trung bình chỉ còn mười. Bấy giờ bắt đầu thời kỳ nhân loại tương tàn và tự hủy. Cọng cỏ trong tay trở thành vũ khí giết người. Thấy người là giết, như thợ săn gặp nai, bất kể thân sơ.

Trong tình trạng tàn sát kinh hoàng đó, một số ít người chạy trốn vào rừng, ẩn núp trong hang đá, hốc cây. Đó là một số ít không có ác tâm tương tàn tương sát. Cho đến khi người bị giết và kẻ giết hết sạch, nhóm người tị nạn này lần lượt trở về đồng bằng. Họ gặp nhau, tư duy và phản tỉnh, và khuyến khích nhau tu tập điều thiện. Đạo đức bắt đầu quá trình phục hồi, và theo đó tuổi thọ loài người cũng tăng dần. Mỗi thời đại phát triển đặc trưng bởi một giá trị đạo đức, từ điều thiện, từ tâm không sát sinh, cho đến chính kiến, không tà kiến dị đoan.

Khi xã hội phát triển với đạo đức đầy đủ mười thiện nghiệp, cho đến tôn kính sư trưởng, hiếu dưỡng cha mẹ, thọ mạng loài người lên đến tám vạn tuổi. Bấy giờ có Phật ra đời hiệu là Di-lặc (Metteyya). Đồng thời có Thánh vương trị thế là Chuyển luân vương hiệu Tương-già (Saṅkha). Dòng tiến hóa quay trở lại điểm khởi đầu, như đã từng với vua Kiên Cố Niệm.

Thế gian luân chuyển tuần hoàn theo sự tăng tiến hay suy thoái của mười thiện nghiệp hay mười bất thiện nghiệp. Cực thịnh rồi suy giảm. Cực suy lại bắt đầu hưng thịnh. Thế gian không có cái gì vững chắc để nương tựa. Cho nên, để tìm nương tựa, Tỳ kheo tu tập các thiện pháp để phát triển hưng thịnh. Các pháp thiện này là bốn thần túc, thọ trì giới bổn, thủ hộ căn môn, phát triển bốn thiền, chứng ngộ bốn Thánh đế. Đó là quá trình phát triển hưng thịnh vững chắc nhất.

-ooOoo-

 

7. Kinh Tệ-tú

 

[Pāli: Pāyāsisutta, D 23]

Bà-la-môn Tệ-tú (Pāyāsi) có quan điểm được gọi là hư vô thuyết (natthivāda). Ông cho rằng "Không có thế giới khác. Không có loài hóa sinh. Không có quả báo của tội phước". Không có thế giới khác, nghĩa là ngoài thế giới ta đang sống, không có thế giới chư thiên, hay địa ngục. Ông tìm gặp Đồng tử Ca-diếp (Kūmar-Kassapa) để chứng minh quan điểm của mình, và đưa ra hàng loạt chứng cớ được xem là cụ thể. Ông đã làm nhiều thí nghiệm và quan sát, không thấy có dấu hiệu gì chứng tỏ có linh hồn người chết. Ca-diếp đối lại bằng hàng loạt thí dụ chứng minh những thí nghiệm và quan sát của Tệ-tú là không chính xác, và quan điểm của ông hoàn toàn không có cơ sở. Sau đó, Ca-diếp khuyên ông nên bỏ tà kiến ấy đi để cho được lợi ích; nhưng Tệ-tú vẫn chấp chặt quan điểm, với nhiều lý do. Lý do quan trọng là vấn đề danh dự. Ca-diếp lại đưa ra hàng loạt thí dụ khác cho thấy sự cố chấp ấy vừa ngu xuẩn vừa nguy hiểm. Cuối cùng, Tệ-tú chịu khuất, và thú nhận đã chịu khuất phục ngay thí dụ thứ nhất của Ca-diếp, nhưng ông muốn nghe biện tài vi diệu của Ca-diếp nên cố tình bảo thủ quan điểm. Tiếp theo, ông xin quy y với Ca-diếp, và tổ chức hội đại thí, bố thí chẩn tế cho tất cả mọi người, theo lời khuyên của Ca-diếp. Nhưng ông cho bố thí với loại y phục, ẩm thực thấp kém, nên người thanh niên bà-la-môn được ông giao phụ trách việc bố thí chỉ trích. Ông nghe theo, bố thí rộng rãi. Sau khi chết, do bố thí hà tiện, ông sinh lên trời Tứ thiên vương, ở vị trí rất thấp.

Kinh này được nói bởi Ca-diếp Đồng tử sau khi Phật đã diệt độ. Bản Pāli tương đương không đề cập chi tiết bấy giờ Phật đã diệt độ, mà thêm chi tiết rằng Tệ-tú có gặp A-la-hán Gavampati (Kiều-phạm-ba-đề) trên trời Tứ thiên vương.

-ooOoo-

 

8. Kinh Tán-đà-na

 

[Pāli: Udumbarikasutta, D 25]

Tán-đà-na (Sandhāna) là vị cư sỹ nổi danh sống tại thành Vương xá. Ngoài thành có một khu vườn mang tên Ô-tạm-bà-lị (Udumbarikā), tại đó có một nhóm phạm chí đứng đầu là Ni-câu-đà (Nīgodha). Phạm chí ở đây là từ phiêm âm tương đương với Pāli là paribbājaka, dịch là phổ hành giả, là nhóm xuất gia ngoại đạo, tôn sùng khổ hạnh.

Trên đường đi lên Kì-xà-quật để hầu Phật, Tán-đà-na ghé vườn Ô-tạm-bà-lị thăm. Phạm chí Ni-cầu-đà bày tỏ sự chống đối gay gắt của ông đối với Phật, và thách thức luận chiến với Phật. Vừa lúc ấy, Phật xuất hiện. Ni-câu-đà muốn biết Phật dạy các đệ tử những gì để dẫn đến an lạc. Phật từ chối giải thích, cho rằng với sở tri và sở hành của Ni-câu-đà và đệ tử của ông không thể hiểu được giáo lý của Phật, nhưng nếu họ muốn, Phật sẽ diễn giải cho họ rõ về pháp tu khổ hành mà họ chủ trương.

Tiếp theo, Phật kể chi tiết các hình thức khổ hành khác nhau được các đạo sỹ thực hành. Đó là những hình thức hành xác, tự làm khổ thân bằng đủ mọi cách. Nhiều hình thức rất kỳ dị. Một vài chi tiết bất đồng giữa bản Hán và bản Pāli. Điều này có thể ảnh hưởng bởi tập quán địa phương mà kinh này lưu truyền. Cũng có thể do nhiều hình thức khổ hành mà Hán văn khó kiếm từ và cú tương đương để dịch cho được chính xác. Dù sao, bản kinh cũng liệt kê rất chi tiết những hình thức khổ hành ép xác của các nhóm đạo sỹ thời Phật.

Ni-câu-đà xác nhận những chi tiết Phật đã kể, và ông cho rằng sự thực hành như vậy là thanh tịnh, nghĩa là hoàn hảo về mặt đạo đức tu tập. Nhưng Phật lại chỉ điểm những điểm cấu uế tồn tại trong các lối tu khổ hành mà nhiều người kính phục này. Phật lần lượt kể ra những điểm cấu uế ấy. Bởi vì những thực hành ấy không đủ hiệu quả để diệt tâm ô nhiễm bởi tham lam, tật đố, tà kiến, kiêu mạn, xảo ngụy, khen mình chê người, cố chấp, … Phật lại chỉ ra những ưu điểm trong lối khổ hành ấy: người tu khổ hành mà không bị chi phối bởi tham lam, sân hận, xảo quyệt v.v… Tuy vậy, những khổ hạnh đó không phải là chắc thật, có cốt lõi. Khổ hành chắc thật là diệt trừ các nghiệp bất thiện, tu tập các vô lượng tâm. Những pháp Phật dạy cho các đệ tử còn cao hơn thế nữa.

Ni-cầu-đà bấy giờ liền bày tỏ sự hối hận của mình, là đã ngông cuồng thách thức Phật với Tán-đà-na.

Tiếp theo, Phật nói với các phạm chí, mục đích Ngài đến đây không phải thuyết pháp để tranh ảnh hưởng và các thứ lợi dưỡng. Những gì họ tin tưởng, những điều họ đang có, tất cả vẫn thuộc về họ, Như Lai không can thiệp đến. Phật đến, chỉ nêu rõ pháp thiện và bất thiện cho những ai muốn thực hành để được an lạc.

Phật biết rõ Ma Ba tuần đang chi phối tâm các phạm chí. Vì không muốn quấy rầy, nên Phật nắm tay Tán-đà-na nương hư không mà đi.

-ooOoo-

 

9. Kinh Chúng tập

 

[Pāli: Saṇgītisutta, D 33]

Xá-lợi-phất vâng lời Phật, thuyết pháp cho các Tỳ kheo.

Bấy giờ, Ni-kiền Tử vừa tạ thế, các đệ tử tức thì chia rẽ thành hai phái, tranh chấp nhau kịch liệt. Xá-lợi-phất lưu ý các Tỳ kheo, không thể có chuyện như vậy xảy ra giữa các đệ tử Phật sau khi đức Đạo Sư diệt độ. Như vậy, các Tỳ kheo hãy cùng nhau kết tập những điều Phật dạy, cùng nhau đọc tụng, không tranh cãi. Kinh này được Xá-lợi-phất thuyết, là bản liệt kê Phật pháp dưới danh mục pháp số. Các pháp được phân loại thành nhóm theo số thập tiến, từ nhóm một pháp cho đến nhóm mười pháp. Hình thức kết tập của Kinh này trở thành cơ sở thành lập Luận tạng. Về sau, phái Hữu bộ khai triển Kinh với chú giải chi tiết để trở thành một trong sáu luận nền tảng gọi là Lục túc. Bản luận được Huyền Trang dịch với nhan đề là Tập dị môn túc luận (T 1536), với tác giả được ghi là Tôn giả Xá-lợi Tử. Đại bộ phận giáo nghĩa Phật thuyết được kết tập khá đầy đủ trong Kinh này.

-ooOoo-

 

10. Kinh Thập thượng

 

[Pāli: Dasuttarasutta, D 34]

Kinh này cũng do Phật khiến Xá-lợi-phất thuyết cho các Tỳ kheo nhân ngày Tăng thuyết giới. Nội dung của Kinh cũng là bản kết tập pháp tạng theo phân loại thập tiến như kinh Chúng tập; nhưng ở đây có điểm khác biệt là mỗi pháp số lại được chia thành mười khoa mục như sau:

1. Thành pháp, dhammo bahukāro (pháp đa sở tác), pháp đem lại nhiều lợi ích; 
2. Tu pháp, bhāvitabbo (ưng tu), cần phải tu tập; 
3. Giác pháp, pariññeyyo (ưng biến tri), cần được nhận thức toàn diện; 
4. Diệt pháp, pahātabbo (ưng đoạn), cần phải loại trừ; 
5. Thối pháp, hānabhāgiyo (thuận thối phần), dẫn đến thoái hóa; 
6. Tăng pháp, visesabhāgiyo (thắng tiến phần), dẫn đến sự thăng tiến; 
7. Nan giải pháp, duppaṭivijjho (nan giải), khó lý giải, khó thể nhập; 
8. Sinh pháp, uppādetabbo (ưng sinh pháp), cần phải làm cho phát sinh;
9. Tri pháp, abhiññeyyo (ưng thắng tri), cần được chứng tri; 
10. Chứng pháp, sacchikātabbo (ưng tác chứng), cần được chứng nghiệm.

Trong pháp số một thì có một thành pháp cho đến một chứng pháp; trong pháp hai thì có từ hai thành pháp, cho đến hai chứng pháp, v.v., cho đến nơi pháp số mười thì có mười thành pháp, cho đến mười chứng pháp.

-ooOoo-

 

11. Kinh Tăng nhất

 

[Pāli: không có tương đương]

Nội dung Kinh này đại thể cũng đồng với Kinh Thập thượng; chỉ có điểm khác là do chính Phật thuyết.

-ooOoo-

 

12. Kinh Tam tụ

 

[Pāli: không có tương đương]

Kinh do Phật thuyết. Nội dung cũng là kết tập pháp tạng theo danh mục pháp số như các kinh trên. Điểm khác biệt ở đây là, trong mỗi pháp số gồm ba khoa mục. Như trong pháp một: một pháp dẫn đến ác thú; một pháp dẫn đến thiện thú; một pháp dẫn đến Niết-bàn. Cho đến trong pháp mười: mười pháp dẫn đến ác thú, mười pháp dẫn đến thiện thú, mười pháp dẫn đến Niết-bàn.

-ooOoo-

 

13. Kinh Đại duyên phương tiện

 

[Pāli: Mahānidānasutta, D. 15]

A-nan nhận xét: lý duyên khởi Phật thuyết thật thậm thâm, nhưng sao Tôn giả thấy rất dễ hiểu. Nhận xét ấy không được Phật chấp nhận. Nhân đó, Phật giải thích các mối quan hệ của các chi. Kinh có thể được chia làm ba phần.

 

Phần I: Quan hệ các chi duyên khởi. Các mối quan hệ này, tùy theo góc nhìn, dẫn đến ba hậu quả:

1. Mối quan hệ dẫn đến tranh chấp và bất an của xã hội, dẫn đến khổ quả trong hiện tại. Quan hệ các chi duyên khởi ở đây tập trung trên ái. Bắt đầu từ ái đến lão tử, có tất cả năm chi, nên trường hợp này được gọi là "duyên khởi năm chi." Lấy ái làm gốc, (ái bản, P. taṇhāmūla), phát sinh 9 chi: ái, cầu, lợi, dụng, dục, trước, tật, thủ, hộ. Các chi này được gọi tên theo Pāli.: taṇhā (khát ái), pariyesanā (tầm cầu), lābho (thủ đắc), vinicchayo (quyết định, sử dụng), chandarāgo (dục tham, ham muốn hay tham lam), ajjhosānaṃ (tham chấp), pariggaho (nhiếp hộ, giữ chặt), macchariyaṃ (xan lận, keo kiệt), ārakkho (thủ hộ, canh giữ).

2. Mối quan hệ dẫn đến kiến chấp, tập trung trên xúc. Từ xúc đến lão-tử có bảy chi, nên quan hệ ở đây được gọi là "duyên khởi bảy chi." Xúc có hai: hữu đối xúc tức xúc chạm vật chất và tăng ngữ xúc hay tâm xúc tức những xúc chạm tâm lý. Hữu đối xúc dẫn đến tham đắm ngũ dục. Tăng ngữ xúc làm sở y cho sự phát sinh các tưởng, hay khái niệm, từ đó dẫn đến hình thành nhận thức, là cơ sở của kiến chấp.

3. Mối quan hệ dẫn đến tái sinh, tập trung trên quan hệ thức và danh sắc. Quan hệ này có mười chi. Hai chi vô minh và hành tuy có nhắc đến nhưng không được giải thích rõ trong Kinh này.

 

Phần II: Quan hệ các chi duyên khởi tạo thành một chỉnh thể gọi là sinh mạng. Sinh mạng này được quan niệm là tự ngã. Có hai y cứ làm phát sinh ý niệm hay kiến chấp về ngã: thọ và sắc.

 

Phần III: Ngã tồn tại theo giới địa. Trong phạm vi bị chi phối bởi khổ lạc, có bảy trú xứ của thức. Ngoài bảy trú xứ này, có hai xứ tức hai trạng thái tồn tại của thức mà các tôn giáo xem là cõi vĩnh hằng: vô tưởng xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tất cả đều thuộc về thế gian, trong vòng luân chuyển giới địa của thế gian. Trên tất cả là con đường dẫn xuất thế gian, có tám cấp bậc giải thoát của thức mà cuối cùng là tưởng thọ diệt tận định.

-ooOoo-

 

14. Kinh Thích Đề-hoàn Nhân vấn

 

[Pāli: Sakkapañhasutta, D 21]

Những câu hỏi của Thiên đế Thích. Kinh gồm ba phần.

 

Phần I: Thiên đế Thích và chư thiên Đao-lị chuẩn bị xuống hầu Phật. Nhạc thần Ban-giác-dực (Pañcaskhi: Ngũ Kế) được khiến đi trước. Ông cầm cây đàn lưu ly đến trước hang đá nơi Phật đang tĩnh tọa. Trong tầm vừa đủ nghe, ông hát bản tình ca dâng cúng Phật. Bài ca nói về tình yêu say đắm của ông đối với con gái của thần nhạc trưởng, nhưng không được đáp lại. Nghe xong bài ca, Phật ngợi khen về âm điệu cũng như nội dung. Tiếp đó, Ban-giá-dực trình Phật ý của Thiên đế Thích và chư thiên Đao-lị muốn đến hầu Phật.

 

Phần II: Thiên đế Thích và chư thiên Đao-lị cùng vào trong hang đá lễ Phật. Đế Thích nêu câu hỏi về nguyên nhân thù hận tranh chấp giữa chư thiên và nhân loại. Phật dẫn chuỗi nhân duyên quan hệ, từ tham lam tật đố cho đến hý luận vọng tưởng. Tức nguyên nhân chính là từ xu hướng bất đồng.

Tiếp đến Đế Thích hỏi về con đường diệt trừ hý luận. Phật dạy tuần tự tu tập từ chính hành nơi thân, khẩu, ý; y nơi các thọ đáng thân cận và không nên thân cận mà thành tựu phòng hộ bằng giới luật nghi; y nơi các căn mà tu tập căn luật nghi.

Phần III: Những hoài nghi thắc mắc được giải đáp, Thiên đế Thích thuật lại tâm tư của ông trước khi Phật xuất hiện. Khi chứng kiến chư thiên hết phước hết thọ mà mạng chung, ông lo sợ, đi khắp nơi tầm cầu chân lý, nhưng không được giải đáp. Rồi ông so sánh hỷ lạc mà ông có sau khi nghe pháp với hỷ lạc mà ông có trước đây khi đánh nhau với A-tu-la mà được chiến thắng. Đó là hỷ lạc do thắng lợi trong đấu tranh hận thù, không thể so với hỷ lạc do được nghe Chính pháp. Sau hết ông nêu những điều ích lợi do hỷ lạc này mang lại, và cuối cùng là Niết-bàn giải thoát.

Ngay lúc ấy, Phạm Thiên xuất hiện, đọc bài kệ tán thán, rồi biến mất.

Cuối Kinh, kể chuyện Thiên đế Thích thưởng công cho Ban-giá-dực bằng cách gả con gái của nhạc thần trưởng mà ông này say đắm cho làm vợ.

-ooOoo-

 

15. Kinh A-nậu-di

 

[Pāli: Pāthikasutta, D 24]

Tỳ kheo Thiện Tú (Sunakkhatta) từ bỏ Phật, không theo Phật tu hành nữa, vì Phật không chứng tỏ cho ông hai việc: không thị hiện thần thông, không nói về khởi nguyên của thế giới. Phật trả lời Thiện Tú: dù Như Lai hiện hay không thị hiện thần thông, khởi nguyên thế giới được hay không được thuyết, pháp mà Phật thuyết có mục đích là chân chính dẫn đến diệt khổ.

Về việc thứ nhất: Thiện Tú tán thán các đạo có lối tu và hành vi kỳ dị, cho đó là các bậc Thánh như Ni-kiền tử Giá-la-lâu (Acela Kaḷārama) và Cứu-la-đế (Korakkhattiya). Khi Phật bác bỏ các hình thức kỳ quái ấy thì Thiện Tú cho là Phật ganh tị với các vị Thánh được mọi người tôn sùng. Phật cho biết họ không phải là Thánh chỉ vì tỏ vẻ khổ hành ép xác; vì rồi Giá-la-lâu sẽ từ bỏ những điều mà ông thề suốt đời giữ và chết trong bãi tha ma mất hết danh tiếng; còn Cứu-la-đế sẽ trúng thực mà chết. Những điều này xảy ra sau đó đúng như vậy.

Lại khi phạm chí Ba-lê Tử tuyên bố trước đám đông sẽ sẵn sàng đấu trí và đấu thần thông với Sa-môn Cù-đàm, Thiện Tú rất phấn khởi về việc này. Nhưng Phật nói, Ba-lê Tử sẽ không dám đến gặp Phật, nói gì đến đấu trí hay thần thông. Thiện Tú cảnh giác Phật: "Thế Tôn hãy giữ miệng." Vì rồi Ba-lê Tử sẽ đến, và như vậy, Phật sẽ mất hết danh dự. Kết quả, Ba-lê Tử thật sự không dám đi gặp Phật, mặc dù được nhiều người tìm gặp ông tận mặt mà thúc giục.

Vấn đề thứ hai, về khởi nguyên của thế giới: Phật nêu rõ nguồn gốc đưa đến các thuyết. Có bốn thuyết được đề cập: nguồn gốc bởi Phạm Thiên sáng tạo, bởi sự đọa lạc của chư thiên Hý tiếu và chư thiên Ý phẫn, và vô nhân luận. Các thuyết này, chi tiết hơn và đầy đủ hơn, được nói trong kinh Phạm võng (Brahmajāla). Phật biết rõ các thuyết này, cũng như nguồn gốc của chúng, và còn biết hơn thế nữa; biểt rõ nhưng không nhiễm trước.

Cuối cùng, Phật nêu sự xuyên tạc của các sa-môn bà-la-môn nói rằng: Sa-môn Cù-đàm dạy các đệ tử, khi họ chứng đắc pháp thanh tịnh, họ thấy tất cả đều bất tịnh. Nhưng Phật nói, khi đệ tử Phật chứng nhập giải thoát thanh tịnh, vị ấy thấy tất cả đều thanh tịnh.

-ooOoo-

 

16. Kinh Thiện sinh

 

[Pāli: Siṅgālasutta, D 31]

Thiện Sinh mỗi sáng ra công viên lễ bái sáu phương. Anh làm theo lời cha dặn mà không rõ ý nghĩa gì. Phật bèn chỉ cho biết ý nghĩa sáu phương theo Thánh pháp. Đó là những mối quan hệ gia đình và xã hội của một người tại gia. Nếu biết duy trì tốt những mối quan hệ ấy, người tại gia được sống an lạc, tài sản không bị tổn thất, không sợ tai họa sẽ đến.

Trước hết, đối với bản thân, người ấy (a) tránh xa bốn hành vi xấu ác: giết, trộm, tà dâm, và nói dối; (b) tránh bốn trường hợp xúi làm xấu: do tham lam, do sân hận, do ngu si, do sợ hãi; (c) tránh sáu nguyên nhân tổn thất tài sản: 1. đam mê rượu chè, 2. cờ bạc, 3. phóng đãng, 4. đam mê kỹ nhạc, 5. kết bạn người ác và 6. biếng lười.

Trong giao thiệp, người ấy cần phân biệt bạn giả dối với bạn chân thật.

Về ý nghĩa sáu phương: Phương Đông là cha mẹ, phương Nam là sư trưởng, phương Tây là thê thiếp, phương Bắc là bạn bè thân thích, phương trên là các bậc trưởng thượng, sa-môn, bà-la-môn, phương dưới là tôi tớ. Bản thân đối với các phương là mối quan hệ nghĩa vụ. Con giữ trọn nghĩa vụ làm con; cha mẹ cư xử trọn phận sự cha mẹ. Cho đến đàn việt đối với sa-môn, sa-môn đối với đàn việt. Mỗi bên đều làm tròn nghĩa vụ của mình, như vậy bản thân, gia đình và xã hội được an lạc, thịnh vượng.

Cuối cùng, trong phần kệ tụng, Kinh nêu bốn pháp cơ bản giữ chặt các phương quan hệ này. Đó là bốn nhiếp sự: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, mà Hán dịch ở đây không rõ nghĩa. Kệ nói: Đời không có bốn việc, sẽ không có hiếu dưỡng.

Phần kệ cũng chỉ dạy người tại gia cần học nghề khéo, siêng năng, biết quân phân chi thu; như thế đời sống sẽ không hao hụt, thiếu thốn.

-ooOoo-

 

17. Kinh Thanh tịnh

 

[Pāli: Pāsādikasutta, D 29]

Sau mùa an cư, Sa-di Châu-na (Cunda-samaṇuddesa) đến hầu thăm A-nan, và tường thuật sự kiện tranh chấp nội bộ xảy ra giữa các đệ tử Ni-kiền tử (Nigaṇṭha Nāṭaputta) khi Thầy vừa tạ thế, như được kể trong kinhChúng tập (Saṇgītisutta, D 33). A-nan liền dẫn Châu-na đến hầu Phật, thuật lại sự kiện này. Nhân đó Phật nói về các yếu tố cơ sở mà trên đó giáo đoàn được xây dựng sẽ dẫn đến hòa hiệp hay chia rẽ trong nội bộ.

Nội dung từ đây trở xuống của Kinh gồm ba phần chính: (I) Pháp và luật, (II) An lạc hành, (III) Diệt trừ tà kiến.

 

I. Pháp và luật:

 

- Pháp luật hoàn hảo hay không hoàn hảo và đệ tử hành trì hay không hành trì. Quan hệ này tạo thành bốn trường hợp, trong đó, trường hợp thứ tư: pháp luật được khéo thuyết, đệ tử khéo hành trì, giáo đoàn ấy sẽ đứng vững.

- Đạo sư chính giác nhưng diệt độ sớm, giáo đoàn không đứng vững. Đạo sư chính giác chỉ diệt độ sau khi các đệ tử đã tự mình chứng ngộ đầy đủ lại còn có thể công bố pháp rộng rãi: giáo đoàn ấy sẽ đứng vững.

Với giáo đoàn được thiết lập và đứng vững trên cơ sở như vậy, đời sống của mỗi thành viên trong giáo đoàn được gọi là phạm hạnh (brahmacariya). Tùy thuộc một số điều kiện mà đời sống phạm hạnh ấy được xem là hoàn hảo (brahmacariyaṃ paripūraṃ). Các yếu tố để phạm hạnh được hoàn hảo: (a) Đạo sư danh tiếng; (b) hàng đệ tử trưởng lão đã từ chứng ngộ lại còn có thể công bố pháp rộng rãi; lần lượt, các tỳ kheo, tỳ kheo ni, cho đến nam nữ cư sỹ đều có thực chứng như vậy; (c) đời sống vật chất không thiếu thốn.

Tăng đệ tử Phật với phạm chí đầy đủ như vậy được nói là phạm hạnh thanh tịnh bậc nhất, "thấy mà không thấy", nghĩa là không thể bỏ hay thêm cho đầy đủ hơn nữa.

Phần trên đây là nói về những nguyên lý hay cớ mà trên đó giáo đoàn được thiết lập và tồn tại. Để duy trì sự tồn tại của giáo đoàn, Phật nói đến hai khía cạnh thiết thực: tri và hành.

 

II. An lạc hành:

 

Đối với các pháp Phật đã thuyết, các tỳ kheo phải cùng hòa hiệp tụng đọc, thảo luận và dung hòa dị biệt phù hợp với Chính pháp, không dẫn đến tranh luận và tranh chấp. Đối với giới luật, tỳ kheo sống tri túc với ăn, mặc, chỗ ở và thuốc thang; không bị lôi cuốn bởi ngũ dục. Đời sống an lạc mà đệ tử Phật mong cầu là những an lạc không bị chi phối bởi ngũ dục, năm triền cái; là hiện pháp lạc trú do chứng đắc bốn thiền, là lạc vô lậu do chứng bốn Thánh quả, là lạc do ái tận giải thoát của A-la-hán với chín điều bất hành.

 

III. Diệt tà kiến:

 

Sau hết là phân biệt chính kiến và tà kiến. Hết thảy sở kiến được chia làm hai: ký thuyết và không ký thuyết. Những gì thuộc quá khứ tối sơ, tưong lai mạt kiếp, Phật đã thấy đã biết, nhưng nếu không ích lợi thiết thực, không dẫn đến ly dục tịch tịnh, Niết-bàn, Phật không ký thuyết, tức không nói về các pháp ấy. Phật chỉ nói những gì ích lợi thiết thực, vì dẫn đến chứng ngộ; nghĩa là người nghe có thể tự chứng nghiệm chân lý ấy bằng sự giác ngộ của mình.

Có 14 vấn đề vô ký thuyết, không được Phật giảng nói: thế giới thường hằng hay không thường hằng…; thế giới hữu hạn hay vô hạn…, như liệt kê trong kinh.

-ooOoo-

 

18. Kinh Tự hoan hỷ

 

[Pāli: Samapasādanīyasutta, D 28]

I. Xá-lợi-phất sư tử hống.

 

Xá-lợi-phất tuyên bố: Trong quá khứ, hiện tại, vị lai, không có sa-môn, bà-la-môn nào có trí tuệ, thần túc có thể sánh ngang với Phật. Tuyên bố như vậy được gọi là sư tử hống. Vì sao?

II. Tổng tướng pháp.

 

Xá-lợi-phất không thể biết tâm tư của Phật, không biết rõ chư Phật có giới như vậy, pháp như vậy, trí tuệ như vậy, giải thoát như vậy, nhưng căn cứ vào pháp tổng tướng mà xác tín như lời tuyên bố. Pháp tổng tướng (dhammanvaya) là những điều được diễn dịch từ chứng nghiệm trực tiếp của mình. Những pháp ấy được liệt kê gồm có, theo thứ tự từ thấp lên cao: phân biệt pháp đen, pháp trắng, hai phần đối trị nhau. Thứ đến, chế pháp, là các pháp được Phật thiết lập mà hành trì có kết quả, đó là: bốn niệm xứ, bốn chính cần, bốn thần túc, bốn thiền, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám chi Thánh đạo. Thứ đến, phân biệt các nội ngoại xứ. Pháp được thuyết càng lúc càng vi diệu: bốn nhập thai, bảy giác chi, bốn thông hành, hành vô thượng ngôn thanh tịnh, kiến đẳng chí, thường trú luận, quán tha tâm, giáo giới, giới thanh tịnh, túc mạng trí, thiên nhãn trí, thần túc thông. Do các pháp vi diệu như vậy, hành trì có kết quả như vậy, nên biết pháp được khéo thuyết bởi Phật, là bậc Chính đẳng giác.

 

III. Phật ấn chứng.

Được Phật hỏi, Xá-lợi-phất trả lời: Trong quá khứ và trong đời vị lai, đã có và sẽ có nhiều vị ngang bằng Phật. Vì đã có nhiều Phật xuất hiện trong quá khứ và sẽ có nhiều Phật xuất hiện trong đời vị lai. Nhưng trong hiện tại, không ai có thể sánh. Vì trong một thời, không bao giờ có hai đức Như Lai cùng xuất hiện.

Phật xác nhận những điều Xá-lợi-phất đã thuyết, và nhân đó nói với vị thị giả bấy giờ là Ưu-đà-di về đức thiểu dục tri túc nơi Phật. Thiểu dục tri túc ở đây được hiểu là hài lòng, không tự mãn. Nghĩa là, những điều Phật chứng ngộ và thuyết, là pháp tính tự nhiên như vậy, không có gì để phải nói xứng đáng được tán thán nhiều hơn hay tán thán ít hơn.

-ooOoo-

 

19. Kinh Đại hội

 

[Pāli: Mahāsamayasutta, D 20]

Kinh này có thể xem là mang dấu ấn của Mật giáo, hay chứa đựng mầm mống tư tưởng Mật giáo được phát triển sau này.

Đây là bản liệt kê danh sách hầu như đầy đủ các thần linh được tin ngưỡng thời Phật hay sau đó. Phật trú tại Ca-tì-la-vệ, cùng với 500 tỳ kheo. Trước hết, chư thiên Tịnh cư hiện đến. Sau đó lần lượt, nhiều loại quỷ thần cũng xuất hiện. Chư thiên ở đây bao gồm các đại thiên thần diệu, tức chư thiên có uy lực rất lớn, có bốn Đại Thiên vương, các thần trú trên các núi non, hang động danh tiếng khắp nơi, cùng các địa thần. Mỗi thiên thần thủ lãnh dẫn theo vô số quỷ thần: càn-thát-bà, dạ-xoa, la-sát, v.v…

Dấu ấn Mật giáo trong bản Pāli tương đương khá mờ nhạt; nhưng trong bản Hán dịch thì rất hiển nhiên. Điều này tất do ảnh hưởng các địa phương khác nhau nơi mà bản Kinh được lưu hành đọc tụng.

Trong Kinh, ngoại trừ danh hiệu các thiên thần, các quỷ thần, những từ còn lại đều có thể dịch nghĩa nhưng Hán dịch đã không làm như vậy, mà phiên âm tất cả, cho nên nhiều đoạn kệ trở thành các đoạn thần chú. Đó cũng là yếu tố khiến Kinh này trong bản Hán có xu hướng Mật giáo.

-ooOoo-

 

20. Kinh A-ma-trú

 

[Pāli: Ambaṭṭhasutta, D 3]

Bà-la-môn Phất-già-sa-la (Pokkharasāti) hay tin Phật đang đến ngụ trong địa phương của mình, và từ lâu ông cũng nghe đồn rằng Sa-môn Cù-đàm có đủ ba mươi hai tướng của bậc đại nhân; mà ông thì rất rành về khoa tướng pháp này. Theo khoa này nói, ai có đủ ba mươi hai tướng đại nhân, nếu tại gia sẽ trở thành Hoàng đế Chuyển luân thống trị cả bốn châu thiên hạ; nếu xuất gia sẽ thành bậc Đại giác. Ông muốn chứng thật lời đồn này, nên sai đệ tử tâm đắc là thanh niên A-ma-trú, cũng đã được ông truyền dạy kỹ về khoa tướng pháp, đến gặp Phật để chứng kiến xem lời đồn có đúng như vậy không.

Khi đến gặp Phật, A-ma-trú tự cao về huyết thống giai cấp, tự hào về sở học, nên tỏ thái độ khinh mạn với Phật. Phật bèn nói thẳng với A-ma-trú là anh chàng không được giáo dục. Tức giận vì bị Phật gọi là vô giáo dục, thanh niên này buông lời sỉ nhục Phật và dòng họ Thích. Nhân đó, Phật bèn hỏi anh thuộc dòng họ nào. Anh nói, dòng họ Thanh vương. Phật liền dẫn giải gốc tích cho biết, như vậy tổ tiên của A-ma-trú nguyên là con trai của một nữ tỳ của các vương tử họ Thích thời xưa. Tiếp đó, Phật bảo A-ma-trú xác nhận điều này, nhưng anh ngần ngại. Phật chỉ cho biết thần Kim cang Lực sỹ đang cầm chày sắt đứng ngay trên đầu, nếu không xác nhận câu hỏi của Phật, sẽ bị đánh vỡ đầu. Hoảng sợ, anh xác nhận những điều Phật vừa kể là sự thực lịch sử của dòng họ anh. Điều này làm cho A-ma-trú mất hết khí ngạo mạn lúc đầu.

Bấy giờ Phật mới đặt vấn đề với A-ma-trú về sự ưu việt trong các giai cấp. Liên hệ vấn đề này, A-ma-trú tất nhiên tự nhận thuộc giai cấp bà-la-môn là cao nhất trong xã hội. Phật nguyên là vương tử họ Thích, thuộc giai cấp sát-lị, điều này khỏi phải nói.

Đức Phật giả thiết một người nữ sát-lị lấy chồng bà-la-môn, con trai của người bà-la-môn này không được hưởng các quyền lợi bên sát-lị. Mặt khác, nữ bà-la-môn gã cho nam sát-lị, con trai của người này vẫn hưởng được các quyền bên mẹ là bà-la-môn. Như vậy, xét về đặc quyền, giai cấp sát-lị ưu việt hơn. Nhưng, Phật nói thế gian y cứ chủng tộc nên sát-lị là nhất; duy chỉ ai đầy đủ Minh và Hành mới là tối thắng trên cả Trời và Người.

A-ma-trú liền hỏi Phật về ý nghĩa Minh Hành này. Phật dẫn giải quá trình tu tập để thành tựu Minh và Hành, kể từ một thiện nam tử chí tín xả tục xuất gia, thành tựu giới, thành tựu căn luật nghi, sống tri túc, tu tập chính niệm chính tri, đoạn trừ năm triền cái, lần lượt chứng sơ thiền cho đến tứ thiền, và tiếp theo là các thắng trí: thần túc thông, thiên nhĩ thông, tha tâm trí, túc mạng trí, sinh tử trí, lậu tận trí: "sinh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa."

Thành tựu Minh Hành đến như vây, không còn gì tối thượng hơn.

Những ẩn sỹ sống trong rừng sâu, ăn củ, ăn trái cây rừng; hoặc cất am tranh thờ lửa, sống gần thôn xóm, hoặc tại ngã tư đường cất nhà bố thí; những hành vi như vậy là sự thoái thất đối với Minh Hành, không thể dẫn đến thành tựu Minh Hành. Ngay cả bốn điều như vậy thầy trò A-ma-trú vẫn không thể thực hành được; nhưng họ lại ngông cuồng ngạo mạn về sở tri và sở hành của mình, khinh thường Sa-môn Thích tử cho là thuộc giai cấp thấp hèn.

Tiếp theo đó, Phật nêu gương các Tiên nhân cổ đại, những vị soạn tập các kinh thơ, các tán tụng mà đương thời các bà-la-môn học theo để trở thành Tiên nhân như họ, để được tái sinh lên Phạm thiên. Không phải chỉ thuật lại, phỏng theo lời các Tiên nhân cổ là có thể trở thành Tiên nhân. Các bà-la-môn nay muốn học theo Thiên nhân cổ nhưng sống xa hoa trong các dinh thự mà mong trở thành như Tiên nhân. Điều này chẳng khác nào một kẻ thấp hèn thuật lại lời của vua Ba-tư-nặc được nghe lỏm đâu đó, không thể vì vậy mà trở thành đại thần của vua Ba-tư-nặc.

Đến đây, tất cả thái độ ngạo mạn ban đầu của thanh niên A-ma-trú, ngạo mạn về huyết thống giai cấp, ngạo mạn về trình độ học thức; tất cả hoàn toàn sụp đổ. Phật bảo, thôi, bỏ qua chuyện này, mà hãy nhớ lại mục đích anh đến đây. Mục đích đó là tìm hiểu tướng pháp. Sau khi quan sát đầy đủ các tướng hảo nơi Phật, A-ma-trú cáo từ.

Phất-già-sa-la đứng chờ sẵn học trò nơi cửa. Ông bảo A-ma-trú tường thuật lại buổi hội kiến. Nghe xong, ông nổi cơn thịnh nộ, đạp A-ma-trú té ngữa. Người học trò thông minh của ông đã đi bêu xấu ông, đã khiến cho thầy trò ông đọa địa ngục. Rồi ông thân hành đi gặp Phật. Tự mình quan sát đầy đủ các tướng hảo của Phật, ông phát sinh tín tâm, thỉnh Phật và Tăng về nhà thọ thực.

Hôm sau, Phật cùng chúng Tỳ-kheo đến nhà của Phất-già-sa-la nhận trai Tăng cúng dường. Ăn xong, Phật thuyết pháp cho ông nghe. Sau thời pháp, Phất-sa-già-la liền đắc Sơ quả. Ông phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo, thọ trì năm giới làm người ưu-bà-tắc.

Bảy ngày sau, Phất-già-sa-la phát bịnh và mất. Phật thọ ký, ông đắc quả Bất hoàn, tái sinh lên Tịnh cư thiên và sẽ nhập Niết-bàn tại đó, không trở lại nơi này nữa.

-ooOoo-

 

21. Kinh Phạm võng

 

[Pāli: Brahmajālasutta, D 1]

Có hai thầy trò Phạm chí, nhóm tu ngoại đạo (paribbājaka: phổ hành giả, du sỹ ngoại đạo) là Thiện Niệm (Suppiya) và Phạm-ma-đạt (Brahmadatta) đi theo sau Phật và các Tỳ-kheo trên con đường đến Trúc thôn. Một người chê bai Phật bằng đủ mọi cách; một người ngợi khen Phật cũng bằng đủ mọi cách.

Các Tỳ-kheo tập họp tại giảng đường, bàn luận về sự kiện này. Phật dạy các Tỳ kheo, không hoan hỷ khi được tán thán, cũng không ưu sầu khi bị chê bai. Sự khen chê của hai thầy trò kia chỉ do ảnh hưởng bởi khác biệt kiến giải, tư duy, thân cận. Những điều mà phàm phu tán thán Như Lai chỉ dựa trên những tiểu tiết về giới luật. Chỉ có kẻ trí mới biết tán thán Phật vì những pháp thâm diệu hơn.

Tiếp theo, Kinh gồm hai phần chính.

 

Phần I: Tán thán về giới. Các điều về giới ở đây cũng giống như trong kinh A-ma-trú (Ambaṭṭhasutta, D 3), nhưng văn dịch không thống nhất. Phần này bao gồm ba đoạn nhỏ: (a) những điều khoản liên hệ đạo đức căn bản của người xuất gia; (b) sinh hoạt ác hành, tức những trò tiêu khiển không tốt gây chướng ngại đạo; (c) sinh hoạt tà mạng, là bằng các phương tiện và tà thuật mà mưu sinh. 

 

Phần II: Đây là phần trọng tâm của kinh. Đức Phật nêu ra tất cả luận thuyết về vũ trụ và nhân sinh đương thời, bao gồm trong 62 loại, gọi là "Lục thập nhị kiến". Tất cả luận thuyết này y cứ trên hai phần thời gian: y cứ tối sơ, gọi là bản kiếp bản kiến, liên hệ đến khởi nguyên của thế giới. Phần thứ hai là y cứ tương lai mạt kiếp, gọi là mạt kiếp mạt kiến. Từ hai y cứ này xuất hiện 62 luận thuyết như sau:

 

i) Bản kiếp bản kiến (pubbantakappikā), tổng quát có 18 luận thuyết:

4 thường trú luận (sassatavāda), chủ trương ngã và thế giới là thường hằng, bất biến. Ba trường hợp đầu, y vào mặc khải; trường hợp thứ tư, y vào suy lý.

4 bán thường trú luận (ekaccasassatavāda), bản ngã và thế giới một phần thường trú và một phần không thường trú, chịu biến dịch. Tức duy chỉ Brahman (Thượng đế) là thường hằng bất biến, ngoài ra đều chịu biến dịch.

-  4 hữu biên vô biên luận (antānantavāda), tự ngã và thế giới là hữu biên (hữu hạn), vô biên (vô hạn) và vừa hữu vừa vô biên (phương trên có giới hạn, bốn phương thì vô biên). Ba trường hợp này y vào mặc khải; trường hợp thứ tư y vào suy lý.

4 ngụy biện luận (anarāvikkhepavāda).

2 vô nhân luận hay ngẫu nhiên luận (adhicca-samuppannavāda), thế giới này do ngẫu nhiên, không bởi nguyên nhân nào cả, xuất hiện từ hư vô.

 

ii) Mạt kiếp mạt kiến (aparantakappikā), bao gồm 44 luận thuyết:

16 hữu tưởng luận (saññīvāda): đời sau có tưởng đồng thời có sắc (hữu hình), hoặc không sắc (vô hình), có biên (hữu hạn), hay không có biên (vô hạn), thuần lạc, hay thuần khổ, tưởng cục bộ hay tưởng vô lượng, v.v…

8 vô tưởng luận (asaññīvāda), đời sau có sắc, không có tưởng, v.v…

8 phi tưởng phi phi tưởng luận (nevasaññīnāsaññīvāda), đời sau không phải có tưởng cũng không phải không có tưởng, v.v…

7 đoạn diệt luận (ucchedavāda),

5 hiện tại Niết-bàn luận (diṭṭhadhammanibbānavāda), năm dục là Niết-bàn trong hiện tại, hoặc Sơ thiền, cho đến Tứ thiền, là Niết-bàn trong hiện tại.

Đoạn cuối Phật chỉ nguyên nhân phát sinh các kiến chấp ấy: các quan điêm này tùy thuộc trình độ các cảm thọ. Do căn, cảnh, thức, ba sự hòa hiệp sinh thọ. Thọ là duyên cho ái; ái là duyên cho thủ, thủ duyên hữu… cho đến, tập khởi thuần đại khổ tụ. "Nếu Tỳ-kheo biết rõ như thực sự tập khởi của sáu xúc, sự diệt tận, vị ngọt, tai họa và sự xuất ly của xúc, Tỳ-kheo ấy là người tối thắng, vượt ngoài các kiến ấy."

Do thâu tóm tất cả mọi kiến chấp, như người chài tóm tất cả cá trong một tấm lưới, Kinh được gọi là Phạm võng, "lưới Phạm thiên". Bản Hán dịch này gọi là Phạm động, nghi là do âm tương tợ trong truyền bản: Brahmajāla (Phạm võng) đọc thành Brahmacāla (Phạm động). Bản dịch Luật Tứ phần cũng gọi Kinh này làPhạm độngTrường A-hàm và Luật Tứ phần được phiên dịch đồng thời, cách nhau vài năm, trong niên hiệu Hoẳng thủy đời Hậu Tần. Vậy nếu không do nhầm lẫn sao chép, hay đọc sai âm gốc, có thể Kinh này trong phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta) đọc như vậy. Trong các bản Hán dịch khác, như T 21, hay một bộ luật của Đại thừa, đều gọi là Phạm võng.

Kinh cũng còn được đặt tên là Nghĩa động, Pháp động, Kiến động, Ma động. Tất nhiên, những chữ động này đều có thể hiểu là võng (lưới).

-ooOoo-

 

22. Kinh Chủng đức

 

[Pāli: Soṇadaṇḍasutta, D 4]

-ooOoo-

 

23. Kinh Cứu-la-đàn-đầu

 

[Pāli: Kūṭadantosutta, D 5]

Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu (Kūṭadanto) đang tổ chức đại tế đàn, tức đại lễ hiến hy cúng tế thần linh. Tế đàn này rất lớn và rất tốn kém. Khi hay tin Phật du hành đang đến ngụ tại địa phương mình, ông liền đến tham khảo nghi thức đại tế đàn nơi Phật.

Đức Phật không giải thích trực tiếp, mà thuật lại một đại tế đàn được tổ chức trong thời quá khứ xa xưa.

Điều kiện cơ bản để tổ chức đại tế đàn là quốc dân phải an cư lạc nghiệp. Nhân đó Phật kể lại biện pháp kinh tế mà quốc vương bấy giờ áp dụng: cấp vốn cho người đi buôn, cấp bò, bê, thóc giống cho người làm ruộng; tạo điều kiện cho dân chuyên tu nghề nghiệp của mình. Sau khi nước giàu binh mạnh, vua tổ chức đại tế đàn.

Đại tế đàn được tổ chức với đầy đủ mười sáu yếu tố, gọi là mười sáu tư cụ:

1. Bốn tư trợ: vua truyền hịch bố cáo cho bốn thành phần tham gia, bao gồm nội cung, thái tử, quần thần, tướng sỹ. Nói chính xác, bao gồm hoàng thân, triều thần, tăng lữ, và dân chúng.

2. Tám thành tựu của quốc vương, là những phẩm chất mà quốc vương phải có, từ huyết thống, cho đến tri thức, võ nghệ…

3. Bốn thành tựu của đại thần, tức quan tể tướng của vua cũng phải đủ các phẩm chất cần thiết, bao gồm huyết thống, học thức, khả năng ngôn ngữ và mưu lược.

Trước khi cử hành đại tế, vị phụ tướng đại thần kiểm điểm tất cả điều kiện cần thiết, gọi là mười sáu khai giải. Trong khi tế đàn diễn tiến, có nhiều hạng người đến xin bố thí, vua cần bố thí bình đẳng, không hoài nghi người ấy hành mười thiện nghiệp hay mười bất thiện nghiệp. Đây gọi là mười hành sự hay mười tính cách của những người đến tham dự trong lúc cử hành tế đàn. Tiếp theo, vị đại thần cũng giải thích để vua không sinh tâm hối tiếc về việc tổ chức này, gọi là ba hối tâm. Tế đàn được hỗ trợ với bốn thành gọi là bốn tư trợ mà vua đã truyền hịch bố cáo cho biết. Mỗi tư trợ cử hành các lễ phụ tại bốn cổng kinh thành.

Tế đàn có ý nghĩa, mang lại kết quả thiết thực, là không giết bò, dê và các chúng sinh; chỉ dùng bơ, sữa, dầu mè, mật, đường đen, đường mía.

Sau khi nghe Phật tường thuật chi tiết, Cứu-la-đàn-đầu trầm ngâm suy nghĩ. Với chi tiết được kể như vậy, hình như chính Phật là người đã trực tiếp tham dự đại tế đàn hồi đó. Ông nói ý nghĩ này với Phật. Đức Phật xác nhận, quả thật, quốc vương thời đó chính là tiền thân của Phật.

Rồi ông hỏi, có nghe tế tự nào mà kết quả phước báo hơn thế không? Phật trả lời là có. Và lần lượt kể từ thấp lên cao, từ bố thí cho Tăng, cho đến tự mình tu tập, thành tựu giới, đắc bốn thiền, các thắng trí, cho đến chứng đắc ba minh, lậu tận giải thoát, là tế đàn ít tốn kém nhất mà thành tựu kết quả cao nhất. Chi tiết đoạn này giống như đã nói trong kinh A-ma-trú (Ambaṭṭhasutta, D 3).

Cứu-la-đàn-đầu rất hoan hỷ, phát khởi tín tâm, thỉnh Phật và Tỳ-kheo Tăng về nhà để cúng dường.

Hôm sau, Phật cùng chúng Tăng đến nhà ông để nhận trai tăng cúng dường. Sau khi ăn xong, Phật thuyết pháp. Bà-la-môn sau khi nghe pháp liền đắc sơ quả, phát tâm quy y, thọ trì năm giới.

Bảy ngày sau, Cứu-la-đàn-đầu mất. Phật thọ ký, ông đắc quả Bất hoàn, tái sinh lên Tịnh cư thiên và sẽ nhập Niết-bàn  tại đó, không trở lại nơi này nữa.

-ooOoo-

 

24. Kinh Kiên cố

 

[Pāli: Kevaṭṭasutta, D 11]

Kinh này Phật nói rõ giá trị của thần thông. Các tôn giáo đều yêu cầu giáo chủ hiện thần thông, làm phép lạ. Một số đệ tử Phật cũng thỉnh cầu Phật thị hiện thần thông, làm phép lạ, để cho người đời dễ tin tưởng. Vị Cư sỹ Kiên Cố (Kevaṭṭa/ Kevaddha) trong Kinh thỉnh cầu như vậy. Phật từ chối, và nêu lên ba loại thần thông, gọi là ba thị đạo (tīṇi pāṭihārriyāni), tức ba sự thị hiện lôi cuốn người khác, khiến người kinh ngạc, thán phục vì sự thần kỳ: (a) Thần biến thị đạo (iddhipāṭihāriya), là hiện các phép thần thông biến hóa như một thân thành nhiều thân, đi trong hư không như chim, đi xuyên qua vách đá… (b) Ký tâm thị đạo (ādesanāpāṭihāriya), đọc rõ tâm của người khác, biết rõ người đang nghĩ gì. (c) Giáo giới thị đạo (anusāsanīpāṭihāriya), giáo dục, dạy người xấu trở thành tốt, biến kẻ hung ác thành người thiện. Trong ba loại, Phật chỉ nhận giáo hóa thị đạo là sự thị hiện thần thông phép lạ kỳ diệu nhất.

Nhân đó, Phật kể chuyện một Tỳ-kheo đã đắc thần thông, nhưng không biết rõ bốn đại này khi diệt tận thì trở về đâu. Ông vận thần thông lên hỏi chư thiên. Không vị nào biết để trả lời. Ông lần lượt lên cung trời cao hơn. Cuối cùng lên đến Phạm Thiên. Khi được hỏi, Phạm Thiên không trả lời trực tiếp, mà lại tuyên bố: "Ta là Đại Phạm, là đấng Vô Năng Thắng, thống lãnh một nghìn thế giới, phú quý, tôn quý, hào quý, hoàn toàn được tự tại, có khả năng tạo hóa mọi vật, là cha mẹ của chúng sinh." Tức là Thượng đế Toàn năng, Toàn trí. Vị Tỳ-kheo yêu cầu trả lời câu hỏi chứ không cần đến tuyên bố ông là thế nào. Phạm Thiên thú nhận là không biết, và đề nghị trở về Kì viên hỏi Phật.

Tỳ-kheo này trở về Kì viên hỏi Phật. Phật kể chuyện ngụ ngôn, như con chim của người đi biển được thả ra tìm bờ. Nếu tìm thấy bờ, nó đi luôn. Nếu không thấy bờ, nó quay trở lại thuyền. Tỳ-kheo này cũng vậy, đi suốt mấy cõi, không tìm ra giải đáp mới trở lại với Phật.

Đó là ý nghĩa thần thông trong Phật pháp.

-ooOoo-

 

25. Kinh Lõa hình phạm chí

 

[Pāli: Kassapasīhanādasutta, D 8]

Một người ngoại đạo xuất gia, tu theo hạnh lõa thể, gặp Phật và hỏi rằng, người ta nói Phật chỉ trích các pháp khổ hành, như vậy có xuyên tạc không?

Phật trả lời, những điều Phật chỉ trích hay tán thán, thường được hiểu và giải thích một chiều, do đó thường là xuyên tạc. Đối với pháp khổ hành cũng vậy, không phải Phật hoàn toàn chỉ trích.

Do đó, để hiểu những điều Phật nói mà không xuyên tạc, cần biết phân biệt tỉ giảo những pháp gì đồng và bất đồng giữa Phật và các giáo phái khác. Trong đó, những pháp thiện và bất thiện nào mà Phật thuyết không đồng với ngoại đạo; với những pháp này cần biết phân biệt tỉ giảo giữa Tông sư với Tông sư, giữa đệ tử và đệ tử. Căn cứ để phân tích tỉ giảo đúng, là đạo tích, tức y cứ trên sự hành trì, dẫn đến kết quả thiết thực trong hiện tại. Căn cứ đó là bảy giác chi, từ trạch pháp cho đến xả. Trong bản Pāli tương đương, đạo tích được nói ở đây là Thánh đạo tám chi.

Tuy thừa nhận đó là đạo tích để pháp đoán điều được thuyết đúng hay không đúng, nhưng Ca-diếp vẫn cho rằng pháp khổ hành duy nhất là pháp của Sa-môn, Bà-la-môn, tức pháp chân chính. Những pháp khổ hành này đã được kể chi tiết trong Kinh Tán-đà-na (Udumbarikasutta, D 25).

Phật nói, những lối khổ hành ấy ngay đến phụ nữ nếu muốn vẫn có thể hành theo được. Chúng không có gì đáng gọi là khó hành để tác thành phẩm chất Sa-môn, Bà-la-môn, nếu người thực hành mà thiếu giới và tuệ.

Ca-diếp hỏi giới và tuệ ấy là gì, Phật giải thích như đã nói trong kinh A-ma-trú (Ambaṭṭhasutta, D 3). Nhưng ở đây chỉ kể đến tứ thiền, an lạc ngay trong hiện tại. Bản Pāli nói lược hơn: Tỳ-kheo tu từ tâm, không nhuế, không hại, lậu tận, tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Dù vậy, Ca-diếp vẫn cho rằng khổ hành là pháp khó hành nhất, khó biết nhất của Sa-môn. Phật nói, đó chỉ là cách nói theo nhận thức phổ thông của thế gia, Nếu chỉ ở truồng, nằm trên đất, trên phân, v.v., mà là khổ hạnh khó hành, thì một phụ nữ cũng có thể biết. Biết như vậy chỉ là bề ngoài, chứ không thể biết tâm hành giả khổ hành ấy có nhuế hay không nhuế, hại hay không hại. Tối thượng, tối thắng, duy chỉ với vị đã thành tựu giới, thành tựu tuệ, đắc tam minh, chứng lậu tận trí.

Nói như vậy không phải là Phật hoàn toàn phủ nhận giá trị của các pháp khổ hành. Một thời, khi Phật ngụ trong hang Thất diệp Cao sơn, thành Vương xá, cũng đã từng nói pháp khổ hành cho phạm chí Ni-câu-đà như trong kinh Tán-đà-na (Udumbarikasutta, D 25).

Sự thuyết pháp của Phật như vậy được gọi là sư tử hống, vì không do dự sợ hãi trước bất cứ chúng hội nào. Những ai nghe Phật thuyết đều sinh tín tâm, tu tập theo, cho đến cứu cánh phạm hạnh, chứng vô dư Niết-bàn.

Sau thời luận pháp, Lõa hình Ca-diếp phát sinh tín tâm, cầu xuất gia, thọ cụ túc. Một thời gian sau, do tinh cần tu tập, ông đắc quả A-la-hán.

-ooOoo-

 

26. Kinh Tam minh

 

[Pāli: Tevijjasutta, D 13]

Cho đến thời đức Thích Tôn, kinh điển Vệ-đà được lưu truyền chỉ mới ba bộ mà trong Hán dịch thường gọi là Tam minh (tevijjā). Đay không phải là tam minh trong sự chứng đắc của một vị A-la-hán. Kinh này gọi là Tam minh, chỉ cho ba Vệ-đà, vì nội dung đề cập tín ngưỡng căn bản của Bà-la-môn, là sinh lên Phạm thiên giới, cộng trú với Phạm thiên (Brahman). Thuyết cộng trú Phạm thiên về sau phát triển thành chủ đề triết học và thần học trong trường phái Phệ-đàn-đà (Vedānta) và Di-man-tát (Mimāṃsā).

Kinh Phật không hoàn toàn bác bỏ tín ngưỡng Phạm Thiên. Vị trí của Phạm Thiên trong vòng lưu chuyển sinh tử cũng như nguồn gốc phát sinh tín ngưỡng Phạm thiên, được nói rõ trong kinh Phạm võng (Brahmajālasutta, D 1).

Bấy giờ có hai thanh niên bà-la-môn là Bà-tất-tra (Vāseṭṭha) và Phả-la-đọa (Bhāradvāja) tranh luận với nhau về con con đường nào chân chính dẫn lên Phạm thiên, theo Bà-la-môn Phất-già-sa-la (Pokkharavāti) hay Đa-xá-lê (Tārukkha). Mỗi người bảo thủ quan điểm của mình. Họ đề nghị cùng đến tham khảo Phật.

Đức Phật lần lượt theo truyền thuyết lần đến các Đạo sỹ tối thượng cổ, từ đó xuất phát về truyền thuyết cộng trú Phạm Thiên; được xác nhận là tất cả các vị Cổ Tiên nhân đó chưa ai thực sự thấy Phạm Thiên, mặc dù họ là những vị tinh thông Tam minh, soạn các thị tụng tán ca, tập thành Thánh điển Vệ-đà. Thực sự trong Kinh Phật cũng có nhiều trường hợp nói đến sự diện kiến Phạm Thiên, nhưng đó hầu hết hoặc là tiền thân Bồ tát, hoặc các đệ tử Phật.

Đức Phật nêu lên ba thí dụ chỉ rõ ý nghĩa truyền thuyết từ những người không tự mình trực tiếp chứng kiến là không đáng tin tưởng. Thứ nhất, như một người đàn ông kể chuyện mình yêu một phụ nữ, nhưng hỏi về diện mạo, dòng họ, gia đình, xứ sở của người nữ, thì anh ta không biết gì cả. Sự tường thuật ấy là hư dối.

Thứ hai, một người bắc thang muốn leo lên hư không mà nói là đang leo lên nhà trên; như thế là vọng tưởng. Những người không biết rõ Phạm Thiên ở đâu mà muốn được tiếp nhận lên Phạm Thiên thì cũng vậy.

Thứ ba, như một người muốn qua sông A-di-la; đứng bên này mà gọi bờ, thì bờ kia không thể xáp lại bên này để cho bước qua được, trừ phi người ấy phương tiện làm bè. Cũng vậy, người bị ràng buộc với ngũ dục mà mong sinh Phạm thiên.

Tiếp theo, Phật hỏi hai thanh niên về các phẩm tính nơi Phạm Thiên, và những người muốn sinh lên Phạm thiên. Phạm Thiên là vị không có san tâm, hận tâm, hại tâm, không ôm giữ của cải, hoàn toàn tự tại. Vậy, những người còn sân tâm, hận tâm, hại tâm, còn giữ chặt của cải, không được hoàn toàn tự tại, thì không thể cộng trú với Phạm Thiên. Vì bản tính bất đồng. Đây là điều mà về sau phát triển thành thuyết Phạm Ngã đồng tính trong triết học Ấn độ.

Hai thanh niên bèn hỏi Phật về con đường chân chính dẫn đến Phạm Thiên. Trước khi trả lời, Phật nêu thí dụ. Một người sống tại nơi mình sinh từ nhỏ đến lớn; nếu được ai hỏi đường đi đến chỗ đó, tất nhiên người ấy sẽ chỉ dẫn rành rẽ, không thể sai lạc được. Phật đối với Phạm Thiên cũng vậy.

Để có thể tái sinh lên Phạm Thiên, trước hết cần phải đồng tính với Phạm Thiên. Làm thế nào để trở thành đồng tính với Phạm Thiên? Phật giảng về sự tu tập bốn Phạm trụ (Brahmavihāra): từ, bi, hỷ, xả. Nếu ai thành tựu bốn vô lượng tâm này, sau khi chết chắc chắn tái sinh lên Phạm Thiên.

-ooOoo-

 

27. Kinh Sa-môn quả

 

[Pāli: Samññaphalasutta, D 2]

A-xà-thế (Ajātasattu) trước đây nghe lời xúi dục của Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) đã giết cha để cướp ngôi.

Vào một đêm rằm, trăng đẹp,vua ngự lên lầu cùng quần thần, thể nữ. Cảm hứng, vua hỏi tả hữu quần thần nên làm gì vào lúc đêm trăng đẹp như thế này. Tùy theo sở thích mỗi người đề nghị theo cách riêng của mình. Trong đó có nhiều người đề nghị đến thăm viếng và luận đạo với các Tông sư ngoại đạo hiện đang trú tại Vương xá thành, nổi tiếng bấy giờ gọi là Lục Sư. Vua im lặng. Cuối cùng, y sỹ Kì-bà đề nghị đến gặp Phật, bấy giờ đang ngụ tại vườn Xoài của ông. Vua nhận lời.

Với đoàn tùy tùng hộ giá, voi ngựa, rầm rộ kéo đến vườn Xoài. Đến cách vườn không xa, A-xà-thế bỗng cảm thấy kinh sợ, lông tóc dựng đứng. Y Sỹ Kì-bà trấn an vua, khuyến khích hãy tiến tới, sẽ được nhiều lợi ích. A-xà-thế kinh sợ và kinh ngạc vì sao một tập thể Tỳ-kheo đông như vậy trong khu vườn này, mà khu vườn hoàn toàn im lặng không một tiếng động?

Vua bước vào giảng đường. Phật ngồi giữa, chúng Tỳ-kheo vây quanh. Nhìn khung cảnh yên tĩnh, vua chợt cảm thán: "Mong sao thái tử Ưu-đà-di cũng được trầm lặng như vậy."

Chào hỏi xong, A-xà-thế hỏi Phật: Mỗi người theo chức nghiệp của mình, thảy đều có kết quả hiện tại. Kết quả thiết thực hiện tại của sa-môn là gì?

Vua nói,  trước đây đã từng đặt câu hỏi này với Lục Sư, nhưng không được hài lòng. Rồi lần lượt thuật lại những lần hội kiến ấy, với chi tiết đầy đủ về lập trường chủ trương của họ. Nhóm Lục Sư gồm có:

1. Phất-lan Ca diếp (Pūraṇa-kassapa), vớ chủ trương thuyết phi nghiệp hay vô tác (akiriyavāda), hành vi thiện hay ác không mang lại kết quả báo ứng gì.

2. Mạt-già-lê Câu-xá-lị (Makkhali-Gosāla), chủ trương đoạn diệt luận (ucchedavāda), không có đời sau, không có linh hồn các thứ. Nhưng theo bản Pāli, đoạn thuật trong Hán dịch là phần đoạn diệt luận của Ajita Kesakambali. Chủ trương của Makkhali Gosāla là thuyết luân hồi tịnh hóa (saṃsārasuddhi).

3. A-kì-đa Sí-xá-khâm-bà-la XE "A-kyø-ña Sí-xaù-khaâm-baø-la"  (Ajita-Kesakambala), chủ trương đoạn diệt luận (ucchedavāda).

4. Bà-phù-đà Già-chiên-na (Pakudha- Kaccāyana), mà chủ trương theo Pali thuyết không biến chuyển (aviparriṇama), không có sáng tạo, không có bị tạo. Nhưng trong Hán dịch, chủ trương của ông là thuyết luân hồi tịnh hóa, đồng với phần đầu của Makkhali Gosāla được thuật trong Pāli.

5. Tán-nhã-di Tì-la-lê-phất XE "Taùn-nhaõ-di Tyø-la-leâ-phaát"  (Sañjaya Balaṭṭhiputta), theo xu hướng hoài nghi, ngụy biện luận (amarāvikkhepika), trả lời vấn đề uốn lượn như lươn trườn.

6. Ni-kiền Thân Tử (Nigaṇṭha-Nāta-putta), theo bản Pāli, chủ trương bốn loại phòng hộ (cātuyāmasaṃvarasaṃvuto), nhưng trong Hán dịch không nêu chủ trương gì mà chỉ khẳng định "Tôi là bậc Nhất thiết trí" thấy tất cả, biết tất cả.

Sau cùng, A-xà-thế đặt lại câu hỏi với Phật: kết quả thiết thực hiện tại của sa-môn là gì?

Trước hết, Phật nêu hai trường hợp: một người nô tì của vua, và một người dân tự do khác; khi hai người này từ bỏ thế tục xuất gia học đạo, vua vẫn đối xử với họ như trước kia là nô tì và thuộc hạ của mình hay không? Vua đáp: Không; mà trái lại phải kính trọng họ.

Phật nói, đó là kết quả thiết thực hiện tại của sa-môn. Nhưng kết quả ấy dung tục. Còn có kết quả cao hơn nữa, vi diệu hơn nữa. Kết quả đó là gì? Bản Pāli tường thuật chi tiết, từ khi có Phật xuất thế, thiện gia nam tử phát tín tâm xuất gia, lần lượt thành tựu giới, căn luật nghi, cho đến chứng lậu tận trí. Chi tiết tương đương Hán dịch trong kinh A-ma-trú. Vì vậy, ở đây, bản Hán không lặp lại chi tiết nữa, mà chỉ tóm lược trong vài ba dòng.

Sau thời pháp, A-xà-thế tỉnh ngộ, tỏ bày sự hối hận về hành vi bạo nghịch giết cha trước đây, và phát tâm quy y Tam bảo, thọ trì năm giới, thành người ưu-bà-tắc, rồi thỉnh Phật và Tăng vào vương cung để cúng dường.

Khi A-xà-thế đã đi rồi, Phật nói với các Tỳ-kheo, nếu trước kia vua không giết cha thì bây giờ đã có thể đắc Sơ quả.

-ooOoo-

 

28. Kinh Bố-tra-bà-lâu

 

[Pāli: Poṭṭhapādasutta, D 9]

Một ngoại đạo xuất gia, Phạm chí Bố-tra-bà-lâu (Poṭṭhapāda) thuật lại Phật nghe về tranh luận vừa xảy ra trong một buổi hội luận giữa các Phạm chí: nguyên nhân tưởng sinh và nguyên nhân tưởng diệt. Tưởng (saññā) đây là tưởng uẩn trong năm uẩn, là sở y của ngôn ngữ và tư duy. Từ vấn đề tưởng, liên hệ đến vấn đề tự ngã. Từ vấn đề tự ngã, liên hệ vấn đề tồn tại tự thân đồng thời và dị thời trong các giới hệ. Đó là ba đề tài trọng điểm của Kinh.

Về tưởng, Phật chỉ rõ nhân và duyên cho tưởng sinh và tưởng diệt. Nhận thức vấn đề này phải y cứ trên quá trình sinh và diệt của tưởng từ tán tâm đến định tâm qua các bậc thiền và định, cho đến cuối cùng tưởng hoàn toàn diệt trong tưởng thọ diệt tận định. Trong quá trình đó, bằng phương pháp nào mà hành giả diệt tưởng cấp thấp để làm phát sinh tưởng cấp cao hơn.

Chúng sinh được thấy là đang tồn tại tức đang sống vì nhận thấy có hoạt động của tưởng bất kể trong cấp bậc nào. Cho đến nhập tưởng thọ diệt, bấy gìơ tuy vẫn tồn tại nhưng nhìn bên ngoài thì như là đã chết. Vì vậy, tưởng liên hệ đến tự ngã. Nói cách khác, nếu không thấy dấu hiệu hoạt động của tưởng, không thể quan niệm được tồn tại của ngã. Do bởi tưởng sai biệt theo cấp bậc, hoạt động với đối tượng lớn hay nhỏ, cục bộ hay vô hạn, mà quan niệm về tự ngã cũng bất đồng theo. Có chủ trương thân tứ đại Dục giới là tự ngã; hoặc thân Dục giới thiên, hoặc Sắc, Vô sắc giới thiên là tự ngã. Phật nói, chỉ có thể biết rõ điều này nếu biết rõ tưởng sinh và tưởng diệt. Nhưng do tập quán dị biệt, xu hướng dị biệt, sở thích dị biệt, những Phạm chí như Bố-tra-bà-lâu không thể hiểu được vấn đề tưởng sinh tưởng diệt.

Do căn cơ hay thiên tính sai biệt như vậy, để có thể hiểu hay không hiểu vấn đề, cho nên Phật thuyết pháp có điều được ký thuyết, có điều không được ký thuyết. Đây là trọng điểm thứ hai của Kinh. Bản chất của vấn đề ngã hay vô ngã mà vì lý do thực tiễn được liệt vào mười bốn vô ký, là những vấn đề Phật không đề cập đến. Những vấn đề này bao gồm ngã và thế giới thường hay vô thường, hữu hạn hay vô hạn, tồn tại hay không tồn tại, đồng nhất dị biệt thân. Đó là vấn đề trọng yếu nhất trong các tranh luận tư tưởng giáo thuyết thời Phật, và cả sau này. Ngoại đạo thường công kích Phật vì không trả lời thẳng vấn đề. Các đệ tử Phật cũng có vị bất mãn vì Phật không trả lời vấn đề. Ở đây, Phật khẳng định, chỉ ký thuyết những gì hữu ích, dẫn đến diệt trừ hữu lậu, đạt đến giải thoát, Niết-bàn.

Nhân khi Bố-tra-bà-lâu thuật lại chỉ trích của các Phạm chí, Phật nêu lại bản chất của vấn đề: cái gì thực và cái gì hư dối? Ngã và thế giới thường hay vô thường, đời sau thuần khổ hay thuần lạc; những người tuyên bố quan điểm mà chưa hề chứng nghiệm điều mình tuyên bố, chẳng khác nào một người đàn ông khoe mình thông gian với một phụ nữ mà thực tế phụ nữ ấy không hề tồn tại. Nhưng, từ trên chính thân tứ đại này mà nhận thức đâu là thanh tịnh, ô nhiễm, là điều mà ai cũng có thể chứng nghiệm. Trừ ô nhiễm, được thanh tịnh, từ thấp lên cao, như quá trình tưởng sinh tưởng diệt qua các cấp, cho đến giải thoát, cứu cánh an lạc.

Đến đây, Tượng Thủ Xá-lợi-phất, nguyên là Tỳ-kheo đã hoàn tục, hỏi Phật về quan hệ tồn tại của tự thân và giới hệ. Vấn đề như sau: từ tự thân tứ đại thuộc Dục giới, tu tập thăng tiến lên các cấp cao, cùng với quá trình tưởng sinh tưởng diệt qua các bậc thiền định, khi tự thân Dục giới có đồng thời tồn tại với thân thuộc các giới hệ kia, Sắc và Vô sắc, hay không? Nhận thức được vấn đề sẽ có thể xác nhận điều nói rằng "Trong quá khứ tôi đã từng hiện hữu; không phải không hiện hữu. Trong vị lai, tôi sẽ sinh, chứ không phải không có; trong hiện tại, tôi đang tồn tại. Chứ không phải không có".

Sau bài pháp này, phạm chí Bố-tra-bà-lâu xin xuất gia, và rồi bằng tinh cần tu tập cuối cùng ông đắc quả A-la-hán.

-ooOoo-

 

29. Kinh Lộ-già

 

[Pāli: Lohiccasutta, D 12]

Bà-la-môn Lộ-già (Lohicca) thỉnh Phật và Tăng về nhà cúng dường, nhưng lại có ác kiến này: "Các Sa-môn, Bà-la-môn đã tự mình chứng đắc thiện pháp rồi, không nên thuyết pháp cho người khác. Việc ấy chỉ là pháp tham ác. Như phá ngục cũ lại xây ngục mới."

Người thợ hớt tóc được ông bà-la-môn sai đến Phật để báo giờ. Ông này thuật lại quan điểm ấy với Phậy, và thỉnh cầu Phật dứt trừ ác kiến.

Sau khi thọ thực xong, Phật thuyết pháp, hỏi lại ông bà-la-môn về quan điểm đã được thuật. Ông bà-la-môn xác nhận đó là sự thật.

Trước hết, Phật nêu có ba hạng tôn sư ở đời đáng bị chỉ trích, theo quan điểm của Lộ-già.

Hạng thứ nhất, đạo nghiệp chưa thành mà lại đi thuyết pháp. Thầy ấy không được đệ tử tôn kính. Thầy trò chỉ nương nhau để sống mà thôi. Hạng thầy này hoàn toàn chưa chứng được pháp thiện cũng chưa diệt được phiền não mà lại đi thuyết pháp, chẳng khác nào phá ngục cũ mà xây ngục mới. Đó là pháp tham ác.

Hạng thứ hai, tuy chứng đắc một ít pháp thượng nhân, nhưng đạo nghiệp vẫn chưa thành tựu mà lại đi thuyết pháp. Cũng chẳng khác nào xoa lưng cho người mà thôi. Đó là pháp tham ác.

Hạng thứ ba, tuy đầy đủ pháp thượng nhân, nhưng đạo nghiệp chưa thành tựu hoàn toàn. Lợi mình chưa thành, lại đi thuyết pháp. Chẳng khác nào bỏ cỏ ruộng mình mà đi cày ruộng cho người khác. Đó là pháp tham ác.

Nhưng có hạng Tôn Sư bậc nhất, vị ấy thành tựu Chính giác, đầy đủ Minh Hành. hạng Tôn Sư ấy thuyết pháp để dẫn người chứng đắc bốn Thánh quả. Nói cách khác, Ngài đã hoàn thành tự lợi, rồi lại thuyết pháp lợi người. Ai ngăn vị ấy thuyết pháp, cản người nghe pháp vị ấy thuyết, người này có tâm bất thiện, sẽ tái sinh vào cõi khổ. Cũng như vua Ba-tư-nặc xuất tài sản vương gia mà chu cấp cho người khác; ai cản trở vua làm việc này là bất thiện. Cũng như bà-la-môn muốn xuất của cải riêng của mình để cung cấp cho người, ai cản trở, người ấy bất thiện. Người có tâm bất thiện tất sẽ đọa đường dữ.

Sau bài pháp, Lộ-già từ bỏ ác kiến.

-ooOoo-

 

30. Kinh Thế ký

 

[Không có Pāli tương đương]

Kinh này dài nhất trong toàn bộ Trường A-hàm, chiếm khoảng một phần, gồm năm quyển Hán dịch, từ quyển 18 đến 22. Về nội dung, có thể được xem quảng diễn chi tiết Kinh Tiểu duyên mà tương đương Pāli làAggaññasutta, D 27. trong Kinh có nhiều chi tiết có thể được tìm thấy trong văn hiến Pāli, nhưng cũng có rất nhiều chi tiết chưa tìm thấy. Những chi tiết này có thể là những mẫu thần thoại được lưu truyền tại các vùng dân tộc mà các vị truyền kinh thuộc Thượng tọa bộ Pāli không có quan hệ hay biết đến. Tuy thoạt nhìn sơ khởi, nhiều chi tiết của Kinh mang nhiều tính chất thần thoại hoang đường, nhưng dưới con mắt của nhà thần thoại học, chúng chứa đựng những ký ức lịch sử của mỗi dân tộc, cung cấp khá phong phú nguồn tài liệu về thời cổ đại, và lên đến các thời tiền sử, của loài người.

Nội dung toàn bộ kinh có thể được chú trọng trên hai điểm:

- Thế giới quan Phật giáo, qua các chu kỳ sáng thế và tận thế, tức trải qua các thời thành kiếp, trung kiếp rồi hoại kiếp. Thế giới quan này bao gồm thiên nhiên, gọi là khí thế gian, và sinh vật tồn tại trong đó, gọi là hữu tình thế gian. Thế giới như vậy trải qua các chu kỳ thành, trụ, hoại, không; rồi lại thành trụ, hoại không; tiếp diễn bất tận; như bánh xe quay liên tục.

- Thế giới như vậy tùy theo trình độ cảm thọ lạc và khổ mà được phân thành nhiều cấp, mà ta có thể gọi nhiều tầng sinh thái khác nhau. Thấp nhất là các địa ngục thuần khổ và cùng cực khổ, cao nhất là chư thiên thuần lac, cho đến cùng cực lạc. Không gian cho các giai tầng sinh thái ấy trải rộng theo nhiều chiều, gọi là mười phương thế giới, mà số lượng trong một phạm vi cõi Phật là ba nghìn đại thiên thế giới: một nghìn thế giới với một mặt trời, mặt trăng là một tiểu thiên. Một nghìn tiểu thiên họp thành một trung thiên. Một nghìn trung thiên họp thành một đại thiên. Trong các cõi và các giai tầng tồn tại, tuổi thọ lấy theo nhân loại làm chuẩn thì dài đến vô lượng, kéo dài đến gần con số vô cùng. Với thời gian vô tận và không gian vô biên từ điểm đứng của loài người mà nhìn như vậy, nhưng tất cả đều phải chịu quy luật vô thường, biến dịch. Sinh lên cõi trời cao nhất, hay đọa xuống địa nguc đau khổ nhất với tuổi thọ cực kỳ lâu để thọ lạc hay thọ khổ, nhưng từ chỗ cực cao rồi sẽ rơi xuống, từ chỗ cực thấp rồi sẽ cất lên; thăng trầm bất định. Đó là ý nghĩa của tồn tại. Thấy như vậy mà tỉnh ngộ để biết con đường xuất ly, tìm cầu giải thoát cho mình và cho người. Đó là điều mà Kinh thường xuyên nhắc, sau mỗi khi kể về một biến cố của thế giới.

Kinh chia làm 12 phẩm:

1. Phẩm Diêm-phù-đề:

Lấy chuẩn từ vùng Ngũ hà, tạm gọi là khu vực khởi điểm văn minh Ấn độ, lần xuống phương nam là châu Diêm-phù-đề. Theo Kinh kể, nói phía nam là chỉ vị trí ở phía nam núi Tu-di. Gọi là Diêm-phù, vì vùng đất này mọc lên rất nhiều rừng cây diêm-phù mà tiếng Phạn nói là jambu. Nếu theo mô tả của Kinh thì cây này chỉ có trong thần thoại. Nhưng theo thực tế, thì đây có thể là loại cây hồng táo, tìm thấy tại các vùng nhiệt đới, nhiều nhất là ở Ấn độ, Pakistan, và Nam Á.

Liên hệ với châu Diêm-phù-đề, phía đông có Phất-vu-đãi, mà nguyên gốc Sanskrit của nó là Pūrvavideha, tương đương Pāli là Pubbavideha; dịch nghĩa là Đông Thắng thân, là châu lục mà ở đó con người có thân hình đẹp đẽ.

Phía tây có châu Cù-đa-ni, mà Sanskrit là Godānīya. Pāli cũng đồng. Dịch là Ngưu hóa châu. Hóa ở đây có nghĩa là hóa vật, tức vật ngang giá dùng trong giao dịch. Nói cách khác, ở đây, tài sản được tính bằng trâu bò.

Với mỗi châu, Kinh mô tả chi tiết hình dáng, diện tích, khí hậu, sản vật, con người. Vị trí của các châu này đều lấy núi Tu-di làm tâm điểm.

2. Phẩm Uất-đan-viết:

Nói riêng về châu lục phía bắc Tu-di. Phổ thông trong văn hệ Hán, châu này được phiên là Bắc Câu-lâu, mà Sanskrit là Uttara-Kuru, chỉ vùng đất phía bắc KuruKuru là một trong 16 vương quốc lớn trong thời Phật, thường được nhắc đến trong các Kinh. Tuy vậy, theo đại thể, Kuru ở đây hẳn là một vương quốc thần thoại, và Bắc Kuru cũng là vùng đất thần thoại, có thể tận phía bắc ngoài dãy Thông lĩnh. Xa hơn nữa, về lịch sử, có thể là vùng đất ở phía bắc các thành bang Sumeria cổ đại.

Châu này được kể riêng vì sinh hoạt xã hội ở đây khác hẳn ba châu kia. Trong châu này, hoàn toàn chưa có hình thức sinh hoạt sản xuất. Thực phẩm, có loại lúa tự nhiên không cần gieo trồng. Về y phục, có loại cây tự nhiên sản xuất ra áo quần, ai cần thì đến lấy. Các dụng cụ khác như chén bát, đàn địch, hương liệu, cũng được cung cấp tự nhiên như vậy. Dân ở đây không có khái niệm về gia đình, vợ chồng, cha mẹ và con cái. Trai gái thích nhau, dẫn vào chỗ khuất nào đó, rồi chia tay. Trẻ nít mới sinh, bỏ giữa đường, mọi người đi ngang qua, chăm sóc nó. Không có các tội ác như giết nhau, trộm cắp, nói dối; nghĩa là không hề có khái niệm về đạo đức. Vì vậy, ở đó không hề biết Phật pháp. Ngay cả các thuyết ngoại đạo, ở đây cũng không biết. Ở đây cũng không có các thứ bịnh tật như ba châu kia, cho nên ai cũng sống hết thọ lượng của mình, không có chết yểu.

3. Phẩm Chuyển luân thánh vương:

Chuyển luân Thánh vương chỉ xuất hiện trong châu Diêm-phù, nhưng chinh phục luôn cả ba châu kia, và như vậy thống trị cả bốn châu thiên hạ. Chi tiết về thành lập đại đế quốc này, với đời sống sung túc thịnh vượng, như được kể trong Kinh Chuyển luân vương nói về vua Đại Thiện Kiến (Mahāsudassana) ở phần trước.

4. Phẩm Địa ngục:

Bên ngoài bốn châu thiên hạ bao bọc bởi một dãy núi Đại kim cang. Ngoài dãy này lại bao thêm một dãy núi Đại kim cang nữa. Khoảng trung gian hai dãy núi là vùng không gian tối mịt, không ánh sáng nào có thể lọt vào. Dù đại thiên thần có đại uy lực cũng không rọi ánh sáng vào đó được. Tại đó có tám địa ngục lớn, nơi chỉ thuần khổ, không hề có chút lạc. Chung quanh mỗi địa ngục lớn có 16 địa ngục nhỏ. Kinh mô tả chi tiết các hình thức thọ khổ của các chúng sinh trong các địa ngục này.

5. Phẩm Long điểu:

Về các loại rồng và quái điểu. Từ mà ta quen gọi rồng, Sanskrit nói là nāga, cũng thường chỉ các loại rắn lớn như mãng xà hay rắn thần. Có khi chỉ loại voi có thân hình to lớn. Ta cũng có thể xem các loại rồng hay nāganày là các khủng long cổ đại. Chúng được chia làm bốn loại: loại sinh từ trứng, sinh từ bào thai, sinh bởi thấp khí, và sinh bởi biến thái. Các loại rồng này đều sồng dưới đáy biển.

Các quái điều là garuda, kim súy điểu, chim cánh vàng. Chúng cũng gồm bốn loại: noãn, thai, thấp, hóa như loài rồng. Chúng sống ở bờ biển phía bắc, trên một đại thụ. Thực phẩm của các quái điểu cánh vàng là rồng. Quái điểu thai sinh chỉ có thể bắt loại rồng thai sinh mà ăn thịt. Các loại kia cũng vậy.

6. Phẩm A-tu-la:

Các a-tu-la sống trong biển bắc của Tu-di. Cung điện, thành quách, được mô tả cũng gần như trên trời Đao-lị. Trong hàng Dục giới, các A-tu-la thường được xếp sau chư thiên vì sức mạnh ngang với chư thiên Đao-lị. Nhưng vì cấp thọ lạc, có khi bị xếp xuống cấp dười loài người, vì chúng là loài nhiều sân hận, thường bị hành hạ bởi sự sân hận của mình. Trong các thủ lãnh A-tu-la có thủ lãnh tên là La-hầu (Rahū); mỗi khi thịnh nộ, lấy tay che mặt trời mặt trăng khiến sinh hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực.

7. Tứ thiên vương:

Trên A-tu-la  một bậc là cõi trời Tứ thiên vương (S. Catūrmahārājakāyika-devā; P. Catummahārājikā), được ngự trị bởi bốn vị Hộ thế thiên vương. Mỗi vị trấn một góc Tu-di để bảo vệ trời Đao-lị ngăn quân A-tu-la kéo lên tấn công.

8. Phẩm Đao-lị thiên:

Đao-lị là phiên âm (S. Trāyastriṃśa; P. Tāvatiṃsa), dịch là Tam thập tam thiên, là cõi trời thứ hai thuộc Dục giới, được ngự trị bởi 33 vị Thiên vương mà đứng đầu là Thiên đế Thích. Cõi trời này ở ngay trên đỉnh Tu-di.

Trong cõi này, có rất nhiều cung điện, thành quách. Trung tâm là Thiện pháp đường (P. Sudhammā-sālā XE "Sudhammaø-saølaø" , S. Sudharmā devasabhā), là Hội trường của chư thiên, nơi tập họp nghị sự của chư thiên Đao-lị. Vị trí ở trong thành Thiện kiến, là nội thành của Thiên đế. Phía Bắc Thiện pháp đường là cung điện riêng của Thiên đế. Chung quanh có các khu vườn dành cho các đẳng cấp thiên thần khác nhau vào thưởng ngoạn, hưởng lạc. Khoảng giữa các khu vườn có cây đại thọ gọi la cây Trú độ, nghĩa đen là đo bóng ngày. Nó là một loại thời khắc kế của chư thiên. Gốc Sanskrit của nó Pārijātaka (P. Pāricchattaka). Trong Câu-xá, Huyền Trang dịch là Viên sinh thọ.

Kinh cũng tường thuật chi tiết sinh hoạt của chư thiên ở đây, nói về các thú vui, về lượng tuổi thọ v.v…

9. Phẩm Tam tai:

Nói về ba tai kiếp, ba kiếp tai họa, hay ba chu kỳ dẫn đến hủy diệt thế giới hoàn toàn.

 

Thứ nhất, tai kiếp lửa.

 

Mỗi tai kiếp gồm hai phần, phần đầu là sự biến mất của các chúng sinh ở những cấp mà tai kiếp sẽ xảy ra. Tai kiếp thứ nhất hủy diệt toàn bộ địa ngục, lên cho đến toàn bộ Sơ thiền bao gồm cả Phạm thiên giới. Các chúng sinh địa ngục dần dần thọ hết tội báo, hoặc tái sinh lên làm người, hoặc sinh lên cao hơn. Những nghiệp dẫn tái sinh các cõi thấp từ súc sinh xuống đến địa ngục, nếu còn lại, gọi là túc tàn nghiệp, thì chúng bấy giờ do nhân duyên cộng nghiệp nên không hiện hành; tất nhiên là không bị mất hẵn. Bấy giờ thế gian chỉ có từ cõi người trở lên. Trong đó, hết thảy đều tu tập, và chứng các bậc từ Nhị thiền trở lên. Tất cả loại nghiệp từ Sơ thiền trở xuống đều không hiện hành. Do đó, khi các chúng sinh này mạng chung thảy đều tái sinh từ các cõi thuộc Nhị thiền trở lên. Cho đến lúc, toàn bộ thế giới hữu tình từ Sơ thiền trở xuống biến mất. Bấy giờ bắt đầu phần hai của tai kiếp.

Quả đất bị hâm nóng bởi bảy mặt trời lần lượt xuất hiện. Trước hết do một trận đại cuồng phong làm lệch quỹ đạo mặt trời, khiến cho hai mặt trời xuất hiện, rồi ba, cho đến bảy. Sông ngòi khô cạn, rồi nước biển cạn cho đến khô kiệt. Rồi quả đất bốc cháy. Lửa thiêu hủy lên đến cõi Phạm thiên, ngưng lại phía dưới Quang âm thiên. Một thời gian lâu dài về sau, thế giới được phục hồi, từ cõi Phạm thiên trở xuống được cấu tạo trở lại. Các chúng sinh từ các cõi trời trên, khi phước tận, hành tận, chết ở đó, và do túc tàn nghiệp trước kia còn lại bây giờ hiện hành để dẫn tái sinh trở lại các cõi dưới. Thế giới hữu tình bắt đầu phục hồi, từ Sơ thiền, xuống đến địa ngục.

Đó là chu kỳ hủy diệt thứ nhất, do bởi lửa.

 

Thứ hai, do bởi nước.

 

Cũng chia làm hai phần như trên. Tai kiếp lần này hủy diệt lên đến toàn bộ Nhị thiền. Các chúng sinh lần lượt tái sinh lên các cõi Tam thiền hoặc cao hơn. Từ Nhị thiền trở xuống, thế giới hữu tình trống không. Sau đó một đám mây đen lớn tụ lại, đổ mưa xuống khắp nơi. Nước nóng như đun sôi, làm tiêu chảy hết các thứ đá, sắt thép, cho đến cả kim cang. Tất cả thiên cung cũng tiêu rụi, cho đến khi toàn bộ khí thế gian từ Nhị thiền trở xuống tiêu hủy sạch hết. Cũng như trước, một thời gian sau, thế giới bắt đầu được tái tạo, toàn bộ từ Nhị thiền xuống đến các tầng địa ngục. Do túc tàn nghiệp, các chúng sinh lần lượt tái sinh xuống, cho đến địa ngục. Như thế là tròn một chu kỳ hủy diệt thứ hai do bởi nước.

 

Thư ba, do bởi gió.

 

Chu kỳ này hủy diệt lên đến toàn bộ các cõi Tam thiền. Các chúng sinh lần lượt tái sinh lên Tứ thiền. Sau đó, một cơn lốc vũ trụ gọi là gió đại tăng-già nổi lên, xoáy mọi vật, từ các thiên cung, cho đến núi non, va chạm nhau, nghiền nát lẫn nhau, cho đến tất cả trở thành tro bụi. Gió thổi đám tro bụi bay tứ tán không còn dấu vết gì, thế giới hoàn toàn trống rỗng. Một thời gian lâu dài về sau nữa, thế giới bắt đầu phục hồi. Cũng như các lần tai kiếp trước, thiên giới và địa ngục lần lượt tràn đầy các hạng chúng sinh. Chu kỳ hủy diệt thứ hai hoàn tất.

10. Phẩm Chiến đấu:

Tường thuật các trận chiến giữa chư thiên Đao-lị và A-tu-la. Trước kia, cõi Đao-lị là thế giới của A-tu-la. Sau đó, 33 chúng sinh do phước báo rất lớn từ cõi người tái sinh lên. Do phước báo lớn, nên uy lực ngang với các thủ lãnh A-tu-la. Giai đoạn đầu, hai bên sống chung hòa bình. Nhưng A-tu-la thường buông trôi trong say sưa, phóng dật. Do đó, vào một dịp, khi các A-tu-la uống rượu say, 33 thiên thần này bèn hợp lực trói chúng lại, liệng xuống biển bắc. Sau đó, họ chiếm lĩnh Đao-lị, sắp đặt các đội quân bố phòng.

Các thủ lãnh A-tu-la sau khi tỉnh rượu, bèn tập hợp lực lương để chiếm lại Thiên cung. Trước khi đổ bộ lên đất liền chúng đụng độ với lực lương phòng thủ thứ nhất của Đế Thích là loài rồng, do Long vương Bạt-nan-đà chỉ huy.

Khi tuyến phòng thủ thứ nhất bị vỡ, Long vương dẫn quan rút lui về tuyến thứ hai hợp lực với quân Ca-lâu-la, tức kim súy điểu, ngăn chặn. Khi tuyến phòng thủ này cũng bị vỡ, các quỷ thần lại rút lui về tuyến thứ ba trấn bởi các quỷ thần Trì hoa, rồi lui về tuyến thứ tư trấn bởi các quỷ thần Thường lạc.

Tuyến cuối cùng bảo vệ cung thành của Đế Thích, trấn giữ bởi bốn vị Đại thiên vương. Nếu quan của Tứ Đại thiên vương cũng không đủ lực đẩy lui A-tu-la trở xuống biển, Thiên đế Thích đích thân lâm chiến. Ông cầu viện trợ lên các cõi trời trên, cho đến trời Tha hóa tự tại.

Đế Thích trực tiếp điều quân đánh nhau với A-tu-la, nhưng chống không lại, bèn rút lui tháo chạy. Quân A-tu-la đuổi theo truy kích. Khi xe Đế Thích tháo chạy đến gần một gốc cây trên đó có tổ chim con. Vì ông giữ giới bất sát, không thể làm hại chim con. Nếu kéo cả đoàn quân chạy ngang qua tổ chim sẽ bị rơi và chim con sẽ chết. Suy nghĩ như vây, Đế Thích liều bảo quân hộ giá quay xe trở lại chiến đấu. Đoàn quân A-tu-la đang đuổi theo, chợt thấy xe Đế Thích quay trở lại, tưởng là mình đã lọt vào ổ phục binh, chúng hoảng sợ, quay lại tháo chạy. Quân của Đế Thích nhân cơ hội, quay lại phản công. Cuối cùng bắt sống được thủ lãnh A-tu-la, trói dẫn về thiên cung.

Vì chỉ muốn hòa bình, Đế Thích bèn tổ chức hội luận với thủ lãnh A-tu-la, về công lý chiến tranh và hòa bình. Cuối cùng, Đế Thích lại chiến thắng trong luận chiến, Au-tu-la không còn cớ gây chiến nữa.

Kinh kết luận: Chư thiên và A-tu-la đánh nhau, là do bởi dục vậy.

11. Phẩm Ba trung kiếp:

Giữa thành kiếp và hoại kiếp, những chu kỳ tiến hóa và suy thoái của chúng sinh, lấy nhân loại làm tâm điểm, gọi là các trung kiếp. Mỗi trung kiếp được đánh dấu bằng sự kiện tăng hay giảm của tuổi thọ. Thoạt đầu, tuổi thọ trung bình nhân loại cực lâu là 8 vạn tuổi, giảm dần cho đến tuổi thọ trung bình chỉ còn 10 tuổi. Tuổi thọ càng giảm, sự phát triển về các mặt sinh dục và trí lực càng nhanh. Đó là một trung kiếp. Rồi từ 10 tuổi, tăng dần lên đến 8 vạn tuổi, như vậy hết một kiếp. Từ kiếp thành cho đến kiếp hoại, tựu trung có 20 đợt tăng giảm như vậy.

Khi kiếp giảm đến tuổi thọ trung bình chỉ 10 tuổi, đao binh tai nổi lên.Trong tâm mỗi con người bấy giờ chỉ độc nhất một niệm ác là giết. Cho nên, gặp ai là giết, như thợ săn gặp nai trên rừng. Ngọn cỏ lá cây đều biến thành vũ khí giết người lợi hại.

Phần lớn nhân loại bị tiêu diệt bởi đại họa này. Một số ít còn sống sót. Bấy giờ xảy ra tật dịch tai. Có lẽ do tàn sát nhau, chết nhiều quá không chôn cất hết, môi trường trở thành kịch độc, nên tật dịch lây nhiễm khởi lên, giết thêm hàng loạt con người nữa.

Số ít còn lại, có lẽ do bởi chiến tranh và tật dịch, nên thực phẩm trở thành khan hiếm, nạn đói xảy ra, giết thêm hàng loạt con người nữa.

Số ít còn lại bắt đầu tỉnh ngộ. Hoặc số ác tâm đã tàn sát lẫn nhau sạch hết rồi, số thiện ít ỏi còn lại trốn thoát các tai họa. Họ khuyến khích nhau tu thiện. Do thiện nghiệp được tích lũy, tuổi thọ càng lúc càng tăng, cho đến 8 vạn như trước kia.

Hết chu kỳ giảm rồi lại tăng. Hết chu kỳ tăng như vậy rồi lại giảm. Khi tăng tối đa, con người vì sung sướng quá, buông lung, dần dà quên mất tu thiện nên thoái hóa, đọa lạc. Cho đến giới hạn chót, lại hồi tỉnh, tu tập trở lại. Như vậy là vòng quay của thiện ác, tạo thành vòng quay của thế giới, sinh thành rồi hủy diệt. Diệt rồi lại sinh, lưu chuyển bất tận.

Tuy nhiên, chu kỳ tam tai kể trên không thống nhất trong các kinh luận. Chủ yếu có hai giải thích. Hoăc cả ba tai xảy ra liên tiếp trong một trung kiếp, đặc trưng là trung kiếp giảm. Hoặc cách khác, mỗi trung kiếp đặc trưng bởi tai họa, do đặc trưng bởi hoặc sân nhiều thì sinh đao binh tai; si nhiều thì sinh tật dịch tai; tham nhiều thì sinh cơ cẩn tai, đói kém. Tuy nhiên, những bất đồng này không quan trọng. Kinh điển chỉ cốt nhấn mạnh đến ý nghĩa vô thường, biến dịch, và sự thăng tiến hay thoái hóa do nguyên nhân thời đại của con người.

12. Phẩm Thế bản duyên:

Nội dung phẩm này gần đồng nhất với Kinh Tiểu duyên, chỉ có thuật chi tiết hơn. Như sự hình thành núi Tu-di, bốn châu thiên hạ. Nhưng cũng không chi tiết hơn các phẩm trên, mà chỉ chú trọng vào sự phát sinh và tiến hóa của con người và xã hội loài người, từ khởi thủy cho đến thời đức Thích Tôn.

Kinh cũng thiết lập phả hệ truyền thừa các đời vua, kể từ vị đầu tiên do dân bầu gọi là Đại bình đẳng chủ, truyền cho đến thời vua Tịnh Phạn và Thái tử Bồ tát Tất-đạt-đa và cuối cùng là La-hầu-la; nghĩa là phả hệ của dòng họ Thích của đức Thích Tôn.

 

KINH AN TRÚ THANH TỊNH
TRONG THỜI GIAN ĐI KHẤT THỰC
(Thanh Tịnh Khất Thực Trú Kinh, Tạp A Hàm kinh 236)
Thích Đức Thắng dịch


Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vào buổi sáng sớm, Tôn giả Xá-lợi-phất đắp y mang bát vào thành Xá-vệ khất thực. Khất thực xong trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân xong; cầm tọa cụ vào trong rừng, tọa thiền nghỉ trưa. Sau khi tọa thiền xong, Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Đức Phật hỏi Xá-lợi-phất:

“Ngươi từ đâu lại?”

Xá-lợi-phất đáp:

“Bạch Thế Tôn, con từ chỗ tọa thiền nghỉ trưa ở trong rừng lại.” 

Phật hỏi Xá-lợi-phất:

“Hôm nay ngươi nhập vào thiền nào mà an trú?”

Xá-lợi-phất bạch Phật:

“Hôm nay con ở trong rừng, nhập an trụ thiền Không tam-muội[22].”

Phật bảo Xá-lợi-phất:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lợi-phất, hôm nay ngươi đã nhập thiền trú bậc thượng tọatọa thiền[23]. Nếu các Tỳ-kheo nào, muốn nhập thiền thượng tọa, thì phải học như vầy

“Khi vào thành, khi đi khất thực, hoặc lúc ra khỏi thành, thì phải tư duy như thế này: ‘Hôm nay mắt ta thấy sắc, có khởi lên dục, ân ái, ái lạc, niệm tưởng, đắm nhiễm không?’ Này Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo quán sát như vậy, nếu nhãn thức đối với sắc mà có ái niệm, đắm nhiễm, thì Tỳ-kheo này vì để đoạn ác bất thiện nên phải phát khởi quyết ý tinh cần, có khả năng buộc chặt ý niệm để tu học. Ví như có người bị lửa đốt cháy đầu và áo, vì muốn dập tắt hết lửa, nên phải phát khởi nỗ lực quyết tâm để dập tắt lửa. Tỳ-kheo này lại cũng phải như vậy, phải phát khởi quyết ý tinh cần, buộc chặt ý niệm để tu học

“Nếu Tỳ-kheo khi quán sát, hoặc ở giữa đường, hoặc đi khất thực ở trong làng xóm, hoặc đi ra khỏi làng xóm, ngay trong lúc đó mà nhãn thức đối với sắc không có ái niệm, đắm nhiễm, thì Tỳ-kheo này ước nguyện bằng thiện căn hỷ lạc này, ngày đêm tinh cần cột niệm tu tập. Đó gọi là Tỳ-kheo đi, đứng, ngồi, nằm, với sự khất thực đã được thanh tịnh. Cho nên kinh này gọi là Thanh tịnh khất thực trụ.”

Phật nói kinh này xong, Tôn giả Xá-lợi-phất nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

______________________________
BẢN DỊCH CỦA THẦY THÍCH NHẤT HẠNH:

 

Kinh An trú Thanh tịnh
trong Thời gian đi khất thực
Thích Nhất Hạnh dịch

(Thanh Tịnh Khất Thực Trú Kinh, Tạp A Hàm kinh 236)

 

Đây là những điều tôi được nghe trong thời gian Bụt ở tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc ở thành Vương Xá. Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá Lợi Phất, vào buổi sáng khoác y, ôm bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khất thực xong, thầy trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân xong, mang tọa cụ vào rừng, thực tập tọa thiền buổi ban ngày. Sau đó, thầy Xá Lợi Phất xuất thiền, tới chỗ Đức Thế Tôn ở, làm lễ dưới chân Bụt, rút lui và ngồi xuống một bên, phía trước Đức Thế Tôn.

Lúc bấy giờ, Bụt hỏi thầy Xá Lợi Phất: “Thầy từ đâu tới đây?”

Thầy Xá Lợi Phất đáp: “Lạy Đức Thế Tôn, con vừa mới thực tập thiền tọa buổi ban ngày trong rừng. Thực tập xong, con tới đây.”

Bụt hỏi Thầy Xá Lợi Phất: “Trong buổi thiền tập hôm nay, thầy an trụ trong loại thiền định nào?”

Thầy Xá Lợi Phất trả lời Bụt: “Thế Tôn, con ở trong rừng, đi vào an trú trong pháp thiền định “không tam muội”.

Bụt bảo Thầy Xá Lợi Phất: “Hay lắm, hay lắm, Thầy Xá Lợi Phất. Đó là Thầy đang thực tập một loại thiền định cao cấp gọi là thượng tọa thiền.

“Này Xá Lợi Phất, nếu các vị tì khưu nào muốn đi vào thượng tọa thiền thì phải thực tập như sau:

“Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau: trong khi mắt tôi đang thấy sắc, thì tâm tôi có phát khởi dục tưởng (vào sắc ấy) hay không? Tôi đang có bị tâm niệm ân ái ràng buộc hay không?

“Này Xá Lợi Phất, nếu trong khi vị khất sĩ thực tập quán niệm như thế, mà thấy trong khi mắt đối sắc có tâm niệm ái nhiễm phát sinh thì vị khất sĩ ấy lập tức tìm cách đoạn trừ ngay tâm niệm ái nhiễm ấy, tâm niệm không có lợi lạc cho đường tu ấy. Vị khất sĩ ấy phải có thao thức tìm ra những phương pháp có thể giúp mình nắm lấy tâm ý mà tu tập (hệ niệm tu học).

“Ví như có một người kia biết là lửa đang cháy trên chiếc khăn chít đầu của mình, liền lập tức tìm mọi cách dập tắt ngọn lửa, vị khất sĩ cũng phải làm như thế, nổ lực tìm ra phương tiện để nắm lấy tâm ý mà tinh tiến tu học. Nếu vị khất sĩ đang đi trên đường, hoặc đang đi khất thực ở trong xóm làng, hoặc đang rời bỏ xóm làng mà biết phát khởi chánh niệm để quan sátnhận thấy rằng khi con mắt mình tiếp xúc với hình sắc, mà trong tâm mình không có sự nhiễm trước của ái niệm, thì vị khất sĩ này nên có ý nguyện gìn giữ gốc rễ tốt đẹp của cái niềm vui và cái hạnh phúc này để tinh cần nắm lấy tâm mình mà tu học ngày đêm. Như vậy vị khất sĩ này trong bốn tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, thực tập được pháp tịnh hóa trong suốt thời gian đi khất thực. Ta có thể gọi kinh này là Kinh Thanh Tịnh Khất Thực.”

Bụt đã nói kinh này xong. Tôn giả Xá Lợi Phất nghe lời Bụt dạy vui mừng đem ra thực tập theo những lời ấy.

(Tạp A Hàm, kinh thứ 236)

Bốn Thánh quả Thanh văn, trong đôi mắt Kim Cang Bát-nhã, ta thấy có những ý nghĩa độc đáo như sau:

1. Thánh quả Tu-đà-hoàn trong đôi mắt Bát-nhã:

Kinh văn:

Hỡi Tu-bồ-đề! Thầy nghĩ như thế nào? Một vị Tu-đà-hoàn có thể nghĩ rằng: Ta đã đắc quả Tu-đà-hoàn không?

Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! Không. Vì sao? Tu-đà-hoàn có nghĩa là đi vào dòng, nhưng thực ra không có dòng nào để đi vào cả. Vì không đi vào các dòng sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, nên gọi là Tu-đà-hoàn”.1

Tu-đà-hoàn quả = 須陀洹果 là phiên âm từ tiếng Phạn là: Srotāpattiphalaṃ.

Hán dịch là 預 流果 = Dự lưu quả hay 入 流 果 = Nhập lưu quả hoặc 七 來 果 = Thất lai quả.

Dự lưu hay Nhập lưu là dự phần vào dòng dõi bậc Thánh hay gia nhập dòng dõi của bậc Thánh.

Dự lưu quả là quả vị đầu tiên trong Bốn Thánh quả thuộc Thanh Văn.

Thất lai quả là vị Thánh đạt tới quả vị nầy, tâm thức còn có khả năng biểu hiện chất liệu sinh tử bảy lần ở trong Dục giới.

Do tu tập Tứ Thánh Đế hiện quán vị Thánh giả nầy loại trừ ba hạ phần kiết sử, gồm:

- Loại trừ thân kiến thủ:

Do quán chiếu mà thấy rõ sự thật về khổ, về vô thường, về duyên khởi vô tự tính và vô ngã của vạn hữu trong từng sát na sinh diệt của hiện tiền mà hành giả buông bỏ những nhận thức sai lầm về tự ngã, không còn cho rằng:

“Thân năm uẩn này là tôi, là của tôi. Tôi là như thế này, là như thế kia,… Nên, gọi là buông bỏ thân kiến thủ”.

- Loại trừ nghi:

Do quán chiếu thấy rõ sự thật của Khổ, Tập, Diệt và Đạo, đúng như lời Phật dạy, nên hành giả đoạn trừ hết thảy tâm nghi ngờ đối với Phật, Pháp, Tăng, không còn có sự do dự đối với các pháp hành của Đức Phật đã dạy.

- Loại trừ giới cấm thủ:

Do quán chiếu thấy rõ sự thật của Khổ, Tập, Diệt, Đạo, nên hành giả buông bỏ mọi điều răn dạy và tin tưởng không phù hợp với Thánh đạo. Nên, gọi là buông bỏ giới cấm thủ.

Do quán chiếu Tứ Thánh Đế hiện tiền và hành giả loại trừ vĩnh viễn ba loại kiết sử này, nên được tham sự vào dòng dõi của bậc Thánh, vững chãi tiến tới đời sống giải thoát và địa vị Toàn Giác.

Bằng cách nhìn của nhục nhãn (mắt phàm), ta có hai dòng sống:

Một dòng sống chảy theo sinh tử hay dòng đời. Và một dòng sống chảy theo Thánh đạo.

Không đi theo dòng đời mà quay sang sống theo dòng sống của Thánh đạogọi là Dự lưu hay Nhập lưu.

Nhưng, bằng con mắt của Bát-nhã, Ngài Tu-bồ-đề nói rằng: “Tu-đà-hoàn có nghĩa là đi vào dòng, nhưng thực ra không có dòng nào để vào cả. Vì không đi vào các dòng sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, nên gọi là Tu-đà-hoàn”.

Cách nói của Ngài Tu-bồ-đề như thế là cách nói của Tuệ giác Bát-nhã.

Với Tuệ giác Bát-nhã, dòng đời hay dòng Thánh, chúng chỉ là hai mặt biểu hiện của một tâm thức.

Dòng đời là sự biểu hiện của tâm thức nhiễm ô bởi tham ái, nghi ngờ, chấp ngã, chấp vào những nhận thức sai lầm và tuân thủ những giáo điều hủ tục.

Dòng đạo là sự biểu hiện của tâm thức thanh tịnh, tâm thức không còn cất chứa những chất liệu thân kiến thủ, nghi ngờ và giới cấm thủ nữa.

Ta buông bỏ mọi ý niệm về ngã, về nhân, về chúng sanh, về thọ mạng, thì ngay đó là ta có tâm thức của bậc Thánh, ta có dòng tâm thức của bậc Thánh, nên ngoài dòng tâm ấy, ta không cần có dòng Thánh nào nữa để đi vào.

Bởi vậy, Ngài Tu-bồ-đề mới nói:

“Tu-đà-hoàn có nghĩa là đi vào dòng mà thật ra không có dòng nào để đi vào cả”.

Lại nữa, Ngài Tu-bồ-đề còn nói: “Không đi vào các dòng sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, nên gọi là Tu-đà-hoàn”. Nghĩa của nó là thế nào?

Sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, thuật ngữ chuyên môn của Phật học gọi là “lục trần”, tức là sáu loại bụi đời.

Sáu loại bụi đời có thể chảy vào tâm thức chúng ta qua sáu cửa ngõ giác quan, làm thức ăn cho các tham ái, khiến cho dòng tâm linh vốn thanh tịnh của chúng ta bị vẩn đục.

Vì vậy, bậc Thánh Dự lưu không đi vào dòng chảy của “lục trần” ấy. Các Ngài chỉ phòng hộ sáu quan năng, dừng lại mọi ý nghĩ, không đi theo dòng chảy ấy, là tức khắc dòng sông tâm linh thanh trong, tươi mát hiện ra, nên Ngài Tu-bồ-đề mới nói:

“Không đi vào các dòng sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, nên gọi là Tu-đà-hoàn”.

Như vậy, cách thấy và nói của Ngài Tu-bồ-đề về Thánh quả Dự lưu là cách thấy và nói từ Tuệ giác Bát-nhã. Và chỉ có cách thấy và cách nói ấy, mới là cách nói và cách thấy chính xác đối với Thánh quả dự lưu.

2. Thánh quả Tư-đà-hàm trong đôi mắt Bát-nhã:

Kinh văn:

“Hỡi Tu-bồ-đề! Thầy nghĩ như thế nào? Một vị Tư-đà-hàm có thể nghĩ rằng: Ta đã đắc quả Tư-đà-hàm không?

Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! Không. Vì sao? Tư-đà-hàm là một lần đi và một lần trở lại, nhưng thực ra không có đi và trở lại gì cả, nên gọi là Tư-đà-hàm”.2

Tư-đà-hàm quả = 斯陀含果 là phiên âm từ chữ Sakṛdāgāmi-phalaṃ của Phạn. Hán dịch là 一 來 果 = Nhất lai quả, nghĩa là tu tập đạt đến quả vị này, còn phải trở lại một lần ở trong Dục giới.

Hành giả do loại trừ hẳn thân kiến thủ, nghi, giới cấm thủ và làm yếu liệt hai kiết sử tham lam và sân hận, nên thành tựu phẩm tính của bậc Thánh Tư-đà-hàm.

Nên, Ngài Tu-bồ-đề nói: “Tư-đà-hàm có nghĩa là một lần đi và một lần trở lại, mà thực ra không có một lần đi và một lần trở lại nào cả, nên gọi là Tư-đà-hàm”.

Cái đi mà đi là do có hành động đi, có hành động đi là do có ý chí muốn đi, như vậy cái đi không thể tự đi, mà chúng đi trong một dòng chảy của nhân duyên không tự thể.

Bản tính của nhân duyên là Không. Nên, trong bản tính ấy, không có cái đến, không có cái đi; không có cái sinh và cũng không có cái diệt.

Bởi vậy, mọi hiện hữu khi hội đủ nhân duyên, thì nó biểu hiện và khi nhân duyên ly tán, thì nó ẩn tàng.

Cũng vậy, vị Thánh giả Tư-đà-hàm, khi tâm thức vắng bặt các hạt giống thân kiến thủ, nghi, giới cấm thủ và các hạt giống tham ái, sân hận yếu liệt, thì phẩm tính giải thoát của bậc Thánh Tư-đà-hàm từ nơi tâm thức tự biểu hiện, và những phẩm chất nơi tâm của vị ấy tự chuyển hóa sang Thánh chất.

Vì vậy, Ngài Tu-bồ-đề nói: “Tư-đà-hàm là một lần đi và một lần trở lại, mà thực ra không có một sự đi hay một sự trở lại nào cả”.

Do đó, không có sự đi hay sự trở lại nào cả, mà chỉ có sự biểu hiện hay ẩn tàng của những hạt giống tham ái, sân hận và các chấp thủ nơi tâm thức vị ấy. Và vì vậy, ở Kim Cang Bát-nhã, Ngài Tu-bồ-đề gọi vị ấy là Tư-đà-hàm.

3. Thánh giả A-na-hàm trong đôi mắt Bát-nhã:

“Hỡi Tu-bồ-đề! Thầy nghĩ như thế nào? Một vị A-na-hàm có thể nghĩ rằng: Ta đã đắc quả A-na-hàm không?

Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! Không. Vì sao? A-na-hàm có nghĩa là không còn trở lại, nhưng thực ra không phải là không trở lại, nên gọi là A-na-hàm”.3

A-na-hàm quả = 阿 那 含 果 là phiên âm từ chữ Anāgāmiphalaṃ của tiếng Phạn. Hán dịch là 不 來果 Bất lai quả; nghĩa là vị Thánh đạt tới quả vị giải thoát không còn trở lại ở trong Dục giới nữa.

Hành giả do tu tập Tứ Thánh Đế hiện quán đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử gồm: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục và sân hận, nên thành tựu phẩm tính giải thoát của bậc Thánh A-na-hàm. Nghĩa là khi hành giả thành tựu phẩm chất của vị Thánh này, thì không còn trở lại trong cõi Dục giới nữa, mà lưu trú ở cõi trời Sắc giới, tiếp tục tu tập đoạn trừ sắc ái và vô sắc ái để tiến tới địa vị giải thoát sinh tử của vị A-la-hán.

Thánh giả A-na-hàm, tuy đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử thuộc Dục giới, nhưng trong tâm thức của họ vẫn còn những chất liệu của sắc ái và vô sắc ái, họ vẫn chưa vượt thoát khỏi sinh tử của hai thế giới này, nên Ngài Tu-bồ-đề nói: “Bạch Đức Thế Tôn! A-na-hàm có nghĩa là không còn trở lại, nhưng thực ra không phải là không trở lại, nên gọi là A-na-hàm”.

Câu nói này của Ngài Tu-bồ-đề, theo bản tiếng Phạn ta có: “Na hi sa bhagavan kaścid dharmo yo’nāgāmitvam āpannaḥ / Tenocyate anāgāmīti //”.4

Nghĩa là: “Bạch Thế Tôn! Không có pháp gì đi mà không trở lại, nên gọi là A-na-hàm”.

Thánh giả A-na-hàm tu tập, tuy đã đi ra khỏi tâm thức Dục giới, nhưng vẫn đang còn bị trói ở trong nhân duyên của tâm thức Sắc giới và Vô sắc giới, nên việc Thánh giả A-na-hàm không còn trở lại là không còn trở lại với đời sống thuộc tâm thức Dục giới, nhưng vẫn còn trực diện và lại tiếp tục chuyển hóa với những hạt giống thuộc tâm thức Sắc giới và Vô sắc giới.

Nên, Ngài Tu-bồ-đề đã nói: “A-na-hàm có nghĩa là không còn trở lại, nhưng thực ra không phải là không trở lại”.

4. Thánh giả A-la-hán trong đôi mắt Kim Cang Bát-nhã:

“Hỡi Tu-bồ-đề! Thầy nghĩ như thế nào? Một vị A-la-hán có thể nghĩ rằng: Ta đã đắc đạo A-la-hán5 không?

Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! Không. Vì sao? Vì thực ra không có pháp nào tên là A-la-hán.6

Bạch Thế Tôn! Nếu vị A-la-hán khởi lên ý niệm rằng: Ta đã đắc quả A-la-hán, là chính vị ấy còn mắc kẹt vào ngã, nhân, chúng sanh và thọ mạng.

Bạch Thế Tôn! Ngài nói trong những người đạt được Thiền định bất tranh,7 con là số một và con cũng là vị A-la-hán ly dục số một.

Bạch Thế Tôn! Con không nghĩ rằng, con là vị A-la-hán ly dục.

Bạch Thế Tôn! Nếu con còn nghĩ rằng, con đã đắc đạo A-la-hán, thì Ngài không nói Tu-bồ-đề là người thích hạnh an tịnh; vì Tu-bồ-đề không còn khởi lên tâm hành nào, nên Như Lai gọi con là người ưa sống trong hạnh an tịnh”8.

A-la-hán = 阿羅漢 là phiên âm từ chữ Arhat của Phạn ngữ. Hán dịch có ba nghĩa:

- Sát tặc: Nghĩa là vị Thánh này có khả năng giết sạch hết các loại giặc phiền não, sinh khởi do ngã chấp.

- Vô sanh: Trong đời sống của vị Thánh này các loại vô minh và phiền não thuộc về ngã chấp không còn sinh khởi trở lại ở trong tâm thức.

Nên, vị Thánh giả này tự tại đối với phân đoạn sinh tử.

- Ứng cúng: Do vị Thánh này có khả năng đoạn trừ các lậu hoặc đối với sinh tử trong ba cõi, nên đời sống của vị ấy, ví như mảnh ruộng phì nhiêu, xứng đáng cho chư Thiên và loài người kính lễ, phụng sự và gieo trồng phước đức vô lậu.

Các Thánh giả từ Tu-đà-hoàn đến A-na-hàm, tuy đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử gồm: tham dục, sân nhuế, nghi ngờ, thân kiến thủ, giới cấm thủ, nhưng còn phải tiếp tục tu tập để đoạn trừ năm thượng phần kiết sử thuộc về Sắc giới và Vô sắc giới như: “Hữu ái, vô hữu ái, kiêu mạn, trạo cử và vô minh”.

Thánh giả do tu tập Thánh đế hiện quán, không những đã đoạn tận dục ái mà còn đoạn tận sắc ái và vô sắc ái, không những đoạn tận kiêu mạn mà còn đoạn tận ngã si, ngã mạn, ngã ái và vô minh ái nữa.

Do đoạn tận hết thảy những loại phiền não ấy, mà thành tựu phẩm chất của vị Thánh A-la-hán, sống an nhiên và tự tại giữa phân đoạn sinh tử.

Đức Thế Tôn hỏi Ngài Tu-bồ-đề rằng: “tat kiṃ manyase Subhūte api nu arhata evaṃ bhavati mayā arhattvaṃ prāptaṃ iti? Subhūtỉr āha. Nohīdaṃ bhagavan / nārhata evaṃ bhavati mayā arhattvaṃ prāptam iti / tat kasya hetoḥ? Na hi sa bhagavan kaścid dharmo yo’rhannāma / Tenoeyate – arhanniti / = Nầy Subhūti, Người nghĩ như thế nào? Một vị A-la-hán có thể nghĩ rằng: Ta đã đắc đạo A-la-hán không?

Ngài Subhūti thưa: Dạ không. Không một vị A-la-hán nào nghĩ rằng, ta đắc quả A-la-hán. Bạch Thế Tôn, Vì sao? Vì thực ra không có pháp nào tên là A-la-hán cả. Nên, mới gọi là A-la-hán”.9

Tên gọi của các vị Thánh giả Thanh Văn nêu lên khác nhau, là do khả năng chuyển hóa phiền não và mức độ an tịnh sâu cạn của tâm, vì vậy mà không có pháp nào nhất định là pháp của Tư đà hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và ngay cả A-la-hán.

Tự tánh của tâm vốn thanh tịnh, không sanh diệt, ta không thể gọi nó là gì và ta không thể diễn tả nó là gì trong ý niệm và ngôn ngữ quy ước.

Tánh ấy của tâm xưa nay vốn vậy, tại Thánh không tăng, tại phàm không giảm, càng Thiền quán sâu sắc, tâm càng an tịnh, thì tính ấy hiện ra một cách tự nhiên, nên đối với tính ấy, chẳng có gì là được, là không được; chẳng có gì là đạo, chẳng có gì là phi đạo; chẳng có gì là A-la-hán và chẳng có gì là phi A-la-hán, bởi vậy mà Ngài Tu-bồ-đề, bằng Tuệ giác Bát-nhã đã nói: “Không có pháp nào tên A-la-hán cả”.

Thực ra, A-la-hán là tên mượn để gọi một vị tu tập đã đạt tới tâm thức vắng lặng, không còn khởi lên và không còn bị ảnh hưởng bởi những ý niệm về ngã, và tên gọi ấy chỉ thích ứng cho vị nào, khi tâm thức của vị ấy không còn khởi lên bất cứ cái ý niệm nào về ngã.

Và trong quá trình thành tựu đời sống giải thoát và giác ngộ, phẩm tính A-la-hán không thể tồn tại cá biệt, mà nó tồn tại trong sự gắn liền với các phẩm tính giác ngộ như: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật - Thế Tôn. 

A-la-hán gắn liền với tất cả chất liệu của tâm Toàn Giác như thế, nên không có một tên gọi A-la-hán nào cá biệt. Nếu có một tên gọi A-la-hán nào cá biệt với tâm Toàn Giác, thì đó không phải là tên gọi A-la-hán đích thực.

Bởi vậy, Tôn giả Tu-bồ-đề đã trả lời với Đức Thế Tôn, khi được Ngài hỏi rằng:

“Này Tu-bồ-đề, người nghĩ như thế nào? Một vị A-la-hán có thể nghĩ rằng: Ta đã đắc đạo A-la-hán không?

Ngài Tu-bồ-đề, thưa không. Vì không có pháp nào tên là A-la-hán cả”.

Như vậy, các Thánh quả Thanh Văn đã được Tôn giả Tu-bồ-đề giải trình với Đức Thế Tôn bằng Tuệ giác Kim Cang Bát-nhã.

Với tuệ giác này, Tôn giả Tu-bồ-đề đã chặt đứt mọi lạm dụng ý niệm và danh ngôn, đưa ta đi thẳng vào tự tánh giác ngộ.

Đó là ý nghĩa Thánh quả Thanh văn trong con mắt của Tuệ giác Kim Cang.

 

                  T.T.H.


 1 Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, La Thập, tr. 749b26, Đại Chính 8.

2  Kinh đã dẫn.

3 Kinh đã dẫn.

Buddhist Sanskrit Texts - n 17, p.78

5 A La Hán Đạo = Arhattvaṃ ( Buddhist Sanskrit Texts-n17p78).

6 Tên A La Hán  = Arahannāma

7 Thiền định bất tranh = Hán: 無諍三昧 = Vô tránh tam muội. Phạn: Araṇāvihāriṇāma: Nghĩa là sống an tịnh không tranh chấp, sống với tâm an tịnh hoặc sống với cảnh giới an tịnh .

8 Kinh đã dẫn.

Buddhist Sanskrit Texts – n17p78. Bản La Thập đã lược, không dịch  Tenoeyate – arhanniti (tr. 749c - Đại Chính 8).

Nguồn: Tập san Nghiên cứu Phật học Phật giáo Thừa Thiên Huế


KINH A NẬU LA ĐỘ

Thích Nhất Hạnh dịch

 

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Một hôm có một số các du sĩ ngoại đạo đến thăm đại đức A Nậu La Độ. Sau khi trao đổi những lời chào hỏi và chúc tụng, họ hỏi đại đức: "Này hiền hữu A Nậu La Độ, đức Như Lai mà người ta tôn xưng là bậc đã chứng ngộ quả vị cao nhất, thế nào cũng đã nói và giảng giải cho hiền hữu nghe về bốn mệnh đề sau đây: một là sau khi chết, đức Như Lai vẫn còn; hai là sau khi chết, đức Như Lai không còn; ba là sau khi chết, đức Như Lai vừa còn vừa không còn; bốn là sau khi chết, đức Như Lai vừa không còn vừa không không còn. Hiền hữu nói cho chúng tôi nghe đi."

Đại đức A Nậu La Độ trả lời: "Này các hiền hữu, đức Như Lai, bậc tôn quý trên đời, người đã từng chứng ngộ quả vị cao nhất, chưa bao giờ từng nói và giảng giải trong khuôn khổ bốn mệnh đề mà các vị hiền hữu vừa đưa ra."

Nghe đại đức nói như thế, các vị du sĩ ngoại đạo nói với nhau: "Có thể là ông thầy tu này mới đi xuất gia, hoặc giả nếu ông ta đã đi tu lâu rồi, thì ông ta chỉ là một kẻ ngu độn." Không vừa ý với đại đức, họ bỏ đi.

Sau khi các vị du sĩ đi rồi, đại đức A Nậu La Độ suy nghĩ: "Nếu các vị du sĩ ngoại đạo này cứ tiếp tục hỏi như thế thì ta phải trả lời thế nào cho đúng với sự thật và không sai với ý của Bụt ? Ta sẽ trả lời như thế nào cho đúng với chánh pháp và để đừng bị người đồng đạo chê trách?"

 

Rồi đại đức A Nậu La Độ đi tới nơi Bụt ở, cung kính làm lễ và thăm hỏi Người. Sau đó đại đức trình lên Bụt những điều đã xảy ra. Bụt hỏi: "Này đại đức A Nậu La Độ, thầy nghĩ sao? Có thể tìm Như Lai trong hình sắc không?"

- Bạch đức Thế Tôn, không.

- Có thể tìm Như Lai ngoài hình sắc không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Có thể tìm Như Lai trong cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Có thể tìm Như Lai ngoài cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Này đại đức A Nậu La Độ, thầy có nghĩ rằng Như Lai là một cái gì vượt ra khỏi cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Này, A Nậu La Độ, đi tìm Như Lai ngay trong khi Như Lai còn sống đây mà còn không tìm ra được thì thử hỏi đi tìm Như Lai sau khi Như Lai đã ẩn diệt trong khuôn khổ bốn mệnh đề còn, không còn, vừa còn vừa không còn, vừa không còn vừa không không còn, đó có phải là một chuyện có thể làm được hay không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Hay lắm, thầy A Nậu La Độ! Từ trước đến nay, Như Lai chỉ giảng dạy về KHỔ và con đường Diệt KHỔ." (CCC)


Kinh A Nậu La Độ: Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm (99, tạng kinh Đại Chính). Kinh này tuy ngắn nhưng lại là một đề tài quán chiếu quan trọng vào bậc nhất giúp ta vượt được các ý niệm sinh / diệt, có / không, tới / đi và một / khác. Các tư tưởng của hệ thống Trung Quán đều được phát xuất từ các kinh căn bản như kinh này.

(Nguồn: http://old.thuvienhoasen.org)

Ta tiến vào chú Đại Bi với một số tư liệu và tri thức hạn chế để viết về nó, một bài chú lừng lẩy và có nhiều công năng hơn hết trong tất cả mật chú của Phật giáo – một loại tu tập và giáo hóa bằng âm thanh trong Phật giáo, chính xác hơn, một loại chân ngôn được cho là siêu việt từ ngôn thuyết của đức Quán Thế Âm.

Trong Phật giáo, có hai chân lý mà ta được biết: Tục đế và Thánh đế. Tục đế là chân lý quy ước, chân lý của kinh nghiệm: kinh nghiệm chủ quan và kinh nghiệm có phân tích trên cơ sở khoa học. Khi ta nói đến chân lý quy ước, thì ta đang hình dung đến một sự kiện nào đó mà ta có thể chấp nhận, chẳng hạn, vận tốc chuyển động đều của áng sáng, một sự vật có một con số nhất định khi đem lên bàn cân… Tóm lại, cho dù bị chi phối bằng bất cứ trạng thái tâm lý nào, thì số đo, vận tốc chuyển động đều của ánh sáng vẫn không thay đổi, nghĩa là ta không thể nói: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Vậy thì, hiện tượng quy ước, trong bản chất nó vốn nội hàm cái không gian hai chiều của nó: Vừa chủ vừa khách quan. Chủ quan vì ta biết số cân của nó và đó là tự thể của nó khi được quan sát trên phép đếm – khách quan tính của sự thể. Tuy nhiên, thực chất của các chúng sinh hữu tình, có lẽ sẽ có nhiều không gian hơn, trong đó những hệ lụy của cảm xúc đã tham gia sâu vào trong suy tưởng của chúng ta. Có thể vận tốc ánh sáng, số cân của một sự vật là hoàn toàn chính xác trong tự thân của nó, song, qua những cảm xúc, thì các hằng số ấy có thể sẽ có những những thay đổi, và thường những thay đổi đó sẽ được hiện thân bằng một số mệnh đề điều kiện. Do vậy, trong lãnh vực vật lý, người ta không chấp nhận những con số ảo, tức là bản thân sự vật là tính tuyệt đối của nó trên mặt thể hiện, trừ phi cái cân, hay con số bị tính sai đi. Ở đây, không có cái gọi là: “nếu như… giả như…”. Con số hay phép tính phải đi theo một đại lượng nào đó thì nó mới thực hữu và có giá trị. Cũng vậy, trong ngôn ngữ, danh từ mà không đi theo nó là một tính từ, thì danh từ đó chưa đủ nghĩa.

Nếu xét trên cơ sở cảm quan, thì số phận của tâm lý học rất dễ bị ruồng bỏ, đến độ mà ta bao giờ cũng muốn lẫn tránh những cảm xúc của mình, bởi vì, thực tại là một cái gì đó không thể thấy bằng cảm xúc. Tuy nhiên, quá trình tiến hóa của nhân loại không thể không có cảm xúc, bởi vì nó là dấu ấn của thi tính và mỹ quan và hơn thế khoa phân tâm học của Phật giáo đã đạt đến một chiều sâu đáng kể trong các cấu trúc trừu tượng và khả năng thị quan về màu hay các biến thể tương hỗ của âm thanh mà trong đó một nhân vật nổi tiếng và ưu việt nhất, chính là đức Quán Thế Âm Bồ-tát, người chuyên dùng thị lực vô hình và âm thanh để giáo hóa chúng sinh và tự mình lấy đó làm phương châm tu tập. 

Vì số phận bị ruồng rẩy của tâm lý học – thiếu hẳn những phạm vi đạo đức của giới luật –  buộc ta phải dấn thân vào con đường của tôn giáo và cũng bởi vì, dù ta có suy luận là, ngoài đời sống lưỡng cư, ta chắc phải có một đời sống khác hơn, đời sống không bị ném vào không gian hai chiều: có-không, sống-chết, khổ-vui… Ta đi tìm nguyên nhân duy nhất và vĩnh hằng, chẳng hạn, một hạt cơ bản nào đó mà thật sự là nó không do bất cứ hạt cơ bản nào cấu thành – Chúa ở bên ngoài sự sáng tạo của mình – hạt cơ bản (tự sinh). Bất hạnh thay, suy luận cho ta biết là mình có thể có đời sống của Niết-bàn, thế nhưng, suy luận ấy cũng chỉ là sự suy luận trên cái không gian đối thể của chúng ta. Triết học sẽ cho biết rằng, đường chân trời là một đường có thật, nhưng không thể tới, còn tôn giáo thì ném không gian hai chiều vào thế giới quy ước, để sống-chết, có-không… thật sự là sống-chết, có-không. Cú ném này được triết học cho là cú nhảy vọt, còn tôn giáo, nhất là Phật giáo, thì đấy là sự thực hành, hay “sống đời sống đạo”. Sống đời sống đạo, có nghĩa là sống đời sống của một người tu hay một hành giả. Sống trong thắng nghĩa đế.

Thắng nghĩa đế, thừa nhận thế giới quy ước theo giá trị của chính nó, vì đó là giá trị quy ước, quy ước ngay cả trên mặt thí nghiệm – bởi vì hiện tượng được quy định bằng những khái niệm hay lý thuyết có kiểm chứng, cho chân lý quy định được Phật giáo cho là tục đế, và vì, khi cái gì còn quy định, thì cái đó, thế nào rồi cũng dẫn đến khổ – tương đối. Nói cách khác, cái đó rồi cũng đi đến hủy hoại. Do hoại mà khổ và do đi tìm cái thường cũng là khổ. Thậm chí, ngay cả luật vô thường, cũng chỉ là quy ước – ta sống trong thế giới hai chiều, nên ta thấy có vô thường. Và đây là một phần ý nghĩa của Thắng Diệu Đế. Nói cách khác Tục đế cũng chính là Diệu đế của sự trui rèn và nói như các như luận lý học Phật giáo, thì bản chất của tục đế là không, giả danh, cho nên, tục chính là chân – không hai không khác.

Trong thắng diệu đế của Phật giáo, người ta không xem ánh sáng là con đường lý tưởng, độc đạo và cũng như tự thân nó vốn chứa đựng một loại vận tốc mà chưa có vận tốc nào có thể vượt qua. Vì ba cõi là vô thường, bất an, nên ánh sáng không là lý tưởng thuộc về thắng nghĩa đế. Nói tóm lại, nếu không-thời gian là tương đối, vậy thì nó tương đối trên mặt khổ thánh đế – có quá khứ, hiện tại và vị lai, chỉ cho vận tốc – cho dù ta có đi bằng vận tốc ánh sáng đi nữa, thì bản thân ta cũng sẽ di chuyển trên con đường của thời gian và vẫn y nhiên, sanh tử luân hồi – cái thứ không gian hai chiều mà ta khó lòng lẫn tránh. Trong các cõi Phật giáo, như kinh dạy, ta biết có những thân thể chúng sinh được cấu trúc bằng ánh sáng hoặc siêu việt ánh sáng, nhưng không thụ khổ (như thuyết tương đối), chẳng hạn, những công dân của cõi Tịnh độ A-di-đà. Và ở đó, họ sống thật sự trong đời sống 10 chiều – dâng hoa cúng 10 phương Phật chỉ trong một bửa ăn, hoặc “thân cư tịnh độ mà ‘hiện thân’ giáo hóa ta-bà.”

Tại sao, ở đó, nơi cõi tịnh độ, người ta có thể thực hiện được điều kỳ diệu như thế? Theo triết gia Duy Minh, vì ta chưa thật sự vô công dụng hạnh (never totally disintered, dis passioned observers) trong mọi hành vi và ta dồn mọi nỗ lực chỉ để hướng ngoại cầu huyền (trying to discover something real out there. That is the wrong image). Ta tích cực hoạt động trong việc sáng tạo công cụ, trong những tư kiến, ta thật sự chưa biết là sự hoạt động của mình ở bất cứ nơi đâu và thời điểm nào, đều do nghiệp chỉ huy (in the time and place that we happen to be because of karma). (Theo The New Physics And Cosmology, p. 192.) Tóm lại, một đời sống kỳ diệu, là một đời sống trong yêu thương vô ngã. Nói cách khác, đó là một đời sống trong Đại bi tâm Đà-la-ni.

Nói đến Phật giáo là nói đến nhân quả và quan trọng hơn là lý duyên sinh. Một số người nào đó, đôi khi đánh đồng nhân quả với lý duyên sinh hay duyên khởi, nghĩa là người ta lầm lộn nhân quả với nhân duyên. Thật ra, khi ta nói nhân quả là nói đến tiến trình, và ý niệm này vô hình trung ta đã giẵm chân lên học thuyết tương đối của Einstein. Học thuyết của Einstein, theo Arthur Zajonc, là một học thuyết chỉ đơn giản quy vào tính tương quan nhân quả - một sự kiện xảy ra, thì phải xảy ra trên phạm vi vận tốc ánh sáng – một sự kiện nào đó muốn trở thành, thì nó phải có vị trí hoặc không gian và thời gian. Không thể có sự vật nào vừa là cái này lại vừa là cái kia. Nhân quả, nói chung là một tiến trình tuần tự. Không thể có cái gọi là “đồng thời cụ túc tương ưng”. Thật bất ngờ, sự sai lầm mà ta đang gánh lấy, chính là sự sai lầm của lịch sử nhân loại này, từ khi ánh sáng và thời gian được tôn vinh và tệ hơn, ta đi theo khoa học – Phật giáo khoa học – nói cách khác, ta tôn thờ chủ nghĩa duy khoa học, mà thực chất ta không phải là một nhà khoa học. Triết gia Duy Minh mói: “Chủ nghĩa nhân bản xuất hiện từ thời kỳ Khai Sáng của Châu Âu và từ sự khám phá khoa học dẫn thành hệ thống ý thức xem con người là trung tâm hóa của tất cả. Chủ nghĩa này là loại chủ nghĩa duy khoa học, chớ không phải là khoa học, vì vậy, nó thuộc về ý thức hệ. Tiến trình mà nó kéo theo, chính là loại bỏ hẳn khả năng tâm linh của chúng ta và hùng hổ hướng đến thiên nhiên càn quét. Duy khoa học vừa không phải là một loại chủ nghĩa duy nhiên, cũng chẳng phải là chủ nghĩa duy linh.” Đây có phải là một phần lý do vì sao mà trong Phật giáo có quá nhiều triết gia mà lại ít có khoa học gia chăng? Có chắc là ta sẽ không phong thánh cho Kant hay Einstein, cho dù ông ta quy y Phật trước hoặc sau khi viết Phê Phán Lý Tính Thuần Túy hoặc Tương Đối thuyết? Hơn thế, vì là chủ nghĩa duy khoa học, cho nên, theo Duy Minh, nó đã lấy trí thức làm sức mạnh khai phá thiên nhiên một cách đáng tiếc và dã man. 

Cái gì để chứng minh Phật giáo là một tôn giáo siêu việt?

Biến một cái gì đó thành cụ thể hay cụ hữu trong tiến trình Chỉ và Quán (trong tư duy phân tích hay trong âm thanh – chỉ cho chân ngôn chú ngữ), thì cái đó sẽ là chân thường, chẳng hạn, vô thường được cắm sâu vào trong xương tủy của một hành giả Nhập Lưu tựa mủi tên từ người xạ thủ thiên tài. Tiến trình “biến cái gì đó…”, Phật giáo gọi là Tu, nhất là giữa thời đại mà tâm và vật đã là pháp chấp, còn duyên khởi thành là ý thức hệ mà theo tôi là nó đã bị đặt vào trong một bộ khung – tách ly khỏi năm trạng thái suy thoái của đời mạt pháp -  khó có thể vượt qua. Bộ khung đó, người ta gọi là giải cấu trúc hay chủ nghĩa hậu hiện đại. Và , “tách ly khỏi năm trạng thái khổ đau” hay ngũ trược ác thế, vì chủ nghĩa này lấy lý luận làm nền tảng diễn ngôn, thay vì lấy duyên sinh hay tu tập làm quả và đó cũng là một loại ý thức hệ, chớ không phải là dạng nhân quả duyên sinh trong Phật giáo.

Mọi chủ nghĩa đều kéo theo chúng những giáo điều nhất định, còn Phật giáo thì đưa ra những con đường, mà có hấp dẫn hay không là do việc thử nghiệm của ta. Tất nhiên, như là một liệu pháp, trong các con đường ấy, sẽ có rất nhiều những quy định hay các lời khuyên cho những ai đang đi trên đó, y như lời khuyên của một bác sĩ cho cách dùng thuốc của chúng ta. Thật thế, những lời khuyên này, không thể là những giáo điều (trừ phi ta muốn bám vào đó để răn đe. Tất nhiên mọi bám chấp hay “chấp pháp”, có nghĩa là ta đã phạm thuốc), bởi vì, giáo điều, trong tự thân của nó chính là ý thức hệ. Trong Phật giáo, không có bất cứ cuộc chiến ý thức nào, ngoài trừ cuộc chiến của quá trình tự hàng phục tâm trong yêu thương và buông xả. Chẳng hạn, tụng Kinh, niệm Phật là một liệu pháp để trị bệnh khổ và là cái cách làm quen với Phật tánh của chúng ta, mà trong đó một vài lời khuyên cho cách dùng phương thuốc này, chính là chí thành đọc tụng, và  hướng tâm vào sự huyền bí của ngữ tính trí bi, nhất là hướng đến Tam bảo. Lama Anagarika Govina nói” ngôn từ là dấu ấn của tâm thức, là những điểm tối hậu, chính xác hơn, đó là những chặng đường của các chuỗi vô tận kinh nghiệm được quá khứ xa thẳm ngút ngàn sinh ra truyền vào hiện tại và dò dẵm hướng đến tương lai cũng xa thẳm ngút ngàn chẳng kém chút nào.” (1) Và ông cho đó là “diệu ngữ và lực ngôn trung.” Tức là sự mầu nhiệm của ngôn từ và tính dũng mãnh trong thuyết ngôn (La magie du mot et la puissance de la langue).

Y trên cách nói của L. M. Govina, ta tiến vào chú Đại Bi với một số tư liệu và tri thức hạn chế để viết về nó, một bài chú lừng lẩy và có nhiều công năng hơn hết trong tất cả mật chú của Phật giáo – một loại tu tập và giáo hóa bằng âm thanh trong Phật giáo, chính xác hơn, một loại chân ngôn được cho là siêu việt từ ngôn thuyết của đức Quán Thế Âm.

Trước tiên để hiển nghĩa bài chân ngôn này bằng dịch thuật (cho dù, mật chú là một trong những vùng cấm - không thể dịch, trong Phật giáo. Thế nhưng, theo tôi, chân ngôn, ngoài  tính diệu ngôn và lực ngôn trung, nó còn mang thi tính và thẩm mỹ, đến độ các tần số của nó làm thành những gam màu trong các liên hệ “dây” huyền nhiệm đưa ta vào thanh tịnh, hệt như thi kệ của các chân sư ngộ đạo), ta sẽ nói sơ qua về hành trạng của đức Quán Thế Âm, theo La Thập và Quán Tự Tại theo Huyền Tráng.

Hành trạng Quán Âm

Quán Âm, tiếng Phạn là Avalokiteśvara – người làm chủ cái thấy của mình, Huyền Tráng dịch là Quán Tự Tại, và theo Quán Âm Bửu Điển (觀音調寶典), thì Quán Âm có nghĩa là Quán Thế Tự Tại, Quang Thế Âm và ngài được cho là một vị bồ tát cứu thế (Cứu Thế Bồ-tát), cứu thế vô cầu (Cứu Thế Tịnh Thánh), ban cho chúng sinh sự không sợ hải (Thí Vô Úy), vị bồ tát có tay như đóa sen không nhiễm ô (Liên Hoa Thủ), mở ra cho chúng sinh vô số pháp môn tu tập (Phổ Môn), tâm từ bi không thể đo bằng bất cứ phép tính phàm phu nào (Đại Bi Thánh). Trong Phật giáo đại thừa, ngài được biết đến như là một vị bồ tát lẩy lừng trên hai phương diện: trí tuệ và đại bi. Sở dĩ được gọi là tuệ, vì ngài đã từng tu tập và nghiệm chứng trí tuệ sâu xa là trí Bát-nhã và sở dĩ được gọi là đại bi, vì ngài hiện thân bằng thệ nguyện, liên tục bạt trừ nhất thiết khổ của toàn thể chúng sinh trong vũ trụ này. Theo Phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa:” nhược hữu vô lượng bá thiên vạn ức chúng sinh thụ giả khổ não, văn thị Quán Thế Âm bồ tát, nhất tâm xưng danh, Quán Thế Âm bồ tát tức thời quán kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát.” Từ đó ta có thể thấy, sự vĩ đại trong tu pháp và thệ nguyện hoằng thâm của ngài như thế nào.

Liên hệ đến danh hiệu bồ tát Quán Thế Âm, nhất là “Quán Thế Âm”, ta được văn bản “Chú Duy Ma chư kinh”, ở quyển thứ nhất mà trong đó La Thập giải thích về dịch pháp của mình như sau: “Thế có nghĩa là nguy nạn, cho nên xưng là tự quy. Vì [bồ tát quán kỳ âm thanh tức đắc giải thoát] cho nên (Quán Thế Âm) lại có nghĩa là Quán thế niệm – niệm Quán Thế - vốn hàm nghĩa quán tự tại.” Như vậy, theo La Thập, trong Quán Thế Âm đã vốn có nghĩa “Quán Tự tại” rồi. Tức là sự liên hệ tương hỗ giữa Quán Thế Âm và chúng sinh niệm tưởng Quán Thế Âm một cách tự tại. Khuy Cơ, một đại sư đời Đường, trong quyển thượng của “Bát Nhã Tâm Kinh U Tán”, cho rằng, “tự tại” có nghĩa là tùy nhậm, chỉ cho thắng quả được chứng đắc. Trong quá khứ ngài đã tu hành lục độ, cho nên hôm nay quả chứng viên thành, do tuệ quán trước tiên mà thành tựu mười loại tự tại:

1/ Thọ tự tại: có thể tự bảo trì tính mệnh của mình.

2/ Tâm tự tại: không bị sanh tử làm cho ô nhiễm.

3/ Tài tự tại: Do thành tựu bố thí, nên tùy ý hiện ra tài bảo chu cấp cho chúng sinh. 

4/ Nghiệp tự tại: ngài chỉ thực hành thiện sự và khuyến chúng sinh hành thiện. 

5/ Sinh tự tại: do thành tựu giới hạnh nên tùy ý đến đi.

6/ Thắng giải tự tại: do đắc thành an nhẫn, nên tùy ý biến hiện.

7/ Nguyện tự tại: do đắc tinh tấn mà lạc quán thành tựu.

8/ Thần lực tự tại: do định lực thành tựu mà hiện khởi thần thông tối thắng.

9/ Trí tự tại: trí tuệ tùy thuận ngôn âm. 

10/ Pháp tự tại: do đắc trí tuệ mà mà thấu triệt mọi nghĩa của khế kinh cũng như tự tạo mọi phương tiện khéo cứu độ chúng sinh.

Từ xưa đến nay, danh xưng “Quán Thế Âm” trong các dịch pháp đã có những bất đồng, chẳng hạn:

Chi Diệu, đời hậu Hán trong “Thành Cụ Quang Minh Định Ý kinh: Quán Âm (觀音調).
Chi Khiêm, đời Ngô, trong “Duy Ma Cật kinh”: Khuy Âm (窺音).
Phan Tăng Khải, đời Tào Ngụy, trong “Vô Lượng Thọ kinh”: Quán Thế Âm (觀世音)
Trúc Pháp Hộ, đời Tây Tấn, trong “Quang Thế Âm Đại Thế Chí Kinh Thụ Quyết kinh”: Quang Thế Âm (光世音).
Vô La Xoa, đời Tây Tấn, trong “Phóng Quang Bát Nhã kinh”: Hiện Âm Thanh (現音聲). Và, Huyền Tráng, đời Đường, thuộc trường phái tân dịch, trong “Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh”: Quán Tự Tại (觀自在).

Chú thích:

1. Les mots sont la marque de l’esprit, les pointes finaux ou plus exactement les étapes de séries indéfinies d’expériences qui, sortant du plus inimaginable passé, parviennent au présent et constituent de leur côté les points de départ de nouvelles qui touchent à un futur tout aussi peu imaginable.” Les Fondements De La Mystique Tibétaine par Lama Anagarika Govinda. Charles Andrieu dịch từ tiếng Anh dưới sự cho phép của tác giả.
Nét đặc trưng của Quán Thế Âm bồ-tát

Theo bản kinh “Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà-La-ni”, thì Quán Thế Âm bồ-tát vốn đã thành Phật, với hồng danh là “Như Lai Chính Pháp Minh”(1) từ vô số kiếp lâu xa, nhưng vì đại nguyện tận độ chúng sinh, nên ngài thị hiện làm thân bồ-tát, kiến tạo thuyền từ luôn duỗi rong trong bể khổ cứu vớt chúng sinh. Và vào lúc đức Bổn sư của chúng ta còn tại thế, thì ngài là một vị bồ-tát khổ tu dưới pháp tòa của bậc thầy này. Quán Âm Bửu Điển cho rằng, sự hiện thân và hành trạng của ngài như vậy đã nói lên Phật pháp bình đẳng như thế nào - một vị Phật hóa thân bồ-tát đi học  một Phật.

Với trí và bi siêu việt, chẳng những ngài đã được các nước theo Phật giáo Bắc truyền tôn thờ như một vị Phật mà ngay cả những quốc gia chủ yếu theo Phật giáo Nam truyền của Đông Nam Á Châu cũng đã dựng tượng ngài như là một chỗ dựa để phát triển văn minh và an ẩn. Nói cách khác, sự hiện thân của ngài Quán Thế Âm qua nghệ thuật hình tượng (iconography) nơi các quốc gia Đông Nam Á này, như một tấm thảm vàng để Phật giáo Nam truyền nhẹ nhàng tiến bước. Nghĩa là “nhân cách” của ngài – từ bi, cao quý, thần thông và trí tuệ -   không chỉ hấp dẫn Phật giáo Bắc truyền mà còn cuốn hút ngay cả Phật giáo Nam truyền nữa.(2) 

Hơn thế, khi mở đầu trì tụng bất cứ kinh điển Đại thừa nào, thì chân ngôn Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà-La-ni vẫn là bài chú được khải phát trước tiên. Điều này cho biết rằng, bản chân ngôn ấy, mà giá trị đích thực của nó, chẳng những dẫn vào tính trong sáng vốn bị vô minh che lấp của hàng phàm phu, mà nó còn là lộ trình tức khắc đưa sở hành của một vị thánh từ Sơ địa lên tới địa vị thứ Tám trong Thập địa, như bản kinh “Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà-la-ni” đã tuyên thuyết như thế khi đức Thế tôn ngự tại đạo tràng Bảo Trang Nghiêm của bồ-tát Quán Thế Âm, đã giới thiệu cho tứ chúng biết về sự tích và công hạnh của ngài qua việc hành trì thần chú Đại Bi mà bồ-tát đã thọ nhận trong vô lượng ức kiếp về trước nơi đức Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ. Lúc được đức Phật Tịnh Trụ trao cho thần chú Đại Bi, thì bồ-tát vẫn còn ở đẳng vị Sơ Địa. Vừa nghe xong thần chú, ngài liền chứng được đệ bát Địa. Vô cùng cảm kích, ngài vội vàng phát ra lời đại nguyện sau đây:

“Nếu trong đời vị lai, con có thể đem lại lợi ích và an vui cho tất cả chúng sinh với thần chú này, thì khiến cho con được ngàn tay ngàn mắt…” (3)

Mật tâm bi-trí – Quán Tự Tại bồ-tát đặt trí trong bi

Nguyện là một “kỳ tích” của Phật giáo, và ấn tượng nổi bật ấy đã trao cho Phật giáo một vương miện nhiều quyền năng hơn mọi nền tôn giáo lớn nhất trên thế giới này, bao hàm cả triết học lẫn thiền định. Vì nguyện mà mối liện hệ của nó là giải thoát và cứu độ hết thảy chúng sinh, cho nên “nguyện” đã không còn bất cứ giới hạn nào, dù ở nơi Phật, bồ-tát hay Thanh văn hoặc chúng phàm phu. Đến độ mà, bên dưới đức hạnh của bi nguyện, chính là nơi ẩn tàng của viên trí hay trí bát-nhã. Do vậy, lược bản Bát-Nhã dạy:”Quán Tự tại bồ-tát hành thâm Bát-Nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngủ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.” Đoạn kinh này muốn nói rằng, vì bồ-tát chứng được trí tuệ thâm sâu, thấy được năm uẩn là không, cho nên mọi chúng sinh đều được độ tận. Nói cách khác, mỗi một phương tiện bi là mỗi một phương tiện trí dẫn vào tịch diệt.

Ngoài ta, Quán Thế Âm ngầm chỉ cho giác tính siêu việt của tất cả chúng sinh, chẳng những ngài luôn năng quán âm thanh của chúng sinh mà mỗi chúng sinh, nếu có thể quán chiếu giác âm trong thể tính của mình, thì âm ba thể tính được quán chiếu ấy, chính là Quán Thế Âm vậy. Nói tóm lại, năng quán tức là sở quán, sở quán tức là năng quán. Tự thể thanh tịnh cá biệt là thể tánh phổ quát của duyên sinh, và như thế “tự tánh Di-Đà” trong một chừng mực nào đó trong pháp tu Quán Âm, chỉ là khái niệm một chiều khi ta không chấp nhận “có” cõi A-Di-Đà ngoài tâm vọng niệm. Và khi thừa nhận “có” Phật độ này, thì ta có thể mang theo mọi loại nghiệp sâu chướng nặng quy hướng về đó mà không nhất thiết phải loại trừ. Trong toán học, mọi con đường có thể giao nhau qua một điểm, rồi đi theo hướng riêng của mình, nhưng trong phép niệm Phật, điểm giao với Phật là một điểm giao tuyệt đối – chỉ có một con đường thành Phật mà thôi. Điểm giao đó gọi là Quán Tự Tại.

“Quán Tự Tại”, nghĩa là tính đại tự tại, không bị bất cứ loại phiền não nào trói buộc cả.” (Theo Quán Âm Bửu Điển, p. 05.)

Trong Phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa, đức Thế Tôn đã khuyên ta nên quán niệm danh hiệu ngài, cũng không ngoài ý nghĩa là để ta chứng đắc tính diệu âm trong thể tính của mỗi chúng ta. Và hơn thế, chính danh hiệu đó đã được ngài đầu tư bằng bi trí từ vô lượng kiếp, và đó cũng là nơi sở y an toàn hơn hết của mọi chúng sinh vốn bị sanh, già, bệnh, chết, ý thức hệ… làm cho sợ hãi đảo điên.

Quán Thế Âm của Phổ Môn thị hiện

Quán Thế Âm còn có một đặc chất nữa là, Phổ Môn thị hiện. Phổ Môn thị hiện, có nghĩa là bất kể là chúng sinh có nhu cầu gì, thì ngài liền hiện thân thuyết pháp và cứu thoát tùy theo nhu cầu và đặc chất của bất cứ loài hữu tình nào. Do vậy, ngài có 33 ứng hóa thân. Ba mươi ba ứng hóa thân, chứa đựng cách diệu hữu của ngàn tay ngàn mắt, nhắm đến sự giải thoát ngàn nỗi bi thương trừu tượng hay vô thể của vạn loài.

Nên nhớ rằng, ba mươi ba thân tướng ấy, không phải là giới hạn của nhân quả hay con số, mà chính là hình thái tương tức tương nhập, đồng thời cụ túc tương ưng của lý duyên sinh. Chẳng hạn, nếu chúng sinh nào muốn giải thoát vừa bằng Phật thân lẫn Thanh văn thân, thì ngài đồng thời hiện cả hai thân để chúng sinh ấy được giải thoát. Hiểu như vậy, tức là hiểu được thuật ngữ Phổ Môn, vốn chứa đựng huyền cơ, diệu lý như thế nào. Phổ Môn lại có ý nghĩa rằng, cùng một lúc, vượt mọi không-thời gian, bậc thánh ấy đáp ứng trọn vẹn nhất thiết sở cầu của tất cả chúng sinh.

Ba mươi ba ứng hóa thân

Người ta nói rằng trong Phật giáo có đến tám mươi bốn ngàn pháp môn để tu tập và mỗi một pháp đều đưa ta đến bờ giác, giải thoát thống khổ. Do đó, trong tự thân, pháp Phật vốn là pháp bình đẳng. Tuy nhiên, cách giáo hóa hay phương tiện giáo hóa thì mỗi pháp là mỗi sai biệt. Vì phương tiện truyền thông trong “cõi người ta” là ngôn ngữ, cho nên, cách giáo hóa của “cụm A-Di-Đà” – A-Di-Đà Phật, Đắc Đại Thế Chí, Quán Thế Âm -  chủ yếu lấy ngôn ngữ làm phương tiện và riêng đối với Quán Âm, cái “đã hẳn” là ngôn ngữ còn có cả âm thanh nữa. 

Như ta biết, nguyện của Phật A-Di-Đà là nguyện “ngôn ngữ” – quán niệm danh hiệu ngài – và ngay nơi Quán Thế Âm cũng đã thể hiện điều đó. Trong ba mươi ba ứng hóa thân mà nét thù thắng của pháp tu Quán Âm, chính là ngôn ngữ (tôi dùng chữ “ngôn ngữ” thay cho mot và langue của tiếng Pháp hay word hoặc speech – ngôn từ và ngữ thuyết - của tiếng Anh). Hơn thế, thân, ngữ và ý lại là nét đặc trưng hợp nhất của ngài - ứng hiện tùy duyên và tùy duyên thuyết pháp.

Tiếc thay, ta không phải là một nhà âm thanh học, nên ta không thể biết “sự đầu tư” trong danh hiệu của ngài như thế nào. Nghĩa là ngoài tầng số âm thanh của thánh hiệu, thì cái sức thần diệu của năng lực nguyện đã ký gởi vào đó làm sao mà tính trừu tượng siêu hình như thế lại có thể hiện hữu, thực hữu và diệu hữu đến độ “tần số rung” ấy đưa ta đến bờ giác, hay ít ra, khi trì niệm danh hiệu ngài, thì dù khổ đau bao nhiêu, “người ta dần dần cũng được an vui.” Có lẽ còn lâu lắm ta mới thấu hiểu được điều này, và còn lâu lắm ta mới giải thích cho người Tây Phương hiểu được “pháp môn niệm Phật” siêu việt như thế nào. Tín không thì chưa đủ, Nguyện không cũng chưa vẹn toàn, phải thêm Hành giải, thì mới vừa lợi ta, lợi người. Nguyện cứu độ của Quán Âm, chính là nguyện hiện thân thuyết pháp.

Tuy nhiên, trong “tư-duy-tu” của Phật giáo, theo đức Dalai Lama, có hai nhóm: chứng trước và lý giải sau hoặc giải rồi chứng sau.(4) Chẳng hạn, đối với Thiền Tông Trung Hoa, do “bất lập văn tự” nên hành giả cầu chứng và không phân tích (thực tế, thì Thiền Tông Trung Hoa, hầu hết đều y trên phân tích, ngôn ngữ mà các Thiền phái này dùng, đôi khi là ngôn ngữ biểu tượng, và một thiền giả thể nghiệm từ ý “tổ” của mình cũng phải băng qua lộ trình của sát-na nghiệm chứng, nghĩa là có sự nối kết của ngôn ngữ “cực nhanh” để đưa họ đến giác ngộ hay chứng tánh. Người ta đã tốn quá nhiều chữ viết, giấy mực, kể cả ngôn ngữ biểu tượng để lý giải về cái “vô ngôn” này. Tuy nhiên, đó là vấn đề của “ngôn ngữ học”, ta chưa đủ trình độ để lạm bàn – theo Chomsky(5), thì ngôn ngữ hay yếu tố ngôn ngữ là một thành viên không thể thiếu trong một sát-na tâm), còn đối với Chỉ và Quán, thì trên thực tế, chính là phân tích – riêng đối với Chỉ (hay gọi là thiền Chỉ), trong bản thân của phép tu này vốn đã có Quán rồi. Và đôi khi hành giả có thể áp dụng chung cả hai pháp tu, vừa Chỉ vừa Quán. Chẳng hạn, người ta có thể vừa niệm Phật vừa Quán Phật hoặc vừa Quán vừa phân tích vô thường…Tóm lại, hoặc là con đường luận chứng hoặc là con đường phi luận chứng, hoặc người ta có thể áp dụng vừa “luận” vừa “tư”. 

Như ta biết trong pháp tu Quán Âm – ngay trong thuật ngữ này – đã nói lên, đây là một pháp tu lấy âm thanh làm nơi y cứ và hành trạng ấy có thể cho phép ta hiểu rằng, Tịnh độ tông hay pháp niệm Phật gần gũi với Mật Tông hơn và chính bài chú Đại Bi là một minh chứng không thể chối cãi. Nếu như ai đó có đọc Phẩm Phổ Môn bằng tiếng Phạn, thì họ sẽ nhận ra rằng, toàn bộ phẩm ấy là một nguồn thơ bất tận – sự nhịp nhàng của nó, như là các đợt sóng trùng dương với những rì rào của thiên thu mênh mông tịch lặng và bản chất của âm thanh thì thực ra, trên mặt “thi tính và thẩm mĩ” vốn đã viên thông cả Chỉ lẫn Quán rồi. Liệu có lẽ đó là lý do mà trong truyền thống Tịnh độ tông thường cho rằng, “ông già bà cả thất học niệm Phật, đôi khi thù thắng hơn kẻ trí học nhiều” chăng? Và vì “thi tính và thẩm mĩ” – khi đắc danh đã thấy lòng thanh tịnh – cho nên, đôi khi Tịnh Độ tông gọi hành nghi của mình là “tha lực niệm Phật”. Vì “tha lực niệm Phật”, nên lễ bái, sám hối, trì chú, nguyện Phật gia hộ, đọc tụng kinh Phật, phóng sanh, làm việc phước điền…là những hành nghi không thể thiếu trong pháp tu Tịnh độ. Còn vấn đề là những “nghi quỹ” như vậy có lợi lạc – có phải là Phật pháp - hay không, thì tôi chắc rằng không ai “dám” phản đối bao giờ.

Nói đến việc tiếp cận Mật tông mà tông Tịnh Độ viên thông, làm ta không khỏi tự hào về phép tu này và nói như đức Dalai Lama, thì pháp tu của Mật giáo hầu như thâu nhiếp hết thảy pháp tu của mọi trường phái, ngài cho biết:

Phật giáo Tây Tạng y trên Luật nghi của Thanh văn thừa.

Phương pháp tu tập phù hợp với Phật giáo Nguyên Thủy hay Trưởng Lão bộ, bao hàm 37 phẩm trợ đạo và niệm trụ trên đối tượng thiền định đã được tôn giả Thế Thân chỉ dạy trong Câu-Xá luận.

Khai phát trí-bi theo các bản kinh Đại thừa như: Bát-Nhã, Pháp Hoa…tức là thâu nhiếp Kinh Thừa.

Thâu nhiếp luận tánh không của Long Thọ và cả Duy Thức của Thế Thân. 

Các pháp mật tu mà chư thánh trí của Tây Tạng khám phá từ những bản kinh Đại thừa được Phật giảng dạy nơi các cõi trang nghiêm…(6) mà cả Trung Hoa lẫn Nhật Bản chưa từng thực hiện.

Và, chính tông Tịnh độ là một tông phái với niềm tự hào là đã nhiếp dung hầu như trọn vẹn các giáo pháp như thế theo một cách thế riêng biệt của mình. Chẳng hạn, nhất tâm niệm Phật và các thời công phu trì chú tương tục trong nguyện vãng sinh thành Phật tận độ chúng sinh. Đem tự ngguyện của mình nhập thành nhất thể với “tha lực niệm Phật” mà không cần phải đúng với nghi quỹ nghiêm khắc của những Mạn-đà-la. Thậm chí ta có thể nói theo ôn Trí quang, “tu tuy khó mà dễ, chỉ ròng niệm Phật là đủ…”

Trở lại, Quán Âm Bửu Điển đã chia ba mươi ba ứng hóa thân của thánh Quán Âm thành 7 phạm trù:

1/ Ba tôn thể thuộc về Thánh giả: Phật thân, Bích Chi Phật thân và Thanh văn thân.

2/ Sáu tôn thể thuộc về thiên giới: Đại Phạm vương thân, Đế Thích thân, Tự Tại thiên thân, Đại Tự Tại thiên thân, Thiên nhân thân (thân thể vừa trời vừa người).

3/ Năm tôn thể thuộc về ngoại đạo: Tiểu vương thân, Trưởng giả thân, Cư sĩ thân, Bà-La-Môn thân

4/ Bốn tôn thể thuộc về nội đạo: Tỳ-Khưu thân, Tỳ-Khưu ni thân, , Ưu-bà-Tắc thân, Ưu-Bà-Di thân.

5/ Sáu tôn thể thuộc về nữ thân và đồng nam đồng nữ thân: Trưởng giả phụ nữ thân, cư sĩ phụ nữ thân, tể quan phụ nữ thân, Bà-la-Môn phụ nữ thân, đồng nam và đồng nữ thân.

6/ Những tôn thân thuộc về Thiên long bát bộ: Thiên thân, long thân, Dạ-xoa thân, Càn- thát-bà thân, A-tu-la thân, Ca-lâu-la thân, Khẩn-na-la thân, Ma-hầu-la-già thân.

7/ Tôn thể thuộc kim cang thân: Chấp kim cang thân.

Quán Âm trong Thai tạng giới và Kim cang giới

Trong hai cảnh giới Kim cang và Thai tạng, thì danh hiệu của thánh Quan Âm không giống nhau. Ở Thai tạng giới nơi trung đài Bát hiệp viện, bao gồm, viện của Liên hoa bộ (Quán Âm viện), Thích Ca viện và viện Văn Thù, thì tôn hiệu của ngài được gọi là bồ-tát Quán Tự Tại, còn trong Thai Tạng giới thì ngài được gọi là bồ-tát Pháp Kim Cang (Kim Cang Pháp bồ-tát -  金剛法菩薩). Do vì hiện thân trong bốn viện như đã nêu, cho nên hình thái của thánh Quán Âm cũng đa dạng. Chẳng hạn, trong Liên Hoa viện, tức Quán Âm bộ, thì hình tượng của ngài với tay trái cầm hoa sen mới hé nụ và tay phải với tư thế muốn mở bung cánh hoa, ngầm chỉ cho phẩm chất từ bi, giải thoát vô thủy vô minh của chúng sinh. Còn tay trái cầm hoa sen, ngầm chỉ cho “nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính.” Và trạng thái “chưa hé nụ” này, ngầm chỉ cho chúng sinh vì vô minh che chướng, nên đảo điên mê vọng.(7)

Kinh Lăng Nghiêm và pháp tu khét tiếng Nhĩ Căn Viên Thông của thánh Quán Âm

Phải nói, ngôn cú của pháp tu Nhĩ Căn Viên Thông ở bản tiếng Hán rất cô đọng và vô cùng súc tích, đến độ mà trong vài thư tịch và dịch bản về bản kinh Lăng Nghiêm bằng tiếng Việt đã có những chỗ rất khó hiểu. Những gì diễn ra trong tiến trình siêu hình tu tập của một vị đại thánh mà qua đó người ta, tức các nhà dịch thuật từ Phạn ra Hán văn, cố mô tả bằng ngôn từ, hẳn nhiên đã là quá khó và càng khó hơn khi chuyển dịch những “thâm ý” ấy ra tiếng Việt. Cho nên, trong hầu hết các bản Việt dịch của đoạn kinh này vẫn còn vài điểm gút chưa được tháo rời. Tiếc thay! ta không còn Phạn bản để đối chiếu để có được một bản Việt dịch tuyệt vời hơn.

Dựa vào bản chú giải của Viên Trắc đại sư, tôi cũng cố gắng thử dịch đoạn kinh ấy qua một ít hiểu biết của mình về Phạn văn. Ý tôi muốn nói là qua cấu trúc của bản tiếng Hán và cách giải thích của Viên Trắc, tôi thử liên hệ đến cấu trúc của tiếng Phạn để chọn cho mình một chút hiểu biết nào đó về dịch từ mà ở đây, đoạn kinh ấy là con đường đưa ta vào sự thể nghiệm chứng đạo đầy chi tiết của thánh Quán Âm. Tất nhiên, tôi vẫn mong những đóng góp từ tất cả bạn đọc để làm rõ hơn đoạn kinh xem chừng như “bí hiểm” này. Bí hiểm, vì có thực tu mới chứng “cảnh” của “ngôn tu”.

Dựa trên pháp tu nhĩ căn viên thông, ngay nơi đoạn đầu tiên mà văn cảnh thể hiện, ta có thể chia nó làm thành hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (bản Hán): “Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở, sở nhập ký tịch, động tịnh nhị tướng liễu nhiên bất sinh.”

Tạm dịch:”Khi ở trong tánh nghe, thì pháp tu hay phương tiện liền được xả bỏ; khi lìa phương tiện, tất nhiên hai tướng động tịnh cũng chẳng phát sinh.”

Theo Viên Trắc, đoạn này có nghĩa là: “Trên cơ sở thiền định (diệu tam-ma-địa) mà triền phược bị tháo bỏ, tức là thiền trụ trên “căn” (của năm uẩn) mà sự thể ngộ từ chính hạnh ấy tuần tự diễn ra. Trước đó, Phật hỏi với chư thánh đệ tử của mình về viên thông mà “nhĩ môn” là mật ý trong tiến trình tháo bỏ triền phược tế vi được (bồ-tát Quán Âm) thực hiện như thế nào.”

Thuật ngữ “mật thị - 密示” mà Viên Trắc dùng, muốn nói rằng, theo Phật thì pháp tu “nhĩ môn” là thù thắng hơn cả.(8) Ở đây, “căn” chỉ cho sắc pháp. Hành giả đi từ sắc tiến đến không. Điều này cho biết rằng, pháp tu mà đức Quán Tự Tại thực hiện, thuộc về pháp tiệm tu viên thông. Tất nhiên, khi ta nói tiệm hay đốn chứng, đều là “hý luận chủ quan”, vì luận ấy được thiết lập trên cơ sở tương quan nhân quả; còn đối với sự thể ngộ của một vị hành giả ngay “cái hiện tiền” đó, không thể cho là đốn hay tiệm được, bởi vì sự kết nối đồng nhất trong tiến trình viên thông như vậy, được thực hiện bằng vô niệm – không có không-thời gian nào để gọi là “tiến trình” cả.

Giai đoạn thứ nhì (bản Hán): “Như thị tiệm tăng, văn, sở văn tận, tận văn bất trú. Giác, sở giác không, không giác cực viên; không, sở không diệt, sinh diệt ký tận, tịch diệt hiện tiền”

Tạm dịch: “Như vậy, tiến trình tu chứng tăng dần, mà trong đó năng văn (chủ thể nghe) và sở văn (đối tượng được nghe) đều bị xả bỏ và ngay cả tính xả bỏ này hành giả cũng không bám lấy. Do tận xả, cho nên hành giả thực chứng rằng, năng giác (cái biết) và sở giác (hiện tượng được biết) vốn là vô thực thể. Khi viên thành sự chứng không, thì năng không (bản chất của giác tính) và sở không (không tính của hiện tượng chứng nghiệm) đều bị tận diệt (Ngã chấp và Pháp chấp tế vi đều bị diệt trừ); khi diệt được cái diệt phát sinh, vậy thì, Niết-bàn tịch diệt liền hiện ra trước mặt.”

Theo Viên Trắc, thì “ba cái không (giác, sở giác không / không giác cực viên / không sở không diệt) liên quan đến cách diệt dứt lục kiết hay sáu trần, cho nên viên thông mà đức Quán Âm trình bày, hoàn toàn hiển thị quá trình đi từ chỗ cạn đến chỗ sâu; mỗi một giai đoạn tiến tu đều được trình giải phân minh – tháo bỏ lục kiết, phá ngũ ấm – bằng sự tu chứng liễu nghĩa rõ ràng. Trước hết lấy phát bồ-đề tâm làm nguyện, do y trên nguyện mà hành phát sinh; trước tiên chọn lấy pháp nhĩ căn làm giáo chỉ, do y giáo mà khởi tu.(9)

(Còn tiếp)

Chú thích:

1. 觀音寶典: “觀世音菩薩不可思議威神之力;已于過去無邊量劫中,已作成佛竟,號正法明如來。大悲愿力,安樂眾生故,現作菩薩.”(千手千眼大悲心陀羅尼經.)

2. Theo Iconography of Avalokiteśvara in Mainland South East Asia by Nandana Chutiwongs. p. 81.

3. Theo Hành Trì Pháp QUÁN THẾ ÂM do L.H Tịnh Huệ trước tác, bản tiếng Việt phát hành nội bộ. p. 10.

4. The New Physics and Cosmology – Dialogues with the Dalai Lama, edited by Arthur Zajonc.

5. Xem Language and Mind by N.Chomsky, p.23-25.

6. Kindness, Clarity, And Insight: Treasures of Tibetan Buddhism. pp. 64-67.

7. Mọi chi tiết trong Thai Tạng giới và Kim Cương giới, xin thỉnh đọc: Quán Âm Bửu Điển, bản tiếng Hán, pp. 72-265.

8. Thử thị diêu tam-ma, tùng căn giải kết chi chánh hạnh, nhất môn thâm nhập chi thứ đệ. Tiền Phật lệnh tuyển trạch viên thông, dĩ mật thị nhĩ môn (此是妙三摩,從根解結之正行,一門深入之次第。前佛令撰擇圓通, 已密示耳門.) Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa. p. 869. Viên Trắc giảng giải.

9. Toàn bộ phần chính kinh trên, được Viên Trắc giải thích như sau: “Sơ ư văn trung”: Bước ban đầu hạ thủ khởi tu, thì đức Quán Âm đã chọn nhĩ căn làm đối tượng thể nhập, tức nhĩ căn là diệu môn mà trong đó văn tính (bản chất của cái nghe) làm cảnh giới chiếu soi…

“Nhập lưu vong sở”: Từ quá khứ lâu xa, đức Phật Quán Thế Âm đã dạy là y trên văn, tư, tu mà đi vào Tam-ma-địa, giờ đây Quán Thế Âm bồ-tát cũng y theo đó mà tu nhập. Nói nhập lưu tức là nói ngược lại với xuất lưu. Nhĩ căn bị thanh trần chi phối chuyển lưu, chính là nhân của trói buộc; còn phản văn nhập lưu chiếu tánh, tức là căn bản của giải thoát. Vì nhân duyên mà chư Phật thuyết pháp khác nhau, nhưng âm thể đưa tới giải thoát là nhất quán, cho nên Phật dạy A-nan rằng, cái mà khiến cho ngươi lưu chuyển, sống chết, trói buộc các căn, chính là sáu căn của ngươi, chớ không là đối tượng nào khác, cũng như cái mà khiến cho ngươi tốc chứng, an lạc giải thoát, cũng chính là sáu căn đó, chớ không là đối tượng nào khác. Do đó, Quán Thế Âm Bồ-tát, chọn pháp môn tu hành là nhĩ căn, hoàn toàn phù hợp với giáo chỉ của đức bổn sư và mười phương chư Phật.

“Nhập lưu”: Trí quán là năng nhập, còn nhĩ môn là đối tượng sở nhập. “Nhập”, tức là đi ngược trở lại cơ cấu của cái nghe, không bị thanh trần cuốn trôi lưu chuyển, thể nghiệm bản chất của cái nghe  bằng quán chiếu. Trạng thái nhập lưu chiếu tính này (thể nghiệm bản chất của cái nghe bằng quán chiếu), có nghĩa là đão ngược vọng nghiệp chuyển lưu từ vô thủy, tùy thuận sự chân lưu của bản chất cái nghe, của nhĩ căn, do đó nhập lưu tức là tư tuệ bao hàm luôn văn tuệ… (thỉnh xem Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiên Kinh Giảng Nghĩa, p.870-877.)

Nguồn: Tập San Pháp Luân 82

KINH PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ
Hán dịch: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Ban Phiên Dịch Việt Ngữ, Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành


Kệ Khai Kinh
Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát
(3 lần)

Như vậy tôi nghe: Một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, cùng với đại Tỳ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị cùng ở chung, đều là bậc đại A La Hán, mọi người đều biết đến.

Đó là Trưởng lão Xá-lợi-phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha-Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Câu-hy-la, Ly-bà-đa, Châu-lợi-bàn-đà-dà, Nan-đà, A Nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm-ba-đề, Tân-đầu-Lô phả-la-đọa, Ca-lưu-đà-ni, Ma-ha Kiếp-tân-na, Bạc-câu-la, A-nậu-lâu-đà, và các vị đệ tử lớn như vậy nhiều nữa; cùng các vị Bồ-tát Ma-ha-tát như Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, A-dật-đa Bồ-tát, Càn-đà-ha-đề Bồ-tát, Thường Tinh Tấn Bồ tát và các vị Bồ-tát lớn nhiều như thế nữa; cùng với Thích Đề Hoàn Nhơn..v..v.. vô lượng chư thiên đại chúng đồng câu hội.

Bấy giờ đức Phật bảo Trưởng lão Xá-lợi-phất: "Từ đây qua phương Tây cách mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc, nước ấy có Phật hiệuA Di Đà hiện đang thuyết pháp ở đó.

Này Xá-lợi-phất! Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc?

chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui, cho nên gọi là Cực Lạc.

Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có bảy lớp lan thuẩn, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây đều bằng bốn thứ báu vây quanh giáp vòng, cho nên nước ấy tên là Cực Lạc.

Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạcao bảy báu, nước tám công đức tràn đầy trong đó. Đáy ao toàn trải cát bằng vàng. Thềm đường bốn phía do vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Bên trên có lầu có các, cũng dùng đủ loại vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não để trang sức.

Hoa sen trong ao lớn như bánh xe, màu xanh có ánh sáng xanh, màu vàng có ánh sáng vàng, màu đỏ có ánh sáng đỏ, màu trắng có ánh sánh trắng, thơm ngát vi diệu.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế!

Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, thường trổi nhạc trời, vàng ròng làm đất, ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn-đà-la cõi trời. Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãy y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này nữa Xá-lợi-phất, cõi nước kia thường có các loài chim mầu sắc kỳ diệu, như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng Mạng. Những thứ chim này, ngày đêm sáu thời, hót lên tiếng hòa nhã, tiếng ấy diễn xướng năm căn, năm lực, bảy Bồ-đề phần, tám thánh đạo phần. Các pháp như thế ấy, chúng sanh ở nước kia nghe âm thanh này rồi, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng! Này Xá-lợi-phất, ông chớ cho rằng chim này thiệt là do tội báo sanh ra. Tại sao thế? Vì cõi nước của Phật kia không có ba ác đạo. Này Xá-lợi-phất, cõi nước của Phật kia còn không có tên của ác đạo, huống chi lại có thật. Các thứ chim ấy đều là do Phật A Di Đà muốn cho tiếng Pháp âm truyền khắp mà biến hóa ra như thế.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, gió nhẹ lay động các hàng cây báu và các lưới báu, phát ra âm thanh vi diệu, giống như trăm nghìn thứ âm nhạc đồng trỗi một lượt. Ai nghe tiếng này rồi, tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Tại sao Đức Phật kia có tên là A Di Đà? Này Xá-lợi-phất, Đức Phật kia có ánh sáng vô lượng, chiếu suốt mười phương cõi nước không bị chướng ngại, cho nên có tên là A Di Đà. Lại này Xá-lợi-phất, mạng sống của Phật kia và nhân dân của Ngài, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cho nên có tên là A Di Đà. Này Xá-lợi-phất, Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã mười kiếp. Lại này Xá-lợi-phất, Đức Phật kia có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh Văn đều là bực đại A-la-hán, không thể tính đếm mà biết được, các chúng Bồ-tát cũng nhiều như thế.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, chúng sanh sanh về đều là bực A-bệ-bạt-trí. Trong đó có nhiều vị Nhất sanh bổ xứ. Số đó nhiều đến nỗi không thể tính đếm mà biết được, chỉ có dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói. Này Xá-lợi-phất, chúng sanh nghe được những điều này, phải nên phát nguyện, nguyện sanh về nước kia. Tại sao thế? Vì được ở cùng một chỗ với các bậc Thượng thiện nhơn. Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu.

Này Xá-lợi-phất, nếu có hàng thiện nam thiện nữ nào nghe nói về Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu Ngài, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bẩy ngày, nhất tâm bất loạn. Người ấy khi lâm chung thấy Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Khi chết người ấy tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Này Xá-lợi-phất. ta thấy những điều lợi ấy nên mới nói như vậy. Nếu có chúng sinh nào nghe ta nói đây, phải nên phát nguyện sanh về nước kia.

 

Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay ngợi khen lợi ích về công đức không thể nghĩ bàn của Phật A Di Đà. Ở phương Đông cũng có Phật A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Đại Tu Di, Phật Tu Di Quang, Phật Diệu Âm. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải nên tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Nam có Phật Nhật Nguyệt Đăng, Phật Danh Văn Quang, Phật Đại Diệm Kiên, Phật Tu Di Đăng, Phật Vô Lượng Tinh Tấn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Tây có Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Tướng, Phật Đại Quang, Phật Đại Minh, Phật Bảo Tướng, Phật Tịnh Quang. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Bắc có Phật Diệm Kiên, Phật Tối Thắng Âm, Phật Nan Trở, Phật Nhật Sanh, Phật Võng Minh. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, thế giới phương Dưới có Phật Sư Tử, Phật Danh Văn, Phật Danh Quang, Phật Đạt Ma, Phật Pháp Tràng, Phật Trì Pháp. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Trên có Phật Phạm Âm, Phật Tú Vương, Phật Hương Thượng, Phật Hương Quang, Phật Đại Diệm Kiên, Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân, Phật Ta La Thọ Vương, Phật Bảo Hoa Đức, Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa, Phật Tu Di Sơn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, ý của ông nghĩ sao? Tại sao gọi là "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm"? Này Xá-lợi-phất, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào nghe Kinh này mà thọ trì, và nghe được danh hiệu của chư Phật, thì những thiện nam thiện nữ ấy đều được tất cả chư Phật hộ niệm cho và đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên này Xá-lợi-phất, các ông hãy nên tin nhận lời ta và lời chư Phật nói.

Này Xá-lợi-phất, nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về nước của Phật A Di Đà thì những người đó đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ở nước Phật kia, những người này hoặc đã sanh, hoặc đang sanh về, hoặc sẽ sanh. Cho nên này Xá-lợi-phất, các thiện nam tử thiện nữ nhân, nếu ai có lòng tin hãy nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, các Đức Phật kia cũng ngợi khen công đức không thể nghĩ bàn của ta và nói như thế nầy: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm được những việc rất khó làm và ít có; ở trong cõi nước Ta Bà, trong đời ác năm trược: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Ngài giảng cho các chúng sanh nghe pháp tất cả thế gian khó tin này.

Này Xá-lợi-phất, nên biết ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó!

Phật nói Kinh này rồi, ngài Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, tất cả người, trời, A-tu-la... ở thế gian nghePhật nói rồi đều hoan hỉ tin nhận, lễ Phật mà lui ra.

Chấm dứt Kinh Phật Thuyết A Di Đà

Chú Trừ Tất Cả Nghiệp Chướng Vãng Sanh Tịnh Độ:

Nam mô a di đa bà dạ
Đa tha dà đa dạ
Đa địa dạ tha
A di rị đô bà tì
A di rị đa tất đam bà tì
A di rị đa tì ca lan đế
A di rị đa tì ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ
Ta bà ha (3 lần)

Kệ Tán Phật A Di Đà

A Di Đà Phật thân sắc vàng,
Tướng tốt rực rỡ hào quang sáng ngời,
Mày trắng tỏa, Tu Di uyển chuyển,
Mắt trong ngần, bốn biển long lanh,
Ánh hào quang hóa vô số Phật,
Vô số Bồ Tát hiện ở trong,
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh,
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật (niệm liên tục)

Phổ Môn là gì? Là cửa rộng khắp, đây là phá tưởng ấm. Mà tưởng thì đâu đâu nó cũng đến, đâu đâu cũng tới được.

CHÁNH VĂN:

Lúc bấy giờ, Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?".

Phật bảo Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều đặng giải thoát. 

 

Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy đặng, vì do sức thần của Bồ Tát này đặng như vậy.

Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền đặng chỗ cạn.

Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu các thứ báu, nên vào trong biểnlớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tấp nơi nước La sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các người đó đều đặng thoát khỏi nạn quỉ La sát. Do nhơn duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.

Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, mà đặng thoát khỏi.

Nếu quỉ Dạ xoa cùng La sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các quỉ dữ đó còn không có thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại đặng.

Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thảy đều đứt rã, liền đặng thoát khỏi.

Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu. Trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: "Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông phải nên một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sanh, các ông nếu xưng danh hiệu thời sẽ đặng thoát khỏi oán tặc này.

Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát", vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền đặng thoát khỏi.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Đại Bồ Tát sức oai thần cao lớn như thế.

GIẢNG:

Nhiều người thường thích tụng Phổ Môn như vậy đó, vì nghe nói cầu gì cũng được hết, nhưng không hiểu được ý sâu xa của phẩm Phổ Môn. Nếu phẩm Phổ Môn tụng cho mình cầu cái này, thoát khỏi cái kia, thì có gì sâu xa lắm? Ở đây phẩm này đợi qua phần thể nhập tri kiến Phật mới nói thì phải biết ý nghĩa rất sâu.

Phổ Môn là gì? Là cửa rộng khắp, đây là phá tưởng ấm. Mà tưởng thì đâu đâu nó cũng đến, đâu đâu cũng tới được. Ngồi đây tưởng tới bên Mỹ, tưởng tới trên trời, cho nên cửa này là cửa rộng khắp, phá được nó thì mình sẽ thông suốt khắp nơi. Mới vào, Bồ Tát Vô Tận Ý hỏi Phật Thích Ca: "Bồ Tát Quán Thế Âm do nhân duyên gì mà tên Quán Thế Âm". Tức do Bồ Tát Vô Tận Ý khơi dậy, phát khởi.

Vô Tận Ý là tâm ý vô tận, không cùng, không ranh giới. Phải từ cái tâm ý không cùng tận, không ranh giới đó thì mới thấu qua được cái tưởng nổi. Nếu dùng tâm có giới hạn thì không phá nó nổi. Vậy nên đây Bồ Tát Vô Tận Ý đứng dậy hỏi. Phật dạy: Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não nghe đến Bồ Tát Quán Thế Âm này, một lòng xưng danh, Bồ Tát Quán Thế Âm liền xem xét tiếng tăm kia mà đặng giải thoát, hết khổ. Chỉ cần bao nhiêu đó liền hết khổ, mà hết nổi không? Người đọc kinh thường không đọc hết ý nghĩa, trong đây có chỗ quan trọng ít ai để ý, chỉ nhớ là xưng danh Bồ Tát thôi, mà quên mất "một lòng": tức là "nhất tâm", nhất tâm mà xưng danh thì mới hết khổ. Chỉ niệm Bồ Tát thôi, nhưng niệm không có nhất tâm thì không hết khổ nổi, phải hiểu được ý đó. Nghe danh là nghe tên mà niệm Ngài tức là chưa thấy, chưa thấy tức là Tưởng thôi. Một lòng xưng danh mới bặt những niệm lăng xăng, niệm lăng xăng mới hợp trở về với tự tánh nên mới cảm được Bồ Tát mà giải thoát. Vị Bồ Tát này là quán nơi tiếng thế gian. Quán thế âm mà cứu khổ. Chỉ quán nơi tiếng mà sao cứu khổ được, mình phải thấy ý đó. Bởi vì chúng sanh thì theo tiếng, theo nơi danh mà khởi tưởng nên thành khổ. Nghe người ta nói nặng là gì? Là tiếng thôi, rồi khởi tưởng phân biệt. Hoặc ngồi đây, nghe người kể bên Mỹ thế này thế kia rồi tưởng muốn đi qua bên đó, suy nghĩ tìm cách này cách kia để đi.

Bây giờ, Bồ Tát Quán Thế Âm khiến cho mình dứt tưởng, lìa tiếng thì qua nơi khổ. Vậy niệm Bồ Tát Quán Thế Âm không phải niệm cái tên, mà niệm Bồ Tát Quán Thế Âm là dứt tưởng, nhớ lại tự tánh của mình thì đó là con đường thoát khổ. Đây nói có ai trì danh hiệu Ngài, vào trong nước cũng không bị trôi chìm, vào lửa, lửa không cháy. Vậy quí vị niệm rồi vào bếp đưa tay vào lửa coi cháy không? Cho nên phải hiểu được ý này. Ở đây là luôn luôn niệm phải nhất tâm, phải một lòng, mà nhất tâm một lòng không có niệm gì khác nó chen vào, thì còn nhớ tới cái ta này nữa không? Không còn nhớ cái ta này, không còn tưởng cái tôi này, thì hợp trở về tự tánh lúc đó mới gọi là vào lửa không cháy, vào nước không chìm. Không tôi lấy gì cháy? không có tôi thì chìm cái gì? Nước, lửa làm sao cháy đến chỗ nhất tâm kia, thấy không?

Vậy niệm Quan Thế Âm nhất tâm là quên danh, quên tướng mà trở về tánh thì mới qua được lửa cháy, qua được nước chìm.

Có vị Tăng hỏi Thiền Sư Tùng Triển:

- Thế nào vào lửa chẳng cháy? Vào nước chẳng chìm?

Thiền Sư Tùng Triển đáp:

- Nếu là nước, lửa liền bị cháy, chìm.

Sư đáp đơn giản mà rất chí lý. Nghĩa là nếu ở trong nước, trong lửa, vừa khởi cái hiểu là nước, là lửa, thì bị cháy, bị chìm ngay. Vừa khởi hiểu là động tâm, động tâm là có ngã, là cháy chìm. Còn bây giờ quý vị khéo xét trở lại, trước khi khởi niệm, thì làm sao mà cháy tới chỗ đó. Dù cho mình ở trong nước, trong lửa, mà mình chưa động niệm thì cũng không thấy khổ, nước lửa không cháy được chỗ đó.

Rồi người đi tìm vàng bạc và trân châu, vào trong biển lớn, gặp gió lớn (hắc phong) thổi ghe thuyền trôi vào trong nước quỷ La sát có người niệm Quán Âm liền được thoát khỏi. Chỗ này bây giờ mình ít thấy, nước quỉ La sát ở đâu? Gió lớn hay gió đen muốn chỉ cái gì? Chỗ này có lần Tướng công Vu Địch hỏi Thiền sư Đạo Thông vốn đắc pháp với Mã Tổ:

- Thế nào là gió đen thổi thuyền bè trôi dạt vào nước quỉ La sát?

Thiền sư Đạo Thông không giải thích theo danh từ chữ nghĩa, mà bảo:

- Cái gã khách Vu Địch này hỏi việc ấy làm gì?

Một ông Tướng bị gọi lại tên như bị hạ bệ vậy, thì ông liền tự ái, đỏ mặt, Đạo Thông liền chỉ vô mặt nói:

- Chính cái đó là trôi dạt vào nước quỉ La sát.

Tâm đang bình thường, an ổn bị gió sân thổi thì trôi vào chỗ nguy haiï, chết chóc liền, chỗ đó mà không dừng được là rất nguy hiểm, không phải trôi vào chỗ quỉ La sát sao? Nếu ngay đó niệm Quan Âm, một lòng không động, tức dừng cái tưởng, bặt niệm lăng xăng thì qua khỏi nạn liền, đâu còn sân hận. Như vậy thấy rõ nước quỉ La sát đó ở khắp nơi trước mắt mình đây, bất giác thì gặp liền.

Thêm niệm Quán Âm thì dao gậy đều bị gãy hết, rồi quỉ Dạ xoa, La sát muốn nhìn không còn dùng mắt dữ nhìn nữa, mà thành ra bà con bạn bè hết dữ dằn. Dao gậy tức là niệm đấu tranh đó. Nếu niệm Quan Âm nhất tâm thì những niệm đấu tranh đâu còn đến được chỗ đó, thì đều gãy hết thôi.

Còn quỉ dữ là những niệm ác, nhưng bây giờ niệm đến nhất tâm rồi những niệm đó cũng đâu còn, nó được chuyển hết. Gông cùm, xiềng xích là niệm dính mắc chỗ này chỗ kia. Nhất tâm rồi nó cởi mở hết.

Và trong khi đi buôn, trong những đường hiểm trở, gặp kẻ oán tặc, niệm Quán Thế Âm cũng qua được. Đường hiểm là đường hiểm sanh tử, lo sợ. Niệm oán tặc là niệm thù hận đó. Mình niệm Quán Thế Âm nhất tâm bặt tưởng rồi thì cũng qua hết.

Cho nên theo tiếng mà khởi tưởng thì đi vào khổ nạn, đi vào lo sợ, còn quên tiếng, lìa tưởng, lìa danh đó để sống về tự tánh thì sẽ thoát được các khổ.

CHÁNH VĂN:

Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng ly dục. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng lìa ngu si.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức oai thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sanh thường phải một lòng tưởng nhớ.

Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sanh con trai phước đức trí huệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm có sức thần như thế.

Nếu có chúng sanh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát, thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.

Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh tự của sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát, lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người thiện nam tử, thiện nữ nhơn đó có nhiều chăng?

Vô Tận Ý thưa: "Bạch Thế Tôn! Rất nhiều". Phật nói: "Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phước của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận.

Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát đặng vô lượng vô biên phước đức lợi ích như thế.

GIẢNG:

Đây là thọ trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm lìa cả tham, sân si. Có nhiều tham dục, niệm thì cũng được lìa dục. Giận hờn niệm Quán Thế Âm cũng được lìa lòng giận. Nhiều ngu si niệm Quán Thế Âm cũng lìa ngu si. Đây rất rõ ràng, mình theo tưởng mà quên tự tánh là si, rồi theo cái tưởng đó mà sanh tình, khởi tham, tham không được thì sân. Còn đây mình dừng tưởng, trở về tự tánh là lìa tham, sân, si.

Tiếp là cầu con trai được con trai, cầu con gái được con gái. Nếu mình nhất tâm trở về tự tánh thì kết quả được như ý, công đức trí tuệ theo đó mà thanh tịnh gọi là cầu liền được. Chuyện Ngài Huệ Nam, cứ mỗi lần tham vấn Ngài Từ Minh đều bị mắng chửi. Ngài buồn tủi, hổ thẹn, hôm đó Ngài nhìn hai bên mà nói rằng:

- Bây giờ chính vì chưa hiểu cho nên mới cầu giải quyết các nghi ngờ, còn mắng chửi đâu phải là qui củ của từ bi thí pháp.

Ngài Từ Minh cười bảo: Đó là mắng chửi sao?

Thì ngay đó Huệ Nam liền tỉnh ngộ, mới thấy chính cái đó là khai thị. Vì mình nghe chửi mắng thì theo tiếng đó thôi, nên tưởng đó là mắng chửi thành khổ, thành có sân, có si trong đó. Còn khi Ngài Từ Minh bảo đó là mắng chửi sao? Ngay đó Ngài tỉnh lại lìa tướng, thì tỉnh ngộ liền. Khi ngộ trở lại thì liền giải thoát, hết có niệm buồn, khổ, sân. Vậy niệm Quán Âm phải hiểu ý đó.

Rồi thọ trì danh hiệu 62 ức hằng sa Bồ Tát, dùng cả tứ sự cúng dường so với người niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, phước hai bên bằng nhau, quí vị tin nổi không? Niệm danh hiệu của 62 ức Bồ Tát tức là theo danh bên ngoài, hướng ra bên ngoài để tu, thì mất công phu rất nhiều. Còn niệm Bồ Tát Quán Âm nghĩa là soi trở về tự tánh, quên danh, quên tướng, thì sẽ ít tốn công phu mà được lợi ích lớn. Cho nên trong đây muốn ngầm ý trở về tự tánh mình, quên cái niệm là một, là nhiều sai biệt. Vì mình còn thấy niệm nhiều danh hiệu Bồ Tát là có phước nhiều, còn đây niệm một Bồ Tát là ít, đó là còn niệm "một, nhiều" sai biệt. Còn đây mình quay về tự tánh, quên niệm sai biệt đó khi trở về tự tánh, rõ tự tánh rồi thì bao nhiêu Bồ Tát cũng trở về chỗ đó thôi. Do đó quên niệm sai biệt đó, thì công đức ngang nhau.

CHÁNH VĂN:

Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào? Nói pháp cho chúng sanh như thế nào? Sức phương tiện việc đó thế nào?".

Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật đặng độ thoát, thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Duyên Giác đặng độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thanh Văn đặng độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Đế Thích đặng độ thoát, liền hiện thân Đế Thích mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên đặng độ hoát, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thiên Đại Tướng Quân đặng độ thoát, liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tiểu Vương đặng độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Trưởng Giả đặng độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Cư sĩ đặng độ thoát, liền hiện thân Cư sĩ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tể quan đặng độ thoát, liền hiện thân Tể quan mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Bà La Môn đặng độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng Giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà La môn đặng độ thoát, liền hiện thân phụ nữ đó vì đó mà nói pháp.

Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ đặng độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, nhơn cùng phi nhơn đặng độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang thần đặng độ thoát, liền hiện Chấp Kim Cang thần mà vì đó nói pháp.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát.

Quán Thế Âm Đại Bồ Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta bà này đều gọi Ngài là vị "Thí Vô Úy".

GIẢNG:

Đây gọi là 32 ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm cần hiện thân gì độ, thì hiện thân đó ra mà độ. Vậy thân nào là thân thiệt của Ngài? Đây là ý nghĩa ngay nơi sanh tử tức là vô sanh. Thí dụ hiện ra thân người nữ, khi Ngài hết duyên thân người nữ rồi, thì Ngài ẩn, hiện ra thân khác, thân đồng nam chẳng hạn.

Vậy khi hiện thân người nữ thì thấy là sanh, có sanh ra, mà khi ẩn là diệt nhưng trong đó, cái gì là sanh? cái gì là diệt? Đó là Ngài tạm hiện thân thôi, chưa phải là thân thật của Ngài. Nếu thật diệt rồi thì làm sao hiện thân khác được? Cho thấy rõ, hiện thân này, thân kia, đó là tướng huyễn hóa thôi, ngay khi sanh đó không thật sanh, ngay nơi diệt đó không thật diệt, thì ngay đó là vô sanh rồi. Quý vị thấy cái tưởng của mình giống vậy không? Mới tưởng này rồi diệt qua tưởng khác. Vậy cái tưởng nào là cái tưởng của mình, chỉ ra xem? Khi một cái tưởng hiện ra tức là sanh, nó mất đi là diệt mà nếu thật diệt rồi thì làm sao tưởng khác được? Ngay nơi cái tưởng đó thấy nghĩa vô sanh rồi. Cho nên tuy có hiện có ẩn mà không mất đi đâu.

Đây muốn thấy Ngài Quán Thế Âm, phải khéo vượt qua những tướng đó, thầm ngộ trở về tự tánh pháp thân, thì mới thấy được tướng thật của Ngài, và thể nhập đó là thể nhập vô sanh. Vì vậy vô sanh không phải một bề chết lặng, mà tùy duyên ứng hiện. Cũng vậy không phải mình phá được tưởng, thành ra không còn hiểu biết gì hết. Lúc đó nó biết còn nhanh, còn bén nữa, vì nó không còn mắc kẹt trong tướng sanh diệt. Thường cái tưởng của mình có giới hạn, ngồi đây mình tưởng về Sài Gòn, khi mình tưởng về Sài Gòn, chỉ nhớ Sài Gòn thôi, không nhớ chỗ khác được, hoặc nhớ đến lúc năm ba tuổi thôi. Nhưng khi dừng vọng tưởng, sống về tự tánh, nó thành diệu trí rồi, thì nó nhớ còn vi diệu hơn. Khi Phật thành đạo Ngài nhớ đến vô lượng kiếp. Bây giờ mình hôm nay mà nhớ hôm qua, thấy đó là vọng tưởng rồi. Còn lúc đó Ngài nhớ vô lượng kiếp nữa mà không vọng tưởng, nhớ trong sáng suốt. Mình nhớ hôm qua thì quên mất tướng hiện tiền hôm nay nên thành vọng tưởng, còn Ngài nhớ bằng trí nên nhớ mà vẫn sáng suốt không lầm mê, vẫn ở trong chánh giác. Hiểu được như vậy thì mọi tướng hiện ra đó là huyễn hóa hết. Ngay tướng sanh đó mình rõ được vô sanh, ngay sanh tức là vô sanh.

Chính chỗ này Tiệm Nguyên cùng Ngài Đạo Ngô đi điếu tang, đến nhà thí chủ, khi đến quan tài, Tiệm Nguyên vỗ quan tài, nói: Đây sanh ư, tử ư?

Thì Ngài Đạo Ngô nói:

- Sanh cũng chẳng nói, tử cũng chẳng nói.

Tiệm Nguyên hỏi: Tại sao không nói? Đạo Ngô bảo: không nói là không nói. Sau đó hai thầy trò đi về giữa đường, Tiệm Nguyên chịu hết nổi, thưa với Ngài Đạo Ngô:

- Hòa thượng phải vì con mà nói, nếu không nói con đánh Hòa thượng.

Ngài Đạo Ngô bảo:

- Đánh thì cứ đánh, nhưng nói thì không nói.

Ngay đó, Tiệm Nguyên liền đánh. Ngài Đạo Ngô bảo:

- Vậy thôi ông hãy tìm một chỗ ông ẩn, nếu về chùa, tri sự biết được việc này e không tốt cho ông.

Sau đó Tiệm Nguyên tìm ngôi chùa nhỏ trong thôn ở, một hôm nghe vị Tăng tụng phẩm Phổ Môn này đến chỗ: "Đáng dùng thân Tỳ kheo đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ kheo mà vì nói pháp". Sư liền ngộ, thấy được ý sanh ư, tử ư.

Hỏi sanh ư? Tử ư? Là Tiệm Nguyên còn mắc kẹt trong đầu hai ý niệm sanh tử, còn Ngài Đạo Ngô nói: "sanh chẳng nói, tử cũng chẳng nói". Hỏi "tại sao chẳng nói", Ngài nói: Chẳng nói là chẳng nói. Bởi sanh tử không thật, làm sao nói cố định là sanh hay cố định là tử. Nếu nói cố định là sanh, cố định là tử thì mình mắc kẹt trong cái ngã giả dối này rồi. Nếu người lanh lợi ngay đó ngộ liền, sanh tử vốn là vô sanh, đâu nói là sanh hay tử. Tiệm Nguyên không ngộ, cứ nghi chỗ đó hoài, giữa đường bức ép ngài Đạo Ngô nói, nhưng ngài vẫn không nói để cho Sư thắc mắc chỗ đó. Đến khi nghe tụng phẩm Phổ Môn này tới chỗ: "đáng dùng thân Tỳ Kheo đặng độ thoát, thì dùng thân Tỳ kheo mà vì nói pháp", là sanh nhưng không phải thật sanh, thì ngay đó ngộ liền: Sanh tức vô sanh, giải quyết xong cái nghi sanh tử.

Nói Bồ Tát Quán Thế Âm ở chỗ nạn gấp sợ sệt ban cho sự "vô úy". Vô úy tức là không sợ hãi, trong chỗ nạn gấp, chỗ sợ sệt đó, mà mình nhất tâm niệm Quán Âm lìa tưởng, thì đâu còn sợ sệt.

Thí dụ đang đêm đi qua chỗ nghĩa địa, thì sợ sệt liền, có khi nghe gì xẹp xẹp sau, tưởng ma, đó rõ ràng là tưởng thôi. Lúc đó nhất tâm niệm Quán Âm chỉ còn nhớ có danh từ Quán Âm thôi, thì đâu còn tưởng gì nữa, dứt tưởng thì hết sợ, sợ là do tưởng. Cho nên đây niệm Quán Âm qua được sợ sệt là như vậy. Thêm một ý nghĩa nữa. Thí dụ trong này mê lầm, tưởng tượng sai biệt mới sanh ra những cái sợ sệt, chẳng hạn đang đêm đi xa xa thấy sợi dây tưởng con rắn, liền sợ. Nhưng khi đốt đèn lên thấy rõ sợi dây là hết sợ. Cũng vậy do cái chấp sai lầm cho nên tưởng thân mình là thiệt, cảnh là thiệt, rồi tạo thành những khổ sở, sợ sệt này nọ. Nếu dùng con mắt trí tuệ nhìn trở lại đúng như thật: Thân này nó không phải thật là mình, cảnh là tướng vô thường sanh diệt thôi, không lầm lẫn nữa là giải thoát được cái đau khổ, sợ sệt của thế gian. Bồ Tát Quán Thế Âm bố thí vô úy là như vậy.

CHÁNH VĂN:

Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật: "Thế Tôn! Con nay phải cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát". Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lượng vàng, đem trao cho Ngài Quán Thế Âm mà nói rằng: "Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này".

Khi ấy Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: "Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này".

Bấy giờ, Phật bảo Quán Thế Âm Bồ Tát: "Ông nên thương Vô Tận Ý Bồ Tát này và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, nhơn và phi nhơn… mà nhận chuỗi ngọc đó".

Tức thời Quán Thế Âm Bồ Tát thương hàng tứ chúng và Trời, Rồng, nhơn, phi nhơn… mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: một phần dâng đức Thích Ca Mâu Ni Phật, một phần dâng tháp của Phật Đa Bảo.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta bà".

GIẢNG:

Đây Ngài Vô Tận Ý mở chuỗi ngọc, dâng lên Bồ Tát Quán Thế Âm, nhưng Bồ Tát không nhận, sau đó Phật bảo, Ngài mới nhận nhưng Ngài nhận là vì tất cả tứ chúng. Vậy cởi chuỗi ngọc đó là cởi cái gì? Đó là cởi những cái tưởng quí báu, tưởng cao siêu. Xả những công đức đã đeo mang từ lâu đó. Ngài Vô Tận Ý cởi đó dâng cho Bồ Tát Quán Âm, mà Bồ Tát Quán Âm không chịu nhận, bởi vì còn thấy có dâng, còn thấy có nhận là chưa tự tại. Còn thấy có người dâng cho, có nhận, vậy làm sao tự tại, làm sao quán khắp thế gian được, gọi là Quán Thế Âm? Khi Phật bảo: "Thôi ông vì thương Bồ Tát Vô Tận Ý cũng như hàng tứ chúng mà nhận". Thì bây giờ Bồ Tát Quán Âm thương hàng tứ chúng mới nhận chuỗi ngọc đó, vậy nhận không vì "ta nhận", mà vì tứ chúng thôi, nhưng nhận rồi thì chia hai dâng lên cho đức Phật Thích Ca và tháp Phật Đa Bảo. Đây muốn nói lìa cái tưởng là pháp thân là ứng thân sai biệt tách rời nhau. Phật Đa Bảo chỉ cho pháp thân, Phật Thích Ca chỉ ứng thân, còn có cái tưởng đây là pháp thân, đây là ứng thân tách rời nhau tức cũng còn nằm trong niệm sai biệt. Cho nên đây chia hai cùng dâng lên hai đức Phật hết. Chính đó mới rõ được Thể và Dụng không có hai. Bởi vì pháp thân là chỉ cho thể, ứng thân là dụng, thể dụng không hai thì ứng dụng được tự tại, còn chia ra đây là thể, kia là dụng, làm sao được tự tại.

CHÁNH VĂN:

Lúc đó Bồ Tát Vô Tận Ý nói kệ hỏi Phật: 
                    Thế Tôn đủ tướng tốt
                    Con nay lại hỏi kia
                    Phật tử nhơn duyên gì
                    Tên là Quán Thế Âm
                    Đấng đầy đủ tướng tốt
                    Kệ đáp Vô Tận Ý
                    Ông nghe hạnh Quán Âm
                    Khéo ứng các nơi chỗ
                    Thệ rộng sâu như biển
                    Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn
                    Hầu nhiều nghìn ức Phật
                    Phát nguyện thanh tịnh lớn.
GIẢNG:

Thuật lại Bồ Tát Quán Âm đó khéo ứng thân nơi các chỗ và theo hầu nhiều đức Phật, Ngài phát nguyện lớn thanh tịnh, khéo ứng thân các nơi, chỗ nào cũng đến được. Nếu khéo nhận, ở chỗ nào cũng gặp được Bồ Tát Quán Thế Âm.

                    Ta vì ông lược nói
                    Nghe tên cùng thấy thân
                    Tâm niệm chẳng luống qua
                    Hay diệt khổ các cõi

    
Tức là nghe tiếng mình nhớ lại tự tánh thì dừng được tưởng, qua được khổ, cho nên nghe tên hay thấy thân, tâm niệm chẳng luống qua hay khiến diệt được khổ các cõi.

                    Giả sử sanh lòng hại
                    Xô rớt hầm lửa lớn
                    Do sức niệm Quán Âm
                    Hầm lửa biến thành ao
                    Hoặc trôi dạt biển lớn
                    Các nạn quỉ, cá, rồng
                    Do sức niệm Quán Âm
                    Sóng mòi chẳng chìm đặng

Đây nói rằng mình dừng được tưởng, xoay về tự tánh đó thì qua khỏi những nạn nước nạn lửa, lửa không cháy, nước không chìm.

                    Hoặc ở chót Tu Di
                    Bị người xô rớt xuống
                    Do sức niệm Quán Âm
                    Như mặt nhựt treo không
                    Hoặc bị người dữ rượt
                    Rớt xuống núi Kim Cang
                    Do sức niệm Quán Âm
                    Chẳng tổn đến mảy lông.

Đây nói nếu bặt tưởng quên ngã, thì qua được khổ không còn chỗ rơi. Núi Tu Di là chỗ ngã mạn to mà bị rớt xuống, do sức niệm Quan Âm, thì giống như rớt trong không, tức là bặt tưởng, quên ngã, thì rơi chỗ nào? Có gì rơi? Cũng giống như rơi trong không thôi, còn thấy có ngã thì có khổ liền. Rồi bị người dữ rượt rớt xuống núi Kim Cang, cũng vậy, nếu quên cái ngã tưởng, thì có gì tổn hại. 

                        Hoặc gặp oán tặc vây
                        Đều cầm dao làm hại
                        Do sức niệm Quán Âm
                        Đều liền sanh lòng lành
                        Hoặc bị khổ nạn vua
                        Khi hành hình sắp chết
                        Do sức niệm Quán Âm
                        Dao liền gãy từng đoạn
                        Hoặc tù cấm xiềng xích
                        Tay chân bị gông cùm
                        Do sức niệm Quán Âm
                        Tháo rã đặng giải thoát
                        Nguyền rủa các thuốc độc
                        Muốn hại đến thân đó
                        Do sức niệm Quán Âm
                        Trở lại nơi bổn nhơn.

Đây là quên được niệm thù hận, đấu tranh, hơn thua, soi trở về tự tánh thì qua được những cái khổ này.

                        Hoặc gặp La sát dữ
                        Rồng độc các loài quỉ
                        Do sức niệm Quán Âm
                        Liền đều không dám hại
                        Hoặc thú dữ vây quanh
                        Nanh vút nhọn đáng sợ
                        Do sức niệm Quán Âm
                        Vội vàng bỏ chạy thẳng
                        Rắn độc cùng bò cạp
                        Hơi độc khói lửa đốt
                        Do sức niệm Quán Âm
                        Theo tiếng tự bỏ đi
                        Mây sấm nổ sét đánh
                        Tuôn giá, xối mưa lớn
                        Do sức niệm Quán Âm
                        Liền đặng tiêu tan cả.

Đây là bặt những niệm ác hại, những niệm đối nghịch, chỉ nhất tâm quay trở về nơi tự tánh liền qua được hết khổ này.

                        Chúng sanh bị khổ ách
                        Vô lượng khổ bức thân
                        Quán Âm sức trí diệu
                        Hay cứu khổ thế gian
                        Đầy đủ sức thần thông
                        Rộng tu trí phương tiện
                        Các cõi nước mười phương
                        Không cõi nào chẳng hiện

    
Tức là chúng sanh bị vô lượng khổ làm bức thân mình, nhưng do sức trí diệu của Quán Âm đó hay cứu khổ cho hết. Bây giờ sức trí diệu Quán Âm đó là sức nào mà hay cứu khổ những cái đó? Trong nhà thiền có câu chuyện:

Có vị Tăng hỏi Ngài Qui Tông:

- Thế nào là sức trí diệu Quán Âm?

Ngài Qui Tông gõ cái đỉnh ba tiếng hỏi:

- Ông có nghe chăng?

Vị Tăng đó đáp:

- Dạ nghe.

Ngài Qui Tông bảo:

- Sao ta chẳng nghe?

Ông Tăng không đáp được, Sư đánh đuổi ra.

Hỏi sức trí diệu Quán Âm, Ngài gõ cái đỉnh ba tiếng hỏi: "nghe chăng?" Ông Tăng đáp: nghe. Ngài nói: "sao ta không nghe". Vậy quý vị thấy sức trí diệu ở chỗ nào? Ông tăng nghe gõ ba tiếng thì theo tiếng mà nghe, quên mất chính mình, cho nên Ngài nói: sao ta chẳng nghe? Đó là muốn nhắc ông Tăng, nghe đó phải nhớ lại chính mình, thì đó là sức trí diệu Quán Âm, mới qua hết mọi khổ, còn theo tiếng đó mà nghe là bị khổ, nhưng ông Tăng không tỉnh được, nên Ngài mới đánh đuổi ra.

Sức trí diệu là như vậy, còn mình không hiểu, theo danh từ giải hoài không thấy.

                    Rộng tu trí phương tiện
                    Các cõi nước mười phương
                    Không cõi nào chẳng hiện

Theo phương tiện, Ngài hiện khắp mười phương không cõi nào mà không có hiện. Nói rõ hơn thì cõi nào cũng hiện hết, vậy ngay đây có hiện không? Tức nghe tiếng gió, nghe tiếng chim, nghe tiếng trống gì đều có hiện cả, nếu mình khéo nghe trở lại.

                    Các loài trong đường dữ
                    Địa ngục, quỉ, súc sanh
                    Sanh, già, bệnh, chết, khổ
                    Lần đều khiến dứt hết

Trở về tự tánh thì qua được khổ này, cả khổ địa ngục, súc sanh, tức là trong ba đường dữ.

                        Chơn quán thanh tịnh quán
                        Trí huệ quán rộng lớn
                        Bi quán và từ quán
                        Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
                        Sáng thanh tịnh không nhơ
                        Huệ nhựt phá các tối
                        Hay tiêu tai khói lửa
                        Khắp soi sáng thế gian

Đây quán chân thật, quán thanh tịnh, quán trí tuệ rộng lớn, quán từ quán bi.

Rồi trong đó sáng thanh tịnh, không nhơ, giống như mặt trời trí tuệ phá các tối. Quán Âm là quán như vậy, chính chỗ này là chỗ Ngài thổ lộ rõ ràng, nhưng nhiều khi đọc chữ nghĩa không thấy. Quán chân, quán thanh tịnh, quán trí tuệ rộng lớn, quán từ bi đó là cái gì? Đó là lìa tưởng, trở về tánh, nếu có tướng thì hết thanh tịnh, hết chân thật rồi. Tánh chân thật đó vốn sáng suốt đâu có nhơ.

                        Lòng bi răn như sấm
                        Ý từ diệu dường mây
                        Xối mưa pháp cam lồ
                        Dứt trừ lửa phiền não

Lòng bi như sấm nổ, bây giờ có ai nghe được? Tâm từ nó bủa khắp, có ai cảm được? Tại sao không nghe được, không cảm được trong khi nó vang như sấm, nó bủa khắp hết? tại vì còn đang sống theo tưởng thôi. Còn nếu cảm được cái đó thì dứt trừ lửa phiền não.

                        Cãi kiện qua chỗ gian
                        Trong quân trận sợ sệt
                        Do sức niệm Quán Âm
                        Cừu oán đều lui tan
                        Diệu Âm, Quán Thế Âm
                        Phạm Âm, Hải Triều Âm
                        Tiếng hơn thế gian kia
                        Cho nên phải thường niệm.

Diệu Âm là tiếng nhiệm mầu, Quán Thế Âm là quán tiếng của thế gian. Phạm Âm là tiếng thanh tịnh. Hải triều âm là tiếng sóng biển nó vang không dừng.

Vậy tiếng gì là tiếng nhiệm mầu, tiếng thanh tịnh, tiếng hải triều? Đó là tiếng không lời ở nơi mình, nghĩa là vượt khỏi căn và trần này, không còn mất kẹt nơi căn, không còn mắc kẹt nơi trần thì mới nghe được tiếng đó. Cho nên ở đây thường niệm luôn luôn, nhớ chỗ đó không quên, được như vậy đó là không theo tiếng mà mất mình. 

                        Niệm niệm chớ sanh nghi
                        Quán Âm bực tịnh thánh
                        Nơi khổ não nạn chết
                        Hay vì làm nương cậy
                        Đủ tất cả công đức
                        Mắt lành trông chúng sanh
                        Biển phước lớn không lường
                        Cho nên phải đảnh lễ.

Đây kết lại, Quán Âm đó là bậc thánh thanh tịnh, nơi mọi khổ não hay làm chỗ nương tựa. Nếu mình khéo dừng tưởng trở về tự tánh, thì đó là chỗ nương tựa qua khổ, trong đó đủ tất cả công đức. Mắt lành trông chúng sanh là trông sao? Tức là quên cái niệm ta, quên cái niệm người, không còn thấy có ta, không còn thấy có người, chỉ có tâm từ đó mà nhìn tất cả thôi. Bởi vì sống trong tri kiến Phật thì thấy ai ai cũng có tri kiến Phật, không còn thấy có mình khác, có người khác, thì mới dùng được con mắt từ mà nhìn chúng sanh. Nếu dùng con mắt từ mà nhìn chúng sanh thì sao? Bớt khổ liền.
 

CHÁNH VĂN:

Bấy giờ, Ngài Trì Địa Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng: "Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, Phổ Môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít".

Lúc Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm Vô đẳng đẳng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

GIẢNG:

Bây giờ Bồ Tát Trì Địa, từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phật bạch rằng: Nếu có chúng sanh vào nghe phẩm này, thời phải biết công đức của người đó rất là lớn, không ít! Tại sao đến đây Bồ Tát Trì Địa đứng dậy? Trì là giữ gìn, Địa là đất. Giữ gìn đất tâm. Bồ Tát Trì Địa tu công hạnh thường đi chỗ nào đất lồi lõm thì Ngài ban, sửa cho nó bằng phẳn. Ngầm nhắc mọi người phải soi về đất tâm của mình, hễ tâm bình thì thế giới bình. Nếu cứ lo bình bên ngoài thì không bao giờ bình nổi. Soi lại tâm mình đó, rõ được chỗ chân thật thì thấy rõ mình với mọi người đều có lẽ thật đó, mới có thông cảm thì mới bình được. Sống trở về tự tâm, thì đâu cũng là cửa Phổ Môn tự tại. Khi Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tới 84000 chúng sanh phát tâm Vô đẳng đẳng vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tâm đó ở đâu mà phát? Thường người tu hướng về ở đâu đâu mà phát tâm Vô thượng Bồ đề, quên mất tâm đó ở nơi mình, nhớ mình có tâm thật đó, tin chắc mình có tâm thật sáng ra tức là phát tâm chứ gì. Có người nghĩ rằng tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác đó tức là tâm của Phật. Mình phát tâm là hướng về Phật, đó là hiểu theo chữ nghĩa rồi. Sự thật tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác là tâm giác ngộ hằng hữu, không bao giờ gián đoạn, tâm đó ngay cái thấy nghe hiểu biết của mình ở đây, không đâu khác hết. Vậy ở đây, ai không phát tâm được? Cửa này là cửa Phổ Môn rộng khắp đâu có chừa ai ?

Nguồn: TV Thường Chiếu

KINH A DI ĐÀ. Thích Trí Tịnh
Hán dịch: nhà Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Saigon, Việt Nam

1. Kỳ Viên đại hội.

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là: Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Đại Mục-Kiền-Liên, Đại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Đa, Châu-Lợi-Bàn-Đà-Già, Nan-Đà, A-Nan-Đà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân Đầu-Lư-Phả-La-Đọa, Ca-Lưu-Đà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Đà, những vị đại đệ tử như thế. Và hàng Đại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Đa Bồ Tát, Càn-Đà-Ha-Đề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát... cùng với các vị Đại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Đề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội.

2. Y báo, Chánh báo.

Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.

3. Y báo trang nghiêm

Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.

Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch.

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la. Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy. Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.

Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!

Xá-Lợi-Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao? Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ.

Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưubiến hóa làm ra đấy thôi.

Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

4. Chánh báo vô lượng thù thắng.

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?

Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.

Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.

Xá-Lợi-Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn nại đến nay, đã được mười kiếp.

Xá-Lợi-Phất! Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế.

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.

Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!

Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.

5. Nhơn sanh vãng lai

Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.

Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.

Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.

6. Sáu phương Phật đồng khuyên tin

Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Đại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Âm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi Tam thiên Đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Đăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Đăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Đức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là Kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?

Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

7. Thuyết kinh rất khó

 


Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời nầy: "Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này". Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó! Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra. Phật nói kinh A Di Đà.


Thích Nghĩa:

1. Trong kinh này, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuật nói chánh báoy báo thù thắng trang nghiêm của đức Phật a Di Đà Phật.

2. Triều Tấn (Tàu), Diệu Hưng chiếm một phần đất xưng Vương, quốc hiệu là Tần nên gọi là Diệu Tần. Bậc thông hiểu tam tạng kinh, luật và luận, có thể giảng nói để dạy mọi người nên gọi là Tam Tạng Pháp Sư. Ngài Cưu Ma La Thập người xứ Thiên Trúc, qua Tàu làm một nhà dịch kinh chữ Phạn ra chữ Tàu có danh tiếng nhất.

3. Ông Cấp Cô Độc Trưởng Giả mua khu vườn của ông Kỳ Đà Thái Tử, con vua Ba-Tư-Nặc, nước Xá Vệ. Thái tử cúng luôn rừng cây trong đó, rồi hai người chung sức nhau dựng Tịnh Xá dể thỉnh Phật cùng chúng hội về ở. Do đó nên hiệp cả hai tên của hai người để đặt tên chốn ấy mà gọi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên vậy. Đệ tử của đức Phật rất đông, không phải chỉ có 1.250 người, nhưng vì 1.250 vị Đại A-La-Hán nầy là những vị được Phật độ trước và theo hầu cận bên Phật luôn, nên trong kinh thường ước lược nói số đó.

4. A-Dật-Đa là tên của đức Di-Lặc Bồ Tát. - Càn-Đà Ha-Đề Bồ Tát là ngài Bất-Hưu-Tức Bồ Tát - Thích-Đề-Hoàn-Nhân là tên của Đế Thích, vua cõi trời Đao Lợi.

5. Y báo là chỗ nương ở, nhà cửa, ao rừng v..v.. gọi chung là cõi nước, trong đây y báo là nước cưc lạc. - Chánh báoquả báo chánh thể, tức là loài người, trời, chim thú..v..v.. trong đây chánh báođức Phật A Di Đà cùng Bồ tát, Thanh Văn ..v..v..

[6]. Cõi nước ta đương ở đây gọi là Ta Bà có không biết bao nhiêu điều khổ lụy, nào tam khổ, bát khổ. Trái lại, bên cõi Cực lạc chỉ thuần có những điều vui sướng, nào tam lạc, bát lạc.

6.1 Khổ ở cõi Ta Bà

Tam Khổ:

1. Khổ khổ: mang thân sắc người nặng nề, nhơ uế, sống nay chết mai nầy đã khổ lắm rồi, mà trên cái khổ đó lại còn chồng thêm không biết bao nhiêu là sự khổ khác nữa, như già, bệnh, đói khát, nóng rét..v..v..

2. Hoại khổ: vô thường biến đổi, thân mạng như chỉ mành, tang thương xây chuyển, như sương đầu cỏ.

3. Hành khổ: trong mỗi niệm, tâm tưởng, biến chuyển luôn không ngừng.

Bát Khổ:

1. Sanh khổ: ở thai bào tối tăm nhơ uế, lọt lòng khổ trăm bề.

2. Lão khổ: lụm cụm già nua, mắt mờ tai điếc, trí lãng, lưng mỏi, gối dùn, mặt nhăn đầu bạc.

3. Bệnh khổ: đau rên bứt rứt, nhức nhối xót xa, ngồi nằm không yên, đi đứng không được.

4. Tử khổ: ngộp mệt, lộn tròng, méo miệng, chuyển xương, gân rút.

5. Cầu bất đắc khổ: lợi danh không toại, muốn phước trở mang họa, cầu thọ mà yểu vong.

6. Ái biệt ly khổ: cốt nhục phân tán, sanh biệt tử ly.

7. Oán tắng tội khổ: oan gia, đối đầu, cừu thù gặp gỡ.

8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: thân tâm dời đổi biến diệt, phút phút chẳng dừng, như ngọn lửa phừng phừng không khác.

6.2 Vui ở Cực Lạc

Tam Lạc:

1. Lạc trung lạc: thân cùng độ đều thù thắng, thân nhẹ, cõi xinh, ấm no, khương kiện...

2. Bất biến hoại lạc: thân mạng trường tồn, cõi nước không thiêu diệt...

3. Bất động trí lạc: định huệ dung thông, chánh tri bất động...

Bát lạc:

1. Sanh Lạc: thác chất liên hoa, thanh tịnh hóa sanh..

2. Vô lão lạc: mãi mãi trẻ trung, không già không yếu...

3. Vô bịnh lạc: hằng hằng khương kiện, không bệnh, không đau yếu...

4. Vô tử lạc: thọ mạng vô cùng, trường sanh bất diệt...

5. Toại nguyện lạc: tùy ý quả toại, y thưc tự nhiên...

6. Vô ái biệt ly lạc: bạn lành hải chúng, thân cận không rời..

7. Vô oán tắng hội lạc: thuần là Thượng-Thiện-Nhân, đồng tâm xứng ý..

8. Vô ngũ ấm thạnh lạc: thân tâm thanh tịnh, thường trụ không dời..

Không đâu khổ bằng Ta Bà, không đâu vui bằng Cực Lạc, vì thế mọi người nên nhàm lìa chốn Ta bà mà nguyện về chốn Cực Lạc.

7. Bốn báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Trong đây nói bốn báu mà chính là gồm bảy báu: vàng ,bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, và mã não. Trong Quán Kinh nói: hoặc có thứ cây thuần bằng vàng, hoặc có thứ cây thuần bằng bạc..v..v.. hoặc có thứ cây thân vàng lá bạc, nhánh lưu ly..v..v.. - Dầu bằng chất thất bửu chớ vẫn là cây sống, cũng như cây bên này bằng chất gỗ.

8. Trong đây nói đất là chỉ thuận theo tiếng nầy mà gọi thế, chớ chính thật cõi Cực Lạc thuần bằng chất vàng.. Tuyệt không có thứ đất bùn cát sỏi. - Tám công đức của nước trong ao bên Cực Lạc: trong sạch, nhẹ nhàng, mát mẻ, ngon ngọt, đượm thuần, êm đềm hòa huỡn, uống vào hết đói khát, và bổ khỏe thân tâm.

9. Người nước Cực Lạc đều có thần túc thông, trong nháy mắt có thể đi trải qua vô lượng thế giới. Đi kinh hànhđi vòng quanh chậm rãi, vừa đi vừa suy gẫm tưởng niệm những pháp lành. Phật, Pháp và Tăng... Đi kinh hành có hai điều lợi ích: (1) Thâu nhiếp tâm tưởng vào chánh niệm, phục trừ tà niệm loạn tưởng cùng biếng lười ngủ nghỉ, và (2) điều hoà thân thể, huyết khí lưu thông, tiêu hóa dễ dàng.

10. Tinh, tấn, niệm, định, huệ: người tu hành có năm đức nầy thời vững chắc trên đường đạo như cây có rễ nên gọi là ngũ căn (cội rễ). Nếu tất cả cảnh duyên không thể khuấy rối làm lay động được, thời năm đức trên gọi là ngũ lực (sức mạnh). Thất Bồ Đề Phần cũng gọi là Thất giác chi (7 đức giác ngộ) là Trạch pháp, Niệm, Tinh tấn, Hỉ, Khinh an, Định, và Xả. Bát Thánh Đạo PhầnChánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, và Chánh định. — trong cõi Ta bà nầy, những loài chim nhiếp thuộc vào súc sanh đạo, một ác đạo trong lục đạo, do ác nghiệp tội khiên mà chiêu cảm ra khổ báo ấy. Chim bên Cực Lạc thời khác hẳn, không phải là giống vật do tội báo cảm vời sanh ra, mà do thần lực của đức A Di Đà biến hóa ra để làm cho pháp âm được lưu chuyển khắp trong nước.

11. Đoạn nầy là đức Phật tự định danh nghĩa của ba đức A di Đà, vì có hai điều vô lượng: (1) Vô lượng quang, (2) Vô lượng thọ, nên đức Phật bên nước Cực Lạc hiệu là a Di Đà.

12. A-bệ-bạt-trí (Phạn âm) Hán dịch là bất thối chuyển, vào bực này thời một mực đi trên đường Thánh thẳng đến thành Phật, không còn bị thối sụt xuống phàm phu hay Tiểu thừa nữa. Tất cả mọi người được sanh về cõi Cưc Lạc đều vào bực bất thối cả, trong hàng bất thối lại có vô số bậc nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát (vì Bồ tát chỉ còn là Bồ tát trong một đời hiện tại, mãn đời hiện tại thời thành Phật, như hiện nay đức Di Lặc Bồ tátcung trời Đâu Suất nội viện là bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát vậy). Các bậc Thượng thiện nhân là chỉ các bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát.

13. Cõi Cực Lạc thù thắng trang nghiêm, phải có nhiều căn lành phước đức mới được sanh về đó. Niệm Phật được nhất tâm bất loạn thời là thành tựu căn lành phước đức rất lớn, đến khi lâm chung đức Phật A Di Đà cùng Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát ..phóng quang đến rước, quyết định đặng sanh cõi Cưc Lạc. - Niệm Phật không còn móng tưởng gì khác, không có mảy may thinh sắc gì khác xen vào, vững vàng không xao động gọi là nhứt tâm bất loạn.

14. Người tu Tịnh Độ phải có đủ ba điều: Tín (tin thật), Hạnh (chuyên tâm niệm Phật) và Nguyện (thiết tha muốn được sanh về cõi Cưc Lạc) Trong ba điều nầy, lòng tin đứng trước cả mà cũng là nền tảng của tất cả căn lành vì thế nên chư Phật ở sáu phương đồng khuyên bảo, cho mọi người sanh lòng tin chắc chắn quyết định.

Hằng hà sa số: là số cát sông Hằng. Sông Hằng là con sống lớn bên Thiên Trúc, nguồn từ dãy núi Hi Mã, chảy ngang xứ Thiên Trúc, đổ vào Ấn Độ Dương. Lòng sông và hai bên bãi có cát rất nhiều và rất mịn. Đương thời đức Phật thường nói pháp gần bên sông, nên phàm khi muốn chỉ một số lớn quá nhiều thời mượn số cát trong sông Hằng mà nói.

Tướng lưỡi rộng dài biểu tượng của sự thành thật. Trong kinh nói người nào chót lưỡi liếm đến đầu mũi, thời người ấy trong ba đời đã qua không hề có một lời nói dối. Lưỡi dài liếm đến đầu mũi còn như thế, huống nữa là rộng dài trùm khắp cả thế giới?

Một thái dương hệ là một tiểu thế giới. Một nghìn tiểu thế giới là một tiểu thiên thế giới. Một nghìn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới. Một nghìn trung thiên thế giớimột thế giới trải qua ba lần nhân cho số nghìn, nên gọi là Tam thiên đại thiên thế giới [1 tiểu thế giới x 1.000 x 1.000 x 1.000 = Đại thiên thế giới].

Đại thiên thế giới của ta ở đây tên là Ta Bà dịch là Kham khổ ngụ ý rằng trong cõi nầyvô lượng sự thống khổ, mà chúng sanh trong đó vẫn kham chịu được.

15. Ngũ Trược: (1) Kiếp trược: kiếp là chỉ cho thời đại, thời gian. Trong thời đại nào mà có các món trược dưới đây thời là thời đại đục nhơ. (2) Kiến trược: Những điêu mê chấp, tà kiến, điên đảo... (3) Phiền não trược: Các tâm niệm bất thiện như tham, sân, si, mạn bất tín... (4) Chúng sanh trược: Năm ấm (sắc, thọ,) hiệp hội sanh diệt chẳng dừng. (5) Mạng trược: Số thọ rất ngắn, sống nay chết mai, mạng sống trong hơi thở. Bốn món trên đây tánh cách nhiễu não, sai lầm, biến đổi vô thường nên gọi là trược (nhơ đục).

Chú Đại bi còn có những tên gọi sau : Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni, Vô ngại đại bi đà-la-ni, Cứu khổ đà-la-ni, Diên thọ đà-la-ni, Diệt ác thú đà-la-ni, Phá ác nghiệp chướng đà-la-ni, Mãn nguyện đà-la-ni, Tùy tâm tự tại đà-la-ni, Tốc siêu thập địa đà-la-ni.

Chú Đại bi là một trong những bài thần chú dài, xuất hiện và thạnh hành trong giới Phật giáo nước Tàu vào thời Đường Tống. Ở Việt Nam ta không biết người Phật tử trì tụng chú Đại bi từ thời nào, nhưng phổ biến có lẽ là từ khi có kinh Nhật tụng bằng chữ quốc ngữ ấn hành.

Chú Đại bi còn có những tên gọi sau : Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni, Vô ngại đại bi đà-la-ni, Cứu khổ đà-la-ni, Diên thọ đà-la-ni, Diệt ác thú đà-la-ni, Phá ác nghiệp chướng đà-la-ni, Mãn nguyện đà-la-ni, Tùy tâm tự tại đà-la-ni, Tốc siêu thập địa đà-la-ni.

Theo ghi chép trong kinh tạng, bài chú này đã được 99 ức Hằng hà sa số chư Phật trong quá khứ tuyên thuyết (đã được chư Phật nhiều bằng số cát trong 99 ức con sông Hằng tuyên thuyết), và Bồ-tát Quán Thế Âm đã thọ trì bài thần chú này từ nơi Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai. Lúc bấy giờ, Bồ-tát Quán Thế Âm mới ở ngôi Sơ địa, một lần nghe được bài chú này lập tức vượt lên ngôi Bát địa, cho nên Bồ-tát sinh tâm hoan hỷ, phát thệ nguyện phổ biến rộng rãi bài chú này để làm lợi lạc chúng sinh. Lời phát nguyện lập tức ứng nghiệm, ngay trên thân Bồ-tát Quán Thế Âm sinh ra ngàn tay ngàn mắt.

Trong Đại tạng kinh, những bản kinh liên quan đến bài chú này có rất nhiều, ở đây xin liệt kê một số kinh tiêu biểu :

  1. Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh, 2 quyển, do Bất Không dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1056).
  2. Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh, 2 quyển, do Trí Thông dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1057).
  3. Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát Mụ đà-la-ni thân kinh, 1 quyển, do Bồ-đề-lưu-chí (Bodhiruci) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1058).
  4. Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh, 1 quyển, do Già-phạm-đạt-ma (Bhagavaddharma) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1060).
  5. Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản, 1 quyển, do Kim Cang Trí (Vajrabodhi) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1061).
  6. Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại thân chú bản, 1 quyển, cũng do Kim Cang Trí dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1062).
  7. Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại bi tâm đà-la-ni, 1 quyển, do Bất Không (Amoghavajra) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1064).
  8. Thiên quang nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát bí mật pháp kinh, 1 quyển, do Tô-phược-la dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1065).
  9. Đại bi tâm đà-la-ni tu hành niệm tụng lược nghi, 1 quyển, cũng do Bất Không dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1066).

10.  Thiên thủ Quán Âm tháo thứ đệ pháp nghi quỹ, 1 quyển, do Thiện Vô Úy (Śubhākarasiṃha) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1068).

11.  Thiên thủ nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh Sa-môn Tri Lễ biên tập vào đời nhà Tống (ĐTK/ĐCTT, tập 46, kinh số 1950).

12.  Đại bi khải thỉnh, Khuyết dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 85, kinh số 2843).

Trong những tác phẩm trên, toàn văn bài chú giữa các kinh khác nhau cũng có những sai biệt về số câu và số chữ. Chẳng hạn, bản dịch của Trí Thông (Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh,quyển thượng), và bản dịch của Bồ-đề-lưu-chí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát Mụ đà-la-ni thân kinh) thì toàn văn bài chú Đại bi có 94 câu ; bản dịch của Kim Cang Trí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản) thì có 113 câu ; bản dịch của Bất Không (Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh, quyển hạ) thì có 40 câu ; bản dịch của Già-phạm-ma-đạt (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh) thì có 82 câu…

Điều quan trọng là, tất cả các bản kinh trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu, bài chú Đại bi đều không có năm âm ‘na ma bà tát đa - 那摩婆薩哆’ (do đó, nghi thức tụng niệm lưu hành ở Việt Nam ta từ trước đến nay đều y cứ vào Đại tạng kinh, nên không có năm âm này là điều tất nhiên !). Thêm nữa, từ trước đến nay, cả hai truyền thống Mật giáo và Hiển giáo, đều sử dụng bản dịch của Già-phạm-đạt-ma để trì tụng, mà bản dịch này thì không có năm âm ‘na ma bà tát đa - 那摩婆薩哆’ (nguyên bản dịch bài chú này phân chia thành 82 câu, nhưng hiện nay phân chia thành 84 câu).

Gần đây, các nước sử dụng chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng đều sử dụng bản dịch của một học giả người Nhật, mà toàn văn bài chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa - 那摩婆薩哆’ vốn không có trong bản dịch của hai vị đại sư Bất Không và Già-phạm-đạt-ma. Bản chữ Phạn cũng được trưng ra để làm y cứ cho các bản dịch ra chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng mới, nhưng không thấy nói xuất xứ của Phạn bản.

Theo chỗ chúng tôi tìm kiếm, thì chỉ có bốn bản kinh nằm trong Tục tạng chữ Vạn liên quan đến chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa - 那摩婆薩哆’, đó là :

  1. Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh tôn giả Tri Lễ biên tập nghi quỹ lần đầu, Hoa sơn Luật sư Độc Thể hiệu đính và Gia hoà Sa-môn Tịch Xiêm thêm vào hình tượng, Chú đại bi có 84 câu, trong đó câu 16 có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1480).
  2. Pháp giới thánh phàm thuỷ lục thắng hội tu trai nghi quỹ, do Tứ minh Đông Hồ Sa-môn Chí Bát cẩn soạn đời Tống, Sa-môn Châu Hoằng ở chùa Vân Thê, làng Cổ Hàng, hiệu đính vào đời nhà Minh, Chú đại bi có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ với lời chú thích ‘Trong Tạng gốc không có 5 âm này [藏本無此五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1497).
  3. Pháp giới thánh phàm thuỷ lục đạo tràng pháp luân bảo hối, Chú đại bi có 82 , trong đó câu 16 có 5 âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng lại để trong ngoặc với lời chú thích là ‘Bản lưu truyền ở thế gian có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ [世本有那摩婆薩哆五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1499).
  4. Quán Thế Âm trì nghiệm ký, quyển hạ, do Thích Tuân Thức, tăng nhân của Thiên Thai tông, thời Bắc Tống biên soạn. Tác phẩm này dẫn chú Đại bi do Bất Không dịch, có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng như chúng ta thấy, trong ĐTK/ĐCTT, tác phẩm của Bất Không dịch không có năm âm này.

Như vậy, số lượng kinh điển liên quan đến chú Đại bi mà có thêm năm âm ‘na ma bà tát đa’ chỉ có trong Tục tạng, chỉ có bốn bản, ít hơn nhiều so với Đại tạng chính, và đều do những tăng nhân nước Tàu biên tập chứ không phải phiên dịch từ bản tiếng Phạn. Cho nên, chúng ta không có bất cứ cơ sở vững chắc nào để khẳng định bài chú Đại bi đầy đủ là phải có năm âm ‘na ma bà tát đa’.

KINH TẠP A-HÀM
Hán dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Đà-La 
Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Thích Tuệ Sỹ
Nhà xuât bản Phương Đông

KINH 17. PHI NGÃ

blankTôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một vị Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo vai bên phải, chắp tay bạch Đức Phật rằng:

“Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung. Khi tu tập không buông lung con sẽ tư duy về lý do mà một thiện nam tử xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mình mặc pháp y, có lòng tin, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chỉ vì để ngay trong đời này chứng nghiệm cứu cánh phạm hạnh vô thượng, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tỳ-kheo kia:

“Lành thay! Lành thay! Tỳ-kheo, đã khéo nói những lời này: ‘Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung… cho đến, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Ngươi đã nói như vậy phải chăng?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Đúng vậy, bạch Thế Tôn.”

Đức Phật bảo Tỳ-kheo:

“Lắng nghe, lắng nghe, hãy khéo suy nghĩ, Ta sẽ vì ngươi mà nói.

“Này Tỳ-kheo, pháp nào không thích ứng đối với ngươi thì nên nhanh chóng đoạn trừ. Đoạn trừ pháp này để được lợi, được ích, được an vui lâu dài.”

Tỳ-kheo kia bạch Phật rằng:

“Con đã hiểu, bạch Thế Tôn! Con đã hiểu, bạch Thiện Thệ!”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Đối với những pháp đã được nói tóm tắt, ngươi hiểu rộng ý như thế nào?”

 

Tỳ-kheo bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, sắc chẳng phải là thích ứng đối với con, nên cần phải nhanh chóng đoạn trừ. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là thích ứng đối với con, nên cần phải nhanh chóng đoạn trừ. Đoạn trừ pháp này để được lợi, được ích, được an vui lâu dài. Cho nên, bạch Thế Tôn, đối với pháp mà Thế Tôn đã nói tóm tắt con đã hiểu rộng nghĩa của nó như vậy.”

Đức Phật dạy:

“Lành thay! Lành thay! Này Tỳ-kheo, đối với những pháp đã được nói tóm tắt của Ta, ông đã hiểu nghĩa rộng của nó. Vì sao? Vì sắc chẳng phải là thích ứng đối với ông, nên cần phải nhanh chóng đoạn trừ. Cũng vậy thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là thích ứng đối với ông, nên cần phải nhanh chóng đoạn trừ. Đoạn trừ pháp này để được lợi, được ích, được an vui lâu dài.”

Sau khi vị Tỳ-kheo kia nghe những lời dạy của Phật, tâm rất vui mừng, lạy Phật rồi lui; một mình ở chỗ vắng, siêng năng tu tập, sống không buông lung. Sau khi siêng năng tu tập, sống không buông lung, thầy tư duy về lý do mà một thiện nam tử xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mình mặc pháp y, có lòng tin, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chỉ vì để ngay trong đời này chứng nghiệm cứu cánh phạm hạnh vô thượng, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’

Bấy giờ, vị Tỳ-kheo kia thành bậc A-la-hán, tâm được giải thoát.

(Trích từ Q1. Kinh Tạp A Hàmhttp://thuvienhoasen.org/p16a11438/4/tap-a-ham-quyen-1 )

Kinh liên quan:
Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ (Nguyên Giác)

Phổ Môn nghĩa là cửa ngõ cùng khắp mọi nơi. Và là cửa ngõ giúp ta đi vào mười như thị của mọi sự hiện hữu, để thấy rõ bất cứ sự hiện hữu nào cũng có mười như thị, gồm: Tướng như thị, tính như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, duyên như thị, quả như thị, báo như thị, bản mạt cứu cánh như thị.

I. Ý NGHĨA VÀ DUYÊN KHỞI

Ở kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn là nói về Hạnh môn Pháp Hoa của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Phổ Môn, tiếng Phạn là Samantamukha. Samanta là phổ biến, cùng khắp. Mukha là cửa ngõ. Ngài La Thập, Trúc Pháp Hộ và Xà Na khuất Đa, đều dịch Samantamukha là Phổ Môn.

Phổ Môn nghĩa là cửa ngõ cùng khắp mọi nơi. Và là cửa ngõ giúp ta đi vào mười như thị của mọi sự hiện hữu, để thấy rõ bất cứ sự hiện hữu nào cũng có mười như thị, gồm: Tướng như thị, tính như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, duyên như thị, quả như thị, báo như thị, bản mạt cứu cánh như thị1. Phổ Môn là cánh cửa giúp ta đi vào thực tại, đi vào thực tướng của mọi sự hiện hữu qua mười như thị ấy.

Lại nữa, Phổ có nghĩa là cùng khắp; Môn là môi trường. Phổ Môn là môi trường hoạt động cùng khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Bồ Tát Quán Thế Âm không phải chỉ hoạt động từ bi để diễn thuyết và hoằng truyền kinh Pháp Hoa ở trong cửa ngõ vào và ra của nhân thiên hay môi trường của nhân thiên, mà còn diễn thuyết và hoằng truyền kinh Pháp Hoa cùng một lúc khắp cả mười phương pháp giới. Trong đó có Lục Phàm và Tứ Thánh.

* Lục Phàm:

1. Thế giới của Địa Ngục: Trong thế giới địa ngục cũng có vô số thế giới, vô số nhân duyên nghiệp quả, chứ không phải chỉ là một thế giới hay là một nhân duyên nghiệp quả. Và mọi sự hiện hữu ở trong thế giới của Địa ngục, mỗi sự hiện hữu đều có đầy đủ cả mười như thị.

2. Thế giới của Ngạ Quỷ: Trong thế giới của ngạ quỷ cũng có vô số thế giới, vô số nhân duyên nghiệp quả, chứ không phải chỉ là một nhân duyên nghiệp quả. Và mọi hiện hữu ở trong thế giới của Ngạ quỷ, mỗi sự hiện hữu đều có đầy đủ cả mười như thị.

3. Thế giới của Súc Sanh: Trong thế giới súc sanh cũng vậy, chúng cũng có vô số thế giới, vô số nhân duyên nghiệp quả, không có nhân duyên nghiệp quả của chủng loại súc sanh nào giống chủng loại súc sanh nào, nghĩa là có vô số thế giới của súc sanh. Và mọi hiện hữu ở trong thế giới của súc sanh, mỗi sự hiện hữu đều có đầy đủ cả mười như thị.

4. Thế giới của loài A Tu La: Trong thế giới của các loài quỷ thần nầy, họ cũng có vô số thế giới, vô số nhân duyên nghiệp quả. Và mọi hiện hữu ở trong thế giới của A Tu La, mỗi sự hiện hữu đều có đầy đủ cả mười như thị.

5. Thế giới của loài người: Trong thế giới của loài người cũng có vô số thế giới, vô số nhân duyên nghiệp quả, không có nhân duyên nghiệp quả của người nào giống người nào, ngay cả trong một dòng dõi huyết thống, nhân duyên nghiệp quả của mỗi người cũng không ai giống ai, mỗi người là mỗi thế giới của nhân duyên nghiệp quả. Và mọi sự hiện hữu ở trong thế giới loài người, mỗi sự hiện hữu cũng đều có đầy đủ cả mười như thị.

6. Thế giới của chư Thiên: Trong thế giới của chư Thiên cũng có vô số thế giới, vô số nhân duyên nghiệp quả khác nhau. Chư Thiên Dục giới không những nhân duyên nghiệp quả không đồng với chư Thiên các cõi trời Sắc giới và Vô sắc giới đã đành, mà ngay nhân duyên nghiệp quả ở nơi các cõi trời Dục giới, họ cũng không đồng nhau, và ngay nơi chư Thiên của Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới; nhân duyên nghiệp quả tự thân của mỗi vị cũng không đồng nhau. Tự thân của mỗi thiên, mỗi nhân là mỗi thế giới. Và mọi sự hiện hữu ở trong thế giới của chư thiên, mỗi sự hiện hữu đều có đầy đủ cả mười như thị.

* Tứ Thánh:

1. Thế giới của các Thánh giả Thanh Văn: Mỗi Ngài lãnh hội Tứ Thánh Đế mỗi cách tuỳ theo nhân duyên nghe pháp, nhân duyên tri khổ, đoạn tận, chứng diệt, tu đạo của mỗi vị. Nhân và Pháp ở trong thế giới của các Thánh giả Thanh Văn, mỗi nhân và mỗi pháp cũng đều có đầy đủ cả mười như thị.

2. Thế giới của các Thánh giả Duyên Giác: Mỗi Ngài lãnh hội lưu chuyển và hoàn diệt của giáo lý Mười hai duyên khởi mỗi cách, cũng tùy theo nhân duyên thiền quán sâu cạn của mỗi vị. Nên, mỗi vị cũng là mỗi thế giới tu chứng. Và Nhân cũng như Pháp ở trong thế giới của các Bậc Thánh giả Duyên Giác, mỗi nhân và mỗi pháp cũng đều có đầy đủ cả mười như thị.

3. Thế giới của Bồ Tát: Mỗi Ngài tùy theo năng lượng của Bồ đề tâm mà phát khởi hạnh nguyện và tùy theo hạnh nguyện mà tạo thành cách hành động và cảnh giới của mình. Và Nhân cũng như Pháp ở trong thế giới của Bồ Tát, mỗi nhân và pháp cũng đều có đầy đủ cả mười như thị.

4. Thế giới của chư Phật: Cũng vậy, khi hành Bồ Tát đạo, tùy theo hạnh nguyện tu tập của mỗi Ngài, mà tạo thành cảnh giới tương ứng để giáo hóa. Và trong thế giới của chư phật, mỗi sự hiện hữu cũng có đầy đủ cả mười như thị.

Do đó, trong mỗi pháp giới có nhiều thế giới, cho đến có vô số thế giới. Và trong tự thân nhân duyên của mỗi loài, hay của mọi sự hiện hữu đều có đầy đủ mười như thị, và trong mỗi pháp giới  đều có đầy đủ cả Thập pháp giới.

Nên, nói Thập pháp giới là nói tổng quát, và nói chi tiết thì phải nói có vô số pháp giới hay vô số thế giới.

Vậy, Phổ Môn là pháp hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm, pháp hạnh ấy là cùng một lúc mà có mặt cả toàn thể pháp giới, cả mười pháp giới và cả vô số thế giới để đem hạnh không sợ hãi mà hiến tặng cho tất cả Phàm Thánh, và diễn thuyết Pháp Hoa cho tất cả sinh loại Thánh, Phàm cùng khắp hết thảy pháp giới trong mười phương. Đối với Lục phàm Bồ Tát Quán Thế Âm diễn giảng Kinh Pháp Hoa, khiến cho họ tu tập không còn sợ hãi đối với những khổ đau do “Phân đoạn sinh tử đem lại” mà khởi tâm Bồ Đề hướng tới Nhất Thừa Đạo. Và đối với các Thánh giả, Bồ Tát Quán Thế Âm diễn giảng Kinh Pháp Hoa, khiến cho các Thánh không còn khởi tâm sợ hãi đối với khổ đau do “Biến dịch sinh tử đem lại”, sẵn sàng buông bỏ các địa vị tu chứng có tính cách tạm thời mà vững tâm tiến về Nhất Thừa Phật Đạo.

Đối với ai chưa mở được Phật tri kiến, thì Bồ Tát thuyết pháp một cách thích ứng để cho họ mở Phật tri kiến, đối với ai chưa thấy Phật tri kiến, thì Bồ Tát thuyết pháp một cách thích ứng cho họ, để chỉ bày Phật tri kiến cho họ. Đối với ai chưa giác ngộ phật tri kiến, thì Bồ Tát thuyết pháp một cách thích ứng để giác ngộ Phật tri kiến cho họ và đối với ai chưa thể nhập Phật tri kiến, thì Bồ Tát hóa thân thuyết pháp một cách thích hợp để cho họ thể nhập hoàn toàn Phật tri kiến.

Và, nếu đối với ai không có khả năng để tin rằng, tự thân mình có Phật tính và hết thảy chúng sanh đều có Phật tính; và đều có khả năng thành Phật, thì đối với hạnh Phổ môn, Bồ Tát Quán Thế Âm có thể biểu hiện thân thể và thuyết pháp một cách thích ứng, khiến cho họ sinh khởi đức tin rằng: “Ta và hết thảy chúng sanh đều có Phật tính, và tất cả đều có khả năng thành Phật”.

Nếu có bao nhiêu người cùng một lúc chưa có đức tin nầy, thì Bồ Tát biểu hiện có bấy nhiêu thân thể cùng một lúc, thích ứng để thuyết pháp, khiến cho tất cả họ, đều cùng một lúc sinh khởi đức tin ấy.

Nên, Phổ môn là pháp hành của Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Quán Thế Âm là người đang thực hành pháp môn phổ môn ấy.

Đối với kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Dược Vương là tiêu biểu cho hạnh môn về khổ hạnh và nhấn mạnh đến thân hành thanh tịnh và đốt thân thanh tịnh để cúng dường Phật và pháp, nên DượcVương Bồ Tát là tiêu biểu cho vị Bồ Tát bố thí thân một cách tuyệt đối.

Bồ Tát Diệu Âm đối với hạnh môn Pháp Hoa là tiêu biểu cho ngữ hành thanh tịnh và đem ngữ hành thanh tịnh ấy mà phụng sự chánh pháp, nên Bồ Tát Diệu Âm là tiêu biểu cho vị Bồ Tát bố thí pháp một cách tuyệt đối.

Và Bồ Tát Quán Thế Âm đối với kinh Pháp Hoa là vị Bồ Tát tiêu biểu cho ý hành thanh tịnh và đem ý hành thanh tịnh ấy mà phụng sự chánh pháp. Nên, Bồ Tát Quán Thế Âm là tiêu biểu cho vị Bồ Tát bố thí nghị lực, bố thí ý chí hay bố thí sự không sợ hãi một cách tuyệt đối.

Theo kinh Bi Hoa, trong thời kỳ quá khứ, có thế giới tên là Tán Đề Lam, thuộc kiếp Thiện Trì, bấy giờ có Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng, có vị Thái tử của vua Vô Lượng Tịnh, phát Bồ đề tâm cúng dường Phật và Tăng tỷ khưu ba tháng và phát nguyện, nếu có chúng sanh nào đang chịu khổ não trong ba ác đạo, họ liền nghĩ đến tôi, xưng niệm danh hiệu của tôi, tôi sẽ dùng thiên nhĩ nghe âm thanh của họ, dùng thiên nhãn thấy họ mà họ không thoát khỏi khổ đau, tôi nguyện không thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.

Bấy giờ, Đức Phật Bảo Tạng bảo với vị Thái tử ấy rằng: “Người nhìn hết thảy chúng sanh là vì muốn đoạn trừ hết thảy khổ đau cho họ, nên nay danh hiệu của Người là Quán Thế Âm”. Và Thái tử tức là Bồ Tát Quán Thế Âm đã được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký thành phật trong tương lai với bài kệ:

Đại Bi công đức

kim ưng hoàn khởi

địa lục chấn động

cập chư phật giới.

Thập phương chư phật

dĩ thọ nhữ ký

đương thành vi phật

cố ưng hoan hỷ”.2

Nghĩa là:

Công đức đại bi

nay, nên khởi lại

đất sáu chấn động

cùng các cõi phật.

Các phật mười phương

thọ ký cho ngươi

tương lai làm phật

nên, hãy vui lên.

Và ở trong Đại Bi kinh: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với Bồ Tát Tổng Trì Vương rằng: “Bồ Tát Quán Thế Âm từ vô lượng kiếp đã thành tựu tâm đại từ, đại bi, có khả năng thực hành vô lượng pháp môn, nắm giữ hết thảy thiện pháp một cách thông minh. Vì muốn làm cho hết thảy chúng sanh an lạc, nên mật phóng ra sức mạnh của thần thông vĩ đại”. Và Bồ Tát Quán Thế Âm cũng đã thưa với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rằng: “Thần chú Đai Bi nầy, từ vô lượng kiếp về trước, con đã được Đức Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trú trao truyền và dạy con rằng: Ngươi hãy hành trì tâm chú nầy, để làm đại lợi ích cho khắp hết thảy chúng sanh vào đời ác trược trong tương lai”. Và cũng ở trong kinh nầy, Đức Phật Thích Ca  đã nói với Tôn giả A Nan và đại chúng lúc bấy giờ ở Núi Phổ Đà  rằng: “Oai lực của Bồ Tát Quán Thế Âm là không thể nghĩ bàn, ở vô lượng kiếp trong quá khứ vị Bồ Tát nầy đã làm Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, vì muốn phát khởi  nguyện lực đại bi cho hết thảy Bồ Tát và vì muốn thành thục sự an lạc cho hết thảy chúng sanh mà hiện thân làm vị Bồ Tát vậy”.3

Nhưng, ở trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nầy, Bồ Tát Vô Tận Ý đã thưa hỏi đức Phật Thích Ca rằng: “Bồ Tát Quán Thế Âm, vì do nhân duyên gì gọi là Quán Thế Âm?”.

Đức Phật Thích Ca đã trả lời cho Bồ Tát Vô Tận ý như sau:

“Hỡi Thiện Nam Tử! Nếu có vô số chúng sanh, bị nhận lấy mọi sự đau khổ, họ nghe nói đến Bồ Tát Quán Thế Âm, liền hết lòng xưng niệm danh hiệu của Ngài, ngay lúc đó, Ngài nghe thấy âm thanh của họ và họ liền được giải thoát”.4

Đây là sự giải thích của đức Phật Thích Ca cho Bồ Tát Vô Tận Ý về ý nghĩa Bồ Tát Quán Thế Âm và duyên khởi phẩm Phổ Môn nầy, cũng chính do Bồ Tát Vô Tận Ý thưa hỏi, và nhân đó, đức Phật đã giải thích danh hiệu, cũng như hạnh môn của Bồ Tát Quán Thế Âm cho đại chúng nghe.

1. NỘI DUNG CHỦ YẾU:

Nội dung của phẩm nầy là nói về Hạnh Môn và uy lực hóa độ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Hạnh Môn và uy lực hóa độ của Ngài gồm có:

1- Vượt thoát tám tai nạn:

1.1 Vượt Thoát Tai Nạn Của Lửa:

Kinh nói: “Nếu có người chấp trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, thì vị ấy vào trong lửa dữ, lửa ấy không thể đốt cháy, đó là do oai lực của Bồ Tát vậy”.

Lửa ở đây có ba loại: Thứ nhất là lửa thuần về vật lý. Thứ hai là lửa thuộc về hỏa đại ở trong các sinh thể và thứ ba là lửa thuộc về phiền não của tâm. Ba thứ lửa nầy có thể đốt cháy ta bất cứ lúc nào và ở đâu.

Do uy lực trì niệm Bồ Tát Quán Thế Âm của ta, nên ba loại lửa ấy không thể đốt cháy được phước đức của ta. Mỗi khi đối diện với tai nạn, mà ta có phước đức, là ta có điều kiện để thoát khỏi. Tại sao? Do khi nhất tâm trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, ta niệm như vậy đúng với định lực và nguyện lực của Bồ Tát nầy, nên định lực từ bi, trí tuệ và phước đức trong ta phát khởi tiếp xúc và giao cảm được với định lực và nguyện lực từ bi, trí tuệ và phước đức vốn châu biến cả pháp giới của vị Bồ Tát ấy, tạo ra một nguồn năng lượng nhân duyên sinh động cực thiện, khiến thay đổi tình trạng của tai nạn. Lửa không thể cháy, vì nhân duyên của lửa cháy đã bị thay đổi. Nên, các loại lửa vật lý, lửa sinh thể, lửa phiền não của tâm đều bị dập tắt khiến cho thân tâm và hoàn cảnh của ta không bị đốt cháy bởi các thứ lửa ấy.

1.2 Vượt Khỏi Tai Nạn Của Nước:

Kinh nói: “Nếu bị nước lớn cuốn trôi, mà trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, tức khắc liền được chỗ nước cạn”. 

Nước ở đây cũng có ba loại: Thứ nhất, nước thuần vật lý. Thứ hai, nước thuộc về thủy đại ở trong các sinh thể. Thứ ba, nước là những chất liệu tham ái của tâm. Ba thứ nước nầy có thể nhận chìm và cuốn trôi ta bất cứ lúc nào và ở đâu.

Nước vật lý có thể nhận chìm và cuốn trôi ta ở nơi mưa lũ, thác ghềnh, sông biển.

Nước ở trong sinh thể có thể nhận chìm và cuốn trôi ta vào 101 tai họa bệnh khổ của thân.

Và nước tham ái của tâm cuốn trôi tất cả phước đức của ta, nhận chìm ta trong biển cả sinh tử.

Khi bị những tai nạn thuộc về nước như vậy, ta nhất tâm niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, khiến cho các loại nước ấy không thể nhận chìm và cuốn trôi phước đức của ta.

Tại sao? Tại vì ta nhất tâm niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, niệm như vậy là đúng với định lực và nguyện lực từ bi, trí tuệ và phước đức của vị Bồ Tát nầy, nên định lực từ bi, trí tuệ và phước đức trong ta sinh khởi, tiếp xúc và giao cảm được với định lực và nguyện lực từ bi, trí tuệ và phước đức vốn châu biến cả pháp giới của vị Bồ Tát ấy, tạo ra một nguồn năng lượng nhân duyên sinh động cực thiện, khiến thay đổi tình trạng tai nạn của ta. Bấy giờ nước không thể cuốn trôi và nhận chìm ta được, vì nhân duyên tai nạn do nước gây nên đã hoàn toàn thay đổi. Nên, các loại nước gây tai nạn thuộc về vật lý, sinh học và tham ái của tâm đều bị khô kiệt, khiến cho thân tâm và hoàn cảnh của ta không bị cuốn trôi và nhận chìm bởi các thứ nước ấy.

1.3 Vượt Thoát Khỏi Tai Nạn Gió Và Quỷ La Sát:

Kinh nói: “Nếu có trăm ngàn vạn ức người, vì tìm cầu vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu, và những thứ quý báu cùng loại, khi đi vào biển cả, giả sử bị trận gió u ám, thổi thuyền tàu tấp vào đảo quốc quỷ La Sát, trong những người ấy, dẫu đến chỉ có môt người trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thì những người ấy vẫn thoát khỏi được tai họa quỷ La Sát. Vì những nhân duyên như vậy, nên gọi là Quán Thế Âm”.

Gió u ám: Hán gọi là hắc phong. Hắc phong là gió chướng, gió thổi mất bình thường, làm mờ mịt trời đất, khiến người đi bộ, đi trên tàu, trên biển, đi trên máy bay, không còn có khả năng định hướng để đi, nên rất dễ gặp tai nạn. Gió cũng có nhiều loại:

+ Gió là do thay đổi áp suất không khí, khiến cho không khí có sự chuyển động. Nên, gió là do sự chuyển động của không khí tạo nên. Gió nầy là gió thuộc về vật lý.

+ Gió nghiệp là gió do ác nghiệp của chúng sanh tạo nên. Gió ấy đẩy chúng sanh trôi dạt vào các ác đạo như địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.

+ Gió phiền não là gió khởi lên từ tâm tham lam, sân hận, si mê, kiêu ngạo,  tà kiến và chấp ngã. Gió ấy thổi lên và nhận chìm chúng sanh trong biển cả sinh tử.

+ Gió danh lợi là gió thổi và bứng gốc rễ đạo đức, nhân ái của chúng ta.

Nhưng, ở trong phẩm kinh nầy, nói gió đen thổi mạnh và đẩy thuyền tàu của những người đi vào biển tìm châu ngọc tấp vào đảo quốc La Sát, mà nếu trong đó, có một người niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thì tất cả người trong thuyền đều thoát khỏi tai nạn quỷ La Sát.

Quỷ La Sát: là loài quỷ chuyên ăn thịt người, chúng có mặt khắp nơi, nhưng thường trú ngay ở hải đảo. Những người đi biển gặp phải gió xoáy đen làm mù mịt cả trời đất, biển cả, thuyền tàu trôi dạt vào đảo quốc La Sát như vậy, mà trong đó có một người nhất tâm trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm, thì tất cả mọi người trong thuyền đều thoát khỏi tai nạn quỷ La Sát.

Niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm trong lúc ấy, làm sinh khởi từ bi và định lực nơi ta và từ bi, định lực nơi loài La Sát, khiến phước đức và lòng từ bi nơi ta sinh khởi mãnh liệt, tác động vào hạt giống từ bi và trí tuệ nơi quỷ La Sát, khiến cho trong giờ phút ấy, ác tâm của họ không đủ điều kiện để sinh khởi; mà chỉ sinh khởi thiện tâm, khiến cho quỷ La Sát đã không ăn thịt người mà còn khởi lên từ tâm cứu giúp người thoát khỏi tai nạn.

Điều nầy chứng tỏ rằng, thiện tánh hay ác tánh ở nơi hết thảy chúng sanh không có nhất định, không có tự tánh. Nếu gặp thiện duyên, thì thiện tánh sinh khởi, nếu gặp ác duyên thì ác tánh phát sinh. Nên, khi đi vào biển cả bị gió xoáy, gió chướng làm thuyền tàu tấp vào đảo quốc La Sát, ta phải nhất tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, là tạo nhân duyên tốt đẹp để thiện tánh nơi loài La Sát sinh khởi, và để cho từ bi tâm nơi loài La Sát khởi sinh. Một khi thiện tâm và từ bi tâm của quỷ La Sát sinh khởi qua danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, do ta nhất tâm xưng niệm, thì loài quỷ La Sát không khởi tâm hại ta, mà khởi tâm cứu ta là điều chúng ta có thể hiểu được. Quỷ La Sát có thể là những hạt giống bất như ý ở trong tâm thức ta khởi lên, hay nộ khí xung thiên trong ta nổi dậy, ta muốn ăn tươi nuốt sống người mà đã gây ra cho ta những bất như ý, chính lúc đó ta không còn là ta, mà ta là quỷ La Sát.

Lại nữa, quỷ La Sát là loài thích ăn thịt chúng sanh, nhất là thịt người. Vì trong tâm thức của loài nầy chứa đầy những hạt giống về nghiệp sát và hạt giống ấy luôn biểu hiện thường trực trong đời sống của chúng.

Nên, những loài thích ăn thịt chúng sanh, dù là ăn thịt bằng bất cứ cách nào, cũng đều có hạt giống của loài quỷ La Sát cả. Nếu những hạt giống ấy, khi có điều kiện mà biểu hiện quá mạnh, thì giây phút đó, ta không còn là người; ta là quỷ La Sát. Và nếu hạt giống ăn thịt của ta không biểu hiện đủ mạnh như quỷ, để thành quỷ La Sát, thì nó cũng biểu hiện sự thèm khát ăn thịt của loài chúng sanh như chó sói, cọp, beo, mèo, chồn, và giây phút ấy ta là những loài ấy. Bởi vậy, đối với quỷ La Sát chính hiệu hay là quỷ La Sát trá hình, hoặc thuộc về dòng họ quỷ La Sát, thì những hạt giống sát hại, nhân duyên sát hại, hành động sát hại, quả báo sát hại nơi những người ấy là những môi trường hoạt động thường trực của họ. Trong môi trường ấy, rất cần sự có mặt của Bồ Tát Quán Thế Âm, qua hình tướng, qua danh hiệu và nguyện lực từ bi của Ngài để làm thay đổi nhân duyên của nghiệp sát, khiến cho nghiệp sát trở thành hành động từ bi, chủng tử sát trở thành chủng tử nhân từ, khiêm ái, khi ta niệm tiếng Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm, bằng tất cả tấm lòng tha thiết đầy từ bi và nguyện lực của ta.

1.4 Vượt Thoát Khỏi Nạn Hình Sự:

Kinh nói: “Nếu có người sắp sửa bị đem ra hành hình mà trì niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, thì dao gậy trong tay đao phủ tức khắc gãy ra từng đoạn và người bị hành hình liền được thoát khỏi”.

Nạn hình sự, cũng gọi là vương nạn, là tai nạn do quyền lực của vua quan đem lại cho người dân và đem dân ra xử ở pháp đình theo vương pháp, qua những khí cụ như đao, gậy, hoặc để đâm chém cho chết, hoặc để đánh đập cho bị thương tích, nên cũng gọi là Đao trượng nạn.

Hoặc do oan mà rơi vào tai nạn hình sự, hoặc do tạo nhân hình sự mà rơi vào hậu quả của hình sự, hoặc bị pháp đình tuyên bố xử bắn, hoặc làm thương tích, hoặc bị kêu án tù tội, trong những trường hợp ấy, người bị nạn trì niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm với tâm chí thành đều có hiệu quả tốt đẹp.

Tại sao? Tại do năng lực trì niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, khiến cho năng lực từ bi và trí tuệ châu biến cả pháp giới của Ngài, tự xâm nhập vào tâm chí của người niệm, tạo thành năng lực trí tuệ, từ bi có khả năng gia trì, khiến cho người xử án đủ năng lực sáng suốt, để xét xử vấn đề một cách phân minh. Nếu người bị xử bị oan, thì sẽ được minh oan; Nếu người bị xử đúng tội danh, đúng tội chủng, đúng tội tướng và tội hình, thì tức thời được giáo huấn đạo đức, sớm phục thiện và được giảm án hoặc được bồi thường bằng tài vật, mà không bị tổn hại đến thân thể hoặc được tha bỗng, tuỳ theo những trường hợp của vấn đề.

Nhưng, chắc chắn khi bị đem ra xét xử, mà người bị xét xử do niệm trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thì không thể bị gia hình, hoặc bị gia oan. Trái lại, tội nặng sẽ biến thành tội nhẹ và tội nhẹ chuyển thành vô tội. Dù vậy, nhưng công lý vẫn được tôn trọng. Tại tội do tâm, khi tâm đã hối hận và thay đổi bằng cách chí thành niệm trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, thì tội danh, tội chủng, tội tướng và tội hình đều tùy thuộc theo sự thay đổi của tâm người phạm, mà tự thay đổi, và tâm của quan tòa cũng duyên theo tâm đổi thay của phạm nhân mà thay đổi cách xét xử và mức độ của bản án.

Nên, niệm trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm mà vượt thoát khỏi tai nạn hình sự là điều có thể xẩy ra và chúng ta có thể kiểm nghiệm từ nơi các phạm nhân và phiên tòa, dù rằng phạm nhân do niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm mà thoát khỏi nạn hình sự, nhưng công pháp vẫn được tôn trọng và công lý vẫn được bảo toàn.

1.5 Vượt thoát nạn quỷ Dạ Xoa:

kinh nói: “Nếu giả sử cả thế giới tam thiên và đại thiên, đầy cả quỷ Dạ Xoa, La Sát, những loài ấy muốn đến não hại người nào, mà nghe người ấy, xưng danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, thì các loài quỷ dữ ấy, còn không thể dùng mắt để nhìn người ấy, huống nữa làm hại”.

Không những La Sát là loài quỷ dữ mà Dạ Xoa cũng là loài quỷ dữ. Quỷ Dạ Xoa là loài quỷ hay gây bệnh cho chúng sanh và thích hút tinh khí của người và chúng sanh.

Tại sao niệm trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, thì các loài quỷ dữ nầy không thể dùng mắt dữ để nhìn người niệm, huống là có hành động làm hại?

Tại vì Bồ Tát Quán Thế Âm đối với hết thảy các loài thiên nhân, thánh phàm, quỷ thần …, không những Bồ Tát có ân đức cứu độ lớn đối với họ, mà còn có uy đức nhiếp phục lớn đối với hết thảy chúng sanh nữa.

Đối với chúng sanh nào, loài nào cần dùng ân đức để nhiếp phục, thì Bồ Tát Quán Thế Âm sử dụng ân đức để nhiếp phục và đối với những loài nào cần dùng uy đức để nhiếp phục, thì Bồ Tát liền dùng uy đức để nhiếp phục, và trong danh hiệu của Bồ Tát có chuyển tải đầy đủ cả hai chất liệu ân đức và uy đức ấy, nên khi nghe, niệm trì danh hiệu của Ngài, thì các loài quỷ nầy đã từng thọ ân giáo hóa, hoặc sợ hãi uy đức, khiến cho các loài quỷ ấy không dám đưa mắt dữ mà nhìn người đang trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Và, vì người trì niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm là làm cho ân đức và uy đức của vị Bồ Tát nầy, đang có mặt một cách đích thực ở nơi thân tâm của người đang niệm, do uy đức đó, khiến cho các loài quỷ ấy, không thể nào đưa mắt dữ mà nhìn người đó, huống nữa là có hành động ám hại.

1.6 Vượt Thoát Khỏi Nạn Gông Cùm:

Kinh nói: “Giả sử, lại có người có tội, hoặc không có tội, mà thân thể của họ bị gông cùm, trói buộc, xiềng xích, người ấy xưng trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thì những dụng cụ trói buộc, gông cùm, xiềng xích ấy, đều bị đứt rã và người ấy liền được giải thoát”.

Đây là thần lực giải cứu người đang bị bắt tù, dù người đó là có tội hay không có tội. Người tù bị bắt trói nơi tay gọi là nữu (杻), bị trói nơi chân gọi là giới (械); bị trói ở cổ gọi là gia (枷); bị trói ở thân gọi là tỏa (鎖).

Người bị bắt tù dù có tội, không có tội, bị bắt trói bằng bất cứ cách gì, người tù ấy biết khởi tâm giải thoát đối với ái nghiệp, đối với ái kiến, đối với sự chấp thủ ngã và khởi tâm sám hối đối với những tác nghiệp hiện tại và dư báo từ đời trước, rồi nhất tâm niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm một cách chí thành, làm cho tự thân phát sinh định lực giải thoát và định lực giải thoát ấy, lại tiếp xúc và hội nhập được với định lực giải thoát châu biến pháp giới của Bồ Tát Quán Thế Âm, khiến cho cai tù sinh khởi từ tâm và tự tháo gỡ cho kẻ bị tù, hay làm cho người giám đốc nhà tù sinh khởi từ tâm, mà ra lệnh phóng thích cho người ở tù, hoặc làm cho cảnh nhà tù thay đổi, khiến hết thảy mọi sự gông cùm tự nhiên đứt rã.

Bồ Tát Quán Thế Âm còn gọi là Bồ Tát Quán Tự Tại, nên khi bị gông cùm, tù đày, ta niệm danh hiệu của Ngài, khiến cho những hạt giống tự tại phát khởi và lớn mạnh trong tâm ta, trong mọi suy nghĩ của ta, trong lời nói và hành động của ta, nên khi nhân duyên hội đủ, thì ta có sự tự do, sự tự tại và ta thoát khỏi lao ngục, xiềng xích, gông cùm một cách tự nhiên.

Và trong khi trì niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm như vậy, thân ta tuy đang bị gông cùm mà tâm ta đã bắt đầu có sự tự do. Ta càng trì niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, thì sự tự do trong tâm ta càng mở rộng. Và mỗi khi tâm đã có được sự tự do lớn, tâm sẽ giúp cho thân có tự do và tâm sẽ có khả năng tháo gỡ mọi sự hệ luỵ và gông cùm cho thân.

Mỗi khi tâm ta đã có sự tự do, đã có giải thoát, thì việc thân thể bị gông cùm, bị xiềng xích không còn là quan trọng nữa. Trước sau gì thân cũng được tự do, giải thoát, bởi vì mọi sự tự do và giải thoát của thân hoàn toàn tùy thuộc vào sự tự do và giải thoát của tâm.

Đây là một sự thật mà ta có thể thực tập để chứng nghiệm lời dạy của Kinh.

1.7 Vượt Khỏi Nạn Giặc Cướp:

Kinh nói: “Nếu trong tam thiên đại thiên thế giới đầy cả giặc cướp, có một thương chủ cầm đầu đoàn đi buôn, mang cầm vàng bạc quý trọng đi qua con đường hiểm; trong đoàn có một người xướng lên rằng: Hỡi các thiện nam tử, đừng sợ hãi, chúng ta hãy cùng nhau hết lòng xưng trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm! Vị Bồ Tát nầy có khả năng ban cho chúng sanh sự không sợ hãi. Chúng ta chấp trì danh hiệu của Ngài, thì sẽ thoát khỏi giặc cướp trên con đường hiểm nầy. Đoàn người đi buôn nghe nói, tất cả đồng thanh phát lên lời trì niệm Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm. Do xưng trì danh hiệu của vị Bồ Tát nầy mà tức khắc vượt thoát được nạn giặc cướp”.

Nạn giặc cướp là nạn cướp của, giết người. Con đường hiểm là trên con đường ấy, thường xẩy ra tai nạn giết người, cướp của. Trong tình trạng đường hiểm, giặc cướp đón đường mà trong đoàn có một người xướng lên rằng, đừng sợ hãi, chúng ta cùng nhau xưng niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, thì chúng ta sẽ thoát khỏi hiểm nạn nầy. Vì tất cả mọi người đều đồng thanh niệm danh hiệu Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm, tức thời họ đều thoát nạn.

Ở đây, con đường hiểm là bóng đêm, giặc cướp là những người thường hoạt động trong bóng đêm, chúng ta đi trong bóng đêm mà có dụng cụ của ánh sáng, lại cùng nhau có sức mạnh của đức Tin, có Niệm lực, có Tuệ lực và cùng nhau biểu hiện đức tin, biểu hiện niệm lực, biểu hiện tuệ lực, xưng niệm danh hiệu của đức Bồ Tát Quán Thế Âm, thì chẳng khác nào, đi trong bóng đêm lại có ánh sáng bảo hộ, đối diện với giặc cướp lại có thiện pháp và thiện thần bảo hộ, làm cho giặc cướp tự nó rút lui không dám tung hoành, đây là điều mà chúng ta có thể lý giải được.

Ở mặt đạo lý, con đường hiểm là con đường sinh tử, giặc cướp là những tâm sở bất thiện ngày đêm hoạt động một cách tự do ở nơi tâm thức của mỗi chúng ta, chúng cướp hết thảy thiện pháp nơi tâm ta và giết chết giới thân tuệ mạng của mỗi chúng ta, khiến cho chúng ta không đi đến nơi an lạc của Niết Bàn. Trong tình trạng ấy, ta có bậc Thầy với Giới Định Tuệ vững chãi, khuyên ta nên niệm trì danh hiệu của đức Bồ Tát Quán Thế Âm, thì ta có thể thoát khỏi sự quấy phá của đám giặc phiền não trên con đường hiểm sinh tử ấy, để bảo toàn giới thân tuệ mạng mà đi đến bờ bến Niết bàn.

Bậc Đạo Sư dạy ta niệm danh hiệu đức Bồ Tát Quán Thế Âm là giúp ta đưa chủ thể năng niệm nhập vào đối tượng sở niệm, tức là nhập vào đại bi và đại trí của Bồ Tát Quán Thế Âm, khiến cho chất liệu đại bi và đại trí của Bồ Tát Quán Thế Âm có mặt trong tâm trí của ta, soi chiếu vào tâm thức ta, khiến đám giặc phiền não trong tâm thức ta tự tan biến, trả lại sự yên tĩnh và tự do cho tâm hồn ta, khiến ta vượt qua được con đường hiểm của sinh tử mà đi về quê hương Niết Bàn một cách như ý.

Như vậy, niệm danh hiệu của đức Bồ Tát Quán Thế Âm, không những giúp ta vượt thoát được những tình trạng tệ nạn của xã hội, mà còn vượt thoát khỏi tệ nạn của tâm thức chúng ta nữa. Những tệ nạn của xã hội, chúng luôn luôn gắn liền với những tệ nạn của tâm thức. Những tệ nạn xã hội, chúng sinh khởi từ những tệ nạn của tâm thức, nếu tâm thức cá nhân và cộng động hoạt động trong sự yên tịnh và thương yêu, thì mọi sinh hoạt xã hội tự nó đi về hướng tốt đẹp, và nhất định những tệ nạn của xã hội càng ngày càng giảm thiểu và sẽ chấm dứt.

2. Chuyển hóa ba căn bản phiền não:

Kinh nói: “Nếu có chúng sanh tính nhiều dâm dục mà thường xuyên niệm trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm một cách cung kính, thì liền thoát được tính ấy.

Nếu có chúng sanh tính nhiều sân hận, mà thường xuyên niệm trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm một cách cung kính, liền thoát được tính ấy.

Nếu có chúng sanh tính nhiều ngu si, mà thường xuyên niệm trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm một cách cung kính, thì liền thoát được tính ấy”.

Tham dục, sân hận và ngu si là ba thứ phiền não căn bản, liên hệ trực tiếp với ý nghiệp và qua ý nghiệp tác động lên thân nghiệp và ngữ nghiệp để tạo ra muôn ngàn tội lỗi dẫn đến khổ báo.

Dâm dục là một năng lực hoạt động sinh tồn của hết thảy chúng sanh ở trong dục giới. Năng lực ấy hoạt động không phải chúng do tác động và sinh khởi bởi những yếu tố thuần sinh học, mà chính chúng được tác động bởi những năng lượng hay ý chí sinh tồn, thèm khát và hưởng thụ có nội dung tâm lý.

Chính ý chí sinh tồn, thèm khát và hưởng thụ là tác nhân và những năng lượng vật lý hay sinh học là tác duyên làm điều kiện cho tác nhân sinh khởi.

Do đó, ta phải biết quản lý khả năng sinh tồn của chúng ta, ta không đẩy khả năng sinh tồn ấy đi về phía thấp kém, mà phải biết cách chuyển hóa khả năng sinh tồn ấy đi lên với những sinh hoạt cấp cao.

Ta phải biết đưa khả năng sinh tồn trong ta đi lên theo lý tưởng, bản hạnh và bản nguyện của Bồ Tát Quán thế Âm. Ta niệm trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm một cách cung kính, là ta có khả năng quản lý nguồn năng lượng sinh tồn của ta, và đẩy nguồn năng lượng sinh tồn ấy, đi lên với lý tưởng Từ bi, với bản nguyện cứu khổ, với bản hạnh độ đời của Bồ Tát Quán Thế Âm, thì năng lượng sinh tồn ấy, không còn là năng lượng bức bách và não hại ta, mà nó giúp ta thăng hoa trong cuộc sống.

Do đó, ta phải biết chăm sóc năng lượng sinh tồn trong ta bằng chất liệu Từ bi và Trí tuệ của Bồ Tát Quán Thế Âm, thì chắc chắn tính dục, hay nguồn năng lượng sinh tồn trong ta sẽ được chuyển hóa và sẽ nhập vào nguồn năng lượng của đại bi và đại trí của Bồ Tát Quán Thế Âm. Vấn đề nầy, không phải là lý luận hay lý thuyết mà là vấn đề của thực tập, thực nghiệm, chứng nghiệm và tự tri.

Nguồn năng lượng dâm dục vốn không có tự tính, chúng sinh khởi theo duyên, thì chúng tùy diệt hay chuyển hóa cũng theo duyên. Niệm trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, khiến cho các duyên đại bi và đại trí, đại nguyện và đại hạnh sinh khởi trong ta, làm thay đổi và chuyển hóa nguồn năng lượng sinh học thấp kém trong ta là điều có thể nhìn thấy, tiếp xúc và thực tập.

Sân hận cũng là một nguồn năng lượng thuộc về những hạt giống bất mãn đang vận hành trong tâm thức của mỗi chúng ta. Người nào có nhiều năng lượng nầy, người đó trong đời sống của họ có rất nhiều bất mãn và khổ đau. Và chỉ có nguồn năng lượng của thương yêu, hỷ xả và bao dung mới có thể dập tắt và hóa giải nguồn năng lượng giận dữ của tâm thức nầy.

Sự chấp ngã càng lớn, thì sự kiêu mạn và giận dữ càng nhiều. Do đó, khi giận dữ khởi lên trong tâm thức ta, ta phải nhớ ngay đến Bồ Tát Quán Thế Âm và niệm danh hiệu của Ngài một cách cẩn trọng, để cho năng lượng Từ Bi, Hỷ Xả và Bao Dung của Ngài xâm nhập vào tâm ta, tác động hạt giống Từ Bi, Hỷ Xả và Bao Dung vốn có nơi tâm ta khởi dậy, để chúng hóa giải nguồn năng lượng giận dữ đang hoạt động và biểu hiện nơi tâm thức ta, khiến cho nguồn năng lượng giận dữ ấy lắng yên và từ từ tan biến.

Tâm ta không còn giận dữ, thì lời nói và hành động của ta không còn tạo nên những oán kết và đổ vỡ cho bản thân, gia đình và xã hội.

Nguồn năng lượng giận dữ trong tâm ta, chúng vốn không có tự tánh, chúng biểu hiện do sự liên hệ giữa những tác nhân và tác duyên chấp ngã mà sinh khởi, do đó chúng sinh khởi do duyên, thì chúng tùy diệt hay chuyển hóa cũng theo duyên và do duyên.

Bởi vậy, khi trong ta có quá nhiều tính sân hận, thì phải thường xuyên niệm trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát có nguồn năng lượng Trí tuệ và Từ bi bao trùm cả pháp giới, khiến cho nguồn năng lượng ấy của Ngài, có cơ hội đi vào tâm thức ta và chuyển hóa những hạt giống giận dữ, sân hận trong tâm thức ta, thành Từ bi và Trí tuệ.

Năng lượng Trí tuệ và Từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm châu biến cả pháp giới là tha lực, là ngoại duyên, ta chấp trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm một cách thành khẩn để hạt giống Trí tuệ và Từ bi trong tâm thức ta phát khởi là tự lực, là nội nhân và nội duyên.

Tự lực và tha lực, nội nhân và ngoại duyên tác động lên nhau, phối hợp cùng nhau, chắc chắn những hạt giống giận dữ, sân hận trong tâm thức ta sẽ được thay thế và hóa giải bởi năng lượng Từ bi cao đẹp ấy.

Ngu si cũng là một nguồn năng lượng ô nhiễm căn bản của tâm thức. Tự mình sai lầm, không phân định được chánh tà, thiện ác, chân vọng, người như vậy gọi là ngu. Làm cho người khác mê lầm, không biết thế nào là chánh tà, thiện ác, chân vọng, đúng sai, người như vậy gọi là si. Ngu mà cọng với si, thì chỉ lao đầu vào bóng tối, rớt xuống vực thẳm, nhảy vào vạc dầu sôi, sa vào lò lửa lớn để tự thiêu, tự đốt, tự hại lấy mình.

Sống với thân trâu ngựa, bị kéo cày, chở nặng, chết bị phanh thây, chưa phải là khổ, cái khổ đích thực là do ngu si vô trí đem lại.

Với người nhiều ngu si như vậy, nếu chấp trì danh hiệu Bồ Tát Quán thế Âm một cách thành khẩn, thì sự ngu và si ấy cũng từ từ được chuyển hóa.

Tại sao? Do ta tha thiết trì niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, nên tâm ta từ từ có định, và mỗi khi tâm ta đã có định lực, thì tuệ sẽ có cơ sở để sinh khởi.Ánh sáng trí tuệ trong tâm ta phát sinh, thì sự ngu si trong tâm ta từ từ xóa sạch.

Do đó, nếu ta có quá nhiều ngu si, ta chỉ cần chấp trì danh hiệu của vị Bồ Tát nầy, thì ta cũng phát sinh được trí tuệ. Niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm là tác duyên để cho tâm ta được đi vào thiền định và dẫn khởi trí tuệ.

Như vậy, chúng ta thấy, chấp trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, không những giúp cho ta chuyển hóa khổ quả mà còn chuyển hóa khổ nhân, không những giúp ta làm thay đổi Khổ đế mà còn thay đổi Tập đế.

Bảy tai nạn được đề cập ở trước là khổ quả hay Khổ đế, ba căn bản phiền não gồm tham dục, sân hận, ngu si là khổ nhân hay Tập đế.

Biết khổ và muốn vượt thoát khổ đau là phải đoạn trừ nhân duyên sinh khởi chúng. Biết bảy tai nạn gồm lửa, nước, gió, quỷ La Sát, hình sự, quỷ Dạ Xoa, gông cùm tù tội, oán tặc, là những tai nạn của sinh tử, thì ta phải nỗ lực tu tập để đoạn trừ những độc tố căn bản của tâm là tham, sân, và si, chính từ nơi ba độc tố nầy, mà gây ra bảy tai nạn ở trên và có thể gây ra vô số tai nạn khác nữa.

Bởi vậy, ở phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa nầy, Bồ Tát Quán Thế Âm không những mở rộng cánh cửa, đưa ta đi vào thế giới của Khổ đế để thấy đủ thứ tai nạn, mà cũng còn mở rộng cánh cửa của Tập đế, để giúp ta thấy rõ những tập khởi của khổ đau, và cũng giúp ta thấy rõ con đường diệt khổ tức là Đạo đế qua Tín căn và Tín lực, Tấn căn và Tấn lực, Niệm căn và Niệm lực, Định căn và Định lực, Tuệ căn và Tuệ lực.

Hãy tin vào uy lực và bản nguyện hóa độ của Bồ Tát Quán Thế Âm, đó là Tín căn và Tín lực; hãy nỗ lực nắm lấy danh hiệu của Ngài để trì niệm, khiến cho những điều ác trong ta chưa sanh, thì không thể sanh; khiến cho những điều ác trong ta đã sanh liền bị hủy diệt; khiến cho những điều thiện trong ta chưa phát sanh liền phát sanh và những điều thiện trong ta đã phát sanh liền tăng trưởng liên tục, đó là Tấn căn và Tấn lực; hãy nắm lấy danh hiệu của Ngài, khiến danh hiệu ấy càng lúc càng hiện rõ và duy trì vững chãi trong sự trong sáng của ý thức và biểu hiện cụ thể qua các quan năng, và hãy duy trì nó qua các động tác đi đứng nằm ngồi hay mọi phong thái hoạt động, đó là Niệm căn và Niệm lực. Niệm căn và niệm lực như vậy, cho đến khi tâm ta không còn bị hôn trầm, dao động, nghi ngờ và sợ hãi, đó là Định căn và Định lực. Định căn và Định lực như vậy, cho đến khi những khát ái, những chấp thủ, những tạo tác, những chủng tử luân chuyển tử sinh không còn hiện khởi, những vô minh và bóng dáng của nó đều bị xóa sạch, bấy giờ thấy rõ tự thân của thực tại, ấy là Tuệ căn và Tuệ lực. Và ngay khi đó, Thánh đạo vô lậu sinh khởi, liền thoát khỏi tai nạn sinh tử và được giải thoát, đó là thành tựu Diệt đế, bấy giờ Khổ đế và Tập đế hoàn toàn vắng bặt.

Cho nên, phẩm Phổ môn của kinh Pháp Hoa đã giúp cho ta có cách nhìn từ cạn tới sâu, từ thấp tới cao, từ thô đến tế, từ tinh đến diệu, và từ một điểm cho đến châu biến cả pháp giới. Nên, ở trong pháp giới, ai cũng có thể thọ trì đọc tụng thực tập kinh Pháp Hoa và ai cũng có thể trì niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm cả, vì danh hiệu ấy là danh hiệu của mọi pháp môn và là danh hiệu của Đại Bi và Đại Trí, có năng lực nắm giữ và duy trì hết thảy thiện pháp.

3. Thỏa mãn hai ước nguyện:

Kinh nói: “Giả sử, nếu có người nữ nào muốn cầu con trai mà lễ bái cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, thì liền sanh con trai, vừa có phước đức và vừa có trí tuệ”.

Giả sử, nếu có người nữ nào muốn cầu con gái mà lễ bái cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, thì liền sanh con gái đẹp, đoan chánh, có gốc rễ phước đức đã gieo trồng từ trước và đều được mọi người thương quý”.

Một trong những nỗi khổ của người nữ là khi lập gia đình mà không có con, hoặc có con mà chỉ là trai, hoặc chỉ là gái, hoặc trai và gái đều không có phước đức, trí tuệ, tướng hảo và đoan chính.

Như vậy, dù có sinh con hay không sinh con vẫn không được như ý muốn, vẫn đau khổ cả.

Bất như ý là một trong tám nỗi khổ đau thuộc về Khổ đế.

Để giải quyết Khổ đế nầy, phẩm Phổ môn kinh Pháp Hoa giúp cho người nữ sinh con theo ý muốn, qua đức tin cúng dường và lễ bái đối với Bồ Tát Quán Thế Âm.

Tín và Kính là hai chất liệu quý báu vốn có nơi tâm thức của mỗi chúng ta, nhưng do vọng niệm, do không có chánh niệm, khiến cho hai chất liệu ấy không thể biểu hiện.

Nên, khi người nữ tín và kính Bồ Tát Quán Thế Âm, biểu lộ và nuôi dưỡng sự tín kính ấy của họ, qua sự lễ bái và cúng dường đối với Ngài, thì phước đức, trí tuệ, tướng hảo và sự đoan chánh của người nữ sẽ phát sinh và lớn mạnh, cọng thêm sự gia trì lực của Bồ Tát Quán Thế Âm, khiến cho người nữ ấy, có khả năng sinh con trai hoặc con gái theo ý muốn.

Lại nữa, từ nơi chất liệu tín và kính qua sự lễ bái, cúng dường đối với Bồ Tát Quán Thế Âm của người nữ, khiến cho phước đức, trí tuệ, tướng hảo và sự đoan chánh của họ sinh khởi phối hợp với sức Từ bi và nguyện lực của Bồ Tát Quán Thế Âm đang châu biến pháp giới làm tác duyên, khiến cho trung ấm thân của những Thánh giả Nhất lai, hoặc Thất lai, hoặc của những vị Bồ Tát muốn thác hóa vào thân thể nhân loại để độ sinh, thì những vị ấy liền thác sinh vào làm  con trai phước đức, trí tuệ hoặc là con gái tướng hảo đoan chánh của những người nữ có lòng tín kính đối với Bồ Tát Quán Thế Âm ấy.

Đây là điều không phải chỉ giải thích bằng đức tin mà ta cũng có thể giải thích nó về mặt tâm học và khoa học nữa.

Như vậy, việc sinh con theo ý muốn đã được kinh Pháp hoa đề xuất và có phương pháp thực hiện, nhưng với việc sinh con theo ý muốn, gần đây khoa học mới đề xuất và đã có những công trình thực nghiệm.

4. Ba mươi ba ứng thân:

Phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa có nêu ra Bồ Tát Quán Thế Âm biểu hiện ba mươi ba ứng thân thích hợp với căn cơ, nghiệp chủng, y báo, chánh báo của từng chủng loại trong mười pháp giới chúng sanh để thuyết pháp, nhằm biểu thị rằng, Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát đã đạt đến Lý, Sự tương dung. Nên đối với Lý tánh, hết thảy chúng sanh nương nơi Ngài mà thể nhập và đối với sự tướng, thì hết thảy chúng sanh nương nơi Ngài mà biểu hiện. Tuy, biểu hiện sự tướng mà không làm trở ngại bất cứ một sự tướng nào của chúng sanh trong toàn thể vũ trụ.   

Kinh nêu rõ ba mươi ba ứng thân thích hợp là chỉ tiêu biểu, chứ thật ra chúng sanh trong mười phương pháp giới có bao nhiêu thể loại, có bao nhiêu tánh chất, có bao nhiêu sắc tướng, có bao nhiêu năng lực, có bao nhiêu nhân, có bao nhiêu duyên, có bao nhiêu quả, có bao nhiêu nghiệp báo, thì Bồ Tát Quán Thế Âm có khả năng biểu hiện bấy nhiêu thân thể để diễn thuyết diệu pháp nhằm khai, thị, ngộ, nhập phật tri kiến cho hết thảy họ.

Nên, ở phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Vô Tận ý đã hỏi đức Thế Tôn, việc du hóa của Bồ Tát Quán thế Âm nơi cõi Ta Bà là như thế nào, và Bồ tát Vô Tận Ý đã được đức Phật nêu ra cụ thể ba mươi ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm du hóa trong cõi Ta Bà.

Đức Phật nêu rõ các ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm như vậy, là nhằm biểu thị khả năng hoằng truyền kinh Pháp Hoa một cách phổ cập và sinh động của vị Bồ Tát nầy. Đồng thời không những giúp cho Bồ Tát Vô Tận Ý thấy rằng, chúng sanh có bao nhiêu ý niệm thì Bồ Tát Quán Thế Âm có bấy nhiêu hình thể thiền định để nhiếp phục ý niệm ấy. Và nếu chúng sanh có vô tận ý, thì bản nguyện độ sinh của Bồ Tát cũng vô cùng, mà ứng thân của Bồ Tát cũng vô tận.

Nên, trong bài học ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã giúp ta hiểu thêm các mặt như sau:

Bất cứ hình thức nào ta cũng có thể giảng kinh Pháp Hoa.

Bất cứ hình thức nào ta cũng có thể nghe kinh Pháp Hoa.

Bất cứ hình thức nào ta cũng có thể sống và thực hành kinh Pháp Hoa.

Vì sao? Vì kinh Pháp Hoa là kinh chỉ rõ diệu pháp ở nơi các pháp để cho chúng sanh thấy, biết mà ngộ nhập, nên kinh Pháp Hoa là kinh của tất cả pháp và là kinh đem lại quyền lợi cao nhất cho hết thảy chúng sanh, nên kinh ấy là kinh của chúng sanh, và hết thảy chúng sanh đều có bổn phận phải giữ gìn, đọc tụng, hành trì, tuyên thuyết và truyền bá cùng khắp.

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH

Phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa có nêu lên các phương pháp thực hành như sau:

1- Giới học Phổ Môn:

Bài kệ sau đây là tiêu biểu cho giới học Phổ Môn:

“Bi thể giới lôi chấn

Từ ý diệu đại vân

Chú cam lồ pháp vũ

Diệt trừ phiền não diệm”.                    

Nghĩa là:

Giới pháp thể đại bi

Khởi thân oai như sấm

Diệu pháp tâm đại từ

Như mây lớn phủ khắp

Rưới mưa pháp cam lồ

Dập tắt lửa phiền não.

Giới pháp của Phổ Môn, giới pháp ấy từ nơi bản thể đại bi do đại nguyện vô tận của ý, đại thệ vô tận của ngữ và đại hạnh vô tận của thân mà sinh khởi và thành tựu.

Nên, Giới pháp nầy được gọi là Giới pháp Phổ môn. Giới pháp Phổ Môn lấy tâm đại bi làm bản thể; lấy tâm đại từ làm dụng, lấy hết thảy các tướng làm thân tướng cứu độ và sử dụng hết thảy âm thanh làm đối tượng quán âm để diễn bày diệu pháp.

Do đó, Giới Học Phổ Môn không phải chỉ giới hạn trong một thời mà tất cả thời. Không phải chỉ giới hạn trong một xứ mà tất cả xứ; không phải chỉ giới hạn trong một thân mà tất cả thân, không phải chỉ giới hạn trong một chủng loại mà tất cả chủng loại.

Như vậy, ta hành trì theo Giới Học Phổ Môn, thì bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và bất cứ biểu hiện thân gì, ta đều hành động theo bản thể đại bi và theo tâm ý đại từ, để dập tắt phiền não cho hết thảy chúng sanh, đem lại sự an lạc cho muôn loài.

2- Định Học Phổ Môn:

Bài kệ sau đây là tiêu biểu cho Định Học Phổ Môn:

“Chân quán, thanh tịnh quán,

Quảng đại trí tuệ quán,

Bi quán cập từ quán,

Thường nguyện, thường chiêm ngưỡng”.

Nghĩa là:

Quán chiếu đúng sự thật

Quán chiếu thật thanh tịnh

Quán chiếu trí tuệ lớn

Quán chiếu bằng đại bi

Quán chiếu bằng đại từ

Thường ước nguyện tu tập

Thường chiêm nghiệm ngưỡng mộ.

Trong bài kệ nầy đã đưa ra năm phương pháp thiền quán hay Định Học Phổ Môn như sau:

2/1 Chân Quán:

Chân là chân thật, sự thật. Quán là nhìn sâu vào đối tượng. Đối tượng để cho ta nhìn sâu vào có thể là thân thể, có thể là các cảm giác, có thể là chủng tử tâm hành, có thể là các pháp ngoài tâm như sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, và cũng có thể là các pháp ở nội tâm, như những ảnh tượng của sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp đang tồn đọng trên tâm, hoặc đã thành chủng tử và đang chìm sâu vào tàng thức. Và đối tượng để nhìn sâu ấy, cũng có thể là tổng thể của năm uẩn hay tự thân của mỗi uẩn.

Như vậy, Chân Quán là nhìn sâu vào các đối tượng để phát hiện sự thật đang có mặt ở nơi những đối tượng ấy.

Sự thật ở nơi các đối tượng mà Chân Quán Phổ Môn phát hiện là:

+ Hết thảy pháp không có pháp nào có tự thể thực hữu.

+ Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, và hạt giống Phật cũng sinh khởi do duyên. 

+ Giáo pháp trong tam thừa là do đức Phật vận dụng, nên chúng là giả lập.

+ Nhất thừa pháp là pháp cứu cánh, pháp chân thật của chư Phật giáo hoá.

+ Bản thể chân như ở nơi các pháp đang sinh diệt của thế gian là bất diệt, nên bản thể tịch diệt của thế gian là bản thể thường trú, do đó đức Phật nói Nhất thừa để làm cho chúng sanh thấy được bản thể chân như ấy mà ngộ nhập.

Nên, Chân Quán là pháp quán của Phổ Môn, pháp quán ấy làm cho hành giả Pháp Hoa thường ước nguyện tu tập, thường ngưỡng mộ và thường chiêm nghiệm.

2/2 Thanh Tịnh Quán:

Thanh Tịnh là trong sạch, trong sáng, không còn dơ bẩn.

Thanh Tịnh Quán là sự quán chiếu có nội dung thanh tịnh. Sự quán chiếu trong suốt, sự quán chiếu không còn bị vô minh, khát ái, chấp thủ và nghiệp hữu làm vẩn đục. Và thanh tịnh quán là quán chiếu để thấy rõ bản thể vắng lặng ở nơi mọi sự hiện hữu.

Thanh Tịnh Quán là sự quán chiếu trong suốt, không bị ngã tưởng ngăn ngại.

Do đó, Thanh Tịnh Quán là sự quán chiếu thấy rõ:

+ Giới thể đại bi là giới thể hoàn toàn thanh tịnh và châu biến pháp giới.

+ Báo thân và ứng hóa thân từ nơi pháp thân thanh tịnh mà hiện khởi để hóa độ chúng sanh.

+ Tích môn và hạnh môn từ nơi bản môn mà hiện khởi.

+ Phật tính là bản nguyên tự tánh thanh tịnh của hết thảy chúng sanh.

+ Và bản thể của các pháp xưa nay thường thanh tịnh và vắng lặng.

Nên, Thanh Tịnh Quán là pháp quán của Phổ Môn, pháp quán ấy là xuyên suốt mọi pháp quán, khiến cho tâm của hành giả vẫn thường trú trong Niết Bàn mà thân của hành giả thì phổ biến cùng khắp cả mười phương để hóa độ chúng sanh mà vẫn không rời đương xứ tịch diệt.

Do đó, pháp quán nầy là pháp quán mà hành giả Pháp Hoa thường ước nguyện tu tập, thường ngưỡng mộ và chiêm nghiệm.

2/3 Quảng Đại Trí Tuệ Quán:

Quảng Đại Trí Tuệ là trí tuệ rộng lớn. Trí tuệ rộng lớn là Đại Bát Nhã.

Quảng Đại Trí Tuệ Quán là sự quán chiếu bằng trí tuệ rộng lớn.

Quán chiếu bằng trí tuệ rộng lớn, không những thấy tự tánh của năm uẩn là không, mà còn thấy tự thân của mỗi uẩn cũng đều là không, vốn không có tự tánh.

Do đó, Quảng Đại Trí Tuệ Quán là sự quán chiếu thấy rõ:

+ Ngã và pháp đều không

+ Thực tướng của các pháp là tịch diệt tướng, vô tướng, hay là không tướng.

+ Phiền não và Bồ đề không phải là hai thực thể tách biệt.

+ Niết Bàn và sinh tử, Phật và chúng sanh là hai mặt biểu hiện của tâm.

2/4 Bi Quán:

Bi là đại bi, là khả năng cứu độ rộng lớn. Khả năng cứu độ ấy, không phải trong một chủng loại mà hết thảy chủng loại, không phải trong một phương mà khắp cả mười phương, không phải một pháp giới mà cả thập pháp giới. Khả năng cứu độ như vậy gọi là đại bi

Như vậy, Bi Quán là khả năng quán chiếu để thực hiện hạnh nguyện cứu độ rộng lớn, cứu độ toàn diện và cùng khắp.

Nên, Bi Quán là khả năng quán chiếu, để thấy rõ thể tánh chơn như giữa chủ thể cứu độ và đối tượng được cứu độ không phải là hai, chúng thiệp nhập vào nhau và nhất thể.

Do đó, Bi Quán là khả năng quán chiếu để xâm nhập vào thể tính bất nhị của pháp giới; và thường trú trong thể tính bất nhị ấy, mà biểu hiện thân tướng và bản nguyện để cứu khổ chúng sanh khắp cả pháp giới. Do Bi Quán mà khởi lên hạnh nguyện: “Tự tánh phiền não thệ nguyện đoạn và đoạn trừ vô tận phiền não”.

Nên, Bi Quán là pháp quán của Phổ Môn, pháp quán ấy làm cho hành giả Pháp Hoa thường ước nguyện tu học, thường ngưỡng mộ và chiêm nghiệm.

2/5 Từ Quán:

Từ là đại từ, là khả năng thương yêu và hiến tặng niềm vui rộng lớn cho tất cả muôn loài.

Khả năng ấy, không phải chỉ đối với một chủng loại mà hết thảy cả muôn loài; không phải chỉ đối với một phương mà khắp cả mười phương; không phải chỉ đối với một pháp giới mà khắp cả mười pháp giới. Khả năng thương yêu và hiến tặng niềm vui như vậy, gọi là đại từ.

Như vậy, Từ Quán là khả năng quán chiếu để thực hành hạnh nguyện thương yêu rộng lớn, toàn diện và cùng khắp, đem lại sự an lạc cho hết thảy chúng sanh.

Nên, Từ Quán là khả năng quán chiếu và ôm ấp nỗi đau và Bi Quán là khả năng quán chiếu để chuyển bạt nỗi đau thành những chất liệu hạnh phúc an lạc cho chúng sanh.

Bi Quán là bản thể cứu độ và Từ quán là tác dụng của sự cứu độ; Bi quán có khả năng đoạn trừ Tập đế, từ quán có khả năng đoạn trừ Khổ đế.

Do đó, Từ Quán là khả năng quán chiếu để xâm nhập vào mọi hiện trạng khổ đau của toàn thế chúng sanh trong pháp giới, nhằm thấy rõ thể tính chơn như giữa chủ thể thương yêu và đối tượng được thương yêu không phải là hai thực thể tồn tại cá biệt, mà chúng tương tác lên nhau và có mặt trong nhau.

Phân đoạn sinh tử và biến dịch sinh tử là những nỗi sợ hãi thâm sâu, không phải là cá biệt mà là phổ biến cho hết thảy muôn loài, nên Từ Quán là khả năng mở rộng tấm lòng, mở rộng tầm nhìn và mở rộng vô số cánh tay để ôm ấp hết thảy chúng sanh đang bị những nỗi sợ hãi ấy vào lòng, vào nơi Từ nguyện của mình và dùng Từ tâm để xoa dịu và soi sáng; đồng thời dùng Bi quán để chuyển bạt không những những hạt giống vô minh, khát ái, chấp thủ tự ngã nơi tâm thức chúng sanh, mà còn chuyển bạt những hạt giống vô minh trụ địa, là những hạt giống lưu trú và lặn chìm tận đáy sâu tâm thức, nơi gốc rễ chế tác ra những vô minh, vọng tưởng về những ngã ái và pháp ái của chúng sanh nữa.

Nên, Từ Quán của Phổ Môn là khả năng biểu hiện vô số thân tướng tươi mát để đối thoại, chia sẻ và cảm thông với vô lượng nỗi khổ đau của chúng sanh, nhưng Bi quán của Phổ môn lại có khả năng biểu hiện vô số thân tướng hùng tráng để trực diện và thọc sâu vào tâm thức của chúng sanh, nhằm đánh bạt những sào huyệt tập khởi của chúng, nơi mà đã chế tác ra những chất liệu khổ đau.

Bi Quán có khả năng xóa sạch mọi vết thương lòng, mọi cấu uế của tâm và Từ quán lại có khả năng chăm sóc, khiến cho vết thương lòng không tái phát, và những cấu uế của tâm không còn điều kiện để biểu hiện.

Bởi, Từ Quán và Bi Quán của Phổ Môn là vậy, nên hành giả Pháp Hoa thường ước nguyện tu học, chiêm nghiệm và ngưỡng mộ pháp quán ấy.

3.- Tuệ Học Phổ Môn:

Tuệ Học Phổ Môn, ta thấy được diễn tả trong bài kệ sau đây:

“Vô cấu thanh tịnh quang

Tuệ nhật phá chư ám,

Năng phục tai hỏa phong

Phổ minh chiếu thế gian”.5

Nghĩa là:

Ánh sáng trong không bẩn,

Mặt trời tuệ phá ám,

Điều phục nạn gió lửa,

Chiếu sáng khắp thế gian.

Bài kệ nầy nói lên Tuệ học của Phổ Môn.

Nói rằng, Tuệ học của Phổ Môn thanh tịnh, không ô nhiễm, nên không còn bị các phiền não làm chướng ngại và cũng không bị vô minh làm chướng ngại tuệ giác.

Nên, Tuệ học Phổ Môn có ba tác dụng cùng khắp và toàn diện:

3/1 Toàn diện đối với tâm:

Đối với tâm Tuệ Học Phổ Môn có khả năng phá sạch hết phiền não chướng, sở tri chướng, đưa tâm trở lại với bản nguyên tự tánh thanh tịnh. Nên hai câu kệ đầu nói:

“Vô cấu thanh tịnh quang

tuệ nhật phá chư ám”.

“Vô cấu thanh tịnh quang” (ánh sáng trong, không dơ bẩn), là bản thể của tuệ giác, hay bản thể của tuệ học, và là bản thể của Niết Bàn tịch tịnh.

Do đó, “Vô cấu thanh tịnh quang” là một cách nói khác về Diệt đế.

Còn, “Tuệ nhật phá chư ám”, (mặt trời tuệ phá ám) là tác dụng của bản thể tuệ giác, hay tác dụng của bản thể tuệ học đối với các loại vô minh phiền não của chúng sanh trong pháp giới.

Hay nói cách khác, ấy là tác dụng của Diệt đế đối với Tập đế.

3/2 Toàn diện đối với cảnh:

Đối với cảnh, Tuệ Học Phổ Môn có khả năng tác động làm thay đổi cảnh khổ đau thành cảnh an lạc, cảnh tai nạn thành cảnh an toàn.

Nên, câu kệ thứ ba nói: “Năng phục tai phong hoả” (điều phục nạn gió, lửa). Chỉ có Tuệ giác Phổ Môn mới có khả năng điều phục và chuyển hóa các tai nạn ở trong thế gian, mà câu kệ nêu lên hai tai nạn tiêu biểu là gió và lửa, nhưng tai nạn thâm sâu của thế gian là bị sinh tử, là sự sống chết không có tự do.

Tai nạn do lửa, nước, gió, qủy, thiên tai, địa chấn, binh đao, vương nạn…, gốc vẫn từ nơi tham dục, sân hận, ngu si, chấp ngã của con người mà sinh ra.

Nên, điều phục và chế ngự các tai nạn ấy, chính là điều phục và chế ngự tâm xấu ác của con người, bằng Tuệ Giác Phổ Môn.

Với Tuệ Học Phổ Môn, ta điều phục và chế ngự các tai nạn thuộc Khổ đế bằng cách chế ngự và chuyển hoá những hạt giống gây ra tai nạn đang được huân tập và sinh khởi từ Tập đế.

Với sự điều phục và chế ngự như vậy, là sự chế ngự và điều phục tai nạn, điều phục Khổ đế có tính cách xuyên suốt và phổ biến từ nhân tới quả.

Đó là sự điều phục và chế ngự tai nạn của Tuệ Giác Phổ Môn.

Hay nói cách khác, đó là sự điều phục và chế ngự tai nạn của Đạo đế đối với Khổ đế và Tập đế.

3/3 Toàn diện đối với cả tâm và cảnh:

Tuệ Học Phổ môn soi chiếu cùng khắp tâm và cảnh của hết thảy chúng sanh trong pháp giới, đem lại lợi ích cho cả thế gian và xuất thế gian. Nên, câu sau cùng của bài kệ là “Phổ minh chiếu thế gian” (chiếu sáng khắp thế gian), tuệ giác ấy soi chiếu một cách bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh trong pháp giới không có kỳ thị, phân biệt, không bị ngăn che bởi cái gì. Và ánh sáng ấy cũng soi chiếu một cách bình đẳng đối với các bậc Hiền thánh ở trong các địa vị tu chứng, nhưng chúng sanh và các bậc Hiền thánh, tuỳ theo nhân duyên của mình, mà tiếp nhận và tiêu thụ ánh sáng tuệ giác ấy để thay đổi tâm cảnh, chuyển hoá thân tâm, nhằm trở thành và thể nhập hoàn toàn với tuệ giác ấy.

Do đó, “Phổ minh chiếu thế gian” là tuệ giác soi chiếu cùng khắp, nên cả chủ thể và đối tượng soi chiếu đã thiệp nhập vào nhau và cùng khắp trong nhau, không còn có bất cứ một sự ngăn ngại nào.

“Phổ minh chiếu thế gian” là tuệ giác toàn diện, tuệ giác xuyên suốt, từ bản thế đến hiện tượng, từ tâm đến cảnh, từ pháp thân đến ứng hóa thân, từ nhân đến quả, từ thể tính nhất như mà xuyên suốt hết thảy vạn tượng.

Bởi vậy, Tuệ Học Phổ môn là tuệ học xuyên suốt và toàn diện cả bản thể lẫn hiện tượng, cả tâm lẫn cảnh, cả Phàm lẫn Thánh.

Ngoài bài kệ trên, ta còn có bài kệ nói rõ về sự thực tập Tuệ Học Phổ môn như sau:

“Diệu âm, Quán Thế âm,

Phạm âm, Hải Triều âm,

Thắng bỉ thế gian âm,

Thị cố tu thường niệm”.6  

Nghĩa là:

Tiếng nhiệm, tiếng nhìn đời

Tiếng phạm, tiếng hải triều

Tiếng vượt hẳn thế gian

Nên phải thường quán niệm.

Bài kệ nầy giúp ta năm phương pháp quán chiếu của Tuệ học:

1. Diệu Âm: là âm thanh mầu nhiệm, âm thanh tinh tế và sâu thẳm.

Mọi âm thanh biểu hiện đều do duyên khởi không có tự tánh, và do không có tự tánh, nên mọi biểu hiện của mọi âm thanh đều là diệu hữu và vì là diệu hữu, nên âm thanh ấy gọi là Diệu Âm. Và chỉ có Diệu Âm mới diễn xướng diệu pháp.

Nên, hành giả Pháp Hoa phải lắng nghe mọi âm thanh phát ra từ các pháp duyên khởi, để thành tựu diệu trí, ngộ nhập diệu âm mà diễn xướng diệu pháp, và phổ cập diệu pháp đến cả muôn loài, nhằm khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến cho họ.

2. Quán Thế Âm: là âm thanh do nhìn cuộc đời mà diễn xướng; do quán chiếu về duyên khởi, về vô thường, về vô ngã mà nói ra; do quán chiếu về Khổ đế và Tập đế mà nói ra; do quán chiếu về Diệt đế và Đạo đế mà nói ra; do quán chiếu tính chất lưu chuyển và hoàn diệt của nguyên lý Mười hai duyên khởi mà nói ra; do quán chiếu năm uẩn đều không có tự tánh mà nói ra; do quán chiếu tự tánh thanh tịnh của Lục độ mà nói ra; do quán chiếu Bồ đề hiện khởi từ phiền não mà nói ra; do quán chiếu Niết bàn có mặt ở trong sinh tử mà nói ra và do quán chiếu mà thấy hết thảy chúng sanh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật mà nói ra. Tiếng nói phát ra từ sự quán chiếu như vậy, gọi là Quán Thế Âm.

Như vậy, Quán Thế Âm là tiếng nói nhìn vào cuộc đời mà nói, trực diện với cuộc đời mà nói, nói đúng với tự thân của mọi sự hiện hữu giữa cuộc đời.

Tiếng nói như vậy là tiếng nói của chân trí đã thể nhập chân lý. Và trí lý bất nhị.

Nên, hành giả Pháp Hoa, phải học tiếng nói nhìn cuộc đời mà nói, để ngay nơi tiếng nói ấy là tiếng nói của diệu pháp, tiếng nói của Pháp Hoa, tiếng nói có khả năng khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến cho hết thảy muôn loài.

3. Phạm Âm: là âm thanh giống Phạm thiên. Theo Bà La Môn giáo, Phạm Thiên là chúa tể sinh ra muôn loài, nên âm thanh của Phạm Thiên là âm thanh trong sạch và là khởi điểm của mọi âm thanh.

Nhưng, Phạm âm của Phổ Môn không phải hiểu theo nghĩa ấy.

Phạm âm của Phổ Môn là tiếng nói chân thật, tiếng nói đúng với thể tính chân như, đúng với giới thể đại bi, với thân tướng đại từ, với những hành động đại hỷ và đại xả.

Do đó, Phạm âm là tiếng nói phát ra từ bản thể đại bi. Ấy là tiếng nói của bình lặng và hùng tráng, có khả năng khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến cho hết thảy muôn loài.

Đây là tiếng nói mà hành giả Pháp Hoa phải thường học tập và quán chiếu để thể nhập, nhằm tuyên diễn diệu pháp, khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến cho hết thảy chúng sanh.

4. Hải Triều Âm: là âm thanh của sóng biển, tiếng nói của sóng biển, là tiếng nói sinh động phát ra từ pháp giới trùng trùng duyên khởi. Nên, tiếng nói nầy, không làm trở ngại tiếng nói kia, tiếng nói kia không làm trở ngại tiếng nói nầy, chúng tương tác lên nhau mà âm thanh phát ra liên tục và vô tận.

Âm thanh như vậy, là đối tượng của trí quán, để phát hiện ra tính không, không làm trở ngại hữu, và tính diệu hữu không làm trở ngại không. Chính tính không là diệu hữu và chính diệu hữu là tính không, chúng tương dung, tương nhiếp với nhau.

Do tuệ quán đối với âm thanh của sóng biển như thế, mà thành tựu trí tuệ chân thật, trí tuệ toàn giác.

Đây là tiếng nói mà hành giả Pháp Hoa phải thường học tập, quán chiếu và thể nhập, để có khả năng diễn xướng diệu pháp nhằm khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến cho muôn loài.

5. Thắng Bỉ Thế Gian Âm: là âm thanh vượt hẳn mọi âm thanh ở trong đời. Ấy là âm thanh xuất thế.

Như đức Thế Tôn nói:

“Đây là Khổ, đây là Tập, đây là Diệt, đây là Đạo. Đây là Khổ nên biết, đây là Tập nên đoạn, đây là Diệt nên chứng, đây là Đạo nên tu. Đây là Khổ đã biết, đây là Tập đã đoạn, đây là Diệt đã chứng, đây là Đạo đã tu.

Đây là Mười hai duyên khởi, đây là phần lưu chuyển của Mười hai duyên khởi, đây là phần hoàn diệt của Mười hai duyên khởi.”

Hoặc nói:         

“Ta có sức phương tiện

Khai thị pháp tam thừa

Hết thảy Đấng Thế Tôn

Đều nói đạo Nhất thừa.

Nay trong đại chúng nầy

Hãy loại trừ nghi ngờ

Lời chư Phật giống nhau

Chỉ có pháp Nhất Thừa”.7

Nói bằng âm thanh như vậy, chính âm thanh ấy là âm thanh vượt hẳn mọi âm thanh của thế gian và xuất thế gian.

Những âm thanh như vậy, được nói lên từ trí tuệ của Bậc Toàn giác cho hết thảy chúng sanh và Hiền thánh trong pháp giới, nên những âm thanh ấy hành giả Pháp Hoa cần phải lắng nghe, học tập, quán chiếu để sinh khởi tuệ quán, nhằm khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến cho hết thảy chúng sanh trong pháp giới.

Trong năm loại âm thanh: Diệu Âm, Quán Thế Âm, Phạm Âm, Hải Triều Âm, Thắng Bỉ Thế Gian Âm, là sự phân định âm thanh theo từng loại đối tượng của tuệ quán.

Nhưng, ta quán chiếu cho thật sâu sắc, thì chúng là những âm thanh biểu hiện tùy theo mức độ thuần tịnh của tâm và mức độ sâu cạn của tuệ quán.

Ta lắng nghe và quán chiếu cho thật sâu sắc, ta sẽ nhận ra trong Diệu Âm lại có mặt của Quán Thế Âm, Phạm Âm, Hải Triều Âm và Thắng Bỉ Thế Gian Âm. Và ta lắng nghe và quán chiếu thật sâu sắc, thì trong mỗi âm đều có đủ các âm khác.

Do đó, năm loại âm thanh nầy là đối tượng của tuệ quán mà hành giả Pháp hoa phải luôn luôn ghi nhớ để thực tập, nhằm sinh khởi tuệ giác Nhất thừa, hoằng truyền kinh Pháp Hoa cho hết thảy căn cơ chúng sinh khắp mọi nơi chốn.

IV. TIN, HIỂU VÀ CẢM NHẬN

Đọc tụng, thọ trì và nghiên cứu Kinh Pháp Hoa, ta thấy rõ ở kinh Pháp Hoa không phải chỉ diễn tả về Bản Môn và Tích Môn, mà còn diễn tả về Hạnh Môn một cách linh hoạt và sống động nữa. Có những Nhà nghiên cứu Kinh Pháp Hoa cho rằng, mười bốn phẩm đầu là thuộc về Tích môn và tư tưởng chủ yếu của Tích Môn được gói trọn ở phẩm Phương Tiện, và mười bốn phẩm sau thuộc về Bản Môn, và tư tưởng chủ yếu được gói trọn ở phẩm Như Lai Thọ Lượng, nhưng ta đọc tụng, thọ trì và nghiên cứu kỹ, thì kinh Pháp Hoa không phải chỉ đề cập đến Bản Môn và Tích Môn mà còn đề cập đến Hạnh Môn nữa.

Phẩm Phổ Môn là một trong những phẩm diễn tả về Hạnh Môn của kinh Pháp Hoa. Và  đọc tụng, thọ trì, nghiên cứu kỹ kinh Pháp Hoa, ta thấy trong mỗi phẩm của kinh Pháp Hoa đều hàm chứa đầy đủ cả Bản Môn, Tích Môn và Hạnh Môn. Ngay ở trong phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa, sự có mặt của Đức Phật Đa Bảo và Bảo tháp của Ngài là sự có mặt của Bản Môn. Và Đức Phật Thích Ca trả lời những câu hỏi của Bồ Tát Vô Tận Ý về hạnh nguyện và uy lực của Bồ Tát Quán Thế Âm, đó là sự có mặt của Hạnh Môn ở trong Tích Môn và Bản Môn. Sự có mặt của Đức Phật Đa Bảo và Tháp của Ngài ở trong phẩm nầy là sự có mặt của Bản Môn, để ấn chứng cho những gì đang diễn ra và đang được trình bày của Đức Phật Thích Ca ở Tích Môn là đúng với Bản Môn. Nghĩa là Đức Phật Đa Bảo là Đức Phật Bản Môn đã ấn chứng cho những gì đức Phật Thích Ca nói với Bồ Tát Vô Tận Ý, về Hạnh Môn của Bồ Tát Quán Thế Âm là đúng như tự thân và bản thể của chính nó.

Bồ Tát Vô Tận Ý, sau khi nghe Đức Phật Thích Ca nói về Hạnh Môn Pháp Hoa của Bồ Tát Quán Thế Âm, liền khởi tâm cung kính, cỡi ngay chuỗi ngọc châu Anh Lạc giá trị trăm ngàn lượng vàng mà cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, nhưng Bồ Tát Quán Thế Âm đã một mực từ chối không nhận. Bồ Tát Vô Tận Ý liền thưa với Bồ Tát Quán Thế Âm rằng: “Thưa Nhân giả! Xin Người hãy thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc châu Anh Lạc nầy!”. Và bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nói với Bồ Tát Quán Thế Âm rằng: “Bồ Tát hãy thương Bồ Tát Vô Tận Ý nầy, cũng như hãy thương bốn chúng gồm Ưu bà tắt, Ưu bà di, Tỷ khưu, Tỷ Khưu Ni, hãy thương các Chúng Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhân và phi nhân…, mà hãy nhận lấy chuỗi ngọc châu Anh Lạc!”

Bấy giờ, Bồ Tát Quán Thế Âm, vì thương tứ chúng, cũng như hết thảy chúng sanh, mà nhận chuỗi ngọc châu Anh Lạc, và sau đó, Bồ Tát liền chia chuỗi ngọc châu Anh Lạc làm hai phần, một phần dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và một phần dâng lên cúng dường Tháp của Đức Phật Đa Bảo”.8

Sự cúng dường chuỗi ngọc châu Anh Lạc của Bồ Tát Vô Tận Ý là nói lên sự tin, hiểu và cảm nhận sâu xa của mình đối với Hạnh Môn Pháp Hoa của Bồ Tát Quán Thế Âm, sau khi Bồ Tát Vô Tận Ý đã nghe, Đức Phật Thích Ca giảng dạy về Hạnh Môn Pháp Hoa của vị Bồ Tát ấy. Và Bồ Tát Quán Thế Âm, vì thương Bồ Tát Vô Tận Ý, cũng như thương hết thảy chúng sanh, mà nhận chuỗi ngọc châu Anh Lạc và đã đem chuỗi ngọc châu Anh Lạc ấy, phân làm hai, một phần dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca, và một phần dâng lên cúng dường Tháp của Đức Phật Đa Bảo. Chính hành động cúng dường ấy của Bồ Tát Quán Thế Âm, là để khai, thị, ngộ, nhập phật tri kiến cho Bồ Tát Vô Tận Ý, khiến cho vị Bồ Tát nầy, tin và hiểu rằng: Hạnh Môn Pháp Hoa của Bồ Tát Quán Thế Âm, Bản Môn Pháp Hoa của Đức Phật Đa Bảo và Tích Môn Pháp Hoa của Đức Phật Thích Ca là ba mặt của Một Thực Tại Siêu Việt. Thực Tại Siêu Việt ấy, chính là Nhất Thừa Phật Đạo.Và đồng thời cũng đã nói lên rằng: Bồ Tát Quán Thế Âm đã nhận chuỗi ngọc châu Anh Lạc từ Bồ Tát Vô Tận Ý, và Ngài đã dâng chuỗi ngọc ấy, lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và Tháp của Phật Đa Bảo là để khai thị cho Bồ Tát Vô Tận Ý tin và hiểu rằng: Giữa đức Phật Bản Môn, Đức Phật Tích Môn và Bồ Tát Hạnh Môn chỉ là Một.

Trong Bồ Tát Hạnh Môn có Phật Bản Môn và có Phật Tích môn; trong Phật Bản Môn có Phật Tích Môn và có Bồ Tát Hạnh Môn, trong Phật Tích Môn có Phật Bản Môn và Bồ Tát Hạnh Môn, nên từ trong Bồ Tát Hạnh Môn, Bồ Tát Quán Thế Âm đang biểu hiện Bản Môn và Tích Môn, nhận chuỗi ngọc châu Anh Lạc cúng dường từ Bồ Tát Vô Tận Ý để dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và Tháp Phật Đa Bảo, nhằm hướng dẫn sự tu tập của vị Bồ Tát nầy hướng đến Nhất Thừa Phật Đạo.

Bồ Tát Vô Tận Ý ở trong phẩm Phổ Môn kinh Pháp Hoa là tiêu biểu cho Bồ Tát Thừa; và Tứ chúng  Tỷ khưu, Tỷ  Khưu Ni, Ưu bà tắt, Ưu bà di là tiêu biểu cho Thanh văn Thừa, cũng như hết thảy Đại chúng Trời, Người, A tu la…, là tiêu biểu cho Thiên Thừa và Nhân Thừa, đều đã được Bồ Tát Quán Thế Âm hướng dẫn phát tâm hướng đến Nhất Thừa Phật Đạo. Và với Bồ Tát Hạnh Môn, Bồ Tát Quán Thế Âm đã từ chối nhận sự cúng dường chuỗi ngọc châu Anh Lạc của Bồ Tát Vô Tận Ý, nhưng đối với Bản Môn và Tích Môn, Bồ Tát Quán Thế Âm đã  nhận chuỗi ngọc châu Anh Lạc để cúng dường Đức Phật Thích Ca và Tháp của Phật Đa Bảo, nhằm hiển thị rằng, mọi hoạt động của Bồ Tát là đều hướng đến Nhất Thừa Phật Đạo, mà không bị mắc kẹt ở nơi nhân và pháp của Bồ Tát Thừa. Nên, Bồ Tát Hạnh Môn chỉ là phương tiện của Phật Môn vậy.

Bởi vậy, Hạnh Môn của Bồ Tát Quán Thế Âm là Hạnh Môn luôn luôn gắn liền với hai chất liệu của Đại Bi và Đại Trí. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là tiêu biểu cho Hạnh Môn Đại Trí của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Bấy giờ, Bồ Tát Quán Thế Âm ở ngay giữa đại chúng, gọi Tôn giả Xá Lợi Phất mà tuyên thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh với tất cả Đại Trí của mình. Theo Quảng bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh nói rằng: “Sau khi Bồ Tát Quán Tự Tại nói thần chú Bát Nhã Ba La Mật Đa xong, liền gọi Tôn giả Xá Lợi Phất và các vị Đại Bồ Tát mà nói rằng: Đối với Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm diệu, nên học như vậy, nên hành như vậy”.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn từ nơi hạnh phúc an lạc của thiền định mà xuất, gọi Bồ Tát Quán Thế Âm mà ca ngợi rằng: “Hỡi Thiện nam tử, thật tuyệt vời thay, thật tuyệt vời thay! Đúng như lời Người nói: Bát Nhã Ba La Mật Đa là rất thâm diệu, nếu hành trì, thì nên hành trì như vậy, hành đúng như vậy. Và khi ấy các Đức Như Lai cũng đều hoan hỷ”.

“Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói như vậy xong, Tôn giả Xá Lợi Phất, Bồ Tát Quán Thế Âm và hết thảy hội chúng Trời, Người, A tu la…, nghe Đức Thế Tôn dạy như vậy, đều đại hoan hỷ, tín thọ và phụng hành”.9

Và, Thần chú Đại Bi Tâm Đà La Ni, là tiêu biểu cho Hạnh Môn Đại Bi của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Bấy giờ, ngay giữa Đại chúng ở nơi Núi Phổ Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Con có Thần chú Đà la ni của tâm đại bi, nay muốn tuyên thuyết: Vì muốn cho hết thảy chúng sanh có được sự an lạc; vì muốn loại trừ hết thảy bệnh tật cho chúng sanh; vì muốn cho hết thảy chúng sanh được sống lâu và giàu có; vì muốn diệt trừ hết thảy ác nghiệp và trọng tội cho chúng sanh; vì muốn cho hết thảy chúng sanh thoát ly chướng nạn; vì muốn tăng trưởng các công đức của pháp thanh tịnh cho chúng sanh; vì muốn cho hết thảy chúng sanh thành tựu tất cả thiện căn; vì muốn cho hết thảy chúng sanh xa lìa tất cả những nỗi sợ hãi và vì muốn cho hết thảy chúng sanh nhanh chóng thành tựu mọi ước muốn, nên cúi xin đức Thế Tôn từ bi thương xót, chấp nhận cho  con tuyên thuyết thần chú!”.

Bấy giờ, Đức Phật dạy với Bồ Tát Quán Thế Âm rằng: “Hỡi Thiện Nam Tử! Người vì tâm đại bi, muốn làm an lạc cho hết thảy chúng sanh, nên tuyên thuyết thần chú, nay là đúng lúc, cần phải nói một cách nhanh chóng, Như Lai tùy hỷ và Chư Phật cũng vậy”.10 Như vậy, Thần chú Đại Bi Tâm Đà La Ni là Hạnh Môn của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Đại Bi và Đại Trí là hai chất liệu tạo nên Hạnh Môn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Hai chất liệu Hạnh Môn nầy của Bồ Tát Quán Thế Âm là doThần chú Đại Bi và  Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh tạo thành, mà chính bản thân Bồ Tát Quán Thế Âm trực tiếp tuyên thuyết cho đại chúng lúc bấy giờ và đã được Đức Thế Tôn trực tiếp ấn chứng. Hai chất liệu tạo nên Hạnh Môn của Bồ Tát Quán Thế Âm nầy, đã ảnh hưởng toàn bộ lên đời sống tu học của hầu hết Tăng Ni phật tử Á Châu theo truyền thống Bắc Phạn suốt cả một chiều dài lịch sử.

Hiện nay hầu hết nghi lễ tụng niệm của Tăng Ni Phật tử Việt Nam, mở đầu là tụng Thần chú Đại Bi và kết thúc bằng Bát Nhã Tâm Kinh, nghĩa là mở đầu bằng Đại Bi và kết thúc bằng Đại Trí. Đưa Đại Bi đi tới với Đại Trí và đưa Đại Trí rọi vào trong Đại Bi. Đại Trí và Đại Bi không thể tách rời nhau trong đời sống tu tập của Tăng Ni Phật tử.

Nên, Đại Bi và Đại Trí không thể nào thiếu trong một thời khóa nghi lễ, hay một thời khóa công phu tu tập, hoặc nơi mỗi hành động xuất xử của Tăng Ni phật tử Việt Nam. Nếu thiếu một trong hai, những hành xử của người tu sẽ nghiêng về một phía, hoặc là quá siêu việt, hoặc là quá thực dụng. Người nào tu tập mà nghiêng về một trong hai phía, đời sống của người ấy, sẽ mất thăng bằng và có thể bị gãy đổ. Nên, hai chất liệu Đại Bi và Đại Trí gắn liền với nhau trong đời sống của một người biết tu tập, giống như đôi cánh chim gắn liền nơi thân thể của một con chim Đại Bàng.

Thần chú Đại Bi và Bát Nhã Tâm Kinh là Hạnh Môn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Hạnh Môn ấy đã tạo thành những nét văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng và phương pháp tu tập, kết hợp hài hòa độc đáo cho những người con phật. Và đó là Hạnh Môn tu tập chuyển hóa tâm linh và độ đời một cách thiết thực và thâm diệu của Tăng Ni phật tử Việt Nam đã trải qua rất nhiều thế hệ, và chính nó cũng đã tạo thành thể thống nhất, xuyên suốt, linh hoạt và độc đáo của Đạo Phật Việt Nam.

Nên, Hạnh Môn của Bồ Tát Quán Thế Âm được diễn tả ở phẩm Phổ Môn trong  Kinh Pháp Hoa là tiêu biểu cho tính thể và tác dụng của một Đạo Phật xuyên suốt, thống nhất, sống động, độc đáo, và siêu việt ngay trong thực tế.

T.T.H.

 


1 Mười như thị là căn cứ vào phẩm Phương tiện của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, bản dịch của Ngài Cưu Ma La Thập, tr 5, Đại Chính 9. Ở phẩm Thiện Quyền của Chánh Pháp Hoa Kinh, bản dịch của Ngài Trúc Pháp Hộ, tr 68, Đại Chính 9, không có mười như thị cụ thể như bản dịch của Ngài La Thập, nhưng chúng được diễn tả qua đoạn kinh như sau: “Như Lai giai liễu chư pháp sở do, tùng hà sở lai chư pháp tự nhiên, phân biệt pháp mạo chúng tướng, căn bản tri pháp tự nhiên = Nghĩa là: Như Lai đều biết rõ nhân duyên của các pháp,  thể tính của các pháp do nhân duyên gì mà biểu hiện, biện biệt rõ ràng các hình tướng, dung mạo và gốc rễ, biết rõ tính thể của các pháp”.  Trong Thiên Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, bản dịch của Ngài Xà Na Quật Đa, tr 138, Đại Chính 9, cũng có đầy đủ Mười như thị như bản dịch của Ngài La Thập. Dịch bản Anh ngữ  của Burton Watson cũng có đầy đủ cả mười như thị ( The Lotus Sutra, P 24, Columbia University Press New york 1993).Thập như thị, trong bản Phạn văn hiện có trong Buddhist Sanskrit Texts – No 6, trang 21, như sau: Ye ca te dharmàh, yathà ca te dharmàh, yàdr’sàsca te dharmàh, yallaksanà’sca te dharmàh, yatsvabhàvà ‘sca te dharmàh, ye ca yathà ca yàdr’scà yallaksanà ‘sca yatsvabhàvà ‘sca te dharmà iti. Tesu  dharmesu Tathàgta evam pratyakso’ paroksah.

2 Kinh Bi Hoa, bản Hán dịch của Đàm Vô Sấm, tr 185-186, Đại Chính 3. Tham cứu thêm Đại Thừa Bi Phân Đà Lợi Kinh, tr 251, Đại Chính 3.

3 Đại Bi Đà La Ni Kinh, bản Hán dịch của Già Phạm Đạt Ma, tr 106 – 110, Đại Chính 20.

4 Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, tr 56, Đại Chính 9.

5 Những kệ tụng tóm thâu mọi ý nghĩa của Giới Học Phổ Môn, Định Học Phổ Môn, Tuệ Học Phổ Môn, được dẫn ra từ kệ tụng Phổ Môn do Bồ Tát Vô Tận Ý toát yếu để trình lên Đức Phật. Phổ Môn Phẩm, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Bản Hán dịch của Ngài La Thập, tr 58, Đại Chính 9.

6  Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 7, tr 58, Đại Chính 9.

7 Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, tr 8, Đại Chính 9.

8 Phổ Môn Phẩm, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, tr 7, Đại Chính 9.

9 Đại Chính 8, tr 850 – 852.

10 Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh, tr 106, Đại Chính 20.

Nguồn: Phật Việt

KIM CANG BÁT NHÃ TRONG DÒNG LỊCH SỬ
Thích Thái Hòa
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016

kim cang bat nha
Mục Lục
Ngỏ
KIM CANG BÁT NHÃ TRONG DÒNG LỊCH SỬ
Thời Điểm Và Văn Bản
Vấn Đề Các Phiên Bản
Các Bản Chú Sớ 
Chính Những Người Ấy
Ước MơHiện Thực 
TINH THẦN KINH KIM-CANG TRONG TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ
Vạn Hạnh Thiền Sư Với Tinh Thần Vô Trú
Các Vua Lý Và Hành Hoạt 
Các Thiền Sư Với Nghĩa Không 
Sắc Không Con Đường Ngộ Đạo
Hương Vị Cho Cuộc Đời 
TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ VỚI NGHĨA NHƯ CỦA KINH KIM-CANG
Khuôn Mặt Nổi Vượt Giữa Rừng Thiền 
Vạn Sự Quy Như
Siêu Việt Ý Niệm Nhị Nguyên 
Vung Tuệ Kiếm Kim-Cang
Bài Ca Diệu Thường
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI KINH KIM-CANG 
Vua Hiền Đại Việt 
Hai Nguồn Tư Liệu
Đạt Tới Cốt Tủy Của Thiền Học 
Hiển Thị Thực Tính Kim-Cang 
Pháp Thân Vô Trú
Giác NgộHiển Thị Thực Tướng Vô Tướng
Nghĩa Như Trong Thi Kệ Thị Tịch
TỪ KHÔNG LÝ VÀ VÔ NIỆM CỦA KINH
KIM-CANG ĐẾN HÀNH ĐỘNG ĐẠI NGHĨA
CHÍ NHÂN CỦA NGUYỄN TRÃI 
Hai Mặt Đạo Và Đời
Nghĩa Không Với Đại Nghĩa Và Chí Nhân 
Giấc Mơ Nam Hoa Và Tào Khê Thủy
Con Đường Kiến Tánh
Ngay Nơi Niệm Mà Vô
THƯ MỤC THAM KHẢO
 

Ngỏ


Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.

Không lớn khôn, thì không thể nào có trí lực để hiểu được cuộc sống của chính mình, của mọi người và muôn vật. Không có hiểu biết, thì không thể thương quý. Không có thương quý, thì không có sự trân trọng, giữ gìnbảo vệ.

Quá khứ tuy đã qua, nhưng nếu khôngquá khứ ta sẽ không bao giờ có hiện tại và không có hiện tại, ta sẽ không bao giờ có tương lai. Tương lai của ta như thế nào, nó liên hệ chặt chẽ với những suy nghĩ và hành động của ta trong hiện tạihiện tại là kết quả tất yếu của tư duy và hành động từ quá khứ đem lại.

 Kim-Cang Bát- Nhã trong dòng lịch sử Quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là những ý niệm, chúng tương tác với nhau trong dòng chảy nhân duyên, nhân quả. Nên, ta nhìn quả mà thấy nhân hay ta nhìn nhân mà thấy quả. Nhân quả là dòng chảy tương tục chưa bao giờ dừng lại nơi dòng chảy của tâm thức cá nhântâm thức cộng đồng. Ta hãy nhìn nhân và quả như chính nó. Chính nó được tạo nên và tác động từ những cái phi nó. Cái phi nó không có tên gọi, nhưng chính cái đó có năng lực tạo thành các tên gọi và tạo thành dòng lịch sử của thế gianxuất thế gian.

 

Kinh Kim Cang Bát Nhã từ khi đức Thế Tôn dạy cho Tôn giả Tu-bồ-đề và thính chúng lúc bấy giờ, tại Tinh-xá Kỳ-viên ở Thành Phố Xá-vệ, về việc phát Bồ đề tâm, an trú chơn tâm và nhiếp phục vọng tâm đã được chư Tô kết tập, phiên dịch, giải giảng, chú thích và tu tập chứng ngộ trải qua nhiều thời đại và nhiều quốc gia khác nhau đã tạo thành một dòng chảy lịch sử về Nghĩa Không của Kim Cang Bát Nhã.

Niết-bàn hay Đệ-nhất Nghĩa-không, thì chỉ có một, nhưng Không-nghĩa lại có vô lượng nghĩa. Chân Như chỉ có một, nhưng an trú Chân như, thì lại có vô lượng pháp môn. Trong vô lượng pháp môn ấy, thì pháp môn an trú ở nơi chỗ “vô trú” là sự an trú tối thượng. Vô trú thì làm gì có khứ lai, sinh diệt.

“Vô trú” là tâm không bị kẹt mắc đối với năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới; “Vô trú” là tâm không bị mắc kẹt đối với các vọng tưởng ngã, nhân, chúng sanhthọ giả; “Vô trú” là tâm không bị mắc kẹt đối với những ý niệm có không, thường đoạn, lai khứ, đồng nhất và dị biệt; “Vô trú là tâm không bị mắc kẹt vào những ý niệm ngã và vô ngã, pháp và vô pháp, không phải pháp và không phải vô pháp; “Vô trú” là tâm không bị mắc kẹt đối với sinh tử hay niết bàn, phiền não hay bồ đề, chúng sanh hay phật. “Vô trú” là vì tự tánh của tâm và muôn vật xưa nay vốn rỗng lặng thanh tịnhchâu biến cùng trong dòng lịch sử khắp, chẳng hề có khứ lai, sinh diệt, tại Thánh không tăng, tại phàm không giảm.

“Vô trú” là vậy, nên Kim Cang Bát Nhã luôn luôn là dòng chảy “vô trú”. Vô trú thì trong, hữu trú thì đục. Vô trú thì vô cùng, hữu trú thì hữu tận. Vô trú thì tự do, hữu trú thì bị buộc ràng. Tất cả những gì có được trong cuốn sách này đều là vô trú đúng như tự tánh của chính nó mà không phải vô trú của những ý niệm nhị nguyên sắc không, trong đục. Nên, mọi chữ nghĩa, tên gọi trong cuốn sách này đều là mây ngàn gió nội, bóng nguyệt dòng sông, bọt nước đổ dốc, ánh chớp lưng trời hay là tiếng rống của chú trâu đá giữa đêm trường cô tịch. Biết vậy, cơm tự chín và thơm. Không biết vậy, nhọc công nấu hoài mà cơm vẫn sống và khê.

Chùa Phước Duyên - Huế, ngày 20 - 8 - 2016

Tỷ Khưu - Thích Thái Hòa

KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT 
Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán. 
Hòa-Thượng Thích Thiền Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn. 

 


 

PHẨM THỨ NHẤT

DUYÊN KHỞI

Chính tôi được nghe như thế nầy. Một thuở nọ, đức Phật kiết hạ tại núi Kỳ-Xà-Quật, gần thành Vương-Xá với chúng Đại Tỳ-kheo một muôn hai nghìn người. Đó là các vị trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ma-Ha Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Tu-Bồ-Đề, La-Hầu-La, Phú-Lâu-Na, A-Nan, A-Nan-Đà, Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề, Gia-Du-Đà-La, v.v...

Lại có tám muôn vị Đại Bồ-Tát khắp mười phương cùng đến tham dự. Đó là các ngài : Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát, Phổ-Hiền Bồ-Tát, Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Di-Lặc Bồ-Tát, Địa-Tạng Bồ-Tát, Diệu-Âm Bồ-Tát, Đại-Cường Tinh-Tấn Dõng-Mãnh Bồ-Tát, Đà-La-Ni Tự-Tại Công-Đức-Lâm Bồ-Tát, Trang-Nghiêm-Vương Bồ-Tát ... tất cả đều có năng lực thâm nhập vô lượng tam muội môn, tổng trì môn, giải thoát môn, đã chứng Pháp thân, đắc ngũ nhãn, biện tài vô ngại, thần thông du hý, biến hiện đủ loại thân tướng khắp các quốc độ để cứu vớt chúng sanh.

Lại có vô lượng Đại-Phạm-Thiên Vương, Tự-Tại-Thiên Vương, Đế-Thích-Thiên Vương, Đâu-Suất-Thiên Vương, Đao-Lợi-Thiên Vương cùng vô số quyến thuộc dự hội.

Lại có Long Vương, Khẩn-Na-La Vương, Càn-Thát-Bà Vương, A-Tu-La Vương, Ca-Lâu-La Vương ... cùng vô số quyến thuộc câu hội.

Lại có Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu và vua A-Xà-Thế cùng hoàng tộc, quần thần câu hội.

Lại có hơn năm trăm vị Trưởng-Giả cư sĩ của thành Vương-Xá cùng vô số quyến thuộc câu hội.

Tất cả đại chúng đều cung kính cúi lạy dưới chân Phật, rồi lui ngồi một bên.

Lúc bấy giờ, trong hàng Ưu-bà-tắc có một vị trưởng-giả tên là Diệu-Nguyệt, trú ngụ tại thành Vương-Xá, từng quy y Tam-Bảo và thọ trì năm giới cấm, cùng đến dự pháp hội. Vị Trưởng-Giả này từ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp quá khứ, từng gần gũi thừa sự cúng dường vô lượng vô biên muôn ức hằng hà sa đức Phật, y theo Chánh pháp tu hành. Hiện tại làm thân cư sĩ, vợ con đông nhiều, nhà cửa nguy nga, kho đụn đầy rẫy. Tuy ở giữa cảnh ràng buộc mà vẫn trưởng dưỡng tâm trí giải thoát.

Tuy hưởng dụng ngũ dục thế gian, nhưng vẫn hoài bão đại nguyện độ sanh của chư Đại Bồ-Tát. Tuy ở trong chốn bùn lầy dơ bẩn mà vẫn sẵn sàng xả ly thân mạng tài sản, quyến thuộc để gieo trồng hạt giống Bồ-Đề. Tuy ở trong căn nhà lửa chập chùng hiểm nạn, mà vẫn thực hành Tuệ-giác Vô-lậu, hết lòng thương tưởng chúng sanh như con một, thể hiện Pháp thí oán, thân bình đẳng.

Trưởng-giả Diệu Nguyệt từ trong đại chúng bước ra, đi nhiễu quanh đức Phật ba vòng. Rồi đến trước Như-Lai, chấp tay quì xuống, gối bên hữu chấm sát đất, cung kính bạch với đức Phật rằng:

- "Hi hữu Thế-Tôn ! Hi hữu Thế-Tôn ! Được làm thân người là khó, như con rùa gặp bộng cây nổi, nhưng được gặp Phật ra đời còn khó gấp muôn phần.

Gặp Phật ra đời đã khó, nhưng được nghe Chánh pháp lại còn khó gấp muôn phần. Được nghe Chánh pháp đã khó, nhưng làm thế nào để nương theo giáo nghĩa tu tập lại còn khó gấp vô lượng phần.

Bởi vì sao ? Theo chỗ con xét nghĩ, thì trong tám muôn bốn ngàn pháp mầu mà Như-Lai đã chỉ dạy, nhằm đưa hết thảy chúng sanh ngộ nhập Phật tri-kiến, phải có một pháp mầu cứu vớt những hạng chúng sanh tội khổ, mê đắm, xấu ác. Hôm nay con phụng vì hết thảy chúng sanh tội khổ nơi thời Mạt pháp, cũng như phụng vì các bậc trưởng-giả, cư-sĩ, bà-la-môn, sát-đế-lợi, thủ-đà-la tại thành Vương-Xá nầy, mà khẩn cầu đức Thế-Tôn rủ lòng thương xót, ban cho chúng con một cách thức tu hành thật dễ dàng để giải thoát, một con đường thật vắn tắt để hoàn thành Phật Trí.

Như đức Thế-Tôn từng chỉ dạy, đời Mạt pháp các chúng sanh trong cõi Diêm-phù-đề cang cường, ngỗ nghịch, tâm tạp, nghiệp nặng, mê đắm ngũ dục, không biết hiếu thuận cha mẹ, không biết cung kính Sư-trưởng, không thực lòng quy y Tam-Bảo, thiếu năng lực thọ trì năm giới cấm, làm đủ mọi chuyện tệ ác, phỉ báng Thánh nhân v.v... Cho nên con suy gẫm như thế này, phải có một môn tu thật giản đơn, thật tiện lợi nhất, dễ dàng nhất để tất cả những chúng sanh kia khỏi đọa vào các đường ác, chấm dứt luân chuyển sanh tử khắp ba cõi, được thọ dụng pháp lạc, sớm bước lên địa vị Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Vì sao như vậy ? Sau khi Như Lai diệt độ khoảng một ngàn năm trở đi, đó là thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, các kinh điển dần dần ẩn mất, chúng sanh căn cơ hạ liệt, ám độn, ngã chấp sâu dày, tâm tưởng thô trệ, tà kiến lan tràn, say sưa làm các nghiệp ác để tự vui.

Do đó tự nhiên chiêu cảm động đất, đói kém, tật dịch, binh đao, bão lụt, mất mùa, gió bão, thời tiết viêm nhiệt bức não. Thánh nhân lại không xuất hiện. Tuổi thọ giảm dần. Nếu ai phát khởi tâm chí tu hành, cũng không thể tu tập các môn Giới luật, Thiền định, Trí tuệ, Giải thoát vô lậu. Không thể tu tập Tứ-niệm-xứ, Bát-chánh-đạo, Tứ-chánh-cần. Không thể tu tập Tứ-vô-lượng-tâm, không thể tu tập Sáu-ba-la-mật, hoặc là Bố-thí ba-la mật, nhẫn đến Trí-huệ ba-la-mật, không thể tu tập bằng các phương tiện của Quán Trí để ngộ nhập Phật Tri Kiến. Không thể chứng đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Không thể chứng nhập Sơ-thiền nhẫn đến Tứ-thiền. Không thể chứng nhập Niết-bàn Diệu-tâm. Không thể vào sâu vô lượng Tam-muội, Thần-thông Du-hí của chư Bồ-Tát, nhẫn đến không thể thâm nhập cảnh giới thù thắng trang nghiêm của chư Phật, hoặc rải cỏ nơi đạo tràng, đánh rền trống pháp hàng phục ma quân.

Vì lý do như vậy, mà đệ tử chúng con xét nghĩ nên phát khởi Vô-thượng Bồ-đề-tâm. Khẩn cầu đức Thế-Tôn chỉ dạy giáo pháp nhiệm mầu, mong lợi lạc hết thảy tội khổ chúng sanh ở thời kỳ cuối cùng của Chánh pháp".

Trưởng-giả Diệu-Nguyệt vừa dứt lời thưa thỉnh, thì bỗng đại địa chấn động mãnh liệt. Khắp hư không, hoa mạn-đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la, hoa mạn-thù-sa, hoa ma-ha mạn-thù-sa, tuôn rắc như mưa. Từ phương Tây, xuất hiện vô lượng vô số hằng hà sa đám mây ngũ sắc, mây chiên đàn hương, mây y phục cõi trời, mây âm nhạc cõi trời, mây hoa sen báu trắng bạch v.v... Trong những đám mây ấy phát ra tiếng sấm lớn, đồng một lúc chầm chậm bay về, nhóm lại phía trên đỉnh núi Kỳ-Xà-Quật. Tất cả đại chúng đều vui mừng, hớn hở, tự biết ấy là điềm lành chưa từng có.

Bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu từ trong đại chúng, bước ra trước Phật đảnh lễ xong, bèn chấp tay thưa:

- "Bạch đức Thế-Tôn, vì duyên cớ gì mà hiện điềm lành nầy ?"

Liền khi ấy, đức Như-Lai từ nơi tướng lông trắng chặng giữa chân mày, phóng ra hào quang chiếu khắp vô lượng vô biên vi trần số thế giới mười phương mà nói lời nầy:

- "Lành thay ! Các thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân ! Nay ta vì lời thưa thỉnh của Ưu-bà-tắc Diệu-Nguyệt, và của Ưu-bà-di Vi-Đề-Hy, lại nương theo Bổn nguyện của vô lượng vô số bất khả thuyết chư Phật, mà tuyên dương giáo nghĩa bí mật vi diệu tối thắng đệ nhất, nhằm cứu độ hết thảy chúng sanh ở trong thời kỳ Phật Pháp cuối cùng.

Giáo nghĩa nầy, chư Phật quá khứ đã nói, chư Phật hiện tại đang nói, và chư Phật vị lai sẽ nói. Tất cả chúng sanh đời Mạt pháp sẽ nương nơi giáo nghĩa này mà được giải thoát rốt ráo, mãi mãi xa lìa các đường ác, hiện đời an ổn, sau khi mạng chung đuợc sanh về cõi Phật, chứng ngôi vị Bất-thối, dần dần tu tập cho đến khi đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề.

Nầy cư sĩ Diệu-Nguyệt, hãy chăm chú lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói:

- "Diệu-Nguyệt, tất cả các loại chúng sanh chết ở nơi đây, rồi sanh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung thì các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rõ ràng. Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng, thì bay lên hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.

Chúng sanh nào tình ít, tưởng nhiều thì vào hàng phi tiên, bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng.

Chúng sanh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ phát sanh vào cõi người. Bởi vì sao như vậy ? Bởi tưởng là thông sáng, tình là mê tối. Nếu tình và tưởng ngang bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống.

Chúng sanh nào tình nhiều, tưởng ít thì sẽ lạc vào bàng-sanh, nhẹ thì làm chim bay, nặng thì làm thú chạy.

Chúng sanh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng, sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ, thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.

Chúng sanh nào có chín phần tình và một phần tưởng, thì sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ thì vào nơi địa ngục hữu gián, nặng thì sẽ đọa vào ngục Đại A-tỳ. Nếu ngoài cái tâm thuần tình ấy, còn kiêm thêm các trọng tội như hủy giới cấm của Phật, khinh báng Đại-thừa, thuyết pháp sai lầm, đắm tham của tín thí, lạm thọ sự cung kính, và phạm vào thập ác ngũ ngịch, thì sẽ chiêu cảm quả báo luân chuyển sanh về các ngục Vô-gián ở khắp mười phương.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ ! Trong thời kỳ Chánh pháp diệt tận, chúng sanh nơi cõi Diêm-phù-đề tình nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sanh kia.

Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân - mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn lànhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.

Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT.

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào, đủ lòng tin thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được Y báo, và Chánh báo của Phật A-Di-Đà ở cõi Cực-Lạc. Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ-đẳng Tam-muội của đức A-Di-Đà được Phật tiếp dẫn về Tịnh-độ Tây-phương. Vĩnh viễn xa lìa các đường ác, không còn luân hồi sanh tử. Đó gọi là quả vị Bất-thối-chuyển. Từ lúc ấy nhẫn nại về sau, vượt qua Thập-địa, chứng Vô-thượng-giác.

Diệu-Nguyệt nên biết, đây thật là pháp vi diệu thù thắng đệ nhất, mà chư Phật dùng để cứu độ khắp hết thảy chúng sanh. Đây thật là môn tu thích đáng khế hợp mọi căn cơ mà chư Phật dùng để đưa hết thảy muôn loài xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết-bàn tại thế, thành Phật trong một đời.

Đây là môn tu Đại oai lực, Đại phước đức mà chư Phật giúp chúng sanh vượt thắng thân phàm phu, mà thâm nhập cảnh giới Chơn-thường.

Đây là môn tu Đại bát-nhã, Đại thiền-định, mà chư Phật dùng làm thuyền bè đưa hết thảy chúng sanh qua thấu bờ bên kia, không còn sanh già bịnh chết, hoàn toàn hưởng dụng pháp lạc.

Đây là môn tu Đại trang-nghiêm, đại thanh-tịnh, mà chư Phật dùng để đưa hết thảy chúng sanh vào giới luật, nhiếp chúng sanh vào oai nghi, an ổn khoái lạc.

Đây là một môn tu Đại nhu-hòa, Đại nhẫn-nhục, mà chư Phật giúp hết thảy chúng sanh tự tại giữa khổ và vô thường mà thành tựu Tri Kiến Phật.

Đây là môn tu Đại Bồ-đề, Đại siêu-việt, mà chư Phật dùng làm cứu cánh để giúp hết thảy chúng sanh thành Phật, như Phật ngay trong một kiếp.

Đây là môn tu Đại từ-bi, Đại dũng-mãnh, mà chư Phật dùng để giúp chúng sanh có được cái Tâm bằng Tâm chư Phật, có được cái nguyện bằng Nguyện chư Phật, mau chóng vượt qua địa vị phàm phu và tự chứng Pháp thân từng phần.

Lại nữa trong quá khứ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, nhẫn lại đến nay, chư Phật cũng chỉ dùng một pháp Niệm Phật nầy để độ khắp chúng sanh. Trong hiện tại cũng có vô lượng vô biên hằng hà sa chư Phật ở mười phương cũng đang thuyết giảng giáo nghĩa Niệm Phật nầy để rộng cứu vớt chúng sanh.

Trong đời vị lai, tất cả chư Phật nếu muốn cứu vớt hết mọi chúng sanh, thì cũng phải do nơi pháp Niệm Phật này. Do đó mà Như-Lai bảo rằng Niệm Phật là vua của tất cả các Pháp.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, hãy một lòng tin nhận lời dạy của Như-Lai. Hãy ghi nhớ kỹ lời dạy của Như-Lai. Hãy thực hành theo lời dạy của Như-Lai, và hãy chứng đắc Pháp Nhẫn tối tôn, tối diệu, đệ nhất nầy mà như lai đã ban cho.

Vì sao vậy ? Vì pháp của Như Lai là chân thật, là giải thoát, là an vui, là thuận theo sở cầu, sở nguyện của mọi chúng sanh. Vì pháp của Như-Lai là vắng lặng, không dính mắc, vô cấu nhiễm, thuận theo tình và tưởng của chúng sanh mà vẫn giúp chúng sanh thành tựu địa vị Phật Đà, không bị hư hoại, cho nên chẳng cần phải chán ghét lìa bỏ thế gian, ở trong chỗ ràng buộc mà tâm vẫn tự tại, thọ dụng pháp lạc. Và sau khi lâm chung được sanh về cõi Phật A-Di-Đà".


PHẨM THỨ HAI

MƯỜI TÂM THÙ THẮNG

Bấy giờ, đức Như-Lai hiện ở trong đôi môi đẹp như trái tần-bà phóng ra luồng hào quang rực rỡ, chói sáng gọi là Thành Tựu Thọ Quang Thể Tướng Quang Minh, với trăm ngàn ức a-tăng-kỳ quang minh làm quyến thuộc. Chiếu soi mười phương tất cả thế giới tận hư không vô biên tế, vô chướng ngại. Hiển hiện Như-Lai các thứ tự tại, khai ngộ vô lượng những chúng Bồ-Tát, chấn động hằng hà sa quốc độ, diệt trừ mọi thống khổ của chúng sanh, phá tan các đường dữ, bủa che tất cả cung điện của ma vương, phơi bày tất cả Như-Lai giáng sanh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, thuyết pháp Đại-thừa giáo hóa chúng sanh nhẫn đến thị hiện Niết-bàn.

Trưởng-giả Diệu-Nguyệt thấy đức Thế-Tôn hiển hiện thần biến quảng đại, khiến tất cả chúng hội, chư Đại Bồ-Tát, chư tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, chư cận-sự-nam, cận-sự-nữ cùng hết thảy Trời, Rồng, Quỷ, Thần v.v... đều sanh lòng hoan hỷ chẳng thể nghĩ bàn. Diệu-Nguyệt bèn cởi xâu chuỗi ngọc báu nơi cổ mình mà cúng dường nơi chân Phật, đảnh lễ đức Phật, và nói kệ khen ngợi như vầy:

"Lành thay đức Thế-Tôn

Con được làm thân người

Lại được nghe mật pháp

Của chư Phật ba đời

Thế-Tôn là tối thắng

Sư-tử là trong dòng Thích

Thật là Đại Y-vương

Đủ phương thuốc nhiệm mầu

Dứt hẳn khổ sanh tử

Giúp hết thảy chúng sanh

Xa lìa ba đường ác

Chứng cái vui Niết-bàn

Nơi cõi Phật thanh tịnh

Nay con chuyên một lòng

Luôn xưng niệm danh hiệu

Đức Phật A-Di-Đà

Nguyện cùng các chúng sanh

Vãng sanh nước Cực-Lạc".

Trưởng-giả Diệu-Nguyệt lại quán sát tâm niệm của đại chúng, những vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ và Trời, Rồng, Quỷ, Thần. Biết tâm niệm của đại chúng vẫn còn nghi ngờ, chưa hiểu thấu lời dạy của Như-Lai, nên Trưởng-giả đi đến trước Phật, chấp tay cung kính thưa:

- "Bạch đức Thế-Tôn, nay con do nơi năng lực vĩ đại của Bổn Nguyện đức Phật A-Di-Đà mà được tham dự pháp hội nầy, được đích thân nhận lãnh lời giáo huấn của Như-Lai. Cho nên, con saün sàng đặt trọn tín tâm nơi Như-Lai, nơi giáo pháp vi diệu hi hữu nầy. Nhưng, các chúng sanh vào thời kỳ Chánh pháp diệt tận, thì các căn lành cạn mỏng, phước đức thiếu kém, tri kiến bị si mê che lấp, kinh điển tuy còn sót ít nhiều nhưng chẳng có ai hiểu đúng lời Phật dạy. Do đó làm sao tin nhận giáo nghĩa uyên áo, bí mật nầy để thẳng bước tiến tu, mau thành Phật Trí.

Hôm nay, con thay vì hiện tiền đại chúng cũng như tất cả thiện nam, tín nữ trong thời vị lai, mà khẩn cầu đức Thế-Tôn giải thích cho chúng con được rõ.

Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?"

Khi ấy, đức Thích-Ca mỉm cười, giơ cao cánh tay hữu, lấy bàn tay xoa trên đỉnh đầu của Trưởng-giả Diệu-Nguyệt, mà nói lời nầy:

- "Hay thay ! Hay thay ! Diệu-Nguyệt cư sĩ, đây là pháp khó tin, khó hiểu bậc nhất mà Như-Lai chưa từng nói. Đây là pháp tối thượng Nhứt thừa, chứa đựng vô lượng vô biên ý nghĩa vi diệu mà Như-Lai đợi đến đúng lúc, đúng thời mới ban cho, tự như hoa Ưu-đàm-bát-la mấy muôn ngàn năm mới nở một lần. Đây là Tạng Pháp bí mật của chư Phật ba đời, ví như viên bảo châu trên búi tóc Luân-vương không thể khinh xuất giao cho người khác. Mà Như-Lai chỉ truyền giao cho bất cứ chúng sanh nào quyết chí hoàn thành địa vị Thiên Nhân Sư, tiếp nối hạt giống Bồ-đề.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.

Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...

Lại nữa, do vọng niệm tương tục nối nhau không dứt, mà biến hiện đủ loại hình tướng, sắc thân, thọ mạng, ẩm thực, quyến thuộc, phiền não để hưởng dụng trong các cảnh giới kia. Hoặc cam chịu những quả báo khổ lạc do những nhân tố sai biệt. Đời đời như thế mãi, chưa lúc nào tạm ngừng nghỉ.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là Pháp-thân Viên-mãn Chu-biến Nhất-thiết-xứ, là Phật-tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị. Là cứu cánh siêu việt tối thượng, có đầy đủ năng lực bất khả thuyết, bất khả xưng tán, để chuyển hóa vô minh thành ra giác ngộ, sinh tử thành Niết-bàn. Là phương tiện vi diệu bật nhất, thường cải biến hết thảy Sở-y và Sở-hành của mọi chúng sanh, đưa tất cả tướng trạng hữu lậu, trói buộc, trở về với Bản-tánh Vô-lậu, Giải-thoát.

Cho nên, nếu chúng sanh nào đem Tâm-thể của mình mà duyên với danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì Tâm-thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như-Lai. Do vậy, tự nhiên thấy mình ở trong thế giới Cực-Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam-mô A-Di-Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A-Di-Đà cùng chư vị Thánh-chúng.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, người ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế !

Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v... Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh ...

Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật - nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.

Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.

Thí dụ như việc khắc họa hình tượng. Tuy đã dùng gỗ tốt đẽo gọt lâu ngày và tạo nên hình dáng con người. Nhưng phải bỏ ra một thời gian lâu xa để chạm trổ thêm mắt, tại, miệng, nét mặt, nếp nhăn, dáng vẻ, bộ tịch, thần sắc ... Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng.

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.

Muốn vãng sanh Cực-Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu chính là biểu tướng của Pháp Thân cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật vậy. Và người niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa. Vì ngay nơi danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật luôn luôn chứa đựng vô lượng vô biên công đức, vô lượng vô biên diệu dụng, vô lượng vô biên quang minh, tướng hảo, uy lực ... không thể nghĩ bàn".

Diệu-Nguyệt Trưởng-giả lại thưa rằng:

- "Bạch đức Thế-Tôn, tuy con đã thấu triệt nghĩa lý thâm diệu của pháp niệm Phật, nhưng vẫn khẩn cầu đức Thế-Tôn thương xót mà rộng chỉ bày thêm, để hết thảy chúng sanh nơi đời vị lai được mọi điều lợi ích.

- Bạch đức Thế-Tôn, phải niệm Phật như thế nào mới gọi là đắc pháp ? Phải dấy khởi những tâm thái nào mà tu tập mới được vãng sanh Cực-Lạc ?"

Đức Phật dạy rằng: 

"Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, thế nòa là niệm Phật Chân Chánh ? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:

1. Tín Tâm 
2. Thâm Trọng Tâm 
3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm 
4. Xả Ly Tâm 
5. An Ồn Tâm 
6. Đà Ra Ni Tâm 
7. Hộ Giới Tâm 
8. Ba La Mật Tâm 
9. Bình Đẳng Tâm 
10. Phổ Hiền Tâm

1-. Thế Nào Gọi Tín Tâm ?

- "Nầy Diệu-Nguyệt, Tín Tâm nghĩa là lòng tin chân thật, tha thiết, bền vững. Là nhân tố quyết định thành Phật, là nhân tố quyết định thâm nhập cảnh giới Đại-thừa. Bởi vì sao ? Vì lòng tin là mẹ đẻ của tất cả công đức vô lậu, lòng tin là cửa ngõ nhiệm mầu đưa chúng sanh về nơi kho báu Phật Pháp. Cho nên, việc trưởng dưỡng Tín Căn vẫn là điều thiết yếu nhất trong hết thảy mọi môn tu.

Trước hết là phải đặt trọn lòng tin chân thật vào Lý Nhân Quả một cách sâu chắc, kiên cố, và không hề nảy sanh một ý tưởng hoặc một hành vi trái ngược với Lý Nhân Quả. Phải thấy hoạt dụng của Lý Nhân Quả dung thông ba đời, đó là Quá khứ, Hiện tại, Vị lai, rõ ràng như những đường chỉ, dọc ngang trên lòng bàn tay.

Tin rằng kiếp sống thế gian là Vô-thường, mạng người ngắn ngủi như hơi thở ra vào, tất cả các pháp hữu vi đều là huyễn hóa, không có chủ tể, niệm niệm sanh diệt không ngừng, từng sát-na biến hoại chẳng nghỉ, tất cả đều đưa tới khổ não, vô minh và trói buộc.

Tin rằng sáu nẻo luân hồi thật là nguy hiểm chướng nạn, sơ sẩy chỉ trong ý niệm cũng đủ đưa chúng sanh trầm luân cả nghìn muôn ức kiếp. Một lần sa lạc vào ba đường dữ thì không biết đến lúc nào mới thoát khỏi.

Tin rằng Phật Pháp chính là đạo giải thoát an vui, đạo của Trí-Tuệ, đạo của Từ-Bi, đạo diệt khổ, đạo cứu vớt chúng sanh chẳng chừa một hạng loại nào cả, đạo của Phật Tri Kiến, có đủ phương thuốc nhiệm mầu trừ diệt tất cả các thứ bịnh tật của chúng sanh. Tin rằng Tam-Bảo là chỗ về nương của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sanh qua thấu bờ bên kia.

Tin rằng tất cả các pháp đều do Tâm-thể của mình tạo ra. Từ ba đời mười phương chư Phật nhẫn đến tứ thánh, lục phàm, đều do cái Tâm-thể lưu xuất và biến hiện. Tin rằng cõi Cực-Lạc cũng chỉ do Tâm-thể thanh tịnh của chúng sanh tạo ra, cùng tương ứng với Bổn Nguyện Vĩ Đại của Phật, Bồ-Tát, Thánh-chúng. Và tinh rằng đức A-Di-Đà chỉ là do sự niệm tưởng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phát khởi lên.

Tin rằng mỗi mỗi chúng sanh đều có đủ năng lực lãnh thọ giáo pháp Như-Lai, bất cứ hữu tình nào cũng có năng lực hoàn thành địa vị Nhứt-thiết Chủng-trí như chư Phật.

Tin rằng bản nguyện của Phật A-Di-Đà là chân thật, rốt ráo, là tối thắng. Và Ngài không hề bỏ sót một chúng sanh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngũ nghịch, thập ác v.v...

Tin rằng pháp niệm Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát, nếu phế bỏ môn tu này thì chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện.

Diệu-Nguyệt phải phát khởi tín tâm như vậy mà niệm Phật.

2-. Thế nào Gọi Là Thâm Trọng Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, Thâm Trọng Tâm nghĩa là đem tấm lòng sâu xa và cẩn trọng mà cảm mộ ân đức của Tam-Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện-tri-thức và của hết thảy chúng sanh.

Trong quá khứ vô lượng vô biên na-do-tha vi trần kiếp, chư Phật vì thương xót chúng sanh mà xả bỏ đầu, mắt, tay, chân, thân mạng, tài sản, quyến thuộc ... để tìm cầu Chánh pháp, tu Bồ-tát-đạo, giáo hóa muôn loài, làm cho ai nấy đều được lợi ích. Đời đời kiếp kiếp, chư Phật hằng theo dõi và thương tưởng đến mỗi một chúng sanh, luôn luôn tìm cách nhổ bật gốc rễ tham ái, đập tan gômg cùm sanh tử, làm khô cạn biển khổ vô minh, mãi phát tâm quảng đại, tâm kim cang, tâm vô phân biệt mà rọi sáng lối về cho mọi hữu tình. Vì thế mà người niệm Phật phải phát khởi cái tâm chí sâu xa và cẩn trọng để tưởng niệm, cảm mộ ân đức ấy.

Nhưng chư Phật muốn tế độ tất cả chúng sanh, thì cũng phải lấy Chánh pháp làm phương thuốc hữu hiệu trị dứt những bịnh tham ái, dùng Chánh pháp làm thuyền bè đưa chúng sanh qua đến bờ giác ngộ, dùng Chánh pháp làm tuệ kiếm chặt đứt mọi trăng trói phiền não, làm ngọn đuốc dẫn dắt ra khỏi đêm dài vô minh, làm chất đề hồ chữa lành mọi thứ sanh, già, bịnh, chết, ưu, bi, khổ, não, dùng Chánh pháp làm đôi mắt cho chúng sanh nhìn rõ Thật Tướng.

Người niệm Phật phải biết cảm mộ ân đức cao dày của Chánh Pháp, phải luôn luôn báo đáp ân đức ấy bằng cách đọc tụng kinh điển Đại-thừa và giảng nói cho kẻ khác, khuyên bảo mọi người quy y, bố thí, trì giới, thiền định. Khiến sao cho Chánh pháp được lưu hành rộng khắp nhân gian, ai nấy đều được hưởng dụng cam lồ vị.

Dù đã phát nguyện quy y Tam-Bảo, nhưng người trực tiếp khai sanh tánh mạng tuệ giác ở nơi ta, chính là thiện-tri-thưcù, gồm có Thánh tăng, phàm tăng, Sư trưởng và các bạn đồng tu, đồng học.

Thiện-tri-thức là cửa ngõ xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh đi vào Như-Thật-Đạo.

Thiện-tri-thức là cỗ xe xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì đưa tất cả chúng sanh tới Như-Lai địa.

Thiện-tri-thức là thuyền bè xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì vận chuyển tất cả chúng sanh đến bờ giác.

Thiện-tri-thức là ngọn đèn xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì khiến chúng sanh có được ánh sáng Phật Tri Kiến.

Thiện-tri-thức là con đường xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì dẫn dắt chúng sanh vào cửa thành Niết-bàn.

Thiện-tri-thức là cây đuốc xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh thấy rõ con đường yên lành hay hiểm trở.

Thiện-tri-thức là chiếc cầu xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì tiễn đưa chúng sanh qua khỏi chỗ hiểm ác.

Thiện-tri-thức là lọng che xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh che núp dưới bóng râm đại từ mát mẻ.

Thiện-tri-thức là cặp mắt xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì khiến chúng sanh nhận rõ Pháp tánh.

Thiện-tri-thức là thủy triều xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh đầy đủ nước Đại Bi.

Kế đó, là ân đức của cha mẹ, chín tháng cưu mang, nhường khổ nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt, quần áo chăn màn, nuôi con khôn lớn, suốt đời tận tụy, đến chết chưa nguôi.

Và cuối cùng là ân đức của chúng sanh, cung ứng ẩm thực, y dược, tọa cụ, văn tự, tri kiến, bảo hộ ...

Do vậy, người niệm Phật phải lấy tâm chí sâu xa, cẩn trọng mà cảm mộ ân đức thiện-tri-thức, cha mẹ, chúng sanh v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.

3-. Thế Nào Gọi Là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm nghĩa là dấy động cái tâm chí như thế nầy: Không riêng gì bản thân mà cấu xuất ly Ta-bà loạn trược, khổ não. Trái lại, phải nguyện vì hết thảy chúng sanh khắp ba cõi sáu đường mà cầu vãng sanh Cực-Lạc, chóng thành tựu Phật đạo để tế độ quần mê. Tại sao vậy ? Vì muốn có cái quả đức siêu việt tối thượng thì phải phát khởi cái tâm chí quảng đại, dũng mãnh. Người Niệm Phật nếu đem cái tâm thái hời hợt, hẹp hòi, yếu hèn, chỉ riêng vì giải thoát bản thân, thì chẳng bao lâu sẽ chiêu cảm cái quả báo nhỏ bé, nông cạn, tầm thường, không xứng hợp với Bản-hoài chư Phật, chẳng tương ứng cùng Bản-nguyện vĩ đại Bi Trí Viên Mãn của Phật A-Di-Đà. Cho nên khó được tiếp dẫn về nơi cõi nước Tây-phương.

Lại nữa, người Niệm Phật còn phải đem tất cả công đức thực hành Sáu Ba-la-mật, Bốn Nhiếp-pháp, Bốn Vô-lượng-tâm hoặc Ba mươi bảy Phẩm-trợ-đạo ... mà hồi hướng khắp anh em, cha mẹ, bằng hữu, chư thiên, chư tiên, bốn loại chúng sanh kẻ oán người thân đều được an trụ trong hồng danh Nam-mô A-Di-Đà Phật.

4-. Thế Nào Gọi Là Xả Ly Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, phải phát khởi cái Tâm thái lìa bỏ tất cả. Sao gọi là lìa bỏ ? Lìa bỏ nghĩa là không trụ tướng mà niệm Phật, không nắm giữ mà niệm Phật, không tương ưng mà niệm Phật, không đối đãi mà niệm Phật, không chống trái mà niệm Phật, không cầu mong mà niệm Phật, không nhiễm duyên mà niệm Phật như thế gọi là lìa bỏ.

Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ.

Lìa bỏ khổ, tập, diệt, đạo mà niệm Phật.

Lìa bỏ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà niệm Phật.

Lìa bỏ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ mà niệm Phật.

Lìa bỏ tín giải, hành chứng mà niệm Phật.

Lìa bỏ từ bi, hỷ xả mà niệm Phật.

Lìa bỏ không, vô thường, vô ngã mà niệm Phật.

Lìa bỏ bồ đề, niết bàn, giải thoát, giải thoát tri kiến, mà niệm Phật.

Lìa bỏ tất cả các pháp hữu vi, tất cả các pháp vô vi mà niệm Phật.

Lìa bỏ ngã và ngã sở.

Lìa bỏ luôn cả ý tưởng cầu mong vãng sanh, chí nguyện độ sanh, ý hướng thành Phật mà niệm Phật.

Niệm Phật với tâm Xả Ly như thế, mới được gọi là chân chánh niệm Phật

5-. Thế Nào Gọi Là An Ồn Tâm.

Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phải phát khởi tâm chí bất động, kiên cố, không thoát chuyển. Do đó gọi là An Ồn Tâm.

Mình an trụ nơi Bồ-đề-tâm, cũng phải giúp người khác an trụ Bồ-đề-tâm, nên tâm được an ổn. Mình rốt ráo, xa rời giận hờn tranh cãi, cũng phải khiến người khác nhẫn nhục nhu hòa nên tâm được an ổn. Mình buông bỏ pháp phàm phu điên đảo, cũng phải đưa người khác tới địa vị Thánh giả siêu việt nên tâm được an ổn. Mình siêng tu thiện căn vô lậu thú thướng Niết-bàn, cũng phải khiến người khác hủy diệt hết mạng lưới hữu lậu trói buộc, nên tâm được an ổn.

Mình đang sanh ra tại nhà Phật, cũng phải dẫn dắt người khác vượt thoát hố hầm dục lạc trở về bảo sở, nên tâm được an ổn. Mình thâm nhập pháp chân thật không tự tính, cũng nên giúp người khác chê chán huyễn tướng lầm mê, nên tâm được an ổn. Mình cảm ứng Trí-Tạng vô tận của Như-Lai, cũng khiến người khác thâm nhập Pháp Giới Bình Đẳng, nên tâm được an ổn.

Niệm Phật với tâm thái an ổn như vậy, mới gọi là chân chính niệm Phật.

6-. Thế Nào Gọi Là Đà-Ra-Ni Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật phải phát khởi tâm chí nắm giữ tất cả các thiện pháp, đồng thời che lấp tất cả các ác pháp. Đó gọi là Đà-ra-ni Tâm. Như là:

Tín Tâm Đà-ra-ni, vì đặt trọn lòng tin thuần phác, trong suốt, nơi Bản-nguyện của đức Phật A-Di-Đà cùng sự hộ niệm của chư Phật ở mười phương.

Chánh Kiến Đà-ra-ni, vì đúng như thật quán sát khéo léo tất cả các pháp đang diễn biến trong tâm và ngoài thân.

Tư Duy Đà-ra-ni, vì thường xuyên thấu triệt thể tánh của tất cả các pháp sinh khởi trong từng sát-na hoại diệt.

Cảm Ứng Đà-ra-ni, vì luôn luôn thâm nhập tất cả bản nguyện chư Phật.

Hỷ Lạc Đà-ra-ni, vì an trụ nơi lực tiếp dẫn chư Phật và Thánh-chúng.

Tam Thế Đà-ra-ni, vì tự an nhiên giữa cảnh tượng của nhân quả tương tục trong ba đời, cũng như thông suốt nghĩa lý Phật pháp của Tam thế chư Phật.

Tam muội Đà-ra-ni, vì an trụ trong danh hiệu bất tư nghị nên nghe thấy điều phi pháp mà tâm chẳng loạn, sống nơi cảnh loạn trược mà không trôi lăn.

Niệm Phật với Đà-ra-ni như vậy, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.

7-. Thế Nào Gọi Là Hộ Giới Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật phải luôn luôn an trụ nơi giới luật, và hằng phát tâm hộ trì giới luật. Ấy là:

Giới chẳng bỏ Bồ-đề-tâm, chẳng quên Bồ-đề-nguyện.

Giới tự nhiên xa lìa các phép học của Thanh-văn, Duyên-giác không tham đắm Niết-bàn vắng lặng mà bỏ rơi chúng sanh.

Giới hân ngưỡng Đại-thừa, vui thích tu hành theo tất cả pháp học Bồ-tát-đạo.

Giới đem hết thảy thiện căn hồi hướng quả vị Chánh-Đẳng-Giác, mong cầu Phật-trí, Vô-sư-trí.

Giới nơi tất cả Phật pháp vô-sở-đắc.

Giới chẳng dính mắc tất cả thiện sự hữu vi.

Giới khiến cho diệu pháp được tồn tại lâu dài, làm cho hết thảy chúng sanh an trụ nơi Chánh Kiến.

Giới khéo léo tư duy tất cả hành nghiệp chúng sanh và khiến chúng sanh trưởng dưỡng ý hướng giải thoát.

Giới trang nghiêm tự tâm đồng thời trang nghiêm mười phương quốc độ của chư Phật.

Giới chư căn Luật nghi, như Tỳ-kheo giới, Bồ-Tát giới, Ngũ giới tại gia v.v...

Niệm Phật với tâm hộ trì các giới luật kể trên, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.

8-. Thế Nào Gọi Là Ba-la-mật Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người niệm Phật phải phát động tâm chí tu trì những thứ Ba-la-mật sau đây:

Thí Ba-la-mật, vì xả bỏ tất cả sỡ hữu trong thân cũng như ngoài thân, không lẫn tiếc.

Giới Ba-la-mật, vì thanh tịnh các cõi Phật.

Nhẫn Ba-la-mật, vì an trụ nơi lực dụng của Bản-nguyện.

Tinh-tấn Ba-la-mật, vì tất cả chướng duyên chẳng có thể làm thối chuyển tín tâm.

Thiền-định Ba-la-mật, vì chuyên nhất nhớ tưởng một cõi Phật, một danh hiệu Phật.

Bát-nhã Ba-la-mật, vì đúng như thật mà quán sát tất cả tướng trạng và thể tánh của các pháp không rời nhau.

Tín Ba-la-mật, vì thường xuyên an trụ nơi Phật lực bất tư nghị.

Nguyện Ba-la-mật, vì đầy đủ những hạnh nguyện của Phổ-Hiền.

Lực Ba-la-mật, vì hân hoan thể hiện tất cả năng lực tự tại cảu danh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật.

Pháp Ba-la-mật, vì saün sàng xả thân cho Chánh Pháp, cho Bồ-Tát đạo.

Niệm Phật với những thứ Ba-la-mật ấy, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.

9-. Thế Nào Gọi Là Bình Đẳng Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người niệm Phật phải luôn luôn thực hiện tâm thái bình đẳng, không phân biệt, không ngăn ngại. Nghĩa là:

Tự -tha Bình-đẳng, vì luôn mở rộng tuệ nhãn để nhận hiểu mình và người đều bình đẳng trước lực nhiếp thọ của chư Phật, chư Bồ-Tát.

Chủng loại Bình-đẳng, vì thường quán sát mười phương thế giới các loại chúng sanh từ sắc thân, hình trạng, tướng mạo, tộc tánh, thọ lượng, tri kiến, ý hành, sở ý ... mà không khởi tâm phân biệt, đối đãi, ái thủ hoặc yếm hoạn.

Chúng sanh giới Bình-đẳng, vì liên tục mở bày pháp giới trí trụ vô động tế, mà tự tại giữa những huyễn hóa biến dị của các loại hữu tình nơi ba cõi thế gian.

Pháp giới Bình-đẳng, vì thường xuyên an trụ nơi vô tướng khép vào pháp tướng, không móng khởi tâm sợ sệt trước thời gian vô cùng, không gian vô tận. Tự tại giữa một sát na như vô lượng vô biên đại kiếp. An nhiên giữa các cực vi đầu sợi lông, cũng như du hí mười phương trần sát hằng hà sa các quốc độ.

Không tánh Bình-đẳng, vì luôn luôn ức niệm mình được sản sanh từ nhà Như-Lai, được Tự Tánh Thanh Tịnh Tạng, thấy rõ nhất thiết pháp Không, đắc Hư Không Hạnh vô ngại, giải ngộ và cảm ứng Tánh Không Bình Đẳng nơi hết thảy tứ sanh cửu hữu.

Phật độ Bình-đẳng, vì hằng quán tưởng các cõi Thường-Tịch-Quang, Thật-Báo Trang-Nghiêm, hoặc Phương-Tiện Hữu-Dư v.v... đều không ngăn ngại nhau, không riêng khác, tuy an lập Hoa-Tạng Thế-Giới Hải mà chẳng rời Tự Tâm, Thật Tế Trụ Địa vô phương sở, vô trụ xứ ... tùy theo tâm lượng và sở nguyện của chúng sanh mà hiển hiện. Như hoa đốm, như tiếng vang, như bọt sóng, như bóng nước, như cầu vồng, như huyễn nhân kể chuyện mộng.

Tín tâm Bình-đẳng, vì tín tâm vốn khởi nguyên từ Bát-nhã đức, từ Trí-tạng quảng đại ,từ Phổ-nhãn thanh tịnh thông suốt cả ba đời, nên được thu nhiếp trong Bản-nguyện vô lượng đức, vô biên lực dụng của chư Phật.

Niệm Phật với những tâm bình đẳng nêu trên, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.

10-. Thế Nào Gọi Là Phổ Hiền Tâm ?

Phổ nghĩa là không bỏ rơi chúng sanh, Hiền nghĩa là chẳng xa cách quả vị Chánh-Đẳng-Giác. Phổ Hiền Tâm là tâm rộng lớn như hư không, luôn mong cầu độ thoát hết thảy chúng sanh.

Tâm vô biên như pháp tánh luôn hân ngưỡng, thừa sự và cúng dường chư Phật.

Tâm vô lượng, thọ trì tất cả Phật pháp chẳng quên mất.

Tâm vô hạn vì được Phật lực hộ trì nên chẳng bỏ Bồ-đề-hạnh.

Tâm thí xả hết thảy, vì saün sàng buông lìa tất cả sở hữu, dẫu là pháp vô sở đắc. Tâm nghĩ nhớ đạo Nhứt-thiết-trí trước hết, vì ham thích mong cầu tất cả Phật pháp.

Tâm vô tận công đức trang nghiêm vì học hỏi tất cả hạnh nguyện Bồ-Tát.

Tâm kiên cố như kim-cang vì tất cả bạch tịnh pháp đều chảy vào.

Tâm như Tu-di sơn vì tất cả ác ngôn đều nhẫn thọ.

Tâm Bát-nhã ba-la-mật cứu cánh, vì khéo quán sát tất cả pháp vô sở hữu.

Tâm đại hùng, đại lực để niệm Phật bất thối chuyển.

Tâm đại uy nghi vô tận công đức trang nghiêm, vì tùy thuận bản nguyện lực.

Tâm vô cấu nhiễm thường thanh tịnh Phật quốc độ để thành tựu Vô-thượng Bồ-đề.

Tâm tinh tấn như tượng vương khéo điều phục dã thú, để sớm viên mãn hạnh nguyện Phổ-Hiền.

Người niệm Phật siêng năng trưởng dưỡng Phổ-Hiền tâm như vậy, mới được gọi là niệm Phật chân chánh, thường được chư Phật hộ niệm, hiện đời luôn thấy Phật cùng y báo trang nghiêm của cõi Cực-Lạc.

 


PHẨM THỨ BA

NIỆM PHẬT CÔNG ĐỨC

Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát liền nhập Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, tất cả Bồ-Tát và đại chúng đều thấy thân mình ở trong thân của Phổ-Hiền Bồ-Tát. Lại thấy rõ cõi nước Cực-Lạc vô lượng vô biên sự trang nghiêm, và tự nhiên thấy mình đang trụ trong cảnh giới vi diệu thù thắng ấy. Thấy đức A-Di-Đà đang ngự trước mặt mình. Thân tướng của đức A-Di-Đà cao lớn khôn cùng, hình dáng ngời sáng chói sắc vàng diêm-phù-đàn. Lông trắng chặng giữa chân mày thì uyển chuyển xoáy tròn về bên hữu, như năm ngọn núi Tu-Di. Đôi mắt trắng và xanh biếc như bốn biển lớn. Các lỗ chân lông nơi thân đều phóng hào quang sáng sạch, chiếu soi muôn nghìn cõi nước ở khắp mười phương. Mỗi mỗi hào quang thường che chở, và nhiếp thọ những chúng sanh niệm Phật.

Lại thấy toàn cõi Cực-Lạc hiện trong thân mình, mặt đất bằng lưu ly trong suốt, rạng rỡ. Bảo thọ, bảo đài, liên trì, bảo lâu, bảo tòa ... mỗi mỗi nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha le, xa cừ, trân châu, mã não. Chư thượng thiện nhân đều do hoa sen hóa sanh, ai nấy đầy đủ ba mươi hai tướng hảo, thọ dụng y thực tự nhiên thuần pháp hỷ thực và thiền duyệt thực. Tất cả đều ngồi trên tòa báu lắng nghe đức Phật cùng Bồ-Tát thuyết pháp. Những sự việc trang nghiêm bất khả tư nghị như vậy, dẫu đến ức kiếp kể cũng không cùng tận.

Hiện thần lực như thế rồi, ngài Phổ-Hiền bèn ra khỏi Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, làm cho đại chúng trở lại như cũ.

Bấy giờ đại chúng được thấy sự chưa từng có, cho là rất đặc biệt lạ lùng, ngồi yên lặng nhất tâm chiêm ngưỡng. Lúc ấy, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu chấp tay bạch rằng:

- "Thưa Đại-sĩ, nay Tam-muội nầy thật vô cùng hi hữu, có uy lực lớn, có công năng bất tư nghị, vậy tên gọi của Tam-muội ấy là gì ?"

Phổ-Hiền Bồ-Tát nói:

- "Tam-muội nầy gọi là Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh còn gọi là Niệm Phật Tam Muội. Do công đức xưng niệm danh hiệu Phật tạo thành, hoặc là kết quả tự nhiên của mười tâm thù thắng.

Nầy Phật tử, nay tôi nương thần lực và lòng đại bi vô hạn lượng của đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, mà tuyên thuyết Công Đức Bất Khả Xưng Tán của sự chấp trì danh hiệu Phật.

Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau. Người tu môn niệm Phật thì phải đề khởi mười thứ tâm thù thắng, mới nhanh chóng thâm nhập Niệm Phật Tam-muội, hiện bày cảnh giới Cực-Lạc. Hoặc ngược lại, người đặt trọn tín tâm nơi Bản-nguyện và cả đời chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Phật, thì dần dần đi vào Niệm Phật Tam-muội, tự nhiên thành tựu mười thứ tâm thù thắng nói trên.

Tại sao vậy ?

Nầy Phật tử hãy chăm chú lắng nghe, tôi sẽ giải thích tường tận.

Danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật vốn đầy đủ vô lượng vô biên hằng hà sa công đức, vô lượng vô biên hằng hà sa ý nghĩa, vô lượng vô biên hằng hà sa lực dụng, cứu cánh, cảnh giới, giác tánh ... dẫu trăm ngàn muôn ức na-do-tha vi trần đại kiếp, cũng không thể diễn nói hết được. Nay vì chúng sanh nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, mà tôi sẽ lược nói, để chúng sanh thu hoạch nhiều lợi ích.

Nầy Phật tử ! Nam-mô A-Di-Đà Phật nghĩa là gì ?

Nam-mô là thủy giác. A-Di-Đà là tương tục giác, Phật là bản giác.

Nam-mô là năng niệm, A-Di-Đà là tương tục niệm, Phật là sở niệm.

Nam-mô là giới luật, A-Di-Đà là thiền định, Phật là trí tuệ.

Nam-mô là thế gian giới, A-Di-Đà là pháp giới, Phật là vô sai biệt giới, vô sở hữu cảnh giới, vô trụ xứ cảnh giới.

Nam-mô là thường, A-Di-Đà là tịch, Phật là quang.

Nam-mô là diệu quan sát trí, A-Di-Đà là bình đẳng tánh trí, Phật là đại viên cảnh trí, vô tận sở hữu trí.

Nam-mô là phi hữu, A-Di-Đà là phi vô, Phật là không tánh, phi hữu vô định tánh.

Nam-mô là như thực hữu, A-Di-Đà là như thực không, Phật là như thực bất không.

Nam-mô là sai biệt trí, A-Di-Đà là vô sai biệt trí, và Phật là pháp hải tuệ công đức vô tận tạng viên mãn trí.

Nam-mô là phương tiện lực, A-Di-Đà là cứu cánh lực, và Phật là dung thông phương tiện siêu việt cứu cánh lực.

Nam-mô là ly trần, A-Di-Đà là ly căn, Phật là ly thức.

Nam-mô là chuyển y tạng, A-Di-Đà là vô tận thiện căn tạng, Phật là quyết định chính giác tạng.

Nam-mô là ly cẩn tạng, A-Di-Đà là niết bàn tạng, Phật là như huyễn giải thoát tạng.

Nam-mô là trang nghiêm Phật quốc độ, A-Di-Đà là thành tựu vô biên Phật quốc độ, Phật là như huyễn thập phương Hoa Tạng Thế Giới Hải.

Nam-mô là gia trì lực, A-Di-Đà là tiếp dẫn lực, Phật là tự tánh tương ưng nhiếp thọ lực.

Nam-mô là khai thị vô lượng trí, A-Di-Đà là thâm nhập chính giác trí, Phật là quang minh phổ chiếu trí.

Nam-mô là thế gian giải, A-Di-Đà là giác ngộ giải, Phật là nhất thiết trí biến chiếu thập phương viên mãn giải.

Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật có vô lượng vô biên bất khả thuyết ý nghĩa thâm mật vi diệu như thế, dẫu ba đời mười phương chư Phật diễn nói cũng không cùng tận.

Lại nữa, không thể chấp trước nơi ngữ ngôn, văn tự, âm thanh, tri kiến, biện luận ... mà bảo rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà là hữu niệm hoặc vô niệm. Vì sao vậy ? Bởi vì danh hiệu ấy chính là không tánh, là vô sở đắc, là vô sở ý, vô cấu nhiễm, là vô sở tương ưng, là vô sở bội nghịch, vô công dụng hạnh, là vô sở cầu hạnh.

Lại nữa, không thể chấp trước nơi hình thái tu tập, chỗ dụng công, hoặc phương tiện biểu hiện, qui tắc hành trì, mà cho rằng danh hiệu ấy là hữu định tánh hay vô định tính. Vì sao vậy ? Bởi vì danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là vô tận tạng, hư không tạng, Đà-ra-ni tạng, giải thâm-mật cục-túc tạng ...

Lại nữa, không thể chấp trước vào ý nguyện vãng sanh, tâm thái mong cầu Phật lực, hoặc an trú bản nguyện lực, hay sự phát tâm bồ đề quảng đại ... mà cho rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật là hữu thú hướng hoặc vô thú hướng. Vì sao vậy ? Bởi vì danh hiệu ấy, chính là tịch tịnh tạng, thanh tịnh vi diệu tạng, minh triệt tạng, là trần tạng, là thức tạng, là cấu tạng ...

Lại nữa, không thể chấp trước vào cách thức trì niệm, vào nghi tắc lễ bái cúng dường, vào sự khẩn thiết xưng tán, sám hối hoặc tâm chí tùy hỷ công đức của hành giả niệm Phật mà cho rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật là hữu sở y hay vô sở y. Vì sao vậy ? Bởi vì danh hiệu ấy chính là khả ái nhạo tạng, là ly chủng chủng trần cấu tạng, là ly uẩn tạng, là vô chướng ngại tạng, là vô tận công đức tạng ... vô tận thiện căn tạng, là niết bàn tạng, là như huyễn tam muội vô vi tạng, là thành tựu Phật độ tạng, là quyết định vô thượng bồ đề tạng, là Phổ-Hiền bất tư nghị giải thoát tạng ..."

Khi ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát ở trước đức Như-Lai mà tuyên thuyết ý nghĩa và công đức bất khả tư nghị của danh hiệu Phật rồi, đức Như-Lai khen rằng : Lành thay ! Lành thay !

Vô lượng vô biên Bồ-Tát khắp mười phương chứng đắc Niệm Phật Tam Muội, và Quốc mẫu Vi-Đề-Hy cùng những vị trưởng lão trong đại chúng đều thân chứng Tín Giải Đà-ra-ni. Chư Thiên, Long, Quỷ, Thần đều thâm nhập Thiện Căn Đà-ra-ni, hớn hở vui mừng đồng chấp tay nhất tâm xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật.


PHẨM THỨ TƯ

XƯNG TÁN DANH HIỆU

Bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu từ trong pháp hội bước ra, cung kính đảnh lễ Thế-Tôn, rồi chấp tay hướng về ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát, mà thưa rằng: 

- "Kính bạch Đại-sĩ, con thường nghe chư vị trưởng lão từng tham dự những buổi thuyết pháp đầu tiên của đức Thế-Tôn tại vườn Lộc-Uyển, dạy rằng hoặc niệm Phật, hoặc niệm Pháp, hoặc niệm Tăng để được hiện tại lạc trú. Ý nghĩa ấy như thế nào ? Cứu cánh của môn niệm Phật có phải chăng là để được như vậy hay không ? Ngưỡng mong Đại-sĩ từ bi chỉ dạy, ngõ hầu các chúng sanh thời Mạt pháp khỏi rơi vào mê lầm, thác ngộ".

Phổ-Hiền Bồ-Tát bèn quán sát tâm niệm của hết thảy đại chúng hiện tiền, mà dạy rằng :

- "Nầy Phật tử, khi đức Thế-Tôn Thích-Ca Mâu-Ni thị hiện thành đạo, và bắt đầu hóa độ chúng sanh cang cường, Ngài đã vì hạng tiểu căn mà khai diễn tiểu pháp kẻo họ kinh nghi ... Nay đã tới thời kỳ giảng nói Đại pháp. Cũng chỉ là một pháp Niệm Phật, nhưng kẻ hạ liệt chí nhỏ, mong cầu xuất ly tam giới, thì niệm Phật chỉ là pháp Thanh-văn, Duyên-giác. Như-Lai vì họ mà dạy hiện tại lạc trú.

“ Riêng chư vị Bồ-Tát sơ phát tâm, dùng niệm Phật để thâm nhập Như-Lai 
tạng tâm thì không dính mắc vào hiện tại.

Vì sao chư Bồ-Tát sơ phát tâm lại không được dính mắc vào hiện tại ?

Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại khắc chế, hiện tại tương ưng, hoặc hiện tại biện giải, thì bị rơi vào ảo tưởng của sắc uẩn.

Nếu  Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại phan duyên, hoặc hiện tại ly trần, hoặc hiện tại vô ký, tức thì đang bị nhiễu loạn bởi ảo tưởng của thọ uẩn.

Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại tỉnh chỉ, hoặc hiện tại luân chuyển, hoặc hiện tại nương gá, tức thì đang bị chi phối bởi ảo tưởng của tưởng uẩn.

Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại sanh khởi, hiện tại tương 
tục, hoặc hiện tại đoạn diệt, hoặc hiện tại bất động, tức thì đang bị trôi lặn theo ảo tưởng của hành uẩn.

Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại phỉ lạc, hoặc hiện tại vong ưu, hoặc hiện tại mông muội, tức thì đang bị triển chuyển bởi ảo tưởng của thức uẩn.”

Lại nữa, Bồ-Tát sơ phát tâm muốn xoay cái vọng tưởng hư dối sanh diệt trở lại với chân tâm thanh tịnh thường trụ thì phải dùng pháp gì, nếu không là danh hiệu Như-Lai ? Làm thế nào để chặt đứt gốc rễ phiền não, nếu không sử dụng lực vô úy của danh hiệu Như-Lai ? Làm thế nào để diệt trừ sạch hết sáu tên giặc khác trần nếu không hiển thị công năng nhiệm mầu đệ nhất của danh hiệu Như-Lai ?

Nầy Phật tử, cõi Diêm-phù-đề nầy vốn lấy âm thanh làm thể. Dó đó, nhiều chúng sanh có thể nương nơi âm thanh viên mãn mà chứng viên thông. Như vậy, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là âm thanh tối thắng, đưa chúng sanh thâm nhập Như-Lai tạng diệu chân như tánh. Vì thật tướng của danh hiệu là vô tướng, không đọa vào nhân duyên, không lạc vào tự nhiên, chẳng hòa hợp, chẳng phi hòa hợp. Luôn vắng lặng, chu biến khắp mười phương. Tùy theo tín tâm, công năng tu tập mà phát huy diệu dụng.

Nầy Phật tử, danh hiệu Phật chính là Bồ-đề-tâm, vì là chủ tể các thiện pháp, và luôn luôn sanh ra tất cả Phật Pháp.

Danh hiệu Phật chính là Bồ-đề-nguyện, vì là cửa ngõ xu hướng Vô-thượng-giác, và luôn luôn dẫn dắt chúng sanh tới Nhứt-thiết Chủng-trí.

Danh hiệu Phật như mặt trời, vì có uy lực phá trừ si ám, ban phát ánh sáng thiện căn cho nhân gian.

Danh hiệu Phật như kình ngư, vì có thể bơi lội tự tại trong đại dương khổ não, mà chẳng bị sóng dữ phiền não vùi chôn, cuốn lấp.

Danh hiệu Phật như giống chắc thật, vì có thể lưu xuất tất cả phước đức vô lậu.

Danh hiệu Phật như trận mưa lớn, vì khiến hạt giống Bồ-đề nẩy nở, sanh sôi.

Danh hiệu Phật như ruộng tốt, vì có thể trưởng dưỡng hết thảy bạch tịnh pháp.

Danh hiệu Phật như nước cam lồ quý báu, vì có thể tẩy rửa mọi thứ phiền não dơ bẩn, khiến vọng tâm trở thành đài gương làu làu sáng sạch.

Danh hiệu Phật như ngọn lửa mạnh mẽ, vì có thể đốt tan rừng rậm kiến chấp.

Danh hiệu Phật như trận cuồng phong vô ngại khắp thế gian, vì nó cuốn phăng tất cả bụi mù tà kiến, hí luận, thiên kiến.

Danh hiệu Phật như tuệ nhãn xuyên thấu mọi pháp và thấy rõ khắp tất cả chướng ngại, hiểm trở.

Danh hiệu Phật như chiếc xe khổng lồ, vì có thể chuyển vận hết thảy Bồ-Tát sơ phát tâm nhanh chóng tới Phật địa.

Danh hiệu Phật như căn nhà to rộng của Như-Lai, vì khiến chúng sanh không còn sợ hãi, bất an.

Danh hiệu Phật như cung điện nguy nga tráng lệ, vì giúp chúng sanh tu tập và khai phát vô lượng tam muội.

Danh hiệu Phật là chỗ nương tựa chắc chắn cho tất cả Bồ-Tát sơ phát tâm, vì luôn chứa nhóm và và lưu bố hết thảy Bồ-Tát hạnh.

Danh hiệu Phật như từ mẫu, vì ấp ủ, che chở và sanh ra tất cả Bồ-Tát, nuôi lớn căn lành cho hết thảy chúng sanh.

Danh hiệu Phật như kim cương bất hoại, lại có thể đập vỡ tất cả các pháp hữu lậu.

Danh hiệu Phật là vị thuốc A-già-đà, vì có thể chữa được tất cả bịnh tật cho chúng sanh.

Danh hiệu Phật như liên hoa, vì không bao giờ bị nhiễm ô bởi những pháp thế gian.

Danh hiệu Phật như tượng vương hùng dũng, có thể chà đạp tất cả điên đảo tưởng ngang trái, hung hiểm.

Danh hiệu Phật như hạt châu Ma-ni, có thể dùng phát chẩn cho tất cả chúng sanh sanh nghèo khó phước đức và trí tuệ.

Danh hiệu Phật như thủy thanh châu, vì có thể lóng sạch tất cả dây trói sanh tử.

Danh hiệu Phật như ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Thế-Tôn Như-Lai, Ưng-cúng, Chánh-đẳng-giác, do đó tất cả thế gian nên cúng dường, hân ngưỡng, tán thán ...

Danh hiệu Phật như Pháp thân bất tư nghị, vì luôn lưu xuất tất cả thân của chúng sanh.

Danh hiệu Phật như Báo thân tư nghị, vì luôn sanh ra vô lượng vi trần thân trong tâm tưởng mọi chúng sanh.

Danh hiệu Phật như Hóa thân Phật bất tư nghị, vì luôn hiện thân Phật ngay nơi thân và tâm của người xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật.

Danh hiệu Phật chính là Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ, vì hiển thị Báo thân viên mãn lưỡng túc của giác quả.

Danh hiệu Phật chính là Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ, vì dung nhiếp Hóa thân tùy nguyện vãng sanh của chư vị Thượng thiện nhân khắp mười phương thế giới.

Danh hiệu Phật chính là cõi Cực-Lạc vì tự thân trang nghiêm và tự tâm trang nghiêm.

Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.

Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật thành tựu vô lượng vô biên công đức như thế. Cho nên, phải nói rằng danh hiệu Phật chứa đựng vô lượng vô biên công đức của hết thảy Phật pháp, khai vô lượng vô biên diệu dụng, hiển thị vô lượng vô biên uy lực, giải ngộ vô lượng tri kiến giải thoát, siêu việt mọi tư duy, ngôn từ.

Tại làm sao thế ?

Bởi vì nhân nơi danh hiệu Phật mà xuất sanh và lưu bố tất cả Bồ-đề tâm, tất cả bồ đề nguyện, tất cả Bồ-đề hạnh. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều từ danh hiệu Phật mà phát sanh ra. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều do danh hiệu Phật mà thành đạo, chuyển pháp luân, giáo hóa nhị thừa, điều phục chúng sanh cang cường, tội khổ, tham đắm. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều y cứ danh hiệu Phật mà kiến lập Hoa-Tạng Thế-Giới Hải, trang nghiêm vi trần số cõi Phật.

Cho nên, nếu chúng sanh nào nhất tâm xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, tức là xuất sanh vô biên công đức vô lậu bất khả tư nghị, đủ năng lực viên mãn Bồ-tát-đạo, phát huy diệu dụng của tam thân, tứ trí, thập lực, từ vô-úy, tứ vô-lượng-tâm, lục ba-la-mật, thập bát bất-cộng v.v...

Nầy Phật tử, thí dụ như có người được món thuốc A-già-đà công hiệu bậc nhất thế gian, thì chữa được năm thứ bệnh bức não, sợ hãi. Như là: Lửa lớn không thể đốt cháy, độc dược chẳng làm thương tổn tánh mạng; gươm dao sắc bén chẳng thể chặt đứt nổi. Nước lũ bộc lưu không thể nhận chìm được. Khói cay không thể làm cho ngộp thở được.

Cũng như thế, Bồ-Tát Sơ phát tâm nếu thường xuyên xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, tức là luôn luôn uống món thuốc nhứt-thiết-trí Bồ-đề-tâm, thì ngọn lửa tham lam không thể đốt cháy được. Độc dược sân hận chẳng thể làm thương tổn chân tâm. Gươm đao kiến chấp chẳng thể chặt đứt tuệ mạng. Dòng nước lũ hữu lậu không thể nhận chìm chiếc thuyền bát-nhã được. Và đám khói tà kiến không thể làm cho ngộp tắc hơi thở giác ngộ được.

Thí dụ như có người cầm thanh bảo kiếm vô năng thắng ở trong tay, thì tất cả oán địch đều tránh dang ra xa, chẳng dám chống cự. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm bền chí mà xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, chính là cầm lưỡi kiếm vô năng thắng đại Bồ-đề tâm tức thì đẩy lùi oán địch vô minh, tà kiến và hàng phục vọng tưởng ...

Thí dụ như có người cầm viên thuốc Ma-ha-ưng-già thì tất cả rắn độc, rết độc, trùng độc, nghe mùi liền tránh xa. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm giữ trong mình một viên thuốc tối diệu tối thắng đại Bồ-đề tâm, đó là danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì tất cả rắn độc thập triền, rết đọc thập sử, trùng độc phiền não nghe hơi thảy đều tiêu hoại.

Thí dụ như có loài dược thọ tên là San-đa-na, người nào dùng vỏ cây để thoa vào chỗ ghẻ lở, thì hết đau nhức và ghẻ lở liền lành lặn như xưa. Vỏ cây ấy vừa bị bóc ra, thì nối liền lại ngay, lấy mãi không hề hết được. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm liên tục xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, chẳng khác nào trồng cây dược thọ nhứt-thiết-trí. Nếu có người nào gặp gỡ mà phát khởi lòng tin, thì ghẻ lở phiền não, nghiệp chướng đều bị trừ diệt, thân tâm không còn đau khổ. Nhưng cây dược thọ nhứt-thiết-trí không hề tổn hại mảy may. Danh hiệu Phật vẫn y nguyên bất động.

Thí dụ như có người ném vào khoảng đồng trống một nhúm rễ cây Hương-phụ, chẳng bao lâu, nảy nở vô số giống cây ấy lan tràn che khuất cả cánh đồng rộng lớn. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm quyết tâm gieo trồng trên mảnh ruộng tâm một nhúm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, tựa như ươm bón thế rễ cây không tánh. Chẳng bao lâu, sẽ sanh sôi nẩy nở vô số thảo mộc Phật Tri Kiến, tràn lan che lấp cả cánh đồng vô minh.

Thí dụ như có người uống hoàn thuốc kiện cường trí nhớ, nhờ vậy những gì nghe thấy đều ghi nhớ chẳng quên. Cũng như thế, Bồ-Tát Sơ phát tâm trang bị thân tâm bằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì thọ trì tất cả Phật Pháp đều không quên sót.

Thí dụ như viên ngọc châu lưu ly, muôn ngàn năm lăn lóc nơi chỗ nhơ bẩn, uế tạp, mà chẳng nhiễm ô, vì bản tánh của lưu ly vốn luôn luôn trong sạch. Cũng như thế, Bồ-tát Sơ phát tâm ngày đêm thủ hộ thân tâm bằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật mà chen lộn nơi cõi dục ác trược, vẫn chẳng bị ngu si, tà kiến làm cho loạn nhiễm. Bởi vì bản chất của Nam-mô A-Di-Đà Phật vốn thanh tịnh như pháp giới tánh, vô cấu như hư không tánh.

Thí dụ như cây Ba-lợi Chất-đa-la dẫu chưa đơm hoa, khai nụ, nhưng mọi người đều biết rằng chính loại cây này sẽ sản xuất vô số bông hoa mỹ diệu, thù thắng. Cũng như thế, năng lực niệm Phật của vị Bồ-Tát sơ phát tâm dẫu chưa phá sanh nhứt thiết chủng trí, nhưng ai nấy đều biết chắc chắn rằng danh hiệu Phật chính là nơi xuất sanh vô số Bồ-đề diệu hoa cho hết thảy chúng nhân thiên.

Thí dụ như viên ngọc Ma-ni quý hơn cả tam-thiên đại-thiên thế giới, dẫu bị nứt bể một góc cạnh, nhưng những thứ vật báu khác vẫn chẳng thể so sánh nổi. Cũng như thế Bồ-Tát sơ phát tâm chấp trì danh hiệu Phật, tuy nết hạnh và trí đức còn kém khuyết vẫn vượt lên trên nhị thừa và hàng hữu học khác.

Thí dụ như cây kim cương, những người đầy đủ sức mạnh vẫn không thể sử dụng nổi, chỉ trừ đại lực sĩ Na-La-Diên. Cũng như thế, hành nhị thừa và kẻ phàm ngu chẳng thể tín thọ danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Chỉ trừ hạng Bồ-Tát sơ phát tâm từng gieo trồng hạt giống Bát-nhã từ vô lượng kiếp sâu xa, mới saün đủ thiện căn, phước đức và đại nhân duyên để chấp trì và hưởng dụng giác quả vô lậu ấy.

Thí dụ như trên bảo tòa Kim-cương giữa đại thiên thế giới, có thể giữ vững chư Phật ngồi đạo tràng, hàng phục quần ma, thành đạo vô thượng chính giác, mà tất cả những thứ bảo tòa khác đều không kham nổi. Cũng lại như thế, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật có thể giúp Bồ-Tát Sơ phát tâm trụ vững tất cả hạnh nguyện, các món ba-la-mật, bốn món vô-sở-úy, thọ ký, cúng dường ... mà tất cả pháp môn khác thì chẳng có công năng nầy, tất cả hạnh tu khác thì chẳng có lực dụng này.

Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật hiển thị vô lượng vô biên cho đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết công đức thù thắng như vậy. Ta dẫu biến hiện hằng hà sa thân tướng trong vi trần sát quốc độ trải qua muôn ức na-do-tha đại kiếp, để xưng tán thì cũng không cùng tận.

Ngài Đại Bồ-Tát Phổ-Hiền ở trước đức Như-Lai tuyên thuyết ý nghĩa và xưng tán công đức của danh hiệu Phật vừa xong, cả thảy đại chúng đều đắc Vô-lậu Công-đức Đà-ra-ni. Trưởng giả Diệu-Nguyệt cùng chư vị Bồ-Tát sơ phát tâm đều chứng được Niệm Phật Tam-muội, tất cả chư Bồ-Tát mười phương đều đắc Hồng-danh Công-đức Tạng.

Khi ấy, trời mưa hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa, hoa Ma-ha Mạn-thù-sa, để rải cúng dường đức Như-Lai cùng hết thảy chúng hội đạo tràng.


PHẨM THỨ NĂM

QUÁN-THẾ-ÂM BỔ-TÁT 
NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG

Lúc bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu hớn hở vui mừng được nghe pháp yếu của Như-Lai qua lời dạy của ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát, bèn tiếp tục thưa thỉnh

- "Kính bạch đấng Thiên Nhân Sư tối tôn, tối thắng ! Kính bạch Đại-sĩ đại từ, đại bi ! Con cũng thường nghe chư vị trưởng lão trong tăng già luôn luôn nhắc nhở rằng chỉ có Tứ-niệm-xứ là con đường độc nhất giúp chúng sanh diệt trừ ưu bi khổ não, chứng ngộ Niết-bàn. Nay được Thế-Tôn mở bày pháp Niệm Phật, khiến hằng ưu-bà-tắc, và ưu-bà-di đều phân vân, do dự. Ý nghĩa ấy như thế nào ? Đâu mới là pháp chân thật, rốt ráo ? Đâu là pháp phương tiện, quyền biến ? Đâu là pháp tối hậu mà Như-Lai thường ban cho các chúng sanh ở vào thời kỳ Chánh pháp cuối cùng ?"

Đức Phật mỉm cười lặng yên. Ngài Phổ-Hiền an nhiên nhập vào Niệm Phật Tam-muội. Thân tâm bất động.

Khi ấy, ngài Quán-Thế-Âm Đại Bồ-Tát liền từ bảo tòa đứng dậy, trịch áo phơi bày vai bên hữu, cung kính nhiễu quanh đức Phật ba vòng. Rồi Ngài hướng về bà Vi-Đề-Hy mà bảo rằng:

- "Nay tôi nương uy thần vô hạn của đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn, và tùy thuận Bản-nguyện-lực vô biên vô lượng của đức Phật A-Di-Đà, mà tuyên dương năng lực vô cùng tận của danh hiệu Phật, tức là Pháp Môn Niệm Phật Tam Muội.

- Nầy Vi-Đề-Hy, hãy nhận rõ như thế nầy, đừng rơi vào nghi lầm nữa.

Đúng như ngươi vừa mới trình bày, Tứ-niệm-xứ là pháp diệt khổ, là pháp đối trị tham dục, ưu bi khổ não, là pháp đắc Niết-bàn vắng lặng. Còn pháp Niệm Phật Tam-muội lại là pháp thành Phật, là pháp chứng Vô-thượng-giác, là pháp thâm nhập cảnh giới bất tư nghị của chư Phật, là pháp mở bày tỏ ngộ Tri Kiến Như-Lai, là pháp cứu độ tất cả mọi chúng sanh, là pháp siêu việt trên hết thảy hí luận cùng thiên kiến của nhị thừa. Tại sao vậy ?

Trước đây, đức Thế-Tôn vì những người ghê sợ hiểm nạn sanh tử, mà nói pháp Tứ-niệm-xứ, chánh niệm tinh tấn nhiếp phục tham sân si, để thoát khổ và đắc A-la-hán.

Nay vì những người tín ngưỡng, khát khao quả vị Bồ-đề chí hướng mong cầu Phật đạo, phát khởi đại bi tâm mà thực hành hạnh nguyện Bồ-Tát thì đức Thế-Tôn chỉ dạy pháp môn Niệm Phật Tam-muội.

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì một niệm bất giác nổi lên, che mờ Bản-thể Thường-trụ, nhận vật bên ngoài làm tâm. Luôn luôn bỏ mất TÂM chân thật, nên bị cảnh vật xoay chuyển. Do đó khởi tâm phân biệt, thấy có lớn nhỏ, rộng hẹp, cao hạ ... Nếu xoay được cảnh vật bên ngoài thì thân tâm sẽ sáng suốt, trạm nhiên, trọn đầy, tức thời đồng với Như-Lai không khác.

Muốn xoay chuyển ngoại vật, thì không chi bằng sử dụng diệu lực vô úy của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật mà hành giả nhìn thấy cảnh vật bên ngoài đúng như bản chất thật sự của chúng. Do đó không còn bị ngoại cảnh chi phối, điều phục thân tâm. Và chẳng còn mống khởi tâm phân biệt. Lúc ấy, tuy không rời pháp hội mà biến hiện khắp mười phương quốc độ; trong một lỗ chân lông vẫn chứa đựng cả Hoa-tạng Thế-giới-hải.

Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh. Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương.

Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn.

Nầy Vi-Đề-Hy, trong pháp hội Thủ-Lăng-Nghiêm, tôi đã trình bày nhân địa tu hành Nhĩ Căn Viên Thông cho đại chúng. Nhưng, thời Mạt pháp các kinh điển dần dần ẩn mất, mà nên biết kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, sẽ bị diệt trước nhất, tiếp sau là kinh Lăng-Già, kinh Kim-Cương, kinh Ma-Ha Bát-Nhã, kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa ... Nếu không nương nhờ pháp niệm Phật thì rất khó chứng đắc Nhĩ Căn Viên Thông. Bởi vì sao ? Bởi vì Niệm Phật Tam-muội chính là món Viên-thông đệ nhất.

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì lăn lộn trong đêm tối vô minh, nhận giặc làm cha, lấy vọng kiến làm chỗn nương về, lấy tà kiến làm bạn lữ, lấy biên kiến làm lương dược. Nhận ngã chấp, ngã kiến làm Tâm. Rời xa Tri-kiến Giải-thoát Vô-thượng. Do đó, khởi tâm phân biệt, thấy đúng sai, tà chánh, thiện ác, chân ngụy ... nếu lọc sạch ngã kiến, ngã chấp thì thân tâm sẽ quang minh, thường tại, chiếu suốt mười phương pháp giới. Tức đồng đẳng với Tri Kiến giác ngộ của chư Như-Lai.

Nếu muốn gạn lọc ngã kiến, ngã chấp, thì không chi hơn là phát huy năng lực vô biên của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ chuyên tâm xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật mà hành giả tuần tự chuyển Thức thành Trí. Ngã chấp tự nhiên rơi rụng, ngã kiến tự nhiên tan mất như bong bóng nước dưới ánh mặt trời. Lúc bấy giờ, tuy không lìa cung Đâu-Suất mà vẫn phân thân khắp vi trần quốc độ để chuyển pháp luân vô thượng, và khai thị tuệ giác cho vô lượng chúng sanh, giúp hết thảy tứ sanh, cửu hữu cùng ngộ nhập Phật Tri Kiến.

Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để Thức nương theo nhân duyên mà dấy động, nên chẳng thành tựu pháp Y-tha-khởi. Vì không có sự tham dự của ngã và ngã sở nên Biến-kế Sở-chấp cũng chẳng tồn tại. Chỉ có danh hiệu Phật vẫn tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều biểu hiện Vô-thượng Diệu-viên Thức-tâm Tam-Muội, tức là Chân Duy Thức Tánh.

Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế chẳng bao lâu, thì chẳng còn nhìn thấy huyễn tướng của vạn pháp ở bên ngoài và cũng chẳng còn bắt gặp Tám thức ở bên trong. Trong hay ngoài đều giả dối, không thật. Ngay cả tướng Duy-thức cũng chẳng có nữa. Vì ba đời mười phương Như-Lai, vi trần sát quốc độ, hư không, sắc pháp, tâm vương, tâm sở ... đều không một thứ nào ra ngoài Chân Duy Thức Tánh mà tự hữu, tự sanh, tự diệt, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn, như có, như không, cho đến khi Chân Duy Thức biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày, danh hiệu Phật sẽ dẫn dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, chứng Vô-sanh Pháp-Nhẫn.

Do đó, phải nói rằng Niệm Phật là pháp môn đệ nhất dùng để chuyển thức thành trí, mà chúng sanh thời Mạt pháp phải siêng năng thọ trì.

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị vô số tư tưởng điên đảo làm khuất lấp tánh Viên-giác. Như kẻ ngủ mê chợt thức giấc giữa ngã tư đường cái, chẳng rõ phương hướng, lẫn lộn chính tà, thấy cong nhìn ngược, bất phân thiện ác. Tư tưởng điên đảo ấy nẩy sanh thân và tâm, rồi nhận thân tứ đại giả hợp làm thân, chấp cái tư tưởng vô minh điên đảo kia làm tâm. Cứ thế mà sanh tử, tử sanh nối nhau không dứt, tạo vòng lẩn quẩn luân hồi.

Nhưng cái vô minh điên đảo ấy cũng chẳng thật. Như hoa đốm, như bóng nước, như ảo tưởng nơi sa mạc, như người ngủ chiêm bao, thấy những sự việc, cảnh vật rõ ràng, nhưng khi thức dậy, thời không còn gì hết. Nếu chuyển hóa vô minh điên đảo thời thân và tâm sẽ thành Giác-ngộ. Hoặc không phát tâm tu trì thời vẫn ở mãi trong sanh tử huyễn mộng ấy mà tự vui. Chỉ có danh hiệu Phật là đầy đủ năng lực nhiệm mầu để chuyển hóa sanh tử trở nên Niết-bàn, chuyển hóa giả huyễn trở nên chân thật.

Vì sao vậy ?

Khi xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, hành giả dần dần thành tựu chánh định Như-Lai, tự nhiên phát sanh Tuệ-giác Không-tánh, vì danh hiệu Phật là Hư-không-tạng, là Viên-giác-tánh, là Vô-cấu-tạng, là Tịch-tịnh-tạng ... Nhờ vậy, hành giả biết các pháp đều như huyễn, thời tự nhiên lìa xa các huyễn hóa, sanh diệt. Ngay lúc ấy, bèn thâm nhập Viên-giác-tánh. Đó gọi là tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác.

Dùng pháp nào để Tri ? Nếu không phải là diệu dụng của danh hiệu Phật ?

Không cần phải hủy diệt các thứ huyễn, mới cho chúng nó là huyễn. Không cần thay đổi bản chất huyễn của nó mới gọi là Không. Mà chính cái biết "nhứt thiết pháp là Không" khiến đương thể của huyễn pháp tức là Không.

Tiếp tục xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật như thế, hành giả không phóng tâm theo huyễn cảnh, huyễn sự, mà hướng cái biết trở vào Viên-giác-tánh. Đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một khối lưu ly sáng rực, vằng vặc. Mà mỗi mỗi sát-na đều hiển lộ Như-Lai Tạng, và cái biết cũng không còn nữa. Danh hiệu Phật vẫn tương tục không gián đoạn, hòa tan căn, trần, thức đều nhập vào Viên-giác-tánh, bình đẳng bất động, thường trụ như hư không và tròn đầy chiếu suốt mười phương.

Bởi vậy, phải nói rằng niệm Phật là pháp môn đệ nhất, sử dụng danh hiệu Như-Lai mà thâm nhập Như-Lai-Tạng, mà chuyển biến huyễn hóa, hư dối trở nên Viên-giác-tánh. Các hạng chúng sanh thời Mạt pháp phải siêng năng thọ trì.

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị phiền não chi phối ngày đêm không tạm dừng, nên nhận vọng tưởng làm Tâm, bỏ quên Thắng-giải-trí, Vô-thượng-trí. Rồi lại bị tham, sân, si, mạn, nghi lôi cuốn, và thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến chồng chất lấp vùi. Do đó khởi tâm phân biệt, thấy có mừng có giận, yêu ghét, vui buồn, vinh hoa, hủy nhục ... nếu tận trừ phiền não thì thân tâm vắng lặng, an nhiên, tự tại, tức đồng với chư Phật không hai không khác.

Muốn tận trừ phiền não, thì không chi hơn là phát huy năng lực Trí giả siêu việt của danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Thật vậy nhờ cần mẫn xưng niệm Phật hiệu mà hành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lương, chuyển phiền não dữ dội ấy trở thành Bồ-đề thật tướng, đưa hành giả thẳng vào cảnh giới Thánh Tri Tự Chứng. Lúc bấy giờ, có khả năng bấm ngón chân xuống mặt đất, sử dụng ấn Địa Xúc để cải biến Ta-bà thành Tịnh-độ trang nghiêm, niệm niệm tương ứng với Đại-địa Bồ-Tát, niệm niệm du hành, giáo hóa xã hội chúng sanh khắp mười phương vi trần bằng hà sa thế giới.


PHẨM THỨ SÁU

NĂNG LỰC BẤT TƯ NGHỊ CỦA  
DANH HIỆU PHẬT

Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát bảo bà Vi-Đề-Hy rằng:

- "Nầy Vi-Đề-Hy, đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn trọn đời giáo hóa điều phục chúng sinh, đã ban bố tám vạn bốn ngàn pháp môn tu tập. Nhưng trong đó, niệm Phật là thù thắng đệ nhất.

Vi-Đề-Hy, trong quá khứ vô lượng vô biên na-do-tha kiếp, các đức Phật Như-Lai đã dùng hằng hà sa phương tiện, thí dụ, ngôn thuyết, để diễn bày vô số pháp môn tu tập, đưa hết thảy chúng sanh vào Cảnh Giới Giải Thoát Tối Thượng Nhứt Thừa. Nhưng duy chỉ có niệm Phật là cứu cánh đệ nhất.

Vi-Đề-Hy, hiện tại nơi trăm nghìn muôn ức na-do-tha quốc độ khắp mười phương, các đức Phật Chánh-đẳng-giác cũng đang dùng hằng hà sa phương tiện, ngôn thuyết, thí dụ để diễn bày vô số pháp môn tu tập, đưa hết thảy chúng sanh dung hóa vào Không-tánh, Niết-bàn Diệu-Tâm Như-Lai Tạng, nhưng duy chỉ có niệm Phật là hữu hiệu, siêu việt đệ nhất.

Tại sao vậy ?

Nầy Vi-Đề-Hy, hãy kiên nhẫn lắng nghe. Ta sẽ vì các hạng nữ nhân nơi thời Mạt pháp, cũng như người hiện nay, mà tuyên dương tất cả năng lực bất tư nghị của danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật.

1-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào, hễ nhất tâm xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dù chỉ một câu duy nhất, thì sẽ xuất sanh những món năng lực bất tư nghị. Như là:

Năng lực bất tư nghị phân biệt rốt ráo tự tánh của tất cả các pháp.

Năng lực bất tư nghị thấy rõ tánh chất huyễn hóa của tất cả pháp hữu vi.

Năng lực bất tư nghị thấu triệt tất cả các pháp đều là Phật pháp ở nơi ý nghĩa liễu giải không vướng mắc.

Năng lực bất tư nghị tôn trọng và thừa sự hết thảy chư vị Thiện-tri-thức.

Năng lực bất tư nghị phân biệt tất cả các pháp mà tự tại vô ngại.

Năng lực bất tư nghị tùy thuận tất cả căn lành dẫn dắt tới Vô-thượng-giác.

Năng lực bất tư nghị luôn thâm tín điều nhu tất cả Phật Pháp.

Năng lực bất tư nghị đại từ bi khoan dung, không chê bai khinh rẻ những môn phi pháp.

Năng lực bất tư nghị không bao giờ thối thất Bồ-đề-tâm, Bồ-đề-nguyện.

Năng lực bất tư nghị không hề quên sót danh hiệu Phật.

Năng lực bất tư nghị mãi mãi tùy thuận Bản-nguyện của chư Phật, chư Bồ-Tát.

Năng lực bất tư nghị đưa hết thảy chúng sanh an trụ vào biển cả Đại-nguyện vô lượng công đức của đức Phật A-Di-Đà.

Năng lực bất tư nghị cải biến Ta-bà thành Tịnh-độ vi diệu trang nghiêm, đồng cõi Cực-Lạc không khác.

2-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chấp trì danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, trọn đời nhất tâm xưng niệm không chán mỏi, thì sẽ đắc thắng những pháp vô cấu nhiễm, nghĩa là không dính mắc.

Không dính mắc tất cả cảnh giới bên trong và bên ngoài.

Không dính mắc hơi thở và sự điều hòa hơi thở.

Không dính mắc các tâm sở tầm, tư.

Không dính mắc vào những trạng thái hỷ, lạc, khinh an ...

Không dính mắc vào trạng thái xả, nhất tâm.

Không dính mắc vào Không-vô-biên-xứ, Thức-vô-biên-xứ, Vô-sở-hữu-xứ, Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ ...

Không dính mắc vào tất cả pháp hữu lậu cũng như vô lậu.

Không dính mắc vào tất cả những pháp đã học.

Không dính mắc vào tất cả những căn lành.

Không dính mắc vào tất cả chỗ thọ sanh, giai tầng xuất thân, gia thế, dòng dõi.

Không dính mắc vào tất cả giới luật, thiền định, công hạnh tu tập.

Không dính mắc vào ý nguyện mong cầu xuất ly, giải thoát.

Không dính mắc vào tất cả sự biện giải và tranh cãi.

Không dính mắc vào sự nỗ lực để tinh tấn.

Không dính mắc vào tư tưởng chán ghét thế gian.

Không dính mắc vào tất cả pháp tương-ưng-hành và những pháp bất-tương-ưng-hành.

Không dính mắc vào ngay cả danh hiệu Phật.

3-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào siêng năng xưng niệm Nam-Mô A-Di-Đà Phật chẳng lười mỏi, chẳng lui sụt, thì chắc chắn phát huy những Pháp Chân Thật, nghĩa là không dối gạt.

Không dối gạt tự thân. 
Không dối gạt tha nhân. 
Không dối gạt quốc pháp. 
Không dối gạt vì bị áp chế bởi quyền lực kẻ mạnh. 
Không dối gạt vì bị thao túng bởi nữ sắc. 
Không dối gạt chư vị Thiện-tri-thức như Sư-trưởng, bạn đồng học, đồng tu. 
Không dối gạt tất cả những pháp đã học. 
Không dối gạt tất cả những pháp chưa học. 
Không dối gạt đoàn thể Tăng-già. 
Không dối gạt chỗ tri giải của tự tâm. 
Không dối gạt chỗ nhận biết của người khác. 
Không dối gạt tất cả chư Thánh Nhân, Bồ-Tát, Như-Lai.

4-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào thường xuyên xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật thiết tha, hân ngưỡng, dẫu gặp cảnh ngộ nào cũng chẳng thối chí, thì chiêu cảm những hạnh lành bất tư nghị. Như là:

Tự-tại-hạnh, vì an nhiên giữa tất cả chướng duyên nơi cõi Ta-bà để thành tựu thệ nguyện.

Tam-muội-hạnh, vì nhất tâm, bất loạn.

An-trụ-hạnh, vì luôn luôn an trụ trong lực dụng của danh hiệu Phật.

Trí-huệ-hạnh, vì hiểu biết tất cả tướng trạng và thú hướng của Nhân Quả.

Thiện-hữu-hạnh, vì cung kính tôn trọng cúng dường tất cả Thiện-tri-thức để học hỏi Phật Pháp.

Cầu-pháp-hạnh, vì khát khao mong cầu pháp Bí-mật-tạng, Liễu-nghĩa-tạng của Nhứt-thừa-đạo.

Sám-hối-hạnh, vì thường đem cả ba nghiệp trong sạch mà đối trước chư Phật, chư Bồ-Tát phát thệ sám hối, nguyện từ nay về sau không tái phạm.

Trang-nghiêm-hạnh, vì luôn luôn đem hết thảy công đức hồi hướng trang nghiêm cõi Phật.

Trì-giới-hạnh, vì khéo giữ gìn giới luật không sai sót.

Như-Lai hạnh, vì phát nguyện thành tựu mọi ước muốn của hết thảy chúng sanh.

5-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào kiên trì, dũng mãnh, xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, như mũi tên bắn thẳng tới đích nhắm, thì thành tựu những pháp Tinh Tấn, nghĩa là không mỏi nhọc nhàn chán. Như là:

Thân cận tất cả thiện-trí-thức để cầu học, mà tâm không mỏi nhọc nhàm chán.

Thọ trì tất cả Phật Pháp, mà tâm không mỏi nhọc nhàm chán.

Nghe học Chánh Pháp Như-Lai, mà tâm không mỏi nhọc nhàm chán.

Quán sát tư duy tất cả Phật Pháp, mà tâm không mỏi nhọc nhàm chán.

Thấy rõ chúng sanh ngỗ nghịch cang cường, mà tâm không mỏi nhọc nhàm chán.

Giáo hóa và điều phục tất cả chúng sanh vào pháp môn niệm Phật, mà tâm không mỏi nhọc nhàm chán.

Đối trước những chướng duyên hiểm nạn, mà tâm không mỏi nhọc nhàm chán.

Nhìn Phật đạo dài xa, trắc trở, mà tâm không mỏi nhọc nhàm chán.

Cúng dường tất cả thiện-trí-thức như cúng dường chư Phật, mà tâm không mỏi nhọc nhàm chán.

Thực hành Bồ-Tát hạnh, mà tâm không mỏi nhọc nhàm chán.

6-. Nầy Vi-Đề-Hy, Bất cứ chúng sanh nào khẩn thiết, chí thành xưng niệm Nam-mô A-D-Đà Phật, không xao lãng, thì chứng đắc những pháp giác tri siêu việt, tối thắng. Như là:

Giác tri tất cả pháp đều cùng một thể tánh, như lưu ly sáng sạch và thanh tịnh như hư không.

Giác tri tất cả pháp luôn hiện bày vô lượng tướng. 

Giác tri tất cả pháp đều xuất phát từ một niệm.

Giác tri tất cả cảnh trạng nhiễm, tịnh của thế gian đều do thiện nghiệp và bất thiện nghiệp của chúng sanh hiện ra.

Giác tri tất cả phiền não, tập khí của chúng sanh đều do vô minh sanh khởi.

Giác tri tất cả sở hành của chúng sanh đều như huyễn.

Giác tri tất cả vọng nghiệp sai biệt của chúng sanh đều lưu xuất từ chân như thường.

Giác tri bản nguyện lực của chư Phật là thậm thâm vi diệu khó nghĩ bàn.

Giác tri năng lực hộ trì của chư Phật không bao giờ bỏ sót một chúng sanh nào cả.

Giác tri tất cả Phật độ đều bình đẳng, vô ngại.

7-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chuyên tâm trì niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu chỉ một ngày cho tới bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày, thì cảm ứng những năng lực tổng trì không thể nghĩ bàn. Như là:

Tổng trì tất cả phước đức, thiện căn đã tích tập trong nhiều kiếp quá khứ, phát sanh trí tuệ giải thoát.

Tổng trì tất cả pháp quyết định chân thật, đoạn trừ hết những nghi ngờ, lầm lẫn.

Tổng trì tất cả nghĩa lý bí mật của Như-Lai thừa.

Tổng trì tất cả nghĩa lý sâu mầu của khế kinh do đức Thích-Ca giảng nói.

Tổng trì tất cả nghĩa lý sâu mầu của khế kinh do đức Thích-Ca giảng nói.

Tổng trì tất cả Bản-nguyện chư Phật ba đời, mà phát tâm hoan hỷ.

Tổng trì tất cả vi tế hạnh của chư Bồ-Tát.

Tổng trì tất cả Tam-muội, thu nhiếp vào trong Niệm Phật Tam-muội, như sữa hòa tan trong nước.

Tổng trì tất cả xu hướng Đại-thừa mà không chống trái.

Tổng trì Không tánh của tất cả pháp hữu vi hoặc vô vi, siêu việt hữu, vô, đoạn, thường .

8-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào hoan hỷ xưng tán hoặc cung kính chấp trì danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật dẫu chỉ một niệm, cho tới mười niệm, hoặc nhiều lần của mười niệm, thì sẽ âm thầm khế hợp với những thứ Tâm Bình Đẳng. Như là:

Tâm bình đẳng, tích tập, lưu xuất, và thành tựu tất cả thiện căn, công đức của chư Phật, chư đại Bồ-Tát.

Tâm bình đẳng, phát khởi và kiên định tất cả thệ nguyện.

Tâm bình đẳng nơi các sắc thân, tướng mạo sai biệt của hết thảy chúng sanh.

Tâm bình đẳng nơi nghiệp báo, thú hướng của hết thảy các loại chúng sanh.

Tâm bình đẳng nơi tất cả tri kiến đúng sai, lành dữ tốt xấu . của hết thảy các loại chúng sanh.

Tâm bình đẳng nơi tất cả Phật Pháp và phi Chánh pháp.

Tâm bình đẳng nơi tất cả giới tịnh uế mà không sanh tâm phân biệt.

Tâm bình đẳng nơi tất cả hạnh tu không phân biệt.

Tâm bình đẳng nơi năng lực tiếp độ của tất cả Phật.

Tâm bình đẳng nơi trí tuệ giải thoát của chư Phật.

9-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào tùy thuận khế kinh mà xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật với tâm vô cầu thì sẽ phát xuất những công đức vô-úy bất tư nghị. Như là:

An nhẫn giữa những chướng ngại, mà mở rộng tâm vô úy.

Hộ trì Chánh pháp không mỏi nhọc, mà trưởng dưỡng tâm vô úy.

Hàng phục tất cả ác tri thức, đưa hết thảy vào chánh kiến, nêu cao tâm vô úy.

Vì sự trường tồn của Chánh pháp, mà phát khởi tâm vô úy.

Vì chí nguyện cứu độ tất cả chúng sanh, chẳng tiếc tánh mạng mà thành tựu tâm vô úy.

Xô dẹp tất cả tà kiến của ngoại đạo, đánh đổ thiên kiến của nhị thừa, mà phát tâm vô úy.

Làm cho tất cả chúng sanh hoan hỷ tu tập pháp Đại-thừa, mà phát khởi tâm vô úy.

Kiên cố giữ Bồ-đề-tâm, Bồ-đề-nguyện mà phát khởi tâm vô úy.

Không khinh hủy những người phạm giới, không dua nịnh những bậc giới thể hoàn bị, mà phát khởi tâm vô úy.

10-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào phục sức thân tâm bằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật thì sẽ đắc những năng lực giải thoát không thể nghĩ bàn. Như là:

Giải thoát phiền não, không còn bị thập triền, thập sử, xâm hủy bức hại, nhiễu loạn.

Giải thoát tà kiến thế gian và tà kiến ngoại đạo.

Giải thoát những biện giải về sự giải thoát.

Giải thoát những mục tiêu an trụ Niết-bàn của nhị thừa.

Giải thoát những trói buộc, áp chế của uẩn, xứ, giới.

Giải thoát những chấp trước về Phật Pháp.

Giải thoát những chấp trước về phi Chánh pháp.

Giải thoát tất cả hí luận về Thật-nghĩa của Nhứt thừa.

Giải thoát tất cả tri giải sai lầm của sáu căn.

Giải thoát tất cả hí luận về cảnh giới siêu việt của chư Phật, chư Bồ-Tát.

Giải thoát hí luận, biện tài về không tánh, về những pháp vô sở đắc.

11-. Nầy Vi-Đề-Hy! Bất cứ chúng sinh nào thoáng nghe danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, liền tín thọ chấp trì, niệm niệm nối nhau không gián đoạn, thì sẽ hiển lộ những thứ tâm bất động. Như là:

Saün sàng xả bỏ tất cả sở hữu, mà không hề nuối tiếc, do đó tâm được bất động.

Đối với tất cả chúng sanh, không có lòng não hại, do đó tâm được bất động.

Trong việc nhiếp hóa chúng sanh, chẳng hề phân biệt kẻ oán người thân. Do đó tâm được bất động.

Dẫu ham làm các thiện sự nhưng chỉ gặp thất bại, hủy nhục nhưng không hề lui sụt bồ đề tâm nguyện. Do đó tâm được bất động.

Tư duy, quán sát diệu nghĩa của tánh không mà chẳng hề sợ sệt, ngăn ngại. Do đó tâm được bất động.

Nhìn ngũ trược ác thế, thấy chúng sanh say sưa nô đùa với tám món điên đảo, mà không chán ghét, bỏ lìa, khinh chê. Do đó tâm được bất động.

Nghe những pháp khó tin, khó hiểu của Đại-thừa mà ghi nhớ không quên. Do đó, được tâm bất động.

Dẫu sống trong thế pháp nhiễm ô, mà vẫn tu tập phạm hạnh, hộ trì tịnh giới. Do đó tâm được bất động.

Nơi chỗ sở đắc, và nơi chỗ vô sở đắc, luôn luôn giữ lòng an nhiên, chẳng náo loạn. Do đó được tâm bất động.

Đối với kẻ trí nhỏ, khinh chê pháp Đại-thừa, mà mình cũng không sanh lòng giận hờn, ghét bỏ. Do đó tâm được bất động.

12-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào nhất tâm xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu với tâm thái nào đi nữa, thuận ý hoặc nghịch ý, ham thích hoặc chống trái, đều thâu hoạch vô số Trí Lực bất tư nghị. Như là:

Trí lực Quán Chiếu, thấy rõ tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh khởi.

Trí lực Như Thật, nhận biết tất cả các pháp đều chẳng thật, đều như huyễn hóa, mộng mị.

Trí lực Như Như, thấy rõ tất cả các pháp không đối nghịch, mâu thuẫn.

Trí lực Vô Úy, thấy rõ tất cả các pháp biến dịch không ngừng, sanh, trụ, dị, diệt từng sát na, mà chẳng tham luyến hay sợ hãi.

Trí lực Kim Cương, vì thực hành hạnh nguyện Bồ-Tát, lợi lạc quần mê, mà chẳng dính mắc vào ngã tưởng, nhân tưởng, chúng sanh tưởng, thọ giả tưởng.

Trí lực Tịch Tịnh, vì trực nhận sâu xa cái bản thể vắng lặng, thường trụ thanh tịnh các pháp.

Trí lực Viên Mãn, vì tuy khẩn thiết cầu sanh Cực-Lạc mà vẫn nguyện trở lại Ta-bà cứu độ chúng sanh.

Trí lực Thiện Xảo, vì khéo léo phân biệt ý nghĩa chân thật của các pháp và khéo léo sử dụng phương tiện để dìu dắt chúng sanh.

Trí lực Thậm Thâm, vì tương ứng với đạo Nhứt-thiết-trí.

Trí lực Vô Ngại, vì hiểu biết tâm ý và sở hành của chúng sanh, nhẫn nại làm cho họ phát Bồ-đề-tâm, hoan hỷ siêng tu kiên cố, bất thối.

Trí lực Tối Thắng, vì tự nhiên tin nhận vô biên diệu dụng của hồng danh Nam-mô A-Di-Đà Phật, mà chẳng phân vân thủ xả.

13-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào thậm thâm tin hiểu, hoan hỷ thọ trì danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật hoặc một ngày, hoặc bảy ngày, cho tới nhiều lần của bảy ngày, thì sẽ đắc mười pháp quyết định bất khả tư nghị. Như là:

Quyết định đời đời thọ sanh trong dòng giống Như-Lai.

Quyết định vĩnh viễn an trú trong cảnh giới vô lượng quang minh nghiêm sức của chư Phật.

Quyết định thấu triệt công hạnh, tâm nguyện của chư Bồ-Tát.

Quyết định an trụ trong vô số các môn Ba-la-mật.

Quyết định tham dự trong những chúng hội đạo tràng của Như-Lai.

Quyết định đủ năng lực hiện bày thể tánh và chủng tướng của chư Như-Lai.

Quyết định an trụ trong trí tuệ siêu việt, giải thoát của Như-Lai, thâm nhập Bồ-đề giác tánh của chư Phật.

Quyết định an trụ trong bản nguyện vĩ đại của đức Phật A-Di-Đà, chắc chắn được Ngài tiếp dẫn.

Quyết định hòa hợp thân và tâm vào trong kim thân của chư Phật.

Quyết định hóa sanh tự nơi hoa sen báu, cùng một chỗ ở với chư Phật, chư Thánh-chúng.

14-. Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào quyết liệt đối với Bồ-Tát đạo, luôn tinh tấn xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật hoặc một ngày, hoặc bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày. Liên tục như vậy, trọn đời không mỏi nhọc, thì chắc chắn thành tựu mười giới pháp thanh tịnh, xứng đáng là bậc tôn quý trong hàng Nhân Thiên. Như là:

Thanh-tịnh giới nơi Thân, vì xa lìa nghiệp sát sanh, dâm dục, trộm cắp. 

Thanh-tịnh giới nơi Miệng, vì xa lìa bốn nghiệp dữ là nói dối, nói thiêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác.

Thanh-tịnh giới nơi Ý, vì xa lìa ba nghiệp xấu nơi ý, đó là tham lam, sân hận, tà kiến.

Bồ-đề-tâm giới, nơi sự nghiệp tuệ giác, vì chẳng ưa thích pháp Tiểu-thừa, mà đặt trọn chí hướng nơi Phật Tri Kiến.

Ba-la-mật giới nơi sự nghiệp hóa độ tất cả chúng sanh, vì thực hành vô lượng Ba-la-mật, khéo dẫn dắt chúng sanh vào Như-Lai thừa.

Thâm-mật giới nơi phương tiện thiện xảo, vì giữ gìn Giới Thể trong sạch như lưu ly, và khéo cứu vớt tất cả chúng sanh trót hủy phạm giới luật.

Nhiếp-thọ Giới nơi đại nguyện viên mãn, vì luôn ngăn ngừa chúng sanh làm những việc ác mà chỉ giúp họ làm các việc lành.

Nhứt-thiết-nghĩa không giới, vì thấu triệt trọn vẹn nghĩa lý mật nhiệm của không tánh, rời bỏ tất cả kiến chấp hữu lậu cũng như buông bỏ ngay cả Trí Tạng vô lậu.

Thủ-hộ giới, vì nơi tất cả chúng sanh, luôn phát khởi lòng đại bi đưa hết thảy vào Như-thật-đạo, không để chúng sanh rơi vào tà kiến, và đọa vào ba đường dữ.

Tùy-nhạo giới, vì luôn khiêm cung, chất trực và nhu hòa. Không bao giờ rêu rao lỗi lầm của chư Tỳ-kheo, chư Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, cũng như những người sơ học. 

15-. Nầy Vi-Đề-Hy, giả sử đem muôn ức na-do-tha hằng hà sa quốc độ mà nghiền thành vi trần, cứ mỗi mỗi vi trần là một đại kiếp. Dùng khoảng thời gian vô cùng dài lâu ấy, để diễn nói tất cả năng lực bất tư nghị của danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà phật, thì cũng không thể nào diễn nói cho đầy đủ hết được.

Nay ta tạm tuyên thuyết ít phần trong vô lượng vô biên bất khả thuyết, bất khả thuyết, năng lực bất tư nghị của danh hiệu thù thắng, vi diệu đệ nhất ấy. Ngươi hãy tín thọ, ghi nhớ, suy gẫm, và nhất tâm phụng trì.

Ngài Quán-Thế-Âm vừa dứt lời, bấy giờ mười phương chư Phật đồng hiện ra khen rằng:

Lành thay ! lành thay ! Phật tử Quán-Thế-Âm thực hiện việc làm hi hữu. Khéo vì chúng sanh thời Mạt pháp mà xưng tán, tuyên dương năng-lực bất tư nghị của danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Ai nhất tâm xưng niệm danh hiệu ấy, sẽ được chư Phật hộ trì và nhiếp thọ, quyết định thành Phật.

 


 

PHẨM THỨ BẢY

KHUYẾN PHÁT NIỆM PHẬT VÀ 
ĐỌC TỤNG CHƠN NGÔN

Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát bạch Phật rằng:

- Thưa Thế-Tôn, con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời Mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà-ra-ni nầy, để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực-Lạc. Gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà-ra-ni. Liền nói thần chú: 

Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.

Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng hai mươi mốt biến. Như vậy, diệt được các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, và hủy báng Chánh pháp. Thường được đức Phật A-Di-Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sanh Cực-Lạc. Hoặc tụng đến ba chục muôn biến, liền thấy Phật ngay trước mặt mình.

Bấy giờ, ngài Quán-Thế-Âm Đại Bồ-Tát bước ra trước Phật, bạch rằng:

- Nay con nương uy thần của đức A-Di-Đà, mà ban cho chúng sanh quyết chí niệm Phật thời Mạt pháp, một chân ngôn gọi là: Vô Lượng Thọ Như-Lai Chân Ngôn. Đây là tạng pháp bí mật của Phật A-Di-Đà, ẩn chứa vô biên thần lực tự tại bất tư nghị. Nếu hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di lỡ phạm giới căn bản, tụng xong bảy biến liền trở lại được giới phẩm thanh tịnh. Tụng hai mươi mốt biến, tiêu diệt các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và tất cả chướng ngại trên bước tu hành đều trừ sạch. Hiện đời an lạc, thuận lợi, được sự nhiếp thọ của vô lượng Như-Lai. Tụng một muôn biến, tâm Bồ-đề hiển hiện nơi thân không quên mất. Thấy đức Phật phóng quang tụ trên đỉnh đầu. Người niệm Phật lần lần thể nhập tịnh tâm tròn sáng mát mẻ, tiêu tan tất cả phiền não. Khi lâm chung, hành giả niệm Phật liền thấy Phật A-Di-Đà cùng vô lượng muôn ức Bồ-Tát vây quanh, an ủi, tiếp dẫn. Người niệm Phật tức khắc được sanh về Thượng phẩm ở Cực-Lạc.

- Sau đây, con xin tuyên đọc Vô-Lượng-Thọ Như-Lai chân ngôn:

- Na mô rát na tờ gia gia gia, na mắc a ry gia, a mi ta pha gia, ta tha ga ta gia, a rờ ha tê, sam giác sam bút đa gia, ta đi gia tha: om a mờ rật tê, a mờ rật tô đờ pha vê, a mờ rật ta sam pha vê, a mờ rật ta ga ri phê, a mờ rật ta sít đê, a mờ rật ta tê rê, a mờ rật ta vi hờ rim tê, a mờ rật ta vi hờ rim ta, ga mi nê, a mờ rật ta ga ga na, ki ti ka rê, a mờ rật ta đun đa phi sờ va rê, sạc va rờ tha sa đa nê, sạc va kác ma, ka lê sa, ka sa, giam ka lê sờ va ha.

Ngài Quán-Thế-Âm vừa đọc xong bài chân ngôn ấy, bỗng vô lượng vô biên vô số thế giới đều chấn động sáu cách, quang minh chiếu rực cả mười phương. Đức Thích-Ca cùng chư Phật khắp thế giới hư không giới, đồng thanh khen ngợi : "Lành thay ! Lành thay !"

Lúc bấy giờ, Diệu-Nguyệt trưởng giả vui mừng vô hạn, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vén áo phơi bày vai hữu, đi nhiễu quanh đức Phật Thích-Ca ba vòng, rồi chấp tay, quỳ gối, hướng lên đức Phật mà đọc kệ khen ngợi :

Đức Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri  
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,  
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,  
Mở bày đại pháp cứu quần mê.  
Niệm Phật hiện tiền đắc Phật tướng,  
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.  
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,  
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,  
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,  
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.  
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng  
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,  
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,  
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.  
Niệm Phật vãng sanh cõi Cực-Lạc,  
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.  
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,  
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,  
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,  
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.  
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động  
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,  
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,  
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.  
Niệm Phật an trụ nơi bản giác,  
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.  
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,  
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,  
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,  
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.  
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,  
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.  
Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,  
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật. 

Lúc bấy giờ, trưởng-giả Diệu-Nguyệt ở trước đức Thế-Tôn, đọc bài kệ khen ngợi Phật rồi, thành khẩn thưa hỏi như thế nầy:

Kính bạch đức Thế-Tôn Toàn-giác, Toàn-trí, kinh này tên gọi là gì ? Chúng con phải thọ trì như thế nào ?

Phật bảo ông Diệu-Nguyệt trưởng giả rằng:

Kinh này gọi là NIỆM PHẬT BA LA MẬT, còn gọi là XƯNG TÁN HỔNG DANH CÔNG ĐỨC KINH, cũng có tên là NIỆM PHẬT BÁT NHÃ TAM MUỘI KINH. Các ngươi y theo đó mà thọ trì.

Nầy Diệu-Nguyệt, trong thời Mạt-pháp, các kinh điển Đại-thừa đều diệt tận. Nơi cõi Nam Diêm-phù-đề nầy chỉ có kinh này tồn tại. Đức Phật A-Di-Đà cùng Ta, đều rộng lòng từ bi mà lưu trụ kinh này thêm mười năm nữa. Hai vị Đại Bồ-Tát Quán-Thế-Âm và Phổ-Hiền đồng phát nguyện thủ hộ kinh nầy, và che chở những người niệm Phật, khiến những kẻ chống trái và các ác ma không thể làm nhiễu loạn bức hại được.

Đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn nhìn chúng hội đạo tràng, mà bảo rằng:

Nầy đại chúng, nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào thọ trì, đọc tụng, suy gẫm, biên chép Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nầy, thì các ngươi phải biết người ấy trong vô lượng vô biên bất khả tư nghị kiếp lâu xa đã từng gặp gở, thân cận, cúng dường tôn trọng chư Phật. Người ấy vốn thật sự từ Bát Nhã Trí sanh ra, đời đời thực hành giáo pháp Như-Lai vô tận tạng.

Nầy đại chúng, nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào thoáng nghe qua Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nầy, mà phát khởi tín tâm chắc thật, chẳng nghi sợ thì các ngươi phải biết người ấy ở trong vô lượng vô biên bất khả tư nghị kiếp lâu xa từng dũng mãnh phát Bồ-đề tâm, tu Bồ-Tát hạnh, không mỏi nhọc, và nơi chư Phật từng gieo trồng Giải-thoát-đức, Bát-nhã-đức, Pháp-thân-đức chẳng thể tính đếm, thí dục được.

Nầy đại chúng ! Nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào tin nhận, ghi nhớ rõ ràng nghĩa thú của Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nầy, rồi nương theo đó xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Dẫu một niệm, hai niệm, cho tới mười niệm hoặc nhiều lần của mười niệm thì các ngươi phải biết người ấy chắc chắn được Phật thọ ký, hiển phát năng lực của tánh không, tỏ ngộ tri kiến Như-Lai, và bước thẳng vào cảnh giới Thánh Trí tự chứng.

Nầy đại chúng, nếu các ngươi thấy người nào thọ trì kinh này, và thường xuyên niệm Phật, thì phải khởi lòng tôn trọng y như kính ngưỡng chư Phật vậy. Chớ nên móng tâm ngăn trở người thọ trì kinh nầy, chẳng được phơi bày lỗi lầm, sai trái của người niệm Phật.

Nầy đại chúng, nên biết rằng, vô lượng vô biên muôn ức na do tha vi trần số Hóa-thân và Ta khắp tất cả quốc độ trong mười phương, cũng đều giảng nói KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, cũng đều khuyến phát chúng sanh siêng năng niệm Phật. Tất cả chư Phật phân thân của Ta luôn luôn phóng đại quang minh nhiếp thọ và thủ hộ những chúng sanh niệm Phật, không bỏ rời.

Lúc Phật dạy kinh nầy xong rồi, chư vị Đại Bồ-Tát ở mười phương, chư vị trưởng-lão Thanh-văn, như các ngài Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Diếp . cùng các Trời, Rồng, Dạ-xoa, nhân, phi nhân . tất cả đại chúng đều rất hoan hỷ, thọ trì lời Phật dạy, ân cần đảnh lễ mà lui ra.

Phật thuyết Niệm Phật Ba-La-Mật Kinh.

KIM-CANG BÁT-NHÃ
Giới Thiệu-Dịch-Chú Giải
Thích Thái Hòa
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016

Mục Lục

Giới thiệu kinh Kim-cang  

Không Lý từ Văn hệ A-hàm đến Bát-nhã  
Phát tâm, an trú tâm và hàng phục tâm  
Không vướng mắc bởi bất cứ đối tượng nào .
Pháp và phi pháp
Thực tướngvô tướng  
Cách nhìn vạn hữu  
Vạn hữu đều là phật pháp
Nhất thừa pháp
Niềm tin và sự chuyển hóa
Niềm tin từ sự lắng nghe
Niềm tin từ sự thuận hành
Không gian của niềm tin
Hiệu năng của niềm tin

Giải thích đề kinh
Ý nghĩa đề kinh theo Phạn ngữ và kinh văn theo thể loại

Ý nghĩa đề kinh Kim-cang Bát-nhã qua Giáo, Lý, Hạnh và Quả Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kim-cang năng đoạn dịch từ Phạn văn
Kinh Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật dịch từ Hán văn
Kinh Kim-cang chú giải
Phạn bản Devanagari
Phạn bản phiên âm La Tinh
Hán bản La-thập dịch
Bản Việt âm
Từ Vựng
Thư Mục Tham Khảo

Tựa

Vô Tự Chân kinh mới đích thực là kinh Kim-cang Bát-nhã. Kinh ấy nếu còn một ý niệm thì không thể bước vào, huống chi là dịch, chú giải, giảng giải, v.v…

Do đó, những gì có được ở trong cuốn kinh Kim-cang Bát-nhã chú giải này, cũng chỉ là những ý niệm mà không phải là chân nghĩa.

 

Chân nghĩa của Kim-cang Bát-nhã là ly niệm, ly ngôn, lặng lẽ mà soi chiếu, lạnh thì mặc thêm áo, nóng thì cởi bớt áo ra, nhớp thì tắm, sạch thì thôi, cần ăn thì ăn, cần uống thì uống, thở thì thở bằng mũi, đừng thở bằng mắt, muốn nhìn mây bay thì ngửa mặt lêntrời, muốn thấy nước chảy thì nhìn xuống dòng sông, muốn nghe sóng vỗ thì đi về biển cả, muốn ngắm tuyết rơi thì lên đỉnh núi cao, muốn thấy tâm người thì hãy nhìn những động tác đi đứng nằm ngồi, nói cười, ăn uống của họ, muốn thấy tánh người thì hãy nhìn vào những ứng xử bất ngờ của họ, muốn thấy tâm mình thì hãy nhìn vào những chủng tử đang vận hành ở trong tâm thức, muốn thấy tánh mình thì hãy nhìn xem những phản ứng bất ngờ của mình trước những lời khen chê, nguyền rủa và trước những thuận lợi, khó khăn, muốn nắm bắt hư ảo, thì đầu chui vào ngoại cảnh, muốn khế ngộ chân như thì quay về với giác tánh rỗng lặng của tự tâm, chấm dứt nhân ngã. Vạn hữu xưa nay rõ ràng như vậy, chẳng có gì mà bận bịu, không cần hỏi tại sao? Kim-cang Bát-nhã.

Vì hỏi tại sao lại càng thêm rắc rối, đẩy ta đi vào ý niệm thị phi, phi thị, phi phi, thị phi, thị thị, chính thị, chính phi, rốt cuộc cũng chỉ đều là phi thị cả.

Nên, tưởng và niệm chưa ly, thì ngôn phải xuất. Ngôn xuất từ niệm và tưởng, nên lắm sai lầm.

Vậy, cúi xin các Bậc Thánh Trí Kim-cang mở rộng lòng thương mà chỉ giáo.

Chùa Phước Duyên - Mùa An Cư năm 1990.

Tỷ khưu Thích Thái Hòa

Hán dịch: Tam Tạng Sa-môn Thần Thiên Tức Tai của Mật Lâm Tự người nước Nhạ-lạn-đà-la thuộc xứ trung Ấn
Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ưu-bà-tắc Nguyên Thuận

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại nước Xá-vệ, trong vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc, cùng với đại Tỳ-kheo Tăng, 1.250 vị, và chư Bồ-Tát Ma-ha-tát. Tên các vị ấy là:

- Kim Cang Thủ Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Trí Kiến Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Kim Cang Quân Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Bí Mật Tạng Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Hư Không Tạng Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Nhật Tạng Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Vô Động Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Bảo Thủ Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Phổ Hiền Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Chứng Chân Thường Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Trừ Cái Chướng Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Đại Cần Dũng Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Dược Vương Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Chấp Kim Cang Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Hải Tuệ Bồ-Tát Ma-ha-tát,
- Trì Pháp Bồ-Tát Ma-ha-tát, 
- và các vị khác như thế; 80 câu-chi Bồ-Tát đều đến hội họp.

Khi ấy còn có các vị thiên tử từ 32 cõi trời cũng đều đến hội họp. Đại Tự Tại Thiên và Na-la-diên Thiên làm bậc thượng thủ. Cùng với Đế-thích Thiên Vương, thiên chủ Đại Phạm Thiên Vương của Thế Giới Ta-bà, nhật thiên tử, nguyệt thiên tử, phong thiên tử, thủy thiên tử, và các vị thiên chúng khác như thế cũng đều đến hội họp.

Lại có trăm ngàn long vương, tên các vị ấy là:

- A-bát-la-la Long Vương,
- Ê-la-bát-đát-rị Long Vương,
- Để-minh-nghi-lệ Long Vương,
- Chủ Địa Long Vương,
- Bách Đầu Long Vương,
- Hổ-lỗ-tư-noa Long Vương,
- Đắc-xoa-kế Long Vương,
- Ngưu Đầu Long Vương,
- Lộc Đầu Long Vương,
- Nan-đà Long Vương,
- Bạt-nan-đà Long Vương,
- Ngư Tử Long Vương,
- Vô Nhiệt Não Long Vương,
- Sa-nghiệt-rị-noa Long Vương,
và các vị long vương khác như thế cũng đều đến hội họp.

Lại có trăm ngàn càn-thát-bà vương, tên các vị ấy là:

- Cổ Âm Càn-thát-bà Vương, 
- Diệu Thanh Càn-thát-bà Vương, 
- Thiên Tý Càn-thát-bà Vương, 
- Thiên Chủ Càn-thát-bà Vương, 
- Thân Hoan Hỷ Càn-thát-bà Vương, 
- Chủng Chủng Nhạc Âm Càn-thát-bà Vương, 
- Trang Nghiêm Càn-thát-bà Vương, 
- Hiện Đồng Tử Thân Càn-thát-bà Vương, 
- Diệu Tý Càn-thát-bà Vương, 
- Pháp Lạc Càn-thát-bà Vương, 
và các vị càn-thát-bà vương khác như thế cũng đều đến hội họp.

Lại có trăm ngàn khẩn-na-la vương, tên các vị ấy là:

- Diệu Khẩu Khẩn-na-la Vương,
- Bảo Quan Khẩn-na-la Vương,
- Hi Di Khẩn-na-la Vương,
- Hoan Hỷ Khẩn-na-la Vương,
- Luân Trang Nghiêm Khẩn-na-la Vương,
- Châu Bảo Khẩn-na-la Vương,
- Đại Phúc Khẩn-na-la Vương,
- Kiên Cố Tinh Tấn Khẩn-na-la Vương,
- Diệu Dũng Khẩn-na-la Vương,
- Bách Khẩu Khẩn-na-la Vương,
- Đại Thụ Khẩn-na-la Vương,
và các vị khẩn-na-la vương khác như thế cũng đều đến hội họp.

Lại có trăm ngàn thiên nữ, tên các vị ấy là:

- Tối Thượng Thiên Nữ,
- Diệu Nghiêm Thiên Nữ,
- Kim Đái Thiên Nữ,
- Trang Nghiêm Thiên Nữ,
- Văn Trì Thiên Nữ,
- Cam Lộ Nguyệt Thiên Nữ,
- Thanh Tịnh Thân Thiên Nữ,
- Bảo Quang Thiên Nữ,
- Hoa Thân Thiên Nữ,
- Thiên Diện Thiên Nữ,
- Khẩu Diễn Ngũ Nhạc Âm Thiên Nữ,
- Khoái Lạc Thiên Nữ,
- Kim Man Thiên Nữ,
- Thanh Liên Hoa Thiên Nữ,
- Tuyên Pháp Âm Thiên Nữ,
- Diệu Lạc Thiên Nữ,
- Nhạo Sanh Thiên Nữ,
- Diệu Nghiêm Tướng Thiên Nữ,
- Nghiêm Trì Thiên Nữ,
- Bố Thí Thiên Nữ,
- Khiết Dĩ Thiên Nữ,
và các vị thiên nữ khác như thế cũng đều đến hội họp.

Lại có trăm ngàn long vương nữ, tên các vị ấy là:

- Diệu Nghiêm Trì Long Nữ,
- Mẫu-tử-lân-na Long Nữ,
- Tam Kế Long Nữ,
- Hòa Dung Long Nữ,
- Thắng Cát Tường Long Nữ,
- Điện Nhãn Long Nữ,
- Điện Quang Long Nữ,
- Diệu Sơn Long Nữ,
- Bách Quyến Thuộc Long Nữ,
- Đại Dược Long Nữ,
- Nguyệt Quang Long Nữ,
- Nhất Thủ Long Nữ,
- Bách Tý Long Nữ,
- Thọ Trì Long Nữ,
- Vô Phiền Não Long Nữ,
- Thiện Trang Nghiêm Long Nữ,
- Bạch Vân Long Nữ,
- Thừa Xa Long Nữ,
- Vị Lai Long Nữ,
- Đa Quyến Thuộc Long Nữ,
- Hải Phúc Long Nữ,
- Cái Diện Long Nữ,
- Pháp Tòa Long Nữ,
- Diệu Thủ Long Nữ,
- Hải Thâm Long Nữ,
- Diệu Cao Cát Tường Long Nữ,
và các vị long nữ khác như thế cũng đều đến hội họp.

Lại có trăm ngàn càn-thát-bà nữ, tên các vị ấy là:

- Ái Diện Càn-thát-bà Nữ,
- Ái Thí Càn-thát-bà Nữ,
- Vô Kiến Càn-thát-bà Nữ,
- Diệu Cát Tường Càn-thát-bà Nữ,
- Kim Cang Man Càn-thát-bà Nữ,
- Diệu Man Càn-thát-bà Nữ,
- Thụ Lâm Càn-thát-bà Nữ,
- Bách Hoa Càn-thát-bà Nữ,
- Hoa Phu Càn-thát-bà Nữ,
- Bảo Man Càn-thát-bà Nữ,
- Diệu Phúc Càn-thát-bà Nữ,
- Cát Tường Vương Càn-thát-bà Nữ,
- Cổ Âm Càn-thát-bà Nữ,
- Diệu Trang Nghiêm Càn-thát-bà Nữ,
- Phong Lễ Càn-thát-bà Nữ,
- Pháp Ái Càn-thát-bà Nữ,
- Pháp Thí Càn-thát-bà Nữ,
- Thanh Liên Hoa Càn-thát-bà Nữ,
- Bách Thủ Càn-thát-bà Nữ,
- Liên Hoa Cát Tường Càn-thát-bà Nữ,
- Đại Liên Hoa Càn-thát-bà Nữ,
- Thể Thanh Tịnh Càn-thát-bà Nữ,
- Tự Tại Hành Càn-thát-bà Nữ,
- Thí Địa Càn-thát-bà Nữ,
- Thí Quả Càn-thát-bà Nữ,
- Sư Tử Bộ Càn-thát-bà Nữ,
- Bạch Thụy Liên Hoa Càn-thát-bà Nữ,
- Diệu Ý Càn-thát-bà Nữ,
- Huệ Thí Càn-thát-bà Nữ,
- Thiên Ngữ Ngôn Càn-thát-bà Nữ,
- Ái Nhẫn Nhục Càn-thát-bà Nữ,
- Nhạo Chân Tịch Càn-thát-bà Nữ,
- Bảo Nha Càn-thát-bà Nữ,
- Đế-thích Nhạo Càn-thát-bà Nữ,
- Thế Chủ Quyến Thuộc Càn-thát-bà Nữ,
- Lộc Vương Càn-thát-bà Nữ,
- Biến Hóa Cát Tường Càn-thát-bà Nữ,
- Diễm Phong Càn-thát-bà Nữ,
- Tham Giải Thoát Càn-thát-bà Nữ,
- Sân Giải Thoát Càn-thát-bà Nữ,
- Si Giải Thoát Càn-thát-bà Nữ,
- Thiện Tri Thức Quyến Thuộc Càn-thát-bà Nữ,
- Bảo Tòa Càn-thát-bà Nữ,
- Vãng Lai Càn-thát-bà Nữ,
- Hỏa Quang Càn-thát-bà Nữ,
- Nguyệt Quang Càn-thát-bà Nữ,
- Biến Chiếu Nhãn Càn-thát-bà Nữ,
- Kim Diệu Càn-thát-bà Nữ,
- Nhạo Thiện Tri Thức Càn-thát-bà Nữ,
và các vị càn-thát-bà nữ khác như thế cũng đều đến hội họp.

Lại có trăm ngàn khẩn-na-la nữ, tên các vị ấy là:

- Nhất Ý Khẩn-na-la Nữ,
- Thâm Ý Khẩn-na-la Nữ,
- Phong Hành Khẩn-na-la Nữ,
- Thủy Hành Khẩn-na-la Nữ,
- Thừa Không Khẩn-na-la Nữ,
- Tấn Tật Khẩn-na-la Nữ,
- Tài Thí Khẩn-na-la Nữ,
- Diệu Nha Khẩn-na-la Nữ,
- Vô Động Cát Tường Khẩn-na-la Nữ,
- Nhiễm Giới Khẩn-na-la Nữ,
- Sí Thịnh Quang Biến Khẩn-na-la Nữ,
- Diệu Cát Tường Khẩn-na-la Nữ,
- Bảo Khiếp Khẩn-na-la Nữ,
- Quán Tài Khẩn-na-la Nữ,
- Đoan Nghiêm Khẩn-na-la Nữ,
- Kim Cang Diện Khẩn-na-la Nữ,
- Kim Sắc Khẩn-na-la Nữ,
- Thù Diệu Trang Nghiêm Khẩn-na-la Nữ,
- Quảng Ngạch Khẩn-na-la Nữ,
- Vi Nhiễu Thiện Tri Thức Khẩn-na-la Nữ,
- Chủ Thế Khẩn-na-la Nữ,
- Hư Không Hộ Khẩn-na-la Nữ,
- Trang Nghiêm Vương Khẩn-na-la Nữ,
- Châu Kế Khẩn-na-la Nữ,
- Tổng Trì Châu Khẩn-na-la Nữ,
- Minh Nhân Vi Nhiễu Khẩn-na-la Nữ,
- Bách Danh Khẩn-na-la Nữ,
- Thí Thọ Khẩn-na-la Nữ,
- Hộ Trì Phật Pháp Khẩn-na-la Nữ,
- Pháp Giới Hộ Khẩn-na-la Nữ,
- Thượng Trang Nghiêm Khẩn-na-la Nữ,
- Sát-na Thượng Khẩn-na-la Nữ,
- Cầu Pháp Thường Trì Khẩn-na-la Nữ,
- Thời Thường Kiến Khẩn-na-la Nữ,
- Vô Úy Khẩn-na-la Nữ,
- Thú Giải Thoát Khẩn-na-la Nữ,
- Thường Bí Mật Khẩn-na-la Nữ,
- Sử Tổng Trì Khẩn-na-la Nữ,
- Kiếm Quang Diễm Khẩn-na-la Nữ,
- Địa Hành Khẩn-na-la Nữ,
- Hộ Thiên Chủ Khẩn-na-la Nữ,
- Diệu Thiên Chủ Khẩn-na-la Nữ,
- Bảo Vương Khẩn-na-la Nữ,
- Nhẫn Nhục Bộ Khẩn-na-la Nữ,
- Hành Thí Khẩn-na-la Nữ,
- Đa Trú Xứ Khẩn-na-la Nữ,
- Trì Chiến Khí Khẩn-na-la Nữ,
- Diệu Nghiêm Khẩn-na-la Nữ,
- Diệu Ý Khẩn-na-la Nữ,
và các vị khẩn-na-la nữ khác như thế cũng đều đến hội họp.

Lại có trăm ngàn Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di cũng đều đến hội họp.

Lại có vô số chúng tại gia cùng hàng xuất gia, trăm ngàn quái dị lõa thể ngoại đạo ni-kiền-tử và các ngoại đạo khác cũng đều đến hội họp. 

Lúc bấy giờ có luồng ánh sáng lớn từ Địa Ngục Đại Vô Gián phóng ra. Ánh sáng đó biến chiếu Tinh xá Kỳ Viên và khắp khu lâm viên đều trở nên thanh tịnh.

Trong vườn hiện ra những cột trụ vi diệu viên mãn với ma-ni bảo châu cõi trời dùng làm trang nghiêm.

Lại hiện ra những lầu các lớn với vàng báu dùng làm trang nghiêm.

Trong những lầu các đó lại hiện ra các phòng ốc:
- Hiện ra phòng do hoàng kim tạo thành với bạc trắng làm cửa.
- Hiện ra phòng do bạc trắng tạo thành với hoàng kim làm cửa.
- Hiện ra phòng do vàng bạc hỗn hợp tạo thành với vàng bạc hỗn hợp làm cửa.
- Hiện ra cung điện báu trang nghiêm do vàng bạc hỗn hợp tạo thành với vàng bạc hỗn hợp làm cột trụ cùng diệu bảo dùng để trang nghiêm.
- Hiện ra cung điện do hoàng kim tạo thành với vàng bạc làm cột trụ.
- Hiện ra cung điện do vàng bạc tạo thành với hoàng kim làm cột trụ.
- Hoặc hiện ra cung điện do vàng bạc tạo thành với các diệu bảo cõi trời dùng để trang nghiêm cột trụ.

Lại nữa, trên những cây cối tại vườn Kỳ-đà hiện ra đủ các loại châu báu cõi trời dùng để trang nghiêm.

Lại hiện ra những cây kiếp-ba-la do hoàng kim tạo thành với bạc trắng làm lá và trang nghiêm với đủ các loại châu bảo. Những cây đó có hàng trăm loại y phục thượng diệu như là kiều-xa-da và các y phục như thế treo ở trên cây. Lại có trăm ngàn màn lưới trân châu anh lạc báu quấn trùm ở trên cây. Lại có trăm ngàn mũ báu thượng diệu, bông tai, dây lụa đeo, và các tạp châu báu lung linh dùng để trang nghiêm. Lại có những loại hoa thượng diệu khác nhau cùng giường nằm vi diệu thù thắng và những bảo hợp vi diệu dùng để trang trí. Có muôn loại cây kiếp-ba-la được trang nghiêm như thế và số cây xuất hiện ở trong vườn có đến trăm ngàn.

Lại nữa, các khung cửa sổ và trên bực thềm của những lầu các trong vườn Kỳ-đà được làm bằng kim cang diệu bảo. Trên những lầu các đó có vô số vải lụa thù thắng vi diệu và trân châu anh lạc như thế dùng để trang nghiêm. 

Trong vườn lại có trăm ngàn ao báu thù thắng vi diệu với nước tám công đức tràn đầy trong ấy. Trong ao có những tạp hoa thù thắng, vi diệu, và viên mãn đầy khắp trong ao, như là: hoa sen xanh, hoa súng trắng, hoa sen trắng, hoa mạn-đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la, hoa ưu-đàm, và các thứ hoa khác như thế.

Lại có muôn loại cây hoa thù thắng vi diệu, như là: cây hoa ngọc lan, cây hoa ca-la-vĩ-la, cây hoa ba-tra-la, cây hoa diệu giải thoát, cây hoa hương vũ, cây hoa diệu ý, và có những cây hoa vui lòng đẹp ý như vậy. 

Khi các tướng thanh tịnh hiếm có và vi diệu trang nghiêm như thế xuất hiện ở Kỳ Viên. Lúc ấy trong Pháp hội có một vị Bồ-Tát Ma-ha-tát tên là Trừ Cái Chướng, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo lộ vai phải, chắp tay cung kính cùng chiêm ngưỡng Tôn nhan và bạch Phật rằng:

"Hy hữu thay, Thế Tôn! Nay trong lòng con có điều nghi muốn hỏi Đức Như Lai. Ngưỡng mong Thế Tôn lắng nghe lời tác bạch của con. Thưa Thế Tôn! Nay ở nơi đây có ánh sáng lớn, đó là do từ đâu chiếu đến? Vì nhân duyên gì mà hiện ra các tướng lạ thường như thế?"

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Trừ Cái Chướng Bồ-Tát:

"Này thiện nam tử! Các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì ông phân biệt giảng giải. Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên đã vào trong Địa Ngục Đại Vô Gián. Sau khi cứu họ thoát khỏi khổ ách xong, ngài lại vào đại thành để cứu độ tất cả ngạ quỷ đang chịu khổ."

Khi đó Trừ Cái Chướng Bồ-Tát Ma-ha-tát lại bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Ngục thành của Địa Ngục Đại Vô Gián được bao bọc bằng sắt và nền của ngục cũng làm bằng sắt. Thành đó không có chỗ nào hở trống. Lửa dữ với khói luôn bốc cháy hừng hực. Trong địa ngục của đường ác thú như thế có một cái chảo nước sôi rất lớn. Nước ấy sôi sùng sục và có trăm ngàn ức na-do-tha hữu tình đều bị ném vào trong vạc nước sôi đó, ví như là đậu nấu trong nồi nước. Khi nước đang sôi lên, họ chìm nổi lên xuống không gián đoạn và bị nấu nát nhừ. Trong Địa Ngục A-tỳ này có chúng hữu tình thọ khổ như vậy. Thưa Thế Tôn! Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát đã dùng phương tiện gì để vào trong đó?"

Đức Thế Tôn lại bảo Trừ Cái Chướng Bồ-Tát Ma-ha-tát:

"Này thiện nam tử! Đây ví như Chuyển Luân Thánh Vương bước vào khu vườn báu ma-ni cõi trời. Cũng như vậy, thiện nam tử! Khi Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát vào Địa Ngục Đại A-tỳ thì không gì có thể chướng ngại thân thể của Bồ-Tát. Lúc đó, tất cả khí cụ trừng phạt ở Địa Ngục A-tỳ đều chẳng thể nào bức hại thân của Bồ-Tát. Lửa hẫy hừng của đại địa ngục đó rồi sẽ diệt trừ và hóa thành ao nước mát mẻ. Khi ấy, các ngục tốt của Diêm Vương sanh lòng kinh ngạc về điều quái lạ chưa từng có này và nghĩ rằng:

'Tại sao trong này bỗng nhiên biến thành cảnh tượng phi thường như thế?'

Khi ấy, Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát vào trong ngục phá hủy đi vạc nước sôi và diệt trừ lửa dữ. Hầm lửa lớn đó hóa thành ao báu và trong ao có hoa sen to lớn như bánh xe.

Khi các ngục tốt của Diêm Vương đã thấy việc như vậy, họ cầm những khí cụ trừng phạt đi đến chỗ của Diêm-ma Thiên Tử, nào là cung, kiếm, chùy, gậy, cung tên, bánh xe sắt, cây chỉa ba, và những khí cụ khác như thế. Khi đến nơi, họ tâu rằng:

'Tâu đại vương! Ngài chắc chắn biết được tại sao nơi nghiệp báo của chúng tôi bỗng nhiên đều diệt hết!'

Khi ấy Diêm-ma Thiên Tử nói rằng:

'Nơi nghiệp báo của các người đều diệt hết như thế nào?'

Lại thưa với Diêm-ma Thiên Tử rằng:

'Địa Ngục Đại A-tỳ kia bỗng nhiên trở nên mát mẻ. Giữa lúc việc ấy xảy ra, có một người với sắc tướng đoan nghiêm, trên búi tóc cài châu bảo cõi trời và có mũ báu dùng để trang nghiêm nơi thân. Người kia vào trong địa ngục và phá hủy vạc nước sôi. Hầm lửa hóa thành ao và trong ao có hoa sen to lớn như bánh xe.'

Lúc đó Diêm-ma Thiên Tử nhiếp tâm tư duy:

'Là vị thiên nhân nào mà có oai lực như thế? Là Đại Tự Tại Thiên, Na-la-diên hay vị trời nào khác đến địa ngục kia và biến hiện ra việc không thể nghĩ bàn như thế? Có phải là do oai thần của đại lực la-sát với mười đầu biến hóa ra chăng?'

Lúc bấy giờ, Diêm-ma Thiên Tử dùng thiên nhãn thông để quán xem trên cõi trời. Sau khi quán chư thiên xong, ngài lại quán Địa Ngục A-tỳ và nhìn thấy Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát. Khi thấy như vậy, ngài liền vội đến chỗ của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát. Lúc đến nơi, đầu đảnh lễ dưới chân Bồ-Tát và dùng bài kệ chí thành tán thán rằng:

'Quy mạng Đại sĩ liên hoa vương
Đại Từ Đại Bi Quán Tự Tại
Bậc đại tự tại diệu cát tường
Khéo ban hữu tình điều nguyện ước

Sức đại oai thần viên mãn túc
Diệt bạo trừ ác khéo hàng phục
Làm ngọn đèn sáng nơi u tối
Ai trông thấy ngài đều hết sợ

Trăm ngàn cánh tay thị hiện ra
Hóa hiện số mắt cũng như vậy
Đầy đủ cụ túc mười một mặt
Trí tuệ ví như bốn biển lớn

Yêu mến thậm thâm vi diệu Pháp
Là để cứu hộ chúng hữu tình
Cá rùa thủy tộc cùng mọi loài
Trí tuệ tối thượng như núi cao

Ban thí châu báu cứu quần sanh
Là bậc tối thượng đại cát tường
Đầy đủ phước trí trang nghiêm thân
Vào trong Địa Ngục Đại A-tỳ
Sẽ liền biến thành nơi thanh lương

Hết thảy chư thiên đều cúng dường
Đảnh lễ bậc thánh thí vô úy
Thường thuyết Lục Độ Ba-la-mật
Hằng giữ Pháp đăng luôn cháy sáng

Pháp nhãn sáng hơn ánh thái dương
Sắc tướng vi diệu thật đoan nghiêm
Thân tướng sắc vàng như kim sơn
Lòng từ sâu thẳm như biển Pháp

Tâm ý tương ứng đồng chân như
Trong miệng hiện ra diệu công đức
Tích tập chánh định tam-ma-địa
Nhiều đến vô số trăm ngàn muôn
Lại có vô lượng sự an vui
Diện mạo đoan nghiêm tối thượng tiên

Sợ hãi kinh hoàng nơi ác đạo
Gông cùm xiềng xích sẽ thoát ra
Khéo ban chúng sanh Pháp vô úy
Quyến thuộc đại chúng luôn vây quanh 
Sở nguyện sở cầu đều toại ý
Như được châu báu ngọc ma-ni

Phá hủy diệt nát ngạ quỷ thành
Khai mở con đường tịch tĩnh yên
Cứu độ thế gian trừ ách bệnh
Như cây tràng phan bao phủ che

Long Vương Nan-đà Bạt-nan-đà
Vua rồng cuộn quanh ở hai nách
Trên tay ngài cầm bất không sách
Hóa hiện vô số oai thần đức
Phá trừ Tam Giới điều hãi kinh 

Bàn tay kim cang hiển oai thần
Dạ-xoa la-sát quỷ bộ-đa
Loài quỷ vĩ-đa-noa-chỉ-nễ
Cùng với loài quỷ cưu-bàn-đồ
Loài quỷ a-bát-sa-mạ-la
Tất cả thảy đều bị khiếp sợ

Như hoa sen xanh mắt sáng trong
Bậc thánh hay ban Pháp vô úy
Diệt trừ hết thảy các phiền não
Tất cả mọi việc đều giải thoát

Biến khắp thế giới vi trần số
Thâm nhập trăm ngàn tam-ma-địa
Khai thị chúng mê các cảnh giới
Tất cả chúng sanh trong ác đạo
Khiến họ thảy đều đắc giải thoát
Thành tựu viên mãn Đạo Bồ-đề'

Khi đã dùng đủ mọi lời tán thán để cúng dường Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát xong, Diêm-ma Thiên Tử nhiễu quanh ba vòng rồi trở về chốn cũ.

Lúc bấy giờ, Trừ Cái Chướng Bồ-Tát lại bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Lúc Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát đã cứu những chúng sanh thoát khổ xong, ngài sẽ đến tham dự trong Pháp hội này không?"

Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ-Tát:

"Này thiện nam tử! Khi Quán Tự Tại Bồ-Tát từ Địa Ngục Đại A-tỳ rời khỏi, ngài lại vào đại thành của loài ngạ quỷ. Trong thành đó có vô số trăm ngàn ngạ quỷ, miệng phun ra lửa, mặt mày cháy khét. Thân hình khô héo, đầu tóc rối ren, lông trên thân đều dựng đứng. Bụng của chúng lớn như núi, còn cổ thì nhỏ như cây kim.

Khi Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát đi đến đại thành của loài ngạ quỷ, lửa nghiệp cháy phừng phừng của thành đó đều bị diệt mất và biến thành mát mẻ. Lúc ấy có một con quỷ gác cổng thành. Thân hình quỷ to lớn, diện mạo xấu xí, hai mắt đỏ lòm, và nó phát khởi lòng từ như vầy:

'Bây giờ, ta không thể canh giữ chốn ác nghiệp như thế này nữa.'

Khi đó, Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát khởi tâm đại bi, trong mỗi mười đầu ngón tay phun ra nước, lại trong mỗi ngón chân cũng vọt ra nước, và mỗi một lỗ chân lông đều chảy ra dòng nước lớn. Lúc ấy, các loài ngạ quỷ này uống nước trong đó. Khi uống nước này xong, cổ họng mở lớn và thân tướng trở nên viên mãn. Chúng lại được nhiều loại ẩm thực ngon lạ và tất cả đều no đủ.

Khi những loài ngạ quỷ này được sự an vui lợi ích như thế, trong lòng của mỗi ngạ quỷ suy nghĩ tường tận như vầy: 

'Tại sao người ở Nam Thiệm Bộ Châu thường thọ hưởng những sự mát mẻ, an ổn, và điều vui sướng? Là vì nơi đó:

- hoặc có người khéo có thể thường cung kính và hiếu dưỡng cha mẹ.
- hoặc có người khéo có thể bố thí ân huệ và vâng lời dạy của bậc Thiện Tri Thức.
- hoặc có người thông minh tài trí và thường yêu thích Pháp Đại Thừa.
- hoặc có người khéo có thể thực hành Bát Thánh Đạo.
- hoặc có người khéo có thể đánh trống Pháp.
- hoặc có người khéo có thể tu bổ tự viện bị hư hoại.
- hoặc có người khéo có thể tu bổ chùa tháp Phật.
- hoặc có người khéo có thể tu bổ tháp đền bị vỡ nát.
- hoặc có người khéo có thể cúng dường và tôn trọng Pháp sư.
- hoặc có người khéo có thể thấy nơi kinh hành của Như Lai.
- hoặc có người khéo có thể thấy nơi kinh hành của Bồ-Tát.
- hoặc có người khéo có thể thấy nơi kinh hành của Bích-chi-phật.
- hoặc có người khéo có thể thấy nơi kinh hành của A-la-hán.'

Khi chúng tư duy ở Nam Thiệm Bộ Châu có những việc tu hành như vậy, lúc đó ở trong Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương tự nhiên phát ra âm thanh vi diệu. Khi các loài ngạ quỷ này nghe được âm thanh đó, tuy sở chấp của chúng nơi thân kiến to lớn như núi cùng phiền não rối bời, nhưng thảy đều bị chày trí tuệ kim cang diệt trừ đến tận gốc. Chúng liền đắc vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc và đồng trở thành Bồ-Tát với tên gọi là Tùy Ý Khẩu. 

Khi Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát đã cứu những chúng sanh thoát khổ đó xong, ngài lại đến các thế giới phương khác để cứu độ chúng hữu tình khác."

Lúc ấy, Trừ Cái Chướng Bồ-Tát lại bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát có đến nơi này để cứu độ chúng hữu tình không?"

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Quán Tự Tại Bồ-Tát này đây thường luôn cứu độ vô số trăm ngàn ức na-do-tha hữu tình mà chưa hề ngừng nghỉ. Ngài có đầy đủ sức đại oai thần và còn vượt hơn các Đức Như Lai."

Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch rằng:

"Bạch Thế Tôn! Vì sao Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát có sức oai thần to lớn như vậy?" 

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Vào thuở quá khứ có Đức Phật xuất thế, hiệu là Tỳ-bà-thi Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vào thời ấy, ta là con trai của một ông trưởng giả, tên ta thuở đó là Diệu Hương Khẩu. Từ nơi của Đức Phật kia, Như Lai đã nghe về oai thần công đức của Quán Tự Tại Bồ-Tát."

Khi ấy Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch rằng:

"Bạch Thế Tôn! Đức Như Lai đã nghe về oai thần công đức của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát, việc đó thế nào?"

Đức Phật bảo:

"- Trong mắt của Quán Tự Tại Bồ-Tát sanh ra mặt trời và mặt trăng. 
- Trên trán sanh ra Đại Tự Tại Thiên. 
- Bờ vai sanh ra vị trời Phạm Vương. 
- Nơi trái tim sanh ra vị trời Na-la-diên. 
- Ở răng sanh ra vị trời Đại Biện Tài. 
- Trong miệng sanh ra phong thiên. 
- Chỗ rốn sanh ra địa thiên. 
- Nơi bụng sanh ra thủy thiên. 

Khi Quán Tự Tại Bồ-Tát đã sanh ra các vị trời như thế xong, lúc đó Quán Tự Tại Bồ-Tát bảo Đại Tự Tại Thiên rằng:

'Vào thời Mạt Pháp trong các cõi giới của chúng hữu tình đời vị lai, sẽ có những chúng sanh chấp trước tà kiến. Họ đều bảo ông là vị đại chủ tể từ vô thỉ đến nay và có năng lực sinh ra hết thảy mọi loài hữu tình. Những chúng sanh này vào thời kỳ đó đã đánh mất đi Đạo Bồ-đề cùng ngu si mê muội và họ sẽ nói lời như thế này:'

"Hư không này là thân thể rộng lớn của ngài; địa cầu là tòa ngồi của ngài. Các cõi giới cùng loài hữu tình đều sinh ra từ thân thể của ngài."

Này thiện nam tử! Ta đã nghe việc như thế từ nơi của Đức Tỳ-bà-thi Như Lai. Về sau lại có Đức Phật xuất thế, hiệu là Thi-khí Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. 

Này Trừ Cái Chướng! Vào thuở đó, Ta là Dũng Thí Bồ-Tát Ma-ha-tát và từ ở Đức Phật kia, Ta đã nghe về oai thần công đức của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát."

Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch rằng:

"Bạch Thế Tôn! Đức Như Lai đã nghe về oai thần công đức của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát, việc đó thế nào?"

Đức Phật bảo:

"Lúc bấy giờ, tất cả trời, rồng, dạ-xoa, a-tu-la, ca-lâu-la, ma-hầu-la-già, người và phi nhân trong Pháp hội của Đức Thi-khí Như Lai đã đến hội họp. Khi Đức Thế Tôn kia ở trong đại chúng sắp muốn thuyết Pháp, trong miệng của Ngài phóng ra muôn loại ánh sáng với nhiều màu sắc khác nhau. Như là: 

- màu xanh tỏa ánh sáng xanh,
- màu vàng tỏa ánh sáng vàng,
- màu đỏ tỏa ánh sáng đỏ,
- màu trắng tỏa ánh sáng trắng,
- màu hồng tỏa ánh sáng hồng,
- màu pha lê tỏa ánh sáng pha lê,
- màu vàng kim tỏa ánh sáng vàng kim.

Những ánh sáng đó biến chiếu hết thảy mười phương thế giới. Sau đó, những ánh sáng ấy trở về và nhiễu Đức Phật kia ba vòng, rồi vào miệng của Ngài. 

Khi ấy, trong Pháp hội kia có một vị Bồ-Tát Ma-ha-tát tên là Bảo Thủ, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo lộ vai phải, gối phải quỳ sát đất, chắp tay cung kính và bạch Đức Thế Tôn kia rằng:

'Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà xuất hiện điềm lành này?'

Đức Phật kia bảo:

'Này thiện nam tử! Ở Thế Giới Cực Lạc có một vị Bồ-Tát Ma-ha-tát tên là Quán Tự Tại, ngài vì muốn đến nơi này nên Như Lai mới hiện ra điềm lành ấy.'

Khi ngài Quán Tự Tại sắp đến, nơi đó xuất hiện vô số cây kiếp-ba-la, cây bông hoa, cây hoa súng trắng, và cây hoa ngọc lan. Lại hiện ra các loại hoa hỗn tạp, ao báu cùng cây cối. Trên trời mưa xuống muôn loại diệu hoa. Lại mưa xuống các ma-ni báu, trân châu, lưu ly, vỏ sò hình xoắn, ngọc bích, san hô, và những châu bảo khác. Lại có các y phục cõi trời tựa như mây rơi xuống.

Vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc thuở đó xuất hiện ra thất bảo, gồm có:

- kim luân báu,
- voi báu,
- ngựa báu,
- châu báu, 
- ngọc nữ báu,
- chủ tàng báu,
- và chủ binh báu.

Khi bảy loại báu như thế xuất hiện, mặt đất đó thảy đều biến thành màu vàng kim. 

Giữa lúc Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát đang rời khỏi Thế Giới Cực Lạc, đại địa chấn động sáu cách. Lúc bấy giờ, Bảo Thủ Bồ-Tát Ma-ha-tát bạch Đức Thế Tôn kia rằng:

'Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà xuất hiện điềm lành này?'

Đức Phật kia bảo:

'Này thiện nam tử! Đây là do Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát muốn đến nơi này nên Bồ-Tát mới hiện ra điềm lành ấy.'

Khi đó, trời mưa diệu liên hoa và các loại hoa vi diệu để làm vui lòng đẹp ý. Lúc ấy, trên tay của Quán Tự Tại Bồ-Tát mang theo một đóa hoa sen màu vàng kim sáng chói với 1.000 cánh đến chỗ của Đức Phật kia, đầu đảnh lễ dưới chân Phật, cầm đóa hoa sen đó và dâng lên Đức Thế Tôn kia rồi bạch rằng:

'Bạch Thế Tôn! Hoa này là do Đức Phật Vô Lượng Thọ sai con đem đến.'

Đức Thế Tôn kia tiếp thọ hoa sen ấy và đặt ở bên trái của Ngài.

Đức Phật đó bảo Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát:

'Nay ông hiện sức oai thần công đức trang nghiêm này là do duyên cớ gì?'

Quán Tự Tại Bồ-Tát thưa: 

'Con vì muốn cứu độ hết thảy chúng hữu tình ra khỏi chốn ác thú, bao gồm tất cả loài ngạ quỷ, địa ngục thọ khổ không gián đoạn, địa ngục sợi dây đen, địa ngục chết đi sống lại, địa ngục thiêu đốt, địa ngục quay nướng, địa ngục vạc nước sôi, địa ngục nước lạnh buốt. Trong các địa ngục lớn có những chúng sanh thọ khổ như vậy, con đều cứu bạt, xa rời các nẻo ác và sẽ khiến họ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.'

Khi Quán Tự Tại Bồ-Tát nói lời ấy xong, ngài đảnh lễ dưới chân Phật. Lễ xong, ngài hốt nhiên vụt mất như ngọn lửa tan biến giữa hư không.

Lúc bấy giờ Bảo Thủ Bồ-Tát thưa rằng:

'Bạch Thế Tôn! Con nay có điều nghi muốn xin thỉnh vấn Đức Như Lai, ngưỡng mong Đức Như Lai vì con tuyên nói. Ngài Quán Tự Tại Bồ-Tát có phước đước thế nào mà có thể hiện thần lực như vậy?' 

Đức Phật kia bảo:

'Nếu có người dùng y phục vi diệu cõi trời cùng với áo cà-sa, ẩm thực, thuốc thang, giường nằm, và các vật như thế, để cúng dường cho Hằng Hà sa chư Phật Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, thì phước đức có được chỉ bằng một phần trên đầu cọng lông phước đức của Quán Tự Tại Bồ-Tát, số lượng đó không hề sai khác.

Này thiện nam tử! Lại ví như bốn châu lớn, ở đó ngày đêm có mưa lớn liên tục trong suốt mỗi năm 12 tháng, Ta có thể đếm từng giọt nước rơi nơi đó, nhưng thiện nam tử, Ta chẳng thể nào nói hết số lượng phước đức có được của Quán Tự Tại Bồ-Tát.

Này thiện nam tử! Lại ví như bốn biển lớn, độ sâu, rộng và dài là 84.000 do-tuần, Ta có thể đếm từng giọt nước của bốn biến lớn đó, nhưng thiện nam tử, Ta chẳng thể nào nói hết số lượng phước đức có được của Quán Tự Tại Bồ-Tát.

Này thiện nam tử! Lại ví như trong bốn châu lớn có các loài hữu tình bốn chân, như là: sư tử, voi, ngựa, cọp, chó sói, gấu, nai, bò, dê, và hết thảy các loài bốn chân như thế, Ta đều có thể tính đếm số lông trên thân của mỗi một con, nhưng thiện nam tử, Ta chẳng thể nào nói hết số lượng phước đức có được của Quán Tự Tại Bồ-Tát.

Này thiện nam tử! Lại ví như có người dùng vàng kim cõi trời cùng châu báu để tạo lập hình tượng của các Đức Như Lai nhiều như số vi trần, khi xong, người đó làm đủ mọi sự cúng dường trong một ngày, Ta đều có thể biết được số lượng phước đức có được của người ấy, nhưng thiện nam tử, Ta chẳng thể nào nói hết số lượng phước đức có được của Quán Tự Tại Bồ-Tát.

Này thiện nam tử! Lại ví như cây cối trong tất cả rừng, Ta có thể tính đếm số lá của từng cây, nhưng phước đức có được của Quán Tự Tại Bồ-Tát thì Ta chẳng thể nào nói hết số lượng.

Này thiện nam tử! Lại ví như trong bốn châu lớn có người nam, người nữ, đồng nam, đồng nữ, và những người như thế, đều chứng quả vị Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A-la-hán, Duyên Giác, hay quả Bồ Đề, thì phước đức có được của họ chỉ bằng một phần trên đầu cọng lông phước đức của Quán Tự Tại Bồ-Tát, số lượng đó không hề sai khác.'

Lúc bấy giờ, Bảo Thủ Bồ-Tát bạch Đức Thế Tôn kia rằng:

'Con từ xưa đến nay, chưa từng bao giờ thấy và cũng chưa từng bao giờ nghe qua chư Phật Như Lai nào có phước đức như vậy. Thưa Thế Tôn! Ngài Quán Tự Tại chỉ ở quả vị Bồ-Tát mà sao có được phước đức dường ấy?'

Đức Phật kia bảo:

'Này thiện nam tử! Chẳng riêng chỉ có Ta ở thế giới này mà thậm chí đến vô số chư Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác ở phương khác, đều cùng hội họp một nơi thì cũng chẳng thể nào nói hết số lượng phước đức của Quán Tự Tại Bồ-Tát.

Này thiện nam tử! Nếu có người ở thế giới này, như có thể nhớ niệm danh hiệu của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát (tức là Quán Thế Âm Bồ Tát), thì người ấy sẽ xa hẳn sanh lão bệnh tử và nỗi thống khổ của luân hồi. Đây tựa như con ngỗng chúa bay thuận theo chiều gió. Người đó sẽ chóng đắc vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc và diện kiến Đức Vô Lượng Thọ Như Lai (tức là Đức Phật A Di Đà) để nghe diệu Pháp. Người như vậy sẽ vĩnh viễn chẳng còn thọ khổ luân hồi. Họ không có tham sân si, không có sanh lão bệnh tử, và không có đói khát khốn khổ. Người đó chẳng còn phải chịu khổ do thọ sanh từ bào thai, họ chỉ nương Pháp lực oai thần mà liên hoa hóa sanh. Người ấy thường ở quốc độ kia để hầu cận Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát cùng cứu độ tất cả hữu tình, khiến thảy đều đắc giải thoát, và thệ nguyện kiên cố của họ cũng sẽ viên mãn.'

Khi ấy, Bảo Thủ Bồ-Tát bạch Đức Thế Tôn kia rằng:

'Khi nào thì Quán Tự Tại Bồ-Tát sẽ cứu độ hết tất cả hữu tình, khiến thảy đều đắc giải thoát, và thệ nguyện kiên cố của ngài sẽ viên mãn?'

Đức Thế Tôn kia bảo:

'Chúng hữu tình thì nhiều vô số. Họ thường phải chịu sanh tử luân hồi mà chưa hề ngừng nghỉ. Vì muốn cứu độ các chúng sanh như thế và khiến họ chứng Đạo Bồ-đề, nên Quán Tự Tại này đây, tùy theo mỗi loài hữu tình mà hiện thân thuyết Pháp. 

Đáng dùng thân Phật để độ thoát, liền hiện thân Phật mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân Bồ-Tát để độ thoát, liền hiện thân Bồ-Tát mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân Duyên Giác để độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân Thanh Văn để độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên để độ thoát, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân Na-la-diên để độ thoát, liền hiện thân Na-la-diên mà vì họ thuyết Pháp. 

Đáng dùng thân Phạm Vương để độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân Đế-thích để độ thoát, liền hiện thân Đế-thích mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân nhật thiên tử để độ thoát, liền hiện thân nhật thiên tử mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân nguyệt thiên tử để độ thoát, liền hiện thân nguyệt thiên tử mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân hỏa thiên để độ thoát, liền hiện thân hỏa thiên mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân thủy thiên để độ thoát, liền hiện thân thủy thiên mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân phong thiên để độ thoát, liền hiện thân phong thiên mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân rồng để độ thoát, liền hiện thân rồng mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân chướng ngại thần để độ thoát, liền hiện thân chướng ngại thần mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân dạ-xoa để độ thoát, liền hiện thân dạ-xoa mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân Đa Văn Thiên Vương để độ thoát, liền hiện thân Đa Văn Thiên Vương mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân vua để độ thoát, liền hiện thân vua mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân tể quan để độ thoát, liền hiện thân tể quan mà vì họ thuyết Pháp.

Đáng dùng thân cha mẹ để độ thoát, liền hiện thân cha mẹ mà vì họ thuyết Pháp.

Này thiện nam tử! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát tùy theo mỗi loài hữu tình mà ứng thân hóa độ. Hóa hiện thân hình như vậy để thuyết Pháp, cứu độ các chúng sanh, khiến đều sẽ chứng quả địa Niết-bàn của Như Lai.'

Lúc đó, Bảo Thủ Bồ-Tát bạch Đức Thế Tôn kia rằng:

'Con chưa từng bao giờ thấy hoặc nghe về những sự chẳng thể nghĩ bàn và hiếm có như vậy. Thưa Thế Tôn! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát có những việc bất khả tư nghì như thế, thật là vị tằng hữu.'

Đức Phật kia bảo:

'Này thiện nam tử! Tại châu Nam Diêm-phù-đề này có một hang động bằng kim cang, nơi ấy có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tu-la đang trú trong đó.

Này thiện nam tử! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát đến nơi ấy, ngài hiện thân a-tu-la và vì loài a-tu-la đó mà thuyết Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương này. Khi chúng a-tu-la nghe được Kinh này, tất cả đều phát khởi lòng từ, rồi chúng dùng bàn tay nâng đôi chân của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát mà thành tâm nghe Chánh Pháp. Sau đó, hết thảy đều đắc an lạc.

Nếu ai nghe được Kinh vương này cùng có thể đọc tụng, như người ấy có năm tội vô gián, thì hết thảy đều tiêu trừ. Khi gần mạng chung sẽ có 12 Đức Như Lai đến tiếp dẫn và bảo người đó rằng:

'Này thiện nam tử! Chớ nên sợ hãi, bởi vì ông đã nghe được Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương.'

Sau đó, chư Như Lai kia hiển bày mọi đạo lộ để vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc. Lúc ấy có những lọng che vi diệu, mũ trời, bông tai, và các y phục thượng diệu. Khi hiện ra các tướng như thế, người đó nhất định sẽ vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc.

'Này Bảo Thủ! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát là bậc tối thắng, không một ai sánh bằng. Ngài hiện thân a-tu-la để khiến chúng a-tu-la đắc quả địa của Niết-bàn.'

Khi đó, Bảo Thủ Bồ-Tát cuối đầu sát đất và đảnh lễ dưới chân của Đức Thế Tôn kia, lễ xong rồi cáo lui."

Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Hết quyển thứ nhất

"Sau Đức Phật Thi-khí, có Đức Phật xuất thế, hiệu là Tỳ-xá-phù Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. 

Này Trừ Cái Chướng! Vào thuở đó, ta là một vị tiên nhân tu hành nhẫn nhục và trú trong rừng sâu núi thẳm. Nơi ấy cao hẹp, sỏi đá lởm chởm, và không ai có thể đến hoặc ở lâu trong đó.

Lúc ở nơi Đức Như Lai kia, Ta đã nghe về oai thần công đức của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát.

Khi Quán Tự Tại vào trong đất vàng, ngài hóa hiện thân hình và vì loài hữu tình với gương mặt bị che khuất mà thuyết diệu Pháp, khai thị Bát Thánh Đạo và đều khiến họ đắc quả địa của Niết-bàn.

Sau khi rời khỏi kim địa, ngài lại vào trong đất bạc. Chúng sanh nơi đây đều có bốn chân và đang sống trong đó. Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát cứu độ loài hữu tình kia và vì họ thuyết Pháp mà nói lời như vầy:

'Tất cả nên lắng nghe Chánh Pháp như vầy, hãy phát khởi tâm tưởng và tư duy quán kỹ. Ta nay sẽ khai thị những tư lương để các ông đạt đến Niết-bàn.'

Chúng hữu tình này đứng ở phía trước của Quán Tự Tại và thưa với Bồ-Tát rằng: 

'Đối với chúng sanh không có mắt mà vì họ mở sáng để khiến thấy Đạo.

Đối với người không có chỗ nương mà vì họ làm cha mẹ để khiến có chỗ tựa.

Những ai trong tối tăm mà vì họ làm ngọn đèn sáng và khai thị Chánh Đạo giải thoát.

Nếu có hữu tình nào niệm danh hiệu của Bồ-Tát, họ sẽ được an lạc.

Chúng con thường phải thọ lấy những khổ nạn như thế, xin hãy xót thương!'

Lúc ấy, khi tất cả chúng sanh này nghe Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương xong, chúng thảy đều được an vui và chứng quả vị bất thối. 

Lúc bấy giờ, khi Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát rời khỏi nơi đó, ngài lại vào đất sắt. Trong ấy có một đại lực a-tu-la vương đang bị cấm chế. Đức Bồ-Tát đến nơi này và hiện ra thân Phật. Khi đó, đại lực a-tu-la vương từ nơi xa đi ra nghênh tiếp Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát. Ở tại cung điện của a-tu-la vương có vô số quyến thuộc, trong ấy đa số đều là gù lưng, lùn và xấu xí. Các quyến thuộc như thế đều đến thân cận cùng đảnh lễ dưới chân của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát. Sau đó, a-tu-la vương nói bài kệ rằng:

'Hiện đời con đắc quả
Sở nguyện tất viên tròn
Như đã từng ước mong
Đây là do chánh kiến
Nên mới thấy Bồ-Tát
Con cùng hàng quyến thuộc
Thảy đều được an vui'

Nói xong, đại lực a-tu-la vương lấy tòa báu của mình hiến dâng cho Quán Tự Tại Bồ-Tát cùng cung kính chắp tay và bạch rằng:

'Từ xưa đến nay, con cùng hàng quyến thuộc say đắm tà dâm, lòng thường luôn giận dữ, và còn thích giết hại chúng sanh. Do bởi tạo nghiệp tội như thế, nên lòng con lo sầu kinh hãi, sợ già chết cùng thọ các khổ não trong luân hồi. Chúng con không có chủ để nương và không có nơi để tựa. Xin hãy rủ lòng thương xót, từ bi cứu độ và vì chúng con mà chỉ bày lối thoát để rời khỏi nơi cấm chế này.'

Ngài Quán Tự Tại nói rằng:

'Thiện nam tử! Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác thường hành khất thực. Nếu ai có thể cúng dường thức ăn, thời phước đức có được sẽ chẳng thể nào nói cho hết.

Thiện nam tử! Không chỉ riêng ta ở trong hang động a-tu-la này chẳng thể nào nói hết, thậm chí cho đến 12 Hằng Hà sa số Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, đều cùng tụ hội lại một nơi thì cũng chẳng thể nói cho hết số lượng phước đức như vậy.

Thiện nam tử! Ta có thể đếm số lượng của hết thảy vi trần, nhưng thiện nam tử, ta chẳng thể nói hết số lượng phước đức có được do từ sự cúng dường thức ăn cho Như Lai.

Thiện nam tử! Lại ví như biển lớn, ta có thể đếm mỗi một giọt nước trong đó, nhưng thiện nam tử, ta chẳng thể nói hết số lượng phước đức có được do từ sự cúng dường thức ăn cho Như Lai.

Thiện nam tử! Lại ví như bốn châu lớn, trong ấy có nam tử nữ nhân, đồng nam đồng nữ, hết thảy họ đều chẳng trồng bất cứ loại cây gì, mà chỉ trồng đầy khắp bốn châu lớn đó toàn là hạt cải. Loài rồng làm mưa đúng mùa. Khi rau cải đến thời điểm thu hoạch, họ lấy một châu dùng làm sân để chứa những hạt cải và tích tụ thành một đống lớn. Thiện nam tử! Ta có thể đếm từng hạt như thế, nhưng thiện nam tử, ta chẳng thể nói hết số lượng phước đức có được do từ sự cúng dường thức ăn cho Như Lai.

Thiện nam tử! Lại ví như vua núi Diệu Cao, phần nước ở dưới núi sâu 84.000 do-tuần, bờ mặt trên nước trải rộng 84.000 do-tuần. Thiện nam tử! Hãy lấy vua núi như thế để làm giấy, dùng tất cả nước của biển lớn để làm mực. Sau đó, hết thảy nam tử nữ nhân, đồng nam đồng nữ trong bốn châu lớn đều lấy giấy mực để biên chép, cho đến khi viết hết tất cả và số lượng ấy chất cao như núi Tu-di. Ta có thể đếm mỗi một chữ họ viết, nhưng thiện nam tử, ta chẳng thể nói hết số lượng phước đức có được do từ sự cúng dường thức ăn cho Như Lai. Thiện nam tử! Giả sử tất cả những người biên chép như vậy đều đắc quả Thập Địa Bồ-Tát, thì phước đức cộng chung của hết thảy Bồ-Tát như thế, chỉ bằng phước đức cúng dường thức ăn cho Như Lai một lần, số lượng đó không bao giờ sai khác.

Thiện nam tử! Lại ví như Hằng Hà sa số biển lớn, ta có thể đếm từng hạt cát trong đó, nhưng thiện nam tử, ta chẳng thể nói hết số lượng phước đức có được do từ sự cúng dường thức ăn cho Như Lai.'

Khi nghe những lời ấy, đại lực a-tu-la vương rơi lệ than khóc, nước mắt đầm đìa, lòng ảo não lo âu, và nghẹn ngào than thở, rồi thưa với Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát rằng:

'Con đã từng thực hành bố thí vào thuở xa xưa, nhưng sự bố thí ấy là cáu bẩn, hắc ám và phi pháp. Do bởi thực hành bố thí như vậy, cho nên nay con cùng hàng quyến thuộc phải bị cấm chế trong đường ác để thọ nghiệp báo. Chúng con chẳng biết rằng, dẫu chỉ cúng dường một chút thức ăn cho Như Lai thì sẽ biến thành cam lộ.

Từ xưa đến nay, con ngu si vô trí và tu tập pháp Bà-la-môn của ngoại đạo. Khi đó có một người với thân hình lùn xấu đến chỗ con cầu xin. Lúc ấy con chuẩn bị đủ các loại mũ báu, bông tai vàng bạc, y phục tuyệt đẹp, châu báu trang nghiêm, át-già khí cụ, và các phẩm vật như thế. 

Lại có trăm ngàn xe ngựa và xe voi báu. Chúng được trang nghiêm bằng trân châu anh lạc, màn lưới báu và treo những sợi dây tua vi diệu dùng để trang trí. 

Lại có đủ các loại lọng che báu với màn lưới báu phủ quanh, ở trên đó treo những chuông báu và chúng vang ra các âm thanh kêu leng keng.

Lại có 1.000 con bò màu vàng, lông có màu rất đẹp, móng chân trang nghiêm bằng bạc trắng, đôi sừng trang sức bằng vàng kim, và còn có trân châu cùng các loại bảo châu khác nhau dùng để trang trí nơi thân chúng.

Lại có 1.000 đồng nữ với thân hình mỹ miều, dung mạo đoan nghiêm, và hình dáng tựa như các thiên nữ. Đầu đội mũ trời và trên thân họ trang nghiêm với đôi bông tai quý báu bằng vàng, các loại y phục đẹp đẽ, dây thắt lưng báu, nhẫn đeo tay, vòng xuyến báu, xâu chuỗi anh lạc sáng chói lung linh, vòng hoa vi diệu, và các đồ trang sức như thế.

Lại có vô số trăm ngàn tòa báu khác nhau.

Lại có những loại tạp bảo bằng vàng bạc, các thứ ấy tích tụ nhiều vô số.

Lại có trăm ngàn vạn đàn bò cùng người trông coi. 

Lại có vô số thượng vị ẩm thực thơm ngon như cõi trời. 

Lại có vô số chuông báu, vô số tòa sư tử bằng vàng bạc, vô số cây phất trần vi diệu với cây cán bằng vàng, và vô số lọng che được trang nghiêm bằng thất bảo.

Khi con đã chuẩn bị đủ các thứ như vậy để sắp làm đại bố thí, lúc ấy có trăm ngàn tiểu vương đều đến hội họp, trăm ngàn Bà-la-môn cũng đến, và vô số trăm ngàn vạn sát-đế-lợi cũng đến tham dự.

Khi con thấy họ đến, trong lòng khởi lên sự hoài nghi khác thường. Vào thời đó, chỉ một mình con là tối tôn, có đầy đủ thế lực lớn và thống lãnh đại địa. Bởi con y theo pháp của Bà-la-môn để sám hối ác nghiệp đời trước, nên con muốn giết chết hàng sát-đế-lợi cùng vợ con quyến thuộc của họ, rồi moi tim mổ gan để cúng tế trời, hy vọng làm thế sẽ diệt đi tội của mình. 

Lúc ấy con xiềng xích trăm ngàn vạn tiểu vương thuộc dòng sát-đế-lợi, rồi nhốt họ tại một hang bằng đồng cùng với vô số trăm ngàn kẻ hạ tiện sống nơi biên địa. Hết thảy đều bị giam ở trong hang động này. Con lại dùng dây xích sắt và chốt sắt để trói buộc tay chân của hàng sát-đế-lợi kia.

Thuở đó, trong hang động ấy con xây những lớp cổng.
- Dùng gỗ bình thường để làm lớp cổng thứ nhất.
- Dùng gỗ khư-nễ-la để làm lớp cổng thứ nhì.
- Lại dùng sắt để làm lớp cổng thứ ba.
- Lại dùng đồng tinh luyện để làm lớp cổng thứ tư.
- Lại dùng đồng chưa tinh luyện để làm lớp cổng thứ năm.
- Lại dùng bạc trắng để làm lớp cổng thứ sáu.
- Lại dùng vàng kim để làm lớp cổng thứ bảy.
Ở trên bảy lớp cổng như thế, mỗi lớp cổng con dùng 500 ổ khóa siết chặt lại và còn để một hòn núi ở trước mỗi cổng.

Rồi một hôm nọ, có một vị trời Na-la-diên bỗng nhiên hiện làm thân của một con ruồi và bay đến dò thám. Lại một hôm khác, hiện làm thân của một con ong. Rồi một ngày nọ, hiện làm thân của một lợn. Lại một ngày khác, hiện thân tướng của loài phi nhân. Cứ mỗi ngày như vậy, ngài biến đổi thân tướng khác lạ để đến dò thám. 

Lúc bấy giờ trong lòng con nghĩ là sẽ thi hành pháp của Bà-la-môn. Khi vị trời Na-la-diên thấy thế, ngài vào trong hang đồng mà phá hủy. Ngài dẹp đi bảy hòn núi ở trước các cổng và ném bỏ chúng ở chỗ khác, rồi hô lớn đến những người đang bị nhốt kia: 

"Vô thắng thiên tử! Thân của các người đang chịu lắm khổ não, các người vẫn còn sống hay đã chết?"

Những người ấy nghe tiếng kêu hỏi, họ liền đáp rằng:

"Chúng tôi vẫn còn sống. Thưa Na-la-diên Thiên Tôn, bậc đại lực tinh tấn, xin hãy cứu chúng tôi thoát khỏi khổ nạn."

Sau đó vị trời ấy phá hủy bảy lớp cổng của hang đồng và những tiểu vương ở trong hang được thoát khỏi nạn xiềng xích. Khi thấy vị trời Na-la-diên, trong lòng của mỗi người họ suy nghĩ rằng:

"Đại lực a-tu-la vương có phải đã chết rồi chăng? Hắn hiện vẫn còn sống hay đã chết ở nơi nào?"

Các hàng sát-đế-lợi lại nói:

"Chúng ta thà chết mà cùng hắn quyết đấu, còn hơn phải bị chết do giam cầm ở chỗ này. Bây giờ chúng ta nên y theo pháp của sát-đế-lợi, chiến đấu đánh nhau với hắn. Giả như chúng ta bị chết trong địa phận của hắn, chúng ta sẽ được sanh lên cõi trời."

Thế rồi mỗi tiểu vương từ nơi ở của mình mà chuẩn bị xe và yên ngựa. Tay họ cầm binh khí và sắp muốn khai đại chiến.

Lúc bấy giờ, vị trời Na-la-diên hiện làm Bà-la-môn với thân hình lùn xấu, da hươu quấn ở hai nách, trong tay cầm một cây chỉa ba, và đến cửa thành của con. Khi đó, người gác cửa bảo người kia rằng:

"Không được vào cửa này, ngươi là kẻ lùn xấu. Đứng lại, cấm vào trong đó!" 

Bà-la-môn nói:

"Tôi từ nơi xa đến đây."

Người gác cửa hỏi Bà-la-môn:

"Ngươi từ đâu đến?"

Bà-la-môn đáp rằng:

"Tôi là một đại tiên nhân. Tôi từ hoàng cung của quốc vương nước Nguyệt Thị đến đây." 

Khi đó người gác cửa đến chỗ của con và tâu rằng:

"Tâu đại vương! Hiện có một Bà-la-môn với thân hình lùn xấu đến nơi này."

Con nói:

"Ngươi có biết người đó muốn gì không?"

Người gác cửa thưa:

"Dạ, hạ thần không biết người đó muốn gì."

Con nói:

"Ngươi đi kêu Bà-la-môn đó vào đây."

Nhận được sắc lệnh, người gác cửa gọi Bà-la-môn vào trong. Khi con đã thấy, liền dâng tòa báu để người đó ngồi. 

Lúc trước, con có một vị thầy, tên là Kim Tinh. Khi Bà-la-môn còn chưa vào trong, vị thầy này đã mách trước với con rằng:

"Bà-la-môn này là một kẻ ác. Hắn đến đây cốt ý là để phá hoại kế hoạch của ngài đó."

"Nay ngài làm sao có thể biết được?"

Kim Tinh đáp:

"Thần tất nhiên biết. Đại vương có biết người đang hiện thân tới đây là ai không? Đó là vị trời Na-la-diên." 

Con nghe xong lời tâu ấy và suy nghĩ rằng:

"Ta luôn thực hành bố thì mà chưa hề thôi nghỉ. Tại sao hôm nay Bà-la-môn kia muốn tới đây phá hoại ta." 

Sau đó con nghĩ thế này:

"Ta nên dùng lời nói khôn khéo để dò hỏi Bà-la-môn đó."

"Ngài đến chỗ của ta, thật tình ngài muốn điều gì?"

Bà-la-môn đáp:

"Tôi đến chỗ của đại vương để xin hai bước đất."

Con nói với Bà-la-môn rằng:

"Ngài cần một ít đất và nói là muốn xin hai bước đất. Được! Tôi sẽ cho ngài ba bước đất."

Sau đó con dùng bình vàng đựng nước sạch, [rót vào tay của Bà-la-môn để làm nghi thức bố thí] và nói rằng:

"Nếu ngài cần đất đai, vậy xin hãy nhận lấy!"

Bà-la-môn tiếp thọ và chú nguyện rằng:

"Nguyện đại vương sẽ hưởng an vui và đắc trường thọ."

Khi đó, Bà-la-môn với thân hình lùn xấu bỗng nhiên biến mất. Lúc bấy giờ, Kim Tinh bẩm cáo với con rằng:

"Đại vương! Nay ngài sẽ thọ quả báo do từ nghiệp ác đó."

Khi ấy vị trời Na-la-diên bỗng hốt nhiên hiện thân, trên hai vai vác mặt trời và mặt trăng, còn tay thì cầm nào là gươm bén, bánh xe, gậy, cung tên, và các khí trượng như thế. Lúc con thấy xong, liền giật mình, sợ hãi kinh hoàng, run lẩy bẩy, rồi té lăn và xỉu trên đất. Một hồi lâu sau mới tỉnh dậy và than rằng:

"Ta phải làm sao đây! Chẳng lẽ phải uống thuốc độc để chết sao?"

Khi ấy, vị trời Na-la-diên dùng bước chân đo đất đai, chỉ với hai bước mà không còn một tấc đất nào cả. 

"Ta đã hứa là cho ba bước, nhưng bây giờ không đủ, ta phải làm sao đây?"

Na-la-diên nói với con rằng:

"Nay ông phải nên theo sự chỉ giáo của tôi."

Lúc đó con thưa rằng:

"Tôi xin tuân theo sự chỉ giáo của ngài."

Na-la-diên nói:

"Ông có thật là sẽ tuân theo không?"

Con thưa rằng:

"Tôi xin thật lòng. Lời nói này là thành thật, lòng tôi không bao giờ hối tiếc."

Lúc bấy giờ, con y theo lời chỉ dạy và đều phá hủy tất cả những nơi tác pháp Bà-la-môn. Tất cả vàng bạc, trân bảo trang nghiêm, đồng nữ, y phục, chuông báu, lọng che, cây phất trần quý hiếm, tòa sư tử báu, bò màu vàng với châu bảo trang nghiêm, cùng các vật báu trang nghiêm, con thảy đều đưa hết cho các tiểu vương và thả họ ra khỏi nơi tác pháp đó.'

"Đại lực a-tu-la vương thưa với Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát rằng:

'Nay con tư duy và mới tỏ ngộ. Vì thuở xa xưa, con y theo pháp Bà-la-môn để làm sự bố thí rộng lớn. Nhưng do vì việc bố thí đó là cáu bẩn, đen tối, và bất tịnh. Vì thế, nay con cùng hàng quyến thuộc phải bị cấm giam ở tại hang sắt và thọ lấy lắm khổ não. Thưa Thánh Quán Tự Tại, con nay xin quy y, nguyện ngài rủ lòng thương xót và cứu chúng con thoát khỏi chốn khổ nạn này.'

Đại lực a-tu-la vương dùng kệ tán thán rằng:

'Quy mạng đại bi liên hoa thủ
Đại liên hoa vương đại cát tường
Đủ mọi trang nghiêm diệu sắc thân
Búi tóc mũ trời trang nghiêm báu

Đảnh đội Di-Đà Nhất Thiết Trí 
Cứu độ chúng sanh vô số kể
Ai có bệnh khổ cầu an lạc
Bồ-Tát hiện thân làm y vương

Đại địa mắt sáng hơn mặt trời
Tối thượng thanh tịnh vi diệu nhãn
Chiếu soi hữu tình đắc giải thoát
Khi đã giải thoát sẽ tương ứng

Ví như ma-ni như ý bảo
Khéo hộ chân thật diệu Pháp tạng
Thường luôn tuyên nói Pháp Lục Độ
Xưng dương Pháp này đủ đại trí

Con nay thành khẩn xin quy y
Tán thán Đại Bi Quán Tự Tại

Chúng sanh nhớ niệm Bồ-Tát danh
Lìa khổ giải thoát được an ổn
Ai tạo ác nghiệp đọa địa ngục
Sợi dây đen cùng Đại A-tỳ

Nếu ai thọ khổ trong đường ác
Xưng danh hiệu ngài sẽ giải thoát
Nơi chốn ác đạo chúng hữu tình
Thảy đều lìa khổ được an vui

Nếu ai thường niệm Đại sĩ danh
Tất đắc vãng sanh Cực Lạc Quốc
Diện kiến Như Lai Vô Lượng Thọ
Nghe vi diệu Pháp chứng vô sanh'

Lúc bấy giờ, Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát thọ ký cho đại lực a-tu-la vương rằng:

'Vào đời vị lai, ông sẽ thành Phật, hiệu là Cát Tường Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vào lúc đó, ông sẽ chứng môn Tổng Trì của Lục Tự Đại Minh. Tất cả chúng a-tu-la hiện đang ở đây, ông vào đời vị lai sẽ đều cứu độ họ. Hết thảy chúng hữu tình trong cõi nước Phật đó đều chẳng hề nghe có tiếng của tham sân si.'

Khi đại lực a-tu-la vương nghe thọ ký xong, liền cầm xâu chuỗi anh lạc với giá trị của trăm ngàn trân châu, lại dùng muôn loại diệu bảo trang nghiêm, trăm ngàn vạn số mũ trời và bông tai để dâng lên và thưa rằng:

'Xin hãy rủ lòng thương xót mà nhận lấy cho.'

Lúc bấy giờ Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát bảo đại lực a-tu-la vương rằng:

'Ta nay sẽ vì ông mà thuyết Pháp, ông hãy lắng nghe và khéo tư duy. Đời là vô thường huyễn hóa, mạng sống ngắn ngủi và gặp nhiều khổ nạn. Trong lòng các ông thường nghĩ tưởng tham muốn có đầy đủ phước đức lớn, lòng thường yêu thích nô tỳ và nhân dân, cho đến lúa gạo, kho chứa thực phẩm cùng những bảo tàng lớn. Lòng thường yêu thích cha mẹ, vợ con cùng hàng quyến thuộc. Những việc như vậy, tuy thường yêu thích nhưng thấy chúng như đang ở trong mộng. Khi đến lúc lâm chung, không một thứ gì có thể tương trợ cứu giúp và làm cho họ sống mãi ở Nam Thiệm Bộ Châu. 

Do bởi điên đảo nên sau khi mạng chung, họ thấy con sông lớn Nại Hà với tràn khắp máu mủ đang trôi chảy. Họ lại thấy những cây cối to lớn đang bốc cháy phừng phực. Khi thấy việc ấy rồi, lòng sanh kinh sợ. Lúc đó, các ngục tốt của Diêm Vương dùng dây trói cột và kéo họ đi qua các đại lộ đầy mũi nhọn mà chẳng chút thương tiếc. Nhấc chân lên hoặc bỏ chân xuống, họ đều bị đâm, bị cắt, bị xẻo. Lại còn có vô số diều hâu đen, loài chim củ-la-la và chó dại ăn thịt của họ. Họ ở trong đại địa ngục để chịu ách khổ cùng cực như thế.

Trên các đại lộ đầy mũi nhọn, lại có những cây gai lớn và dài đến 12 ngón tay. Trong mỗi bước đi có 500 cây gai đâm vào lòng bàn chân, làm cho họ khóc lóc thảm thiết và than rằng:

"Loài hữu tình chúng ta tạo nghiệp tội đều do bởi tham ái. Bây giờ phải thọ lấy ách khổ cùng cực, giờ chúng ta có thể làm gì đây?" 

Khi đó, các ngục tốt của Diêm Vương liền nói:

"Từ xưa đến nay, các ngươi chưa từng lấy thức ăn để cúng dường Sa-môn, chưa từng nghe Pháp âm và cũng chưa từng nhiễu quanh tháp tượng."

Lúc ấy chúng tội nhân thưa với các ngục tốt của Diêm Vương rằng:

"Do bởi tội chướng, chúng tôi chẳng thể tin hiểu cùng tôn kính Phật Pháp Tăng, vì thế mà thường xa lánh."

Các ngục tốt nói rằng:

"Các ngươi tự mình tạo đủ mọi nghiệp ác, nay phải tự thọ lấy khổ báo."

Nói xong, các ngục tốt mang những người tội đến chỗ của Diêm Vương. Khi đến nơi, họ đứng ở trước và lúc ấy vua Diêm-la phán rằng:

"Đem bọn chúng đến nơi của nghiệp báo."

Khi đó, các ngục tốt của Diêm Vương lôi kéo người tội đến đại địa ngục sợi dây đen. Lúc đến nơi, những tội nhân này, từng người từng người một bị ném xuống đó. Khi ném vào trong địa ngục, thân thể của mỗi tội nhân bị 100 cây thương đâm vào thân xác, nhưng họ đều không chết. Tiếp đó, lại bị 200 cây thương lớn đâm vào thân, nhưng họ vẫn còn sống. Sau cùng, có 300 cây thương lớn đồng một lúc đâm vào thân xác của mỗi người tội, nhưng họ vẫn không chết.

Khi tánh mạng được phục hồi, lúc ấy họ lại bị ném vào trong vạc lửa lớn, nhưng họ vẫn không chết. Ngay lúc ấy, họ lại bị các ngục tốt bỏ những viên sắt nóng vào trong miệng và bắt nuốt, khiến cho môi, răng, thịt chân răng, hàm răng cùng cổ họng thảy đều cháy chín. Tim, ruột, và bụng bị cháy sèo sèo và làm cho toàn thân bị thiêu rụi.'

Lại bảo đại lực a-tu-la vương rằng:

'Khi thọ khổ như thế, sẽ không một ai có thể tương cứu. Ông nên biết, ta nay vì ông mà thuyết Pháp như vậy. Các ông phải nên siêng năng tu phước.'

Khi ấy, Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát bảo đại lực a-tu-la vương rằng:

'Ta nay muốn đến vườn Kỳ-đà, hôm nay đại chúng đang hội họp nơi đó.'

Lúc bấy giờ Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra vô số ánh sáng với màu sắc khác nhau, như là ánh sáng màu xanh, ánh sáng màu vàng, ánh sáng màu đỏ, ánh sáng màu trắng, ánh sáng màu pha lê, ánh sáng màu vàng kim, và những ánh sáng khác như thế. Những ánh sáng này chiếu đến ở trước Đức Tỳ-xá-phù Như Lai. 

Khi đó có trời, rồng, dạ-xoa, la-sát, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, cùng người và phi nhân đều đến hội họp. 

Lại có vô số chư Bồ-Tát Ma-ha-tát cũng đều đến hội họp.

Lúc ấy trong đại chúng có một vị Bồ-Tát, tên là Hư Không Tạng từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh y phục, trịch áo lộ vai phải, gối phải quỳ sát đất, cung kính chắp tay, rồi hướng về Đức Phật kia mà bạch rằng:

'Bạch Thế Tôn! Những ánh sáng này là từ đâu chiếu đến?'

Đức Phật kia bảo:

'Này thiện nam tử! Những ánh sáng này là từ Quán Tự Tại Bồ-Tát ở trong cung điện của đại lực a-tu-la vương phóng ra và chiếu đến nơi đây.' 

Lúc đó Hư Không Tạng Bồ-Tát bạch Đức Thế Tôn kia rằng:

'Con nay phải dùng phương tiện gì mới có thể thấy Quán Tự Tại Bồ-Tát kia?'

Đức Phật kia bảo:

'Này thiện nam tử! Vị Bồ-Tát kia cũng đang đến nơi này.'

Khi Quán Tự Tại Bồ-Tát rời khỏi cung điện của đại lực a-tu-la vương, vườn Kỳ-đà bỗng hốt nhiên có những cây bông hoa vi diệu cõi trời và cây trời kiếp-ba-la. Chúng được trang nghiêm với vô số châu báu cõi trời, có màu sắc khác nhau và tươi đẹp lạ thường. Treo ở trên đó là hàng trăm loại trân châu anh lạc. Lại treo áo kiều-thi-ca cùng đủ các loại y phục khác nữa. Thân cây và cành có màu đỏ rực, lá được làm bằng vàng và bạc. Lại có vô số cây tỏa mùi hương vi diệu, cây bông hoa thù thắng vi diệu, và vô số ao tắm báu với trăm ngàn vạn tạp sắc diệu hoa đầy khắp trong đó.

Khi xuất hiện các việc như thế, Hư Không Tạng Bồ-Tát bạch Đức Thế Tôn kia rằng:

'Tại sao đến giờ Quán Tự Tại Bồ-Tát kia vẫn còn chưa đến?'

Đức Phật kia bảo:

'Này thiện nam tử! Sau khi Quán Tự Tại Bồ-Tát kia từ cung điện của đại lực a-tu-la vương rời khỏi, có một nơi khác mà không ai có thể đến, tên gọi là Hắc Ám.

Này thiện nam tử! Ở nơi tối tăm kia, ánh sáng của mặt trời và mặt trăng không thể rọi đến, nhưng ở đó có như ý bảo, tên là Tùy Nguyện, và luôn phát ra ánh sáng chiếu soi. Ở nơi kia có vô số trăm ngàn vạn dạ-xoa đang trú trong đó. Khi chúng thấy Quán Tự Tại Bồ-Tát vào trong ấy, tâm sanh hoan hỷ, hớn hở vui mừng và chạy đến nghênh tiếp Quán Tự Tại Bồ-Tát, đầu đảnh lễ dưới chân Bồ-Tát và thưa hỏi rằng:

'Nay Đức Bồ-Tát không mệt mỏi khi đến đây chứ? Ngài đã lâu rồi chẳng đến nơi tối tăm này.'

Quán Tự Tại Bồ-Tát nói rằng:

'Đó là bởi vì ta cần cứu độ các hữu tình.'

Khi ấy, những dạ-xoa cùng chúng la-sát kia lấy tòa sư tử báu bằng vàng kim của cõi trời để mời Đức Bồ-Tát ngồi:

Lúc đó, Đức Bồ-Tát vì những dạ-xoa cùng chúng la-sát kia mà thuyết Pháp:

'Các ông hãy lắng nghe. Có một bộ Kinh Đại Thừa tên là Trang Nghiêm Bảo Vương. Nếu có ai nghe được dù chỉ bốn câu kệ mà có thể thọ trì đọc tụng cùng giảng giải nghĩa ý và tâm thường tư duy, thì phước đức đạt được sẽ không có hạn lượng.

Thiện nam tử! Ta có thể đếm số lượng của hết thảy vi trần, nhưng thiện nam tử, nếu ai như có thể thọ trì bốn câu kệ trong Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương này, thì ta chẳng thể nào đếm hết số lượng phước đức mà người ấy có được.

Ví như nước trong biển lớn, ta có thể đếm mỗi một giọt nước trong đó; nhưng nếu ai có thể thọ trì bốn câu kệ trong Kinh này, thì ta chẳng thể nào đếm hết số lượng phước đức mà người ấy có được. Không chỉ riêng ta ở nơi tối tăm này chẳng thể nói hết, dù cho 12 Hằng Hà sa số Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, tất cả đều hội họp cùng một nơi và trải qua 12 kiếp, thì cũng chẳng thể nào nói hết số lượng phước đức như vậy.

Thiện nam tử! Lại ví như tất cả người trong bốn châu lớn đều sửa sang nhà của họ đang sống thành một tinh xá. Ở trong đó, họ dùng châu báu vàng kim cõi trời để dựng xây 1.000 cái tháp. Trong một ngày thì thảy đều hoàn tất, rồi họ dùng mọi thứ để cúng dường. Tuy nhiên, phước đức có được chẳng bằng phước đức của người có thể thọ trì bốn câu kệ trong Kinh này.

Thiện nam tử! Ví như năm con sông lớn đổ vào đại hải, sự lưu chuyển của chúng là chẳng có cùng tận. Cũng như vậy, nếu như ai có thể thọ trì bốn câu kệ trong bộ Kinh Đại Thừa này, thì phước đức có được cũng như nước sông chảy vào biển và sẽ là vô tận.'

Khi đó, những dạ-xoa và chúng la-sát kia thưa với Quán Tự Tại Bồ-Tát rằng:

'Nếu có hữu tình nào mà có thể biên chép bộ Kinh Đại Thừa này, thì số lượng phước đức có được là bao nhiêu?'

'Thiện nam tử! Phước đức có được là không có bờ mé. Nếu ai có thể biên chép Kinh này thì đồng như biên chép 84.000 Pháp tạng, một chút cũng chẳng sai khác đi. Người này sẽ trở thành Chuyển Luân Thánh Vương, thống nhiếp tứ đại châu cùng với diện mạo đoan nghiêm, và sẽ có 1.000 con trai vây quanh. Tất cả quân địch ngoại bang đều tự nhiên thần phục.

Nếu ai có thể thường luôn nhớ nghĩ đến danh hiệu của Kinh này, thời người ấy sẽ sớm được giải thoát của luân hồi khổ ách, xa hẳn già chết cùng ưu sầu khổ não. Ở những nơi sinh ra vào đời sau, họ sẽ nhớ việc đời trước. Trên thân thường có mùi hương của ngưu đầu chiên đàn, trong miệng thường tỏa ra mùi hương của hoa sen xanh. Họ có thân tướng viên mãn và đầy đủ uy thế lớn.'

Khi Pháp vừa thuyết xong, có những dạ-xoa cùng chúng la-sát kia đắc quả Dự Lưu và có vài trong số đó đắc quả Nhất Lai. Sau đó, họ tác bạch lời như vầy:

'Cuối mong Bồ Tát hãy ở nơi này và chớ đi nơi khác. Nay chúng con sẽ ở nơi tối tăm này, lấy vàng kim báu cõi trời xây tháp và lại dùng vàng báu để tạo lập nơi kinh hành.'

Lúc ấy Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát nói rằng:

'Ta vì phải cứu độ vô số chúng hữu tình và khiến họ đều đắc Đạo Bồ-đề nên mới muốn đi đến nơi khác.'

Khi đó các dạ-xoa và la-sát, mỗi mỗi đều cúi đầu, lấy tay kê lên má và bồi hồi suy nghĩ, rồi nói với nhau lời như thế này:

'Bây giờ Quán Tự Tại Đại Bồ-Tát sẽ rời khỏi nơi này, về sau ai sẽ là người có thể thuyết vi diệu Pháp cho chúng ta đây?'

Khi Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát rời khỏi, tất cả chúng dạ-xa cùng la-sát kia đều đi theo đưa tiễn. Sau đó, Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát bảo họ rằng:

'Các ông đã tiễn rất xa rồi, hãy nên trở về đi.'

Lúc ấy, những dạ-xoa cùng chúng la-sát kia, đầu đảnh lễ sát đất ở dưới chân của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát, rồi họ trở về chốn cũ.

Lúc bấy giờ, Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát bay lên hư không như ngọn lửa và thẳng đến thiên cung. Khi đã đến thiên cung kia, ngài hiện thân làm Bà-la-môn. Trong thiên chúng ở đó có một vị thiên tử, tên là Diệu Nghiêm Nhĩ, thường phải chịu khổ do quả báo bần cùng. Khi đó, Bà-la-môn do Quán Tự Tại Bồ-Tát hóa thân, đi đến chỗ của vị thiên tử kia. Lúc đến nơi, nói rằng:

'Tôi đang bị đói lại còn bị khát nữa.'

Khi ấy, vị thiên tử kia nghẹn ngào than khóc mà nói với Bà-la-môn rằng:

'Hiện tôi rất nghèo khốn và chẳng có vật gì để dâng cho ngài cả.'

Bà-la-môn nói:

'Tôi đã bỏ công đến đây, cho dù là ít đến đâu thì ngài cũng nên biếu một chút gì.'

Lúc đó, vị thiên tử kia vào trong cung và cố gắng lục tìm các đồ vật. Bỗng nhiên thấy có những cái rương báu lớn đựng đầy các dị bảo ở trong đó. Lại có cái rương báu đựng đầy thức ăn nước uống ngon lạ. Lại có các thượng diệu y phục đầy khắp trong cung. Khi ấy vị thiên tử kia suy nghĩ rằng: 

'Hiện tại vị Bà-la-môn ở ngoài cửa nhất định là một người chẳng thể nghĩ bàn, nên mới khiến mình được những phước lợi phi thường này.'

Kế đó, vị thiên tử thỉnh đại Bà-la-môn kia vào trong cung của mình và cầm bảo châu vi diệu cõi trời cùng thượng vị ẩm thực cõi trời để dâng lên cúng dường. Khi thọ nhận xong, Bà-la-môn kia chú nguyện rằng:

'Nguyện ngài sẽ hưởng an vui và đắc trường thọ.'

Khi ấy vị thiên tử kia thưa với Bà-la-môn rằng:

'Hiền giả! Ngài từ đâu đến đây?'

Bà-la-môn nói:

'Ta từ trong đại Tinh xá Kỳ Viên mà đến đây.'

Vị thiên tử hỏi:

'Nơi đó như thế nào?'

Bà-la-môn bảo rằng:

'Trong Tinh xá Kỳ Viên, đất đai nơi đó thanh tịnh và xuất hiện những cây kiếp-ba-la được trang nghiêm bằng ma-ni báu cõi trời. Lại hiện ra muôn loại như ý ma-ni bảo châu. Lại hiện ra đủ mọi ao báu. Lại có vô số đại chúng với giới đức uy nghiêm và đầy đủ đại trí tuệ cũng xuất hiện trong ấy. Nơi đó có một Đức Phật, hiệu là Tỳ-xá-phù Như Lai. Các thánh chúng và chư thiên cũng trú nơi đó nên mới xuất hiện những sự biến hóa như vậy.'

Khi ấy vị thiên tử kia thưa rằng:

'Hiền giả! Xin hãy nói sự thật, đại Bà-la-môn ngài là trời hay là người vậy? Hiền giả! Tại sao hôm nay lại xuất hiện những điều kỳ diệu như thế?'

Bà-la-môn liền nói:

'Ta chẳng phải trời và cũng chẳng phải người. Ta là một vị Bồ-Tát muốn cứu độ hết thảy hữu tình, khiến cho họ đều thấy Đạo Bồ-đề quảng đại.'

Khi vị thiên tử này nghe xong, liền cầm mũ trời báu vi diệu cùng bông tai trang nghiêm để dâng lên cúng dường và nói kệ rằng:

'Con nay gặp được công đức địa
Xa hẳn tội chướng cùng cấu dơ
Vừa mới gieo trồng nơi phước điền
Liền được quả báo thù thắng thay'

Lúc vị thiên tử này nói lên bài kệ ấy và sự hóa độ của Bà-la-môn kia cũng đã hoàn mãn, thế nên Bồ-Tát rời thiên cung và liền đi tới nước Sư Tử. Khi đến nơi, ngài đứng ở trước các la-sát nữ với tướng mạo hóa hiện đoan nghiêm, sắc tướng thù đặc và vi diệu hiếm thấy. Khi các la-sát nữ thấy dung mạo như thế, liền khởi lòng ham muốn. Với sự hân hoan cùng ái mộ, họ đến gần và nói rằng:

'Anh có thể làm phu quân của em không? Em là đồng nữ và vẫn chưa sánh duyên với ai, mong anh hãy làm phu quân của em. Bây giờ anh đã đến đây, xin chớ dời bước đi nơi khác. Em như người có không chủ, mong anh có thể làm người chủ của em. Em lại như căn phòng tối, mong anh hãy làm ngọn đèn sáng của em. Hiện chỗ của em có thức ăn nước uống, y phục, và rất nhiều kho chứa đồ. Lại có vườn trái cây xinh tươi và ao tắm mát mẻ.'

Bồ-Tát bảo la-sát nữ rằng:

'Nay các cô hãy lắng nghe ta nói.'

Các la-sát nữ nói:

'Dạ vâng, các em rất thích nghe những gì anh bảo.'

'Hôm nay ta sẽ vì các cô mà thuyết Pháp Bát Chánh Đạo. Lại vì các cô mà thuyết Pháp Tứ Thánh Đế.'

Khi các la-sát nữ nghe Pháp đó xong, họ liền chứng quả. Có vị đắc quả Dự Lưu. Hoặc có vị đắc quả Nhất Lai. Họ chẳng còn khổ bức của tham sân si, không khởi lòng ác và không còn có ý nghĩ giết hại. Tâm họ yêu mến Pháp và vui thích trong giới luật. Sau đó, họ nói lời như vầy:

'Từ nay về sau, chúng con sẽ không bao giờ sát sanh. Chúng con sẽ sống như những người trì giới ở châu Nam Diêm-phù-đề và dùng thức ăn nước uống thanh tịnh. Kể từ bây giờ, chúng con sẽ sống y như họ vậy.'

Khi các la-sát nữ đã không còn tạo ác nghiệp và họ có thể tu học thọ trì, Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát rời khỏi nước Sư Tử, rồi đi đến đại thành Ba-la-nại. Nơi dơ bẩn xấu ác kia có vô số trăm ngàn vạn loại côn trùng và con giòi đang ở trong ấy. Quán Tự Tại Bồ-Tát vì muốn cứu độ chúng hữu tình kia nên hóa hiện thành một con ong mà bay đến đó và trong miệng phát ra âm thanh như vầy:

'Nam-mô Phật-đà-da!'

Các loài trùng kia nghe theo âm thanh đó và đều xưng niệm như tiếng ấy. Tuy sở chấp nơi thân kiến cùng các tùy phiền não của loài hữu tình kia như núi Tu-di, nhưng do bởi oai lực nên đều bị chày trí tuệ kim cang phá hủy hết sạch. Liền đó, chúng được vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc và đều trở thành Bồ-Tát với đồng tên gọi là Diệu Hương Khẩu.

Khi đã cứu độ chúng hữu tình kia xong, Bồ-Tát rời đại thành Ba-la-nại và đi đến nước Ma-kiệt-đà. Lúc bấy giờ ở trong nước kia bị hạn hán suốt 12 năm ròng. Dân chúng cùng các loài hữu tình vì bị đói khát làm cho khổ não bức bách nên ăn thịt lẫn nhau. Khi thấy thế, tâm của Quán Tự Tại Bồ-Tát tư duy rằng:

'Ta phải dùng phương tiện gì để cứu những chúng sanh này?'

Lúc ấy, Quán Tự Tại Bồ-Tát giáng xuống những cơn mưa. Trước tiên, ngài mưa xuống nước để dẹp trừ cơn hạn hán. Tiếp đến, mưa xuống các loại thùng đựng và mỗi cái đều chứa đầy ẩm thực ngon lạ trong đó. Khi ấy dân chúng kia được các thức ăn nước uống như thế và thảy đều no đủ. Kế đó, Bồ-Tát lại mưa xuống thóc, đậu, và những vật dụng khác để cho dân chúng kia đều tùy ý mãn túc.

Lúc bấy giờ, hết thảy dân chúng trong nước Ma-kiệt-đà đều kinh ngạc và xem là việc chưa từng có. Lúc ấy, họ nhóm họp lại một nơi. Khi đã tụ tập đông đủ, ai nấy đều nói rằng:

'Nay việc này là sao? Đây có phải là do oai lực của trời không?'

Khi ấy, ở giữa trong đại chúng kia có một ông lão rất già, lưng còng, tay cầm gậy, và đã sống đến vô số trăm ngàn năm. Lão ông bảo dân chúng rằng:

'Đây chẳng phải là oai lực của trời đâu. Nay hiện ra điềm lành đó, nhất định là oai đức thần lực của Quán Tự Tại Bồ-Tát biến hiện ra.'

Dân chúng hỏi rằng:

'Làm thế nào mà Quán Tự Tại Bồ-Tát kia có thể hiện ra các điềm lành ấy?' 

Lão ông liền nói:

'Công đức thần lực của Thánh Quán Tự Tại kia:

- có thể làm ngọn đèn sáng cho những ai mù lòa.

- có thể che chở cho những ai đang rơi vào đám lửa cháy phừng.

- có thể hiện làm con sông cho những ai khát nước.

- có thể ban điều không sợ hãi cho những ai đang sống trong sợ hãi.

- có thể làm y dược cho những ai mắc bệnh khổ.

- có thể làm cha mẹ cho những ai đang thọ khổ.

- có thể khiến chúng sanh trong Địa Ngục Vô Gián thấy Đạo Niết-bàn.

- có thể khiến hết thảy chúng sanh trong thế gian được công đức, lợi ích và an lạc.

Nếu lại có người niệm danh hiệu của Quán Tự Tại Bồ-Tát, thì người này sẽ xa rời tất cả sự thống khổ của luân hồi.' 

Khi dân chúng nghe xong, đều đồng tán dương:

'Lành thay!'

'Nếu như ai có thể kiến lập một Pháp tràng mạn-đà-la hình vuông ở trước tượng của Quán Tự Tại Bồ-Tát và thường đem hương hoa để cúng dường Quán Tự Tại Bồ-Tát, thì người này trong tương lai sẽ đắc sanh làm Chuyển Luân Thánh Vương và có đầy đủ các đồ thất bảo, gồm có: kim luân báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, ngọc nữ báu, chủ tàng báu, và chủ binh báu.

Nếu lại có người có thể cúng dường Quán Tự Tại Bồ-Tát một đóa hoa, thì thân thể người này sẽ tỏa ra mùi hương vi diệu và mọi nơi sanh ra đều được thân tướng viên mãn.'

Khi ông lão này đã nói về công đức thần lực của Quán Tự Tại Bồ-Tát xong, lúc đó dân chúng, mỗi mỗi đều trở về nơi trú xứ của mình và ông lão cũng trở về chốn cũ.

Lúc bấy giờ Quán Tự Tại Bồ-Tát bay lên hư không và suy nghĩ rằng:

'Ta đã lâu không gặp Đức Tỳ-xá-phù Như Lai. Bây giờ ta nên đi đến Tinh xá Kỳ Viên để gặp Ngài.'

Khi đó, Quán Tự Tại Bồ-Tát liền đi đến tinh xá kia và thấy có vô số trăm ngàn vạn trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, người và phi nhân. Lại có vô số trăm ngàn vạn chư Bồ-Tát cũng đều đến hội họp.

Lúc bấy giờ Hư Không Tạng Bồ-Tát bạch Đức Phật kia rằng:

'Bạch Thế Tôn! Vị Bồ-Tát đang đến là ai?'

Đức Phật kia bảo:

'Này thiện nam tử! Đó là Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát.'

Hư Không Tạng Bồ-Tát nghe xong và giữ lặng yên.

Khi Quán Tự Tại Bồ-Tát nhiễu quanh Đức Phật kia ba vòng, rồi ngồi sang ở bên trái. Lúc đó Đức Thế Tôn kia nói lời hỏi thăm rằng:

'Ông không mệt mỏi chứ! Thiện nam tử! Ông đến những nơi khác giáo hóa, việc ấy như thế nào?' 

Quán Tự Tại liền thuật lại việc giáo hóa của mình.

'Con đã cứu độ chúng hữu tình như vầy như vầy!'

Khi Hư Không Tạng Bồ-Tát nghe xong, trong lòng kinh ngạc chưa từng có:

'Nay ta đã thấy Quán Tự Tại, vị Bồ-Tát có thể cứu độ chúng sanh ở những quốc độ như thế, khiến cho họ thấy các Đức Như Lai, và làm cho các chúng sanh ở những quốc độ như vậy đều trở thành Bồ-Tát.'

Lúc ấy, Hư Không Tạng Bồ-Tát đứng ở trước Quán Tự Tại và hỏi Quán Tự Tại Bồ-Tát rằng:

'Nhân giả đi hóa độ như thế, Nhân giả có mệt không?'

Ngài Quán Tự Tại nói:

'Tôi không mệt.'

Khi hỏi xong, Hư Không Tạng Bồ-Tát giữ lặng yên.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn kia bảo các thiện nam tử rằng:

'Các ông hãy lắng nghe, nay Ta sẽ vì các ông mà thuyết Pháp Lục Độ Ba-la-mật. Này các thiện nam tử! Phàm ai muốn làm Bồ-Tát thì trước tiên nên tu hành Bố Thí Ba-la-mật, rồi sau đó tu hành Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, và Trí Tuệ Ba-la-mật. Được như thế, họ sẽ thành tựu viên mãn và đầy đủ Lục Độ Ba-la-mật.'

Khi thuyết Pháp xong, Đức Như Lai kia giữ lặng yên. Khi ấy, các đại chúng trong Pháp hội kia, mỗi mỗi đều cáo lui và trở về bổn xứ của mình. Chư Bồ-Tát nơi đó cũng cáo lui và trở về cõi nước Phật của họ."

Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Hết quyển thứ nhì

Lúc bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Con đã nghe Phật kể về sự tích của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát, nay kính mong Thế Tôn vì con mà tuyên nói vị Bồ-Tát kia có những môn tam-muội gì?"

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Những môn tam-muội đó là:

- Hữu Tướng Tam-muội,
- Vô Tướng Tam-muội,
- Kim Cang Sanh Tam-muội,
- Nhật Quang Minh Tam-muội,
- Quảng Bác Tam-muội,
- Trang Nghiêm Tam-muội,
- Tinh Kỳ Tam-muội,
- Tác Trang Nghiêm Tam-muội,
- Trang Nghiêm Vương Tam-muội,
- Chiếu Thập Phương Tam-muội,
- Diệu Nhãn Như Ý Tam-muội,
- Trì Pháp Tam-muội,
- Diệu Tối Thắng Tam-muội,
- Thí Ái Tam-muội,
- Kim Cang Phan Tam-muội,
- Quán Sát Nhất Thiết Thế Giới Tam-muội,
- Nhạo Thiện Thệ Tam-muội,
- Thần Thông Nghiệp Tam-muội,
- Phật Đảnh Luân Tam-muội,
- Diệu Nhãn Nguyệt Tam-muội,
- Liễu Đa Quyến Thuộc Tam-muội,
- Thiên Nhãn Tam-muội,
- Minh Chiếu Kiếp Tam-muội,
- Biến Hiện Kiến Tam-muội,
- Liên Hoa Thượng Tam-muội,
- Thượng Vương Tam-muội,
- Thanh Tịnh A-tỳ Tam-muội,
- Tín Tướng Tam-muội,
- Thiên Luân Tam-muội,
- Sái Cam Lộ Tam-muội,
- Luân Quang Minh Tam-muội,
- Hải Thâm Tam-muội,
- Đa Cung Tam-muội,
- Ca-lăng-tần-già Thanh Tam-muội,
- Thanh Liên Hoa Hương Tam-muội,
- Vận Tải Tam-muội,
- Kim Cang Khải Tam-muội,
- Trừ Phiền Não Tam-muội,
- Sư Tử Bộ Tam-muội,
- Vô Thượng Tam-muội,
- Hàng Phục Tam-muội,
- Diệu Nguyệt Tam-muội,
- Quang Diệu Tam-muội,
- Bách Quang Minh Tam-muội,
- Quang Sí Thịnh Tam-muội,
- Quang Minh Nghiệp Tam-muội,
- Diệu Tướng Tam-muội,
- Khuyến A-tu-la Tam-muội,
- Cung Điện Tam-muội,
- Hiện Viên Tịch Tam-muội,
- Đại Đăng Minh Tam-muội,
- Đăng Minh Vương Tam-muội,
- Cứu Luân Hồi Tam-muội,
- Văn Tự Dụng Tam-muội,
- Thiên Hiện Tiền Tam-muội,
- Tương Ứng Nghiệp Tam-muội,
- Kiến Chân Như Tam-muội,
- Điện Quang Tam-muội,
- Long Nghiêm Tam-muội,
- Sư Tử Tần Thân Tam-muội,
- Sa-để-diện Tam-muội,
- Vãng Phục Tam-muội,
- Giác Ngộ Biến Tam-muội,
- Niệm Căn Tăng Trưởng Tam-muội,
- Vô Tướng Giải Thoát Tam-muội,
- Tối Thắng Tam-muội,
- và Khai Đạo Tam-muội.

Này thiện nam tử! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát không chỉ có những tam-muội đó, mà trong mỗi một lỗ chân lông cũng có trăm ngàn vạn tam-muội.

Này thiện nam tử! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát là một vị Bồ-Tát nhưng có công đức như thế. Cả đến chư Phật Như Lai cũng ngợi khen công đức như vậy là chưa từng có.

Này thiện nam tử! Vào thuở xa xưa khi Ta là một vị Bồ-Tát, ta cùng với 500 thương nhân vì muốn đến trong nước Sư Tử để tìm tài bảo, nên đã mang theo xe cộ, lạc đà, trâu bò và những đồ vật khác. Thế là đoàn thương nhân khởi hành lên đường. Họ băng qua các thôn xã, thành ấp, và xóm làng. Tiếp đó họ đến một ven biển và đáp thuyền ra khơi. Khi đã lên trên thuyền, ta hỏi chủ thuyền rằng:

'Ông có thể xem hướng gió này là từ đâu đến và sẽ thổi đến nước nào không? Là sẽ đến lục địa châu báu, nước Xà-bà, hay là nước La-sát?'

Vị chủ thuyền xem hướng gió và nói lời như thế này:

'Cứ y theo hướng gió bây giờ thì chắc chắn chúng ta sẽ đi đến nước Sư Tử.'

Và thế là các thương nhân nương sức gió và lướt nhanh đến nước Sư Tử. Ở trong nước kia có 500 la-sát nữ bỗng hốt nhiên tạo một trận cuồng phong. Cơn giông tố nổi lên những con sóng dữ dội và phá hủy đi thuyền của họ. Lúc đó, các thương nhân bị rơi vào trong biển nước, nổi lênh đênh và cuối cùng họ bơi được đến bờ. Khi 500 la-sát nữ kia thấy các thương nhân, thân thể của mỗi la-sát nữ dao động và phát ra âm thanh dữ tợn. Sau đó, chúng hóa thành những đồng nữ, rồi đi đến chỗ của các thương nhân và cho họ y phục. Các thương nhân mặc y phục này, rồi vắt quần áo ướt của mình và đem đi phơi khô. Các thương nhân rời nơi kia và liền đến dưới gốc cây chiêm-ba-ca nghỉ ngơi. Nghỉ xong, họ đều nói với nhau rằng:

'Bây giờ chúng ta cũng chẳng biết tính sao, vậy phải làm gì bây giờ?'

Nói xong, họ đều im lặng. Lúc bấy giờ, những la-sát nữ kia lại đến ở trước các thương nhân và nói lời như thế này:

'Em vẫn chưa có chồng, anh có thể làm phu quân của em không? Chỗ của em có thức ăn nước uống, y phục, kho chứa đồ, khu lâm viên, và ao tắm.'

Sau đó, mỗi một la-sát nữ kia dẫn một người thương nhân về nơi cư trú của mình. Trong những la-sát nữ này có một nữ la-sát chúa, tên là Ra-để-ca-lãm. Nữ la-sát chúa kia dẫn ta về nơi cư trú của cô ta, rồi cô ấy lấy những ẩm thực ngon lạ để cung cấp cho ta. Ta ăn uống no nê và cảm thấy vui vẻ như ở nhân gian không khác. Thời gian ở nơi đó vừa đúng 42 ngày, một hôm ta bỗng nhiên thấy Ra-để-ca-lãm cười bẽn lẽn. Lúc ấy ta cảm thấy kỳ lạ, bởi chưa hề khi nào ta thấy hoặc nghe điều quái dị như vậy. Khi la-sát nữ kia cười như thế, ta hỏi rằng:

'Vừa rồi sao nàng lại cười như thế?'

La-sát nữ đáp:

'Nước Sư Tử này là nơi ở của các la-sát nữ, em sợ anh sẽ bị nguy hiểm đến tánh mạng.'

Khi đó ta hỏi:

'Sao nàng lại biết?'

La-sát nữ đáp:

'Anh nhớ đừng đi về hướng nam! Bởi nơi đó có một thành bằng sắt, trên dưới và xung quanh đều chẳng có cửa. Ở trong đó có vô số thương nhân, phần nhiều đã bị ăn thịt và chỉ còn sót lại hài cốt. Hiện giờ nơi đó vẫn còn thấy có kẻ sống người chết. Anh không tin thì cứ đi theo con đường này thì sẽ đến nơi đó và anh sẽ tin những gì em nói.'

Sau đó, ta đợi đến khi cô ấy ngủ say, tới lúc nửa đêm, ta cầm thanh kiếm nguyệt quang rồi đi về hướng nam. Khi đã đến thành sắt kia, ta đi xung quanh mà chẳng nhìn thấy một cánh cửa hay cửa sổ nào. May thay bên cạnh thành sắt kia có một cây chiêm-ba-ca, thế là ta trèo lên cây và lúc đó ta hô lớn vào. Khi ấy các thương nhân trong thành sắt trả lời rằng: 

'Hiền đại thương chủ! Ngài có biết rằng chúng tôi bị chúng la-sát nữ nhốt tại thành sắt này và mỗi ngày có 100 người bị chúng ăn thịt.'

Sau đó, họ kể tường tận mọi việc đã xảy ra. Khi nghe xong, ta tụt xuống cây chiêm-ba-ca, theo đường cũ và cấp tốc trở về nơi của la-sát nữ kia. Khi đó, cô ấy hỏi ta rằng: 

'Hiền đại thương chủ! Anh có thấy thành sắt như em đã nhắc qua hay không? Giờ anh hãy nói thật đi.'

Ta nói:

'Anh đã thấy!'

Tiếp đó, ta lại hỏi cô ấy rằng:

'Anh phải làm cách nào mới ra khỏi nơi này được.'

La-sát nữ kia bảo ta rằng:

'Hiện có một cách chu đáo khiến anh có thể bình an rời khỏi nước Sư Tử để trở về Nam Thiệm Bộ Châu.'

Nghe nói thế, ta lại hỏi cô ấy rằng:

'Làm sao anh mới rời khỏi nước Sư Tử được?'

Lúc đó Ra-để-ca-lãm bảo ta rằng:

'Ở nước Sư Tử có một Thánh Mã Vương hay khéo có thể cứu độ tất cả hữu tình.'

Sau đó, ta tìm được cơ hội để đi đến chỗ của Thánh Mã Vương kia. Lúc ấy, ngài đang ăn dược thảo trắng. Khi ăn xong, ngài lăn trên bãi cát vàng, rồi đứng dậy, rung rẩy lông trên thân và nói lời như thế này:

'Có ai muốn đi qua bờ kia không?'

Ngài đã hỏi đến ba lần như vậy.

'Nếu ai muốn đi thì hãy tự lên tiếng.'

Khi đó ta nói với Thánh Mã Vương rằng:

'Nay tôi muốn đi qua bờ kia.'

Nói như vậy xong, ta trở về lại chỗ của la-sát nữ kia, rồi đi ngủ. Khi la-sát nữ kia thức giấc từ cơn ngủ say, lòng cảm thấy hối hận và hỏi ta rằng:

'Thương chủ, tại sao thân mình của anh lạnh quá vậy?'

Biết cô ấy không nỡ muốn ta đi, nên ta đã dùng phương tiện mà nói với la-sát nữ rằng: 

'Anh đã ra ngoài thành một lát, rồi trở về nên thân mình của anh mới lạnh như thế.'

Cô ấy nói với ta rằng:

'Hãy ngủ đi thôi!'

Ta ngủ đến khi mặt trời mọc và lúc đó ta mới đi gọi các thương nhân:

'Bây giờ các người hãy ra khỏi thành và đợi ở ngoài đó.'

Khi các thương nhân đều đã ra khỏi thành, họ tụ tập ở một nơi để nghỉ ngơi và nói với nhau rằng:

'Nay trong nhóm của chúng ta đây, hãy xem vợ của ai là thương người đó nhất. Mỗi người hãy kể ra những gì đã thấy và việc đó như thế nào.'

Lúc ấy có người trong đó nói rằng:

'Cô ta lấy cao lương mỹ vị để cung cấp cho tôi.'

Hoặc có người nói rằng:

'Cô ta mang đủ mọi quần áo để cung cấp cho tôi.'

Hoặc có người nói rằng:

'Cô ta lấy mũ trời, bông tai và y phục để cung cấp cho tôi.'

Hoặc có người nói rằng:

'Tôi chẳng được gì cả, chỉ toàn là sự bất mãn.'

Hoặc có người nói rằng:

'Cô ta lấy các long hương, xạ hương và hương chiên đàn để cung cấp cho tôi.'

Khi các thương nhân nói lời đó xong, ta bảo họ rằng:

'Các người thật khó mà giải thoát, sao các người lại tham luyến chúng la-sát nữa kia?'

Chúng thương nhân nghe xong, lòng sanh tâm sợ hãi và hỏi rằng:

'Đại thương chủ, có thật là như vậy không?'

Ta liền bảo họ:

'Nước Sư Tử này là nơi ở của các la-sát nữ. Họ chẳng phải là người mà đích thật là la-sát nữ.'

Tiếp đó, ta nói lời thề rằng:

'Chỉ có Phật Pháp Tăng mới có thể biết họ là la-sát nữ.'

Lúc ấy các thương nhân nghe xong và nói với ta rằng:

'Chúng tôi phải làm cách nào mới thoát khỏi nạn này.'

Ta nói với họ rằng:

'Ở nước Sư Tử có một Thánh Mã Vương hay khéo có thể cứu độ tất cả hữu tình. Ngài ăn dược thảo trắng và lăn trên bãi cát vàng, rồi đứng dậy, rung rẩy lông trên thân và nói lời như thế này:

"Có ai muốn đi qua bờ kia không?"

Ta đã nói với Thánh Mã Vương kia rằng:

"Nay tôi muốn đi qua bờ kia." '

Khi đó các thương nhân lại nói với ta rằng:

'Vậy thì ngày nào chúng ta sẽ đi?'

Ta bảo họ rằng:

'Ba ngày sau chúng ta nhất định phải đi, các người phải nhớ chuẩn bị các thứ tư lương để lên đường.'

Nói lời ấy xong, chúng thương nhân trở vào thành, rồi ai về nhà nấy của mỗi la-sát nữ.

Khi la-sát nữ thấy ta về, cô ấy liền hỏi:

'Anh có mệt không?'

Ta hỏi la-sát nữ kia:

'Anh chưa bao giờ nhìn thấy khu lâm viên đẹp đẽ và ao tắm của em cả, thật sự là có hay không?' 

Lúc đó la-sát nữ kia bảo ta rằng:

'Đại thương chủ! Ở nước Sư Tử có rất nhiều khu viên lâm xinh đẹp cùng ao tắm.'

Ta nói với cô ấy rằng:

'Nàng hãy chuẩn bị các thứ tư lương, ba ngày sau anh muốn đi du ngoạn. Anh muốn tham quan các khu viên lâm, ao đầm, ngắm bông hoa quý, và anh cũng sẽ hái các loại hoa đó để mang về nhà.' 

La-sát nữ liền nói với ta rằng:

'Đại thương chủ, em sẽ chuẩn bị đầy đủ các thứ tư lương cho anh.'

'Nếu la-sát nữ kia biết được phương kế của ta thì chắc sẽ giết chết mình.'

Nghĩ như vậy, ta giữ lặng yên.

Rồi sau đó, la-sát nữ kia lấy những thức ăn nước uống thơm ngon để mời ta dùng. Ăn xong, ta thở dài.

Cô ấy hỏi:

'Đại thương chủ, tại sao anh lại thở dài như vậy?'

Lúc đó ta nói với cô ấy rằng:

'Anh vốn là người của Nam Thiệm Bộ Châu, anh nay thật nhớ quê nhà quá.'

Cô ấy nói với ta rằng:

'Đại thương chủ, đừng nhớ về quê hương của anh nữa. Ở nước Sư Tử này có đủ các loại ẩm thực, y phục, kho chứa đồ, những khu lâm viên xinh đẹp và ao tắm. Anh sẽ thọ hưởng mọi điều vui sướng, anh hà tất phải nhớ về Nam Thiệm Bộ Châu làm gì!'

Nghe xong, ta giữ lặng yên. Qua ngày hôm sau đến ngày thứ hai, cô ấy chuẩn bị đầy đủ ẩm thực và các thứ tư lương cho ta. Các thương nhân kia cũng thảy đều chuẩn bị đầy đủ các thứ tư lương, rồi cùng đợi đến ngày thứ ba. Vào ngày thứ ba khi trời vừa hừng sáng, tất cả chúng thương nhân đều ra khỏi thành. Khi đã ra khỏi thành, ai nấy đều cùng nhau bàn bạc:

'Bây giờ chúng ta nhất định phải mau rời khỏi và đừng nên ngoái nhìn lại nước Sư Tử.'

Sau khi nói lời ấy xong, ta cùng họ liền chạy nhanh đến chỗ của Thánh Mã Vương. Lúc đến nơi, mọi người trông thấy Mã Vương đang ăn dược thảo trắng. Khi ăn xong, ngài lăn trên bãi cát vàng, rồi đứng dậy, rung rẩy lông trên thân. Lúc bấy giờ, trên mặt đất của nước Sư Tử đều chấn động. Khi đó, Mã Vương hỏi đến ba lần như sau:

'Bây giờ có ai muốn đi qua bờ kia không?'

Lúc ấy các thương nhân nói lời như thế này:

'Nay chúng tôi muốn đi qua bờ kia.'

Khi đó, Thánh Mã vương chuyển động thân mình và nói lời này:

'Các ông nhất định phải hướng về phía trước và chớ nên ngoảnh nhìn lại nước Sư Tử.'

Khi Thánh Mã Vương kia nói như thế xong, ta trèo lên lưng của Mã Vương trước, rồi sau đó 500 thương nhân cũng đều trèo lên lưng của ngài.

Lúc bấy giờ, chúng la-sát nữ ở trong nước Sư Tử kia bỗng nhiên hay được các thương nhân đã ra đi, chúng liền phát ra những tiếng thương cảm thảm thiết và vội vã đuổi theo. Chúng khóc lóc buồn bã, vừa kêu vừa chạy. Khi các thương nhân nghe tiếng đó xong, họ quay đầu liếc nhìn thì bất chợt rơi xuống. Họ rơi vào trong nước và bị chúng la-sát nữ này ăn thịt. Lúc đó chỉ có một mình ta là về được châu Nam Diêm-phù-đề. 

Khi Thánh Mã Vương đến tới bờ biển, ta leo xuống và nhiễu quanh Thánh Mã Vương ba vòng rồi rời khỏi nơi kia. Sau đó ta tìm đường về nơi xứ sở của mình và cuối cùng ta cũng về đến nhà. Khi cha mẹ ta nghe thấy ta trở về, họ ôm chặt vào lòng và vui mừng đến rơi nước mắt. Lúc trước, cha mẹ ta vì quá thương nhớ mà thường hay rơi lệ. Chính vì vậy mà làm cho mắt của họ đã bị mờ đi. Nay đã được hồi phục và sáng rõ như xưa. Khi đó, phụ mẫu tử được đoàn viên, ta thuật lại tường tận những việc gian khổ đã xảy ra. Sau khi nghe xong, cha mẹ ta bảo rằng:

'Hôm nay con được bình yên trở về, cha mẹ đã an tâm lắm rồi và không còn lo lắng nữa. Cha mẹ không cần đến những tài bảo đó đâu. Nay cha mẹ tuổi hạc đã cao và sức khỏe suy kém, cha mẹ cần con trông coi ở những lúc ra vào. Lúc cha mẹ qua đời, con là chủ của một nhà và sẽ đưa tiễn cùng mai táng cho cha mẹ.'

Phụ mẫu của ta thuở xưa đã nói những lời an ủi với ta như vậy đó.

Này Trừ Cái Chướng! Lúc ta là một vị thương chủ, ta đã trải qua những khổ nạn nguy hiểm như thế."

Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ-Tát:

"Thánh Mã Vương thuở đó chính là Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát, là vị đã cứu ta thoát nạn hiểm nguy trong những lúc kinh hoàng của sanh tử.

Này Trừ Cái Chướng! Ta nay chẳng thể nào nói tường tận công đức số lượng của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát. Ta nay sẽ vì ông mà lược nói về công đức của những lỗ chân lông nơi thân của Quán Tự Tại.

Này Trừ Cái Chướng! Trên thân của Quán Tự Tại Bồ-Tát có một lỗ chân lông vàng kim. Ở trong ấy có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha càn-thát-bà. Chúng ở trong đó và không phải trải qua nỗi khổ của luân hồi, mà chỉ thường thọ hưởng những điều vui sướng tối thắng. Các phẩm vật cõi trời để thọ dùng thì nhiều vô cùng vô tận. Chúng không có tâm tà ác, không có tánh đố kỵ, không có tham sân si. Chúng luôn tu hành Bát Thánh Đạo và thường thọ Pháp lạc.

Này Trừ Cái Chướng! Ở trong lỗ chân lông vàng kim này lại có một như ý bảo châu. Nó phóng ra ánh sáng và tùy ý mãn túc mọi điều sở nguyện của chúng càn-thát-bà kia. Ở trong lỗ chân lông vàng kim này xuất hiện ra những việc như thế.

Lại có một lỗ chân lông màu đen. Ở trong ấy có vô lượng trăm ngàn vạn ức na-do-tha vị tiên nhân có thần thông. Trong đó có vị đắc một loại thần thông. Hoặc có vị đắc hai, ba, bốn, hoặc năm loại thần thông. Cũng có vị đắc đầy đủ lục thông. Ở trong lỗ chân lông này lại hiện ra đất bạc với núi làm bằng hoàng kim, chóp núi làm bằng bạc trắng và có 37 ái nhiễm liên hoa báu trang nghiêm ở trên núi đó. Ở trong dãy núi ấy có 84.000 chúng thần tiên. Bên cạnh của các vị tiên nhân này xuất hiện ra những cây kiếp-ba-la với thân cây có sắc màu hồng đậm, cành với lá làm bằng hoàng kim và bạc trắng, và chúng phóng ra ánh sáng châu báu.

Ở giữa mỗi một lỗ chân lông lại hiện ra bốn ao báu với nước tám công đức tràn đầy trong ấy, và có các diệu hoa đầy khắp trong ao. Cạnh bờ ao có những cây tỏa hương thơm vi diệu cõi trời và cây hương chiên đàn.

Lại có những cây kiếp-ba-la trang nghiêm. Trên cây treo các mũ trời, bông tai và còn có xâu chuỗi anh lạc được trang trí lên đó. Ở trên ấy lại treo những chuông báu, y phục vi diệu và áo kiều-thi-ca.

Ở dưới mỗi một cây kiếp-ba-la có 100.000 càn-thát-bà vương thường tấu các loại âm nhạc. Lại có những đàn nai và bầy chim linh thiêng, khi chúng nghe âm nhạc đó thì thảy đều suy nghĩ:

'Đa số các chúng sanh đều thọ khổ luân hồi. Tại sao người ở châu Nam Diêm-phù-đề phải chứng kiến cùng thọ lấy sanh lão bệnh tử, ái biệt ly khổ và các thứ khổ khác như thế?'

Khi ấy, các bầy chim và đàn nai kia suy nghĩ đến danh hiệu của Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương này, thì liền đó xuất hiện những cao lương mỹ vị ngon lạ cõi trời, các hương thơm vi diệu cõi trời, y phục vi diệu cõi trời cùng những phẩm vật khác, và tùy theo tâm niệm của chúng mà tự nhiên hiện ra đầy đủ như ý muốn."

Lúc bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Con nay nghe được việc này, thật là hy hữu, thưa Thế Tôn!"

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Ý ông nghĩ sao?"

Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bởi tâm của các hữu tình kia thường tư duy và niệm danh hiệu của Kinh này nên chúng mới được những sự lợi ích an vui như vậy.

Nếu lại có người nghe được Kinh này, rồi có thể biên chép, thọ trì đọc tụng, và cung kính cúng dường, thì người như thế sẽ thường được an vui.

Hoặc lại có người như có thể biên chép một chữ trong Kinh này, thì người đó trong tương lai sẽ không bao giờ còn thọ khổ của luân hồi. Họ vĩnh viễn sẽ không bao giờ sinh ra trong tầng lớp hạ tiện như là làm nghề đồ tể. Thân của họ khi sinh ra sẽ không bao giờ có những tướng xấu xa, như là gù lưng, chân tay co quắp, môi trề, khuyết tật, xấu xí, ghẻ hủi và những thứ bệnh tật khác. Họ chỉ có thân tướng viên mãn, các căn đầy đủ và có uy thế lớn. Huống nữa là công đức có được của những ai thọ trì đọc tụng, biên chép, và cung kính cúng dường Kinh này."

Lúc bấy giờ Đức Phật ngợi khen rằng:

"Lành thay, lành thay, Trừ Cái Chướng! Ông nay thật khéo diễn nói Pháp như vậy. Nay ở trong Pháp hội này có vô số trăm ngàn vạn trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, người và phi nhân, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, cùng các hàng đại chúng như thế, tất cả đều nghe được Pháp mà ông đã nói. Họ nghe được Pháp môn quảng đại đó, đây là do ông đã hỏi."

Khi đó Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Nay kính mong Thế Tôn hãy tuyên thuyết diệu Pháp để cho trời người cùng các hàng đại chúng sanh tín tâm kiên cố."

Đức Phật liền ngợi khen rằng:

"Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Ông lại khéo có thể hỏi thêm về sự biến hiện công đức trong lỗ chân lông nơi thân của Quán Tự Tại.

Này Trừ Cái Chướng! Trên thân Bồ-Tát lại có một lỗ chân lông trang nghiêm. Ở trong ấy có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha càn-thát-bà nữ với diện mạo đoan nghiêm, hình dáng diễm lệ và có đủ mọi vật báu trang nghiêm nơi thân. Tướng mạo của họ tựa như các thiên nữ. Tham sân si cùng những ách khổ đều chẳng thể nào xâm phạm. Các việc khổ não về thân mà người thế gian phải gánh chịu, một chút họ cũng chẳng lãnh thọ. Ở trong ba thời mỗi ngày [lúc mặt trời mọc, giữa trưa và mặt trời lặn], chúng càn-thát-bà nữ kia đều niệm danh hiệu của Quán Tự Tại Bồ-Tát. Ngay lúc đó, họ sẽ được hết thảy các vật dụng như ước muốn."

Khi ấy Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Con muốn được vào trong những lỗ chân lông kia để xem thấy các việc đó."

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Những lỗ chân lông kia ví như hư không, chẳng có ranh giới và cũng không bị chướng ngại.

Này thiện nam tử! Những lỗ chân lông này là vô chướng vô ngại và cũng không có não hại. Nếu Phổ Hiền Bồ-Tát Ma-ha-tát nhập vào một trong những lỗ chân lông kia và du hành suốt 12 năm, thì cũng chẳng thể đến được ranh giới. Trong mỗi lỗ chân lông, Phổ Hiền thấy có các Đức Phật đang ở trong đó. Vì thế mà Phổ Hiền chẳng thể nào thấy được ranh giới cùng khoảng cách. Nếu vậy thì chư Bồ-Tát khác làm sao có thể thấy được ranh giới của những lỗ chân lông kia?"

Khi ấy Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Phổ Hiền Bồ-Tát Ma-ha-tát nhập vào một trong những lỗ chân lông kia và du hành suốt 12 năm mà cũng chẳng thể đến được ranh giới, và ngài lại thấy có 100 Đức Phật ở trong đó. Như Phổ Hiền Bồ-Tát Ma-ha-tát còn chẳng thể thấy được ranh giới, thế thì con nay làm sao mà nhập vào trong ấy cho được?"

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Đến cả Ta cũng còn không thể thấy những sự vi diệu và tịch tĩnh như vậy. Do bởi Bồ-Tát là vô tướng, nên thị hiện đại thân, đầy đủ 11 mặt với trăm ngàn con mắt quảng đại viên mãn. Bồ-Tát đã đắc tương ứng địa và trụ trong vắng lặng tịch tĩnh. Bồ-Tát có đại trí của vô sở đắc và không sự có luân hồi. Bồ-Tát chẳng thấy có người được ngài cứu độ và cũng không có sự phân biệt chủng tộc. Lại cũng không có trí tuệ và cũng không có lời nói, bởi các pháp như thế chỉ là như bóng như âm vang.

Này thiện nam tử! Quán Tự Tại Bồ-Tát được tự tại của cái thấy, cái nghe, và tự tánh, cho đến Như Lai cũng chẳng thể thấy biết tâm niệm của Bồ-Tát. Ý ông nghĩ sao?

Này thiện nam tử! Phổ Hiền cùng chư Bồ-Tát khác đều cụ túc bất khả tư nghì, nhưng cũng chẳng thể biết rõ sự biến hóa của Quán Tự Tại.

Này thiện nam tử! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát biến hiện đủ mọi sự việc để cứu độ vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha hữu tình, khiến họ đắc vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc và kiến thấy Đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Sau đó, họ nghe được Pháp yếu và đều sẽ viên thành Đạo Bồ-đề."

Lúc ấy, Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Con không biết phải dùng phương tiện gì để thấy được Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát?"

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Vị Bồ-Tát kia sẽ đến Thế Giới Ta-Bà này để diện kiến cùng lễ bái và cúng dường Ta."

Khi đó, Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Ngài có biết là khi nào thì Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát sẽ đến nơi này?"

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Khi thiện căn của chúng hữu tình trong thế giới này thành thục thì Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát sẽ đến đây."

Lúc đó Trừ Cái Chướng Bồ-Tát Ma-ha-tát lấy tay kê lên má và tư duy như vầy:

"Mình nay có tội chướng gì? Mặc dầu thọ mạng tuy lâu dài nhưng cũng chẳng có lợi ích chi cả. Mình không thể thấy Quán Tự Tại Bồ-Tát để được cung kính lễ bái. Mình ví như kẻ mù lòa đi trên con đường lộ."

Khi ấy Trừ Cái Chướng Bồ-Tát lại bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát kia thật sự là khi nào thì sẽ đến đây?"

Lúc bấy giờ Đức Phật mỉm cười và nói rằng:

"Này thiện nam tử! Thời gian của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát sẽ đến là vô thời."

Này thiện nam tử! Trên thân của vị Bồ-Tát kia có một lỗ chân lông tên là Sái Cam Lộ. Ở trong lỗ chân lông này có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha chúng trời người đang trú ở trong đó. Họ đã chứng Sơ Địa, hoặc Nhị Địa và cho đến có vị đã chứng quả Thập Địa của bậc đại Bồ-Tát. 

Này Trừ Cái Chướng! Ở trong lỗ chân lông Sái Cam Lộ kia có 60 dãy núi làm bằng vàng bạc báu. Mỗi một dãy núi cao 60.000 do-tuần và có 99.000 chóp núi. Có vàng báu vi diệu cõi trời trang nghiêm xung quanh và có các bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ-Tát hiện đang trú ở đó. 

Lại có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha chúng càn-thát-bà thường luôn tấu các loại âm nhạc ở trong lỗ chân lông kia.

Này Trừ Cái Chướng! Ở trong lỗ chân lông Sái Cam Lộ kia lại có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha cung điện được trang trí xung quanh với ma-ni bảo châu vi diệu cõi trời cùng muôn loại trân châu anh lạc. Phàm ai thấy đều tự nhiên vui thích. Ở trong những cung điện kia có chư Bồ-Tát đang thuyết vi diệu Pháp. Sau đó, các ngài rời khỏi cung điện ấy và đi kinh hành. 

Ở nơi kinh hành có 77 ao tắm với nước tám công đức tràn đầy trong ấy. Có đủ các loại hoa tràn khắp trong ao, như là: hoa sen xanh, hoa súng trắng, hoa sen trắng, hoa tu-càn-đề, hoa mạn-đà-la, và hoa ma-ha mạn-đà-la. 

Trên đất của nơi kinh hành kia lại có cây kiếp-ba-la thích ý với lá làm bằng vàng bạc cõi trời, treo trên cây là những mũ trời, bông tai, trân bảo, xâu chuỗi anh lạc, và các loại châu báu dùng để trang nghiêm. 

Khi đã đi kinh hành xong, vào buổi tối, chư Bồ-Tát kia nhớ tưởng đến các Pháp Đại Thừa, tư duy về quả địa tịch diệt, và tư duy về địa ngục, ngạ quỷ, cùng bàng sanh thú vật. Khi đã tư duy như thế xong, các ngài nhập vào Từ Tâm Tam-muội.

Này Trừ Cái Chướng! Ở trong lỗ chân lông kia xuất hiện chư vị Bồ-Tát như vậy.

Lại có một lỗ chân lông tên là Kim Cang Diện. Ở trong đó có vô số trăm ngàn vạn khẩn-na-la. Chúng lấy các vòng hoa và quấn khắp trên thân để trang nghiêm, dùng hương xoa vi diệu để bôi lên thân mình, phàm ai thấy đều rất hoan hỷ. Chúng luôn niệm Phật Pháp Tăng và được tín tâm kiên cố. Chúng an trụ nơi các Pháp với lòng nhẫn nhục, tâm từ bi, tư duy tịch diệt và lìa xa các nẻo luân hồi. Cũng như vậy, thiện nam tử! Chúng khẩn-na-la kia thường sanh tâm yêu mến.

Bên trong lỗ chân lông kia có vô số ngọn núi. Ở trong đó có hang kim cang báu, hang vàng báu, hang bạc báu, hang pha lê báu, hang liên hoa sắc báu, hang thanh sắc báu, và còn có đầy đủ các hang bằng thất bảo. 

Như vậy, thiện nam tử! Ở trong lỗ chân lông kia có những sự biến hiện như thế.

Lại có vô số cây kiếp-ba-la, vô số cây chiên đàn to lớn, và các cây hương thơm vi diệu. Có vô số ao tắm, trăm ngàn vạn cung điện báu cõi trời được trang nghiêm bằng châu báu pha lê, thanh tịnh vi diệu và tráng lệ đẹp đẽ. Ở những cung điện như thế có chúng khẩn-na-la đang nghỉ ngơi trong đó. Khi nghỉ ngơi xong, chúng thuyết các Pháp vi diệu, như là:

- Bố Thí Ba-la-mật,
- Trì Giới Ba-la-mật,
- Nhẫn Nhục Ba-la-mật,
- Tinh Tấn Ba-la-mật,
- Thiền Định Ba-la-mật,
- và Trí Tuệ Ba-la-mật.

Khi đã thuyết sáu Pháp Ba-la-mật xong, mỗi mỗi đều đi kinh hành.

Ở nơi đó có những con đường kinh hành bằng hoàng kim cùng những con đường kinh hành bằng bạc trắng. Xung quanh nơi ấy có cây kiếp-ba-la với vàng bạc làm lá. Trên cây có đủ các loại thiên y, mũ báu, bông tai, chuông báu, và xâu chuỗi anh lạc để trang nghiêm nơi kinh hành kia.

Ở nơi kinh hành này lại có những lầu các, chúng khẩn-na-la kia tư duy về sự trầm luân của sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, bần cùng khốn khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, cầu bất đắc khổ, hoặc cái khổ bị đọa xuống địa ngục kim chích, địa ngục sợi dây đen, đại địa ngục uống giấm, đại địa ngục cực nóng, địa ngục hầm lửa, hoặc sa vào loài ngạ quỷ. Chúng khẩn-na-la kia tư duy về các đại khổ não mà chúng hữu tình như thế phải thọ lấy.

Lại nữa, thiện nam tử! Chúng khẩn-na-la kia yêu thích các Pháp thâm sâu, tư duy về Viên Tịch Chân Giới. Chúng lại luôn niệm danh hiệu của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát. Do bởi xưng niệm danh hiệu đó, nên chúng liền được đầy đủ tất cả các vật dụng như mong muốn.

Này thiện nam tử! Cho dù chỉ là danh hiệu của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát thì cũng khó mà nghe được. Tại sao thế? Vị Bồ-Tát kia ví như đại phụ mẫu của hết thảy chúng sanh. Ngài vì tất cả chúng hữu tình mà ban điều không sợ hãi, khai đạo và làm bậc thiện tri thức của hết thảy chúng sanh.

Vì thế, này thiện nam tử! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát kia có Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni rất khó gặp. Nếu ai có thể xưng niệm danh hiệu của Đà-la-ni đó, thời họ sẽ được sanh vào trong lỗ chân lông của Bồ-Tát và sẽ không trải qua sanh tử trầm luân. Sau đó, họ rời khỏi lỗ chân lông ấy rồi nhập vào lỗ chân lông khác và trú ở đó. Cứ như vậy, lần lượt cho đến khi họ chứng đắc viên mãn của quả địa tịch diệt."

Khi ấy Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này là từ nơi nào mà đắc được?"

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này rất khó gặp, ngay cả các Đức Như Lai cũng còn chẳng biết nơi nào để đắc được, huống nữa là chư Bồ-Tát đang ở bậc nhân địa thì làm sao có thể biết nơi nào để đắc được?"

Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Đà-la-ni này, tại sao ngay cả chư Phật Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác mà cũng chẳng thể biết?"

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này là bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát. Nếu ai biết bổn tâm vi diệu đó thì tức là biết được giải thoát."

Trừ Cái Chướng Bồ-Tát liền bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Có ai trong các chúng hữu tình có thể biết được Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này chăng?"

Đức Phật bảo:

"Không một ai biết cả! Này thiện nam tử! Vô lượng các Đức Như Lai cũng khó mà biết Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, vậy thì chư Bồ-Tát làm sao biết được nơi bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ-Tát? Ta đã đến các cõi nước phương khác, nhưng cũng không thấy một ai biết được Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này.

Nếu ai có thể thường thọ trì Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì trong lúc người đó trì tụng sẽ có 99 Hằng Hà sa Như Lai đều đến hội họp. Lại có chư Bồ-Tát nhiều như số vi trần cũng đến hội họp. Lại có 33 chư thiên tử cũng đều đến hội họp. Lại có Tứ Đại Thiên Vương sẽ hộ vệ người đó ở bốn phương. Lại có Sa-nga-la Long Vương, Vô Nhiệt Não Long Vương, Đắc-xoa-ca Long Vương, Phạ-tô-chỉ Long Vương, và vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha long vương như thế cũng đến hộ vệ người ấy. Lại có địa hành dạ-xoa, chư thần trong hư không, và chúng hữu tình khác cũng hộ vệ người đó.

Này thiện nam tử! Trong các lỗ chân lông của Quán Tự Tại Bồ-Tát có hàng ức số Như Lai đang ở bên trong và ngợi khen người đó rằng:

'Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Ông có thể đắc ma-ni như ý bảo châu này, thì tổ tiên trong bảy đời của ông sẽ đều được giải thoát.'

Này thiện nam tử! Phàm người trì Đà-la-ni này thì các loài trùng trong bụng của họ sẽ đắc quả vị bất thối chuyển của bậc Bồ-Tát. 

Này thiện nam tử! Nếu lại có người đeo Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này trên cổ hay mang ở trong mình, thì khi ai đó thấy người ấy, 
- cũng tức đồng như thấy được thân kim cang, 
- lại cũng như thấy được tháp xá-lợi, 
- lại cũng như thấy được Như Lai, 
- lại cũng như thấy được người có đầy đủ trí tuệ bằng một câu-chi.

Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nào mà có thể y Pháp tu hành và niệm Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì người đó sẽ đắc vô lượng biện tài, trí tuệ thanh tịnh cùng lòng từ bi rộng lớn. Mỗi ngày người đó sẽ được đầy đủ Lục Độ Ba-la-mật và thành tựu công đức viên mãn. Người này sẽ được quán đảnh Thiên Chuyển Luân. Nếu hơi thở của người ấy tỏa ra và chạm vào thân người khác, thì người bị chạm đến sẽ phát khởi lòng từ và rời xa các độc của sân. Họ sẽ trở thành Bồ-Tát trụ ở quả vị bất thối chuyển và sẽ mau chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Nếu người nào mang hoặc đeo Đà-la-ni này mà tay của họ chạm vào thân người khác, thì người bị chạm đó sẽ sớm được quả vị Bồ-Tát.

Nếu người nào mang hoặc đeo Đà-la-ni này mà họ gặp thấy người nam, người nữ, đồng nam, đồng nữ, và cho đến các loài hữu tình khác, thì những người gặp thấy đó sẽ thảy đều sớm được quả vị Bồ-Tát. 

Người thọ trì Đà-la-ni như thế sẽ vĩnh viễn không bao giờ phải thọ nỗi khổ của sanh lão bệnh tử, hoặc khổ của ái biệt ly. Khi tụng niệm, họ sẽ được sự cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn. 

Nay, Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này được thuyết giảng như vậy."

Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Hết quyển thứ ba

Lúc bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Nay con phải làm thế nào mới đắc được Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này? Phàm ai đắc được thời sẽ tương ứng chẳng thể nghĩ bàn của vô lượng thiền định và tức đồng như chứng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Đà-la-ni này sẽ:
- dẫn nhập vào môn giải thoát,
- hiển bày cảnh giới Niết-bàn, 
- diệt trừ vĩnh viễn tham sân si, 
- thành tựu Pháp tạng viên mãn, 
- phá hủy năm nẻo luân hồi,
- thanh tịnh các địa ngục,
- đoạn trừ mọi phiền não,
- cứu độ chúng bàng sanh,
- và viên mãn Pháp vị.
Nếu dùng Nhất Thiết Trí để diễn nói Đà-la-ni này thì cũng chẳng thể nói cùng tận.

Bạch Thế Tôn! Con cần có Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này. Vì Đà-la-ni này, con sẽ lấy thất bảo đầy khắp trong bốn châu lớn để bố thí và lấy dùng biên chép.

Bạch Thế Tôn! Nếu vẫn không đủ mực, giấy, hoặc bút, con sẽ dùng thân thể của con để chích máu làm mực, lóc da làm giấy, và chẻ xương làm bút. 

Thưa Thế Tôn! Con sẽ không bao giờ hối tiếc và con tôn trọng Đà-la-ni này như cha mẹ của chính mình."

Lúc bấy giờ Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ-Tát rằng:

"Này thiện nam tử! Nhớ lại vào thuở quá khứ, Ta vì Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này mà đã đi qua khắp các thế giới nhiều như số vi trần và cúng dường vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha Như Lai. Nhưng ở nơi của các Đức Như Lai kia, ta vẫn chưa hề đắc được hay nghe tới. Lúc đó trong đời có Đức Phật tên là Bảo Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Khi ấy ta ở trước Đức Phật kia mà rơi lệ than khóc. Lúc bấy giờ Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác kia bảo ta rằng:

'Thiện nam tử! Ông chớ than khóc nữa. Thiện nam tử! Ông hãy đi đến thế giới của Liên Hoa Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ở chỗ ấy, Đức Phật kia biết được Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này.'

Này thiện nam tử! Sau đó ta từ biệt Bảo Thượng Như Lai và đi đến Phật độ của Liên Hoa Thượng Như Lai. Khi đến nơi, ta đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ở trước Đức Phật kia và chắp tay bạch rằng:

'Duy nguyện Thế Tôn hãy truyền cho con Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni. Đà-la-ni kia là vua chân ngôn của tất cả bổn mẫu. Nếu nhớ niệm danh hiệu đó thời các tội cấu sẽ tiêu trừ và sớm chứng quả Bồ-đề. Con bây giờ đã kiệt sức, bởi vì con đã đến vô số thế giới mà vẫn không thể chứng đắc. Tới bây giờ, con mới đến được nơi này.'

Khi đó, Liên Hoa Thượng Như Lai liền nói công đức của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này:

'Thiện nam tử! Ta có thể đếm số lượng của hết thảy vi trần, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì Ta chẳng thể nào đếm được số lượng phước đức có được của họ.

Thiện nam tử! Lại ví như biển lớn, Ta có thể đếm từng hạt cát trong đó, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì Ta chẳng thể nào đếm được số lượng phước đức có được của họ.

Thiện nam tử! Lại ví như có vị thiên nhân tạo lập một kho chứa đồ với chiều dài 1.000 do-tuần, rộng 1.000 do-tuần, và cao 1.000 do tuần, tích trữ đầy khắp trong đó toàn là hạt vừng đến một chỗ trống nhỏ như cây kim cũng chẳng có. Lại nữa, người canh giữ nơi đó không bị già và không bị chết. Cứ mỗi 100 kiếp, người ấy thảy một hạt vừng ra ngoài và cứ như thế cho đến khi người ấy thảy hết không còn một hạt nào, Ta có thể đếm số lượng đó, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì Ta chẳng thể nào đếm được số lượng phước đức có được của họ.

Thiện nam tử! Lại ví như bốn châu lớn, trong đó trồng đủ các loại lúa gạo cùng những cây khác. Vua rồng làm mưa và lúc đến mùa thì các cây đó thảy chín đều. Khi đã thu hoạch xong tất cả, hãy lấy Nam Thiệm Bộ Châu làm sân, rồi dùng xe cộ để vận chuyển hết về sân và tích tụ thành một đống lớn. Thiện nam tử, Ta có thế đếm từng hạt trong đó, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì Ta chẳng thể nào đếm được số lượng phước đức có được của họ.

Thiện nam tử! Ở Nam Diêm-phù-đề có những con sông lớn chảy suốt ngày đêm, như là: sông Tỉ-đa, sông Cương-nga, sông Diễm-mẫu-na, sông Phạ-sô, sông Thiết-đa-rô-nại-la, sông Tán-nại-la-bà-nghiệt, sông Ái-la-phạ-để, sông Tô-ma-nga-đà, sông Hê-ma, và sông Ca-la-thú-na-rị. Mỗi một con sông này có 5.000 con sông nhỏ và chảy suốt ngày đêm vào biển lớn. Thiện nam tử, Ta có thể đếm từng giọt nước trong những con sông lớn kia, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì Ta chẳng thể nào đếm được số lượng phước đức có được của họ.

Thiện nam tử! Lại ví như trong bốn châu lớn có các loài hữu tình bốn chân, như là: sư tử, voi, ngựa, bò rừng, trâu nước, cọp, sói, khỉ, nai, dê, cừu, chó rừng, thỏ, và các loài bốn chân như thế. Ta có thể đếm từng cọng lông của chúng, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì Ta chẳng thể nào đếm được số lượng phước đức có được của họ.

Thiện nam tử! Lại ví như vua núi kim cang hình móc câu, chiều cao 99.000 do-tuần, độ sâu 84.000 do-tuần, chiều dài 84.000 do-tuần, và chiều rộng là 84.000 do tuần. Ở trên núi kia có một người không già không chết, người ấy trải qua một kiếp mới đi hết một vòng của núi kia. Vua núi như thế, Ta có thể dùng áo kiều-thi-ca để quét sạch đến không còn một chút gì, nhưng nếu có người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì Ta chẳng thể nào nói hết số lượng phước đức có được của họ.

Thiện nam tử! Lại ví như đại hải, độ sâu là 84.000 do-tuần, mặt biển trải rộng vô lượng. Ta có thể dùng trên đầu của một cọng lông để chấm vào biển nước, và chấm cho đến khi hết sạch, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì Ta chẳng thể nào nói hết số lượng phước đức có được của họ.

Thiện nam tử! Lại ví như rừng cây lớn Thi-lợi-sa, Ta có thể đếm từng lá một, nhưng thiện nam tử, nếu có người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì Ta chẳng thể nào nói hết số lượng phước đức có được của họ.

Thiện nam tử! Lại ví như trong bốn châu lớn có đầy khắp kẻ nam người nữ cùng trẻ con đang trú ở đó, giả như tất cả họ đều đắc quả vị Thất Địa Bồ-Tát, thì công đức của chư Bồ-Tát kia cùng công đức người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này bằng nhau không khác.

Thiện nam tử! Trừ những năm có 12 tháng ra, hãy lấy những tháng dư của các năm có 13 tháng mà cộng lại thành một năm và rồi thành trọn một kiếp trên cõi trời. Giả như trời mưa ngày đêm suốt một kiếp đó, thiện nam tử, Ta có thể đếm từng giọt nước mưa, nhưng nếu có người niệm một biến của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì số lượng công đức của họ còn nhiều hơn số kia. Ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử! Lại ví như có một câu-chi các Đức Như Lai đồng ở tại một nơi và có người trải qua thời gian một kiếp trên cõi trời, lấy y phục ẩm thực, giường nằm, tọa cụ cùng thuốc thang và đủ các vật thọ dụng để cúng dường chư Như Lai kia, tuy nhiên, công đức đó vẫn còn có thể biết được, nhưng công đức có được của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này thì cũng không thể nào biết tận số lượng. Chẳng phải chỉ có Ta nay ở tại thế giới này, mà dù cho Ta ở trong định thì công đức ấy cũng chẳng thể suy lường. 

Thiện nam tử! Pháp này rất vi diệu, hết thảy đều tương ứng với Gia Hạnh Quán Trí. Vào đời vị lai, ông sẽ đắc tâm Pháp vi diệu này. Vị Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát kia khéo trụ nơi Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni như vậy đó.

Thiện nam tử! Thuở xưa, Ta dùng Gia Hạnh đi qua khắp vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha thế giới để đến chỗ của Đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Ta chắp tay ở trước Ngài và vì Pháp này mà Ta rơi lệ than khóc. Khi đó Đức Vô Lượng Thọ Như Lai thấy biết được nhân duyên của Ta ở hiện tại cùng vị lai mà bảo Ta rằng:

"Thiện nam tử! Ông cần Lục Tự Đại Minh Vương Quán Hạnh Du-già này phải không?"

Ta liền thưa rằng:

"Thưa Thế Tôn! Con cần Pháp này. Thưa Thiện Thệ! Con cần Pháp này. Con cần Pháp đó như người khát nước. Thưa Thế Tôn! Con vì Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này mà đã du hành qua vô số thế giới để cúng dường cho vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha Như Lai, nhưng con vẫn chưa từng đắc được Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này. Duy nguyện Thế Tôn cứu giúp sự ngu độn của con, như người không cụ túc mà khiến được cụ túc, như người bị lạc đường mà chỉ dẫn đúng đường, như dưới ánh nắng chói chang mà trồng cây sa-la ở ngã tư đường để làm tàng cây che mát. Tâm con rất khao khát Pháp này. Kính mong Thế Tôn hãy khai thị chỉ bảo, khiến con khéo trụ nơi Đạo cứu cánh và mặc áo giáp kim cang."

Lúc bấy giờ Đức Vô Lượng Thọ Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác dùng âm thanh ca-lăng-tần-già mà bảo Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát rằng:

"Thiện nam tử! Ông thấy Đức Liên Hoa Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này mà đã đi qua khắp vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha thế giới. Thiện nam tử! Ông nên truyền Lục Tự Đại Minh, bởi Đức Như Lai kia vì Đà-la-ni đó mà đến nơi này."

Quán Tự Tại Bồ-Tát thưa với Đức Thế Tôn kia rằng:

"Phàm ai không thấy Pháp tràng mạn-đà-la thì chẳng thể đắc Pháp này. Huống nữa là làm sao biết được Liên Hoa Ấn? Làm sao biết được Trì Ma-ni Ấn? Làm sao biết được Nhất Thiết Vương Ấn? Và làm sao biết được Mạn-đà-la Thanh Tịnh Thể?

Tướng trạng của mạn-đà-la này có chu vi hình vuông với chiều dài năm khuỷu tay. Ở chính giữa mạn-đà-la an lập một hình tượng của Đức Phật Vô Lượng Thọ. Rải xung quanh là các loại bột quý báu, gồm có: nhân-nại-la-nể-la, bát-nột-mạ-la-nga, ma-la-yết-đa, pha lê, và tô-phạ-la-noa-rô-bá.

Ở bên phải hình tượng của Đức Vô Lượng Thọ Như Lai an lập một hình tượng của Trì Đại Ma-ni Bảo Bồ-Tát. Ở bên trái của Phật an lập một hình tượng của Lục Tự Đại Minh với bốn cánh tay, màu da trắng như nguyệt sắc, và có đủ mọi châu báu trang nghiêm nơi thân. Cánh tay trái ở trên cầm một hoa sen và trên hoa sen có một ma-ni bảo châu, còn cánh tay phải ở trên cầm xâu chuỗi. Hai cánh tay ở dưới kiết ấn Nhất Thiết Vương. Ở dưới chân của Lục Tự Đại Minh có chư thiên với đủ mọi châu bảo dùng làm trang nghiêm. Bên tay phải của họ cầm một lư hương và lòng bàn tay bên trái giữ một bình bát với châu báu đầy khắp trong đó. Ở bốn phía góc của mạn-đà-la an trí hình tượng của Tứ Đại Thiên Vương và trong tay họ cầm đủ các loại binh khí cùng gậy. Ở bên ngoài bốn phía góc của mạn-đà-la an bày bốn cái hiền bình và trong bình chứa đầy khắp muôn loại ma-ni châu báu.

Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nào muốn vào mạn-đà-la này, thì quyến thuộc của họ không được cùng vào chung trong mạn-đà-la. Nhưng trước khi họ vào, người ấy có thể ghi tên thân quyến của họ lên một tờ giấy, rồi liệng tờ giấy đó vào trong mạn-đà-la, thời hàng quyến thuộc kia sẽ đều đắc quả vị Bồ-Tát. Còn người vào trong đó sẽ xa rời mọi khổ não và mau chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vị A-xà-lê không được vọng truyền Pháp này. Nếu có người khéo dùng thiện xảo phương tiện để chỉ bày cho người khác cùng thâm tín nơi Pháp Đại Thừa Gia Hạnh và chí tâm cầu giải thoát, thì vị A-xà-lê nên truyền Pháp này cho những người như thế mà chẳng nên truyền cho hàng ngoại đạo quái dị."

Lúc bấy giờ Đức Vô Lượng Thọ Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác bảo Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát rằng:

"Thiện nam tử! Nếu người thiện nam người thiện nữ nào có năm loại bột quý báu như thế, thì có thể thiết lập mạn-đà-la này; nhưng nếu họ nghèo túng hoặc chẳng thể gôm đủ các loại bột quý báu đó, thời phải làm sao?"

Ngài Quán Tự Tại bạch rằng:

"Bạch Thế Tôn! Họ có thể dùng môn phương tiện, bằng cách lấy các vật liệu với nhiều màu sắc, và dùng đủ mọi hương hoa để cúng dường. Nếu với phương thức đó mà thiện nam tử thiện nữ nhân kia vẫn không làm được, hoặc vì họ đang ở trọ hay đang lữ hành, vị A-xà-lê có thể vận dụng ý lực để nghĩ tưởng và tạo thành mạn-đà-la cùng kiết ấn A-xà-lê." '

Lúc bấy giờ Đức Liên Hoa Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác nói với Quán Tự Tại Bồ-Tát rằng:

'Thiện nam tử! Xin hãy nói cho Ta biết Lục Tự Đại Minh Vương Đà-la-ni này. Ta thỉnh cầu là vì muốn cho vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha hữu tình, khiến họ thoát ly khổ não của luân hồi và mau chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.'

Lúc đó Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát truyền Lục Tự Đại Minh này cho Đức Liên Hoa Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Đà-la-ni thuyết như vầy:

Om Mani Padme Hum (Tiếng Phạn)

(Phát Âm Theo Tiếng Việt: Ôm Ma Ni Pat Mê Hum)

Đương lúc tuyên thuyết Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì bốn châu lớn và cung điện của chư thiên thảy đều chấn động như tàu lá chuối. Nước trong bốn biển lớn phun ra và nổi sóng cuồn cuộn. Hết thảy loài gieo rắc tai ương, như là vĩ-na-dã-ca, dạ-xoa, la-sát, cưu-bàn-đồ, ma-ha-ca-la, với những loài khác cùng quyến thuộc của chúng ma, tất cả đều hốt hoảng giải tán và tháo chạy biệt tăm.

Lúc bấy giờ Đức Liên Hoa Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác duỗi cánh tay ra như cái vòi của con voi chúa và trao cho Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát xâu chuỗi anh lạc với trị giá trăm ngàn trân châu báu để cúng dường. Quán Tự Tại Bồ-Tát thọ nhận, rồi ngài dâng lên cho Đức Vô Lượng Thọ Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Đức Phật kia nhận xong, rồi Ngài lại cầm trao cho Đức Liên Hoa Thượng Như Lai. Khi Đức Phật Liên Hoa Thượng đắc được Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này xong, Ngài trở về lại Thế Giới Liên Hoa Thượng.

Và như thế, thiện nam tử! Ta vào thuở quá khứ đã nghe được Đà-la-ni này từ nơi của Đức Liên Hoa Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác kia."

Lúc bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Con phải làm thế nào mới đắc được Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này? Thưa Thế Tôn! Đà-la-ni này có đầy đủ đức vị của cam lộ. Thế Tôn! Nếu con nghe được Đà-la-ni này, con sẽ luôn nhớ niệm, tư duy cùng thọ trì mà không dám lãng quên. Con muốn làm cho chúng hữu tình nghe được Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, để họ có được đại công đức. Cuối mong Thế Tôn hãy giảng nói."

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Nếu có người biên chép Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này thì tức bằng như biên chép 84.000 Pháp tạng mà không chút sai khác. 

Nếu có người dùng vàng kim báu cõi trời để tạo lập hình tượng của các Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác nhiều như số vi trần, sau khi làm xong, họ tán thán và cúng dường trong một ngày, thì quả báo đạt được sẽ không bằng biên chép một chữ trong Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này. Quả báo công đức của Đà-la-ni này là chẳng thể nghĩ bàn và khéo dẫn đến bờ giải thoát. 

Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nào y Pháp tu hành và niệm Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, thì người đó sẽ đắc các tam-muội, như là:

- Trì Ma-ni Bảo Tam-muội,
- Quảng Bác Tam-muội,
- Thanh Tịnh Địa Ngục Bàng Sanh Tam-muội,
- Kim Cang Giáp Trụ Tam-muội,
- Diệu Túc Bình Mãn Tam-muội,
- Nhập Chư Phương Tiện Tam-muội,
- Nhập Chư Pháp Tam-muội,
- Quán Trang Nghiêm Tam-muội,
- Pháp Xa Thanh Tam-muội,
- Viễn Ly Tham Sân Si Tam-muội,
- Vô Biên Tế Tam-muội,
- Lục Ba-la-mật Môn Tam-muội,
- Trì Đại Diệu Cao Tam-muội,
- Cứu Chư Bố Úy Tam-muội,
- Hiện Chư Phật Sát Tam-muội,
- Quán Sát Chư Phật Tam-muội,
- và các tam-muội như thế, sẽ đắc 108 tam-muội cả thảy."

Khi đó Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Nay con phải đến nơi nào để con có thể đắc được Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này? Xin Thế Tôn hãy khai thị."

Đức Phật bảo:

"Này thiện nam tử! Trong đại thành Ba-la-nại có một vị Pháp sư thường tư duy, thọ trì cùng tụng niệm Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này."

Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Bây giờ con muốn đến đại thành Ba-la-nại để diện kiến vị Pháp sư kia cùng lễ bái và cúng dường."

Đức Phật bảo:

"Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Vị Pháp sư kia rất khó gặp. Bởi vì ngài có thể thọ trì Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này, cho nên thấy được vị Pháp sư đó thời sẽ: 

- như thấy được Như Lai không khác,
- như thấy được công đức Thánh địa,
- như thấy được nơi hội tụ của phước đức,
- như thấy được nơi tích trữ của trân bảo,
- như thấy được như ý ma-ni bảo châu,
- như thấy được Pháp tạng,
- và như thấy được bậc Thánh giả khéo cứu độ thế gian.

Này thiện nam tử! Khi ông thấy vị Pháp sư kia thì không được sanh lòng khinh mạn hay hoài nghi. Thiện nam tử, Ta e sợ ông sẽ thối thất quả vị Bồ-Tát và sa đọa trầm luân, bởi vì giới hạnh của vị Pháp sư kia bị khiếm khuyết và sai phạm. Ngài có vợ, còn phân và nước tiểu dính áo cà-sa, cùng chẳng có chút oai nghi."

Lúc bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ-Tát bạch Phật rằng:

"Con xin vâng lời Phật dạy."

Ngay sau đó, Trừ Cái Chướng Bồ-Tát cùng vô số chư Bồ-Tát, hàng xuất gia, trưởng giả, đồng nam, và đồng nữ, đều hân hoan muốn đến nơi đó để cúng dường. Họ cầm theo lọng che cõi trời cùng các vật cúng dường, như là: mũ báu, bông tai, anh lạc trang nghiêm, nhẫn đeo tay, vòng xuyến báu, áo kiều-thi-ca, vải lụa sặc sỡ và giường nằm.

Lại có đủ các loại hoa vi diệu, như là: hoa sen xanh, hoa súng trắng, hoa sen trắng, hoa mạn-đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la, hoa mạn-thù-sa, hoa ma-ha mạn-thù-sa, và hoa ưu-đàm.

Lại có đủ các loại cây hoa, như là: cây hoa ngọc lan, cây hoa ca-la-vĩ-la, cây hoa ba-tra-la, cây hoa a-đề-mục-đa, cây hoa phạ-lật-sử-ca-thiết, cây hoa quân-đa, cây hoa tu-mạn-na, và cây hoa mạt-lợi.

Lại có chim uyên ương, bạch hạc, và xá-lợi bay theo.

Lại có 100 loại lá cây, như là màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, pha lê, và những màu sắc khác.

Lại có muôn loại trái cây quý hiếm.

Họ mang theo những vật cúng dường như thế, rồi hướng về đại thành Ba-la-nại và đi đến chỗ của vị Pháp sư.

Khi đến nơi, đầu đảnh lễ dưới chân ngài. Tuy họ thấy giới hạnh của vị Pháp sư kia bị khiếm khuyết, sai phạm và chẳng có chút oai nghi, nhưng họ vẫn vui mừng và cúng dường ngài với lọng che, hương hoa, y phục, vật báu trang nghiêm cùng những phẩm vật khác đã mang theo. Khi xong, họ chắp tay và đứng ở phía trước của vị Pháp sư kia mà thưa rằng:

"Đại Pháp tạng là tạng của vị cam lộ, là biển Pháp thâm sâu, và rộng lớn như hư không. Tất cả hàng người đều nghe ngài thuyết Pháp. Lúc ngài thuyết Pháp thì hàng trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, ma-hầu-la-già, người và phi nhân, hết thảy đều đến để nghe ngài thuyết Pháp. Ngài như đại kim cang, khiến cho chúng hữu tình giải thoát khỏi sự trói buộc cùng quả báo của luân hồi và làm cho họ có được phước đức. Vì dân chúng sống trong đại thành Ba-la-nại này thường thấy được ngài nên các tội thảy đều tiêu trừ, như lửa thiêu đốt rừng cây. Chỉ có các Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác mới hiểu thấu ngài. 

Hôm nay có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha chư Bồ-Tát đều hân hoan đi đến chỗ của ngài để cúng dường. Lại có Đại Phạm Thiên Vương, Na-la-diên Thiên, Đại Tự Tại Thiên, nhật thiên, nguyệt thiên, phong thiên, thủy thiên, hỏa thiên, Diêm-ma Pháp Vương cùng Tứ Đại Thiên Vương cũng đều đến cúng dường."

Lúc bấy giờ vị Pháp sư nói rằng:

"Thiện nam tử! Ông đang nói đùa phải không? Thánh giả! Ông có thật sự là vì thế gian mà cầu mong đoạn trừ phiền não của luân hồi không?

Thiện nam tử! Nếu có ai đắc được Lục Tự Đại Minh Vương Đà-la-ni này thì ba độc tham sân si chẳng thể làm nhiễm ô người đó. Người ấy ví như châu báu màu vàng tím, trần cấu chẳng thể nào xâm nhiễm. 

Thế nên, thiện nam tử! Nếu có ai mang hoặc đeo Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni này trong mình, thì người đó cũng sẽ chẳng bị các thứ bệnh của tham sân si xâm nhiễm."

Lúc bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ-Tát cầm bàn chân của vị Pháp sư kia mà bạch rằng: 

"Con vẫn chưa có đầy đủ con mắt sáng và mê mất đi Đạo nhiệm mầu, ai sẽ làm người chỉ dẫn cho con? Nay con khát ngưỡng Pháp vị, xin ngài hãy ban cho Pháp vị. Hiện tại con chưa chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, xin hãy khiến chúng con khéo an trụ nơi hạt giống Pháp của Bồ-đề, chứng sắc thân thanh tịnh, cùng được thiện căn bất hoại, và làm cho chúng hữu tình đều được Pháp này."

Khi đó, đại chúng đồng nói rằng:

"Xin chớ giữ cho riêng mình! Kính mong Pháp sư hãy truyền Pháp Lục Tự Đại Minh Vương và như thế sẽ khiến chúng con mau chứng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, khiến chúng con có thể chuyển 12 Pháp luân để cứu độ tất cả hữu tình thoát khỏi sự khổ não của vòng luân hồi. Chúng con chưa từng bao giờ nghe được Pháp Đại Minh Vương này. Giờ đây mong Pháp sư hãy truyền Lục Tự Đại Minh Vương Đà-la-ni, để chúng con có thể làm nơi nương tựa cho những ai không người cứu hộ, mà làm ngọn đèn sáng trong đêm tối." 

Lúc ấy, vị Pháp sư kia bảo rằng:

"Lục Tự Đại Minh Vương Đà-la-ni này rất khó gặp:
- như kim cang không gì có thể phá hoại;
- như thấy được trí tuệ vô thượng;
- như thấy được trí tuệ vô tận;
- như thấy được trí tuệ thanh tịnh của Như Lai;
- như nhập vào vô thượng giải thoát, xa hẳn tham sân si cùng khổ não của luân hồi;
- như nhập vào thiền định, giải thoát, tam-ma-địa, và tam-ma-bát-để;
- như nhập vào tất cả pháp mà chư thánh thường yêu mến.

Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nào vì cầu giải thoát mà tuân theo đủ mọi pháp của ngoại đạo ở khắp nơi, như là: thờ kính Đế-thích, hoặc thờ kính hàng cư sĩ bạch y, hoặc thờ kính hàng thanh y, hoặc thờ kính nhật thiên, hoặc thờ kính Đại Tự Tại Thiên, hoặc thờ kính Na-la-diên Thiên, hoặc họ ở trong chúng ca-lâu-la hay trong hàng ngoại đạo lõa thể. Tuy họ yêu mến các nơi như vậy, nhưng chẳng thể nào giải thoát ra khỏi vô minh. Sự tu hành của họ chỉ có danh nghĩa, hư vọng như hư không, và chỉ tự mình làm khổ mệt chính mình.

Hết thảy thiên chúng, Đại Phạm Thiên Vương, Đế-thích Thiên Chủ, Na-la-diên Thiên, Đại Tự Tại Thiên, nhật thiên, nguyệt thiên, phong thiên, thủy thiên, hỏa thiên, Diêm-ma Pháp Vương, và Tứ Đại Thiên Vương, tất cả họ luôn mong được Lục Tự Đại Minh Vương của ta, bởi vì nếu họ đắc được Lục Tự Đại Minh Vương của ta thời sẽ đều đắc giải thoát.

Đà-la-ni này diệt trừ tất cả chướng nạn, là mẹ của hết thảy chư Như Lai Bát-nhã Ba-la-mật. Khi tuyên thuyết Lục Tự Đại Minh Vương này thì tất cả các Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác cùng chư Bồ-Tát thảy đều cung kính chắp tay và đảnh lễ.

Thiện nam tử! Trong Đại Thừa, Pháp này là tối thượng, tinh thuần, và vi diệu. Vì sao thế? Đó là vì Pháp này bao gồm hết thảy Khế Kinh Đại Thừa, như là: Trường Hàng, Trùng Tụng, Cô Khởi, Tỷ Dụ, Nhân Duyên, Tự Thuyết, Bổn Sanh, Bổn Sự, Vị Tằng Hữu, Phương Quảng, Luận Nghị, và Thọ Ký.

Thiện nam tử! Nếu đắc được bổn mẫu của Đà-la-ni này thì có cần thiết tu tập các môn tịch tĩnh giải thoát khác nữa không? Ví dụ như có người đến mùa thu hoạch lúa, họ bỏ thóc vào bao và mang về nhà. Sau đó, họ lấy thóc đi phơi khô, rồi đập, giã, và quạt để lấy vỏ trấu ra. Cuối cùng họ có được những hạt gạo tinh sạch. Cũng như vậy, trong tất cả các môn Du-già, các môn Du-già khác ví như vỏ trấu, còn Lục Tự Đại Minh Vương này thì ví như gạo trắng.

Thiện nam tử! Chư Bồ-Tát vì Pháp này mà tu hành Bố Thí Ba-la-mật, Trì Giới Ba-la-mật, Nhẫn Nhục Ba-la-mật, Tinh Tấn Ba-la-mật, Thiền Định Ba-la-mật, và Bát-nhã Ba-la-mật.

Thiện nam tử! Lục Tự Đại Minh Vương này rất khó gặp. Như chỉ niệm một biến thì người này sẽ được tất cả các Đức Như Lai lấy y phục, ẩm thực, thuốc thang, tọa cụ, giường nằm và những vật khác để cúng dường."

Lúc bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ-Tát thưa với Pháp sư rằng:

"Xin hãy truyền cho con Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni."

Vị Pháp sư kia liền chánh niệm tư duy và bỗng nhiên trong hư không có tiếng rằng:

"Thánh giả! Hãy truyền Lục Tự Đại Minh Vương này cho ông ta."

Vị Pháp sư kia liền tư duy:

"Tiếng này là từ đâu phát ra?"

Trong hư không lại có tiếng vọng ra rằng:

"Thánh giả! Nay vị Bồ-Tát đó tu hành Pháp Gia Hạnh và chí tâm khẩn cầu, Thánh giả hãy truyền Lục Tự Đại Minh Vương này cho ông ta."

Vị Pháp sư kia liền quán sát trong hư không thì thấy Liên Hoa Thủ Bồ-Tát và Liên Hoa Cát Tường Bồ-Tát. Thân tướng của các ngài như sắc màu ánh trăng mùa thu. Trên đỉnh đầu đội mũ báu Nhất Thiết Trí, thù diệu trang nghiêm. 

Khi kiến thấy thân tướng như thế, vị Pháp sư bảo ngài Trừ Cái Chướng rằng:

"Thiện nam tử! Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát bảo ta truyền cho ông Lục Tự Đại Minh Vương Đà-la-ni. Ông hãy lắng nghe."

Ngài Trừ Cái Chướng liền chắp tay cung kính để nghe Lục Tự Đại Minh Vương này. Đà-la-ni thuyết như vầy:

Om Mani Padme Hum (Tiếng Phạn)

(Phát Âm Theo Tiếng Việt: Ôm Ma Ni Pat Mê Hum)

Đương lúc tuyên thuyết Đà-la-ni này thì đại địa đều chấn động sáu cách. Trừ Cái Chướng Bồ-Tát liền đắc tam-muội đó và còn đắc thêm Vi Diệu Tuệ Tam-muội, Phát Khởi Từ Bi Tam-muội, và Tương Ứng Hành Tam-muội. Khi đã đắc các tam-muội này, Trừ Cái Chướng Bồ-Tát Ma-ha-tát liền dùng đồ bảy báu tràn khắp trong bốn châu lớn mà phụng hiến cúng dường cho vị Pháp sư. Lúc đó, vị Pháp sư bảo rằng:

"Sự cúng dường của ông bây giờ còn chưa đáng bằng một chữ của Lục Tự Đại Minh Đà-la-ni. Thế thì làm sao cúng dường trọn cả sáu chữ? Thiện nam tử! Ông là một vị Bồ-Tát, là một bậc Thánh giả, chứ không phải là phàm phu."

Khi ấy, ngài Trừ Cái Chướng lại dùng xâu chuỗi anh lạc với trị giá trăm ngàn trân châu báu để cúng dường vị Pháp sư.

Lúc đó vị Pháp sư kia nói rằng:

"Thiện nam tử! Hãy nghe tôi nói, ông nên cầm những châu báu này mà cúng dường cho Đức Thích-ca-mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác."

Lúc bấy giờ, Trừ Cái Chướng Bồ-Tát cuối đầu đảnh lễ dưới chân của vị Pháp sư. Lễ xong, trong lòng được mãn nguyện toại ý, rồi từ biệt cáo lui và trở về vườn Kỳ-đà. Khi đã về đến nơi, ngài đảnh lễ dưới chân Phật.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích-ca-mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác bảo rằng:

"Này thiện nam tử! Ta biết ông đã chứng đắc."

"Dạ vâng, thưa Thế Tôn!"

Ngay lúc ấy có 77 câu-chi Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác đều đến hội họp và chư Như Lai kia đồng tuyên thuyết Đà-la-ni như vầy:

"nam-mô tát-đa-nẩm, tam-miệu tam-bồ-đề cu-chi-nẩm, đát-điệt-tha, án chiết-lệ chủ-lệ chuẩn-đề ta-bà-ha"
|| namaḥ saptānāṃ samyak-saṃbuddha-koṭīnāṃ tadyathā oṃ cale cule cunde svāhā ||

[Khi đó, Đức Phật bảo:]

"Đang trong lúc 77 câu-chi Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác tuyên thuyết Đà-la-ni này, thì trên thân của Quán Tự Tại Bồ-Tát có một lỗ chân lông, tên là Nhật Quang Minh. Trong ấy có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha Bồ-Tát. Ở trong lỗ chân lông Nhật Quang Minh kia lại có 12.000 dãy núi vàng. Mỗi một dãy núi có 1.200 chóp núi. Giáp vòng trên núi có hoa sen báu rực rỡ trang nghiêm. Xung quanh các núi kia có ma-ni báu cõi trời và khu viên lâm thích ý.

Trong lỗ chân lông kia còn có đủ mọi ao hồ cõi trời. Lại có vô số trăm ngàn vạn lầu các được trang nghiêm bằng vàng báu. Treo trên đó có trăm ngàn y phục và trân châu anh lạc. Trong những lầu các kia có như ý bảo châu vi diệu. Bảo châu này cung cấp cho chư đại Bồ-Tát kia tất cả những vật dụng theo ý muốn.

Khi đó chư Bồ-Tát vào trong những lầu các, rồi họ niệm Lục Tự Đại Minh và liền thấy quả địa của Niết-bàn. Khi đã đến quả địa của Niết-bàn, các ngài thấy Như Lai cùng quán thấy Quán Tự Tại Bồ-Tát Ma-ha-tát, tâm liền sanh hoan hỷ. Tiếp đó, chư Bồ-Tát này rời khỏi những lầu các kia và đến nơi kinh hành. Ở nơi kinh hành ấy có các khu vườn báu, các ngài đi đến đó và rồi lại đi đến ao tắm. Sau đó, họ đi lên núi báu có hoa sen rực rỡ, rồi đồng xoay mặt về một hướng, ngồi kiết già và nhập tam-muội. Và như thế, thiện nam tử! Chư Bồ-Tát đó đang trú ở trong lỗ chân lông kia.

Này thiện nam tử! Lại có một lỗ chân lông tên là Đế-thích Vương. Trong ấy có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha chư Bồ-Tát trụ ở quả vị bất thối chuyển. Ở trong lỗ chân lông Đế-thích Vương này lại có 80.000 ngọn núi vàng báu cõi trời. Trong các ngọn núi này có như ý ma-ni bảo, tên là Liên Hoa Quang. Chúng tùy theo tâm tư duy của chư Bồ-Tát kia mà đều hiện ra như ý. Ở trong những ngọn núi đó, chư Bồ-Tát kia như muốn ẩm thực, thời sẽ được đầy đủ. Các ngài chẳng có sự khổ não của luân hồi, luôn tư duy về thân họ và không suy nghĩ điều gì khác.

Này thiện nam tử! Lại có một lỗ chân lông tên là Đại Dược. Trong ấy có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha sơ phát tâm chư Bồ-Tát. Thiện nam tử! Ở trong lỗ chân lông kia có 99.000 dãy núi. Ở trong những dãy núi này có hang kim cang báu, hang vàng báu, hang bạc báu, hang Đế-thích xanh báu, hang màu hoa sen báu, hang màu xanh biếc báu, và hang màu pha lê báu. Mỗi một vua núi này có 80.000 chóp núi. Trên đó được trang nghiêm với đủ mọi thích ý ma-ni cùng các bảo châu vi diệu.

Trong những chóp núi kia có chúng càn-thát-bà thường tấu âm nhạc. Các sơ phát tâm Bồ-Tát kia tư duy về không, vô tướng, vô ngã, sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, nỗi khổ của chúng hữu tình bị đọa vào Địa Ngục Vô Gián và địa ngục sợi dây đen, nỗi khổ của chúng hữu tình bị sa vào loài ngạ quỷ. Khi tư duy như thế, họ ngồi kiết già và nhập tam-muội ở trong những ngọn núi kia.

Này thiện nam tử! Lại có một lỗ chân lông tên là Hội Họa Vương. Trong ấy có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha bậc Duyên Giác đang phóng ra ánh sáng cháy rực. Ở trong lỗ chân lông kia có trăm ngàn vạn ngọn núi. Những vua núi này được trang nghiêm bằng đồ bảy báu và có muôn loại cây kiếp-ba-la với bạc trắng làm lá cùng vô số trăm loại châu báu dùng để trang nghiêm. Trên cây treo những mũ báu, bông tai, y phục, xâu chuỗi anh lạc, chuông báu, và áo kiều-thi-ca. Lại có chuông báu làm bằng bạc trắng và chúng phát ra tiếng leng keng. Những cây kiếp-ba-la như thế có đầy khắp trong núi. Có vô số bậc Duyên Giác đang trú ở nơi kia. Họ luôn thuyết giảng Kinh Pháp như là: Trường Hàng, Trùng Tụng, Cô Khởi, Tỷ Dụ, Nhân Duyên, Tự Thuyết, Bổn Sanh, Bổn Sự, Vị Tằng Hữu, Phương Quảng, Luận Nghị, và Thọ Ký. Này Trừ Cái Chướng! Khi đó các bậc Duyên Giác kia đi ra khỏi lỗ chân lông đó.

Lại có một lỗ chân lông sau cùng tên là Phan Vương, rộng 80.000 do-tuần. Ở trong ấy có 80.000 ngọn núi được trang nghiêm bằng muôn loại diệu bảo cùng thích ý ma-ni. Trong vua núi kia có vô số cây kiếp-ba-la, vô số trăm ngàn vạn cây hương chiên đàn, và vô số trăm ngàn vạn cây cổ thụ. Lại có đất kim cang báu. Lại có 99 lầu các với trăm ngàn vạn châu báu, vàng kim, trân châu, anh lạc, và y phục được treo trên đó. Ở trong lỗ chân lông kia xuất hiện ra những việc như thế."

Khi đã thuyết giảng cho ngài Trừ Cái Chướng xong, lúc bấy giờ Đức Phật bảo ngài A-Nan:

"Như có người nào không biết nghiệp báo mà ở trong tinh xá khạc nhổ cùng đại tiểu tiện và những việc tương tự, nay Ta sẽ vì ông mà nói quả báo đó:

Nếu ai khạc nhổ trên đất của Thường Trụ, thì người này sẽ sanh làm côn trùng, miệng nhỏ như cây kim, và ở trong cây sa-la 12 năm.

Nếu ai đại tiểu tiện trên đất của Thường Trụ, thì người này sẽ sanh làm con giòi bọ bẩn thỉu ở trong phân hoặc nước tiểu của đại thành Ba-la-nại.

Nếu ai dùng tâm xỉa răng của Thường Trụ mà không xin phép, thì người này sẽ sanh làm cá, rùa, hoặc loài cá ma-kiệt.

Nếu ai trộm cắp đèn dầu, gạo, đậu, hoặc những vật khác của Thường Trụ, thì người này sẽ đọa trong loài quỷ đói với đầu tóc bù xù và lông trên thân đều dựng đứng. Bụng của chúng lớn như núi, còn cổ thì nhỏ như cây kim. Thân hình chúng cháy khét và chỉ còn lại hài cốt. Đó là khổ báo mà người này phải thọ lấy.

Nếu ai khinh mạn chư Tăng Ni, thì người này sẽ sanh trong gia đình bần cùng hạ tiện. Ở mọi nơi sanh ra, các căn đều chẳng hoàn chỉnh, gù lưng, lùn và xấu xí. Lúc xả báo thân đó, thì khi sanh ở đời sau sẽ chịu nhiều bệnh tật, gầy ốm héo hon, chân tay co quắp, có máu mủ ứa ra và nhiểu khắp trên thân thể. Đó là khổ báo mà trăm ngàn vạn năm người này phải thọ lấy.

Nếu ai chiếm đoạt đất đai của Thường Trụ, thì người này sẽ đọa xuống địa ngục gào thét. Họ bị bắt nuốt viên sắt vào miệng và khiến cho môi, răng, hàm răng cùng cổ họng thảy đều cháy chín. Tim, gan, ruột, bụng và toàn thân cũng bị cháy sạch. Tiếp đó, có ngọn gió nghiệp thổi qua và làm cho họ chết đi sống lại, rồi các ngục tốt của Diêm Vương xua đẩy người tội đi. Do nghiệp tự chiêu cảm nên tội nhân sẽ sanh ra với cái lưỡi to lớn và có trăm ngàn vạn lưỡi cày sắt cày bừa trên đó. Khi đã thọ khổ báo nhiều ngàn vạn năm như thế, họ được thoát ra địa ngục kia, rồi lại rơi vào địa ngục kế. Trong địa ngục ấy có những cái chảo khổng lồ đang bốc cháy. Ở đó, các ngục tốt của Diêm Vương lôi kéo người tội và dùng trăm ngàn vạn cây châm để chích trên lưỡi của họ. Do bởi nghiệp lực nên sẽ không bị chết. Tiếp đến, các ngục tốt lùa đuổi tội nhân đến hầm lửa và ném vào trong đó. Tiếp theo, chúng xua đẩy người tội đến bờ sông Nại và ném vào trong ấy. Mặc dù vậy nhưng họ cũng chẳng bị chết. Và cứ triển chuyển như thế suốt ba kiếp, người tội sẽ lần lượt đọa vào các địa ngục khác nhau. Sau đó, người này sẽ thác sanh vào trong một gia đình bần cùng hạ tiện ở châu Nam Diêm-phù-đề và mắt lại bị mù. Đó là khổ báo mà người này phải thọ lấy. Hãy cẩn thận chớ trộm cắp đồ dùng của Thường Trụ.

Đối với chư Tỳ-kheo nào trì giới thì nên thọ trì ba y. Nếu vào cung vua thì nên mặc y lớn thứ nhất. Nếu ở trong đại chúng thì nên mặc y thứ hai. Nếu đang lúc làm việc, hoặc vào thôn xóm, hoặc vào thành thị, hay trong lúc đang đi, thì nên mặc y thứ ba. Chư Tỳ-kheo nên thọ trì ba y như vậy. Nếu Tỳ-kheo nào tu theo giới luật thì sẽ được công đức và có trí tuệ. Ta giảng nói các Tỳ-kheo phải trì giới và không được trộm cắp tài vật của Thường Trụ. Ví dụ như có người bị rơi xuống hầm lửa hoặc thường phải uống thuốc độc, thì họ vẫn còn cách cứu chữa. Tuy nhiên, nếu ai ăn cắp đồ vật của Thường Trụ thì chẳng thể nào cứu vớt."

Lúc bấy giờ Tuệ mạng A-Nan bạch Phật rằng:

"Chúng con xin vâng lời Phật dạy, sẽ tu học và thực hành trọn đủ. Nếu vị Tỳ-kheo nào thọ trì Ba-la-đề-mộc-xoa, là môn biệt giải thoát, thì sẽ khéo an trụ và thủ hộ giáo Pháp của Phật."

Lúc ấy, Tuệ mạng A-Nan đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu quanh và cáo lui. Tiếp đó, chư đại Thanh Văn, ai nấy trở về bổn xứ của mình. Tất cả trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, người và phi nhân trong thế gian, sau khi nghe Phật thuyết giảng, họ đều hoan hỷ tín thọ, đảnh lễ Đức Phật rồi cáo lui.

Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Hết quyển thứ tư

HẾT


KIM THÁNH THÁN
Trùng tuyên
Kinh Phật hoá Tôn-đà-la-nan-đà nhập đạo

Bản Hán : Kim Thánh Thán [ ? -1661]
Bản Việt : Nhượng Tống [ ? -1948]
Trích từ Mái Tây ( Tây sương ký )
Chú thích : Đặng Hữu Phúc

…Phật nói

Hết thảy chúng sinh

Ở trong bể khổ

nhân nghĩ càn

Gây duyên lăn-lộn …

Duy-Nhiên thế - tôn hỏi :

Thế nào là vì nhân nghĩ càn

Gây duyên lăn-lộn

Phật nói : Được lắm !

Nhà ngươi để ý

Ta giảng cho nghe :

“ Cõi đời vốn là

Một bể không lớn

Thường tự hòa-hợp ,

Không phép gặp mặt ;

Thường tự vắng-lặng ,

Không phép biệt-ly ;

Không có Ta , Nó ,

Không phải không kể…

Nhất-thiết đều-đủ ,

Không thể kể được..

Nhưng mà chúng-sinh ,

Vì cớ vô-minh ,

Chẳng giữ tính mình…

Tự-nhiên nghiệp-chướng ,

Như sức gió thổi

Xin cho nghĩ càn

Chăm-chui tỷ- mỷ .

Bắt đầu từ chỗ

Không ta trong sạch ,

Suy xằng tính bậy ,

Bảo đây là ta !...

Đã có ta rồi ,

Ngoài ra chúng nó

Không phải là ta ,

Tự-nhiên không thể

Không gọi là người .

Vì thế lần-lượt ,

Bao nhiêu những kẻ ,

Không phải là Ta

Mà gọi là Người

Cũng đều suy-tính ,

Và đều tự bảo :

Đây chính là Ta .

Đã đều tự bảo

Đây chính là Ta ,

Thì đối với Ta ,

Tự nhiên chúng nó

Đều cho là Ta

Không phải chúng nó

Không phải chúng nó ,

Thì tất chúng nó

Không thể không lại

Gọi Ta là người …

Bọn chúng-sinh ấy

Cùng sinh một nước

Hoặc một bộ lạc

Có khi một nhà…

Đối lẫn với nhau

Sinh lòng mến-yêu

Vì cớ mến-yêu

Sinh ra không-biết

Khăng-khít lâu ngày

Gây nên ân-nghĩa

Ân sâu nghĩa nặng

Bày ra lời nói

Hoặc khi tựa vai

Hoặc khi kề đùi

Hoặc khi giắt tay

Hoặc khi ôm-ấp

Nhẹ lời sẽ tiếng

Chỉ bể thề non

Rằng tôi ở đời

Chỉ yêu một người …

Mà một người ấy,

Tức là mình đó !

Tôi thực không yêu

Một người nào khác …

Và lại nói rằng :

Nay tôi với mình

Tức là một người

Không có phân biệt…

Và lại nói rằng :

Mình không phải mình !

Tôi không phải tôi !

Mình mới là tôi !

Tôi mới là mình !

Khi đã nói ra

Những lời như thế

Đôi tình yêu-mến

Như đôi nai khát

Chạy vào đống lửa !

Không thích lời can

Của người ngoài cuộc

Cũng không để cho

Những người ngoài cuộc

Được biết chuyện mình…

Ở ngay trong nhà

Xây một lầu cao…

Sửa sang trang-sức

Cho rất xinh-đẹp

Giữa đặt giường êm

Hai đầu bày gối …

Ống tiêu , ống địch ,

Đàn , sáo , tì-bà ,

Các thứ âm-nhạc

Bày ra không thiếu …

Rồi đó hai người

Ngồi ở trong lầu

Lấy đêm làm ngày

Lấy ngày làm đêm

Nhất-thiết những việc

Người đời thường làm

Thì hai người ấy

Cũng đều làm cả

Rồi đến những chuyện

Người đời chưa làm

Nhưng hai người ấy

Cũng đều làm cả

Bốn mặt lầu ấy

Đều xây tường cao

Thang , bậc dưới lầu

Cất bỏ không để

Không để cho ai

Có thể nom-dòm

Cũng không để ai

Được lên tiếng gọi…

Hạng chúng-sinh ấy

Chìm ở trong bể

Lăn-lộn nghĩ càn…

nhân nghĩ càn

Làm chuyện lăn-lộn…

duyên lăn-lộn

Lại sinh nghĩ càn

Nghĩ càn ! Nghĩ càn !

Lăn-lộn ! Lăn-lộn !

Hạng chúng-sinh ấy

Sa vào trong đó

Kể từ một kiếp ,

Cho đến hai kiếp ,

Ba kiếp , bốn kiếp ,

Rồi hàng nghìn kiếp

Như kẻ say rượu

Mờ-mịt mê-man…

Bệnh ấy ít thuốc

Có chữa sao nổi !... “

Thế-Tôn đương ngồi

Liền đứng ngay dậy

Sụt-sùi khóc mếu

Lại thưa Phật rằng

Lạy đức Đại-từ !

Hạng chúng-sinh ấy

Sao độ được họ ?

Phật dạy : được lắm !

Nhà ngươi để ý

Ta nói cho nghe :

“ Hạng chúng-sinh ấy

Không thể độ thoát !

Dù đức Như-lai

Đại-từ đại-bi ,

Nhiều cách thuyết pháp

Rất là khôn-khéo

Cũng không làm sao ,

Độ thoát được chúng !

Huống chi kém ngài :

Bọn tu-đà-hằng

Bọn tỳ-đà-xá

Bọn tích-chi-phất

Có làm thế nào

Mà độ chúng thoát ? “

Thế-Tôn khi ấy

Lại thưa Phật rằng :

Lạy đức Đại-từ !

Hạng chúng –sinh ấy ,

Như lời Phật dạy ,

Thì không bao giờ

Được độ thoát sao ? “

Phật rằng : “ Được lắm !

Nhà ngươi để ý

Ta nói cho nghe :

Hạng chúng-sinh ấy ,

Độ sao được thoát !

Ví phỏng kiếp trước

Có dày phúc đức

Thì họa may ra ,

độ thoát chăng !

Có thể độ được

Nhưng là chúng nó ,

Lại tự độ lấy

Chứ không phải ai

Có thể độ được !

Thế nào lại bảo :

Đáng không độ thoát ,

Bỗng được độ thoát ?

Mà lại là chúng ,

Tự độ lấy thoát ;

Chứ người ở ngoài ,

Không thể độ được ?

Nhà ngươi để ý ,

Ta giảng cho nghe !

Hạng chúng-sinh ấy ,

Đương lúc lăn-lộn ,

Phúc-đức kiếp trước ,

Bỗng-dưng tới nơi

Thì chúng nó sẽ ,

Cùng nhau ly-biệt …

Hoặc vì việc quan ,

Mà sinh ly-biệt …

Hoặc vì lệnh vua ,

Mà sinh ly-biệt !

Hoặc vì cha mẹ ,

Có việc sai-bảo ,

Mà sinh ly-biệt !

Hoặc vì giặc-giã

Gây chuyện binh-đao ,

Mà sinh ly-biệt !

Hoặc vì kẻ thù ,

Tìm phương hãm-hại ,

Mà sinh ly-biệt !

Hoặc vì kẻ mạnh ,

Ra tay bắt hiếp

Mà sinh ly-biệt !

Hoặc tự chán-ghét ,

Mà sinh ly-biệt

Hoặc nghe gièm-pha ,

Mà sinh ly-biệt ,

Có khi hoặc vì ,

Nghiệp-báo đã hết ,

Kẻ chết , người sống ,

Ly-biệt mãi mãi !

Nhà ngươi để ý :

Ly-biệt là thứ ,

Trí-thức rất hay ,

Cho bọn chúng-sinh ,

Nghĩ càn lăn lộn .

Ấy là thuốc hay ,

Chữa bệnh mê-đắm.

Ấy là dao sắc ,

Cắt giây ái-ân ,

Ấy là đường phẳng ,

Dọn sạch chông-gai .

Ấy là lệnh-xá ,

Tha tội trói-buộc .

Nhà ngươi để ý :

Hết thảy chúng-sinh ,

Rất khổ ly-biệt ,

Rất khó ly-biệt ,

Rất trọng ly-biệt ,

Rất giận ly-biệt ! …

Nhưng vì nhờ sức ,

Phúc-đức kiếp trước

Cho nên tất phải

Có lúc ly-biệt .

Một khi ly-biệt ,

Ly-biệt hết thảy!

Thẩn-thơ ngồi rồi ,

Như mơ chợt tỉnh .

Trong lòng nhẹ-nhõm

Chẳng cũng sướng sao !

Nhà ngươi để ý :

Ví phỏng chúng nó ,

Từ ngày kiếp trước

Không có phúc-đức

Thì đến kiếp này ,

Không ly-biệt nổi

Đã không ly-biệt ,

Tất lăn-lộn mãi

Sinh chán ghét nhau …v.v. “

 

[ Chú thích: Đặng Hữu Phúc ]

[1] Cõi đời vốn là, Một bể không lớn [=Thế gian hằng như, Như đại không hải ], Thường tự hoà hợp, Không phép gặp mặt, Thường tự vắng lặng, Không phép biệt ly.

[ Thường tự hoà hợp nên không có cái pháp tên là pháp hội hiệp (= phép gặp mặt )—(phép = pháp ) ]

[Thường tự vắng lặng nên không có cái pháp tên là biệt-ly (= phép biệt-ly)]

|| Không biết = vô minh

||. Nghĩ càn = vọng-tưởng = điên-đảo tưởng

|| Lăn-lộn = trao-đảo

|| Nghĩ càn lăn-lộn = trao-đảo vọng-tưởng .

-----------------------------------------------------------------------

[2] Có bốn thứ trầm-luân :

(1) Trầm-luân do dục tham ( desire )

(2) Trầm-luân do dục hữu (existence ; becoming) : mong cầu hiện hữu , mong cầu tái sinh

(3) Trầm-luân do vô-minh ( ignorance) : chấp thủ vào ngã [self grasping ] là gốc rễ của sinh-tử luân chuyển .Gồm chấp thủ vào cá-biệt ngã [self grasping of person] và pháp ngã [ self grasping of phenomena].Vô-minh là biết sai , không phải chỉ có nghĩa là không biết .

(4) Trầm-luân do tà-kiến ( wrong view) : không có chánh tín với lý duyên khởi [= lý duyên sinh, lý nhân duyên=dependent origination; relational origination; dependent arising; interdependent arising, cause and effect]; tin vào Đấng tạo lập hữu ngã thường hằng , bản ngã thường hằng ; hoặc tin vào đoạn diệt [không có nhân quả , không có đời trước đời sau , chết là hết, không có giải thoát ]

-------------------------

[3] Nhân duyên

Chúng-sinh hay sự , vật có ra hình-sắc đều do sự tạo-tác tiếp nối của 12 nhân duyên .

Mười hai tiếp-nối [= links] của một vòng duyên khởi : 1. vô-minh 2. hành 3. thức 4.danh sắc 5. sáu xứ (=lục nhập) 6. xúc 7. thọ 8. ái 9.thủ 10.hữu 11.sinh 12.lão tử .

Trong The Middle Way [2009] Đức Dalai Lama giảng –theo ngài Long Thọ

(1) vô-minh [ ignorance] , (8) ái [craving]và (9) thủ [grasping] là nguồn gốc của khổ đau dưới hình thức những phiền não [afflictions] ;

trong khi đó (2) hành [volition] và (10) hữu [becoming] là nguồn gốc của khổ đau dưới hình thức tác hành tạo nghiệp [ karmic action] .

Bảy còn lại , (3) thức [conciousness] ,(4) danh và sắc[name and form], (5) sáu xứ [sources] , (6) xúc [ contact] , (7) thọ[feeling] ,(11) sinh [ birth] và (12) lão và tử [aging and death] tạo thành chân lý về khổ [ = khổ đế]

-----------------------------

[4] Kinh Trung Bộ nói về lý tính Duyên khởi :

Cái này có, nên cái kia có; Cái này sinh, nên cái kia sinh; Cái này không có, nên cái kia không có; Cái này chấm dứt, nên cái kia chấm dứt .

[ Majjhima Nikaya II,32 : This being, that becomes; from the arising of this, that arises; this not becoming , that does not become; from the ceasing of this, that ceases.]

--------------------------------

[5] Kinh Đại-thừa nói về lý tính duyên sinh : Salistambasutra (Sanskrit)

[Xá-Lê-Sa-Đảm-Ma kinh] =Kinh Duyên-Sinh [=Phật thuyết Đại-thừa Đạo-can kinh ].

Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt [Saigon 1957; in lại trong: Chư Kinh Tập Yếu Tập I , Thích-Tâm-Châu , Toronto, Canada, 2004 , gồm 21 bản kinh ngắn]

Đạo-can nghĩa là lúa nếp. Đức Phật nhân trông thấy cánh đồng lúa nếp Ngài nói ra kinh này .

…Đại Bồ-tát Di-Lặc đáp lại Cụ Thọ Xá-Lỵ-Tử rằng :

Nay Phật, Pháp Vương , Chánh-Biến-Tri bảo các vị Tỳ-khưu : ‘Nếu ai thấy được Nhân-duyên , tức là người ấy thấy được Pháp ; nếu ai thấy được Pháp tức là người ấy thấy được Phật’ , vậy trong này thời cái gì là Nhân-duyên ? Nói là Nhân-duyên, thời : “đây có nên kia có , đây sinh nên kia sinh”.

Như : Vô-minh duyên cho Hành, Hành duyên cho Thức, Thức duyên cho Danh-sắc, Danh-sắc duyên cho Lục-nhập, Lục-nhập duyên cho Xúc, Xúc duyên cho Thụ, Thụ duyên cho Ái, Ái duyên cho Thủ, Thủ duyên cho Hữu , Hữu duyên cho Sinh, Sinh duyên cho Lão-tử, sầu, thán, khổ, ưu, não, sinh khởi được. Như thế , là chỉ sinh-khởi sự kết-tụ những khổ đau lớn-lao , thuần-nhất, cùng cực vậy.

Cũng trong này,Vô-minh diệt nên Hành diệt, Hành diệt nên Thức diệt, Thức diệt nên Danh-sắc diệt, Danh-sắc diệt nên Lục-nhập diệt, Lục-nhập diệt nên Xúc diệt, Xúc diệt nên Thụ diệt, Thụ diệt nên Ái diệt, Ái diệt nên Thủ diệt , Thủ diệt nên Hữu diệt, Hữu diệt nên Lão-tử, sầu, thán, khổ, ưu, não , cũng diệt được. Như thế là chỉ diệt sự kết-tự những khổ đau lớn-lao, thuần-nhất,cùng cực là được. Đó là Đức Thế-Tôn nói ra pháp Nhân –duyên vậy .

-------------------------------------

[6] Phật nói về lão-bệnh -tử

‘’ Các đệ tử ơi !

Ta thuở bé giàu-sang như thế . Ta sống trong cảnh huy-hoàng như thế .Mà tư-tưởng ta lại nảy ra như thế này :

người thường-tục, ngu-muội, mặc dầu biết phải có lúc già-nua, và không thoát được khỏi năng-lực của sự già-nua, lại ghét, lại gớm-nhờm, chán-ngán , khi trông thấy một kẻ khác già-nua. Rồi lòng ghét ấy quay trở về mình.

Còn ta, ta cũng phải già, không thoát được già. Vậy , đã mà cũng phải già, không thoát được già, ta có nên ghét, nên gớm, nên chán, khi ta trông thấy một người khác già hay không ? Không có lẽ ta như thế .

Rồi trong khi ta ngẫm-nghĩ như thế riêng cho ta, thời, các đệ tử ơi !

Bao nhiêu những cái vui của tuổi thanh-niên, không lià tuổi thanh niên, bao nhiêu những cái vui ấy lại tiêu-tan hết ở nơi ta.

Một người thường-tục, ngu-muội , mặc dầu biết mình phải có lúc chịu bệnh , lại gớm-nhờm, chán ngán, khi trông thấy một kẻ khác bị bệnh tật giày-vò . Rồi lòng ghét ấy quay trở về mình .

Còn ta, ta cũng phải có lúc chịu bệnh và không thoát khỏi năng lực của tật-bệnh, ta có nên ghét, nên gớm, nên chán, khi ta trông thấy một người khác bị tật-bệnh giày-vò hay không ? Không có lẽ ta như thế .

Rồi trong khi ta ngẫm-nghĩ như thế riêng cho ta, thời, các đệ-tử ơi!

Bao nhiêu những cái vui của sự mạnh-khoẻ , không rời sự mạnh-khoẻ, bao nhiêu những cái vui ấy lại tiêu-tan hết ở nơi ta .

Một người thường-tục, ngu-muội , mặc dầu biết mình phải có lúc chết và không thoát được năng-lực của sự chết , lại ghét, lại gớm-nhờm, chán-ngán, khi trông thấy một kẻ khác bị làm vật hy-sinh cho sự chết. Rồi lòng ghét ấy quay trở về mình.

Còn ta, ta cũng phải có lúc chết, không thoát khỏi năng lực của sự chết . Vậy đã mà phải có lúc chết, không thoát được khỏi năng-lực của sự chết, ta có nên ghét, nên gớm, nên chán, khi ta trông thấy một người khác bị làm vật hy-sinh cho sự chết hay không ? Không có lẽ ta như thế .

Rồi trong khi ta ngẫm-nghĩ như thế , thời , các đệ-tử của ta ơi ! bao nhiêu những cái vui của đời sống, không lià đời sống, bao nhiêu những cái vui ấy lại tiêu-tan hết ở nơi ta .”

[ Phan Văn Hùm- Triết học Phật giáo trang 24-- dẫn từ kinh Anguttara nikaya -- dẫn bởi Oldenberg---dịch ra chữ pháp do Foucher ]

-------------------------------------

[7] Phật nói về ba kiến chấp nguy hại

“ Này các Tì kheo, các Bà la mônngoại đạo có ba kiến chấp nguy hại như sau :

- Phàm tất cả các cảm giáccon người lĩnh thọ hoặc hạnh phúc hoặc đau khổ, hoặc không hạnh phúc cũng không đau khổ, tất cả đều do nghiệp quá khứ [ Túc mạng luận ] .

- Phàm tất cả cảm giáccon người lĩnh thọ hoặc hạnh phúc hoặc đau khổ, hoặc không hạnh phúc cũng không đau khổ, tất cả đều do không nhân không duyên [ Ngẫu nhiên luận ]

- Phàm tất cả cảm giáccon người lĩnh thọ hoặc hạnh phúc hoặc đau khổ, hoặc không hạnh phúc cũng không đau khổ, tất cả đều do đấng tạo hoá [ Thần ý luận ]

Này các Tì kheo , ta nói với chúng như sau : Như vậy thời theo các tôn giả , do “ nghiệp quá khứ “ do “ ngẫu nhiên vô cớ “ và do “đấng tạo hoá “ mà con người trở thành sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, nói láo, nói hai lưỡi [ nói chia rẽ ] , nói lời phù phiếm; do những nguyên nhân trên mà con người trở thành tham lam, sân hận, si mêtà kiến .

Này các Tì kheo, với những ai dựa vào “đấng tạo hoá”, dựa vào “ nghiệp quá khứ” dựa vàotự nhiên, ngẫu nhiên” cho là lí do chân thật thì nên biết rằng họ là người tà kiến và nguy hại hơn nữa là họ sẽ không có ước muốn, không có tinh thần “đây là việc phải làm, đây là việc không nên làm ..” và họ sẽ sống thất niệm , buông lung tội ác với tâm không hộ trì .

Này các Tì kheo đó là ba chủ trương của ngoại đạo, họ vẫn chấp chặt, bảo thủ quan điểm sai lầm ấy . [ Tăng chi I ]

 

[8] Nói Duyên khởi nghĩa là nói các pháp [= phenomena; events; process] hiện hữu hiện hoạt [= actual existence ] nhưng các pháp đều không có tự tính [ empty || empty of what ? || empty of intrinsic existence; empty of inherent existence ] nghĩa là không có hiện hữu tự lập [ existence by their own rights ], không có hiện hữu độc lập [ independent existence ] đối với các pháp khác, nghĩa là lệ thuộc vào nhân duyên và do trùng trùng duyên khởi mà biến hiện .

Không nên xem tính không, tính-không –có-tự-tính này là tự-tính, hoặc một thứ tự-tính .

Nói các pháp đều không, là nói các pháp khôngtự tính, các pháp không có tính quyết-định, các pháp là pháp trở thành [=becoming], là pháp biến-dịch [=changing], là đang trên đường trở thành. Nếu các pháp có tự-tính thì sẽ không biến dịch, không trở thành.

Trung luận XXIV.16 : Nếu thấy hữu-tình hiện-hữu có tự-tính, tức là thấy hữu-tình hiện-hữu chẳng do nhân duyên .

|| Tính không là danh-từ giả-định, tên tạm-gọi [=imputational term].

Ngã, cá-biệt ngã [atman ; self] là một thực-thể hoàn toàn hư-cấu [a completely fictious entity]—là cái mà đạo phật luận giải và phủ định .

Người [pudgala ; person] là tên tạm gọi cho tổ hợp của sắc, thọ, tưởng , hành , và thức; Đạo Phật không tranh luận gì về điểm này .

Gốc rễ của luân hồi là do chấp ngã—cá-biệt ngã và pháp ngã .

Nói Duyên khởi tức là phủ-định cá-biệt ngã và pháp ngã , phủ định Đấng tạo lập và Đấng tạo lập hữu ngã thường hằng .

Nói Duyên khởi cũng là nói Tánh Không , cũng là nói Chân Không Diệu Hữu, cũng là nói Trung Đạo , cũng là nói Như Huyễn .

[Dependent Origination = Emptiness (=Openness) = Middle Way = Illusion]

[9] Hữu Vô :

Các biểu ngữ về kiến chấp : có 360 vọng kiến (false views) và 62 tà kiến (wrong views) của các triết gia (=nhà ngoại đạo), có thể tóm tắt thuộc hai nhóm có và không ( hữu và vô, thường hằng và đoạn diệt--being and non-being, to be and not to be, eternalism and nihilism).

Nhập Lăng già Đại thừa kinh tuyên bố là “…Các triết gia cũng như những kẻ sơ trí, họ tôn quý cái nhị biên giữa có và không (they cherish the dualism of being and non-being)”.

Trung luận XV.6 :

Nếu người thấy hữu, vô

Thấy tự tính , tha tính

Như thế thì chẳng thấy

Phật pháp chân thật nghĩa .

Trung luận V.6

Nếu không có cái có,

Làm sao có cái không .

Có , không , đã không có,

Ai biết có , biết không .

Trung luận V.7.

Cho nên biết hư không

Phi hữu cũng phi vô

Phi tướng phi sở tướng

Năm giới kia cũng thế

[ năm giới kia= năm đại kia = đất , nước , gió , lửa và thức giới

|| cũng thế = cũng như hư không giới ]

Trung luận V.8.

Kẻ sơ trí thấy pháp

Hoặc hữu hoặc phi hữu

Nên đã không thể thấy

Tĩnh chỉ của kiến chấp

[10] Cái gì thay đổi , cái đó là chiêm bao.Có hai thứ chiêm bao: nhắm mắt chiêm baomở mắt chiêm bao. Cái gì không thay đổi , cái đó là chân lý.

Ta đã làm chi đời ta ,

Nhớ ôi ngọc trắng ngày chưa cát lầm

tuy thế : Ta vẫn còn nguyên một hiện tại này

Nghìn sông nghìn nước nghìn trăng hiện

Muôn dặm không mây muôn dặm trời

ta nên

ta về gặp lại tình ta

dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân

ta sống trong căn nhà hữu danh nhưng vẫn ở trong quê hương tịch lặng vô ngôn [Triệu luận - Đại sư Tăng Triệu ], quê hương bản lai diện mục, quê hương bản giác, quê hương tính bản phật phổ hiền.

–[ ta về gặp lại tình ta – dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân--thiền sư Viên-Minh] || ta về gặp lại tình ta =ta về gặp lại tính bản phật phổ hiền ||.

[Phổ Hiền= Samantabhadra =All Good One = All-around Goodness ].

------------------------------------------------

Tam quy theo Truyện Thủy Hử của Thi Nại Am

quy thứ nhất : giữ tính phật

quy thứ hai : theo chánh pháp

quy thứ ba : kính thầy mến bạn

--------------------------------------

Tất cả hãy phát huy

lành thay đức lớn

gốc tuệ sâu dày

sức nguyện trang nghiêm

ngày khác Hội Thượng Linh Sơn

nhìn hoa cùng cười

thiện tai đại đức

tuệ căn thâm hậu

nguyện lực trang nghiêm

dị nhật Linh Sơn Hội Thượng

niêm hoa tương tiếu

---------------------------------------

[11] Thẩn thơ ngồi rồi , Như mơ chợt tỉnh

Bồ-tát Long Thọ --Trung luận . VII.34

[ Nagarjuna and the Philosophyof Openness : Nancey McCagney]

As illusion , as dream , as an imaginary city in the sky ,

So have arising , endurance , and destruction been illustrated.

[ Nagarjuna : Kenneth K. Inada]

It is like an illusion , a dream , or an imaginarycity in the sky .

In such away , ( the concepts of ) origination , duration , and cessation have been described.

---------------------------

[ Thích Tuệ Sỹ ]

Như huyễn tượng , như chiêm bao , như thành phố giữa hư không ,

cũng vậy, những gì xuất hiện , tồn tại , rồi hủy hoại .

|| Trung luận : Thanh Mục (thích ) [Cưu Ma La Thập , Hán dịch -

- Thiện Siêu ,Việt dịch ]

Như huyễn cũng như mộng , như thành Càn-thát-bà ,

nói sinh , trụ , diệt, tướng nó cũng như vậy .

[12] Đức Phật Cồ Đàm thương xót hữu tình nên nói pháp nhân duyên

Trung luận XXVII. 29-30 [ Hai bài tụng cuối]

|| [ Trung luận -- Thiện Siêu dịch ]

(29) Vì tất cả pháp rốt ráo đều không , vậy thời ở chỗ nào , vào lúc nào , và ai khởi lên các kiến chấp cho rằng thế gian là thường , vô thường ,v.v…ấy.

(30) Đấng Đại Thánh Chúa Cồ Đàm , vì thương xót chúng sinh mà nói pháp duyên sinh ấy , để chấm đứt tất cả các thứ kiến chấp. Con nay xin cúi đầu kính lễ Phật .

-----------------------------------

|| [HT Thích Duy Lực dịch ]

(29) Vì nhất thiết pháp không

Những kiến chấp thế gian

Ở nơi nào , lúc nào ,

Ai khởi những kiến chấp

( hữu , vô , thường ,biên,v.v …)

(30) Đức Phật Đại thánh chủ

Thương xót ( chúng sinh ) thuyết pháp này

Đoạn tất cả kiến châp

Nay tôi đảnh lễ Phật

--------------------------------------------

[13] Một khi ly biệt , ly biệt hết thảy

kiến chấp về ly-biệt [ tỉ- dụ : người ly-biệt , người bị ly -biệt , sự ly-biệt ]

Một khi ly-biệt [thì hãy ] ly-biệt hết thảy.

Lià kiến chấp về “ly-biệt “ và cũng lià kiến chấp về “ ly-biệt hết thảy “ thì chính là : lià , lià lià [=lià cái lià] , lià lià lià ,lià lià lià lià , …lià hết thảy ; đó là đoạn tất cả kiến chấp .

---------------------------------

[14] Con đường Bồ tát :

Đoạn tất cả kiến chấp , trí chẳng trụ hữu vô , mà khởi tâm đại-bi , ngày nào hư không còn, tôi vẫn còn ở lại , tu lục-độ vạn-hạnh, với gốc tuệ sâu dày , với sức nguyện trang nghiêm ,cùng chung sức an lập , một nhân gian tịnh độ, quả hải của vạn đức , tình và cả vô tình , đều cùng thành phật đạo : bản phật phổ hiền .

--------------------------

[15] Kinh Lăng Già

Xa lià chấp đoạn thường

Pháp thế gian như mộng

Trí chẳng trụ hữu vô

khởi tâm đại bi

-------------------------------------------------------

[16] Bồ tát Long Thọ --Ca Tụng Pháp Giới

[ Tán Pháp Giới Tụng ]

Tôi kính lễ pháp giới

Trú trong mỗi hữu tình

Nhưng họ không nhận biết

Nên nhân duyên ba cõi

[cõi dục , cõi sắc , cõi vô sắc] [Tụng 1]

---------------------------------------------------------

Do tịnh hóa vô-minh

Nguyên-nhân tâm ba cõi [tâm=a-lại-da thức]

Tịnh hóa là niết-bàn

Và hơn nữa : pháp-thân [Tụng 2]

--------------------------------------------------------

‘Vô-thường’, ‘khổ’, ‘không’

Cả ba tịnh hóa tâm

Pháp tốt nhất tịnh tâm

Là pháp vô tự-tính [Tụng 26]

---------------------------------------------------------

Giác chẳng xa , chẳng gần ,

Và chẳng đến , chẳng đi

Trú : hoặc thấy, không thấy ,

Trong mù sương phiền-não [Tụng 49]

---------------------------------------------------------

Thật-chứng trí bát-nhã

Đạt vô-thượng tịch-tĩnh

Thế nên kinh tạng nói:

Trú : tuệ-tri chính mình . [Tụng 50]

[pháp giới = phật tính =…] [ĐHP dịch]

------------------------------------------------------------

Nagarjuna—In Praise of Dharmadhatu

[ Commentary by Karmapa the third ,Translated &Introduced by

Karl Brunnholzl -2007 ]

I bow to you, the dharmadhatu ,

Who resides in every sentient being ,

But if they aren’t aware of you

They circle through this triple being [Stanza 1]

------------------------------------------------------------

Due to just that being purified

What is such circling’s cause ,

This very purity is then nirvana.

Likewise, dharmakaya is just this . [Stanza 2]

--------------------------------------------------------

‘Impermanence’,’suffering’, ‘empty’,

These three, they purify the mind .

The dharma purifying mind the best

Is the lack of any nature . [Stanza 26]

--------------------------------------------------------

Enlightenment is neither far or near ,

And neither does it come nor go.

It’s whether it is seen or not

Right in the midst of afflictions. [Stanza 49]

--------------------------------------------------------

By dwelling in the lamp of prajna ,

It turns into peace supreme.

So the collection of sutras says :

‘By exploring your self, you should rest!’ [Stanza 50]

------------------------------------------------------------------------

[17] Chân không [ =emptiness] , cũng là chân không diệu hữu [= openness] , cũng là tự do tuyệt đối [=absolute freedom] không có tự tính , có thể tạm biểu tượng như hư-không mà nắng không làm cho khô , mưa không làm cho ướt [Bồ tát Long Thọ], nhưng có hiện hữu hiện hoạt [=actual existence ] , và về phương diện hoạt dụng [=activity aspect ] mở ra các biến hiện theo nhân duyên [open to manifestations upon conditions], nghĩa là chân khôngtự do tuyệt đối luôn luôn tôn trọng tác dụng của nhân duyên, tương ưng của nhân qủa, nghĩa là không bao giờ xoá bỏ trách nhiệm phổ quát [= trách nhiệm nhân quả | Có trời mà cũng có ta | Trời = Con tạo = Lý nhân duyên ].

Osho cũng giảng : mỗi hữu-tình chỉ là tâm-thức tuyệt-đối [ absolute consciousness] , tự-do tuyệt-đối [absolute freedom ]

[18] Đức Dalai Lama thứ 14, trong “The Middle Way“(2009) có dạy, nếu chỉ thực hành từ bi hỷ xả và mười nghiệp thiện thì vẫn chưa phải là thực hành phật pháp -- thực hành phật pháptu tập đi đến giải thoát.

Ngài cũng dạy-- nền tảng cuả lý tính Duyên khởi về phương diện hiển hiện [apparent aspect] giúp hữu-tình tích-tập phúc-đức [ accumulate merit] và nền tảng của lý tính duyên khởi về phương diện trống thông [=empty aspect ] giúp hữu-tình tích-tập trí-tuệ [ accumulate wisdom]

.[trống thông = rỗng thông vô tự tính = thông viên = dung thông = vô ngại = empty = open = free-- thế nên có thể tích-tập trí-tuệ ---ĐHP].

[19] Bồ tát Long Thọ cũng dạy tích-tập phúc và tuệ là tư lương cho con đường giải thoát, và Đức Phật thương xót hữu-tình nên đã giảng nhân duyên và ai thấy nhân duyên là thấy phật , thấy bốn thánh đế, thấy đạo Bồ-đề .

[ Nagarjuna-Verse XXIV,40—translated by K. K. Inada ].

“One who rightly discerns relational origination will, indeed , rightly discern universal suffering , its origination, its extinction, and the way to enlightenment “.

“ Ai quán sâu sắc đúng đắn duyên khởi sẽ , thật sự , quán sâu sắc đúng đắn sự đau khổ phổ quát [=mọi nơi , mọi thời ] , sự sinh khởi của nó, sự hoàn toàn chấm dứt của nó , và con đường đến Bồ-đề . [Bồ-đề=Giác]

[20] Trong-mù-sương-phiền-não

Cõi đời vốn là, một bể không lớn , thế gian hằng như , như đại không hải ,

Giác chẳng gần , chẳng xa, |Và , chẳng đến , chẳng đi, | Trú : được thấy , không thấy , | Trong mù sương phiền-não |.

[21] Không có niết-bàn ngoài nơi có luân-hồi ; không có luân-hồi ngoài nơi có niết-bàn . [Kinh Lăng-già]

[22] Bồ-tát Long-thọ kính lễ Đức Phật giảng pháp nhân duyên—trong mở dầu Trung-luận :

I pay homage to the Fully Awakened One,

the supreme teacher who has taught

the doctrine of relational origination,

the blissful cessation of all phenomenal thought constructions.

( Therein , every event is “marked” by):

non-origination , non-extinction ,

non-destruction , non-permanence,

non-identity , non-differentiation,

non-coming (into being) , non-going (out of being).

[Nagarjuna : Kenneth K. Inada , 1993 ]

-----------------------------------------------

Dedication

I greet the best of teachers , that Awakened One ,

who taught liberation , the quieting of phenomena ,

interdependent origination which is ;

nonceasing and nonarising, nonmomentary and nonpermanent,

nonidentical and nondifferent , noncoming and nongoing .

[Nagarjuna and the Philosophy of Openness: Nancy McCagney, 1997]

--------------------------------------------------------------------------------------

Chẳng sinh cũng chẳng diệt

Chẳng thường cũng chẳng đoạn

Chẳng một cũng chẳng khác

Chẳng đến cũng chẳng đi

Nói lên được pháp nhân duyên ấy

Khéo diệt trừ các thứ hý luận

Tôi cúi đầu kính lễ Phật , đã thuyết ,

Nhân duyên cao nhất trong các thuyết .

------------------------------------------------------

Ngài Thanh-Mục viết : Với hai bài kệ tán thán Phật này là đã nói tóm tắt Đệ Nhất nghĩa đế. [ Trung luận- Thanh -Mục thích ; Bản dịch Thiện Siêu

--------------------------------------------------------------------------------------------

Bài tụng tán thán Đức Phật mở đầu bản Trung-luận, có thể tạm dịch [ĐHP] từ hai bản dịch Anh ngữ [dịch từ bản Sanskrit] dẫn trên , như sau :

Tôi kính lễ Đức Phật ,

vị đạotối thượng ,

giảng lý tính duyên khởi ,

tĩnh chỉ của hiện-tượng

và cấu trúc của tưởng ,

chính là sự giải thoát ,

diệu lạc niết bàn ,

chẳng sinh cũng chẳng diệt ,

chẳng thường cũng chẳng đoạn ,

chẳng một cũng chẳng khác ,

chẳng đến cũng chẳng đi

[ ĐHP dịch ].

-----------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: Đặc San Hiện Thực số 20/2010 năm thứ 6 , trang 89-112.

Quán Âm Buddhist Monastery. Vietnamese Buddhist Magazine.

ISBN 1176-8258 . Published in Sydney, Australia.

KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI

Đời Đường, Sa môn Dà Phạm Đạt Mạ
Dịch Giả: Thích Thiền Tâm

Như thế tôi nghe, một thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni (2) ngự nơi đạo tràng Bảo Trang Nghiêm, trong cung điện của Quán Thế Âm Bồ Tát ở tại non Bổ Đà Lạc Ca (3), đức Phật ngồi nơi tòa sư tử, tòa này trang nghiêm thuần bằng vô lượng ngọc báu tạp ma-ni, xung quan treo nhiều tràng phan bá bảo. 

Khi ấy, đức Như Lai ở trên pháp tòa, sắp muốn diễn nói môn tổng trì đà ra ni (5), có vô lương số Bồ Tát ma ha tát câu hội, các vị ấy là: Tổng Trì Vương Bồ Tát, Bảo Vương Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Hoa Nghiêm Bồ Tát, Đại Trang Nghiêm Bồ Tát, Bảo Tạng Bồ Tát, Đức Tạng Bồ Tát, Kim Cang Tạng Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát (7), Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (8)... 

Những vị Bồ Tát như thế đều là bậc quán đảnh đại pháp vương tử (9). Lại có vô lượng vô số đại thanh văn đều là bậc A La Hán (10), tu hạnh thập địa câu hội. Trong ấy, ngài Ma Ha Ca Diếp (11) làm thượng thủ. Lại có vô lượng Phạm Ma La Thiên (12) câu hội. Trong ấy, ngài Thiện Tra Phạm Ma (13) làm thượng thủ. Lại có vô lượng chư thiên tử ở cõi trời Dục giới câu hội. Trong ấy, ngài Cù Bà Dà thiên tử (14) làm thượng thủ. 

Lại có vô lượng hộ thế tứ thiên vương câu hội (15) trong ấy, ngài Đề Đầu Lại Tra (16) làm thượng thủ. Lại có vô lượng Thiên, Long, Dạ xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, Nhơn, Phi nhơn (17) câu hội. Trong ấy, ngài Thiên Đức đại long vương làm thượng thủ. Lại có vô lượng chư thiên nữ ở cõi trời Dục giới câu hội, trong ấy, ngài Đồng Mục Thiên nữ làm thượng thủ. 

Lại có vô lượng Thần Hư không, Thần Giang hải, Thần Tuyền nguyên, Thần Hà chiểu, Thần dược thảo, Thần Thọ lâm, Thần xá trạch, Thần cung điện, cùng Thủy thần, Hỏa thần, Địa thần, Phong thần, Thổ thần, Sơn thần, Thạch thần v.v.. đều đến tập hội. 

Bấy giờ, đức Quán Thế Âm Bồ Tát ở trong đại hội, mật phóng ánh thần thông quang minh, chiếu sáng 10 phương sát độ và cõi tam thiên đại thiên thế giới này đều thành sắc vàng. Từ thiên cung, long cung cho đến cung điện của các vị tôn thần thảy đều chấn động. Biển cả, sông nguồn, núi Thiết Vi (18), núi Tu Di (19), cùng thổ sơn, hắc sơn, cũng đều rung động dữ dội. Ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, tinh tú, và châu báu và lửa đều bị ánh kim quang rực rỡ kia lấn át làm cho ẩn mất không hiện. 

Lúc đó, ngài Tổng Trì Vương Bồ Tát thấy tướng trạng hy hữu ấy, lấy làm lạ cho là việc chưa từng có, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cung kính chắp tay, dùng lời kệ hỏi Phật, để biết tướng thần thông kia do ai làm ra, kệ rằng:

Ai thành chánh giác trong ngày nay? 
Khắp phóng ánh sáng như thế này, 
Mười phương sát độ thành sắc vàng 
Cả cõi đại thiên cũng như vậy, 
Ai được tự tại trong ngày nay? 
Phổ diễn thần lực ít có này. 
Không ngằn cõi Phật đều rung động, 
Cung điện long thần cũng long lay, 
Sức thần thông này ai làm ra 
Là ánh quang minh đấng Phật Đà 
Là của bồ tát, đại thanh văn, 
Hay trời Đế Thích, cùng Phạm ma? 
Nay trong chúng hội đều sanh nghi, 
Chẳng biết đây là nhân duyên gì? 
Muốn cầu hiểu rõ, tâm thành kính, 
Hướng trông về ngôi đại từ bi.

Đức Phật bảo Tổng Trì Vương Bồ Tát: 

'Thiện nam tử! Các ông nên biết trong pháp hội này, có vị Bồ Tát Ma Ha Tát, tên là Quán Thế Âm Tự Tại, từ vô lượng kiếp đến nay đã thành tựu tâm đại từ bi, lại khéo tu tập vô lượng Đà la ni môn. Vị Bồ Tát ấy vì muốn làm cho chúng sanh được lợi ích an vui, nên mới mật phóng sức thần thông như thế'. 

Đức Như Lai vừa nói lời ấy xong, Quán Thế Âm Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục nghiêm chỉnh, chắp tay hướng về Phật mà thưa rằng: ''Bạch đức Thế Tôn, tôi có chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bịnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa. 

Đức Phật bảo: Thiện nam tử! Ông có tâm đại từ bi, muốn nói thần chú (20) để làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh. Hôm nay chính là lúc hợp thời, vậy ông nên mau nói ra, Như Lai tùy hỉ chư Phật cũng thế. 

Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật: Bạch đức Thế tôn! Tôi nhớ vô lượng ức kiếp về trước, có Phật ra đời, hiệu là Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai, đức Phật ấy vì thương nghĩ đến tôi và tất cả chúng sanh nên nói ra môn Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, ngài lại dùng tay sắc vàng xoa nơi đầu tôi mà bảo: Thiện nam tử! Ông nên thọ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi nước ở đời vị lai mà làm cho họ được sự an vui lớn. 

Lúc đó tôi mới ở ngôi sơ địa, vừa nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Bấy giờ tôi rất vui mừng, liền phát thệ rằng: 

Nếu trong đời vị lai, tôi có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân tôi liền sanh ra ngàn tay ngàn mắt. 

Khi tôi phát thệ rồi, thì ngàn tay ngàn mắt đều hiện đủ nơi thân, lúc ấy, cõi đất 10 phương rung động 6 cách (21), ngàn đức Phật trong 10 phương đều phóng ánh quang minh soi đến thân tôi, và chiếu sáng 10 phương vô biên thế giới. Từ đó về sau, tôi ở trong vô lượng pháp hội của vô lượng chư Phật, lại được nghe và thọ trì môn đà ra ni này. Mỗi lần nghe xong, tôi khôn xiết vui mừng, liền được vượt qua sự sanh tử vi tế (22) trong vô số ức kiếp. Và từ ấy đến nay, tôi vẫn hằng trì tụng chú này, chưa từng quên bỏ. Do sức trì tụng ấy, tùy theo chỗ sanh, tôi không còn chịu thân bào thai, được hóa sanh nơi hoa sen, thường gặp Phật nghe pháp. Nếu có vị Tì khưu, Tỳ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di (23) hay đồng nam, đồng nữ nào muốn tụng trì chú này, trước tiên phải phát tâm từ bi đối với chúng sanh, và sau đây y theo tôi mà phát nguyện:

Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con mau biết tất cả pháp. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con sớm được mắt trí huệ. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con mau độ các chúng sanh, 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con sớm được phương tiện khéo. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con mau lên thuyền bát nhã. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con sớm được qua biển khổ, 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con mau được đạo giới định. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con sớm lên non Niết Bàn. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con mau về nhà vô vi. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con sớm đồng thân pháp tánh. 
Nếu con hướng về nơi non đao, 
non đao tức thời liền sụp đổ. 
Nếu con hướng về lửa, nước sôi, 
nước sôi, lửa cháy tự khô tắt. 
Nếu con hướng về cõi địa ngục, 
địa ngục liền mau tự tiêu diệt, 
Nếu con hướng về loài ngạ quỷ. 
Ngạ quỷ liền được tự no đủ, 
Nếu con hướng về chúng Tu La, 
Tu la tâm ác tự điều phục, 
Nếu con hướng về các súc sanh, 
súc sanh tự được trí huệ lớn.

Khi phát lời nguyện ấy xong, chí tâm xưng danh hiệu của tôi, lại chuyên niệm danh hiệu bổn sư tôi là đức A Di Đà Như Lai (24), kế đó tiếp tụng đà ra ni thần chú này. Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong ngàn muôn ức kiếp sanh tử. 

Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn! Nếu chúng sanh nào trì tụng thần chú Đại Bi mà còn bị đọa vào 3 đường ác, tôi thề không thành chánh giác. Tụng trì thần chú Đại Bi, nếu không được sanh về các cõi Phật, tôi thề không thành chánh giác. Tụng trì thần chú Đại Bi, nếu không được vô lượng tam muội biện tài (25) tôi thề không thành chánh giác. Tụng trì thần chú Đại Bi tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại, nếu không được vừa ý, thì chú này không được gọi là Đại Bi tâm đà ra ni, duy trừ cầu những việc bất thiện, trừ kẻ tâm không chí thành. Nếu các người nữ chán ghét thân nữ, muốn được thân nam, tụng trì thần chú Đại Bi, như không chuyển nữ thành nam, tôi thề không thành chánh giác. Như kẻ nào tụng trì chú này, nếu còn sanh chút lòng nghi, tất không được toại nguyện. Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ (26) sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt. Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch (27), báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ (28), làm nhơ phạm hạnh (29), bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng? Nhưng tuy không liền diệt được tội nặng, cũng có thể làm nhân bồ đề về kiếp xa sau. 

Bạch đức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì thần chú Đại Bi, thì không bị 15 việc chết xấu, sẽ được 15 chỗ sanh tốt. Thế nào là 15 việc chết xấu?

1. Không bị chết do đói khát khốn khổ. 
2. Không bị chết do gông tù đánh đập. 
3. Không bị chết vì oan gia thù địch. 
4. Không bị chết giữa quân trận chém giết nhau. 
5. Không bị chết do cọp sói cùng ác thú tàn hại. 
6. Không bị chết bởi rắn rít độc cắn. 
7. Không bị chết vì nước trôi lửa cháy. 
8. Không bị chết bởi phạm nhằm thuốc độc. 
9. Không bị chết do loài sâu trùng độc làm hại. 
10. Không bị chết vì điên cuồng mê loạn. 
11. Không bị chết do té cây, té xuống núi. 
12. Không bị chết bởi người ác trù ếm. 
13. Không bị chết bởi tà thần, ác quỷ làm hại. 
14. Không bị chết vì bịnh ác lâm thân. 
15. Không bị chết vì phi mạng tự hại.

Tụng trì thần chú Đại Bi, không bị 15 việc chết xấu như thế.

Sao gọi là 15 chỗ sanh tốt? 

1. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp đấng quốc vương hiền lành. 
2. Tùy theo chỗ sanh, thường ở cõi nước an lành. 
3. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp thời đại tốt, 
4. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp bạn lành. 
5. Tùy theo chỗ sanh, thân căn thường được đầy đủ. 
6. Tùy theo chỗ sanh, đạo tâm thuần thục. 
7. Tùy theo chỗ sanh, không phạm cấm giới. 
8. Tùy theo chỗ sanh, thường được quyến thuộc hòa thuận, có ân nghĩa. 
9. Tùy theo chỗ sanh, vật dụng, thức ăn uống thường được đầy đủ. 
10. Tùy theo chỗ sanh, thường được người cung kính giúp đỡ. 
11. Tùy theo chỗ sanh, tiền của châu báu không bị kẻ khác cướp đoạt. 
12. Tùy theo chỗ sanh, những việc mong cầu đều được toại nguyện. 
13. Tùy theo chỗ sanh, long thiên, thiện thần thường theo ủng hộ. 
14. Tùy theo chỗ sanh, thường được thấy Phật nghe pháp. 
15. Tùy theo chỗ sanh, khi nghe chánh pháp ngộ giải nghĩa sâu.

Nếu kẻ nào trì tụng chú Đại Bi, sẽ được 15 chỗ sanh tốt như thế! Cho nên tất cả hàng trời, người, đều nên thường tụng trì, chớ sanh lòng biếng trễ. 

Khi đức Quán Thế Âm Bồ Tát nói lời ấy rồi, liền ở trước chúng hội, chắp tay đứng thẳng, nở mặt mỉm cười, nói chương cú màu nhiệm Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni rằng: 

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha. o

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha.

Bồ tát thuyết chú xong, cõi đất 6 phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, 10 phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng. Hoặc có vị chứng quả Tu đà hoàn, có vị chứng quả Tư đà hoàn, hoặc có vị chứng quả A na hàm (30), có vị chứng quả A la hán, hoặc có vị chứng được sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa, ngũ địa cho đến thập địa, vô lượng chúng sanh phát lòng bồ đề.

Khi ấy Đại Phạm thiên vương từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục nghiêm chỉnh, chắp tay cung kính bạch vớI đức Quán Thế Âm bồ tát rằng: Lành thay đại sĩ! Từ trước đến nay, tôi đã trải qua vô lượng phật hội, nghe nhiều pháp yếu, nhiều môn đà ra ni, song chưa từng nghe nói chương cú thần diệu Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni này. Cúi xin đại sĩ vì tôi, nói hình trạng tướng mạo của đà ra ni ấy. Tôi và đại chúng đều ưa thích muốn nghe. 

Quán Thế Âm Bồ tát bảo Phạm vương: 

Ông vì phương tiện lợI ích cho tất cả chúng sanh, nên hỏi như thế, nay ông khéo nghe, tôi sẽ vì ông mà nói lược qua. 

Này Phạm vương! Những tâm đại từ bi, tâm bình đẳng, tâm vô vi, tâm chẳng nhiễm trước, tâm không quán, tâm cung kính, tâm khiêm nhường, tâm không tạp loạn, tâm không chấp giữ, tâm vô thượng Bồ Đề, nên biết các thứ tâm này đều là tướng mạo của môn đà ra ni này. Vậy, ông nên y theo đó mà tu hành. 

Phạm vương thưa: Tôi và đại chúng hôm nay mới hân hạnh được biết tướng mạo của môn đà ra ni này, từ đây chúng tôi xin thọ trì chẳng dám lãng quên. 

Bồ tát lại nói tiếp: Nếu kẻ thiện nam, thiện nữ nào tụng trì thần chú này, phải phát tâm Bồ Đề rộng lớn, thề độ tất cả muôn loài, giữ gìn trai giới, đối vớI chúng sanh khởi lòng bình đẳng, và thường nên trì tụng chớ cho gián đoạn. Lại nên ở nơi tịnh thất, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch, treo phan, đốt đèn, dùng hương hoa, cùng các thứ ăn uống để cúng dường, buộc tâm một chỗ, chớ nghĩ chi khác, y như pháp mà tụng trì. Lúc ấy, sẽ có Nhựt Quang Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát cùng vô lượng thần tiên đến chứng minh, giúp thêm sự hiệu nghiệm. Bấy giờ ta cũng dùng ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ, khiến cho kẻ ấy từ đó về sau có thể hiểu suốt tất cả sách vở thế gian, thông đạt các điển tịch Vi Đà (31) và tất cả pháp thuật ngoại đạo. Chúng sanh nào tụng trì thần chú này, có thể trị lành tám muôn bốn ngàn thứ bịnh ở thế gian, hàng phục các thiên ma, ngoại đạo, sai khiến được tất cả quỷ thần. Những kẻ tụng kinh tọa thiền ở nơi non sâu, đồng vắng, bị sơn tinh, tạp mị, các quỉ vọng lượng làm não loạn phá hoại, khiến cho tâm không an định, chỉ cần tụng chú này một biến, các quỉ thần ấy thảy đều bị trói. Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp, khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh, lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả thiện thần, long vương, kim cang mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hoặc thân mạng của chính họ. 

Tiếp đó, Bồ Tát liền đọc lời kệ sắc lệnh rằng:

Ta sai Mật Tích, Kim Cang Sĩ (32) 
Ô sô quân đồ ương câu thi (33), 
Bát bộ lực sĩ, Thưởng ca la (34), 
Thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Ma Hê Na La Diên (35), 
Kim Tỳ La Đà Ca Tỳ La (36) 
thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Bà Cấp Ta Lâu La (37), 
Mãn Thiện Xa Bát Chân Đà La (38), 
thường theo ủng hộ bên hành giả 
Ta sai Tát Giá Ma Hòa La (39), 
Cưu La Đơn Tra Bán Chỉ La (40), 
thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Tất Bà Dà La Vương (41), 
Ưng Đức Tỳ La Tát Hòa La (42), 
thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Phạm Ma Tam Bát La (43), 
Ngũ Bộ Tịnh Cư Diêm Ma La (44), 
thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Thích Vương Tam Thập Tam (45), 
Đại Biện Công Đức Bà Đát Na (46), 
Thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Đề Đầu Lại Tra Vương, 
Các thần Mẫu nữ, chúng Đại Lực (47), 
thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Tỳ Lâu Lặc Xoa Vương (48), 
Tỳ Lâu Bác Xoa, Tỳ Sa Môn (49), 
thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Kim Sắc Khổng Tước Vương (50), 
28 bộ đại tiên chúng, 
thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Ma Ni Bạt Đà La (51), 
Táng Chi đại tướng, Phất La Bà (52), 
thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Nan Đà, Bạt Nan Đà (53), 
Bà Dà La Long, Y Bát La (54), 
thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai Tu La, Càn Thát Bà, 
Ca Lâu, Khẩn Na, Ma Hầu La, 
thường theo ủng hộ bên hành giả. 
Ta sai thủy, hỏa, lôi, điển thần 
Cưu Bàn Trà vương, Tỳ Xá Xà (55), 
thường theo ủng hộ bên hành giả.

Các vị thiện thần này cùng thần long vương, thần Mẫu Nữ đều có 500 đại lực dạ xoa làm quyến thuộc, thường theo ủng hộ ngườI thọ trì thần chú Đại Bi. Nếu ngườI đó ở nơi núi hoang, đồng vắng, ngủ nghỉ một mình, các vị thiện thần ấy thay phiên nhau canh giữ không cho tai ương, chướng nạn phạm đến thân. Nếu hành giả đi trong núi sâu, lạc mất đường về, tụng trì chú này, thiện thần, long vương hóa làm người lành chỉ dẫn lối. Như hành giả trụ nơi núi rừng, đồng vắng, thiếu thốn nước lửa, long thần vì ủng hộ, hóa ra nước, lửa. 

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát lại vì ngườI tụng chú, nói bài kệ thanh lương tiêu trừ tai họa rằng:

Hành giả đi trong núi đồng vắng, 
gặp những cọp sói, các thú dữ, 
rắn, rít, tinh mị, quỉ vọng lượng. 
Tụng tâm chú này khỏi bị hại. 
Nếu đi biển cả hoặc sông, hồ, 
những rồng rắn độc, loài Ma Kiệt (56), 
Dạ Xoa, La Sát, cá, rùa lớn 
nghe tụng chú này tự lánh xa. 
Nếu bị quân trận giặc bao vây, 
hoặc gặp người ác đoạt tiền của, 
chí thành xưng tụng chú Đại Bi, 
giặc cướp khởi lòng tự thương xót. 
Nếu bị vua quan, quân sĩ bắt, 
gông, cùm trói buộc, giam ngục tù, 
chí thành xưng tụng chú Đại Bi, 
vua, quan tự mở lòng ân xá. 
Nếu đi vào nhà nuôi sâu độc, 
uống ăn để thuốc muốn hại nhau, 
chí thành xưng tụng chú Đại Bi, 
thuốc độc biến thành nước cam lộ, 
Nữ nhơn bị nạn khi sanh sản, 
khổ vì ma quái làm ngăn cản, 
chí thành xưng tụng chú Đại Bi, 
quỷ tà sợ trốn sanh an ổn, 
Gặp rồng, dịch quỷ gieo hơi độc, 
nóng bức, khổ đau sắp mạng chung, 
chí thành xưng tụng chú Đại Bi, 
bịnh dịch tiêu trừ, mạng trường cữu, 
Rồng, quỉ lưu hành bịnh thũng độc, 
ung sang lở lói nhiều khổ đau, 
chí thành xưng tụng chú Đại Bi, 
khạc ra ba lần hơi độc mất, 
chúng sanh đời trược khởi lòng ác, 
trù ếm hại cho thỏa oán thù, 
chí thành xưng tụng chú Đại Bi, 
liền phản trở lại người trù ếm, 
Chúng sanh cõi trược đời mạt pháp, 
lửa dâm dục thạnh, tâm điên đảo, 
ngoại tình, xa vợ, bỏ chồng con, 
ngày đêm mãi tưởng điều sai quấy, 
nếu hay xưng tụng chú Đại Bi, 
lửa dục tiêu trừ, tâm tà dứt, 
công lực Đại Bi chỉ lược qua, 
nếu ta nói hết không cùng kiếp.

Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát lại bảo Phạm vương rằng: 

Này Phạm vương! Nếu chúng sanh nào muốn tiêu trừ tai nạn ma chướng nên lấy chỉ ngũ sắc xe làm một sợi niệt, trước tiên tụng chú này 5 biến, kế tụng 21 biến, cứ tụng xong mỗI một biến lại thắt một gút, rồi đeo nơi cổ hoặc bỏ nơi đãy. Tâm chú Đại Bi đây do 99 ức hằng sa chư Phật đời quá khứ đã nói ra. Các đức Phật ấy vì thương xót muốn cho người tu hành: công đức lục độ chưa đầy đủ, mau được đầy đủ; mầm bồ đề chưa phát, mau được phát sanh; hàng thanh văn chưa chứng may được chứng quả; các vị thần tiên trong cõi đại thiên chưa phát lòng bồ đề, mau được phát tâm Bồ Đề, nếu chúng sanh nào chưa được tín căn đại thừa, do sức oai thần của đà ra ni này, hột giống đại thừa tự sanh mầm và tăng trưởng, lại do sức từ bi phương tiện của ta, khiến cho sự mong cầu của họ đều được thành tựu. 

Lại nữa, trong tam thiên đại thiên thế giới, những chúng sanh ở nơi ba đường ác, ở chỗ sâu kín tối tăm, nghe thần chú của ta đây, đều được lìa khổ. Các vị Bồ Tát chưa lên bậc sơ trụ, mau được siêu lên, cho đến mau chứng ngôi thập trụ. Mau đến quả vị Phật, thành tựu 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tùy hình. Nếu hàng Thanh văn một phen được nghe qua chú này, hoặc biên chép, tu hành môn đà ra ni này, dùng tâm chất trực như pháp mà trụ, thì 4 quả sa môn không cầu tự được. Công lực của thần chú này có thể khiến cho nước sông, hồ, biển cả trong cõi đại thiên dâng trào, vách đá, núi nhỏ, núi thiết vi và núi Tu Di thảy đều rung động, lại có thể làm cho tan nát như bụi nhỏ, những chúng sanh ở trong ấy đều phát tâm Bồ Đề. 

Nếu chúng sanh nào trong đời hiện tại muốn mong cầu việc chi,nên giữ trai giới nghiêm sạch trong 21 ngày và tụng trì chú Đại Bi, tất đều được toại nguyện. Nếu thường chí tâm trì tụng, thì từ kiếp sống chết này đến kiếp sống chết khác, tất cả các nghiệp ác đều mau tiêu diệt. Tất cả chư Phật, Bồ Tát, Phạm Thiên, Đế Thích, Tứ thiên vương, thần, tiên, long vương, thảy đều chứng biết cho. Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng? Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sanh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!

Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật. 

Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền địnhvì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh.Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng! 

Đức Phật bảo Phạm vương: 

- Này thiện nam tử! Nếu kẻ nào chán sự khổ ở thế gian muốn cầu thuốc trường sanh, thì nên an trụ nơi chỗ vắng lặng sạch sẽ, kiết giới thanh tịnh và thật hành một trong các phương pháp như sau: Hoặc tụng chú vào trong áo mà mặc, hoặc tụng chú vào nước uống, thức ăn, chất thơm, dược phẩm mà dùng. Nên nhớ mỗi thứ đều tụng 108 biến, tất sẽ được sống lâu. Nếu có thể kiết giới đúng pháp, và y như pháp mà thọ trì, thì mọi việc đều thành tựu. 

Phép kiết giới như thế nào? Hoặc tụng chú vào lưỡi dao sạch, rạch đất xung quanh làm giới hạn. Hoặc tụng chú vào nước sạch, rảy 4 phương làm giới hạn. Hoặc tụng chú vào hột cải trắng, liệng ra bốn phía làm giới hạn. Hay dùng tâm tưởng đến chỗ nào thì chỗ đó là giới hạn. Hoặc tụng chú vào tro sạch, rải xung quanh làm giới hạn. Hoặc tụng chú vào chỉ ngũ sắc, treo vây bốn bên làm giới hạn. Mấy phương pháp trên đây, dùng cách nào cũng được. Nên nhớ mỗi thứ đều phải tụng cho đủ 21 biến. Nếu tụng trì đúng pháp, tự nhiên sẽ được hiệu quả. 

Này thiện nam tử! Chúng sanh nào nghe danh tự của môn đà ra ni này còn được tiêu diệt tội nặng sanh tử trong vô lượng kiếp, huống chi là tụng trì? Nếu người nào được thần chú này mà tụng trì, phải biết kẻ ấy đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo nhiều căn lành. Nếu kẻ nào tụng trì đúng pháp nên biết người ấy là bậc có đủ tâm đại bi, không bao lâu nữa sẽ thành Phật. Cho nên, hành giả khi thấy mọi loài, đều nên vì chúng tụng trì chú này, khiến cho chúng được nghe để cùng gây nhân Bồ Đề, thì sẽ được vô lượng, vô biên công đức. 

Nếu kẻ hành trì khéo giữ gìn trai giới, dụng tâm tinh thành, vì tất cả chúng sanh sám hối nghiệp ác đời trước tự mình cũng sám hối những ác nghiệp đã gây ra từ vô lượng kiếp đến nay, nơi miệng rành rẽ tụng đà ra ni này tiếng tăm liên tiếp không dứt, thì trong đời hiện tại liền chứng được bốn đạo quả của bậc Sa Môn. Nếu là hạng lợi căn, có phương tiện huệ quán thì quả vị thập địa còn chứng được không lấy gì làm khó, huống gì là những phước báo nhỏ nhặt ở thế gian. Những việc như thế, nếu có mong cầu, đều được toại nguyện. 

- Này thiện nam tử! Nếu người nào muốn sai khiến quỷ, thì tìm một chiếc xương sọ của kẻ qua đời, đem về rửa sạch. Kế đó lập đàn tràng để chiếc xương ấy trước tượng Thiên Nhãn, chí tâm tụng chú, mỗi ngày đều dùng hương hoa, cùng các thứ ăn uống cúng tế vong linh, đúng 7 ngày như thế, quỷ sẽ hiện thân, tùy theo mạng lịnh của người ấy sai bảo. 

Như hành nhơn muốn sai khiến Tứ Thiên Vương, thì tụng chú này vào gỗ đàn hương rồi đốt lên, sẽ thấy hiệu quả. Sở dĩ được như thế cũng là do nguyện lực đại từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát sâu nặng, lại cũng do oai thần rộng lớn của đà ra ni này. 

Đức Phật lại gọi ngài A Nan mà bảo: 

- Này A Nan! Khi trong một nước có tai nạn nổi lên nếu muốn được an ổn, vị quốc vương ở xứ ấy phải biết dùng chánh pháp trị dân, có độ lượng khoan hồng, không làm oan uổng trăm họ, tha kẻ tù phạm, và giữ thân tâm tinh tấn đọc tụng chú này. Hành trì như thế luôn 7 ngày đêm thì trong cõi nước ấy tất cả tai nạn thảy đều tiêu tan, ngũ cốc phong thạnh, dân chúng được an vui. 

Lại trong một xứ, nếu gặp những tai ương dồn dập như: bị nước nghịch đem binh xâm lấn, dân tình rối loạn không yên, quan đại thần mưu phản, bịnh dịch lưu hành, mưa nắng trái thời hoặc nhựt, nguyệt sai độ v.v... Muốn diệt các thứ tai nạn như thế ấy, vị quốc vương phải lập đàn tràng, tạo tượng Thiên Nhãn Đại Bi để day mặt về phương Tây, sắm các thứ hương, hoa, tràng phan, bảo cái, hoặc trăm thức ăn uống mà cúng dường, rồi dùng thân tâm tinh tấn, đọc tụng chương cú thần diệu. Hành trì như thế đúng 7 ngày thì nước giặc quy hàng, chánh tình yên ổn, lân bang hòa hảo, thương mến lẫn nhau, trong triều từ vương tử cho đến trăm quan đều hết dạ trung thành, nơi cung vi, phi tần, thể nữ khởi lòng hiếu kính đối với vua, các thiên, long, quỷ thần đều ủng hộ trong nước khiến cho mưa gió thuận hòa, hoa quả tốt, nhân dân vui đẹp. 

Lại nếu trong nhà có những tai nạn như ma quái nổi dậy, quyến thuộc đau nặng, tiền của hao mòn, gia đình rối loạn, người ác gieo tiếng thị phi hoặc vu khống để hãm hại, cho đến trong ngoài lớn nhỏ chẳng hòa thuận nhau. Muốn diệt những tai nạn ấy, gia chủ phải lập đàn tràng, hướng về tượng Thiên Nhãn, chí tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và tụng đà ra ni này đủ ngàn biến, thì tất cả việc xấu như trên thảy đều tiêu diệt, gia đình được vĩnh viễn an vui. 

Ngài A Nan lại bạch Phật rằng: 

- Bạch đức Thế Tôn! Chú này tên gọi là chi? Con nên thọ trì như thế nào? 

Đức Phật bảo: - Thần chú này có những tên như sau: 

1. Quảng đại viên mãn đà ra ni. 
2. Vô ngại đại bi đà ra ni. 
3. Cứu khổ đà ra ni. 
4. Diên thọ đà rani. 
5. Diệt ác thú đà ra ni. 
6. Phá ác nghiệp chướng đà rani. 
7. Mãn nguyện đà ra ni. 
8.Tùy tâm tự tại đà ra ni. 
9. Tốc siêu thánh địa đà ra ni. 

Ông nên y như thế mà thọ trì. 

Ngài A Nan lại bạch Phật: - Bạch đức Thế Tôn! Vị Bồ Tát Ma Ha Tát, bộ chủ của thần chú này, tôn hiệu là chi, mà khéo nói môn đà ra ni như thế? 

Đức Phật bảo: - Vị Bồ Tát ấy hiệu là Quán Thế Âm Tự Tại, cũng tên là Nhiên Sách, cũng gọi là Thiên Quang Nhãn. 

Này thiện nam tử! Quán Thế Âm Bồ Tát thần thông oai lực không thể nghĩ bàn, trong vô lượng kiếp về trước từng thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, ngài mới giáng tích hiện làm Bồ Tát. Vậy ông và đại chúng, các hàng Bồ Tát, Ma Ha Tát, Phạm vương, Đế Thích, Long thần đều nên cung kính, chớ sanh lòng khinh mạn, xem thường. Nếu tất cả hàng trời, người thường xưng niệm, cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, sẽ được vô lượng phước diệt vô lượng tội , mạng chung sanh về cõi nước của Phật A Di Đà. 

Đức Phật bảo ngài A Nan: - Thần chú của Quan Thế Âm Bồ Tát nói ra đây, chân thật không dối. Nếu muốn thỉnh Bồ Tát đến, nên tụng chú vào hương chuyết cụ la 21 lần rồi đốt lên (chuyết cụ la chính là an tức hương). 

Nếu kẻ nào bị loài ma mèo dựa vào phá khuấy, người thân thuộc nên tìm một bộ xương của con mèo đã chết, đốt tan ra tro, rồi hòa với đất bùn sạch, nắn thành hình mèo. Khi hoàn thành để hình ấy trước tượng Thiên Nhãn, tụng 108 biến chú Đại Bi vào lưỡi dao rồi chặt hình mèo thành 108 đoạn. Nên nhớ cứ mỗi lần tụng xong một biến thì chém xuống một đao, kêu tên loài ma mèo một lần. Làm như thế bịnh nhơn sẽ an lành, ma mèo vĩnh viễn không dám phá hoại. 

Nếu người nào bị chất độc của loài sâu cổ làm hại, thì thân nhơn mau dùng hương dược kiếp bố la hòa đồng phân với chuyết cụ la hương vào nước trong, sắc còn một chén. Xong, lại để chén thuốc ấy trước tượng Thiên Nhãn tụng chú 108 biến rồi cho bịnh nhơn uống, liền thấy an lành (dược kiếp bố la hương tức Long não hương).

Nếu bị rắn rít cắn, dùng vị Càn cương tán thành mạt, tụng chú vào đấy 21 biến, rồi dấp lên vết thương, liền hết. 

Nếu bị kẻ thù mưu hại, nên dùng đất sạch, hoặc bột, hoặc sáp, nắn thành hình kẻ ấy. Xong, lại để hình nhơn trước tượng Thiên Nhãn, tụng vào lưỡi dao 108 biến Đại Bi, cứ tụng xong mỗi biến lại chém xuống một dao, kêu tên người kia một lần, rồi đem 108 đoạn hình đã chặt đốt tan. Y theo pháp thức như thế, kẻ oan gia thù nghịch sẽ đổi ra trạng thái vui vẻ, thân hậu đối với ta, trọn đời đôi bên quý mến lẫn nhau. 

Nếu bị bịnh đau mắt, hoặc mắt kéo màng đỏ, mắt trắng đục, hoặc quáng manh, hoặc hư tròng, không thấy được ánh sáng, nên dùng trái ha lê lặc, trái am ma lặc, trái bệ hê lặc, mỗi thứ một quả, đem nghiền, vắt lấy nước. Khi vắt nước nên ở chỗ vắng lặng, giữ cho sạch sẽ, miệng luôn niệm Phật, chớ để cho mèo, chó, gà, lợn cùng đàn bà mới sanh thấy. Vắt nước xong đem hòa với bạch mật, hoặc sữa người. Sữa này phải là của phụ nhơn sanh con trai, chứ không được dùng sữa của người sanh con gái. Khi hòa thành xong, đem chén thuốc để trước tượng Thiên Nhãn tụng chú 108 biến. Trì chú vào thuốc rồi, bịnh nhơn phải ở nơi nhà kín, tránh gió trong thời gian 7 ngày và dùng thuốc ấy nhỏ vào mắt. Làm như thế, tròng con mắt hư lại sanh, các chứng kia đều lành. Mắt thấy được tỏ rõ (P.C: Ba thứ trái này xứ ta không có, bịnh nhơn nên phương tiện thay 3 thứ trái khác hoặc 3 thứ thuốc khác có tánh cách trị bịnh đau mắt, nếu như chí thành, cũng được linh nghiệm). 

Nếu bị bịnh rét hoặc bị loài ma rét dựa, nên dùng da cọp hoặc da beo tụng vào đấy 21 biến chú, rồi phủ lên mình thì bịnh sẽ lành, ma cũng xa lánh. Như được da sư tử thì càng quý. 

Nếu bị rắn độc cắn, dùng chất ráy đóng trong lỗ tai của người bị cắn, tụng chú 21 biến, thoa vào vết thương, nọc rắn liền tiêu. 

Nếu bị bịnh rét dữ nhập tâm, hôn muội sắp chết, dùng một khối mủ cây đào, lớn ước lượng bằng trái đào, đem hòa với một chén nước trong, sắc còn nửa chén, tụng chú vào đấy bảy biến rồi uống, bịnh sẽ lành. Thuốc này chớ cho phụ nữ sắc.

Nếu bị loài quỷ truyền thi, phục thi làm bịnh, dùng hương chuyết cụ la tụng chú 21 biến, đốt xông vào lỗ mũi. Lại lấy 7 khối hương lớn ước lượng bằng lóng tay cái, cũng gia trì chú 21 biến mà uống, bịnh sẽ lành. Nên nhớ: Bịnh nhơn phải kiêng rượu, thịt, ngũ vị tân (58) và mắng chửi. Một phương pháp nữa là dùng vị Ma Na Thi La hòa với Bạch giới tử và muối hột, gia trì chú 21 biến, rồi đem xông đốt dưới giường người bịnh, quỷ liền vội vã trốn chạy, không dám ở (Ma Na Thi La là vị thuốc Hùng Hoàng). 

Nếu bị tai điếc lùng bùng, tụng chú vào dầu mè, rồi nhỏ trong tai, bịnh sẽ lành. 

Nếu bị chứng thiên phong, xụi nửa thân mình, tai điếc, mũi không biết mùi, dùmg dầu mè sắc với vị Thanh Mộc Hương, gia trì chú 21 biến, rồi thoa nơi mình. Bịnh sẽ vĩnh viễn tiêu trừ. Lại một phương pháp nữa: dùng sữa ngưu tô thuần chất, tụng vào 21 biến chú mà thoa, bịnh cũng sẽ lành. 

Nếu phụ nhơn sanh sản khó, mau dùng dầu mà gia trì chú 21 biến, rồi thoa nơi rún và ngọc môn, liền được dễ sanh. 

Nếu phụ nhơn có nghén, thai nhi chết trong bụng, dùng một lượng thuốc A Ba Mộc Lợi Đà, đổ hai chén sắc còn một chén, gia trì chú 21 biến mà uống, thì cái thai liền ra, phụ nhơn không một chút đau đớn. Như thai y (nhau) không ra, cũng uống thuốc này (A ba mộc lợi đà là vị Ngưu Tất) 

Nếu bỗng nhiên đau nhói nơi tim chịu không kham, đây gọi là chứng độn thi chú, nên dùng hương Quân Trụ Lỗ, tụng chú vào 21 biến, rồi để trong miệng nhai nuốt không hạn nhiều ít, chừng nào mửa được mới thôi, y như thế bịnh sẽ lành, song nên nhớ phải cữ ngũ tân và rượu thịt (quân trụ lỗ là vị thuốc Huân Lục Hương). 

Nếu bị phỏng lửa thành ghẻ, dùng phân trâu đen tụng chú 21 biến mà thoa, bịnh sẽ lành. 

Nếu bị sên lải cắn, dùng nửa chén nước tiểu con ngựa kim, như bịnh nặng thì một chén, gia trì chú 21 biến, uống vào loài trùng sẽ quyện ra như sợi dây. 

Nếu bị bịnh ghẻ đinh dùng lá Lăng Tiêu đâm lấy nước, gia trì chú 21 biến mà thoa, thì ghẻ liền ra cồi mà lành. 

Nếu rủi bị con lằn cắn vào mắt, dùng phẩn mới của con lừa, vắt lấy nuớc, gia trì 21 biến chú, đợi ban đêm trước khi ngủ, nhỏ thuốc ấy vào, bịnh sẽ lành. 

Nếu bị đau bụng, dùng nước giếng trong nấu với 21 hột muốn lớn, còn nửa chén gia trì chú 21 biến uống vào, liền hết đau. 

Nếu bị bịnh đau mắt đỏ, mắt lồi thịt, mờ mịt không thấy, dùng lá xa xa di đâm lược lấy nước, gia trì chú 21 biến, rồi bỏ đồng tiền có meo xanh vào ngâm một đêm. Xong lại lấy ra, tụng thêm vào đấy 7 biến chú nữa. Dùng thuốc này nhỏ vào mắt, bịnh sẽ lành (Xa xa di là lá câu kỷ). 

Nếu người có tật ban đêm sợ hãi ra vào không yên, lấy chỉ trắng xe thành niệt, gia trì chú 21 biến, kết thành 21 gút buộc nơi cổ, thì tật ấy sẽ dứt. Chẳng những trừ được sự khủng bố mà cũng diệt được tội. 

Nếu trong nhà sanh nhiều tai nạn, dùng nhánh cây thạch lựu chặt thành 1.080 đoạn ước độ một tấc, mỗi đoạn 2 đầu đều thoa mật tô lạc. Kế đó, đem lò nhỏ để trước bàn Phật, cứ tụng xong một biến chú, liền đốt một đoạn. Khi thiêu hết 1.080 đoạn, tất cả tai nạn thảy đều tiêu trừ. 

Nếu ở các nơi đấu tranh, luận nghị, muốn được hơn người dùng cành bạch xương bồ gia trì chú 21 biến, đeo nơi cánh tay mặt, tất sẽ được toại nguyện. 

Nếu muốn được trí huệ nên dùng nhánh xa xa di, chặt thành 1080 đoạn, mỗi đoạn 2 đầu thoa sữa ngưu tô thuần chất và sữa ngưu tô hòa với bạch mật, cứ mỗi lần tụng chú lại đốt một đoạn. Nên nhớ trong một ngày đêm chia ra ba thời, mỗi thời tụng chú và đốt 1080 đoạn. Thật hành đúng 7 ngày, chú sư sẽ được trí huệ thông ngộ. (PC: Mỗi thời tụng 1080 biến tất là người tụng quá nhuần, và có định tâm nhiều). 

Nếu muốn hàng phục đại lực quỷ thần, dùng củi cây A rị sắc ca, thoa sữa tô lạc và mật vào, đem trước tượng Đại Bi gia trì, chú 49 biến, rồi đốt trong lửa (A rị sắc ca dịch là Mộc hoạn tử, cũng gọi là vô hoạn tử, một thứ cây có năng lực trừ tà, hạt của trái cây này có thể xỏ làm hạt chuỗi). 

Nếu lấy một lượng Hồ Lô giá na, đem đựng trong bình lưu ly, để trước tượng Đại Bi tụng chú 108 biến, rồi dùng thuốc ấy thoa trên trán và nơi thân, thì tất cả Thiên, Long, Quỷ Thần, người cùng loài phi nhơn trông thấy đều hoan hỉ (hồ lô giá na là vị Ngưu Hoàng). 

Nếu thân bị xiềng xích, dùng phẩn của con bồ câu trắng, gia trì chú 108 biến, tụng xong đem thoa vào tay chà lên gông xiềng, gông xiềng sẽ tự sút. 

Nếu vợ chồng bất hòa, trạng như nước lửa, dùng lông đuôi chim oan ương, đem trước tượng Đại Bi tụng chú 1.080 biến rồi đeo trong mình, tất vợ chồng trọn đời vui hòa, thương yêu nhau. 

Nếu lúa mạ hoặc các thứ cây trái bị sâu bọ cắn, dùng tro và cát sạch hòa với nước trong, gia trì 21 biến chú, rảy trên cây, trên mạ cùng bốn bên bờ ruộng, thì sâu bọ không dám phá hại. 

Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 

(PC: Những chân ngôn sau đây, chỗ có vạch ngang dài là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có ngang vắn là hai chữ đọc hiệp lại làm một, muốn cầu điều gì, đọc chân ngôn theo điều ấy). 

1. Nếu chúng sanh nào muốn được giàu lớn, có nhiều thứ châu báu, đồ dùng, nên cầu nơi tay cầm châu như ý. 

Chân ngôn rằng: Án--, phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra. 

2. Nếu muốn trị các thứ bịnh trên thân, nên cầu nơi tay cầm cành dương liễu. 

Chân ngôn rằng: Án-- tô tất địa, ca rị, phạ rị, đa nẫm đa, mục đa duệ, phạ nhựt ra, phạ nhựt ra, bạn đà, hạ nẵng hạ nẵng, hồng phấn tra. 

3. Nếu muốn trị các thứ bịnh trong bụng, nên cầu nơi tay cầm cái bát báu. 

Chân ngôn rằng: Án--, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt-ra, hồng phấn tra. 

4. Nếu muốn trị bịnh mắt mờ không thấy ánh sáng, nên cầu nơi tay cầm châu nhựt tinh ma ni. 

Chân ngôn rằng: Án--, độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ. 

5. Nếu muốn hàng phục tất cả thiên ma thần, nên cầu nơi tay cầm bạt chiết la (59). 

Chân ngôn rằng: Án-- nễ bệ nễ bệ, nễ bà dã, ma ha thất rị duệ, tát-phạ hạ. 

6. Nếu muốn hàng phục tất cả oán tặc, nên cầu nơi tay cầm chày kim cang. 

Chân ngôn rằng: Án -- phạ nhựt-ra, chỉ nãnh, chỉ nãnh, bát-ra nễ bát đa dã, tá-phạ hạ. 

7. Nếu muốn trừ tánh ở tất cả chỗ sợ hãi không yên, nên cầu nơi tay thí vô úy. 

Chân ngôn rằng: Án -- phạ nhựt-ra, nẵng dã, hồng phấn tra. 

8. Nếu bị các việc khuấy rối, muốn được an ổn, nên cầu nơi tay cầm dây quyến sách. 

Chân ngôn rằng: Án -- chỉ rị, lã ra, mô nại ra, hồng phấn tra. 

9. Nếu bị bịnh nhiệt độc, muốn được mát mẻ hết bịnh, nên cầu nơi tay cầm châu nguyệt tinh ma ni. 

Chân ngôn rằng: Án -- tô tất địa, yết rị, tát-phạ hạ. 

10. Nếu muốn được làm quan, lên chức, nên cầu nơi tay cầm cung báu. 

Chân ngôn rằng: Án -- a tả vĩ, lệ, tát-phạ hạ. 

11. Nếu muốn được mau gặp các bạn lành, nên cầu nơi tay cầm tên báu. 

Chân ngôn rằng: Án -- ca mạ lã, tát-phạ hạ. 

12. Nếu muốn hàng phục tất cả quỷ, thần, vọng, lượng, nên cầu nơi tay cầm gươm báu. 

Chân ngôn rằng: Án -- đế thế, đế nhá, đổ vĩ nảnh, đổ đề bà đà dã, hồng phấn tra. 

13. Nếu muốn trừ những chướng nạn ác bên thân, nên cầu nơi tay cầm cây phất trắng. 

Chân ngôn rằng: Án-- bát na di nảnh, bà nga phạ đế, mô hạ dã nhá, nga mô hạ nảnh, tát-phạ hạ. 

14. Nếu muốn tất cả người trong quyến thuộc được hòa thuận nhau, nên cầu nơi tay cầm cái hồ bình. 

Chân ngôn rằng: Án -- yết lệ thảm mãn diệm, tát-phạ hạ. 

15. Nếu muốn xua đuổi loài hổ báo, sài lang và tất cả ác thú, nên cầu nơi tay cầm cái bàng bài. 

Chân ngôn rằng: Án -- dược các sam nẵng, na dã chiến nại-ra, đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ. 

16. Nếu muốn trong tất cả thời, tất cả chỗ, lìa nạn quan quân vời bắt, nên cầu nơi tay cầm cây phủ việt. 

Chân ngôn rằng: Án -- vị ra dã, vị ra dã, tát phạ hạ. 

17. Nếu muốn có tôi trai tớ gái để sai khiến, nên cầu nơi tay cầm chiếc vòng ngọc. 

Chân ngôn rằng: Án -- bát na hàm, vị ra dã, tát-phạ hạ. 

18. Nếu muốn được các thứ công đức, nên cầu nơi tay cầm hoa sen trắng. 

Chân ngôn rằng: Án -- phạ nhựt ra, vị ra dã, tát phạ hạ. 

19. Nếu muốn được sanh về 10 phương tịnh độ, nên cầu nơi tay cầm hoa sen xanh. 

Chân ngôn rằng: Án -- chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt ra, bộ ra bạn đà hồng phấn tra. 

20. Nếu muốn được trí huệ lớn, nên cầu nơi tay cầm cái gương báu. 

Chân ngôn rằng: Án -- vĩ tát phổ ra, na ra các xoa, phạ nhựt ra, mạn trà lã, hồng phấn tra. 

21. Nếu muốn được diện kiến 10 phương tất cả chư Phật, nên cầu nơi tay cầm hoa sen tím. 

Chân ngôn rằng: Án -- tát ra, tát ra, phạ nhựt ra, hồng phấn tra. 

22. Nếu muốn lấy được kho báu ẩn trong lòng đất, nên cầu nơi tay cầm cái bảo kíp. 

Chân ngôn rằng: Án -- phạ nhựt ra, bát thiết ca rị, yết nẵng hàm ra hồng. 

23. Nếu muốn được đạo tiên, nên cầu nơi tay cầm hóa hiện mây ngũ sắc. 

Chân ngôn rằng: Án -- phạ nhựt ra, ca rị ra tra hàm tra. 

24. Nếu muốn sanh lên cõi Phạm Thiên, nên cầu nơi tay cầm bình quân trì (60). 

Chân ngôn rằng: Án -- phạ nhựt ra thế khê ra, rô tra hàm tra, 

25. Nếu muốn được sanh lên các cung trời, nên cầu nơi tay cầm hoa sen hồng. 

Chân ngôn rằng: Án -- thương yết lệ, tát phạ hạ. 

26. Nếu muốn xua đuổi giặc nghịch ở phương khác đến, nên cầu nơi tay cầm cây bảo kích. 

Chân ngôn rằng: Án -- thảm muội dã, chỉ nãnh hạ rị, hồng phấn tra. 

27. Nếu muốn triệu tất cả chư thiên thiện thần, nên cầm nơi tay ống loa báu. 

Chân ngôn rằng: Án -- thương yết lệ, mạ hạ thảm mãn diệm, tát phạ hạ. 

28. Nếu muốn sai khiến tất cả quỷ thần, nên cầu nơi tay cầm cây gậy đầu lâu. 

Chân ngôn rằng: Án -- độ nẵng, phạ nhựt ra. 

29. Nếu muốn 10 phương chư Phật sớm đến đưa tay tiếp dẫn, nên cầu nơi tay cầm xâu chuỗi ngọc. 

Chân ngôn rằng: Nẵng mồ -- ra đá nẵng, đát ra dạ dã, Án -- a na bà đế vĩ nhã duệ. Tất địa tất đà lật đế, tát phạ hạ. 

30. Nếu muốn có được tất cả phạm âm thanh tốt nhiệm mầu, nên cầu nơi tay cầm chiếc linh báu. 

Chân ngôn rằng: Nẵng mồ bát ra hàm bá noa duệ, án -- a mật lật đảm, nghiễm bệ thất rị duệ, thất rị, chiếm rị nảnh, tát phạ hạ. 

31. Nếu muốn được miệng nói biện luận hay khéo, nên cầu nơi tay cầm chiếc ấn báu. 

Chân ngôn rằng: Án -- phạ nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát phạ hạ. 

32. Nếu muốn được thiên thần, long vương thường đến ủng hộ, nên cầu nơi tay cầm cu thi thiết câu. 

Chân ngôn rằng: Án - a rô rô, đa ra ca ra, vĩ sa duệ, nẵng mồ tát phạ hạ. 

33. Nếu vì lòng từ bi muốn cho tất cả chúng sanh được nhở sự che chở giúp đỡ, nên cầu nơi tay cầm cây tích trượng. 

Chân ngôn rằng: Án -- na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế na dạ bát nảnh, hồng phấn tra. 

34. Nếu muốn cho tất cả chúng sanh thường cung kính yêu mến nhau, nên cầu nơi tay hiệp chưởng. 

Chân ngôn rằng: Án - bát nạp mạng, nhá lăng hất rị. (Theo trong Tạng bản, lại có chân ngôn: Án -- vĩ tát ra, vĩ tát ra, hồng phấn tra). 

35. Nếu muốn tùy theo chỗ sanh, thường ở bên Phật, nên cầu nơi tay hiện hóa Phật. 

Chân ngôn rằng: Án -- chiến na ra, ba hàm tra rị, ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra. 

36. Nếu muốn đời đời kiếp kiếp thường ở trong cung điện Phật, không thọ sanh ở bào thai, nên cầu nơi tay hiện hóa cung điện. 

Chân ngôn rằng: Án -- vi tát ra, vi tát ra, hồng phấn tra. 

37. Nếu muốn được học rộng nghe nhiều, nên cầu nơi tay cầm quyển kinh báu. 

Chân ngôn rằng: Án -- a hạ ra, tát ra phạ ni, nễ dã đà ra, bố nễ đế, tát phạ hạ. 

38. Nếu muốn từ thân này cho đến thân thành Phật, tâm bồ đề thường không lui sụt, nên cầu nơi tay cầm bất thối kim luân. 

Chân ngôn rằng: Án -- thiết na di tả, tát phạ hạ. 

39. Nếu muốn 10 phương chư Phật mau đến xoa đầu thọ ký, nên cầu nơi tay đảnh thượng hóa Phật. 

Chân ngôn rằng: Án -- phạ nhựt rị ni, phạ nhựt lãm nghệ tát phạ hạ. 

40. Nếu muốn có được cây trái ngũ cốc, nên cầu nơi tay cầm chùm bồ đào. 

Chân ngôn rằng: Án -- A ma lã kiếm đế nễ nãnh, tát phạ hạ. 

41. Nếu muốn cho tất cả loài hữu tình đói khát được no đủ mát mẻ, nên cầu nơi tay hóa nước cam lộ. 

Chân ngôn rằng: Án -- tố rô tố rô bác ra tố rô, bác ra tố rô, tố rô dã, tát phạ hạ. 

42. Nếu muốn hàng phục ma oán trong cõi đại thiên, nên cầu nơi tay tổng nhiếp thiên thủ. 

Chân ngôn rằng: Đát nễ dã thá, phạ lồ chỉ đế, thấp phạ ra dã, tra ô hạ di dã, sá phạ ha. 

- Này A Nan! Những việc có thể mong cầu như thế, kể có ngàn điều. Nay ta chỉ nói lược qua chút ít phần thôi. 

Khi ấy Nhựt Quang Bồ Tát vì người thọ trì Đại Bi Tâm đà ra ni nói đại thần chú để ủng hộ rằng: 

Nam mô bột đà cù na mê. Nam mô đạt ma mạc ha đê. Nam mô tăng già đa dạ nê, đế chỉ bộ tất đát đốt chiêm nạp ma. 

Nhựt Quang Bồ Tát bạch Phật: 

- Bạch đức Thế Tôn! Tụng chú này diệt được tất cả tội, cũng đuổi được ma và trừ thiên tai. Nếu kẻ nào tụng chú này một biến, lễ Phật một lạy, mỗi ngày chia ra làm 3 thời tụng chú lễ Phật như thế, trong đời vị lai tùy theo chỗ thọ thân, thường được tướng mạo xinh đẹp, được quả báo đáng vui mừng. 

Nguyệt Quang Bồ Tát cũng vì hành nhơn mà nói đà ra ni để ủng hộ rằng: 

Thâm đê đế đồ tô tra. A nhã mật đế đồ tô tra, thâm kỳ tra. Ba lại đế. Gia di nhã tra ô đô tra. Câu la đế tra kỳ ma tra. Sá phạ hạ. 

Nguyệt Quang Bồ Tát lại bạch Phật: 

- Bạch đức Thế Tôn! Tụng chú này 5 biến, rồi lấy chỉ ngũ sắc xe thành sợi niệt, gia trì chú vào, buộc tréo nơi tay, chú này do 40 hằng sa chư Phật đời quá khứ đã nói ra, nay tôi cũng nói để vì các hành nhơn mà làm duyên ủng hộ. Chú này có công năng trừ tất cả chướng nạn, tất cả bịnh ác, xa lìa tất cả sự sợ hãi. 

Đức Phật bảo ngài A Nan: 

- Ông nên dùng lòng trong sạch tin sâu mà thọ trì môn Đại Bi tâm đà ra ni này và lưu bố rộng ra trong cõi Diêm Phù Đề, chớ cho đoạn tuyệt. Đà ra ni này có thể làm lợi ích lớn cho chúng sanh trong 3 cõi. Tất cả bịnh khổ ràng buộc nơi thân, nếu dùng đà ra ni này mà trị thì không bịnh nào chẳng lành, dùng đại thần chú này tụng vào cây khô, cây ấy còn được sanh cành lá, trổ bông, trái, huống chi là chúng sanh có tình thức ư? Nếu thân bị đại bịnh, dùng chú này mà trị không lành, lẽ ấy không bao giờ có. 

Này thiện nam tử! Sức oai thần của Đại Bi tâm đà ra ni không thể nghĩ bàn! Không thể nghĩ bàn! Khen ngợi không bao giờ hết được, nếu chẳng phải là kẻ từ thời quá khứ lâu xa đến nay đã gieo nhiều căn lành, thì dù cho cái tên gọi còn không được nghe, huống chi là được thấy! Nay đại chúng các ông, cả hàng trời, người longthần, nghe ta khen ngợi phải nên tùy hỉ. Nếu kẻ nào hủy báng thần chú này tức là hủy báng 99 ức hằng hà sa chư Phật kia. Nếu người nào đối với đà ra ni này sanh nghi không tin, nên biết kẻ ấy sẽ vĩnh viễn mất sự lợi ích lớn, trăm ngàn muôn kiếp không bao giờ nghe thấy Phật, Pháp, Tăng, thường chìm trong tam đồ không biết bao giờ mới được ra khỏi. 

Khi ấy, tất cả chúng hội, Bồ Tát Ma ha tát, Kim Cang mật tích, Phạm vương, Đế Thích, tứ đại thiên vương, thiên, long, quỷ thần, nghe đức Như Lai khen ngợi môn đà ra ni này xong, thảy đều vui mừng, y lời dạy mà tu hành []


Thích nghĩa: 

(1) Dà Phạm Đạt Mạ: tiếng Phạm (Bhagavaddharma), dịch là Tôn Pháp, một vị sa môn ngườI „n Độ, du hóa vào Trung Quốc, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường.

(2) Thích Ca Mâu Ni: tiếng phạm (Sakyamuni) dịch là Năng Nhân Tịch Mặc, Thích Ca là họ, Mâu Ni là tên, ngài giáng sanh ở Trung „n Độ, 25 thế kỷ về trước, tu thành Phật làm vị giáo chủ cõi Ta Bà. 

(3) Bổ Đà Lạc Ca: Tiếng Phạm Potalaka, dịch là Quang Minh Sơn, tên một tòa núi ở hải đảo phía Nam „n Độ, núi này hình bát giác, đức Quán Thế Âm trụ tích nơi đây.

(4) Ma ni: tiếng phạm Mani, dịch là trân bảo, ly cấu, như ý. Vì rất quý nên gọi là châu, bảo; vì trong suốt, sáng rỡ nên gọi là ly cấu; vì tuỳ sở biến hiện nên gọi là như ý. 

(5) Đà ra ni (dharani), dịch là Tổng Trì, có 3 loại: một chữ, nhiều chữ và không chữ. Vì bao gồm vô lượng pháp nên gọI là Tổng, vì giữ chứa vô lượng nghĩa nên gọI là trì. Tổng trì có công năng phá tà lập chánh, tiêu diệt nghiệp ác, phát sanh phước đức căn lành.

(6) Bồ Tát Ma Ha Tát (bodhisattva mahasattva) bồ tát dịch đại đạo tâm chúng sanh, hoặc giác hữu tình, nghĩa là bậc chúng sanh có lòng đạo lớn, và tuy giác ngộ mà còn có tình thức. Ma ha tát dịch là đại chúng sanh. Nói tóm lại, Bồ Tát Ma Ha tát là đại bồ tát, bậc bồ tát lớn trong hàng Bồ Tát. 

(7) Di Lặc (Maitreya), dịch là Từ Thị, tên một vị Bồ Tát, sẽ nối ngôi thành Phật, kế đức Thích Ca. 

(8) Văn Thù Sư LợI (Manjusri), có chỗ đọc là Mạn Thù Thất Lỵ, dịch là Diệu Đức, hoặc Diệu Kiết Tường, tên một vị Bồ tát thường hầu bên tả đức Thích Ca, giữ về phần trí huệ. 

(9) Quán đảnh đại pháp vương tử: vị bồ tát khi chứng ngôi đẳng giác, trụ nơi cung điện trang nghiêm ở cõi trời Đại Tự Tại, chư Phật 10 phương phóng ánh sáng đến chiếu rót vào đảnh đầu (quán đảnh). Đây là lễ ấn chứng cho chánh thức làm con của đấng Pháp vương (pháp vương tử). Sau này sẽ nối ngôi Phật, lệ như thái tử thọ phong nơi vua. 

(10) A la hán (arahat) ngôi cực quả trong hàng tiểu thừa, có 3 nghĩa: a. Ứng cúng: đáng được thọ trời, ngườI cúng b. Vô sanh: đã dứt sự sống chết, không còn luân hồi c. Sát tặc: giết chết giặc phiền não, hoại nghiệp. 

(11) Ma ha Ca Diếp (mahàkasyàpa) Ma ha dịch là đại, Ca Diếp dịch là ...m Quang, tên một vị đệ tử lớn của Phật, hạnh đầu đà bậc nhất. Khi ngài mới sanh ra, có ánh sáng lấn át cả ánh sáng nhựt nguyệt. 

(12) Phạm ma la thiên (Brahman): gọi tắt là Phạm Thiên, tên một cõi trờI ở Sắc giớI, Phạm nghĩa là trong sạch, vì chư thiên ở cõi này xa lìa sự dâm dục, sống trong cảnh an vui của thiền định.

(13) Thiện tra phạm ma: tên của vị thiên tử làm chủ cõi phạm thiên. 

(14) Cù bà dà thiên tử: tên một vị thiên tử ở cõi Dục giớI chuyên giữ pháp lành cho chúng sanh. 

(15) Tứ thiên vương: bốn vị thiên chủ ở bốn cung trời ở giữa chừng núi Tu Di: phương đông Trì Quốc thiên vương, phương Nam Tăng Trưởng Thiên Vương, phương Tây Quảng Mục Thiên Vương, phương Bắc Đa Văn Thiên Vương. 

(16) Đề Đầu Lại Tra (Dhrtaràstra) cũng gọI là Đề Đa La Tra, tức Trì Quốc Thiên Vương. 

(17) Thiên, tiếng Phạm gọI là Đề Bà (Déva) ta gọi là trời. Các vị này do tu thập thiện nên hưởng phước thiên nhiên, sự ăn mặc tùy niệm hiện thành. 

Long: tiếng Phạm gọi là Na Già (nagà) ta gọI là rồng, loài này có thần thông biến hóa, hoặc giữ cung điện trờI, hoặc giữ địa luân, hoặc làm mưa gió.

Dạ xoa (Yaksa), còn gọi là Dược Xoa, dịch là Dõng Kiện, Bạo Ác hay Thiệp Tật, một loài quỷ rất hung mãnh, bay đi mau lẹ, có phận sự giữ cung khuyết, cùng thành trì của trời. 

A tu la (Asura): dịch là Phi Thiên, một loài thần có phước đức của trời mà đức không bằng trời, có thần thông biến hóa song thân hình thô xấu, vì kiếp trước hay sân hận. 

Càn thát bà (gandharva) dịch là Hương ẩm, nhạc thần của trờI Đế Thích, dùng mùi thơm làm thức ăn. 

Ca lâu la (garuda): dịch là Kim Súy Điểu, một loại chim thần cánh có lông sắc vàng tốt đẹp, hai cánh xòe ra cách nhau đến 3.360.000 dặm, có thần thông biến hóa. 

Khẩn na la (kinnara) dịch là Nghi Nhơn, một loại thần giống người nhưng không phải là người vì trên đầu có sừng, ca múa rất hay, thường tấu pháp nhạc và ca múa cho trờI Đế Thích nghe. 

Ma hầu la già (mahoraga) dịch là Đại Mãng, hay Địa long tức là thần rắn. 

Nhơn phi nhơn: loại quỉ thần hình như người mà không phải là người, hoặc có sừng, có cánh, có móng vuốt. Đây cũng là danh xưng chung cho bát bộ quỷ thần vì họ không phải là ngườI mà biến ra hình ngườI đến nghe Phật thuyết pháp. Kinh Xá LợI Phất vấn nói: 'Bát bộ đều là phi nhơn', 

(18) Thiết vi: tên dãy núi thuần bằng sắt, có 4 hạng thiết vi. Hạng thứ nhứt bao vây một tiểu thế giớI (gồm một núi Tu Di, bốn đại châu và biển cả), hạng thứ nhì bao vây một tiểu thiên thế giới, hạng thứ ba bao vây một trung thiên thế giới, hạng thứ tư bao vây một đại thiên thế giới.

(19) Tu Di (Sumeru) dịch là Diệu Cao, tên một tòa núi đứng giữa bốn đại bộ châu, vì do 4 chất báu tạo thành nên gọI là Diệu, và cao hơn các núi khác nên gọi là Cao. 

(20) Thần chú: thần có nghĩa là linh thông, Chú có nghĩa là chúc nguyện, về thể gọI là đà ra ni, về dụng gọI là chú. 

(21) Đất rung động 6 cách: 1. Phương đông nổi, phuơng tây chìm 2. Phương tây nổi, phương đông chìm 3. Phương nam nổi, phương bắc chìm 4. Phương nam chìm phương bắc nổi 5. Bốn phương nổi, chính giữa chìm 6. Chính giữa nổi, 4 phương chìm. 

(22) Sanh tử vi tế: cũng gọI là biến dịch sinh tử. Đây là ước theo nghĩa vô minh tiêu gọi là tử, pháp thân hiện gọI là sanh, chứ không phải như tướng sống chết của vật loại. Vì sự sanh diệt này rất nhỏ nhiệm, không phải phàm tình biết được. Nên gọi là vi tế. 

(23) Tỳ khưu, tì khưu ni (Bhiksu, Bhiksuni) ngườI xuất gia khi đã thọ cụ túc giớI thì nam gọI là Tì khưu, nữ gọI là tỳ khưu ni. Danh từ này có nhiều nghĩa, nhưng lối dịch chánh là khất sĩ. Khất sĩ nghĩa là trên xin chánh pháp để dưỡng tánh huệ, dướI xin thực phẩm để nuôi sắc thân. Ưu Bà tắc, ưu bà di (upàsaka, upasika) dịch là cận sự nam, cận sự nữ, đây là hàng đệ tử nam nữ của Phật sau khi thọ tam quy ngũ giớI mớI có danh từ trên. Cận sự là gần gũi phụng sự ngôi Tam bảo. 

(24) A Di Đà (Amita) dịch là vô lượng thọ hoặc vô lượng quang, có nghĩa là đấng có mạng sống, và ánh sáng không lường. Đây là tôn hiệu của đức Phật ở về thế giới Cực Lạc ở phương Tây. 

(25) Tam muộI, biện tài. Tam muộI (samadhi) dịch là chánh định, có nghĩa tâm định ở một chỗ không xao động. Biện tài: tài biện luận. 

(26) Của thường trụ: của nhà chùa. Vì của này không được phép bán, hay dờI đi đâu, thường ở một chỗ, nên gọI là thường trụ. 

(27) TộI thập ác, ngũ nghịch: Thập ác là sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói thêu dệt, nói đôi chiều, nói lờI thô ác, tham lam, giận hờn, si mê, tà kiến. Ngũ nghịch là: làm cho thân Phật ra máu, giết cha, giết mẹ, giết bậc hòa thượng a xà lê, phá sự hòa hợp của tăng chúng. 

(28) Tăng kỳ (Samghika) dịch là Chúng số (số đông). Của tăng kỳ tức là của thường trụ, của chung của số đông tăng chúng. 

(29) Phạm hạnh: Hạnh thanh tịnh, xa lìa dâm dục. 

(30) Tu Đà Hoàn (Srotàpanna phala), dịch là Nhập Lưu, có nghĩa là bậc đã vào dòng thánh. Tu Đà hàm (sakrdàgàmi), dịch là Nhứt Lai, có nghĩa là bậc một phen trở lại cõi trần mớI siêu thoát luân hồi. A Na Hàm (anàgàmi) dịch là bất lai, có nghĩa là không còn trở lại dục giớI nữa, quả vị này sanh ngay lên cõi trờI Ngũ Bất Hoàn, tu cho đến khi chứng quả A La hán. 

(31) Vi đà (Vedà) dịch là minh trí, kinh điển của hàng bà la môn, có 4 loại: loại dạy phép dưỡng sanh, loại cúng tế cầu nguyện, loại bói toán và loại phù chú. 

(32) Mật tích Kim cang sĩ: thiên thần cầm kim cang xử theo ủng hộ Phật. GọI là mật tích vì thần này thường theo Phật nghe những sự tích bản thệ bí mật, hoặc các vị này do Phật, Bồ Tát thị hiện làm thần, tung tích rất bí mật, chúng sanh không biết. 

(33) Ô Sô quân đồ ương câu thi (Ucchusma angùsa) Ô sô quân đồ cũng gọI là Ô Sô Sa Ma, dịch là Uế Tích Kim Cang, Ương câu thi: có nghĩa là Phúc Câu, tên một thứ vũ khí hình như cái móc. Đây là tên của một vị Minh vương thần, có công đức chuyển uế thành tịnh, vị thần này và đầu chân lông đều phun ra lửa, mặt mày phẫn nộ, có bốn cánh tay cầm những thứ vũ khí: gươm, dây roi, xoa hoặc khúc câu. 

(34) Bát bộ lực sĩ, Thưởng Ca La: bát bộ lực sĩ chính là thiên long bát bộ. Thưởng Ca La (Sankara) dịch là Cốt Tỏa Thiên, đây chính là tên vị thiên thần bộ thuộc của đức Quán Âm, thống lãnh bát bộ. 

(35) Ma Hê Na La Diên (Mahésvara Nàràyana): Ma hê gọI cho đủ là Ma Hê Thủ La, có nghĩa Đại Tự Tại, dịch là lực sĩ hoặc Kiên cố. Đây là tên vị thiên thần rất hùng mãnh, có 3 con mắt, 8 cánh tay, ở cõi Sắc Cứu Cánh. 

(36) Kim Tỳ La Đá Ca Tỳ La: gọI tắt là Kim Tỳ La Đà (Kumbhirabà) dịch là Oai Như Vương, thân hình sắc trắng hồng, tay trái cầm bảo cung, tay mặt cầm bảo tiễn

(37) Bà Cấp Ta Lâu La: Ta Lâu La cũng gọI là Ca Lâu La, đây chỉ cho vị thần thống lãnh loài Kim Súy Điểu.

(38) Mãn Thiện Xa Bát Chân Đà La: Chân Đà La tức Khẩn Na La, đây là chỉ cho tên vị thần thống lãnh loài Nhơn Phi Nhơn. 

(39) Tát Giá Ma hòa La: Ma Hòa La cũng gọI Ma Dà La (Makara) tức là cá Ma Kiệt, loài cá này rất lớn, cơ thể dài đến 700 do tuần. Đây là tên chỉ cho vị thần thống lãnh loài cá Ma Kiệt. 

(40) Cưu Lan Đơn Trà Bán Chỉ La: cũng gọI là Bán Chỉ Ca (panika), tức là vị đại thần đứng vào hàng thứ ba tronghàng 8 vị dược xoa đại tướng. 

(41) Tất bà già la vương: tức là thọ thần vương, vị thần làm chủ các loài cây. 

(42) Ứng Đức Tì La Tát Hòa La: dịch là Hoan hỉ thần. 

(43) Phạm Ma Tam Bát La: tức là Phạm Thiên vương. 

(44) Ngũ Bộ Tịnh Cư Diêm Ma La: gọI tắt là Diêm ma thiên (suyàmadeva), vị thiên tử quyết đoán những nghiệp lành dữ của chúng sanh. 

(45) Thích Vương Tam thập tam: tức là trờI Đế Thích ở cõi trờI Đao LợI, làm chủ 33 cung trờI, đây là chỉ cho vị Đế Thích cùng 32 vị thiên chủ tùy thuộc. 

(46) Đại Biện Công Đức Bà Đát Na: Bà Đát Na dịch là Tăng Ích, đây là chỉ cho Đại Biện Tài Thiên vương. 

(47) Thần Mẫu Nữ, chúng đại lực: tức là thần Quỉ Tử Mẫu, thống lãnh đại lực dạ xoa. 

(48) Tỳ Lâu Lặc Xoa vương (Virùdhaka): Tăng trưởng thiên vương. 

(49) Tỳ Lâu Bác Xoa Tỳ Sa Môn, gọI tắt là Tỳ Sa Môn (Vairasana) tức Đa Văn Thiên Vương. 

(50) Kim Sắc Khổng Tước Vương: tên một vị thần thân mình sắc vàng rực, tay tả cầm phướng báu, trên báu có chim khổng tước (chim công). 

(51) Ma Ni Bạt Đà La (Manibhadra) tức Bảo Hiền, một trong 8 vị dược xoa đại tướng. 

(52) Táng Chi Đại tướng, Phất La Bà: cũng gọI là Phất Bà La Ha (Puspàraha) dịch là Thực Hoa, một trong 8 vị dược xoa đại tướng. 

(53) Nan Đà, Bạt Nan Đà (Nanda, Upananda): dịch là Hoan Hỉ, Thiện Hoan Hỉ. Tên của 2 vị long vương huynh đệ, Nan Đà là rồng lớn, Bạt Nan Đà là rồng nhỏ. Hai vị long vương này mỗI vị đều có 7 đầu, tay hữu cầm đao, tay tả cầm dây. 

(54) Bà Già La Long Y Bát La: Bà Già La dịch là Hàm Hải Long Vương, Y Bát La dịch là Hương Diệp long vương, mình rồng đầu voi. 

(55) Cưu Bàn Trà vương, Tỳ xá xà: Cưu Bàn Trà (Kumbhànda) dịch là Yểm Mị Quỷ, Tỳ Xá Xà (Pisàca) dịch là Đạm Tinh Khí Quỷ. œây là 2 loại quỉ vương trong bát bộ quỉ thần. 

(56) Ma kiệt: loại cá lớn, dài từ 300 đến 700 do tuần. 

(57) Tam tai ác kiếp: Tam tai là hỏa tai, thủy tai, phong tai. Ác kiếp có nghĩa là kiếp khổ sở, độc dữ. Khi thế giớI này sắp tiêu tan, hỏa tai làm hoại từ địa ngục đến cõi sơ thiền, thủy tai làm hoại đến cõi nhị thiền, phong tai làm hoại đến cõi tam thiền. 

(58) Ngũ vị tân: hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ (hai thứ sau nước ta không có). 

(59) Bạt chiết la (vajra): dịch là Kim Cang Xử, đây cũng là một loại chày Kim Cang. 

(60) Bình quân trì dịch là tháo bình, tịnh bình, tức là bình để rửa tay


Đại Bi Trì Nghiệm

Thanh Biện Luật sư, người xứ Tây Thiên Trúc, sức học uyên bác, rất thâm về vô tướng tông. Các ngoại đạo nghe danh, đến vấn nạn đều bị ngài dùng nghĩa không mà phá tất cả. Có một lần, luận sư gặp một nhà ngoại đạo nổi tiếng là giỏi, 2 bên tranh biện nhau hơn nửa ngày, ngoại đạo bị khuất lý mà vẫn cố chấp không chịu thua. Do đó, tự thân bỗng biến thành đá. Đến 6 tháng sau, nghe sấm nổ mớI phục nguyên lại thành người như trước.

Về sau, ngài xem bộ luận về Hữu Tướng Tông của Hộ Pháp Đại Sư, đem nghĩa học của mình đối chiếu vẫn không phá hoại được, mới than rằng: 'Nếu không phải đức Di Lặc ra đời, thì ai giải quyết được mối nghi ngờ của ta?' Nhân đó, ngài đến trước tượng Quán Tự Tại Bồ Tát, tụng chú Đại Bi tùy tâm đà ra ni 3 năm. Một đêm, đức Quán Thế Âm Bồ Tát, hiện sắc thân tốt đẹp đến hỏi: 'Ngươi tụng chú để mong cầu điều chi?' Luận sư đáp: 'Con nguyện lưu trụ thân đợi đến lúc Từ Thị Như Lai ra đờI để thưa hỏi về giáo nghĩa'. Bồ Tát nói: 'Thân người mong manh, cõi đời hư huyễn, sao không tu thắng hạnh cầu mong lên trời Đâu Suất, chẳng là mau gặp gỡ hơn ư?' Ngài thưa: 'Đức Di Lặc tuy hiện trụ nơi nội viện cung trời thứ tư, nhưng chưa thành Phật, vì thế con muốn đợi đến lúc ngài hiện thành chánh giác nơi cõi nhơn gian. Chí con đã quyết định, không thể lay chuyển'. Bồ tát bảo: 'Đã như thế, ngươi nên đi qua thành phía nam xứ Đại An Đạt La, thuộc về miền nam Thiên Trúc. Cách đó không xa, có một tòa sơn nham, chính là chỗ ở của thần Chấp Kim Cang. Sau khi đến nơi, ông nên đối trước sơn nham tụng chú Chấp Kim Cang Thần đà ra ni, sẽ được toại nguyện'. 

Luận sư vâng lời, đi đến nơi, hành trì như thế. 3 năm sau, thần hiện ra và hỏi: 'Ông cầu nguyện điều chi?' Đáp : Tôi vưng lời đức Quán Thế Âm Bồ Tát mách bảo, đến đây trì tụng, nguyện lưu thân này sống mãi đợI đến khi Phật Di Lặc ra đời, xin tôn thần cho tôi được thành tựu như ý muốn'. Chấp Kim Cang thần bảo: 'Trong sơn nham này có cung điện của thần A Tu La, ông nên gia trì chú Đại Bi trong hạt cải trắng, rồi liệng vào thì cửa đá sẽ mở. Sau khi ấy, ông nên đi thẳng vào trong, sẽ có phương tiện để cho ông trụ thân lâu dài mà chờ đợi'. Luận sư hỏi: '— trong cung động, cách biệt ngoài trần, khi Phật ra đời làm sao tôi được biết?' Thần nói: 'Chừng ấy, tôi sẽ cho ông hay'. 

Ngài Thanh Biện lại y lời, tinh thành tụng chú trong hạt cải 3 năm, rồi liệng vào sơn nham, bỗng thấy vách đá mở ra, trong ấy hào quang chiếu sáng. Lúc bấy giờ, có rất đông đại chúng tề tựu đến xem, bàn bàn luận luận quên cả trở về. Luận sư tướng trạng an lành, buớc vào cửa đá, rồi day lại nói: 'Tôi nguyện cầu đã lâu, muốn trụ thân này chờ đức Từ Thị ra đời, nhờ sức thánh linh, bổn nguyện từ đây đã toại, vậy đại chúng nên theo tôi, để được ngày kia thấy Phật nghe pháp'. Trong chúng nghe nói sợ hãi, cho là hang loại độc long, đi vào chắc mất thân mạng. Luận sư đôi ba phen gọi bảo, chỉ có 6 ngườI chịu đi theo mà thôi. Ngài từ tạ rồi dẫn 6 ngườI thong thả đi vào trong, cửa đá liền khép lại. 

Lúc ấy đại chúng ở ngoài thấy vậy hết sức hối tiếc, trách mình đã nghĩ nói lỗi lầm. (trích Đường Tây Vực Ký)

- — nước Ma Già Đà xứ Tây Thiên Trúc, có một người phật tử tại gia, tánh ưa sắc đẹp. Một hôm, nhân xem kinh thấy nói hàng A Tu La, người nam tuy xấu, nhưng ngườIinữ lại xinh tốt tuyệt bậc, trong lòng sanh niệm mến thích, ước làm sao cùng được kết mối lương duyên. Không bao lâu, lại nghe nhiều vị bảo trong núi nọ có cung điện A Tu La rất nguy nga tráng lệ, báu lạ như thiên cung, liền quyết tâm trì chú Đại Bi 3 năm, cầu mong được viếng cảnh mầu để thỏa lòng ước nguyện khi trước. 

3 năm đã mãn, ngườI ấy từ tạ thân hữu, và gọI một tên đệ tử cùng đi theo. Khi thầy trò đi đến trước núi, chí tâm tụng chú cầu nguyện, bổng cửa đá vụt mở, trong ấy lộ ra cung điện có quỷ thần canh giữ cực nghiêm. Vị phật tử liền bước đến nói rõ bổn nguyện của mình: trì chú muốn kết duyên cùng thần nữ A Tu La, xin nhờ thông báo, và thỉnh ý giùm. Kẻ giữ cửa vào thưa lại. A Tu La nữ nghe nói tỏ ý vui đẹp, hỏi: Đi đến có mấy ngườI? Đáp: Thưa hai người. Thần nữ bảo: Ngươi ra thuật lại ý ta đã thuận. Thỉnh ngườI trì chú mau vào, còn ông đồng bạn hãy tạm đứng ngoài cửa. Kẻ giữ cửa ra thưa lại, vị Phật tử liền đi vào trong. 

Nhìn theo thầy mình đi rồi, người đệ tử còn đang bàng hoàng, bất giác bỗng tự thấy đã trở về đứng ở phía nam của nhà mình hồi nào không hay. Từ ấy về sau, ông này đã mấy lần đến chỗ cũ, song chỉ thấy vách đá đứng sững. Mây khói mịt mù, không còn được nghe biết tin tức gì bên trong nữa. Nhân đó, người đệ tử phát tâm lìa nhà tu hành, nguyện trọn đời ở nơi già lam cúng dường ngôi Tam bảo. 

Khi ngài Huyền Trang sang Ấn Độ du học, đến trụ ở chùa Na Lan Đà, nghe chính ngườI đệ tử này thuật chuyện lại (trích Tây Quốc Chí). 

-Đời nhà Tống, Huệ Tài pháp sư, ngườI huyện Lạc Thanh, đất Vĩnh Gia, xuất gia hồi thuở còn bé, sau khi thọ đại giới, ngài đi tham học nhiều nơi mà không thông hiểu. Tự hận mình nghiệp chướng sâu dày, pháp sư thường tụng chú Đại Bi cầu cho được trí huệ. Hành trì đã lâu, bỗng một đêm ngài nằm mộng thấy một vị phạm tăng cao vài trượng, cởi áo ca sa đắp lên mình. Sau khi thức dậy, pháp sư thấy tâm trí tỏ sáng, những kinh nghĩa đã nghe từ trước đến giờ, một lúc đều nhớ rõ ràng thông suốt. 

Về sau, ngài tham yết Từ Vân Sám chủ, hằng theo phục dịch gần bên, chỗ giải ngộ càng thêm sâu sắc. Niên hiệu Trị Bình năm đầu, ngài trụ ở Pháp Huệ bảo các, được vua tứ hiệu Quảng Từ. Không bao lâu, pháp sư lại thối cư về ở bên tháp Lôi Phong, tinh tu về môn Tịnh Độ. Ngài thường đứng co một chân trì chú Đại Bi 108 biến, lấy đó làm thường khóa. Lại đứng dở chân 1 ngày 1 đêm niệm thánh hiệu Di Đà. Một đêm, pháp sư mộng thấy mình đến chỗ cảnh giớI sáng suốt, nhiều cung điện lâu các trang nghiêm, có người bảo: 'Tịnh độ trung phẩm là nơi thác sanh của ông'. 

Mùa xuân niên hiệu Nguyên Phong năm đầu, ngài vì hàng đạo tục ngàn người, truyền giới ở Lôi Phong, khi vừa mớì làm phép yết ma, nơi đỉnh tượng đức Quán Thế Âm bỗng phóng ánh sáng rực rỡ, đèn đuốc cùng ánh mặt trời thảy đều lu mờ. Ngài Thủ Nhứt Thiền Sư ở chùa Tịnh Từ vì đó làm bài Giới Quang Ký. 

Ngày 21 tháng 5 niên hiệu Nguyên Phong thứ 6, pháp sư tắm gội thay y phục lên giảng tòa, đề bài kệ khen Phật, rồi bảo đại chúng: 'Ta chắc chắn được sanh về Tịnh Độ', nói xong, ngồi yên lặng mà tịch, thọ được 86 tuổi. (trích Phật Tổ Thống Ký)

- Đời nhà Thanh, Ngô doãn Thăng người ở Huy Châu, huyện Hấp, lúc tuổi trẻ thường qua lại buôn bán ở 2 châu Tô, Hàng. Một hôm, nhân có dịp đi qua Hồ Khâu, tình cờ gặp vị tăng đang hóa trai. Vị này nhìn chăm chú vào mặt ông một lúc lâu rồi nói: Ngươi cũng có căn lành, nhưng tiếc vì đến lúc 29 tuổi bị nạn chết đắm. Biết làm sao? Doãn Thăng sợ quá, cầu phương pháp giải thoát. Vị tăng trầm ngâm giây phút rồi bảo: Từ đây về sau, ngươi nên giớI sát, phóng sanh, niệm Phật và trì chú Đại Bi, may ra có thể khỏi được. Ngô Doãn Thăng y lờI, về nhà trì chú, niệm Phật và thường lấy đó khuyên người. 

Qua năm 29 tuổI, ông thuê thuyền từ Hàng Châu về quê quán, bạn đồng hành có 16 người. Thuyền ra đi được vài mươi dặm, bỗng gió to sóng lớn nổI lên, thế rất nguy cấp. Doãn Thăng chợt nhớ lờI vị tăng nói khi trước, vộI vã chắp tay tụng chú, niệm Phật. Giây phút thuyền chìm, tất cả ngườI đi trong ấy đều bị sóng gió trôi giạt. Trong lúc hôn mê, ông bỗng nghe tiếng nói: Ngô Doãn Thăng có công trì chú niệm Phật và khuyên ngườI, được khỏi tai nạn này! Mở mắt tỉnh ra, nhìn xung quanh, ông thấy mình đã được dân chài lướI vớt lên bờ, y phục ướt đẫm, mũ giày đều bị nước cuốn đi mất, duy nơi tay còn cầm chắc xâu chuỗi 18 hột thường dùng để tụng niệm hằng ngày. Hỏi ra, thì 16 ngườI kia đã bị nước cuốn đi không tìm thấy tung tích. 

Từ đó về sau, ông tin tưởng công đức niệm phật, trì chú không thể nghĩ bàn, từng dùng hương viên đốt nơi cánh tay thành bốn chữ 'cầu sanh Tây phương'. Khi gặp ai ông cũng nói lý nhân quả, khuyên việc tu hành. Có được tiền, ông làm những công đức: tạo tượng, cất chùa, phóng sanh, bố thí, cùng các việc phước thiện khác. Danh lành của ông càng lúc càng truyền xa, cho đến tại vùng Hàng châu, tên Ngô Doãn Thăng đàn bà, trẻ con đều biết..

Ngày mùng một tháng năm, niên hiệu Đạo Quang thứ 9, khi lâm chung, ông giữ chánh niệm phân minh, tự nói: 'Tôi thấy vô số Bồ Tát đi kinh hành ở trước mặt tôi' Nói xong, ngồi yên mà qua đờI, năm đó ông được 66 tuổI (trích Nhiễn Hương Tục Tập)

-Thời Trung Hoa Dân Quốc, ở Thai Châu có vị tăng hiệu Thích Kim Trược, xuất gia nơi chùa Diên Thọ hồi 8 tuổI, đến 20 tuổI, thọ đại giới tại chùa Quốc Thanh. Trên đường tu hành, vị đại đức thầy thế độ của ông, chỉ khuyên tụng chú Đại Bi và trì thánh hiệu Quán Thế Âm, y lời mỗI ngày sư tụng chú 48 biến, ngoài ra chỉ chuyên tâm niệm thánh hiệu không cho gián đoạn. Trì tụng lâu ngày, những thói quen trần nhiễm lúc trước lần lần tiêu mòn, tâm tánh lần lần tỉnh sáng, ông xem danh lợi cuộc đời như mây bay bọt nước. Sư thường vì ngườI trị bịnh rất là hiệu nghiệm, nhưng không thọ tiền thù đáp. Có nhiều kẻ cầu hỏi xin truyền cho phương pháp, ông bảo: 'Tôi chỉ trì chú Đại Bi và niệm Quán Thế Âm mà thôi'. Trong năm Mậu Thìn (dân quốc), sư trụ ở một am nhỏ, ban đêm bị ăn cướp vào khảo tiền. Sau khi chúng xét khắp am, thấy không có chi, nổI giận, đâm ông một dao ở tay mặt và hai dao ở bên trán. Thương thế tuy nặng, nhưng sư không chết. Vết đâm cũng dần lành, để lại ba dấu thẹo lớn ăn sâu vào. Đây cũng là nghiệp trái nhiều kiếp, do công đức trì niệm, nên chuyển quả báo nặng thành ra quả nhẹ ở hiện đời. Mùa hạ năm Kỷ Tị, sư đến Ninh Ba định an cư ở chùa A Dục Vương, nhưng vì số dự chúng đã đủ, mấy lần xin gia nhập, cũng không được hứa nhận. Chưa biết sẽ đi về đâu, ông ngồi tĩnh tọa trọn nửa ngày, không có lời hờn trách, sắc oán hận. Vị giám tự tăng thấy thế, đưa sư đến tạm ở nơi Dưỡng tâm đường. Ngày mãn hạ, vị tăng quản đường lại theo quy lệ, không cho ở. Sư bảo: 'Chẳng bao lâu tôi sẽ sanh về Tây phương, xin từ bi cho tôi lưu lại trong một thời gian ngắn nữa'. Đến ngày 19 tháng 10, sư nói vớI đại chúng rằng: 'Trong vòng 3 hôm nữa, tôi sẽ thoát ly biển khổ, sanh về Cực Lạc, xin khuyên bạn đồng tu thành tâm trì chú niệm Phật hoặc niệm Quán Âm, quyết định sẽ được vãng sanh. Vì Phật không bao giờ nói dối'. Lại bảo đức Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm đài bạc thường hiện ở trước tôi'. Chúng cho là lờI nói phô, tỏ vẻ không tin. Qua ngày 21, trước giờ ngọ, sư đắp y len chánh điện lễ Phật, lại đến trước vị tăng quản đường từ tạ, nói sau giờ ngọ thờI mình sẽ vãng sanh. Lúc ấy, mọI ngườI còn cho là lờI nói dối. œến giờ ngọ, sư cùng đại chúng thọ trai, ăn đủ hai chén như mọI ngày không giảm. Lại bảo bạn đồng liêu rằng: 'Theo quy lệ của nhà chùa, ngườI chết đưa thi hài vào núi sâu, tiền công khiêng đi phải bốn giác. Nay tôi không có vật chi, chỉ còn đôi dép, xin phụng tặng, nhờ thầy lo liệu giùm việc ấy' 

Quả nhiên, sau thờI ngọ một giờ, sư ngồi day mặt về Tây, an ổn mà hóa. (trích Du Huệ Úc Sao Tập) 

- Ấn Quang đại sư, một vị cao tăng cận đại ở Trung Hoa, thuở sanh bình, hết sức tự tu và hoằng hóa pháp môn tịnh độ, thường khóa của ngài ngoài thờI niệm Phật chánh thức, lại kiêm trì chú Đại Bi. Đại sư tu hành tinh tấn, sức từ bi cảm hóa đến hàng dị loại. 

Năm Dân quốc thứ 19, ngài trụ ở chùa Báo Quốc, tại Thái Bình, trong tịnh thất, bỗng sanh ra vô số rệp, nhiều cho đến nỗi nó bò lên song cửa, trên mặt bàn. Có mấy vị đệ tử lo nghĩ đại sư già cả, không kham chịu sự quấy nhiễu, đôi ba phen xin vào trong thất dọn bắt. Ngài không cho và bảo: 'Việc này chỉ trách mình kém đạo đức mà thôi. Thuở xưa một vị cao tăng cũng bị loài rệp phá rối, chịu không kham. Quở bảo nó phải dờI đi nơi khác, chúng liền đem nhau bò đi. Nay ta tu trì bất lực, nên không được sự cảm ứng như thế, lại còn nói gì?' Ròi đại sư vẫn an nhiên mà ở, không để ý đến. Ít lâu sau, loài rệp bỗng nhiên tuyệt tích, ngài cũng không nói cho ai biết. Lúc ấy, gần tiết Đoan Ngọ, Đức Sum pháp sư chợt nhớ đến việc trước hỏi thăm, ngài bảo: 'đã đi hết từ lâu, không còn con nào nữa'. Pháp sư cho là ngài lớn tuổI, mắt mờ yếu nên không thấy, quyết ý xin vào trong xem lại, quả nhiên chúng đã đi đâu hết sạch. Hay là nó cũng vì ngài dờI chỗ ư? 

Đại sư thường gia trì chú Đại Bi vào nước, gạo hoặc tro sạch để cứu những chứng bịnh mà các y sư đều bó tay, hiệu nghiệm lạ lùng. Một ngày, nơi lầu Tàng Kinh của chùa phát hiện ra vô số mối trắng, đại sư ở trong thất, nghe nói, liền trì chú vào nước bảo rưới lên chú nguyện, loài mối cũng kéo nhau đi mất. 

Những đệ tử ở xa bị bịnh dây dưa không hết, ngài khuyên nên trì chú vào gạo nấu ăn cho đến chừng nào hết bịnh mới thôi. Phương pháp đó gọi là Đại Bi Phạn. Cách nấu cơm, theo đại sư, nên khéo nấu gạo nước cho vừa chừng, đừng đổ nước nhiều rồi chắt ra, vì như thế đã hao củi lại mất chất bổ trong cơm, làm phí phạm của tiền mà tổn phước. Thuở còn nhỏ, ngài hay đau yếu, có ngườI giỏi về tướng pháp cho rằng chỉ thọ đến 38 tuổI là cùng. Nhưng sau đại sư sống khoẻ mạnh đến 80 tuổI mớI vãng sanh. NgườI chí tâm tu niệm hay cải đổI số mạng. Việc ấy quả có như thế ư? (trích „n Quang Đại Sư truyện ký)

Lời bạt:

Đời càng đi sâu vào mạt pháp, sự khổ của nhơn loại càng thêm nhiều. Đó cũng là cộng nghiệp của chúng sanh chứa góp từ nhiều kiếp trước đến kiếp này, đã tới kỳ bộc phát. Túc nghiệp đã sẵn, hiện nghiệp lại giúp duyên, như lửa gặp được dầu càng thêm lan cháy! 

Thế giới ngày nay, chiến tranh hết nơi này đến nơi khác, nhiều chứng bịnh lạ nảy sanh, trộm cướp hoành hành, nhơn dân nghèo khổ. Mỗi năm những tin tức bão lụt, động đất, nắng hạn, mất mùa, ở khắp các xứ không biết là bao nhiêu! Cảnh đã như thế, con người phần nhiều càng hung ác, gian xảo, không biết tỉnh thức ăn năn. Những thảm trạng do lòng tham địa vị, tình ái, tiền tài, kết quả gây ra tàn hại lẫn nhau cũng không xiết kể! 

Kinh Hoa Nghiêm nói: 'Tâm như người họa khéo, vẽ vời cảnh thế gian'. Cảnh đời vui khổ đã do hành vi lành dữ phát sanh từ tâm niệm của loài người thì muốn làm dịu bớt thảm trạng ngày nay, mỗi người phải tự tỉnh, ăn năn, giữ tám chữ: trung, hiếu, đễ, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ và tấm lòng chân thật ngay thẳng, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, muốn tiêu trừ nghiệp chướng, tránh khỏi họa tai, người biết Phật pháp lại cần phải cầu nơi tha lực như tu các hạnh niệm Phật, niệm Quán Thế Âm hoặc thọ trì mật chú nữa. Xem kinh Quán Âm Đại Bi Tâm Đà Ra ni, tôi thấy những công đức an vui, thoát khổ trong ấy rất cần thiết đối vớI hiện cảnh ngày nay, nhân có một Phật tử yêu cầu phiên dịch, tôi liền vui lòng hứa nhận. 

Theo trong Hiển Mật Viên Thông, người tu Chân ngôn về sắc trần cần phải rõ rệt, như quán nước phải ra nước, quán lửa phải ra lửa, chớ không thể khác được. Riêng về thinh trần thì dù tiếng tăm đọc tụng có trại vớI Phạm Âm đôi chút cũng không sao, miễn có lòng tin tưởng chí thành là được công hiệu. Vì thế, từ trước đến nay, hàng Phật tử ở Trung Hoa cho đến VN ta, khi đọc tụng chú, thật ra đều trại vớI chánh âm, song vẫn cảm được oai thần công đức không thể nghĩ bàn. Vậy người học Phật, muốn trì chú, đừng lấy điểm này làm nghi, mà mất phần lợi ích. 

Lại từ trước đến nay, chú ngữ không phiên dịch vì 5 duyên cớ: 

1. Vì tâm niệm bí mật nên không phiên dịch.

Như chúng sanh dùng tâm yên lặng, tin tưởng, thành kính mà niệm chú, tất sẽ khế hợp vớI chân tâm của Phật, Bồ Tát mà được cảm ứng. Nếu biết nghĩa lý thì dễ sanh niệm phân biệt, cho đoạn này nghĩa như vầy, đoạn kia nghĩa như thế, kết cuộc vẫn ở trong vòng vọng tưởng, làm sao thông cảm với Phật tâm? 

2. Vì nghĩa lý bí mật nên không phiên dịch. 

Trong một chữ chân ngôn có nhiều nghĩa, nếu dịch nghĩa này thì mất nghĩa kia. Không được toàn vẹn. Thí dụ, riêng một chữ A đã hàm súc những nghĩa như bất sanh, bất diệt, không, căn bản, chân thể, và nhiều nghĩa khác nữa. 

3. Vì danh tự bí mật nên không phiên dịch: 

Nhiều chữ trong chân ngôn, hoặc chỉ cho danh hiệu Phật, Bồ Tát, Thiên, Long, Quỷ Thần, như chữ Hồng gồm 4 chữ Hạ, A, Ô, Ma hiệp thành, chỉ cho chủng tử của chư thiên. Hoặc có thứ ở phương này không có, như danh từ Diêm Phù thọ chẳng hạn. 

4. Vì âm thanh bí mật nên không phiên dịch: 

Các chữ chân ngôn có khi diễn tả âm thanh của tiếng gió reo, nước chảy, tiếng loài chim kêu, đọc lên có sức linh động, nên để nguyên âm. Thí dụ: câu tô rô tô rô là chỉ cho tiếng lá cây ở cõi Phật rơi xuống. Hoặc như chữ Án (Aum), đọc lên có năng lực thầm kín, làm rung chuyển không gian. Hay như chữ Ta Bà Ha (svaha) có sức truyền cảm như một sắc lịnh. Lại có nhiều danh từ nguyên chữ Phạn sẵn từ trước đến nay, vì thuận theo xưa, nên không dịch ra. 

5. Vì sự sanh thiện bí mật nên không phiên dịch. 

Như danh từ bát nhã, người đọc lên sanh lòng tin tưởng, phát ra niệm lành, nếu dịch là trí huệ thì sanh lòng khinh thường, không quí trọng. 

Trên đây là những nguyên nhân vì sao chú ngữ không dịch ra, chớ chẳng phải là không có ý nghĩa. Người học Phật phải nên xét nghĩ, chớ vội theo chỗ thấy hiểu cạn hẹp của mình, sanh lòng khinh mạn mà mang tội. 

Lại trong kinh có câu: 'Nếu tụng trì đúng pháp, tự nhiên sẽ được hiệu quả'. Vậy tụng trì đúng pháp là sao? Trong đây xin chia ra hai phương diện: 

a. Về mặt giữ gìn giớI hạnh: NgườI trì chú cần phải giữ trai giớI, trừ sát, đạo, dâm, vọng, kiêng cữ rượu, thịt, hành, hẹ, tỏi cùng các thức ăn hôi hám. Thân thể thường phải năng tắm gộI, thay đổi y phục cho sạch sẽ, chớ để trong người có mùi hôi. Khi đại tiểu xong, phải rửa tay đọc chú. Trước khi trì chú phải súc miệng cho sạch. Lại nữa, trong thời gian kiết thất trì chú, ngườI ấy chớ nên nói chuyện hí hước tạp nhạp, không nên khởi tâm hờn giận, hoặc tham tưởng sự ăn uống ngủ nghỉ hay sự dục lạc ngoài đời. Phải giữ lòng thanh tịnh, tin tưởng, thành kính. 

b. Về mặt lập đàn tụng niệm: 

Theo đúng pháp, người trì chú nào phải thờ vị Bổn Tôn của chú ấy. Như trì chú Đại Bi thì phải thờ tượng Thiên Nhãn, hoặc tượng Quán Âm 24 tay, 18 tay, 8 tay, 4 tay hay ít lắm là tượng Quán Âm thường cũng được. Nên để tượng day mặt về phương Tây. Theo quyển Bách Lục Thỉnh Quán Âm Nghi thì nếu có tượng Bổn Sư nên để tượng Thích Ca hướng về phương Nam, tượng Quán Âm hướng về phương Đông. Đàn tràng nên lựa chỗ vắng lặng sạch sẽ, thường dùng hương, hoa, nước trái cây, cùng các thứ ăn uống cúng dường tôn tượng. Nếu có phương tiện, treo tràng phan, bảo cái lại càng tốt. Thời gian cầu nguyện hoặc 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày nên giữ cho đúng. Trước khi vào đàn, phải kiết giới y như kinh đã chỉ dạy. Trong một ngày đêm, chia ra làm 3, 4 hoặc 6 thờI, tụng niệm tiếp tục, tiếng tụng cần phải rành rẽ, rõ ràng. Ngoài ra, nghi thức lễ bái, trì niệm cũng cần phải biết và học thuộc trước. 

Trên đây là nói về cách lập đàn kiết giới tụng niệm để cầu cho được mau hiệu nghiệm, nếu người thường tụng trì, không bắt buộc phải theo lệ ấy. Nhưng trong 2 phương diện trên, gắng giữ được phần nào lại càng hay. 

Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng, dịch ra quyển này, tôi chỉ kính vâng theo bi nguyện của chư Phật, Bồ Tát, và thuận với sự mong cầu, thích hợp của hành nhơn mà thôi. Nếu vị nào lấy tâm Bồ Đề làm nhân, tùy theo chí nguyện, lựa một pháp môn tu đều có thể giải thoát. Nhưng, chúng sanh đờI mạt pháp, phần nhiều là hàng trung, hạ, ít có bậc thượng căn, cần nương nhờ nơi tha lực mới mong được kết quả chắc chắn. Tịnh tông và Mật Tông đều thuộc về tha lực pháp môn, mà Tịnh tông lại là chỗ quy túc cho các tông khác. Nguyện xin các đồng nhơn, từ đây dứt dữ làm lành, tin sâu lý nhân quả, rồi hoặc chuyên niệm Phật, hoặc lấy niệm Phật làm chánh, tụng kinh, trì chú, tham thiền làm trợ, để tự tu và khuyên người. Như thế mới là mưu hạnh phúc cho chính mình, cho thân nhơn và tất cả sanh loại. Như thế mới có thể chuyển họa thành phước, đổi cảnh trạng thống khổ trước mắt thành cảnh giới an ổn, vui tươi. Để rồi ngày lâm chung, lại được cùng nhau chân bước lên chín phẩm liên đài, thân ra khỏi 3 ngàn thế giới, thấy Di Đà trong hiện kiếp, chứng đạo giác nơi tương lai. Như vậy chẳng quý hơn ư?

 

Phẩm V:
HOA NGHIÊM KINH THÁM HUYỀN KÝ
Quyển 5

Phẩm XIII:
CÔNG ĐỨC CỦA BỒ-TÁT SƠ PHÁT TÂM

 

Cũng có 4 môn phân biệt như trên.

I. GIẢI THÍCH ĐỀ TỰA

Bản giác nội huân đại tâm mới khởi, nên nói PHÁT TÂM. Hạnh thành vị lập, gọi là BỒ-TÁT. Công trải qua các kiếp lâu xa, đức nhiều như cát bụi, nên nói CÔNG ĐỨC. Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa, nên nói BỒ-TÁT, là để phân biệt với chung tâm nên nói SƠ PHÁT. Đây nói về công đứcsơ tâm có được không phải nói về tướng phát tâm, nên lấy đó đặt tên.

II. DỤNG Ý : Có ba.

1. Phẩm Thập trụPhạm hạnh trên nói về cái thể của hạnh vị, còn đây hiển thắng đức của nó nên có phẩm này.

2. Phẩm trước, cuối sơ phát tâm liền thành chánh giác, chưa biết tâm này có công đức gì mà lại có thể như thế. Dụng ý của phẩm này là để giải thích nghĩa đó.

3. Hai phẩm trước thì dùng pháp y nơi căn khí mà thuyết, khiến hạnh vị có phần hạn. Đây thì dùng căn khí y nơi pháp mà hiển đức lượng không có giới hạn. Cho nên, hai phẩm trước thông cả hai giáo đồng và biệt, còn phẩm này chỉ nói về biệt giáoNhất thừa huyền diệu. Trong phần kệ sau, dùng ngôn từ hoa mỹ tán thán nên có phẩm này.

III. TÔNG THÚ : Nói ‘Sơ phát tâm nhiếp Phổ Hiền đức đầy đủ nhân, quả, phần lượng, pháp giới v.v…’ là tông của phẩm này.

IV. GIẢI THÍCH VĂN KINH : Phẩm này phân làm 4 phần : 1/Thỉnh phần. 2/Thuyết phần. 3/Chứng phần. 4/Tụng phần. Có hai : Trước, là trường hàng, phân ra mà nói. Sau, là dùng kệ tụng tổng nhiếp lại.

TRƯỜNG HÀNG

Phân làm hai : Trước là thế giới này. Sau là kết thông mười phương.

I. TẠI THẾ GIỚI NÀY. Có hai : Trước là chánh thuyết. Sau là chứng thành.

1. Chánh thuyết : Có hai : Trước hỏi, sau trả lời. Trong phần trả lời có ba :

1/ Tổng tán thán thâm pháp khiến sinh sự mong muốn.

2/ Nêu lượng so sánh, hiển sự thù thắng để sinh tịnh tín.

3/ Ngay nơi tướng nói về chỗ thâm sâu khiến sinh sự hiểu biết chân chánh.

1. Trong phần hỏi : Thiên Đế Thích hỏi là vì ở Thiên giới, hiển công đức tự tại. Pháp Tuệ thuyết là vì tuệ tương ưng với pháp mới tận cùng bờ công đức.

2. Trong phần thuyết : Có hai : Trước, tán thán thâm pháp khiến sinh tín tâm. Sau, chánh thuyết khiến sinh sự hiểu biết. Cũng có thể giải thích : Trước, là khởi sự mong muốn. Sau, là truyền trao pháp lý. Trước, là hiển cái thể thậm thâm. Sau, nói về cái dụng quảng đại. Trước, hiển nghĩa rất sâu. Sau, hiển giáo rất rộng.

1. Tán thán thâm pháp : Đoạn “Chỗ này thậm thâm ... khó phân biệt”.

Có 7 nghĩa : Nghĩa đầu là tổng. Sáu nghĩa sau thuộc biệt.

Thậm thâm : Vì 6 biệt nghĩa nói sau.

Khó biết : Tự mình chẳng thể biết.

Khó tin : Người nghe chẳng tin.

Khó hiểu : Tư duy thì chẳng hiểu.

Khó nói : Nói rõ thì chẳng thể nói.

Khó thông : Tu tuệ chẳng thể thông.

Khó phân biệt : Trí báo sinh không thể phân biệt.

Cũng có thể giải thích : Giáo lượng thì khó biết. Nghĩa sâu thì khó tin. Tư duy thì khó hiểu. Ứng với giáo thì khó nói. Muốn chứng thì khó thông. Số tột cùng nên khó phân biệt.

2. Nêu lượng so sánh hiển sự thù thắng : Có 11 đoạn.

ĐOẠN 1 : Lấy việc so lượng lợi vật làm ví dụ.

ĐOẠN 2 : Lấy việc so lượng vượt qua các quốc độ làm ví dụ.

ĐOẠN 3 : Lấy số kiếp thành hoại làm ví dụ.

ĐOẠN 4 : Lấy việc khéo biết dục lạc làm ví dụ.

ĐOẠN 5 : Lấy việc khéo biết các căn làm ví dụ.

ĐOẠN 6 : Lấy việc khéo biết hy vọng làm ví dụ.

ĐOẠN 7 : Lấy việc khéo biết phương tiện làm ví dụ.

ĐOẠN 8 : Lấy việc khéo biết tâm y của người làm ví dụ.

ĐOẠN 9 : Lấy việc khéo biết nghiệp tướng làm ví dụ.

ĐOẠN 10 : Lấy việc khéo biết phiền não làm ví dụ.

ĐOẠN 11 : Lấy công đức cúng Phật làm ví dụ.

Trong luận, nhiếp lại thành sáu : Đoạn 4, 5,6,7, 8 thành một. Đoạn 9 và 10 thành một. Nên chỉ còn sáu.

Giải thích thì có 3 môn : 1/Đối với 6 thứ thậm thâm nói trên. 2/Ứng vào tương tự tâm bồ-đề của Bồ-tát. 3/Ứng vào trị 6 chướng.

ĐOẠN 1 : Lấy lượng so lường lợi vật làm ví dụ.

Có hai : Trước là so để hiển cái hơn. Sau, giải thích vì sao hơn.

1. So để hiển tướng hơn : Có 10 lớp phân làm hai : Đầu là biệt thuyết, sau là thông thuyết. Trong phần biệt thuyết có bốn :

1. Nêu sự rộng lớn : Có 4 thứ rộng lớn :

. Chỗ cúng dường rộng lớn. Đó là a-tăng-kỳ chúng sinh v.v…

. Sự cúng dường rộng lớn. Đó là tất cả vật ưa thích.

. Thời cúng dường rộng lớn. Đó là một kiếp v.v…

. Lợi ích rộng lớn. Đó là khiến tu Ngũ giới v.v…

2/ Hỏi.

3/ Trả lời hiển sự rộng lớn.

4/ Nói việc vượt hơn.

9 đoạn sau cũng có bốn phần như thế. Phần đầu nêu 9 sự của 9 đoạn đó, cũng có đủ cả 4 sự rộng lớn như thế. Chỉ có phần tăng nhiều v.v… là khác.

2. Giải thích hiển tướng hơn : Có hai :

1. Hỏi vặn : Vì sao?. Có hai ý :

. Trước đã nói công đức rất nhiều, sao so với đây lại không đồng, nên giải thích rằng: Vì “Công đức của Bồ tát sơ phát tâm không vì giới hạn” nên chẳng thể so sánh.

. Bồ-tát sơ phát tâm có thắng đức gì mà vượt hơn các vị trước? Giải thích rằng: “Vì không muốn đoạn Phật chủng v.v… cho nên vượt hơn các vị trước.

2. Giải thích thành : Đoạn “Vì khi Phật mới phát tâm”. Có hai :

. “Vì khi Phật … ở đời”, là nói không vì các sự có giới hạnphát tâm. Hiển 4 việc rộng lớn trước không phải là rộng lớn.

. “Vì muốn Phật chủngphát tâm bồ-đề”, là nói vì các sự không có giới hạnphát tâm. Cho nên, nói công đức phát tâm hơn hẳn các công đức kia.

Phần này có 12 câu :

Muốn Phật chủng không đoạn : Câu này là tổng, là nói địa vị vượt hơn. Vì tâm bồ-đề là Phật chủng Bồ-tát hằng khởi, nên nói không đoạn. Lại, Bồ-tát giáo hóa chúng sinh lập trong chủng Như Lai, chẳng khiến họ giữ tiểu quả, nên cũng nói không đoạn. Chẳng đồng với Ngũ giới nói trên.

11 câu sau là biệt.

Đầy khắp tất cả mười phương giới … là nói tâm vượt hơn. Y theo kệ sau thì nên nói vì muốn “Tâm đại từ đại bi. Đầy khắp mười phương giới”. Lật lại mười a-tăng-kỳ thế giới trước.

Độ thoát tất cả chúng sinh là hạnh vượt hơn. Lật lại cái hạn cuộc trước nên nói tất cả.

Biết tất cả thành hoại của thế giới là biết tướng thành hoại của khí thế giới vượt hơn, cũng là biết xứ giáo hóa, vì biết thành hoại sai biệt. Cũng là biết thành tức là hoại v.v… Đây là Nhất thiết trí của Phật, cho nên ‘rộng lớn’.

Biết sự sinh khởi tịnh nhiễm của chúng sinh … là biết chúng sinh trong khí thế gian ấy, báo loại cấu tịnh đều do nghiệp khác nhau. Đây là Nghiệp lực trí.

Tự tánh thanh tịnh của tất cả thế giới là biết khí thể trước vốn tịnh. Đây là Như lý trí.

Biết phiền não tập khí hư vọng… là biết kiết sử tập khí thô tế của chúng sinh mình giáo hóa. Đây là Lậu tận trí. Nghĩa là, biết các thứ đó là không, cũng là thành chướng[1] v.v…

Biết tất cả chúng sinh chết đây sinh kiaSinh tử trí thông, là thiên nhãn lực.

Biết các căn phương tiệnCăn lực trí.

Biết tâm tâm sở niệm …Tha tâm trí.

Phân biệt tất cả chúng sinhTam đạt trí, cũng có Túc mạng trí.

Biết cảnh giới bình đẳng : Cũng là Như lý trí.

Trong 11 câu này, 2 câu đầu là đại bi. 9 câu sau là đại trí. Trong đại trí, trí (5) và trí (11) là Nhất thiết tríPhật địa. Các trí còn lại là Nhất thiết chủng trí. Đều không có phần hạn nên nói vượt hơn.

ĐOẠN 2 : Lấy lượng so lường đi qua các quốc độ làm ví dụ.

Có hai : Trước ví dụ về chỗ không bằng được. Sau là giải thích, hiển tướng hơn.

1. Trong phần ví dụ : Đoạn “Có thể đi qua … không thể biết được”. Có 100 lớp. 10 lớp đầu nói riêng. Còn lại thì nói chung chung.

2. Giải thích : Có hai.

1. Hỏi vặn : Vì sao?

2. Giải thích thành : Có hai :

Vì tạng công đức… là nói công đức của Bồ-tát sơ phát tâm không phải là việc có giới hạn, hiển các thứ trước không bằng thứ sau.

Đều vì tất cảtam bồ-đề là nói công đức của Bồ-tát không có giới hạn, hiển việc này hơn hẳn việc trước. Trong đó cũng có 12 câu :

2 câu đầu Đều vì tất… vì muốn độ… bi tâm. Câu đầu là tổng nêu. Câu sau là biệt giải thích. Vì muốn khiến họ đạt được quả nên nói .

10 câu sau nói về trí. Vì thành tựu trí tự tại.

Câu đầu là tổng biết. 8 câu kế là biệt hiển. Câu còn lại là kết ý.

Câu đầu là nói về cái biết ‘bình man’ trùm khắp. 8 câu kế là nói về cái biết ‘trùng trùng’ vô ngại tương tức tương nhập. Trong đó gồm có :

. Đại tiểu tương tức.

. Nhiều ít tương tức.

. Rộng hẹp tương tức.

. Một nhiều tương tức.

. Tương nhập.

. Nhiễm tịnh.

. Lưới châu của trời Đế Thích.

. Tương sinh.

8 câu đó có hai nghĩa tương tức tương nhập. Hai nghĩa đó, mỗi nghĩa đều có đồng thể và dị thể. Hai thứ đồng và dị đó lại có hai nghĩa đắc thành tương tức tương nhập.

1/ Ứng vào môn duyên khởi : Cũng có hai nghĩa.

. Ứng vào thể : Có nghĩa không và hữu, nên được tương tức.

. Ứng vào dụng : Có nghĩa hữu lực và vô lực, nên được tương nhập.

Ứng vào môn duyên khởi có nghĩa đãi và không đãi nên có hai môn đồng và dị.

2/ Ứng vào môn chân tánh : Cũng có hai nghĩa.

. Duyên bất hoại nên tương nhập.

. Duyên tương tận nên tương tức.

Đều là nghĩa viên dung vô ngại tự tại.

ĐOẠN 3 : Lấy số kiếp thành hoại làm ví dụ.

Có hai : Trước nêu thí dụ hiển chỗ không thể bằng. Sau, giải thích tướng vượt hơn.

1. Nêu thí dụ hiển chỗ không thể bằng : Có hai. Trước, nêu thí dụ rộng lớn. Sau, đối với đó mà hiển cái vượt hẳn. Trong phần nêu ví dụ rộng lớn, trước nói 10 lớp ở phương đông, ức ức có thể biết. Sau, nói kết thông 9 phương. Mỗi phương dều có 10 lớp.

2. Giải thích tướng vượt hơn : Trước hỏi. Sau giải thích.

Trong phần giải thích có hai :

. Giới hạn không cùng … nên vượt hơn.

. Đều biết rõ… là biết các sự không có giới hạn, nên không thể ví dụ.

Trong đó có 10 câu : Câu đầu là tổng biết. 8 câu kế là biệt biết.

Vì sao phân biệt biết? Vì tương tức tương nhập như thế thì trùng trùng nhiếp nhau, tự tại, vô ngại, như vậy mà biết.

Cũng có thể hiểu : Trước là ‘bình man biến’ mà biết. Sau là ‘trùng trùng tương tức tương nhập tự tại vô ngại’ mà biết, hiển tướng thuần thục.

Trường đoản tương tức : Trường, là đại kiếp. Đoản, là tiểu kiếp. Thế giới Sa-bà thuộc đoản kiếp. Thế giới An lạc thuộc trường kiếp. Tương tức nên vô ngại.

Một kiếp là một nhiều tương tức.

Có Phật không Phật là ứng vào việc Phật có hay không. Như Trang Nghiêm kiếpHiền kiếp v.v… là kiếp có Phật. Qua khỏi Tinh Túc kiếp, về sau có sáu vạn hai ngàn kiếp uổng phí không có Phật. Hai loại kiếp này tương tức.

Một Phật kiếp… là ứng vào việc Phật nhiều hay ít. Như trong kiếp Tinh túc có tám vạn Phật xuất hiện, là trong mộtPhật kiếp có vô lượng Phật. Như khi Phật Đại Thông Trí Thắng ra đời, Phạm vương tán thán rằng: ‘Ngàn kiếp … uổng phí không có Phật, nay mới được thấy một Phật Đại Thông …’. Cũng tương tức nên nói vậy.

Dị vô dị, là thuần và tạp vô ngại. Quá khứvị lai, gọi là dị . Hiện tại, gọi là vô dị. Quá khứvị lai nhập hiện tại. Hiện tại nhập quá khứvị lai nên nói vậy.

Tận vô tận là tồn và diệt vô ngại. Như «Trời Người thấy kiếp tận. Đất này thường an ổn ...»

Nhất niệm tức vô lượng kiếp, vì tích niệm thành kiếp, nên kiếp không có thể riêng mà chính là niệm.

Hữu vô tương nhập là dứt niệm qui chân, là kiếp nhập vô kiếp. Y chân khởi vọng là không kiếp nhập kiếp. Trước là từ sự vào lý, sau là từ lý vào sự, nên vô ngại.

Trong phần kết luận, trước là tổng kết sở tri, sau là nói về bản thể nguyện. Cho nên «Công đức của đại Bồ-tát sơ phát tâm giới hạn không cùng …». Tại Phật quả nên không thể nói.

ĐOẠN 4 : Lấy việc khéo biết dục lạc làm ví dụ.

Trong phần hiệu lượng cũng có hai : Trước nêu thí dụ nói chỗ không thể bằng. Sau, hỏi vì sao là để giải thích sự vượt hơn.

1. Nêu thí dụ : Mười phương đều có 10 lớp, gấp nhiều lần lên, có thể tự biết.

2. Giải thích : Đầu tiên là hỏi vặn vì sao để biết lý do thù thắng hơn. Sau, giải thích vì sao thù thắng hơn.

Giới hạn không cùng, là để biết những thứ trước không bì được.

Đoạn «Vì muuốn biết mọi thứ dục lạc … tam bồ-đề» : Nói ra tướng vượt trội.

Vì muốn biết mọi thứ dục lạc là câu tổng. Dùng trí lực ‘Biết tất cả chúng sinh dục lạc’ của Như Lai biết dục lạc hải của chúng sinh, nên nói mọi thứ dục lạc.

Trong phần biệt hiển có hai : Trước là ứng vào pháp mà biết. Sau, ứng vào người mà biết. Luận gọi cái trước là biết khắp, cái sau là biết vi tế cũng được ; Trước là dị tướng, sau là đồng tướng.

1. Ứng vào pháp : Để biết tướng dị. Có 23 câu.

Muốn biết vô lượng … là ứng với tâm cầu của chúng sinh, là riêng, nên nói vô lượng dục. Đồng một quả, nên nói tức là mộc dục. Tuy đồng một quả nhưng hạnh cầu hằng khác, nên nói không hoại tất cả dục tánh. Lại, vì niệm hy vọng không hai, đồng nhiếp thuộc Dục số trong biệt cảnh, tâm pháp không khác, nên nói tức là một dục, nhưng lạc của chúng thì có sai biệt nên nói không hoại… Đây là ứng vào một tâm chúng sinh, dục lạc trước sau nhiều mối mà tương tức vô ngại.

Dục lạc hải, là vì dục lạc của chúng sinh xôm tụ sâu rộng như biển.

Một dục lạc tức là … , là tâm dục lạc hải của chúng sinh khác loại, duyên khởi vô ngại nên tương tức. Lại, biết tâm thiện ác vô ký của một chúng sinh thì tất cả chúng sinh cũng như vậy, nên nói tức là.

Dục lạcquá khứ … là tùy theo mọi thứ dục lạc trong ba đời nơi một chúng sinh mà biết mỗi mỗi chúng sinh thảy đều như thế, nên nói tất cả …

Dục tương tợ … : Dòng loại đồng, gọi là tương tợ. Sở thích khác nên nói không tương tợ.

Tất cả dục tức là một dục : Dục, ứng với Tam thừa phân biệt, nói là tất cả. Đồng qui Nhất thừa, nên nói tức là một. Thật, tức là Nhất thừa, gọi là một dục. Quyền, mở thành Tam thừa, gọi là tất cả dục. Ứng vào duyên khởi vô ngại, chung cả các vị tự tha v.v… có thể tự biết.

Dục lạcNhư Lai, là đồng với Phật quả trí, là dục lạc trí lực trong thập lực.

Muốn biết hữu thượng dục … : Cầu Tam thừa v.v… gọi là hữu thượng dục. Cầu Nhất thừa, gọi là vô thượng dục.

Hữu dư dục vô dư dục : Sở cầu nếu là chỗ rốt ráo, gọi là vô dư dục. Ngược với trên gọi là hữu dư dục.

Đẳng dục bất đẳng dục : Cầu lý, gọi là đẳng. Cầu sự, gọi là bất đẳng.

Hữu sở y dục…: Y tựa vào các tâm sở khác, là hữu sở y. Độc khởi dục số, gọi là vô sở y. Lại, y nơi cảnh khởi dục, gọi là hữu sở y. Biết cảnh duy tâm, tâm trí không chỗ y tựa, gọi là vô sở y.

Cộng dục bất cộng dục : Đồng cầu, là cộng. Dị cầu, là bất cộng.

Hữu biên dục … : Dục ở tại nhân vịhữu biên, đến vị Phật quảvô biên. Vì hoặc chướng hết.

Thiện dục … : Thuận với lý, là thiện dục. Nghịch với lý, là bất thiện dục.

Thế gian dục … : Theo dòng, gọi là thế. Ngược dòng, gọi là xuất thế.

Cầu Phật trí đức, gọi là đại trí dục.

Cầu Phật đoạn đức, gọi là tịnh dục.

Vượt qua địa vị phàm phuTiểu thừa, gọi là thắng dục.

Cầu thành Bồ-tát đăng địa, chứng trí Bát-nhã gọi là vô ngại trí dục.

Luận thì giải thích : Đại trí dục, là ở Chủng tánh vị. Tịnh dục, là ở Kiến vị. Thắng dục, là ở Tu vị. Vô ngại trí, là từ Bát địa trở lên, là Vô công dụng vị.

Vô ngại trí Phật … : Là ở địa vị Phật quả. Đại trí vô ngại viên minh giải thoát.

Nhiễm mà không nhiễm, gọi là thanh tịnh dục. Không nhiễm mà nhiễm, gọi là không thanh tịnh dục. Lại, nếu lìa danh lợi thế gian, gọi là tịnh. Cầu danh lợi thế gian, gọi là bất tịnh.

Cầu nhiều gọi là rộng dục. Ít cầu, gọi là hẹp dục. Lại, đại bi cứu sinh, gọi là rộng. Chuyên cầu tự thoát, gọi là hẹp.

Cầu sâu xa, gọi là tế. Cầu cạn, gọi là thô.

2. Ứng vào người : Để nói về tướng đồng của dục. Nói 10 số nhưng phần liệt kê tên thì chỉ có 8. Đó là giảm số của mười.

Nhân khổ sinh dục : Nhân nơi cái khổ bức bách của sinh tử mà đuổi theo cái lạc niết bàn. Nghĩa là, nhân khổ mà nghĩ đến lạc, như người tù cầu giải thoát.

Phương tiện dục là ở nơi các sự thiện ác, nhân nghe và tư duysinh dục lạc.

Hy vọng dục là có tâm cầu mong đối với các việc vừa ý.

Trước vị dục là được rồi không bỏ.

Tùy nhân sinh dục là dục do chủng nhân đời trước mà sinh, Cũng là từ tư tưởng sinh. Kinh nói: «Dục dục biết gốc ông. Chỉ từ tư tưởng sinh. Ta nay chẳng nghĩ ông. Ông lại chẳng được sinh».

Tùy duyên sinh dục là dục do nương vào cảnh bên ngoài mà sinh. Lại, vì thiện ác mà phát ra sự hóa dẫn chúng sinh, cũng gọi là Tùy duyên sinh dục.

Không pháp chẳng cầu, gọi là tận dục. Cầu niết bàn tận diệt cũng gọi là tận dục.

Rộng cầu các pháp, gọi là nhất thiết dục. Cầu bồ-đề vô biên cũng gọi là nhất thiết dục.

Rõ biết hết lưới dục là phần tổng kết. Lưới dục có ba nghĩa :

1. Nghĩa khó thoát : Như lưới ở thế gian, chim cá vào rồi khó thoát. Do mọi thứ lưới dục mà sinh tử khó thoát. Đây là nói về dục nhiễm ô.

2. Nghĩa sàn lọc : Như lưới lọc ở thế gian. Là khởi dục thanh tịnh sàn lọc các hữu tình giúp họ ra khỏi biển khổ sinh tử. Văn kinh sau nói : «Vua trí tuệ đã nói, dục là gốc các pháp, nên khởi dục thanh tịnh, chí cầu đạo vô thượng». Đây là nói về dục thanh tịnh.

3. Nghĩa ẩn chiếu : Như lưới của trời Đế Thích. Các dục nhiễm và tịnh sai biệt đan nhau vô ngại trùng trùng tương nhập, nên nói lưới. Đây là nói về thể của dục.

ĐOẠN 5 : Lấy việc khéo biết các căn làm ví dụ.

Cũng cần hiển đầy đủ vì đồng loại, nên trong văn lược nói ‘Vì cầu trí lực của mọi thứ căn trong thập lực của Như Lai’.

ĐOẠN 6 : Lấy việc khéo biết hy vọng làm ví dụ.

Phần ‘hy vọng’ này so với ‘dục lạc’ nói trên có gì sai biệt? Nói chung thì không khác nhưng nếu phân biệt thì Dụcy cứ vào lúc đầu, nên nói trước các căn. Hy vọngy cứ vào lúc sau, nên nói sau các căn.

ĐOẠN 7 : Lấy việc khéo biết phương tiện làm ví dụ.

Phương tiện là, tạo duyên khởi hạnh gọi là phương tiện, là phương tiện phát nghiệp nên không đồng với nghiệp.

ĐOẠN 8 : Lấy việc khéo biết tâm ý của người làm ví dụ.

Biết tâm ý , là vì cầu tha tâm trí của Như Lai. Trước, nói về tâm pháp. Đây nói về tâm thể.

ĐOẠN 9 : Lấy việc khéo biết nghiệp tướng làm ví dụ.

Biết nghiệp, là vì cầu nghiệp trí lực trong thập lực của Như Lai.

Năm đoạn trên đều lược nêu.

ĐOẠN 10 : Lấy việc khéo biết phiền não làm ví dụ.

Có hai : Trước, nêu ví dụ. Sau, hiển thắng tướng.

1. Nêu thí dụ : Nêu ví dụ để thấy không thể bì kịp.

2. Giải thích : Hiển thắng tướng.

Trong phần thắng tướng, trước hỏi vì sao?, sau giải thích.

Trong phần giải thích : Trước, không do phần hạn mà biết nên hiển lỗi này trước. Sau, là trí lực lậu tận không giới hạn nên trước nói không thể bì kịp.

Vì muốn phân biệt … là câu tổng.

Đó là … là biệt hiển. Có 18 câu, lược thành 10 môn phân biệt.

Hai câu phiền não nặng … nhẹ, là ứng vào nhẹ và nặng mà phân biệt. Suất lược[2] tâm khởi, là phiền não nhẹ. Ân hậu[3] tâm khởi, là phiền não nặng. Vi tế khởi dễ dừng, là phiền não nhẹ. Thô trọng khởi khó dứt, là phiền não nặng. Chánh sử là phiền não nặng. Tàn tập là phiền não nhẹ. Bản phiền nãophiền não nặng. Tùy phiền não phiền não nhẹ. Trong tùy phiền não, tiểu tùy là phiền não nhẹ, thượng và trung là phiền não nặng.

Hai câu Phiền não kiết sử … triền, là ứng vào sử và triền mà phân biệt. Sử là 10 sử, là 5 kiến cùng với tham, sân, si, mạn, nghi. Triền là 10 triền, là vô tàm, vô quí, thùy miên, hối hận, san tham, tật đố, trạo cử, hôn trầm, phẩn và phú. Địa Trì Du-già chỉ nói 8 triền, không có phẩn và phú. Vì sao không có hai thứ đó? Vì có luận sư cho rằng phẩn và phú, tánh nó thuộc sử. Phẩn, thuộc sử sân tánh. Phú, thuộc sử tham tánh, là tham lợi người, che dấu lỗi mình.

Sử và triền làm sao phân biệt? Luận Tạp Tâm nói: «Căn bản gọi là sử. Tân dịch, gọi là triền cấu. Cấp phược, gọi là triền. Khinh phược, gọi là cấu». Trong đó kiết, là 9 kiết, có thể tự biết.

Hai câu Vô lượng phiền não … : Ứng vào nhân quảphân biệt. vô lượng phiền não của tất cả chúng sinh, là quả tham sân sichúng sinh đã khởi. Mọi thứ giác quán phiền não, là cái nhân phiền não từ các thứ đó phát sinh. Kinh Niết Bàn nói: «Có 8 loại giác quán…», nên nói mọi thứ. 8 thứ đó là[4] :

. Dục giác : Cầu sự vừa ý.

. Sân giác : Niệm muốn sân với người.

. Não giác : Niệm muốn não loạn người.

. Thân lý giác : Nhớ nghĩ thân duyên.

. Quốc độ giác : Nghĩ đến sự an nguy ở đời.

. Bất tử giác : Tích tài lợi dưỡng.

. Tộc tánh giác : Nghĩ đến sự cao thấp của dòng tộc.

. Khinh vũ giác : Vũ, là kiêu mạn, là niệm tự thị lấn người.

 

Hai câu Vô minh phiền não, ái … : Ứng vào bản và mạt phiền nãophân biệt, cũng là ứng vào si và ái mà phân biệt. Vô minhvô minh trụ địa. Y nơi vô minh mà khởi, là chỉ cho hằng sa thượng phiền não. Ái, là ba ái ở cõi Dục, Sắc, Hữu. Hữu ái trụ địa tương ưng đó thì cho ra phiền não của Ái tương ưng,[5] là nhân nơi ái mà sinh ưu v.v…

Bốn câu tham dục bất thiện căn … là ứng vào ba bất thiện cănphân biệt. Có thể tự hiểu.

Hai câu Tất cả phiền não … là ứng vào địa và khởi mà phân biệt. Tất cả phiền não, là ngũ trụ khởi. Căn bản phiền não, là ngũ trụ địa.

Hai câu Ngã ngã sở … là ứng vào lợi và độn mà phân biệt. Ngã ngã sở, là lợi. Ngã mạn, là độn.

ức niệm … là ứng vào thứ lớp sinh nhau mà phân biệt. ức niệm hư vọng, là ba thứ đảo tâm, tưởng và kiến. Sinh phiền não, là từ ba thứ đảo mà sinh bốn thứ đảo.

Nhân thân kiến sinh, là ứng vào hai kiến bản và mạt mà phân biệt. Vì 62 kiến đều y nơi thân kiến mà sinh, lấy đó làm gốc.

Hai câu Cái phiền não, là ứng vào lỗi và hoạn mà phân biệt. Cái, là ngũ cái. Đó là tham, sân, thùy miên, trạo cử và nghi. Che chắn hành nhân chẳng được thiền trí nên gọi là cái (che). Chướng, là hai chướng phiền nãosở tri. Vì sở tri chướng cũng có thể gọi là phiền não nên trong câu kết, do phiền não khó thoát mà gọi chung là lưới hoặc. Do ủy tế mà biết rõ tất cả phiền não, là Nhất thiết chủng trí.[6] Đều muốn đoạn để hết hẳn, là đại từ bi.

ĐOẠN 11 : Lấy công đức cúng Phật làm ví dụ.

Có hai : Trước là nêu ví dụ. Sau hiển sự siêu vượt.

1. Nêu ví dụ : Nêu ví dụ để thấy không thể bì kịp. Có 10 lớp. Lớp đầu là biệt thuyết. Chín lớp sau là tổng thuyết.

Trong lớp đầu có bốn :

Đoạn «Trong khoảng một niệm …” : Nêu sự rộng lớn. Trước nêu phương đông, sau hiển chín phương còn lại.

Trong phương đông có năm :

. Trong một niệm thấy nhiều Phật nhiều chúng sinh.

. Tự mình cúng dường nhiều, trong nhiều thời.

. Khuyên chúng sinh đồng cúng dường với mình.

. Tự mình xây tháp thù thắng cúng dường.

. Khuyên người cũng đồng xây tháp cúng dường.

Đoạn «Ý ông thế nào …», là đối với việc đó mà hỏi rộng lớn chăng?

Đoạn «Đế Thích đáp rằng …», là trả lời việc đó cực rộng lớn.

Đoạn «Pháp Tuệ đáp rằng …» là so sánh để hiển sự thù thắng.

2. Giải thích : Hiển sự siêu vượt. Có hai : Trước hỏi, sau giải thích.

. Ý hỏi rằng : Như ở phương đông, một niệm liền thấy vô biên chư Phật. Dùng niệm lực này trải qua vô lượng kiếp cúng dường để thấy Phật v.v…. rất rộng lớn. Như ở phương đông, chín phương còn lại cũng như vậy, là hiển sự cực rộng lớn. Một người đã vậy, còn khuyên tất cả chúng sinh khác cũng như vậy, huống là gấp bội trước. Đến lớp thứ mười thì phần hạn công đức khó biết. Vì sao ngay cả với phần công đức chẳng thể nói cũng chẳng bằng một so với công đức của sự phát tâm, nên hỏi vì sao?

. Trong phần giải thích, câu «công đức của Bồ-tát đó không vì giới hạn trong việc cúng dường Như Lai », là nói ‘không bị giới hạn …’ nên công đức phát tâm hơn công đức cúng dường trước. Câu kế «Vì muốn cúng dường ba đời chư Phật ở mười phương… », là nói ‘không có phần hạn’, nên hiển công đức phát tâm lớn hơn công đức cúng dường. Tướng vượt hơn tuy vô lượng, nhưng đại lược có 6 loại.

1. Xứ vượt hơn : Muốn cúng dường hết vô tận thế giới xứ Phật như vô tận pháp giới, hư không v.v… ở mười phương, bao gồm cả xứ Đế võng v.v…, nên không đồng với trước.

2. Thời vượt hơn : Gồm hết chư Phật ba đời, là gồm cả chín đời, mười đời v.v… vô tận trùng trùng thời.

3. Phật vượt hơn : Gồm tất cả cảnh giới Phật của chư Phật, thảy đều cúng dường, nên không chỉ như trước.

4. Cúng dường vượt hơn : Trong tất cả pháp giới thì tự và tha, sắc và tâm, lý và sự, hạnh v.v… đều lấy đó cúng dường, nên không chỉ như trước.

5. Tâm vượt hơn :Với vô tận Phật cảnh, mỗi một chỗ Phật đều dùng vô tận sự cúng dường, đều trải qua vô tận thời cúng dường, tâm vẫn không tận, nên vượt hơn trước.

6. Hạnh vượt hơn : Rõ thấu năng sở, ba việc bình đẳng, viên dung, vô ngại, nên vượt hơn.

Hỏi : Chỉ có thể so sánh chung chung mà nói không bằng thì được, với phần công đức không thể nói há có thể chẳng bằng một sao?

Đáp : Công đức phát tâm đồng với pháp giới, bất khả phân. Dù với phần công đức không thể nói, một phần cũng biến khắp pháp giới. Không hỏi nhiều ít, đều không thể so sánh. Như lúa gạo của thường trụ tăng, một hộc cũng biến khắp mười phương tăng, cho đến một lẻ cũng biến khắp mười phương tăng. Do đó bất khả phân.

3. Ngay nơi tướng nói về chỗ thâm sâu : Đoạn «Phát tâm này rồi …»

Có hai : Trước nêu, sau giải thích.

1. Nêu lên :

Phát tâm này rồi, là nhắc lại tâm được so hơn ở các ví dụ trước, là hiển từ phát tâm.

Biết được vô thượng…, là nói về công đức sâu xa. Trong đó, đầu tiên là nhiếp nhân tận cùng nên nói sâu xa. Kế là đồng với Phật quả nên nói sâu xa, là phát tận cùng tâm bồ-đề hậu tế, là Phật cảnh tối cùng. Đây là nêu cảnh sở tri, là biết công đứctrí tuệ của ba đời chư Phật.

Đại Bồ-tát này đều tin hướng …, là thành tựu thâm hạnh. Tin hướng, là Thập tín. Thọ trì, là Thập trụ. Tu tập, là Thập hạnhThập hồi hướng. Đắc chứng, là Sơ địa trở lên. Thân chứng, là mãn Thập địa trở lại. Lại, nội chứngđắc chứng. Cùng với bên ngoài hiện rõ, nên nói thân chứng. Như trong Tiểu thừa, lấy Diệt tận định làm thân chứng, đây cũng đồng. Trước là hạnh chứng, sau là vị chứng. Trước là trí tương ưng, sau là thân tương ưng. Cũng có thể hiểu đắc chứng là ứng vào nhân tròn, thân chứng là ứng vào quả mãn. Đều đồng với …, là đồng với Phật quả, nên nói sâu xa.

2. Giải thích : Giải thích hai việc đã nêu trên. Có ba : 1/Giải thích nhân đồng. 2/Giải thích quả đồng. 3/ Kết lại phần hạn của nhân.

1.Giải thích nhân đồng : Có hai : Trước hỏi. Sau giải thích.

Hỏi : Hỏi vi sao là vì sao biết sơ phát tâm rồi thì có thể chứng đắc đại phúc trí của ba đời chư Phật?

Giải thích : Có 20 câu. Muốn hiển đồng với âm sở hành lộ của ba đời Phật âm, nên nói đồng. 11 câu đầu là ngoại hóa đức, là bi đức. 9 câu sau là nội tự đức, là Trí đức.

- Trong 11 câu, câu đầu là tổng, 10 câu sau là biệt.

Muốn không đoạn tánh … là giáo hóa chúng sinh khiến phát tâm bồ-đề, tiếp thừa Phật chủng, nên nói không đoạn.

Muốn khiến tâm từ bi đầy khắp, là khởi tâm thương xót chúng sinh.

Muốn độ thoát tất cả chúng sinh, là khởi ý cứu độ.

Muốn biết tất cả thế giới thành bại, là biết trụ xứ của nơi giáo hóa.

Muốn biết cấu tịnh khởi , là biết từng loại riêng của nơi giáo hóa, là biết nghiệp thiện ác khởi quả báo khổ vui, nên nói cấu tịnh khởi. Cũng là Nghiệp trí lực trong Thập lực.

Muốn khiến chúng sinh trong ba cõi được thanh tịnh, là khởi ý quảng đại, cũng là khiến lìa nghiệp chướng.

Muốn biết tâm niệm và tập phiền não, là biết hoặc chướng nặng nhẹ của nơi giáo hóa. Cũng là cầu Lậu tận trí lực. Cũng là khiến đoạn phiền não chướng.

Muốn biết chúng sinh chết đây sinh kia, là biết tướng luân chuyển. Cũng là Thiên nhãn trí lực. Cũng là khiến xả báo chướng.

Muốn biết hết các căn phương tiện, là biết căn thuần thục hay chưa thuần thục, là khởi hạnh sở y, chính là Chư căn trí lực.

Muốn biết hết tâm tâm hạnh …, là biết tâm tạo tu chánh minh khởi hạnh. Cũng là Tha tâm trí lực.

Muốn biết tất cả chúng sinh trong…, là tổng kết sở tri. Cũng là Tam đạt trí lực.

- 9 câu sau là cầu công đức tự lợi của Phật. Câu đầu là tổng. 8 câu sau là biệt.

Một câu đầu muốn biết hết công đức đầy đủ … là câu tổng.

Hai câu kế là nhân quả phân biệt. Muốn biết hết bồ-đề vô thượng là biết quả bồ-đề. Muốn biết hết tịnh pháp đầy đủ là biết nhân bồ-đề, chính là tịnh pháp.

Hai câu kế là lý hạnh phân biệt. Muốn biết hết tướng pháp bình đẳng, là biết lý pháp bình đẳng. Muốn biết hết trí tuệ vô thượngnhân duyên thanh tịnh…, là biết trí hạnh thanh tịnh.

Bốn câu kế là thể đức phân biệt. Ba câu đầu là Phật đức. Muốn biết hết lực trí tuệ trưởng dưỡng ba đời chư Phật, là Thập lực. Muốn đầy đủ pháp vô úy của ba đời chư Phật, là được cái đức không sợ. Muốn trang nghiêm đầy đủ pháp bất cộng, là được pháp bất cộng. Câu cuối Muốn biết hết pháp giới đẳng đồng…, là Phật thể, là thật trí bình đẳng.

2. Giải thích quả đồng : Trước hỏi, khởi phần giải thích sau. Phần giải thích có ba : Đầu là tổng, hai là biệt, ba là kết.

Chính là Phật, là câu tổng. Có người giải thích ‘là trong nhân nói quả’. Hoặc giải thích ‘kiến giải đồng với Phật cảnh’. Hoặc giải thích ‘Ứng với lý bình đẳng’. Nếu ứng với giáo của Tam thừa thì nói như vậy là được.

Nay, y vào văn kinh trước sau, ứng với giáo của Nhất thừa mà nói, thì thủy và chung tương nhiếp, viên dung, vô ngại. Được thủy tức là chung. Tận chung mới nguyên thủy. Một, là do môn Đà-la-ni duyên khởi tương nhiếp. Hai, là do tâm bồ-đề Phổ Hiền biến khắp sáu vị, ngay nơi nhân là quả. Ba, là do pháp tánh không có thủy chung. Phát tâm nhập thủy chính là nhập chung. Cho nên, văn kinh trước nói: «Khi mới phát tâm, liền thành chánh giác, đầy đủ tuệ thân, không do nơi khác mà ngộ» là đây.

Trong phần biệt, có 15 câu. 5 câu đầu, ứng vào nội đức của Phật sung mãn v.v… 10 câu sau, ứng vào hóa dụng bên ngoài của Phật đầy khắp v.v…

Trong 5 câu, câu đầu Đều bình đẳng với ba đời chư Phật là tổng. 4 câu sau là biệt. Trong phần biệt, hai câu đầu là pháp sở y : Bình đẳng với tam thế Phật cảnh giới, là cảnh chân đế. Bình đẳng với tam thế Phật chánh pháp, là cảnh tục đế. Hai câu sau là đức năng y: Được nhất thân và … trí tuệ, là được thân và trí của Phật.

10 câu sau là nói về ngoại dụng. Câu đầu là tổng, 9 câu sau là biệt.

Chúng sinh giáo hóa cũng đồng, là câu tổng.

3 câu kế là giáo hóa khiến thoát khổ.

Chấn động tất cả … , là động để sinh tín tâm.

Chiếu khắp tất cả … , là chiếu để sợ mà tỉnh giác.

Ngưng dứt các áo đạo khổ , là chánh để khiến thoát khổ.

5 câu kế là giáo hóa khiến nhập pháp.

Nghiêm tịnh tất cả, là trang nghiêm chỗ giáo hóa.

Đều thị hiện thành Phật, là hiện thành Phật.

Khiến chúng sinh đều được hoan hỉ, là hiện thông để khiến chúng hoan hỉ.

Khiến chúng sinh hiểu sâu pháp giới : Chánh, khiến nhập pháp.

Hộ trì chủng tánh của chư Phật : Nhập pháp rồi, hộ niệm khiến chẳng mất.

Câu cuối được trí tuệ quang minh…, là trí ngoại hóa.

Cũng có thể giải thích :

Trong 15 câu, câu đầu là tổng, 14 câu sau là biệt. Trong phần biệt, Năm câu đầu là Trí chánh giác thế gian tự tại đồng. Trong đó, hai câu đầu là ứng vào pháp đồng : Một là sở duyên và phần hạng đồng. Hai là lý giáo đồng. Ba câu sau là ba nghiệp đồng. Vì nơi giáo hóa, là ứng với ngữ nghiệp mà nói.

Bốn câu tiếp, là nói Khí thế gian tự tại đồng. Trong đó, một là động, hai là chiếu, ba là trừ, bốn là nghiêm.

Năm câu tiếp nữa, là nói Chúng sinh thế gian tự tại đồng. Trong đó, một là hiện thành Phật, hai là khiến hân hoan, ba là trao pháp, bốn là hộ trì, năm là đắc quả. Nếu không hộ trì thì sợ rơi vào Nhị thừa.

3. Kết lại phần hạn của nhân :

Chẳng lìa chư Phật … là nói về các pháp Tam bảo, chúng sinh, nhiễm tịnh v.v…. Đây có hai nghĩa :

. Do Bồ-tát được cái thân thông cả ba đời, nên thường trùm khắp tam tế, không chỗ nào không trụ được.

. Do Bồ-tát được cái thân là pháp giới, dọc thì bao hàm nhiễm tịnh, ngang thì trùm khắp tam tế, nên nói chẳng xa lìa.

Phần còn lại có thể tự hiểu.

2. Chứng thành : Có hai :

1. Hiển cái thật : Đoạn «Lúc ấy, do thần lực của Phật …». Có bốn : Một, là động địa. Hai, là mưa cúng dường. Ba, là chấn âm. Bốn, là phóng quang.

2. Chứng thành : Đoạn «Lúc ấy, qua khỏi thập Phật sát trần». Có hai : Trước là hiện thân tác chứng. Sau là tác chứng lợi ích.

1. Hiện thân tác chứng : Vì sao Phật tự tác chứng? Vì ngay khi sơ phát tâm, liền nhiếp Phật nhânPhật quả. Việc này khó tin nên Phật tự tác chứng. Cũng là hiển nhân quả đồng tánh. Cũng là hiển nhân quả nhiếp thành ở vị thắng tiến.

2. Tác chứng lợi ích của việc thuyết pháp : Hiển bày trong tất cả các thế giới, những gì Pháp Tuệ đã nói là có lợi ích. Nói để biết pháp đó quyết định chẳng hư dối. Cũng vì pháp đó khó tin nhận nên có sự tác chứng. Do tạng tâm này nhiếp đức viên tịnh, nên gọi là Tịnh Tâm Như Lai.

Từ trên đến đây, nói trong một thế giới xong.

II. KẾT THÔNG MƯỜI PHƯƠNG : Có hai :

1. Hiển pháp trùm khắp vô tận thế giới : Đoạn «Trên điện Diệu Thắng … có tên là Pháp Tuệ»

2. Giải thích lý do trùm khắp : Vì sao pháp này trùm khắp mười phương, nơi thuyết, người thuyết, pháp được thuyết cùng với sự tác chứng đều đồng? Có 10 câu :

Do thần lực của Phật : Đây là Phật Xá-na cùng với tất cả chư Phật đều lấy lực uy thần hiện tại đồng chung gia trì nên khiến như thế.

Do bản nguyện lực : Được bản nguyện lực của chư Phật nhiếp trì.

Do hiển thị phật pháp : Vì muốn hiển thị pháp sở đắc của Phật, lý số như vậy trùm khắp mười phương.

Do quang minh trí tuệ chiếu khắp : Quang minh Phật trí khiến chiếu khắp.

Do hiểu đệ nhất nghĩa : Muốn khiến hiểu và ngộ chân lý trùm khắp.

Do pháp như vậy : Pháp giới duyên khởi cùng theo pháp nhĩ, nên cần thuyết khắp.

Do các Bồ-tát hoan hỉ : Vì người thích đại pháp mà chỉ dạy pháp xứng tánh quảng đại khiến họ hoan hỉ.

Do tán thán công đức của chư Phật : Phật đức trùm khắp, muốn tán thán đầy đủ.

Do biết chư Phật bình đẳng : Hiển thị tất cả chư Phật ở mười phương đồng pháp sở đắc, vì bình đẳng không có sai biệt.

Do hiểu pháp giới không hai : Vì khiến hiểu biết mười phương pháp giới không có hai vết.

Do 10 nghĩa trên mà nói trùm khắp. Nói 10 nghĩa cũng là phép tắc hiển sự vô tận. Nghĩa kết thông ở các văn trước sau đều theo đó mà hiểu.

Phần trường hàng nói về thế giới này và các thế giới khác, tổng thành tất cả xứ trong vô tận thế giới, tới đây là xong..

TRÙNG TỤNG

Phần đại đoạn kệ tụng tổng nhiếp này có hai : Một, là Tự thuyết ý. Hai, là Chánh trùng hiển.

I. Ý TỰ THUYẾT : Đoạn “Lúc ấy, Bồ-tát Pháp Tuệ quán khắp mười phương…”. Có 10 câu.

. Quán khắp mười phương : Vì vô tận thế giớimười phương đồng nói pháp này.

. Quán khắp tất cả đại chúng : Muốn khiến tất cả chúng hải ở mười phương đều đồng nghe.

. Quán hư không giới : Hiển tự tâm như hư không không bị hạn cuộc.

. Quán chúng sinh giới : Quán thành tựu pháp môn của chúng sinh.

. Không trái nghiệp báo, thanh tịnh như hư không giới : Quán xứng pháp tánh như hư không tuy tịnh mà nhân quả không mất.

. Muốn bạt cấu uế cho chúng sinh … : Muốn khiến lìa hoặc.

. Muốn khiến chúng sinh được đại giải thoát : Được giải thoát của Nhất thừa.

. Muốn biết chủng chủng các căn : Muốn liễu đạt căn hải. …

. Quán chánh thú niết bàn ba đời : Hội duyên nhập thật.

. Hiện các công đức thanh tịnh của tự thân : Hiện công đức phát tâm vô tận của mình khiến chúng sinh thấy rồi, liền tu tập.

II. CHÁNH TRÙNG HIỂN : Có 241 ½ bài kệ. Phân làm bốn :

1/ 163 ½ bài kệ đầu tụng lại phân đoạn thứ ba trên : Có 27 đoạn.

Kệ (1) đến (6) : Tụng lại phần văn kinhVì muốn tâm từ bi đầy khắp …”.

Kệ (7) đến (13) : Tụng lại các phần kinh muốn biết tất cả thế giới rộng hẹp tương tức tương nhập v.v…, là hiển tác dụng lợi sinh v.v…

Kệ (14) đến (16) : Tụng lại các phần kinh “Muốn không đoạn tánh của …” v.v…

Kệ (17) (18) : Tụng lại phần văn kinhĐều được trí tuệ quang minh của chư Phật”.

Kệ (19) (20) : Tụng lại các phần kinh đều muốn biết mọi thứ nghiệp, mọi thứ tâm, mọi thứ căn tánh v.v…’.

Kệ (21) đến (26) : Tụng lại các câu kinh “Muốn được pháp giới …’ v.v… và “Bình đẳng với ba đời chư Phật’.

Kệ (27) (28) : Tụng lại phần kinh “Cúng dường tất cả Phật…”.

Kệ (29) đến (36) : Tụng lại phần kinh “Biết hết trí tuệ vô thượngnhân duyên”. Vì trí tuệnhân duyêntam muội thậm thâm và cảnh sở sinh của chân như. Trong đó, đều hiển tác dụng của thông tuệ.

Kệ (37) đến (45) : Tụng lại các câu “Độ thoát chúng sinh” v.v…

Kệ (46) đến (48) : Tụng lại các câu “Biết thế giới thành hoại …” v.v… Vì sự thành hoại này chỉ là Phật trí cảnh. Nay tin Phật vô ngại nên cũng biết rõ.

Kệ (49) đến (53) và ½ : Tụng lại phần “Ngưng dứt các ác đạo khổ …”.

Kệ (54) đến (60) : Tụng lại phần “Đều có thể chiếu khắp tất cả thế giới…”. Nói luôn cõi được chiếu, trong đó có Phật thuyết pháp.

Kệ (61) đến (64) : Tụng lại các câu “Tam thế Phật chánh pháp” v.v…

Kệ (65) đến (75) : Tụng lại phần văn kinhỞ nơi tất cả thế giới đều thị hiện thành Phật…” v.v...

Kệ (76) đến (83) : Tụng lại các câu “Trí tuệ bình đẳng của ba đời chư Phật…” v.v…

Kệ (84) đến (91) : Tụng lại các câu “Được nhất thânvô lượng thân ...” v.v…

Kệ (92) đến (101) : Cũng tụng lại các câu đồng với cảnh giới của ba đời chư Phật. Đây là phần hạn cảnh giới. Có 10 loại đồng : 1/Lìa nhiễm đồng. 2/Cứu sinh đồng. 3/Trí tuệ đồng. 4/Tướng hảo đồng. 5/Sở tri đồng. 6/Chứng lý đồng. 7/Thâm định đồng. 8/Hạnh kiên đồng. 9/Tâm an đồng. 10/Đầy khắp đồng.

Kệ (102) (103) : Nêu công đức khuyên tu.

Kệ (104) đến (107) : Nêu phần hạn của giáo thuyết.

Hai phần này không tụng lại phần văn kinh đã nói.

Kệ (108) đến (113) : Tụng lại phần văn kinh : Được trí tuệquang minh của ba đời chư Phật. Vì soi chiếu tục cảnh mà thường ở tại chân.

Kệ (114) đến (117) : Tụng lại phần văn kinh : Đều hay nghiêm tịnh tất cả thế giới.

Kệ (118) đến (125) : Tụng lại các câu : Chúng sinh được chư Phật giáo hóa thảy đều đồng v.v...

Kệ (126) đến (129) : Tụng lại phần văn kinh : Biết số kiếp ngắn dài tương tức tương nhập.

Kệ (130) đến (141) : Tụng lại phần văn kinh : Bồ-tát sơ phát tâm được trí Thập lực của Phật.

Kệ (142) đến (150) : Tụng lại phần văn kinh : Đều có thể chấn động vô lượng thế giới, là nhập đế võng v.v…

Kệ (151) đến (157) : Tụng lại các phần văn kinh : Đều muốn trưởng dường trí tuệ của chư Phật.

Kệ (158) đến (163) : Tụng lại phần văn kinh : Bồ-tát không lìa Chư Phật, Bồ-tát, Nhị thừachúng sinh.

Từ trên đến đây là tụng chung về phân đoạn ba. Ngay nơi tướng mà luận, xong.

2/ 29 bài kế tụng lại phân đoạn hai ứng vào các thí dụ trên : Phân làm sáu.

Kệ (164) đến (169) : Tụng lại ví dụ lợi sinh đệ nhất.

Kệ (170) đến (171) : Tụng lại ví dụ đi qua các quốc độ.

Kệ (172) đến (175) : Tụng lại ví dụ số kiếp.

Kệ (176) đến (181) : Tụng lại 5 ví dụ Dục v.v… Đó là : 1/Dục. 2/Hy vọng. 3/Căn. 4/Phương tiện. 5/Tâm pháp. Hợp lại có thể biết.

Kệ (182) đến (185) : Tụng lại phần ví dụ thứ chín và thứ mười : Biết nghiệp và phiền não.

Kệ (186) đến (192) : Tụng lại thí dụ thứ mười một : Cúng dường chư Phật.

Phần tụng lại các thí dụ xong.

3/ 39 bài kế tụng câu tán thán đầu tiên, hiển sự thậm thâm : Phân làm bảy.

Kệ (193) đến (199) : Tụng lại câu tổng thậm thâm đầu tiên. Vì thâm triệt Phật quả, thâm vượt các cõi, thâm đồng pháp tánh, thâm dụng trùm khắp, thâm trí biết xa, đều như văn kinh đã nói.

Kệ (200) đến (206) : Tụng lại phần thậm thâm khó biết thứ hai. Kệ (200) đến (203) nói về sự sâu rộng khó biết. Kệ (204) và (205) là Phật dùng thâm đức gia trì khó biết. Kệ (206) là câu kết đức khó biết. Vì công đức như hư không, không phải tính đếm mà có thể biết, nên nói khó biết.

Kệ (207) đến (211) : Tụng lại phần thậm thâm khó tin. Vì do Sơ phát tâm liền thành Phật quả, công đức vô biên, là việc khó tin nhận.

Kệ (212) đến (219) : Tụng lại phần thậm thâm khó hiểu. Vì khiến chỗ an lạcNhị thừa tam giới có được vẫn ở tại Bồ-tát sơ phát tâm. Việc này khó hiểu, nên trong văn kinh từ kệ (212) đến (215) nêu hai vị được chỗ an lạc. Mỗi vị hai bài kệ. Kệ (216) đến (219) giải thích lý do hai vị ấy được sự an lạc. Mỗi vị hai bài kệ.

Kệ (220) đến (224) : Tụng lại phần thậm thâm khó nói. Vì trí sâu, đức rộng, nghiệp dụng nhiều, đa ngôn nói khó đến, nên nói xưng tán chẳng thể tận.

Kệ (225) đến (228) : Tụng lại phần thậm thâm khó thông, là tâm trụ bình đẳng vì chúng thuyết pháp. Hai vị tương nghịch khiến cực tương thuận, nên rất khó thông hội.

Kệ (229) đến (231) : Tụng lại phần thậm thâm khó phân biệt. Vì vị sơ tâm đồng với ranh hạn Phật vị, khó phân biệt.

4/ 10 bài cuối tổng kết, tán thán hiển sự thù thắng : Kết, tán thán và khuyên tu.

Kệ (232) (233) : Nêu đức khuyên tu.

Kệ (234) (235) : Tụng lại công đức sâu rộng.

Kệ (236) đến (239) : Tụng lại năng lực thù thắng của đức dụng.

Kệ (240) đến (241) : Khuyên học cứu cánh.

 


[1] Tính vốn không nhưng nếu đủ duyên để sinh khởi thì thành chướng.

[2] 率略心起

[3] 慇厚心起

[4] Bản Hán không có, thêm vào để hiểu.

[5] (99, 2, 4) 是有愛住地相應是與愛相應之煩惱也

[6]由委細了知一切煩惱是一切種智.

Phật Nói:

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ, đức Phật ở trong vườn Kỳ-Thọ, Cấp-Cô-Độc, tại nước Xá-Vệ, cùng với chúng đại Tỳ-kheo, một nghìn hai trăm năm mươi người câu-hội.

Lúc đó, gần đến giờ ăn, đức Thế-Tôn đắp y, cầm bát, vào thành lớn Xá-Vệ mà khất thực.

Trong thành ấy, đức Phật theo thứ tự, ghé từng nhà, khất-thực xong trở về Tịnh-Xá, dùng cơm, rồi cất y-bát, sau khi rửa chân xong, đức Phật trải tòa mà ngồi.

Bấy giờ, ông Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề, ở trong đại-chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch áo bên vai hữu, gối bên hữu quỳ sát đất, cung kính chắp tay, mà bạch cùng đức Phật rằng:

"Hi-hữu thay, đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai khéo hay hộ-niệm các vị Bồ-tát, và khéo hay phó-chúc cho các vị Bồ-tát!

Bạch đức Thế-Tôn! Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời phải trụ tâm như thế nào, nên hàng-phục tâm mình như thế nào?"

Đức Phật dạy: "Hay thay! Hay thay! Nầy Tu-Bồ-Đề! Đúng như lời của ông vừa nói, đức Như-Lai khéo hay hộ-niệm các vị Bồ-tát, và khéo hay phó-chúc cho các vị Bồ-tát.

"Nay ông nên lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà nói. Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, phải trụ tâm như thế nầy, phải hàng-phục tâm mình như thế nầy"...

"Vâng, bạch đức Thế-Tôn! Con xin vui thích muốn nghe."

Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả. Tại sao vậy? Này, Tu-Bồ-Đề! Nếu vị Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát.

Tu-Bồ-Đề! Lại nữa, vị Bồ-tát, đúng nơi pháp, phải nên không- có-chỗ trụ-trước mà làm việc bố-thí. Nghĩa là không trụ-trước nơi hình sắc mà bố-thí, không trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà bố-thí.

Này, Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát phải nên bố-thí như thế, chẳng trụ-trước nơi tướng. Tại vì sao? Vì nếu vị Bồ-tát, không trụ-trước nơi tướng mà bố-thí, thời phước-đức nhiều không thể suy lường.

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể suy-lường được cõi hư-không ở phương đông chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn, không thể suy-lường được."

"Tu-Bồ-Đề! Có thể suy-lường được cõi hư-không ở phương nam, tây, bắc, cõi hư-không ở bốn hướng cạnh, và cõi hư-không ở trên, dưới, chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể suy-lường được."

"Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát không trụ-trước nơi tướng mà bố-thí, thời phước-đức cũng lại như thế, không thể suy-lường được.

Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát chỉ phải nên đúng như lời Ta đã dạy đó mà trụ.

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể do nơi thân tướng mà thấy Như-Lai chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể do nơi thân tướng mà thấy được Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói thân-tướng đó chính là chẳng phải thân-tướng."

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: " Phàm hễ có tướng đều là hư-vọng cả! Nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như-Lai".

Ông Tu-Bồ-Đề bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Như có chúng-sanh nào được nghe những câu trong bài giảng- giải như vậy, mà sanh lòng tin là thiệt chăng?"

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Ông chớ nói lời ấy! Sau khi đức Như-Lai diệt-độ, năm trăm năm sau, có người trì-giới, tu phước, có thể sanh lòng tin nơi những câu trong bài nầy mà cho đó là thiệt, thời phải biết rằng người ấy chẳng phải chỉ vun trồng căn-lành từ nơi một đức Phật, hai đức Phật, ba, bốn, năm đức Phật, mà người đó đã vun-trồng căn-lành từ nơi vô-lượng nghìn muôn đức Phật rồi.

Như có ai nghe những câu trong bài nầy sanh lòng tin trong sạch nhẫn đến chừng trong khoảng một niệm. Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai đều thấy, đều biết, những chúng-sanh đó đặng phước-đức vô-lượng dường ấy. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, không có tướng pháp, cũng không có tướng phi-pháp. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó, nếu trong lòng chấp tướng, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.

Nếu chấp tướng pháp, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, và vì nếu chấp tướng phi-pháp, thời cũng chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, vì thế cho nên, chẳng nên chấp pháp, và cũng chẳng nên chấp phi-pháp.

Cũng bởi nghĩa đó, Như-Lai thường dạy rằng: "Nầy, các Tỳ-kheo, các ông phải biết rằng, pháp của Ta nói ra đó, dụ cũng như thuyền bè, đến pháp còn phải xả bỏ, huống nữa là phi-pháp!"

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có chứng được quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng? Đức Như-Lai có nói pháp chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Như con hiểu ý nghĩa của Phật nói, thời không có pháp nhứt định nào, gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cũng không có pháp nhứt định nào, mà đức Như-Lai có thể nói được. Bởi vì sao? Vì pháp của đức Như-Lai nói, đều không thể vin lấy, không thể nói được, chẳng phải pháp, chẳng phải "không-phải-pháp". Tại vì sao? Vì tất cả Hiền-Thánh, đều do nơi pháp vô-vi mà có từng-bực khác nhau".

"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Như có người đem bảy thứ báu, đầy cả cõi tam-thiên, đại-thiên, để làm việc bố-thí, phước-đức của người đó đặng, có nhiều hay chăng?"

Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn, rất nhiều! Tại làm sao? Vì phước-đức đó, chính là không phải thật phước-đức, cho nên đức Như-Lai nói là phước-đức nhiều".

"Còn như có người, nơi trong kinh nầy, nhẫn đến thọ-trì một bài kệ bốn câu v.v... lại giảng nói cho người khác, thời phước-đức nầy trội hơn phước-đức trước. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Tất cả các đức Phật, và pháp Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác của các đức Phật, đều từ kinh này mà có ra. Nầy Tu-Bồ-Đề! Phật-pháp nói đó chính chẳng phải là Phật-pháp.

"Tu-Bồ-Đề! Vị Tu-Đà-Hoàn có thể tự nghĩ là mình chứng được quả Tu-Đà-Hoàn chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn, không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tu-Đà-Hoàn, gọi là bực Nhập-Lưu, và chính không nhập vào nơi đâu, chẳng vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là Tu-Đà-Hoàn".

"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị Tư-Đà-Hàm có thể tự nghĩ rằng mình được quả Tư-Đà-Hàm chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tư-Đà-Hàm gọi là bực Nhất-Vãng-Lai, mà thiệt không có vãng-lai, đó gọi là Tư-Đà-Hàm".

"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A-Na-Hàm có thể tự nghĩ rằng, mình được quả A-Na-Hàm chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì vị A-Na-Hàm gọi là bực Bất-Lai, mà thiệt không có tướng bất-lai, cho nên gọi là A-Na-Hàm".

"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A-La-Hán có thể tự nghĩ rằng, mình chứng được quả vị A-La-Hán chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì thiệt không có pháp chi gọi là A-La-Hán. Bạch đức Thế-Tôn! Nếu như vị A-La-Hán nghĩ thế nầy: Ta chứng được quả vị A-La-Hán, thời chính là còn chấp-trước tướng ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.

Bạch đức Thế-Tôn! Đức Phật dạy rằng con được môn "vô-tranh tam-muội", là bực nhứt trong mọi người, là bực A-La-Hán ly-dục thứ nhứt.

Bạch đức Thế-Tôn! Nếu con tự nghĩ rằng mình được quả-vị A-La-Hán, thời chắc đức Thế-Tôn chẳng nói: Tu-Bồ-Đề là người ưa hạnh tịch-tịnh. Bởi Tu-Bồ-Đề thiệt không khởi một niệm, mới gọi Tu-Bồ-Đề là ưa hạnh tịch tịnh".

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Ý của ông nghĩ thế nào? Thuở xưa, hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, đức Như-Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, nơi pháp, đức Như-Lai thiệt không có chỗ chứng đắc."

"Này, Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bồ-tát có trang-nghiêm Phật độ chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không, tại vì sao? Vì trang-nghiêm Phật-độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm."

"Này, Tu-Bồ-Đề! Vì thế các vị đại Bồ-tát, phải nên sanh tâm thanh-tịnh như vầy: chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, và pháp, mà sanh tâm, nên "không-chỗ-trụ-trước" mà sanh tâm thanh-tịnh kia.

Này, Tu-Bồ-Đề! Ví như có người, thân như núi chúa Tu-Di, ý của ông nghĩ thế nào? Thân của người đó, có lớn chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất lớn. Bởi vì sao? Vì đức Phật nói chẳng phải thân, đó mới gọi là thân lớn."

"Tu-Bồ-Đề! Như trong một sông Hằng có bao nhiêu số cát, lại có những sông Hằng nhiều như số cát đó. Ý của ông nghĩ thế nào? Số cát trong những-sông-Hằng đó, chừng có nhiều chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Nội những-sông-Hằng đã là nhiều vô-số rồi, huống nữa là số cát trong sông!"

"Này, Tu-Bồ-Đề! Nay Ta nói thật mà bảo ông: Nếu có trang nam-tử, thiện nữ-nhơn nào đem bảy thứ báu đầy cả ngần ấy Hằng-hà sa-số cõi Tam-thiên đại-thiên để làm việc bố-thí, người đó đặng phước có nhiều không?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều."

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Nơi trong kinh này, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, thọ-trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... và giảng nói cho người khác nghe, thời phước-đức này hơn phước-đức trước kia.

Này Tu-Bồ-Đề! Lại nữa, tùy chỗ nào giảng nói kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... phải biết chỗ đó, tất cả Trời, Người, A-Tu-La... trong đời, đều nên cúng-dường như là tháp miếu thờ đức Phật. Huống nữa là, có người nào hay thọ-trì, đọc-tụng, trọn cả kinh nầy!

Nầy Tu-Bồ-Đề! Phải biết người ấy thành-tựu pháp tối-thượng, hy-hữu bực nhứt.

Còn nếu kinh điển nầy ở tại chỗ nào, thời chỗ đó chính là có đức Phật, hoặc có hàng tôn-trọng Đệ-Tử của Phật."

Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Tên gọi kinh nầy là gì? Chúng con phải phụng-trì thế nào?"

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề rằng: "Kinh nầy tên là Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật, ông nên theo danh-tự ấy mà phụng-trì.

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề, đức Phật nói Bát-nhã Ba-la-mật, chính chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật, đó gọi là Bát-nhã Ba-la-mật.

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có chỗ nào nói pháp chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai không có chỗ nào nói pháp".

"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bao nhiêu vi-trần trong cõi tam-thiên, đại-thiên, thế là nhiều chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều".

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Những vi-trần ấy, đức Như-Lai nói chẳng phải vi-trần, đó tạm gọi là vi-trần. Đức Như-Lai nói thế-giới cũng chẳng phải thế-giới, chỉ tạm gọi là thế-giới.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do ba-mươi- hai tướng mà thấy Như-Lai chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không.- Chẳng có thể do ba-mươi-hai tướng mà thấy được Như-Lai.

Bởi vì sao? Đức Như-Lai nói ba-mươi-hai tướng chính chẳng phải tướng, đó chỉ tạm gọi tên là ba-mươi-hai tướng."

"Tu-Bồ-Đề! Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, đem thân-mạng, bằng số cát sông Hằng ra bố-thí. Nếu lại có người giữ theo trong kinh nầy, mà thọ-trì nhẫn đến những bài kệ bốn câu v.v..., mà giảng nói cho người khác nghe, thời phước của người nầy nhiều hơn người trên."

Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề nghe đức Phật nói kinh nầy, thời ông hiểu thấu nghĩa-thú của kinh, nên ông buồn khóc, rơi lệ mà bạch với đức Phật rằng:

"Hi-hữu thay, đức Thế-Tôn! Đức Phật nói kinh điển rất sâu xa dường ấy, từ ngày trước khi đặng huệ-nhãn đến nay, con chưa từng được nghe kinh điển như thế nầy.

"Bạch đức Thế-Tôn! Nếu lại có người được nghe kinh nầy, mà có lòng tin thanh-tịnh, thời chính là sanh thiệt-tướng. Phải biết người ấy thành-tựu công-đức hi-hữu bực nhất.

Bạch đức Thế-Tôn! Thiệt-tướng đó chính chẳng phải tướng, cho nên đức Như-Lai gọi là thiệt tướng.

Bạch đức Thế-Tôn! Nay con được nghe kinh-điển như thế nầy, con tin hiểu, thọ trì, chẳng đủ lấy làm khó.

Nếu khoảng năm-trăm năm rốt sau ở đời tương-lai, mà có chúng-sanh nào đặng nghe kinh nầy, rồi tin hiểu thọ-trì, thời người ấy chính là hi-hữu bực nhứt.

Bởi vì sao? Người ấy không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng-sanh, không có tướng thọ-giả.

Vì sao thế? Vì tướng ngã chính là không phải tướng, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, chính là không phải tướng!

Bởi vì sao? Vì rời lìa tất cả tướng, chính đó gọi là chư Phật".

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Đúng thế! Đúng thế! Lại như có người được nghe kinh nầy mà lòng không kinh-hãi, không e sợ, không nhút-nhát, thời phải biết, người đó rất là hi-hữu. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai nói môn Ba-la-mật thứ nhất chính chẳng phải môn Ba-la-mật thứ nhất, đó tạm gọi là môn Ba-la-mật thứ nhất.

Tu-Bồ-Đề! Môn Nhẫn- nhục Ba-la-mật, đức Như-Lai nói đó chẳng phải Nhẫn-nhục Ba-la-mật, mà tạm gọi là Nhẫn-nhục Ba-la-mật.

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Như Ta thuở xưa, bị vua Ca-Lợi chặt đứt thân thể. Trong lúc đó, Ta không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng-sanh, không có tướng thọ-giả.

Vì sao vậy? Vì thuở xưa, trong lúc thân phận bị chặt rời rã đó, nếu Ta còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời lẽ ra Ta khởi lòng hờn-giận.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta lại nhớ hồi thuở quá-khứ, trong năm trăm đời, Ta làm vị Tiên nhẫn-nhục. Trong bao nhiêu đời đó, Ta không tướng ngã, không tướng nhân, không tướng chúng-sanh, không tướng thọ-giả.

Tu-Bồ-Đề! Vì thế nên, Bồ-tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm. Nên sanh tâm không trụ-trước vào đâu cả.

Nếu như tâm còn có chỗ để trụ, thời chính là chẳng phải trụ, cho nên đức Phật nói, tâm của Bồ-tát chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà bố-thí.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát vì lợi-ích cho tất cả chúng-sanh, nên phải bố-thí như thế. Đức Như-Lai nói tất cả các tướng chính là không phải tướng, lại nói tất cả chúng-sanh chính là chẳng phải chúng-sanh.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai là bực nói lời chân-chánh, lời chắc-thiệt, lời đứng-đắn, lời không phỉnh-phờ, lời không sai-khác.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp của đức Như-Lai chứng đặng, pháp ấy, không thiệt, không hư.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu tâm của Bồ-tát trụ-trước nơi pháp mà làm việc bố-thí, thời như người vào chỗ tối-tăm, liền không thấy đặng chi cả.

Nếu tâm của Bồ-tát, không trụ-trước nơi pháp mà làm việc bố-thí, thời như người có mắt sáng, lại có ánh-sáng của mặt-trời chiếu đến liền thấy các thứ hình-sắc.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Về đời đương-lai, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, có thể thọ-trì, đọc tụng kinh nầy, liền được đức Như-Lai dùng trí-huệ của Phật, đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành-tựu công-đức vô-lượng, vô-biên.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, vào khoảng buổi sáng, đem thân-mạng bằng số cát sông Hằng để bố-thí, vào khoảng buổi trưa, lại đem thân-mạng bằng số cát sông Hằng để bố-thí, vào khoảng buổi chiều cũng đem thân-mạng, bằng số cát sông Hằng để bố-thí; trong vô-lượng trăm-nghìn muôn-ức kiếp, đem thân mạng bố-thí như thế.

Lại như có người nào, nghe kinh điển nầy mà sanh lòng-tin không trái, thời phước của người nầy, hơn phước của người trước kia, huống chi là biên-chép, thọ-trì, đọc-tụng, nói cho người khác nghe!

Nầy Tu-Bồ-Đề! Tóm tắt mà nói đó, thời kinh nầy có vô-biên công-đức không thể nghĩ bàn, không thể cân lường được.

Đức Như-Lai vì người phát-tâm đại-thừa mà nói, vì người phát-tâm tối-thượng-thừa mà nói.

Như có người nào, có thể thọ-trì, đọc-tụng, giảng nói rộng ra cho người khác nghe, thời đức Như-Lai đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành-tựu công-đức không thể lường được, không thể cân được, không có ngằn mé, không thể nghĩ bàn được.

Những người như thế, chính là người gánh vác pháp Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác của đức Như-Lai.

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì nếu người nào ham-ưa pháp tiểu-thừa, chấp-trước tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời ở nơi kinh nầy, người ấy không thể nghe-nhận, đọc tụng và giảng-nói cho người khác nghe được.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu những nơi-chỗ nào mà có kinh nầy, thời tất cả Trời, người, A-Tu-la..., trong đời đều nên cúng-dường. Phải biết chỗ đó chính là tháp thờ đức Phật, đều phải cung kính lễ lạy, đi nhiễu quanh, đem các món hoa-hương mà rải trên chỗ đó.

Lại nữa, nầy Tu-Bồ-Đề! Như có trang nam-tử, thiện nữ-nhân nào, thọ-trì, đọc-tụng, kinh nầy, lại bị người khinh-tiện; thì những tội nghiệp đã gây ra trong đời trước, người ấy đáng lẽ sẽ phải đọa vào ác-đạo, nhưng bởi trong đời nay, bị người khinh-tiện, nên tội-nghiệp đã gây ra trong đời trước đó, liền được tiêu-diệt, người ấy sẽ đặng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta nhớ lại hồi thuở trước đức Phật Nhiên-Đăng ra đời, vô-lượng vô-số kiếp về quá-khứ, Ta gặp đặng tám-trăm bốn-nghìn muôn-ức na-do-tha các đức Phật, lúc ấy Ta thảy đều hầu-hạ, cúng-dường, không có luống bỏ qua.

Về đời mạt-thế sau nầy, nếu có người hay thọ-trì, đọc-tụng kinh nầy, thời công-đức của những người ấy có được, nếu đem so sánh với công-đức cúng-dường các đức Phật của Ta trong thuở trước, thời công-đức của Ta sánh không bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn, ức, cho đến tính đếm thí-dụ đều chẳng bằng được.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Về đời mạt-thế sau nầy, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, thọ-trì, đọc-tụng, kinh nầy, công-đức của những người đây đặng, nếu Ta nói đủ hết cả ra, hoặc có kẻ nghe đó, trong lòng liền cuồng-loạn, nghi-ngờ, không tin.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Phải biết rằng, vì nghĩa-lý của kinh nầy chẳng thể nghĩ-bàn được, nên quả-báo cũng không thể nghĩ-bàn được!"

Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật: "Bạch đức Thế-Tôn! Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, phải trụ-tâm như thế nào? Phải hàng-phục tâm mình như thế nào?".

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác đó, thời phải sanh-tâm như vầy: Ta phải diệt-độ tất cả chúng-sanh, diệt-độ tất cả chúng-sanh xong, mà không có một chúng-sanh nào thiệt diệt-độ.

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát mà còn có tướng ngã; tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả thời chính là chẳng phải Bồ-tát.

Vì cớ sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì thiệt ra không có pháp chi phát-tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả?

Nầy Tu-Bồ-Đề, nơi ý của Ông nghĩ thế nào? – Ở nơi chỗ đức Phật Nhiên-Đăng thì Như Lai có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không, như chỗ con hiểu nghĩa-lý của lời Phật dạy, thời ở nơi đức Phật Nhiên-Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả."

Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi đức Như-Lai đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu còn có pháp nào mà đức Như-Lai được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời đức Phật Nhiên-Đăng bèn chẳng thọ-ký cho Ta rằng: "Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni."

Bởi thiệt không có pháp chi để được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cho nên đức Phật Nhiên-Đăng đã thọ ký cho Ta, mà nói lời nầy:

"Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni." Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó chính là nghĩa các pháp như-như.

Nếu có người nói rằng: Đức Như-Lai được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Này Tu-Bồ-Đề! Thiệt ra không có pháp chi mà đức Phật được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Này Tu-Bồ-Đề! Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác của đức Như-Lai chứng được, trong đó không thiệt, không hư, vì thế đức Như-Lai nói, tất cả pháp đều là Phật-pháp.

Này Tu-Bồ-Đề! Tất-cả pháp mà đức Phật nói đó, chính chẳng phải tất-cả pháp, cho nên gọi là tất-cả pháp.

Này Tu-Bồ-Đề! Ví như thân người cao lớn."

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai nói thân người cao lớn, chính là chẳng phải thân cao lớn, đó tạm gọi là thân cao lớn".

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát cũng như thế. Nếu nói lời như vầy: Ta sẽ diệt-độ vô-lượng chúng-sanh, thời vị đó không gọi là bực Bồ-tát.

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi gọi là Bồ-tát.

Vì thế, Như Lai nói tất cả pháp, không ngã, không nhân, không chúng-sanh, không thọ-giả.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát nói như thế nầy: Ta phải trang-nghiêm Phật-độ, thời vị ấy không gọi là bực Bồ-tát.

Bởi vì sao? Vì Như-Lai nói trang-nghiêm Phật độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát thông-đạt được lý không-ngã, không-pháp đó, thời Như-Lai gọi là thiệt phải bực Bồ-tát.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có nhục nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai có nhục-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có thiên-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có thiên-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có huệ-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có huệ-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có pháp-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có pháp nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có Phật-nhãn chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có Phật-nhãn."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như bao nhiêu cát trong sông Hằng, đức Phật có nói là cát chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai nói là cát."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Ví như có bao nhiêu cát trong một sông Hằng, thì cũng có số những sông Hằng, bằng số cát như thế, cõi Phật như bao nhiêu số cát trong những-sông-Hằng đó, như thế, cõi Phật có nhiều chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều!"

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Bao nhiêu thứ tâm-niệm của tất cả chúng-sanh trong ngần ấy cõi nước, đức Như-Lai đều biết rõ. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói các thứ tâm đều là chẳng-phải-tâm, đó gọi là tâm. Vì cớ sao thế? Nầy Tu-Bồ-Đề! Tâm quá-khứ không có chi mà đặng, tâm hiện-tại không có chi mà đặng, tâm vị-lai không có chi mà đặng.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như có người đem bảy thứ báu, đầy cả cõi tam-thiên đại-thiên để dùng bố-thí. Do nhơn-duyên như thế, người ấy có được phước, có nhiều chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Người đó, do nhân-duyên ấy, được phước rất nhiều."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu dùng phước-đức là có, hữu-vi, thì đức Như-Lai chẳng nói là được phước-đức nhiều. Do vì phước-đức là không, vô-vi, nên đức Như-Lai mới nói là được phước-đức nhiều."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý ông nghĩ thế nào? Có thể do sắc-thân cụ-túc, mà thấy được đức Phật chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Chẳng nên do sắc-thân cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói sắc-thân cụ-túc, chính chẳng phải sắc thân cụ-túc, đó tạm gọi là sắc thân cụ-túc."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi các tướng cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Chẳng nên do nơi các tướng cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói các tướng cụ-túc, nhưng chẳng phải cụ-túc, đó tạm gọi là các tướng cụ-túc."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Ông chớ nói rằng đức Như-Lai nghĩ thế nầy: Ta nên có chỗ thuyết pháp, ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: Đức Như-Lai có thuyết-pháp, thời là hủy báng đức Phật, không hiểu được nghĩa-lý của Phật nói.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Thuyết pháp đó chính thiệt không có pháp chi nói được, đó tạm gọi là thuyết pháp."

Bấy giờ, ông Huệ-Mạng Tu-Bồ-Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Trong thời vị-lai, chừng có chúng-sanh nào nghe nói pháp nầy mà sanh lòng-tin chăng?"

Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Chúng-sanh kia chẳng phải chúng-sanh, cũng chẳng phải là không-phải-chúng-sanh. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Những chúng-sanh, chúng-sanh đó, đức Như-Lai nói chẳng-phải chúng-sanh, đó tạm gọi là chúng-sanh".

Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Phật chứng được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác là không có chỗ chi là được sao?"

Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta ở nơi Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, nhẫn đến không có chút pháp chi có thể gọi là được đó mới gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác".

Lại nữa, nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp đó bình đẳng, không có cao, thấp, đó gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Do vì không ngã, không nhơn, không chúng-sanh, không thọ-giả, mà tu tất cả pháp lành, liền được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp lành đã nói đó đức Như-Lai nói chính chẳng phải pháp lành đó tạm gọi là pháp lành.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Như trong cõi tam-thiên, đại-thiên, có bao nhiêu núi chúa Tu-Di, nếu có người góp cả bảy thứ báu lại, bằng những núi Tu-Di đó, đem dùng mà bố-thí.

Nơi kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật nầy nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... nếu có người thọ trì, đọc-tụng, giảng nói cho kẻ khác nghe, thời phước-đức của người bố-thí trước, sánh không bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn ức, cho đến tính đếm thí-dụ đều chẳng bằng được.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Các ông chớ cho rằng đức Như-Lai nghĩ như vầy: Ta phải hóa-độ chúng-sanh. Nầy Tu-Bồ-Đề! Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì thiệt không có chúng-sanh nào đức Như-Lai độ cả. Nếu có chúng-sanh mà đức Như-Lai độ đó, thời đức Như-Lai còn có tướng ngã, nhơn, chúng-sanh, thọ-giả.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai nói có ngã đó chính chẳng phải có ngã, mà kẻ phàm-phu lại cho là có ngã.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Phàm-phu đó, đức Như-Lai nói chính chẳng phải phàm-phu, đó tạm gọi là phàm-phu.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi ba- mươi-hai tướng mà xem là đức Như-Lai chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như-Lai".

Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như-Lai đó, thời vua Chuyển-Luân-Thánh-Vương chính là đức Như-Lai rồi!"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng "Bạch đức Thế-Tôn! Theo như con hiểu nghĩa-lý của đức Phật nói, thời chẳng nên do nơi ba-mươi-hai tướng mà xem là đức Như-Lai". Bấy giờ đức Thế-Tôn liền nói kệ rằng:

Nếu dùng sắc thấy ta,

Dùng tiếng tăm cầu ta,

Người ấy tu đạo tà!

Chẳng thấy được Như-Lai.

Tu-Bồ-Đề! Nếu ông nghĩ thế nầy: Đức Như-Lai, không phải vì có tướng cụ-túc mà được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác!

Tu-Bồ-Đề! Ông cũng đừng nghĩ như vầy: Đức Như-Lai há chẳng do nơi tướng cụ-túc mà được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác sao?

Tu-Bồ-Đề! Nếu ông nghĩ như vầy: Người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác nói các pháp đều đoạn diệt. Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì nơi các pháp, người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác không nói tướng đoạn diệt.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát đem bảy thứ báu đầy cả những cõi nước bằng số cát sông Hằng để làm việc bố-thí.

Nếu lại có người biết lý vô-ngã của tất cả pháp mà đặng thành nhẫn trí. Vị Bồ-tát nầy được công-đức hơn phước-đức của vị Bồ-tát trước. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì các vị Bồ-tát không nhận lấy phước-đức."

Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Tại sao các vị Bồ-tát không nhận lấy phước-đức?"

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát phàm có làm việc phước-đức thời chẳng nên tham-trước, vì thế nên nói là chẳng nhận lấy phước-đức.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu có người nói: Đức Như-Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, thời người ấy không hiểu nghĩa của Phật nói. Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó, không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như-Lai!

Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ, đem cõi tam-thiên đại-thiên đập nát ra vi-trần. Nơi ý ông nghĩ thế nào? Các vi-trần đó có nhiều chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Bởi vì sao? Vì nếu những vi-trần đó là thiệt có, thời đức Phật chẳng nói là những vi-trần.

Vì cớ sao thế? Vì đức Phật nói những vi-trần chính chẳng phải những vi-trần, đó tạm gọi là những vi-trần.

Bạch đức Thế-tôn! Cõi tam-thiên, đại-thiên của đức Như-Lai nói, chính chẳng phải thế-giới, đó gọi là thế-giới. Bởi vì sao? Vì nếu thế-giới là thiệt có ấy, thời là một hợp-tướng.

Đức Như-Lai nói một hợp-tướng chính chẳng phải một hợp-tướng, đó tạm gọi là một hợp-tướng".

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Một hợp-tướng đó bèn là chẳng thể nói được, chỉ nơi kẻ phàm-phu tham trước việc ấy thôi.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người nói: Đức Phật nói ngã-kiến, nhân kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến. Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Người ấy hiểu nghĩa-lý của Phật nói chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Người ấy không hiểu nghĩa-lý của đức Phật nói. Bởi vì sao? Đức Thế-tôn nói ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, chính chẳng phải ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, đó tạm gọi là ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến".

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi tất cả pháp, người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác phải biết như thế, thấy như thế, tin hiểu như thế, chẳng sanh pháp-tướng.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp-tướng nói ra đó, đức Như-Lai nói chính là không phải pháp-tướng, đó tạm gọi là pháp-tướng.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người đem bảy thứ báu đầy cả vô-lượng vô-số cõi nước để làm việc bố-thí. Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, phát tâm Bồ-đề, thọ-trì kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... tự mình thọ-trì, đọc-tụng, lại giảng cho kẻ khác nghe, thời phước-đức của người nầy hơn người trước.

Giảng nói cho người khác nghe như thế nào? : – " Không chấp lấy nơi tướng, như-như chẳng động?"

Bởi vì sao?

Tất cả những pháp hữu-vi

Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.

Như bóng nước, như ảnh-tượng.

Xét suy như thế cho thường chớ quên!

Đức Phật nói kinh nầy xong, ông Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề cùng với các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-Ni, Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di, tất cả Trời, Người, A-Tu-La v.v... trong thế-gian, nghe những lời của Đức Phật dạy, thảy đều rất vui mừng, tin nhận, vâng theo tu hành.

NAM-MÔ BÁT-NHÃ HỘI-THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT. (3 lần)

HIỂU LỜI DẠY PHẬT DẠY TRONG KINH
TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA BẬC ĐẠI NHÂN

Nam mô A Di Đà Phật,

đệ tử Phật, ngày đêm con vẫn luôn cố gắng tụng niệm thực hành lời dạy của Phật. Mùa Phật đản năm nay ( Phật lịch năm 2560 ), con xin phép được ghi lại những hiểu biết của con khi tụng niệm Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.

Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân được quý thầy, quý cư sĩ dịch và giảng giải rất nhiều. Đệ tử Phật, Pháp danh Đồng An với chí nguyện học Phật, nắm rõ kinh tạng, với nguyện cầu cho đạo Phật phổ tế nhất thiết. Bởi theo lời dạy trong Kinh nếu đệ tử Phật tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung thì diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Đề, tốc chứng chánh giác. Chánh giác là đích mà Đệ tử Phật, ai cũng có lòng ham muốn chứng được.

Trong bản khắc gỗ ở điều giác ngộ thứ bảy, đệ tử Đồng An không thấy có chữ “thường” ( 常 )  trong “thường niệm tam y” ( 常 念 三衣) như thường thấy trong các bản Kinh ấn tống, bởi dịch sát theo bản khắc gỗ nên đệ tử Phật không đưa vào. Trong quá trình đọc dịch, riêng từ đoạn phụ lục “ âm thích ”( 音釋 ) đến hết bản khắc gỗ do chữ nhỏ nên đệ tử không thấy để đọc nên không ghi ra lại.

A Di Đà Phật.

Trước hết mời độc giả đọc bản dịch Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân( bản khắc gỗ, bản đánh máy chữ hán và nôm được đính kèm sau tài liệu này).

Bản dịch Việt

đệ tử Phật, thường phải hết lòng ngày đêm tụng niệm Bát Đại Nhân Giác.

Giác ngộ thứ nhất, cuộc đờivô thường, đất nước mong manh. bốn đại là trống rỗng, tập hợp năm ấmvô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thực và không có chủ thể. Tâm ta là cội nguồn phát sinh điều ác, thân ta là nơi tích tụ tội lỗi. quán chiếu như thế dần dần thoát ly sanh tử.

Giác ngộ thứ hai, ham muốn nhiều thì đau khổ,  khốn khổ trong cõi sanh tử, đều do tham dục khởi sanh. Người ít ham muốn, không tạo nghiệp, thân tâm an lạc tự tại.

Giác ngộ thứ ba, tâm  không biết no đủ, luôn muốn dược nhiều, vì vậy tội ác tăng trưởng. Bậc Bồ Tát thì không như vậy, họ luôn nghĩ đến sự biết đủ, sống an vui thanh đạm để hành đạo, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của mình.

Giác ngộ thứ tư, lười biếng đưa đến sa đọa. Nên thường tinh tấn tu tập để phá giặc phiền não, hàng phục bốn loài ma, vượt thoát ngục tù của năm ấmba cõi.

Giác ngộ thứ năm, ngu si trong sanh tửBồ Tát thường nhớ rằng cần phải học rộng, nghe nhiều, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu khả năng biện tài để giáo hóa cho tất cả đều đạt được hạnh phúc.

Điều thứ sáu giác ngộ rằng sự nghèo khổ sinh ra oán hận, tạo thêm duyên nghiệp bất thiện. Vì thế, Bồ tát cần thực hành hạnh bố thí một cách bình đẳng giữa kẻ ghét với người thương. Hãy quên đi những điều xấu ác mà họ đã gây cho mình, không nên ghét bỏ những người ác.

Giác ngộ thứ bảy, năm loại dục là nguyên nhân gây ra tội lỗitai họa. Vậy tuy làm người mà sống không đắm nhiễm năm thứ vui phàm tục ấy. Tâm nghĩ đến ba y và bình bát. Tâm nguyện hướng về đời sống xuất gia. Vì vậy, sống thanh tịnh, giữ gìn đạo hạnh, tu tập phạm hạnh thanh cao, thương yêu tất cả muôn loài.

Giác ngộ thứ tám, lửa sanh tử bừng cháy, sanh khổ não vô lượng. phát tâm cứu giúp tất cả. Nguyện thay thế cho chúng sanh chịu các khổ não vô lượng ấy. Làm cho mọi loài chúng sanh đạt được niềm vui tối thượng.

Tám điều như vậy, chư Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc Đại Nhân đã  giác ngộ, tinh tấn hành đạo từ bitu luyện trí tuệ, nương thuyền pháp thân mà lên bờ Niết Bàn, rồi lại trở về cõi sanh tử, giúp chúng sanh được giải thoát, lấy tám điều giác ngộ này mà  chỉ dẫn cho hết thảy cho mọi chúng sanh, giác ngộ được nỗi khổ sanh tửbuông bỏ năm dục lạc hướng tâm về con đường Thánh đạo. Nếu là đệ tử của Phật thì phải đọc tụng tám điều này. Ở trong mỗi ý niệm đều, diệt được vô lượng tội, hướng đến Bồ Đề, mau lên chánh giác. Vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử, thường ở trong sự an lạc.

Hiểu lời dạy Phật dạy trong Kinh
Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.

Đoạn mở đầu :

為 佛 弟 子常 於 晝 夜。至 心 誦 念。八 大 人 覺。

Vi Phật đệ tử, thường ư trú dạ, chí tâm tụng niệm, Bát Đại Nhân Giác.

đệ tử Phật, thường phải hết lòng ngày đêm, tụng niệm tám điều giác ngộ bởi bậc Đại Nhân.

Trong đoạn này Phật dạy, là đệ tử Phật, phải chí tâm tụng và niệm tám điều mà Bậc Đại Nhân đã giác ngộ.

Đoạn Kinh văn có hai từ mà đệ tử Phật thường gặp là tụng誦 và niệm 念. Chữ tụng thuộc bộ Ngôn, gồm chữ ngôn言 chữ dũng 甬. Chữ ngôn言 nghĩa nói, đọc. Chữ dũng 甬có nghĩa là lối giữa. Tụng 誦phải đọc rõ ràng, không to làm phiền người xung quanh, không nghiêm trang mà cũng phải là quá nhỏ như thầm thì. Chữ niệm 念thuộc bộ tâm  心. Chữ niệm念 gồm chữ  kim今 ở trên và chữ  tâm心 dưới. Chữ  kim今 nghĩa là hiện tại. Chữ tâm 心là nhớ. Hàm ý niệm念 là nhớ, ghi khắc trong tâm giây phút hiện tại. Tâm phải trở về hiện tại, tâm đừng có rong đuổi theo quá khứ và mơ về tương lai.

Khi Tụng niệm Phật tử phải chí tâm至 心, tức là đưa tâm quay trở về với hiện tại để học và hành trì tám điều mà Đại nhân đã giác ngộ.

Giác thuộc bộ Kiến 覺, giác là cái thấy do học, hành trì, tu tậpnhận biết được. Đại Nhân大 人 chính là các vị Mahasatvas Ma Ha là lớn là đại 大, Sattvas những chúng sinh, là nhân (人 ) như chúng ta. Mahasatvas là chúng sanh  sau khi tu tập đã đạt đến bến bờ của giác ngộ.

Điều Giác ngộ thứ nhất

第 一 覺 悟。 世 間 無 常。國 土 危 脆。四 大 苦 空。五 陰 無 我。生 滅 變 異。虛  偽  無 主。心 是 惡 源。形 為 罪 藪。如 是 觀 察。漸 離 生 死。

Đệ nhứt giác ngộ, thế gian vô thường quốc độ nguy thúy, tứ  đại khổ  không, ngũ ấm vô ngã, sanh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu, như thị quán sát tiệm ly sanh tử.

Giác ngộ thứ nhất, cuộc đờivô thường, đất nước mong manh. bốn đại là trống rỗng, tập hợp năm uẩnvô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thực và không có chủ thể. Tâm ta là cội nguồn phát sinh điều ác, thân ta là nơi tích tụ tội lỗi. Quán chiếu như thế dần dần thoát ly sanh tử.

Đoạn Kinh văn, dạy đệ tử Phật phải giác ngộ ( 覺 悟) được  những điều sau :

Vô thường (無 常).

Vô thường là không ổn định là biến đổi. Mọi vật trên thế gian biến đổi trong từng giây từng phút, nên Kinh gọi là thế gian vô thường ( 世 間 無常). Chế độ chính trị cũng vô thường, không có thể chế chính trị nào tồn tại vĩnh viễn, dù nhà cầm quyền muốn chế độ của họ là quang vinh muôn năm và người dân phải xưng tụng người nắm quyền là vạn tuế nhưng thực chất, “ quốc độ là nguy thúy” ( 危 脆) là  mỏng manh, dễ sụp đổ, nếu không thuận lòng dân thì “ Nước chở thuyền, nước cũng lật thuyền”.

Phật dạy, vạn vật trên thế gian đều trải qua những giai đoạn sinh, trụ, dị, diệt. Đó là vô thường. Phải quán sát thấy tính cách vô thường của vạn vật mới có thể tránh khỏi cái áo tưởng về sự thường hằng không bị sự vật lôi kéo ràng buộc.

Tứ đại không không ( 四 大 苦 空).

Tứ đại ( 四 大) là đất, nước, lửa, gió, gọi chung là tứ đại. Sự vật do tứ đại kết hợp không phải là những cá thể tồn tại vĩnh cửu, cho nên vạn vật có tính  không ( 空 ) và vô ngã ( 無 我). Với những người chưa đạt được đến bậc giác ngộ thì xem vạn vậtthường hằng, bị ràng buộc vào vạn vật. Xe là của ta, nhà cửa, công danh này là của ta, khi cái của ta mất đi thì sinh ra đau khổ. Chỉ khi Phật tử nhận thức được sự có mặt của khổ không trong vạn vật  “ tứ đại không không” ( 四 大 苦 空), thì Phật tử mới thấy được ánh sáng của con đường tu hành. Thấy được khổ đau mới có cơ hội tìm ra nguyên nhân của khổ đau để mà đối trị.

Ngũ uẩn vô ngã (五 陰 無 我 ).

Con người do năm yếu tố hợp nên, gọi là ngũ uẩn: tướng ( vật chất), thọ ( cảm giác ), tưởng ( tư tưởng), hành ( hành nghiệp) và nhận thức. Vì tứ đại khổ không, nên con người do ngũ uẩn cũng vô thường. Con người thay đổi từng giây từng phút. Bậc Đại Nhân nhìn sâu vào ngũ uẩn mà thấy được “ngũ uẩn vô ngã, sinh diệt biến đổi” ( 五 陰 無 我。生 滅 變 異,) và đánh tan được ảo giác cho rằng thân này là một bản ngã vĩnh cửu, hư vị vô chủ (  虛  偽  無 主).

Tâm thị ác nguyên ( ), hình vi tội tẩu ( ) .

 Khi chưa tu, khi chưa thấy được vạn vật vô thường, khổ khôngvô ngã, tâm chứa đầy dục vọng làm cho thân chạy theo cái xấu, tạo ra bao nhiêu lỗi lầm, tâm là nguồn suối phát sinh điều ác ( Tâm thị ác nguyên 心 是 惡 源) và  thân là cội nguồn tội lỗi ( hình vi tội tẩu  形 為 罪 藪).

Phật tử khi quan sát được như vậy (như thị quán sát如 是 觀 察), rời được khổ đau của vô thường (  tiệm ly sanh tử 漸 離 生 ),  bước qua được bờ bên kia của Giác ngộ.

Giác ngộ thứ hai

第 二 覺 知。多 欲 為 苦。生 死 疲 勞。 從 貪 欲 起。 少 欲 無為。 身 心 自 在。

Đệ nhị giác tri, đa dục vi khổ, sanh tử bì lao, tùng tham dục khởi, thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại.

Giác ngộ thứ hai, ham muốn nhiều thì đau khổ, khốn khổ trong cõi sanh tử, đều do tham dục khởi sanh. Người ít ham muốn, không tạo nghiệp, thân tâm an lạc tự tại.

Ham muốn nhiều thì đau khổ ( đa dục vi khổ多 欲 為 苦).  Chữ dục欲 là ham muốn. Chữ dục欲thuộc bộ khiếm欠, gồm chữ chữ cốc谷 và chữ khuyết欠. Chữ cốc谷 nghĩa là cùng đường, chữ khuyết欠nghĩa là thiếu thốn. Khi con người không thể chế ngự được thiếu thốn, thèm khát thì dục vọng 欲tất sẽ khởi.

Người tu không khéo, chưa quán được vô thường của vạn vật, cứ nghĩ rằng càng giàu về vật chất, càng say đắm trong lưới tình thì càng hạnh phúc. Họ cho rằng hạnh phúc là được thỏa mãn những ham muốn. Nhưng ham muốn của con người là vô hạn mà năng lực con người thì hữu hạn, cho nên chẳng bao giờ con người thỏa mãn. Ham muốn làm con người tìm mọi cách đạt được. Khi đạt được trong tay về tiền bạc, tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp, thì lúc đó họ lại đau khổ vì đã đánh mất người thân, đánh mất sức khỏe, đánh mất tuổi tác vì mãi mê tìm cách thỏa mãn dục vọng. Chỉ khi xuôi tay, nhắm mắt mới ngộ đắm mình trong vòng sanh tử là khổ (  sanh tử sanh tử bì lao生 死 疲 勞).

 Các Thầy thường dạy các đệ tử của mình ngũ dục chính là cái lưới nhốt chúng sinh vào trong bể khổ đau. Tham dục khởi sanh mọi khổ đau ( tùng tham dục khởi從 貪 欲 起). Người  nào thoát được lưới ngũ dục thì người đó mới hạnh phúc, thảnh thơi của thân và của tâm sẽ đến với người đó.

Phật dạy, người ít ham muốn ( thiểu dục vô vi, 少 欲 無為), không tạo nghiệp, thì  thân tâm an lạc ( thân tâm tự tại. 身 心 自 在 ).

Giác ngộ thứ ba

第 三 覺 知。 心 無 厭 足。 唯 得多 求。增 長 罪 惡。菩 薩 不 爾。常 念 知 足。安 貧 守 道。唯 慧 是 業。

Đệ tam giác tri, tâm vô yểm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác, Bồ Tát bất nhĩ, thường  niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp.

Giác ngộ thứ ba, tâm  không biết no đủ, luôn muốn dược nhiều, vì vậy tội ác tăng trưởng. Bậc Bồ Tát thì không như vậy, họ luôn nghĩ đến sự biết đủ, sống an vui thanh đạm để hành đạo, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của mình.

Tâm  không biết no đủ  (tâm vô yểm túc心 無 厭 足). Túc足là đủ . Vì Tâm  không biết no đủ , nên tâm đắm mình trong lưới dục vọng (duy đắc đa cầu唯 得多 求 ), để từ đó, càng tìm kiếm càng gây ra đau khổ cho mình và cho người khác (  tăng trưởng tội ác增 長 罪 惡). Vị Bồ Tát đã đạt được giác ngộ (Bồ Tát bất nhĩ菩 薩 不 爾), thì tri túc.  Tri là biết, túc là đầy đủ. Tri túc là bằng lòng với những điều kiện sinh hoạt vật chất tạm đủ để sống mạnh khỏehành đạo. Bồ Tát luôn thường ghi nhớ và biết  đủ (  niệm tri túc常 念 知 足), sống an vui thanh đạm để hành đạo ( an bần thủ đạo 安 貧 守 道),  lấy trí tuệ làm sự nghiệp của mình ( duy tuệ thị nghiệp唯 慧 是 業).

Tri túc là một phương pháp hữu hiệu nhất để phá lưới tham dục, để đạt được sự thảnh thơi của thân tâm, để có thì giờ giúp đỡ người chung quanh. Tri túc biết chỉ cần vài bộ áo quần để mặc đi làm, để sinh hoạt, tri túc không cần phải ăn thật no, phải ở nhà thật rộng và dùng điện thoại hàng hiệu. Tri túc tránh cho ta tiêu xài quá mức và sự ô nhiễm môi trường sinh hoạt. Tri túc giúp ta biết được, mỗi cái điện thoại cầm tay ta đang dùng, trái đất, sông, biển phải gánh thêm một lượng không nhỏ CO2 khi  để chế tác ra điện thoại cầm tay đó.

Giác ngộ thứ tư

第 四 覺 知。懈 怠 墜 落。常 行 精 進。破 煩 惱 惡。摧 伏 四 魔。出 陰 界 獄。

Đệ tứ giác tri, giải đãi trụy lạc, thường hành tinh tấn, phá phiền não ác, tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục.

Giác ngộ thứ tư, lười biếng đưa đến sa đọa. Nên thường tinh tấn tu tập để phá giặc phiền não, hàng phục bốn loài ma, vượt thoát ngục tù của năm ấmba cõi.

Tu không phải là bi quan, sống phó thác, lười biếng ( giải đãi trụy lạc懈 怠 墜 落) để cho tháng ngày trôi qua một cách uổng phí. Đệ tử Phật phải hành trì ngày đêm (  thường hành tinh tấn  常 行 精 進) . Tinh tấn là sự cần mẫn, cần mẫn dùi mài sự nghiệp trí tuệ ( duy tuệ thị nghiệp唯 慧 是 業) . Phải dùng thì giờ của mình để ngày đêm đọc nhớ (  tụng niệm 誦 念) lời Phật dạy, thiền định về các điều mà bậc đại nhân đã giác ngộ  đó là :

 - Thế gian vô thường世 間 無 常,

 - Tứ  đại khổ  không四 大 苦 空,

 - Ngũ ấm vô ngã五 陰 無 我,

 - Tâm thị ác nguyên心 是 惡 源,

 - Hình vi tội tẩu形 為 罪 藪。

Khi quán chiếu thấy rõ về vô thường, khổ, không, vô ngãbất tịnh, ngày đêm hành trìthường hành tinh tấn 常 行 精 進), thì thân tâm phá được tham, giận, si mê ( phá phiền não ác破 煩 惱 惡) , hàng phục bốn loài ma ( tồi phục tứ ma, 摧 伏 四 魔), vượt thoát ngục tù của năm uẩn ( 出 陰 界 獄 ).

Giác ngộ thứ năm

 

第 五 覺 悟。愚 癡 生 死。菩 薩 常 念。 廣 學 多 聞。 增 長 智 慧。 成 就 辯 才。 教 化 一 切。悉 以 大 樂。

Đệ ngũ giác ngộ, ngu si sinh tử, Bồ Tát thường niệm, quảng học đa văn, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài, giáo hóa nhất thiết, tất dĩ đại lạc.

Giác ngộ thứ năm, ngu si trong sanh tửBồ Tát thường nhớ rằng cần phải học rộng, nghe nhiều, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu khả năng biện tài để giáo hóa cho tất cả đều đạt được hạnh phúc.

Bởi vì ngu si ( 愚 癡 ) nên không giác ngộ được thế gian vô thường ( 世 間 無 常), tứ  đại khổ  không ( 四 大 苦 空),  ngũ ấm vô ngã ( 五 陰 無 我), tâm thị ác nguyên (心 是 惡 源), hình vi tội tẩu(形 為 罪 藪)

Bậc giác ngộ thì quán chiếu được ngu sichìm đắm trong vòng sanh tử ( ngu si sinh tử愚 癡 生 死).  Bồ Tát biết được vô thường, vô ngãnhân duyên sinh của vạn hữu nên đã hành trì tụng niệmBồ Tát thường niệm菩 薩 常 念)  lấy sự tu học  ( quảng học đa văn廣 學 多 聞 ),  để trau dồi trí tuệ ( tăng trưởng trí tuệ增 長 智 慧), khi đạt được khả năng thuyết pháp (  thành tựu biện tài成 就 辯 才), người tu không những tự giải phóng được cho bản thân mà còn giáo hóa cho những kẻ khác (  giáo hóa nhất thiết 教 化 一 切) đem chúng sinh ra khỏi sinh tử để có được niềm vui trong cuộc sống (  tất dĩ đại lạc悉 以 大 樂). Giác ngộ này là giác ngộ độ người. Bốn điều giác ngộ đầu là giác ngộ tự độ.

Giác ngộ thứ sáu

第 六 覺 知。 貧 苦 多 怨。 橫 結 惡 緣。 菩 薩 布 施。 等 念 冤 親。 不 念 舊 惡。 不 憎 惡 人。

Đệ lục giác tri, bần khổ đa oán, hoạnh kết ác duyên, Bồ tát bố thí, đẳng niệm oan thân, bất niệm cựu ác, bất tăng ác nhân.

Điều thứ sáu giác ngộ, nghèo khổ sinh ra oán hận, tạo thêm duyên nghiệp bất thiện. Vì thế, Bồ tát cần thực hành hạnh bố thí một cách bình đẳng giữa kẻ ghét với người thương. Hãy quên đi những điều xấu ác mà họ đã gây cho mình, không nên ghét bỏ những người ác.

Nghèo khổ sinh ra oán hận  ( bần khổ đa oán,貧 苦 多 怨 ). Chữ oán怨 thuộc bộ tâm心,   gồm chữ đãi 夕có nghĩa là xấu ác, chữ tiết 卩là che đậy ở trên và chữ tâm 心ở dưới.  Oán  là căm thù, là tâm mình muốn trả thù nhưng thù đó có thể còn che đậy trong tâm. Nghèo thường có những hành động bất thiện (  hoạnh kết ác duyên, 橫 結 惡 緣 ). Oán thù và ác nghiệp có thể do sự nghèo khổ mà có, nhưng không phải ai nghèo đói đều có lòng oán hận và tạo những hành động xấu. 

Những đại nhân, những vị bồ tát khi thực hành bố thí (Bồ tát bố thí 菩 薩 布 施), thường nhớ phép bố thí bình đẳng (đẳng niệm oan thân等 念 冤 親), không phân biệt người mình thương hoặc người mình ghét. Bậc Bồ Tátgiác ngộ khổ, không, vô thường khi thực hành phép bố thí, coi kẻ ghét người thương như nhau, bỏ qua những điều ác mà người khác đã làm đối với mình ( bất niệm cựu ác不 念 舊 惡) và không đem tâm ghét bỏ những ai đã làm ác ( bất tăng ác nhân不 憎 惡 人).

Giác ngộ thứ bảy

第 七 覺 悟 。 五 欲 過 患。 雖 為 俗 人。 不 染 世 樂。念 三衣, 瓦 鉢 法 器。 志 願 出 家。守 道 清 白。 梵 行 高 遠。 慈 悲 一 切。

Đệ thất giác ngộ, ngũ dục quá hoạn, tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, niệm tam y, ngõa bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ bi nhất thiết.

Giác ngộ thứ bảy, năm loại dục là nguyên nhân gây ra tội lỗitai họa. Vậy tuy làm người sống ở đời mà không đắm nhiễm năm thứ vui phàm tục ấy. Tâm nghĩ đến ba y và bình bát. Tâm nguyện hướng về đời sống xuất gia. Vì vậy, sống thanh tịnh, giữ gìn đạo hạnh, tu tập phạm hạnh thanh cao, thương yêu tất cả muôn loài.

Năm loại dục là nguyên nhân gây ra tội lỗitai họa  ( ngũ dục quá hoạn五 欲 過 患) đó là tài, sắc, danh, thực và thùy dục. Người không thấy được vô thường, khổ, không, vô ngã, thường chạy theo tiền tài, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp và ham muốn thụ hưởng. Chữ欲 là ham muốn, thuộc bộ nhân. Ham muốnham muốn của con người, chủ thể. Chữ quá過vượt quá, lỗi lầm. Chữ quá thuộc bộ sước ,  辵nghĩa là chạy.  Chữ患 thuộc bộ tâm là lo lắng, tai họa. Dục quá hoạn ( 欲 過 患) là chạy theo dục vọng mà gây ra tội lỗi, tai họa.

Kinh dạy, đệ tử Phật dù tại gia hay xuất gia, chúng ta phải có chánh kiến  không để dục lạc của cuộc đời làm cho ô nhiễm (bất nhiễm thế lạc不 染 世 樂。). Mặc dù chúng ta ở trong cuộc đời ( tuy vi tục nhân雖 為 俗 人), chúng ta phải thuận theo cuộc đời để cứu độ cho người đời mà không bị nhiễm  ( bất nhiễm不 染) bởi ngũ dục. Cũng như hoa sen mọc dưới bùn mà không hôi tanh mùi bùn. Nhà Phật thường lấy hoa sen làm hình tượng là vậy. Để có thời gian tu tập độ cho mình và cho người khác người tu phải luôn luôn quán niệm sống  y áo chỉ ba y  là đủ (  niệm tam y, 念 三衣), bình bát (  ngõa bát瓦 鉢)  làm phương tiện hành trì đạo pháp ( pháp khí法 器), giữ vững ý nguyện của người xuất gia  ( chí nguyện xuất gia, 志 願 出 家 ), sống thanh tịnh, giữ gìn đạo hạnh ( thủ đạo thanh bạch守 道 清 白), tu tập phạm hạnh thanh cao,  ( phạm hạnh cao viễn梵 行 高 遠), thương yêu tất cả muôn loài ( từ bi nhất thiết.慈 悲 一 切).

Giác ngộ thứ tám

第 八 覺 知。 生 死 熾 然。 苦 惱 無 量。 發 大 乘 心。 普 濟 一 切。 願 代 眾 生。 受 無 量 苦。令 諸 眾 生。 畢 竟 大 樂。

Đệ bát giác tri, sanh tử xí nhiên, Khổ não vô lượng, phát đại thừa tâm, phổ tế nhất thiết, nguyện đại chúng sanh, thọ vô lượng khổ, linh chư chúng sanh, tất cánh đại lạc

Giác ngộ thứ tám, lửa sanh tử bừng cháy, sanh khổ não vô lượng. phát tâm Đại thừa cứu giúp tất cả. Nguyện thay thế cho chúng sanh chịu các khổ não vô lượng ấy. Làm cho mọi loài chúng sanh đạt được niềm vui tối thượng.

Lửa sanh tử bừng cháy (  sanh tử xí nhiên生 死 熾 然), vô lượng phiền não, đau khổ ( khổ não vô lượng 苦 惱 無 量) là những khó khăn và gian khổ đệ tử Phật hàng tại gia, xuất gia đều gặp phải. Người tu phải có hạnh nguyện sâu rộng mới có thể vượt thắng những khó khăn và gian khổ khi thực hành lời dạy của Phật. Đau khổ của cuộc đờivô lượng ( khổ não vô lượng 苦 惱 無 量) thì chí nguyện hành đạo cũng phải vô lượng. ( phổ tế nhất thiết普 濟 一 切). Bởi chí nguyện hành đạo, Đại nhân thường nguyện thay thế cho chúng sanh chịu các khổ não vô lượng ấy ( nguyện đại chúng sanh, thọ vô lượng khổ, 願 代 眾 生。 受 無 量 苦)  Làm cho mọi loài chúng sanh đạt được niềm vui tối thượng ( linh chư chúng sanh, tất cánh đại lạc , 令 諸 眾 生, 畢 竟 大 樂).

Thực hành lời Kinh không phải dễ, cho dù Kinh chỉ dạy Phật tử tụng niệm, quán chiếu khổ không, vô thường, bất tịnh, để tự độ cho mình và độ cho người khác. Vì vậy, Phật dạy chúng ta khi hành trì lời Phật dạy phải coi bệnh khổ là thuốc hay, coi hoạn nạn là sự thảnh thơi, coi chướng ngạigiải thoát, coi ma quân là bạn lữ, coi khó khăn là yếu tố thành công, coi người đối đãi tệ lậu với mình là tư lương, coi kẻ chống đối là rừng cây, vườn cảnh, coi sự thi ân là một đôi dép bỏ đi, coi sự từ bỏ lợi lộc là sự giàu sang, coi oan ức là cánh cửa đi vào hành động. Có như vậy thì tâm từ bi mới hiển hiện, đại lạc ( 大 樂) mới có ở thân và tâm. 

Phần kết

如 此 八 事。 乃 是 諸 佛 菩 薩 大 人 之 所 覺 悟。 精 進 行 道 慈 悲 修 慧。 乘 法 身 船 至 涅 槃 岸。 復 還 生 死 度 脫 眾 生。 以 前 八 事。 開 導 一 切。 令 諸 眾 生 覺 生 死 苦。 捨 離 五 欲 修 心 聖 道。 若 佛 弟 子。 誦 此 八 事。 於 念 念 中。 滅 無 量 罪。 進 趣 菩 提。 速 登 正 覺。 永 斷 生 死。 常 住 快 樂。

Như thử bát sự, nãi thị chư Phật, Bồ Tát Đại Nhân, chi sở giác ngộ, tinh tấn hành đạo từ bi  tu huệ, thừa pháp thân thuyền chí Niết Bàn ngạn, phục hoàn sanh tử, độ thoát chúng sanh, dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, lịnh chư chúng sanh, giác sanh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Đề, tốc chứng chánh giác, vĩnh đoạn sanh tử, thường trụ khoái lạc.

Tám điều như vậy, chư Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc Đại Nhân đã  giác ngộ, tinh tấn hành đạo từ bitu luyện trí tuệ, nương thuyền pháp thân mà lên bờ Niết Bàn, rồi lại trở về cõi sanh tử, giúp chúng sanh được giải thoát, lấy tám điều giác ngộ này mà  chỉ dẫn cho hết thảy cho mọi chúng sanh, giác ngộ được nỗi khổ sanh tửbuông bỏ năm dục lạc hướng tâm về con đường Thánh đạo. Nếu là đệ tử của Phật thì phải đọc tụng tám điều này. Ở trong mỗi ý niệm đều, diệt được vô lượng tội, hướng đến Bồ Đề, mau lên chánh giác. Vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử, thường ở trong sự an lạc.

Tám điều như vậy (  như thử bát sự如 此 八 事) được  các vị Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc Đại Nhân ( chư Phật諸 佛) , (  Bồ Tát菩 薩), ( Đại Nhân,大 人), thấy và hiểu ( giác ngộ覺 悟) và hành trì độ chúng sanh. Trong tám điều giác ngộ các bậc đại nhân thì bốn giác ngộ đầu tiên là giác ngộ để tự độ. Tức là tu để tự mình giải thoát. Bốn giác ngộ sau là độ chúng sinh. Tức là khi độ cho mình các vị Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc Đại Nhân, dùng trí tuệ có được bởi giác ngộ mà độ cho người khác. Ý kinh thật là thâm thúy. Mình phải đọc và hành trì bốn giác ngộ đầu tiên, sau đó mình mới tiếp tục học hành trì bốn giác ngộ sau. Tu cho mình trước rồi tu cho chúng sanh sau.

       Đệ tử Đồng An mông muội khi đọc đến lời Kinh dạy :  các vị Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc Đại Nhân đến  bờ Niết Bàn, (thừa pháp thân thuyền chí Niết Bàn ngạn乘 法 身 船 至 涅 槃 岸), nhưng lại quay trở về cõi sanh tử, giúp chúng sanh được giải thoát ( phục hoàn sanh tử, độ thoát chúng sanh 復 還 生 死 度 脫 眾 生), con cảm nhận được Tâm Đại Từ, Đại Bi của Phật, Bồ Tát, Đại nhân với chúng sanh. Chỉ có tâm từ bi mới làm được việc như thế.

Trong đời thường, những người làm được như thế không ít. Sau biến cố năm 1975, cả triệu người Việt, vì cuộc sống khó khăn, vì thể chế chính trị đã không ngại nguy hiểm vượt đại dương tị nạn ở khắp nơi trên thế giới. Cuộc sống dẫu khó khăn về ngôn ngữ, về địa lý nhưng nhiều người phấn đấu để thành công, bởi ở Việt Nam họ vẫn còn cha, còn mẹ, còn anh chị em đang mong đợi ở họ. Chí nguyện của họ là giúp người thân ở Việt Nam. Họ luôn quay về nơi nghèo khó giúp đỡ, đó là những bồ tát trong đời thường. Ngày nay ở Việt Nam chúng ta thường thấy những Phật tử thức khuya, dậy sớm tự mình nấu cháo, tự mình đem đến các bệnh viện để mời các bệnh nhân nghèo. Họ là Bồ Tát đang quay về với những cảnh đời khó khăn để chia sẻ.

Lời Kinh dạy đơn giản, nhưng thật ý nghĩa. Mình phải đi từng bước một. Trước phải đọc hiểu kinh, rồi hành trì thực hành theo lời dạy của Kinh. Tu thì phải hành. Mình phải đem kinh nghiệm sống của mình ra mà đọc kinh. Chính kinh nghiệm sống của mình mới làm cho mình hiểu được kinh. Bởi với mỗi người mỗi nhận thức, mỗi hoàn cảnh, để mà tự đó tự giác ngộ về vô thường, khổ, không, vô ngã.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Ngày 13– Tân Sửu, Tháng Tư – Quý Tỵ, Năm Bính Thân – 2016.

       , 癸    , 丙申年

Hoàng Phước Đại – Đồng An.

  福 大 -同 安

 

 

佛 說 八 大 人 覺 經

為 佛 弟 子常 於 晝 夜。至 心 誦 念。八 大 人 覺。

第 一 覺 悟。 世 間 無 常。國 土 危 脆。四 大 苦 空。五 陰 無 我。生 滅 變 異。虛  偽  無 主。心 是 惡 源。形 為 罪 藪。如 是 觀 察。漸 離 生 死。

第 二 覺 知。多 欲 為 苦。生 死 疲 勞。 從 貪 欲 起。 少 欲 無為。 身 心 自 在。

第 三 覺 知。 心 無 厭 足。 唯 得多 求。增 長 罪 惡。菩 薩 不 爾。常 念 知 足。安 貧 守 道。唯 慧 是 業。

第 四 覺 知。懈 怠 墜 落。常 行 精 進。破 煩 惱 惡。摧 伏 四 魔。出 陰 界 獄。

第 五 覺 悟。愚 癡 生 死。菩 薩 常 念。 廣 學 多 聞。 增 長 智 慧。 成 就 辯 才。 教 化 一 切。悉 以 大 樂。

第 六 覺 知。 貧 苦 多 怨。 橫 結 惡 緣。 菩 薩 布 施。 等 念 冤 親。 不 念 舊 惡。 不 憎 惡 人。

第 七 覺 悟 。 五 欲 過 患。 雖 為 俗 人。 不 染 世 樂。念 三衣, 瓦 鉢 法 器。 志 願 出 家。守 道 清 白。 梵 行 高 遠。 慈 悲 一 切。

第 八 覺 知。 生 死 熾 然。 苦 惱 無 量。 發 大 乘 心。 普 濟 一 切。 願 代 眾 生。 受 無 量 苦。令 諸 眾 生。 畢 竟 大 樂。

如 此 八 事。 乃 是 諸 佛 菩 薩 大 人 之 所 覺 悟。 精 進 行 道 慈 悲 修 慧。 乘 法 身 船 至 涅 槃 岸。 復 還 生 死 度 脫 眾 生。 以 前 八 事。 開 導 一 切。 令 諸 眾 生 覺 生 死 苦。 捨 離 五 欲 修 心 聖 道。 若 佛 弟 子。 誦 此 八 事。 於 念 念 中。 滅 無 量 罪。 進 趣 菩 提。 速 登 正 覺。 永 斷 生 死。 常 住 快 樂。

Phật thuyết Bát đại nhân giác Kinh

佛 說 八 大 人 覺 經

Vi Phật đệ tử, thường ư trú dạ, chí tâm tụng niệm, Bát Đại Nhân Giác.

Đệ nhứt giác ngộ, thế gian vô thường quốc độ nguy thúy, tứ  đại khổ  không, ngũ ấm vô ngã, sanh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu, như thị quán sát tiệm ly sanh tử.

Đệ nhị giác tri, đa dục vi khổ, sanh tử bì lao, tùng tham dục khởi, thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại.

Đệ tam giác tri tâm vô yểm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác, Bồ Tát bất nhĩ, thường  niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp.

Đệ tứ giác tri, giải đãi trụy lạc, thường hành tinh tấn, phá phiền não ác, tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục.

Đệ ngũ giác ngộ, ngu si sinh tử, Bồ Tát thường niệm, quảng học đa văn, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài, giáo hóa nhất thiết, tất dĩ đại lạc.

Đệ lục giác tri, bần khổ đa oán, hoạnh kết ác duyên, Bồ tát bố thí, đẳng niệm oán thân, bất niệm cựu ác, bất tăng ác nhân.

Đệ thất giác ngộ, ngũ dục quá hoạn, tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, niệm tam y, ngõa bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ bi nhất thiết.

Đệ bát giác tri, sanh tử xí nhiên, Khổ não vô lượng, phát đại thừa tâm, phổ tế nhất thiết, nguyện đại chúng sanh, thọ vô lượng khổ, linh chư chúng sanh, tất cánh đại lạc

Như thử bát sự, nãi thị chư Phật, Bồ Tát Đại Nhân, chi sở giác ngộ, tinh tấn hành đạo từ bi  tu huệ, thừa pháp thân thuyền chí Niết Bàn ngạn, phục hoàn sanh tử, độ thoát chúng sanh, dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, lịnh chư chúng sanh, giác sanh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Đề, tốc chứng chánh giác, vĩnh đoạn sanh tử, thường trụ khoái lạc.

Tôi nghe như vầy: Một thuở Phật nhập định Thần Thông Đại Quang Minh Tạng, là nơi trụ trì Thường Tịch Quang Trang Nghiêm của tất cả Như Lai, cũng là giác địa vốn trong sạch của tất cả chúng sanh, tất cả thánh phàm đều tùy thuận bản thể bình đẳng bất nhị của tự tánh đầy khắp mười phương không gian và thời gian, thân tâm tịch diệt mà hiện cảnh bất nhị nơi các cõi tịnh độ, cùng với mười vạn Đại Bồ Tát, bậc thượng thủ là: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Nhãn Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Kim Cang Tạng Bồ Tát, Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát, Oai Đức Tự Tại Bồ Tát, Biện Âm Bồ Tát, Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát, Phổ Giác Bồ Tát, Viên Giác Bồ Tát, Hiền Thiện Thủ Bồ Tát, v.v... cùng các môn đồ đều nhập chánh định, đồng dự pháp hội bình đẳng của Như Lai. 

Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhi­u quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chắp tay qùy gối bạch Phật rằng: 

-Xin Đại Bi Thế Tôn vì pháp chúng dự hội này giảng về nhân địa phát tâm trong sạch của Như Lai phải dựa theo pháp nào, tu theo hạnh gì mà được thành Phật. Và những Đại Thừa Bồ Tát đã phát tâm trong sạch nguyện độ chúng sanh thành Phật, nhưng chẳng biết dụng tâm tu hành như thế nào mới được chánh tri kiến, xa lìa các thiền bệnh, khiến cho mạt pháp chúng sanh đời vị lai cầu pháp đại thừa chẳng đọa tà kiến". 

Ngài Văn Thù Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Văn Thù Bồ Tát rằng: 

-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát hỏi về nhân địa phát tâm của Như Lai dựa theo pháp nào, tu hạnh gì, lại vì tất cả chúng sanh đời mạt pháp cầu pháp đại thừa được trụ nơi chánh pháp, chẳng đọa tà kiến. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. 

Lúc ấy Văn Thù Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! Có pháp môn Tổng trì của Vô Thượng Pháp Vương gọi là Viên Giác. Từ pháp này kiến lập tất cả thanh tịnh, Chơn Như, Bồ Đề, Niết Bàn và Ba La Mật để dạy Bồ Tát và chúng sanh về nhân địa phát tâm của tất cả Như Lai, đều nên y theo giác tướng trong sạch chiếu soi đầy đủ, dứt hẳn vô minh mới thành Phật đạo. 

Thiện nam tử! Thế nào là vô minh? Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay đủ thứ điên đảo, ví như kẻ lạc đường nhận lầm phương nam thành phương bắc, vọng cho tứ đại là thân tướng thật của mình, cho vọng tâm tạo huy­n ảnh thành lục trần là tâm tướng thật của mình, ví như kẻ bị nhặm thấy hoa đốm trên không và thấy mặt trăng thứ hai. 

Thiện nam tử! Hư không vốn chẳng hoa đốm, vì bệnh nhặm vọng chấp thành có. Do vọng chấp ấy, chẳng những không biết tánh hư không, lại còn lầm nhận chỗ sanh ra hoa đốm là thật. Từ cái vọng này thành có sanh tử luân hồi, nên gọi là vô minh. 

Thiện nam tử! Vô minh này chẳng có thật thể, như người trong mộng lúc chiêm bao thì có, đến khi thức tỉnh thì chẳng còn gì cả. Cũng như hoa đốm diệt nơi hư không, chẳng thể nói nhất định có chỗ diệt. Tại sao? Vì chẳng có chỗ sanh vậy. 

Tất cả chúng sanh ở nơi pháp vô sanh vọng thấy có sự sanh diệt, cho nên gọi là sanh tử luân hồi. 

Thiện nam tử! Như Lai nơi nhân địa tu theo tự tánh Viên Giác, chiếu soi bản thể của tự tánh vốn tịch diệt, biết rõ thân tâm thế giới như hoa đốm trên không, vậy thì thân tâm vốn không, lấy gì để thọ sanh tử luân hồi? Cái KHÔNG này là vì bản tánh vốn không, chẳng phải do tạo tác thành không. Cái biết đó ví như hư không, kẻ biết như hư không đó tức là tướng hoa đốm cũng chẳng thể nói không có tánh tri giác, CÓ với KHÔNG đều lìa, ấy mới gọi là tùy thuận giác tánh trong sạch. 

Tại sao? Vì tánh hư không thường trụ chẳng động. Trong Như Lai Tạng vốn chẳng có sự sanh diệt nên chẳng có sự tri kiến sanh diệt trong đó, cũng như pháp giới tánh, rốt ráo viên mãn đầy khắp mười phương không gian và giờ gian, ấy mới gọi là nhân địa phát tâm theo chánh pháp, tu hành theo chánh hạnh. 

Bồ Tát vì thế ở nơi đại thừa phát tâm trong sạch, chúng sanh trong đời mạt pháp theo đó tu hành chẳng đọa tà kiến. 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Văn Thù ngươi nên biết,  
Tất cả các Như Lai,  
Từ nơi bản nhân địa,  
Đều nhờ trí huệ giác.  
Thông đạt nơi vô minh,  
Cũng như hoa đốm kia.  
Thì khỏi bị luân hồi.  
Cũng như người trong mộng,  
Thức tỉnh cảnh mộng mất.  
Giác ngộ như hư không,  
Bình đẳng chẳng lay động.  
Bản giác khắp mười phương,  
Liền được thành Phật đạo.  
Huy­n chẳng chỗ sanh diệt,  
Thành đạo cũng vô đắc,  
Vì bản tánh viên mãn.  
Bồ Tát ở trong đó,  
Khéo phát tâm Bồ Đề.  
Chúng sanh đời mạt pháp,  
Tu theo lìa tà kiến

Khi ấy Phổ Hiền Bồ tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chắp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

-Xin đại bi Thế Tôn vì các Bồ Tát trong hội này và tất cả chúng sanh đời mạt pháp, người tu đại thừa khai thị cảnh giới trong sạch của Viên Giác này nên tu hành như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu chúng sanh ấy đã biết thế giới như huyễn, thân tâm cũng huyễn, tại sao lại dùng huyễn để tu huyễn? 

Nếu các tánh huyễn đều diệt hết thì chẳng có tâm, vậy còn ai tu hành? Tại sao lại nói tu hành như huyễn? 

Nếu những chúng sanh vốn chẳng tu hành thường chịu sanh tử nơi huyễn hoá, thì chẳng biết ấy là cảnh giới như huyễn, làm sao khiến tâm vọng tưởng được giải thoát? 

Xin Thế Tôn vì tất cả chúng sanh đời mạt pháp chỉ dạy nên dùng phương tiện nào để tu tập theo thứ lớp, lìa hẳn các huyễn. 

Ngài Phổ Hiền Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Phổ Hiền Bồ Tát rằng: 

-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi kheó vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp, hỏi Như Lai về phương tiện và thứ lớp tu tập chánh định như huyễn của Bồ Tát, khiến cho chúng sanh được lìa các huyễn. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết . 

Lúc ấy Phổ Hiền Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh đủ thứ huyễn hoá đều sanh nơi diệu tâm Viên Giác của Như Lai, ví như hoa đốm từ hư không mà có, hoa đốm dù diệt, tánh hư không chẳng hoại, huyễn tâm của chúng sanh dù theo huyễn diệt, các huyễn diệt hết, bản giác chẳng động. Do Huyễn nói Gíac, giác cũng là huyễn, nếu nói Có Giác vẫn chưa lìa huyễn, nói không Có Giác thì cũng như thế, nên nói các huyễn diệt hết gọi là bản giác chẳng động. 

Thiện nam tử! Tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp nên xa lìa tất cả huy­n hoá, những cảnh giới hư vọng do vọng tâm cố chấp mà sanh. Nay xa lìa vọng tâm, cái tâm năng lìa cũng là huyễn, cũng phải xa lìa. Có sự xa lìa cũng là huyễn cũng phải xa lìa. Có sự xa lìa để lìa vẫn là huyễn, cũng phải lìa luôn, lìa rồi lại lìa nữa, đến chỗ chẳng có sở lìa mới dứt hẳn các huy­n. Ví như dùi cây lấy lửa, hai cây chà xát vào nhau, lửa ra thì cây cháy thành tro, khói diệt tro bay, đất chỗ nơi đốt vốn chẳng động; vậy dùng huy­n tu huyễn cũng như thế, các huyễn diệt hết nhưng chẳng phải đoạn diệt. 

Thiện nam tử! Biết huyễn tức là lìa, chẳng lập phương tiện; lìa huyễn tức là giác, cũng chẳng thứ lớp. Tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp theo đó tu hành, như thế mới được lìa hẳn các huy­n . 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Phổ Hiền ngươi nên biết,  
Tất cả các chúng sanh.  
Vô thủy huyễn vô minh,  
Đều nương tâm Viên Giác,  
Của Như Lai kiến lập.  
Ví như những hoa đốm,  
Nương hư không có tướng.  
Hoa đốm nếu diệt rồi,  
Hư không vốn chẳng động,  
Huyễn từ bản giác sanh,  
Huy­n diệt giác viên mãn.  
Bản giác vốn chẳng động,  
Như tất cả Bồ Tát,  
Và mạt pháp chúng sanh.  
Thường nên xa lìa huyễn,  
Các huyễn thảy đều lìa,  
Như dùi cây lấy lửa,  
Cây hết lửa cũng diệt.  
Giác vốn chẳng thứ lớp,  
Phương tiện cũng như thế.

Khi ấy Phổ Nhãn Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

-Xin đại bi Thế Tôn vì các Bồ Tát trong hội này và tất cả chúng sanh đời mạt pháp giảng về sự tu hành theo thứ lớp của Bồ Tát, nên quán như thế nào? An trụ tâm như thế nào? Những chúng sanh chưa ngộ, dùng phương tiện gì khiến đều được khai ngộ? Bạch Thế Tôn! Nếu những chúng sanh ấy chẳng biết phương tiện và thiền quán của Chánh Pháp, nghe Phật thuyết chánh định này tâm sanh mê muội, thì ở nơi Viên Giác chẳng thể ngộ nhập. Xin Phật từ bi vì chúng con và chúng sanh đời mạt pháp giả thiết phương tiện để được vào cửa tu hành. 

Ngài Phổ Nhãn Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Phổ Nhãn Bồ Tát rằng: 

-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về thiền quán và an trụ tâm như thế nào, phải nên theo thứ lớp tu hành như thế nào, cho đến giả thuyết đủ thứ phương tiện. Nay ngươi hảy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. 

Lúc ấy, Phổ Nhãn Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

Thiện nam tử! Những Bồ Tát sơ học và chúng sanh đời mạt pháp muốn cầu tâm Viên Giác trong sạch của Như Lai, nên dùng chánh niệm để xa lìa các  
huyễn. 

Lược giải: 

Chánh niệm tức là vô niệm, vô niệm tức là lìa niệm, lìa niệm tức là lìa huyễn, lìa huyễn tức là tùy thuận bản giác trong sạch, phàm có khởi tâm động niệm, nơi bản thể Viên Giác đều thuộc về huyễn hoá. Ý Phật ở đây là: Ngoài bản niệm ra chẳng sanh một niệm nào thì các huyễn tự diệt, nên nói: "Xa lìa các  
huyễn ". 

(Lược giải hết.) 

Muốn giữ chánh niệm, trước tiên phải nương theo hạnh Sa Ma Tha (bằng như chỉ quán) của Như Lai, kiên trì giới cấm, cho đồ chúng an cư, tĩnh tọa trong tịnh thất. Hành giả trước tiên hãy quán tâm này do tứ đại hoà hợp, những thứ tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, não, chất bẩn đều thuộc về địa đại. Nước mắt, nước mũi, mồ hôi, mỡ, máu, mủ, đờm, dãi, tiểu tiện, v.v... đều thuộc về thủy đại. Hơi ấm là hoả đại, hơi thở là phong đại. Nếu tứ đại lìa nhau thì thân này ở đâu? Nếu quán xét như thế thì biết thân này vốn chẳng co tự thể, do hoà hợp thành có tướng, thật ra đồng như huyễn hoá. Vì bốn duyên giả hợp mới vọng có lục căn, từ tứ đại sanh khởi lục căn, căn trần hoà hợp sanh khởi lục thức, do lục thức phân biệt lục trần, ghi nhớ tích tụ bên trong, tựa như có tướng nhân duyên hiện ra nên giả gọi là tâm. 

Thiện nam tử! Cái vọng tâm này nếu chẳng có lục trần thì chẳng thể có, tứ đại tan rã thì cảnh trần cũng không còn. Nhân duyên căn trần đều tự tiêu tán, rốt cuộc cũng chẳng thấy có gì là tâm phan duyên. 

Thiện nam tử! Những chúng sanh ấy nếu huy­n thân diệt huy­n tâm cũng diệt, huy­n tâm diệt rồi huyễn trần cũng diệt, huyễn trần diệt rồi huyễn diệt cũng diệt, cái biết huyễn diệt diệt rồi thì phi huyễn (bản giác) chẳng diệt, ví như chùi gương, bụi sạch gương sáng. 

Thiện nam tử! Phải biết thân tâm đều là cấu bẩn của huyễn, tướng cấu bẩn diệt hẳn thì mười phương trong sạch (bản giác trong sạch khắp mười phương  
không gian và thời gian). 

Thiện nam tử! Ví như hạt châu Ma Ni, bản thể trong sạch vốn chẳng màu sắc, tùy theo màu sắc bên ngoài mà hiện ra màu sắc ấy, kẻ mê chẳng biết, thấy hạt châu Ma ni thật có màu sắc. 

Thiện nam tử! Tánh trong sạch của Viên Giác (bản giác) cũng như thế, tùy loại cảm ứng hiện ra thân tâm, kẻ mê chẳng biết, lại cho bản thể Viên Giác thật có thân tâm sắc tướng, chấp thành tự tướng cũng như vậy. Chúng sanh do đó chẳng thể xa lìa huyễn hoá, nên ta nói thân tâm là cấu bẩn của huyễn hoá. Đối với người đã lìa được cấu bẩn của huyễn hoá gọi là Bồ Tát. Cấu bẩn là sở lìa, Bồ Tát là năng lìa, cấu bẩn sạch (sở lìa hết), đối đãi trừ (năng lìa hết), vậy tức chẳng còn năng sở tương đối để lìa cấu bẩn và tên gọi người năng lìa ( Bồ Tát ). 

Thiện nam tử! Bồ Tát nầy với chúng sanh đi mạt pháp, do quán xét diệt được những bóng hình của vọng tâm tạo ra thì chứng được các pháp đều huyễn. Lúc ấy liền thấy mười phương trong sạch, vô biên hư không là bản giác sở hiện, bản giác tròn đầy sáng tỏ, hiển hiện chơn tâm trong sạch. Vì tâm trong sạch nên kiến trần trong sạch (có năng thấy tức là trần, chẳng phải sắc trần). Kiến trong sạch (chẳng còn năng kiến sở kiến) nên nhản căn trong sạch, nhãn căn trong sạch nên nhãn thức trong sạch, do nhãn thức trong sạch nên văn trần trong sạch (có năng văn tức là trần), văn trong sạch nên nhĩ căn trong sạch, nhĩ căn trong sạch nên nhĩ thức trong sạch, do nhĩ thức trong sạch nên giác trần trong sạch (có năng giác tức là trần), như thế cho đến tỷ, thiệt, thân, ý đều cũng trong sạch như vậy. 

Thiện nam tử! Do lục căn trong sạch nên sắc trần trong sạch, sắc trần trong sạch nên thanh trần trong sạch, cho đến hương, vị, xúc pháp đều trong sạch như thế. 

Thiện nam tử! Do lục trần trong sạch nên địa đại trong sạch, địa đại trong sạch nên thủy đại trong sạch, hỏa đại, phong đại cũng đều trong sạch như thế. 

Thiện nam tử! Do tứ đại trong sạch nên thập nhị xứ, thập bát giới, cho đến nhị thập ngũ hữu (gồm dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức là tam giới) đều trong sạch. 

Vì các pháp thế gian của lục phàm trong sạch nên các pháp xuất thế gian của tứ thánh như: Thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng của Phật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, v.v... đều trong sạch. Như thế cho đến tám mươi bốn ngàn pháp môn tổng trì, tất cả đều trong sạch. 

Thiện nam tử! Nói tóm lại tất cả pháp đều là tướng, tánh vốn trong sạch. Vậy thì một thân trong sạch nên nhiều thân trong sạch; vì nhiều thân trong sạch như thế cho đến mười phương chúng sanh Viên Giác trong sạch. 

Thiện nam tử! Theo sự trong sạch kể trên, do một thế giới trong sạch nên nhiều thế giới trong sạch, vì nhiều thế giới trong sạch như thế cho đến khắp không gian và thời gian, tất cả bình đẳng trong sạch chẳng động. 

Thiện nam tử! Vì hư không bình đẳng chẳng động nên biết giác tánh bình đẳng chẳng động; vì tứ đại bình đẳng chẳng động nên biết giác tánh bình đẳng chẳng động, như thế cho đến tám mươi bốn ngàn pháp môn tổng trì bình đẳng chẳng động, nên biết giác tánh bình đẳng chẳng động. 

Thiện nam tử! Giác tánh cùng khắp, trong sạch chẳng động, tròn đầy chẳng có ngằn mé. Nên biết lục căn cùng khắp pháp giới, căn cùng khắp nên biết lục trần cùng khắp pháp giới, trần cùng khắp nên biết tứ đại cùng khắp pháp giới, như thế cho đến pháp môn tổng trì đều cùng khắp pháp giới. 

Thiện nam tử! Do diệu giác ấy tánh vốn cùng khắp, nên tánh căn tánh trần chẳng hoại chẳng nhiễm. Vì căn trần chẳng hoại chẳng nhiễ, như thế cho đến pháp môn tổng trì chẳng hoại chẳng nhiễm, như ánh sáng của trăm ngàn ngọn đèn chiếu trong một phòng, ánh sáng ấy cùng khắp, chẳng hoại chẳng nhiễm. 

Thiện nam tử! Vì bản giác vốn thành tựu, nên biết Bồ Tát chẳng bị pháp trói buộc, chẳng cần pháp giải thoát, chẳng chán sanh tử, chẳng ưa Niết Bàn, chẳng kính trì giới, chẳng ghét phá giới, chẳng trọng tu lâu, chẳng khinh sơ học. Tạo sao? Vì tất cả đều ở trong bản giác, ví như con mắt sáng tỏ, thấy rõ cảnh tượng trước mắt, ánh sáng ấy viên mãn chẳng sanh yêu ghét. Tại sao? Vì bản thể ánh sáng bất nhị nên chẳng sanh yêu ghét vậy. 

Thiện nam tử! Bồ Tát này và chúng sanh đời mạt pháp tu tập tâm này đều được thành tựu. Vì bản giác vốn đầy đủ, dù nói tu tập thành tựu, thật vốn vô tu, cũng vô thành tựu. Vì Viên Giác phổ biến chiếu soi, tịch diệt bất nhị, trong đó bao gồm trăm ngàn muôn ức a tăng kỳ bất khả thuyết vô số hằng sa thế giới của chư Phật, ví như hoa đốm hiện trên hư không, khởi diệt lăng xăng, chẳng hợp chẳng lìa, chẳng trói buộc, chẳng giải thoát, vì thế mới biết chúng sanh bổn lai thành Phật, sanh tử Niết Bàn đều như việc trong mộng. 

Thiện nam tử! Do các pháp như việc trong mộng, nên biết sanh tử và Niết Bàn chẳng sanh chẳng diệt, chẳng khứ chẳng lai, những sở chứng ấy chẳng đắc chẳng thất, chẳng thủ chẳng xả, những năng chứng kia vô tác vô chỉ vô nhậm vô diệt, nơi pháp chứng này rốt cuộc vô năng chứng vô sở chứng, tất cả pháp tánh đều bình đẳng chẳng hoại. 

Thiện nam tử! Những Bồ Tát ấy nên tu hành như thế, theo thứ lớp như thế, quán tưởng như thế, an trụ tâm như thế, phương tiện như thế, khai ngộ như thế, cầu pháp như thế, tất cả thực hành đúng theo chánh pháp chánh hạnh như thế thì tâm chẳng mê muội. 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Phổ nhản ngươi nên biết,  
Tất cả những chúng sanh,  
Thân tâm đều như huyễn,  
Thân tướng thuộc tứ đại,  
Tâm tánh về lục trần.  
Thể tứ đại lìa nhau,  
Ai là kẻ hoà hợp?  
Dần dần quán như thế,  
Tất cả đều trong sạch.  
Khắp giới pháp chẳng động,  
Vô tác, chỉ, nhậm, diệt,  
Cũng chẳng kẻ năng chứng.  
Tất cả thế giới Phật,  
Như hoa đốm trên không.  
Tam thế đều bình đẳng,  
Rốt cuộc chẳng khứ lai.  
Những Bồ Tát sơ học,  
Và chúng sanh mạt pháp.  
Muốn cầu vào Phật đạo,  
Nên tu tập như thế

Khi ấy Kim Cang Tạng Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhi­u quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

-Đại bi Thế Tôn! Khéo vì tất cả Bồ Tát giảng dạy viên giác trong sạch đại tổng trì về nhân địa phát tâm đúng theo chánh pháp, và phương tiện thứ lớp tu theo chánh hạnh của Như Lai, khai phá ám muội cho chúng sanh, pháp chúng trong hội nhờ sự từ bi chỉ dạy của Phật, được trí huệ trong sạch, mắt nhặm  
sáng tỏ. 

1. Bạch Thế Tôn! Nếu các chúng sanh bổn lai thành Phật, tại sao lại có tất cả vô minh? 

2. Nếu những vô minh chúng sanh sẵn có, do nhân duyên gì Như Lai lại nói bổn lai thành Phật? 

3. Nếu mười phương chúng sanh bổn lai thành Phật, rồi sau mới khởi vô minh, vậy tất cả Như Lai đến lúc nào sanh lại tất cả phiền não? 

Xin Phật rủ lòng đại từ, vì những Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp khi giảng pháp tạng bí mật, khiến người nghe được pháp môn liễu nghĩa của Kinh này dứt hẳn tâm nghi ngờ . 

Ngài Kim Cang Tạng Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Kim Cang Tạng Bồ Tát rằng: 

-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về pháp thâm sâu bí mật, phương tiện rốt ráo của Phật, ấy là sự chỉ dạy tối cao của đại thừa lieu nghĩa cho các Bồ Tát, hay khiến mười phương Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp đối với sự tu học được lòng tin quyết định, dứt hẳn tâm nghi ngờ. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết ". 

Lúc ấy Kim Cang Tạng Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe: 

-Thiện nam tử! Tất cả thế giới những sự thủy, chung, sanh, diệt, trước, sau, có, không, tụ, tán, khởi, dừng, cho đến đủ thứ thủ xả đều là đối đãi, xoay vần tương sanh với nhau, niệm niệm tương tục, đều là luân hồi. Kẻ chưa ra khỏi luân hồi mà phân biệt Viên Giác thì tánh Viên Giác kia cũng đồng như luân hồi, vậy muốn khỏi bị luân hồi thì chẳng có chỗ đúng. Ví như mắt nháy thấy nước lặng dợn sóng, mắt ngó hẳn một chỗ thấy vòng lửa xoay tròn, do mây bay mau thấy mặt trăng đi nhanh, do thuyền đi thấy bờ trôi thì cũng như thế. 

Thiện nam tử! Sự xoay vòng chưa dừng mà muốn cảnh vật dừng trước còn chẳng thể được, huống là tâm cấu bẩn chưa từng trong sạch, còn ở trong sanh tử luân hồi mà muốn quán Viên Giác của Phật chẳng xoay vần thì làm sao được! Vì thế các ngươi mới sanh ba điều nghi hoặc kể trên. 

Thiện nam tử! Ví như bệnh nhặm vọng thấy hoa đốm hiện trên hư không, nếu bệnh nhặm trừ, chẳng thể nói rằng nhặm nay đã diệt, vậy đến lúc nào tất cả bệnh nhặm mới sanh trở lại. Tại sao? Vì hai pháp bệnh nhặm và hoa đốm chẳng phải đối đãi sanh nhau, cũng như hoa đốm diệt nơi hư không rồi, chẳng thể nói rằng hư không lúc nào sanh lại hoa đốm nữa. Tại sao? Hư không vốn chẳng hoa đốm nên chẳng có sự sanh diệt. Sanh tử Niết Bàn đồng như hoa đốm sanh diệt, nếu diệu giác hiện ra tròn đầy chiếu khắp thì hoa đốm và bệnh nhặm đều tự lìa hẳn. 

Thiện nam tử! Phải biết hư không chẳng phải tạm có, cũng chẳng tạm không, huống là bản tánh bình đẳng của hư không là tùy thuận Viên Giác của Như Lai, làm sao có thể dung nạp những đối đãi như: có, không, sanh, diệt, trước, sau, v.v... ở trong đó! 

Thiện nam tử! Như luyện quặng vàng, vàng chẳng phải do luyện mà có, khi đã thành vàng ròng thì dù trải qua vô lượng kiếp tánh vàng chẳng hoại, chẳng thể trở lại làm quặng nữa; vậy chẳng nên nói rằng vàng ròng vốn chẳng thành tựu, Viên Giác của Như Lai cũng là như thế. 

Thiện nam tử! Diệu tâm Viên Giác của tất cả Như Lai vốn chẳng Bồ Đề và Niết Bàn, cũng chẳng só sự thành Phật hay chẳng thành Phật, cũng chẳng có vọng luân hồi và phi luân hồi. 

Thiện nam tử! Theo cảnh giới sở chứng của hàng Thanh Văn, thân tâm ngôn ngữ đều đã đoạn diệt còn chẳng thể đến chỗ Niết Bàn của tự mình chứng, huống là dùng tâm suy tư để đo lường cảnh giới Viên Giác của Như Lai; ví như lấy lửa đom đóm để đốt núi Tu Di thì làm sao cháy được! Nay dùng tâm luân hồi, sanh tri kiến luân hồi mà muốn vào biển Đại Tịch Diệt của Như Lai thì làm sao đến được! Cho nên ta nói tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp, trước tiên phải đoạn dứt cội gốc luân hồi từ vô thỉ. 

Thiện nam tử! Những tác ý suy tư do có tâm mà sanh khởi, ấy đều là lục trần, là nhân duyên của vọng tưởng, chẳng phải bản thể thật của chơn tâm, nên nói như hoa đốm; vậy nếu dùng tâm suy tư này để phân biệt cảnh giới của Phật, cũng như trông mong hoa đốm lại kết thành quả hư không, ấy đều là do vọng tưởng xoay vần, thật ra chẳng có chỗ đúng. 

Thiện nam tử! Vọng tâm trôi nổi sanh nhiều khiến chấp xảo trá, nên chẳng thể thành tựu phương tiện của Viên Giác, sự thưa hỏi của ngươi là do vọng tâm phân biệt như thế. Thật chẳng phải là câu hỏi đúng theo chánh kiến. 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Kim Cang Tạng nên biết,  
Tánh Như Lai tịch diệt,  
Chưa từng có thủy chung.  
Nếu dùng tâm luân hồi,  
Suy tư thành xoay vần.  
Chỉ đến bờ luân hồi,  
Chẳng thể vào biển Phật.  
Ví như luyện quặng vàng,  
Chẳng do luyện có vàng.  
Dù vàng ròng sẵn có,  
Nhờ luyện mới thành tựu.  
Khi đã thành vàng ròng,  
Chẳng trở lại quặng nữa.  
Sanh tử và Niết Bàn,  
Phàm phu với chư Phật,  
Đồng như tướng hoa đốm.  
Suy tư như huyễn hoá,  
Huống sự hỏi hư vọng.  
Hãy thấu rõ tâm này,  
Rồi mới cầu Viên Giác.

Khi ấy Di Lặc Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

-Đại bi Thế Tôn! Đã vì Bồ Tát khai thị pháp tạng bí mật, khiến đại chúng thấu ngộ lý luân hồi, phân biệt được tà chánh, hay bố thí cho chúng sanh đời mạt pháp được đạo nhãn vô úy, đối với Đại Niết Bàn sanh lòng tin quyết định, chẳng còn tùy theo cảnh giới luân hồi mà sanh khởi tri kiến luân hồi. 

1. Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp muốn vào biển Đại Tịch Diệt của Như Lai, nên dứt cội gốc luân hồi như thế nào? 

2. Nơi các luân hồi có bao nhiêu chủng tánh? 

3. Người tu đến Bồ Đề của Phật có mấy bậc sai biệt? 

4. Bồ Tát trở vào trần lao nên thiết lập mấy thứ phương tiện để giáo hoá chúng sanh? 

Xin Phật rũ lòng từ bi cứu thế, khiến tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp theo đó tu hành, được huệ nhãn trong sạch, tâm gương sáng tỏ, viên mãn ngộ nhập vô thượng tri kiến của Như Lai . 

Ngài Di Lặc Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễthưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Di Lặc Bồ Tát rằng: 

-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp, hỏi Như Lai về những nghĩa lý vi diệu, thâm sâu bí mật của chư Phật, khiến các Bồ Tát huệ nhãn trong sạch, và tất cả chúng sanh đời mạt pháp dứt hẳn luân hồi, tâm ngộ thật tướng, chứng vô sanh pháp nhẫn. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết . 

Lúc ấy Di Lặc Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay do có đủ thứ tham dục ân ái nên có luân hồi. Tất cả chủng tánh nơi các thế giới như noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hoá sanh, đều lấy dâm dục làm chánh nhân mới thành có sinh mạng, nên biết ái dục là cội gốc của luân hồi. Do có các dục làm trợ duyên, phát khởi tánh ân ái, vì thế khiến chúng sanh có sanh tử tương tục. 

Dục do ái mà sanh, mạng do dục mới có, chúng sanh tham ái thân mạng là dựa theo cội gốc tham dục, vậy tham dục là nhân, tham ái thân mạng là quả. Do nơi cảnh dục mà sanh tâm yêu ghét; cảnh thuận với tâm ta thì yêu, cảnh nghịch với tâm ta thì ghét, nên theo đó tạo đủ thứ ác nghiệp thì sanh vào đạo địa ngục, ngạ qủy. 

Nếu bỏ ác mà ham thiện thì sanh vào cỏi trời cõi người. 

Lại nữa, nếu biết nhàm chán những tham ái, ưa xả bỏ tham ái, nhưng cái ưa ấy vẩn là gốc của tham ái, nên hiện tăng thượng (tăng thêm) thiện quả, đó đều là pháp hữu vi, nên còn phải chịu luân hồi, chẳng thành thánh quả. Cho nên chúng sanh muốn giải thoát sanh tử luân hồi, trước tiên phải đoạn dứt tham dục và trừ bỏ ân ái. 

Thiện nam tử! Bồ Tát thị hiện đủ thứ biến hoá nơi thế gian chẳng từ cội gốc của tham ái, chỉ dùng tâm từ bi giả làm tham dục để vào sanh tử khiến chúng sanh xả bỏ ân ái. Nếu tất cả chúng sanh đời mạt pháp chịu xả bỏ tham dục và trừ sạch yêu ghét thì được dứt hẳn luân hồi, nơi tâm trong sạch, rồi cầu cảnh giới Viên Giác của Như Lai mới được khai ngộ. 

Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh do cội gốc tham dục phát khởi vô minh; sanh ra năm thứ chủng tánh khác nhau, vô minh nương theo hai thứ chướng mà hiển hiện sâu cạn. 

Thế nào là hai thứ chướng? 

Một là lý chướng; làm chướng ngại chánh tri kiến; hai là sự chướng; do chướng này làm cho sanh tử tương tục. 

Lựơc giải: 

Hai thứ chướng: Pháp không sanh không diệt thuộc về pháp vô vi, gọi là Lý; tất cả pháp do nhân duyên sanh khởi đều thuộc về pháp hữu vi, gọi là Sự. 

Tự tánh bất nhị chẳng có đối đãi, nên hữu vi vô vi đều tuyệt. Nếu kiến lập chơn lý thì phải có sự hợp lý và bất hợp lý; hợp với bất hợp là nhị, chẳng phải bản thể bất nhị của tự tánh, nên nói Chướng Ngại Chánh Tri Kiến, gọi là lý chướng. Vì chánh tri kiến là tri kiến bất nhị, tức là chẳng lập tri kiến gì cả. 

Sự là sự tướng thực hành, bất cứ thực hành đúng lý hay không đúng lý đều gọi là sự chướng. Tại sao? Nếu chấp thật đúng với chơn lý thì làm cho biến dịch sanh tử tương tục; nếu thực hành không đúng lý thì làm cho phần đoạn sanh tử tương tục, hai thứ sanh tử này cùng gọi là sanh tử tương tục. 

Lược giải hết. 

Thiện nam tử! Thế nào là năm thứ chủng tánh? 

1. Phàm phu chủng tánh: Nếu hai thứ chướng kể trên chưa được đoạn diệt thì gọi là chưa thành Phật. 

2. Nhị thừa chủng tánh: Nếu những chúng sanh bỏ hẳn tham dục, đã trừ được sự chướng chưa dứt lý chướng thì chỉ có thể ngộ nhập hàng Thanh Văn hay Duyên Giác, chưa thể trụ nơi cảnh giới Bồ Tát. 

3. Bồ Tát chủng tánh: Thiện nam tử! Nếu tất cả chúng sanh đời mạt pháp muốn vào biển Đại Viên Giác của Như Lai, trước tiên phải phát nguyện siêng năng dứt trừ hai chướng, nếu hai chướng đã hàng phục thì được ngộ nhập cảnh giới Bồ Tát. Nếu hai chướng dứt hẳn thì được đến chỗ Đại Niết Bàn, Bồ Đề đầy đủ, thẳng vào Viên Giác vi diệu của Như Lai. 

4. Bất định chủng tánh: Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh đều chứng Viên Giác, được gặp thiện tri thức, tùy nơi nhân địa tự tu pháp gì hạnh gì của mỗi thiện tri thức để dạy bảo môn đồ, người theo đó tu tập bèn có chủng tánh đốn tiệm khác nhau. Nếu gặp đường lối tu đúng chánh hạnh, thẳng đến vô thượng Bồ Đề của Như Lai thì chẳng kể căn cơ lớn nhỏ, đều thành quả Phật. 

5. Ngoại đạo chủng tánh: Nếu những chúng sanh muốn cầu chánh pháp mà lại gặp thầy bạn tà kiến thì tu hành chẳng được chánh ngộ, đây gọi là chủng tánh ngoại đạo, ấy là lỗi của tà sư, chẳng phải lỗi của chúng sanh. 

Những chủng tánh kể trên gọi chung là ngũ tánh sai biệt của chúng sanh. 

Thiện nam tử! Bồ Tát chỉ vì tâm đại bi, tùy sự phương tiện vào các cõi thế gian, khai thị cho kẻ chưa ngộ, cho đến thị hiện đủ thứ hình tướng, tùy theo cảnh giới thuận nghịch cộng sự với họ, giáo hoá cho đến thành Phật ấy đều nương theo nguyện lực trong sạch đã sẵn từ vô thỉ. 

Nếu tất cả chúng sanh đời mạt pháp khởi tâm tăng thượng nơi Đại Viên Giác, nên phát đại nguyện trong sạch của Bồ Tát rằng: 

"Nay ta phát nguyện trụ nơi Viên Giác của Phật, cầu thiện tri thức, chớ gặp ngoại đạo và nhị thừa, theo nguyện tu hành, các chướng dứt dần, chướng dứt sạch thì nguyện thoả mãn, bước lên pháp điện trong sạch giải thoát, đến cõi diệu trang nghiêm, chứng Đại Viên Giác ". 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Di Lặc ngươi nên biết,  
Tất cả những chúng sanh,  
Chẳng được đại giải thoát,  
Đều do tâm tham dục,  
Sa đọa nơi sanh tử,  
Nếu dứt được yêu ghét,  
Và độc tham sân si,  
Chẳng kể tánh sai biệt,  
Đều được thành Phật đạo.  
Hai chướng tiêu diệt hẳn,  
Cầu sư được chánh ngộ.  
Tùy thuận nguyện Bồ Tát,  
Y chỉ Đại Niết Bàn.  
Tất cả các Bồ Tát,  
Đều theo nguyện đại bi,  
Thị hiện vào sanh tử.  
Người tu hành hiện tại,  
Và chúng sanh mạt pháp,  
Siêng dứt những ái kiến,  
Bèn vào Đại Viên Giác

Khi ấy Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhi­u quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

-Đại bi Thế Tôn! Vì chúng con giảng rõ pháp bất tư nghì như thế, vốn là việc chưa từng thấy nghe, nay chúng con nhờ Phật dạy dỗ khéo léo, được lợi ích lớn, cảm thấy thân tâm thư thái. Xin Phật vì tất cả pháp chúng ở đây giảng lại giác tánh viên mãn của Pháp Vương: những sở chứng sở đắc của tất cả chúng sanh, Bồ Tát và Như Lai sai biệt như thế nào, khiến chúng sanh đi mạt pháp nghe thánh giáo này, tùy thuận căn cơ tu theo thứ lớp mà được khai ngộ". 

Ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát rằng: 

-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về pháp tu hành theo thứ lớp và sai biệt. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. 

Lúc ấy Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! Tự tánh của Viên Giác vô sở trụ (phi tánh tánh hữu), chẳng trụ nơi Có và Không, chỉ tùy theo tánh nhân duyên sanh khởi, chẳng thủ chẳng chứng. - trong thật tướng, thật chẳng có Bồ Tát và những chúng sanh. Tại sao? Vì Bồ Tát chúng sanh đều là huy­n hoá, nếu huy­n hoá diệt thì chẳng có kẻ thủ chứng. Ví như nhãn căn chẳng tự thấy nhãn, pháp tánh vốn bình đẳng mà chẳng có kẻ bình đẳng. 

Lược giải: 

Tự tánh của Viên Giác vô sở trụ (phi tánh tánh hữu): Nói Phi Tánh vì chẳng chấp tự tánh là thật, tức là chẳng trụ nơi có; nói Tánh Hữu vì thánh phàm đều sẵn đầy đủ tức là chẳng trụ nơi không. 

(Lược giải hết) 

Chúng sanh mê muội, chưa thể diệt trừ tất cả huyễn hoá, lúc đang dụng công diệt trừ, muốn diệt mà chưa diệt thì hiện ra sai biệt. Nếu được tùy thuận bản tánh tịch diệt của Như Lai, rốt cuộc chẳng có sự tịch diệt và kẻ tịch diệt. 

Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh tử vô thỉ đến nay, do mê giác tánh thành vọng tưởng, chấp nhân ngũ uẩn là ngã, và ngã kiến kiên cố, thành kẻ ái luyến ngã mà chẳng tự biết vọng tâm niệm niệm sanh diệt, chìm đắm ngũ dục nên sanh khởi lòng yêu ghét. 

Nếu gặp thầy bạn tu chánh pháp giáo hoá, khiến cho khai ngộ giác tánh trong sạch tròn đầy, được thấu rõ nguồn gốc của sự sanh diệt mới biết sanh này vốn vô sanh, thì tâm trần lao cũng là tự tánh vậy. 

Lại nếu có người dứt hẳn trần lao, được pháp giới trong sạch, ngay cái kiến giải trong sạch ấy tự làm chướng ngại cho mình, nên ở nơi Viên Giác chẳng được tự tại, đây gọi là tùy thuận giác tánh của phàm phu. 

Thiện nam tử! Tất cả Bồ Tát do kiến giác chiếu soi, biết kiến giải là chướng ngại, dù đoạn được chướng ngại của kién giải (sở chiếu) nhưng kiến giác (năng chiếu) vẫn còn, trụ nơi kiến giác cũng thành chướng ngại mà chẳng thể tự tại, đây gọi là tùy thuận giác tánh của những Bồ Tát chưa vào sơ địa. 

Thiện nam tử! Có chiếu soi có kiến giác đều gọi là chướng ngại, cho nên thường giác của Bồ Tát chẳng trụ năng sở, năng chiếu và sở chiếu đồng thời tịch diệt. Ví như có ngưi tự chặt đầu mình, khi đầu đã chặt đứt thì chẳng còn kẻ năng chặt. Vậy dùng tâm chướng ngại tự diệt các chướng ngại, nếu chướng ngại đã đoạn diệt thì chẳng có kẻ năng diệt chướng ngại. 

Kinh giác liễu nghĩa của Phật như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng thì biết ngón tay chẳng phải mặt trăng, đủ thứ ngôn thuyết của tất cả Như Lai để khai thị cho Bồ Tát cũng là như thế, đây gọi là tùy thuận giác tánh của những Bồ Tát đã vào sơ địa. 

Thiện nam tử! Tất cả chướng ngại cũng là cứu cánh giác, đắc niệm thất niệm đều là giải thoát; pháp thành tựu, pháp phá hoại đều gọi là Niết Bàn; trí huệ, ngu si cùng là Bát Nhã, pháp thành tựu của Bồ Tát và ngoại đạo đồng là Bồ Đề; vô minh với Chơn Như cảnh giới chẳng khác, những giới định huệ và tham sân si đều là thanh tịnh hạnh, cõi chúng sanh và cõi Phật đồng một pháp tánh, địa ngục, thiên cung đều là tịnh độ, hữu tánh vô tánh cùng nhau thành Phật, tất cả phiền não tức giải thoát. Dùng trí huệ biển giác chiếu soi các tướng trong pháp giới đều như hư không bình đẳng bất nhị, đây gọi là tùy thuận giác tánh của Như Lai. 

Thiện nam tử! Những Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp phải an trụ tâm như thế này: Bất cứ lúc nào chẳng khởi vọng niệm, đối với vọng tâm cũng chẳng dừng nghỉ và diệt trừ, nơi cảnh vọng tưởng không cho liễu tri, đối với sự không li­u tri cũng chẳng phân biệt là thật không liễu tri. 

Lược giải: 

Bất cứ lúc nào chẳng khởi vọng niệm tức là vô niệm; đối với vọng tâm cũng chẳng dừng nghỉ và diệt trừ tức là chẳng diệt vọng; nơi cảnh vọng tưởng không cho liễu tri tức là chẳng cho chấp thật có vọng; đối với sự không liễu tri cũng chẳng phân biệt là thật không liễu tri tức là chẳng cho chấp thật không có vọng. Tu theo như vậy tức là giữ được chánh niệm cũng gọi là an trụ tâm vậy. 

(Lược giải hết.) 

Nếu những chúng sanh đối với pháp môn khó tin khó hieu khó trì (khó thực hành) này, nghe rồi mà chẳng sanh tâm kinh ngạc và khiếp sợ, ấy gọi là tùy thuận giác tánh. 

Thiện nam tử! Các ngươi nên biết, những chúng sanh này đã từng cúng dường trăm ngàn muôn ức hằng sa chư Phật và Đại Bồ Tát, gieo trồng nhiều phước đức thiện căn, nên Phật nói người ấy gọi là thành tựu nhất thiết chủng trí (quyết định sẽ thành Phật ). 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Thanh Tịnh Huệ nên biết,  
Tánh Bồ Đề viên mãn.  
Chẳng thủ cũng chẳng chứng,  
Chẳng Bồ Tát chúng sanh.  
Khi muốn giác chưa giác,  
Có thứ lớp sai biệt.  
Chúng sanh bị giải ( kiến giải) chướng,  
Bồ tát chưa lìa giác.  
Vào Thập Địa tịch diệt,  
Chẳng trụ tất cả tướng.  
Đại giác đều viên mãn,  
Gọi tùy thuận cùng khắp.  
Chúng sanh đời mạt pháp,  
Tâm chẳng sanh hư vọng.  
Phật nói người như thế,  
Hiện đời tức Bồ Tát.  
Cúng dường hằng sa Phật,  
Công đức đã đầy đủ.  
Dù có nhiều phương tiện,  
Đều gọi tùy thuận trí (giác tánh).

Khi ấy Oai Đức Tự Tại Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

Đại bi Thế Tôn! Đã vì chúng con giảng rõ tùy thuận giác tánh như thế, khiến cho những Bồ Tát nghe lời Phật dạy giác tâm sáng tỏ, chẳng nhờ tu tập mà được lợi ích lớn. 

Bạch Thế Tôn! Ví như thành phố lớn có bốn cửa thành, người vào thành từ mọi phương đến chẳng đi cùng một đường, tất cả Bồ Tát trang nghiêm cõi Phật và thành quả Bồ Đề cũng chẳng thực hành theo một phương tiện duy nhất. Xin Thế Tôn vì chúng con giảng rõ tất cả phương tiện thứ lớp và người tu hành gồm có mấy loại? Khiến Bồ Tát trong hội và chúng sanh đời mạt pháp, kẻ cầu đại thừa mau được khai ngộ, vào biển Đại Tịch DIệt của Như Lai. 

Ngài Oai Đức Tự Tại Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Oai Đức Tự Tại Bồ Tát rằng: 

-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp, hỏi Như Lai về những phương tiện như thế, nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. 

Khi ấy Oai Đức Tự Tại Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! Vô thượng diệu giác cùng khắp mười phương không gian và thời gian, sanh ra Như Lai và tất cả pháp, bản thể đồng nhau, bình đẳng bất nhị, nên những người tu hành thật chẳng có hai. Nếu tùy thuận phương tiện thì số ấy vô lượng, nay qui nạp lại, theo các tánh sai biệt phải có ba thứ. 

1. Thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát ngộ biết Viên Giác vốn trong sạch, dùng giác tâm trong sạch ấy phát khởi quán chiếu, lấy tịnh làm hạnh quán tâm thể chẳng động. Do lắng lặng các niệm, vọng tưởng ngừng nghỉ thì thấy tướng nhập khí sanh diệt trong thức thứ tám, quán lâu thì tịnh huệ sanh khởi, bỗng thấy khách trần lăng xăng của thân tâm từ nay diệt hẳn, trong tâm liền cảm thấy tịch tịnh khinh an. Vì tâm được tịch tịnh nên thấy tâm của Như Lai trong mười phương thế giới đều hiển hiện trong đó như hình tượng hiện trong gương, phương tiện này gọi là thiền quán Sa Ma Tha. 

2. Thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát ngộ biết Viên Giác vốn trong sạch, dùng giác tâm trong sạch ấy phát khởi quán chiếu, biết tánh của giác tâm và căn trần đều do huy­n hoá mà sanh khởi các huyễn, nay dùng huyễn trí (thỉ giác) diệt trừ kẻ huyễn (vô minh), thì hiện thân biến hoá như huy­n, khai phá vô minh để độ chúng huy­n. Do huyễn thân hoá độ chúng sanh mà chẳng chấp tướng chúng sanh nên trong tâm cảm thấy đại bi khinh an. Tất cả Bồ Tát từ đây khởi hạnh theo thứ lớp tiến lên, cái huyễn của trí năng quán kia chẳng đồng với cái huyễn của cảnh sở quán. Trí năng quán tuy chẳng đồng với cảnh sở quán, nhưng cũng là huyễn, vì sở diệt mà năng còn; nếu chấp năng quán vẫn chưa lìa huy­n, vì năng quán sở quánđều là huyễn, chẳng đồng với kẻ chấp thật có người để lìa hai thứ huyễn (năng sở). Sở quán đã diệt thì năng quán cũng tiêu, cảnh trí đều tuyệt, vậy mới được lìa hẳn tướng huyễn. 

Những Bồ Tát này tu theo chánh hạnh ke trên thì được diệu hạnh viên mãn, cũng như mầm Chơn Như trưởng thành nơi đất pháp thân. Phương tiện này gọi là thiền quán Tam Ma Bát Đề. 

3. Thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát ngộ biết Viên Giác vốn trong sạch, dùng giác tâm trong sạch ấy phát khởi quán chiếu, chẳng chấp huyễn hoá và tướng tịnh, liễu tri thân tâm đều là chướng ngại, nay chẳng chấp giác minh (giác minh là cội gốc của vô minh) chẳng ke chướng ngại, thì được diệt hẳn cảnh ngại và vô ngại. Sự thọ dụng tâm thế giới là tướng phiền não, Niết Bàn ở nơi phiền não của cõi trần cũng như âm thanh ở nơi chuông trống, chuông trống dù nhỏ hẹp, nhưng âm thanh vượt ra ngoài xa, chẳng bị khuôn khổ của chuông trống chướng ngại. Như thế Niết Bàn vượt ra ngoài tướng phiền não, cùng khắp pháp giới, cũng chẳng bị phiền não chướng ngại vậy. Tu theo thiền quán kể trên thì trong tâm được tịch diệt khinh an, tùy thuận cảnh giới tịch diệt của diệu giác thì thấy bốn tướng ngã (tự), nhơn (tha), chúng sanh, thọ mạng đều là vọng tưởng trôi nổi, tất cả thân tâm đều chẳng thể đến chỗ diệu giác. Phương tiện này gọi là Thiền Na. 

-Thiện nam tử! Ba thứ pháp môn này đều là Viên Giác, vì mười phương Như Lai tu hành nơi nhân địa được thân cận tùy thuộc ba môn này, nên do đó thành Phật. 

Đủ thứ phương tiện và tất cả đồng dị của mười phương Bồ Tát đều tu hành theo ba thứ pháp môn kể trên mà viên mãn chứng nhập, thành quả Viên Giác. 

Thiện nam tử! Giả sử có người tu hành thánh đạo, giáo hoá chúng sanh, thành tựu trăm ngàn muôn ức quả A La Hán và Bích Chi Phật, chẳng bằng người nghe pháp môn vô ngại của Viên Giác này mà tùy thuận tu tập trong một sát na (pháp môn Viên Giác là chánh nhân thành Phật, nên hơn quả nhiều quả chứng của nhị thừa). 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Oai Đức ngươi nên biết,  
Vô thượng đại giác tâm.  
Bản thể vốn bất nhị.  
Nếu tùy thuận phương tiện,  
Thì số ấy vô lượng.  
Như Lai qui nạp lại,  
Thành có ba pháp môn.  
Sa Ma Tha tịch tịch,  
Như gương soi các tướng.  
Tam Ma Đề huyễn hoá,  
Như mầm tăng trưởng dần.  
Thiền Na tướng tịch diệt,  
Như tiếng trong chuông trống.  
Ba thứ diệu pháp môn,  
Đều tùy thuận Viên Giác.  
Mười phương chư Như Lai,  
Và các Đại Bồ Tát,  
Do đó được thành đạo.  
Ba môn chứng rốt ráo,  
Gọi cứu cánh Niết Bàn

Khi ấy Biện Âm Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhi­u quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

-Đại bi Thế Tôn! Pháp môn này thật là hy hữu. Bạch Thế Tôn! Theo những phương tiện ấy, tất cả Bồ Tát muốn vào cửa Viên Giác phải có mấy thứ tu tập? Xin Phật vì đại chúng trong hội và chúng sanh đời mạt pháp dùng phương tiện khi thị, khiến ngộ nhập thật tướng. 

Ngài Biện Âm Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Biện Âm Bồ Tát rằng: 

-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì đại chúng và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về sự tu tập như thế, Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. 

Khi ấy Biện Âm Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Viên Giác trong sạch, vốn chẳng có sự tu tập và kẻ tu tập. Tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp nương theo tâm chưa giác, dùng huyễn lực tu tập, khi ấy thì có hai mươi lăm thứ định luân trong sạch: 

1. Nếu những Bồ Tát tu pháp cực tịnh, do sức tịnh được dứt hẳn phiền não, thành tựu rốt ráo nên chẳng rời chỗ ngồi liền vào Niết Bàn, Bồ Tát này gọi là chuyên tu thiền quán Sa Ma Tha. 

2. Nếu những Bồ Tát tu pháp quán như huy­n, dùng sức Phật tánh biến hoá thế giới và đủ thứ tác dụng để thực hành diệu hạnh trong sạch của Bồ Tát, nơi pháp tổng trì chẳng lạc mất tịch niệm và tịch huệ, Bồ Tát này gọi là chuyên tu thiền quán Tam Ma Bát Đề. 

3. Nếu những Bồ Tát chuyên diệt các huyễn, chẳng cần tác dụng mà tự dứt phiền não. Khi phiền não dứt sạch, liền chứng thật tướng, Bồ Tát này gọi là chuyên tu thiền quán Thiền Na. 

4. Nếu những Bồ Tát trước tu cực tịnh dùng huệ tâm của tịnh để chiếu soi kẻ huy­n (vô minh), liền ở trong đó khởi hạnh Bồ Tát. Bồ Tát này gọi là trước tu thiền quán Sa Ma Tha, sau tu thiền quán Tam Ma Bát Đề. 

5. Nếu những Bồ Tát tu theo tịnh huệ, chứng được tánh cực tịnh, liền dứt phiền não, lìa hẳn sanh tử, Bồ Tát này gọi là trước tu thiền quán Sa Ma Tha, sau tu thiền quán Thiền Na. 

6. Nếu những Bồ Tát tu theo huệ tịch tịnh, lại hiện sức huy­n hoá biến hiện đủ thứ thân tướng để độ chúng sanh, sau mới dứt phiền não mà nhập tịch diệt, Bồ Tát này gọi là trước tu Sa Ma Tha, giữa tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Thiền Na. 

7. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh, dứt phiền não rồi sau mới hành diệu hạnh trong sạch của Bồ Tát để độ chúng sanh, Bồ Tát này gọi là trước tu Sa Ma Tha, giữa tu Thiền Na, sau tu Tam Ma Bát Đề. 

8. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh, tâm dứt phiền não rồi lại độ chúng sanh, kiến lập thế giới, Bồ Tát này gọi là trước Sa Ma Tha, sau đồng thi tu hai thiền quán Tam Ma Bát Đề và Thiền Na. 

9. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh để sanh khởi biến hoá, sau mới dứt phiền não, Bồ Tát này gọi là trước đồng thi tu hai thiền quán Sa Ma Tha và Tam Ma Bát Đề, sau tu Thiền Na. 

10. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh để đưa đến tịch diệt, sau lại khởi tác dụng biến hoá thế giới, Bồ Tát này gọi là đồng thờ i tu hai thiền quán Sa Ma Tha và Thiền Na, sau tu Tam Ma Bát Đề. 

11. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá tùy thuận đủ thứ cho đến cực tịnh, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Sa Ma Tha. 

12. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá biến hiện đủ thứ cảnh giới mới đến tịch diệt, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Thiền Na. 

13. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá để làm Phật sự, an trụ tâm nơi tịch tịch mà dứt phiền não, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, giữa tu Sa Ma Tha, sau tu Thiền Na. 

14. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá tác dụng vô ngại dứt phiền não, an trụ tâm nơi cực tịnh, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, giữa tu Thiền Na, sau tu Sa Ma Tha. 

15. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá tác dụng phương tiện để tùy thuận hai thiền quán cực tịnh tịch diệt, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, sau tu hai thiền quán Sa Ma Tha và Thiền Na. 

16. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá sanh đủ thứ dụng để đến cực tịnh, sau mới dứt phiền não, Bồ Tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Tam Ma Bát Đề và Sa Ma Tha, sau tu Thiền Na. 

17. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá để đưa đến tịch diệt, sau an trụ nơi tịnh lự trong sạch vô tác, Bồ Tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Tam Ma Bát Đề và Thiền Na, sau tu Sa Ma Tha. 

18. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt mà sanh khởi cực tịnh, trụ nơi thanh tịnh, Bồ tát này gọi là trước Thiền Na, sau tu Sa Ma Tha. 

19. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt mà sanh khởi tác dụng, tùy thuận công dụng tịch chiếu để chiếu soi tất cả cảnh, Bồ Tát này gọi là trước Thiền Na, sau tu Tam Ma Bát Đề. 

20. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt tùy đủ thứ tánh an trụ nơi tịnh lự mà sanh khởi biến hoá, Bồ Tát này gọi là trước tu Thiền Na, giữa tu Sa Ma Tha, sau tu Tam Ma Bát Đề. 

21. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt và tự tánh vô tác nơi cảnh giới trong sạch sanh khởi tác dụng rồi trở về tịnh lự, Bồ Tát này gọi là trước tu Thiền Na, giữa tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Sa Ma Tha. 

22. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt mỗi mỗi thanh tịnh trụ nơi tịnh lự mà sanh khởi biến hoá, Bồ Tát này gọi là trước tu Thiền Na, sau đồng thời tu hai thiền quán Sa Ma Tha và Tam Ma Bát Đề. 

23. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt để đưa đến cực tịnh mà sanh khởi biến hóa, Bồ Tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Thiền Na và Sa Ma Tha, sau tu Tam Ma Bát Đề. 

24. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt sanh khởi biến hoá, đưa đến cảnh huệ trong sạch sáng tỏ của cực tịnh, Bồ tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Thiền Na và Tam Ma Bát Đề, sau tu Sa Ma Tha. 

25. Nếu những Bồ Tát dùng trí huệ Viên Giác chiếu soi, đầy khắp tất cả các tánh các tướng mà chẳng lìa giác tánh, Bồ Tát này gọi là tùy thuận vốn trong sạch của tự tánh mà viên tu ba thứ quán. 

Thiện nam tử! Những thiền quán kể trên gọi chung là hai mươi lăm định luân của Bồ Tát, tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp nếu tu theo định luân này nên thực hành như thế: phải trì phạm hạnh (thực hành thanh tịnh hạnh), im lặng quán tưởng thiết tha cầu sám hối trải qua hai mươi mốt ngày, ở nơi hai mươi lăm định luân, mỗi mỗi đều ghi dấu cho rõ ràng rồi thành tâm khẩn cầu, rồi tùy tay lấy một dấu hiệu, y theo dấu hiệu đã ghi liền biết rõ các pháp đốn tiệm, pháp nào thích hợp với mình, nếu có một niệm nghi hoặc thì chẳng thể thành tựu. 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Biện Âm ngươi nên biết,  
Tất cả các Bồ Tát,  
Huệ trong sạch vô ngại.  
Đều nương thiền định sanh,  
Gọi là Sa Ma Tha.  
Tam Ma Đề, Thiền Na.  
Theo ba pháp đốn tiệm,  
Có hai mươi lăm thứ.  
Mười phương chư Như Lai,  
Tất cà người tu hành,  
Đều do tu pháp này,  
Mà được thành Bồ Đề.  
Chỉ trừ kẻ đốn ngộ (kẻ tham Tổ Sư Thiền)  
Và Xin Đề chẳng tin (kẻ chẳng tin Phật pháp).  
Tất cả các Bồ Tát,  
Và chúng sanh mạt pháp,  
Thường nên giữ luân này.  
Tùy thuận siêng tu tập.  
Theo sức đại bi Phật,  
Chẳng lâu chứng Niết Bàn.

Khi ấy Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

-Đại bi Thế Tôn đã vì chúng con giảng rõ những hành tướng bất khả tư nghì nơi nhân địa của tất cả Như Lai, khiến đại chúng được pháp chưa từng có, thấy những cảnh giới siêng năng khổ tu đã trải qua hằng sa kiếp của Phật, ví như trong một niệm sát na thấy đủ tất cả công dụng của Như Lai, bậc Bồ Tát như chúng con thật tự cảm thấy hân hạnh biết bao! 

-Bạch Thế Tôn! Nếu giác tâm này bản tánh trong sạch, vì sao lại bị ô nhiễm, khiến những chúng sanh mê muội chẳng thể ngộ nhập? Xin Như Lai vì chúng con khai thị pháp tánh, để làm đạo nhãn cho tương lai, khiến đại chúng trong hội này và chúng sanh đời mạt pháp dễ được ngộ nhập. 

Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Thế Tôn bảo Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát rằng: 

-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về những phương tiện như thế, Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. 

Khi ấy Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay vọng chấp thật có bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh và thọ mạng, nhận lầm bốn tướng điên đảo này là thật thể của mình, do đó liền sanh hai cảnh yêu ghét, vậy nơi thể hư vọng lại chấp thêm một lớp hư vọng nữa. Hai thứ vọng nương nhau sanh ra vọng nghiệp, vì có vọng nghiệp nên vọng thấy có luân hồi; kẻ nhàm chán luân hồi lại vọng thấy có Niết Bàn, do sự chấp thật ngã tướng này nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch. Chẳng phải bản giác chống cự với những kẻ năng nhập, vì có kẻ năng nhập (ngã tướng) thì chẳng phải bản giác vậy. Cho nên động niệm và dứt niệm đều thuộc về mê muội.Tại sao? Vì có bổn khởi vô minh đã làm chủ cho mình từ vô thỉ rất khó đoạn trừ, phải có huệ nhãn mới trừ được. Vì tất cả chúng sanh sanh ra chẳng có huệ nhãn, hiện tiền các tánh thân tâm đều là vô minh, vô minh chẳng thể dứt vô minh, cũng như người có sinh mạng, sinh mạng chẳng thể tự dứt sinh mạng vậy. 

Vậy ngươi nên biết, có người yêu ta tùy thuận với ta thì tâm sanh hoan hỷ, người chẳng tùy thuận thì liền sanh oán ghét. Có tâm yêu ghét để nuôi dưỡng vô minh làm cho vô minh tương tục mãi, nên cầu đạo chẳng thể thành tựu. 

Thiện nam tử! Thế nào là ngã tướng? Những chúng sanh tu hành, tâm biết có sở chứng đều thuộc về ngã tướng. 

Thiện nam tử! Ví như có người cơ thể điều hoà thư thái, tay chân thư giãn, bỗng quên mất thân ta, vì ăn uống thất thường sanh ra bệnh hoạn, nhờ thầy thuốc châm cứu thấy đau mới biết có ta còn đây, cho nên người chấp có sở chứng mới hiện ra ngã tướng. 

Thiện nam tử! Nếu tâm liễu tri rốt ráo biết có sở chứng, dù chứng đến thanh tịnh Niết Bàn của Như Lai đều thuộc về ngã tướng. 

Thiện nam tử! Thế nào là nhơn tướng? Như những chúng sanh tâm có sở chứng, cho kẻ năng chứng là ta, nay tiến thêm một bậc, ngộ biết chứng chẳng phải ta, ngộ này siêu việt tất cả chứng, nhưng còn giữ tâm năng ngộ tức là nhơn tướng. 

Thiện nam tử! Những tâm biết có năng sở đều thuộc về ngã, tâm dù chỉ còn chút năng ngộ để chứng lý cùng tột của Niết Bàn đều gọi là nhơn tướng. 

Thiện nam tử! Thế nào là chúng sanh tướng? Chỗ này là những chúng sanh có tâm biết năng chứng năng ngộ đều chẳng thể đến. 

Thiện nam tử! Ví như có người nói rằng: Ta Là Chúng Sanh, thì biết kẻ nói chúng sanh kia chẳng phải ta cũng chẳng phải ngươi. Sao nói chẳng phải ta? Vì Ta Là Chúng Sanh thì chẳng phải ta, sao nói chẳng phải ngươi? Vì nói Ta Là Chúng Sanh thì chẳng phải ngươi cũng chẳng phải ta vậy. 

Lựơc giải: 

Nói Ta Là Chúng Sanh vì chúng sanh là nhiều người nhiều loài. Nay nói Ta chỉ có một mình ta thì chúng sanh chẳng phải ta; nói Ngươi cũng vậy, chỉ một mình ngươi chẳng phải nhiều chúng sanh, nên nói Ta Là Chúng Sanh thì chẳng phải ngươi cũng chẳng phải ta vậy. 

(Lược giải hết.) 

Thiện nam tử! Nếu những chúng sanh có tâm biết năng chứng năng ngộ đều là ngã tướng nhơn tướng. Nay tiến thêm một bậc, liễu tri chỗ này là ngã tướng nhơn tướng chẳng thể đến, nhưng còn có sở liễu tri, biết có năng chứng năng ngộ để lìa, nên gọi là chúng sanh tướng. 

Thiện nam tử! Thế nào là thọ mạng tướng? Những chúng sanh nay tiến thêm một bậc nữa, tâm quán chiếu sáng tỏ chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ còn một giác thể trong sạch; giác thể này tất cả nghiệp trí trong luân hồi đều chẳng thể tự thấy được, cũng như con mắt chẳng tự thấy mắt, tất cả tịch diệt. Vì trụ nơi tịch diệt thì mạng căn chưa dứt, nên gọi là thọ mạng tướng. 

Thiện nam tử! Nếu ta chiếu soi thấy tất cả người giác tri là cấu bẩn của trần lao. Có năng giác sở giác là chẳng lìa được trần lao. Ví như canh làm tan băng, canh là năng tan, băng là sở tan; khi băng đã tan thì canh và băng đều thành nước, năng tan (canh) sở tan (băng) đều diệt, nếu còn có ke biết băng tan thì còn cái năng biết, cái biết đó là ngã. Nói "còn thọ mạng tướng" thì nghĩa cũng như vậy. 

Thiện nam tử! chúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ bốn tướng không thật, dù trải qua nhiều kiếp siêng năng khổ hạnh tu hành, chỉ gọi là pháp hữu vi, rốt cuộc cũng chẳng thể thành tựu tất cả thánh quả (pháp vô vi), cho nên gọi là "Chánh pháp trong đời mạt pháp". Tại sao? Vì lầm nhận tất cả ngã tướng cho là tướng Niết Bàn; cho có chứng có ngộ mới gọi là thành tựu. Cũng như có người nhận giặc làm con thì tài sản nhà họ chẳng thể thành tựu. Tại sao? Như có người ái luyến ngã, cũng ái luyến Niết Bàn, đè nén gốc ái luyến ngã trở thành tướng Niết Bàn; có người chán ngã, cũng chán sanh tử, chẳng biết gốc ái luyến ấy mới thật là chơn sanh tử vậy. Nay có tâm nhàm chán sanh tử, nên gọi là chẳng giải thoát. 

Tại sao biết được pháp ấy chẳng giải thoát? 

Thiện nam tử! Chúng sanh đời mạt pháp tu tập Bồ Đề, cho sự chứng của mình là tự trong sạch, chứng được chút ít cho là đủ, chưa dứt sạch cội gốc của ngã tướng nên chẳng giải thoát. Nếu có người tán thán pháp mình thì liền sanh tâm hoan hỷ, muốn cứu độ họ; nếu phỉ báng pháp sở đắc của mình thì liền sanh tâm sân hận. Vậy thì biết cái tâm chấp ngã tướng rất kiên có, tiềm ẩn trong tạng thức, gặp ngoại cảnh kích thích thì phát khởi hiện hành nơi các căn, mãi chẳng gián đoạn. 

Thiện nam tử! Người tu hành vì chẳng dứt sạch ngã tướng nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch. 

Thiện nam tử! Nếu biết ngã tướng vốn không, thì chẳng có cái bản ngã để cho họ tán thán và phỉ báng; nay thấy "có ta thuyết pháp" thì ngã tướng chưa dứt, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ mạng tướng đều cũng như thế. 

Thiện nam tử! Chúng sanh đời mạt pháp vì chưa dứt ngã tướng, cho sự thuyết pháp là "do ta thuyết", nên pháp của họ thuyết là thuyết cái bệnh của ngã tướng, chẳng phải thuyết cái pháp của Niết Bàn vậy, cho nên gọi là kẻ đáng thương xót! Dù siêng năng tinh tấn, chỉ tăng thêm các pháp của bệnh, nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch. 

Thiện nam tử! Chúng sanh đời mạt pháp vì chẳng thấu rõ bốn tướng kể trên, chấp chỗ hành và kiến giải của Như Lai cho là kiến giải của mình, vì chẳng phải do tự mình tu chứng, nên rốt cuộc chẳng thể thành tựu. Hoặc có chúng sanh chưa đắc nói đắc, chưa chứng nói chứng, thấy người hơn ta thì sanh tâm ganh tỵ, ấy là do chúng sanh đó chưa dứt ngã kiến, nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch. 

Thiện nam tử! chúng sanh đời mạt pháp muốn tu thành đạo, chớ nên sanh tâm cầu ngộ; người sanh tâm cầu ngộ thì muốn học rộng nghe nhiều để hiểu thêm giáo lý, vậy chỉ thêm đa văn, tăng trưởng ngã kiến, chẳng phảingười chơn tu. 

Người chơn tu chỉ nên tinh tấn hàng phục phiền não, khởi tâm đại dũng mãnh; Niết Bàn chưa đắc khiến cho đắc, phiền não chưa dứt khiến cho dứt, những tâm tham sân si mạn, xiem khúc ganh tỵ đối cảnh chẳng sanh, ân ái giữa mình và người tất cả đều tịch diệt, Phật nói người ấy sẽ dần dần thành tựu thánh quả. Nương theo nhân địa này tu hành để cầu thiện tri thức thì chẳng đoạ tà kiến, nếu có sở cầu khác với nhân địa phát tâm kể trên, lại sanh lòng yêu ghét thì chẳng thể ngộ nhập biển giác trong sạch. 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Tịnh Nghiệp Chướng nên biết,  
Tất cả những chúng sanh.  
Đều do chấp ngã tướng,  
Luân hồi từ vô thỉ.  
Chưa dứt sạch bốn tướng,  
Chẳng được thành Bồ Đề.  
Yêu ghét sanh nơi tâm,  
Xi­m khúc giữ trong niệm.  
Cho nên bị mê muội,  
Chẳng thể vào Giác Thành.  
Nếu muốn về cõi Phật,  
Phải bỏ tham sân si.  
Tâm chẳng ái luyến pháp (pháp Niết Bàn),  
Dần dần được thành tựu.  
Thân ta vốn chẳng có,  
Yêu ghét do đâu sanh?  
Cầu thầy bạn chánh tu,  
Thì chẳng đọa tà kiến.  
Nếu tâm cầu pháp khác,  
Rốt cuộc chẳng thành tựu

Khi ấy Phổ Giác Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

-Đại bi Thế Tôn! Đã thuyết rõ những thiền bệnh, khiến đại chúng trong hội được pháp chưa từng có, tẩy sạch nghi ngờ trong tâm ý, được đại yên ổn. 

Bạch Thế Tôn! chúng sanh đời mạt pháp xa dần đời Phật, bậc thánh hiền ẩn dật, tà pháp lại thịnh thêm. Vậy chúng sanh muốn tu hành phải cầu người thế nào, nương theo pháp nào, hành theo hạnh nào, trừ bỏ bệnh gì, phát tâm như thế nào khiến cho chúng sanh mê muội khỏi đoạ tà kiến? 

Ngài Phổ Giác Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Phổ Giác Bồ Tát rằng: 

- Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo hỏi Như Lai về sự tu hành như thế, hay bố thí đạo nhãn vô úy cho tất cả chúng sanh đời mạt pháp, khiến chúng sanh được thành thánh đạo. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. 

Khi ấy Phổ Giác Bồ Tát và tất cả đại chúng trong hội hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! chúng sanh đời mạt pháp ngươi muốn tu hành nên phát đại tâm cầu thiện tri thức, tức là phải cầu người có chánh tri kiến, chẳng chấp cảnh giới Thanh Văn Duyên Giác, tâm chẳng trụ tướng, dù hiện trần lao, tâm thường trong sạch, thị hiện có lỗi mà tán thán phạm hạnh (thanh tịnh hạnh), khiến chúng sanh thường giữ giới luật, cầu người như thế mới được thành tựu vô thượng chánh đẳng chánh giác. Chúng sanh đời mạt pháp gặp người như thế nên chẳng tiếc thân mạng mà phụng sự cúng dường . Thấy những thiện tri thức trong tứ oai nghi thường hiện các hạnh trong sạch ấy là thuận độ; hoặc gặp Bồ Tát nghịch độ, thị hiện đủ thứ tội lỗi mà tâm chẳng kiêu mạn, dù cho Bồ Tát ấy có vợ con quyến thuộc, giữ lấy tiền tài cũng chẳng sanh tâm khinh bỉ. Nếu Thiện nam tử đối với các thầy bạn kể trên chẳng khởi ác niệm thì được đến chỗ rốt ráo thành tựu Chánh Giác, nên bản tâm sáng tỏ chiếu khắp mười phương cõi Phật. 

Thiện nam tử! Diệu pháp sở chứng của thiện tri thức ấy nên lìa bốn bệnh. Thế nào là bốn bệnh: 

-Một là Tác bệnh: Nếu có người nói rằng nơi bản tâm ta tác đủ thứ hạnh để cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do tác mà cầu được, nên gọi là bệnh. 

-Hai là Nhậm bệnh (bệnh mặc kệ): Nếu có người nói rằng nay ta chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn, đối với sanh tử Niết Bàn chẳng có một niệm khởi hay diệt, mặc kệ (nhậm) tất cả, đều tùy pháp tánh. Mặc kệ như thế mà muốn cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do nhậm mà có, nên gọi là bệnh. 

-Ba là Chỉ bệnh (bệnh dừng lại): Nếu có người nói rằng nay tự tâm ta dừng hẳn các niệm, cho tất cả tánh đều tịch nhiên bình đẳng, vậy muốn nhờ Chỉ (dùng) niệm để cầu Viên Giác, nhưng tánh Viên Giác ấy hợp với Chỉ, nên gọi là bệnh. 

-Bốn là Diệt bệnh: Nếu có người nói rằng nay ta dứt hẳn tất cả phiền não, thân tâm rốt ráo rỗng không chẳng có gì cả, huống là cảnh giới hư vọng, căn trần tất cả diệt hẳn để cầu Viên Giác. Nhưng tánh Viên Giác ấy chẳng phải tướng diệt, nên gọi là bệnh. 

Người đã lìa bốn bệnh thì bản tri trong sạch, theo quán chiếu này gọi là chánh quán, nếu theo quán chiếu khác gọi là tà quán. 

Lược giải: 

Tác-Chỉ-Nhậm-Diệt 

Diệu tánh của Viên Giác vốn chẳng thuộc nơi tác, chỉ, nhậm, diệt, nên lìa bốn bệnh này thì tự tánh tròn đầy sáng tỏ, vốn chẳng thiếu sót, gọi là trong sạch. Nay dù nói là bệnh, nhưng đối với người chưa ngộ đều thuộc về công dụng của sự tu hành, thì bốn thứ bệnh là bốn thứ thuốc. Nay tùy theo tự tánh của Viên Giác mà nói thì bản tánh vốn sẵn đầy đủ, chẳng nhờ công dụng nên mới gọi là bệnh vậy. 

(Lược giải hết.) 

-Thiện nam tử! Chúng sanh đời mạt pháp, người muốn tu hành nên hết lòng cúng dường thầy bạn chánh tu, phụng sự thiện tri thức. Nếu thiện tri thức ấy đến thân cận với mình, nên dứt tâm kiêu mạn, nếu muốn xa lìa mình, nên dứt tâm sân hận, gặp cảnh thuận nghịch đều như hư không, liễu tri thân tâm rốt ráo bình đẳng, với tất cả chúng sanh đồng thể chẳng khác. Tu hành như thế mới được ngộ nhập Viên Giác. 

Thiện nam tử! chúng sanh đời mạt pháp chẳng được thành đạo, là do có tất cả chúng tử yêu ghét giữa mình và người vô thỉ, nên chưa được giải thoát. Nếu có người xem kẻ oán thù như cha mẹ mình, tâm chẳng có hai, liền trừ được các bệnh nơi các pháp, sự yêu ghét giữa mình và người thì cũng như vậy. 

Thiện nam tử! chúng sanh đời mạt pháp muốn cầu Viên Giác nên phát tâm như thế này: tất cả chúng sanh nơi tất cả hư không, ta đều khiến cho ngộ nhập Viên Giác rốt ráo, ở nơi Viên Giác chẳng có kẻ thủ chứng Viên Giác, dứt trừ tất cả các tướng nhơn ngã v.v... Phát tâm như thế thì chẳng đoạ tà  
kiến. 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Phổ Giác ngươi nên biết,  
Chúng sanh đời mạt pháp,  
Muốn cầu thiện tri thức,  
Nên cầu người chánh kiến.  
Xa lìa người nhị thừa,  
Trong pháp trừ bốn bệnh,  
Là Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt,  
Thầy đến chẳng kiêu mạn,  
Thầy đi chẳng sân hận.  
Thấy đủ thứ cảnh giới, (thuận độ nghịch của Bồ Tát ).  
Nên sanh tâm hy hữu.  
Xem như Phật ra đời ,  
Chẳng vi phạm luật nghi.  
Giới căn trong sạch hẳn,  
Độ tất cả chúng sanh.  
Cứu cánh vào Viên Giác,  
Chẳng có tướng nhơn ngã.  
Theo trí huệ Chánh Pháp.  
Tu hành siêu tà kiến,  
Chứng nhập Đại Niết Bàn.

Khi ấy Viên Giác Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

-Đại bi Thế Tôn đã vì chúng con giảng rõ đủ thứ phương tiện của Viên Giác trong sạch, khiến chúng sanh đời mạt pháp được lợi ích lớn. 

Bạch Thế Tôn! Chúng con nay đã khai ngộ, sau khi Phật diệt độ, chúng sanh đời mạt pháp, người chưa được ngộ, tu theo cảnh giới trong sạch của Viên Giác này, nên an cư như thế nào? Nơi Viên Giác này có ba thứ thiền quán trong sạch, nên bắt đầu tu quán nào? Xin Phật rủ lòng đại bi, vì đại chúng trong hội và chúng sanh đời mạt pháp, bố thí đại pháp để lợi ích cho sự tu hành. 

Ngài Viên Giác Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh l­ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Viên Giác Bồ Tát rằng: 

- Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo hỏi Như Lai về những phương tiện như thế, cầu lợi ích lớn bố thí cho chúng sanh, Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. 

Lúc ấy Viên Giác Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh, hoặc khi Phật còn tại thế, hoặc sau khi Phật diệt độ, hoặc trong đời mạt pháp, có những chúng sanh sẳn đủ tánh đại thừa, tin giác tâm viên mãn bí mật của Phật, muốn theo đó tu hành; nếu có ngoại duyên chướng ngại thì nên tùy theo bổn phận quán chiếu như ta đã nói ở trên. Nếu chẳng bị ngoại duyên chướng ngại, thì nên cho đồ chúng an cư nơi Già Lam (chùa chiền), đại chúng cùng tu. Kiến lập đạo tràng, thiết lập kỳ hạn: dài là 120 ngày, trung bình là 100 ngày, ngắn là 80 ngày, tùy duyên sắp đặt chỗ ăn ở sạch sẽ cho d­ nhập đạo. 

Khi Phật còn tại thế, được thân cận Phật quán chiều theo chánh pháp. Sau khi Phật diệt độ thì treo bảy hình tượng Phật, mắt nhìn tượng Phật, tâm nghĩ hạnh Phật, sanh niệm tưởng nhớ Chánh Pháp như lúc Phật còn tại thế. Lại treo những tràng phan, hương, hoa, trải qua 21 ngày, đảnh lễ danh hiệu của mười phương chư Phật, thiết tha cầu sám hối, luôn luôn nhiếp hiện tu theo thiền quán kể trên, trải qua 21 ngày, nếu gặp cảnh giới tốt thì tâm được khinh an. 

Mỗi năm kiết hạ an cư ba tháng, là muốn cho những Bồ Tát được ở yên chuyên tu pháp đại thừa trong sạch, nên tâm phải lìa Thanh Văn. Vì muốn cho Bồ Tát tự tiện chuyên tu pháp quán của đại thừa, nên chẳng nhờ đồ chúng tieu thừa cùng nhau kiết hạ. 

Đến ngày an cư, nên ở trước tượng Phật nói rằng: Chúng con là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di (mỗi người tự xưng tên mình), theo Bồ Tát thừa, tu Tịch Diệt Hạnh, đồng nhập đồng trụ, nơi thực tướng trong sạch, dùng Đại Viên Giác làm Già Lam của chúng con, thân tâm an cư nơi tự tánh Niết Bàn, tánh trí bình đẳng, chẳng bị lệ thuộc, nay chúng con chẳng nương theo pháp Thanh Văn, kính thỉnh mười phương Như Lai và Đại Bồ Tát cùng với chúng con an cư ba tháng. Vì muốn chuyên tu Vô Thuợng Diệu Giác của Bồ Tát Thừa, do đại nhân duyên này nên chẳng nh đồ chúng tieu thừa cùng nhau kiết hạ. 

-Thiện nam tử! Đây gọi là thị hiện an cư của Bồ Tát, qua ba thời kỳ kiết hạ, sau ngày giải hạ, vì Bồ Tát đã dùng quán trí an tâm, nên khi ra ngoài chẳng cần có chúng bạn cùng đi, tùy ý mình đi đâu cũng chẳng ngại. 

-Thiện nam tử! Nếu chúng sanh đời mạt pháp, tu hành đạo Bồ Tát, nhập hạ ba kỳ đã nghe Phật dạy những thiền quán và căn, trần, thức, mỗi mỗi trong sạch kể trên, ấy là Chánh pháp đại chúng đã nghe, còn tất cả cảnh giới chẳng phải sở nghe của đại chúng thì chẳng nên chấp lấy để tu. 

-Thiện nam tử! Nếu những chúng sanh tu thiền quán Sa Ma Tha, trước tiên dùng sức cực tịnh, chẳng khởi một niệm nào. Tịnh đến chỗ cực, liền hiện Bản Giác, ấy là Sơ Tịnh. Từ nơi một thân cho đến một thế giới đều cũng như thế. 

-Thiện nam tử! Nếu Bản Giác cùng khắp một thế giới thì trong thế giới đó có một chúng sanh nào tâm khởi một niệm cũng đều biết cả, cho đến trăm ngàn thế giới điều cũng như thế. Đây là chánh quán, đại chúng đả nghe, còn tất cả cảnh giới chẳng phải sở nghe của đại chúng, thì chẳng nên chấp lấy để tu. 

-Thiện nam tử! Nếu các chúng sanh tu thiền quán Tam Ma Bát Đề, trước tiên nên tưởng nhớ mười phương Như Lai, tất cả Bồ Tát ở nơi mười phương thế giới, y theo mỗi mỗi pháp môn của Phật dạy, tùy thứ lớp tu hành siêng năng khổ hạnh, độ các chúng sanh, ở nơi chánh định phát đại nguyện, dùng Như Huyễn quán (Tam Ma Bát Đề) tự huân tập thành chủng tử Phật. Đây là chánh quán đại chúng nghe, còn tất cả cảnh giới chẳng phải sở nghe của đại chúng thì chẳng nên chấp lấy để tu. 

-Thiện nam tử! Nếu các chúng sanh tu thiền quán Thiền Na, trước tiên quán sổ tức, trong tâm li­u tri ngằn mé số niệm của sanh, trụ, diệt. Sự liễu tri ấy cùng khắp trong tứ oai nghi, phân biệt mỗi niệm, không một niệm nào chẳng liễu tri. Vậy tùy thứ lớp tiến lên, cho đến được biết một giọt mưa ở nơi xa trăm ngàn thế giới, cũng như đồ dùng của mình thấy ngay trước mắt. Đây là chánh quán, đại chúng đã nghe, còn tất cả cảnh giới chẳng phải sở nghe của đại chúng, thì chẳng nên chấp lấy để tu. 

Đây gọi là phương tiện đầu tiên của 3 thứ thiền quán kể trên. Nếu các chúng sanh lợi căn siêng năng khổ hạnh tinh tấn, đồng thời tu đủ ba thứ thiền quán, thì gọi là Như Lai xuất hiện trên đời , còn những chúng sanh độn căn đời mạt pháp, tâm muốn cầu đạo mà chẳng được thành tựu, là do nghiệp chướng đi trước, thì nên siêng năng sám hối, thường mong đoạn đứt những tâm yêu ghét, ganh tỵ, xi­m khúc, kiêu mạn (có tâm cầu thù thắng vô thượng là tâm kiêu mạn), chọn một thứ trong 3 thứ thiền quán trong sạch kể trên, tùy sức tu tập một thứ thiền quán, quán nầy tu không dược thì tu quán khác, tâm chẳng buông lung, tùy theo thứ lớp để cầu chứng nhập. 

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Viên Giác ngươi nên biết,  
Tất cả những chúng sanh,  
Muốn cầu đạo vô thượng,  
Trước lập ba kỳ hạn.  
Sám hối nghiệp vô thỉ,  
Qua hai mươi mốt ngày.  
Rồi tu chánh quán Phật,  
Chánh quán chúng đã nghe,  
Còn cảnh giới tà quán,  
Chẳng phải chúng sở nghe,  
Thì chẳng nên chấp lấy.  
Sa Ma Tha cực tịnh,  
Tam Ma Đề ghi nhớ,  
Thiền Na quán sổ tức.  
Gọi ba quán trong sạch,  
Nếu người siêng tu tập,  
Gọi là Phật ra đời .  
Độn căn chưa thành tựu,  
Thường nên siêng sám hối.  
Tất cả tội vô thỉ,  
Nếu các chướng tiêu diệt,  
Cảnh Phật liền hiện tiền.

Khi ấy Hiền Thiện Thủ Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhi­u quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng: 

-Đại bi Thế Tôn! Đã vì chúng con và chúng sanh đời mạt pháp, khai thị việc bất khả tư nghì như thế. 

Bạch Thế Tôn! Kinh giáo đại thừa này phải đặt tên gì? Thọ trì như thế nào? Chúng sanh tu tập được công đức gì? Khiến con hộ vệ người trì Kinh như thế nào? Phổ biến giáo pháp này đến bậc địa vị nào? 

Ngài Hiền Thiện Thủ Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 

Bấy giờ Phật bảo Hiền Thiện Thủ Bồ Tát rằng: 

- Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về vấn đề Kinh giáo, công đức, tên gọi như thế, nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. 

Lúc ấy Hiền Thiện Thủ Bồ Tát và tất cả đại chúng trong hội hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! Kinh này là do trăm ngàn muôn ức hằng sa chư Phật sở thuyết, được tam thế Như Lai hộ trì, là chỗ quy y của mười phương Bồ Tát, là con mắt trong sạch của mười hai bộ Kinh, Kinh này gọi là Đại Phương Quảng Viên Giác Tổng Trì, cũng gọi là Khế Kinh Liễu Nghĩa, cũng gọi là Bí Mật Vương Tam Muội, cũng gọi là Cảnh Giới Quyết Định của Như Lai, cũng gọi là Tự Tánh Sai Biệt Trong Như Lai TẠng, ngươi nên thọ trì. 

Thiện nam tử! Kinh này hiển bày cảnh giới của Như Lai, chỉ có Phật Như Lai mới có thể giảng thuyết đến chỗ cùng tột. Nếu các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp theo đó tu hành, tùy thứ lớp tiến lên, sẽ đến địa vị Phật. 

Thiện nam tử! Kinh này gọi là đại thừa đốn giáo, chúng sanh lợi căn do đó đốn ngộ, lại cũng bao gồm pháp tiệm tu cho tất cả chúng sanh. Ví như biển lớn chẳng bỏ sót dòng nước nhỏ, cho đến ruồi muỗi và A Tu La, uống nước này đều được no đủ cả. 

Thiện nam tử! Giả sử có người đem thất bửu chất đầy tam thiên đại thiên thế giới dùng để bố thí, chẳng bằng có người nghe tên Kinh này hay nghĩa một câu trong Kinh (Thất bửu thế gian chất đầy cõi Phật để bố thí chỉ gieo được phước hữu lậu, một lời nói chí lý thì sẽ chuyển phàm thành thánh). 

Thiện nam tử! Giả sử có người giáo hoá trăm ngàn hằng sa chúng sanh đắc quả A La Hán, chẳng bằng có người giảng thuyết Kinh này cho người nghe được hiểu thấu nửa bài kệ trong đó. 

Thiện nam tử! Nếu có người nghe tên Kinh này lòng tin vững chắc, nên biết người ấy đã gieo trồng thiện căn phước huệ nơi hằng sa tất cả chư Phật, nên được nghe khinh giáo này mà tướng chẳng nghi hoặc, chứ chẳng phải gieo trồng thiện căn nơi một Phật hai Phật mà được như thế. 

Thiện nam tử! Các ngươi nên hộ trì người tu hành đời mạt pháp, chẳng cho ác ma và ngoại đạo nhi­u loạn thân tâm họ, khiến cho lui sụt. 

Lúc ấy, trong hội có Hỏa Thủ Kim Cang, Tồi Toái Kim Cang, Ni Lam Bà Kim Cang, v.v... tám vạn Kim Cang với quyến thuộc họ đều từ chỗ ngồi đứng dậy đi nhi­u quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật mà thưa rằng: 

-Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả chúng sanh đời mạt pháp có người trì kinh này, quyết định tu pháp đại thừa, chúng con xin gìn giữ hộ trì như gìn giữ con mắt, cho đến bất cứ chỗ đạo tràng, chỗ tu hành nào, chúng con đều tự lãnh đồ chúng, ngày đêm hộ trì khiến khỏi bị lui sụt. Cho đến khiến gia đình họ thoát hẳn tai chướng, tật bệnh tiêu diệt, của cải phong túc, chẳng có thiếu thốn. 

Khi ấy Đại Phạn Thiên Vương, hai mươi tám Thiên Vương cùng với Tu Di Sơn Vương, Hộ Quốc Thiên Vương, v.v... đều từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật mà thưa rằng: 

-Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng giữ gìn hộ vệ người trì Kinh này, khiến được thân tâm thường yên ổn, chẳng bị lui sụt. 

Khi ấy có Đại Lực Quỷ Vương tên là Cát Bàn Trà, với mười vạn Quỷ Vương đều từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật mà thưa rằng: 

-Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng ngày đêm giữ gìn hộ vệ người trì kinh này, khiến chẳng bị lui sụt. Chung quanh một do tuần chỗ người ấy ở, nếu có quỷ thần nào đó xâm phạm, thì chúng con sẽ đánh nát họ thành vi trần. 

Phật thuyết Kinh này xong, tất cả Bồ Tát, Bát bộ Thiên Long qủy thần cùng quyến thuộc họ, và các Thiên Vương, Phạn Vương, v.v... Tất cả đại chúng trong hội nghe lời Phật thuyết đều hoan hỷ, tín thọ phụng hành. 

Kinh Viên Giác hết

GIỚI THIỆU 
NIỆM PHẬT VIÊN ĐỐN TAM KINH
Tỳ kheo Thọ Dã 
Bản dịch Việt: Minh Lễ

 

TỰA

VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát thuở tu nhơn, pháp tánh sẵn có của hết thảy chúng sanh. Mười phương chư Phật thân chứng được Bát nhã diệu tánh nên gọi là Phật. Tất cả bậc đại sĩ tu hành nơi Bát nhã diệu pháp nên gọi ngài là Bồ tát. Nhưng tất cả chúng sanh mê mờ Bát nhã diệu hạnh vì thế mới gọi chúng sanh mê muội nẻo về.

Tuy nhiênchúng sanh mê mờ quên mất Bát nhã diệu hạnh nhưng chơn không pháp tánh thường tồn , nên nói rằng: không giảm; Chư Phật thân chứng Bát nhã diệu tánh rốt ráo vẫn không một vật, nên gọi: không tăng. Không tăng không giảm tức là pháp tánh bình đẳng; pháp tánh bình đẳng chính là Bát nhã diệu hạnh.

Kinh Kim Cang có câu: “ Nên không chỗ trụ mà sanh tâm kia” chính chỉ cho Bát nhã diệu hạnh. Tại sao? Là vì do không an trụ nơi pháp cũng không trụ nơi tướng tức gọi là an trụ Bát nhã ba la mật.

Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: An trụ Bát nhã ba la mật như vậy các thiện căn tăng trưởng ra làm sao ? tổn giảm như thế nào ? Văn Thù Sư Lợi thưa rằng: Nếu như đủ năng lực an trụ Bát nhã ba la mật như vậy, ở nơi các thiện căn không tăng không giảm, nơi tất cả pháp cũng không tăng không giảm, ngay tánh tướng Bát nhã ba la mật cũng không tăng không giảm. Bạch Thế Tôn ! tu Bát nhã ba la mật như vậy thì không buông bỏ pháp phàm phu, cũng không ôm giữ pháp thánh hiền. Tại sao ? Là vì Bát nhã diệu hạnh chơn không vô tướng không thấy có pháp nào có thể đáng ôm giữ hay đáng buông bỏ, cũng không thấy sự vui sướng của Niết Bàn hay sự đau khổ của sanh tử. Bát nhã diệu hạnh như ai có khả năng tin chắc không nghi, tu hành chơn thật không hư dối sẽ thừa sức thành tựu quả Phật, còn nói gì là địa vị Bồ tát!

Kế đến kinh Như lai bất tư nghị cảnh giới” theo lời giải thích của Tổ Thanh Lương nơi phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện thuộc kinh Hoa Nghiêm: Tâm trí khế hợp là nhập, tâm tư không thể suy lường, ngôn thuyết không thể diễn đạt được là bất tư nghị, có tác dụng thoát ly chướng ngạigiải thoát, trí chia chẻ là cảnh. Bất tư nghị cảnh giới tức là sở nhập (đối tượng để thể nhập), khả năng thấu suốt cảnh giới bất tư nghị là năng nhập (chủ thể thể nhập), năng sở đều mất, chỉ tồn tại lại diệu tánh tức chơn như diệu trí gọi đó là Bất tư nghị cảnh giới.

Sau hết, Kinh Đại tập Hiền Hộ (Bát chu tam muội) chỗ trọng yếu nhứt dùng thân miệng ý tu tập ba nghiệp thanh tịnh: Thân nghiệp thanh tịnh tinh tấn hiểu biết giáo lý Phật pháp đại thừa, y theo giới tu hành. Khẩu nghiệp thanh tịnh tuyên dương giáo pháp chư Phật để cho chúng sanh hiểu biết sâu về pháp tánh bình đẳng. Ý nghiệp thanh tịnh tinh chuyên suy gẫm bình đẳng pháp tánh giữa thánh cùng phàm, ngày đêm sáu thời gẫm nghĩ không quên. Tu tập ba nghiệp thanh tịnh Phạm hạnh như vậy được thể nhập Tam muội Nhứt Hạnh, do tam muội Nhứt Hạnh bình đẳng pháp tánh xứng tánh ra công tu tập đó là lục độ vạn hạnh, nhờ nơi lục độ vạn hạnh trang nghiêm cho trí giác vô thượng, gọi đó là Phật. Phật nghĩa là giác ngộ, cũng là diệu trí, tức lý tánh của chơn như, thu gọn lại trọn không một vật, buông phóng ra vạn tượng hiện bày.

 

Tuần tự thể nhập ba bộ kinh trên, đầu tiên – do Văn Thù Bát Nhã Diệu trí soi sáng lý chơn không vô tướng mà phát khởi diệu hạnh.

Hai—Do Bát Nhã chơn không diệu hạnh thể nhập Bất tư nghị cảnh giới, dù nhập cửa huyền cảnh giới bất tư nghị nhưng không trụ nơi tướng. Ba – Do vô trụ tướng diệu hạnh bát nhã tu tập thân khẩu ý ba nghiệp thanh tịnh, bậc Hiền ba nghiệp tinh tấn, bậc Hộ (gìn giữ) phạm hạnh thanh tịnh, nên gọi liên hườn thâm nhập cả ba kinh, thành tựu trong chỉ một đời mệnh danh cho đó là đại giáo viên đốn.

Kinh Văn Thù Bát Nhã: Như người học bắn tập lâu chắc giỏi, về sau dù vô tâm nhưng tên bắn ra mũi mũi đều trúng, nếu không do tập lâu thành thói quen lại nói khan là vô tâm không bao giờ có. Do một môn tam muội bao gồm tất cả môn tam muội, lấy một môn tam muội tổng trì các pháp. Các Đại Bồ tát đều nhơn tam muội này chứng Đại Bồ đề.

Pháp Sư Minh Lễ ngụ tại Đại học Vạn Hạnh Thủ đô Saigon nước Việt Nam, người có thỉnh vấn tựa nơi tôi, ý muốn dịch ba bộ kinh Viên Đốn từ Văn Trung Hoa ra Văn Việt để cho tín đồ Phật giáo nơi đất Việt trực nhập được giáo lý đại thừa viên đốn chóng đến

bờ giác vô thượng, nguyện của người sâu rộng như thế kẻ thường thật khó ngang sánh, quả là Tăng già kiệt tác trên Việt sử cận đại, tôi mới có lời rằng: Giáo lý Đại thừa tôi nghiên cứu rất cạn còn nói chi đến đại giáo viên đốn! càng nghĩ kỹ lại càng thêm hổ thẹn,

kính cẩn đọc qua một dạo ba kinh viên đốn, nghĩa kinh sâu xa huyền diệu khó thể suy lường, thật chỉ có Phật cùng Phật mới thấu hiểu cùng tận, Bồ tát đại thừa còn chưa biết suốt đến nguồn, huống hồ gì bạc địa phàm phu!

Nghiên cứu ba bận rồi lại gẫm nghĩ mấy dạo thì cũng có thể hiểu và nói lên sơ sài được đôi ba điều. Bất tư nghị cảnh giới Bát nhã diệu trí kia chờ đợi kẻ trí bậc thánh hiền tách bạch ý nghĩa sâu xa khiến cho người duyệt đọc được nhiều lợi ích đối với chánh pháp .

Xưa Bành Tế Thanh đặc biệt thông suốt pháp môn đại giáo Viên Đốn cho pháp môn Niệm Phật bao gồm hết không thừa pháp nào. Như ai có thể tin chơn thật chắc thật già dặn niệm một câu thánh hiệuA di đà Phật” dọc ngang siêu xuất đại giáo viên đốn nên cổ đức có nói pháp môn tịnh độ bao gồm tất cả pháp. Cận đại đại sư Ấn Quang có lời dạy : “ pháp pháp đều xuôi về tịnh độ”. Một câu Di Đà bao trùm đại giáo viên đốn không chút thừa sót, xác thật không còn nghi ngờ gì nữa. Do đó càng thêm hăng hái thành khẩn tu trì rồi còn trở lại dạy dỗ kẻ có duyên lành, chắc chắn hiện đời thân tâm thanh tịnh, được ưu tiên vào lãnh vực thánh hiền, đến phút cảm ứng đạo giao liền về Cực Lạc. Các sự lợi ích đó thật khó hình dung hết được, chỉ xin viết ít điều sơ lược để cống hiến cho người đọc vậy .

Việt Nam Hoa Nghiêm giảng tự 

Tỳ kheo Trung Hoa Thọ Dã kính đề vào ngày mồng tám tháng tư năm Mậu Thân, Trung hoa Dân Quốc năm thứ 57 (1968 ) .

Người gửi bài: Đặng Hữu Phúc

LỜI ĐẦU SÁCH

Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh. Để cứu khổ chúng sanh, ngài An Thế Cao người nước An Tức sang Trung Hoa vào đời Hán Hoàn Đế ở kinh đô Lạc Dương, trước tiên trích dịch tám điều giác ngộ biên thành quyển kinh Bát Đại Nhân Giác này.

Chỉ cần tám điều giác ngộ ở đây, người Phật tử khéo ứng dụng tu hành sẽ tan biến hết mọi khổ đau và lần bước tiến lên cấp bậc Bồ-tát cho đến Phật quả. Hiệu dụng của tám điều giác ngộ quả thật không thể nghĩ bàn, nếu ai thực tập thực tu sẽ nhận được kết quả không nghi ngờ. Hàng Phật tử chúng ta chớ thấy quyển kinh mỏng mà xem thường, phải nghiền ngẫm cho tận tường, phải tu tập cho thuần thục sẽ đạt được bản nguyện thoát ly sanh tử.

Vì thấy tính cách tuy đơn giản nhưng quan trọng của quyển kinh, nên chúng tôi đem ra giảng cho Tăng Ni và Phật tử trước nhất. Đồng thời muốn Tăng Ni nhớ mãi, chúng tôi dịch thành văn vần để học mau thuộc.

Hiện nay các Thiền sinh hợp tác ghi chép lại lời giảng của tôi để phổ biến cho những bạn đồng tu được cơ hội đọc lại quyển kinh này. Để tỏ lòng tùy hỉ, tôi xin ghi ít dòng ở đầu sách.

THÍCH THANH TỪ

Viết tại Thiền viện Thường Chiếu

Ngày 27-08-1997


MỞ ĐẦU

Theo chương trình học ba năm thì kinh Bát Đại Nhân Giác được dạy đầu chương trình. Tôi sẽ giảng ngay bản kinh chữ Hán, do ngài An Thế Cao trích dịch, để cho quí vị mới học Phật dễ nhận ra yếu chỉ tu hành.

Bát: Là tám.

Đại Nhân: Là người lớn. Người lớn mà Phật muốn nói ở đây là người giác ngộ thấy rõ các pháp đúng như thật, không còn mê lầm các pháp. Theo đạo Phật, người chưa biết tu gọi là phàm phu. Người nghe lời Phật dạy, phát tâm tu chứng từ Sơ quả Tu-đà-hoàn, đến Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, thì gọi là Thanh văn. Còn người phát tâm tu Lục độ vạn hạnh chứng từ Thập tín… lên Sơ địa tiến dần đến Thập địa, gọi là Bồ-tát. Và khi công hạnh tự giác giác tha của Bồ-tát đã viên mãn thì thành Phật.

Như vậy, hàng Bồ-tát, Phật gọi là đại nhân.

Giác: Là biết, là trí tuệ tối thượng do tu chứng mà thành, thấy biết đúng lẽ thật, chớ không phải cái biết thiển cận sai lầm của người thế gian.

Bát Đại Nhân Giác là tám điều giác ngộ của Phật và Bồ-tát.

Kinh: Những lời giảng dạy của Phật, được kết tập lại thành bộ gọi là kinh. Lời Phật dạy vừa phù hợp với chân lý, vừa thích hợp với căn cơ tâm lượng của chúng sanh, trải qua ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai đều đúng. Kinh Phật nói cốt giáo hóa chúng sanh khiến cho chúng sanh nghe hiểu tin nhận tu hành, để thấy rõ lẽ thật và được giải thoát.

Kinh Bát Đại Nhân Giác, do ngài An Thế Cao dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán, vào thời Hậu Hán đời vua Hán Hoàn Đế, niên hiệu Kiến Hòa năm thứ 2 (148 Tây lịch). Ngài là Thái tử nước An Tức (Parthie), nay một phần thuộc Ba Tư (Persia) một phần thuộc A Phú Hãn (Afghanistan). Lúc bấy giờ Phật pháp từ Ấn Độ truyền sang An Tức rất thịnh hành, Ngài xuất gia tu học, thông suốt kinh luận. Sau Ngài đem Phật pháp truyền vào Trung Quốc, và dịch kinh này từ chữ Phạn ra chữ Hán.

Thông lệ các kinh mở đầu đều có lục chủng chứng tín của ngài A-nan khi kết tập: Tôi nghe như vầy, một thuở nọ, Phật ở tại Nhưng mở đầu kinh Bát Đại Nhân Giác không có phần này là tại sao? Vì lúc bấy giờ Phật pháp mới truyền vào Trung Quốc, người học Phật chưa thâm nhập giáo lý nhiều, nếu để trọn bộ kinh dày cho họ đọc, e không kham đọc nổi, nên Ngài phương tiện rút từng phần tinh yếu của Phật pháp trong nhiều bộ kinh mà dịch, phân ra: thứ nhất, thứ hai, thứ ba… đến thứ tám, tập thành Kinh Bát Đại Nhân Giác, để cho người mới phát tâm tu học dễ nắm được những điểm cần yếu trong Phật pháp, rồi sau mới học tiếp những phần khác sâu rộng hơn. Vì lý do đó, mà kinh Bát Đại Nhân Giác không có lục chủng chứng tín của ngài A-nan khi kết tập.


ĐIỀU GIÁC NGỘ 1

CHÁNH VĂN:

Vi Phật đệ tử,
Thường ư trú dạ,
Chí tâm tụng niệm,
Bát Đại Nhân Giác.

DỊCH:

Chúng ta đã là hàng Phật tử,
Đêm lẫn ngày hằng giữ thọ trì.
Chí thành tụng niệm nhớ ghi,
Tám điều giác ngộ của vì Đại nhân.

GIẢNG:

Ngài An Thế Cao dạy: Nếu chúng ta đã là đệ tử Phật thì phải trì tụng nhớ nghĩ tám điều giác ngộ mà Phật và Bồ-tát đã dạy đã làm, để bắt chước tu theo và sau đó chúng ta cũng sẽ được giác ngộ thành Bồ-tát, thành Phật như các ngài.

CHÁNH VĂN:

Đệ nhất giác ngộ:
Thế gian vô thường,
Quốc độ nguy thúy.
Tứ đại khổ không,
Ngũ ấm vô ngã.
Sanh diệt biến dị,
Hư ngụy vô chủ.
Tâm thị ác nguyên,
Hình vi tội tẩu.
Như thị quán sát,
Tiệm ly sanh tử.

DỊCH:

Điều thứ nhất phải thường giác ngộ:
Đời vô thường quốc độ bở dòn.
Khổ không tứ đại thon von,
Năm ấm vô ngã có còn chi đâu.
Đổi đời sanh diệt chẳng lâu,
Giả dối không chủ lý mầu khó tin.
Tâm là nguồn ác xuất sanh,
Thân hình rừng tội mà mình chẳng hay.
Người nào quán sát thế này,
Lần hồi sanh tử sớm chầy thoát ra.

GIẢNG:

Đệ nhất giác ngộ

Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn, lời dạy của Ngài là những phương pháp hướng dẫn cho mọi người tu, chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, chuyển mê thành giác. Hiện tại chúng ta tự nhận mình là Phật tử học pháp của Phật, đi con đường Phật đã đi, người thì mới học Phật, người thì học đã lâu, vậy có ai được phần nào giác ngộ chưa? Tại sao chúng ta học pháp Phật, tu theo Phật, mà Phật đã giác ngộ chúng ta lại chưa giác ngộ?

Tuy nói thế, song nếu nghiệm xét lại thì quí vị sẽ thấy mình có ít phần giác ngộ. Tôi tin chắc như vậy. Vì có học có tu theo Phật là có giác ngộ. Giác nhiều hay ít là tùy theo sự tu tỉnh của mình sâu hay cạn, điều này mỗi người tự biết.

Có nhiều người thường nghe nói chúng sanh thì mê, Phật thì giác, mà không hiểu thế nào là mê và mê cái gì? thế nào là giác và giác cái gì? Nếu chúng ta là Phật tử, mà không biết thế nào là mê và mê cái gì, thế nào là giác và giác cái gì, thì tu suốt kiếp cũng không biết mình tu tới đâu. Nếu hiểu thế nào là mê thì biết thế nào là giác. Nói mê nói giác là nói theo danh từ nhà Phật, nói theo thế gian thì gọi là lầm.

Ví dụ người thế gian mua đồ trang sức như bông tai, cà rá làm bằng thau mạ vàng mà không biết, nên trả giá ngang với vàng thật thì gọi đó là mua lầm, đồ giả tưởng là đồ thật. Khi biết là đồ giả thì hết lầm, hết lầm thì hết mê.

Thêm một ví dụ nữa: Người đi đến nhà quen mà quên số nhà, hoặc quên đường nên đi lộn, không tìm được nhà mà họ muốn đến. Khi có người chỉ đúng đường đi và số nhà chính xác, thì người ấy không còn lầm lẫn nữa. Giống như người hết mê là đã tỉnh. Cũng vậy, cái giả cho là thật, đạo Phật gọi là mê, cái giả biết là giả thì gọi là giác. Mê và giác không xa. Vậy, quí Phật tử học tu theo Phật có biết cái gì là giả, cái gì là thật chưa?

Thế gian vô thường,
Quốc độ nguy thúy.
 

Từ lâu, chúng ta mê lầm là mê lầm cái gì? Tất cả mọi người ai cũng thấy thân này là bền chắc, mọi cảnh vật, mọi sanh hoạt hằng ngày là thật. Rồi đinh ninh mình sẽ sống đến bảy tám mươi tuổi, hoặc một trăm tuổi… Vì vậy mà mải mê lo làm ăn, lo dành dụm tiền của để được giàu có. Lo cho sự nghiệp thế gian nhiều chừng nào là tốt chừng nấy, có của nhiều để hưởng cả đời và để lại cho con cháu được đầy đủ hơn người. Ai ai cũng đều có ý nghĩ đó, nhưng có mấy ai muốn mà được như ý? Vì vậy nên điều giác ngộ thứ nhất Phật nói: “thế gian là vô thường”, cõi đời mà chúng ta đang sống đây không lâu bền, có đó rồi mất đó. Ví dụ quả núi đang đứng sừng sững bị người bắn phá, dời đá đi nơi khác, núi trở thành đất bằng. Mới ngày nào sông sâu nước chảy xiết, giờ đây đã được lấp đầy phù sa. Trước kia chỗ này là dinh thự phố lầu nguy nga, nay chỉ còn là đống gạch vụn điêu tàn hoang sơ. Xưa, chỗ kia đồng không hoang vắng, nay trở thành đô thị chợ búa lâu đài phồn thịnh sung túc, xe cộ dập dìu. Nhà kia xưa giàu có bây giờ nghèo khổ cơ cực. Gia đình nọ, cha con, chồng vợ sum vầy, giờ đây đã chia ly xa cách, hoặc chết mất đi mấy người… Đó là cảnh vật vô thường biến đổi. Thế mà bấy lâu nay đa số chúng ta vẫn có ý niệm thế gian mãi mãi thường còn. Đó là ý niệm sai lầm của kẻ mê. Nếu người nào thấy được sự vật ở cõi đời này, nay còn mai mất, có đó rồi mất đó, người thấy như thế là người tỉnh, người giác. Thế tại sao chúng ta không dám nhận mình có tỉnh có giác? Phật giác ngộ hoàn toàn, chúng ta nhờ có học có tu theo lời Phật dạy, chúng ta cũng giác được đôi phần, tuy giác chút chút cũng là có giác.

Nhưng có người nghe Phật nói thế gian vô thường, cũng hiểu và thấy thế gian vô thường, rồi tưởng mình đã hiểu thấu suốt lý vô thường. Nhưng khi gặp việc làm ăn có lợi, lại toan tính hơn thua, lo dành để của tiền sự nghiệp từ đời này qua đời nọ… Người đó tôi nói vẫn còn thấy thế gian là thường. Tuy có giác, nhưng chỉ giác một chút rồi mê. Giác độ vài mươi phút hoặc một giờ thôi, giác như thế là giác gián đoạn, giác từng phần. Phật và Bồ-tát thì hằng giác, giờ nào phút nào các ngài cũng thấy biết như thế. Chúng ta thì lúc giác lúc mê; nếu gặp cảnh trái ý nghịch lòng, buồn khổ tang thương thì thấy đời là vô thường; khi gặp cảnh vừa lòng ưa thích thì quên đi, thấy là thường. Như vậy là giác gián đoạn, lúc giác lúc mê.

Nếu muốn được giác liên tục thì phải làm sao? Đây là ước nguyện của người muốn tu tiến, muốn được giác ngộ hoàn toàn như Bồ-tát, như Phật. Ví dụ quí vị nghe một bài thơ, một câu ca dao thấy hay, nhưng nghe qua một lần thì không nhớ, nếu nghe liền ghi chép đọc đi đọc lại nhiều lần, huân tập thì sẽ thâm nhập, muốn đọc liền nhớ, không quên, không ngập ngừng.

Cũng vậy, lâu nay chúng ta huân tập việc thế gian. Cha mẹ, anh em, gia tộc… dạy mình cuộc đời là thường, nên rồi ai cũng tranh danh đoạt lợi, lo cho ta, cho gia đình, cho bà con quyến thuộc, ham làm giàu, ham sung sướng, cái gì cũng tính lâu dài cả trăm năm cả ngàn năm. Nay nghe Phật nói “thế gian là vô thường”, chúng ta nghiệm xét lại thấy rõ cuộc đời là vô thường, Phật nói rất đúng! Tuy biết Phật nói đúng, nhưng nếu nghe qua rồi bỏ, thì chúng ta chỉ giác một chút thôi. Nếu chúng ta thường nhớ, thường quán xét lời Phật dạy, thấy rõ thế gian là vô thường, từ thân tâm con người cho tới hoàn cảnh đều là vô thường. Cứ như vậy mà quán xét huân tu thường xuyên, thì chúng ta càng ngày càng thấu đạt thâm sâu lý vô thường Phật dạy. Lúc bấy giờ đối với thân tâm, cũng như cảnh vật bên ngoài, không còn lầm chấp, thấy rõ là vô thường, như thế mới thật là giác. Đó là do chúng ta thường xuyên huân tu, xông ướp tâm mình qua lời dạy sáng suốt của Phật, nên mới được sáng suốt giác ngộ, khi gặp cảnh vô thường tâm vẫn an nhiên tự tại. Như vậy không phải A-la-hán, Bồ-tát là gì? Còn nếu nói tu học theo Phật, Phật dạy vô thường mà Phật tử lại thấy là thường, khi đối diện với cảnh vô thường vẫn cứ buồn khổ khóc than. Như vậy là chưa giác ngộ. Sở dĩ chúng ta học đạo giác ngộ mà không giác, là vì chúng ta nghe qua rồi bỏ không chịu huân tu, không chịu quán xét nhận định rõ ràng, thì không thể tỉnh giác như Bồ-tát, như Phật được. Bồ-tát, Phật trước kia cũng là một con người như chúng ta, do thường xuyên quán xét huân tu nên các ngài thấy rõ các pháp là vô thường. Vì vậy, mà đối với mọi cảnh thuận nghịch, các ngài vẫn an nhiên tự tại. Gặp danh, gặp lợi, gặp sắc, gặp tài… các ngài dửng dưng không nhiễm không động, vì biết nó là vô thường.

Lại có nhiều người học đạo, nghe giảng về lý vô thường khen thầy giảng hay. Song, nghe rồi trả tất cả cho thầy, riêng mình thì cứ lo tính chuyện thế gian, không bỏ sót một việc nào. Tính chuyện làm ăn sao cho có lợi nhiều, làm sao cho giàu, làm sao cho con mình học giỏi, ham muốn chuyện thế gian đủ điều nào danh nào lợi… Rồi căn cứ trên ngày tháng xét thấy mình học Phật đã lâu, mà sao vẫn còn mê còn nhiễm và còn khổ. Sở dĩ như vậy là do thiếu huân tu thiếu quán xét. Yếu tố tu hành là ở chỗ mình phải huân tu quán xét thường xuyên cho thuần thục như Bồ-tát, như Phật. Nếu thường xuyên quán xét huân tu thuần thục, thì làm gì có mê, có nhiễm, có khổ? Thế nên người học Phật biết tu, khi nghe một câu Phật pháp, liền ghi nhận, tu suốt đời. Còn người học Phật mà không biết tu, dù cho nghe hết ba tạng kinh, luật, luận, cũng không nhớ thực hành. Nếu nghe hiểu nhớ và thực hành thì sẽ thấy lời Phật dạy rất thực tế, rất hữu ích, giúp người giải thoát mọi khổ đau.

Tôi xin hỏi Phật tử:

- Quí vị có thấy thế gian này là vô thường không?

- Thưa thấy.

- Phật nói có đúng không?

- Thưa đúng.

- Biết Phật nói đúng chúng ta phải làm sao?

- Thưa phải theo.

Theo không chưa đủ, mà phải huân tu, tức là luôn luôn ghi nhớ và thực hành, thực hành cho đến khi nào nhìn sự vật có hình tướng đều thấy là vô thường, chừng đó mới thật sự giác ngộ. Khi đã thấu suốt lý vô thường, giả sử lỡ tay rớt món đồ đắt tiền, chúng ta không buồn tiếc. Hoặc nhà cửa, xe cộ bị hư bị mất chúng ta thấy nó vô thường, nên cũng không buồn không khổ. Cho đến việc thế gian hợp tan còn mất, và ngay cả thân mạng này có già có đau có chết, chúng ta cũng không còn khổ đau nữa. Đó là nhờ chúng ta học Phật và biết tu, nên mới hết khổ. Vì vậy nên nói đạo Phật là đạo cứu khổ.

Từ lâu chúng ta mê lầm, mê mình mê vật, được thì mừng vui, mất thì buồn khổ. Song, người đời đâu có ai được hoài, đa số là mất nhiều hơn được. Quí Phật tử lớn tuổi xét lại sẽ thấy rõ điều này, nào mất cha mẹ, mất anh em, mất thân tộc, mất bạn bè, mất đủ thứ…, rồi đây sẽ mất luôn mạng sống của mình nữa! Mọi sự đau khổ cứ dồn dập! Người thân mất, ai mà không buồn, không rơi nước mắt. Chỉ khi nào thấu đạt được lý vô thường là một lẽ thật, chừng đó mới hết buồn hết khổ. Người thâm nhập được lý vô thường của Phật dạy, gặp thuận duyên hay nghịch cảnh, biết việc gì đến là phải đến, nên an nhiên bình thản đón nhận không loạn động bất an.

Người nay đi chùa cúng Bồ-tát, mai đi chùa cúng Phật, mà không chịu huân tu, khi gặp việc trái ý nghịch lòng, thì buồn khổ khóc than, trách Phật Bồ-tát từ bi cứu khổ, mà con khổ hoài sao các ngài không cứu. Người đi chùa học Phật như thế, chắc chắn không bao giờ được Phật cứu khổ. Phật biết chúng sanh tối tăm mê mờ, không thấy đúng lẽ thật, Ngài mới chỉ bày cho thấy thế gian là vô thường, pháp nào là giả, pháp nào là thật, dạy cho chúng sanh huân tu để có cái nhìn như Phật như Bồ-tát. Khi đã thấy biết các pháp đúng như thật là giác ngộ giải thoát mọi khổ đau. Đó là Phật đã cứu khổ cho chúng ta, cứu bằng cách dạy cho chúng ta thấy đúng lẽ thật. Vậy mà chúng ta không chịu hiểu, cứ đòi Phật cứu bằng cách này cách nọ, hoặc cho cái này cho cái kia, đòi hỏi những chuyện thật là vô lý!

Người học Phật uyên thâm đã thấm nhuần đạo đức, lúc nào cũng được bình an không còn buồn vui với những duyên thuận hay nghịch. Người thấy rõ thế gian vô thường, là thấy đúng theo tinh thần giác ngộ. Thấy như vậy từng phút từng giờ là giác ngộ từng phút từng giờ. Thấy như vậy hằng ngày hằng tuần là giác ngộ hằng ngày hằng tuần. Nếu cứ thấy như vậy luôn luôn từ ngày này đến tháng kia năm nọ, thì không là bậc Chánh giác, Bồ-tát, cũng là Phật tử Phật tôn. Trái lại, học cũng học, tu cũng tu, nhưng đối duyên xúc cảnh buồn khổ vẫn buồn khổ, khóc than vẫn khóc than như khi chưa tu, người như thế chưa xứng danh Phật tử. Học mà không hành, tu mà không quán xét, việc buồn khổ xảy đến cầu Phật cứu, Phật làm sao cứu kịp!

Học Phật là học đạo giác ngộ, chúng ta đem lời Phật dạy áp dụng ngay vào đời sống hằng ngày, đó là chúng ta tu để được giác ngộ như Phật.

Tứ đại khổ không,
Ngũ ấm vô ngã.
Sanh diệt biến dị,
Hư ngụy vô chủ.
 

Kiếp người khổ, không ngoài những cái khổ mà Phật đã nêu là sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, thương yêu xa lìa khổ, thù oán gặp gỡ khổ, mong cầu không được khổ, năm ấm hưng thạnh khổ. Đã giác ngộ thế gian là vô thường thì khi già mình không thấy khổ, khi bệnh mình không thấy khổ… Như vậy, già đến biết người có trẻ ắt có già, bệnh đến biết có thân ắt có bệnh, nó đến mặc nó, không lo buồn sợ sệt. Nhờ có tỉnh giác, mà chúng ta tự cứu mình thoát bao nhiêu cái khổ trong cuộc sống hiện tại. Người Phật tử muốn được kết quả an vui tự tại, thì ngay khi học Phật, liền đem lời Phật dạy ứng dụng vào đời sống hằng ngày, bằng cách quán xét, nhận thức, huân tu. Như vậy lâu ngày, đối trước cảnh khổ mà người không tu đau khổ thống thiết, chúng ta vẫn bình thản an nhiên không bị chi phối. Tu như vậy ngay trong hiện đời sẽ hết khổ, chớ không phải chờ về Cực Lạc mới hết khổ. Nguyện về Cực Lạc cho hết khổ mà không lo tu tỉnh, đó chỉ là nguyện suông thôi.

Lâu nay chúng ta cho thân người là thật, cái suy nghĩ cũng là thật. Do mê lầm chấp chặt như vậy, nên cứ lo gom góp của cải để cho mình và con cháu hưởng. Mình suy nghĩ cái gì cũng cho là đúng, bắt mọi người phải nghe theo làm theo… Ở trước chấp cảnh, tới đây thì chấp thân và tâm là thường là ngã. Vì chấp như thế nên Phật dạy thân người do bốn chất đất, nước, gió, lửa giả hợp mà có. Song bốn chất này thường xung khắc nhau, đất ngăn ngại nước, nước xoi mòn đất, nước làm tắt lửa… Chúng xung khắc mà hợp nhau lại, nên thường sanh ra những hiện tượng bất hòa, như đau yếu bệnh hoạn, hoặc khi chúng không dung hợp nhau được nữa thì rã tan. Vì vậy nên nói thân tứ đại là khổ.

Phàm người thế gian cho là khổ khi bụng đói cồn cào mà không được miếng ăn no dạ, nhưng khi được ăn no đủ thì hết khổ. Hoặc khi bị rét run mà không có áo da, mền nỉ, lò sưởi làm cho ấm đó là khổ, nhưng khi đủ tiện nghi sưởi ấm thì hết khổ. Hoặc bị tai nạn lạc loài bơ vơ nghèo thiếu đó là khổ, nhưng khi được người bảo bọc cho cơm ăn, áo mặc, nhà ở là hết khổ. Người thế gian thấy khổ khi đói, thấy vui khi no; thấy khổ khi rét buốt, thấy vui khi ấm áp; thấy khổ khi nghèo thiếu vật chất, thấy vui khi vật chất sung mãn. Những cái khổ này là những cái khổ nhỏ ai cũng biết, còn nỗi khổ lớn mà người đời không thấy không biết, ở đây Phật muốn chỉ là cái khổ vô thường đang bức bách thân tâm con người. Đứa bé sơ sanh vừa lọt lòng mẹ liền khóc oa oa, vì đang ở trong lòng mẹ êm ấm, ra khỏi lòng mẹ bị khí trời bức xúc có cảm giác đau rát… Chẳng những con khóc mà mẹ cũng đau đớn khi banh da xẻ thịt sanh ra đứa con, nên Phật nói sanh khổ. Qua bao tháng năm, đứa bé được cha mẹ nuôi dưỡng lớn khôn. Khi trưởng thành rồi thì dần dần già yếu, mắt mơ, tai điếc, tóc bạc, răng long, chân mỏi, gối dùn, ăn uống không ngon, đi lại khó khăn… Đến tuổi già thường đau yếu bệnh hoạn, nay bệnh này mai bệnh kia, thân thể nhọc nhằn đau nhức khó chịu. Khi đau chạy chữa thuốc thang, mà bệnh không giảm cứ tăng hoài thì sẽ chết. Song, trước khi chết thì tâm thần rối loạn lo sợ hãi kinh, không biết mình sẽ đi về đâu. Môi miệng lệch méo, tay chân co giựt… vô cùng khổ sở.

Lại, nơi thân này những chất cứng như da, thịt, gân, xương, tóc, răng… thuộc về đất. Những chất lỏng như máu, mủ, mồ hôi, nước mắt… thuộc về nước. Những vật có tính động như hơi thở vô, hơi thở ra thuộc về gió. Nhiệt độ như hơi ấm trong thân thuộc về lửa. Hiện tại khoa học phân tích thân người có vô số tế bào, song không ngoài bốn món đất, nước, gió, lửa. Từ lâu chúng ta lầm tưởng thân này là ta thật, cứ chấp chặt như thế, nên ai động đến là phản ứng chống đối, hoặc tìm đủ mọi cách để bảo vệ, vun bồi cho nó được thỏa mãn. Nhưng với Trí tuệ Phật thấy rõ thân do đất, nước, gió, lửa hợp lại mà thành, nếu thiếu một trong bốn chất ấy thì thân này không tồn tại. Khi bốn chất còn chung hợp thì mạng sống còn. Song, phải ăn cơm, uống nước, hít thở không khí, vay mượn đất, nước, gió, lửa bên ngoài, để bồi bổ thay thế cho đất, nước, gió, lửa bên trong. Cả ngày, cả đời, sống bằng sự vay mượn tạm bợ như thế. Giờ phút nào còn vay mượn thì giờ phút đó còn mạng sống. Hết vay mượn thì mạng sống dừng, hơi thở trả về với gió; hơi ấm trả về với lửa; máu, nước miếng, nước mắt… trả về với nước; da, thịt, gân xương… hòa nhập với đất. Tất cả đều rã tan, chẳng còn gì gọi là thân mạng con người, là ta, nên nói là không.

Phàm sự vật có hình tướng, đều bị vô thường chi phối dần dần đến chỗ hoại diệt. Quí vị có ai thấy vật có hình tướng mà không hoại diệt không? Tất cả pháp hữu vi, từ người đến vạn vật đều trải qua bốn giai đoạn: thành, trụ, hoại, không. Nên Phật nói thế gian vô thường, tứ đại khổ không, để cho chúng ta thấy rõ lẽ thật, không còn cố chấp thân tứ đại này là thật, không còn cố chấp cõi đời này là bền chắc trường tồn. Quí Phật tử có ai không bị vô thường chi phối không? Từ quá khứ bao lớp người không thoát khỏi, đời hiện tại bao lớp người đang bị thiêu đốt, và đời vị lai bao lớp người cũng bị chi phối. Nếu chúng ta lúc nào cũng thấy biết rõ ràng như vậy, thì dù cho thân này có ra sao đi nữa cũng không lo buồn sợ hãi. Vì biết nó không hoại sớm thì cũng hoại muộn, nên bình thản đón nhận cái chết. Trái lại, Phật tử gặp cảnh vô thường đến, mà còn khóc than kinh hoàng là do học mà chưa thấu suốt lời Phật dạy, hoặc học mà chưa huân tu, hay huân tu mà chưa thuần thục, còn chấp thân là ngã, nên mới khổ như thế.

Đến đây Phật nói ngũ ấm vô ngã. Trong kinh A-hàm, Phật dạy người chấp thân tứ đại là ta, còn dễ phá trừ hơn người chấp linh hồn là ta. Đời này tin mình là chủ, khi chết rồi mình cũng trở lại làm chủ nữa. Chấp trong thân này có cái linh hồn còn hoài, đó là thần ngã; thần ngã là chủ của thân này không bao giờ thay đổi. Đó là chấp thường theo ngoại đạo. Mê chấp như vậy rất có hại, vì cho thần ngã luôn luôn duy nhất không đổi thay thì không chịu tu, mặc tình ăn chơi, tạo các nghiệp ác, rồi sẽ chịu quả báo khổ.

Phật phân tích cho thấy thân này có năm phần, gọi là năm ấm. Năm ấm luôn luôn phủ che Phật tánh có sẵn nơi mọi người.

1- Sắc ấm: là phần thể xác con người do bốn chất đất, nước, gió, lửa hợp thành.

2- Thọ ấm: là phần cảm giác khổ vui, gặp cảnh thuận thì thân tâm cảm thấy thoải mái, vui thích đắm trước; gặp cảnh nghịch thì thân tâm cảm thấy bực bội buồn bã sân hận. Khi vui thì nói tôi vui, khi buồn thì nói tôi buồn. Chấp cái vui cái buồn đó là tâm ta.

3- Tưởng ấm: là nhớ tưởng về chuyện quá khứ, mơ ước những chuyện tương lai, rồi chấp chặt cái nhớ tưởng đó là tâm ta.

4- Hành ấm: là sự nghĩ suy tính toán phát ra hành nghiệp, rồi chấp chặt cái suy nghĩ tính toán đó là tâm ta.

5- Thức ấm: là sự phân biệt cái này tốt cái kia xấu, cái này hay cái kia dở… rồi chấp cái phân biệt đó là tâm ta.

Như thế, chấp sắc là thân ta, chấp thọ là tâm ta, chấp tưởng là tâm ta, chấp hành là tâm ta, chấp thức là tâm ta. Chấp như vậy thì một người có năm cái ta. Một người mà có năm cái ta có hợp lý không? Sắc thân có đây rồi sẽ hoại diệt tan rã. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là pháp sanh diệt, chợt hiện chợt mất, không thường không thật, lại mê chấp là thường là thật là ta. Vì vậy mà bị nó kéo đi mãi trong vòng sanh tử không dừng.

Giờ đây nghe Phật nói sắc, thọ, tưởng, hành, thức là cái không thật không thường hằng, có đó rồi mất đó, là cái sanh diệt không thật là ta, là vô ngã. Thấy biết rõ như vậy là giác ngộ. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dụ những cái sanh diệt có rồi mất là khách, vì nó đến rồi đi, nên không phải là chủ. Nếu là chủ thì không mất, lúc nào cũng hằng hữu. Thế mà chúng ta nhận cái chợt có chợt không đó là mình, tức là nhận khách làm chủ; do mê lầm như thế nên trầm luân sanh tử.

Chúng ta thấy rõ sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải là ta, nó là tạm bợ, có rồi mất, đó là chúng ta đã thấu suốt được lý vô ngã mà Phật đã dạy.

Tâm thị ác nguyên,
Hình vi tội tẩu.
Như thị quán sát,
Tiệm ly sanh tử.
 

Phật lại dạy: Tâm người là nguồn ác, thân người là rừng tội lỗi. Quán sát như thế dần dần xa lìa sanh tử. Tại sao Phật nói tâm người là nguồn ác, thân người là rừng tội lỗi? Ví dụ khi tâm mình khởi nghĩ một điều gì, thì cho điều mình nghĩ là đúng, là chân lý, nếu có ai cãi lại hay chống đối thì tức giận mắng chửi hay đánh đập… Tất cả mọi mầm mống đấu tranh đều từ tâm mà ra. Khi đã đấu tranh là có âm mưu có ác ý hãm hại người, để thỏa mãn ý muốn của mình, nên không ngần ngại gây khổ cho nhau. Như vậy, tâm rõ là nguồn cội của tội ác. Còn thân khi muốn ăn một bữa ngon miệng thì phải mua gà vịt… về cắt cổ nhổ lông để lấy thịt mà ăn. Muốn cho thân này được no ấm sung túc thì khi làm ăn với người mặc nhiên tranh giành lợi lộc về mình. Có người vì nuôi thân mà phải làm những nghề như giết heo, giết bò… Hoặc vì quá mê mờ muốn có của để nuôi mạng sống, họ sẵn sàng giết người cướp của. Hoặc người có tham vọng chiếm đoạt quyền thế địa vị, mà bị người khác cản trở ngăn chận thì không ngần ngại dùng những thủ đoạn độc ác như ám sát, bắt cóc, vu khống… Vì tham vọng cho bản ngã mà thân tạo vô số tội lỗi, nên nói thân là rừng tội. Người khi thấy thân ngũ ấm là vô ngã, thì không còn chấp cái suy nghĩ của mình là đúng là chân lý, không còn thấy thân mình là quí là trọng, thì mọi sự hơn thua tranh chấp giữa mình với người, giữa nhóm này với nhóm khác không còn nữa, thế giới sẽ thái bình, nhân loại sẽ an lạc.

Người Phật tử thấy rõ tâm là nguồn tội ác, thì mỗi khi tâm khởi nghĩ những điều bất thiện hại mình hại người, hoặc lợi mình hại người liền dừng ngay, không phát ra lời nói việc làm, thì nguồn tội sẽ cạn dần và hết hẳn. Khi nguồn tội đã hết thì mình hết khổ đau, vì miệng không nói lời hung dữ, thân không làm những việc độc ác, gây khổ đau cho người vật, đó là tu. Người nào thường quán xét như vậy, là giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Kiểm lại xem đa số người xuất gia cũng như tại gia có tu như vậy không? Hay chỉ lo cúng lạy tụng niệm, mà không chịu quán xét thì làm sao xa lìa được sanh tử? Chúng ta theo lời Phật dạy, quán xét thấy rõ tâm là nguồn ác, thân là rừng tội, để chuyển hóa thân tâm luôn luôn được thuần lương, đó là chúng ta đã được Phật cứu khổ.

Thông thường chúng ta thấy người nghèo đói, cho cơm gạo để họ được no lòng, thấy người lạnh rách cho áo chăn để họ được lành ấm, thấy người đau bệnh cho thuốc men để họ được khỏe mạnh, đó là cứu khổ người. Nhưng cứu khổ như thế thì bao giờ chúng sanh mới hết khổ? Nếu họ cứ thiếu hoài thì chúng ta có cứu nổi không? Hoặc nếu chúng ta chết rồi thì ai cứu họ? Hoặc chúng ta có thể hướng dẫn huấn nghệ cho họ có công ăn việc làm, để được sống no ấm, thì họ có hết khổ không? Họ chỉ vơi khổ phần nào thôi, vì chúng sanh vẫn còn bị vô thường sanh, già, bệnh, chết chi phối.

Phật và Bồ-tát cứu khổ chúng sanh, là làm sao cho chúng sanh dứt được mầm sanh, già, bệnh, chết, tức là vô minh phiền não. Đó là cái khổ lớn cần phải dứt trừ. Còn nghèo đói thiếu thốn vật chất chỉ là cái khổ nhỏ. Phật nói nghèo đói chưa thật là khổ, trâu bò mang ách kéo cày chưa thật là khổ, bị thiêu đốt trong địa ngục cũng chưa thật là khổ, chỉ có người si mê không biết lối đi mới thật là khổ. Vì còn mê lầm thì đời này tạo nghiệp bị khổ, sanh ra đời sau cũng mê lầm tạo nghiệp cũng khổ nữa. Đời đời kiếp kiếp cứ tái diễn mê lầm tạo tội thọ khổ không ngừng. Chủ yếu của đạo Phật là cứu khổ sanh tử luân hồi, nên nói là giải thoát sanh tử luân hồi, chớ đâu có nói giải thoát đói lạnh. Đức Phật trước kia ở trong cảnh giàu sang quyền quí, vật chất quá đầy đủ, tại sao Ngài lại ưu tư khắc khoải, rồi từ bỏ tất cả để vượt thành xuất gia? Vì Ngài thấy rõ ngôi vua, quyền thế, của cải… là tạm bợ không giải quyết được vấn đề sanh tử, chỉ có tu hành giác ngộ thấy các pháp đúng như thật mới giải thoát được luân hồi sanh tử. Phật giác ngộ rồi Ngài mới chỉ dạy cho chúng ta tu để được giải thoát như Ngài. Chúng ta cũng giảng dạy cho người tu để được giải thoát như chúng ta. Đó là mục đích chánh của sự tu hành mà Phật dạy. Còn những việc từ thiện xã hội như bố thí giúp người, chỉ là những phương tiện đầu để chúng ta có cơ hội gần gũi thân cận, hướng dẫn cho người đường lối tu hành, sống đúng với lời Phật dạy, để được an vui tự tại trong đời này và mãi mãi về sau. Chúng ta tu mà không thực hành như vậy thì không xứng đáng là một người tu Phật.

Điều giác ngộ thứ nhất Phật dạy cõi đời chúng ta đang sống là vô thường tạm bợ. Ngay thân tứ đại giả hợp tạm có này, chúng ta phải biết nó là khổ là không. Phải biết thân và tâm tưởng có đó rồi mất đó, luôn luôn sanh diệt dời đổi không có thật ngã. Cái suy tư nghĩ ngợi mà lâu nay mình lầm chấp là tâm mình, chính là nguồn gốc của ác nghiệp. Cái thân hình mà lúc nào mình cũng lo lắng cho nó được sung sướng đầy đủ, lại là rừng tội lỗi. Phật dạy chúng ta phải luôn luôn thấy rõ như thế, để chuyển ba nghiệp thân, khẩu, ý cho thanh tịnh, để được giải thoát luân hồi sanh tử. Thấy biết đúng như vậy là người giác, thấy ngược lại là người mê.

Trong kinh Bách Dụ có kể một câu chuyện như sau: Thuở xưa có một ngôi nhà cũ, bỏ hoang đã lâu, thiên hạ đồn có quỉ dữ ở trong ấy, mọi người ai cũng kinh sợ không dám vào ngủ. Bấy giờ có một người tự cho mình là can đảm, bèn tuyên bố: “Tôi không sợ gì cả, chiều nay tôi sẽ vào nhà đó!” Quả thật chiều đến người ấy vào nhà đó ngủ. Đồng thời có một người khác, cũng tự cho mình can đảm hơn người và cũng xung phong vào nhà đó ngủ. Người này đến nơi xô cửa để vào. Người đến trước tưởng là quỉ đến xô cửa, bèn rinh tấm phên ngăn ngang cửa không cho vào. Người phía ngoài tưởng bên trong có quỉ, ráng sức xô cánh cửa cho bật ngã để vào đánh quỉ. Sau đó người ấy xô ngã tấm phên sấn vào, hai người đánh nhau dữ dội cho tới sáng. Sáng ra hai người thấy nhau rõ ràng, mới vỡ lẽ con quỉ mà mình đánh suốt đêm nay là người chớ không phải quỉ. Cuộc đánh đấm liền dừng ngang đây.

Phật dụ sự lầm mê chấp trước của con người là trời tối. Vì tối tăm mê mờ không thấy đúng lẽ thật, cái giả lầm tưởng là thật, cái thật lại không khéo nhận ra, do đó mà bị nhọc nhằn khổ sở. Khi đã tỉnh giác, trí tuệ đầy đủ thấy đúng lẽ thật, không còn lầm lạc mê tối nữa thì sẽ hết nhọc nhằn khổ sở.

Kinh A-hàm, Phật dạy mỗi người tu chúng ta phải thắp ngọn đuốc trí tuệ của mình lên, và mồi ngọn đuốc này với chánh pháp của Phật. Tức là chúng ta nương tựa vào trí tuệ của Phật qua kinh, luật, luận. Chúng ta luôn ghi nhớ huân tập mãi thì trí tuệ sẽ sáng rỡ như Phật và Bồ-tát.

Từ trước chúng ta mê lầm, không nghe, không thấy, không biết. Giờ đây nghe Phật dạy, luôn ghi nhớ, huân tập mãi cho thấm nhuần, thì sẽ sáng suốt không còn lầm chấp đau khổ nữa. Như vậy quí Phật tử thấy việc tu học đâu có gì khó khăn, chỉ cần phải hiểu cho đúng rồi thực hành từ từ, đến khi thuần thục thì hoàn toàn giác ngộ, nên nói Phật pháp quí báu là vậy.

Xưa, Thiền sư Vạn Hạnh giác ngộ được lẽ vô thường Ngài làm bài thơ:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc Xuân vinh Thu hựu khô,
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
 

Ngài nói thân người giống như điện như bóng, có rồi không. Cây cối mùa Xuân thì tươi nhuần sum sê, đến mùa Thu lại héo tàn. Mặc tình cho việc hưng thịnh hay suy vi, Ngài không vui buồn kinh sợ. Việc hưng thịnh hay suy vi đối với Ngài như hạt sương trên đầu ngọn cỏ, nắng lên là tan mất. Thân mạng đối với Ngài như lằn chớp, xẹt qua rồi mất. Do thấy như vậy nên Ngài an nhiên trong cuộc sống.


ĐIỀU GIÁC NGỘ 2

CHÁNH VĂN:

Đệ nhị giác tri: 
Đa dục vi khổ,
Sanh tử bì lao,
Tùng tham dục khởi,
Thiểu dục vô vi,
Thân tâm tự tại.

DỊCH:

Điều thứ hai lại cần giác biết:
Tham dục nhiều, khổ thiệt thêm nhiều.
Nhọc nhằn sanh tử bao nhiêu,
Bởi chưng tham dục, mà chiêu khổ nầy.
Bớt lòng tham dục chẳng gây,
Thân tâm tự tại vui nầy ai hơn.

GIẢNG:

Đệ nhị giác tri:
Đa dục vi khổ,
Sanh tử bì lao,
Tùng tham dục khởi.

Dục chỉ cho năm món dục ở thế gian là tài, sắc, danh, thực, thùy hay là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Đa dục là nhiều tham muốn về ngũ dục, có nghĩa là tham muốn tiền của, đắm mê sắc đẹp, ham danh vọng, thích ăn ngon, ưa ngủ kỹ. Người thích ăn ngon, thân phải chạy ngược chạy xuôi, toan tính lo làm cho có nhiều tiền, mới sắm được bữa ăn ngon theo sở thích. Như vậy thì tâm lao nhọc, thân vất vả mới được bữa ăn vừa miệng. Hoặc người đắm mê sắc đẹp, cả đời cứ đuổi theo hương sắc, thì sức lực hao mòn, tiền của tiêu tán, cực nhọc lao lung không thể kể xiết. Người tham danh, tham tài cũng vậy, phải ngược xuôi làm lụng, tranh giành để được danh được lợi… Tóm lại, người đời chỉ vì đắm mê ngũ dục, nên tạo nhiều tội lỗi chịu nhiều khổ đau. Ham mê nhiều chừng nào thì khổ sở nhiều chừng ấy.

Trong kinh A-hàm, Phật có kể câu chuyện: Xưa có vị vua tên Đảnh Sanh, do nhờ phước báo nhiều đời, nên được làm Chuyển Luân Thánh vương, là bậc thông minh trí tuệ, hành động theo chánh pháp, thành tựu bảy báu, thống trị khắp cả cõi đất này. Làm vua trong thời gian thật lâu, ông khởi niệm mong ước mưa báu bảy ngày dâng đến tận đầu gối.

Vua Đảnh Sanh có Đại như ý túc, có đại phước đức, nên vừa khởi niệm là được như ý. Lại một thời gian sau, Vua khởi niệm muốn đến xem và thống trị châu Cù-đà-ni ở phương Tây và Vua cũng được như ý muốn. Lại một thời gian sau, Vua khởi niệm muốn đến xem và ngự trị châu Phất-bà-bệ-đà-đề ở phương Đông và Vua cũng được như ý. Lại một thời gian sau, Vua khởi niệm muốn đến xem và thống trị châu Uất-đơn-việt ở phương Bắc, và Vua cũng được như ý. Lại một thời gian sau, Vua khởi niệm muốn tới cõi trời Tam thập tam, và nhà Vua cũng được như ý muốn. Khi Vua đến cõi trời Tam thập tam, đi vào nhà chánh pháp. Ở đó, trời Đế Thích nhường cho vua Đảnh Sanh nửa tòa ngồi. Khi vua Đảnh Sanh ngồi trên nửa tòa của trời Đế Thích thì ánh sáng, màu sắc, y phục, oai nghi lễ tiết của vua Đảnh Sanh không khác vua trời Đế Thích, chỉ có hai mắt nháy là khác. Sau khi đã được toại nguyện ở trên cõi trời Tam thập tam thì vua Đảnh Sanh lại khởi niệm cướp lấy tòa ngồi của vua trời Đế Thích để làm vua loài trời và loài người. Khi vua Đảnh Sanh vừa khởi niệm ấy, bất giác rớt xuống châu Diêm-phù-đề, liền mất Như ý túc, và lâm trọng bệnh nguy ngặt. Đến lúc sắp chết, các cận thần đến bên nhà Vua hỏi rằng:

- Tâu Thiên vương, nếu có vị Phạm chí cư sĩ và kẻ bầy tôi hay thần dân nào đến hỏi chúng thần rằng “lúc băng hà Thiên vương chỉ bảo những gì”, chúng thần trả lời thế nào cho Phạm chí, cư sĩ hay thần dân ấy?

Vua Đảnh Sanh bảo cận thần:

- Vua Đảnh Sanh đã được châu Diêm-phù-đề nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn; vua Đảnh Sanh đã được bảy báu nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn; vua Đảnh Sanh đã có bảy ngày mưa báu, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn; vua Đảnh Sanh đã được châu Cù-đà-ni, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn; vua Đảnh Sanh đã được châu Phất-bà-bệ-đà-đề, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn; vua Đảnh Sanh đã được châu Uất-đơn-việt, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn; vua Đảnh Sanh đã tới cõi trời Tam thập tam, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn; vua Đảnh Sanh đã có đủ ngũ dục lạc, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn… Các người hãy trả lời như thế, vua Đảnh Sanh vì quá tham dục cho nên khổ.

Vua biết đó là điều bất thiện, nên trước khi chết trăn trối cho quần thần và dân chúng biết để tránh.

Hồi xưa tôi còn làm việc cho Giáo hội, một hôm tôi đến giảng ở Chi hội Phật học Gia Định. Sau khi giảng xong có một Phật tử lấy xe nhà đưa tôi về chùa. Ngồi trên xe đàm đạo, tôi khuyên Phật tử ấy:

- Đạo hữu đã lớn tuổi, nên dành thì giờ xem kinh niệm Phật cho có công đức. Mải miết lo làm thì quá cực khổ, mai kia chết lại càng khổ hơn.

Phật tử ấy trả lời:

- Con có tới ba tiệm cưa máy, mỗi buổi sáng phải đi đến coi người ta làm, chiều đi đặt cây, tối về làm sổ tới khuya. Nhiều khi không có thì giờ để đọc một cột báo, vì quá mệt phải đi ngủ. Thầy thương Thầy khuyên con như thế, ở vào hoàn cảnh của con làm sao tu hành được!

Quí vị thấy, nếu làm ăn được hoài thì rất khó tu. Vì được hoài thì tham muốn thêm hoài, thấy làm ra tiền dễ quá lòng tham cứ khởi mãi. Cho nên người nhiều dục lạc mà nói hết khổ là lầm. Phật dụ người đang khát nước mà uống nước muối, càng uống càng khát. Người nghèo hèn ban đầu muốn có chút tiền của để được no ấm, khi có rồi lần lần muốn thêm, thêm mãi… Cho nên người nào nói tôi nghèo nên tôi chưa tu, chờ khi nào tôi có đầy đủ vật chất tôi mới tu, người nói như thế cũng giống người khát mà uống nước muối vậy. Người có tâm tham muốn thì không bao giờ biết đủ!

Người Phật tử chân chánh biết quay về với Phật pháp lo tu học, nhờ đó mà được bớt khổ. Người biết tu, đối với vật chất có bao nhiêu cũng thấy là đủ. Có ít thì sống theo ít, có nhiều thì chia sớt cho người thiếu; thấy rõ vật chất là của tạm, dùng nuôi thân cho khỏe mạnh để tu tiến, chớ không lấy đó làm chánh, rồi khởi tâm mong cầu tham đắm. Nếu tâm còn dục vọng tham đắm của cải vật chất, tất nhiên là còn toan tính, hễ còn toan tính là có mưu đồ tạo sự nghiệp, hễ tạo sự nghiệp nếu không gây khổ cho người thì cũng gây khổ cho loài vật. Càng ham muốn là càng gây đau khổ cho mình cho người. Người nào cho rằng hưởng dục lạc thế gian đầy đủ là sung sướng, kẻ đó lầm, không thấy chân chánh. Ví như người thèm thức ăn ngon, khi ăn được món ngon này rồi, lại thèm món khác, hết tìm cao lương lại kiếm mỹ vị. Suốt đời cứ tìm cầu ăn uống, kiếp người sống thật thấp hèn và khốn khó!

Giả sử người đang trường trai giữ giới, thèm ăn ngon, nên nghĩ: “Nếu có thịt ăn một bữa, mình sẽ ăn cho đã thèm”. Nghĩ thế họ liền phá trai phạm giới ăn một bữa thịt thật no nê, để không còn thèm nữa. Nhưng ít lâu lại thèm rồi phá trai phạm giới nữa, cứ như thế tái diễn hoài. Chi bằng vừa khởi niệm tà liền dừng, quyết chí không chiều theo thị hiếu thị dục thấp hèn, gìn giữ giới luật cho trong sạch để tiến tu. Qua ví dụ trên, chúng ta thấy những dục lạc khác cũng đều như vậy. Bệnh của con người muốn được cái này lại tiếp muốn cái khác, cứ như thế mà muốn hoài không dừng. Nên phải biết tham muốn là gốc của đau khổ luân hồi sanh tử.

Người đời thường suy luận: Người tu hành ăn tương rau, mặc nâu sồng, giam mình trong nếp sống thanh bần, rốt cuộc rồi cũng chết. Còn người đời ăn sung mặc sướng, hưởng nhiều dục lạc thế gian, rốt cuộc rồi cũng chết. Hoặc nói người hiền đức già đời cũng chết, kẻ hung hăng bạo ngược cuối cùng cũng không còn. Lý luận như vậy có đúng không? Người buông lung chạy theo ngũ dục và người không phá trai phạm giới, luôn luôn giữ gìn thân tâm thanh tịnh, cả hai đều chết, nhưng hai cái chết khác nhau. Người hàng ngày chạy theo dục lạc thế gian, khi gần chết thân xác hư hoại, mà tình ái cứ buộc ràng với vợ con quyến thuộc không muốn xa lìa, nên giằng co khổ sở. Lại không biết mình sẽ đi về đâu nên hãi kinh lo sợ. Vì sanh tiền, thân miệng ý vốn đã tạo nhiều nghiệp chướng nặng nề, nên bị nghiệp lực lôi cuốn theo dòng luân hồi, sanh tử không dừng, khổ sở không dứt. Còn người biết tu hành ba nghiệp thanh tịnh, tuy xác thân có hư hoại, nhưng tinh thần bình tĩnh sáng suốt, không kinh sợ, biết rõ hướng đi, nên khi thở hơi cuối cùng rất nhẹ nhàng an ổn, và khi chết rồi thì được siêu thoát. Đành rằng con người ai cũng chết, nhưng người chạy theo ngũ dục tạo nghiệp ác khi chết thì chịu quả báo khổ đau, còn người tu không chạy theo ngũ dục, không tạo nghiệp ác mà tu nghiệp lành, khi chết sanh vào cõi lành hưởng phước an vui, hoặc được giải thoát sanh tử nhập Niết-bàn. Cái chết của người biết tu và không biết tu khác nhau chỗ đó. Người thế gian vì mê muội, không thấy được nhân quả nghiệp báo, nên mới lấy ngũ dục lạc làm lẽ sống, vui say đắm nhiễm, cho nó là quí là trên hết. Người giác ngộ biết chạy theo ngũ dục lạc là họa hại là đau khổ, nên sống đời sống đạm bạc đơn giản để an tâm tiến đạo.

Người nào còn ham muốn dục lạc là còn khổ, ham muốn nhiều thì mê nhiều khổ nhiều, ham muốn ít thì mê ít khổ ít. Ham muốn cái gì cũng khổ cả. Khi hết ham muốn thì hết mê, thấy tài, sắc, danh, thực, thùy là ảo ảnh, là vô thường, không bận lòng để ý thì hết khổ. Phật dạy người tu hành chân chánh, phải biết tham muốn ngũ dục là gốc luân hồi sanh tử khổ đau. Vì vậy mà phải:

Thiểu dục vô vi,
Thân tâm tự tại.

Thiểu dục là ít muốn. Người tu trong bốn món ăn, mặc, ở, bệnh được tín thí cho bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu, không tìm cầu đòi hỏi cho nhiều, để tiêu dùng cho thỏa thích. Không tìm cầu nên không tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì thân tâm không còn lo buồn khổ đau, sẽ được an ổn tự do. Phật dạy chúng ta tu để hết khổ. Ngài chỉ nguyên nhân gây ra đau khổ là ý. Ý si mê khởi niệm tội lỗi, miệng và thân nói làm tội lỗi, sau đó sẽ nhận lấy hậu quả khổ đau. Bây giờ chúng ta muốn hết khổ, thì phải thắp sáng trí tuệ nơi mình với chánh pháp của Phật, để phá những vô minh phiền não nơi ý. Ý không khởi niệm ác thì không nói ác, không làm ác; ý khởi niệm lành thì nói lành làm lành, lợi mình lợi người. Tâm thường lóng lặng thì trí tuệ sáng suốt, phá sạch vô minh, hết lậu hoặc, dứt khổ đau, được an vui giải thoát. Như vậy muốn hết khổ, chúng ta phải thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ nơi tâm, để thấy rõ nguyên nhân đau khổ mà dừng không tạo ác, chớ không phải nghe nói ông này linh, cô kia giỏi, đến lạy lục van xin cầu cứu cho mình hết khổ. Làm như thế chẳng những không được kết quả như ý, mà còn lún sâu vào mê tín dị đoan, đã khổ đau lại chất chồng thêm đau khổ.

Chúng ta biết rõ do tham dục mà cực khổ lao lung, và biết bớt tham dục là bớt khổ đau. Rõ ràng khổ hay vui là do mình, không do ai khác. Phật dạy chúng ta tu là phá mê, vì mê là gốc tham dục đưa con người đi trong luân hồi sanh tử khổ đau. Nếu mê được phá thì tham dục không còn, người hết tham dục thì được an vui tự tại, chẳng những trong đời hiện tại và còn mãi mãi về sau, chẳng những cho bản thân mình mà còn lợi ích cho người chung quanh nữa.


ĐIỀU GIÁC NGỘ 3

CHÁNH VĂN:

Đệ tam giác tri:
Tâm vô yểm túc,
Duy đắc đa cầu,
Tăng trưởng tội ác.
Bồ-tát bất nhĩ,
Thường niệm tri túc,
An bần thủ đạo,
Duy tuệ thị nghiệp.

DỊCH:

Điều thứ ba phải thêm giác biết:
Đắm mê trần mải miết chẳng dừng.
Một bề cầu được vô chừng,
Tội kia thêm lớn có ngừng được đâu.
Những hàng Bồ-tát hiểu sâu,
Nhớ cầu tri túc chẳng lâu chẳng sờn.
Cam nghèo giữ đạo là hơn,
Lầu cao trí tuệ chẳng khờn dựng lên.

GIẢNG:

Đệ tam giác tri:
Tâm vô yểm túc,
Duy đắc đa cầu,
Tăng trưởng tội ác.

Điều giác ngộ thứ ba là lòng người không bao giờ biết đủ, không bao giờ thấy chán, chỉ một bề mong cầu cho được nhiều, được mãi không thôi. Song, càng tham muốn nhiều, thì tội lỗi sẽ càng tăng thêm. Đó là tâm niệm của người thế gian còn nhiều mê mờ. Ngược lại:    

Bồ-tát bất nhĩ,
Thường niệm tri túc,
An bần thủ đạo,
Duy tuệ thị nghiệp.

Giờ đây nói về Bồ-tát, các ngài không giống như người thế gian. Các ngài thường biết đủ an vui trong cảnh nghèo, để gìn giữ đạo đức và lúc nào cũng lấy trí tuệ làm sự nghiệp, chớ không nghĩ gì khác hơn. Tiền của, vật chất, danh lợi… đối với các ngài chỉ là pháp hữu vi không bền không thật, các ngài không lấy đó làm quí làm trọng, mà chỉ một bề lo vun bồi trí tuệ và từ bi ngày càng thêm lớn. Bồ-tát cũng là một chúng sanh, nhưng chúng sanh biết tu hành và được giác ngộ, nên gọi là Hữu tình giác. Sau khi đã giác ngộ, các ngài giúp cho mọi người được giác ngộ như mình, nên gọi là giác hữu tình. Lúc nào các ngài cũng thực hiện hạnh tự giác giác tha cho được viên mãn. Các ngài không vì mục đích nào khác ngoài tinh thần giác ngộ mà Phật đã dạy. Như vậy, quí vị đừng lầm tưởng Bồ-tát là bậc có nhiều thần thông phép lạ. Biết đâu trong sanh hoạt hiện tại của chúng ta, có nhiều Bồ-tát mà chúng ta không biết. Vì người nào tự thân không đắm mê ngũ dục, không bị ngũ dục chi phối, lại còn biết tu tỉnh, biết giúp cho người phá mê lầm trong cuộc sống, đoạn trừ khổ đau thì người đó là Bồ-tát. Người Phật tử chân chánh, không bao giờ mong cầu Bồ-tát thị hiện qua hình tướng kỳ lạ, với thần thông phép mầu ban ơn cứu khổ cho chúng sanh. Nếu ai cho Bồ-tát như thế, thì chắc chắn suốt kiếp không thấy được Bồ-tát. Tôi nhắc lại, Bồ-tát là một chúng sanh hữu tình tu được giác ngộ, và tạo phương tiện giúp cho người tu cũng được giác ngộ như các ngài. Nghĩa là lúc nào cũng thấy thế gian vô thường, cõi đời tạm bợ, thân này vốn là khổ, không, vô ngã.

Đức Phật gọi cõi Ta-bà chúng ta hiện đang sống đây là cõi Dục, nên lòng tham con người quá nặng quá sâu. Người nghèo thiếu thốn vật chất, tham cầu cho có để sống đã đành, người giàu có bao nhiêu cũng không thấy đủ. Cổ đức dạy: “Người biết đủ dù nằm dưới đất, co tay làm gối, ăn cơm hẩm cũng vẫn thấy vui. Người không biết đủ dù ở trên cung trời cũng không vừa ý.” Cho nên người biết an phận, ở trong hoàn cảnh nào cũng được an vui.

Trong kinh Di Giáo, Phật dạy: “Nhược dục thoát chư khổ não, đương quán tri túc, tri túc chi pháp, tức thị phú lạc, an ổn chi xứ.” Nghĩa là: Muốn thoát mọi sự khổ não, cần nên nghiệm xét hai chữ biết đủ, pháp biết đủ là sự giàu có, an ổn của con người.

Pháp sư Ấn Quang cũng dạy:

Cơm rau đỡ dạ đói,
Nhà cỏ che gió sương,
Người đời nếu biết đủ,
Phiền não chẳng còn vương.

Vì người đời tham dục nhiều nên khổ nhiều, khổ cả ba giai đoạn: Khi chưa có thì tham muốn mong cầu cho có là khổ; khi đã có rồi thì sợ mất, nên phải tìm cách bảo vệ gìn giữ cũng khổ; khi bị mất lại càng khổ hơn, buồn rầu mất ăn mất ngủ, có khi không muốn sống nữa. Quí vị thấy người tham muốn nhiều ở trường hợp nào cũng khổ, chỉ có ít muốn biết đủ, dứt tâm tham cầu là hết khổ được vui.

Ví dụ có một nhà bác học uyên thâm, sống đời thanh bạch, xuống tàu đi ngoại quốc, và một nhà phú hộ mang nhiều vàng bạc của báu cũng đi ngoại quốc. Dọc đường tàu bị đắm, cả hai ôm phao nổi và được cứu sống. Khi vào đất liền thì ông phú hộ trắng tay tiền của mất hết, sự nghiệp tiêu tan không còn. Nhà bác học dĩ nhiên vẫn thanh bạch nhưng số kiến thức uyên thâm của ông không mất, coi như sự nghiệp ông còn. Nhà phú hộ dụ cho người thế gian ham làm giàu, tạo xe hơi nhà lầu của cải chứa đầy kho. Khi nhắm mắt xuôi tay, bỏ thân này mang thân khác, hoàn toàn không đem theo được vật gì. Nhà bác học thanh bạch dụ cho người tu, sau khi nhắm mắt xuôi tay, bỏ thân này mang thân khác, tuy còn mê cách ấm, nhưng gặp duyên thì trí tuệ hiển phát, không mất. Tức là đời này tu hành tuy đã giác ngộ, đời sau sanh ra cũng có quên. Song, quên một lúc, khi gặp cơ duyên nhắc lại liền tỉnh nhớ ngay. Đời trước tu nhiều thì nhớ sớm, đời trước tu ít thì nhớ muộn và rồi cũng tiếp tục tu hành. Điều này chúng ta nghiệm xét thấy rõ. Tại sao có những người học hoài mà không hiểu không nhớ, vẫn tối tăm dốt kém? Lại có những người chưa học mà biết, hoặc học một mà biết tới mười? Như vậy có phải là do đời trước họ đã gieo trồng nhân trí tuệ, nên đời này gặp duyên thì khả năng sẵn có đó hiển phát? Nói theo danh từ chuyên môn là chủng tử đã có sẵn, hội đủ duyên thì hiện hành. Tóm lại, người nào đời này biết thiểu dục tri túc, để gìn giữ đạo đức và nuôi lớn trí tuệ, đó là người tỉnh giác. Trí đức ấy qua đời sau không mất, mặc dù có bị mê cách ấm. Vì thế hàng Bồ-tát là người tỉnh giác, biết cái nào có tạm rồi sẽ mất, thì không chú ý, xem thường; biết cái nào hằng hữu không mất, thì lo gìn giữ và phát huy cho thêm lớn. Người thế gian vì mê lầm, chạy theo cái tạm bợ mà không biết nó tạm bợ, nên cả đời cứ lo phục vụ cái tạm bợ cho sung mãn. Khi quỉ vô thường đến, tất cả đều để lại thế gian, chỉ mang theo cái nghiệp nặng nề với quả báo không tốt về sau. Hiện tại Bồ-tát tuy thiệt thòi nghèo thiếu về vật chất, nhưng phần trí đức lúc nào cũng tăng trưởng lớn mạnh, chẳng những đời này mà những đời kế tiếp cũng thế. Nên nói sự nghiệp của Bồ-tát là trí tuệ.

Nếu người nào suốt đời cứ lo sự nghiệp thế gian cho hưng thịnh, thì sự nghiệp trí tuệ sẽ lu mờ. Ngược lại người chăm lo sự nghiệp trí tuệ thì sự nghiệp thế gian xem như không có. Như vậy, người lo sự nghiệp thế gian và người lo phát triển trí tuệ xuất thế gian, ai là người khôn biết lo xa? Dĩ nhiên đa số người đời đều tán thán người tạo dựng sự nghiệp bằng ăn ngon mặc đẹp, đầy đủ vật chất tiện nghi, sống đời sung sướng là giỏi là hay. Nhưng đối với người thấy rõ nhân quả tội phước trong đời hiện tại, cũng như những kiếp về sau, lo gìn giữ đạo đức, phát huy trí tuệ, vẫn là người sáng suốt khôn ngoan biết lo xa. Vì tiền của dùng trong lúc sống chỉ là cái tạm bợ, khi nhắm mắt không mang theo được. Người chỉ lo cho có nhiều của cải vật chất là người thiển cận, chưa biết lo xa nên gọi là chúng sanh mê lầm. Còn người không chạy theo ngũ dục thế gian, chỉ lấy trí tuệ làm sự nghiệp là người biết lo xa, là Bồ-tát giác ngộ. Vậy tất cả quí vị, ai ưng làm chúng sanh, ai ưng làm Bồ-tát? Ai ưng làm Bồ-tát thì phải nỗ lực cố gắng tu hành!

Tóm lại, người nào quá tham cầu ngũ dục, đắm say ngũ dục không biết nhàm chán, thì tội lỗi càng ngày càng lớn, chẳng những hiện đời chịu khổ mà còn khổ mãi về sau.


ĐIỀU GIÁC NGỘ 4

CHÁNH VĂN:

Đệ tứ giác tri:
Giải đãi trụy lạc,
Thường hành tinh tấn,
Phá phiền não ác,
Tồi phục tứ ma,
Xuất ấm giới ngục.

DỊCH:

Điều thứ tư cần nên giác biết: 
Kẻ biếng lười hạ liệt trầm luân.
Thường tu tinh tấn vui mừng,
Dẹp trừ phiền não ác quân nhiều đời.
Bốn ma hàng phục như chơi,
Ngục tù ấm giới thảnh thơi ra ngoài.

GIẢNG:

Điều giác ngộ thứ tư là lười biếng giải đãi thì bị sa đọa trầm luân. Thế nên phải luôn luôn tinh tấn tu hành mới phá trừ được phiền não nghiệp ác, hàng phục bốn ma, ra khỏi ngục tù năm ấm và ba cõi.

Thế nào là giải đãi, thế nào là tinh tấn? Giải đãi là bê tha lười biếng. Tinh tấn là siêng năng chuyên cần. Ví dụ người ham mê ngũ dục muốn có nhiều tiền của, chuyên cần làm việc cả ngày lẫn đêm, không biết lười mỏi, không biết chán ngán. Người như thế có được xem là tinh tấn không? - Không. Tại sao siêng năng chuyên cần làm việc cả ngày mà không phải là người tinh tấn? - Vì người chỉ biết siêng năng làm cho có nhiều tiền của, để được thỏa mãn dục lạc thế gian, mà không biết phát huy đức hạnh trí tuệ, đó chỉ là người giải đãi trụy lạc, chớ không phải là người tinh tấn. Tinh tấn đúng với tinh thần của Phật dạy là phải biết dừng và ngăn chận điều xấu, làm và phát triển điều tốt.

Tứ chánh cần trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Phật dạy về tinh tấn như sau:

1- Điều thiện chưa sanh, phải siêng năng làm cho sanh khởi.

2- Điều thiện đã sanh, phải cố gắng phát huy cho tăng trưởng.

3- Điều ác chưa sanh, phải thường kiểm soát canh chừng ngăn chận không cho sanh khởi.

4- Điều ác đã sanh, phải cố gắng chặn đứng, diệt trừ không cho sanh nữa.

Tinh tấn theo nghĩa vừa nêu, thì người thế gian đắm mê ngũ dục, dù có siêng năng làm việc cả ngày cả đêm cũng không thể gọi là tinh tấn. Ngược lại, người tuy suốt ngày không làm gì hết, mà tâm vừa khởi niệm bất thiện, liền dừng không cho tiếp tục sanh khởi; khi tâm khởi niệm lành thì phát huy cho nó thêm lớn mạnh, để làm lợi ích cho mọi người, đó là người tinh tấn. Nói một cách đơn giản, tinh tấn là ngăn ngừa không cho thân, khẩu, ý tạo nghiệp ác, mà luôn khiến cho thân, khẩu, ý hiển phát nghiệp thiện. Giả sử nếu vì tập quán, chúng ta đã lỡ tạo ác, vi phạm điều Phật răn cấm, chẳng hạn như ghiền thuốc ghiền rượu, thì phải nỗ lực bỏ lần lần. Cố gắng bỏ tật hư nết xấu, dù khó khăn mấy cũng cố gắng trừ bỏ cho kỳ được, để khép mình trong phạm vi giới luật của Phật chế định, gìn giữ ba nghiệp thân, khẩu, ý cho trong sạch, thường nỗ lực phát triển những hạnh lành, lợi mình lợi người.

Giải đãi hay tinh tấn đều tùy nơi mình, nếu giải đãi thì bị trầm luân, còn tinh tấn tu hành thì phá trừ được phiền não, đoạn dứt nghiệp ác. Phiền não mà Phật dạy đây, không phải chỉ là nỗi buồn bực ray rứt trong lòng khi gặp cảnh ngang nghịch trái ý, như mọi người thường nói, mà là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… Trong những món vừa kể, si là phiền não gốc. Do si mê không thấy các pháp đúng như thật, nên mới tham cầu chấp trước, tham cầu mà không được thỏa mãn liền nổi sân hận, miệng mắng chửi, tay chân đánh đập, đấm đá… tạo nhiều nghiệp ác, gây khổ cho mình và cho người. Người tu hành phải luôn luôn thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, trí tuệ sáng thì vô minh lui, vô minh lui thì si mê không còn, thấy các pháp đúng như thật. Đối với pháp hữu vi biết rõ là pháp vô thường biến hoại, không bền không thật, không chấp trước đắm nhiễm, không tạo tác ác nghiệp, ngang đây mọi phiền não khổ đau không còn.

Thế thường nói đến ma, thì người đời nghĩ đến hồn ma bóng quế của người chết hiện lên, bằng những hình bóng cô gái xõa tóc, le lưỡi, đi hỏng chân khỏi mặt đất… để nhát phá người sống. Song, ma mà Phật nói ở đây là những gì làm ngăn ngại phá hoại sự tiến đạo của người tu hành chân chánh, đại lược có bốn thứ:

1- Ma phiền não: là tham, sân, si, mạn, nghi… sẵn có nơi mỗi người. Ví dụ người xuất gia phải sống phạm hạnh theo giới luật Phật dạy, nhưng vì lòng trần chưa dứt, tham ái hiện khởi, chạy theo nữ sắc, cởi áo hoàn tục, cưới vợ sanh con. Đời tu hành ngang đây dở dang lui sụt. Tham mê sắc dục tự lòng người tu hiện khởi, vì sức huân tu quá yếu không khắc phục được, nên bị nó làm chướng ngại sự tu hành, gọi đó là ma tham. Hoặc một Phật tử qui y thọ năm giới, lý đáng phải giữ tròn, nhưng Phật tử ấy vốn dĩ đã thích uống rượu, một hôm đi dự tiệc bạn bè mời ép, lòng tham ăn uống không dừng được, nên uống say túy lúy. Về nhà khi tỉnh lại thì hối hận mình đã phạm giới, trách bạn bè phá mình, chớ không nghĩ do lòng tham ăn uống của mình. Mình tu mà không khắc phục được, xuôi theo nó nên phá giới mất thanh tịnh. Tu mà bị chướng ngại là tại con ma tham ăn uống chớ đâu phải tại bạn bè! Bạn bè mời ép mà mình chế ngự được lòng tham ăn uống, không uống rượu thì có ai làm gì mình? Lại nữa, người tu lý đáng là không được sân giận, nhưng một hôm bỗng dưng có một người tới chùa nói năng gàn dở, chửi bới chúng Tăng, phá phách trong chùa, vài thầy Tăng khó chịu cũng lớn tiếng nặng lời lại. Như vậy là con ma sân của các vị ấy hiện. Vì các thầy tu, đạo lực non yếu không điều phục sân giận nên bị nó hoành hành, lớn tiếng nặng lời với người ta. Lại nữa, đa số chúng ta tọa thiền, cốt là để lóng lặng tâm cho an định tỉnh sáng, nhưng khi lên bồ đoàn ngồi xếp chân độ mười phút, mười lăm phút thì tâm thần mơ màng mờ mịt ngủ gà ngủ gật, ngủ như thế cho đến giờ xả thiền, không gượng được. Khi xả thiền cố ý nằm yên để ngủ thì không ngủ, vọng tưởng chạy nhảy lung tung… Hễ cứ lên bồ đoàn tọa thiền là ngủ gục không kềm, không gượng được. Như thế, có phải do thiếu ngủ mà ngủ gục không? - Không. Ngủ như thế là do con ma thùy miên nó phá nó ngăn che, khiến cho sự tu hành của mình bị ngăn ngại lui sụt. Đó là ma si làm chướng đạo người tu. Và những ma phiền não khác ngăn ngại người tu cũng thế.

2- Ma ngũ ấm: đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức là năm món ngăn che làm cho con người không nhận ra chân lý, không sống được với trí tuệ, cứ mê mờ tạo nghiệp đi trong luân hồi sanh tử khổ đau.

- Sắc ấm: là hình hài thân thể con người do đất, nước, gió, lửa hòa hợp tạm có. Con người vì mê chấp thân tứ đại là ngã nên tạo nghiệp đi trong luân hồi sanh tử, không nhận ra Chân tánh nơi mình.

- Thọ ấm: là cảm giác sướng khổ vui buồn khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần. Người vì mê chấp cảm giác vui buồn là thật, nên khi thọ nhận được cảm giác vui, thì cố duy trì gìn giữ không muốn cho mất. Nhưng cảm thọ vui ấy không bền, là vô thường, mặc dù cố gìn giữ mà nó vẫn mất, và khi mất rồi thì buồn khổ. Khi thọ nhận cảm giác khổ thì không muốn nó tồn tại, song không được, vì nhân xấu đã gây rồi nên quả khổ phải thọ nhận. Con người vì mê lầm cố chấp cảm giác vui buồn là thật là ngã, nên tạo nhiều nghiệp ác trầm luân trong sanh tử, không nhận ra Chân tánh của chính mình.

- Tưởng ấm: là cái nhớ nghĩ việc đã qua hay mơ ước việc chưa tới. Cái mơ ước nhớ nghĩ đó là vô thường không thật. Con người vì mê lầm, chấp nó là thật là ngã, rồi tạo nghiệp thọ sanh, nên không nhận ra Chân tánh sẵn có nơi mình.

- Hành ấm: là ý niệm nghĩ suy chuyển động vận hành tạo tác các pháp hữu vi. Ý niệm suy tính vốn là vô thường không thật, con người do mê lầm, chấp nó là thật là ngã, tạo nghiệp rồi đi trong luân hồi sanh tử, nên không nhận ra Chân tánh ở chính mình.

- Thức ấm: là cái biết phân biệt cái này đẹp, cái kia xấu, cái này hay, cái kia dở. Cái phân biệt đẹp xấu hay dở chợt khởi rồi mất không thật. Con người vì mê mờ lầm chấp nó là thật là ngã, nên tạo nghiệp, thọ sanh tử, không nhận ra Chân tánh sẵn có nơi mình.

Tại sao gọi sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm là ma? Đối với Sắc thân tứ đại này, con người mê mờ chấp nó là thật là ta, nên suốt cả ngày cả đời mải mê lo vun bồi tô đắp cho nó được no đủ tươi tắn. Có khi vì lo vun bồi cho thân mà tạo nhiều nghiệp ác, quên đường đạo đức, không biết tu hành để tiến hóa trên đường thiện, không nhận ra Chân tánh sáng suốt sẵn có nơi mình, nên gọi là ma sắc ấm. Tuy nhiên, nếu biết dùng thân này làm phương tiện tu hành tiến hóa trên đường thiện, nhận ra Chân tánh sáng suốt nơi mình, làm lợi ích cho mọi người, thì không gọi là ma.

Phàm thọ khổ thọ vui đều là ma. Vì khi bị chê trách hay bị mắng chửi liền nổi giận, khi đã nổi giận thì tâm trí mê mờ không còn sáng suốt. Hoặc khi được khen được trọng, sanh kiêu căng ngã mạn, thì tâm trí cũng mê mờ không sáng suốt. Nên nói thọ lạc hay thọ khổ đều là ma. Tuy nhiên, ma hay phương tiện đều do nơi mình. Nếu mình mê lầm để cho nó làm chướng ngại việc tu hành, che khuất Phật tánh, mất giống trí tuệ, thì đó là ma. Ngược lại, mình biết lợi dụng nó để tu hành được giác ngộ thì đó không phải là ma, mà là phương tiện. Tưởng ấm, hành ấm, thức ấm cũng đều như vậy.

Người chân chánh tu hành đối với thân năm ấm này, phải khéo sử dụng để tu hành cho được giác ngộ, đừng để nó biến thành ma che khuất Phật tánh, mất giống trí tuệ, không giác ngộ.

3- Ma chết: là con người sau khi chết thành yêu, thành quỉ, hiện hình kỳ quái nhát người sống, hoặc làm cho người sống đau bệnh hay chết. Hoặc người tu hành chân chánh đang tinh tấn dụng công tu hành tiến bộ, bị vô thường đến chết đi, làm dở dang đứt đoạn sự tu hành, cũng gọi là ma chết.

4- Ma trời: là Ma vương và ma chúng ở cõi trời Dục giới, có khả năng biến hóa làm trở ngại việc tiến đạo của người tu hành lúc sắp thành đạo. Thái tử Sĩ-đạt-ta lúc sắp thành đạo, thiên ma hiện hình mỹ nữ, để cám dỗ Ngài trở lại hưởng dục lạc thế gian, không muốn Ngài thành Phật. Vì thiên ma muốn ai cũng đắm chìm trong ngũ dục, để chịu sự thống trị điều khiển của nó, nên khi thấy Thái tử sắp thành Phật, nó hiện ra để phá, làm chướng ngại việc thành đạo của Ngài. Lại nữa thiên ma còn lẫn lộn trong mọi tầng lớp người ngoài xã hội và ngay cả trong đạo. Nhiều khi nó ở ngay bên cạnh mà mình không hay không biết. Chẳng hạn người phát tâm tu hành, không ham muốn danh lợi vật chất nữa chỉ muốn giữ giới thanh tịnh để được an định giải thoát thôi, nhưng lại có người ở bên cạnh xúi giục hùn hạp làm ăn cho có tiền của, để tu cho thoải mái khỏi nợ thí chủ, hoặc xúi giục theo đường tranh danh đoạt lợi, để hưởng ngũ dục thế gian, đó cũng gọi là thiên ma. Tóm lại bất cứ ai quyến rũ xúi bảo người tu tranh danh đoạt lợi, hưởng thọ dục lạc thế gian, đều là thiên ma. Như vậy, lúc nào và nơi nào bên cạnh chúng ta cũng đều có thiên ma. Vì thế chúng ta phải thường xuyên cảnh giác, để đường tu chúng ta không bị thoái bộ. Phật dạy người tu tinh tấn chẳng những phá được phiền não ác nghiệp, mà còn tồi phục được bốn ma, thì sẽ ra khỏi ngục năm ấm và ngục tam giới. Tại sao Phật nói thân năm ấm này là nhà ngục? - Vì con người lúc nào cũng mê chấp thân này là thật là ngã, nên Phật tánh bị che khuất, trí tuệ lu mờ, phiền não bao vây, nghiệp chướng trói buộc, vì vậy mà nói thân năm ấm là nhà tù.

Tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Cõi chúng ta đang ở là Dục giới, nên chúng sanh ở cõi này, đa số đều bị lòng tham muốn ngũ dục lôi cuốn thúc đẩy. Phật nói: “Tam giới vô an du như hỏa trạch.” Chúng sanh còn ở trong cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, đều không được an ổn, giống như đang ở trong nhà lửa vậy. Tại sao? - Vì chúng sanh ở ba cõi này luôn luôn bị lửa vô thường thiêu đốt, sanh lên chỗ này rồi tử, sanh lên chỗ kia rồi tử; cứ sanh tử, tử sanh, lộn đi lộn lại không biết bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp, không bao giờ ra khỏi. Nên nói tam giới là nhà tù, nhà ngục. Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ nói: Ông Trưởng giả có một ngôi nhà đang bị lửa cháy lớn, các con ông đang ở trong nhà mải mê vui chơi, không hề hay biết nhà cháy và sắp cháy tới thân mình. Ông Trưởng giả thấy đám con dại khờ, ngu si, lửa cháy mà không biết tìm đường chạy thoát, cứ mải mê vui chơi. Ông thương xót các con, gọi chúng ra khỏi nhà, hứa cho xe dê, xe nai, xe trâu. Nghe cha cho xe, các người con ham, mới chạy ra khỏi nhà và thoát nạn lửa cháy. Ông Trưởng giả dụ cho đức Phật, nhà cháy dụ cho ba cõi đang bị lửa vô thường thiêu đốt, con ông Trưởng giả, dụ cho chúng sanh đang thọ hưởng dục lạc trong ba cõi, mà không biết ngũ dục là vô thường, cứ mải mê thọ hưởng không biết tìm đường thoát ra, giống như đang ở trong nhà tù vậy. Người tu cốt yếu là thoát ra ngoài vòng luân hồi sanh tử của tam giới, để được tự do tự tại, chớ đâu phải chỉ quanh quẩn trong tam giới hưởng dục lạc thế gian! Vì thế mà Phật dạy phải tinh tấn tu hành, để thoát khỏi nhà năm ấm và nhà tam giới đang trói buộc chúng ta.

Như vậy, mỗi người chúng ta ai cũng có Phật tánh (Chân tâm) và ai cũng có ma chướng. Nên trên đường tu hành, chúng ta phải nỗ lực tinh tấn phá phiền não nghiệp ác, hàng phục ma chướng, bảo nhậm Phật tánh càng ngày càng tỏ sáng. Chúng ta biết như vậy rồi, thì cứ ngay nơi tâm mình mà tu hành, chớ không mong cầu ở ai khác bên ngoài. Muốn thành Phật thì nuôi lớn tánh Phật ngày càng tỏ sáng càng viên mãn, kết quả sẽ thành Phật. Nếu muốn thành ma thì trưởng dưỡng tham sân si… nơi mình càng ngày càng lớn mạnh thì sẽ thành ma. Thành Phật hay làm ma là do mình, ở đây chúng tôi chỉ có trách nhiệm chỉ cho quí vị biết điều nào nên làm, điều nào không nên làm, để quí vị tự tu sửa và nhận được sự lợi ích trong việc tu hành.


ĐIỀU GIÁC NGỘ 5

CHÁNH VĂN:

Đệ ngũ giác ngộ:
Ngu si sanh tử.
Bồ-tát thường niệm,
Quảng học đa văn,
Tăng trưởng trí tuệ,
Thành tựu biện tài,
Giáo hóa nhất thiết,
Tất dĩ đại lạc.

DỊCH:

Điều thứ năm lại thêm giác ngộ:
Ngu si là gốc khổ luân hồi.
Bồ-tát thường nhớ không ngơi,
Nghe nhiều học rộng chẳng lơi chút nào.
Vun bồi trí tuệ càng cao,
Biện tài đầy đủ công lao chóng thành.
Đặng đem giáo hóa chúng sanh,
Niết-bàn an lạc còn lành nào hơn.

GIẢNG:

Đệ ngũ giác ngộ:
Ngu si sanh tử.

Điều giác ngộ thứ năm, Phật dạy ngu si thì bị trầm luân sanh tử. Ngu si đây chỉ cho vô minh là đầu mối của sanh tử luân hồi, là chi thứ nhất của Mười hai nhân duyên: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập… Vô minh theo nghĩa thông thường là không sáng, si mê tối tăm… Theo tinh thần của đạo Phật vô minh là không tỏ ngộ Chân tâm, không thấy các pháp đúng như thật. Kinh Viên Giác, chương đầu, Bồ-tát Văn-thù thưa hỏi, Phật giải thích: “Chúng sanh chấp thân tứ đại này là thật, tâm duyên theo bóng dáng sáu trần là thật, đó là vô minh.” Do chấp thân tâm là thật là ngã, nên vì nó tạo nghiệp, rồi theo nghiệp đi trong luân hồi sanh tử. Chúng ta học đạo giác ngộ là để thấy được cái nhân khiến mình phải trầm luân sanh tử. Thấy rõ ràng, thấy cùng tột, để phá trừ vô minh thoát ra khỏi sanh tử luân hồi. Vậy phá vô minh bằng cách nào?

Bồ-tát thường niệm,
Quảng học đa văn,
Tăng trưởng trí tuệ,
Thành tựu biện tài,
Giáo hóa nhất thiết,
Tất dĩ đại lạc.

Bồ-tát phá vô minh bằng cách hằng nghe nhiều học rộng về Phật pháp, để trí tuệ càng ngày càng tăng trưởng. Học nghe đây không có nghĩa học nghe pháp thế gian, vì pháp thế gian chỉ làm tăng thêm vô minh phiền não, mà phải nghe lời Phật dạy để thực hành đúng phương pháp tu. Song, không phải chỉ riêng hàng Bồ-tát học rộng nghe nhiều, mà Tăng Ni, Phật tử muốn có trí tuệ để phá mê, cũng phải học rộng nghe nhiều để có kiến giải chân chánh, giản trạch pháp tu cho hợp với trình độ mình thì tu không lầm không lạc. Sau đó có hướng dẫn cho ai tu cũng hướng dẫn đúng với chánh pháp. Tuy nhiên, học để ứng dụng tu thì được lợi mình lợi người; còn học hiểu suông nói suông, chẳng những không tăng trưởng trí tuệ, mà sanh bệnh kiêu căng ngã mạn, làm chướng đạo không được lợi ích. Hòa thượng Pháp chủ Khánh Anh có dạy:

Tu mà không học là tu mù,
Học mà không tu là đãy đựng sách.

Thế nên chúng ta phải thực hành cả hai mặt học và tu. Học hiểu giáo lý Phật dạy một cách chín chắn sâu rộng, rồi ứng dụng lời Phật dạy cho đời sống bản thân mình. Lâu ngày thâm nhập Phật pháp, trí tuệ sẽ sáng suốt rộng lớn như biển cả. Khi trí tuệ đã rộng lớn thì thành tựu được biện tài, ra hoằng hóa làm lợi ích cho chúng sanh. Biện tài được chia làm bốn thứ:

1- Pháp vô ngại biện: nghĩa là đối với pháp Phật dạy, thông suốt hết không còn nghi ngờ gì cả.

2- Nghĩa vô ngại biện: tức là nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm mà Phật dạy trong kinh đều thâm nhập, thấu triệt không còn gì nghi ngại.

3- Từ vô ngại biện: nghĩa là những ngôn ngữ của từng địa phương đều nói thông suốt không trở ngại.

4- Nhạo thuyết vô ngại biện: là thông suốt nghĩa lý Phật pháp và ngôn ngữ từng địa phương. Khi giảng nói Phật pháp cho người nghe, đều khế hợp với căn cơ trình độ khiến họ vui nghe, không chán ngán. 

Như vậy, trước là do học tu mà được sáng suốt an lạc, đó là tự lợi hay tự giác, kế đến là lợi tha hay giác tha. Muốn giáo hóa người, phải thâm hiểu giáo lý Phật dạy, phải thông thạo ngôn ngữ, sau đó tùy căn cơ tùy hoàn cảnh, mà giảng dạy hướng dẫn đưa người từ chỗ tối tăm đau khổ đến chỗ sáng suốt an vui. Cái vui mà người tu Phật đạt được, không phải là cái vui tầm thường ở thế gian. Cái vui của người thế gian là do thọ hưởng ngũ dục, còn trong vòng đối đãi hơn thua được mất… Ví dụ người làm ăn gặp thời, được lợi nhuận gấp đôi gấp ba lúc bình thường, thì lòng vui vẻ mặt tươi cười hớn hở. Tuy nhiên niềm vui đó không lâu, chỉ trong một thời gian là mất. Vì hết thịnh đến suy, làm ăn thua lỗ hay gặp chuyện bất như ý xảy đến, lại buồn khổ bất an.

Cái vui mà Phật nói ở đây là cái vui lớn của người gắng công tu hành, hết vô minh phiền não thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử. Cái vui này kinh Đại thừa gọi là Niết-bàn tịch tĩnh, không bị hạn cuộc trong thời gian. Thế nên người tu khi đạt đến giác ngộ giải thoát, thì giờ nào phút nào tâm cũng được an vui. Cái vui của người thế gian và người xuất thế gian khác nhau. Người thế gian vui theo ngũ dục, hết vui liền khổ, khi vui thì cười nói náo động ồn ào… Người xuất thế giác ngộ, hết khổ được vui, niềm vui nhẹ nhàng vĩnh viễn. Người thế gian suốt ngày tìm tòi nắm bắt cái vui cỏn con, nhưng được rồi lại mất. Thế nên Phật dụ như người vớt bong bóng nước, vừa thấy bong bóng đẹp lóng lánh, đưa tay vớt, nó liền tan mất. Cái vui của người thế gian là cái vui trá hình của sự đau khổ, là cái vui của kẻ mê, là cái vui của chúng sanh. Còn cái vui của người xuất thế là cái vui vĩnh viễn của người tỉnh giác có trí tuệ, là cái vui của Bồ-tát, Phật. Chúng ta thấy kẻ mê và người trí có thái độ sống rất khác biệt. Chúng sanh vì mê lầm, nên cứ tìm cầu chạy theo những cái vui nhỏ giả dối tạm bợ, không biết mệt nhọc nhàm chán. Còn hàng Bồ-tát trí tuệ sáng suốt, biết rõ cái vui ngũ dục giả dối tạm bợ, vui đó liền khổ, nên tránh, luôn luôn đem nghị lực ý chí để tu hành, tìm cái vui chân thật cho mình và giúp cho người được vui.

Tóm lại, người đời ai cũng sợ khổ tìm vui. Song, tùy theo người trí hay ngu mà tránh khổ nhỏ hay khổ lớn và tìm vui nhỏ hay vui lớn. Người ngu thì sợ cái khổ nhỏ như đói khát, lạnh nóng… để tìm cái vui nhỏ là có tiền của nhiều, có nhà lầu, xe hơi, ở sang, ăn ngon… Trái lại, người trí thì sợ cái khổ sanh, già, bệnh, chết vô thường thiêu đốt, nên tìm cái vui lớn là cái vui bất diệt Niết-bàn giải thoát. Vậy chúng ta hãy nghiệm xét lại xem mình là ngu hay trí, là chúng sanh hay Bồ-tát? Làm Bồ-tát hay chúng sanh là tùy mình chớ không do ai khác. Trong cuộc sống hằng ngày nếu ba nghiệp chúng ta thiện, phù hợp với đạo giải thoát thì cứ như thế mà tiến cho đến khi được giác ngộ giải thoát hoàn toàn mới thôi. Ngược lại, nếu ba nghiệp chúng ta hay làm ác, xuôi theo hướng si mê của chúng sanh, thì phải cố gắng sửa đổi cho lương thiện phù hợp với đạo, để được lợi lạc ngay trong đời hiện tại và mai sau. Tu là ở chỗ đó, biết việc làm nào mê lầm đưa đến khổ đau thì mau chừa bỏ, biết tỉnh giác đưa đến sự an vui thì huân tu cho thuần thục. Nếu người không chịu chuyển mê lầm thành giác ngộ thì dù có đi chùa thường, lạy Phật nhiều, luôn cầu nguyện để được hết khổ, chắc chắn người ấy không được toại nguyện.

Vậy, người Phật tử chân chánh nên biết cái vui thế gian là cái vui tạm bợ, cái khổ đói cơm, thiếu áo… cũng là cái khổ tạm bợ nhỏ nhoi, có thể chuyển khổ thành vui được, chớ nên kêu than rên xiết. Phải nhớ đến khổ lớn của vô thường sanh, già, bệnh, chết, mong cầu thoát ra và cố gắng tu hành để được vui Niết-bàn vĩnh viễn.

Quí vị đừng nghĩ rằng kinh này Phật dạy cho hàng Bồ-tát, chúng ta là kẻ không có phần rồi không tu, mà tất cả người tu Phật dù tại gia hay xuất gia, nếu muốn thành tựu quả Phật thì chúng ta phải thực hành hạnh Bồ-tát, tức là chúng ta phải vận dụng trí tuệ quán sát các pháp đúng như thật như lời Phật dạy để đoạn gốc vô minh, trí tuệ dần dần tăng trưởng, tự lợi lợi tha đầy đủ. Không mong cầu quả vị Bồ-tát cũng nghiễm nhiên là Bồ-tát.


ĐIỀU GIÁC NGỘ 6

CHÁNH VĂN:

Đệ lục giác tri:
Bần khổ đa oán,
Hoạnh kết ác duyên,
Bồ-tát bố thí,
Đẳng niệm oán thân,
Bất niệm cựu ác,
Bất tắng ác nhân.

DỊCH:

Điều thứ sáu phải nên giác biết:
Người khổ nghèo lắm kết oán hờn.
Không duyên tạo ác đâu sờn,
Bồ-tát bố thí, ai hơn kẻ này.
Lòng không còn thấy kia đây,
Ít khi nhớ đến buồn gây thuở nào.
Dù người làm ác biết bao,
Một lòng thương xót, khổ đau cứu giùm.

GIẢNG:

Đệ lục giác tri:
Bần khổ đa oán,
Hoạnh kết ác duyên.

Điều giác ngộ thứ sáu, Phật dạy Bồ-tát khi làm việc lợi tha phải biết tâm bệnh của chúng sanh là quá nghèo khổ nên hay oán hận, hay kết nhiều duyên ác. Phàm người nghèo khổ có nhiều oán hận là vì thiếu thốn vật chất, lúc nào cũng bị những điều bất như ý bức bách ép ngặt, không bực dọc với người ngoài thì bực bội trong gia đình. Nếu có ai động chạm tới là họ quạu quọ nổi sân giận làm hung làm dữ. Nhất là người không biết tu, không thông lý nhân quả, khi lâm vào cảnh nghèo khổ đói cơm rách áo thì oán trời trách đất. Thấy người giàu có hơn mình là sanh tâm đố kỵ, thấy người quyền quí hơn mình là sanh tâm oán ghét, lúc nào cũng có mặc cảm không tốt với người hơn mình; mặc dù người quyền quí giàu có biết tu, không hề khinh chê hay làm phiền lòng họ mà họ vẫn ghét. Vì họ cảm thấy họ khốn khổ đủ điều, còn người giàu sang quyền quí sung sướng đủ cách. Do mặc cảm không tốt đó, không duyên cớ gì mà cấu kết duyên ác xấu, gây kết oan trái với người. Vì vậy mà người nghèo học đạo khó, ngược lại người đủ ăn đủ mặc ít bị những bực bội ép ngặt thì dễ tu.

Là Phật tử đã học Phật pháp, thấu suốt lý nhân quả, nếu hiện tại lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ, hiểu rằng mình trước đã gieo nhân keo kiệt bỏn sẻn, không biết giúp đỡ ai, lại thêm tham lấy của người. Đã lỡ gieo nhân xấu nên ngày nay nghèo khó, vui chịu không oán trách than van, nỗ lực xả bỏ tâm keo kiệt bỏn sẻn, chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Cố gắng phát triển hạnh lành phát tâm bố thí giúp đỡ mọi người, đó là đoạn cái nhân nghèo khổ, sẽ được giàu có an vui về sau.

Có nhiều Phật tử than nghèo, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, của cải vật chất không có, lấy gì để bố thí? Quí vị nghiệm lại xem, trong đời này có ai nghèo đến nỗi không dư vài ba hột cơm để bố thí cho kiến ăn, hoặc không dư một mảnh vải để băng bó vết thương cho người bị nạn! Chắc chắn ai cũng có những món tối thiểu này. Tu không phải đợi có tiền nhiều bố thí cúng chùa mới là làm phước, chúng ta biết thương người, nghĩ đến người, tùy theo khả năng, phương tiện sẵn có của mình mà giúp đỡ người. Chẳng hạn nhường chỗ ngồi cho người già yếu khi xe chật, phụ giúp người đi đường gánh bưng quá nặng… Như vậy là chúng ta chuyển đổi tâm niệm keo kiệt bỏn sẻn thành tâm bố thí lợi tha, chuyển đổi hành động xấu ác thành lương thiện làm lợi ích cho người vật. Người nghèo mà sống như thế thì đâu có kết duyên ác gây oán hận với ai. Ngược lại, cứ khư khư ôm ấp tâm niệm xấu xa oán hờn, đã khổ lại chồng chất thêm khổ. Thế nên người Phật tử nghèo hiểu rõ lý nhân quả, phải khéo tu để chuyển đổi hoàn cảnh nghèo nàn đau khổ của mình, trở thành an vui sung sướng trong hiện tại và mai sau.

Ở trước Phật chỉ cho biết nhân luân hồi sanh tử là vô minh. Đến đây Phật dạy gốc nghèo khổ là keo kiệt bỏn sẻn, tham lam lấy của người. Phải nỗ lực cố gắng tu để phá trừ nó.

Bồ-tát bố thí,
Đẳng niệm oán thân,
Bất niệm cựu ác,
Bất tắng ác nhân.

Do vì người nghèo khổ hay có tâm bệnh oán hờn, tạo nhiều nghiệp ác, nên Phật dạy Bồ-tát khi làm việc lợi tha, gặp người nghèo khổ như đã nói thì phải thông cảm cho họ. Nếu họ lỡ kết oán gây hờn thì Bồ-tát hoan hỉ tha thứ và đem lòng từ bi bình đẳng mà đối xử, không phân biệt thân sơ. Tùy theo tâm niệm hoàn cảnh sở cầu của họ, biết họ đang bị khổ ách nào chi phối, đang cần cầu điều gì, theo đó mà giúp cho phù hợp. Như thế mới có kết quả tốt, giống như lương y tùy bệnh cho đúng thuốc thì bệnh mau lành.

Cũng vậy, Tăng Ni hay Phật tử chẳng những thương cái khổ hiện tại của người bần cùng, mà còn thương cái khổ vị lai của họ nữa. Tìm hiểu tâm niệm hoàn cảnh của từng hạng người để giúp đỡ họ. Phật dạy do nghèo khổ mà phần đông chúng sanh có tâm oán hờn và kết nhiều duyên ác, nên khi gặp những người có hoàn cảnh như vậy, thì phải phương tiện giúp cho họ bớt khổ, nghèo thiếu trong hiện tại, sau đó hướng dẫn cho họ học hiểu đạo lý, biết nhân nào là ác xấu, phải chịu quả báo khổ đau thì nên tránh, nhân nào là tốt, cần phải làm để được an vui lợi ích.

Khi Tăng Ni hay Phật tử ra làm lợi ích cho chúng sanh, luôn nhớ chúng sanh nghèo khổ, nhiều lòng tham, nhiều oán hờn. Chẳng hạn đi phát gạo phát tiền, họ lãnh rồi trở lại lãnh nữa, lãnh nhiều lần như vậy; hoặc họ đến muộn, phẩm vật chia đã hết họ tức giận chửi mắng. Chúng ta nên thông cảm và thương họ đang bị nghèo khổ ép ngặt, mất sự sáng suốt bình tĩnh, tha thứ và an ủi họ mà không buồn giận.

Phật lại dạy thêm, Bồ-tát khi bố thí là do lòng từ bi bình đẳng, đối với kẻ oán người thân đều bố thí ngang nhau, không nhớ nghĩ những điều ác mà họ đã làm ngày xưa và cũng không hề ghét bỏ người hung dữ. Việc làm này hơi cao, người thường khó thực hiện được. Nhưng đó là tinh thần Đại thừa, nhằm lấy ân báo oán, khởi tâm từ bi hỉ xả, vong kỷ lợi tha. Nên khi ra làm việc, chúng ta cần phải xem xét tâm niệm mình có còn vị kỷ không? Có còn thân sơ không? Có còn nhớ nghĩ đến oán cừu xưa không? Nếu còn thì phải tiến tu hơn nữa, để chuyển hóa tâm niệm nhỏ hẹp cho xứng đáng với lời Phật dạy. Vì nếu chúng ta còn vị kỷ thì không thể nào thực hiện đúng lời Phật dạy. Giả sử có người giàu có quyền thế lấn áp chúng ta, sau đó họ sa cơ thất thế nghèo khổ, ngược lại chúng ta được quyền thế giàu có. Trong một dịp đi bố thí gặp lại người lấn áp mình ngày xưa, chúng ta không hoan hỉ cho người đó. Như vậy là chúng ta còn nhớ lỗi xưa của họ, chúng ta còn tâm vị kỷ hẹp hòi, chưa có tâm hỉ xả. Bồ-tát thì không như vậy, dù xưa họ có làm khổ các ngài, nay thấy họ khổ, các ngài vẫn ra tay cứu giúp.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy: “Bố thí cho một trăm người dữ ăn không bằng bố thí cho một người hiền. Bố thí cho một ngàn người hiền, không bằng bố thí cho người giữ năm giới. Bố thí cho mười ngàn người giữ năm giới, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn… Cúng dường một trăm ức vị Bích-chi Phật không bằng cúng dường một vị Phật.” Nghĩa là bố thí cho người tu cao chừng nào, thì có phước nhiều chừng nấy. Song, tại sao kinh này Phật lại dạy bố thí phải bình đẳng? Đồng là lời Phật dạy sao có sự mâu thuẫn nhau? Vậy kinh nào dạy đúng với tôn chỉ của Phật?

Tôi xin đưa ra một ví dụ để giải thích đoạn này cho quí vị hết nghi ngờ. Phật tử nào lớn tuổi có con đông khéo dạy dỗ con thì sẽ thông cảm điều này. Khi con còn nhỏ, quí vị thường dạy: “Con phải chọn bạn mà chơi, đứa nào hiền lành siêng học nên thân cận gần gũi, đứa nào hung dữ biếng nhác nên tránh xa, vì gần nó sẽ nhiễm những thói hư tật xấu, mà hỏng cả cuộc đời.” Khi con khôn lớn học hành thành tài, có đức hạnh trí tuệ vững vàng, quí vị lại khuyên con: “Con hãy coi bạn bè, đứa nào nghèo khó, kém đạo đức nên tới lui giúp đỡ cho nó được tốt được vui…” Sở dĩ quí vị khuyên dạy các con như thế, là vì con quí vị có đủ khả năng tự chủ và làm lợi ích cho người, góp phần xây dựng cho xã hội được tốt đẹp, chớ không còn đóng khung bằng cách dạy con phải gần người hiền người tốt mãi.

Cũng như thế, người mới tu, tập khí tham sân si phiền não còn dày, mà sức huân tu còn kém, nên Phật dạy tránh xa người dữ, gần gũi người trí người hiền để được duyên thuận, được yên ổn dễ tu dễ tiến. Đến khi phiền não tham sân si cạn mỏng, đạo lực vững, có đức tự chủ không bị chi phối bởi nghịch duyên, thì Phật dạy nên giúp đỡ làm lợi ích mọi người, giúp kẻ dữ người hiền như nhau. Người mới tu đạo lực non yếu cần bạn lành duyên tốt để tiến, còn tu lâu có đạo lực, nếu ở trong cảnh thuận hoài sẽ bị chìm trong ấy không tiến được. Giả sử có người tu lâu, ăn trên ngồi trước mọi người, Phật tử đến chùa đều đảnh lễ cúng dường, muốn gì được nấy, tha hồ hưởng thụ, không gặp khó khăn thử thách nên không biết mình tu đến đâu? Tuy tu mà không có ai chọc phá nên không biết sân giận phiền não còn hay hết. Hoặc không có ai bỏ đói, đâu có biết kham nhẫn cơn đói đến đâu? Vì vậy, giai đoạn sau của người tu, cần phải có thử thách, để trắc nghiệm xem tu đã thật sự tiến bộ chưa? Có đối xử bình đẳng giữa kẻ xấu người tốt, kẻ sơ người thân chưa?

Thế nên tu trong cảnh thuận được an ổn thấy có tiến bộ, thì chưa tin mình đã tiến thật sự, an ổn thật sự. Khi nào gặp nghịch duyên thử thách mà vẫn thản nhiên an ổn vượt qua thì mới thật là tiến bộ. Ví dụ tôi tuyên bố tu hạnh nhẫn nhục, nhưng tôi cứ ở trong cảnh thuận, không có người đến chửi mắng khi dể, vu oan giá họa, thì làm sao tôi biết được tâm nhẫn nhục của tôi đến đâu? Người tu khi phát nguyện tu hạnh nào, cần phải có duyên nghịch để thử thách cho vượt qua mới thành tựu hạnh tu. Giống như đứa học trò qua một năm học, cuối năm, chịu sự khảo hạch của giám khảo, trả lời đúng mới được đậu. Việc tu hành nói thì dễ, tưởng tượng thì dễ, sống trong thuận cảnh cũng dễ. Nhưng, đối diện với thử thách, vượt qua một cách thản nhiên, không bị sân si phiền não làm ô nhiễm mới thật là khó.

Thế thường, người đời khi bị chửi mắng, đánh đập, lấn hiếp thì cho đó là ma quỉ theo phá không cho tu. Ngược lại, đối với người tu Phật, thấy đó là Bồ-tát nghịch hạnh, giúp cho mình cái duyên thù thắng để sớm thành tựu viên mãn công hạnh tu hành. Vậy khi quí vị phát tâm tu, nếu gặp duyên thuận gần gũi được bạn lành tận tâm giúp đỡ mọi mặt, thì biết đó là thiện hữu tri thức ở mặt thuận, chúng ta cũng phải nỗ lực tu tiến, chớ bằng lòng trong cảnh thuận rồi quên tu. Nếu gặp nghịch duyên, người xấu ác phá phách làm chướng ngại, thì biết mình đang gặp thiện hữu tri thức ở mặt nghịch, chúng ta càng cố gắng nỗ lực vượt qua, không thối chí nản lòng bỏ tu. Đối trước người giúp đỡ hay làm chướng ngại mình vẫn bình thản, tâm không chao động, ấy mới là oán thân bình đẳng, khi giúp đỡ họ thì giúp như nhau tâm không thiên vị. Hiểu như thế, chúng ta sẽ không thắc mắc khi đọc kinh Pháp Hoa thấy Phật kể chuyện Đề-bà-đạt-đa trải qua nhiều kiếp về trước, tạo nhiều duyên nghịch trong đời tu hành của Phật. Sau đó Phật kết luận Đề-bà-đạt-đa là thiện hữu tri thức bậc nhất của Ngài, nhờ thiện tri thức Đề-bà-đạt-đa mà Ngài mau thành tựu Phật quả.

Người tu mà chỉ mong gặp cảnh thuận, gặp người hiền thì không biết rõ khả năng tu của mình. Người mong ước như thế chỉ tu với Phật chớ không tu với chúng sanh. Song, Phật không cần chúng ta tu với Ngài, vì lạy Phật hoài Ngài cũng không mừng, chê Phật mãi Ngài cũng không buồn. Thế nên không cần tu với Phật, mà phải tu với chúng sanh, thì sự tu hành mới có ý nghĩa. Muốn được như thế, phải luôn nhớ người chửi mắng gây phiền chướng cho mình, biết đâu là Bồ-tát thị hiện giúp mình tu tiến.

Chúng ta không nên tưởng Bồ-tát là những vị từ trên trời giáng xuống, có hào quang có phép linh, để chúng ta đến đảnh lễ cầu xin việc này việc nọ. Bồ-tát hiện thân rất thực tế, có khi lại tầm thường, ở bên cạnh mà chúng ta không biết. Sách xưa ở Trung Hoa có ghi lại câu chuyện: Tại chùa Quốc Thanh ở núi Thiên Thai có hai vị Bồ-tát tên Hàn Sơn và Thập Đắc. Ngài Hàn Sơn không ai biết rõ tông tích. Một hôm trời lạnh như cắt, Ngài từ trong núi lạnh đi ra, quần áo rách rưới bẩn thỉu, vô chùa xin ở. Do từ núi lạnh đi ra, nên Ngài được gọi tên là Hàn Sơn. Còn ngài Thập Đắc thì do Thiền sư Phong Can đi khất thực về, gặp đứa bé bị bỏ bên đường bơ vơ, Ngài đem về chùa nhờ nuôi, đặt tên là Thập Đắc, nghĩa là lượm được. Hai vị sống trong chùa rất là bần hàn, ăn thì không ngồi trên quả đường như chúng, lại ra sau bếp lượm cơm dư cơm đổ lọc rửa lại để ăn. Ngủ thì ngủ ngoài hiên chùa, sống không cần ai biết đến. Tuy nhiên, các Ngài sống rất vô tư hồn nhiên. Sau khi Thiền sư Phong Can tịch, quan Tri phủ ở gần chùa bị bệnh, mộng thấy ngài Phong Can chỉ cho món thuốc, ông uống lành bệnh, nên ông rất tin tưởng Ngài. Lại một hôm ông mộng thấy ngài Phong Can bảo ông có muốn đảnh lễ Bồ-tát, thì đến chùa Quốc Thanh tìm hai ngài Hàn Sơn và Thập Đắc mà đảnh lễ, hai ngài là Bồ-tát Văn-thù và Phổ Hiền thị hiện. Quan Tri phủ đến chùa tìm, Hòa thượng Trụ trì bất đắc dĩ cho gọi hai Ngài ra. Tuy thấy hai Ngài ăn mặc lôi thôi dơ bẩn, thái độ ngây ngô, nhưng ông vẫn đảnh lễ. Hai Ngài biết tông tích mình đã bại lộ liền cõng nhau chạy vô núi, mất luôn. Đó là Bồ-tát thật mà mọi người không nhận ra được. Nên người đời thường ỷ mình khôn lanh, tranh giành hơn thua, lắm khi phạm tội với Bồ-tát mà không hay!

Tóm lại, điều giác ngộ thứ sáu Phật dạy Bồ-tát khi làm việc lợi tha, phải biết rõ tâm lý hoàn cảnh căn cơ của từng người, thực hành lòng từ bi bình đẳng, không phân biệt thân sơ ân oán, tha thứ mọi lỗi lầm cho người, nhất là thương xót cứu giúp người nghiệp chướng nặng nề tạo nhiều tội ác.


ĐIỀU GIÁC NGỘ 7

CHÁNH VĂN:

Đệ thất giác ngộ:
Ngũ dục quá hoạn.
Tuy vi tục nhân,
Bất nhiễm thế lạc,
Thường niệm tam y,
Ngõa bát pháp khí,
Chí nguyện xuất gia,
Thủ đạo thanh bạch,
Phạm hạnh cao viễn,
Từ bi nhất thiết.

DỊCH:

Điều thứ bảy là thường giác ngộ:
Năm dục gây lầm lỗi ngất trời.
Tuy người thế tục ngoài đời,
Mà lòng không nhiễm vui chơi thế tình.
Ba y thường nhớ của mình,
Ngày nào sẽ được ôm bình ngao du.
Chí mong lìa tục đi tu,
Đạo gìn trong sạch chẳng lu không mờ.
Hạnh lành cao vút kính thờ,
Thương yêu tất cả không bờ bến đâu.

GIẢNG:

Điều giác ngộ thứ bảy, đức Phật dạy cho hàng cư sĩ tại gia hạnh “ly nhiễm xuất thế”. Nghĩa là lìa xa ô nhiễm và ra khỏi thế gian. Vì sao? Vì năm dục tài, sắc, danh, thực, thùy hay sắc, thanh, hương, vị, xúc là lỗi lầm là tai họa, khiến cho con người chịu nhiều khổ đau truyền kiếp. Thế nên người cư sĩ tại gia biết rõ tai họa của năm dục, thân tuy còn trong thế tục, mà không nhiễm trước dục lạc thế gian, lại còn nuôi chí nguyện xuất gia để thực hành hạnh tự giác giác tha. Nghĩa là tâm thường nhớ tưởng mong cầu ngày nào đó, mình sẽ được xuất gia thoát tục, đắp y mang bát đi khất thực, sống phạm hạnh thanh tịnh, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, chớ không ở hạn hẹp trong phạm vi gia đình nhỏ bé. Vì thế mà người Phật tử học đạo có tâm cầu tiến, phải nuôi chí xuất trần siêu việt không tự mãn mình là cư sĩ tu giữ năm giới đủ rồi. Người có quan niệm như vậy là người không cầu tiến, đã giẫm chân đứng tại chỗ. Chúng ta tu cũng giống như học trò đi học, học hết chương trình cấp một, phải lên cấp hai, cấp ba rồi lên đại học. Nếu chỉ học cấp một rồi dừng ngang đó, thì kiến thức chẳng được bao nhiêu và không thể dạy lại cho người sau. Nếu đời này Phật tử lỡ tạo những nghiệp duyên ràng buộc, chi phối khó tu không thể cắt gỡ ra được, phải cố gắng gieo duyên lành, nguyện đời sau sớm gặp Phật pháp để xuất gia. Nếu không nuôi chí nguyện như thế, thì đời này kiếp khác mải vướng bận trần lao, không bao giờ ra khỏi. Vì sao? Vì đời sống của người cư sĩ tại gia lắm điều ràng buộc, nhiều chướng duyên ngăn ngại khó tu khó tiến. Nhìn vào lịch sử, chúng ta thấy hai vị Giáo chủ của hai tôn giáo lớn là Phật và Chúa, và những bậc đắc đạo giải thoát, đa số là người xuất gia từ bỏ gia đình nhỏ hẹp buộc ràng, sống đời sống vô gia đình vì nhân loại vì chúng sanh. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp đặc biệt, ở Trung Hoa có Bàng Long Uẩn, ở Việt Nam có Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thánh Tông là người cư sĩ ở trong trần thế mà không nhiễm bụi trần.

Tóm lại, điều thứ bảy, Phật khuyên hàng cư sĩ tại gia, tuy đang ở trong trần lao ô nhiễm, tâm luôn nhớ dục lạc thế gian là lỗi lầm là tai họa, phải nuôi chí nguyện xuất trần, giữ phạm hạnh thanh tịnh làm lợi ích cho chúng sanh.


ĐIỀU GIÁC NGỘ 8

CHÁNH VĂN:

Đệ bát giác tri:
Sanh tử xí nhiên.
Khổ não vô lượng,
Phát đại thừa tâm,
Phổ tế nhất thiết,
Nguyện đại chúng sanh,
Thọ vô lượng khổ,
Linh chư chúng sanh,
Tất cánh đại lạc.

DỊCH:

Điều thứ tám lại nên giác ngộ:
Tử sanh hoài đau khổ vô cùng.
Phát tâm dõng mãnh đại hùng,
Quyết lòng độ hết đồng chung Niết-bàn.
Thà mình chịu khổ muôn vàn,
Thay cho tất cả an nhàn thảnh thơi.
Mọi người đều được vui tươi,
Đến bờ giác ngộ rạng ngời hào quang.

GIẢNG:

Đệ bát giác tri:
Sanh tử xí nhiên.
Khổ não vô lượng,
Phát đại thừa tâm,
Phổ tế nhất thiết.

Điều giác ngộ thứ tám, Phật dạy việc sanh tử của chúng sanh quá nhiều, liên tục không dứt, nên sự khổ não không thể nào kể hết được, mỗi lần chết đi sanh lại là chịu nhiều khổ đau. Hiện tại chúng ta đang mang thân này, là đã trải qua vô lượng kiếp bỏ thân rồi mang thân. Như vậy thì sự khổ não không thể tính kể. Quí vị thử xét lại xem, như ở trước đã nói, chỉ một đời này thôi chúng ta cũng đã chịu nhiều đau khổ, huống là trải qua nhiều đời. Khi lọt lòng mẹ mở mắt chào đời cất tiếng khóc vang là một lần khổ, rồi lớn dần, mỗi khi biết lật biết bò, biết ngồi biết đi… là ấm đầu nhuốm bệnh… Khi lớn khôn đi học hay đi làm ăn xa, mỗi lần xa cách là mỗi lần nhớ thương đau khổ. Lại mỗi lần buồn lo, sợ hãi, giận ghét là mỗi lần đau khổ. Lại nữa, mỗi lần yếu đau bệnh hoạn hay chết chóc của người thân hoặc của mình là mỗi lần đau khổ… Một đời người chuyện buồn lo thương ghét giận hờn… xảy ra không biết bao nhiêu lần, không thể tính hết được. Như vậy vô lượng vô số kiếp niềm đau nỗi khổ của chúng sanh làm sao tính đếm được!

Chúng sanh vì mê muội hiện sống trong đau khổ lại tưởng là vui, cứ đắm mình trong đau khổ. Chết đi sanh lại là khổ mà có ai biết chán biết sợ! Sống trong đau khổ mà nghe nói chết là không ưng. Ai cũng muốn cho mình được sống lâu. Nhưng thử hỏi sống để làm gì? Đa số người đời mong sống lâu để thọ hưởng ngũ dục, chớ không biết nương nhờ mạng sống để tu, để giải quyết cái khổ sanh tử luân hồi. Nhiều người lầm tưởng người tu do chán đời sợ khổ, nên trốn vô chùa để ẩn dương nương Phật, tránh không còn thấy không còn bị khổ nữa. Người tu với tâm niệm như thế thì tu không tiến bộ, không lợi ích. Người tu cần phải có trí tuệ, trước là phản tỉnh phá trừ vô minh phiền não tự tâm, sau đó phát tâm Đại thừa làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Phát tâm Đại thừa làm lợi ích cho tất cả chúng sanh bằng cách nào? Nguyện thay chúng sanh chịu vô lượng khổ. Giả sử có người phạm pháp bị tội, chính quyền đang truy nã tội phạm. Lúc đó có người phát tâm ra nhận tội thế cho kẻ phạm pháp, chính quyền bắt người nhận tội hành hình chớ không bắt người phạm pháp. Đó là trường hợp thay chúng sanh chịu khổ. Tuy nhiên, ở đời có mấy ai tốt bụng như thế. Giả sử bị đổ tội thì lại kêu oan không nhận tội. Như vậy với tâm niệm của chúng sanh, ai cũng muốn cho bản ngã mình được sung sướng, luôn bảo vệ cho bản ngã được an ổn, chớ không ai chịu khổ thế cho ai, ngoại trừ hàng Bồ-tát. Song Bồ-tát thay chúng sanh chịu khổ như thế nào?

Trước tôi giải thích những việc của chúng sanh và sự đau khổ của sanh tử. Sau đó mới nói đến thay chúng sanh chịu khổ của Bồ-tát.

Trong kinh có ghi lại đoạn Phật nói về tương lai:

“… Qua thời kỳ kiếp giảm, sẽ tới thời kỳ kiếp tăng. Khi tuổi thọ con người tăng lên đến tám mươi bốn ngàn tuổi thì Phật Di-lặc ra đời. Khi Phật Di-lặc ra đời thì có một vị Chuyển Luân Thánh vương cũng ra đời cai trị thiên hạ bằng chánh pháp. Bấy giờ dân chúng được an cư lạc nghiệp sống đời thái bình. Khi nghe Phật nói như vậy, một vị Tỳ-kheo bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, con nguyện tu cho đến khi đức Phật Di-lặc ra đời, con sẽ làm vị Chuyển Luân Thánh vương đó, để đem giáo pháp của Phật ra giáo hóa chúng sanh.

 Đức Phật bèn duỗi ngón tay xuống đất, khơi một chút phân trâu (tập tục Ấn Độ thường dùng phân trâu để tráng nền nhà), Ngài đưa ngón tay có dính phân trâu lên, hỏi đại chúng:

- Ngón tay ta có dính chút phân trâu là dơ hay sạch?

- Bạch Thế Tôn, dơ.

- Như vậy đáng bỏ hay đáng giữ?

- Đáng bỏ.

Phật dạy: Một chút phân trâu dính trên đầu móng tay còn chán sợ phải bỏ, huống nữa là nhiều. Cũng thế, mỗi một lần sanh tử là mỗi một lần khổ đau nhơ nhớp. Nhơ nhớp gấp mấy lần chút phân trâu này mà ông không biết chán sợ, lại muốn sanh tử nhiều lần, chờ chừng đó để làm Chuyển Luân Thánh vương có phải là ngu si không?”

Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy rõ một lần sanh tử là chịu vô số khổ não. Vì vậy, mà phải biết đặt vấn đề: Làm sao giải quyết việc sanh tử của mình cho xong, để rồi còn giúp người khác giải quyết sanh tử của họ nữa. Khi đã được nghe kinh sớm giác ngộ, mà cứ quan niệm rằng: “thôi mình an phận, cứ lo làm phước lành, mong cầu đời sau được giàu sang sung sướng, hưởng phước báo ở cõi trời cõi người…” người quan niệm như thế là không có tâm muốn thoát ly khổ sanh tử luân hồi, vì khi hưởng hết phước thì sẽ bị đọa. Thế nên người trí phải tỉnh giác, thấy rõ sanh tử là nỗi khổ lớn cần phải thoát ra, chớ có lầm tưởng sống đây là khỏe mạnh là hạnh phúc, rồi không chịu tu hành cứ đắm chìm mãi trong đó.

Ở đây Phật chỉ cho chúng ta thấy vòng sanh tử liên tục, sự khổ não không thể nào đo lường hết được, để chúng ta phát tâm cần cầu thoát ra khỏi vòng khổ não đó và thay chúng sanh chịu khổ.

Thay chúng sanh chịu khổ, không phải thấy người khuân vác gánh gồng ngoài phố ngoài đồng nặng nhọc, chúng ta đến đó xin gánh giùm cho họ. Nếu thay như thế thì chúng ta chỉ thay được vài người thôi, còn bao nhiêu người khác khổ cực ai thay cho họ? Ít người gánh gồng khuân vác nặng nhọc, chúng ta thế được, còn khổ vì bệnh hoạn phiền não, chết chóc thì làm sao thế được? Tất cả bệnh như tim, gan, phổi, ruột… ai đau người ấy phải chịu. Hoặc buồn rầu, lo sợ, giận tức… ai phiền não thì người đó mang. Hay chết chóc, dù con cũng không thế cho cha được, vợ cũng không thế cho chồng được… Chỉ thay bằng cách đem lời Phật dạy, phá mê đánh thức cho người khổ đau tỉnh giác, hết mê lầm, không tạo nghiệp ác để thọ quả khổ, và không còn đi trong luân hồi sanh tử nữa. Song, đem lời Phật dạy ra nói suông để người nghe suông chưa được, mà tự mình phải chịu cực khổ nhọc nhằn, thức khuya dậy sớm để học để tu, tìm cầu cho ra lý đạo, rồi đem đạo lý được giác ngộ ra giảng giải cho mọi người nghe, và hướng dẫn cho họ tu hành khiến họ giác ngộ, thoát vòng luân hồi sanh tử. Thay cái khổ cho chúng sanh là thay như thế. Khi xưa, Thái tử Sĩ-đạt-ta (Siddhàta) giác ngộ lý vô thường sanh già bệnh chết khổ đau của kiếp người, Ngài liền bỏ cung vàng điện ngọc, đi tu để tìm một lối thoát, trước tự cứu mình sau cứu độ chúng sanh, vì Ngài thấy rõ mình cũng đang chìm đắm trong sanh tử khổ đau cần phải thoát ra trước, rồi mới có thể cứu người thoát ra sau.

Quí Phật tử nghe Phật dạy thân chúng ta không thật, chỉ là tạm bợ vô thường là khổ, không, vô ngã, nên sự còn mất của thân này không còn là vấn đề quan trọng nữa, nhờ vậy mà bớt chấp về thân. Bớt chấp thân thì bớt khổ về thân. Ví dụ, từ trước có người bị tai nạn hay đau bệnh thì khóc sướt mướt kêu than thảm thiết. Sau, biết tu hành có tỉnh giác tuy gặp tai họa, ốm đau hay chết chóc, họ không còn lo sợ buồn khổ khóc lóc nữa. Lại, bớt chấp tâm là bớt khổ về tâm. Chẳng hạn người bị mạ lị chỉ trích, khi chưa biết tu thì tự ái buồn phiền khổ sở, nhưng khi biết tu thì tự xét lại mình xem có vấp phải lỗi lầm ấy không? Nếu xét thấy có lỗi thì sửa chữa, nếu không có lỗi thì bỏ qua, lòng an ổn, lo tiến tu. Sở dĩ lâu nay chúng ta khổ nhiều là do chúng ta mê mờ thấy biết sai lầm, cùng một sự việc xảy ra mà khi mê thì khổ, lúc tỉnh thì an, có khác nhau. Ngay trong cuộc sống này, người giác ngộ biết tu đã làm vơi đi mọi sự khổ đau rồi. Như thế, Phật không cứu khổ cho chúng sanh là gì? Tuy nhiên, nói Phật cứu chúng ta, nhưng kỳ thật mình tự cứu lấy mình. Vì nhờ Phật chỉ dạy pháp tu, chúng ta học hiểu và ứng dụng vào cuộc sống, nên bớt khổ an vui, tức là đã tự cứu lấy mình. Như vậy là mỗi người đều có sẵn Phật của mình, nên ở bất cứ trường hợp nào cũng được an ổn. Như trường hợp một Phật tử người Việt gốc Hoa ở Vĩnh Long, giỏi chữ Hán, thâm hiểu Phật pháp. Trước kia Sư cụ Huệ Quang có tặng cho Phật tử ấy một cuốn kinh Pháp Bảo Đàn, dặn dò hãy đọc cho kỹ để ứng dụng tu hành. Đạo hữu đọc mãi gần thuộc lòng. Một hôm công việc làm ăn bất ổn sao đó, đạo hữu bị bắt nhốt trong khám. Những người cùng bị giam buồn rầu than oán rên xiết, còn đạo hữu thì nhớ lời Phật dạy cố gắng tu hành, cứ ngồi thiền hoài, nhờ lo tu mà không thấy khổ. Chúng ta thấy cùng một hoàn cảnh, người không biết tu thì đau buồn khổ não, người thâm hiểu Phật pháp biết tu hành vẫn được an ổn không khổ đau.

Nếu không vạch rõ ra thì quí Phật tử không hiểu, cứ thắc mắc kinh nói Phật cứu chúng sanh, sao chúng sanh khổ mà Ngài không hiện ra để cứu? Chớ thiển cận! Đừng tưởng Phật cứu là đưa tay kéo mình lên, hoặc bị nhốt trong khám, Phật mở cửa khám đưa mình ra. Không phải vậy! Phật cứu khổ chúng sanh là chỉ dạy cho thấy rõ lý vô thường khổ, không, vô ngã, rồi chúng sanh nương theo lời Phật dạy tu hành, tự mình thoát khỏi sanh tử khổ đau và cứu giúp người được hết khổ như mình. Hiểu như vậy mới không lầm phát tâm Đại thừa, nguyện thay chúng sanh chịu khổ là làm mọi việc nặng nhọc thế cho mọi người, mà mọi người phải lưu ý là, chính mình tu cho hết phiền não mê mờ dứt khổ đau, mới đủ khả năng, đủ sáng suốt hướng dẫn người khác tu. Nếu tự mình không tu, không hết phiền não vô minh, trí tuệ chưa sáng, làm sao hướng dẫn người ta tu? Cũng giống như muốn cứu người sắp chết chìm giữa dòng sông, điều kiện tất yếu là mình phải biết lội, lội giỏi, có thuyền bè hoặc phao nổi thì mới cứu được. Ngược lại, nếu thấy người đang lặn hụp sắp chết chìm giữa dòng sông, lòng thương xót muốn cứu vớt, mà không biết lội, không phao nổi, không thuyền bè làm sao cứu? Chỉ thương suông thôi!

Lội giỏi, thuyền bè, phao nổi, chỉ cho sự tu hành, đoạn dứt vô minh phiền não, hết khổ đau, trí tuệ sáng suốt, đạo lực vững vàng. Người như thế mới đủ khả năng tế độ người đang trầm luân trong sanh tử khổ đau.

Ví dụ quí vị có bạn bè hay thân nhân gặp tai nạn, hoặc làm ăn bị thất bại họ đau buồn khổ sở. Quí vị gặp hoàn cảnh như vậy, cũng buồn rầu khổ não như họ, thử hỏi quí vị có thể khuyên bảo họ bớt buồn bớt khổ được không? - Chắc chắn là không. Vì quí vị đâu tỉnh sáng, đâu có lời chân lẽ thật để khuyên. Chỉ khi nào quí vị tu giác ngộ giải thoát rồi, gặp hoàn cảnh xuôi ngược thế nào cũng vẫn an nhiên tự tại, thì mới có thể khuyên họ được. Như vậy, chúng ta phải tự tạo cho mình một đời sống an vui sáng suốt tự chủ. Tức là chúng ta lấy trí tuệ và từ bi làm chiếc bè, làm phao nổi, để chở mình và đưa người qua bể khổ lên bờ giác ngộ.

Hàng Bồ-tát phát tâm Đại thừa, muốn cho chúng sanh được an vui, nên các ngài phải hi sinh chịu đựng mọi gian khổ, khép mình vào thanh qui giới luật, thức khuya dậy sớm tu hành, mong cầu sớm được giác ngộ giải thoát để rồi giúp chúng sanh cũng được giác ngộ giải thoát. Người tu chân chánh có hai trường hợp xuất gia:

- Trường hợp thứ nhất: Thấy cuộc đời lắm chuyện nhiễu nhương đau khổ, sợ khổ mà đi tu. Đi tu để tự cứu mình.

- Trường hợp thứ hai: Thấy chúng sanh bị trầm luân trong sanh tử khổ đau không thoát ra được, nên phát tâm đi tu tìm cho ra lối thoát để cứu độ chúng sanh, đó là hàng Bồ-tát Đại thừa đi tu. Cũng như người đóng thuyền để cứu vớt người, chớ không nghĩ đóng thuyền chỉ để chở mình. Nhưng khi chèo thuyền cứu người bị chết chìm, thì mình đã thoát chết rồi. Nghĩa là khi phát tâm nghĩ đến sự lợi tha là mình đã được phần tự lợi rồi. Tức là chăm lo cứu người là mình đã tự cứu mình vậy.

Trong kinh Phật có kể lại câu chuyện:

Vào một kiếp xa xưa, có người thợ săn giết nhiều thú rừng. Sau khi chết đọa vào địa ngục kéo xe chở vật nặng và bị đánh đập đau đớn khổ sở. Trong khi bị đánh đập khổ sở, thợ săn chợt thấy một cây trụ đồng cháy đỏ, hơi nóng tỏa ra hừng hực, quỉ sứ bắt người ném vào, họ la khóc kinh khủng. Thấy vậy, thợ săn động lòng thương xót, phát thệ nguyện: “Tôi xin chịu khổ một mình trong địa ngục này, để thế cho mọi người, cầu mong mọi người được thoát ra an ổn, không còn khổ sở nữa.” Ngay sau đó cảnh khổ của địa ngục không còn đối với người thợ săn.

Do tâm từ bi rộng lớn của người thợ săn, nguyện chịu khổ thế chúng sanh, nên chuyển hóa được cảnh khổ của ông. Vì vậy nên nói: “Trong lợi tha đã có tự lợi.”

Người tu hành khi thấy chúng sanh bị khổ, cảm nhận như mình bị khổ, đó là người đại phát tâm, đại tu hành. Thế nên khi vì người mà hoan hỉ chịu lao nhọc khốn khó thay cho người, thì không cảm thấy bực bội khổ não, vì tâm cao thượng thương người bộc phát mạnh, lấn át mọi ý niệm khổ đau. Ngược lại người chỉ muốn cho mình được sung sướng an lành mà bị khổ, thì cảm thấy bực bội khổ não vô cùng. Khổ nhiều hay khổ ít là do tâm lượng rộng hẹp của con người mà ra vậy. Ví như người mê mờ, không sáng suốt làm điều sai quấy lỗi lầm, bị quở trách la rầy nên tự ái lo buồn, bèn biện hộ bào chữa, không nhận lỗi. Vì thế chúng bạn nhìn họ với tâm dò xét nghi ngờ. Một người bên cạnh thấy vậy, đứng ra nhận lỗi thay để đánh tan sự dò xét nghi ngờ trong chúng. Khi bị khiển trách la rầy, người nhận lỗi không thấy buồn khổ, lại còn vui, vì họ có đủ sáng suốt và tự chủ. Quả thật như vậy, khi đã phát tâm thay thế chịu khổ để cứu độ người, thì tâm mình thấy vui mà không thấy khổ. Vì niệm từ bi hỉ xả đã tỏa rộng ra, thì niệm đau khổ đoạn diệt.

Người tu Phật thường lấy cái khổ của người làm cái khổ của mình để lo cứu giúp; lấy cái vui của người làm cái vui của mình, mà không đố kỵ tị hiềm thì thường vui hơn là khổ. Để thấy rằng khi phát tâm từ bi rộng lớn, thì tâm niệm ích kỷ khổ đau ngay đó liền tiêu tan, nên hết khổ. Khi nào mọi người đều mở rộng lòng thương cứu giúp cho nhau, thì mọi sự khổ trên thế gian này không còn nữa.

Cho nên hàng Bồ-tát phát tâm Đại thừa, chỉ vì thấy được cái khổ thống thiết của sanh tử luân hồi, mà chúng sanh đang gánh chịu, nên các ngài khởi nguyện đi vào lục đạo để làm lợi ích cho chúng sanh. Trong kinh nói: “Bồ-tát dĩ lợi sanh vi bản hoài.” Nghĩa là Bồ-tát lấy việc lợi ích chúng sanh làm hoài bão chánh, nên các ngài đi từ nơi này đến chỗ kia, làm tất cả mọi việc, chỉ vì mục đích là cứu độ cho chúng sanh hết khổ.

Người biết thương xót chúng sanh, nỗ lực tu học, để giảng giải cho mọi người thấy rõ cái khổ sanh tử luân hồi, mà chán sợ không tạo tác nhân trầm luân ấy nữa. Người hiểu và làm được như vậy, tự mình dứt khổ đau được vui lớn là giải thoát Niết-bàn. Ở đây không nói riêng hàng Bồ-tát, mà tất cả mọi người trong chúng ta đều nên phát tâm và làm như thế.


TÓM TẮT

CHÁNH VĂN:

Như thử bát sự,
Nãi thị chư Phật,
Bồ-tát đại nhân,
Chi sở giác ngộ,
Tinh tiến hành đạo,
Từ bi tu tuệ,
Thừa pháp thân thuyền,
Chí Niết-bàn ngạn,
Phục hoàn sanh tử,
Độ thoát chúng sanh.
Dĩ tiền bát sự,
Khai đạo nhất thiết,
Linh chư chúng sanh,
Giác sanh tử khổ,
Xả ly ngũ dục,
Tu tâm Thánh đạo. 
Nhược Phật đệ tử,
Tụng thử bát sự,
Ư niệm niệm trung,
Diệt vô lượng tội,
Tiến thú bồ-đề, 
Tốc đăng chánh giác,
Vĩnh đoạn sanh tử,
Thường trụ khoái lạc.

DỊCH:

Tám điều như thế dạy qua,
Chính hàng Bồ-tát cùng là Thế Tôn,
Đã từng giác ngộ lẽ chân,
Tiến tu đạo hạnh vô ngần từ bi.
Đốt đèn trí tuệ phá si,
Pháp thân thuyền quí dạo đi Niết-bàn.
Trở vào sanh tử thanh nhàn,
Chúng sanh độ thoát an toàn vui lây.
Lại dùng tám việc trước này,
Mở đường khai lối dắt dìu chúng sanh.
Khiến cho hết thảy biết rành,
Tử sanh khổ não đừng manh chớ mờ.
Xa lìa năm dục đục lờ,
Tâm tu đạo Thánh không giờ nào quên.
Nếu là Phật tử phải nên,
Tám điều như thế hằng đêm tụng hoài.
Ở trong mỗi niệm hằng ngày,
Bao nhiêu tội lỗi diệt rày sạch trơn.
Bồ-đề hoa báu nhẹ thơm,
Trên bờ chánh giác gót chân giẫm liền.
Hằng hà sanh tử lưu linh,
Thường vui yên ổn tâm tình tiêu tan.

GIẢNG:

Như thử bát sự,
Nãi thị chư Phật,
Bồ-tát đại nhân,
Chi sở giác ngộ,
Tinh tiến hành đạo,
Từ bi tu tuệ,
Thừa pháp thân thuyền,
Chí Niết-bàn ngạn.

Chư Phật và Bồ-tát, hàng đại nhân được giác ngộ là do tinh tấn tu hành, phát tâm tu hạnh từ bi cứu giúp chúng sanh. Các ngài luôn luôn thắp lên ngọn đuốc trí tuệ nơi tâm mình, để phá trừ si mê mờ tối, kết quả là ngộ được Pháp thân chứng Niết-bàn. Nên nói ngồi thuyền Pháp thân đến bờ Niết-bàn. Đó là phần thứ nhất, chư Phật và Bồ-tát y cứ nơi tám điều này, mà tinh tấn tu hành ngộ Pháp thân chứng Niết-bàn.  

Phục hoàn sanh tử,
Độ thoát chúng sanh,
Dĩ tiền bát sự,
Khai đạo nhất thiết,
Linh chư chúng sanh,
Giác sanh tử khổ,
Xả ly ngũ dục,
Tu tâm Thánh đạo.

Sau khi Phật và Bồ-tát đã ngộ Pháp thân chứng Niết-bàn giải thoát, các ngài khởi bi nguyện trở lại trong sanh tử, để giáo hóa cứu độ chúng sanh. Tuy cũng lăn lộn trong sanh tử, nhưng các ngài không vì nghiệp hoặc dẫn dắt, mà vì lòng từ bi khởi nguyện cứu độ chúng sanh, nên các ngài ra vào trong sanh tử rất tự tại, không bị phiền não khổ đau bức bách. Lúc giáo hóa, các ngài cũng dùng tám điều giác ngộ đã nêu, để mở đường dẫn lối cho chúng sanh thấy rõ cái khổ của sanh tử luân hồi, để xả bỏ năm món dục lạc thế gian, lo tu Thánh đạo. Đây là phần thứ hai là phần giáo hóa chúng sanh của hàng Bồ-tát.

Nhược Phật đệ tử,
Tụng thử bát sự,
Ư niệm niệm trung,
Diệt vô lượng tội,
Tiến thú bồ-đề,
Tốc đăng chánh giác,
Vĩnh đoạn sanh tử,
Thường trụ khoái lạc.

Phần thứ ba nói: Người đệ tử chân chánh của Phật, mỗi niệm mỗi niệm hằng nhớ tám điều giác ngộ này. Nhờ mỗi niệm hằng nhớ đến tám điều giác ngộ, mà không nhớ tưởng điều gì khác, do đó không tạo tác nghiệp nhân ác, nên tội lỗi theo đó mà dứt. Tại sao? - Vì tâm không còn nghĩ đến tư lợi, không nghĩ đến điều hại người hại vật. Lúc nào cũng nhớ nghĩ đến việc tu hành, thường xuyên tỉnh giác, nghĩ nhớ thương chúng sanh tìm phương thế để cứu độ. Người sống được như vậy thì sẽ tiến đến quả Bồ-đề, chóng thành tựu quả Phật. Khi đã đoạn lìa sanh tử vĩnh viễn thì thường được ở trong cảnh an tịnh vui vẻ.

Để quí Phật tử dễ nhớ và nhớ kỹ, tu hành khỏi sợ sai lạc. Tôi tóm lược lời giảng như sau:

1- Điều giác ngộ thứ nhất: Thường thấy thân tâm của mình và sự vật bên ngoài là vô thường không bền chắc không có thật ngã. Phải biết tâm là gốc sanh ra tội ác, chớ mê chấp tâm là thật, là ta. Biết vọng tưởng không thật nên không mê chấp chạy theo nó. Lại cũng biết thân này là rừng tội lỗi, nên không chấp thân là thật, là ta. Thường quán xét như thế để xa lìa khổ luân hồi sanh tử.

2- Điều giác ngộ thứ hai: Nên biết tham cầu nhiều thì khổ đau cũng lắm. Gốc của luân hồi sanh tử là do tham đắm ngũ dục thế gian. Vì vậy mà phải bớt tham muốn. Khi tâm bớt tham cầu ngũ dục thì sẽ được an ổn vui vẻ.

3- Điều giác ngộ thứ ba: Nên biết người nào dục vọng càng nhiều thì tội ác càng lớn. Do đó mà phải dứt tâm ham muốn, không tham cầu ngũ dục. Lúc nào cũng ít muốn biết đủ, an phận nghèo để gìn giữ đạo đức, phát huy trí tuệ, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, không để tâm đuổi bắt danh lợi thế gian.

4- Điều giác ngộ thứ tư: Người lười biếng giải đãi không đoạn trừ nghiệp ác, tu hạnh lành, thì bị trụy lạc trầm luân. Vì vậy mà phải tinh tấn tu hành, để phá trừ vô minh phiền não, hàng phục các thứ ma chướng, ra khỏi ngục tù ngũ ấm và tam giới.

5- Điều giác ngộ thứ năm: Phải biết gốc của luân hồi sanh tử là ngu si. Vì vậy phải học rộng nghe nhiều về Phật pháp, nhờ thế mà trí tuệ tăng trưởng sâu rộng, có đủ khả năng, đủ biện tài để giáo hóa chúng sanh.

6- Điều giác ngộ thứ sáu: Nên biết người nghèo khổ nhiều hay sanh oán hận, thường kết nhiều duyên ác, vì vậy không tránh khỏi quả báo khổ đau. Nên người tu phát tâm thương xót họ, thứ tha cho những lầm lỗi hờn oán không duyên cớ của họ. Lại còn đem tâm bình đẳng bố thí giúp đỡ họ, không nhớ lỗi lầm ngày trước mà ghét bỏ họ. Biết và làm được như vậy, mới là người thực hành đúng theo hạnh bố thí của Phật và Bồ-tát.

7- Điều giác ngộ thứ bảy: Biết rõ ngũ dục là tội lỗi là tai họa. Tuy hiện đời là người thế tục mà biết tránh, không đắm mê theo ngũ dục, luôn nuôi chí nguyện xuất gia, muốn gìn giữ giới hạnh nghiêm minh thanh tịnh, sống đời siêu thoát. Tự làm lợi ích cho mình để rồi khởi lòng từ cứu độ tất cả chúng sanh.

8- Điều giác ngộ thứ tám: Phải biết luân hồi sanh tử liên tục là khổ đau vô cùng vô tận. Nên phát tâm từ bi rộng lớn, nguyện thay chúng sanh chịu khổ và giúp cho tất cả được đến chỗ cứu kính an lạc là Niết-bàn giải thoát.

Đó là tám điều giác ngộ, mà chư Phật, Bồ-tát đã làm và những người tu Phật chân chánh đang làm. Ai là người muốn học Phật, tu theo Phật thì phải làm những điều này không thể bỏ qua được. Tại sao? Vì học Phật là học giác ngộ. Phàm nói đến học Phật là nói đến đạo lý giác ngộ của Phật và Bồ-tát đã tu đã giác, chớ không phải học thuộc lòng kinh nhiều, hay tụng kinh giỏi mà không tu không giác, rồi cho rằng mình học Phật. Nhớ là không phải như vậy! Giác ngộ những gì? - Giác ngộ từng phần như trước đã kể. Thấy rõ thân người và cảnh vật là vô thường, thấy rõ tham dục nhiều thì khổ đau nhiều… Thấy rõ như vậy là mình đã có mầm giác ngộ, kế đó nhờ trợ duyên thầy sáng bạn tốt làm thiện hữu tri thức, để tiến đến chỗ giác ngộ viên mãn.

Đến đây tôi xin nói rộng ra để quí vị dễ hiểu dễ nhớ, không lầm. Trong kinh này Phật chỉ nói một chiều, chê thân tâm là vô thường, vô ngã, khổ đau, gốc tội lỗi. Nhưng, ở chỗ khác Phật lại nói có thân này là do tích chứa nhiều phước đức mà được. Thế nên làm người phải luôn tự vấn: “Được thân này, sống để làm gì?” Có người đã tự vấn mình, nhưng không giải đáp được. Lại cũng có người không biết mình có thân này, sống để làm gì? Phật dạy được thân người là khó, thế nên phải biết lợi dụng thân này để tiến tu cho được giác ngộ giải thoát, sau dẫn dắt chúng sanh từ chỗ mê mờ đến chỗ giác ngộ, từ chỗ tội lỗi đến chỗ an vui.

Phật dụ người đi biển bị chìm thuyền, không có phao nổi, sóng dồi gió dập, trồi lên hụp xuống mệt lả, bỗng vớ được khúc gỗ mục đang nổi trên mặt biển. Khi ôm khúc gỗ mục, người ấy biết nó là gỗ mục đang trôi nổi, rồi sẽ hư hoại không lâu. Song, người ấy biết rằng mình đang cần nương nó, để lội vào bờ, khỏi bị chết chìm. Khúc gỗ mục ấy, lúc bấy giờ đối với người sắp chết đuối thật là hữu ích, vì nhờ nó mà khỏi chết chìm. Như vậy, mục đích của người dùng khúc gỗ mục không phải để khoe khoang, không phải để tô điểm sơn phết cho đẹp, không phải để quí trọng như một bảo vật, mà khúc gỗ là vật hữu dụng, đang cần để đưa người vào bờ.

Cũng vậy, mọi người cần phải thấy đúng ý nghĩa về thân này. Biết thân này là vô thường tạm bợ không chấp chặt nó, không quí thân này hơn thân khác. Không vì nó mà tạo nghiệp ác, cũng không vì thấy nó vô thường tạm bợ mà bi quan than thở, ngồi chờ chết. Biết thân này vô thường tạm bợ, phải cấp thiết lợi dụng thân này làm tất cả mọi việc hữu ích. Lo tu hành để mình được giác ngộ giải thoát mọi khổ đau và giúp người cũng được giác ngộ giải thoát khổ đau hoàn toàn.

Người sống được như vậy là người giác ngộ, biết đúng ý nghĩa về thân này và có thái độ sống hợp đạo. Đó là điều căn bản của người tu theo đạo Phật.

ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP DIỆT TẬN


Trích từ sao lục của SENG YU Bản dịch Hán văn: Vô danh
Đại Chánh Tạng Quyển 13 Hịệt 1118 Số 396 Niết Bàn Bộ
Bản dịch Anh ngữ: Tỷ-khưu THÍCH HẰNG THẬT Vạn Phật Thánh Thành - Hoa Kỳ
Bản dịch Việt ngữ: THÍCH NHUẬN CHÂU (Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm)
Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành đối chiếu Hán văn và hiệu đính

Kệ khai kinh

Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tầm cầu.
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

phatnhapnietbanNhư thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lờihào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:

“Bạch Thế tôn, từ trước đến nay khi nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”

Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:

“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau.

“Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đức, hết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.

“Nếu có những người như vậy, thì các tỷ-khưu tà ma đều ganh ghét họ, ma quỷ sẽ nổi ác phỉ báng, xua đuổi trục xuất các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo đức, chùa chiền tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Do không chăm sóc bảo trì, chùa chiền trở thành hoang phế và bị lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam tài vật tích chứa vô số của cải không chịu buông bỏ, không tu tạo phước đức.

“Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.

 

Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi tội hết, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi không có Tam bảo lưu hành.

“Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp . Những vị sa-môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một hoặc hai người.

“Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trờimặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc . Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc đến 100 tuổi.

«Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con nguời không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiện, chìm đắm, trôi nổi như cá rùa kiếm ăn .

«Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi trục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạcthọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệmặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.

«Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.

«Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Di-lặc sắp thị hiệnthế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, n ăm thứ cốc loại tươi tốt , cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao đến tám trượng (hơn 24 mét) tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, chúng sanh được độ khó có thể tính đếm được.»

Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật :

«Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?»

Đức Phật bảo :

«Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được.»

Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị Thánh tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.

HẾT

PHẬT NÓI KINH

PHÂN BIỆT THIỆN ÁC BÁO ỨNG

Hán dịch:  Ðời Tống, Tây thiên Trung Ấn Ðộ, Sa môn Thiên Tức Tai phụng chiếu

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

---o0o---  

Quyển Thượng

Tôi nghe như vầy:

Một thời Thế tôn ở vườn ông Cấp cô độc, rừng cây ông Kỳ đà, nước Xá vệ. Bấy giờ đức Thế tôn đúng giờ ăn, ôm bát mang y vào thành Xá vệ, thứ lớp khất thực. ngài đi đến nhà của trưởng giả Ðâu-nễ-dã-tử Du-ca, đứng ở ngoài cửa. Bấy giờ trưởng giả Du ca có một con chó tên là Thương khư, nó thường đứng giữ cửa. Khi ấy trưởng giả thường dùng bát đồng đựng đầy đồ ăn ngon cho Thương khư ăn. Con chó thấy đức Thế tôn nó liền sân hận và sủa. Bấy giờ đức Thế tôn nói với con Thương khư:

–Ngươi do chưa biết tỉnh ngộ nên thấy ta mới sủa.

Ngài nói như vậy xong, con Thương khư chuyển từ ác tâm sanh ra sân hận, nó bỏ chỗ trước, đi đến ở dưới tòa chiên đàn. Khi ấy trưởng giả Du ca đi ra khỏi nhà, ở ngoài cửa, thấy con chó ở dưới tòa chiên đàn, trưởng giả hỏi:

–Người nào làm ngươi tức giận?

Con Thương khư im lặng. Bấy giờ trưởng giả Du ca lại hỏi:

–Này hiền tử, người nào làm Thương khư tức giận?

Thưa rằng:

–Sa môn Cù đàm đã đến đây, đứng ở trước cửa, con thấy rồi sủa, sa môn Cù đàm ấy nói như vầy: “Do ngươi chưa ngộ nên nay mới sủa”. Con nghe lời nói ấy rồi, tâm liền tức giận, đứng dậy bỏ chỗ ở cũ, đi đến ở dưới tòa chiên đàn.

Bấy giờ Du ca nghe lời nói ấy rồi, hết sức tức giận, đi ra khỏi thành Xá vệ, đi đến vườn ông Cấp cô độc, rừng cây ông Kỳ-đà. Khi ấy đức Thế tôn cùng vô lượng trăm ngàn chư tỳ kheo trước sau đoanh vây ở tòa của ngài để nghe thuyết pháp. Bấy giờ đức Thế tôn từ xa trông thấy trưởng giả Du ca đi lại, bảo các tỳ kheo rằng:

–Các ngươi có thấy Du ca trưởng giả từ xa đi đến chăng?

Các tỳ kheo thưa:

–Thưa vâng, chúng con đã thấy.

Ðức Thế tôn bảo:

–Người con của trưởng giả này đang có tâm sân hận đối với đức Phật, sau khi mạng chung sẽ đọa vào trong địa ngục lớn nhanh như tên bắn vậy. Vì sao? Vì phân biệt kế chấp hư vọng, ta người, khởi ra phiền não sân, hủy báng đức Phật, nó sẽ đọa vào các ác thú, thọ vô lượng khổ. Nó lại còn sanh tâm khinh mạn đối với ta, cũng như đối với tất cả chúng sanh.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo các tỳ kheo bằng bài kệ rằng:

“ Khởi ác tâm với Phật

Hủy báng, sanh khinh mạn

Vào trong địa ngục lớn

Thọ khổ vô cùng tận

Có các loại hữu tình

Với Ðạo sư, tỳ kheo

Tạm thời sanh ác tâm

Mạng chung đọa địa ngục

Nếu đối với Như lai

Ðều đọa trong ác đạo

Khởi tâm đại sân hận

Mãi luân hồi thọ khổ”.

Bấy giờ Ðâu nễ dã tử đi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, ở trước đức Thế tôn nói lên những lời nhu hoà, thiện tùy thuận, xưng tán đức Như -Lai. Nói như vậy rồi đứng qua một bên, bạch Thế tôn rằng:

–Thưa Thế tôn! Do nhân duyên gì mà ngài đến nhà tôi?

Ðức Phật bảo trưởng giả Du ca rằng:

–Ðã đúng giờ ăn, ta bèn mang y cầm bát vào thành Xá vệ, thứ lớp khất thực, cho đến nhà của ngươi thì ta đứng nơi cửa. Bấy giờ con Thương khư đang đứng ở trước cửa, từ từ ăn đồ ăn đựng trong bát bằng đồng. Thương khư thấy ta đang đứng nơi cửa, mới thấy nó liền sủa, ta nói: “ Này Thương khư, do ngươi chưa ngộ, cớ gì mới thấy ta liền sủa?!”. Con chó nghe lời ấy liền sanh tâm sân hận, đi đến chỗ khác.

Bấy giờ trưởng giả bạch đức Thế tôn rằng:

–Con chó Thương khư này không biết kiếp trước nó như thế nào, cúi mong đức Phật diễn thuyết cho.

Ðức Phật bảo:

–Thôi đi, đừng hỏi việc này. Nếu ngươi nghe việc này càng thêm ảo não, không thể chịu nổi đâu.

Trưởng giả Du ca ba lần thưa đức Phật như vầy:

–Cúi mong đức Phật diễn thuyết việc này cho con, con rất muốn nghe.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo trưởng giả rằng:

–Nay ngươi hãy lắng nghe và khéo nhớ nghĩ, ta sẽ phân biệt, diễn thuyết cho nghe. Con chó ấy chính là thân của Ðâu nễ dã, cha của ngươi đó. Ở trong đời quá khứ vọng chấp thân này, vô ngã chấp là ngã, xan tham, tật đố, không chịu bố thí, tham tiếc tiền của, không tin tam bảo, cho nên phải đọa vào loài súc sanh vậy. Nay con chó Thương khư này chính là cha của trưởng giả.

Trưởng giả Du ca lại bạch đức Thế tôn:

–Cha của con là Ðâu nễ dã những ngày còn sống thường hay bố thí, thờ cúng thiên hỏa và các quỉ thần, như vậy thân của cha con nhất định phải được sanh lên trời Phạm, hưởng sự giàu có, sung sướng, vì cớ gì lại đọa vào trong loài súc sanh vậy? Ðiều này thật khó tin!

Ðức Phật bảo trưởng giả:

–Cha của ngươi là Ðâu nễ dã, do sự phân biệt này vọng sanh kế chấp, không hành huệ xả, không tin Tam bảo, do nhơn duyên ấy phải đọa vào loài chó vậy.

Ngài lại bảo:

–Nay ta đã nói sợ ngươi không tin, vậy ngươi hãy trở về nhà hỏi con Thương khư (thì rõ).

Bấy giờ trưởng giả chào đức Phật rồi trở về nhà. Ðến nhà rồi, bảo con chó:

–Này Thương khư! Ngươi nếu thật là cha của ta tên là Ðâu nễ dã, thì này chó, ngươi hãy ngồi lên tòa chiên đàn đi!

Trưởng giả lại nói.

–Này Thương khư! Nếu ngươi thật là cha của ta tên là Ðâu nễ dã thì hãy đến mâm đồng ăn món thịt này đi!

Sau khi con Khương khư ăn xong, trưởng giả lại bảo:

–Nếu ngươi thật là cha của ta, tên là Ðâu nễ dã, vậy làm sao hãy hiển bày điều kỳ dị đi!

Bấy giờ con Thương khư nghe lời nói ấy rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ cũ, lấy mũi ngửi đất ở dưới tòa chiên đàn, dùng chân bươi ra một cái hũ, bên trong chứa đầy bình bằng vàng, mâm bằng vàng và các loại tạp khí. Khi ấy trưởng giả Du ca thấy các thứ kim ngân châu báu hy hữu này liền sung sướng nhảy nhót, yêu thích những đồ được cất giấu này. Bấy giờ trưởng giả đi ra khỏi thành Xá vệ, đến chỗ đức Phật một lòng quy y.

Khi ấy đức Thế tôn cùng vô lượng trăm ngàn chúng tỳ kheo ở trước tòa đang thuyết pháp. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các tỳ kheo:

–Các ngươi có thấy trưởng gia Anh Võ, con của Ðâu nễ dã từ xa đi đến không?

Các tỳ kheo thưa:

–Thưa vâng, chúng con đã thấy.

Ðức Phật nói:

–Này tỳ kheo, nay trưởng giả này nếu thân ta mạng chung thì như buông gánh nặng xuống, liền sanh lên trời, do vì người ấy đang hoan hỷ, phấn khởi, phát tâm chân thật đối với ta, cho nên được quả báo như vậy.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo các tỳ kheo mà nói tụng rằng:

“Ðây là một hữu tình

Phát tâm muốn thấy ta

Mạng chung sanh lên trời

Như buông xả gánh nặng

Ðối với Thầy thuyết pháp

Như Lai và tỳ kheo

Tạm thời tâm hoan hỷ

Quả báo cũng như vậy”

Bấy giờ đức Thế tôn đã nói kệ này rồi, khi ấy trưởng giả Du ca đi đến chỗ đức Phật, Ðầu mặt lạy dưới chân ngài, vô cùng hoan hỷ, hết lời xưng tán, khen ngợi là điều chưa từng có. Nói như vậy xong, ông đứng qua một bên. Bấy giờ đức Thế tôn bảo Du ca rằng:

–Con chó Thương khư này quả thật là cha của ngươi?

Trưởng giả thưa:

–Ðúng vậy, Thưa Thế tôn, như lời đức Phật đã nói chân thật không hư dối, tất cả những điều nghi hoặc của con đều đã đoạn trừ.

Khi ấy trưởng giả Du ca thưa đức Thế tôn rằng:

–Tất cả loài hữu tình chết yểu, sống lâu, có bệnh, không bệnh đoan nghiêm, xấu xí, sanh nhà hào quý, đê tiện, thông minh, ngu độn, mềm mại, thô lỗ... Các việc ấy không giống nhau. Vậy nhân quả thiện ác báo ứng như thế nào?.

Ðức Phật bảo Du ca trưởng giả tử rằng:

–Lành thay! Lành thay! Ngươi hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ, ta sẽ nói cho: Tất cả hữu tình tạo nghiệp, tu nhân thiện ác không giống nhau, cho nên mới có sự báo ứng sang hèn, trên dưới, chủng tộc cao, thấp, sai biệt khác nhau. Nay ta lược nói những việc như vậy. Nếu phân biệt rộng rãi thì nghĩa ấy hết sức thâm sâu.

Bấy giờ trưởng giả lại thưa đức Phật rằng:

–Cúi mong đức Phật diễn thuyết cho con nghe!

Bấy giờ đức Phật bảo trưởng giả rằng:

–Ngươi hãy lắng nghe! Tất cả hữu tình tạo các thứ nghiệp, khởi ra các thứ hoặc. Nghiệp của chúng sanh có đen có trắng quả báo phân ra có thiện có ác. Hắc nghiệp thọ quả báo nơi tam đồ, bạch nghiệp nhất định cảm quả báo nhân thiên. Lại nữa, nghiệp có phân hạng, mạng sống có ngắn dài. Lại nữa, bổ đặc già la có nghiệp, nhiều bệnh, ít bệnh, đoan nghiêm, xấu xí, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la, Phú quý, bần cùng, thông minh trí huệ, căn cơ đần độn, ngu si ám muội, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la, sanh ba đường ác, hoặc lại có nghiệp sanh ở dục giới, nhân thiên, cho đến trời Hữu đảnh, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la đi xa và gần, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la mong cầu không toại, hoặc lại có nghiệp không cầu mà tự đến, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la thành tựu khó hay dễ, thành công hay không thành công, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la thọ mạng viên mãn ở trong địa ngục hay yểu mạng, nhẹ nặng không đồng, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la phú quý bần cùng, hoặc trước hoặc sau không nhất định, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la phú quý bần cùng ưa thích bố thí hay keo kiết không nhất định, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la thọ mạng dài ngắn không nhất định, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la thân tâm vui vẻ hay bị khổ não không nhất định, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la hình dáng đoan nghiêm, sáng mát đáng yêu, hay bị xấu xí, thô lỗ, đáng ghét, hoặc lại có nghiệp bổ đặc già la các căn đầy đủ hay không đầy đủ.

Bấy giờ đức Phật bảo con của trưởng giả rằng:

-Có mười thiện nghiệp cần phải tu tập, còn mười ác nghiệp ngươi hãy nên đoạn trừ.

Bấy giờ trưởng giả bạch đức Phật:

–Thưa Thế tôn, hữu tình bị chết yểu là do nghiệp gì mà bị như vậy?

Ðức Phật bảo con của trưởng giả rằng:

–Do sát sanh nên bị như vậy.

Lại nữa, nghiệp sát có mười loại:

1.     Tự tay giết.

2.     Khuyên người khác giết.

3.     Thấy giết thì hoan hỷ.

4.     Tùy hỷ việc giết.

5.     Giết bào thai.

6.     Khuyên trục thai cho chết.

7.     Oán thù mà giết.

8.     Giết bằng cách đoạn nam căn.

9.     Bằng phương tiện giết.

10.     Sai người giết.

Mười thứ như vậy đưa đến quả báo chết yểu.

Lại nghiệp như thế nào mà được quả báo trường thọ? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?:

1.   Xa lìa việc tự tay giết.

2.   Xa lìa việc khuyên bảo người giết.

3.   Xa lìa sự hoan hỷ khi (thấy) giết.

4.   Xa lìa việc tùy hỷ giết.

5.   Cứu người hình ngục bị giết.

6.   Phóng sanh mạng.

7.   Bố thí sự không sợ cho kẻ khác.

8.   Thương xót vỗ về người bệnh.

9.   Bố thí đồ ăn uống.

10.   Cúng dường tràng phan, đèn đuốc.

Mười nghiệp như vậy đưa đến quả báo trường thọ.

Lại nghiệp như thế nào mà bị đến quả báo nhiều bệnh? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

1.   Tự hủy hoại loài hữu tình.

2.   Khuyên người khác hủy hoại.

3.   Tùy hỷ sự hủy hoại.

4.   Tán thán sự hủy hoại.

5.   Bất hiếu với cha mẹ.

6.   Kết nhiều oán xưa.

7.   Làm thuốc do tâm độc hại.

8.   Keo kiết sự ăn uống.

9.   Khinh chê ngạo mạn đối với thánh hiền.

10.   Hủy báng pháp sư.

Mười loại như vậy bị quả báo có nhiều bệnh.

Lại nữa, nghiệp như thế nào mà được quả báo ít bệnh? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

1.   Không gây tổn hại hữu tình.

2.   Khuyên người đừng làm tổn hại.

3.   Không tùy hỷ sự làm tổn hại.

4.   Không tán thán sự tổn hại.

5.   Xa lìa việc vui sướng làm tổn hại.

6.   Hiếu dưỡng cha mẹ.

7.   Tôn trọng sư trưởng.

8.   Không kết oán xưa.

9.   Bố thí chúng Tăng được an lạc.

10.   Bố thí thuốc men, ẩm thực.

Mười loại như vậy được quả báo ít bệnh.

Lại nữa, nghiệp như thế nào mà bị quả báo xấu xí? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

1.   Luôn khởi tâm phẫn nộ.

2.   Buông lung tâm ngạo mạn.

3.   Không hiếu thuận cha mẹ.

4.   Luôn luôn buông lung tâm tham si.

5.   Hủy báng hiền thánh.

6.   Xâm đoạt, cưỡng bức.

7.   Ăn trộm ánh sáng (dầu đèn) của Phật.

8.   Cười giỡn trên sự xấu xí của người khác.

9.   Hủy hoại ánh sáng của đức Phật.

10.   Làm việc phi phạm hạnh.

Do mười thứ như vậy nên bị quả báo xấu xí.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được quả báo trang nghiêm? Có mười loại nghiệp. Mười nghiệp ấy như thế nào?

1.   Tu từ bi, nhẫn nhục.

2.   Bố thí pháp của Phật.

3.   Quét dọn chùa tháp.

4.   Trang nghiêm tu sửa tinh xá.

5.   Trang nghiêm tượng Phật.

6.   Hiếu dưỡng cha mẹ.

7.   Tin kính, tôn trọng Thánh hiền.

8.   Khiêm cung, xa lìa sự ngạo mạn.

9.   Phạm hạnh không sứt mẻ.

10.   Xa lìa tâm tổn hại.

Như vậy, do mười thứ này được quả báo trang nghiêm.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị sanh vào dòng họ ti tiện? Có mười loại nghiệp, mười loại ấy như thế nào?:

1.   Tham ái sanh lợi, không tu bố thí.

2.   Ganh ghét vì sự vinh hoa của người khác.

3.   Khinh chê hủy báng cha mẹ.

4.   Không tuân lời pháp sư.

5.   Hủy báng bậc hiền thiện.

6.   Thân cận bạn ác.

7.   Khuyên người khác làm ác.

8.   Phá hoại điều thiện của kẻ khác.

9.   Mua bán kinh tượng.

10.   Không tin tam bảo.

Do mười nghiệp như vậy bị quả báo ti tiện.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được quả báo sanh vào nhà hào quý giàu có? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

1.   Xa lìa tâm ganh ghét, vui mừng thấy danh lợi của người khác.

2.   Tôn trọng cha mẹ.

3.   Tin kính, tôn sùng Pháp sư.

4.   Phát tâm bồ đề.

5.   Bố thí dù lọng cho đức Phật.

6.   Tu sửa trang nghiêm chùa tháp.

7.   Sám hối nghiệp ác.

8.   Rộng tu hạnh bố thí.

9.   Khuyên người khác tu tập thiện.

10.   Tin kính, tôn sùng tam bảo.

Do mười thứ như vậy nên được quả báo hào quý.

Lại nữa, do nghiệp gì bị quả báo gian ác ở nhân gian? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười loại?

1.   Buông lung tâm ngã mạn.

2.   Khinh mạn cha mẹ.

3.   Khinh mạn sa-môn.

4.   Khinh mạn bà la môn.

5.   Khinh chê hủy báng bậc hiền thiện.

6.   Khinh mạn người trong thân tộc.

7.   Không tin nhân quả.

8.   Ghét bỏ tự thân.

9.   Hiềm ghét kẻ khác.

10.   Không tin Tam bảo.

Do mười thứ như vậy bị quả báo ác ở nhân gian.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được quả báo thù thắng ở nhân gian? Có mười loại nghiệp, mười loại ấy là gì?

1.   Khiêm cung, xa lìa ngạo mạn.

2.   Tôn trọng cha mẹ.

3.   Tôn trọng sa-môn.

4.   Tin kính, tôn sùng bà la môn.

5.   Yêu thương, giúp đỡ người thân tộc.

6.   Tôn trọng bậc hiền thánh.

7.   Tu hành 10 điều thiện.

8.   Không khinh mạn bổ đặc già la.

9.   Tôn trọng vị Pháp sư.

10.   Tin một cách vững chắc ngôi tam bảo.

Do mười thứ như vậy nên được quả báo thù thắng ở nhân gian.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị quả báo cô đơn nghèo khổ? Có mười loại nghiệp. Mười loại ấy là gì?

1.   Luôn luôn trộm cướp.

2.   Khuyên người khác trộm cướp.

3.   Khen ngợi sự trộm cướp.

4.   Tùy hỷ sự trộm cướp.

5.   Hủy báng cha mẹ.

6.   Hủy báng thánh hiền.

7.   Làm chướng ngại người khác bố thí.

8.   Ganh ghét khi thấy danh lợi của kẻ khác.

9.   Keo kiết tiền của.

10.   Khinh khi, hủy báng tam bảo, muốn tam bảo thường đói khát.

Do mười loại như vậy nên bị quả báo cô đơn nghèo khổ.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được quả báo có phước đức lớn? Có mười loại nghiệp, mười loại ấy là gì?:

1.   Xa lìa trộm cướp.

2.   Xa lìa việc khuyên người trộm cướp.

3.   Xa lìa việc tùy hỷ trộm cắp.

4.   Hiếu dưỡng cha mẹ.

5.   Tin kính, tôn sùng thánh hiền.

6.   Vui mừng thấy danh lợi của người khác.

7.   Rộng làm việc bố thí.

8.   Không ganh ghét danh lợi của kẻ khác.

9.   Không tiếc tài bảo, thương xót kẻ cô đơn bần cùng.

10.   Cúng dường tam bảo.

Do mười thứ như vậy nên được quả báo có phước đức lớn.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị quả báo ngu độn? Có mười loại nghiệp. 10 nghiệp đó là gì?

1.   Bổ đặc già la này không tin sa-môn, cũng không thân cận sa-môn.

2.   Không tin bà la môn.

3.   Không tin pháp sư, cũng chẳng thân cận.

4.   Cất giấu giáo pháp, không truyền dạy.

5.   Xoi bói những điều xấu của pháp sư.

6.   Xa lìa chánh pháp.

7.   Ðoạn diệt thiện pháp.

8.   Hủy báng bậc hiền trí.

9.   Học tập điều phi pháp.

10.   Hủy báng chánh kiến, xưng dương tà kiến.

Do mười pháp như vậy cho nên bị quả báo ngu độn.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được quả báo có trí huệ lớn? Có mười loại pháp, 10 pháp ấy là gì?

1.   Bổ đặc già la này thân cận sa-môn, thâm tín cầu pháp.

2.   Tin bà la môn.

3.   Thân cận pháp sư, cầu hiểu được nghĩa sâu kín.

4.   Tôn trọng tam bảo.

5.   Xa lìa kẻ ngu si.

6.   Không hủy báng pháp sư.

7.   Cầu được trí huệ sâu rộng.

8.   Truyền pháp lợi sanh khiến cho chánh pháp không bị đoạn diệt.

9.   Xa lìa điều phi pháp.

10.   Xưng dương chánh kiến, xa lìa các tà kiến.

Do mười pháp như vậy cho nên được quả báo có trí huệ lớn.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị quả báo địa ngục? Có mười loại pháp, mười pháp ấy là gì?

1.   Thân nghiệp bất thiện.

2.   Khẩu nghiệp bất thiện.

3.   Ý nghiệp bất thiện.

4.   Hằng khởi lên thân kiến.

5.   Hằng khởi lên biên kiến.

6.   Tà kiến không dứt.

7.   Làm ác không ngừng.

8.   Dâm dục, tà hạnh.

9.   Hủy báng Thánh hiền.

10.   Hoại diệt chánh pháp.

Do mười nghiệp như vậy nên bị quả báo địa ngục.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị quả báo súc sanh? Có mười loại nghiệp. Những gì là mười?

1.   Thân nghiệp làm ác bậc trung.

2.   Ngữ nghiệp làm ác bậc trung.

3.   Ý nghiệp làm ác bậc trung.

4.   Khởi sanh nhiều lòng tham.

5.   Khởi sanh nhiều lòng sân.

6.   Khởi sanh nhiều lòng si.

7.   Bố thí phi pháp.

8.   Cấm chú yểm thuật.

9.   Hủy hoại phạm hạnh của Bồ tát.

10.   Khởi ra thường kiến, biên kiến, cho rằng “người chết trở lại thành người”.

Do mười nghiệp như vậy nên bị quả báo súc sanh.

Lại nữa, do nghiệp gì mà bị quả báo ngạ quỷ? Có mười loại nghiệp. mười loại nghiệp ấy là gì?

1.   Thân ác nghiệp nhẹ.

2.   Khẩu ác nghiệp nhẹ.

3.   Ý ác nghiệp nhẹ.

4.   Tham tiếc tài vật không chịu bố thí.

5.   Khởi ra đại tà kiến hủy báng nhân quả của Phật.

6.   Ngạo mạn, tự thị, khinh khi, hủy báng kẻ hiền lương.

7.   Làm chướng ngại người khác bố thí.

8.   Không thương xót kẻ đói khát.

9.   Tham tiếc đồ ẩm thực, không bố thí cho Phật, Tăng.

10.   Người khác được danh lợi thì phương tiện làm cho ly cách.

Do mười nghiệp như vậy nên bị quả báo ngạ quỉ.

Lại nữa, do nghiệp gì được quả báo làm người? Có mười loại nghiệp. Mười nghiệp ấy là gì?

1.   Xa lìa sát sanh.

2.   Xa lìa sự không cho mà lấy.

3.   Xa lìa việc phi phạm hạnh.

4.   Xa lìa lời nói hư dối.

5.   Xa lìa lời nói tạp uế.

6.   Không nói lời ly gián.

7.   Xa lìa lời nói thô ác.

8.   Xa lìa việc uống rượu, ăn thịt.

9.   Xa lìa sự si ám.

10.   Xa lìa tà kiến, vững tin tam bảo.

Do tu mười nghiệp nhẹ như vậy nên được quả báo làm người.

Lại nữa, do tu nghiệp gì mà được sanh cõi Dục thiên? Do tu mười thiện nghiệp được sanh cõi trời ấy. Lại do tu nghiệp gì mà được sanh cõi trời Sắc giới? Do tu mười định thiện mà được sanh cõi trời ấy. Lại do tu nghiệp gì, mà được sanh cõi Tứ Vô sắc giới? Do tu tập tam ma bát đố làm nhơn mà được sanh cõi trời ấy. Những gì là tứ? Xa lìa tất cả sắc, là vô biên không tưởng. Lại nữa, do tu định ấy trừ phục được chướng ngại, sau khi mạng chung được sanh lên Không vô biên xứ, xa lìa thô thức và tế thức hiện tiền, tạo ra Vô biên tưởng, trừ phục được chướng ngại. Lại do tu định ấy nên đời sau được sanh cõi trời ấy. Xa lìa chướng ngại ấy, lại tu định kia, sau khi mạng chung được sanh lên cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Lại nữa, do tu tập nghiệp gì không sanh vào Vô gián? Do tu các thiện nghiệp, hồi hướng mong cầu, quyết định được sanh trong cõi thiện, không nhập vào vô gián.

Lại nữa, do tu nghiệp gì mà cảm được quả gì? Nếu tu thiện nghiệp thì cảm quả báo đáng yêu, nếu tạo ác nghiệp thì cảm quả báo đáng ghét. Nếu xa lìa thiện và bất thiện nghiệp này thì trọn không thể có quả báo đáng yêu hay đáng ghét gì cả. Thí như người gái hiền nhưng có người chồng đi buôn ở xa, đã lâu mà chưa về nhà thì làm gì cô ấy có con?!

Lại nữa, do nghiệp gì mà không có quả báo? Do đã tạo ác nghiệp rồi hồi tâm phát lồ, tỉnh ngộ, trách mình trước chẳng suy nghĩ, tâm nghĩ miệng nói, tác ý chuyên chú mãi mãi sám hối. Nghiệp ấy tuy đã tạo rồi nhưng không thọ quả báo. Ðối với thiện nghiệp cũng lại như vậy.

Lại nữa, do nghiệp gì mà được thân tâm viên mãn? Do tu tập hạnh nhẫn nhục nên được thân tướng viên mãn. Do tu tập pháp nghe rồi suy nghĩ nên được tâm viên mãn. Tu tập nghiệp này chắc chắn đạt được quả báo như vậy.

Lại do nghiệp gì mà sau khi tu tập không bị tán thất? Nếu có thiện nghiệp đã làm không hối hận, không phiền trách, không nhiễu não, cũng không cho là không, không nói điều đúng điều sai, mà không xa lìa, cũng không náo động, tạo hạnh như vậy, tu tập nghiệp này trọn chẳng hao mất, chắc chắn phải thọ quả báo.

Lại do nghiệp gì mà không có quả báo? Do tu nghiệp vô ký nên không có quả báo.

Lại do tu nghiệp gì mà bổ đặc già la thọ mạng ở địa ngục nhưng không thoát được? Ðó là có một bổ đặc già la đã tạo nghiệp rồi nhưng không hối hận, cũng không hiềm trách. Lại không bác bỏ vô tâm không sầu não, không nói điều phải điều trái, cũng không có náo động, làm việc làm như vậy nên biết được sanh lên cảnh trời. Làm tất cả nghiệp bổ đặc già la sanh trong địa ngục, trọn cả tuổi thọ mà không thoát khỏi.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la ở trong địa ngục không trọn tuổi thọ? Ðó là do một bổ đặc già la tạo nghiệp kia rồi, nhưng không hối cải, phiền não tự hoại, rồi tỉnh ngộ những điều sai quấy ở trước nên xa lìa nghiệp ấy mà không náo động. Làm việc làm như vậy nên bổ đặc già la này đã tạo nghiệp ấy rồi sanh trong địa ngục nhưng không hết tuổi thọ.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la sanh trong địa ngục liền được mạng chung? Ðó là có một bổ đặc già la đã tạo nghiệp kia rồi, hối hận, khinh tháo, nói rằng: “Bác không có”, giải trừ, xa lìa phiền não châm chích, không thể yêu thích, ta không tạo ra nữa, như vua A xà thế đã tạo tội giết cha rồi hối lỗi phát lồ: “ Con tạo ác nghiệp, con phải tự thọ quả báo, nay đối diện với đức Phật, sám hối giải bày lỗi trước”. Ðức Phật thương nhà vua, bảo vua hãy quán tánh của tội từ duyên huyễn mà có, rõ ràng là không thể có. Cho nên bổ đặc già la này ở trong địa ngục liền được mạng chung.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la trước được vui sướng, sau khi bị khổ não? Ðó là có một bổ đặc già la ban đầu thực hành bố thí, yêu thích, hoan hỷ, nhưng bố thí rồi tâm lại hối tiếc, cho nên bổ đặc già la ấy sanh ở nhân gian vào nhà thượng chủng tộc, vàng bạc châu báu, voi, ngựa, xe cộ, tất cả đều đầy đủ. Cha mẹ, vợ con, quan dân, tri thức đầy đủ không thiếu, cho đến kho tàng cũng lại như vậy. Cho nên khi được quả báo, trước được vui sướng, sau bị khổ não.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la trước bị nghèo khổ, sau được vui sướng? Ðó là có một bổ đặc già la do nhân đời trước dùng tâm hạ phẩm bố thí chút ít. Bố thí rồi tâm không hối tiếc, sau lại hoan hỷ, cho nên bổ đặc già la này sanh làm người trong chủng tộc thấp hèn, ăn uống, châu báu, tất cả đều thiếu thốn, cũng không được tự tại. Về sau dần dần tài vật được Tăng trưởng rộng lớn, cho đến có vô số của cải không thiếu vật gì. Cho nên bổ đặc già la này sau khi được quả thì trước bị nghèo khổ, sau được vui sướng.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la trước được vui sướng, sau cũng vui sướng? Ðó là có một bổ đặc già la khi chưa bố thí hoan hỷ muốn bố thí. Bố thí rồi hoan hỷ, trước sau không hối tiếc. bổ đặc già la này sanh làm người trong nhà giàu có, chủng tộc cao sang, cha mẹ vợ con, quan dân thân hữu viên mãn cụ túc, kho tàng châu báu voi, ngựa, trâu, dê, chó... đến vườn rừng, ruộng nhà chẳng thiếu thứ gì, tự do thọ dụng. Cho nên bổ đặc già la này trước được vui sướng, sau cũng vui sướng.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la trước không vui sướng, sau cũng không vui sướng, mà thường bị khổ não? Ðó là có một bổ đặc già la trước không có tâm bố thí, cũng không có bạn hữu tốt khuyên làm bố thí. Ðã không có tín tâm, tham tiếc châu báu, từ đầu đến cuối chẳng bố thí một tơ hào nào. Cho nên bổ đặc già la đó nếu sanh làm người, ở trong chủng tộc thấp hèn, bần cùng, khốn khổ, tài bảo, ẩm thực, ruộng nhà, của cải cho đến quyến thuộc tất cả đều thiếu, trước đã không được vui sướng, sau cũng không được vui sướng. Cho nên bổ đặc già la này trước bị khổ não, sau cũng bị khổ não.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la được đại phú quý mà lại tham tiếc tiền của, không có bố thí cho ai, dù rất ít? Ðó là có một bổ đặc già la trong đời quá khứ có hướng về ngôi Tam bảo, đã từng bố thí nhưng không từng phát nguyện ở đời vị lai lại tu hạnh bố thí, cho nên bổ đặc già la này sau khi mạng chung, hoặc sanh ở nhơn gian được đại phú quý, được sanh vào đại chủng tộc có nhiều châu báu, voi ngựa, nô tỳ, trâu dê, ruộng nhà cũng rất nhiều, tự do thọ dụng. Nhưng lại đối với tài vật của mình thì tham tiếc, yêu mến bảo hộ, không làm bố thí, cho nên bổ đặc già la này giàu có, nhiều tiền của, tham lam tiếc của, cũng không có tín tâm.

Lại do nghiệp gì mà bổ đặc già la một đời nghèo khổ mà lại ưa thích bố thí? Ðó là có một bổ đặc già la trong đời quá khứ đối với thắng xứ của Tam bảo đã từng tu hạnh bố thí, lại còn phát nguyện: cho đến đời vị lai tâm bố thí vẫn không dứt, sau khi mạng chung sanh ở nhân thiên, qua lại thọ phước. Người ấy về sau phước hết, lại sanh ở nhân gian, dù bần cùng nhưng thích bố thí. Cho nên bổ đặc già la này dù bần cùng nhưng ưa thích bố thí, tín tâm không đoạn.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la một đời nghèo khổ mà lại tham lam keo kiết, không có bố thí, dù cho rất ít? Ðó là có một bổ đặc già la trong đời quá khứ không gặp thiện hữu, lại còn ngu si không tin nhân quả, đối với bố thí ba la mật dù cho chút ít cũng không làm, cho nên bổ đặc già la ấy sau khi mạng chung sanh ở nhân gian, vào chủng tộc bần cùng, tiền của đồ ăn uống, ruộng vườn, của cải, tất cả đều bị thiếu thốn. Vì vậy bổ đặc già la này bần cùng, khốn khổ, không thích bố thí.

Lại do nghiệp gì mà cả thân lẫn tâm đều được vui sướng, giống như Luân vương, lại ưa làm phước? Ðó là có một bổ đặc già la trong đời quá khứ tu giới không sát sanh, bố thí sự vô uý cho kẻ khác, lại còn phát nguyện: tâm bố thí không mê muội, cho nên hữu tình này sau khi mạng chung sanh ở nhân gian được cả thân lẫn tâm đều được khoái lạc, thường thích bố thí.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la cả thân lẫn tâm đều vui sướng như một cụ già việc nhà đã giải quyết xong hết, không còn bận tâm việc gì? Ðó là một bổ đặc già la trong đời quá khứ bố thí sự vô úy cho kẻ khác, không làm tổn hại hữu tình mà không phát nguyện thù thắng, cho nên bổ đặc già la ấy sau khi mạng chung sanh ở nhân gian được cả thân lẫn tâm đều được khoái lạc, không chịu tu phước.  

Hết Quyển Thượng

Quyển Hạ

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la, hoặc thân và tâm đều không khoái lạc, lại không tu phước? Ðó là có một hữu tình trong đời quá khứ làm nhiễu loạn chúng sanh, làm cho sợ sệt, lại không có tín tâm, không phát nguyện lành. Cho nên bổ đặc già la này sau khi mạng chung sanh trong loài người, cả thân lẫn tâm đều bị bất an, lại có nhiều ngu ám nên không tu hạnh bố thí.

Tại sau có bổ đặc già la ở nhân gian thì bị chết yểu, nhưng sống lâu dài trong tam đồ? Ðó là một bổ đặc già là quá khứ tu nhân, đời này thọ quả lành ít, đời sau thọ quả dữ nhiều, cho nên bổ đặc già la này sanh ở nhân gian bị chết yểu, đời sau sanh vào địa ngục, ngạ quỷ và A-tố-ra thì thọ mạng lại lâu dài.

Tại sao có bổ đặc già la ở tam đồ thọ mạng ngắn nhưng ở cõi người thì thọ mạng lâu dài? Ðó là có một bổ đặc già la tu nhân ở quá khứ, đời này thọ nghiệp ác ít, đời sau thọ nghiệp thiện nhiều, cho nên bổ đặc già la này ở tam đồ thì thọ mạng ngắn ngủi, đời sau sanh ở nhân gian thì thọ mạng lại lâu dài.

Tại sao có bổ đặc già la sanh ở nhân gian và ở tam đồ thọ mạng đều ngắn ngủi? Ðó là có một bổ đặc già la tu nhân ở quá khứ, ở đời này và đời sau thọ nghiệp thiện, ác đều ít, cho nên bổ đặc già la này ở trong loài người và ở tam đồ thọ mạng đều ngắn ngủi.

Tại sao có bổ đặc già la khi mạng đã tận thì phiền não cũng tận? Tại sao có bổ đặc già la phiền não đã tận mà thọ mạng không tận? Ðó là người được Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, quyết định tánh và bất quyết định A la hán.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la tuy sanh ở ác thú mà hình sắc thân thể đoan nghiêm thù diệu, ai thấy cũng hoan hỷ? ai cũng yêu thích? Ðó là có một bổ đặc già la trong đời quá khứ tu tập hạnh nhẫn nhục, nhưng vì phá tịnh giới của Phật nên đọa vào ác thú thọ thân hình khác, được hình sắc đoan nghiêm, mềm mại, cụ túc, ai thấy cũng hoan hỷ.

Lại do nghiệp gì mà có bổ đặc già la sanh ở trong ác thú mà thân hình thô rít, hình sắc xấu xí, ai thấy cũng không ưa? Ðó là do bổ đặc già la này ở đời quá khứ tâm nhiều sân hận, không tu nhẫn nhục, đã phá tịnh giới của Phật lại không phát lồ. Cho nên sau khi mạng chung sanh trong loài khác, hình sắc xấu xí, thân thể thô lậu, các căn bị sứt mẻ, hôi thối dẫy đầy, si mê ám muội, ai thấy cũng không hoan hỷ.

Lại nữa, ác nghiệp bị quả báo như thế nào? Do nhân sát sanh nên bị thọ mạng, sắc lực đều không đầy đủ. Do nhân trộm cắp nên bị sương, mưa đá, sâu trùng, đói khát, hạn hán. Do nhân tà dục nên bị quả báo bên ngoài nhiều trần cấu, vợ không trinh thuận. Do nhân hư vọng nên bị quả báo hôi thối ô danh, người đều hiềm ghét. Do nhân ly gián nên bị quả báo quyến thuộc bất hòa, tật bệnh triền miên. Do nhân nói thô ác nên bị quả báo xúc chạm vật cứng nhám, kết quả không đẹp. Do nhân tạp uế nên bị quả báo rừng cây gai góc, vườn tược tiêu điều. Do nhân tham ái nên bị quả báo kho tàng ít ỏi. Do nhân sân hận nên bị quả báo mùi vị cay đắng, dung mạo xấu ác. Do nhân ngu si nên bị quả báo sắc bên ngoài không sạch, bị hư hao. Do tạo mười nghiệp bất thiện nên bị như vậy.

Tu mười thiện nghiệp được quả báo gì? –Xa lìa việc giết hại, thọ mạng và y báo đều được đầy đủ. Xa lìa trộm cắp thì đói khát, gió, mưa đá, sâu trùng, các tai hoạn đều được xa lìa. Nhân không có tà dâm thì tiếng tốt đồn khắp, xa lìa trấn cấu. Nhân không vọng ngữ, miệng thường thơm sạch. Nhân không ly gián nên quyến thuộc được hòa thuận xa lìa cao thấp, sấm sét, sương, mưa đá. Nhân không có thô ác nên quả ngọt, tốt đẹp, xa lìa cứng nhám. Nhân không có tạp uế nên rừng cây, vườn tược xa lìa gai góc, tất cả đều tươi nhuận. Nhân không có tham ái nên kho lẫm được sung mãn, đầy đủ. Nhân không có sân hận nên thân tướng được tròn đầy, các căn không có khuyết tật. Nhân không có tà kiến nên tín tâm không đoạn, được tối thượng, thơm, đẹp đầy đủ. Do tu mười thiện nghiệp nên được quả báo như vậy.

Lại nữa, làm mười điều ác có mười quả báo. Những gì là mười? Sát sanh có mười quả báo:

1.   Oan gia ngày càng nhiều

2.   Ai thấy kẻ ấy cũng không hoan hỷ.

3.   Hữu tình sợ sệt.

4.   Hằng chịu sự khổ não.

5.   Thường nghĩ đến việc giết.

6.   Nằm mộng thấy sầu khổ.

7.   Lúc lâm chung bị hối hận.

8.   Thọ mạng ngắn ngủi.

9.   Tâm thức bị ngu muội.

10.   Khi chết đọa vào địa ngục.

Lại nữa, trộm cắp quả báo có mười thứ. Những gì là mười?

1.   Kết thêm oan gia đời trước.

2.   Luôn luôn nghi ngờ nghĩ ngợi.

3.   Bị bạn ác theo đuổi.

4.   Bạn lành lánh xa.

5.   Phá tịnh giới của Phật.

6.   Bị phép vua trích phạt.

7.   Buông lung phóng dật.

8.   Mãi mãi sầu lo.

9.   Không được tự do.

10.   Chết đọa địa ngục.

Lại nữa, tà dục quả báo có mười thứ. Những gì là mười?:

1.   Dục tâm bừng cháy.

2.   Thê thiếp không trinh lương.

3.   Tăng trưởng sự bất thiện.

4.   Thiện pháp bị tiêu diệt.

5.   Nam nữ phóng túng.

6.   Tài sản âm thần tiêu tán.

7.   Tâm nhiều nghi ngờ nghĩ ngợi.

8.   Xa lìa bạn lành.

9.   Bị thân tộc không tin tưởng.

10.   Mạng chung bị đọa vào tam đồ.

Lại nữa, vọng ngữ quả báo có mười thứ. Những gì là mười?

1.   Hơi trong miệng thường hôi thối.

2.   Kẻ ngay thẳng xa lánh.

3.   Người nịnh nọt quanh co ngày càng nhiều.

4.   Gần gũi kẻ phi nhân.

5.   Dù có nói thật cũng không ai tin.

6.   Trí huệ ít dần.

7.   Tiếng tăm không thật.

8.   Không nói lời thành thật.

9.   Ưa nói chuyện thị phi.

10.   Thân chết sanh vào ác đạo.

Lại nữa, uống rượu có ba mươi sáu lỗi, những lỗi ấy như thế nào?

1.     Tài sản bị tản thất.

2.     Hiện tại có nhiều bệnh tật.

3.     Nhân ưa thích đấu tranh.

4.     Tăng trưởng sự giết hại.

5.     Tăng trưởng sự sân hận.

6.     Phần nhiều không toại ý.

7.     Trí huệ kém dần.

8.     Phước đức không Tăng.

9.     Phước đức hao giảm.

10.     Phơi bày sự bí mật.

11.     Sự nghiệp không thành.

12.     Tăng nhiều sự ưu khổ.

13.     Các căn bị ám muội.

14.     Làm hủy nhục cha mẹ.

15.     Không kính bậc sa-môn.

16.     Không tin bà la môn.

17.     Không tôn kính Phật.

18.     Không kính Tăng, pháp.

19.     Thân cận bạn ác.

20.     Xa lánh bạn lành.

21.     Bỏ bê việc ăn uống.

22.     Thân hình (lõa lồ) không kín đáo.

23.     Dâm dục hẫy hừng.

24.     Mọi người không thích.

25.     Tăng thêm sự cười chê.

26.     Cha mẹ không vui.

27.     Quyến thuộc chê bỏ.

28.     Chấp nhận điều phi pháp.

29.     Xa lìa chánh pháp.

30.     Không kính bậc hiền thiện.

31.     Vi phạm điều tội ác.

32.     Xa lìa sự viên tịch.

33.     Ðiên cuồng ngày càng nặng.

34.     Thân tâm tán loạn.

35.     Làm ác, phóng dật.

36.     Thân hoại mạng chung đọa vào đại địa ngục, thọ khổ vô cùng tận.

Bấy giờ đức Phật bảo trưởng giả Du ca rằng:

–Nếu lại có người đối với tháp của Như Lai mà chấp tay cung kính, có mười công đức. Những gì là mười?:

1.   Sanh vào nhà đại quý tộc.

2.   Có nhiều sắc đẹp.

3.   Hình tướng khoẻ mạnh khả ái.

4.   Tứ sự được dồi dào.

5.   Trân bảo thật nhiều.

6.   Tiếng tốt đồn khắp.

7.   Tín căn thâm sâu.

8.   Sự nhớ nghĩ rộng lớn.

9.   Trí huệ nhạy bén cùng khắp.

10.   Nghề nghiệp rộng lớn.

Như vậy, này trưởng giả! Nếu lại có người chắp tay cung kính tháp của Như Lai, được những công đức như vậy.

Nếu lại có người đối với tháp của Như Lai mà chấp tay lễ bái, được mười công đức. Những gì là mười?

1.     Ngôn từ nhu nhuyến.

2.     Trí huệ siêu quần.

3.     Người trời đều hoan hỷ.

4.     Phước đức rộng lớn.

5.     Cùng ở với người hiền thiện.

6.     Ðược tôn quý tự tại.

7.     Hằng được gặp Phật.

8.     Ðược thân cận với Bồ tát.

9.     Mạng chung được sanh lên trời.

10.     Mau chứng viên tịch. Công đức như vậy do lễ bái tháp của Phật mà có được.

Nếu lại có người lau bụi bặm tháp của Phật được mười công đức. Những gì là mười?:

1.   Sắc tướng tròn đầy.

2.   Thân thể ngay thẳng.

3.   Âm thanh vi diệu.

4.   Xa lìa ba độc.

5.   Ði đường không bị chông gai.

6.   Ðược chủng tộc tối thượng.

7.   Ðược tôn sùng, quý trọng, tự tại

8.   Mạng chung được sanh lên trời.

9.   Thân thể không có cấu nhiễm.

10.   Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do lau chùi bụi tháp của Phật mà được.

Nếu có người bố thí dù lọng cho tháp của Như lai được mười thứ công đức. Những gì là mười?:

1.   Xa lìa sự nhiệt não.

2.   Tâm không tán loạn.

3.   Làm chủ thế gian.

4.   Nghề nghiệp rộng lớn.

5.   Phước đức vô lượng.

6.   Ðược làm vua Chuyển luân.

7.   Thân tướng tròn đầy

8.   Xa lìa tam đồ.

9.   Mạng chung sanh lên trời.

10.   Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do cúng thí dù lọng cho tháp của Phật mà được.

Nếu hoặc có người bố thí chuông, linh cho tháp của Phật, được mười thứ công đức? Những gì là mười?

1.   Ðoan nghiêm không thể so sánh được.

2.   Diệu âm thật đáng ưa thích.

3.   Tiếng như chim Ca-lăng

4.   Ngôn từ nhu nhuyến.

5.   Ai thấy cũng hoan hỷ.

6.   Ðược sự đa văn như ngài A-Nan.

7.   Tôn quý tự tại.

8.   Tiếng tốt đồn xa.

9.   Qua lại thiên cung.

10.   Cứu cánh được viên tịch.

Công đức như vậy do bố thí chuông, linh cho tháp của Phật mà được quả báo thù thắng.

Nếu lại có người bố thí tràng phan cho tháp của Như Lai có mười công đức. Những gì là mười?

1.   Hình dung ngay thẳng, được trường thọ, tròn đầy.

2.   Thế gian ân trọng.

3.   Tín căn kiên cố.

4.   Hiếu dưỡng cha mẹ.

5.   Thân hữu quyến thuộc thật nhiều.

6.   Ðược khen ngợi có tiếng tốt.

7.   Sắc tướng đoan nghiêm.

8.   Ai thấy cũng hoan hỷ.

9.   Sanh nhà thượng tộc, phú quý, tự tại, được sanh lên trời.

10.   Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do bố thí tràng phan cho tháp của Phật mà được.

Nếu có người dâng cúng y phục cho tháp của Như lai được mười hai thứ công đức thù diệu. Những gì là mười hai?

1.     Thân thể ngay thẳng.

2.     Ai thấy cũng hoan hỷ.

3.     Phước tướng sáng láng.

4.     Sắc tướng vi diệu.

5.     Sắc hình đẹp không thể so sánh.

6.     Thân không có trần cấu.

7.     Y phục sạch đẹp.

8.     Ngọa cụ mềm mại.

9.     Ðược đại tự tại.

10.     Mạng chung được sanh lên trời.

11.     Ai thấy cũng đều kính yêu.

12.     Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do dâng cúng y phục cho tháp của Phật mà được.

Nếu lại co người cúng dường hoa cho tháp của Như Lai có mười công đức. Những gì là mười?

1.   Sắc tướng đẹp như hoa

2.   Thế gian không thể so sánh.

3.   Tỷ căn không hư hoại.

4.   Thân không xú uế.

5.   Diệu hương thanh tịnh.

6.   Vãng sanh 10 phương tịnh độ, được thấy Phật.

7.   Hương giữ giới thơm phức.

8.   Thế gian ân trọng, được đại pháp lạc.

9.   Ðược sanh lên trời tự tại.

10.   Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy do dùng hoa cúng dường tháp xá lợi của Phật mà được.

Lại nếu có người dùng tóc trải ra để dâng cúng tháp Như Lai, được mười thứ công đức. Những gì là mười?

1.     Nhân sắc mềm mại thù diệu.

2.     Thân không hôi thối.

3.     Hình thể thanh tịnh.

4.     Sanh về mười phương cõi Phật.

5.     Hương giới thơm phức.

6.     Hằng nghe diệu hương.

7.     Quyến thuộc được viên mãn.

8.     Các căn vui thích.

9.     Sanh lên trời tự tại.

10.     Mau chứng Niết-bàn.

Công đức như vậy là do dâng cúng tóc nơi tháp Như Lai mà được.

Nếu lại có người bố thí đèn cúng dường tháp xá lợi của Phật, được mười công đức. Những gì là mười?

1.   Ðược nhục nhãn thanh tịnh.

2.   Ðược thiên nhãn thanh tịnh.

3.   Xa lìa tam độc.

4.   Ðược các thiện pháp.

5.   Thông minh trí tuệ.

6.   Xa lìa ngu si.

7.   Không đọa vào tam đồ tối tăm.

8.   Ðược tôn quý tự tại.

9.   Qua lại các cõi trời.

10.   Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do cúng dường đèn cho tháp xá lợi của Phật.

Nếu lại có người bố thí hương hoa cúng dường tháp của Như Lai được mười công đức. Những gì là mười?

1.   Tỷ căn được thanh tịnh.

2.   Thân không có hôi thối.

3.   Thân sạch, có mùi thơm vi diệu.

4.   Hình tướng đoan nghiêm.

5.   Ðược thế gian cung kính.

6.   Ưa pháp và nghe nhiều.

7.   Ðược tôn quý tự tại.

8.   Tiếng tốt đồn khắp.

9.   Mạng chung được sanh lên trời.

10.   Mau chứng viên tịch.

Mười thứ công đức như vậy là do bố thí hương hoa cúng dường tháp xá lợi của đức Như Lai.

Nếu lại có người dùng âm nhạc vi diệu cúng đường tháp của Phật được mười thứ công đức thù thắng vi diệu. Những gì là mười?

1.   Thân tướng đoan nghiêm.

2.   Ai thấy cũng hoan hỷ.

3.   Ðược âm thanh vi diệu.

4.   Ngôn từ hòa thuận.

5.   Thân thể thích nghi.

6.   Xa lìa sự sân hận

7.   Ðược sự đa văn của ngài Khánh Hỷ.

8.   Ðược tôn sùng, tôn quý, tự tại.

9.   Mạng chung được sanh lên trời.

10.   Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do dùng âm nhạc vi diệu cúng dường tháp của Phật.

Nếu lại có người hoan hỷ tán thán tháp của Như lai được mười tám thứ công đức thắng diệu. Những gì là mười tám?

1.     Chủng tộc tôn quý, cao thượng.

2.     Hình tướng đoan nghiêm.

3.     Thân thể ngay thẳng đầy đặn.

4.     Ai thấy, nghe thấy cũng đều hoan hỷ.

5.     Tiền của vô lượng.

6.     Quyến thuộc rộng lớn.

7.     Không bị mất mát, hư hoại.

8.     Ðược tôn quý tự tại.

9.     Thường sanh về cõi Phật.

10.     Tiếng tăm đồn xa.

11.     Ðức tốt được tán tụng.

12.     Tứ sự được dồi dào.

13.     Người trời đều cúng dường.

14.     Ðược làm Chuyển luân vương.

15.     Thọ mạng được lâu dài.

16.     Thân thể cứng chắc như kim cang.

17.     Mạng chung được sanh lên trời.

18.     Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do hoan hỷ tán thán tháp xá lợi của Phật.

Nếu lại có người bố thí giường tòa cho Phật được mười thứ công đức. Những gì là mười?

1.   Ðức nghiệp được tôn trọng.

2.   Ðược thế gian khen ngợi.

3.   Tay chân có nhiều sức mạnh.

4.   Danh xưng dù xa cũng nghe.

5.   Ðức tốt được ca tụng.

6.   An hòa vui thích.

7.   Ðược ngồi tòa của Chuyển luân vương, kẻ hầu hạ thật nhiều.

8.   Ai thấy cũng hoan hỷ

9.   Ðược sanh lên trời Tự tại, đầy đủ phước tướng.

10.   Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do cúng thí giường tòa cho Phật mà được quả báo thù thắng ấy.

Nếu lại có người bố thí giày dép cúng dường Tăng chúng của Phật, được mười công đức. Những gì là mười?

1.   Oai nghi mô phạm.

2.   Voi ngựa không thiếu.

3.   Hành đạo dõng kiện.

4.   Thân không mệt mỏi.

5.   Chân đi không tổn hại.

6.   Xa lìa gai góc, cát sỏi.

7.   Ðược thần túc thông.

8.   Tôi tớ đông đảo.

9.   Sanh lên trời Tự tại.

10.   Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do bố thí giày dép cho tỳ kheo chúng của Phật.

Nếu lại có người bỏ 10 vật vào bình bát cúng thí cho Phật và Tăng, được mười thứ công đức. Những gì là mười?

1.   Hình sắc sáng rạng.

2.   Ðồ đựng đầy đủ, tùy ý thọ dụng.

3.   Không bị các sự đói khát.

4.   Ngọc báu thật nhiều.

5.   Xa lìa đường ác.

6.   Nhân thiên đều hoan hỷ.

7.   Phước tướng tròn đầy.

8.   Ðược tôn quý tự tại.

9.   Hằng được sanh lên các cõi trời.

10.   Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do cúng đồ đựng nên được quả báo ấy.

Nếu lại có người lấy cơm chay cúng dường Phật và chúng Tăng có mười công đức; những gì là mười?

1.   Thọ mạng lâu dài.

2.   Hình sắc đầy đặn tròn trịa.

3.   Tay chân có sức lực.

4.   Ký ức không quên (trí nhớ tốt)

5.   Trí huệ biện tài.

6.   Ai thấy cũng hoan hỷ.

7.   Có nhiều châu báu.

8.   Dù ở cõi người hay ở cõi trời vẫn được tự tại.

9.   Sau khi chết được sanh lên trời.

10.   Mau chứng viên tịch.

Mười món công đức thù thắng như vậy là do cúng cơm chay cho Phật và chúng Tăng.

Nếu lại có người dùng voi, ngựa, xe cộ cúng thí cho Phật và chúng Tăng có mười công đức. Những gì là mười?

1.     Tướng của bàn chân mềm mại.

2.     Có oai nghi không sứt mẻ.

3.     Thân thể không mệt mỏi.

4.     An lạc không bệnh.

5.     Oan gia xa lìa.

6.     Thần túc tự tại.

7.     Có nhiều tôi tớ.

8.     Có phước tướng của nhân thiên, ai thấy cũng hoan hỷ.

9.     Sau khi chết được sanh lên trời.

10.     Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do dùng xe cộ, voi ngựa cúng thí cho Phật và chúng Tăng.

Nếu lại có người tu sửa phòng thất, nhà cửa, cung điện cúng thí cho Phật và chúng Tăng có nhiều công đức. Hành tướng của công đức ấy như thế nào?

¯   Hằng xa lìa sợ sệt.

¯   Thân tâm an lạc.

¯   Ðược ngọa cụ mềm mại tối diệu.

¯   Y phục trang nghiêm, thân thể hương thơm thanh tịnh.

¯   Ở nhân gian hay thiên thượng được ngũ dục tự tại.

¯   Làm sát đế lợi, bà la môn đại tánh chủng tộc.

¯   Và trưởng giả, cư sĩ, tể quan, thương chủ, làng xóm, thành ấp, quốc vương, đại thần, tùy nguyện được đầy đủ, tất cả đều thành tựu.

¯   Nếu làm Chuyển luân thánh vương, tùy theo sức lực (thống nhiếp) một châu, hai châu, cho đến bốn châu nhà vua giáo hóa tự tại.

¯   Nếu ở Lục dục chư thiên, Tứ vương Ðao lợi, cho đến Tha hóa Tự tại, mọi ý nguyện đều thành tựu, tùy ý sanh ra.

Nếu lại có người do phước lực đời trước đối với các cõi trời Sắc giới, Phạm chúng, Phạm phụ, cho đến cõi trời Sắc cứu cánh, đều được thành tựu ý nguyện sanh ở các cõi ấy.

Nếu lại có người đối với cõi Vô sắc giới, Không vô biên xứ, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều được thành tựu, hoặc đối với quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn và A la hán, Duyên giác, cho đến Vô thượng Bồ đề, tùy ý đều cũng được thành tựu. Công đức như vậy sai biệt vô lượng. Nhân sửa phòng nhà, cung điện, lầu gác, cúng thí cho Phật và Tăng mà được quả báo như vậy.

Nếu lại có người dùng thuốc thang, đồ uống mỹ diệu Cúng Phật và Tăng được mười thứ công đức. Những gì là mười thú?

1.     Các căn được viên mãn.

2.     Thanh tịnh tươi sạch.

3.     Trán rộng ngay thẳng.

4.     Dung mạo vui vẻ.

5.     Hình sắc sáng rạng.

6.     Phước đức tròn đầy.

7.     Không bị đói khát.

8.     Xa lìa ba ác đạo.

9.     Ðược sanh lên trời Tự tại

10.     Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do bố thí thuốc thang, đồ uống mỹ diệu cho Phật và chúng Tăng mà được.

Nếu lại có người theo Phật xuất gia có mười công đức. Những gì là mười?

1.     Xa lìa nhà vợ.

2.     Dù nhiễm dục vẫn không tham đắm.

3.     Yêu thích sự tịch tịnh.

4.     Chư Phật hoan hỷ.

5.     Xa lìa tà ma.

6.     Gần Phật nghe pháp.

7.     Xa lìa ba đường ác.

8.     Chư thiên kính yêu.

9.     Mạng chung được sanh lên trời.

10.     Mau chứng tịch tịnh.

Mười thứ công đức như vậy là nhờ theo Phật xuất gia mà được.

Nếu có tỳ kheo ở trong rừng hoang tịch tịnh có mười thứ công đức Những gì là mười?

1.     Xa lìa sự huyên náo ồn ào.

2.     Thanh tịnh thơm sạch.

3.     Thành tựu thiền định.

4.     Ðược chư Phật thương tưởng.

5.     Không bị nửa chừng chết yểu.

6.     Ðược đa văn, tổng trì.

7.     Thành tựu Xa ma tha vĩ bát xá na (chỉ và quán).

8.     Phiền não không khởi.

9.     Mạng chung sanh lên trời.

10.     Mau chứng viên tịch.

Công đức như vậy là do tỳ kheo tu hành ở trong rừng vắng mà được.

Nếu có tỳ kheo ôm bát khất thực có mười thứ công đức. Những gì là mười thứ?

1.     Oai nghi không sứt mẻ.

2.     Thành thục hữu tình.

3.     Xa lìa tâm ngã mạn.

4.     Không tham danh lợi.

5.     Phước điền cùng khắp.

6.     Chư Phật hoan hỷ.

7.     Làm hưng thạnh tam bảo.

8.     Phạm hạnh tròn đầy, bỏ ý nghĩ thấp hèn.

9.     Mạng chung sanh lên trời.

10.     Rốt ráo viên tịch

Công đức như vậy là do thường ôm bát khất thực mà được.

Nếu có tỳ kheo ôm bát khất thực, xa lìa mười thứ hắc ám, được mười thứ công đức như vầy. Những gì là mười?

1.     Biết rõ việc ra vào xóm làng có ích hay không có ích.

2.     Biết rõ gia đình dòng họ lúc đi đến có ích hay không có ích.

3.     Biết rõ thuyết pháp có ích hay không có ích.

4.     Biết rõ thân cận A-xà-lê, Hòa thượng có ích hay không có ích.

5.     Biết rõ dùng tâm từ bi giáo hóa lợi lạc chúng sanh có ích hay không có ích.

6.     Biết rõ sự thân cận hay xa lìa có ích hay không có ích.

7.     Biết rõ tập học ba món giới, định, tuệ có ích hay không có ích.

8.     Biết rõ đàn na tín thí bố thí y có ích hay không có ích.

9.     Biết rõ ôm bát vào đường hẻm có ích hay không có ích.

10.     Biết rõ thọ dụng ngọa cụ, thuốc thang cho đến lúc chết rồi có ích hay không có ích.

Do biết rõ như vậy được mười thứ quả báo thù thắng như vậy.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo con của trưởng giả Du ca rằng:

–Nghiệp nhân, nghiệp sanh, nghiệp nhân, nghiệp diệt, nghiệp có trước, sau, dẫn nghiệp, mãn nghiệp sai biệt cho nên quả báo mới có cao, thấp, ngu trí cách biệt.

Khi đức Phật nói pháp này, lúc ấy trưởng giả Du ca bạch Phật

–Thưa Thế tôn, trong dòng họ Ô bá tắc ca và trong tất cả các dòng họ Sát-đế-lợi, Bà la môn ở nước Xá vệ này, nghe pháp này hoan hỷ, nhớ nghĩ và thọ trì. Quyến thuộc của chúng con đều rất yêu thích, mãi mãi được an lạc, lợi ích cho mình và cho người không cùng tận.

Ðức Phật dạy:

–Lành thay! Lành thay! Này trưởng giả Du ca, đúng như lời ngươi nói.

Ðức Thế tôn nói lời ấy xong, trưởng giả Du ca, con của Ðâu nễ dã và các Bí sô, vô lượng trăm ngàn người và không phải người v. v... hoan hỷ, phấn khởi, lạy Phật rồi lui ra.

 Hết Quyển Hạ

ĐỨC PHẬT NÓI VỀ
SỰ CÚNG THÍ TỔ TIÊNNGẠ QUỶ
[1]

 

LTS. – Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.


Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở trong Ca-lan-đà Trúc viên, thành Vương-xá. Bấy giờ có Phạm chí Sanh Văn[2] đi đến chỗ Phật, cùng Phật thăm hỏi an ủy xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

«Thưa Cù-đàm! Con có người thân tộc rất thương mến, bỗng nhiên qua đời. Con vì người ấy nên bố thí với tín tâm. Thế nào, bạch Thế tôn, người ấy có nhận được không?»

Phật bảo Bà-la-môn:

«Không phải nhất định phải được.[3] Nếu người thân tộc của ông sinh vào trong địa ngục, nó sẽ ăn thức ăn của chúng sanh địa ngục để nuôi sống sinh mạng của nó, chứ không nhận được đồ ăn thức uống mà ông bố thí với tín tâm. Nếu nó sinh vào súc sanh, ngạ quỷ, hoặc loài người, họ sẽ được đồ ăn thức uống của loài người, không nhận được đồ bố thí của ông.

«Này Bà-la-môn! Trong đường ngạ quỷ có một nơi tên là Nhập xứ ngạ quỷ.[4] Nếu người thân tộc của ông sinh vào trong Nhập xứ ngạ quỷ kia, thì sẽ nhận được thức ăn của ông.»

Bà-la-môn bạch Phật:

«Nếu người thân tộc của con không sinh vào trong đường Nhập xứ ngạ quỷ, thì thức ăn do tín tâm của con bố thí ai sẽ hưởng được?»

Phật bảo Bà-la-môn:

«Nếu ông với tín tâm bố thí cho người thân tộc, nhưng họ không sinh vào chốn Nhập xứ ngạ quỷ, thì có những thân tộc quen biết khác đã sinh vào trong chốn Nhập xứ ngạ quỷ đó sẽ được hưởng.»

Bà-la-môn bạch Phật:

«Thưa Cù-đàm! Nếu con vì tín tâm bố thí cho người thân tộc, nhưng họ không sinh vào trong chốn Nhập xứ ngạ quỷ, và cũng không có các thân tộc quen biết khác sinh vào chốn Nhập xứ ngạ quỷ, thì thức ăn do lòng tin bố thí đó ai sẽ hưởng?»

Phật bảo Bà-la-môn:

«Giả sử ông vì những thân tộc quen biếtbố thí, nhưng họ không sinh vào trong chốn Nhập xứ ngạ quỷ, và lại cũng không có những người quen biết khác sinh vào chốn Nhập xứ ngạ quỷ, thì việc bố thí do lòng tin, tự mình sẽ được phước.[5] Của bố thí do lòng tin của người thí chủ đó, sẽ không mất đạt-sấn[6].»

Bà-la-môn bạch Phật:

«Thế nào là thí chủ hành thí, để người bố thí được đạt-sấn kia ?»

Phật bảo Bà-la-môn:

«Có người sát sanh, làm những việc ác, tay thường tanh máu,[7] tâm thường suy nghĩ đến đánh đập, sát hại, không hổ, không thẹn, tham lam, keo kiệt. Đó là nghiệp ác sát sinh.

«Có người lấy của không được cho; đối với tài vật, làng xóm, đất trống của người, cũng không xa lìa trộm cắp.

«Có người tà dâm; đối với những người được bảo hộ bởi cha mẹ, anh em, chị em, phu chủ, thân tộc cho đến người trao vòng hoa, mà dùng sức cưỡng bức, làm mọi việc tà dâm, không lìa bỏ tà dâm.

“Có người nói dối không chân thật: Hoặc ở chốn vua quan, các nhà nói chơn thật, nơi có nhiều người tụ tập cần lời nói thích đáng, nhưng lại nói lời không thật; không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, không nghe nói nghe, nghe nói không nghe; biết nói không biết, không biết nói biết. Vì chính mình, vì người khác, hoặc vì tài lợi, biết mà nói dối không chịu lìa bỏ nói dối.

«Có người hoặc nói hai lưỡi, gây chia lìa; đem chuyện chỗ này đến nói chỗ kia, đem chuyện chỗ kia đến nói chỗ này, phá hoại lẫn nhau, làm cho tan rã sự hòa hợp, khiến kẻ ly gián vui mừng.

«Có người nói lời thô ác, mắng nhiết. Có những lời nói dịu dàng, êm tai, làm vui lòng, rõ ràng dễ hiểu, lời nói được ưa nghe, được nhiều người yêu mến, hợp ý, tùy thuận tam-muội. Xả bỏ những lời như vậy mà nói lời gắt gao, cộc cằn, bị nhiều người ghét, không ưa, không hợp ý, không thuận tam-muội. Nói những lời như vậy, không lìa bỏ lời nói thô. Đó gọi là ác khẩu. «Có người nói lời thêu dệt bại hoại, nói không đúng lúc, nói không thực tế, lời nói vô nghĩa, lời nói phi pháp, lời nói thiếu suy nghĩ. Nói những lời hư hỏng như vậy.

«Có người không lìa bỏ tham lam; đối với tài vật người khác khởi tham dục, nói rằng ‹Nếu ta có vật này thì rất tốt.›

«Có người không xả bỏ sân nhuế tệ ác; trong tâm suy nghĩ, ‹chúng sanh kia đáng bị trói, đáng bị roi vọt, gậy gộc, đáng giết, muốn cho nó khó sống.›

«Có người không bỏ tà kiến; có quan điểm điên đảo như vầy: ‹Không có bố thí, không có quả báo, không có phước, không có điều thiện điều ác, không có nghiệp thiện ácquả báo, không có đời này, đời khác, không có cha mẹ, không có chúng sanh hoá sanh; thế gian không có A-la-hán, không có các vị chánh hành, chánh hướng[8] mà trong đời này hay đới khác, tự biết, tự mình chứng nghiệm rằng, ‹Ta, sự sinh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sinh đời sau nữa.›

 

«Đó gọi mười nghiệp bất thiện.

«Sau lại bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, ... cho đến những kẻ ăn xin bần cùng, đều bố thí tiền tài, áo quần, chăn mền, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, những vật dụng trang nghiêm.

«Này Bà-la-môn! Thí chủ kia nếu lại phạm giới, sinh trong loài voi; nhưng vì người ấy đã từng bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn tiền của, áo quần, chăn mền, đồ ăn thức uống cho đến những vật dụng trang nghiêm, nên tuy ở trong loài voi, cũng nhận được phước báo nhờ đã bố thí, từ quần áo, đồ ăn thức uống cho đến những vật dụng trang nghiêm.

«Nếu lại sinh vào các loài súc sanh như trâu, ngựa, lừa, la v.v... nhưng cũng nhờ vào công đức thí ân trước, nên sẽ nhận được phước báo kia tùy theo chỗ sinh tương ứng mà được thọ dụng.

«Này Bà-la-môn! Nếu thí chủ kia lại trì giới, không sát sinh, trộm cướp, ... cho đến chánh kiến, và bố thí cho các Sa-môn, Bà-la-môn, ... cho đến những kẻ ăn xin nào là tiền của, áo quần, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, thì nhờ công đức này mà sinh trong loài người, ngồi hưởng thụ phước báo này, từ áo quần, đồ ăn thức uống ... cho đến những vật dụng như đèn đuốc.

«Lại nữa, này Bà-la-môn! Nếu người ấy lại trì giới, thì sẽ được sinh lên cõi trời, vì nhờ vào những thí ân nên được hưởng những thứ phước báo về tài bảo, áo quần, đồ ăn thức uống, ... cho đến những vật dụng trang nghiêm cõi trời.

«Này Bà-la-môn! Đó gọi là người bố thí hành thí; khi người bố thí thọ nhận đạt-sấn, quả báo không mất.»

Sau khi Bà-la-môn Sanh Văn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

T02n0099_p0272b08║(一○四一)如是我聞。一時。佛住王舍城迦蘭陀

T02n0099_p0272b09║竹園。時。有生聞梵志來詣佛所。與世尊

T02n0099_p0272b10║面相問訊慰勞已。退坐一面。白佛言。瞿曇。

T02n0099_p0272b11║我有親族。極所愛念。忽然命終。我為彼故。信

T02n0099_p0272b12║心布施。云何。世尊。彼得受不。佛告婆羅門。

T02n0099_p0272b13║非一向得。若汝親族生地獄中者。得彼地

T02n0099_p0272b14║獄眾生食。以活其命。不得汝所信施飲食。

T02n0099_p0272b15║若生畜生.餓鬼.人中者。得彼人中飲食。不

T02n0099_p0272b16║得汝所施者。婆羅門。餓鬼趣中有一處。名

T02n0099_p0272b17║為入處餓鬼。若汝親族生彼入處餓鬼中者。

T02n0099_p0272b18║得汝施食。婆羅門白佛。若我親族不生入

T02n0099_p0272b19║處餓鬼趣中者。我信施。誰應食之。佛告婆

T02n0099_p0272b20║羅門。若汝所可為信施親族不生入處

T02n0099_p0272b21║餓鬼趣者。要有餘親族知識生入處餓鬼趣

T02n0099_p0272b22║中者。得食之。婆羅門白佛。瞿曇。若我所

T02n0099_p0272b23║為信施親族不生入處餓鬼趣中。亦無更

T02n0099_p0272b24║餘親族知識生入處餓鬼趣者。此信施食。誰

T02n0099_p0272b25║當食之。佛告婆羅門。設使所為施親族知

T02n0099_p0272b26║識不生入處餓鬼趣中。復無諸餘知識生

T02n0099_p0272b27║餓鬼者。且信施而自得其福。彼施者所作

T02n0099_p0272b28║信施。而彼施者不失達嚫。婆羅門白佛。

T02n0099_p0272b29║云何施者行施。施者得彼達嚫。佛告婆羅

T02n0099_p0272c01║門。有人殺生行惡。手常血腥。乃至十不善業

T02n0099_p0272c02║跡。如淳陀修多羅廣說。而復施諸沙門.婆

T02n0099_p0272c03║羅門。乃至貧窮.乞士。悉施錢財.衣被.飲食.燈

T02n0099_p0272c04║明.諸莊嚴具。婆羅門。彼惠施主若復犯戒。

T02n0099_p0272c05║生象中者。以彼曾施沙門.婆羅門錢財.衣

T02n0099_p0272c06║被.飲食。乃至莊嚴眾具故。雖在象中。亦得

T02n0099_p0272c07║受彼施報。衣服.飲食。乃至種種莊嚴眾具。若

T02n0099_p0272c08║復生牛.馬.驢.騾等種種畜生趣中。以本施惠

T02n0099_p0272c09║功德。悉受其報。隨彼生處所應受用。皆悉

T02n0099_p0272c10║得之。婆羅門。若復施主持戒。不殺.不盜。乃

T02n0099_p0272c11║至正見。布施諸沙門.婆羅門乃至乞士錢財.

T02n0099_p0272c12║衣服.飲食。乃至燈明。緣斯功德。生人道中。

T02n0099_p0272c13║坐受其報。衣被.飲食。乃至燈明眾具。復次。婆

T02n0099_p0272c14║羅門。若復持戒生天上者。彼諸惠施天上受

T02n0099_p0272c15║報。財寶.衣服.飲食。乃至莊嚴眾具。婆羅門。是

T02n0099_p0272c16║名施者行施。施者受達嚫。果報不失。時。生

T02n0099_p0272c17║聞婆羅門聞佛所說。歡喜隨喜。從坐起去.

KINH TẠP A-HÀM
Hán dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Đà-La
Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Thích Tuệ Sỹ
Nhà xuât bản Phương Đông

QUYỂN 37

KINH 1041. SANH VĂN

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-12146_5-50_6-4_17-208_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

XEM THÊM KINH VĂN PALI:

Kinh Cúng Thí Người Mất

BBT.

 


[1] Trích dịch, Tạp A-hàm, quyển 37, kinh số 1041, Kinh Sanh Văn (T02n99, tr. 272b8). Tương đương Pali, Aṅguttara-nikāya, x, 177. Jāṇusoṇi-suttaṃ (S. v. p. 269ff).

[2] Phạm chí Sanh Văn 生聞梵志. Pali: Jāṇussoṇi brāhmaṇo.

[3] Pali: ṭhāne kho, brāmahṇa, upakappati, no aṭṭhāne’ ti, «trường hợp thích đáng thì hữu ích; trường hợp không thích đáng thì không.»

[4] Nhập xứ ngạ quỷ 入處餓鬼. Pali: pettivisaya, cảnh giới ngạ quỷ.

[5] Bản Pali: “Không có trường hợp trong một thời gian dài như vậy mà không có thân thích huyết thống nào sinh vào Nhập xứ ngạ quỷ. Nhưng, người bố thí không phải không có kết quả.“

[6] Đạt-sấn 達嚫. Từ phiên âm; Pali: dakkhiṇā, cũng dịch là cúng vật, thí vật. Phẩm vật cúng dường hay bố thí được cúng cho Tăng sau khi đã thọ trai. Đây chỉ sự thuyết pháp, chú nguyện hay hồi hướng của Tăng đối với vật được cúng dường.

[7] Nguyên bản Hán: „Nói chi tiết như trong kinh Thuần-đà (kinh số 1039).“ Ở đây chép lại đoạn liên hệ từ kinh đó cho đủ nghĩa; với một vài chi tiết thay đổi thích hợp.

[8] Nguyên Hán: đẳng thú đẳng hướng 等趣等向. Pali: sammaggatā sammāpaṭipannā.

KINH PHÁP ẤN

Việt Dịch: Thích Thiện Trì

(Ðại-tạng Tích-Sa quyển 514, dịch theo bản chữ Hán của Thần Thi-Hộ)

Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các vị Tỳ-kheo vân tập tại nước Xá-Vệ. Bấy giờ Phật bảo các vị Tỳ-kheo rằng:

“Các ông nên biết, có Thánh-Pháp-Ấn ta sẽ phân biệt giảng nói cho các ông rõ. Các ông cần phải phát khởi sự hiểu biết thanh tịnh, lắng nghe và ghi nhận cho kỹ suy nghĩ đúng đắn”.

Các vị Tỳ-kheo liền bạch Phật rằng: Hay thay! Bạch Thế-Tôn, chúng con rất mong được nghe, xin Thế-Tôn tuyên thuyết.

Phật dạy: “ Này các Tỳ-kheo! Nói đến tánh không, là không có gì cả, không vọng tưởng, không sanh, không diệt xa lìa mọi sự thấy biết. Tại sao thế? -Vì tánh Không không có nơi chốn, không có sắc tướng, không có tư tưởng, vốn không sanh, chẳng phải sự thấy biết có thể thấu được. Xa lìa mọi đắm chấp, nên thâu nhiếp được tất cả pháp, trú ở sự thấy biết bình đẳng, là sự thấy biết chơn thật. Các ông nên biết, tánh Không như vậy, các pháp cũng như vậy. Ðó gọi là Pháp-Ấn.

Lại nữa, các Tỳ-kheo, Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến. Vậy nên các ông nghe cho kỹ, ghi nhận cho đúng, như sự thật mà suy nghĩ quán sát.

Lại nữa, các Tỳ-kheo! Nếu có người nào tu hành, nên đi vào chốn núi rừng, hoặc ở dưới gốc cây và các nơi vắng vẻ yên tĩnh, đúng như sự thật quán sát: Sắc là khổ, là không, là vô thường, nên sanh tâm nhàm chán xa lìa như vậy quán sát về Thọ, Tưởng, Hành, Thức là khổ, là không, là vô thường nên sanh tâm nhàm chán xa lìa. Trú ở sự thấy biết bình đẳng.

Các Tỳ-kheo! Các uẩn vốn không, chỉ do tâm phát sanh. Khi tâm diệt thì các uẩn không còn có tác động gì nữa. Biết đúng như vậy, tức là chánh giải thoát. Khi được chánh giải thoát, xa lìa mọi sự thấy biết, thì gọi là cửa Giải-thoát-không.

Lại nữa, trú trong chánh định quán sát các sắc cảnh, tất cả đều tiêu diệt, xa lìa mọi ý tưởng. Như vậy, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng đều tiêu diệt, xa lìa mọi ý tưởng. Quán sát như vậy gọi là cửa Giải-thoát-vô-tướng. Vào được cửa Giải-thoát này tức được thấy sự thanh tịnh. Do sự thấy biết thanh tịnh đó, dứt trừ được tất cả tham sân si. Tham sân si đã dứt trừ, trú ở sự thấy biết bình đẳng, trú ở sự thấy biết bình đẳng này rồi, tức xa lìa được cái thấy ta và vật sở hữu của ta. Thấu rõ được mọi sự thấy biết không nơi sanh khởi, cũng không nơi nương tựa.

Lại nữa, khi xa lìa được cái thấy ta rồi, tức không còn thấy, không còn hay, không còn biết. Tại sao thế? -Vì do nhơn duyên cho nên mới sanh các thức, tức nhơn duyên kia cùng với thức được phát sanh đều là vô thường. Vì là vô thường nên thức không thể thật có được. Thức uẩn đã không, không có tạo tác, thì gọi là cửa Giải-thoát vô tác. Vào được cửa Giải-thoát này, tức biết được pháp cứu cánh, không còn  đắm chấp các pháp và chứng được pháp tịch diệt. 

Phật bảo: Các Tỳ-kheo, như vậy gọi là Thánh-pháp-ấn, là cửa ngõ ba pháp giải thoát. Nếu người nào tu học theo đó tức đặng sự thấy biết thanh tịnh. Các Tỳ-kheo nghe pháp này rồi đều vui vẻ lạy Phật và tin tưởng tuân hành. 

ĐỨC PHẬT DẠY ĐỆ TỬ XUẤT GIA
TRONG KINH "LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT"

(Thích Nhật Từ dịch Việt ngữ)

blankNày các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt. Phải biết rằng giới luật là bậc Thầy tối thượng. Dẫu có sống thêm ở đời bao nhiêu năm nữa, Như Lai cũng không ngoài mục đích răn dạy các vị về giới luật ấy thôi.

Người giữ giới thì không được kinh doanh, thương mại, xây dựng nhà cửa, cày cấy ruộng vườn, đầu tư nông nghiệp, thuê người giúp việc, theo kiểu thế tục

Không được chặt đốn cây cối, đào đất, móc hang, điều chế dược liệu, đoán quẻ tốt xấu, xem sao đoán mạng, nghiên cứu địa lý, tìm tòi hưng suy, hay coi lịch đoán số. 

Các vị nên sống tiết chế thân mạng, ăn uống điều độ, duy trì nếp sống thanh cao, giải thoát

Không tham dự chính trị, lãnh sứ mạng liên lạc, thông tin. 

 

Không được luyện bùa chú, chế linh dược, giao hảo người quyền quý, kết thân kẻ ngạo mạn. 

Cần phải giữ tâm chân thật, sống chánh niệm và tỉnh thức trong từng phút giây, mong cầu đạo quả giải thoát

Không được che dấu lỗi lầm, bày điều mê hoặc để thu hút quần chúng. Phải sống ít muốn, biết đủ đối với bốn phẩm vật cúng dường. Sống vừa đủ để hành đạo, không cất chứa tài sản và tiền bạc. 

Như Lai vừa nói tóm tắt về sự giữ giới. Giới luật đó là căn bản, là gốc rễ của đạo giải thoát. Nhờ giữ giới trang nghiêm, thiền địnhtrí tuệ phát sanh, có thể tiêu diệt tất cả đau khổ. Thế nên các vị hãy giữ gìn giới luật một cách trọn vẹn. Người giữ giới thanh tịnh sẽ nuôi lớn pháp lành. Người thiếu mất giới thì không thể phát sinh công đức.

Xem thêm các bản dịch:

KINH ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT

Triều Vua ĐẠI ĐƯỜNG: Nước VU ĐIỀN
Tam Tạng Sa Môn: ĐỀ VÂN BÁT NHÃ vâng chiếu dịch.
Việt Nam. Tỳ kheo THÍCH THIỆN THÔNG dịch ra Việt văn.

Lời giới thiệu

Nhiều người biết: hễ ai thành tâm tạo tượng Phật, thì có được nhiều công đức, nhưng ít người biết số lượng công đức đó như thế nào, chính trong Kinh TẠO TƯỢNG PHẬT này, Đức Phật dạy rõ điều đó.

Tuy nhiên, phải thành tâm tạo tượng Phật, có đủ tướng tốt trang nghiêm, nếu không được toàn hảo thì ít ra cũng phải có đủ những nét biểu hiện Đại trí, Đại từ, Đại giải thoát, hoặc như trong kinh này dạy: “Phải đủ hai tướng: "Bạch hào và nhục kế, để khi nhìn vào, biết là tượng Phật” dễ phát khởi lòng kính tin, thì mới có công đức. Trái lại, tạo tượng Phật mà không biểu lộ được tướng gì của Phật và khi nhìn vào cũng không biết đó là tượng Phật, không phát khởi được tín tâm, còn xem thường nữa, thì việc tạo tượng như vậy tất nhiên là không có công đức, lắm lúc còn mang tội nữa là khác.

Vì vậy, để giúp sự hiểu biết đúng đắn sâu sắc về công đức tạo tượng Phật, tôi xin tán thán và hoan hỷ giới thiệu bản dịch kinh “CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT” này của Tỳ kheo Thích Thiện Thông đến quý vị Phật tử.

Chùa Từ Đàm, ngày 5 tháng 5 năm 1993

HT. Thích Thiện Siêu 

 


 

THAY LỜI TỰA

Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao! Cho nên hơn 2500 năm, sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, hàng xuất gia, tại gia đệ tử của Phật, từ Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, các nước Phật giáo trên thế giới cho đến Việt Nam, đã có không biết bao nhiêu người tạo lập hình tượng chư Phật, Bồ Tát để chiêm ngưỡng, lễ lạy, cúng dường.

Trước khi lược nêu công đức, phước đức của sự tạo tượng Phật, chúng ta hãy ngược giòng thời gian, tìm hiểu xuất xứ của việc tạo hình tượng Phật bắt nguồn từ đâu và ai là người đầu tiên phát tâm tạo hình tượng Phật.

Một sự tình cờ đưa đến cho chúng tôi là: Năm 1992 trong mùa an cư, sau khi dịch xong kinh CHƯ ĐỨC PHƯỚC ĐIỀN và kinh TỐI VÔ TỶ (kinh nói về công đức Quy y Tam Bảo), chúng tôi đọc đến kinh ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT, là bộ kinh gồm hai quyển, mang số 694 trong Hán Tạng Đại Chánh Tân Tu. Xem xong bộ kinh, chúng tôi vô cùng mừng rỡ, vì nhận ra những điều mới lạ mà từ trước đến nay, trong các bản kinh Phật giáo Việt dịch, tôi chưa từng gặp bản nào dịch về kinh này. Nhưng có thể nói trong quyển “Tam Bảo Cảm Ứng”, ngài Thích Thiền Tâm có dịch một vài tiểu tiết, liên quan đến việc tạo tượng Phật của vua ƯU ĐIỀN (kinh này dịch là vua Ưu Đà Diên).

Căn cứ vào kinh ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT đây thì, khi Phật còn tại thế, vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di, là người đầu tiên đã dùng gỗ thơm Chiên đàn đỏ, tạo ra hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Vậy nguyên do nào vua Ưu Đà Diên tạo hình tượng Phật? Động cơ thúc đẩy vua Ưu Đà Diên tạo hình tượng Phật là bởi nguyên do như vầy:

Sau thời gian gần 49 năm thuyết pháp độ sanh, trong một mùa an cư 90 ngày (có lẽ là mùa an cư cuối cùng), Đức Phật vắng bóng ở trần gian, Ngài lên cung trời Đao Lợi nói kinh, giáo hóa chư Thiên và độ thân mẫu là Ma Gia phu nhơn được chứng thánh quả, thì vua Ưu Đà Diên không tìm thấy Đức Phật nơi đâu, lòng khát ngưỡng nhớ mong cực độ, đến nỗi vua này bi cảm âu sầu nhiều ngày, xao lãng cả việc triều chính và không màng đến thú vui vương giả. Vua không biết cách nào gặp Đức Phật cho đỡ nhớ mong, bèn nghĩ đến cách tạo tượng Phật.

Vua triệu tập các tay thợ điêu khắc nổi tiếng trong nước để tạo tượng Phật, nhưng ai cũng từ chối không dám nhận lời, vì họ nghĩ rằng: Sắc thân của Phật tướng tốt tuyệt vời, e rằng tượng Phật tạo ra nếu có sai lầm, sẽ làm cho họ đắc tội và lui mất thanh danh. Khi đó có vị thần Tỳ Thủ Yết Ma, tương truyền là vị thần điêu khắc, đã biến thân ra làm người thợ mộc, ông mang dụng cụ đến nhận trách nhiệm tạo hình tượng Phật để giúp nhà vua. Thần Tỳ Thủ Yết Ma trổ hết tài năng, chỉ trong một gnày là xong tượng Phật, cao bảy thước mộc, tượng màu vàng tía, đủ các tướng tốt, khiến người nhìn đến biết là tượng Phật.

Vua Ưu Đà Diên tạo tượng Phật xong, tiếng vang lan truyền các nước lân cận, vua các nước lớn như vua Ba Tư Nặc, vua A Xà Thế và vua Nghiêm Xí, đều đem lễ vật đến cúng dường chiêm ngưỡng và đều khen việc làm của vua Ưu Đà Diên.

Thời gian ba tháng chấm dứt, Đức Phật trở xuống cõi Diêm Phù Đề, vô lượng chư Thiên trong sáu cõi trời Dục giới, 18 cõi trời Sắc giới, đồng dâng lễ cúng dường Đức Phật và tiễn đưa Ngài trở lại trần gian. Hàng đệ tử xuất gia, tại gia ít nhất là bốn nước, gồm đủ mọi thành phần, đã tụ hội về thành Tăng Già Thi cung đón Đức Phật. Một quang cảnh vô cùng vĩ đại vô tiền khoáng hậu đã diễn ra lúc đó, ấy là cuộc hội kiến Thần tiên giữa Trời và người, chưa từng có trong nhân loại. Tất cả những ai thành tâm mang những lễ phẩm cúng dường Đức Phật, đều thành tựu phước đức và thành tựu cái nhân đắc độ hiện tiền và đời sau, nhiều phái ngoại đạo nhơn đó mà bỏ tà về chánh, quy y Tam Bảo. Như thế, Đức Phật đã hoàn thành bản nguyện độ sanh của Ngài, khi xuất hiện trên cõi đời này. Cho nên trong kinh DI GIÁO có chỗ ghi rằng: “Những người đáng độ ta đã độ xong, những người chưa được độ, ta cũng đã gây nhân duyên cho họ được độ sau này...” Đây rõ ràng là lòng từ bi vô tận, cứu độ chúng sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Thế Tôn của chúng ta.

Để các chúng sanh đời sau hiểu rõ phước đức, công đức tạo tượng Phật, Ngài Di Lặc Bồ Tát đã thay mặt tất cả phàm Thánh, thưa hỏi Phật về công đức tạo tượng của vua Ưu Đà Diên, Đức Phật tuần tự nói về phước báo và công đức thù thắng của người có tâm thành tín thanh tịnh tạo ra tượng Phật. Kinh này ghi rõ những phước báo về công đức chẳng thể nghĩ bàn ấy. Dưới đây chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn để chư vị có một khái niệm sơ qua:

“Di Lặc! Nếu có người nào dùng những tơ sợi thêu thùa tượng Phật, hoặc là nấu đúc bằng thứ vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm, hoặc điêu khắc bằng gỗ thơm Chiên đàn, hoặc khắc bằng thứ trân châu, sò ốc, gấm vóc dệt thành, đất đỏ, xi măng, thạch cao, đất sét, hoặc các thứ gỗ... Dùng những vật đó tùy phần sức mình tạo ra tượng Phật, cho đến rất nhỏ như ngón tay cái, có thể khiến cho người khác nhìn biết đó là tượng Phật, phước báo người đó nay ta sẽ nói:

“Di Lặc! Những người như vậy ở trong sanh tử, tuy còn trôi lặn, trọn chẳng sanh tại gia đình nghèo cùng, cũng chẳng sanh nhà giòng dõi thấp hèn, cô đơn hẻo lánh ở ven cõi nước, lại cũng chẳng sanh vào nhà tà kiến, con buôn con bán, nhà làm hàng thịt, cho đến chẳng sanh vào giòng hèn hạ, kỹ nữ bất tịnh, hoặc nhà ngoại đạo khổ hạnh tà kiến, trừ khi vì sức thệ nguyện Từ Bi, ngoài ra chẳng sanh vào những nhà ấy.

“Người này thường sanh vào nhà thuộc giòng tộc vua Thánh Chuyển Luân có thế lực lớn, hoặc sanh giòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng. Sanh ở nơi nào cũng thường gặp Phật vâng thờ cúng dường, hoặc được làm vua thọ trì chánh pháp, đem pháp giáo hóa không trái đạo, hoặc làm vua Thánh Chuyển Luân oai hùng. Sanh ra nơi nào cũng là đàn ông, không chịu thân nữ. Lại chẳng chịu thân Huỳnh môn hai hình là thứ hèn hạ, thân được thọ sanh không bị xấu xí. Mắt chẳng mù chột, tai chẳng điếc lác, mũi chẳng cong gãy, miệng chẳng méo lệch, môi chẳng trề xuống cũng chẳng túm rút, răng chẳng thưa thiếu, chẳng đen, chẳng vàng, lưỡi chẳng ngắn thụt, cổ chẳng bướu nhọt, thân chẳng lưng gù, da chẳng loang lổ, tay chẳng cụt  ngủn, chân chẳng lệch què, chẳng quá ốm o, chẳng quá béo mập, cũng chẳng quá dài, cũng chẳng quá ngắn, đều không có các tướng chẳng đáng ưa...”.

Trên đây là một ít điều trích dẫn về phước báo dòng dõi thân tướng của người tạo tượng Phật. Ngoài những phước báo trên, còn có những quả báo khác là: trừ diệt các thứ nghiệp chướng như: Năm tội đại nghịch, mười nghiệp chẳng lành, bốn tội phạm nặng v.v... nói chung là những nghiệp ác nặng nề nhất mà một con người có thể lãnh nhận, nhưng nếu phát tâm thành tín tạo tượng và sám hối, thề không tái phạm, thì những nghiệp ác, những quả báo ấy đều bị tiêu diệt.

Tại sao công đức tạo tượng to lớn như vậy?

Bởi vì các Đức Như Lai, từ khi phát tâm tu hành cho đến thành Phật, đã trải qua vô biên A tăng kỳ kiếp, chứa nhóm vô lượng phước đức, thành tựu vô biên công đức,trí tuệ, các Ngài thường dùng các thứ công đức ấy hộ trì cho các chúng sanh có đức tin thanh tịnh, do vậy mà sự tạo tượng Phật có thể trừ diệt các thứ nghiệp ác sâu nặng.

Vả lại, tâm lực của mỗi chúng sanh, hay của mỗi người chúng ta vốn chẳng thể nghĩ bàn, vốn sẵn đủ hằng sa công đức, diệu dụng. Nếu chúng ta thường tư duy về những công đức của Phật, thường quán xét các Đức Như Lai có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, có 10 lực, bốn món Vô úy, sáu Ba la mật, đại từ, đại Bi và đại Trí tuệ. Chính khi tư duy về những công đức của chư Phật, tức là phát động cái nhân công đức chẳng thể nghĩ bàn của chính chúng ta. Do năng lực huân tập này mà những nghiệp ác cực nặng và những quả báo xấu có thể chuyển đổi. Ta quán sát tướng hảo nơi sắc thân ta. Hạt giống đã có thì quả sẽ phát sanh và khi quả phát sanh là ta sẽ có các tướng hảo. Đạo lý này vốn chơn thật và không sai lạc bao giờ.

Nói tóm lại, nhờ tư duy công đức chư Phật bên ngoài, cho nên thành tựu công đức của Phật tâm bên trong tâm chúng ta. Nhờ tư duy công đức của Phật bên trong tâm chúng ta, cho nên thành tựu các phước báo thuộc sắc thân và hoàn cảnh bên ngoài. Đây là một đạo lý vi diệu, được gọi là Đại thừa, sự tạo tượng Phật này nằm trong đạo lý vi diệu đó, cho đến bộ kinh nói về việc tạo tượng đây, được gọi là KINH ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT.

Kinh này gồm hai quyển, được trình bày bằng một lối văn sắc sảo trác việt. Nội dung của kinh, ngoài việc nói về công đức phước đức do tạo tượng mà thành, kinh cũng dạy rõ những phương tiện siêu thắng khéo lạ của Đức Phật, vì giáo hóa chúng sanh, Ngài thị hiện có các chướng nạn v.v... Điều này trong giới Phật tử chúng ta, trừ những bực cao minh, ngoài ra ít ai biết đến.

Kinh cũng dạy rõ những nguyên nhân nào làm cho chúng sanh phải chịu thân nữ, huỳnh môn, hai hình, sanh thời không có Phật pháp, hoặc sanh vào những nơi hoang dã, biên cương v.v... Thật là những điều chúng ta khó gặp, khó hiểu.

Nhân thấy bộ kinh có một giá trị và lớn lao như vậy chúng tôi gắng công dịch ra Việt ngữ để  cống hiến cho thời đại hiện nay và đóng góp phần nhỏ mọn trong chủ trương Việt dịch Tam Tạng Thánh điển của Phật giáo Việt Nam.

Lại vì, một bộ kinh có giá trị về mặt văn chương tư tưởng, còn bao gồm nhiều từ ngữ thuật ngữ phong phú về Hán tự, có thể giúp ích cho những vị đang học Hán văn hiện nay, chúng tôi trình bày cả phần Hán tự và phần âm Việt ngữ, để tiện lợi cho sự đọc tụng của những vị ưa thích.

Mặc dầu cố gắng nhiều, nhưng việc làm và sự suy luận của chúng tôi vẫn là nông cạn và nhiều sai sót, nhưng hiểu được thế nào, chúng tôi ghi lại thế ấy, rất mong những bậc cao minh chỉ giáo cho.

Người dịch kính ghi,

Mùa Vu Lan năm Quý Dậu 1993

Tỳ kheo Thích Thiện Thông.
 


KINH ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT

QUYỂN THƯỢNG

Triều Vua ĐẠI ĐƯỜNG: Nước VU ĐIỀN

Tam Tạng Sa Môn: ĐỀ VÂN BÁT NHÃ vâng chiếu dịch.

Việt Nam. Tỳ kheo THÍCH THIỆN THÔNG dịch ra Việt văn.

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại cõi trời Đao Lợi, dưới cây Ba Lợi Chất Đa La[1], cùng với vô lượng đại Tỳ kheo chúng, vô lượng vị đại Bồ Tát câu hội, Ngài Đại Bồ Tát Di Lặc là bực đứng đầu.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở trên trời ấy an cư ba tháng thuyết pháp cho mẹ, nhiều sự lợi ích đối với chư Thiên, vô lượng chư Thiên lìa khổ, giải thoát. Vô lượng chư Thiên thấm nhuần giáo pháp, được quả phước lớn. Khi đó, trong số chư Thiên, có một Thiên tử  thọ số sắp hết, năm tướng suy hiện[2]. Nhờ sức nghe pháp, sau khi mệnh chung, sanh lại cõi trời này, lìa hẳn nẻo ác.

Lúc ấy, trong Diêm Phù Đề không có Đức Phật. Ví như đêm tối, đầy những vì sao nhưng không mặt trăng, như nước không vua, như nhà không chủ, thì những cuộc vui, những trò giải trí đình chỉ tất cả. Khi đó chúng sanh dường như côi cút không chỗ nương tựa. Đối với Đức Phật, tấm lòng mọi người mang nỗi luyến mộ sanh rất buồn rầu như mất cha mẹ, như tên bắn vào tim, cùng nhau đến chỗ Đức Phật từng ở chỉ thấy vườn rừng, sân hiên vắng ngắt, đâu cũng trống trải không có Đức Phật, mọi người càng thêm buồn nhớ không nguôi.

Bấy giờ, vua Ưu Đà Diên đang ở trong cung thường mang nỗi buồn, luôn luôn xúc cảm, khát ngưỡng Đức Phật, vua chẳng màng đến chánh cung, thế nữ và các cuộc vui, vua nghĩ như vầy: “Nay ta lo buồn không lâu sẽ chết! Làm sao cho ta lúc chưa bỏ mạng, được thấy Đức Phật?” Rồi vua lại nghĩ: “Ví như người nào lòng thương yêu ai nhưng không được gặp, nếu thấy chỗ nơi người ấy đã ở, hoặc thấy kẻ nào giống hệt người ấy, may ra trừ bớt những nỗi u buồn.” Vua nghĩ ngợi thêm: “Nay ta nếu đến nơi Phật đã ở trước đây[3] mà không thấy Phật, chắc ta thương khóc, cảm xúc đến độ có thể chết mất! Ta xem trong đời không có người nào mà về sắc tướng, phước đức trí tuệ có thể ngang bằng với Đức Như Lai, làm sao cho ta gặp người như thế để ta bớt sầu?”

Khởi niệm ấy rồi, vau lại ngẫm nghĩ: “Nay ta hãy nêu tạo hình tượng Phật, lễ lạy cúng dường.” Nhưng vua lại xét: “Nếu ta tạo tượng mà không giống Phật, e khiến cho ta mắc vô lượng tội.” Rồi vua nghĩ thêm: “Giả sử những người thông minh trong đời[4] đều cùng đề cao công đức của Phật vẫn chẳng thể hết. Nếu một người nào tùy phần khen ngợi, người ấy vẫn được phước đức vô lượng. Nay ta cũng vậy, nên tùy phần mình mà tạo ra tượng.”

Nhà vua lập tức truyền lệnh cho những người thợ khéo trong nước đều phải nhóm lại. Mọi người nhóm rồi, vua bảo họ rằng:

- Người nào có thể vì ta mà tạo hình tượng Đức Phật, ta sẽ đem những châu báu trả công và thưởng người ấy.

Những tay thợ giỏi cùng tâu vua rằng:

- Nay vua ra lệnh, thật là việc khó. Tướng tốt nhiệm mầu của Đức Như Lai, trên thế gian này không ai sánh nổi. Nay đây chúng tôi làm sao có thể tạo hình tượng  Phật? Giả sử Thiên thần Tỳ Thủ Yết Ma[5] mà có tạo tượng, cũng chẳng thể nào giống Đức Như Lai. Nếu như chúng tôi nhận lời đức vua tạo hình tượng Phật, may ra có thể mô phỏng ít phần về tướng xoắn tóc và bạch hào, ngoài ra những tướng tốt đẹp sáng rỡ, đầy vẻ oai đức, người nào có thể tạo nổi? Đức Phật rồi đây, sẽ từ cõi trời trở xuống nhân gian, hình tượng tạo ra nếu có sai lầm, tiếng tăm chúng tôi sẽ bị lui mất, chúng tôi trộm nghĩ không thể dám làm.

Vua Ưu Đà Diên khi đó nói lại:

- Tâm ta đã quyết, chớ có chối từ! Như kẻ sợ khát muốn uống nước sống, há vì uống chẳng thể hết, rồi không uống nước hay sao?

Những người thợ khéo nghe vua nói vậy, đều quỳ trước mặt, bạch lên vua rằng:

- Xin y theo lệnh, nhưng thỉnh đức vua cho phép chúng tôi nghĩ ngợi đêm nay, sáng mai đến làm.

Họ lại bạch thêm:

- Nay vua tạo tượng, nên dùng thuần gỗ Chiên đàn[6], sớ thịt nó mịn, thể chất rất bền, còn hình tượng Phật là ngồi hay đứng, cao thấp thế nào?

Vua đem lời ấy hỏi lại các quan. Có một vị quan thông thạo hiểu biết, ra bạch vua rằng:

- Vua nên tạo tượng Đức Như Lai ngồi. Tại sao vậy? Bởi vì, tất cả chư Phật chứng đại Bồ Đề, chuyển bánh xe Pháp, hiện thần thông lớn, hàng phục ngoại đạo, làm Phật sự lớn... Tất cả đều ngồi. Do đó nên làm hình tượng Đức Phật ngồi kiết già phu[7] trên tòa sư tử.

Ngay trong khi đó, vị trời Tỳ Thủ Yết Ma, từ xa nhìn thấy việc này, xét biết ý vua muốn tạo tượng Phật liền trong đêm ấy suy nghĩ như vầy: “Chỗ hiểu của thân ta rất là khéo lạ, trong cả thế gian không ai như ta, nếu ta vì vua tạo tượng, chắc hơi giống Phật[8].” Liền biến thân mình thành người thợ mộc cầm dụng cụ bén. Trời vừa hừng sáng, người đến đứng cạnh cửa cung nhà vua, bảo người giữ cửa bạch rõ vua rằng: “Nay tôi muốn vì vua mà tạo tượng, nghề khéo của tôi không ai sánh bằng, cúi xin nhà vua chớ sai người khác.”

Vua nghe lời ấy lòng rất vui mừng, ra lệnh mời vào, vua xem dạng cử chỉ, biết là thợ giỏi, bèn nghĩ thầm rằng: “Thế gian làm sao mà có người nầy? Phải chăng Thiên thần Tỳ Thủ Yết Ma hay đệ tử Ngài đến nơi đây chăng?” Liền đó nhà vua bèn cởi chuỗi ngọc đang đeo trên mình, tự tay cầm chuỗi, choàng lên cổ thần Tỳ Thủ Yết Ma, vua còn hứa đem các món châu báu tưởng thưởng công lao.

Lập tức nhà vua cùng quan giữ kho, đi vào trong kho soạn lựa gỗ thơm, vai tự khiêng vác[9], đem giao thợ trời và bảo thợ rằng:

- Lành thay, thưa Ngài! Hãy dùng gỗ này, vì tôi tạo tượng, sao cho giống với hình tượng Đức Phật.

Khi ấy, thợ trời liền thưa với vua:

- Nghề khéo của tôi tuy rằng đệ nhất. Nhưng về việc tạo hình tượng Đức Phật, trọn chẳng thể hết.

Ví như có người, lấy than mà vẽ mặt trời, nói rằng vẽ giống thì thật phi lý. Dẫu lấy vàng ròng để tạo tượng Phật, lại cũng như thế.

Có những ngoại đạo thường tuyên bố rằng: “Phạm Vương có thể sáng tạo thế gian[10],” nhưng cũng chẳng thể tạo hết tướng tốt nơi hình Đức Phật. Chỉ nghề của tôi trên hết trong đời, bởi vậy nay tôi vì vua mà làm. Sáng nay là ngày mùng tám trong tháng, đang lúc có sao Phất Sa và sao Tỳ Ha Đề xuất hiện. Khi Phật mới sanh, cũng có hiện ra điềm cảm ứng này. Hôm nay tốt lành, hãy nên khởi công.”

Thần Tỳ Thủ Yết Ma phát lời đó rồi, cầm búa đẽo gỗ, tiếng đẽo suốt lên đến trời Đao Lợi tới chỗ Đức Phật. Do thần lực Phật, tiếng vang đến đâu, những chúng sanh nào được nghe tiếng đục, tội cấu, phiền não đều được tiêu trừ.

Bấy giờ, Đức Như Lai bèn mỉm miệng cười nhiều cách khen ngợi công đức của vua, cho đến ở xa thọ ký cho vua Thánh Đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Lúc ấy, Thiên chủ cõi trời Đao Lợi bạch Đức Phật rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn! Nay tại thế gian, và có người nào, từng ở kiếp xưa tạo tượng Phật chăng?

Đức Phật bảo Ngài Thiên chủ Đế Thích:

- Những ai đã từng tạo tượng Đức Phật, đều thuộc quá khứ, trước đây đã được giải thoát cả rồi. Tại thiên chúng đây còn không có ai (bị ở sót lại), huống gì nơi khác. Chỉ người con của ông Tỳ Sa Môn ở về phương Bắc, tên là Na Lý Sa Bà, thuở xưa có lần tạo tượng Bồ Tát do phước này nên sau được làm vua, tên là Tần Bà Sa La. Lại do gặp ta, nay được sanh Thiên có thế lực lớn, lìa hẳn ác đạo.

Tỳ kheo Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp[11] cả ba vị này kiếp xưa từng sửa nhà cũ của Phật, do nhân duyên đó vĩnh viễn giải thoát. Ông Kiều Phạm Ba Đề xưa là thân trâu, nhơn tìm cỏ nước đi quanh Tịnh xá, ăn cỏ trong những bụi tre, do thấy tôn dung của Phật phát tâm vui mừng, nhờ phước đó mà nay được giải thoát. Ông Thi Tỳ La từng cầm lọng báu cúng dường tượng Phật. Ông Nậu Lâu Đà thắp một ngọn đèn cũng để cúng dường. Ông Du Bệ Ma từng quét nhà Phật. Ông A Bà Ma Na ở trước tượng Phật thắp đèn giúp sáng, Tỳ kheo Nan Đà mến trọng tôn nghi, nên dùng nước thơm gội rửa v.v... có vô lượng vị La Hán như vậy, tất cả đều từng ở chỗ tượng Phật dâng lễ vật mọn cúng dường. Cho đến thấp nhất như ông Na Già Ba La, ở trước tòa tượng, dùng chừng chút ít son vàng vẽ thân một tượng để vì cúng dường... Do phước này nên đều lìa hẳn khổ và được giải thoát.

Đức Phật bảo tiếp:

- Này Thiên Đế Thích! Nếu có người nào, có thể ở thời giáo pháp của ta chưa diệt trở lại[12], mà tạo tượng Phật, sẽ ở nơi hội đầu tiên của Phật Di Lặc, đều được giải thoát.

Nếu chúng sanh nào, chẳng phải vì tự thân của mình, để cầu xuất ly vì muốn chứng quả Vô thượng Bồ Đề mà tạo tượng Phật, nên biết đó là cái nhân chính của ba mươi hai tướng, có thể làm cho kẻ ấy nhanh chóng thành Phật. Bấy giờ, vua Ưu Đà Diên, tự tâm suy nghĩ: “Làm sao khiến cho pho tượng ta tạo mau được hoàn thành.” Nghĩ như thế rồi nói với thợ trời:

- Ngài khá gắng lòng giúp cho công việc mau được hoàn tất, cho tôi sớm được chiêm ngưỡng, lễ lạy.

Lúc đó, vị trời Tỳ Thủ Yết Ma trổ hết tài khéo, chuyên ròng chẳng trễ, không đầy một ngày mà tạo thành tượng! Tượng ngồi kiết già, cao bảy thước mộc, mặt và tay chân đều màu vàng tía.

Vua Ưu Đà Diên thấy tượng được thành, tướng tốt trang nghiêm, tâm vua phát sanh đức tin thanh tịnh chứng Nhu thuận nhẫn[13]. Chứng được nhẫn rồi vua càng mừng rỡ, bao nhiêu nghiệp chướng và những lo buồn đều tiêu tan hết như mặt trời mọc sa mù đều hết, chỉ trừ một nghiệp mà hiện thân chịu[14], là bởi đã từng đối với Thánh nhơn khởi lời nói ác. Nhà vua khi ấy đem toàn những món ngọc quý, vật lạ ban thưởng thợ trời nhưng vị thợ trời thưa với nhà vua:

- Nay vua tạo tượng lòng tôi tùy hỷ, nguyện cùng nhà vua đồng tu phước này. Nay vua ban cho, tôi không dám nhận. Nếu cần cho nhau, xin hãy đợi đến một ngày lành khác. Vị thần nói xong liền trong đêm ấy trở lên cõi trời.

Ngay khi sau đó, các vua nước lớn, như vua A Xà Thế v.v[15]... Trước đó các vua đối với Đức Phật, đều mang một niềm khao khát ngưỡng mộ, nghe vua Ưu Đà Diên tạo tượng công phu đã thành, họ đều mừng rỡ, cùng nhau đến chỗ vua Ưu Đà Diên, vua nào cũng đem rất nhiều hoa, hương, âm nhạc cúng dường tượng Phật, lại đem các món ngọc quý trao tặng vua Ưu Đà Diên. Các vua đều nói: “Việc làm của Ngài thật là hiếm có, hay nhổ được mũi tên độc buồn rầu cho cả chúng tôi.”

Đang trong khi ấy trên trời Đao Lợi, Đức Như Lai đã vì mẹ của Ngài diễn nói kinh pháp[16], và hàng chư Thiên đều được lợi mừng. Những việc đáng làm Phật đã làm xong. Đức Phật lại bảo các Thiên chúng rằng:

- Hỡi các Thiên tử! Chư Phật Thế Tôn là thân Thường trụ. Nếu các chúng sanh, người nào đáng độ, chư Phật liền vì hiện ra giáo hóa, nói pháp cho nghe. Nếu những làm đã xong xuôi rồi, không còn người nào có thể thọ pháp giáo hóa, Như Lai khi đó liền chẳng hiện nữa. Kẻ không trí tuệ cho rằng Đức Phật diệt độ thật sự. Thân chư Như Lai chính là pháp thân, là thân thường hằng, thật chẳng diệt độ.

- Này chư Thiên tử! Pháp của chư Phật đều như vậy cả, vì giáo hóa chúng sanh mà có xuất hiện, hoặc không xuất hiện.

Kế đó Đức Phật lại dạy, nói tiếp:

- Các ngươi nên biết! Hàng chư Thiên đây, những người đáng độ ta đã độ rồi. Nay ta sắp xuống cõi Diêm Phù Đề, chư Thiên các người nếu nghĩ đến ta hãy siêng tinh tấn, chớ có buông lung.

Vì sao thế? – Cũng vì tội lỗi của sự buông lung, làm cho các người chẳng được Thánh đạo Vô thượng Bồ đề. Song bởi các người về thuở xa xưa từng trồng căn lành, nay được ở đây hưởng lạc phú Trời[17], để rồi buông lung, say đắm thú vui, chẳng tu phước hạnh. Những khoái lạc này theo sự vô thường, một phen rơi rụng, là trôi nổi mãi trong con đường ác.

- Lại nữa chư Thiên! Các người phiền não rất nặng[18], thấy ai hơn mình bèn sanh ganh tỵ, chẳng từng nghĩ rằng: Trời nào vui hơn là do tạo nhiều phước nghiệp chiêu cảm, nếu ta siêng tu thì cũng sẽ được. Nay đây các người thân sắc sáng nhuận, như mặt trời mọc vào buổi bình minh, nếu hay ôm lòng ganh ghét đố kỵ, thì sẽ đen tối như tro than tàn, còn sẽ phải đọa vào ngục tối thẳm, đến đỗi chẳng thể tự thấy bàn tay, sau còn phải làm quỷ ăn đồ nữa!

- Lại nữa chư Thiên! Hưởng những phước báo được thân nghiêm sạch, oai thế dũng mãnh, do ganh tỵ nên chịu thân nữ, mất hẳn sức lực oai hùng dõng mãnh của bực trượng phu.

- Hỡi các Thiên tử! Ta nhớ thuở xưa có vô lượng vua, vì lòng ganh tỵ của chính các người, mà phải bị hại một cách phi lý.

Này các Thiên tử! Xưa có vua A Tu La[19] tên là Ô La, tu hành khổ hạnh, giới phẩm trong sạch, chư Thiên các người sai một Thiên nữ tên Ô Bà Thi mê hoặc tâm vua, khiến mất phẩm hạnh. Vua ấy đắm nhiễm, cho nên oai đức tổn giảm, bị trời Na La Diên giết hại, và cả vô lượng chúng A Tu La cùng lúc bại diệt. Trời Na La Diên giết vua này rồi, lại tru diệt luôn binh chúng Tu La, thâu hồi Thiên nữ Ô Bà Thi trở về Thiên cung.

- Lại có một vua tên Na Ha Thọ, chư Thiên các người dùng lời gạt gẫm, giúp các Thiên chúng đánh A Tu La, phá A Tu La rồi chư Thiên các người trở hại ông ta!

- Lại nữa chư Thiên! Các người vì cớ Xá Chỉ phu nhơn[20] sanh tâm ghen ghét, Xá Chỉ xúi giục vua gây hấn, khiến cho Tiên nhơn tên A Già Bà vô cớ bị ngờ mà nổi lời nguyền độc địa.

- Lại nữa chư Thiên các người từng làm dối gạt, bảo vua Ế Trà rằng: “Chỗ của người Tiên có nhiều vàng ròng,” vua tin lời này ép Tiên đưa ra, người Tiên do đây lòng sanh căm giận, liền đó lửa mạnh đốt cháy vua Tiên.

- Xưa lại có vua tên là Đề Bà, thường bày đại hội để được cúng dường, do phước nghiệp này oai lực tự tại, bèn lên trời đây hưởng lạc thú trời, chư Thiên các người ôm lòng ganh tỵ, khiến cho Đề Bà từ trời Đao Lợi rớt xuống trần gian, bao nhiêu oai thế thảy đều tan nát, như trăng hết sáng, như sông cạn nước.

- Này các Thiên tử! Trong đời lắm người oai đức tự tại. Hoặc được thần thông, có người thành tựu bốn sức Thần túc[21]... nếu khởi lên một niệm tân ganh tỵ, công đức như thế lui mất một lúc, như Đề Bà Đạt Đa chẳng hạn, si mê dày đặc mới đối với ta mà sanh lòng ganh, lập tức mất năm thứ thần thông.

Lúc ấy, Thiên Đế bạch lên Đức Phật:

- Kính bạch Đức Thế Tôn! Nay con có nghi muốn được thưa hỏi: Về sự ganh tỵ là như thế nào?

Thiên Đế hỏi tiếp:

- Kính bạch Đức Thế Tôn! Nếu có chúng sanh thấy người hơn mình bèn nghĩ như vầy: “Làm sao cho ta thu hoạch những gì người kia đã được,” tâm ấy có phải là ganh tỵ chăng?

Phật đáp:

- Không phải! Đó là tâm tham, không phải ganh tỵ[22].

- Này Thiên Đế Thích! Ganh tỵ nghĩa là tự cầu danh lợi chẳng muốn người có, cái người khác có mà sanh ghét giận, ấy là ganh tỵ.

Bấy giờ, các hàng Thiên chúng, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, gối mặt chấm đất, chấp tay hướng Phật và bạch lời rằng:

- Như lời Phật dạy, chư Thiên chúng con đều sẽ vâng làm. Lạy Đức Như Lai tôn kính của đời, là Cha, là Chúa, là đấng tối tôn, là đấng Tối thắng. Đối với chúng con, khởi đại Từ Bi mà đến nơi đây khiến các Thiên chúng đều được lợi ích. Sở nguyện chúng con vẫn chưa được mãn, muốn một lần nữa thỉnh Phật một điều:

- Kính bạch Đức Thế Tôn! Người dưới thế gian đối với chư Thiên chúng con, họ hay khinh lờn. Vì sao! Bởi các Đức Phật sanh trong loài người[23], và ở cõi người thành bậc Chánh giác. Giữa loài người có những A La Hán đã được chứng quả. Các vị Độc Giác có oai đức lớn, lại cũng xuất hiện giữa lòng nhân loại.

Nay Đức Như Lai nếu chẳng ở đây đi xuống cõi Diêm Phù Đề, thì người thế gian đều sẽ cho rằng: Chư Thiên chúng con chẳng biết Như Lai có oai đức lớn, đáng nhận chư Thiên đúng pháp cúng dường, và còn cho rằng: “Chúng con chẳng hay cúng dường các đức Như Lai tôn quý của đời. Mong Đức Như Lai nán lại một chút, nhận phần cúng dường nhỏ mọn của chúng con, để người thế gian biết hàng chư Thiên cúng dường Đức Phật.”

Khi ấy Đức Phật im lặng nhận lời.

Bấy giờ, Phật bảo tôn giả Đại Mục Kiền Liên:

- Người khá về trước dưới Diêm Phù Đề, thăm hỏi bốn chúng, nói lời như sau: “Tất cả những ai nhớ nghĩ đến ta, đều nên nhóm hội tại nước Tăng Già Thi, trong bảy ngày nữa sẽ được thấy ta.”

Ngài Mục Kiền Liên lạy dưới chân Phật, lạy chân Phật rồi, trong khoảng chớp mắt đã đến cõi Diêm Phù Đề[24], đem lời Phật dạy nói với bốn chúng. Vua Ưu Đà Diên cùng cả mọi người nghe Phật báo tin, thân tâm người nào cũng mừng khấp khởi, đều trừ nỗi buồn, đều được thoải mái.

Lúc ấy bốn chúng, các vị Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni, các Cận sự nam và Cận sự nữ, muốn cùng qua đến nước Tăng Già Thi, trước hết họ nhóm tại thành Vương xá[25], bàn với nhau rằng:

- Đức Phật Như Lai tôn trọng của đời, sắp sửa trở xuống cõi Diêm Phù Đề, người nào có thể cung kính lễ lạy Đức Phật trước nhất, người ấy sẽ làm thượng thủ, trong khoảng thời gian pháp chưa diệt tận.

Tôn giả Ma Ha Ca Chiên Diên nghe lời đó rồi trong lòng chẳng vui, e cho bên Ni được làm thượng thủ. Vì sao thế? Trong toàn Ni chúng có Ưu Ba Ban Đà và Liên Hoa Sắc. Hai Tỳ kheo Ni này có thể thông suốt Tạng pháp chư Phật, thần thông chứng được, chỉ trừ Tôn giả Đại Mục Kiền Liên ngoài ra không ai bằng hai bà. Nghĩ như thế rồi, ngài Ca Chiên Diên đủ cách quở rầy chúng Tỳ kheo Ni.

Lúc đó, Tỳ kheo Liên Hoa Sắc, bảo Ni chúng rằng:

- Người nữ chúng ta ở giữa thế tục thường được tôn quý, dẫu cho dòng dõi có hèn chăng nữa, vẫn được đàn ông cung kính nể vì, cung phụng đủ thứ. Vả lại chư Ni trong pháp của Phật, cha mẹ quyến thuộc, phần nhiều thuộc về dòng dõi vua quan. Ni giới chúng ta tinh tấn, trì giới, chẳng phạm oai nghi, đủ các đức nghiệp, vậy mà vẫn phải lễ kính Tỳ kheo mới thọ đại giới. Tôn giả Ca Chiên Diên nay lại nhiều điều quở trách thế này... Ta vì chư Ni bày các phương tiện, khiến Tỳ kheo Ni xuất sắc hơn Ngài. Nói như thế rồi cùng với bốn chúng[26], đồng đến dự nơi thành Tăng Già Thi.

Bấy giờ, vua Ba Tư Nặc, vua A Xà Thế và vua Nghiêm Xí nước Tỳ Xá Ly... Mỗi vua đều dẫn bốn đội binh hùng[27] hộ tống theo vua, có thế lực lớn. Voi ngựa được cỡi đều dùng các thứ vật quý tô điểm. Cờ xí, phan lọng, hương hoa, kỹ nhạc, oai dung nghiêm nghị, tướng trạng dường như các vị Thiên thần, họ đều qua đến thành Tăng Già Thi.

Vua Ưu Đà Diên lúc đó nghiêm chỉnh, đội ngũ bốn binh làm kẻ thị tùng. Vua cỡi voi trắng, có châu ngọc thêu thùa, đích thân vua chở tượng Phật đã tạo. Rải hoa, cầm phướng, nhạc công trỗi nhạc đi theo cúng dường, từ nước của vua hướng về thành Tăng Già Thi.

Khi ấy, Thiên thần Tỳ Thủ Yết Ma, cùng chư Thiên chúng, biết Phật sắp sửa xuống Diêm Phù Đề, bèn tạo ra ba con đường có thềm cấp quý, từ thành Tăng Già Thi đến trời Đao Lợi, thềm cấp đường giữa tạo bằng lưu ly, thềm đường hai bên đều bằng hoàng kim, chỗ đặt chân xuống lót bằng bạc trắng, xen kẽ với bảy thứ ngọc cõi trời.

Thiên chủ Đế Thích sai các Thiên sứ đến Trời Dạ Ma, trời Đâu Suất Đà, đến trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại và trời Phạm Thế[28], để báo tin rằng: “Đức Phật sắp xuống cõi Diêm Phù Đề, như muốn cúng dường xin xuống nơi đây.” Lại sai sứ xuống trời Tứ Thiên Vương, Long Vương biển lớn, vua Càn Thát Bà, vua Khẩn Na La, và chúng Dạ Xoa, bảo với họ rằng: “Nay Đức Thế Tôn sắp xuống cõi Diêm Phù Đề, các vị có thể đem những cúng phẩm đến đây cúng dường.”

Lúc đó, các Trời, Rồng, Thần v.v... nghe lời báo rồi, ai cũng vân tập về trời Đao Lợi.

Bấy giờ, đức Thế Tôn ở tại đỉnh núi Tu Di, cùng với đông đảo chư Thiên các trời[29] lúc sắp đi xuống, toàn thể chư Thiên trước sau rợp trời, oai đức lừng lẫy, ánh sáng rạng ngời như ánh trăng tròn ở giữa không gian, muôn sao giăng bủa, như vừng thái dương vừa mới xuất hiện, rực rỡ chói chang. Phật và hội chúng trạng thái lúc ấy cũng ví như vậy.

Ngay trong lúc đó, do thần lực Phật cho nên cõi Diêm Phù Đề có năm điều hiếm có:

Một là, khiến chư Thiên kia chẳng thấy những vật không sạch ở chốn nhân gian.

Hai là, khiến cho nữ giới thấy các Thiên nam mà không tưởng đến đắm nhiễm tình dục.

Ba là, khiến những người nam thấy các Thiên nữ chẳng sanh ý nhiễm.

Bốn là, khiến người trần gian từ xa nhìn rõ những món cúng dường của các Thiên chúng.

Năm là, thân của chư Thiên sáng sạch, đẹp đẽ, chẳng bị người đời nhìn thấy, do thần lực Phật, cho nên con người có thể nhìn thấy một cách rõ ràng.

Khi đó Đức Phật từ trên Thiên cung vừa đặt chân xuống thềm báu đường giữa, thì trời Phạm Vương đứng phía bên phải, tay cầm lọng trắng và trời Đế Thích phía bên trái, tay cầm phất trắng. Ngoài ra chư Thiên đều nương hư không, theo Phật đi xuống, cùng lúc đồng trỗi đủ thứ âm nhạc. Chư Thiên cầm những tràng phan, bảo cái, rải hoa cúng dường. Các vị Thiên chúng cõi trời Tịnh Cư chật cả hư không, vô lượng trăm ngàn chư Thiên, thể nữ đeo những chuỗi ngọc cùng nhau ca tụng Thánh đức của Phật. Lại có chư Thiên ở giữa hư không, rắc những thứ hương và những hoa thơm. Các vị Long thần tuốn mưa thơm nhẹ. Lúc đó không gian chẳng có mây che, tiếng sấm êm dịu làm cho người nghe tâm hồn vui đẹp. Thần Càn Thát Bà, thần Khẩn Na La, hòa tấu khúc nhạc Đề Bà Na Già vô cùng tuyệt diệu, ca ngợi những việc đời trước của Đức Như Lai.

Khi ấy, trong Diêm Phù Đề, vua chúa quan dân và bốn hộ chúng, đầy khắp giáp cả thành Tăng Già Thi, nào rắc hoa thơm, nào cầm phan lọng, thổi ốc, đánh trống, các thứ âm nhạc, hướng lên hư không tỏ lòng cúng dường. Đưa tay, chấp tay chiêm ngưỡng Đức Phật. Hoa thơm danh tiếng cõi trời, cõi người, trên dưới giao nhau rơi xuống lăng xăng lên đến đầu gối, đồ chúng ngoại đạo thấy việc trên đây, đều cùng phát tâm quy y lễ kính[30].

Khi Đức Thế Tôn chân đạp thềm báu, lần lượt đi xuống vừa được nửa chừng, thì bốn Thiên Vương ở chỗ của mình, sắp bày lễ phẩm cúng dường Đức Phật, sự cúng dường này vô cùng khéo lạ, ngàn xưa đến nay loài người chưa có.

Đức Thế Tôn nhận sự cúng dường của bốn vị Thiên Vương, rồi cùng đại chúng xuống hết các bực, đến cấp chót nhất, Đức Phật sắp sửa đặt chân xuống đất, thì Tỳ kheo Ni Liên Hoa Sắc liền biến thân mình làm Chuyển Luân Vương[31], lãnh bốn binh chủng và bảy thứ báu dẫn đi tới trước, từ không trung xuống vội tới chỗ Phật. Các vị quốc vương ai cũng tự hỏi: “Vua Chuyển luân này, từ đâu đến đây?”

Lúc ấy, Tôn giả Tu Bồ Đề đang ở trong phòng thấy Phật xuống đến, liền sửa y phục vói mình lễ kính, Tỳ kheo Ni Liên Hoa Sắc bỏ thân Luân Vương hoàn lại hình cũ, liền vội đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn.

Khi đó, Đức Phật đủ điều quở trách Tỳ kheo Ni ấy và bảo bà rằng:

- Ngươi không biết à? Ông Tu Bồ Đề lễ Ta trước rồi! Ngươi được ai bảo biến làm Luân Vương? Ngươi được dự vào hàng ngũ xuất gia, thọ giới Cụ Túc đã quá phận rồi. Trí ngươi nhỏ mọn, còn sự siểm trá lại không bờ bến, dù cho từ bi báo đáp ân đức, thì cũng chỉ như một giọt sương móc, há có thể nào ở trong pháp Ta làm Thượng thủ sao?

Ni Liên Hoa Sắc nghe Phật răn dạy, rất sanh xấu hổ, liền bạch Phật rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn! Nay con tự biết tội lỗi không ít. Từ nay về sau, con không dám biến hiện thần thông nữa.

Bấy giờ trong Diêm Phù Đề, các vị quốc vương các vị quan quyền và bốn hộ chúng, đều đem các món cúng phẩm mang theo, dâng cúng Đức Phật.

Vua Ưu Đà Diên đầu đội tượng Phật[32] và những vật cúng quý lạ bậc nhất đến chỗ Như Lai và dâng hiến lên. Thân Phật tướng tốt đầy vẻ đoan nghiêm thù đặc sáng ngời ở giữa chư Thiên, ví như trăng tròn ra khỏi mây che. Tượng Phật chạm khắc, so với Đức Phật, không khác gò nổng sánh núi Tu Di chẳng thể nào dụ, chỉ có xoắn tóc và tướng ngọc hào giống Phật một ít, để khiến bốn chúng biết là TƯỢNG PHẬT.

Vua Ưu Đà Diên bạch Đức Phật rằng:

- Kính lạy Thế Tôn! Đức Như Lai thuở xưa ở trong sanh tử cầu đạo Bồ Đề, thực hành vô lượng vô biên hạnh khổ khó làm khó nhẫn[33], kết quả được thân nhiệm mầu hơn hết, không ai sánh bằng. Pho tượng con tạo chẳng giống Đức Phật, con tự trộm nghĩ rất là tội lỗi.

Đức Thế Tôn bảo vua Ưu Đà Diên:

- Chẳng bị tội lỗi! Nay ông đã làm lợi ích vô lượng, không có người nào sánh bằng với ông. Nay ông ở trong giáo pháp của ta, làm người gương mẫu đầu tiên. Bởi nhân duyên này, làm cho vô lượng chúng sanh đời sau, được sanh đức tin rất là sâu sắc. Ông nay đã được vô lượng phước đức, căn lành rộng lớn.

Khi đó vua trời Đế Thích lại bảo vua Ưu Đà Diên:

- Nay vua ở đây chớ có lo sợ. Khi Đức Như Lai trước ở cõi trời và nhơn gian này, đều khen ngợi về công đức tạo tượng của vua, còn chư Thiên chúng thì rất tùy hỷ. Người có tín tâm trong đời sau này, đều nhờ nơi vua mà tạo tượng Phật để được hưởng phước, nay vua hãy nên vui vẻ tự mừng.

(HẾT QUYỂN THƯỢNG)[34]


KINH ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT

QUYỂN HẠ

Triều Vua ĐẠI ĐƯỜNG: Nước VU ĐIỀN

Tam Tạng Sa Môn: ĐỀ VÂN BÁT NHÃ Vâng chiếu dịch

Việt Nam. Tỳ kheo THÍCH THIỆN THÔNG Dịch ra Việt văn

Bấy giờ, Đức Phật ngồi tòa Sư Tử[35] tại nơi đạo tràng nước Tăng Già Thi. Tâm của bốn chúng người nào cũng nghĩ: “Chúng ta mong được nghe Đức Như Lai diễn nói công đức của sự tạo tượng. Nếu chúng sanh nào làm kẻ ấy được phước cỡ nào?”

Lúc đó, Ngài đại Bồ Tát Di Lặc biết ý nghĩ ấy liền từ chỗ ngồi đứng dậy sửa áo, hở vai bên mặt, quỳ thẳng chấp tay bạch lên Đức Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Vua Ưu Đà Diên tạo hình tượng Phật, nếu Phật ở đời hoặc Niết Bàn rồi, người có lòng tin, có thể tùy phần tạo hình tượng Phật, người ấy gặt hái công đức thế nào? Cúi mong Thế Tôn nói rộng tướng ấy.

Đức Phật bảo Ngài Bồ Tát Di Lặc:

- Di Lặc lóng nghe và khéo nhớ lấy, sẽ vì ông nói.

- Nếu có thiện nam, người thiện nữ nào đức tin trong sạch, chuyên ròng buộc niệm về công Đức Phật, thường xét Như Lai oai đức tự tại, đầy đủ. Mười lực, Bốn Vô sở úy[36], Mười tám pháp Bất cộng, Đại từ, Đại bi, Nhứt thiết Chủng trí, ba mươi hai tướng của Đại trượng phu, Tám mươi tướng phụ. Mỗi lỗ chân lông đều có vô lượng ánh sáng khác màu, trăm ngàn ức thứ phước đức siêu thắng trang nghiêm tạo thành, vô lượng trí tuệ sáng tỏ thông suốt, vô lượng Tam muội, vô lượng thần thông... Tất cả các thứ công đức như vậy không có hạn lượng, lìa các lỗi lầm, không ai sánh bằng.

Người nào xét nghĩ rồi sanh tin ưa một cách sâu sắc, y các tướng tốt mà tạo tượng Phật, công đức người ấy rộng lớn vô biên, không thể tính đếm.

- Di Lặc! Nếu có người nào dùng những tơ sợi, thêu thùa tượng Phật[37] hoặc là nấu đúc bằng thứ vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm. Hoặc điêu khắc bằng gỗ thơm Chiên đàn, hoặc khắc bằng thứ trân châu, sò ốc, gấm vóc dệt thành, đất đỏ xi măng, thạch cao, đất sét, hoặc các thứ gỗ... Dùng những vật đó tùy phần sức mình tạo ra tượng Phật[38], cho đến rất nhỏ như ngón tay cái, có thể khiến cho người khác nhìn biết đó là Tôn tượng, phước báo người nay ta sẽ nói:

- Di Lặc! Những người như vậy ở trong sanh tử tuy còn trôi lăn, trọn chẳng sanh tại gia đình nghèo cùng, cũng chẳng sanh nhà dòng dõi thấp hèn, cô đơn hẻo lánh ở ven cõi nước. Lại cũng chẳng sanh vào nhà tà kiến, con buôn, con bán, nhà làm hàng thịt, cho đến chẳng sanh vào giòng hèn hạ, kỹ nữ bất tịnh, hoặc nhà ngoại đạo, khổ hạnh tà kiến, trừ khi vì sức thệ nguyện Từ Bi, ngoài ra chẳng sanh vào những nhà ấy.

Người này thường sanh nhà thuộc giòng tộc vua Chánh Chuyển Luân có thế lực lớn. Hoặc sanh giòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng. Sanh ở nơi nào cũng thường gặp Phật, vâng thờ cúng dường. Hoặc được làm vua hộ trì chánh pháp, đem pháp giáo hóa, chẳng làm trái đạo. Hoặc làm vua Thánh Chuyển Luân oai hùng, bảy báu thành tựu, đủ ngàn người con, bay đi trên không giáo hóa bốn châu, suốt một cuộc đời tự tại giàu vui. Hoặc làm Đế Thích, vua Trời Dạ Ma, vua trời Đâu Suất, vua trời Hóa Lạc, vua trời Tha Hóa Tự Tại, lạc thú Trời người, không gì chẳng hưởng. Phước báo như thế nối tiếp không dứt. Sanh ra nơi đâu cũng là đàn ông, không chịu thân nữ, lại chẳng chịu thân huỳnh môn hai hình là thứ hèn hạ. Thân được thọ sanh không bị xấu xí, mắt chẳng mù chột, tai chẳng điếc lác, mũi chẳng cong gãy, miệng chẳng méo lệch, môi chẳng trề xuống, cũng chẳng túm rút, răng chẳng thưa thiếu chẳng đen, chẳng vàng, lưỡi chẳng ngắn thụt, cổ chẳng bướu nhọt, thân chẳng lưng gù, da chẳng loang lỗ, tay chẳng cụt ngủn, chân chẳng lệch què, chẳng quá ốm o, chẳng quá béo mập, cũng chẳng quá dài, cũng chẳng quá ngắn... Đều không có các tướng chẳng đáng ưa.

Thân của người ấy thẳng thóm đoan trang, mặt mày đầy đặn. Tóc màu xanh biếc mềm mại, sáng sạch. Môi đỏ như son, mắt như sen xanh, tướng lưỡi rộng dài. Răng trắng bằng khít, nói ra hay khéo, khiến người nghe ai cũng vui đẹp. Khuỷu tay vừa chừng. Bàn tay bằng phẳng, lưng vế no đầy, vai ngực nở nang, tay chân dịu dàng dường như bông vải, các tướng đầy đủ không bị khuyết giảm gân sức tất mạnh, tựa hồ như trời Na La Diên[39].

- Di Lặc! Ví như có người rớt vào hầm cầu tiêu, từ đó được ra, cạo bỏ phần uế, lấy nước rửa sạch, dùng hương thoa thân, mặc áo mới sạch... Người như thế đó so với người còn ở trong hầm tiêu, chưa được ra khỏi, vậy sự nhơ sạch và sự thơm, hỏi cách nhau bao nhiêu? Kính bạch Thế Tôn việc ấy cách xa không biết mấy lần!

- Di Lặc! Nếu có người nào còn trong sanh tử, hay phát lòng tin tạo hình tượng Phật, so sánh với lúc người ấy chưa tạo, thì sự cách xa lại cũng như vậy. Nên biết người ấy đời đời sanh ra trừ sạch nghiệp chướng, các thứ kỹ thuật, không thấy mà hiểu. Tuy sanh làm người mà các giác quan được coi như cõi trời. Nếu sanh lên trời, thì trỗi vượt hơn rất nhiều Thiên chúng. Sanh ra nơi nào cũng không tật nguyền, không bị phung hủi, không bị ung thư, không bị dựa nhập bởi các quỷ mị. Không mắc những bịnh điên cuồng khô héo, vàng da sốt rét, sạn hòn, ghẻ dữ, thẹo sâu, thổ tả vô độ, ăn uống không tiêu, cựa mình nhức nhối, tê liệt nửa người...Những bệnh như vậy bốn trăm bốn chứng thảy đều không có[40].

Lại cũng chẳng bị các thứ thuốc độc, binh khí gậy gộc, cọp sói, sư tử, nước, lửa, trộm, cướp... những duyên xảy ra bất ngờ như vậy không làm tổn hại. Thường được không sợ, chẳng phạm các tội.

- Di Lặc! Nếu có chúng sanh trước tạo nghiệp ác, phải chịu đủ thứ các sự khổ não, như bị kềm kẹp, còng khóa, gông xiềng, đánh mắng, đốt châm, xẻ da nhổ tóc, treo ngược lên cao, cho đến hoặc bị mổ xẻ lòng đốt... Nếu phát lòng tin tạo hình tượng Phật, thì khổ báo ấy thảy đều chẳng thọ. Chẳng sanh những chỗ giặc giã quấy nhiễu, thành ấy sụp đổ, sao dữ biến quái, đói kém ôn dịch... Những chỗ như thế đều chẳng sanh đến, nếu nói có sanh, đó là vọng ngữ.

Lúc ấy, Ngài Đại Bồ Tát Di Lặc bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói “Nghiệp lành, nghiệp dữ đều chẳng mất mát.[41]” Nếu có chúng sanh gây tạo nghiệp nặng, phải sanh vào nhà giòng họ hèn mọn, nghèo nàn tật nguyền, mạng sống ngắn ngủi. Sau phát lòng tin tạo hình tượng Phật, các tội báo này là còn phải chịu hay là chẳng chịu?

Đức Phật bảo Ngài Bồ Tát Di Lặc:

- Ông nay nghe kỹ, sẽ vì ông nói. Nếu chúng sanh nào gây các tội rồi, phát tâm tạo tượng cầu xin sám hối, quyết định tự dứt, thề không phạm lại, thì tội tạo phước đều được tiêu diệt. Nay ta vì ông nêu rộng việc này.

- Di Lặc! Ví như có người đời trước sẻn lận, do duyên cớ đó chịu khổ nghèo nàn, không có của cải, thiếu thốn vật dùng, bỗng gặp Tỳ kheo trước đó nhập định, từ định vừa xuất, người kia liền đem món ăn thức uống dâng lên cúng thí, người ấy thí rồi khỏi khổ nghèo nàn, phàm có cầu gì, đều như ý muốn. Di Lặc! Nghiệp ác đời trước và chỗ mắc báo của người nghèo kia nay có còn chăng?

Ngài Di Lặc thưa:

- Kính bạch Thế Tôn! Nhờ cúng thức ăn mà nghiệp ác cũ thảy đều diệt hết, lìa hẳn nghèo nàn và được giàu có, của cải sung túc.

Đức Phật dạy rằng:

- Bồ Tát Di Lặc! Đúng như ông nói, nên biết, người kia lại cũng như vậy. Nhờ tạo tượng nên những nghiệp ác cũ hết hẳn không còn, chỗ đáng chịu báo đều chẳng chịu nữa.

- Di Lặc! Nghiệp có ba thứ[42]. Một là, hiện đời chịu báo. Hai là, đời sau chịu báo. Ba là, nhiều đời về sau mới chịu quả báo... Trong ba loại nghiệp như vừa nêu trên, mỗi nghiệp đều có Định và Bất định. Người có lòng tin tạo hình tượng Phật, chỉ có định nghiệp là trong hiện đời chịu lãnh ít phần, ngoài ra chẳng chịu những thứ nghiệp khác.

Khi ấy, Bồ Tát Di Lặc bạch rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói: Có năm thứ nghiệp rất là sâu nặng, quyết định đọa tại địa ngục vô gián[43]. Đó là các tội: giết cha, hại mẹ, giết A La Hán, ác tâm làm cho thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng. Nếu có chúng sanh trước tạo tội này, sau sanh lòng tin đối với Đức Phật và tạo hình tượng, người này có còn đọa tại địa ngục hay chẳng bị đọa?

Đức Phật bảo Ngài Bồ Tát Di Lặc:

- Nay ta vì ông nói một thí dụ nữa: Giả như có người, tay cầm cung mạnh ở giữa rừng cây, nhằm lên phía trên bắn những lá cây, mũi tên đi suốt không bị trở ngại. Nếu có chúng sanh gây tội nghịch kia, sau tạo tượng Phật, thành tâm sám hối, được đức tin chưa chắc chắn lắm, người ấy tưởng mình tội được nhẹ mỏng, thì dù có đọa ngục chăng nữa cũng liền ra khỏi, như mũi tên bắn đi suốt không ngừng, trường hợp người này lại cũng như vậy... Lại như Tỳ kheo, chứng Thần túc thông, từ bờ bên này qua bên kia biển quanh cả bốn châu không gì ngăn ngại. Người kia cũng thế, do tội phạm trước tạm đọa địa ngục, chẳng phải nghiệp trước có thể làm ngại.

Bồ Tát Di Lặc lại bạch hỏi tiếp:

- Kính bạch Thế Tôn! Chư Phật Như Lai là thân Pháp tánh, chẳng phải là thân thuộc về sắc tướng. Nếu lấy sắc tướng làm thân Đức Phật, thì Tỳ kheo Nan Đà và Chuyển Luân Vương lẽ ra là Phật. Bởi vì đều có đủ các tướng tốt. Như có chúng sanh hoại pháp thân Phật[44], Pháp nói là phi pháp, phi pháp nói là pháp, sau phát lòng tin và tạo tượng Phật, thì tội nặng này là cùng tiêu diệt, hay chẳng được diệt?

Đức Phật bảo Ngài Bồ Tát Di Lặc:

- Nếu chúng sanh nào pháp nói là phi pháp, phi pháp nói là pháp, chỉ dùng miệng nói mà không phá kiến, sau sanh tin ưa tạo hình tượng Phật, thì nghiệp ác trước, chỉ nơi hiện thân bị chịu báo nhẹ, chẳng đọa đường ác, song với sống chết chưa giải thoát liền.

Bồ Tát Di Lặc lại thưa hỏi tiếp:

- Kính bạch Thế Tôn! Nếu có người nào, trộm lấy những vật trong bảo tháp Phật, trộm vật thường trụ, trộm vật bốn phương Tăng, vật hiện tiền Tăng, tự mình tiêu dùng, đem cho người dùng, coi như của mình. Thế Tôn thường nói: “Dùng vật lấy trộm từ trong tháp Phật hay vật của Tăng, tội ấy rất nặng.[45]” Vậy chúng sanh nào tạo tội ấy rồi rất tự hối trách, khởi lòng tịnh tín và tạo tượng Phật, các hạng người đó tội được diệt chăng?

Đức Phật bảo Ngài Bồ Tát Di Lặc:

- Nếu chúng sanh nào từng dùng vật ấy, sau tự tỉnh xét ôm lòng thẹn hối, y số thường bồi, thề chẳng phạm nữa, nay ta vì ông nói một ví dụ: Như có người nghèo trước mắc nhiều nợ, bỗng gặp của chìm vô số vàng ngọc, trả hết nợ xong vẫn còn dư lớn. Người tạo tội kia lại cũng như thế, đền vật nọ rồi lại tạo tượng Phật, sẽ khỏi nạn khổ, mãi được an vui.

Bấy giờ Ngài đại Bồ Tát Di Lặc lại bạch hỏi Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Như Phật từng dạy “Ở trong pháp Phật mà phạm khí tội[46], chẳng gọi là sống.” Nếu lại có người phạm tội đó rồi, phát tâm nhớ nghĩ công đức chư Phật và tạo hình tượng, vậy thì đối trong giáo pháp của Phật được “sống” lại chăng? Lại trong đời này, hoặc đời thứ hai, thứ ba, thứ tư được chứng Pháp chăng?

Đức Phật bảo ngài Bồ Tát Di Lặc:

- Ví như có người thân bị trói cột, tay, chân và cổ, nếu được cởi trói như chim khỏi lưới, bay đi tự do, việc kia thế nào thì người nọ cũng vậy. Nếu phát lòng tin, ngẫm nghĩ về những công đức của Phật và tạo tượng Phật, thì các nghiệp chướng đều được tiêu trừ, ở trong sanh tử mau được ra khỏi, không bị trở ngại. Di Lặc nên biết, có ba Thừa pháp[47] là Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa và Phật Đại thừa, người tạo tượng Phật tùy nơi thừa nào, khởi nguyện ưa muốn, tức nơi thừa đó, được sự giải thoát. Nếu như chỉ vì cầu thành Phật đạo, không cầu báo khác, thì dầu chướng nặng vẫn được mau diệt, tuy tại sanh tử nhưng không nạn khổ, cho đến sẽ chứng Vô thượng Bồ đề, được cõi thanh tịnh; đủ các tướng tốt, được cảm thọ mạng, lâu dài vô tận.

Bấy giờ trong hội, có những người chưa phát tâm Đại thừa, đều sanh mối nghi, nghĩ như thế này: “Đức Như Lai ta về thuở quá khứ có tạo tượng Phật hay là không tạo? Giá mà có tạo, sao tuổi thọ Ngài ở đầy những nhơ nhớp, chẳng được thanh tịnh?”

Vua Ba Tự Nặc nương oai thần Phật[48], liền từ chỗ ngồi, đứng dậy chấp tay quỳ thẳng bạch Phật:

- Kính bạch Đức Thế Tôn! Con thấy Đức Như Lai các căn tướng tốt cũng như giòng tộc đều là đệ nhứt, lòng con quyết định không có chỗ nghi. Nhưng Đức Như Lai từng có một lần, cây Khư đà la đâm thủng chân Ngài. Lại có một lần Đề Bà Đạt Đa lăn đá văng mảnh, chân Phật chảy máu. Trước đây có lúc Ngài bảo có bệnh, cho mời Kỳ Bà điều chế thuốc tốt. Lại có một lần từng nhức sau lưng. Ngài bảo Tôn giả Ma Ha Ca Diếp tụng bảy pháp Giác phần thì chỗ đau được trừ. Lại có một lần từng bị đau nhức, sai Ngài A Nan đến nhà Bà La Môn tìm xin sữa bò. Trước đây có lần tại thôn Ta La, ba tháng an cư chỉ ăn lúa ngựa. Lại từng một lần khất thực chẳng được, bát không trở về.[49]”

- Kính bạch Thế Tôn! Như Thế Tôn nói: “Nếu có người nào tạo hình tượng Phật, thì bao nghiệp chướng đều bị trừ diệt, lìa những khổ não, không các tật bệnh. Vậy Đức Thế Tôn trong những kiếp xưa từng có tạo tượng hay là không tạo. Nếu trong quá khứ Ngài có tạo tượng, thì nhân duyên nào, có những việc ấy?”

Đức Phật bảo vua Ba Tư Nặc rằng:

- Lóng nghe! Lóng nghe và khéo nhớ nghĩ, sẽ vì Đại vương phân biệt giải nói. Hỡi này Đại vương Ta về kiếp xưa vì cầu Bồ đề mà đã dùng những châu ngọc quý giá, gỗ thơm Chiên đàn và việc sơn vẽ để tạo tượng Phật, nhiều hơn tất cả số chúng Trời người trong hội hiện nay. Do phước này nên dầu còn trong vòng lưu chuyển sanh tử chưa mê hoặc, nhưng được thọ thân bền như kim cương, chẳng thể tổn hư.

Lại này Đại vương! Ta nhớ quá khứ cách vô lượng kiếp, còn trong sanh tử ta tạo tượng Phật lúc đó ta còn tham, giận, si mê[50]... Vô lượng phiền não tương ưng với tâm, nhưng ta chưa từng trong khoảng một niệm, vì tội nghiệp mà bốn đại chẳng điều, hoặc là bị các quỷ thần dựa nhập, hay bị chút ít các chứng bệnh khổ, còn vật cần dùng thì không thứ nào mà chẳng đầy đủ, huống gì ngày nay ta đã chứng đạo Bồ đề, lại còn có việc “bất như ý” sao?

- Đại vương! Nếu ta thuở xưa từng tạo tượng Phật, nay có nghiệp tàn để chịu báo đó, ta làm sao thành bức “Vô úy thuyết” để rồi nói rằng “Tạo tượng quyết định có thể trừ hết các nghiệp xấu ác?”

- Đại vương! Ta thuở quá khứ cấp giúp vô lượng món ăn thức uống, tiền tài châu báu[51], làm sao đời nay khất thực chẳng được phải ăn mã mạch? Thoảng như ngày nay, việc đó có thật, thì ta làm sao trong vô lượng kinh, nhiều cách khen ngợi thí Ba la mật, nói phước bố thí trọn không hư dối?

- Đại vương! Ta là một bực nói chơn, nói thật, bậc không nói gạt. Nếu ta khi dối thì độ được ai?

- Đại vương! Từ lâu ta đã dứt hết nghiệp ác, bỏ việc khó bỏ, làm sự khó làm, thân mạng được bỏ hàng trăm ngàn ức, đã tạo vô lượng hình tượng chư Phật, hối cải vô lượng các tội nghiệp ác, há mắc những việc bị thương, bịnh khổ, ăn dùng lúa ngựa, đói khát hay sao? Nếu từng được những quả báo thù thắng, nay lại lui mất, lấy đâu khuyến tu các phước lành kia?

- Này Đại vương! Chư Phật Như Lai là thân thường hằng, là thân pháp tánh[52], vì độ chúng sanh mà hiện việc trên, chẳng phải thật vậy. Bị thương bàn chân, đau lưng, xin sữa, uống thuốc v.v... cho đến nhập đại Niết bàn, để xá lợi mình phân chia các nơi, xây tháp v.v... Đều là phương tiện hay khéo của Phật, khiến các chúng sanh thấy tướng như vậy.

Đại vương! Ta ở thế gian hiện ra những việc bệnh hoạn như trên, mục đích muốn cho chúng sanh biết rõ nghiệp báo chẳng mất, khiến họ biết sợ để dứt tội lỗi tu các hạnh lành, để rồi sau đó, biết thân thường hằng, biết thân pháp tánh, thọ mạng vô hạn, cõi nước thanh tịnh.

- Đại vương! Chư Phật Như Lai không hề hư vọng, thuần là đại bi, trí tuệ khéo léo, cho nên có thể đủ mọi cách thức thị hiện như vậy.

Khi đó vua Ba Tư Nặc nghe lời này rồi, mừng vui khấp khởi, cùng với vô lượng trăm ngàn chúng sanh, đều phát đạo tâm Vô thượng Bồ đề[53].

Bấy giờ, Ngài đại Bồ Tát Di Lặc tiếp tục hỏi Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Có những người nữ ý chí nhỏ hẹp, mang nhiều ghen, giận, khinh bạc, siểm dối, giận dai không bỏ, mang ơn chẳng bá. Dẫu cầu Bồ đề, nhưng không mấy người giữ chí bền bỉ, thường muốn mê hoặc tất cả mọi người, lại cũng bị người lừa gạt trở lại[54].

- Kính bạch Thế Tôn! Nếu người nữ này tạo hình tượng Phật, những nghiệp như vậy được trừ diệt chăng? Được làm một người biết ơn, báo ơn chăng? Được đủ trí tuệ, đại từ bi chăng? Với sự sống chết hay chán lìa chăng? Trừ khi nguyện lực, ngoài ra có chịu thân nữ lại chăng? Có được như bà Cù Đàm Di và Phật mẫu là bà Ma Gia phu nhân chăng?

Đức Phật đáp lời Bồ Tát Di Lặc:

- Nếu người nữ nào hay tạo tượng Phật, thì hẳn không thọ lại thân phụ nữ. Giả như thọ thân, thì đó là bậc nữ lưu tôn quý đệ nhứt hơn hết. Nhưng các người nữ có năm thứ đức, những gì người nữ tạo tượng sẽ được, hơn cả nữ giới. Năm đức là gì?

Một là: Sanh nở con cái.

Hai là: Giòng dõi tôn quý.

Ba là: Bẩm tánh trinh lương.

Bốn là: Thể chất tướng mạo đẹp đẽ cả hai.

Năm là: Dáng vẻ mỹ mãn.

- Di Lặc! Tất cả người nữ có tám nhân duyên cho nên hằng chịu thân nữ nhiều đời. Thế nào là tám?

Một là: Yêu dấu thân nữ.

Hai là: Ham đắm dục lạc của người phụ nữ.

Ba là: Miệng thường khen ngợi dung chất nữ nhơn.

Bốn là: Lòng không ngay thẳng, che dấu việc làm.

Năm là: Chán nản chồng mình.

Sáu là: Cõi lòng nặng trĩu nhớ đến người khác.

Bảy là: Biết người có ơn nhưng mình bội nghịch.

Tám là: Trang sức tà ngụy muốn người mê luyến.

Nếu hay dứt hẳn tám điều như thế, tạo hình tượng Phật, mãi đến thành Phật, thường làm đàn ông. Chịu thân nữ nữa là điều vô lý.

- Di Lặc! Có bốn thứ nhân duyên, khiến những người nam chịu thân nữ nhơn. Thế nào là bốn?[55]

Một là: Dùng tiếng người nữ khinh cười gọi Phật, chư vị Bồ Tát, các vị Thánh nhơn.

Hai là: Với người giữ giới, đem lòng chê bai, nói rằng phạm giới.

Ba là: Ưa đi nịnh hót dối gạt người khác.

Bốn là: Thấy ai hơn mình tâm sanh ganh ghét.

Nếu đàn ông nào làm bốn việc trên, sau khi chết rồi ắt chịu thân nữ, lại phải trải qua vô lượng nỗi khổ trong các ngã ác. Nếu phát lòng tin sâu dày sám hối việc làm lúc trước và tạo tượng Phật, các tội như trên đều bị tiêu diệt, rốt ráo chẳng còn chịu thân người nữ.

- Di Lặc! Có bốn thứ nhân duyên, khiến những người nam chịu thân huỳnh môn[56]. Những gì là bốn?

Một là: Tàn hại hình dáng người và súc sanh.

Hai là: Đối với Sa môn gìn giữ tịnh giới mà nổi sân hận chế giễu chê bai.

Ba là: Tình nhiều tham dục, cố tâm phạm giới.

Bốn là: Gần người phạm giới, lại khuyên người phạm.

Nếu người nam nào trước làm điều này, sau khởi lòng tin tạo hình tượng Phật, mãi đến thành Phật chẳng chịu báo đó, thường làm đàn ông các căn đầy đủ.

Di Lặc! Có bốn thứ nghiệp hay khiến đàn ông chịu thân hai hình[57], thấp hèn nhứt trong tất cả mọi người. Những gì là bốn?

Một là: Loạn dâm nhơ nhớp ở chốn tôn nghiêm.

Hai là: Với thân người nam mà đắm nhiễm bậy.

Ba là: Chính tự nơi mình làm việc dâm dục.

Bốn là: Mua bán nữ sắc cho những người khác.

Nếu chúng sanh nào làm các việc ấy, rất tự trách lỗi, hối chỗ phạm trước, khởi lòng tịnh tín tạo tượng Phật, mãi đến thành Phật, chẳng chịu thân ấy.

Di Lặc! Lại có bốn duyên khiến những người nam, tâm họ thường sanh ái dục của nữ[58], thích người với mình làm chuyện đàn ông. Thế nào là bốn?

Một là: Hoặc ngờ, hoặc giỡn báng bổ người khác.

Hai là: Ưa lối phục sức trang điểm của nữ.

Ba là: Làm chuyên dâm nhơ với người nữ bà con.

Bốn là: Thật không đức tốt, vọng nhận người lạy.

Do nhân duyên này khiến những đàn ông khởi những phiền não khác biệt như thế. Nếu như ăn năn những lỗi đã phạm, chẳng tạo lỗi mới, tâm sanh tin ưa tạo hình tượng Phật, tội kia đã diệt tâm nọ cũng dứt.

Di Lặc! Có năm thứ bỏn xẻn[59] hay phá chúng sanh. Thế nào là năm?

Một là: Xẻn tiếc thôn ấp, chỗ ỏ gần gũi. Do đây mà sanh ở chỗ đồng mông hiu quạnh.

Hai là: Xẻn tiếc nhà cửa, hiên chái để ở, sẽ làm sâu cổ, hằng ở những chỗ phân tiểu hôi nhơ.

Ba là: Xẻn tiếc sắc đẹp đoan chánh, sẽ cảm hình xấu chẳng như ý muốn.

Bốn là: Xẻn tiếc của cải sẵn có, sẽ bị nghèo nàn, áo cơm thiếu hụt.

Năm là: Xẻn tiếc giáo pháp đã biết, sẽ mắc những quả báo súc sanh, đần độn.

Nếu như ăn năn nghiệp trước của mình và tạo tượng Phật, thì sẽ lìa tâm bỏn xẻn trước đó, không thọ những báo như đã nói trên!

Di Lặc! Lại có năm duyên làm cho chúng sanh, sanh chỗ man di, ở chốn biên cương[60], hoặc sanh thời kỳ không có Phật Pháp. Thế nào là năm?

Một là: Chẳng sanh lòng tin trong sạch đối với ruộng lành Tam Bảo.

Hai là: Trái với lẽ thật, lệch với chánh lý, mà vọng đi giáo giới.

Ba là: Chẳng đúng lý thật mà dạy trao người.

Bốn là: Phá hòa hợp Tăng khiến thành hai bộ.

Năm là: Cho đến ít nhất phá hai Tỳ kheo khiến chẳng hòa hợp.

Dứt hẳn nghiệp trên và tạo tượng Phật, sẽ thường gặp Phật, thường nghe pháp yếu.

Di Lặc! Chúng sanh lại có năm thứ nhân duyên thường bị nhiều người chán ghét xua đuổi, cả đến người thân cũng không ưa gặp[61]. Thế nào là năm?

Một là: Nói lời hai lưỡi.

Hai là:  Nói lời hung ác.

Ba là: Nhiều sự tranh chấp.

Bốn là: Nhiều sự giận dỗi.

Năm là: Giỏi nói bóng bẩy nhằm chê bai người.

Sau nếu phát tâm tạo hình tượng Phật, ăn năn nghiệp cũ thề không tạo lại, tội của người ấy đều được trừ diệt, được cả mọi người mến kính gần gũi. Tại sao vậy? Vì chư Phật có vô lượng vô biên phước đức thù thắng, vô lượng vô biên trí tuệ rộng lớn, vô lượng vô biên tam muội giải thoát[62], đủ những pháp tánh công đức hiếm có.

- Chư thiện nam tử! Giả sử có người đem một tam thiên đại thiên cõi nước nghiền thành bụi nhỏ, lại nghiền bụi ấy, mỗi mỗi hạt bụi chia bằng con số bụi nhỏ trong một đại thiên thế giới, những số hạt bụi được nghiền gia tăng bởi những quốc độ một cõi đại thiên nhiều biết chừng nào. Giả như có người lấy hạt bụi nghiền, dùng sức thần thông đi qua phương Đông, khoảng một sát na vượt qua cõi nước nhiều như số bụi một cõi đại thiên đã được nghiền nhỏ (bằng một phần tỷ) sát na thứ hai, sát na thứ ba lại cũng như vậy, người ấy đi mãi lâu đến số kiếp như bụi đã nghiền, rồi bao sát na trong mỗi mỗi kiếp của mỗi sát na, đều lướt qua khỏi cõi nước nhiều như số bụi được nghiền toàn cõi đại thiên, hết số cõi ấy bèn bỏ một bụi. Người ấy trở lại lấy hột bụi khác, lại qua phương Đông hơn số cõi đó bỏ một lần nữa, đến hạt thứ ba lại hơn lần trước, lần lượt như thế, cứ gập bội lên, cho đến hết sạch số bụi đã nghiền.

Phương Đông như thế, phương Nam, Tây, Bắc lại cũng như vậy. Những chỗ bốn phương người nọ đi qua, tất cả cõi nước nghiền thành bụi hết. Những hạt bụi này tất cả chúng sanh cùng nhau tính lường còn có thể biết, còn những công đức từng phần sợi lông nơi thân Như Lai, chẳng thể biết được. Tại sao vậy?

Những công đức mà chư Phật đã có, đều vô hạn lượng chẳng thể nghĩ bàn.

Các thiện nam tử! Giả sử số người nhiều như bụi nhỏ vừa được nêu trên bằng Xá Lợi Phật, bao nhiêu trí tuệ của những người đó, chẳng bằng một niệm trí của Như Lai. Vì sao thế?

Bởi vì Như Lai trong mỗi mỗi niệm, thường hay xuất hiện chánh định giải thoát, tổng trì v.v...nhiều hơn số bụi được ví dụ trên, thứ nào cũng có vô lượng công đức thù thắng vậy.

Công đức thù thắng của các Đức Phật, tất cả Thanh Văn, tất cả Duyên Giác còn chẳng thể biết danh tử để gọi! Thế nên người nào đức tin trong sạch tạo hình tượng Phật, tất cả nghiệp chướng thứ nào cũng diệt, được những công đức vô lượng vô biên, cho đến sẽ thành Vô thượng Bồ đề, nhổ hẳn khổ não cho khắp chúng sanh.

Đức Phật nói kinh này rồi, Bồ Tát Di Lặc và Thiên Đế Thích, vua Ưu Đà Diên và cả thế gian Trời, Người, Tu La, thần Càn thát bà được nghe Phật dạy, tất cả mừng rỡ, tin nhận vâng làm.

HẾT QUYỂN HẠ

ĐỐI CHIẾU HAI BẢN KINH A DI ĐÀ

[Xem file PDF có màu sắc rõ nét]

佛說阿彌陀經

Phật Thuyết A Di Đà Kinh

Kinh Phật Thuyết A Di Đà

No. 366

稱讚淨土佛攝受經

Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh

Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ

No. 367

姚秦三藏法師鳩摩羅什譯

Diêu Tần Tam tạng pháp sư Cưu ma la thập dịch

Đời Diêu Tần, Tam tạng pháp sư Cưu ma la thập

dịch

唐三藏法師玄奘奉詔譯

Đường Tam tạng pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch

Đời Đường, Tam tạng pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch

Việt dịch: H.T Thích Trí Tịnh

Việt dịch: Quảng Minh

如是我聞。

Như thị ngã văn

Ta nghe như vầy

如是我聞。

Như thị ngã văn

Tôi nghe như vầy:

一時。

nhất thời

Một thuở nọ

一時。

nhất thời

Một thời

佛在舍衛國。

Phật tại Xá Vệ quốc

Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ,

薄伽梵在室羅筏。

Bạc dà phạm tại thất la phiệt,

đức Bạc già phạm ở thành Thất La Phiệt,

祇樹給孤獨園。

Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên

Cấp Cô Độc nước Xá-Vệ,

住誓多林給孤獨園。

trụ Thệ đa lâm Cấp cô độc viên,

rừng Thệ Đa, trong vườn Cấp cô độc,

與大比丘僧。

dữ đại Tỳ Kheo tăng

cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị

與大苾芻眾。

dữ đại bí sô chúng

cùng chúng đại bí sô

千二百五十人俱。

thiên nhị bá ngũ thập nhân câu

đại Tỳ kheo câu hội

千二百五十人俱。

thiên nhị bách ngũ thập nhân câu,

một ngàn hai trăm năm mươi vị tụ hội,

皆是大阿羅漢。

giai thị đại A La Hán

đều là bậc A La Hán

一切皆是尊宿聲聞。

nhất thiết giai thị tôn túc thanh văn,

toàn là bậc tôn túc thanh văn,

眾所知識。

chúng sở tri thức

mọi người đều quen biết,

眾望所識大阿羅漢。

chúng vọng sở thức đại A la hán

bậc đại A la hánmọi người đều biết: 

長老舍利弗。摩訶目犍連。摩訶迦葉。

Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp,

như là: Trưởng lão Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,

摩訶迦旃延。摩訶俱絺羅。離婆多。周利槃陀伽。難陀。阿難陀。羅候羅。橋梵波提。賓頭廬頗羅墮。迦留陀夷。摩訶劫賓那。薄拘羅。

Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Châu Lợi Bàn Đà Dà, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La,

Ma-Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Châu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lư Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La,

其名曰尊者舍利子。摩訶目犍連。摩訶迦葉。

Kỳ danh viết tôn giả Xá lợi tử, Ma ha Mục kiền liên, Ma ha Ca diếp,

tôn giả Xá lợi tử, Ma ha Mục kiền liên, Ma ha Ca diếp,

阿菟樓馱。

A Nậu Lầu Đà,

A Nậu Lầu Đà,

阿泥律陀。

A nê luật đà

A nê luật đà,

如是等諸大弟子。

như thị đẳng chư đại đệ tử

những vị đại đệ tử như thế.

如是等諸大聲聞而為上首。

Như thị đẳng chư đại thanh văn nhi vi thượng thủ.

các vị đại thanh văn đại loại như vậy làm thượng thủ

并諸菩薩摩訶薩。

Tinh chư Bồ Tát Ma Ha Tát:

Và hàng Đại Bồ Tát,

復與無量菩薩摩訶薩俱。

Phục dữ vô lượng Bồ tát Ma ha tát câu,

Lại cùng với vô số vị bồ tát ma ha tát tụ hội,

一切皆住不退轉位。無量功德眾所莊嚴。

nhất thiết giai trụ bất thối chuyển vị, vô lượng công đức chúng sở trang nghiêm,

tất cả đều trú địa vị Không còn thoái chuyển, trang nghiêm bằng vô lượng công đức,

文殊師利法王子。

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử,

Văn-Thù Sư Lợi: Pháp Vương Tử,

其名曰。

Kỳ danh viết:

danh hiệu của chư vị là:

妙吉祥菩薩。

Diệu Cát Tường bồ tát,

bồ tát Diệu Cát Tường,

阿逸多菩薩。

A Dật Đa Bồ Tát,

A-Dật-Đa Bồ Tát,

無能勝菩薩。

Vô Năng Thắng bồ tát,

bồ tát Vô Năng Thắng,

乾陀訶提菩薩。

Càn Đà Ha Đề Bồ Tát,

Càn Đà Ha Đề Bồ Tát,

常精進菩薩。

Thường Tinh Tấn Bồ Tát,

Thường Tinh Tấn Bồ tát,

常精進菩薩。

Thường Tinh Tiến bồ tát,

bồ tát Thường Tinh Tiến,

不休息菩薩。

Bất Hưu Tức bồ tát,

bồ tát Bất Hưu Tức,

與如是等諸大菩薩。

dữ như thị đẳng chư đại Bồ Tát,

cùng với các vị Đại Bồ tát như thế

如是等諸大菩薩而為上首。

Như thị đẳng chư đại bồ tát nhi vi thượng thủ.

các vị đại bồ tát đại loại như vậy làm thượng thủ

及釋提桓因等。

cập Thích Đề Hoàn Nhân

và với vô lượng chư Thiên

復有帝釋。

Phục hữu Đế thích

Lại có Đế thích,

大梵天王。堪忍界主。護世四王。如是上首。百千俱胝那庾多數。諸天子眾。

Đại Phạm thiên vương, Kham nhẫn giới chủ, Hộ thế tứ vương, như thị thượng thủ. Bách thiên câu chi na dữu đa số chư Thiên tử chúng

Đại phạn thiên vương - chủ của thế giới Kham nhẫn, bốn vị thiên vương hộ thế, các vị như vậy làm thượng thủ. Có số trăm ngàn câu chi na dữu đa các vị thiên tử,

無量諸天大眾

vô lượng chư Thiên đại chúng

như ông Thích Đề Hoàn Nhơn v.v… đại chúng

及餘世間無量天人阿素洛等。

cập dư thế gian vô lượng thiên nhân, a tố lạc đẳng.

vô lượng chư thiên, nhân loại, a tố lạc và các hạng thế gian khác,

俱。

câu. 

cùng đến dự hội.

為聞法故。

vị văn Pháp cố,

vì muốn nghe pháp

俱來會坐。

câu lai hội tọa.

nên cùng đến ngồi trong pháp hội.

爾時佛告長老舍利弗。

Nhĩ thời Phật cáo Trưởng lão Xá Lợi Phất:

Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá Lợi Phất rằng:

爾時世尊告舍利子。

Nhĩ thời Thế tôn cáo Xá lợi tử

Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo tôn giả Xá lợi tử:

 

汝今知不。

Nhữ kim tri bất

Tôn giả có biết không,

從是西方。

Tùng thị Tây phương,

Từ đây qua phương Tây

過十萬億佛土。

quá thập vạn ức Phật độ,

quá mười muôn ức cõi Phật,

於是西方。

Ư thị Tây phương,

từ thế giới này,

去此世界。

khứ thử thế giới。

hướng về phương Tây,

過百千俱胝那庾多佛土。

quá bách thiên câu chi na dữu đa Phật độ,

qua trăm ngàn câu chi na dữu đa cõi Phật,

有世界名曰極樂。

hữu thế giới danh viết Cực Lạc,

thế giới tên là Cực Lạc,

有佛世界名曰極樂。

hữu Phật thế giới danh viết Cực lạc

một thế giới Phật tên là Cực lạc.

其土有佛。

kỳ độ hữu Phật

trong thế giới đó có đức Phật

號阿彌陀。

hiệu A Di Đà,

hiệu là A Di Đà

其中世尊。

Kỳ trung Thế tôn

Cõi Phật ấy có đức Thế tôn

名無量壽。及無量光。如來應正等覺。十號圓滿。

danh Vô Lượng Thọ cập Vô Lượng Quang Như lai, Ứng chánh đẳng giác, thập hiệu viên mãn,

danh hiệuVô Lượng ThọVô Lượng Quang Như lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, mười hiệu viên mãn,

今現在說法。

kim hiện tại thuyết pháp.

hiện nay đương nói pháp.

今現在彼。安隱住持。

Kim hiện tại bỉ an ổn trú trì,

hiện nay vẫn còn trú trì yên ổn nơi cõi ấy,

為諸有情。宣說甚深微妙之法。令得殊勝利益安樂。

vị chư hữu tình, tuyên thuyết thậm thâm vi diệu chi pháp, lịnh đắc thù thắng lợi ích an lạc.

tuyên thuyết cho người ở đó về pháp thậm thâm vi diệu, làm cho họ được lợi ích yên vui thù thắng.

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

彼土何故名為極樂。

Bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc?

Cõi đó vì sao tên là Cực lạc?

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

何因何緣彼佛世界名為極樂。

hà nhân hà duyên, bỉ Phật thế giới danh vi Cực lạc

lý do gì thế giới Phật ấy tên là Cực lạc?

其國眾生。

Kỳ quốc chúng sanh,

chúng sanh trong cõi đó

無有眾苦。

vô hữu chúng khổ,

không có bị những sự khổ,

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

由彼界中諸有情類。

do bỉ giới trung chư hữu tình loại,

vì người sống trong thế giới ấy

無有一切身心憂苦。

vô hữu nhất thiết thân tâm ưu khổ

không có tất cả sự lo nơi tâm và sự khổ nơi thân,

但受諸樂。

đản thọ chư lạc,

chỉ hưởng những điều vui,

唯有無量清淨喜樂。

duy hữu vô lượng thanh tịnh thiện lạc

mà chỉ có vô lượng sự hỷ lạcthanh tịnh,

故名極樂。

cố danh Cực Lạc.

nên nước đó tên là Cực Lạc.

是故名為極樂世界。

thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

nên gọi là thế giới Cực lạc.

又舍利弗。

Hựu Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

極樂國土。

Cực Lạc quốc độ,

Lại trong cõi Cực Lạc

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

七重欄楯。

thất trùng lan thuẫn,

có bảy từng bao lơn,

七重羅網。

thất trùng la võng,

bảy từng mành lưới,

七重行樹。

thất trùng hàng thọ,

bảy từng hàng cây,

處處皆有七重行列妙寶欄楯。

xứ xứ giai hữu thất trùng hàng liệt diệu bảo lan thuẫn,

chỗ nào cũng có bảy lớp lan can báu,

七重行列寶多羅樹。

thất trùng hàng liệt bảo đa la thọ

bảy lớp hàng cây Đa la báu,

及有七重妙寶羅網。

cập hữu thất trùng diệu bảo la võng,

bảy lớp lưới giăng báu,

皆是四寶周匝圍繞。

giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu,

đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng,

周匝圍繞。四寶莊嚴。

châu táp vi nhiễu, tứ bảo trang nghiêm

bao quanh khắp cả, trang nghiêm bằng bốn chất liệu quí báu:

金寶銀寶。吠琉璃寶。頗胝迦寶。妙飾間綺。

kim bảo, ngân bảo, phệ lưu ly bảo, pha chi ca bảo, diệu sức gian khỉ.

vàng, bạc, lưu lypha lê, được trang sức tinh tế, xen kẽ.

故彼國名為極樂。

thị cố bỉ quốc danh vi Cực Lạc

vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc.

舍利子。

Xá lợi tử

Này Xá lợi tử,

彼佛土中。有如是等眾妙綺飾。功德莊嚴。甚可愛樂

bỉ Phật độ trung hữu như thị đẳng chúng diệu khỉ sức công đức trang nghiêm, thậm khả ái lạc,

cõi Phật ấy có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy, thật đáng ưa thích,

是故名為極樂世界。

thị cố danh vi Cực lạc thế giới

nên gọi là thế giới Cực lạc.

又舍利弗。

Hựu Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

極樂國土。

Cực Lạc quốc độ,

Lại trong cõi Cực Lạc

有七寶池。

hữu thất bảo trì,

có ao bằng bảy chất báu,

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

處處皆有七妙寶池。

xứ xứ giai hữu thất diệu bảo trì,

chỗ nào cũng có cái hồ bằng bảy chất liệu quí báu,

八功德水。

bát công đức thủy,

trong ao đầy dẫy

充滿其中。

sung mãn kỳ trung,

nước đủ tám công đức,

八功德水。

bát công đức thủy,

trong đó đầy ắp

彌滿其中。

di mãn kỳ trung.

nước tám công đức.

何等名為八功德水。一者澄淨。二者清冷。三者甘美。四者輕軟。五者潤澤。六者安和。七者。飲時。除飢渴等無量過患。八者。飲已。定能長養諸根四大。增益種種殊勝善根。多福眾生。常樂受用。

Hà đẳng danh vi bát công đức thủy:Nhất giả trừng tịnh, nhị giả thanh lãnh, tam giả cam mỹ, tứ giả khinh nhuyễn, ngũ giả nhuận trạch, lục giả an hòa, thất giả ẩm thời trừ cơ khát đẳng vô lượng quá hoạn, bát giả ẩm dĩ định năng trường dưỡng chư căn tứ đại, tăng ích chủng chủng thù thắng thiện căn. Đa phước chúng sanh thường lạc thọ dụng.

Vì sao gọi là nước tám công đức? Một là lóng sạch, hai là trong mát, ba là ngon ngọt, bốn là mềm nhẹ, năm là tươi nhuận, sáu là an hòa, bảy là uống vào trừ được đói, khát, nhẫn đến vô số tội lỗi, tám là uống vào chắc chắn trưởng dưỡng căn thân tứ đạităng ích các thứ thiện căn thù thắng. Chúng sanh nhiều phước đức thường thích thọ dụng nước ấy. 

池底。

trì để

đáy ao

純以金沙布地。

thuần dĩ kim sa bố địa.

thuần dùng cát vàng trải làm đất.

是諸寶池。

Thị chư bảo trì,

Đáy các hồ báu

底布金沙。

để bố kim sa,

rải toàn cát bằng vàng. 

四邊階道。金。銀。琉璃。玻璃。合成。

Tứ biên giai đạo, kim, ngân, lưu ly, pha lê hợp thành.

Vàng, bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao;

四面周匝。有四階道。

Tứ diện châu táp hữu tứ giai đạo

Bốn phía bao quanh hồ đều có thềm cấp và lối đi,

四寶莊嚴。

Tứ bảo trang nghiêm

trang sức bằng bốn chất liệu quí báu,

甚可愛樂。

thậm khả ái lạc

thật đáng ưa thích

諸池周匝。有妙寶樹。間飾行列。香氣芬馥。七寶莊嚴。甚可愛樂。言七寶者。一金。二銀。三吠琉璃。四頗胝迦。五赤真珠。六阿濕摩揭拉婆寶。七牟娑落揭拉婆寶。

Chư trì châu táp hữu diệu bảo thọ, gian sức hàng liệt hương khí phân phức, thất bảo trang nghiêm thậm khả ái lạc. Ngôn thất bảo giả: nhất kim, nhị ngân, tam phệ lưu ly, tứ pha chi ca, ngũ xích chân châu, lục a thấp ma yết lạp bà bảo, thất mâu sa lạc yết lạp bà bảo.

Bao quanh các hồ có cây quí báu, xếp theo hàng lối, tỏa hương ngào ngạt, trang sức bằng bảy chất liệu quí báu, thật đáng ưa thích. Bảy chất liệu quí báu: một là vàng, hai là bạc, ba là lưu ly, bốn là pha lê, năm là xích chân châu, sáu là mã não, bảy là xa cừ

上有樓閣亦以金。銀。琉璃。玻璃。硨磲。赤珠。瑪瑙。而嚴飾之。

Thượng hữu lâu các, diệc dĩ kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não nhi nghiêm sức chi.

trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.

 

池中蓮華。

Trì trung liên hoa,

Trong ao có hoa sen

大如車輪。

đại như xa luân:

lớn như bánh xe:

是諸池中。常有種種雜色蓮華。

Thị chư trì trung, thường hữu chủng chủng táp sắc liên hoa,

Trong các hồ đó thường có các hoa sen đủ màu sắc,

量如車輪。

lượng như xa luân:

lớn như bánh xe:

青色。青光。

thanh sắc thanh quang,

hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh,

黃色。黃光。

huỳnh sắc huỳnh quang,

sắc vàng thời ánh sáng vàng,

赤色。赤光。

xích sắc xích quang,

sắc đỏ thời ánh sáng đỏ,

白色。白光。

bạch sắc bạch quang,

sắc trắng thời ánh sánh trắng,

青形青顯青光青影。

Thanh hình thanh hiển thanh quang thanh ảnh,

hoa sen xanh, hiển thị màu xanh, ánh ra sáng xanh, ảnh tượng xanh;

黃形黃顯黃光黃影。

hoàng hình hoàng hiển hoàng quang hoàng ảnh,

hoa sen vàng, hiển thị màu vàng, ánh ra sáng vàng, ảnh tượng vàng;

赤形赤顯赤光赤影。

xích hình xích hiển xích quang xích ảnh,

hoa sen đỏ, hiển thị màu đỏ, ánh ra sáng đỏ, ảnh tượng đỏ;

白形白顯白光白影。

bạch hình bạch hiển bạch quang bạch ảnh.

hoa sen trắng, hiển thị màu trắng, ánh ra sáng trắng, ảnh tượng trắng.

四形四顯四光四影。

Tứ hình tứ hiển tứ quang tứ ảnh.

Bốn loại hoa sen, hiển thị bốn màu, ánh ra bốn ánh sáng, có bốn ảnh tượng nơi tâm. 

微妙香潔。

vi diệu hương khiết

mầu nhiệm thơm tho trong sạch.

 

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

極樂國土。

Cực Lạc quốc độ

Cõi nước Cực Lạc

成就如是功德莊嚴。

thành tựu như thị công đức trang nghiêm

thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

彼佛土中。

bỉ Phật độ trung

cõi Phật ấy

有如是等眾妙綺飾。功德莊嚴甚可愛樂。是故名為極樂世界。

hữu như thị đẳng chúng diệu khỉ sức, công đức trang nghiêm thậm khả ái lạc, thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy, thật đáng ưa thích, nên gọi là thế giới Cực lạc.

又舍利弗。

Hựu Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

彼佛國土。

Bỉ Phật quốc độ,

Lại trong cõi nước của đức Phật đó,

常作天樂。

thường tác thiên nhạc,

thường trổi nhạc trời,

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung,

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

自然常有無量無邊眾妙伎樂。

tự nhiên thường hữu vô lượng vô biên chúng diệu kĩ nhạc,

tự nhiên thường có vô lượng vô biên kỹ nhạc tuyệt diệu,

音曲和雅甚可愛樂。諸有情類聞斯妙音。諸惡煩惱悉皆消滅。無量善法漸次增長。速證無上正等菩提。

âm khúc hòa nhã thậm khả ái lạc. Chư hữu tình loại văn tư diệu Âm, chư ác phiền não tất giai tiêu diệt, vô lượng thiện pháp tiệm thứ tăng trường, tốc chứng vô thượng chánh đẳng bồ đề.

âm khúc hòa nhã, thật đáng ưa thích. Các loài hữu tình nghe được âm thanh tuyệt diệu ấy thì tất cả ác phiền não đều tiêu diệt, vô lượng thiện pháp lần lượt tăng trưởng, mau chứng Vô thượng chánh đẳng bồ đề.

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

彼佛土中。

bỉ Phật độ trung

cõi Phật ấy

有如是等眾妙綺飾。功德莊嚴甚可愛樂。是故名為極樂世界。

hữu như thị đẳng chúng diệu khỉ sức, công đức trang nghiêm thậm khả ái lạc, thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy, thật đáng ưa thích, nên gọi là thế giới Cực lạc.

黃金為地。

huỳnh kim vi địa,

đất bằng vàng ròng,

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung,

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

周遍大地真金合成。其觸柔軟香潔光明。無量無邊妙寶間飾。

châu biến đại địa chân kim hợp thành, kỳ xúc nhu nhuyễn hương khiết quang minh, vô lượng vô biên diệu bảo gian sức.

khắp cả mặt đất cấu thành bằng vàng ròng, chạm vào thì mềm mại, thơm dịu, sáng chói, và trang sức xen kẽ bằng vô lượng vô biên chất liệu quí báu.

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

彼佛土中。

bỉ Phật độ trung

cõi Phật ấy

有如是等眾妙綺飾。功德莊嚴甚可愛樂。是故名為極樂世界。

hữu như thị đẳng chúng diệu khỉ sức, công đức trang nghiêm thậm khả ái lạc, thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy, thật đáng ưa thích, nên gọi là thế giới Cực lạc.

晝夜六時。

trú dạ lục thời,

ngày đêm sáu thời

雨天曼陀羅華。

vũ thiên Mạn Đà La hoa.

rưới hoa trời mạn đà la.

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

晝夜六時。

trú dạ lục thời,

ngày đêm sáu buổi

常雨種種上妙天華。

thường vũ chủng chủng thượng diệu thiên hoa,

thường mưa xuống nhiều loại hoa trời thượng diệu. 

光澤香潔細軟雜色。雖令見者身心適悅。而不貪著。增長有情無量無數不可思議殊勝功德。彼有情類晝夜六時。常持供養無量壽佛。

Quang trạch hương khiết tế nhuyễn táp sắc, tuy lịnh kiến giả thân tâm thích duyệt, nhi bất tham trước, tăng trường hữu tình vô lượng vô số bất khả tư nghị thù thắng công đức. Bỉ hữu tình loại trú dạ lục thời thường trì cúng dường Vô Lượng Thọ Phật.

Hoa trời tươi sáng, thơm dịu, mềm mại và màu sắc xen nhau. Người nhìn thấy hoa ấy có sự dễ chịu nơi thân và sự vui thích nơi tâm, nhưng không tham đắm. Hoa trời làm cho người thế giới Cực lạc tăng trưởng vô lượng vô số công đức thù thắng, không thể nghĩ bàn. Người thế giới Cực lạc, ngày đêm sáu buổi, thường đem hoa trời hiến cúng đức Phật Vô Lượng Thọ

其土眾生。

Kỳ độ chúng sanh,

Chúng sanh trong cõi đó

常以清旦。

thường dĩ thanh đán,

thường vào lúc sáng sớm,

各以衣械。

các dĩ y kích,

đều lấy đãy hoa

盛眾妙華。

thạnh chúng diệu hoa,

đựng những hoa tốt

供養他方十萬億佛。

cúng dường tha phương thập vạn ức Phật,

đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác,

即以食時。還到本國。飯食經行。

tức dĩ thực thời, hoàn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành. 

đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.

每晨朝時

Mỗi thần triêu thời,

Vào mỗi sáng sớm,

持此天華。

trì thử thiên hoa,

người thế giới ấy mang hoa trời,

於一食頃。

Ư nhất thực khoảnh,

trong khoảng bữa ăn,

飛至他方無量世界。供養百千俱胝諸佛。於諸佛所。各以百千俱胝樹花。持散供養。

phi chí tha phương vô lượng thế giới, cúng dường bách thiên câu chi, ư chư Phật sở, các dĩ bách thiên câu chi thọ hoa, trì tán cúng dường.

bay đến vô lượng thế giới ở phương khác, hiến cúng trăm ngàn câu chi chư Phật. Nơi chỗ chư Phật, dùng trăm ngàn câu chi hoa trời mà tung rải trên mỗi đức Phật để hiến cúng,

還至本處。遊天住等。

hoàn chí bổn xử, du thiên trú đẳng.

rồi trở về thế giới của mình, nghỉ trưa.

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

極樂國土。

Cực Lạc quốc độ

Cõi nước Cực Lạc

成就如是功德莊嚴。

thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

彼佛土中。

bỉ Phật độ trung

cõi Phật ấy

有如是等眾妙綺飾。功德莊嚴甚可愛樂。是故名為極樂世界。

hữu như thị đẳng chúng diệu khỉ sức, công đức trang nghiêm thậm khả ái lạc, thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy, thật đáng ưa thích, nên gọi là thế giới Cực lạc.

復次舍利弗。

Phục thứ Xá Lợi Phất,

Lại nữa, Xá Lợi Phất!

彼國

Bỉ quốc

Cõi đó

常有種種奇妙雜色之鳥。

thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu:

thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường,

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

常有種種奇妙可愛雜色眾鳥。

thường hữu chủng chủng kì diệu khả ái táp sắc chúng điểu.

thường có các loại chim đẹp lạ, đáng yêu, màu sắc xen nhau,

白鶴。

Bạch Hạc,

nào chim Bạch hạc,

孔雀。

Khổng Tước,

Khổng Tước,

鸚鵡。

Anh Vũ,

Anh Vũ,

舍利。

Xá Lợi,

Xá Lợi,

迦陵頻伽。

Ca Lăng Tần Già,

Ca Lăng Tần Già,

共命之鳥。

Cộng Mạng chi điểu.

Cọng Mạng;

所謂鵝。鴈。鶖鷺。鴻。鶴。

Sở vị nga, nhạn, thu lộ, hồng hạc,

như là: ngỗng, nhạn, thu lộ, hồng hạc,

孔雀。

khổng tước

khổng tước,

鸚鵡。

anh vũ

anh vũ,

羯羅頻迦。

yết la tần ca

yết la tần ca

命命鳥等。

mạng mạng điểu đẳng.

mạng mạng

是諸眾鳥。

thị chư chúng điểu,

những giống chim đó

晝夜六時。

trú dạ lục thời,

ngày đêm sáu thời

出和雅音。

xuất hòa nhã âm,

kêu tiếng hòa nhã.

如是眾鳥。

Như thị chúng điểu

Những loại chim như vậy,

晝夜六時恒共集會。

trú dạ lục thời hằng cộng tập hội

ngày đêm sáu buổi, thường tụ tập lại,

出和雅聲。

xuất hòa nhã thanh

hót ra âm thanh giao hòa và tuyệt nhã. 

其音演暢

kỳ âm diễn xướng:

Tiếng chim đó diễn nói những pháp như:

隨其類音。宣揚妙法。

Tùy kỳ loại âm, tuyên dương diệu pháp,

Âm thanh của mỗi loại chim đều diễn đạt những giáo pháp tuyệt diệu,

五根。五力。

Ngũ Căn, Ngũ Lực,

ngũ căn, ngũ lực,

七菩提分。

Thất Bồ Đề Phần,

thất bồ đề phần,

八聖道分。

Bát Thánh Đạo Phần,

bát thánh đạo phần

如是等法。

như thị đẳng pháp.

v.v…

所謂甚深念住正斷。

Sở vị thậm thâm niệm trụ chánh đoạn

như là: bốn niệm trú, bốn chánh đoạn,

神足根力。

thần túc căn lực

bốn thần túc, năm căn, năm lực,

giác

bảy giác chi,

道支等。

đạo chi đẳng

tám chánh đạo,

無量妙法。

vô lượng diệu pháp.

vô số giáo pháp tuyệt diệu sâu xa như vậy. 

其土眾生。

Kỳ độ chúng sanh,

Chúng sanh trong cõi đó

聞是音已。

văn thị âm dĩ,

nghe tiếng chim xong

皆悉念佛。念法。念僧。

giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

彼土眾生

Bỉ độ chúng sanh

Người thế giới Cực lạc

聞是聲已。

văn thị thanh dĩ

nghe âm thanh ấy,

各得念佛念法念僧。

các đắc niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng,

ai cũng nhớ nghĩ về Phật, nhớ nghĩ về Pháp, nhớ nghĩ về Tăng,

無量功德熏修其身。

vô lượng công đức huân tu kỳ thân.

có được vô lượng công đức huân tu thân mình.

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

汝勿謂此鳥。

Nhữ vật vị thử điểu,

Ông chớ cho rằng những giống chim đó

實是罪報所生。

thật thị tội báo sở sanh.

thiệt là do tội báo sanh ra.

汝舍利子。

Nhữ Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

於意云何。

Ư ý vân hà,

ông nghĩ thế nào,

彼土眾鳥。豈是傍生惡趣攝耶。勿作是見。

bỉ độ chúng điểu, khởi thị bàng sanh ác thú nhiếp da? Vật tác thị kiến.

các loại chim ở thế giới Cực lạc có phải là bàng sanh thuộc nẻo dữ không? Ông đừng nghĩ như thế.

所以者何。

Sở dĩ giả hà?

Vì sao?

彼佛國土。

Bỉ Phật quốc độ,

Vì cõi của đức Phật đó

無三惡道。

tam ác đạo.

không có ba đường dữ.

所以者何。

Sở dĩ giả hà?

Vì sao?

彼佛淨土

Bỉ Phật tịnh độ

tịnh độ của Phật

無三惡道。

tam ác đạo

thì không có ba nẻo đường dữ,

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

其佛國土。

Kỳ Phật quốc độ,

Cõi của đức Phật đó

尚無惡道之名。

thường vô ác đạo chi danh,

tên đường dữ còn không có

何況有實。

hà huống hữu thật,

huống gì lại có sự thật.

尚不聞有三惡趣名。

Thượng bất văn hữu tam ác thú danh,

cũng không nghe cái tên ba nẻo đường dữ,

何況有實罪業所招傍生眾鳥。

hà huống hữu thật tội nghiệp sở chiêu bàng sanh chúng điểu.

làm sao có thật các loại chim do tội nghiệp chiêu cảm vào bàng sanh

是諸眾鳥。

thị chư chúng điểu,

Những giống chim đó

皆是阿彌陀佛。

giai thị A Di Đà Phật,

là do đức Phật A Di Đà

欲令法音宣流。變化所作。

dục linh pháp âm tuyên lưu, biến hoá sở tác.

muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưubiến hóa làm ra đấy thôi.

當知

Đương tri

Nên biết,

皆是無量壽佛

giai thị Vô Lượng Thọ Phật

các loại chim này toàn do đức Phật Vô Lượng Thọ

變化所作。令其宣暢無量法音。作諸有情利益安樂。

biến hoá sở tác, lịnh kỳ tuyên xướng vô lượng pháp âm, tác chư hữu tình lợi ích an lạc.

biến hiện ra để diễn đạt vô số âm thanh diệu pháp, làm cho người thế giới Cực lạc được lợi ích yên vui.

 

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

彼佛國土。

Bỉ Phật quốc độ,

Trong cõi nước của đức Phật đó,

微風吹動。

vi phong xuy động,

gió nhẹ thổi động

諸寶行樹。及寶羅網。

chư bảo hàng thọ, cập bảo la võng,

các hàng cây báu và động mành lưới báu,

出微妙音。

xuất vi diệu âm,

làm vang ra tiếng vi diệu,

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

彼佛土中。

Bỉ Phật độ trung

cõi Phật ấy

有如是等眾妙綺飾。功德莊嚴甚可愛樂。是故名為極樂世界。

hữu như thị đẳng chúng diệu khỉ sức, công đức trang nghiêm thậm khả ái lạc, thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy, thật đáng ưa thích, nên gọi là thế giới Cực lạc.

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

常有妙風。

thường hữu diệu phong

thường có gió nhẹ

吹諸寶樹及寶羅網。

xuy chư bảo thọ cập bảo la võng,

thổi qua những hàng cây và lưới giăng quí báu,

出微妙音。

xuất vi diệu âm

phát ra âm thanh tuyệt diệu,

譬如百千種樂。

thí như bá thiên chủng nhạc,

thí như trăm nghìn thứ nhạc

同時俱作。

đồng thời câu tác.

đồng một lúc hòa chung.

譬如百千俱胝天樂

thí như bách thiên câu chi thiên nhạc

tựa như trăm ngàn câu chi thiên nhạc

同時俱作。

đồng thời câu tác

đồng thời hòa tấu,

出微妙聲。甚可愛玩。

xuất vi diệu thanh thậm khả ái ngoạn

vang ra âm thanh tuyệt diệu, thật đáng ưa thích thưởng thức

如是彼土。常有妙風吹眾寶樹。及寶羅網。擊出種種微妙音聲。說種種法。

Như thị bỉ độ thường hữu diệu phong, xuy chúng bảo thọ cập bảo la võng, kích xuất chủng chủng vi diệu âm thanh, thuyết chủng chủng pháp.

Cõi Phật ấy như vậy, thường có gió nhẹ thổi qua những hàng cây và lưới giăng quí báu, phát ra âm thanh tuyệt diệu, nói các giáo pháp.

聞是音者。

Văn thị âm giả,

Người nào nghe tiếng đó

自然皆生念佛。念法。念僧之心。

tự nhiên giai sanh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm. 

tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

彼土眾生聞是聲已。

Bỉ độ chúng sanh văn thị thanh dĩ,

Người thế giới Cực lạc nghe âm thanh ấy

起佛法僧念

khởi Phật Pháp Tăng niệm,

thì sanh khởi nhớ nghĩ về Phật, nhớ nghĩ về Pháp, nhớ nghĩ về Tăng,

作意等無量功德。

tác ý đẳng vô lượng công đức.

là những tác ý có được vô lượng công đức.

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

其佛國土成就如是功德莊嚴。

Cực Lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm

Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

彼佛土中有如是等眾妙綺飾。功德莊嚴甚可愛樂。是故名為極樂世界。

Bỉ Phật độ trung hữu như thị đẳng chúng diệu khỉ sức, công đức trang nghiêm thậm khả ái lạc, thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

cõi Phật ấy có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy, thật đáng ưa thích, nên gọi là thế giới Cực lạc.

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung,

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

有如是等無量無邊不可思議甚希有事。假使經於百千俱胝那庾多劫。以其無量百千俱胝那庾多舌。

Hữu như thị đẳng vô lượng vô biên bất khả tư nghị thậm hi hữu sự, giả sử kinh ư bách thiên câu chi na dữu đa kiếp, dĩ kỳ vô lượng bách thiên câu chi na dữu đa thiệt,

vô lượng vô biên sự không thể nghĩ bàn, sự rất hiếm có, đại loại như thế. Giả sử trải qua thời gian trăm ngàn câu chi na dữu đa kiếp, dùng vô lượng trăm ngàn câu chi na dữu đa cái lưỡi,

一一舌上出無量聲。讚其功德。亦不能盡。是故名為極樂世界。

Nhất nhất thiệt thượng xuất vô lượng thanh, tán kỳ công đức diệc bất năng tận, thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

và mỗi cái lưỡi thốt ra vô lượng âm thanh, tán dương công đức của cõi Phật ấy, cũng không thể tán dương hết được, nên gọi là thế giới Cực lạc.

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

於汝意云何。

Ư nhữ ý vân hà?

Nơi ý ông nghĩ sao?

彼佛何故號阿彌陀 。

Bỉ Phật hà cố hiệu A Di Đà? 

Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

佛有何緣名無量壽。

Phật hữu hà duyên danh Vô Lượng Thọ?

do duyên gì đức Phật ấy có danh hiệuVô Lượng Thọ?

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

彼佛

Bỉ Phật

Đức Phật đó,

光明無量。照十方國。無所障礙。

quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại,

hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại

是故號為阿彌陀。

thị cố hiệu vi A Di Đà

vì thế nên hiệu là A Di Đà.

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

由彼如來。及諸有情。

Do bỉ Như Lai cập chư hữu tình

do đức Như lai ấy và người ở tịnh độ của ngài

壽命無量無數大劫。

thọ mạng vô lượng vô sổ đại kiếp

thọ mạng đến vô lượng vô số đại kiếp

由是緣故。

Do thị duyên cố,

Do duyên này,

彼土如來名無量壽。

bỉ độ Như Lai danh Vô Lượng Thọ.

đức Như lai ở cõi ấy có danh hiệuVô Lượng Thọ

又舍利弗。

Hựu Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

彼佛壽命。及其人民。無量無邊阿僧祇劫。

Bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhân dân, vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp,

Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp,

故名阿彌陀。

cố danh A Di Đà

nên hiệu là A Di Đà.

舍利子。無量壽佛證得阿耨多羅三藐三菩提已來。經十大劫。

Xá lợi tử, Vô Lượng Thọ Phật chứng đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề dĩ lai, kinh thập đại kiếp.

Này Xá lợi tử, đức Phật Vô Lượng Thọ chứng được Vô thượng chánh đẳng chánh giác đến nay đã mười đại kiếp.

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

何緣彼佛名無量光。

Hà duyên bỉ Phật danh Vô Lượng Quang

do duyên gì đức Phật ấy có danh hiệuVô Lượng Quang? 

舍利子。由彼如來恒放無量無邊妙光。遍照一切十方佛土。施作佛事無有障礙。

Xá lợi tử, do bỉ Như Lai hằng phóng vô lượng vô biên diệu quang, biến chiếu nhất thiết thập phương Phật độ, thí tác Phật sự vô hữu chướng ngại.

Này Xá lợi tử, do đức Như lai ấy thường phóng vô lượng vô biên ánh sáng kỳ diệu, chiếu soi khắp cả cõi Phật mười phương, thực hiện Phật sự không có chướng ngại.

由是緣故。

Do thị duyên cố, 

Do duyên này,

彼土如來名無量光。

bỉ độ Như Lai danh Vô Lượng Quang.

đức Như lai ở cõi ấy có danh hiệuVô Lượng Quang.

舍利弗。阿彌陀佛。成佛已來。於今十劫。

Xá Lợi Phất, A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai, ư kim thập kiếp

Xá Lợi Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn nại đến nay, đã được mười kiếp.

 
 

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

彼佛淨土。

Bỉ Phật tịnh độ

cõi Phật ấy

成就如是功德莊嚴。甚可愛樂。是故名為極樂世界。

thành tựu như thị công đức trang nghiêm, thậm khả ái lạc, thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy, thật đáng ưa thích, nên gọi là thế giới Cực lạc.

又舍利弗。

Hựu Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

彼佛有無量無邊聲聞弟子。

Bỉ Phật hữu vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử,

Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử

皆阿羅漢。

giai A La Hán,

đều là bực A La Hán,

非是算數之所能知。

phi thị toán số, chi sở năng tri,

chẳng phải tính đếm mà có thể biết được,

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

無量壽佛常有無量聲聞弟子。

Vô Lượng Thọ Phật thường hữu vô lượng thanh văn đệ tử, đức Phật Vô Lượng Thọ thường có vô lượng đệ tử thanh văn,

一切皆是大阿羅漢。

Nhất thiết giai thị đại A la hán,

tất cả đều là bậc đại A la hán,

具足種種微妙功德。

Cụ túc chủng chủng vi diệu công đức,

đầy đủ các thứ công đức vi diệu,

其量無邊不可稱數。

kỳ lượng vô biên bất khả xưng sổ

số ấy vô biên không thể tính kể.

 

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

彼佛淨土。

Bỉ Phật tịnh độ

cõi Phật ấy

成就如是功德莊嚴。甚可愛樂。是故名為極樂世界。

thành tựu như thị công đức trang nghiêm, thậm khả ái lạc, thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy, thật đáng ưa thích, nên gọi là thế giới Cực lạc.

諸菩薩眾。

chư Bồ Tát chúng

hàng Bồ tát chúng

亦復如是。

diệc phục như thị.

cũng đông như thế.

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử

Này nữa Xá lợi tử,

極樂世界淨佛土中。

Cực lạc thế giới tịnh Phật độ trung

trong cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc

無量壽佛常有無量菩薩弟子。

Vô Lượng Thọ Phật thường hữu vô lượng bồ tát đệ tử

đức Phật Vô Lượng Thọ thường có vô lượng đệ tử bồ tát,

一切皆是一生所繫。

nhất thiết giai thị nhất sanh sở hệ,

tất cả đều là những bậc Nhất sanh sở hệ,

具足種種微妙功德。

cụ túc chủng chủng vi diệu công đức,

đầy đủ các thứ công đức vi diệu,

其量無邊不可稱數。假使經於無數量劫。讚其功德終不能盡。

Kỳ lượng vô biên bất khả xưng sổ. Giả sử kinh ư vô số lượng kiếp, tán kỳ công đức chung bất năng tận.

số ấy vô biên không thể tính kể. Giả sử trải qua thời gian vô số lượng kiếp, tán dương công đức của chư vị, cũng không thể tán dương hết được.

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

彼佛國土。

Cực Lạc quốc độ

Cõi nước của đức Phật đó

成就如是功德莊嚴。

thành tựu như thị công đức trang nghiêm

thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

又舍利弗。

Hựu Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

極樂國土。眾生生者。

Cực Lạc quốc độ chúng sanh sanh giả,

Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó

皆是阿鞞跋致。

giai thị a bệ bạt trí.

đều là bực bất thối chuyển.

其中多有一生補處。

Kỳ trung đa hữu, nhất sanh bổ xứ,

Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ,

其數甚多。非是算數所能知之。但可以無量無邊阿僧祇說。

kỳ số thậm đa, phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng vô biên a tăng kỳ thuyết. 

số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

彼佛土中。

Bỉ Phật độ trung

cõi Phật ấy

成就如是功德莊嚴。

thành tựu như thị công đức trang nghiêm, có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy,

甚可愛樂。是故名為極樂世界。

thậm khả ái lạc, thị cố danh vi Cực lạc thế giới. thật đáng ưa thích, nên gọi là thế giới Cực lạc.

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

若諸有情生彼土者。

nhược chư hữu tình sanh bỉ độ giả

các hữu tình sanh về cõi ấy

皆不退轉。

giai bất thối chuyển,

thì đều ở địa vị Không còn thối chuyển:

必不復墮諸險惡趣。邊地下賤。蔑戾車中。常遊諸佛清淨國土。殊勝行願。念念增進。

tất bất phục đọa chư hiểm ác thú biên địa hạ tiện miệt lệ xa trung, thường du thanh tịnh quốc thổ, thù thắng hạnh nguyện, niệm niệm tăng tiến,

chắc chắn không còn sa vào các nẻo đường dữ, các xứ biên địa man dã; thường du hành qua các quốc độ thanh tịnh của chư Phật; hạnh nguyện thù thắng tăng tiến trong từng ý nghĩ;

決定當證阿耨多羅三藐三菩提。

quyết định đương chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

quyết định sẽ chứng được Vô thượng chánh đẳng chánh giác

 

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

彼佛土中。

bỉ Phật độ trung

cõi Phật ấy

成就如是功德莊嚴。甚可愛樂。是故名為極樂世界。

thành tựu như thị công đức trang nghiêm, thậm khả ái lạc, thị cố danh vi Cực lạc thế giới.

có các sự trang hoàng mầu nhiệm, công đức trang nghiêm như vậy, thật đáng ưa thích, nên gọi là thế giới Cực lạc.

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

眾生聞者。

chúng sanh văn giả,

Chúng sanh nào nghe những điều trên đây,

應當發願。

ưng đương phát nguyện,

nên phải phát nguyện

願生彼國。

nguyện sanh bỉ quốc.

cầu sanh về nước đó.

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

若諸有情。聞彼西方無量壽佛清淨佛土。

Nhược chư hữu tình văn bỉ Tây phương Vô Lượng Thọ Phật thanh tịnh Phật độ,

các hữu tình nghe cõi Phật thanh tịnh của đức Phật Vô Lượng Thọ ở phương Tây,

無量功德眾所莊嚴。

vô lượng công đức chúng sở trang nghiêm。

trang nghiêm bằng vô lượng công đức,

皆應發願

giai ưng phát nguyện

hãy nên phát nguyện

生彼佛土。

sanh bỉ Phật độ

sanh về cõi Phật ấy.

所以者何。

Sở dĩ giả hà?

Vì sao?

得與如是諸上善人俱會一處。

Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ.

Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.

所以者何。

Sở dĩ giả hà

Vì sao?

若生彼土。

nhược sanh bỉ độ,

Vì ai sanh cõi ấy

得與如是無量功德眾所莊嚴諸大士等同一集會。

đắc dữ như thị vô lượng công đức chúng sở trang nghiêm, chư đại sĩ đẳng đồng nhất tập hội.

sẽ được cùng chung sống một chỗ với các bậc đại sĩ, trang nghiêm bằng vô lượng công đức như vậy;

受用如是無量功德眾所莊嚴清淨佛土大乘法樂。

thọ dụng như thị vô lượng công đức, chúng sở trang nghiêm thanh tịnh Phật độ, đại thừa pháp lạc,

thọ dụng cõi Phật thanh tịnhpháp lạc đại thừa, trang nghiêm bằng vô lượng công đức như vậy,

常無退轉。

thường vô thối chuyển

vĩnh viễn không thoái chuyển,

無量行願念念增進。

vô lượng hạnh nguyện niệm niệm tăng tiến,

vô lượng hạnh nguyện tăng tiến trong từng ý nghĩ,

速證無上正等菩提故。

tốc chứng vô thượng chánh đẳng bồ đề cố.

mau chứng Vô thượng chánh đẳng bồ đề.

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

不可以少善根福德因緣。

Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên,

Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên

得生彼國。

đắc sanh bỉ quốc. 

mà được sanh về cõi đó.

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

生彼佛土諸有情類。成就無量無邊功德。

sanh bỉ Phật độ chư hữu tình loại, thành tựu vô lượng vô biên công đức,

các hữu tình sanh cõi Phật ấy đã thành tựu vô lượng vô biên công đức

非少善根諸有情類。

Phi thiểu thiện căn chư hữu tình loại

Chẳng phải các hữu tình có chút thiện căn

當得往生無量壽佛極樂世界清淨佛土。

đương đắc vãng sanh Vô lượng thọ Phật Cực lạc thế giới thanh tịnh Phật độ.

sẽ được sanh cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực Lạc của đức Phật Vô Lượng Thọ

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

若有善男子。善女人。

Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân,

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

若有淨信諸善男子或善女人。

Nhược hữu tịnh tín chư thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào có đức tin thanh tịnh,

聞說阿彌陀佛。

văn thuyết A Di Đà Phật,

nghe nói về đức Phật A Di Đà,

得聞如是無量壽佛無量無邊不可思議功德名號。

đắc văn như thị Vô Lượng Thọ Phật vô lượng vô biên bất khả tư nghị công đức danh hiệu,

được nghe danh hiệu công đức vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn của đức Phật Vô Lượng Thọ

極樂世界功德莊嚴。

Cực lạc thế giới công đức trang nghiêm.

thế giới Cực lạc công đức trang nghiêm như vậy,

執持名號。

chấp trì danh hiệu:

rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó,

聞已思惟。

Văn dĩ tư duy

nghe rồi tư duy:

若一日。

nhược nhất nhật,

hoặc trong một ngày,

若二日。

nhược nhị nhật,

hoặc hai ngày,

若三日。

nhược tam nhật,

hoặc ba ngày,

若四日。

nhược tứ nhật,

hoặc bốn ngày,

若五日。

nhược ngũ nhật,

hoặc năm ngày,

若六日。

nhược lục nhật,

hoặc sáu ngày,

 

若七日。

nhược thất nhật,

hoặc bẩy ngày,

一心不亂。

nhất tâm bất loạn.

một lòng không tạp loạn.

若一日夜。

Nhược nhất nhật dạ,

hoặc một ngày đêm,

或二

hoặc nhị

hoặc hai,

或三。

hoặc tam

hoặc ba,

或四

hoặc tứ

hoặc bốn,

或五。

hoặc ngũ

hoặc năm,

或六

hoặc lục

hoặc sáu,

或七。

hoặc thất

hoặc bảy ngày đêm,

繫念不亂。

hệ niệm bất loạn

buộc sự nhớ nghĩ không cho tán loạn,

其人

Kỳ nhân

Thời người đó

臨命終時。

lâm mạng chung thời,

đến lúc lâm chung

是善男子或善女人。

thị thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân

thì thiện nam tử hay thiện nữ nhân đó

臨命終時。

lâm mạng chung thời

lúc sắp chết,

阿彌陀佛。

A Di Đà Phật

đức Phật A Di Đà

與諸聖眾。

dữ chư Thánh chúng,

cùng hàng Thánh Chúng

現在其前。

hiện tại kỳ tiền.

hiện thân ở trước người đó.

無量壽佛

Vô Lượng Thọ Phật

đức Phật Vô Lượng Thọ

與其無量聲聞弟子菩薩眾俱。

dữ kỳ vô lượng thanh văn đệ tử bồ tát chúng câu,

cùng vô lượng thánh chúng đệ tử thanh văn, bồ tát của Ngài,

前後圍繞來住其前。

tiền hậu vi nhiễu lai trụ kỳ tiền,

bao quanh trước sau, đứng trước người ấy,

是人終時。心不顛到。

Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo,

Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo,

慈悲加祐令心不亂。

từ bi gia hữu lệnh tâm bất loạn

từ bi gia hộ, làm cho người ấy tâm không thác loạn,

即得往生阿彌陀佛極樂佛土。

tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ

liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.

既捨命已隨佛眾會。

ký xả mạng dĩ tùy Phật chúng hội

và chết rồi thì theo Ngài và thánh chúng

生無量壽極樂世界清淨佛土。

sanh Vô Lượng Thọ Cực lạc thế giới thanh tịnh Phật độ.

mà sanh cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực Lạc của đức Phật Vô Lượng Thọ.

舍利弗。

Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất!

我見是利。

Ngã kiến thị lợi,

Ta thấy có sự lợi ích ấy

故說此言。

cố thuyết thử ngôn.

nên nói những lời như thế.

若有眾生。

Nhược hữu chúng sanh,

Nếu có chúng sinh nào,

聞是說者。

văn thị thuyết giả,

nghe những lời trên đó,

應當發願。

ưng đương phát nguyện,

nên phải phát nguyện

生彼國土。

sanh bỉ quốc độ.

sanh về cõi nước Cực Lạc.

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

我觀如是利益安樂大事因緣。

ngã quán như thị lợi ích an lạc đại sự nhân duyên,

Như lai thấy lý do trọng đại, lợi ích yên vui như vậy,

說誠諦語。

thuyết thành đế ngữ,

nên nói lời thành thật rằng:

若有淨信諸善男子或善女人。

nhược hữu tịnh tín chư thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân,

“Các thiện nam tử hay thiện nữ nhânđức tin thanh tịnh,

得聞如是無量壽佛不可思議功德名號。極樂世界淨佛土者。

đắc văn như thị Vô Lượng Thọ Phật bất khả tư nghị công đức danh hiệu, Cực lạc thế giới, tịnh Phật độ giả,

được nghe danh hiệu công đức vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn của đức Phật Vô Lượng Thọcõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc,

一切皆應信受發願。

nhất thiết giai ứng tín thọ phát nguyện,

thì hết thảy nên tin tưởng, tiếp nhận, phát nguyện,

如說修行

như thuyết tu hành

tu hành đúng như kinh này dạy,

生彼佛土。

sanh bỉ Phật độ.

nguyện sanh cõi Phật ấy.”

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

如我今者。

Như ngã kim giả,

Như Ta hôm nay

讚歎阿彌陀佛。

tán thán A Di Đà Phật

ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn

不可思議功德之利。

bất khả tư nghì công đức chi lợi.

của đức Phật A Di Đà,

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如我今者

Như ngã kim giả

như hiện thời Như lai

稱揚讚歎無量壽佛

xưng dương tán thán Vô Lượng Thọ Phật

xưng dương tán thán công đức Phật độ vô lượng vô biên,

無量無邊不可思議佛土功德。

vô lượng vô biên bất khả tư nghị Phật độ công đức.

không thể nghĩ bàn của đức Phật Vô Lượng Thọ;

東方

Đông phương

phương Đông

亦有阿鞞佛。

diệc hữu A Súc Bệ Phật,

cũng có đức A Súc Bệ Phật,

須彌相佛。

Tu Di Tướng Phật,

Tu Di Tướng Phật,

大須彌佛。

Đại Tu Di Phật,

Đại Tu Di Phật,

須彌光佛。

Tu Di Quang Phật,

Tu Di Quang Phật,

妙音佛。

Diệu Âm Phật,

Diệu Âm Phật;

如是等恒河沙數諸佛。

như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật,

hằng hà sa số những đức Phật như thế

各於其國。

các ư kỳ quốc,

đều ở tại nước mình,

出廣長舌相。

xuất quảng trường thiệt tướng

hiện ra tướng lưỡi rộng dài

遍覆三千大千世界。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới,

trùm khắp cõi Tam thiên Đại thiên

說誠實言。

thuyết thành thật ngôn:

mà nói lời thành thật rằng:

汝等眾生。

Nhữ đẳng chúng sanh

 "Chúng sanh các ngươi

當信是稱讚不可思議功德

đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức

phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức

一切諸佛所護念經。

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm này".

如是東方。

Như thị Đông phương,

như vậy ở phương Đông,

亦有現在不動如來。

diệc hữu hiện tại Bất Động Như Lai,

hiện tại cũng có đức Như lai Bất Động,

山幢如來。

Sơn Tràng Như Lai,

đức Như lai Sơn Tràng,

大山如來。

Đại Sơn Như Lai,

đức Như lai Đại Sơn,

山光如來。

Sơn Quang Như Lai,

đức Như lai Sơn Quang,

妙幢如來。

Diệu Tràng Như Lai,

đức Như lai Diệu Tràng,

如是等佛。如殑伽沙。

Như thị đẳng Phật, như căng dà sa

căng già sa số các đức Như lai đại loại như vậy,

住在東方自佛淨土。

trụ tại Đông phương tự Phật tịnh độ

trú ở phương Đông, nơi tịnh độ của mình,

各各示現廣長舌相。

các các thị hiện quảng trường thiệt tướng

mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài,

遍覆三千大千世界。周匝圍繞。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới, châu táp vi nhiễu

trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao quanh khắp cả,

說誠諦言。

thuyết thành đế ngôn:

nói lời thành thật như vầy:

汝等有情。

Nhữ đẳng hữu tình

“Hữu tình các người

皆應信受如是稱讚不可思議佛土功德。

giai ưng tín thọ như thị Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức,

đều nên tin nhận Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn,

一切諸佛攝受法門。

nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

南方世界。

Nam phương thế giới

Thế giới phương Nam

有日月燈佛。

hữu Nhật Nguyệt Đăng Phật,

có đức Nhật Nguyệt Đăng Phật,

名聞光佛。

Danh Văn Quang Phật,

Danh Văn Quang Phật,

大燄肩佛。

Đại Diệm Kiên Phật,

Đại Diệm Kiên Phật,

須彌燈佛。

Tu Di Đăng Phật,

Tu Di Đăng Phật,

無量精進佛。

Vô Lượng Tinh Tấn Phật

Vô Lượng Tinh Tấn Phật;

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如是南方

Như thị Nam phương

như vậy ở phương Nam,

亦有現在日月光如來。

diệc hữu hiện tại Nhật Nguyệt Quang Như Lai,

hiện tại cũng có đức Như lai Nhật Nguyệt Quang,

名稱光如來。

Danh Xưng Quang Như Lai,

đức Như lai Danh Xưng Quang,

大光蘊如來。

Đại Quang Uẩn Như Lai,

đức Như lai Đại Quang Uẩn,

迷盧光如來。

Mê Lô Quang Như Lai,

đức Như lai Mê Lô Quang,

無邊精進如來。

Vô Biên Tinh Tiến Như Lai,

đức Như lai Vô Biên Tinh Tiến,

如是等恒河沙數諸佛。

như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật,

Hằng hà sa số những đức Phật như thế,

各於其國。

các ư kỳ quốc,

đều tại nước mình,

出廣長舌相。

xuất quảng trường thiệt tướng,

hiện ra tướng lưỡi rộng dài

遍覆三千大千世界。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới,

trùm khắp cõi tam thiên đại thiên

說誠實言。

thuyết thành thật ngôn:

mà nói lời thành thật rằng:

如是等佛。如殑伽沙。

Như thị đẳng Phật, như căng dà sa

căng già sa số các đức Như lai đại loại như vậy,

住在南方自佛淨土。

trụ tại Nam phương tự Phật tịnh độ

trú ở phương Nam, nơi tịnh độ của mình,

各各示現廣長舌相。

các các thị hiện quảng trường thiệt tướng

mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài,

遍覆三千大千世界。周匝圍繞。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới, châu táp vi nhiễu, trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao quanh khắp cả,

說誠諦言。

thuyết thành đế ngôn:

nói lời thành thật như vầy:

汝等眾生。

Nhữ đẳng chúng sanh

"Chúng sanh các ngươi

當信是稱讚不可思議功德

đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức

phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức

一切諸佛所護念經。

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh .

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm này".

汝等有情。

Nhữ đẳng hữu tình

“Hữu tình các người

皆應信受如是稱讚不可思議佛土功德。

giai ưng tín thọ như thị Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức,

đều nên tin nhận Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn,

一切諸佛攝受法門。

nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

西方世界。

Tây phương thế giới

Thế giới phương Tây,

有無量壽佛。

hữu Vô Lượng Thọ Phật,

có đức Vô Lượng Thọ Phật,

無量相佛。

Vô Lượng Tướng Phật,

Vô Lượng Tướng Phật

無量幢佛。

Vô Lượng Tràng Phật,

Vô Lượng Tràng Phật,

大光佛。

Đại Quang Phật,

Đại Quang Phật,

大明佛。

Đại Minh Phật,

Đại Minh Phật,

寶相佛。

Bảo Tướng Phật,

Bảo Tướng Phật,

淨光佛。

Tịnh Quang Phật,

Tịnh Quang Phật

如是等恒河沙數諸佛。

như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật,

Hằng hà sa số những đức Phật như thế,

各於其國。

các ư kỳ quốc,

đều tại nước mình,

出廣長舌相。

xuất quảng trường thiệt tướng,

hiện ra tướng lưỡi rộng dài

遍覆三千大千世界。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới,

trùm khắp cõi tam thiên đại thiên

說誠實言。

thuyết thành thật ngôn:

mà nói lời thành thật rằng:

汝等眾生。

Nhữ đẳng chúng sanh

"Chúng sanh các ngươi

當信是稱讚不可思議功德

đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức

phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức

一切諸佛所護念經。

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh.

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如是西方

Như thị Tây phương

như vậy ở phương Tây,

亦有現在無量壽如來。

diệc hữu hiện tại Vô Lượng Thọ Như Lai,

hiện tại cũng có đức Như lai Vô Lượng Thọ,

無量蘊如來。

Vô Lượng Uẩn Như Lai,

đức Như lai Vô Lượng Uẩn,

無量光如來。

Vô Lượng Quang Như Lai,

đức Như lai Vô Lượng Quang,

無量幢如來。

Vô Lượng Tràng Như Lai,

đức Như lai Vô Lượng Tràng,

大自在如來。

Đại Tự Tại Như Lai,

đức Như lai Đại Tự Tại,

大光如來。

Đại Quang Như Lai,

đức Như lai Đại Quang,

光焰如來。

Quang Diệm Như Lai,

đức Như lai Quang Diệm,

大寶幢如來。

Đại Bảo Tràng Như Lai,

đức Như lai Đại Bảo Tràng,

放光如來。

Phóng Quang Như Lai,

đức Như lai Phóng Quang,

如是等佛。如殑伽沙。

như thị đẳng Phật như căng dà sa

căng già sa số các đức Như lai đại loại như vậy,

住在西方。自佛淨土各各

trụ tại Tây phương, tự Phật tịnh độ các các

trú ở phương Tây, nơi tịnh độ của mình,

示現廣長舌相。

thị hiện quảng trường thiệt tướng

mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài,

遍覆三千大千世界。周匝圍繞。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới, châu táp vi nhiễu, trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao quanh khắp cả,

說誠諦言。

thuyết thành đế ngôn:

nói lời thành thật như vầy:

汝等有情。

Nhữ đẳng hữu tình

“Hữu tình các người

皆應信受如是稱讚不可思議佛土功德。

giai ưng tín thọ như thị Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức,

đều nên tin nhận Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn,

一切諸佛攝受法門。

nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

北方世界。

Bắc phương thế giới

Thế giới phương Bắc,

有燄肩佛。

hữu Diệm Kiên Phật,

có đức Diệm Kiên Phật,

最勝音佛。

Tối Thắng Âm Phật,

Tối Thắng Âm Phật,

難沮佛。

Nan Trở Phật,

Nan Trở Phật,

日生佛。

Nhựt Sanh Phật,

Nhựt Sanh Phật,

網明佛。

Võng Minh Phật,

Võng Minh Phật

如是等恒河沙數諸佛。

như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật,

Hằng hà sa số những đức Phật như thế,

各於其國。

các ư kỳ quốc,

đều tại nước mình,

出廣長舌相。

xuất quảng trường thiệt tướng,

hiện ra tướng lưỡi rộng dài

遍覆三千大千世界。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới,

trùm khắp cõi tam thiên đại thiên

說誠實言。

thuyết thành thật ngôn:

mà nói lời thành thật rằng:

汝等眾生。

Nhữ đẳng chúng sanh

"Chúng sanh các ngươi

當信是稱讚不可思議功德

đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức

phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức

一切諸佛所護念經。

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh.

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm này".

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如是北方

như thị Bắc phương

như vậy ở phương Bắc,

亦有現在無量光嚴通達覺慧如來。

diệc hữu hiện tại Vô Lượng Quang Nghiêm Thông Đạt Giác Tuệ Như Lai,

hiện tại cũng có đức Như lai Vô Lượng Nghiêm Thông Đạt Giác Tuệ,

無量天鼓震大妙音如來。

Vô lượng Thiên Cổ Chấn Đại Diệu Âm Như Lai,

đức Như lai Vô Lượng Thiên Cổ Chấn Đại Diệu Âm,

大蘊如來。

Đại Uẩn Như Lai,

đức Như lai Đại Uẩn,

光網如來。

Quang Võng Như Lai,

đức Như lai Quang Võng,

娑羅帝王如來。

Sa La Đế Vương Như Lai,

đức Như lai Sa La Đế Vương,

如是等佛。如殑伽沙。

Như thị đẳng Phật như căng dà sa

căng già sa số các đức Như lai đại loại như vậy,

住在北方自佛淨土。

trú tại Bắc phương tự Phật tịnh độ

trú ở phương Bắc, nơi tịnh độ của mình,

各各示現廣長舌相。

các các thị hiện quảng trường thiệt tướng

mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài,

遍覆三千大千世界。周匝圍繞。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới, châu táp vi nhiễu, trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao quanh khắp cả,

說誠諦言。

thuyết thành đế ngôn:

nói lời thành thật như vầy:

汝等有情。

Nhữ đẳng hữu tình

“Hữu tình các người

皆應信受如是稱讚不可思議佛土功德。

giai ưng tín thọ như thị Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức,

đều nên tin nhận Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn,

一切諸佛攝受法門。

nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

下方世界。

Hạ phương thế giới

Thế giới phương dưới,

有師子佛。

hữu Sư Tử Phật,

có đức Sư Tử Phật,

名聞佛。

Danh Văn Phật,

Danh Văn Phật,

名光佛。

Danh Quang Phật,

Danh Quang Phật,

達摩佛。

Đạt Ma Phật,

Đạt Mạ Phật,

法幢佛。

Pháp Tràng Phật,

Pháp Tràng Phật,

持法佛。

Trì Pháp Phật,

Trì Pháp Phật,

如是等恒河沙數諸佛。

như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật,

Hằng hà sa số những đức Phật như thế,

各於其國。

các ư kỳ quốc,

đều tại nước mình,

出廣長舌相。

xuất quảng trường thiệt tướng,

hiện ra tướng lưỡi rộng dài

遍覆三千大千世界。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới,

trùm khắp cõi tam thiên đại thiên

說誠實言。

thuyết thành thật ngôn:

mà nói lời thành thật rằng:

汝等眾生。

Nhữ đẳng chúng sanh

"Chúng sanh các ngươi

當信是稱讚不可思議功德

đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức

phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức

一切諸佛所護念經。

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh.

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如是下方

như thị hạ phương

như vậy ở phương dưới,

亦有現在示現一切妙法正理常放火王勝德光明如來。

diệc hữu hiện tại Thị Hiện Nhất Thiết Diệu Pháp Chánh Lý Thường Phóng Hỏa Vương Thắng Đức Quang Minh Như Lai,

hiện tại cũng có đức Như lai Thị Hiện Nhất Thiết Diệu Pháp Chánh Lý Thường Phóng Hỏa Vương Thắng Đức Quang Minh,

師子如來。

Sư Tử Như Lai,

đức Như lai Sư Tử,

名稱如來。

Danh Xưng Như Lai,

đức Như lai Danh Xưng,

譽光如來。

Dự Quang Như Lai,

đức Như lai Dự Quang,

正法如來。

Chánh Pháp Như Lai,

đức Như lai Chánh Pháp,

妙法如來。

Diệu Pháp Như Lai,

đức Như lai Diệu Pháp,

法幢如來。

Pháp Tràng Như Lai,

đức Như lai Pháp Tràng,

功德友如來。

Công Đức Hữu Như Lai,

đức Như lai Công Đức Hữu,

功德號如來。

Công Đức Hiệu Như Lai,

đức Như lai Công Đức Hiệu,

如是等佛。如殑伽沙。

Như thị đẳng Phật, như căng dà sa

căng già sa số các đức Như lai đại loại như vậy,

住在下方自佛淨土。

trú tại hạ phương tự Phật tịnh độ

trú ở phương dưới, nơi tịnh độ của mình,

各各示現廣長舌相。

các các thị hiện quảng trường thiệt tướng

mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài,

遍覆三千大千世界。周匝圍繞。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới, châu táp vi nhiễu, trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao quanh khắp cả,

說誠諦言。

thuyết thành đế ngôn:

nói lời thành thật như vầy:

汝等有情。

Nhữ đẳng hữu tình

“Hữu tình các người

皆應信受如是稱讚不可思議佛土功德。

giai ưng tín thọ như thị Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức,

đều nên tin nhận Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn,

一切諸佛攝受法門。

nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

上方世界。

Thượng phương thế giới

Thế giới phương trên,

有梵音佛。

hữu Phạm Âm Phật,

có đức Phạm Âm Phật,

宿王佛。

Tú Vương Phật,

Tú Vương Phật,

香上佛。

Hương Thượng Phật,

Hương Thượng Phật,

香光佛。

Hương Quang Phật,

Hương Quang Phật,

大燄肩佛。

Đại Diệm Kiên Phật,

Đại Diệm Kiên Phật,

雜色寶華嚴身佛。

Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật,

Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật,

娑羅樹王佛。

Ta La Thọ Vương Phật,

Ta La Thọ Vương Phật,

寶華德佛。

Bảo Hoa Đức Phật,

Bảo Hoa Đức Phật,

見一切義佛。

Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật,

Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật,

如須彌山佛。

Như Tu Di Sơn Phật,

Như Tu Di Sơn Phật

如是等恒河沙數諸佛。

như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật,

Hằng hà sa số những đức Phật như thế,

各於其國。

các ư kỳ quốc,

đều tại nước mình,

出廣長舌相。

xuất quảng trường thiệt tướng,

hiện ra tướng lưỡi rộng dài

遍覆三千大千世界。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới,

trùm khắp cõi tam thiên đại thiên

說誠實言。

thuyết thành thật ngôn:

mà nói lời thành thật rằng:

汝等眾生。

Nhữ đẳng chúng sanh

"Chúng sanh các ngươi

當信是稱讚不可思議功德

đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức

phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức

一切諸佛所護念經。

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh

Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如是上方。

như thị thượng phương

như vậy ở phương trên,

亦有現在梵音如來。

diệc hữu hiện tại Phạm Âm Như Lai,

hiện tại cũng có đức Như lai Phạm Âm,

宿王如來。

Tú Vương Như Lai,

đức Như lai Tú Vương,

香光如來。

Hương Quang Như Lai,

đức Như lai Hương Quang,

如紅蓮華勝德如來。

Như Hồng Liên Hoa Thắng Đức Như Lai,

đức Như lai Như Hồng Liên Hoa Thắng Đức,

示現一切義利如來。

Thị Hiện Nhất Thiết Nghĩa Lợi Như Lai

đức Như lai Thị Hiện Nhất Thiết Nghĩa Lợi,

如是等佛。如殑伽沙。

Như thị đẳng Phật, như căng dà sa

căng già sa số các đức Như lai đại loại như vậy,

住在上方自佛淨土。

trú tại thượng phương tự Phật tịnh độ

trú ở phương trên, nơi tịnh độ của mình,

各各示現廣長舌相。

các các thị hiện quảng trường thiệt tướng

mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài,

遍覆三千大千世界。周匝圍繞。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới, châu táp vi nhiễu, trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao quanh khắp cả,

說誠諦言。

thuyết thành đế ngôn:

nói lời thành thật như vầy:

汝等有情。

Nhữ đẳng hữu tình

“Hữu tình các người

皆應信受如是稱讚不可思議佛土功德。

giai ưng tín thọ như thị Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức,

đều nên tin nhận Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn,

一切諸佛攝受法門。

nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

 

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如是東南方。

như thị Đông Nam phương

như vậy ở phương Đông Nam,

亦有現在最上廣大雲雷音王如來。

diệc hữu hiện tại Tối Thượng Quảng Đại Vân Lôi Âm Vương Như Lai

hiện tại cũng có đức Như lai Tối Thượng Quảng Đại Vân Lôi Âm Vương,

如是等佛。如殑伽沙。

như thị đẳng Phật, như căng dà sa,

căng già sa số các đức Như lai đại loại như vậy,

住東南方自佛淨土。

trú Đông Nam phương tự Phật tịnh độ,

trú ở phương Đông Nam, nơi tịnh độ của mình,

各各示現廣長舌相。

các các thị hiện quảng trường thiệt tướng

mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài,

遍覆三千大千世界。周匝圍繞。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới, châu táp vi nhiễu, trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao quanh khắp cả,

說誠諦言。

thuyết thành đế ngôn:

nói lời thành thật như vầy:

汝等有情。

Nhữ đẳng hữu tình

“Hữu tình các người

皆應信受如是稱讚不可思議佛土功德。

giai ưng tín thọ như thị Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức,

đều nên tin nhận Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn,

一切諸佛攝受法門。

nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

 

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如是西南方。

như thị Tây Nam phương,

như vậy ở phương Tây Nam,

亦有現在最上日光名稱功德如來。

diệc hữu hiện tại Tối Thượng Nhật Quang Danh Xưng Công Đức Như Lai,

hiện tại cũng có đức Như lai Tối Thượng Nhật Quang Danh Xưng Công Đức,

如是等佛。如殑伽沙。

như thị đẳng Phật, như căng dà sa,

căng già sa số các đức Như lai đại loại như vậy,

住西南方自佛淨土。

trú Tây Nam phương tự Phật tịnh độ,

trú ở phương Tây Nam, nơi tịnh độ của mình,

各各示現廣長舌相。

các các thị hiện quảng trường thiệt tướng

mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài,

遍覆三千大千世界。周匝圍繞。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới, châu táp vi nhiễu, trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao quanh khắp cả,

說誠諦言。

thuyết thành đế ngôn:

nói lời thành thật như vầy:

汝等有情。

Nhữ đẳng hữu tình

“Hữu tình các người

皆應信受如是稱讚不可思議佛土功德。

giai ưng tín thọ như thị Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức,

đều nên tin nhận Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn,

一切諸佛攝受法門。

nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

 

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如是西北方。

như thị Tây Bắc phương

như vậy ở phương Tây Bắc,

亦有現在無量功德火王光明如來。

diệc hữu hiện tại Vô Lượng Công Đức Hỏa Vương Quang Minh Như Lai

hiện tại cũng có đức Như lai Vô Lượng Công Đức Hỏa Vương Quang Minh,

如是等佛。如殑伽沙。

như thị đẳng Phật như căng dà sa

căng già sa số các đức Như lai đại loại như vậy,

住西北方自佛淨土。

trú Tây Bắc phương tự Phật tịnh độ,

trú ở phương Tây Bắc, nơi tịnh độ của mình,

各各示現廣長舌相。

các các thị hiện quảng trường thiệt tướng

mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài,

遍覆三千大千世界。周匝圍繞。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới, châu táp vi nhiễu, trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao quanh khắp cả,

說誠諦言。

thuyết thành đế ngôn:

nói lời thành thật như vầy:

汝等有情。

Nhữ đẳng hữu tình

“Hữu tình các người

皆應信受如是稱讚不可思議佛土功德。

giai ưng tín thọ như thị Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức,

đều nên tin nhận Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn,

一切諸佛攝受法門。

nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

 

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如是東北方。

như thị Đông Bắc phương

như vậy ở phương Đông Bắc,

亦有現在無數百千俱胝廣慧如來。

diệc hữu hiện tại vô sổ bách thiên câu chi Quảng Tuệ Như Lai,

hiện tại cũng có vô số trăm ngàn câu chi đức Như lai Quảng Tuệ

如是等佛。如殑伽沙。

như thị đẳng Phật như căng dà sa,

căng già sa số các đức Như lai đại loại như vậy,

住東北方自佛淨土。

trú Đông Bắc phương tự Phật tịnh độ,

trú ở phương Đông Bắc, nơi tịnh độ của mình,

各各示現廣長舌相。

các các thị hiện quảng trường thiệt tướng

mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài,

遍覆三千大千世界。周匝圍繞。

biến phú tam thiên đại thiên thế giới, châu táp vi nhiễu, trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao quanh khắp cả,

說誠諦言。

thuyết thành đế ngôn:

nói lời thành thật như vầy:

汝等有情。

Nhữ đẳng hữu tình

“Hữu tình các người

皆應信受如是稱讚不可思議佛土功德。

giai ưng tín thọ như thị Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức,

đều nên tin nhận Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn,

一切諸佛攝受法門。

nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

於汝意云何。

Ư nhữ ý vân hà,

Nơi ý của ông nghĩ thế nào,

何故名為一切諸佛所護念經。

hà cố danh vi: Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh

vì sao tên là Kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

何緣此經。

Hà duyên thử kinh

lý do gì kinh này

名為稱讚不可思議佛土功德。一切諸佛攝受法門。

Danh vi Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức nhất thiết chư Phật nhiếp thọ pháp môn.

tên là “Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn, hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho”?

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

若有善男子。善女人。

Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân,

Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào

聞是經受持者。

văn thị kinh thọ trì giả,

nghe kinh này mà thọ trì đó,

及聞諸佛名者。

cập văn chư Phật danh giả,

và nghe danh hiệu của đức Phật,

舍利子。

Xá lợi tử,

Này Xá lợi tử,

由此經中。

do thử kinh trung,

vì trong kinh này

稱揚讚歎無量壽佛極樂世界不可思議佛土功德。及十方面諸佛世尊。為欲方便利益安樂諸有情故。各住本土。現大神變。說誠諦言。勸諸有情信受此法。是故此經。名為稱讚不可思議佛土功德。一切諸佛攝受法門。

xưng dương tán thán Vô Lượng Thọ Phật Cực lạc thế giới bất khả tư nghị Phật độ công đức cập thập phương diện chư Phật Thế tôn, vị dục phương tiện lợi ích an lạc chư hữu tình cố, các trụ bổn độ,hiện đại thần biến, thuyết thành đế ngôn, khuyến chư hữu tình tín thọ thử pháp, thị cố thử kinh, danh vi Xưng tán bất khả tư nghị Phật độ công đức nhất thiết nhiếp thọ pháp môn.

xưng dương tán thán công đức Phật độ vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn là thế giới Cực lạc của đức Phật Vô Lượng Thọ, và lại được mười phương chư Phật Thế tôn vì nuốn phương tiện cho các hữu tình được lợi ích yên vui, nên mỗi vị đều ở nơi quốc độ của mình, thị hiện đại thần biến, nói lời thành thật, khuyên các hữu tình tin nhận pháp môn này, vì vậy mà kinh này tên là “Pháp môn tán dương công đức Phật độ không thể nghĩ bàn, hết thảy chư Phật đều nhiếp thọ cho.”

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

若善男子或善女人。

nhược thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân,

thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào

或已得聞。或當得聞。或今得聞。聞是經已深生信解。生信解已。

hoặc dĩ đắc văn, hoặc đương đắc văn, hoặc kim đắc văn, văn thị kinh dĩ thâm sanh tín giải, sanh tín giải

hoặc đã nghe, hoặc sẽ nghe, hoặc đang nghe, nghe kinh này rồi tin hiểu sâu xa, tin hiểu rồi thì

是諸善男子。善女人。

thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhân,

thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy

皆為一切諸佛之所護念。

giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm,

đều được tất cả các đức Phật hộ niệm,

皆得不退轉於阿耨多羅三藐三菩提。

giai đắc bất thối chuyển, ư a nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề

đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

必為如是住十方面。十殑伽沙諸佛世尊之所攝受。

tất vi như thị trú thập phương diện thập căng dà sa Thế tôn chi sở nhiếp thọ,

chắc chắn được mười căng già sa chư Phật Thế Tôn trú trong mười phương nhiếp thọ cho,

如說行者。

như thuyết hành giả,

tu hành đúng như kinh này dạy,

一切定於阿耨多羅三藐三菩提。得不退轉。

nhất thiết định ư a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đắc bất thối chuyển

nên ai cũng quyết chắc được sự không thoái chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác,

一切定生無量壽佛極樂世界清淨佛土。

nhất thiết định sanh Vô Lượng Thọ Phật Cực lạc thế giới thanh tịnh Phật độ.

ai cũng quyết chắc sanh cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực Lạc của đức Phật Vô Lượng Thọ.

是故舍利弗。

Thị cố, Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất! Cho nên

汝等

Nhữ đẳng

các ông

皆當信受我語。及諸佛所說。

giai đương, tín thọ ngã ngữ cập chư Phật sở thuyết. 

đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.

是故舍利子。

Thị cố Xá lợi tử,

Thế nên, này Xá lợi tử,

汝等有情。

nhữ đẳng hữu tình,

hết thảy hữu tình các người

一切皆應信受領解。我及十方佛世尊語。

nhất thiết giai ứng tín thọ lĩnh giải ngã cập thập phương Phật Thế Tôn ngữ,

đều nên tin tưởng, tiếp nhận và lý giải lời nói của Như lai và của mười phương chư Phật Thế tôn,

當勤精進如說修行。勿生疑慮。

đương cần tinh tiến như thuyết tu hành, vật sanh nghi lự. phải nỗ lực tinh tiếntu hành đúng như kinh này dạy, chớ sanh hoài nghi, lo ngại.

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

若有人

Nhược hữu nhân,

Nếu có người

已發願。

phát nguyện,

đã phát nguyện,

今發願。

kim phát nguyện,

hiện nay phát nguyện,

當發願。

đương phát nguyện,

sẽ phát nguyện

欲生阿彌陀佛國者。

dục sanh A Di Đà Phật quốc giả,

muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà,

是諸人等。

thị chư nhân đẳng,

thời những người ấy

皆得不退轉於阿耨多羅三藐三菩提。

giai đắc bất thối chuyển ư a nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề, đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác;

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

若善男子或善女人。

nhược thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân,

thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào

於無量壽極樂世界清淨佛土功德莊嚴。若已發願。

ư Vô Lượng Thọ Cực lạc thế giới thanh tịnh Phật độ, công đức trang nghiêm, nhược dĩ phát nguyện,

đối với công đức trang nghiêm của cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc của đức Phật Vô Lượng Thọ, hoặc đã phát nguyện,

若當發願。

nhược đương phát nguyện,

hoặc sẽ phát nguyện,

若今發願。

nhược kim phát nguyện,

hoặc đang phát nguyện (nguyện sanh cõi Phật ấy),

必為如是住十方面十殑伽沙諸佛世尊之所攝受。如說行者。

tất vi như thị trú thập phương diện thập căng dà sa Thế tôn chi sở nhiếp thọ, như thuyết hành giả,

thì chắc chắn được mười căng già sa chư Phật Thế tôn trú trong mười phương nhiếp thọ cho, tu hành đúng như kinh này dạy,

一切定於阿耨多羅三藐三菩提。得不退轉。

nhất thiết định ư a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đắc bất thối chuyển

nên ai cũng quyết chắc được sự không thoái chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác,

於彼國土。若已生。若今生。若當生。

ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh. 

nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.

是故舍利弗。

Thị cố Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất! Cho nên

諸善男子。善女人。

Chư thiện nam tử, thiện nữ nhân,

các thiện nam tử thiện nữ nhân

若有信者。

nhược hữu tín giả,

nếu người nào có lòng tin

應當發願。生彼國土。

ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ

thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

一切定生無量壽佛極樂世界清淨佛土。

nhất thiết định sanh Vô Lượng Thọ Phật Cực lạc thế giới thanh tịnh Phật độ.

ai cũng quyết chắc sanh cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực Lạc của đức Phật Vô Lượng Thọ.

是故舍利子。

Thị cố Xá lợi tử

Thế nên, này Xá lợi tử,

若有淨信諸善男子或善女人。

nhược hữu tịnh tín chư thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân,

thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào có lòng tin thanh tịnh,

一切皆應於無量壽極樂世界清淨佛土。

Nhất thiết giai ưng ư Vô Lượng Thọ Cực lạc thế giới thanh tịnh Phật độ,

hết thảy đều nên đối với cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc của đức Phật Vô Lượng Thọ,

深心信解。

thâm tâm tín giải,

có sự tin hiểu sâu xa,

發願往生。

phát nguyện vãng sanh,

thì hãy phát nguyện vãng sanh,

勿行放逸。

vật hành phóng dật.

đừng sống phóng dật.

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

如我今者。

Như ngã kim giả,

Như Ta hôm nay

稱讚諸佛不可思議功德。

xưng tán chư Phật bất khả tư nghì công đức,

ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật,

彼諸佛等。

bỉ chư Phật đẳng,

các đức Phật đó

亦讚諸我不可思議功德。

diệc xưng tán ngã bất khả tư nghì công đức

cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

如我今者。

như ngã kim giả

như nay đây Như lai

稱揚讚歎無量壽佛極樂世界不可思議佛土功德。

xưng dương tán thán Vô Lượng Thọ Phật Cực lạc thế giới bất khả tư nghị Phật độ công đức,

tán dương công đức không thể nghĩ bàn của cõi Phật thanh tịnhthế giới Cực lạc của đức Phật Vô Lượng Thọ,

彼十方面諸佛世尊。

bỉ thập phương diện Thế tôn,

chư Phật Thế Tônmười phương

亦稱讚我不可思議無邊功德。

diệc xưng tán ngã bất khả tư nghị vô biên công đức,

cũng tán dương công đức vô biên, không thể nghĩ bàn của Như lai,

而作是言。

nhi tác thị ngôn:

mà nói lời nầy:

釋迦牟尼佛。

Thích Ca Mâu Ni Phật

"Đức Thích Ca Mâu Ni Phật

能為甚難希有之事。

năng vi thậm nan, hy hữu chi sự,

hay làm được việc rất khó khăn hi hữu,

皆作是言。

giai tác thị ngôn

đều nói như vầy:

甚奇希有。

thậm kì hi hữu

“Rất kỳ lạ hiếm có,

釋迦寂靜。釋迦法王。如來。應正等覺。明行圓滿。善逝。世間解。無上丈夫。調御士。天人師。佛。世尊。

Thích Ca Tịch Tĩnh, Thích Ca Pháp Vương, Như Lai, Ứng chánh đẳng giác, Minh hành viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng trượng phu, Điều ngự sĩ, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.

đức Thích Ca Tịch Tĩnh, Thích Ca Pháp Vương, Như lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, Minh hạnh viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng trượng phu, Điều ngự sĩ, Thiên nhân sư, Phật: Thế Tôn,

能於娑婆國土。

năng ư Ta Bà quốc độ,

có thể ở trong cõi Ta Bà

五濁惡世。

ngũ trược ác thế:

đời ác năm món trược:

劫濁。

kiếp trược,

kiếp trược,

見濁。

kiến trược,

kiến trược,

煩惱濁。

phiền não trược,

phiền não trược,

眾生濁。

chúng sanh trược,

chúng sanh trược,

命濁中。

mạng trược trung,

mạng trược,

得阿耨多羅三藐三菩提。

đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề,

mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác,

為諸眾生。

vị chư chúng sanh

Ngài vì các chúng sanh

說是一切世間難信之法。

thuyết thị nhất thiết thế giới nan tín chi pháp

nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này".

舍利弗。

Xá Lợi Phất,

Xá Lợi Phất!

當知我於五濁惡世。

Đương tri ngã, ư ngũ trược ác thế,

Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược

行此難事。

hành thử nan sự,

thật hành việc khó này:

得阿耨多羅三藐三菩提。

đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề,

đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác

為一切

vị nhất thiết

và vì tất cả

世間說此難信之法。

thế giới thuyết thử, nan tín chi pháp,

 thế gian nói kinh pháp khó tin này,

是為甚難。

thị vi thậm nan.

đó là rất khó!

佛說此經已。

Phật thuyết thử kinh dĩ,

Đức Phật nói kinh này rồi,

舍利弗。

Xá Lợi Phất

ngài Xá-Lợi-Phất

及諸比丘。

cập chư Tỳ Kheo,

cùng các vị Tỳ kheo,

一切世間天人阿修羅等。

nhất thiết thế gian: Thiên, Nhân, A Tu La đẳng,

tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v.v…

聞佛所說。

văn Phật sở thuyết,

nghe lời của đức Phật dạy,

歡喜信受。

hoan hỷ tín thọ,

đều vui mừng tin nhận

作禮而去。

tác lễ nhi khứ. 

đảnh lễ mà lui ra.

 乃能於是堪忍世界。

nãi năng ư thị Kham nhẫn thế giới,

có thể ở trong thế giới Kham nhẫn này,

五濁惡時。

ngũ trược ác thời,

vào thời kỳ dữ dội đầy cả năm thứ vẩn đục,

所謂劫濁。

sở vị kiếp trược,

đó là: kiếp trược,

諸有情濁。

chư hữu tình trược,

hữu tình trược,

諸煩惱濁。

chư phiền não trược,

phiền não trược,

見濁。

kiến trược,

kiến trược

命濁。

mạng trược,

mạng trược,

於中證得阿耨多羅三藐三菩提。

ư trung chứng đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề,

lại chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác,

為欲方便利益安樂諸有情故。

vị dục phương tiện lợi ích an lạc chư hữu tình cố

và vì muốn phương tiện cho các hữu tình được lợi ích yên vui,

說是世間極難信法。

thuyết thị thế gian cực nan tín pháp.

nên nói pháp môn mà tất cả thế gian rất khó tin.”

是故舍利子。

Thị cố Xá lợi tử,

Thế nên, này Xá lợi tử,

當知我今於此雜染堪忍世界五濁惡時。

đương tri ngã kim ư thử táp nhiễm Kham nhẫn thế giới ngũ trược ác thời

các người nên biết Như lai ở trong thời kỳ dữ dội đầy cả năm thứ vẩn đục của thế giới Kham nhẫn tạp nhiễm này,

證得阿耨多羅三藐三菩提。

chứng đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề,

lại chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác,

為欲方便利益安樂諸有情故。

vị dục phương tiện lợi ích an lạc chư hữu tình cố,

và vì muốn phương tiện cho các hữu tình được lợi ích yên vui,

說是世間極難信法。

thuyết thị thế gian cực nan tín pháp,

nên nói pháp môn mà tất cả thế gian rất khó tin này,

甚為希有不可思議。

thậm vi hi hữu bất khả tư nghị.

thì đó là việc rất hiếm có, không thể nghĩ bàn.

又舍利子。

Hựu Xá lợi tử,

Này nữa Xá lợi tử,

於此雜染堪忍世界五濁惡時。

ư thử táp nhiễm Kham nhẫn thế giới ngũ trược ác thời, trong thời kỳ dữ dội đầy cả năm thứ vẩn đục của thế giới Kham nhẫn tạp nhiễm này,

若有淨信諸善男子或善女人。

nhược hữu tịnh tín chư thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào có lòng tin thanh tịnh,

聞說如是一切世間極難信法。

văn thuyết như thị nhất thiết thế gian cực nan tín pháp, nghe nói về pháp môn tất cả thế gian rất khó tin này,

能生信解。

năng sanh tín giải,

mà có sự tin hiểu,

受持演說。

thọ trì diễn thuyết,

thọ trì, diễn giảng,

如教修行。

như giáo tu hành.

tu hành đúng như kinh này dạy,

當知是人。

Đương tri thị nhân,

phải biết người ấy

甚為希有。

thậm vi hi hữu

thật là hiếm có,

無量佛所曾種善根。

vô lượng Phật sở tằng chủng thiện căn.

đã từng trồng căn lành với vô lượng đức Phật

是人命終。

Thị nhân mạng chung,

Người ấy mạng chung

定生西方極樂世界。

định sanh Tây phương Cực lạc thế giới,

thì quyết định sanh thế giới Cực lạc ở phương Tây,

受用種種功德莊嚴清淨佛土大乘法樂。

thọ dụng chủng chủng công đức trang nghiêm thanh tịnh Phật độ đại thừa pháp lạc,

thọ dụng cõi Phật thanh tịnhpháp lạc đại thừa, trang nghiêm bằng vô lượng công đức;

日夜六時。

nhật dạ lục thời

ngày đêm sáu buổi,

親近供養無量壽佛。

thân cận cúng dường Vô Lượng Thọ Phật,

thân cận, hiến cúng đức Phật Vô Lượng Thọ;

遊歷十方供養諸佛。

du lịch thập phương cúng dường chư Phật,

du hành khắp mười phương để hiến cúng chư Phật,

於諸佛所聞法受記。

ư sở văn pháp thọ ký

từ nơi chư Phật được nghe pháp, được thọ ký;

福慧資糧疾得圓滿。

phước tuệ tư lương tật đắc viên mãn,

tư lương phước tuệ chóng đạt đến viên mãn,

速證無上正等菩提。

tốc chứng Vô thượng chánh đẳng bồ đề.

mau chứng Vô thượng chánh đẳng bồ đề

時薄伽梵說是經已。

Thời Bạc già phạm thuyết thị kinh dĩ,

Khi đức Bạc già phạm nói kinh này xong,

尊者舍利子。

tôn giả Xá lợi tử đẳng,

tôn giả Xá lợi tử,

諸大聲聞。及諸菩薩摩訶薩眾。

chư đại thanh văn cập chư bồ tát ma ha tát chúng,

các vị đại thanh văn, cùng chúng bồ tát ma ha tát,

無量天人阿素洛等。一切大眾。

vô lượng thiên nhân a tố lạc đẳng, nhất thiết đại chúng,

vô lượng chư thiên, nhân loại, a tố lạc, hết thảy đại chúng

聞佛所說。

văn Phật sở thuyết,

nghe đức Bạc già phạm dạy,

皆大歡喜信受奉行。

giai đại hoan hỷ tín thọ phụng hành.

ai cũng rất hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhậnphụng hành.

佛說阿彌陀經

Phật Thuyết A Di Đà Kinh

Kinh Phật Thuyết A Di Đà

稱讚淨土佛攝受經

Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh

Kinh Xưng Tán Tịnh Độ, Phật Nhiếp Thọ

Quảng Minh biên soạn

18.04.2013 (09.03.Quý Tỵ)

KINH  VỊ  TẰNG  HỮU  CHÁNH  PHÁP

Hán dịch: Tống,  Pháp Thiên.

Việt dịch:  Thích nữ Tịnh Nguyên

 Chứng nghĩa: Tỳkheo Thích Ðỗng Minh,

Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh.

--- o0o ---

Quyển thứ nhất. 

Tôi nghe như vầy : Một thuở nọ, đức Phật cùng một vạn hai ngàn năm trăm vị đại Bí sô ở trong núi Thứu Phong thuộc thành Vương xá. Lúc đó có tám vạn bốn ngàn vị đại Bồ tát từ các cõi Phật cũng đến hội họp. Các đại Bồ tát ấy đều là những vị đại trí huệ, đắc đại tổng trì, có biện tài vô ngại, đều chứng vô sanh pháp nhẫn, nhập vào môn trí tổng trì của Tam ma địa, hiểu biết rất rõ về sở thích của các chúng sanh, giảng nói rành mạch về pháp yếu và y như pháp được giải thoát.

Lại có bốn Ðại Thiên vương và trời Ðế Thích, chủ cõi ta bà Ðại Phạm Thiên Vương cùng vô lượng trăm ngàn trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, nhânn và phi nhân cũng đều đến hội họp.

Bấy giờ có đại Bồ tát tên Diệu Cát Tường cùng với hai mươi lăm vị đại Bồ tát ở bên triền núi ấy. Tên của các vị ấy là : Ðại Bồ tát Long Cát Tường, Ðại Bồ tát Long Thọ, Ðại Bồ tát Cát Tường Sanh, Ðại Bồ tát Cát Tường Tạng, Ðại Bồ tát Tối Thượng Liên Hoa Cát Tường, Ðại Bồ tát Liên Hoa Cát Tường Sanh, Ðại Bồ tát Trì Thế, Ðại Bồ tát Trì Ðịa, Ðại Bồ tát Bảo Thủ, Ðại Bồ tát Bảo Ấn Thủ, Ðại Bồ tát Sư Tử Ý, Ðại Bồ tát Sư Tử Vô Uùy AÂm, Ðại Bồ tát Hư Không Tạng, Ðại Bồ tát Bình Ðẳng Tâm Chuyển Pháp Luân, Ðại Bồ tát Liễu Biệt Nhất Thiết Cú Nghĩa Ðại Biện, Ðại Bồ tát Biện Tích, Ðại Bồ tát Hải Ý, Ðại Bồ tát Diệu Cao Vương, Ðại Bồ tát Ái Kiến, Ðại Bồ tát Hải Vương, Ðại Bồ tát Vô Biên Thị, Ðại Bồ tát Vô Biên Tác Hạnh, Ðại Bồ tát Phá Chư Ma, Ðại Bồ tát Vô Ưu Thọ, Ðại Bồ tát Nhất Thiết Nghĩa Thành.

Lại có bốn Thiên tử ở cõi Ðâu Suất, tên các vị ấy là : Phổ Khai Hoa Thiên Tử, Quang Minh Hoa Thiên Tử, Mạn Ðà La Hoa Thiên Tử, Tinh Tấn Pháp Hành Thiên Tử. Vì có lòng tin ưa pháp nên các Thiên tử này đưa các quyến thuộc đến chỗ Bồ tát Diệu Cát Tường để nghe thọ chánh pháp. Sau khi đến đại hội. Các Ðại Bồ tát và chúng Thiên tử theo thứ lớp mà ngồi.

Bấy giờ đại chúng đều suy nghĩ : “ Nhất thiết trí của Phật thậm thâm vô lượng, rộng lớn vô biên, không thể nghĩ bàn, không ai sánh bằng, tối thượng không gì hơn, không thể liễu tri được thì làm sao các Ðại Bồ tát mặc áo giáp tinh tấn để chứng Vô thượng bồ đề?”.

Ðại Bồ tát Long Cát Tường nói với các Bồ tát rằng :

- Nếu có Bồ tát trồng các căn lành tâm không còn chấp trước mà hồi hướng về thật tế, đó gọi là mặc áo giáp tinh tấn an trụ vào pháp căn lành. Ðại Bồ tát có thể chứng Nhất thiết trí của Phật.

Bồ tát Long Thọ nói :

- Nếu Bồ tát phát tâm bình đẳng tâm điều phục, tâm ưa thíchm tâm vui vẻ, tâm hòa nhã, tâm không phân biệt, đó gọi là mặc áo giáp tinh tấn một cách kiên cố. Vị ấy có thể chứng Nhất thiết trí của Phật.

Bồ tát Cát tường Sanh nói :

- Nếu có Bồ tát trong nhiều kiếp thích muốn biết Nhất thiết trí của Phật thì trong vô lượng kiếp nên mặc áo giáp tinh tấn vì các chúng sanh mà làm những việc khổ sở khó làm, không tự cống cao ngã mạn. Vị ấy có thể chứng Nhất thiết trí của Phật.

Bồ tát Cát Tường Tạng nói :

- Nếu các Bồ tát có tâm lợi tha, không vướng vào sự vui thích của chính mình và không lệ thuộc sự thích thiền định, mà luôn làm lợi ích lớn cho chúng sanh, đem vô lượng căn lành hồi hướng cho tất cả chúng sanh. Vị ấy có thể chứng Nhất thiết trí của Phật.  

Bồ tát Tối Thượng Liên Hoa Cát Tường nói :

- Theo như những gì đức Phật nói, nếu các Bồ tát đối với tất cả pháp không có mình, không có người, không hiển bày, không giấu kín, có thể điều phục khắp nơi nhưng không có hành động gì cả. Với tất cả, tuy hành nhưng mà không còn gì để hành. Ðó là Bồ tát trụ vào pháp tương ưng với Xa-ma-tha. Tự mình có thể hành và có thể dạy người khác hành. Bồ tát này và có thể chứng Nhất thiết trí của Phật.

Bồ tát Liên Hoa Cát Tường Sanh nói :

- Nếu các Bồ tát chấp vào pháp thế gian thì không thể nào hiểu được Nhất thiết trí của Phật. Nếu đối với pháp thế gian không có gì để ưa thích chấp trước, không lợi, không suy, không chê, không khen, không ca ngợi, không gièm chê, không khổ không vui tức là đối với các pháp vẫn không tăng không giảm. Ðó gọi là Bồ tát  đã ra khỏi thế gian. Vị ấy có thể chứng Nhất thiết trí của Phật.

Bồ tát Trì Thế nói :

- Nếu các Bồ tát đem các hạnh thù thắng làm lợi ích cho tất cả chúng sanh để được tự lợi, không vì mình và người và sanh tâm phân biệt, chỉ đem căn lành hồi hướng cho tất cả, phát đại tinh tấn, thường gieo trồng các căn lành cho chúng sanh. Ðó gọi là Bồ tát an trụ vào các hạnh thù thắng. Vị ấy có thể chứng Nhất thiết trí của Phật.

Bồ tát Trì Ðịa nói :

- Ví như mặt đất hay sanh ra cây cối, thuốc cỏ... tươi tốt kết trái đều được thành tựu, cho đến vạn vật đều nhờ đất mà được hiện hữu. Nhưng đất không nghĩ rằng : “ Ta sanh ra cây cỏ và làm cho nó phát triển, đối với vạn vật nhờ đất mà được đứng vững. Tất cả chúng sanh nương vào địa pháp giới mà được sanh trưởng, không nghĩ  rằng  có thể sanh ra chúng sanh”. Ðại Bồ tát cũng như vậy, phát tâm bình đẳng giống như mặt đất, luôn luôn làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, không nghĩ rằng ta có thể làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Nếu xa lìa sự phân biệt ấy thì được chứng Nhất thiết trí của Phật.

Bồ tát Bảo Thủ nói :

- Áo giáp tinh tấn là để hành các hạnh thù thắng rộng lớn vô lượng. Nếu mình không đủ đại căn lành thì không thể nào hành được. Nếu các Bồ tát trụ vào tâm bình đẳng, không còn tư tưởng phân biệt, thậm chí trong giấc mộng đối với các chúng sanh không còn vui, giận, mong cho các hữu tình đều mặc áo giáp Ðại thừa, chứng Phật trí trụ vào bình đẳng, cũng không có ý của Thanh văn Duyên giác. Bồ tát có thể chứng Nhất thiết trí của Phật

Bồ tát Bảo Ấn Thủ nói :

- Tất cả cảnh giới chúng sinh đều phát tâm đại bi, ban bố khắp pháp ấn. Các chúng sinh ai không tin thì làm cho có chánh tín, người không nghe thì làm cho họ nghe nhiều, kẻ xan tham thì thực hành bố thí. Người hủy phá cấm giới thì làm cho giới đầy đủ. Ai sân giận thì làm cho họ hành nhẫn nhục, người biếng nhác khiến họ phát tinh tấn. Ai tán loạn thì khiến họ trụ vào thiền định. Người ngu si thì khiến họ có đầy đủ trí huệ, và dạy họ thường tu tập pháp lành để tất cả đều được đầy đủ trọn vẹn căn lành. Thường hành ba loại bảo ấn của Bồ tát. Ba Bảo ấn là gì ? Nghĩa là làm thế nào để chúng sinh được đầy đủ Phật trí, có bao nhiêu căn lành đều hồi hướng về cho tất cả chúng sinh. Ðây là Bảo ấn thứ nhất. Mình làm điều thiện nào đều được lợi ích, thành tựu căn lành cho hết thảy chúng sinh. Ðây là Bảo ấn thứ hai. Quán cõi hữu tình giống như hư không, tự tánh thanh tịnh. Ðây là Bảo ấn thứ ba. Nếu Bồ tát thường thực hành những điều này không bao giờ dừng nghĩ  thì được chứng Nhất thiết trí của Phật.

Bồ tát Sư Tử Ý nói :

- Nếu Bồ tát tinh tấn kiến cố, không còn sợ sệt gì cả, không có gì phá hoại được, không có tâm biếng nhác, không có tư tưởng kinh hãi, dõng mãnh không thối lui, đối với đau khổ trong luân hồi không run không sợ mà lại có thể vượt ra khỏi để chứng Niết bàn. Ðối với pháp khổ vui luôn luôn bình đẳng không có hai tướng, được như vậy tức là Bồ tát mặc áo giáp tinh tấn, được chứng Nhất thiết trí của Phật.

Bồ tát Sư Tử Vô Úy AÂm nói :

- Ví như thế gian có lực sĩ không bao giờ thua ai, làm việc gì cũng đều hoàn tất. Ðó gọi là Chánh sĩ. Chánh sĩ ấy luôn thực hành chánh pháp, tránh xa các tội cấu, không sanh tà kiến, siêng năng tu hành hạnh lớn, tâm hòa nhã không có tướng thô ác, xa lánh bọn hung bạo. Ðó gọi là Chánh sĩ. Thường phát ra những lời nói hoàn hảo, gần gũi với bạn lành, đem tâm nồng hậu tôn trọng cung kính sư trưởng, thực hành theo đạo chân chánh, không chút sai trái. Ðó gọi là Chánh sĩ. Xa lìa những tham ái, tu tập theo hạnh chánh mạng, dùng nghiệp thanh tịnh để dứt trừ những tội lỗi, đem tâm trí huệ để đoạn trừ tà kiến ngu si, đối với ba nghiệp luôn an trú trong tịnh, không gây rối ren cho người, không bàn luận tốt xấu hay dở, không chê không khen. Ðó gọi là Chánh sĩ. Thương xót kẻ nghèo khổ, ban bố ân huệ, không có phân biệt giữa kẻ oán người thân, bên trong thì tâm thật thà chất phát, bên ngoài thì thể hiện tướng nhu hòa, tránh xa những sự dua nịnh, luôn giữ hạnh chân thật, lấy pháp vô thượng để làm vui cho tâm mình điềm đạm vững vàng sống trong sự bình đẳng . Ðó gọi là Chánh sĩ. Chúng sanh nào có những sự chướng ngại thì phá trừ họ, đem bố thí tất cả thân mạng tài của với pháp thắng nghĩa không tham tiếc, thấy chúng sinh nào thiếu phước thiếu huệ thì tìm cách diệt trừ pháp bất thiện cho họ, sau đó ban bố cho họ kho báu diệu pháp, chúng sinh nào nghèo khổ thì bố thí trân báu, chúng sinh nào tật bệnh thì bố thí thuốc thang, chúng sinh nào sợ sệt thì bố thí sự an vui, người không chỗ nương tựa thì làm chổ che chở cho họ, người bị đọa luân hồi thì cứu độ họ, người ở trong nhà tối tăm thì làm ánh sáng mà chiếu dắt dẫn họ đi, người đang ở trong đường tà thì chỉ dạy để đi đường chánh, luôn luôn dùng giáo pháp để chỉ dạy hướng dẫn cho tất cả chúng sinh, thấy lỗi lầm của người không sân giận. Ðó gọi là Chánh sĩ. Các Bồ tát nên tu hành hạnh như vậy thì có thể an trụ vào pháp tương ưng của Sa-ma-tha và có thể chứng Nhất thiết trí của Phật. 

Bồ tát Hư Không Tạng nói:

- Các Bồ tát thấy chúng sanh (nên) tu hành đại từ quán giống như hư không, không có biên giới. Hành đại bi quán nó rộng lớn vô biên cũng như vậy, thường sanh hoan hỷ, giữõ gìn các căn lành, tránh xa những đắm nhiễm, luôn thực hành sáu Balamật không cho giãi đãi, hành bố thí giống như hư không, không có gì làm trở ngại  được. Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ cũng đều như vậy. Bồ Tát thực hành được như thế thì có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Bình Ðẳng Tâm Chuyển Pháp Luân nói:

-Nếu có Bồ tát hành đạo Bồ Ðề, đối với các pháp không còn thấy các tướng và tâm phân biệt. Vị này không bị ma làm não hại, luôn được chư Phật nhớ nghĩ, được chư thiên, rồng, thần luôn ủng hộ, tạo ra căn lành nào đều chân thật không mất. Nếu Bồ tát đối với pháp mà tâm còn thấy có tướng, còn phát sanh tư tưởng, phân biệt thì vị này ở cảnh giới ma, bị ma làm quấy nhiễu, chư Phật không hộ trì, chư thiên không ủng hộ. Nếu vị nào vững chãi bất động, không còn thấy có tướng, không còn phân biệt, đó là Bồ tát chuyển pháp luân vô thượng ban bố cho tất cả. Vì sao ? Vì Bồ tát  hiểu rõ các pháp là không phát sanh, không tạo tác. Mặc dầu Bồ tát còn phát sanh các tâm nhưng không chấp trước vào nó, đem tâm vô tướng mà chứng Phật Bồ Ðề, cho đến chuyển bánh xe pháp vi diệu cũng như vậy. Ðây gọi là Ðại Bồ tát mặc áo giáp tinh tấn chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Liễu Biệt Nhất Thiết Cú Nghĩa Ðại Biện nói:

- Chư chánh sĩ nên biết! Tất cả xứ là Bồ Ðề. Phiền não là Bồ Ðề. Các việc đã làm là Bồ Ðề. Pháp hữu vi là Bồ Ðề. Pháp vô vi là Bồ Ðề. Pháp hữu lậu là Bồ Ðề. Pháp vô lậu là Bồ Ðề. Tâm hữu trước là Bồ Ðề. Tâm vô trước là Bồ Ðề. Căn thiện là Bồ Ðề. Căn bất thiện là Bồ Ðề. Pháp thế gian là Bồ Ðề. Pháp xuất thế gian là Bồ Ðề. Pháp luân hồi là Bồ Ðề. Cõi Niết Bàn là Bồ Ðề. Hư vọng là Bồ Ðề. Chân thật là Bồ Ðề. Uẩn, xứ, giới là Bồ Ðề. Ðịa, hỏa, thủy, phong, không là Bồ Ðề. Vì Ðại Bồ tát hiểu rõ tự tánh của tất cả pháp đều là không, các việc đã tạo ra đều không có tự tánh, với tất cả ý nghĩa đều liễu tri một cách như thật. Ví như hư không đầy khắp tất cả nơi, pháp Bồ Ðề cũng như vậy ở tất cả xứ. Nếu Bồ tát hiểu rõ các pháp sẽ được đầy đủ biện tài và được chánh trí, phân biệt các cú nghĩa. Vị này có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Biện Tích nói:

- Nếu Bồ tát với trí huệ giải thoát, có làm được điều gì cũng không nắm giữ, bởi vì tâm không thấy tướng. Không tăng giảm, không lay không động. Tất cả lời nói nói ra cũng đều xác định đúng lí , bị chê bai hay được khen ngợi cũng không lay động. Tất cả lời nói của ngoại đạo,tất cả lời nói của Như Lai, dù trong dù ngoài, dù ẩn hay hiện đều bình đẳng không có sai khác, biết tất cả pháp đều qui về tịch diệt. Tâm không chấp trước đối tượng nào cả, giữ vững bất động như núi Diệu Cao không động chuyển. Nếu Bồ tát với trí huệ giải thoát, tâm trở về tịch diệt thì có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Hải Ý nói

- Nếu Bồ tát có trí huệ như biển lớn, biết vạn pháp đều quy về một vị bình đẳng. Bồ tát đa văn nắm giữ hết tánh của các pháp như một vị không khác, biết rõ tự tánh chân thật của các pháp chẳng phải vô sở hữu, mà pháp do duyên sanh tức là nghĩa chân thật, nên biết pháp ấy không tăng không giảm, tánh của gốc ngọn phước lợi nhiều vô tận, là cứu cánh tịch diệt, chẳng phải đoạn, chẳng phải thường, nên biết một cách như thật. Còn như đối với chúng sanh mà phát sanh tâm vô lượng, không quên không bỏ, thường có tâm tôn trọng giảng nói rõ ràng cho họ, chỉ dạy bình đẳng về pháp  bất cộng, trồng các căn lành cho khắp chúng sanh, thì Bồ tát này mặc giáp tinh tấn, chứng Nhất thiết trí của Phật.

Bồ tát Diệu Cao nói :

- Các Chánh sĩ nên biết ! Nhất Thiết Trí của Phật chẳng biết được một cách dễ dàng đâu, khó mà đo lường, làm sao có thể chứng được. Vì sao ? Vì nếu Bồ tát  vượt qua tất cả tâm hành của chúng sanh trong thế gian, vượt qua tất cả sự thấy nghe của chúng sanh trong thế gian, cho đến tin ưa thích tri thức đều có thể vượt qua chúng sanh trong thế gian mà bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ được phước đức vượt hơn núi Tu Di, thì Bồ tát này có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Ái Kiến nói :

- Ðại Bồ tát nào quán sáu trần cảnh mà không có gì để quán cho đến duyên mà không có gì để duyên. Vì sao ? Vì nếu sắc hay tâm thì bản tánh nó đều thanh tịnh. Vì sắc thanh tịnh nên mắt không có gì để thấy. Vì thanh thanh tịnh nên tai không có gì để nghe. Vì hương thanh tịnh nên mũi không có gì để ngửi. Vì vị thanh tịnh nên lưỡi không có gì để nếm. Vì xúc thanh tịnh nên thân không có gì để cảm giác. Vì pháp thanh tịnh nên ý không có gì để duyên. Vì sao ? Vì các căn thanh tịnh nên tự tánh nó đều không , không có mình, không có người, không yêu, không chán, tự tánh là bình đẳng, quán chúng sanh không có cao thấp, tất cả đều bình đẳng. Ðối với Phật pháp có tâm quyết định không sanh nghi ngờ, vui thích với pháp không nhàm chán, được rồi thì bố thí trở lại, bố thí rồi không hối tiếc, dần dần làm đầy đủ trọn vẹn tất cả Phật pháp. Bồ tát nào làm đúng như vậy thì có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Hỷ Vương nói :

- Ðại Bồ tát tâm an trụ vào bố thí nhẫn nhục, nếu có người đến mắng chửi, quở trách, khinh khi, đánh đập mà Bồ tát không có tâm sân giận họ mà còn có tư tưởng hoan hỷ, luôn làm bạn lành với các chúng sanh, không còn tướng mình và người, không có người hủy nhục, không có người bị hủy nhục, các pháp đều là không. Vì nội không, ngoại không, tướng ngã tướng nhơn cũng đều không, cho nên luôn sanh tâm hoan hỷ, thực hành hạnh bố thí. Giả sử có người đến xin đầu, mắt, tay chân, vợ con, quyến thuộc cho đến thân mạng của mình cũng không tiếc rẽ, mà bố thí một cách hoan hỷ. Bồ tát thích cầu diệu pháp, nếu nghe một bài kệ giả sử dù có đổi ngôi vị Chuyển luân vương cũng không luyến tiếc. Nếu làm tất cả chúng sanh phát tâm bồ đề mà giả sử dù có ngôi vị Ðế Thích cũng không ưa thích. Nếu vừa nghe pháp hy hữu mà giả sử dù có ngôi vị Phạm thiên vương cũng không ưa thích. Nếu được thấy chư Như Lai mà giả sử dù trong ba ngàn đại thiên thế giới đầy ngập trân bảo thì vứt như sỏi gạch, thích nhìn Chư Phật với lòng tràn đầy hoan hỷ, các căn đầy đủ thành tựu pháp phần bồ đề, thì vị này có thể  chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Vô Biên Thị nói :

- Ðại Bồ tát nào không còn thấy tướng ngã, quán tất cả pháp đều thanh tịnh không còn nghi ngờ gì cả, thì có thể thấy tất cả chư Phật, quán các sắc mà không còn chấp trước, không có tưởng sắc, thấy các chúng sanh mà không có tưởng về chúng sanh, cho đến quán tất cả sắc tướng ở thế gian cũng đều như vậy. Tất cả cõi Phật thấy bằng nhục nhãn đều thanh tịnh, vì nghiệp báo thanh tịnh nên được đầy đủ thiên nhãn, do có đại thần thông mà được đầy đủ huệ nhãn, pháp bất cộng của Phật được tròn đầy nên được đầy đủ pháp nhãn, xa lìa các phiền não nên được đầy đủ Phật nhãn, Bồ tát này sẽ được đầy đủ mười lực và có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Vô Biên Tác Hạnh nói :

- Tất cả những gì của chư Phật  làm đều là Bồ đề. Vì sao ? Vì Bồ đề là do Nhất Thiết Trí phát sanh ra, không có nội tưởng, không có ngoại tưởng, cũng không có trung gian, cho nên với tất cả pháp, Bồ tát không chấp trước thì diệt sạch hoàn toàn phiền não, không còn việc của ma và ra khỏi cảnh giới ma. Bồ tát này có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Phá Chư Ma nói :

- Nếu Bồ tát không còn sanh ngã kiến tức là xa lìa các kiến. Nếu các kiến không còn phát sanh thì có thể xa lìa nghiệp ma, tức là đã liễu ngộ được các uẩn. Các uẩn đều là không, diệt hẳn tướng ngã. Tướng ngã đã diệt thì ma không làm gì được. Nếu nghiệp đã diệt thì các chướng được giải thoát. Nếu xa lìa các chướng  thì đắc Bồ đề, đó gọi là chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Vô Ưu Thọ nói :

- Nếu người tạo nghiệp bất thiện thì luôn lo sợ, hối hận tự trách mình. Còn người tạo các nghiệp thiện thì không lo sợ gì cả. Thế nên Bồ tát luôn thực hành pháp lành không gián đoạn, liên tục nơi hiện tại. Bồ tát này không bị mũi tên độc lo buồn làm tổn hại, có thể mặc áo giáp tinh tấn và chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bồ tát Nhất Thiết Nghĩa Thành nói :

- Thiện nam nào giới pháp đầy đủ, hạnh nguyện đầy đủ thì có thể an trụ vào căn bản của giới pháp. Ví như hương thơm xông ướp tất cả và có thể xa lìa các lỗi lầm, xa lìa các ác mới viên mãn pháp phần Bồ đề. Nếu pháp phần Bồ đề đã viên mãn thì thành Nhất Thiết Trí. Do đó nên biết rằng chân giới là gốc. Pháp phần Bồ đề mà được thành tựu, Bồ tát nào hiểu đúng như vậy thì có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Sau khi các Bồ tát nói pháp xong, trong chúng hội có thiên tử ở Ðâu Suất tên Phổ Khai Hoa nói như vầy :

- Thưa các Bồ tát ! Ví như thế gian có cây hoa đẹp nở rộ tốt tươi, sắc hương thơm đẹp, ai ai cũng ưa thích. Các Ðại Bồ tát cũng như vậy. Các pháp giải thoát giống như hoa nở tăng thêm sắc đẹp được tất cả đại Bồ tát ưa thích, lại giống như cây mọc trong vườn của cung trời Ðao Lợi. Cây ấy cao lớn sum xuê, hoa nở rất đẹp trông rất thích thú. Thưa các đại Bồ tát, nếu đầy đủ pháp giải thoát thì như hoa nở tăng thêm sắc đẹp, được tất cả Bồ tát và trời người ưa thích. Cũng giồng như đại ma ni quý báu tối thượng, trong suốt không có tỳ vết, đủ đức như ý. Các đại Bồ tát trong tâm thanh tịnh, không còn các cấu nhiễm, đầy đủ pháp công đức. Như vậy thì có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Thiên tử Quang Minh Khai Hoa nói :

- Các Bồ tát như mặt trời tỏa ánh sáng phá tan các tăm tối, làm hiển lộ tất cả sắc tướng. Ðại Bồ tát cũng như vậy, đầy đủ ánh sáng trí huệ làm ngọn đuốc diệu pháp chiếu khắp chúng sanh để diệt trừ những si ám. Tất cả đều được ánh sáng trí huệ thông suốt hiện ra, không còn các tăm tối và không bị sự ngu mờ che lấp, luôn đi theo đạo sáng suốt. Cho nên Bồ tát hướng dẫn chỉ dạy cho những chúng sanh bị lạc đường trở về con đường chân chánh. Bồ tát này có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Thiên tử Mạn Ðà La Hoa Hương nói :

- Thưa các Bồ tát ! Mùi thơm của hoa Mạn-đà-la bay xa cả trăm do tuần. các Ðại Bồ tát đầy đủ giới, định, huệ cũng như vậy. Hương giới, hương định, hương huệ bay xa khắp tất cả trong ở thế gian. Nếu chúng sanh nào mà ngửi được hương thơm ấy thì tất cả phiền não đều được tiêu trừ. Ðại Bồ tát đầy đủ hương pháp công đức như vậy thì có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Thiên Tử Tinh Tấn Pháp Hành nói :

- Nếu các Bồ tát biếng nhác thối lui thì không thể tu tiến bộ về hạnh thù thắng để đắc quả hồ đề của Phật. Nếu tâm tinh tấn không kể kiếp số, luôn luôn dõng mãnh, trồng các căn lành, tâm không nhàm chán, thường thực hành tám pháp trợ đạo. Thế nào là tám ?

1.- Siêng năng làm tăng thêm pháp tương ưng với hạnh thù thắng.

2.- Thường tu bốn pháp hạnh vô lượng : Từ, Bi, Hỷ, Xả.

3.- Tu tập năm pháp trí huệ thuộc trí thông.

4.- Thường tu hành theo Tứ nhiếp pháp, đó là : Bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.

5.- Ðối với ba môn giải thoát đầy đủ pháp nhẫn.

6.- Giảng nói rộng rãi về diệu pháp cho mọi người.

7.- Phát tâm Vô thượng đại Bồ đề.

8.- Làm phương tiện tốt lành hồi hướng cho tất cả mọi người đều được ở trong chánh pháp.

Bồ tát nào hành theo 8 pháp này thì có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Bấy giờ đại Bồ tát Diệu Cát Tường nói với các Bồ tát và chúng trời :

- Các đại Bồ tát ! Ðối với các pháp nên xa lìa các phân biệt thì có thể chứng Phật trí. Làm thế nào để lìa sự phân biệt ? Nghĩa là không phân biệt ba cõi, không phân biệt các kiến, không phân biệt  đây là nội kia là ngoại, không phân biệt đây là địa vị Thanh Văn, kia là địa vị Duyên Giác, hay địa vị chúng sanh  phàm phu, cũng không phân biệt đây là luân hồi kia là phiền não, đây là năng quán kia là sở quán, đây là nhân kia là quả, là cảnh giới hay chẳng phải cảnh giới, là tăng hay giảm, kia là kiến của ngã, đây là sở kiến của ngã, là xan tham hay bố thí, là hủy giới hay trì giới, là sân giận hay nhẫn nhục, là biếng nhác hay tinh tấn, là tán loạn hay thiền định, là ngu si hay trí tuệ. Cũng không phân biệt căn lành này hay sanh các pháp lành, còn kia là căn không lành thì sanh pháp không lành. Không phân biệt đây là pháp thế gian kia là pháp xuất thế gian, mà trụ vào pháp bình đẳng, không phân biệt là vô vi hay hữu vi, không phân biệt tâm có chấp trước hay tâm không chấp trước, không phân biệt là hữu lậu hay vô lậu.

Các đại Bồ tát  nên biết ! Pháp ấy không còn sự phân biệt mà là trụ vào tương ưng với bình đẳng thì có thể chứng Nhất Thiết Trí của Phật.

Lại nữa, thưa các đại Bồ tát ! Vô thượng Bồ đề của chư Phật vốn không thể đắc. Vì sao ? Vì chẳng phải nơi tâm để duyên, chẳng phải nơi trí để biết, mà chỉ có Phật mới chứng được thôi. Ai bình đẳng với chư Phật thì cũng bình đẳng với Nhất Thiết Trí. Quán về Nhất Thiết Trí đều vô sở hữu. Vì vô sở hữu cho nên không chấp trước vào Nhất Thiết Trí, chẳng phải sắc nắm bắt mà thọ tưởng hành thức cũng đều không  thể nắm bắt, đó gọi là Nhất Thiết Trí, không có tướng của pháp mà cũng không có tướng của phi pháp, đó gọi là không của Nhất Thiết Trí. Bố thí Balamật có thể chứng, Trì giới Balamật có thể chứng, Nhẫn nhục Balamật có thể chứng, Tinh tấn Balamật có thể chứng, Thiền định Balamật có thể chứng nhưng trí tuệ Balamật không thể chứng. Vì sao ? Vì các pháp không có chỗ đắc, cho nên Nhất Thiết Trí cũng không chỗ đắc.

Lại nữa thưa các Bồ tát ! Nhất Thiết Trí chẳng phải ba đời có thể đắc, vì quá khứ không thể đắc, hiện tại không thể đắc và vị lai cũng không thể đắc. Vì không chấp trước vào ba đời nên chẳng phải đối tượng để Nhãn thức quán, chẳng phải đối tượng để Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân , Ý  thức quán. Vì sao ? - Vì xa lìa các cảnh giới. Các đại Bồ tát nào muốn thành tựu Nhất Thiết Trí thì nên trụ như vậy. Vì sao ? - Vì tất cả pháp cũng trụ như vậy. Vì các pháp bình đẳng nên Nhất Thiết Trí cũng bình đẳng, cho đến pháp chư Phật, pháp phàm phu cũng đều bình đẳng. Ðó gọi là Nhất Thiết Trí. Các đại Bồ tát nên trụ như vậy, nên học như vậy. Ví như tự tánh của tứ đại đều không có, nếu vốn nó có tánh cũng không thể đắc. Vì sao ? - Vì tự tánh nó là không. Vì tự tánh của các pháp thiện hay bất thiện ở thế gian đều không cho nên nó cũng không thể đắc. Vì sao ? - Vì không phân biệt. Phân biệt đã là không thì đó là nghĩa chân thật.

Khi Bồ tát Diệu Cát Tường nói pháp này, trong hội có hai ngàn thiên tử đắc Vô sanh pháp nhẫn. Một vạn hai ngàn thiên tử phát tâm Vô thượng Bồ đề.  

Hết quyển thứ nhất.

Quyển thứ hai. 

Bấy giờ đại Bồ tát Biện Tích thưa trước Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Chúng ta hãy đến đức Phật để hỏi đại Bồ tát nên trụ như thế nào.

Lúc ấy vẫn ngồi yên giữa chúng hội, Bồ tát Diệu Cát Tường thâu nhiếp thân tướng Bồ tát, mà hóa hiện ra thân tướng Như Lai với đầy đủ tướng tốt, giống y hệt như Phật Thích Ca Mâu Ni.

Lúc này Bồ tát Biện Tích không biết tướng hóa hiện nên cho là đức Như lai và đến trước Phật thưa :

- Bạch Thế Tôn ! Ðại Bồ tát nên trụ như thế nào ?

Hóa Phật trả lời :

- Theo những gì ta làm thì Bồ tát nên trụ như vậy.

Bồ tát Biện Tích thưa :

- Theo Phật Thế Tôn thì trụ như thế nào ?

Hóa Phật nói :

- Phật Thế Tôn không tu hành pháp Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, không chấp trước vào cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc; không hành thân nghiệp, không sanh ngữ nghiệp, không tạo ý nghiệp. Như vậy đối với tất cả xứ đều không có chỗ hành.

Này Thiện nam tử ! Vì tất cả những gì để hành đều như huyễn hóa.

Bồ tát Biện Tích thưa :

- Vậy thì Phật Thế Tôn cũng là tướng huyễn hóa sao ?

Hóa Phật nói :

- Ðúng vậy, đúng vậy. Ðại Bồ tát nên trụ như vậy.

Bồ tát Biện Tích lại bạch Phật :

- Vì sao thế Tôn cũng là tướng huyễn hóa ?

Hóa Phật nói :

- Này Thiện nam tử ! Không những vậy mà tất cả các pháp  đều là tướng huyễn hóa.

Bồ tát Biện Tích thưa :

- Ðúng vậy, đúng vậy ! Tánh không của các pháp đều là tướng huyễn hóa, không lẽ Phật Thế Tôn của con cũng là huyễn hóa sao ?

Hóa Phật nói :

- Này Thiện nam tử ! Ðâu chỉ có đức Phật đây là tướng huyễn hóa mà tất cả Như Lai cũng đều là tướng huyễn hóa.

Bồ tát Biện Tích thưa :

- Ai là người có thể hóa ?

Hóa Phật nói :

- Do nghiệp thánh tịnh, chứ chẳng phải có người hay hóa hay được hóa, cũng không có ta, không có người, không có chúng sanh, không có thọ mạng, không có sĩ phu, không có thức, không có bổ đặc già la, không có Phật, không có các tướng phàm phu.

Bồ tát Biện Tích bạch Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Nên học như thế nào để đắc Bồ đề ?

Hóa Phật dạy :

- Tất cả pháp không có chỗ học, Bồ tát nên học như vậy. Các pháp không có chỗ hành, Bồ tát nên học như vậy. Các pháp không có gì sợ, Bồ tát nên học như vậy. Các pháp không có nghi ngờ, Bồ tát nên học như vậy. Các pháp không có sở hữu, không có chỗ duyên, không hư vọng, không tụ tập, không tạo tác, không văn tự, không sanh, không diệt, không đã có, không hiện có và không sẽ có; chẳng phải huyễn hóa, chẳng phải hình tượng, chẳng phải chỗ quán của trí, xa lìa tất cả tưởng. Ðại Bồ tát nên học như vậy. Ai học như vậy thì gọi là học đúng, không giảm mất cũng không tăng trưởng. Nếu ai học như vậy thì không còn gì để viễn ly, không còn gì để bàn luận, không còn gì để vui thích, không còn gì để nhàm chán, không vui không giận, không đến không đi. Nếu ai học như vậy, gọi là học đúng. Cho nên này Thiện nam tử ! Nếu có người nào cầu Vô thượng Bồ đề thì nên biết rằng không có luân hồi, không có Niết bàn, không nắm bắt, không xả bỏ, không bố thí, không xan tham, không giữ giới, không phạm giới, không nhẫn nhục, không sân giận, không siêng năng, không biếng nhác, không định, không loạn, không trí tuệ, không ngu si, chẳng phải học, chẳng phải vô học, chẳng hành chẳng phải không hành, không có gì để đắc không có gì để chứng, không có bồ đề, không có Phật pháp, không có tưởng ngã, không có tưởng người, không có tưởng chúng sanh, không có tưởng thọ giả, không có tưởng Bổ đặc già la, không có tưởng pháp, cũng không có tưởng phi pháp, chẳng phải hữu tưởng chẳng phải vô tưởng. Vì sao ? Vì các pháp như huyễn hóa, không có hai, không sai khác, không có tướng chuyển động. Với tất cả pháp chẳng phải sắc nắm bắt tướng. Mắt không thể quán được vì tất cả pháp không có tướng phân biệt, tâm không thể biết. Tánh của các pháp là không, không có pháp nào có thể hành, không có Bồ đề nào để chứng đắc. Cho nên này Thiện nam tử ! Các đại Bồ tát nên hành như vậy, nên học như vậy. Nếu có Thiện nam tử nào nghe nói điều này mà không kinh sợ, không nghi ngờ thì người ấy có thể chứng đắc Vô thượng Bồ đề.

Lại nữa, này Thiện nam tử ! Ví như hư không không có gì có thể xâm hại được, lửa không thể đốt, gió không thể làm lay chuyển, nước không thể thấm ướt, bụi không thể làm dơ, khói mây sấm sét không thể nào dính vào được, bởi vì hư không không chướng ngại. Ðại Bồ tát cũng như vậy, tâm không chướng ngại, không bị các pháp làm chuyển động, tâm không ưa thích không nhàm chán giống như hư không. Các uẩn không bị chúng ma làm lay động, Bồ tát ấy sẽ chứng Vô thượng Bồ đề và làm lợi ích lớn vô cùng tận cho chúng sanh.

Sau khi nói pháp xong, hóa Phật bỗng biến mất. Bồ tát  Diệu Cát tường trở lại thân cũ.

Bồ tát Biện Tích thưa trước Bồ tát Diệu Cát tường :

- Như Lai Thế Tôn vừa mới giảng pháp từ đâu đến vậy, bây giờ đi về đâu rồi ?

Diệu Cát tường nói ;

- Vốn không từ đâu đến nên bây giờ không đi về đâu.

Bồ tát Biện Tích lại hỏi :

- Ðến mà không đến thì từ đâu đến ?

Diệu Cát Tường trả lời :

- Từ như vậy mà đến.

Bồ tát Biện Tích hỏi :

- Theo như Phật đã nói thì tất cả Như lai đều là tướng huyễn hóa. Vậy tướng huyễn hóa chẳng từ đâu đến cũng không đi về đâu sao ?

Diệu Cát Tường trả lời :

- Ðúng vậy, đúng vậy. Tướng huyễn hóa không đến không đi. Tất cả pháp, tất cả chúng sanh cũng như vậy.

Bồ tát Biện Tích lại hỏi :

- Tất cả pháp trụ chỗ nào ?

Bồ tát Diệu Cát tường trả lời :

- Các pháp không có tự tánh nên trụ như vậy.

Bồ tát Biện Tích hỏi :

- Tất cả chúng sanh trụ thế nào ?

Bồ tát Diệu Cát Tường nói :

- Tất cả chúng sanh mỗi mỗi đều có nghiệp báo nên cũng trụ như vậy.

Bồ tát Biện Tích hỏi :

- Tất cả nghiệp báo của chúng sanh như thế nào ?

Bồ tát Diệu Cát Tường trả lời :

- Các pháp không có chủ nên cũng không có nghiệp báo. Vì các pháp bình đẳng nên trụ như vậy.

Bồ tát Biện Tích hỏi :

- Nếu không có nghiệp báo thì sao lại nói mỗi mỗi có nghiệp báo ?

Bồ tát Diệu Cát Tường trả lời :

- Tạo ra nghiệp gì thì thọ quả báo theo nghiệp đó, đó là nghiệp báo.

Bồ tát Biện Tích hỏi :

- Nghiệp báo của chúng sanh là tánh không, đang sống cũng như vậy thì làm sao thọ quả báo ?

Bồ tát Diệu Cát Tường trả lời :

- Như pháp chân thật thì không có nghiệp không có quả báo, không có sanh, chẳng phải có chẳng phải không, đó là nghiệp báo. Nhưng nghiệp báo của chúng sanh không mất mát, tánh của tự nghiệp là không, nên đó là nghĩa chân thật.

Khi Bồ tát Diệu Cát Tường nói pháp này thì trong hội của đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tôn giả Xá Lợi Tử, A-Nan và những vị Thanh Văn khác nhờ oai lực của Phật mà được nghe diệu pháp của Bồ tát Diệu Cát tường đã nói.

Bấy giờ Xá Lợi tử đứng dậy thưa trước Phật :

- Thật hy hữu thay,  Bạch Thế Tôn ! Các Bồ tát đều dùng phương tiện thiện xảo để giảng nói pháp thâm sâu. Nếu có người nào nghe không ai mà không phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Phật dạy Xá Lợi Tử :

- Ðại Bồ tát đem tâm không chấp trước mà tu học các hành, đem tâm không giải đãi mà giảng nói chánh pháp.

Này Xá Lợi Tử ! Như những gì Bồ tát làm, thọ quả báo, có trí tuệ, và giảng pháp cũng đều như vậy. Như ông Xá Lợi Phất  thì sở hành sở học đều là hạnh của Thanh Văn vì có tướng chấp trước, đắc được trí tuệ cũng như vậy.

Bấy giờ có Bồ tát tên Quang Nghiêm đứng dậy đến trước Phật thưa :

- Bạch Thế Tôn ! Sao gọi là hạnh của Thanh Văn ?

Phật dạy :

- Này Thiện nam tử ! Hạnh của Thanh Văn nghĩa là đối với pháp còn có hạn lượng, đối với sự tu hành không thể xa lìa các tướng, thích tránh sanh tử để chứng Niết-bàn, chán bỏ chúng sanh không cứu vớt, trí huệ còn hạn hẹp, không có tâm rộng lớn, cho nên Bồ tát quán hạnh của Thanh Văn giống như ngu mờ, nên tâm của Bồ tát hành mà không chấp trước, trí huệ không chướng ngại và còn có thể độ khắp chúng sanh được vô lượng lợi ích.

Bồ tát Quang Nghiêm lại thưa Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Bồ tát Diệu Cát Tường và các đại sĩ, sao bây giờ không đến hội này để giảng nói diệu pháp ? Chúng con rất muốn nghe. Vì sao? - Vì Bồ tát Diệu Cát Tường đã chứng đắc pháp thâm sâu, nhập vào môn giải thoát, dùng vô ngại biện nói rõ về pháp giải thoát.

Bấy giờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền dùng thần thông cảnh giác bảo Bồ tát Diệu Cát Tường đến pháp hội, lúc ấy Bồ tát Diệu Cát Tường cùng hai mươi lăm đại Bồ tát và chúng trời người đều đến  chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, tất cả đều lễ lạy sát hai chân Phật, đi nhiễu bên phải ba vòng rồi lui qua một bên.

Bồ tát Quang Nghiêm thưa với Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Vì sao đại sĩ rời bỏ chỗ Phật để nói pháp chỗ khác ?

Diệu Cát Tường trả lời :

- Giáo pháp mà đức Phật  nói ra rất sâu xa khó hiểu, lìa các ngôn ngữ, tôi không thể biết.

Bồ tát Quang Nghiêm hỏi :

- Phật nói pháp rất thâm sâu khó hiểu, như đại sĩ đây có trí huệ vô lượng mà còn không thể hiểu thì chúng tôi làm sao mà hiểu nổi.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói :

- Chỉ có Phật với Phật mới thông đạt tất cả, ngoài Như Lai ra không ai có thể tin ngộ được, cho nên tôi theo năng lực giảng nói của mình mà nói pháp, chỉ theo pháp mà nói còn đối với pháp giới chơn tế thì chẳng lìa chẳng phải không lìa. Nói như vậy gọi là nói pháp. Ðối với ngôn ngữ, đối với hý luận, đối với danh tướng, đối với các sanh diệt cũng chẳng lìa chẳng phải không lìa, là các pháp bình đẳng, đó gọi là nói pháp. Các pháp không có tướng mình, không có tướng người, không có tướng pháp cũng không có tướng phi pháp, không có tướng luân hồi, không có tướng Niết-bàn, đó gọi là nói pháp.

Bấy giờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni khen ngợi Bồ tát Diệu Cát Tường:

- Lành thay ! Lành thay ! Này Diệu Cát Tường, ông nói pháp đúng là chân nói pháp. Vì sao ? - Vì các pháp lìa ngôn ngữ, lìa tất cả tưởng, không có pháp lớn không có pháp nhỏ, đoạn trừ những phân biệt, chẳng phải tâm tam muội để quán để thấy, không có một pháp nào tăng hay giảm, nói pháp như vậy gọi là hiểu pháp, tức là đã thấy Phật.

Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói pháp này, trong chúng hội có tám ngàn Bồ tát chứng vô sanh pháp nhẫn, có hai trăm thiên tử trước đây phát tâm đại thừa chẳng bao lâu lại suy nghĩ : “Pháp của Phật sâu xa khó hiểu khó biết, không thể cùng tận, chúng ta không thể nào hiểu rõ ý thâm sâu ấy, thực hành những hạnh thù thắng để chứng Vô thượng Bồ đề, không bằng với quả Thanh Văn Duyên Giác thì cầu Niết bàn nhất định không có nghi ngờ gì cả”. Thế rồi tất cả thối tâm đại thừa.

Biết được tâm niệm của các Thiên tử, đức Thế Tôn dạy các Thiên tử :

- Các ông đừng có tâm giải đãi mà làm mất đi tâm đại thừa, cần phải phát tâm Vô thượng Bồ đề cho kiên cố không cho thối lui.

Vì muốn độ các Thiên tử, đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền hóa làm một trưởng giả cầm bình bát đầy những vị thức ăn uống, vào pháp hội. Ðến chỗ Phật, ông dâng thức ăn cúng dường Thế Tôn, rồi đầu mặt lạy sát chân Ngài mà thưa rằng :

- Cúi xin Thế Tôn hãy thương xót con mà nhận thức ăn này của con.

Ðể tùy thuận theo ý của trưởng giả, Thế Tôn nhận thức ăn, lúc đó, Bồ tát Diệu Cát Tường đứng dậy, chắp tay cung kính thưa trước Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Thức ăn mà Phật nhận không có hạn lượng, đáp ứng cả pháp giới mà không bị chấp trước, không có người bố thí không có người thọ nhận, tất cả đều bình đẳng, như pháp mà thọ thực.

Bấy giờ Xá Lợi Tử nghi ngờ rằng : “Ông trưởng giả cúng dường thức ăn này từ đâu đến, chẳng lẽ do Bồ tát Diệu Cát Tường biến hóa ra  để làm Phật sự hay sao”. Biết sự hồ nghi của Xá Lợi Phất. Thế Tôn liền nói với Xá Lợi tử:

- Này ông Xá Lợi Tử ! Chớ nghĩ như vậy, dù đến hay đi thì tự Phật đã biết thời.

Thọ thực xong, Thế Tôn đem bình bát ném xuống đất. Bình bát bị ném rơi vào thế giới phương dưới trong lúc các đức Phật  ở các cõi đang nói pháp.

Ðệ tử của chư Phật đều hỏi :

- Bát này từ đâu đến ?

Chư Phật đều nói :

- Thế giới phương trên tên Ta Bà, có Phật Thế Tôn hiệu Thích Ca Mâu Ni, hiện đang thuyết pháp. Bình bát này từ cõi ấy đến đây, vì muốn giáo hóa các Bồ tát. Bình bát này rơi xuống hơn 72 hằng hà sa số cõi Phật, có thế giới tên Quang Minh, Phật hiệu Quang Minh Vương Như Lai, Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác, hiện đang giảng pháp, bình bát nay lơ lửng giữa hư không trước Phật ấy.

Sau khi ném bình bát, đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền bảo tôn giả Xá Lợi Tử :

- Này Xá Lợi Tử ! Ông hãy dùng thần lực quan sát xem bình bát đã ném nay ở cõi nào và nơi đâu ?

Thế rồi Xá Lợi Tử liền nhập vào 80 ngàn môn Tam ma địa, ở trong các định ấy, Xá Lợi Tử dùng trí lực của mình và sức thần thông của Phật quán khắp 10 ngàn cõi Phật nhưng không thấy bình bát ấy ở đâu cả. Sau khi ra khỏi định, Xá Lợi Tử bạch Phật  :

- Bạch Thế Tôn con đã quán sát qua 10 ngàn cõi Phật nhưng không thấy bình bát ấy ở đâu cả.

Thế Tôn bảo Tôn giả Ðại Mục Kiền Liên;

- Này Ðại Mục Kiền Liên, ông hãy dùng thần lực quán sát xem bình bát đang ở đâu ?

Vâng thánh chỉ của Phật, tôn giả Ðại mục Kiền Liên liền nhập vào 8 ngàn môn Tam ma địa. Ở trong những định ấy, tôn giả dùng thần thông của mình qua tám ngàn cõi Phật ở thế giới phương dưới, quan sát khắp nơi nhưng cũng không thấy bình bát ở đâu cả. Sau khi ra khỏi định tôn giả thưa trước Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Con đã dùng thần thông qua 8 ngàn cõi Phật ở thế giới phương dưới, nhưng không thấy bát ấy ở đâu cả.

Thế Tôn bảo tôn giả Tu Bồ Ðề :

- Ông hãy dùng thần thông quán sát xem bình bát đã ném nay ở cõi nào và nơi đâu ?

Vâng thánh chỉ của Phật, tôn giả Tu Bồ Ðề liền nhập vào 1 vạn 2 ngàn môn Tam ma địa. Ở trong định ấy, tôn giả quán sát khắp 1 vạn 2 ngàn cõi Phật nhưng không thấy bình bát ấy ở đâu. Sau khi ra khỏi định, tôn giả thưa trước Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Con đã dùng sức thần thông, quán sát khắp 1 vạn 2 ngàn cõi Phật nhưng không thấy bình bát ấy ở đâu cả.

Như vậy lần lượt 500 đệ tử Thanh Văn đều dùng thần thông của mình và sức thiên nhãn quán sát, nhưng đều không thấy bình bát ấy.

Bấy giờ tôn giả Tu Bồ Ðề thưa trước đại Bồ tát Từ Thị :

- Nhơn giả được thọ ký còn một đời nữa sẽ được bổ làm Phật , cúi xin nhơn giả hãy nhập vào Tam ma địa để quán sát bình bát ấy đang ở đâu để mà trình cho các đại chúng.

Bồ tát Từ Thị nói với Tu Bồ Ðề :

- Thưa tôn giả ! Ðúng là tôi được thọ ký còn một đời nữa sẽ đắc Vô thượng Chánh giác, nhưng tất cả môn Tam ma địa của Bồ tát Diệu Cát tường, tên của nó tôi còn không thể biết huống chi chứng nhập, chỉ có Bồ tát Diệu Cát Tường mới có thể chứng nhập được hết, vì sở hành sở tác đều thông đạt cả. Thưa Tu Bồ Ðề ! Những gì chư Phật Như Lai làm tôi đâu thể biết, cho nên trí tuệ thần thông của tôi chưa kịp bằng Bồ tát Diệu Cát Tường. Bình bát mà Thế Tôn đã ném chỉ có Bồ tát Diệu Cát Tường biết ở đâu thôi. Chúng tôi đã đến khắp nơi nhưng đều không thể biết.

Thế rồi Tu Bồ Ðề thưa trước Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Bồ tát Diệu Cát Tường có công đức thù thắng, ngoài Như Lai ra không ai có thể sánh bằng ông ta được. Ông ta sẽ biết chỗ bình bát Như Lai đã ném đang ở đâu. Cúi xin Thế Tôn sai Bồ tát Diệu Cát Tường dùng đại thần thông lấy bát ấy trở về chúng hội để trình cho đại chúng mà làm Phật sự.

Thế Tôn liền bảo Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Này Diệu Cát Tường ! Ông là người biết bình bát ấy đang ở đâu và trụ chỗ nào.

Sau khi nhận lời dạy của Phật, Bồ tát Diệu Cát Tường suy nghĩ : “Ta không rời khỏi tòa, không lìa pháp hội của Phật, cũng không ẩn thân mà vẫn lấy bình bát ấy về trình cho đại chúng. Nghĩ như vậy xong, Bồ tát liền nhập vào Tam ma địa, ở trong định ấy duỗi tay phải của mình ra qua mỗi mỗi cõi Phật  ở thế giới phương dưới, ở trước mỗi đức Phật, tay của Bồ tát phát ra tiếng như vầy :

- Con nay kính lạy chư Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni của con có gởi lời thăm hỏi Thế Tôn có ít bệnh, an vui, đi đứng nhẹ nhàng và có khỏe mạnh không ?

Sau khi gởi lời thăm hỏi, thì ở mỗi lỗ chân lông trong tay ấy phóng ra trăm ngàn câu chi ánh sáng. Mỗi ánh sáng có trăm ngàn hoa sen, trên mỗi hoa sen có Như Lai ngồi. Mỗi đức Như Lai đều khen ngợi Phật Thích Ca Mâu Ni, mỗi thế giới đều chấn động sáu cách, hiện ánh sáng lớn chiếu khắp cõi Phật. Lại hiện tràng phan, bảo cái đủ loại trang sức để làm Phật sự. Mỗi cõi Phật cũng đều như vậy. Qua 72 hằng hà sa số cõi Phật rồi lại đến chỗ Phật  Quang Minh Vương. Tay ấy lại phát ra tiếng thăm hỏi rất cung kính cũng như trên, lại phóng trăm ngàn ánh sáng. Trong mỗi ánh sáng có trăm ngàn hoa sen. Trên mỗi hoa sen đều có Phật ngồi. Chư Phật đều khen ngợi Thích Ca Như Lai. Ánh sáng chiếu hợp lại thông suốt vô lượng.

Bấy giờ trong hội của Phật Quang Minh Vương có Bồ tát tên Quang Tràng đứng dậy thưa trước Quang Minh Vương Như Lai :

- Tay này từ đâu đến mà hiện tướng như vậy lại phóng ánh sáng này, lại trong ánh sáng hiện ra hoa sen như vậy, trên mỗi hoa sen đều có chư Như Lai khen ngợi Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì sao có sự việc như thế này, cúi xin Phật chỉ dạy cho con

Quang Minh Vương Như Lai nói với Bồ tát Quang Tràng :

- Phương trên cách đây 72 hằng hà sa số cõi Phật có thế giới tên Ta Bà, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Ứng Chánh Ðẳng Giác, hiện đang giảng pháp giáo hóa đại chúng, ở đó có Bồ tát tên Diệu Cát Tường có đầy đủ công đức, mặc áo giáp tinh tấn bất tư nghì, có đại trí lực đã đến bờ bên kia. Ở trong hội Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát ấy ngay nơi tòa duỗi tay phải để đến lấy bình bát ấy. Do đó mà có sự việc này.

Bấy giờ Quang Minh Vương Như Lai từ nơi giữa chặng mày phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp 72 hằng hà sa số cõi Phật đến thế giới Ta Bà đều chiếu rực rỡ rộng lớn. Những chúng sanh ở thế giới này nhờ ánh sáng chiếu nên rất vui mừng giống như Vua Chuyển luân. Những người tu hạnh Bồ tát được ánh sáng này chiếu đều đắc quả, tu hành viên mãn.

Tất cả đại Bồ tát đều đắc môn Nhật Quang Tam ma địa. Những ai tu hạnh Thanh Văn đều được 8 pháp môn giải thoát. Các Bồ tát ở cõi Phật Quang Minh Vương nhờ ánh sáng của Như Lai đều thấy Phật Thích Ca Mâu Ni ở thế giới Ta Bà và Bồ tát Diệu Cát Tường cùng các chúng Thanh Văn đang vây quanh nghe thuyết pháp.

Ðại Bồ tát Quang Tràng thấy chúng sanh cõi Ta Bà này nghiệp ô uế nên buồn khóc mà thưa với Quang Minh Vương Như Lai :

- Bạch Thế Tôn ! Con nhờ ánh sáng của Phật  nên được thấy cõi Ta Bà, nhưng cõi Ta bà này đầy dẫy ô uế. Các đại Bồ tát sanh vào cõi ấy giống như châu báu phệ lưu ly bị chìm trong bùn, việc ấy như thế nào ?

Quang Minh Vương Như Lai nói với Bồ tát Quang Tràng :

- Này Thiện nam tử, ông đừng nói như thế. Những người tu hạnh Bồ tát trong thế giới của ta đây, tu tập thiền định trong 10 kiếp  nhưng không bằng chúng sanh cõi Ta Bà kia phát một tâm niệm Từ Bi Hỷ Xả mà có thể đạt được vô lượng công đức, tiêu trừ tất cả chướng nặng phiền não. Vì sao ? - Vì chúng sanh cõi Ta Bà rất dõng mãnh lanh lợi. Cho nên các Bồ tát sanh trong cõi ấy. Vì ủng hộ Phật pháp, ông chớ nên buồn khóc làm gì.

Các chúng Bồ tát trong hội của Phật Thích Ca Mâu Ni được ánh sáng chiếu, bèn thưa Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Do nhân duyên gì mà có ánh sáng chiếu khắp rực rỡ như vậy, và làm cho chúng con rất vui thích, làm cho các chúng sanh diệt trừ hết các phiền não ? 

Phật Thích Ca Mâu Ni dạy các Bồ tát :

- Này các Thiện nam tử ! Phương dưới cách đây 72 hằng hà sa số cõi Phật có thế giới tên Nhật Quang Minh, có Phật Như Lai hiệu Quang Minh Vương Ứng Chánh Ðẳng Giác, hiện đang giảng pháp giáo hóa chúng sanh, giữa chặng mày của Phật ấy phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp thế giới này.

Khi ấy các Bồ tát thưa Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Chúng con muốn thấy Phật Quang Minh Vương và các Bồ tát ở cõi Quang Minh ấy, cúi xin Phật dùng sức thần thông để chúng con được thấy.

Bấy giờ Phật Thích Ca Mâu Ni hiện tướng bánh xe ngàn căm dưới chân. Trong bánh xe phóng ánh sáng lớn, chiếu xuống 72 hằng hà sa số cõi chiếu rực rỡ rộng lớn trong cõi Phật  Quang Minh Vương. Các chúng Bồ tát nương ánh sáng của Phật đều được thấy Phật Quang Minh Vương và các Bồ tát cõi ấy đạt được pháp môn Diệu Cao Ðăng Tam ma địa.

Lúc ấy ánh sáng ở mỗi cõi Phật ở phương dưới chiếu rực rỡ đến tận khắp cõi Ta Bà này làm cho hai bên nhìn thấy nhau không bị chướng ngại. Như vậy các thế giới phương dưới cho đến các chúng Bồ tát của cõi Phật  Quang Minh Vương các Bồ tát ở cõi Ta Bà này đều nhìn và chiêm ngưỡng nhau. Ví như ánh sáng mặt trời xua tan đi những tăm tối, tất cả chúng sanh đều được thấy nhau. Khi ấy các đại Bồ tát đều phát tâm tinh tấn cầu đại quả.

Khi Bồ tát Diệu Cát Tường duỗi tay đến trước Quang Minh Vương Như Lai đứng giữa hư không sắp lấy bình bát, thì có vô số trăm ngàn câu chi na do tha chúng đại Bồ tát ở các cõi Phật cung kính vây quanh theo bình bátđể lên cõi Ta Bà, và tướng ánh sáng đẹp đẽ ấy cũng dần dần biến mất. Bồ tát Diệu Cát Tường đặt bình bát ở giữa hư không trước Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế rồi Bồ tát ra khỏi định đứng dậy đến trước Phật, lạy sát chân Ngài và thưa :

- Bạch Thế Tôn ! Con vâng lệnh của Phật, đã lấy bình bát bị ném từ phương dưới, nay con để giữa hư không trước đức Phật, cúi xin Phật nạp thọ.

Thế Tôn im lặng nhận. Bấy giờ các Bồ tát trong các cõi Phật ở thế giới phương dưới theo bình bát đến, đều cùng nhau đến lễ lạy sát chân Phật Thích Ca Mâu Ni và cùng xưng danh hiệu Phật của mình.

Ðức Phật Như Lai Chánh Ðẳng Cháng Giác... thăm hỏi Thế Tôn có ít bệnh, an vui, đi đứng nhẹ nhàng, có khỏe mạnh không ? Giáo hóa chúng sanh có mệt mỏi không ?

Sau khi biểu lộ sự cung kính, được Thế Tôn an ủi rồi, các Bồ tát ngồi qua một bên.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Xá Lợi Tử :

- Ông hãy lắng nghe cho kỹ, ta sẽ nói cho ông về những nhân duyên xưa và việc làm trong quá khứ của Bồ tát Diệu Cát Tường.

Xá Lợi Tử vâng lời và lắng nghe :

Phật dạy :

- Này Xá Lợi Tử ! Vô số trăm ngàn Câu chi na do tha kiếp về quá khứ, có Phật hiệu là Vô Năng Thắng Tràng Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ra đời. Thế giới đức Phật ấy tên là Bất Khả Hủy, có 8 vạn 4 ngàn chúng Thanh Văn, 1 vạn 2 ngàn chúng Bồ tát. Ðức Phật ấy giảng nói pháp tam thừa để giáo hóa chúng sanh. Ðức Phật ấy cũng ở trong đời ngũ trược, nói 6 pháp Balamật cho các Bồ tát. Này Xá Lợi Tử ! Lúc bấy giờ có Bí sô tên Trí Vương rất thông minh trí tuệ, nói thông suốt về pháp giải thoát. Buổi sáng, Bí sô ấy đắp y ôm bình bát vào Vương thành theo thứ tự khất thực. Thành ấy tên là Quảng Ðại. Sau khi bình bát đã đầy thức ăn, Bí sô sắp sửa ra khỏi thành thì có con trưởng giả tên là Tịnh Tý đang  ngồi trong lòng mẹ. Thấy Bí sô ấy ôm bình bát đi ngang qua, đồng tử liền đến trước Bí sô muốn xin thức ăn uống trong bình bát. Thấy đồng tử có căn lành thành thục, Bí sô nghĩ đây là đại pháp khí nên lấy một vắt cơm trong bình bát hoan hỷ đưa cho đồng tử. Ðược thức ăn, đồng tử phát tâm hoan hỷ và theo Bí sô Trí Vương đến chỗ Phật Vô Năng Thắng Tràng Như Lai. Bấy giờ đồng tử đến trước Phật lễ lạy sát chân Ngài. Bí sô Trí vương đem thức ăn đã xin được đưa cho đồng tử và nói rằng :

- Con hãy đem thức ăn này dâng cúng dường cho đức Thế Tôn và đại chúng, con sẽ được phước đức vô lượng.

Làm đúng như lời Bí sô dạy, đồng tử dâng thức ăn ấy lên Thế Tôn, sớt thêm thức ăn vào bát của Thế Tôn nhưng cứ vẫn còn. Sau đó lần lượt cúng dường đại chúng. Các Bồ tát Thanh Văn trong hội ấy cũng thọ nhận thức ăn, ai nấy đều no đủ cả mà thức ăn vẫn cứ còn.

Phật dạy Xá Lợi Tử :

- Ðồng tử Tịnh Tý đã cúng dường với lòng đầy hoan hỷ.

Khi ấy đồng tử đến trước Phật nói kệ :

- Ðem thức ăn vô tận

Con cúng Phật, đại chúng

Nay con cúng dường xong

Chắc chắn được phước đức

Thức ăn cúng vô tận

Công đức Phật vô tận

Nay con cúng dường Phật

Quyết được phước vô tận

Ðem thức ăn vô tận

Con cúng dường Thế Tôn

Ðể tăng trưởng căn lành

mãi mãi không cùng tận.

Thế rồi, đồng tử đem thức ăn trong bình bát cúng dường Như Lai và chúng Thanh Văn Bồ tát  suốt bảy ngày, nhờ oai lực của Phật nên thức ăn vẫn còn.

Khi ấy Bí sô Trí Vương nói với đồng tử :

- Con đã cúng dường xong, bây giờ hãy xin quy y Phật , quy y Pháp, quy y Tăng, thọ giới pháp của Phật, thọ trì suốt đời.

  Nghe lời dạy Bí sô, đồng tử quy y Phật, Pháp, Tăng. Sau khi quy y rồi, đồng tử rất hoan hỷ phát tâm Vô thượng Bồ đề. Bấy giờ vì tìm con nên cha mẹ của Tịnh Ý đi vào trong hội Cực Vô Năng Thắng Tràng Như Lai. Ðến nơi, hai người lạy sát chân Phật rồi đứng qua một bên. Thấy cha mẹ, đồng tử Tịnh Ý rất vui mừng thăm hỏi và ở trước cha mẹ nói kệ :

Cha mẹ nay đến đây

Chư Phật rất khó gặp

Con cầu đại Bồ đề

Vì tất cả chúng sanh

Hãy quán tướng tốt Phật

Thân phóng ánh sáng đẹp

Những người có trí tuệ

Nên cầu quả Bồ đề

Con nay muốn xuất gia

Xin cha mẹ cho phép    

Con không thích giàu vui

Bởi vì Phật khó gặp.

Cha mẹ nói kệ với con mình :

Ta cho con xuất gia

Hướng Vô thượng Bồ đề

Ta theo nhân duyên con

Cũng sẽ học như vậy.

Phật dạy Xá Lợi Tử :

- Khi ấy đồng tử Tịnh Ý được cha mẹ cho phép xuất gia. Còn cha mẹ của đồng tử có lòng tin ưa sâu sắc cũng lại xuất gia, và quy y Phật, Pháp, Tăng với lòng hoan hỷ tín thọ. Lúc đó lại có 500 người đồng thời phát tâm Vô thượng Bồ đề xin xuất gia và được Phật thâu nhận cả.

Phật dạy Xá Lợi Tử :

- Ông nên biết rằng ! Bí sô Trí vương lúc đó không ai khác chính nay là Bồ tát Diệu Cát Tường. Còn đồng tử Tịnh Ý chính là thân ta.

Này Xá Lợi Tử ! Thuở xưa, ta làm con của trưởng giả, nhờ Bồ tát Diệu Cát Tường trao bình bát cho ta, khiến ta phát tâm đại Bồ đề.

Lại nữa, này Xá Lợi Tử ! Từ lúc mới phát tâm đại Bồ đề đến lúc chứng quả đầy đủ 10 lực vô úy, tất cả công đức, đầy đủ vô tận trí ta đều nhờ Bồ tát Diệu Cát Tường hướng dẫn chỉ dạy. Vì sao ? - Vì ta phát tâm giống như hư không, không có biên giới. Này Xá Lợi Tử ! Tất cả vô lượng vô số Phật ở mười phương đồng một danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni, đều giống như ta là được Diệu Cát Tường khai mở tâm Bồ đề.

Này Xá Lợi Tử ! Ở quá khứ có Kỳ Ðể Sa Như Lai, Phất Sa Như Lai, Nhiên Ðăng Như Lai, Thi Khí Như Lai, chư Phật như vậy trong vô lượng kiếp ta đã khen ngợi danh hiệu của chư Phật ấy. Và chư Phật ấy cũng giống như ta là được Bồ tát Diệu Cát Tường khai mở đạo tâm, được thành chánh giác chuyển diệu pháp luân.

Này Xá Lợi Tử !  Tất cả những ai tu hạnh Bồ tát, đầu tiên ở cõi trời Ðâu Suất, thị hiện tướng giáng sanh ra thế gian. Ban đầu sanh ở cung vua, sau đó tu những khổ hạnh cho đến khi ngồi đạo tràng cũng đều nhờ Bồ tát Diệu Cát Tường giáo hóa chỉ dạy. Này Xá Lợi Tử ! Ông nên biết rằng Bồ tát Diệu Cát Tường là mẹ của các Bồ tát, vì sanh ra tất cả Bồ tát. Những gì ta nói đều là sự thật. Những nhân duyên xưa kia như vậy thì ông nên biết như vậy.

Khi đức Phật nói lời này, tất cả cõi Phật  10 phương đều hiện đủ loại lộng báu đến cúng dường Bồ tát Diệu Cát Tường, trong mỗi lộng đều phát ánh sáng lớn chiếu khắp cõi Ta Bà, trong lộng lại phát ra âm thanh vi diệu.

- Ðúng như vậy, đúng như những gì Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói. Ðúng vậy, đúng vậy, thuở xưa đều do Bồ tát  Diệu Cát Tường làm cho phát tâm Bồ đề.

Bấy giờ, trong hội của Phật Thích Ca Mâu Ni, có 200 thiên tử trước đây thối tâm Bồ đề nay thấy Phật Thế Tôn và Bồ tát Diệu Cát Tường hiện ra đủ việc không thể bàn như vậy và nghe Phật nói về nhân duyên xưa kia, nên họ đều suy nghĩ : “Ðại pháp Vô thượng của tất cả chư Phật  không thể nào được nghe, huống chi được thấy công đức của chư Phật  Như Lai, ta nay đến trước Thế Tôn xả bỏ tâm thấp kém mà phát tâm Vô thượng đại Bồ đề, chắc chắn được quả Vô thượng đại Bồ đề”. Nghĩ vậy xong, họ liền phát tâm Vô thượng Bồ đề một cách kiên cố, không thối chuyển.

Hết quyển thứ hai.

Quyển thứ ba

Bấy giờ đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lại bảo Xá Lợi Phất:

- Ông nên phát tâm Vô thượng Bồ đề, tu các hạnh của Bồ tát, không nên ưa thích quả Thanh Văn. Vì sao ? Này Xá Lợi Tử ! Vì tất cả chúng sanh ở trong luân hồi, không biết sợ sệt thì làm sao giải thoát. Cho nên các Bồ tát nên phát đại tinh tấn ở trong luân hồi mà đủ cách hóa độ để họ sợ sanh tử mà ra khỏi ba cõi. Nếu ông chỉ thích quả Thanh văn thì không thể nào phát tâm đại Bồ đề để cứu độ tất cả chúng sanh. Cho nên tất cả chúng sanh nếu được gặp Bồ tát khuyên dạy phát sanh tinh tấn thì được giải thoát sanh tử và cũng có thể phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Này Xá Lợi Tử ! Vào thời quá khứ có Phật ra đời hiệu là Cụ Túc Công Ðức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Trong hội của Phật ấy có trăm câu chi chúng Thanh văn, có tám ngàn chúng Bồ tát. Ðức Phật ấy sống mười vạn tuổi, có hai vị Thanh văn làm thượng thủ. Một vị tên Xuất Hiện có trí huệ đệ nhất. Còn vị thứ hai tên Phấn Tật có thần thông đệ nhất. Bấy giờ, đúng giờ ăn Cụ Túc Công Ðức Như Lai đắp y ôm bát có đại chúng đi theo vào một vương thành theo thứ lớp mà khất thực. Thành này tên Diệu AÂm. Khi Phật vào thành vị Thanh văn trí huệ đi bên phải đức Phật, vị Thanh văn thần thông thì ở bên trái, còn chúng Thanh văn khác đều đi phía sau. Riêng chúng Bồ tát thì đi trước hướng dẫn. Lại có Ðại Phạm Thiên Vương, Ðế Thích, Thiên chủ hộ đời, Tứ Thiên Vương và các chúng trời đi theo Thế Tôn vào vương thành ấy.

Bấy giờ, trong thành có ba đồng tử trang sức đủ loại đứng ở bên đường cùng nhau đùa nghịch. Ba đồng tử nhìn thấy Thế Tôn với tướng tốt đẹp đẽ, oai đức vô lượng, ánh sáng rực rỡ giống như vàng ròng, hình dáng oai nghiêm như đại long vương. Thấy vậy, ba đồng tử hoan hỉ sanh lòng cung kính. Ðồng tử thứ nhất nói :

- Các bạn thấy đức Phật Thế Tôn kia không ? Là bậc tối tôn tối thượng trong chúng sanh, có phước đức vô cùng tận, trời người đều cung kính. Chúng ta nên cùng nhau cúng dường chắc chắn được quả lớn.

Cùng nhau bàn luận xong, đồng tử thứ nhất nói kệ :

Phật này tôn quí trong chúng sanh

Bậc xứng đáng trời người cúng dường

Chúng ta nên thiết lễ cúng dường

Ðược quả báo lớn không uổng công.

Hai đồng tử còn lại nói kệ :

Tôi bày cúng dường không hương hoa

Cũng không có những vật tốt đẹp

Nhưng chỉ có cả thân mạng này

Sẽ đem cúng dường Phật Thế Tôn.

Thế rồi đồng tử thứ nhất liền cỡi những trân châu anh lạc quí báu đeo trên thân giá trị một trăm ngàn lượng vàng nói với hai đồng tử bằng kệ :

Nay tôi sẽ đem anh lạc này

Cúng Phật Như Lai Ðại Trí Tôn

Nguyện tôi sau khi cúng dường Phật

Sẽ được phước đức đại vô lượng.

Thấy đồng tử này đã dâng cúng dường rồi, hai đồng tử còn lại cũng đều cởi những anh lạc đeo nơi thân nói đồng tử kia bằng kệ :

Tôi đem anh lạc dâng cúng dường

Bậc Nhất Thiết Tối Thắng Chánh Giác

Ðã cúng dường với lòng thành này

Nguyện cầu được chánh pháp của Phật.

Thấy hai đồng tử này cùng dâng cúng anh lạc, đồng tử trước nói với họ:

- Hai bạn đã làm phước lợi vô tận, đối với Phật pháp nên cầu những quả gì ?

Ðồng tử thứ hai nói :

- Tôi nguyện vào đời đương lai được làm đệ tử ở bên phải của Thế Tôn và được trí huệ đệ nhất.

Ðồng tử thứ ba nói :

- Tôi nguyện vào đời đương lai được làm đệ tử ở bên trái của đức Phật và được thần thông đệ nhất.

Sau khi nói sở nguyện của mình xong, hai đồng tử lại hỏi đồng tử thứ nhất :

- Bạn dẫn đường rất giỏi là bạn lành của tôi. Vậy bạn dâng cúng dường là muốn cầu gì ?

Ðồng tử thứ nhất trả lời :

- Sở nguyện của tôi là nguyện sẽ đắc quả Vô thượng Bồ đề, đầy đủ Nhất thiết trí phóng ánh sáng rực rỡ, để tất cả chúng sanh thấy hoan hỉ mà phát tâm Bồ đề, giống như Sư tử chúa có đại chúng vây quanh, giống như Phật ngày nay không khác.

Phật dạy Xá Lợi Tử :

- Khi ba đồng tử ấy phát thệ nguyện thì trong hư không có tám ngàn thiên tử cùng nói rằng : “ Lành thay ! Lành thay ! Các ông nói lời này rất hay. Sự mong muốn quả thù thắng quyết định có thật không nghi ngờ”.

Ba đồng tử ấy đều đem anh lạc đến trước Phật. Ðức Phật dạy Xá Lợi Phất:
- Cụ Chư Công Ðức Như Lai thấy ba đồng tử đem các anh lạc đến chỗ Phật liền nói Bí sô Hải Huệ rằng :

- Này Bí sô ! Ông thấy ba đồng tử này không ?

Hải Huệ thưa :

- Bạch Thế Tôn ! Con đã thấy !

Phật dạy :

- Này Bí sô ! Lòng mong cầu của đồng tử thứ nhất khác với hai đồng tử kia, vì cất chân hạ chân đều tự tại đặc biệt tôn quí giống như Chuyển Luân Thánh Vương. Giả sử trăm ngàn Phạm Vương, Ðế Thích cũng không thể sánh bằng. Nay đến chỗ Phật mà phát tâm đạo vì muốn cầu được chứng đắc Vô thượng Bồ đề.

Ðến chỗ Phật, ba đồng tử đều lễ lạy sát chân Thế Tôn và đem anh lạc dâng cúng dường Thế Tôn, được đức Phật thọ nhận. Nếu ai phát tâm Thanh văn thì những anh lạc đã hiến cúng trụ trước Phật. Nếu ai phát tâm Bồ đề thì anh lạc đã hiến cúng trụ trong hư không phía trên đức Phật, biến thành đài báu có bốn trụ và được trang hoàng đẹp đẽ, phía trên có vô lượng chư Phật ngồi kiết già, hiện các tướng đẹp, đủ những trang nghiêm thù thắng vô lượng.

Bấy giờ, Cụ Chư Công Ðức Như Lai liền nhập Tam muội, quán khắp tướng biến hóa của chư Phật Như Lai. Từ giữa mặt, Phật ấy phóng ra ánh sáng đủ màu sắc, như xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, xanh lục. Ánh sáng ấy chiếu khắp vô biên thế giới lên đến trời Phạm thiên, làm che lấp ánh sáng mặt trời mặt trăng. Sau khi ánh sáng ấy chiếu như vậy, rồi nhiễu phải ba vòng và vào trở lại đảnh đầu của Như Lai.

Bí sô Hải Huệ thưa trước Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Có nhân duyên gì mà phóng ánh sáng này, cúi xin Thế Tôn chỉ dạy cho con được biết.

Phật dạy Bí sô :

- Ông thấy anh lạc mà hai đồng tử kia cúng dường Phật đang trụ trước Phật không ?

Bí sô thưa :

- Bạch Thế Tôn ! Con đã thấy.

Phật dạy Bí sô:

- Hai đồng tử này vì cầu quả Thanh văn, ưa thích chứng Tự lợi Niết bàn nên không thể phát tâm đại Bồ đề.

Này Bí sô ! Anh lạc mà đồng tử đầu tiên cúng dường ở trong hư không phía trên đức Phật, hiện những biến hóa. Người này vì cầu chứng Vô thượng Bồ đề, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Còn hai đồng tử kia chỉ thích trí huệ và thần thông nên không làm lợi lạc cho chúng sanh. Cho nên sự cúng dường ấy cũng không có tướng thù thắng. Ông nên biết ! Ai phát tâm đại Bồ đề thì được phước đức cũng không thể lường. Nay ông nên xả bỏ tâm Thanh văn mà phải cầu Vô thượng Bồ đề.

Phật dạy Xá Lợi Tử :

- Thuở đó, đồng tử phát tâm Bồ đề chẳng phải người nào lạ, mà chính là ta vậy. Người thích trí huệ chính là ông. Còn người thích thần thông chính là Mục Kiền Liên. Thanh văn các ông dù tránh khỏi luân hồi chỉ thích cầu về Niết bàn, không bao giờ làm lợi ích rộng lớn cho chúng sanh. Chư Phật thì tâm bình đẳng giống như hư không vô cùng vô tận, phước tụ vô lượng và công đức vô lượng vượt qua cảnh giới của Thanh văn, Duyên giác.

Này Xá Lợi Tử ! Các ông hãy mau phát tâm Vô thượng Bồ đề..

Khi ấy, các đại Thanh văn Xá Lợi Tử, Ðại Mục Kiền Liên, Ðại Ca Diếp, A Nê Lâu Ðà, Ưu Ba Ly, Phú Lâu Na, Tu Bồ Ðề.v.v.. đồng thanh thưa :

- Lành thay, bạch Thế Tôn ! Ngài đã khai mở chỉ đạo một cách tường tận. Chúng con nay phát tâm đại Bồ đề. Bạch Thế Tôn ! Xin Ngài biết cho. Thiện nam thiện nữ nào trồng các căn lành muốn cầu giải thoát, nên phát tâm rộng lớn và hạnh nguyện rộng lớn. Người này sẽ được thấy và nghe chánh pháp với trăm ngàn chư Phật.

Bạch Thế Tôn ! Chúng con từ xưa đến nay vì trí huệ hạn hẹp nên không dám mong cầu trí vô biên của Phật, nay tự trách mình mà phải phát tâm rộng lớn. Ví như có người sau khi đã tạo nghiệp bất thiện, nếu không ăn năn tội lỗi sửa ác theo lành thì không thể nào tránh khỏi những khổ não. Thanh văn chúng con chỉ cầu tự lợi nếu không bỏ tâm hẹp hòi để cầu trí huệ của Phật thì cũng không bao giờ mất vô dư Niết bàn (?) lại giống như người sắp chết tâm thức hôn mê rối loạn, không còn có thể lưu luyến với quyến thuộc yêu thương. Cũng vậy, con cầu Niết bàn tự lợi không có tâm hóa độ chúng sanh.

Xin Thế Tôn biết cho ! Vô thượng Bồ đề giống như mặt đất. Tất cả chúng sanh trên thế gian đều nhờ đất mà được tồn tại, nhờ đất mà được phát triển. Cũng vậy, tất cả căn lành đều nương vào Vô thượng Bồ đề mà được sanh trưởng.

Bấy giờ trong hội có một vạn người sau khi nghe Phật nói về nhơn duyên của những việc xưa và nghe Xá Lợi Phất nói như vậy đều phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Kỳ nọ, vua nước Ma Già Ðà sửa soạn xa giá đến chỗ đức Phật. Sau khi đến hội của Phật, vua đem đầu mặt lạy sát chân Ngài và đi nhiễu Phật ba vòng rồi ngồi qua một bên. Lúc ấy, vua chắp tay hướng về Phật nhất tâm cung kính thưa :

- Bạch Thế Tôn ! Tất cả chúng sanh do đâu mà tạo nghiệp ? Nhơn duyên tạo nghiệp dựa vào đâu mà tồn tại ?

Phật dạy :

- Này đại vương ! Tất cả chúng sanh, thọ giả cho đến Bổ đặc già la đều nương vào thân kiến của ngã mà tồn tại để rồi phân biệt một cách điên đảo. Do phân biệt nên mới tạo nghiệp. Vì tạo nghiệp nên không được giải thoát.

Vua lại hỏi :

- Bạch Thế Tôn ! Thân kiến của ngã lấy gì làm căn bản ?

Phật dạy :

- Lấy vô minh làm căn bản.

Vua hỏi :

- Như vậy nói Vô minh là lấy gì căn bản ?

Phật dạy :

- Lấy tác ý không như lý làm căn bản.

Vua hỏi :

- Tác ý không như lý lấy gì làm căn bản ?

Phật dạy :

- Lấy tâm không bình đẳng làm căn bản.

Vua hỏi :

- Sao gọi là tâm không bình đẳng ?

Phật dạy :

- Từ vô thủy đến nay không biết như thật nên gọi là tâm không bình đẳng.

Vua hỏi :

- Sao gọi là không biết như thật ?

Phật dạy :

- Từ vô thủy đến nay, tất cả chúng sanh đối với vô lai chấp là hữu, đó gọi là không biết như thật.

Vua hỏi :

- Vì sao đối với không  cho là có nghĩa là sao ?

Phật dạy :

- Vì pháp phân biệt không sanh không thật mà chấp là có thật.

Vua hỏi :

- Nếu pháp không sanh thì nay lấy gì nói ?

Phật dạy :

- Này đại vương ! Vì thân của ngã còn không, nên pháp không có gì để nói.

Vua hỏi :

- Bạch Thế Tôn ! Nếu thân là không thì làm sao tạo tác, làm sao trụ tin vi ?

Phật dạy :

- Này đại vương ! Mặc dầu có tạo tác nhưng không chấp trước vào nó.

Vua hỏi :

- Vậy thì không chấp trước này phải nói thế nào ?

Phật dạy :

- Pháp không chấp trước nên nói như thật, đó là lời nói của bậc Thánh.

Vua hỏi :

- Sao gọi là lời nói như thật ? Sao gọi là lời nói của bậc Thánh?

Phật dạy :

- Này đại vương ! Ðối với tất cả  pháp lìa trần kiến, lời nói chân thật ấy gọi là nói chân thật. Người nào nói chân thật đó là lời nói của bậc Thánh. Người nào có lời nói của bậc Thánh tức là người hiểu rõ các pháp vốn không chỗ sanh nên trụ như vậy, nên học như vậy.

Nghe Phật nói pháp, vua nước Ma Già Ðà rất hoan hỉ và thưa Phật :

- Thật hy hữu thay bạch Thế Tôn ! Ngài đã dạy rất rõ về pháp chân thật chưa từng có này. Như Phật Thế Tôn lấy trí vô lậu để làm lợi lạc khắp cho tất cả chúng sanh, cho nên nói pháp chân thật. Ðối với chúng sanh bị nghiệp tội trói buộc thì không thể nào nghe thọ để tu hành. Con cũngnhư vậy, xin Thế Tôn thương nghĩ đến con, từ xưa đến nay, con không gặp bạn lành, do tâm bất thiện nên con cũng tạo nhiều nghiệp bất thiện. Vì thế mà con không thể nào gần gũi Thế Tôn để nghe chánh pháp. Con ở nơi thâm cung, chỉ thích vui chơi ăn uống yến tiệc, đêm ngày không chút tạm bỏ, nên con không thể đến chỗ đức Phật để nghe chánh pháp.

Bạch Thế Tôn ! Con nay hối hận tội lỗi và tự trách mình. Những tội ác xưa đã tạo đã ăn sâu vào tư tưởng của con, ngày đêm không khi nào thấy an lạc, giống như người tội bị mắc nợ luôn luôn sợ hãi. Thế Tôn có lòng Ðại bi là cha của chúng sanh, làm chỗ nương tựa hco người không nơi nương tựa, làm người dẫn đường cho người mắt không thấy, làm sự an lạc cho những người đau khổ, làm người chỉ đường chánh cho người bị lạc, làm người bố thí trân báu cho người nghèo thiếu, tâm Ngài bình đẳng không mệt mỏi, làm lợi lạc cho tất cả không có tư tưởng kẻ oán người thân. Cúi xin Ngài thương xót cứu độ cho con, nghĩ đến những tội lỗi đã tạo, con rất sợ hãi. Giống như người sắp rớt xuống hầm hố chỉ mong được cứu vớt. Con sợ đọa trong đường ác, cứu xin Ngài cứu hộ diệt trừ tội cấu của con, để con được hiểu ngộ chánh pháp.

Biết vua nước Ma Già Ðà sám hối tội lỗi, tha thiết phát lộ, ưa thích pháp sâu xa của Ðại thừa, đức Thế Tôn suy nghĩ : “ Bồ tát Diệu Cát Tường có trí huệ biện tài, có thể giảng nói cho vua”. Nhờ oai lực của đức Phật, nên tôn giả Xá Lợi Tử biết tâm niệm của Phật bèn nói với vua nước Ma Già Ðà :

- Ðại vương nên biết ! Bồ tát Diệu Cát Tường có biện tài vô lượng trí huệ vô lượng, nói hoàn hảo về  pháp giải thoát. Bồ tát chắc chắn sẽ giảng nói chánh pháp cho vua để vua khai ngộ đạt được an lạc lớn. Vua nên thỉnh Bồ tát vào cung cúng dường thức ăn uống để được vô lượng lợi ích.

Tôn giả Xá Lợi Tử lại bảo tất cả nhân dân trong thành Vương Xá hãy chiêm ngưỡng lễ lạy ca ngợi và tùy hỷ theo sự nghe thấy, trồng các căn lành đạt được phước thù thắng.

Theo lời của tôn giả Xá Lợi Phất, vua nước Ma Già Ðà liền thưa với Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Bồ tát có lòng đại bi xin hãy thương xót con, vào cung để con cúng dường thức ăn uống. Cúi xin Ngài thương mà nhận lời thỉnh cầu của con.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói với vua :

- Ta nhận lời mời của vua để làm cho vua được thỏa nguyện. Vua phát tâm thù thắng đó là Ta đã nhận sự cúng dường rồi. Vua ưa thích nghe pháp Ta sẽ giảng nói cho.

Này đại vương ! Ðối với các pháp không nên chấp trước, đó là Ta nói pháp cho vua. Ðối với các pháp, không nên nghi ngờ, đó là Ta nói pháp cho vua. Ðối với các pháp, không chấp trước vào tướng ba đời, đó là Ta nói pháp cho vua. Ðối với các pháp Niết bàn của Thanh văn, Duyên giác là tướng tịch diệt, đó là Ta nói pháp cho vua

Vua thưa với Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Cúi xin Bồ tát thương xót con cùng các đại chúng đồng nhận cúng dường của con.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói :

- Ðại vương hãy gát qua một bên về việc vua đem thức ăn uống y phục cúng dường cho đại chúng. Vì sự thương xót mà nhận sự cúng dường, đây không phải là lợi không phải là phước. Phàm người cúng dường là đối với pháp nên sanh tâm hy hữu, không có tưởng về tạo tác, không có tưởng ngã, không có tưởng chúng sanh, không có tưởng thọ mạng, không có tưởng Bổ đặc già la, không chấp trước vào tướng mình, không chấp trước vào tướng người. Ðó là cúng dường. Nên quán các pháp không nắm bắt, không có uẩn xứ giới, không có trong không có ngoài, không ở trong ba cõi chẳng lìa ba cõi, không thiện cũng không ác, không ưa thích không nhàm chán, chẳng phải thế gian chẳng phải xuất thế gian, chẳng phải hữu lậu chẳng phải vô lậu, chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi, chẳng có phiền não chẳng lìa phiền não, chẳng phải luân hồi, chẳng phải tịch diệt, ai quán đúng như vậy là cúng dường.

Vua lại hỏi Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Bồ tát xin hãy thương xót làm lợi lạc mà nhận sự cúng dường của con.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói :

- Này đại vương ! Không nên cầu lợi lạc, không có gì để thương xót. Vì tâm ấy không chấp trước, không động không chuyển, không khen không chê, không nắm bắt không xả bỏ, không cầu lợi lạc nên không có gì để thương xót. Các pháp bình đẳng và không sở đắc. Ðó gọi là nhận sự cúng dường.

Này đại vương ! Nếu ai được như vậy thì đó là lợi lạc chân thật.

Vua thưa Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Pháp vốn là vô tướng và không động tác. Vậy con dâng cúng sự cúng dường cũng như vậy.

Diệu Cát Tường nói :

- Không tánh, vô tướng cũng không động tác. Người nào cầu pháp là vô tưởng, vô nguyện, vô hành, vô tác cũng không phải vô tác. Vì sao ? Này đại vương ! Vì tự tánh của các pháp vốn không động, cũng không có tạo tác. Tự tánh của chúng sanh vốn không nên ba nghiệp không có động tác. Ðại vương nên quán tất cả hành đều vô tác, đó là do hiểu rõ tự tánh của tất cả pháp là không.

Vua nói :

- Các hành có tạo tác sao lại nói là không ?

Diệu Cát Tường nói :

- Này đại vương ! Như pháp quá khứ đã diệt, pháp vị lai chưa đến, pháp hiện tại không chỗ sanh. Các hành hữu vi cũng như vậy. Sở dĩ không chấp vào ba đời vì tất cả đều là vô thường, pháp không tăng cũng không giảm.

Này đại vương ! Nên hiểu rõ các hành là như vậy.

Vua hỏi :

- Hai pháp Thánh đạo và phiền não có bình đẳng không ?

Diệu Cát Tường nói :

- Hai pháp đều bình đẳng, không tăng không giảm.

Này đại vương ! Khi ánh sáng mặt trời xuất hiện có hòa hợp với tối tăm không ?

Vua thưa :

- Không ! Khi ánh sáng mặt trời xuất hiện thì những tối tăm không còn.

Diệu Cát Tường hỏi :

- Vậy khi ánh sáng mặt trời xuất hiện thì những tối tăm ấy đi về đâu ?

Vua trả lời :

- Những tối tăm ấy cũng không có chỗ đi.

Diệu Cát Tường nói:

- Phiền não và Thánh đạo cũng như vậy. Hai pháp này không gặp nhau cũng không tăng không giảm, chẳng phải trụ chẳng phải không trụ.

Này đại vương ! Vì phiền não bình đẳng nên Thánh đạo cũng bình đẳng. Vì hai pháp này bình đẳng cho nên các pháp cũng đều bình đẳng.

Ðại vương nên biết ! Tánh của phiền não là không, cũng không có chỗ trụ. Nhờ phiền não mà được Thánh đạo. Vì được Thánh đạo nên không còn phiền não. Cho nên hai pháp này không tăng không giảm cũng không khác nhau.

Vua hỏi :

- Phiền não và Thánh đạo từ đâu sanh ra ?

Diệu Cát Tường nói :

- Do tâm sanh ra. Nếu tâm không sanh thì phiền não không sanh. Nếu phiền não không sanh thì Thánh đạo không sanh. Cho nên biết rằng, phải quán phiền não như vậy và Thánh đạo cũng phải quán như vậy. Nếu đã quán như vậy thì tâm vô sở đắc.

Vua hỏi :

- Pháp Thánh đạo có qui về Niết bàn không ?

Diệu Cát Tường trả lời :

- Không. Vì các pháp không đến không đi. Niết bàn cũng thế.

Vua hỏi :

- Thánh đạo trụ thế nào ?

Diệu Cát Tường trả lời :

- Thánh đạo trụ như vậy.

Vua hỏi :

- Thánh đạo không phải chỗ trụ của giới định huệ sao ?

Diệu Cát Tường nói :

- Các pháp là vô hành, vô tướng xa lìa các hý luận. Nếu là giới định huệ thì tức là hý luận. Nếu có hành có tướng thì không nên trụ như vậy. Trụ như vậy tức là chẳng phải trụ chẳng phải bất trụ. Thánh đạo cũng như vậy.

Vua hỏi :

- Tất cả thiện nam thiện nữ nếu tu hạnh Bồ đề thì có đắc Thánh đạo không ?

Bồ tát nói :

- Người nào tu Bồ đề thì không có pháp nhỏ nào có thể đắc. Vì đạo Bồ đề chẳng phải khổ chẳng phải lạc, chẳng phải ngã chẳng phải vô ngã, chẳng thường chẳng phải vô thường, chẳng tịnh chẳng uế, không có luân hồi để nhàm chán, cũng không có Niết bàn để chứng đắc. Cho nên tất cả pháp đều không thể đắc. Pháp Thánh đạo cũng không thể đắc.

Vua thưa Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Lành thay ! Ðại sĩ thật là hy hữu. Ngài giảng nói rất hoàn hảo về pháp giải thoát làm con đều tin hiểu. Con thành tâm cung kính bày sự cúng dường. Con sẽ dâng thức ăn uống để cúng dường đại chúng, xin Bồ tát đến chỗ con.

Diệu Cát Tường nói :

- Thức ăn không có sự làm, bố thí không có sự thọ. Người bố thí và người thọ nhận không hai, không khác. Vua đã thành tâm thì tôi sẽ thọ nhận.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Nay đã đúng lúc hãy nhận lời thỉnh của vua để làm lợi ích lớn cho nhiều người.

Bồ tát Diệu Cát Tường thưa trước Phật :

- Con vâng lệnh Phật đã nhận lời thỉnh cầu của vua, và sẽ cùng đại chúng thọ nhận sự cúng dường.

Biết Bồ tát Diệu Cát Tường đã nhận lời thỉnh cầu của mình, vua nước Ma Già Ðà rất vui mừng và được an ổn lớn, cung kính lễ lạy Thế Tôn và Bồ tát Diệu Cát Tường cùng các đại chúng. Sau đó vua đến hỏi tôn giả Xá Lợi Tử:

- Bồ tát Diệu Cát Tường đã nhận sự cúng dường của con, các Bồ tát cùng đến là bao nhiêu vị ?

Xá Lợi Tử nói :

- Sẽ đi chung với năm trăm vị Bồ tát đến dự hội của vua.

Bấy giờ vua nước Ma Già Ðà về cung trước, sửa soạn nhà rộng lớn, bảo những người tôi tớ đều phải thanh lọc tâm mình cho thanh tịnh, chuẩn bị sắp đặt đủ thứ món ăn uống thượng hạng, dựng tràng phan bảo cái và lộng báu với trân châu tốt đẹp, rải các hoa đẹp, đốt đủ loại hương thơm, gắn trân châu anh lạc hết trên hoa ấy, trải năm trăm chỗ ngồi. Còn Vương thành thì cho sửa sang đường xá, rải hoa đốt hương, không còn bụi dơ, dọn sạch sẽ những con đường ấy.

Khi ấy, nhân dân trong thành nghe Bồ tát Diệu Cát Tường vào cung vua nhận sự cúng dường, tất cả đều hoan hỉ nhất tâm mong chờ. Ai nấy đều đem hương hoa đứng chực sẵn bên đường.

Bấy giờ vào đầu đêm, Bồ tát Diệu Cát Tường suy nghĩ : “ Sáng mai đến chỗ vua thỉnh, Bồ tát đi cùng ta ít quá. Ta nên đến các cõi Phật để mời các vị đại Bồ tát cùng đi đến thắng hội trang nghiêm trong cung vua. Nếu ta thuyết pháp cho vua thì các Bồ tát ấy có thể làm chứng minh”. Vừa nghĩ vậy xong, Bồ tát biến mất, trong chốc lát đã qua tám vạn cõi Phật ở phương Ðông, đến một thế giới tên Thường Thanh. Phật hiệu là Cát Tường Thanh Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Ngài giảng nói pháp đại thừa cho các Bồ tát. Các Bồ tát ấy đều ở vào địa Bất thối chuyển. Trong cõi Phật ấy có cây bảy báu trổ nhiều hoa quả. Cành lá cây ấy thường phát ra âm thanh vi diệu, như là tiếng khen ngợi Phật, tiếng khen ngợi Pháp, tiếng khen ngợi Bồ tát địa Bất thối chuyển, thường phát ra tiếng khen Tam bảo như vậy. Nên gọi là thế giới Thường Thanh. Sau khi đến cõi đó, Bồ tát Diệu Cát Tường đến trước Cát Tường Thanh Như Lai lễ dạy dưới chân ngài và thưa :

- Con từ cõi Ta Bà đến đây. Con được vua nước Ma Già Ðà thỉnh vào cung để cúng dường thức ăn uống, nhưng vì chúng Bồ tát ít quá, nên con đến thỉnh mời các thượng sĩ đại Bồ tát vào sáng mai đi cùng con đến cung vua để thọ nhận sự cúng dường của vua, để cho tất cả chúng sanh được phước. Cúi xin đức Thế Tôn bảo các Bồ tát nhận lời thỉnh cầu của con.

Bấy giờ Cát Tường Thanh Như Lai bảo tám vạn đại Bồ tát :

- Này các nam tử ! Nay Bồ tát Diệu Cát Tường đến thỉnh các ông đến cung vua nước Ma Già Ðà trong thế giới Ta Bà để nhận cúng dường thức ăn uống. Các ông hãy cùng đi mà làm Phật sự.

Nghe lời dạy đức Thế Tôn, các Bồ tát liền phụng hành. Thế rồi Bồ tát Diệu Cát Tường làm lễ từ biệt Cát Tường Thanh Như Lai và cùng tám vạn đại Bồ tát biến mất trở về cõi Ta Bà đến chỗ cũ. Sau khi cùng các đại Bồ tát an tọa, Bồ tát Diệu Cát Tường nói :

- Tôi có pháp môn tên là Ðại Tổng Trì, nay tôi sẽ giảng nói phân biệt cho các đại sĩ. Sao gọi là pháp môn Tổng trì ? Nghĩa là người nào muốn chứng pháp môn Tổng trì thì phải trụ tâm chánh niệm không tán loạn, lìa bỏ si giận, dùng trí huệ thông đạt tất cả pháp, thực hành đạo của Như Lai đắc môn biện tài, trụ vào vô tướng, thể nhập tất cả pháp, nắm giữ hết các trí môn, nối dõi Thánh đạo giữ gìn Tam bảo, nói năng luận bàn điều gì không bị ngưng trệ trở ngại, hiểu rõ ngôn ngữ của tất cả chúng sanh. Tất cả những thứ ngôn ngữ khác nhau của trời, rồng, dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, nhơn, phi nhơn cho đến Ðế Thích, Phạm vương dưới đến loài dị loại bàng sanh vẫn có thể theo từng ngôn ngữ của chúng mà thuyết pháp, biết rõ căn tánh của chúng sanh lợi hay độn, tùy theo hạng ấy mà được hiểu biết, các căn thanh tịnh tránh xa các tà kiến, bình đẳng an trụ vào pháp môn tổng trì, không vướng vào tám loại pháp thuận nghịch ở thế gian, viên mãn tất cả thiện pháp xuất thế, giảng nói cho chúng sanh về hành nghiệp nhơn duyên quả báo để họ được nhiều an lạc, dùng trí huệ thông đạt tất cả xứ, có thể làm cho chúng sanh vứt bỏ những gánh nặng. Tâm không lo buồn , biết tự tánh của các pháp, tùy theo căn cơ mà giảng pháp để phù hợp với chứng bệnh làm cho họ tinh tấn đạt được nhiều thiện lợi. Tâm của Bồ tát hoan hỉ không mong cầu quả báo. Nếu có các căn lành chỉ hồi hướng lên Nhất thiết trí, cầu Nhất thiết trí, làm lợi lạc lớn cho tất cả chúng sanh. Ðối với lục độ đều hành thành tựu. Hạnh bố thí viên mãn hồi hướng lên Nhất thiết trí. Hạnh trì giới viên mãn hồi hướng cho chúng sanh để chúng được an lạc. Hạnh nhẫn nhục viên mãn được tướng tốt của Phật, trang nghiêm đầy đủ. Tinh tấn viên mãn làm thành thục tất cả căn lành. Thiền định viên mãn đắc pháp tương ưng tự tại vô ngại. Trí huệ viên mãn thông đạt tất cả pháp. Ðối với pháp được tự tại tránh xa các lỗi lầm.

Này thiện nam tử ! Pháp môn tổng trì là như vậy. Nếu đươc pháp môn này rồi không bị quên mất. Vì Tổng là giữ gìn Nhất Thiết Trí.

Lại nữa, này thiện nam tử ! Pháp môn Tổng trì lại có thể giữ gìn tất cả pháp, nghĩa là hiểu rõ tất cả pháp là không, vô tướng, vô nguyện, không động, không tạo tác, lìa các phân biệt, không sanh không diệt, chẳng thường chẳng đoạn, chẳng phải hữu chẳng phải vô, không đến không đi, chẳng thành chẳng hoại, chẳng tụ chẳng tan, chẳng phải hữu tánh chẳng phải vô tánh, chẳng phải hữu tưởng chẳng phải vô tưởng, lìa các hí luận, chẳng phải ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, Bổ đặc già la, không nắm bắt không xả bỏ, chẳng thấy chẳng nghe, chẳng hay chẳng biết. Ðó gọi là giữ gìn tất cả pháp.

Lại nữa, này thiện nam tử ! Pháp môn Tổng trì còn gọi là giữ tất cả pháp, vì tự tánh nó là không, như thấy trong mộng, như bọt nước, như sóng nắng, như hư không.v.v... lại có thể giữ gìn tất cả pháp là khổ, không, vô thường, vô ngã, tịch diệt.v.v.. tự tánh nó không tạo tác, không lạc không khổ, không đắc không chứng. Pháp môn Tổng trì lại ví như mặt đất vì giữ gìn thế gian, không lớn không nhỏ nó đều giữ gìn cũng không mệt mỏi. Ðại Bồ tát đắc pháp môn Tổng trì cũng như vậy. Vì chúng sanh mà phát tâm Bồ đề, thâu nhiếp các căn lành không cho tan mất, dù trải qua atăngkì kiếp cũng không chút biếng nhác thối lui. Lại như mặt đất có thể nuôi dưỡng vạn vật. Bồ tát đắc pháp môn Tổng trì có thể giáo hóa làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Như mặt đất có thể sanh sản ra cây cối để làm chất dinh dưỡng nuôi chúng sanh. Bồ tát đắc pháp môn Tổng trì có thể sanh ra tất cả pháp lành để làm lợi ích chúng sanh. Như mặt đất không tăng không giảm, giữ gìn vạn vật không cao không thấp. Tâm Bồ tát đắc pháp môn Tổng trì cũng như vậy, không tăng không giảm, giữ gìn chúng sanh không có tư tưởng oán hay thân. Như mặt đất nhận nước mưa không bao giờ nhàm chán. Bồ tát đắc pháp môn Tổng trì ưa thích nghe thọ pháp hội Bồ tát của Phật không nhàm chán. Như mặt đất có thể giữ gìn tất cả hạt giống, theo thời gian tăng trưởng không bao giờ dừng nghỉ. Bồ tát đắc pháp môn Tổng trì có thể giữ gìn tất cả hạt giống pháp lành. Lại như người dũng sĩ ở thế gian, oai lực mạnh mẽ có thể chiến thắng quân địch khác. Bồ tát đắc pháp môn Tổng trì có đầy đủ tinh tấn, thần thông oai đức có thể chiến thắng quân ma.

Này thiện nam tử ! Nên biết rằng : tự tánh của tất cả pháp không quên không ghi nhớ, là thường là vô thường, là khổ hay lạc, là tịnh hay bất tịnh, là ngã hay vô ngã, là hữu tình hay chẳng phải hữu tình, là thọ mạng hay chẳng phải thọ mạng, là Bổ đặc già la hay chẳng phải Bổ đặc già la.v.v.. Pháp môn Tổng trì cũng như vậy, cũng không ghi nhớ vì các pháp lìa hai tướng, cũng không quên mất.

Nøy thiện nam tử ! Pháp môn Tổng trì giống như hư không tuy giữ gìn mặt đất nhưng không có tư tưởng giữ gìn, thâu giữ tất cả pháp mà không có tướng nắm giữ. Lại như ánh sáng mặt trời chiếu sáng tất cả tướng, pháp môn Tổng trì có thể quán chiếu tất cả pháp. Lại như chúng sanh có thể giữ tất cả loại phiền não không bao giờ tan mất. Pháp môn Tổng trì có thể giữ gìn tất cả pháp không cho tan mất. Lại như chư Phật Bồ tát có bánh xe tâm ghi nhớ có thể chuyển tâm ý của tất cả chúng sanh. Pháp môn Tổng trì có thể giữ gìn tất cả pháp mà cũng không có tướng giữ gìn.

Này các thiện nam tử ! Theo những thí dụ đã nói ở trên không cùng tận các pháp không cùng tận, thì pháp môn Tổng trì cũng không cùng tận. Vì vô lượng vô biên giống như hư không.

Khi Bồ tát Diệu Cát Tường nói pháp này, trong hội có năm trăm đại Bồ tát đắc pháp môn đại Tổng trì.

- Hết Quyển thứ ba -

Quyển thứ tư

Bấy giờ vào giữa đêm, Bồ tát Diệu Cát Tường giảng nói pháp môn tạng của Bồ tát cho các Bồ tát rằng:

- Này các đại sĩ! Cần phải hiểu rõ pháp môn tạng của các Bồ tát, không có một pháp nào nằm ngoài tạng của Bồ tát. Tất cả pháp thế gian hay xuất thế gian, hữu vi vô vi, thiện hay bất thiện, hữu tướng hay vô tướng, hữu lậu, vô lậu đều là tạng của Bồ tát.

Này thiện nam tử! Ví như trong ba ngàn đại thiên thế giới có trăm ức bốn đại châu, có trăm ức mặt trời mặt trăng, có trăm ức núi Tu di, có trăm ức biển lớn nhưng tất cả không nằm bên ngoài ba ngàn đại thiên thế giới. Pháp tạng của Bồ tát cũng vậy, tất cả pháp phàm phu, pháp Thanh văn, pháp Duyên giác cho đến pháp của chư Phật cũng không nằm ngoài tạng của Bồ tát. Vì sao? Vì Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và chư Phật thừa đều đồng một thừa. Ví như cây đại thọ dù có thân nhánh cành lá xum suê tươi tốt nhưng cũng cùng chung một gốc. Tạng Bồ tát vì vốn phát sanh ra pháp tam thừa nhưng không sai khác, nó rộng lớn không thể nào đo lường được. Ví như biển lớn rộng mênh mông không có bờ bến, giả sử A tu la vương, các Dạ xoa.v.v.. cho đến các đại lực sĩ muốn lường biển ấy nhưng không thể nào biết được. Các Thanh văn, Duyên giác, tất cả chúng trời, người muốn biết pháp tạng của Bồ tát cũng không thể cùng tận được. Những vị có trí huệ muốn biết pháp giới định huệ của Bồ tát còn không thể biết. Chỉ có người nhập vào tạng Bồ tát mới tự mình biết được thôi.

Này thiện nam tử! Ví như tất cả chúng sanh cư sống trong biển lớn chỉ uống nước biển, chứ không thể biết được mùi vị của sông. Người tu Bồ tát thừa chỉ biết pháp tạng Bồ tát, không thích đạo Thanh văn, Duyên giác.

Này thiện nam tử! Trong tạng Bồ tát còn gọi là ba, đó là Thanh văn, Duyên giác và phàm phu. Chỉ nghe lý Tứ đế mà chứng Niết bàn, đó gọi là tạng Thanh văn. Chỉ thích lý duyên sanh mà chứng Niết bàn đó gọi là tạng Duyên giác. Còn tạng Bồ tát là chứng Nhất Thiết Trí.

Này thiện nam tử! Nên biết rằng tạng Thanh văn, tạng Duyên giác và tạng Bồ tát đều bình đẳng như nhau. Vì lòng ham muốn của chúng sanh nên có sự học về tam thừa. Sở dĩ người học cầu Thanh văn là vì trí huệ họ cạn hẹp, không rộng lượng, sợ khổ luân hồi nên rất ưa thích pháp Tứ đế để chứng Niết bàn cầu an ổn. Người thích cầu Duyên giác thì tâm còn hạn ngại, không có tâm rộng rãi với chúng sanh, không có tâm đại bi để hành hạnh lợi tha, chứng Niết bàn cho đó là cứu cánh. Ðại Bồ tát học tạng Bồ tát với tâm rộng lớn vô lượng, hàng Thanh văn, Duyên giác không thể đo lường được. Chỉ có các Bồ tát tu học pháp ấy mới có thể hiểu rõ.

Này thiện nam tử! Thanh văn, Duyên giác chỉ ưa thích thừa của mình, tu các căn lành để cầu quả Nhị thừa, còn đối với pháp của Bồ tát thì không thể nào biết được. Các Bồ tát quán pháp Thanh văn thì đối với đạo Tứ đế đều chứng biết hết tất cả, phân biệt rất rõ nhưng không  chứng quả ấy; Quán pháp của Duyên giác đối với mười hai nhơn duyên Bồ tát đều chứng biết tất cả, phân biệt rõ nhưng không chứng quả ấy. Bồ tát làm viên mãn các hành và thông đạt tất cả. Ví như tô báu bằng phệ lưu ly đựng các vật thì những vật ấy đều cùng một màu trong suốt như nhau. Pháp của Thanh văn và Duyên giác khi nhập vào trong tạng Bồ tát vốn không khác. Cho nên các đại Bồ tát đã nhập vào tạng Bồ tát rồi thì thấy các pháp bình đẳng không khác nhau, không có tướng pháp của chư Phật, không có tướng pháp của Bồ tát, không có tướng pháp của Nhị thừa. Với tất cả pháp không có sự nhớ nghĩ vì lìa các ngôn ngữ văn tự, không nêu ra, không biểu thị. Vì sao? Vì vô tướng nên không thể quán. Vì vô nghĩa nên không thể nhớ nghĩ. Người học như vậy là thâu nhiếp Nhất Thiết Trí.

Này thiện nam tử! Ðó gọi là tạng Bồ tát, thông đạt tự tại vô ngại như vậy.

Vào cuối đêm, Bồ tát Diệu Cát Tường lại giảng nói câu Kim cang về Bất thối chuyển pháp luân cho các đại Bồ tát, Bồ tát nói:

- Này thiện nam tử! Nếu đại Bồ tát nào khéo giảng pháp để người nghe hiểu rõ ràng, người nói người nghe tất cả đều là pháp bất thối chuyển, nó không động chuyển không bị hư hoại.

Này thiện nam tử! Pháp bất thối chuyển dù thừa hay cảnh giới của thừa, dù Phật, Pháp, Tăng cũng đều là bất thối chuyển luân. Vì sao? Bất thối chuyển luân là pháp giới. Nếu lìa pháp giới thì không do đâu sanh, luân ấy không có tướng chuyển nên gọi đó là chuyển pháp luân. Không khác không hai tức là tự tánh của pháp giới.

Này thiện nam tử! Cho nên người nào tu các hạnh Bồ tát mà biết như vậy thì được giải thoát, được bất thối chuyển luân. Ðại Bồ tát biết rõ như vậy là đã giải thoát sẽ được chứng quả Như Lai, làm lợi ích lớn cho tất cả chúng sanh, đối với môn giải thoát không có hai pháp để đắc. Tướng giải thoát của Như Lai và tướng giải thoát của tất cả pháp đều như nhau. Tất cả pháp không có tướng giải thoát cũng không có hai tướng. Vì sao? Vì thân chẳng giải thoát, tâm cũng chẳng giải thoát. Vì tự tánh của hai pháp là tướng giải thoát. Tất cả pháp cũng như vậy. Các Bồ tát biết rõ như vậy tức là Bất thối chuyển luân.

Thiện nam tử nên biết rằng, bất thối chuyển luân không có chỗ chuyển. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc vốn không có chỗ chuyển, Thọ tưởng hành thức cũng vậy, tự tánh của thức cũng không có chỗ chuyển. Tự tánh của các pháp đều không có chỗ chuyển, đó tức là xe bất thối chuyển luân. Luân ấy vốn xưa nay không hư hoại, chẳng phải tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải có sở đắc, chẳng phải không sở đắc, chẳng nói chẳng phải không nói, không danh tự, không chấp trước.

Lại nữa, tướng không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn là pháp phân biệt không thể đắc, do đâu mà đắc? Tất cả tướng ấy giống như hư không, không có chỗ nương tựa. Tự tánh của các pháp không có chỗ để trụ, đó gọi là câu Kim cang về bất thối chuyển luân.

Này thiện nam tử! Tánh không của các pháp không thể phá hoại. Câu Kim cang ấy lìa tất cả kiến nên trụ như vậy, đó là không giải thoát môn. Câu Kim cang ấy lìa các phân biệt, nên trụ như vậy, đó là vô tướng giải thoát môn. Câu Kim cang ấy xa lìa các nghi hoặc, nên trụ như vậy, đó là vô nguyện giải thoát môn. Câu Kim cang ấy xa lìa các hữu chấp, nên trụ như vậy, đó là pháp giới. Câu Kim cang xa lìa tất cả pháp, không có ngã, không tạo tác, không tham, không chấp trước, tự tánh an trụ vào Niết bàn thanh tịnh. Ðó gọi là câu Kim cang.

Vào đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm, Bồ tát Diệu Cát Tường đã nói tất cả pháp cho các Bồ tát. Các Bồ tát ấy đều đắc pháp môn quang Minh Hoa Tam ma địa. Từ trong lỗ chân lông trên thân của các Bồ tát ấy phóng ra trăm ngàn ánh sáng. Trong mỗi ánh sáng hiện ra trăm ngàn chư Phật. Mỗi đức Phật ở mười phương thế giới vì các chúng sanh mà thi hành Phật sự.

Sau khi đã chuẩn bị những thức ăn uống xong, vua nước Ma Già Ðà vào sáng sớm đến chỗ Bồ tát Diệu Cát Tường, thưa với Bồ tát rằng:

- Nay đã đến giờ xin ngài hãy đến nhận sự cúng dường của con.

Bồ tát nhận lời thỉnh, vua liền trở về cung.

Bấy giờ, vào buổi sáng, tôn giả Ðại Ca Diếp đắp y ôm bát cùng 500 Bí sô vào đại thành Vương xá theo thứ lớp mà khất thực. Ði nửa đường tôn giả suy nghĩ: “ Bây giờ ta không vào thành này mà hãy đến chỗ của Bồ tát Diệu Cát Tường để nghe chánh pháp”. Suy nghĩ vậy xong tôn giả cùng chúng Bí sô đến chỗ Bồ tát Diệu Cát Tường. Ðến đó, tôn giả vui mừng kính lễ thăm hỏi Bồ tát rồi đứng lui qua một bên.

Khi ấy, Bồ tát Diệu Cát Tường hỏi tôn giả Ðại Ca Diếp:

- Vì sao đến giờ ăn mà Ca Diếp lại ôm bát đến đây?

Ca Diếp thưa:

- Tôi định vào thành Vương xá để khất thực nhưng tôi đến đây trước.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói:

- Tôi sẽ cúng dường thức ăn uống cho ông và chúng Bí sô nhé!

Ca Diếp trả lời:

- Thưa Bồ tát! Không được đâu! Tôi đến đây là vì nghe pháp chứ chẳng phải xin thức ăn uống.

Diệu Cát Tường nói:

- Tôn giả nên biết, người cầu đạo có hai loại để nuôi dưỡng, một là thức ăn uống và hai là diệu pháp.    

Ca Diếp thưa:

- Thưa Ðại sĩ! Hữu tình trên thế gian nếu lìa ăn uống thì không phù hợp được, không thể nuôi dưỡng sắc thân thì làm sao có thể nghe thọ chánh pháp?

Bồ tát Diệu Cát Tường nói:

- Tôn giả hãy nhận thức ăn uống. Tôi sẽ cúng dường cho ông. Sau khi được nhận sự cúng dường thì không lìa luân hồi, không chứng Niết bàn, chẳng lìa pháp dị sanh, không lìa pháp Thánh đạo. Vì sao? Vì người được cúng dường và người cúng dường không tăng không giảm, không có pháp để sanh không có pháp để diệt, không có pháp để học cũng không có pháp để đắc cho nên tôi sẽ cúng dường thức ăn uống cho ông.

Ca Diếp thưa Bồ tát Diệu Cát Tường:

- Lành thay! Bồ tát là đại thí chủ. Người bố thí như vậy chính là chơn bố thí.

Bấy giờ, Bồ tát Diệu Cát Tường suy nghĩ: “ Ta hãy vào đại thành Vương xá vì vua nước Ma Già Ðà mà làm Phật sự lớn”. Nghĩ vậy xong, Bồ tát liền nhập vào Nhất Thiết Thần Thông Biến Hóa tam ma địa. Ở trong tam ma địa ấy phóng ánh sáng lớn, chiếu khắp thế giới Ta Bà, thấy ba ngàn đại thiên thế giới rõ như lòng bàn tay. Tất cả loài hữu tình địa ngục bàng sanh nhờ ánh sáng ấy chiếu đến đều được lìa các khổ, không có một chúng sanh nào sanh tâm ba độc, cũng không còn oán ghét thù nhau, yêu thương nhau như con như mẹ, Tất cả ba ngàn đại thiên thế giới đều chấn động sáu cách. Khi ấy các Thiên tử ở cõi Dục cõi Sắc đều đến cúng dường Bồ tát Diệu Cát Tường. Họ tấu lên trăm ngàn điệu nhạc, mưa hoa đẹp của trời đầy ngập khắp đường để làm trang nghiêm. Bồ tát Diệu Cát Tường dùng thần lực khiến cho con đường ấy đều bằng phẳng giống như bàn tay, trang hoàng với vô số trân bảo, rải hoa đẹp lớn như bánh xe. Ðó là những loại hoa Ưu bát la, Câu mẫu đà, Bôn noa lợi ca.v.v... lại dùng tràng lưới báu che phía trên, dựng các tràng phan bảo cái đầy khắp hư không. Lại hiện đài bảy báu và các cây báu. Trên cây báu ấy, hoa quả bằng phệ lưu ly báu, dùng các dây báu mà nối kết lại với nhau. Mỗi cây hoa báu đều tỏa ra mùi thơm vi diệu bay khắp cả do tuần. Giữa rặng cây ấy có ao dưới đáy bằng cát vàng ròng chứa đầy nước tám công đức và mọc nhiều hoa đẹp. Ðó là hoa Ưu bát la, Bát nạp ma, Câu mẫu đà, Bôn noa lợi ca.v.v...

Lại có những giống chim uyên ương, chim nhạn, vịt trời qua lại trong đó. Dưới mỗi gốc cây có 25 thiên nữ cầm hương chiên đàn để cúng dường. Ở trong định, Bồ tát Diệu Cát Tường hiện ra những sự việc thù thắng như vậy. Sau khi xuất định, Bồ tát nói với tôn giả Ca Diếp:

- Bây giờ tôi với ông đến đại thành Vương xá, vào cung vua nước Ma Già Ðà để thọ sự cúng dường thức ăn. Ðại đức là bực kỳ túc nên đi trước. Còn tôi phải đi sau.

Ca Diếp thưa:

- Thưa Bồ tát! Như vậy không được. Ðại sĩ có đại trí huệ, thần thông vô lượng, đa văn biện tài, nói thông suốt về pháp giải thoát, được Phật Thế Tôn của tôi khen ngợi. Chúng sanh thấy đều phát tâm Bồ đề tu hạnh Bồ tát. Trong chúng Thanh văn, tuy tôi gọi là bậc kỳ túc nhưng không làm được, sao dám đi trước được, tôi xin đi sau Bồ tát. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh mới phát tâm Bồ đề và tất cả Thanh văn, Duyên giác đối với bản thân tôi còn không sánh kịp, huống chi bằng người hành lâu đạo Bồ tát. Ví như Sư tử con mới sanh liền có sức mạnh lớn, mạnh mẽ xông xáo không sợ sệt gì cả, mùi trên thân nó lan tỏa theo gió, bầy thú nào nghe được cũng đều kinh hãi, cho đến voi lớn tuy có nhiều sức mạnh, tất cả thế gian không ai điều phục được vậy mà nó nghe mùi của Sư tử con mới sanh cũng phải kinh sợ. Chúng sanh nào phát tâm Bồ đề dõng mãnh kiên cố thì tất cả chúng ma đều lo sợ, Thanh văn, Duyên giác không sao sánh kịp. Nghe Phật nói pháp đại thừa, các đại Bồ tát tâm bất động rất hoan hỷ và rống lên tiếng sư tử điều phục được tất cả. Cho nên Bồ tát Diệu Cát Tường ở trong chơn pháp không có tam thừa, chỉ lấy tâm Bồ đề làm trên hết. Vì tất cả các pháp lành đều do tâm Bồ đề sanh ra. Nay Bồ tát đi trước giống như tâm Bồ đề sanh ra vô lượng pháp lành.

Thế rồi, Bồ tát Diệu Cát Tường đi trước, chúng đại Bồ tát đi hai bên, chúng Thanh văn đi phía sau, rời khỏi trụ xứ vào thành Vương xá. Khi ấy trời mưa nhiều loại hoa, trên hư không trỗi lên trăm ngàn âm nhạc, phóng đại ánh sáng lớn chiếu khắp đại chúng, trong ánh sáng ấy lại mưa nhiều hoa sen. Nhân dân trong thành Vương xá được thấy Bồ tát, lòng họ rất vui mừng, đem các hương hoa để rải cúng dường.

Bấy giờ, nghe Bồ tát Diệu Cát Tường cùng tám vạn đại Bồ tát và 500 chúng Thanh văn đến hội, vua nước Ma Già Ðà suy nghĩ: “ Ta đã chuẩn bị xong 500 phần thức ăn uống, nay chúng Bồ tát này  rất đông, thức ăn thì ít bây giờ làm sao cho đủ đây, lại ngồi đâu cho đủ”. Trong lúc vua đang nghĩ vậy, Bồ tát Diệu Cát Tường liền sai Ða Văn Thiên Vương và cung tỳ la, chủ đại Dạ xoa trong chốc lát biến thành đồng tử đến trước vua thưa:

- Ðại vương đừng lo lắng suy nghĩ, Bồ tát Diệu Cát Tường có đại phương tiện, phước đức trí huệ không thể nghĩ bàn, có thể đem một phần thức ăn cung cấp cho tất cả chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới, tất cả đều no đủ mà thức ăn vẫn còn dư. Nay tám vạn Bồ tát và 500 chúng Thanh văn này, số ấy không nhiều vua có gì phải lo. Vì sao? Vì Bồ tát Diệu Cát Tường có phước đức trí huệ vốn vô cùng tận, thức ăn cũng vô tận.

Nghe họ nói vậy, vua nước Ma Già Ðà rất vui mừng, sung sướng, đối với Bồ tát Diệu Cát Tường vua cung kính tôn trọng thật thắng phục, cùng quyến thuộc đem hương hoa, hương vụn, hương xoa... trỗi các âm nhạc ra đón Bồ tát. Thấy Bồ tát, vua quì lạy, thăm hỏi rải hoa hương và đi trước đưa Bồ tát vào cung vua.

Sau khi đến cung vua, Bồ tát Diệu Cát Tường nói với Bồ tát Phổ Chiếu:

- Này thiện nam tử! Ông hãy sửa soạn đạo tràng, đã đến giờ rồi.

Nhận lệnh, Bồ tát Phổ Chiếu liền dùng sức thần thông làm cho cung điện của vua bỗng nhiên rộng lớn sạch đẹp, trang hoàng đủ cách không có gì làm trở ngại, treo các loại hoa, dựng tràng phan bảo cái anh lạc, trang hoàng thành đạo tràng vĩ đại nhất. Bồ tát Diệu Cát Tường lại bảo Bồ tát Pháp Thượng:

- Này thiện nam tử! Ông hãy vì tôi mà sắp đặt tòa thượng diệu cho các đại chúng.

Khi ấy trong khảy móng tay, Bồ tát Pháp Thượng liền triệu tập tám vạn ba ngàn tòa tốt đẹp hiện ra nơi đạo tràng được trang nghiêm đủ loại trân báu. Những tòa ấy đầy khắp trong đạo tràng mà không chật chội.

Bấy giờ, Bồ tát Diệu Cát Tường liền đến tòa ngồi, bảo các chúng Thanh văn, Bồ tát đến chỗ ngồi của mình.

Lúc này vua nước Ma Già Ðà thưa trước Bồ tát Diệu Cát Tường:

- Cúi xin Bồ tát và đại chúng thương xót con, đợi một chút nữa thức ăn uống sẽ mang đến.

Bấy giờ, Tứ Ðại Thiên Vương cùng các quyến thuộc đến nơi đạo tràng, lễ lạy cúng dường Bồ tát Diệu Cát Tường và đại chúng. Lại có Ðế Thích Thiên Chủ cùng các quyến thuộc và quyến thuộc A tu la đều đem hương vụn chiên đàn đến đạo tràng cúng dường đại chúng. Lại có Ðại Phạm Thiên Vương chủ cõi Ta Bà biến thành đồng tử cùng các chúng Phạm đứng làm thị giả hai bên, ai cũng cầm phất báu đến đạo tràng. Sau khi lễ lạy Bồ tát Diệu Cát Tường rồi đứng qua một bên. Các Phạm chúng đến cũng cầm phất báu và đứng qua một bên các Bồ tát và chúng Thanh văn. Lại có Vô Nhiệt Não Long vương đến đạo tràng đứng giữa hư không, ẩn thân thòng xuống những anh lạc. Trong anh lạc tuông ra nước tám công đức tất cả đại chúng dùng không hết.

Bấy giờ vua nước Ma Già Ðà nghĩ như vầy: “ Các Bồ tát này đều không có bình bát làm sao mà ăn?” Biết tâm niệm của vua, Bồ tát Diệu Cát Tường nói với vua:

- Vua đừng nghĩ như vậy, các Bồ tát này không mang bình bát. Khi nào cần thì sẽ có tất cả bình bát ở cõi Phật của họ tự nhiên đến.

Vua rất vui mừng liền thưa Bồ tát Diệu Cát Tường:

- Các Bồ tát này ở cõi Phật nào và từ đâu đến? Con muốn nghe danh hiệu Phật và quốc độ của các Bồ tát đã đến đây.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói:

- Ðại vương nên biết! Phương Ðông có cõi tên là Thường Thanh. Phật hiệu Cát Tường Thanh Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Các Bồ tát này từ cõi đó đến thọ nhận sự cúng dường của vua, để cho đại vương thấy được việc hy hữu.

Ngay lúc đó, thế giới Thường Thanh đem đến tám vạn ba ngàn bát báu. Nhờ sức oai thần của Phật ấy và sức hạnh nguyện của các Bồ tát mà bát báu ấy từ hư không đến thế giới Ta Bà này. Ðến ao Vô Nhiệt Não có tám vạn ba ngàn long nữ lấy nước tám công đức để rửa sạch rồi tất cả đem đến trước các Bồ tát. Thấy sự việc như vậy, vua nước Ma Già Ðà khen ngợi thật không thể nghĩ bàn chưa từng có, lòng vua rất vui mừng.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói với vua:

- Bình bát của các Bồ tát đã đến rồi, vua hãy sớt thức ăn uống cúng dường đại chúng.

Vua liền đem tất cả thức ăn uống đã chuẩn bị xong dâng lên cúng dường Bồ tát và các đại chúng.

Bấy giờ đại chúng trong đạo tràng, ai nấy đều no đủ không có một vị nào thiếu thốn. Thấy thức ăn uống vẫn còn dư, vua thưa Bồ tát Diệu Cát Tường:

- Thật hy hữu thay, thưa Ðại Sĩ! Con đem ít thức ăn cúng dường khắp đại chúng mà vẫn còn dư.

Bồ tát nói:

- Này đại vương! Pháp chân thật không cùng tận nên thức ăn từ nơi sanh cũng không cùng tận.

Sau khi ăn xong, các đại chúng Bồ tát đều ném bát lên hư không, không bị lay động.

Vua thưa Bồ tát:

- Bát ấy trụ ở đâu?

Bồ tát nói:

- Này đại vương! Pháp chân thật có chỗ trụ không?

Vua trả lời:

- Pháp chân thật không có chỗ trụ.

Bồ tát nói:

- Ðại vương nên biết! Pháp chân thật không có chỗ trụ, bát ấy cũng không có chỗ trụ. Nếu bát có chỗ trụ thì các pháp cũng thế.

Ðại vương nên biết! Vì tánh của các pháp là không nên phải trụ như vậy.

Sau khi cúng dường Bồ tát Diệu Cát Tường và các đại chúng xong, vua nước Ma Già Ðà đứng trước Bồ tát nói với lòng khao khát được nghe pháp của Bồ tát, vua liền thưa Bồ tát Diệu Cát Tường:

- Bồ tát có lòng đại bi vì con mà nói pháp hy hữu!

Bồ tát nói:

- Này đại vương! Pháp hy hữu nghĩa là giả sử hằng hà sa số chư Phật Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Giác trải qua trăm ngàn kiếp cũng nói không hết.

Nghe nói vậy, vua kinh hãi mê muội không vui, khi ấy tôn giả Ðại Ca Diếp nói với vua:

- Vua đừng cho rằng hằng hà sa số chư Phật không thể giảng nói pháp hy hữu, hay Bồ tát Diệu Cát Tường cũng không thể nói. Nhưng vì pháp của chư Phật không cùng tận chẳng phải dùng lời nói mà có thể hết được. Ông hãy theo sự ưa thích của mình mà hỏi Bồ tát Diệu Cát Tường. Ðại sĩ này có vô lượng sức phương tiện thiện xảo chắc chắn có thể nói pháp hy hữu cho ông.

Nghe nói vậy, vua liền tỉnh ngộ và thưa tôn giả rằng:

- Vừa nghe Bồ tát nói, tôi có nghi ngờ, nhờ tôn giả nói làm tôi tỉnh ngộ.

Vua liền thưa Bồ tát Diệu Cát Tường:

- Bồ tát cũng như hằng hà sa số chư Phật đều không thể nói pháp hy hữu, con nghe như vậy, lòng con không hoang mang cúi xin Bồ tát quyết nghi cho con.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói:

- Này đại vương! Hằng hà sa số chư Phật đều có thể nói pháp hy hữu. Pháp mà không có gì để nói đó là pháp hy hữu.    

Này đại vương! Ðối với tất cả pháp, tâm không chỗ trụ, pháp ấy không thể nói. Chư Phật Như Lai cũng không thể nói. Ðối với chư Phật Thế Tôn, đại vương có thấy tướng không?

Vua trả lời:

- Không!

Bồ tát lại hỏi:

- Tâm sanh có thể thấy không? Tâm diệt có thể thấy không?

Vua trả lời:

- Không!

Bồ tát hỏi:       

- Pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp chân thật, pháp hư vọng đều có thể thấy không?

Vua trả lời:

- Không thể thấy.

Bồ tát hỏi:

- Với tất cả pháp có tướng để thấy, với tất cả pháp có gì để nói không?

Vua trả lời:

- Không!

Bồ tát Diệu Cát Tường nói:

- Này đại vương! Do nghĩa như vậy nên ta nói rằng: Pháp hy hữu, hằng hà sa số chư Phật không thể giảng nói. Còn nữa này đại vương! Hư không không có tướng cũng không chuyển động, khói, mây, bụi, sương không thể dính vào. Tánh của hư không vốn là thanh tịnh, không có pháp nào nhiễm cũng không có pháp nào tịnh. Chư Phật Như Lai hiểu rõ tất cả pháp giống như hư không. Vì nghĩa đó mà hằng hà sa số chư Phật nói không thể hết.

Lại nữa này đại vương! Trong tướng vô trụ, chư Phật Như Lai ngưng đọng bất động hoạt dụng mà thường tịch. Vì sao? Vì pháp không thay đổi, vì lìa xứ chẳng phải xứ. Pháp không thể đắc vì lìa các tướng thủ. Ðại vương nên biết! Các pháp chẳng  phải sanh cũng chẳng phải không sanh, chẳng lớn chẳng nhỏ, chẳng chơn thật chẳng phải không chân thật, chẳng phải hữu tưởng chẳng phải vô tưởng, không tạo tác chẳng phải không tạo tác, không trí huệ không ngu si, không thủ tướng chẳng phải không thủ tướng, chẳng tập chẳng tan, không đến không đi, chẳng điên đảo chẳng lìa điên đảo, chẳng phải là phiền não chẳng phải lìa phiền não, chẳng phải tự nhiên sanh, chẳng phải do vật khác sanh.

Này đại vương! Các pháp như hư không không chuyển động, các pháp không gì bằng vì không bạn bè; các pháp không có hai tướng vì không phân biệt; các pháp không có biên giới vì không thể thấy, các pháp không có đo lường vì chẳng có lớn nhỏ, các pháp không cùng tận vì thường chuyển, các pháp rộng lớn vì biến khắp pháp giới, các pháp không có chỗ trụ vì không có trong, ngoài, chặng giữa, các pháp không phân biệt vì lìa vọng tưởng. Các pháp là thường vì không biến đổi, các pháp là lạc vì không khổ não. Các pháp có chủ tể vì lìa vọng chấp. Các pháp là thanh tịnh vì không có cấu nhiễm. Các pháp tịch tịnh vì luôn lắng trong. Các pháp không chỗ đắc vì lìa ngã tướng. Các pháp không thể lạc vì giải thoát tướng. Các pháp không  bỏ thử vì lìa ngã thủ. Các pháp không phá hoại vì lìa các tướng. Các pháp một vị vì đồng tánh giải thoát. Các pháp một tướng vì lìa các dị tưởng. Các pháp đều không vì lìa các kiến. Các pháp vô tướng vì tướng thanh tịnh. Các pháp vô nguyện vì lìa ba đời. Các pháp không ngoài ba đời vì quá khứ, hiện tại, vị lai không thể đắc. Sanh tử, Niết bàn vốn bình đẳng nên các pháp đều bình đẳng.

Này đại vương! Các pháp đã như vậy thì phiền não nghi ngờ còn sanh không?

Vua trả lời:

- Không! Vì các pháp đều không, nên phiền não nghi ngờ làm sao còn.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói:

- Nếu phiền não không sanh thì pháp không nói. Tánh phiền não không là bình đẳng với các pháp. Sanh tử Niết bàn vốn bình đẳng. Phiền não Bồ đề cũng bình đẳng.

- Hết quyển thứ tư -

Quyển thứ năm.

Lại nữa, này đại vương! Pháp hy hữu rất sâu xa khó hiểu, là tướng tịch diệt của tất cả pháp, chẳng nắm bắt, chẳng xả bỏ, chẳng tụ tập, chẳng tan rã, do nhơn duyên sanh, không có chủ tể. Vì do duyên sanh nên chẳng phải mình chẳng phải người, các pháp không có tự tánh. Vì tự tánh là không, nên nó không sở đắc. Do không sở đắc nên tất cả pháp tịch tịnh. Tướng tịch tịnh là tướng chân thật. Ðại vương nên có lòng tin chân chánh nên tu học như vậy, nên quán sát như vậy. Nếu học như vậy là lìa tất cả tướng, chẳng phải có sở học chẳng phải không có sở học, không được không mất. Nếu hiểu rõ như vậy là chánh giải thoát. Tướng giải thoát là các pháp. Tánh không của các pháp là nghĩa chân thật, tức là không chấp trước không hạn ngại. Nên đó gọi là pháp hy hữu vô thượng.

Lại nữa, này đại vương! Ông nên biết rằng nhãn căn chẳng nhiễm chẳng tịnh. Vì sao ? Vì tự tánh của nhãn căn vốn chân thật. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn cũng chẳng nhiễm chẳng tịnh, vì tự tánh của chúng vốn chân thật.

Này đại vương! Sắc chẳng nhiễm chẳng tịnh, thọ tưởng hành thức cũng chẳng nhiễm chẳng tịnh. Vì sao ? Vì tự tánh của uẩn vốn chân thật. Cho đến tất cả pháp cũng như vậy chẳng nhiễm chẳng tịnh vì tự tánh vốn chân thật.

Ðại vương nên biết! Tâm không có hình tướng nên mắt không chỗ quán tâm không chỗ trụ. Trong, ngoài, chặn giữa đều không thể đắc. Vì sao ? Vì tự tánh của tâm chẳng nhiễm chẳng tịnh, không tăng giảm không động chuyển. Cho nên này đại vương! Nên quán như thật đừng có nghi ngờ hãy trụ vào pháp chân thật. Vì tâm này chân thật nên các pháp cũng như vậy.

Này đại vương! Ví như hư không lìa các sắc tướng, cũng không động chuyển. Nếu có người nói rằng : “ Ta lấy khói, mây, bụi, sương làm ô nhiễm hư không” thì điều này ông có tin không ?

Vua trả lời :

- Không! Vì hư không không có tướng nên không bị ô nhiễm.

Bồ tát nói :

- Tâm cũng như vậy, xưa nay vốn thanh tịnh không chứa chấp trần cấu. Cũng vậy, cho đến tất cả pháp, tự tánh nó không nhiễm.

Lại nữa, này đại vương! Tất cả pháp và pháp giới chẳng hợp chẳng lìa, vốn tánh bình đẳng không có sai khác. Nếu ai hiểu rõ điều này tức là đối với các pháp không bị chướng ngại cũng không tăng không giảm.

Khi Bồ tát Diệu Cát Tường nói pháp này, vua Ma Già Ðà giác ngộ tánh không của các pháp, lòng rất vui mừng lập tức đắc được Vô sanh pháp nhẫn, phát tâm hy hữu, chắp tay cung kính thưa với Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Bồ tát có lòng đại bi và phương tiện thiện xảo, pháp ngài nói rất là hy hữu, vi diệu sâu xa, xưa con chưa từng  được nghe. Hôm nay, con không còn nghi ngờ gì nữa, tâm đã được khai sáng.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói :

- Này đại vương! Ðừng nói rằng : Nghi ngờ đã được trừ, nếu ai nói như vậy tức là chưa đoạn được các tướng. Vì còn có tướng ở nơi tâm thì đó là đại nghi ngờ.

Ðại vương nên biết! Các pháp tịch diệt không nói năng, không biểu thị không nghe không đắc, thì chẳng lẽ có nghi ngờ để trừ sao ?

Vua nói :

- Thưa Bồ tát! Nếu như vậy thì tất cả phiền não tham sân si... có làm chướng ngại tâm không ?

Bồ tát nói :

- Này đại vương! Trước đây ta đã nói hư không vốn thanh tịnh không bị nhiễm, nghĩa ấy như vậy. Này đại vương! Tâm vốn thanh tịnh, phiền não tánh không, hai pháp này không đắc thì sao bị chướng ngại. Cho nên trong tâm đừng có sanh tướng tội cấu.

Ðại vương nên biết! Tâm quá khứ không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc cho đến tất cả pháp cũng như vậy. Ở trong ba đời không đến không đi, không trụ không chấp, không có chỗ nhập vào không có chỗ nương tựa, lìa các vọng tưởng, chẳng phải dùng tri kiến để lường kịp. Nếu lìa tướng tri kiến thì đó là Phật nói. Cho nên người trí nên quán như vậy, nên hiểu rõ như vậy.

Bấy giờ đại vương thưa Bồ tát Diệu Cát Tường :

- Như Bồ tát đã nói thì con đã hiểu rõ tự tánh của tâm, tự tánh của các pháp xưa nay vốn thanh tịnh, không bị những chướng làm ô nhiễm, cũng không có tướng để đắc. Cho nên hôm nay ở trước Bồ tát con được lòng tin bất hoại.

Bồ tát nói :

- Này đại vương! Nếu như vậy tức là được giải thoát, xa lìa các lỗi lầm.

Nghe Bồ tát Diệu Cát Tường giảng nói diệu pháp, vua nước Ma Già Ðà rất vui mừng, liền đứng dậy đem vải mỏng thượng diệu giá trị trăm ngàn tiền đến dâng cúng dường Bồ tát Diệu Cát Tường và định lấy vải ấy khoác vào thân Bồ tát. Lúc đó trong sát na, Bồ tát biến mất chỉ nghe giữa không trung có tiếng rằng :

- Này đại vương! Nếu còn thấy có tướng thì ta không thọ nhận. Nếu muốn ta thọ nhận thì không còn thấy thân mình không thấy thân người, không có người bố thí, không có người được bố thí, cho đến tất cả pháp cũng đều như vậy, không còn thấy các tướng xa lìa tâm chấp thủ.

Này đại vương! Vải để cúng dường đó nếu có thể thấy thân ai thì nên cúng dường cho vị ấy.

Bấy giờ có Bồ tát tên Trí Ngộ. Vua liền đem vải ấy dâng cúng Bồ tát. Bồ tát ấy nói :

- Này đại vương! Nếu còn thấy tướng thì tôi không nhận. Nếu tôi thọ nhận thì không chấp dị sanh và pháp dị sanh, không trụ vào hữu học và pháp hữu học, không chứng vô học và pháp vô học, không hướng đến Duyên giác và pháp Duyên giác, cũng không cầu giải thoát Niết bàn của chư Phật Như Lai để làm quả chứng. Như vậy đối với tất cả pháp không có tướng để chấp. Hai loại năng thí và sở thí đều thanh tịnh không lợi không đắc. Nếu ai bố thí như vậy thì tôi có thể nhận.

Lúc ấy đại vương định lấy vải khoác vào thân Bồ tát nhưng lập tức Bồ tát đã biến mất, chỉ nghe tiếng trong hư không :

- Nếu có thể thấy thân ai thì hãy cúng dường vị ấy.

Bấy giờ có Bồ tát tên Thiện Tịch Giải Thoát. Vua liền đem vải dâng cúng, Bồ tát nói :

- Này đại vương! Nếu còn thấy tướng thì ta không nhận. Nếu ta nhận thì không còn có ta thấy và vật ta thấy, chẳng phải hợp phiền não chẳng phải lìa phiền não, chẳng phải tâm trụ định chẳng phải tán loạn, chẳng phải trí huệ chẳng phải ngu si, lìa các nắm bắt và xả bỏ. Nếu bố thí như vậy thì có thể thọ nhận.

Lúc ấy đại vương định lấy vải khoác lên thân Bồ tát nhưng lập tức Bồ tát biến mất, chỉ nghe tiếng trong hư không rằng :

- Nếu có thể thấy thân ai thì hãy cúng dường vị ấy.

Lại có Bồ tát tên Tối Thắng Tác Ý, vua liền đem vải đến cúng dường. Bồ tát nói :

- Này đại vương! Nếu còn thấy có tướng thì ta không nhận. Nếu ta nhận thì không còn có các tướng, không hành thân nghiệp, không sanh ngữ nghiệp, không tạo ý nghiệp, không chấp vào uẩn xứ giới, hiểu rõ tất cả pháp đều không thể đắc, chẳng phải dùng trí để biết, chẳng phải dùng lời nói để đo lường, không có chỗ nương tựa mà phải lắng trong như hư không. Người bố thí như vậy thì ta nhận.

Lúc ấy đại vương định đem lấy vải khoác lên thân Bồ tát nhưng lập tức Bồ tát biến mất, chỉ nghe tiếng trong hư không :

- Nếu có thể thấy thân ai thì nên cúng dường vị ấy.

Lại có Bồ tát tên Thượng Ý. Vua liền đem vải dâng cúng dường, Bồ tát nói :

- Nếu còn tướng để thấy thì ta không nhận. Nếu ta nhận thì không còn chấp tướng và tâm mong cầu. Nếu ai nói phát tâm Vô thượng Bồ đề đó là chấp tướng có mong cầu. Vì sao ? Vì lìa tâm hữu tướng đó là tâm đại Bồ tát. Vì tâm này bình đẳng cho nên tâm Bồ đề cũng bình đẳng. Tâm Bồ đề này là tâm của tất cả Như Lai. Do tâm bình đẳng cho nên các pháp cũng bình đẳng, không hai không khác, không nắm bắt cũng không xả bỏ. Vì lìa nắm bắt và xả bỏ nên tướng ngã không sanh, tướng ngã đã diệt thì không có gì để mong cầu. Người bố thí như vậy thì ta có thể nhận.

Lúc đó đại vương định lấy vải khoác lên thân Bồ tát nhưng lập tức Bồ tát biến mất, chỉ nghe tiếng trong hư không :

- Nếu có thể thấy thân ai thì cúng dường  cho vị đó.

Lại có Bồ tát tên Tam Muội Khai Hoa, vua liền đem vải đến cúng dường, Bồ tát ấy nói :

- Còn thấy có tướng thì ta không nhận. Nếu như ta nhận thì đối với tất cả môn Tam Ma Ðịa đã chứng nhưng lại vô tướng, không phân biệt, hiểu rõ tánh của tất cả pháp là không động tức là Tam Ma Ðịa. Bố thí như vậy thì ta nhận.

Lúc đó đại vương định đem vải khoác vào thân Bồ tát nhưng lập tức Bồ tát đã biến mất, chỉ nghe tiếng trong hư không :

- Nếu có thể thấy thân ai thì cúng dường  cho vị đó.

Lại có Bồ tát tên Thành Tựu Ý, vua lại đem vải đến cúng dường, Bồ tát ấy nói :

- Này đại vương! Còn thấy có tướng thì ta không nhận. Nếu như ta nhận thì hiểu rõ tất cả ngôn ngữ văn tự, tự tánh vốn không, không có tướng để chấp. Ai sanh tâm ham muốn cầu các pháp thì rơi vào hữu tướng, không gọi là thành tựu. Nếu hiểu rõ tất cả pháp không sở đắc thì là thành tựu tất cả. Tất cả đều như ý. Bố thí như vậy thì ta nhận.

Lúc đó đại vương định khoác vải lên thân Bồ tát nhưng lập tức Bồ tát biến mất, chỉ nghe tiếng trong hư không :

- Nếu có thể thấy thân ai, thì cúng dường  cho vị đó.

Lại có Bồ tát tên Tam Luân Thanh Tịnh, vua liền đem vải đến cúng dường, Bồ tát ấy nói :

- Này đại vương! Còn thấy có tướng thì ta không nhận. Nếu như ta nhận thì phải không có người cúng dường, không có người thọ nhận. Người thọ nhận không sở đắc, người cúng dường không sở đắc, ngã còn không có thì sở hữu của ngã cũng không. Bố thí như vậy thì ta nhận.

Lúc đó Vua định đem vải khoác lên thân Bồ tát nhưng Bồ tát đã biến mất, chỉ nghe tiếng trong hư không :

- Nếu có thể thấy thân ai, thì cúng dường  cho vị ấy.

Lại có Bồ tát tên Pháp Hóa, vua liền đem vải đến cúng dường, Bồ tát ấy nói :

- Này đại vương! Còn thấy có tướng thì ta không nhận. Nếu như ta nhận thì không lấy Niết bàn của Thanh văn, Duyên giác  mà làm quả chứng, cũng không lấy đại bát Niết bàn mà làm quả chứng, không lìa pháp luân hồi, không cầu pháp Niết bàn. Vì sao ? Vì sanh tử và Niết bàn cả hai đều bình đẳng. Bố thí như vậy thì ta nhận.

Lúc ấy đại vương định lấy vải khoác lên thân Bồ tát nhưng Bồ tát đã biến mất, chỉ nghe tiếng trong hư không :

- Nếu có thể thấy thân ai, thì cúng dường  cho vị đó.

Ðại vương đã đem vải dâng cúng dường, nhưng các đại Bồ tát đều ẩn thân không thọ nhận.

Ðại vương lại đem vải ấy đến chỗ tôn giả Ðại Ca Diếp thưa rằng :

- Thưa tôn giả Ca Diếp! Trong chúng Thanh văn, ngài tuổi cao đức lớn được đức Phật khen ngợi là hạnh đầu đà đệ nhất, cúi xin ngài nhận vải đẹp thượng diệu này để con được thỏa lòng cúng dường của con.

Ca Diếp nói :

- Này đại vương! Còn thấy có tướng thì ta không nhận. Như người mà ta nhận là không đoạn tham sân si, không bị nhiễm trước, cho đến vô minh, hữu ái cũng đều không đoạn, cũng không tương ưng với không. Thấy khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, không thấy Phật, không nghe pháp, không nhập vào số chúng, chẳng phải tận trí, vô sanh trí mà có thể đắc, có thể chứng, không có người bố thí, không có người nhận, không có quả lớn, không có quả nhỏ, không có luân hồi để nhàm chán, không có Niết bàn để chứng. Các pháp thanh tịnh xa lìa các tướng. Người bố thí như vậy thì có thể nhận.

Vua liền đem vải định khoác vào thân tôn giả, nhưng Ca Diếp cũng biến mất, chỉ nghe tiếng giữa hư không nói :

- Nếu có thể thấy thân ai thì nên cúng dường vị đó.

Cứ như vậy, đại vương đã đem vải dâng cúng cho 500 đại Thanh văn nhưng vị nào cũng ẩn thân không thọ nhận.

Khi ấy, đại vương suy nghĩ : “ Chúng Thanh văn, Bồ tát này đều không nhận vải cúng dường của ta. Bây giờ ta đem về hậu cung để tặng phu nhân và các quyến thuộc chắc chắn mọi người sẽ nhận”. Suy nghĩ vậy xong, vua đem vải vào cung để định đưa cho họ, nhưng đại vương không thấy phu nhân. Vua lại nghĩ đem cho các cung tần nhưng cũng chẳng thấy họ đâu cả. Như vậy, vua lần lượt quán sát tất cả nhà, cung điện, thành đều trống trơn chẳng thấy gì cả. Ðại vương lại suy nghĩ : “ Vải đẹp thượng diệu này không được cúng dường”. Nghĩ vậy xong, vua định lấy vải tự khoác vào thân mình, nhưng tức khắc vua không thấy thân mình đâu nữa, chỉ nghe tiếng giữa hư không : “ Nếu có thể thấy thân ai thì hãy cúng dường vị ấy. Này đại vương! Ông hãy tự quán sắc thân tướng của mình nay ở đâu ?

Vua tự quán mà không thấy tướng của mình, thì quán người khác cũng vậy. Tướng của mình và người đều không thể đắc. Nếu ai thấy như vậy tức là thấy pháp chân thật. Pháp chân thật là xa lìa tất cả kiến. Vì lìa các kiến cho nên trụ vào pháp bình đẳng”.

Khi nghe giữa hư không nói như vậy, đại vương lìa tâm hữu tướng, đoạn trừ tưởng nghi ngờ. Như từ trong giấc ngủ mà được tỉnh ngộ. Tức thì quyến thuộc, hậu phi, nhà cửa, cung điện thành quách đều hiện ra sắc tướng của nó trở lại như cũ. Vua liền đến chỗ đại chúng Bồ tát lại được nhìn thấy tất cả tướng của các Bồ tát như xưa không khác.

Bấy giờ, đại vương đến trước Bồ tát Diệu Cát Tường thưa :

- Ðại chúng Bồ tát vừa rồi đã đi đâu mà con không thấy ?

Diệu Cát Tường nói :

- Này đại vương! Vua đừng nghi ngờ, đại chúng này tướng vốn không đến thì đi về đâu.

Này đại vương! Bây giờ vua có thấy chúng đây không ?

Vua trả lời :

- Dạ con đã thấy.

Bồ tát hỏi :

- Vua thấy thế nào ?

Vua trả lời :

- Như thấy pháp chân thật thì quán chúng này cũng như vậy.

Bồ tát hỏi :

- Pháp chân thật này vua thấy thế nào ?

Vua trả lời :

- Pháp chân thật lìa tất cả tướng, chẳng phải dùng mắt để quán, không ở trong, không ở ngoài, không ở chặn giữa nên nói tướng hai pháp không thể đắc.

Bồ tát Diệu Cát Tường lại nói với vua :

- Ðại vương nên biết! Trước đây vua tạo ác. Tôi nghe Phật thọ ký vào đời sau sẽ đọa vào đường ác phải không ?

Vua thưa Bồ tát :

- Thưa Ðại sĩ, không có. Phật Thế Tôn chưa từng nói người đọa đường ác hay người chứng Niết bàn. Vì sao ? Vì trong pháp chân thật không có hai riêng biệt.

Bồ tát lại nói :

- Thưa đại vương! Không phải vậy. Như đức Phật đã nói nghiệp quả thiện ác ứng chiếu như vậy. Nếu nói như vậy thì nghĩa là thế nào ?

Ðại vương nói :

- Thưa Ðại Sĩ Bồ tát! Theo ý của con thì chư Phật Như Lai tùy theo phương tiện mà khéo nói sanh tử Niết bàn, để các chúng sanh nhàm chán khổ sanh tử mà hướng đến vui Niết bàn. Nếu nói một cách như thật thì sanh tử và Niết bàn đều bình đẳng. Vì sao ? Vì các pháp đều không, không có tự tánh. Tánh của các pháp ấy là tánh pháp giới. Trong tánh pháp giới không có hai riêng biệt. Do nghĩa đó mà các pháp không chỗ sanh không chỗ trụ, không ham muốn không nhàm chán. Nay con có lòng tin chân chánh không còn lo sợ.

Bồ tát Diệu Cát Tường nói :

- Lành thay đại vương! Vua nói điều này rất rõ ràng đó là lìa các hữu tướng.

Vua nói :

- Thưa Bồ tát! Tự tánh của con là không, vậy người nói là ai ? Pháp vốn vô tướng vậy lìa cái gì ? Như Phật đã nói, trong pháp chân thật thì ngã tướng vốn không lìa tình chẳng phải tình. Các pháp không tạo tác cũng không có người thọ nhận.

Bồ tát nói :

- Ðại vương! Trong pháp chân thật mặc dầu ông đã hiểu rõ nhưng còn sanh chấp trước.

Vua hỏi :

- Làm sao để lìa chấp trước ?

Bồ tát trả lời :

- Không hoại tướng cõi ác, đó là không chấp trước.

Vua nói :

- Ðúng vậy! Ðúng vậy! Theo ý của con tướng cõi ác không động chuyển, không hoại không chấp trước, không có gì lo sợ. Nay con đã lìa được các chấp trước, vĩnh viễn không còn sanh sự thấy về hữu tướng. Ví như Bồ tát đắc Nhẫn không còn tư tưởng về ba độc.

Khi ấy Bồ tát Trí Tràng nói với vua :

- Ðại vương! Ðối với đạo trí huệ, vua đã được thanh tịnh, lìa các trần nhiễm, được đầy đủ Nhẫn.

Vua thưa Bồ tát :

- Các pháp rất thanh tịnh rộng lớn không thể lường. Phiền não không thể nhiễm ô, Niết bàn không thể đắc. Chỉ có Phật Thế Tôn mới có thể tự chứng tri.

Khi Bồ tát Diệu Cát Tường và các Ðại Sĩ vào cung vua nói chánh pháp, vua nước Ma Già Ðà đắc được Vô sanh pháp nhẫn. Trong cung vua có 32 cô gái. Sau khi thấy Bồ tát Diệu Cát Tường dùng thần thông biến hóa tất cả đều phát tâm Vô thượng Bồ đề. Trong chúng hội có 500 người đắc pháp Nhãn tịnh. Tất cả nhân dân trong thành Vương xá đều đem hương hoa thơm đẹp nổi tiếng tụ tập trước cửa cung vua để cúng dường Bồ tát Diệu Cát Tường và các đại chúng.

Bấy giờ, Bồ tát Diệu Cát Tường thấy thương xót tất cả nhân dân trong thành, để làm lợi ích cho họ, Bồ tát dùng ngón chân đặt xuống đất. Tức thì mặt đất đều thành màu phệ lưu ly trong suốt sáng rỡ thấu cả trong lẫn ngoài. Khi ấy trong thành tất cả nhân dân dù nam hay nữ cũng đều được thấy Bồ tát Diệu Cát Tường và các đại chúng không bị chướng ngại. Ví như gương tròn trong sáng chiếu rõ mặt của mình. Tất cả nhân dân chiêm ngưỡng tướng Bồ tát cũng như vậy. Lúc đó Bồ tát Diệu Cát Tường vì họ mà nói pháp trong thành có tám vạn bốn ngàn người đắc pháp Nhãn tịnh, 500 người phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Sau khi Bồ tát Diệu Cát Tường thọ sự cúng dường thức ăn uống của vua nước Ma Già Ðà, và vì vua mà giảng pháp thì quyến thuộc trong cung vua cho đến tất cả nhân dân đều được lợi lạc, phát tâm hy hữu và rất vui mừng.

Bồ tát Diệu Cát Tường liền đứng dậy và cùng đại chúng Bồ tát lần lượt rời khỏi cung vua. Khi ấy, vua Ma Già Ðà, các tùy tùng cùng quyến thuộc lễ lạy bái tạ và theo Bồ tát đến hội của đức Phật. Bồ tát đã ra khỏi cung vua và đi chậm rãi. Giữa đường, Bồ tát thấy một người ở dưới gốc cây khóc lóc thảm thiết nói rằng :

- Tôi đã tạo nghiệp sát sanh thật đáng sợ hãi, đời sau nhất định đọa vào địa ngục, làm thế nào để tôi được cứu độ đây ?

Thấy người này như vậy, Bồ tát quán biết căn duyên của họ đã thành thục, có thể hóa độ được. Bồ tát liền hóa thành một người giống y như ông ta và đến gần bên ông ta cũng khóc lóc thảm thiết nói như vầy :

- Tôi tạo nghiệp sát sanh rất đáng sợ hãi, đời sau nhất định sẽ đọa vào địa ngục.

Sau khi nghe vậy, người kia liền nói với hóa nhơn rằng :

- Tôi cũng tạo nghiệp sát sanh như vậy. Ðã gặp nhau ở đây, ai có phương tiện để cứu độ được ?

Hóa nhơn liền nói với người kia rằng :

- Chúng ta tạo tội rất nặng, dù rất lo sợ nhưng không có ai cứu được, chỉ có Phật Thế Tôn mới có đại phương tiện để cứu độ được thôi. Chúng ta nên cùng nhau đến chỗ Phật.

Hóa nhơn nói vậy xong rồi liền đi trước. Người kia thấy vậy cũng đi theo đến chỗ Phật. Sau khi đến hội của Phật, hóa nhơn đem đầu mặt lễ lạy sát chân Phật và thưa :

- Bạch Thế Tôn! Con tạo nghiệp sát sợ đọa địa ngục, cứu xin Phật từ bi cứu độ con.

Thế Tôn liền khen :

- Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Nay ở trước Phật ông đã nói lên lời thành thật. Việc ông làm gọi là nói một cách chân thật. Theo lời ông đã nói, người tạo nghiệp sát thì với ông từ tâm nào mà có tướng tội, là quá khứ, vị lai hay hiện tại ? Nếu khởi tâm quá khứ thì quá khứ đã diệt tâm không thể đắc. Nếu khởi tâm vị lai thì vị lai chưa đến, tâm không thể đắc. Nếu khởi tâm hiện tại thì hiện tại không dừng tâm cũng không thể đắc. Ba đời đều không thể đắc thì tức là không tạo tác. Vì không tạo tác nên thấy tướng của tội ấy ở đâu ?    

Này thiện nam tử! Tâm không chỗ trụ, không ở bên trong bên ngoài hay chặn giữa, tâm không có sắc tướng, chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng. Tâm không tạo tác vì không có người tạo. Tâm chẳng phải huyễn hóa vì vốn chân thật. Tâm không có biên giới vì chẳng hạn lượng. Tâm không thủ xả vì chẳng phải thiện ác. Tâm không động chuyển vì chẳng sanh diệt. Tâm như hư không vì không chướng ngại. Tâm không nhiễm tịnh vì lìa tất cả số.

Này thiện nam tử! Những người có trí nên quán như vậy. Ai quán như vậy tức là cầu tất cả pháp nhưng tâm không thể đắc. Vì sao ? Vì tự tánh của tâm tức là tánh của các pháp. Tánh không của các pháp là tánh chân thật. Do nghĩa này, ông không nên lầm lạc mà sanh sợ hãi.

Nghe Phật giảng nói pháp chân thật, hóa nhơn rất vui mừng và thưa với Phật :

- Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Ngài nói rõ về tự tánh thanh tịnh của pháp giới. Con nay ngộ được tánh không của nghiệp tội nên không sợ hãi. Con muốn ở trong Phật pháp được xuất gia tu đạo giữ phạm hạnh. Cúi xin đức Thế Tôn thâu nhận con.

Phật nói :

- Thiện tai! Này thiện nam tử! Nay đã đúng giờ ta thâu nhận ngươi.

Khi ấy chỉ trong chốc lát, hóa nhơn râu tóc tự rụng, ca sa mặc vào thân thành tướng Bí sô và bạch Phật :

- Bạch Thế Tôn! Bây giờ con nhập Niết bàn, cúi xin Phật cho phép.

Phật nói :

- Tùy ý.

Khi ấy nhờ sức oai thần của Phật, hóa nhơn liền vọt lên hư không cao bảy cây đa la hóa lửa tự thiêu thân không còn gì cả, giống như hư không kia.

Sau khi thấy hóa nhơn xuất gia và nghe Phật thuyết pháp, người tạo nghiệp thật liền suy nghĩ : “ Người này tạo nghiệp tội giống như ta, mà được giải thoát trước. Ta cũng nên cầu xin Phật hóa độ”. Suy nghĩ vậy xong, liền lễ lạy sát chân Phật và thưa :

- Bạch Thế Tôn! Con tạo nghiệp sát sợ đời sau đọa vào đại địa ngục, cúi xin Phật từ bi mà rủ lòng cứu độ con.

Phật nói :

- Lành thay này thiện nam tử! Ở trước Phật, ông đã nói lên lời thành thật. Nghiệp ông đã tạo sanh ở tâm nào ? Tướng của tội nghiệp ra sao ?

Vì người này do căn lành  đã thành thục nên sau khi nghe Phật hỏi từ các lỗ chân lông trên thân phát ra lửa dữ cháy xung quanh thân của ông. Ông ta liền thưa :

- Con nay qui y Phật xin Ngài rủ lòng cứu độ con.

Bấy giờ Thế Tôn duỗi cánh tay vàng lên trên đỉnh đầu ông ta. Lập tức lửa trên thân của người ấy liền dập tắt, không còn khổ não và được khoái lạc lớn, với lòng tin thanh tịnh, chắp tay thưa trước Phật :

- Thật hy hữu thay bạch đức Thế Tôn! Trước đây con nghe Phật giảng nói pháp thanh tịnh, pháp giới, lìa tướng. Nay con được giác ngộ về tánh không của nghiệp tội nên không còn tư tưởng sợ hãi. Con cũng muốn ở trong Mật pháp xuất gia tu trì phạm hạnh, cúi xin Phật thâu nhận con.

Phật nói :

- Lành thay! Ðã đúng lúc Ta thâu nhận ngươi.

Tức thời râu tóc của người này tự rụng, ca sa mặc vào thân thành tướng Bí sô như người trăm tuổi lạp. Các căn ổn định, oai nghi đỉnh đạc, sở nguyện được viên mãn.

Bấy giờ đức Thế Tôn giảng pháp Tứ đế cho ông ta. Nghe pháp xong, ông ta liền xa lìa trần cấu, đắc pháp nhãn tịnh, lại quán rất kỹ về đế lý. Ngay trong hội, ông ta chứng quả A la hán và bạch Phật :

- Bạch Thế Tôn! Bây giờ con muốn nhập Niết bàn cúi xin Phật cho phép.

Phật nói :

- Tùy ý.

Khi ấy Bí sô vọt lên hư không cao bảy cây đa la hóa lửa tự thiêu thân không còn gì cả. Lúc đó trong hội có 100 ngàn trời người phát tâm hy hữu đều kính lạy Phật.

  - Hết quyển thứ năm -

Quyển thứ sáu

Sau khi thấy người tạo nghiệp sát kia theo Phật xuất gia, được chứng quả thánh với việc hư hữu như vậy, tôn giả Xá Lợi Phất thưa trước Phật :

- Thật hy hữu thay bạch Thế Tôn ! Như Lai có lòng đại bi dùng phương tiện xảo giảng nói chánh pháp. Người đã tạo nghiệp sát kia gốc tội rất nặng mà chỉ trong chốc lát Như Lai đã cứu độ khiến cho người ấy được giải thoát. Ðây chính là do sức phương tiện của chư Phật Như Lai. Pháp mà Ngài đã nói đều là cảnh giới của chư Phật. Chỉ có Ðại Sĩ Diệu Cát Tường và các Bồ tát mặc giáp tinh tấn mới hiểu rõ thông suốt. Ðó chẳng phải là cảnh giới của Thanh văn, Duyên giác chúng con. Vì sao ? Vì các hàng Thanh văn trí huệ cạn hẹp căn cơ của chúng sanh còn không thể phân biệt được thì sao hiểu rõ pháp phương tiện.

Phật dạy :

- Ðúng vậy ! Ðúng vậy ! Này Xá Lợi Phất ! Cảnh giới của chư Phật chỉ có các Bồ tát đắc đầy đủ pháp nhẫn mới có thể hội nhập được. Hàng Thanh văn các ông mặc dầu lìa kiến chấp về Bổ đặc già la nhưng chỉ cầu Niết bàn tự lợi. Mặc dầu tu tập công đức hạnh đầu đà nhưng cũng chỉ thích cầu đầy đủ giới định huệ, không thích tu học pháp của chư Phật, làm việc gì cũng có tướng có ngại. Cho nên đối với cảnh giới của Phật đều có thể nghĩ bàn.

Này Xá Lợi Tử ! Ông nên biết : Người tạo nghiệp sát được hóa độ vừa rồi đã từng cung kính cúng dường trồng căn lành với 500 đức Phật và cũng từng được nghe pháp như vậy. Cho nên người này nay ở trước ta được nghe giảng chánh pháp, nhờ sức căn lành xưa kia mà được thấy lý chơn thật của các pháp, như pháp mà giải thoát.

Lại nữa, này Xá Lợi Tử ! Nếu người nào được nghe chánh pháp này dù chỉ nghe một bài kệ bốn câu thì người ấy không đọa vào các cõi ác, dứt khổ não được giải thoát và nhất định thành Nhất thiết trí của Phật, huống gì thọ trì đọc tụng như pháp mà tu hành. Công đức người ấy đạt được vô lượng vô biên.

Bấy giờ Bồ tát Diệu Cát Tường cùng chúng đại Bồ tát, các đại Thanh văn Ca Diếp.v.v.. và vua nước Ma Già Ðà với quyến thuộc đồng thời đi trở về hội Phật Thích Ca Mâu Ni trong núi Thứu Phong. Sau khi đến chỗ Phật, tất cả đều lễ lạy sát chân Phật và lui đứng qua một bên.

Bấy giờ, tôn giả Xá Lợi Tử nói với vua Ma Già Ðà :

- Pháp hy hữu đại thừa mà vua ưa thích, Bồ tát Diệu Cát Tường đã khai thị giảng nói. Như vậy với pháp ấy vua có thật đã hiểu rõ rồi không ?

Vua trả lời :

- Thưa tôn giả ! Tôi đã hiểu rõ về pháp hy hữu.

Xá Lợi Tử hỏi :

- Vua hiểu rõ như thế nào ?

Vua trả lời :

- Theo ý của tôi thì đối với tất cả pháp lìa các nhiễm chấp, không được không mất, chẳng nắm bắt chẳng xả bỏ, chẳng phải cảnh giới  của tâm, tướng không thể đắc tức là pháp chân thật, hiểu rõ như vậy dứt hẳn các nghi ngờ, tất cả các chướng lụy không do đâu mà sanh nữa.

Xá Lợi Phất bạch Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Căn lành của vua Ma Già Ðà đã thành thục, ưa thích mùi hương pháp thâm sâu của đại thừa, thấy được pháp vô sanh, tận trừ các nghiệp chướng. Như vậy là thật sự đã diệt tận hay là còn ? Việc này như thế nào cúi xin Phật hãy nói cho con !

Phật dạy :

- Này Xá Lợi Tử ! Ví như hạt cải lượng của nó rất nhỏ, núi chúa Tu Di có thể nghiền nát nó được không ? Ông nên biết ! Nghiệp chướng của vua giống như hạt cải, còn pháp thâm sâu mà ta đã nói giống như núi chúa kia. Cho nên vua ấy nghe pháp thâm sâu đâu còn chướng lụy nào mà không diệt tận.

Xá Lợi Tử thưa :

- Thật hy hữu thay bạch Thế Tôn ! Vua này thật là lợi căn sáng suốt có thể nghe pháp hiểu rõ và diệt sạch các chướng. Như những gì Phật nói là chân thật không hư dối.

Phật nói :

- Này Xá Lợi Tử ! Vua này đã từng cung kính cúng dường, trồng các căn lành với 72 câu chi đức Phật ở quá khứ. Sau khi nghe chánh pháp từ nơi chư Phật ấy, nhờ căn lành đó nên đương lai vua nhất định đắc Vô thượng Bồ đề.

Lại nữa, này Xá Lợi Tử ! Ông có thấy Bồ tát Diệu Cát Tường này không ?

Xá Lợi Tử trả lời :

- Thưa đã thấy.

Phật nói :

- Nay vua nước Ma Già Ðà này có nhơn duyên lớn với Bồ tát Diệu Cát Tường. Này Xá Lợi Tử ! Về quá khứ có kiếp tên Vô Cấu, có Phật ra đời hiệu là Diệu Tý. Trong kiếp đó lại có ba câu chi đức Phật hiện ra đời. Chư Phật ấy đều do Bồ tát Diệu Cát Tường khai mở tâm đạo. Chư Phật Như Lai ấy sống rất lâu, chuyển đại pháp luân làm lợi ích cho chúng sanh. Trong kiếp đó, vua nước Ma Già Ðà đã được gặp Bồ tát Diệu Cát Tường giáo hóa mà phát tâm Vô thượng Bồ đề. Sau khi phát tâm vua đã trồng các căn lành nơi chư Phật Thế Tôn ấy mà nghe thọ pháp hy hữu đại thừa.

Này Xá Lợi Tử ! Ông nên biết rằng, nhờ nhơn duyên căn lành sâu dày đó mà sau khi vua Ma Già Ðà qua đời, qua 400 cõi Phật ở phương trên có cõi Phật tên Trang Nghiêm. Ðức Phật đó hiệu là Bảo Tụ Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác và vua sanh vào cõi Phật này cũng gặp Bồ tát Diệu Cát Tường, nghe thọ pháp thâm sâu. Nghe rồi vua hiểu rõ ràng và chứng Vô sanh pháp nhẫn. Cho đến đời đương lai, Bồ tát Từ Thị ở cõi Ta Bà này sau khi thành chánh giác, thì vua Ma Già Ðà này từ cõi Phật Trang Nghiêm mà đến và ở trong pháp của Từ Thị Như Lai, được làm Bồ tát tên Vô Ðộng, lúc ấy vua cũng gặp Bồ tát Diệu Cát Tường. Sau khi giảng nói lại pháp cho Bồ tát Vô Ðộng đã được nghe thuở quá khứ, Từ Thị Như Lai nói với đại chúng :

- Các ông có thấy Bồ tát Vô Ðộng kia không ? Bồ tát này đâu phải người nào lạ chính là vua nước Ma Già Ðà trong pháp hội của Phật Thích Ca Mâu Ni ở quá khứ. Vị này được nghe thọ chánh pháp nơi Bồ tát Diệu Cát Tường và được đắc Vô Sanh pháp nhẫn.

Phật dạy :

- Này Xá Lợi Tử ! Từ Thị Như Lai khi giảng nói pháp vi diệu cho Bồ tát Vô Ðộng, thì trong hội có tám ngàn Bồ tát đắc Vô Sanh pháp nhẫn, hai vạn bốn ngàn các tiểu Bồ tát tiến lên Sơ địa.

Này Xá Lợi Tử ! Từ đó về sau Bồ tát Vô Ðộng ấy tu hành trong tám trăm atăngkì kiếp, làm thanh tịnh cõi Phật giáo hóa chúng sanh hướng vào địa Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát, và làm cho các chúng sanh diệt trừ tất cả nghiệp chướng, hiểu rõ chánh pháp dứt hết nghi ngờ. Sau khi trải qua tám trăm kỳ kiếp, Bồ tát Vô Ðộng ở thế giới Vô Nhiễm mà chứng Vô thượng Bồ đề, hiệu là Thanh Tịnh Cảnh Giới Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác, đầy đủ mười hiệu. Ðức Phật ấy sống bốn trung kiếp, chánh pháp trụ ở đời một câu chi năm, có 70 vạn chúng Thanh văn đều đầy đủ ba minh lục thông, đắc tám giải thoát. Có 12 câu chi chúng đại Bồ tát, tất cả đều đầy đủ phương tiện trí huệ. Tất cả chúng sanh cõi đó đều ưa thích pháp thâm sâu. Ðức Phật Như Lai ấy giảng nói rộng rãi khắp nơi, chúng sanh nghe pháp đều giác ngộ, lìa các phiền não, thân tâm thanh tịnh và không còn tưởng về tướng Ngã.

Bấy giờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói việc vua Ma Già Ðà sẽ thành Phật cho Xá Lợi Tử nghe, trong hội có ba vạn hai ngàn thiên tử phát tâm Vô thượng Bồ đề, họ phát nguyện rằng :

- Con nguyện sẽ được sanh vào thế giới Vô Nhiễm để thấy đức Thanh Tịnh Cảnh Giới Như Lai thành đạo Chánh Giác.

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni liền thọ ký cho họ :

- Các ngươi sẽ được sanh vào thế giới đó để thấy Như Lai ấy thành đạo Chánh Giác.

Thuở ấy vua Ma Già Ðà có một thái tử tên Nguyệt Cát Tường vừa mới tám tuổi, trước đây có theo phụ vương đến hội của Phật. Sau khi nghe Phật, thái tử tự cỡi các trân châu anh lạc đeo nơi cổ dâng cúng dường đức Phật và nguyện như vầy :

- Nay con xin dâng cúng Phật để được căn lành mà hồi hướng lên Vô thượng Bồ đề. Con nguyện vào đời sau được sanh trong cõi đức Thanh Tịnh Cảnh Giới Như Lai làm Kim Luân Vương trọn đời, con đem tứ sự cúng dường đức Phật ấy và chúng Bí sô. Sau khi Phật ấy diệt độ, con sẽ thâu lấy xá lợi của Ngài mà cung kính cúng dường. Con nguyện tiếp tục ở cõi Phật đó chứng đắc Vô thượng Bồ đề.

Sau khi thái tử Nguyệt Cát Tường nguyện xong, nhờ sức oai thần của Phật nên anh lạc đã cúng dường trụ trong hư không phía trên đức Phật biến thành lầu bảy báu, bên trong có tòa bảy báu. Trên tòa có Phật ngồi kiết già trang nghiêm đầy đủ tướng tốt.

Bấy giờ từ giữa chặn mày đức Thế Tôn phóng sáng nhiều màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, xanh lục. Những ánh sáng ấy chiếu khắp vô biên thế giới, lên đến Phạm Thế mà ánh sáng vẫn rực rỡ che lấp ánh sáng mặt trời mặt trăng. Ánh sáng ấy trở lại bao quanh Phật ba vòng rồi vào đỉnh đầu Thế Tôn.

Tôn giả A Nan đứng dậy, trịch bày vai phải gối phải sát đất chắp tay thưa trước Phật nói kệ :

            Ðại Mâu Ni đã đến bờ kia

            Ðầy đủ các công đức thù thắng

            Ðược trời người thế gian tôn quí

            Bậc Nhất thiết trí lìa các chấp

            Căn tánh, tâm hành của chúng sanh

            Như Lai đều biết rõ tận tường

            Giảng diệu pháp làm lợi quần sanh

            Bậc tối thắng hơn cả thế gian

            Ánh sáng lớn hy hữu phóng ra

            Chiếu khắp tất cả cõi mười phương

            Câu chi na do tha chúng sanh

            Nhờ ánh sáng chiếu được an ổn

            Bậc Thiện Thệ đã đủ mười lực

            Niệm huệ viên mãn xuất thế gian

            Biết rõ tâm, việc làm chúng sanh

            Giảng pháp đoạn nghi không ai bằng

            Tất cả Phạm vương và Ðế thích

            Mặt trời, trăng, sao và các trời

            Nghe Phật giảng nói môn diệu pháp

            Xa lìa phiền não được an ổn

            Như Lai tối thắng trong tất cả

            Chúng sanh nào nghi được giải bày

            Duyên gì nay phóng ánh sáng ấy

            Xin Phật từ bi nói cho con.

Thế Tôn dạy A Nan :

- Ông có thấy thái tử Nguyệt Diệu Cát Tường không ?

A Nan thưa :

- Dạ thưa con đã thấy.

Phật dạy :

- Trong quá khứ, thái tử này đã tu hạnh Bồ tát , cúng dường ta để trồng sâu căn lành. Do cơ duyên ấy đã thành thục, nay ở trước ta phát tâm Vô thượng Bồ đề, phát đại thệ nguyện. Do đó mà phóng ánh sáng này.

Này A Nan ! Vào đời đương lai trong pháp của đức Thanh Tịnh Cảnh Giới Như Lai ở cõi Vô Nhiễm, thái tử này làm Kim Luân Vương cúng dường đức Phật ấy và chúng Bí sô. Sau khi đức Phật ấy diệt độ, vương lại thâu lấy xá lợi mà cung kính cúng dường. Sau khi vị vương ấy qua đời sanh vào cõi trời Ðâu suất. Sống trong thế giới Vô Nhiễm mãn một kiếp, Kim Luân Vương chứng Vô thượng Bồ đề tên là Nhật Tràng Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác, đầy đủ mười hiệu. Ðức Phật Thế Tôn ấy và tất cả chúng Bồ tát Thanh văn tuổi thọ như nhau.

Sau khi nghe đức Phật thọ ký thái tử Nguyệt Cát Tường, các chúng Bồ tát từ phương khác đến đại hội đều bạch Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ tát Diệu Cát Tường ở nơi nào cũng làm đại Phật sự làm lợi ích chúng sanh không uổng phí. Vì sao ? Vì đức Phật và Bồ tát với tâm đại bi làm các phương tiện, ở nơi thành ấp quốc thành cho đến khắp cả xóm làng đều vì các chúng sanh mà giảng pháp giáo hóa, để các chúng sanh nghe pháp được giải thoát, lìa các sợ hãi, đoạn trừ tất cả phiền não chướng nặng. Hôm nay chúng con được ở đây nghe đức Phật và Bồ tát Diệu Cát Tường giảng nói Diệu pháp và thấy việc hy hữu phóng ánh sáng, làm lợi ích chúng sanh thật không uổng phí.

Lúc ấy đức Thế Tôn dạy các Bồ tát :

- Này các thiện nam tử ! Ðúng vậy ! Ðúng vậy ! Phật và Bồ tát ở nơi nào cũng vì các chúng sanh mà giảng nói chánh pháp thi hành Phật sự, nên quán nơi ấy như tháp của Phật. Vì sao ? Vì trong đời quá khứ ta gặp đức Nhiên Ðăng Như Lai. Vì ta có lòng tin sâu sắc đã trải tóc trên đất nâng chân Ngài. Taliền đắc Vô sanh pháp nhẫn. Biết ta đã đắc Vô sanh pháp nhẫn, đức Nhiên Ðăng Như Lai liền thọ ký Vô thượng Bồ đề cho ta và nói rằng :

- Qua atăngkì kiếp đời sau, ông sẽ được thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác đầy đủ mười hiệu.

Sau khi thọ ký cho ta đức Phật Nhiên Ðăng nói với chúng Bí sô :

- Ở đất này các ông nên có ý tưởng tôn trọng đừng khinh khi. Vì sao ? Vì ở đất này có thiện nam tử trải tóc trên đất nâng chân Thế Tôn. Do sức thù thắng ấy mà được đầy đủ pháp nhẫn làm cho tất cả trời người ở đất này chiêm ngưỡng cung kính giống như Tháp của Phật không khác.

Khi đức Phật Nhiên Ðăng nói như vậy, có 80 câu chi trời người đồng thanh thưa Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Chúng con ở đất này có lòng tôn trọng cung kính như Tháp của Phật.

Khi ấy trong hội có một trưởng giả tên Hiền Thiên bạch Phật Nhiên Ðăng :

- Nay con xây tháp bảy báu ở đây để các chúng sanh chiêm ngưỡng lễ lạy được phước.

Theo lời nói, trưởng giả sanh tâm hy hữu tập trung tất cả trân báu xây một ngọn tháp cao rộng đẹp đẽ, trang hoàng đủ loại. Công trình ấy rất nguy nga chẳng phải làm một ngày mà hoàn thành. Sau khi xây tháp xong, trưởng giả liền đến thưa Phật Nhiên Ðăng :

- Bạch Thế Tôn ! Con đã xây xong ngọn tháp bảy báu rất đẹp, vậy đời sau con được bao nhiêu phước ?

Phật dạy :

- Này trưởng giả ! Nếu có thiện nam tử nào chứng địa Vô sanh pháp nhẫn đào lấy đất ấy xuống tới đụng nước rồi lấy đất này cung kính cúng dường thì phước đạt được còn như cúng dường tháp của Phật, huống chi nay ông với lòng tin thanh tịnh xây tháp bảy báu, phước ông đạt được nhiều hơn gấp bội người kia, vô lượng vô biên không thể tính lường.

Khi ấy Phật Nhiên Ðăng lại nói với trưởng giả Hiền Thiên :

- Hôm nay ở đây, ông trồng sâu căn lành thì trong đời vị lai được Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký Vô thượng Chánh Giác.

Vì các Bồ tát từ phương khác đến đại hội, đức Phật Thích Ca đã nói nhơn duyên thọ ký thuở xưa và Ngài dạy các Bồ tát :

- Các ông nên biết ! Khi xưa ta đã trồng căn lành nơi Phật Nhiên Ðăng nên nay ta được thành Phật. Lúc ấy ta đắc địa pháp nhẫn, được trời người ở đó cung kính như tháp Phật. Hôm nay các ông trong đất này cũng nên có lòng tôn kính.

Lại nữa, này các Bồ tát ! Các ông nên biết ! Trưởng giả Hiền Thiên thuở đó không phải người nào lạ chính là trưởng giả Hiền Thiên này đây vậy, bởi vì trong pháp thuở ấy cũng tên là Hiền Thiên. Ðời sau, vị này sẽ được thành Phật, hiệu là Thiện Kiến Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác đầy đủ mười hiệu.

Lại nữa, này các Bồ tát ! Pháp thâm sâu ta đã nói, nếu có Bí sô, Bí sô ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di nào thọ trì tụng đọc, giảng nói cho người khác, thì nơi vị ấy ở được trời người cung kính tôn trọng như tháp Phật không khác.

Lại nữa, này các Bồ tát ! Nếu có thiện nam thiện nữ nào tu hạnh Bố thí, tập trung bảy báu đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới, ngày đêm sáu thời cúng dường chư Phật và chúng Bí sô, như vậy cho đến kiếp tận cũng không bằng đối với chánh pháp vị tằng hữu này mà nghe thọ trì đọc tụng một bài kệ bốn câu. Công đức của vị này nhiều hơn gấp bội ở trước.

Lại nữa, nếu người nào tu hạnh trì giới, trong một kiếp giữ giới pháp của Phật không hủy phạm, viên mãn tất cả công đức tịnh giới, cũng không bằng đọc tụng thọ trì chánh pháp này. Công đức này nhiều hơn trước cả ngàn phần.

Lại nữa, nếu người nào tu hạnh nhẫn nhục, trong một kiếp luôn tu nhẫn nhục đối với tất cả chúng sanh không sân giận làm hại, đạt được hạnh nhẫn viên mãn như vậy, nhưng cũng không bằng đọc tụng thọ trì chánh pháp này rồi như pháp mà tu hành, đạt được pháp nhẫn đầy đủ công đức, như vậy là tối thượng.

Lại nữa, nếu có người nào tu tinh tấn, trong một kiếp siêng năng giáo hóa tất cả chúng sanh, tâm không chút giải đãi, đạt đươc tinh tấn viên mãn nhưng không bằng thọ trì đọc tụng chánh pháp này, công đức đạt được nhiều gấp bội ở trước.

Lại nữa, nếu có người nào tu thiền định, trong một kiếp trụ trong định nhất tâm chuyên chú, xa lìa các tán loạn, đạt được hạnh định viên mãn như vậy cũng không bằng thọ trì đọc tụng chánh pháp này, công đức đạt được nhiều gấp bội ở trước.

Lại nữa, nếu người nào tu trí huệ, trong một kiếp tu các phương tiện trí huệ, đạt được trí huệ viên mãn như vậy, nhưng không bằng nghe thọ trì đọc tụng chánh pháp này, công đức đạt được to lớn vô lượng sớm viên mãn quả Nhất Thiết Trí.

Nghe đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nói về công đức thâm sâu của pháp này, các Bồ tát từ phương khác đến đại hội, đều thưa Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Chúng con nghe thọ pháp này, khi trở về trú xứ sẽ giảng nói lưu bố cho mọi người để các chúng sanh được lợi ích.

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nói :

- Lành thay ! Lành thay ! Này các thiện nam tử, các ông nên lưu bố pháp này, hãy vì các chúng sanh mà thi hành Phật sự.

Khi ấy các Bồ tát ấy rải hoa đẹp khắp ba ngàn đại thiên thế giới cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ tát Diệu Cát Tường rồi nói như vầy :

- Nguyện cho chánh pháp này tồn tại lâu dài trong Diêm Phù Ðề để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Nguyện đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ tát Diệu Cát Tường sống lâu dài trên thế gian phóng ánh sáng pháp để chiếu khắp chúng sanh. Hôm nay chúng con được dự vào hội này được thấy Phật Thế Tôn, được nghe nói diệu pháp là đều nhờ Bồ tát Diệu Cát Tường khuyên dạy. Giả sử chúng con xả bỏ đầu mắt tay chân của mình để cúng dường cũng còn không thể báo ân Bồ tát. Nay rãi hoa này chưa gọi là báo ân cúng dường. Cho nên nếu có thiện nam thiện nữ nào được thấy chư Phật, được nghe chánh pháp, giả sử xả bỏ đầu mắt tay chân của mình cũng không bao giờ báo ân hết cho chư Phật. Cho nên cần phải đối với Phật, Bồ tát và các kinh pháp nên có lòng tin thanh tịnh, tôn kính cúng dường, đừng xem thường và có ý tưởng nghi ngờ. Ai có ý tưởng như vậy sẽ mắc đại trọng tội.

Nghe nói vậy, các đại Bồ tát từ phương khác đến đại hội đều lạy sát chân Thế Tôn và đi nhiễu ba vòng rồi biến mất khỏi đại hội mà trở về tại cõi Phật của mình. Mỗi vị ở trước mỗi đức Phật thưa :

- Ở cõi Ta Bà, con được nghe đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ tát Ðại Cát Tường giảng nói chánh pháp. Sau khi thọ trì, con sẽ giảng nói rộng rãi cho chúng sanh ở đây để tất cả chúng sanh nhất định chứng Vô thượng Bồ đề.

Bấy giờ tôn giả Ðại Ca Diếp thưa Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Chánh pháp này rất là hy hữu, con đã thấy Bồ tát Diệu Cát Tường thọ nhận thức ăn cúng dường trong cung của vua nước Ma Già Ðà, Bồ tát giảng nói pháp này cho vua. Khi ấy vua chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn, con cũng tùy hỷ nghe thọ pháp ấy, tự thầm trách mình nên rất vui mừng.

Bạch Thế Tôn ! Về đời sau cùng nếu có chúng sanh nào nghe chánh pháp này hiểu một cách đúng đắn thì người ấy mới có thể biết được tự tánh của pháp đoạn trừ các nghi ngờ, tương lai nhất định thành Ðẳng Chánh Giác.

Phật dạy :

- Này Ca Diếp ! Lành thay ! Lành thay ! Ông nói lời này rất hoàn hảo. Nếu các chúng sanh nào sau khi nghe pháp này vào tương lai chắc chắn sẽ chứng quả Bồ đề của Phật.

Ðức Phật dạy Bồ tát Từ Thị :

- Ông nay thọ trì pháp này, vào đời rốt sau hãy giảng nói lưu bố để cho các chúng sanh được lợi ích, được khoái lạc lớn.

Bồ tát Từ Thị thưa :

- Theo lời Thế Tôn chỉ dạy, con sẽ thọ trì. Bạch Thế Tôn ! Ở nơi Phật quá khứ con cũng đã từng nghe thọ pháp này. Nay ở trước Phật con lại được nghe thật là hân hạnh sung sướng. Vào đời sau con sẽ hộ trì lưu bố để pháp này tồn tại lâu dài, đến khi qua đời con sanh lên cõi trời Ðâu suất. Trong cõi trời này, nếu có người nào căn tánh thành thục ưa thích đại thừa thì con cũng khai thị giảng nói để người ấy phát tâm đạo, còn ở Diêm phù đề thì không cho đứt đoạn. Lại trong đời mạt pháp có thiện nam thiện nữ nào thọ trì đọc tụng chánh pháp này, nếu bị các ma làm nhiễu loạn thì khi đó con bí mật đến đó mà bảo vệ, không để các ma làm hại.

Bạch Thế Tôn ! Trong đời mạt pháp, nếu ai được nghe pháp này rồi đọc tụng y như pháp mà tu hành, thì nên biết đó là do oai thần của Phật kiến lập.

Bấy giờ đức Phật dạy chủ trời Ðế Thích :

- Này Kiều Thi Ca ! Ông hãy thọ trì ghi nhớ chánh pháp này để ủng hộ đời sau cùng. Vì sao ? Vì pháp này có thể đoạn trừ các nghi ngờ, có thể làm sạch các nghiệp chướng, bình đẳng với các pháp, lại có oai lực lớn.

Ðế Thích nên biết ! Nếu gặp lúc chiến đấu với A tu la thì ông nên ghi nhớ pháp này sẽ được chiến thắng còn A tu la sẽ rút lui.

Lại nữa, nếu ai ở trong các nạn như nạn vua, nạn giặc cướp, nạn hổ lang, trùng, thú, kẻ ác mà tư duy ghi nhớ pháp này thì người ấy được tránh xa các nạn.

Thiên chủ Ðế Thích thưa :

- Theo Thế Tôn chỉ dạy con sẽ hộ trì đời sau cùng. Nếu thành ấp quốc thành xóm làng chỗ nào có pháp ấy con sẽ đến đó cung kính cúng dường. Có ai trì giữ pháp này thì đến bảo vệ giúp đỡ.

Bấy giờ Phật dạy tôn giả A Nan :

- Ông hãy thọ trì chánh pháp này của ta, vào đời sau cùng giảng nói lưu bố cho các chúng sanh. Vì sao ? Vì pháp này thâm sâu xưa chưa từng có. Nếu người nam người nữ nào thọ trì pháp này thì được chấm dứt các nghi ngờ, diệt trừ tất cả cấu phiền não, cho nên ông phải ghi nhớ thọ trì.

A Nan thưa :

- Bạch Thế Tôn ! Con nhờ oai thần của Phật gia hộ, vào đời sau cùng con sẽ giảng nói pháp này, để các chúng sanh đều được lợi ích.

Bạch Thế Tôn ! Kinh này tên là gì ? Chúng con phụng hành như thế nào ?

Phật dạy :

- Này A Nan ! Kinh này tên là Vị Tằng Hữu Chánh Pháp, nên thọ trì như vậy.

Sau Thế Tôn phó chúc lại cho Bồ tát, Thanh văn và Ðế Thích, Thế Tôn ngay trong hội hai bên thân phóng ánh sáng lớn chiếu khắp tất cả thế giới trong mười phương. Trong ánh sáng phát ra tiếng vi diệu bảo đại chúng :

- Chánh pháp mà Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng chánh Giác đã nói dù cho kiếp hoại, biển lớn có khô cạn đi nữa nhưng chánh pháp này không bị  hoại, có thể làm lợi ích lớn cho chúng sanh.

Sau khi trong ánh sáng phát ra tiếng như vậy thì ánh sáng ấy quay tròn lại thân Phật.

Thế Tôn dạy A Nan :

- Ông hãy giữ gìn lời nói của ta đừng quên mất, vào đời sau giảng rõ pháp này làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói Vị Tằng Hữu Chánh Pháp ấy, có chín vạn sáu ngàn trời người xa lìa trần cấu đắc pháp Nhãn tịnh, có 780 vạn người phát tâm Vô thượng Bồ đề, ba vạn hai ngàn Bồ tát đắc Vô sanh pháp nhẫn, 80 vạn Bí sô không chấp thủ các pháp, được lậu tận ý giải. Khi ấy ba ngàn đại thiên thế giới chấn động sáu cách, trời Dục Sắc giới ở trong hư không trỗi lên trăm ngàn âm nhạc để cúng dường Thế Tôn và pháp đã nói. Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói chánh pháp này, tất cả trời, ma, ngoại đạo nghe được đều kinh hãi mà qui y đức Phật giống như Phật ban đầu chuyển pháp luân chiến thắng Thiên ma. Pháp này là dấu ấn của chư Phật, là dấu ấn của đại pháp, là dấu ấn của giải thoát. Người nào có trí nên học như vậy, tu hành như vậy.

Sau khi Phật nói kinh này xong, vua nước Ma Già Ðà cùng quyến thuộc, các đại Bồ tát : Diệu Cát Tường .v.v... các Ðại Thanh văn Ðại Ca Diếp, A Nan, Xá Lợi Tử, Mục Kiền Liên.v.v... cho đến trời người thế gian, A tu la, Càn thát bà... Nghe Phật nói tất cả đại chúng đều rất hoan hỷ tin thọ phụng hành.

- Hết quyển thứ sáu -


ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ KINH
(TIẾNG PHẠN: ARYA APARAMITA AYURJNANA NAMA MAHAYANA SUTRA)

daithuavoluongthokinh1

HÌNH: VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Thành kính đảnh lễ tất cả Chư Phật và Bồ Tát khắp mười phương cùng tận không gian.

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Bạc Già Phạm ở tại nước Xá Vệ, rừng cây Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Độc cùng với các Đại Tỳ Kheo Tăng 1250 người với các Đại Bồ Tát đều ngồi trong Hội.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Ngài Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử rằng: ” Này Mạn Thù Tất Lợi ! Có Thế Giới ở phương trên tên là Vô Lượng Công Đức Tụ, có Đức Phật hiệu là Vô Lượng Trí Quyết Định Vương Như Lai A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (còn được gọi là Vô Lượng Thọ Như Lai) đang vì chúng sanh mà nói Pháp.

Mạn Thù ! Ông hãy lắng nghe ! Người trong cõi Nam Diêm Phù Đề thọ mạng một trăm năm, nhưng trong đó phần nhiều bị hoạnh tử, sống không đủ số tuổi.

Này Mạn Thù ! Công Đức Danh HiệuPháp Yếu của Vô Lượng Thọ Như Lai, nếu có chúng sanh được nghe Danh Hiệu này, hoặc tự chép hoặc bảo người chép, thọ trì đọc tụng Kinh Quyển. Tùy nơi nhà cửa chỗ ở, dùng các thứ Tràng Hoa, Anh Lạc, hương hoa, hương bột cúng dường tức được sống lâu trăm tuổi.

Này Mạn Thù ! Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu. Nếu có chúng sanh, sắp hết mạng sống, nhớ niệm Danh Hiệu của Như Lai tức được sống thêm. Nếu có Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân muốn cầu sống lâu. Nếu nghe được 108 Danh Hiệu của Vô Lượng Thọ Như Lai, hoặc tự chép hoặc bảo người chép, thọ trì đọc tụng tức được các quả báo đầy đủ phước đức. Chân Ngôn là :

Nam mô bạt già bột đế, a bà lợi mật đa, a du khất đố na, tu tỳ nễ tất thi ra tả gia, đát tha yết tha gia. Đát điệt tha: Án, tát bà tang tất ca ra, bà lợi du để gia ca na sa ha mỗ trì ca để, tát bà tỳ du đế, ma ha na gia, bà lợi bà lê, sa ha

(PHẠN CHÚ: NAMO RATNA TRAYAYA / OM NAMO BHAGAVATE / APARIMITA AYUR JNANA / SUPINISH CHITATAYE / JORAJAYA / TATHAGATAYA / ARHATE SAMYAK SAM BUDDHAYA / TADYATHA / OM PUNYE PUNYE / MAHA PUNYE / APARIMITA PUNYE / APARIMITA PUNYA / JNANA SAMBA RO PA TSITE / OM SARVA SAMSKARA / PARI SHUDDHA DHARMATE / GAGANA SAMUDGATE / SVABHAVA VISHUDDHE / MAHA NAYA PARI VARA YE / SVAHA.)

(PHIÊN ÂM VIỆT: NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.)

Đức Thế Tôn lại bảo Mạn Thù Thất Lợi rằng: ”như vậy 108 Danh Hiệu của Như Lai, nếu tự chép hoặc bảo người chép, thọ trì đọc tụng, dầu mạng sống sắp hết cũng được sống thêm đủ một trăm năm. Sau khi mệnh chung được sanh về Tịnh Độ Vô Lượng Phước Trí Thế Giới của Phật Vô Lượng Thọ. Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Bấy giờ có 990 triệu đức Phật đồng lời nói Vô Lượng Thọ Kinh Tông Yếu Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Lại có 840 triệu đức Phật, một lúc đồng lời nói Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Lại có 770 triệu đức Phật đồng lời, nói Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Lại có 650 triệu đức Phật đồng lời, nói Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Lại có 550 triệu đức Phật đồng lời, nói Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Lại có 450 triệu đức Phật đồng lời, nói Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Lại có 360 triệu đức Phật đồng lời, nói Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Lại có 250 triệu đức Phật đồng lời, nói Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Lại có hằng hà sa Phật Hội đồng lời, nói Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh. Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Thiện Nam Tử ! Nếu có người tự chép hoặc bảo người chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, dầu cho sắp chết cũng lại sống đủ trăm năm. Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người viết chép hoặc bảo người viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng rành rẽ thì người đó không đọa Địa Ngục, sanh chỗ nào cũng được Túc Mệnh Trí. Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người viết chép hoặc bảo người viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng thì công đức bằng viết chép tám vạn bốn ngàn tất cả Kinh Điển. Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người viết chép hoặc bảo người viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, tức bằng viết chép tám vạn bốn ngàn Bộ tạo lập Tháp Miếu. Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh thì hay trừ diệt 5 tội Vô Gián cùng các tội nặng khác. Chân Ngôn là :

 

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng. Giả sử phạm tội như núi Tu Di cũng đều diệt hết. Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người viết chép hoặc bảo người khác viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng sẽ không bị các Ma và các quyến thuộc, Dạ Xoa, La Sát làm hại. Không bị chết vì điên cuồng. Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng thì lúc sắp mệnh chung có 99 Phật Hội hiện ra trước mắt, được ngàn Phật thọ ký, hay đi đến mười phương các Cõi Phật, không nên đối với Kinh này sanh lòng nghi. Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng thì thường được 4 vị Đại Thiên Vương luôn theo hộ vệ. Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác biên chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh, tức được vãng sanh nơi cõi Tây Phương Cực Lạc Thế Giới của Đức Phật A Di Đà. Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác viết chép Vô Lượng Thọ Tông Yếu Kinh thì nơi đó tức là Tháp Phật, cần nên cung kính đảnh lễ. Nếu có các loại súc sanh, cầm thúnghe được Kinh này thì không lâu sẽ được Nhất Thiết Chủng Trí. Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người đối với Kinh Vô Lượng Thọ này hoặc tự viết chép hoặc bảo người viết chép sẽ không còn thọ thân Nữ nữa. Chân Ngôn là :

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người đem bố thí Kinh này thì bằng bố thí 7 báu đầy cả 3000 Đại Thiên Thế Giới. Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người hay cúng dường Kinh Điển này tức như cúng dường tất cả Kinh Điển vậy. Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người dùng 7 Báu cúng dường 7 Đức Phật: Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Xá Phù, Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp, Thích Ca Mâu Ni Phật thì phước đức này còn có hạn lượng. Còn viết chép thọ trì đọc tụng Kinh Điển Vô Lượng Thọ này ắt công đức không thể biết được. Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu đem 7 Báu nhiều như núi Tu Di, làm bố thí thì công đức này còn có thể biết hạn lượng. Còn viết chép, đọc tụng, cúng dường, bố thí Kinh Điển này ắt phước đức không thể đếm được. Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Như nước bốn biển còn có thể biết được số lượng là bao nhiêu. Còn quả báo viết chép, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, bố thí Kinh Điển này ắt không thể tính đếm được số lượng. Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác viết chép Kinh Điển Vô Lượng Thọ này. Lại hay thọ trì, đọc tụng, cúng dường tức bằng cung kính cúng dường mười phương các cõi nước của chư Phật không khác. Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Đức Phật cao quý hoàn hảo về sức mạnh của lòng nhân ái,

Đức Phật trở thành Nhân sư tử hoàn thiện về lòng nhân ái,

Thông qua lòng từ bi vĩ đại của mình, Đức Phật đã đến thế giới này,

giáo lý của Ngài về lòng nhân ái vang lên khắp địa cầu.

Đức Phật cao quý hoàn hảo về sức mạnh của giới hạnh,

Đức Phật trở thành Nhân sư tử hoàn thiện về giới hạnh,

Thông qua lòng từ bi vĩ đại của mình, Đức Phật đã đến thế giới này,

giáo lý của Ngài về giới hạnh vang lên khắp địa cầu.

Đức Phật cao quý hoàn hảo về sức mạnh của sự kham nhẫn,

Đức Phật trở thành Nhân sư tử hoàn thiện về sự kham nhẫn,

Thông qua lòng từ bi vĩ đại của mình, Đức Phật đã đến thế giới này,

giáo lý của Ngài về sự kham nhẫn vang lên khắp địa cầu.

Đức Phật cao quý hoàn hảo về sức mạnh của tinh tấn,

Đức Phật trở thành Nhân sư tử hoàn thiện về tinh tấn,

Thông qua lòng từ bi vĩ đại của mình, Đức Phật đã đến thế giới này,

giáo lý của Ngài về tinh tấn vang lên khắp địa cầu.

Đức Phật cao quý hoàn hảo về sức mạnh của hành thiền,

Đức Phật trở thành Nhân sư tử hoàn thiện về hành thiền,

Thông qua lòng từ bi vĩ đại của mình, Đức Phật đã đến thế giới này,

giáo lý của Ngài về hành thiền vang lên khắp địa cầu.

Đức Phật cao quý hoàn hảo về sức mạnh của trí tuệ,

Đức Phật trở thành Nhân sư tử hoàn thiện về trí tuệ,

Thông qua lòng từ bi vĩ đại của mình, Đức Phật đã đến thế giới này,

giáo lý của Ngài về trí tuệ vang lên khắp địa cầu.

Vô Lượng Thọ Kinh Tông Yếu Chân Ngôn là:

NAM-MÔ RÁT-NA TRA-DA-DA / ÔM NAM-MÔ BA-GA-VA-TÊ / A-BA-RI-MI-TA A-DU CHA-NA / SU-BI-NÍT CHI-TA-TA-DÊ / CHÔ-RA-CHA-DA / TA-THA-GA-TA-YA / A-HA-TÊ SAM-GIẮT SAM BÚT-ĐA-DA / TÁT-DA-THA / ÔM BU-NA-DÊ BU-NA-DÊ / MA-HA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DÊ / A-BA-RI-MI-TA BU-NA-DA / CHA-NA / SAM-BA RÔ BA CHI-TÊ / ÔM SẠT-VA SAM-SỜ-KA-RA / BA-RI SÚT-ĐA ĐẠT-MA-TÊ / GA-GA-NA SA-MÚT-GA-TÊ / XOA-BA-VA VI-SÚT-ĐÊ / MA-HA NA-DA BA-RI VA-RA DÊ / XOA-HA.

Bấy giờ, Đức Như Lai nói Kinh này xong thì tất cả Thế Gian: Trời, Người, A Tu La, Càn Thát Bà… nghe Phật nói đều rất vui mừng, tin nhận vâng làm.

(Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh kết thúc ở đây)

daithuavoluongthokinh2

Hạ tải bản Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ bằng các thứ tiếng tại địa chỉ sau:

http://www.fpmt.org/sutras/amitayus-long-life-sutra.html

PHẬT NÓI KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT

- Hán dịch: Cù Đàm Pháp Trí quận Dương Xuyên - đời Tùy

- Việt dịch: Thích Tuệ Thông

Lời tựa

Nhân mùa An cư 2005 chúng tôi có duyên được đọc bộ Càn Long Đại Tạng Kinh, quyển 58, phần Phật nói kinh Nghiệp Báo Sai Biệt. Chúng tôi nhận thấy kinh này nói rõ nhân quả nghiệp báo sai biệt rất gần gũi với đời sống chúng ta: Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.

Vì thế, chúng tôi phát tâm chuyển sang Việt ngữ ngõ hầu giúp cho mọi người tin sâu nhân quả. Từ đó có thể giúp cho con người biết được điều ác cần phải tránh xa, và siêng năng tu tập các thiện nghiệp. Những ai hữu duyên đọc được kinh này, sẽ có chính kiến thấy được cuộc sống hiện tại là tấm gương phản chiếu quá khứ vị lai. Đúng như lời Phật dạy, mình không cần phải nhờ thầy xem bói mà chính mình là vị thầy bái cho mình hơn ai hết. Vì nhìn vào hiện tại ta có thể rõ biết được quá khứ và cũng chính hành vi hiện tại ta có thể khẳng định được tương lai. Khổ vui của đời sống chính mình là do mình quyết định, và mình là chủ nhân ông quyết định cho số phận của chính mình.

Trong khi dịch thuật dù có nhiều cố gắng nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót sai lầm, chúng tôi ngưỡng mong chư vị thiện tri thức từ bi chỉ giáo để cho lần tái bản sau được tốt hơn. Nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả chúng sinh tin sâu nhân quả trọn thành Phật đạo.

Thiền Viện Sùng Phúc, mùa Thu 2006

Kính ghi

PHẬT NÓI KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT

- Hán dịch: Cù Đàm Pháp Trí quận Dương Xuyên - đời Tùy

- Việt dịch: Thích Tuệ Thông

Tôi nghe như vầy, một thuở nọ Phật ở rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Phật bảo trưởng giả Lực Đề Tà Tử Thủ Ca rằng:

- Ta sẽ vì ông nói pháp môn thiện ác nghiệp báo sai biệt. Ông phải lắng nghe, khéo ghi nhớ và suy nghĩ.

Bấy giờ Thủ Ca đáp:

- Thưa vâng Thế Tôn, con nguyện muốn nghe.

Phật bảo Thủ Ca:

Tất cả chúng sinh có liên quan với nghiệp, nương tựa nơi nghiệp, theo nghiệp tự chuyển. Do nhân duyên ấy có phân ra: thượng, trung, hạ, sai khác chẳng đồng:

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo mạng sống ngắn ngủi;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo mạng sống trường thọ;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo nhiều bệnh tật;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo ít bệnh tất;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo thân xấu xí;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo thân đẹp đẽ;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo uy thế yếu;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo uy thế mạnh;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo dòng họ hạ tiện;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo dòng họ cao thượng;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh của cải ít;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh của cải nhiều;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo trí tàn kiến (thấy biết sai lệnh không đúng nhân quả);

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được báo trí chân chính;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo địa ngục;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo súc sinh;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo ngạ quỷ;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo A-tu-la;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo loài người;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo trời Sắc giới;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo Trời vô sắc giới;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo không cố định;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo sinh chỗ biên địa (vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới...);

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo sinh nơi thành phố, thủ đô;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo phải chịu đủ tuổi thọ ở địa ngục;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo phân nửa tuổi thọ ở địa ngục;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo tạm vào liền ra;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh làm mà chẳng tập;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh tập mà chẳng làm;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh cũng tập cũng làm;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh chẳng làm chẳng tập;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh trước vui sau khổ;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh trước khổ sau khổ;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh trước vui sau vui;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh trước khổ sau vui;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh nghèo mà thích bố thí;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh giàu mà xan tham (tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ...); hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được thân vui mà tâm chẳng vui;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được tâm vui mà thân chẳng vui;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được thâm tâm đều vui;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh thân tâm đều chẳng vui;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh tuổi thọ tuy hết mà nghiệp chẳng hết;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh nghiệp tuy hết mà tuổi thọ chẳng hết;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh nghiệp và tuổi thọ đều hết;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh nghiệp và tuổi thọ cả hai đều chẳng hết mà đoạn trừ tất cả phiền não;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh đoạ vào đường ác mà thân hình đẹp lạ, mày mắt đoan trang, màu da tươi sáng được mọi người thích nhìn;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh nơi đường ác mà thân hình xấu xí, da dẻ thô nhám, người chẳng thích nhìn;

Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh sinh vào đường ác mà thân miệng hôi thối, các căn khiếm khuyết (mắt, tai mũi, lưỡi... không được trọn vẹn);

Hoặc có chúng sinh tập hạnh thế gian mười bất thiện nghiệp bị ác báo bên ngoài;

Hoặc có chúng sinh tập hạnh thế gian mười điều thiện nghiệp được quả báo thù thắng bên ngoài.

Ví như có chúng sinh lễ Phật, tháp miến được mười thứ công đức:

Cúng thí lọng báu được mười thứ công đức,

Cúng thí chuông linh được mười thứ công đức,

Cúng thí y phục được mười thứ công đức,

Cúng thí bát đũa được mười thứ công đức,

Cúng thí thức ăn nước uống được mười thứ công đức,

Cúng thí giầy dép được mười thứ công đức,

Cúng thí hương hoa được mười thứ công đức,

Cúng thí đèn sáng được mười thứ công đức,

Cúng thí cung kính chắp tay được mười thứ công đức. Đó là lược nói tên pháp môn các nghiệp sai khác.

Phật bảo Thủ Ca có mười thứ nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo cuộc sống ngắn ngủi. Thế nào là mười?

Một là tự làm việc sát sinh, hai là khuyên người khác sát sinh, ba là khen ngợi việc giết hại, bốn là thấy giết hại sinh tâm vui theo, năm là đối với người mà mình oán ghét muốn họ bị tiêu diệt, sáu là thấy người mình oán ghét tiêu diệt rồi sinh tâm vui mừng, bảy là phá hoại bào thai, tám là dạy người tự huỷ hoại (tự huỷ hoại thân mình), chín là xây dựng lò sát sinh, mười là tự làm vũ khí chiến tranh và dạy người tàn hại lẫn nhau. Do mười nghiệp này bị quả báo mạng sống ngắn ngủi.

Lại có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được mạng sống lâu dài. Thế nào là mười?

Một là tự mình chẳng sát sinh, hai là khuyên người chẳng sát sinh, ba là khen ngợi việc chẳng sát sinh, bốn là thấy người khác không sát sinh tâm sinh vui mừng, năm là thấy người bị giết tạo phương tiện giúp thoát khỏi, sáu là thấy người sợ chết an ủi tâm họ, bảo là thấy người sợ sệt giúp họ được bình an, tám là thấy các khổ hoạn nạn khởi tâm thương xót, chín là thấy các hoạn nạn cấp bách liền khởi tâm đại từ bi, mười là thường bố thí cho chúng sinh các thức ăn nước uống. Do mười nghiệp trên được quả báo sống lâu dài.

Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh quả báo nhiều bệnh tật. Những gì là mười?

Một là vui thích đánh đập tất cả chúng sinh, hai là khuyên người khác hoặc bảo họ đánh đập, ba là khen ngợi việc đánh đập, bốn là thấy người đánh đập tâm sinh vui mừng, năm là não loạn cha mẹ khiến tâm sinh lo buồn, sáu là não loạn Hiền Thánh, bảy là thấy người bệnh hoan tâm đau khổ thì mình rất vui mừng, tám là thấy người bệnh hoạn tâm vui vẻ thì mình không vui, chín là dùng thuốc cho bệnh nhân uống không hết bệnh (cho thuốc giả, không nhiệt tình), mười là do ăn đêm chưa tiêu hết mà lại ăn thêm. Do mười nghiệp trên nên bị quả báo nhiều bệnh tật.

Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh được quả báo ít bệnh tật. Thế nào là mười?

Một là chẳng thích đánh đập tất cả chúng sinh, hai là khuyên người khác chẳng nên đánh đập, ba là khen ngợi việc không dùng roi gậy, bốn là thấy người không đánh đập tâm sinh vui mừng, năm là cung kính cúng dường cha mẹ của mình và những người bệnh tật, sáu là thấy Hiền Thánh bệnh hoạn chăm sóc cúng dường, bảy là thấy người bệnh hoạn tâm vui vẻ thì mình rất hoan hỷ, tám là thấy người bệnh khổ thì cho thuốc hay và khuyên người giúp đỡ, chín là thấy người bệnh khổ khởi tâm thương xót giúp đỡ, mười là đối với các thức ăn nước uống tự biết tiết lộ. Do mười nghiệp trên nên được quả báo ít bệnh tật.

Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo xấu xí. Những gì là mười?

Một là thích khởi sân hận, hai là thích nuôi dưỡng lòng sân hận, ba là cuồng mê với người, bốn là não loạn chúng sinh, năm là đối với cha mẹ không có tâm ái kính, sáu là đối với các bậc Hiền Thánh tâm không cung kính, bảy là chiếm đoạt của cải sinh sống và ruộng vườn của Hiền Thánh, tám là đối với những nơi tháp miến thờ Phật đoạn diệt đèn sáng, chín là thấy người xấu xí khinh khi chê bai, mười là học theo các việc ác.

Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh được quả báo thân đoan chính. Những gì là mười?

Một là không sân hận, hai là bố thí quần áo, ba là yêu kính ông bà cha mẹ, bốn là tôn trọng bậc Hiền Thánh đạo đức, năm là thường tô của hộp trang sức tháp thờ Phật và chùa chiền, sáu là quét dọn sạch sẽ nhà cửa tăng đường, bảy là san bằng đất trong Tăng già lam, tám là quét rửa tháp Phật, chín là thấy người xấu xí chẳng sinh lòng khinh chê mà lại khởi tâm cung kính, mười là thấy người sắc đẹp liền biết nguyên nhân quá khứ đã gieo trồng phước đức nên hôm nay kết quả sắc đẹp. Do mười nghiệp ấy nên được quả báo sắc đẹp.

Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo uy thế yếu. Những gì là mười?

Một là sinh khởi tâm tật đó, hai là thấy người khác được lợi thì mình sinh tâm phiền não, ba là thấy người kia bất lợi thì mình sinh tâm hoan hỷ, bốn là thấy người khác được danh dự tốt thì ganh ghét, năm là nếu thấy nước khác mất danh dự thì tâm sinh rất vui vẻ, sáu là thối thất tâm Bồ đề và phá huỷ hình tượng Phật, bảy là đối với cha mẹ cua mình và Hiền Thành không có tâm hầu hạ cung kính, tám la chỉ khuyên người tu tập nghiệp uy thế yếu, chín là làm chướng sự nghiệp của bậc tu hành có đạo cao đức trọng, mười là thấy người uy thế yếu sinh tâm khinh chê. Do mười nghiệp trên khiến chúng sinh bị quả báo ít uy thế.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được uy thế mạng. Những gì là mười? Một là đối với chúng sinh tâm không tật đó, hai là thấy người khác được lợi tâm sinh vui mừng, ba là thấy người khác mất lợi tâm khởi thương xót, bốn là thấy người khác được khen tốt tâm sinh vui mừng, năm là thấy người mất tiếng khen tốt thì khuyên nhủ chớ ôm lòng buồn phiền, sáu là phát tâm Bồ đề tạo hình tượng Phật, bảy là đối với cha mẹ mình và Hiền Thánh cung kính phụng thờ, tám là khuyên người xả bỏ nghiệp uy thế yếu, chín là khuyên người tu hành hạnh đại uy đức, mười là thấy người không uy đức chẳng sinh lòng khinh chê. Do mười nghiệp trên được quả báo uy thế lớn.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo dòng họ thấp hèn. Những gì là mười?

Một là chẳng biết kính cha, hai là chẳng biết kính mẹ, ba là chẳng biết kính Sa môn, bốn là chẳng biết kính bà la môn, năm là đối với các bậc thầy bạn lớn tuổi chẳng quý kính, sáu là đối với các bậc sư trưởng chẳng phụng thờ cúng dường, bảy là thấy các bậc lớn tuổi chẳng đón tiếp mời ngồi, tám là đối với những lời dạy bảo của cha mẹ chẳng vâng theo, chín là đối với những lời dạy của các bậc Hiền Thanh cũng chẳng thọ giáo, mười là khinh miệt dòng họ thấp hèn. Do mười nghiệp trên bị quả báo sinh trong dòng họ thấp hèn.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo dòng họ cao thượng. Những gì là mười?

Một là khéo biết kính cha, hai là khéo biết kính mẹ, ba là khéo biết kính Sa môn, bốn là khéo biết kính Bà la môn, năm là cung kính và giúp đỡ các bậc tôn trưởng, sáu la phụng thờ Sư trưởng, bảy là gặp các bậc tôn trưởng tiếp đón mới ngồi, tám là tôn kính vâng theo những lời dạy bảo của cha mẹ, chín là đối với những lời dạy bảo của Hiền Thánh tôn kính thọ giáo, mười là chẳng khinh bỉ dòng họ thấp hèn. Do mười nghiệp ấy được quả báo dòng họ cao thượng.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo tài sản ít. Những gì là mười?

Một là tự làm việc trộm cướp, hai là khuyên người khác trộm cướp, ba là khen ngợi việc trộm cướp, bốn là thấy trộm cướp tâm sinh vui mừng, năm là đối với của cải của cha mẹ lại cắt giảm, sáu là đối với tài sản của bậc Thánh thì chiếm đoạt, bảy là thấy người khác được lợi tâm không hoan hỷ, tám là làm chướng ngại người khác được lợi, chín là thấy người khác bố thí không sinh tâm tuỳ hỷ, mười là thấy đời đói thiếu tâm không thương xót mà lại còn khởi tâm vui mừng. Do mười nghiệp trên bị quả báo tài sản ít.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo tài sản nhiều. Những gì là mười?

Một là xa lìa việc trộm cướp, hai là khuyên người khác không trộm cướp, ba là khen ngợi việc chẳng trộm cướp, bốn là thấy người khác chẳng trộm cướp tâm sinh vui mừng, năm là thường cúng dường những tài vật cần nuôi sống cha mẹ, sáu là đối với những bậc Hiền Thánh tôn trưởng thường cung cấp cho những vật cần thiết, bảy là thấy người được lợi tâm sinh vui mừng, tám là thấy người cầu lợi thì tạo phương tiện giúp đỡ, chín là thấy người bố thí tâm sinh vui mừng, mười là thấy đời đói rét khởi tâm thương xót. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh được quả báo tài sản nhiều.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo trí tà kiến. Những gì là mười?

Một là chẳng có tâm thưa hỏi các bậc Sa môn đại đức trí tuệ, hai là diễn giảng pháp ác, ba là chẳng hay thọ trì tu tập chính pháp, bốn là khen ngợi pháp tà kiến, năm là đối với Phật pháp lẫn tiếc chẳng nói cho người biết, sáu là thân cận người trí tà kiến, bảy là xa lìa bậc Thánh trí, tám là khen ngợi pháp hành tà kiến, chín là xả bỏ chính kiến, mười là nếu thấy người ác ngu si khinh chê huỷ báng. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh bị quả báo trì tà kiến.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo trí chơn chính. Những gì là mười?

Một là khéo hay thưa hỏi Sa Môn thông minh trí tuệ, hai là diễn thuyết thiện pháp, ba là nghe rồi giữ gìn và truyền bá rộng rãi, bốn là thấy pháp chơn chính thì khen ngợi, năm là thích thuyết pháp chơn chính, sáu là gần gũi người trí tuệ, bảy là thâu thập giữ gìn chính pháp, tám là tinh tấn tu tập nghe nhiều, chín là xa lìa người ác tà kiến, mười là thấy người ác ngu si chẳng sinh tâm khinh chê. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh được quả báo trí tuệ chơn chính.

Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo đoạ địa ngục. Những gì là mười?

Một là thân làm việc cực ác, hai là miệng nói lời cực ác, ba là ý nghĩ điều cực ác, bốn là khởi chấp đoạn kiến (không tin nhân quả, không có kiếp sau...), năm là khởi chấp thường kiến (không tin nhân quả, chúng sinh trước sau không thay đổi... chấp thường hằng) sáu là khởi cái thấy không có nguyên nhân, bảy là khởi cái thấy không có người làm, tám là khởi cái thấy không thấy, chín là khởi kiến chấp một bên, mười là chẳng biến báo ân. Do mười nghiệp trên bị quả báo đọa địa ngục.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo súc sinh. Những gì là mười?

Một là thân làm điều ác bậc trung, hai là miệng nói điều ác bậc trung, ba là ý nghĩa nghiệp ác bậc trung, bốn là từ phiền não tham lam khởi ác nghiệp, năm là từ phiền não sân hận khởi ác nghiệp, sáu là từ phiền não si mê khởi ác nghiệp, bảy là chửi mắng chúng sinh, tám là não hại chúng sinh, chín là bố thí vật không thanh tịnh (dâm nữ, thuốc độc, vũ khí giết người...), mười là phạm giới tà dâm. Do mười nghiệp trên khiến chúng sinh bị quả báo súc sinh.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo ngạ quỷ. Những gì là mười?

Một là thân làm nghiệp ác nhẹ, hai là miệng nói nghiệp ác nhẹ, ba là ý nghĩa nghiệp ác nhẹ, bốn là khởi nhiều lòng tham, năm là khởi tham việc ác, sáu là tật đố, bảy là tà kiến, tám là keo kiệt luyến tiếc tài sản ngay đó liền chết, chín là do bệnh khổ đói khát mà chết, mười là bức não khô khát mà chết. Do mười nghiệp trên bị quả báo ngạ quỷ.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo A - tu - la. Những gì là mười?

Một là thân làm nghiệp ác nhẹ, hai là miệng nói điều ác nhẹ, ba là ý nghĩ điều ác nhẹ, bốn là kiêu mạn, năm là ngã mạn, sáu là tăng thượng mạn, bảy là đại ngã mạn (chấp có cái ta và những vật sở hữu của ta mà sinh lòng kiêu mạn), tám là tà mạn (mình không có đạo đức mà cho là mình có đạo đức), chín là mạn quá mạn (mình không bằng người mà lại cho mình hơn người), mười là hồi hướng các việc lành để được sinh về cõi A - tu - la. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh bị quả báo A - tu - la.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo làm người. Những gì là mười?

Một là chẳng sát sinh, hai là chẳng trộm cướp, ba là chẳng tà dâm bốn là chẳng vọng ngữ, năm là chẳng nói lời thêu dệt, sáu là chẳng nói lời đòn xóc hai đầu, bảy là chẳng nói lời ác, tám là chẳng tham, chín là chẳng sân, mười là chẳng tà kiến, đối với mười thiện nghiệp thiếu khuyết chẳng giữ được hoàn toàn tốt. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh được quả báo sinh vào loài người.

Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh được quả báo trời Dục Giới, đó là đầy đủ những điều thắng diệu để tu hành tăng tiến mười nghiệp thiện.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo trời Sắc Giới, chỗ gọi là tu hành còn rơi rớt mười nghiệp cùng các bậc thiền định tương ưng.

Lại có bốn nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo trời Vô Sắc Giới:

Một là vượt qua tất cả tưởng về sắc giới, diệt những cái có đối với tưởng v.v... vào định không vô biên xứ. Hai là vượt qua tất cả không xứ định, thức xứ định. Ba là vượt qua tất cả thức xứ định vào vô sở hữu xứ định. Bốn là vượt qua vô sở hữu xứ định vào phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Do bốn nghiệp trên được quả báo Trời vô sắc giới.

Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh quyết định thọ quả báo.

Nếu người ở chỗ Phật Pháp Tăng và người trì giới dùng tâm tăng thượng sâu dày (rất quý kính) mà bố thí. Do nghiệp thiện này phát nguyện hồi hướng tức được vãng sinh vào cõi lành. Đó gọi là quyết định có quả báo.

Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh không quyết định có thọ quả báo.

Nếu nghiệp chẳng phải là tâm dũng mãnh tăng thượng (chí thành chí thiết), làm rồi chẳng tu tập thêm, lại chẳng phát nguyện hồi hướng thọ sinh. Đó gọi là không nhất định có được quả báo.

Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo sinh vào vùng biên địa hạ tiện (vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa).

Do nguyện như thế nên sinh vào vùng biên địa hạ tiện, thọ quả báo hoặc tốt hoặc xấu.

Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo sinh ở giữa thủ đô, thành phố.

Nếu người kia lúc tạo nghiệp, nơi Phật Pháp Tăng thanh tịnh trì giới, bên cạnh người và đại chúng khởi tâm bố thí không luyến tiếc và siêng năng. Do thiện căn này, quyết định phát nguyện cầu sinh trung quốc (giữa đất nước) lại được gặp Phật và nghe chính Pháp, được nơi quả báo thanh tịnh thượng diệu.

Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh phải chịu tuổi thọ đầy đủ ở địa ngục.

Ví như có chúng sinh tạo nghiệp địa ngục rồi, không có tâm hổ thẹn mà chẳng lìa chán, không sợ sệt, ngược lại sinh tâm hoan hỷ, chẳng sám hối mà tạo thêm ác nghiệp chồng chất nhiều lớp, như Đề Bà Đạt Đa... Do nghiệp đó nên phải chịu đầy đủ tuổi thọ ở địa ngục.

Lại nữa, có nghiệp khiến chúng sinh đọa vào địa ngục chỉ chịu phân nửa số tuổi thọ rồi chết yểu, chẳng sống đầy đủ tuổi thọ trong địa ngục.

Ví như có chúng sinh tạo nghiệp địa ngục, tích luỹ thành rồi, sau đó sinh tâm sợ hổ thẹn, xa lìa, sám hối, từ bỏ, chẳng có tâm tạo thêm. Do nghiệp trên nên đọa nơi địa ngục, sau đó hối hận nên chỉ thọ phân nửa số tuổi nơi địa ngục rồi chết yểu, chẳng sống hết tuổi thọ ở địa ngục như vua A Xà Thế giết cha rồi sau đó ăn năn sám hối... bị tội tạm vào địa ngục liền được thoát ra.

Ngay đó Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

"Nếu người tạo trọng tội,

Làm xong rất ăn năn,

Sám hối chẳng tái phạm,

Hay trừ căn bản nghiệp".

Lại có nghiệp tập mà chẳng làm.

Ví như có chúng sinh tự chẳng tạo nghiệp, do tâm ác nên khuyên người làm ác. Đó gọi là tập mà chẳng làm.

Lại có nghiệp cũng làm cũng tập.

Ví như có chúng sinh tạo các nghiệp ác rồi tâm không sửa đổi mà lại luôn luôn tạo thêm mà còn dụ dẫn người khác cùng tạo. Đó là cũng làm cũng huân tập.

Lại có nghiệp chẳng làm chẳng tập.

Ví như có chúng sinh tự chẳng tạo nghiệp cũng chẳng dạy người không ghi nhớ nghiệp v.v... Đó gọi là chẳng làm chẳng tập.

Lại có nghiệp ban đầu vui sau khổ.

Ví như có chúng sinh được người khuyên hoan hỷ thực hành bố trí, tâm bố thí không keo kiệt, nhưng sau lại hối hận. Do nhân duyên đó sinh ở loài người, trước tuy giàu vui, sau lại nghèo khổ.

Lại có nghiệp ban đầu khổ sau vui.

Ví như có chúng sinh được người khuyên bảo cố gắng bố thí chút ít, bố thí rồi tâm hoan hỷ không hối tiếc. Do nhân duyên đó, sinh ra ở nhân gian ban đầu nghèo khổ, sau lại giàu vui. Đó gọi là ban đầu khổ sau vui.

Lại có nghiệp ban đầu khổ sau khổ.

Ví như có chúng sinh xa lìa thiện tri thức, không khuyên bảo người bố thí, cho đến chẳng hay thực hành một chút bố thí. Do nhân duyên ấy, sinh ở nhân gian ban đầu thời nghèo khổ, sau cũng nghèo khổ.

Lại có nghiệp ban đầu vui sau vui.

Ví như có chúng sinh gần thiện tri thức khuyên dạy thực hành bố thí liền sinh hoan hỷ, mãi tu hạnh bố thí. Do nhân duyên đó, sinh ở nhân gian ban đầu giàu vui, sau cũng giàu vui.

Lại có nghiệp nghèo mà vui thích bố thí.

Ví như có chúng sinh trước từng làm việc bố thí mà chẳng gặp phước điền (Phật, Pháp, Tăng), sau đó lưu chuyển trong sinh tử, sinh vào loài người, do chẳng gặp phước điền nên quả báo nhỏ hẹp, hoặc được hoặc mất, do xưa kia từng tập bố thí nên tuy ở nơi nghèo cùng mà thích thực hành bố thí.

Lại có nghiệp giàu mà tham lam, bỏn xẻn.

Ví như có chúng sinh chưa từng bố thí, gặp thiện tri thức tạm thực hành một lần bố thí vào được phước điền tốt, do phước điền thù thắng nên tài sản đầy đủ, trước chẳng từng tập nên tuy giàu mà xan tham.

Lại có nghiệp giàu mà hay bố thí.

Ví như có chúng sinh gặp thiện tri thức, phần nhiều tu hạnh bố thí, lại gặp phước điền tốt. Do nhân duyên đó, giàu to nhiều của cải mà thích thực hành bố thí.

Lại có nghiệp nghèo mà tham lam, bỏn xẻn.

Ví như có chúng sinh xa lìa tri thức, không khuyên dạy người mà chính mình cũng chẳng thực hành bố thí. Do nhân duyên đó, sinh nơi bần cùng mà lại tham lam, bỏn xẻn.

Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh được thân vui mà tâm chẳng vui, như phàm phu mà có phước.

Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh được tâm vui mà thân chẳng vui, như La Hán vô phước.

Lại có nghiệp khiến chúng sinh được thân tâm đều vui, như La Hán đầy đủ phước báo.

Lại có nghiệp khiến chúng sinh thân tâm đều chẳng vui như phàm phu vô phước.

Lại có nghiệp khiến chúng sinh mạng sống hết mà nghiệp chẳng hết.

Ví như có chúng sinh từ địa ngục chết rồi trở lại sinh vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, cho đến Trời, người, A - tu - la... cũng lại như thế. Đó gọi là mạng sống hết mà nghiệp chẳng hết.

Lại có nghiệp khiến chúng sinh nghiệp hết mà mạng sống không hết.

Ví như có chúng sinh vui hết thì thọ khổ, khổ hết thì thọ vui... Đó gọi là nghiệp hết mà mạng sống không hết.

Lại có nghiệp khiến chúng sinh nghiệp và mạng sống đều chẳng hết.

Ví như có chúng sinh từ địa ngục chết rồi sinh vào loài súc sinh và đến ngạ quỷ, cho đến Trời người, A - tu - la... Đó gọi là nghiệp và mạng đều chẳng hết.

Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh nghiệp và mạng sống đều hết.

Ví như có chúng sinh hết các phiền não, nghĩa là các bậc Tu - đà - hoàn, Tư - đà - hàm, A - la - hán v.v... Đó gọi là nghiệp và mạng sống đều hết.

Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh, tuy sinh vào đường ác mà hình dung đẹp lạ, mày mắt đoan trang, da dẻ tươi sáng, được mọi người thích nhìn.

Ví như có chúng sinh do phiền não khởi dục phá giới (người đã thọ giới tu tập thanh tịnh nhưng do nhân duyên không làm chủ được mà phạm giới). Do nhân duyên ấy, tuy sinh vào đường ác mà thân thể tươi sáng, sắc lông đẹp mịn, da dẻ tươi thuận, được mọi người thích nhìn.

Lại có nghiệp khiến chúng sinh, sinh nơi đường ác mà hình dung xấu xí, da thân xù xì, người chẳng thích nhìn.

Ví như có chúng sinh từ phiền não si mê khởi phá giới (người thọ giới mà si mê phạm giới). Do nhân duyên ấy, sinh vào đường ác, hình dung xấu xí, người chẳng thích nhìn.

Lại có nghiệp khiến chúng sinh, đọa vào đường ác, bị thân miệng hôi thối, các căn tàn khuyết.

Ví như có chúng sinh, từ si phiền não khởi phá giới, do nhân duyên ấy, sinh vào đường ác, bị thân miệng hôi thối.

Lại có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo xấu bên ngoài. Những gì là mười?

Ví như có chúng sinh nơi mười điều ác nghiệp, phần nhiều thực hành nên chiêu cảm đến các vật dụng bên ngoài thảy thẳng đầy đủ:

Một là người kia hành sát sinh nên khiến quả báo bên ngoài như quả đất có vị mặn, cây thuốc yếu ớt. Hai là do nghiệp trộm cắp nên chiêu cảm đến thời tiết xấu, như sương muối mưa đá, sinh nhiều sâu bọ, châu chấu... khiến đời đói rét. Ba là do nghiệp tà dâm nên chiêu cảm đến vật bên ngoài sinh ra thảy đều hôi nhơ. Năm là nghiệp lưỡng thiệt (đòn xóc hai đầu) chiêu cảm bề mặt quả đất cao thấp chẳng bằng, có nhiều núi đồi, gò ụ, gốc cây, hầm hô. Sáu là nghiệp ác khẩu nên chiêu cảm quả báo bên ngoài như có nhiều ngói, đá, cát, sỏi thô xấu, ác vật chẳng thể tiếp cận. Bảy là nói lời thêu dệt nên chiêu cảm sinh quả báo bên ngoài như có nhiều cây cỏ dày đặc, cành nhỏ nhiều gai. Tám là do nghiệp tham nên chiêu cảm quả báo bên ngoài khiến hạt giống lúa nhỏ lép. Chín là do nghiệp sân nên chiêu cảm quả báo bên ngoài khiến quả cây to sinh ra xấu nhám. Mười là do nghiệp tà kiến nên chiêu cảm sinh quả báo bên ngoài là mầm chồi yếu ớt, thu hoạch quả ít tươi. Do mười nghiệp trên nên bị quả báo ác bên ngoài.

Lại có mười nghiệp được quả báo thù thắng bên ngoài, trái với mười điều ác ở trên sẽ biết.

Ví như có chúng sinh cung kính, lễ bái tháp miếng thờ Phật, được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là người ấy được sắc đẹp và giọng nói thanh tao; hai là những lời nói ra đều được mọi người tin theo; ba là ở giữa đại chúng không sợ sệt; bốn là Trời người thế gian yêu mến giúp đỡ; năm là đầy đủ uy thế; sáu là chúng sinh uy thế đều đến gần gũi để giúp đỡ; bảy là thường được gần gũi chư Phật, Bồ Tát; tám là đầy đủ đại phước báo; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là lễ bái tháp miếu thờ chư Phật được mười thứ công đức.

Ví như có chúng sinh cúng thí lọng báu được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là người đó ở đời giống như ô dù che chở cho chúng sinh; hai là thân tâm an ổn lìa các nhiệt não; ba là tất cả thế gian kính trọng chẳng giám khinh khi. Bốn là có đại uy thế; năm là thường được gần gũi chư Phật, Bồ Tất, bậc đại uy đức để làm quyến thực; sáu là thường làm Chuyển Luân Thánh Vương; bảy là khuyên dạy người, thường là gương mẫu dẫn đầu tu tập thiện nghiệp; tám là đầy đủ phước báo lớn; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí lọng che được mười thứ công đức.

Ví như có chúng sinh cúng thí phướn lụa được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là người đó ở đời giống như ngôi báu quốc vương, rất nhiều bạn bè thân thuộc tri thức cung kính cúng dường; hai là giàu có tự tại đầy đủ của báu lớn; ba là danh thơm truyền rộng khắp nơi; bốn là hình mạo đoan trang, tuổi thọ lâu dài; năm là dù ở đâu cũng giữ vững hạnh bố thí; sáu là tên tuổi nổi tiếng; bảy là có đại uy đức; tám là sinh vào dòng họ cao quy; chín là thân hoại mạng chung sinh lên cõi Trời. Mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là phụng cúng phan lụa được mười thứ công đức.

Ví như có chúng sinh cúng thí chuông linh được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là người đó được âm thanh Phạm thiên; hai là có danh tiếng lớn; ba là tự biết túc mạng; bốn là có nói ra điều gì mọi người đều tin theo; năm là thường có lọng báu để tự trang nghiêm; sáu là có vòng ngọc báu để làm trang sức; bảy là dáng mặt đoan nghiêm, người thấy liền hoan hỷ; tám là đầy đủ đại phước báo; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng quả Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí chuông linh được mười thứ công đức.

Ví như có chúng sinh phụng cúng y phục được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là người ấy mày mặt đoan trang; hai là da dẻ trơn láng; ba là bụi nhơ không dính; bốn là sinh ra liền đầy đủ quần áo thượng diệu; năm là giường nệm quý tốt che chở thân mình; sáu là đầy đủ y phục có lòng hổ thẹn; bảy là người thấy đều yêu kính; tám là đầy đủ của báu lớn; chín là mạng hết được sinh cõi Trời; mười là mau chứng niết Bàn. Đó gọi là cúng thí quần áo được mười thứ công đức.

Ví như có chúng sinh cúng thí chén bát được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là người ấy ở đời ví như những bậc rộng độ lượng; hai là được thiện pháp thấm nhuần; ba là lìa tâm khát ái; bốn là nếu khát nhớ nước thì dòng suối tự vọt ra; năm là trọn chẳng sinh vào đường ngạ quỷ; sáu là được đồ dùng cõi Trời vi diệu; bảy là xa lìa bạn ác; tám là đủ đại phước báo; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí chén bát được mười thứ công đức.

Ví như có chúng sinh cúng thí cơm ăn nước uống được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là người ấy được sống âu như cõi Trời; hai là được sắc đẹp; ba là được sức mạnh; bốn là tâm an ổn và được vô ngại biện tài; năm là được không sợ sệt; sáu là không tâm lười nhác, được mọi người kính ngưỡng. Bảy là mọi người yêu thương. Tám là đủ phước báu lớn; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó là cúng thí cơm ăn nước uống được mười thứ công đức.

Ví như có chúng sinh cúng thí giày dép được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là đầy đủ phương tiện đi lại tốt đẹp; hai là dưới chân bằng phẳng an ổn; ba là gót chân mềm mại; bốn là bước xa nhẹ khoẻ; năm là thân không mệt mỏi; sáu là những chỗ đi đến chẳng bị chông gai, ngói gạch làm tổn hại thân; bảy là được sức thần thông; tám là đủ các vật nhu yếu phẩm; chín là mạng chung sinh cõi trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí giày dép được mười thứ công đức.

Ví như có chúng sinh cúng thí hương hoa được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là người ấy ở đời sạch như hoa; hai là thân không hôi nhơ; ba là mùi thơm phước báo, mùi thơm giữ giới bay khắp mọi nơi; bốn là tuỳ theo những chỗ sinh ra, căn mũi không hư hoại; năm là vượt hơn thế gian được mọi NXB quy ngưỡng; năm là vượt hơn thế gian được mọi người quy ngưỡng; sáu là thân thường thơm sạch; bảy là yêu thích thọ trì đọc tụng chính Pháp; tám là đầy đủ phước báo; chín là mạng chung sinh cõi trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí hương hoa được mười thứ công đức.

Ví như có chúng sinh cúng thí đèn sáng được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là chiếu sáng thế gian như đèn; hai là tuỳ chỗ sinh ra mắt thịt chẳng bị hư hoại; ba là sống trong loài người được mắt cõi Trời; bốn là đối với các pháp thiện ác có trí tuệ sáng suốt; năm là tuỳ theo chỗ ở diệt trừ bóng tối; sáu là được trí tuệ sáng suốt; bảy là lưu chuyển thế gian thường chẳng vào chỗ hắc ám; tám là đầy đủ phước báo; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí đèn sáng được mười thứ công đức.

Ví như có chúng sinh cung kính chắp tay được mười thứ công đức. Những gì là mười?

Một là được phước báo thù thắng; hai là sinh vào dòng họ cao quý; ba là được thân sắc tươi đẹp; bốn là được giọng nói thắng diệu; năm là được lọng che thắng diệu; sáu là được biện tài vô ngại; bảy là được lòng tin thắng diệu; tám là được giới thắng diệu; chín là được nghe nhiều thắng diệu; mười là được trí tuệ thắng diệu. Đó gọi là cung kính chắp tay được mười thứ công đức.

Thế Tôn nói pháp này rồi, trưởng giả Thủ Ca ở chỗ Như Lai được lòng tin trong sạch. Bấy giờ Thủ Ca đầu mặt lễ Phật nói lời thế này: "Con nay thỉnh Phật qua thành Xá Bà Đề đến nhà trưởng giả Lực Đề là cha của con, nguyện khiến cho cha của con và tất cả chúng sinh ngày đêm được an lạc".

Bấy giờ Thế Tôn vì lợi ích chúng sinh nên im lặng nhận lời thỉnh cầu. Thủ Ca nghe Phật nói rồi tâm rất vui mừng đảnh lễ xong lui ra.

 

ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN
Thích Viên Giác dịch
Trung Tâm Phật Giáo Hayward, Hayward California 1996

Lời Ban Biên Tập:
Quyển Đại Thừa Kinh Kim Cang Luận này xuất hiện lần đầu tiên tại Việt nam vào năm 1963. Sách ấn tống, không đề tên dịch giả và nhà xuất bản. Cho đến năm 1965 quyển "Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận" chính thức được Đại Đức Thích Viên Giác dịch tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang và ấn tống cùng năm đó. Sách được viết lời tựa bởi Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Năm 1983 sách được tái bản bởi Chùa Đức Viên, San Jose và đến năm 1996 được tái ấn tống bởi Trung Tâm Phật Giáo Hayward, Hayward California. Hai bản dịch có nội dung và cấu trúc trình bày tương tợ, tuy lời văn có đôi chút khác. Thí dụ như trai lành gái tín nơi bản dịch năm 1963 thì bản dịch năm 1965 là người nam người nữ. Dưới đây là bản dịch năm 1963:


Ta nghe như vầy: một thuở nọ Đức Phật ở trong non Linh Thứu, ngồi trên đài thanh tịnh cùng các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Thiên Long bát bộ vây chung quanh nghe Phật thuyết pháp. Khi bấy giờ, có vô số các vị mới phát tâm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đều nghĩ tưởng như vầy: Đức Phật nói pháp đại thừa, ý chúng ta không hiểu được, phải chi đức Phật phương tiện chỉ dạy những chỗ cạn thấp dễ dàng, chúng ta nhờ đó được tỏ ngộ tri kiến của Phật và chứng đạo quả. Ý muốn thưa hỏi mà chẳng dám lại gần. Bấy giờ Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi biết những tâm niệm của bốn chúng, nên phương tiện từ chỗ ngồi đứng dậy; đến trước đức Phật mà bạch rằng: Xin đức Thế Tôn mở lòng đại từ, lập những pháp phương tiện chỉ dạy cho những chúng sanh sơ cơ thấy tánh thành Phật, lại vì đời sau những chúng sanh mới bước vào nhà Phật, tìm học mối đạo đặng chánh tri kiến, không bị tà giáo phỉnh hoặc, không dụng công nhiều mà đặng thành đạo quả. Đức Phật nói: Hay lắm! Hay lắm! Nầy Văn Thù Sư Lợi, ông có phương tiện lớn lao, thỉnh hỏi Như Lai chỉ dạy ba căn và con đường tu hành ngay thẳng cho chúng sanh đời sau mới vào cửa đạo, theo lời ông hỏi ta sẽ nói rõ. Trong đại chúng đều lặng yên để nghe Phật nói pháp.

Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: Có một pháp Đà la ni tên là Kim Cang tâm hay khiến chúng sanh một phen thấy, một phen nghe liền đặng đạo quả. Này gã trai lành! Thế nào gọi là Kim Cang tâm? Tâm này người người vẫn có không kẻ nào không, nên cái tâm bình đẳng của chúng sanh này tự biết lấy, tự hiểu lấy. Vì sao? Hết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ. Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì đức Phật cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật.

Phật nói: Người này không bao lâu sẽ được thành Phật; nếu có người trai lành, gái tín muốn cầu Phật đạo, mà không rõ được tâm của mình thì không thể thành Phật. Nếu có người người rõ được tâm, thấy được tánh, y theo Phật dạy tu hành, quyết định thành Phật, còn hơn công đức tụng ba mươi muôn biến kinh Kim Cang cũng không sánh kịp.

Tại sao? Hết thảy các Đức Phật và các pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề của chư Phật đều tự nơi tâm mình phát sinh ra, vô cùng vô tận, không hư không lộn, nên gọi là ngộ Phật tâm. Cho nên Phật cùng chúng sanh tâm tánh như nhau, tại người tu và không tu, tin cùng chẳng tin, nên có người làm Phật có người làm chúng sanh.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: Sao gọi là Kinh Kim Cang?

Đức Thế Tôn nói: Kim Cangthí dụ tánh của mình, còn Kinh thì thí dụ tâm của mình. Nếu người rõ tâm mình, thấy tánh mình, người này tự trong thân có Kinh, trên sáu căn thường hiện ra hào quang sáng suốt, chói lòa trời đất, đầy đủ công đức như số cát sông Hằng, sanh ra tứ quảtứ tướng, thập thánh tam hiền nhẩn đến ba mươi hai tướng của đức Như lai và tám mươi việc tốt. Hết thảy công đức đều từ nơi mình, do tâm địa mà ra chứ không phải tìm nơi ngoài mà được.

Tại sao? Nếu có người minh tâm kiến tánh thường nghe tâm Phật của mình, thường thường nói pháp, thường thường độ chúng sanh, thường thường hiện thần thông, thường thường làm việc Phật, hiểu được lý như vậy mới gọi là thọ trì Kinh Kim Cang, mới gọi là Kim cang bất hoại thân.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Trong Kinh Kim Cang đức Phật thường khen ngợi thọ trì bốn câu kệ v.v... giảng nói cho người khác nghe thì phước đức ấy còn hơn là phước đức đem bảy báu chất đầy Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phía, trên dưới hư không ra bố thí, lại hơn phước ngày đầu, ngày giữa, ngày sau nhẩn đến trăm nghìn kiếp đem thân mạng như số cát sông Hằngbố thí. Chẳng biết thế nào là bốn câu kệ?

Phật nói: Hết thảy chúng sanh đều có tánh Phật, xưa nay chẳng sanh, xưa nay chẳng diệt, bởi vì mê ngộ nên có thăng trầm.

Tại sao? Chúng sanh thường mê không giác ngộ cho nên nhiều kiếp đọa lạc. Chư Phật thường giác ngộ chẳng mê cho nên thành Phật đạo. Nếu có trai lành gái tín học hỏi đạo Phật, công trình vào đạo chia làm bốn việc, gọi là bốn câu kệ: là không thân, là không tâm, là không tánh, là không pháp.

Sao gọi là không thân? Vì thân này do cha mẹ sanh ra đầy đủ khí huyết của cha mẹ, chín khiếu thường chảy những vật không sạch, bốn đại giả hiệp, sau rồi cũng tan rã; nhưngười trai lành gái tín tin có trí huệ biết thân này là giả, thì khi chưa chết tưởng như thân này đã chết, mượn thân giả này mà học Phật tu hành, gọi là Sắc không, câu kệ thứ nhất.

Thường quán sát tâm của mình chẳng sanh chẳng diệt, chí thánh chí linh. Gặp cảnh như là có, cảnh qua rồi như là không, nay biết được chân tâm thường giác chẳng mê, chẳng theo vọng tưởng kéo dắt, chỉ nương chân tánh làm chủ, gọi là ngộ Tâm không, câu kệ thứ hai.

Lại quán sát tánh của mình thường lặng yên không lay động, nếu cảm đến liền thông suốt, biến hóa vô cùng, uy linh khó nghĩ, sáng suốt làu làu. Tự mình giác ngộ hiểu biết linh thiêng, vắng lặng vô vi mà không ngoài hữu vi, gọi là ngộ Tánh không, câu kệ thứ ba.

Lại quán sát đức Như lai giảng nói kinh pháp đều phương tiện dẫn dắt chúng sanh vào cửa pháp, như nước rửa bụi, như bịnh gặp thuốc, nay chứng được tâm không, pháp không, như bịnh mạnh thì thuốc không dùng nữa, gọi là ngộ Pháp không, câu kệ thứ tư.

Nghĩa của bốn câu kệ này là con đường vào đạo, siêu phàm nhập thánh, các đức Như lai ba đời cũng do con đường này đi đến quả vị cứu cánh.

Tại sao? Nếu ngộ đặng ý câu kệ thứ nhất, y theo nghĩa mà tu hành thì chứng đặng quả Dự lưu Tu đà hoàn; ngộ đặng ý câu kệ thứ hai, y theo nghĩa mà tu hành thì chứng đặng quả Nhứt lai Tư đà hàm; ngộ đặng ý câu kệ thứ ba, y theo nghĩa mà tu hành thì chứng đặng quả Bất lai A na hàm; ngộ đặng ý câu kệ thứ tư, y theo nghĩa mà tu hành thì chứng đặng quả Vô sanh A la hán.

Bốn câu kệ này là mở rộng cửa đạo của các đức Phật, nếu thọ trì đọc tụng vì người giảng nói, khiến người nghe ngộ được tri kiến của Phật, quyết định thành Phật không nghi ngại, nên phước đức này lớn hơn trăm ngàn ức phần phước đức đem bảy báu thân mạng bố thí trước kia không được một phần.

Đức Phật bảo Bồ tát Văn Thù Sư Lợi rằng: Phật trước Phật sau cũng đồng một thể, đều tại mỗi người tự mình minh tâm kiến tánhthành công đắc quả, vì Phật tánh người sẵn có, nếu không y theo Phật mà tu hành thì chẳng đặng thành Phật.

Tại vì sao? Vì chưa có công đức gì ở trong Phật pháp. Nếu muốn cầu đặng bậc Phật, phải y theo mười điều dưới đây:

1.- Phải dùng trai giới làm nền tảng đi đến bậc Phật.

2.- Tìm minh sư chỉ dạy công phu.

3.- Phải biết tâm tánh rốt ráo tỏ rõ.

4.- Phải làm các phuớc lành giúp cho gốc đạo được sung túc.

5.- Phải kết duyên lành cho gốc lành mỗi ngày mỗi thêm lớn.

6.- Rõ nhân quả việc làm đừng có vọng động.

7.- Trừ tà ma xa lìa ngoại đạo.

8.- Phải thông chơn lý chớ chấp hữu vi.

9.- Phải tinh tấn theo đức hạnh Phật.

10.- Mỗi pháp phải thông suốt rõ rệt.

Nếu đủ mười điều công đức này thì mau đăïng thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Văn Thù Sư Lợi! Sau khi ta diệt độ rồi, trong đời mạt pháp có nhiều chúng sanh căn trí thấp kém, tâm ý mê say, trí tính mờ tối, tuy có trì trai giữ giới đều không trí huệ, cái tâm ngu mê cống cao ngã mạn, tôn sùng tà kiến, không chịu hạ tâm mình để cầu thầy học hỏi những pháp chân chánh, khư khư chấp trước, nhận giả làm thiệt,hoặc chấp trước kinh sách văn tự, hoặc chấp trước tụng trì cho nhiều số, hoăïc học được hai câu nói của Phật thì cho là hoàn toàn. Chưa đăïng nói là đặng, chưa chứng nói là chứng, căn lành tu ít mà muốn quả to, thiệt người ngu mê không hiểu ý Phật, tự mình điên cuồng tự dối mình, tuy có nhân lành mà khó tránh họa dữ. Tại sao? Hột giống không chắc, khó mà kết trái Bồ đề, một khi mất thân người, muôn kiếp khó phục hồi đặng.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Thế nào là tứ sanh. Tạo những nghiệp chi mà bẩm thọ thân mạng mỗi loại không giống nhau?

Thế Tôn nói: Hết thảy chúng sanh từ vô thỉ đến nay gây tạo nhiều việc điên đảo, niệm niệm không lành, vùi lấp chơn tánh, tham luyến trần duyên mãi mãi. Bởi tham, sân, si tạo các tội lỗi không lường không ngằn như là: sát sanh, trộm cắp, tà dâm v.v... đến khi luân hồi bẩm thụ thân mình đều khác.

Nay nói sơ qua nghiệp chướng bốn loại:

1.- Noãn sanh: Là người đời trước vì kế sinh hoạt, tâm hay ssắp đặt mưu mô xảo trá lừa gạt, nên đọa làm noãn sanh như các loài chim cá v.v... Người tham kế cao thì làm chim, thấy người thì bay cao. Người mưu sâu thì làm cá, gặp người thì lặn xuống.

2.- Thai sanh: Người này đời trước tham đắm dâm dục nên đọa thai sanh như người, dê, heo, cùng thú có vú đẻ con như trâu, bò, ngựa, mèo, chó. Tội tham dâm sanh làm người thì đặng đứng thẳng, nếu lòng ngang ngược, tham dục không có tiết độ thì sanh làm thú đi ngang bốn cẳng (chân).

3.- Thấp sanh: Người này đời trước tham ăn rượu thịt làm việc vui chơi, đánh lộn giữa chợ, loạn tâm điên đảo, nên đọa làm thấp sanh là loài cua, tôm, rùa, trạnh v.v...

4.- Hóa sanh: Người này đời trước hay dời đổi, ý niệm khác thường, trước mặt nói phải, sau lưng nói quấy, làm nhiều tội ác, nên đọa hóa sanh như loài ve, bướm, muỗi, ruồi v.v...

Phật nói cùng ông Văn Thù Sư Lợi: Trong lục đạo tứ sanh, con ngườiquý trọng, vì người có tánh linh. Phật cũng từ trong loài ngườitu hành, nghiệp cũng do người tạo ra, như người tu phước thì được về cõi Trời, người làm ác thì đọa vào địa ngục, người có đức thời làm Thần, người có đạo thì làm Thánh. Phước và tội đều có liên quan nhiều đời, không thể đem hiện tạinhận định, đến khi lâm chung theo nghiệp trả quả. Trong sáu đường, đường người là quý, năm đường kia không sánh kịp, nên một khi mất thân người, muôn kiếp không thể phục hồi lại được.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tri kiến thế nào gọi là ngũ nhãn?

Thế Tôn nói: Nhục nhãn chỉ thấy được chỗ tối, thấy trước mắt chớ không thấy sau lưng. Thiên nhãn trước sau, trong ngoài, núi gò, vách đá đều thấy thông suốt không ngăn ngại. Huệ nhãn thấy được nghĩa lý trong văn tự cạn sâu và nhân quả lành dữ kiếp trước kiếp sau, rõ rệt như chỉ trong bàn tay. Pháp nhãn thấy được cái phương tiện pháp của chư Phật trong ba đời và hiểu được các pháp phương tiện tùy theo căn cơ cao thấp mà truyền đạo không sai lạc, như bệnh nào cho thuốc nấy. Phật nhãn tròn sáng chói khắp, trước kiếp vô thỉ, sau kiếp vô chung tất cả nhân quả như thấy trước mắt, mảy lông cộng tóc không sót.

Năm thứ con mắt này đều do các công đức phước lành chiêu cảm mà ra. Duy có một bậc Phật là hoàn toàn, ngoài ra các bậc khác chưa được. Con mắt tuy chia làm năm, mà gốc tại cái tâm tu hành đến chỗ kiến tánh rồi thì ai ai cũng có được.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là thanh tịnh pháp thân?

Thế Tôn nói: Thanh tịnh pháp thân ấy là chơn tánh thanh tịnh. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân, xưa nay thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành. Tại chỗ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong trời đất gọi là thiên tánh. Tới chỗ Bồ tát gọi là Phật tánh, tại chỗ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân. Nếu không tu hành thì không thể ngộ được bản lai diện mục. Nếu người muốn được giác ngộ mà không cầu thầy chứng minh cho, nhận giả làm thiệt, lâu ngày sẽ thành tà ma ngoại đạo, thành yêu thành quái, phỉnh gạt chúng sanh. Hiện đời sẽ bị pháp luật nhà vua hành phạt, chết rồi đọa vào ác đạo, một khi mất thân người muôn kiếp khó khục hồi được.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là vô trí Niết bàn?

Thế Tôn nói: Cái tâm mình lặng yên không lay động, các đức Phật trong ba đời đều đi theo con đường này đến chỗ tâm bất động, nên được thọ hưởng chỗ không vui mà vui, lại không có cái vui nào hơn cái vui này, nên gọi là vô trí Niết bàn.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Lấy chỗ công phu tu chứng nào mà đặng vượt ra ngoài phàm phu vào quả thánh đạo?

Phật nói: Nếu người trai lành gái tín theo đạo Phật thì phải bỏ những việc ái ân, dứt đoạn tình duyên, giữ gìn trai giới, chuyên làm mười việc lành, ba nghiệp trong sạch, xa lìa lục trần. Lập chí tìm thầy học hỏi chỗ chánh pháp, y theo thầy dạy, đừng đi theo lòng phàm dẫn dắt sai quấy, y theo Phật tu hành, nếu có công phu như vậy thì đặng chứng Tu đà hoàn. Có người lành tập theo uy nghi của Phật, giới luật trong sạch, một lòng ngồi tịnh, tâm không tán loạn. Thân, khẩu, ý ba nghiệp đều nhiếp phục cái tâm đối với đời, động ít tịnh nhiều, có công phu như vậy thì đặng chứng quả Tư đà hàm. Lại có chúng sanh trong ba nghiệp chẳng móng, sáu trần chẳng sanh, tịnh lâu công dày, tâm tánh thường hiệp nhất, tâm đối với đời lặng yên chẳng động, tâm đặng thông thả, bằng có cái công như vậy thì đặng chứng quả A na hàm. Có chúng sanh lấy chỗ cái tâm thong thả đó tập thành năng lực thiền định, tánh định hiện ra trước, biết rõ chân tánh của mình xưa nay vắng lặng, tâm cảnh đều không, lòng tâm lặng yên không lay động, có công như thế đặng chứng quả A la hán.

Người nào tu đặng công phu của bốn quả này, vượt ra khỏi cõi người, cõi trời lục dục vào chỗ đạo tràng vắng lặng của các bậc thánh hiền, đồng Phật xuất thế, giúp Phật độ khắp nơi, làm cho quốc độ Phật trở thành thanh tịnh. Độ mình độ người đặng trả ơn đức Phật, thẳng đến Bồ đề đạo tràng, lòng không điên đảo, nên tên là tứ quả đặng đạo của bậc thánh nhân.

Phật nói cùng Văn Thù Sư Lợi: Như người nào đặng bốn quả có lòng tin thiệt, y theo lời dạy bảo của thầy, chẳng có hai lòng, giới đức tinh nghiêm, oai nghi đầy đủ, việc đời tài sắc, ái ân, danh lợi phải đoạn bỏ cho dứt, phải tuyệt cho hết từ trước đến sau, giữ đạo một lòng tuy chưa đăïng thông và hiểu nhiều, mà tâm tánh bền chặt trong sạch giải thoát cũng như Phật không khác, nên cái quả vị siêu phàm nhập thánh.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Những người thế nào gọi là có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng?

Thế Tôn nói: Người phàm phu nhìn nhận tứ đại sắc thân cho là ta, tham sống sợ chết gọi là ngã tướng; lòng còn thương ghét, ý chẳng bình đẳng gọi là có nhân tướng; niệm tưởng theo cái lòng muốn của phàm phu nó dẫn dắt chẳng cần giải thoát là có chúng sanh tướng; tâm thức chưa diệt trừ, nghiệp chướng thường phát động, chẳng ngộ được cái pháp vô sanh chân không thật tánh, thường theo tâm cảnh ý thức dẫn dắt, gọi là có thọ giả tướng.

Còn vị Bồ tát biết cái thân phàm là giả, tỉnh ngộ cuộc đời không chắc, thân mình còn không tiếc huống chi là gia tài? Chỉ tiếc việc Phật, dạy pháp đại thừavô ngã tướng. Xem hết thảy chúng sanh bình đẳng như con đẻ, không lựa chọn kẻ sơ người thân, đều bình đẳng tế độ, gọi là không nhân tướng. Người tâm đối với đời một phen dứt rồi là dứt luôn, không nối lại nữa, gọi là không chúng sanh tướng. Người tỏ biết chỗ vô sanh Phật tánh, chẳng theo phàm tình ý thức dẫn dắt, nương theo phương tiện nguyện lực hành trì là không có thọ giả tướng. Nếu còn bốn tướng gọi là phàm phu, bốn tướng hết rồi gọi là Bồ tát.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là ngũ căn, ngũ Phật đồng gieo trồng căn lành?

Thế Tôn nói: Nếu người đặng trai giới trong sạch, minh tâm kiến tánh, tìm thầy học các lý mầu chân chánh, đặng nghe thấy chân chánh, thời con mắt như Phật thấy, lỗ tai như Phật nghe, lỗ mũi như Phật thở, miệng như Phật nói, tâm như Phật biết, ngũ căn thường hiện ngũ Phật thần thông, trồng giống căn lành thành một giống trí của Phật. Như có người giữ đặng chắc chắn, làm chủ đặng tâm của mình y theo Phật tu hành, Phật nói người này chắc chắn thành Phật.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tu làm sao đặng chứng sáu pháp Ba la mật?

Thế Tôn nói: Bằng có chúng sanh nào bỏ được rượu thịt chẳng ăn, bỏ tài lợi chẳng tham, bỏ đặng ái ân chẳng mến, bỏ đặng việc ác chẳng làm, bỏ đặng nhân ngã chẳng tranh, thì đặng thứ nhất Bố thí Ba la mật. Có chúng sanh giữ đặng giới Phật, tập đặng uy nghi Phật, hàng lục tặc, dứt đặng việc tà mị, thì đặng thứ hai Trì giới Ba la mật. Có chúng sanh nào hay chịu đặng người chê nhơ nhớp, hay nhịn đặng người mắng chửi, người nói lời chẳng phải lấy lời khuyên giải, việc nghịch đem đến lòng thuận chịu liền không oán hận, trái lại còn tìm phương độ thoát, thì đặng thứ ba Nhẫn nhục Ba la mật. Có những chúng sanh nào học đặng mười hai bộ kinh của Như Lai, thọ trì đọc tụng, biên chép giảng nói chưa thông học cho thông, chưa chứng học cho chứng, thì đặng thứ tư Tinh tấn Ba la mật. Có chúng sanh nào đoạn được trần duyên, dứt đặng vọng niệm, trừ đặng mê muội tán loạn, tập đặng thiền định, sức định như núi Tu di, Ma vương phá khuyấy không rối loạn, thì đặng thứ năm Thiền định Ba la mật. Có chúng sanh phá được vô minh không còn các tướng, lýsự đều không, thị phi dẹp hết, lời nói đứng đắn, mỗi chữ rành rõ, thì đặng thứ sáu Trí huệ Ba la mật. Nếu người nào đặng sáu pháp Ba la mật thì người ấy đặng ra khỏi sanh tử, đặng đến bỉ ngạn, đặng siêu tam giới, đặng lên thập địa và đặng thành Phật.

Bồ tát Văn Thù sư Lợi hỏi Phật: Hành trì làm sao tên là thiện trí thức?

Đức Phật nói: Thiện trí thức tâm tánh mềm mỏng hòa nhã, giới hạnh tinh chuyên, lòng không tham lam tật đố, không ái luyến vật chất, tâm thường bình đẳng, ý không thương ghét. Có đại phương tiện độ mình độ người, tùy theo căn tánh cũa mỗi người mà giáo hóa, đủ pháp tổng trì. Lòng tốt đối với người, làm ơn cho người chẳng cần trả, tu hành trong sạch, không có lỗi lầm, thuyết pháp luận nghĩa đều hiệp ý kinh. Người nào đầy đủ mấy việc này là thiện trí thức.

Nếu có trí tuệ hơn người, phước đức siêu quần, không chỗ nào chẳng lành, không pháp nào chẳng biết. Làm tai mắt cho cõi người cõi trời, là rường cột trong Phật pháp, cầm cái cân trong Phật Tổ, làm lãnh tụ trong pháp môn. Mở cửa chánh đạo, ngăn dẹp đường tà, nối thành dòng Phật, trồng trí huệ thơm khắp, lấy tâm ấn tâm lưu truyền chẳng dứt. Căn cơ lớn, diệu dụng lớn, hạnh nguyện lớn, uy lực lớn. Đây gọi là đại thiện trí thức chân chánh.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tu phước nghiệp chi đặng sanh Thiên đường?

Đức Phật nói: Nếu có chúng sanh tin theo luật nhân quả, thọ tam quy trì ngũ giới, tu mười việc lành, hiếu dưỡng cha mẹ, dứt đoạn tà dâm. Thường giữ đạo chánh, trai tăng cúng dường, tạo tháp lập am, đọc tụng kinh đại thừa, sơn thếp hình tượng Phật rực rỡ. Ủng hộ người lành, ngăn ngừa các việc ác, gieo trồng ruộng phước đến chừng mạng chung đặng sanh về ba mươi ba cõi trời, thọ hưởng phúc trời năm dục vui đẹp, tưởng ăn có ăn, tưởng mặc có mặc, đều là tự nhiên hóa ra chẳng dụng sức người tạo tác. Trên trời một ngày, nhân gian trăm năm, đầy đủ năm pháp thần thông, đặng khoái lạc tiêu diêu thong thả.

Đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi rằng: Trong thế gian có người tà sư ngoại đạo, chẳng biết việc lành việc dữ nhân quả ra sao, chẳng hiểu được việc ứng hiện của luân hồi quả báo, tâm cứ điên cuồng tin theo tà kiến tôn thờ thần quỷ, làm theo phép tà mị phỉnh gạt người đời, giết hại bao nhiêu thân mạng sanh linh heo, dê, trâu, ngựa v.v... tham ăn rượu thịt, bày đặt gọi rằng cúng tế trời đất quỷ thần, đặng cầu phước cầu thọ, trấn giữ nhà cửa thân mạng, lấy cớ dâng cúng quỷ thần, lường ăn của người. Lại thêm vẽ bùa niệm chú truyền dạy người khác nói gạt rằng: bùa chú này có công lực độ người sanh về cõi trời. Bởi ham muốn tài vật của người để nuôi dưỡng thân sống đều do tà kiến sanh ra.

Như giết mạng mà cứu đặng mạng, thời bậc vương hầu thường sống đời đời không chết. Như vẽ bùa niệm chú mà cứu độ đặng người thành đạo, thời thầy tà đặng lên trời. Có lẽ đâu đặng vậy! Trong đời người mê tính những tà mị, đồng nhau dẫn vào địa ngục, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Cớ sao vậy? Như cầu phước chẳng qua trai giới bố thí; cầu thọ chẳng qua giới sát phóng sanh; cầu huệ chẳng qua học rộng nghe nhiều; cầu an tâm chẳng qua xét ngăn những việc phải quấy. Cho nên muốn cầu đạo chánh thì đừng tin thầy tà, muốn ra khỏi luân hồi thời đừng có phạm luật nhân quả.

Bởi sự báo ứng của tội và phước như bóng theo hình, vì tà với chánh khác nhau, khổ vui cách biệt.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là lục sư ngoại đạo?

Thế Tôn nói: Khi ta nhập diệt rồi, có nhiều thứ ma Ba tuần xen vào trong pháp ta. Ở chùa cạo đầu mặc áo Phật xưng là đệ tử của Phật, chung lộn với người đời ăn thịt uống rượu làm nhơ bẩn đức Phật, là ngoại đạo thứ nhất. Có người dắt vợ đem con vào trong chùa học theo tà thuật, cho là để truyền lại đệ tử, ăn thịt uống rượu, cũng đi làm chay tụng kinh cho người, không phải người tục, là ngoại đạo thứ hai. Lại có những người trên thời không có thầy truyền, dưới không có thầy chứng, bị ma quỷ ám ảnh mê muội, trí biết bậy bạ cho là thông minh, chẳng có công tu tự xưng thành đạo, bên ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời theo vào đường tà, diệt hột giống trí của Phật, là ngoại đạo thứ ba. Có người làm theo việc hữu tình, học phép hữu vi, vẽ bùa thỉnh chú, đưổi quỷ sai thần, phỉnh gạt người đời, ác kiến càng nhiều thì chánh kiến của Phật càng tiêu diệt, là ngoại đạo thứ tư. Có người y theo việc tốt xấu, học theo chiếm quẻ, bàn luận kiết hung, coi bói xem tướng, nói trước những điềm họa phước, dối chúng gạt người, tiêu diệt chánh pháp của Phật, là ngoại đạo thứ năm. Có người sửa soạn hình tướng bụng trống lòng sao, mình không có tài năng mà lòng tự cao cho mình giỏi, chưa có chứng ngộ cho mình chứng ngộ, học đặng một vài lời cho mình thấu đặng lý. Chẳng ăn dầu muối, trà quả, tương dấm, chấp theo tà tướng dối gạt người không trí, chẳng cần xem kinh niệm Phật, chẳng cần làm phước tham thiền, chẳng cần xuất gia thọ giới, chẳng cần tầm sư học đạo. Dám đem cái sắc thân giả dối này mà cho cùng Phật không khác, dối gạt người không biết, đồng vào chỗ hắc ám, dứt đoạn căn lành tiêu diệt giống trí huệ, hay chấp trước những sự khờ khạo ngu si, là ngoại đạo thứ sáu.

Sáu hạng ngoại đạo này là ma Ba tuần; đến sau mạt pháp xen vào giáo pháp ta, phá hoại già lam, hủy báng chánh pháp của Phật, chê bai những giáo tướng nghi thức tụng niệm.

Nên Phật dạy những vị Bồ tát đại thừa phải đem nguyện lực, tùy chỗ ứng hiện hoặc làm vị Đế vương, hoặc làm vị Tể quan, hoặc làm vị Trưởng giả, đều ở mọi chỗ làm vị đàn việt đặng diệt trừ tà đạo, ủng hộ chánh pháp, không cho ngoại ma tự tiện khuấy phá, y theo lời Phật dạy đây mới thật là đệ tử của Phật. Còn như thuận theo tà là đồng với ma Ba tuần ngoại đạo, hủy báng pháp đại thừa, sa đọa vào địa ngục A Tỳ như tên bắn, hễ mất thân người rồi, muôn kiếp khó trở lại đặng.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Có kẻ trai lành, gái tín căn tánh chậm tối, trong lòng không tỏ sáng, cái công phu chưa rồi làm sao đặng độ người?

Phật nói: Căn lành tuy chậm tối mà có tín tâm bền chặc chân thật không bỏ trai giới, thường thường phát nguyện sám hối cái tội trước chẳng dám sai lầm, đến chừng tai nạn nghiệp chướng tan hết, lòng nguyện đủ rồi thì huệ tánh phát ra hiện tiền và đặng sáng suốt, tỏ ngộ thấy đặng mình và đặng thành Phật.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Chúng sanh thấy Phật chẳng lạy, nghe Pháp chẳng tin, gặp Tăng chẳng kính, hủy báng người lành, phá người ăn chay giữ giới. Chẳng tin nhân quả, khinh dể thánh hiền, hay tin tà quỷ, tạo nghiệp mãi mãi chẳng tu một chút lành; những người như vậy sau bị những quả báo chi?

Đức Phật nói: Những chúng sanh đó đều đủ tà kiến, hiện đời chẳng tin Tam Bảo giáo hóa, sau chết quyết đọa tam đồ, chịu các khổ não lớn, cầu thoát ra chẳng đặng, dầu cho có ngàn Phật ra đời cũng không thể cứu độ đặng.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Hết thảy tội nghiệp, nghiệp nào lớn hơn hết?

Thế Tôn nói: Hết thảy trong các tội, sát sanh, ăn thịt tội nghiệp rất nặng. Cớ sao vậy? Như cắt một dao trả lại một dao, giết một mạng phải thường lại một mạng, trăm ngàn muôn đời ăn thịt lẫn nhau không dứt. Cho nên người tu muốn khỏi luân hồi trả quả thời trước hết phải học từ bi, chẳng ăn thịt chẳng sát sanh.

Thứ hai, phạm tội trộm cắp lấy của người, hoặc vốn ít lời nhiều, trong ngàn muôn đời phải trả nợ. Cớ sao vậy? Như vật của người chẳng cho mà mình lấy ngang, một đồng tiền, một bụm gạo, kiếp sau đều phải trả nợ. Cho nên người tu muốn cầu giàu sang, của tiền như ý mình thì trước phải bố thí mới đặng, hà huống trộm cắp của người.

Thứ ba, phạm tội tà dâm, cái ân ái buộc ràng trong ngàn muôn đời chẳng đặng giải thoát. Cớ sao vậy? Sự dâm dục là hột giống cội gốc đường sanh tử. Cho nên người tu muốn ra khỏi sanh tử, trước phải đoạn trừ ái dục.

 

Thứ tư, phạm tội vọng ngữ, cái khẩu nghiệp nói dối trong ngàn muôn đời, cái phải cái không gạt nhau, việc không nói có, việc có nói không. Do cớ sao? Oan oan tương báo, đời đời đền trả. Cho nên người tu muốn cầu vào đạo, trước phải học thành thật, trừ bỏ việc dối trá.

Thứ năm, phạm tội uống rượu, hôn mê chân tánh, trong ngàn muôn đời tâm trí tối tăm. Cớ sao vậy? Vì tửu lực làm cho người mê muội ngu si, thân thể nhơ nhớp, say sưa nghiêng ngả. Cho nên người tu muốn cầu cho tâm tánh yên tịnh, trí huệ thông minh thì phải dứt trừ cái nghiệp uống rượu.

Năm thứ nghiệp đó rất lớn, rất nặng, như người giữ trọn đặng thì thành Thánh, bằng giữ chẳng trọn thì nhiều kiếp trầm luân đọa lạc, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì đọa làm ngạ quỷ?

Thế Tôn nói: Những chúng sanh ăn ở gắt gao, tiền của chẳng thí, tham mến ăn mặc, lường gạt lấy tiền của công đem thọ dụng riêng.Có người nghèo khó xin ăn, một đồng chẳng thí lại thêm mắng chửi, cứ lo cho mình no ấm không thương người đói lạnh. Đến khi chết rồi quyết đọa trên đường ngạ quỷ, chịu đói khổ sở, cái cuống họng nhỏ như cây kim, nuốt ăn chẳng xuống, cái bụng lớn như cái trống đồng, như hòn núi, thoảng như gặp đồ ăn uống thì đồ ăn uống ấy hóa đồng sôi sắt nóng, đói cho đến đổi trong miệng hóa ra lửa, lỗ mũi ra khói, hình thể ốm đen, đền tội đủ rồi mới hết nghiệp khổ.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì đọa làm súc sanh?

Thế Tôn nói: Những chúng sanh tham ăn rượu thịt, giết hại cầm thú, bày tiệc ăn chơi đàn ca vui sướng, nên trả quả làm súc sanh đền thường mạng trước. Lại có người mượn vay tiền bạc của người đoạt lấy chẳng trả, quả báo làm súc vật trả cái nợ cho người, trả cho hết cái nghiệp đó mới ra khỏi luân hồi.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là nhất thế Tam Bảo?

Đức Phật nói: Cái tánh là Phật bảo, thường thường chẳng động; cái tâm là Pháp bảo, tỏ sáng công chánh; cái thân là Tăng bảo, trai giới trong sạch.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là tam tịnh giới?

Phật nói: thứ nhất phải trừ hết tâm ác; thứ hai phải đầy đủ tâm lành; thứ ba phải độ hết chúng sanh. Đây tên là ba pháp tịnh giới của vị Bồ tát.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tu những phước nghiệp gì được làm người đàn ông?

Thế Tôn nói: Người biết cung kính Tam bảo, thảo nuôi cha mẹ, thường làm mười việc lành, thọ trì năm giới, lòng ở công chánh, quí mến người hiền lương, tu những căn lành như vậy thời đặng làm người đàn ông. Nếu trong ba kiếp chẳng tu thời đọa làm đàn bà. Trong năm trăm năm làm thân đàn ông một lần, hoặc khi chuyển đổi thân, quên mất kiếp trước, gặp nhân duyên ác lại tạo việc chẳng lành, nên mất thân đàn ông muôn kiếp khó trở lại đặng.

Lại nữa Văn Thù Sư Lợi! Thân đàn ông có đầy đủ bảy báu; thân người đàn bà có năm thứ lậu. Sao tên là bảy báu?

- Một là có cái báu chí khí, đi dạo chơi chỗ nào cũng không lo sợ.

- Hai là có cái báu làm chủ , làm việc gì cũng được nắm giữ quyền hành.

- Ba là có cái báu tạo thành, tự mình sanh tài lập nghiệp.

- Bốn là có cái báu an thân, giúp việc vua quan, hiếu dưỡng mẹ cha.

- Năm là có cái báu thánh tri, hay quyết đoán sự phải quấy.

- Sáu là có cái báu an bang khắp cả, sự lý dung hòa.

- Bảy là có cái báu định tánh, được gần gũi người hiền, tôn thờ vị thánh.

Cho nên gọi là người đàn ông trong mình có bảy báu.

Còn sao gọi là năm thứ lậu?

1.- Chẳng đặng làm chủ cái thân.

2.- Chẳng đặng làm chủ trong nhà.

3.- Chẳng đặng làm chủ người khác.

4.- Chẳng đặng làm chủ các súc vật.

5.- Chẳng đặng làm vị Thánh.

Đây gọi là năm thứ lậu của người đàn bà.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Có người tuổi còn nhỏ tạo nhiều nghiệp dữ, đến khi già tu hành, đăïng thành Phật không?

Đức Phật nói: Bể khổ không ngằn mé, nếu quày đầu thì thấy bờ bến ở mé sau lưng, nếu có người hồi tâm phát nguyện tu hành, bỏ việc quấy theo việc phải, cải dữ theo lành, trường trai ngăn cấm rượu thịt, học hỏi chánh pháp, bất kỳ già trẻ đồng thành Phật đạo.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Có người trai lành gái tín một đời trai giới, gieo trồng các căn lành, đến già sa ngã bỏ ăn chay phạm giới cấm, sau bị quả báo chi?

Thế Tôn nói: Những chúng sanh như vậy tuy có căn lành mà không có nguyện lực lớn, không có chánh tri kiến, xa lìa thầy bạn, quên hết các công lao khi trước tu hành, trở lại bị lục tặc lôi kéo, cướp đoạt công đức của mình, tâm sanh điên đão không thành Phật đạo. Trong đó hoặc có người phạm về việc ăn thịt thời phải đọa lạc về thần đạo, như bực trên thì làm quỷ vương, bực giữa thì làm dọa xa, bực dưới thì làm la sát, chịu hưởng của người cúng tế. Đến chừng phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Trong đó hoặc có người phạm dâm dục thời làm ma đạo, bực trên thời làm ma vương, bực giữa thời làm ma dân, bực dưới thời làm ma nữ. Đến chừng phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Trong đó hoặc có người phạm tội uống rượu, thời đọa lạc về quỷ đạo, bực trên làm hữu tài quỷ, bực giữa thời làm phong nguyệt quỷ, bực dưới thời làm tiêu tán quỷ. Đến chừng phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Hoặc phạm tội trộm cắp, phải đọa lạc tà đạo, bực trên thời làm tinh linh, bực giữa thời làm yêu quái, bực dưới thì làm người ta. Phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Hoặc phạm tội vọng ngữ, chưa đặng nói là đặng, chưa chứng nói là chứng, cái lòng tự cao nên phải đọa làm loài yêu, bực trên thời làm ly mị, bực giữa thời làm vọng lượng, bực dưới thời dựa gá cỏ cây. Phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Lại có người hay oán giận, tuy có phước đức cũng đọa Tu la ác đạo, bực trên là A tu la vương, bực giữa là A tu la chúng, bực dưới là A tu la nữ, thường ham tranh đấu, chịu những lao khổ mãi mãi. Phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Nếu tu hành còn uống rượu mà muốn thành đạo, thì cũng như người uống thuốc độc mà muốn được an vui, không có thể được. Cớ sao vậy?

Nếu tu hành mà còn ăn thịt, muốn được thành đạo, cũng như nhận kẻ oán thù cho là con mình, muốn được thân yêu không có thể được.

Nếu tu hành phạm tội trộm cắp, muốn đặng thành đạo, cũng như lấy cái lu thủng đựng nước, muốn nước đầy mãi không có thể được.

Nếu tu hành còn phạm dâm dục, muốn cầu thành đạo thì như nấu cát đá muốn cho thành cơm, không có thể được.

Nếu tu hành chẳng dứt bỏ nói dối, lấy cái dối làm thiệt, muốn cho thành đạo cũng như người thường dân xưng là vị quốc vương, muốn cầu giàu sang không có thể được.

Nếu tu hành mà tâm thường hay giận hờn, tánh thường hay tranh hơn thua, thiếu lòng từ bi bình đẳng mà muốn thành đạo, cũng như mình đi chiếc ghe lủng, muốn qua biển lớn thì phải bị chìm, tại nơi người muốn nên phải bị đọa, chẳng phải đức Phật chẳng cứu.

Nếu như muốn đoạt kết quả tốt đẹp của đạo Bồ đề thì phải giữ gìn trai giới của đức Như lai cho được thanh tịnh, thà là bỏ thân mạng, nhứt định không hủy phamï; đức Phật nhìn nhận người này chắc được thành Phật.

Đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi rằng: Ta cũng từ chỗ phát tâm trai giới trong sạch mà đặng, ta cũng từ chỗ chân thật mãi mãi không lui sụt mà đặng. Ta cũng từ chỗ lập nguyện rộng lớn, nguyện ra khỏi thế gian mà đặng, ta cũng từ chỗ lập chí bình đẳng chẳng luận bà con hay là người dưng mà đặng. Ta cũng từ chỗ hạ tâm thấp hèn cầu thầy học hỏi mà đặng, ta cũng từ chỗ từ bi nhẫn nhục mà đặng, ta cũng từ chỗ tinh tấn giải thoát mà đặng. Ta cũng từ chỗ khó làm mà làm, khó bỏ mà bỏ, khó học mà học cho đến ta cũng từ chỗ học hết thảy các giống trí huệ mà đặng.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Như người ở trên đời không có trai giới mà hay làm phước huệ cho đời. Sau khi chết rồi có con hiếu thuận hoặc trai hay gái thỉnh thầy tụng kinh đại thừa, làm thủy lục hoặc trai đàn lớn cầu siêu độ vong linh, không biết vong linh có thể siêu độ không?

Đức Phật nói: Nếu như người khi sanh tiền không có công lành, chết rồi có con cháu làm công đức cầu siêu, bố thí bạc tiền thì mười phần công đức chỉ đặng ba phần.

Cớ sao vậy? Vì lập công làm phước không chi qua tiền bạc của mình ra làm chay bố thí, trong chúng đồng phần người sống được phước hơn người vong.

Còn như thỉnh thầy uống rượu ăn thịt chẳng đặng trong sạch, tụng kinh lấy bạc tiền. Thiên thần chẳng giáng lâm, Phật thánh không đến trợ, lại vong linh ấy càng thêm tội lỗi.

Bằng như có con hiếu thuận chân chánh, cha mẹ chết rồi, trong mỗi tuần bảy ngày làm chay bảy thất, hoặc trong ba năm cả nhà ăn chay giữ giới, xuất tiền của trong sạch, cầu thỉnh thầy tu hành đức hạnh, trai giới tinh nghiêm, tụng kinh đại thừa, hoặc làm chay thủy lục thiết lập nghiêm trang, thắp hương rãi hoa y theo pháp cúng dường, có lòng thành kính thay thế cho vong hồn khỏi tội đặng phước. Nếu cầu siêu bố thí bạc tiền như vậy, vong linh mới đặng sanh lên cõi trời, người sống cũng đặng phước, kẻ còn người mất đều an vui, người vui mừng thần thánh cũng vui mừng, như vậy mới thật là con cháu hiếu thuận.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là minh sư khẩu khuyết?

Đức Phật nói: Khi Như Lai diệt độ rồi, có dạy các vị Bồ tát truyền Phật tâm ấn, tiếp nối huệ mạng của Phật đều giáo hóa mỗi phương, dẫn dắt những người chưa ngộ. Nếu chúng sanh nào có nhân duyên đặng nhân quả chân chánh, chánh kiến, chánh tu hàng phục tà ma ngoại đạo, phá trừ tà kiến, tu công hạnh chánh trước sau trong sạch, biết người chẳng có căn lành chẳng độ, người không phước đức chẳng truyền. Nếu có trai lành gái tín chơn chất, trí huệ sáng suốt hết lòng tầm cầu học đạo, thường thường thân cận cúng dường lâu ngày, hạ tâm tham cầu học hỏi, thầy với trò được biết với nhau rồi, chừng đó mới lạy tâm ấn tâm, lấy đạo truyền đạo, như các vị Tổ trước sau tiếp nối lưu truyền chẳng dứt, đây tên là Thiên cơ khẩu khuyết. Nếu người có duyên gặp đặng, không luận căn lớn hay nhỏ cũng thành Phật đạo.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Hoặc có người trai hay gái, gần thầy nghe pháp thường thường mà nữa tin nữa không, dường như quy y mà chẳng y theo, thân tuy lạy Phật mà lòng nghi hoặc đã nhiều, tâm mình chẳng ngộ trở lại trách thầy không chịu chỉ dạy, những người như vậy làm thế nào hóa độ?

Đức Thế Tôn nói: Đây là những người ít phước, trí huệ cũng không, nên không biết pháp vô vi, chấp trước hình tướng, tà kiến kiêu mạn che lấp chơn tâm, chẳng đặng chánh kiến.

Cớ sao vậy? Nếu người tu hành biết trọng thầy thời mới trọng pháp, còn như tu hành khinh dể thầy thì trong lòng cũng khinh dể pháp. Hễ trọng thầy trọng pháp thời học mới đặng, còn khinh thầy thời pháp không học, nếu khinh thầy chê pháp là người tăng thượng mạn. Tuy đồng đi với thầy mà lòng xa cách như ngàn muôn dặm, đến chừng mạng chung vào địa ngục A Tỳ, ngàn muôn Phật ra đời cứu độ chẳng đặng, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là một thânmà có bảy báu bố thí?

Đức Phật nói: Nếu chẳng tham là bố thí, như con mắt chẳng tham sắc tốt và các vật đẹp là sắc bửu bố thí. Lỗ tai chẳng nghe tiếng vui đờn ca xướng hát là thinh bửu bố thí. Lỗ mũi chẳng tham ngửi hơi thơm tho vật lạ là hương bửu bố thí. Cái lưỡi chẳng tham vị béo ngọt ngon là vị bửu bố thí. Cái thân chẳng tham mặc quần áo tốt đẹp là xúc bửu bố thí. Ý chẳng tham danh lợi, ân ái dục tình là pháp bửu bố thí. Tánh chẳng tham những sự dục lạc trong thế gian là Phật bửu bố thí. Nếu có người biết đặng trong thân mình có bảy báu bố thí thì được phước đức hơn là đem bảy báu trong thế gian như kim, ngân, lưu ly, trân châu, mã não, san hô, hổ phách, trăm ngàn muôn phần bố thí cũng chẳng bằng một phần, nhẩn đến không thể đem thí dụ gì mà so sánh được.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là Vương xá thành?

Đức Thế Tôn nói: Tâm thí dụ là "Xá". Tánh thí dụ là "Vương". Trai giới trong sạch thí dụ "Thành tường". Sáu căn thí dụ sáu bộ quan lại, sáu trần thí dụ sáu mối giặc mạnh, sáu thức thí dụ sáu cái cửa ra vào. Năm dục thí dụ năm con đường hang hố. Kiến văn tri giác thí dụ trong nước có bốn tướng đồng phò tá Tánh vương. Giống như việc nhà việc nước, khi Tánh vương ra ngồi chỗ "Tâm xá" thường cùng sáu thần, bốn tướng đồng nghị sự lý thưởng phạt trong nước. Nếu Tánh vương có đạo chẳng vị tình riêng, có công thời thưởng, có tội thời trừng, lấy chánh lý hành đạo; như vậy người chết cũng không oán hận, hình chánh như thế thì thành vách trai giới ở bên ngoài được bền chắc, sáu cửa đóng kín sáu giặc chẳng xâm phạm. Ở bên trong thời được sáu thần chân chánh, bốn tướng công bình, chẳng dám làm điều hư tệ; bên trong bên ngoài như vậy thời Tánh vương đặng thái bình. Nếu Tánh vương không có đạo, nghe lời sàm tấu, thâu dụng nịnh thần, bỏ việc công theo việc tư, thưởng phạt chẳng công bình, trên dưới nghịch lẫn nhau. Bên trong sáu thần chống báng nhau, bốn tướng hư tệ; ở bên ngoài sáu cửa chẳng đóng, sáu giặc nổi loạn, công phá vách thành trai giới vào trong nước cướp đoạt công đức của Tánh vương. Cái phước hết, cái pháp không còn, thân tâm phải sa ngã chìm đắm mãi mãi. Cho nên muốn trị thân thời phải có pháp luật, muốn trị tâm thời phải có đạo lý, nếu không công bình thời không làm, không chân chánh thời không dùng. Phải được trong ngoài như nhau, trên quan dưới dân không lỗi, chúa tôi phải đạo, tâm tánh sáng suốt, thể dụng điều hòa thì tánh vương, quan dân đều được thái bình vui vẽ, nên tên là Vương Xá Thành.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là Phật pháp của mình?

Thế Tôn nói: Nếu hiểu rõ chân tánh của mình xưa nay là Phật; trong tâm có Phật, còn pháp trong thế gianxuất thế gian đều thông biết chẳng lầm, là pháp của mình. Nên cái tâm cần phảiđạo lý nuôi dưỡng, Phật phải nhờ có giáo pháp phò trì, cho nên của vật để nuôi thân mạng, đạo lý để nuôi huệ mạng, đạo gồm thông tất cả nên được thành Phật.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Bồ tát Quán Thế Âm sao lại có đến một ngàn con mắt, một ngàn cánh tay?

Thế Tôn nói:Con mắt là biểu hiệu kiến tánh, cánh tay là biểu hiệu diệu dụng. Nếu người hiểu được rốt ráo, minh tâm kiến tánh thì kiến tánh này cũng đồng như một ngàn vị Phật kiến tánh không khác, nên tên là Thiên nhãn đều phóng ra hào quang sáng chói. Tự tánh của mình phát sanh diệu dụng cũng đồng diệu dụng như ngàn vị Phật chẳng khác, nên tên là Thiên thủ tác dụng đồng vậy. Thể và dụng hai pháp đều biểu lộ ra như vị Viên Thông Quán Thế Âm Bồ tát.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là ba độc?

Đức Thế Tôn nói: Ngu si tà kiến là một độc, tham lam chẳng đủ là hai độc, sân nộ tật đố là ba độc. Ba độc này còn hoài thì người ấy phải đọa trong tam đồ, một khi mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là tứ đại?

Thế Tôn nói: Đất có tánh chắc, nước có tánh thông, lửa có tánh nóng, gió có tánh động kêu là tứ đại. Trong thân người cũng có tứ đại hòa hiệp mới thành một thể, nên da thịt gân cốt hiệp thành cái thân tên là địa đại. Nước miếng, nước tiểu và máu tươi nhuận cái thân tên là thủy đại. Trong mình hơi ấm vận chuyển điều hòa cái thân tên là hỏa đại. Tay chân co duổi đi đứng tới lui, chuyển động cái thân tên là phong đại. Hễ tứ đại điều hòa thì thân an lạc; tứ đại chẳng hòa ắt sanh bệnh khổ. Nên địa, thủy, hỏa, phong kêu là tứ đại.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Làm sao kêu là hiếu thuận?

Thế Tôn nói: Hiếu là lòng từ, thuận là chẳng nghịch chánh lý; người có hiếu từ chẳng ngại sanh linh, để cho mình được sống chẳng giữ lấy việc tư làm trái sự công bình; tôn trọng ngôi Tam bảo, kính trọng cha mẹ, chẳng sai chẳng dối, không thương không ghét. Khuyên bảo trong nhà đồng tu phước huệ, ở trong thời thuận hòa, ở ngoài thời trên cung dưới kính, cha mẹ còn hiện tiền an vui tâm thể, cha mẹ mãn số đặng lìa tội khổ. đặng sanh cung trời mới thiệt là thế gian nam nữ hiếu thuận. Còn như mỗi ngày sát hại sanh vật cúng dưng cha mẹ ông bà, làm thêm tội nghiệp cho tổ tông, thiệt là người đại bất hiếu, lúc sống đồng tạo nghiệp, sau chết đồng đọa với cha mẹ, oan trái dẫn dắt với nhau chung vào một chỗ đồng đi luân hồi, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu rằng phương tiện?

Thế Tôn nói: Hai chữ phương tiện có nhiều nghĩa, nay ta lược nói có đến mười lăm nghĩa:

- Phương tiện thứ nhấtchẳng nuôi chẳng giết.

- Phương tiện thứ hai chẳng ăn thịt uống rượu.

- Phương tiện thứ ba không nấu rượu.

- Phương tiện thứ tư không giết hại nhau.

- Phương tiện thứ năm đừng chỉ sai đường cho người.

- Phương tiện thứ sáu chẳng nên đốt rừng.

- Phương tiện thứ bảy đừng oán trời trách đất.

- Phương tiện thứ tám đừng khinh khi thần thánh.

- Phương tiện thứ chín đừng nói những lời thô tục.

- Phương tiện thứ mườichứa nhân bố đức.

- Phương tiện thứ mười một cần kiệm biết đủ đừng tham.

- Phương tiện thứ mười hai kính người già cả thương kẻ nghèo đói.

- Phương tiện thứ mười ba phải cứu giúp nhau khi hoạn nạn.

- Phương tiện thứ mười bốntu nhơn chứng quả.

- Phương tiện thứ mười lăm không oán thù kẻ bà con thân cận, cũng đều bình đẳng tế độ giúp nhau.

Nếu người làm đặng mười lăm phương tiện này thì được mười lăm phước báo thanh tịnh. Thường sanh làm người hoặc được về cõi trời, thọ hưởng những điều khoái lạc tiêu diêu.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu rằng hảo tâm?

Thế Tôn nói:Hai chữ hảo tâm ít người làm được, nếu có lòng hảo tâm, làm việc lợi ích cho người chẳng cần trả ơn, làm việc giúp người chẳng cần quả báo, cúng dường cho người chẳng cần phước báo, làm lợi ích cho người chẳng cần ân báo những đến hạ tâm mình xuống, làm cho lòng muốn của người được đầy đủ. Khó bỏ xả mà bỏ xả đặng, khó nhịn mà nhịn đặng, khó làm mà làm đặng, khó cứu mà cứu đặng, chẳng luận bà con hay người dưng, lấy tâm bình đẳng cứu giúp làm đúng sự thật. Chẳng phải miệng nói mà lòng không làm, con người cái miệng nói hảo tâm mà lòng không làm từ thiện; người hiền tâm thường làm những việc tốt mà miệng chẳng khoe khang. Ý nghĩ giúp ích cho người mà thôi, chẳng cầu danh vọng cho mình như vậy mới thật là hảo tâm. Không phải như những người bỏ ra có một tấc mà muốn lấy vô được một thước, gieo giống ít mà muốn đặng trái nhiều, như vậy đâu phải là người hảo tâm.

Bồ tát Văn Thù sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là người trí, sao kêu là người ngu, sao kêu là người mê, sao kêu là người ngộ. Xin đức Phật từ bi giảng dạy cho tôi được biết?

Đức Phật nói: Chữ trí là biết, người trí biết có đạo Phật cần phải tu, biết có thánh giáo cần phải học, biết có minh sư cần phải cầu. Biết có phước cần phải làm, biết có tội cần phải sám hối, cho đến biết rõ pháp thế gian, pháp xuất thế gian và sự luân hồi quả báo như trên trời có mặt nhật, như đêm tối có đèn. Được hiểu biết, được nghe thấy sự báo ứng của việc lành việc dữ, hễ hiểu biết nghe thấy rồi liền bỏ dữ theo lành, cải tà quy chánh. Việc phi lý không bao giờ nói, ngoài phận sự không bao giờ làm, không phải đạo chơn chánh không theo, không phải vật của mình không lấy. Tư tưởng trung chánh mỗi mỗi chơn thật, tích đức nêu danh lưu truyền đời sau, như vậy gọi là người trí thức.

Ngu là tối, người ngu cái lòng tối tăm, chẳng biết cao thấp lớn nhỏ, chẳng biết thiên đàng địa ngục, chẳng tin có tội phước luân hồi. Một bề tham luyến tửu sắc, sát sanh hại mạng để cung cấp cho cái miệng hay bao tử. Trong một đời sát sanh trăm ngàn súc vật, gây cái nợ oan trái trăm ngàn muôn ức tánh mạng, luân hồi gặp gở ăn nuốt lẫn nhau, không biết bao giờ thôi dứt. Hết thảy các loại trâu, dê, heo, ngựa đều là đòi trước hoặc kẻ thân nhân, hoặc người thù oán, sau khi luân hồi thay hình đổi dạng làm thân súc sanh. Người si mê không biết giết hại mà ăn, cũng như giết cha mẹ của mình, hay ăn thịt bà con dòng họ của mình. Cha bị con giết, con bị cháu giết, trên đường luân hồi cha con chẳng biết nhau, giết nhau ăn nhau không bao giờ dứt, một khi mất thân người muôn kiếp khó phục hồi đặng.

Người mê muội tham mến tửu sắc, muốn được khoái lạc, buông lung sáu căn tham mến sáu trần, làm nhiều cách điên đảo đủ điều, chỉ nhớ sự thọ dụng hiện tiền, không ngó lại thân sau chịu khổ, mê muội chơn linh đuổi theo huyễn vọng, bỏ xa tánh giác phối hợp trần duyên. Ví dù gặp bậc thánh hiền cũng không cứu độ được, chìm sâu biển khổ mất hẳn tánh linh, một khi mất thân người muôn kiếp khó phục hồi đặng.

Chử ngộ là giác, người ngộ rồi tự hiểu biết tâm mình là Phật, mộ đạo tu hành, ba nghiệp không còn, sáu căn thanh tịnh. Phương tiện đủ cách, không có ngã nhơn, độ mình độ người đều thành Phật đạo. Tuy ở thế gian mà chẳng nhiễm thế gian, ở trong trần lao mà vẫn chuyển pháp luân, giáo hóa Ta bà đổi thành Cực lạc, biến địa ngục làm thiên đường. Chỉ dẫn những người mê đặng thấy Phật tánh, làm các việc Phật pháp, độ thoát chúng hữu tình, chẳng bỏ lòng từ bi, thệ nguyện cứu độ. Nếu chúng sanh nào biết cúng dường người này thì đặng phước đức như cúng dường các Phật ba đời công đức như nhau không khác. Cớ sao vậy? Nghĩa là mình giác tỉnh rồi, độ người cùng giác tỉnh gọi là chánh giác, thuyết pháp lợi sanh, diệu dụng thần thông cùng Phật không khác. Hay mở bày chỉ rõ cho chúng sanh ngộ tri kiến Phật, hay dẫn dắt chochúng sanh nhập tri kiến Phật, hay tìm xét cho chúng sanh tánh tri kiến Phật.

Tại sao? Nếu có người biết tỉnh ngộ thì đặng danh hiệu Bồ tát, đặng thông các pháp bí mật của Phật, chơn chánh truyền thọ cho người. Nếu có người trai lành gái tín đặng thầy nghe pháp, tin theo giáo pháp của người này chỉ dạy, đều là chánh nhơn, đều đặng chánh quả. Cho nên người còn nhỏ tu hành đặng chánh pháp, liền thành Phật đạo;hai mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; ba mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; bốn mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; năm mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; sáu mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; bảy mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; tám mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo. Kẻ trai lành tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; người gái tín tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo. Người giàu sang tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; người nghèo khổ tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo. Đế vương tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; Tể quan tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; cho đến loài người và không phải loài người tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo.

Nên Đức Thế Tôn nói bài kệ như vầy:

Bằng có nam hay nữ

Đặng gặp chơn minh sư

Tu hành đặng chánh pháp

Tất cả đều thành Phật.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, vì sao không tu thì chẳng thành Phật?

Thế Tôn nói: Không phải là không thành Phật, chỉ vì nghiệp chướng rất nhiều. Tại sao? Hết thảy chúng sanh mê muội điên đảo từ đời vô thỉ đến nay, chẳng trồng căn lành chỉ tạo ác nghiệp, oan oan buộc nhau, nghiệp nghiệp kéo nhau, bên này chẳng chịu buông bên kia, bên kia chẳng chịu tha bên này, kết thành cái lưới nghiệp dẫy đầy trong thế gian, cho nên thường vào ra ba đường lại sáu nẻo, gặp gở nhau ăn nuốt lẫn nhau, báo ứng xoay vần không bao giờ dứt. Vả như oan trái trả đủ được sanh trong loài người lại không có căn lành, không gặp chánh pháp, ví dù có gặp chăng nữa, các căn mờ tối, ma chướng chập chồng, đường đạo khó phát triển nên chẳng đặng thành chánh quả.

Đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi: Nếu người không giữ giới sát sanh ăn thịt thì đoạn dứt hột giống từ bi; người không giữ giới trộm cắp, của người không cho mà mình lấy là đoạn tuyệt hột giống giàu sang; người không giữ giới tà mị dâm dụcđoạn tuyệt hột giống thanh tịnh; người không giữ giới nói dối, nói thêu dệtđoạn tuyệt hột giống thành thật; người không giữ giới say rượu mê manđoạn tuyệt hột giống thông minh trí huệ. Cho nên không giữ năm giới là tuyệt đường nhơn thiên, còn năm giới mà giữ được thời đoạn tuyệt ba đường dữ; lành dữ tại mình tạo ra mình chịu lấy.

Tại làm sao? Bởi ông tu ông đặng, bà tu bà đặng, tu nhiều đặng nhiều, tu ít đặng ít, đồng tu đồng đặng, chẳng tu chẳng đặng, ai tu đặng công nấy, người khác chia chẳng đặng. Nếu người gây tạo tội ác thì người chịu lấy, người khác chịu thế chẳng đặng; cho nên muốn tránh khỏi địa ngục, trước phải trừ cái lòng dữ; muốn tránh khỏi ngạ quỷ, trước phải đoạn dứt lòng khắc bạc tham lam; muốn tránhkhỏi súc sanh thì đừng ăn thịt súc vật; muốn đặng làm người phải học các hạnh hiếu thuận từ bi; muốn sanh cõi trời phải giữ năm giới; muốn thành Phật đạo phải minh tâm. Hễ đặng minh tâm thì nhân quả chẳng mờ tối, nhân quả chẳng mờ tối thì tự nhiên kiến tánh thành Phật, không còn nghi ngời gì nữa.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi than rằng: Lành thay! Thân người khó đặng, trung độ khó sanh, chánh pháp khó gặp, trí thức khó gần. Thân người khó đặng, nay đã đặng; trung độ khó sanh, nay đã sanh; chánh pháp khó gặp, nay đã gặp; trí thức khó gần, nay đã gần. Việc việc đầy đủ, mỗi mỗi sẵn sàng, nếu chẳng phát tâm tu hành, Phật cũng khó cứu đặng.

Bây giờ trong pháp hội các vị Tỳ kheo mới phát tâm và chúng Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, vô lượng Thiên long Bát bộ đều ngộ bổn lai Phật tánh của mình. Hết thảy công đức do nơi tâm mình mà sanh, huệ thân viên mãn cũng do nơi tâm mình mà có.

Sau khi tứ chúngnghe đức Phật nói kinh Đại Thừa Kim cang Kinh Luận này rồi, đều vui mừng hớn hở tin chịu vâng làm.

PHẬT NÓI KINH

CÔNG ÐỨC CỦA TAM QUY, NGŨ GIỚI, TỪ TÂM VÀ YỂM LY

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

Nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở tại vườn ông Cấp Cô Ðộc, rừng cây ông Kỳ Ðà,  thành Xá vệ. Bấy giờ đức Phật kể cho ông trưởng giả A Nan Bân Kỳ (Cấp Cô Ðộc) nghe:

–Về kiếp lâu xa có một Phạm chí tên là Tỳ La Ma, có nhiều tiền bạc, châu báu. Lúc đem ra bố thí, ông dùng tám vạn bốn ngàn bát bằng vàng đựng đầy bạc, tám vạn bốn ngàn bát bằng bạc đựng đầy vàng. Ông lại lấy tám vạn bốn ngàn bình tắm bằng vàng bạc, lại lấy tám vạn bốn ngàn con trâu đều lấy vàng bạc che trên sừng; lại lấy tám vạn bốn ngàn ngọc nữ trang sức lộng lẫy; lại lấy tám vạn bốn ngàn ngọa cụ trải lụa lên trên; lại lấy tám vạn bốn ngàn bộ y phục; lại lấy tám vạn bốn ngàn con voi con ngựa đều lấy vàng bạc để làm cái dàm, chằng đầu và mỏm chúng; lại lấy tám vạn bốn ngàn phòng xá để bố thí; lại ở trong bốn cửa thành để bố thí, tùy ai muốn gì ông đều đem cho tất cả. Lại dùng một phòng để bố thí tăng từ bốn phương lại.

Bố thí phước như trên không bằng thọ Tam quy. Vì sao vậy? Vì người thọ Tam quy là bố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.

Phước đức của sự bố thí như trên và sự thọ trì Tam quy không bằng phước đức của người thọ trì Năm giới. Người thọ trì Năm giới công đức đầy đủ, vượt hơn tất cả.

Phước đức của sự bố thí như trên và sự thọ trì Tam quy, Ngũ giới lại không bằng phước đức của người chỉ trong khoảng khắc bằng khảy móng tay mà dũ lòng thương đối với chúng sanh.

Phước đức của sự bố thí như trên và phước đức của sự thọ trì Tam quy, Ngũ giới, dũ lòng thương đối với chúng sanh lại không bằng phước đức của người khởi lên cái tưởng không đáng thích thú đối với tất cả thế gian. Vì ao như vậy? Vì phước của sự khởi lên cái tưởng không đáng thích thú đối với tất cả thế gian có thể khiến cho hành giả diệt trừ được cái khổ sanh tử, trọn thành Phật đạo, cho nên phước đức của người ấy là tối thắng.

Bấy giờ trưởng giả nghe đức Phật nói xong, hoan hỷ phụng hành. 

Đại Tạng Kinh Nhập Môn là một tặng phẩm vô giá cho những ai muốn tìm hiểu một cách tổng quát về Tam Tạng Kinh Điển của Phật Giáo. Dĩ nhiên, đây chưa phải là tác phẩm trình bày đầy đủ về Đại Tạng, nhưng như bản hoài của Hiệp Hội Truyền Giáo, chắc chắn trong một tương lai không xa, những tác phẩm tương tự sẽ tiếp tục xuất bản để đáp ứng thỏa đáng những khát vọng tu học chân chính của mọi Phật tử.

Gần đây, có một số tôn đức đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Hy vọng trong một tương lai gần, những giấc mơ chánh đáng sẽ biến thành hiện thực.

Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka).

Đại Tạng Kinh Nhập Môn - Giới Thiệu 139 Kinh Điển Phật Giáo

Hán dịch: Thích Ấn Hải, Thích Nguyện Quỷnh

Việt dịch: Thích Viên Lý

Mục lục

Đôi Lời Của Dịch Giả

Lời Nói Đầu 

Phụ Lục: Nguồn Gốc Đại Tạng Kinh

1/ Thành Lập Tam Tạng và Sự Phân Rẽ Giáo Đoàn Phật Giáo

2/ Kinh Điển Pa-Li Ngữ

3/ Kinh Điển Phật Giáo Đại Thừa

4/ Phật Giáo Trung Hoa

5/ Phật Giáo Nhật Bổn

6/ Xuất Bản Đại Tạng Kinh Hán Dịch

7/ Dịch Đại Tạng Kinh Sang Anh Ngữ

Phần I: Kinh Điển Ấn Độ

1/ Trường A Hàm Kinh D́ghàgama

2/ Trung A Hàm Kinh Madhyamàgama

3/ Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán Kinh

4/ Phật Sở Hành Tán Buddhacarita

5/ Tạp Bảo Tạng Kinh

6. Pháp Cú Ví Dụ Kinh

7/ Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Kinh Astạsàhasrikà-Prajnăpàramità-sùtra

8/ Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh Vajracchedikà - prajnăpàramità-sùtra

9/ Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Dà Kinh Adhyardhásatikà – prajnăpàramita – sùtra

10/ Nhơn Vương Bát Nhã Ba Ma Mật Kinh Kàrunịkàràjà – prajnăpàramità – sùtra

11/ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Prajnăpàramitatàhrdaya – sùtra

12/ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Saddharmapundạrika – sutra

13/ Vô Lượng Nghĩa Kinh

14/ Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Pháp Kinh

15/ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Avatạmasaka – sùtra

16/ Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng Kinh Sŕmàlàdev́sịmhanàda – sùtra

17/ Vô Lượng Thọ Kinh Sukhàvatìvyùha

18/ Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Amitàyurdhyàna-sùtra

19/ A Di Đà Kinh Sukhàvatìvyùha

20/ Đại Bát Niết Bàn Kinh Mahàparinirvànạ – sùtra

21/ Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh

22/ Đại Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Ksịtigarbhapranịdhàna – sùtra

23/ Bát Châu Tam Muội Kinh Pratyutpannabuddhasammukhà – vasthitasamàdhi – sùtra

24/ Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh Bhaisạyaguruvaidùyaprabhàsap Ùrvapranidhànavisésạvistara

25/ Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật Kinh Maitreyavyàkarana

26/ Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh Mãnjusrìpariprcchà

27/ Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh Vimalaḱrtinirdésa-sùtra

28/ Nguyệt Thượng Nữ Kinh Candrottaràdàrikàpariprcchà

29/ Tọa Thiền Tam Muội Kinh

30/ Đạt Ma Đa La Thiền Kinh Yogàcàrabhùmi – sùtra

31/ Nguyệt Đãng Tam Muội Kinh Samàdhiràjacandraprad́pa-sùtra

32/ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh Sùrangamasamàdhi-sùtra

33/ Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Suvarnạprabhàsa-sùtra

34/ Nhập Lăng Ǵa Kinh Lankàvatàra-sùtra

35/ Giải Thân Mật Kinh Sạmdhinirmaocana-sùtra

36/ Vu Lan Bồn Kinh Ullambana-sùtra

37/ Tứ Thập Nhị Chương Kinh

38/ Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa La Liễu Nghĩa Kinh

39/ Đại TÌ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh Mahàvairocanàbhisambodhivikur Vitàdhisthànavaipulyasùtrendra Ràja-nàma-dharmaparyàya

40/ Kim Cang Đảnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương KinhSarvatathàgatatattvasamgrahama Hàyànàbhisamayamahàkalparàya

41/ Tô Tất Địa Yế La Kinh Susiddhikaramahàtantrasàdhano pàyika-patạla

42/ Ma Đãng Già Kinh Màtangì-sutrà?

43/ Ma Ha Tăng Chỉ Luật Mahàsàmghika-vinaya?

44/ Tứ Phần Luật Dharmaguptaka-vinaya?

45/ Thiện Kiến Luật TÌ Bà Sa Samantapàsàdikà (Pàli)

46/ Phạm Vơng Kinh Brahmajàla-sùtra?

47/ Ưu Bà Tắc Giới Kinh Upàsakásila-sùtra?

48/ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Bà Đề Xá Saddharmapundaŕkopadésa

49/ Thập Trụ TÌ Bà Sa Luận Dásabhùmika-vibhàsa

50/ Phật Địa Kinh Luận Buddhabhùmisùtra-sàstra?

51/ A Tỡ Đạt ma Câu Xá Luận Abhidharmakósa-bhàsya

52/ Trung Luận Madhyamaka-sàstrra

53/ Du Già Sư Địa Luận Yogàcàrabhùmi

54/ Thành Duy Thức Luận Vijnăptimàtratàsddhi-sàstra?

55/ Duy Thức Tam Thập Luận Tụng Trimsíkà

56/ Duy Thức Nhị Thập Luận Vimsátikà

57/ Nhiếp Đại Thừa Luận Mahayànasamgraha

58/ Biện Trung Biện Luận Madhyàntavibhàga

59/ Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận Mahàyànasùtralamkàra

60/ Đại Thừa Thành Nghiệp Luận Karmasiddhiprakarana

61/ Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận Ratnagotravibhàgamahayànottaratantra-sàstra

62/ Nhơn Minh Nhập Chánh Lý Luận Nyàyapravésa

63/ Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận Síksàsamuccaya

64/ Kim Cang Châm Luận Vajrasùcì

65/ Chương Sở Tri Luận

66/ Bồ Đề Hành Kinh Boddhicaryàvatàra

67/ Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát a Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm Luận

68/ Đại Thừa Khởi Tín Luận Mahàyànásraddhotpàda-sàstra?

69/ Thích Ma Ha Diễn Luận

70/ Na Tiên Tỳ Kheo Kinh Milindapănhà

Phần II: Kinh Điển Trung Hoa

71/ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh U Táng

72/ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa

73/ Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ

74/ Tam Luận Huyền Nghĩa

75/ Đại Thừa Huyền Luận

76/ Triệu Luận

77/ Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Phân Tề Chương

78/ Nguyên Nhơn Luận

79/ Ma Ha Chỉ Quán

80/ Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu

81/ Thiên Thai Tứ Giáo Nghi

82/ Quốc Thanh Bách Lục

83/ Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền Sư Ngữ Lục

84/ Phật Quả Viên Ngộ Thiền Sư Bích Nham Lục

85/ Vô Môn Quan

86. Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh

87/ Tín Tâm Minh

88/ Hoàng Bá Sơn Đoạn Tế Thiền Sư Truyền Tâm Pháp Yếu

89/ Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca

90/ Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy

91/ Di Bộ Tông Luân Luận Samayabhedo

92/ A Dục Vương Kinh Asokaràja-sùtra

93/ Mã Minh Bồ Tát Truyện

94/ Long Thọ Bồ Tát Truyện

95/ Bà Tẩu Bàn Đậu Pháp Sư Truyện

96/ Đại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện

97/ Cao Tăng Truyện

98/ Tỳ Kheo Ni Truyện

99/ Cao Tăng Pháp Hiển Truyện

100/ Đại Đường Tây Vực Ký

101/ Đường Đại Ḥa Thượng Đông Chinh Truyện

102/ Hoằng Minh Tập

103/ Pháp Uyển Châu Lâm

104/ Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện

105/ Phạn Ngữ Tạp Danh

Phần III: Kinh Điển Nhật Bổn

106/ Thắng Man Kinh Nghĩa Sớ

107/ Duy Ma Kinh Nghĩa Sớ

108/ Pháp Hoa Nghĩa Sớ

109/ Bát Nhã Tâm Kinh Bí Kiện

110/ Đại Thừa Pháp Tướng Nghiên Thần Chương

111/ Quán Tâm Giác Mộng Sao

112/ Luật Tông Cương Yếu

113/ Thiên Thai Pháp Hoa Tông Nghĩa Tập

114/ Hiển Giới Luận

115/ Sơn Gia Học Sinh Thức

116/ Bí Tàng Bảo Thược

117/ Biện Hiển Mật Nhị Giáo Luận

118/ Tức Thân Thành Phật Nghĩa

119/ Thanh Tự Thực Tướng Nghĩa

120/ Nghĩa Chữ “Hùm”

121/ Ngũ Luân Cửu Tự Minh Bí Mật Thích

122/ Mật Nghiêm Viện Phát Lộ Sám Hối Văn

123/ Hưng Thiền Hộ Quốc Luận

124/ Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi

125/ Chánh Pháp Nhăn Tàng

126/ Tọa Thiền Dụng Tâm Ký

127/ Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập

128/ Hiển Tịnh Độ Chân Thật Giáo Hành Chứng Văn Loại

129/ Thán Dị Sao

130/ Liên Như Thượng Nhơn Ngự Văn

131/ Vãng Sanh Yếu Tập

132/ Lập Chánh An Quốc Luận

133/ Khai Mục Sao

134/ Quán Tâm Bổn Tôn Sao

135/ Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh

136/ Bát Tông CươngYếu

137/ Tam Giáo Chỉ Qui

138/ Mạt Pháp Đãng Minh Ký

139/ Thập Thất Điều Hiến Pháp

Đôi Lời Của Dịch Giả

Đại Tạng Kinh hiện là một kho tàng pháp bảo vô giá của Phật giáo. Lẽ ra, với một kho tàng pháp bảo vô giá như thế, Đại Tạng Kinh này cần và đã phải được dịch sang Việt ngữ từ lâu, nhưng rất tiếc, vì hoàn cảnh chiến tranh, lệ thuộc, áp bức, v.v... mà mãi đến nay Đại Tạng Kinh ấy vẫn chưa được chuyển dịch trọn vẹn sang Việt ngữ; trong khi đó, một số các quốc gia khác như Đại Hàn, Nhật Bổn, Trung Hoa, v.v... đều đã có từ lâu một bộ Đại Tạng được phiên dịch sang tiếng mẹ đẻ của họ, chẳng những thế, họ còn bỏ công nghiên cứu và tóm lược nội dung của toàn bộ Kinh, Luật, Luận trong Đại Tạng nhằm giới thiệu đến mọi tầng lớp Phật tử như tác phẩm giá trị này chẳng hạn.

Sự vắng bóng của một bộ Đại Tạng bằng tiếng mẹ đẻ là một thiếu sót lớn đối với Phật Giáo Việt Nam và không những thế, còn là một thiệt tḥi không kém cho những ai muốn nghiên tầm toàn bộ tư tưởng Phật giáo nhưng không đủ khả năng ngoại ngữ.

Như nêu trên, Đại Tạng Kinh Nhập Môn là một tặng phẩm vô giá cho những ai muốn tìm hiểu một cách tổng quát về Tam Tạng Kinh Điển của Phật Giáo. Dĩ nhiên, đây chưa phải là tác phẩm trình bày đầy đủ về Đại Tạng, nhưng, như bản hoài của Hiệp Hội Truyền Giáo, chắc chắn trong một tương lai không xa, những tác phẩm tương tự sẽ tiếp tục xuất bản để đáp ứng thỏa đáng những khát vọng tu học chân chính của mọi Phật tử.

Gần đây, có một số tôn đức đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Hy vọng trong một tương lai gần, những giấc mơ chánh đáng sẽ biến thành hiện thực.

Trong khi chờ đợi một Đại Tạng bằng Việt ngữ xuất hiện, chung ḥa với niềm thao thức của mọi người, chúng tôi cố gắng chuyển dịch quyển Đại Tạng Kinh Nhập Môn giá trị này như là một đóng góp nhỏ trong việc truy cứu cần thiết cho những ai đã, đang, và sẽ khát cầu giáo pháp như thật của đức Phật. Dù tự biết khả năng hữu hạn, thời lượng eo hẹp, dịch giả vẫn cố gắng phiên dịch trong tinh thần thượng cầu hạ hóa. Rất mong các bậc cao minh bi mẫn bổ chính.

Tất cả công đức nếu có trong phần dịch thuật, xin hồi hướng lên mười phương Chư Phật để cầu nguyện cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sớm được phục hoạt nhằm tiếp tục sứ mệnh thiêng liêng cao cả của mình đối với dân tộc và nhân sinh.

Cầu nguyện mọi loài có được đời sống an lành trong ánh hào quang nhiệm mầu của chánh pháp.

Cẩn bút,

Thích Viên Lư

Tu viện Bảo Pháp

Mùa Báo Hiếu PL 2543 – 1999 

Lời Nói Đầu 

Hiệp Hội Truyền Đạo Phật Giáo là một tổ chức không phân biệt tông phái chuyên chú vào việc hoằng dương Phật Pháp trên khắp thế giới, và, với mục đích này Hiệp Hội đã thi hành những hoạt động truyền đạo, bao gồm cả việc soạn thảo và lưu hành giáo lý của Đức Phật.

Trong số những hoạt động này, Hiệp Hội đã quyết định thực thi mọi công trình mới: phiên dịch sang Anh ngữ toàn bộ Hán dịch của Đại Tạng Kinh. VÌ vậy, một Ủy Ban Chuẩn Bị đã được thành lập vào tháng Tư năm 1982 để hoạch định những phối trí sơ khởi. Năm 1983, một Ủy Ban Biên soạn cũng theo đó thành lập, và từ đó công trình đã được tiến hành một cách nhiệt thành.

Việc dịch sang Anh ngữ và ấn loát Đại Tạng Kinh, mà muốn hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn thì quả thật là một việc khó khăn. Vì vậy, Hiệp Hội đã quyết định tuyển chọn 139 kinh điển Phật giáo đã được soạn ở Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản để lập thành Bộ Thứ Nhứt gồm 100 tập, để phiên dịch và sẽ xuất bản vào cuối năm 2000.

Mục đích của cuốn sách này là cung cấp những bài giới thiệu ngắn gọn về nội dung của 139 kinh điển đã được chuyển chọn, với hy vọng giúp độc giả hiểu tại sao những kinh điển đó đã được tuyển chọn cho Bộ Thứ Nhứt.

Chúng tôi thành tâm cầu mong rằng công trình lớn lao này sẽ không chấm dứt ở Bộ Thứ Nhứt, mà sẽ tiếp tục tới cùng và sẽ hoàn thành vào thời gian sớm nhất.

Sau cùng, tôi xin bày tỏ sự tri ân đối với Tiên Sinh S. R. Giebel vì đã phụ trách việc dịch cuốn sách này sang Anh ngữ.

Hoa Sơn Thắng Hữu

(Chủ Tịch Ủy Ban phiên dịch Đại Tạng

Kinh sang Anh ngữ Tháng 8 năm 1984)

Phụ Lục: Nguồn Gốc Đại Tạng Kinh

Thành Lập Đại Tạng Kinh Ngôn của Đức Phật Thích Ca.

Trong suốt thời gian 45 năm, từ lúc giác ngộ năm 35 tuổi cho tới khi nhập diệt năm 80 tuổi, Đức Phật Thích Ca đã thuyết giảng giáo lý của ngài một cách liên tục. Lời giảng của ngài được ứng dụng tùy theo khả năng lănh hội và hoàn cảnh của người nghe, giống như phương thuốc được ứng dụng thích hợp với nhu cầu của bệnh nhân. Kết quả là những kinh điển ghi chép lại ngôn giáo của ngài đã đạt tới số lượng rất lớn.

Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển. Họ đã bàn luận suốt mấy tháng để bảo đảm không có những sai lầm khi nhớ lại những lời giảng mà các vị thánh tăng đã được nghe từ Đức Phật. Kết quả của công việc đó là toàn bộ giáo lý được chính thức kết tập, làm căn bản cho những kinh điển được viết ra sau này.

1/ Thành Lập Tam Tạng và Sự Phân Rẽ Giáo Đoàn Phật Giáo

Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.

2/ Kinh Điển Pa-Li Ngữ

Về sau, đạo Phật của phái Thượng Tọa Bộ bảo thủ được truyền bá sang Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan và những xứ khác trong vùng Đông Nam Á. Bộ kinh này được gọi là “Pa-li Văn Đại Tạng Kinh” (vì viết bằng tiếng Pa-li) gồm ba phần kinh, luật và luận. Tạng kinh tiếng Pa-li này đã được các học giả Tây phương chú ý tới, khi họ bắt đầu nghiên cứu về Phật giáo, và đã có nhiều sách bình  luận và sách dịch kinh điển Phật giáo sang Anh ngữ đã được xuất bản ở Anh Quốc. Bản dịch Đại Tạng Pa-li sang Nhật ngữ, nhan đề là “Nam Truyền Đại Tạng Kinh” (Nanden-daizokyo) đã dùng bản Anh dịch này để tham khảo và đã được xuất bản ở đầu Thời Đại Chiêu Ḥa, năm 1930.

3/ Kinh Điển Phật Giáo Đại Thừa

Phái Đại Chúng Bộ có tinh thần cấp tiến đã tự xưng là “Mahayana” (“Đại Thừa,” “Cỗ Xe Lớn”) và phát triển bộ giáo lý của họ. Phái này bác bỏ những hình thức Phật giáo khác và gọi phái kia là “Hinayana” (“Tiểu Thừa,” “Cỗ Xe Nhỏ”), và thật ra nó giống như một phong trào quần chúng có mục đích thu hút quảng đại quần chúng ngả theo giáo lý của họ. Trong số kinh điển của phái Đại Thừa có những kinh sách thuộc Đại Tạng Pa-li ngữ, nhưng những sách nói về chủ trương thì  phản ảnh sự phát triển và hệ thống hóa những lý thuyết của các tông phái Trung Quán (Madhyamika), Duy Thức (Yogacara) và Như Lai Tạng (Tathagatagarbha). Sau này xuất hiện tông phái Mật Giáo, và dần dần Phật Giáo đã biến khỏi mảnh đất Ấn Độ. 

4/ Phật Giáo Trung Hoa

Phật giáo đã du nhập vào Trung Hoa qua ngă Trung Á, và tới thế kỷ thứ nh́ sau Tây lịch kinh điển Phật giáo đã được dịch sang Hán văn. Đặc điểm của Phật giáo Trung Hoa là vai trò quan trọng của việc phiên dịch kinh sách; nhiều vị tăng sĩ nổi tiếng kiêm dịch giả, như Cưu Ma La Thập (Kumarajiva), Chân Đế (Paramartha), Bất Không (Amoghavajra), Huyền Trang, v.v..., đã xuất hiện. VÌ quư ngài tinh thông tất cả ba ngành kinh, luật và luận của Đại Tạng Kinh nên được tôn xưng là “Tam Tạng Pháp Sư.”

Việc phiên dịch cần phải qua sự lý giải, cho nên, trong bản Hán dịch có những phần dẫn giải mà người ta không thấy trong Phật giáo Ấn Độ. Trong Đại Tạng Kinh bằng Hán văn, có những trường hợp có vài bản dịch của các dịch giả khác nhau, và ngày càng có nhiều tác phẩm viết bằng Hán văn. Để tránh trùng nhau, các triều đình Trung Hoa đã vài lần ban sắc lệnh biên soạn Đại Tạng Kinh. Vào những thời kỳ sơ khai, kinh điển được sao chép bằng tay, nhưng tới thời nhà Tống thì  được in bằng cách khắc chữ vào gỗ.

5/ Phật Giáo Nhật Bổn

Phật giáo được truyền vào Nhật Bổn qua ngă Trung Hoa và Cao Ly, do đó việc nghiên cứu những kinh điển chính gốc chỉ bắt đầu từ Thời Đại Minh Trị. Trước thời kỳ này, người Nhật đã dùng kinh điển Hán dịch làm cơ sở, điều đó khiến cho Phật giáo Nhật Bổn có những khác biệt đáng kể đối với Phật giáo Ấn Độ. Họ chủ yếu dùng Đại Tạng Kinh nhập cảng từ Trung Hoa, nhưng tới đầu Thời Đại Giang Hộ (Edo) có một tăng sĩ tên là Thiết Nhãn (Tetsugen) đã dùng những bản Hán dịch làm hướng dẫn để xuất bản Đại Tạng Kinh bằng Nhật văn theo lối chữ “Huỳnh Bá” (Obaku).

Kể từ Thời Đại Minh Trị, Nhật Bổn chịu nhiều ảnh hưởng của các học giả Tây phương, đồng thời họ cũng gia công nghiên cứu những kinh điển chính gốc. Những kinh sách nguyên bản bằng tiếng Pa-li văn và Phạn văn đã được dịch sang Nhật văn và phổ biến trong quảng đại quần chúng, và người Nhật đã dịch Đại Tạng Kinh Pa-li văn (Nam Truyền Đại Tạng Kinh) như đã nói ở phần trên. Trong thời gian gần đây người Nhật cũng chú ý nhiều tới Phật giáo Tây Tạng.

Phật giáo Tây Tạng – được truyền vào từ Ấn Độ ở thế kỷ thứ 7 – có màu sắc Mật Tông rất sâu đậm, và có khi được gọi là Lạt-Ma giáo. Một số lớn kinh điển Phật giáo Ấn Độ đã được dịch sang tiếng Tây Tạng, về sau trở thành “Đại Tạng Kinh Tạng Văn.” Cho tới nay người ta chưa tìm thấy ở Ấn Độ một bộ kinh điển Phật giáo nào đã được hệ thống hóa, cho nên Đại Tạng Kinh Tạng Văn – được dịch một cách trung thực từ bản gốc – là nguồn tư liệu rất quan trọng. Từ Thời Đại Minh Trị, thậm chí một số học giả Phật tử Nhật Bổn, như Hà Khẩu Huệ Hải (Kawaguchi Ekai), đã đến tận Tây Tạng để tầm cầu những kinh điển chính gốc. 

6/ Xuất Bản Đại Tạng Kinh Hán Dịch

Do ảnh hưởng những cuộc nghiên cứu kinh điển gốc, vài ấn bản mới của Đại Tạng Kinh Hán dịch đã được xuất bản ở Nhật Bổn vào cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20. Sau đó tới việc xuất bản “Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh” (Taisho shinshu daizokyo) vào thời kỳ từ năm 1924 tới năm 1934. Đây là tạng kinh được tham khảo và so sánh kỹ lưỡng với tạng kinh Cao Ly và những kinh sách xuất bản trước đó, để mong đạt tới một tạng kinh chính xác và đáng tin cậy nhất. Chính tạng kinh này ngày nay được Phật giáo thế giới sử dụng nhiều nhất.

7/ Dịch Đại Tạng Kinh Sang Anh Ngữ

Dùng Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh nói trên làm bản gốc, nay Hiệp Hội Truyền Đạo Phật Giáo quyết định dịch Đại Tạng Kinh Hán Văn sang Anh văn. Việc lý giải là phần không thể thiếu của công trình dịch thuật, và việc thực hiện một bản dịch hết sức trung thực với nguyên bản là công việc có nhiều khó khăn. Nhưng bổn phận của Phật tử là cần phải cung cấp cho mọi người khắp nơi trên thế giới những kinh sách Phật giáo dễ đọc. Trong dự án hiện thời, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh những phán đoán do ảnh hưởng giáo phái và những thiên kiến khác, và, chúng tôi vững tin rằng bản dịch sang Anh văn, mà ngày nay vẫn còn nhiều phần chưa được khai phá, với mục ̣đích hoằng dương Phật pháp khắp thế giới, là một công trình lớn lao và đầy ý nghĩa.

Ư nguyện của chúng tôi là tiếp tục những nổ lực của mình để cống hiến cho thế nhân một bản Đại Tạng Kinh Phật Giáo – từng có một lịch sử dài như đã nói sơ lược trên đây – ở hình thức dễ hiểu.

Phần I Kinh Điển Ấn Độ

1/ Trường A Hàm Kinh D́ghàgama

22 quyển Do Phật Đà Da Xá (Buddhayásas) và Trúc Phật Niệm (Chu pho-nien) cùng dịch Đại Chánh Tạng Kinh Số 1.

Đây là một trong những kinh điển Phật giáo xưa nhất, và bao gồm một số lớn những giáo lý được coi là do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng. Vì nó chứa đựng những kinh điển tương đối dài hơn cho nên được gọi là “Trường A Hàm Kinh.”

Trong Hán dịch còn có Trung A Hàm Kinh (tham chiếu số 2), Tăng Nhứt A Hàm Kinh, Tạp A Hàm Kinh 3 loại, toàn bộ gọi là “Tứ A Hàm.” Ngoài ra, trong kinh điển tiếng Pa-li do các nước ở phương Nam thuộc hệ phái Nguyên Thủy lưu truyền, được chia thành 5 bộ: Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ, và Tiểu Bộ.

Hai mươi hai quyển của Trường A Hàm Kinh bao gồm 30 kinh (sutra), và căn cứ vào nội dung thì  chúng có thể được chia thành 4 phần.

- Phần thứ nhứt gồm 4 kinh (từ quyển 1 tới quyển 5), nói về những công đức của Phật, bắt đầu từ sự tích của 7 vị Phật trong quá khứ.

- Phần thứ nh́ gồm 15 bài kinh (từ quyển 6 tới quyển 12), nói về sự tu hành của Phật giáo và những vấn đề giáo lư.

- Phần thứ ba gồm 10 bài kinh (từ quyển 13 tới quyển 17), đề ra và phê phán nhiều giáo lý khác nhau trong các phái triết học và tôn giáo thịnh hành đương thời không thuộc Phật giáo, và được gọi chung là “62 Kiến.”

- Phần thứ tư và cuối cùng khác biệt hoàn toàn với ba phần trên và chỉ bao gồm một bài kinh duy nhất (từ quyển 18 tới quyển 22), được gọi là “Thế Kỷ Kinh”, mô tả chi tiết về những khởi nguyên và tình trạng của những thế giới khác nhau, trong đó có thế giới loài người mà nhân loại du nhập trong chu kỳ luân hồi sanh tử.

2/ Trung A Hàm Kinh Madhyamàgama

60 quyển Do Cồ Đàm Tăng Già Đề Bà (Gautama Sanghadeva) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 26.

Đây là một trong những kinh điển Phật giáo xưa nhất, tương đương với Trung Bộ Thánh Điển viết bằng Pa-li ngữ của Phật giáo Nam tông, trong bản Hán dịch bao gồm 222 bài kinh. VÌ những bài kinh này có chiều dài trung bình , cho nên toàn bộ được gọi là “Trung A Hàm Kinh.”

Tuy rằng hầu hết 152 kinh trong thánh điển Pa-li ngữ có chiều dài trung bình , nhưng những kinh trong bản Hán dịch có chiều dài khác nhau, từ những kinh rất ngắn cho tới những kinh khá dài.

Nội dung trong các kinh rất khác nhau, chẳng hạn như nói về những lời và hành vi của Đức Phật Thích Ca và các đệ tử của ngài, về các giáo nghĩa căn bản của Phật giáo nguyên thủy như Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, v.v…, và nhiều ngụ ngôn khác nhau. Toàn bộ được phân chia thành 18 kinh, được gọi là “thập bát chương.”

Trong Hán dịch, ngoài Trung A Hàm còn có Trường A Hàm (số 1), Tăng Nhứt A Hàm (Đại Chánh Tạng Kinh số 125), Tạp A Hàm (Đại Chánh Tạng Kinh số 99), được gọi chung là “Tứ A Hàm.”

Nội dung của bản Hán dịch Tứ A Hàm và 5 bộ Pa-li ngữ đã không có sự đồng nhất mà giữa hai bản lại có nhiều sai biệt đáng kể. 

3/ Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán Kinh

8 quyển. Do Bát Nhã (Prajna) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 159.

Kinh này cũng được gọi vắn tắt là “Tâm Địa Quán Kinh”, chủ yếu bàn về cách tu trì Phật Pháp để đạt tới giác ngộ. VÌ mục tiêu này, cần phải xuất thế, trở thành tu sĩ và tìm nơi thanh tịnh, và trọng yếu nhất là dập tắt những ngọn lửa của tất cả dục vọng trong tâm, cái tâm này chính là nguồn gốc tối hậu của vạn sự vạn vật. Chữ “tâm địa” là một từ ngữ ẩn dụ ví trái tim con người – nguồn gốc của tất cả những trạng thái thanh khiết hoặc nhơ bẩn – giống như mặt đất có thể sinh sản mọi thứ sinh vật.
Kinh này bao gồm 13 chương, chủ yếu mô tả cách tu tập và giới luật của tăng sĩ. Tuy nhiên, Chương 2, gọi là “Báo Ân Phẩm,” nói về những bổn phận đối với cha mẹ, chúng sanh, quốc vương, tam bảo (Phật, Pháp, Tăng); vì thế, ở Nhật Bổn bộ kinh này thường được đại chúng đọc tụng.

4/ Phật Sở Hành Tán Buddhacarita

5 quyển Do Đàm Vô Sám (T’an-wu-ch’an) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 192.

Kinh sách này là tiểu sử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do Mã minh (Asvaghosa) – một thi sĩ Phật giáo vĩ đại của thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch – soạn thảo.

Nguyên bản Phạn văn bắt đầu từ lúc Đức Phật đản sanh, và mô tả thời niên thiếu và những ưu tư tinh thần của ngài, và chấm dứt với sự tích ngài gián phục ác ma (mara); nhưng, trong bản Hán dịch có nói cả đến quảng đời sau đó của ngài, do đó, bản này là tiểu sử đầy đủ của Đức Phật. Tuy nhiên, phần bổ túc đó không phải là do các nhà soạn kinh sách ở Trung Hoa thêm vào mà chỉ là phần đã bị thất lạc từ bản Phạn văn nguyên thủy.

Bản tiểu sử này là một tác phẩm tiêu biểu của văn chương Phật giáo, nhưng nếu dùng nhăn quan văn đơn thuần mà nói thì  bản Hán dịch – tuy được viết theo thể thơ – vẫn có sự thiếu sót.

5/ Tạp Bảo Tạng Kinh

10 quyển. Do Cát Ca Dạ (Kimkarya) và Đàm Dướt (T’an-yao) cùng dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 203.

Kinh này là một tuyển tập gồm 121 mẩu chuyện nói về thời kỳ bắt đầu từ thời của Đức Phật Thích Ca và các đệ tử của ngài, và chấm dứt với vương triều của Vua Ca Nị Sắc Ca (Kaniska).

Trong số các mẩu chuyện, trong quyển số 9 có kể chuyện Tỳ Kheo Na Ca Na (Nagasena) giáo hóa và đã khiến cho Vua (Milanda) qui y đạo Phật như thế nào. Nổi tiếng nhất là quyển số 7, trong đó kể lại tình thân hữu giữa Vua Ca Nị Sắc Ca (Kaniska) và Mã Minh Bồ Tát (Asvaghosa).
Ngoài những chuyện đó còn có một số lớn những mẫu chuyện khác căn cứ vào những sự kiện lịch sử, nhưng xét theo nội dung – chẳng hạn như sự xuất hiện của Ca Nị Sắc Ca Vương (Kanniska) thì  rõ ràng là bản kinh này được biên soạn sau thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch.

6/ Pháp Cú Ví Dụ Kinh

4 quyển. Do Pháp Cự (Fa-chu) và Pháp Lập (Fa-li) cùng dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 211.

Kinh này căn cứ vào bản Hán dịch của Kinh Pháp Cú (Dhammapada), từ đó khoảng hai phần ba những pháp kệ đã được tuyển chọn để chú giải. Trên đầu mỗi chương có trích dẫn một số câu kệ, theo sau là những câu chuyện kể lại những sự việc liên quan tới căn nguyên của mỗi câu kệ.
Bản tiếng Pa-li của Pháp Cú Kinh bao gồm tất cả 423 câu kệ, và, ngoài ra còn có một số lời chú giải nói về những câu chuyện và ngụ ngôn liên quan tới mỗi câu kệ. Trong bản Hán dịch, 250 câu kệ đã được thêm vào 500 câu có sẵn, như vậy tổng cộng là 750 câu, trong số đó hai phần ba được nói tới trong bản “Pháp Cú Ví Dụ Kinh” này.

7/ Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Kinh Astạsàhasrikà-Prajnăpàramità-sùtra

10 quyển. Do Cưu Ma La Thập dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 227.

Kinh này thuộc một nhóm tên là “Bát Nhã Ba La Mật Kinh” (Prajnaparamita-sutra), vì chỉ có 10 quyển nên được gọi là “Tiểu Phẩm Bát Nhã Kinh”, còn 27 quyển khác cũng do ngài Cưu Ma La Thập dịch từ Bát Nhã Ba La Mật Kinh được gọi là “Đại Phẩm Bát Nhã Kinh.”

Ở Nhật Bổn, vì chịu ảnh hưởng 600 quyển “Đại Bát Nhã Kinh” do Huyền Trang dịch và bộ “Đại Phẩm Bát Nhã Kinh” nói trên do Cưu Ma La Thập dịch, cho nên công việc nghiên cứu bản “Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Kinh” này đã bị thờ ơ.

Trên đại thể, bản kinh này chú trọng vào ý niệm “không” (sunyata), chủ đề chính của Bát Nhã Ba La Mật.

Nội dung của nó trùng hợp với một phần của Đại Bát Nhã Kinh, và thật sự là đã có một số những bản Hán dịch khác, như “Đạo Hạnh Bát Nhã  Kinh,” “Đại Minh Độ Kinh,” “Ma Ha Bát Nhã Sao Kinh,” “Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh,” v.v...

8/ Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh Vajracchedikà - prajnăpàramità-sùtra

1 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Tạng Kinh số 235. Ngoại trừ “Bát Nhã Tâm Kinh” (số 11) trong “Bát Nhã Kinh Điển”, đây là bản kinh được đại chúng đọc tụng nhiều nhất, đặc biệt là Thiền Tông đã đánh giá bản kinh này rất cao.

Kinh này được gọi vắn tắt là “Kim Cang Kinh”, nói chi tiết về khái niệm rằng tất cả hiện tượng và sự vật nào tồn hữu trong thế gian này cũng đều không có thực thể, do đó chúng không hề có cái “ngă.”

Chữ “kim cang” trong nhan đề chẳng phải là dùng để chỉ kim cương hột xoàn hoặc loại vũ khí “kim cang trủy” mà là một ẩn dụ dùng để nói về thứ ǵ kiên cố, bền lâu, do đó, nó có nghĩa là “tối thượng” hoặc “tối thắng.” Cũng nên nói thêm rằng “Bát Nhă” là chữ dùng để nói về trí huệ viên mãn của Phật Đà.

9/ Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Dà Kinh Adhyardhásatikà – prajnăpàramita – sùtra

1 quyển. Do Bất Không (Amoghavajra) dịch. Đại Chánh Tạng Kinh số 243.

Nhan đề kinh này thường được gọi tắt là “Lý Thú Kinh” hoặc “Bát Nhã Lý Thú Kinh”, và ở Nhật Bổn nó được phái Chân Ngôn (Shingon) rất coi trọng, và được đại chúng tụng đọc, vì nó nói về những giáo lý uyên thâm nhất của Mật Giáo.

Toàn thể bộ kinh được chia thành 17 chương, trong đó Đại Nhựt Như Lai (Mahavairocana) – pháp thân của Mật Giáo – thuyết giảng về cách thực hiện tinh túy Mật Giáo trong sinh hoạt hàng ngày, và cứu cánh tối hậu là đạt tới quả vị Phật trong cơi đời này.

10/ Nhơn Vương Bát Nhã Ba Ma Mật Kinh Kàrunịkàràjà – prajnăpàramità – sùtra

2 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kamarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 245.

Bản kinh này mô tả Đức Phật đã dạy cho các vị vua của 16 nước rằng yếu tố quan trọng nhất để duy trì an ninh và phúc lợi của một nước là thực hành Bát Nhã Ba La Mật, tức trí huệ của Phật.

Do nội dung của nó, kinh này được đặc biệt coi trọng ở Nhật Bổn như là “Kinh Điển Bảo Vệ Đất Nước.” Từ năm 600 sau Tây lịch cho tới nay ở Nhật Bổn đã tổ chức những buổi lễ đặc biệt gọi là “Nhân Vương Hội” để đọc tụng kinh này. Nó cùng với “Pháp Hoa Kinh” (số 12) và “Kim Quang Minh Kinh” (số 33) hợp lại thành một nhóm gọi là “Hộ Quốc Tam Bộ Kinh.”

Trong kinh dạy rằng: Đương lúc quốc gia hỗn loạn, khi xảy ra thiên tai, khi bị giặc ngoại xâm, nếu có thể đọc tụng bản kinh thì  có thể tiêu trừ những tai họa, thu hoạch được nhiều ngũ cốc và nhân dân an lạc thịnh vượng. Vì nó nói về những vấn đề rất thực dụng, cho nên bản kinh thường được Hoàng Gia và các sứ Quân Nhật Bổn đem ra thực hành.

11/ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Prajnăpàramitatàhrdaya – sùtra

1 quyển. Do Huyền Trang (Hsuan-tsang) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 251.

Kinh này được gọi vắn tắt là “Bát Nhã Tâm Kinh,” là kinh điển rất phổ biến, kinh văn chỉ gồm có 262 chữ Hán, rất là đơn giản ngắn gọn; nhưng nội dung lại là rút gọn những cái to lớn và tinh túy của “Bát Nhã Kinh” và đề cập khái niệm về “không tánh” một cách đơn giản. Chữ “tâm” ở đây có nghĩa là “phần trọng yếu nhất” và nói về cái tinh túy của tư tưởng Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Nhờ giá trị cao cả của bản dịch của ngài Huyền Trang cho nên từ xưa tới nay kinh điển này đã được người Nhật Bổn tụng đọc, và nó được đa số các trường phái Phật giáo Nhật Bổn coi là bản dịch chính thức, cho nên thường được tụng niệm trong những khóa lễ hỗn hợp.

Tuy rằng nội dung thâm sâu, nhưng nó bao gồm phần lớn văn tự và từ ngữ căn bản của giáo nghĩa Phật giáo, cho nên kinh điển này thích hợp dùng làm một bài học nhập môn cho Phật giáo.

12/ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Saddharmapundạrika – sùtra

8 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch.Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 262.

Tại Tây phương kinh điển này thường được gọi là “Liên Hoa Kinh” (Lotus Sutra), là một trong những bộ kinh trọng yếu nhất trong các kinh điển của Phật giáo Đại Thừa. Tại Nhật Bổn nó rất được coi trọng từ khi Thái tử Thánh Đức (Shotoku) viết phần chú giải gọi là “Pháp Hoa Nghĩa Sớ” (số 108), thuộc bộ “Tam Kinh Nghĩa Sớ” của ông.

Trong kinh này ghi chép rất nhiều thi kệ, các chuyện ngụ ngôn, và được coi là một tác phẩm văn học rất có giá trị, đồng thời nó đã giành được một địa vị bất hủ trong lịch sử Phật giáo do nội dung bao hàm triết lý cao siêu. Đặc biệt là ý niệm “Nhất Thừa” bàng bạc trong kinh này đã tạo ảnh hưởng lớn lao trong nền Phật giáo Nhật Bổn.

Toàn kinh chia thành 28 chương, trong số đó trọng yếu nhất là chương thứ 16 tên là “Thọ Mạng Của Như Lai” (Như Lai Thọ Lượng Phẩm) tán dương Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như là hiện thân của đời sống vĩnh hằng và đã đạt tới đại ngộ trong quá khứ cực kỳ xa xưa. Trong số những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất là các chuyện “tam xa hỏa trạch” (ba cỗ xe và ngôi nhà cháy), “trưởng giả cùng tử” (trưởng giả và người con trai), “tam thảo nhị mộc” (ba loại dược thảo và hai loại cây), v.v...

Ngoài ra, chương 25 của kinh này, tên là “Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm,” mô tả công đức của Quán Thế Âm Bồ Tát, phần này về sau trở thành một bộ kinh độc lập – gọi là “Quan Âm Kinh” – ở Trung Hoa và Nhật Bổn vẫn còn được đọc tụng cho tới ngày nay.

Trường phái Nichiren của Nhật Bổn và các hệ phái đã thêm hai chữ “Nam Mô” vào nhan đề kinh này và trở thành “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.”

13/ Vô Lượng Nghĩa Kinh

1 quyển. Do Đàm Ma Già Gia Xá (Dharmagatayasas) dịch. Đại Chánh Đại Taṇg Kinh số 276.

Vô Lượng Nghĩa Kinh là một trong ba cuốn “Pháp Hoa Tam Bộ Kinh” và được soạn như là phần dẫn nhập vào “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” (số 12), và, nội dung của nó căn cứ vào tinh túy của kinh này.

Chữ “vô lượng nghĩa” trong nhan đề rút từ ý niệm rằng những phiền năo của con người là vô lượng, cho nên những giáo lý để truyền thụ cũng phải là vô lượng, do đó những ý nghĩa của giáo lý cũng trở thành vô lượng.

14/ Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Pháp Kinh

1 quyển. Do Đàm Vô Mật Đa (Dharmamitra) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 277.

Kinh này cũng là cuốn thứ ba và cuối cùng của “Pháp Hoa Tam Bộ Kinh” và nối tiếp vào chương sau cùng của “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” (số 12).

Nội dung mô tả ba tháng trước khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt ngài đã triệu tập môn đồ tại Đại Lâm Tịnh Xá gần TÌ Xá Li (Vaisali) để thuyết giảng về phương pháp tu hành của Phổ Hiền Bồ Tát và để sám hối những tội lỗi do lục căn gây ra.

15/ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Avatạmasaka – sùtra

60 quyển. Do Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 278.

Kinh này ghi lại bài thuyết đầu tiên của Đức Thích Ca Mâu Ni sau khi ngài chứng ngộ dưới cây bồ đề.

Trình bày rằng toàn thể vũ trụ bắt nguồn từ cảm lực của Phật TÌ Lô Giá Na (Vairocana), kinh này khai triển thuyết duyên khởi. Trong kinh dạy rằng tất cả mọi vật có thể bao hàm trong một vật duy nhất, nó dẫn tới một thế giới quan đặt căn bản trên ý niệm về sự tương quan tương hợp của tất cả mọi sự vật.

Ngoài 60 quyển này còn có 80 quyển mới dịch, và một bản Hán dịch gồm 40 quyển trong đó chỉ chứa đựng một chương tên là “Nhập Pháp Giới Phẩm.”

Ở Nhật Bổn kinh này được phái Hoa Nghiêm Tông – Đông Đại Tự (Todai-gi) là ngôi chùa chính yếu của phái này – coi là kinh điển căn bản của họ. Có một điều đáng ghi nhận là câu chuyện của Thiện Tài Đồng Tử (Sddhana) thăm viếng và phỏng vấn 53 vị thiện trí thức – được kể trong việc thiết lập 53 đoạn đường dọc theo xa lộ Đông Hải từ Đông Kinh (Tokyo) tới Kinh Đô (Kyoto) ở Nhật Bổn.

16/ Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng Kinh Sŕmàlàdev́sịmhanàda – sùtra

1 quyển. Do Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 353.

Kinh này thường được gọi tắt là “Thắng Man Kinh,” (Sŕmàlà-Sùtra) và như nhan đề cho thấy, nó được thuyết giảng bởi Thắng Man Phu Nhân, con gái của Vua Ba Tư Nặc (Prasenajit) nước Xá Vệ (Sràvastì) ở Ấn Độ, do sự gợi ý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Những chủ đề quan trọng nhất trong kinh này nói về thuyết “Nhất Thừa” và pháp thân (dharmakaya) của Phật. Sự kiện vai chánh là một phụ nữ khiến cho kinh này khác hẳn với những kinh điển khác. Trong kinh này, Đức Phật Thích Ca bảo đảm rằng phái nữ có thể thành Phật, vì vậy nó đã được dùng để hổ trợ quan điểm cho rằng phụ nữ cũng có thể trở thành Phật.

Ở Nhật Bổn kinh này được coi là quan trọng từ khi Thái Tử Thánh Đức thuyết giảng cho Nữ Hoàng Thôi Cổ (Suiko), vị nữ Thiên Hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bổn, và sau đó ông đã viết phần chú giải với nhan đề “Thắng Man Nghĩa Sớ,” điều này cho thấy tính cách trọng yếu của nó tại Nhật Bổn.

17/ Vô Lượng Thọ Kinh Sukhàvatìvyùha

2 quyển. Do Khương Tăng Khải (Samghavarman) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 360.

Đây là một trong ba kinh điển căn bản của phái Tịnh Độ Tông, còn có tên là “Đại Vô Lượng Thọ Kinh,” “Đại Kinh” hoặc “Song Quyển Kinh.”

Kinh này thuật chuyện một vị tỳ kheo tên là Pháp Tạng (Dharmakara), khi tu hành dưới sự hướng dẫn của đức Phật Thế Tự Tại Vương (Tathagata Lokesvararaja), đã khởi phát 48 điều thệ nguyện để cứu vớt tất cả chúng sanh đau khổ; để đạt tới những điều nguyện này ngài đã tạo lập một vùng “tịnh thổ cực lạc Tây phương” và ngài đã trở thành Phật A Di Đà (Amitàyus). Trong kinh dạy rằng nếu bất cứ ai tin vào 48 điều nguyện này và trì niệm tên của đức Phật A Di Đà thì  người ấy sẽ được vãng sanh nơi thế giới cực lạc và từ nơi đó sẽ có thể thành Phật.

Kinh này là bản dài nhất trong số ba kinh điển của phái Tịnh Độ và thường được phái này trích ra để đọc tụng. Trong đó có bài “Tán Phật Kệ,” một bài thơ mà Tỳ Kheo Pháp Tạng tán dương vị thầy của mình là Thế Tự Tại Vương Phật, và bài “Trọng Thệ Kệ” gồm những thi cú tóm tắt “48 điều nguyện” để tập trung thành 3 điều nguyện. 

18/ Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Amitàyurdhyàna-sùtra

1 quyển. Do Cương Lương Dà Xá dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 365.

Quán Vô Lượng Thọ Kinh thường được gọi vắn tắt là “Quán Kinh,” là một trong ba bộ kinh căn bản của phái Tịnh Độ Tông, trong đó thuật lại một trong những mẫu chuyện nổi tiếng nhất của Phật giáo, nói về Vua A Xà Thế (Ajatrasatru) và thân mẫu ông là Hoàng Hậu Vi Đề Hi (Vaidehi).

Một ngày kia bà Vi Đề Hi – người thường bị dày ṿ đau khổ vì những hành vi độc ác của con bà – phát nguyện cầu cứu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật đã đến để giúp cho bà nh́n thấy mười phương vô số cảnh giới tịnh độ lạc. Bà đã chọn Tây Phương Cực Lạc Tịnh độ của Phật A Di Đà, nhưng cần tu “Thập Lục Quán” do đó kinh này nói về 16 phương pháp quan sát quán tưởng.

Tên kinh “Vô Lượng Thọ Phật” là do dịch nghĩa từ chữ Hán A Di Đà Phật và cũng còn được dịch là “Vô Lượng Quang Phật” (Amitàbha), vị Phật của hào quang vô lượng.

19/ A Di Đà Kinh Sukhàvatìvyùha

1 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 366.

Kinh này là bản ngắn nhất trong số ba bộ kinh căn bản của phái Tịnh Độ Tông, vì vậy còn được gọi là “Tiểu Vô Lượng Thọ Kinh”; cho tới ngày nay nó vẫn thường được tụng đọc trong các buổi lễ.

Kinh này bắt đầu bằng sự mô tả những cảnh huy hoàng của thế giới cực lạc Tây phương của đức Phật A Di Đà, và kế đó giải thích người ta cần phải tu trì như thế nào để có thể vãng sanh nơi Tây phương tịnh độ. Chư Phật từ sáu phương (đông, tây, nam, bắc, thượng, hạ) tán dương công đức của Phật A Di Đà. Ở phần kết luận, kinh này khuyên người ta hăy nên phát nguyện ước mong được vãng sanh nơi cảnh giới cực lạc tịnh độ và hăy thọ trì danh hiệu của đức Phật A Di Đà.

20/ Đại Bát Niết Bàn Kinh Mahàparinirvànạ – sùtra

40 quyển. Do Đàm Vô Sám (Dharmaksema) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 374.

Kinh này được đặt tên là “Đại Bát Niết Bàn Kinh” vì ghi lại những lời thuyết pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni một thời gian ngắn khi ngài nhập Niết Bàn.

Nguyên nghĩa chữ “Niết Bàn” là “tiêu diệt ngọn lửa dục vọng và đạt tới trạng thái giác ngộ.” Nếu xét theo nghĩa này thì  khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt tới giác ngộ ở tuổi 35 thì  lúc đó ngài đã nhập Niết Bàn. Nhưng vì không thể hoàn toàn diệt trừ những phiền năo, dục vọng trong khi nhục thân vẫn còn tồn tại, cho nên sự nhập diệt của Đức Phật Thích Ca được gọi là Đại Bát Niết Bàn – mahaparinirvana – có nghĩa là “trạng thái đại an tịnh trong đó các ngọn lửa của dục vọng, phiền năo đã hoàn toàn dập tắt” và về sau này nhóm chữ “nhập Niết Bàn” được người ta dùng như là “chết đi.”

Kinh điển này quan trọng là vì cả hai nguyên do: nó ghi lại những lời thuyết giảng của Đức Phật Thích Ca ở thời gian ngay trước khi ngài nhập diệt, và cũng vì nó bao gồm những sự tích liên quan tới những chuyện xảy ra trước và sau khi ngài nhập diệt, cho nên nó chứa đựng những tư liệu quan trọng về phương diện lịch sử.

21/ Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh

1 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 389.

Kinh này thường được gọi là “Di Giáo Kinh,” vì nó chứa đựng những lời thuyết giảng cuối cùng của Đức Phật Thích Ca cho các môn đồ đệ tử quy tụ xung quanh tử sàng của ngài giữa hai cây đại thụ (Tala Song thọ), trước khi ngài nhập diệt. Trong bài thuyết giảng cuối cùng này Đức Phật khuyên các đệ tử hăy cố gắng đạt tới giác ngộ bằng cách thực hành “tam học,” tức là giới luật, thiền định và trí huệ, và sau khi đã thuyết giảng thêm những khái niệm căn bản khác của Phật giáo ngài chấm dứt với lời dạy rằng đó là di giáo sau cùng, dặn ḍ tối hậu của ngài.

Tại Nhật Bổn kinh này rất phổ cập vì các Phật tử thấy rằng nó ghi lại những lời thuyết giảng cuối cùng của Đức Phật, và nó đặt biệt được các phái Thiền tông coi trọng.

22/ Đại Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Ksịtigarbhapranịdhàna – sutra

2 quyển. Do Thật Xoa Nan Đà (Siksananda) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 412.

Thời kỳ sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt được gọi là “thời đại Vô Phật” trong đó không có vị Phật nào hiện hữu trước khi có sự xuất hiện của đức Di Lặc Bồ Tát – vị Phật kế tiếp sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhưng, trong “thời đại Vô Phật” có ngài Địa Tạng Bồ Tát xuất hiện để cứu độ chúng sanh và kinh điển này mô tả lời thệ nguyện mà trong tiền kiếp vị Bồ Tát này đã tâm nguyện sẽ trở lại trần thế để cứu độ chúng sanh. Đồng thời bản kinh cũng nhấn mạnh về những công đức, những năng lực kỳ diệu không thể nghĩ bàn của nó, nói rằng khi đọc tụng hoặc nghe một câu hay một kệ của kinh này thì  có thể tiêu trừ được bất cứ tội lỗi nào.

23/ Bát Châu Tam Muội Kinh Pratyutpannabuddhasammukhà – vasthitasamàdhi – sùtra

3 quyển. Do Chi Lô Ca Sám (lokaksema) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 418.

Bát Châu Tam Muội là trạng thái tâm linh mà con người có thể dùng quán tưởng để nh́n thấy các vị Phật ngay trước mắt, (chư Phật hiện tiền tam muội) hoặc “Phật lập tam muội” và kinh này mô tả những phương pháp thiền quán để đạt tới khả năng này. Đức Phật A Di Đà ở Tây phương cực lạc là một thí dụ về một vị Phật có thể hiện ra trước mắt người ta theo cách này.

Kinh này là một trong những kinh điển cổ xưa nhất của phái Đại Thừa, và là kinh điển đầu tiên có phần đề cập tới Đức Phật A Di Đà. VÌ vậy, có thể coi nó là kinh điển tiền phong của các kinh điển thuộc Tịnh Độ Tông. Ở Nhật Bổn phương pháp thiền mô tả trong kinh này đã trở thành căn bản của một phương pháp thiền quán vừa đi vừa tham thiền gọi là “thường tam muội.”

24/ Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh Bhaisạyaguruvaidùyaprabhàsap Ùrvapranidhànavisésạvistara

1 quyển. Do Huyền Trang dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 450.

Kinh này nhấn mạnh về những côngt đức của đức Dược Sư Như Lai (Bhaisajya-guru), chủ yếu là khuyên chúng sanh hăy tin tưởng vị Phật này và tín ngưỡng đó sẽ giúp họ vãng sanh nơi Đông Phương Lưư Li Thế Giới; nhưng đồng thời nó cũng không từ chối cho họ được vãng sanh nơi Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà và những cảnh giới khác. VÌ vậy, có thể nói rằng kinh điển này kết hợp những ý tưởng về đời sống trần thế và sự tái sanh trong các Thiền cảnh.

Trước khi ngài thành đạo, đức Dược sư Như Lai đã phát thệ 12 nguyện rằng ngài sẽ tiêu trừ cho chúng sanh tất cả thứ bệnh hoạn và tật nguyền, rồi hướng dẫn họ đi tới giác ngộ. VÌ vậy ở Nhật Bổn đức Dược sư Như Lai được nhiều người sùng bái từ khi Phật giáo du nhập vào Nhật, và họ lấy kinh điển này làm căn bản.

25/ Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật Kinh Maitreyavyàkarana

1 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 454.

Kinh này ghi rằng sau khi đức Phật Thích Ca nhập diệt thì  thế giới bước vào một thời kỳ mạt pháp hay “Thời Đại Vô Phật,” sau đó Phật Di Lặc sẽ xuất hiện trên thế giới này để trở thành vị Phật kế tiếp; hiện thời Phật Di Lặc đang thuyết pháp trên cơi Trời Đâu Suất.

Nội dung mô tả chi tiết Phật Di Lặc sẽ xuất hiện trên thế giới này như thế nào và sẽ trở thành một vị Phật dưới cây “Long Hoa.” Đây là một trong nhóm kinh điển gồm 6 cuốn gọi là “Di Lặc Lục Bộ Kinh.”

26/ Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh Mãnjusŕpariprcchà

2 quyển. Do Tăng Già Bà La (Sanghabhara) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 468.

Kinh này được gọi là “Văn Thù Vấn Kinh,” chủ yếu ghi lại những giới luật mà một vị bồ tát cần phải thực hành, và dùng hình thức vấn đáp gồm những câu trả lời của Đức Phật Thích Ca cho những câu hỏi của ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Phần lớn nội dung của kinh dạy những giới luật mà một vị Bồ Tát cần phải tuân thủ, giữ ǵn, bắt đầu là thập giới. Phần còn lại giải thích ý nghĩa hiể̀u theo Phật giáo của 50 chữ cái của Phạn văn, và mô tả Phật giáo Tiểu Thừa (H́nayàna) đã phân chia thành 20 bộ phái như thế nào.

Căn cứ vào nội dung để suy đoán thì  kinh điển này được viết sau các kinh điển khác như “Lăng Già Kinh” (Lankàvatàrasutra) (số 34), “Niết Bàn Kinh” (Mahàparinoirvànạ-sutra) (số 20) và “Trung Luận” (Madhyamaka-kàrikà) (số 52).

27/ Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh Vimalaḱrtinirdésa-sùtra

3 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 475.

Như nhan đề cho thấy, nhân vật chính của kinh này là ngài Duy Ma Cật (Vilamakirti), một cư sĩ tại gia tinh thông về những ý nghĩa sâu xa của Phật giáo Đại Thừa.

Trong kinh chép rằng một hôm Đức Phật được tin cư sĩ Duy Ma Cật lâm bịnh, ngài liền phái đệ tử đến an ủi và hỏi thăm bịnh tình. Nhưng mỗi đệ tử trong quá khứ đã bị cư sĩ này lấn lướt trong những cuộc luận đàm, cho nên họ đều từ chối tới viếng thăm ông; sau cùng chỉ có Văn Thù Bồ Tát bằng ḷng đi. Nhờ nhân duyên này, hai ngài Duy Ma Cật và Văn Thù có dịp dùng phương pháp vấn đáp để thảo luận và triển khai những ý nghĩa thâm sâu của Phật giáo Đại Thừa.

Ở Nhật Bổn kinh này được coi là một trong những kinh điển trọng yếu, lý do chính là vì nó từng được Thái Tử Thánh Đức viết lời chú giải (số 107) trong “Tam Kinh Nghĩa Sớ.” Ngoài ra, nó hấp dẫn cũng vì nội dung giầu tính cách hí kịch, và là một ch́a khóa quan trọng để hiểu những tư tưởng thâm sâu của Phật giáo Đại Thừa.

28/ Nguyệt Thượng Nữ Kinh Candrottaràdàrikàpariprcchà

2 quyển. Do Xà Na Quật Đa (Jnanaguptaa) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 480.

Nguyệt Thượng (Candrottara) là con gái của một người trưởng giả tên là Duy Ma Cật (Vilamakirti), nàng được Đức Phật quả quyết rằng trong một kiếp tương lai sẽ trở thành một vị Phật.

Sau khi Nguyệt Thượng tu trì, thực hành và hoàn thành một số pháp mầu nhiệm không thể nghĩ bàn, đã biến thành nam giới và phát nguyện trở thành một tỳ kheo khất thực và là một môn đồ của Đức Phật Thích Ca.

Nhân vật Duy Ma Cật nói trong kinh này chỉ là một trưởng giả tầm thường, khác với vị trưởng giả cùng tên Duy Ma Cật đại biểu cho tư tưởng Đại Thừa, trong “Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh” (số 27), vì vậy có thể suy luận rằng “Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh” (Vamalakirtinirdésa-sùtra) đã được viết sau khi rút tỉa từ Nguyệt Thượng Nữ Kinh.

Ở Nhật Bổn kinh này đã cung cấp tình tiết cho chuyện thần thoại nổi tiếng tên là “Trúc Thủ Vật Ngữ” (Truyện Người Đốn Tre).

29/ Tọa Thiền Tam Muội Kinh

2 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 614.

Kinh này được gọi tắt là “Thiền Kinh”, tóm lược những phương pháp tu trì của một số thiền giả Ấn Độ.

Trước khi kinh này được truyền vào Trung Quốc thì  ở đó đã có người thực hành Thiền, nhưng căn cứ vào những phương pháp của phái Tiểu Thừa (Hinayàna). Kinh này mô tả cả những phương pháp của Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, và do đó vạch rõ sự liên hệ giữa hai phái. Nó cũng đã dẫn đến việc khai triển một môn thiền gọi là “chỉ quán” của phái Thiên Thai Tông và khai sinh ra các trường phái Thiền ở Trung Quốc. VÌ vậy người ta có thể nói rằng kinh điển này đã tạo ảnh hưởng quan trọng đối với Thiền Tông về sau.

30/ Đạt Ma Đa La Thiền Kinh Yogàcàrabhùmi – sùtra

2 quyển. Do Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 618.

Đây là kinh điển do Đạt Ma Đa La (Dharmatrata) và Phật Đại Tiên (Buddhasena) viết, và nhan đề đã lấy từ tên của người thứ nhất; họ là hai vị cao tăng đã phổ biến phương pháp Thiền định ở Trung Á vào đầu thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch. Nhưng thật ra nội dung của kinh này tập trung vào những lời thuyết giảng của Phật Đại Tiên về những phương pháp Thiền của phái Tiểu Thừa, và các nhà nghiên cứu cho rằng phần thuyết giảng của Đạt Ma Đa La căn cứ vào phái Đại Thừa đã bị thất lạc không thấy nói trong kinh này.

Tuy nhiên, những hướng dẫn dành cho người tu tập được mô tả một cách rất cụ thể, cho nên kinh điển này là một cuốn sách chỉ dẫn phổ thông và thực tiễn. Ngoài ra, cũng vì có người nhầm lẫn giữa tên tác giả Đạt Ma Đa La ở nhan đề sách với Bồ Đề Đạt Ma (Bohhidharma), người sáng lập môn phái Thiền ở Trung Quốc, cho nên kinh này đã được các tông phái Thiền coi trọng.

31/ Nguyệt Đãng Tam Muội Kinh Samàdhiràjacandraprad́pa-sùtra

10 quyển. Do Na Liên Đề Da Xá (Narendrayasas) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 639.

Kinh này là lời đối thoại giữa một người trẻ tuổi tên là Nguyệt Quang (Candragupta) và Đức Phật Thích Ca, trong đó Đức Phật mô tả một phương pháp tu hành bằng cách quán chiếu tất cả mọi vật đều bình  đẳng. Chủ đề chính trong kinh nói rằng bằng cách quán sát để thấy rõ mọi vật tồn hữu đều vô thực thể – tương tự như giấc chiêm bao hoặc như ảo tưởng – thì  người ta có thể đạt tới cảnh giới giác ngộ, tức là công đức tối thượng. Trong kinh này mô tả tỉ mỉ những phương pháp tu tập để người ta có thể đạt tới trạng này.

32/ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh Sùrangamasamàdhi-sùtra

2 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạnh Kinh số 642.

Kinh này gọi tắt là “Thủ Lăng Nghiêm Kinh,” (Sùrangama-sùtra) giảng giải những điều cốt yếu của thiền pháp.

Để trả lời câu hỏi của Bồ Tát Kiên ý (Drdhamati) hỏi về tam muội (samdhi) thượng đẳng siêu việt để đạt tới giác ngộ của những phương pháp tu tập khác nhau, Đức Phật trả lời rằng “thủ lăng nghiêm tam muội” (surangama-samdhi) là phương pháp tiến bộ nhất trong số tất cả những phương pháp tu tập, nó gồm thâu tất cả những phương pháp tu tập khác, kế đó ngài mô tả chi tiết về phương pháp đó và làm thế nào để tu trì loại tam muội này.

Xét về phương diện lịch sử, tư tưởng trình bày trong kinh này mở đường cho những kinh điển khác như “Hoa Nghiêm Kinh” (Avatạmsaka-sùtra) (số 15) “Duy Ma Kinh” (Vimalaḱrtinirdésa-sùtra) (số 27) và “Pháp Hoa Kinh” (Suddharmapụndạŕka-sùtra) (số 12), và được xem là được biên soạn vào khoảng những năm đầu Tây lịch.

33/ Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Suvarnạprabhàsa-sùtra

10 quyển. Do Nghĩa Tịnh (I-ching) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 665.

Kim Quang Minh Kinh còn được gọi là “Tối Thắng Vương Kinh,” chủ yếu nói rằng việc đọc tụng kinh này sẽ giúp cho một nước được phù trợ bởi các thần linh như các vị Tứ Thiên Vương. Do đó kinh này thời trước ở Nhật Bổn rất được coi trọng, và là một trong “Hộ Quốc Tam Bộ Kinh” (Ba Bộ Kinh Bảo Vệ Đất Nước), cùng với hai bộ khác là Pháp Hoa Kinh (số 12) và Nhơn Vương Kinh (số 10).

Ở Nhật Bổn việc thiết lập ngôi chùa Tứ Thiên Vương Tự (Shitenno-ji) và các ngôi chùa địa phương trên khắp nước gọi là “quốc phân tự,” và việc cử hành các lễ hội gọi là “tối thắng hội,” đều bắt nguồn từ kinh này. Do đó, có thể nói rằng kinh điển này đã tạo ảnh hưởng rất đáng kể đối với Phật giáo Nhật Bổn ở thời kỳ sơ khai.

34/ Nhập Lăng Ǵa Kinh Lankàvatàra-sùtra

10 quyển. Do Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 671.

Đây là một kinh điển tiêu biểu cho Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ ở thời kỳ về sau này, bao gồm tư tưởng triết học chú trọng vào “Như Lai Tạng” (tatagatha-garbha), xác định rằng ngay cả tâm trí của một người phàm phu thấp hèn nhất cũng chứa đựng hạt giống của giác ngộ, với lý thuyết “bát chủng thức” (8 thứ tâm thức) đã phân chia các chức năng của trí tuệ thành 8 phương diện và với “a lại da thức” (alaya-vijnana) là tâm thức thứ 8 và căn bản. VÌ vậy giáo nghĩa của nó có tầm quan trọng đáng kể.

Tuy nhiên, vì nó giống như một tuyển tập gồm một số những tư tưởng khác nhau của các trường phái Phật giáo thời đó cho nên giáo nghĩa của nó có vẻ có tính cách tổng hợp. Nhưng, người ta có thể nhận ra một gịng tư tưởng nhấn mạnh vào ý nghĩa của chữ “vô phân biệt.” Kinh này cũng quan trọng ở điểm nó mở đường cho tư tưởng được trình bày trong “Đại Thừa Khởi Tín Luận” (số 68), và nó cũng đã tạo ảnh hưởng rất lớn đối với tư tưởng của các phái Thiền.

35/ Giải Thân Mật Kinh Sạmdhinirmaocana-sùtra

5 quyển. Do Huyền Trang dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 676.

Đây là kinh điển căn bản của Pháp Tướng Tông, nội dung nói về tư tưởng của trường phái Duy Thức (Yogacara hay Vijnanavada), cho rằng tất cả mọi biểu hiện của tâm thức nhân loại. Kinh này thuộc vào thời kỳ giữa của Phật Giáo Đại Thừa Ấn Độ và được soạn thảo vào đầu thế kỷ thứ tư sau Tây lịch. Nó chia thành 8 chương, và nói chi tiết về tư tưởng của Duy Thức Học.

Nếu xét sự kiện phần lớn của kinh này đã được trích dẫn trong “Du Già Sư Địa Luận” (Yogacarabhumi) (số 53), và nhiều câu của nó đã được trích dẫn trong các kinh điển khác như “Nhiếp Đại Thừa Luận” (số 57) và “Thành Duy Thức Luận,” kinh này đã tạo ảnh hưởng đáng kể đối với Phật giáo ở những đời sau.

36/ Vu Lan Bồn Kinh Ullambana-sùtra

1 quyển. Do Trúc Pháp Hộ (Dharmaraksa) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 685.

Pháp hội “Vu Lan Bồn” được cử hành ở Nhật Bổn, để tưởng niệm tiền nhân đã chết, là căn cứ vào nội dung của kinh này. Nó kể về tôn giả Mục Kiền Liên (Maudgal-yayana), một trong các môn đồ của Đức Phật Thích Ca, đã hỏi đức thế tôn làm cách nào để cứu độ thân mẫu ngài, một người đã gây ra nhiều nghiệp chướng và đã rơi vào cơi ngạ quỷ (preta). Đức Phật bảo Tôn giả Mục Liên hăy cúng dường thức ăn thức uống vào ngày rằm tháng 7 (tức là ngày cuối cùng của thời kỳ tu tập ba tháng trong mùa mưa), nhờ làm như vậy thân mẫu ngài đã được cứu độ.

Chữ “Vu Lan Bồn” trong nhan đề của kinh này là từ chữ Phạn “ullambana” có nghĩa là “treo ngược đầu xuống đất” ngụ ý về sự đau khổ phải trải qua trong cơi của ngạ quỉ.

Khi xét rằng pháp hội Vu Lan Bồn ngày nay vẫn còn được cử hành ở Nhật Bổn, người ta thấy kinh điển này đã tạo ảnh hưởng đáng kể như thế nào.

37/ Tứ Thập Nhị Chương Kinh

1 quyển. Do Ca Diếp Ma Đằng (Kasyapamatanga) và Trúc Pháp Lan (Chu-fa-lan) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 784.

Tứ Thập Nhị Chương Kinh được coi là kinh điển truyền vào Trung Quốc sớm nhất, nhưng một số học giả cho rằng nó là một tác phẩm đã được soạn ra ở Trung Quốc.

Như nhan đề cho thấy, kinh này gồm 42 chương giải thích những giáo nghĩa trọng yếu của Phật giáo, vì vậy được dùng như kinh điển nhập môn của Phật giáo, nói về những ý niệm căn bản như khổ đau, vô thường, vô ngă, và những đề mục liên quan tới việc thực hành Phật giáo, như từ bi, bố thí, v.v...

VÌ kinh này được viết bằng ngôn ngữ rất đơn giản cho nên nó rất phổ biến ở Trung Quốc, và có tới 10 phiên bản khác nhau.

38/ Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa La Liễu Nghĩa Kinh

1 quyển. Do Phật Đà Đa La (Buddhatrata) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 842.

Kinh này được gọi tắt là “Viên Giác Kinh” (Kinh Giác Ngộ Hoàn Toàn), viết theo hình thức đối thoại giữa Đức Phật và 12 vị Bồ Tát, mỗi vị đặt ra một câu hỏi, khởi đầu với Văn Thù Bồ Tát. Chủ đề chính là ý niệm về “viên đốn” (giác ngộ tức thì ) trong Phật Giáo Đại Thừa Trung Quốc.

Mặc dù có người coi nó là một tác phẩm ngụy tạo, soạn ra ở Trung Quốc, nhưng kinh này vẫn được các tông phái Thiền coi trọng. Tuy nhiên, Đạo Nguyên (Dogen), người sáng lập phái Tào Động (Soto) ở Nhật Bổn, đã bác bỏ kinh này vì lý do rằng nó khác với nội dung của các kinh điển Đại Thừa khác.

39/ Đại TÌ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh Mahàvairocanàbhisambodhivikur Vitàdhisthànavaipulyasùtrendra Ràja- àma-dharmaparyàya

7 quyển. Do Thiện Vô Úy (Subhakarasimha) và Nhứt Hạnh (I-hsing) cùng dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 848.

Kinh này là một trong những kinh điển căn bản của Mật giáo, thường được gọi là “Đại Nhựt Kinh” (Mahavairocana-sutra) và được coi là soạn ở miền tây Ấn Độ khoảng giữa thế kỷ thứ 7 sau Tây lịch.

Toàn kinh chia làm 36 chương, nội dung bao gồm các giáo lý Mật giáo và cách thực hành, mô tả những nghi thức cụ thể.

Trong kinh có vẽ đồ án gọi là “Thai Tạng Giới Mạn Đồ La” – được gọi tên như vậy vì hình vẽ là tượng trưng cho tinh thần đại từ bi của Phật Đà, giống như tình thương bao bọc một thai nhi trong bụng người mẹ.

40/ Kim Cang Đảnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương KinhSarvatathàgatatattvasamgrahama Hàyànàbhisamayamahàkalparàya

3 quyển. Do Bất Không (Amoghavajra) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 865.

Ở Trung Quốc và Nhật Bổn kinh này và “Đại Nhật Kinh” (số 39) được coi là kinh điển căn bản của Mật giáo và thường được gọi tắt là “Kim Cang Đảnh Kinh.”

Chữ “kim cang đảnh” được dùng với ngụ ý đề cao, như thể nó là tột đỉnh trong số các kinh điển, giống như kim cương trong số các loại đá quí. Những nghi thức đặc thù của Mật giáo cần thực hành để đạt tới giác ngộ được mô tả chi tiết, và hình vẽ “Kim Cang Giới Mạn Đồ La” được căn cứ vào kinh này.

41/ Tô Tất Địa Yế La Kinh Susiddhikaramahàtantrasàdhano pàyika-patạla

3 quyển. Do Thâu Ba Ca La (Subhakarasimha) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 893.

Kinh này được gọi tắt là “Tô Địa Kinh” (Susiddhikara-sùtra), mô tả các nghi thức khác nhau trong Mật giáo. Ở Nhật Bổn nó được bao gồm trong các nhóm kinh điển gọi là “Tam Bộ Bí Kinh” và “Ngũ Bộ Bí Kinh,” và được coi là một trong những kinh điển trọng yếu nhất của Mật giáo.

Chữ Phạn “susiddhikara” trong nhan đề – được phiên âm sang chữ Hán là “Tô Tất Địa Yết La” – có nghĩa là “sự hoàn thành viên mãn của tất cả công đức” được dịch nghĩa sang chữ Hán là “Diệu Thành Tự Tác Nghiệp,” nói về sự công hiệu của những nghi thức mô tả trong kinh này.

42/ Ma Đãng Già Kinh Màtanǵ-sutrà?

2 quyển. Do Trúc Luật Viêm (Chu-lu-yen) và Chi Khiêm (Chih-ch’ien) dịch. Đại Chánh Đại Taṇg Kinh số 1300.

Kinh này đặt trọng tâm vào câu chuyện về một phụ nữ tên là Ma Đãng Già (Matangi) thuộc giai cấp thấp nhất trong xă hội Ấn Độ và đã được Đức Phật Thích Ca thu nhận để quy y theo Phật. Trong kinh, Đức Phật giảng giải từng chi tiết rằng 4 giai cấp trong xă hội đều bình  đẳng.

Khi xét rằng hệ thống phân chia giai cấp đã tồn tại trong suốt lịch sử của Ấn Độ, người ta thấy kinh điển này có ý nghĩa rất đáng kể – với sự xác định rằng tất cả các giai cấp đều bình  đẳng đối với Phật giáo.

43/ Ma Ha Tăng Chỉ Luật Mahàsàmghika-vinaya?

40 quyển. Do Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra) và Pháp Hiển (Fa-hsien) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1425.

Khoảng 100 năm sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, cộng đồng Phật giáo đã phân chia thành hai tông phái, vì có sự bất đồng về cách giải thích các nội dung của giới luật. Phái bảo thủ trong cuộc phân hóa này được gọi là Thượng Tọa Bộ (Theravada) và phái cấp tiến được gọi là Đại Chúng Bộ (Mahasam-ghika).

Tên thứ nh́ trên đây đã được dùng trong nhan đề Phạn văn của kinh điển này và đã được phiên âm sang Hán văn. Nhan đề của kinh này cũng thường được gọi tắt là “Tăng Chi Luật,” nó bao gồm những giới luật tu hành đã được lưu truyền trong phái Đại Chúng Bộ nói trên, và mô tả chi tiết những giới luật của các vị tỳ kheo và tỳ kheo ni.

44/ Tứ Phần Luật Dharmaguptaka-vinaya?

60 quyển. Do Phật Da Xá (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm (Chu-fo-nien) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1428.

Trong việc thực hành Phật giáo có bộ giới luật để tuân thủ những qui luật trong đời sống hằng ngày, được gọi theo chữ Hán là “Tứ Phần Luật” (chữ Phạn là Vinaya), nội dung được chia thành bốn phần; giới luật thánh điển này rất phổ biến ở Trung Quốc.

Tuy rằng con số giới luật có khác nhau giữa mỗi bộ kinh, “Tứ Phần Luật” này bao gồm 250 giới luật dành cho các tỳ kheo và 348 giới luật dành cho các tỳ kheo ni. Ở Nhật Bổn trước khi có những “Giới Luật Đại Thừa” do Tối Đằng (Saico) chủ xướng và trở thành phổ biến, các giới luật này đã được hai chúng tỳ kheo và tỳ kheo ni tuân phụng.

45/ Thiện Kiến Luật TÌ Bà Sa Samantapàsàdikà (Pàli)

18 quyển. Do Tăng Già Bạt Đà La (Samghabhadra) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1462.

Kinh điển này được gọi tắt là “Thiện Kiến Luật” hay “Thiện Kiến Luận,” gồm những lời chú giải của Phật Âm Luận Sư (Buddhaghosa) về những giới luật của các tăng sĩ thuộc phái Thượng Tọa Bộ (Theravada).

VÌ vậy, kinh này chủ yếu nói về các giới luật tu hành dành cho tỳ kheo và tỳ kheo ni thuộc phái Thượng Tọa Bộ, nhưng trong phần mở đầu có nói về ba Hội Đồng Tăng Lữ đầu tiên đã ghi chép các bộ kinh điển Phật giáo, và nói về việc truyền bá Phật giáo ở Tích Lan do Ma Sai Đà (Mahinda) con Vua A Dục (Asoka) thực hiện.

46/ Phạm Vơng Kinh Brahmajàla-sùtra?

2 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1484.

Phạm Vơng Kinh nói về những giới luật dành cho các vị Bồ Tát trong phái Đại Thừa, và Tối Đằng (Saicho) đã dùng làm nền tảng cho phái Thiên Thai (Tendai) ở Nhật Bổn. Về sau, giới luật của tăng sĩ Nhật Bổn chỉ gồm 10 giới luật trọng yếu và 48 giới luật thứ yếu; kinh này đã tạo ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Nhật Bổn.

Điểm đáng nói của các “giới luật Đại Thừa” mô tả trong kinh này, và được coi là “Phạm Vơng Giới,” là không có sự phân biệt giữa Phật tử tại gia và các tỳ kheo, luật này dạy rằng tất cả các môn đồ Phật giáo đều cần phải tuân hành những giới luật giống nhau.

Ở Trung Quốc và Nhật Bổn, kinh này được coi trọng như là kinh điển hàng đầu, đặt ra những giới luật cho Phật giáo Đại Thừa.

47/ Ưu Bà Tắc Giới Kinh Upàsakásila-sùtra?

7 quyển. Do Đàm Vô Sám (T’an-wu-ch’an) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1488.

Kinh này gồm những điều dạy cho một Phật tử tại gia tên là “Thiện Sanh” (Sujata) trưởng giả, nói về giới luật nên ǵn giữ đối với cư sĩ tại gia – chữ “Ưu Bà Tắc” là phiên âm từ chữ “upasaka” trong tiếng Phạn có nghĩa là “người hành đạo tại gia thuộc phái nam” và nó còn được gọi là “Thiện Sanh Kinh” (Sujuta-sutra) do tên của nhân vật chính được đề cập trong kinh này.

Những giới luật ghi trong kinh được gọi là “Đại Thừa Giới” hoặc “Bồ Tát Giới” và do đó nó rất được coi trọng ở Trung Quốc, là nơi mà tư tưởng Phật giáo Đại Thừa rất thịnh hành.

Kinh này được coi như là phần mở rộng thêm và mô phỏng theo những nguyên tắc Đại Thừa được ghi trong Trường A Hàm Kinh (số 1) và Trung A Hàm Kinh (số 2). VÌ nó chứa đựng những lời trích dẫn từ các kinh điển Đại Thừa khác nhau, cho nên nó cũng là một nguồn tài liệu giá trị để truy cứu lịch sử về sự phát triển của các kinh điển Phật giáo.

48/ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Bà Đề Xá Saddharmapundaŕkopadésa

2 quyển. Do Bà Số Bàn Đậu (Vasubandhu) soạn thảo. Do Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruchi) và Đàm Lâm (T’an-lin) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1519.

Chữ “ưu bà đề xá” là phiên âm từ chữ Phạn “upadesa,” có nghĩa là “chú giải,” vì vậy kinh này là chú giải về Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Tuy nhiên, bản Liên Hoa Kinh mà nó căn cứ vào đó để chú giải khác với bản Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (số 12) do Cưu Ma La Thập dịch sang Hán văn, và nó rất giống với bản tiếng Nepal của Liên Hoa Kinh. Kinh này cũng là cuốn thứ ba và cuối cùng của “Pháp Hoa Tam Bộ Kinh” và nối tiếp vào chương sau cùng của “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” (số 12).

49/ Thập Trụ TÌ Bà Sa Luận Dásabhùmika-vibhàsa

17 quyển. Do Long Thọ (Nagarjuna) viết. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1521.

Đây là sách chú giải gồm 35 chương bàn về Thập Địa Phẩm (Dasabhumika), tức là chương quan trọng nhất của Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (số 15), tuy rằng nó chỉ giảng giải về hai giai đoạn đầu tiên trong việc tu hành quả vị bồ tát. Nó không chú giải đầy đủ về 10 giai đoạn tu hành, nhưng Chương 9 – nhan đề là “Dị Hành” (dễ thực hành) – đã tạo ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của phái Tịnh Độ Tông.

Cần lưu ý rằng Cưu Ma La Thập đã dịch chữ Phạn “bhumi” (giai đoạn) sang chữ Hán là “trụ” (thân trụ), nhưng chữ này cũng giống như chữ “địa” cho nên có người gọi kinh này là “Thập Địa.” Còn chữ “TÌ Bà Sa” là phiên âm chữ Phạn “vibhasa,” có nghĩa là “bình  luận” hoặc “chú giải.”

50/ Phật Địa Kinh Luận Buddhabhùmisùtra-sàstra?

7 quyển. Do Thân Quang Đẳng (Bandhuprabha) viết. Do Huyền Trang dịch. Giai đoạn trước khi thành Phật được gọi là Bồ Tát. Và địa vị Bồ Tát lại còn được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, giai đoạn thứ 10 và cuối cùng được gọi là “Phật địa” (buddhabhumi). Phật Địa Luận Kinh (Buddhabhumisutra-sutra) tức là sách chú giải về Phật Địa Kinh (Buddhabhumi-sutra).

Nội dung của kinh này mô tả chi tiết về những phương diện khác nhau của “giai đoạn thành Phật” (Phật địa). Để chú giải, nội dung của Phật Địa Kinh đã được chia thành ba phần, đây là một hình thức phân chia đã được dùng làm mẫu mực cho nhiều cuốn sách bình  luận về những kinh điển khác.

51/ A Tỡ Đạt ma Câu Xá Luận Abhidharmakósa-bhàsya

30 quyển. Do Thế Thân (Vasubandhu) viết. Do Huyền Trang dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1558.

Luận này thường được gọi tắt là “Câu Xá Luận,” là bản tóm lược cương yếu của A TÌ Đạt Ma Tỳ Bà Sa Luận, có thể nói đó là bộ Luận giải thích đầy đủ nhất về Phật giáo Tiểu Thừa (Hinayana), và cung cấp nền tảng giáo lý cho phái Câu Xá Tông, một trong 6 tông phái Phật giáo được truyền vào Nhật Bổn trong thời đại Nại Lương (Nara) ở Nhật, và nó cũng được dùng làm sách giáo lý cơ bản của tông phái Pháp Tướng (Hosso).

Nội dung của nó dùng để phê phán những giáo lý của tông phái “Nhất Thiết Hữu Bộ” (Sarvastivadin) của Phật giáo Tiểu Thừa, nhưng vì tóm lược một cách đầy đủ về những giáo lý đó, cho nên được coi như cuốn sách hướng dẫn về tông phái Hữu Bộ.

Tại Nhật Bổn kinh này là kinh điển căn bản để hiểu biết về những giáo nghĩa của Pháp Tướng Tông, cho nên nó đã trở thành đối tượng để nghiên cứu trong nhiều thế kỷ.

52/ Trung Luận Madhyamaka-sàstrra

4 quyển. Do Long Thọ viết. Do Cưu Ma La Thập dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1564.

Bộ Luận này bao gồm 445 thi kệ do Bồ Tát Long Thọ sáng tác để giải thích “Trung Đạo,” tức là lập trường căn bản của trường phái Trung Quán (Madhyamika) của Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, và nó cũng bao gồm cả phần chú giải của Thanh Mục (Pingala).

Ở Nhật Bổn bộ luận này được dùng làm thánh điển căn bản của Tam Luận Tông (Sanron), một trong 6 trường phái Phật giáo du nhập vào Nhật Bổn trong thời đại Nại Lương (Nara).

Lời chú giải của Thanh Mục chỉ là một trong nhiều sách chú giải về những kệ tụng của Long Thọ, nhưng, chính những câu kệ đó tự nó rất quan trọng, vì chúng đã cung cấp nền tảng về lý thuyết cho Phật giáo Đại Thừa và đã tạo ảnh hưởng lớn lao đối với sự phát triển của tư tưởng Đại Thừa.

53/ Du Già Sư Địa Luận Yogàcàrabhùmi

100 quyển. Do Di Lặc (Maitraya) thuyết giảng. Do Huyền Trang dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1579.

Đây là luận điển căn bản của phái Du Già (Yogacara) còn được gọi là phái Duy Thức (Vijnanavada), một trong hai chi nhánh chính yếu của Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ – chi nhánh kia là phái Trung Quán.

Ngoài sự mô tả A Lại Da Thức (alaya-vijnana), nó cũng nói chi tiết về những giáo lý khác nhau của Phật giáo, cho nên Luận này là một thánh điển trọng yếu không thể bỏ qua trong việc nghiên cứu cả hai phái Tiểu Thừa và Đại Thừa.

Bản dịch nói rằng kinh này do Di Lặc thuyết giảng và do Vô Trước (Asanga) ghi chép, nhưng, theo truyền thuyết Phật giáo Tây Tạng thì  Vô Trước mới chính là tác giả.

54/ Thành Duy Thức Luận Vijnăptimàtratàsddhi-sàstra?

10 quyển. Do Hộ Pháp Đẳng (Dharmapala) viết. Do Huyền Trang dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1585.

Đây là sách chú giải về cuốn “Duy Thức Tam Thập Tụng” (Trimsika) (số 55) của Thế Thân (Vasubandhu) căn cứ vào những lời chú giải của 10 vị học giả Ấn Độ, tuy rằng nó được soạn thảo từ quan điểm của Hộ Pháp Đẳng và chỉ nói sơ qua về quan điểm của 9 lời bình  luận khác. Nội dung trình bày sự giảng giải về tông phái Du Già (Yogacara) hay Duy Thức (Vijnanavada), chủ trương rằng có một ý thức căn bản gọi là “A Lại Da Thức” (alaya-vijnana). Sự tồn tại của tất cả nhân loại đều lấy A Lại Da Thức làm căn bản, trong đó tất cả những hành động trong quá khứ đều được tàng trữ. Và những hành động trong quá khứ đó tái hiện trong những hành động của hiện tại và tương lai, vì vậy tất cả mọi hiện tượng đều chỉ là những biểu hiện của tâm thức.

Luận này không những là thánh điển căn bản của tông phái Pháp tướng ở Trung Quốc và Nhật Bổn mà còn là bộ luận trọng yếu mà những ai muốn tìm hiểu về Phật giáo cần phải nghiên cứu.

55/ Duy Thức Tam Thập Luận Tụng Trimsíkà

1 quyển. Do Thế Thân (Vasubandhu) viết. Do Huyền Trang dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1586.

Nhan đề “Duy Thức Tam Thập Luận Tụng” (Ba Mươi Câu Kệ Về Giáo Lý Duy Thức) là do Luận này gồm có 30 thi kệ, và được coi là thánh điểm căn bản của tông phái Pháp Tướng ở Trung Quốc và Nhật Bổn. [Ngoài ra còn có tên gọi khác: “Tam Thập Duy Thức,” “Tam Thập Luận” và “Duy Thức Tam Thập Tụng”].

Bộ Luận cũng là chủ trương căn bản của giáo lý Duy Thức, trong đó nói rằng tất cả mọi hiện tượng đều là những biểu hiện của tâm thức. Được coi là bộ luận cuối cùng của Thế Thân, và cuốn “Thành Duy Thức Luận” (Vijnaptimatratasiddhi-sutra) (số 54) là sách chú giải căn cứ vào cuốn này.
56/ Duy Thức Nhị Thập Luận Vimsátikà

1 quyển. Do Thế Thân viết. Do Huyền Trang dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1590.

Nhan đề “Duy Thức Nhị Thập Luận” (Hai Mươi Câu Kệ Bàn Luận Về Giáo Lý Duy Thức) là do kinh này gồm có 20 câu kệ, mỗi câu được viết lời chú giải thích về giáo lý Duy thức mà còn đưa ra lời phê phán về những tư tưởng không thuộc Phật giáo và về giáo nghĩa của phái Tiểu Thừa nh́n từ quan điểm của giáo lý Duy Thức, cho rằng tất cả mọi hiện tượng đều chỉ là những biểu hiện của tâm thức (a lại da thức) con người.

Luận điểm này thường được trích dẫn trong “Thành Duy Thức Luận” (Vijnaptimatratasddhi-sutra) (số 54) như là một luận điển trọng yếu.

57/ Nhiếp Đại Thừa Luận Mahayànasamgraha

3 quyển. Do Vô Trước (Asanga) viết. Do Chân Đế (Paramartha) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1593.

Bộ luận này có tên là “Nhiếp Đại Thừa” là vì muốn hệ thống hóa tư tưởng Phật giáo thành một cuốn tổng luận từ quan điểm của phái Duy Thức. Những điều cốt yếu của Phật giáo Đại Thừa được sắp đặt và phân loại theo 10 tiểu đề, dưới mỗi tiểu đề là một chương luận thuyết.

Đây là Luận điển căn bản của tông phái Nhiếp Luận (She-lun) ở Trung Quốc. Và nhan đề của nó cũng được gọi tắt là Nhiếp Luận.

58/ Biện Trung Biện Luận Madhyàntavibhàga

3 quyển. Do Thế Thân (Vasubandhu) viết. Do Huyền Trang dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1600.

Đây là sách chú giải về tác phẩm “Biện Trung Biên Luận Tụng” của Di Lặc (Maitreya). Bản dịch của Chân Đế (Paramartha) được gọi là “Trung Biên Phân Biệt Luận.”

Luận này hệ thống hóa giáo lý của phái Du Già, tức là phái Duy thức, từ quan điểm của “Trung” (tức Trung Đạo), là lập trường căn bản của Phật giáo Đại Thừa. Còn chữ “Biên” dùng để chỉ những tư tưởng mâu thuẫn hoặc những quan niệm cực đoan, mà muốn xa ĺa chúng thì  phải dùng tới “Trung,” và đó là lập trường căn bản của Luận điển này.

59/ Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận Mahàyànasùtralamkàra

13 quyển. Do Vô Trước (Asanga) viết. Do Ba la Pha Mật Đa La (Prabhakaramitra) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1604.

Luận này bao gồm những câu kệ của Di Lặc (Maitreya) và những lời chú giải của Vô Trước. Nội dung trình bày những giáo nghĩa Đại Thừa vừa là giáo lý thượng đẳng vừa là thích hợp nhất để cứu độ chúng sanh. Trên quan điểm đó, luận này mô tả chi tiết về những đường lối tu hành của các vị Bồ Tát.

Bản dịch Hán văn nói rằng kinh này do Vô Trước viết, nhưng sự thật có thể những lời chú giải do những câu kệ của Di Lặc là do Thế Thân (Vasubandhu) viết căn cứ vào những lời giảng bằng miệng của Vô Trước – là anh của Thế Thân.

60/ Đại Thừa Thành Nghiệp Luận Karmasiddhiprakarana

1 quyển. Do Thế Thân viết. Do Huyền Trang dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1609.

Luận này muốn chứng minh rằng tất cả những hành vi của nhân loại – thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp – đều là những biểu hiện của “tâm thức tàng trữ” (tạng thức) tức A Lại Da Thức (alaya-vijnana) mà phê phán những quan niệm về sự chiêu cảm của “nghiệp” (karma) của phái Tiểu Thừa (Hinayàna). VÌ vậy có thể nói rằng luận này có ý định dùng quan niệm A Lại Da Thức – tâm thức căn bản của ý thức nhân loại – để hệ thống hóa những lý thuyết khác nhau về nghiệp và về ý thức.

61/ Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận Ratnagotravibhàgamahayànottaratantra-sàstra

4 quyển. Do Nặc Na Ma Đề (Ratnamati) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1611.

Là tác phẩm tiêu biểu của phái Như Lai Tạng (Tathagatagarbha) thuộc Phật giáo Đại Thừa, Luận này đưa ra sự giải thích có hệ thống về ý niệm cho rằng tiềm năng trở thành Phật tiềm tàng ngay cả trong những con người tầm thường trong xă hội. Nội dung bao gồm nhiều câu trích dẫn từ những kinh điển khác bàn về ý niệm này, và, do đó nó là một ch́a khóa quan trọng để hiểu về những giai đoạn sơ khởi của sự phát triển của thuyết Như Lai Tạng.

Luận điển này không nói tên tác giả, nhưng theo truyền thuyết ở Trung Quốc thì  do Kiên Huệ (Saramti) viết, nhưng theo Phật giáo Tây Tạng thì  Di Lặc (Maitreya) là tác giả và do Vô Trước (Asanga) viết lời chú giải.

62/ Nhơn Minh Nhập Chánh Lý Luận Nyàyapravésa

1 quyển. Do Thương Kiết La Chủ (Sankarasvamin) viết. Do Huyền Trang dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1630.

Nhơn Minh là dịch từ chữ Phạn “Nyana” có nghĩa là “luận lư” và nhan đề Luận này là “dẫn nhập vào luận lý học,” là sự giới thiệu đơn giản và ngắn gọn về những lý thuyết của Trần Na (Dignaga), người sáng lập tông phái Phật giáo “Tân Nhơn Minh”, do đệ tử của Trần Na là Thương Kiết La Chủ viết.

Trong khi tác phẩm của chính Trần Na là “Nhơn Minh Chánh Lý Môn Luận” (Nyayamukha) (ngưỡng cửa của luận lư) là một luận điển rất khó hiểu, cuốn sách này của Thương Kiết La Chủ được viết bằng ngôn ngữ giản dị, vì vậy bộ luận này thường được các học giả Trung Quốc và Nhật Bổn tham khảo để nghiên cứu.

63/ Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận Síksàsamuccaya

25 quyển. Do Pháp Xứng (Dharmakirti) soạn. Do Pháp Hộ (Dharmapala) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1636.

Đây là bộ Luận tập đại thành những giáo lý để tu tập hạnh Bồ Tát, tức là người thực hành Phật giáo Đại Thừa. Nội dung bao gồm ba phần – những câu kệ tụng, những trích dẫn từ các kinh điển khác, và, những lời chú giải đơn giản của tác giả – và là một nguồn tư liệu quí giá đối với những ai muốn tìm hiểu về giáo chính thống Ấn Độ ở vào thời hậu kỳ.

Bản Hán dịch nói rằng Pháp Xứng (Dharmaḱrti) là tác giả, nhưng theo bản chữ Phạn thì  Luận này do Tịch Thiên (Sàntideva) biên soạn.

64/ Kim Cang Châm Luận Vajrasùć

1 quyển. Do Pháp Xứng (Dharmakirti) viết. Do Pháp Thiên (Dharmadeva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1642.

Nhan đề Luận có nghĩa là “cây kim bằng kim cương,” nội dung phê phán nghiêm khắc về thẩm quyền của kinh điển Vệ Đà và địa vị tối thượng của Đấng Phạm Thiên (Brahman) trong Bà La Môn giáo, tôn giáo truyền thống của Ấn Độ, xét từ quan điểm Phật giáo, Kinh này cũng bác bỏ hệ thống phân chia giai cấp của Bà La Môn giáo, nêu ra những giai cấp đều bình  đẳng, và đả kích bất cứ điều ǵ dung dưỡng một hệ thống như vậy.

Bản Hán dịch nói rằng tác giả là Pháp Xứng, nhưng trong bản gốc Phạn văn nói rằng kinh này do Mã Minh (Asvaghosa) viết.

65/ Chương Sở Tri Luận

2 quyển. Do Phát Hợp Tư Ba (hPhags-pa) viết. Do Sa La Ba (Sha-lo-pa) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1645.

Luận này do Phát Hợp Tư Ba (hPhags-pa), người Tây Tạng, viết vào triều đại nhà Nguyên, dành cho vị thái tử đương thời, như là một cuốn sách cương yếu tổng quan về tư tưởng Phật giáo, và đề cập những vấn đề như nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật giáo.

Xét tổng quát, giáo lý trong kinh này căn cứ vào “Câu Xá Luận” (Abbidharmakosabhasya) (số 51), nhưng cũng có những tư tưởng đặc thù của riêng nó.

Nhan đề “Chương Sở Tri Luận” có nghĩa là “luận về chuyện làm sáng tỏ những ǵ được biết,” ý nói rằng tất cả những giáo lý cần biết đều được làm sáng tỏ trong nội dung sách này.

66/ Bồ Đề Hành Kinh Boddhicaryàvatàra

4 quyển. Do Long Thọ (Nagarjuna) viết. Do Thiên Tức Tai (Devasanti) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1662.

Nhan đề kinh có thể dịch nghĩa là “đi vào con đường giác ngộ,” gồm 8 chương viết bằng hình thức thi kệ và mô tả những phương pháp tu hành để đạt tới giác ngộ, tức là mục đích tối hậu của Phật giáo, và những công đức gặt hái được nhờ thực hành những giáo lý này.

Đặc biệt trong chương thứ nhất nhấn mạnh sự quan trọng của việc phát “bồ đề tâm” (boddhicitta), tức là quyết tâm cố gắng đạt tới giác ngộ.

Bản Hán dịch nói rằng kinh này do Long Thọ viết, nhưng cả hai bản Phạn ngữ lẫn bản Tây Tạng ngữ đều nói rằng tác giả là Tịch Thiên (Santideva); và ngay cả trong bản Hán dịch người ta thấy những nhóm chữ như “Thánh Long Thọ Bồ Tát.” VÌ vậy các học giả xét rằng khó có chuyện tác giả lại tự xưng mình là “Thánh,” do đó họ tin rằng Tịch Thiên mới thật sự là tác giả kinh này.

67/ Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát a Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm Luận

1 quyển. Do Bất Không (Amoghavajra) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1665.

Tại Nhật Bổn, phái Chơn Ngôn (Shingon), một tông phái Mật giáo, coi kinh này là trọng yếu mà mọi tín đồ của họ cần phải đọc, và nó thường được gọi vắn tắt là “Bồ Đề Tâm Luận” hoặc “Phát Bồ Đề Tâm Luận.”

Nội dung bàn về “phát khởi ý tưởng giác ngộ,” nghĩa là tập trung tâm trí và phát nguyện rằng sẽ phải đạt tới giác ngộ, và “đạt tới Phật tánh trong nhục thân này,” nghĩa là đạt tới giác ngộ trong thể xác này (tức thân thành Phật), và, nó cũng bàn luận về những khác biệt giữa Hiển giáo và Mật giáo.

Luận này được gán cho Long Thọ là tác giả, nhưng nhiều học giả từ trước tới nay thường nghi ngờ về điều đó.

68/ Đại Thừa Khởi Tín Luận Mahàyànásraddhotpàda-sàstra?

1 quyển. Do Mã Minh (Asvaghosa) viết. Do Chân Đế (Paramartha) dịch Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1666.

Nhan đề có nghĩa là “luận về sự phát khởi niềm tin vào Đại Thừa,” nội dung tóm lược cả phương diện lý thuyết lẫn phương diện thực hành của những tư tưởng trọng yếu trong Phật giáo Đại Thừa, vì vậy từ trước tới nay nó được phổ biến rộng răi trong đại chúng như là kinh điển nhập môn của Phật giáo Đại Thừa. Luận này không dài, nhưng nó rất quan trọng trong lịch sử ở Trung Hoa và Nhật Bổn đối với các tông phái khác nhau, như các phái Hoa Nghiêm, Thiờn Thai, Tịnh Độ, Chơn Ngôn.

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều nghi vấn liên quan tới tác giả và xuất xứ; cho tới nay người ta không biết nó được soạn ở Ấn Độ hay ở Trung Hoa, và không rõ tác giả Mã Minh sống trước hay sau Long Thọ.

69/ Thích Ma Ha Diễn Luận

10 quyển. Do Long Thọ (Nàgàrjuna) viết. Do Phạt Đề Ma Đa (Vrddhimata) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1668.

Chữ “Ma Ha Diễn” trong nhan đề là do phiên âm từ chữ Phạn “Mahayana,” vì vậy nhan đề có nghĩa là “Chú Thích Về Đại Thừa Khởi Tín Luận” (và “Đại Thừa Khởi Tín Luận” là sách số 68 trên đây).

Giống như cuốn “Đại Thừa Khởi Tín Luận,” cuốn này cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau liên quan tới tác giả và xuất xứ, nhưng thường được cho là soạn thảo vào thế kỷ thứ 6 hay thứ 7 ở Trung Hoa hoặc ở Đại Hàn.

VÌ nó được Không Hải (Kuhai), người sáng lập phái Chơn Ngôn (Shingon) ở Nhật Bổn, nh́n nhận là tác phẩm đích thực của Long Thọ cho nên Luận này đã được phái Chơn Ngôn coi là Luận điển quan trọng để nghiên cứu.

70/ Na Tiên Tỳ Kheo Kinh Milindapănhà

2 quyển. Không biết tên dịch giả. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1670.

Tuy bản Hán dịch gọi là “kinh” nhưng sách này không phải là ghi chép lại những lời thuyết giảng của chính Đức Phật Thích Ca, mà là chuyện thuật lại một cuộc đối thoại về tư tưởng Phật giáo giữa Vua Di Lan Đà (Milinda), vị vua của Hy Lạp cai trị vùng tây bắc Ấn Độ ở hậu bán thế kỷ thứ hai trước Tây lịch, và một vị tỳ kheo Ấn Độ tên là Na Tiên (Nagasena). Kinh này kết thúc với chuyện Vua Di Lan Đà qui y phật pháp, và đây là một nguồn tư liệu rất quư giá trong việc nghiên cứu những khác biệt giữa các tư tưởng đông phương và tây phương.

Trong kinh điển tiếng Pa-li kinh này không được liệt vào Tam Tạng Kinh, nhưng về phương diện văn học Phật giáo nội dung của nó có một giá trị rất quan trọng. Tuy nhiên, bản Hán dịch hơi khác biệt về nội dung đối với bản Pa-li ngữ, và bút pháp dịch thuật cũng không được lưu thoát.

Phần II: Kinh Điển Trung Hoa

71/ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh U Táng

2 quyển. Do Khuy Cơ (K’uei-chi) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1710.

Bát Nhã Ba La Mật Đa U Táng là sách chú giải đầu tiên bằng Hán văn về “Bát Nhã Tâm Kinh” (số 11) do Huyền Trang dịch, và nhan đề sách này cũng được gọi tắt là “Tâm Kinh U Táng.”

Nội dung của sách này chú giải từng mỗi chữ trong “Bát Nhã Tâm Kinh” căn cứ vào những giáo nghĩa của tông phái Pháp Tướng, đồng thời cũng thêm vào những giáo nghĩa của tông phái Tam Luận.

72/ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa

20 quyển. Do Trí Khải (Chih-i) thuyết giảng. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1716.

Nhan đề sách này có nghĩa là “ư nghĩa thâm sâu mầu nhiệm của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh,’ và cùng với hai cuốn “Ma Ha Chỉ Quán” (số 79) và “Pháp Hoa Văn Cú” (Đại Chánh Đại Tạng số 1718) nó là một trong “Tam Đại Bộ” của tông phái Thiên Thai, và thường được gọi là “Pháp Hoa Huyền Nghĩa.”

Sách này giải nghĩa tường tận về 5 chữ Hán nhan đề của “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” (số 12), đồng thời giảng giải chi tiết về những giáo nghĩa của phái Thiên Thai – những giáo nghĩa đó đã dùng tư tưởng Pháp Hoa làm cơ sở. VÌ vậy sách này là Luận điểm trọng yếu không thể thiếu trong thời kỳ thành lập của phái Thiên Thai ở Trung Quốc và thật sự nó đã được dùng làm cái sườn để xây dựng tư tưởng của phái này.

Nó là bộ sách ghi lại những lời thuyết giảng của Trí Khải do môn đồ của ngài là Quán Đỉnh (Kuan-ting) ghi chép, và, không chỉ kiến giải trên lý thuyết mà còn căn cứ vào kinh nghiệm thực chứng tôn giáo của chính Trí Khải đại sư.

73/ Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ

4 quyển. Do Thiện Đạo (Shan-tao) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1753.

Đây là sách chú giải về “Quán Vô Lượng Thọ Kinh” (số 18), và thường được gọi tắt là “Quán Kinh Sớ,” nhưng ở Nhật Bổn thường được gọi là “Tứ Thiếp Sớ,” vì nội dung được chia làm 4 phần.

Sách này là cốt lơi của tư tưởng Tịnh Độ tông của Thiện Đạo, và nó đã tạo ảnh hưởng rất lớn đối với Tịnh Độ tông ở Nhật Bổn. Pháp Nhiên (Ḥnen), vị tổ sư của phái Tịnh Độ Nhật Bổn, nhờ được biết kinh sớ này qua “Vãng Sanh Yếu Tập” (số 131) của Nguyên Tín (Genshin) nên đã từ bỏ tất cả pháp môn đã tu hành trước kia để tu pháp môn Tịnh Độ. Kể từ đó bản kinh sớ này đã được coi là vô cùng quan trọng đối với phái Tịnh Độ ở Nhật Bổn.

74/ Tam Luận Huyền Nghĩa

1 quyển. Do Cát Tạng (Chi-t’sang) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1852.

Nhan đề “Tam Luận Huyền Nghĩa” có nghĩa là “ư nghĩa sâu xa vi diệu của Tam Luận,” sách này do Đại Sư Gia Tường Cát Tạng trước tác, ngài là người đã đặt nền móng lý thuyết cho tông phái Tam Luận Tôn, và, đây là luận thuyết căn bản của phái đó, và đã được dùng làm quyển sách nhập môn cho tư tưởng Trung Quán Phật giáo.

“Tam Luận” là ba bài luận thuyết nói về “Trung Luận” (Madhyamaka-sastra) (số 52), “Bách Luận” (Sata-sastra) ̣(Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1509) và “Thập Nhị Môn Luận” (Dvadasamukha-sastra) (dc số 1568); và trong sách này Cát Tạng giải thích tại sao ba bài luận thuyết đó, cùng với “Đại Trí Độ Luận” (Mahaprajnaparamita-sastra) (Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1509), đã được phái Luận Tôn coi trọng như vậy; kế đó ngài giải thích thêm về những đặc tính của mỗi kinh luận đó cũng như những tương quan lẫn nhau của chúng.

Sự thật là phái Tam Luận của Nhật Bổn đã coi trọng cuốn “Tam Luận Huyền Nghĩa” này hơn cả chính “Tam Luận” (ba cuốn luận thuyết nói trên).

75/ Đại Thừa Huyền Luận

5 quyển. Do Cát Tạng (Chi-tsang) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1853.

Đây là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Đại Sư Gia Tường Cát Tạng – người đã nâng cao giáo lý của phái Tam Luận lên tột đỉnh. “Đại Thừa Huyền Luận” – có nghĩa là “luận về ý nghĩa thâm sâu của Đại Thừa” – cố gắng hệ thống hóa những giáo lý từ lập trường triết học Trung Quán mà phái Tam Luận chủ trương.

Trong sách này Cát Tạng bàn luận về những gịng tư tưởng chính tìm thấy trong những kinh điển Đại Thừa được nghiên cứu ở Trung Hoa vào thời của ngài, và nêu ra những tương phản trong nội dung của chúng khi so sánh với những giáo lý của phái Tam Luận. VÌ vậy, cùng với cuốn “Tam Luận Huyền Nghĩa” (số 74), “Đại Thừa Huyền Luận” được coi là một trong những thánh điển quan trọng nhất của phái Tam Luận.

76/ Triệu Luận

1 quyển. Do Tăng Triệu (Sheng-chao) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1858.

Nhan đề có nghĩa là “Luận văn của Tăng Triệu,” bao gồm bốn bài bình  luận của Tăng Triệu – một đệ tử của Cưu Ma La Thập - cùng với một bài viết ngắn thêm vào đó để tóm lược những quan điểm căn bản của tác giả về Phật giáo. Cuốn sách này đã tạo ảnh hưởng đáng kể đối với Phật giáo Trung Hoa sau này, và cùng với cuốn “Chú Duy Ma Cật Kinh” (Chú Giải Kinh Duy Ma Cật) (Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1775) cũng do ngài viết, đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Tăng Triệu.

Điểm đặt biệt của sách này là dùng lối tư duy và lý giải đặc thù của Trung Hoa về Phật giáo. Một điều đáng kể nữa là những phương diện trọng yếu của giáo lý Phật giáo đã được lý giải qua sự viện dẫn triết học truyền thống Trung Quốc. VÌ vậy, đay là một tác phẩm rất quan trọng đối với quá trình phát triển của Phật giáo ở Trung Hoa.

77/ Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Phân Tề Chương

1 quyển. Do Đàm Vô Mật Đa (Dharmamitra) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 277.

Sách này thường được gọi tắt là “Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương” (Luận Về Năm Giáo Lư) hoặc “Ngũ Giáo Chương,” nó vừa là một khái luận về Phật giáo nh́n từ lập trường của tông phái Hoa Nghiêm, nhưng đồng thời có thể coi như là kinh điển nhập môn của phái Hoa Nghiờm.

Trong sách này Pháp Tạng phân chia Phật giáo thành “Ngũ giáo,” và coi Kinh Hoa Nghiêm (số 15) là kinh điển tối thượng, nhưng đồng thời tác giả không quên rằng Phật giáo là một tổng thể gồm nhiều bộ phận, vì vậy ngài đã trình bày một hệ thống bao quát về những giáo nghĩa của tông giáo này.

78/ Nguyên Nhơn Luận

1 quyển. Do Tôn Mật (Tsung-mi) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1886.

Bộ Luận này còn được gọi là “Hoa Nghiêm Nguyên Nhơn Luận,” trong đó Tôn Mật – người đề xướng hợp nhất hai tông phái Thiền và Hoa Nghiêm – bàn luận về vấn đề “căn nguyên của sự tồn hữu của nhân loại.”

Tác giả mở đầu bằng sự phê phán về Khổng Giáo và Lăo Giáo, đồng thời từ chối phái Tiểu Thừa và loại Đại Thừa “tạm thời,” sau đó ngài giảng về loại Đại Thừa đích thực, và kết luận rằng tất cả mọi lập trường và tư tưởng mà ngài đã phê phán thật ra là những thành tố giúp đưa tới sự biểu hiện căn nguyên đích thực của sự tồn hữu của nhân loại. Có thể nói rằng trong tác phẩm này Tôn Mật đã nổ lực gồm thâu tất cả các giáo lý vào trong một toàn thể thống nhất.

79/ Ma Ha Chỉ Quán

20 quyển. Do Trí Khải (Chih-i) thuyết giảng. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1911.

Là một trong “Tam Đại Bộ” (số 72) của phái Thiên Thai, tác phẩm này là một tuyển tập gồm những bài thuyết giảng của Trí Khải, người sáng lập phái Thiên Thai ở Trung Hoa, do đệ tử của ngài là Quán Đỉnh ghi chép lại, và còn được gọi là “Thiên Thai Ma Ha Chỉ Quán” hoặc giản dị là “Chỉ Quán.”

Sách này là kinh điển cơ bản về những phương pháp thực hành của phái Thiên Thai, và mô tả những phương pháp tu trì để quan sát bản chất của trí tuệ. Nó được chia thành 10 chương, nhưng từ chương thứ 8 đến chương thứ 10 đã bị thất truyền. Tuy nhiên, nó là một tác phẩm đã tạo ảnh hưởng đáng kể đối với sự phát triển sau này của Phật giáo ở Trung Hoa và Nhật Bổn.

VÌ nó căn cứ vào những kinh nghiệm tôn giáo và sự tu trì của Trí Khải, cho nên tác phẩm này được đánh giá rất cao, và, chính nhờ cuốn sách này mà Trí Khải đã được coi là vị tổ sư vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa.

80/ Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu

1 quyển. Do Trí Khải (Chih-i) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1915.

Sách này còn được gọi là “Đồng Mông Chỉ Quán” hoặc “Tiểu Chỉ Quán,” nội dung trình bày những yếu nghĩa căn bản của phương pháp tọa thiền thuộc phái Thiên Thai, dành cho những người mới bắt đầu học thiền.

Sách này do Đại Sư Trí Khải, người sáng lập phái Thiên Thai ở Trung Hoa, soạn ra để cho người anh ngài là Trần Giảm (Ch’en-chen) học thiền; vì vậy, đây là cuốn sách chỉ dẫn rất đơn giản về phương pháp thực hành môn tọa thiền mà tất cả các tăng sĩ mới gia nhập phái Thiên Thai Nhật Bổn phải đọc.

81/ Thiờn Thai Tứ Giáo Nghi

1 quyển. Do Đế Quán (Cheg-gwan) ghi chép. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1931.

Sách này còn được gọi tắt là “Tứ Giáo Nghi” (Khái Lược Về Bốn Giáo Lư) hoặc “Đế Quán Lục” (Đế Quán Ghi Chép), nội dung trình bày đại cương về những giáo lý của phái Thiên Thai, cùng với một khái lược về những phương pháp tọa thiền dùng trong tông phái này. VÌ vậy, có thể coi như đây là sách nhập môn về giáo nghĩa của phái Thiên Thai, đồng thời cũng là sách nhập môn về Phật giáo nói chung.

Đế Quán đã tới Trung Hoa từ Hàn Quốc, và sách này được tìm thấy sau khi ngài đã qua đời.

82/ Quốc Thanh Bách Lục

4 quyển. Do Quán Đỉnh (Kuan-ting) thu thập. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1934.

Sau khi Đại Sư Trí Khải của phái Thiên Thai viên tịch, một đệ tử của ngài là Quán Đỉnh đã thu thập 104 tài liệu và những văn kiện khác liên quan tới ngài. Chữ “Quốc Thanh” trong nhan đề là tên của Quốc Thanh Tự, ngôi chùa chính yếu phái Thiên Thanh ở Trung Hoa, và chữ “Bách Lục” là dùng con số chẵn 100 để chỉ 104 tài liệu trong sách này.

Nội dung của sách cung cấp những tài liệu căn bản để nghiên cứu về tiểu sử của đại sư Trí Khải, có cả những chiếu chỉ của hoàng đế Trung Hoa, những thư từ gửi cho đại sư Trí Khải, và những văn tự khắc vào bia, v.v... Do đó, đây là nguồn tài liệu phong phú để cung cấp những sử liệu đương thời, và chứa đựng những dữ kiện quan trọng liên quan tới thời kỳ sơ khai trong lịch sử của phái Thiên Thai ở Trung Hoa.

83/ Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền Sư Ngữ Lục

1 quyển. Do Huệ Nhiên (Hui-jan) thu thập. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 1985.

Sách này thường được gọi là “Lâm Tế Lục,” ghi chép những lời thuyết giảng của Lâm Tế Nghĩa Huyền, vị tổ sư của phái Lâm Tế thuộc Thiền tông, và do một đệ tử của ngài là Huệ Nhiên thu thập thành sách. Phái Lâm Tế coi đây là kinh sách quan trọng nhất ghi chép lại những lời giảng của một vị tổ sư Thiền tông.

Chữ “Trấn Châu” trong nhan đề là tên của một huyện ở Trung Hoa, và “Lâm Tế” là địa danh nơi cư trú của Tổ Sư Lâm Tế ở Trấn Châu. Chữ “Huệ Chiếu Thiền Sư” là danh hiệu mà vị hoàng đế đời Đường sắc phong cho ngài sau khi Lâm Tế đã viên tịch.

84/ Phật Quả Viên Ngộ Thiền Sư Bích Nham Lục

10 quyển. Do Trùng Hiển (Ch’ung-hsien) thu thập và Khắc Cầu (K’o-ch’in) bình  luận. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2003.

Sách này còn được gọi là “Bích Nham Lục” hoặc “Bích Nham Tập” (chữ “bích nham” có nghĩa là “vách đá màu xanh”), bao gồm 100 công án do Trùng Hiển lựa ra từ 1700 công án của sách “Truyền Đãng Lục” (chữ “truyền đãng” là “truyền cây đèn”) (Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2076). Trùng Hiển đã thêm vào những câu thi kệ cho mỗi công án; và sau này những lời bình  luận của Khắc Cầu được ghi thêm vào sách.

Phái Lâm Tế coi sách này hết sức quan trọng và dùng làm kinh điển chỉ nam để truyền giảng về cách thực hành tham thiền.

Cũng nên nói thêm rằng chữ “công án” dùng để chỉ những ghi chép về ngôn ngữ và hành động của các thiền giả kiệt xuất, có thể giúp cho những người mới học thiền dùng làm đề tài trầm tư.

85/ Vô Môn Quan

1 quyển. Do Tông Chiếu (Tsung-chao) thu thập. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2005.

Nhan đề có nghĩa là “quan ải không có cổng.” Sách này bao gồm 48 công án do Thiền Sư Vô Môn Huệ Khai đời nhà Tống tuyển chọn và thêm vào mỗi công án một câu kệ tụng và lời bình  luận. Sách này được phái Thiền Tông coi trọng nhất từ trước tới nay.

Khi so sánh với các sách công án khác thì  cuốn này có số lượng ít hơn; vì ngắn gọn và là một cuốn sách thuộc loại nhập môn cho nên nó đã được phái Thiền tông đem ra thực hành nhiều hơn sách khác.

Chữ “Vô Môn” trong nhan đề có ý nói rằng tuy không có cổng để đi qua khi nhập vào cảnh giới khai ngộ, nhưng có một cái cổng vô hình gọi là “Vô Môn.”

86/ Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh

1 quyển. Do Tông Bảo (Tsung-pao) thu thập; Do Pháp Hải (Fa-hai) ghi chép. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2008.

Sách này còn có vài tên gọi vắn tắt: “Lục Tổ Đàn Kinh,” “Đàn Kinh,” hoặc “Pháp Bảo Đàn Kinh,” gồm những lời thuyết giảng của Huệ Năng, vị tổ sư thứ sáu của phái Thiền tông ở Trung Hoa, do đệ tử của Huệ Năng là Pháp Hải ghi chép.

Trong sách có ghi lại tuyên ngôn của phái Thiền Nam tông tuyên bố độc lập với phái Thiền Bắc tông, và bàn về những vấn đề như “đốn ngộ” (giác ngộ tức thời) và sự biểu hiện bên ngoài của bản tánh, gọi là “kiến tánh.”

87/ Tín Tâm Minh

1 quyển. Do Tăng Sán (Seng-ts’an) viết. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2010.

Sách này do Tăng Sán, vị tổ sư thứ ba của Thiền Tông Trung Hoa biên soạn, nói về trạng thái tối cao của Thiền. Đây là một tác phẩm ngắn, chỉ gồm có 146 ḍng, mỗi ḍng là một thi kệ 4 chữ (tứ ngôn nhất cú), tổng cộng là 584 chữ Hán. Nội dung nói rằng chân lý tối thượng của Thiền cũng giống như an trụ trong trạng thái bình  đẳng và tự do tuyệt đối, không vướng mắc vào những thứ như: khác biệt và mâu thuẫn, đúng và sai, còn và mất.

Những câu thi kệ này từ xưa tới nay được rất nhiều thiền tăng học thuộc ḷng và tụng niệm; và nhờ sự phát triển của Thiền tông trong hàng chục thế kỷ qua, chúng đã ăn sâu và bắt rễ vào đời sống của các Thiền viện.

88/ Hoàng Bá Sơn Đoạn Tế Thiền Sư Truyền Tâm Pháp Yếu

1 quyển. Do Bùi Hưu (Fei-hsiu) thu thập. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2012-A.

Sách này ghi lại những lời giảng của Hoàng Bá Hi Vận (Huang-po Hsi-yun), vị khai tổ của chi phái Hoàng Bá thuộc Thiền tông ở Trung Hoa, và do một đệ tử tại gia của ngài là Bùi Hưu biên chép. Tác phẩm này thường được gọi tên vắn tắt là “Truyền Tâm Pháp Yếu,” nội dung nói rất giản lược về bản chất của Thiền.

Hi Vận là thầy của Lâm Tế Nghĩa Huyền, vị khai tổ của phái Lâm Tế, cho nên cuốn sách ghi lại những lời thuyết giảng của ngài thường được nghiên cứu ở Trung Hoa và Nhật Bổn như là những giáo lý tạo nền tảng cho phái Lâm Tế của Thiền tông.

Chữ “Hoàng Bá Sơn” trong nhan đề là tên của Núi Hoàng Bá, nơi cư trú của Hi Vận, và chữ “Đoạn Tế” là danh hiệu Thiền sư của ngài.

89/ Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca

1 quyển. Do Huyền Giác (Hsuan-chio) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2014.

Tác phẩm này viết bằng thể thơ, kể chuyện rằng dưới sự hướng dẫn của Lục Tổ Huệ Năng, bỗng nhiên trong một đêm mà đệ tử của ngài là Vĩnh Gia Huyền Giác đã khai ngộ được chân lư. Tuy chỉ gồm 247 thi cú với tổng cộng 814 chữ Hán, sách này diễn tả một cách tuyệt đẹp về tinh túy của Thiền; xưa nay nó đã được các thiền tăng tụng đọc, và đặc biệt được phái Tào Động rất coi trọng.

Nhan đề sách này thường được gọi tắt là “Chứng Đạo Ca.”

90/ Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy

8 quyển. Do Đức Huy (Te-hui) bổ khuyết. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2025.

Sách này căn cứ vào những qui tắc và giới luật dành cho các tự viện Thiền tông, do Bách Trượng Hoài Hải soạn ra. Tuy nhiên, đến đời nhà Tống thì  bản gốc của cuốn giới luật này, được gọi là “Cổ Thanh Quy,” đã bị thất truyền; vì vậy, đến đời nhà Nguyên, do sắc lệnh của hoàng đế, Đông Dương Đức Huy đã sưu tầm và bổ khuyết, kết quả đưa tới cuốn sách này.

Nội dung chứa đựng tất cả những qui tắc và giới luật dành cho các tự viện Thiền tông để tuân theo. Một thí dụ về sự “Trung Hoa hoá” Phật giáo là những hoạt động thân thể gọi là “đức mục,” khi các thiền tăng phải làm việc lao động hàng ngày, và được coi như là một trong những yếu tố căn bản để thực hành Thiền.

Sách này cũng đã tạo ảnh hưởng quan trọng ở Trung Hoa khi Lăo Giáo cũng đặt ra những quy luật tương tự.

91/ Di Bộ Tông Luân Luận Samayabhedo

1 quyển. Do Thế Hữu (Vasumitra) soạn. Do Huyền Trang (Hsuan-tsang) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2031.

Sách này thuật lại thời kỳ “Phân Rẽ Căn Bản” của Phật giáo thành hai phái Thượng Tọa Bộ (Therevada) và Đại Chúng Bộ, xảy ra hơn 100 năm sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt; và sau đó phái Thượng Tọa Bộ lại còn phân chia thành 20 bộ phái khác nhau. Sách này được viết từ lập trường của những người thuộc phái “Nhất Thiết Hữu Bộ” (Sarvastivadin), nhưng nó cũng mô tả chi tiết về những đặc tính giáo lý của các tông phái khác.

VÌ vậy sách này không những rất cần thiết để nghiên cứu về lịch sử của sự phân rẽ tông phái trong Phật giáo mà còn là một nguồn tài liệu vô giá để giải thích về những giáo lý của các bộ phái ngoài phái Nhất Thiết Hữu Bộ – khi người ta thấy rằng đa số những kinh điển còn tồn tại tới nay đều thuộc phái này.

92/ A Dục Vương Kinh Asokaràja-sùtra

10 quyển. Do Tăng Già Bà La (Sanghabhara). Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2043.

Đây là tiểu sử của Vua A Dục (Asoka), vị vua thứ ba của triều đại Ma La Ni Da (Mauryan), xứ Ma Kiệt Đà (Magadha) miền trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Sách kể chuyện Vua A Dục là người đầu tiên đã thống nhất nước Ấn Độ, và sau khi quy y Phật giáo ông đã phái các sứ giả đi khắp nơi trong nước để truyền bá đạo Phật.

Còn có một bản tiểu sử bằng chữ Hán tương tự như cuốn này, nhan đề là “A Dục Vương Truyện” (Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2042). VÌ nội dung hai cuốn gần giống nhau, cho nên người ta tin rằng chúng đã được dịch ra từ cùng một nguyên bản.

93/ Mã Minh Bồ Tát Truyện

1 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2046.

Đây là cuốn tiểu sử của Bồ Tát Mã Minh (Asvaghosa) (sinh vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch). Còn có nhiều sách khác nói về cuộc đời ngài Mã Minh, nhưng chúng không nhất trí về nội dung, về các thời điểm niên lịch và về các địa danh. Trong cuốn sách này cũng có nhiều nghi vấn, nhưng dù sao nó vẫn là một bản tiểu sử rất có quan trọng về vị Bồ Tát “học giả thi sĩ” Mã Minh.

94/ Long Thọ Bồ Tát Truyện

1 quyển. Do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2047.

Long Thọ Bồ Tát Truyện là cuốn tiểu sử của Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna) – ngài sống trong khoảng thời gian từ 150 tới 250 sau Tây lịch – một người được tất cả các tông phái Phật giáo Nhật Bổn sùng bái.

Theo các học giả, cuốn tiểu sử này chỉ là một văn bản được viết lại từ một đoạn nói về Long Thọ trong cuốn “Phú Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện” (Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2058), một cuốn sách gồm tiểu sử của 28 vị cao tăng đã có công truyền bá Phật giáo sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt.

Nhưng, nếu xét sự kiện rằng sách này là do Cưu Ma La Thập dịch sang Hán văn thì  có thể nguyên bản là một cuốn sách riêng biệt.

95/ Bà Tẩu Bàn Đậu Pháp Sư Truyện

1 quyển. Do Chân Đế (Paramartha) dịch. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2049.

Bà Tẩu Bàn Đậu là phiên âm sang chữ Hán từ chữ Phạn của Vasubandhu, tên này trước đây được dịch sang chữ Hán là “Thiên Thân,” nhưng về sau này được dịch là “Thế Thân” và chữ này được dùng cho tới nay. Thế Thân là một học giả tăng sĩ được coi là xây dựng nền móng cho phái Du Già (Yogacara) của Phật giáo Đại Thừa. Ngài đã từng được nói tới trong nhiều cuốn sách, nhưng đây là cuốn tiểu sử riêng biệt duy nhất viết về ngài, và nó đã được gọi bằng vài tên khác nhau: “Thế Thân Truyện,” “Thiên Thân Truyện,” và “Bà Tẩu Bàn Đậu Truyện.”
96/ Đại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện

10 quyển. Do Huệ Lập (Hui-li) soạn và do Nhan Tôn (Yen-ts’ang) bổ khuyết. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2053.

Sách này cũng được gọi vắn tắt là “Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện,” là tiểu sử của ngài Huyền Trang (Hsuan-tsang), tác giả của “Đại Đường Tây Vực Ký” (số 100). Sách này bắt đầu với sự chào đời của pháp sư Huyền Trang, rồi mô tả cuộc hành trình của ngài kéo dài hơn 10 năm đi từ Trung Hoa sang Ấn Độ để suy tìm thành quả của ngài sau khi trở về Trung Hoa. VÌ vậy, đây là một bản tường thuật tiểu sử đầy đủ.

Trong khi cuốn “Đại Đường Tây Vực Ký” được viết căn cứ vào những quan sát tận mắt, chẳng hạn như những đặc điểm về địa lý trên đường đi, v.v... cuốn “Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện” này tập trung vào những chuyện trọng yếu trong cuộc hành trình.

Cũng nên nói thêm rằng bộ tiểu thuyết “Tây Du Ký” được viết vào đời nhà Minh là mô phỏng theo cuốn sách này.

Chữ “Hoàng Bá Sơn” trong nhan đề là tên của Núi Hoàng Bá, nơi cư trú của Hi Vận, và chữ “Đoạn Tế” là danh hiệu Thiền sư của ngài.

97/ Cao Tăng Truyện

14 quyển. Do Huệ Giao (Hui-chio) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2059.

Cuốn “Cao Tăng Truyện” còn có tên là “Lương Cao Tăng Truyện,” ghi chép tiểu sử của một số vị cao tăng Trung Hoa nổi danh sống trong một thời kỳ 453 năm, từ năm 67 sau Tây lịch – là thời điểm được coi như Phật giáo bắt đầu du nhập vào Trung Hoa – tới năm 519. Sách này bao gồm tiểu sử đầy đủ của 257 cao tăng, cùng với tiểu sử tóm tắt của 243 cao tăng khác.

Thông thường, những sách tiểu sử nói về các cao tăng đều được gọi là “Cao Tăng Truyện,” và đây là cuốn sách xưa nhất thuộc loại này. Sách này được chia thành 16 phần, tuỳ theo những thành tích của các vị cao tăng được kể tiểu sử ở đây.

98/ Tỳ Kheo Ni Truyện

4 quyển. Do Bảo Xướng (pao-ch’ang) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2063.

Sách “Tỳ Kheo Ni Truyện” gồm tiểu sử của 65 vị ni sư người Trung Hoa, sống trong thời gian khoảng 160 năm, từ đời Đông Tấn tới đời nhà Lương. Bài tựa của cuốn sách này nói rằng thời trước người ta gặp nhiều vị ni sư đạo hạnh, nhưng tới đời nhà Lương, khi cuốn sách này được soạn, thì  người thấy rất ít ni sư tu trì theo những giới luật tu viện. VÌ vậy soạn giả sách này thu thập những tài liệu và những lời kể lại của các bậc trưởng thượng để viết thành sách, để cung cấp những tấm gương cho các tỳ kheo ni đời sau noi theo.

99/ Cao Tăng Pháp Hiển Truyện

1 quyển. Do Pháp Hiển (Pha-hsien) ghi chép. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2085.

Cuốn “Cao Tăng Pháp Hiển Truyện” là tiểu sử của Pháp Hiển do chính ngài ghi chép lại những cuộc du hành ở Ấn Độ, còn được gọi tên là “Phật Quốc Ký” và “Lịch Du Thiên Trúc Ký Truyện” (Ký Sự về Những Cuộc Du Hành ở Ấn Độ).

Pháp Hiển bắt đầu du hành vào năm 399 sau Tây lịch để đi tìm Đạo Pháp. Ngài đi qua Trung Á (người Trung Hoa gọi là “Tây Vực”) và tới Tây Bắc Ấn Độ, từ đó ngài tới vùng Trung Ấn, thăm viếng các chùa chiền trên lộ trình. Rồi ngài đi hành hương tới nhiều nơi mang những dấu tích của Đức Phật Thích Ca, đồng thời học những kinh sách và quy luật của các tu viện Phật giáo, và sao chép nhiều kinh sách. Từ Ấn Độ ngài vượt biển sang Tích Lan, rồi trở về Trung Hoa bằng đường biển, về tới Trung Hoa vào năm 412. Cuốn sách này thuật lại những chuyện tai nghe mắt thấy và những kinh nghiệm trải qua trong cuộc hành trình.

Đây là nguồn tư liệu quư báu về Phật giáo và văn hóa Phật giáo Ấn Độ và vùng Trung Á vào đầu thế kỷ thứ 5, và là bản ký sự lâu đời nhất của một vị cao tăng Phật giáo viết về những cuộc du hành của ngài ở Ấn Độ.

100/ Đại Đường Tây Vực Ký

12 quyển. Do Huyền Trang ghi lại và do Biện Cơ (Pien-chi) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2087.

Tác phẩm này thường được gọi là “Tây Vực Ký,” thuật lại những cuộc hành trình của Huyền Trang ở Trung Á và Ấn Độ từ năm 627, khi ngài khởi hành từ Trung Hoa, cho tới khi ngài trở về vào năm 645. Sách này đệ tử của Huyền Trang là Biện Cư viết lại, căn cứ vào những lời ghi chép trong những cuộc hành trình của ngài. Nội dung nói về những vấn đề như tình trạng Phật giáo đương thời, và về địa dư, phong tục, công nghiệp và chính trị của 110 quốc gia mà Huyền Trang đã đi qua và 28 quốc gia mà ngài đã được nghe người khác thuật lại.

VÌ vậy, đây là một tài liệu lịch sử quư giá, ghi rõ những khoảng cách, phương hướng và ngôn ngữ địa phương. Sách này có thể dùng làm tài liệu về khảo cổ và về những cuộc hành trình thời xưa.

101/ Đường Đại Ḥa Thượng Đông Chinh Truyện

1 quyển. Do Nguyên Khai (Yaun-k’ai) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2089.

Nhan đề sách có nghĩa là “Truyện Về Chuyến Đi Miền Đông của Vị Đại Ḥa Thượng Đời Đường,” ḥa thượng này là Giám Chân (Chien-Chen) Ḥa Thượng, vị cao tăng Trung Hoa đời nhà Đường đã có công truyền bá toàn bộ giới luật của tự viện Phật giáo vào Nhật Bổn ở thời đại Nại Lương (Nara). Sách này chia làm ba phần. Phần thứ nhất gồm thời kỳ từ lúc Giám Chân bắt đầu tiếp xúc với Phật giáo cho tới khi ngài gặp gỡ hai tăng sĩ Nhật Bổn tới Trung Hoa du học. Phần thứ nh́ thuật lại về 6 lần ngài cố gắng vượt biển sang Nhật Bổn. Và phần thứ ba tóm lược về những chuyện sau khi ngài tới Nhật cho tới khi ngài viên tịch.

Quan trọng nhất là phần thứ nh́, mô tả chi tiết về những gian nan mà Giám Chân và phái đoàn của ngài đã phải trải qua trước khi có thể đặt chân lên Nhật Bổn. Toàn thể tác phẩm là một sử liệu quan trọng nói rõ về một giai đoạn truyền bá Phật giáo sang Nhật Bổn.

102/ Hoằng Minh Tập

1 quyển. Do Tăng Hựu (Seng-huu) thu thập. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2102.

Chữ “Hoằng Minh” trong nhan đề là tóm tắt những chữ “hoằng đạo minh giáo” (có nghĩa là “truyền bá đạo và làm sáng tỏ giáo lư”). Sách này do Tăng Hựu đời nhà Lương soạn, là một tuyển tập gồm những nhà luận thuyết về Phật giáo mà ngài cho rằng hữu ích và được viết trong thời kỳ 500 năm trước. Mười một quyển đầu – bao gồm những câu trả lời của các Phật tử đối với những lời phê phán của Nho giáo và Lăo giáo, minh xác về những tương đồng và dị biệt giữa những giáo lý của Phật giáo, Nho giáo và Lăo giáo; trong khi ba quyển cuối cùng gồm những bài luận thuyết bàn trực tiếp về giáo lý Phật giáo.

Toàn bộ sách này được viết bằng thể văn dễ hiểu đối với một độc giả trung bình ; do đó nó là một nguồn tư liậu trọng yếu về tình hình của Phật giáo đương thời.

103/ Pháp Uyển Châu Lõm

100 quyển. Do Đạo Thế (Tao-shih) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2122.

Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì  đây là một bộ tự điển bách khoa về Phật giáo. Nội dung bao gồm từng tiết mục giải thích về giáo lư, những thuật ngữ và những khái niệm của Phật giáo; đồng thời cũng bao gồm nhiều trích dẫn từ những kinh điển. Trong số những trích dẫn đó có nhiều đoạn mà nguyên bản ngày nay đã bị thất lạc, vì vậy đây là một nguồn tài liệu quí giá. Ngoài ra, những trích dẫn đó được phân loại tùy theo nội dung của chúng; do đó rất tiện để tham khảo, cho nên sách này từ trước đến nay đã được nhiều học giả dùng tới.

Toàn bộ được phân chia thành 100 quyển và nội dung lại được phân loại thành 668 tiểu mục.

104/ Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện

4 quyển. Do Nghĩa Tịnh (I-ching) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2125.

Nhan đề chính thức của sách này là “Đại Đường Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện” – có nghĩa là nói về những thực hành Phật giáo trong vùng Nam Hải (ngày nay là quần đảo Nam Dương và Mã Lai) vào thời Đại Đường – thường được gọi tắt là “Nam Hải Ký Qui Truyện.”

Nghĩa Tịnh xuất phát từ Trung Quốc năm 671 để tới Ấn Độ và vùng Đông Nam Á, và sách này ghi chép tỉ mỉ mhững quan sát của ngài về những giới luật và sinh hoạt trong các ngôi chùa mà ngài đã tới viếng. Sau khi viết tại chỗ, ngài sai người đem tài liệu về Trung Quốc để giúp cho các tăng sĩ Trung Hoa biết rõ về những giới luật nghiêm khắc của các tăng sĩ ở Ấn Độ và các nước láng giềng, để có thể phản tỉnh về những giới luật tu hành của chính họ.

VÌ vậy, đây là một nguồn tư liệu quí giá về cách tổ chức của Phật giáo trong các nước đó và những giới luật tu hành đương thời.

105/ Phạn Ngữ Tạp Danh

1 quyển. Do lễ Ngôn (Li-yen) thu thập. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2135.

Sách này thu thập những chữ Phạn và có thể coi như là một cuốn tự điển Phạn-Hán, bao gồm 1,205 chữ Hán thường dùng hàng ngày và những chữ Phạn tương đương với chúng. Những chữ ghi trong sách này được sắp xếp tùy theo ý nghĩa, do đó đây là một sách tham khảo rất tiện dụng đối với những người bắt đầu học chữ Phạn. Những chữ Phạn dùng để phiên dịch từ chữ Hán lại được chỉ dẫn bằng cả chữ Hán và mẫu tự chữ Phạn; vì vậy đây là một tài liệu quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn của việc nghiên cứu chữ Phạn ở Trung Hoa vào thời đó.

Phần III: Kinh Điển Nhật Bổn

106/ Thắng Man Kinh Nghĩa Sớ

1 quyển. Do Thái tử Thánh Đức (Shokotu) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2185.

Đây là sách chú giải về cuốn “Thắng Man Kinh” (Srimala-sutra) (số 16), và cuốn được coi là tác phẩm sớm nhất trong số ba cuốn “Tam Kinh Nghĩa Sớ” do Thái Tử Thánh Đức biên soạn.

Cuốn biên niên sử “Nhật Bổn Thư Ký” nói rằng Thái Tử Thánh Đức đã thuyết giảng về Thắng Man Kinh cho Nữ Thiên Hoàng Thôi Cổ (Suiko) nghe. Người ta cho rằng Thái Tử Thánh Đức đã chọn cuốn kinh này là vì nhân vật chính trong Thắng Man Kinh là một phụ nữ – tức là bà Thắng Man (Srimala) – trong khi bà Thôi Cổ là vị thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bổn. Về sau, những lời thuyết giảng của Thái Tử Thánh Đức được thu thập lại thành cuốn sách này.

Dù sao chăng nữa, đây là tác phẩm đầu tiên do một người Nhật viết.

107/ Duy Ma Kinh Nghĩa Sớ

5 quyển. Do Thái Tử Thánh Đức soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2186.

Đây là sách chú giải về cuốn “Duy Ma Kinh” (Vimalakirtirdesa-sutra) (số 27), và là một trong ba cuốn “Tam Kinh Nghĩa Sớ” do Thái Tử Thánh Đức biên soạn. Người ta cho rằng một trong những lý do quan trọng để chú giải là vì nhân vật chính Duy Ma (Vilamakirti) không phải là một tỳ kheo xuất gia là một bồ tát tại gia, tương tự như trường hợp của chính Thái Tử.

Trước đây có những nghi vấn về chuyện có phải sách này thực sự do Thái Tử Thánh Đức soạn hay không. Tuy nhiên, ngày nay cũng không có chứng cớ xác thực nào cho thấy sách này do ai khác viết ra chứ không phải do tác giả của hai cuốn khác trong “Tam Kinh Nghĩa Sớ” viết. VÌ vậy, điều hợp lý nhất là có thể tin rằng Thái tử Thánh Đức là tác giả cả ba cuốn đó.

108/ Pháp Hoa Nghĩa Sớ

4 quyển. Do Thái Tử Thánh Đức soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2187.

Đây là sách chú giải về “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” (số 12), và là một trong ba cuốn “Tam Kinh Nghĩa Sớ” do Thái Tử Thánh Đức biên soạn. Tuy tác giả có tham khảo những lời chú giải Hán văn về Pháp Hoa Kinh, nhưng trong sách này rõ ràng là có những ý kiến riêng của chính ông. VÌ vậy có thể coi rằng đây là cuốn sách giải thích về tư tưởng Phật giáo đầu tiên do một người Nhật viết.

Đặc biệt là sự đánh giá của tác giả đối với nội dung của Pháp Hoa Kinh như là “Nhất Đại Thừa” đã tạo ảnh hưởng sâu rộng đối với Phật giáo Nhật Bổn sau này. Thật sự trong lịch sử Phật giáo Nhật Bổn, Pháp Hoa Kinh đã được coi là một trong những kinh điển quan trọng nhất.

109/ Bát Nhã Tâm Kinh Bí Kiện

1 quyển. Do Không Hải (Kukai) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2203-A.

Ngày nay cuốn “Bát Nhã Tâm Kinh” (gọi tắt là “Tâm Kinh”) vẫn còn được nhiều tông phái Phật giáo Nhật Bổn sử dụng, và trong những thế kỷ qua nó đã được nhiều người viết chú giải. Nhưng đặc điểm của cuốn này – nhan đề có nghĩa là “bí kíp khai mở Bát Nhã Tâm Kinh” – được viết từ lập trường của phái Chân Ngôn (Shingon) của Phật Giáo, và nó xác định rằng Tâm Kinh đích thực là một kinh điển Mật giáo.

Đầu tiên, Không Hải bàn về đại ư, nhan đề và những bản dịch khác nhau của cuốn kinh này từ lập trường của Mật giáo, kế đó ngài phân chia nó thành 5 phần và giải thích về mỗi phần. Theo như lời ghi chú ở cuối sách thì  cuốn sách chú giải này được viết do lệnh của thiên hoàng đương thời khi nước Nhật đang bị bệnh dịch hoành hành.

110/ Đại Thừa Pháp Tướng Nghiên Thõ̀n Chương

5 quyển. Do Hộ Mạng (Gomyo) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2309.

Năm 830, Thiên Hoàng Thuần Ḥa (Junna) ra lệnh cho mỗi tông phái Phật giáo đệ trình cho ông một bản luận thuyết trình bày sơ lược về những điều cốt yếu trong giáo lý của họ. Sáu tác phẩm trình lên cho vị thiên hoàng được gọi chung là “Thiên Trường Lục Bổn Tông Thơ,” và đây là một trong những cuốn sách đó, do tông phái Pháp Tướng trình bày.

Tác giả Hộ Mạng là học giả Phật giáo nổi tiếng nhất vào đầu Thời Đại Bình  An (Heian) ở Nhật và ông viết rất nhiều sách, nhưng tác phẩm còn sót lại của ông chỉ còn cuốn này. Tác phẩm này quan trọng không những vì nó là một trong “Lục Bổn Tông Thơ” mà còn vì giá trị của nó để dùng làm tài liệu nghiên cứu về tư tưởng của phái Duy Thức Nhật Bổn.

111/ Quán Tâm Giác Mộng Sao

3 quyển. Do Lương Biến (Ryohen) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2312.

Chữ “Quán Tâm” (quan sát cái tâm) trong nhan đề muốn nói rằng không có hiện tượng ngoại tại nào tồn hữu một cách độc lập đối với tâm trí con người, và “Giác Mộng” (thức dậy từ giấc mộng) ngụ ý dùng trí tuệ quán sát để tỉnh dậy từ giấc mộng của sự tồn hữu mê muội để giác ngộ chân lư.

Nói cách khác, sách này trình bày một sự dung ḥa giữa tư tưởng của phái Duy Thức với Phật giáo Đại Thừa, từ lập trường của phái Duy Thức, được viết ra để đối kháng với trường phái “Tân Phật Giáo” trong thời đại Liêm Thương (Kamakura) ở Nhật Bổn. VÌ vậy sách này có thể được coi như một kinh điển nhập môn về tư tưởng của phái Duy Thức.

Tác giả Lương Biến là người thông đạt tư tưởng của các phái Hoa Nghiêm Tông, Luật Tông và Tịnh Độ Tông, cho nên những lý luận trong sách này đôi khi có vể thiếu chính thống đối với phái Duy Thức.

112/ Luật Tông Cương Yếu

2 quyển. Do Ngưng Nhiên (Gyomen) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2348.

Tác giả sách này còn có một cuốn khác nhan đề là “Bát Tông Cương Yếu” (số 136), trong đó nói đại cương về 6 tông phái Phật giáo Nhật Bổn trong thời đại Nại Lương (Nara) và 2 tông phái trong thời đại Bình  An (Heina). Trong khi cuốn “Luật Tông Cương Yếu” này chỉ bàn về phái Luật Tông (Risshu), và nói chi tiết về những giáo lý và lịch sử của phái này.

Tác giả thuyết minh về địa vị của giới luật trong việc tu hành Phật giáo, và dùng những từ ngữ cụ thể và lập trường của một người tu hành để bàn về nhiều hình thức giới luật, từ những giới luật của phái Nguyên Thủy cho tới phái Đại Thừa, và nói về sự lưu truyền của từng điều khoản trong bộ giới luật về tu hành, từ Ấn Độ truyền qua Trung Hoa rồi truyền tới Nhật Bổn, đồng thời nói về những thay đổi từ xưa cho tới thời của tác giả.

113/ Thiên Thai Pháp Hoa Tông Nghĩa Tập

1 quyển. Do Nghĩa Chân (Gishin) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2366.

Vào đầu Thời Đại Bình  An (khoảng năm 830), Thiên Hoàng Thuần Ḥa (Junna) ban sắc lệnh cho mỗi tông phái Phật giáo đệ trình cho ông một cuốn luận thuyết nói đại cương về những giáo lý chính yếu của họ. Những sách đó đã được gọi chung là “Lục Bổn Tông Thơ,” và cuốn “Thiên Thai Pháp Hoa Tông Nghĩa Tập” này nằm trong số đó. Tác phẩm này – thường được gọi tắt là “Thiên Thai Tông Nghĩa Tập” – nói sơ lược về những giáo nghĩa của tông phái Thiên Thai.

Nội dung sách này giải thích ngắn gọn và rõ ràng về đa số những giáo nghĩa chính yếu của phái Thiên Thai, vì vậy nó rất tiện để độc giả làm quen với những giáo nghĩa của phái này.

114/ Hiển Giới Luận

3 quyển. Do Tối Trừng (Saicho) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2376.

Tác giả Tối Trừng cực lực chống đối giới luật tu hành của phái Tiểu Thừa (Hinayàna) và ông chủ trương rằng nên theo giới luật của phái Đại Thừa (Mahàyanà). Để hỗ trợ những ý kiến của mình, ông đã trình lên triều đình Nhật cuốn sách “Sơn Gia Học Sinh Thức” (số 115), gồm ba phần, và nói về những qui luật của giới tăng sĩ thuộc phái Thiên Thai. Nhưng vì bị 6 tông phái Phật giáo thời Nại Lương chống đối mạnh mẽ, cho nên Tối Trừng không nhận được sự ủng hộ của triều đình đối với những pháp qui đó, vì thế ông đã viết cuốn sách này để phản công lại những lý luận của các tông phái thời Nại Lương chống đối bốn điều khoản trong phần thứ ba của cuốn “Sơn Gia Học Sinh Thức.”

115/ Sơn Gia Học Sinh Thức

1 quyển. Do Tối Trừng (Saicho) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2377.

Sách này bao gồm những qui tắc do Tối Trừng, người sáng lập tông phái Thiên Thai ở Nhật Bổn, đặt ra cho các tăng-học-sinh trẻ tuổi tu tập trong các tự viện của phái này tuân thủ.

Đoạn thứ nhứt gồm 6 đề mục và liệt kê những qui luật dành cho hai tăng-học mà triều đình mỗi năm tiến cử họ đi học với phái Thiên Thai. Đoạn thứ nh́ gồm 8 đề mục, trong đó giải thích rõ chi tiết về những qui luật này; và đoạn thứ ba gồm 4 đề mục, bàn về những giới luật của Tiểu Thừa và Đại Thừa. Tất cả ba nhóm qui luật nói trên được gọi chung là “Sơn Gia Học Sinh Thức” (có nghĩa là “những qui luật dành cho các học sinh tại trường trên núi”)

Vào thời của Tối Trừng, các tăng sĩ cần phải qui theo những giới luật của Tiển Thừa thì  mới được triều đình chính thức nh́n nhận là tăng sĩ. Tối Trừng phản đối điều này, và ông đề xướng hăy thay thế bằng những giới luật Đại Thừa căn cứ vào “Phạm Vơng Kinh” (số 46).

Sách này ghi lại ba thỉnh nguyện thư mà Tối Trừng đệ trình lên triều đình để xin chấp thuận những giới luật Đại Thừa.

116/ Bí Tàng Bảo Thược

3 quyển. Do Không Hải (Kukai) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2426.

Vào đầu thời đại Bình  An (khoảng năm 830) Thiên Hoàng Thuần Ḥa ra lệnh cho đại biểu của mỗi tông phái Phật giáo hăy dâng lên cho ông một bản luận thuyết trong đó tóm lược những giáo nghĩa của tông phái họ. Trong số 6 bản luận thuyết trình lên thiên hoàng có “Thập Trụ Tâm Luận” (Luận Về 10 Cấp Bậc Của Tâm) (thập trú tâm giáo án) (Đại Chánh Đại Tạng số 2425) do Không Hải viết, phái Chân Ngôn (Shingon). Tuy nhiên, bộ sách này quá đồ sộ so với những bản luận thuyết của các tông phái khác dâng lên thiên hoàng, vì vậy Không Hải được yêu cầu hăy trình lên một bản luận thuyết giản lược hơn. Kết quả đưa tới tác phẩm “Bí Tàng Bảo Thược” này (nhan đề có nghĩa là “ch́a khóa quí báu mở vào kho tàng bí mật”).

Phương pháp của Không Hải để làm sáng tỏ lập trường của phái Chân Ngôn là thiết lập một hệ thống phê bình  gồm “10 cấp bậc của tâm,” (thập trú tâm giáo phán) không những bàn về những tông phái Phật giáo khác nhau mà còn bàn cả tới những tôn giáo khác ở Ấn Độ và Trung Hoa; và tác giả xếp hạng phái Chân Ngôn ở cấp bậc cao nhất trong tất cả các tông phái.

117/ Biện Hiển Mật Nhị Giáo Luận

2 quyển. Do Không Hải soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2427.

Nhan đề có nghĩa là “luận về những khác biệt giữa hai giáo lý hiển giáo và mật giáo (của đạo Phật)” và thường được gọi tắt là “Nhị Giáo Luận.” Như nhan đề đã ngụ ư, nội dung là sự so sánh những khác biệt về phẩm chất giữa hai phái “Hiển Giáo” và “Mật Giáo.” Không Hải kết luận rằng giáo nghĩa của Mật Giáo cao siêu hơn.

Những điểm bàn luận trong sách này là: Các vị Phật đã biểu hiện hai loại giáo nghĩa nội dung của các giáo nghĩa, thời gian cần thiết để thành Phật, và những lợi ích từ hai giáo lý khác nhau. Qua những lời trích dẫn từ nhiều kinh điển. Không Hải chứng minh rằng Mật Giáo siêu việt hơn Hiển Giáo trong tất cả những điểm nờu trờn.

118/ Tức Thân Thành Phật Nghĩa

1 quyển. Do Không Hải soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2428.

Trước thời của Không Hải, Phật giáo Nhật Bổn cho rằng người ta có thể trở thành Phật sau khi đã trải qua một thời gian rất dài, với nhiều kiếp luân hồi sinh tử; người Nhật gọi điều đó là “tam kiếp thành Phật” (ba kiếp thành Phật). Nhưng trong sách này Không Hải nêu ra ý kiến rằng người ta có thể trở thành Phật ngay trong nhục thân này, nghĩa là “tức thân thành Phật.” Vì vậy, tác phẩm của ông minh xác lập trường của phái Chân Ngôn chủ trương rằng việc tu hành có thể dẫn tới “tức thân thành Phật.”

Khi xét tới sự kiện cuốn luận thuyết “Tức Thân Thành Phật Nghĩa” của Không Hải đã tạo ảnh hưởng quan trọng đối với Phật giáo Nhật Bổn về sau này, người ta có thể nói rằng nó là một tác phẩm hết sức trọng yếu về mặt triết lư.

119/ Thanh Tự Thực Tướng Nghĩa

1 quyển. Do Không Hải (Kukai) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2429.

Trong giáo lý của phái Chân Ngôn có thuyết cho rằng những hành vi của thân thể, của ngôn ngữ, và của ý thức nhân loại, trên bản chất thì  tương ứng với những hành vi của một vị Phật. Do đó ba loại hành vi này được gọi là “thân mật,” “khẩu mật,” “ý mật,” và chúng được gọi chung là “tam mật.” Cuốn “Thanh Tự Thực Tướng Nghĩa” (Ý Nghĩa của Âm Thanh, Chữ và Thực Thể) này nói về “bí mật của ngôn ngữ.”

Trích dẫn từ cuốn “Đại Nhựt Kinh” (mahavairocana-sutra) (số 39), Không Hải nói rằng “thanh” và “từ” trong thực chất là những biểu hiện của đức tánh Đại Nhựt Như Lai (Mahavairocana), và Đại Nhựt Như Lai chính là hiện thân của chân lư; vì vậy những ngôn (hay “chú ngữ” - mantras) thực sự là những biểu hiện của chân lư. Sự thật là danh hiệu của phái Chân Ngôn (Shingon) rút ra từ quan điểm cho rằng từ ngữ chính là chân lư.

120/ Nghĩa Chữ “Hùm”

1 quyển. Do Không Hải (Kukai) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2430.

Chữ “ ” là phiên âm theo Hán tự của chữ “Hum” trong Phạn ngữ, đây là chữ cuối cùng trong các chữ của Phạn ngữ, trái ngược với chữ “a” là chữ cái đầu tiên.

Cuốn này nhan đề là “Nghĩa Chữ ‘Hum’,” bàn về những ý nghĩa phiến diện và ý nghĩa thâm sâu của chữ đó, và sách này được coi là kinh điển mà tín đồ của phái Chân Ngôn cần phải đọc.

Những ý nghĩa phiến diện của chữ “hùm” được bàn từ lập trường của Hiển Giáo, trong khi ý nghĩa thâm sâu của chữ này được bàn từ quan điểm của Mật Giáo.

121/ Ngũ Luân Cửu Tự Minh Bí Mật Thích

1 quyển. Do Giác Hoàn (Kukuhan) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2514.

Vào cuối Thời Đại Bình  An (Heian), là thời của tác giả sách “Ngũ Luân Cửu Tự Minh Bí Mật Thích” (nghĩa là “cách giải thích bí mật về năm bánh xe và chú ngữ chín chữ”), ở Nhật Bổn ngày càng nhiều người tin thuyết vãng sanh vào cơi Tây phương cực lạc. Trong sách này tác giả dùng lập trường của Mật Giáo để nói rằng Đại Nhựt Như Lai (Mahavaicorana) và Phật A Di Đà thật sự chỉ là một, rằng Mật Nghiêm Tịnh Độ (Ghanavyuha) của Đại Nhựt Như Lai và Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà cũng cùng là một nơi, và rằng được tái sanh ở Tây phương cực lạc cũng giống như đạt tới Phật vị.

Chữ “Ngũ Luân” trong nhan đề là nói về năm nguyên tố của tất cả những hiện tượng nơi trần thế, gồm “thổ, thủy, hỏa, phong, và không” (đất, nước, lửa, gió và không khí); và chữ “Cửu Tự” là chú ngữ (mantra) của Phật A Di Đà, là chữ Phạn gồm 9 vần. Tác giả muốn nói rằng, vì ngũ luân và chính chữ này là giống hệt nhau, cho nên Đại Nhựt Như Lai và Phật A Di Đà cũng hoàn toàn giống nhau.

Sách này được coi là trọng yếu vì nó trình bày quan điểm của Mật Giáo đối với Phật A Di Đà và cảnh giới Tây phương cực lạc.

122/ Mật Nghiêm Viện Phát Lộ Sám Hối Văn

1 quyển. Do Giác Hoàn (Kakuhan) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2537.

Giác Hoàn, tác giả sách này và là người sáng lập chi nhánh “Tân Nghĩa” của phái Chân Ngôn, đã từ quan năm 41 tuổi, tự giam mình trong một gian pḥng tại Chùa Mật Nghiêm để im lặng tham thiền suốt 1,500 ngày. Sách này được viết trong thời kỳ đó bằng thể thơ, gồm 44 câu thất ngôn.

Có thể nói rằng hành vi này là để bày tỏ sự “sám hối tuyệt đối,” trong đó tác giả sám hối về ác nghiệp không những của chính mình mà cả tới những ác nghiệp của người khác. Giác Hoàn buồn ḷng về những hành vi thiếu đạo đức của các tăng sĩ đương thời, cho nên có lẽ ông muốn hành trình như vậy để cảnh tỉnh những người trong giới Phật giáo.

Cho tới ngày nay các tăng sĩ thuộc những giáo phái bắt nguồn từ phái Tân Nghĩa vẫn tụng đọc kinh sách này ít nhất một lần mỗi ngày.

123/ Hưng Thiền Hộ Quốc Luận

3 quyển. Do Vinh Tây (Eisai) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2543.

Nhan đề có nghĩa là “luận về truyền bá Thiền để bảo vệ quốc gia,” nội dung chủ trương rằng sự nh́n nhận Thiền như là một tông phái Phật giáo độc lập là điều cần thiết đối với cả Phật giáo lẫn sự thịnh vượng của quốc gia. Tác giả Vinh Tây đã đem giáo lý của phái Lâm Tế từ Trung Hoa truyền vào Nhật Bổn, vì vậy ngài bị phái Thiên Thai và các phái Phật giáo truyền thống khác của Nhật cực lực công kích. Để trả lời họ, ngài viết tác phẩm này, nhấn mạnh rằng việc truyền bá Thiền chính là để giúp bảo vệ nước Nhật.

Toàn bộ tác phẩm gồm 10 chương, và tác giả trích dẫn những kinh điển Phật giáo để hỗ trợ cho tất cả những luận cứ của ngài. Một bản tiểu sử đơn giản về Vinh Tây do một người khuyết danh viết đã được thêm vào phần tựa của sách này.

124/ Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi

1 quyển. Do Đạo Nguyên (Dogen) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2580.

Nhan đề có nghĩa là “khuyến khích mọi người tọa thiền,” do Đạo Nguyên, vị khai tổ của phái Tào Động (Soto) ở Nhật Bổn, viết vào năm 1227 ngay sau khi ngài trở về Nhật từ Trung Hoa. Nội dung nói rõ về ý nghĩa đích thực của tọa thiền và nhấn mạnh sự quan trọng của việc thực hành môn này.

Đạo Nguyên coi rằng tọa thiền không phải là một phương tiện để khai ngộ kiến tánh mà chính là bao gồm tất cả sự thực hành Phật giáo, và ngài chủ trương rằng việc thực hành tọa thiền tương đương vói chính trạng thái của một vị Phật. Sách này được viết để phổ biến những ý kiến của tác giả về tọa thiền thuần túy, và nó đã trở thành nền móng để thành lập phái Tào Động.

Đây là một tác phẩm ngắn, chỉ gồm có 786 chữ; tuy nhiên, nội dung của nó không phải là dễ lý giải.

125/ Chánh Pháp Nhăn Tàng

95 quyển. Do Đạo Nguyên (Dogen) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2582.

Nhan đề có nghĩa là “con mắt và kho tàng của đạo pháp chân chánh,” là kiệt tác văn chương của Đạo Nguyên, vị khai tổ phái Tào Động của Thiền Tông, và được viết bằng ngôn ngữ Nhật Bổn (thay vì bằng Hán văn cổ điển), nội dung nói về những giáo nghĩa của phái này. Đạo Nguyên đã chủ ý viết một bộ sách gồm 100 quyển, nhưng sau, khi chỉ viết được 95 quyển thì  ngài lâm bệnh và viên tịch.

Để làm sáng tỏ lập trường của mình, Đạo Nguyên đã bàn luận tỉ mỉ về những khác biệt giữa những quan điểm của ngài với những quan điểm của các tông phái Phật giáo khác; vì vậy người ta có thể hiểu rõ những tư tưởng của ngài qua tác phẩm này.

Nhan đề “Chánh Pháp Nhăn Tạng” là ý nói những giáo lý chân chánh của Đức Phật Thích Ca trong đời ngài. Trong bộ sách, tất cả những khía cạnh của giáo lý Phật giáo, của các kinh điển, lối sống và tu trì, được trình bày từ lập trường của tác giả.

Bộ sách này được đánh giá rất cao, và được coi là tác phẩm triết học xuất sắc nhất của Nhật Bổn.

126/ Tọa Thiền Dụng Tâm Ký

1 quyển. Do Dinh Sơn Chiêu Cẩn (Keizan Jokin) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2586.

Nhan đề có nghĩa là “ghi chép những vấn đề cần thận trọng khi tọa thiền,” do Dinh Sơn Chiêu Cẩn thuộc phái Tào Động Nhật Bổn soạn – tác giả được vinh danh là “Thái Tổ” của phái này và cũng là người thành lập ngôi chủa Tổng Trì Tự. Nội dung bàn luận về mục đích và ý nghĩa của tọa thiền, và là một Luận điển không thể thiếu đối với tăng sĩ của phái Tào Động.

Sách này nói về những vấn đề hết sức thực tiễn như: sự quan trọng, cần phải ăn uống điều độ để giữ ǵn sức khỏe, và cấm mặc y phục quá sang trọng hoặc nhơ bẩn, không nên đam mê những trò chơi như ca vũ nhạc. Ngoài ra, nội dung nói thêm rằng sự tọa thiền thực hành trong phái Tào Động không phải chỉ nằm trong ba điều “giới, định, huệ” mà thật ra còn bao gồm hết thảy ba điều đó.

127/ Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập

1 quyển. Do Nguyên Không (Genku) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2608.

Sách này thường được gọi tắt là “Tuyển Trạch Tập,” là tác phẩm chính yếu của Nguyên Không, vị khai tổ của tông phái Tịnh Độ Nhật Bổn, vì vậy được coi là kinh điển căn bản của phái này.

Sách chia thành 16 chương; nó căn cứ vào những trích dẫn từ ba kinh điển căn bản của phái Tịnh Độ (số 17, 18, 19), và “Quán Kinh Sớ” (số 73) của Thiện Đạo, và nhiều kinh sách liên hệ khác, để thuyết minh rằng hành động niệm Phật sẽ dẫn tới sự tái sanh vào cơi Tịnh Độ.

VÌ sách này có những lời phê bình  những tông phái Phật giáo truyền thống của Nhật Bổn thành lập vào các thời đại Nại Lương và Bình  An, và trình bày lập trường cương yếu của phái Tịnh Độ, cho nên nó bị các tông phái truyền thống đó công kích kịch liệt; và nhiều sách phản bác quan điểm của Nguyên Không đã xuất hiện từ khi ông còn tại thế.

128/ Hiển Tịnh Độ Chân Thật Giáo Hành Chứng Văn Loại

6 quyển. Do Thân Loan (Shinran) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2646.

Sách này thường được gọt tắt là “Giáo Hành Tín Chứng” (nghĩa là “nói về ngộ”), là tác phẩm chủ yếu của Thân Loan, và cũng là kinh điển căn bản của chi phái Chân Tông thuộc Tịnh Độ Tông.

Đặc điểm của tác phẩm này là chứa đựng nhiều trích dẫn từ những kinh điển Phật giáo để làm sáng tỏ những giáo lý của Chân Tông; đồng thời tác giả cố gắng tránh đưa thêm vào đó những ý kiến riêng của mình. Vì vậy, có thể nói rằng trong sách này Thân Loan nỗ lực hệ thống hóa tư tưởng của ngài bằng cách trích dẫn từ những kinh điển Phật giáo thời trước.

Điều đáng nói là những câu kệ tụng “Chánh Tín Niệm Phật Kệ” được Liên Như (Rennyo), vị tổ đời thứ tám của phái Chân Tông, tuyển chọn để cho các tín đồ của phái này tụng đọc hằng ngày (cho tới ngày nay vẫn tiếp tục), là rút tra từ đoạn kết luận của chương nói về “Hành” trong sách này.

129/ Thán Dị Sao

1 quyển. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2661.

Sau khi Thân Loan, vị khai tổ phái Tịnh Độ, viên tịch, các đệ tử của ngài có những ý kiến khác nhau về cách giải thích khái niệm chữ “tín” trong giáo lý phái Chân Tông. VÌ vậy có người soạn ra sách này – để chỉ trích những xung khắc đó và cũng để giải quyết những ghi vấn của các đệ tử phái Chân Tông bằng cách ghi lại những lời dạy của Thân Loan lúc sanh tiền và làm sáng tỏ ý nghĩa đích thực của “tha lực bản nguyện.”

Sách này được chia thành 18 chương, 10 chương đầu ghi chép những lời dạy của Thân Loan mà tác giả đã được nghe trực tiếp. Tám chương còn lại bàn luận và phê phán những ý kiến trái ngược.

Đây có thể là tác phẩm Phật giáo nổi tiếng nhất của Nhật Bổn và đã được dịch ra nhiều ngoại ngữ; tuy nhiên, mãi cho tới thời đại Minh Trị (Meiji) thì  sác này mới được nhiều người trong dân gian biết tới.

Có những thuyết khác nhau về chuyện ai là tác giả; nhưng ngày nay phần đông tin rằng do Duy Đan (Yuien) soạn ra.

130/ Liên Như Thượng Nhơn Ngự Văn

5 quyển. Do Đan Như Quang Dung (Ennyo Koyu) thu thập. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2668.

Nhan đề có nghĩa là “văn thư của ngài Liên Như” và cũng được gọi tắt là “Ngự Văn Chương” hoặc “Ngự Văn,’’ là một tuyển tập gồm những thư từ của Liên Như (Rennyo), vị tổ thứ tám của chi phái Chân Tông thuộc Tịnh Độ Tông, gửi cho các tín đồ để bàn về những giáo lý của Chân Tông, và gồm có 80 bức thư, chia thành 5 quyển.

Người ta vẫn chưa biết chắc là ai là người thu thập những bức thư này, nhưng nhiều người tin rằng vị tổ thứ chín là Thực Như (Jitsunyo) đã sai con trai ông là Đan Như (Ennyo) góp lại thành sách.

Nội dung sách này thuộc loại dễ hiểu, và ngày nay vẫn còn được tất cả các chi phái của Chân Tông dùng để tụng đọc và làm đề tài để thuyết giảng giáo lư. VÌ vậy, nhiều đoạn văn trong sách đã trở thành quen thuộc đối với độc giả Nhật Bổn hiện đại.

131/ Vãng Sanh Yếu Tập

3 quyển. Do Nguyên Tín (Genshin) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2682.

Đây là một tuyển tập gồm những đoạn văn quan trọng lựa từ nhiều kinh điển Phật giáo liên quan tới những ǵ nói về vãng sanh nơi Tây phương cực lạc của Đức Phật A Di Đà, do Nguyên Tín (Genshin), một vị tăng sĩ trụ trì tại chùa Huệ Tâm, Viện Eshin-in ở núi Hiei (Huê Sơn) thu thập.

Sách này được coi là nguồn tư liệu của tư tưởng Phật giáo bàn về cảnh giới cực lạc và địa ngục, và đã tạo ảnh hưởng quan trọng đối với hậu thế, chẳng những trong giới tín đồ Phật giáo và giới nghiên cứu triết học mà còn cả trong những địa hạt văn chương và nghệ thuật.

Một điều nữa cần nên ghi nhận là tư tưởng về “niệm Phật” (nenbutsu) đề ra trong sách này đã dẫn tới sự thành lập nhiều chi phái khác nhau của Tịnh Độ như là những tông phái độc lập. VÌ vậy, nó được coi là giữ địa vị quan trọng nhất trong số những kinh điển cơ bản của Tịnh Độ Tông.

132/ Lập Chánh An Quốc Luận

1 quyển. Do Nhựt Liên (Nichiren) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2688.

Nhan đề có nghĩa là “luận về chính sách tạo bình  an cho quốc gia,” là tác phẩm tiêu biểu của Nhựt Liên, vị khai tổ của tông phái Nhựt Liên, và cũng là một bản luận thuyết viết cho một vị Sứ Quân Nhật Bổn đương thời.

Nhựt Liên mở đầu sách với lời bàn luận về nguyên nhân gây ra những thiên tai và nhân họa khiến cho xă hội rối loạn, rồi ngài xác quyết rằng những tai họa đó sẽ biến mất và quốc gia sẽ thái bình  nếu toàn quốc tin tưởng vào Kinh Pháp Hoa (số 12).

Nhựt Liên cảm thấy sự nguy hiểm và tin rằng những tai ách xảy ra là vì trong nước thiếu những đạo pháp chân chánh, và sợ rằng nước Nhật sẽ có thể bị ngoại quốc xâm lăng rồi cuối cùng bị hủy hoại. Ngài mạnh mẽ chỉ trích phái Tịnh Độ Tông, và đưa ra những lời trích dẫn từ nhiều kinh điển để hỗ trợ cho quan điểm của mình. VÌ hậu quả của sách này Nhựt Liên đã bị lưu đầy ra đảo Y Đậu (Izu).

133/ Khai Mục Sao

2 quyển. Do Nhựt Liên (Nichiren) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2689.

Nhựt Liên viết ra cuốn sách này – một trong những tác phẩm tiêu biểu của ngài – do sự thúc đẩy của những kinh nghiệm đau ḷng mà ngài đã trải qua trong thời gia bị lưu đầy trên các đảo Y Đậu (Izu) và Tả Độ (Sado). Nội dung đưa ra sự tái thẩm định của tác giả đối với Kinh Pháp Hoa (số 12).

Chữ “Khai Mục” trong nhan đề nghĩa là “mở mắt,” ngụ ý rằng mục đích của sách này là để dẫn dắt những người còn ở trình độ thấp về phát triển tinh thần có thể hiểu được tinh túy của Kinh Pháp Hoa cao siêu.

VÌ sách được viết bằng Nhật văn thay vì bằng Hán văn, cho nên người ta tin rằng Nhựt Liên viết tác phẩm này với chủ ý cho các đệ tử tại gia của ngài đọc.

134/ Quán Tâm Bổn Tôn Sao

1 quyển. Do Nhựt Liên (Nichiren) soạn. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2692.

Sách này được coi là kinh điển quan trọng nhất của phái Nhựt Liên Tông. Trong sách Nhựt Liên giảng giải phương pháp và giáo nghĩa về “quán tâm bổn tôn,” nghĩa là tụng đọc “đề mục” (daimoku) khi đối diện với đối tượng thờ phụng.

Nhựt Liên tin rằng chân lý căn bản trong vũ trụ, thể hiện trong tâm, bao gồm trong “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” (số 12) và năm chữ Hán này hàm chứa mọi điều. VÌ vậy trong sách ngài xác quyết rằng bằng cách tụng đọc “đề mục” – đọc câu “Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” – người ta có thể ḥa nhập vào thế giới của Phật trong khi vẫn giữ sắc thân (xác phàm).

135/ Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh

1 quyển. Đại Chánh Đại Tạng Kinh số 2587.

Nhan đề có nghĩa là “kinh nói về công ơn thâm trọng của cha mẹ,” nội dung mô tả tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái sâu xa như thế nào, rồi tác giả nói rằng để đền ơn cha mẹ người ta cử hành lễ Vu Lan, tụng đọc và sao chép “Vu Lan Bồn Kinh” (số 36).

Xét từ hình thức khác thường và nội dung của nó, kinh này thường được coi xuất xứ từ Trung Hoa, và có thể là do bắt nguồn từ ảnh hưởng của Khổng giáo đối với Phật giáo. Dù sao, tác phẩm này rất phổ biến, thường được trích dẫn trong những tác phẩm văn chương, và nhiều người đã viết những bản bình  luận về nó.

136/ Bát Tông CươngYếu

2 quyển. Do Ngưng Nhiên (Gyonen) soạn.

Nhan đề có nghĩa là “những điều cốt yếu của tám tông phái,” nội dung nói giản lược về lịch sử và giáo lý của tám tông phái Phật giáo chính yếu ở Nhật Bổn vào thời của tác giả, đó là 6 tông phái du nhập vào Nhật Bổn ở Thời Đại Nại Lương và 2 tông phái do Tối Đằng (Saicho) và Không Hải (Kukai) đưa vào Nhật Bổn trong Thời Đại Bình  An. VÌ vậy có thể nói rằng tác phẩm này là sách nhập môn đưa vào Phật giáo Nhật Bổn.

Quyển thượng gồm một bài mở đầu và những phần nói về phái Câu Xá tông (Kusha), Thành Thật tông (Jojitsu), và Luật tông. Quyển hạ nói về các phái Pháp Tướng tông (Hosso), Tam Luận tông (Sanron), Thiên Thai tông (Tendai), Hoa Nghiêm tông (Kegon) và Chân Ngôn tông (Shingon), kế tiếp là những lời bình  luận đơn giản về hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông.

137/ Tam Giáo Chỉ Qui

3 quyển. Do Không Hải (Kubai) soạn Tạng Ngoại.

Sách này của Không Hải (Kukai), vị khai tổ của phái Chân Ngôn (Shingon), có thể được coi như tuyên ngôn của tác giả về chí hướng xuất gia đi tu, và cũng là tác phẩm đầu tiên của ngài. Nhan đề có nghĩa là “chỉ về những mục tiêu của ba giáo lư.”

Bản sơ thảo của sách lúc đầu đặt tên là “Lung Cổ Chỉ Qui” (“chỉ về mục tiêu cho người điếc và mù”), bắt đầu viết khi tác giả 18 tuổi, và tới khi 24 tuổi ngài hoàn thành bản đã sửa chữa này.

“Tam Giáo” là ba tôn giáo Nho giáo, Lăo giáo và Phật giáo. Trong sách này Không Hải bàn luận và so sánh những ưu và khuyết điểm của chúng, và xác quyết rằng việc trở thành một tăng sĩ Phật giáo mới đích thực là biểu hiện lòng hiếu thảo – ngài muốn biện hộ cho hành động đi tu của mình đối với lời chỉ trích của những người trong gia đ́nh.

138/ Mạt Pháp Đãng Minh Ký

1 quyển. Tạng Ngoại.

Nhan đề có nghĩa là “luận về ngọn đèn ở thời mạt pháp.” Thời trước có những người cho rằng sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, việc tu trì những giáo lý chân chính của ngài sẽ dần dần bị sao lăng, trải qua ba thời kỳ suy thoái từ “chánh pháp” tới “tượng pháp” và “mạt pháp”. Trong sách này biện luận rằng vì những ngày mạt pháp đã gần kề, đừng nên loại bỏ những tăng sĩ nào không tu trì đầy đủ những giới luật của tự viện. Sách này chỉ trích chủ trương của những tông phái Phật giáo bắt nguồn từ thời đại Nại Lương cho rằng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những giáo qui của Tiểu Thừa đối với những người xuất gia tu hành.

Những ý kiến trong sách nhận được sự hoan nghênh từ những tông phái mới của thời đại Liêm Thương (Kamakura) sau này, và nhiều nhà lãnh đạo tông giáo của thời đại đó đã trích dẫn tác phẩm này trong các sách của họ để biện minh cho tình trạng tu hành của tăng sĩ vào thời mạt pháp. VÌ vậy có thể có đây là tác phẩm đã tạo ảnh hưởng quan trọng cho thái độ đối với giới luật tu hành của Phật giáo Nhật Bổn về sau này.

139/ Thập Thất Điều Hiến Pháp

Do Thái Tử Thánh Đức (Shotoku) soạn. Tạng Ngoại.

Nhan đề của sách “Thập Thất Điều Hiến Pháp” (mười bảy điều khoản hiến pháp) được ghi trong “Nhật Bổn Thư Kỷ” là “Hiến Pháp Thập Thất Điều.” Đây là cuốn sách luật xưa cũ nhất của Nhật Bổn.

Như nhan đề cho thấy, sách này bao gồm 17 điều khoản, nhưng không giống các sách về luật pháp và hiến pháp ngày nay, thật ra nó gồm những điều khuyên răn về chính trị và đạo đức dành cho các quan lại và những người cầm đầu các gia tộc nhiều quyền thế đương thời. Nội dung nhấn mạnh vào những vấn đề như tôn kính uy quyền của thiên hoàng, và sự cai trị công minh; nhưng toàn bộ tác phẩm bao hàm tinh thần Phật giáo, và cũng có những đoạn nói tới đạo đức của Nho giáo.

Những câu như “Dĩ ḥa vi quí” và “Tôn kính Tam Bảo” trong điều khoản thứ nhất và thứ nh́ đã trở thành nổi tiếng; trong khi câu “Sự quyết định về những vấn đề trọng đại không thể cho một cá nhân đơn độc quyết đoán,” trong điều khoản 17 và cuối cùng, có thể coi như đi tiên phong đối với tư tưởng dân chủ ngày nay.

PHẬT NÓI KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO (1)

Hán dịch: Ngài Thực Soa Nan Đà dịch chữ Phạn ra chữ Hán

Việt dịch: Thích Tâm Châu

(Chánh Tân Tu Đại Tạng, Tập 15, Kinh Tập bộ, Tr. 157, Số hiệu 0600 , 1, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, Đường Thật Xoa Nan Đà dịch.

 

Chính tôi được nghe (2): Một thời kia đức Phật ở chốn Long Cung: Sa Kiệt La (3), cùng với tám nghìn chúng Đại Tỳ kheo và ba vạn hai nghìn vị Đại Bồ tát. (4)

Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long Vương rằng: “Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.

Này Long Vương! Ông có thấy những vị đương trong hội này cũng như những hình sắc của mọi loài trong đại hải này, đều khác nhau không?

Như thế, hết thảy không phải do tâm tạo ra thiện và bất thiện của nghiệp thân, nghiệp miệng, nghiệp ý mà có những hình sắc ấy là gì?

Song, TÂM không có SẮC, không thể nào nhận thấy được. Và, đó chỉ là sự giả dối của mọi pháp hợp tập gây nên, rốt ráo không có chủ, không có ta, cũng không có cái gì của ta. Tuy đều tùy nghiệp hiện ra không đồng, mà trong ấy thực không có tác giả, nên hết thảy pháp đều không thể nghĩ, bàn được về tự tính như huyễn của nó.

Bậc trí giả biết thế rồi, nên tu thiện nghiệp và do đó sẽ sinh ra năm UẨN (5), mười hai XỨ (6), mười tám GIỚI (7)... đều được đoan chính, ai trông thấy cũng đều vui vẻ không chán.

Này Long Vương! Ông xem thân của Phật, từ trăm, nghìn, ức phúc đức sinh ra, mọi tướng trang nghiêm, ánh sáng rực rỡ, tỏa khắp đại chúng; dù có đến vô lượng ức vị Tự Tại Phạm Vương cũng không thể hiển hiện như thế được. Ai được chiêm ngưỡng thân của Như Lai lại không lóa mắt!

Ông lại xem thân của các vị Đại Bồ tát đây, diệu sắc nghiêm tịnh, hết thảy đều do tu tập phúc đức thiện nghiệp sinh ra.

Lại, các hàng Thiên, Long bát bộ (8)..., có uy thế lớn cũng bởi phúc đức thiện nghiệp sinh ra.

Và, ngay như trong đại hải này có những chúng sinh hình sắc thô xấu, hoặc lớn hoặc nhỏ cũng đều do những tưởng niệm nơi tự tâm, tạo ra những nghiệp bất thiện của thân, miệng, ý, nên tùy nghiệp, họ tự chịu lấy báo thân như thế.

Nay ông thường nên tu, học như thế và cũng nên làm sao cho chúng sinh hiểu thấu nhân quả, tu tập thiện nghiệp như thế. Được thế, nhân chỗ chính kiến bất động ấy ông sẽ không rơi vào đoạn kiến, thường kiến (9). Đối với những ruộng phúc (10) các ông hoan hỷ, cung kính, cúng dường, nên các ông cũng được Nhân, Thiên tôn kính, cúng dường.

Long Vương nên biết! Bồ tát có một pháp dứt được hết thảy khổ não trong mọi đường ác.

Một pháp ấy là gì?

Nghĩa là ngày đêm thường nhớ, nghĩ, quán sát thiện pháp, làm cho những thiện pháp ấy, niệm niệm tăng trưởng và không dung hào phân bất thiện nào xen vào. Thế tức là hay khiến mọi ác dứt hẳn, thiện pháp viên mãn, thường được thân cận chư Phật, Bồ tát và Thánh Chúng.

Thiện pháp ấy là gì? Nghĩa là, thân của Nhân, Thiên, đạo Bồ Đề của hàng Thanh văn, đạo Bồ Đề của hàng Độc Giác và đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, đều y vào pháp ấy làm căn bản mà được thành tựu, nên gọi là thiện pháp. Và, thiện pháp ấy tức là mười thiện nghiệp đạo. Những gì là mười?

Nghĩa là, xa hẳn những nghiệp: sát sinh, trộm cắp, tà hạnh; nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, nói khéo; tham dục, giận dữ và tà kiến.

Này Long Vương! Nếu tránh nghiệp sát sinh, liền thành tựu được mười pháp lìa xa phiền não. Những gì là mười? Một là, phổ thí đức vô úy đối với mọi chúng sinh. Hai là, thường khởi tâm đại từ đối với chúng sinh. Ba là, dứt hẳn hết thảy tập khí (11) giận dữ. Bốn là, thân thường không có tật bệnh. Năm là, thọ mệnh lâu dài. Sáu là, thường được hàng Phi nhân (12) thủ hộ. Bảy là, thường không ác mộng, thức, ngủ vui vẻ. Tám là, diệt trừ oán kết, mọi oán tự giải. Chín là, không sợ sa vào đường ác. Mười là, sau khi mệnh mất được sinh lên cõi trời. Ấy là mười pháp. Nếu đem mười pháp ấy hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, được quả vị Phật, thọ mệnh sẽ tùy tâm tự tại.

Lại nữa, Long Vương! Nếu xa lìa nghiệp trộm cắp, liền được mười pháp có thể bảo đảm, tin tưởng. Những gì là mười? Một là, của cải đầy dẫy, vua, giặc, nước, lửa và con hư không không thể làm tan mất được. Hai là, nhiều người yêu mến. Ba là, người không lừa gạt. Bốn là, mười phương khen ngợi. Năm là, không lo tổn hại. Sáu là, tiếng lành đồn xa. Bảy là, ở chốn đông người không sợ. Tám là, của cải, thọ mệnh, hình sắc, sức lực, yên vui, biện tài đầy đủ không thiếu. Chín là, thường sẵn lòng bố thí. Mười là, sau khi mệnh mất được sinh lên cõi trời. Ấy là mười pháp. Nếu đem mười pháp ấy hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, chứng được trí thanh tịnh Đại Bồ Đề.

Lại nữa, Long Vương! Nếu xa lìa nghiệp tà hạnh, liền được bốn pháp mà bậc trí giả khen ngợi. Những gì là bốn? Một là, mọi căn điều hòa, thuận lợi. Hai là, xa hẳn sự xôn xao. Ba là, được đời khen ngợi. Bốn là, vợ không bị ai xâm phạm. Ấy là bốn pháp. Nếu đem bốn pháp ấy hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, được cái tàng tướng ẩn mật của Phật, Đại Trượng Phu.

Lại nữa, Long Vương! Nếu xa lìa nghiệp nói dối, liền được tám pháp mà chư Thiên khen ngợi. Những gì là tám? Một là, miệng thường thơm, sạch như hoa sen. Hai là, được mọi người đời tín phục. Ba là, nói lời thành chứng, Nhân, Thiên kính ái. Bốn là, thường đem lời dịu dàng, an ủi chúng sinh. Năm là, được ý vui thù thắng (13) ba nghiệp thanh tịnh. Sáu là, nói không lầm lẫn, tâm thường hoan hỷ. Bảy là, nói lời tôn trọng, Nhân, Thiên vâng làm. Tám là, trí tuệ thù thắng, không ai có thể chế phục được. Ấy là tám pháp. Nếu đem tám pháp ấy hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, liền được chân thực ngữ của Như Lai.

Lại nữa, Long Vương! Nếu xa lìa nghiệp hai lưỡi, liền được năm pháp không thể phá hoại. Những gì là năm? Một là, được thân bất hoại, không gì có thể hoại được. Hai là, được quyến thuộc bất hoại, không gì có thể phá được. Ba là, được lòng tin bất hoại, thuận theo bản nghiệp. Bốn là, được pháp hạnh bất hoại, chỗ tu kiên cố. Năm là, được thiện tri thức bất hoại, không bị lừa dối. Ấy là năm pháp. Nếu đem năm pháp ấy hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, được quyến thuộc chân chính, các ma ngoại đạo không thể làm tan hoại được.

Lại nữa, Long Vương! Nếu xa lìa nghiệp ác khẩu, liền thành tựu được tám thứ tịnh nghiệp. Những gì là tám? Một là, lời nói không trái pháp độ. Hai là, lời nói ra đều lợi ích. Ba là, lời nói quyết định hợp lý. Bốn là, lời nói đẹp đẽ. Năm là, lời nói ra người ta thừa lĩnh được. Sáu là, lời nói ra người ta tin dùng. Bảy là, lời nói không thể chê trách được. Tám là, lời nói ra người ta đều ưa thích. Ấy là tám pháp. Nếu đem tám pháp ấy, hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, đầy đủ Phạm âm thanh tướng của Như Lai.

Lại nữa, Long Vương! Nếu xa lìa nghiệp nói khéo, liền thành tựu được ba thứ quyết định. Những gì là ba? Một là, quyết định được bậc trí nhân yêu mến. Hai là, quyết định thường dùng trí tuệ như thực vấn đáp. Ba là, quyết định đối với Nhân, Thiên uy đức tối thắng, không có dối trá. Ấy là ba pháp. Nếu đem ba pháp ấy, hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, được Như Lai thụ ký, đều không luống dối.

Lại nữa, Long Vương! Nếu xa lìa tham dục, liền thành tựu được năm thứ tự tại. Những gì là năm? Một là, ba nghiệp tự tại, mọi căn đầy đủ. Hai là, của cải tự tại, hết thảy oán tặc không hề cướp đoạt. Ba là, phúc đức tự tại, tùy tâm muốn gì, vật dụng đều đủ. Bốn là, vương vị tự tại, đồ vật quý lạ đều đem phụng hiến. Năm là, những vật được dùng, thù thắng gấp trăm lần bản tâm mong cầu, vì thời trước không bỏn xẻn, ghen ghét. Ấy là năm pháp. Nếu đem năm pháp ấy, hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng, Chính giác, sau khi thành Phật, ba cõi (14) đặc biệt tôn trọng và đều cung kính, cúng dường.

Lại nữa, Long Vương! Nếu xa lìa giận dữ, liền được tám thứ tâm pháp hỷ duyệt. Những gì là tám? Một là, không có tâm làm tổn não ai. Hai là, không có tâm giận dữ. Ba là, không có tâm gây sự kiện cáo. Bốn là, có tâm nhu hòa, ngay thực. Năm là, được từ tâm của bậc Thánh giả. Sáu là, tâm thường làm việc lợi ích, an vui cho chúng sinh. Bảy là, thân tướng đoan nghiêm, chúng đều tôn kính. Tám là, vì sự hòa nhẫn, chóng sinh lên thế giới Phạm thiên. Ấy là tám pháp. Nếu đem tám pháp ấy hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, được tâm vô ngại của Phật, người trông không chán.

Lại nữa, Long Vương! Nếu xa lìa tà kiến, liền thành tựu được mười pháp công đức. Những gì là mười? Một là, được ý vui chân thiện và bạn bè chân thiện. Hai là, thâm tín nhân quả, thà bỏ thân mệnh trọn không làm ác. Ba là, chỉ quy y Phật, không quy y các Thiên thần. Bốn là, lòng ngay, thấy chính, lìa hẳn hết thảy lưới ngờ: tốt, xấu. Năm là, thường sinh trong cõi Nhân, Thiên, không sa đường ác. Sáu là, vô lượng phúc tuệ, dần dần thêm hơn. Bảy là, lìa hẳn tà đạo, tu hành Thánh đạo. Tám là, không khởi thân kiến (15) bỏ mọi nghiệp ác. Chín là, trụ vào kiến giải vô ngại. Mười là, không sa vào những nạn xứ. Ấy là mười pháp. Nếu đem mười pháp ấy hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, mau chứng hết thảy pháp của Phật, thành tựu thần thông tự tại.

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Long Vương rằng: “Nếu có vị Bồ tát nào y vào thiện nghiệp ấy, trong khi tu đạo, xa lìa nghiệp sát hại, chăm làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, được sống lâu không chết non và không bị hết thảy oán tặc làm tổn hại.

Xa lìa nghiệp không cho mà lấy, chăm làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, được sự tối thắng, không ai sánh kịp và đều hay tập hợp đầy đủ những pháp tạng của chư Phật.

Xa lìa nghiệp không đúng Phạm hạnh, chăm làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, mà mình trinh thuận, mẹ và vợ, con, không ai thường đem lòng dục mà nhìn ngó ngoài.

Xa lìa lời nói dối trá, chăm làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, tránh mọi hủy báng, thu giữ chính pháp, như lời thệ nguyện của mình, việc làm quyết định kết quả.

Xa lìa lời ly gián, chăm làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, quyến thuộc hòa mục, đồng vui một chí, thường không có sự tranh đấu ngang trái.

Xa lìa lời thô ác, chăm làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, hết thảy chúng hội, hoan hỷ quy y và lời nói ra ai cũng đều tín thụ, không chút trái nghịch.

Xa lìa lời nói vô nghĩa, chăm làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, lời nói không hư thiết, người đều kính thụ, hay dùng thiện phương tiện, dứt mọi ngờ vực.

Xa lìa tâm tham cầu, chăm làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, hết thảy vật sở hữu, đều đem ban cấp, tín giải kiên cố, đủ uy lực lớn.

Xa lìa tâm bực tức, chăm làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, chóng tự thành tựu tâm trí vô ngại, mọi căn nghiêm trang, tốt đẹp, ai thấy cũng đều kính ái.

Xa lìa tâm tà đảo, chăm làm bố thí, thường giàu của báu, kông ai xâm đoạt, thường sinh vào nhà kính tín chính kiến, thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng và thường không quên mất tâm Đại Bồ Đề.

Ấy là bậc Đại Sĩ trong khi tu đạo Bồ tát, làm mười nghiệp thiện, dùng bố thí trang nghiêm, được lợi ích lớn.”

Như thế, Long Vương! Thiết yếu mà nói, thực hành mười thiện đạo, dùng trì giới trang nghiêm, hay sinh hết thảy nghĩa lợi của Phật Pháp và đầy đủ đại nguyện. Dùng nhẫn nhục trang nghiêm, được viên âm của Phật, đủ mọi tướng tốt. Dùng tinh tiến trang nghiêm hay phá ma oán, nhập Pháp tạng của Phật. Dùng thiền định trang nghiêm, hay sinh niệm, tuệ, tàm quý, khinh an (16). Dùng trí tuệ trang nghiêm, hay dứt hết thảy phân biệt vọng kiến.

Lòng từ trang nghiêm, đối với chúng sinh không khởi não hại. Lòng bi trang nghiêm, thương mọi chúng sinh thường không chán bỏ. Lòng hỷ trang nghiêm, thấy người tu thiện, tâm không hiềm ghét. Lòng xả trang nghiêm, đối cảnh thuận, nghịch, tâm không thương, giận.

Bốn nhiếp pháp (17) trang nghiêm, thường siêng nhiếp hóa hết thảy chúng sinh.

Niệm xứ trang nghiêm, khéo hay tu tập bốn quán niệm xứ (18). Chính cần (19) trang nghiêm, đều hay dứt trừ hết thảy bất thiện pháp, thành hết thảy thiện pháp. Thần túc (20) trang nghiêm, thường khiến thân tâm vui vẻ, nhẹ nhàng. Năm căn (21) trang nghiêm, thâm tín kiên cố, tinh cần không biếng, thường không mê vọng, vắng lặng điều thuận, dứt mọi phiền não. Năm lực (22) trang nghiêm, mọi oán diệt hết, không gì hoại được. Giác chi (23) trang nghiêm, thường khéo giác ngộ hết thảy mọi pháp. Chính đạo (24) trang nghiêm, được chính trí tuệ, thường hiện ở trước. CHỈ trang nghiêm nên gột bỏ được hết thảy kết sử. QUÁN trang nghiêm nên hay như thực biết được tự tính của mọi pháp. PHƯƠNG TIỆN trang nghiêm, chóng thành đầy đủ sự vui vô vi.

Long Vương nên biết! “Mười nghiệp thiện ấy hay khiến mười LỰC (25), bốn pháp VÔ ÚY (26), mười tám pháp BẤT CỘNG (27) cùng hết thảy Phật Pháp đều được viên mãn. Vì thế, các ông nên siêng tu học”.

Này Long Vương! ví như hết thảy thành, ấp, làng, xóm, đều y vào đại địa mà được an trụ, hết thảy dược thảo, cỏ cây, rừng rú cũng y vào đại địa mà được sinh trưởng; mười thiện đạo ấy cũng lại như thế: Hết thảy Nhân, Thiên y vào đó mà an lập; hết thảy Thanh văn, Độc giác, Bồ Đề, mọi hạnh Bồ tát và hết thảy Phật Pháp, cùng y vào đại địa của mười thiện mà được thành tựu”.

Đức Phật nói kinh này rồi, Sa Kiệt La Long Vương cùng toàn thể đại chúng hết thảy thế gian Thiên, Nhân, A tu la... đều rất hoan hỷ, tín thụ phụng hành.

Chú Thích:

1) Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo là cuốn kinh số 600 trong Đại Tạng Kinh do Ngài Thực Xoa Nan Đà (Siksànanda: Tàu dịch là Học Hỷ) dịch chữ Phạm ra chữ Hán.

2) Chính tôi được nghe: Là lời Tôn Giả A Nan tự xưng. (Xem thêm nơi kinh tội phúc báo ứng có giải kỹ) Ít lâu sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, chư vị Thánh Tăng nhóm họp lại để kết tập những lời Phật dạy. Tôn Giả A Nan được đề cử tụng Kinh tạng, do đó, đầu mỗi kinh đều có ghi câu “Chính tôi được nghe”, để chứng tín.

3) Sa Kiệt La (Sàgara): Tàu dịch là Hàm Hải (bể nước mặn).

4) Tỳ kheo (Bhiksu): Trung Hoa dịch là “Khất sĩ”. Nghĩa là người tu hành, trên cầu đạo của chư Phật để tu tỉnh, dưới đi xin ăn nơi quần chúng để tiện hóa độ. Tỳ kheo có hai phái. Phái nam gọi là Tỳ kheo giữ 250 giới. Phái nữ gọi là Tỳ kheo ni (Bhiksuni) giữ 348 giới.

Bồ tát (Bodhisattva): Gọi đủ là Bồ đề tát đỏa. Trung Hoa dịch nghĩa là “Giác hữu tình”. Nghĩa là những vị phát đại tâm, vì chúng sinh cầu đạo vô thượng, và luôn luôn giác ngộ chúng sinh thành vô thượng đạo.

5) Năm uẩn: Có chỗ gọi năm ấm. Là năm thứ ngăn che mất chân tính. Năm thứ ấy là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức.

6) Mười hai xứ: Có chỗ gọi là mười hai nhập. Tức là sáu căn: nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý và sáu trần (cảnh): sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

7) Mười tám giới: Là sáu căn, sáu trần như trên và thêm sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức thành 18 giới.

8) Thiên, Long bát bộ: Là nói bao quát tám bộ chúng thường tới nghe Phật thuyết pháp và hộ trì chính pháp mà mắt người không thể trông thấy được. Tám bộ ấy là:

1) Thiên (Deva: các vị trong cõi trời).

2) Long (Nàga: rồng là loài vua dưới nước).

3) Dạ Soa (Yaksa: quỷ thần bay trên không; cũng có chỗ gọi là Dược Soa).

4) Càn Thát Bà (Gandharva: dịch là Hương Ấm, là Nhạc Thần trong cung vua Đế Thích).

5) A tu la (Asura: dịch là Phi Thiên, tức là một loại quỷ thần có phúc báo gần như trời...).

6) Ca Lâu La (Garuda: dịch là Kim Sí Điểu).

7) Khẩn Na La (Kimnara: dịch là Ca Thần cũng là vị Nhạc thần trong cung vua Đế Thích).

8) Ma Hầu La Già (Mahoraga: dịch là Đại Mãng Thần, tức là loài địa long vậy).

9) Đoạn kiến, thường kiến: Đây là hai thứ kiến giải của những con người thiên chấp. Đoạn kiến là không tin nghiệp quả, cố chấp thân tâm con người chết đi là hết không tục sinh nữa, phóng tâm làm ác, không sợ hậu báo. Thường kiến là cố chấp thân tâm con người thường trụ không gián đoạn mặc dầu trải qua thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai, do đó tạo những nghiệp thiện, ác cho là không quan hệ gì đến sự sướng, khổ của thân này.

10) Những ruộng phúc: Là nơi gieo trồng mầm phúc đức. Ruộng phúc phân tích có 8, nhưng bao quát lại thời có 3 thứ: 1) Cung kính chư Phật, Thánh nhân, chư Tăng gọi là Kính điền. 2) Hiếu thuận với những người có ân như: cha mẹ, Hòa Thượng, A Xà Lê... gọi là Ân điền. 3) Thương xót, cứu giúp chúng sinh cùng những người yếu đau gọi là Bi điền.

11) Tập khí: Là một vọng hoặc trong 3 vọng hoặc của Đại thừa giáo. Tập khí thông thường gọi là thói quen. Là cái khí tập do sự huân tập mà thành. Ngài Xá Lợi Phất đã dứt được chủng tứ của sân hoặc, nhưng khi hoàn cảnh xúc động tới, khí sân còn thôi thúc thân tâm.

12) Phi nhân: Là chỉ vào các hàng quỷ thần.

13) Thù thắng: Là chỉ cho những sự siêu tuyệt, mà đời khó có.

14) Ba cõi: Cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc.

15) Thân kiến (Satkàyadrsti): Tà kiến đối với thân chấp là thực ngã.

16) Niệm, tuệ, tàm quý, khinh an: Đây là nói về những tâm sở thiện phát hiện trong khi nhập định. Xem về Duy thức học sẽ rõ.

17) Bốn nhiếp pháp: Nghĩa là 4 phương pháp nhiếp phục, hóa độ chúng sinh. Bốn phương pháp ấy là: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.

18) Bốn niệm xứ: Tức là 4 pháp quán niệm: quán thân bất tịnh, quán thụ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.

19) Chính cần: 4 pháp cố gắng hành trì một cách chân chính: 1) Điều ác đã sinh, làm cho dứt hẳn. 2) Điều ác chưa sinh, làm cho không thể sinh được. 3) Điều thiện chưa sinh làm cho chóng sinh. 4) Điều thiện đã sinh làm cho tăng trưởng.

20) Thần túc: còn gọi là 4 như ý túc: Tức là 4 pháp thực hành làm cho sự tu thiền được đầy đủ như ý bằng sự linh diệu:Dục, niệm, tiến và tuệ.

21) Năm căn: Tín, tinh tiến, niệm, định và tuệ.

22) Năm lực: Tín lực, tinh tiến lực, niệm lực, định lực và tuệ lực.

23) Giác chi: Tức là 7 ngành giác ngộ: Trạch pháp, tinh tiến, hỷ, khinh an, niệm, định và hành xả.

24) Chính đạo: Tức là 8 chính đạo: Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm và chính định.

25) Mười lực: Đây là 10 lực của Như Lai:

1. Trí lực biết chỗ giác ngộ, hay chẳng phải chỗ giác ngộ.

2. Trí lực biết nhân quả nghiệp báo 3 đời của chúng sinh.

3. Trí lực biết mọi phép thiền giải thoát tam muội.

4. Trí lực biết mọi pháp thiền định và 8 giải thoát tam muội.

5. Trí lực biết mọi tri giải.

6. Trí lực biết mọi cảnh giới.

7. Trí lực biết được chỗ sẽ đến của mọi đường (đạo).

8. Trí lực biết dùng thiên nhãn không chướng ngại.

9. Trí lực biết túc mệnh vô lậu.

10. Trí lực biết dứt hẳn tập khí.

(26) Bốn pháp vô úy: Là bốn pháp nói về tâm hóa độ tha nhân không khiếp sợ. Vô úy có hai: Vô úy của Bồ tát và Vô úy của Phật:

A. Vô úy của Phật:

1) Nhất thiết trí vô úy. 2) Lậu tận vô úy. 3) Chướng đạo vô úy. 4) Tận khổ đạo vô úy.

B. Vô úy của Bồ tát:

1) Ghi nhớ không quên nên thuyết pháp không sợ.

2) Biết pháp dược và biết căn tính chúng sinh nên thuyết pháp không sợ.

3) Khéo hay vấn đáp nên thuyết pháp không sợ.

4) Hay ngắt dứt nỗi ngờ của chúng sinh nên thuyết pháp không sợ.

27) Mười tám pháp bất cộng: Vì không cộng đồng với các hàng Nhị thừa và Bồ tát, nên 18 công đức này chỉ có ở nơi Phật nên gọi là “bất cộng”: 1) Thân không lầm.

2) Miệng không lầm.

3) Niệm không lầm.

4) Không có tưởng khác.

5) Không có cái gì là không định tâm.

6) Không có cái gì là không biết xả.

7) Lòng mong muốn độ sinh không diệt.

8) Tinh tiến không diệt.

9) Niệm không diệt.

10) Tuệ không diệt.

11) Giải thoát không diệt.

12) Giải thoát tri kiến không diệt.

13) Hết thảy nghiệp thân làm theo trí tuệ.

14) Hết thảy nghiệp khẩu làm theo trí tuệ.

15) Hết thảy nghiệp ý làm theo trí tuệ.

16) Trí tuệ biết được đời quá khứ không bị chướng ngại.

17) Trí tuệ biết được đời vị lai không bị chướng ngại.

18) Trí tuệ biết được đời hiện tại không bị chướng ngại.

 Lời nói đầu

Phẩm “Công Đức của Bồ-tát sơ phát tâm” này được trích từ Kinh Hoa Nghiêm bộ 60 quyển, còn phần giảng giải thì được trích từ quyển Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký của ngài Hiền Thủ.

Trong quá trình dịch thuật từ Hán sang Việt, chúng tôi rất cố gắng để bản dịch được tương đối nhất, nhưng nhất định không tránh được thiếu sót. Những câu dịch nào, bản thân chúng tôi thấy nghi ngại trong quá trình dịch thuật cũng như chưa hiểu được ý nghĩa của nó, chúng tôi đều có ghi chú văn Hán của bản gốc, hy vọng ai có nhân duyên đọc qua, góp được ý nào cho thì xin giúp giùm. Địa chỉ email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. (Dạ phải có chữ vn thì chúng tôi mới nhận được thư)

Xin chân thành cám ơn rất nhiều. Chân Hiền Tâm

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG HOA NGHIÊM KINH
Quyển 9

Phẩm XIII:
CÔNG ĐỨC CỦA BỒ-TÁT SƠ PHÁT TÂM

Lúc đó, Thiên Đế Thích bạch với Bồ-tát Pháp Tuệ rằng: “Thưa Phật tử! Bồ-tát sơ phát tâm phải thành tựu bao nhiêu công đức tạng?”.

Pháp Tuệ đáp rằng: “Thưa Phật tử! Chỗ này thậm thâm, khó biết, khó tin, khó hiểu, khó nói, khó thông, khó phân biệt. Tuy nhiên tôi sẽ nương vào thần lực của Phật diễn nói đầy đủ. Thưa Phật tử! Giả như có người cúng dường tất cả vật dụng ưa thích cho chúng sinh trong a-tăng-kỳ thế giới ở phương đông đến một kiếp. Sau đó, dạy họ tịnh tu Ngũ giới. Với phương tây, phương bắc, phương nam, phương trên, phương dưới và bốn phương góc cũng đều như thế. Thưa Phật tử ! Ý Phật tử thế nào? Công đức người kia có nhiều chăng?”

Đế Thích đáp: “Thưa Phật tử! Trừ chư Như Lai, còn lại tất cả đều không thể lường được công đức của người ấy”.

Bồ-tát Pháp Tuệ nói với Đế Thích rằng: “Thưa Phật tử! Công đức tạng của Bồ-tát sơ phát tâm, trăm phần công đức của người kia chẳng bằng một. Ngàn phần, trăm ngàn phần, ức phần, trăm ức phần, ngàn ức phần, trăm ngàn ức phần, trăm na-do-tha phần, ngàn na-do-tha phần, trăm ngàn na-do-tha phần, ức na-do-tha phần, trăm ức na-do-tha phần, ngàn ức na-do-tha phần, trăm ngàn ức na-do-tha phần cho đến phần công đức không thể tính, không thể thí dụ, không thể nói của người đó cũng chẳng bằng một.

“Thưa Phật tử! Lại có thí dụ như vầy : Giả như có người cúng dường tất cả vật dụng ưa thích cho chúng sinh trong mười a-tăng-kỳ thế giớimười phương đến trăm kiếp. Sau đó, dạy họ tịnh tu Thập thiện. Dạy tu Thập thiện rồi, lại cúng dường tất cả vật dụng ưa thích đến ngàn kiếp. Sau đó dạy họ tịnh tu Tứ thiền. Dạy Tứ thiền rồi, lại cúng dường tất cả vật dụng ưa thích đến trăm ngàn kiếp. Sau đó dạy họ hành Tứ vô lượng tâm. Lại cúng dường tất cả vật dụng ưa thích đến ức kiếp. Sau đó dạy họ hành Tứ vô sắc định. Lại cúng dường tất cả vật dụng ưa thích đến trăm ngàn kiếp. Sau đó dạy khiến họ được quả Tu-đà-hoàn. Lại cúng dường tất cả vật dụng ưa thích đến ngàn ức kiếp. Sau đó dạy khiến họ được quả Tư-đà-hàm. Lại cúng dường tất cả vật dụng ưa thích đến trăm ngàn ức kiếp. Sau đó dạy khiến họ được quả A-na-hàm. Lại cúng dường tất cả vật dụng ưa thích đến ức na-do-tha kiếp. Sau đó dạy khiến họ được quả A-la-hán. Lại cúng dường tất cả vật dụng ưa thích đến ngàn ức na-do-tha kiếp. Sau đó dạy họ thành hết Duyên giác. Thưa Phật tử! Ý Phật tử thế nào? Công đức của người đó có nhiều chăng?”

Đế Thích đáp rằng: “Thưa Phật tử ! Công đức của người đó, chỉ trừ chư Phật, còn lại tất cả đều không thể biết”.

Pháp Tuệ nói: “Thưa Phật tử! Tạng công đức của Bồ tát sơ phát tâm, trăm phần, ngàn phần, cho đến phần công đức không thể tính, không thể thí dụ, không thể nói của người đó cũng chẳng bằng một. Vì sao? Thưa Phật tử! Vì thời sơ phát tâm của chư Phật, không vì cúng dường tất cả vật dụng ưa thích cho chúng sinh trong mười a-tăng-kỳ thế giới thuộc mười phương, trong trăm kiếp cho đến ngàn ức na-do-tha kiếp mà xuất hiện ở đời ; Cũng không vì dạy chúng sinh tịnh tu Ngũ giới, Thập thiện, Tứ thiền, Tứ vô lượng tâm, Tứ vô sắc định, quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đạo Bích-chi-phật mà xuất hiện ở đời. Thưa Phật tử! Vì muốn Phật chủng không đoạn nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn đầy khắp tất cả mười phương giới nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn độ thoát tất cả chúng sinh nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn biết hết tất cả thành hoại của thế giới nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn biết hết sự sinh khởi tịnh nhiễm của chúng sinh trong tất cả thế giới nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn biết tự tánh thanh tịnh của tất cả thế giới nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn biết phiền não tập khí hư vọng của tất cả quần sinh nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn biết hết tất cả chúng sinh chết đây sinh kia nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn biết các căn phương tiện của tất cả chúng sinh nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn biết hết tâm tâm sở niệm của tất cả chúng sinh nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn phân biệt hết tất cả chúng sinh trong ba đời nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn biết hết cảnh giới bình đẳng của tất cả chư Phật nên phát tâm bồ-đề”.

“Thưa Phật tử! Lại có thí dụ như vầy : Giả như có người, trong khoảng một niệm, có thể qua khỏi vô lượng thế giới ở phương đông. Người ấy dùng thần lực tự tại đó, từ phương đông này đi hết vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, vẫn không đến được biên tế của thế giới. Lại, thần lực tự tại của người thứ hai, trong khoảng một niệm, có thể đi hơn người trước vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp các thế giới người kia đã đi. Người thứ hai này, từ phương đông đi hết vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp vẫn không đến được biên tế của thế giới. Lại, thần lực của người thứ ba, trong khoảng một niệm, có thể đi hơn người thứ hai vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp thế giới người thứ hai đã đi. Lại, thần lực của người thứ tư, trong khoảng một niệm, có thể đi hơn người thứ ba vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp thế giới người thứ ba đã đi. Lại, thần lực của người thứ năm, trong khoảng một niệm, có thể đi hơn người thứ tư vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp thế giới người thứ tư đã đi. Lại, thần lực của người thứ sáu, trong khoảng một niệm, có thể đi hơn người thứ năm vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp thế giới người thứ năm đã đi. Lại, thần lực của người thứ bảy, trong khoảng một niệm, có thể đi hơn người thứ sáu vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp thế giới người thứ sáu đã đi. Lại, thần lực của người thứ tám, trong khoảng một niệm, có thể đi hơn người thứ bảy vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp thế giới người thứ bảy đã đi. Lại, thần lực của người thứ chín, trong khoảng một niệm, có thể đi hơn người thứ tám vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp thế giới người thứ tám đã đi. Lại, thần lực của người thứ mười, trong khoảng một niệm, có thể đi hơn người thứ chín vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp thế giới người thứ chín đã đi. Người thứ mười đó, dùng thần lực tự tại tối thắng này, từ phương đông đi hết vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp, vẫn chẳng đến được biên tế của thế giới. Mười phương thế giới cũng lại như thế. Cứ lần lượt vậy cho đến người thứ một trăm. Người ấy cũng dùng thần lực tự tại tối thắng, trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp đến khắp mười phương, còn có thể liễu tri được biên tế của thế giới, nhưng với tạng công đức của Bồ-tát sơ phát tâm thì không thể biết. Vì sao? Vì tạng công đức của Bồ-tát sơ phát tâm không vì giới hạn trong thế giới chúng sinh này mà phát tâm bồ-đề. Đều vì tất cả thế giới chúng sinh ở mươi phương, vì muốn độ tất cả chúng sinh, vì muốn phân biệt biết tất cả thế giớiphát tâm bồ-đề. Vì muốn biết thế giới vi tế tức là đại thế giới, biết đại thế giới tức là thế giới vi tế, biết ít thế giới tức là nhiều thế giới, biết nhiều thế giới tức là ít thế giới, biết thế giới rộng tức là thế giới hẹp, biết thế giới hẹp tức là thế giới rộng, biết một thế giới tức là vô lượng vô biên thế giới, biết vô lượng vô biên thế giới tức là một thế giới, biết vô lượng vô biên thế giới nhập một thế giới, biết một thế giới nhập vô lượng vô biên thế giới, biết uế thế giới tức là tịnh thế giới, biết tịnh thế giới tức là uế thế giới, ở trong một lỗ lông đều phân biệt biết tất cả thế giới, ở trong tất cả thế giới đều phân biệt biết tánh một lỗ lông, biết tất cả thế giới xuất sinh tất cả thế giới, biết tất cả thế giới giống như hư không, vì muốn trong một niệm biết hết tất cả thế giới đều không sót mà phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề”.

“Thưa Phật tử! Lại có thí dụ như vầy: Giả như có người đối với vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới ở phương đông, trong khoảng một niệm, đều phân biệt biết số thành bại. Người này phương tiện tinh cần, niệm niệm thứ lớp trong vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp, muốn tính biết hết số thế giới thành bại ở phương đông, vẫn không thể biết. Lại, người thứ hai, đối với số thế giới thành bại trong vô lượng vô số a-tăng-kỳ kiếp của người thứ nhất, trong khoảng một niệm đã có thể biết rõ. Người này phương tiện tinh cần, niệm niệm thứ lớp trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, vẫn chưa biết hết số thế giới thành bại ở phương đông. Cứ như thế lần lượt cho đến người thứ mười. Người thứ mười đó, đối với số thế giới thành bại trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp của người thứ chín, trong khoảng một niệm, đã có thể biết rõ. Người này phương tiện tinh cần, niệm niệm thứ lớp trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, vẫn chưa thể biết hết số thế giới thành bại ở phương đông, cho đến mười phương cũng lại như thế. Song số thành bại của vô lượng vô biên thế giớimười phương còn có thể biết, tạng công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, không thể biết được. Vì sao? Vì công đức của đại Bồ-tát sơ phát tâm không vì giới hạn trong việc muốn biết kiếp số thành bại của thế giới này mà phát tâm bồ-đề. Đại Bồ-tát vì muốn biết hết kiếp số thành bại của tất cả thế giới nên phát tâm bồ-đề. Vì muốn biết trường kiếp tức là đoản kiếp, đoản kiếp tức là trường kiếp ; Biết một kiếp tức là bất khả số a-tăng-kì kiếp, bất khả số a-tăng-kì kiếp tức là một kiếp ; Biết tất cả kiếp có Phật, biết tất cả kiếp không Phật ; Biết trong một Phật kiếp có vô lượng Phật, biết trong vô lượng Phật kiếp có một Phật ; Biết trong dị kiếp có vô dị kiếp, biết trong vô dị kiếp có dị kiếp ; Biết hữu tận kiếp là vô tận kiếp, biết vô tận kiếp là hữu tận kiếp ; Biết vô lượng kiếp tức là nhất niệm, biết nhất niệm tức là vô lượng kiếp ; Biết tất cả kiếp nhập vào không kiếp, biết không kiếp nhập vào tất cả kiếp ; Vì muốn biết hết biên tế của quá khứ, vị lai cùng với kiếp số thành bại của tất cả thế giới trong hiện tại, nên phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề. Đây gọi là sơ đại thệ nguyện trang nghiêm của Bồ-tát. Đó là trí tuệ chiếu minh đều biết tất cả kiếp”.

“Thưa Phật tử! Lại có thí dụ như vầy : Giả như có người, trong khoảng một niệm, đều biết mọi thứ dục lạc của chúng sinh trong vô lượng vô số a-tăng-kì thế giới. Người này phương tiện tinh cần niệm niệm thứ lớp trong vô lượng vô số a-tăng-kì kiếp, chẳng thể biết hết mọi thứ dục lạc của chúng sinh trong các thế giới ở phương đông. Như vậy lần lượt cho đến người thứ mười. Người thứ mười này, đối với phương tiện tinh cần biết mọi thứ dục lạc của chúng sinh trong vô lượng vô số a-tăng-kì kiếp của người thứ chín, trong khoảng một niệm, thảy đều biết rõ. Người thứ mười đó, phương tiện tinh cần như thế, niệm niệm thứ lớp trong vô lượng vô số a-tăng-kì kiếp, vẫn chẳng thể biết hết mọi thứ dục lạc của chúng sinh trong tất cả thế giới ở phương đông. Cho đến mười phương cũng lại như vậy. Đối với mọi thứ dục lạc của chúng sinh trong vô lượng vô biên a-tăng-kì thế giớimười phương còn có thể biết hết, nhưng tạng công đức của Bồ-tát sơ phát tâm không thể biết được. Vì sao? Thưa Phật tử! Vì công đức của đại Bồ-tát sơ phát tâm không vì giới hạn trong việc muốn biết mọi thứ dục lạc trong thế giới chúng sinh này mà phát tâm bồ-đề. Vì muốn biết hết mọi thứ dục lạc trong tất cả thế giới chúng sinhmười phươngphát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề. Vì muốn biết vô lượng mọi thứ dục lạc tức là một dục lạc mà cũng không hoại tất cả dục tánh ; Muốn biết hết tất cả dục lạc hải của chúng sinh ; Muốn biết dục lạc của một chúng sinh tức là dục lạc của tất cả chúng sinh ; Muốn biết hết mọi thứ dục lạcquá khứ, hiện tạivị lai của tất cả chúng sinh ; Muốn biết hết dục tương tợ và dục không tương tợ ; Muốn biết tất cả dục tức là một dục, một dục tức là tất cả dục ; Muốn được đầy đủ lực của mọi dục lạcNhư Lai có ; Muốn biết hữu thượng dục, vô thượng dục ; Hữu dư dục, vô dư dục ; Đẳng dục, bất đẳng dục ; Hữu sở y dục, vô sở y dục ; Cộng dục, bất cộng dục ; Hữu biên dục, vô biên dục ; Thiện dục, bất thiện dục ; Thế gian dục, xuất thế gian dục ; Đại trí dục ; Tịnh dục ; Thắng dục ; Vô ngại trí dục ; Vô ngại trí Phật giải thoát dục ; Thanh tịnh dục, không thanh tịnh dục ; Dục rộng, dục hẹp ; Tế dục, thô dục mà phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề. Vì muốn biết hết tất cả chúng sinh mỗi một chúng sinh có 10 loại dục là : Nhân khổ sinh dục, phương tiện dục, hy vọng dục, trước vị dục, tùy nhân sinh dục, tùy duyên sinh dục, tận dục, nhất thiết dục. Đại bồ-tát sơ phát tâm vì muốn phân biệt rõ biết hết lưới dục này, nên phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề”.

“Thưa Phật tử ! Lại có thí dụ như vầy: Giả như có người, trong khoảng một niệm đều biết mọi thứ căn dục của chúng sinh trong vô lượng vô biên a-tăng-kì thế giới, rồi dùng phương tiện trí tuệ tinh cần đó, niệm niệm thứ lớp trong vô lượng vô số a-tăng-kì kiếp, chẳng thể biết hết mọi thứ căn của chúng sinh trong tất cả thế giới ở phương đông. Nói rộng cho đến … đều biết tất cả chúng sinh, mỗi chúng sinh đều có 10 loại căn”.

“Thưa Phật tử! Lại có thí dụ như vầy: Giả như có người, trong khoảng một niệm đều biết mọi thứ hy vọng của chúng sinh trong vô lượng vô biên a-tăng-kì thế giới ở phương đông. Nói rộng cho đến … đều biết tất cả chúng sinh, mỗi chúng sinh đều có 10 loại hy vọng”.

“Thưa Phật tử! Lại có thí dụ như vầy: Giả như có người, trong khoảng một niệm đều biết mọi thứ phương tiện của chúng sinh trong vô lượng vô biên a-tăng-kì thế giới. Nói rộng cho đến … đều biết tất cả chúng sinh. Mỗi chúng sinh đều có 10 loại phương tiện”.

“Thưa Phật tử! Lại có thí dụ như vầy: Giả như có người, trong khoảng một niệm đều biết niệm niệm tâm ý của chúng sinh trong vô lượng vô biên a-tăng-kì thế giới. Nói rộng cho đến … đều biết tất cả chúng sinh, mỗi chúng sinh đều có 10 loại tâm”.

“Thưa Phật tử! Lại có thí dụ như vầy: Giả như có người, trong khoảng một niệm đều biết mọi thứ nghiệp của chúng sinh trong vô lượng vô biên a-tăng-kì thế giới. Nói rộng cho đến … đều biết tất cả chúng sinh, mỗi chúng sinh đều có 10 loại nghiệp”.

“Thưa Phật tử! Lại có thí dụ như vầy: Giả như có người, trong khoảng một niệm đều biết mọi thứ phiền não của chúng sinh trong vô lượng vô biên a-tăng-kì thế giới ở phương đông. Người này tinh cần phương tiện, niệm niệm thứ lớp trong vô lượng vô số a-tăng-kì kiếp còn chẳng thể biết mọi thứ phiền não của tất cả chúng sinh ở phương đông. Lần lượt như vậy cho đến người thứ mười. Người thứ mười này, đối với chỗ biết của người thứ chín về mọi thứ phiền não của chúng sinh trong vô lượng vô số a-tăng-kì kiếp, trong khoảng một niệm đều phân biệt biết. Người này tinh cần phương tiện, niệm niệm thứ lớp trong vô lượng vô số a-tăng-kì kiếp, còn chẳng thể biết hết mọi thứ phiền não của tất cả chúng sinh, cho đến mười phương cũng lại như thế. Mọi thứ phiền não của tất cả chúng sinh thuộc thế giới của ông còn có thể biết được, tạng công đức của Bồ-tát sơ phát tâm không thể biết được. Vì sao? Thưa Phật tử! Vì công đức của Bồ-tát sơ phát tâm không vì giới hạn trong việc muốn biết mọi thứ phiền não của chúng sinh trong thế giới này mà phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề. Vì muốn phân biệt biết hết mọi thứ phiền não của tất cả chúng sinhphát tâm bồ-đề. Đó là muốn biết phiền não nhẹ, phiền não nặng, phiền não kiết sử, phiền não triền, vô lượng phiền não của tất cả chúng sinh, mọi thứ giác quán phiền não của tất cả chúng sinh, y nơi vô minh phiền não, ái tương ưng phiền não, tham dục bất thiện căn phiền não, sân nhuế bất thiện căn phiền não, ngu si bất thiện căn phiền não, đẳng phần phiền não, tất cả phiền não, căn bản phiền não, ngã ngã sở phiền não, ngã mạn phiền não, tà ức niệm hư vọng sinh phiền não, nhân thân kiến sinh sáu mươi hai kiến v.v… các phiền não, cái phiền não, chướng ngại phiền não. Vì muốn biết rõ lưới hoặc phiền não của tất cả chúng sinh, đầy đủ đại từ bi và đại Nhất thiết chủng trí nên phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề”.

“Thưa Phật tử! Lại có thí dụ như vầy : Giả như có người, trong khoảng một niệm đều thấy chư Phật hiện tại cùng với tất cả chúng sinh của họ trong vô lượng vô biên thế giới ở phương đông. Người này đều có thể cung kính, lễ bái, tôn trọng, tán thán, nhất tâm quán sát vô lượng thượng vị của mọi thứ cúng dường, hào cỗ, thức ăn, thức uống, hương hoa, anh lạc, tơ lụa, cờ lọng, cung điện thượng diệu nghiêm sức bằng màn, trướng, lưới báu và tòa sư tử được nghiêm sức bằng các thứ báu. Người này tinh cần phương tiện, niệm niệm thứ lớp dùng các vật cúng dường vi diệu như thế cúng dường chư Phật trong vô lượng vô số a-tăng-kì kiếp, cũng lại khuyên dạy các chúng sinh của họ dùng các vật cúng dường vi diệu như thế cúng dường chư Phật trong vô lượng vô số a-tăng-kì kiếp. Các Như Lai đó nhập niết bàn rồi, lại cũng vì tất cả chư Như Lai đó mà dùng vô lượng thứ báu xây tháp cúng dường. Tháp đó cao rộng mỗi mỗi đầy khắp vô lượng vô biên thế giới. Lại lấy các báu thượng diệu mà trang nghiêm nó. Trong mỗi một tháp có vô lượng vô số hình tượng Như Lai. Các hình tượng đó, quang minh chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới của chư Phật. Cũng lại khuyên tất cả chúng sinh của họ, vì chư Như Lai mà xây các tháp báu nghiêm hảo như trên. Mười phương thế giới cũng lại như thế. Thưa Phật tử! Ý ông thế nào? Công đức của người đó có nhiều chăng?”

Đế Thích đáp rằng : “Công đức của người đó chỉ có Phật mới biết, còn lại đều không thể biết”.

Pháp Tuệ đáp rằng : “Thưa Phật tử! Tạng công đức của Đại Bồ-tát sơ phát tâm, trăm phần, ngàn phần cho đến phần công đức không thể tính, không thể thí dụ, không thể nói của người đó chẳng bằng một”.

“Thưa Phật tử! Giả như có người, đối với người thứ nhất và phương tiện khuyên chúng sinh tinh cần của người ấy, niệm niệm thứ lớp trong vô lượng vô số a tăng kì kiếp, công đức được tạo ra từ việc cúng dường vật dụng trong khoảng một niệm đều có thể nói. Người này tinh cần phương tiện như thế, niệm niệm thứ lớp, trong vô lượng vô số a tăng kỳ kiếp, công đức cúng dường nói rộng như trên, lần lượt như thế cho đến người thứ mười, nói rộng cũng như trên, thì tạng công đức của Đại Bồ-tát sơ phát tâm, trăm phần, ngàn phần, cho đến phần công đức không thể tính, không thể thí dụ, không thể nói của người đó cũng chẳng bằng một. Vì sao? Thưa Phật tử! Vì công đức của Bồ-tát đó không vì giới hạn trong việc cúng dường Như Lai đó mà phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề. Vì muốn cúng dường ba đời chư Phật ở mười phương thế giới như pháp giới, hư không giới v.v… mà phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề”.

“Phát tâm này rồi, biết được Vô chướng ngại trí của chư Phật hết thời quá khứ, tin được công đức của chư Phật hết thời vị lai, biết được trí tuệ mà tất cả chư Phật đã nói hết thời hiện tại. Tất cả công đức của ba đời chư Phật đó, Đại Bồ-tát này đều tin hướng, thọ trì, tu tập, đắc chứng, thân chứng, đều đồng với tất cả công đức của chư Phật. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát sơ phát tâm muốn không đoạn tánh của tất cả chư Phật nên phát tâm bồ-đề, vì muốn khiến tâm từ bi đầy khắp tất cả thế giới chúng sinh đều không sót, vì muốn độ thoát tất cả chúng sinh, vì muốn biết tất cả thế giới thành bại, vì muốn biết cấu tịnh khởi của chúng sinh trong tất cả thế giới, vì muốn khiến chúng sinh trong ba cõi đều được thanh tịnh, vì muốn biết tâm niệm và tập phiền não của tất cả chúng sinh, vì muốn biết hết tất cả chúng sinh chết đây sinh kia, vì muốn biết hết các căn phương tiện của tất cả chúng sinh, vì muốn biết hết tâm tâm hạnh của tất cả chúng sinh, vì muốn biết tất cả chúng sinh trong ba đời ; Vì muốn biết hết công đức đầy đủ của ba đời chư Phật, vì muốn biết hết bồ-đề vô thượng của chư Phật, vì muốn biết hết tịnh pháp đầy đủ của ba đời chư Phật, vì muốn biết hết tướng pháp bình đẳng của ba đời chư Phật, vì muốn biết hết trí tuệ vô thượngnhân duyên thanh tịnh của ba đời chư Phật, vì muốn biết hết lực trí tuệ trưởng dưỡng ba đời chư Phật, vì muốn đầy đủ pháp vô úy của ba đời chư Phật, vì muốn trang nghiêm đầy đủ pháp bất cộng, vì muốn được hết pháp giới đẳng đồng vô lượng vô biên trí tuệ bình đẳng của ba đời chư Phật nên phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề. Vì sao? Vì Bồ-tát sơ phát tâm chính là Phật,[1] đều bình đẳng với tam thế Phật, cũng bình đẳng với tam thế Phật cảnh giới, đều bình đẳng với tam thế Phật chánh pháp, được nhất thânvô lượng thân Như Lai cùng với trí tuệ bình đẳng của ba đời chư Phật. Chúng sinh giáo hóa cũng đồng. Đều có thể chấn động tất cả thế giới, đều có thể chiếu khắp tất cả thế giới, đều có thể ngưng dứt các ác đạo khổ của tất cả thế giới, đều có thể nghiêm tịnh tất cả thế giới, ở nơi tất cả thế giới đều thị hiện thành Phật, đều khiến tất cả chúng sinh đều được hoan hỉ, đều khiến tất cả chúng sinh hiểu sâu pháp giới, đều có thể hộ trì chủng tánh của chư Phật, đều được trí tuệ quang minh của chư Phật. Đại Bồ-tát sơ phát tâm này thường chẳêng xa lìa chư Phật, chư Phật pháp, tất cả Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn, pháp mà họ đã hành, pháp thế gian, xuất thế gian, chúng sinh, pháp chúng sinh, chuyên cầu trí tuệ bồ-đề vô ngại.

Lúc ấy, do thần lực của Phật, do nói về lực tạng công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, mười phương đều có vạn Phật sát trần số sáu loại chấn động, mưa các thiên hoa, thiên hương, thiên mạt hương, thiên kế, thiên bảo, thiên vật dụng trang nghiêm, tự nhiên diễn xuất lạc thanh vi diệu, âm sư tử cũng rống động, phóng đại quang minh chiếu khắp mười phương.

Lúc ấy, qua khỏi thập Phật sát trần số thế giớimười phươngvạn Phật sát trần số chư Phật đều tên là Pháp Tuệ, thảy đều hiện thân chỉ Bồ-tát Pháp Tuệ mà nói rằng: “Lành thay! Lành thay! Phật tử khéo thuyết tạng công đức của Bồ-tát sơ phát tâm. Chúng ta, vạn Phật sát trần số Như Lai cũng đều diễn thuyết tạng công đức của Bồ-tát phát tâm. Tất cả chư Phật ở mười phương thế giới cũng lại như thế. Này Bồ-tát Pháp Tuệ! Khi thuyết tạng công đức của Bồ-tát phát tâm này thì vạn Phật thế giới trần số chúng sinh đều được tạng công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề. Chúng ta nay đều thọ ký cho họ, trong đời vị lai, đều ở mười phương đồng thời thành Phật, đồng có hiệu Tịnh Tâm Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác. Chúng ta đều sẽ hộ trì pháp này, đều vì các Bồ-tát vị lai. Như vậy, trong thế giới Sa-bà, Tứ thiên hạ, Diêm-phù-đề, dưới cây bồ-đề, trên điện Diệu Thắng ở đỉnh núi Tu-di đều diễn bày pháp này giáo hóa chúng sinh. Trong ngàn ức na-do-tha, không thể lường, không thể tính, không thể suy nghĩ, không có bờ mé, không thể nói các thế giới như pháp giới, hư không giới v.v… ở mười phương thế giới cũng thuyết pháp này giáo hóa chúng sinh. Người thuyết pháp đó đều có tên là Pháp Tuệ. Vì do thần lực của Phật, do bản nguyện lực của Phật, do hiển thị Phật pháp, do quang minh trí tuệ chiếu khắp, do hiểu đệ nhất nghĩa, do pháp như vậy, do các Bồ-tát hoan hỉ, do tán thán công đức của chư Phật, do đều biết chư Phật bình đẳng, do hiểu pháp giới không hai.

 

Lúc ấy Bồ-tát Pháp Tuệ quán khắp mười phương, quán khắp tất cả đại chúng, quán hư không giới, quán thành tựu chúng sinh giới, không trái nghiệp báo thanh tịnh như hư không giới, muốn bạt cấu uế cho chúng sinhba cõi, muốn khiến chúng sinh được đại giải thoát, muốn biết chủng chủng các căn v.v… , quán chánh thú niết bàn ba đời, cho đến hiện các công đức thanh tịnh thậm thâm của tự thân, nương uy thần lực của Phật mà nói kệ rằng :

Tâm đại từ đại bi
Đầy khắp mười phương giới
Phân biệt các Phật sát
Phật pháptam thế (1)

Muốn đủ Phật công đức
Bồ-tát pháp tạng hải
Nhiêu ích các chúng sinh
phát bồ đề tâm (2)

Muốn đều phân biệt biết
Hư không cùng pháp giới
Tất cả loại quần sinh
Chư Phật và Phật pháp (3)

Muốn được tất cả Phật
Các đạo chí xứ lực
Thành tựu bất thối chuyển
Nhiêu ích các quần sinh (4)

Trong tất cả chúng sinh
Thường khởi đại từ bi
Viễn ly niệm sân nhuế
Tu tập tâm nhiêu ích (5)

Từ quang chiếu mười phương
Vì chúng làm qui y
Chư Phật đều hộ niệm
Công đức khó nghĩ bàn (6)

Muốn đều phân biệt biết
Tất cả chư Phật sát
Diệu pháp thân Như Lai
Thậm thâm khó nghĩ bàn (7)

Vô lượng công đức tạng
Trí tuệ rất sâu rộng
Nhân là Sơ phát tâm
Chuyên cầu bồ-đề Phật (8)

Muốn đều phân biệt biết
Tất cả loài chúng sinh
Trong mười phương thế giới
Trí tuệ không chướng ngại (9)

Thô tế các thế giới
Hoặc rộng hẹp vô lượng
Trong tất cả biết một
Trong một biết tất cả (10)

Bồ-tát nơi hạnh ấy
Tinh cần chẳng phóng dật
Khổ vui không chán chấp
Vì muốn độ chúng sinh (11)

Tất cả Phật hiện tiền
Thích quán không chán đủ
Đều nhập pháp thậm thâm
Vô lượng công đức hải (12)

Quần sinh ở năm đường
Thương họ như con một
Khiến trừ các cấu uế
Đầy đủ pháp thanh tịnh (13)

Muốn khiến các Phật chủng
Rốt ráo chẳng đoạn tuyệt
Hàng phục tất cả ma
Tìm diệt không bỏ sót (14)

Bình đẳng quán Như Lai
Các pháp tướng ba đời
Pháp vi diệu thậm thâm
Thường tu không phóng dật (15)

Bồ-tát thường ưa quán
Tất cả cảnh giới Phật
Cho nên chư Như Lai
Cam lồ tuệ rưới đỉnh (16)

Tín tâm chẳng thể hoại
Kiên cố như kim cang
Ở chỗ chư Như Lai
Biết ân mà báo ân (17)

Cảnh giớitối thắng
Vô lượng trí tuệ quang
Tự ngộ chẳng do ai
Bồ-tát sơ phát tâm (18)

Đều hay phân biệt biết
Dục chúng sinh năm đường
Mọi thứ các nghiệp báo
Tất cả tâm sở hành (19)

Biết các căn lợi độn
Vô lượng vô số tánh
Tất cả thắng cảnh giới
Bồ-tát sơ phát tâm (20)

Tâm bồ-đề vô lượng
Pháp giới thanh tịnh đồng
Không trước không sở y
Không nhiễm, như hư không (21)

Thành tựu Phật trí tuệ
Tâm ấy không chướng ngại
Biết chắc bờ chân thật
Tịch diệt lìa hư vọng (22)

Liễu đạt tâm chúng sinh
Mà không chúng sinh tưởng
Phương tiện phân biệt pháp
Rốt ráo đến bờ kia (23)

Vô lượng vô số kiếp
Đều hay phân biệt biết
Đi đến các cõi Phật
Hiểu rõ pháp thậm thâm (24)

Nếu hay phân biệt biết
Vô lượng các Phật pháp
Pháp giới tạng thanh tịnh
Biết chắc không nghi hoặc (25)

Hiểu sâu chúng sinh căn
Rốt ráo đến bờ kia
Bình đẳng thấy các pháp
Thì cùng Như Lai đồng (26)

Vô lượng tâm thanh tịnh
Thường ở trước chư Phật
Cung kínhtôn trọng
Cúng dường Nhân sư tử (27)

Thân cận tất cả Phật
Ưa thấy không chán đủ
Thì chư Như Lai đó
Hộ niệm Bồ-tát này (28)

Với các pháp thâm diệu
Phân biệt không chướng ngại
Không trước không sở y
Tâm tịnh như hư không (29)

Người biết Nhân sư tử
Trí tuệ hải sâu rộng
Tịch nhiên vào chánh thọ
Ba đời thấy không ngại (30)

Kiên cố không trở ngại
Tất cả không thể hoại
Chuyên tâm đạo vô thượng
Chưa từng có đoạn tuyệt (31)

Lìa ám hướng minh chánh
Chí học các thiện pháp
Thường thích quán tịch diệt
Đầy đủ tánh chân thật (32)

Đường ngôn ngữ tịch mặc
Bình đẳng thấy không khác
Với pháp chẳng phân biệt
Đó là từ ‘như’ sinh (33)

Đều hay phân biệt biết
Cảnh chư Phật sâu xa
Tịch nhiên nhập chánh thọ
Tam đạt không chướng ngại (34)

Trong mười phương thế giới
Tất cả các cõi Phật
Lực Bồ-tát tự tại
Nhất niệm đều chu khắp (35)

Vô lượng không thể đếm
Phương tiện đều đầy đủ
Đi khắp mười phương giới
Đó gọi chân phật tử (36)

Đầy đủ tâm đại bi
Thanh lương trừ khát ái
Đại từ niệm tất cả
Vô ngại như hư không (37)

Với các loài chúng sinh
Không sinh tưởng chúng sinh
Đều đã lìa hư vọng
Thanh tịnh dạo mười phương (38)

Với các quần sinh ấy
Thường thí, dùng vô úy
Như hạnh chân thật ấy
Đó là đồng Như Lai (39)

Thường thuyết pháp thậm thâm
Thanh tịnh không chấp trước
Cho nên mười phương Phật
Tất cả đều hộ niệm (40)

Thời quá khứ vị lai
Vô lượng vô số kiếp
Thứ lớp đều nhớ nghĩ
Đầy đủ phân biệt biết (41)

Bồ-tát nơi hiện tại
Tất cả mười phương giới
Đều có thể đầy khắp
Tế độ các mầm sinh (42)

Thâm trí chánh quán xét
Hiểu rõ không chướng ngại
Đều biết nhân duyên hợp
Mài diệt không kiên cố (43)

Tất cả loài chúng sinh
Các cõi, kẻ nghi nan
Bồ-tát đều trừ diệt
An trụ trong pháp tánh (44)

Lực vô úy Bồ-tát
Hàng phục tất cả ma
Đều hay vì chúng sinh
Diệt trừ ngu si ám (45)

Thế giới nếu thành bại
Thảy đều phân biệt biết
Nếu hay như vậy quán
Phật cảnh không nghi hoặc (46)

Quán xét pháp ba đời
Lưới nghi hẳn đã trừ
Tất cả chỗ Như Lai
Tịnh tín chẳng thể hoại (47)

Tín lực trụ an ổn
Trí tuệ lực thành tựu
trí tuệ thanh tịnh
Quyết định hiểu chân thật (48)

Tận đến mé vị lai
nhiêu ích chúng sinh
Muốn khiến tất cả chúng
Rốt ráo được giải thoát (49)

Trong sinh tử vô hạn
Tinh cần chẳng chán mệt
Nơi tất cả địa ngục
Thọ khổ vì chúng sinh (50)

Công đức trí tuệ tạng
Đầy đủ đều thành tựu
Đều hay khéo phân biệt
Tất cả chúng sinh căn (51)

Lại hay phân biệt biết
Chúng sinh mọi thứ nghiệp
Tùy nghiệp ấy đối trị
Bồ-tát vì họ thuyết (52)

Dùng tâm đại từ bi
Tùy thuận hạnh thế gian
Đối với tất cả pháp
Thấu đạt không, vô ngã (53)

Trong mỗi thứ âm thanh
Diễn thuyết vô lượng giáo (53.5)

Bồ-tát phóng đại quang
Các thứ sắc vi diệu
Chiếu khắp mười phương giới
Trừ diệt tất cả ám (54)

Mỗi một đầu quang minh
Tòa bảo hoa thanh tịnh
Bồ-tát đều ở trên
Vì chúng diễn thuyết pháp (55)

Ở trong một lỗ lông
Đều thấy mười phương cõi
Cõi ấy diệu trang nghiêm
Chư Phật Bồ-tát hội (56)

Hết thảy chỗ Như Lai
Vô lượng chúng vây quanh
Trí tuệ diệu thanh tịnh
Hiểu rõ tâm chúng sinh (57)

Trong mười phương thế giới
Vô lượng các Phật độ
Bồ-tát, lực thần thông
Nhất niệm đều đến khắp (58)

Cung kính cúng dường Phật
nhiêu ích chúng sinh
Nơi tất cả đạo sư
Hỏi rõ nghĩa thậm thâm (59)

Đều nơi các Thế Tôn
Trước khởi tưởng từ phụ
nhiêu ích chúng sinh
Phân biệt hạnh Bồ-tát (60)

Lợi trí tuệ minh tịnh
Liễu đạt thâm pháp tạng
Xuất sinh vô lượng trí
Phật pháp không chướng ngại (63)

Vô lượng vô số kiếp
Phân biệt nói pháp giới
Kiếp số được rốt ráo
Pháp giới vô cùng tận (62)
Bình đẳng quán các pháp
Tâm người ấy không nhiễm
Không chán sinh tử khổ
Trí tuệ không chướng ngại (63)

Chủng tánh Phật vô thượng
Vương gia tam thế pháp
Tất cả pháp Như Lai
Bồ tát do đây sinh (64)

Diệu pháp thân thanh tịnh
Ứng hiện mọi thứ hình
Giống như đại huyễn sư
Sở thích thảy đều thấy (65)

Hoặc ở làm chúng sinh
Hạnh Bồ-tát rốt ráo
Hoặc lại hiện sơ sinh
Hạnh xuất gia học đạo (66)

Hoặc ở dưới thọ vương
Tự nhiên thành chánh giác
Hoặc ở làm chúng sinh
Thị hiện nhập niết bàn (67)

Hiện trụ thậm thâm diệu
Vô lượng pháp tự tại
Thanh văn Bích Chi Phật
Tất cả không thể lường (68)

Thân khẩu ý Bồ-tát
Tịch diệt không sinh tướng
Ứng khắp tất cả thế
Phương tiện thảy đều hiện (69)

Chân Phật tử như thế
Cảnh giới rất thậm thâm
Chúng sinh nếu nghĩ bàn
Mệ loạn tâm phát cuồng (70)

Tất cả đều đầy đủ
An trụ trí vô ngại
Hiện khắp các Như Lai
Vô lượng lực tự tại (71)

Tạng công đức Bồ-tát
Thế gian không gì bằng
Hà huống Tối thắng tôn
Vô lượng khó nghĩ bàn (72)

Bồ-tát tuy chưa được
Đầy đủ tất cả trí
Vô lượng các pháp môn
Rốt ráo đến bờ kia (73)

Tất cả pháp thắng diệu
Thảy đều đã đầy đủ
Một lòng cầu Bồ đề
Đạo Nhất thừa rốt ráo (74)

Đối với các quần sinh
Khéo biết thời phi thời
Vì muốn lợi ích họ
Thị hiện đại thần lực (75)

Một thân đều đầy khắp
Tất cả các cõi Phật
Diễn xuất tịnh quang minh
Sáng chói không gì bằng (76)

Chiếu khắp mười phương giới
Trừ diệt tất cả tối
Giáng khắp mưa diệu pháp
Như hải đại Long vương (77)

Quán sát tất cả pháp
Hư vọng giống như huyễn
phiền não nghiệp lực
Sinh tử thường luân chuyển (78)

Dùng tâm đại từ bi
Che khắp các quần sinh
Diệu phương tiện thanh tịnh
Độ thoát vô lượng chúng (79)
Lực công đức Bồ-tát
Cùng với các Như Lai
Vô lượng trí tuệ hải
Thanh tịnh như hư không (80)

Vô lượng vô số kiếp
Tu đủ hạnh Bồ-tát
Tinh tấn cần phương tiện
Muốn độ tất cả chúng (81)

Chúng sinh, các thứ hạnh
Đều hay phân biệt biết
Khiến tu tinh tấn nghiệp
Chí cầu đạo vô thượng (82)

Bồ-tát ma-ha-tát
Hành các diệu pháp này
Quyết định không thối chuyển
Nhất thiết trí quán chắc (83)
Tất cả các thế giới
Vô lượng khó nghĩ bàn
Bồ-tát ở nơi đó
Nhất niệm đều bao quát (84)

Lìa xa tưởng hư vọng
Tâm ấy như hư không
Pháp thân thanh tịnh, một
Ứng khắp tất cả thế (85)

Trạm nhiên thường bất động
Mười phương thảy đều hiện
Phân biệt tất cả pháp
Chẳng thủ các pháp tướng (86)

Liễu đạt tất cả pháp
Tâm ấy không chỗ nhiễm
Tế độ tất cả chúng
Mà không người giải thoát (87)

Tất cả quần sinh loại
Mọi thứ các hy vọng
Pháp thiện ác vô ký
Tịch diệt như hư không (88)

Tùy thuận cả mọi loài
Các thứ tướng dục lạc
Vô lượng lực tự tại
Thảy đều ứng hóa đó (89)

Giống như công huyễn sư
Hay hiện các thứ thân
Lực Bồ-tát tự tại
Đầy khắp mười phương giới (90)

Tịnh pháp thân Bồ-tát
Vô lượng đồng hư không
Tùy dục lạc của chúng
Tất cả thảy đều hiện (91)

Tâm ấy không chỗ nhiễm
Chân thật không hư vọng
Pháp thanh tịnh phiền não
Thảy đều vô sở hữu (92)

Giải thoát, không giải thoát
Tâm ấy không chỗ nhiễm
Thí khắp chúng sinh khổ
Lạc vô thượng niết bàn (93)

Đều ở các thế gian
Trí tuệ không sợ hãi
Đầy đủ các tướng hảo
Đạo vô thượng rốt ráo (94)

Nhất niệm đều phân biệt
Tất cả các pháp tướng
Đời khứ, lai, hiện tại
Tìm cầu vô sở hữu (95)

Bồ-tát quán tiền tế
Liễu đạt đời quá khứ
Phân biệt tướng hậu tế
Cứu cánh cũng như vậy (96)

Tất cả Phật thế giới
Phân biệt đều biết hết
Trừ diệt các phiền não
Đầy đủ các công đức (97)

Thường thích quán tịch tĩnh
Rốt ráo hướng niết bàn
Thích vô tránh tam muội
Tâm ấy không y tựa (98)

Bồ-tát đồng chân tế
Tất cả không gì bằng
Hạnh kiên cố rốt ráo
Quyết định không thối chuyển (99)

Kia tu các thắng hạnh
Tịch diệt không y tựa
Tâm ấy thường an trụ
Bất động như Di Lặc (100)

Hạnh Bồ-tát tịnh diệu
Đầy khắp các pháp giới
Chư Phật và Bồ-tát
Thảy đều phân biệt biết (101)

Muốn cầu tuệ Đạo sư
Đạo rốt ráo tối thắng
Nhất thiết trí thậm thâm
Vua giải thoát vô tận (102)

Dũng mãnh cần tinh tấn
Chóng phát tâm bồ-đề
Muốn cầu lạc tối thắng
Cần chóng đoạn các lậu (103)

Bồ tát ma-ha-tát
Tâm sơ phát thanh tịnh
Tạng công đức tâm ấy
Nói mãi không thể tận (104)

nhiêu ích chúng sinh
Tán thán hạnh Như lai
Nhất tâm khéo lắng nghe
Đạo sở hành tối thắng (105)

Vô lượng các Phật độ
Đều tán làm vi trần
Nhất trần và nhất độ
Thảy đều phân biệt biết (106)

Trong các quốc độ này
Tất cả các Như Lai
Nói tạng đức Sơ phát
Còn chẳng thể cùng tận (107)

Khéo phân biệt chúng sinh
không tưởng chúng sinh
Khéo hiểu tất cả ngữ
không tưởng ngôn ngữ (108)

Trí vô ngại thậm thâm
Phân biệt các thế giới
Khéo hiểu kiếp thành bại
không tưởng thành bại (109)

Tâm thanh tịnh quảng đại
Giống như tánh hư không
Hiểu rõ tam thế pháp
Tất cả các thế gian (110)

Trừ diệt các phiền não
Hết hẳn chẳng còn dư
Quán vô ngại tịch diệt
Đó là chánh pháp Phật (111)

Trong mười phương thế giới
Tất cả chỗ Như Lai
Nhất niệm thảy đến khắp
Tâm ấy không chỗ nhiễm (112)

Khéo hiểu pháp vô sinh
Như như chân thật tế
Tất cả các thứ tướng
Thảy đều không chân thật (113)

Vô lượng không thể tính
Tất cả các Như Lai
Cùng quyến thuộc thanh tịnh
Đều đến lễ cúng dường (114)

Thường thích hỏi Như Lai
Pháp vi diệu thậm thâm
Tất cả các Bồ-tát
Thệ nguyện hạnh thanh tịnh (115)

Trong mười phương thế giới
Tất cả các Đạo sư
Nhất niệm đều thấy gặp
tâm không y tựa (116)

Trong tất cả ba cõi
Diệu công đức tối thắng
Lấy hạnh thanh tịnh này
Trang nghiêm các Phật độ (117)

Tuệ nhãn không chướng ngại
Khéo hiểu tất cả sinh
Phân biệt vô sở hữu
Xa lìa không nhiễm trước (118)

Khéo hiểu căn chúng sinh
Phiền nãotập khí
Các thứ dục chúng sinh
Liễu đạt không nghĩ bàn (119)

Bồ-tát ma-ha-tát
Trước, biết tâm chúng sinh
Tùy chỗ ứng độ đó
Vì người trí thuyết pháp (120)

Khéo biết thời phi thời
Hạnh chúng sinh tịnh uế
Dần khiến kia thanh tịnh
Rốt ráo được giải thoát (121)

Vô lượng na-do-tha
Các tam muội thậm thâm
Bồ tát lực tự tại
Nhất niệm đều nhập vào (122)

Tam muội khởi trụ tướng
Đều khéo phân biệt biết
Vô lượng các cảnh giới
Khéo hiểu duyên trụ khởi (123)

Các trí tuệ như thế
Thảy đều đã đầy đủ
Không lâu, được bồ-đề
Tất cả không chướng ngại (124)

Thường vì lợi chúng sinh
Chánh hướng trí tuệ quang
Bồ-tát cho chúng sinh
Pháp trượng phu vô thượng (125)

Đều hay khéo phân biệt
Tất cả kiếp ngắn dài
Ngày đêm và năm tháng
Cũng là khéo quán sát (126)

Chánh niệm không phóng dật
Khéo hiểu các thế gian
Phân biệt các cõi Phật
Chân thật không sai biệt (127)

Hay khéo phân biệt biết
Tất cả các thế giới
Quốc độ mười phương đó
Không có tưởng phân biệt (128)

Như vậy chánh quán sát
Mười phương các thế giới
Tất cả nước thanh tịnh
tâm không chấp trước (129)

Thành tựu lực trí tuệ
Đồng với các Như Lai
Lực thị xứ phi xứ
Phân biệt biết chúng sinh (130)

Đều biết loài chúng sinh
Các nghiệp báo thiện ác
Đời quá khứ vị lai
Thông rõ không chướng ngại (131)

Tất cả các thế giới
Mọi thứ tánh chúng sinh
Ở trong ba cõi đó
Đều hay phân biệt biết (132)

Tất cả loài quần sinh
Các căn thượng trung hạ
Bồ-tát ma-ha-tát
Đều hay phân biệt biết (133)

Tất cả loài chúng sinh
Dục lạc thượng trung hạ
Thanh tịnh chẳng thanh tịnh
Đều hay phân biệt biết (134)

Phân biệt biết chúng sinh
Tất cả đến đạo xứ
Lìa hẳn duyên tương tục
Rốt ráo lìa ba cõi (135)

Tất cả các tam muội
Chánh thọ thiền giải thoát
Cấu uế thanh tịnh khởi
Đều hay phân biệt biết (136)

Thứ lớp biết túc mạng
Tùy chỗ thọ khổ lạc
Người phân biệt như thế
Đó là lực Như Lai (137)

Tất cả thiện bất thiện
Chúng sinh nghiệp phiền não
Phân biệt năm đường sinh
Rốt ráo được niết bàn (138)

Các lậu nếu chưa hết
Hướng vào các đường sinh
Phiền não tập đã diệt
Đạo rốt ráo vô thượng (139)

Phương tiện độ chúng sinh
Diệt cấu đủ đạo tịnh
Người trí hay phân biệt
Là kẻ mạnh loài người (140)

Đầy đủ mười thứ lực
Tuệ quang trừ các tối
An trụ lực tối thắng
Nghi hoặc rốt ráo diệt (141)

Trong tất cả lỗ lông
Vô lượng các Phật độ
Bố-tát ma-ha-tát
Tất cả thảy đều thấy (142)

Uế trọc hay thanh tịnh
Các thứ diệu trang nghiêm
Tùy theo hạnh nghiệp đó
Thảy đều phân biệt biết (143)

Trong tất cả vi trần
Tất cả các Phật độ
Chư Phật và Bồ-tát
Phật tử thảy đều thấy (144)

Các cõi không tích tụ
Chẳng loạn chẳng bức ép
Tất cả nhập một cõi
Mà cũng không chỗ nhập (145)

Mười phương các quốc độ
Hư khôngpháp giới
Ở trong một lỗ lông
Phân biệt biết đầy đủ (146)

Thấy khắp mười phương giới
Tất cả các tối thắng
Vi diệu tịnh trang nghiêm
Tất cả các Phật độ (147)

Tất cả các Như Lai
quốc độ nghiêm tịnh
Ở trong một lỗ lông
Người trí thảy đều thấy (148)

Tướng tam thế sai biệt
Tất cả các pháp giới
Thời tiết năm tương tục
Phân biệt được giải thoát (149)

Chân Phật tử như thế
Đầy đủ không sợ hãi
Là kẻ mạnh trong người
Người trí tuệ minh đạt (150)

Pháp môn sâu như thế
Người trí đều phân biệt
Kia ở chỗ Như Lai
Cung kính vui vô lượng (151)

Vô lượng vô số kiếp
Trưởng dưỡng công đức tạng
Cúng dường tất cả Phật
Để độ thoát chúng sinh (152)

Vô lượng lực tự tại
Mọi thứ hay thị hiện
Cảnh giới trí tuệ đó
Đồng với chư Như Lai (153)

Chỗ vô lượng chư Phật
Chỗ học đều thành tựu
Tịch tịnh thâm pháp tạng
Đều thích không chán đủ (154)

Tất cả chỗ Đạo sư
Tâm cung kính tôn trọng
Kia tu Bồ-tát hạnh
Thường uống pháp cam lộ (155)

Đều hay khéo phân biệt
Trưởng dưỡng pháp trí tuệ
Bồ-đề biện vô ngại
Các tam muội thậm thâm (156)

Tín tâm không thể động
Giống như núi Tu-di
Trưởng dưỡng các chúng sinh
Tất cả tạng công đức (157)

Bồ-tát ma-ha-tát
Đại từ bi vô lượng
Đều niệm tất cả chúng
Tâm ấy không chấp trước (158)

Nhất thiết chủng trí lạc
Huệ thí các chúng sinh
Đều muốn cầu thế gian
Xa lìa phiền não cấu (159)

Bồ-tát ma-ha-tát
Tâm đại bi vô lượng
Phật và chúng sinh mình
Bình đẳng quán không khác (160)

Thích quán tướng tịch diệt
Các pháp như hư không
Người trí quán như thế
Tất cả tánh chân thật (161)

Bồ-tát sơ phát tâm
Tạng công đức thậm thâm
Vô lượng vô số kiếp
Thuyết nó không thể tận (162)

Xuất sinh các Như Lai
Duyên giác nhàn tĩnh lạc
Chúng Thanh văn tự tại
Và tất cả hiền thánh (163)

Trong mười phương thế giới
Vô biên các Phật độ
Loài chúng sinh đã có
Cúng dường vô lượng kiếp (164)

Cũng dạy tu Ngũ giới
Thập thiệnTứ thiền
Tứ đẳng vô sắc định
Tịch diệt các giải thoát (165)

Cũng trong vô lượng kiếp
Cúng thí đồ ưa thích
Lại cũng dạy chuyển thắng
Lậu tận thành La-hán (166)

Các công đức như vậy
Vẫn còn xưng lường được
Tạng công đức phát tâm
Không ví dụ nói được (167)

Cũng dạy vô lượng chúng
Đều thành Bích Chi Phật
Tam-ma-đề tịch tĩnh
Các công đức thậm thâm (168)

Công đức tụ người ấy
So tạng Sơ phát tâm
Trăm phần chẳng bằng một
Cho đến không thể nói (169)

Vô lượng không giới hạn
Vi trần đồng Phật độ
Giả như người thần lực
Nhất niệm đều hay qua (170)

Lực thần túc như thế
Đi trong vô lượng kiếp
Cõi đó còn thể tính
Tạng phát tâm khó biết (171)

Kiếp khứ lai hiện tại
Vô lượng không giới hạn
Các kiếp nhiều như thế
Còn có thể tính biết (172)

Bồ-tát sơ phát tâm
Vô lượng tạng công đức
Giống như hư không giới
Phần hạn không thể biết (173)

Đời khứ, lai, hiện tại
Tất cả các kiếp số
Bồ-tát trong nhất niệm
Thảy đều phân biệt biết (174)

Bồ-tát phát tâm báu
Muốn thông khứ, lai, hiện
Nhất niệm đều biết rõ
Vì lợi ích chúng sinh (175)

Trong mười phương thế giới
Vô lượng cõi chúng sinh
Dục hy vọng đã có
Nhất niệm thảy đều biết (176)

Biết các căn phương tiện
Niệm niệm tâm sở hành
Hư không còn thể lường
Tâm bồ-đề khó biết (177)

Sở dĩ không thể lường
đại bi vô lượng
Thí khắp tất cả lạc
Đầy khắp mười phương giới (178)

Muốn khiến đều được Phật
Pháp tạng giải thoát lạc
Tạng tâm báu sơ phát
Lực công đức vô lượng (179)

Dục hy vọng của chúng
Phương tiện tưởng nguyện cầu
Tùy các thứ căn đó
Chỗ hành thân, khẩu, ý (180)

Có thể trong nhất niệm
Người đó đều giác biết
Muốn được tất cả trí
Phát tâm nguyện bồ-đề (181)

Tất cả loài chúng sinh
Vô lượng nghiệp phiền não
Do các kết nghiệp đó
Lần lượt nhận các cõi (182)

Báo kết nghiệp như vậy
Còn biết được biên tế
Tạng công đức phát tâm
Không thể nghĩ bàn được (183)

Sở dĩ chẳng thể nghĩ
phát nguyện vô thượng
Cúng dường tất cả Phật
Lìa hẳn các phiền não (184)

Trừ luôn nghiệp phiền não
Của mọi loài quần sinh
Tế bạt tam thế khổ
Tâm đại bi rốt ráo (185)

Mười phương các thế giới
Vô lượng vô số Phật
Nhất niệm đều cúng dường
Lấy đó khuyên chúng sinh (186)

Xông ướp hương thắng diệu
Tràng báu các cờ lọng
Thiên y trân diệu cỗ
Nước cam lộ thượng vị (187)

Tùy thời các cung quán
Giường nằm đồ trang nghiêm
Đất kinh hành thanh tịnh
An thân tâm thuận đạo (188)

Các chúng cúng đồ dùng
Vô lượng báu trang nghiêm
Ma-ni phát sáng chói
Đều là nhân khoái lạc (189)

Cúng dường Phật như thế
Lấy đó khuyên chúng sinh
Kiếp số khó nghĩ bàn
Thường hành cúng dường này (190)

Các công đức như thế
Còn nói rốt ráo được
Tạng công đức phát tâm
Không thể làm ví dụ (191)

Tất cả các thí dụ
Như trước phân biệt rộng
Muốn so tâm sơ phát
Vô lượng chẳng bằng một (192)

Tôn trong tam thế nhân
Tất cả công đức nghiệp
Quả bồ-đề vô thượng
Đều do Sơ phát tâm (193)

Trong vô số ức kiếp
Tu hành đạo vô thượng
Vô số không có lượng
Vượt qua tất cả lượng (194)

Nhất thiết trí rốt ráo
Lực đó không thể lường
Đến bờ bồ-đề kia
Siêu độ quần sinh thú (195)

Tâm Bồ-tát sơ phát
Rộng lớn như hư không
Xuất sinh các công đức
Tướng đó đồng pháp giới (196)

Đẳng quán các pháp tánh
Như thật không dị tướng
Lìa hẳn tất cả cõi
Tánh đồng kẻ kiên cố (197)

Chân pháp tánh thậm thâm
Diệu trí tùy thuận nhập
Vô biên các Phật độ
Nhất niệm đều trùm khắp (198)

Trí của Nhất thiết trí
Quán sát đều trùm khắp
Vô lượng cảnh giới Phật
Thông đạt không chướng ngại (199)

Thường tu diệu công đức
Tất cả không gì bằng
Giới vi diệu đầy đủ
Thanh tịnh không tì uế (200)

Nội ngoại tất cả thí
Bình tâm thí tất cả
Tất cả thời thường thí
Tinh cần không thối chuyển (201)

Chuyên niệm tu chánh thọ
Các thiền công đức tạng
Thường tập trí vi diệu
Sâu rộng không bờ đáy (202)

Nơi đất tối thắng này
Thành tựu chân phật tử
Lập được trí như thật
Hạnh thậm thâm bình đẳng (203)

Đời hiện tai, khứ, lai
Tất cả các Như Lai
Dùng uy thần hộ niệm
Tâm bồ-đề sơ phát (204)

Các tam muội thậm thâm
Vô lượng đà-la-ni
Lực tự tại chư Phật
Trang nghiêm Sơ phát tâm (205)

Tất cả các thế gian
Không thể nào đo lường
Vô lượng không giới hạn
Giống như hư không giới (206)

Tâm bồ-đề sơ phát
Vô lượng không giới hạn
Sư tử trong loài người
Đều do Sơ phát tâm (207)

Mười lực của Như Lai
Tứ biện vô sở úy
Vô lượng các công đức
Đều do Sơ phát tâm (208)

Tất cả các Đạo sư
Thập bát bất cộng pháp
Các tuệ thù thắng đó
Đều do Sơ phát tâm (209)

Diệu sắc thân chư Phật
Mọi thứ tướng trang nghiêm
Rốt ráo lìa hư vọng
Chân pháp thân thanh tịnh (210)

Chỗ Trời Người nên cúng
Trí vô ngại thậm thâm
Các công đức như thế
Đều do Sơ phát tâm (211)

Tất cả Bích Chi Phật
Vô lượng chúng Thanh văn
Các chư hiền thánh đó
Đều do Sơ phát tâm (212)

Tứ thiền Định vô sắc
Các tam muội thậm thâm
Vô lượng lạc như thế
Đều do Sơ phát âm (213)

Khứ, lai, hiện tại đây
Trời người ở mười phương
Trong tất cả thế giới
Lần lượt nhận sinh lạc (214)

Phương tiện cần tinh tấn
Các căn đều điều phục
Vô lượng lạc như thế
Đều do Sơ phát âm (215)

Vì sao lại như thế?
Vì Bồ-tát ma-ha
Nhân nơi Sơ phát tâm
Đủ sáu ba-la-mật (216)

Dạy các loài quần sinh
Bỏ tà vào chánh đạo
Có thể khiến tam giới
Nhận được mọi thứ lạc (217)

Trí Bồ-tát thâm diệu
Thông đạt không chướng ngại
Khai đạo các chúng sinh
Tịnh tu nghiệp thù thắng (218)

Diệt trừ các phiền não
Tất cả hạnh bất thiện
Tu tập đạo niết bàn
Độ thoát tất cả chúng (219)

Vô lượng trí tuệ sáng
Như ánh mặt trời trong
Đầy đủ hạnh thanh bạch
Thí như trăng tròn đầy (220)

Vô biên tạng công đức
Giống như mười phương hải
Vô cấu không chỗ nhiễm
Thanh tịnh như hư không (221)

Bồ-tát sơ phát tâm
Xưng tán không thể hết
Đều khiến các chúng sinh
Nhận đủ tất cả lạc (222)

Vô lượng vô số kiếp
Rộng tu các đại nguyện
Thường tập nghiệp công đức
Để điều phục chúng sinh (223)

Vô lượng không có số
Tịnh nguyện khó nghĩ bàn
Thảy đều đầy đủ khắp
Khiến chúng được thanh tịnh (224)

Phổ quán tất cả pháp
Đều không, vô tướng nguyện
Do lực hoằng thệ nguyện
Tâm tịnh không sợ hãi (225)

Biết tánh pháp chân thật
Thanh tịnh như hư không
Định loạn đều bình đẳng
Tịch diệt vô sở hữu (226)

Các diệu pháp thậm thâm
Vô lượng khó nghĩ bàn
Thường vì đại chúng thuyết
Tâm ấy không nhiễm trước (227)

Trong mười phương thế giới
Tất cả các Như Lai
Chư Phật thường tán thán
Bồ-tát sơ phát tâm (228)

Vô lượng diệu công đức
Trang nghiêm Sơ phát tâm
Đến bờ thanh tịnh đó
Tánh đồng các Như Lai (229)

Tất cả loài chúng sinh
Vô lượng vô số kiếp
Xưng tán Sơ phát tâm
Công đức không thể tận (230)

Tạng công đức chư Phật
Bồ-tát do đây sinh
Ở trong cả ba cõi
Tối thắng không thể bì (231)

Muốn được đèn trí tuệ
Tịnh sáng của chư Phật
Cần lập hoằng thệ nguyện
Chóng phát tâm bồ-đề (232)

Trong tất cả công đức
Tâm bồ-đề là nhất
Đắc được trí vô ngại
Từ Phật pháp hóa sinh (233)

Tất cả tâm chúng sinh
Thảy đều phân biệt biết
Mọi quốc độ vi trần
Còn có thể tính số (234)

Mười phương hư không giới
Một lông còn thể tính
Bồ-tát sơ phát tâm
Rốt ráo không thể lường (235)

Nhân tâm sơ bồ-đề
Xuất sinh tam thế Phật
Mọi thứ lạc diệu thượng
Của tất cả chúng sinh (236)

Công đứcPhật tán
Nhân đây đều đầy đủ
Ở trong cảnh giới Phật
Tâm đó không nghi hoặc (237)

Nếu hay chóng lìa hẳn
Tất cả các nghi hoặc
thể diệt vô lượng
Chướng ngại của chúng sinh (238)

Nhân tâm sơ bồ-đề
Nghiêm tịnh các Phật quốc
Đều khiến tất cả chúng
Đầy đủ trí vi diệu (239)

Muốn thấy mười phương cõi
Tất cả tam thế Phật
Lại muốn được vô lượng
Tạng công đức thậm thâm (240)

Nếu muốn diệt vô lượng
Sinh tử khổ chúng sinh
Cần lập kiên thệ nguyện
Chóng phát tâm bồ-đề (241)


[1] Bản hán 80 quyển dịch là : “Bồ-tát sơ phát tâm sẽ thành Phật”. Đây là tùy vào cái nhìn thuộc Tam thừa hay Nhất thừa của chư vị mà bản dịch thấy như khác, nhưng thực là không khác.

Xem phần giảng giải (được trích từ quyển Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký của ngài Hiền Thủ).

HOA NGHIÊM KINH THÁM HUYỀN KÝ Quyển 5 Phẩm XIII: CÔNG ĐỨC CỦA BỒ-TÁT SƠ PHÁT TÂM

KINH PHÂN BIỆT BỐ THÍ

Việt Dịch: Thích Thiện Trì

 (Bản chữ Hán của THI HỘ)

Như thật tôi nghe một thuở nọ, Phật cùng các vị Ðại Tỳ kheo vân tập tại vườn Ni-Câu-Ðà thành Ca-Tỳ-La-Vệ, là quê hương dòng họ Thích. Bấy giờ có một Tỳ-kheo-ni tên là Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Ðề (1) đem một cái y nĩ (2) đến chỗ Phật, đến nơi  đảnh lễ dưới chân Ngài và lui lại đứng một bên bạch Phật rằng:

“ Bạch-Thế-Tôn, cái y nĩ mới này là tự tay con làm thành, xin dâng lên Thế-Tôn. Mong Thế-Tôn nhận cho để con được ân triêm phước lạc”.

Phật bảo Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Ðề: “ Bà nên đem cái y nĩ mới đó cúng cả Ðại chúng chư Tăng thì sẽ được phước lợi không khác gì như cúng dường Phật”.

Tỳ-kheo-ni Ma-Ha Ba-xà-Ba-Ðề thưa lại với Phật rằng: “ Bản ý của con, là chỉ để dâng cúng đức Thế-Tôn phát tâm tạo cái y này. Mong Thế-Tôn từ-bi doãn nạp, để cho con được ân triêm phước lạc”.

Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-Xà-Ba-Ðề ân cần thưa phật ba lần như thế. Phật cũng ba lần đáp trả lại: “ Chỉ nên bình đẳng cúng cho Ðại chúng thì được lợi ích tốt đẹp, cũng như cúng cho Phật không khác gì cả”.

Khi ấy Tôn-giả A-Nan đứng hầu bên Phật, chứng kiến sự kiện như thế, mới đến trước bạch Phật rằng:   

“ Bạch Thế-Tôn. Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-Xà Ba-Ðề này là người thân của Phật, là người có ân đức rất lớn đối với Phật. Ðiều đó Phật đã rõ. Nay đây bà đã có lòng đem dâng cái y này cho Phật, là điều hợp tình, hợp cảnh và đúng lúc. Xin Phật giũ lòng từ bi, hoan hỉ chấp nhận, để cho bà được ân triêm phước đức.

Phật bảo A-Nan “ Ðúng vậy, đúng vậy! Bà là người thân của ta, có ân đức lớn đối với ta, ta tự biết điều đó. Nay bà đã tự tay tạo lấy pháp-y đem đến cúng cho ta, thật là việc rất khó làm. Tại sao thế?

A-Nan này! Ôâng nên biết rằng: Duy cái việc khởi lòng tin thanh tịnh, quy y Phật Pháp Tăng, đã là việc rất khó thực hiện. Càng khó thực hiện hơn nữa là cái việc có thể giữ gìn những giới pháp của một Phật tử cận sự như: không sát hại, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu,v.v... Huống chi, đã biết cung kính Phật, lại còn biết bố thí, đã bố thí, lại biết tin tưởng Phật một cách thanh tịnh, không hề nghi ngờ, cũng như  Chánh-pháp và Tăng-già, cho chí nghĩa lý của bốn thánh đế: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo.

Này A-Nan, vậy mà nay Tỳ-kheo-ni Ba-Xà Ba-Ðề này đã có thể phát khởi lòng tin thanh tịnh, qui y Phật Pháp Tăng, thọ trì những giới pháp của một vị Phật tử cận sự như không sát hại, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu,v.v... lại còn tin tưởng Phật Pháp Tăng, cho chí nghĩa lý của bốn thánh đế Khổ Tập Diệt Ðạo và đã phát tâm xuất gia làm Tỳ-kheo-ni. Tất cả những việc khó làm mà bà làm được, ta cũng đều chứng biết.

Này A-Nan, nói đến công đức về bố thí thì đại khái có mười bốn thứ:

1- Bố thí cho người bịnh.

2- Bố thí cho người phá giới.

3- Bố thí cho người giữ giới.

4- Bố thí cúng dường cho người xa lìa ô nhiễm.

5- Bố thí cúng dường bậc Tu-Ðà-Hoàn-hướng.

6- Bố thí cúng dường bậc Tu-Ðà-Hoàn-quả.

7- Bố thí cúng dường bậc Tư-Ðà-Hàm-hướng. 

8- Bố thí cúng dường bậc Tư-Ðà-Hàm-quả.

9- Bố thí cúng dường bậc A-Na-Hàm-hướng.

10- Bố thí cúng dường bậc A-Na-Hàm-quả.

11- Bố thí cúng dường bậc A-La-Hán-hướng.

12- Bố thí cúng dường bậc A-la-Hán-quả.

13- Bố thí cúng dường các bậc Duyên-Giác.

14- Bố thí cúng dường các đức Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Ðẳng Chánh-Giác.

A-Nan, ông nên biết rằng: Bố thí cho người bịnh khổ đặng phước gấp đôi người thường. Bố thí cho người phá giới đặng phước gấp trăm lần. Bố thí cho người giữ giới đặng phước gấp ngàn lần. Bố thí cho người xa lìa sự nhiễm ô đặng phước gấp trăm ngàn lần. Bố thí cho vị Tu-Ðà-hoàn-hướng đặng phước vô lượng, huống chi là vị Tu-Ðà-Hoàn-quả. Bố thí cho vị Tư-Ðà-Hàm-quả. Bố thí cho vị A-Na-Hàm-hướng đặng phước vô lượng, huống chi là vị A-Na-Hàm-quả. Bố thí cho vị A-La-Hán-hướng đặng phước vô lượng huống chi là vị A-La-Hán-quả. Bố thí cho các bậc Duyên-Giác đặng phước vô lượng, huống chi là các đức Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Ðẳng Chánh-Giác. Như vậy gọi là so sánh mười bốn thứ công đức bố thí.

Hơn nữa, A-Nan nên biết rằng: Bố thí cho đại chúng có bảy hạng:

1- Bố thí cho đại chúng Tỳ kheo của Phật hiện tiền.

2- Bố thí cho đại chúng Tỳ-kheo sau khi Phật cho nhập diệt.

3- Bố thí cho đại chúng Tỳ-kheo-ni sau khi Phật nhập diệt.

4- Bố thí cho cả hai chúng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni sau khi Phật nhập diệt.

5- Bố thí cho các chúng Tỳ-kheo-ni đi chu du hoá đạo khắp các phương sau khi Phật nhập diệt.

6- Bố thí cho các chúng Tỳ-kheo-ni đi chu du hoá đạo khắp các phương sau khi Phật nhập diệt.

7- Bố thí cho cả hai chúng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đi chu du hoá đạo khắp các phương sau khi Phật nhập diệt.

 Như vậy gọi là bảy hạng đại chúng mà các người cần phải bố thí. Hơn thế nữa, A-Nan nên biết rằng: có bốn cách bố thí thanh tịnh:

1- Năng thí thanh tịnh, tức không có kẻ thọ.

2- Sở thí thanh tịnh, tức không có kẻ thọ.

3- Năng thọ thanh tịnh, tức không có kẻ thí.

4- Sở thọ thanh tịnh, tức không có kẻ thí.

A Nan, sao gọi là năng thí thanh tịnh, tức không có kẻ thọ? -Nghĩa là do kẻ thí không chấp tướng. Tức thân nghiệp thanh tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh, ý nghiệp thanh tịnh, chánh mạng thanh tịnh, sự thấy biết thanh tịnh. Ðầy đủ như vậy tức không có tướng thí. Vì không có tướng thí cho nên không có kẻ thọ. Nếu kẻ thí có thấy tướng tức là ba nghiệp thân, khẩu, ý không thanh tịnh, sự thấy biết cũng không thanh tịnh. Nếu lìa được cái thấy tướng ấy, tức là kẻ thí và kẻ thọ cả hai đều thanh tịnh.

Lại nữa, sao gọi là sở thí thanh tịnh tức không có kẻ thọ?

Nếu kẻ thọ thân nghiệp không thanh tịnh, khẩu nghiệp không thanh tịnh, ý nghiệp không thanh tịnh, sự thấy biết không thanh tịnh, tức có tướng sở thí. Nếu kẻ thọ ba nghiệp thanh tịnh, sự thấy biết thanh tịnh, đầy đủ như vậy, tức không có tướng sở thí. Lìa tướng, là sở thí thanh tịnh.

Lại nữa, sao gọi là năng thọ thanh tịnh tức không có kẻ thí?

Nếu kẻ thọ ba nghiệp thân, khẩu, ý không thanh tịnh, mạng không thanh tịnh, sự thấy biết không thanh tịnh tức có tướng năng thọ, nếu lìa tướng năng thọ ấy, tức là không có kẻ thí.

Lại nữa, sao gọi là sở thanh tịnh tức không có kẻ thí?

Nghĩa là do kẻ thí ba nghiệp thanh tịnh, mạng thanh tịnh, sự thấy biết thanh tịnh tức không có sở thí, lìa sở thí, nên không có sở thọ. Vì vậy sở thọ thanh tịnh.

Lúc bấy giờ Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-Xà Ba-Ðề nghe Phật tuyên thuyết đủ mọi phương pháp bố thí như thế. Bà liền đem cái đó bố thí cho cả đại chúng. Khi đó cả chúng Tỳ-kheo liền vì bà mà vui lòng nhận lấy.

Phật bảo A-Nan: Ðời sau nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào có tín tâm, đối với đại chúng khởi lòng thanh tịnh, mà làm việc bố thí thì sẽ được phước đức vô lượng. Huống chi là hôm nay, bố thí cho đại chúng hiện tiền.

Bấy giờ Tôn-giả A-Nan và Tỳ-kheo-ni Ma-Ha Ba-Xà Ba-Ðề nghe Phật nói xong vui lòng hớn hở, tin tưởng vâng theo lời Phật dạy mà thực hành.

Chú Thích:

(1)   Ma-ha Ba-Xà Ba-Ðề dịch âm từ chữ Phạn (Mahãprajãpatĩ) nghĩa là Ðại-Ái-Ðạo, Di mẫu của Phật. Sau bảy ngày sanh Thái tử Tất Ðạt Ða thì Hoàng-Hậu Ma-Da qua đời, Ma-Ha Ba-Xà Ba-Ðề nuôi dưỡng thái tử cho đến khi khôn lớn. Nên nói bà là người thân và có ân đức lớn đối với Phật. Sau nhờ Ngài A-Nan xin Phật cho bà được xuất gia làm Tỳ-kheo-ni. Về Ni giới bà là người xuất gia đầu tiên, thường gọi là Kiều-Ðàm-Di ( GOTAMI).

(2)   Có chỗ nói là “ Kim-lũ ca-sa”, tức y ca-sa bằng kim tuyến.

(Kukkuravatikasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Koliya Haliddavasana là tên một thị trấn của dân chúng Koliya. Rồi Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, và lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, cùng đi đến Thế Tôn, sau khi đến Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Còn lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, nói lời hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên lời hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên, ngồi chõ hỏ như con chó. Sau khi ngồi một bên, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, thực hành những hạnh khó hành, ăn đồ ăn quăng xuống đất, chấp nhận và hành trì hạnh con chó trong một thời gian dài, vậy sanh thú ông ấy thế nào, vận mạng ông ấy thế nào?

– Thôi vừa rồi Punna, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa.

Lần thứ hai... (như trên)... Lần thứ ba Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, lõa thể Seniya hành trì hạnh con chó, thực hành những hạnh khó hành, ăn đồ ăn quăng dưới đất, chấp nhận và hành trì hạnh con chó trong một thời gian dài, vậy sanh thú ông ấy thế nào, vận mạng ông ấy thế nào?

– Này Punna, thật sự Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Punna, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”. Tuy vậy, Ta sẽ trả lời cho Ông. Ở đây, này Punna, người nào hành trì hạnh con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì giới con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì tâm con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì uy nghi con chó một cách hoàn toàn viên mãn, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh thân hữu cùng với các loài chó. Nếu Ông ấy có tà kiến như sau: “Do giới này, hạnh này, khổ hạnh này, hay Phạm hạnh này, ta sẽ sanh thành chư Thiên này, hay chư Thiên khác”, thời này Punna, đối với kẻ có tà kiến, Ta nói có một trong hai sanh thú như sau: địa ngục hay bàng sanh. Như vậy, này Punna, nếu hạnh con chó được thành tựu, thời được sanh trong loài chó, nếu không được thành tựu, thời được sanh trong địa ngục.

Khi được nói vậy, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, khóc than chảy nước mắt. Rồi Thế Tôn nói với Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò:

– Này Punna, Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Punna, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”.

– Bạch Thế Tôn, con khóc như vậy không phải vì lời Thế Tôn nói về con. Nhưng vì bạch Thế Tôn, con đã chấp nhận và hành trì hạnh con chó này trong một thời gian dài. Bạch Thế Tôn, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò này, đã chấp nhận và hành trì hạnh con bò này, trong một thời gian dài, vậy sanh thú của ông ấy thế nào, vận mạng của ông ấy thế nào?

– Thôi vừa rồi Seniya, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa.

Lần thứ hai... (như trên)... Lần thứ ba, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Punna Koliyaputta này đã chấp nhận và hành trì hạnh con bò này trong một thời gian dài, vậy sanh thú của ông ấy thế nào, vận mạng của ông ấy thế nào?

– Này Seniya, thật sự Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Seniya, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”. Tuy vậy ta sẽ trả lời cho Ông. Ở đây, này Seniya, người nào hạnh trì hạnh con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì giới con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì tâm con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì uy nghi con bò một cách hoàn toàn viên mãn, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh thân hữu cũng với các loài bò. Nếu Ông ấy có tà kiến như sau: “Do giới này, hạnh này, khổ hạnh này, hay Phạm hạnh này, ta sẽ sanh thành chư Thiên này hay chư Thiên khác”, thời này Seniya, đối với kẻ có tà kiến, Ta nói có một trong hai sanh thú như sau: địa ngục hay bàng sanh. Như vậy, này Seniya, nếu hạnh con bò được thành tựu, thời được sanh trong loài bò, nếu không được thành tựu, thời được sanh trong địa ngục.

Khi được nói vậy, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, khóc than, chảy nước mắt. Rồi Thế Tôn nói với lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó:

– Này Seniya, Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Seniya, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”.

– Bạch Thế Tôn, con khóc như vậy không phải vì lời Thế Tôn nói về con. Nhưng vì, bạch Thế Tôn, con đã chấp nhận và hành trì hạnh con bò này trong một thời gian dài. Bạch Thế Tôn, con có lòng tin tưởng đối với Thế Tôn: Thế Tôn có thể thuyết pháp cho con để con có thể từ bỏ hạnh con bò này và để lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó có thể bỏ hạnh con chó này.

– Này Punna, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói:

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Punna Koliyaputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Này Punna có bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là bốn? Này Punna, có nghiệp đen (đưa đến) quả báo đen, này Punna, có nghiệp trắng (đưa đến) quả báo trắng, này Punna, có nghiệp đen trắng (đưa đến) quả báo đen trắng, này Punna, có nghiệp không đen trắng (đưa đến) quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp. Và này Punna, thế nào là nghiệp đen đưa đến quả báo đen? Ở đây, này Punna có người tạo ra thân hành có tổn hại, tạo ra khẩu hành có tổn hại, tạo ra ý hành có tổn hại. Sau khi tạo ra thân hành có tổn hại, khẩu hành có tổn hại, ý hành có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ thọ, như các chúng sanh trong địa ngục. Như vậy, này Punna, là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình, và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích mình. Do vậy, này Punna, Ta nói: “Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)”. Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp đen đưa đến quả báo đen. Và này Punna, thế nào là nghiệp trắng (đưa đến) quả báo trắng? Ở đây, này Punna, có người làm thân hành không không có tổn hại, làm khẩu hành không không có tổn hại, làm ý hành không không có tổn hại. Sau khi làm thân hành không không có tổn hại, khẩu hành không không có tổn hại, ý hành không không có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới không không có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới không không có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ không không có tổn hại, thuần nhất lạc thọ, như chư Thiên Subhakinha (Biến Tịnh thiên). Như vậy này Punna là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: “Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)”. Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng. Và này Punna, thế nào là nghiệp trắng đen đưa đến quả báo trắng đen? Ở đây, này Punna, có người làm các thân hành có tổn hại và không tổn hại, các khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, các ý hành có tổn hại và không tổn hại. Sau khi làm các có tổn hại không tổn hại, thân hành có tổn hại không tổn hại, khẩu hành có tổn hại không tổn hại, ý hành có tổn hại không tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại không tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại không tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại không tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại không tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại không tổn hại, có lạc thọ khổ thọ xen lẫn, như một số loài Người, một số chư Thiên và một số chúng sanh trong đọa xứ. Như vậy, này Punna là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: “Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)”. Như vậy này Punna, được gọi là nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng. Và này Punna, thế nào là nghiệp không đen trắng, đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp? Ở đây, này Punna chỗ nào có ý chí (Cetana: Tư tâm sở) đoạn trừ nghiệp đen đưa đến quả báo đen, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng. Và này Punna, thế nào là nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, đưa đến sự đoạn tận các nghiệp? Ở đây, này Punna, chỗ nào có ý chí như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp. Này Punna, bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết.

Khi được nói vậy, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại... (như trên)... mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay trở đi cho đến mạng chung con trọn đời quy ngưỡng.

Còn lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Thế Tôn quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, mong cho con thọ đại giới.

– Này Seniya, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong pháp và luật này phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy ở đây là tánh con người sai biệt nhau.

– Bạch Thế Tôn, nếu những người xưa kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong pháp và luật này, phải sống bốn tháng biệt trú, sau khi sống bốn tháng biệt trú chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, để thành vị Tỷ-kheo, thời con sẽ sinh sống biệt trú bốn năm. Sau khi sống biệt trú bốn năm, nếu chư Tỷ-kheo đồng ý, mong chư Tỷ-kheo hãy xuất gia cho con, thọ đại giới cho con để thành vị Tỷ-kheo.

Và lõa Thể Seniya, hành trì hạnh con chó được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Seniya sống một mình an tịnh, không phóng dật nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Đó là vô thượng Phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa”. Và Tôn giả Seniya trở thành một vị A-la-hán nữa.

KINH HẠNH CON CHÓ, THỨ NĂM MƯƠI BẢY HẾT.

 

Thích Minh Châu 

_________________________________________________________________________________

>>> 56. Kinh Ưu Ba Ly

KINH  VÔ  TỰ  BẢO  KHIẾP

Hán dịch:  Nguyên Ngụy, Thiên Trúc Tam Tạng, Pháp Sư Bồ Ðề Lưu Chi

Việt dịch:  Thích nữ Thuần Hạnh.

 Chứng nghĩa: Tỳkheo Thích Ðỗng Minh,

Tỳkheo Thích Tâm Hạnh.

--- o0o --- 

Tôi nghe như vầy ! Một thời đức Thế Tôn trú trong núi Kỳ Xà Quật ở thành Vương Xá. Bấy giờ có vô lượng trăm ngàn vạn ức Bồ tát vây quanh Như Lai, đều là bậc đại trí, phương tiện quyền xảo, dõng mãnh tinh tấn, pháp môn Vô Tự thông đạt hoàn hảo, thanh tịnh thị xứ, phi xứ, tàm quí thoát khỏi sự che lấp ràng buộc, điều phục các căn bằng ngà từ bi. Ðem ngà tàm quí thương xót chúng sanh, đắc đại tam muội, lấy trí huệ làm đầu, tôn kính trí huệ như bảo châu, hay kho tàng báu lớn, đều biết hoàn hảo về phép thiện, bất thiện, hiểu rõ việc ba đời, tất cả đều thành tựu biện tài Vô Tự, đạt đến nhị không, thù thắng vi diệu. Học hiểu các đế, thông đạt thật tế, dõng mãnh vô biên, không chỗ chấp trước, đều thông đạt tự tánh thượng pháp, tư duy hoàn hảo hai pháp môn thật và bất thật. Sanh bằng thai tạng, vĩnh viễn thoát ly sanh tử, hiểu hoàn hảo pháp bí mật, rõ biết các tướng. Giúp đỡ các nước, được danh xưng lớn tiếng tăm vang rộng, đắc vô ngôn tạng, ngủ nghỉ luôn luôn được an ổn, bố thí làm cho tất cả đều được an lạc. Ai nghe danh tánh thì rời khỏi ba cõi, có thể cứu chúng sanh đang ở ba cõi, hiểu rõ hoàn hảo về chơn như, biểu thị hạnh Phổ Hiền biến thân cùng khắp, các căn thanh tịnh, hiểu rõ thông đạt thân mình, thân người, đều được thành tựu trí huệ sáng suốt.

  Ðó là Bồ tát Thắng Hưởng, Bồ tát Pháp Hưởng, Bồ tát Thắng Chư Phần, Bồ tát Pháp Nhãn, Bồ tát Thiên Tướng, Bồ tát Biện Tụ, Bồ tát Thắng tư Duy, Bồ tát Trì Ðịa, Bồ tát Trì Ðịa Tế, Bồ tát Thâm Nhập Ðịa Tế Hưởng, Bồ tát Ðịa Hưởng, Bồ tát Cụ Biện, Bồ tát Thượng Tích, Bồ tát Hoa Mục, Bồ tát Ưu Bát La Mục, Bồ tát Ðảnh Kế, Bồ tát Văn Thù Hưởng. Chư Ðại Bồ tát như vậy không thể tính kể, đều là đồng tử từ phương khác không thể quán sát hết, hằng hà sa các thế giới đến tập họp. Tất cả đều an trú lãnh thọ pháp vương, chức vị thái tử.

  Bồ tát Thắng Tư Duy, có vô lượng Thích, Phạm vây quanh, Bồ tát Phổ Hiền Hư Không Tạng có bốn đại thần vương và vô lượng chuyển luân thánh vương vây quanh. Bồ tát Ðắc Ðại Thế Chí, Quán Thế Tự Tại có vô lượng Phạm chúng vây quanh. Bồ tát Bất Không Kiến có nhiều vô lượng Tỳ Sa Môn Vương vây quanh. Bồ tát Tinh Tú Vương có vô lượng tinh tú và các vị hộ đời khác vây quanh. Lại có Bồ tát Phá Nghi, Bồ tát Diệt Nhất Thiết Chướng, tự thân thị hiện thân Như Lai, vây quanh vô lượng chư Phật.

  Xá Lợi Phất, Ðại Mục Kiền Liên, Ðại Ca Diếp.v.v... tất cả đều là đại A la hán. Bồ tát Chơn Luyện, Bồ tát Thắng tư Duy có vô lượng thiên nữ vây quanh. Bồ tát Dược Vương, Bồ tát Dược Thượng có vô lượng quyến thuộc vây quanh trong khắp mười phương hằng hà sa thế giới.

  Có cả mặt trăng mặt trời, tự thị oai đức của mình nên sanh lòng ngã mạn, tất cả đều đến chỗ Phật. Ðến chỗ Phật rồi đứng một bên ở trước Như Lai liền tự thấy thân mình không có hào quang, giống như màu đen ở gần bên vàng Diêm phù na đề. Các mặt trăng, mặt trời này ở trước Như Lai, không tự hiển lộ hào quang cũng như vậy. Không còn lòng muốn đứng cũng không muốn nói, không có oai đức, không thể hiển lộ, còn có na la diên.v.v... vây quanh nữa. Ðại thần, long thần, Ðắc Xoa Ca A Na Bà Ðạt Ða.v.v.. các đại long vương có vô lượng loài rồng vây quanh. Thiện AÂm Càn thát bà vương có vô lượng ức Càn thát bà vây quanh. Vô yểm Túc Ca Lầu La vương cũng có bảy ức Ca lầu la vây quanh đến chỗ Phật.

  Ba ngàn đại thiên thế giới, các Bồ tát ở trong hằng hà sa thế giới. Các vị ở chốn kia đều cung thỉnh đức Phật. Thỉnh Phật rồi, bốn chúng vây quanh đến cõi Ta Bà. Ðem phẩm vật xuất thế gian đến chỗ Phật cúng dường. Các vị Bồ tát cúng dường Phật rồi, mỗi vị tự ngồi trên tòa hoa sen.

  Bấy giờ, có Ðại Bồ tát tên là Thắng Tư Duy, đến chỗ Phật bạch rằng :

  Bạch Thế Tôn ! Xin Ngài hứa khả lắng nghe cho con, con mới dám hỏi Như Lai hai điều.

  Phật dạy Bồ tát Thắng Tư Duy :

  - Ta lắng nghe thầy hỏi, thầy cứ tùy ý hỏi; Như Lai vì tất cả chúng sanh nên thành đạo ở đây, chính vì các vị, bậc đại long tượng, nên Ta xuất hiện ở đây.

  Bồ tát Thắng Tư Duy bạch Phật :

  - Bạch Thế Tôn ! Một pháp gì là sự trừ diệt của Bồ tát ? Một pháp gì là sự chứng ngộ của Như Lai ?

  Thế Tôn khen ngợi Ðại Bồ tát Thắng Tư Duy :

  - Lành thay ! Lành thay ! Phạm thiên ! Thầy đã thuần thục vô lượng thiện căn, nhờ chư Phật hộ trì nên hỏi nghĩa này. Thiện nam tử ! Nay ông lắng nghe và khéo suy nghĩ. Ta sẽ vì ông mà thuyết.

  Bồ tát Thắng Tư Duy đảnh lễ sát chân Như Lai mà thọ trì.

  Phật dạy :

  - Thiện nam tử ! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là pháp sân. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là pháp si. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là ngã kiến. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là giải đãi. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là thùy miên. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là tham ái. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Bồ tát lại phải diệt trừ một pháp, đó là vô minh. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.

  Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật :

  - Bạch Thế Tôn ! Một pháp gì mà các Bồ tát ngày đêm thường phòng hộ ?

  Khi ấy, Thế Tôn dạy Bồ tát Thắng Tư Duy :

  - Thiện nam tử ! Ðiều gì mà Bồ tát không muốn đến với mình chớ nên bảo người khác làm. Thiện nam tử ! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào hộ trì pháp này thì thiện nam, thiện nữ kia hộ trì tất cả giới tạng của Như Lai. Vì sao ? Thiện nam tử ! Vì yêu mến thân mạng mình thì không sát sanh, tiếc mến tài sản mình thì không trộm cướp, yêu thương vợ mình thì không xâm tổn đến vợ người. Thiện nam tử ! Các chúng sanh này phát tâm như vầy : “Ta kính thuận chánh pháp Như Lai”. Thiện nam tử kia thường nên siêng năng để tâm phòng hộ pháp này. Nghĩa này thế nào ? Thiện nam tử ! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, muốn cầu Ðại Bồ đề Vô Thượng Ðẳng Chánh Giác, tức là người kia cầu sự an lạc, mà không có cầu khổ não nơi thân. Ở thế gian chỉ có vui, người hưởng thọ niềm vui. Chính là nghĩa này Ta đã thuyết “Các vị nên biết điều không muốn đến với mình, chớ nên cho người khác”. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp, Bồ tát thường nên ngày đêm phòng hộ điều đó.

  Thiện nam tử ! Theo chỗ ông hỏi, một pháp gì là sự chứng ngộ của Như Lai ? Thiện nam tử ! Không có một pháp gì là sự giác ngộ của Như Lai. Thiện nam tử ! Ðối với pháp không giác thì Như Lai giác. Thiện nam tử ! Tất cả pháp bất sanh thì Như Lai chứng giác. Tất cả pháp bất diệt thì Như Lai chứng giác.

  Lại nữa, thiện nam tử ! Pháp tánh xa lìa nhị biên mà Như Lai chứng giác, tất cả pháp không thật mà Như Lai chứng giác. Thiện nam tử ! Như Lai khéo thuyết nhơn duyên nghiệp báo. Như Lai khéo chứng nhơn duyên nghiệp báo. Sự triền phược của tất cả pháp nhơn duyên mà Như Lai giác ngộ. Thiện nam tử ! Nhơn duyên ấy giống như ánh chớp mà Như Lai giác ngộ, xa lìa nhơn, xa lìa duyên. Như Lai thuyết không có nghiệp báo đã được thọ ký thành Chánh Giác. Tất cả pháp sâu rộng trang nghiêm. Ðây là sự thuyết pháp của Như Lai.

  Thiện nam tử ! Dùng nghĩa gì để giảng thuyết trang nghiêm sâu rộng. Trí tuệ của thế gian và xuất thế gian. Trí huệ đó từ đâu sanh ? Khi trí tuệ đó dùng chơn thật quán sát chánh quán Bát nhã Ba-la-mật là thậm thâm. Bấy giờ, pháp ấy được gọi là Mật tàng.

  Thiện nam tử ! Ta cũng lại thuyết tất cả pháp như huyễn như ánh lửa. Sự giác ngộ của Phật là Pháp của tánh tướng đều một vị giải thoát. Sự giác ngộ của Phật là sở hữu của tánh tướng đều một vị giải thoát. Là tất cả pháp sâu rộng trang nghiêm.

  Thiện nam tử ! Nếu thiện nam, thiện nữ nào, lại có một pháp là sự giác ngộ của Phật. Thiện nam tử ! Ðó là các pháp không đi không đến, không nhơn không duyên, không sanh không diệt, không tư duy điều chẳng tư duy, không tăng không giảm.

  Thiện nam tử ! Nếu pháp rốt ráo thì pháp tánh của tự tánh chẳng phải là tự tánh. Pháp thí dụ không thể thuyết. Nếu dùng danh tự cũng không thể thuyết. Ðây là một pháp mà Như Lai giác ngộ.

  Khi Phật thuyết pháp môn Quảng Nghiêm Thượng Vương Vô Tự Bảo Khiếp Quang Nghiêm này, có vị chứng đắc an trụ nơi thập địa Bồ tát, nhiều như số vi trần, mắt thường cũng không thể thấy hết. Các chúng như vậy đều phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Các chúng sanh như vầy chứng quả A la hán. Lại hơn số chúng sanh này xả bỏ khổ địa ngục sanh vào trong cõi trời. Vô lượng chư vị Bồ tát hiện tại chứng trăm ngàn vạn các pháp môn tam muội. Huống chi Ngài thuyết nhiều thì được lợi ích vô lượng.

  Bấy giờ, Phật dạy La Hầu La :

  - Thầy có thể thọ trì nghĩa chánh pháp này mà Ta đã thuyết không ?

  Khi Phật thuyết lời này, do thần lực của Phật, chín ức Bồ tát trong hằng hà sa thế giới, từ chỗ ngồi đứng dậy liền bạch Phật :

  - Bạch Thế Tôn ! Chúng con đều có thể thọ trì pháp môn này. Nay ở trong thế giới Ta Bà này, trong thế giới vị lai vì các chúng sanh mà lưu truyền không dứt, biết Bồ tát là người trí tuệ tài năng.

  Bấy giờ, bốn đại Thiên Vương bạch Phật :

  - Bạch Thế Tôn ! Chúng con cũng có thể thọ trì pháp nghĩa Như Lai đã thuyết. Nay sở cầu của Bồ tát kia đã đầy đủ, ở trong đây là bậc trí tuệ tài năng.

  Khi ấy, Thế Tôn quán sát tất cả chúng sanh ở cùng khắp rồi dạy như vầy :

  - Thiện nam tử ! Ta chẳng phải chỉ tu chút đỉnh thiện căn mà thành chánh giác. Các chúng sanh kia nếu có thể nghe chánh pháp này, cũng chẳng phải là tu chút ít thiện căn. Nên thọ trì pháp môn Quảng Báo Nghiêm Thượng Vương Vô Tự Bảo Khiếp. Nếu ai nghe kinh này thì người ấy đã cung kính, tôn trọng, ca ngợi Ta rồi. Thiện nam tử ! Thiện nam, thiện nữ này hai vai gánh vác Bồ đề, người kia đắc biện tài không dứt, thanh tịnh các cảnh giới Phật. Khi mạng chung được thấy Phật A Di Ðà, đại chúng Thanh văn, Bồ tát vây quanh hiện ở trước người đó, cũng thấy thân Ta ở trong núi Kỳ Xà Quật này và thấy chúng Bồ tát đây. Thiện nam tử ! Thiện nam, thiện nữ kia tự mình chứng đắc đại pháp bảo tàng, không thể dứt tận, được túc mạng trí, không sanh vào đường ác.

  Thiện nam tử ! Nay Ta thuyết điều chưa từng có trên thế gian là pháp môn khó tin này. Thiện nam tử ! Nếu thiện nam, thiên nữ nào giả sử có phạm tội nghịch nên đọc tụng, thọ trì pháp môn thù thắng này một cách hoàn hảo. Hoặc tự viết chép hoặc khuyên bảo người viết chép. Tự mình đọc tụng, khuyên người đọc tụng. Tự mình thọ trì, khuyên người thọ trì. Thiện nam tử ! Ta nói người này không còn thấy đường ác nữa, được tất cả chư Phật thọ ký.

  Các Bồ tát kia đều đắc ngũ nhãn, các căn đầy đủ được tất cả chư Phật hộ niệm, được tất cả Bồ tát bảo vệ. Làm cho diệt trừ vô lượng phiền não, nghiệp chướng, tức được thanh tịnh.

  Thiện nam tử ! Những lời thuyết pháp của Ta là sự thuyết pháp tối hậu. Từ khi Ta đắc đạo đến khi thành Chánh giác, chưa thuyết lời này.

  Phật thuyết kinh này rồi, Bồ tát Thắng Tư Duy và các Ðại Bồ tát, vua Ðế Thích, chư thiên và bốn đại Thiên Vương, người, trời, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Càn thát bà.v.v... tất cả thế gian nghe lời Phật thuyết đều rất hoan hỷ.

KINH  VÔ  TỰ  BẢO  KHIẾP - hết

(Upalisuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Nalanda, trong rừng Pavarikamba. Lúc bấy giờ, Nigantha Nataputta trú tại Nalanda cùng với đại chúng Nigantha (Ly Hệ Phái). Rồi Nigantha Dighatapassi (Trường Khổ Hạnh Giả), sau khi đi khất thực ở Nalanda, ăn xong, trên con đường khất thực trở về, đi đến rừng Pavarikamba, chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, nói lên những lời hỏi thăm Thế Tôn. Sau khi nói lên những lời hỏi thăm thân hữu, vị này đứng một bên. Thế Tôn nói với Nigantha Dighatapassi đang đứng một bên:

– Này Tapassi, có những ghế ngồi. Nếu ông muốn, hãy ngồi xuống.

Khi nghe nói vậy, Nigantha Dighatapassi lấy một ghế thấp, rồi ngồi xuống một bên. Và Thế Tôn nói với Nigantha Dighatapassi đang ngồi một bên:

– Này Tapassi, Nigantha Nataputta chủ trương có bao nhiêu nghiệp để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

– Hiền giả Gotama, Nigantha Nataputta không có thông lệ chủ trương nghiệp, nghiệp. Hiền giả Gotama, Nigantha Nataputta có thông lệ chủ trương phạt, phạt.

– Này Tapassi, Nigantha Nataputta chủ trương có bao nhiêu loại phạt để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

– Này Hiền giả Gotama, Nigantha Nataputta chủ trương có ba loại phạt để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, tức là thân phạt, khẩu phạt, ý phạt.

– Này Tapassi, nhưng có phải thân phạt khác, khẩu phạt khác, ý phạt khác?

– Hiền giả Gotama, thân phạt khác, khẩu phạt khác, ý phạt khác.

Này Tapassi, ba loại phạt này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Nigantha Nataputta chủ trương loại phạt nào tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, thân phạt chăng, khẩu phạt chăng, ý phạt chăng?

– Hiền giả Gotama, ba loại phạt này được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Nigantha Nataputta chủ trương thân phạt là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được.

– Này Tapassi, có phải Ông nói thân phạt?

– Hiền giả Gotama, tôi nói thân phạt.

– Này Tapassi, có phải Ông nói thân phạt?

– Hiền giả Gotama, tôi nói thân phạt.

– Này Tapassi, có phải Ông nói thân phạt?

– Hiền giả Gotama, tôi nói thân phạt.

Như vậy Thế Tôn trong cuộc đàm thoại này đã làm Nigantha Dighatapassi xác nhận cho đến lần thứ ba quan điểm (của mình).

Khi nghe nói vậy, Nigantha Dighatapassi nói với Thế Tôn:

– Hiền giả Gotama, Hiền giả chủ trương có bao nhiêu loại phạt để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

– Này Tapassi, Như Lai không có thông lệ chủ trương phạt, phạt. Này Tapassi, Như Lai có thông lệ chủ trương nghiệp, nghiệp.

– Hiền giả Gotama, Hiền giả chủ trương có bao nhiêu loại nghiệp để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

– Này Tapassi, Ta chủ trương ba loại nghiệp để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, tức là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp.

– Hiền giả Gotama, nhưng có phải thân nghiệp khác, khẩu nghiệp khác, ý nghiệp khác?

– Này Tapassi, thân nghiệp khác, khẩu nghiệp khác, ý nghiệp khác.

– Hiền giả Gotama, ba loại nghiệp này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Hiền giả chủ trương loại nghiệp nào tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp? Thân nghiệp chăng, khẩu nghiệp chăng, ý nghiệp chăng?

– Này Tapassi, ba loại nghiệp này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Ta chủ trương ý nghiệp là tối trọng, để tác thành ác ý, để diễn tiến ác nghiệp, thân nghiệp không bằng được, khẩu nghiệp không bằng được.

– Hiền giả Gotama, có phải Hiền giả nói ý nghiệp?

– Này Tapassi, Ta nói ý nghiệp.

– Hiền giả Gotama, có phải Hiền giả nói ý nghiệp?

– Này Tapassi, Ta nói ý nghiệp.

– Hiền giả Gotama, có phải Hiền giả nói ý nghiệp?

– Này Tapassi, Ta nói ý nghiệp.

Như vậy Nigantha Dighatapassi trong cuộc đàm thoại này, sau khi đã làm Thế Tôn xác nhận cho đến lần thứ ba quan điểm (của mình), liền từ chỗ ngồi đứng dậy và đi đến chỗ Nigantha Nataputta.

Lúc bấy giờ, Nigantha Nataputta đang ngồi với một đại chúng Gia chủ rất đông, do Upali (Ưu-ba-ly) người thuộc làng Balaka cầm đầu. Nigantha Nataputta thấy Nigantha Dighatapassi từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Nigantha Dighatapassi:

– Này Tapassi, Ông từ đâu đi đến, trong ban ngày (nóng bức) như thế này?

– Thưa Tôn giả, con từ Sa-môn Gotama đi đến đây.

– Này Tapassi, Ông có đàm luận gì với Sa-môn Gotama không?

– Thưa Tôn giả, con cùng với Sa-môn Gotama có cuộc đàm thoại.

– Này Tapassi, cuộc đàm thoại của ông với Sa-môn Gotama như thế nào?

Rồi Nigantha Dighatapassi kể lại cho Nigantha Nataputta nghe một cách đầy đủ cuộc đàm thoại với Sa-môn Gotama. Được nghe vậy, Nigantha Nataputta nói với Dighatapassi:

– Tốt lành thay, tốt lành thay, Tapassi! Sa-môn Gotama đã được Nigantha Dighatapassi trả lời, một đệ tử đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Đạo sư. Làm sao một ý phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này được? Thân phạt thật là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu nghiệp không bằng được, ý nghiệp không bằng được.

Khi được nói vậy, Gia chủ Upali thưa với Nigantha Nataputta:

– Tốt lành thay, tốt lành thay, Tôn giả Tapassi! Sa-môn Gotama đã được Tôn giả Tapassi trả lời như vậy, một đệ tử đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Đạo sư. Làm sao một ý phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này được? Thân phạt thật tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được. Thưa Tôn giả, con sẽ đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này. Nếu Sa-môn Gotama làm con xác nhận như đã làm Tôn giả Tapassi xác nhận thời cũng như một người lực sĩ tay nắm chặt lông một con cừu có lông dài, có thể kéo tới, dặc lui, vần quanh; cũng vậy con sẽ dùng lời nói với lời nói, kéo tới, dặc lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng, có thể kéo tới, dặc lui, vần quanh; cũng vậy, con dùng lời nói với lời nói, kéo tới, dặc lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một lực sĩ nghiện rượu sống phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua, lắc lại, lắc xoay quanh; cũng vậy, con sẽ dùng lời nói với lời nói, lắc qua, lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu, lại chơi trò phun nước; cũng vậy, con nghĩ, con sẽ chơi trò chơi phun nước với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, con sẽ đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này.

– Này Gia chủ, hãy đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này. Vì rằng, này Gia chủ, chỉ có ta hay Nigantha Dighatapassi, hay Ông mới có thể luận chiến với Sa-môn Gotama.

Khi được nói vậy, Nigantha Dighatapassi nói với Nigantha Nataputta:

– Thưa Tôn giả, con không được hài lòng để Gia chủ Upali luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo.

– Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp Gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama; có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của Gia chủ Upali. Này Gia chủ, hãy đi luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này chỉ có ta, Nigantha Dighatapassi, hay Ông mới có thể luận chiến với Sa-môn Gotama.

Lần thứ hai... (như trên)... Lần thứ ba... Nigantha Dighatapassi nói với Nigantha Nataputta:

– Thưa Tôn giả, con không được hài lòng để Gia chủ Upali luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo.

– Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp Gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama! Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của Gia chủ Upali. Này Gia chủ, hãy đi luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này; chỉ có ta, Nigantha Dighatapassi và Ông mới có thể luận chiến với Sa-môn Gotama!

– Thưa vâng, Tôn giả.

Gia chủ Upali vâng đáp Nigantha Nataputta, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Nigantha Nataputta, thân hữu hướng về Nigantha Nataputta, và đi đến rừng xoài Pavarika, chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Gia chủ Upali bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, không biết Nigantha Dighatapassi có đến tại đây không?

– Này gia chủ, Nigantha Dighatapassi có đến tại đây.

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có đàm thoại với Nigantha Dighatapassi không?

– Này Gia chủ, Ta có đàm thoại với Nigantha Dighatapassi.

– Bạch Thế Tôn, cuộc đàm thoại của Thế Tôn với Nigantha Dighatapassi như thế nào?

Rồi Thế Tôn kể lại cho Gia chủ Upali một cách đầy đủ cuộc đàm thoại với Nigantha Dighatapassi. Khi nghe nói vậy, Gia chủ Upali bạch Thế Tôn:

– Tốt lành thay, tốt lành thay, Tôn giả Tapassi! Thế Tôn đã được Tôn giả Tapassi trả lời như vậy, một đệ tử đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Đạo sư. Làm sao một ý phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này được, vì thân phạt thật là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp? Khẩu nghiệp không bằng được, ý nghiệp không bằng được.

– Này Gia chủ, nếu Ông có thể đàm luận y cứ trên sự thật, thời ở đây, có thể có cuộc đàm thoại giữa chúng ta.

– Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây có cuộc đàm thoại giữa chúng ta.

– Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người Nigantha, bệnh hoạn, đau khổ, bạo bệnh, từ chối nước lạnh, chỉ uống nước nóng. Người này, vì không được nước lạnh nên mệnh chung. Này Gia chủ, theo Nigantha Nataputta, người ấy tái sanh chỗ nào?

– Bạch Thế Tôn, có hàng chư Thiên được gọi là Manosatta (Ý Trước thiên). Ở đấy người ấy tái sanh. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì người ấy chấp trước ý nên mệnh chung.

– Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ kỹ. Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp lời nói sau của Ông! Lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông! Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: “Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm thoại giữa chúng ta”.

– Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có nói như vậy, nhưng chỉ có thân phạt mới là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp. Khẩu phạt không bằng được; ý phạt không bằng được.

– Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người Nigantha được phòng hộ với sự phòng hộ của bốn loại chế giới, hoàn toàn tự chế ngự đối với nước, hoàn toàn chú tâm (vào sự chế ngự) đối với nước, hoàn toàn loại trừ đối với nước, hoàn toàn thấm nhuần (với sự chế ngự) đối với nước. Vị này khi đi qua, khi đi lại, đã giết hại rất nhiều sinh vật nhỏ bé. Này Gia chủ, theo Nigantha Nataputta, người ấy thọ quả báo nào?

– Bạch Thế Tôn, vì không cố ý, nên Nigantha Nataputta xem không phải là một đại tội.

– Này Gia chủ, nếu người ấy có cố ý thời như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, là một đại tội.

– Này Gia chủ, ý thức (ấy), Nigantha Nataputta xem thuộc về loại gì?

– Bạch Thế Tôn thuộc về ý phạt.

– Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ. Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp với lời nói sau của Ông, lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông. Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: “Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận, y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm thoại giữa chúng ta”.

– Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có nói như vậy, nhưng chỉ có thân phạt mới là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp. Khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được.

– Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Có phải Nalanda này là phú cường và phồn thịnh, dân chúng đông đúc, nhân dân trù mật?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Nalanda này là phú cường và phồn thịnh, dân chúng đông đúc, nhân dân trù mật.

– Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người đi đến, với thanh kiếm đưa cao, người này nói: “Trong một sát na, trong một giây phút, ta sẽ làm cho tất cả mọi người ở tại Nalanda này thành một đống thịt, thành một khối thịt”. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể trong một sát na, trong một giây phút, làm cho tất cả mọi người ở tại Nalanda này thành một đống thịt, thành một khối thịt không?

– Bạch Thế Tôn, cho đến mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người, năm mươi người cũng không có thể, trong một sát na, trong một giây phút, làm cho tất cả mọi người ở tại Nalanda này thành một đống thịt, thành một khối thịt, huống nữa là chỉ một người nhỏ bé sao có thể sáng chói (làm thành) được?

– Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn đến, có thần thông lực, có tâm tự tại. Vị này nói như sau: “Ta sẽ làm cho Nalanda này trở thành tro tàn với một tâm sân hận”. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Vị Sa-môn hay vị Bà-la-môn ấy, có thần thông lực, có tâm tự tại, có thể làm cho Nalanda này trở thành tro tàn với một tâm sân hận không?

– Bạch Thế Tôn, cho đến mười Nalanda, hai mươi, ba mươi Nalanda, bốn mươi Nalanda, năm mươi Nalanda, vị Sa-môn hay vị Bà-la-môn ấy có thần thông lực, có tâm tự tại có thể làm cho các Nalanda ấy trở thành tro tàn với một tâm sân hận, huống nữa là một Nalanda nhỏ bé này, sao có thể chói sáng được (khỏi bị trở thành tro tàn được)?

– Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ, Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp lời nói sau của Ông! Lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông! Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: “Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm luận giữa chúng ta”.

– Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có nói như vậy, nhưng chỉ có thân phạt mới là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp. Khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được.

– Này Gia chủ. Ông nghĩ thế nào? Ông có nghe các rừng Dandaka, Kalinga, Mejjha, Matanga đã trở lại thành rừng như trước?

– Bạch Thế Tôn con có nghe: Các rừng Dandaka, Kalinga, Mejjha, Matanga đã trở lại thành rừng (như trước).

– Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Có thể Ông được nghe vì sao các rừng Dandaka, Kalinga, Mejjha, Matanga trở thành rừng như trước?

– Bạch Thế Tôn, con có nghe, các rừng Dandaka, Kalinga, Mejjha, Matanga trở lại thành rừng (như trước) vì tâm sân hận các vị ẩn sĩ.

– Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp lời nói sau của Ông, lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông. Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: “Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm luận giữa chúng ta”.

– Bạch Thế Tôn, với ví dụ đầu tiên, con đã hoan hỷ, con đã thỏa mãn. Những gì con muốn nghe các vấn đáp sai biệt của Thế Tôn, nên con mới nghĩ đóng vai trò đối lập với Thế Tôn. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vị diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện, trình bày, giải thích. Vậy nay con quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

– Này Gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông.

– Bạch Thế Tôn, con càng bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: “Này Gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông”. Bạch Thế Tôn, nếu các ngoại đạo được con làm đệ tử, họ sẽ trương cờ lên và tuyên bố: “Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử chúng tôi”. Nhưng Thế Tôn lại nói với con: “Này Gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông”. Bạch Thế Tôn, lần thứ hai, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

– Này Gia chủ, đã từ lâu gia đình Ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Nigantha. Hãy cúng dường các món ăn cho những ai đến với Ông!

– Bạch Thế Tôn, con lại bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: “Này Gia chủ, đã từ lâu gia đình của Ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Nigantha. Hãy cúng dường các món ăn cho những ai đến với các Ông”. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: “Sa-môn Gotama đã nói: “Chỉ bố thí cho Ta, chớ bố thí cho các người khác. Chỉ bố thí cho các đệ tử Ta, chớ bố thí cho đệ tử những người khác. Chỉ bố thí cho Ta mới có phước lớn, bố thí những người khác không được phước lớn. Chỉ bố thí cho những đệ tử của Ta mới có phước lớn, bố thí cho những đệ tử những người khác không có phước lớn”. Nhưng Thế Tôn lại khuyến khích con bố thí cho các vị Nigantha. Bạch Thế Tôn, và chúng con ở đây sẽ biết thời nên làm. Bạch Thế Tôn, lần thứ ba, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Rồi Thế Tôn thuận thứ thuyết pháp cho Gia chủ Upali, tức là thuyết về bố thí, thuyết về giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô các dục lạc, những lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết Gia chủ Upali tâm đã sẵn sàng, tâm đã nhu thuận, tâm không triền cái, tâm được phấn khởi, tâm được hoan hỷ, Ngài mới thuyết những pháp được chư Phật tán dương đề cao: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng như một tấm vải thuần bạch, các chấm đen được gột rửa rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy, chính tại chỗ ngồi ấy, pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên với Gia chủ Upali: “Phàm pháp gì được khởi lên, tất cả pháp ấy đều bị tiêu diệt”. Rồi Gia chủ Upali, thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, đạt được vô sở úy, không y cứ người khác đối với các pháp bậc Đạo sư. Gia chủ Upali bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều công việc, có nhiều phận sự phải làm.

– Này Gia chủ, Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Gia chủ Upali hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi đi về trú xá của mình, sau khi đến bèn nói với người giữ cửa như sau:

– Từ nay trở đi, này người gác cửa, ta sẽ đóng cửa đối với các nam Nigantha, các nữ Nigantha. Cửa sẽ không đóng đối với các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ của Thế Tôn. Nếu có vị Nigantha nào đến, Ông hãy nói vị ấy như sau: “Tôn giả hãy đứng lại, chớ bước vào! Từ nay trở đi, Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Cửa sẽ đóng đối với nam Nigantha, nữ Nigantha. Cửa sẽ không đóng đối với các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ của Thế Tôn. Nếu Tôn giả cần đồ ăn, hãy đứng ở đây. Và có người sẽ đem ra ở đây cho Tôn giả.”

– Thưa vâng, Tôn giả.

Người giữ cửa vâng đáp Gia chủ Upali.

Nigantha Dighatapassi nghe như sau: “Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama”. Rồi Nigantha Dighatapassi đi đến chỗ Nigantha Nataputta ở, sau khi đến liền nói với Nigantha Nataputta:

– Thưa Tôn giả, tôi có nghe Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama.

– Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp Gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Và có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của Gia chủ Upali.

Lần thứ hai... (như trên)... Lần thứ ba Nigantha Dighatapassi nói với Nigantha Nataputta:

– Thưa Tôn giả, tôi có nghe Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama.

– Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp Gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của Gia chủ Upali.

– Thưa Tôn giả, tôi sẽ đi và tìm biết Gia chủ Upali có trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama hay không.

– Này Tapassi, hãy đi và tìm biết Gia chủ Upali có trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama hay không.

Rồi Nigantha Dighatapassi đi đến trú xá của Gia chủ Upali. Người giữ cửa thấy Nigantha Dighatapassi ở đường xa đi đến, khi thấy vậy liền nói với Nigantha Dighatapassi:

– Thưa Tôn giả, hãy đứng ở đây, chớ có bước vào! Từ nay trở đi, Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Cửa sẽ đóng đối với nam Nigantha, nữ Nigantha. Cửa sẽ không đóng đối với các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ của Thế Tôn. Nếu Tôn giả cần đồ ăn, hãy đứng ở đây. Có người sẽ đem ra ở đây cho Tôn giả.

– Này Hiền giả, ta không cần đồ ăn.

Nói xong, Nigantha Dighatapassi đi trở lui, đến chỗ Nigantha Nataputta ở, sau khi đến, liền thưa với Nigantha Nataputta:

– Thưa Tôn giả, sự thật là Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Về vấn đề này, tôi đã không đồng ý với Tôn giả và đã nói: “Thưa Tôn giả, tôi không được hài lòng để Gia chủ Upali luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử các ngoại đạo”. Thưa Tôn giả, nay Gia chủ Upali của Tôn giả đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama lôi cuốn rồi.

– Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp Gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của Gia chủ Upali.

Lần thứ hai... (như trên)... Lần thứ ba, Nigantha Dighatapassi nói với Nigantha Nataputta:

– Thưa Tôn giả, sự thật là Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Về vấn đề này, tôi đã không đồng ý với Tôn giả và đã nói: “Thưa Tôn giả, tôi không được yên lòng để Gia chủ Upali luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư. Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử các ngoại đạo. Thưa Tôn giả, nay Gia chủ Upali của Tôn giả đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama lôi cuốn”.

– Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp Gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của Gia chủ Upali. Này Tapassi, ta sẽ đi và tìm biết Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử Sa-môn Gotama hay không.

Rồi Nigantha Nataputta cùng với đại chúng Nigantha đi đến trú xá của Gia chủ Upali. Người giữ cửa thấy Nigantha Nataputta từ xa đi đến, khi thấy vậy liền nói với Nigantha Nataputta:

– Thưa Tôn giả, hãy đứng ở đây, chớ có bước vào! Từ nay trở đi, Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Cửa sẽ đóng đối với các nam Nigantha, các nữ Nigantha. Cửa sẽ không đóng đối với các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ của Thế Tôn. Thưa Tôn giả, nếu Tôn giả cần các món ăn, hãy đứng ở đây. Có người sẽ đem ra ở đây cho Tôn giả.

– Này người giữ cửa, hãy đi đến Gia chủ Upali, sau khi đến, hãy thưa với Gia chủ như sau: “Thưa Tôn giả, Nigantha Nataputta cùng với đại chúng Nigantha đang đứng ở ngoài ngưỡng cửa và muốn yết kiến Tôn giả”.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Người giữ cửa vâng đáp Nigantha Nataputta, đi đến Gia chủ Upali, sau khi đến liền thưa với Gia chủ Upali:

– Thưa Tôn giả, có Nigantha Nataputta cùng với đại chúng Nigantha đang đứng ở ngoài ngưỡng cửa và muốn yết kiến Tôn giả.

– Này Người giữ cửa, hãy vào soạn các chỗ ngồi trong căn phòng chính giữa có cửa.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Người giữ cửa vâng đáp Gia chủ Upali, sau khi cho vào soạn các chỗ ngồi trong căn phòng chính giữa có cửa, đi đến Gia chủ Upali, sau khi đến, liền nói với Gia chủ Upali:

– Thưa Tôn giả, các chỗ ngồi trong căn phòng chính giữa có cửa đã được sửa soạn. Tôn giả hãy làm những gì Tôn giả nghĩ là phải thời.

Rồi Gia chủ Upali đi đến căn phòng chính giữa có cửa, sau khi đến tại chỗ ngồi nào là tối thượng, tối tôn, tối cao và tối thắng, sau khi ngồi trên chỗ ấy, liền bảo người gác cửa:

– Này Người giữ cửa, hãy đi đến Nigantha Nataputta: “Thưa Tôn giả, Gia chủ Upali có nói: “Thưa Tôn giả, nếu muốn, Tôn giả hãy vào”.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Người giữ cửa vâng đáp Gia chủ Upali, đi đến Nigantha Nataputta, sau khi đến, liền nói với Nigantha Nataputta:

– Thưa Tôn giả, Gia chủ Upali có nói: “Thưa Tôn giả, nếu muốn, Tôn giả hãy vào”.

Rồi Nigantha Nataputta với đại chúng Nigantha đi đến căn phòng ở giữa, có cửa.

Gia chủ Upali lúc trước mỗi khi thấy Nigantha Nataputta từ xa đi đến, sau khi thấy liền đi ra nghinh tiếp vào tại chỗ nào có chỗ ngồi tối thượng, tối tôn, tối cao và tối thắng, liền lấy thượng y lau chỗ ngồi ấy, giữ lấy và mời Nigantha Nataputta ngồi trên chỗ ngồi ấy. Nhưng tại chỗ có chỗ ngồi tối thượng, tối tôn, tối cao và tối thắng, Gia chủ Upali lại ngồi trên chỗ ngồi ấy và nói với Nigantha Nataputta:

– Thưa Tôn giả, có những chỗ ngồi. Nếu muốn, Tôn giả hãy ngồi.

Khi nghe nói vậy, Nigantha Nataputta nói với Gia chủ Upali:

– Này Gia chủ, Ông thật là điên cuồng. Này Gia chủ, Ông thật là ngu si. Ông nói: “Thưa Tôn giả, tôi sẽ đi luận chiến với Sa-môn Gotama”. Sau khi đi, Ông đã trở về bị trói buộc trong lưới lớn luận nghị. Này Gia chủ, ví như người đi với hai cao hoàn, đi về với cao hoàn bị thiến. Này Gia chủ, như người đi với hai con mắt, đi về với hai con mắt bị khoét. Cũng vậy, này Gia chủ, Ông nói: “Thưa Tôn giả, con sẽ đi luận chiến với Sa-môn Gotama, sau khi đi đã trở về bị trói buộc trong lưới lớn luận nghị”. Này Gia chủ, Ông đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama lôi cuốn rồi.

– Thưa Tôn giả, vi diệu thay, huyễn thuật lôi cuốn này! Tốt lành thay, huyễn thuật lôi cuốn này! Thưa Tôn giả, nếu bà con huyết thống thân yêu của tôi được huyễn thuật này lôi cuốn, thời thật là an lạc, hạnh phúc lâu dài cho các bà con huyết thống của tôi. Thưa Tôn giả, nếu tất cả các người Sát-đế-lỵ được huyễn thuật này lôi cuốn, thời thật là an lạc hạnh phúc lâu dài cho tất cả các vị Sát-đế-lỵ. Thưa Tôn giả, nếu tất cả các người Bà-la-môn... (như trên)... nếu tất cả các người Vessa (Phệ-xá)... Thưa Tôn giả, nếu tất cả các người Sudda (Thủ-đà) được huyễn thuật này lôi cuốn, thời thật là an lạc, và hạnh phúc lâu dài cho tất cả các người Sudda. Thưa Tôn giả, nếu thế giới với chư Thiên, chư Ma, chư Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn với chư Thiên và loài Người được huyễn thuật này lôi cuốn, thời như vậy là an lạc, hạnh phúc lâu dài cho thế giới với chư Thiên, chư Ma, chư Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người. Thưa Tôn giả, tôi sẽ nói cho Tôn giả ví dụ này. Ở đây, những người có trí nhờ ví dụ sẽ biết rõ ý nghĩa của lời nói.

Thưa Tôn giả, thuở xưa có người Bà-la-môn đã về già tuổi đã lớn, bậc trưởng lão, có người vợ còn trẻ, trong tuổi thanh xuân, (người vợ này) đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở. Thưa Tôn giả, người vợ trẻ nói với người Bà-la-môn: “Này Bà-la-môn, hãy đi phố mua một Khỉ con đực để cùng chơi với con tôi”. Thưa Tôn giả, được nói vậy, người Bà-la-môn nói với cô vợ trẻ: “Này mình, hãy chờ cho đến khi mình sanh. Nếu mình sanh con trai, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con đực mang về để cùng chơi với đứa con trai của mình. Còn nếu mình sanh con gái, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con cái và mang về để cùng chơi với đứa con gái của mình”. Thưa Tôn giả, lần thứ hai, người vợ trẻ nói với người Bà-la-môn ấy: “Này Bà-la-môn, hãy đi phố mua một con khỉ con đực để cùng chơi với con tôi”. Thưa Tôn giả, lần thứ hai, người Bà-la-môn ấy nói với cô vợ trẻ: “Này mình, hãy chờ cho đến khi mình sanh. Nếu mình sanh con trai, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con đực mang về để cùng chơi với đứa con trai của mình. Còn nếu mình sanh con gái, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con cái và mang về để cùng chơi với đứa con gái của mình”. Thưa Tôn giả, lần thứ ba, người vợ trẻ nói với người Bà-la-môn ấy: “Này Bà-la-môn, hãy đi phố mua một con khỉ con đực để cùng chơi với con tôi”. Thưa Tôn giả, người Bà-la-môn ấy vì quá yêu thương, quá ái luyến cô vợ trẻ của mình nên đi chợ mua một con khỉ đực, đem về và nói với cô vợ trẻ: “Này mình, đây là con khỉ con đực, tôi mua ở chợ và mang về, hãy để nó cùng chơi với con của mình”. Thưa Tôn giả, khi nghe nói vậy cô vợ trẻ ấy nói với người Bà-la-môn: “Này Bà-la-môn hãy đi, đem con khỉ con đực này đến Rattapani con người thợ nhuộm, sau khi đến hãy nói với Rattapani con người thợ nhuộm: “Này bạn Rattapani, tôi muốn con khỉ đực này được nhuộm với màu vàng, được khéo đập, khéo ủi xung quanh và cả hai phía được làm thành mềm dịu.” Thưa Tôn giả, người Bà-la-môn ấy vì quá yêu thương, quá ái luyến cô vợ trẻ của mình đem con khỉ con đực này đi đến Rattapani con người thợ nhuộm, khi đến xong liền nói với Rattapani, con người thợ nhuộm: “Này bạn Rattapani, tôi muốn con khỉ đực này được nhuộm màu vàng, được khéo đập, khéo ủi xung quanh, và cả hai phía được làm thành mềm dịu”. Thưa Tôn giả, được nói vậy, Rattapani con người thợ nhuộm nói với người Bà-la-môn kia: “Này Tôn giả, con khỉ con đực này có thể nhuộm được, nhưng không có thể đập được, ủi được, không có thể làm thành mềm dịu”. Cũng vậy, thưa Tôn giả, là lý thuyết của những Nigantha ngu si, lý thuyết này có thể ăn nhuộm đối với những người ngu si, chớ không ăn nhuộm đối với người có trí. Thưa Tôn giả, người Bà-la-môn ấy, sau một thời gian, lấy một cặp áo mới, đi đến chỗ Rattapani, con người thợ nhuộm, sau khi đến, nói với Rattapani, con người thợ nhuộm: “Này Rattapani, tôi muốn nhuộm cặp áo mới này với màu nhuộm màu vàng, được đập và ủi xung quanh, và cả hai phía được làm thành mềm dịu”. Thưa Tôn giả, được nói vậy, Rattapani con người thợ nhuộm nói với người Bà-la-môn ấy: “Thưa Tôn giả, cặp áo mới này của Tôn giả có thể nhuộm được, có thể đập và ủi xung quanh và có thể làm thành mềm dịu”. Cũng vậy, thưa Tôn giả, là lý thuyết của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, có thể ăn nhuộm đối với người có trí, không phải đối với người ngu si, có thể đập được, ủi được, và có thể khiến trở thành mềm dịu”.

– Này Gia chủ, quần chúng này gồm cả các vua chưa được biết như sau: “Gia chủ Upali là đệ tử của Nigantha Nataputta”. Này Gia chủ, nay chúng tôi xem Gia chủ là đệ tử của ai?

Được nói vậy, Gia chủ Upali từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y qua một bên vai, chắp tay vái chào Thế Tôn và nói với Nigantha Nataputta:

– Thưa Tôn giả, hãy nghe, tôi là đệ tử của ai:

Bậc Trí sáng suốt,

Đoạn trừ si ám.

Phá tan hoang vu,

Chiến thắng địch quân.

Đau khổ đoạn diệt,

Tâm an bình tĩnh.

Giới đức trưởng thành,

Tuệ đức viên minh.

Phiền não nội tịnh,

Rời trần ly cấu.

Tôi thật chính là,

Đệ tử Thế Tôn.

Do dự đoạn trừ,

Biết vừa, biết đủ,

Thế lợi tuyệt không,

Tâm tư hoan hỷ,

Làm Sa-môn hạnh,

Sanh ở nhân gian,

Thân này sau cùng,

Làm người nhân thế.

Bậc Thánh cao nhất,

Rời trần ly cấu.

Tôi thật chính là,

Đệ tử Thế Tôn.

Không tâm do dự,

Khéo hành thiện xảo.

Bậc trì giới luật,

Điều ngự tối thượng.

Là Vô Thượng Sĩ,

Sáng chói hào quang,

Nghi hoặc đoạn trừ,

Soi sáng mọi nơi.

Kiêu mạn đoạn tận,

Vô nhân anh hùng.

Tôi thật chính là

Đệ tử Thế Tôn.

Ngài bậc Ngưu Vương,

Tâm tư vô lượng,

Thâm sâu khôn lường

Bậc thánh Mâu ni,

Tác thành an ổn,

Bậc có Trí tuệ,

An trú Pháp vị,

Tự phòng hộ thân,

Vượt qua tham ái,

Bậc Giải Thoát Trí.

Tôi thật chính là,

Đệ tử Thế Tôn.

Ngài bậc Long Vương,

Sống xa thế tục.

Kiết sử đoạn trừ,

Siêu đẳng giải thoát.

Biện tài từ tốn,

Trong sạch thanh tịnh,

Cờ xí triệt hạ,

Tham ái đoạn trừ,

Điều ngự nhiếp phục,

Hý luận diệt tận.

Tôi thật chính là,

Đệ tử Thế Tôn,

Đệ thất tiên nhân.

Không tin lời đồn.

Ba minh thành tựu,

Đạt quả Phạm thiên.

Tắm sạch thân tâm,

Văn cú thông đạt.

Khinh an yên ổn,

Thánh trí chứng đắc.

Công phá thành trì,

Thiên chủ Đế thích.

Tôi chính thật là,

Đệ tử Thế Tôn.

Ngài bậc Thánh Giả,

Tự tu tự tập.

Chứng điều phải chứng,

Thuyết giảng hiện tại,

Chánh niệm tỉnh giác,

Thiền quán tinh tế

Không thiên tà dục,

Không nuôi tâm hận.

Giao động không còn,

Thân tâm tự tại.

Tôi chính thật là

Đệ tử Thế Tôn.

Sống theo chánh đạo,

Trầm tư Thiền tưởng,

Nội tâm không nhiễm,

Thanh tịnh trong sạch,

Không trước không chấp,

Không nguyện không cầu,

Độc cư độc tọa,

Chứng tối thượng vị,

Đã vượt qua dòng,

Giúp người vượt qua.

Tôi thật chính là

Đệ tử Thế Tôn,

Bậc chứng tịch tịnh,

Trí tuệ vô biên,

Trí tuệ quảng đại,

Tham ái đoạn tận.

Ngài là Như Lai,

Ngài là Thiện Thệ,

Không người sánh bằng,

Không ai đồng đẳng,

Giàu đức tự tin,

Viên mãn thành tựu.

Tôi thật chính là,

Đệ tử Thế Tôn

Tham ái đoạn tận,

Giác ngộ chánh giác,

Khói mù tiêu tan,

Ô uế trừ sạch

Xứng đáng cúng dường,

Dạ xoa thanh tịnh.

Vô thượng Thánh nhân,

Không thể cân lường

Đại nhân Đại giác

Đạt đến danh xưng.

Tôi thật chính là,

Đệ tử Thế Tôn.

– Này Gia chủ, Ông chất chứa những ưu điểm này về Sa-môn Gotama từ bao giờ?

– Thưa Tôn giả, ví như một đống hoa, có nhiều loại khác nhau; người làm vòng hoa thiện xảo hay người đệ tử làm vòng hoa có thể kết thành một vòng hoa có những loại hoa sai biệt. Cũng vậy, thưa Tôn giả, Thế Tôn có nhiều đức tánh, có hàng trăm đức tánh. Thưa Tôn giả, và ai lại không tán thán những bậc đáng tán thán!

Vì Nigantha Nataputta không thể nghe lời tán thán Thế Tôn, nên ngay tại chỗ ấy đã thổ ra huyết nóng.

KINH ƯU BA LY, THỨ NĂM MƯƠI SÁU HẾT.

 

Thích Minh Châu 

__________________________________________________________________-

>>>   55.Kinh Yivaka

KINH VÔ LƯỢNG NGHĨA

 

Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc,

 dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề

Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn,

giới thiệu và chú thích, tại Gia-nã-đại, năm 2006

GIỚI THIỆU

Kinh Vô Lượng Nghĩa (Amitartha-sutra) do ngài Đàm Ma Già Đà Da Xá (Dharmagatayasas) dịch ra Hán văn tại chùa Triều-đình ở Quảng-châu, Trung-quốc, vào năm 481 (tức năm thứ 3 niên hiệu Kiến-nguyên, đời vua Thái-tổ Tiêu Đạo Thành của vương triều Nam-Tề [479-502], thời đại Nam-triều); được thu vào bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển 9, mang số 276.

Ý chỉ của kinh này đặt trên cơ sở: Vì phiền não của hữu tình chúng sinh nhiều vô lượng, nên đức Phật thuyết pháp cũng vô lượng; thuyết pháp vô lượng nên nghĩa lí cũng vô lượng; nghĩa lí tuy vô lượng nhưng chỉ phát sinh từ MỘT pháp: đó là pháp VÔ TƯỚNG.

Từ “vô lượng nghĩa” có ba ý nghĩa: 1) Tất cả các pháp đều có đầy đủ vô lượng vô số nghĩa lí, cho nên gọi là “vô lượng nghĩa”. 2) Vô lượng nghĩa tức là “thật tướng”. Theo ngài Cát Tạng (549-623) giải thích trong bộ Pháp Hoa Kinh Nghĩa Sớ, thì bản thể của thật tướng là không có hạn lượng, cho nên gọi là “thể vô lượng”; từ một pháp thật tướng mà phát sinh ra tất cả pháp, cho nên gọi là “dụng vô lượng”; cả thể và dụng của thật tướng đều vô lượng, cho nên gọi là “vô lượng nghĩa”. 3) Vô lượng nghĩa là chỉ cho kinh điển đại thừa. Trong phẩm “Tựa” của kinh Pháp Hoa có nói: Đức Thế Tôn vì chư vị Bồ-tát mà nói kinh đại thừa tên là  Lượng Nghĩa. Vì vậy, kinh này cũng có người gọi tên là Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa. Nhân nơi đây đề cập tới tên kinh, chúng tôi cũng xin nói thêm một điều: Trong kinh văn (ở hai phẩm thứ hai và thứ ba) có ghi lời Phật nói tên kinh này là “Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa Kinh”, nhưng tên kinh được ghi trong Tạng Đại Chánh thì không có hai chữ “Đại Thừa”, mà chỉ có bốn chữ “Vô Lượng Nghĩa Kinh”; có thể, “Vô Lượng Nghĩa” mới là tên chính thức của kinh, còn từ “đại thừa” chỉ là tiếng bổ từ mà thôi.

Phẩm “Tựa” của kinh Pháp Hoa còn cho biết, tại đạo tràng Kì-xà-quật (gần thành Vương-xá), đức Phật đã nói kinh Vô Lượng Nghĩa này trước khi nói kinh Pháp Hoa. Sau khi nói kinh Vô Lượng Nghĩa – là pháp môn đã do tự Ngài chứng đắc, đem giáo hóa hàng Bồ-tát đại thừa – Ngài liền nhập định “Vô lượng nghĩa xứ”; và sau khi xuất định, Ngài đã nói kinh Pháp Hoa. Vì vậy chư vị cổ đức đều nói rằng, kinh Vô Lượng Nghĩa này chính là tiền đề, là phần mở đầu của kinh Pháp Hoa; có thể nói, nội dung của toàn bộ kinh Pháp Hoa là khai triển ý chỉ của kinh Vô Lượng Nghĩa vậy.

Về ngài Đàm Ma Già Đà Da Xá, dịch giả của kinh này, các sử liệu đã không nói gì nhiều về tiểu sử và hành trạng của ngài; chỉ biết đại khái rằng, ngài là người Trung Thiên-trúc, có mặt ở Quảng-châu vào khoảng cuối nhà Lưu-Tống đầu nhà Tiêu-Tề (tức khoảng thập niên 70 của thế kỉ thứ 5) của thời đại Nam-triều (420-589). Theo bài “Tựa Kinh Vô Lượng Nghĩa” của ẩn sĩ Lưu Cầu (437-495) viết để ở đầu cuốn kinh, có tì kheo Tuệ Biểu ở núi Võ-đang (phía Nam huyện Quân, tỉnh Hồ-bắc), lập chí du phương cầu đạo, không nề hiểm nguy, lao nhọc. Năm thứ 3 niên hiệu Kiến-nguyên (tức năm 481) nhà Tề, ông đến vùng Lĩnh-nam, được gặp sa môn Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Trung Thiên-trúc, ở chùa Triều-đình, thành phố Quảng-châu. Vị sa môn này có tài viết kiểu chữ “lệ” rất đẹp, đã dịch cuốn kinh Vô Lượng Nghĩa, muốn lưu truyền nhưng chưa biết giao phó cho ai. Tì kheo Tuệ Biểu bèn chí thành cầu thỉnh, ngài bèn trao cho. Tuệ Biểu được bản kinh ấy, liền đem về lại núi Võ-đang… Ngoài mấy nét giản dị đó ra, không ai biết gì thêm về cuộc đời hành đạo của ngài; cả năm sinh năm mất cũng không rõ.

Trước bản dịch của ngài Đàm Ma Già Đà Da Xá, cũng đã có bản dịch Vô Lượng Nghĩa Kinh của ngài Cầu Na Bạt Đà La (394-468) ở đời Lưu-Tống (420-479), nhưng đã bị thất truyền rất sớm.

Bản kinh Hán văn được dùng để dịch ra Việt văn sau đây là bản Hán dịch của Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, rút ra từ Tạng Đại Chánh, quyển 9, mang số 276.

Kính giới thiệu,

Cư sĩ Hạnh Cơ

Miền Tây Gia-nã-đại,

Tiết Thượng-nguyên năm Bính-Tuất,

2006 (PL 2549)

 

KINH VÔ LƯỢNG NGHĨA 

Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn

Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, giới thiệu và chú thích

Phẩm 1

ĐỨC HẠNH 

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, đức Phật ngự ở núi Kì-xà-quật[1], gần thành Vương-xá[2], cùng với sự hiện diện đông đủ của một vạn hai ngàn vị Tì-kheo lớn[3]; tám vạn vị Bồ-tát lớn[4]; tám bộ chúng[5] Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già; chư vị Tì-kheo, Tì-kheo-ni, Cận-sự-nam, và Cận-sự-nữ cũng đều tụ hội đầy đủ.

Các vị đại Chuyển-luân vương, tiểu Chuyển-luân vương, Kim-luân vương, Ngân-luân vương và các Luân vương khác;[6] các vị quốc vương, vương tử, đại thần, quốc dân, quốc sĩ, phu nhân, đại trưởng giả, cùng quyến thuộc của họ đông đến hàng trăm, ngàn, vạn người, cùng nhau đi đến nơi Phật ngự, đầu mặt lạy sát chân Phật, đi nhiễu quanh Phật hàng trăm ngàn vòng, đốt nhiều loại hương, rải nhiều loại hoa để cúng dường Phật, sau đó thì lui ngồi về một bên.

Các vị Bồ-tát trong pháp hội như Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử [7], Đại Uy Đức Tạng pháp vương tử, Vô Ưu Tạng pháp vương tử, Đại Biện Tạng pháp vương tử, Bồ-tát Di Lặc, Bồ-tát Đạo Thủ, Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Dược Thượng, Bồ-tát Hoa Tràng, Bồ-tát Hoa Quang Tràng, Bồ-tát Đà La Ni Tự Tại Vương, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí, Bồ-tát Thường Tinh Tấn, Bồ-tát Bảo Ấn Thủ, Bồ-tát Bảo Tích, Bồ-tát Bảo Trượng, Bồ-tát Việt Tam Giới, Bồ-tát Tì Ma Bạt La, Bồ-tát Hương Tượng, Bồ-tát Đại Hương Tượng, Bồ-tát Sư Tử Hống Vương, Bồ-tát Sư Tử Du Hí Thế, Bồ-tát Sư Tử Phấn Tấn, Bồ-tát Sư Tử Tinh Tấn, Bồ-tát Dũng Nhuệ Lực, Bồ-tát Sư Tử Uy Mãnh Phục, Bồ-tát Trang Nghiêm, Bồ-tát Đại Trang Nghiêm, vân vân, các vị Bồ-tát lớn như thế, đông đến tám vạn, cũng đều vân tập đầy đủ.

Các vị Bồ-tát trên đây đều là các bậc Pháp-thân Đại-sĩ [8], đã thành tựu giới, định, tuệ, giải thoát, và giải thoát tri kiến[9]; tâm thường tĩnh lặng, an trụ nơi chánh định, an nhiên điềm đạm, dứt hết sợ hãi, không còn vọng động, không còn ham muốn; mọi thứ điên đảo, loạn tưởng không thể xâm nhập được. Các Ngài tâm tịch tĩnh lắng trong, chí trống rỗng huyền diệu, hằng giữ không vọng động trải hàng trăm ngàn ức kiếp. Vô lượng pháp môn đều hiện rõ trước mắt, mà với trí tuệ rộng lớn, các Ngài đều thông suốt tất cả, phân biệt rành rẽ, tánh tướng chân thật, không có tốt xấu, rõ ràng minh bạch. Các Ngài cũng biết rõ mọi căn tánh và ước muốn của chúng sinh, dùng biện tài[10] tổng trì[11] vô ngại, thỉnh Phật thuyết pháp, tùy thuận chúng sinh mà hóa độ, trước là làm cho thấm nhuần pháp nhũ để dập tắt dục trần, mở cửa niết bàn, quạt gió giải thoát để trừ sạch phiền não nóng bức ở thế gian, đạt được mọi điều tươi mát. Thứ đến là nói pháp sâu xa Mười hai nhân duyên, rửa sạch vô minh cho đến già bệnh chết, đốt cháy mãnh liệt mọi đau khổ từng tích tụ như ánh sáng mặt trời. Sau đó thì tưới nước pháp đại thừa vô thượng, thấm nhuần tất cả chúng sinh có thiện căn, gieo chủng tử lành vào khắp ruộng công đức, khiến cho tất cả đều phát sinh mầm mống bồ đề; lấy trí tuệ làm ánh sáng mặt trời mặt trăng, lấy phương tiện làm thời tiết, giúp chúng sinh khai thông và tăng trưởng sự nghiệp đại thừa, mau chứng quả Bồ-đề Vô-thượng, thường an trụ nơi cảnh giới an vui nhiệm mầu chân thật, dùng tâm đại bi vô lượng để cứu khổ chúng sinh.

Các vị đó đều là chân thiện tri thức. Các vị đó đều là ruộng phước tốt đẹp. Các vị đó đều là bậc thầy không cần cầu thỉnh. Các vị đó là nơi nương tựa chắc chắn, đầy an lành, vui vẻ, là nơi được cứu độ, hộ trì. Nơi nào cũng là bậc đạo sư của mọi người, là cặp mắt sáng cho người mù tối, là tai cho người điếc, là mũi cho người bị xẻo mất mũi, là lưỡi cho người câm ngọng; làm cho những người có các căn bị khuyết tật thì lành lặn đầy đủ, những người điên khùng hoảng loạn được có chánh niệm; làm thuyền trưởng và thủy thủ để chở mọi người qua sông sinh tử, đến bờ niết bàn; làm y sĩ, dược sĩ, chẩn đoán bệnh trạng, hiểu rõ dược tính, tùy bệnh cho thuốc, giúp cho mọi người bình phục an vui; làm bậc điều ngự không có các hành vi buông lung, giống như người điều khiển voi ngựa có thể điều phục những voi ngựa khó điều phục, như sư tử hùng mạnh có uy lực khuất phục các loài thú khác; đó là bậc không ai có thể phá hoại, là Bồ-tát du hí [12] với đầy đủ các ba-la-mật[13], ở nơi lãnh địa của Như Lai, tâm luôn kiên cố, không vọng động, an trú nơi nguyện lực, làm cho khắp cõi Phật đều thanh tịnh, chẳng bao lâu được chứng quả Giác ngộ cao tột. Các vị đại Bồ-tát đó đều có công đức không thể nghĩ bàn như thế.

Các vị Tì-kheo trong pháp hội như Đại-trí Xá Lợi Phất, Thần-thông Mục Kiền Liên, Tuệ-mạng Tu Bồ Đề, Đại Ca Chiên Diên, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, A Nhã Kiều Trần Như, Thiên-nhãn A Na Luật, Trì-luật Ưu Ba Li, Thị-giả A Nan, Phật tử La Vân[14], Ưu Ba Nan Đà,  Li Bà Đa, Kiếp Tân Na, Bạc Câu La, A Châu Đà, Sa Già Đà, Đầu-đà Đại Ca Diếp, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp[15], vân vân cả thảy một vạn hai ngàn vị Tì-kheo như vậy, đều là các bậc A-la-hán đã dứt trừ hết phiền não, không còn bị lậu hoặc ràng buộc, được chân chánh giải thoát.

Bấy giờ ngài Bồ-tát lớn Đại Trang Nghiêm quan sát khắp đại chúng, thấy mọi người tâm ý đều đã an định, bèn cùng với tám vạn vị Bồ-tát lớn ở trong chúng hội, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến trước Phật, đầu mặt đảnh lễ sát chân Phật, đi nhiễu hàng trăm ngàn vòng, đốt hương trời, rải hoa trời; lại có áo cõi trời, chuỗi anh lạc và các loại ngọc quí báu vô giá khác của cõi trời, từ trên hư không từ từ rơi xuống bốn phía như mây tụ để dâng cúng Phật; các thức ăn cõi trời trăm vị trân quí đựng trong bát trời, tràn đầy sung mãn, chỉ cần thấy sắc nghe mùi thì tự nhiên no đủ; cờ trời, phướn trời, lọng trời, nhạc khí vi diệu cõi trời đặt khắp các nơi, cùng hòa tấu để dâng cúng Phật. Tất cả các vị Bồ-tát lớn ấy cùng quì gối chắp tay trước Phật, một lòng đồng thanh nói bài kệ khen ngợi Phật rằng:

“Cao cả thay bậc Thánh Đại Ngộ!

Không dơ, không nhiễm, không đắm  trước.

Đấng Điều Ngự của cả trời người,

Gió đạo, hương đức xông tỏa khắp.

Trí, tình bình lặng, ngưng suy lự,

Ý diệt, thức tiêu, tâm tịch tĩnh,

Dứt huyễn mộng, sạch hết vọng tưởng;

Không còn các đại, ấm, giới, nhập,[16]

Thân Phật chẳng có cũng chẳng không,

Chẳng nhân, chẳng duyên, chẳng tự tha,

Chẳng vuông, chẳng tròn, chẳng dài ngắn,

Chẳng lộ, chẳng ẩn, chẳng sinh diệt,

Chẳng tạo, chẳng khởi, chẳng tác vi,

Chẳng ngồi, chẳng nằm, chẳng đi đứng,

Chẳng động, chẳng chuyển, chẳng nhàn tịnh,

Chẳng tiến, chẳng lùi, chẳng an nguy,

Chẳng phải, chẳng quấy, chẳng được mất,

Chẳng kia, chẳng đây, chẳng đi lại,

Chẳng xanh, chẳng vàng, chẳng đỏ trắng,

Chẳng hồng, chẳng tím bao màu sắc;

Giới, định, tuệ, giải, tri kiến[17] sinh,

Ba minh[18], sáu thông[19], đạo phẩm[20] phát,

Từ bi, mười lực[21], vô úy[22] khởi,

Chúng sinh nương tựa sinh nghiệp lành.

Hiện thân trượng sáu màu vàng kim,

Nghiêm chỉnh phương phi chiếu sáng ngời,

Mặt đẹp trăng tròn sáng mặt trời,

Tóc xoắn thẩm xanh, đỉnh nhục kế,

Mắt sáng trong thấy suốt mọi chiều,

Lông mày biếc, miệng vuông, má đầy,

Môi lưỡi đỏ đẹp như trái đỏ,

Răng bốn mươi chiếc trắng thanh khiết,

Trán rộng mũi thẳng mặt sáng rỡ,

Ngực hiện chữ “Vạn” (卍)[23], ức sư tử,

Tay chân mềm mại đủ ngàn xoáy,

Nách tay trơn liền giữ trong ngoài,

Ngón tay thon, cánh tay thẳng dài,

Da mịn màng, lông xoáy bên phải,

Gót gối không lộ, mã âm kín,

Gân nhỏ, xương liền, ruột loài dê,

Trong ngoài trong suốt sạch không dơ,

Như nước sạch không hề dính bụi.

Dường ấy ba mươi hai tướng tốt,

Tám mươi vẻ đẹp có thể thấy,

Mà thật không tướng, không sắc tướng,

Tất cả tướng, mắt đối toàn không,

Từ tướng không tướng, có tướng thân,

Thân tướng chúng sinh, tướng cũng vậy;

Khiến cho chúng sinh vui mừng lạy,

Tâm chí thành cung kính ân cần,

Nhân đó tiêu trừ lòng kiêu mạn.

Thành tựu sắc thân đẹp như thế,

Đệ tử chúng con gồm tám vạn,

Xin cúi đầu kính lạy qui y,

Đấng tư tưởng tâm ý tĩnh lặng,

Bậc Thánh Điều Ngự không đắm trước.

Cúi đầu qui y pháp, sắc thân,

Đủ giới, định, tuệ, giải, tri kiến,

Cúi đầu qui y bao tướng đẹp,

Cúi đầu qui y khó nghĩ bàn.

Tiếng sấm Phạm âm vang tám thứ[24],

Vi diệu thanh tịnh rất sâu xa,

Bốn đế, sáu độ, mười hai duyên,

Tùy thuận chúng sinh nghiệp tâm chuyển,

Ai nghe được tâm ý đều mở,

Diệt vô lượng phiền não sinh tử.

Người nghe hoặc chứng Tu-đà-hoàn,

Tư-đà, A-na, A-la-hán,

Bậc Duyên-giác vô lậu vô vi,

Bậc Bồ-tát không sinh không diệt;

Hoặc được vô lượng đà-la-ni[25],

Đại biện tài thuyết pháp vô ngại,

Diễn nói kệ sâu xa nhiệm mầu,

Ao pháp trong thảnh thơi tắm gội,

Hoặc bay, hoặc nhảy, hiện thần túc,

Thân tự tại ra vào nước lửa.

Pháp luân như thế, tướng như thế,

Thanh tịnh vô biên khó nghĩ bàn.

Chúng con lại cùng nhau cúi đầu,

Qui y vào lúc xe pháp chuyển.

Cúi đầu qui y tiếng Phạm âm,

Cúi đầu qui y duyên, đế, độ [26].

Đức Thế Tôn vô lượng kiếp xưa,

Cần khổ tu tập bao đức hạnh,

Vì chúng con: người, trời, rồng, thần,

Cùng tất cả các loài chúng sinh,

Đã từ bỏ những gì khó bỏ,

Của báu, vợ con và thành quách;

Vì pháp, trong ngoài đều không tiếc,

Đầu, mắt, tủy, não, đều cho người;

Phụng trì tịnh giới của chư Phật,

Dù cho mất mạng không trái phạm;

Dù người dùng dao gậy làm hại,

Mắng chưởi, nhục mạ, không hề giận;

Trải bao kiếp nén mình không mỏi,

Ngày đêm tâm trụ cảnh giới thiền;

Học khắp tất cả các đạo pháp,

Trí tuệ vào sâu căn chúng sinh,

Cho nên nay được sức tự tại,

Tự tại với pháp, là Pháp Vương.

Chúng con xin cúi đầu qui y,

Đấng thành tựu những việc khó làm.” 

Phẩm 2

THUYẾT PHÁP

Khi đức Bồ-tát lớn Đại Trang Nghiêm cùng tám vạn vị Bồ-tát lớn khác nói bài kệ khen ngợi Phật xong, lại cùng nhau đồng bạch Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn! Tám vạn Bồ-tát chúng con, hôm nay, trong giáo pháp của đức Thế Tôn, có điều muốn hỏi, chẳng biết đức Thế Tôn có rủ lòng thương xót chỉ dạy cho không?”

Phật bảo Bồ-tát Đại Trang Nghiêm và tám vạn vị Bồ-tát rằng:

“Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Thật là đúng lúc để các ông nêu câu hỏi. Không bao lâu nữa Như Lai sẽ nhập niết bàn. Sau khi Như Lai nhập niết bàn thì sẽ không còn ai có điều nghi ngờ gì nữa. Vậy các ông muốn hỏi gì thì nên hỏi.”

Bấy giờ Bồ-tát Đại Trang Nghiêm cùng tám vạn vị Bồ-tát, liền đồng thanh bạch Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn! Hàng Bồ-tát lớn muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột một cách nhanh chóng, cần phải tu tập những pháp môn gì? Những pháp môn gì có thể giúp cho hàng Bồ-tát lớn nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột?”

Phật bảo Bồ-tát Đại Trang Nghiêm và tám vạn vị Bồ-tát rằng:

“Này thiện nam tử! Có một pháp môn có thể giúp cho hàng Bồ-tát nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu có Bồ-tát nào tu tập pháp môn này thì có thể nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.”

“Bạch Đức Thế Tôn! Pháp môn đó tên gọi là gì? Nghĩa lí ra sao? Bồ-tát nên tu tập như thế nào?”

Phật dạy:

“Này thiện nam tử! Pháp môn đó được gọi là “Vô Lượng Nghĩa”. Bồ-tát muốn được tu học pháp môn Vô Lượng Nghĩa, cần phải quán sát tất cả các pháp, từ xưa đến nay, tánh tướng đều rỗng lặng; không lớn không nhỏ, không sinh không diệt, không tiến không lùi, không đứng yên cũng không lay động; giống như hư không, không có hai pháp. Nhưng chúng sinh thì hư vọng phân biệt chấp trước, có đây có kia, có được có mất, rồi khởi niệm bất thiện, tạo các nghiệp ác, luân hồi trong sáu nẻo, chịu đủ mọi điều đau khổ, trải vô lượng ức kiếp không thể tự thoát khỏi. Hàng Bồ-tát lớn quán sát thật kĩ càng như thế, sinh lòng thương xót, phát tâm từ bi rộng lớn, muốn đến cứu độ. Bồ-tát lại quán chiếu sâu xa, thâm nhập vào tất cả các pháp để thấy rõ: pháp có pháp tướng như thế thì sinh như thế; pháp có pháp tướng như thế thì trụ như thế; pháp có pháp tướng như thế thì dị như thế; pháp có pháp tướng như thế thì diệt[27] như thế; pháp tướng như thế thì hay sinh pháp ác, pháp tướng như thế thì hay sinh pháp thiện; ba tướng trụ, dị, và diệt cũng giống như vậy. Bồ-tát cứ như thế mà quán chiếu bốn tướng, từ lúc khởi đầu cho đến lúc cuối cùng, thảy đều biết rõ. Thứ đến lại quán chiếu tất cả các pháp, từng niệm từng niệm không đứng yên, lúc nào cũng có cái mới sinh, lúc nào cũng có cái mới diệt; lại quán chiếu để thấy rõ bốn tướng sinh trụ dị diệt đang xảy ra ngay trong giây phút hiện tại. Quán chiếu như thế rồi, Bồ-tát lại thâm nhập vào căn tánh ham muốn của chúng sinh, để thấy rõ rằng, tánh ham muốn của chúng sinh thật là vô lượng, cho nên nói pháp cũng phải vô lượng; nói pháp vô lượng thì nghĩa lí cũng vô lượng. Vô Lượng Nghĩa là do từ một pháp sinh ra; một pháp đó tức là “vô tướng”. Vô tướng như thế tức là không có tướng nào mà chẳng có tướng, chẳng có tướng nào là không tướng, đó gọi là “thật tướng”. Hàng Bồ-tát lớn đã an trụ nơi tướng chân thật như thế rồi, thì tâm từ bi phát khởi rõ ràng, chắc chắn, không hư dối; đối với chúng sinh thật có thể cứu khổ. Khổ đã cứu rồi thì lại thuyết pháp, khiến cho chúng sinh được an vui.

“Này thiện nam tử! Nếu hàng Bồ-tát lớn có thể tu tập một pháp môn Vô Lượng Nghĩa như thế thì chắc chắn nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.

“Này thiện nam tử! Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, văn lí sâu xa trên hết như thế, chân thật tôn quí không có gì sánh bằng, chư Phật ba đời đều cùng bảo hộ, không một ma vương ngoại đạo nào xâm nhập được, tất cả tà kiến sinh tử đều không thể phá hoại được. Cho nên, này thiện nam tử! Hàng Bồ-tát lớn nếu muốn nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, phải nên tu học Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa sâu xa trên hết này.”

Bấy giờ Bồ-tát Đại Trang Nghiêm lại bạch Phật:

“Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn nói pháp không thể nghĩ bàn, căn tánh chúng sinh cũng không thể nghĩ bàn, pháp môn giải thoát cũng không thể nghĩ bàn. Đối với các giáo pháp Đức Thế Tôn đã nói, chúng con không hề nghi hoặc; nhưng vì chúng sinh vẫn còn sinh tâm mê hoặc, cho nên chúng con lại xin hỏi tiếp: Bạch Đức Thế Tôn! Từ ngày Đức Thế Tôn thành đạo, cho đến nay đã hơn bốn mươi năm, thường vì chúng sinh mà nói ý nghĩa về bốn tướng của các pháp; những ý nghĩa về khổ, không, vô thường, vô ngã, không lớn, không nhỏ, không sinh, không diệt; tất cả đều là vô tướng; pháp tánh pháp tướng xưa nay vốn rỗng lặng, không đến, không đi, không hiện, không ẩn. Nếu có người nghe mà chứng được pháp Noãn, pháp Đảnh, pháp Thế-đệ-nhất;[28] hoặc chứng được các quả vị như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán[29], Bích-chi Phật;[30] hoặc phát tâm bồ-đề tiến lên các bậc Sơ-địa, Nhị-địa, Tam-địa, cho đến Thập-địa.[31] Ý nghĩa của các pháp Đức Thế Tôn đã nói ngày trước, có khác gì với pháp nói ngày hôm nay, mà Đức Thế Tôn nói đây là ‘kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa sâu xa trên hết, hàng Bồ-tát tu tập chắc chắn nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột’? Việc này thế nào, cúi xin Đức Thế Tôn thương xót tất cả chúng sinh mà phân biệt giảng giải, khiến cho ở đời này và trong đời vị lai, nếu có ai nghe được pháp này thì không còn bị mắc trong lưới nghi nữa!”

Bấy giờ đức Phật dạy Bồ-tát Đại Trang Nghiêm rằng:

“Lành thay! Lành thay! Đại thiện nam tử! Ông đã có thể hỏi Như Lai được nghĩa lí đại thừa vi diệu sâu xa trên hết như thế, thì phải biết rằng ông là người có khả năng làm nhiều điều lợi ích và an lạc cho trời, người, cứu vớt đau khổ cho chúng sinh, đúng thật là tâm từ bi rộng lớn, đáng tin tưởng, không hư dối; do nhân duyên đó mà ông chắc chắn nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, và cũng giúp cho chúng sinh ở đời này và đời sau nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.

“Này thiện nam tử! Từ khi ta ngồi sáu năm ở cội cây bồ-đề, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, dùng Phật nhãn quán sát tất cả các pháp mà không thể tuyên nói, vì sao vậy? Vì tánh ham muốn của chúng sinh không giống nhau. Vì tánh ham muốn mỗi mỗi không giống nhau cho nên thuyết pháp phải dùng sức phương tiện, trải qua hơn bốn mươi năm chưa từng nói rõ nghĩa lí chân thật, đạo quả chúng sinh từng chứng được cũng sai khác, không nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.

“Này thiện nam tử! Giáo pháp ví như nước, có thể rửa sạch các nhơ uế. Dù là nước giếng, nước ao, nước khe, nước suối, nước rạch, nước sông, hay nước biển cả, đều có thể rửa sạch nhơ uế; nước pháp kia cũng như vậy, có thể tẩy trừ mọi cấu uế phiền não cho chúng sinh. Này thiện nam tử! Tính chất của nước chỉ có một, nhưng nước giếng, nước ao, nước khe, nước suối, nước rạch, nước sông, nước biển cả thì khác biệt nhau; tính của pháp kia cũng như vậy, khả năng tẩy trừ phiền não thì không khác nhau, nhưng ba pháp[32], bốn quả[33], hai đường[34] thì không đồng nhau. Này thiện nam tử! Nước tuy rửa sạch tất cả, nhưng nước giếng không phải là nước ao, nước ao không phải là nước sông rạch, nước suối khe không phải là nước biển; Như Lai có hùng lực ở thế gian, đối với các pháp đều tự tại, các pháp từng nói ra cũng giống như vậy. Các pháp nói ở lúc đầu, nói ở lúc giữa, hay nói ở lúc sau, đều có thể tẩy trừ phiền não cho chúng sinh, nhưng pháp nói ở lúc đầu không phải là ở lúc giữa, ở lúc giữa không phải  ở lúc sau; pháp nói ở lúc đầu, lúc giữa và lúc sau, văn từ tuy một mà nghĩa lí đều khác.

“Này thiện nam tử! Khi ta từ cội cây bồ-đề đứng dậy, đi đến vườn Nai[35] ở thành Ba-la-nại[36], vì nhóm ông A Nhã Câu Lân vân vân năm người[37] mà chuyển bánh xe pháp[38], cũng nói các pháp xưa nay vốn rỗng lặng, chuyển biến không ngừng, sinh diệt trong từng giây phút. Sau đó vào lúc giữa, ở tại đạo tràng này và nhiều nơi khác, ta vì chúng Tì-kheo và hàng Bồ-tát tuyên nói, biện giải Mười hai nhân duyên[39], Sáu pháp qua bờ[40], cũng nói các pháp xưa nay vốn rỗng lặng, chuyển biến không ngừng, sinh diệt trong từng giây phút. Hôm nay lại ở nơi đây diễn nói Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, cũng nói các pháp xưa nay vốn rỗng lặng, chuyển biến không ngừng, sinh diệt trong từng giây phút. Vì vậy cho nên, này thiện nam tử, các pháp nói lúc đầu, nói lúc giữa, hay nói hôm nay, văn từ thì đồng nhất mà nghĩa lí thì sai khác. Vì nghĩa lí sai khác cho nên kiến giải của chúng sinh cũng sai khác. Vì kiến giải sai khác nên sự đắc pháp, đắc quả, đắc đạo[41] cũng sai khác.

“Này thiện nam tử! Lúc ban đầu ta vì những người cầu các quả vị Thanh-văn mà nói pháp Tứ đế[42], vậy mà tám ức chư thiên đã hạ giáng nghe pháp và phát tâm Bồ-đề[43]. Lúc giữa ta vì những người cầu quả vị Bích-chi Phật mà nói pháp Mười hai nhân duyên ở khắp nơi, vậy mà đã có vô lượng chúng sinh phát tâm Bồ-đề, hoặc an trú nơi các quả vị Thanh-văn. Tiếp đó ta nói các kinh phương đẳng[44], mười hai bộ kinh[45], các kinh Đại Bát Nhã, Hoa Nghiêm, nhằm nêu lên công hạnh tu hành của hàng Bồ-tát trải qua nhiều đời kiếp, vậy mà đã có đến hàng trăm ngàn Tì-kheo, vạn ức trời người, vô lượng chúng sinh chứng các quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, hoặc an trụ nơi pháp nhân duyên của hàng Bích-chi Phật. Này thiện nam tử! Do ý nghĩa này mà biết rằng, pháp nói ra thì đồng nhau mà nghĩa lí thì sai khác; do nghĩa lí sai khác nên chúng sinh liễu ngộ khác nhau; do liễu ngộ khác nhau nên sự đắc pháp, đắc quả, đắc đạo cũng khác nhau. Vì vậy cho nên, này thiện nam tử, từ khi ta đắc đạo và khởi đầu nói pháp, cho đến hôm nay diễn nói kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, chẳng có lúc nào ta không nói các pháp khổ, không, vô thường, vô ngã, không phải chân, không phải giả, không phải lớn, không phải nhỏ, xưa vốn không sinh, nay cũng không diệt, tất cả là vô tướng, pháp tướng pháp tánh không đến không đi, mà bốn tướng của chúng sinh[46] thì cứ vẫn biến thiên.

“Này thiện nam tử! Do ý nghĩa đó mà chư Phật không nói hai lời; chỉ dùng một âm mà ứng khắp các thứ tiếng; dùng một thân mà thị hiện trăm ngàn muôn ức na-do-tha vô lượng vô số hằng hà sa thân, trong mỗi một thân này lại thị hiện bao nhiêu trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kì hằng hà sa các thứ hình loại, trong mỗi một hình loại này lại thị hiện bao nhiêu trăm ngàn muôn ức na-do-tha a-tăng-kì hằng hà sa hình loại khác nữa. Này thiện nam tử! Thế thì cái cảnh giới sâu xa không thể nghĩ bàn của chư Phật, hàng Nhị-thừa[47] không thể biết được, ngay cả hàng Bồ-tát ở cấp Mười-trụ[48] cũng không theo kịp được, chỉ có Phật với Phật mới thấu rõ một cách rốt ráo mà thôi. Này thiện nam tử! Vì vậy cho nên ta nói Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa vi diệu sâu xa trên hết, văn lí chân thật tôn quí không có gì hơn, chư Phật ba đời đều cùng bảo hộ, không một ma vương ngoại đạo nào xâm nhập được, tất cả tà kiến sinh tử đều không thể phá hoại được, hàng Bồ-tát lớn nếu muốn nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, phải nên tu học Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa sâu xa trên hết này.”

Đức Phật nói như thế rồi, ba ngàn đại thiên thế giới[49] rung động sáu cách[50], bỗng nhiên từ không trung mưa xuống rất nhiều thứ hoa trời như ưu-bát-la, bát-đàm-ma, câu-vật-đầu, phân-đà-lị; lại rải xuống vô số các thứ hương trời, áo trời, chuỗi anh lạc và các thứ châu báu vô giá khác của cõi trời; tất cả các thứ ấy từ trên không trung xoay vòng rơi xuống, cúng dường Phật, chư vị Bồ-tát và đại chúng Thanh-văn[51]; các thức ăn cõi trời trăm vị trân quí đựng trong bát trời, tràn đầy sung mãn; cờ trời, phướn trời, lọng trời, nhạc khí vi diệu cõi trời đặt khắp các nơi, cùng hòa tấu để dâng cúng và khen ngợi Phật. Lại nữa, hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông cũng rung động sáu cách, cũng có mưa hoa trời, hương trời, áo trời, chuỗi anh lạc và các thứ châu báu vô giá khác của cõi trời; các thức ăn cõi trời trăm vị trân quí; cờ trời, phướn trời, lọng trời, nhạc khí vi diệu cõi trời cùng hòa tấu để cúng dường và khen ngợi chư Phật, chư vị Bồ-tát và đại chúng Thanh-văn ở các thế giới ấy. Ở phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương góc[52], phương Trên và phương Dưới cũng đều như thế.

Bấy giờ ở trong đại chúng có ba vạn hai ngàn vị Bồ-tát lớn chứng được chánh định Vô lượng nghĩa, ba vạn bốn ngàn vị Bồ-tát lớn đạt được vô lượng vô số môn đà-la-ni, có thể chuyển được bánh xe pháp bất thối chuyển của tất cả chư Phật trong ba đời. Các chúng tì-kheo, tì-kheo-ni, cận sự nam, cận sự nữ, trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già; các vua đại Chuyển-luân, tiểu Chuyển- luân, Ngân-luân, Thiết-luân cùng các Luân vương khác; các vị quốc vương, vương tử, đại thần, quốc dân, nhân sĩ, phu nhân, trưởng giả, cùng hàng trăm ngàn quyến thuộc của họ, khi nghe Phật nói kinh này rồi, đều chứng nhập được hoặc là các pháp Noãn, Đảnh, Thế-đệ-nhất; hoặc là các quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật; hoặc chứng được Bồ-tát Vô sinh pháp nhẫn[53]; hoặc đạt được một môn đà-la-ni, hai môn đà-la-ni, ba môn đà-la-ni, hay bốn môn đà-la-ni, cho đến năm, sáu, bảy, tám, chín, mười đà-la-ni; hoặc đạt được đến trăm ngàn vạn ức, cho đến vô lượng vô số hằng hà sa a-tăng-kì đà-la-ni; tất cả đều có thể tùy thuận chuyển bánh xe pháp bất thối chuyển, và vô lượng chúng sinh phát tâm bồ-đề vô-thượng.

Phẩm 3

MƯỜI CÔNG ĐỨC

Bấy giờ Bồ-tát Đại Trang Nghiêm lại bạch Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn! Thế Tôn nói Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa vi diệu sâu xa trên hết này, đúng thật là sâu xa, rất sâu xa, vô cùng sâu xa!  Sở dĩ như thế là vì sao? Chư vị Bồ-tát lớn và bốn chúng[54], cùng trời, rồng, quỉ thần, quốc vương và thần dân, cho đến tất cả chúng sinh, khi được nghe Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa vi diệu sâu xa trên hết này, không ai là không đạt được các môn đà-la-ni, hoặc ba pháp, bốn quả, cho đến phát tâm bồ-đề vô-thượng. Nên biết rằng, kinh này văn lí chân chánh, được tôn quí không có gì sánh bằng, được chư Phật ba đời bảo hộ; các ma vương, ngoại đạo không thể xâm nhập được, tất cả các thứ tà kiến sinh tử không thể phá hoại được, vì sao? Vì một khi nghe được kinh này thì có thể gìn giữ tất cả pháp. Nếu có một chúng sinh nào được nghe kinh này thì được lợi ích rất lớn, vì sao? Vì chúng sinh đó nghe kinh này rồi tinh tấn tu tập, thì chắc chắn nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột. Còn những chúng sinh không được nghe kinh này, phải biết rằng, những chúng sinh đó bị mất lợi ích rất lớn, trải qua vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn a-tăng-kì kiếp, chắc chắn không thể chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, vì sao? Vì những chúng sinh ấy không biết đi thẳng theo con đường lớn đến quả vị Giác ngộ cao tột, lại đi theo con đường nhỏ đầy hiểm trở và mắc nhiều tai nạn.

“Bạch Đức Thế Tôn! Kinh điển này không thể nghĩ bàn! Cúi xin Đức Thế Tôn thương xót khắp cả đại chúng, giải bày những việc sâu xa không thể nghĩ bàn của kinh này. Bạch Đức Thế Tôn! Kinh điển này do từ đâu đến, sẽ đi tới đâu, trụ ở nơi nào, mà có vô lượng năng lực công đức không thể nghĩ bàn như thế, khiến cho chúng sinh nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột?”

Bấy giờ Phật bảo Bồ-tát Đại Trang Nghiêm rằng:

“Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Đúng vậy. Đúng vậy. Đúng như ông đã nói. Này thiện nam tử! Ta nói kinh này rất sâu xa, vô cùng sâu xa, chân thật sâu xa. Vì sao như thế? Vì kinh này khiến cho chúng sinh nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, một khi được nghe thì có thể gìn giữ tất cả pháp, đối với chúng sinh có lợi ích rất lớn, vì đi con đường thẳng lớn không có hiểm nạn.

“Này thiện nam tử! Ông hỏi kinh này do từ đâu đến, sẽ đi tới đâu, trụ ở nơi nào; vậy ông hãy nghe cho kĩ!

“Này thiện nam tử! Kinh này do từ ngôi nhà của chư Phật mà đến, sẽ đi tới tất cả chúng sinh nào phát tâm bồ-đề vô-thượng, trụ nơi chư Bồ-tát ở. Này thiện nam tử! Kinh này đến như thế, đi như thế, trụ như thế; cho nên kinh này mới có vô lượng sức công đức không thể nghĩ bàn như thế, khiến cho chúng sinh nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.

“Này thiện nam tử! Ông có muốn nghe kinh này lại còn có mười sức công đức không thể nghĩ bàn không?”

Bồ-tát Đại Trang Nghiêm bạch:

“Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con xin muốn được nghe.”

Đức Phật dạy:

“Này thiện nam tử! Thứ nhất là kinh này có thể khiến cho Bồ-tát chưa phát tâm thì phát tâm bồ-đề; người không có lòng nhân từ thì phát khởi lòng nhân từ; người từng thích giết hại thì khởi tâm đại bi; người hay ganh ghét thì khởi tâm tùy hỉ; người chỉ biết ôm giữ thì khởi tâm xả bỏ; người tham lam keo kiệt thì khởi tâm bố thí; người nhiều kiêu mạn thì khởi tâm hành trì giới luật; người sân hận ngập tràn thì khởi tâm nhẫn nhục; người biếng nhác thì khởi tâm tinh tấn; người thường bị rối loạn thì khởi tâm tu tập thiền định; người ngu si thì khởi tâm trí tuệ; người chưa độ người khác thì khởi tâm độ người khác; người hay làm mười điều ác thì khởi tâm làm mười điều thiện; người ưa thích tu pháp hữu vi thì khởi tâm quyết chí tu pháp vô vi; người có tâm thối lui thì làm cho tâm không còn thối lui; người tu phước hữu lậu thì khởi tâm tu phước vô lậu; người nhiều phiền não thì khởi tâm diệt trừ phiền não. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ nhất của kinh này.

“Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ nhì của kinh này, là nếu chúng sinh nào được nghe kinh này, hoặc nghe một lần, hoặc một bài kệ, cho đến chỉ một câu, thì có thể hiểu suốt trăm ngàn ức ý nghĩa, trải vô lượng vô số kiếp mà không thể nói hết những pháp môn đã được thọ trì, vì sao thế? Vì nghĩa lí của pháp này nhiều vô lượng vậy. Này thiện nam tử! Kinh này ví như từ một hạt giống mà sinh ra trăm ngàn vạn, rồi từ mỗi một trong trăm ngàn vạn hạt giống kia lại sinh ra trăm ngàn vạn nữa, cứ như thế dần dà cho đến vô lượng. Kinh điển này cũng giống như thế, từ một pháp sinh ra trăm ngàn nghĩa, rồi từ mỗi một trong trăm ngàn nghĩa ấy lại sinh trăm ngàn vạn nghĩa nữa, cứ như thế cho đến vô lượng vô biên nghĩa. Vì vậy cho nên kinh này có tên làVô Lượng Nghĩa. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ nhì của kinh này.

“Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ ba của kinh này, là nếu có chúng sinh được nghe kinh này, hoặc nghe một lần, hoặc một bài kệ, cho đến chỉ một câu, liền thông suốt trăm ngàn vạn ức nghĩa lí; thông suốt nghĩa lí như thế rồi thì tuy có phiền não mà như không phiền não, ra vào sinh tử mà không hề có ý tưởng sợ sệt, đối với chúng sinh thì sinh tâm thương xót, đối với các pháp được ý tưởng mạnh mẽ, như người lực sĩ có thể vác, cầm các vật nặng. Người hành trì kinh này cũng giống như thế, có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề của đạo quả Bồ-đề Vô-thượng, có thể mang chúng sinh vượt ra khỏi con đường sinh tử. Người đó tuy chưa độ được mình mà đã độ được người, giống như có ông thuyền trưởng gặp lúc bệnh nặng, tay chân bải hoải, phải nằm nghỉ trên bờ, nhưng nhờ có thuyền bè chắc chắn, lại có các vật dụng cần thiết, ông cũng có thể giúp cho hành khách sang được bên kia sông. Người hành trì kinh này cũng giống như thế, tuy thân bị ràng buộc trong năm nẻo hữu tình[55], thường bị 108 thứ bệnh nặng[56] hành hạ, phải nằm trên bờ vô minh già chết, nhưng nhờ có những trang bị chắc chắn của kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa này mà có thể cứu độ chúng sinh; chúng sinh y theo kinh này mà tu hành thì vượt thoát được biển sinh tử. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ ba của kinh này.

“Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ tư của kinh này, là nếu có chúng sinh được nghe kinh này, hoặc một lần, hoặc một bài kệ, cho đến chỉ một câu, liền có được ý tưởng mạnh mẽ, dù chưa độ được mình, cũng có thể độ cho người khác, được chư vị Bồ-tát coi như quyến thuộc, được chư Phật nói pháp cho nghe. Người ấy nghe pháp rồi thì quyết tâm hành trì, luôn kính thuận mà không trái nghịch; lại tùy duyên vì người mà tuyên dương rộng rãi. Này thiện nam tử! Người ấy ví như vị phu nhân của vua vừa sinh vương tử, hoặc một ngày, hai ngày, cho đến bảy ngày, hoặc một tháng, hai tháng, cho đến bảy tháng, hoặc một tuổi, hai tuổi, cho đến bảy tuổi, vị vương tử ấy tuy chưa có thể đảm nhiệm việc nước, nhưng đã được thần dân tôn kính, cùng sánh vai bạn bè với các vị vương tử lớn, thường được vua và phu nhân cưng quí nói cười, yêu thương hơn các vương tử khác, vì sao thế? Vì vị vương tử đó hãy còn quá bé nhỏ. Này thiện nam tử! Người hành trì kinh này cũng giống như thế. Chư Phật là quốc vương, kinh này là phu nhân, hòa hợp cùng sinh ra con là Bồ-tát. Nếu Bồ-tát đó nghe được kinh này, hoặc một câu hay một bài kệ, hoặc nghe một lần, hai lần, hoặc mười, một trăm, một ngàn, một vạn lần, hoặc một ức, một vạn ức, hay hằng hà sa vô lượng vô số lần, tuy chưa thể hội chân lí đến chỗ cùng cực, chưa làm chấn động được ba ngàn đại thiên quốc độ bằng pháp âm chuyển bánh xe đại pháp như sấm vang, nhưng đã được tất cả bốn chúng và tám bộ chúng tôn trọng kính ngưỡng, được chư vị Bồ-tát lớn coi là quyến thuộc, được thâm nhập vào pháp bí mật của chư Phật, những gì có thể nói ra đều không trái, không lỗi, thường được chư Phật hộ niệm, từ ái che chở, vì Bồ-tát đó hãy còn là kẻ tân học. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ tư của kinh này.

“Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ năm của kinh này, là nếu người thiện nam hay thiện nữ nào, ở thời Phật đang tại thế, hoặc sau khi Phật diệt độ, được thọ trì, đọc tụng, biên chép kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa sâu xa trên hết này, người thiện nam hoặc thiện nữ ấy tuy vẫn còn bị phiền não trói buộc, chưa xa lìa được các sự việc phàm phu, nhưng có thể thị hiện đạo Giác ngộ, kéo dài một ngày ra bằng trăm kiếp, thu ngắn trăm kiếp lại bằng một ngày, khiến cho chúng sinh vui mừng tin phục. Này thiện nam tử! Người thiện nam hoặc thiện nữ ấy giống như rồng con mới sinh bảy ngày mà có thể làm nổi mây lên, cũng có thể làm mưa rơi xuống. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ năm của kinh này.

“Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ sáu của kinh này, là nếu có người thiện nam hoặc thiện nữ nào, ở thời Phật đang tại thế, hoặc sau khi Phật diệt độ, được thọ trì đọc tụng kinh điển này, tuy vẫn còn bị phiền não trói buộc nhưng có thể vì chúng sinh mà nói pháp, khiến cho chúng sinh tiêu trừ phiền não, dứt hết khổ đau. Chúng sinh nghe rồi liền tu hành đắc pháp, đắc quả, đắc đạo, sánh ngang bằng với chư Phật, không có gì khác biệt; ví như vị vương tử, tuy tuổi vẫn còn nhỏ, nhưng nếu vua đi tuần du hay bị bệnh nặng, ủy thác cho trách nhiệm trị nước, vị vương tử ấy, lúc bấy giờ sẽ y theo mạng vua mà ban hành mệnh lệnh đúng pháp, quần thần bá quan văn võ đem chánh lệnh giáo hóa, khắp cả quốc dân đều được an bình, giống như chính đức vua cai trị, không khác chút nào. Người thiện nam hay thiện nữ thọ trì kinh này cũng giống như thế; hoặc thời Phật đang tại thế, hoặc sau khi Phật diệt độ, người thiện nam hay thiện nữ ấy tuy chưa trụ nơi Sơ-địa[57] cho đến Bất-động-địa[58], nhưng y theo giáo pháp của Phật đã dạy mà diễn nói đúng như thế, chúng sinh nghe xong liền nhất tâm tu hành, đoạn trừ phiền não, đắc pháp, đắc quả, cho đến đắc đạo. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ sáu của kinh này.

“Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ bảy của kinh này, là nếu có người thiện nam hay thiện nữ nào, ở thời Phật đang tại thế hoặc sau khi Phật diệt độ, được nghe kinh này mà vui mừng tin nhận, cho là điều ít có, bèn thọ trì đọc tụng, biên chép giảng giải, theo đúng giáo pháp mà tu hành, phát tâm bồ-đề, sinh các căn lành, khởi tâm đại bi muốn cứu vớt tất cả khổ não cho chúng sinh, thì tuy chưa tu tập sáu pháp qua bờ mà sáu pháp ấy đã tự nhiên hiện ở trước mặt, và ngay nơi thân này mà chứng được pháp vô sinh nhẫn, mọi phiền não sinh tử liền bị tiêu trừ trong phút chốc, tức khắc đạt đến bậc Thất-địa[59] của hàng Bồ-tát lớn. Ví như người anh hùng vì vua dẹp giặc, khi giặc bị dẹp yên rồi, nhà vua hết sức vui mừng, đem một nửa nước phong thưởng cho. Người thiện nam hoặc thiện nữ thọ trì kinh này cũng giống như thế. Đó là người dũng mãnh nhất trong những người tu hành, sáu pháp qua bờ quí báu không cầu mà tự nhiên đến, giặc oán sinh tử tự nhiên tiêu trừ, chứng vô sinh nhẫn, được phong thưởng một nửa của báu ở nước Phật, an vui tự tại. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ bảy của kinh này.

“Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ tám của kinh này, là nếu có người thiện nam hay người thiện nữ, ở thời Phật đang tại thế hoặc sau khi Phật diệt độ, nghe được kinh điển này mà cung kính tin nhận, coi đó như chính thân Phật không khác, yêu thích kinh ấy và thọ trì đọc tụng, biên chép, tôn kính như đội trên đầu, theo đúng giáo pháp tu hành, chí giữ giới và tâm nhẫn nhục vững chắc, thực hành bố thí, phát tâm từ bi sâu xa, đem kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa trên hết này giảng nói rộng rãi cho mọi người nghe; nếu những người đến trước là hạng người không tin tội phước, thì lấy kinh này mà chỉ dạy, dùng các thứ phương tiện giáo hóa mạnh mẽ, khiến cho họ tin theo, dùng uy lực của kinh này giúp cho tâm họ sáng suốt mà quay về với chánh đạo. Khi lòng tin đã phát sinh thì tinh tấn dũng mãnh, được nhờ thế lực và oai đức của kinh này mà đắc quả, đắc đạo. Vì vậy người thiện nam hay thiện nữ ấy liền ngay nơi thân này mà chứng được vô sinh pháp nhẫn, ở bậc Địa-thượng[60], trở thành quyến thuộc của chư vị Bồ-tát, nhanh chóng thành tựu cõi Phật thanh tịnh nơi cảnh giới chúng sinh, không bao lâu sẽ chứng được quả vị Giác ngộ cao tột. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ tám của kinh này.

“Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ chín của kinh này, là nếu có người thiện nam hay thiện nữ nào, ở thời Phật đang tại thế hay sau khi Phật diệt độ, nghe được kinh này thì vui mừng nhảy nhót, cho là được điều chưa từng có, liền thọ trì đọc tụng, biên chép cúng dường, vì mọi người mà giảng giải nghĩa lí rõ ràng, thì bao nhiêu nghiệp chướng nặng nề từ nhiều kiếp trước còn sót lại, tức khắc đều được tiêu trừ hết sạch, thân tâm thanh tịnh, được biện tài lớn, lần lượt trang nghiêm các pháp qua bờ, đạt được các loại chánh định như chánh định Thủ-lăng-nghiêm, vào cửa tổng trì, được sức tinh tấn chuyên cần, nhanh chóng tiến lên bậc Địa-thượng, có thể phân thân vô số ở khắp mười phương quốc độ, cứu vớt tất cả chúng sinh đang chịu đau khổ cùng cực trong khắp hai mươi lăm cõi[61], khiến cho tất cả đều được giải thoát; cho nên kinh này có năng lực như thế. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ chín của kinh này.

“Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ mười của kinh này, là nếu có người thiện nam hay thiện nữ nào, ở thời Phật đang tại thế hoặc sau khi Phật diệt độ, được nghe kinh này liền sinh tâm vui mừng cho là điều ít có, rồi tự mình thọ trì đọc tụng, biên chép cúng dường, y theo kinh dạy mà tu hành, sau đó lại khuyến hóa rộng rãi mọi người trong hàng xuất gia cũng như tại gia cùng thọ trì đọc tụng, biên chép, giảng giải, cúng dường, theo đúng giáo pháp mà tu hành. Những người xuất gia và tại gia này tu hành, nhờ năng lực của kinh này mà đắc đạo, đắc quả, đó là đều do lòng từ bi và sức khuyến hóa của người thiện nam hay thiện nữ kia; cho nên người thiện nam hay thiện nữ ấy ngay nơi thân này liền đạt được vô lượng các môn đà-la-ni, ở địa vị phàm phu mà tự nhiên ngay lúc ban đầu có thể phát vô số a-tăng-kì thệ nguyện rộng lớn, thành tựu tâm đại bi, cứu vớt đau khổ rộng khắp chúng sinh, huân tập thiện căn sâu dầy, làm lợi ích cho tất cả, diễn nói giáo pháp làm cho thấm nhuần những chỗ khô cằn, lấy những phương thuốc giáo pháp ban phát cho chúng sinh, làm cho tất cả đều được an vui, dần dần tiến lên đến Pháp-vân-địa[62]. Ân đức của người thiện nam hay thiện nữ ấy thấm nhuần khắp nơi, lòng từ phủ khắp không có gì bị bỏ sót, nhiếp thọ hết chúng sinh đau khổ, dẫn dắt tất cả đều vào đường đạo. Cho nên chẳng bao lâu thì người thiện nam hay thiện nữ ấy chứng được quả vị Giác ngộ cao tột. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ mười của kinh này vậy.

“Này thiện nam tử! Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa có sức oai thần rộng lớn cùng cực, trên hết là như thế, thật tôn quí không có gì sánh bằng, có thể khiến cho kẻ phàm phu thành tựu được thánh quả, vĩnh viễn xa lìa sinh tử, hoàn toàn tự tại; vì vậy mà nó có tên là Vô Lượng Nghĩa. Nó làm cho tất cả chúng sinh ở ngay nơi địa vị phàm phu mà sinh khởi vô lượng mầm mống của đạo Bồ-tát, khiến cho cây công đức cứ tăng trưởng mãi cho đến khi tươi tốt sum sê; cho nên kinh này có hiệu là Mười Sức Công Đức Không Thể Nghĩ Bàn”.

Lúc bấy giờ Bồ-tát Đại Trang Nghiêm cùng tám vạn vị Bồ-tát lớn đồng thanh bạch Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn! Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa sâu xa mầu nhiệm hơn hết mà Đức Thế Tôn vừa nói, văn lí chân chánh, tôn quí không gì sánh bằng, được chư Phật ba đời cùng bảo hộ, ma vương ngoại đạo không thể xâm nhập được, tất cả tà kiến sinh tử không thể phá hoại được; vì vậy cho nên kinh này mới có mười sức công đức không thể nghĩ bàn, làm lợi ích rộng lớn cho tất cả chúng sinh, giúp cho tất cả các vị Bồ-tát lớn đều được chánh định Vô lượng nghĩa, hoặc được trăm ngàn môn đà-la-ni, hoặc được các địa, các pháp nhẫn của bậc Bồ-tát, hoặc chứng được Duyên-giác, La-hán, và bốn đạo quả[63]. Đức Thế Tôn đã thương xót chúng con mà nói ngay giáo pháp như thế, khiến cho chúng con hưởng được lợi ích lớn lao của giáo pháp, thật là kì diệu đặc biệt chưa từng có! Từ ân của Đức Thế Tôn thật khó báo đáp!”

Lúc ấy cả ba ngàn đại thiên thế giới chấn động sáu cách, trên không trung mưa xuống rất nhiều loại hoa trời, như hoa ưu-bát-la, hoa bát-đàm-ma, hoa câu-vật-đầu, hoa phân-đà-lị; lại mưa xuống nhiều loại hương trời, áo trời, chuỗi anh lạc và các châu báu vô giá khác của cõi trời; tất cả các thứ ấy từ trên không trung xoay vòng rơi xuống, cúng dường Phật, chư Bồ-tát và đại chúng Thanh-văn; các thức ăn cõi trời trăm vị trân quí đựng trong bát trời, tràn đầy sung mãn, chỉ cần thấy sắc nghe mùi thì tự nhiên no đủ; cờ trời, phướn trời, lọng trời, nhạc khí vi diệu cõi trời đặt khắp các nơi, cùng hòa tấu để dâng cúng và khen ngợi Phật. Lại nữa, hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông cũng rung động sáu cách, cũng có mưa hoa trời, hương trời, áo trời, chuỗi anh lạc và các thứ châu báu vô giá khác của cõi trời; các thức ăn cõi trời trăm vị trân quí đựng trong bát cõi trời, chỉ cần thấy sắc nghe mùi thì tự nhiên no đủ; cờ trời, phướn trời, lọng trời, nhạc khí vi diệu cõi trời cùng hòa tấu để cúng dường và khen ngợi chư Phật, chư vị Bồ-tát và đại chúng Thanh-văn ở các thế giới ấy. Ở phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương góc, phương Trên và phương Dưới cũng đều như thế.

Lúc bấy giờ Phật bảo Bồ-tát Đại Trang Nghiêm cùng tám vị Bồ-tát lớn rằng:

“Các ông đối với kinh này nên đem lòng cung kính sâu xa, theo đúng giáo pháp mà tu hành, ngày đêm gìn giữ ân cần, quảng bá giáo hóa rộng rãi với tất cả lòng siêng năng, khiến cho tất cả chúng sinh đều được ích lợi của giáo pháp. Các ông thật là đại từ đại bi, lập nguyện với sức thần để bảo hộ kinh này, đừng để cho ngưng trệ. Trong đời vị lai phải lưu hành rộng rãi kinh này ở khắp cõi Diêm-phù-đề, khiến cho tất cả chúng sinh đều được thấy nghe, đọc tụng, biên chép, cúng dường. Những công hạnh đó cũng giúp cho các ông nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.”

Khi ấy Bồ-tát Đại Trang Nghiêm cùng tám vạn vị Bồ-tát lớn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến trước Phật, đầu mặt đảnh lễ sát chân Phật, đi nhiễu trăm ngàn vòng, rồi quì xuống trước Phật, đồng thanh bạch Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con mong ơn Đức Thế Tôn thương xót, vì chúng con mà nói Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa sâu xa nhiệm mầu trên hết này, chúng con xin cung kính thọ nhận lời dạy bảo của Đức Thế Tôn. Sau khi Đức Thế Tôn diệt độ, chúng con sẽ đem kinh này lưu bố rộng rãi, khiến cho khắp cả chúng sinh thọ trì đọc tụng, biên chép cúng dường. Cúi xin Đức Thế Tôn đừng lo lắng việc ấy. Chúng con sẽ đem nguyện lực khiến cho tất cả chúng sinh được thấy nghe đọc tụng, biên chép cúng dường, được ích lợi lớn do sức oai thần của kinh pháp này.”

Bấy giờ đức Phật liền khen ngợi rằng:

“Lành thay! Lành Thay! Này các thiện nam tử! Các ông hôm nay chân chánh là các Phật tử! Tâm đại từ đại bi của các ông có thể cứu vớt mọi khổ ách. Các ông là những người hướng đạo tốt, tất cả chúng sinh đều nương vào các ông làm nơi y chỉ. Các ông thường đem lợi ích của giáo pháp ban phát rộng khắp cho tất cả chúng sinh, cho nên các ông cũng là những vị thí chủ lớn, làm ruộng phước tốt của tất cả chúng sinh.”

Khi Phật nói xong, tất cả đại chúng trong pháp hội đều vui mừng cùng cực, xin nguyện thọ trì, rồi đảnh lễ Phật và lui ra.

CHÚ THÍCH:

[1] Kì-xà-quật: là tiếng dịch âm từ chữ Phạn “Grdharakuta”, dịch nghĩa ra Hán ngữ là Thứu-phong hay Linh-thứu, là tên một ngọn núi nằm về phía Đông-Bắc, và cũng là ngọn núi lớn nhất trong năm ngọn núi bao quanh thành Vương-xá. Đỉnh núi trông giống như đầu chim thứu (tức chim kênh-kênh, thích ăn xác chết), lại trong núi có rất nhiều chim thứu, nên ngọn núi được đặt tên như vậy. Cảnh trí trên núi rất đẹp đẽ, có khe suối chứa nước trong lành, có nhiều hang động kín đáo, rất thuận tiện cho sự tu tập của chư tăng. Tu viện Trúc-lâm vẫn là đạo tràng chính ở thành Vương-xá, nhưng khoảng 15 năm sau ngày thành đạo, mỗi khi trở về Vương-xá hoằng hóa, đức Phật thường ngự trên núi Linh-thứu. Từ đó, núi này đã trở thành một đạo tràng nổi tiếng của đức Phật. Trên đỉnh núi có đàn nói pháp, có tịnh thất của Phật và của các vị đệ tử lớn của Ngài. Vua Tần Bà Sa La (vua của nước Ma-kiệt-đà thời Phật tại thế) đã cho xây mấy trăm bậc cấp bằng đá suốt từ chân núi lên đến đỉnh núi. Các thung lũng nhỏ được san bằng. Các khe suối thì vua cho bắc cầu để dễ qua lại. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy khắp thành Vương-xá. Các bậc cấp lên núi ngày nay vẫn còn. Các di tích khác từ thời Phật tại thế như nền đá của đàn nói pháp, các thạch thất của Phật và chư vị tôn giả, nơi Phật bị mảnh đá văng trúng chân (do Đề Bà Đạt Đa từ trên cao xô xuống để hại Phật), v.v... hiện nay vẫn còn.

[2] Thành Vương-xá: là kinh đô nước Ma-kiệt-đà thời Phật tại thế (nay là xứ Rajgir, phía Nam thành phố Patna); và vị quốc vương đương thời là Tần Bà Sa La. Trước vua Tần Bà Sa La, kinh đô của nước Ma-kiệt-đà được đặt tại thành Thượng-mao-cung, cũng gọi là thành Cựu-vương-xá. Sau khi lên ngôi, vua Tần Bà Sa La đã chọn khu đất ở phía Bắc thành này, có năm ngọn núi bao bọc chung quanh, kiến tạo nên thành Vương-xá, rồi thiên đô về đó. Con của vua Tần Bà Sa La là thái tử A Xà Thế, sau khi lên ngôi kế vị, vẫn giữ kinh đô là thành Vương-xá; nhưng từ sau khi thôn tính nước Bạt-kì, đã thiên đô đến thành Hoa-thị (tức thành Ba-tra-liên-phất) ở tả ngạn sông Hằng (nay là thành phố Patna). Thành Vương-xá là một trong các trung tâm hóa đạo quan trọng nhất trong thời Phật tại thế, mà Trúc-lâm, Linh-thứu ở ngoại thành là hai đạo tràng trứ danh của đức Phật ở nước Ma-kiệt-đà. Thành này cũng là nơi thánh điển được kết tập lần đầu tiên sau ngày đức Thế Tôn nhập diệt.

[3] Tì-kheo lớn (đại tì-kheo): chỉ cho các vị tì-kheo đã chứng quả A-la-hán.

[4] Bồ-tát lớn (đại Bồ-tát): chỉ cho các vị Bồ-tát từ bậc Sơ-địa trở lên.

[5] Tám bộ chúng (bát bộ chúng, hay thiên long bát bộ): chỉ cho các vị thần phát tâm bảo hộ Phật pháp: Thiên, Long, Dạ-xoa (một loài quỉ), Càn-thát-bà (thần âm nhạc), A-tu-la, Ca-lâu-la (loài chim thần cánh vàng), Khẩn-na-la (thần xướng ca), Ma-hầu-la-già (thần rắn). Các loài trên, vì được cảm hóa bởi uy đức của Phật cho nên đã trở thành quyến thuộc của Phật, phát tâm hộ trì Phật pháp và bảo hộ tất cả các quốc độ của chư Phật.

[6] Chuyển-luân vương (hay Luân vương), nói cho đủ là Chuyển- luân thánh vương, là từ dịch ý của tiếng Phạn “cakra-varti-rajan”, nghĩa là người chủ của bánh xe báu xoay chuyển. Luân vương là vị có phước báo bậc nhất ở nhân gian, là vua của tất cả vua chúa trong thiên hạ. Tùy theo chất liệu làm thành bánh xe báu và giới hạn lãnh địa cai trị, nhất là phước báo riêng của từng vị, mà phân biệt có bốn bậc Luân vương: Thấp nhất làThiết Luân vương (Luân vương có bánh xe bằng sắt), thống trị một châu là Nam Thiệm-bộ (tức châu Diêm-phù-đề); cao hơn là Đồng Luân vương (Luân vương có bánh xe bằng đồng), thống trị hai châu là Nam Thiệm-bộ và Đông Thắng-thân; trên nữa là Ngân Luân vương (Luân vương có bánh xe bằng bạc), thống trị ba châu là Nam Thiệm-bộ, Đông Thắng-thân và Tây Ngưu-hóa; tối cao là Kim Luân vương (Luân vương có bánh xe bằng vàng), thống trị cả bốn châu thiên hạ, gồm ba châu trên và châu Bắc Câu-lô. (Xin xem thêm “Bài 4”, sách Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai, quyển Thượng, cư sĩ Hạnh Cơ dịch và chú thích bổ túc, Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam ấn hành, để biết rõ nhiều chi tiết hơn về Chuyển-luân thánh vương.)

[7] Pháp vương tử: Đức Phật tự tại với tất cả các pháp, nên xưng Ngài là Pháp vương; do đó, các đệ tử của Phật được gọi là “pháp vương tử”.

[8] Pháp-thân Đại-sĩ: Bồ-tát cũng gọi là “Đại-sĩ”. Pháp-thân Đại-sĩ tức là Pháp-thân Bồ-tát, là các vị Bồ-tát đã dầy công tu hành trải bao số kiếp, đã diệt hết phiền não, chứng được sáu thần thông, đoạn trừ một phần vô minh, hiển lộ một phần pháp tánh; một cách chính xác, đó là chư vị Bồ-tát lớn từ bậc Thập-địa trở lên. Ngược lại, các vị Bồ-tát chưa đoạn trừ hết phiền não thì gọi là “Sinh-thân Đại-sĩ”, hay “Sinh-thân Bồ-tát”.

[9] Giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến là năm thứ công đức vốn có đầy đủ trong tự thể của Phật, được gọi là “năm phần pháp thân” (ngũ phần pháp thân). 1) Giới (tức giới pháp thân) là thân ngữ ý của Phật đều thanh tịnh, không bao giờ có một lầm lỗi nhỏ nhặt nào.

2) Định (tức định pháp thân) là chân tâm tịch tịnh của Phật, tự tánh bất động, hoàn toàn xa lìa mọi vọng niệm.

3) Tuệ (tức tuệ pháp thân) chính là căn bản trí, là chân tâm rỗng sáng của Phật, tự thể không hôn ám, thấu suốt pháp tánh.

4) Giải thoát (tức giải thoát pháp thân) là tự thể không hệ lụy của Phật, giải thoát tất cả mọi ràng buộc.

5) Giải thoát tri kiến (tức giải thoát tri kiến pháp thân) là tuệ giác của Phật chứng biết tự thể xưa nay vốn không nhiễm ô, đã thật sự giải thoát.

Đôi khi HƯƠNG được đem dùng để ví dụ cho pháp thân, cho nên năm phần pháp thân cũng được gọi là “năm phần hương” (ngũ phần hương), tức giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương, và giải thoát tri kiến hương.

Năm phần pháp thân giải thích như trên là theo Phật giáo đại thừa; còn theo cách giải thích của Phật giáo tiểu thừa thì giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến là năm thứ công đức vô lậu tập hợp thành cảnh giới giác ngộ cao tột của bậc Vô-học (tức quả vị A-la-hán của Thanh-văn thừa và quả vị Phật-đà của Bồ-tát thừa), cho nên chúng được gọi là “năm uẩn vô lậu” (vô lậu ngũ uẩn).

1) Giới uẩn tức là hai nghiệp thân và ngữ vô lậu.

2) Định uẩn tức là ba thứ chánh định không, vô tướng và vô nguyện.

3) Tuệ uẩn tức là chánh tri, chánh kiến của bậc Vô-học.

4) Giải thoát uẩn tức là sự thắng giải tương ưng với chánh kiến.

5) Giải thoát tri kiến uẩn tức là tận trí (đoạn diệt hết phiền não mà chứng nhập trí tuệ vô lậu của bậc Vô-học) và vô sinh trí (trí tuệ biết rõ là trí tuệ của mình không bị thối thất.

Đối lại với năm uẩn vô lậu đó là năm uẩn hữu lậu (tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là năm yếu tố làm thành hữu tình chúng sinh.

[10] Biện tài: “Biện” là cách diễn bày bằng ngôn ngữ; “biện tài” là tài hùng biện, trong thuật ngữ Phật học nó đặc biệt được dùng để chỉ cho tài năng thuyết pháp. Chư Phật và Bồ-tát, trải từ bao nhiêu kiếp, do ngữ nghiệp thanh tịnh mà có đầy đủ các thứ biện tài như: thuyết mọi pháp môn không bị chướng ngại; giải rõ mọi nghĩa lí không bị chướng ngại; dùng từ để diễn đạt không bị chướng ngại; diễn nói một cách chính xác, tự tại, không bị chướng ngại.

[11] Tổng trì là dịch ý từ tiếng Phạn “đà-la-ni”, tức là sức trí tuệ ghi nhớ có thể tổng nhiếp nhớ giữ vô lượng Phật pháp mà không để bị quên mất.

[12] Du hí: Người đời thường dùng từ “du hí” để chỉ cho việc đi đây đó vui chơi không mục đích; trong Phật giáo, “du hí” có nghĩa là đi đó đây để giáo hóa độ sinh. Những ai đi đây đó giáo hóa độ sinh một cách tự tại, không bị bất cứ sức mạnh nào làm cho trở ngại, chùng bước, gọi là có “thần thông du hí”.

[13] Các ba-la-mật: Tiếng Phạn “ba-la-mật” hay “ba-la-mật-đa”, dịch ra Hán ngữ là “cứu cánh” (rốt ráo), “độ” (qua sông), hay “đáo bỉ ngạn” (đến bờ bên kia), dùng để chỉ cho các pháp môn tu tập của hàng Bồ-tát. Bồ-tát tu tập các pháp môn này để tự mình đạt được giác ngộ giải thoát và giúp cho mọi người giác ngộ giải thoát. Một cách căn bản, có sáu pháp môn như vậy, được gọi là “lục ba-la-mật”, hay “lục độ” (sáu pháp qua bờ), gồm có: bố thí ba-la-mật, trì giới ba-la-mật, nhẫn nhục ba-la-mật, tinh tấn ba-la-mật, thiền định ba-la-mật, và trí tuệ ba-la-mật. (Xem chú thích số 40 ở sau.)

[14] La Vân tức là tôn giả La Hầu La.

[15] Trong số các vị Tì-kheo được nêu tên trên đây, 10 vị tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Đại Ca Chiên Diên, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, A Na Luật, Ưu Ba Li, A Nan, La Vân, và Đại Ca Diếp, được tôn xưng là “mười vị đệ tử lớn” (thập đại đệ tử) của Phật. (Để biết rõ tiểu sử, hành trạng của quí vị tôn giả này, xin xem sách Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật, cư sĩ Hạnh Cơ dịch, ấn bản mới nhất năm 2005 của chùa Liên Hoa và hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County.)

[16] Đại, ấm, giới, nhập:

1) “Đại” tức là những nguyên tố lớn, có cùng khắp, hòa hợp với nhau mà làm nên vạn pháp trong vũ trụ; ví dụ: toàn thể sắc pháp (vật chất) trong vũ trụ và thân thể của các loài hữu tình (rõ nhất là thân thể con người) là do bốn nguyên tố lớn (tứ đại) sau đây hợp thành: đất (địa đại), nước (thủy đại), lửa (hỏa đại) và gió (phong đại); nếu thêm nguyên tố hư không (không đại) thì có “ngũ đại”. Nếu kể cả phần tinh thần của các loài hữu tình (rõ nhất là con người) thì phải thêm hai nguyên tố kiến (kiến đại – tánh thấy) và thức (thức đại - nhận thức phân biệt), như thế là có bảy nguyên tố lớn (thất đại). Lại nữa, vạn vật trong vũ trụ luôn luôn trôi chảy, cho nên đã có nguyên tố không gian thì đồng thời cũng có nguyên tố thời gian, vậy thời gian cũng là một nguyên tố lớn góp phần hình thành vạn pháp trong vũ trụ; do đó, nói về “đại” thì có tất cả là 8 đại (bát đại): địa, thủy, hỏa, phong, không, thời, kiến và thức.

2) “Ấm” tức là “uẩn”, là các yếu tố tinh thần và vật chất cùng hòa hợp để cấu tạo nên con người, gồm có 5 yếu tố (ngũ ấm, hay ngũ uẩn): sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Trong năm yếu tố này thì sắc thuộc về sắc pháp (vật chất); còn thọ, tưởng, hành và thức thì thuộc về tâm pháp (tinh thần).

3) Nhập là chỉ cho 6 căn (nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, và ý) và 6 cảnh (hay 6 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp). Chữ “nhập” ở đây có nghĩa là tiếp xúc với nhau, tức là 6 căn và 6 cảnh tiếp xúc với nhau, như nhãn căn tiếp xúc với sắc cảnh, nhĩ căn tiếp xúc với thanh cảnh, ý căn tiếp xúc với pháp cảnh v.v... Ở đây, cảnh là đối tượng của căn, và vì căn với cảnh, mỗi bên đều có 6 pháp, cho nên gọi là “6 nhập” (lục nhập); lại vì căn thì ở trong tự thân con người, còn cảnh thì ở bên ngoài tự thân con người, nên 6 căn được gọi là “6 nhập trong” (lục nội nhập), và 6 cảnh thì được gọi là “6 nhập ngoài” (lục ngoại nhập). Cộng 6 nhập trong và 6 nhập ngoài thì có 12 nhập, nên “6 nhập” (lục nhập) cũng tức là “12 nhập” (thập nhị nhập).

4) Giới nghĩa là khu vực, tức là mỗi pháp có khu vực, giới hạn riêng của nó, pháp này không lẫn lộn được với pháp kia. Vạn pháp trong vũ trụ được bao hàm trong 18 khu vực (thập bát giới) gồm có: 6 căn, 6 cảnh (như vừa nói trên) và 6 thức. Khi một căn tiếp xúc với đối tượng của nó (cảnh) thì phát hiện ra một thức; ví dụ, khi nhãn căn tiếp xúc với sắc cảnh thì liền có nhãn thức, ý căn tiếp xúc với pháp cảnh thì liền có ý thức, v.v... Tóm lại, 6 căn (nhãn căn, nhĩ căn, tị căn, thiệt căn, thân căn, ý căn), 6 cảnh (sắc cảnh, thanh cảnh, hương cảnh, vị cảnh, xúc cảnh, pháp cảnh) và 6 thức (nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức, ý thức), cộng lại là 18 khu vực. Tất cả mọi sự mọi vật trong vũ trụ đều bao gồm trong 18 khu vực này.

[17] Giới, định, tuệ, giải, tri kiến: tức giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến (như vừa trình bày trong chú thích số 9 ở trên).

[18] Ba minh (tam minh): cũng gọi là “tam đạt”, là ba thứ trí sáng suốt của phật, biết rõ mọi sự việc phân minh rõ ràng; đó là:

1) Túc mạng minh: biết rõ từ một cho đến trăm ngàn vạn ức kiếp trước của chính mình và của chúng sinh.

2) Thiên nhãn minh: biết rõ tất cả các tướng trạng sinh tử của chúng sinh, như chúng sinh nào do tà pháp làm nhân duyên mà tạo ra các hành động ác, để rồi khi chết đi phải đọa vào các đường ác; hoặc chúng sinh nào do chánh pháp làm nhân duyên mà tạo ra các hành động thiện, sau khi chết được sinh về các nẻo thiện; v.v...

3) Lậu tận minh: chứng nhập lí tứ đế, thấy rõ tướng như thật của vạn pháp, diệt trừ hết sạch mọi thứ phiền não, hoàn toàn giác ngộ giải thoát.

[19] Sáu thông (lục thông) tức là sáu thần thông, là sáu năng lực mầu nhiệm, tự tại vô ngại, siêu việt thế gian, không thể nghĩ bàn, do công phu tu tập thiền định mà đạt được.

1) Thần túc thông: tùy ý muốn đi đâu thì tự khắc đến đó; tùy ý muốn chuyển biến tướng trạng như thế nào thì tức khắc có tướng trạng đó; riêng đức Phật còn có năng lực tùy ý biến cải đối cảnh, tự tại vô ngại.

2) Thiên nhãn thông: thấy suốt các tướng khổ vui, sinh tử của chúng sinh trong sáu đường; thấy tất cả mọi loài mọi vật trong thế gian, bất luận xa gần, lớn nhỏ, có hình sắc hay không có hình sắc, không có gì ngăn cách, chướng ngại.

3) Thiên nhĩ thông: nghe rõ tất cả âm thanh, ngôn ngữ, những tiếng kêu than đau khổ, những lời mừng vui sung sướng của mọi loài chúng sinh trong sáu đường.

4) Tha tâm thông: biết rõ tâm ý, những tư tưởng lành dữ của mọi loài chúng sinh trong sáu đường.

5) Túc mạng thông: thấy rõ đời sống cùng những việc làm của chính mình và của mọi chúng sinh khác trong nhiều kiếp quá khứ.

6) Lậu tận thông: đoạn trừ tất cả phiền não (kiến tư hoặc) trong ba cõi, vĩnh viễn thoát li sinh tử luân hồi.

Trong sáu thần thông trên, riêng pháp lậu tận thông thì chỉ có bậc A-la-hán và Phật mới chứng được; năm pháp thần thông còn lại, được gọi là “ngũ thông”, thì bất cứ ai, kể cả ngoại đạo, tu định đạt đến Tứ-thiền đều chứng được, nhưng không thù thắng bằng các bậc A-la-hán và Phật. Lại nữa, trong sáu thần thông trên, ba pháp thiên nhãn thông, túc mạng thông và lậu tận thông của Phật được gọi là “ba minh” (tam minh), như vừa trình bày trong chú thích số 18 kế trên.

[20] Đạo phẩm: tức là 37 phẩm trợ đạo (tam thập thất trợ đạo phẩm), được coi là 37 pháp môn tu tập căn bản của đạo Phật, là 37 yếu tố làm trợ lực lớn cho hành giả trên đường tu tập cho đến khi đạt được đạo quả Giác ngộ cao tột. 37 pháp môn ấy được chia thành 7 nhóm:

1) 4 lãnh vực quán niệm (tứ niệm xứ):

- quán niệm rằng thân thể là không trong sạch (quán thân bất tịnh);

- quán niệm rằng mọi cảm thọ đều chỉ là đau khổ (quán thọ thị khổ);

- quán niện rằng tâm ý là vô thường (quán tâm vô thường);

- quán niệm rằng vạn pháp là vô ngã (quán pháp vô ngã).

2) 4 sự cần mẫn chân chánh (tứ chánh cần):

- phải chấm dứt triệt để các hành động xấu (của cả thân, ngữ và ý) đã làm, không tái phạm, không để cho chúng tăng trưởng thêm (đoạn dĩ sinh chi ác);

- phải ngăn ngừa, chận đứng các hành động xấu có thể, nhưng chưa xảy ra (sử vị sinh chi ác bất sinh);

- phải thực hiện các việc tốt đáng thực hiện, nhưng chưa thực hiện (sử vị sinh chi thiện năng sinh);

- phải tiếp tục đẩy mạnh và hoàn tất các việc tốt đang được thực hiện (sử dĩ sinh chi thiện năng tăng trưởng).

3) 4 pháp như ý (tứ như y túc):

- lòng mong muốn đạt được đạo quả Giác ngộ (dục như ý túc);

- tâm chuyên chú vào đạo quả Giác ngộ (niệm, hay định như ý túc);

- chí kiên trì tiến tới đạo quả Giác ngộ (tinh tấn như ý túc);

- tham cứu, tư duy, quán chiếu về thực tại để đạt được đạo quả Giác ngộ (quán, hay tư duy như ý túc).

4) 5 khả năng (ngũ căn):

- lòng tin tưởng sâu đậm vào Ba Ngôi Báu (tín căn);

- chí kiên trì tu học và hành đạo (tinh tấn căn);

- thường trực sống trong chánh niệm (niệm căn);

- tâm ý tập trung, tĩnh lặng, không vọng động (định căn);

- quán chiếu để thấy rõ thật tướng của vạn pháp (tuệ căn).

5) 5 sức mạnh (ngũ lực): Khi tu tập năm khả năng như trên thì chính chúng sẽ trở thành năm sức mạnh để đánh tan mọi phiền não, chướng ngại:

- lòng tin tưởng vào Tam Bảo trở nên lớn mạnh (tín lực) thì đánh tan mọi tin tưởng sai lầm;

- chí kiên trì tu học và hành đạo trở nên lớn mạnh (tinh tấn lực) thì đánh tan tính lười biếng, buông lung, hôn trầm nơi bản thân;

- nếp sống chánh niệm trở nên lớn mạnh (niệm lực) thì không còn những tư tưởng sai quấy, không nghĩ đến những điều vô ích;

- sự tập trung tâm ý trở nên lớn mạnh (định lực) thì mọi loạn tưởng, vọng động sẽ tan biến hết;

- trí tuệ quán chiếu trở nên lớn mạnh (tuệ lực) thì mọi phiền não, kiến chấp, tà kiến, vô minh đều bị bật hết gốc rễ, thật tướng của vạn pháp hiển lộ.

6) 7 yếu tố giác ngộ (thất giác chi):

- an trú trong chánh niệm (niệm giác chi);

- chọn lựa pháp môn (trạch pháp giác chi), cũng tức là tư duy, quán sát, phân biệt để thấy rõ thiện và bất thiện (phân biệt giác chi);

- kiên trì tu tập (tinh tấn giác chi);

- vui vẻ, ôn hòa (hỉ giác chi);

- tâm thư thái nhẹ nhàng (khinh an giác chi);

- tâm ý tĩnh lặng, không vọng động (định giác chi);

- buông bỏ mọi kiến chấp về nhân ngã, bỉ thử để tâm được trong sáng (xả giác chi).

7) 8 nguyên tắc hành động chân chính (bát chánh đạo):

- thấy biết chân chánh (chánh tri kiến);

- suy nghĩ chân chánh (chánh tư duy);

- nói năng chân chánh (chánh ngữ);

- hành động chân chánh (chánh nghiệp);

- mưu sinh chân chánh (chánh mạng);

- siêng năng chân chánh (chánh tinh tấn);

- nhớ nghĩ chân chánh (chánh niệm);

- thiền định chân chánh (chánh định).

[21] Mười lực (thập lực): cũng gọi là mười trí lực (thập trí lực) hay mười thần lực (thập thần lực), là mười sức trí tuệ chỉ có Phật mới có đầy đủ. Đó là trí tuệ chân thật, thấy rõ, thấu suốt tất cả, không ai có thể hơn được, không gì có thể phá hủy được. Mười sức trí tuệ đó là:

1) Sức trí tuệ biết rõ mọi điều đúng đạo lí hay không đúng đạo lí của chúng sinh.

2) Sức trí tuệ biết rõ nghiệp báo suốt ba đời của chúng sinh.

3) Sức trí tuệ biết rõ tiến trình giải thoát bằng thiền định của chúng sinh.

4) Sức trí tuệ biết rõ các căn tánh cao thấp của chúng sinh.

5) Sức trí tuệ biết rõ mọi hiểu biết của chúng sinh.

6) Sức trí tuệ biết rõ mọi lãnh vực khác nhau ở thế gian.

7) Sức trí tuệ biết rõ mọi đường đi chỗ đến của sáu nẻo luân hồi và cảnh giới niết bàn.

8) Sức trí tuệ biết rõ mọi việc đời vị lai của chúng sinh, như dùng thiên nhãn, không bị chướng ngại (tức là thiên nhãn minh).

9) Sức trí tuệ biết rõ các kiếp trước xa xôi của chúng sinh (tức là túc mạng minh).

10) Sức trí tuệ biết rõ tất cả các tập khí đều đã dứt tuyệt (tức lậu tận minh).

[22] Vô úy là không sợ sệt, tức là đức tính tự tin, dũng mãnh, không có gì làm cho mình sợ sệt; nhờ  đức tính này mà công việc giáo hóa độ sinh được dễ dàng, không bị trở ngại. Phật và Bồ-tát đều có bốn đức tính (tứ vô úy, hay tứ vô sở úy) này, nhưng không giống nhau:

a. Bốn đức vô úy của Phật:

1) Phật biết rõ tất cả các pháp, luôn luôn trụ nơi chánh kiến, rất tự tin, không có gì làm cho sợ sệt.

2) Phật đã dứt tuyệt mọi phiền não, không một thứ chướng nạn nào làm cho sợ sệt.

3) Phật chỉ rõ các phương pháp tu tập để vượt chướng ngại, không một lời cật vấn nào làm cho sợ sệt.

4) Phật chỉ bày cặn kẽ con đường dứt tuyệt khổ đau mà không có gì làm cho sợ sệt.

b. Bốn đức vô úy của Bồ-tát:

1) Bồ-tát thọ trì giáo pháp không xao lãng, cho nên rất tự tin khi thuyết pháp trước đại chúng, không có gì làm cho sợ sệt.

2) Bồ-tát biết rõ căn tánh của chúng sinh, cho nên khéo léo hướng dẫn chúng sinh tu tập, lòng rất tự tin, không có gì làm cho sợ sệt.

3) Bồ-tát khéo léo giải đáp tất cả mọi câu hỏi đúng như chánh pháp, không có gì làm cho sợ sệt.

4) Bồ-tát khéo léo giải tỏa tất cả mọi nghi nan đúng như chánh pháp, không có gì làm cho sợ sệt.

[23] Chữ “VẠN” (): Thật ra đây không phải là một chữ, mà là hình dạng của một tướng tốt của đức Phật và chư vị Bồ-tát ở bậc Thập-địa và Đẳng-giác; biểu hiện cho đức cát tường. Người Trung-quốc còn viết nó thành chữ “萬” (vạn) để biểu ý rằng Phật có đủ vạn công đức thù thắng. Nguyên vào thời tối cổ của Ấn-độ, hình “卍” được coi là một phù hiệu, chính là sợi lông xoắn ở trên ngực trời Phạm Thiên, tiêu biểu cho sự cát tường, thanh tịnh và viên mãn. Trong thời Phật tại thế, phù hiệu ấy được cả Phật giáo, Bà-la-môn giáo và Kì-na giáo đều sử dụng. Riêng trong Phật giáo, nó được coi là một tướng tốt hiện trước ngực của Phật và chư vị Pháp-thân Bồ-tát; về sau nó dần dần trở thành một phù hiệu đặc biệt đại biểu cho Phật giáo. Ngoài Ấn-độ ra, các dân tộc thuộc giống người Aryan thời cổ như Ba-tư, Hi-lạp, Phổ (Đức) v.v... cũng dùng hình trên làm phù hiệu, tượng trưng cho ánh sáng mặt trời, ánh sáng điện, ánh sáng lửa v.v...

[24] Tám thứ Phạm âm (bát Phạm, hay bát chủng Phạm âm thanh) cũng gọi là tám thứ âm thanh tịnh (bát chủng thanh tịnh âm), tức là âm thanh đức Phật phát ra, ngôn từ thanh nhã, có đủ tám thứ công đức thù thắng, khiến cho những ai được nghe liền hiểu rõ ràng; đó là:

1) Âm thanh hay cùng cực, nghĩa là, chư vị Bồ-tát, Thanh-văn, Duyên-giác, trời và người, tuy cũng có âm thanh hay nhưng chưa đạt đến chỗ cùng cực, chỉ có âm thanh của Phật là hay hơn hết, đạt đến chỗ cùng cực, khiến cho người nghe không biết nhàm chán, được thâm nhập vào đạo nhiệm mầu.

2) Âm thanh mềm mỏng, nghĩa là, đức Phật lấy từ bi làm tâm, âm thanh phát ra khéo léo thuận tình, khiến cho người nghe vui mừng, xả bỏ tính ương ngạnh.

3) Âm thanh hòa nhã, nghĩa là, đức Phật thường giữ mức trung đạo, dịu dàng thung dung, âm thanh phát ra hòa nhã, thích hợp, khiến cho người nghe đều được vừa ý, nhân âm thanh đó mà thể hội nghĩa lí.

4) Âm thanh tôn quí rõ suốt, nghĩa là, công đức của Phật ở địa vị tôn quí tối cao, tuệ tâm rỗng suốt, âm thanh phát ra làm cho người nghe tôn trọng, trí tuệ sáng tỏ.

5) Âm thanh không nhàm chán, nghĩa là, đức Phật thường an trú trong định “Thủ-lăng-nghiêm” (dũng mãnh kiên cố), có đức đại hùng, âm thanh phát ra khiến cho người nghe đều kính sợ, thiên ma ngoại đạo đều qui phục.

6) Âm thanh không lầm lẫn, nghĩa là, trí tuệ của Phật sáng suốt toàn vẹn, chiếu soi vô ngại, âm thanh phát ra rõ ràng chân thật, không chút sai lầm lẫn lộn, khiến cho người nghe đều đạt được chánh kiến.

7) Âm thanh thâm diệu, nghĩa là, trí tuệ của Phật sâu thẳm, địa vị tu hành cực cao, âm thanh phát ra từ gần đến xa, suốt đến mười phương, khiến cho tiếng gần mà nghe không lớn, tiếng xa mà nghe không nhỏ, ai nghe được đều tỏ ngộ nghĩa lí sâu xa.

8) Âm thanh không khô cạn, nghĩa là, Phật trụ nơi pháp tạng vô tận, hạnh nguyện của Phật vô tận, âm thanh phát ra khiến cho người nghe đều tìm hiểu ý nghĩa của lời nói không thể cùng tận.

[25] Đà-la-ni là tiếng dịch âm của tiếng Phạn “dharani”, dịch nghĩa ra Hán ngữ là “tổng trì”, là tuệ lực ghi nhớ và gìn giữ vô lượng Phật pháp, không để cho quên mất. Đà-la-ni có công năng gìn giữ tất cả pháp thiện, cho nên cũng được dịch nghĩa là “năng trì”; lại có công năng ngăn ngừa tất cả pháp ác, cho nên cũng được dịch nghĩa là “năng già”. Bồ-tát lấy hạnh lợi tha làm chủ, cho nên, để giáo hóa chúng sinh một cách hữu hiệu, Bồ-tát cần phải đạt được đà-la-ni. Khi đã có được đà-la-ni, Bồ-tát sẽ ghi nhớ vô lượng Phật pháp, ở trước đại chúng sẽ thuyết giảng một cách tự do tự tại, không có gì làm cho lo lắng, sợ sệt.

Luận Đại Trí Độ nói rằng: đà-la-ni là một thuật kí ức, nghĩa là ở trong một pháp mà giữ gìn tất cả pháp, ở trong một văn mà giữ gìn tất cả văn, ở trong một nghĩa mà giữ gìn tất cả nghĩa; do ghi nhớ một pháp, một văn, một nghĩa mà có thể liên tưởng đến tất cả pháp, giữ gìn vô lượng Phật pháp không để tản mất. Do vậy, về hình thức, đà-la-ni thường là ngắn, giống như thần chú, cho nên người sau đã lẫn lộn giữa đà-la-ni với thần chú, và gọi thần chú là đà-la-ni. Tuy nhiên, người ta thường y cứ vào câu dài ngắn để phân biệt: câu dài là “đà-la-ni”; câu ngắn là “chân ngôn” (tức thần chú); chỉ một hai chữ thì gọi là “chủng tử” (tức chữ Phạn mà các hành giả Mật tông dùng để quán tưởng).

Về chủng loại, theo luận Đại Trí Độ, đà-la-ni có bốn loại:

1) Văn trì đà-la-ni: người có được đà-la-ni, nghe sự việc gì đều ghi nhớ hết.

2) Phân biệt tri đà-la-ni: người có được đà-la-ni sẽ có khả năng phân biệt rõ ràng tất cả những việc chánh tà, tốt xấu v.v...

3) Nhập âm thanh đà-la-ni: người có được đà-la-ni, nghe tất cả âm thanh ngôn ngữ đều hoan hỉ, không bao giờ sinh tâm buồn giận.

4) Tự nhập môn đà-la-ni: người có được đà-la-ni, khi nghe các mẫu tự (Phạn ngữ) như a, la, ba, già, nav.v..., liền thể nhập thật tướng các pháp.

Luận Du Già Sư Địa thì ghi bốn loại đà-la-ni như sau:

1) Pháp đà-la-ni: sức ghi nhớ câu kinh, không quên mất.

2) Nghĩa đà-la-ni: sức lí giải nghĩa kinh, không quên mất.

3) Chú đà-la-ni: nương nơi định lực mà phát khởi chú thuật, có thể tiêu trừ khổ ách cho chúng sinh.

4) Nhẫn đà-la-ni: thông đạt thật tướng các pháp, xa lìa ngôn thuyết, an trú nơi pháp tánh.

[26] Duyên, đế, độ: tức các giáo pháp thập nhị nhân duyên, tứ đế, và lục độ. (Xin xem các chú thích số 39, 42 và 40 ở sau.)

[27] Sinh, trụ, dị, diệt là bốn tướng trạng (tứ tướng) của các pháp hữu vi: sinh ra, hiện hữu một thời gian, biến đổi hư hao, và hủy diệt.

[28] Noãn, Đảnh, Thế-đệ-nhất: là các căn lành (thiện căn) mà người tu hành cần phải gia công tu tập để chuẩn bị tiến lên bậc Kiến-đạo (tức Sơ-địa Bồ-tát), tức là vượt khỏi hẳn địa vị phàm phu để bước vào dòng thánh. Trong thời gian tu tập các căn lành này, hành giả được ở vào một địa vị tu tập gọi là địa vị Gia-hạnh (Gia-hạnh vị); địa vị này, từ thấp lên cao, gồm có bốn bậc:

1) Bậc Noãn (Noãn vị): Ở bậc này, tuy ngọn lửa trí tuệ vô lậu chưa đủ sức phát sinh, nhưng hơi ấm của ánh sáng trí tuệ cũng đủ sức giúp hành giả tiêu trừ phiền não, sinh thiện căn hữu lậu, tiếp cận với trí tuệ vô lậu.

2) Bậc Đảnh (Đảnh vị): Ở bậc này, thiện căn của hành giả chưa thực sự vững vàng, còn giao động; nhưng từ chỗ giao động đó mà phát sinh được thiện căn tối thượng, quán sát và thấy rõ bốn sự thật, như đứng trên đỉnhnúi mà nhìn thấy bốn phương.

3) Bậc Nhẫn (Nhẫn vị): Ở bậc này hành giả xác nhận rõ ràng bốn sự thật đúng là chân lí (đích thực là khổ, đích thực là nguyên nhân của khổ v.v...); thiện căn đã được an định, không còn bị thối lui vào các đường dữ.

4) Bậc Thế-đệ-nhất (Thế-đệ-nhất vị): Đây là địa vị cao tột (đệ nhất) trong thế gian, là đỉnh cao nhất của trí tuệ hữu lậu. Nhờ thiền định không gián đoạn mà phát sinh trí như thật, quán sát thấy rõ cả năng thủ và sở thủ đều không; chỉ trong sát na kế tiếp là nhập vào địa vị Kiến-đạo, thực sự bước vào dòng thánh.

Bốn loại thiện căn trên đây tuy vẫn còn thuộc trong phạm vi thế gian hữu lậu, nhưng lại có công năng phát sinh loại thiện vô lậu của bậc Kiến-đạo, cho nên chúng được gọi là “thiện căn”, tức là gốc rễ của thiện pháp.

[29] Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán: là bốn quả vị tu chứng của hành giả thừa Thanh-văn.

1) Sơ-quả Tu-đà-hoàn: dịch nghĩa ra Hán ngữ là Dự-lưu (dự vào dòng thánh), Nhập-lưu (vào dòng thánh), hay Nghịch-lưu (ngược dòng sinh tử). Nếu tu theo hạnh Thanh-văn, thì đây là bước đầu tiên hành giả ở vào dòng thánh. Khi còn ở địa vị phàm phu, hành giả phải tu tập để đoạn trừ 88 sử kiến hoặc của ba cõi (xem chú thích số 56 ở sau), mới chứng được quả này.

2) Nhị-quả Tư-đà-hàm: dịch ra Hán ngữ là Nhất-lai. Hành giả (ở cõi Người) sau khi đã chứng quả Tu-đà-hoàn (tức đã đoạn dứt kiến hoặc ba cõi), đến lúc mạng chung sẽ sinh lên một cõi trời Dục giới, rồi từ đó lại phải sinh trở lại cõi Người một lần nữa để tiếp tục tu tập đoạn trừ 6 phẩm đầu của tư hoặc cõi Dục. -- Tư hoặc cõi Dục gồm 4 thứ phiền não tham, sân, si, mạn (xem chú thích số 56 ở sau), vì có sâu có cạn, có phần vi tế khó đoạn trừ, có phần thô sơ dễ đoạn trừ, cho nên được chia làm 9 phẩm, từ nhẹ nhàng cho đến nặng nề nhất: thượng thượng (nhẹ nhàng nhất), thượng trung, thượng hạ, trung thượng, trung trung, trung hạ, hạ thượng, hạ trung, hạ hạ (nặng nề nhất). 6 phẩm tư hoặc đầu, từ thượng thượng cho đến trung hạ, là phần dễ đoạn trừ hơn 3 phẩm cuối.

3) Tam-quả A-na-hàm: dịch ra Hán nghữ là Bất-hoàn. Hành giả (ở cõi Người) đã đoạn trừ 6 phẩm đầu của tư hoặc cõi Dục, chứng quả Tư-đà-hàm, sau khi mạng chung liền sinh lên một cõi trời Dục giới, tiếp tục tu tập để đoạn trừ nốt 3 phẩm tư hoặc cuối cùng (hạ thượng, hạ trung, hạ hạ) của cõi Dục thì chứng quả A-na-hàm; sau đó lại sinh lên cõi trời Tịnh-cư ở Sắc giới (không trở lại Dục giới nữa) để tiếp tục tu tập cho đến khi chứng quả A-la-hán.

4) Tứ-quả A-la-hán: Đây là quả vị cao tột của thừa Thanh-văn. Sau khi chứng quả A-na-hàm, hành giả tiếp tục tu tập để đoạn dứt tư hoặc trong ba cõi, mới chứng được quả vị này. Như vậy, A-la-hán là vị thánh đã dứt hết mọi thứ phiền não thuộc kiến tư hoặc trong ba cõi, nên danh xưng “A-la-hán” có nghĩa là “sát tặc” (tức đã diệt trừ hết giặc phiền não). Vì đã diệt trừ hết kiến tư hoặc trong ba cõi, nên vị thánh ấy giải thoát ra khỏi thế gian, không còn tái sinh vào ba cõi nữa, do đó, danh xưng “A-la-hán” cũng có nghĩa là “vô sinh”. Vị thánh ấy đã giải thoát khỏi ba cõi, vĩnh viễn sống trong cảnh giới niết bàn, không còn phải tu tập gì nữa, cho nên được xưng là bậc “vô học”; và xứng đáng được thọ nhận sự cúng dường của cả trời, người làm ruộng phước cho thế gian, cho nên danh xưng “A-la-hán” cũng còn có nghĩa là “ứng cúng”.

[30] Bích-chi Phật: là quả vị chứng đắc của hành giả thừa Duyên-giác. Quí vị hành giả trực tiếp được nghe Phật dạy nguyên lí “Mười hai nhân duyên”, hoặc sau khi Phật diệt độ mà có phước duyên được học tập giáo lí ấy, rồi theo đó mà quán chiếu tu tập, đạt được trí tuệ giác ngộ, gọi là hàng “Duyên-giác”, và quả vị chứng đắc của quí vị ấy được gọi là “Bích-chi Phật”. Mặt khác, quí vị hành giả sinh vào thời không có Phật, cũng không có Phật pháp, nhưng nhờ có công phu tu học sâu dầy từ đời trước, mà ở đời này, đứng trước cảnh biến chuyển sinh diệt của vạn pháp mà tự phát trí tuệ, thấy rõ tính chất vô thường của thế gian, tính chất vô ngã của mọi vật, tính chất duyên sinh của vạn pháp, nhân đó mà diệt trừ được tâm thức vô minh; hoặc giả họ ẩn cư trong chốn núi rừng, trông thấy cảnh hoa rơi lá rụng, rồi do một niệm sáng suốt làm cho tâm ý khai mở, màn vô minh bỗng chốc tiêu tan, tuệ giác hiển lộ; đó là những vị “Độc-giác”, và quả vị chứng ngộ của quí vị ấy cũng được gọi là “Phật Bích-chi”.

[31] Sơ-địa, Nhị-địa, Tam-địa cho đến Thập-địa:  tức là các bậc trong mười bậc Địa của Bồ-tát.:

1) Sơ-địa, tức Hoan-hỉ-địa: Bồ-tát đã diệt trừ hết kiến hoặc ba cõi, thấy rõ tâm tánh, vượt khỏi địa vị phàm phu, bước vào dòng thánh, chứng ngộ chân lí “hai không” (ngã và pháp đều không), thành tựu bố thí độ, phát sinh niềm hoan hỉ lớn.

2) Nhị-địa, tức Li-cấu-địa: Bồ-tát đã dứt trừ tư hoặc, không còn phạm giới, thành tựu trì giới độ, thân tâm thanh tịnh.

3) Tam-địa, tức Phát-quang-địa: Bồ-tát diệt trừ vô minh si ám, chứng được ba minh, thành tựu nhẫn nhục độ, tâm sáng chiếu phát sinh.

4) Tứ-địa, tức Diễm-tuệ-địa: Bồ-tát tu tập trọn vẹn 37 phẩm trợ đạo, thành tựu tinh tấn độ, trí tuệ sáng rỡ.

5) Ngũ-địa, tức Cực-nan-thắng-địa: Bồ-tát vì lợi ích chúng sinh, ngoài thì học tập các thứ kĩ thuật, trong thì định lực vững chắc, thành tựu thiền định độ; đạt được địa vị này thật là khó khăn.

6) Lục-địa, tức Hiện-tiền-địa: Bồ-tát tu tập và an trú trong ba pháp tam muội không, vô tướng và vô nguyện, bao nhiêu ý niệm phân biệt về vạn hữu đều diệt hết, thật tướng của vạn pháp hiển lộ ở trước mắt, thành tựu trí tuệ độ (trí tuệ thấy rõ thật tướng các pháp, thấu suốt diệu lí bình đẳng của vạn pháp).

7) Thất-địa, tức Viễn-hành-địa: Bồ-tát dứt trừ các nghiệp quả, thị hiện các hành tướng một cách tinh tế, phát khởi hạnh nguyện thù thắng để hóa độ chúng sinh, thành tựu phương tiện độ, chuẩn bị hành trang lương thực cho cuộc đi xa trên đường hóa độ chúng sinh.

8) Bát-địa, tức Bất-động-địa: Bồ-tát dứt hết mọi sự dụng công, thành tựu nguyện độ, trú trong “vô sinh nhẫn”, thân tâm tĩnh lặng, không còn xao động.

9) Cửu-địa, tức Thiện-tuệ-địa: Bồ-tát dứt bỏ cả tướng của tâm, chứng nhập trí tuệ tự tại, đầy đủ thần thông rộng lớn, khéo léo hộ vệ pháp tạng của chư Phật, thành tựu lực độ, khéo léo vận dụng trí tuệ để soi sáng mọi việc.

10) Thập-địa, tức Pháp-vân-địa: Bồ-tát tập hợp rộng lớn vô lượng pháp môn, tăng trưởng vô biên phước đức và trí tuệ, thấu suốt mọi tâm hành của tất cả chúng sinh, tùy căn cơ mà nói pháp ba thừa, thành tựu trí độ(trí tuệ biết rõ các pháp, giữ vững trung đạo, không chán sinh tử, không ham niết bàn, tâm xả rộng lớn), giống như đám mây lớn, đổ xuống những trận mưa pháp lớn.

[32] Ba pháp (tam pháp): tức ba phương diện của Phật pháp là:

1) Giáo pháp: tất cả những lời dạy của đức Phật;

2) Hành pháp: người học Phật y theo giáo pháp mà tu hành;

3) Chứng pháp: người tu hành chứng ngộ chân lí. – Nói tắt là “giáo hành chứng”.

Mặt khác, tâm, Phật và chúng sinh cũng được gọi là “ba pháp không sai khác” (tam pháp vô sai).

[33] Bốn quả (tứ quả): tức bốn quả vị của Thanh-văn thừa: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, và A-la-hán. (Xin xem chú thích số 29 ở trên.)

[34] Hai đường (nhị đạo): Có nhiều thuyết về “hai đường” khác nhau:

1) Hai đường đoạn hoặc và chứng ngộ chân lí, phát xuất từ luận Câu Xá, gồm có:

a) Đường không gián cách (vô gián đạo hay vô ngại đạo): vận dụng trí tuệ để đoạn trừ lậu hoặc (phiền não); trí tuệ này được vận dụng thường trực, không để cho lậu hoặc xen vào gián cách, trở ngại.

b) Đường giải thoát (giải thoát đạo): vận dụng trí tuệ quán chiếu và chứng ngộ chân lí; trí tuệ này thoát khỏi sự ràng buộc của lậu hoặc, chứng nhập chân lí một cách tự tại. Vô gián đạo được coi là nhân đạo ở niệm trước; giải thoát đạo là quả đạo ở niệm sau.

2) Hai đường khó tu và dễ tu, nguyên là cách phán giáo của tông Tịnh Độ, phát xuất từ Bồ-tát Long Thọ:

a) Đường khó tu (nan hành đạo): chỉ cho các giáo pháp không thuộc trong phạm vi tông Tịnh Độ; ví dụ: ở thế giới Ta-bà này mà tu tập “lục độ vạn hạnh” để chứng được quả thánh, là con đường khó tu.

b) Đường dễ tu (dị hành đạo): chỉ cho giáo pháp thuộc tông Tịnh Độ; tức là niệm Phật cầu vãng sinh về cõi Tịnh-độ, rồi ở nơi cõi đó tiếp tục tu tập cho đến khi thành Phật, đó là con đường dễ tu.

3) Hai đường hữu lậu và vô lậu, cũng phát xuất từ luận Câu Xá:

a) Đường hữu lậu (hữu lậu đạo): chỉ cho tất cả các pháp môn tu tập của hành giả khắp ba thừa trước khi bước vào dòng thánh (tức còn trong vòng phàm phu, chưa lên được địa vị Kiến-đạo).

b) Đường vô lậu (vô lậu đạo): chỉ cho các pháp môn tu tập của hành giả khắp ba thừa sau khi đã thoát khỏi địa vị phàm phu, bước lên địa vị Kiến-đạo, nhập vào dòng thánh.

4) Hai đường giáo và chứng, xuất phát từ luận Thập Địa Kinh:

a) Đường giáo (giáo đạo): chỉ cho các giáo thuyết do đức Phật phương tiện chỉ bày.

b) Đường chứng (chứng đạo): chỉ cho lí chân thật mà chư Phật đã chứng ngộ.

[35] Vườn Nai (Lộc-uyển, hay Lộc-dã, nay là Sarnath): là một khu rừng nằm cách khoảng 6 cây số về hướng Tây-Bắc của thành Ba-la-nại (nay là Varanasi, Ấn-độ), kinh đô của vương quốc Ca-thi (xem chú thích số 36 kế tiếp ở sau). Theo sự tích, vào thời quá khứ xa xăm, có vị quốc vương từ kinh thành Ba-la-nại đến khu rừng này săn bắn, đã giăng lưới bắt được cả ngàn con nai, trong đó có một con nai mẹ đang mang thai. Vì quá thương tâm, con nai chúa bèn xin nhà vua tha cho con nai đang có thai, rồi tự hủy mình trước nhà vua để chết thế. Quá cảm động trước sự việc bất ngờ, nhà vua tâm thần rúng động, liền truyền lệnh thả hết bầy nai, và dành hết khu rừng ấy cho nai ở, cấm tất cả thần dân không ai được tới đó săn bắn. Từ đó, bầy nai được sống an bình, và khu rừng đó được mọi người gọi là “Lộc-uyển” (hay Lộc-dã-uyển, Lộc-viên, nghĩa là vườn Nai). Ngày nay, nó là một trong các thánh tích quan trọng của Phật giáo.

[36] Thành Ba-la-nại: là kinh đô của vương quốc Ca-thi (Kasi), một trong 16 nước lớn của bán đảo Ấn-độ thời Phật tại thế. Trong 16 nước đó thì Ma-kiệt-đà và Kiều-tát-la là hai nước phát triển hùng mạnh và giàu có nhất. Hai đạo tràng quan trọng nhất của Phật thời đó là tu viện Trúc-lâm ở kinh thành Vương-xá của nước Ma-kiệt-đà, và tu viện Kì-viên ở kinh thành Xá-vệ của nước Kiều-tát-la. Ma-kiệt-đà nằm ở phía Nam sông Hằng, Kiều-tát-la nằm ở phía Bắc sông Hằng; nước Ca-thi thì nằm giữa hai nước này, cho nên kinh thành Ba-la-nại của nó nghiễm nhiên trở thành một điểm nối liền, một địa phương quan trọng trên đường đi lại của đức Phật và giáo đoàn từ Ma-kiệt-đà đến Kiều-tát-la, và ngược lại. Trước khi hai đạo tràng Trúc-lâm và Kì-viên được xây dựng thì thành Ba-la-nại đã nổi tiếng, vì vườn Nai ở cách đó khoảng 6 cây số về hướng Tây-Bắc, đã là nơi đức Phật chuyển Bánh Xe Pháp lần đầu tiên sau ngày Thành Đạo, độ cho nhóm sa môn 5 người của ngài Kiều Trần Như, đều được chứng quả A-la-hán, trở thành những vị thánh tăng đầu tiên của giáo đoàn Phật giáo. Chính nơi vườn Nai của thành Ba-la-nại, ngôi Tam Bảo lần đầu tiên xuất hiện ở thế gian. Ba-la-nại và vườn Nai đã từng là thánh địa của Phật giáo trong một thời gian dài. Đến cuối thế kỉ 12, khi quân Hồi giáo xâm lăng Ấn-độ, Phật giáo ở vùng này nói riêng, và trên khắp lãnh thổ Ấn-độ nói chung, đã bị đám quân tàn bạo ấy tàn hại và hủy diệt, cơ hồ không một vết tích gì còn tồn tại. Trong thời kì cận đại, thành phố này được gọi là Benares, và hiện nay thì đổi tên lại là Varanasi như cũ, Phật giáo và Ấn giáo hiện tại cùng được thịnh hành ở đó.

[37] A Nhã Câu Lân tức tôn giả A Nhã Kiều Trần Như. Đó là vị đệ tử lớn, nổi tiếng là người đệ tử xuất gia làm tì kheo và chứng quả A-la-hán đầu tiên của đức Phật. Từ lúc còn là đạo sĩ Bà-la-môn, cho đến lúc theo Phật xuất gia, ngài luôn luôn có bốn người bạn nữa cùng tu hành, làm thành một nhóm 5 người, mà trong các kinh thường gọi là “ngũ tì kheo”, gồm có: Kiều Trần Như (hoặc Câu Lân), A thị Thuyết (hoặc Át Bệ), Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, và Ma Ha Nam Câu Lị.

[38] Chuyển bánh xe pháp (chuyển pháp luân): Bánh xe pháp (pháp luân) tức là Phật pháp. Cái bánh xe được dùng để thí dụ cho Phật pháp vì nó mang nhiều ý nghĩa: 1) Người Ấn-độ vào thời cổ đại đã dùng chữ “bánh xe” (cakra) để chỉ cho loại chiến xa dùng trên chiến trường. Nó có thể càn quét, đẩy lui quân địch; Phật pháp cũng vậy, có thể giúp chúng sinh diệt trừ tất cả vô minh phiền não để đạt được an lạc giải thoát. 2) Bánh xe là một vòng tròn đầy đặn, không có chỗ nào khuyết; Phật pháp cũng vậy, giáo pháp do đức Phật chỉ dạy thật tròn đầy, trọn vẹn, chân thật, không có bất cứ một khuyết điểm hay sai lầm nào. 3) Trách vụ của bánh xe là di chuyển không ngừng; Phật pháp cũng vậy, những lời Phật dạy không bao giờ nằm bất động ở một người nào hay đứng yên ở một mơi chốn nào, nhờ thế mà giúp ích cho tất cả chúng sinh ở mọi thời và mọi chỗ. Đức Phật hoằng dương giáo pháp của Ngài để chuyển mê khai ngộ cho chúng sinh, gọi là “chuyển pháp luân”. Sau khi thành đạo, Ngài đã đến vườn Nai ở gần thành Ba-la-nại trước tiên, khai mở giáo pháp “TỨ ĐẾ” để độ cho nhóm sa môn Kiều Trần Như 5 người; đó là lần chuyển pháp luân đầu tiên của Ngài ở thế gian.

[39] Mười hai nhân duyên (thập nhị nhân duyên): là mười hai điều kiện tương liên, là giáo lí căn bản của đạo Phật dùng để giải thích cái “bí ẩn” của hiện tượng sinh tử luân hồi, tức là sự hiện hữu của chúng sinh – màtrực tiếp là con người. Mười hai điều kiện ấy gồm có:

1) Vô minh: là trạng thái mê lầm, không sáng suốt, không nhận chân được thực tướng của vạn pháp, không thấy rõ tự tính của chính mình, do đó mà dẫn tới các hành động sai lầm, u tối.

2) Hành: là tác động vô thức của ý chí sinh tồn theo hướng vô minh đã thúc đẩy tạo nghiệp. Nó là khát vọng muốn sống một cách mù quáng. Tất cả những tư tưởng (ý), lời nói (ngữ) và hành động (thân) thiện hay bất thiện đều thuộc về hành.

3) Thức: Tất cả nghiệp nhân đã tạo ra đều được huân tập vào nghiệp chủng thức (hay nghiệp thức, tức a-lại-da thức). Thức này đi đầu thai và bắt đầu một sinh mạng mới. Lúc bà mẹ thụ thai, chính đó là lúc nghiệp thức kết hợp với tinh trùng và noãn châu của cha mẹ mà làm nên bào thai. Như vậy, THỨC chính là yếu tố nối tiếp giữa kiếp quá khứ và kiếp hiện tại, và là giai đoạn đầu tiên của đời sống hiện tại.

4) Danh sắc: Do nghiệp thức phát động mà phát hiện ra các hiện tượng tinh thần (danh) và vật chất (sắc)của bản thân con người. Đây là giai đoạn thứ hai của đời sống hiện tại. Trong giây phút đầu tiên khi bà mẹ thụ thai -- tức là lúc nghiệp thức kết hợp với tinh trùng và noãn châu của cha mẹ, thì DANH chính là nghiệp thức, và SẮC chính là tinh trùng và noãn châu.

5) Lục nhập: Sáu giác quan (lục căn: nhãn, nhĩ, tị. thiệt, thân, ý) dần dần hiện rõ theo sự phát triển của bào thai, từ chỗ thật giản dị lúc mới được tượng hình, trở thành vô cùng phức tạp khi con người đã trưởng thành toàn diện. Chúng hoạt động một cách hoàn toàn tự nhiên, mầu nhiệm, như một guồng máy tinh diệu. Những giác quan đều có những hoạt động và đối tượng riêng biệt. Sáu giác quan  là sáu chỗ để cho sáu đối tượng (lục cảnh: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) phản ảnh vào, gọi chung là “lục nhập”.

6) Xúc: là sự tiếp xúc giữa các giác quan (căn) và đối tượng (cảnh) của chúng, như mắt tiếp xúc với cảnh vật, tai tiếp xúc với âm thanh, v.v...

7) Thọ: là cảm giác gây nên do sự tiếp xúc giữa các căn và cảnh. Có loại cảm giác dễ chịu, vui sướng, hạnh phúc, gọi là “lạc thọ”; có loại cảm giác khó chịu, buồn phiền, khổ đau, gọi là “khổ thọ”; có loại cảm giác trung tính, không dễ chịu cũng không khó chịu, gọi là “xả thọ”.

8) Ái: hay “ái dục”, là sự ham muốn, luyến áí, khao khát. Do có cảm giác mà sinh ra ái. Đối trước dục vọng trần cảnh (ngũ dục), con người sinh tâm luyến ái. Ái chính là sự luyến ái đối với sự sống, cho nên cái gì thích thì khao khát muốn có, cái gì không thích thì muốn tống khứ đi; đó là động cơ chính yếu thúc đẩy thân, ngữ ý tạo nghiệp.

9) Thủ: Khi đã luyến ái thì cố bám giữ lấy đối tượng. Vì luyến ái sự sống cho nên cố bám giữ sự sống; từ đó mà phát sinh những tư tưởng sai lầm là “có TÔI và có những cái THUỘC VỀ TÔI”. Mục đích của mọi ý nghĩ, ngôn ngữ, hành động, dù thiện hay bất thiện, đều nhằm bảo vệ và củng cố cho cái TÔI và những cái CỦA TÔI đó.

10) Hữu: Vì đam mê và cố bám giữ lấy đối tượng cho nên phải vướng mắc vào nghiệp báo do sự sống của mình tạo ra. “Hữu” nghĩa là , tức là có những nghiệp nhân (thiện hay bất thiện) đã tạo ra ở kiếp này, và dĩ nhiên, có những nghiệp quả (vui sướng hay khổ đau, cũng tức là những cảnh giới của các loài chúng sinh khác nhau) sẽ thọ nhận ở kiếp sau.

11) Sinh: Nghiệp nhân đã tạo (hữu) ấy lại được huân tập vào nghiệp chủng thức (a-lại-da thức), và chính đó là dẫn lực đưa tới việc ra đời của sinh mạng mới ở kiếp sau.

12) Lão tử: Đã có sinh ra thì phải có già và chết.

[40] Sáu pháp qua bờ (lục độ) là sáu hạnh tu tập lớn lao của hàng Bồ-tát. Nhờ tu tập sáu đại hạnh này mà Bồ-tát có thể tự mình đến bờ giải thoát (tự độ) và đưa bao nhiêu người khác cùng đến bờ giải thoát (độ tha), gồm có:

1) Bố thí: san sẻ, giúp đỡ người khác bằng những gì mình có; có thể là những phương tiện vật chất như tiền bạc, của cải, cơm áo, thuốc men, v.v...; hay những phương tiện tinh thần như sự dạy dỗ, giảng thuyết để nâng cao trí tuệ, thấy rõ điều hay lẽ thật, quay về nếp sống cao thượng; hoặc bằng những lời hòa ái, khuyến khích, trấn an, và cả những hành động dũng cảm, đáng tin cậy để đưa người ra khỏi những nỗi sợ hãi, nghi nan, lo lắng, những tình trạng bế tắc, bối rối, khủng hoảng v.v... Tóm lại, trong tất cả mọi trường hợp, hành giả biết đem khả năng, thì giờ và tâm lực để phục vụ giúp đời, đều là những hành động bố thí chính đáng của người tu tập hạnh Bồ-tát.

2) Trì giới: giữ gìn giới hạnh để ngăn ngừa những hành động gây tội lỗi, tạo cho mình cái phong cách đoan trang, hành vi chánh đáng. Giới có khả năng giúp cho hành giả sống thường xuyên trong chánh niệm, tăng trưởng định lực và phát huy trí tuệ.

3) Nhẫn nhục: nhịn nhục và chịu đựng. Khi gặp nghịch cảnh không sinh tâm oán giận, không chất chứa oan cừu, gặp thuận cảnh không say mê tham đắm; tâm vững vàng, không bị lay động trước sức quyến rũ của ái dục, giàu sang, danh lợi, địa vị; không kiêu căng, tự mãn với những thành quả tốt đẹp do chính mình đạt được. Tóm lại, người có đức nhẫn nhục là người luôn luôn có thái độ hòa nhã, tâm an nhiên tự tại trong mọi trường hợp, nghịch cảnh cũng như thuận cảnh, thất bại cũng như thành công, chưa chứng đắc cũng như đã chứng đắc.

4) Tinh tấn: ý chí kiên trì, dũng mãnh của hành giả luôn luôn thăng tiến trên sự nghiệp giác ngộ. – Sống giữa hoàn cảnh xấu xa mà không bị ô nhiễm, gọi là “tinh”; tâm niệm lúc nào cũng hướng về sự nghiệp giác ngộ, gọi là “tấn”.

5) Thiền định: là trạng thái tĩnh lặng của tâm ý khi mọi loạn tưởng, vọng động đã hoàn toàn lắng đọng.

6) Trí tuệ: là tuệ giác sáng tỏ sau khi đã diệt trừ mọi phiền não, kiến chấp, vô minh, tâm ý hoàn toàn tĩnh lặng, thanh tịnh.

[41] Đắc pháp, đắc quả, đắc đạo: “Đắc pháp” là tâm đắc về một pháp môn, hiểu rõ yếu nghĩa, tông chỉ và hành trì trọn vẹn pháp môn ấy, từ đó mà đạt được thành quả giác ngộ. “Đắc quả” là chứng đắc các quả vị của ba thừa như Tu-đà-hoàn, A-la-hán, Bích-chi Phật v.v... “Đắc đạo” là do tu tập giới định tuệ viên mãn mà chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, tức quả vị Phật.

[42] Tứ đế: là bốn chân lí, bốn sự thật ở thế gian. Đó là bài pháp đầu tiên đức Phật thuyết tại vườn Nai, thành Ba-la-nại, sau khi thành đạo. Tôn giả Kiều Trần Như và bốn người bạn đồng tu nhờ nghe được bài pháp này mà chứng quả A-la-hán, trở thành năm vị đệ tử xuất gia và chứng thánh quả đầu tiên của đức Phật. Có thể nói, đó là giáo lí căn bản của đạo Phật. Tất cả kinh điển, giới luật, hay luận thuyết (thuộc tiểu thừa cũng như đại thừa) đều nhằm phát huy ý nghĩa sâu xa của giáo lí Bốn Sự Thật mầu nhiệm này.

1) Sự thật thứ nhất: sự có mặt của khổ đau (khổ đế). Sự có mặt của khổ đau trong đời sống thế gian là sự thật hiển nhiên, không ai có thể chối bỏ được. Cứ nhìn những việc xảy ra trong đời sống hằng ngày của chính mình, của gia đình mình, của bạn bè mình, của mọi người chung quanh mình, và của nhân loại toàn thế giới; cho đến các loài động vật, cả các loài thực vật, không chỗ nào là không tràn ngập khổ đau; dù giàu, dù nghèo, dù sang, dù hèn, dù già, dù trẻ, dù nam, dù nữ, tất cả, không ai là không có kinh nghiệm về khổ đau. Ngoài những nỗi khổ về sinh, già, bệnh, chết, còn vô lượng nỗi khổ đau khác, không thể kể hết được!

2) Sự thật thứ hai: nguyên nhân sinh ra khổ đau (tập đế). Bất cứ một hiện tượng khổ đau nào cũng đều do một hoặc nhiều nguyên nhân sinh ra. Khổ đau vô lượng thì nguyên nhân của khổ đau cũng vô lượng; nhưng một cách tổng quát, Phật dạy rằng, sự thiếu sáng suốt (vô minh), tâm tham dục, sân hận, oán thù, kiêu căng, nghi ngờ, tà kiến, chấp trước, là những nguyên nhân căn bản nhất, to lớn nhất đã sinh ra mọi đau khổ.

3) Sự thật thứ ba: sự chấm dứt khổ đau, hay sự có mặt của an lạc giải thoát (diệt đế). Tuy khổ đau là sự thật hiển nhiên của cuộc sống, nhưng đó không phải là những sự kiện bền chắc, vĩnh cửu đến độ không thể phá vỡ được; trái lại, đó là những sự kiện mà chúng ta có thể làm cho vơi bớt, thậm chí có thể tiêu diệt, chấm dứt, vượt thoát được. Khổ đau càng vơi bớt thì niềm vui càng lớn lên, chấm dứt được khổ đau thì liền có an lạc, vượt thoát được khổ đau thì được giải thoát. Cho nên, nếu khổ đau là sự thật hiển nhiên của cuộc sống, thì an lạc giải thoát cũng là sự thật hiển nhiên của cuộc sống.

4) Sự thật thứ tư: con đường diệt khổ để đạt được an lạc giải thoát (đạo đế). Muốn chấm dứt khổ đau để có được an lạc giải thoát, người tu học Phật phải biết cách tu tập bằng những phương pháp cụ thể và hữu hiệu. Các giáo lí nói về ba môn học giải thoát (tam vô lậu học), bốn lĩnh vực quán niệm (tứ niệm xứ), năm khả năng (ngũ căn), sáu pháp qua bờ (lục độ), bảy yếu tố giác ngộ (thất giác chi), tám nguyên tắc hành động chân chính (bát chánh đạo), v.v... đều có thể coi là những hướng dẫn căn bản, cặn kẽ, chính đáng, cụ thể và hữu hiệu mà người tu học phải áp dụng triệt để trong đời sống hằng ngày, để vượt thoát khổ đau, đem lại nếp sống an lạc, hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội, cho đến cả muôn loài.

[43] Phát tâm bồ-đề hay bồ-đề vô-thượng: tức là phát tâm dũng mãnh tu hành cho đến khi thành Phật.

[44] Kinh phương đẳng: Phương đẳng, phương quảng, đại phương đẳng, hay đại phương quảng, là danh xưng dùng để chỉ chung cho các kinh điển đại thừa, có ý nói rằng, đó là những bộ kinh có văn từ phong phú, ý nghĩa vô cùng sâu xa, rộng lớn. Đó là một trong 12 bộ kinh (xin xem chú thích tiếp theo sau).

[45] Mười hai bộ kinh: là 12 thể loại của toàn bộ kinh điển Phật dạy:

1) Khế kinh (trường hàng): những lời dạy của đức Phật bằng văn xuôi, thường được gọi tổng quát là“Kinh”.

2) Ứng tụng (trùng tụng): những bài kệ tụng (hình thức thơ cổ) dùng để tóm tắt ý nghĩa của Khế kinh, cho nên thường được đặt ở sau và luôn luôn tương ứng với phần Khế kinh.

3) Kí biệt (thọ kí): lời Phật thọ kí cho các đệ tử sẽ thành Phật trong đời vị lai.

4) Phúng tụng (cô khởi): một bài kinh Phật dạy toàn dùng kệ tụng để diễn đạt, nhưng không phải là những bài kệ tụng tóm tắt kinh văn Trường hàng như thể loại Trùng tụng (số 2 ở trên).

5) Tự thuyết: đức Phật tự mở lời khai thị mà không đợi có người thỉnh cầu chỉ dạy.

6) Nhân duyên: nêu lên cái nhân duyên đưa đến trường hợp thuyết giáo của Phật -- thường là phẩm “Tựa” ở đầu mỗi bộ kinh.

7) Thí dụ: những ví dụ Phật đưa ra trong lúc giảng thuyết để giúp thính chúng hiểu ý kinh dễ dàng hơn.

8) Bản sinh: các kiếp tu hành đời trước của đức Phật do chính Ngài thuật lại.

9) Bản sự: những hành vi cùng phẩm hạnh của các vị Bồ-tát và thánh chúng đệ tử trong các kiếp trước do đức Phật thuật lại.

10) Phương quảng: kinh điển Phật nói có văn từ phong phú, giáo nghĩa sâu xa rộng lớn; đặc biệt chỉ cho toàn thể kinh điển đại thừa.

11) Hi pháp (vị tằng hữu): những sự việc ít có của Phật và chư vị đệ tử được ghi chép trong kinh.

12) Luận nghị: những lời nghị luận rành mạch, rõ ràng của đức Phật nhằm giúp thính chúng hiểu rõ về thể tánh của vạn pháp.

[46] Bốn tướng của chúng sinh: tức bốn tướng trạng sinh, già, bệnh, chết của tất cả chúng sinh.

[47] Nhị-thừa: tức hai thừa Thanh-văn và Duyên-giác. Quả vị tối cao của thừa Thanh-văn là A-la-hán, và của thừa Duyên-giác là Bích-chi Phật. “Bậc Nhị-thừa” là danh xưng thường thấy trong kinh điển, dùng để chỉ chung cho các hành giả Thanh-văn và Duyên-giác.

[48] Mười-trụ (Thập-trụ): Thể nhập lí bát nhã gọi là “trụ”. Mười-trụ là cấp thứ nhì (sau cấp Mười-tín) trong 7 cấp (gồm 52 bậc) trên tiến trình tu tập của hàng Bồ-tát. Cấp Mười-trụ gồm có 10 bậc như sau:

1) Trụ Phát-tâm: Hành giả phát khởi 10 lòng tin (thập tín), tín phụng Tam Bảo, không khởi tà kiến, không gây trọng tội, tu tập các pháp môn, học rộng, trí tuệ cao, ngộ nhập cảnh giới chân không, trụ ở tánh không.

2) Trụ Trì-địa: Hành giả đã trụ nơi tánh không cho nên tâm thường sáng tỏ, trong sạch; được như vậy là vì trong lúc hành giả mới phát tâm thì tâm ấy liền trở thành vi diệu, dùng làm nền tảng vững bền như đất.

3) Trụ Tu-hành: Trí tuệ từ hai bậc trước đã sáng tỏ, hành giả du hành trong mười phương mà không bị trở ngại.

4) Trụ Sinh-quí: Thọ nhận một phần khí lực của Phật, thông tỏ sâu xa, được nhập vào dòng giống Như Lai.

5) Trụ Phương-tiện cụ-túc: Tu tập vô lượng căn lành, tự lợi lợi tha, phương tiện đầy đủ, tướng mạo không chỗ nào khiếm khuyết.

6) Trụ Chánh-tâm: Tâm đồng với Phật.

7) Trụ Bất-thối: Thân tâm hòa hợp, ngày càng thăng tiến đến quả Phật, không còn thối lui.

8) Trụ Đồng-chân: Mười thân tướng thiêng liêng của Phật (thân bồ đề, thân nguyện, hóa thân, thân trụ trì, thân tướng tốt trang nghiêm, thân thế lực, thân như ý, thân phước đức, trí thân, pháp thân) đồng thời đầy đủ.

9) Trụ Pháp-vương-tử: Hành gỉa trở thành đứa con tinh thần của bậc Pháp Vương (Phật), thừa tiếp sự nghiệp của Phật.

10) Trụ Quán-đảnh: Với thân phận là Pháp-vương-tử, hành giả được Phật rưới nước trí tuệ lên đầu, như vị hoàng tử dòng Sát-đế-lị, lúc lên ngôi chịu lễ Quán-đảnh do một đạo sĩ Bà-la-môn chủ trì.

[49] Ba ngàn đại thiên thế giới (tam thiên đại thiên thế giới): Trong kinh nói, trong cõi hư không có vô lượng vô số thế giới. Đơn vị nhỏ nhất của thế giới được gọi là “tiểu thế giới”, gồm có một quả núi Tu-di ở trung tâm; vây quanh bốn phía núi là bốn châu thiên hạ (Đông Thắng-thân châu, Nam Thiệm-bộ châu, Tây Ngưu-hóa châu, Bắc Câu-lô châu); phía trên có sáu cõi trời Dục-giới và cõi trời Sơ-thiền của Sắc-giới; phía dưới là các tầng địa-luân, kim-luân, thủy-luân, và phong-luân. Đó là phạm vi của một tiểu thế giới. Hợp lại một ngàn tiểu thế giới như thế, với cõi trời Nhị-thiền của Sắc-giới bao trùm ở trên, làm thành một “tiểu thiên thế giới”. Hợp lại một ngàn tiểu thiên thế giới như thế, với cõi trời Tam-thiền của Sắc-giới bao trùm ở trên, làm thành một “trung thiên thế giới”. Hợp lại một ngàn trung thiên thế giới như thế, với cõi trời Tứ-thiền của Sắc-giới và bốn cõi trời Vô-sắc-giới bao trùm ở trên, làm thành một “đại thiên thế giới”. Như vậy, một đại thiên thế giới gồm 3 bội số của một ngàn tiểu thế giới, tức bằng một tỉ tiểu thế giới; vì có  ba bội số của một ngàn như thế cho nên được gọi là “ba ngàn đại thiên thế giới” (chứ không phải ba ngàn đại thiên thế giới là bằng ba ngàn tỉ tiểu thế giới). Dù tính ra được con số như thế, nhưng trong kinh điển, ba ngàn đại thiên thế giới cũng được gọi là “một đại ba ngàn thế giới” (nhất đại tam thiên thế giới), hoặc “ba ngàn thế giới” (tam thiên thế giới), chứng tỏ rằng, danh xưng “ba ngàn đại thiên thế giới” (hay “ba ngàn thế giới” v.v...) chỉ nói lên cái ý nghĩa vô hạn, chứ không phải là một con số nhất định; ngay chữ “đại” () trong danh xưng này cũng đã nói lên cái ý nghĩa rộng lớn, vô lượng vô số ấy. Và trong cõi hư không vô biên có vô số cái “ba ngàn đại thiên thế giới” như thế. Cũng theo trong kinh nói, ba ngàn đại thiên thế giới là phạm vi giáo hóa của một đức Phật, như vậy có nghĩa là, ba ngàn đại thiên thế giới là một Phật quốc.

[50] Rung động sáu cách (lục chủng chấn động): Những lúc có sự việc vĩ đại xảy ra, như Phật đản sinh, thành đạo, chuyển pháp luân v.v... thì khắp đại địa rung động. Sự rung động này xảy ra sáu cách, được gọi là sáu tướng. Kinh Đại Phẩm Bát Nhã nêu ra sáu phương rung động như sau: bên Đông vọt lên bên Tây chìm xuống; bên Tây vọt lên bên Đông chìm xuống; bên Nam vọt lên bên Bắc chìm xuống; bên Bắc vọt lên bên Nam chìm xuống; bốn bên vọt lên chính giữa chìm xuống; chính giữa vọt lên bốn bên chìm xuống. Kinh Tân Hoa Nghiêm nêu ra sáu tướng rung động của đại địa gồm có: rung động, vùng dậy, vọt lên, vang dội, gầm rống, khua đập.

[51] Đại chúng Thanh-văn: tức chư vị tì-kheo và tì-kheo-ni đã chứng hoặc chưa chứng quả A-la-hán.

[52] Bốn phương góc (tứ duy): tức bốn hướng ở xen kẽ giữa bốn hướng chính (Đông, Nam, Tây, Bắc), đó là: Đông-Nam, Tây-Nam, Đông-Bắc, và Tây-Bắc.

[53] Vô sinh pháp nhẫn (hay vô sinh nhẫn): Thật tướng chân như xa lìa hẳn các tướng sinh diệt, gọi là “vô sinh pháp”; chân trí tuệ an trú nơi pháp vô sinh này, không còn bị xao động, gọi là “vô sinh pháp nhẫn” -- gọi tắt là “vô sinh nhẫn”. Bồ-tát dùng trí tuệ bát nhã quán chiếu thấy rõ tự tánh các pháp vốn là không, các pháp không hề có sinh khởi (cũng không có tiêu diệt), cho nên không hề bị xao động trước các pháp, gọi là Bồ-tát chứng “vô sinh pháp nhẫn”.

[54] Bốn chúng (tứ chúng): tức là bốn chúng đệ tử Phật, gồm có: chúng tì-kheo, chúng tì-kheo-ni, chúng cận-sự-nam, và chúng cận-sự-nữ.

[55] Năm nẻo hữu tình (ngũ thú, hay ngũ đạo): tức năm nơi hay năm cảnh giới trong vòng luân hồi sinh tử mà các loài hữu tình cứ tới lui quanh quẩn mãi; đó là: Trời, Người, Bàng-sinh, Ngạ-quỉ, và Địa-ngục. Trong kinh luận thường nói tới “sáu nẻo hữu tình” (lục đạo), tức ngoài năm cảnh giới trên lại lập thêm cảnh giới A-tu-la. Nhưng vì loài A-tu-la sống lẫn lộn trong loài Trời, loài Người và  loài Ngạ-quỉ (được gọi là loài “phi thiên phi nhân” - chẳng phải Trời chẳng phải Người), cho nên tùy chỗ, nếu kể đó là một cảnh giới riêng biệt thì có danh xưng “sáu nẻo” (lục đạo), còn nếu không kể đó là một cảnh giới riêng biệt thì có danh xưng “năm nẻo” (ngũ đạo).

[56] 108 thứ bệnh: tức 108 phiền não (bách bát phiền não). Phiền não của chúng sinh là vô lượng, nhưng trên thực tế, kinh luận đã phân tích và liệt kê thành 108 thứ. Theo luận Đại Trí Độ, 108 phiền não gồm có 10 triền (ràng buộc) và 98 kết (kết tụ, đóng cục, khó tiêu trừ, làm nguyên nhân cho sinh tử luân hồi).

10 triền là 10 thứ phiền não trói buộc thân tâm con người, khiến cho không được tự do tự tại, gồm có: phẫn(nóng giận, bực tức, cộc cằn), phú (che dấu tội lỗi của mình), tật (ganh ghét), xan (bỏn sẻn, keo kiệt), vô tàm(làm lỗi mà không biết tự xấu hổ), vô quí (tài đức không bằng người mà không biết tự thẹn), trạo cử (thân tâm chao động không yên), hôn trầm (tâm mê muội, nặng nề, trì trệ), hối (tiếc nuối những việc xấu đã làm, hối hận về những việc thiện đã làm), miên (mê ngủ, suốt ngày dật dờ).

98 kết cũng là 98 thứ phiền não trói buộc chúng sinh cứ phải luân chuyển trong sinh tử luân hồi. 98 kết gồm có 88 thứ kiến hoặc và 10 thứ tư hoặc trong ba cõi.

a) Kiến hoặc là mê lầm về LÍ, tức con ngưòi không thấy rõ chân lí về Bốn Sự Thật (tứ đế) ở ba cõi thế gian. Sở dĩ gọi là “kiến hoặc” là vì các hành giả tu học Phật pháp cần phải đoạn trừ những thứ phiền não này mới tiến lên được địa vị Kiến-đạo (tức thoát khỏi địa vị phàm phu mà bước vào dòng thánh). Luận Câu Xá (tiểu thừa) phân tích rằng, tất cả phiền não của chúng sinh, dù nhiều đến đâu cũng chỉ bao gồm trong 10 loại phiền não gốc rễ (căn bản phiền não, hay căn bản hoặc), là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, và giới cấm thủ kiến. 10 thứ phiền não căn bản này luôn luôn đeo dính và sai sử chúng sinh tạo muôn vàn tội lỗi, cho nên chúng cũng được gọi là “10 sử” (thập sử). Kiến hoặc gồm trọn cả 10 sử ấy, dẫn chúng sinh trong ba cõi đến chỗ mê muội, chấp trước, không nhận chân được chân lí Bốn Sự Thật (tứ đế). Bốn sự thật Khổ, Tập, Diệt, Đạo đều bị mê hoặc khắp trong ba cõi, cho nên hành giả phải ra sức đoạn trừ sạch hết kiến hoặc mới chứng ngộ bốn chân lí ấy. Tuy nhiên, công phu quán chiếu và đoạn hoặc đối với mỗi sự thật (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) và ở mỗi cõi (Dục, Sắc, Vô-sắc) có khác nhau:

a1) Ở cõi Dục, sự thật KHỔ đế bị mê hoặc mà sinh ra đủ 10 sử (nói trên); TẬP đế bị mê hoặc mà sinh ra 7 sử(tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, và kiến thủ kiến); DIỆT đế cũng giống như Tập đế; ĐẠO đế bị mê hoặc mà sinh ra 8 sử (tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, kiến thủ kiến, và giới cấm thủ kiến). Hợp chung lại, ở cõi Dục có cả thảy (10+7+7+8 =) 32 sử.

a2) Ở cõi Sắc, sự thật KHỔ đế bị mê hoặc mà sinh ra 9 sử (không có phiền não sân); TẬP đế bị mê hoặc mà sinh ra 6 sử (tham, si, mạn, nghi, tà kiến, và kiến thủ kiến); DIỆT đế cũng giống như Tập đế; ĐẠO đế bị mê hoặc mà sinh ra 7 sử (tham, si, mạn, nghi, tà kiến, kiến thủ kiến, và giới cấm thủ kiến). Hợp chung lại, ở cõi Sắc có cả thảy (9+6+6+7 =) 28 sử.

a3) Ở cõi Vô-sắc, giống như ở cõi Sắc.

Cộng chung cả ba cõi (Dục, Sắc và Vô-sắc), có tất cả là (32+28+28 =) 88 sử.

b) Tư hoặc là mê lầm về SỰ, tức là con người đem tình cảm mê chấp mà suy nghĩ, nhận thức mọi sự vật trong thế gian. Những thứ phiền não loại này, các hành giả ở địa vị Tu-đạo (cao hơn Kiến-đạo) phải đoạn trừ , cho nên chúng cũng được gọi là “tu hoặc”. Theo Luận Câu Xá (tiểu thừa), trong 10 sử kể trên thì 4 sử tham, sân, si, và mạn vừa thuộc kiến hoặc mà cũng vừa là tư hoặc. Bốn sử tư hoặc này cũng có khắp trong ba cõi: riêng cõi Dục thì có đủ cả 4 sử là tham, sân, si, và mạn; còn hai cõi Sắc và Vô-sắc, mỗi cõi chỉ có 3 sử tham, si, mạn mà thôi. Hợp chung cả ba cõi, có cả thảy là (4+3+3 =) 10 sử tư hoặc.

Vậy, hợp chung lại 88 sử kiến hoặc và 10 sử tư hoặc thì có cả thảy là 98 phiền não; kể luôn cả 10 triền thì tất cả là 108 phiền não.

[57] Sơ-địa: tức bậc đầu tiên của 10 bậc Địa Bồ-tát (xem lại chú thích số 31 ở trên).

[58] Bất-động-địa: tức bậc thứ tám của 10 Địa Bồ-tát (xem lại chú thích số 31 ở trên).

[59] Thất-địa: (Xem lại chú thích số 31 ở trên.)

[60] Địa-thượng: chỉ chung cho các địa vị tu tập của Bồ-tát từ bậc Sơ-địa trở lên. Trái lại, ở các địa vị tu tập trước khi lên được Sơ-địa thì được gọi chung là Địa-tiền. Theo đó, danh xưng “Bồ-tát Địa-tiền” là chỉ chung cho các hành giả tu tập hạnh Bồ-tát ở a-tăng-kì kiếp thứ nhất, từ lúc mới phát tâm, trải qua các cấp Mười-tín (Thập-tín), Mười-trụ (Thập-trụ), Mười-hạnh (Thập-hạnh), và Mười-hồi-hướng (Thập-hồi-hướng); cả thảy là 40 bậc. Danh xưng “Bồ-tát Địa-thượng” chỉ cho các hành giả tu tập hạnh Bồ-tát ở a-tăng-kì kiếp thứ nhì và thứ ba, gồm có cấp Mười-địa (Thập-địa), và 2 bậc Đẳng-giác, Diệu-giác; cả thảy là 12 bậc. Tính chung tất cả thời gian tu hành của Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến khi thành Phật là 3 a-tăng-kì kiếp; trải qua một con đường dài gồm 52 bậc từ thấp lên cao.

[61] Hai mươi lăm cõi (nhị thập ngũ hữu): Từ ba cõi mở rộng ra thì có 25 cõi:

Dục giới có 14 cõi: 6 tầng trời cõi Dục (Tứ-vương, Đao-lợi, Dạ-ma, Đâu-suất, Hóa-lạc, và Tha-hóa-tự-tại); 4 châu loài người (Đông Thắng-thân, Nam Thiệm-bộ, Tây Ngưu-hóa, và Bắc Câu-lô); 4 nẻo ác (A-tu-la, Bàng-sinh, Ngạ-quỉ, và Địa-ngục).

Sắc giới có 7 cõi: Sơ-thiền thiên, Đại-phạm thiên, Nhị-thiền thiên, Tam-thiền thiên, Tứ-thiền thiên, Vô-tưởng thiên, và Tịnh-cư thiên.

Vô-sắc giới có 4 cõi: Không-xứ thiên, thức-xứ thiên, Vô-sở-hữu-xứ thiên, và Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiên.

Chữ “HỮU” (有) trong từ Hán ngữ “nhị thập ngũ hữu”, có nghĩa là do nhân quả nối tiếp không dứt mà có sự sống chết nối tiếp không dứt trong ba cõi luân hồi.

[62] Pháp-vân-địa: (Xem lại chú thích số 31 ở trên.)

[63] Bốn đạo quả: Quá trình tu tập của hàng Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến khi thành Phật, phải trải qua 7 cấp (Mười-tín, Mười-trụ, Mười-hạnh, Mười-hồi hướng, Mười-địa, Đẳng-giác và Diệu-giác), nhưng theo giáo lí “viên giáo”, nếu hành giả tu tập tinh tấn vượt bậc, thì có thể thành Phật ngay ở cấp đầu tiên là Mười-tín (Thập-tín). Do đó, tùy theo công phu và cường độ của sự quyết tâm, hàng Bồ-tát có thể thành Phật ở bốn giai vị: 1) khi đã viên mãn giai vị Mười-tín, gọi là “Tín mãn thành Phật”; 2) khi đã viên mãn giai vị Mười-trụ, gọi là“Giải mãn thành Phật”; 3) khi đã viên mãn giai vị Mười-địa, gọi là “Hành mãn thành Phật”; 4) khi đã viên mãn giai vị cao tột là Diệu-giác, gọi là “Chứng mãn thành Phật”.

(Jivakasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương-xá), tại rừng xoài của Jivaka Komarabhacca. Rồi Jivaka Komarabhacca đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Jivaka Komarabhacca bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con nghe nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết vì mình và được làm cho mình”. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết (vì mình) và được làm cho mình”, bạch Thế Tôn, những người ấy có nói chính lời Thế Tôn, họ không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, họ trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai như pháp, thuyết đúng (pháp) thuận (pháp) không có thể quở trách?

– Này Jivaka, những ai nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết (vì mình) được làm cho mình”, những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng.

Ở đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng từ, và an trú; cũng vậy phương thứ hai, phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một người cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai và này Jivaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, Tỷ-kheo ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia hay con người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị. Vị Tỷ-kheo ấy không nghĩ: “Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món khất thực thượng vị như vậy”. Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy, với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly. Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến tự hại, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Này Jivaka, Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: “Cao thượng thay, an trú lòng từ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này, Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng từ.

– Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lại đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây ta-la, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy là ý nghĩa Ông muốn nói, thời Ta đồng ý với Ông.

– Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.

– Ở đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng nào hay một thị trấn nào. Vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng bi... với tâm có lòng hỷ... với tâm có lòng xả và an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy, biến mãn với tâm có lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai. Và này Jivaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, vị ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia, hay con của người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị. Tỷ-kheo ấy không nghĩ: “Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng vị cư sĩ này, hay con vị cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị như vậy”. Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly. Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến hại mình, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Này Jivaka, vị Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy, có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: “Cao thượng thay, an trú lòng xả! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng xả.

– Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lai đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây ta-la, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy thì ý nghĩa Ông muốn nói, thời ta đồng ý với Ông.

– Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.

– Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: “Hãy đi và dắt con thú này đến”, đó là nguyên nhân thứ nhứt, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy, khi bị dắt đi, vì bị kéo lôi nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy nói: “Hãy đi và giết con thú này”, đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này.

Khi nghe nói vậy, Jivaka Komarabhacca bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn một cách hợp pháp. Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn không có khuyết phạm. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!... Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

KINH JIVAKASUTTAM, THỨ NĂM MƯƠI LĂM HẾT.

 

Thích Minh Châu 

________________________________________________________________________________

>>>  54. Kinh Potaliya

KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT SAO

Hán dịch: Phù Tần, Thiên Trúc Sa môn Ðàm-Ma-Ty và Trúc-Phật-Niệm

Việt dịch:  Thích nữ Tâm Thường  

(Ni viện Diệu Quang - Nha Trang)

--- o0o --- 

Mục Lục

Quyển thứ nhất

 Phẩm thứ nhất: ÐẠO HẠNH 

Phẩm thứ hai: Hỏi về Ðại Bát-nhã Ba la mật

Quyển thứ hai

Phẩm thứ ba: Công đức

Quyển thứ ba

Phẩm thứ tư: Thiện quyền 

Phẩm thứ năm:  Ðịa ngục 

Phẩm thứ sáu: Thanh tịnh

Quyển thứ tư

Phẩm thứ bảy: Bổn vô 

Phẩm thứ tám.  A Duy Việt Trí  

Phẩm thứ chín. Hằng-Giá-Ðiều Ưu-bà-di 

Quyển thứ năm

Phẩm thứ mười: Thủ không

Phẩm thứ mười một:  Viễn ly 

Phẩm thứ mười hai: Thiện tri thức 

Phẩm thứ mười ba:  Thích Ðề Hoàn Nhơn 

Quyển thứ nhất

Phẩm thứ nhất:  ÐẠO HẠNH 

Nghe như vầy:

Một thời Phật ngự trong núi Kỳ Xà Quật, tại La Duyệt Kỳ cùng với chúng Tỳ kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị đều là bậc A-la-hán, các lậu đã sạch, đã dứt sanh tử, việc làm và lời nói như nhau, đạt đến tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Các bậc Thánh này đã rõ tất cả, các ngài đều là những bậc Thượng sĩ,  việc đáng làm đã làm xong, đã vứt bỏ gánh nặng, đã tự tại không còn các nghiệp. Tâm trí của các ngài đã giải thoát, ngoại trừ hiền giả A-Nan.

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Hôm nay thầy có vui lòng thuyết Trí độ cho các Bồ tát không? Các vị ấy sẽ học theo đó mà được thành tựu.

Ngài Xá Lợi Phất suy nghĩ: “Hôm nay thầy Tu-Bồ Ðề sẽ vì các Bồ tát thuyết trí độ, đó là do tự lực thầy thuyết hay là nương vào oai thần của Phật để thuyết?”.

Ngài Tu-Bồ-Ðề biết được ý nghĩ  của ngài Xá Lợi Phất nên thưa:

- Những lời thuyết về pháp đã đạt được của đệ tử Phật là đều nhờ vào oai thần của Phật. Vì sao? - Vì pháp của Phật thuyết ra và những gì học được trong đó đều có chỗ chứng đắc. Do biết như vậy nên biết có chỗ thành tựu. Ðối với các pháp như Phật đã dạy, tuần tự dạy lại cho nhau có thể thành tựu, vì pháp đó không khác với pháp của Như Lai đã thuyết. Nếu vị nào có nhơn duyên muốn học pháp này, trong pháp đó quyết định không sai lầm.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thế tôn! Thế tôn dạy con thuyết Trí độ cho các Bồ tát, các Bồ tát sẽ nhờ đó mà thành Bồ tát. Như vậy cái tên Bồ tát có ra là từ nơi pháp nào mà có? Con cũng chẳng thấy có pháp Bồ tát và tên của pháp đó, cũng không thấy Bồ tát, cũng không đắc Bồ tát, cũng không thấy Trí độ, cũng không đắc Trí độ. Cũng không thấy Bồ tát, cũng  không đắc Bồ tát, cũng không thấy Trí độ, cũng không đắc Trí độ, thì chỗ nào có Bồ tát để vì họ thuyết Trí độ?

Khi Tu-Bồ-Ðề thưa như vậy, Bồ tát nghe việc đó trong tâm không giải đãi, không khiếp sợ, không e ngại, không chướng nạn, không sợ hãi, nên Ðại Bồ tát thích ứng với Trí độ. Ðại Bồ tát nên học Trí độ như vậy, nên nghĩ trụ vào Trí độ như vậy. Ðó tức là học Trí độ.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Ðại Bồ tát thực hành Trí độ nên học như vầy: “Học rằng: trong tâm mình đừng nghĩ mình là Bồ tát”. Vì sao? - Vì tâm không tâm thì tâm đó tịnh.

Xá Lợi Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Thế nào là tâm có tâm, tâm không tâm?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Tâm cũng không có, cũng không không, cũng không thể đắc, cũng không thể biết nó ở chỗ nào.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Những tâm như thế nào là cũng không có tâm, cũng không không tâm; cũng không thể đắc; cũng không thể biết ở chỗ nào?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Do đối đãi nên có tâm, nhưng tâm đó là không tâm. Tâm như vậy cũng không ai biết, cũng không ai tạo ra. Do vậy cũng không có có tâm, cũng không không không tâm.

Xá-Lợi-Phất thưa:

- Lành thay! Lành thay! Tu-Bồ-Ðề là người được Phật nêu lên, người đáng được nêu lên đó không có vọng kiến về không thân, là người thuyết về không thân huệ đệ nhất. Nhờ đó Ðại Bồ tát đạt được danh hiệu Bất thối, quyết định không còn mất Trí độ. Ðại Bồ tát cần nên trụ trong đó. Muốn học đạo Thanh văn thì nên nghe Trí độ, học tập, thọ trì, thủ hộ Trí độ. Muốn học đạo Bích Chi Phật nên nghe Trí độ, học tập, thọ trì, thủ hộ Trí độ. Muốn học đạo Bồ tát  nên nghe Trí độ, học tập,thọ trì, thủ hộ Trí độ. Vì sao? - Vì pháp Trí độ rất sâu xa rộng lớn, là chỗ Ðại Bồ tát phải học tập.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Con suy nghĩ  kỹ, tâm của Bồ tát không thể đắc, cũng không thể biết ở chỗ nào, cũng không thể thấy để có thể đắc. Cũng không thể nói chỗ nào là chỗ Ðại Bồ tát tu Trí độ, cũng thể nói danh tự của Bồ tát. Nó là chỗ không có chỗ, danh tự đó không nằm ở đâu cả.

Tu-Bồ-Ðề thưa như vậy xong, Bồ tát nghe việc đó tâm không giải đãi, không khiếp sợ, không chướng nạn để thích ứng với Bất thối nên sợ hãi không còn nữa. An trụ vào chỗ ấy thì liễu tri hết nên không còn trở lại nữa.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Ðại Bồ tát thực hành trí độ không nên trụ vào sắùc, không nên trụ vào thọ, tưởng, hành, thức; không nên trụ vào trong đó. Trụ sắc tưởng là thực hành thọ tưởng, hành thức tưởng. Trụ thức là thực hành hành thức. Không nên thực hành hành thức. Giả sử trụ trong đó là không vâng theo lời dạy của Trí độ, không thích ứng  với Nhứt thiết trí. Vì chấp thủ sắc nên không nên chấp thủ sắc. Vì không chấp  thủ sắc là không chấp thủ thọ, tưởng, hành, thức. Người không chấp thủ sắc là phi sắc; không chấp thủ thọ, tưởng, hành, thức là phi thức, không chấp thủ Trí độ. Ðó là Ðại Bồ tát thực hành Trí độ. Người không chấp thủ danh tự tam muội là chỗ thâm nhập rộng lớn, không chấp thủ Thanh văn, Bích Chi Phật, cho đến Nhứt thiết trí cũng không chấp thủ. Vì sao? - Vì không nên phát sanh tưởng. Ai phát sanh tưởng thì cũng như những kẻ ngoại đạo tầm thường nhưng có đức tin nơi Nhứt thiết trí. Tuy có khác với ngoại đạo nhưng chưa được giải thoát, vì tuy không chấp thủ sắc thì cũng chấp thủ thọ, tưởng, hành, thức. Vì không chấp thủ thì cũng không hiểu, chưa thành tựu cũng không thấy tuệ; cũng không thấy tuệ trong sắc, ngoài sắc; không thấy tuệ khác với sắc; không thấy tuệ trong thọ, tưởng, hành, thức. Cũng không thấy tuệ ngoài thức; cũng không thấy tuệ trong ngoài thức. Cũng không thấy tuệ khác thức, chỉ nhờ đức tin mà được giải thoát. Muốn biết việc của Nhứt thiết trí để tự hạn chế đối với pháp đó là đắc giải thoát, bởi vì người đó đã đắc pháp, ngay nơi pháp cũng vô sở đắc, cũng chưa được giải thoát; người đó không dựa vào Niết-bàn để cống cao. Ðó là Ðại Bồ tát tu Trí độ. Vì sao? Vì không chấp thủ sắc, không chấp thủ thọ, tưởng, hành, thức; cũng không bát Niết-bàn giữa đường, đạt được mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng, nên gọi là Ðại Bồ tát tu Trí độ.

Lại nữa, kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðại Bồ tát nhập hạnh Trí độ nên thấy thế này: Trí độ này ở chỗ nào? Pháp ở chỗ nào? Hoàn toàn không thể biết, không thể đắc nơi chốn, thì đó là Trí độ, nên nghĩ như vậy. Ðại Bồ tát nghe như vậy không giải đãi, khiếp sợ, e ngại, chướng nạn, thì nên biết rằng Bồ tát này đã trụ bất ly Trí độ.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Ðại Bồ tát do nguyên nhân gì bất ly Trí độ? Ly sắc tự thể của sắc; ly thọ, tưởng, hành, thức tự thể của thọ, tưởng, hành, thức ; Trí độ tự thể của Trí độ?

Tu-Bồ-Ðề thưa :

- Ly sắc tự thể của sắc; ly  thọ, tưởng, hành, thức tự thể của thức; ly  Trí độ tự thể của Trí độ. Tự thể của  Trí độ là ly tướng, nên tự thể của tướng là ly tướng  tự thể tướng. Tự thể tướng là ly tướng.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Học như vậy là học Nhứt thiết trí phải không?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Học như vậy là nhập vào Nhứt thiết trí. Vì sao? - Vì các pháp là vô sở nhập. Ðại Bồ tát thực hành như vậy  liền đạt đến Nhứt thiết trí. Ðây là hạng Ðại Bồ tát tu Trí độ gieo giống Nhứt thiết trí.

Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Ðại Bồ tát tinh tấn phát biểu : Ta muốn học tập. Ví như hành sắc là hành tưởng, hành sắc tưởng là hành tưởng, hành sắc sanh là hành tưởng, hành sắc hoại là hành tưởng, hành sắc diệt là hành tưởng, hàng sắc không là hành tưởng. Giả như từ ngã hành nên có được là hành tưởng. Diệt thọ,  tưởng, hành, thức là hành tưởng, hành thức hoại là hành tưởng, hành thức diệt là hành tưởng, hành thức không là hành tưởng, từ ngã hành nên có được là hành tưởng. Ðại Bồ tát hành trì ngược lại hành tưởng của hành là người thủ hộ hành trì Trí độ vì không hành Trí độ. Ngược lại, nếu hành trì hành tưởng là Ðại Bồ tát không hành trì Trí độ.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Ðại Bồ tát nên thực hành Trí độ như thế nào? Không hành sắc hành, không hành sắc tưởng, không hành sắc sanh, không hành sắc hoại, không hành sắc diệt, không hành sắc không, không hành thọ, tưởng, hành, thức; không hành thức sanh, không hành thức hoại, không hành thức diệt, không hành thức không là hành Trí độ. Cũng không thấy cũng không hành. Cũng không thấy hành không hành. Cũng không thấy, cũng không bất hành, cũng không vô hành. Như vậy là không thấy. Vì sao? - Vì tất cả pháp không từ đâu đến, cũng không nương chỗ nào thọ trì. Ðại Bồ tát không chấp trước vào các pháp danh hiệu. Tam muội đó không có bến bờ, không có ranh giới nên nhập vào được tất cả, là chỗ các La-hán, Bích Chi Phật không thể biết. Ðại Bồ tát theo tam muội này mau đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác, đạt đến quả vị Phật.

Khi Tu-Bồ-Ðề nương oai thần của Phật phát biểu điều này, các Ðại Bồ tát đều được thọ ký. Quá khứ trước kia, khi Như Lai tự mình đạt đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cho đến thành Phật đều theo Tam muội này nhưng cũng không thấy Tam muội, cũng không nói ta biết Tam muội, cũng không nghĩ ta hoàn tất Tam muội, cũng không tưởng ta ngồi vào Tam muội, cũng không nói ta hoàn tất Tam muội. Người theo pháp như vậy hoàn toàn không có lỗi.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Chỗ nào là chỗ Ðại Bồ tát thực hành theo Tam muội này? Khi Như Lai ở trước Phật quá khứ được thọ ký thành Phật, Ngài có thấy được chỗ của Tam muội này không?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Không thể thấy được. Thiện nam tử! Ngay nơi Tam muội này  tôi cũng không biết, không hiểu, không rõ. Vì sao? - Vì không biết, không rõ thì cũng không trả lời được. Cũng không có nhị muội, cũng không có danh tự.

Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay! Như ta đã dạy Tu-Bồ-Ðề, Ðại Bồ tát không nhân huệ làm như vậy là học tập theo Trí độ. Ðại Bồ tát này là người học Trí độ.

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðại Bồ tát học như vậy là học Trí độ?

Phật dạy Xá-Lợi-Phất:

- Ðó là Ðại Bồ tát học Trí độ.

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Học như vậy là học pháp gì?

Phật dạy:

- Ðại Bồ tát học như vậy là học pháp “vô học”. Vì sao? - Vì pháp đó không có chỗ chứng đắc, chớ mê lầm như cái học của trẻ con.

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Kính bạch Thế tôn! Vậy ai làngười có thể chứng đắc pháp ấy?

Phật dạy Xá-Lợi-Phất:

- Không ai đắc, đó là đắc.

Phật dạy:

- Không ai đắc pháp, chớ mê lầm như cái học của trẻ con, nghĩa là có chữ nhưng không thể biết được. Muốn thâm nhập vào pháp lại bị chướng ngại cả hai bên. Không hiểu biết pháp và không thấy pháp. Pháp nếu có pháp, do có liền đắc sắc.Thế nên pháp không thể biết, đó là biết. Cũng không biết, cũng không thấy, mê lầm như trẻ con, nghĩa là có thân cũng không hiểu, không tin. Do không hiểu biết nên nói là trẻ con.

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Kính bạch Thế tôn! Ðại Bồ tát học như vậy  là không học Nhứt thiết trí?

Phật dạy:

- Ðại Bồ tát học như vậy là không học Nhứt thiết trí. Ðại Bồ tát không học như vậy là học Nhứt  thiết trí để thành Nhứt thiết trí.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Nếu có người bảo rằng: “Thật giả dối thay là học Phật sẽ được làm Phật”. Khi có người hỏi như vậy thì nên trả lời họ như thế nào?

Phật dạy Tu-Bồ-Ðề:

- Ta sẽ hỏi, tùy ông trả lời.

Thế nào, Tu-Bồ-Ðề! Huyễn cùng với sắc có khác nhau chăng? Huyễn cùng thọ, tưởng, hành, thức có khác nhau chăng?

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Không khác, kính bạch Thiên Trung Thiên. Huyễn với sắc không khác. Sắc là huyễn, huyễn là sắc. Huyễn cùng thọ, tưởng, hành, thức không khác.

Phật dạy:

- Thế nào, Tu-Bồ-Ðề! Những điều ta hỏi không đúng với pháp. Từ ngũ ấm mà có danh tự Bồ tát phải không?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Ðúng như vậy. Kính bạch Thiên Trung Thiên. Ðại Bồ tát muốn học  làm Phật là phải học huyễn này. Vì sao? - Vì người tạo ra huyễn  thọ trì sắc ấm như huyễn. Không có sắc, sáu trần, năm ấm đều như huyễn. Thọ, tưởng, hành, thức đều không. Không có nghiệp, chỉ có danh từ sáu trần, năm ấm mà thôi.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch đức Thế tôn! Ðại Bồ tát tân học nào nghe những lời này không sợ hãi ?

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Giả sử Ðại Bồ tát tân học nương theo thầy xấu thì sợ hãi, còn nương theo thầy tốt thì không sợ hãi.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Thế nào là thầy xấu của Ðại Bồ tát? Làm sao để biết được?

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Là người không tôn trọng Trí độ. Dạy người xả bỏ, xa lìa tâm Bồ tát. Trở lại dạy người phát khởi  ý tưởng học những kinh tạp nhạp, với tà tâm ưa thích học theo kinh tạp nhạp. Dạy các kinh nói về các việc của Thanh văn  hoặc Bích Chi Phật, dạy đọc tụng theo tất  cả những kinh đó để nói về việc của ma, chúa ma, làm cho bại hoại tâm Bồ tát. Thuyết cho người nghe về khổ nhọc của sanh tử, nói rằng quả vị Bồ tát  không thể chứng đắc, thì gọi đó là thầy xấu của Ðại Bồ tát.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Vậy thế nào là thầy tốt của Ðại Bồ tát? Và sẽ do đâu để biết?

Phật dạy Tu-Bồ-Ðề:

- Là người tôn trọng Trí độ, luôn luôn chỉ dạy cho người học tập để thành tựu. Dạy về lời nói và việc làm của ma  để biết rõ ma, để xa lìa ma. Thế nên Ðại Bồ tát với đại thệ nguyện hướng đến đại thừa, thì đó là thầy tốt của Ðại Bồ tát.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên trung thiên! Bồ tát do nguyên nhân gì gọi là Bồ tát?

Phật dạy:

- Ðối với các kinh điển đã học, người này hiểu rõ tất cả, nhưng không đắm trước nơi các pháp, cho nên gọi là Bồ tát.

Tu-Bồ-Ðề lại bạch Phật:

- Hiểu  rõ tất cả các kinh pháp nên có tên là Bồ tát. Còn vì sao gọi là Ðại Bồ tát?

Phật dạy:

- Ðại là tất cả nhơn gian thiên thượng đều rất tôn kính. Do vậy nên gọi là Ðại Bồ tát.

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Con cũng ưa thích nghe vì lẽ gì gọi là Ðại Bồ tát?

Phật dạy:

- Thầy thích nghe, ta sẽ giảng cho thầy. Ðại Bồ tát là tự mình thấy rõ tất cả, biết rõ tất cả mọi người trong thế gian. Biết rõ tất cả về tuổi thọ của họ, biết rõ tất cả về việc chặt đứt mọi ràng buộc, dính mắc và có thể tùy theo chỗ ưa thích của họ mà thuyết pháp cho họ nghe. Vì vậy nên gọi là Ðại Bồ tát.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðại Bồ tát để được tên Ðại Bồ tát, giả sử tâm Bồ tát không có tâm  nào bằng với tâm ấy, không có người nào có thể đạt được tâm ấy. Là chỗ mà các La-hán và Bích Chi Phật cũng không sánh kịp. Tâm không dính mắc tâm. Vì sao? - Vì đó là tâm của Nhứt thiết trí. Vì ngoài ra không có gì khác. Do tâm không dính mắc nên gọi là Ðại Bồ tát.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Donguyên nhân gì tâm Bồ tát không dính mắc?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Tâm không suy nghĩ  nên không dính mắc.

Vân Nậu Văn Ðà Ni Phất bạch Phật:

- Kính bạch  Thế tôn! Do nguyên nhân gì Ðại Bồ tát được gọi là Ðại Bồ tát ? Thế nào là Ðại Bồ tát  vì đại thệ nguyện? Ma Ha diễn là chánh định của Ðại thừa, Tam bạt đế là đẳng trụ?

Phật dạy:

- Bồ tát này tức là Ðại Bồ tát.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Ðại thệ nguyện, do nguyên nhân gì Bồ tát phát  đại thệ nguyện?

Phật dạy:

- Vì Ðại Bồ tát nghĩ : ta sẽ độ vô lượng vô số người, làm cho tất cả đều được Bát Niết-bàn, làm cho Bát Niết-bàn như vậy mà không có pháp Bát Niết-bàn. Vì sao? - Tu-Bồ-Ðề! Ví như có một huyễn sư ở một nơi rộng rãi, hóa làm ra nhiều người ở đầy trong một thành, và chặt đầu của tất cả số người được hóa ra ở trong thành đó. Tu-Bồ-Ðề! Ý thầy nghĩ thế nào? Trong thành đó có người nào bị giết chết không?        

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Kính bạch Thế tôn! Trong đó không có người nào bị  giết chết.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy. Tu-Bồ-Ðề! Ðộ vô  lượng vô số người  làm cho Bát Niết-bàn nhưng không có người nào Bát Niết-bàn. Người nào nghe như vậy không sợ, nên biết đó là Ðại Bồ tát, tức là đại thệ nguyện.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Như bản thân con, từ khi theo Phật được nghe và nghĩ về những việc đó, như vậy thì không phải là đại thệ nguyện. Vì sao? - Vì không có người trở thành Nhứt thiết trí, không có người cúng dường, không có người trở thành, thì người nào sẽ làm đại thệ nguyện?

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Sắc không dính, không buộc, không mở.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Thọ, tưởng, hành, thức không dính, không buộc, không mở.

Phần Mạn Ðà Ni Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Sắc không dính, không buộc, không mở. Thọ, tưởng, hành, thức không dính, không buộc, không mở nên có sắc không dính, không buộc, không mở. Có thọ, tướng, hành, thức không dính,không buộc, không mở.

Tu-Bồ-Ðề! Sắc ở chỗ nào không dính, không buộc, không mở? Thọ, tưởng, hành, thức ở chỗ nào không dính, không buộc, không mở?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Sắc như huyễn không dính, không buộc, không mở. Thọ, tưởng, hành, thức như huyễn không dính, không buộc, không mở. Không có ranh giới không dính, không buộc, không mở. Không thấy chính xác không dính, không buộc, không mở. Không có chỗ phát sanh không dính, không buộc, không mở. Ðó là đại Bồ tát, là đại thệ nguyện.          

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Do nguyên nhân gì Ðại Bồ tát là Ðại Bồ tát hướng đến đại thừa? Chỗ nào là đại thừa? Chỗ nào trụ vào đại thừa và đại thừa trụ vào chỗ nào? Sẽ từ nơi chỗ nào lập nên đại thừa?

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Ðại thừa, đại thừa là không có giới hạn,  không thể đạt được ranh giới thì từ chỗ nào để đạt đến đại thừa? - Ðại thừa là từ ba cõi mà ra, từ trong Nhứt thiết trí lập nên. Ðối với đại thừa không lập, cũng không không lập. Vì sao? - Lập và không lập, là vì ngay nơi pháp  mà không biết pháp thì pháp nào sẽ lập?

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Ðại thừa, đại thừa là vượt lên trên thiên thượng, thiên hạ và thế gian. Ðại thừa đồng như hư không, giống như hư không, bao trùm vô lượng vo số người nên gọi là đại thừa. Cũng không thấy khi Ðại Bồ tát đến, cũng không thấy khi Ðại Bồ tát đi, cũng không thấy chỗ của Ðại Bồ tát  ở. Ðối với đại thừa, kính bạch Thiên Trung Thiên! Không thể đạt được nguồn gốc của đại thừa, cũng không biết chỗ đại thừa sẽ đến, cũng không biết trung gian, chỉ ngay nơi ba cõi thấy tên đại thừa.

Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay  Tu-Bồ-Ðề! Thế nên Ðại Bồ tát là đại thừa.

Phần Mạn Ðàø Ni Phất bạch Phật:

- Phật dạy thuyết Trí độ, tôn giả Tu-Bồ-Ðề lại thuyết đại thừa.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Con thuyết Trí độ không có lỗi.

Phật dạy Tu-Bồ-Ðề:

- Trí độ mà thầy thuyết, thích ứng hoàn toàn, trong đó không có một chút lỗi lầm nào.

- Lại nữa, kính bạch Thiên Trung Thiên! Cũng không thấy được nguồn gốc của Bồ tát, cũng không biết được chỗ Bồ tát sẽ đến, cũng không thấy được trung gian của Bồ tát. Sắc không có bến bờ, Bồ tát cũng không có bến bờ. Sắc và Bồ tát không thể đạt được, không thể biết và cũng không thể đắc.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Như vậy Ðại Bồ tát cũng không thể biết, cũng không thể đắc, thì sẽ lấy Trí độ nào để thuyết cho Ðại Bồ tát? Cũng không đắc Bồ tát, cũng không thấy Bồ tát thì sẽ dùng pháp nào để thuyết Trí độ? Bồ tát dựa vào tướng danh tự nào để gọi là Bồ tát?

Thế nào, kính bạch Thiên Trung Thiên! Chữ ngã, chỗ nào gọi là ngã?

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ngã đó cũng diệt. Ðó là tự thể của pháp. Chỗ nào là sắc? Ðiều cốt yếu là không diệt. Chỗ nào sắc như vậy thì thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Thức không ranh giới, Bồ tát cũng không ranh giới. Hoàn toàn không biết chỗ ở của Bồ tát, cũng không thấy Bồ tát.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Tất cả Ðại Bồ tát hoàn toàn không có chỗ ở, cũng không thể đắc, thì chỗ nào là chỗ của Ðại Bồ tát để thuyết Trí độ cho họ? Ðối với Bồ tát hoàn toàn không thể thấy được, cũng không biết chỗâ ở thì sẽ từ pháp nào để thuyết Trí độ? Ðại Bồ tát mà cho rằng có danh tự, đó là danh tự tưởng.

Ngã, kính bạch Thiên Trung Thiên! Ngã đó cũng diệt, là tự thể của pháp. Thức ở chỗ nào cốt yếu không diệt? Thức ở chỗ nào đối với tự thể của pháp không diệt? Không diệt là chẳng phải pháp tạo ra, cũng không không không diệt. Vì sao không diệt? Như Trí độ đã thuyết, không tạo ra cái diệt khác thì sẽ từ nơi pháp nào đưa đến? Bồ tát thực hành hạnh này, nghe việc đó không khủng khiếp, không lo sợ, là người hành Trí độ.

Trí độ, kính bạch Thiên Trung Thiên! Lúc suy nghĩ  chín chắn như vậy thì không nhập vào sắc, lấy gì đắc sắc? Không có chỗ sanh ra là phi sắc. Giả sử phi sắc là không sắc cũng không sanh ra thì trong đó không có chỗ nào để được danh tự? Sắc này là pháp làm ra số. Bấy giờ Ðại Bồ tát vì thực hành Trí độ sẽ thấy pháp thâm nhập vào tư duy. Bấy giờ cũng không nhập vào thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? - Vì thức không có chỗ sanh ra là phi thức. Giả sử phi thức là không có thức, cũng không có chỗ sanh ra, từ đó không có chỗ để được danh tự, thức này là pháp làm ra số.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Pháp thầy thuyết không có chỗ sanh. Giả sử Bồ tát cũng không có chỗ sanh, thì Bồ tát dựa vào những gì mà siêng năng thực hành đạo Bồ tát? Giả sử nhờ vào tất cả mọi người, thì ai là người nhận chịu sự khổ nhọc này?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Tôi cũng không bảo Bồ tát nhận chịu hạnh khổ nhọc này. Bồ tát nhẫn nhục thực hành khổ hạnh là con đường của Bồ tát. Không nên nghĩ: ta nhẫn nhục chịu đựng hạnh khổ nhọc. Vì sao? - Vì tâm Bồ tát không nghĩ như vậy mới có thể làm cội gốc cho vô lượng vô số người, làm cho đều được an ổn. Nghĩ  đến họ như nghĩ đến mẹ, nghĩ đến họ như nghĩ đến cha, đến con, đến bản thân mình. Ðại Bồ tát nên giữ tâm mình luôn nghĩ như vậy đối với tất cả, chẳng thấy Bồ tát, cũng chẳng biết ở chỗ nào. Ðối với pháp trong - ngoài nên nghĩ như vậy, nên thực hành như vậy. Người làm như vậy là nhẫn nhục thực hành khổ hạnh.

Xá-Lợi-Phất! Giả sử không thấy sanh ra Bồ tát, vì Bồ tát là vô sanh.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Giả sử Bồ tát không sanh thì Nhứt thiết trí cũng không sanh?

Tu-Bồ-Ðề bảo Xá-Lợi-Phất:

- Nhứt thiết trí cũng không sanh.

Xá-Lợi-Phất bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Nhứt thiết trí không sanh thì phàm phu cũng không sanh.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Phàm phu cũng không sanh.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Bồ tát không sanh thì pháp Bồ tát cũng không sanh. Nhứt thiết trí không sanh thì pháp Nhứt thiết trí cũng không sanh. Phàm phu không sanh thì pháp phàm phu cũng không sanh. Vậy Bồ tát không từ đâu sanh ra để đạt đến Nhứt thiết trí.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Pháp không từ đâu sanh ra để nhập vào. Cũng chẳng phải không không có pháp từ chỗ nào sanh ra để đạt được.

Xá-Lợi-Phất lại hỏi:

- Cái sanh sanh ra đó mới có thể đạt được pháp phải không?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Pháp không từ đâu sanh ra để được sanh. Pháp không có chỗ sanh đó là đạt được.

Xá-Lợi-Phất lại hỏi:

- Do sanh sanh ra là từ chỗ không sanh sanh ra.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Không chỗ sanh, thích nghe về không chỗ sanh.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Không ưa nghe sanh, chính đó là ưa nghe.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Không sanh ra nghe chính đó là nghe.

Xá-Lợi-Phất bảo:

- Do nghe, đó là nhờ lời nói.

Tu-Bồ-Ðề thưa với Xá-Lợi-Phất:

- Không không lời nói, đó là lời nói. Không nói, không thích  nghe, đó là nói, đó là thích nghe.

Xá-Lợi-Phất bảo:

- Lành thay! Lành thay! Tu-Bồ-Ðề đã thuyết những điều tôn quý trong giáo pháp. Vì sao? - Vì tôn giả Tu-Bồ-Ðề y theo câu hỏi, ngài giải đáp tất cả.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Ðệ tử Phật thuyết pháp đều như vậy. Tùy theo chỗ người ta hỏi mà giải đáp. Vì sao? - Vì theo pháp là như vậy, nên cũng không biết chỗ sanh ra.

Xá-Lợi-Phất bảo:

- Lành thay! Lành thay! Tu-Bồ-Ðề, từ Trí độ nào Ðại Bồ tát vượt qua?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Từ Trí độ lúc thuyết pháp này, ai đọc tụng Ðại Bồ tát sẽ biết được đức tin của người đó không còn nghi ngờ. Có người tin theo, pháp này không tăng. Không có người tin theo, pháp này cũng không giảm.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Có người theo,  pháp này cũng không tăng. Không có người theo, pháp này cũng không giảm. Dạy tất cả mọi người theo pháp này vì theo pháp này không mất tất cả người, vì làm cho tất cả được đắc Ðại Bồ tát. Vì sao? - Vì tất cả mọi người đều học pháp. Tục lệ của pháp này là như vậy.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Lành thay! Lành thay! Xá-Lợi-Phất đã hiểu pháp một cách đúng đắn!

Xá-Lợi-Phất bảo:

- Không có gì lạ. Vì sao? - Người tự nhiên sẽ nghĩ biết không chính xác về người, sẽ nghĩ biết không chính xác, thân người khó biết rõ sẽ nghĩ biết rõ.

Xá-Lợi-Phất! Pháp của Ðại Bồ tát nên thủ hộ như vậy, nên tu hành như vậy. 

Phẩm thứ hai:  Hỏi về Ðại Bát-nhã Ba la mật. 

Bấy giờ Thích Ðề Hoàn Nhơn cùng với bốn vạn chư Thiên đồng đến nhóm họp. Tứ thiên vương cùng với hai vạn chư Thiên đồng đến nhóm họp. Phạm Ca Di Thiên cùng với một vạn chư Thiên đồng đến nhóm họp. Thủ Ðà Hội Thiên cùng năm nghìn chư Thiên đồng đến nhóm họp. Các chư Thiên có phước đức ở đời trước được sức oai thần của Phật, nên ánh sáng của họ chiếu sáng rực rỡ, làm cho ánh sáng của chư Thiên khác không hiện ra được.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch với ngài Tu-Bồ-Ðề:

- Có vô số ngàn vạn chư Thiên trong đại hội này muốn được nghe ngài thuyết Trí độ. Thế nào là Ðại Bồ tát trụ trong Trí độ?

Tu-Bồ-Ðề bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Câu Dực! Vô số ngàn vạn chư Thiên ưa thích được nghe Trí độ. Ta sẽ nương oai thần của Phật rộng thuyết Trí độ cho tất cả chư Thiên. Chư Thiên nào chưa phát tâm Bồ đề thì nay nên phát. Người đã đắc Tu-đà-hoàn thì không trở lại đắc Bồ tát. Vì sao? - Vì đã đóng bít đường sanh tử. Ví như những hạng người này cầu Bồ tát đạo thì ta cũng sẽ khuyến trợ làm cho công đức của họ không bị chấm dứt, làm cho họ nhận được phần cao quý nhất trong pháp đó.

Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay! Tu-Bồ-Ðề, thầy khuyến trợ chư Thiên ưa thích việc học đến như vậy.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thế tôn! Con phải đền ơn, không thể không đền ơn.Vì sao? - Thuở quá khứ Như Lai có dạy tất cả đệ tử vì các Bồ tát thuyết Trí độ. Bấy giờ Như Lai cũng ở trong pháp học đó, và trong pháp học đó Như Lai tự mình đạt thành Phật đạo.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Vì lẽ đó nên con phải đền ơn, nên nay con xin thuyết lại Trí độ. Bồ tát cũng sẽ nhận lại pháp của Bồ tát. Con cũng sẽ khuyến trợ họ ưa thích Ðại Bồ tát để mau được thành Phật.

Tu-Bồ-Ðề bảo với Câu Dực:

- Tôi sẽ hỏi, ông hãy lắng nghe câu hỏi: Ðại Bồ tát tu Trí độ như thế nào ? Ðại Bồ tát lấy “không trụ” để trụ Trí độ. Ðại Bồ tát với đại thệ nguyện hướng đến đại thừa không trụ vào trong sắc nào cả. Không trụ vào sắc, thọ tưởng, hành, thức nào cả. Không trụ vào trong Tu-đà-hoàn nào cả. Không trụ vào trong Tư-đà-hàm nào cả. Không trụ vào trong A-na-hàm nào cả. Không trụ vào trong A-la-hán nào cả. Không trụ vào trong Bích Chi Phật nào cả. Không trụ vào trong Phật nào cả. Có sắc nhưng không trụ vào trong sắc nào cả. Có thọ, tưởng,hành, thức nhưng không trụ vào trong thọ, tưởng, hành, thức nào cả. Có Tu-đà-hoàn nhưng không trụ trong Tu-đà-hoàn nào cả. Có Tư-đà-hàm, không trụ Tư-đà-hàm nào cả. Có A-na-hàm, không trụ trong A-na-hàm nào cả. Có a-la-hán, Bích Chi Phật, Phật nhưng không trụ trong A-la-hán, Bích Chi Phật, Phật nào cả. Không trụ vào trong sắc thường, vô thường nào cả. Không trụ vào trong thọ, tưởng, hành, thức thường, vô thường nào cả. Không trụ vào trong sắc lạc, sắc khổ nào cả. Không trụ vào trong thọ, tưởng, hành, thức lạc khổ nào cả. Không trụ vào trong sắc không bất không nào cả. Không trụ vào trong thọ, tưởng, hành, thức không bất không nào cả. Không trụ vào trong sắc ngã sở, phi ngã sở nào cả. Không trụ vào trong thọ, tưởng, hành, thức  ngã phi ngã sở nào cả.

Thành tựu trọn vẹn Tu-đà-hoàn đạo, cũng không trụ vào trong đó. Thành tựu xong Tu-đà-hoàn đạo cũng không trụ vào trong đó. Vì sao? - Tu-đà-hoàn còn bảy lần sanh bảy lần tử liền vượt qua nên không trụ vào trong Tu-đà-hoàn đạo nào cả.

Thành tựu trọn vẹn Tư-đà-hàm đạo, cũng không trụ vào trong đó. Thành tựu xong  Tư-đà-hàm đạo cũng không trụ vào trong đó. Vì sao? - Vì Tư-đà-hàm còn một lần sanh một lần tử liền vượt qua, thế nên không trụ vào trong Tư-đà-hàm đạo nào cả.

Thành tựu trọn vẹn A-na-hàm đạo cũng không trụ vào trong đó. Tnành tựu xong A-na-hàm đạo liền ở trên trời Bát Niết-bàn. Thế nên không trụ vào trong A-na-hàm đạo nào cả.

Thành tựu trọn vẹn A-la-hán đạo cũng không trụ vào trong đó. Vì sao? - Thành tựu xong A-la-hán đạo liền dứt hết tất cả. Ngay nơi đó không  còn có Bát Niết-bàn nào để Bát Niết-bàn. Thế nên không trụ vào trong A-la-hán đạo nào cả.

Thành tựu trọn vẹn Bích Chi Phật đạo cũng không trụ vào trong đó. Thành tựu xong Bích Chi Phật đạo, vượt qua Thanh văn, không tiến đến Phật đạo mà Niết-bàn nửa chừng, thế nên không trụ vào trong Bích Chi Phật đạo nào cả mà thành Phật, làm thầy dạy cho vô lượng vô số người đều Bát Niết-bàn. Làm xong công việc của Phật làm rồi sẽ Bát Niết-bàn mà không trụ vào trong đó.

Xá-Lợi-Phất nghĩ: “Vậy thì  Bồ tát trụ vào chỗ nào?”.

Tu-Bồ-Ðề biết ý nghĩ của Xá-Lợi-Phất, thưa:

- Thế nào, thưa ngài Xá-Lợi-Phất! Phật trụ ở chỗ nào?

Xá-Lợi-Phất thưa:

- Phật không trụ chỗ nào cả. Tâm Như Lai không trụ vào chỗ nào, cũng không trụ ở chỗ bất động, cũng không trụ ở chỗ vô động.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Ðại Bồ tát nên học như vậy. Học giống như Như Lai. Không trụ cũng không bất trụ, cũng không vô trụ. Nên học trụ như vậy.

Chư Thiên nghe như vậy đều nghĩ: “Các Duyệt-xoa dù lớn hay nhỏ, nói ra điều gì chúng ta đều có thể hiểu rõ. Còn những gì tôn giả Tu-Bồ-Ðề nói ta hoàn toàn không thể hiểu”.

Tu-Bồ-Ðề biết ý nghĩ của chư Thiên, liền thưa:

- Lời nói này khó hiểu, khó hiểu cũng không thể nghe, cũng không thể biết.

Trong tâm chư Thiên, mỗi người lại nghĩ: “ Lời nói này phải hiểu, phải hiểu. Nay chỗ hiểu biết của tôn giả Tu-Bồ-Ðề  đã thâm nhập, thâm nhập”.

Tu-Bồ-Ðề biết ý nghĩ của chư Thiên nên nói với chư Thiên rằng:

- Muốn đạt được Tu-đà-hoàn đạo, khi đạt được Tu-đà-hoàn đạo rồi thì không trụ trong đó mới vượt qua. Muốn đạt được Tư-đà-hàm đạo, khi đạt được Tư-đà-hàm đạo rồi thì không trụ trong đó mới vượt qua. Muốn đạt được A-na-hàm đạo, khi đạt được A-na-hàm đạo rồi thì không trụ vào trong đó mơi vượt qua. Muốn đạt được A-la-hán đạo, khi đạt được A-la-hán đạo rồi thì không trụ vào trong đó mới vượt qua. Muốn đạt được Bích Chi Phật đạo, khi đạt được Bích Chi Phật đạo rồi thì không trụ vào trong đó mới vượt qua. Muốn đạt được Phật đạo, khi đạt được Phật đạo rồi thì không trụ vào trong đó mới vượt qua.

Chư Thiên nghĩ: “Tôn giả Tu-Bồ-Ðề thuyết như vậy thì ai là người sẽ nghe, sẽ lãnh thọ pháp này?”.

Tu-Bồ-Ðề biết ý nghĩ của chư Thiên nên nói với chư Thiên:

- Người huyễn sẽ nghe pháp huyễn của ta, sẽ nhận pháp huyễn của ta. Vì sao? - Người theo ta nghe pháp xong rồi cũng không chứng đắc.

Chư Thiên lại nghĩ: “Sao gọi là người huyễn nghe pháp cùng với mọi người giống nhau không khác?”.

Tu-Bồ-Ðề biết ý của chư Thiên nên nói với chư Thiên:

- Huyễn như người, người như huyễn.

Tu-Bồ-Ðề bảo:

- Ta nói Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật đạo cũng như huyễn. Ngay như Phật đạo ta nói cũng như huyễn.

Chư Thiên thưa:

- Cho đến Phật đạo ngài nói cũng như huyễn sao?

Tu-Bồ-Ðề bảo với chư Thiên:

- Cho đến Niết-bàn cũng như huyễn.

Chư Thiên hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Cho đến Niết-bàn cũng như huyễn là thế nào?

Tu-Bồ-Ðề bảo:

- Này chư Thiên! Giả sử có pháp sanh ra Niết-bàn, pháp ấy cũng như huyễn. Vì sao? - Làm cho người huyễn Niết-bàn thì cũng như không có.

Xá-Lợi-Phất, Phần Mạn Ðà Ni Phất, Ma Ha Câu Hy La, Ma Ha Ca Chiên Diên.v.v....  cùng thưa Tu-Bồ-Ðề:

- Trí độ thật rất sâu xa. Những người nào sẽ lãnh thọ pháp này?           

Hiền giả A-Nan cũng hỏi như vậy.

Tu-Bồ-Ðề thưa với các Tỳ kheo:

- Bồ tát Bất thối hoặc là người thành tựu A-la-hán sẽ lãnh thọ pháp này. Lại có pháp này nhưng không có người thọ trì. Vì sao? - Trí độ thuyết tướng của nó như vậy, trong đó không sanh ra. Vì sao? - Vì trong pháp đó vốn không có pháp, không có người nghe, không có người đắc. Pháp này xét ra không có người nghe pháp, không có người đắc pháp, vì trong pháp đó không có chỗ lãnh thọ.

Thích Ðề Hoàn Nhơn nghĩ: “Tôn giả Tu-Bồ-Ðề đã thuyết pháp mưa báu. Ta đâu không hóa làm hoa để đem dâng cúng lên tôn giả”. Thích Ðề Hoàn Nhơn liền hóa làm hoa dâng lên tôn giả  Tu-Bồ-Ðề. Tu-Bồ-Ðề bảo:

- Hoa này chẳng phải sanh ra trên trời Ðao Lợi. Ta từng thấy hoa này từ huyễn hóa sanh ra. Thích Ðề Hoàn Nhơn đã hóa ra và dâng lên cúng ta là từ cây tâm mà sanh ra, không phải từ cây gỗ sanh ra. Hoa này là từ cây tâm sanh ra. 

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Như tôn giả dạy: hoa này là từ cây tâm sanh ra.

Tu-Bồ-Ðề bảo:

- Ðúng như vậy, Câu Dực!

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Cũng chẳng phải từ cây tâm sanh ra.

Tu-Bồ-Ðề bảo:

- Bởi vậy nên chẳng phải là hoa.

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Thưa tôn giả Tu-Bồ-Ðề! Trí tuệ ngài đạt được thật là sâu xa. Những lời ngài thuyết không thêm không bớt, thuyết đúng như pháp. Như ngài đã dạy, các Ðại Bồ tát nên học như vậy.

Tu-Bồ-Ðề bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Lời Câu Dực rất đúng. Ðó là chỗ học của Ðại Bồ tát. Ðại Bồ tát nên học như vậy.  Vì không học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật đạo là Bồ tát học Nhứt thiết trí. Người học như vậy là học vô lượng vô số pháp, không học về sắc sanh, cũng không học về thọ, tưởng, hành, thức sanh. Không học về sắc thọ, cũng không học về thọ, tưởng, hành, thức thọ. Không học về pháp lạc thọ tưởng và khi bị mất cũng không lệ thuộc. Học như vậy là học Nhứt thiết trí, là đồng như Nhứt thiết trí.

Xá-Lợi-Phất hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Người học như vậy cũng không lãnh thọ Nhứt thiết trí, cũng không thất học, vì học Nhứt thiết trí là đồng với Nhứt thiết trí.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Học như vậy cũng không lãnh thọ Nhứt thiết trí, cũng không thất học, đó là học Nhứt thiết trí, là đồng như Nhứt thiết trí.

Thích Ðề Hoàn Nhơn hỏi Xá-Lợi-Phất:

- Ðại Bồ tát sẽ cầu Trí độ như thế nào?

Xá Lợi Phật thưa:

- Nên hỏi tôn giả Tu-Bồ-Ðề.

Thích Ðề Hoàn Nhơn hỏi tôn giả Tu-Bồ-Ðề:

- Sẽ nương vào oai thần ân đức gì để học?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Chỗ học được đều là nhờ vào oai thần ân đức của Phật.

Chúc Câu Dực hỏi:

- Ðại Bồ tát nên cầu Trí độ như thế nào? Cũng không thể từ nơi sắc mà tìm cầu. Cũng không thể lìa sắc để tìm. Cũng không thể từ thọ, tưởng, hành, thức mà tìm. Cũng  không thể lìa thọ, tưởng, hành, thức để tìm. Vì sao? - Trí độ cũng chẳng phải sắc, cũng chẳng phải lìa sắc. Trí độ chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức.

Thích Ðề Hoàn Nhơn hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Ðại Trí độ không có giới hạn. Ðại Trí độ không có bến bờ?

Tu-Bồ-Ðề bảo Câu Dực:

- Ðại Trí độ không có giới hạn. Ðại Trí độ không có bến bờ. Ðại Trí độ không có ranh giới, hoàn toàn không thể thấy bến bờ. Ðại Trí độ hoàn toàn không có bến bờ. Người không có giới hạn, Trí  độ cũng không giới hạn.

Câu Dực! Như vậy thì sẽ làm sao để cầu Trí độ? Ðối với pháp  không có giới hạn, không có bến bờ, không có trung gian thì cũng không thể đạt được giới hạn. Trí độ cũng như vậy.

Lại nữa Câu Dực! Pháp không giới hạn, không bến bờ, không  ranh giới, không có trung gian nên không ai có thể đắc.

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Thế nào, thưa tôn giả Tu-Bồ-Ðề! Người không  giới hạn, Trí độ cũng không giới hạn?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Hoàn toàn không thể nghĩ bàn. Giả sử người nhiều lại càng nhiều  thêm, cùng không có giới hạn, Trí độ cũng không có giới hạn.

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Do nguyên nhân gì người không giới hạn, Trí Ðộ cũng không giới hạn?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Câu Dực! Ý ông thế nào? Trong pháp nào nói về người, nguồn gốc của người? 

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Không có thuyết ra pháp  nào, cũng không bỏ qua pháp nào. Giả sử có nói ra thì đó cũng chỉ là nêu cái tên thôi.

Tu-Bồ-Ðề bảo:

- Thích Ðề Hoàn Nhơn, ông nghĩ thế nào? Có thể có người để thấy được người đó không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Không thể thấy được.

Tu-Bồ-Ðề bảo:

- Không có tác giả làm sao có người? Giả sử Như Lai Ðẳng Chánh Giác tuổi thọ và kiếp số nhiều như cát sông Hằng để nói về việc có người sanh, có ngườøi diệt, ông nghĩ thế nào?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa: 

- Cũng không có người sanh người diệt. Vì sao? - Bổn nguyên thanh tịnh vậy.

Như vậy, này Câu Dực! Người không giới hạn nên niệm về Trí độ như vậy. 

Quyển thứ hai

Phẩm thứ ba: Công đức

Bấy giờ, các Nhơn Chỉ Thiên, các Phạm Thiên, Ba Da Hòa Ðề Thiêm, Y Sa Thiên, Na Ðề Càn Thiên, cùng một lúc xướng lên ba lần khen ngợi pháp rằng:

- Pháp mà hiền giả Tu-Bồ-Ðề thuyết thật sâu xa. Như Lai từ nơi pháp này sanh ra, người nào được nghe pháp này, thọ trì, đọc tụng, tu hành, chúng con kính xem người đó như đức Như Lai. Chúng con cung kính xem người đónhư Ðại Bồ tát thọ trì Trí độ.

 Phật bảo chư Thiên:

- Ðúng như vậy! Ðúng như vậy! Xưa ta ở trước đức Phật Ðề Hòa Kiệt La đạt được Trí độ, ta liền được Phật Ðề Hòa Kiệt La thọ ký: “Sau này sẽ làm thầy dẫn đường cho mọi người, làm cho tất cả đều đạt được trí tuệ của Phật. Vô lượng vô số kiếp về sau, ngươi sẽ làm Phật hiệu là Thích Ca Văn, tôn quý bậc nhất trong hàng trời, người. Ðặt thế gian an ổn trong pháp vô cùng sáng suốt, nên hiệu là Phật.

Các chư Thiên bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Thật lành thay! Ðại Bồ tát thực hành Trí độ đạt đến Nhứt thiết trí.

Phật ở trong đại hội bảo các  Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di:

- Nay lấy bốn chúng đệ tử làm chứng và Dục Thiên, Phạm Thiên, A Pha Hội Thiên cùng chứng tri.

Phật bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn này dù là ma, Thiên ma hay phi nhơn cũng quyết định không thể làm hại được. Cũng không thể làm cho người này chết oan được.

Lại nữa, Câu Dực! Chư Thiên trên trời Ðao Lợi, người nào thực hành Phật đạo mà chưa được học tập, đọc tụng Trí độ thì các chư Thiên này nên cùng nhau đi đến chỗ thiện nam tử, thiên nữ nhơn này. Người học tập, thọ  trì Trí độ nếu đi ở chỗ núi rừng vắng vẻ, quyết định không sợ hãi, khiếp đảm.

Tứ Thiên vương bạch Phật:

- Chúng con cùng nhau ủng hộ thiện nam tử, thiện nữ nhơn học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ.

Phạm ma Bát thiên và chư Thiên cõi Phạm đồng bạch Phật:

- Chúng con cùng nhau ủng hộ Thiện nam tử, thiện nữ nhơn học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Bản thân con ủng hộ Thiện nam tử, thiện nữ nhơn học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ.

Thích Ðề Hoàn Nhơn lại bạch Phật:

- Thật khó kịp, kính bạch Thiên Trung Thiên ! Nếu Thiện nam tử, thiện nữ nhơn có học tập Trí độ thì ngay hiện tại liền đắc pháp. Kính bạch Thiên Trung Thiên ! Người thọ trì Trí độ là thọ trì tất cả sáu độ.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy. Này Câu Dực! Người thọ trì Trí độ là thọ trì tất cả sáu độ. Lại nữa, Câu Dực! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ, Câu Dực! Hãy lắng nghe, ta nói công đức người đó đạt được là lời nói đầu, giữa, cuối đều thiện.

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Con kính vâng theo lời chỉ dạy của Thế tôn.

Phật dạy:

- Câu Dực! Người nào muốn phá hoại, nhiễu loạn pháp của ta thì người đó luôn khởi ác ý, muốn đến để phá hoại nhưng chưa đến được, giữa đường đã bị tiêu vong. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này nhờ học tập, thọ trì Trí độ nên người kia mang ác ý đến, luôn luôn muốn phá hoại, nhiễu loạn nhưng ác ý tự dừng và bị khuất phục, quyết định không đến được chỗ người kia.

Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào đã thực hành thì thấy được tất cả, nhờ học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ.

Câu Dực! Ví như có loại thuốc tên là Ma Chi, có con rắn đói bò đi kiếm ăn, đang trên đường đi kiếm ăn gặp một con sâu, rắn muốn ăn con sâu, con sâu bò đến chỗ thuốc Ma Chi, rắn nghe mùi hương của thuốc liền chạy trở lui. Vì sao? - Vì năng lực của thuốc làm cho nọc độc của rắn lập tức tiêu tan, nọc độc của rắn bị năng lực của thuốc ngăn chận lại.

Như vậy, này Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ, có người muốn làm hại liền bị tiêu vong, vì nhờ sức oai thần của Trí độ đẩy lui.

Phật dạy:

- Giả sử có người mưu tính đi đến chỗ người kia làm hại nhưng không thành, vì có Tứ Thiên vương đồng ủng hộ thiện nam tử, thiện nữ nhơn này. Nếu người tư duy thâm nhập Trí độ, thì việc làm và lời nói tự tại như cam lồ. Nói ra điều gì đều được mọi người tôn trọng. Không sân giận, không cống cao. Tứ Thiên vương cùng nhau ủng hộ thiện nam tử, thiện nữ nhơn này. Người học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ, lời nói không sai khác. Nói ra lời gì như cam lồ. Không nói lời khinh bạc, không sân giận, không cống cao. Vì sao? - Vì nhờ học tập Trí độ, không ưa cống cao, không ưa nương cậy, không ưa sân giận. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này tự nghĩ: “Nếu có người nào đến gây gỗ với ta, ta phải luôn xa lìa, tự hổ thẹn với chính mình. Nghĩ: đây là bọn xấu, không thể gần gũi”. Tự nghĩ:  “Ta tìm cầu Phật đạo, không thể chạy theo những lời sân giận để cho ta mau đạt được tâm tốt”. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào làm như vậy thì thấy được tất cả công đức ngay hiện tại. Người học tập, đọc tụng, thọ trì Trí độ cũng như vậy.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Thật khó thay, kính bạch Thiên Trung Thiên ! Người thực hành Trí độ mới vượt qua được các sự xấu ác để đi lên. Việc làm của người đó tự tại, không ai bằng.

Phật bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Lại nữa, Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ, ngay trong lúc bị tai nạn kịch liệt, quyết định không sợ sệt. Giả sử người đó vào trong quân trận không bị súng đạn.

Phật dạy:

- Lời ta dạy không sai, không khác. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn ngay khi niệm tụng Trí độ, giả sử ngay trong lúc ấy bị chết, hoặc là ở trong nhà oan gia họ muốn làm hại, như lời Phật dạy không thay đổi. Thiện nam tử,  thiện nữ này quyết định không ở trong đó bị chết oan. Giả sử ở trong đó có người dùng cung tên hoặc binh khí muốn hại người đó, nhưng hoàn toàn không được. Vì sao? - Vì Trí độ là thần chú rất lớn, là thần chú rất tôn quý. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn học tập thần chú này thì tự mình không nghĩ điều xấu, cũng không nghĩ đên cái xấu của người khác. Người hoàn toàn không nghĩ đến điều xấu là người hùng trong nhơn loại. Tự mình đạt đến quả vị Phật, sẽ ủng hộ cho tất cả mọi người. Người học thần chú này mau được thành Phật.

Lại nữa, Câu Dực! Nếu người biên chép, học tập, thọ trì kinh Trí độ, thì dù là người hay phi nhơn cũng không thể làm hại người đó được, trừ trường hợp người đó có tội nghiệp ở đời trước không thể tránh khỏi. Hoặc ở chỗ Phật đắc đạo, nếu có người từ một phía nào đi vào trong đó thì quỷ thần, cầm thú muốn đến quấy nhiễu người đó cũng không thể hại được. Vì sao? - Vì chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai đều thành Phật ở đó. Thế nên không có sự sợ hãi khủng khiếp. Trí độ cũng như vậy, ở chỗ nào thì chỗ đó được tất cả đều cung kính, đảnh lễ ủng hộ.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Người nào biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y đảnh lễ phụng thờ, dùng hoa hương tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường, người nào đem xá lợi của Như Lai Ðẳng Chánh Giác dựng tháp phụng thờ, quy y đảnh lễ, dâng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường...    

Phật bảo Câu Dực:

- Phước của người làm như vậy  có nhiều không? Tùy ý ông trả lời. Thế nào, Câu Dực? Như Lai Chánh Ðẳng Giác tự mình đạt đến Nhứt Thiết Trí, xuất hiêïn thành Phật là học từ pháp học nào mà đắc được Vô thượng Bồ đề?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Như Lai học từ Trí độ  đắc Vô thượng Bồ đề, thành bậc Chánh giác. 

Phật bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Không những xá lợi của Như Lai từ Nhứt Thiết Trí mà ra, mà đức Phật Như Lai cũng từ Nhứt Thiết Trí mà ra.

Như vậy, Câu Dực! Xá lợi Nhứt Thiết Trí là từ Trí độ mà ra. Như Lai Vô thượng Chánh Ðẳng Giác cũng từ Nhứt Thiết Trí mà ra. Ta được làm thân Phật sau khi ta Bát Niết-bàn. Xá lợi cũng được cúng dường. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào biên chép Trí độ, học tập, thọtrì, tự mình phụng thờ làm lễ, dùng hoa hương tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường, tức là cúng dường Nhứt Thiết Trí rồi.

Lại nữa, Câu Dực! Người nào biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, tuy không đọc tụng, chỉ cúng dường làm lễ, thiện nam tử thiện nữ nhơn này công đức đạt được từ nơi đó không thể so sánh. Vì sao? - Vì đã cúng dường Nhứt Thiết Trí vậy.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Ðúng như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên! Người trong Diêm Phù Lợi không cúng dường phụng thờ Trí độ, bọn người này không biết Trí độ là tôn quý, sẽ được phước không thể so sánh.

Phật bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Thế nào Câu Dực! Người trong Diêm Phù Lợi có được bao nhiêu người tin Phật, tin Pháp, tin Tỳ kheo Tăng?

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Người Diêm Phù Lợi ít có đức tin. Người tin Phật, tin Pháp, tin Tỳ kheo Tăng chỉ ít ít thôi. Và người thực hành Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật cũng ít hơn nữa. Người thực hành Phật đạo cũng ít hơn.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy, Câu Dực! Ðến như người tìm cầu Phật đạo cũng ít thôi. Có vô lượng vô số không cầu Phật đạo. Người muốn từ trong đó cầu địa vị Bất thối nhưng đạt đến chỉ một, hai người. Do vậy, nên này Câu Dực! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn tìm cầu Phật đạo, học tập, thọ trì, đọc tụng kinh Trí độ, thì nên đảnh lễ, cung kính phụng thờ vị đó. Vì sao? - Vì vị đó hiểu rõ Trí độ. Quá khứ Như Lai Vô thượng chánh giác vốn từ Bồ tát thực hành theo Trí độ đã học. Ta bấy giờ cũng học trong đó. Sau khi Như Lai Bát Niết-bàn, đại Bồ tát sẽ cùng nhau thọ trì Trí độ.

Câu Dực! Sau khi Như Lai Bát Niết-bàn, nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn nhận lấy xá lợi xây tháp bằng bảy báu cúng dường, trọn đời quy y đảnh lễ phụng thờ, đem hoa hương trời tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn trên cõi trời cúng dường. Như vậy Câu Dực! Ý ông thế nào? Với những việc làm như vậy được phước có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Rất nhiều. Rất nhiều.

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y đảnh lễ, phụng thờ, dâng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường, được phước rất nhiều.

Phật dạy:

- Câu Dực! Ðể tháp này qua một bên. Câu Dực! Hoặc tháp bằng bảy báu đầy cả Diêm Phù Lợi, thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào trọn đời quy y đảnh lễ, phụng thờ, dâng hoa trời tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường. Câu Dực! Thế nào? Phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên ! Rất nhiều. Rất nhiều.

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y đảnh lễ phụng thờ, dùng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường, được phước rất nhiều.

 Phật dạy:

- Ðể tháp ở Diêm Phù Lợi qua một bên. Tháp bằng bảy báu đầy khắp bốn châu thiên hạ. Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào trọn đời quy y đảnh lễ, phụng thờ, dâng hoa trời tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường, phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Rất nhiều! Kính bạch Thiên Trung Thiên!

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y đảnh lễ phụng thờ, dùng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lọng hoa, cờ phướn... cúng dường, được phước rất nhiều.

Phật dạy:

- Ðể tháp ở bốn châu thiên hạ qua một bên. Câu Dực! Ví như một thiên hạ, lại thêm một thiên hạ nữa, như vậy cho đến cả ngàn thiên hạ bốn phía đều đầy cả tháp bằng bảy báu, thiện nam tử thiện nữ nhơn nào trọn đời quy y, đảnh lễ, phụng thờ, dâng hoa trời tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường, Câu Dực! Thế nào, phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Rất nhiều! Rất nhiều! Kính bạch Thiên Trung Thiên .

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y đảnh lễ, phụng thờ, dâng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn... cúng dường, được phước rất nhiều.

Phật dạy:

- Ðể tháp trong một ngàn thiên hạ qua một bên. Câu Dực, lại nữa, một ngàn tiểu quốc độ, trong đó làm thành hai ngàn quốc độ, bốn phía đầy cả tháp bằng bảy báu, thiện nam tử, thiện nữ nhơn trọn đời quy y, đảnh lễ, phụng thờ, dâng hoa trời tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn trên cõi trời cúng dường. Câu Dực, thế nào? Phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Rất nhiều. Rất nhiều.

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y đảnh lễ, phụng thờ, dùng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn... cúng dường được phước rất nhiều.

Phật dạy:

- Ðể tháp trong hai ngàn quốc độ qua một bên. Câu Dực! Ba ngàn đại thiên quốc độ, tháp bảy báu đầy trong bốn phía, thiện nam tử, thiện nữ nhơn trọn đời quy y, đảnh lễ, phụng thờ, dâng hoa trời tốt đẹp, hương bột, hơng ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn  cõi trời cúng dường. Câu Dực, thế nào? Phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Rất nhiều. Rất nhiều.

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y đảnh lễ, phụng thờ, dùng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn... cúng dường, được phước rất nhiều.

Phật dạy:

- Ðể tháp bảy báu trong ba ngàn đại thiên quốc độ qua một bên. Câu Dực! Hoặc trong tam thiên đại thiên quốc độ, tất cả Bồ tát đều được làm người, mỗi người đều xây tháp bằng bảy báu, bọn người này trọn đời đem kỹ nhạc ca múa, hát xướng cõi trời và đem hương bột, hương ướp, hương xông lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường. Câu Dực! Thế nào? Công đức của những người này có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Phước đức và công đức của những người này tạo ra rất nhiều, rất nhiều!

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, thọ  trì quyển kinh, quy y đảnh lễ, phụng thờ, dùng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn... cúng dường, được phước rất nhiều.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðúng như vậy, đúng như vậy! Người quy y Trí độ, đảnh lễ phụng thờ là cúng dường Phật Nhứt Thiết Trí quá khứ, hiện tại, vị lai rồi.

Thích Ðề Hoàn Nhơn lại bạch Phật:

- Ðể người trong ba ngàn đại thiên quốc độ, mỗi người xây tháp bằng bảy báu qua một bên, cõi Phật nhiều như cát sông Hằng, trong đó người đầy,  mỗi một người đều xây tháp bằng bảy báu cúng dường. Một kiếp, lại một kiếp nữa, đem hoa trời tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn và các kỹ nhạc ở thiên thượng thiên hạ để cúng dường, phước báo công đức của người này không bằng thiển nam tử, thiện nữ nhơn biên chép trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y đảnh lễ, phụng thờ, dùng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướùn cúng dường, phước đức của người này đạt được hơn người kia.

Phật dạy Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Ðúng như vậy. Câu Dực! Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn từ trong pháp này được phước rất nhiều, không thể tính, không thể bàn, không có giới hạn, không thể so lường. Vì sao? Câu Dực! Vì Như Lai Chánh Ðẳng Giác Nhứt Thiết Trí là từ Trí độ mà ra.

Như vậy, này Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y đảnh lễ, phụng thờ, dùng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường. Câu Dực! Những người như vậy đều là nhờ công đức ở đời trước đưa đến.

Phật dạy:

- Gấp một trăm cõi Phật, nhiều như cát sông Hằng đều xây tháp bằng bảy báu, gấp một ngàn lần trong đó không kể, gấp một trăm ngàn lần trong đó không kể, gấp vạn ức lần trong đó không kể, gấp vô số lần trong đó không kể, nhưng  so với sự cúng dường Trí độ thì những thứ cúng dường trên không bằng.

Bấy giờ bốn vạn Thiên tử cùng Thích Ðêà Hoàn Nhơn đồng đến nhóm họp, đều thưa với Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Tôn giả nên thủ hộ Trí độ, nên học tập Trí độ.

Phật bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Nên học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ. Vì sao? - Vì nếu A-tu-la có ý nghĩ muốn đem binh đánh với Ðao Lợi Thiên, bây giờ, này Câu Dực, nên niệm tụng Trí độ, thì A-tu-la lập tức ngưng binh chúng và liền rút lui.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ là thần chú rất lớn. Trí độ là thần chú rất tôn quý, không có chú nào có thể so sánh với Trí độ.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy. Này Câu Dực! Trí độ là thần chú rất lớn. Trí độ là thần chú rất tôn quý. Trí độ  là thần chú không có thần chú nào có thể so sánh với thần chú này. Này Câu Dực! Các đấng Như Lai Chánh Ðẳng Giác quá khứ đều từ nơi chú này mà thành Phật đạo. Các đấng Như Lai Ðẳng Chánh Giác vị lai đều học tập chú này mà được thành Phật. Chư Phật hiện tại đều từ nơi chú này mà được thành Phật.

Câu Dực! Chú này sanh ra mười công đức lành  chiếu sáng thế gian. Ðó là: Tứ thiền, Tứ đế, Tứ thần túc, Ngũ thần thông chiếu sáng thế gian. Ðại Bồ tát nhơn nơi phương tiện Ba la mật sanh ra mười công đức lành chiếu sáng thế gian.       

Lại nữa, Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào học tập, thọ trì, đọc tụng Trí độ, liền ngay hiện tại được nghe pháp.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Thế nào là sẽ được ngay hiện tại nghe pháp?

Phật dạy:

- Người đó quyết định không bị chết oan, quyết định không bị chết vì trúng độc, không bị chết nước, không bị chết vì súng đạn, hoặc người khi gặp quan huyện, bị quan huyện bắt, nên tụng niệm Trí độ thì đi đến chỗ nào quyết định không bị nguy hại. Vì sao? - Vì có Trí độ ủng hộ. Nếu người bị quan huyện gọi đến quở mắng, nên niệm Trí độ, ngay lúc đó vua hoặc thái tử, cận thần cho đòi đến gặp, được nói lên những lời đúng, mọi người đều hoan hỷ. Vì sao? - Vì nhờ học tập Trí độ. Lòng từ thương xót nghĩ đến tất cả mọi người và những lời nhỏ nhít nên người kia muốn làm hại nhưng không thể hại được.

Khi Phật thuyết điều này, có ngoại đạo trông thấy Phật, muốn đến quấy phá. Thích Ðề Hoàn Nhơn nghĩ: “Ta suốt đời thường được ở bên Phật, thọ trì, đọc tụng Trí độ, kẻ ngoại đạo đi đến quyết muốn quấy phá ta, làm cho ta không được thọ trì Trí độ”. Thích Ðề Hoàn Nhơn vâng theo lời chỉ dạy của Phật, đọc tụng Trí độ, kẻ ngoại đạo kia liền tránh xa cách chung quanh chỗ Thiên Trung Thiên  mọt vòng và theo con đường tắt chạy trở lui.

Xá-Lợi-Phất nghĩ: “Vì sao ngoại đạo giữa đường chạy trở lui?”. Phật biết tâm niệm của Xá-Lợi-Phất, liền dạy:

- Kẻ ngoại đạo này đi đến với tâm ý không tốt, Thích Ðề Hoàn Nhơn niệm Trí độ, do đó nên ngoại đạo giữa đường chạy trở lui.

 Ác ma nghĩ :”Như Lai Ðẳng Chánh Giác cùng với bốn chúng đệ tử cùng ngồi vớùi các Thiên tử cõi Dục, cõi Phạm, trong đó hoàn toàn không có những người khác. Ðại Bồ tát nay được thọ ký, sẽ làm ông tướng trong loài người, sẽ thành Phật đạo. Ta sẽ đến nhiễu loạn họ”.

Ác ma hóa làm một cổ xe bốn ngựa, từ từ tiến đến trước Phật. 

 Thích Ðề Hoàn Nhơn nghĩ: “Ác ma cỡi xe bốn ngựa muốn đến chỗ Phật, không giống với xe bốn ngựa của vua Bình Sa, không giống với xe bốn ngựa của vua Ba Tư Nặc, cũng không giống với xe bốn ngựa của Thích Chủng Ðọa, xe này do ma làm ra. Ma thường nghĩ cách phá Phật đạo, làm loạn người đời”. Thích Ðề Hoàn Nhơn thường nguyện muốn đọc tụng Trí độ nên ngay khi ấy nghĩ  đến Trí độ và điều mong muốn được thành tựu, ác ma liền chạy lui.

Những vị Thiên trên Ðao Lợi đem thiên hoa rãi trong hư không cúng dường Phật và đều thưa:

- Xin cho Trí độ được tồn tại lâu dài ở Diêm Phù Lợi để cho mọi người đều được nghe thấy.

Lại đem các thứ thiên hoa dâng lên Phật và thưa:

- Người nào thực hành Trí độ, thủ hộ Trí độ, cũng không bị ma và Thiên ma phá hoại được.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Người nghe Trí độ được phước báo và công đức không phải ít, huống là người học tập, thọ trì, đọc tụng xong lại đi chỉ dạy cho người khác. Người này đời trước đã được thấy Phật và theo Phật nghe Trí độ, huống là người học tập, thọ trì, đọc tụng rồi thực hành theo như những gì trong đó chỉ dạy, tức là đã cúng dường Như Lai. Vì sao? - Vì muốn đạt Nhứt Thiết Trí thì phải từ Trí độ. Ví như muốn được rất nhiều trân bảo, kính bạch Thiên Trung Thiên, thì phải từ biển lớn. Muốn được trân bảo Nhứt Thiết Trí, kính bạch Thiên Trung Thiên, thì Như Lai Chánh Ðẳng Giác phải từ Trí độ mà tìm cầu.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy. Ðúng như vậy! Câu Dực! Như Lai Vô thượng Chánh Ðẳng Giác là từ Trí độ mà ra.

A-Nan bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Vì lẽ gì Như Lai không thuyết về bố thí Ba la mật? Cũng không thuyết về trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định Ba la mật? Như Lai hoàn toàn không nói về những từ này mà chỉ nói chung là Trí độ?

Phật dạy A-Nan:

- Vì Trí độ là tôn quý nhất trong năm độ. Thế nào A-Nan, không bố thí bằng Nhứt Thiết Trí  thì có thể gọi là Bố thí  Ba la mật không? Không trì tịnh giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ bằng Nhứt Thiết Trí thì có thể gọi là trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định ba la mật không?

A-Nan thưa:

- Ðúng như vậy. Ðúng như vậy! Kính bạch Thiên Trung Thiên! Không có ba la mật nào là bố thí. Nhứt Thiết Trí là bố thí ba la mật. Không có ba la mật nào là trì giới, nhẫân nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Nhứt Thiết Trí là trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ ba la mật. Nhứt Thiết Trí là Trí độ.

Phật dạy A-Nan:

- Do vậy nên Trí độ là tôn quý nhất trong năm độ. Ví như cuốc đất là để gieo giống vào trong đó, đồng thời giống cũng từ đó sanh ra. Như vậy, này A-Nan! Trí độ là nơi sanh ra năm độ. Nhứt Thiết Trí là từ Trí độ mà thành. Do vậy nên, này A-Nan! Trí độ đối với năm độ là rất tôn quý, tự tại chỉ dạy.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Như Lai Chánh Ðẳng Giác dạy: Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào y theo chỉ dạy của Trí độ, học tập, thọ trì, đọc tụng, công đức của người đó nói không thể hết.

Phật bảo Câu Dực:

- Ta không nói về người đọc tụng, vì công đức đó chưa nói hết. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y, đảnh lễ, phụng thờ, dùng danh hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường, ta chỉ nói về công đức cúng dường này vậy

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Con xin ủng hộ người này, tức là thiện nam tử thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y phụng thờ, dùng danh hoa, tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường.

Phật dạy:

- Này Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào khi tụng Trí độ, có vô số trăm ngàn chư Thiên đi đến chỗ của người đó để nghe pháp đó. Người nào đối với pháp không hiểu, muốn hỏi Pháp sư, vừa phát khởi ý nghĩ như vậy, nhờ trí tuệ của pháp nên ngay khi đó được hiểu rõ. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này ngay hiện tại liền được nghe pháp.

Lại nữa, Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào thuyết Trí độ cho bốn chúng đệ tử, người đó hoàn toàn không gặp khó khăn. Dầu có hình tướng nào cũng quyết định không lo sợ. Vì sao? - Vì có Trí độ ủng hộ nên hình thức đó liền lui.

Phật dạy:

- Ta hoàn toàn không thấy gì là Trí độ, huống là hình thức của Trí độ, đương nhiên là không thể thấy được, vì Trí độ đã che lấp. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào không dám khinh chê, trong tâm người đó cũng không sợ hãi, thiện nam tử, thiện nữ nhơn này là người ngay hiện tại thấy được tất cả pháp tạo ra công đức.

Lại nữa, Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào yêu kính cha mẹ, Sa môn, đạo nhơn, tri thức anh em, tôn thân trong ngoài... khi người đó muốn nói những việc xấu ác thì đem pháp trung chính chỉ dạy cho họ.

Như vậy, này Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn đó ngay hiện tại liền tạo được pháp công đức.

Lại nữa, Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh đã biên chép, chư Thiên trên Tứ Thiên Vương tìm cầu Phật đạo sẽ đi đến chỗ của người đó thưa hỏi và xin lãnh thọ Trí độ, đảnh lễ, nhiễu quanh xong liền lui.

Chư Thiên trên Ðạo Lợi thiên tìm cầu Phật đạo, sẽ đi đến chỗ của người đó thưa hỏi xin lãnh thọ Trí độ, đảnh lễ, nhiễu quanh xong liền lui.

Chư Thiên trên Giám Thiên tìm cầu Phật đạo sẽ đi đến chỗ của người đó thưa hỏi xin lãnh thọ Trí độ, đảnh lễ, nhiễu quanh xong liền lui. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này sẽ biết có vô lượng vô số chư Thiên long, Duyệt xoa, Kiền đà la, A tu la, Ca lâu la, Chân đà la, Ma hầu lặc, nhơn, phi nhơn ở các cõi Phật sẽ đi đến chỗ người đó thưa hỏi, xin lãnh thọ Trí độ, đảnh lễ, nhiễu quanh xong liền lui. Như vậy tức là Thí.

Chư Thiên trên Ðâu Thuật Thiên tìm cầu Phật đạo sẽ đến chỗ người đó thưa hỏi, xin lãnh thọ Trí độ,  làm lễ, nhiễu quanh xong rồi đi.

Chư Thiên trên Ni Ma La Ðề tìm cầu Phật đạo sẽ đến chỗ người đó, thưa hỏi, xin lãnh thọ Trí độ, làm lễ, nhiễu quanh xong rồi đi.

Chư Thiên trên Ba La Ni Mật Hòa Da Bạt Trí tìm cầu Phật đạo, sẽ đến chỗ người đó thưa hỏi, xin lãnh thọ Trí độ, làm lễ, nhiễu quanh xong rồi đi.

Các chư Thiên trên phạm Ca Di Thiên, Phạm Phú Lâu Thiên, Phạm Ba Sản Thiên, Ma Ha Phạm Thiên, Lô Thiên, Ba Lợi Ðà Thiên, Lô Ba Ma Na Thiên, A Pha Tuyên Tu Thiên, Ba Lợi Ðà Thủ Ha Thiên, A Ba Ma Thủ Thiên, Thủ Ha Ca Thiên, Duy Phiên La Thiên, A Tỷ Thiên, A Ðà Thủ Thiên, Thủ Ðà Thí Thiên, A Ca Nị Sắc Thiên..v.v... sẽ đều đến chỗ của người đó thưa hỏi xin lãnh thọ Trí độ, làm lễ, nhiễõu quanh xong và mỗi người tự lui. Cho đến chư Thiên trên A Nị Sắc Tra cũng thường đi xuống.

Câu dực! Huống là các chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc trong ba ngàn đại thiên quốc độ?! Tất cả đều cùng đi đến thưa hỏi, xin lãnh thọ Trí độ, làm lễ, nhiễu quanh xong mỗi người tự lui. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này nơi chỗ ở thường được giữ gìn kiên cố, không có người quấy rối. Trừ túc mạng của người đó không mời cũng đến, còn ngoài ra không ai có thể lay chuyển. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này liền được pháp công đức ngay hiện tại nên sẽ biết được khi chư Thiên đến.

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Thế nào, thiện nam tử, thiện nữ nhơn này sẽ do đâu biết được lúc chư Thiên đến xin lãnh thọ, đảnh lễ, phụng thờ cúng dường?

Phật dạy:

- Này thiện nam tử, thiện nữ nhơn! Nếu thấy ánh sáng thì biết chư Thiên hoặc rồng, Duyệt xoa, Kiền-đà-la đến xin lãnh thọ Trí độ, đảnh lễ, phụng thờ, người đó hoan hỷ, phấn khởi thì biết là chư Thiên đã đến.

Lại nữa, Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn ở chỗ không nghe mùi hương thơm, nếu nghe có hương thơm sẽ biết có quỷ thần đến.

Lại nữa, Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn tắm rửa thân thể sạch sẽ, nên quỷ thần rất hoan hỷ, luôn đi đến chỗ của người đó. Người đó hớn hở như Tiểu thiên đi Ðại thiên đến, dùng việc này để thí dụ việc đó, oai thần của vị đó rất tôn quý, sáng chói rực rỡ. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn đó thường ở trong sự hoan hỷ tinh khiết, thân thể chắc chắn không bệnh tật, chỗ ở thường được an ổn, chưa từng có ác mộng, trong mộng không thấy những điều khác lạ, chỉ thấy Phật, thấy Pháp và chỉ nghe Trí độ, chỉ thấy Phật khi sắp thành đạo, chỉ thấy Phật chuyển Pháp luân, chỉ thấy chư Phật thành Phật xong chuyển Pháp luân, chỉ thấy vô số Bồ tát, chỉ thấy thuyết lớp lớp Lục ba la mật để giải thích trí tuệ, chỉ thấy sẽ thành Phật, chỉ thấy cõi Phật khác, chỉ nghe giáo pháp tôn quý của Phật, chỉ thấy các đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác  ở mười phương, mỗi cõi với vô số trăm ngàn đệ tử, vô số ức đệ tử và Phật đang ở trong đó thuyết pháp.

Thế nên, Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn trong mộng thấy những điều như vậy xong liền được an ổn. Khi thức giấc, thân được nhẹ nhàng, không còn nghĩ đến việc ăn uống, thân như được ăn thức ăn ngon, no đủ. Giống như Tỳ kheo khi đắc thiền, từ thiền tỉnh giác, tâm nhẹ nhàng vui vẻ, không còn nghĩ đến việc ăn uống, tự nhiên như được ăn thức ăn ngon.

Như vậy, này Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này khi tỉnh giấc không còn quá nghĩ đến việc ăn uống. Tự nghĩ: thân như được ăn các thức ăn ngon. Vì sao? Câu Dực! Vì tà ma, quỷ thần không dám đến gần. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này là người đã tự mình thấy được pháp công đức ngay hiện tại nhờ học tập, đọc tụng Trí độ vậy. Hoặc có người biên chép, tuy không đọc tụng, chỉ thọ trì quyển kinh, quy y, đảnh lễ, phụng thờ, dùng hoa hương tốt đẹp, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường.

Lại nữa, Câu Dực! Hoặc trong Diêm Phù Ðề đầy cả xá lợi của Như Lai, hoặc là kinh Trí độ, trong hai thứ đó ông nhận lãnh thứ nào?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Con thà nhận Trí độ. Vì sao? - Con không dám tôn kính xá lợi.

 Kính bạch Thiên Trung Thiên! Nhưng xá lợi là từ Trí độ mà ra, mà được cúng dường. Như con được một mình ngồi giữa chư Thiên, hoặc có lúc con không ở trên pháp tòa, có chư Thiên đi đến, cũng đều đảnh lễ phụng thờ pháp tòa là chỗ được nhận sự chỉ dạy rồi lui.

Như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ sinh ra là sinh ra xá lợi Như Lai Chánh Ðẳng Giác, vì Như Lai Chánh Ðẳng Giác là từ Nhứt Thiết Trí tuệ sanh ra. Trong Diêm Phù Ðề đầy cả xá lợi Như Lai.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Giả sử ba ngàn đại thiên quốc độ, trong đó đầy cả xá lợi làm một phần, kinh Bát-nhã Ba la mật là phần thứ hai, thì trong hai phần ấy con nhận Bát-nhã Ba la mật. Vì sao? - Vì xá lợi là từ trong đó mà ra, mà được cúng dường. 

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ví như người bị vỡ nợ, người này lại quen biết với nhà vua rất thân thiết, được nhà vua rất thương yêu quý mến, thì người đó sẽ không có người chủ nợ nào đòi hỏi, cũng chẳng còn bị sợ sệt. Vì sao? - Vì người này luôn ở một bên vua nên được nương nhờ oai lực của vua.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Do từ Trí độ, xá lợi được sinh ra và được cúng dường Trí độ. Ví như những người hầu cận vua thì được mọi người kính nễ.  Xá lợi của Như Lai là từ Nhứt Thiết Trí sinh ra nên liền được cúng dường.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Nhứt Thiết Trí tuệ cũng như vậy.  Như Lai Chánh Ðẳng Giác là từ Trí độ mà ra. Do biết như vậy nên trong hai phần con xin nhận Trí độ. Người lãnh thọ, hành trì Trí độ, ví như ngọc ma-ni vô giá.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Người có của báu này không có của báu nào bằng. Bảo châu này để ở chỗ nào, quỷ thần không thể phá hoại được. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn không luận lớn hay nhỏ, được nắm giữ và đeo ngọc ma-ni nơi thân thì quỷ thần liền chạy lui xa. Hoặc khi bị trúng nhiệt, đem ngọc ma-ni đeo lên người, nhiệt liền tiêu trừ. Hoặc bị trúng phong, đem ngọc ma-ni đeo lên người, phong liền hết. Hoặc bị trúng hàn, đem ngọc ma-ni đeo lên người, hàn không tăng và trừ được hết. Ban đêm đem ngọc ma-ni để ở chỗ tối, ngọc ma-ni làm cho tất cả chỗ đó được sáng. Khi bị nóng, đem ngọc ma-ni để ở chỗ đó, chỗ đó liền mát mẻ. Khi bị lạnh, đem ngọc ma-ni để ở chỗ đó, chỗ đó liền ấm áp. Ngọc ma-ni để ở chỗ nào thì chỗ đó các độc không làm gì được. Nam tử, nữ nhơn nào, không luận lớn hay nhỏ, bị rắn, trăn cắn, đem ngọc ma-ni để ở chỗ bị rắn, trăn cắn, nọc độc tự tan.

Ngọc ma-ni này, kính bạch Thiên Trung Thiên, rất là tôn quý. Nếu có người bị bệnh đau mắt, hoặc mắt bị mù, đem ngọc ma-ni để ở gần mắt, đau đớn của mắt liền được trừ hết.

Như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðức của ngọc ma-ni rất là cao xa. Ðể trong nước, màu nước liền như màu ngọc. Ðem vô số lụa dày gói kỹ ngọc ma-ni để vào trong nước, màu nước liền như màu ngọc. Nếu là nước dơ, lập tức thành trong sạch. Ðức của ngọc ma-ni không có thứ gì có thể so sánh.

A-Nan hỏi Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Thế nào, Câu Dực! Trên trời cũng có ngọc ma-ni, ở Diêm Phù Lợi cũng có ngọc ma-ni, đều cùng là ngọc ma-ni cả, có sự sai biệt gì?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa tôn giả A-Nan:

- Ma-ni trên trời cùng ma-ni trong nhơn gian không giống nhau. Ánh sáng của ngọc ma-ni ở Diêm Phù Lợi tự thể của nó không đáng để nói. Như tôi đã nói, tức là nó có sự sai khác nhau. Ðức của nó rất tôn quý, gấp mười lần, gấp trăm ngàn lần, gấp vạn ức lần, gấp cự vạn ức lần. Ngọc ma-ni này như tôi đã nói, nếu đem để vào trong tráp, trong hộp, ánh sáng của nó chiếu thấu suốt ra bên ngoài. Giả sử lấy ngọc bỏ ra bên ngoài, nhưng ánh sáng ở trong tráp vẫn tiếp tục sáng như cũ. Trí độ là trí tuệ của Nhứt Thiết Trí. Cho đến sau khi Như Lai Chánh Ðẳng Giác bát Niết-bàn, xá lợi vẫn tiếp tục được cúng dường. Xá lợi tức là cái hộp đựng Nhứt Thiết Trí.

Lại nữa, kính bạch Thiên Trung Thiên! Nếu ba ngàn đại thiên quốc độ, trong đó đầy cả xá lợi, cho đến cõi Phật nhiều như cát sông Hằng, trong đó đầy cả xá lợi, chung làm một phần. Kinh Bát-nhã Ba la mật làm một phần. Nếu con chọn một trong hai phần thì con nhận Trí độ. Vì sao? - Vì Như Lai là từ Trí độ mà ra, xá lợi là từ Trí độ mà ra và được cúng dường. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, kính bạch Thiên Trung Thiên, muốn ngay hiện tại thấy được vô lượng vô số cõi nước của chư Phật thì nên nương theo pháp Trí độ mà tu hành. Nên nghĩ như vậy!

Phật bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:            

- Ðúng như vậy. Câu Dực! Thuở quá khứ, Như Lai Vô thượng chánh đẳng chánh giác đều từ Trí độ mà thành Phật đạo. Các đức Như Lai Vô thượng chánh đẳng chánh giác vị lai đều từ Trí độ mà đạt thành Phật đạo. Các đức Như Lai Vô thượng chánh đẳng chánh giác hiện tại trong vô lượng vô số cõi nước chư Phật cũng đều từ Trí độ mà đạt thành Phật đạo.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Ðại Trí độ, kính bạch Thiên Trung Thiên, tất cả loài người cho đến loài côn trùng nhỏ nhít, Trí độ cũng biết rõ tất cả.

Phật dạy:

- Ðại Bồ tát nhờ biết như vậy nên ngày đêm thực hành Trí độ.

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Vì sao chỉ thực hành Trí độ mà không thực hành các độ khác?

Phật dạy:

- Ðại Bồ tát thực hành tất cả sáu độ, nhưng Trí tuệ độ đối với Ðại Bồ tát là tôn quý hơn hết. Chỗ nào bố thí Trí tuệ độ là vượt lên trên hết. Trì giới nghĩa là không khuyết phạm. Nhẫn nhục là tự giữ gìn. Tinh tấn là không lười biếng. Thiền định là không tán loạn, thấy tất cả các pháp. Ðại Bồ tát là người thực hành Trí tuệ độ.

 Câu Dực! Ví như trên cõi Diêm Phù Lợi có vô số cây cối, vô số màu sắc, lá của mỗi loại khác nhau, hoa khác nhau, trái khác nhau, hạt giống từng loại khác nhau, nhưng cái bóng râm của chúng thì không khác, hoàn toàn như nhau.

Như vậy, này Câu Dực! Năm độ là từ Trí độ mà sinh ra Nhứt Thiết Trí. Các độ lần lượt hỗ trợ nhau không sai khác.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðức vô cùng tôn quý không gì hơn Trí độ. Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðức không thể tính, không gì hơn Trí độ. Kính bạch Thiên Trung Thiên! Không có gì hơn Trí tuệ độ. Người nào biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, quy y, đảnh lễ phụng thờ, dùng hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường. Trong khi đó lại có người biên chép Trí độ, đem quyển kinh biên chép đó tặng cho người khác, phước đó được bao nhiêu?

Phật dạy:

- Câu Dực! Ta hỏi ông, tùy ý ông trả lời. Người nào cúng dường xá lợi Như Lai, lại phân chia cho người khác để được cùng cúng dường. Trong lúc đó có ngườøi tự mình cúng dường xá lợi, không phân chia cho người khác cùng được cúng dường thì phước của người đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn cúng dường xá lợi, lại phân chia cho người khác cùng được cúng dường, phước của người đó vượt hơn người kia rất nhiều.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy, Câu Dực! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào biên chép Trí độ, thọ trì quyển kinh, đảnh lễ phụng thờ, dùng hương hoa tốt đẹp, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cúng dường. Lại đem quyển kinh biên chép đó phân cho người khác để cùng được cúng dường, thì phước đó rất nhiều.

Lại nữa, Câu Dực! Nếu pháp sư đạt đến chỗ thấu đáo về nghĩa lý liền thuyết kinh pháp chỉ dạy cho mọi người, công đức đó rất lớn, rất lớn!

Lại nữa, này Câu Dực! Tất cả thiện nam tử, thiện nữ nhơn ở Diêm Phù Lợi đều dạy cho họ thọ trì Thập thiện. Thế nào, Câu Dực! Phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Rất nhiều. Rất nhiều! Kính bạch Thiên Trung Thiên!

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, đem quyển kinh đưa cho người khác bảo chép, hoặc đọc tụng cho người nghe, phước đó nhiều gấp bội.         

Lại nữa, Câu Dực! Ðể người Diêm Phù Lợi và bốn thiên hạ các Tiểu thiên quốc độ, Nhị thiên quốc độ, Tam thiên đại thiên quốc độ, cho đến người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng qua một bên, tất cả thiện nam tử, thiện nữ nhơn này đều dạy cho họ thọ trì Thập Thiện. Thế nào, Câu Dực! Phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Rất nhiều. Rất nhiều. Kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật dạy:

- Thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, đưa quyển kinh cho người khác bảo chép, hoặc là đọc cho người nghe, phước đó nhiều gấp bội.

Lại nữa, Câu Dực! Ðể người Diêm Phù Lợi qua một bên, tất cả thiện nam tử, thiện nữ nhơn này đều dạy cho họ thực hành Tứ thiền, Tứ đế, Tứ thần túc, Ngũ thần thông, thế nào Câu Dực? Phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch:

- Rất nhiều, rất nhiều. Kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, đem quyển kinh đưa cho người khác bảo chép, hoặc đọc cho người nghe, phước đó càng nhiều gấp bội.

Lại nữa, Câu Dực! Ðể bốn thiên hạ ở Diêm Phù Lợi qua một bên và ba ngàn đại thiên quốc độ, cho đến người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng, tất cả thiện nam tử, thiện nữ nhơn này đều dạy cho họ thực hành Tứ thiền, Tứ đế, Tứ thần túc và Ngũ thần thông, làm cho tất cả đều được thành tựu. Thế nào, Câu Dực! Phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Rất nhiều, rất nhiều. Kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, đem quyển kinh đưa cho người bảo biên chép, hoặc đọc cho người nghe, phước đó càng nhiều hơn.

Lại nữa, Câu Dực! Nếu có người nào đọc tụng Trí độ, lại dạy cho người khác học, phước đó càng tăng gấp bội.

Lại nữa, Câu Dực! Nếu có người nào tự mình học tập Trí độ, lại chỉ dạy người về trí tuệ này, được phước càng tăng gấp bội.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Thế nào là người học Trí tuệ độ và giảng dạy về Trí tuệ trong đó?

Phật dạy:

- Người không hiểu, giải thích cho họ hiểu. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào đời sau muốn đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác nên học Trí độ, nhưng bị thầy xấu dạy ngược lại, dạy cho học các chi nhánh của Trí độ.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Thế nào là chi nhánh của Trí độ?

Phật dạy:

- Trong đời vị lai có các Tỳ kheo muốn học Trí độ, bị thầy xấu dạy ngược lại.

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Thế nào là dạy ngược lại?

Phật dạy:

- Dạy người học sắc là vô thường, làm cho mọi người ngay nơi sắc tìm cầu vô thường. Dạy thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, ngay  nơi thức tìm cầu vô thường. Dạy thực hành như vậy là hành Trí độ. Câu Dực! Ðó là chi nhánh Trí độ.

Phật dạy:

- Người này hành sắc hoại để tìm vô thường của sắc. Hành thọ, tưởng, hành, thức hoại, ngay nơi thức tìm vô thường của thức. Thấy rõ người thực hành như vậy, người thông minh trí tuệ nên đem Trí độ chỉ dạy cho họ, phước đó càng tăng lên gấp bội.

Lại nữa, Câu Dực! Vì vậy cho nên đối với người Diêm Phù Ðề, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn làm cho họ đắc được Tu-đà-hoàn đạo. Thế nào, Câu Dực! Phước đó có nhiều không?

- Rất nhiều. Rất nhiều. Kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, đem quyển kinh đưa cho người khác bảo biên chép và chỉ dạy cho họ học, hoặc đọc cho họ nghe, phước đó gấp bội. Vì sao? - Vì Tu-đà-hoàn là từ nơi Trí độ mà ra.

Lại nữa, Câu Dực! Ðể Diêm Phù Lợi qua một bên, giả sử ba ngàn đại thiên quốc độ cho đến người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng đều chỉ dạy làm cho họ đạt  được Tu-đà-hoàn đạo, phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên,  rất nhiều!

Phật dạy:

- Không bằêng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, đem quyển kinh đưa cho người khác bảo chép, dạy cho họ học, hoặc đọc cho họ nghe, người đó được phước càng tăng thêm nhiều. Vì sao? - Vì nhờ đức của Nhứt Thiết Trí nên thành tựu được pháp do nghe. Từ nơi Trí độ được thành Phật, liền vượt khỏi Tu-đà-hoàn đạo.

Lại nữa, Câu Dực! Người đắc được tất cả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán đạo, phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn  thưa:

- Rất nhiều, rất nhiều. Kính bạch Thiên Trung Thiên!

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, đem quyển kinh đưa cho người khác bảo chép, hoặc đọc cho người nghe, phước đó rất nhiều. Do vậy nên từ nơi pháp này, mỗi người, mỗi người đắc được tất cả. Ðây là chỗ Trí độ đã đạt đến. Vì sao? - Vì pháp Nhứt Thiết Trí là do học pháp Nhứt Thiết Trí,  lại có thể chỉ dạy thành tựu Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật đạo.

Ðể người Diêm Phù Lợi qua một bên. Câu Dực! Hoặc ba ngàn đại thiên quốc độ cho đến người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng, dạy cho tất cả thiện nam tử, thiện nữ nhơn này, làm cho họ đều được thành Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật đạo.

Thế nào, Câu Dực! Phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Rất nhiều, rất nhiều. Kính bạch Thiên Trung Thiên!

Phật dạy:

- Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn biên chép Trí độ, đưa quyển kinh cho người bảo chép, dạy cho họ học, hoặc đọc cho người nghe, phước đó càng nhiều. Vì sao? - Vì tất cả đều từ Trí độ. Do đức của pháp Nhứt Thiết Trí, nhờ đây nên đắc được Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật đạo. Do đây nên phước của người đó tăng lên rất nhiều.

Lại nữa, Câu Dực! Dạy cho tất cả người Diêm Phù Lợi đều phát tâm Bồ tát không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn đem quyển kinh Trí độ đưa cho người bảo chép, dạy cho học học, hoặc thuyết cho họ nghe, hoặc trao cho họ quyển kinh Bồ tát Bất thối, người đó sẽ học theo đây mà thâm nhập Trí độ. Người học tập và hiểu biết về Trí độ càng tăng thêm nhiều, đạt được sự hiểu biết vô cùng, nhơn đó được thành tựu. Vậy nên phước của người này càng tăng thêm rất nhiều.

Ðể ba ngàn đại thiên quốc độ Diêm Phù Lợi qua một bên, Câu Dực, người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng đều phát tâm thực hành Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn đem quyển kinh Trí độ đưa cho người bảo họ chép, dạy cho họ học, thuyết cho họ nghe và đưa quyển kinh Bồ tát Bất thối để cho họ sẽ học theo đây mà được thâm nhập vào Trí tuệ độ. Người học tập và hiểu biết về Trí tuệ độ càng tăng thêm rất nhiều, đạt được sự hiểu biết vô cùng, nhơn đó được thành tựu. Do vậy nên phước của người này tăng lên rất nhiều.

Lại nữa, Câu Dực! Người Diêm Phù Lợi đều phát tâm thực hành Vô thượng chánh đẳng chánh giác không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn đem quyển kinh Trí độ đưa cho họ bảo chép, giảng dạy về trí tuệ trong đó cho họ học,  và trao cho họ Kinh Trí Ðộ Ðại Bồ tát Bất thối, giải thích trí tuệ trong đó cho họ, phước đó càng tăng lên gấp bội.

Ðể ba ngàn đại thiên quốc độ ở Diêm Phù Lợi qua một bên, cho đến người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng đều phát tâm Vô thượng Chánh giác, không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn đem quyển kinh Trí độ đưa cho người bảo chép, dạy cho họ học để nhập vào Trí tuệ, hoặc trao cho họ quyển kinh Trí độ Ðại Bồ tát Bất thối, giảng dạy cho họ về trí tuệ trong đó, phước của  người đó càng tăng thêm rất nhiều.

Lại nữa, Câu Dực! Người trong Diêm Phù Lợi làm cho họ đều bằng Bồ tát Bất thối chuyển Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào vui vẻ dạy cho người thâm nhập vào trong Trí độ, thế nào? Câu Dực, phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

    - Rất nhiều, rất nhiều, kính bạch Thiên Trung Thiên!

Phật dạy:

- Trong bọn người này nếu có một Bồ tát nói thế này: “Tôi muốn mau được thành Phật”. Giả sử muốn mau  thành Phật, không bằng người thâm nhập Trí độ, phước của người đó càng tăng gấp bội.

Ðể ba ngàn đại thiên quốc độ ở Diêm Phù Lợi qua một bên, cho đến người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng, tất cả đều như Bồ tát Bất thối Vô thượng chánh đẳng chánh giác, người nào dạy thiện nam tử, thiện nữ nhơn thâm nhập Trí độ, thế nào, Câu Dực, phước đó có nhiều không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

    - Rất nhiều, rất nhiều. Kính bạch Thiên Trung Thiên!

Phật dạy:

- Có một Bồ tát nào từ trong đó nói rằng: “Tôi muốn mau thành Phật”. Giả sử mau thành Phật cũng không bằng người đem kinh Trí độ đưa cho người, phước đó nhiều gấp bội.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Ðúng như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên! Người rất an ổn là Ðại Bồ tát, nay được ở gần bên Phật. Người được đem y phục, ẩm thực, sàn tòa, ngọa cụ, thuốc men cúng dường, không bằng người đem Trí độ chỉ dạy cho người, phước đó càng nhiều hơn. Vì sao? - Kính bạch Thiên Trung Thiên! Vì người đó đã đắc Trí độ, nên nay được ngồi gần Phật.

Tu-Bồ-Ðề bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Lành thay! Lành thay! Câu Dực! Ngay trong hàng đệ tử, Ðại Bồ tát tôn quý nhất mới thấy được như vậy. Các hàng Thanh văn nhơn đây mà được thành tựu. Bọn người này không cầu Phật đạo, Ðại Bồ tát không nên ở trong đó học Lục Ba la mật. Người không học pháp này thì không được thành Phật. Người học theo pháp như vậy thì mau thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác, liền được thành Phật.

Quyển thứ ba

Phẩm thứ tư: Thiện quyền 

Bấy giờ Bồ tát Di Lặc bảo Tu-Bồ-Ðề :

- Ðại Bồ tát nào khuyến trợ người làm phước, ra vào bố thí trì giới, coi việc làm đó là trên hết, phước đó càng tăng thêm rất nhiều, không có phước nào hơn phước đức của Ðại Bồ tát khuyến trợ.

 Tu-Bồ-Ðề thưa Bồ tát Di Lặc:

- Có Ðại Bồ tát đã tạo công đức ở vô lượng vô số quốc độ chư Phật. Trong mỗi quốc độ có rất nhiều Phật, các Ngài đã Bát Niết-bàn. Từ khi phát tâm cho đến lúc đạt được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thành tựu Bất thối, cho đến cảnh giới Vô dư Niết-bàn  để Bát Niết-bàn. Sau đó, lúc pháp diệt tận, công đức đã tạo được trong thời gian đó, công đức đó hơn tất cả các công đức. Ðến như các hàng Thanh văn làm việc bố thí, trì giới, coi đó là việc làm phước đức, từ nơi công đức hữu dư đạt được công đức vô dư. Chư Phật Bát Niết-bàn, công đức đã tạo được trong thời gian đó đến như đạt được thân tịnh giới, thân tam muội, thân trí tuệ, thân giải thoát, thân giải thoát tri kiến. Phật pháp rất từ bi, không thể so lường được tâm Phật. Pháp mà Thiên trung thiên thuyết ra, học những công đức trong  pháp đó, đến khi chư Phật Bát Niết-bàn, pháp đó tạo được công đức nên muốn làm điều gì đều thực hiện được hết.

Khuyến trợ là tôn quý, là cùng tột trong các đức. Khuyến trợ để đạt được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, do đây thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Ðể việc của Bồ tát này qua một bên, giữ tâm luôn làm việc này để cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Do tâm cầu giác ngộ mới phát tâm làm việc này và cầu đạt cho được.

Bồ tát Di Lặc bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Người không cầu như vậy mới đắc. Người phát sanh ý nghĩ này là vì không thông huệ. Vì phát sanh ý nghĩ đó nên tư tưởng bị thối thất, đức tin bị thối thất. Do vì không thông huệ nên rơi trở lại trong bốn điên đảo, đó là: không thường cho là thường, khổ cho là vui, không cho là thật, không có thân cho là có thân. Do đó nên tư tưởng bị thối thất, đức tin bị thối thất. Bồ tát không nên phát tâm như vậy, nếu có tìm cầu thì nên tìm cầu chỗ không có chỗ.

- Thế nào là cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác?

Bồ tát Di Lặc bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Không nên nói những điều này trước Bồ tát tân học. Vì sao? - Hoặc làm cho họ quên mất đức tin, quên mất sở thích, quên vui vẻ, quên thực hành, liền từ đó bị sa đọa.

Người nào sẽ vì Ðại Bồ tát này thuyết cho họ nghe? - Người ở bên thầy tốt sẽ vì những Bồ tát  này thuyết cho họ nghe. Người không sợ hãi, Ðại Bồ tát này sẽ luôn khuyến trợ họ làm phước để thành tựu Nhất thiết trí.

Với tâm làm việc khuyến trợ, tâm đó cũng diệt luôn, không còn sở hữu sở kiến.

Những tâm như thế nào sẽ trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác? Nên vận dụng tâm như thế nào để tâm không còn đối đãi? Tự thể của tâm mới làm được.

Thích  Ðề Hoàn Nhơn thưa Tu-Bồ-Ðề:

- Ðại Bồ tát tân học nghe việc này hoặc khiếp sợ, nếu Ðại Bồ tát muốn tạo công đức thì nên làm thế nào để khuyến trợ họlàm phước này? Ðể họ được thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác?

Tu-Bồ-Ðề thưa Bồ tát Di Lặc:

- Nên làm việc ủng hộ chư Phật, phá dẹp những xấu ác để đoạn trừ ái dục, mọi việc làm đều như nhau. Dẹp trừ việc ma, vứt bỏ gánh nặng tức là từ nơi sự tinh tấn của mình thì biết rõ hết tất cả, để tâm được giải thoát, không còn so lường. Từ vô số các cõi nước chư Phật đã Bát Niết-bàn, các công đức tạo phước trong đó và công đức đã tạo phước trong hàng Thanh văn nên muốn làm việc gì cũng đều thực hiện được hết.

Khuyến trợ là tôn quý nhất. Trong tất cả các công đức không gì hơn khuyến trợ. Người khuyến trợ luôn làm việc khuyến trợ. Khuyến trợ để trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Chỗ nào là chỗ Ðại Bồ tát thối thất tư tưởng, thối thất đức tin?

Giả sử Ðại Bồ tát giữ tâm trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nhưng không nghĩ nhớ tâm đó, đó là tâm của đại Bồ tát đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Giả sử tâm có nhớ nghĩ và biết rõ thì đó là tâm thối thất, tư tưởng thối thất, đức tin thối thất. Giả sử tâm nghĩ nhớ lại biết rõ tâm này,do hành động như vậy nên có tư tưởng thối thất, đức tin thối thất.

Giả sử Ðại Bồ tát đem tâm rõ biết cho đó là hiểu biết tất cả, nên biết tâm  nào có tạo tác nên biết rõ tâm đó.

Tâm pháp ở chỗ nào? - Ở ngay nơi chỗ pháp có tạo tác.

Như pháp là sau khi học theo pháp rồi chân thật thực hành, đó là làm đúng, là chỗ Ðại Bồ tát đã làm.

Ðại Bồ tát nào ở chỗ chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đã tạo côngđức, hoặc là ở trong các hàng Thanh văn cho đến phàm phu đã tạo công đức, hoặc súc sanh nghe pháp và chư Thiên, Duyệt xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lưu la, Chân đà la, Ma hầu lặc, loài người hoặc phi nhơn và người mới học đạo Bồ tát nghe pháp, phát tâm tạo công đức, biết hết tất cả, không còn tích chứa, phân biệt là trên hết.

Người khuyến trợ luôn làm việc khuyến trợ, vì đó là tôn quý nhất. Trong tất cả các công đức, không gì hơn khuyến trợ. Do vậy, người khuyến trợ sẽ khuyến trợ và luôn làm việc khuyến trợ. Nhờ phước đó trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Giả sử có pháp như vậy bị diệt tận, ngay nơi pháp đó không sanh cũng không diệt và không có nơi chốn.

Pháp không sanh ra pháp được trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác là pháp không rõ pháp, là trái ngược lại với việc trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nên đó là tư tưởng không thối thất, tâm không thối thất, đức tin không thối thất. Với hành động không mong cầu như vậy thì đạt hết tất cả. Ðó là chỗ làm của Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Ðại Bồ tát nào không hiểu biết rõ ràng đúng đắn mà làm phước đức, là vì lẽ gì? - Vì Bồ tát ngay nơi thân thấy thân không chính xác, đối với việc  khuyến trợ làm phước cũng thấy không chính xác. Bồ tát biết rõ thấy không chính xác, không sở hữu, cho nên Bồ tát tu Trí độ mà làm công đức đối với  Niết-bàn của chư Phật. Ðem công đức này muốn cầu việc gì, vị ấy biết rằng mình có thể làm được Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Chỗ chư Phật Thiên Trung Thiên dính mắc là không dính mắc “tưởng”. Quá khứ đã diệt cũng không còn có tưởng, nhưng không tạo tưởng. Người tạo tưởng là trái với đạo đức của Ðại Bồ tát. Không nên học phương tiện ba la mật. Người chưa đắc Trí độ không vào được. Người đắc Trí độ mới vào được. Không nên cho rằng hành động của thân và sự hiểu biết của thức đưa đến diệt độ, bởi vì không có thân. Thân người có đức, có vọng tưởng như vậy liền bị trở ngại, trở lại muốn khổ vì trụ vào Như Lai Ðẳng Chánh Giác nên không học theo cái đức này để khuyến trợ người. Vì sao? - Vì do bất chánh vậy. Vì chấp vào Niết-bàn cho nên có vọng tưởng, do đó nên có trở ngại. Công đức tạo được không thể sánh kịp, trở lại muốn trụ khổ. Người không tạo ra tưởng này là đức của Như Lai Chánh Ðẳng Chánh Giác. Người tạo tưởng này giống như các thứ chất độc, vì sao? - Giả sử có thức ăn tốt, đem thuốc độc bỏ vào trong đó, màu sắc của  thức ăn rất đẹp nhưng hương vị không tốt. Người không biết trong thức ăn có chất độc, người ngu ăn thức ăn đó no nê vui vẻ. Ăn vào xong, khi muốn tiêu hóa bị trở ngại cho thân thể rất nhiều. Người không biết đức hạnh rất là khó. Không biết hộ trì, không biết đúng sự việc và cũng không hiểu rõ. Người thực hành công đức như vậy là giống như nói thức ăn có các chất độc bỏ vào.

Thiện nam tử! Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai giữ gìn thân trì giới, thân thiền định, thân trí tuệ, thân giải thoát, thân giải thoát tri kiến và đối với công đức đã tạo được trong hàng  Thanh văn như Phật Thế tôn đã dạy: Nếu đã tạo công đức nơi Phật Bích Chi đều nên khuyến trợ họ. Khuyến trợ để đem phước đức này trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Người bám chặt lấy hành động của mình do vọng tưởng, vì vậy nên nói giống các chất độc.

Ðại Bồ tát nên học như vậy.

Chỗ nào là công đức của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai? Nên làm thế nào để khuyến trợ làm phước? Ðể được thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác?

Bồ tát vâng theo lời dạy của Như Lai, đó là tu học trí tuệ, sanh ra công đức tự nhiên của Phật. Và đối với những người nghĩ đến pháp, đem pháp của mình khuyến trợ cho họ làm phước đức, nhơn nơi việc khuyến trợ này mà đạt đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ðại Bồ tát làm việc bố thí như vậy, không có bố thí nào hơn, quyết định không lìa Như Lai Ðẳng Chánh Giác. Những lời Phật dạy đều chí thành.

Lại nữa, Ðại Bồ tát nên làm việc bố thí như vậy, như giữ gìn tịnh giới, thiền định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Không có cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc. Cũng không có quá khứ, hiện tại, vị lai. Cũng không có sở hữu, không có người thí, không có vật thí. Người bố thí như vậy là bố thí đúng như pháp. Pháp cũng không có sở hữu. Người làm bố thí như vậy là vì muốn thành tựu bố thí “không có chất độc”. Người bố thí khác đây là bố thí ngược lại. Ðại Bồ tát này đã bố thí đúng như pháp.

Kính bạch Thế tôn! Người biết như vậy tức là bố thí được trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay! Tu-Bồ-Ðề! Người làm đúng như Phật dạy, đó chính là Ðại Bồ tát bố thí. Tâm từ bi hỷ xả nghĩ đến tất cả người trong ba ngàn đại thiên quốc độ, không bỏ qua một ai. Là Ðại Bồ tát bố thí đứng hàng đầu, là rất tôn quý.

Lại nữa, Tu-Bồ-Ðề! Người trong ba ngàn đại thiên quốc độ đều trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Dạy cho người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng đều cúng dường Bồ tát này, cúng dường y phục, ẩm thực, mùng mền, sàn tòa, ngọa cụ, thuốc men chữa bệnh... Cúng dường như vậy trải qua kiếp số như cát sông Hằng, tùy theo chỗ người đó ưa thích mà cúng dường đầy đủ tất cả. Thế nào, Tu-Bồ-Ðề! Phước đó có nhiều không?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Rất nhiều! Rất nhiều! Kính bạch Thiên Trung Thiên!.

Phật dạy:

- Công đức khuyến trợ được phước hơn đây rất nhiều.

Tu-Bồ-Ðề  bạch Phật:

- Tùy hỷ và khuyến trợ người làm phước đức, cõi Phật như cát sông Hằng cũng không thể nhận hết.

Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay! Tu-Bồ-Ðề! Bồ tát nào thọ trì Trí độ, chỗ ra làm bố thí của người này hơn của người đã bố thí ở trên gấp trăm lần, ngàn lần, vạn lần, ức lần, cự ức lần... do không ai có thể vượt hơn việc làm khuyến trợ bố thí như trên.

Bấy giờ Tứ thiên vương và hai vạn chư thiên trên thiên thượng đầu mặt đảnh lễ chân Phật,  đồng bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Bố thí rất lớn! Ðại Bồ tát với phương tiện quyền xảo mới làm được việc bố thí này. Công đức đó rất là tôn quý. Vì sao? - Vì Ðại  Bồ tát này học Trí độ và ngay nơi đó khuyến trợ vậy.

Chư Thiên trên Ðao Lợi đem hoa trời tốt đẹp, hương bột, hương đốt, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn cùng các thứ kỹ nhạc cõi trời dâng lên cúng dường Phật. Cúng dường xong, cùng bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung  Thiên! Bố thí rất lớn. Ðại Bồ tát với phương  tiện quyền xảo mới có thể làm việc bố thí này. Công đức của bố thí rất lớn. Vì sao? - Vì Bồ tát này học Trí độ và ngay nơi đó khuyến trợ vậy.

Chư Thiên trên Giám Thiên đem danh  hoa trên trời, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn, kỹ nhạc vui chơi cõi trời dâng cúng dường Phật. Cúng dường xong, đồng bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Bố thí rất lớn. Ðại Bồ tát với phương tiện quyền xảo mới có thể làm được việc bố thí này. Công đức của bố thí này rất lớn. Vì sao? - Vì Ðại Bồ tát này học Trí độ, và ngay nơi đó khuyến trợ.

Chư Thiên trên Ðâu Suất đem hoa trời, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn, kỹ nhạc vui chơi trên trời dâng cúng dường Phật. Cúng dường xong, cùng bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Bố thí rất lớn. Ðại Bồ tát với phương tiện quyền xảo mới làm được việc bố thí này. Công đức của bố thí này rất lớn. Vì sao? - Vì Ðại Bồ tát này học Trí độ và ngay nơi đó khuyến trợ.

Chư Thiên trên Ni Ma La Ðề Thiên đem hoa trời, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa, cờ phướn và kỹ nhạc vui chơi trên cõi trời dâng cúng dường Phật. Cúng dường xong cùng bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Bố thí rất lớn. Ðại Bồ tát với phương tiện quyền xảo mới làm được việc bố thí này. Công đức rất là tôn quý. Vì sao? - Vì Bồ tát này học Trí độ và ngay nơi đó khuyến trợ.

Chư Thiên trên Ba La Ni Mật Hòa Ða Bạt Trí Thiên đem danh hoa, hương bột, hương ướp, hương xông, lụa là, lọng hoa,  cờ phướn và kỹ nhạc vui chơi cõi trời dâng cúng dường Phật. Cúng dường xong, cùng bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Bố thí rất lớn. Ðại Bồ tát với phương tiện quyền xảo mới có thể làm được việc bố thí này. Công đức rất lớn. Vì sao? - Vì Ðại Bồ tát học Trí độ và ngay nơi đó khuyến trợ.

Phạm Thiên, Phạm Ca Di Thiên, Phạm Phước Lâu Thiên, Phạm Ba Lợi Sản Thiên. Lệ Thiên, Ba Lợi Ðà Thiên, Lệ Ba Ma Na Thiên, A Phả Hội Thiên, Thủ Ha Thiên, Ba Lợi Thủ Ha Thiên, A Ba Ma Thủ Thiên, Thủ Ha Di Thiên, Tỷ Y Phiên La Thiên, A Tỷ Da Thiên, Tu Ðà Thí Thiên, Ni Thiên... cho đến chư thiên trên A Ca Nị Tra.v.v....đều đầu mặt đảnh lễ sát chân Phật, thưa:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Thật lành thay! Ðại Bồ tát học Trí độ làm công đức bố thí rất lớn. Vì sao? - Vì Ðại Bồ tát này học tập Trí độ và ngay nơi đó khuyến trợ.

Phật dạy Thủ Ðà:

- Hãy hộ vệ chư Thiên!

Ðể việc trong ba ngàn đại thiên quốc độ qua một bên. Ðại Bồ tát và người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng đều thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Lại có người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng cùng nhau cúng dường hàng Ðại Bồ tát này. Bố thí y phục, ẩm thực, những việc đến đi, cúng dường ngọa cụ, thuốc men chữa bệnh, kiếp số nhiều như cát sông Hằng. Tùy theo chỗ người đó ưa thích đều bố thí đầy đủ. Nếu có người làm những việc hơn đây cũng không sánh kịp Ðại Bồ tát khuyến trợ bố thí, vì chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai thân giữ giới thanh tịnh, thân thiền định, thân trí tuệ, thân giải thoát, thân giải thoát tri kiến và thân các Thanh văn. Công đức đã tạo được trong các thân đó biết hết tất cả cũng không sánh kịp công đức khuyến trợ. Người khuyến trợ, đó là người làm việc rất tôn quý, không ai có thể vượt qua. Làm việc khuyến trợ để trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Chúc Thiên Trung Thiên đã dạy biết hết tất cả điều tôn quý cao nhất không gì hơn khuyến trợ. Tùy hỷ hết thảy để khuyến trợ. Khuyến trợ xong, Ðại Bồ tát từ nơi đó đắc được những pháp gì?

Phật dạy Tu-Bồ-Ðề:

- Ðó là đạo đức của con người. Nên biết pháp quá khứ, đương lai, hiện tại không thủ cũng không xả, cũng không sở tri, cũng không sở đắc. Pháp đó là pháp vô sở sanh, cũng vô sở diệt. Pháp đó không từ đâu sanh ra, cũng  chẳng diệt về đâu. Ngay nơi pháp đó quyết định không sanh, pháp đó cũng chẳng diệt về đâu. Ðối với những pháp như vậy, tôi đều tùy hỷ khuyến trợ. Ðó là khuyến trợ. Người làm việc bố thí như vậy mau đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vậy nên, này Tu-Bồ-Ðề! Ðại Bồ tát khuyến trợ là tôn quý.

Lại nữa, Tu-Bồ-Ðề! Ðại Bồ tát ở chỗ chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đã tùy  hỷ làm việc bố thí, tùy hỷ khuyến trợ trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ để khuyến trợ họ. Hoan hỷ với sự giải thoát của họ mà khuyến trợ họ. Hoan hỷ với sự giải thoát tri kiến của họ mà khuyến trợ họ. Làm việc hoan hỷ khuyến trợ như vậy, làm cho họ được giải thoát, đó là bố thí, đó là nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Làm cho họ được giải thoát như vậy là đã giải thoát. Làm cho họ được giải thoát như vậy là hoan hỷ khuyến trợ. Làm cho họ được giải thoát đó là pháp. Thế nên đương lai chưa có người được giải thoát như vậy.

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Làm cho rất nhiều cõi nước chư Phật ngay hiện tại được giải thoát, đó chính là đệ tử của chư Phật. Người làm cho được giải thoát rồi là đệ tử chư Phật quá khứ. Người làm cho hiện nay được giải thoát, đó là đệ tử của chư Phật hiện tại. Ngay nơi pháp không trói, không dính, không mở. Pháp như vậy sẽ trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vì bố thí từ trong đó nên không ai có thể vượt qua, không ai có thể phá hoại.

- Thế nên, này Tu-Bồ-Ðề! Ðại Bồ tát khuyến trợ là tôn quý hơn hết. Như trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng, Bồ tát sống lâu kiếp số nhiều như cát sông Hằng, người trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng, cùng nhau cúng dường tất cả Ðại Bồ tát y phục, ẩm thực, sàn tòa, ngọa cụ, thuốc men trải qua kiếp số nhiều như cát sông Hằng, Tu-Bồ-Ðề! Tất cả đều trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, không giải đãi, ngay nơi thiền định đắc được tam muội gấp trăm, gấp ngàn, gấp vạn, gấp vô số vạn ức cự lần, không bằng công đức làm phước khuyến trợ. Công đức này rất cao quý, vượt lên trên tất cả.

Phẩm thứ năm:  Ðịa ngục 

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Ðại Trí độ thành tựu rất nhiều. Kính bạch Thiên Trung Thiên! Do Trí độ đâu chẳng phải không có danh tự.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ là rất sáng.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ trừ tối tăm.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ không dính mắc.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ rất tôn quý.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Người không có mắt, Trí độ làm cho có mắt.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Người mê mờ, Trí độ chỉ cho con đường.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Nhứt thiết trí tức là Trí độ.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ là mẹ của Bồ tát.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Không sanh không diệt tức là Trí độ.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðầy đủ tam chuyển, mười hai hành pháp luân là chuyển Trí độ.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ là làm cho tất cả những người khốn khổ được hoàn toàn an ổn.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ làm hộ trì trong sanh tử.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ đối với tất cả các pháp đều tự nhiên.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðại Bồ tát phải làm thế nào để được trụ trong Trí độ?

Phật dạy Xá-Lợi-Phất:

- Thế tôn nhơn trụ Trí độ, người kính tín Phật nên tự quay về Trí độ.

Thích Ðề Hoàn Nhơn nghĩ: “Tôn giả Xá-Lợi-Phất vì lẽ gì thưa câu hỏi này?”. Ngay khi đó, Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa hỏi Xá-Lợi-Phất:

- Do nguyên nhơn nào tôn giả nêu câu hỏi này?

Xá-Lợi-Phất bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Câu Dực! Trí độ là hộ trì Bồ tát. Nhơn việc khuyến trợ làm phước đức này tạo nên Nhứt thiết trí, hơn việc làm phước của Bồ tát. Vì người nào  bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định,  giống như người từ lúc mới sanh ra đã bị mù. Nếu có trăm người, ngàn người, vạn người, ngàn vạn người mà không có người ở trước dẫn đường thì những người này muốn đi đến chỗ nào, hoặc muốn vào trong thành, sẽ không biết nên  đi như thế nào.

Như vậy, này Câu Dực! Năm độ cũng như người mù không thấy. Người lìa Trí độ cũng vậy, muốn vào Nhứt thiết trí không biết phải đi như thế nào. Trí độ hộ trì năm độ là cho mắt sáng. Trí độ là ủng hộ, là làm cho năm độ kia đều có được danh tự.

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Làm sao để thủ hộ và nhập vào Trí độ?

Phật bảo Xá-Lợi-Phất:

- Sắc, chẳng thấy chỗ nhập. Thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thấy có chỗ nhập. Xét kỹ năm ấm cũng chẳng thấy chỗ nhập. Ðó là thủ hộ Trí độ.

- Như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên! Do vì thủ hộ Trí độ, làm người thủ hộ như vậy là để được pháp gì?

Phật dạy Xá-Lợi-Phất:

    - Không thủ hộ, đó là đạt đến thủ hộ pháp, là Trí độ.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Trí độ không mong Nhứt thiết trí, cũng không thể đạt được, cũng không mong thủ hộ. Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ngay nơi sanh tử cũng không mong cầu, thì lấy gì để đắc?

Phật dạy:

- Không mong đạt, nên đạt.

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Ít có người kịp. Kính bạch Thiên Trung Thiên! Như Trí độ đối với các pháp, các pháp không sanh, không diệt thì nên trụ ở chỗ nào để vô trụ?

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Bồ tát ngay khi nghĩ như vậy liền lìa Trí độ.

Phật dạy Tu-Bồ-Ðề:

- Hoặc giả có nguyên nhân liền nghĩ đến Trí độ. Biết Trí độ là không, không có sở hữu, không gần, không xa, nên đó là Ðại Bồ tát tu Trí độ.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Trí độ tin vào pháp gì?

Phật dạy Tu-Bồ-Ðề:

- Người tin Trí độ là không tin sắc; cũng không tin thọ, tưởng, hành, thức; không tin đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðại Trí độ tức Bát-nhã Ba la mật.

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

    - Làm thế nào để biết trí độ là từ Bát-nhã Ba la mật?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Ðối với sắc không lớn không nhỏ. Không lấy sắc làm sự chứng đắc. Cũng không bị sắc, thọ, tưởng, hành, thức làm sự chứng đắc; cũng không lớn không nhỏ. Không lấy thức làm sự chứng đắc, cũng không bị thức làm sự chứng đắc, liền ngay nơi Như Lai Chánh Ðẳng Giác đạt được mười chủng lực, không còn bị yếu luốc. Nhứt thiết trí không rộng không hẹp. Vì sao? - Vì biết Nhứt thiết trí không rộng không hẹp nên đối với Trí độ không có chỗ thực hành. Vì sao?  - Vì Trí độ không có nơi chốn. Người nào ngay nơi đó mong cầu, nghĩa là có sở hữu, thì đó là điều rất trái ngược. Vì sao? - Vì người không từ đâu sanh ra. Trí độ và người đều là tự nhiên. Người không thấy chính xác về Trí độ nên chắc chắn không thể phân biệt. Người cũng không hủy hoại, Trí độ cũng như vậy. Người như Trí độ, liền đắc Chánh giác.Người cũng có năng lực nên Như Lai cũng thị hiện có năng lực.

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ thậm thâm, thậm thâm! Ðại Bồ tát nào tin Trí độ, không nói về những lỗi trong đó, cũng không nghi ngờ.  người này từ nơi nào sanh đến đây để hành đạo Bồ tát? Từ đó đến nay đã nghe và hiểu được bao nhiêu việc của Trí độ? Theo chỗ chỉ dạy mà đi vào trong đó.

Phật bảo Xá-Lợi-Phất:

- Từ cõi Phật phương khác sanh đến nơi đây. Ðại Bồ tát này ở phương khác đã cúng dường Phật, từng được thọ ký, được nghe Trí độ. Do đây nên được nghe Trí độ và tự nghĩ: Ta như được thấy Phật không khác.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Có thể thấy, nghe Trí độ được không?           

Phật dạy:

- Không thể thấy được.

Tu-Bồ-Ðề bạch  Phật:

- Bồ tát mà học Trí độ thậm thâm, từ khi thực hành đến nay bao nhiêu người được nghe?

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Không phải tất cả mọi người đều học. Nhiều người đều cúng dường vô số trăm Phật, vô số ngàn Phật, được thấy tất cả Phật rồi, ngay nơi đó thực hành giữ giới thanh tịnh, nhưng ở giữa chúng lại có người nghe Trí độ là bỏ đi, không kính trọng pháp Bồ tát. Khi Phật thuyết Trí độ sâu xa, người này bỏ đi không muốn nghe. Vì sao? - Vì người này ở đời trước khi nghe Trí độ đã bỏ đi nên cũng không vận dụng thân tâm nghe. Ðây là việc làm của hạng người vô trí. Do vì tội này nên nếu nghe Trí độ thậm thâm lại bảo người dừng lại, không cho nói. Người bảo dừng Trí độ là dừng Nhứt thiết trí. Người dừng Nhứt thiết trí là dừng Phật quá khứ, hiện tại, vị lai. Vì tội đoạn pháp này, chết đọa vào  đại địa ngục vô số trăm ngàn năm, vô  số vạn ức năm, sẽ chịu vô số thống khổ không thể tả. Tuổi thọ nơi đó chấm dứt, lần lượt sanh  đến trong địa ngục Ma Ha ở phương khác. Tuổi thọ trong đó hết, lần lượt sanh đến trong địa ngục Ma Ha phương khác nữa.

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Tội này bị đọa trong năm đường nghịch ác.

Phật bảo Xá-Lợi-Phất:

- Tội này dù muốn chỉ rõ cũng không thể đưa ra ví dụ. Nếu khi đọc tụng thâm nhập Trí độ, tâm người đó nghi ngờ pháp, cũng không chịu học, nghĩ và nói rằng: “ Ðây chẳng phải là Như Lai thuyết”. Ngăn chận người khác rằng: “Chẳng cần phải học”. Ðây là người tự phá hoại mình, lại phá hoại người khác. Tự mình uống thuốc độc, lại bảo người khác uống thuốc độc. Bọn người này là bọn đã tự mình quên mất, lại làm cho người khác quên mất.. Chính mình không hiểu biết Trí độ thậm thâm, trở lại phá hoại người khác. Bọn người này không nên gần gũi họ.

Này Xá-Lợi-Phất! Không nên cùng với bọn người này cùng ngồi chung, cùng nói chuyện, cùng ăn uống. Vì sao? - Vì bọn người này phỉ báng pháp, tự mình ở trong chỗ tối tăm, lại dẫn dắt người khác vào chỗ tối tăm. Người tự uống thuốc độc giết hại mình không khác với người đoạn pháp. Người này nói ra điều gì  có người tin, do tin theo lời nói đó, người đó bị tội đồng như nhau không khác. Vì sao? - Vì phỉ báng lời Phật dạy. Phỉ báng Trí độ là phỉ báng tất cả pháp.

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Con nguyện muốn nghe người phỉ báng pháp chịu những hình phạt giống loại nào? Không biết nơi chốn và thân đó lớn thế nào?

Phật bảo Xá-Lợi-Phất:

- Người phỉ báng pháp, bỗng dưng được nghe việc này. Người này máu từ nơi miệng, mũi liền trào ra, hoặc sợ hãi chết ngất, nhơn đó rất đau đớn. Người nghe những việc đó trong lòng sầu khổ và chết, giống như chặt hoa để giữa trưa, liền bị héo khô.

Xá-Lợi-Phất thưa:

- Kính bạch Thế tôn! Nguyện vì người, xin Thế tôn dạy những việc đó để cho họ biết thân người đó chịu những hình phạt như thế nào. Nguyện vì người đời sau  làm ánh sáng lớn. Người nào được nghe, lo sợ sẽ tự nghĩ: “Ta không thể phỉ báng và đọan pháp như người kia”.

Phật bảo Xá-Lợi-Phất:

- Ðây là chỉ cho người biết cái rất sáng suốt. Do nhơn tạo tội nên thọ thân hình rất xấu  xí, ở chỗ rất khổ cực, dơ dáy, hôi hám. Thật tình không thể tả hết. Nỗi thống khổ đó rất nhiều và rất lâu dài. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nghe lời này đủ để không còn dám trở lại phỉ báng.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thế tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nghe người này nói về Niết-bàn mà phủ lấp lời nói của người đó nên mới đưa đến cái tội này.

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Người ngu si này ở trong pháp của ta làm Sa môn, trở lại phỉ báng Trí độ, nói rằng: “chẳng phải đạo”. Ðó là người chấm dứt Trí độ, chấm dứt Phật, Bồ tát. Do chấm dứt Phật, Bồ tát nên bị đoạn dứt Nhứt thiết trí Phật quá khứ, hiện tại, vị lai. Người đoạn Nhứt thiết trí là đoạn pháp. Người đoạn pháp là đoạn Tỳ kheo Tăng. Do đoạn Tỳ kheo Tăng nên chịu vô lượng vô số tội.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Người nào đoạn Trí độ, bị đoạn bao nhiêu việc?

Phật dạy Tu-Bồ-Ðề:

- Vì ở trong chỗ ma nên thiện nam tử, thiện nữ nhơn này không tin, không ưa. Do hai việc này nên luôn đoạn Trí độ thậm thâm. Lại nữa, Tu-Bồ-Ðề! Người đoạn Trí độ lại có bốn việc. Thế nào là bốn việc?. Ðó là:

* Nghe theo lời dạy của thầy xấu.

*  Không học theo Trí độ.

* Không nương theo pháp lớn là chủ làm  việc phỉ báng, tìm tội lỗi người.

* Cống cao.

Ðó là bốn việc.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ít có người tin Trí độ và chẳng hiểu rõ pháp này.

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Ðúng như vậy! Ðúng như vậy! Ít có người tin Trí độ và không hiểu pháp này.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Vì lẽ gì  ít có người tin Trí độ thậm thâm?

Phật dạy Tu-Bồ-Ðề:

- Sắc không dính, không buộc, không mở. Vì sao? - Vì sắc là tự nhiên của sắc. Thọ, tưởng, hành, thức không dính, không buộc, không mở. Vì sao? - Vì tự thể của thức là thức.

Sắc quá khứ không dính, không buộc, không mở. Vì sao? - Vì tự thể của sắc quá khứ vậy.

Sắc đương lai không dính, không buộc, không mở. Vì sao? - Vì tự thể của sắc đương lai vậy.

Sắc hiện tại không dính, không buộc, không mở. Vì sao? - Vì tự thể của sắc hiện tại vậy.

 Thọ, tưởng, hành, thức quá khứ không dính, không buộc, không mở. Vì sao? - Vì tự thể của sắc quá khứ vậy (?). Thức đương lai không dính, không buộc, không mở. Vì sao? - Vì tự thể của thức đương lai. Thức hiện tại không dính, không buộc, không mở. Vì sao? - Vì tự thể của thức.

Vì vậy cho nên này Tu-Bồ-Ðề! Ít có người tin Trí độ thậm thâm.

Phẩm thứ sáu: Thanh tịnh

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

    - Ít có người hiểu Trí độ do vì bỏ qua không học tập.

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Ðúng như vậy! Ðúng như vậy! Ít có người hiểu Trí độ vì không quen học tập để đạt đến. Vì sao? - Này Tu-Bồ-Ðề! Sắc thanh tịnh, đạo cũng thanh tịnh, nên ta nói sắc thanh tịnh, đạo cũng thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức cũng thanh tịnh nên nói đạo cũng thanh tịnh, vậy nên thức cũng thanh tịnh.

Lại nữa, Tu-Bồ-Ðề! Sắc thanh tịnh, Nhứt thiết trí cũng thanh tịnh. Sắc cũng thanh tịnh, thế nên sắc thanh tịnh, Nhứt thiết trí cũng thanh tịnh như nhau không khác. Hiện tại không đoạn quá khứ, quá khứ không đoạn vị lai, nên không hư hoại. Vì vậy nên nói vì không đoạn quá khứ.

Xá-Lợi-Phất bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh là thậm thâm.

Phật dạy:

- Rất thanh tịnh.

Xá-Lợi-Phất thưa:

- Kính bạch  Thiên Trung Thiên! Rất thanh tịnh, rất trong sáng.

Phật dạy:

- Rất thanh tịnh.

Xá-Lợi-Phất thưa:

- Thanh tịnh không cấu nhiễm, thanh tịnh không tỳ vết, thanh tịnh không sở hữu, thanh tịnh đối với dục nhưng không dục. Thanh tịnh ngay nơi sắc nhưng không sắc.

Phật dạy:

- Rất thanh tịnh.

Xá-Lợi-Phất thưa:

- Không sanh là sắc rất thanh tịnh. Ngay nơi hữu trí mà vô trí, rất thanh tịnh. Ngay nơi trí mà vô trí, rất thanh tịnh. Ngay nơi sắc hữu trí, vô hữu trí rất thanh tịnh. Ngay nơi thọ, tưởng, hành, thức nhưng vô hữu trí, vô hữu trí rất thanh tịnh (?). Trí độ thậm thâm cũng rất thanh tịnh.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Nhứt thiết trí không tăng không giảm. Nhứt thiết trí rất thanh tịnh, không nắm bắt các pháp.

Phật dạy:

- Rất thanh tịnh.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Ngã thanh tịnh, sắc cũng thanh tịnh. Kính bạch Thiên Trung Thiên!.

Phật dạy:

- Vốn thanh tịnh.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Cho nên nói ngã thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức cũng thanh tịnh. Kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật dạy:

- Vốn thanh tịnh.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Ngã thanh tịnh, đạo cũng thanh tịnh. Ngã thanh tịnh, Nhứt thiết trí cũng thanh tịnh. Ngã thanh tịnh không có đầu mối, ngã thanh tịnh không có ranh giới. Sắc cũng thanh tịnh không ranh giới, kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật dạy:

- Vốn thanh tịnh.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Ngã không có ranh giới. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không có ranh giới. Kính bạch Thiên Trung Thiên. Người hiểu biết thanh tịnh tức là Ðại Bồ tát học đại Trí độ vậy. Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ cũng không ở chỗ này, cũng không ở chỗ kia, cũng không lìa đây, cũng không ở trung gian.

Phật dạy:

- Vốn như vậy.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Ðại Bồ tát biết như vậy là người thực hành Trí độ. Người có tưởng liền lìa xa Trí độ.

Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay! Tu-Bồ-Ðề! Có danh tự nên có tưởng, do tưởng nên có dính mắc.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Thật khó đạt Trí độ. Quyết định an ổn nơi dính mắc.

Xá-Lợi-Phất  thưa:

- Thưa ngài Tu-Bồ-Ðề! Dính mắc chỗ nào?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Người biết sắc không, đó gọi là dính mắc. Biết thọ, tưởng, hành, thức không, đó là dính mắc. Ðối với pháp quá khứ biết là pháp quá khứ, đó là dính mắc. Ðối với pháp vị lai biết là pháp vị lai, đó là dính mắc. Ðối với pháp hiện tại biết là pháp hiện tại, đó là dính mắc. Người biết pháp là được công đức lớn. Phát tâm Bồ tát là dính mắc.

Thích Ðề Hoàn Nhơn hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Sao gọi là dính mắc?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Do tâm  biết được. Câu Dực! Ðem tâm biết này bố thí cho người phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác vốn thanh tịnh luôn có tạo tác. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn được Bồ tát khuyến trợ chỉ dạy người trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác là giảng dạy chánh pháp. Ngay nơi thân tâm không có lỗi, có gieo trồng hạt giống Phật. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này do lìa các sự dính mắc, vì đã vứt bỏ cội gốc giao tiếp.

Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay Tu-Bồ-Ðề! Làm cho Ðại Bồ tát biết được nguồn gốc là biết rõ việc dính mắc. Lại nữa Tu-Bồ-Ðề! Có việc dính mắc rất sâu xa vi diệu. Nay ta sẽ nói rõ việc đó. Hãy lắng nghe kỹ. Lời nói đầu, giữa, cuối đều thiện.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Cúi xin Thế tôn, con ưa thích được nghe.

Phật dạy:

- Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn đối với Như Lai Chánh đẳng Chánh giác suy nghĩ nên phát khởi tưởng, theo chỗ nghĩ tưởng cho nên bị dính mắc vào Phật quá khứ, hiện tại, vị lai.

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðối với pháp vô dư tùy hỷ khuyến trợ là người khuyến trợ  Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ngay nơi pháp nhưng không có pháp, nên nói không có quá khứ, hiện tại, vị lai. Do vậy không thể có người tạo tác, cũng không thể có tưởng, cũng không thể tạo nguyên nhơn. Có người nhưng không thể thấy, nghe, không thể biết.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

-  Kính bạch Thiên Trung Thiên! Nguồn gốc này thanh tịnh thậm thâm.

Phật dạy:

- Vốn thanh tịnh.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Ngày nay con xin quy y Trí độ.

Phật dạy:

- Pháp không tác giả nên được thành Vô thượng chánh giác.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Các pháp thật chẳng tạo nên chánh giác.

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

- Không có pháp đối đãi, vì nó vốn thanh tịnh.Chỉ có một pháp làm thanh tịnh,  cũng không tạo tác đối với tất cả. (Ðối với tất cả cũng không tác giả)

Phật bảo Tu-Bồ-Ðề:

    - Thế nên lìa các dính mắc là bỏ nguồn gốc giao tiếp.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Trí độ khó hiểu. Kính bạch Thiên Trung Thiên!

Phật dạy:

- Ðúng như vậy! Không có người đắc Chánh giác.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Trí độ không thể phân biệt. Kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy!  Tu-Bồ-Ðề, chẳng phải chỗ tâm có thể biết được.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

    - Vì không có tác giả. Kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật dạy:

- Không có tác giả nên không dính mắc.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Bồ tát nên thực hành Trí độ như thế nào?

Phật dạy:

- Không nghĩ mình thực hành thọ, tưởng, hành, thức là thực hành Trí độ. Sắc không đầy đủ sắc là phi sắc, là hành Trí độ. Thọ, tưởng, hành, thức không đầy đủ là hành Trí độ.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Khó kịp. Kính bạch Thiên Trung Thiên. Ngay nơi dính mắc mà không dính mắc, đó chính thật là không dính mắc.

Phật dạy:

- Không dính mắc sắc là thực hành Trí độ. Người thực hành không dính mắc thọ, tưởng, hành, thức là hành Trí độ. Ðây là đại Bồ tát hành Trí độ ngay nơi sắc không dính mắc; ngay nơi thọ, tưởng, hành, thức không dính mắc. Ðối với đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật cũng không dính mắc. Lại từ nơi Nhứt thiết trí phát xuất ra nên đó là Nhứt thiết trí.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Pháp Thế tôn thuyết thậm thâm khó đạt. Nếu Thế tôn  có thuyết cũng không tăng, không thuyết cũng không giảm.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy! Ðúng như vậy! Tu-Bồ-Ðề! Ví như Như Lai trọn đời khen ngợi về KHÔNG  thì KHÔNG cũng không tăng; hoặc không khen ngợi  KHÔNG thì KHÔNG cũng không giảm. Ví như khen ngợi người huyễn thì người huyễn cũng không tăng; không khen ngợi người huyễn thì người huyễn cũng không giảm. Nghe điều tốt cũng không vui, nghe điều xấu cũng không buồn.

Như vậy, này Tu-Bồ-Ðề! Ðối với pháp, mỗi người đều đọc tụng, tu học pháp, pháp cũng không tăng không giảm.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật:

- Ðại Bồ tát rất khổ nhọc hành trì Trí độ. Người nào thủ hộ Trí độ không giải đãi, không khiếp sợ, không giao động, không thối lui. Vì sao? - Vì người thủ hộ Trí độ là thủ hộ KHÔNG, nên tất cả mọi người đều nên làm lễ Ðại Bồ tát, vì Ðại Bồ tát mặc áo giáp đại thệ nguyện, cùng với KHÔNG mà chiến đấu. Ðại Bồ tát vì tất cả mọi người nên mặc áo giáp đại thệ nguyện. Vì tất cả mọi người nêu lên KHÔNG. Ðại Bồ tát là người rất dõng mãnh.

Kính bạch Thiên Trung Thiên, dùng pháp KHÔNG đạt đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, được thành Chánh đẳng chánh giác.          

Có Tỳ kheo khác nghĩ: “Ta nên quy y Trí độ vì pháp đó không sanh, cũng không diệt”.

Thích Ðề Hoàn Nhơn hỏi Tu-Bồ-Ðề:

- Bồ tát theo lời dạy của Trí độ là dạy những gì?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Là theo chỗ chỉ dạy về KHÔNG.

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Chỗ nào là chỗ theo chỉ dạy KHÔNG?

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Người muốn yên tịnh, đó là Ðại Bồ tát, là người biết Trí độ.

Thích Ðề Hoàn Nhơn bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Người lãnh thọ Trí độ phải hộ trì trong thời gian bao lâu?

Tu-Bồ-Ðề bảo Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Thế nào, Câu Dực! Ông có thể thấy pháp là cần phải  hộ trì  hay sao mà ông nói là muốn hộ trì pháp?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Không phải.

Tu-Bồ-Ðề bảo:

- Người học theo những gì Trí độ chỉ dạy, chính là người đã được pháp hộ trì, là người làm theo pháp. Người hoặc phi nhơn chắc chắn không thể phá hoại được người này.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Nếu Ðại Bồ tát hộ trì pháp KHÔNG  là đã học tập thực hành theo Trí độ.  Thế nào Câu Dực! Có thể giữ gìn tiếng vang được không?

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa:

- Không thể.

Tu-Bồ-Ðề thưa:

- Như vậy này Câu Dực! Ðại Bồ tát thực hành Trí độ, pháp đó cũng như tiếng vang. Do biết vậy nên cũng không nhớ nghĩ. Do không nhớ nghĩ tức là thực hành Trí độ.

Nhờ oai thần của Phật, các Tứ thiên vương, Thích, Phạm và Tôn thiên trong ba ngàn đại thiên quốc độ, tất cả đều đi đến trước chỗ Phật, đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng  rồi cùng đứng qua một bên.

Chư Thiên, Thiên vương, Thích, Phạm đều nương oai thần của Phật nên nghĩ: “Ngàn các đức Phật đều tên là Thích Ca Văn, Tỳ kheo của Phật đều tên là Tu-Bồ-Ðề. Người hỏi Trí độ đều như  Thích Ðề Hoàn Nhơn”.

Quyển thứ tư

Phẩm thứ bảy: Bổn vô 

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên, các pháp theo thứ tự của nó, đó là sự trình bày pháp không bị tổn giảm. Các pháp không có đầu mối và tướng của các pháp không chướng ngại, như “không pháp” là không sanh, các pháp có sanh không thể đạt được, đó là pháp sanh nên không thể đắc.

Các Thiên tử cõi Dục, cõi Phạm đồng bạch Phật:

- Tịch tịnh là đệ tử Phật. Nay tôn giả Tu Bồ Ðề nói tất cả đều không.

Tu Bồ Ðề bảo các Thiên tử:

- Vì đó là theo lời dạy của Như Lai.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Làm thế nào để biết đó là lời dạy của Như Lai?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Như Lai vốn không, đó là theo lời dạy của Như Lai. Các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại thảy đều không.

Phật dạy:

- Người theo vốn không là theo lời dạy của Như Lai. Các pháp cũng vốn không. Như các pháp vốn không, Như Lai cũng vốn không. Tất cả vốn không, hoàn toàn vốn không. Ðó là Tu Bồ Ðề đã theo lời Như Lai dạy. Không khác với vốn không, đó là Như Lai dạy. Không khác, không có khác theo Như Lai dạy, đó là theo vốn không.

Vốn không, đó là Như Lai. Chỗ an trụ mà Tu Bồ Ðề an trụ là theo lời dạy của Như Lai. Như Như Lai vốn không, không chướng ngại, các pháp cũng vốn không, không chướng ngại. Vậy nên Tu Bồ Ðề là người vâng theo lời dạy của Như Lai, vì giống như Như Lai vốn không, nên đối với các pháp cũng vốn không, hoàn toàn vốn không, giống nhau không khác.

Ngã, cũng không tác giả. Vốn không, cũng không tác giả. Tất cả đều vốn không, lại cũng không vốn không, như vốn không, vốn không ngã, cũng như vậy. Tu Bồ Ðề là người theo lời Như Lai dạy. Như Như Lai vốn không, không khác, không có khác. Thế nên các pháp cũng vốn không, không khác, không có khác. Ðó là Như Lai vốn không, cũng không hư hoại, cũng không mục nát, không thể đắc. Vậy nên Tu Bồ Ðề là người vâng theo lời dạy của Như Lai. Như Lai cùng các pháp đều vốn không, không khác, cũng không khác. Vốn không cũng không có khác. Vốn không, hoàn toàn là vốn không. Như Tu Bồ Ðề  đã vâng theo, đã nhập không thể tính toán. Người cũng vô sở nhập, đó là theo lời dạy của Như Lai.

Như Lai đó là vốn không. Cũng không quá khứ, vị lai, hiện tại và các pháp đều là vốn không, nên cũng không quá khứ, vị lai, hiện tại. Như vậy nên Tu Bồ Ðề là người vâng theo lời dạy của Như Lai. Do Như Lai vốn không, liền nói Như Lai dạy. Như Lai tức là vốn không, vị lai cũng vốn không, quá khứ cũng vốn không, hiện tại cũng vốn không. Do quá khứ vốn không, Như Lai dạy đó là vốn không. Do vị lai vốn không, Như Lai dạy đó là vốn không. Do hiện tại vốn không, Như Lai dạy đó là vốn không. Do như quá khứ, vị lai, hiện tại vốn không, nên Như Lai dạy đó là vốn không. Do như quá khứ, vị lai, hiện tại vốn không, Như Lai dạy đó là vốn không, chúng giống nhau không khác.

Như các pháp vốn không,vậy nên này Tu Bồ Ðề, chúng giốngnhau không khác. Vì theo Như Lai dạy, chúng giống nhau không khác. Ðó là vốn không của chơn Bồ tát đạt đến Vô thượng Bồ đề. Cũng đều vốn không giống nhau. Do như vốn không nên liền đắc tên Như Lai vốn không.

Ðất liền chấn động sáu cách. Như Lai nhơn vốn không này màđược thành tựu. Thế nên Tu Bồ Ðề là người vâng theo lời dạy của Như Lai.

Lại nữa Tu Bồ Ðề! Vì không theo sắc, vì không theo thọ - tưởng - hành thức, cũng không theo Tu-đà-hoàn đạo, cũng không theo Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật đạo. Vậy nên Tu Bồ Ðề là người vâng theo lời dạy của Như Lai.

Xá Lợi Phất bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Bổn vô rất thậm thâm.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy! Bổn vô rất thậm thâm.

Khi thuyết về Bổn vô, ba trăm Tỳ kheo đều đắc A-la-hán, năm trăm Tỳ kheo ni đều đắc Tu-đà-hoàn đạo, năm trăm chư thiên và người đều đắc được Vô sanh pháp nhẫn, sáu chục Bồ tát đều đắc A-la-hán đạo.

Phật bảo Xá Lợi Phất:

- Hạng Bồ tát này đã từng cúng dường năm trăm đức Phật quá khứ, đã làm việc bố thí, giữ gìn tịnh giới, thành tựu nhẫn nhục, tinh tấn và đầy đủ thiền định. Bởi không đắc phương tiện quyền xảo của Trí độ nên tuy là đại Bồ tát có đạo ý thể nhập vào không, vô tướng, vô nguyện, vì xa lìa phương tiện quyền xảo, giữa đường đã cho là cứu cánh nên chứng đắc Thanh văn.

Này Xá Lợi Phất! Ví như có con chim lớn, thân của nó hoặc bốn ngàn dặm, hoặc tám ngàn dặm, một vạn hai ngàn dặm, một vạn sáu ngàn dặm,  hoặc ba vạn dặm, từ trên trời Ðao Lợi muốn đi đến Diêm Phù Ðề, nhưng con chim này vì không có cánh để bay, nó bèn từ trên trời Ðao Lợi lộn nhào xuống đất. Thế nào, Xá Lợi Phất! Con chim này giữa đường muốn quay trở lại trên trời Ðao Lợi có thể được không?

Xá Lợi Phất thưa:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên, không thể được.

Phật dạy:

- Con chim này rơi đến cõi Diêm Phù, muốn thân nó không bị đau đớn, có thể được không?

Xá Lợi Phất thưa:

- Không thể được, kính bạch Thiên Trung Thiên! Con chim này rơi đến đất, thân nó không thể không bị đau đớn. Hoặc là nó sẽ chết, hoặc nó sẽ bị hôn mê cực độ. Vì sao? - Vì thân nó rất lớn mà lại không có cánh.

Phật dạy:         

- Ðúng như vậy, Xá Lợi Phất! Giả sử đại Bồ tát làm việc bố thí, hộ trì tịnh giới, thành tựu nhẫn nhục, việc làm tinh tấn, thiền định nghiêm túc, phát tâm rất lớn, trải qua kiếp số như cát sông Hằng, muốn độ tất cả thành Vô thượng Bồ đề, nhưng không có phương tiện quyền xảo của Trí tuệ độ nên giữa đường bị rơi trở lại địa vị Thanh văn Bích Chi Phật.

Như vậy, này Xá Lợi Phất! Ðại Bồ tát đối với Phật quá khứ, hiện tại, vị lai vì không trì giới, thiền định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến huệ, mà trở lại phát sanh tưởng, đó là không giữ giới, thiền định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến tuệ của Như Lai. Vì không biết lời dạy của Như Lai nên không hiểu không biết, chỉ nghe trên lời nói mà tưởng như vậy. Như điều đã nghe, muốn trở thành Vô thượng Bồ đề, điều đó không thể nào đạt được, nên giữa đường chứng đắc địa vị Thanh văn, Bích Chi Phật đạo. Vì sao? - Vì như vậy là không đắc phương tiện quyền xảo của Trí độ.

Xá Lợi Phất bạch Phật:

- Con nhớ Phật có dạy: lìa phương tiện quyền xảo của Trí tuệ độ, không thể đạt đến Vô thượng Bồ đề. Ðại Bồ tát nào muốn đắc Vô thượng Bồ đề nên sáng suốt học tập phương tiện quyền xảo của Trí tuệ độ.

Các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc đồng bạch Phật:

- Trí độ thật sâu xa, khó hiểu, khó rõ, bỗng nhiên không thể đắc được Vô thượng Chánh giác.

Phật bảo các Thiên tử:

- Ðúng như vậy! Trí độ thậm thâm khó hiểu rõ, bỗng chốc không thể đắc Vô thượng Chánh giác.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ khó hiểu rõ. Như con nghĩ: người có trí tuệ như vậy mới có thể đắc Vô thượng Chánh giác. Vì sao? - Vì cũng không ngay nơi đó có người đắc Chánh giác nên nói là “pháp không”, không tạo nên Chánh giác. Do pháp không, nên đối với pháp cũng không thể đắc, sẽ tạo nên Chánh giác, nên các pháp đều không. Ngay nơi các pháp không có sở hữu, đó là pháp ngữ. Không tạo nên Chánh giác nên gọi đó là pháp không. Không tạo nên Chánh giác, cũng không đắc Chánh giác. Người nghĩ tất cả pháp đều không, người học theo như vậy. Kính bạch Thiên Trung Thiên, bỗng chốc đắc Vô thượng Chánh giác, thành bậc Chánhgiác.

Xá Lợi Phất bảo Tu Bồ Ðề:

- Như thầy đã nói, bỗng chốc đắc Vô thượng Chánh giác, điều đó thật là khó. Vì sao? - Vì “không”  không nghĩ rằng ta sẽ tạo nên Vô thượng Chánh giác, thành bậc Chánh giác. Pháp như vậy dễ đắc Chánh giác. Vì sao? - Vì các Bồ tát nhiều như cát sông Hằng, làm sao xoay trở lại?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Nên biết như vậy. Không vì bỗng nhiên, khó đắc Vô thượng Chánh giác.

Tu Bồ Ðề hỏi Xá Lợi Phất:

- Vì trở lại sắc không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?

Ðáp:

- Thưa không.

- Vì trở lại thọ, tưởng, hành, thức, không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?

Ðáp:

- Thưa không.

- Có thể có sắc khác đắc pháp thì không trở thành  Vô thượng Chánh giác phải không?

Ðáp:

- Thưa không.

- Có thể có thọ, tưởng, hành, thức khác đắc pháp thì không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?

Ðáp:

- Thưa không.

- Sắc vốn không thì không  trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?

Ðáp:

- Thưa không.

- Thọ, tưởng, hành, thức vốn không thì không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?

Ðáp:

- Thưa không.

- Thế nào, Xá Lợi Phất! Có thể có sắc khác vốn không, đắc pháp đó thì  không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?

Ðáp:

- Thưa không.

- Có thể có thọ, tưởng, hành, thức khác vốn không, đắc pháp đó thì trở lại không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?

Ðáp:

- Thưa không.

- Thế nào, Xá Lợi Phất! Vốn không thì không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?

Ðáp:

- Thưa không.

- Có thể có vốn không nào khác nữa, đắc pháp đó thì  không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?

Ðáp:

- Thưa không.

- Giả sử ngay nơi pháp này không đắc, thì pháp nào bị thối chuyển trở thành Vô thượng Chánh giác?

Xá Lợi Phất bảo Tu Bồ Ðề:

- Pháp như  thầy đã thuyết thì không có Bồ tát trở thành Bất thối chuyển.

Tu Bồ Ðề thưa:

- Bồ tát là người có ba đức. Ðó là Như Lai dạy:

Là Phật hành hạnh Bồ tát không kể ba đức trên. Như Tu Bồ Ðề đã nói.

Phần Nậu Văn Ðà Ni Phất thưa ngài Xá Lợi Phất:

- Thầy Tu Bồ Ðề thuyết Nhứt đạo nhưng phải hỏi việc đó.

Ngài Xá Lợi Phất bảo Tu Bồ Ðề:

- Thưa ngài Tu Bồ Ðề, muốn hỏi điều ngài thuyết về Nhứt đạo và hỏi về việc Phật hành Bồ tát.

Tu Bồ Ðề thưa:

- Thế nào, ngài Xá Lợi Phất! Ngay trong vốn không có thể thấy hai đạo, đó là Thanh văn đạo và Bích Chi Phật đạo không?

Phật bảo Xá Lợi Phất:

- Trong vốn không không thấy được hai việc ấy.

Tu Bồ Ðề thưa:

- Thế nào, ngài Xá Lợi Phất! Vốn không là một phải không? Cho nên nói đắc. Nếu đại Bồ tát nào nghe vốn không, không giải đãi, thì đại Bồ tát này đã thành tựu Bồ tát.

Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay! Tu Bồ Ðề! Giống như thầy đã thuyết không khác, là chỗ oai thần chư Phật đạt đến. Ðây là đại Bồ tát vốn không, không có khác. Nếu Bồ tát nào không giải đãi thì biết đã thành tựu Bồ tát.

Xá Lợi Phất bạch Phật:

- Sao gọi là Bồ tát?

Phật dạy Xá Lợi Phất:

- Chính là người thành tựu Vô thượng Chánh giác vậy.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Sao gọi là Ðại Bồ tát muốn thành tựu? Trụ ở chỗ nào?

Phật dạy:

- Thấy tất cả mọi người đó bình đẳng không khác. Không có ý làm hại, lòng từ thương xóùt mọi người như đối với chính mình không khác. Tâm người đó nhu hòa thương xót, không giận hờn, không chướng ngại, không nhiễu loạn, xem mọi người như cha mẹ mình không khác. Ðó là chỗ trụ của tâm Bồ tát. Nên học như vậy.

 

Phẩm thứ tám.  A Duy Việt Trí  

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Ðại Bồ tát Bất thối chuyển dựa vào hành tướng gì mà biết đó là đại Bồ tát Bất thối chuyển?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ðối với người phàm và Thanh văn, Bích Chi Phật, cho đến địa vị Phật đạo nghe tất cả về vốn không, nhưng không hề lay chuyển, cũng không thay đổi. Ngay nơi pháp đó cũng vốn không. Ðó là vốn không. Không lay động, đó là vượt qua. Như chỗ đã nghe không thay đổi, cũng không nghi ngờ, cũng không nói đúng, cũng không nói sai. Như vốn không là không mất. Lời nói của người đó không khinh bạc, không nói những việc khác, chỉ nói việc chính đáng. Không dòm ngó việc làm của người khác. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển không có hình tướng và diện mạo của Sa môn, Bà la môn, rằng đây là Sa môn, đây là Bà la môn. Hiểu biết rõ ràng đúng đắn, hoàn toàn không thờ tự lễ bái các vị trời khác, không đem hoa hương dâng lên những vị đó. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy, thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển hoàn toàn không sanh ở những nơi xấu ác, không làm thân phụ nữ. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển hoàn toàn không xa lìa mười điều lành. Chính mình không giết hại, dạy người không giết hại, Chính mình không trộm cắp, dạy người không trộm cắp. Chính mình không dâm dật, dạy người không dâm dật. Chính mình không nói hai lưỡi, không nói lời hung ác, không nói dối trá, không nói thêu dệt, không ganh ghét, không tham lam, không si mê, làm việc làm ngay thẳng đúng đắn, dạy người giữ gìn việc chơn chánh. Ðó là mười điều lành. Lại ngay trong giấc mộng cũng tự giữ gìn không mất mười điều lành. Ðó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển ngay trong giấc mộng cũng thấy mười điều lành. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển đem pháp đã học muốn làm an ổn cho tất cả mọi người, thuyết pháp cho tất cả mọi người nghe. Ðó là bố thí pháp, làm cho tất cả mọi người đắc được pháp, đó tức là bố thí pháp cho tất cả. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển, dù vua chúa là người hùng trong mọi người, đem trí tuệ hiểu biết của mình nghe thuyết pháp thậm thâm hoàn toàn không nghi ngờ. Không nghi, không nói không tin, lời nói nhu hòa, lời nói dịu dàng, ít ngủ nghỉ, ra vào lui tới tâm không tán loạn, bước đi an nhàn thư thả. Giở chân cất bước chọn chỗ đặt chân. Và trong y phục, mùng mền không có rận rệp, luôn luôn sạch sẽ. Cũng không lo buồn. Trong thân không có tám mươi loại vi trùng. Vì lẽ gì? - Vì đại Bồ tát này đã có công đức vượt lên trên công đức xuất thế gian, luôn luôn muốn cho công đức đó được thành tựu viên mãn và tăng thêm lên. Thân thanh tịnh, tâm cũng thanh tịnh.       Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Vì lẽ gì tâm Bồ tát thanh tịnh? Nên làm thế nào để biết?

Phật dạy Tu Bồ Ðề:

- Công đức Ðại Bồ tát đã tạo càng tăng thêm rất nhiều, luôn luôn vượt lên trên. Tâm Bồ tát tự tại không ngăn ngại. Công đức đó đều nhờ tâm nên thanh tịnh. Vượt lên địa vị Thanh văn, Bích Chi Phật đạo, đó là tâm Ðại Bồ tát thanh tịnh. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển không mong cầu tiền của, vật dụng. Nếu ra làm việc cúng dường thì không keo kiệt xan tham. Khi thuyết pháp thậm thâm không mỏi mệt, thực hành theo điều mình hiểu. Có người muốn nghe pháp thậm thâm, liền đem Trí độ giảng thuyết cho họ. Có ra làm việc với ngoại đạo hoặc việc thế gian, đem Trí độ làm chủ yếu, vì muốn cho họ đi theo con đường chính. Người không hiểu, đem Trí độ giải thích cho họ. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát  Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Người này đến chỗ nào, ác ma liền đến chỗ đó  hóa làm tám địa ngục lớn, trong mỗi địa ngục hóa ra vô số trăm ngàn Bồ tát chỉ dạy rằng:

- Bọn người này đều đã được Phật thọ ký rồi, đều là Bất thối chuyển, nay đều đọa vào trong địa ngục cũng đều là do Phật thọ ký. Giả sử người nào được thọ ký làm Bất thối chuyển rồi, nên mau ăn năn rằng: “Ta không phải là Bất thối chuyển”. Giả sử người nào nói như vậy, liền không đọa vào địa ngục, sẽ được sanh lên cõi trời.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Giả sử tâm người này không lay động, đó chính là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Phật dạy:

- Những lời ta dạy không sai khác. Giả sử người đó sanh đến chỗ xấu ác thì lời Phật dạy có sai khác. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa Tu Bồ Ðề! Ác ma hóa làm Sa môn hoặc dùng y phục Sa môn mặc vào, đến chỗ Ðại Bồ tát bảo:

- Nếu người nào trước đã từ nơi ta được nghe, từ nơi ta được lãnh thọ, nay bỏ hết không dùng, hoặc nay sẽ tự ăn năn lỗi đó, hoặc nhanh chóng ăn năn theo như lời ta dạy. Ta ngày ngày đi đến hỏi han. Nếu giả sử không vâng theo lời ta, ta quyết định không trở lại gặp gỡ. Nếu người không nói lại lời này chẳng phải lời Phật dạy, đây đều là của ngoại đạo làm ra. Nay lời nói của ta chính là Phật đã dạy.

Phật dạy:

- Người nghe những lời này mà lay động, nên biết đó là người không được Phật quá khứ thọ ký, được cất nhắc lên từ Ðại Bồ tát. Có nhiều Ðại Bồ tát chưa đến được địa vị Bất thối chuyển, giả sử không lay động, nghĩ đến pháp không có sanh tử, nghĩ không có sanh tử, tin lời người khác nói, ví như Tỳ kheo đắc A-la-hán, không nghe theo lời nói của người khác, trong giấc ngủ được thấy pháp, lấy đó để làm chứng, đó là không sở hữu, hoàn toàn không lay động, Ðại Bồ tát này cũng không lay động. Như pháp mà địa vị Thanh văn, Bích Chi Phật đạo đã nghỉ đến, những pháp không có thối thất. Ðại Bồ tát này hướng thẳng đến Nhứt thiết trí không còn thối thất. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ác ma đi đến chỗ của Ðại Bồ tát hóa làm người khác. Nếu có tìm cầu rất siêng năng thì chẳng phải hạnh Nhứt thiết trí. Nếu làm ngược lại với sự khổ nhọc đó, hoặc dựa vào sự khổ nhọc để làm, không nên nhàm chán thối lui. Nên dựa vào cái gì để tìm thân này? Ngươi vì sao không sớm giữ lấy địa vị La-hán mà mong cầu làm Phật?

Phật dạy:

- Giả sử người không lay động, ác ma lại bỏ đi, trở lại tìm phương kế hóa làm vô số Bồ tát đứng ở một bên, lại nói lời chỉ dạy như vầy: “Ngươi thấy Bồ tát này không? Ðều cúng dường tất cả Phật như cát sông Hằng rồi, cúng dường đầy đủ tất cả y phục, ẩm thực, sàn tòa, ngọa cụ, thuốc men, đều ở chỗ Phật nhiều như cát sông Hằng thực hành giữ giới thanh tịnh đã học, được thực hành theo điều học được  bằng trí tuệ. Ðiều họ mong cầu là học hết tất cả và sống đúng như pháp. Vậy mà đến nay vẫn không thể đắc Vô thượng Chánh giác. Học như vậy xong, lãnh thọ như vậy xong, thực hành như vậy xong mà không thể đắc Nhứt thiết trí, huống là ngươi muốn đắc Vô thượng Chánh giác thế nào được?”.

Phật dạy:

- Giả sử người này không lay động, ác ma liền lui, lại hóa làm Tỳ kheo nói những lời thế này: “Ðây đều là La-hán, đời quá khứ đều thực hành đạo Bồ tát, nay chứng quả La-hán, mà nay còn làm Tỳ kheo như đây, thì ngươi sẽ từ chỗ nào đắc Vô thượng Chánh giác?”.

Phật dạy:

- Ðại Bồ tát này tuy từ chỗ khác nghe những lời này, tiếp tục tu hạnh này, tâm không lay động, cũng không có tâm khác, biết rõ đó là ma làm.

Phật dạy:

- Người nào học Trí độ, thực hành theo đó không đắc Nhứt thiết trí thì sẽ từ  chỗ nào để đắc? Những lời Phật dạy là không sai khác. Học như vậy, thực hành như vậy, như Trí độ, tâm không lay động, giả sử không đắc Nhứt thiết trí thì lời Phật dạy là có sai khác. Những lời Phật dạy hoàn toàn không hư dối, Ðại Bồ tát nên học như vậy. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ác ma đi đến chỗ Bồ tát Bất thối chuyển nói lên lời rõ ràng rằng:

- Nhứt thiết trí như hư không. Pháp này không thể đạt ranh giới, pháp này không thể không có chỗ tận cùng để có thể đắc. Vì sao? - Vì không có bất thối chuyển, cũng không đắc Phật Chánh giác. Nay được nhìn thấy pháp này, đều là hư dối, đều là trống không, chỗ làm của ngươi chỉ là khổ nhọc, không giác tri ngay, đây là ma làm, làm sao muốn đắc Vô thượng Chánh giác? Ðây chẳng phải là Phật thuyết.

Phật dạy:

- Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này nên biết như vậy, nên nghĩ đây là việc làm của ma. Tâm người đó ngay thẳng, không lay động. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển muốn tu đệ nhất Thiền, đệ nhị Thiền, đệ tam cho đến đệ tứ Thiền, Tam ma Việt. Thuận theo tứ Thiền nhưng không lựa chọn tầng Thiền nào trong tứ Thiền, đó là định, là sự ham muốn của người đó. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển không mong cầu danh tự hoặc lời nói khen ngợi, không nghĩ đến dục. Tâm người đó rộng lớn, chỉ nghĩ đến tất cả, làm cho tất cả được an ổn. Ði, đứng, nằm, ngồi tâm không tán loạn. Ra vào ý tứ, cung kính chí thành. Không mong có thế lực, không dâm dục, buông lung. Nếu dục đến, tự lo sợ cái dục đó. Ðối với dục luôn có sự lo sợ. Ví như kẻ nam tử đi ngang qua giữa chốn rừng chằm rộng lớn, mông mênh hiu quạnh, muốn dừng lại nghỉ ngơi ăn uống, lại lo sợ giặc cướp, muốn mau mau đi qua khỏi chỗ này, nghĩ rằng: “Khi nào mới đến được chỗ tụ lạc an ổn để mau được thoát khỏi chỗ này?”. Ðại Bồ tát Bất thối chuyển cũng như vậy, khi ái dục đến, tự nghĩ đây là việc không nên làm, đây là điều bất chánh, là điều quấy, chẳng phải là pháp ta nên làm. Cũng không nghĩ đến những việc xấu khác. Vì sao? - Vì muốn làm cho tất cả đều được an ổn.

Phật dạy:

- Người nghĩ như vậy đều là nhờ sức oai thần của Trí độ. Thấy người có đầy đủ hình tướng như vậy, biết đó chính là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Duyệt xoa Hòa Di La Hoàn thường theo Ðại Bồ tát Bất thối chuyển, các quỷ thần khác không dám theo Bồ tát, hoàn toàn không mất chí. Tâm người đó không tán loạn, thân cũng không phát sanh vọng tưởng. Thân thể hoàn bị, là người hùng, không dỗ dành phụ nữ của người khác. Người khác làm bùa chú hoặc thuốc độc, người này không làm những việc như vậy. Tự mình không làm, cũng không dạy người khác làm. Ðó là Bồ tát thanh tịnh. Không nói việc của kẻ nam người nữ, vì đó là những điều rất xấu xa. Thấy người có đầy đủ hình tướng như vậy biết đó chính là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển không làm việc nhóm họp những công việc của người đời, không làm việc cho vua, không làm việc cho giặc, không làm việc cho binh lính, quân trận, không làm việc cho xóm làng, tụ lạc, không làm việc cho thành quách, không làm việc cho thế tục. Cũng không cùng người nữ, không cùng người nam, không cùng ngoại đạo, không làm việc cho thóc lúa, cho rượu chè, không thờ tự, cũng không dùng nhiều màu sắc, không hương, không hoa, không cười cợt, không ăn năn, cũng không lợi dưỡng, không tạo bao nhiêu thứ. Cũng không theo các việc sở hữu mà chỉ dự theo việc của Trí độ. Không lìa Nhứt thiết trí, luôn nhớ nghĩ không quên. Cũng không làm việc chiến tranh. Tự giữ gìn như pháp, thường làm việc ngay thẳng, không làm việc phi pháp. Thường khen ngợi người hiền, lấy đó làm hàng đầu. Thường muốn làm người thân hậu với người, không làm người oán cừu. Chỉ cầu pháp Như Lai, quyết muốn cầu sanh về cõi Phật ở phương khác. Cầu như vậy thì sẽ không sanh về chỗ kia. Do đây nên thường được thấy Phật, lại được cúng dường Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Hoặc từ cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, khi bỏ nơi đó đi sẽ sanh vào trung quốc, hoặc ở trong gia đình hiền lành, hoặc sanh trong hàng thông minh trí tuệ, nói năng lưu loát. Hoặc ở trong gia đình hiểu biết kinh điển, không ưa tham dự việc nhỏ. Có sanh ở chốn biên địa thì sanh trong nước lớn, hoàn toàn không phạm pháp. Thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó chính là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển cũng không nói ta là Bất thối chuyển, cũng không nghĩ ta là Bất thối chuyển, cũng không nghĩ ta không ở địa vị Bất thối chuyển. Ví như nam tử được địa vị Tu-đà-hoàn đạo, ngay nơi địa vị đó hoàn toàn không nghi ngờ. Việc ma tuy phát sanh liền giác tri tất cả. Ðã phát sanh, không theo mưu kế đó. Ðại Bồ tát Bất thối chuyển cũng như vậy. Tự mình ngay nơi địa vị hoàn toàn không nghi ngờ, cũng không giải đãi. Việc ma tuy có phát sanh, liền giác tri tất cả. Ðã phát sanh rồi, không theo mưu kế đó. Ví như nam tử làm việc xấu ác, tâm người đó hoàn toàn không quên, cho đến lúc chết tâm cũng hoàn toàn không thay đổi. Ðại Bồ tát Bất thối chuyển hoàn toàn không dời đổi. Tâm an trụ trung chính. Ðối với Ðại Bồ tát Bất thối chuyển, tâm hoàn toàn không lay động. Nhơn gian, thiên thượng hoàn toàn không thể lay chuyển. Việc ma tuy có phát sanh liền giác tri tất cả. Ðã phát sanh không theo mưu kế đó. Ngay nơi địa vị hoàn toàn không nghi ngờ. Cũng không có tâm Thanh văn, Bích Chi Phật, hoàn toàn không nghĩ rằng Phật khó đắc. Ðịa vị đó an ổn trang nghiêm, vững vàng không có ai hơn. Vì sao? - Vì người trụ như vậy không ai có thể vượt qua. Ác ma rất buồn, liền hóa làm Phật, đi đến chỗ người đó bảo rằng:

- Ngươi nên chấp nhận quả vị La-hán đi, thì được Như Lai thọ ký đắc Vô thượng Chánh giác. Vì sao? - Vì nếu không làm như vậy thì cũng không chứng đắc. Người có tâm như vậy, đầy đủ hành tướng như vậy có thể thành đại Bồ tát mà còn không chứng được Vô thượng Chánh giác, vậy ngươi làm sao mà được thành Phật?

Phật dạy:

- Giả sử tâm Bồ tát này không lay động thì biết đây là Ðại Bồ tát. Từ quá khứ, Như Lai A-la-hán Ðẳng Chánh giác đã thọ ký rồi. Giả sử có người nghĩ biết ma làm giống như Phật đi đến, nam tử này biết là chẳng phải Phật, đây là ma làm. Người làm việc làm như vậy là để mong địa vị Bất thối chuyển. Như Phật đã dạy, việc của ma không có khác. Người thấy rõ như vậy nên suy nghĩ rằng: “Ma vì muốn làm cho ta thối chuyển”.

Phật dạy:

- Giả sử người bất động, đó là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển đã được Như Lai A-la-hán Ðẳng Chánh giác từ quá khứ thọ ký, đã trụ vào địa vị Bất thối chuyển rồi. Vì sao? - Vì thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó chính là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối chuyển nhờ pháp nên không tham sở hữu, cũng không tiếc mạng sống của mình. Ðại Bồ tát này vì muốn nhận lấy và hộ trì pháp của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Người muốn hộ pháp của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại chỉ vì số đông, đây là pháp thọ ký, đây là pháp hộ trì. Nhờ vậy, nên không tiếc vật gì. Cũng không tiếc thân mạng, chưa từng có lúc nào giải đãi, cũng không có mỏi mệt. Vì thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy thì biết đó chính là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðối với pháp, Ðại Bồ tát Bất thối chuyển Như Lai A-la-hán Ðẳng Chánh giác thuyết chưa từng nghi ngờ, cũng không nói sai.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Pháp Như Lai thuyết cũng không nghi ngờ, không nói sai, vì ngay nơi pháp Thế tôn thuyết cũng không nghi, cũng không nói sai. Pháp của các Thanh văn thuyết, ngay nơi đó cũng không nghi, cũng không nói sai. Vì sao? - Này Tu Bồ Ðề!Vì Ðại Bồ tát đạt Vô sanh pháp nhẫn. Vì thấy vị ấy có đầy đủ hình tướng như vậy, biết đó chính là Ðại Bồ tát Bất thối chuyển.

Phẩm thứ chín. Hằng-Giá-Ðiều Ưu-bà-di 

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Thật lành thay Ðại Bồ tát Bất thối chuyển! Nhờ đại công đức đạt đến Bất thối chuyển nhiều như số cát sông Hằng để làm tướng ứng hiện. Hôm nay Thiên Trung Thiên thuyết pháp thậm thâm là sự thi hành của đại Bồ tát.

Phật dạy:

- Lành thay! Lành thay! Tu Bồ Ðề! Lời hỏi của thầy thật là thậm thâm. Ðây tức là không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh tử, vô sở sanh, vô sở hữu, vô sở dục. Ðó là Diệt. Niết-bàn là giới hạn.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Niết-bàn là giới hạn, không thuộc về các pháp.

Phật dạy Tu Bồ Ðề:     

- Các pháp thậm thâm. Vì sao? - Vì sắc thậm thâm. Tu Bồ Ðề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng thậm thâm. Ấm cũng thậm thâm như sắc thậm thâm.

Tu Bồ Ðề! Sao gọi là thọ, tưởng, hành, thức thậm thâm? Có thậm thâm là chẳng phải sắc thậm thâm. Ðó là sắc thậm thâm, thọ tưởng hành thức cũng như vậy. Thức này là thậm thâm.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Thật lành thay chút vi diệu sắc từ Niết-bàn!

Phật dạy Tu Bồ Ðề:

- Thọ, tưởng, hành, thức là luôn luôn theo Niết-bàn thậm thâm. Thậm thâm là Trí độ. Ðại Bồ tát tư duy đây là trụ. Như Trí độ dạy, vì học Trí độ. Ðại Bồ tát theo tư tưởng này tư duy, nghĩ về lời dạy như hư không. Thực hành một ngày thậm thâm không thể nói hết.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:   

- Ðại Bồ tát này thực hành một ngày thậm thâm thì đẩy lui được bao nhiêu kiếp sanh tử?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ví như có một người thanh niên rất yêu mến một cô gái xinh đẹp, cùng hẹn hò gặp nhau nhưng cô gái không được tự do để đến gặp. Thế nào, Tu Bồ Ðề! Chàng thanh niên này có nhớ đến cô gái kia không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Người thanh niên này luôn nhớ nghĩ đến cô gái không có lúc nào quên.

Phật dạy:

- Chàng thanh niên này suốt ngày nghĩ đến cô gái kia, tâm anh ta không thay đổi. Ðại Bồ tát nghĩ đến Trí độ, suốt ngày thực hành, đẩy lui được vô số kiếp sanh tử. Ðại Bồ tát y theo Trí độ dạy, học tập theo như lời dạy trong đó, suốt ngày nghĩ nhớ thực hành theo thì Bồ tát này đã đẩy lui sự xấu ác và diệt trừ tội lỗi. Nếu đại Bồ tát lìa Trí độ, ngay khi làm việc bố thí số kiếp nhiều như cát sông Hằng, không bằng đại Bồ tát vâng theo lời dạy của Trí độ, suốt ngày thực hành theo, công đức của người này vượt lên trên công đức của người kia.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát sống lâu kiếp số nhiều như cát sông Hằng, làm việc bố thí cho Tu-đà-hoàn, Tư-đà-kàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật mà lìa Trí độ. Ðại Bồ tát nào vâng theo lời dạy của Trí độ thì công đức của Bồ tát này vượt hơn công đức của đại Bồ tát sống lâu kiếp số nhiều như cát sông Hằng làm việc bố thí, trì giới... ở trên. Ðại Bồ tát nào nghĩ đến Trí độ liền thuyết pháp, công đức người đó lại vượt hơn công đức của Bồ tát trên nữa.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát này vì đem pháp bố thí nên công đức của Bồ tát đó lại càng tăng thêm. Nếu đại Bồ tát làm việc bố thí pháp, đó là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ðại Bồ tát nào bố thí pháp mà không giữ đúng, công đức của Bồ tát đó không bằng công đức của đại Bồ tát bố thí pháp mà lại giữ đúng. Người nào thọ trì Trí độ không lìa, giữ đúng, thì công đức của đại Bồ tát này rất nhiều.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Tất cả không sanh tử. Người nào không lay động? Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trong hai việc này, công đức nào nhiều hơn?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ðại Bồ tát đối với phước sanh tử, đối với công đức sanh tử đã thực hành Trí độ, ưa thích KHÔNG, ưa thích Vô sở hữu, ưa thích Diệt tận, ưa thích Vô sở đắc. Khi nghĩ như vậy là không lìa Trí độ. Ai không lìa Trí độ là đại Bồ tát đắc Vô lượng vô số công đức không thể tính.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Thiên Trung Thiên thuyết sao gọi là công đức vô lượng không thể tính? Có gì sai biệt chăng?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- A tăng kỳ,  số đó không cùng tận, không thể tính, không thể lường, hoàn toàn không thể đạt được ranh giới. Vì vậy nên gọi là “vô lượng vô số” không thể tính.

Tu Bồ Ðề bạch:

- Lời dạy của Phật không thể tính. Sắc cũng không thể tính. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không thể tính.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Như đã nói, sắc không thể tính. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không thể tính.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Sao gọi là không thể tính?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Như hư không cho nên không thể tính. Vô tướng, vô nguyện cho nên không thể tính. Như vậy, không thể tính tức là hư không, cũng không khác với pháp.

Phật dạy:

- Thế nào, Tu Bồ Ðề! Ta nói các pháp đều không phải không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Ðúng như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên. Phật thuyết pháp đều là không, không cùng tận.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy. Này Tu Bồ Ðề! Các pháp đều là không, không thể tính, không có từng pháp khác nhau. Có chỗ sai khác phân biệt, có thể đắc, không thể đắc, tức Như Lai, đắc không thể cùng tận, không thể tính kể. Như không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh tử, vô sở sanh, vô sở hữu, không sanh không diệt, giống như Niết-bàn theo những lời dạy mà ưa thích. Ðó là lời Như Lai dạy.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Thật lành thay pháp Thiên Trung Thiên đã dạy. Pháp này thật không thể đạt được. Như con nhớ lời Phật  dạy, các pháp cũng không thể đạt được.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ðúng như vậy, không thể đạt được hết các pháp. Pháp như hư không cho nên không thể đạt được.

Tu Bồ Ðề thưa:

- Như Phật dạy vốn không thể đạt được. Cúi xin Phật chỉ dạy về chỗ không thể đạt được đó.

Phật dạy:

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Lục Ba la mật là không thể đạt được. Ðó là: bố thí không tăng không giảm, trì giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật, trí tuệ ba la mật là không tăng không giảm. Ðó là lục ba la mật không tăng không giảm.

Sao gọi là đối với lục ba la mật không tăng không giảm? - Ðó là Ðại Bồ tát tự mình đạt đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Do nhơn gì được  gần Phật Ðại Bồ tát vì không lìa Trí độ tự đạt đến Vô thượng chánh giác.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Như nguồn gốc không thể đạt được, không tăng không giảm. Ðại Bồ tát là người thực hành Trí độ với phương tiện quyền xảokhông nghĩ tăng giảm của bố thí ba la mật, chỉ vì có danh tự ba la mật. Ðây là bố thí ba la mật đem vật mình có mà bố thí, nghĩ đem công đức bố thí này tạo nên Vô thượng Chánh giác, bố thí như Vô thượng Chánh giác. Ðại Bồ tát này là người thực hành Trí độ. Người hành Trí độ đó là phương tiện quyền xảo, không nghĩ tăng giảm của Trì giới ba la mật, chỉ vì có danh tự đây là trì giới ba la mật, đây là tâm niệm giữ giới, đem công đức này bố thí tạo nên Vô thượng Chánh giác, bố thí như Vô thượng Chánh giác. Ðại Bồ tát này là người thực hành Trí độ: nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật cũng vậy. Ðại Bồ tát này là người thực hành Trí độ phương tiện quyền xảo, không nghĩ tăng giảm của Trí độ, chỉ vì có danh tự, vì Trí độ tức là phát tâm trí tuệ, đem công đức này bố thí làm nênVô thượng Chánh giác, bố thí như Vô thượng Chánh giác, là hay làm việc bố thí.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Những gì là Vô thượng Chánh giác thí?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- “Vốn không”  đó là Vô thượng Chánh giác, đó là không tăng không giảm, thường nghĩ theo đây, hoàn toàn không lìa thực hành, nay được  gần Vô thượng Chánh giác.

Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Vốn không này không thể đạt được, cũng không tăng không giảm. Suy nghĩ nhớ đến việc này là không mất, đó là Trí độ không tăng không giảm. Ðại Bồ tát suy nghĩ nhớ việc này lìa chỗ ngồi Vô thượng Chánh giác.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Ðại Bồ tát đem tâm ban đầu sẽ  gần Vô thượng Chánh giác. Nếu đem tâm sau  gần Vô thượng Chánh giác, tâm đầu tâm sau cả hai tâm không đối đãi. Tâm sau tâm đầu cũng không đối đãi thì những công đức ở đâu để phát sanh ra?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ví như đốt tim của ngọn đèn thì tim đó làm cho cháy lên ánh sáng ban đầu hay cho ánh sáng ở giai đoạn sau cuối?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Cũng không phải tim đèn cháy đầu mà có ánh sáng, cũng không phải lìa tim đèn cháy dầu mà có ánh sáng. Cũng không phải tim đèn cháy sau mà có ánh sáng. Cũng không lìa tim đèn cháy sau mà có ánh sáng.

Phật dạy:

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Ðúng như vậy phải không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Ðúng như vậy, đúng như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên!

Phật bảo Tu Bồ Ðề:     

- Ðại Bồ tát cũng không phải từ sơ tâm đắc Vô thượng Chánh giác, cũng không phải lìa sơ tâm đắc Vô thượng Chánh giác. Cũng không từ hậu tâm đắc Vô thượng Chánh giác. Cũng không lìa hậu tâm đắc Vô thượng Chánh giác.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Nhơn rất sâu xa. Ðại Bồ tát không dùng sơ tâm được đắc Vô thượng Chánh giác, Ðại Bồ tát cũng không lìa sơ  tâm đắc Vô thượng Chánh giác, cũng không dùng hậu tâm đắc Vô thượng Chánh giác, cũng không lìa hậu tâm đắc Vô thượng Chánh giác.

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Tâm trước diệt, tâm sau mới sanh, phải không?     - Không phải như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên!

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Tâm mới sanh ra bị diệt phải không?

Tu Bồ Ðề  thưa:

- Pháp đó là pháp diệt, kính bạch Thiên Trung Thiên!

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Pháp  đó sẽ diệt  và cái diệt đó có diệt mất không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Thưa không, kính bạch Thiên Trung Thiên!

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Có thể trụ như bổn vô không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Người nào muốn trụ sẽ như bổn vô.

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Giả sử làm cho trụ như bổn vô sẽ không có khác phải không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Thưa không, kính bạch Thiên Trung Thiên.

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Bổn vô là thậm thâm phải không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Thậm thâm, kính bạch Thiên Trung Thiên.

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Bổn vô là có tâm phải không?

Ðáp:

- Thưa không có. Kính bạch Thiên Trung Thiên.

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Hay có bổn vô khác có tâm phải không?

Ðáp:

- Thưa không. Kính bạch Thiên Trung Thiên.

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Bổn vô thấy được ý không?

Ðáp:

- Thưa không. Kính bạch Thiên Trung Thiên!

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Ai thực hành được như vậy có phải là thực hành sâu xa không?

Ðáp:

- Người thực hành như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên, là không hành. Vì sao? - Vì hành như vậy là không thấy hành, vì không thể thấy hành.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ðại Bồ tát hành Trí độ là hành những gì?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Là xét rõ việc làm, kính bạch Thiên Trung Thiên.

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Người xét kỹ  việc làm là hành tưởng  phải không? 

Ðáp:

- Thưa không, kính bạch Thiên Trung Thiên.

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát vì biết niệm tưởng phải không?

Ðáp:

- Thưa không, kính bạch Thiên Trung Thiên.

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Vì không biết niệm tưởng là niệm phải không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Ðại Bồ tát không làm như vậy.

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Không tưởng về hành động mà hành động đúng thì rơi vào Thanh văn.

Tu Bồ Ðề thưa:

- Ðại Bồ tát phương tiện quyền xảo, ngay nơi vô tưởng không tham.

Xá Lợi Phất hỏi Tu Bồ Ðề:       

- Nếu Ðại Bồ tát ngay trong giấc mộng hướng đến ba việc niệm giải thoát môn: “Không không, vô tướng vô tướng, vô nguyện vô nguyện” tam muội này là có tăng trưởng. Bát-nhã độ làm cho ngày đêm thêm tăng trưởng, hoặc ban đêm trong giấc mộng cũng tăng trưởng. Vì sao? - Vì Phật đã dạy: ngày hay đêm trong giấc mộng đều giống nhau không khác.

Tu Bồ Ðề hỏi Xá Lợi Phất:

- Nếu Ðại Bồ tát ban ngày nghĩ đến Trí độ, ban đêm trong giấc mộng nghĩ đến Trí độ cũng tăng trưởng.

Xá Lợi Phất thưa:

- Thế nào, thầy Tu Bồ Ðề! Nếu trong giấc mộng có tạo tác, tạo tác ấy đâu có sở hữu, phải không?

Ðáp:

- Thưa không. Tất cả các pháp thuyết ra cũng như những gì có ra trong giấc mộng.

 Tu Bồ Ðề hỏi Xá Lợi Phất:

- Trong giấc mộng làm việc thiện, thức dậy rất vui, đó tức là tăng trưởng. Nếu làm ác thì không vui, đó tức là giảm.

Xá Lợi Phất thưa:

- Giả sử trong giấc mộng thấy có giết hại, tâm người đó rấtvui, thức dậy nói: “ Ta giết rất vui thích!”. Như vậy thì thế nào?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Ðó là không nói dối, đều có nguyên nhân. Tâm không rỗng không, gặp đủ các duyên, hoặc thấy, hoặc nghe, hoặc nghĩ, liền biết đó chính là nguyên nhân  làm cho tâm người bị dính mắc, liền có sở đắc. Sao gọi là sở đắc? Từ nhân duyên nào chịu tội này? Không từ không có nguyên nhân mà chịu tội này, đều từ nhân duyên sanh ra.

Xá Lợi Phất thưa:

- Tất cả nguyên nhân tạo ra đều là không chính xác, đều là không. Thế nào, kính bạch Thiên Trung Thiên, từ nhơn nào mà được sanh ra?

Ðáp:

- Từ nhơn “tưởng” được sanh ra.

Xá Lợi Phất thưa:

- Ðại Bồ tát ngay trong giấc mộng bố thí, đem việc bố thí này cùng tạo nên Vô thượng Chánh giác, thì có đem thí này thí hay không?

Tu Bồ Ðề trả lời Xá Lợi Phất:

- Ðại Bồ tát Di Lặc nay ở gần đây, sắp thành Phật, đem câu hỏi này hỏi Di Lặc thì Ngài sẽ trả lời cho.

Xá Lợi Phất bạch Bồ tát Di Lặc:

- Nay tôi đã hỏi. Tu Bồ Ðề thưa, Ðại Bồ tát Di Lặc có thể giải thích việc đó.

Bồ tát Di Lặc bảo ngài Xá Lợi Phất:

- Như tên của tôi là Di Lặc, ngài sẽ giải thích thế nào? Sẽ dùng “sắc” giải thích hay là sẽ dùng “thọ, tưởng, hành, thức”  giải thích? Sắc tức là không, sẽ dùng không sở hữu giải thích, hoặc dùng thọ, tưởng, hành, thức giải thích không? Cũng không thấy pháp sẽ giải thích thì chỗ nào để hiểu được. Cũng không thấy pháp giải thích sẽ đắc Vô thượng Chánh  giác.

Xá Lợi Phất bạch Bồ tát Di Lặc:

- Những điều Ngài nói ra là đã chứng đắc.

Bồ tát Di Lặc bảo Xá Lợi Phất: Pháp thuyết ra không nói chứng đắc.

Xá Lợi Phất liền nghĩ: “Bồ tát Di Lặc đã nhập trí tuệ thậm thâm. Vì sao? - Vì Trí tuệ độ đến nay đã lâu xa.

Phật dạy:

- Thế nào, Xá Lợi Phất! Có thể thấy người kia trở thành A-la-hán không?

Xá Lợi Phất thưa:

- Thưa không, kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật bảo Xá Lợi Phất:

- Ðại Bồ tát thực hành Trí độ cũng như vậy, không nghĩ ta được thọ ký từ pháp này, không từ pháp này được thọ ký, hoặc ngay nơi pháp này sẽ đắc Vô thượng Chánh giác, tự đạt đến bậc Chánh giác. Ðại Bồ tát này làm việc làm như vậy là thực hành Trí độ, không sợ không đắc Bất thối. Người theo lời dạy này là thực hành Trí độ. Ðại Bồ tát này là người không sợ hãi. Vì sao? -  Vì nếu vị này đi đến trong chỗ hổ lang nhưng không sợ hãi, trong tâm nghĩ rằng: “Giả sử hổ lang có ăn nuốt ta, ta sẽ bố thí cho chúng. Ðó là thực hành đầy đủ bố thí ba la mật, gần Vô thượng Chánh giác. Nguyện khi ta được thành Phật, làm cho trong cõi đó không có cầm thú”.

Nếu Ðại Bồ tát đi đến trong chỗ giặc giã rất nguy hiểm, cũng không sợ hãi. Vì sao? - Vì giả sử giặc có làm cho ta ngay trong đó bị chết, tâm nghĩ: “Tập hợp của thân ta sẽ tan rã, giả sử có giết ta, ta cũng không giận hờn. Ðó là thực hành đầy đủ nhẫn nhục ba la mật, sẽ gần Vô thượng Chánh giác. Nguyện khi ta được thành Phật, làm cho trong cõi đó không có giặc cướp”.

Nếu Ðại Bồ tát đến chỗ hoàn toàn không có nước uống, cũng không sợ hãi, tâm nghĩ: “Tất cả mọi người đều do không có đức nên khiến cho không có nước uống. Nguyện khi ta được thành Phật, làm cho trong cõi nước của ta thường có nước tám vị, làm cho tất cả mọi người đều được uống dùng. Vì người đời nên thường tinh tấn”.

Nếu Ðại Bồ tát đến chỗ lúa thóc khan hiếm đắc đỏ cũng không sợ hãi. Trong tâm nghĩ: “Ta sẽ vững vàng tinh tấn, tự đạt được Vô thượng Chánh giác. Khi thành Chánh giác, làm cho trong cõi nước của ta không có những thứ xấu ác, làm cho tất cả mọi người ngay nơi sở nguyện, các thức ăn uống như đã có ở trên trời Ðao Lợi hiện ngay trước mặt”. Thiện nam tử này vì tất cả mọi người nên tinh tấn đạt đến Vô thượng Chánh giác, thành bậc Chánh giác.

Nếu Ðại Bồ tát lúc ở chỗ giặc ác cũng không sợ hãi. Vì sao? - Vì không thấy có pháp sẽ làm khổ. Nhờ vậy nên không sợ. “Giả sử thân ta gặp bệnh chết, tâm không thay đổi, quyết tinh tấn. Nguyện khi ta thành Vô thượng Chánh giác, làm cho tất cả mọi người trong nước của ta đều không có sự xấu ác, không có người chết”. Lời nói của Ðại Bồ tát này như lời của Phật không khác.

Lại nữa, Xá Lợi Phất! Ðại Bồ tát này không lâu sẽ thành Vô thượng Chánh giác, tự đạt đến bậc Chánh giác. Tự mìnhđối với pháp cũng không sợ hãi. Vì sao? - Vì từ lâu xa đến nay phát tâm nói lớn rằng: “Không lâu sẽ chứng đạt cứu cánh”. Vì rất lâu xa nhưng chỉ trong phút chốc đã đạt được cứu cánh. Ðại Bồ tát này nay gần Vô thượng Chánh giác, thành bậc Chánh giác. Nghe nói như vậy nhưng không sợ hãi.

Bấy giờ Ưu bà di Hằng Giá Ðiều đứng dậy, đến trước đảnh lễ Phật, quỳ thẳng bạch Phật:

- Con nghe lời này không sợ hãi, chắc chắn sau này muốn vì tất cả nọi người thuyết pháp làm cho mọi người không sợ hãi.

Khi đó Phật mỉm cười, từ trong miệng phóng ra năm sắc hào quang. Ưu bà di dùng hoa vàng dâng lên cúng Phật, nhờ oai thần của Phật, hoa đó trụ ở trên hư không bên chỗ Phật, không rớt xuống đất.

Tôn giả A-Nan rời tòa đứng dậy, sửa y phục,đến trước Phật đảnh lễ chân Phật, lui quỳ thẳng bạch Phật:

- Như Lai mỉm cười không phải là không có nguyên do, ắt Ngài có điều gì chỉ dạy?

Phật bảo A-Nan:

- Ưu bà di Hằng Giá Ðiều này đời vị lai, kiếp tên làTinh Tú, sẽ ở trong kiếp đó thành Phật hiệu là Kim Hoa Phật.

Phật bảo A-Nan:

- Ưu bà di này đời sau sẽ bỏ thân hình nữ nhơn, thọ thân hình nam tử, liền sanh ở nước của Phật A-Súc.

Quyển thứ năm 

Phẩm thứ mười: Thủ không

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Thế nào là không? Không tham nơi hành động? Thế nào là thủ không tức là tam muội?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ðại Bồ tát thực hành Trí độ, quán sắc không, quán thọ, tưởng, hành, thức không. Người quán như vậy là nhứt tâm. Như chỗ đã quán, đối với pháp cũng không thấy, ngay nơi pháp nhưng không chấp vào sự chứng đắc.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Phật đã dạy không dùng “không” để chấp vào sự chứng đắc. Vậy thế nào là Ðại Bồ tát ngay nơi tam muội không dùng không để chấp vào sự chứng đắc?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ðại Bồ tát này quán tất cả sắc có ra đều là không, cũng không chấp vào sự chứng đắc. Người quán như vậy là không chấp vào sự chứng đắc, không chấp vào sự chứng đắc tức là không tham. Vậy nên quán do không tham đó tức là quán. Khi muốn hướng đến việc này nhưng không chấp vào sự chứng đắc, không tham, lúc đó tâm không nghĩ đến nhơn duyên tam muội. Như vậy là nghĩ. Bấy giờ vì không mất pháp gốc của Bồ tát, không chứng đắc giữa đường. Vì sao? - Vì pháp công đức đã tạo rất thậm thâm. Ngay khi ấy không tham nên không chấp vào sự chứng đắc, do được thủ hộ từ Trí tuệ độ. Ví như có người hoặc mạnh mẽ bạo dạn có thể đẩy lui quân địch, là người đoan chánh khỏe mạnh, làm được tất cả mọi việc, biết tất cả sáu mươi bốn cách biến đổi của binh pháp, hiểu rõ tất cả năm sách lược về binh, được mọi người cung kính. Ngay nơi chỗ ở hay đi đến chỗ nào đều lợi ích cho tất cả. Từ chỗ sở đắc này lần lượt phân chia cho mọi người. Người có tâm như vậy được mọi người hoan hỷ. Nếu có những sự việc khác cùng cha mẹ, vợ con trải qua tai nạn rất nguy kịch, người đó liền trấn an cha mẹ, vợ con mình rằng: “Chớ có sợ hãi, khủng khiếp! Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ra khỏi nạn này”. Nếu ngay trong chỗ đó, quân lính oan gia đến, người này thông tuệ nên ngay khi đó đưa cha mẹ, vợ con mình trở về quê quán được hoàn toàn an ổn, không gặp điều chẳng lành, và đối với oan gia cũng không gây thương tổn. Vì sao? - Vì nhờ hiểu biết tất cả. Người này dõng mãnh biến hóa hơn oan gia, oan gia thấy người này rất sợ hãi và đều bỏ chạy. Cha mẹ vợ con người này được ra khỏi chỗ tai nạn, trở về quê quán của mình, tất cả đều rất hoan hỷ.

Như vậy, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát đối với tất cả mọi người có lòng thương rất lớn. Bấy giờ Ðại Bồ tát đem tâm từ ban bố cho tất cả mọi người vượt qua các bè đảng nhơ nhớp của ma, lại vượt lên trên địa vị Thanh văn, Bích Chi Phật đạo, Bồ tát an trú ổn định trong tam muội nhưng không có chỗ tận cùng. Nhờ Trí tuệ độ nên đối với “không” không tham.

Khi làm việc như vậy, Ðại Bồ tát này là người thực hành tam muội không, hướng đến pháp môn giải thoát. Cũng không dùng hữu tướng, không dùng vô tướng, nên không chấp vào sự chứng đắc, giống như chim bay.

Tu Bồ Ðề! Chim bay giữa hư không không hề chướng ngại. Ðại Bồ tát này là người thực hành “không“, đạt đến “không”; hướng “vô tướng”, đạt đến “vô tướng”; hướng “vô nguyện”, đạt đến “vô nguyện”, không bị không, vô tướng, vô nguyện làm thối đọa nên sẽ được đầy đủ tất cả các pháp của chư Phật.

Tu Bồ Ðề! Ví như người thợ bắn, bắn lên hư không, mũi tên này ở giữa hư không. Lại lấy mũi tên thứ hai bắn trúng mũi tên trước. Sau lại lấy mũi tên thứ ba bắn trúng mũi tên giữa. Cả ba mũi tên đều trúng nhau nhưng không rơi xuống đất. Người này muốn làm cho mũi tên trước rơi xuống thì cả ba mũi mới rơi. Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát thực hành Trí tuệ độ vì được phương tiện quyền xảo hộ trì, tự mình đối với cứu cánh không chấp vào sự chứng đắc giữa đường, công đức này thành tựu viên mãn, mong cho tất cả đạt được Vô thượng Chánh giác. Ngay nơi công đức đã thành tựu viên mãn, được thành Phật, có thể chứng đắc cứu cánh. Ðại Bồ tát này là người thực hành Trí độ, là pháp ngay nơi pháp có sanh.

Tu Bồ Ðề bạch Phật :

- Ðại Bồ tát thật khổ nhọc học pháp học này nhưng không chấp vào sự chứng đắc giữa đường. Thật lành thay! Kính bạch Thiên Trung Thiên, từ hạnh gốc là an ổn tự mình đạt thành Phật.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ðại Bồ tát muốn cứu giúp tất cả mọi người, đây là đạt đến cứu cánh luôn cứu giúp tất cả để được độ thoát, đây là thủ tam muội “không”, hướng đến môn giải thoát với tâm niệm phân biệt.

Những gì là phân biệt? - Thủ không tam muội là phân biệt. Vô tướng tam muội là phân biệt. Vô nguyện tam muội là phân biệt, nhưng không chấp vào sự chứng đắc giữa đường cho là cứu cánh. Vì sao? - Vì được sự thủ hộ của phương tiện quyền xảo. Khi mới phát tâm nghĩ muốn thủ hộ tất cả nên nhờ ý nghĩ này được nhập phương tiện quyền xảo, nên không chấp vào sự chứng đắc giữa đường.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát nào thâm nhập vào chỗ giải thoát hoặc Không tam muội hướng đến thoát môn, Vô tướng tam muội hướng đến thoát môn, Vô nguyện tam muội hướng đến thoát môn, dựa vào đó mà phân biệt, người này đến nay đã trồng nhơn ấy rất lâu xa, thì biết rằng việc làm này làm cho bỏ nhơn đã gây. Ðó là pháp Vô thượng Chánh giác đã thuyết. Ðây là thủ Không tam muội hướng đến thoát môn, thủ Vô tướng tam muội hướng đến thoát môn, thủ Vô nguyện tam muội hướng đến thoát môn. Ðây là vô nguyện tam muội hướng đến thoát môn, tâm người đó đã phát nhờ phương tiện quyền xảo, không chấp vào sự chứng đắc giữa đường làm cứu cánh. Ðây là đối với lòng từ không tổn giảm. Ðây là tam muội từ bi hỷ xả. Vì sao? - Vì nhờ phương tiện quyền xảo, Ðại Bồ tát này được pháp làm lợi ích nên liền được nhiều trí tuệ, thành tựu khả năng biết hết tất cả.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát nghĩ: “Người này từ lâu xa đến nay đã được pháp làm cho được lợi ích, đạt được trí tuệ, thành tựu khả năng hiểu biết hết tất cả.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðó là Ðại Bồ tát nghĩ biết người từ xưa đến nay có tưởng có thức, nên cho rằng có ngã. Khi tu Vô thượng chánh giác, nhờ tất cả mọi người nên vì họ thuyết pháp, đó là làm cho họ tạo nên tam muội vô tướng, phát tâm nghĩ hướng đến thoát môn. Ðây là phương tiện quyền xảo. Nhờ đây nên không chấp vào sự chứng đắc giữa đường làm cứu cánh. Ðây là đối với lòng từ không tổn giảm. Ðây là tam muội từ bi hỷ xả. Ðây là Ðại Bồ tát được pháp làm lợi ích, đạt được sự hiểu biết, thành tựu khả năng hiểu biết hết tất cả.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát này nghĩ: “Con người từ lâu xa đến nay tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng không, tưởng hiện tại, Bồ tát nghĩ: khi ta đạt được Vô thượng Chánh giác là nhờ tất cả mọi người nên ta vì họ thuyết pháp. Vô thường là từ lạc, không là từ hữu, vô ngã là từ ngã”. Nhờ nghĩ như vậy nên đắc phương tiện quyền xảo. Ðây là hành Trí độ, biết Phật không tam muội mà ngồi tam muội, chỉ muốn đầy đủ các pháp của chư Phật. Ðó là vô nguyện hướng đến thoát môn, nhưng không chấp vào sự chứng đắc.

Ðại Bồ tát nên biết như vậy. Làm như thế nào để biết? Dựa vào đâu để phát tâm Vô thượng Chánh giác. Người đã phát tâm là người từ lâu xa đến nay chỗ làm  của người đó là không làm. Có hành tưởng mà không hành tưởng. Có mong cầu hành tưởngmà không hành tưởng. Có hành tưởng tụ mà không hành tưởng tụ. Cóhành hữu mà không hành sở hữu. Tuy rằng có làm việc bấât chánh  nhưng không có ý nghĩ bất chánh. Làm cho tất cả mọi người đều được “không”. Ðại Bồ tát này khi nghĩ như vậy là do sáng suốt đối với tất cả mọi người. Khi nghĩ như vậy là phương tiện quyền xảo, đó là vi diệu thậm thâm để thấy được pháp ấy. Vậy nên đó tức là “không”, tức là vô tướng, vô nguyện. Ðó là vô sanh tử, tức là vô sở sanh, là vô sở hữu. Vậy nên Tu Bồ Ðề là Ðại Bồ tát có pháp Trí tuệ, là “vô sở sanh”. Người này ở trong ba cõi nhưng có những người không biết, đến hỏi: “Ðại Bồ tát này muốn thành tựu Vô thượng Chánh giác, do đó nên muốn biết pháp này. Sẽ làm thế nào để phát tâm trân bảo? “. Ðối với Ðại Bồ tát không lấy “không” để chấp vào sự chứng đắc, cũng không lấy vô tướng, vô nguyện, vô sanh tử, vô sở sanh, cũng không dùng vô niệm chứng đắc. Ðó là niệm Trí độ.

Vậy nên, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát đã được thọ ký, sự suy nghĩ như không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh tử, vô sở sanh. Nghĩ như không có, nó vốn là không. Người không phát thiện tâm không thể biết được việc này. Người có thể hiểu đó là Ðại Bồ tát, là người từ nơi Phật quá khứ được nghe việc Vô thượng Chánh giác, tâm người đó do không thay đổi. Vì sao? - Vì lại co đại Bồ tát nghĩ đến pháp nhưng không thể sáng suốt. Có người hỏi cũng không thể giải thích cho họ biết. Ðây là người chưa ở địa vị Bồ tát đạo, người không ở cảnh giới ấy thì chưa đạt được Bất thối.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

 - Nếu không nghe Trí độ dạy, có người nghe hoặc không nghe, có thể giải thích về Trí tuệ này, đại Bồ tát này là Bất thối.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Bồ tát như đây rất nhiều, kính bạch Thiên Trung Thiên. Ít người có thể hiểu được.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ít có Bồ tát ở địa vị Trí tuệ Bất thối hiểu được, mà người được thọ ký mới có  thể hiểu được. Ðại Bồ tát này có công đức rất lớn, không phải là chư thiên, nhơn, A tu luân ở thế gian hiểu biết được.

Phẩm thứ mười một:  Viễn ly 

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Thật ra đại Bồ tát trong giấc mộng không nhập vào địa vị Thanh văn, Bích Chi Phật đạo. Ðối với ba cõi không nghĩ đến việc mong cầu, cũng không ở trong đó tìm tòi. Thấy các pháp như mộng, không ở trong đó chấp vào sự chứng đắc. Vậy nên, này Tu Bồ Ðề! Nên biết đó là tướng Bất thối của đại Bồ tát.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát trong giấc mộng cùng vô số trăm ngàn ức đệ tử cùng nhóm họp ngồi một chỗ thuyết pháp cho các Tỳ kheo Tăng, như Như Lai A-la-hán Ðẳng Chánh giác thuyết pháp. Vậy nên Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát Bất thối sẽ biết đây là tướng bất thối.

Lại nữa Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát trong giấc mộng thấy bay lên ngồi ở giữa hư không thuyết pháp cho các Tỳ kheo Tăng, tự nơi mình thấy có hào quang bảy thước, biến hóa tự tại. Những việc Bồ tát làm ở chỗ khác giống như pháp Phật đã thuyết. Người này trong giấc mộng thấy như vậy nên biết đó là tướng bất thối của Ðại Bồ tát.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát trong giấc mộng không sợ hãi, không tai nạn khủng bố, hoặc thấy ở chỗ quận huyện binh lính nổi lên lần lượt chém giết nhau, hoặc là lửa cháy bùng lên, hoặc thấy sư tử, hổ lang và các loài thú khác, hoặc thấy chặt đầu người và các việc tai biến khác đau khổ kịch liệt, rất khốn đốn, hoặc là đói khát... Thấy những ách nạn như vậy, trong tâm không sợ hãi, khủng khiếp, giao động. Những gì thấy trong giấc mộng ban đêm, thức dậy, ngồi ngay thẳng nghĩ: “Những gì có ra trên thế gian đều giống như trong giấc mộng. Khi ta thành Phật thuyết pháp để chỉ dạy cho khắp tất cả, nên biết đây là tướng bất thối của đại Bồ tát”.

Lại nữa Tu Bồ Ðề! Làm sao để biết được đại Bồ tát này sẽ đắc Vô thượng Chánh giác? - Khi thành bậc Chánh giác, trong cảnh giới của các Ngài không có tất cả những việc xấu. Chính đó là đại Bồ tát.

Tu Bồ Ðề! Trong giấc mộng, nếu thấy chúng sanh ăn nuốt lẫn nhau, nhơn dân bệnh tật, người đó luôn luôn nghĩ: “Nguyện khi ta thành Phật làm cho trong cảnh giới của ta không có tất cả những việc xấu”. Nhờ đây nên biết đó là tướng thanh tịnh, nên biết đó là tướng của Ðại Bồ tát Bất thối.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát ngay trong giấc mộng biết được hoặc thấy tai nạn bị lửa đốt cháy, liền nghĩ: “ Những điều đã thấy trong giấc mộng, tâm ta không thay đổi”. Người có đầy đủ tướng như vậy, biết đây là Ðại Bồ tát Bất thối. Nếu đại Bồ tát nghĩ: “Như ta suy nghĩ việc cần phải làm nên làm, đúng như đã nói không thay đổi. Nay thành quách này bị lửa đốt cháy, ta sẽ làm cho dập tắt hết”.

Phật dạy:

- Nếu lửa được dập tắt hết không còn, biết đây là đại Bồ tát đã được các đức Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác quá khứ thọ ký thành Vô thượng Chánh giác, biết đây là Bất thối. Làm cho lửa không tắt thì biết đây là chưa được thọ ký. Giả sử lửa đốt cháy một nhà đến một nhà, lại cháy lan qua một làng đến một làng. Như vậy, này Tu Bồ Ðề nên biết, người ở nhà nào trong đời trước vì mắc tội đoạn pháp nên đưa đến như vậy, biết việc làm của bọn người này đều là do đời trước. Nghĩ xong, ngay hiện tại những ác đã tạo liền được trừ hết. Những tai nạn về đoạn pháp ở chỗ đó nhơn đây được dứt hết. Nhờ vậy, nên này Tu Bồ Ðề! Biết đây là đại Bồ tát, tức Bất thối Vô thượng Bồ đề.

Lại nữa Tu Bồ Ðề! Người với đầy đủ hành tướng như vậy, biết đó là Ðại Bồ tát như Bất thối. Do đây nên nói: với hành tướng như vậy sẽ biết được người này.  

Tu Bồ Ðề! Hoặc khi nam tử, nữ nhơn bị quỷ thần đến chỗ ở hoặc là bắt, Bồ tát kia nghĩ: “Giả sử ta đã được Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác quá khứ thọ ký ta thành Vô thượng Bồ đề, thật khổ nhọc không khác, sẽ đắc Vô thượng Bồ đề. Người đối với ý nghĩ về Vô thượng Bồ đề đều thanh tịnh thì từ bỏ tâm La-hán, Bích Chi Phật. Giả sử đã bỏ tâm La-hán, Bích Chi Phật, chắc chắn sẽ thành Vô thượng Bồ đề. Không đắc, không thành, tự đạt đến bất thối. Nếu sẽ được thành Phật Vô thượng Chánh giác, vô lượng vô số cõi nước chư Phật hiện tại thấy tất cả, chứng tất cả. Nay Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác biết hết ý nghĩ  của ta không khác. Ta thành Vô thượng Chánh giác, thành bậc Chánh giác, chắc chắn như lời ta nói, quỷ thần lập tức sẽ rút lui”, liền bảo rằng: “Thiện nam tử, thiện nữ nhơn bị quỷ thần nào bắt?”. Quỷ thần nghe lời nói liền rút lui. Khi nói lời như vậy, giả sử quỷ thần không rút lui thì Bồ tát này là người chưa được Như Lai A-la-hán Ðẳng Chánh giác quá khứ thọ ký, chưa trao Vô thượng Bồ đề. Nếu nói lời này, tà ma liền rút lui thì biết đây là Bồ tát đã được Như Lai A-la-hán Ðẳng Chánh giác  quá khứ thọ ký, trao cho Vô thượng Bồ đề.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Người này rất chí thành. Ác ma đi đến chỗ đại Bồ tát, nếu Bồ tát nói ta chí thành và đã được thọ ký thành Vô thượng Bồ đề rồi, ác ma quỷ thần sẽ bỏ đi. Ác ma do đây nên phát tâm tốt, giáo hóa làm cho ác ma quỷ thần đó lui hết. Vì sao? - Vì ác ma có oai thần rất lớn nên các quỷ thần không dám chống lại, đều tránh xa oai thần của ma. Nhờ đây nên trừ được tất cả. Nếu Bồ tát nào tự nghĩ đó là nhờ oai thần của ta nên sanh cống cao khinh dễ, tự cho mình biết đúng, do đây cống cao, chế diễu người khác, nhưng không tự xét mà nói với mọi người rằng: “Ta đã được các đức Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác quá khứ thọ ký, còn những người khác đều chưa được thọ ký thành Vô thượng Bồ đề”. Do đây nên cống cao, sân giận càng tăng, liền xa lìa Nhất thiết trí rất xa, mất trí tuệ Vô thượng Chánh giác, biết hạng Bồ tát này không có phương tiện quyền xảo mà tự cống cao, liền rơi vào địa vị Thanh văn, Bích Chi Phật đạo.

Những Bồ tát này, này Tu Bồ Ðề, chưa thành cho là thành, không biết ma  cho nên bỏ thầy tốt mà đi, không phụng thờ, không noi theo, do đây nên bị ma làm cho khốn đốn. Ðại Bồ tát này sẽ biết rõ ma và lấy gì để biết? Ma đến trước Bồ tát biến hóa và mặc y phục khác, nói rằng: Ðại Bồ tát nếu được Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác quá khứ thọ ký thành Vô thượng Bồ đề hoặc tên mình là..., tên mẹ là..., tên cha là..., tên anh chị em là..., bạn bè thân hữu tri thức tên là.... Hoặc anh của cha tên..., Tổ phụ bảy đời tên..., dòng họ ngoại của mẹ tên..., dòng họ ngoại của cha tên.... Hoặc sanh ra ở thành nào, sanh ở nước nào, ở quận gì? huyện gì? làng gì? Hoặc thường nói lời dịu dàng, hoặc nay nói lời như vậy đều là do đời trước đưa đến cũng lại nói lời dịu dàng. Hoặc gặp lúc người có tài thì cũng theo hình dáng đó mà nói. Hoặc đời trước cũng tài cao thông minh, thấy mình tự giữ gìn, hoặc thấy khất thực ngay bữa ăn hay lúc sắp đến bữa ăn, hoặc trước đó ăn trái cây, rau quả, không ăn cơm. Hoặc ở nơi gò mã, ở chỗ đồng không vắng vẻ, ở dưới gốc cây; khi nhận lời thọ thỉnh, lúc không nhận lời thọ thỉnh, tự biết đủ nơi vật thực có được lúc ở một chỗ. Không xoa thân bằng dầu mè, tiếng nói thanh tao và lưu loát. Vì lẽ gì ma lại bảo nhân duyên này do đức đời trước nên được như vậy? Người này lúc ở đời trước, con nhà nào? Hoặc dòng Sát đế lợi, tên là gì?. Ðời trước có đức này nên được như vậy. Bồ tát kia nghĩ rằng ta cũng như vậy.

Ác ma lại nói:

- Nếu đã được các đức Như Lai A-la-hán Ðẳng Chánh giác quá khứ thọ ký Vô thượng Bồ đề, nhờ nhơn duyên công đức này nên được bất thối.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ta nói Ðại Bồ tát Bất thối không như vậy. Ðem sự việc này xét, như ta đã nói không được đầy đủ mà cho là đầy đủ. Nên biết hạng Bồ tát này hoàn toàn không thành tựu, bị ma phá hoại. Vì sao? - Vì thấy người có đầy đủ hành tướng như vậy, biết đó chẳng phải là Bồ tát Bất thối, chắc chắn không có ý này. Hạng Bồ tát này nghe ma mới nói đến tên nên rất vui mừng, tự cho mình biết đúng nên ngã mạn, cống cao, chê bai những người khác, khinh chê bạn đồng học và cho mình là đúng. Hạng Bồ tát này, này Tu Bồ Ðề! Vì chấp nhận tên đó nên mất thệ nguyện của mình, liền rơi vào lưới ma.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Vì chấp nhận tên nên Ðại Bồ tát này không biết ma làm hại, lại nói đắc Vô thượng Bồ đề. Ma lại nói: “Ai sẽ trở thành Vô thượng Bồ đề thì khi thành Phật sẽ có tên đó”. Bồ tát này nghe tên này nghĩ: “Ta sẽ đắc không sai. Ta lúc trước cũng nghĩ như vậy”.

Phật dạy:

- Bồ tát này hiểu biết rất kém, không có phương tiện quyền xảo, lại nghĩ mong cầu danh hiệu, tự cho mình thành Vô thượng Bồ đề với danh hiệu như vậy.

Phật dạy:

- Như lời ma dạy và làm theo lời ma thì nay làm Tỳ kheo bị ma mê hoặc, tự nghĩ là ta đã đạt đến bổn nguyện của mình, nay được tên này, đúng như lời nói. Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác quá khứ đã thọ ký cho ta thành Vô thượng Bồ đề.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ta đã thuyết về Ðại Bồ tát Bất thối, dựa vào những hình tướng đó mà không làm theo, ngược lại ỷ vào danh hiệu của mình, khinh chê các đại Bồ tát khác. Do sự khinh chê này nên lìa trí tuệ Nhứt thiết trí Vô thượng Bồ đề, xa phương tiện quyền xảo. Vì lìa Trí tuệ độ, lìa thầy tốt, gặp thầy xấu, nên Bồ tát này bị rơi vào hai đường là: Thanh văn hay Bích Chi Phật đạo. Từ rất lâu xa siêng năng khổ nhọc cho mãi về sau mới cầu thành Phật, nhờ ơn Trí tuệ độ sẽ đắc Vô thượng Bồ đề, thành bậc Chánh giác.

Phật dạy:

- Khi có ý chấp nhận danh hiệu không mau giác ngộ sửa đổi, như vậy sẽ rơi vào địa vị Thanh văn, Bích Chi Phật đạo.

Phật dạy:

- Tỳ kheo có bốn giới trọng. Người nào hủy phạm vào những việc đó, không còn là Sa môn, không còn là đệ tử Phật. Tội người phá hoại Bồ tát nặng hơn bốn giới trọng của Tỳ kheo.   

Bồ tát nói: Tôi tên đó..., sanh ở nước đó..., nghĩ tội này nặng hơn bốn giới trọng, lại hơn tội ngũ nghịch. Ðã bị tội nặng sao lại nhận danh hiệu? Vì lẽ không biết việc của ma rất là vi diệu.

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát có đức viễn ly thì ác ma lại đến trước nói: “Pháp viễn ly đúng là được Như Lai A-la-hán Ðẳng Chánh giác khen ngợi “.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Ta không nói rằng dạy cho các Ðại Bồ tát nên viễn ly, ở một mình nơi rừng cây vắng vẻ.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Thế nào, kính bạch Thiên Trung Thiên! Ðại Bồ tát có viễn ly khác chăng?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Giả sử Ðại Bồ tát nghĩ sợ hãi thì đây là ý nghĩ của Thanh văn. Người còn ý nghĩ lo sợ là ý nghĩ của Bích Chi Phật. Người hành động gấp gáp thì đó là Ðại Bồ tát tuy sống ở thành phố vẫn tu hạnh viễn ly bằng những hành động gấp gáp, đó là Ðại Bồ tát bị chi phối bởi các pháp ác. Làm nhiều công việc gấp gáp như vậy thì đó là Ðại Bồ tát thực hành gấp gáp. Hoặc ở riêng một mình dưới rừng cây vắng vẻ thì đó là Ðại Bồ tát vẫn thực hành viễn ly. Vậy nên ta khuyến khích Ðại Bồ tát tu hạnh viễn ly này và ngày đêm nên ghi nhớ. Ðó là Bồ tát tu hạnh viễn ly.

Ðại Bồ tát thực hành viễn ly tuy ở thành phố vẫn sợ hãi thì riêng ở dưới rừng cây cũng vẫn sợ hãi. Bồ tát nào riêng ở dưới rừng cây vắng vẻ thực hành sợ hãi mà Ðại Bồ tát này nghĩ rằng ta đã biết rõ viễn ly. Bấy giờ ác ma đến dạy Bồ tát đó thực hành viễn ly rằng: “Nên ở một mình dưới rừng cây và thực hành như vậy”. Ðó là Bồ tát theo lời chỉ dạy của ma, quên mất viễn ly.

Ma lại bảo:

- Ðường bao gồm cả Thanh văn, Bích Chi Phật đạo  đều suy nghĩ thế này: đừng làm khác đi, mà là đầy đủ Trí tuệ độ và nên thực hành như vậy.

Phật dạy:

- Pháp theo ý nghĩ của Ðại Bồ tát này chẳng thanh tịnh, vậy mà còn làm theo và khinh chê các Bồ tát khác. Tự nghĩ ai có thể hơn ta. Khinh chê Bồ tát ở thành phố nhưng thanh tịnh và tâm  không có ý nghĩ rơi vào pháp Thanh văn, Bích Chi Phật. Có tâm xấu không chấp nhận thiền duyệt tam muội và tam ma địa, chắc chắn đạt được sở nguyện và đầy đủ các độ.

Phật dạy:

- Hạng Bồ tát khinh chê như vậy là không có phương tiện quyền xảo. Giả như ở trong chốn đồng không vắng vẻ bốn ngàn dặm, chỗ cầm thú không đi đến, giặc cướp không đến, La sát không đến. Tuy ở trong chỗ đó một năm, trăm năm, ngàn năm, trăm ngàn năm, trăm ngàn vạn năm, trăm ngàn vạn ức năm, giả sử lại hơn số này mà cũng không biết viễn  ly thì không ích lợi gì cả và cũng chẳng thành tựu được gì cả.

Còn đại Bồ tát viễn ly và cho rằng: “Ta đã đắc tất cả rồi, rõ tất cả rồi”. Ác ma liền bay lên giữa hư không nói: “Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử này là chơn thật viễn ly, đúng như Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác đã dạy và nên tùy thuận theo đó để viễn ly và như vậy thì mau đắc Vô thượng Chánh giác”. Ðại Bồ tát này nghe như vậy, liền từ bỏ viễn ly, đi đến chỗ Bồ tát viễn ly ở thành phố. Nếu Tỳ kheo thành tựu về đạo nhưng cống cao, nói những lời khinh chê, nếu ra làm Phật sự sẽ vấp lỗi.

Phật dạy:

- Những người theo hành động vô thường thì đối với hành động đúng của Bồ tát cho là sai, và ngược lại, hành động sai lại cho là đúng. Người không đáng kính thì lại kính, còn người đáng kính thì lại không kính. Nói ta đã thực hành viễn ly, đo đó nên có phi nhơn đến nói với ta rằng: “Lành thay! Lành thay! Nếu hành đúng là viễn ly, nếu ở thành phố thực hành thì ai sẽ đến nói, ai sẽ đến báo cho vị ấy?”

  Phật dạy:

 - Bồ tát này là người có đức nhưng lại khinh họ. Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Bồ Tát nên biết người này giống như người khiêng thây chết, không đúng một tí nào, lại nói Bồ Tát có lỗi, đây là oan gia của Bồ Tát, vì hiềm thù Bồ Tát nên họ là kẻ giặc lớn trên trời và trong nhân gian. Giả sử người này có mặc áo Sa môn cũng chỉ là kẻ giặc. Ðối với hạng Bồ Tát có đức, hạng người này cũng là kẻ  giặc. Bọn này, này Tu Bồ Ðề! Không nên cùng cộng tác với họ, không nên cùng chuyện trò, cũng không nên cung kính, gần gũi họ. Vì sao? - Nên biết bọn người này nhiều sân giận nổi lên làm bại hoại tâm tốt của người.

Tu Bồ Ðề! Bồ tát như thế nào là không bỏ Nhứt thiết trí? Người không bỏ Vô thượng Bồ đề là Bồ tát không bỏ Nhứt thiết trí. Thế nên Vô thượng Bồ đề làm chỗ nương tựa cho tất cả mọi người. Hạng Bồ tát này không nên cùng với bọn người phá hoại kia cùng làm việc, không nên cung kính họ, không nên cùng hội họp với họ để hộ pháp, chỉ biết giữ gìn về chánh niệm của mình, thường sợ hãi những nơi sanh tử  khổ nên không chịu vào trong đó, không qua lại với ba cõi. Người phá hoại Bồ tát như vậy ở chỗ nào thường nên từ tâm thương xót giúp đỡ họ, tự nghĩ làm cho ta không được sanh. Tâm xấu ác như vậy thật đáng thương xót. Giả sử có điều không tốt, mau làm cho ta xả bỏ chúng, nên học tập như vậy. Vậy nên, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát là người hiểu biết trên hết.

Phẩm thứ mười hai: Thiện tri thức 

Lại nữa, Tu Bồ Ðề! Các Ðại Bồ tát này muốn đắc Vô thượng Bồ đề nên gần gũi thầy tốt, cung kính vâng theo lời chỉ dạy và cùng làm việc.

 Tu Bồ Ðề  bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! thầy tốt của Bồ tát ở chỗ nào và làm sao để biết?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Thiên Trung Thiên là thầy tốt của Bồ tát. Có thuyết giảng Trí độ, theo đó được nghe Trí độ, đây là vượt qua. Dạy người thâm nhập vào trong đó, nên biết như vậy là thầy tốt của Bồ tát. Lục ba la mật là Thắng trí thiện xảo, là đường đi, là trừ tối tăm, là nhà cao tột, là sáng suốt. Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác quá khứ đều từ Lục ba la mật mà ra. Các đức Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác vị lai đều từ Lục ba la mật mà ra, và các đức Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác trong vô lượng vô số các cõi nước hiện tại cũng đều từ Lục ba la mật mà ra, mà thành Nhứt thiết trí, đều từ sự bố thí tứ sự cho người:

1- Bố thí

2- Hoan hỷ

3- Lợi ích

4- Bình đẳng giúp cho tất cả.

Vậy nên, này Tu Bồ Ðề! Thắng trí thiện xảo của Bồ tát là mẹ, là cha, là nhà, là nhà cao tột, là hộ  trì, là nương tựa, là dẫn đường, đều là Lục ba la mật, là lợi ích cho tất cả mọi người. Ðại Bồ tát Lục ba la mật là không giới hạn, muốn cắt đứt sự nghi ngờ của người, do vậy nên phải học Trí độ.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Tướng của Trí độ ở chỗ nào?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Không ngăn ngại là tướng của Trí độ.

Tu Bồ Ðề thưa:

- Như Thiên Trung Thiên đã dạy: đây là thật tướng của Trí độ, tướng như vậy là đắc các pháp.

Phật dạy:

- Ðúng như vậy Tu Bồ Ðề! Tướng như vậy là đắc Trí tuệ độ, tướng như vậy là đắc các pháp. Vì sao? - Này Tu Bồ Ðề ! Vì các pháp đều vô thường, các pháp đều là Không.

Do vậy, nên này Tu Bồ Ðề! Vô thường cùng không là tướng Trí độ. Tướng các pháp cũng vô thường, là không, là vô thường.

Tu Bồ Ðề thưa:

- Thiên Trung Thiên thuyết các pháp đều vô thường, là không. Vì sao như thế? Con người muốn có sanh mà không muốn có chết, sự vô thường nên không có dục, vô thường nên không sanh. Không là không dục, không là không sanh. Vô thường cũng nói không, không phải Vô thượng Bồ đề, cũng không từ nơi pháp khác. Vô thường không đắc Vô thượng Bồ đề. Thế nào, kính bạch Thiên Trung Thiên! Có thể biết được điều Ngài đã dạy.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Từ xa xưa người ta nghĩ rằng: là ngã sở hay chẳng phải ngã sở. Do như vậy nên đưa đến như vậy.

Tu Bồ Ðề thưa:

- Ðúng như vậy! Kính bạch Thiên Trung Thiên! Ngài đã dạy chính từ xa xưa con người nghĩ rằng là ngã sở hay chẳng phải là ngã sở.

Phật dạy:

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Là ngã sở hay là không phải?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Ðúng là không. Kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật dạy:

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Chẳng phải ngã sở là không phải không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Ðúng là không, kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Con người do đây nên nghĩ là ngã sở hay không là ngã sở. Do đây nên  ở mãi trong sanh tử không lúc nào ra khỏi.

Tu Bồ Ðề thưa:

- Ðúng như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên. Con người do đây nên ở mãi trong sanh tử không lúc nào ra khỏi.

Phật dạy:

- Vậy nên này Tu Bồ Ðề! Con người do dục nên chấp trước vào con người, nên biết như vậy, không có mong cầu nên không chấp trước. Thật ra, này Tu Bồ Ðề! Có lợi ích thì không nên nghĩ đó là ngã sở hay không phải là ngã sở. Như vậy là thực hành Trí tuệ độ.

Do đó, này Tu Bồ Ðề! Ðiều đã sanh sau đó không sanh nữa. Ðại Bồ tát này là người thực hành Trí tuệ độ.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Người thực hành như vậy là không hành sắc, không hành thọ tưởng hành thức. Người thực hành như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên, đại Bồ tát nghĩ là thực hành theo thế tục, đó là Ðại Bồ tát hành.

Kính bạch Thiên Trung Thiên, không sánh bằng. Việc vị ấy làm vượt qua rất xa. Thanh văn, Bích Chi Phật và tất cả mọi người không sánh bằng chỗ sở đắc của vị ấy. Ðó là chỗ cùng tột của đại Bồ tát.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Người nghĩ như vậy là Trí độ. Ðại Bồ tát ngày đêm thực hành như vậy, như chỗ đã thực hành mau được gần Vô thượng Chánh giác.

Phật dạy:

- Thế nào, Tu Bồ Ðề! Người trong Diêm Phù Lợi và tất cả Bồ tát đều làm người, đều thực hành Vô thượng Bồ đề, phát tâm cầu thành Phật. Mỗi người trọn đời làm việc bố thí, đem việc bố thí này hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Ðại Bồ tát này làm việc bố thí như vậy, phước đó có nhiều không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Rất nhiều! Rất nhiều! Kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật dạy:

- Không bằng Ðại Bồ tát chuyên nghĩ đến Trí tuệ độ và thực hành trong một ngày, phước của người này nhiều hơn phước của người trên kia. Hoặc Bồ tát luôn nghĩ đến Trí tuệ độ, thực hành theo đó. Người như vậy là người rất tôn quý trong chúng. Vì sao? - Vì người khác không có lòng từ này. Trừ chư Phật, không có đại Bồ tát hữu học nào bằng, chỗ thâm nhập của thiện nam tử này rất là thậm thâm, hiểu rõ tất cả tri kiến ở thế gian. Người này rất thương xót, nhìn thấy thấu suốt tất cả mọi người không phân biệt. Muốn thấy tất cả, không khi nào bỏ qua. Nghĩ đến tất cả mọi người nhưng không phát khởi tưởng, cũng không khác.

Do đó, này Tu Bồ Ðề! Ðó là sáng suốt của Ðại Bồ tát. Tuy chưa thành Vô thượng Chánh giác nhưng người này đã làm việc làm rất tôn quý, vượt lên trên thế gian, đối với Vô thượng Chánh giác chắc chắn không còn thối lui. Nhận đầy đủ tất cả y phục, ẩm thực, giường nằm, thuốc thang, tuy thế nhưng vẫn trụ vào Trí tuệ độ, vẫn thanh tịnh, nhờ phước đức đã tạo làm cho được gần Nhứt thiết trí.

Vậy nên, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát có ăn uống cũng không có lỗi, vì muốn làm lợi ích cho tất cả mọi người, muốn chỉ dạy đạo pháp cho tất cả mọi người. Người đó có sự sáng suốt, muốn làm việc cứu hộ rộng lớn không bờ bến, muốn độ thoát hết những người trong lao ngục, muốn làm cho mắt của tất cả mọi người đều thanh tịnh. Ðó là ý niệm theo Trí tuệ độ. Người thực hành theo lời chỉ dạy nghĩ đến Trí tuệ độ, có như vậy tức là không thay đổi. Vì sao? - Vì người thay đổi nghĩ rằng có “tưởng”, liền trái với Trí tuệ độ. Như vậy là trái với sự hộ trì, nên làm như Trí tuệ độ, ngày đêm thực hành và nghĩ đến.

Tu Bồ Ðề! Ví như có kẻ nam tử ngọc ma-ni để ngay trước mặt nhưng không biết, sau nhận được vui mừng hớn hở. Nhưng khi được ngọc ma-ni rồi lại quên ngọc, quên dùng, nên lại rất lo buồn sầu khổ, đứng ngồi không yên nhưng không hiểu.

Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát muốn cầu trân bảo luôn luôn giữ tâm vững chãi, không được làm mất niệm Nhứt thiết trí.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Tất cả việc nghĩ đều là lìa tự nhiên. Thế nào là Ðại Bồ tát niệm Nhứt thiết trí không lìa niệm?

Phật bảo Tu Bồ Ðề :

- Giả sử Ðại Bồ tát biết như vậy là không mất Trí độ. Vì sao? - Này Tu Bồ Ðề! Vì Trí độ là không, không tăng không giảm.

Tu Bồ Ðề  thưa:

- Trí độ, kính bạch Thiên Trung Thiên! Chính thật là không, vì sao Ðại Bồ tát đối với Trí tuệ độ thành tựu hạnh được gần Vô thượng Chánh giác?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:     

- Ðại Bồ tát cũng không tăng, cũng không giảm, khi thuyết thì không sợ hãi, nên biết thiện nam tử này là người đã thực hành Trí tuệ độ.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Kính bạch Thế tôn! Hành Trí tuệ độ là hành không phải  không?

Ðáp:

- Này Tu Bồ Ðề! Không phải vậy.

- Kính bạch Thế tôn! Hay có không nào khác để hành Trí tuệ độ?

- Này Tu Bồ Ðề! Không phải.

- Ðây là sắc hành?

- Tu Bồ Ðề! Không phải.

- Ðây là thọ - tưởng - hành - thức hành?

- Tu Bồ Ðề! Không phải.

- Hay có hành theo sắc khác?

- Tu Bồ Ðề! Không phải.

- Hay có hành theo thọ, tưởng hành, thức hành khác?

- Tu Bồ Ðề! Không phải.

- Vì sao, kính bạch Thiên Trung Thiên, gọi là Ðại Bồ tát hành Trí tuệ độ?

Phật dạy:

- Thế nào, Tu Bồ Ðề! Vì thấy có pháp thực hành pháp Trí tuệ độ phải không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Không thấy, kính bạch Thiên Trung Thiên!

Phật dạy:

- Thế nào, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ tát có thấy mình luôn thực hành Trí tuệ độ không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Không thấy, kính bạch Thiên Trung Thiên!

Phật dạy:

- Thế nào Tu Bồ Ðề! Có thể thấy có chỗ sanh ra pháp không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Thưa không thấy, kính bạch Thiên Trung Thiên.

Phật bảo Tu Bồ Ðề :

- Ðó là Vô sanh pháp nhẫn của Ðại Bồ tát. Người như vậy là được thọ ký Vô thượng Chánh giác, được Vô sở úy của Như Lai A-la-hán Ðẳng Chánh giác. Hành động của Ðại Bồ tát đó là do lực này được đạt đến Trí tuệ Phật, là trí tuệ rộng lớn, là trí tuệ tự tại, là trí tuệ Nhứt thiết trí, là Trí tuệ Như Lai. Người ấy làm tất cả việc gì mình muốn.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Các pháp do thọ ký mà được Vô thượng chánh đẳng chánh giác phải không?

Phật  bảo Tu Bồ Ðề:

- Không phải.

Tu Bồ Ðề bạch Phật:

- Vậy thì vì lẽ gì Thiên Trung Thiên thọ ký cho Bồ tát đắc Vô thượng Chánh giác?

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Có thể thấy pháp trao thọ ký thành Vô thượng Chánh giác không?

Tu Bồ Ðề thưa:

- Con không thấy có pháp sẽ tạo thành Vô thượng Chánh giác.

Phật bảo Tu Bồ Ðề:

- Các pháp không thể đắc. Người nghĩ như vậy là thành tựu pháp Chánh giác. Người không nghĩ như vậy không tự đạt đến Chánh giác.

Phẩm thứ mười ba:  Thích Ðề Hoàn Nhơn 

Thích Ðề Hoàn Nhơn ngay trong chúng hội bạch Phật:

- Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trítuệ độ thậm thâm, thậm thâm. Ðó là việc Bồ tát khó hiểu rõ. Người có đức nghe Trí tuệ độ liền biên chép, học tập, thọ trì, phước của người đó không ít.

Phật bảo Câu Dực:

- Nếu người ở Diêm Phù Lợi đều thọ trì Thập thiện, công đức đó gấp trăm lần, ngàn lần, vạn lần, ức lần, cự ức lần. Nếu lại có người bố thí hơn đây cũng không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn nghe Trí tuệ độ biên chép, học tập, thọ trì.

Trong đại hội có một Tỳ kheo bảo với Thích Ðề Hoàn Nhơn:

- Ðây là người đã vượt lên trên Câu Dực.

Thích Ðề Hoàn Nhơn thưa với Tỳ kheo:

- Người biết hồi tâm nghĩ đúng là đã hơn ta, huống là nghe Trí tuệ độ rồi biên chép, học tập, thọ trì, nghe theo, thực hành theo như trong đó đã dạy, sẽ vượt lên trên tất cả chư Thiên, A tu luân và người đời. Nếu Ðại Bồ tát thực hành Trí tuệ độ không riêng gì vượt lên trên chư Thiên, A tu luân, người đời cho đến Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật, người đó cũng đều vượt qua. Nếu Ðại Bồ tát nào thực hành Trí tuệ độ không riêng gì vượt lên trên Bích Chi Phật mà cũng vượt lên trên Bồ tát thực hành Bố thí Ba la mật không có phương tiện quyền xảo.

Ðại Bồ tát thực hành Trí tuệ độ không riêng gì vượt qua Bố thí Ba la mật, mà cũng vượt qua thực hành Trì giới Ba la mật, Tinh tấn Ba la mật, Thiền định Ba la mật không phương tiện quyền xảo.

Ðại Bồ tát nào đọc tụng thực hành Trí tuệ độ, chư Thiên, A tu luân, người đời, hoàn toàn không thể hơn.

Ðại Bồ tát thực hành Trí tuệ độ vì đây rất là tôn quý.

Gần gũi Trí tuệ độ nên Ðại Bồ tát này thực hành theo Nhứt thiết trí. Lời nói không bị gián đoạn. Ðại Bồ tát này không lìa danh hiệu Như Lai. Ðây là Ðại Bồ tát không xa rời Phật. Ðại Bồ tát này không còn sanh giải đãi. Sự học của Ðại Bồ tát này là rất tôn quý. Không học Thanh văn, Bích Chi Phật là học về Bồ tát. Tứ Thiên vương sẽ đến thưa hỏi, làm cho ưa thích, được học mau lẹ sự học này, sẽ ngồi chỗ ngồi của Phật, đạt đến Vô  thượng Bồ đề, sẽ độ bốn bộ đệ tử. Ðại Bồ tát nên học như vậy. Tứ Thiên vương sẽ đến thưa hỏi, huống là các thiên tử khác.

Ðại Bồ tát thực hành Trí độ thường được Như Lai A-la-hán Ðẳng chánh giác nghĩ đến. Trí tuệ độ là hạnh của Bồ tát. Nếu ở thế gian có những điều khổ cực thì ngay thân này không còn những điều ác, đó là chỗ đạt đến của Ðại Bồ tát hành Trí tuệ độ, liền được phước hiện tiền.

A-Nan nghĩ: “Thích Ðề Hoàn Nhơn từ trí tuệ mình thuyết hay là nhờ oai thần của Phật để thuyết?”

Thích Ðề Hoàn Nhơn biết ý nghĩ  của A-Nan liền thưa với tôn giả A-Nan:

- Những điều tôi thuyết là nhờ oai thần của Phật .

 Phật dạy:

- Ðúng như vậy! Ðúng như vậy! A-Nan, Thích Ðề Hoàn Nhơn thuyết đều là nhờ oai thần của Phật. A-Nan! Hoặc khi Ðại Bồ tát ngay niệm sâu xa này thực hành Trí tuệ độ, liền nghĩ học tập Trí tuệ độ.

Bấy giờ trong ba ngàn đại thiên quốc độ, tất cả ác ma đều buồn rầu, bực bội, muốn làm cho Ðại Bồ tát ở giữa chừng chứng đắc cứu cánh Thanh văn, Bích Chi Phật đạo, nhưng lại làm cho những người muốn chứng Vô thượng Bồ đề lại mau thành Vô thượng Bồ đề. 

 Hết

(Potaliyasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Anguttarapa. Apana là một thị trấn của Anguttarapa. Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Apana để khất thực. Sau khi đi khất thực, ăn xong, trên con đường khất thực trở về, Thế Tôn đi đến một khu rừng để nghỉ trưa. Sau khi đi sâu vào khu rừng ấy, Ngài ngồi dưới một gốc cây. Gia chủ Potaliya, toàn thân mặc đồ đầy đủ, mang dù, đi dép, ngao du tản bộ khắp mọi nơi, và đi đến khu rừng ấy. Sau khi đi sâu vào (khu rừng), Gia chủ Potaliya, đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời hỏi thăm, sau khi nói lên những lời hỏi thăm, thân hữu rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với Gia chủ Potaliya đang đứng một bên:

– Này Gia chủ, có các chỗ ngồi. Nếu Ông muốn, hãy ngồi xuống.

Nghe nói vậy, Gia chủ Potaliya nghĩ rằng: “Sa-môn Gotama gọi ta với danh từ Gia chủ”, nên phẫn nộ không hoan hỷ và đứng im. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Gia chủ Potaliya:

– Này Gia chủ, có các chỗ ngồi. Nếu Ông muốn, hãy ngồi xuống.

Lần thứ hai, Gia chủ Potaliya nghĩ rằng: “Sa-môn Gotama gọi ta với danh từ Gia chủ”, nên phẫn nộ, không hoan hỷ và đứng im. Lần thứ ba, Thế Tôn nói với Gia chủ Potaliya:

– Này Gia chủ, có các chỗ ngồi. Nếu Ông muốn, hãy ngồi xuống.

Nghe nói vậy, Gia chủ Potaliya nghĩ rằng: “Sa-môn Gotama gọi ta với danh từ Gia chủ”, nên phẫn nộ, không hoan hỷ, nói với Thế Tôn:

– Tôn giả Gotama, thật không thích đáng, không hợp lẽ, Tôn giả gọi tôi là Gia chủ.

– Này Gia chủ, nhưng hình dung của Ông, tướng mạo của ông, hình tướng của Ông giống như một gia chủ.

– Nhưng Tôn giả Gotama, tất cả nghiệp vụ đã được tôi từ bỏ, tất cả tục sự đã được tôi đoạn tận.

– Nhưng này Gia chủ, như thế nào tất cả nghiệp vụ đã được Ông từ bỏ, tất cả tục sự đã được Ông đoạn tận?

– Ở đây, này Tôn giả Gotama, tài sản, ngũ cốc, hay vàng bạc, tất cả đều giao cho các con tôi thừa hưởng. Ở đây, tôi không khuyên bảo, tôi không can gián; tôi sống với tối thiểu đồ ăn, đồ mặc. Như vậy, này Tôn giả Gotama, tất cả nghiệp vụ được tôi từ bỏ, tất cả tục sự được tôi đoạn tận.

– Này Gia chủ, sự đoạn tận các tục sự mà Ông nói khác với sự đoạn tận các tục sự trong giới luật của bậc Thánh.

– Bạch Thế Tôn, như thế nào là sự đoạn tận các tục sự trong giới luật của bậc Thánh? Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho tôi về sự đoạn tận các tục sự trong giới luật của bậc Thánh.

– Này Gia chủ, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Gia chủ Potaliya vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Này Gia chủ, tám pháp này đưa đến sự đoạn tận các tục sự trong giới luật bậc Thánh. Thế nào là tám? Y cứ không sát sanh, sát sanh cần phải từ bỏ. Y cứ không lấy của không cho, lấy của không cho cần phải từ bỏ. Y cứ lời chân thật, nói láo cần phải từ bỏ. Y cứ không nói hai lưỡi, nói hai lưỡi cần phải từ bỏ. Y cứ không tham dục, tham dục cần phải từ bỏ. Y cứ không hủy báng sân hận, hủy báng sân hận cần phải từ bỏ. Y cứ không phẫn não, phẫn não cần phải từ bỏ. Y cứ không quá mạn, quá mạn cần phải từ bỏ. Này Gia chủ, tám pháp này được nói một cách vắn tắt, không được giải thích rộng rãi, đưa đến sự đoạn tận các tục sự trong giới luật bậc Thánh.

– Bạch Thế Tôn tám pháp này được Thế Tôn nói một cách vắn tắt, không được giải thích rộng rãi, đưa đến sự đoạn tận các tục sự trong giới luật bậc Thánh. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn vì lòng thương tưởng, giải thích rộng rãi tám pháp này.

– Này Gia chủ, vậy Ông hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Gia chủ Potaliya vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Khi được nói: “Y cứ không sát sanh, sát sanh cần phải từ bỏ”, do duyên gì, lời nói như vậy được nói lên? Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Do nhơn những kiết sử nào ta có thể sát sanh, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta sát sanh, không những ta tự trách mắng ta vì duyên sát sanh, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên sát sanh; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta, vì duyên sát sanh. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự sát sanh này. Những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não nào có thể khởi lên, do duyên sát sanh, đối với vị đã từ bỏ sát sanh, những lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”. “Y cứ không sát sanh cần phải từ bỏ”, do duyên như vậy, lời nói như vậy được nói lên.

Khi được nói: “Y cứ không lấy của không cho, lấy của không cho cần phải từ bỏ”, do duyên gì, lời nói như vậy được nói lên? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Do nhơn những kiết sử nào ta có thể lấy của không cho, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta lấy của không cho, không những ta tự trách mắng ta vì duyên lấy của không cho, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên lấy của không cho; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta, vì duyên lấy của không cho. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự lấy của không cho này. Những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não nào có thể khởi lên do duyên lấy của không cho, đối với vị đã từ bỏ lấy của không cho, những lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”. “Y cứ không lấy của không cho, lấy của không cho cần phải từ bỏ”, do duyên như vậy, lời nói như vậy được nói lên.

Khi được nói: “Y cứ lời chân thật, nói láo cần phải từ bỏ”, do duyên gì, lời nói như vậy được nói lên? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Do nhơn những kiết sử nào, ta có thể nói láo, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta nói láo, không những ta tự trách mắng ta vì duyên nói láo, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên nói láo; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta, vì duyên nói láo. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính nói láo này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có thể khởi lên, do duyên nói láo, đối với vị đã từ bỏ nói láo, những lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”. “Y cứ lời chân thật nói láo cần phải từ bỏ”, do duyên như vậy, lời nói như vậy được nói lên.

Khi được nói: “Y cứ không nói hai lưỡi, nói hai lưỡi cần phải từ bỏ”, do duyên gì, lời nói như vậy được nói lên? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Do nhơn những kiết sử nào, ta có thể nói hai lưỡi, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta nói hai lưỡi, không những ta tự trách mắng ta vì duyên nói hai lưỡi, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu cũng khiển trách ta vì duyên nói hai lưỡi, và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên nói hai lưỡi. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự nói hai lưỡi này. Những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên nói hai lưỡi, đối với vị đã từ bỏ nói hai lưỡi, những lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”. “Y cứ không nói hai lưỡi, nói hai lưỡi cần phải từ bỏ”, do duyên như vậy, lời nói như vậy được nói lên.

Khi được nói: “Y cứ không tham dục, tham dục cần phải từ bỏ”, do duyên gì, lời nói như vậy được nói lên? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Do nhơn những kiết sử nào, ta có thể có tham dục, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta tham dục, không những ta tự trách mắng ta vì duyên tham dục, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu cũng khiển trách ta vì duyên tham dục; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên tham dục. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự tham dục này. Những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên tham dục, đối với vị đã từ bỏ tham dục, các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”. “Y cứ không tham dục, tham dục cần phải từ bỏ”, do duyên như vậy, lời nói như vậy được nói lên.

Khi được nói: “Y cứ không hủy báng sân hận, hủy báng sân hận cần được từ bỏ”, do duyên gì, lời nói như vậy được nói lên? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Do nhơn những kiết sử nào ta có thể hủy báng sân hận, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta hủy báng sân hận, không những ta tự trách mắng ta vì duyên hủy báng, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng khiển trách ta vì duyên hủy báng sân hận; và sau khi thân hoại mạng chung ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên hủy báng sân hận. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự hủy báng sân hận này. Những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên hủy báng sân hận, đối với vị đã từ bỏ hủy báng sân hận các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”. “Y cứ không hủy báng sân hận, hủy báng sân hận cần phải từ bỏ”, do duyên như vậy, lời nói như vậy được nói lên.

Khi được nói: “Y cứ không phẫn não, phẫn não cần được từ bỏ”, do duyên gì, lời nói như vậy được nói lên? Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Do nhơn những kiết sử nào ta có thể có phẫn não, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta có phẫn não, không những ta tự trách mắng ta vì duyên phẫn não, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng khiển trách ta vì duyên phẫn não; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên phẫn não. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự phẫn nào này. Những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên phẫn não, đối với vị đã từ bỏ phẫn não, các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”. “Y cứ không phẫn não, phẫn não cần được từ bỏ”, do duyên như vậy, lời nói như vậy được nói lên.

Khi được nói: “Y cứ không quá mạn, quá mạn cần được từ bỏ”, do duyên gì, lời nói như vậy được nói lên? Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Do nhơn những kiết sử nào ta có quá mạn, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta có quá mạn, không những ta tự trách mắng ta vì duyên quá mạn, các bậc có trí sau khi tìm hiểu, cũng khiển trách ta vì duyên quá mạn; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta, vì duyên quá mạn. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự quá mạn này. Những lậu hoặc, phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên quá mạn, đối với vị đã từ bỏ quá mạn, các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”. “Y cứ không quá mạn, quá mạn cần phải từ bỏ”, do duyên như vậy, lời nói như vậy được nói lên.

Này Gia chủ, tám pháp được nói lên vắn tắt và được giải thích rộng rãi này, đưa đến sự đoạn tận các tục sự trong giới luật bậc Thánh, nhưng thật sự chưa phải là sự đoạn tận toàn diện, toàn bộ và toàn mặt tất cả tục sự trong giới luật bậc Thánh.

– Bạch Thế Tôn, như thế nào là sự đoạn tận toàn diện, toàn bộ và toàn mặt tất cả tục sự trong giới luật bậc Thánh? Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho con như thế nào là sự đoạn tận toàn diện, toàn bộ, toàn mặt tất cả tục sự trong giới luật bậc Thánh.

– Này Gia chủ, vậy Ông hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Gia chủ Potaliya vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Này Gia chủ, ví như có con chó đói lả, suy nhược, đi đến một lò thịt giết bò. Ở đây, có người giết bò thiện xảo hay người đệ tử quăng cho nó một khúc xương, khéo lóc, tận lóc, không có thịt, chỉ có dính máu. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Con chó ấy, khi gặm khúc xương ấy, khéo lóc, tận lóc, không có thịt, chỉ có dính máu có thể đoạn trừ được đói lả suy nhược của nó không?

– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Với khúc xương khéo lóc, tận lóc, không có thịt, chỉ có dính máu ấy, bạch Thế Tôn, con chó kia chỉ có mệt nhọc khốn khổ mà thôi.

– Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã nói, dục được ví như khúc xương, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ, sau khi từ bỏ loại xả thuộc loại đa chủng, y cứ đa chủng, đối với loại xả thuộc loại nhứt chủng, y cứ nhất chủng, ở đây, mọi chấp thủ đối với thế vật được đoạn trừ hoàn toàn, không có dư tàn, vị ấy tu tập loại xả như vậy.

Này Gia chủ, ví như con chim kên, con chim diều hâu, hay con chim ưng giành được miếng thịt liền bay bổng lên; các con chim kên khác, chim diều hâu khác, hay chim ưng khác bay đuổi theo, đuổi sát theo giành giựt xé nát miếng thịt ấy. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Nếu con chim kên, chim diều hâu hay chim ưng ấy không vứt bỏ ngay miếng thịt ấy, nó có thể do nhân duyên ấy, đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã nói, dục được ví như miếng thịt, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy, với chánh trí tuệ, sau khi từ bỏ loại xả thuộc loại đa chủng, y cứ đa chủng, đối với loại xả thuộc loại nhứt chủng, y cứ nhứt chủng, ở đây mọi chấp thủ đối với thế vật được đoạn trừ hoàn toàn, không có dư tàn, vị ấy tu tập loại xả như vậy.

Này Gia chủ, ví như một người cầm một bó đuốc cỏ đang cháy rực đi ngược gió. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào, nếu người ấy không vứt bỏ ngay bó đuốc ấy, bó đuốc cỏ đang cháy rực ấy có thể đốt cháy tay, hay đốt cháy cánh tay, hay đốt cháy một thân phần của người ấy, người ấy có thể do nhân duyên ấy, đi đến chết, hay đi đến khổ gần như chết không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã nói, dục được ví như bó đuốc cỏ, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy... (như trên)... với chánh trí tuệ, vị ấy tu tập loại xả như vậy.

Này Gia chủ, ví như một hố than hừng, sâu hơn thân người, đầy những than hừng, cháy không thành ngọn, cháy không thành khói, và một người đi đến muốn sống, muốn không chết, muốn lạc, né tránh khổ. Nhưng có hai nhà lực sĩ, nắm chặt hai cánh tay người ấy và lôi người ấy đến hố than hừng. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có co rúm thân, vật qua vật lại phía này phía kia không?

– Bạch Thế Tôn, có. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì người ấy biết: “Nếu ta rơi vào hố than hừng này, do nhân duyên này, ta sẽ đi đến chết hay đau khổ gần như chết.

– Cũng vậy, này cư sĩ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã nói, dục được ví như hố than hừng, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ... (như trên)... vị ấy tu tập loại xả như vậy.

Này Gia chủ, ví như có người nằm mộng, thấy vườn khả ái, rừng núi khả ái, đất đai khả ái, ao hồ khả ái; khi tỉnh dậy, người ấy không thấy gì cả. Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã nói, dục được ví như một cơn mộng, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ,... (như trên)... vị ấy tu tập loại xả như vậy.

Này Gia chủ, ví như có người mượn tài vật cho mượn, xe cộ xứng đáng bậc sang trọng, các đồ châu báu trang sức mỹ diệu, và với những đồ vật vay mượn ấy, người ấy đi vào chợ phố, được (tôn trọng) đi trước, được nhiều người vây quanh, và quần chúng thấy người ấy bèn nói: “Người này thật sự giàu sang, và người giàu sang hưởng thọ tài vật như vậy”. Nhưng những người chủ thấy người kia ở chỗ nào liền lấy lui những vật sở hữu của mình. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Có phải sự (trá hình) dị tính của người kia được chấm dứt ở đây?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì những người chủ lấy lui những vật sở hữu của mình.

– Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã nói, dục được ví như tài vật vay mượn, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ... (như trên)... vị ấy tu tập loại xả như vậy.

Này Gia chủ, ví như gần thôn làng hay gần thị tứ có một nhóm rừng, ở đấy, có một cây đầy những trái chín, nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Rồi một người đi đến, ước mong trái cây, tìm cầu trái cây, đi khắp đó đây để tìm trái cây. Người ấy đi sâu vào ngôi rừng ấy, thấy cây ấy đầy những trái chín. Người ấy có thể nghĩ như sau: “Cây này đầy những trái chín nhưng không có trái nào rơi xuống đất, nhưng ta biết leo cây. Vậy ta hãy leo lên cây ấy ăn cho thỏa thích và bọc đầy áo (để đem về). Rồi người ấy leo lên cây ấy, ăn cho thỏa thích và bọc đầy áo (để đem về). Rồi một người thứ hai đi đến, ước mong trái cây, tìm cầu trái cây, đi khắp đó đây để tìm trái cây, và tay mang một búa sắc bén. Người này đi sâu vào ngôi rừng ấy, thấy cây ấy đầy những trái chín. Người này có thể nghĩ như sau: “Cây này đầy những trái chín, nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Nhưng ta không biết leo cây. Vậy ta hãy chặt cây này tận gốc, ăn cho thỏa thích, và bọc đầy áo (để đem về)”. Rồi người này chặt cây ấy tận gốc. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Nếu người kia không leo xuống thật mau, thời cây ấy khi rơi đổ xuống, sẽ làm cho người thứ nhất, hoặc bị gãy tay, hoặc bị gãy chân, hoặc bị gãy một phần thân nào. Và do nhân duyên ấy, sẽ bị chết hay đi đến đau khổ gần như chết.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã nói, dục được ví như cây có trái, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với trí tuệ, sau khi từ bỏ loại xả thuộc loại đa chủng, y cứ đa chủng, đối với loại xả thuộc loại nhứt chủng, y cứ nhứt chủng, ở đây mọi chấp thủ đối với thế vật được đoạn trừ hoàn toàn, không có dư tàn, vị ấy tu tập loại xả như vậy.

Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử ấy, sau khi thành tựu xả niệm thanh tịnh vô thượng này, nhớ đến các đời sống trước, như một đời, hai đời, ba đời... (như trên)... Vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử ấy sau khi thành tựu xả niệm thanh tịnh vô thượng này, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh... (như trên)... đều do hạnh nghiệp của chúng. Này Gia chủ vị Thánh đệ tử ấy, sau khi thành tựu xả niệm thanh tịnh vô thượng này, và với các lậu hoặc được đoạn trừ, vị này với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Này Gia chủ, cho đến như vậy là sự đoạn tận toàn diện, toàn bộ và toàn mặt tất cả tục sự trong giới luật bậc Thánh. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ông có thấy ở nơi Ông một sự đoạn tận tục sự như vậy, giống như sự đoạn tận toàn diện, toàn bộ và toàn mặt tất cả tục sự trong giới luật bậc Thánh?

– Bạch Thế Tôn, con là ai mà có thể có sự đoạn tận toàn diện, toàn bộ và toàn mặt tất cả tục sự trong giới luật bậc Thánh? Bạch Thế Tôn, con còn rất xa với sự đoạn tận toàn diện, toàn bộ và toàn mặt, tất cả tục sự trong giới luật bậc Thánh. Bạch Thế Tôn, xưa kia, đối với các vị Du sĩ không phải thù thắng, chúng con xem là thù thắng; dầu họ không thù thắng, chúng con cúng dường các món ăn thù thắng; dầu họ không thù thắng, chúng con mời họ ở trong những trú xứ thù thắng, Bạch Thế Tôn, còn đối với các Tỷ-kheo thù thắng, chúng con xem là không thù thắng; dầu các vị ấy thù thắng, chúng con cúng dường các món ăn không thù thắng; dầu các vị ấy thù thắng, chúng con mời các vị ấy ở trong các trú xứ không thù thắng. Nhưng nay, bạch Thế Tôn, đối với các Du sĩ không thù thắng, chúng con sẽ biết là không thù thắng; vì họ không thù thắng, chúng con sẽ cúng dường các món ăn không thù thắng; vì họ không thù thắng chúng con sẽ mời họ ở trong các trú xứ không thù thắng. Còn đối với các Tỷ-kheo thù thắng, chúng con sẽ biết các vị ấy là thù thắng; vì các vị ấy thù thắng, chúng con sẽ cúng dường các món ăn thù thắng; vì các vị ấy thù thắng, chúng con sẽ mời các vị ấy ở trong các trú xứ thù thắng. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thật sự đã gợi ở nơi con lòng ái kính Sa-môn đối với các vị Sa-môn, lòng tịnh tín Sa-môn đối với các Sa-môn, lòng tôn kính Sa-môn đối với các Sa-môn. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử; từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

KINH POTALIYA, THỨ NĂM MƯƠI BỐN HẾT.

 

Thích Minh Châu 

 

______________________________________________________________________

>>> 53. Kinh Hữu Học

«Phật tính bình đẳng trong tất cả chúng sinh,» hiểu được điều này bằng những suy luận của lý trí không phải là khó, nhưng hiểu bằng tất cả tâm nguyện và chí hướng cao cả, để rồi nổ lực dũng mãnh, kiên quyết mà thành tựu, thì ngay cả đến những bậc thiện trí của thế gian nhiều khi cũng phải phân vân.

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

I. TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO

«Phật tính bình đẳng trong tất cả chúng sinh,» hiểu được điều này bằng những suy luận của lý trí không phải là khó, nhưng hiểu bằng tất cả tâm nguyện và chí hướng cao cả, để rồi nổ lực dũng mãnh, kiên quyết mà thành tựu, thì ngay cả đến những bậc thiện trí của thế gian nhiều khi cũng phải phân vân. Cho nên, để minh họa ý nghĩa này một cách sống động và thâm thiết, kinh Pháp hoa đã hình dung Tôn giả Xá-lợi-phất như là biểu tượng cho sự tương phản giữa tâm tư vĩ đại của bậc thượng trí với những giới hạn khắt khe của thực tế sinh hoạt. Sau khi chứng đạt địa vị Thánh giả cao tột trên thế gian, mà đối với sự chứng đạt của mình và đối với cảnh giới bất khả tư nghì của đấng Đại Giác vẫn không khỏi hoài nghi, Tôn giả đã tự trách căn tính thấp kém của mình: «Hỡi ôi, cùng ở trong các pháp vô lậu, ta đã để cho lừa dối bằng những tâm tư xấu. Cho nên, đời vị lai ta sẽ không diễn thuyết Pháp tối thượng trong ba cõi.[1]»

«Hỡi ôi đáng trách thay! Tại sao tự lừa dối?» Đó là Tôn giả tự thống trách tại sao truớc đây không gieo trồng hạt giống Đại thừa chí thượng để có thể thành tựu những phẩm tính cao thượng, siêu việt của Như Lai, để có thể có đủ khả năng giáo hoá của đức Như Lai.

Thực sự, như kinh điển đã chỉ rõ, chí nguyện Đại thừa mặc dù được coi là tối thượng tối đại về kết quả thành tựu nhưng nhân duyên để thành tựu nó thì hết sức đơn giản: «Những ai đã từng một lần xưng ‹Nam mô Phật› trong các tháp miều thờ xá-lợi; tất cả những người ấy, dù chỉ một lần với tâm tán loạn, đều đã thành tựu trí giác vô thượng này.»[2]

Sự kiện càng đơn giản bao nhiêu càng khó nhận thức bấy nhiêu. Cho nên, khi Đức Phật quyết định tuyên bố đạo lý nhất thừa rằng: «Và Ta nói như vầy: tất cả các pháp này vốn thường hằng vắng lặng, bản lai tịch tĩnh. Phật tử sau khi đã thực hành đầy đủ, đời sau sẽ thành Phật,»[3] thì sự kiện đó được coi là một biến cố vĩ đại.

Và đây cũng là một biến cố vĩ đại, khi Thắng Man Phu nhân phát khởi chí nguyện Đại thừa. Chí nguyện ấy là mong học hỏi và thấu triệt vô lượng vô biên Phật pháp; và không chỉ có thế, chí nguyện của Phu nhân còn hướng đến những thực hành cao cả, tự mình gánh vác trách nhiệm lớn lao, sẵn sàng xả bỏ thân mạng vì sự tồn tại của Chính pháp và vì ích lợi của tất cả chúng sinh. Nơi đây không còn giới hạn vấn đề mà người ta nói là thường tình nhi nữ hay chí khí trượng phu nữa.

Chúng ta như người cùng tử,[4] bao nhiêu năm lưu lạc, sống trong đói rách bơ vơ. Nhưng khi gặp lại cha già trong khung cảnh sang cả thì không thể tin tưởng quyền thừa kế gia sản của mình, mà chỉ khư khư ôm chặt lấy mặc cảm thấp kém bần cùng, chỉ bằng lòng làm một kẻ tôi tớ hèn mọn. Cho đến khi nào cùng tử ấy nhận ra rằng đó thực sự là người cha già mà mình bị thất lạc từ lâu, chỉ khi ấy mới có chí hướng tiếp nối sự nghiệp lớn lao ấy. Các vị thượng tôn trưởng lão trong hàng Thanh văn như ngài Tu-bồ-đề, Ma-ha Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Mục-kiền-liên đã tự so sánh như vậy, sau khi các ngài được đức Phật khai thị cho biết thế nào là con chân thật của Như Lai, hóa sinh từ trong lòng Chính pháp. Tự xác nhận mình là người con chân thật của Như Lai, tức cũng đồng thời tự xác nhận sứ mạng tiếp nối sự nghiệp Như Lai của mình, đó cũng chính là trường hợp của Thắng Man Phu nhân. Và cũng là trường hợp cho tất cả những ai thấu triệt một cách sâu sắc rằng mình là một Phật tử.

Cho nên, như chúng ta sẽ thấy trong chương cuối cùng của kinh Thắng Man này, chí nguyện Đại thừa mặc dù là chí nguyện cao cả, thậm chí bậc đại trượng phu không thể dễ dàng đảm đương, nhưng chí nguyện ấy thật cũng vô cùng đơn giản, thậm chí trẻ thơ bảy tuổi cũng có thể hiểu và cũng có thể phát hiện bằng hành động cụ thể.

II. THỰC TIỄN HÀNH ĐỘNG

Thiện Tài đồng tử,[5] sau khi đã phát khởi chí nguyện đại thừa, lại mong thực hiện cụ thể chí nguyện ấy, bèn thưa với Bồ tát Văn-thù rằng: «Như cõi đất lớn không hề dao động, khi mang gánh nặng bằng sức mạnh đại bi, như kho tàng trí tuệ nuôi dưỡng thế gian, mong con bước lên cỗ xe tối thượng như vậy.»[6]

Bồ tát Văn-thù bây giờ quay lại với tất cả dáng điệu trầm hùng của con voi chúa,[7] quán sát và tán thán Thiện Tài đồng tử: «Lành thay, lành thay! Thiện nam tử, ngươi đã phát tâm vô thượng chánh giác, lại còn mong mỏi gần gũi các thiện tri thức để học hỏi Bồ tát hạnh…»

Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa. «Sư tử tần thân, tượng vương hồi thị», là thành ngữ mô tả tất cả cung cách uy mãnh của chí nguyện Đại thừa và hành vi thực tiễn của chí nguyện ấy. Nhân cách vĩ đại không do nơi địa vị cao trọng của một thiên tử hay vương phi, hay những gì tương tợ, mà chính do bởi chí nguyện và thực tiễn hành động. Thắng Man Phu nhân không phải chỉ điển hình cao cả của một nữ Phật tử, mà còn là điễn hình cho sự định giá tuyệt đối về khả năng hướng thượng của bất cứ chúng sinh nào.

Sau khi đã phát khởi chí nguyện Đại thừa như vậy, Thắng Man Phu nhân lại tiếp đến nêu rõ những thực tiễn hành động của Bồ tát đạo mà người nữ có thể thực hiện được. Đây là vấn đề liên hệ đến căn tính dị biệt trong các môi trường thực hành Bồ tát đạo.

Cùng đi trong một Nhất thừa đạo, cùng hướng đến một lý tưởng Phật đạo duy nhất, nói một cách tổng quát, cùng tuyệt đối bình đẳng về Phật tính, nhưng giới hạn căn tính của chúng sinh vốn sai biệt bất đồng. Vì vậy, Bồ tát đạo không chỉ có một. Thiện Tài đồng tử điển hình cho giới thanh niên trí thức, thực hành Bồ tát đạo bằng sự thân cận thiện tri thức để học hỏi không hề biết mệt mỏi. Duy-ma-cật điển hình cho cư sĩ lão thành, thể hiện Bồ tát đạo bằng du hí tam muội, với đời sống phóng khoáng, thong dong không hề câu nệ hình danh sắc tướng. Cũng vậy, Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc với bổn phận tôn kính bậc trưởng thượng, yêu mến những người thấp hơn, cho đến những sinh hoạt trong cộng đồng xã hội, biết săn sóc những người côi cút, biết làm vơi nỗi khổ và tăng niềm vui cho mọi người. Như trong lời phát thệ của Phu nhân đã nói rõ: «Không vì riêng mình mà thực hành bốn nhiếp sự.» Bồ tát hướng đến Phật đạo không chỉ vì thành tựu cứu cánh của riêng mình, mà trong sự nghiệp cứu cánh chung đó của mọi thế gian có sự tham dự xây dựng của mình. Cho nên, Bồ tát không đến để phá hủy những gì thế gian đang có và đang ước vọng: Tài sản, tình yêu, hạnh phúc… nhưng đến để dựng lại những gì đang sụp đổ, nối kết những gì bị đứt lìa. Xuất hiện hay thác sinh trong hình tướng phụ nữ thì Bồ tát hành động đúng theo thiên chức của nữ giới. Thành tựu thiên chức ấy trong chí nguyện Đại thừa tức là thành tựu trọn vẹn Bồ tát đạo. Bởi vì, do căn tính dị biệt, có những hàng chúng sinh cần được giáo hóa bằng hình tướng Phật, hình tướng Thanh văn hay hình tướng Đại Phạm thiên, hình tướng đại thần, tỳ-kheo, cư sĩ, thì cũng có những hàng chúng sinh cần được giáo hoá bằng hình tướng phụ nữ, cho đến hình tướng đồng nữ. Cho nên cũng như chí nguyện Đại thừa cao cả mà cũng đơn giản, thì cũng vậy, sự thực hành Bồ tát đạo rất khó khăn mà cũng rất giản dị. Nói rằng khó, thì hành động tung hoa của một thiên nữ, thậm chí Tôn giả Xá-lợi-phất cũng không hiểu hết.[8] Nói rằng giản dị, thì cho đến việc con nít vọc cát mà chơi cũng có thể thành Phật.[9]

III. SỞ HỌC BAO LA

Tư tưởng chỉ đạo của kinh Thắng Man được đặt căn bản trên thuyết Như Lai tạng, cũng đồng với kinh Lăng-giàNhư Lai tạngBất tăng bất giảmVô thượng y; và Đại thừa khởi tín luậnPhật tính luận. Như Lai là biểu tượng của nhân cách tuyệt đối giải thoát. Thức tính của chúng sinh do bị nhiễm ô bởi cáu bợn phiền não cho nên không phát huy được những công năng siêu việt của Phật tính sẵn có, và do bởi nhận thức sâu sắc rằng chính thức tính ô nhiễm của chúng ta, cái thức tính luôn luôn thúc đẩy chúng ta chạy đuổi theo dục vọng hư huyễn bên ngoài như con dê khát đuổi theo ráng nắng trên cánh đồng xuân, chính thức tính ấy là Như Lai tạng, là tự tính thanh tịnh sẵn có, tin vào sự tin và hiểu ấy, Phật đạo dù cao xa nhưng không phải là điều không thể ước vọng, và Bồ tát đạo dù nhiều khó nhọc nhưng không phải là không thể thực hành được. Đó là do sự học hỏi và hiểu biết mà đưa đến tin tưởng và thực hành. Sự thực hành càng kiên cố, sự tin và hiểu lại càng sâu và càng cao xa. Cả hai khía cạnh ấy, tri và hành, như hai bánh xe của cỗ xe lớn chở chúng ta và tất cả tiến về Phật đạo tối thượng.

Để có thể đạt đến nền tảng vững chắc của tin tưởng và hiểu biết sâu xa về Như Lai tạng, về tự tính thanh tịnh ấy, Thắng Man khởi đi từ nhận định về thực trạng sinh tử. Đó cũng là khởi điểm của tất cả Phật pháp dù là với Thanh văn thừa hay Bồ tát thừa. Không những thế, đó còn là khởi điểm của tất cả mọi tin tưởng và hiểu biết của thế gian. Như Đức Phật có nói: «Vì sợ hãi mà người ta tìm đến quy y với thần cây…»[10] Người ta sợ hãi gì? Sợ đủ thứ, và hình thức đe dọa có thay đổi tuỳ theo thời đại. Trong thời kỳ mông muội bán khai, con người sợ sấm, sợ bão, sợ mọi hiện tượng thiên nhiên. Ngày nay người ta sợ tai nạn giao thông, sợ khủng bố, sợ bom nguyên tử… nhưng nguồn gốc của mọi sợ hãi ấy phát xuất từ nỗi sợ hãi muôn thuở của con người; đó là sợ sống và sợ chết. Hàng Thanh văn do nhận rõ thực chất của đời sống, biết rằng «những gì có sinh tất có diệt» cho nên các vị ấy sống tu tập nương theo đức Như Lai, cho đến khi biết rõ và tự tuyên bố rằng: «Sự sinh của ta đã dứt, …, không còn thọ sinh đời sau nữa.» Bồ tát cũng khởi từ nhận định về thực chất hư ảo ấy của đời sống, nhưng nhận định với một tầm nhìn phổ biến. Bồ tát phát hiện hai hình thái của sinh tử; đó là phần đoạn sinh tử và biến dịch sinh tử. Nếu sự sống và sự chết được nhận định qua tính cách tồn tại và hủy diệt của sắc thân này, dù trong đời này hay đời sau, sự kiện đó được gọi là phần đoạn sinh tử. Hàng Thanh văn với nỗ lực giải quyết nỗi sợ hãi về sống chết qua tính chất vô thường của sắc thân này, do đó chỉ tu tập đối trị các ô nhiễm mặt ngoài, tức những tham dục, sân hận, các kết sử, các ràng buộc, chúng lôi cuốn chúng sinh vào những cuồng dại để đưa đến hậu quả là thân và tâm bị bức rức, bị đốt cháy, khổ não. Bồ tát nhận định thêm rằng, cái gì che lấp chân tính của chúng sinh để không cho thấy rõ khả năng siêu việt ngay trong chính mình, khiến chúng sinh có căn tính thấp kém không tự mình đảm nhận sứ mạng cao cả của Như Lai? Đó chính là phần vô minh nhỏ nhiệm chưa bị dứt trừ. Như con gà còn nằm trong trứng, chưa đập vỡ được võ trứng để chui ra.

Theo ý nghĩa cơ bản, do bị vô minh che lấp, chúng ta không thể thấy được biên tế của sự sống và sự chết; không chỉ là sống chết trong một thời gian kỳ hạn nào đó, mà là sống chết trong từng khoảnh khắc sát-na, và cứ như vậy, sống chết liên tục tiếp nối nhau từ vô thủy đến vô cùng. Đó gọi là biến dịch sinh tử, nhỏ nhiệm, sâu kín khó thấy, khó biết, so với phần đoạn sinh tử.

Theo ý nghĩa rộng hơn, vô minh như là bức màn tối ngăn che không cho chúng ta nhận thấy rõ những mối quan hệ mật thiết giữa mình và thế giới; không cho nhận thức được lý tính duyên khởi trùng trùng vô tận, được ví dụ như là mối quan hệ trong màng lưới kết bằng Đế thanh minh châu. Do thế, do bị võ trứng vô minh ngăn che ta và thế giới, không thấy rõ nỗi khổ của ta đây là nỗi khổ toàn diện; không có sự khác biệt và cách biệt giữa cái cá biệt và toàn thể ấy. Những ai chỉ mới tìm thấy cái hạnh phúc cá biệt của mình, chưa tìm thấy hạnh phúc chung bao la của toàn thể, thì hạnh phúc ấy chưa phải là cuối cùng. Cũng thế, nếu thoát khỏi nỗi khổ sống chết cá biệt của mình, chỉ liên hệ đến sự còn và mất của bản thân do bốn đại giả hợp này, đó chưa phải là giải thoát trọn vẹn.

Sau khi thấu rõ thực chất của đời sống, biết rõ tính chất vô thường của sắc thân, không còn bám chặt vào những sở hữu hư ảo trên thế gian, và do đó diệt trừ sự sợ hãi về phần đoạn sinh tử, nhưng vì vô minh chưa được diệt trừ trọn vẹn, Bồ tát nhận thấy vẫn còn một nỗi sợ hãi sâu thẳm không lường được, sợ hãi về biến dịch sinh tử. Chỉ khi nào đạt được địa vị vô úy của Như Lai, bấy giờ mới có thể nói là đạt đến tịnh lạc tuyệt đối.

Như vậy, Thanh văn hiểu Khổ, đoạn Tập, chứng Diệt và Tu đạo; cũng vậy, Bồ tát học hiểu Phật pháp trên cơ sở bốn Thánh đế. Nhưng, với tính chất không giới hạn của biến dịch sinh tử, Khổ đế của Bồ tát là thực trạng đời sống vô biên. Khổ đế vô biên, cho nên nguyên nhân đưa đến sự khổ hay Tập đế cũng vô biên, và do đó, tịnh lạc diệt khổ và con đường tu tập dẫn đến diệt khổ cũng vô biên. Bồ tát học tập Vô biên Thánh đế, cho nên sở học ấy thực sự bao la không cùng tận.

GIẢI THÍCH ĐỀ KINH

Trong đoạn cuối của kinh, đức Phật có đề ra tất cả 15 tên gọi khác nhau cuả kinh này. Nhưng đề kinh thông dụng hiện tại tổng hợp tất cả các tên gọi khác nhau ấy. Dưới đây chúng ta sẽ giải thích chi tiết.

I. THẮNG MAN

Có hai khía cạnh cần được thấu hiểu trong danh hiệu này đối với tiêu đề tổng quát của toàn bản kinh.

a. Khía cạnh thực tế. Bởi vì nội dung chính yếu của toàn bộ kinh là những điều được nói ra do bởi Thắng Man Phu nhân.

b. Khía cạnh tượng trưng. Như đã thấy ở tiết thứ nhất của chương giới thiệu tổng quát này, Thắng Man Phu nhân là nhân cách tượng trưng cho tinh thần tuyệt đối bình đẳng của Đại thừa, là thiên chức làm mẹ của Bồ tát. Bồ tát không phải là con đường dành riêng cho các hàng Thánh giả xuất thế, các bậc đại trượng phu, lại cũng không phải chỉ riêng biệt cho một hạng người đặc biệt nào, mà bởi vì Phật tính vốn bình đẳng nơi tất cả chúng sinh cho nên chí nguyện và trách nhiệm Đại thừa vẫn có thể được đảm trách trọn vẹn bởi cốt cách của một nữ Phật tử. Với thiên chức làm mẹ, Bồ tát ôm trọn cả thế gian vào trong tấm lòng bao dung trời biển của mình. Thắng Man là bảng chỉ dẫn các phương pháp nuôi lớn thánh thai của Bồ tát, mở rộng tình mẹ bao la của Bồ tát, do thế không phải riêng biệt dành cho phụ nữ, mà là một khía cạnh trong muôn vàn khía cạnh thực tiển của Bồ tát đạo.

Như thế, ở đây chúng ta có nhân cách Thắng Man và nguyên lý Thắng Man trong tiêu đề kinh.

Về tiểu sử của Thắng Man Phu nhân, hiện chúng ta biết rất ít, ngoại trừ những điểm chính như được nói trong phần mở đầu của kinh. Các tài liệu trong điển tích Phật giáo Trung hoa hiện có cũng không nói gì nhiều hơn những điều mà kinh này nói. Như vậy, chúng ta biết một cách vắn tắt về thân thế của Phu nhân như sau: Phu nhân là con gái của vua Ba-tư-nặc và Mạt-lị Phu nhân, là vương phi của vua Hữu Xứng.

Ba-tư-nặc và Mạt-lị Phu nhân là hai vị tại gia đệ tử danh tiếng của đức Thích Tôn. Nhà vua có một đức tin thuần khiết, vững mạnh trong giáo pháp của Phật. Điều này được đề cập rất nhiều trong các kinh điển, nhất là kinh điển nguyên thủy. Kinh «Pháp trang nghiêm»[11] ghi chép sự bày tỏ của vua về những niềm tin trong sáng của chính mình đối với các phẩm tính tuyệt vời của đức Như Lai, về Chính pháp được Như Lai khéo giảng thuyết, và về đoàn thể Tăng chúng sống hòa thuận, vui tươi, khéo tu tập dưới sự hướng dẫn của đức Như Lai. Trong một đoạn kinh khác thuộc Tương ưng bộ[12] có ghi rằng, vào một lúc nọ nhà vua đến viếng Phật và cũng ngay lúc ấy cung nhân đến báo tin Mạt-lị Phu nhân vừa sinh một công chúa. Vua tỏ ý không vui về tin này, vì nhà vua thích con trai hơn. Nhưng đức Phật giảng giải rằng trong nhiều trường hợp con gái vẫn xứng đáng hơn con trai. Bản kinh của chúng ta cố nhiên có chung ý hướng này.

Tài liệu kinh điển Pāli chỉ cho biết vua và hoàng hậu Mạt-lị có một người con gái nhưng không thấy nói rõ tên. Tài liệu Pāli cũng cho biết nhà vua có một vị công chúa tên gọi là Vajirī hay Vajirakumāri (Kim Cang vương đồng nữ) về sau được gã cho vua A-xà-thế nước Ma-kiệt-đà. Nhưng các tài liệu này không chỉ rõ Vajirī là con gái của vị vương phi nào.

Thắng Man là tên gọi được dịch từ tiếng Phạn. Tên gọi này, theo [13] của Cát Tạng, tiếng Phạn gọi là «thất-lị-ma-la».[14] Nhưng theo Khuy Cơ [15] thì tiếng Phạn của tên gọi ấy được gọi là «mạt-lị-thất-la».[16] Cả hai đều có cùng ý nghĩa: Cát tường hoa man tràng hoa của sự tốt đẹp, thánh thiện, hay đỉnh đầu có kết tràng hoa. Thuật ký của Khuy Cơ cũng giải thích rằng, sở dĩ có tên như vậy, vì mẹ là Mạt-lị nên con gái được gọi là Mạt-lị-thất-la.

II. SƯ TỬ HỐNG

Thắng Man sư tử hống, chính là một trong 15 danh hiệu mà đức Phật nêu lên để đặt cho kinh này.

Thông thường, trong các kinh điển, thành ngữ «sư tử hống» hay tiếng rống của con sư tử được dùng theo các ý nghĩa như sau:[17]

1. Quyết định thuyết: lời nói chắc thật đúng với việc làm. Kinh Thế gian, kinh số 137 thuộc bộ Trung A hàm[18] nói: «Đức Như Lai, kể từ đêm thành đạo Vô thượngchính giác cho đến đêm nhập vô dư Niết-bàn, trong khoảng trung gian đó, những gì được nói chính từ miệng Như Lai, những gì được đối đáp bởi chính Như Lai, những điều ấy tất cả đều chắc thật, không trống rỗng, đúng như thực, không điên đảo; nói về Như Lai cũng là nói về sư tử vậy.»

2. Vô úy thuyết: nói mà không hề do dự, sợ hãi; nói với sự xác tín, kiên quyết. Khi Tôn giả Xá-lợi-phất ca ngợi đức Phật rằng: «Trong quá khứ, trong tương lai, cũng như trong hiện tại, không thể có một (…) ai tối thắng hơn đức Thế Tôn…»; thì bấy giờ đức Thế Tôn ấn chứng rằng lời nói của tôn giả Xá-lợi-phất thật sự là tiếng nói không sợ hãi, là tiếng rống của sư tử.[19]

3. Như thuyết tu hành: tu tập đúng như những điều đã được giảng dạy. Tất cả những thực hành chân chính, đúng với Chính pháp; sự giảng dạy về những điều thực hành ấy được gọi là «Sư tử hống». Thí dụ, khi đức Phật bác bỏ các lối tu khổ hạnh và chỉ ra con đường chân chính, thiết thực hơn các khổ hạnh ấy cho các người Ưu-đàm-bà-la, thì đấy là lúc Ngài đang nói bằng tiếng rống của sư tử, và do đó kinh được đặt tên là Ưu-đàm-bà-la sư tử hống.[20]

Trong các kinh điển Đại thừa, từ «sư tử hống» thường được dùng để chỉ cho tiếng nói của đại trí. Vì tiếng nói ấy làm chấn động những ai có căn tính thấp kém, như đàn nai run sợ khi nghe tiếng rống của sư tử.

Ở đây, Thắng Man Phu nhân, đối trước Phật, mà có thể tự mình phát khởi chí nguyện Đại thừa và cũng tự mình nói lên tư tưởng sâu sắc của Đại thừa, nói một cách không sợ hãi, không do dự. Cho nên, những điều Phu nhân nói cũng được gọi là «sư tử hống».

III. NHẤT THỪA

«Nhất thừa» cũng là đề mục của chương v trong phần sau. Đây là tư tưởng căn bản của toàn bộ kinh. Nói là «Nhất thừa» cũng đồng nghĩa như được nói trong kinh Pháp hoa, theo đó, giáo pháp của đức Thích Tôn được nói ra chỉ hướng đến một mục đích duy nhất, là dẫn dắt tất cả chúng sinh đến nơi giải thoát và giác ngộ như Ngài. Cho nên, giáo pháp ấy chỉ gồm có một thừa duy nhất, tức Phật thừa, chứ không có hai, cũng không có ba. Như đề kinh chỉ rõ, ở Thắng Man, Nhất thừa đi liền với Đại phương tiện. Đó là, từ Nhất thừa, với đại phương tiện, mà các thừa khác được dẫn xuất, và do đại phương tiện mà Phật thừa được chỉ điểm và được hướng đến.

IV. ĐẠI PHƯƠNG TIỆN

Phương tiện cũng thường nói là «phương tiện quyền xảo», của sự khéo léo của khả năng thuyết giáo, hướng dẫn thích hợp tùy theo căn tính mỗi chúng sinh để đưa đến địa vị của Phật thừa.

Bồ tát đạo được thực hành trên một nền tảng song đối, đó là đại trí và đại bi hay đại hạnh. Với đại trí, Bồ tát học tập quán sát để nhìn thấu suốt bản tính chân thực của vạn hữu, nghĩa là học hỏi vô biên Phật pháp, không bao giờ biết mệt mỏi nhàm chán. Nhưng Bồ tát đạo không phải là con đường mong cầu lợi ích riêng cho mình, mà hướng đến sự giải thoát và giác ngộ của hết thảy chúng sinh. Do đó, song song với sự học tập và quán sát để thành tựu đại trí, Bồ tát cũng phát khởi tâm nguyện đại bi. Tâm nguyện ấy, nếu không do phương tiện trí thì không thể thành tựu được. Bởi vì sự thành tựu đại trí, tức thành tựu nhất thiết trí, thấy rõ chân tướng của vạn hữu, Bồ tát thấy rằng thế giới này xuất hiện như hình ảnh của chiêm bao, như bóng dáng trong nắng quái, như bọt nước, như làn chớp, vân vân, và sự thành tựu ấy có thể dẫn đến tư tưởng nhàm chán thế gian, thúc đẩy ước vọng từ bỏ thế gian để một mình thủ chứng Niết-bàn. Cho nên, sau khi đã chứng đạt đến trí tuệ thực chứng tính không của thế giới, Bồ tát tu tập để phát hiện phương tiện trí. Với phương tiện trí, nghĩa là khả năng sử dụng phương tiện khéo léo, Bồ tát thấy mặc dù thế gian vốn trống rỗng, không thực chất, nhưng do nhân duyên, các pháp cùng tương quan mà hiện khởi. Do hiểu biết sâu xa nguyên lý duyên khởi như vậy, Bồ tát không hề nhàm chán thế gian mà chứng nhập Niết-bàn không sinh không diệt.

Ở đây, trong đề mục của kinh Thắng Man này, «Nhất thừa» chỉ cho trí tuệ như thật, hay thật trí, và «Đại phương tiện» chỉ cho phương tiện trí như đã nói trên. Gọi là «đại», với ý nghĩa phổ biến và bao quát, bởi vì mặc dù duy nhất chỉ có «một thừa» nhưng đức Phật đã khéo léo hướng dẫn chúng sinh đến đó qua ba thừa khác nhau; cho nên «đại phương tiện» có nghĩa là cái phương tiện thiện xảo của «một thừa» bao quát tất cả các thừa.

V. PHƯƠNG QUẢNG KINH

Trước hết, cũng nên để ý rằng trong Thắng Man bảo khốt của Cát Tạng và Thắng Man nghĩa ký của Tuệ Viễn «phương quảng» được giải thích là «đại phương quảng.» Theo đề kinh cho bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la hiện lưu truyền thì gọi là Thắng Man sư tử hống nhất thừa đại phương tiện phương quảng kinh.

«Phương quảng»,[21] các nơi khác cũng gọi là Quảng kinh, Quảng giải, Quảng bác hay Phương đẳng, một trong 9 bộ loại thánh điển,[22] theo phân loại nguyên thủy, hay một trong 12 bộ loại,[23] theo phân loại hậu kỳ. Ý nghĩa của nó không được giải thích nhất trí giữa các truyền thống của Phật giáo phương Nam và phương Bắc, và Đại thừa. Theo truyền thống Đại thừa, như được giải thích trong kinh Đại thừa niết bàn,[24] sở dĩ gọi là kinh điển phương đẳng, vì ý nghĩa của nó rộng lớn như hư không. Hoặc theo giải thích của Đại thừa a-tì-đạt-ma tập luận: «Phương quảng là gì? Là tất cả những ngôn thuyết có liên hệ đến Bồ tát tạng. Như tên gọi Phương quảng; cũng gọi là Quảng phá; cũng gọi là Vô tỷ. Do ý nghĩa nào mà được gọi là phương quảng? Vì là chỗ sở y để có thể đem lại lợi ích và an lạc cho chúng sinh; tuyên thuyết một cách rộng rãi pháp sâu thẳm. Do ý nghĩa gì mà gọi là quảng phá? Vì là khả năng phá hủy một cách rộng rãi tất cả chướng ngại. Do ý nghĩa nào mà gọi là vô tỷ? Vì không có pháp nào có thể so sánh bằng.»[25] Mặt khác, theo giải thích của luậnĐại trí độ,[26] thì tất cả các kinh điển đại thừa đều có thể được gọi là phương quảng, nhưBát-nhã hay Pháp hoa, v.v…

Như vậy, Thắng Man sở dĩ được gọi là Phương quảng kinh do nội dung bao hàm rộng lớn của nó. Giáo pháp này được gọi là nguồn xuất sinh của tất cả các Thừa, và bao trùm tất cả các Thừa.

Nói theo tổng quát, phương quảng thường dùng để chỉ chung cho tất cả kinh điển Đại thừa. Cho nên Thắng Man sở dĩ được gọi là phương quảng, vì nó là bản kinh thuộc Đại thừa.

Tổng kết, chúng ta có danh hiệu đầy đủ của bản kinh này như sau: Thắng Man sư tử hống nhất thừa đại phương tiện (đại) phương quảng kinh,[27] ý nghĩa muốn nói rằng: Đây là kinh thuộc Đại thừa giáo, nói lên ý nghĩa Nhất thừa và Đại phương tiện, hay Đại phương tiện của Nhất thừa, được thuyết bởi Thắng Man Phu nhân, như tiếng rống của con sư tử không hề khiếp sợ, không hề do dự.


[1] (Đại 9, tr. 10c23). Cf. Saddh, tr. 45: aho' smi parivañcitu pāpacittais tulyesu dharmesu anāsravesu yan nāma traidhātuki agradharmam na deśayisyāmi anāgate' dhve. Pháp hoa, phẩm iii «Thí dụ.»

[2] Saddh, tr.375: namo' stu buddhāya krtaikavāram yehī tadā dhātudharesu tesu/ viksiptacittair api ekavāram te sarvī prāptā imam agrabhodhim. Cf, Pháp hoa, phẩm ii «Phương tiện» (Đại 9, tr. 9a7).

[3] Saddh, tr. 3311: evam ca bhāsāmy ahu nityanirvrtā ādipraśāntā imi sarvadharmāh/ caryām ca so pūriya buddhaputro anāgate' dhvāni jino bhavisyati. Cf. Pháphoa, tr. 8b26: «chư pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng. Phật tử hành đạo dĩ, lai thế đắc tác Phật.»

[4] Pháp hoa, phẩm iv, «Tín giải» (Đại 9, tr. 16b25). Cf. Saddh., tr. 72ff.

[5] Skt. Sudhana-śresthidāraka.

[6] Cf. Ganda, tr. 4523: tan mahāmahitalācalopamam karunavegabalabhāravāhitam/ jñāna- saṃpajagatopajīvitam agrayānam abhirohayāhi me. Cf. Hoa nghiêm (Thật), q. 62, phẩm Nhập pháp giới, Đại 10 tr.333b21; Hoa nghiêm (Bát), Đại 10, T.293, tr. 678c19; Hoa nghiêm (Phật), Đại 9 tr. 689a18.

[7] nāgavalokitenāvalokya, Ganda., 46.

[8] Duy-ma-cật, phẩm vii. «Quán chúng sinh»; Đại 14, tr.547c

[9] Pháp hoa, phẩm ii. «Phương tiện,» Đại 9, tr. 9a5.

[10] Dh. l88: bahum ve saranam yanti, pabbatāni vanāni ca / ārāmarukkhacetyāni, manussā bhayatajjitā.

[11] Trung (kinh số 213), «Pháp trang nghiêm » (Đại 2, tr.795tt). Cf. Pāli: M.89 Dhammacetiya.

[12] Pāli, S. i.83.

[13] Đại 37, tr. 2b24.

[14] Skt. Śrīmāla.

[15] Khuy Cơ, Thành duy thức luận thuật ký, Đại 43, tr. 536b6.

[16] Skt. Mālya-śrī.

[17] Cát Tạng, Thắng Man bảo khốt, Đại 34, tr. 3a18, dẫn Phức pháp sư, giải thích theo kinh Tư ích: Tư Ích Phạm thiên sở vấn kinh, Cưu-ma-la-thập dịch, Đại 15 (No 586).

[18] Đại 2, tr. 645tt. Tham chiếu Pāli: A, iv.23.

[19] Trường, kinh số 18, «Tự hoan hỷ», Đại 1, tr. 76. Tham chiếu Pāli: D.28 Sampadānīya.

[20] Pāli: D.25 Udumbarika-sīhanāda; Trường, kinh số 8, «Tán-đà-na», Đại 1, tr. 47. Cf.Trung, kinh số 104, «Ưu-đàm-sa-la», Đại 1, tr. 591.

[21] Skt. vaipulya, hay mahā-vaipulya. Pāli: vedalla.

[22] Hán: cửu bộ kinh (Skt. navāngaśāsana). Danh sách liệt kê theo Saddh, tr. 307: sũtrāni bhāsāmi tathaiva gāthā itivrttakam jātakam adbhutam ca nidāna aupamyaśataiś ca citrair geyam ca bhāsāmi tathopadeśān, Hán (Pháp hoa, Đại 9, tr. 7c25): tu-đa-la, già-đà, bản sự, bản sanh, vị tằng hữu, nhân duyên, thí dụ, kỳ-dạ, ưu-ba-đề-xá. Pāli: sutta (tu-đa-la, hay khế kinh), geyya (kỳ-dạ, ứng tụng hay kệ tụng), veyyakārana (thọ ký), gāthā (phúng tụng, hay thể ngâm vịnh), udāna (tự thuyết, hay kệ cảm hứng), itivuttaka (như thị ngữ), jātaka (bản sanh, hay chuyện tiền thân), vedalla (phương quảng, hay quảng giải), abbhutadhamma (pháp vị tằng hữu).

[23] Thập nhị bộ kinh, hay thập nhị phần giáo (Skt. dvādaśānga-buddhavacana): tu-đa-la (sūtra), kỳ-dạ (geyya), thọ ký (vyākarana), phúng tụng (gāthā), ưu-đà-na (udāna), nhân duyên (nidāna), thí dụ (avadāna), như thị ngữ (itivrttaka), bản sanh (jātaka), phương quảng (vaipulya), vị tằng hữu (adbhutadharma), luận nghị (upadeśa).

[24] Đại bát-niết-bàn kinh, q.14, Đại 12, tr. 684a8.

[25] Đại 31, tr. 686b16.

[26] quyển 33, Đại 25, tr. 34a4.

[27] Tên kinh được dẫn chứng bởi Śiks, tr. 27Śrīmālāsimha-nādasūtra.

Nguồn: phatviet.com

(Sekhasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn sống giữa các Sakka, (Thích-ca), thành Kapilavatthu, tại Tinh xá Nigrodha. Lúc bấy giờ, một ngôi giảng đường mới được dựng lên không bao lâu cho các Sakya ở Kapilavatthu, và chưa được một Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào đến ở. Rồi các Sakya ở Kapilavatthu đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Các Sakya ở Kapilavatthu đang ngồi một bên, bạch Thế Tôn:

– Ở đây, bạch Thế Tôn, có một ngôi giảng đường mới, được dựng lên không bao lâu cho các Sakya ở Kapilavatthu, và chưa được một Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào đến ở. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy dùng nhà giảng đường ấy trước tiên, rồi các Sakya ở Kapilavatthu sẽ dùng sau, và như vậy các vị Sakya ở Kapilavatthu sẽ hưởng hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Các vị Sakya ở Kapilavatthu, sau khi được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi đi đến ngôi giảng đường, sau khi đến, cho lấy nệm trải khắp giảng đường, sắp đặt chỗ ngồi, đặt ghè nước, treo đèn dầu, rồi đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Các Sakya ở Kapilavatthu đứng một bên, bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, ngôi giảng đường đã được trải nệm tất cả, các chỗ ngồi đã được sắp đặt, ghè nước đã được đặt sẵn, đèn dầu đã được treo lên. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy làm những gì Thế Tôn nghĩ là hợp thời.

Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát, cùng với chúng Tỷ-kheo Tăng đi đến giảng đường, sau khi đến Ngài rửa chân, bước vào ngôi giảng đường và ngồi xuống, dựa vào cột ở giữa, mặt hướng phía Đông. Chúng Tỷ-kheo Tăng, sau khi rửa chân, bước vào giảng đường, ngồi dựa vào bức tường phía Tây, mặt hướng về phía Đông, với Thế Tôn ngồi trước họ. Các Sakya ở thành Kapilavatthu cũng rửa chân, bước vào ngôi giảng đường, rồi ngồi xuống dựa vào bức tường phía Đông, mặt hướng phía Tây, với Thế Tôn ngồi trước mặt. Rồi Thế Tôn cho đến quá nửa đêm, thuyết pháp, khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Sakya ở Kapilavatthu, rồi nói với Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, hãy giảng hữu học đạo cho các Sakya ở Kapilavatthu, Ta bị đau lưng. Ta sẽ nằm nghỉ.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn trải đại y gấp bốn lại, nằm xuống phía bên hông bên hữu như dáng nằm con sư tử chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại.

Rồi Tôn giả Ananda nói với Sakya Mahanama:

– Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử, thành tựu giới hạnh, hộ trì các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, thành tựu bảy diệu pháp, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức. Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh? Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học các học pháp. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh. Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử hộ trì các căn? Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ưu, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ưu, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử hộ trì các căn. Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong ăn uống? Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử chơn chánh giác sát, thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn”. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong sự ăn uống. Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử chú tâm cảnh giác? Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp, ban đêm trong canh một, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp, ban đêm trong canh giữa, vị này nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử chú tâm cảnh giác. Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu pháp? Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử có lòng tin, có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị này có lòng tàm, tự xấu hổ vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự xấu hổ vì thành tựu ác, bất thiện pháp. Vị này có lòng quý, tự sợ hãi vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự sợ hãi vì thành tựu ác, bất thiện pháp. Vị này là vị đa văn, nhớ nghĩ những điều đã nghe, tích tụ những điều đã nghe. Những pháp nào, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì, đọc tụng bằng lời, được ý suy tư, được chánh kiến thể nhập. Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, trừ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp. Vị ấy có niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, nhớ lại, nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này Mahanama, như vậy vị Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu pháp. Và này, Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức? Ở đây, này Mahanama, (vị ấy) ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.

Này Mahanama, khi một vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh như vậy, hộ trì các căn như vậy, biết tiết độ trong ăn uống như vậy, chú tâm cảnh giác như vậy, đầy đủ bảy diệu pháp như vậy, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức như vậy, này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng giác ngộ, có khả năng chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các ách phược. Này Mahanama, ví như có tám, có mười hay có mười hai trứng gà, được gà mái khéo ấp ngồi, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng; dầu cho con gà mái ấy không khởi lên ý muốn: “Mong rằng, các con gà con của ta, sau khi phá vỡ vỏ trứng với móng chân, hay với mỏ của chúng, thoát ra ngoài một cách an toàn”. Những con gà con ấy, sau khi phá vỡ vỏ trứng với móng chân hay mỏ của chúng, có thể thoát ra ngoài một cách an toàn. Cũng vậy, này Mahanama khi một vị Thánh đệ tử, thành tựu giới hạnh như vậy, hộ trì các căn như vậy, biết tiết độ trong ăn uống như vậy, chú tâm cảnh giác như vậy, đầy đủ bảy diệu pháp như vậy, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức như vậy, này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng giác ngộ, có khả năng chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các ách phược. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả niệm thanh tịnh này, nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt, như một đời, hai đời... (như trên)... nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Đây là sự phá vỡ thứ nhất của con gà con ra khỏi vỏ trứng. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả niệm thanh tịnh này, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh.. (như trên)... đều do hạnh nghiệp của chúng. Đây là sự phá vỡ thứ hai của con gà con ra khỏi vỏ trứng. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả niệm thanh tịnh này, với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình ngay trong hiện tại với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Đây là sự phá vỡ thứ ba của con gà con ra khỏi vỏ trứng.

Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào thành tựu giới hạnh, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào hộ trì các căn, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào có tiết độ trong ăn uống, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào chú tâm cảnh giác, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào đầy đủ bảy diệu pháp, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đăc không phí sức, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào, nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt, như một đời, hai đời... (như trên)... cùng với các nét đại cương và các chi tiết như vậy thuộc về trí đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh... (như trên)... đều do hạnh nghiệp của chúng, như vậy thuộc về trí đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình ngay trong hiện tại với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, như vậy thuộc về trí đức của vị ấy. Như vậy, này Mahanama, vị Thánh đệ tử được gọi là minh cụ túc, hạnh cụ túc, minh hạnh cụ túc. Này Mahanama, Phạm thiên Sanankumara (Thường Đồng Hình Phạm thiên) có nói bài kệ như sau:

Chúng sanh tin giai cấp

Vương tộc là tối thượng.

Vị minh hạnh cụ túc,

Tối thắng ở Nhơn Thiên.

Này Mahanama, bài kệ ấy được Phạm thiên Sanankumara khéo hát, không phải vụng hát, khéo nói, không phải vụng nói, có ý nghĩa, không phải vô nghĩa, và được Thế Tôn ấn khả.

Rồi Thế Tôn ngồi dậy, nói với Tôn giả Ananda:

– Lành thay, lành thay Ananda! Thật lành thay, này Ananda, người đã giảng hữu học đạo cho các Sakka (Thích tử) ở Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ).

Tôn giả Ananda thuyết giảng như vậy, bậc Đạo sư ấn khả. Các vị Sakka ở Kapilavatthu hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ananda dạy.

KINH HỮU HỌC, THỨ NĂM MƯƠI BA HẾT.

 

Thích Minh Châu 

 

____________________________________________________________________________

>>>  52. Kinh Bát Thành

Sitātapatrā trong Phật học còn có nghĩa là tên của một vị thần nữ hộ trì phật pháp có cái lọng trắng. Hán Việt gọi là Thiên Nữ Bạch Tản Cái hay Bạch Tản Cái Phật Mẫu. Vị thần nữ hộ trì phật pháp này trong Phật giáo đại thừa xem như đức Quan thế âm bồ tát, bởi vì tinh tuý của bà chính là trí tuệ và từ bi vô lượng.

Tathāgatoṣṇīṣa sitāta patra-aparājita pratyuṅgira dhāraṇī

Tathāgatoṣṇīṣa là chữ thường gặp qua những câu phạn ngữ có những dạng thí dụ như sau:

Om Namo Shurangama Tathāgatoṣṇīṣa-Sitātapatrā…

Oṃ sarva tathāgatoṣṇīṣa dhātu mudrāṇi…

Namo ārya-sarva-tathāgatoṣṇīṣa-sitāta-patrā-nāma-parājitā pratyaṅgirā ...

Namas tathāgatoṣṇīṣa vijayānantacāriṇi…

Sarva tathāgatoṣṇīṣa dhāraṇī svāhā…

Tathāgatoṣṇīṣa là chữ ghép lại của chữ Tathāgata và chữ uṣṇīṣaṃ.

Tathāgata, viết theo mẩu devanāgarī : तथागत. Tathāgata, là chữ ghép từ hai chữ  tathā + gata hay tathā + āgata. Thân từ thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính và trung tính. Tathāgata thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của tathāgata ở dạng nam tính và trung tính. Tathāgatam là thán từ.

Tathāgatā (nữ tính) có những nghĩa như: từ bản tính này, được đến bằng tánh này.

Tathāgata तथागत, có nghĩa theo sự phân tích sau : तथा tathā + गत gata = đã đi như vậy, và तथा tathā + आगत  āgata = đã đến như vậy.

तथा, tathā là chữ ghép từ hai chữ : tad và thā.

Tathā là thán từ và cũng là từ tương liên của chữ yathā. Tathā có nhiều nghĩa được biết như sau: Như thế, như vậy, theo cách này, cũng thế, mặc dù, dù, cùng loại, cùng thứ, sự tán đồng, sự đồng ý, hoặc là, nghĩa là, tức là, được.

गत, gata là quá khứ phân từ của động từ căn √ गम् gam. गत, gata thuộc tĩnh từ và có ba dạng : nam tính, nữ tính, trung tính. Gatā là thân từ ở dạng nữ tính của gata và nó có những nghĩa được biết như sau: Đã đi, đã rời, đã qua, đã mất, phát xuất từ, thoát ra. Ở dạng danh từ: Khởi hành, đến nơi, đi, di động, quá khứ, dĩ vãng.

Tathāgata Việt gọi là Như Lai. Thuật ngữ này là danh hiệu chỉ một Thánh nhân đã đến bậc giác ngộ hoàn toàn và nó cũng là một trong mười danh hiệu của Phật. Đức Phật Thích ca dùng chữ Như Lai làm phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của mình trong lúc thuyết Pháp để tránh việc sử dụng chữ "Ta" hay "Tôi".

Uṣṇīṣa là chữ ghép từ [uṣṇa-īṣ], viết theo mẩu devanagari: उष्णीष.  Uṣṇīṣa thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của uṣṇīṣa- ở dạng trung tính, uṣṇīṣam và uṣṇīṣāt là thán từ. 

Uṣṇīṣa có nghĩa: khăn đội đầu cho ấm, vành. Trong Phật học gọi là đỉnh đầu trí tuệ.

Sitātapatrā là chữ ghép từ chữ sitā và ātapatra. Sita viết theo mẩu devanagari:  सित. Sita là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Sita thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của sita- ở dạng nam tính và trung tính, sitam là thán từ.

Sita theo dạng quá khứ phân từ của động từ gốc √ सा sā_1 có nghĩa là: ràng buộc, trói buộc, bị giam giữ. Sita nghĩa thứ hai của nó: trắng, rõ ràng, rực rỡ, chiếu sáng…

Sitā là tĩnh từ giống cái. Phản nghĩa của सित. Sita là असित   asita. ātapatra  viết theo mẩu devanagari: आतपत्र , nó có gốc liên quan từ chữ [tra], ātapatra ở dạng trung tính có nghĩa: ô, dù, lọng, mái che nắng ở cửa sổ, ātapatra thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của ātapatra- ở dạng nam tính và trung tính, ātapatram và ātapatrāt là thán từ.

Tra có gốc [trai] viết theo mẩu devanagari: त्र. Tra là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính và nghĩa của nó là bảo vệ. Động từ căn √ त्रै trai có những nghĩa như sau: phòng thủ, che chở, bảo vệ, cứu giúp, giữ lại…

Sitātapatrā Việt dịch là cái lọng trắng, cây dù trắng, cái ô trắng.

Sitātapatrā là vật dùng của tầng lớp vua chúa và quý tộc Ấn Độ trong thời kỳ cổ đại. Nó được dùng làm biểu trưng cho sự biểu oai thế lực hay hàng phục ma chướng. 

Trong Phật học Sitātapatrā được gọi là Bảo cái, nó được dùng tượng trưng cho Phật đảnh hay Phật đỉnh, Hán Việt gọi là Bạch tán.

Sitātapatrā trong Phật học còn có nghĩa là tên của một vị thần nữ hộ trì phật pháp có cái lọng trắng. Hán Việt gọi là Thiên Nữ Bạch Tản Cái hay Bạch Tản Cái Phật Mẫu. Vị thần nữ hộ trì phật pháp này trong Phật giáo đại thừa xem như đức Quan thế âm bồ tát, bởi vì tinh tuý của bà chính là trí tuệ và từ bi vô lượng.

Trong Phật giáo Tây Tạng những ai thờ phượng tin tưởng nơi vị hộ phật này sẽ trừ diệt các tai ương ách nạn, bởi vì bà có năng lực làm cho những ma thuật và các thế lực xấu ác tiêu tan hay đem trí tuệ công phá vô minh. Đây là những câu chú phạn ngữ thuộc về Thiên Nữ Bạch Tản Cái:

Ārya-Sarva tathāgatoṣṇīṣa sitātapatrā-nāma-aparājita pratyaṅgirāmahā-vidyārājñī

Ārya-Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatrā parājita-mahā pratyaṅgirā parama siddha-nāma-dhāraṇī

Ārya-Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatre aparājita-nāma-dhāraṇī

Ārya-Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatrā-nāma-aparājita-dhāraṇī

Aparājita có gốc từ [a-parājita] viết theo mẩu devanagari: अपराजित . Aparājita là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Aparājita thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của aparājita- ở dạng nam tính và trung tính, aparājitam là thán từ.

Aparājita có nghĩa: không thắng nổi, không chinh phục được. Parājita là phản nghĩa của Aparājita.

Parājita là quá khứ phân từ của parāji. Parājita cũng là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Parājita thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của parājita- ở dạng nam tính và trung tính, parājitam là thán từ.

Sitātapatrā aparājita cũng có nghĩa là Thiên Nữ Bạch Tản Cái Siêu Việt hay Thiên Nữ Bạch Tản Cái không thắng nổi.

Pratyaṅgirā có gốc từ  [prati-aṅgiras], Pratyaṅgirā là chủ cách số ít giống cái. Pratyaṅgirā có nghĩa: thuốc giải độc hay phương thuốc cho cảnh ngộ nào đó.

Dhāranī viết theo mẩu devanagari: धारनी. Dhāranī thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của dhāraṇī- ở dạng nữ tính và dhāraṇi cũng là thán từ. Trong Phật học Dhāranī thường được xem là bài thần chú dài.

Dhāranī có gốc liên hệ với : धारण,  dhāraṇa [dhāra-na], धार, dhāra [dhār], धार् , dhār,√ धृ, dhṛ [1]. Động từ căn √ धृ  dhṛ có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: nắm lấy, giữ lấy một cách chắc chắn, bảo vệ, cầm lại, mang, chịu đựng, giữ cho ai khỏi gặp nguy hiểm, dừng lại, loại bỏ, tự giữ lấy, giữ gìn, bảo dưỡng…

Câu Tathāgatoṣṇīṣa sitāta patra-aparājita pratyuṅgira dhāraṇī có lẽ viết theo phiên âm của chữ tất đàm (chữ phạn cổ) và câu Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatra aparājita pratyaṅgira dhāraṇī viết theo phiên âm của phạn ngữ tân thời.

Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatra aparājita pratyaṅgira dhāraṇī ý Việt tạm dịch là Đỉnh trí Như Lai Bảo Cái Siêu Việt Khai Trí Phổ Quát Chân Ngôn.

Tathāgatoṣṇīṣa sitāta patra aparājita pratyuṅgira dhāraṇī trong tiếng Việt thường thấy người ta dịch là Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Đà La Ni hay Nhất Thiết Như Lai Đỉnh Kế Bạch Tản Cái Vô Năng Thắng Thậm Năng Điều Phục Như Lai.

Kính bút

TS Huệ Dân

(Atthakanagarasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Tôn giả Ananda trú ở Vesali (Tỳ-xá-ly), tại (Trúc Lâm Ấp). Lúc bấy giờ Gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka đến tại Pataliputta (Ba-la-lị-phất Thành) có công việc. Rồi Gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka đi đến Kukkutarama (Kê Viên), đến một Tỷ-kheo, đảnh lễ vị này, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka thưa với Tỷ-kheo ấy:

– Bạch Tôn giả, Tôn giả Ananda nay an trú ở đâu? Chúng con muốn gặp Tôn giả Ananda.

– Này Gia chủ, Tôn giả Ananda nay ở Vesali, tại ấp Beluvagamaka.

Rồi Gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka, sau khi làm xong công việc ở Pataliputta, liền đi đến Vesali, ấp Beluvagamaka, đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Gia chủ Dasama người ở thành Atthaka thưa với Tôn giả Ananda:

– Bạch Tôn giả Ananda, có pháp độc nhất gì do Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố, nếu có Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, hay các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, hay pháp an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt?

– Này Gia chủ, có pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố. Nếu có Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.

– Bạch Tôn giả Ananda, pháp độc nhất ấy là gì, do Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố, nếu có Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt?

– Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vị ấy suy tư và được biết: “Sơ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố, nên Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.

Lại nữa, này Gia chủ, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm, vị ấy suy tư và được biết: “Thiền thứ hai này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất do Thế Tôn bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt.

Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị ấy suy tư và được biết: “Thiền thứ ba này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.

Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy suy tư và được biết: “Thiền thứ tư này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.

Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy suy tư và được biết: “Từ tâm giải thoát này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy do vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.

Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... Với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy suy tư và được biết: “Xả tâm giải thoát này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, Phàm sự việc gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.

Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Vị này suy tư và được biết: “Không vô biên xứ định này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.

Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Vị này suy tư và được biết: “Thức vô biên xứ này là pháp hữu vi do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ các lậu hoặc... chưa chứng đạt, được chứng đạt.

Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị này suy tư và được biết: “Vô sở hữu xứ định này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát, được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.

Khi được nghe nói vậy, Gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka bạch Tôn giả Ananda:

– Bạch Tôn giả Ananda, như người tìm một kho tàng cất dấu, trong một lúc tìm được mười một kho tàng cất giấu. Cũng vậy, bạch Tôn giả, con đi tìm một pháp môn bất tử mà được nghe một lần mười một pháp môn bất tử. Bạch Tôn giả, như ngôi nhà người ta có đến mười một cửa, khi ngôi nhà bị cháy, thì chỉ do một cửa người ta cũng có thể thoát ra một cách an toàn. Cũng vậy, bạch Tôn giả, chỉ với một cửa bất tử trong mười một cửa bất tử này, con có thể đạt được sự an toàn cho con. Bạch Tôn giả, đệ tử các ngoại đạo này sẽ tìm cầu tiền của cúng dường cho vị thầy của mình, sao con lại không cúng dường cho Tôn giả Ananda.

Rồi Gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka cho mời họp Tỷ-kheo Tăng ở Pataliputta và Vesali, tự tay mời ăn và làm cho thỏa mãn với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, tặng cho mỗi Tỷ-kheo, mỗi vị một cặp y, tặng cho Tôn giả Ananda ba y và xây dựng một Tăng xá trị giá năm trăm đồng tiền vàng (hay có năm trăm Tăng phòng) cho Tôn giả Ananda.

KINH BÁT THÀNH, THỨ NĂM MƯƠI HAI HẾT.

 

Thích Minh Châu 

_________________________________________________________________________________________

>>>  51.Kinh Kandaraka

Ý Việt tạm dịch là: Luôn thành tâm kính lễ hướng tốt về một bực thánh đáng kính. Người hiểu biết đúng tất cả các pháp hay Luôn thành tâm kính lễ hướng về bậc Ứng Cung, Chính Biến Tri.

Vài dòng tham khảo về ý nghĩa của các âm Hán Phạn trong câu Phật học dưới đây:

Nam mô, tát đát tha, Tô già đa da, A ra ha đế ,Tam miệu tam bồ đà tỏa.

Nam mô là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ Namo trong Phạn ngữ. Namo viết theo mẩu devanāgarī: नमो. Namo là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ, नमः mà thành.

Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau:

नमस्ते (namaste) | नमोनमः (namo namaḥ) | नमस्कारः (namaskāraḥ).

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Namas có gốc từ động từ  √ नम् nam .

Namas_1 (नमस्), ở dạng trung tính, có nghĩa: Kính chào, tôn kính, ngưỡng mộ. Trên phương diện giới từ hay liên từ: chúc tụng, ca ngợi, tán tụng.

Namas_2 (नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa: vinh danh, và khi làm trực bổ cách : làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.

Động từ căn √ नम् nam có nghĩa: uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.

Tát đát tha là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ satata trong Phạn ngữ. Satata viết theo mẩu devanāgarī: सतत. Satata là tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính và trung tính. Satata thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của satata- ở dạng nam tính và trung tính. Satatam và satatāt là thán từ.

Satatā (nữ tính) có những nghĩa như: đời đời, mãi mãi, vĩnh viễn, bất diệt, không dứt, luôn luôn, liên miên.

Tô già đa da là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ sugatāya trong Phạn ngữ. Sugatāya là chữ ghép từ hai chữ  सु su_1 + gatāya.


सु su_1 là tiếp đầu ngữ và có những nghĩa như sau: khá, tốt, đẹp, dễ chịu,phong phú…

Gatāya thuộc về cách gián bổ số ít theo bảng biến hóa thân từ của gata- ở dạng nam tính và trung tính. Gatam là thán từ.

Gatāya có gốc từ chữ [gata]. गत gata là quá khứ phân từ của động từ căn √ गम्  gam. 

गत gata thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Gatā là thân từ ở dạng nữ tính của gata và nó có những nghĩa được biết như sau: Đã đi, đã rời, đã qua, đã mất, phát xuất từ, thoát ra. Ở dạng danh từ: Khởi hành, đến nơi, đi, di động, quá khứ, dĩ vãng.

सुगत sugata có những nghĩa như sau: hoàn thành tốt đẹp, hoàn tất mỹ mãn, người đã hoàn thành viên mãn.

A ra ha đế là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ arhate trong Phạn ngữ. Arhate thuộc về cách gián bổ số ít theo bảng biến hóa thân từ của arhat- ở dạng nam tính và trung tính. Arhantam là thán từ.

Arhate có gốc từ chữ [arhat]. Arhat viết theo mẩu devanāgarī: अर्हत्.

अर्हत्  arhat có gốc từ động từ căn √ अर्ह् arh. अर्हत्  arhat có những nghĩa như sau: có công đáng khen, tốt, hay, giỏi, đáng, xứng đáng, đáng tôn kính, đáng kính, một bực thánh đáng kính.

Động từ căn √ अर्ह्  arh có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: đáng được tôn kính, có quyền được hưởng cái gì đó, được phép làm cái gì đó, có quyền, có khả năng làm…

Trong Phật học अर्हत्  arhat được người ta gọi là: Ứng Cung, người đáng được cúng dường, đáng được tôn kính.

Tam miệu tam bồ đà tỏa là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ samyak-sambuddhasya trong Phạn ngữ.

Samyak viết theo mẩu devanāgarī: सम्यक्. Samyak có gốc từ [samyac], thuộc dạng trung tính. Samyak là thán từ và có những nghĩa như sau: cùng nhau, toàn thể, toàn bộ, tổng cộng, hoàn toàn trọn vẹn, đồng thời, cùng lúc, tốt, khá, đứng đắn, thích hợp, đúng là, chính là; thực chất là, thích đáng, sạch sẽ, đúng, công bằng, chính đáng, đứng đắn, chính xác, nghiêm túc, thực sự, nhất thiết…

सम्यच्  samyac là biến thể của samyañc. Samyac thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính và nó có những nghĩa như sau: hội tụ, tập trung, cùng quay chung một hướng, đúng, nối, hợp, nối liền, tập hợp, đúng với, y như, hợp với, bạn, bạn bè, bạn hữu, kẻ đánh bạn, cái đi kèm…

सम्यञ्च् samyañc có gốc từ [sam-ac] và nó có những nghĩa như sau: hoàn toàn, đầy đủ, trọn vẹn, toàn bộ, hoàn hảo, hết mực, hết sức, đúng đắn, chính xác, xác đáng…

Sambuddhasya thuộc về cách sở hữu số ít theo bảng biến hóa thân từ của sambuddha- , và sambuddham là thán từ.

संबुद्ध saṃbuddha là biến thể của sambuddha [quá khứ phân từ của saṃbudh]. Saṃbuddha thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Saṃbuddhā có những nghĩa như sau: tỉnh thức,lanh lợi, hoạt bát, tỉnh táo, thông minh, có trí tuệ khôn ngoan, khôn khéo,  hoàn toàn hiểu biết…

संबुध्  saṃbudh là biến thể của sambudh và nó có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: tự nhận thấy, tự nhận ra, quan sát, theo dõi, hiểu, lĩnh hội, gọi tỉnh, làm cho tỉnh lại, thức tỉnh; gợi lại, đánh thức, dạy, luyện…

सम्बुध्  sambudh có gốc từ [sam-budh_1].

सम्यक्सम्बुद्ध  samyaksambuddha hay samyak saṃbuddha trong Phật học được người ta gọi là: Chính Biến Tri, Tam miệu tam Phật đà, người hiểu biết đúng tất cả các pháp.

Câu Hán Phạn: Nam mô, tát đát tha, Tô già đa da, A ra ha đế, Tam miệu tam bồ đà tỏa.

Câu Phạn ngữ la tinh hoá: Namo satata sugataya arhate samyak-sambuddhasya.

Ý Việt tạm dịch là: Luôn thành tâm kính lễ hướng tốt về một bực thánh đáng kính. Người hiểu biết đúng tất cả các pháp hay Luôn thành tâm kính lễ hướng về bậc Ứng Cung, Chính Biến Tri.

Kính bút

TS Huệ Dân

(Kandarakasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Campa, trên bờ hồ Gaggara cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Rồi Pessa, con trai người huấn luyện voi và Du sĩ Kandaraka đi đến chỗ Thế Tôn ở Pessa, con trai người huấn luyện voi sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Còn du sĩ Kandaraka nói lên với Thế Tôn những lời hỏi thăm, sau khi nói lên những lời hỏi thăm thân hữu rồi đứng một bên. Du sĩ Kandaraka đứng một bên, sau khi nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang giữ im lặng, thật im lặng, liền bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Chúng Tỷ-kheo này được Tôn giả Gotama chơn chánh hướng dẫn. Tôn giả Gotama, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá khứ, không biết quý vị Thế Tôn ấy đã có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Tôn giả Gotama chơn chánh hướng dẫn? Tôn giả Gotama, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong tương lai, không biết quý vị Thế Tôn ấy sẽ có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy sẽ chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Tôn giả Gotama chơn chánh hướng dẫn?

– Thật sự là vậy, này Kandaraka! Thật sự là vậy, này Kandaraka! Này Kandaraka, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá khứ, những vị Thế Tôn ấy đã có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Ta chơn chánh hướng dẫn. Này Kandaraka, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời tương lai, những vị Thế Tôn ấy sẽ có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Ta chơn chánh hướng dẫn. Này Kandaraka, trong chúng Tỷ-kheo này, có những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Này Kandaraka, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là bậc hữu học, giới luật kiên trì, giới hạnh kiên trì, sáng suốt, hạnh nghiệp sáng suốt, sống với tâm khéo an trú Bốn Niệm xứ. Thế nào là bốn? Ở đây này Kandaraka, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời.

Được nghe nói vậy, Pessa, con trai người huấn luyện voi bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bốn Niệm xứ này đã được Thế Tôn khéo trình bày, để chúng sanh được thanh tịnh, để sầu bi được vượt qua, để khổ ưu được diệt trừ, để chánh lý được thành đạt, để Niết-bàn được chứng ngộ. Bạch Thế Tôn, chúng con là hàng tại gia, mặc đồ trắng, thỉnh thoảng chúng con sống khéo an trú tâm vào Bốn Niệm xứ này. Ở đây, Bạch Thế Tôn, chúng con sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; chúng con sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; chúng con sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; chúng con sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hiểu được hạnh phúc và sự bất hạnh của chúng sanh trong khi loài người sống trong sự rối ren như vậy, trong sự cặn bã như vậy, trong sự xảo quyệt như vậy. Bạch Thế Tôn, rối ren thay như loài người. Bạch Thế Tôn, cởi mở thay như loài thú vật. Bạch Thế Tôn, con có thể nhiếp phục con voi, một cách khiến con voi ấy mỗi khi đi hay đến Campa, liền trình bày mọi sự gian dối, giả dối, xảo trá, xảo quyệt. Nhưng bạch Thế Tôn, những người đầy tớ của chúng con, những người phục dịch, những người làm công, thân hành họ làm một cách, khẩu hành họ làm một cách khác, ý hành họ làm một cách khác nữa. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn biết được hạnh phúc và sự bất hạnh của chúng sanh, trong khi loài người sống trong sự rối ren như vậy, trong sự cặn bã như vậy, trong sự xảo quyệt như vậy. Bạch Thế Tôn, rối ren thay như loài người! Bạch Thế Tôn, cởi mở thay, như loài thú vật!

– Thật như vậy, này Pessa! Thật như vậy, này Pessa! Này Pessa, rối ren thay, như loài người! Cởi mở thay, như loài thú vật! Này Pessa, có bốn hạng người này có mặt ở trên đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này Pessa, có người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình. Ở đây, này Pessa, có người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này Pessa, có người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này Pessa, lại có người vừa không hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Người ấy không hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình, không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Này Pessa, bốn hạng người này, hạng người nào, được tâm Ông thích ý nhất?

– Bạch Thế Tôn, hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình, hạng người này tâm con không thích ý. Bạch Thế Tôn, hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người, hạng người này tâm con không thích ý. Bạch Thế Tôn, hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người, hạng người này tâm con không thích ý. Bạch Thế Tôn, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người không tự hành khổ mình không hành khổ người, ngay trong hiện tại không có tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể, hạng người này, tâm con thích ý.

– Này Pessa, vì sao Ông không thích ý ba hạng người này?

– Bạch Thế Tôn, hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình, hạng người này hành khổ mình, hành hạ mình, trong khi tự ao ước lạc, nhàm chán khổ; do vậy, tâm con không thích ý hạng người này. Bạch Thế Tôn, hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người, hạng người này, hành khổ người khác, hành hạ người khác, trong khi người khác ao ước lạc, nhàm chán khổ; do vậy, tâm con không thích ý hạng người này. Bạch Thế Tôn, hạng người vừa hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người, hạng người này hành khổ, hành hạ mình và người khác, trong khi mình và người khác ao ước lạc, nhàm chán khổ; do vậy, tâm con không thích ý hạng người này. Nhưng bạch Thế Tôn, người vừa không hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người này không hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể; do vậy, tâm con thích ý hạng người này. Và này, bạch Thế Tôn, chúng con phải đi, chúng con có nhiều công vụ, có nhiều công việc phải làm.

– Này Pessa, Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Pessa, con trai người huấn luyện voi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Rồi Thế Tôn, sau khi Pessa, con trai người huấn luyện voi ra đi không được bao lâu, liền nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, Pessa, con trai người huấn luyện voi là bậc có trí; Pessa, con trai người huấn luyện voi là người có đại trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, nếu Pessa, con trai người huấn luyện voi ngồi thêm một chút nữa, cho đến khi Ta phân tích rộng rãi hơn bốn hạng người này, thời anh ta sẽ thâu đạt được nhiều lợi ích. Tuy vậy, này các Tỷ-kheo, Pessa, con trai người huấn luyện voi như vậy cũng đã thâu đạt được nhiều lợi ích.

– Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời. Bạch Thiện Thệ, nay đã đến thời để Thế Tôn phân tích rộng rãi hơn bốn hạng người này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo léo tác ý, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sống lõa thể sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng một chỗ, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn dành riêng, không nhận mời đi ăn, không nhận từ nơi miệng nồi, không nhận từ nơi miệng chảo, không nhận tại ngưỡng cửa, không nhận giữa những cây gậy, không nhận giữa những cối giã gạo, không nhận từ hai người đang ăn, không nhận từ người đàn bà có thai, không nhận từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận từ người đàn bà đang giao cấu người đàn ông, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận tại chỗ có chó đứng, không nhận tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, hay chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, hay chỉ nhận ăn hai miếng... hay vị ấy chỉ nhận ăn bảy nhà, hay vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát,... nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa,... bảy ngày một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ hoang, ăn lúa tắc, ăn lúa hoang, ăn da vụn, ăn rong nước, ăn bột tấm, ăn váng gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ hay ăn phân bò. Vị ấy ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vỏ cây tirita làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện bằng từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cừu. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người chuyên sống theo hạnh nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng, từ bỏ chỗ ngồi, là người ngồi chõ hỏ, chuyên sống theo hạnh ngồi chõ hỏ, một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi). Như vậy dưới nhiều hình thức, vị ấy sống tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người? Ở đây, các Tỷ-kheo, có người giết trâu bò, là người giết heo, là người giết vịt, săn thú, là Thợ săn, thợ đánh cá, ăn trộm, người xử tử các người ăn trộm, cai ngục và những người làm các nghề độc ác khác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người vừa hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm vua, thuộc giai cấp Sát-đế-lỵ, đã làm lễ quán đảnh, hay một Bà-la-môn triệu phú. Vị này cho xây dựng một giảng đường mới về phía Đông thành phố, cạo bỏ râu tóc, đắp áo da thô, toàn thân bôi thục tô và dầu, gãi lưng với một sừng nai, đi vào giảng đường với người vợ chính và một Bà-la-môn tế tự. Rồi vị ấy nằm xuống dưới đất trống trơn chỉ có lát cỏ. Vị vua sống với sữa từ vú một con bò cái, có con bò con cùng một màu sắc; bà vợ chính sống với sữa từ vú thứ hai; và vị Bà-la-môn tế tự sống với sữa từ vú thứ ba. Sữa từ vú thứ tư dùng để tế lửa. Còn con nghé con thì sống với đồ còn lại. Vị vua nói như sau: “Hãy giết một số bò đực để tế lễ, hãy giết một số nghé đực để tế lễ, hãy giết một số nghé cái để tế lễ, hãy giết một số dê để tế lễ, hãy giết một số cừu để tế lễ, hãy chặt một số cây để làm cột tế lễ, hãy thâu lượm một số cỏ dabbha để làm chỗ tế lễ. Và những người nô tỳ, những người phục vụ, những người làm công, những người này vì sợ đòn gậy, vì sợ nguy hiểm, với mặt tràn đầy nước mắt, khóc lóc làm các công việc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người này không tự hành khổ mình, không hành khổ người, hiện tại sống không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nghe pháp ấy, sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: “Đời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết xấu hổ, sợ hãi, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy từ bỏ đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt. Vị ấy từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chuyện chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy từ bỏ nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người; vị ấy nói những lời nói như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói pháp, nói luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, hợp lý có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, trang sức, và các thời trang; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống, từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ không dùng người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh, cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc thọ không khuyết phạm. Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự các nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này nội tâm hưởng lạc thọ không uế nhiễm. Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.

Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một trú xứ thanh vắng, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm. Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gột rửa tâm hết dục tham. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử, hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Vị ấy sau khi từ bỏ năm triền cái này, các pháp làm tâm cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy vị ấy nhớ đến những đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến sanh tử trí của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Vị ấy nghĩ rằng: “Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ tri như thật: “Đây là Khổ”, tuệ tri như thật: “Đây là Khổ tập”, tuệ tri như thật: “Đây là Khổ diệt”, tuệ tri như thật: “Đây là con Đường đưa đến khổ diệt” tuệ tri như thật: “Đây là những lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Đây là nguyên nhân của các lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Đây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Đây là con Đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc.” Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có trở lui đời sống này nữa”.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Vị ấy không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

KINH KANDARAKA, THỨ NĂM MƯƠI MỐT HẾT.

 

Thích Minh Châu 

__________________________________________________________________

>>>  50. Kinh Hàng Ma

Namo tát đát tha phật đà cu tri sắc ni sam. Ý Việt tạm dịch là: luôn thành tâm hướng đến đỉnh đầu trí tuệ vô lượng của chư Phật hay luôn thành tâm hướng đến trí tuệ siêu việt vô lượng của chư Phật.

Vài dòng tham khảo về ý nghĩa của các âm Hán Phạn trong câu Phật học dưới đây:

Namo tát đát tha phật đà cu tri sắc ni sam. (trong bản âm Hán Phạn không thấy có chữ namo ở đầu câu).

Tát đát tha là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ satata trong Phạn ngữ. Satata viết theo mẩu devanāgarī:सतत. Satata là tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính và trung tính. Satata thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của satata- ở dạng nam tính và trung tính. Satatam và satatāt là thán từ.

Satatā (nữ tính) có những nghĩa như: đời đời, mãi mãi, vĩnh viễn, bất diệt, không dứt, luôn luôn, liên miên.

Phật đà là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ buddha trong Phạn ngữ. Buddha (बुद्ध) thuộc tĩnh từ và là quá khứ phân từ của động từ căn √ बुध् budh_1 và nó có những nghĩa được biết như sau: Tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.

Buddha (बुद्ध) thuộc về hô cách số ít trong bảng chia thân từ buddha- ở dạng nam tính và trung tính, buddham là thán từ. Buddhā (बुद्धा) là tĩnh từ thân từ thuộc dạng nữ tính có nghĩa là: tỉnh thức, hay giác ngộ. Buddha ở dạng nam tính có nghĩa như sau: người đã đạt thực hiện được sự giác ngộ giải thoát.

Trong Phật học Buddha không phải là tên, là họ, mà là Hồng Danh của người ta đặt để ca tụng công đức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tên thật của Ngài là Sĩ Ðạt Ta hay Tất Ðạt Ta. Phạn ngữ viết là Siddhārtha (सिद्धार्थ). Họ của Ngài là Gautama(गौतम). Cha là vua Tịnh Phạn (Śuddhodana, शुद्धोदन). Mẹ là Hoàng hậu Tịnh Diệu (Māyādevī, मायादेवी). Ngài sanh ra ở Kapilavastu (कपिलवस्तु).Vợ của Ngài là Da du đà la (Yaśodharā, यशोधरा), và con trai của Ngài tên là La hầu la (Rāhula, राहुल).

Siddhārtha Gautama viết theo mẩu devanāgarī: सिद्धार्थगौतम. Siddhārtha (सिद्धार्थ) là danh từ giống đực, nó được ghép lại từ chữ siddha (सिद्ध) và artha (अर्थ).

Siddha (सिद्ध) có nghĩa là: thực hiện, đạt được, chiến thắng, hoàn hảo, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đạt được mục tiêu này, hoàn thành, ổn định, bất biến, vĩnh cửu, đạt đến mục tiêu cao nhất " và  artha (अर्थ) là: mục tiêu, mục đích, nguyên nhân, động cơ, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, điều, đối tượng, vật chất, thực tế, phần thưởng giá trị, quan tâm, sở hữu, quyền sở hữu, tài sản, của cải, có, lợi ích".

Nguyên nghiã của chữ  Siddhārtha (सिद्धार्थ) trong Phạn ngữ được dịch thoát ý là: " Một trong những người đã hoàn tất ý nghĩa cuộc sống " hay "Một trong những người đã hoàn thành một mục tiêu".

Cu tri  là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ koṭi trong Phạn ngữ. Koṭi viết theo mẩu devanāgarī: कोटि .Koṭi thuộc về hô cách số ít trong bảng chia thân từ koṭi- ở dạng nữ tính,  và koṭi cũng là thán từ.

Koṭi có những nghĩa như sau: điểm chót, kết thúc, điểm, đỉnh, 10.000.000, vô lượng vô số. Trong toán học:đỉnh của một tam giác…

Sắc ni sam là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ uṣṇīṣa trong Phạn ngữ. Uṣṇīṣa là chữ ghép từ [uṣṇa-īṣ],viết theo mẩu devanāgarī: उष्णीष.  Uṣṇīṣa thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của uṣṇīṣa- ở dạng trung tính, uṣṇīṣam và uṣṇīṣāt là thán từ. 

Uṣṇīṣa có nghĩa: khăn đội đầu cho ấm, vành. Trong Phật học gọi là đỉnh đầu trí tuệ.

Các âm Hán Phạn trong câu này nếu không có chữ namo ở đầu câu:  Tát đát tha Phật đà Cu tri Sắc ni sam. Ý Việt sắp theo âm Hán Phạn: luôn luôn hay đời đời chư Phật vô số đỉnh đầu trí tuệ.

Theo các bản Phạn ngữ viết theo chữ  Phạn cổ thì câu này có chữ namas ở đầu và chữ tathāgata nằm chổ chữsatata  (सतत) xem: namas tathāgata buddha koṭy uṣṇīṣaṃ.

Như vậy thêm chữ namo vào đầu câu tát đát tha phật đà cu tri sắc ni sam thì nó có đầy đủ nghĩa hơn:

Namo tát đát tha phật đà cu tri sắc ni sam. Ý Việt tạm dịch là: luôn thành tâm hướng đến đỉnh đầu trí tuệ vô lượng của chư Phật hay luôn thành tâm hướng đến trí tuệ siêu việt vô lượng của chư Phật.

Câu:  namas tathāgata buddha koṭy uṣṇīṣaṃ. Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm quy kính đỉnh trí như  lai vô lượng của chư Phật.

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Tathāgata (तथागत) Việt gọi là Như Lai. Thuật ngữ này là danh hiệu chỉ một Thánh nhân đã đến bậc giác ngộ hoàn toàn và nó cũng là một trong mười danh hiệu của Phật. Đức Phật Thích ca dùng chữ Như Lai làm phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của mình trong lúc thuyết Pháp để tránh việc sử dụng chữ "Ta" hay "Tôi".

Buddha (बुद्ध) là người đã đạt thực hiện được sự giác ngộ giải thoát hay Phật.

Koṭi (कोटि) là 10.000.000, vô lượng vô số, chữ koṭy này có lẽ là cách viết theo phạn cổ.

Uṣṇīṣa (उष्णीष) là đỉnh đầu trí tuệ theo tinh thần Phật học.

Kính bút

TS Huệ Dân

(Maratajjaniyasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Tôn giả Mahamoggallana trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhessakalavana, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahamoggallana đang đi kinh hành ngoài trời. Khi ấy Ác ma đi vào bụng Tôn giả Mahamoggallana, ở trong bao tử. Rồi Tôn giả Mahamoggallana nghĩ như sau: “Nay sao bụng của Ta lại nặng nặng như có gì chồng chất quá đầy?” Rồi Tôn giả Mahamoggallana từ chỗ kinh hành bước xuống, đi vào tự viện, và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Tôn giả Mahamoggallana tự chánh tư niệm. Tôn giả Mahamoggallana thấy Ác ma, sau khi đi vào trong bụng, đang ở trong bao tử. Thấy vậy, Tôn giả liền nói với Ác ma:

– Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra, Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài!

Rồi Ác ma suy nghĩ: “Vị Sa-môn này không biết ta, không thấy ta, lại nói như sau: “Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai, và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài”. Chính vị Bổn sư cũng chưa biết ta mau như vậy, làm sao vị đệ tử này có thể biết ta được?”

Rồi Tôn giả Mahamoggallana lại nói với Ác ma như sau:

– Này Ác ma, ta biết Ngươi. Đừng có nghĩ rằng: “Vị ấy không biết ta”. Ngươi là Ác ma. Này Ác ma, Ngươi nghĩ như sau: “Vị Sa-môn này không biết ta, không thấy ta, lại nói như sau: “Hãy đi ra, Ác ma! hãy đi ra Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài!” Chính vị Bổn sư cũng không biết ta mau như vậy, làm sao vị đệ tử này có thể biết ta được?”

Rồi Ác ma suy nghĩ như sau: “Vị Sa-môn này biết ta, thấy ta và nói như sau: “Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra, Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài”. Rồi Ác ma từ miệng Tôn giả Mahamoggallana bước ra, và đứng dựa nơi cửa (miệng?). Tôn giả Mahamoggallana thấy Ác ma đứng dựa nơi cửa thấy vậy, bèn nói Ác ma:

– Ác ma, ở đây, ta cũng thấy Ngươi. Ngươi chớ có nghĩ rằng: “Vị ấy không thấy ta”. Này Ác ma, nay Ngươi đang đứng dựa nơi cửa (miệng?). Này Ác ma, thuở xưa, ta là Ác ma tên là Dusi, và chị ta tên là Kali. Ngươi con trai chị ta. Như vậy Ngươi là cháu ta. Này Ác ma, lúc bấy giờ, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác có hai vị đệ tử tên là Vidhura, và Sanjiva, hai bậc tối thượng, hai bậc Hiền giả. Này Ác ma, đối với các vị đệ tử của Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác không một ai ở đây có thể bằng Tôn giả Vidhura về thuyết pháp. Này Ác ma, vì lý do này, Tôn giả Vidhura được gọi là Vidhura (Vô song). Còn Tôn giả Sanjiva là vị đi rừng, đi gốc cây, đi các chỗ không người và chứng Diệt thọ tưởng định không khó khăn gì. Này Ác ma, thuở xưa, Tôn giả Sanjiva đang ngồi nhập Diệt thọ tưởng định dưới một gốc cây. Này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành thấy Tôn giả Sanjiva đang ngồi nhập Diệt thọ tưởng định dưới một gốc cây, thấy vậy liền nói với nhau như sau: “Thật vi diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn giả! Vị Sa-môn này chết mà vẫn ngồi. Chúng ta hãy hỏa táng Ngài!” Rồi này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành liền thâu lượm cỏ, củi và phân bò chồng lên thân Tôn giả Sanjiva, đốt lửa và bỏ đi. Này Ác ma, Tôn giả Sanjiva, sau khi đếm ấy đã tàn, liền xuất định, phủi áo, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát vào làng khất thực. Này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành thấy Tôn giả Sanjiva đang đi khất thực, thấy vậy liền nghĩ: “Thật vị diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn giả! Vị Sa-môn này chết mà vẫn ngồi, nay được sống lại”. Này Ác ma, vì lý do này, Tôn giả Sanjiva được xưng danh là Sanjiva, Sanjiva.

Này Ác ma, rồi Ác ma Dusi nghĩ như sau: “Ta không biết chỗ đến và chỗ đi của các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện pháp này. Vậy nay ta hãy nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và nói như sau: “Hãy đến phỉ báng, mạ lỵ, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lỵ, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ. “Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và phỉ báng, mạ lỵ, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh như sau: “Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền” và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con cú đậu trên cành cây, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền”. Và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con giả can trên bờ sông, khi đang rình cá; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu... (như trên)... dại thiền. Ví như con mèo ngồi bên đống rác, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu... (như trên)... dại thiền. Ví như con lừa, gánh nặng được đặt xuống, đang tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền”, và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền”. Này Ác ma lúc bấy giờ, phần lớn những người ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:

“– Này các Tỷ-kheo, những Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Dusi nhập vào và nói: “Hãy đến phỉ báng, mạ lỵ, thống trách và nhiễu hại các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lụy, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ”.

Này các Tỷ-kheo, hãy đến biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, rồi an trú, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... (như trên)... với tâm câu hữu với hỷ... (như trên)..., biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”.

Rồi này Ác ma, các Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ không vắng, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... (như trên)... với tâm câu hữu với hỷ... (như trên)... biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Này Ác ma, rồi Mara Dusi suy nghĩ như sau: “Làm như vậy, ta không thể biết chỗ đến hay chỗ đi của các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Vậy ta hãy nhập vào các Bà-la-môn gia chủ và nói như sau: “Hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh này. Do được tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ”.

Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào các Bà-la-môn gia chủ và nói: “Hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được các Ngươi tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ”, Rồi này Ác ma, những Bà-la-môn gia chủ, bị Ác ma Dusi xâm nhập, tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Này Ác ma, sau một thời gian những vị này mạng chung và phần lớn sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới và đời này.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusamdha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:

“– Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Dusi xâm nhập và nói như sau: “Các Người hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được các Người tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ”. Này các Tỷ-kheo, các Người hãy sống quán bất tịnh trên thân, (quán) tưởng nhàm chán đối với các món ăn, (quán) tưởng bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất cả hành”.

Và này Ác ma, những Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn Kakusandha khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ trống vắng, sống quán (tánh) bất tịnh trên thân, (quán) tưởng nhàm chán đối với các món ăn, (quán) tưởng bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất cả hành.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, buổi sáng đắp y, mang y bát, với Tôn giả Vidhura là thị giả, đi vào làng để khất thực. Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào một đứa trẻ, cầm một hòn đá, đánh trên đầu Tôn giả Vidhura khiến bể đầu. Rồi này Ác ma, Tôn giả Vidhura với đầu bị bể và với máu chảy, vẫn đi sau lưng Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nhìn xung quanh với cái nhìn con voi chúa và suy nghĩ như sau: “Thật vậy, Ác ma Dusi không biết sự vừa phải”. Này Ác ma, khi Thế Tôn nhìn xung quanh, thì Ác ma Dusi liền từ chỗ ấy từ trần và sinh vào cõi địa ngục. Này Ác ma, địa ngục ấy được ba tên gọi: Sáu xúc xứ địa ngục, Thiết qua địa ngục, Biệt thọ khổ địa ngục. Rồi các người giữ địa ngục đến ta và nói như sau: “Này Tôn giả, khi cọc sắt sẽ gặp cọc sắt trong tim của Ngươi, Ngươi mới hiểu như sau: “Ta sẽ bị trụng nước sôi một ngàn năm ở địa ngục.” Và ta, này Ác ma, ta bị trụng nước sôi, trải nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm trong địa ngục. Trải qua một vạn năm trong đại địa ngục ấy, ta bị nấu sôi và cảm thọ cảm giác gọi là Vutthanima. Do vậy, này Ác ma, thân của ta là như vậy, thân như con người, và đầu ta là như vậy, đầu như con cá.

Địa ngục ấy thế nào

Dusi bị nấu sôi

Vì đánh Vidhura,

Đệ tử Kakusandha.

Có trăm loại cọc sắt,

Tự cảm thọ riêng biệt

Địa ngục là như vậy,

Dusi bị nấu sôi.

Vì đánh Vidhura,

Đệ tử Kakusandha

Tỷ-kheo đệ tử Phật,

Hiểu biết rõ như vậy.

Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,

Kanha chịu khổ thọ,

Dựng lên giữa biển cả,

Cung điện trải nhiều kiếp,

Bằng ngọc chói lưu ly,

Huy hoàng cùng chiếu diệu.

Tiên nữ múa tại đây,

Trang sức màu dị biệt.

Tỷ-kheo đệ tử Phật,

Hiểu biết rõ như vậy.

Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,

Kanha chịu khổ Thọ,

Ai Thế Tôn khuyến khích,

Được chư Tăng chứng kiến,

Với ngón chân rung chuyển,

Lâu đài Vijayanta!

Tỷ-kheo đệ tử Phật,

Hiểu biết rõ như vậy.

Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,

Kanha chịu khổ thọ,

Với ngón chân rung chuyển

Lâu đài Vijayanta?

Đầy đủ thần thông lực,

Chư thiên cũng hoảng sợ.

Tỷ-kheo đệ tử Phật,

Hiểu biết rõ như vậy.

Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,

Kanha chịu khổ thọ,!

Ai hỏi vị Sakka,

Tại lầu Vijayanta,

Hiền giả, Người có biết,

Chứng ái tận giải thoát?

Sakka đã chân thành,

Trả lời câu được hỏi.

Tỷ-kheo đệ tử Phật,

Hiểu biết rõ như vậy.

Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,

Kanha chịu khổ thọ,

Ai từng hỏi Phạm thiên,

Tại hội chúng Thiện pháp,

Hiền giả nay vẫn chấp,

Các tà kiến thuở xưa,

Có thấy cảnh huy hoàng,

Phạm thiên cảnh Thiên giới?

Brahmà đã chân thành,

Tiếp tục đáp câu hỏi:

Tôn giả, tôi không chấp,

Các tà kiến thuở xưa!

Tôi thấy sự huy hoàng,

Phạm thiên cảnh Thiên ơi!

Sao nay tôi nói được,

Tôi thường hằng thường tại?

Tỷ-kheo đệ tử Phật,

Hiểu biết rõ như vậy.

Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,

Kanha chịu khổ thọ!

Ai với sự giải thoát,

Cảm xúc Cao sơ đảnh,

Rừng Đông Videha,

Và người nằm trên đất,

Tỷ-kheo đệ tử Phật,

Hiểu biết rõ như vậy.

Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,

Kanha chịu khổ thọ.

Thật sự lửa không nghĩ:

“Ta đốt cháy kẻ ngu”,

Kẻ ngu đột kích lửa,

Tự mình bị thiêu cháy.

Cũng vậy, này Ác ma,

Ngươi đột kích Như Lai.

Tự mình đốt cháy mình

Như kẻ ngu chạm lửa,

Ác ma tạo ác nghiệp,

Do nhiễu hại Như Lai,

Ngươi nghĩ chăng, Ác ma,

“Ác quả không đến ta”.

Điều ác Ác ma làm,

Chất chứa đã lâu rồi,

Ác ma, hãy tránh Phật,

Chớ vọng tưởng Tỷ-kheo!

Tỷ-kheo chống Ác ma,

Tại rừng Bhesakala,

Vị Dạ xoa, thất vọng,

Biến mất tại chỗ ấy.

KINH HÀNG MA, THỨ NĂM MƯƠI HẾT.

HẾT TẬP I

 

Thích Minh Châu 

______________________________________________________________________

>>> 49. Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh

Câu: Nam mô tát bà Bột đà bột địa Tát đa bệ tệ viết theo la tinh hoá: Namo sarva buddha bodhisattvebhyaḥ. Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm qui ngưỡng tất cả chư Phật, Bồ tát.

Vài dòng tham khảo về ý nghĩa của các âm Hán Phạn trong câu Phật học dưới đây:

Nam mô tát bà Bột đà bột địa Tát đa bệ tệ.

Nam mô là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ Namo trong Phạn ngữ. Namo viết theo mẩu devanāgarī : नमो. Namo là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ, नमः mà thành.

Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau:

नमस्ते  (namaste) | नमो नमः (namo namaḥ) | नमस्कारः (namaskāraḥ).

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Namas có gốc từ động từ  √ नम् nam .

Namas_1 (नमस्), ở dạng trung tính, có nghĩa: Kính chào, tôn kính, ngưỡng mộ. Trên phương diện giới từ hay liên từ: chúc tụng, ca ngợi, tán tụng.

Namas_2 (नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa: vinh danh, và khi làm trực bổ cách: làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.

Động từ căn √ नम् nam có nghĩa: uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.

Tát bà là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ sarva trong Phạn ngữ. Sarva viết theo mẩu devanāgarī: सर्व. Sarva là đại từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính (sarva), nữ tính (sarvā) và trung tính (sarva). Sarva có những nghĩa như: tất cả, toàn thể, toàn bộ, toàn năng, vạn năng, phổ thông, phổ cập, phổ biến…

Bột đà là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ buddha trong Phạn ngữ. Buddha (बुद्ध) thuộc tĩnh từ và là quá khứ phân từ của động từ căn √ बुध् budh_1 và nó có những nghĩa được biết như sau: Tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.

Buddha (बुद्ध) thuộc về hô cách số ít trong bảng chia thân từ buddha- ở dạng nam tính và trung tính, buddham là thán từ. Buddhā (बुद्धा) là tĩnh từ thân từ thuộc dạng nữ tính có nghĩa là: tỉnh thức, hay giác ngộ. Buddha ở dạng nam tính có nghĩa như sau: người đã đạt thực hiện được sự giác ngộ giải thoát.

Trong Phật học Buddha không phải là tên, là họ, mà là Hồng Danh của người ta đặt để ca tụng công đức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tên thật của Ngài là Sĩ Ðạt Ta hay Tất Ðạt Ta. Phạn ngữ viết là Siddhārtha (सिद्धार्थ). Họ của Ngài là Gautama(गौतम). Cha là vua Tịnh Phạn (Śuddhodana, शुद्धोदन). Mẹ là Hoàng hậu Tịnh Diệu (Māyādevī, मायादेवी). Ngài sanh ra ở Kapilavastu (कपिलवस्तु).Vợ của Ngài là Da du đà la (Yaśodharā, यशोधरा), và con trai của Ngài tên là La hầu la (Rāhula, राहुल).

Siddhārtha Gautama viết theo mẩu devanāgarī: सिद्धार्थगौतम. Siddhārtha (सिद्धार्थ) là danh từ giống đực, nó được ghép lại từ chữ siddha (सिद्ध) và artha (अर्थ).

Siddha (सिद्ध) có nghĩa là: thực hiện, đạt được, chiến thắng, hoàn hảo, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đạt được mục tiêu này, hoàn thành, ổn định, bất biến, vĩnh cửu, đạt đến mục tiêu cao nhất " và  artha (अर्थ) là: mục tiêu, mục đích, nguyên nhân, động cơ, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, điều, đối tượng, vật chất, thực tế, phần thưởng giá trị, quan tâm, sở hữu, quyền sở hữu, tài sản, của cải, có, lợi ích".

Nguyên nghiã của chữ  Siddhārtha (सिद्धार्थ) trong Phạn ngữ được dịch thoát ý là: " Một trong những người đã hoàn tất ý nghĩa cuộc sống " hay "Một trong những người đã hoàn thành một mục tiêu".

Bột địa Tát đa bệ tệ là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ bodhisattvebhyaḥ trong Phạn ngữ.Bodhisattvebhyaḥ viết theo mẩu devanāgarī: बोधिसत्त्वेभ्यः .

Bodhisattvebhyaḥ thuộc về cách gián bổ và cách tách ly số nhiều trong bảng chia thân từ bodhisattva- ở dạng nam tính, và bodhisattvam là thán từ.

Bodhisattva viết theo mẩu devanāgarī: बोधिसत्त्व  và được ghép từ hai chữ bodhi (बोधि) và ‎sattva (सत्त्व).Bodhi (बोधि) có gốc từ chữ [bodh] và bodhi có những nghĩa như sau: khoa học, trí thông minh, kiến thức hoàn hảo, mạc khải, tỉnh thức. Trong Phật học bodhi có những nghĩa: bồ đề, huệ sáng, trạng thái giác ngộ của một vị Phật.

Bodh có gốc từ [ budh_1], bodh viết theo mẩu devanāgarī: बोध् và nó có những nghĩa như sau: lưu ý, thức dậy,tỉnh thức, hồi sinh, khơi dậy, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, giảng dạy, thông tin, khuyên bảo.

Sattva có gốc từ [sat-tva], sattva thuộc về hô cách số ít bảng chia thân từ sattva- ở dạng trung tính, sattvam vàsattvāt là thán từ. Sattva có những nghĩa như sau: tồn tại, bản thể, bản thân, nhân sinh,thực tế, tính chất, bản chất, sức mạnh, năng lượng, lòng dũng cảm, tinh thần, hơi thở của cuộc sống, nguyên tắc quan trọng, trí thông minh, ý thức, sự thật, độ tinh khiết, độ tinh khiết của thiên nhiên, bản chất thánh thiện và sự thật…

Bodhisattva theo âm Hán Phạn còn gọi là Bồ đề tát đóa. Việt gọi là Bồ tát hay Giác hữu tình. Bồ tát là người có tấm lòng độ lượng nhân ái và Trí tuệ bao la, sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người trong cơn khổ nạn.

Trong tinh thần Phật học đại thừa, Bồ Tát là một người sau khi hành trì các Ba la mật (pāramitā, पारमिता) đa đã thành tựu Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết bàn khi chúng sinh chưa giác ngộ.

Trong cuộc sống, một người luôn sẵn lòng giúp đỡ hay hy sinh bản thân mình để cứu giúp người khác trong cơn khổ nạn, người đó cũng được người ta xem là có tâm bồ tát.

Theo kinh Hoa Nghiêm (avataṃsaka sūtra  अवतंसक सूत्र  hay gaṇḍavyūha  गण्डव्यूह ) có nói về sự tu tập của Bồ tát rất đầy đủ chi tiết. Những vị Bồ tát thường được biết trong Phật học qua các tên sau:

Đại Thế Chí (Phạn ngữ: mahāsthāmaprāpta, viết theo devanāgarī: महास्थामप्राप्त).

Địa Tạng (Phạn ngữ: kṣitigarbha, viết theo devanāgarī: क्षितिगर्भ).

Di lặc (Phạn ngữ: maitreya, viết theo devanāgarī: मैत्रेय).

Hư Không Tạng (Phạn ngữ: ākāśagarbha, viết theo devanāgarī: आकाशगर्भ).

Phổ Hiền (Phạn ngữ: samantabhadra, viết theo devanāgarī: समन्तभद्र).

Kim Cương Thủ (Phạn ngữ: vajrapāṇi, viết theo devanāgarī: वज्रपाणि ).

Văn thù sư lợi (Phạn ngữ: mañjuśrī, viết theo devanāgarī: मञ्जुश्री).

Quán Thế Âm (Phạn ngữ: avalokiteśvara, viết theo devanāgarī: अवलोकितेश्वर).

Câu: Nam mô tát bà Bột đà bột địa Tát đa bệ tệ viết theo la tinh hoá: Namo sarva buddha bodhisattvebhyaḥ. Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm qui ngưỡng tất cả chư Phật, Bồ tát.

Kính  bút

TS Huệ Dân

(Brahmanimantanikasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn Ông Anathapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Một thời, này các Tỷ-kheo, Ta ở tại Ukkattha trong rừng Subhagavana, dưới gốc cây Tala vương. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka khởi lên ác tà kiến như sau: “Cái này là thường, cái này là thường hằng, cái này là thường tại, cái này là toàn diện, cái này không bị biến hoại, cái này không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ngoài cái này, không có một giải thoát nào khác hơn”. Này các Tỷ-kheo, sau khi với tự tâm biết được tâm của Phạm thiên Baka, như người lực sĩ duỗi ra cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, Ta biến mất tại Ukkattha, rừng Sabhagavana, dưới gốc cây Tala vương, và hiện ra tại cõi Phạm thiên ấy. Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka thấy Ta từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Ta:

“– Hãy đến, Tôn giả, thiện lai Tôn giả, đã lâu, nay Tôn giả mới có dịp đến đây. Này Tôn giả, cái này là toàn diện, cái này là thường hằng, cái này là thường tại, cái này là toàn diện, cái này không bị biến hoại, cái này không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ngoài cái này không có một giải thoát nào khác hơn.

Khi nghe nói vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói với Phạm thiên Baka:

“– Thật sự Phạm thiên Baka bị chìm đắm trong vô minh, thật sự Phạm thiên Baka bị chìm đắm trong vô minh, khi cái vô thường lại nói là thường, cái không thường hằng lại nói là thường hằng, cái không thường tại lại nói là thường tại, cái không toàn diện lại nói là toàn diện, cái bị biến hoại lại nói là không biến hoại, và tại chỗ có sanh, có già, có chết, có diệt, có khởi, lại nói không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi; có một giải thoát khác hơn lại nói là không có một giải thoát nào khác hơn... ”

Này các Tỷ-kheo, rồi Ác ma nhập vào một Phạm thiên quyến thuộc và nói với Ta như sau:

“– Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chớ có can thiệp vào đây! Chớ có can thiệp vào đây! Này Tỷ-kheo, Phạm thiên này là Đại Phạm thiên, Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Này Tỷ-kheo, thuở xưa có những Sa-môn, Bà-la-môn, ở đời phỉ báng địa đại, ghê tởm địa đại, phỉ báng thủy đại, ghê tởm thủy đại, phỉ báng hỏa đại, ghê tởm hỏa đại, phỉ báng phong đại, ghê tởm phong đại, phỉ báng chúng sanh, ghê tởm chúng sanh, phỉ báng chư Thiên, ghê tởm chư Thiên, phỉ báng Sanh chủ, ghê tởm Sanh chủ, phỉ báng Phạm thiên, ghê tởm Phạm thiên, sau khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, phải an trú vào thân ti tiện. Này các Tỷ-kheo, còn những Sa-môn, Bà-la-môn ở đời xưa kia, tán thán địa đại, hoan hỷ địa đại, tán thán thủy đại, hoan hỷ thủy đại, tán thán hỏa đại, hoan hỷ hỏa đại, tán thán phong đại, hoan hỷ phong đại, tán thán chúng sanh, hoan hỷ chúng sanh, tán thán chư Thiên, hoan hỷ chư Thiên, tán thán Sanh chủ, hoan hỷ Sanh chủ, tán thán Phạm thiên, hoan hỷ Phạm thiên, sau khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, những vị này được an trú vào các thân vi diệu. Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề này, ta nói như sau: “Phàm Phạm thiên nói với Ông những gì, Ông hãy làm như vậy. Ông chớ có đi quá xa lời Phạm thiên nói. Này các Tỷ-kheo, nếu Ông đi quá xa lời Phạm thiên nói, thì giống như người dùng gậy đánh đập thần tài (Siri) đang đi đến; giống như một người đang rơi vào vực thẳm, tay chân lại không bám vào đất. Này Tỷ-kheo, sự việc sẽ xảy ra cho Ông như vậy. Này Tỷ-kheo, phàm Phạm thiên nói với Ông những gì, Ông hãy làm như vậy, Ông chớ có đi quá xa lời Phạm thiên nói. Này Tỷ-kheo, Ông có thấy chúng Phạm thiên đang ngồi chăng?”

Rồi này các Tỷ-kheo, Ác ma dắt Ta đến chúng Phạm thiên. Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với Ác ma như sau:

“– Này Ác ma, Ta biết Ngươi. Chớ có nghĩ rằng: “Vị ấy không biết ta”. Người là Ác ma. Này Ác ma, phàm là Phạm thiên, phàm là Phạm thiên chúng, phàm là Phạm thiên quyến thuộc, tất cả đều nằm trong tay của Ngươi, tất cả đều nằm trong quyền lực của Ngươi. Này Ác ma, nếu Ngươi nghĩ rằng: “Mong vị này nằm trong tay ta; mong vị này nằm trong quyền lực của ta!. Này Ác ma, Ta không nằm trong tay của Ngươi. Ta không nằm trong quyền lực của Ngươi.

Này các Tỷ-kheo, khi được nói vậy, Phạm thiên Baka nói với Ta như sau:

“– Này Tôn giả, cái gì thường còn, ta nói là thường còn; cái gì thường hằng, ta nói là thường hằng; cái gì thường tại, ta nói thường tại; cái gì toàn diện, ta nói là toàn diện; cái gì không biến hoại, ta nói là không biến hoại. Ở đây, cái gì không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ta nói rằng cái ấy không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, và vì không có một sự giải thoát nào khác hơn, ta nói là không có một sự giải thoát nào khác hơn. Này Tỷ-kheo, xưa kia có những Sa-môn, Bà-la-môn ở trong những đời trước Ông; những vị này đã tu hành khổ hạnh lâu dài cho đến trọn tuổi thọ của những người đó, những vị này phải biết:” Hoặc có một sự giải thoát khác hơn, thì biết rằng có một sự giải thoát khác hơn; hoặc không có một sự giải thoát khác hơn, thì biết rằng không có một sự giải thoát nào khác hơn”. Này Tỷ-kheo, ta nói như sau với Ông: Ông sẽ không thấy một giải thoát nào khác hơn, dầu ông có phải chịu đựng mệt nhọc và khổ cực. Này Tỷ-kheo, nếu Ông y trước địa đại, Ông sẽ gần ta, trú tại lãnh địa của ta, làm theo ý ta muốn, bị đứng ngoài lề; nếu Ông ý trước thủy đại... hỏa đại... phong đại... chúng sanh... Chư thiên... Sanh chủ... Nếu Ông y trước Phạm thiên, Ông sẽ gần ta, trú tại lãnh địa của ta, làm theo ý ta muốn, bị đứng ra ngoài lề.

“– Này Phạm thiên, Ta biết việc này. Nếu Ta y trước địa đại... thủy đại... hỏa đại... phong đại... chúng sanh... chư Thiên... Sanh chủ... Nếu Ta y trước Phạm thiên, Ta sẽ gần Ông, trú tại lãnh địa của Ông, làm theo ý Ông muốn, bị đứng ra ngoài lề. Lại nữa, này Phạm thiên, Ta biết sanh thú (gati) của Ông và Ta biết sự quang vinh của Ông. Phạm thiên Baka có thần lực như vậy; Phạm thiên Baka có quyền lực như vậy; Phạm thiên Baka có uy lực như vậy.

“– Này Tỷ-kheo, Như Ông biết sanh thú, Ông biết sự quang vinh của ta: “Phạm thiên Baka có thần lực như vậy; Phạm thiên Baka có quyền lực như vậy; Phạm thiên Baka có uy lực như vậy”.

“– Như nhật nguyệt lưu chuyển,

Sáng chói khắp mười phương,

Như vậy mười Thiên giới,

Dưới uy lực của Ông.

Ông biết chỗ cao thấp,

Có dục và không dục,

Hữu này và hữu kia,

Chỗ đến, đi hữu tình.

Như vậy, này Phạm thiên, Ta biết chỗ sanh thú và sự quang vinh của Ông: “Phạm thiên Baka có thần lực như vậy; Phạm thiên Baka có quyền lực như vậy; Phạm thiên Baka có uy lực như vậy”. Này Phạm thiên, có ba loại chư Thiên mà Ông không biết, không thấy, nhưng Ta biết, Ta thấy. Này Phạm thiên, có loại chư Thiên tên là Abhassara (Quang âm thiên), từ chư Thiên này, Ông mạng chung, và sanh ở nơi đây. Nhưng vì Ông an trú ở đấy quá lâu, nên Ông không nhớ được. Do đó, Ông không biết, không thấy, còn Ta biết, Ta thấy. Như vậy, này Phạm Thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông. Này Phạm thiên, lại có một loại chư Thiên tên là Subhakinna (Biến tịnh thiên)... lại có một loại chư Thiên tên là Vehapphala (Quảng quả thiên) mà Ông không biết, không thấy, nhưng Ta biết, Ta thấy. Như vậy, này Phạm thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy. Ta thù thắng hơn Ông. Này Phạm thiên, Ta biết địa đại từ địa đại, cho biết giới vức địa đại, Ta không lãnh thọ địa tánh; do biết địa đại, Ta không nghĩ: “Ta là địa đại. Ta ở trong địa đại, Ta từ địa đại, địa đại là của Ta, và Ta không tôn trọng địa đại”. Như vậy, này Phạm thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông. Này Phạm thiên, Ta biết thủy đại... Này Phạm thiên, Ta biết hỏa đại... Này Phạm thiên, Ta biết phong đại... Này Phạm thiên, Ta biết chúng sanh... Này Phạm thiên, Ta biết chư Thiên... Này Phạm thiên, Ta biết Sanh chủ... Này Phạm thiên, Ta biết Phạm thiên... Này Phạm thiên, Ta biết Abhassara (Quang âm thiên)... Này Phạm thiên, Ta biết Subhakinna (Biến tịnh thiên)... Này Phạm thiên, Ta biết Vahapphala (Quảng quả thiên)... Này Phạm thiên, Ta biết Abhibhu (Thắng giải)... Này Phạm thiên, Ta biết tất cả (Sabba) từ tất cả, cho đến giới vức tất cả, Ta không lãnh thọ nhứt thiết tánh, Ta không nghĩ: “Ta là tất cả, Ta ở trong tất cả, Ta từ tất cả, tất cả là của Ta, và Ta không tôn trọng tất cả”. Như vậy, này Phạm thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông.

“– Này Tôn giả, đối với tất cả, nếu Tôn giả không lãnh thọ nhất thiết tánh, thì đối với Tôn giả, trở thành trống không, trống rỗng, Thức là phi sở kiến, không biên tế, chói sáng tất cả, nếu không thể lãnh thọ địa đại ngang qua đại tánh, không thể lãnh thọ thủy đại ngang qua thủy tánh, không thể lãnh thọ hỏa đại ngang qua hỏa tánh, không thể lãnh thọ phong đại ngang qua phong tánh, không thể lãnh thọ chúng sanh ngang qua chúng sanh tánh, không thể lãnh thọ chư Thiên ngang qua chư Thiên tánh, không thể lãnh thọ Sanh chủ ngang qua Sanh chủ tánh, không thể lãnh thọ Phạm thiên ngang qua Phạm thiên tánh, không thể lãnh thọ Quang âm thiên ngang qua Quang âm thiên tánh, không thể lãnh thọ Biến tịnh thiên ngang qua Biến tịnh thiên tánh, không thể lãnh thọ Quảng quả thiên ngang qua Quảng quả thiên tánh, không thể lãnh thọ Abhibhu (Thắng giả) ngang qua Abhibhu tánh, không thể lãnh thọ nhứt thiết ngang qua nhứt thiết tánh. Này Tôn giả, nay ta sẽ biến mất trước mặt Tôn giả.

“– Này Phạm thiên, hãy biến đi trước mặt Ta, nếu Ông có thể biến được.

Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka nói:

“– Ta sẽ biến mất trước mặt Sa-môn Gotama. Ta sẽ biến mất trước Sa-môn Gotama.

Nhưng Phạm thiên Baka không biến mất trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với Phạm thiên Baka:

“– Này Phạm thiên, Ta sẽ biến mất trước mặt Ông.

“– Này Tôn giả, Tôn giả hãy biến đi trước mặt Ta, nếu Tôn giả có thể biến được.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta thực hiện thần thông như sau: “Hãy để cho Phạm thiên, Phạm thiên chúng và Phạm thiên quyến thuộc nghe tiếng Ta chớ không thấy Ta”, Ta biến mất và nói lên bài kệ như sau:

“Thấy nguy hiểm trong hữu,

Từ hữu, tìm phi hữu,

Ta không tôn trọng hữu,

Không hỷ, không chấp trước”.

Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên, Phạm thiên chúng và Phạm thiên quyến thuộc, tâm sanh vi diệu hy hữu, nói lên như sau: “Thật vi diệu thay, chư Tôn giả! Thật hy hữu thay, chư Tôn giả! Đại thần lực, đại uy lực của Sa-môn Gotama. Thật sự từ trước đến nay chưa từng thấy, chưa từng nghe một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có được đại thần lực, đại uy lực như Sa-môn Gotama, là Thích Tử, xuất gia từ giòng họ Sakya. Đối với quần chúng ái trước hữu, lạc nhiễm, hoan hỷ đối với hữu (Sa-môn Gotama) đã nhổ hữu lên tận cả gốc rễ!”

Rồi này các Tỷ-kheo, Ác ma sau khi nhập vào một trong Phạm thiên quyến thuộc đã nói với Ta như sau:

“– Này Tôn giả, nếu Ông biết như vậy, giác ngộ như vậy, chớ có hướng dẫn đệ tử, chớ có hướng dẫn các vị xuất gia, chớ có thuyết pháp cho các đệ tử, chớ có thuyết pháp cho các vị xuất gia, chớ có ái luyến đệ tử, chớ có ái luyến các vị xuất gia. Này các Tỷ-kheo, trước Ông đã có những vị Sa-môn, Bà-la-môn ở đời tự xưng là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Những vị này hướng dẫn đệ tử, hướng dẫn các vị xuất gia, thuyết pháp cho các đệ tử, thuyết pháp cho các vị xuất gia, ái luyến các đệ tử, ái luyến các vị xuất gia. Sau khi hướng dẫn các đệ tử, các vị xuất gia, sau khi thuyết pháp cho các đệ tử, các vị xuất gia, sau khi ái luyến các đệ tử, các vị xuất gia, khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, những vị này bị an trú trong các thân hạ liệt. Này các Tỷ-kheo, trước Ông đã có những vị Sa-môn, Bà-la-môn ở đời, tự xưng là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Những vị này không hướng dẫn đệ tử, không hướng dẫn các vị xuất gia, không thuyết pháp cho đệ tử, không thuyết pháp cho các vị xuất gia, không ái luyến các đệ tử, không ái luyến các vị xuất gia. Sau khi không hướng dẫn các đệ tử, không hướng dẫn các vị xuất gia, không thuyết pháp cho các đệ tử, không thuyết pháp cho các vị xuất gia, không ái luyến các đệ tử, không ái luyến các vị xuất gia, khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, các vị này được an trú trong thân vi diệu. Này Tỷ-kheo, ta nói với Ông như sau: “Này Tôn giả, chớ có phiền lao cực nhọc, hãy sống lạc trú hiện tại. Này Tôn giả, chớ có nêu rõ việc thiện. Này Tôn giả, chớ có giảng dạy cho người khác!”

Này các Tỷ-kheo khi nghe nói vậy, Ta nói với Ác ma như sau:

“– Này Ác ma, Ta biết Ngươi! Ngươi chớ có nghĩ rằng: “Vị ấy không biết ta”. Này Ác ma, Ngươi là Ác ma! Ngươi là Ác ma! Này Ác ma, Ngươi nói như vậy không phải vì lòng thương tưởng đối với Ta. Này Ác ma, Ngươi nói như vậy vì không có lòng thương tưởng đối với Ta. Này Ác ma, Ngươi nghĩ như sau: “Những ai được Sa-môn Gotama thuyết pháp, những người ấy sẽ thoát ra ngoài tầm tay ảnh hưởng của ta”. Này Ác ma, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy không phải Chánh Đẳng Giác, nhưng tự xưng là: “Chúng ta là Chánh Đẳng Giác”. Này Ác ma, Ta là Chánh Đẳng Giác và Ta tự xưng Ta là Chánh Đẳng Giác. Này Ác ma, Như Lai có thuyết pháp cho đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai không thuyết pháp cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai có hướng dẫn cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai không hướng dẫn cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Vì sao vậy? Này Ác ma, đối với Như Lai, các lậu hoặc tương ưng với phiền não, đưa đến tái sanh, gây nên phiền lụy, đem đến quả khổ dị thục; đưa đến sanh, già, chết trong tương lai; các lậu hoặc ấy đã được diệt trừ, được cắt đứt tận gốc, được làm như thân cây Tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Ác ma, ví như cây tala, dầu thân cây này bị chặt dứt, khiến không thể lớn lên được; cũng vậy, này Ác ma, đối với Như Lai, các lậu hoặc tương ứng với phiền não, đưa đến tái sanh, gây nên phiền lụy, đem đến quả khổ dị thục, đưa đến sanh, già, chết, trong tương lai; các lậu hoặc ấy đã được diệt trừ, được cắt đứt tận gốc, được làm như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai”.

Như vậy, vì Ác ma đã thất bại, không thể thuyết phục (Ta), vì có lời mời Phạm thiên, nên bài trả lời này cũng được gọi là Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh.

KINH PHẠM THIÊN CẦU THỈNH, THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HẾT.

 

Thích Minh Châu 

____________________________________________________________________

>>>  48. Kinh Kosambiya

Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm ngưỡng kính các bậc Chính Biến Tri toàn năng vô lượng, cùng với Thanh Văn, Tăng già.

Vài dòng tham khảo về ý nghĩa của các âm Hán Phạn trong câu Phật học (4) và (5) dưới đây:

Nam mô tát đa nẩm Tam miệu tam bồ đà Cu tri nẩm Ta xá ra bà ca Tăng già nẩm.

Nam mô là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ Namo trong Phạn ngữ. Namo viết theo mẩu devanāgarī: नमो. Namo là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ, नमः mà thành.

Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau:

नमस्ते (namaste) | नमोनमः (namo namaḥ) | नमस्कारः (namaskāraḥ).

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Namas có gốc từ động từ  √ नम् nam.

Namas_1 (नमस्), ở dạng trung tính, có nghĩa: kính chào, tôn kính, ngưỡng mộ. Trên phương diện giới từ hay liên từ: chúc tụng, ca ngợi, tán tụng.

Namas_2 (नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa: vinh danh, và khi làm trực bổ cách: làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.

Động từ căn √ नम् nam có nghĩa: uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.

Tát đa nẩm là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ saptānām trong Phạn ngữ. 

Saptānām viết theo mẩu devanāgarī: सप्तानाम् . Saptānām thuộc về cách sở hữu số nhiều trong bảng chia thân từ sapta- ở dạng nam tính, nữ tính và trung tính.

Saptānām có gốc từ chữ saptan viết theo dạng số nhiều, saptan có nghĩa là số 7, viết theo mẩu devanāgarī:सप्तन्. Đây là vài chữ biến cách của sapta- trong bản biến thân từ của nó tham khảo cho vui:

Sapta dạng chủ cách (सप्त) | Sapta dạng hô cách (सप्त) | Sapta dạng cách trực bổ (सप्त) | Saptabhiḥ dạng cách dụng cụ (सप्तभिः) | Saptabhyaḥ dạng cách gián bổ (सप्तभ्यः) | Saptabhyaḥ dạng cách tách ly (सप्तभ्यः) |Saptānām dạng cách sở hữu (सप्तानाम्) | Saptasu dạng cách vị trí (सप्तसु).

Số 7 được xem là con số yêu thích trong Ấn giáo và nó được thường được sử dụng để chỉ  dùng cho cái gì to lớn thuộc về thiêng liêng không xác định được như: 7 suối, 7 đại dương, 7 dãy núi, 7 phần của thế giới ...

Tam miệu tam bồ đà hay Tam miệu tam bồ đà tỏa là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ samyak-sambuddhasya trong Phạn ngữ.

Samyak viết theo mẩu devanāgarī: सम्यक्. Samyak có gốc từ [samyac], thuộc dạng trung tính. Samyak là thán từ và có những nghĩa như sau: cùng nhau, toàn thể, toàn bộ, tổng cộng, hoàn toàn trọn vẹn, đồng thời, cùng lúc, tốt, khá, đứng đắn, thích hợp, đúng là, chính là; thực chất là, thích đáng, sạch sẽ, đúng, công bằng, chính đáng, đứng đắn, chính xác, nghiêm túc, thực sự, nhất thiết…

सम्यच्  samyac là biến thể của samyañc. Samyac thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính và nó có những nghĩa như sau: hội tụ, tập trung, cùng quay chung một hướng, đúng, nối, hợp, nối liền, tập hợp, đúng với, y như, hợp với, bạn, bạn bè, bạn hữu, kẻ đánh bạn, cái đi kèm…

सम्यञ्च् samyañc có gốc từ [sam-ac] và nó có những nghĩa như sau: hoàn toàn, đầy đủ, trọn vẹn, toàn bộ, hoàn hảo, hết mực, hết sức, đúng đắn, chính xác, xác đáng…

Sambuddhasya thuộc về cách sở hữu số ít theo bảng biến hóa thân từ của sambuddha- , và -sambuddham là thán từ.

संबुद्ध saṃbuddha là biến thể của sambuddha [quá khứ phân từ của saṃbudh]. Saṃbuddha thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Saṃbuddhā có những nghĩa như sau: tỉnh thức, lanh lợi, hoạt bát, tỉnh táo, thông minh, có trí tuệ khôn ngoan, khôn khéo,  hoàn toàn hiểu biết…

संबुध् saṃbudh là biến thể của sambudh và nó có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: tự nhận thấy, tự nhận ra, quan sát, theo dõi, hiểu, lĩnh hội, gọi tỉnh, làm cho tỉnh lại, thức tỉnh; gợi lại, đánh thức, dạy, luyện…

सम्बुध्  sambudh có gốc từ [sam-budh_1].

सम्यक्सम्बुद्ध samyaksambuddha hay samyak saṃbuddha trong Phật học được người ta gọi là: Chính Biến Tri, Tam miệu tam Phật đà, người hiểu biết đúng tất cả các pháp.

Cu tri nẩm là phiên âm Hán Phạn được viết từ chữ koṭīnām. Koṭīnām có gốc từ [ koṭi ] và koṭīnām viết theo mẩu devanāgarī: कोटीनाम्.  Koṭi phiên âm theo Hán Phạn: Cu tri.

Koṭi viết theo mẩu devanāgarī: कोटि . Koṭi thuộc về hô cách số ít trong bảng chia thân từ koṭi- ở dạng nữ tính,và koṭi cũng là thán từ. Koṭi có những nghĩa như sau: điểm chót, kết thúc, điểm, đỉnh, 10.000.000, vô lượng vô số. Trong toán học: đỉnh của một tam giác…

Ta là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ sa trong Phạn ngữ. Sa viết theo mẩu devanāgarī: स. Sa có gốc liên hệ từ [sam]. स sa_1 là tiếp đầu ngữ và có những nghĩa như sau: với, đang có, bao gồm, cung cấp cho, trang bị cho, cùng với…

स sa_2 có gốc liên hệ từ [tad]. स sa_2 là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít ở dạng nam tính và có những nghĩa như sau: Đây là vài chữ biến cách của sa_2  trong bản biến thân từ của nó ở dạng nam tính tham khảo cho vui:

ông ấy, nó, cái này điều này, đó …

स sa chủ cách số ít  सः saḥ | स sa hô cách số ít  स sa | स sa cách trực bổ số ít सम् sam |स sa cách dụng cụ số ít सेन sena | स sa cách gián bổ số ít साय sāya | स sa cách tách ly số ít सात्  sāt  | स sa cách sở hữu số ít सस्य sasya | स sa cách vị trí số ít से se.

स sa chủ cách số đôi सौ sau | स sa hô cách số đôi सौ sau  | स sa cách trực bổ số đôi  सौ sau | स sa cách dụng cụ số đôi  साभ्याम्  sābhyām | स sa cách gián bổ số đôi  साभ्याम्  sābhyām | स sa dạng cách tách ly số đôi साभ्याम्  sābhyām | स sa cách sở hữu số đôi  सयोः sayoḥ | स sa cách vị trí số đôi  सयोः sayoḥ.

स sa chủ cách số nhiều  साः sāḥ | स sa hô cách số nhiều đôi साः sāḥ | स sa dạng cách trực bổ số nhiều  सान् sān | स sa cách dụng cụ số nhiều सैः saiḥ | स sa cách gián bổ số nhiều सेभ्यः sebhyaḥ | स sa cách tách ly số nhiều सेभ्यः sebhyaḥ | स sa cách sở hữu số nhiều सानाम्   sānām | स sa cách vị trí số nhiều सेषु  seṣu.

सम् sam là tiếp đầu ngữ và có những nghĩa như sau: hoàn toàn, hoàn hảo, theo, phù hợp với,  đồng ý theo, cùng nhau, chung nhau… Trong tiếng Phạn khi thấy chữ saṃ thay đổi có dấu chấm (anusvāra) dưới chữ m (ṃ) hay dấu chấm tên trên chữ स (सं) đó là Tiếp đầu ngữ ( upasarga उपसर्ग ) dùng theo các quy tắc thông thường của Sandhi.

तद्  tad  là biến thể của tat, tat, tan và cũng là chỉ thị đại danh giữ chức năng nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba.

Xá ra bà ca là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ śrāvaka trong Phạn ngữ và śrāvaka  viết theo mẩu devanāgarī: श्रावक.  Śrāvaka thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Śrāvikā (nữ tính): nghe âm thanh | Śrāvaka (nam tính): người học trong nghành thính âm và trong Phật học Śrāvaka có nghĩa là Thanh văn thừa hay môn đệ được nghe chính Đức Phật nói.

Śrāvaka có gốc từ [śrāv-aka]. श्राव् śrāv có gốc từ động từ căn √ श्रु śru. Động từ căn √ श्रु  śru có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: lắng nghe, học hỏi, nghiên cứu, được nghe, được biết đến, được học từ một bậc thầy, niệm, công bố, tuân theo…

Saṃśrāvaka viết theo mẩu devanāgarī: संश्रावक.

अक -aka có gốc từ [ac]và có nghĩa là hướng vào… अच् ac là biến cách của  īc và có gốc từ  [añc]. अच् ac  thường đứng sau các tiếp đầu ngữ như: अनु anu, प्र pra , अप apa, अव ava, नि ni …

Động từ căn  √ अञ्च् añc có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: uốn cong, tự uốn cong, sản xuất, cung kính…

Theo tinh thần Phật học Thanh Văn thừa là dựa vào tứ đế mà tu tập để đạt đến quả A la hán và giáo pháp phổ biến nhất trong các thừa của Phật học là ngũ thừa. Nội dung của ngũ thừa gồm có:

Nhân thừa là dựa vào tam quy ngũ giới mà tu tập | Thiên thừa là dựa vào mười điều thiện mà tu tập | Thanh Văn thừa là dựa vào tứ đế mà tu tập | Duyên giác thừa là dựa vào mười hai nhân duyên mà tu tập | Bồ tát thừa là dựa vào lục độ vạn hạnh mà tu tập.

Thừa trong chữ Phạn gọi là yāna viết theo mẩu devanāgarī: यान. Yāna thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính, yāna thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân từ của yāna- ở dạng trung tính và-yānam, -yānāt  là thán từ.Yāna trong Phật học thường được xem là phương thức nhận thức hay con đường tu tập giải thoát hoặc giáo pháp…

Nhân thừa Phạn ngữ gọi là Puruṣayāna và puruṣayāna là chữ ghép từ: Puruṣa + yāna. Puruṣa  पुरुष (trung tính) là biến cách của pūruṣa và nó có những nghĩa như: người, đàn ông, giống đực, anh hùng, nhân loại, tinh thần thiêng liêng, quy luật vũ trụ…

Thiên thừa Phạn ngữ gọi là Devayāna và devayāna là chữ ghép từ:  deva देव + yāna यान.

Deva देव thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính, deva thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân từ của deva- ở dạng nam tính và-devam, -devāt là thán từ. Devī (nữ tính): sáng, chiếu sáng, thuộc về trên trời, thần nữ, nữ hoàng.


Deva (nam tính): thần, chư thiên, vị cứu tinh. Trong triết học: hiện thân biểu hiện quyền lực của Thượng đế hay thánh thần. Theo huyền thoại Devās (số nhiều): các chư thiên hay các vị thần…

Thanh Văn thừa Phạn ngữ gọi là Śrāvakayāna và śrāvakayāna là chữ ghép từ: śrāvaka श्रावक + yāna यान.

Duyên giác thừa Phạn ngữ gọi là Pratyekayāna hay Pratyekabuddhayāna. Pratyekayāna là chữ ghép từ:pratyeka प्रत्येक + yāna यान và Pratyekabuddhayāna được ghép từ: pratyekabuddha  प्रत्येकबुद्ध + yāna यान.

Pratyeka प्रत्येक có gốc từ [prati-eka], pratyeka thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính,pratyeka thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân từ của pratyeka- ở dạng nam tính và trung tính, -pratyekam là thán từ.

Pratyeka có những nghĩa như: mỗi, cá nhân, thực hiện một cách riêng biệt… Trong Phật học Pratyekayāna hayPratyekabuddhayāna gọi là Bích chi Phật thừa, Độc giác thừa. Bích chi Phật (Pratyeka Buddha) hay Độc giác Phật hoặcDuyên giác Phật là vị Phật, tự mình tu tập giác ngộ theo lý duyên sinh của vạn pháp mà thành tựu giải thoát nên gọi là Duyên giác.

Sự khác nhau giữa Bích chi Phật và A la hán là: các vị A la hán tu tập theo dưới sự truyền dạy trực tiếp của đức Phật còn Bích chi Phật tự mình tu tập giác ngộ rồi nhập Niết bàn. Theo tinh thần Phật học một người tu nhập niết bàn rồi thì không gọi là Bồ tát mà gọi là Phật. Do đó vị Bích chi được xem như là một vị Phật và khi vị Bích chi phát tâm bồ đề nguyện hoá độ tất cảchúng sanh thì được gọi là Bồ tát. Theo Kinh Niết Bàn kinh, Bích chi Phật phát tâm bồ đề vô lượng tu tập sẽ thành Như Lai  hay Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bồ tát thừa Phạn ngữ gọi là Bodhisattvayāna và bodhisattvayāna là chữ ghép từ: bodhi  बोधि  + ‎ sattva  सत्त्व +  yāna यान. Theo tinh thần Phật học Bồ tát thừa là dựa vào lục độ vạn hạnh mà tu tập.

Đường tu Phật có trăm vạn nẻo đường, đường nào đi cũng được. Mục tiêu chính là đạt đến những gì muốn Tu. Đức Phật nói: Phật pháp bình đẳng không chia cao thấp và tuỳ theo cơ duyên của mỗi người. Những gì đức Phật giảng dạy đều bắt nguồn từ cuộc sống và được giải thích qua nhiều cách khác nhau trong các giai đoạn hoằng pháp của Ngài.

Tiến trình tư tưởng Phật giáo là một tiến trình liên tục. Muốn trở thành người con phật, nên tu tập và suy tư lâu dài không ngưng nghỉ, không tính bằng thời gian theo năm tháng. Mỗi người tu tập, để đạt giác ngộ chỉ bằng tự lực và giáo pháp của Đức Phật, vốn không phân lớn nhỏ. Việc phân định thành từng loại là do căn cơ và lòng người, nếu hiểu được như vậy thì đừng nên chấp vào văn tự. Phật học có rất nhiều thừa, như một bàn tay nắm lại hay xòe ra, vốn cũng chỉ là một bàn tay. 

Tăng già nẩm là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ saṃghānāṃ trong Phạn ngữ. Saṃghānāṃ viết theo mẩu devanāgarī: संघानाम्. Saṃghānāṃ thuộc về sở hữu cách số nhiều trong bảng biến thân từ của saṅgha- ở dạng nam tính và -saṅgham là thán từ.

Saṃghānāṃ có gốc liên hệ từ संघ saṃgha và saṃgha là biến cách của saṅgha.

संघ saṃgha (nam tính) có những nghĩa như: hội, câu lạc bộ, trụ sở câu lạc bộ, trụ sở hội, sự liên kết, sự liên hiệp, sự liên minh, đồng minh, liên minh, liên bang hội liên đoàn, tập thể, đoàn thể, tập đoàn, tài sản chung, công đoàn, nghiệp đoàn, sự hợp nhất, sự kết hợp…

Trong Phật học, chữ  संघ saṃgha được xem như là Tăng đoàn, có lẽ, vì qua hình ảnh thuyết pháp của Đức Phật với 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển, sau ngày thành đạo và hình ảnh của 5 anh em Kiều Trần Như trở thành 5 vị A La Hán đầu tiên mà được Đức Phật gọi là Tăng già.

Thời  Đức Phật, Tăng già là tiếng dùng để chỉ cho những tu sĩ không phân biệt nam nữ hay những người cư sĩ vấn thân vào đời tu học, để giúp mọi người cùng nhau tu dưỡng, vui hưởng an lành, bằng lòng "Từ Bi" và Trí  tuệ, như Đức Phật đã làm.

Câu: Nam mô tát đa nẩm Tam miệu tam bồ đà Cu tri nẩm Ta xá ra bà ca Tăng già nẩm.

Namo saptanam samyak-sambuddha koti-nam (4)sa sravaka samgha-nam (5) hay

Namo saptānām samyaksambuddha koṭīnām saṃ śrāvaka saṃghānāṃ hoặc

Namas saptānāṃ samyaksaṃbuddha koṭīnāṃ sa śrāvaka saṃghānāṃ.

Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm ngưỡng kính các bậc Chính Biến Tri toàn năng vô lượng, cùng với Thanh Văn,Tăng già.

-------------------------------------------------------

Phần tóm lại của năm câu âm Hán Phạn đã làm trong các trang đã làm:

Nam mô, tát đát tha, Tô già đa da, A ra ha đế,Tam miệu tam bồ đà tỏa (1)

Namo satata sugataya arhate samyak-sambuddhasya

Namas tathāgatāya sugatāya arhate samyak-saṃbuddhāya.

Ý Việt tạm dịch là: Luôn thành tâm kính lễ hướng tốt về một bực thánh đáng kính. Người hiểu biết đúng tất cả các pháp hay Luôn thành tâm kính lễ hướng về bậc Ứng Cung, Chính Biến Tri.

----------------------------------------------------------

Namo tát đát tha phật đà cu tri sắc ni sam (trong bản âm Hán Phạn không thấy có chữ namo ở đầu câu). (2)

Namo satata buddha koti usnisam

Namas tathāgata buddha koṭy uṣṇīṣaṃ.

Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm quy kính đỉnh trí như lai vô lượng của chư Phật.


-------------------------------------------------------

Nam mô tát bà Bột đà bột địa Tát đa bệ tệ (3).

Namo sarva buddha bodhisattve-bhyah.

Namo sarva buddha bodhisattvebhyaḥ.

Namas sarva-buddha-bodhi-sattvebhyaḥ.

Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm quy ngưỡng tất cả chư Phật, Bồ tát.

------------------------------------------------------

Nam mô tát đa nẩm Tam miệu tam bồ đà Cu tri nẩm (4) Ta xá ra bà ca Tăng già nẩm(5).

Namo saptanam samyak-sambuddha koti-nam (4) sa sravaka samgha-nam (5).

Namo saptānām samyaksambuddha koṭīnām (4) saṃ śrāvaka saṃghānāṃ (5).

Namas saptānāṃ samyaksaṃbuddha koṭīnāṃ (4) sa śrāvaka saṃghānāṃ (5).

Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm ngưỡng kính các bậc Chính Biến Tri toàn năng vô lượng, cùng với Thanh Văn,Tăng già.

Kính bút

TS Huệ Dân

(Kosambiyasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Kosambi, tại Tinh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải. Rồi một Tỷ-kheo đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên. Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải nhau, không chấp nhận hòa giải.

Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo và bảo như sau:

– Này các Tỷ-kheo, hãy đi, và nhân danh Ta, bảo các Tỷ-kheo ấy như sau: “Bậc Đạo sư cho gọi chư Tôn giả”.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đến chỗ các Tỷ-kheo ấy ở sau khi đến, liền thưa với các Tỷ-kheo ấy:

– Bậc Đạo sư cho gọi chư Tôn giả.

– Hiền giả, vâng.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi xuống một bên:

– Này các Tỷ-kheo, có đúng sự thật chăng, các Ông sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Và các Ông không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm, không tự hòa giải nhau, không chấp nhận hòa giải?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Trong khi các Ông sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi; trong khi ấy các Ông có an trú từ thân hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không, các Ông có an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không, các Ông có an trú từ ý hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không?

– Bạch Thế Tôn, không.

– Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông đã chấp nhận rằng, trong khi các Ông sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, trong khi ấy, không có an trú từ thân hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng, không có an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sanh lưng, không có an trú từ ý hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Như vậy, này các kẻ mê mờ kia, do biết gì, do thấy gì, các Ông sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi; và các Ông không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm, không tự hòa giải nhau, không chấp nhận hòa giải. Như vậy, này các kẻ mê mờ kia, các Ông sẽ phải chịu bất hạnh, đau khổ trong một thời gian dài.

Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến vô tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ thân hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ khẩu hành... (như trên)... an trú từ ý hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tài vật nhận được đúng pháp, hợp pháp, cho đến những tài vật thâu nhận chỉ trong bình bát, Tỷ-kheo không phải là người không san sẻ, các tài vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng phạm hạnh có giới đức. Pháp này... (như trên)... đưa đến nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật không có vi phạm, không có tỳ vết, không có vẩn đục, không có uế tạp, giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu trong các giới luật ấy với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này... (như trên)... đưa đến nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến thuộc về bậc Thánh có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chân chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo, sống thành tựu tri kiến như vậy, cùng với các đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Này các Tỷ-kheo, trong sáu pháp cần phải ghi nhớ này, có một pháp tối thượng, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là tri kiến này, thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chân chánh diệt tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ví như một căn nhà có mái nhọn như ngọn tháp, có một pháp tối thượng, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là mái nhọn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong sáu pháp cần phải ghi nhớ này, có một pháp tối thượng... khiến người thực hành chân chánh diệt tận khổ đau.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là tri kiến thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chân chánh diệt tận khổ đau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đi đến dưới gốc cây, hay đi đến chỗ trống vắng và suy nghĩ như sau: “Không biết ta có nội triền nào chưa đoạn trừ không? Do nội triền này nếu tâm ta bị triền phược, thì ta không thể biết như thật, không thể thấy như thật?” Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị tham dục triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị sân triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị hôn trầm thụy miên triền phược, cho đến như vậy tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị trạo hối triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị nghi triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có tâm bị thế sự đời này ràng buộc, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo có tâm bị thế sự đời sau ràng buộc, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Tỷ-kheo sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Vị ấy biết rõ như sau: “Ta không có nội triền chưa được đoạn trừ, do nội triền này nếu tâm ta bị triền phược, ta không thể biết như thật, không thể thấy như thật. Ý của ta được khéo hướng đến sự giác ngộ các sự thật”. Đó là trí thứ nhất mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Trong khi ta thực tập, tu tập, luyện tập nhiều lần tri kiến này; ta tự đạt được tịch chỉ, ta tự đạt được tịnh chỉ”. Vị này biết rõ như sau: “Trong khi ta thực tập, tu tập, luyện tập nhiều lần tri kiến này; ta tự đạt được tịch chỉ, ta tự đạt được tịnh chỉ”. Đó là trí thứ hai mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Tri kiến như ta đã thành tựu có thể có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào ngoài tổ chức này, thành tựu tri kiến như vậy không?” Vị ấy hiểu rõ như sau: “Tri kiến như ta đã thành tựu không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác, ngoài tổ chức này, thành tựu tri kiến như vậy”. Đó là trí thứ ba mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Pháp tánh (Dhammata) mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu hay không?” Và này các Tỷ-kheo, pháp tánh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Đây là pháp tánh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất cứ giới tội nào vị này vi phạm, giới tội ấy liền được xuất tội. Vị này lập tức phát lộ, tỏ bày, trình bày trước bậc Đạo sư hay trước các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi phát lộ, tỏ bày, trình bày, vị ấy phòng hộ gìn giữ trong tương lai. Này các Tỷ-kheo, ví như một đứa trẻ con, ngây thơ, nằm ngửa, lập tức rút lui tay hay chân nếu tay hay chân của nó chạm phải than đỏ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đây là pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất cứ giới tội nào... (như trên)... phòng hộ gìn giữ trong tương lai. Vị ấy biết rõ như sau: “Pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu”. Như vậy là trí thứ tư mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu hay không?” Và này các Tỷ-kheo, pháp tánh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Đây là pháp tánh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất luận sự việc cần phải làm dầu lớn nhỏ gì, giúp cho các vị đồng phạm hạnh; vị này nỗ lực thực hiện, nhưng tha thiết hướng đến tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Này các Tỷ-kheo, ví như con bò có các con nghé, khi đang nhổ lùm cỏ lên (ăn), vẫn coi chừng con nghé. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đây là pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất luận... (như trên)... tăng thượng tuệ học. Vị này biết rõ như sau: “Pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu”. Như vậy là trí thứ năm mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, sức mạnh như vậy ta có thành tựu hay không?” Và này các Tỷ-kheo, sức mạnh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Đây là sức mạnh, này các Tỷ-kheo, một vị chứng được tri kiến thành tựu. Trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, sau khi chú tâm chú ý, chuyên chú toàn tâm trí, vị này lóng tai nghe Pháp. Vị này biết rõ như sau: “Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu sức mạnh như vậy ta có thành tựu”. Như vậy là trí thứ sáu mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không có thể cọng chứng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, sức mạnh như vậy ta có thành tựu hay không?” Và này các Tỷ-kheo, sức mạnh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Đây là sức mạnh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, vị này chứng được nghĩa tín thọ (atthaveda), Pháp tín thọ (Dhammaveda), và sự hân hoan tương ứng với pháp; vị này hiểu rõ như sau: “Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu sức mạnh như vậy ta có thành tựu”. Như vậy là trí thứ bảy mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp tánh được khéo an trú đối với vị Thánh đệ tử thành tựu bảy chi này để chứng được quả Dự Lưu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu bảy chi này tức là đã thành tựu Dự Lưu quả.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

KINH KOSAMBIYA, THỨ BỐN MƯƠI TÁM HẾT.

 

Thích Minh Châu 

_________________________________________________________________________

>>>  47. Kinh Tư Sát

Quy mệnh hay Thành tâm quy kính các bậc A la hán trong thế gian.

Vài dòng tham khảo về ý nghĩa của các âm Hán Phạn trong câu Phật học (6) dưới đây:

Nam mô, lô kê , A-La-Hán đa nẩm.

Nam mô là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ Namo trong Phạn ngữ. Namo viết theo mẩu devanāgarī: नमो. Namo là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ, नमः mà thành.

Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau:

नमस्ते (namaste) | नमोनमः (namo namaḥ) | नमस्कारः (namaskāraḥ).

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Namas có gốc từ động từ  √ नम् nam.

Namas_1 (नमस्), ở dạng trung tính, có nghĩa: Kính chào, tôn kính, ngưỡng mộ. Trên phương diện giới từ hay liên từ: chúc tụng, ca ngợi, tán tụng.

Namas_2 (नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa: vinh danh, và khi làm trực bổ cách: làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.

Động từ căn √ नम् nam có nghĩa: uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.

Lô kê là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ loketrong Phạn ngữ. Loke thuộc về cách vị trí số ít trong bảng chia thân từ loka-ở dạng nam tính và -lokam là thán từ. Loke viết theo mẩu devanāgarī: लोक्.

लोक loka (nam tính)có gốc từ động từ căn √ लोक् lok. लोक  loka có những nghĩa như sau: nơi chốn, chỗ để, thế giới, vũ trụ, trái đất, ở dưới đây, dân tộc… lokās (số nhiều): nhân loại, xã hội, con người...

Động từ căn √ लोक्  lok có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: thấy, nhìn xem, xem như, được biết, xem…

Arhatanam là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ arhatānām trong Phạn ngữ. Arhatānām có gốc từ [arhat] và arhatānām viết theo mẩu devanāgarī: अर्हतानाम्. 

अर्हत् arhat có gốc từ động từ căn √ अर्ह् arh . अर्हत्  arhat có những nghĩa như sau: có công đáng khen, tốt, hay, giỏi, đáng, xứng đáng, đáng tôn kính, đáng kính, một bực thánh đáng kính.

Động từ căn √ अर्ह्  arh có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: đáng được tôn kính, có quyền được hưởng cái gì đó, được phép làm cái gì đó, có quyền, có khả năng làm… 

Trong Phật học  अर्हत्  arhat có nhiều định nghĩa tùy theo kinh thí dụ:  

Theo Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 21 giải thích rằng: "ứng thân hóa độ hết thảy chúng sanh, đoạn tận hết thảy lậu hoặc, nên gọi là A La Hán".

Theo Câu Xá Luận quyển 24: "A La Hán là một trong bốn quả vị của Thanh Văn còn gọi là Tứ quả Sa Môn, A La Hán là quả vị cao nhất được phân làm hai loại: Hướng A La Hán và Quả A La Hán.

Theo Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa quyển 4: "Có thể đi ngoài sự vận hành của bánh xe Tam giới, xa lìa hết thảy các ác nghiệp, không còn tàng chứa... nên gọi là A La Hán".

Theo Tạp A Tỳ Đàm, Câu Xá Luận có 6 loại A La Hán: Thoái Pháp A La Hán | Tư Pháp A La Hán | Hộ pháp A La Hán | An trụ pháp A La Hán | Kham đạt pháp A La Hán | Bất Động Pháp A La Hán.

Trong Tương Ưng Kinh tập 3: "Này Ràdha, có năm thủ uẩn này, Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Ràdha! Khi nào Tỳ Kheo sau khi như thật biết rõ, sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này, vị ấy được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy, gọi vị Tỳ Kheo là bậc A La Hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu Phạm hạnh, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, đã đoạn tận hữu kiết sử, đã giải thoát nhờ chánh trí".

Ngoài ra A La Hán còn có những nghĩa khác như: người đã đoạn tận diệt trừ hết thảy phiền não suy tư (Sát tặc) | người đã chứng đắc Niết Bàn, không còn thọ sanh trong trong Tam giới (Bất sanh) | người đã đoạn trừ hết thảy phiền não, ứng thọ sự cúng dường của nhân thiên (Ứng cúng)…và cũng là một trong mười danh hiệu của Phật.

Các vị A la hán đệ tử đầu tiên của Đức Phật Thích Ca chính là nhóm năm(pañcavargīyaपञ्चवर्गीय) anh em Kiều Trần Như:

A nhã kiều trần như (ajnata kaundinya अज्ञात कौण्डिन्य) hay Kiều trần như (kaundinya कौण्डिन्य) | A thấp (aśvajit अश्वजित्) | Bạt đề hay Bà đề (bhadrika भद्रिक) | Thập lực ca diếp (daśabala kaśyapa  दशबल    कश्यप) | Ma nam (mahānāman महानामन्) hay Ma nam  câu lợi (mahānāman kulika  महानामन्  कुलिक).

Catvāry āryasatyāni चत्वारि  आर्यसत्यानि ý Việt được hiểu là: Bốn sự thật cao qúy hay Tứ diệu đế mà Đức Phật đã thuyết pháp, cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như nghe lần đầu tiên, tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại, sau khi Ngài thành đạo.

Tứ diệu đế là kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu ở Bodh Gaya  và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, mang tên Chuyển pháp luân trong Phật học. Tứ diệu đế là giáo lý cơ bản nội hàm dùng để giải thích mọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ được quy nạp từ thập nhị nhân duyên, là con đường trung đạo duy nhất giải thoát sinh tử luân hồi : KHỔ ĐẾ| TẬP ĐẾ | DIỆT ĐẾ | ĐẠO ĐẾ.

Đức Phật đã giải thích rất rõ rệt cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như để hiểu sự thực của 4 điều:  Khổ, Tập, Diệt, Đạo và mỗi điều được chia làm 3 luân và 3 luân nhân cho 4 điều ra thành 12 điều gọi là 12 thể. Ngài dùng một cụm từ, lặp đi, lặp lại nhiều lần trong ba luân của mỗi điều, để nhấn mạnh những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia.

Ba luân của Khổ đế: Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, Uất ức, bực tức trong lòng, không bày tỏ ra được, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa những người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ… Chấp thủ vào thân ngũ uẩn là nguồn gốc của đau khổ. Đây là khổ.

 1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là sự Khổ có thật.

 2. Khi sự Khổ có thật, thì nên biết rằng có Khổ.

 3. Sự Khổ mà người ấy đã thấy rõ rồi.

Ba luân của Tập đế: Ái Dục trong lòng là nhân làm tái sanh trong luân hồi và có 3 loại : Ái dục trần thế dục giới là tâm thiết tha khao khát, bám níu cái này hay cái kia trong đời sống. Ái dục sanh trong sắc giới là đeo níu theo sự sinh tồn. Ái dục sanh trong vô sắc giới là đeo níu theo sự không sinh tồn. Đây là nguyên nhân sanh ra Khổ.

 1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là nguyên nhân sanh ra Khổ.

 2. Khi biết nguyên nhân sanh ra Khổ, thì nên hiểu rõ mặt của Ái dục.

 3. Ái dục mà người ấy đã thấy rõ rồi.

Ba luân của Diệt đế: Nhờ Bát Chánh Ðạo mà mọi gốc của tham ái được tận diệt toàn vẹn thì sự khổ cũng được tận diệt. Đây là Diệt Khổ.

 1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là sự Diệt Khổ có thật.

 2. Khi sự Diệt Khổ có thật, thì hiểu rõ Diệt.

 3. Diệt mà người đã hiểu rõ rồi.

Ba luân của Đạo đế: Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ và được gọi là Bát chính đạo và nó gồm có: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh. Đây là Đạo Đế.

 1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là Đạo có thật.

 2. Khi Đạo có thật, thì nên hiểu rõ Đạo.

 3. Đạo mà người hiểu rõ, đầy đủ rồi.

Vì vậy, Khổ cần được hiểu một cách thấu triệt và nên từ bỏ tham ái một cách dứt khoát, để Niết Bàn phải được nhận ra, thì con đường dẫn đến diệt Khổ được phát triển đúng ý nghĩa. Đức Phật đã làm đầy đủ điều này. Do đó, Ngài được gọi là người hoàn toàn giác ngộ.

Qua những câu định nghĩa về thuật ngữ A la hán ở trên. Bây giờ là phần ý Việt:

Nam mô, lô kê, A-La-Hán đa nẩm.

Namo loke arhata-nam.

Namo loke arhatānām.

Quy mệnh hay Thành tâm quy kính các bậc A la hán trong thế gian.

Kính bút

TS Huệ Dân.

(Vimamsakastuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, Tinh xá của Ông Anathapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh (Cetapariyayam) của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai, để ý thức được Ngài có Chánh Đẳng Giác hay không?

– Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm bậc lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay, Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này! Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.

– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai trên hai loại pháp: Các pháp do mắt, tại nhận thức, nghĩ rằng: “Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?” Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo được biết như sau: “Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai”. Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: “Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai”. Vị ấy tìm hiểu thêm: “Những tạp pháp (khi nhiễm khi tịnh) do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?” Sau khi tìm hiểu như vậy và vị Tỷ-kheo biết được như sau: “Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai”. Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: “Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai.” Vị ấy tìm thiểu thêm: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh, do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?” Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai”. Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai”. Vị ấy tìm hiểu thêm: “Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài hay trong một thời gian ngắn?” Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: “Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn”. Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: “Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn”. Vị ấy tìm hiểu thêm: “Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số nguy hiểm có khởi lên cho vị ấy ở đây không?” Này các Tỷ-kheo, một số nguy hiểm không khởi lên ở đây cho vị Tỷ-kheo, khi vị ấy chưa được hữu danh, chưa có danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, khi vị Tỷ-kheo ấy được hữu danh, có danh tiếng, thì một số nguy hiểm có thể khởi lên ở đây cho vị ấy. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: “Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số nguy hiểm không khởi lên cho vị ấy”. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau: “Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số nguy hiểm không khởi lên cho vị này.” Vị ấy tìm hiểu thêm: “Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Có phải do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục?”. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau: “Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục”. Này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác hỏi vị Tỷ-kheo ấy như sau: “Những dữ kiện Tôn giả là gì, những bằng chứng của Tôn giả là gì, mà Tôn giả nói: “Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ”. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn trả lời một cách chân chánh phải trả lời như sau: “Vị Tôn giả này sống giữa Tăng chúng hay sống một mình, dầu cho những vị sống ở đây là thiện hạnh, là ác hạnh, dầu cho có những vị giáo giới hội chúng, ở đây có những vị chuyên trọng tài vật, có những vị ở đây không bị ô nhiễm bởi tài vật, vị Tôn giả này không vì vậy mà khinh bỉ họ vì lý do này. Như vậy tôi nghe trước mặt Thế Tôn, như vậy tôi được biết trước mặt Thế Tôn: “Ta do vô úy mà từ bỏ, Ta không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái nên ta không thỏa mãn các dục”.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai cần phải được hỏi thêm như sau: “Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?” Được hỏi vậy, Như Lai sẽ trả lời như sau: “Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không hiện khởi ở Như Lai. Những tạp pháp ở mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?” Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sẽ trả lời như sau: “Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai. Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?” Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai trả lời như sau: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai”. Ta lấy như vậy làm đạo lộ, làm hành giới. Không có ai giống Ta như vậy. Này các Tỷ-kheo, một đệ tử phải đến gần bậc Đạo sư có nói như vậy để được nghe pháp. Vị Đạo sư thuyết pháp cho vị ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương (Sappatibhaga). Này các Tỷ-kheo, tùy theo vị Đạo sư thuyết pháp cho vị Tỷ-kheo, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương; vị Tỷ-kheo, tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Vị ấy khởi lòng tịnh tín đối với bậc Đạo sư: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì”. Này các Tỷ-kheo, nếu có người khác hỏi Tỷ-kheo ấy như sau: “Tôn giả có những dữ kiện gì, có những bằng chứng gì để Tôn giả nói rằng: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì?” Này các Tỷ-kheo, muốn trả lời một cách chân chánh, vị Tỷ-kheo phải trả lời như sau: “Ở đây, này Hiền giả, tôi đến yết kiến Thế Tôn để nghe thuyết pháp, Thế Tôn thuyết pháp cho tôi, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng. Này Hiền giả, tùy theo Thế Tôn thuyết pháp cho tôi như thế nào, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng; tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, tôi đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Tôi khởi lòng tịnh tín đối với bậc Đạo sư: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì”.

Này các Tỷ-kheo, đối với ai mà lòng tin đối với Như Lai được an lập, căn cứ, an trú trên những dữ kiện, những văn cú, những văn tự như vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin như vậy được gọi là có dữ kiện đầy đủ, căn cứ trên (chánh) kiến, vững chắc, không thể bị phá hoại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, Ma ra, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tìm hiểu về Như Lai, và như vậy Như Lai mới được khéo tìm hiểu một cách đúng pháp.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

KINH TƯ SÁT, THỨ BỐN MƯƠI BẢY HẾT.

 

Thích Minh Châu 

_________________________________________________________________________________-

>>>  46. Đại kinh Pháp Hành

Kính dâng Bồ tát Địa Tạng Đại sĩ trong ngày vía Khánh đản của Ngài

Trong 10 pháp giới, có 4 thuộc về Thánh pháp giới bao gồm: Phật, Bồ Tát, Thanh văn và Duyên giác; 6 pháp giới thuộc về Phàm: Trời, người, Atula, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục.

ĐỊA NGỤC – CẢNH GIỚI ĐẦY ĐAU KHỔ.

Địa có nghĩa là đất, ngục có nghĩa là nơi giam giữ tội nhân – những người tạo nhiều ác nghiệp trong lúc làm thân người. Trong kinh viết, địa ngục là cảnh giới đau khổ nhất. Ở đó, không có một niềm vui nhỏ nhoi nào, cho dù chỉ kéo dài bằng khoảnh khắc của một sát na. Nơi địa ngục, chỉ có những tội nhân với nghiệp quả nặng nề thọ khổ, chỉ có những quỷ dữ ngày đêm hành hạ, chỉ có những dụng cụ tra hình, chỉ có đồng sôi, hầm lửa, vạc dầu,… ngày đêm thiêu đốt thảm khốc vô cùng.

Kinh Địa Tạng, phẩm 5: “Danh xưng địa ngục” có liệt kê những tên gọi và những cực hình nơi chốn địa ngục như sau:

“… phía đông Diêm Phù có dãy núi tên Thiết Vi. Giữa dãy núi ấy đen tối thăm thẳm, không có ánh sáng của mặt trời mặt trăng, có địa ngục lớn nhất tên Cực Vô Gián, cũng còn gọi là Đại A Tỳ, có địa ngục tên bốn góc, có địa ngục tên dao bay, có địa ngục tên tên lửa, có địa ngục tên núi ép, có địa ngục tên phóng giáo, có địa ngục tên xe sắt, có địa ngục tên giường sắt, có địa ngục tên trâu sắt, có địa ngục tên áo sắt, có địa ngục tên ngàn mũi nhọn, có địa ngục tên lừa sắt, có địa ngục tên nước đồng sôi, có địa ngục tên ôm cột đồng, có địa ngục tên lửa tuôn, có địa ngục tên cày lưỡi, có địa ngục tên chặt đầu, có địa ngục tên đốt chân, có địa ngục tên ăn mắt, có địa ngục tên viên sắt, có địa ngục tên cãi cọ, có địa ngục tên rìu sắt, có địa ngục tên giận nhiều…”

“…cực hình nơi địa ngục như thế này. Có chỗ kéo lưỡi tội nhân cho trâu cày. Có chỗ moi tim tội nhân cho dạ xoa ăn. Có chỗ đun vạc dầu sôi cuồn cuộn mà nấu thân tội nhân. Có chỗ nung đỏ cột đồng mà bắt tội nhân ôm lấy. Có chỗ phun lửa táp vào tội nhân. Có chỗ toàn là băng lạnh. Có chỗ tràn đầy phẫn giải. Có chỗ phóng toàn viên sắt có cạnh sắc gai nhọn. Có chỗ đâm toàn giáo lửa. Có chỗ chỉ đánh lưng bụng. Có chỗ chỉ đốt tay chân. Có chỗ rắn sắt cắn. Có chỗ toàn là bắt cỡi lừa sắt…”

Tuy nhiên, chúng ta cần có một cái nhìn thật chuẩn xác và thiết thực, đúng đắn đối với hai chữ địa ngục vừa nêu.

NÊN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ ĐỊA NGỤC

Địa ngục tiếng Hán dịch là vô lạc, khả yếm, khổ khí, khổ cụ, hữu và vô. Sáu nghĩa trên mang nội hàm như sau: vô lạc – không có niềm vui, khả yếm – chỉ cảm thấy đau khổ, khổ khí – không khí làm người ta cảm thấy đau khổ, khổ cụ – dụng cụ tạo nên đau khổ, hữu là có, vô là không. Điều này có nghĩa đen, địa ngục là nơi không có niềm vui, chỉ toàn là đau khổ, là nơi chứa đựng nhiều cực hình và nhiều dụng cụ tra khảo. Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta cần nhìn nhận một khía cạnh nghĩa khác mang phổ quát hơn, rộng lơn hơn.

Bất kỳ nơi nào có một trong sáu yếu tố trên thì đó chính là nơi địa ngục xuất hiện. Và sự xuất hiện của một yếu tố sẽ kéo theo sự xuất hiện của năm yếu tố còn lại. Nơi nào chúng ta cảm nhận đau khổ thì nơi đó không có niềm vui (hoặc chúng ta không thể cảm nhận được niềm vui cho dù niềm vui vẫn đang hiện diện). Nơi đó sẽ có không khí đau khổ với những con người và những dụng cụ là nguyên nhân gây ra nỗi khổ niềm đau cho chúng ta. Mà nguyên nhân chính gây ra những nỗi khổ niềm đau trên đều xuất phát từ việc chấp có hoặc chấp không ở mỗi người.

Chúng ta thật dễ dàng để cảm nhận địa ngục mà không cần phải sau cái chết diễn ra. Chỉ cần chúng ta có dịp đi đến các bảo tàng chứng tích chiến tranh, những nhà tù, nơi trưng bày những dụng cụ tra tấn đã được sử dụng vào những ngày tháng chiến tranh xảy ra ở bất cứ nơi nào trên Thế Giới. Chúng ta sẽ thấy địa ngục hiện diện thật rõ ràng và mang đầy đủ ý nghĩa của sáu yếu tố vừa nêu.

Song song bên cạnh đó, cũng thật dễ dàng để thấy được cảnh giới địa ngục hiện diện ngay ở xung quanh ta. Nếu như đối diện với một cảnh tượng hai bên đang to tiếng, tranh cãi hoặc thậm chí là ẩu đã với nhau thì địa ngục lập tức được xây dựng tại nơi đó và trong khoảng thời gian đó. Chính vì một bên chấp có và một bên chấp không là nguyên nhân gây ra địa ngục. Không khí căng thẳng, những vật dụng luôn luôn trong tình thế chuẩn bị gây tổn thương cho đối phương. Không chỉ là những dụng cụ vô tri mà lời nói, suy nghĩ và hành động đều trong trạng thái sẵn sàng gây ra nỗi khổ niềm đau cho phía còn lại. Khi những yếu tố đó hiện diện thì lập tức những đối tượng đang ở trong cảnh giới địa ngục sẽ chỉ cảm nhận được toàn khổ đau mà không có được một niềm vui nhỏ bé nào cả.

ĐỊA NGỤC – NHỮNG NƠI CHÚNG TA ĐÃ SỐNG

Khi có cách nhìn và thái độ đúng đắn về địa ngục chúng ta sẽ thấy địa ngục không phải là một cảnh giới nằm ở đằng sau của cái chết mà địa ngục luôn hiện diện trong đời sống nếu như chúng ta sống không có chất lượng và không bằng chất liệu của sự tỉnh thức. Nếu chúng ta nhìn nhận địa ngục qua sáu yếu tố vừa nêu, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy được những sự thật rất ý nghĩa luôn luôn tồn trại trong cuộc sống nhưng vì thiếu chánh niệm nên chúng ta không nhận thức được.

Ví dụ như người giàu, nếu nhờ vào phước báu của những hành động thiện ở quá khứ, người nọ được giàu sang tột bậc. Thay vì tiếp tục sử dụng điều kiện thuận lợi là thế mạnh về tài chính để tiếp tục gieo trồng các hạt giống thiện, thì người này lại để lòng tham lấn át và chiếm hữu lấy hết toàn bộ tâm trí của họ khiến họ lao vào vòng xoáy của cuộc chạy đua về vật chất mà cái đích đến là vô hạn của sự mong cầu. Chính lúc này họ đã vào địa ngục.

Với nhiều người, hình ảnh của một đại gia giàu sang với khối tài sản kếch xù là một ước mơ và là một mục đích sống cả đời. Nhưng thực tế, ước mơ này chưa hẳn đã hoàn toàn hạnh phúc. Họ phải sống trong khoảng thời gian bận rộn chạy đua theo sức mạnh của đồng tiền. Khi đó, niềm vui thì ít mà nỗi đau khổ thì nhiều. Và cho dù họ có được niềm vui thì niềm vui đó cũng chỉ là niềm vui tạm bợ, giả tạm; một niềm vui vị ngọt rất ít và vị đắng thì lại rất nhiều. Bao lấy và vây kín họ là sự ngột ngạt, áp lực và khó chịu trong tâm trí bởi những dự án, kế hoạch và những con số. Lúc này, tiền và những khối tài sản khổng lồ kia lại chính là khổ cụ đối với những doanh nhân thành đạt nói trên.

18 TẦNG ĐỊA NGỤC, CÓ THẬT HAY KHÔNG?

Quan niệm dân gian và ngay cả trong một số kinh điển Phật giáo có đề cập đến khái niệm 18 tầng Địa Ngục và 10 vị Diêm Vương cai quản với vô vàn những cực hình, những nỗi khổ niềm đau cùng cực vây kín lấy tội nhân.

Khái niệm Địa Ngục cũng được một số tôn giáo khác đề cập đến như một con đường đen tối dành cho những ai không phục tùng, tuân theo và tôn thờ vị giáo chủ của những tôn giáo đó. Ai nghe theo những giáo điều thì sau khi chết sẽ ở nơi hạnh phúc vĩnh hằng, còn ai không tin tưởng thì sẽ bị đọa đày nơi địa ngục đớn đau. Điều này trở thành một công cụ đắc lực cho các tôn giáo nói trên vì nó nắm bắt được tâm lý của các tín đồ. Thật hấp dẫn vô cùng khi chỉ cần nghe theo những điều được chỉ dạy và đổi lại được sống vĩnh hằng nơi hạnh phúc. Đánh vào lòng tham của con người là mục tiêu của địa ngục theo quan điểm của những tôn giáo khác.

18 tầng địa ngục nếu hiểu đúng theo như nghĩa nội hàm của nó thì sẽ khác rất nhiều so với những hình ảnh mà chúng ta thường thấy. Nơi đó cũng có những đau khổ, nhưng không phải là do vua Diêm La phán xét, không có các quỷ sứ hành hình ngày đêm. 18 tầng Địa Ngục này không phải là một cảnh giới sống, chúng ta cần hiểu nó là một trạng thái vật lý ở ngoại cảnh kéo theo trạng thái tâm lý trong nội tâm.

Con số 18 chính là từ 6 căn tiếp xúc 6 trần sinh ra 6 thức song hành cùng chấp có hoặc chấp không; mà trở thành ngục tù 18 tầng giam hãm mỗi người. Sáu căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu trần là: sắc (màu sắc và chất ngại của các đối tượng) – đối tượng thị giác, âm thanh – đối tượng thính giác, mùi hương – đối tượng khứu giác, mùi vị – đối tượng của vị giác, những xúc chạm – đối tượng của xúc giác và cuối cùng là đối tượng của tâm ý. Khi một căn của cơ thể tiếp xúc với một đối tượng tương đồng của ngoại cảnh thì sẽ sinh ra sự nhận biết. Sự nhận biết này được gọi là thức. Mắt thấy sắc sinh ra đẹp xấu, tai nghe âm sinh ra hay dở, mủi hửi mùi sinh ra thơm thúi, lưỡi nếm vị sinh ra ngon dở, thân xúc chạm sinh ra thích ghét, ý tiếp nhận những tối tượng của tâm ý sinh ra khổ vui. Những cặp phạm trù đẹp xấu, hay dở, thơm thúi, ngon dở, thích ghét và khổ vui trên chính là hữu và vô – ý nghĩa thứ 5 và thứ 6 trong nội hàm của chữ Địa Ngục.

Những cặp phạm trù có và không sẽ tạo ra những nỗi khổ niềm đau liên quan đến việc ghét mà gặp mặt hoặc yêu phải chia lìa ở mỗi người. Và khi đối diện với những nỗi khổ niềm đau như vậy, thì chính là lúc con người bị đọa lạc vào trong địa ngục. Chỉ cần xuất hiện sự chấp trước, phân biệt giữa hữu và vô thì ngay lập tức các yếu tố kéo theo như bất lạc, khả yểm, khổ khí và khổ cụ lập tức cùng xuất hiện.

Bên cạnh đó, khi đối diện với những nỗi khổ niềm đau, nếu không có thái độ buông xả và thường xuyên tập luyện trên tinh thần vô thường, vô ngã thì chúng ta dễ dàng bị nhấn chìm bởi cảm thọ đau khổ. Và khi bị cảm thọ đau khổ vây kín thì lúc đó đại địa ngục Vô Gián được thiết lập và giam cầm người đang thọ khổ. Vô có nghĩa là không, gián là gián đoạn; ý chỉ nỗi khổ niềm đau luôn luôn được duy trì và không có lúc nào ngưng nghĩ đối với người chịu đựng. Xét về khía cạnh tâm lý học, chúng ta dễ dàng nhận thấy được điều này ở mỗi con người khi họ sống cùng với những niệm tham, sân, si phát triển trong tâm thức. Một người đang nóng giận và không biết thực tập hạnh buông xả sẽ bị sự nóng giận thiêu đốt cùng cực. Một người với lòng tham lam không giới hạn mà không biết quán niệm bố thí thì sẽ bị chính lòng tham bức bách, thôi thúc. Một người sống thiếu trí tuệ tự giam mình vào những vô minh, phiền não mà không biết tự mình chuyển hóa những lối sống sai lầm thì tự thân cũng đang bị ngục vô gián giam giữ.

Nếu có một cái nhìn về Địa Ngục như vừa trình bày ở trên, chúng ta sẽ thấy được rằng: “Địa Ngục vừa thật có mà lại vừa không thật có”. Địa Ngục có khi nào chúng ta bị đọa đày trong những nỗi khổ niềm đau do sự chấp trước về có hoặc không gây ra những mâu thuẫn, tranh cãi. Và bên cạnh đó, Địa Ngục không thật sự có ở dưới lòng đất, cũng không thật sự có ở đằng sau cái chết diễn ra; bởi vì, Địa Ngục có khẳ năng hiện diện ngay trong đời sống hiện tại của mỗi người. Sự có và không có của Địa Ngục không phải là hai phạm trù đối nghịch nhau, phản biện nhau và trái ngược nhau. Ngược lại, sự có và không có sự hiện diện của Địa Ngục lại là sự bổ sung cho nhau, tương quan với nhau và là hai mặt của một chỉnh thể hợp nhất.

ĐỊA NGỤC TẠI THẾ GIAN

Về phương diện tiêu cực, Địa Ngục dễ dàng làm cho con người rơi vào những quan điểm mê tín dị đoan, thần quyền và thuyết định mệnh. Về phương diện tích cực, Địa Ngục là bài học thiết thực nhất về quy luật Nhân Quả và là động lực thúc đẩy mỗi người sống có chất lượng hơn. Tuy nhiên đa phần các bạn trẻ, có phần e ngại, lo sợ khi tiếp xúc với Địa Ngục và các cực hình nơi Địa Ngục. Nguyên nhân là các bạn chưa hiểu rõ Địa Ngục là gì và sự lầm tưởng rằng sau cái chết thì địa ngục mới hiện diện và hiện hữu. Điều này không đúng, bởi vì, địa ngục hiện diện ngay tại thế gian này và sau cái chết kia, không có một nhà tù nào được xây dựng, không có vua Diêm La, Phán quan, đầu trâu, mặt ngựa hay các quỷ sứ hành hình các tội nhân. Nếu sau cái chết, có Địa Ngục đi chăng nữa, thì đó chính là sự “không chấp nhận” cái chết đang diễn ra với mình và sự không chấp nhận đó trở thành sự chấp trước, níu kéo sự sống của kiếp sống vừa qua.

Thay vì suy nghĩ Địa Ngục là một cảnh giới đằng sau cái chết, chúng ta hãy tự thực tập nhìn Địa Ngục đang diễn ra ngay trong kiếp sống hiện tại của chúng ta. Trong kinh Địa Tạng Thập Vương Biến Tướng có kể ra những danh hiệu Địa Ngục điển hình như sau: địa ngục dùng roi đánh, địa ngục chém chặt, địa ngục lạnh giá, địa ngục giường lửa... Chỉ cần nghe cái tên của Địa Ngục chúng ta cũng đã dễ dàng tưởng tượng được những cực hình trong ngục và cảm nhận được nỗi thống khổ trong ngục. Để sinh động hơn trong việc thực tập nhìn Địa Ngục tại thế gian, chúng tôi xin mời bạn nhìn vào một đĩa thịt dê nướng mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy được trong các quán nhậu.

Thông thường khi chế biến thịt dê, để tránh cho mùi khai đặc trưng của thịt dê, người đầu bếp thường cho con dê uống rượu thật say rồi dùng roi đánh thật mạnh để con dê tiết ra mồ hôi. Nếu làm theo phương pháp này, thì miếng thịt khi ăn không còn mùi hôi đặc trưng nữa. Chúng ta không bàn về giá trị ẩm thực và giá trị dinh dưỡng của thịt dê. Nhưng thông qua phương thức chế biến này, chúng ta sẽ thấy được địa ngục hiện diện. Chúng sanh đang đau khổ là con dê chuẩn bị làm thịt. Nó sẽ chịu đựng đau đớn của “ngục dùng roi đánh”. Rồi con dê bị giết và chặt ra nhiều miếng thịt nhỏ hơn – đó là “ngục chém chặt”. Để bảo quản thịt cho được tươi ngon, người ta đem những miếng thịt cho vào ngăn đá để giữ đông – đây là “ngục lạnh giá”. Và cuối cùng là phương thức chế biến món ăn, nếu là đem nướng thì địa ngục “giường lửa” thật sự đang hiện diện và hiện hữu ngay tại thế gian. Và nếu nhìn kỹ hơn nữa, thì lúc này, người đầu bếp chẳng khác nào là vua Diêm La, dụng cụ làm bếp là những khổ cụ tra tấn và thực khách chẳng khác nào những quỷ sứ đang hành hạ tội nhân nơi địa ngục.

Nếu một ai đó, phản bác lại rằng, sau khi con dê nó chết đi thì nó không cảm nhận được đau đớn về mặt thể xác, nên địa ngục lạnh giá và địa ngục giường lửa như vừa giải thích ở trên là không được hợp lý hoàn toàn. Chúng tôi xin phép không phân tích và biện luận, sau cái chết thì còn có “sự đau” nữa hay không. Thay vào đó, chúng tôi xin được phép dẫn chứng những ví dụ điển hình hơn cho hai ngục vừa nêu. Xin mời toàn bộ đại chúng cùng nhìn vào một đàn cá vừa mới được bắt lên khỏi đại dương và cho ngay vào hầm nước đá trên những con tàu lớn – đó là địa ngục lạnh giá. Và mời đại chúng tiếp tục nhìn những con cá Kèo bị nước sống trên những lò than hồng – đây là địa ngục giường lửa thực tế nhất.

Bên cạnh những danh hiệu Địa Ngục biểu thị sự đau khổ của thể xác, chúng ta cũng cần nhận định có những danh hiệu Địa Ngục biểu thị sự đau khổ của nội tâm. Khi chúng ta buông xuôi tự thả mình trôi theo dòng ác nghiệp thì đó chính là “ngục mọt ăn”. Những thói hư tật xấu sẽ gặm nhắm dần dần, từ từ và ăn chết đi những hạt giống thiện trong mỗi người, nếu như họ cứ có thái độ bỏ mặc và không có thái độ sống tích cực hơn trong đời sống hiện tại. Điều này, dễ nhận thấy nhất ở một số lượng lớn các thanh niên trẻ ngày nay với lối sống hưởng thụ và hủy hoại tuổi trẻ. Quên mình trong những cuộc ăn chơi, nhậu nhẹt; đốt cháy tuổi xuân bằng các thứ xì ke, ma túy, thuốc lắc,… Lối sống buông thả, bất cần và không nhìn nhận hậu quả về sau là những con mọt đang ăn dần ăn mòn mỗi con người. Đây là hình ảnh rõ nét nhất của “ngục mọt ăn”

Mỗi khi ai đó đang trong cơn giận dữ, địa ngục “chảo dầu sôi” được kiến lập. Địa ngục “phân và nước tiểu” là hình ảnh biểu trưng của những ai chìm đắm trong khối vô minh. Hình ảnh của địa ngục “phân và nước tiểu” cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy khi quan sát những lồng chim phóng sanh trước cửa chùa. Khoảng từ một đến vài trăm những tội nhân đang bị giam cầm trong cái ngục bằng sắt và sống chung với phân và nước tiểu của chính mình thải ra vô cùng hôi thối. Địa ngục “treo ngược” hiện ra với những con gà bị treo hai chân lên trong quá trình di chuyển từ chợ này sang chợ khác hoặc đến những lò giết gia cầm. Thật không khó để thấy được những địa ngục đang hiện diện ở hiện tại chứ không phải là đằng sau của sự chết.

THÁI ĐỘ SỐNG VỚI ĐỊA NGỤC.

Khi nhìn nhận Địa Ngục không hẳn đằng sau của sự chết, chúng ta cần có một thái độ sống thích hợp với những Địa Ngục “hiện tại”.

Nếu bản thân mỗi người đang bị giam giữ trong những Địa Ngục tâm lý như Địa Ngục “vạc dầu sôi”, “ngục mọt ăn”,… thì hãy tự thức tỉnh, nhận thức được rằng mình đang đau khổ vì những ngục tù do chính bản thân của chúng ta xây dựng nên. Chỉ cần nhận diện được, ta đang đau khổ vì những ngục tù do ta tạo dựng; lập tức, Địa Ngục sẽ bị phá vỡ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, hãy tập nhìn những Địa Ngục khác đang giam hãm những chúng sanh đầy đau khổ khác. Dùng sự quán chiếu Từ Bi để có cách nhìn và lối sống tích cực hơn, chất lượng hơn; có như vậy, ta vừa giúp được những chúng sanh đang bị khổ đau và cũng vừa nuôi dưỡng được những hạt giống thiện trong tâm thức của chúng ta.

Với hình ảnh ẩn dụ từ cây Tích Trượng với 4 vòng – Tứ Đế và 12 khoen – 12 nhân duyên; cùng viên Minh Châu tượng trưng cho Trí Tuệ chiếu sáng Vô Minh của ngài Bồ Tát Địa Tạng; mỗi người học Phật cần sáng suốt nhận định Địa Ngục có thật hay không có thật không quan trọng bằng việc phá vỡ và chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau do Địa Ngục gây ra cho chúng ta và cho chúng sanh.

 

(Mahadhammasamadanasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, Jetavana, tại Tinh xá Ông Anathapindika. Ở đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

– Này các Tỷ-kheo, phần lớn các loài hữu tình có dục như thế này, có ước vọng như thế này, có nguyện vọng như thế này: “Ôi, mong rằng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tiêu diệt! Mong rằng các pháp khả ái, khả lạc, khả ý được tăng trưởng!” Này các Tỷ-kheo, dầu cho các loài hữu tình ấy có dục như vậy, có ước vọng như vậy, có nguyện vọng như vậy, nhưng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Người có biết vì nguyên nhân gì không?

– Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này! Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.

– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

– Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, không biết rõ các pháp nên phục vụ, không biết rõ các pháp không nên phục vụ, không biết rõ các pháp nên thân cận, không biết rõ các pháp không nên thân cận. Vì không biết rõ các pháp nên phục vụ, không biết rõ các pháp không nên phục vụ, không biết rõ các pháp nên thân cận, không biết rõ các pháp không nên thân cận, vị này phục vụ các pháp không nên phục vụ, không phục vụ các pháp nên phục vụ, thân cận các pháp không nên thân cận, không thân cận các pháp nên thân cận. Vị này vì phục vụ các pháp không nên phục vụ, không phục vụ các pháp nên phục vụ, vì thân cận các pháp không nên thân cận, không thân cận các pháp nên thân cận, cho nên các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì người ấy không có trí đối với pháp này. Và này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, biết rõ các pháp nên phục vụ, biết rõ các pháp không nên phục vụ, biết rõ các pháp nên thân cận, biết rõ các pháp không nên thân cận. Vì biết rõ các pháp nên phục vụ, biết rõ các pháp không nên phục vụ, biết rõ các pháp nên thân cận, biết rõ các pháp không nên thân cận, vị này phục vụ các pháp nên phục vụ, không phục vụ các pháp không nên phục vụ, thân cận các pháp nên thân cận, không thân cận các pháp không nên thân cận. Vị này vì phục vụ các pháp nên phục vụ, không phục vụ các pháp không nên phục vụ, thân cận các pháp nên thân cận, không thân cận các pháp không nên thân cận, cho nên các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý được tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp hành. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, có pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo cũng khổ. Này các Tỷ-kheo, các pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Này các Tỷ-kheo, có pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Này các Tỷ-kheo, có pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Do vô trí với pháp này, do si mê, nên không tuệ tri như chân: “Đây là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ”. Do vô trí với pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên phục vụ pháp này, không tránh né pháp này. Vì phục vụ pháp này, vì không tránh né pháp này, nên đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp này. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại lạc tương lai quả báo khổ. Do vô trí với pháp này, do si mê nên không biết như chân: “Đây là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ”. Do vô trí với pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên phục vụ pháp này, không tránh né pháp này. Vì phục vụ pháp này, vì không tránh né pháp này, nên đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp này. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Do vô trí với pháp này, do si mê nên không tuệ tri như chân: “Đây là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc”. Do vô trí với pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên không phục vụ pháp này, tránh né pháp này. Vì không phục vụ pháp này, tránh né pháp này, nên đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp này? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đấy là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc. Do vô trí với pháp này, do si mê, nên không tuệ tri như chân: “Đây là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc”. Do vô trí với pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên không phục vụ pháp này, tránh né pháp này. Vì không phục vụ pháp này, vì tránh né pháp này, nên đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp này.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chơn: “Pháp hành này hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ”. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chơn, vị này không phục vụ pháp này, tránh né pháp này. Do không phục vụ pháp này, do tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chơn: “Pháp hành này hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ”. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này không phục vụ pháp này, tránh né pháp này. Do không phục vụ pháp này, do tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Do có trí đối với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chân: “Pháp này hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc”. Do có trí đối với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này phục vụ pháp này, không tránh né pháp này. Do phục vụ pháp này, không tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chân: “Pháp hành này hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc”. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này phục vụ pháp này, không tránh né pháp này. Do phục vụ pháp này, do không tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với khổ, với ưu, sát sanh, và do duyên sát sanh, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu lấy của không cho, và do duyên lấy của không cho, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu sống theo tà hạnh trong các dục, và do duyên sống theo tà hạnh trong các dục, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu nói lời vọng ngữ, và do duyên nói lời vọng ngữ, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu nói lời hai lưỡi, và do duyên nói lời hai lưỡi, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, nói lời ác ngữ, và do duyên nói lời ác ngữ, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, nói lời phù phiếm và do duyên nói lời phù phiếm, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, có tâm tham ái, và do duyên có tâm tham ái, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu có tâm sân hận, và do duyên có tâm sân hận cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu có tà kiến, và do duyên tà kiến cảm thọ khổ ưu. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo cũng khổ.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lạc, với hỷ, sát sanh và do duyên sát sanh, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, lấy của không cho và do duyên lấy của không cho, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, sống theo tà hạnh trong các dục, và do duyên sống theo tà hạnh trong các dục, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời vọng ngữ, và do duyên nói lời vọng ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời hai lưỡi, và do duyên nói lời hai lưỡi, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời ác ngữ và do duyên nói lời ác ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời phù phiếm, và do duyên nói lời phù phiếm, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, có tâm tham ái và do duyên có tâm tham ái, cảm thọ lạc và hỷ, với lạc, với hỷ, có tâm sân hận, và do duyên có tâm sân hận, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, có tà kiến, và do duyên có tà kiến, cảm thọ lạc và hỷ. Vị này sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với khổ với ưu, từ bỏ sát sanh, và do duyên từ bỏ sát sanh cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ lấy của không cho, và do duyên từ bỏ lấy của không cho cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tà hạnh trong các dục, và do duyên từ bỏ tà hạnh trong các dục, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu từ bỏ nói lời vọng ngữ và do duyên từ bỏ nói lời vọng ngữ cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ nói lời hai lưỡi, và do duyên từ bỏ nói lời hai lưỡi, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ nói lời ác ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời ác ngữ, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ nói lời phù phiếm, và do duyên từ bỏ nói lời phù phiếm, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tâm tham ái, và do duyên từ bỏ tâm tham ái, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tâm sân hận, và do duyên từ bỏ tâm sân hận, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tà kiến, và do duyên từ bỏ tà kiến, cảm thọ khổ ưu. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lạc, với hỷ, từ bỏ sát sanh và do duyên từ bỏ sát sanh, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ lấy của không cho, và do duyên từ bỏ lấy của không cho, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ các tà hạnh trong các dục, và do duyên từ bỏ các tà hạnh trong các dục, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ nói lời vọng ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời vọng ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ nói lời hai lưỡi, và do duyên từ bỏ nói lời hai lưỡi, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ ác ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời ác ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ nói lời phù phiếm, và do duyên từ bỏ nói lời phù phiếm, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, không có tham ái, và do duyên không có tham ái, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, không có sân tâm và do duyên không có sân tâm, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, có chánh kiến và do duyên chánh kiến, cảm thọ lạc và hỷ. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc.

Này các Tỷ-kheo, ví như trái bí đắng có tẩm thuốc độc. Rồi một người đến muốn sống, muốn không chết, ưa lạc, hiềm ghét khổ, và có người nói với người ấy như sau: “Này bạn, trái bí đắng này có tẩm thuốc độc, nếu bạn muốn, hãy ăn. Trong khi ăn, bạn không được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi ăn, bạn có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết”. Người ấy có thể ăn không có suy nghĩ, không có từ bỏ. Trong khi ăn, người ấy không được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi ăn, người ấy bị chết, hay bị đau khổ gần như chết. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ.

Này các Tỷ-kheo, ví như một bình đồng đựng nước uống, có sắc, có hương, có vị, và nước uống ấy có tẩm thuốc độc. Rồi một người đến, muốn sống, muốn không chết, muốn ưa lạc, hiềm ghét khổ. Và có người nói với người ấy như sau: “Này bạn, bình đồng đựng nước uống này, có sắc, có hương, có vị, và nước uống ấy có tẩm thuốc độc. Nếu bạn muốn, hãy uống. Trong khi uống, bạn sẽ được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, bạn có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết”. Người kia có thể uống, không suy nghĩ, không từ bỏ. Trong khi uống, người ấy được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, người ấy có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.

Này các Tỷ-kheo, ví như nước đái quỷ được trộn nhiều loại thuốc. Rồi có người đi đến, bị bệnh hoàng đản, và có người nói với người đó như sau: “Này bạn, nước đái quỷ này được trộn với nhiều loại thuốc. Nếu bạn muốn, hãy uống. Trong khi uống, bạn không được thích thú về sắc, về hương, về vị. Nhưng sau khi uống, bạn sẽ được an lạc”. Người ấy có thể uống, sau khi suy nghĩ, không có từ bỏ. Trong khi uống, người ấy không được thích thú về sắc, về hương, về vị. Nhưng sau khi uống, người ấy được an lạc. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.

Này các Tỷ-kheo, ví như lạc, mật, thục tô và đường trộn lẫn với nhau. Rồi có người đi đến bị bệnh kiết lỵ. Và có người nói với người ấy như sau: “Này bạn, đây là lạc, mật, thục tô và đường trộn lẫn với nhau. Nếu bạn muốn, hãy uống. Trong khi uống, bạn sẽ được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, bạn sẽ được an lạc”. Người kia có thể uống, sau khi suy nghĩ, không có từ bỏ. Trong khi uống, người kia được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, người kia được an lạc. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc. Này các Tỷ-kheo, ví như trong tháng cuối mùa mưa, vào mùa thu, mùa gặt hái, khi bầu trời quang đãng, không có mây, và mặt trời mọc lên giữa bầu trời, phá sạch hắc ám khắp cả hư không, và chói sáng, hực sáng và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc này, sau khi phá sạch các dị thuyết của các Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường, chói sáng, hực sáng và rực sáng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

ĐẠI KINH PHÁP HÀNH, THỨ BỐN MƯƠI SÁU HẾT.

 

Thích Minh Châu 

__________________________________________________________________-

>>>   45. Tiểu kinh Pháp Hành

Vài dòng tham khảo bốn chữ Bát Nhã Tâm Kinh qua bốn chữ : प्रज्ञा    पारमिता    हॄदय   सूत्रं  |   Prajñā  Pāramitā  Hṝdaya  Sūtraṃ trong Phạn ngữ . TS Huệ Dân.

प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम्  hay  प्रज्ञा   पारमिता    हॄदय   सूत्रं   hoặc प्रज्ञा   पारमिता    हृदयम्    सूत्र |

Prajñāpāramitāhṛdayasūtram.

Hay Prajñā  pāramitā  hṝdaya  sūtraṃ hoặc Prajñā pāramitā hṛdayam sūtra.

Prajñā ( Phạn, Devanāgarī : प्रज्ञा ), có gốc từ chữ Pra  ( प्र ) và chữ Jñā ( ज्ञा ) ghép lại. Pra  ( प्र ) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là: hướng về phiá trước, khởi đầu, trước…

Jñā (ज्ञा) là động từ căn √ jñā, thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết như sau:biết, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết… Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó là: anu (अनु), abhi (अभि), ava ( अव ), ā ( आ ), pari ( परि ), pra ( प्र ), prati ( प्रति ), vi ( वि ), sam ( सम् ).

Bát nhã là từ phiên âm từ chữ Prajñā và nó có nghĩa là: Trí tuệ, quán sát, suy nghĩ phân biệt rõ ràng, thấy được sự biến hóa, hình thành căn bản của muôn loài, để đưa đến trí hiểu biết chân chánh và đúng đắn. Trong tinh thần Phật học, Bát nhã thường được xem như gốc ánh sáng rực rỡ, như ngọn đèn, như mặt trăng, như mặt trời, có sức mạnh phá tan được Vô minh.

Pāramitā là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāramitā ở dạng nữ tính. Nó được ghép lại từ chữ  Pāram ( पारम् ) và Itā ( इता ). Pāram là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāra ở dạng trung tính.

Pāra ( पार ) có gốc từ động từ căn √ pṛ (√ पृ, thuộc nhóm 3). √ pṛ có những nghĩa được biết như sau: cứu giúp, bảo vệ, vượt qua, đi xuyên qua, trèo lên… Pāra ( पार ) có nghĩa là cạnh đối lập, đối lập, phần cuối, giới hạn, mục tiêu…

Pāraṃ gam (पारं गम्) có nghĩa là đạt tới cái gì đó. Pāraṃ nī ( पारं नी ) có nghĩa là hoàn thành, kết thúc.

Itā là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Itā ở dạng nữ tính. Itā là quá khứ phân từ của động từ i (इ).

Động từ căn √ i (√इ, thuộc nhóm 2) và nó có những nghĩa được biết như sau: đi, đi đến, đi hướng về phía nào đó, đến, đến từ điểm nào đó, nắm được, đạt tới, xuất hiện, trở thành… Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó là: ati (अति), adhi (अधि), anu (अनु), antar (अन्तर्), apa (अप), abhi (अभि), ava (अव), ā (आ), ut (उत्), upa (उप), ni (नि), parā (परा), pari (परि), pra (प्र), prati (प्रति), vi (वि), sam (सम्).

Itā có nghĩa là: lối đi, hành lang, đường có trồng cây hai bên. Ita (इत) là thì mệnh lệnh dùng theo số nhiều ở thời chủ động, trong bảng chia động từ i của tiếng Phạn (इ). Xem bảng dưới đây :

Thì chủ động

 Số ít

 Số đôi

 Số nhiều

Ngôi thứ nhất

Ayāni     अयानि

Ayāva    अयाव

Ayāma    अयाम

Ngôi thứ hai

Ihi     इहि

Itam     इतम्

Ita   इत

Ngôi thứ ba

Etu    एतु

Itām    इताम्

Yantu    यन्तु

Pāramitā thường được người ta dịch là đến bờ bên kia.

Hṝdaya (हॄदय) Hṛdaya (हृदय) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Hṛdaya ở dạng trung tính.

Hṛdaya là từ ghép từ chữ Hṛd (हृद्) và âm đuôi –Ya (॰य). Hṛdaya có những nghĩa được biết như sau: trái tim, tình cảm,ý thức, tinh thần, cảm tính, cảm tưởng, cảm giác, thông minh… Hṛdayam (हृदयम्) là chủ cách và cũng là đối cách số ít của thân Hṛdaya.

Hṛd (हृद्) thân từ của nó thuộc trung tính và nó có nghĩa là: con tim, tấm lòng, tình cảm, trung tâm, ngực…

Ya (य) hay Yā (या) là đại từ tương ứng và nó có nghĩa là ai, người nào, điều ấy…

Yaḥ kaścid (यःकश्चिद्) có nghĩa là bất cứ ai hay người nào…Yo yaḥ (योयः) : tất cả những ai…

Sūtra (सूत्र) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Sūtra ở dạng trung tính.

Sūtra là từ ghép từ chữ Sīv (सीव्) và Tra (त्र). Sūtra có những nghĩa được biết như sau: Hòa bình,  sợi dây, dây nhỏ, dây, sợi, hàng, dãy, bậc, lối, vòng bao quanh, vòng đai, vành đai, đường viền ngang (ở tường), mép (của đồng tiền), dải ven bờ (địa chất, địa lý), sợi dây thiêng liêng,  quy ước đọc trong các nghi lễ, vạch đường, đường kẻ, đường đi, tuyến, Hàng, dòng (chữ); câu (thơ), phác thảo, kế hoạch. Sūtram là chủ cách và cũng là đối cách số ít của thân Sūtra.

Động từ căn√ sīv (√ सीव्),  là động từ thuộc nhóm [4], và nó có những nghĩa được biết như sau : May, đan, khâu, kết lại.–Tra (॰त्र) là thân ghép được dùng làm biến dạng cho trạng từ, chỉ nơi chốn, hay làm dụng cụ…

Trên mặt tổng quát chữ Sūtra của Phạn ngữ thường đựợc dịch là Kinh và nó mang hàm ý dùng để diển đạt cho một chuỗi của các quy tắc hay những cách ngôn, bao hàm và dung chứa tượng trưng cho những ý nghĩa khác biệt hay những định nghĩa về sự vật, sự việc có mang tính chất nguyên lý triết học, đạo đức, văn học trong xã hội của con người, được truyền lại bằng lời nói hoặc bằng văn bản vắn tắt đơn giản dễ ghi nhớ. Đây là một hình thức, người ta thường dùng trong các nghi lễ và nó được truyền lại  từ thế hệ này sang thế hệ bằng miệng.

Chữ Kinh trong Phật học, thường được xem như những chủ đề hay dòng chứa các hình thức hướng dẫn mang tính đạo đức, qua những lời thuyết giảng của Đức Phật, bằng những ẩn dụ khác nhau trong đời sống xã hội, để giúp cho con người tự chính mình, tự tìm ra những cái thiện sẳn có bên trong, mà xây dựng những điều tốt đẹp cho cuộc sống của mình, cũng như cho người, trong tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha.

Trong một ý nghĩa sâu sắc hơn, Kinh Phật là biểu thị sự viên mãn hoàn toàn thực tại của vũ trụ, mà dường như tầm nhìn của con người chưa đạt được sự hoàn hảo của nó.

Kể từ khi Ánh sáng giác ngộ và Tuệ trí siêu việt của đức Phật bừng lên dưới gốc cây Bồ Đề, thì Bát nhã tâm kinh bốn chữ được phiên âm hay dịch ra từ bốn chữ Phạn này Prajñā  pāramitā  hṝdaya  sūtraṃ, được xem là một trong những bài kinh khai thị vi diệu của Đức Phật đã để lại cho người con Phật và dành cho những ai thích khám phá ra con đường giải thoát, từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài, một vị Phật đã tự mình giác ngộ.

Kính bút

TS Huệ Dân (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

(Culadhammasamadanasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, Tinh xá ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo!

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

– Này các Tỷ-kheo, có bốn loại pháp hành này. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại lạc, và tương lai quả báo cũng lạc.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là loại pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ? Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn thuyết như sau, có sở kiến như sau: “Không có lỗi trong các dục”. Những vị này đắm mình trong các dục, hoan lạc với các cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu. Họ nói như sau: “Làm sao các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn kia thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Khoái lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có lông mịn của các cô gái lang thang trẻ trung này!” Sau khi đắm mình trong các dục, khi thân hoại mạng chung, các vị ấy phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt. Họ nói như sau: “Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Nhưng chúng ta, do các dục này làm nhân, do các dục này làm duyên, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt”. Này các Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa nóng, một bẹ hột giống cây leo nứt ra và này các Tỷ-kheo, một hột giống cây leo rơi dưới gốc một cây sa-la. Này các Tỷ-kheo, các vị thần ở trên cây sa-la ấy lo sợ, run sợ, và hoảng sợ. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống các vị thần trên cây sa-la ấy, thần vườn, thần rừng, thần cây, thần các dược thảo, cỏ, rừng hội họp lại, an ủi như sau: “Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Vì hạt giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm”. Nhưng này các Tỷ-kheo, hạt giống ấy, con khổng tước không nuốt, con nai không ăn, lửa rừng không đốt, người làm rừng không nhặt đi, các loài mối không ăn, và hạt giống có thể nẩy mầm. Được mưa lớn nhờ các làn mây đúng mùa, hạt giống ấy được lớn lên, và một dây leo trẻ, mềm mại, có lông, chậm chậm mọc lên và bám dính cây sa-la ấy. Này các Tỷ-kheo, các vị thần trên cây sa-la ấy suy nghĩ như sau: “Không hiểu vì sao các Tôn giả bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần trên các dược thảo, cỏ, rừng, thấy sự sợ hãi tương lai trong hột giống, hội họp lại, an ủi như sau: “Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Vì hột giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm”. Khoái lạc thay sự xúc chạm của cây leo trẻ trung mềm mại, có lông đang bám vào!” Cây leo ấy có thể bao trùm cây sa-la ấy, sau khi bao trùm, liền làm thành một tàn che trên cây ấy, và ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp. Khi ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp, các cành lớn của cây sa-la ấy có thể bị bóp nghẹt. Rồi này các Tỷ-kheo, các thần trú trên cây sa-la ấy suy như sau: “Chính vì thấy sự sợ hãi tương lai này, trong hột giống cây leo ấy mà những Tôn giả, bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần ở trên các dược thảo, cỏ, rừng, đã hội họp lại và an ủi như sau: “Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ sợ hãi! Vì hạt giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm”. Và nay ta, vì nguyên nhân hạt giống cây leo, cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, có sở kiến như sau: “Không có lỗi trong các dục”. Những vị này đắm mình trong các dục, họ hoan lạc với các cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu. Họ nói như sau: “Làm sao các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Khoái lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có lông mịn của cô gái lang thang trẻ trung này!” Sau khi đắm mình trong các dục, khi thân hoại mạng chung, họ phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt. Họ nói như sau: “Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Nhưng chúng ta, vì nhân các dục này, vì duyên các dục này, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt”. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sống lõa thể, sống phóng túng, không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng lại, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn đặt tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men, cháo cám. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà, vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn cám, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vỏ cây tikitaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người tập tục sống nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, là người ngồi chò hỏ, sống theo hạnh ngồi chò hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dấu thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, theo hạnh ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi). Như vậy, vị ấy sống theo hạnh hành hạ xác thân dưới nhiều hình thức như vậy. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra quá nặng về tham ái, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự tánh sanh ra quá nặng về sân hận, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra quá nặng về si mê, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh. Với khổ và với ưu, với mặt đầy nước mắt và khóc than, vị ấy sống theo phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra không quá nặng về tham ái, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự tánh sanh ra không quá nặng về sân hận, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra không quá nặng về si mê, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh. Vị ấy ly dục, ly các pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ; diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm; ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba; xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc. Này các Tỷ-kheo, như vậy là bốn loại pháp hành.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

TIỂU KINH PHÁP HÀNH, THỨ BỐN MƯƠI LĂM HẾT.

 

Thích Minh Châu 

______________________________________________________________________________

>>>   44.Tiểu kinh Phương Quảng

Phật giáo Việt Nam hiện nay, Kinh Pháp Hoa được phổ biến toàn quốc và chư tăng lẫn Phật tử tại gia các Tự viện trì tụng hàng ngày như một thời khóa tu học. Giá trị của Kinh Pháp Hoa có tác dụng ảnh hưởng rộng lớn như thế. Kính trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc tập Yếu chỉ Diệu Pháp Liên Hoa kinh do tác giả Thiền sư Thích Duy Lực biên soạn. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo nghiên cứu:

 GIẢI ĐỀ

*    Diệu là bất khả tư nghì.

*    Pháp là phương tiện để đạt đến giác ngộ cuối cùng.

*    Liên Hoa (Hoa sen) dụ cho Diệu Pháp sanh nơi đất sình ô uế mà chẳng nhiễm, mùi thơm càng xa càng dịu dàng.

*    Kinh là xuyên thấu cổ kim.

        Diệu Pháp Liên Hoa là một đại pháp bất khả tư nghì, độ cho chúng sanh ở cõi Ta Bà ác trược được không nhiễm, cũng như tự tánh chìm nơi ác thế đã lâu mà được hiện ra thanh khiết như hoa sen. Vì Diệu Pháp chẳng thể suy lường, người đọc khó hiểu, hiểu mà khó tin, tin mà khó hành, hành mà khó chứng. Cho nên nhiều người y văn giải nghĩa đuổi theo lời nói mà chẳng hiểu ý Phật, lại mê lầm hiểu theo mê tín, nghịch với ý chỉ trong kinh.

       Tác dụng của Phật pháp là muốn chúng sanh đều được thành Phật để giải thoát cái khổ sanh tử, tự giác giác tha. Muốn đạt đến mục đích này thì phải thực hành đúng theo phương tiện của Phật dạy trong kinh, nhưng người đời nay có một số cho đọc tụng là trì kinh, một số thì chỉ nghiên cứu Phật học để thêm kiến giải mà không chú trọng sự thực hành thành ra mất hết tác dụng của Phật pháp.

        Trích lục yếu chỉ kinh này là muốn giải quyết những cái khó kể trên một phần nào, khiến cho người đọc ở chỗ cao sâu mà nắm được căn bản, ở chỗ quảng đại mênh mông mà tìm được trung tâm, để thực hành đúng theo lời Phật dạy cho đến cứu kính thành Phật.

PHẨM TỰA THỨ NHẤT

        “Phật phóng hào quang chiếu soi” là một triệu chứng tốt đẹp để báo cho biết Phật sẽ giảng đại pháp hy hữu xưa nay chưa từng có. Ý muốn tất cả chúng sanh đều biết kính trọng pháp. Do trọng pháp mới có đủ lòng tin, đủ lòng tin rồi mới quyết chí thực hành theo, để đạt đến giác ngộ cuối cùng, vĩnh viễn tự do tự tại.

        Dù như vậy mà trong hội này vẫn có một số tứ chúng năm ngàn người, vì chưa đủ lòng tin, nên nghe Phật sẽ giảng đại pháp mà lại bỏ đi. Phật cho đó là những kẻ kém phước, tăng thượng mạn.

PHẨM PHƯƠNG TIỆN THỨ HAI

       Theo căn bản của Phật pháp chỉ có một Phật thừa, nhưng theo phương tiện thì giảng ra vô lượng vô biên để thích ứng với căn cơ và trình độ của mọi chúng sanh.

       *    Chúng sanh nào nghe được pháp này thì sẽ thành Phật.

       *    Chúng sanh do nghe pháp (Đọc tụng cũng như nghe pháp) mà tín giải là khai Phật tri kiến.

       *    Do tín giải mà thọ trì (Y theo chánh pháp thực hành) là thị Phật tri kiến.

       *    Do thọ trì mà chứng đắc là ngộ Phật tri kiến.

       *    Do chứng đắc mà thành đạo gọi là nhập Phật tri kiến.

        *  Chẳng lập tất cả tri kiến gọi là Phật tri kiến.

     Do một đại sự nhân duyên này (Nhất-Phật-Thừa) nên Phật thị hiện trên đời.

     Nói một Phật thừa vì tự tánh bất nhị. Tất cả pháp vốn chẳng có tự tánh. Chủng tử Phật do nhân duyên sanh khởi. Pháp nào trụ theo ngôi pháp đó. Cũng như ngọn đèn mỗi giây mỗi khác; ngọn đèn giây thứ nhứt trụ theo ngôi pháp giây thứ nhất, ngọn đèn giây thứ nhì trụ theo ngôi pháp giây thứ nhì; pháp sanh trụ ngôi sanh, pháp diệt trụ ngôi diệt v.v... Tướng thế gian luôn luôn thường trụ như thế.

     Muốn thấu suốt nghĩa “Thế gian tướng thường trụ” thì phải chứng ngộ tự tánh mới được.

PHẨM THÍ DỤ THỨ BA

       Chúng sanh ba thừa ở trong nhà lửa tam giới, cũng như con nít ham chơi ngũ dục tài lợi, không sợ cái khổ sanh lão bệnh tử, không chịu ra nhà lửa để tránh khỏi chết thiêu. Phật phải dùng các phương tiện dối gạt (Lời nói dối gạt là phương tiện để cứu độ chúng sanh nên không được coi là vọng ngữ) nói bên ngoài có đủ thứ đồ chơi, nào là xe dê, nào là xe nai, nào là xe bò. Hãy mau mau chạy ra mới được tùy ý lựa chọn món đồ chơi của mình ham thích.

      Khi tất cả được ra ngoài yên ổn rồi, Phật cho đồng đều mỗi đứa một xe bò lớn (Đại thừa) vì thật ra chẳng có xe dê, xe nai.

      Ở đây chỉ rõ dù lời Phật nói có ba thừa nhưng kỳ thực chỉ có nhứt Phật thừa mà thôi.

PHẨM TÍN GIẢI THỨ TƯ

     Hàng Thanh Văn Duyên Giác, sau khi được nghe đại pháp chưa từng có và thấy Phật thọ ký Vô Thượng Bồ Đề cho Xá Lợi Phất mới biết trước kia được ít cho là đủ, tự cho đã được Niết Bàn, chẳng cầu tiến lên. Đối với Đại thừa có vô lượng pháp tài để thành tựu cho chúng sanh mà tâm họ chẳng ham thích, cũng như cha là Trưởng giả giàu sang mà con ruột lại bỏ đi xin ăn các nơi, cam chịu nghèo khổ. Dầu đã gặp cha ruột giàu sang nhưng không dám tin nhận, phải trải qua hai mươi năm lao nhọc hốt phẩn, mới phát hiện được tất cả tài sản kia thuộc về mình.

     Kinh nói “cha cho” nhưng sự thật thì tự tánh vốn sẵn có.

     “Cha” là dụ cho tự tánh Phật.

PHẨM DƯỢC THẢO DỤ THỨ NĂM

     Pháp vương phá chấp ra đời, theo tâm ý chúng sanh mà tùy nghi thuyết pháp. Diệu pháp khó hiểu khó biết vì tự tánh vô hình vô thanh, lời nói chẳng thể diễn tả, ý thức chẳng thể suy lường, kẻ có trí nghe rồi thì được tin, được hiểu. Kẻ vô trí nghe rồi vẫn còn nghi ngờ, nhưng cũng được gieo trồng thiện căn.

     Ví như mưa xuống khắp nơi, tất cả cây cối và dược thảo tùy theo căn tánh lãnh thọ thấm nhuần mà sanh trưởng.

     Như Lai thuyết pháp cũng vậy, một tướng, một vị, gọi là tướng giải thoát, tướng lìa, tướng diệt. Chúng sanh y theo lời dạy tu hành, cứu kính sẽ được kiến tánh thành Phật.

PHẨM THỌ KÝ THỨ SÁU

      Ý của Phật ở phẩm này tỏ rõ rằng: Tất cả đệ tử Phật, bất cứ thượng căn, trung căn, hạ căn chỉ cần đầy đủ lòng tin, thực hành theo đúng phương tiện của Phật dạy, cuối cùng tất cả đều sẽ được thọ ký thành Phật.

PHẨM HÓA THÀNH DỤ THỨ BẢY

       “Đại Thông Trí Thắng Phật (Bích Chi Phật).

        Mười kiếp tọa đạo tràng”.

       Thân tâm chẳng động là trụ nơi Niết Bàn Tiểu thừa (hóa thành) chưa đến cứu kính (bảo sở) nên: “Phật pháp chẳng hiện tiền, chẳng đặng thành Phật đạo”.

       Sau này bỏ Niết Bàn Tiểu thừa tiến lên Đại thừa mới được thành Phật.

       Mười sáu Vương Tử thành Phật ở mười phương thế giới để tỏ rõ “Phật Phật bất nhị”. Chư Phật đều thuyết Kinh Pháp Hoa để tỏ rõ “Pháp pháp bất nhị”.

       Hàng Thanh Văn, Duyên Giác ham pháp Tiểu thừa, chẳng tin Đại thừa, nên Phật trước lập phương tiện nói Niết Bàn Tiểu thừa để tâm họ được tạm yên ổn, rồi sau mới dạy pháp Bồ Tát, để đi đến chỗ cứu kính.

Cũng như Đạo sư (Phật) dẫn dắt chúng Tiểu thừa đi tìm châu báu vì muốn thuận theo ý của đại chúng nên mới biến hóa thành lớn để tạm nghỉ, sau mới khuyên chúng bỏ nơi “Hóa Thành” tiến tới nữa, đến nơi “Bảo Sở” (quả Phật).

PHẨM NGŨ BÁ ĐỆ TỬ THỌ KÝ

THỨ TÁM và

THỌ HỌC VÔ HỌC NHƠN KÝ

THỨ CHÍN

        Phẩm tám, phẩm chín cũng như phẩm sáu, thất chúng đệ tử cho đến Thiên Long Bát Bộ, kẻ hộ trì chánh pháp, chẳng kể thứ lớp tốt xấu, quả vị cao thấp, hữu học (thấp), vô học (cao), nếu được nghe một câu, một kệ của kinh này cho đến một niệm tùy hỷ đều được thọ ký thành Phật. Vì gieo chánh nhân thì sẽ được chánh quả.

PHẨM PHÁP SƯ

THỨ MƯỜI

        Phẩm này dạy rằng phải tôn trọng, tán thán, cung kính, cúng dường pháp sư. Nhưng pháp sư thuyết pháp cần phải hiểu rõ ý Phật, như nói: “vào thất Như Lai” là tâm đại bi, “mặt áo Như Lai” là tâm nhu hòa nhẫn nhục, “ngồi tòa Như Lai” là tất cả pháp KHÔNG (Nghĩa là “có” “chẳng thực có”, “không” “chẳng thực không”, “chơn” “chẳng thực chơn”, “vọng” “chẳng thật vọng”, tất cả pháp đều chẳng thật gọi là tất cả pháp KHÔNG) rồi mới dùng tâm chẳng giải đãi vì tứ chúng thuyết pháp. Nếu chẳng hiểu rõ ý Phật mà tự ý vọng thuyết thì sẽ bị cái tội cuồng vọng thuyết pháp.

(Kinh Lăng Nghiêm có nói bốn thứ tội địa ngục :

           Ø    Một là phá Phật luật nghi.

           Ø    Hai là phỉ báng Đại Thừa.

           Ø    Ba là cuồng vọng thuyết pháp.

           Ø    Bốn là hư tiêu tín thí).

PHẨM HIỆN BỬU THÁP

THỨ MƯỜI MỘT

        Bảo tháp từ dưới đất nổi lên. Bảo tháp dụ cho tự tánh. Đất dụ cho tâm địa. Đa Bảo dụ cho sức dụng của tự tánh vô lượng vô biên.

        Phật thuyết kinh này, chúng sanh nào nghe theo lời tu hành thì sức dụng của tự tánh tự nhiên từ nơi tâm địa hiện ra. Nhưng muốn thấy sức dụng của tự tánh trước tiên cần phải chứng ngộ tự tánh bất nhị. Cũng như Phật nói: “Phải đợi khi mười phương phân thân Phật tựu tập lại rồi, Phật Đa Bảo mới chịu hiện ra cho thấy”.     Vậy thì vô lượng phân thân chỉ là một Phật Thích Ca là để thị hiện sự bất nhị của tự tánh mà thôi.

       Đã được chứng ngộ thì vô biên diệu dụng tự hiện. Sự việc ba lần biến uế độ thành tịnh độ tức là tỏ bày diệu dụng của tự tánh.

       Bởi vì tự tánh vô hình, vô thanh, lời nói chẳng thể diễn tả, ý thức chẳng thể suy lường, là một pháp rất khó hiểu, khó tin, nên kinh nói: Tất cả việc rất khó đều không khó bằng thuyết pháp này.

PHẨM ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA

THỨ MƯỜI HAI

       Phẩm này chỉ rõ đại pháp khó gặp. Tiền thân Phật Thích Ca nhiều kiếp làm Quốc Vương, vì cầu đại pháp mà trải qua vô lượng khổ mới được gặp Thiện tri thức, nghe pháp, phụng trì cho đến thành Phật. Vì muốn phá trừ chấp trước của những kẻ chấp ngôn hại nghĩa, chấp thật thời gian và nghiệp chướng nên khai thị Long Nữ tám tuổi thành Phật, như vậy thì được biết chẳng phải do tu lâu và năm thứ chướng của người nữ cũng chẳng phải có nhứt định.

PHẨM KHUYÊN TRÌ

THỨ MƯỜI BA

       Tất cả Đại Bồ Tát, A La Hán cho đến Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni đã được thọ ký rồi đều phát lời thệ trước Phật rằng: “Sau khi Phật nhập diệt sẽ hộ trì Kinh này dù cho bị chúng sanh tàn ác khinh bỉ, chửi mắng, cho đến dùng dao gậy đánh đập, đều cam tâm nhẫn chịu mà khuyên họ biên chép thọ trì đọc tụng, giải thích nghĩa Kinh, theo pháp tu hành”.

(Biên chép đọc tụng cũng như nghe Phật thuyết pháp, thọ trì tức là thực hành đúng như chánh pháp).

PHẨM AN LẠC HẠNH

THỨ MƯỜI BỐN

       Tư cách của người giảng Kinh này (cũng như các Kinh Đại Thừa liễu nghĩa khác) cần phải an trụ nơi bốn pháp An Lạc Hạnh:

      Đệ Nhất An Lạc Hạnh : An trụ nơi “Hành xứ” và “Thân cận xứ” của Bồ Tát. “Hành xứ” là phải nhu hòa nhẫn nhục tâm chẳng kinh sợ, quán các pháp như thực tướng (chẳng chấp thật), đối với các pháp đều vô-sở-hành, nghĩa là chẳng hành pháp năng sở, chẳng hành pháp phân biệt tương đối như nam nữ, hữu vô, v.v... chẳng hành pháp kiến văn giác tri, đối với các pháp đều vô-sở-đắc. 
      “Thân cận xứ” là chẳng thân cận các quí tộc quan trưởng, các tà ma ngoại đạo, các kẻ dùng thế pháp lập ngôn viết sách, các kẻ ác đáp ác vấn, kẻ đùa giỡn hung dữ, kẻ thần bí biến hiện, kẻ chăn nuôi săn bắn giết hại. Những người kể trên hoặc khi có đến thì vì họ thuyết pháp mà chẳng có tâm hy vọng. Còn đối với người nữ thuyết pháp cần phải trang nghiêm chẳng sanh tưởng ái dục, thu nhiếp tâm ý, gọi là nơi “Thân cận xứ” đầu tiên.

      Quán tất cả pháp KHÔNG, vô danh vô tướng, phi sanh phi diệt, vô lượng vô biên, vô ngại vô chướng, hiểu rõ pháp sanh diệt do nhân duyên điên đảo mà hiện, gọi là “Thân cận xứ” thứ nhì.

Đệ nhị An Lạc Hạnh: Chẳng khinh mạn pháp sư khác, chẳng nói thị phi tốt xấu hay dở của cá nhân, cũng chẳng chỉ tên khen ngợi, cũng không có tâm oán ghét; đối với kẻ nghe pháp chẳng nghịch ý họ, có người vấn nạn chẳng dùng pháp Tiểu thừa trả lời, chỉ dùng pháp Đại thừa giải thích để cho họ được Nhứt Thiết Chủng Trí.

      Đệ Tam An Lạc Hạnh: Chớ khinh bỉ chửi mắng kẻ học Phật và tìm hay dở của họ, đối với tứ chúng cầu pháp Tam thừa chẳng nên làm phiền não họ, cũng chẳng nên hý luận các pháp mà sanh ra tranh luận. Đối với chúng sanh khởi đại-bi-tưởng; đối với Như Lai khởi từ-phụ-tưởng; đối với Bồ Tát khởi đại-sư-tưởng. Vì thuận theo pháp mà bình đẳng thuyết pháp chẳng nhiều chẳng ít, dù kẻ ưa pháp cũng chẳng nói nhiều.

       Đệ Tứ An Lạc Hạnh: Đối với người tại gia, xuất gia, sanh đại từ tâm, đối với người chẳng phải Bồ Tát (ở ngoài Đại thừa) sanh đại bi tâm. Hãy nghĩ rằng họ bị tổn thất lớn, đối với phương tiện thuyết pháp của Như Lai chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết, chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng hiểu. Dù họ chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng hiểu Kinh này, nhưng khi ta được Vô Thượng Bồ Đề, phải dùng sức thần thông trí huệ để dẫn dắt họ, làm cho họ được trụ trong pháp này, từ từ giải thoát tất cả khổ cho đến cứu kính thành Phật.

 PHẨM TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT

THỨ MƯỜI LĂM

      Phật Thích Ca ở cõi Ta Bà giáo hóa vô lượng vô biên Bồ Tát và quyến thuộc của Bồ Tát, số lượng chẳng thể dùng thí dụ toán số để biết được. Tất cả đều từ dưới đất hiện ra dù là dụ cho sức dụng vô biên của tự tánh.

      Nếu người nào theo đúng pháp tu hành thì sức dụng vô biên của tự tánh tất sẽ được tự hiện nơi tâm địa.

Bốn đạo sư trong vô lượng ức quốc độ chúng Bồ Tát hiệu là Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh Hạnh, An Lập Hạnh đều là hạnh môn phương tiện do Phật thiết lập. Chúng sanh y theo phương tiện ấy mà hành thì được hiển lộ Phật huệ thị hiện ra sức tự tại thần thông, sức lực sư tử mạnh nhanh, sức oai thế mạnh lớn của tự tánh.

 PHẨM NHƯ LAI THỌ LƯỢNG

THỨ MƯỜI SÁU

       Di Lặc Bồ Tát thay mặt đại chúng hỏi rằng: “Tại sao Phật Thích Ca đắc đạo chẳng được bao lâu mà đã giáo hóa được vô lượng Bồ Tát như phẩm trên?”

       Phật đáp rằng: Ta thành Phật đã trải qua vi trần kiếp, chẳng phải suy lường tính toán có thể biết được (phá khái niệm thời gian), thường giáo hóa ở cõi Ta bà, đồng thời cũng dẫn dắt chúng sanh nơi vô lượng quốc độ (phá khái niệm không gian), quán xét căn khí lòng tin của họ mà tùy cơ hóa độ, tự nói danh hiệu tuổi tác chẳng đồng (phá khái niệm số lượng).

     Tại sao vậy? Vì Phật biết được tướng của tam giới như thực, vốn chẳng sanh tử, cũng không kẻ tại thế và diệt độ, phi thực, phi hư, chẳng đồng, chẳng khác. Không pháp nào chấp thật được.

 PHẨM PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC

THỨ MƯỜI BẢY

      Nghe Phật thuyết Phẩm Như Lai Thọ Lượng sanh một niệm tín giải, được công đức không thể hạn lượng. Nếu có người vì Vô Thượng Bồ Đề mà hành ngũ Ba-La-Mật, trừ Bát-Nhã Ba-La-Mật, trong tám mươi muôn ức na do tha kiếp, đem công đức này sánh với công đức tín giải trên thì trăm ngàn muôn ức phần chẳng bằng một, huống là kẻ y theo pháp mà thọ trì. Nên vô số Đại Bồ Tát của mười phương thế giới nghe xong liền được ngộ nhập, y theo căn lực của họ mà hiển hiện vô biên đại dụng của tự tánh. Nếu muốn phân biệt công đức, thật chẳng thể kể xiết.

       Sự lấy năm trong sáu Ba-La-Mật để so sánh công đức mà trừ ra Bát-Nhã-Ba-La- Mật là vì diệu dụng của Bát-Nhã bao gồm pháp giới, chẳng thể thí dụ được. Như Kinh nói:

           “Phật tử trụ thử địa (tâm địa cũng là tự tánh Bát Nhã).

            Tức là Phật thọ dụng (hưởng sự vui của Phật).

             Kinh hành và nằm ngồi (trong tự tánh Bát Nhã).

            Đều thường ở trong đó (chẳng ở ngoài tâm địa).

PHẨM TÙY HỈ CÔNG ĐỨC

THỨ MƯỜI TÁM

       Nghe Kinh tùy hỷ rồi y theo pháp đã nghe (phải đúng ý Phật), tùy hỷ chuyển dạy cho cha mẹ, bà con, bạn bè v.v... Người thứ hai, thứ ba, nghe rồi cũng tùy hỷ, chuyển dạy cho đến người thứ năm mươi cũng tùy hỷ chuyển dạy như thế.

       Nếu có người vì cầu phước báu mà bố thí vật chất cần dùng hằng ngày và vàng bạc thất bửu trong thời gian tám mươi năm, cho bốn trăm vạn ức A-tăng-kỳ thế giới chúng sanh, sau lại dạy họ tu hành, tất cả đều chứng được quả A-La-Hán, công đức vô lượng vô biên ấy, nhưng cũng không bằng công đức nghe Kinh rồi tùy hỷ chuyển dạy của người thứ năm mươi. Tại sao vậy? Vì cầu phước là thuộc pháp hữu vi. Công đức dù lớn đến mức nào, nhưng phước ấy vẫn còn có số lượng, trải qua thời gian lâu sẽ hưởng hết. Còn nghe Kinh tùy hỷ, theo pháp tu hành thì được chứng Phật quả, siêu việt số lượng, phước đức vĩnh viễn không hết được.

PHẨM PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC

THỨ MƯỜI CHÍN

       Thọ trì đọc tụng, biên chép giải thích, theo pháp tu hành đúng như kinh này thì được công đức của lục căn viên mãn, cho đến thần thông trí huệ, diệu dụng vô biên, cứu kính thành Phật.

        Pháp sư đã được công đức của lục căn viên mãn, dùng tâm vô sở úy thuyết Kinh này, thì dùng nhục nhãn có thể thấy tất cả sắc tướng trong tam thiên đại thiên thế giới; dùng phàm nhĩ có thể nghe tất cả âm thanh; dùng phàm tỷ có thể ngửi tất cả mùi hương; dùng phàm thiệt có thể nếm tất cả thực vật không kể thơm thúi, đắng chát, tốt xấu, bất cứ thức ăn nào cũng biến thành thượng vị. Thân thể thanh tịnh như lưu ly, tất cả sắc tướng, âm thanh trong đại thiên thế giới đều được hiển hiện trong thân thể, ý căn thanh tịnh thì thực tướng của các pháp đều được thấu đạt, nên có thể dùng muôn ngàn lời nói khéo léo tùy cơ thuyết pháp khiến cho chúng sanh thích nghe Kinh, được dễ hiểu mà hoan hỷ, tín thọ, phụng hành.

PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT

THỨ HAI MƯƠI

        Thường Bất Khinh Bồ Tát là Tỳ Kheo trong thời tượng pháp của Phật Oai Âm Vương, chẳng đọc tụng kinh điển mà chuyên hạnh lễ bái, tán thán, để đối trị tứ chúng tăng thượng mạn. Dù thường bị người nhục mạ, thậm chí bị họ dùng gậy đánh, dùng ngói đá liệng, cũng chẳng nổi sân, còn lớn tiếng tán thán rằng: “Ta chẳng dám khinh các Ngài vì các Ngài đều sẽ làm Phật”.

        Đây cũng là một pháp môn trì Kinh (phá ngã chấp) cứu kính được thành Phật. Nếu có người ác khẩu chửi mắng, phỉ báng kẻ trì Kinh, tất phải chịu tội báo lớn. Cũng như Kinh nói: “Ngàn kiếp đọa Vô Gián địa ngục, hai trăm ức kiếp chẳng được nghe Phật pháp”.

PHẨM NHƯ LAI THẦN LỰC

THỨ HAI MƯƠI MỐT

       Phật hiện đại thần lực, bày tướng lưỡi rộng dài, phóng vô lượng quang, đều là sức dụng bất khả tư nghì của tự tánh, là để tán thán kẻ thọ trì Kinh này và tăng cường lòng tin cho họ, khiến họ quyết chí theo đúng pháp tu hành thì sức dụng của tự tánh mới được hiển hiện.

PHẨM CHÚC LỤY THỨ

HAI MƯƠI HAI

       Phật phó chúc vô lượng Đại Bồ Tát cần phải nhứt tâm truyền bá pháp Vô Thượng Bồ Đề này, để phổ biến cho tất cả chúng sanh đều được lợi ích của Phật pháp.

PHẨM DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT

BỔN SỰ

THỨ HAI MƯƠI BA

         Nhất thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát (tiền thân Dược Vương Bồ Tát) nghe Phật Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức thuyết Kinh Pháp Hoa liền ham tập khổ hạnh, tinh tấn tu hành, được hiện nhứt thiết sắc thân tam muội. Trước dùng vật chất cúng dường Phật, sau nghĩ chẳng bằng lấy thân cúng dường, liền dùng sức nguyện thần thông mà tự thiêu thân, ánh sáng chiếu khắp tám mươi ức hằng hà sa số thế giới. Chư Phật trong đó đồng thời tán thán rằng: “Đó là chơn thật tinh tấn gọi là chơn pháp cúng dường Như Lai”.

       Trí Giả Đại Sư (Tổ thứ ba Tông Thiên Thai) đọc đến câu này liền được chứng ngộ.

       Đây tỏ rõ “ngộ pháp vô sanh” (phá hết ngã chấp) mới được gọi là “chơn pháp cúng dường”. Cũng như kinh nói: “Ư chư thí trung, tối tôn tối thượng”, chẳng phải dùng tất cả vật chất khác bố thí mà có thể so sánh bằng.

             “Ta xả bỏ hai tay (dụ cho pháp tương đối) ắt sẽ được thành Phật”. Nên nói: “Dùng thất bảo đầy đại thiên thế giới để cúng Phật, chẳng bằng thọ trì tứ cú kệ của kinh này”. (lìa có, lìa không, lìa chẳng có chẳng không, lìa cũng có cũng không, gọi là lìa tứ cú, cũng là lìa pháp tương đối, cũng là thọ trì tứ cú kệ của Kinh này).

PHẨM DIỆU ÂM BỒ TÁT

THỨ HAI MƯƠI BỐN

        Nơi quốc độ Tịnh Quang Trang Nghiêm có một vị Bồ Tát tên là Diệu Âm, bạch với Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí muốn đến cõi Ta Bà cúng dường Phật Thích Ca, nghe Kinh Pháp Hoa (việc này là để tăng cường lòng tin của chúng sanh đối với Kinh này) và gặp Văn Thù Bồ Tát. Phật nói: “Thân ông bốn mươi hai nghìn do tuần (Do tuần có ba thứ: bốn mươi dặm, sáu mươi dặm, tám mươi dặm). Thân ta sáu trăm năm mươi muôn do tuần, còn thân Phật cõi Ta-bà thì rất nhỏ. Ông đến cõi ấy chớ nổi ý khinh bỉ”. (Thân Phật vốn chẳng có lớn nhỏ, thân của chúng sanh cũng như vậy).

PHẨM PHỔ MÔN

THỨ HAI MƯƠI LĂM

        Phổ môn là phổ biến thị hiện sức dụng thần thông của tự tánh.

        Vô Tận Ý Bồ Tát hỏi Phật: “Quán Thế Âm Bồ Tát vì nhân duyên gì tên là Quán Thế Âm?”

Phật bảo: “Nếu có vô lượng chúng sanh chịu các khổ não, nhứt tâm xưng danh (nhứt tâm là chẳng có niệm nào khác) thì sức dụng tự tánh Quán Thế Âm hiện ra, tất cả đều được giải thoát nên gọi là Quán Thế Âm, cũng gọi là tự tánh tự độ”.

        Sức dụng của tự tánh được hiện ra thì vào lửa chẳng cháy, xuống nước chẳng chìm, dao chém chẳng đứt, thuốc độc chẳng giết được, ác quỉ chẳng hại được, lìa được tất cả tham sân si và tà kiến.

VỀ PHƯƠNG TIỆN TU HÀNH CỦA

QUÁN THẾ ÂM CÓ NĂM THỨ QUÁN

      1. Chơn quán: Là lập chơn để phá vọng. Trước tiên phải xoay cái tánh nghe trở về tự tánh, thoát lìa âm thanh (sở nghe). Sở nghe đã tiêu thì năng nghe cũng hết. Nên hai tướng động tịnh chẳng sanh, do đó sự dụng của lục căn dung thông lẫn nhau gọi là nhĩ căn viên thông cũng gọi là “phản văn văn tự tánh”.

      2. Thanh tịnh quán: Là dùng thanh tịnh để đối trị sự ô nhiễm của năng sở. Năng nghe sở nghe đã hết mà chẳng trụ nơi hết. Luôn cả tri giải về sự chẳng trụ cũng không.

      3. Từ quán: Là độ cho chúng sanh được vui mà chẳng có năng độ gọi là Vô Duyên Từ.

      4. Bi quán: Là độ cho chúng sanh lìa khổ mà chẳng có sở độ gọi là Đồng Thể Bi.

Khi từ bi thể hiện thì ngã chấp đều sạch. Tình cảm thương mến phát huy đến cùng tột, cũng như ánh sáng chiếu khắp mọi chúng sanh trong pháp giới vũ trụ, chẳng có thiếu sót. Như vậy được Hòa Quang Đồng Một (Nhiều đèn cùng chung một ánh sáng) Nên năng sở đều diệt.

      5. Quảng đại trí huệ quán: Là trí huệ chiếu khắp pháp giới, quảng đại siêu việt số lượng. Tất cả năng sở, sinh diệt đều diệt thì tịch diệt hiện tiền, đây là thực tướng vĩnh viễn tồn tại cũng như phẩm Phương Tiện đã nói : “Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng” vậy.

      Phẩm này chỉ rõ sự diệu dụng của tự tánh tự độ.

             “Quán Âm Diệu Trí Lực (diệu dụng của tự tánh)

               Năng cứu thế gian khổ”.

              Là nghĩa này vậy!

PHẨM ĐÀ LA NI

THỨ HAI MƯƠI SÁU

      Dược Vương Bồ Tát hỏi Phật: “Người thọ trì Kinh Pháp Hoa được bao nhiêu phước?”

Phật bảo: “Nếu có người cúng dường tám trăm muôn ức na do tha hằng hà sa số chư Phật, dù được phước nhiều nhưng cũng chẳng bằng cái phước của người thọ trì một tứ cú kệ của Kinh này, đọc tụng, giải nghĩa, đúng như pháp mà tu hành”. Nên Dược Vương Bồ Tát bạch Phật thuyết chú để bảo hộ kẻ thuyết pháp và trì kinh; kế đó Dũng Thí Bồ Tát, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương và mười La Sát nữ v.v... đều ở nơi trước Phật lập nguyện thuyết chú để bảo hộ pháp sư và kẻ trì kinh.

       Phẩm này bảo đảm cho người chân thực tu hành được an toàn, chẳng sợ tà ma nhiễu loạn.

“Chú” là biểu thị cho mệnh lệnh và sức dụng của tự tánh. Người chân thật tu hành thì sức dụng của tự tánh tự hiện, mà được chư Phật (tự tánh Phật) hộ niệm, chớ chẳng phải do đọc chú mới được bảo hộ.

PHẨM DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ

THỨ HAI MƯƠI BẢY

       Diệu Trang Nghiêm Vương đã tin ngoại đạo và nhập tà kiến đã lâu, nhưng quá khứ từng gieo trồng thiện căn, hột giống chín mùi, nên được sanh hai đứa con làm thiện tri thức cho mình, dẫn dắt bỏ tà về chánh, liền được Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí thọ ký tương lai sẽ làm Phật hiệu là Ta La Thọ Vương.

       Phẩm này chứng tỏ nhân quả rõ ràng, đã gieo chánh nhân rồi ắt sẽ thành chánh quả. Dù sanh nơi nhà tà kiến, nhưng thiện nhân chủng tử cũng chẳng thối mất.

PHẨM PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT

THỨ HAI MƯƠI TÁM

      Phổ Hiền Bồ Tát bạch Phật rằng: “Sau khi Phật nhập diệt, thế nào mới đắc được Kinh Pháp Hoa?”

Phật bảo: “Nếu người thành tựu bốn pháp sẽ được kinh này :

          _ Một là được chư Phật hộ niệm

          _ Hai là trồng nhiều công đức

          _ Ba là vào trong chánh định

          _ Bốn là phát tâm cứu độ tất cả chúng sanh”.

     Thật ra kẻ tu chánh pháp vốn sẵn đầy đủ bốn điều kiện này.

     Phổ Hiền Bồ Tát hứa với Phật là sau này ở trong đời ác trược, Ngài sẽ bảo hộ và giúp đỡ người trì kinh này được tu hành thành tựu và Ngài thuyết chú để bảo hộ.

     Ý của phẩm này cũng là muốn cho người trì Kinh này được tăng cường lòng tin và khiến họ được an ổn để chuyên tâm tu hành.

     Nói tóm lại, Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trên đời, thuyết pháp bốn mươi chín năm, giảng kinh hơn ba trăm hội, thiết lập phương tiện tám mươi bốn ngàn pháp môn, qui nạp lại thành bốn đại loại:

          1. Tham thiền là Tổ Sư Thiền.

          2. Niệm Phật là Tịnh Độ Tông.

          3. Trì chú là Mật Tông.

          4. Quán tưởng là thiền quán của các tông về giáo môn như:

              *    Tông Thiên Thai có Chỉ Quán Thiền.

              *    Tông Hiền Thủ có Pháp Giới Quán Thiền.

              *    Tông Duy Thức có Duy Thức Quán Thiền.

              *    Tông Tam Luận có Tách-Không-Quán Thiền.

      Bất cứ tu pháp môn nào cần phải thực hành đúng theo tông chỉ của pháp môn đó, mới được thành tựu bất thối hoặc chứng quả. Tu đúng một trong tám mươi bốn ngàn pháp môn kể trên tức gọi là trì Kinh. Đọc tụng chỉ gọi là đọc tụng chẳng phải là trì Kinh.

PHỤ CHÚ

      Tông chỉ là đường lối thực hành của mỗi tông phái do Phật dạy và được truyền cho chư Tổ từ đời này qua đời khác (Tổ Tổ tương truyền).

“Hiểu đúng ý Phật” là phải phân biệt chánh tà và hiểu nghĩa bốn thứ tứ y.

      A. Phân biệt chánh tà: 

      Phá ngã chấp là chánh, không phá ngã chấp là tà, phá chấp thật là chánh, chấp thật là tà, cũng như đi đúng đường chánh thì đi cạn cũng là chánh, đi sâu cũng là chánh, nếu đi lầm đường tà thì hiểu cạn cũng là tà, hiểu sâu cũng là tà.

      B. Bốn thứ tứ y:

      1. Hạnh tứ y: là bốn thứ y về tu khổ hạnh.

       a. Phấn tảo y.

       b. Thường khất thực.

       c. Thọ hạ tọa (ngồi gốc cây).

       d. Hủ lạn dược (hủ lạn: mục nát).

      2. Pháp tứ y: Là bốn thứ y đi đúng chánh pháp.

      a. Y pháp bất y nhơn.

      b. Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa.

      c. Y nghĩa bất y ngữ.

      d. Y trí bất y thức.

      3. Nhơn tứ y: là bốn bậc người nên y chỉ.

      a. Người dứt được tất cả phiền não (ngũ trụ phiền não).

      b. Tu Đà Hoàn và Tư Đà Hàm.

      c. A Na Hàm.

      d. A La Hán.

Những người này bên trong đã chứng Bồ Tát đại thừa mà bên ngoài hiện tướng Thanh Văn để truyền pháp giáo hóa chúng sanh.

      4. Thuyết tứ y: là bốn thứ ý thú đều muốn chúng sanh thành Phật.

      a. Ý thú bình đẳng (ý thú là được ý quên lời, bình đẳng là thuyết pháp chẳng rời bất nhị của tự tánh).

      b. Ý thú thời khác biệt (*).

      c. Ý thú tùy nghĩa khác biệt (+).

      d. Ý thú tùy thuận theo tâm chúng sanh. 

(*) Có 3 thời khác biệt:

    1. Giáo thời thứ nhất: khi Phật mới thành đạo vì muốn phá chấp trước của phàm phu và ngoại đạo nên nói các pháp Tứ Đại, Ngũ Uẩn để sáng tỏ nhơn ngã không thật, tức là những bộ Kinh Tứ A Hàm (Tăng Nhất A Hàm, Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm).

     2. Giáo thời thứ hai: Phật vì phá sự chấp pháp của Tiểu Thừa nên thuyết tất cả pháp đều không thật, là những bộ Kinh Bát Nhã. 

      3. Giáo thời thứ ba: Phật vì phá sự chấp có của Tiểu Thừa và chấp không của Đại Thừa nên thuyết pháp chẳng có chẳng không để sáng tỏ nghĩa bất nhị của trung đạo, như những bộ Kinh Thâm Mật, Pháp Hoa, v.v...

(+) Có ba loại nghĩa khác biệt :

        1. Giải thích tất cả pháp “có” là đệ nhất thời.

        2. Giải thích tất cả pháp "không" là đệ nhị thời.

        3. Giải thích giáo pháp "trung đạo bất nhị” là đệ tam thời.

(Không kể thời gian trước hay sau mà chỉ phân theo nghĩa loại).

  Lược giải tứ quả của thừa Thanh Văn

       Sơ Quả Tu Đà Hoàn: người đã dứt hết tất cả kiến hoặc tam giới, vì chưa dứt được tư hoặc (tư tưởng mê lầm) của dục giới nên còn phải sanh cõi Dục giới bảy lần, dịch là Nhập Lưu.

        Nhị Quả Tư Đà Hàm: người đã dứt được sáu phẩm tư hoặc trước của Dục giới, còn ba phẩm sau chưa dứt được nên phải sanh lại cõi dục giới một lần nữa, dịch là Nhứt Lai.

       Tam quả A Na Hàm: người đã dứt thêm được ba phẩm sau (nghĩa là dứt hết chính phẩm tư hoặc của dục giới) không trở lại sanh nơi cõi Dục giới nữa, (chỉ sanh ở cõi Sắc giới và Vô sắc giới) dịch là Bất Lai.

        Tứ Quả A La Hán: người đã dứt hết tất cả kiến hoặc và tư hoặc của tam giới, đã ra khỏi phần đoạn sanh tử chẳng thọ sanh nơi lục đạo, dịch là Bất Sanh.

        Tam giới cửu địa: Tam giới gồm có cửu địa cũng gọi là cửu hữu : Dục giới một địa, Sắc giới bốn địa, Vô sắc giới bốn địa. Mỗi địa chia làm chín phẩm tư hoặc cộng chung là tám mươi mốt phẩm.

Cửu địa:

          1. Dục giới ngũ thú địa (ngũ thú tạp cư địa)

          2. Ly sanh hỷ lạc địa.

          3. Định sanh hỷ lạc địa.

          4. Ly hỷ diệu lạc địa.

          5. Xả niệm thanh tịnh địa.

          6. Không vô biên xứ địa.

          7. Thức vô biên xứ địa.

          8. Vô sở hữu xứ địa.

          9. Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa.

Ngũ trụ phiền não:

          1. Kiến nhứt thiết trụ địa phiền não, tức là tất cả kiến hoặc của Tam giới, dứt hết thì chứng quả Tu Đà Hoàn.

          2. Dục ái trụ địa phiền não, tức là tất cả tư hoặc của Dục giới, dứt hết thì chứng quả A Na Hàm.

          3. Sắc ái trụ địa phiền não, tức là tất cả tư hoặc của Sắc giới.

        4. Hữu ái trụ địa phiền não, tức là tất cả tư hoặc của Vô sắc giới, (dù không có xác thân nhưng còn chấp ngã nên còn có ái) dứt hết tất cả kiến hoặc và tư hoặc kể trên thì được chứng quả A La Hán.

          5. Vô minh trụ địa phiền não tức là chỗ nguồn gốc sinh khởi tất cả phiền não, phá được vô thỉ vô minh (căn bản vô minh) thì được Kiến Tánh Thành Phật.

(Culavedallasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương-xá), tai Veluvana (Trúc Lâm), chỗ Kalandaka Nivapa. Rồi nam cư sĩ Visakha đến chỗ Tỷ-kheo-ni Dhammadinna ở, sau khi đến, đảnh lễ Tỷ-kheo-ni Dhammadinna rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, nam cư sĩ Visakha thưa với Tỷ-kheo-ni Dhammadinna:

– Thưa Ni sư, tự thân, tự thân, (Sakkaya), được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân là như thế nào?

– Hiền giả Visakha, Thế Tôn gọi năm thủ uẩn là tự thân, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn và thức thủ uẩn. Hiền giả Visakha, năm thủ uẩn này, Thế Tôn gọi là tự thân.

– Lành thay, thưa Ni sư.

Nam cư sĩ Visakha hoan hỷ, tín thọ lời Tỷ-kheo-ni Dhammadinna nói, rồi hỏi Tỷ-kheo-ni Dhammadinna thêm một câu hỏi nữa:

– Tự thân tập khởi, tự thân tập khởi, thưa Ni sư, được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân tập khởi (Sakkaya samudaya) là như thế nào?

– Hiền giả Visakha, khát ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Hiền giả Visakha, khát ái này, Thế Tôn gọi là tự thân tập khởi.

– Tự thân diệt, tự thân diệt, thưa Ni sư, được gọi là như vậy. Thế Tôn gọi tự thân diệt là như thế nào?

– Hiền giả Visakha, sự đoạn diệt, không tham đắm, không có dư tàn của khát ái ấy, sự xả ly, sự vất bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp. Hiền giả Visakha, sự đoạn diệt này, Thế Tôn gọi là tự thân diệt.

– Thưa Ni sư, tự thân diệt đạo, tự thân diệt đạo, được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân diệt đạo là như thế nào?

– Hiền giả Visakha, Con đường Thánh tám ngành này, Thế Tôn gọi là tự thân diệt đạo, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

– Thưa Ni sư, thủ này tức là năm thủ uẩn kia hay thủ này khác với năm thủ uẩn?

– Không phải, Hiền giả Visakha. Thủ này tức là năm thủ uẩn kia, thủ này không khác với năm thủ uẩn kia, Hiền giả Visakha, phàm có dục tham đối với năm thủ uẩn, tức là (chấp) thủ đối với chúng ở đây vậy.

– Thưa Ni sư, thế nào là thân kiến?

– Ở đây, Hiền giả Visakha, kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc; xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ; xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng; xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành; xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là thân kiến.

– Thưa Ni sư, thế nào là không phải thân kiến?

Ở đây, Hiền giả Visakha, vị Đa văn Thánh đệ tử đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đến yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không xem sắc là tự ngã, không xem tự ngã là có sắc, không xem sắc là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong sắc; không xem thọ là tự ngã, không xem tự ngã là có thọ, không xem thọ là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thọ; không xem tưởng là tự ngã, không xem tự ngã là có tưởng, không xem tưởng là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong tưởng; không xem các hành là tự ngã, không xem tự ngã là có các hành, không xem các hành là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong các hành; không xem thức là tự ngã, không xem tự ngã là có thức, không xem thức là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là không có thân kiến.

– Thưa Ni sư, thế nào là Thánh đạo Tám ngành?

– Hiền giả Visakha, đây là Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

– Thưa Ni sư, Thánh đạo Tám ngành này là hữu vi hay vô vi?

– Hiền giả Visakha, Thánh đạo Tám ngành này là hữu vi.

– Thưa Ni sư, ba uẩn được Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp hay Thánh đạo Tám ngành được ba uẩn thâu nhiếp?

– Hiền giả Visakha, ba uẩn không bị Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp; Hiền giả Visakha, Thánh đạo Tám ngành bị ba uẩn thâu nhiếp. Hiền giả Visakha, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, những pháp này được thâu nhiếp trong giới uẩn. Chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, những pháp này được thâu nhiếp trong định uẩn. Chánh tri kiến và chánh tư duy, những pháp này được thâu nhiếp trong tuệ uẩn.

– Thưa Ni sư thế nào là định, thế nào là định tướng, thế nào là định tư cụ, thế nào là định tu tập?

– Hiền giả Visakha, nhất tâm là định, Bốn Niệm Xứ là định tướng, Bốn Tinh cần là định tư cụ, sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là định tu tập ở đây vậy.

– Thưa Ni sư, có bao nhiêu hành?

– Hiền giả, có ba loại hành này: thân hành, khẩu hành, và tâm hành.

– Thưa Ni sư, thế nào là thân hành, thế nào là khẩu hành, thế nào là tâm hành?

– Thở vô, thở ra, Hiền giả Visakha, là thân hành, tầm tứ là khẩu hành, tưởng và thọ là tâm hành.

– Thưa Ni sư, vì sao thở vô thở ra là thân hành, vì sao tầm tứ là khẩu hành, vì sao tưởng và thọ là tâm hành?

– Thở vô, thở ra, Hiền giả Visakha, thuộc về thân, những pháp này lệ thuộc với thân, nên thở vô thở ra thuộc về thân hành. Hiền giả Visakha, trước phải tầm và tứ rồi sau mới phát lời nói, nên tầm tứ thuộc về khẩu hành. Tưởng và thọ là tâm sở, các pháp này lệ thuộc với tâm, nên tưởng và thọ thuộc về tâm hành.

– Thưa Ni sư, như thế nào là chứng nhập Diệt thọ tưởng định?

– Hiền giả Visakha, Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, vị ấy không nghĩ rằng: “Tôi sẽ chứng nhập Diệt thọ tưởng định”, hay “Tôi đang chứng nhập Diệt thọ tưởng định” hay “Tôi đã chứng nhập Diệt thọ tưởng định”. Vì rằng, tâm của vị này trước đã được tu tập như vậy nên đưa đến trạng thái như vậy.

– Thưa Ni sư, Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, những pháp gì diệt trước, thân hành, hay khẩu hành, hay tâm hành?

– Hiền giả Visakha, vị Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, khẩu hành diệt trước, rồi đến thân hành, rồi đến tâm hành.

– Thưa Ni sư, làm thế nào xuất khởi Diệt thọ tưởng định?

– Hiền giả Visakha, vị Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, không có nghĩ rằng: “Tôi sẽ xuất khởi Diệt thọ tưởng định”, hay “Tôi đang xuất khởi Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đã xuất khởi Diệt thọ tưởng định”. Vì rằng tâm của vị này trước đã tu tập như vậy nên đưa đến trạng thái như vậy.

– Thưa Ni sư, Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, những pháp nào khởi lên trước, thân hành, hay khẩu hành hay tâm hành?

– Hiền giả Visakha, Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, tâm hành khởi lên trước nhất, rồi đến thân hành, rồi đến khẩu hành.

– Thưa Ni sư, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, vị ấy cảm giác những xúc nào?

– Hiền giả Visakha, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, vị ấy cảm giác ba loại xúc: không xúc, vô tướng xúc, vô nguyện xúc.

– Thưa Ni sư, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, tâm của vị ấy thiên về gì, hướng về gì, khuynh hướng về gì?

– Hiền giả Visakha, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, tâm của vị ấy thiên về độc cư, hướng về độc cư, khuynh hướng về độc cư.

– Thưa Ni sư, có bao nhiêu thọ?

– Hiền giả Visakha, có ba thọ này, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.

– Thưa Ni sư, thế nào là lạc thọ, thế nào là khổ thọ, thế nào là bất khổ bất lạc thọ?

– Hiền giả Visakha, cái gì được cảm thọ bởi thân hay tâm, một cách khoái lạc, khoái cảm, như vậy là lạc thọ. Hiền giả Visakha, cái gì được cảm thọ bởi thân hay tâm, một cách đau khổ, không khoái cảm, như vậy là khổ thọ. Hiền giả Visakha, cái gì được cảm thọ bởi thân hay tâm không khoái cảm, không khoái cảm như vậy là bất khổ bất lạc thọ.

– Thưa Ni sư, đối với lạc thọ, cái gì lạc, cái gì khổ? Đối với khổ thọ, cái gì khổ, cái gì lạc? Đối với bất khổ bất lạc thọ, cái gì lạc, cái gì khổ?

– Hiền giả Visakha, đối với lạc thọ, cái gì trú là lạc, cái gì biến hoại là khổ. Đối với khổ thọ, cái gì trú là khổ, cái gì biến hoại là lạc. Đối với bất khổ bất lạc thọ, có trí là lạc, vô trí là khổ.

– Thưa Ni sư, trong lạc thọ, có tùy miên gì tồn tại; trong khổ thọ, có tùy miên gì tồn tại; trong bất khổ bất lạc thọ, có tùy miên gì tồn tại?

– Hiền giả Visakha, trong lạc thọ, tham tùy miên tồn tại; trong khổ thọ, sân tùy miên tồn tại; trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên tồn tại?

– Thưa Ni sư, có phải trong tất cả lạc thọ, tham tùy miên tồn tại; trong tất cả khổ thọ, sân tùy miên tồn tại; trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên tồn tại?

– Hiền giả Visakha, không phải trong tất cả lạc thọ, tham tùy miên tồn tại; không phải trong tất cả khổ thọ, sân tùy miên tồn tại; không phải trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên tồn tại.

– Thưa Ni sư, trong lạc thọ, cái gì phải từ bỏ. Trong khổ thọ, cái gì phải từ bỏ. Trong bất khổ bất lạc thọ, cái gì phải từ bỏ?

– Hiền giả Visakha, trong lạc thọ, tham tùy miên phải từ bỏ. Trong khổ thọ, sân tùy miên phải từ bỏ. Trong bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên phải từ bỏ.

– Thưa Ni sư, có phải trong tất cả lạc thọ, tham tùy miên phải từ bỏ. Trong tất cả khổ thọ, sân tùy miên phải từ bỏ. Trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên phải từ bỏ?

– Hiền giả Visakha, không phải trong tất cả lạc thọ, tham tùy miên phải từ bỏ; trong tất cả khổ thọ, sân tùy miên phải từ bỏ; trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên phải từ bỏ. Ở đây, Hiền giả Visakha, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm và tứ. Do vậy tham đã được từ bỏ, không còn tham tùy miên tồn tại ở đây. Ở đây, Hiền giả Visakha, vị Tỷ-kheo suy tư như sau: “Chắc chắn ta sẽ chứng và an trú trong trú xứ mà nay các vị Thánh đang an trú”. Vì muốn phát nguyện hướng đến các cảnh giải thoát vô thượng, do ước nguyện ấy, khởi lên ưu tư. Do vậy, sân được từ bỏ, không còn sân tùy miên tồn tại ở đây. Ở đây, Hiền giả Visakha, vị Tỷ-kheo xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Do vậy vô minh đã được từ bỏ, không còn vô minh tùy miên tồn tại ở đây.

– Thưa Ni sư, lạc thọ lấy gì làm tương đương?

– Hiền giả Visakha, lạc thọ lấy khổ thọ làm tương đương.

– Thưa Ni sư, khổ thọ lấy gì làm tương đương?

– Hiền giả Visakha, khổ thọ lấy lạc thọ làm tương đương.

– Thưa Ni sư, bất khổ bất lạc thọ lấy gì làm tương đương?

– Hiền giả Visakha, bất khổ bất lạc thọ lấy vô minh làm tương đương.

– Thưa Ni sư, vô minh lấy gì làm tương đương?

– Hiền giả Visakha, vô minh lấy minh làm tương đương.

– Thưa Ni sư, minh lấy gì làm tương đương?

– Hiền giả Visakha, minh lấy giải thoát làm tương đương.

– Thưa Ni sư, giải thoát lấy gì làm tương đương?

– Hiền giả Visakha, giải thoát lấy Niết-bàn làm tương đương?

– Thưa Ni sư, Niết-bàn lấy gì làm tương đương?

– Hiền giả Visakha, câu hỏi đi quá xa, vượt ra ngoài giới hạn câu trả lời. Hiền giả Visakha, phạm hạnh là để thể nhập vào Niết-bàn, để vượt qua đến Niết-bàn, để đạt cứu cánh Niết-bàn. Hiền giả Visakha, nếu Hiền giả muốn, hãy đến chỗ Thế Tôn ở, và hỏi ý nghĩa này. Và Thế Tôn trả lời cho Hiền giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

Rồi nam cư sĩ Visakha hoan hỷ, tín thọ lời Tỷ-kheo-ni Dhammadinna giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tỷ-kheo-ni Dhammadinna, thân bên phải hướng về phía Tỷ-kheo-ni rồi từ biệt, đi đến chỗ Thế Tôn ở. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, nam cư sĩ Visakha thuật lại cho Thế Tôn tất cả câu chuyện đàm đạo với Tỷ-kheo-ni Dhammadinna. Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với nam cư sĩ Visakha:

– Này Visakha, Tỷ-kheo-ni Dhammadinna là bậc Hiền trí! Này Visakha, Tỷ-kheo-ni Dhammadinna là bậc Đại tuệ. Này Visakha, nếu Ông hỏi Ta ý nghĩa ấy, Ta cũng trả lời như Tỷ-kheo-ni Dhammadinna đã trả lời. Ông đối với nghĩa này, hãy như vậy thọ trì.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nam cư sĩ Visakha hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

TIỂU KINH PHƯƠNG QUẢNG, THỨ BỐN MƯƠI BỐN HẾT.

 

Thích Minh Châu 

__________________________________________________________________________________________

>>>  43. Đại Kinh Phương Quảng

Khi niệm Phật đến chỗ “nhất tâm bất loạn” , thì tâm đã là cõi Tịnh Độ rồi. Do kinh Di Đà là kinh phương tiện, kinh biểu tượng, cho nên ta phải đọc ra đằng sau ngôn ngữ và đằng sau hình ảnh biểu tượng đề tìm cho ra cái thực.

Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến. Vậy thì Phật giáo nói chung, các tông phái Phật giáo nói riêng, ai có sứ mạng nấy, tuỳ căn cơ trình độ của chúng sanh, tuỳ lịch sử và thời đại, tuỳ quyền biến, tuỳ phương tiện nên chúng có thể sai khác, dị biệt chút ít, nhưng tựu trung, vẫn có cái chung nhất: “Không làm điều ác, làm các việc lành và giữ tâm trong sạch”.

Như vậy thì trong Phật giáo, ai là người tu hành chơn chánh, dẫu theo pháp môn nào cũng đều được cả. Người căn cơ trí tuệ thì tu Thiền tông, Thiền minh sát. Người căn cơ tinh tấn thì sống với hạnh phục vụ chúng sanh. Người căn cơ đức tin thì tu niệm ân đức Phật, đức Pháp, đức Tăng, niệm Phật A-di-đà, niệm Quán Thế Âm. Trí tuệ thì “tự lực, tự giác”. Tinh tấn thì “phục vụ để hoàn toàn, hoàn toàn để phục vụ”. Đức tin, ban đầu tuy “nương tựa tha lực” cho đến lúc tự mình lên đường thì lúc ấy cũng “tự lực, tự giác” được vậy.

Kinh A-di-đà hậu tác khoảng 600 sau Phật Niết-bàn, được lấy cảm hứng từ câu chuyện vua Ajātasattu (A-xà-thế) do tham vọng vương quyền, lại còn bị Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) xúi giục nên bắt giam vua cha Bimbisāra vào ngục. Mẹ của Ajātasattu là hoàng hậu Videhi (Vi-đề-hi) bí mật mang thức ăn vào cho chồng, nhưng vài lần bị Ajātasattu phát hiện, ngăn cấm. Cuối cùng đức vua Bimbisāra chết đói trong ngục tối. Hoàng hậu Videhi đau khổ tột cùng, bà chán ngán trần gian, chán ngán và ghê sợ tâm địa độc ác của con bà. Vốn là một cận sự nữ thuần thành, bà hướng tâm đến đức Phật, ngầm hỏi ngài là trên thế gian này, có cảnh giới nào không có những con người hung hiểm, độc ác, mà chỉ thuần là kẻ thiện hiền, sống một đời an lạc, hạnh phúc chăng? Khởi tâm bi mẫn, đức Phật xuất hiện, dùng oai lực thần thông cho bà thái hậu đau khổ thấy sáu cảnh trời Dục giới, nơi các vị chư thiên, do phước báu hoá sanh đang thọ hưởng niềm vui ngũ dục, không có cảnh bạo tàn và ác độc như nhân gian. Đặc biệt, đức Phật giới thiệu cung trời Đẩu Suất, vừa đầy đủ hạnh phúc vật chất vừa đầy đủ hạnh phúc tinh thần, là nơi thường có chư đẳng giác bồ-tát ngụ cư, hằng thuyết pháp cho thiên chúng. Sau đó, thái hậu Videhi hỏi Phật là muốn sanh về cảnh giới hạnh phúc ấy thì phải làm thế nào? Và đức Phật đã cặn kẽ chỉ dạy cách tu tập, là phải đầy đủ năm giới, mười lành, phải đầy đủ tín, giới, văn thí, tuệ như thế nào. Và cuối đời, thái hậu Videhi cố gắng, chăm chuyên tu tập như lời Phật dạy để mong hoá sanh vào cảnh trời Đẩu Suất.

Theo tinh thần kinh điển Nikāya là vậy. Nhưng theo nguồn gốc văn bản Vô Lượng Thọ kinh (Amitāyurdhyāna Sūtra) thì có sai khác chút ít:    

“- Đức Phật tiếp tục giảng giải những công hạnh tu tập cần thiết để quy hướng về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Những công hạnh nầy là “Ba nghiệp thanh tịnh,” gồm kính trọng cha mẹ và sư trưởng, giữ giới và tụng đọc kinh điển Đại thừa. Qua năng lực thần thông, đức Phật đã cho Hoàng hậu Vi-đề-hi và những người thân thấy được cảnh giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà và nhờ đó mà bà chứng được vô sanh pháp nhẫn. 

Không lo âu về thọ mạng trong đời sau thì sẽ không có được sự lợi lạc từ lời “khai thị” của đức Phật, Hoàng hậu Vi-đề-hi thưa hỏi về phương pháp tu tập để được vãng sanh. Để trả lời, đức Phật đã dạy cho bà 16 pháp quán, bắt đầu với pháp quán về mặt trời mọc ở cõi Ta-bà nầy, và chuyển sang kích thước vật lý của cõi Tịnh độ (Sukhāvati), như đất đai, cây cối, ao hồ; rồi nói về đức Phật A-di-đà và các vị Bồ-tát trợ thủ như Bồ-tát Quán Thế Âm và Bồ-tát Đại Thế Chí. Ba pháp quán sau cùng đề cập đến các đối tượng của chín phẩm vãng sanh và chi tiết từng phẩm hạng mà mọi người có khả năng đạt được. Lời chỉ dạy của đức Phật về 16 pháp quán tạo thành chủ đề chính trong phần chánh văn của bộ kinh. Kinh Quán Vô Lượng Thọ kết thúc bằng sự quả quyết rằng Hoàng hậu Vi-đề-hi chắc chắn sẽ được vãng sanh, và khuyến tấn người đọc truyền bá sâu rộng giáo nghĩa kinh văn”.

Còn theo Bách khoa mở thì:

      “- Quán Vô Lượng Thọ kinh Amitāyurdhyāna Sūtra) là một trong ba bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh độ tông. Kinh miêu tả thế giới phương Tây của Phật A-di-đà và dạy cách hành trì: sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hành giả thoát khỏi các nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của A-di-đà. Kinh này chỉ rõ quá trình phát sinh giáo pháp của Tịnh độ tông và thật ra đã được đức Phật lịch sử Thích-ca trình bày. Tương truyền rằng, hoàng hậu Vi-đề-hi, mẹ của vua A-xà-thế, bị con mình bắt hạ ngục cùng với chồng là vua Tần-bà-sa-la (sa., pi. bimbisāra). Bà nhất tâm cầu nguyện Phật và khi Phật hiện đến, bà xin tái sinh nơi một cõi yên lành hạnh phúc. Phật dùng thần lực cho bà thấy mọi thế giới tịnh độ, cuối cùng bà chọn cõi Cực lạc của A-di-đà. Phật dạy cho bà phép thiền định để được tái sinh nơi cõi đó. Phép thiền định này gồm 16 phép quán tưởng, và tuỳ theo nghiệp lực của chúng sinh, các phép này có thể giúp tái sinh vào một trong chín cấp bậc của Tịnh độ.

Mười sáu phép quán tưởng đó là: quán mặt trời lặn; quán nước; quán đáy sông; quán cây cối; quán nước cam lộ; quán thế giới thực vật; quán nước và đáy nước; quán toà sen; quán ba báo thân của ba vị thánh A-di-đà, Quán Thế ÂmĐại Thế Chí; quán ba ứng thân của Phật A-di-đà; của Quán Thế Âm; của Đại Thế Chí; quán A-di-đà trong Tịnh độ; quán ba vị thánh trong Tịnh độ; quán cấp thượng căn trong Tịnh độ; quán cấp trung căn và hạ căn trong Tịnh độ. Các phép quán này giúp hành giả có thể thấy được A-di-đà và hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngay trong đời này và đó là dấu hiệu chắc chắn hành giả sẽ được tái sinh về Tịnh độ.

Đọc mấy đoạn văn trên, độc giả có thể dễ dàng nhận thấy chỗ nào là cận nguyên thuỷ, chỗ nào là của tư tưởng phát triển (Những cụm từ như tụng đọc kinh điển đại thừa, vô sanh pháp nhẫn và 16 phép quán tưởng chưa hề thầy trong hơn 25 bộ phái Tiểu thừa và Đại chúng bộ sau cuộc kêt tập kinh điển lần thứ 3, thời vua Asoka, 216-218 năm sau Phật Niết-bàn).

Thật ra, hầu như một số ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng của kinh A-di-đà đều được triển khai từ các Nikāya nguyên thuỷ. Ta có thể đối chứng một vài.

1- Cảnh giới Tịnh Độ Di-đà :

“Lại nữa Xá Lợi Phất ! Cõi nước Cực Lạc có bảy tầng lan can, bảy tầng mành lưới, bảy tầng hàng cây, đều do bốn thứ báu bao bọc chung quanh, cho nên cõi đó gọi là Cực Lạc.

 Lại nữa Xá Lợi Phất ! Cõi nước Cực Lạc có ao làm bằng bảy báu, nước có tám thứ công đức, đầy dẫy trong đó, đáy ao dùng cát vàng rải làm đất, bốn bên thềm đường, dùng vàng bạc, lưu ly, pha lê hợp làm thành, phía trên có lầu các, cũng dùng vàng bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, châu đỏ, mã não  nghiêm sức. Hoa sen trong ao lớn như bánh xe, hoa màu xanh thì ánh sáng xanh, màu vàng thì ánh sáng vàng, màu đỏ thì ánh sáng đỏ, màu trắng thì ánh sáng trắng, tốt đẹp thơm tho trong sạch. Xá Lợi Phất ! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

 Lại nữa Xá Lợi Phất ! Cõi Phật đó thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời, mưa xuống hoa trời Mạn Đà La. Chúng sinh cõi đó, thường vào buổi sáng sớm, đều lấy túi y đựng đầy hoa đẹp, đem đi cúng dường vạn ức Đức Phật trong mười phương, khi đến bữa ăn bèn trở về nước của mình, ăn cơm xong đi kinh hành. Xá Lợi Phất ! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

 Lại nữa Xá Lợi Phất ! Cõi đó thường có đủ thứ chim lạ đẹp đủ màu như : Chim hạt trắng, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, cộng mệnh. Các thứ chim đó, ngày đêm sáu thời, vang ra tiếng hoà nhã. Tiếng đó diễn nói pháp : năm căn, năm lực, bảy bồ đề phần, tám thánh đạo, các pháp như vậy thảy, chúng sinh trong cõi đó, nghe tiếng đó rồi, đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

 Xá Lợi Phất ! Ông chớ cho rằng những thứ chim đó là do tội báo sinh ra. Vì sao ? Vì cõi Phật đó chẳng có ba đường ác. Xá Lợi Phất ! Cõi Phật đó tên ba đường ác còn không có, hà huống là có thật. Những thứ chim đó đều do Đức Phật A Di Đà, muốn khiến cho pháp âm tuyên lưu mà biến hoá làm ra. Xá Lợi Phất ! Cõi Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu, và các mành lưới báu, vang ra âm thanh vi diệu, ví như trăm ngàn thứ nhạc, đồng thời hoà tấu, người nghe tiếng đó rồi, tự nhiên đều sinh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Xá Lợi Phất ! Cõi Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm như thế”.

Và sau đây là cảnh giới của đức vua Chuyển Luân thánh vương (Đức vua Thiện Kiến):

“- A-nan, ở chung quanh bên ngoài Câu-thi vương thành, có bảy lớp hào. Hào ấy được xây bằng gạch bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh. Đáy hào cũng trải cát bằng bốn loại báu là vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh.

“Này A-nan, Câu-thi vương thành có bảy lớp tường thành bao bọc bên ngoài. Những lớp tường thành ấy cũng được xây bằng gạch bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh.

“Này A-nan, Câu-thi vương thành có bảy lớp hàng cây Đa-la bằng bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh bao bọc xung quanh. Cây Đa-la bằng vàng thì hoa, lá và trái bằng bạc. Cây Đa-la bằng bạc thì hoa, lá và trái bằng vàng. Cây Đa-la bằng lưu ly thì hoa, lá và trái bằng thủy tinh. Cây Đa-la bằng thủy tinh thì hoa, lá và trái bằng lưu ly.

“Này A-nan, ở giữa những cây Đa-la có đào nhiều hồ sen; hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen đỏ và hồ hoa sen trắng.

“Này A-nan, bờ hồ hoa ấy được đắp bằng bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh. Ở đáy hồ thì rải cát bằng bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh. Trong thành hồ ấy có thềm cấp bằng bốn báu là vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh. Thềm cấp bằng vàng thì bậc chân bằng bạc, thềm cấp bằng bạc thì có bậc chân bằng vàng. Thềm cấp bằng lưu ly thì có bậc chân bằng thủy tinh. Thềm cấp bằng thủy tinh thì có bậc chân bằng lưu ly.

“Này A-nan, xung quanh hồ ấy có câu lan bằng bốn báu, lưỡi câu là vàng bạc, lưu ly, thủy tinh. Lan can bằng vàng thì lưỡi câu bằng bạc. Lan can bằng bạc thì lưỡi câu bằng vàng. Lan can bằng lưu ly thì lưỡi câu bằng thủy tinh. Lan can bằng thủy tinh thì lưỡi câu bằng lưu ly.

“Này A-nan, hồ ấy được trùm bởi màn lưới có chuông treo ở giữa. Chuông ấy làm bằng bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh. Chuông bằng vàng thì quả lắc bằng bạc. Chuông bằng bạc thì quả lắc bằng vàng. Chuông bằng lưu ly thì quả lắc bằng thủy tinh. Chuông bằng thủy tinh thì quả lắc bằng lưu ly.

“Này A-nan, trong hồ ấy trồng nhiều loại hoa dưới nước như hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen đỏ, hoa sen trắng; thường có nước, có hoa, không có người trông giữ ngăn cấm vì thuộc về tất cả mọi người.

“Này A-nan, ở bờ hồ ấy có trồng nhiều loại hoa như hoa Tu-ma-na, hoa Bà-sư, hoa Chiêm-bặc, hoa Kiện-đề, hoa Ma-đầu-kiện-đề, hoa A-đề-mâu-đa, hoa Ba-la đầu.

“Này A-nan, bên các bờ hồ sen ấy, có nhiều người nữ thân thể nõn nà, sạch sẽ, trong sáng, sắc đẹp hơn người, chẳng kém thiên nữ, tư dung đoan chánh, ai nhìn cũng thấy vui thích, được trang sức đầy đủ các loại ngọc báu; những người nữ ấy bố thí tùy theo nhu cầu của mọi người như đồ ăn thức uống, áo, chăn, xe cộ, nhà cửa, giường nệm, đệm lông ngũ sắc, tôi tớ, đèn dầu... đem cung cấp đầy đủ.

“Này A-nan, lá cây Đa-la ấy lúc gió thổi thì phát ra âm thanh cực kỳ vi diệu, cũng như năm loại kỹ nhạc được nhạc sư tài ba tấu lên thì có âm thanh hết sức hài hòa, tuyệt diệu. Này A-nan, lá cây ấy lúc gió thổi cũng lại như vậy”.

2- Về thời gian tu tập:

- Kinh A-di-đà:

“Xá Lợi Phất ! Nếu có người thiện nam thiện nữ nào, nghe nói về Đức Phật A Di Đà, mà trì danh hiệu của Ngài: hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tán loạn, thì người đó khi lâm chung, sẽ được Đức Phật A Di Đà và các Thánh chúng, hiện ra ở trước người đó, lúc người đó lâm chung, tâm không điên đảo, liền được vãng sinh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Xá Lợi Phất ! Ta thấy lợi ích đó, nên nói lời nầy. Nếu có chúng sinh nghe nói như thế, phải nên phát nguyện, sinh về cõi đó”.

- Kinh Niệm xứ:

“- Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm, một năm, bảy tháng, sáu tháng, năm tháng, bốn tháng, ba tháng, hai tháng, một tháng, trong nửa tháng; không cần nửa tháng, chỉ cầntrong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ”.

3- Niệm Phật của Nguyên thuỷ:

      Niệm Phật trong thiền định nguyên thủy dành cho hành giả có căn cơ đức tin (saddhā), tất là có tánh tín (saddhācārita) vượt trội hơn các tánh khác. Có hai cách niệm sau đây:

3.1- Niệm danh hiệu: Trong 9 hồng ân Phật sau đây: Arahaṃ (Ứng Cúng), Sammā Sambuddho (Chánh Biến Tri), Vijjā-carana Sampanno (Minh Hạnh Túc), Sugato (Thiện Thệ), Lokavidū (Thế Gian Giải), Anuttaro Purisa Damma Sārathi (Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu), Satthā Deva Manussānam (Thiên Nhân Sư), Buddho (Phật), Bhagavā (Thế Tôn) – hành giả thấy danh hiệu nào hợp với căn cơ, tâm tánh của mình thì lựa chọn để niệm. Phải chú tâm, tinh cần, miên mật và đặt trọn niềm tin của mình trong khi niệm. Có thể niệm “Arahaṃ, Arahaṃ...” hay “Buddho, Buddho...” thành lời sau đó niệm thầm trong tâm; niệm liên tục, không gián đoạn, không để cho bất kỳ một tạp niệm nào xen vào cho đến khi tâm được an trú trong “nhất niệm”, hay cận hành định (upacāra).

 3.2- Niệm ân đức:

  Ví dụ: Arahaṃ là tự tánh thanh tịnh của chư Phật ba đời, có ba đức (guṇa): Một, Vô Lậu, là đoạn tận vô minh, phiền não, thực chứng Trí Tuệ Vô lậu viên mãn (Anāsava Sabbaññutā Ñāṇa). Hai, Vô Sanh, là chấm dứt sinh tử luân hồi, đạt Vô Sanh Bất tử (Ajātāmata). Ba, Vô Nhiễm, là thoát ly lậu hoặc, cấu uế, hoàn toàn Thanh Tịnh Vô nhiễm (Amala Visuddhi).

Cách niệm ân đức này, hành giả nghĩ tưởng hoặc niệm tưởng trong tâm, từ ân đức một đến ân đức ba. Khi mà tâm hành giả liên tục tràn ngập ba ân đức ấy thì mọi tạp niệm lắng dứt, mọi tham ưu phiền não tự động xa rời, và lúc ấy hành giả cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng, mát mẻ, có những thiền chi như phỉ, lạc phát sanh; và cũng đạt được nhất niệm hoặc cận hành định giống như niệm hồng danh vậy.

4- Niệm Phật A-di-đà:

4.1- Niệm danh hiệu: Nếu niệm lục tự Di-đà thì tương tự niệm danh hiệu Phật như bên nguyên thuỷ vậy. Hành giả khi tu tập cứ niệm mãi, niệm hoài hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, một lòng không tán loạn, thì người đó khi lâm chung, sẽ được Đức Phật A Di Đà và các Thánh chúng, hiện ra ở trước người đó, lúc người đó lâm chung, tâm không điên đảo, liền được vãng sinh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Ở đây, ta lưu ý, bên nguyên thuỷ, khi đạt nhất niệm, tức cận hành định thì tâm không còn tán loạn, tâm không còn điên đảo, tâm đã thanh tịnh (tham ưu, phiền não đã lắng dịu). Nói cách khác, “nhất cú Di Đà vô biệt niệm (nhất niệm), bất lao đàn chỉ đáo Tây phương”. Và khi tâm đã thanh tịnh rồi thì “tuỳ kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh”, ở đây và bây giờ.

4.2- Niệm tự tánh:

Nếu tự tánh của chư Phật có ba đức thì niệm Phật A-di-đà cũng có ba đức: Một, Vô Lượng Quang (Amitābhā) là biểu tượng cho Vô Lậu: Trí tuệ vô lậu viên mãn (Anāsava Sabbaññutā Ñāṇa). Hai, Vô Lượng Thọ (Amitāyur) là biểu tượng cho Vô Sanh: Chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt Vô Sanh Bất Tử (Ajātāmata). Ba, cõi Cực Lạc (Sukhāvatīvyūha) cõi Tịnh Độ là biểu tượng cho Vô Nhiễm: Thoát ly lậu hoặc, cấu uế, hoàn toàn Thanh Tịnh Vô Nhiễm (Amala Visuddhi).

Hoá ra dù niệm danh tướng, tự tánh thì ý nghĩa hay chứng nghiệm đều giống nhau dù tên gọi có khác. Lại nữa, một bên là thực tánh (Arahaṃ), một bên là biểu tượng quyền biến thiện xảo (A-di-đà) nhưng gặp gỡ nhau ở tâm thanh tịnh cả. Do vậy, không ngạc nhiên gì  khi hành giả phái Tịnh độ thường hay nói: “Tự tánh Di Đà, duy tâm tịnh độ!”  Có nghĩa là, tự tánh mình là Phật Di Đà, và tự tâm mình là cõi Tịnh Độ” vậy.

5- Còn tu tập nữa:

5.1- Theo nguyên thuỷ:

Sau khi hành giả niệm Phật đến nhất niệm (còn một niệm, nhất cú Di Đà), tức cận hành định (upacāra samādhi) là tâm thanh tịnh thuộc cõi Dục giới. Niệm Phật thuộc tuỳ niệm (anussati), chỉ có khả năng đạt cận định chứ không thể đạt sâu hơn. Nếu muốn đạt nhất tâm (ekaggatā),  đắc an chỉ định (appanā samādhi), tức là tâm thanh tịnh thuộc cõi Sắc giới thì phải chuyển đổi đề mục sang niệm (sati) hơi thở,  niệm thân hoặc các đề mục như đất, nước, lửa, gió... Tuy nhiên, không cần phải đi sâu vào định, chỉ cần cận hành định là hành giả có thể chuyển qua tu tập minh sát tuệ, quán ngũ uẩn, mười hai duyên khởi để thấy rõ tam tướng, đi vào dòng thánh.

5.1- Theo kinh A-di-đà:

Khi niệm Phật đến chỗ “nhất tâm bất loạn” , thì tâm đã là cõi Tịnh Độ rồi. Do kinh Di Đà là kinh phương tiện, kinh biểu tượng, cho nên ta phải đọc ra đằng sau ngôn ngữ và đằng sau hình ảnh biểu tượng đề tìm cho ra cái thực. Vậy, đến cõi Tịnh Độ rồi, hành giả cũng còn cần phải tu tập, ta hãy nghe: “Này Xá-lơi-phất! Cõi đó thường có đủ thứ chim lạ đẹp đủ màu như: Chim hạt trắng, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, cộng mệnh. Các thứ chim đó, ngày đêm sáu thời, vang ra tiếng hoà nhã. Tiếng đó diễn nói pháp: năm căn, năm lực, bảy bồ đề phần, tám thánh đạo, các pháp như vậy thảy, chúng sinh trong cõi đó, nghe tiếng đó rồi, đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng”.

Vậy là đã rõ, còn phải tu 37 trợ đạo phẩm, trong đó có Bát Chánh Đạo, tức Đạo Đế, con đường thành tựu chánh trí, giác ngộ, giải thoát, Vô Sanh, Niết-bàn!

Cầu nguyện cho muôn triệu người tu tập pháp môn niệm Phật Di Đà: “Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung, Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu (cửu phẩm là 4 đạo, 4 quả và 01 Niết-bàn), Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh (chứ không phải Hữu Sanh), Bồ Tát bất thối vi bạn lữ (bất thối vì đã vào dòng giải thoát rồi).

Nguồn: Thư Viện Hoa Sen

(Mahavedallasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, Tinh xá ông Anathapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahakotthita (Đại Câu-hy-la), vào buổi chiều, khi thiền định xong, đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Sariputta ở, sau khi đến nói lên với Tôn giả Sariputta những lời chào đón, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahakotthita nói với Tôn giả Sariputta:

– Này Hiền giả, liệt tuệ, liệt tuệ (Duppanna) được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là liệt tuệ?

– Này Hiền giả, vì không tuệ tri, không tuệ tri (Nappajanati), này Hiền giả nên được gọi là liệt tuệ. Không tuệ tri gì? Không tuệ tri: đây là Khổ, không tuệ tri: đây là Khổ tập, không tuệ tri: đây là Khổ diệt, không tuệ tri: đây là con đường đưa đến Khổ diệt. Vì không tuệ tri, không tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là liệt tuệ.

– Lành thay, Hiền giả!

Tôn giả Mahakotthita hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sariputta nói, rồi hỏi Tôn giả Sariputta một câu hỏi nữa:

– Này Hiền giả, trí tuệ, trí tuệ được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào là được gọi là trí tuệ?

– Vì có tuệ tri, có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ. Có tuệ trí gì? Có tuệ tri: đây là Khổ, có tuệ tri: đây là Khổ tập, có tuệ tri: đây là Khổ diệt, có tuệ tri: đây là Con đường đưa đến Khổ diệt. Vì có tuệ tri, có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ.

– Thức, thức, này Hiền giả, được gọi là như vậy, Này Hiền giả, như thế nào được gọi là thức?

– Này Hiền giả, vì thức tri, thức tri, này Hiền giả nên được gọi là có thức. Thức tri gì? Thức tri lạc, thức tri khổ, thức tri bất khổ bất lạc. Vì thức tri, thức tri, này Hiền giả, nên được gọi là có thức.

– Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, những pháp này được kết hợp hay không được kết hợp? Có thể chăng, nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần?

– Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không kết hợp. Không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần. Này Hiền giả, điều gì tuệ tri được là thức tri được, điều gì thức tri được là tuệ tri được. Do vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không kết hợp, và không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần.

– Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, thế nào là sự sai khác giữa những pháp được kết hợp, không phải không kết hợp này?

– Này Hiền giả, Trí tuệ như vậy, thức như vậy, giữa những pháp được kết hợp, không phải không được kết hợp này, trí tuệ cần phải được tu tập (Bhavetabba), còn thức cần phải được liễu tri (Parinneyyam) như vậy là sự sai khác giữa những pháp này.

– Cảm thọ, cảm thọ, này Hiền giả, được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là cảm thọ?

– Này Hiền giả, cảm thọ, cảm thọ (Vedeti), nên được gọi là cảm thọ. Và cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ bất khổ bất lạc thọ. Này Hiền giả, cảm thọ, cảm thọ, nên được gọi là cảm thọ.

– Này Hiền giả, tưởng, tưởng (Sanna) được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là tưởng?

– Tưởng tri, tưởng tri (Sanjanati), này Hiền giả, nên được gọi là tưởng, Và tưởng tri gì? Tưởng tri màu xanh, tưởng tri màu vàng, tưởng tri màu đỏ, tưởng tri màu trắng. Tưởng tri, tưởng tri, này Hiền giả, nên được gọi là tưởng.

– Này Hiền giả, thọ như vậy, tưởng như vậy, những pháp này được kết hợp hay không được kết hợp? Có thể chăng, nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần?

– Này Hiền giả, cảm thọ như vậy, tưởng như vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không được kết hợp. Không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần. Này Hiền giả, điều gì cảm thọ được là tưởng tri được, điều gì tưởng tri được là cảm thọ được. Do vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không được kết hợp, và không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần.

– Này Hiền giả, ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm căn có thể đưa đến gì?

– Này Hiền giả, ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm căn, có thể đưa đến Hư không vô biên xứ; hư không là vô biên, có thể đưa đến Thức vô biên xứ; thức là vô biên, có thể đưa đến Vô sở hữu xứ, không có sự vật gì.

– Này Hiền giả, pháp gì đưa đến nhờ gì có thể tuệ tri được?

– Này Hiền giả, nhờ tuệ nhãn, pháp được đưa đến có thể tuệ tri.

– Này Hiền giả, trí tuệ có ý nghĩa gì?

– Này Hiền giả, trí tuệ có ý nghĩa là thắng tri (Abhinnattha), có nghĩa là liễu tri (Parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (Pahanattha).

– Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên khiến chánh tri kiến sanh khởi?

– Này Hiền giả, có hai duyên khiến chánh tri kiến sanh khởi: Tiếng của người khác và như lý tác ý. Này Hiền giả, do hai duyên này, chánh tri kiến sanh khởi.

– Này Hiền giả, chánh tri kiến phải được hỗ trợ bởi bao nhiêu chi phần để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, và tuệ giải thoát quả, tuệ giải thoát quả công đức?

– Này Hiền giả, chánh tri kiến phải được hỗ trợ bởi năm chi phần để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát quả công đức. Ở đây, này Hiền giả, chánh tri kiến có giới hỗ trợ, có văn (Suta) hỗ trợ, có thảo luận hỗ trợ, có chỉ (Samatha) hỗ trợ, có quán (Samadhi) hỗ trợ. Này Hiền giả, chánh tri kiến được hỗ trợ bởi năm chi phần này để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát quả công đức.

– Này Hiền giả, có bao nhiêu hữu (Bhava)?

– Này Hiền giả có ba hữu: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.

– Này Hiền giả, như thế nào sự tái sanh trong tương lai được xảy ra?

– Này Hiền giả, bị vô minh ngăn che, bị tham ái trói buộc, các loài hữu tình thích thú chỗ này chỗ kia, như vậy, sự tái sinh trong tương lai được xảy ra.

– Này Hiền giả, như thế nào sự tái sanh trong tương lai không xảy ra?

– Này Hiền giả, vô minh được xả ly, minh khởi, tham ái được đoạn diệt, như vậy sự tái sanh trong tương lai không xảy ra.

– Này Hiền giả, thế nào là Thiền thứ nhất?

– Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Như vậy, này Hiền giả, gọi là Thiền thứ nhất.

– Này Hiền giả, Thiền thứ nhất có bao nhiêu chi phần?

– Này Hiền giả, Thiền thứ nhất có năm chi phần. Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo thành tựu Thiền thứ nhất, có tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Này Hiền giả, Thiền thứ nhất có năm chi phần như vậy.

– Này Hiền giả, Thiền thứ nhất từ bỏ bao nhiêu chi phần và thành tựu bao nhiêu chi phần?

– Này Hiền giả, Thiền thứ nhất từ bỏ năm chi phần và thành tựu năm chi phần. Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo thành tựu Thiền thứ nhất từ bỏ tham dục, từ bỏ sân, từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi, thành tựu tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Này Hiền giả, như vậy Thiền thứ nhất từ bỏ năm chi phần, và thành tựu năm chi phần.

– Này Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới khác nhau, có hành giới khác nhau, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau. Tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có thọ lãnh cảnh giới, hành giới lẫn nhau, cái gì làm sở y cho chúng, cái gì lãnh thọ cảnh giới, hành giới của chúng?

– Này Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lãnh thọ cảnh giới, hành giới lẫn nhau, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau, ý làm sở y cho chúng, và ý lãnh thọ cảnh giới và hành giới của chúng.

– Này Hiền giả, năm căn này là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, năm căn này, do duyên gì mà chúng an trú?

– Này Hiền giả, năm căn này là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, năm căn này, do duyên tuổi thọ (Ayu) mà chúng an trú.

– Này Hiền giả, tuổi thọ do duyên gì mà an trú?

– Tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú.

– Này Hiền giả, hơi nóng do duyên gì mà an trú?

– Hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú.

– Này Hiền giả, nay chúng tôi được biết từ lời nói của Tôn giả Sariputta là tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú. Nay chúng tôi lại được biết từ lời nói của Tôn giả Sariputta là hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú. Này Hiền giả, như thế nào, cần phải hiểu ý nghĩa lời nói này?

– Này Hiền giả, tôi sẽ cho một ví dụ. Nhờ ví dụ, ở đây, một số người có trí sẽ hiểu ý nghĩa lời nói. Này Hiền giả, ví như khi một cây đèn dầu được thắp sáng, duyên tim đèn, ánh sáng được hiện ra, do duyên ánh sáng, tim đèn được thấy. Cũng vậy này Hiền giả, tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú, và hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú.

– Này Hiền giả, những pháp thọ hành (Ayusankhara) này là những pháp được cảm thọ (Vedaniya) này, hay những pháp thọ hành này khác với những pháp được cảm thọ này?

– Này Hiền giả, những pháp thọ hành này không phải là những pháp được cảm thọ này. Này Hiền giả, nếu những pháp thọ hành này là những pháp được cảm thọ này thì không thể nêu rõ sự xuất khởi của vị Tỷ-kheo đã thành tựu Diệt thọ tưởng định. Này Hiền giả, vì rằng những pháp thọ hành khác, những pháp được cảm thọ khác nên có thể nêu rõ sự xuất khởi của vị Tỷ-kheo đã thành tựu Diệt thọ tưởng định.

– Này Hiền giả, đối với thân này, khi nào có bao nhiêu pháp được từ bỏ, thì thân này được nằm xuống, quăng đi, vất bỏ, như một khúc gỗ vô tri?

– Này Hiền giả, đối với thân này, khi nào ba pháp được từ bỏ: Tuổi thọ, hơi nóng và thức, thì thân này nằm xuống, được quăng đi, vất bỏ như một khúc gỗ vô tri.

– Này Hiền giả, có sự sai khác gì giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định?

– Này Hiền giả, vật chết, mạng chung này, thân hành của nó chấm dứt, dừng lại, khẩu hành chấm dứt, dừng lại, tâm hành chấm dứt, dừng lại, tuổi thọ diệt tận, hơi nóng tiêu diệt, các căn bị bại hoại. Còn vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định, thì thân hành của vị này được chấm dứt, được dừng lại, khẩu hành được chấm dứt, được dừng lại, tâm hành được chấm dứt, được dừng lại, nhưng tuổi thọ không diệt tận, hơi nóng không tiêu diệt, các căn được sáng suốt. Này Hiền giả, như vậy là sự sai khác giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định.

– Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để chứng nhập tâm giải thoát bất khổ bất lạc?

– Này Hiền giả, có bốn duyên để chứng nhập tâm giải thoát bất khổ bất lạc. Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Hiền giả, do bốn duyên này mà chứng nhập tâm giải thoát bất khổ bất lạc.

– Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để chứng nhập vô tướng tâm giải thoát?

– Này Hiền giả, có hai duyên để chứng nhập vô tướng tâm giải thoát: không có tác ý nhất thiết tướng và tác ý vô tướng giới. Này Hiền giả, do hai duyên này mà chứng nhập vô tướng tâm giải thoát.

– Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để an trú vô tướng tâm giải thoát?

– Này Hiền giả, có ba duyên để an trú vô tướng tâm giải thoát: không tác ý nhất thiết tướng, tác ý vô tướng giới, và một sự sửa soạn trước. Này Hiền giả, do ba duyên này mà an trú vô tướng tâm giải thoát.

– Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để xuất khởi vô tướng tâm giải thoát?

– Này Hiền giả, có hai duyên để xuất khởi vô tướng tâm giải thoát: tác ý nhất thiết tướng và không tác ý vô tướng giới. Này Hiền giả, do hai duyên này mà xuất khởi vô tướng tâm giải thoát.

– Này Hiền giả, vô lượng tâm giải thoát này, vô sở hữu tâm giải thoát này, không tâm giải thoát này và vô tướng tâm giải thoát này, những pháp này nghĩa sai biệt và danh sai biệt, hay nghĩa đồng nhất và danh sai biệt.

– Này Hiền giả, vô lượng tâm giải thoát, vô sở hữu tâm giải thoát, không tâm giải thoát và vô tướng tâm giải thoát này, có một pháp môn, này Hiền giả, do pháp môn này, các pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt. Và này Hiền giả, lại có một pháp môn, do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa đồng nhất và danh sai biệt. Này Hiền giả, thế nào là có pháp môn, do pháp môn này các pháp ấy có nghĩa sai khác và có danh sai khác? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô lượng tâm giải thoát. Và này Hiền giả, thế nào là vô sở hữu tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì” chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy, này Hiền giả, gọi là Vô sở hữu tâm giải thoát. Và này Hiền giả, thế nào là không tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống và suy nghĩ như sau: “Đây trống không, không có tự ngã hay không có ngã sở”. Như vậy, này Hiền giả, gọi là không tâm giải thoát. Và này Hiền giả, thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo không tác ý với nhất thiết tướng, đạt và an trú vô tướng tâm định. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô tướng tâm giải thoát. Như vậy là có pháp môn và do pháp môn này những pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt. Và này Hiền giả, thế nào là có pháp môn và do pháp môn này các pháp ấy có nghĩa đồng nhất nhưng danh sai biệt. Tham, này Hiền giả, là nguyên nhân của hạn lượng; sân là nguyên nhân của hạn lượng; si là nguyên nhân của hạn lượng. Đối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si này đã được chặt tận gốc như thân cây ta-la được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô lượng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát không có tham, không có sân, không có si. Tham, này Hiền giả, là một vật gì (chướng ngại), sân là một vật gì (chướng ngại), si là một vật gì (chướng ngại). Đối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này đã được chặt tận gốc, như thân cây ta-la được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô sở hữu, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát ấy không có tham, không có sân, không có si. Tham, này Hiền giả, là nhân tạo ra tướng, sân là nhân tạo ra tướng, si là nhân tạo ra tướng. Đối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này được chặt tận gốc, như thân cây ta-la được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô tướng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát này không có tham, không có sân, không có si. Như vậy, này Hiền giả, là pháp môn này, những pháp ấy là đồng nghĩa nhưng danh sai biệt.

Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Tôn giả Mahakotthita hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sariputta dạy.

ĐẠI KINH PHƯƠNG QUẢNG, THỨ BỐN MƯƠI BA HẾT.

 

Thích Minh Châu 

>>>  42. Kinh Veranyaka

Giới thiệu : Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ là tên và kinh văn mới của kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa thường gọi là Bát Nhã Tâm Kinh, hoặc đơn giản hai chữ Tâm Kinh vừa được Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch lại và hoàn tất mà theo Ngài là vào khoảng ba giờ khuya ngày 21.08.2014 tại Viện Vô Ưu - Đức quốc. Trong một lá thư gửi cho học trò, và đệ tử 4 chúng khắp nơi trên thế giới Ngài đã lý giải rất tường tận về Lý do tại sao phải dịch lại kinh văn này.

Thiền Sư nói với đệ tử của ngài rằng :  ... Sở dĩ Thầy phải dịch lại Tâm kinh, vì vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không đủ khéo léo trong khi sử dụng ngôn từ; do đó, đã gây ra nhiều hiểu lầm qua các thời đại. (...) Thầy chỉ hơi tiếc là vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không thêm vào bốn chữ không có, không không ngay sau bốn chữ không sinh, không diệt mà thôi. Bởi vì bốn chữ ấy có thể giúp người thoát khỏi ý niệm có và không, và người ta sẽ không còn dễ bị kẹt vào những cái như “không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi…”

Kinh văn mới cùng với lá thư lý giải tại sao phải dịch lại Kinh này đã phổ biến lần đầu tiên trên trang nhà Làng Mai ngay tức khắc đã có hơn 2200 thành viên facebook ưa tích. Sau đây là Minh giải của Thiền Sư về Lý do tại sao phải dịch lại Tâm Kinh. Tiếp theo là kinh văn trường hàng, kế đến là kinh văn theo kệ tụng 5 chữ. Và sau cùng là kinh văn tiếng Anh.

Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ

Lý do tại sao phải dịch lại Tâm Kinh?

Các con của Thầy,

Sở dĩ Thầy phải dịch lại Tâm kinh, vì vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không đủ khéo léo trong khi sử dụng ngôn từ; do đó, đã gây ra nhiều hiểu lầm qua các thời đại.

Thầy muốn kể cho các con nghe hai câu chuyện: câu chuyện của một vị sa-di tới tham vấn một thiền sư và câu chuyện một thầy khất sĩ tới tham vấn Tuệ Trung Thượng Sĩ.

1. Chuyện của một vị sa-di tới tham vấn một thiền sư

Vị thiền sư hỏi chú sa-di:

- Con hiểu Tâm kinh như thế nào, nói cho Thầy nghe đi.

Chú sa-di chắp tay đáp:

- Con học được rằng, tất cả năm uẩn đều là không. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp; không có sáu thức, mười tám giới cũng không có, mười hai nhân duyên cũng không có, mà cả tuệ giác và chứng đắc cũng không có.

- Con có tin vào lời kinh ấy không?

- Dạ con rất tin vào lời kinh.

Thiền sư bảo:

- Con xích lại gần thầy đây.

Khi chú sa-di xích lại gần, vị thiền sư liền dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của mình nắm lấy cái mũi của chú sa-di và vặn một cái mạnh. Chú sa-di đau quá la lên:

- Thầy ơi, thầy làm con đau quá!

Vị thiền sư nhìn chú và hỏi:

- Vừa rồi chú nói rằng không có mũi. Nếu không có mũi thì cái gì đau vậy?

2. Chuyện một thầy khất sĩ tới tham vấn Tuệ Trung Thượng Sĩ

Tuệ Trung Thượng Sĩ là một vị thiền sư cư sĩ, đã từng làm y chỉ sư cho vua Trần Nhân Tông hồi vua còn nhỏ tuổi. Hôm ấy, có một thầy tỳ-kheo tới hỏi ngài về Tâm kinh:

- Bạch Thượng Sĩ, hình hài chính là cái không, cái không chính là hình hài, câu này có nghĩa gì?

Ban đầu, Thượng Sĩ im lặng. Sau đó, Thượng Sĩ hỏi:

- Thầy có hình hài không?

- Dạ có.

- Vậy thì tại sao lại nói hình hài là không?

Thượng sĩ hỏi tiếp:

- Thầy có thấy trong cái không gian trống rỗng kia, có cái hình hài không?

- Dạ con không thấy có.

- Vậy thì tại sao lại nói cái không tức là hình hài?

Vị khất sĩ đứng lên xá và đi ra. Nhưng thầy bị Thượng Sĩ gọi lại và đọc cho nghe bài kệ sau đây:

“Sắc tức thị không, không tức thị sắc,

Chư Bụt ba đời tạm thời bày đặt.

Không chẳng phải sắc, sắc chẳng phải không,

Thể tính sáng trong không hề còn mất.”

Căn cứ vào câu chuyện này, ta thấy Tuệ Trung Thượng Sĩ đã nói ngược lại với Tâm kinh và đã động tới cái công thức “sắc tức thị không, không tức thị sắc” linh thiêng, bất khả xâm phạm của nền văn học Bát-nhã.

Thầy thấy Thượng Sĩ đã đi quá đà. Thượng sĩ chưa thấy được rằng cái lỗi không nằm ở công thức“sắc tức thị không” mà nằm ở chỗ vụng về nơi câu “Thị cố không trung vô sắc”. Cách dùng chữ của Tâm kinh Bát-nhã ngay từ câu đầu cho đến câu: “không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt”, theo Thầy đã là tuyệt hảo. Thầy chỉ hơi tiếc là vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không thêm vào bốn chữ không có, không không ngay sau bốn chữ không sinh, không diệtmà thôi. Bởi vì bốn chữ ấy có thể giúp người thoát khỏi ý niệm có và không, và người ta sẽ không còn dễ bị kẹt vào những cái như “không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi…” Cái mũi của chú sa-di đến bây giờ vẫn còn đỏ, các con thấy không?

Vấn đề bắt đầu từ câu kinh: “Này Śāriputra, vì thế mà trong cái không, không có hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức” (tiếng Phạn: Tasmāc śāriputra śūnyatayāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārāḥ na vijñānam). Ô hay! Vừa nói ở trên là cái không chính là hình hài, và hình hài chính là cái không, mà bây giờ lại nói ngược lại: Chỉ có cái không, không có hình hài.Câu kinh này có thể đưa tới những hiểu lầm tai hại: Nó bốc tất cả các pháp ra khỏi phạm trù hữu và đặt chúng vào trong phạm trù vô (vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức…). Trong khi đó, thực tính của vạn pháp là không hữu cũng không vô, không sinh cũng không diệt. Kiến chấp hữu là một biên kiến. Kiến chấp vô là một biên kiến khác. Cái mũi của sư chú còn đau tới bây giờ là vì sự vụng về này. Cho đến bài kệ kiến giải tương truyền là của tổ Huệ Năng cũng bị kẹt vào ý niệm vô đó: “bản lai vô nhất vật!”:

“Cây bồ đề vốn chưa bao giờ từng có

Đài gương sáng cũng vậy

Từ xưa nay, chưa thực sự có một cái gì

Vậy thử hỏi bụi bặm có chỗ nào để bám?”

Thật là:

“Một áng mây qua che cửa động

Bao nhiêu chim chóc lạc đường về.”

Tuệ giác Bát nhã là thứ tuệ giác siêu việt giúp chúng ta vượt thoát mọi cặp ý niệm đối lập như sinh diệt, có không, nhiễm tịnh, thêm bớt, chủ thể đối tượng, v.v... và tiếp xúc được với thực tại bất sinh bất diệt, phi hữu phi vô, v.v... : thực tại này chính là thực tính của vạn pháp. Đó là trạng thái của sự mát mẻ, lắng dịu, bình an, vô úy, có thể chứng nghiệm được ngay trong đời sống hiện tại với hình thể năm uẩn của mình. Đó là nirvāna. “Chim chóc ưa trời mây, hươu nai ưa đồng quê, các bậc thức giả ưa rong chơi nơi niết bàn.” Đây là một câu rất hay trong phẩm Nê Hoàn của Kinh Pháp Cú trong tạng kinh chữ Hán.

Tuệ giác Bát nhã là sự thật tuyệt đối, là thắng nghĩa đế, vượt lên trên mọi sự thật ước lệ. Nó là cái thấy cao nhất của Bụt. Những đoạn kinh nào trong Đại Tạng, dù là trong các bộ Kinh Bát Nhã đồ sộ, nếu không phản chiếu được tinh thần trên, thì đều còn nằm trong bình diện sự thật ước lệ, chưa phải là đệ nhất nghĩa đế. Rủi thay, ngay trong Tâm Kinh, ta cũng thấy có một đoạn khá dài như thế.

Cũng vì vậy mà trong bản dịch mới này, Thầy đã đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Phạn và bản dịch chữ Hán của thầy Huyền Trang. Thầy dịch: “Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩn là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức đều không có mặt như những thực tại riêng biệt”,(They do not exist as separate entities). Các pháp từ duyên khởi mà biểu hiện, không có tự tính riêng biệt, không thể tự riêng mình có mặt; đó là điều kinh Bát-nhã muốn tuyên giải. “Cả tuệ giác và chứng đắc cũng không có mặt như những gì riêng biệt.” Câu kinh này cũng sâu sắc không kém gì câu “sắc tức thị không”. Thầy cũng đã thêm vào bốn chữ không có, không không vào sau bốn chữ không sinh, không diệt“Không có, không không” là tuệ giác siêu việt của Bụt trong kinh Kātyāyana (Ca Chiên Diên), khi Bụt đưa ra một định nghĩa về chánh kiến. Bốn chữ này sẽ giúp cho các thế hệ sa-di tương lai không còn bị đau lỗ mũi.

Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. Câu kinh: “Chính vì vậy mà trong cái không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức…” rõ ràng là đang bị kẹt vào ý niệm vô, cho nên câu kinh ấy không phải là một câu kinh liễu nghĩa. Ngã không (ātma sūnyatā) chỉ có nghĩa là sự trống rỗng của cái ngã, mà không phải là sự vắng mặt của một cái ngã, cũng như chiếc bong bóng trống rỗng bên trong chứ không phải là không có chiếc bong bóng. Pháp không (dharma sūnyatā) cũng thế, nó chỉ có nghĩa là sự trống rỗng của các pháp mà không phải là sự vắng mặt của các pháp, cũng như bông hoa chỉ được làm bằng những yếu tố không phải hoa chứ không phải là bông hoa đang không có mặt.

Tâm kinh Bát-nhã ra đời muộn khi tín ngưỡng mật giáo đã bắt đầu thịnh hành. Vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã muốn tín đồ Mật giáo đọc tụng Tâm kinh, nên trong đoạn cuối đã trình bày Tâm kinh như một linh chú. Đây cũng là một phương tiện quyền xảo. Thầy sử dụng cụm từ “tuệ giác qua bờ”, vì trong câu linh chú ấy có từ pāragate có nghĩa là qua tới bờ bên kia, bờ của trí tuệ. Pārāyana cũng như Pāramitā đều được dịch là Đáo Bỉ Ngạn. Trong Kinh Tập (Sutta Nipāta), có một kinh gọi là Pārāyana được dịch là đáo bỉ ngạn, qua tới bờ bên kia.

Chúc các con tập tụng bản dịch mới cho hay. Mình đã có bản dịch tiếng Anh rồi và thầy Pháp Linh đang phổ nhạc mới. Thế nào trong ấn bản mới của Nhật Tụng Thiền Môn, ta cũng đưa bản dịch mới này vào. Hôm qua dịch xong, có một ánh trăng đi vào trong phòng Thầy. Đó là khoảng ba giờ khuya ngày 21.08.2014.

Viết tại Viện Vô Ưu, Waldbrӧl,

Thầy của các con, thương và tin cậy.

Kinh văn Tâm Kinh mới bằng văn trường hàng:

Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ

Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ, bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không. Giác ngộ điều ấy xong, bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn.

“Này Śāriputra, hình hài này chính là cái không và cái không cũng chính là hình hài này. Hình hài này không phải là một cái gì khác với cái không và cái không cũng không phải là một cái gì khác với hình hài này. Điều này cũng đúng với các cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức.

“Này Śāriputra, tất cả mọi hiện tượng đều mang theo tướng không, không hiện tượng nào thực sự có sinh, có diệt, có có, có không, có dơ, có sạch, có thêm và có bớt.

“Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩn là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức đều không có mặt như những thực tại riêng biệt. Mười tám lĩnh vực hiện tượng là sáu căn, sáu trần và sáu thức cũng đều không có mặt như những thực tại riêng biệt; mười hai khoen nhân duyên cùng sự chấm dứt của chúng, bốn đế là khổ, tập, diệt và đạo cũng không có mặt như những thực tại riêng biệt; tuệ giác và chứng đắc cũng đều như thế.

“Vị bồ-tát khi thực tập phép quán tuệ giác qua bờ không thấy có gì cần được chứng đắc, nên không thấy còn có gì chướng ngại trong tâm. Và vì tâm không còn chướng ngại nên vị ấy vượt thắng được mọi sợ hãi, đập tan được mọi tri giác sai lầm và đạt được nirvāṇa tuyệt hảo.

“Tất cả các Bụt trong quá khứ, hiện tại và vị lai nhờ nương vào phép thực tập tuệ giác qua bờ mà đạt tới chánh giác toàn vẹn.

“Cho nên, này thầy Śāriputra, ai cũng cần biết rằng tuệ giác qua bờ là một linh chú lớn, là linh chú sáng nhất, là linh chú cao nhất, là linh chú không thể so sánh được. Đó là tuệ giác chân thực có khả năng diệt trừ tất cả mọi khổ nạn. Vì vậy ta nên đọc lên câu linh chú sau đây để tán dương tuệ giác qua bờ:

“Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi, svaha!”

Kinh văn Tâm Kinh mới bằng kệ tụng 5 chữ:

Avalokita

Khi quán chiếu sâu sắc

Với tuệ giác qua bờ,

Bỗng khám phá ra rằng:

Năm uẩn đều trống rỗng.

Giác ngộ được điều đó,

Bồ-tát vượt ra được

Mọi khổ đau ách nạn.(C)

“Này Śāriputra,

Hình hài này là không,

Không là hình hài này;

Hình hài chẳng khác không,

Không chẳng khác hình hài.

Điều này cũng đúng với

Cảm thọ và tri giác,

Tâm hành và nhận thức. (C)

“Này Śāriputra,

Mọi hiện tượng đều không,

Không sinh cũng không diệt,

Không có cũng không không,

Không dơ cũng không sạch,

Không thêm cũng không bớt. (C)

“Cho nên trong cái không,

Năm uẩn đều không thể

Tự riêng mình có mặt.

Mười tám loại hiện tượng

Là sáu căn, sáu trần

Và sáu thức cũng thế;

Mười hai khoen nhân duyên

Và sự chấm dứt chúng

Cũng đều là như thế;

Khổ, tập, diệt và đạo

Tuệ giác và chứng đắc

Cũng đều là như thế. (C)

“Khi một vị bồ-tát

Nương tuệ giác qua bờ

Không thấy có sở đắc

Nên tâm hết chướng ngại.

Vì tâm hết chướng ngại

Nên không còn sợ hãi,

Đập tan mọi vọng tưởng,

Đạt niết-bàn tuyệt hảo. (C)

Chư Bụt trong ba đời

Nương tuệ giác qua bờ

Đều có thể thành tựu

Quả chánh giác toàn vẹn. (C)

“Vậy nên phải biết rằng

Phép tuệ giác qua bờ

Là một linh chú lớn,

Là linh chú sáng nhất,

Là linh chú cao tột,

Không có linh chú nào

Có thể so sánh được.

Là tuệ giác chân thực

Có khả năng diệt trừ

Tất cả mọi khổ nạn. (C)

Vậy ta hãy tuyên thuyết

Câu linh chú qua bờ:

“Gate, gate,

pāragate,

pārasamgate,

bodhi, svaha!” (CC)

Kinh văn Tâm Kinh mới bằng Anh ngữ:

The Insight that Brings Us to the Other Shore

Avalokiteshvara

while practicing deeply with

the Insight that Brings Us to the Other Shore,

suddenly discovered that

all of the five Skandhas are equally empty,

and with this realisation

he overcame all Ill­being.

“Listen Shariputra,

this Body itself is Emptiness

and Emptiness itself is this Body.

This Body is not other than Emptiness

and Emptiness is not other than this Body.

The same is true of Feelings,

Perceptions, Mental Formations,

and Consciousness.

“Listen Sariputra,

all phenomena bear the mark of Emptiness;

their true nature is the nature of

no Birth no Death,

no Being no Non­being,

no Defilement no Immaculacy,

no Increasing no Decreasing.

“That is why in Emptiness,

Body, Feelings, Perceptions,

Mental Formations and Consciousness

are not separate self entities.

The Eighteen Realms of Phenomena

which are the six Sense Organs,

the six Sense Objects,

and the six Consciousnesses

are also not separate self entities.

The Twelve Links of Interdependent Arising

and their Extinction

are also not separate self entities.

Ill­being, the Causes of Ill­being,

the End of Ill­being, the Path,

insight and attainment,

are also not separate self entities.

Whoever can see this

no longer needs anything to attain.

“Bodhisattvas who practice

the Insight that Brings Us to the Other Shore

see no more obstacles in their mind,

and because there are no more

obstacles in their mind,

they can overcome all fear,

destroy all wrong perceptions

and realize Perfect Nirvana.

“All Buddhas in the past, present and

future by practicing

the Insight that Brings Us to the Other Shore

are all capable of attaining

Authentic and Perfect Enlightenment.

“Therefore Sariputra,

it should be known that

the Insight that Brings Us to the Other Shore

is a Great Mantra,

the most illuminating mantra,

the highest mantra,

a mantra beyond compare,

the True Wisdom that has

the power

to put an end to all kind of

suffering.

Therefore let us proclaim

a mantra to praise

the Insight that Brings Us to the Other Shore:

Gate, Gate, Paragate, Parasamgate,

Bodhi Svaha!”

Để đọc thêm bằng tiếng Anh, xin xem tại đây:

http://plumvillage.org/news/thich-nhat-hanh-new-heart-sutra-translation/

Theo Làng Mai.

(Veranjakasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), Tinh xá ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Lúc bấy giờ các gia chủ Bà-la-môn Veranjaka đến trú tại Savatthi vì một vài công việc. Các gia chủ Bà-la-môn được nghe: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ giòng họ Sakya (Thích-ca), nay ở Savatthi, tại Jetavana, Tinh xá ông Anathapindika. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: “Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Lành thay, nếu được yết kiến một vị A-la-hán như vậy!” Rồi các gia chủ Bà-la-môn ở Veranja đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, một số đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên những lời thân hữu chào đón xã giao với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên tên họ của mình trước mặt Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số giữ im lặng rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Veranja bạch Thế Tôn:

– Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? Này Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới đời này?

– Này các Gia chủ, do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy ở đây, có một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy ở đây, có một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.

– Chúng con không thể hiểu một cách đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết giảng một cách vắn tắt nếu không được giải thích rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng con, để chúng con có thể hiểu một cách đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết giảng một cách vắn tắt!

– Như vậy, này các Gia chủ, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Các vị Gia chủ Bà-la-môn ở Veranja vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Này các Gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, có bốn loại khẩu hành phi pháp, hành phi chánh đạo (như Kinh trước chỉ thế “Các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la” bằng “các Gia chủ Bà-la-môn ở Veranja”... cho đến hết Kinh).

KINH VERANJAKA, THỨ BỐN MƯƠI HAI HẾT.

 

Thích Minh Châu 

 

____________________________________________________________________________

>>>   41. Kinh Saleyyaka

Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài): प्रज्ञा    पारमिता    हॄदय   सूत्रं  | Prajñā  Pāramitā  Hṝdaya  Sūtraṃ (Vistaramātṛkā | विस्तरमातृका  ) trong Phạn ngữ. (Trích trong tinh hoa Phật học TS Huệ Dân).

Prajñāpāramitāhṛdayasutram|  प्रज्ञापारमिताहृदयसुत्रम्
[Vistaramātṛkā |
 विस्तरमातृका  | Bản dài]

|Namaḥ sarvajñāya||  | नमः  सर्वज्ञाय ||

एवं    मया   श्रुतम् |   एकस्मिन्     समये    भगवान्    राजगृहे   विहरति   स्म   गृध्रकूटे  पर्वते  महता  भिक्षुसंघेन   सार्धं   महता   च   बोधिसत्त्वसंघेन |

Evaṃ mayā śrutam| ekasmin samaye bhagavān rājagṛhe viharati sma gṛdhrakūṭe parvate mahatā bhikṣusaṃghena sārdhaṃ mahatā ca bodhisattvasaṃghena|

Kính chào quý học giả.

Tôi nghe như vầy, vào thời điểm nọ, Đấng Thế Tôn đang đi dạo ở trong thành vua trên đỉnh núi  Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa (गृध्रकूट)) cùng với nhiều đoàn tăng già và Bồ tát đông đảo.

तेन      खलु      समयेन   भगवान्    गम्भीरावसंबोधं   नाम   समाधिं   समापन्नः |

tena khalu samayena bhagavān gambhīrāvasaṃbodhaṃ nāma samādhiṃ samāpannaḥ|

Trong thời gian đó được nói lại là Đấng Thế Tôn đi vào sâu hay quan sát về sự thiền định hoàn hảo.

तेन        समयेन    आर्यावलोकितेश्वरो     बोधिसत्त्वो   महासत्त्वो   गम्भीरायां   प्रज्ञापारमितायां चर्यां   चरमाणः  एवं   व्यवलोकयति   स्म |

tena ca samayena āryāvalokiteśvaro bodhisattvo mahāsattvo gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇaḥ evaṃ vyavalokayati sma|

và cũng vào thời gian trên, Thánh giả Quan Thế Âm Bồ tát một bậc đại thánh hiền, trong khi thực hành quán nghiệm thâm sâu về Trí Tuệ siêu việt qua bờ bên kia, ngay cả Ngài đang thấy.

पञ्च     स्कन्धांस्तांश्च   स्वभावशून्यं   व्यवलोकयति ||

pañca skandhāṃstāṃśca svabhāvaśūnyaṃ vyavalokayati||

thấy năm uẩn đều không có bản thể tự tánh của chúng.

अथायुष्मान्     शारिपुत्रो   बुद्धानुभावेन  आर्यावलोकितेश्वरं

athāyuṣmān śāriputro buddhānubhāvena āryāvalokiteśvaraṃ

Thông qua sự cho phép của đức Phật, bây giờ, hiền giả Xá Lợi Phất thưa với thánh giả Quan Thế Âm Bồ tát

यः    कश्चित्     कुलपुत्रो   वा   कुलदुहिता   वा   अस्यां   गम्भीरायां   प्रज्ञापारमितायां   चर्यां  चर्तुकामः कथं   शिक्षितव्यः ?

Yaḥ kaścit kulaputro vā kuladuhitā vā asyāṃ gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ cartukāmaḥ, kathaṃ śikṣitavyaḥ ?

Nếu có thiện nam, tín nữ nào muốn thực hành quán nghiệm thâm sâu về trí tuệ siêu việt đạt tới thành tựu tĩnh thức hoàn hảo thì phải làm theo như thế nào?

एवम्     उक्ते     आर्यावलोकितेश्वरो   बोधिसत्त्वो   महा   सत्त्वः   आयुष्मन्   तं   शारिपुत्रम्   एतद् अवोचत्

Evam ukte āryāvalokiteśvaro bodhisattvo mahā sattvaḥ āyuṣman taṃ śāriputram etad avocat

Điều này được thánh giả Quan Thế Âm Đại Bồ tát trả lời cho Tôn giả Xá Lợi Phất

यः    कश्चिच्छारिपुत्र   कुलपुत्रो   वा   कुलदुहिता   वा   अस्यां   गम्भीरायां   प्रज्ञापारमितायां  चर्यां चर्तुकामः,   तेनैवं   व्यवलोकितव्यम्   पञ्च   स्कन्धांस्तांश्च   स्वभावशून्यान्   समनुपश्यति   स्म |

Yaḥ kaścicchāriputra kulaputro vā kuladuhitā vā asyāṃ gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ cartukāmaḥ, tenaivaṃ vyavalokitavyam  pañca skandhāṃstāṃśca svabhāvaśūnyān samanupaśyati sma|

Nếu bất cứ thiện nam, tín nữ nào muốn thực hành quán nghiệm thâm sâu về trí tuệ siêu việt đạt tớithành tựu tĩnh thức hoàn hảo thì phải suy nghĩ như vầy: nhìn thấy năm uẩn đều không có bản thể tự tánh của chúng.

रूपं    शून्यता,    शून्यतैव    रूपम् |   रूपान्          पृथक्     शून्यता,  शून्यताया  न  पृथग्  रूपम् | यद् रूपं   सा   शून्यता,  या   शून्यता   तद्   रूपम् |

Rūpaṃ śūnyatā, śūnyataiva rūpam|rūpān na pṛthak śūnyatā, śūnyatāyā na pṛthag rūpam|yad rūpaṃ sā śūnyatā, yā śūnyatā tad rūpam|

Sắc là Không, chính Không là Sắc| Sắc không khác biệt gì với Không, Không không khác biệt gì với Sắc| Cái nào là Sắc cái đó là Không, cái nào là Không cái đó là Sắc||

एवं     वेदना     संज्ञा   संस्कार  विज्ञानानि  च  शून्यता |

Evaṃ vedanā saṃjñā saṃskāra vijñānāni ca śūnyatā|

Và Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng giống như vậy không có tự tánh.

एवं     शारिपुत्र    सर्व   धर्माः   शून्यता   लक्षणा   अनुत्पन्ना   अनिरुद्धा   अमला   विमला  अनूना असंपूर्णाः |

Evaṃ śāriputra sarva dharmāḥ śūnyatā lakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā vimalā anūnā asaṃpūrṇāḥ|

Cũng như vậy, Xá Lợi Phất, tất cả các pháp ở đây mang thuộc tính không tự có bản thể là biểu hiện, thì chúng không có nảy sinh, không bị phá hủy, không dơ, không sạch, không vơi, không đầy.

तस्मात्    तर्हि     शारिपुत्र   शून्यतायां   न   रूपम्,  न   वेदना,  न   संज्ञा,  न   संस्काराः, न विज्ञानम्, न  चक्षुर्,  न   श्रोत्रं,  न  घ्राणं,  न  जिह्वा,  न  कायो  न   मनो,      रूपं,      शब्दो,     गन्धो,      रसो,     स्प्रष्टव्यं,      धर्मः |  न   चक्षुर्धातुर्,   यावन्,        मनोधातुर्,       धर्मधातुर्,   न  मनोविज्ञानधातुः |  न    विद्या,   नाविद्या,        क्षयो,    यावन्,   न  जरामरणं,       जरामरणक्षयः,       दुःख     समुदय   निरोधमार्गा,      ज्ञानं,      प्राप्तिर्,   नाप्राप्तिः |

Tasmāt tarhi śāriputra śūnyatāyāṃ na rūpam, na vedanā, na saṃjñā, na saṃskārāḥ, na vijñānam, na cakṣur, na śrotraṃ, na ghrāṇaṃ, na jihvā, na kāyo, na mano, na rūpaṃ, na śabdo, na gandho, na raso, na spraṣṭavyaṃ, na dharmaḥ| na cakṣurdhātur, yāvan, na manodhātur, na dharmadhātur,

na manovijñānadhātuḥ| na vidyā, nāvidyā, na kṣayo, yāvan, na jarāmaraṇaṃ,  na jarāmaraṇakṣayaḥ, na duḥkha  samudaya  nirodhamārgā,  na jñānaṃ,  na prāptir, nāprāptiḥ|

 

Tiếp theo như vậy, Xá Lợi Phất, trong tánh Không không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có hành, không có thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới, không có vô minh, không có sự diệt tận của vô minh, cho đến không có già và chết, không có sự diệt tận của già và chết, không có con đường Tập Diệt Khổ,  không có trí tuệ, không có sự đạt đến và không có sự không đạt đến.

तस्माच्छारिपुत्र   अप्राप्तित्वेन   बोधिसत्त्वानां    प्रज्ञापारमिताम्   आश्रित्य   विहरति  अचित्तावरणः | चित्तावरण     नास्तित्वाद्     अत्रस्तो     विपर्यासातिक्रान्तो   निष्ठ   निर्वाणः |

Tasmācchāriputra aprāptitvena bodhisattvānāṃ prajñāpāramitām āśritya viharati acittāvaraṇaḥ| cittāvaraṇa nāstitvād  atrasto viparyāsātikrānto niṣṭha nirvāṇaḥ|

Này Xá Lợi Phất, không có đạt đến, Bồ Tát nương vào trí tuệ siêu việt, sống không có chướng ngại ở tâm, tâm không bị dao động, không sợ hãi, vượt qua các ảo tưởng, đạt đến trạng thái giãi thoát cuối cùng hay Niết-bàn.

 

त्र्यध्वव्यवस्थिताः   सर्व   बुद्धाः   प्रज्ञापारमिताम्   आश्रित्य   अनुत्तरां   सम्यक्   संबोधिम् अभिसंबुद्धाः |

Tryadhvavyavasthitāḥ sarva buddhāḥ prajñāpāramitām āśritya anuttarāṃ samyak saṃbodhim abhisaṃbuddhāḥ|

Tất cả các vị Phật hiện hữu ở trong ba khoảng thời gian khác nhauquá khứ, hiện tại, tương lai, dựa vào trí tuệ siêu việt, mà đạt được sự tĩnh thức hoàn toàntối cao.

तस्माद्     ज्ञातव्यः     प्रज्ञापारमिता    महा   मन्त्रः   अनुत्तर   मन्त्रः  असमसम   मन्त्रः  सर्व  दुःख   प्रशमन मन्त्रः   सत्यममिथ्यत्वात्   प्रज्ञापारमितायाम्   उक्तो  मन्त्रः |

Tasmād jñātavyaḥ prajñāpāramitā mahā mantraḥ anuttara mantraḥ asamasama mantraḥ sarva duḥkha praśamana mantraḥ satyamamithyatvāt prajñāpāramitāyām ukto mantraḥ|

Do đó nhận thức được: sự soi sáng của trí tuệ siêu việt đạt tới bờ bên kia là sự hiểu biết cao cả, là một phương tiện trợ giúp tinh thần, tri thức, ý chí qua sự nhất tâm bền vững để kết thành năng lực tối cao, là lời mầu nhiệm chứa đựng năng lực đặc biệt đưa đến kết quả siêu việt, không có gì so sánh bằng, có thể làm lắng dịu tất cả khổ đau, là sự thật không mang tính ảo tưỡng. Tiếng nói về năng lực suy nghiệm của trí tuệ siêu việt đạt tới sự tĩnh thức hoàn toàntối cao được gọi như sau.

 

तद्यथा     गते    गते   पारगते     पारसंगते   बोधि   स्वाहा |

Tadyathā  gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā|

Như thế này, đã đi đến, đã đến tới nơi, đã vượt qua mức cuối cùng, đã hoàn toàn đạt được mức cuối cùng, thành tựu tĩnh thức hoàn hảo.

 

एवं     शारिपुत्र   गम्भीरायां   प्रज्ञापारमितायां   चर्यायां   शिक्षितव्यं  बोधिसत्त्वेन ||

Evaṃ śāriputra gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāyāṃ śikṣitavyaṃ bodhisattvena||

Xá Lợi Phất, muốn thực hành quán nghiệm thâm sâu về trí tuệ siêu việt đạt tới thành tựu tĩnh thức hoàn hảo, nơi Bồ tát là như vậy.

अथ      खलु      भगवान्   तस्मात्    समाधेर्   व्युत्थाय   आर्यावलोकितेश्वरस्य   बोधिसत्त्वस्य   साधु   कारमदात्   साधु   साधु   कुलपुत्र |

 

Atha khalu bhagavān tasmāt samādher vyutthāya āryāvalokiteśvarasya bodhisattvasya sādhu kāramadāt sādhu sādhu kulaputra|

Và sau khi thiền định xong, Ðức Thế Tôn liền tỏ ý tán thành thánh giả Quan Thế Âm Đại Bồ tát và khen: hay ! đúng như vậy, thật hay ! Thiện nam.

 

एवम्     एतत्     कुलपुत्र,      एवम्      एतद्      गम्भीरायां   प्रज्ञापारमितायां   चर्यं   चर्तव्यं  यथा त्वया  निर्दिष्टम् |   अनुमोद्यते   तथागतैर्   अर्हद्भिः ||

Evam etat kulaputra, evam etad gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryaṃ cartavyaṃ yathā tvayā nirdiṣṭam| anumodyate tathāgatair arhadbhiḥ||

Đúng như vậy, Thiện nam,quán nghiệm thâm sâu về trí tuệ siêu việt đạt tới thành tựu tĩnh thức hoàn hảo, nên thực hành giống như người vừa chỉ qua cách như trên, đã được Như Lai, A La Hán hoan nghênh.

इदम्    अवोचद्     भगवान् |   आनन्दमना   आयुष्मान्   शारिपुत्रः   आर्यावलोकितेश्वरश्  च  बोधिसत्त्वः सा  च   सर्वावती   परिषत्   सदेव  मानुष   आसुर    गन्धर्वश्   च   लोको   भगवतो  भाषितम्  अभ्यनन्दन् ||

Idam avocad bhagavān| ānandamanā āyuṣmān śāriputraḥ āryāvalokiteśvaraś ca bodhisattvaḥ sā ca sarvāvatī pariṣat sadeva mānuṣa āsura gandharvaś ca loko bhagavato bhāṣitam abhyanandan||

Ðấng Thế Tôn nói với tâm đầy vui sướng, Tôn giả Xá Lợi Phất, Ðức Thánh Quan Thế  Âm Bồ-tát, toàn thể  trong  đám đông, cùng cõi trên, người, cõi dưới và chư  thánh thần, đồng khen ngợi lời của Ðức Thế Tôn.

इति      प्रज्ञापारमिता    हृदय    सूत्रं   समाप्तम् |

Iti prajñāpāramitā hṛdaya sūtraṃ samāptam|

Như vậy tới đây là phần kết thúc nội dung của bài kinhđạt tới bờ bên kia đã trọn vẹn hoàn tất.

Kể từ khi Ánh sáng giác ngộ và Tuệ trí siêu việt của đức Phật bừng lên dưới gốc cây Bồ Đề, thì bốn chữ Phạn này Prajñā (प्रज्ञा),  pāramitā (पारमिता), hṝdaya (हॄदय),  sūtraṃ (सूत्रं), được xem là một trong những bài kinh khai thị vi diệu của Đức Phật đã để lại cho người con Phật và dành cho những ai thích khám phá ra con đường giải thoát, từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài, một vị Phật đã tự mình giác ngộ.

Kính bút

TS Huệ Dân

Phần từ vựng bài này đã có, xem bài nguyên thủy đã có.

 

(Saleyyakasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn đang du hành trong nước Kosala (Kiều tất la) cùng với Đại chúng Tỷ-kheo đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Sa-la. Các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la nghe rằng: “Người ta nói Sa-môn Gotama, là Thích Tử, xuất gia từ gia tộc Sakya, đang du hành trong nước Kosala với Đại chúng Tỷ-kheo, và đã đến Sa-la. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: “Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Lành thay nếu được yết kiến một A-la-hán như vậy!” Rồi các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, một số đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên những lời chào đón, thân hữu xã giao với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên tên họ của mình trước mặt Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số giữ im lặng rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn:

– Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? Này Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này?

– Này các Gia chủ, do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các gia chủ, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh thiện thú, Thiên giới, đời này.

– Chúng con không thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt nếu không được giải thích rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng con để chúng con có thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt!

– Như vậy, này các Gia chủ, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Các vị gia chủ Bà-la-môn, ở Sa-la vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Này các gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo, có ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Này các gia chủ, thế nào là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình. Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục lạc, giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo. Này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì Ông biết”; dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: “Tôi biết”; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”. Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia, nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo. Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!” Lại có người có tâm sân, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!” Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo như: “Không có bố thí, không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường, các hành vi thiện ác, không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chính hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”. Như vậy, này các Gia chủ, là ba ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Như vậy do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Gia chủ, có ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loại hữu tình; từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; từ bỏ sống theo tà hạnh đối với các dục, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Và này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì Ông biết”, nếu biết người ấy nói “Tôi biết”; nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”; nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy, lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, người ấy nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người không có tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!” Lại có người không có tâm sân, không có khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân!” Người ấy có chánh kiến, không có tưởng điên đảo: “Có bố thí, có kết quả của bố thí, có tế lễ, có cúng dường, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời, có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và đời sau”. Như vậy, này các Gia chủ, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Như vậy, do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.

Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lỵ!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lỵ. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia Bà-la-môn... đại phú gia gia chủ!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia gia chủ. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh thân hữu với chư thiên Tứ thiên vương... với chư thiên cõi trời Ba mươi ba... với chư thiên Dạ ma với chư thiên Đâu-suất-đà... với chư thiên Hóa lạc... với chư thiên Tha hóa tự tại... với chư thiên Phạm chúng... với chư thiên Quang thiên... với chư thiên Thiểu Quang thiên... với chư thiên Vô lượng quang thiên... với chư thiên Quang âm thiên... với chư thiên Tịnh thiên... với chư thiên Thiểu tịnh thiên... với chư thiên Vô lượng tịnh thiên... với chư thiên Biến tịnh thiên... với chư thiên Quảng quả thiên... với chư thiên Vô phiền thiên... với chư thiên Vô nhiệt thiên... với chư thiên Thiện hiện thiên... với chư thiên Thiện kiến thiên... với chư thiên Sắc cứu kính thiên... với chư thiên Hư không vô biên xứ thiên... với chư thiên Thức Vô biên xứ thiên... với chư thiên Vô sở hữu xứ thiên... với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên”! Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh thân hữu với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Khi nghe nói vậy, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vị diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện để trình bày. Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng, mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng!

KINH SALEYYAKA, THỨ BỐN MƯƠI MỐT HẾT.

 

Thích Minh Châu 

_______________________________________________________________

>>>  40. Tiểu kinh Xóm Ngựa

Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa: प्रज्ञा पारमिता हॄदय सूत्रं | Prajñā Pāramitā Hṝdaya Sūtraṃ trong Phạn ngữ. (Trích trong tinh hoa Phật học TS Huệ Dân) bản ngắn qua mẫu chữ Devanāgarī và Siddham.

Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn).

Prajñāpāramitā hṛdaya sūtraṃ(sakṣiptamātṛkā).

प्रज्ञापारमिता    हृदय     सूत्रं   (संक्षिप्तमातृका).

Thành tâm quy kính đến bậc thánh trí siêu việt.

Oṃ namo bhagavatyai āryaprajñāpāramitāyai.

ओं    नमो     भगवत्यै    आर्यप्रज्ञापारमितायै .

Bồ tát Quán Tự tại hay Quan Thế Âm Bồ tát trong khi thực hành quán nghiệm thâm sâu về Trí Tuệ siêu việt, đã soi thấy năm uẩn đều không có bản thể tự tánh của chúng.

Āryāvalokiteśvaro bodhisattvo gambhīrāṃ prajñāpāramitā caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma: pañca skandhās tān ca svabhāva śūnyān paśyati sma.

आर्यावलोकितेश्वरो     बोधिसत्त्वो     गम्भीरां     प्रज्ञापारमिता     चर्यां    चरमाणो   
व्यवलोकयति   स्म :   पन्च    स्कन्धास्     तान्     च    स्वभाव     शून्यान्    पश्यति    स्म.

Này, Xá Lợi Phất, Sắc ở đây là Không, chính Không là Sắc| Sắc không khác biệt gì với Không, Không không khác biệt gì với Sắc| cái nào là Sắc cái đó là Không, cái nào là Không cái đó là Sắc|| Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng giống như vậy.

Iha Śariputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ, rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyatāyā na pṛthag rūpaṃ, yad rūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpaṃ,  evaṃ eva vedanā saṃjñā saṃskāra vijñānaṃ.

इह    शरिपुत्र    रूपं   शून्यता   शून्यतैव   रूपं,   रूपान्   न   पृथक्   शून्यता   शून्यताया  न पृथग्  रूपं,   यद्   रूपं   सा   शून्यता   या  शून्यता   तद्  रूपं,   एवं   एव   वेदना  संज्ञा संस्कार  विज्ञानं .

Này, Xá Lợi Phất, tất cả các pháp ở đây mang thuộc tính không tự có bản thể là biểu hiện, thì chúng không có nảy sinh, không bị phá hủy, không dơ, không sạch, không vơi, không đầy.

Iha Śariputra sarvā dharmāḥ śūnyatā lakṣaṇā, anutpannā aniruddhā amalā avimalā anūnā aparipūrṇāḥ.

इह    शरिपुत्र    सर्वा    धर्माः   शून्यता    लक्षणा,   अनुत्पन्ना   अनिरुद्धा  अविमला  अनूना  अपरिपूर्णाः. 

Như vậy, này Xá Lợi Phất, trong tánh Không không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có hành, không có thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới, không có vô minh, không có sự diệt tận của vô minh, cho đến không có già và chết, không có sự diệt tận của già và chết, không có con đường Tập Diệt Khổ,  không có trí tuệ, không có sự đạt đến và không có sự không đạt đến.

Tasmācchāriputra śūnyatāyāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārā na vijñānaṃ, na caksuḥ śrotra ghrāṇa jihvā kāya manāṃsi,  na rūpa śabda gandha rasa spraṣṭavya dharmāḥ, na cakṣurdhātuḥ yāvan na manovijñānadhatuḥ,  nāvidyā nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo, na duḥkha samudaya nirodha mārgā, na jñānaṃ, na prāptiḥ na aprāptiḥ.

तस्माच्छारिपुत्र      शून्यतायां     न     रूपं     न    वेदना     न    संज्ञा    न    संस्कारा    न   विज्ञानं,   न  चक्सुः  श्रोत्र    घ्राण    जिह्वा    काय    मनांसि,   न    रूप     शब्द    गन्ध     रस    स्प्रष्टव्य    धर्माः, नचक्षुर्धातुः    यावन्    न    जरामरणं     न    जरामरणक्षयो,   न    दुःख     समुदय    निरोध    मार्गा,  नज्ञानं,  न    प्राप्तिः,   न    प्राप्तिः   न    अप्राप्तिः.

Này Xá Lợi Phất, không có đạt đến, Bồ Tát nương vào trí tuệ siêu việt, sống không có chướng ngại ở tâm, tâm không bị dao động, không sợ hãi, vượt qua các ảo tưởng, đạt đến trạng thái giãi thoát cuối cùng hay Niết-bàn.

Tasmācchāriputra aprāptitvād bodhisattvasya prajñāpāramitāṃ āśritya viharati acittāvaraṇaḥ, cittāvaraṇanāstitvād atrasto viparyāsātikrānto niṣṭhā nirvāṇaḥ.

तस्माच्छारिपुत्र    अप्राप्तित्वाद्    बोधिसत्त्वस्य    प्रज्ञापारमितां   आश्रित्य   विहरति  अचित्तावरणः, चित्तावरणनास्तित्वाद्    अत्रस्तो    विपर्यासातिक्रान्तो   निष्ठा   निर्वाणः.

Tất cả các vị Phật hiện hữu ở trong ba khoảng thời gian khác nhau, quá khứ, hiện tại, tương lai, dựa vào trí tuệ siêu việt, mà đạt được sự tĩnh thức hoàn toàn tối cao.

Tryadhvavyavasthitāḥ sarvā buddhāḥ prajñāpāramitāṃ āśrityānuttarāṃ saṃyaksaṃbodhiṃ abhisaṃbuddhāḥ.

त्र्यध्वव्यवस्थिताः    सर्वा     बुद्धाः    प्रज्ञापारमितां    आश्रित्यानुत्तरां     संयक्संबोधिं    अभिसंबुद्धाः.

Do đó nhận thức được: sự soi sáng của trí tuệ siêu việt đạt tới bờ bên kia là sự hiểu biết cao cả, là một phương tiện trợ giúp tinh thần, tri thức, ý chí qua sự nhất tâm bền vững để kết thành năng lực tối cao, là lời mầu nhiệm chứa đựng năng lực đặc biệt đưa đến kết quả siêu việt, không có gì so sánh bằng, có thể làm lắng dịu tất cả khổ đau, là sự thật không mang tính ảo tưỡng. Tiếng nói về năng lực suy nghiệm của trí tuệ siêu việt đạt tới bờ bên kia được gọi như sau:

Tasmāt jñātavyaṃ: prajñāpāramitā mahā mantraḥ mahā vidyā mantraḥ anuttara mantraḥ asamasama mantraḥ, sarva duḥkha praśmanaḥ, satyaṃ amithyatvāt, prajñāpāramitāyāṃ ukto mantraḥ, tadyathā:

तस्मात्    ज्ञातव्यं :   प्रज्ञापारमिता     महा    मन्त्रः   महा   विद्या   मन्त्रः  अनुत्तर   मन्त्रः  असमसम   मन्त्रः,   सर्व   दुःख    प्रश्मनः,   सत्यं    अमिथ्यत्वात्,   प्रज्ञापारमितायां    उक्तो    मन्त्रः,  तद्यथा :

Đã đi đến, đã đến tới nơi, đã vượt qua mức cuối cùng, đã hoàn toàn đạt được mức cuối cùng, thành tựu tĩnh thức hoàn hảo.

Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.

गते      गते      पारगते    पारसंगते    बोधि   स्वाहा.

Như vậy tinh thể của trí tuệ siêu việt đạt tới bờ bên kia đã trọn vẹn hoàn tất.

Iti prajñāpāramitā hṛdayaṃ samāptaṃ.

इति     प्रज्ञापारमिता   हृदयं   समाप्तं.

Kính bút

TS Huệ Dân

(Culaassapurasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Anga (Ương-già), tại một xã ấp của dân chúng Anga, tên là Assapura. Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Bạch Thế Tôn.

Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Sa-môn! Sa-môn! Này các Tỷ-kheo, dân chúng biết các Ông là vậy. Và nếu các Ông có được hỏi: “Các Ông là ai!” Các Ông phải tự nhận: “Chúng tôi là Sa-môn”. Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thì này, các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu tập như sau: “Những pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, chúng ta sẽ tu tập pháp môn ấy. Như vậy danh xưng này của chúng ta mới chân chính và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật. Và những thứ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới có được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích”.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn? Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục không được đoạn diệt, có tâm sân hận và lòng sân hận không được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ và lòng phẫn nộ không được đoạn diệt, có tâm thù hận và lòng thù hận không được đoạn diệt, có tâm giả dối và lòng giả dối không được đoạn diệt, có tâm não hại và lòng não hại không được đoạn diệt, có tâm tật đố và lòng tật đố không được đoạn diệt, có tâm xan lẫn và lòng xan lẫn không được đoạn diệt, có tâm man trá và lòng man trá không được đoạn diệt, có tâm xảo trá và lòng xảo trá không được đoạn diệt, có tâm ái dục và lòng ái dục không được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến không được đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy không thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, thì không thể đoạn diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết cho Sa-môn, những lỗi lầm cho Sa-môn, sự đọa sanh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác thú. Này các Tỷ-kheo, ví như một loại võ khí nguy hiểm tên mataja có hai lưỡi rất sắc bén, có thể được bao lại và bỏ vào trong một cái bao. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói sự xuất gia của Tỷ-kheo ấy là như vậy.

Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị mang đại y (Sanghati) chỉ tùy thuộc vào mang đại y. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị lõa thể chỉ tùy thuộc vào lõa thể. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống thoa bụi và đất chỉ tùy thuộc vào hạnh thoa bụi và đất. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống theo lễ nghi tắm rửa chỉ tùy thuộc vào lễ nghi tắm rửa. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống dưới gốc cây chỉ tùy thuộc vào hạnh sống dưới gốc cây. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống ngoài trời chỉ tùy thuộc vào hạnh sống ngoài trời. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người theo hạnh đứng thẳng chỉ tùy thuộc vào hạnh đứng thẳng. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị ăn uống có định kỳ chỉ tùy thuộc vào hạnh ăn uống có định kỳ. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người sống theo chú thuật chỉ tùy thuộc vào hạnh sống theo chú thuật. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của vị bện tóc chỉ tùy thuộc vào hạnh bện tóc.

Này các Tỷ-kheo, nếu lòng tham dục của người có tâm tham dục được đoạn diệt chỉ nhờ vào hạnh mang đại y của người mang đại y, nếu lòng sân của người có tâm sân được đoạn diệt, nếu lòng phẫn nộ của người có tâm phẫn nộ được đoạn diệt, nếu lòng hiềm hận của người có tâm hiềm hận được đoạn diệt, nếu lòng giả dối của người có tâm giả dối được đoạn diệt, nếu lòng não hại của người có tâm não hại được đoạn diệt, nếu lòng tật đố của người có tâm tật đố được đoan diệt, nếu lòng xan lẫn của người có tâm xan lẫn được đoạn diệt, nếu lòng man trá của người có tâm man trá được đoạn diệt, nếu lòng xảo trá của người có tâm xảo trá được đoạn diệt, nếu lòng ái dục của người có tâm ái dục được đoạn diệt, nếu tà kiến của người có tà kiến được đoạn diệt, (chỉ nhờ hạnh mang đại y của người mang đại y), thì những thân hữu quyến thuộc, bà con cùng một huyết thống có thể khiến người đó mang đại y ngay khi người đó mới sanh, và khuyên người đó mặc đại y như sau: “Này hiền nhi, hãy mang đại y, nếu mang đại y thì lòng tham dục của người có tâm tham dục, sẽ được đoạn diệt, lòng sân của người có tâm sân sẽ được đoạn diệt, lòng giả dối của người có tâm giả dối sẽ được đoạn diệt, lòng não hại của người có tâm não hại sẽ được đoạn diệt, lòng tật đố của người có tâm tật đố sẽ được đoạn diệt, lòng xan lẫn của người có tâm xan lẫn sẽ được đoạn diệt, lòng man trá của người có tâm man trá sẽ được đoạn diệt, lòng xảo trá của người có tâm xảo trá sẽ được đoạn diệt, lòng ái dục của người có tâm ái dục sẽ được đoạn diệt, tà kiến của người có tà kiến sẽ được đoạn diệt chỉ nhờ mang đại y. “Này các Tỷ-kheo, bởi vì Ta thấy có người mang đại y nhưng vẫn có tâm tham dục, có tâm sân hận, có tâm phẫn nộ, có tâm giả dối, có tâm não hại, có tâm tật đố, có tâm xan lẫn, có tâm man trá, có tâm xảo trá, có tâm ái dục, có tâm tà kiến, nên Ta không nói rằng, Sa-môn hạnh của người có tham dục chỉ tùy thuộc vào hạnh mang đại y của vị ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu lòng tham dục của người có tâm tham dục được đoạn diệt chỉ nhờ hạnh lõa thể của người lõa thể... chỉ nhờ hạnh thoa bụi và đất của người sống theo hạnh thoa bụi và đất... chỉ nhờ hạnh lễ nghi tắm rửa của người sống theo hạnh lễ nghi tắm rửa... chỉ nhờ hạnh sống dưới gốc cây của người sống dưới gốc cây... chỉ nhờ hạnh sống ngoài trời của người sống ngoài trời... chỉ nhờ hạnh sống đứng thẳng của người sống đứng thẳng... chỉ nhờ hạnh ăn uống có định kỳ của người sống ăn uống có định kỳ... chỉ nhờ hạnh sống theo chú thuật của người sống theo chú thuật... Này các Tỷ-kheo, nếu lòng tham dục của người có tâm tham dục đoạn diệt chỉ nhờ hạnh bện tóc của người sống theo hạnh bện tóc; nếu lòng sân hận của người có tâm sân hận... (như trên)..., nếu tà kiến của người có tà kiến được đoạn diệt (chỉ nhờ hạnh của người sống theo hạnh bện tóc), thì những thân hữu quyến thuộc, bà con cùng một huyết thống có thể khiến người đó bện tóc ngay khi người đó mới sinh, và khuyên người đó bện tóc như sau: “Này hiền nhi, hãy bện tóc; nếu bện tóc thì lòng dục của người có tâm tham dục sẽ được đoạn diệt, lòng sân hận của người có tâm sân hận... nếu tà kiến của người có tà kiến sẽ được đoạn diệt, chỉ nhờ sống theo hạnh bện tóc”. Này các Tỷ-kheo, bởi vì Ta thấy có người theo hạnh bện tóc nhưng vẫn có tâm tham dục, có tâm sân hận, có tâm phẫn nộ, có tâm giả dối, có tâm não hại, có tâm tật đố, có tâm xan lẫn, có tâm man trá, có tâm xảo trá, có tâm ái dục, có tà kiến, nên Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người theo hạnh bện tóc chỉ tùy thuộc vào hạnh bện tóc của vị ấy.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn? Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục được đoạn diệt, có tâm sân và lòng sân hận được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ và lòng phẫn nộ được đoạn diệt, có tâm hiềm hận và lòng hiềm hận được đoạn diệt, có tâm giả dối và lòng giả dối được đoạn diệt, có tâm não hại và lòng não hại được đoạn diệt, có tâm tật đố và lòng tật đố được đoạn diệt, có tâm xan lẫn và lòng xan lẫn được đoạn diệt, có tâm man trá và lòng man trá được đoạn diệt, có tâm xảo trá và lòng xảo trá được đoạn diệt, có tâm ái dục và lòng ái dục được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến được đoạn diệt... Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, thì có thể đoạn diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết cho Sa-môn, những lỗi lầm cho Sa-môn, đọa sanh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác thú. Vị ấy thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp và vị ấy thấy tự ngã được giải thoát. Do thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp ấy, do thấy tự ngã được giải thoát nên hân hoan sanh; do tâm hân hoan nên hỷ sanh; do hỷ nên thân được khinh an; do thân khinh an nên lạc thọ sanh; do lạc thọ nên tâm được định tĩnh. Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận không sân. Với tâm câu hữu với bi... (như trên)... với tâm câu hữu với hỷ... an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ. Nếu có người từ phương Đông đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước. Người ấy đi đến hồ sen ấy giải trừ khát nước và giải trừ nóng bức. Nếu có người từ phương Tây đi đến... nếu có người từ phương Bắc đi đến, nếu có người từ phương Nam đi đến, nếu có người từ bất cứ ở đâu đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước, người ấy đi đến hồ sen ấy, giải trừ khát nước, giải trừ nóng bức. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có người từ gia đình Sát đế lỵ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đi đến Pháp luật do Như Lai thuyết dạy, sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh... Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn. Nếu vị ấy từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá (Vessa)... từ gia đình Thủ đà (Sudda), xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đi đến Pháp luật do Như Lai thuyết dạy, sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh... Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn. Nếu từ gia đình Sát đế ly, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến Pháp luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc. Nếu từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá... từ gia đình Thủ đà, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến Pháp luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

TIỂU KINH XÓM NGỰA, THỨ BỐN MƯƠI HẾT.

 

Thích Minh Châu

_______________________________________________________________________________

>>>   39. Đại kinh Xóm Ngựa

*Một Số Từ Ngữ Trong Phật Giáo Liên Quan Đến:

- Liên quan đến “Bồ-tát”: người có tâm tha thiết với sự nghiệp giác ngộ tối thượng vì tất cả chúng sinh…

- Liên quan đến “chiếu kiến”: soi thấy, quán chiếu, quán tâm, hồi quang phản chiếu, tự tri, trực kiến, trực giác, trực ngộ…

- Liên quan đến “không”: tướng không của các pháp, tánh không, thể không, tâm không, tâm vô niệm vô ngôn…

- Liên quan đến “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị”: thể tức dụng - dụng tức thể, chân không - diệu hữu, thể không - thành sự…

- Liên quan đến: “Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm”: thật tướng vô tướng, sinh diệt diệt dĩ / tịch diệt hiện tiền, pháp thân, bổn lai vô nhất vật, tánh không, tâm không, tánh viên giác…

- Liên quan đến: “Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức… (đến) dĩ vô sở đắc cố”: ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm (nên không trụ trước vào đâu cả để tâm giác ngộ tối thượng hiện tiền), vô thủ trước, tất cánh viễn li (tuyệt đối xa lìa), vô niệm, vô tướng, vô tác, li tứ cú tuyệt bách phi, không vọng tưởng (về đời và đạo), bặt ngôn ngữ (trong tâm)-dứt tâm hành…

(Mahassapurasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Anga (Ương-già), tại một xã ấp của dân chúng Anga, tên là Assapura. Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Sa-môn! Sa-môn! Này các Tỷ-kheo, dân chúng biết các Ông là vậy. Và nếu các Ông được hỏi: “Các Ông là ai!” Các Ông phải tự nhận: “Chúng tôi là Sa-môn”. Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thì này, các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu tập như sau: “Chúng ta sẽ thọ trì và thực hành những pháp tác thành Sa-môn, những pháp tác thành Bà-la-môn. Như vậy, danh xưng này của chúng ta mới chân chánh và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật. Và những đồ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới có được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích”.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp tác thành Sa-môn, và các pháp tác thành Bà-la-môn? “Chúng ta sẽ thành tựu tàm quý”, như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các Ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? “Thân hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì thân hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? “Khẩu hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì khẩu hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông... (như trên)... khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? “Ý hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì ý hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, và ý hành thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ... (như trên)... ”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông... (như trên)... khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? “Sanh mạng chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì sanh mạng thanh tịnh ấy, khen mình, chê người”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh. Đến mức độ này như vậy là vừa đủ... (như trên)... ”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông... (như trên)... đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? “Chúng ta phải hộ trì các căn. Khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, chúng ta sẽ tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, chúng ta sẽ tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, và các căn đã được hộ trì, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ... (như trên)... ”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông... (như trên)... khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? “Chúng ta phải biết tiết độ trong ăn uống, với chánh tư duy, chúng ta thọ thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hổ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy chúng ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới, và chúng ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh và các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ... (như trên)... ”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông... (như trên)... khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào la các công việc đáng phải làm hơn nữa? “Chúng ta phải chú tâm cảnh giác. Ban ngày đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh một đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh giữa, chúng ta phải nằm dáng nằm con sư tử, nghiêng bên hông tay phải, một chân đặt trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tâm nghĩ đến lúc thức dậy lại. Ban đêm canh đầu thức dậy, đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ... (như trên)... ”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông... (như trên)... khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? “Chúng ta phải chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi đứng, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ... (như trên)... ”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông... (như trên)... khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm và thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối tiếc, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Này các Tỷ-kheo, như một người mắc nợ liền làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia mắc nợ nên làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, ta không những trả được những nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người bị bệnh, đau đớn, trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Sau một thời gian, người ấy khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Nay ta khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người bị nhốt trong ngục. Người ấy sau một thời gian được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. “Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Người ấy sau một thời gian thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát, được tự do đi lại.

Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Nay ta thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát, được tự do đi lại”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người giàu có, nhiều tài sản, đang đi qua bãi sa mạc. Người ấy sau một thời gian đã đi khỏi bãi sa mạc ấy, đến đầu làng, yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia giàu có, nhiều tài sản, đi qua bãi sa mạc. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy, yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự mình, quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường qua sa mạc. Này các Tỷ-kheo, cũng như không mắc nợ, không bị bệnh tật được khỏi tù tội, được tự do, đến được đất lành yên ổn. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán năm triền cái khi chúng được diệt trừ.

Sau khi đã đoạn trừ năm triền cái này, những triền cái làm ô nhiễm tâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly ác, bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, như một người hầu tắm lão luyện, hay đệ tử người hầu tắm, sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, trào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ nước, nước từ trong dâng lên, phương Đông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “xả niệm lạc trú”, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, tràn đầy thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sinh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này các Tỷ-kheo, ví như một người đi từ làng mình đến làng khác, từ làng ấy đi đến một làng khác nữa, và từ làng này lại trở về làng của mình, người ấy nghĩ: “Ta từ làng của mình đi đến làng kia, nơi đây, ta đã đứng như thế này, đã ngồi như thế này, đã nói như thế này, đã yên lặng như thế này. Từ nơi làng nọ, ta đã trở về làng của ta”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến, Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời... (như trên)... Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này các Tỷ-kheo, ví như có hai nhà có cửa, và ở đây, một người có mắt đứng ở giữa, người này có thể thấy các người (khác) đi vào nhà, đi ra, đi qua, đi lại. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang... đều do hạnh nghiệp của họ.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm, đến Lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Đây là khổ”, biết như thật: “Đây là Nguyên nhân của Khổ”, biết như thật: “Đây là sự Diệt khổ”, biết như thật: “Đây là con đường đưa đến diệt khổ”, biết như thật: “Đây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là nguyên nhân của các lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là sự đoạn trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”. Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”. Này các Tỷ-kheo, ví như tại dãy núi lớn có một hồ nước, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, một người có mắt, đứng trên bờ sẽ thấy con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại hay đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: “Đây là hồ nước thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Đây là những con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay đứng yên một chỗ”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết như thật: “Đây là khổ... biết như thật: “Đây là Con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc!” Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát, vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần phải làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được gọi là Sa-môn, là Bà-la-môn, là vị đã tắm sạch sẽ, là vị đã biết và hiểu rõ, là bậc có học, là bậc Thánh, là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, như thế nào, Tỷ-kheo là Sa-môn? Vị này đã làm cho dừng lại các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh, già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là Sa-môn. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào Tỷ-kheo là Bà-la-môn? Vị này đã tẩn xuất ra ngoài các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là Bà-la-môn. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào Tỷ-kheo đã tắm sạch sẽ? Vị này đã tắm gội sạch sẽ các ác, các pháp bất thiện... đưa đến sanh, già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã tắm sạch sẽ. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đã biết và hiểu rõ? Vị này đã biết và hiểu rõ các ác, các pháp bất thiện... đưa đến sanh, già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã biết rõ. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo có học? Vị này đã tiêu diệt các ác, các pháp bất thiện... đưa đến sanh, già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có học. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo được gọi là bậc Thánh? Vị này đã làm cho xa lìa các ác pháp bất thiện... đưa đến sanh, già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được gọi là bậc Thánh. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo được gọi là bậc A-la-hán? Vị này đã làm cho xa lìa các ác, các pháp bất thiện... đưa đến sanh, già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

ĐẠI KINH XÓM NGỰA, THỨ BA MƯƠI CHÍN HẾT.

 

Thích Minh Châu 

__________________________________________________________________________

>>>  38. Đại kinh Đoạn Tận Ái

Đạo Phật, là một lối luyện tập tâm linh thực tiễn, dù có những lời nhằm phô diễn thẳng về kinh nghiệm, không cho phép có sự can thiệp của lối giải thích trí năng hay siêu hình nào ở đây”.

1) Phải chiếu kiến (soi thấy) năm uẩn; phải thấy và biết năm uẩn như thấy biết vật thể trước mắt.

“Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn. Thế giới loài người của chúng ta là sự hiện hữu của năm uẩn, và trừ phi chúng ta biết và thấy được năm uẩn này, bằng không chúng ta không thể hiểu rõ lời dạy của đức Phật. (…) Khi hành giả phát triển được định tâm mạnh mẽ, hành giả sẽ thấy rằng đối tượng được phản chiếu trong ý môn như trong một tấm gương”. (Thiền sư Pa-auk Sayadaw, thiền sư theo truyền thống Theravàda-Phật giáo Nam tông) – (Biết Và Thấy; P. Sayadaw; dịch giả: Pháp Thông).

“Đạo Phật, là một lối luyện tập tâm linh thực tiễn, dù có những lời nhằm phô diễn thẳng về kinh nghiệm, không cho phép có sự can thiệp của lối giải thích trí năng hay siêu hình nào ở đây”(Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Thiền Luận - quyển hạ, luận I; D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

 

“Người học kinh, xem giáo lí, mỗi câu mỗi câu đều phải uyển chuyển xoay về nơi mình để làm sáng tỏ tánh giác”. (Thiền sư Bá Trượng) - (Trung Hoa Chư Thiền Đức Hành Trạng;  dịch giả: Thích Thanh Từ).

2) Chiếu kiến năm uẩn thâm sâu (không còn năng kiến-sở kiến) thì Chân như (của năm uẩn) hiện tiền.

 

“Tu Bồ Đề hỏi: Làm thế nào Bồ tát có thể học được năm uẩn khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa?

Phật nói: Bồ tát có thể học được năm uẩn khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa do như thực biết: 1) tướng của năm uẩn, 2) sinh diệt của năm uẩn, 3) Chân như của năm uẩn. (Đại Bát Nhã. Trích theo Thiền Luận quyển hạ của D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

3) Chân như là Tánh Không, là tướng không của các pháp (chư pháp không tướng).

“Pháp thân là một trong ba thân và ý nghĩa của nó nguyên lai liên hệ với hai thân kia, gọi là Báo thân và Hóa thân. (…) Trên phương diện tâm lí có thể coi Pháp thân như là Tàng thức hay A-lại-da thức mà học phái Du già luận của Phật giáo hay nói đến. (…) Trên phương diện khác A-lại-da là Tánh Không. (…) Tuy nhiên Tánh Không là một từ ngữ bị lạm dụng quá xá, chịu đủ mọi cực hình. Đại thừa có một từ ngữ cùng một ngụ ý, có tính cách khẳng định. Tôi muốn nói tới Chân như. (…) Nó đòi hỏi trình độ tối cao của trí năng mẫn tiệp để nhìn thẳng vào Thực tại như thực, không kết dệt những mắt lưới vọng tưởng chung quanh nó. Tức thì, đấy là cảnh giới của những trực giác. Khi chúng ta bước vào cảnh giới này, chúng ta nhận ra Tánh Không hay Chân như thực sự có ý nghĩa gì. (Trích theo Thiền Luận quyển hạ của D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

“Không (trong Bát-nhã) là thành quả của trực giác tâm linh, chứ không phải là hậu quả của suy luận”. (Thiền sư D.T.Suzuki) – (Thiền & Bát-Nhã; D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

4) Khi chưa thấy và biết năm uẩn, nhắm vào vọng tưởng sẽ phát hiện tướng trạng năm uẩn.

 

“Người trí xem năm uẩn là những cấu trúc của tưởng. (…) Ba cõi không gì khác hơn là sự phân biệt. (Kinh Lăng Già; bản tiếng Anh của D.T.Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).

5) Biểu hiện của vọng tưởng là những nói năng trong tâm (tâm ngôn-tâm hành).

“Ánh sáng của Tâm bị che phủ hết trong ngôn từ và với ngôn từ. Quả thực, tâm tạo ra ngôn từ, và bây giờ tưởng ngôn từ là những thực tính độc lập với cái tạo ra nó, tâm trở thành vướng víu trong ngôn từ, và như kinh bảo, bị nuốt chửng trong những cơn sóng của luân hồi”. (Nghiên Cứu Kinh Lăng Già; D.T.Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).

“Thoại (lời nói) từ tâm khởi, tâm là đầu (ở trước) của thoại. Niệm từ tâm khởi, tâm là đầu của niệm. Vạn duyên đều từ tâm khởi, tâm là đầu của vạn duyên. Sự thật, “thoại đầu” tức là “niệm đầu”; trước niệm chính là tâm. Nói thẳng, trước khi một niệm chưa sinh là thoại đầu. Do đây, chúng ta biết khán thoại đầu tức là quán tâm”. (Thiền sư Hư Vân) – (Thiền Đốn Ngộ; dịch giả: Thích Thanh Từ).

6) Vọng tưởng là biểu hiện của cái “tôi”, của ngã chấp, của chúng-sinh-tâm, của vô minh.

 

“Các ông lắng nghe, những người mê đời sau nếu biết chúng sinh tức là Phật tánh, nếu chẳng biết chúng sinh muôn kiếp tìm Phật cũng khó gặp. Nay tôi dạy các ông: biết tự tâm chúng sinh, thấy tự tâm Phật tánh. Muốn cầu thấy Phật, chỉ biết chúng sinh; chỉ vì chúng sinh mê Phật, chẳng phải Phật mê chúng sinh. Tự tánh nếu ngộ chúng sinh là Phật, tự tánh nếu mê Phật là chúng sinh; tự tánh bình đẳng chúng sinh là Phật, tự tánh tà hiểm Phật là chúng sinh. (…)”. (“Mê” nghĩa là “quên”). (Pháp Bảo Đàn Kinh; Lục Tổ Huệ Năng; dịch giả: Thích Thanh Từ).

  

7) Tâm ai cũng có sẵn Tánh Nghe (tánh giác), nên có khả năng nghe vọng tưởng (tức là nghe những nói năng của cái “tôi”).

“Phản văn văn tự tánh”. (Kinh Lăng Nghiêm).

 

“Phổ Hiền Bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng: (…) Bạch Thế Tôn! Con dùng tâm mà nghe và phân biệt mọi niệm lự, tri kiến của chúng sinh; nếu ở phương nào khác, ngoài hằng sa cõi nước, có một chúng sinh phát tâm tu niệm hạnh Phổ Hiền, thì trong khi ấy, con liền cỡi voi trắng sáu ngà, phân hóa trăm ngàn thân đến khắp các nơi ấy; dầu cho chúng sinh ấy nghiệp chướng sâu dày không thể thấy con, thì con nhân trong khi tối tăm lấy tay rờ đầu, gia hộ an ủi khiến được thành công đức. Nay Phật hỏi viên thông, như bổn nhân chứng ngộ của con, là phát minh tánh nghe, phân biệt tự tại, ấy là thứ nhất”. (Kinh Lăng Nghiêm). (Có giảng sư giảng rằng “voi trắng sáu ngà” là “lục độ ba-la-mật”).

 

8) Có ý định chủ hướng, chú tâm lắng nghe vọng tưởng thì vọng tưởng im lặng, tánh nghe-tánh giác (Phật tánh, Viên Giác) hiện tiền; đó là sơ ngộ (kiến tánh khởi tu).

“Đạt vọng, vốn chân; biết chân, tưởng diệt”. (Kinh Lăng Già Tâm Ấn; dịch giả: Thích Thanh Từ).

“Này thiện tri thức, nếu trong các ông hàng hữu học, mỗi lần niệm khởi trong tâm, hãy hồi quang phản chiếu (tận nguồn tâm). Khi niệm diệt trong tâm, sự phản quán tâm cũng tự diệt, đó là vô niệm. Vô niệm hoàn toàn thoát ngoài các duyên ngoại cảnh, bởi vì nếu còn có cảnh duyên nào thì không thể là vô niệm được. (…) Nếu khởi chánh chân Bát-nhã quán chiếu thì trong khoảng một sát-na vọng niệm đều diệt. Nếu biết tự tánh, một phen ngộ tức đến quả vị Phật. (…). Nếu để cho tâm chẳng nghĩ gì hết, đó là diệt niệm, tức bị pháp trói buộc, gọi là thấy một bên”. (Lục tổ Huệ Năng) - (Vô Niệm (Pháp Bảo Đàn Kinh); D.T.Suzuki; dịch giả: Thuần Bạch).

9) Lắng nghe vọng tưởng toàn diện, với tâm thái từ bi-tự tại-vô tác-vô cầu, chính là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”.

“Người trí xem năm uẩn là những cấu trúc của tưởng. (…) Ba cõi không gì khác hơn là sự phân biệt. (…) Khi một sự chuyển hoá (chuyển y) xảy ra thì có một trạng thái vô tưởng vốn là cảnh giới của người trí. (…) Khi người ta nhận biết rằng không có gì ngoài những thứ được thấy từ chính cái Tâm thì sự phân biệt về hữu và phi hữu đứt đoạn”. (Kinh Lăng Già; bản tiếng Anh của D.T.Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).

10) Giác ngộ (sơ ngộ) không khó; điều rất khó là đánh thức khát vọng giác ngộ đích thực, vì thiện ích cho mình và tất cả chúng sinh (đó là điều kiện cần thiết để tu tập Bát Nhã Tâm Kinh – một bản kinh vô cùng quan trọng).

 

“Giác ngộ không phải là một công việc riêng tư chẳng can dự gì đến khối lớn cộng đồng; điểm tựa của nó được đặt ngay trong lòng vũ trụ. (…) Cái được gọi là “thiện căn” chỉ có giá chừng nào nó làm lợi ích cho tất cả thế gian. Nếu không thể phụng sự cho toàn thể môi trường gồm những thân thuộc mà mình đứng trong đó – nghĩa là, nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức”của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt, và chẳng có cái lối chứa nhóm nào như vậy mà lại có thể làm trỗi dậy ước vọng giác ngộ (tức Bồ-đề tâm)”. (Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Thiền Luận - quyển hạ, luận IV; D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

“(…) Đại thừa đứng vững trên hai chân, Trí tuệ và Từ bi, cái ý niệm siêu việt và tình yêu trùm khắp đối với tất cả các loại chúng sinh, hữu tình cũng như vô tình. Trí tuệ nhìn thấy vào cái nhất tính của các sự vật và từ bi thể hội cái tự tính của chúng. Vị Bồ-tát khóc cùng với các chúng sinh đau khổ và đồng thời hiểu rằng có một vị không bao giờ khóc, ở bên trên mọi đớn đau, sầu khổ và ô nhiễm. (…) Và sự cân bằng này được nhìn thấy trong Pranidhàna hay bổn nguyện của vị Bồ-tát”. (Thiền sư D.T. Suzuki) – (Nghiên Cứu Kinh Lăng Già; D.T. Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).

-----------

(*): Ma-Ha Bát-Nhã-Ba-La Mật-Đa Tâm Kinh. (Bản dịch của Ngài Huyền Trang).

                                                                    Tuệ Thiền Lê Bá Bôn

(Mahatanha sankhaya suttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Sati, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruỗi, luân chuyển nhưng không đổi khác”.

Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: “Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruỗi, luân chuyển nhưng không đổi khác”. Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá ở, khi đến xong liền nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá như sau:

– Này Hiền giả Sati, có đúng sự thật chăng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng... (như trên)... nhưng không đổi khác”.

– Thật sự là vậy, chư Hiền, theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruỗi, luân chuyển nhưng không đổi khác.

Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:

– Hiền giả Sati, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Sati, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi; không có duyên thì thức không hiện khởi.

Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, dù được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy.

– Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruỗi, luân chuyển, nhưng không đổi khác.

Vì các Tỷ-kheo ấy không thể làm cho Tỷ-kheo Sati, con người đánh cá từ bỏ ác tà kiến ấy, nên các vị ấy đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruỗi, luân chuyển, nhưng không đổi khác”. Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: “Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruỗi, luân chuyển, nhưng không đổi khác”. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá ở, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá:

“– Này Hiền giả Sati, có đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... nhưng không đổi khác”.

Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá nói với chúng con như sau:

“– Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu... nhưng không đổi khác.

Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:

“– Hiền giả Sati chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Sati, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi, không có duyên thì thức không hiện khởi.

“Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá dầu cho được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy:

“– Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, Thế Tôn thuyết giảng..., nhưng không đổi khác”.

Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.

Rồi Thế Tôn cho gọi là một Tỷ-kheo khác:

– Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta, gọi Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá: “Hiền giả Sati, bậc Đạo sư gọi Hiền giả”.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, sau khi đến, liền nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá:

– Hiền giả Sati, bậc Đạo sư gọi Hiền giả.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá đang ngồi xuống một bên:

– Này Sati, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruỗi, luân chuyển nhưng không đổi khác”?

– Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruỗi, luân chuyển nhưng không đổi khác.

– Này Sati, thế nào là thức ấy.

– Bạch Thế Tôn, chính thức ấy nói cảm thọ, thọ lãnh chỗ này, chỗ kia, kết quả các hành động thiện ác.

– Này kẻ mê mờ kia, vì ai mà Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Này kẻ mê mờ kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói là thức do duyên khởi, không có duyên, thì thức không hiện khởi? Và này kẻ mê mờ kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông còn tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ mê mờ kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong Pháp, Luật này không?

– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể có được, không thể được, bạch Thế Tôn.

Được nói vậy, Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, im lặng, hổ người, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn sau khi biết được Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, đang im lặng, hổ ngươi, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá.

– Này kẻ mê mờ kia, người ta sẽ biết Ông qua ác tà kiến của chính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng giống như Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức?

– Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi, không có duyên, thức không hiện khởi.

– Lành thay, chư Tỷ-kheo, lành thay, chư Tỷ-kheo, các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy! Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi. Không có duyên, thức không hiện khởi. Nhưng Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, còn tự pháp hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho kẻ mê mờ ấy.

Này các Tỷ-kheo, do duyên mà thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên là tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh và thức ấy có tên là thân thức. Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức. Này các Tỷ-kheo, do duyên nào lửa sanh và lửa ấy có tên tùy theo duyên ấy: duyên củi, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa củi. Duyên vỏ gỗ bào, lửa sanh, lửa ấy gọi là vỏ bào. Duyên cỏ, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa cỏ. Duyên phân bò, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa phân bò. Duyên trấu, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa trấu. Duyên đống rác, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa đống rác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên, thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên là tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh, và thức ấy có tên là thân thức. Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức.

Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy sanh vật này không?

– Bạch Thế Tôn, có thấy.

– Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy sự tác thành sanh vật do món ăn ấy không?

– Bạch Thế Tôn có thấy.

– Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy cũng bị đoạn diệt không?

– Bạch Thế Tôn, có thấy.

– Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh.

– Sanh vật này có thể không có mặt?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Sự tác thành của món ăn ấy có thể có hay không?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt hay không bị đoạn diệt?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Sanh vật này có thể không có mặt.

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Sự tác thành của món ăn ấy có thể có hay không?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật có thể bị đoạn diệt hay không bị đoạn diệt?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, sanh vật này có mặt, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, sự tác thành của món ăn ấy, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, sanh vật này có mặt, (đối với vấn đề này) có phải các Ông khéo thấy, nhờ như thật chánh trí tuệ không?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, sự hiện hữu của sanh vật ấy là do các món ăn ấy tác thành,... này, có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt, (đối với vấn đề này), có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?

– Bạch Thế Tôn, có vậy.

– Này các Tỷ-kheo, đối với tri kiến này được thanh tịnh như vậy, được làm cho trong sáng như vậy, nếu các Ông chấp trước, lấy làm hãnh diện, truy cầu, xem là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ chiếc bè, nói Pháp được giảng dạy là để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy.

– Bạch Thế Tôn, không.

– Nhưng này các Tỷ-kheo, đối với tri kiến này được thanh tịnh như vậy, được làm cho trong sáng như vậy, nếu các Ông không chấp trước, không lấy làm hãnh diện, không truy cầu, không xem là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể ví dụ chiếc bè, nói Pháp được giảng dạy là để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy.

– Bạch Thế Tôn, có.

– Này các Tỷ-kheo, có bốn món ăn giúp cho an trú các loài hữu tình đã sanh hay phò trợ các loài hữu tình sẽ sanh. Thế nào là bốn? Đoàn thực hoặc thô hoặc tế, thứ hai là xúc thực, thứ ba là tư niệm thực, và thứ tư là thức thực. Và này các Tỷ-kheo bốn món ăn này, lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Bốn món ăn này lấy ái làm nhân duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm sanh chủng, lấy ái làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Ái lấy thọ làm nhân duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm sanh chủng, lấy thọ làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm nguyên nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Thọ lấy xúc làm nhân duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm sanh chủng, lấy xúc làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm nguyên duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Xúc lấy sáu nhập làm nhân duyên, lấy sáu nhập làm tập khởi, lấy sáu nhập làm sanh chủng, lấy sáu nhập làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Sáu nhập lấy danh sắc làm nhân duyên, lấy danh sắc làm tập khởi, lấy danh sắc làm sanh chủng, lấy danh sắc làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Danh sắc lấy thức làm nhân duyên, lấy thức là tập khởi, lấy thức làm sanh chủng, lấy thức làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi, lấy hành làm sanh chủng, lấy hành làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, các hành này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Các hành lấy vô minh làm sanh chủng, lấy vô minh làm nguyên nhân. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được hiện hữu. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

– Trước đã nói: Sanh duyên già, chết (Do duyên sanh nên già, chết hiện khởi). Này các Tỷ-kheo, sanh duyên già, chết có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, sanh duyên già, chết. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Sanh duyên già, chết.

 - Trước đã nói: hữu duyên sanh. Này các Tỷ-kheo, hữu duyên sanh có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, hữu duyên sanh. Như vậy, đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Hữu duyên sanh.

 - Trước đã nói: Thủ duyên hữu. Này các Tỷ-kheo, thủ duyên hữu có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, thủ duyên hữu. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Thủ duyên hữu.

– Trước đã nói: Ái duyên thủ. Này các Tỷ-kheo, ái duyên thủ có phải không? Hay ở đây, (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, ái duyên thủ. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Ái duyên thủ.

– Trước đã nói: Thọ duyên ái. Này các Tỷ-kheo, thọ duyên ái có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, thọ duyên ái. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Thọ duyên ái.

– Trước đã nói: Xúc duyên thọ. Này các Tỷ-kheo, xúc duyên thọ có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, xúc duyên thọ. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Xúc duyên thọ.

– Trước đã nói: Sáu nhập duyên xúc. Này các Tỷ-kheo, sáu nhập duyên xúc có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, sáu nhập duyên xúc. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Sáu nhập duyên xúc.

– Trước đã nói: Danh sắc duyên sáu nhập. Này các Tỷ-kheo, danh sắc duyên sáu nhập có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, danh sắc duyên sáu nhập. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Danh sắc duyên sáu nhập.

– Trước đã nói: Thức duyên danh sắc. Này các Tỷ-kheo, thức duyên danh sắc có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, thức duyên danh sắc. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Thức duyên danh sắc.

– Trước đã nói: Hành duyên thức: Này các Tỷ-kheo, hành duyên thức có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, hành duyên thức. Như vậy, đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Hành duyên thức.

– Trước đã nói: Vô minh duyên hành. Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, vô minh duyên hành. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Vô minh duyên hành.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Các Ông nói như vậy và Ta cũng nói như vậy: “Cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh”, như vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não cùng sanh khởi. Như vậy, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Do vô minh đoạn diệt, xả ly một cách hoàn toàn nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Trước đã nói: Do sanh diệt nên già, chết diệt. Này các Tỷ-kheo, do sanh diệt nên già, chết diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do sanh diệt nên già, chết diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do sanh diệt nên già, chết diệt.

– Trước đã nói: Do hữu diệt nên sanh diệt. Này các Tỷ-kheo, do hữu diệt nên sanh diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do hữu diệt nên sanh diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do hữu diệt nên sanh diệt.

– Trước đã nói: Do thủ diệt nên hữu diệt. Này các Tỷ-kheo, do thủ diệt nên hữu diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do thủ diệt nên hữu diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do thủ diệt nên hữu diệt.

– Trước đã nói: Do ái diệt nên thủ diệt. Này các Tỷ-kheo, do ái diệt nên thủ diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do ái diệt nên thủ diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do ái diệt nên thủ diệt.

– Trước đã nói: Do thọ diệt nên ái diệt. Này các Tỷ-kheo, do thọ diệt nên ái diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do thọ diệt nên ái diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do thọ diệt nên ái diệt.

– Trước đã nói: Do xúc diệt nên thọ diệt. Này các Tỷ-kheo, do xúc diệt nên thọ diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do xúc diệt nên thọ diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do xúc diệt nên thọ diệt.

– Trước đã nói: Do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Này các Tỷ-kheo, do sáu nhập diệt nên xúc diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do sáu nhập diệt nên xúc diệt.

– Trước đã nói: Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Này các Tỷ-kheo, do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt.

– Trước đã nói: Do thức diệt nên danh sắc diệt. Này các Tỷ-kheo, do thức diệt nên danh sắc diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do thức diệt nên danh sắc diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do thức diệt nên danh sắc diệt.

– Trước đã nói: Do hành diệt nên thức diệt. Này các Tỷ-kheo, do hành diệt nên thức diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do hành diệt nên thức diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do hành diệt nên thức diệt.

– Trước đã nói: Do vô minh diệt nên hành diệt. Này các Tỷ-kheo, do vô minh diệt nên hành diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, do vô minh diệt nên hành diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do vô minh diệt nên hành diệt.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Các Ông nói như vậy và Ta cũng nói như vậy: “Cái này không có nên cái kia không có, cái này diệt nên cái kia diệt”, như vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên sáu nhập diệt, sáu nhập diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Này các Tỷ-kheo, các Ông nên biết như vậy, thấy như vậy, có còn chạy theo thời quá khứ, và suy nghĩ: “Ta có mặt trong thời quá khứ hay không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta có mặt như thế nào trong thời quá khứ”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, có còn chạy theo thời vị lai, và suy nghĩ: “Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nghi ngờ gì về mình trong thời hiện tại: “Ta có mặt hay ta không có mặt. Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt, hình vóc như thế nào? Hữu tình này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nói như sau: “Bậc Đạo sư quá nặng nề (?) đối với chúng ta. Chúng ta nói vì chúng ta tôn trọng bậc Đạo sư”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nói như sau: “Một Sa-môn nói với chúng tôi như vậy, các Sa-môn khác cũng vậy(?), và còn chúng tôi không có nói như vậy”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có tìm một vị Đạo sư khác không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có trở lui lại các giới cấm, tế tự (?) đàn tràng của các tục tử Sa-môn, Bà-la-môn (và nghĩ rằng) chúng là căn bản không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, có phải các Ông chỉ nói những gì các Ông tự biết, tự thấy, tự ý thức được?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo,! Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được ta giới thiệu Chánh Pháp, Pháp này thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự thân giác hiểu. Này các Tỷ-kheo, Pháp này thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự thân giác hiểu. Tất cả những gì đã nói là do duyên này mà nói.

Này các Tỷ-kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình: ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Và này các Tỷ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình. Rồi này các Tỷ-kheo, người mẹ trong chín hay mười tháng mang bào thai ấy, với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Rồi này các Tỷ-kheo, sau chín hay mười tháng, người mẹ sinh đẻ với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Khi đã sinh, người mẹ nuôi (hài nhi ấy) với máu của mình. Này các Tỷ-kheo, trong luật của bậc Thánh, sữa của bà mẹ được xem là máu. Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ấy, sau khi lớn lên, sau khi các căn đã thuần thục, chơi với những trò chơi dành cho các đứa trẻ, như với cái cày nhỏ, chơi khăng, chơi nhảy lộn nhào, chơi chong chóng, chơi với đồ đong bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ. Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ sau khi lớn lên, sau khi các căn do mắt nhận thức, được thuần thục, thọ hưởng đầy đủ năm món dục lạc; các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức... Các hương do mũi nhận thức... Các vị do lưỡi nhận thức... Các xúc do thân cảm xúc; các xúc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục.

Khi thấy sắc bằng mắt, người đó tham ái đối với sắc đẹp, người đó ghét bỏ đối với sắc xấu, người đó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ mọn. Người đó không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của người đó được trừ diệt, không có dư tàn. Như vậy, đối diện với thân, sơ (thuận, nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước thọ ấy. Vì tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy, nên dục sanh hỷ, có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, nên dục hỷ sanh, có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ. Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi; do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Khi người đó nghe tiếng với tai... (như trên)... khi người đó ngửi hương với mũi... (như trên)... khi người đó nếm vị với lưỡi... (như trên)... khi người đó cảm xúc với thân... (như trên)... khi người đó nhận thức pháp với ý, người đó tham ái đối với pháp tốt, ghét bỏ đối với pháp xấu. Người đó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ mọn. Người đó không như thật tuệ tri đến tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác, bất thiện pháp của người đó được trừ diệt, không còn dư tàn. Như vậy, đối diện với thân, sơ (thuận, nghịch), có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ. Người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy. Vì người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy nên dục hỷ sanh. Có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ. Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi; do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Ở đời, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên thuyết điều Như Lai đã chứng ngộ. Như Lai thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Như Lai truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, thanh tịnh. Người gia trưởng hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe Pháp ấy. Sau khi nghe Pháp, người ấy sanh lòng kính ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng, vị ấy suy nghĩ: “Đời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Sau một thời gian, người ấy bỏ tài sản nhỏ hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy sống thành tựu học pháp chánh hạnh, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, sống thanh tịnh, không có trộm cắp, từ bỏ tà hạnh, sống theo phạm hạnh, sống hạnh viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt, không phản lại đối với đời, từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đến nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp, từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh Pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời, từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, trình diễn, từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thơm và các thời trang, từ bỏ dùng giường cao và giường lớn, từ bỏ nhận vàng bạc, từ bỏ nhận các hạt sống, từ bỏ nhận thịt sống, từ bỏ nhận đàn bà, con gái, từ bỏ nhận nô tỳ, gái và trai, từ bỏ nhận cừu và dê, từ bỏ nhận gia cầm và heo, từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái, từ bỏ nhận ruộng nương và đất đai, từ bỏ nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới, từ bỏ buôn bán, từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc, đo lường, từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo, từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Vị ấy biết đủ với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, Tỷ-kheo biết đủ với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Vị ấy nhờ thành tựu Thánh giới uẩn này nên hưởng được lạc thọ, nội tâm không lỗi lầm. Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... (như trên)... mũi ngửi hương... (như trên)... lưỡi nếm vị... (như trên)... thân cảm xúc... (như trên)... ý nhận thức các pháp; vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ, nội tâm không lỗi lầm. Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác.

Vị ấy với sự thành tựu Thánh giới uẩn này, với sự thành tựu Thánh hộ trì các căn này, và với Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng, tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa, tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Sau khi từ bỏ năm triền cái làm ô nhiễm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm giác sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “xả niệm lạc trú”, chứng và trú Thiền thứ ba. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Khi vị ấy thấy sắc bằng mắt, vị ấy không tham ái đối với sắc đẹp, không ghét bỏ đối với sắc xấu, vị ấy sống an trú niệm trên thân, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của vị ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Như vậy từ bỏ (thuận nghịch), có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy. Vì vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy, nếu có dục hỷ nào đối với các cảm thọ, dục hỷ ấy được trừ diệt. Do dục hỷ của vị ấy diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này. Khi vị ấy nghe tiếng bằng tai... (như trên)... khi vị ngửi hương bằng mũi... (như trên)... Khi vị ấy nếm vị bằng lưỡi... (như trên)... Khi vị ấy cảm xúc bằng thân... (như trên)... Khi vị ấy nhận thức pháp bằng ý, vị ấy không tham ái đối với pháp tốt, không ghét bỏ đối với pháp xấu. Vị ấy sống an trú niệm trên thân, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ chúng mà các ác, bất thiện pháp của vị ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Như vậy, vị ấy đoạn trừ (thuận nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy. Vì vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy, nếu có dục hỷ nào đối với các cảm thọ, dục hỷ ấy được trừ diệt. Do dục hỷ của vị ấy diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này. Này các Tỷ-kheo, các Ông hãy thọ trì ái tận giải thoát này, được Ta nói một cách tóm tắt, nhưng (phải nhớ là) Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, đã bị mắc trong cái lưới lớn của ái, trong sự rối loạn của ái.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

ĐẠI KINH ĐOẠN TẬN ÁI, THỨ BA MƯƠI TÁM HẾT.

 

Thích Minh Châu 

________________________________________________________________________________________________

>>>>  37. Tiểu kinh Đoạn Tận Ái

Trong các đệ tử của Phật Thích Ca chỉ có Ca Ma Ha Diếp ngộ được cái ý niêm hoa nên được Phật độc nhất truyền tâm ấn. Ca Diếp truyền cho các đệ tử ở Ấn Độ, và Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 của dòng thiền Ấn Độ. Khi Bồ Đề Đạt Ma Đông du sang Trung quốc dạy Thiền khoảng 420 hay 486, đến Thiếu Lâm Tự tham thiền nhập bích tịnh khẫu trong 9 năm nhìn vách đá. Sư thành vị tổ đầu tiên (sơ tổ) của dòng Thiền Trung quốc.

Kim Cang Kinh

(Kim Cang Bất Hoại)

 

November 11th, 2013

 

 

Sau khi được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn cho vào thất và nghe giảng kinh Kim Cang Bát Nhã đến đoạn Tôn giả Tu-bồ-đề hỏi: "Khi phát tâm cầu vô thượng chánh giác, làm sao an trụ tâm?" Phật đáp: "Chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm kia; nên không chỗ trụ mà sanh tâm ấy."

 

Huệ Năng đại ngộ, ngài kêu lên: "Ðâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh! Ðâu ngờ tánh mình vốn không sanh diệt! Ðâu ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ! Ðâu ngờ tánh mình vốn không dao động! Ðâu ngờ tánh mình hay sanh muôn pháp!" Ngũ Tổ bảo: "Chẳng biết bản tâm học pháp vô ích, nếu nhận được bản tâm mình, gọi là Trượng phu, Thiên nhân sư, Phật..." Thế là Ngài được Ngũ Tổ truyền y bát làm Tổ thứ sáu của Thiền Tông.

 

Tôn Chỉ của Thiền Tông Đaị Thừa

 

Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ chân tâm 
Kiến tánh thành Phật

Dịch nghĩa:

 

Không lập chữ nghĩa
Truyền riêng ngoài giáo pháp
Chỉ thẳng tâm thật
Thấy tánh thành Phật.

 

Bồ Đề Đạt Ma

 (Sơ Tổ của dòng Thiền Tông Đaị ThừaTrung quốc)

 

  

Tương truyền, Phật Tổ niêm hoa, Ca Diếp Vi tiếu.  Trong các đệ tử của Phật Thích Ca chỉ có Ca Ma Ha Diếp ngộ được cái ý niêm hoa nên được Phật độc nhất truyền tâm ấn. Ca Diếp truyền cho các đệ tử ở Ấn Độ, và Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 của dòng thiền Ấn Độ. Khi Bồ Đề Đạt Ma Đông du sang Trung quốc dạy Thiền khoảng 420 hay 486, đến Thiếu Lâm Tự tham thiền nhập bích tịnh khẫu trong 9 năm nhìn vách đá.  Sư thành vị tổ đầu tiên (sơ tổ) của dòng Thiền Trung quốc. 

Bồ Đề Đạt Ma là âm của Bodhidharma. Bodhi (bồ đề) là giác ngộ, tỉnh thức. Dharma là pháp—giáo pháp, hay tất cả mọi thứ trong vũ trụ.  Có rất huyền thoại về Bồ Đề Đạt Ma, vài người Trung Hoa gọi ngài là “Bích Nhãn Hồ” nghĩa là “Tên Rợ mắt xanh,” như một kẻ vừa là quái đản vừa là phi thường nhất trong tất cả những kẻ phi thường. Như huyền thoại của Đạt Ma Sư Tổ với một chiếc dép cỏ treo lũng lẵng trên cây gậy mà ngài từng hùng dũng xách nó vượt suối băng ngàn phi hành trên ngọn thông lãnh, ngạo nghễ với những trận cười đinh tai, nhức óc rung chuyển cả núi đồi chập chùng, những âm vang thiền lực đó vẫn còn phảng phất vang vọng đâu đây trong mỗi con người, trong mỗi thời đại theo sự chuyển vần của thời gian, và không gian vô tận.

Lược giải bài kệ chỉ nam của Thiền tông:

• “Bất lập văn tự”: không “chấp” vào kinh sách chữ nghĩa

• Giáo ngoại biệt truyền: Tâm truyền Tâm, Ấn truyền Ấn

• Trực chỉ chân tâm: Chỉ thẳng vào tâm thật,

• Kiến tánh thành Phật: Thấy được tự tánh Phật

Sau đây là tóm tắt và dung hợp pháp tu qua ba vị Thiền Tổ (Nhị Tổ Huệ Khã, Lục Tổ Huệ Năng, và Sơ Tổ Trúc Lâm):

1.Vọng ảo là tâm niệm hư ảo

2.Vô tâm là vô thường ngã tướng

3.Nhị phân là ảo

4.Luân hồi là ảo, giải thoát là niết bàn

Nhị Tổ Huệ Khã ứng dụng "pháp an tâm mà không có pháp, vọng tưởng không theo. Ðoạn hết các duyên mà rõ ràng thường biết, nói không thể đến," dùng trí tuệ phá si mê để an tâm kiến tính.

Lục Tổ Huệ Năng ứng dụng sáu căn không dính mắc sáu trần làm hướng tiến tu. Ðó là câu "Bất ưng trụ sắc sanh tâm..." trong kinh Kim Cang. Muốn căn không dính trần phải dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu, thấy các pháp duyên hợp hư dối như huyễn như hóa. Vì thế trong kinh Pháp Bảo Ðàn, sau phẩm Hành Do là đến phẩm Bát-nhã. Nhờ trí tuệ Bát-nhã soi rọi thấy rõ các pháp duyên sanh, không có chủ thể (vô ngã), không cố định (vô thường) nên tâm không nhiễm trước sắc... Do đó căn, cảnh không dính mắc nhau đó là Vô Trụ, Vô Niệm, Vô Tướng, Vô Thọ.

Sơ Tổ Trúc Lâm (Vua Trần Nhân Tông,) với bài kệ "Câu Có Câu Không", đoạn thứ tư nói "Nón tuyết giày hoa, ôm cây đợi thỏ", là tinh thần Bát-nhã. Các pháp hư giả như nón tuyết, như đôi giày bằng hoa, tạm có rồi tan mất, mới thấy đẹp rồi héo tàn, tất cả là vô thường không có gì vĩnh cữu. Người mê muội mới chấp đoạn, như kẻ "ôm cây đợi thỏ".  Toàn thể pháp đều không thật, do phương tiện bày lập, một phen cắt đứt chúng mới là an vui tự tại. Ðấy là tinh thần hai câu kết của bài kệ "Cắt đứt sắn bìm, đó đây vui thích".  Vừa dấy niệm là đối đãi, so sánh (nhị nguyên, dualism), vừa thốt lời là đối đãi, phân biện trắng đen, nếu dứt hết đối đãi (emptiness, nhất nguyên, none-dualism) thì còn niệm nào để khởi (vô niệm), còn lời gì để nói (vô ngôn). Ðây là hằng sống thật với thiền.

 Câu hỏi Huế:

Rứa thì thấy tánh” (kiến tánh, thấy tâm Phật) là thấy được cái chi? Và thấy rứa là thấy răng?

Tánh ở chổ mô?

 

Chưa ai trả lời được, và chưa văn tự nào giải thích nổi.  Vì hai con mắt (nhục nhãn) đó dòm ngó ốt dột mà có thấy chi mô?  Ngó ra ngoài tê thì làm răng mà tìm được Tánh? Tánh nó Tịnh ở trong ni nì.  Mà trong nớ thì nó ở chổ mô, chổ ni, chổ tê, chổ nớ, ở trên trót hay ở dưới chưn?

 

Cho nên chúng ta  phải tự mình minh tâm kiến tánh, dùng trí tuệ bát nhã để đốn ngộ, và dùng “Hồi Quang Phản Chiếu” để thấy cái “nguyên hình” (Bản Lai Diện Mục) của mình là “con” gì?

 

(Tiếng Pali là pañña, tiếng Phạn là prajñâ, và khi phiên âm sang tiếng Hoa thì trở thành Bát Nhã, tiếng Nhật làhannya-chie và tiếng Hán-Việt là Trí Tuệ [Huệ.])

 

Muốn an trụ tâm phải lau chùi hết bụi trần để kiến tánh, như câu kệ sau đây của Thần Tú:

 

Thân thị bồ đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời cần phất thức

Mạc sử nhạ trần ai

                                                                      Tạm dịch:

Thân là cội bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Luôn luôn phải lau chùi

Chớ để dính bụi bậm

Tuy nhiên nếu làm biếng hút bụi (vacuum) những thói hư tật xấu của mình cũng không sao, đừng lo ngại là mình không bao giờ kiến tánh vì Lục Tổ đả phản kệ như sau:

Bồ đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai?

Tạm dịch:

Bồ đề vốn không cội

Gương sáng cũng chẳng đài

Xưa nay không một vật

Chỗ nào dính trần ai?

 

Riêng tớ đả thấy (kiến) cái nguyên hình của mình rồi.  Sau khi nhìn vào trong (quán tự tại) qua kính chiếu yêu (third eye, Hồi Quang Phản Chiếu) thì thấy nó không giống con giáp nào cả.  Tớ vi tiếu (mĩm cười) vì nó không phải là mình.

 

Tự “Giác” biết mình chưa “Kiến Tánh, Đốn Ngộ,” chứ đừng nói chi là phát tâm đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thành Phật.  Có thể vì mổi lần nhìn vào chính tâm mình thì thấy “Diệu” Tướng (tự Tánh) thay đồi khác nhau qua từng sátna – lúc có, lúc không (Sắc Tất Thị Không, Không Tất Thị Sắc; Hữu Cú, Vô Cú;) lúc này, lúc khác; vô sở, vô trụ; vô thỉ, vô chung; bất sanh, bất diệt ;“Như” mộng, Như huyễn tam muội.

 

Vạn Pháp như huyễn, “đương thể tức không”, nhưng tuy huyễn mà vẫn thường ở trong Như tánh. Như là thể của Huyễn, Huyễn là dụng của Như. Như là thể tánh bất động, không bao giờ thay đổi; Huyễn là tùy duyên mà hình tướng đổi thay. Chúng sinh có thể (có thể không) từ Như đến đây, vì nghiệp qủa và nhân duyên mà mang thân huyễn mộng này, rồi khi mất đi lại trở về Như. Nhưng không phải đợi lúc hình tướng tan hoại mới trở về Như, mà ngay khi còn thân huyễn, nó đã là Như trong từng sátna rồi. Vì Huyễn không bao giờ rời Như, nên nhà Phật gọi là Như-Huyễn.  Ðây là tinh thần Bát-Nhã, mà chỉ những người ở trong Như-Huyễn tam-muội, tức trong chánh định quán triệt lý Như-Huyễn, quét tận gốc rễ mọi tham, sân, si đắm chấp trước của chúng sinh về thân, tâm và cảnh, mới thẩm thấu và ngộ được.

Thiền sư Từ Ðạo Hạnh có bài kệ soi sáng ý nghĩa này:

Tác hữu trần sa hữu

Vi không nhất thiết không

Hữu không như thủy nguyệt

Vật trước hữu không không.

 

Tạm dịch:

Chấp có, thảy đều có

Chấp không, tất cả không

Có - Không, trăng đáy nước

Chớ chấp Có cùng Không.

 

 

 

Việc tu hành thật gian nan tinh tế, đòi hỏi nơi hành gỉa đức tính Bi-Trí-Dũng. Tu hành vì ích lợi của chúng sinh chứ không phải vì lợi ích vị kỷ của chính mình.  Tuy nhiên mình cũng là chúng sinh.  Kẻ tu hành không thể tự cứu độ mình, đừng nói chi đến việc cứu độ chúng sinh, nếu mình đi tu vì không thắng được thử thách ngoài đời.   Có nhiều người vì thất bại trên đường đời (losers) dựa vào cửa Phật như là nơi tỵ nạn (sanctuary, refuge) để trốn trách thực tế thì khó mà tiến bộ trong việc tu hành.  Đức Phật từ bỏ cung vàng, điện ngọc, uy quyền, cha mẹ, vợ con mà đi tìm đạo giải thoát cho chúng sinh.  Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng làm hòa thượng.  Lúc Mông Cổ xâm lăng nước ta, ngài khoát chiến bào, đại khai sát giới, cùng toàn dân đánh giặc xâm lăng cứu nước.  Sau khi hết giặt trở về với Phật Pháp tu hành trở thành sơ tổ Trúc Lâm.   Đó là cái Bi-Trí-Dũng của bật tu hành.

Tu hành đòi hỏi ý chí, nghị lực, kiên nhẫn và lòng từ bi vô bờ bến để vượt qua mọi thử thách và cám dỗ của mọi chướng duyên nơi thân tâm và cảnh.  An Tâm Kiến Tánh không phải một sớm một chiều mà dễ dàng đạt được kết quả như nhiều người lầm tưởng. Nhưng một khi sự chấp ngã của thân khẩu ý tiêu dung, dù chưa giác ngộ ta cũng sẽ có một sức mạnh tinh thần vô bờ bến (huệ, thần thông) để tu, sống và phục vụ cho chúng sinh.  Bật hành gỉa tuy thường cô đơn, độc hành, độc bộ mà không điều gì không biết, không việc gì không làm để tròn bản nguyện tự lợi, lợi tha.

 

Sau đây là bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

 

Tạm dịch:

Thân như bóng chớp có hoàn không

Cỏ xuân tươi tốt thu héo nồng

Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi

Thịnh suy như cỏ giọt sương đông.

 

 

Ðức Phật Thích Ca đả từ bi lập bày phương tiện tiệm thứ, phá hết lớp này đến lớp khác cho đến tận cùng gốc rễ chấp trước của chúng sanh:

Giai đoạn thứ nhất, Xa lìa huyễn, Sáu căn là huyễn, sáu trần là huyễn, thức tâm phân biệt cũng là huyễn nên phải xa lìa.

Giai thứ hai, Ngay đến cái tâm biết về sự xa lìa này vẫn là huyễn, cũng phải xa lìa.

Giai đoạn thứ ba, Phật gọi là “lìa cái xa lìa huyễn”, tức niệm vi tế về cái tâm xa lìa này, cũng còn là huyễn, do vậy cũng phải buông sạch.

Khi các huyễn diệt hết, hành giả bặt hết vọng niệm nhưng không rơi vào trạng thái ngoan không mà là cái “liễu liễu thường tri” rõ ràng hiện bày của trí tuệ. Lúc này, hành giả an nhiên tự tại trong dòng đời, ngược xuôi không xa rời tự tánh, dạo chơi các cõi mà vẫn ở trong chánh định.  Vô sở vô trụ!

Tế-Ðiên Hòa-thượng nửa thực nửa hư là hình ảnh sống động của một người đạt đạo, thanh thản vân du đây đó, tùy duyên hóa độ chúng sanh:

Người bảo Ngài điên, Ngài chẳng điên

Ðói đến thì ăn, mệt ngủ liền

Hóa độ chúng sanh phiền não dứt

Ðường trần thanh thản bước thần tiên

 

Vì vậy tớ hằng sống với thể tánh bất sanh bất diệt của mình không bận bịu với vọng tưởng hư dối, với sáu trần giả hợp. Ði đứng nằm ngồi không lúc nào rời tự tánh chính mình. Ung dung tự tại, đói ăn, khát uống, khoẻ thức, mệt ngũ. (Nói dzậy chứ chưa đạt được như dzậy!)

 

Đến từ vô lượng kiếp

Đi về vô lượng kiếp

Lúc này đang ở đây

Đang tại vô lượng kiếp

(Tác gỉa: Trần Đình Hoành)

Tớ xin đối lại với bài kệ trên của Trần Đình Hoành:

Không từ đâu mà đến

Không tại đó mà về

Lúc này không ở đây

Không “thọ” vô nhất kiếp

 

(Tác gỉa: Lê Huy Trứ)

November 11th, 2013

         

 

 

References:

 

  1. Tứ Niệm Xứ, 2013, Lê Huy Trứ
  2. Kiến tánh thành Phật, Trần Đình Hoành
  3. Thiền Sư và Tư Tưởng Giác Ngộ, Như Hùng
  4. Trích yếu: Thiền Tông Việt Nam Cuối TK 20
  5. Trí Tuệ Trong Đạo Phật, Trịnh Nguyên Phước
  6. Nói chuyện thiền định
  7. Phép thiền định và các học phái
  8.  QUAN ĐIỂM CỦA DAISETZ SUZUKI VỀ CÔNG ÁN
  9. QUAN NIỆM VỀ THIỀN VÀ TỊNH CỦA THIỀN SƯ BẠCH ẨN - Ngọc Bảo dịch
  10. QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG GIẢNG GIẢI - Lê Sỹ Minh Tùng
  11. RƠI TRO TRÊN THÂN PHẬT - Thiền Sư Sùng Sơn - Dịch Việt Thích Giác Nguyên
  12. SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA BÁT-NHÃ VÀ THIỀN TÔNG Hòa Thượng Thích Thanh Từ
  13. TÂM BẤT SINH
  14. TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN - Thích Thông Phương
  15. Hai Quãng Đời Của Sư Tổ Trúc Lâm (Trần Nhân Tông), Thích Thanh Từ
  16. Như Huyễn Như Mộng, Thich Thông Huệ
  17. D.T. Suzuki, Essays in Zen Buddhism, First Series (1927), Second Series (1933), Third Series (1934)
  18. R. H. Blyth, Zen and Zen Classics, 5 volumes (1960–1970; reprints of works from 1942 into 1960's)
  19. Alan Watts, The Way of Zen (1957)
  20. Lu K'uan Yu (Charles Luk), Ch'an and Zen Teachings, 3 vols (1960, 1971, 1974), The Transmission of the Mind: Outside the Teaching (1974)

(Culatanhasankhavasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá-vệ), Đông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatu). Rồi Thiên chủ Sakka đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Thiên chủ Sakka đứng một bên bạch Thế Tôn.

– Bạch Thế Tôn, nói một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một Tỷ-kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người?

– Ở đây, này Thiên chủ, Tỷ-kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Này Thiên chủ, nếu Tỷ-kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”, vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy, nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ-kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người.

Rồi Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn thuyết giảng, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahamoggallana ngồi cách Thế Tôn không xa. Rồi Tôn giả Mahamoggallana suy nghĩ: “Không hiểu Dạ-xoa (Yakkaha) kia, sau khi hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, có tín thọ hay không? Ta hãy tìm biết Dạ- xoa kia, sau khi hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, có tín thọ hay không?” Rồi Tôn giả Mahamoggallana, như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất ở Đông Viên Lộc Mẫu giảng đường và hiện ra ở giữa chư thiên cõi trời Ba mươi ba. Lúc bấy giờ Thiên chủ Sakka, với đầy đủ năm trăm nhạc khí chư thiên, đang vui chơi tại vườn Nhất bạch liên. Thiên chủ Sakka thấy Tôn giả từ xa đến, bảo năm trăm nhạc khí chư thiên dừng nghỉ, đi đến Tôn giả Mahamoggallana, sau khi đến, thưa với Tôn giả Mahamoggallana: “Hãy đến đây, Thiện hữu Moggallana; thiện lai, Thiện hữu Moggallana! Này Thiện hữu Moggallana, lâu lắm Thiện hữu mới có dịp đến đây. Hãy ngồi, Thiện hữu Moggallana, trên chỗ đã soạn sẵn”. Tôn giả Mahamoggallana, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Còn Thiên chủ Sakka lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Rồi Tôn giả Mahamoggallana nói với Thiên chủ Sakka đang ngồi xuống một bên:

– Này Kosiya, về lời thuyết giảng mà Thế Tôn đã nói cho Ông một cách tóm tắt, thật tốt lành cho chúng tôi, nếu được nghe chỉ một phần lời thuyết giảng ấy.

– Thiện hữu Moggallana, chúng tôi bận nhiều công việc, chúng tôi có nhiều việc phải làm, việc làm cho chúng tôi và việc làm cho chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba. Lại nữa, này Thiện hữu Moggallana, lời thuyết giảng ấy được khéo nghe, khéo nắm vững, khéo suy tư, khéo thẩm lự nên không thể mau quên được. Này Thiện hữu Moggallana, xưa kia phát khởi chiến tranh giữa chư Thiên và chúng Asura (A-tu-la). Này Thiện hữu Moggallana, trong trận chiến này, chư Thiên thắng, chúng Asura bại. Này thiện hữu Moggallana, sau khi thắng trận chiến ấy và nhân dịp thắng trận, chúng tôi, sau khi trở về, cho xây dựng một lâu đài tên là Vejayanta (Tối Thắng Điện). Này Thiện hữu Moggallana, lâu đài Vejayanta có đến một trăm vọng tháp, trong mỗi vọng tháp có bảy ngôi nhà có hình tam giác, trong mỗi nhà tam giác có bảy tiên nữ, và mỗi tiên nữ có đến bảy thị nữ. Này thiện hữu Moggallana, Thiện hữu có muốn xem những điều khả ái của lâu đài Vejayanta không?

Tôn giả Mahamoggallana im lặng nhận lời. Rồi Thiên chủ Sakka cùng với đại vương Vessavana để Tôn giả Mahamoggallana đi trước và đi đến lâu đài Vejayanta. Các thị nữ của Thiên chủ Sakka thấy Tôn giả Mahamoggallana đi từ xa đến, sau khi thấy, liền hổ thẹn, bẽn lẽn, rồi bước vào phòng của mình. Ví như cô dâu khi thấy cha chồng liền hổ thẹn, bẽn lẽn; cũng như vậy, các thị nữ của Thiên chủ Sakka, khi thấy Tôn giả Mahamoggallana liền hổ thẹn, bẽn lẽn, vào phòng riêng của mình. Rồi Thiên chủ Sakka và đại vương Vessavana đưa Tôn giả Mahamoggallana đi thăm và xem khắp lâu đài Vejayanta: “Này Thiện hữu Moggallana, xem điều khả ái này của lâu đài Vejayanta; xem điều khả ái này của lâu đài Vejayanta. Cái này chói sáng nhờ các công đức do Tôn giả Kosiya đã làm thời xưa; và loài Người, khi thấy cái gì khả ái liền nói: “Thật sự, cái này chói sáng từ chư thiên cõi trời Ba mươi ba. Cái này chói sáng nhờ các công đức do Tôn giả Kosiya đã làm thời xưa”. Rồi Tôn giả Mahamoggallana suy nghĩ: “Dạ-xoa này sống phóng dật một cách quá đáng. Ta hãy làm cho vị này hoảng sợ”. Tôn giả Mahamoggallana liền thị hiện thần thông lực, dùng ngón chân cái làm cho lầu Vejayanta rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Thiên chủ Sakka, đại vương Sessavana và chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba, tâm cảm thấy kỳ diệu, hy hữu: “Thật kỳ diệu thay, thật hy hữu thay đại thần thông lực, đại oai lực của Tôn giả Sa-môn! Với ngón chân cái, vị này làm cho thiên cung này rung động, chuyển động, chấn động mạnh!” Tôn giả Mahamoggallana sau khi biết Thiên chủ Sakka đã hoảng sợ, lông tóc dựng ngược liền nói với Thiên chủ Sakka:

– Này Kosiya, về lời thuyết giảng mà Thế Tôn đã nói cho Ông một cách tóm tắt, thật tốt lành cho chúng tôi, nếu được nghe chỉ một phần lời thuyết giảng ấy.

Ở đây, này Thiện hữu Moggallana, tôi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Này Thiện hữu Moggallana, sau khi đứng một bên, tôi bạch với Thế Tôn như sau:

“– Bạch Thế Tôn, một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một Tỷ-kheo là ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người?

Khi nghe nói vậy, này Thiện hữu Moggallana, Thế Tôn nói với tôi như sau:

“– Ở đây, này Thiên chủ, Tỷ-kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp”. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não; do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. “Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ-kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người”.

Như vậy, này Thiện hữu Moggallana, Thế Tôn nói một cách tóm tắt cho tôi về ái tận giải thoát.

Rồi Tôn giả Mahamoggallana, sau khi hoan hỷ, tín cho lời Thiên chủ Sakka nói, như một nhà lực sĩ duỗi ra cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất giữa chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba, và hiện ra tại Đông Viên Lộc Mẫu giảng đường. Sau khi Tôn giả Mahamoggallana đi chẳng bao lâu, các thị nữ của Thiên chủ Sakka nói với Thiên chủ Sakka như sau:

– Thưa Thiên chủ, có phải vị ấy là Thế Tôn, bậc Đạo sư của Thiên chủ?

– Không, vị ấy không phải là Thế Tôn, bậc Đạo sư của ta. Vị ấy là đồng phạm hạnh với ta, Tôn giả Mahamoggallana.

– Thưa Thiên chủ, thật là điều tốt lành cho Thiên chủ, có một vị đồng phạm hạnh có đại thần thông, có đại oai lực như vậy. Chắc chắn vị ấy là Thế Tôn, bậc Đạo sư của Thiên chủ.

Rồi Tôn giả Mahamoggallana đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahamoggallana bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết chăng, Thế Tôn vừa mới nói về ái tận giải thoát một cách tóm tắt cho một Dạ-xoa có đại oai lực?

– Này Moggallana, Ta biết. Ở đây, Thiên chủ Sakka đến tại chỗ Ta ở, sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, này Moggallana, Thiên chủ Sakka bạch với Ta:

“– Bạch Thế Tôn, nói một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một Tỷ-kheo ái tận, giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người?

 Khi nghe nói vậy, này Mahamoggallana, Ta nói với Thiên chủ Sakka:

“– Ở đây, này Thiên chủ, Tỷ-kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Này Thiên chủ, nếu Tỷ-kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy nên không chấp trước một vật gì ở đời. Do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ-kheo ái tận, giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người”.

Như vậy, này Moggallana, Ta biết Ta vừa nói một cách tóm tắt về ái tận giải thoát cho Thiên chủ Sakka.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Mahamoggallana hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

TIỂU KINH ĐOẠN TẬN ÁI, THỨ BA MƯƠI BẢY HẾT.

 

Thích Minh Châu 

___________________________________________________________________________

>>>   36. Đại kinh Saccaka

250 giới đó rốt cuộc vẫn nằm trong năm giới được chia chẽ tỉ mỉ ra nhiều chi tiết. Khi quyết tâm thực tập theo năm giới thì ta chắn chắc sẽ được tự do, và hạnh phúc trong giờ phút hiện tại. 

Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới để tâm ta được an lạc hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ, ta không cần phải niệm Thiên để được sinh lên các cõi trời. Ta đang có hạnh phúc trong giây phút hiện tại tức là ta đã có nhân an lành, mà nếu ta có hạnh phúc ở chính mình thì cõi này đã là cõi trời. Người ta muốn sinh Thiên hay sinh về cõi Tịnh độ, nhưng nếu ta đã có an lạc, hạnh phúc tại đây rồi thì cõi Cực lạc hiện tiền, vì nhân quả công bằng.

Người xuất gia, nếu muốn đem Phật pháp chia sẻ với người cư sĩ thì ta phải nhớ làm thế nào để họ được sống hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại, đó là sự mong muốn và hoài bão của đức Phật.

Sơ quả Tu-đà-hoàn còn gọi là Nhập lưu, nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng Thánh. Đây là Thánh vị đầu tiên sau khi đệ tử Phật phá được ba kiết sử thân kiếngiới cấm thủ, và nghi.

Hầu hết những vị chứng Thánh quả đều có nguyên nhân từ kiếp xa xưa đã từng hết lòng tôn kính một vị Thánh giác ngộ nào đó. Điều này giống như Thánh nối tiếp Thánh thành một dòng bất tận.

Còn đối với Thánh quả thì có bảo chứng cho sự giải thoát hoàn toàn ở vị lai theo từng quả vị khác nhau. Ở Sơ quả Tu-đà-hoàn, Phật ấn chứng rằng vị này chắc chắn sẽ giải thoát, chỉ qua lại cõi nhân gian bảy đời nhưng không đưa ra thời gian cụ thể. Vị đó vẫn sống như người bình thường, tuy rằng sẽ không bao giờ bị đọa vào ba đường ác đó là địa ngục, ngạ quỷ, súc, rồi sẽ tu hành để chứng A-la-hán.

Phật dạy người cư sĩ tại gia giữ trọn vẹn năm giới và bốn tâm cao thượng thì sẽ chứng được quả Thánh đầu tiên trong tứ quả Thanh văn, tức là vào vòng Thánh. Vào dòng có nghĩa là không còn bị lui sụt nữa. Đã vào dòng rồi, thì chắc chắn sẽ tiến lên mãi mãi, ta không còn lo sợ nữa, vì con đường ta đang đi sẽ chắc chắn đến đích, ta không cần quan tâm đến thời gian nữa. Ta vừa học, vừa tu, vừa làm phước giúp đỡ mọi người cho đến khi nào nào thành Phật viên mãn.

                           Nguyên đem công đức này

                           Hướng về khắp tất cả

                           Đệ tử và chúng sinh

                           Đều trọn thành Phật đạo.

(Mahasaccakasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Vesali, rừng Đại Lâm, tại giảng đường Trùng Các. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đắp y thật đầy đủ, cầm y bát, muốn vào Vesali để khất thực. Rồi Niganthaputta Saccaka tánh hay ngao du thiên hạ, trong khi đi khắp đó đây, đến tại Đại Lâm, giảng đường Trùng Các. Tôn giả Ananda thấy Niganthaputta Saccaka từ xa đi lại, liền bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Niganthaputta Saccaka đang đến, tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số đông tôn kính. Bạch Thế Tôn, vị này ưa chỉ trích Phật, ưa chỉ trích Pháp, ưa chỉ trích Tăng. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn ngồi lại một lát.

Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Rồi Niganthaputta Saccaka đi đến chỗ Thế Tôn ở, nói lên những lời hỏi thăm, chúc tụng, xã giao với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Niganthaputta Saccaka nói với Thế Tôn:

– Tôn giả Gotama, có một số Sa-môn, Bà-la-môn sống chuyên lo tu tập về thân, không tu tập về tâm. Tôn giả Gotama, những vị này cảm khổ thọ về thân. Sự tình này đã xảy ra, này Tôn giả Gotama, do cảm khổ về thân, chân sẽ bị tê liệt, quả tim có thể tức bể, máu nóng có thể trào ra từ miệng, có thể bị điên cuồng loạn tâm. Tôn giả Gotama, sự tình này xảy ra đối với người mà tâm tùy thuộc thân, khi tâm chịu sự điều khiển của thân. Vì sao vậy? Vì tâm không được tu tập. Tôn giả Gotama, nhưng có một số Sa-môn, Bà-la-môn, sống chuyên lo tu tập về tâm, không tu tập về thân. Tôn giả Gotama, những vị này cảm khổ thọ về tâm. Sự tình này đã xảy ra, này Tôn giả Gotama; do cảm khổ thọ về tâm, chân sẽ bị tê liệt, quả tim có thể tức bể, máu có thể trào ra từ miệng, có thể bị điên cuồng loạn tâm. Tôn giả Gotama, sự tình này xảy ra đối với người mà thân tùy thuộc tâm, khi thân chịu sự điều khiển của tâm. Vì sao vậy? Vì thân không được tu tập. Này Tôn giả Gotama, rồi tôi suy nghĩ: “Thật sự, Thanh văn đệ tử của Tôn giả Gotama sống chuyên lo tu tập về tâm không tu tập về thân?”

– Này Aggivessana, Ông nghe tu tập về thân như thế nào?

– Như Nanda Vaccha, Kisa Sankicca, Makhkàli Gosàla, những vị này, này Tôn giả Gotama, sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi chảo, không nhận đồ ăn tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ ruồi bu, không ăn cá thịt, không uống rượu nấu, rượu men, cháo trấu. Những vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà, vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy các vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần.

– Này Aggivessana, họ có thể tự nuôi sống với mức độ như vậy chăng?

– Không phải vậy, này Tôn giả Gotama. Thỉnh thoảng, này Tôn giả Gotama, họ ăn những món ăn thù thắng loại cứng, họ ăn những món ăn thù thắng loại mền, họ nếm những vị ăn thù thắng, họ uống những đồ uống thù thắng. Họ nhờ các món ăn ấy gầy dựng thân lực, làm cho thân to lớn, làm cho thân béo mập.

– Này Aggivessana, như vậy những gì ban đầu họ từ bỏ, về sau họ lại thọ dụng. Như vậy có tụ, có tán (có được, có mất) cho thân này. Này Aggivessana, Ông nghe tu tập về tâm như thế nào?

Niganthaputta Saccaka, được Thế Tôn hỏi tu tập về tâm, không có thể trả lời được. Rồi Thế Tôn nói với Niganthaputta Saccaka:

– Này Aggivessana, thân tu tập mà Ông vừa mới nói đầu tiên ấy không phải là thân tu tập đúng pháp trong giới luật của bậc Thánh. Này Aggivessana, Ông còn không hiểu thân tu tập, làm sao Ông có thể hiểu tâm tu tập. Và này Aggivessana, như thế nào là thân không tu tập, tâm không tu tập; như thế nào là thân tu tập, tâm tu tập? Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Niganthaputta Saccaka trả lời Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Này Aggivessana, thế nào là thân không tu tập và thế nào là tâm không tu tập? Ở đây, này Aggivessana, kẻ vô văn phàm phu khởi lên lạc thọ. Người này được cảm giác lạc thọ, liền tham đắm lạc thọ và rơi vào sự tham đắm lạc thọ. Nếu lạc thọ ấy bị diệt mất, do lạc thọ đoạn diệt, khởi lên khổ thọ. Người ấy, do cảm giác khổ thọ, nên sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, đưa đến bất tỉnh. Này Aggivessana, lạc thọ ấy khởi lên cho người kia, chi phối tâm và an trú, do thân không tu tập. Khổ thọ ấy khởi lên chi phối tâm và an trú, do tâm không tu tập.

Này Aggivessana, không luận người nào mà cả hai phương tiện đều có lạc thọ khởi lên, chi phối tâm và an trú, do thân không tu tập; khổ thọ khởi lên, chi phối tâm và an trú, do tâm không tu tập. Như vậy, này Aggivessana, người ấy là người có thân không tu tập và tâm không tu tập. Và này Aggivessana, thế nào là thân tu tập và tâm tu tập? Ở đây, này Aggivessana, lạc thọ khởi lên cho vị Thánh đệ tử nghe nhiều. Vị này được cảm giác lạc thọ, nhưng không tham đắm lạc thọ, không rơi vào sự tham đắm lạc thọ. Nếu lạc thọ ấy bị diệt mất, do lạc thọ đoạn diệt, khởi lên khổ thọ, vị ấy cảm giác khổ thọ nhưng không sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, đưa đến bất tỉnh. Này Aggivessana, lạc thọ ấy khởi lên cho vị kia, không chi phối tâm và không an trú, do thân có tu tập; khổ thọ ấy khởi lên cho vị kia, không chi phối tâm và không an trú, do tâm có tu tập. Này Aggivessana, không luận người nào mà cả hai phương tiện đều có lạc thọ khởi lên, không chi phối tâm và không an trú, do thân có tu tập; khổ thọ khởi lên, không chi phối tâm và không an trú, do tâm có tu tập, như vậy này Aggivessana, người ấy là người có thân tu tập, có tâm tu tập.

– Như vậy, tôi có lòng tin tưởng với Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama là vị có thân tu tập và có tâm tu tập.

– Này Aggivessana, dầu cho lời nói của Ông có vẻ trịch thượng và khiêu khích, nhưng Ta sẽ trả lời cho Ông. Này Aggivessana, khi Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình,... và lạc thọ thật sự khởi lên nơi Ta, chi phối tâm và an trú, hay khổ thọ thật sự khởi lên nơi Ta, chi phối tâm và an trú, sự tình như vậy không thể xảy ra.

– Phải chăng, một lạc thọ không khởi lên nơi Tôn giả Gotama một cách khiến cho lạc thọ ấy không thể chi phối tâm và an trú, phải chăng một khổ thọ khởi lên nơi Tôn giả Gotama một cách khiến cho khổ thọ ấy không thể chi phối tâm và an trú?

– Này Aggivessana, sao có thể không như vậy được? Ở đây, này Aggivessana, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Đẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: “Đời sống gia đình bị gò bó, con đường đầy những bụi đời. Đời sống xuất gia như sống giữa hư không. Thật rất khó sống tại gia đình mà có thể sống hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh đời sống phạm hạnh thuần tịnh. Hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Rồi này Aggivessana, sau một thời gian, Ta trong khi còn niên thiếu, trẻ tuổi... (như kinh Thánh Cầu trang 366 đến trang 372, với này Aggivessana thế cho này các Tỷ-kheo)... Và Ta, này Aggivessana, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ rằng: “Thật đáng cố gắng tinh tấn ở nơi đây”.

Rồi này Aggivessana, ba ví dụ khởi lên nơi Ta, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe: Này Aggivessana, ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống và đặt trong nước. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: “Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra”. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống đặt trong nước ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa thì có thể nhen lửa, khiến lửa nóng hiện ra được không?

– Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì cành cây ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống lại bị ngâm trong nước, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc và bực bội. Cũng vậy, này Aggivessana, những Sa-môn hay những Bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với chúng thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt, nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Đẳng Giác, và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Đẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ nhất, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.

Này Aggivessana, rồi một ví dụ thứ hai, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta. Này Aggivessana, ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: “Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra”. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa, có thể nhen lửa, khiến hơi nóng hiện ra được không?

– Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì khúc cây ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống, dầu được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc và bực bội.

– Cũng vậy, này Aggivessana, những Sa-môn hay Bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôm ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt. Nếu những Tôn giả Sa-môn, hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Đẳng Giác. Và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Đẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ hai, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.

Này Aggivessana, rồi một ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta. Này Aggivessana, ví như có một khúc cây khô, không nhựa, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô. Có một người đến cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: “Ta sẽ nhen lửa, lửa nóng sẽ hiện ra”. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây khô, không nhựa, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa, có thể nhen lửa, khiến hơi nóng hiện ra được không?

– Thưa được, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì khúc cây ấy khô, không nhựa, lại được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô.

– Cũng vậy, này Aggivessana, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn sống xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục, như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm được khéo đoạn trừ. Nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Đẳng Giác. Và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị này cũng có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Đẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: “Ta hãy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm!” Này Aggivessana, rồi Ta nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta. Này Aggivessana, như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục và đánh bại người ấy. Này Aggivessana, khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta, này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Ta hãy tu Thiền nín thở”. Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng và ngang qua mũi. Này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng và ngang qua mũi, thì một tiếng gió động kinh khủng thổi lên, ngang qua lỗ tai. Này Aggivessana, ví như tiếng kinh khủng phát ra từ ống thổi bệ đang thổi của người thợ rèn. Cũng vậy này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng và ngang qua mũi, thời một tiếng gió động kinh khủng thổi lên, ngang qua lỗ tai. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị kích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Ta hãy tu Thiền nín thở”. Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng, ngang qua mũi, và ngang qua tai. Này Aggivessana, khi Ta nín thở vô thở ra ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu Ta. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ chém đầu một người khác với một thanh kiếm sắc, cũng vậy này Aggivessana, khi ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu Ta. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Ta hãy tu Thiền nín thở”. Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, Ta cảm giác đau đầu, một cách kinh khủng. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi xiết mạnh; cũng vậy, này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi, và ngang qua tai, Ta cảm giác đau đầu một cách kinh khủng. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Ta hãy tu Thiền nín thở”. Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai. Này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của Ta. Này Aggivessana, ví như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén. Cũng vậy, này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của Ta. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dẫu cho niệm được an trú, không dao động nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại, nhưng không chi phối tâm Ta.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Ta hãy tu Thiền nín thở”. Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai. Này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, ví như hai người lực sĩ sau khi nắm cánh tay một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng. Cũng vậy, này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú, không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Lại nữa, này Aggivessana, chư Thiên thấy vậy nói như sau: “Sa-môn Gotama đã chết rồi”. Một số chư Thiên nói như sau: “Sa-môn Gotama chưa chết, nhưng Sa-môn Gotama sắp sửa chết”. Một số chư Thiên nói như sau: “Sa-môn Gotama chưa chết. Sa-môn Gotama, cũng không phải sắp chết. Sa-môn Gotama là bậc A-la-hán, đời sống của một A-la-hán là như vậy”.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Ta hãy hoàn toàn tuyệt thực”. Rồi này Aggivessana, chư Thiên đến Ta và nói như sau: “Này Thiện hữu, Hiền giả chớ có hoàn toàn tuyệt thực. Này Thiện hữu, nếu Hiền giả có hoàn toàn tuyệt thực, chúng tôi sẽ đổ các món ăn chư Thiên ngang qua các lỗ chân lông cho Hiền giả, và nhờ vậy Hiền giả vẫn sống”. Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ như sau: “Nếu Ta hoàn toàn tuyệt thực và chư Thiên này đổ các món ăn chư Thiên ngang qua các lỗ chân lông cho Ta và nhờ vậy Ta vẫn sống, thời như vậy Ta tự dối Ta”. Này Aggivessana, Ta bác bỏ chư Thiên ấy và nói: “Như vậy là đủ”.

Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: “Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như xúp đậu xanh, xúp đậu đen hay xúp đậu hột hay xúp đậu nhỏ”. Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như xúp đậu xanh, xúp đậu đen hay xúp đậu hột hay xúp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những gọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ da bụng”, thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện” thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. Lại nữa, này Aggivessana, có người thấy vậy nói như sau: “Sa-môn Gotama có da đen”. Một số người nói như sau: “Sa-môn Gotama, da không đen, Sa-môn Gotama có da màu xám”. Một số người nói như sau: “Sa-môn Gotama da không đen, da không xám.” Một số người nói như sau: “Sa-môn Gotama da không đen, da không xám, Sa-môn Gotama có da màu vàng sẫm”. Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Thuở xưa có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Về tương lai, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng không thể có gì hơn nữa. Trong hiện tại, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Nhưng Ta, với sự khổ hạnh khốc liệt như thế này, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Hay là có đạo lộ nào khác đưa đến giác ngộ?”

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”. Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: “Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?” Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: “Đây là đạo lộ đưa đến giác ngộ”. Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: “Ta có sợ chăng lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện?” Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: “Ta không sợ lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện”.

Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Nay thật không dễ gì chứng đạt lạc thọ ấy, với thân thể ốm yếu kinh khủng như thế này. Ta hãy ăn thô thực ăn cơm chua”. Rồi này Aggivessana, Ta ăn thô thực, ăn cơm chua. Này Aggivessana, lúc bấy giờ, năm Tỷ-kheo đang hầu hạ Ta suy nghĩ: “Khi nào Sa-môn Gotama chứng pháp, vị ấy sẽ nói cho chúng ta biết”. Này Aggivessana, khi thấy Ta ăn thô thực, ăn cơm chua, các vị ấy chán ghét Ta, bỏ đi và nói: “Sa-môn Gotama nay sống đầy đủ vật chất, từ bỏ tinh tấn, trở lui đời sống sung túc”.

Và này Aggivessana, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này”. Như vậy Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Aggivessana, đó là minh thứ nhất Ta đã chứng được trong đêm canh một, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến; những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến; những vị này sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Aggivessana, đó là minh thứ hai Ta đã chứng được trong đêm canh giữa, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Ta biết như thật: “Đây là Khổ”, biết như thật: “Đây là Nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Đây là sự Diệt khổ”, biết như thật: “Đây là Con đường đưa đến diệt khổ”, biết như thật: “Đây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”. Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát” Ta đã biết: “Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”. Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần. Như vậy này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Này Aggivessana, Ta biết rằng khi Ta thuyết pháp cho đại chúng gồm hàng trăm người, mỗi người nghĩ như thế này về Ta: “Đặc biệt cho ta, Sa-môn Gotama thuyết pháp”. Này Aggivessana, chớ có hiểu như vậy. Khi Như Lai thuyết pháp cho đại chúng, thì đó chỉ vì mục đích giảng dạy. Và Ta, này Aggivessana, sau khi chấm dứt một buổi thuyết giảng như vậy, Ta an trú nội tâm, làm cho tịnh chỉ, làm cho nhất tâm, làm cho định tĩnh trên định tướng thứ nhất ấy, và như vậy Ta sống an trú, trường cửu, vĩnh viễn.

– Như vậy, Tôn giả Gotama thật đáng tin cậy, vì Ngài là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có cho phép ngủ ban ngày không?

– Này Aggivessana, Ta có cho phép, vào cuối tháng hạ, sau khi khất thực về, sau khi xếp áo sanghati (đại y) thành bốn, chánh niệm tỉnh giác, Ta nằm xuống ngủ, nằm phía tay mặt.

– Này Tôn giả Gotama, như vậy một số Sa-môn, Bà-la-môn gọi là an trú nơi si ám.

– Này Aggivessana, như vậy không phải là si ám hay không si ám. Này Aggivessana, như thế nào là si ám và như thế nào là không si ám? Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Niganthaputta Saccaka trả lời Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Đối với ai, các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, những lậu hoặc liên hệ đến phiền não, sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, liên hệ đến phiền não, sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai, vị ấy Ta gọi là còn si ám. Này Aggivessana, đối với ai các lậu hoặc đã được đoạn trừ, những lậu hoặc, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai, vị ấy Ta gọi là không si ám. Này Aggivessana, sự đoạn trừ lậu hoặc là không si ám. Này Aggivessana, đối với Như Lai, các lậu hoặc đã được đoạn trừ, những lậu hoặc liên hệ đến phiền não, sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai, chúng bị cắt tận gốc, được làm như cây ta-la bị chặt đầu, khiến cho không thể tái sanh, không thể sanh lại trong tương lai. Này Aggivessana, ví như cây ta-la bị chặt đứt đầu, không lớn lên; cũng vậy, này Aggivessana, đối với Như Lai, các lậu hoặc đã được đoạn trừ, những lậu hoặc liên hệ đến phiền não, sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai, chúng bị cắt tận gốc, được làm như cây ta-la bị chặt đầu, khiến cho không thể tái sanh, không thể sanh lại trong tương lai.

Khi được nghe nói vậy, Niganthaputta Saccaka bạch Thế Tôn:

– Thật kỳ diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Dầu cho Tôn giả Gotama bị chống đối một cách mỉa mai, dầu cho bị công kích với những lời lẽ buộc tội trong cuộc đối thoại, màu da Tôn giả vẫn sáng suốt, sắc mặt Tôn giả vẫn hoan hỷ, như một A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Này Tôn giả Gotama, tôi xác nhận tôi cùng với Purana Kassapa biện luận, vị này khi bị tôi dùng lời nói chất vấn, liền tránh né với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, và tỏ lộ sự phẫn nộ, sân hận, tức tối. Còn Tôn giả Gotama, dầu bị chống đối một cách mỉa mai, dầu bị công kích với những lời lẽ buộc tội trong cuộc đối thoại, màu da Tôn giả vẫn sáng suốt, sắc mặt Tôn giả vẫn hoan hỷ như một A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Này Tôn giả Gotama, tôi xác nhận tôi cùng với Makkhali Gosa-la... Ajita Kesakambala... Pakudha Kaccayana... Sanjaya Belatthiputta... cùng với Nigantha Nataputta biện luận, vị này khi bị tôi dùng lời nói chất vấn liền tránh né với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề và tỏ lộ sự phẫn nộ, sân hận và tức tối. Còn Tôn giả Gotama, dầu bị chống đối một cách mỉa mai, dầu bị công kích với những lời lẽ buộc tội, trong cuộc đối thoại, màu da Tôn giả vẫn sáng suốt, sắc mặt Tôn giả vẫn hoan hỷ như một A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Và này Tôn giả Gotama, chúng tôi nay phải đi, chúng tôi có nhiều công việc, có nhiều việc phải làm.

– Này Aggivessana, Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Niganthaputta Saccaka hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy và từ biệt.

ĐẠI KINH SACCAKA, THỨ BA MƯƠI SÁU HẾT.

 

Thích Minh Châu 

_________________________________________________________________________________

>>>  35. Tiểu kinh Saccaka

Nội dung của bộ kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.

 

Lời mở đầu

Sau khi được chư Tôn Đức lãnh đạo Hội đồng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội giao cho nhiệm vụ đảm trách giảng dạy bộ kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, chúng con đã cố gắng thu thập tài liệu biên soạn giáo trình cho bộ kinh này.

Vì thời gian biên soạn khá gấp nên chắc chắn nội dung biên soạn chưa được đầy đủ. Nội dung và việc phân định chương tiết cũng không được rõ ràng hợp lý và khoa học lắm. Chúng con chỉ biết đem hết khả năng để biên soạn giáo trình nhằm giúp cho việc giảng dạy đạt được kết quả nhất định.

Mong là trong thời gian giảng dạy chúng con sẽ nhận được sự chỉ dạy thêm của Chư Tôn Thiền Đức, sự góp ý của các bậc thức giả, ý kiến trực tiếp của chư vị tăng ni học viên trong Học viện để giúp cho chúng con chỉnh sửa, bổ sung và hoàn chỉnh hơn giáo trình cho lần tái bản sau.

Minh Đức tịnh xá

Hà Nội, ngày đầu năm 2015

Thích Giải Hiền khể thủ

 

 

 


KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO

Bộ Kinh chuyển tải các nội dung chính sau:

  1. Tham cứu nhân tố hình thành thế giới
  2. Khảo sát thực chất của hiện tượng tâm vật
  3. Phân tích nguyên lý mạng vận của hữu tình
  4. Phương pháp kiến lập hạnh phúc nhơn sanh
  5. Đức hạnh cơ bản của học Phật
  6. Pháp môn giải thoát phiền não của Tam Thừa Thánh Hiền

Bố cục

Chương I: Tự Luận

  1. Ý nghĩa của việc học bản kinh này
  2. Hiểu rõ nhân quả của cuộc sống
  3. Thành tựu quả báo nhân thiên
  4. An định xã hội
  5. Cơ sở của Tam Thừa Phật Pháp
  6. Tư lương của vãng sanh Tịnh độ
  7. Giải thích tên kinh
  8. Giảng Dịch giả

Chương II: Cách thức nhìn nhận bố cục một Bộ Kinh Phật Giáo

Chương III: Ai là người sáng thế ?

  1. Định nghiệp và bất định nghiệp
  2. Cộng nghiệp và biệt nghiệp
  3. Dẫn nghiệp và mãn nghiệp

Chương IV: Nhìn rõ hiện tượng tâm vật

Chương V: Sự khác biệt của mạng vận hữu tình và nghiệp lực

Chương VI: Đức hạnh căn bản của học Phật

Chương VII: Mười hành vi xây dựng hạnh phúc nhân sanh

  1. Không sát sanh.
  2. Không trộm cắp.
  3. Không tà hạnh
  4. Không vọng ngữ
  5. Không lưỡng thiệt
  6. Không ác khẩu
  7. Không ỷ ngữ
  8. Không tham dục
  9. Không sân hận
  10. Không tà kiến

Chương VIII: Con đường thành Phật

  1. Bố thí
  2. Trì giới
  3. Nhẫn nhục
  4. Tinh tấn
  5. Thiền định
  6. Bát nhã

Chương IX: Tinh thần của Bồ tát

  1. Từ vô lượng
  2. Bi vô lượng
  3. Hỷ vô lượng
  4. Xả vô lượng

Chương X: Phương tiện để nhiếp hóa chúng sanh

  1. Bố thí
  2. Ái ngữ
  3. Đồng sự
  4. Lợi hành

Chương XI: Pháp môn hướng đến giải thoát

  1. Tứ niệm xứ
  2. Tứ chánh cần
  3. Tứ thần túc
  4. Ngũ cãn
  5. Ngũ lực
  6. Thất giác chi
  7. Bát chánh đạo
  8. Chỉ quán
  9. Phương tiện

Chương XII: Tổng kết


 

CHƯƠNG I: TỰ LUẬN

I – Ý nghĩa của việc học bản kinh này

          Nội dung của bộ kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.

Ý nghĩa của việc học bộ kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” chủ yếu gồm:

1. Hiểu rõ nhân quả của cuộc sống

Nhân quả là quy luật của vũ trụ nhân sanh, cũng là nền tảng kiến lập Phật Pháp.

Hệ thống lý luận của Phật Pháp đều lấy nhân quả làm nền tảng. Không chỉ có Phật Pháp như vậy mà Tôn giáo, Triết học, Khoa học ở thế gian đều đề cập đến nhân quả nhưng vì thiếu trí tuệ bát nhã nên không thể nhìn nhân quả một cách thấu triệt toàn diện được.

Khi nói đến nhân quả người ta thường rất dễ liên tưởng đến quan điểm của Túc Mạng Luận như cho rằng vận mệnh đã được sắp đặt an bài, không thể thay đổi. Nhưng dưới quan điểm và cách nhìn của đạo Phật thì đó chỉ là cái nhìn phiến diện. Bởi vì nếu mọi việc đã được sắp đặt không thể thay đổi thì đã phủ nhận hoàn toàn sự nỗ lực của đời sống hiện tại, phủ nhận mọi giá trị của các việc làm trong cuộc sống hiện tại.

Nhân quả luận trong Phật giáo là sự kết hợp của nhân duyên tức là quá trình do nhân chiêu cảm nên quả. Chịu sự tác động của duyên như hạt giống gieo xuống đất còn phải cần đất, ánh sáng, nước… các nhân duyên thành tựu hạt giống mới có thể nảy mầm khai hoa kết quả. Từ đó thấy rằng trong cuộc sống đã trồng nhiều thiện nhân hoặc ác nhân nhưng quá trình từ các nhân đã trồng ấy chiêu cảm thành quả báo còn tùy thuộc vào sự hòa hợp của các duyên nữa.

Cho nên mạng vận tuy có nhân tố đã định nhưng vẫn có thể thông qua nỗ lực trong cuộc sống mà có sự cải biến chứ không như Túc Mạng Luận cho rằng mọi thứ đều đã được sắp đặt không có thể thay đổi. Quan điểm này có nhiều điều không ổn ví như có người đáng lẽ sẽ sống đến 80 tuổi nhưng gặp phải tác động từ nhân tố bên ngoài của cuộc sống nên trong một phút giây nào đó đã nhảy lầu tự tử khi mới có 30 tuổi như vậy có phải là do mạng vận đã sắp đặt rồi hay không? Cũng giống như một đứa trẻ, vốn sẽ khỏe mạnh trưởng thành nhưng do cha mẹ không để tâm chăm sóc, không lo ăn uống đầy đủ làm cho đứa trẻ thiếu dinh dưỡng, dẫn đến bệnh tật như vậy đều có phải do tiền định hay không? Lại như có người suy nghĩ nông nổi, nghe theo kẻ xấu làm điều phạm pháp, thế thì tội ấy cũng do tiền định sẵn sao? Nếu phải thì có chịu hình phạt của pháp luật không? Cho nên nhân quả cơ giới mà Túc Mạng Luận đề cập chỉ là một phần nào đó của vấn đề nếu lấy một điểm để đại diện cho toàn diện thì sẽ nhiều sai lầm trong kết luận.

Nho gia cũng nói đến nhân quả nhưng chủ yếu là từ hiện thực xã hội và đời sống thực tại để giải thích mà không như nguyên lý nhân quả của đạo Phật xuyên suốt ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai “Trong Luận Ngữ có nói có một vị đệ tử hỏi đến việc sau khi chết, Khổng Tử trả lời: “sanh còn chưa biết nói gì đến chết”. Cho nên khi Nho Gia nói đến vấn đề nhân quả thường chỉ đề cập đến cuộc sống trước mắt, không nói thấu triệt toàn diện được hiện tượng của sinh mạng. cũng vì như thế nên chỉ có thể đem một số vấn đề nhân quả để cho con cháu đời sau như: “tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư tàn”. Thế nào gọi là “tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh” Tức là nói do tiên tổ tích đức nên có được con cháu hiền, thiện. Còn “tích bất thiện chi gia, tất hữu dư tàn” tức là nói do cha mẹ làm nhiều điều bất nghĩa chiêu cảm đến việc sanh ra những con cháu không tốt, không có đạo đức. Điều này có đúng nhưng không hoàn toàn bởi vì trong hiện thực xã hội chúng ta có thể nhìn thấy cha mẹ là những con người đức cao vọng trọng nhưng chưa chắc gia đình đã có được con cháu “hiếu tử hiền tôn”. Ngược lại, cha mẹ là những con người có đạo đức bại hoại cũng chưa chắc con cháu lại là những con người có phẩm tính bất lương. Trong lịch sử như Ngưu Thuấn là những điển hình, Ngưu là vị minh quân hiền triết trong lịch sử, nhưng con là Đan Chu lại là người bất trung, bất nghĩa. Vua Thuấn là bậc thánh hiền lưu danh muôn thuở nhưng cha Cổ Tấu lại là người phẩm chất không tốt….. nên thấy rằng nếu chỉ dùng quan hệ huyết thống của cha mẹ để giải thích hiện tượng nhân quả thì có nhiều điều không thể sáng tỏ, vì không hiểu rõ được quy luật nhân quả của tự thân nên mới có những nhận định không vẹn toàn về luật nhân quả.

Khoa học hiện đại cũng nói về nhân quả, nhiều thực nghiệm của khoa học đã ứng dụng luật nhân quả để tạo phước cho nhân loại như việc cải tạo giống lúa nước cũng chính là quá trình cải tạo từ nhân hoặc những kỹ thuật ghép giống cũng chính là những công việc điều chỉnh từ duyên, do đó mới có thể thu hoạch được những kết quả to lớn, khoa học đối với thế giới vật chất bên ngoài đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng đối với lĩnh vực tâm linh con người thì con khá sơ khai.

Con người chúng ta cái biết đối với thế giới tâm linh dường như chỉ là những giọt nước ngoài biển khơi, chúng ta có thể dùng các phương pháp của khoa học để quan sát những vì tinh tú trên bầu trời hoặc đo đạc các tầng địa chất nhưng lại hoàn toàn không thể nhìn thấu được tâm linh của mỗi con người. Chúng ta đã sớm có được những phương tiện để kiểm tra thân nhiệt nhưng lại không thể phát minh ra máy móc đo lường phiền não của nội tâm. Chúng ta sớm đã có được những máy móc y học hiện đại như máy X-Quang, hay máy CT và đầy đủ kỹ thuật để chiếu rọi và chụp cắt các bộ phận trong cơ thể nhưng hoàn toàn không thể chế ra được những dụng cụ để dò tìm các bệnh tật của tâm linh và không thể tìm ra được phiền não đang ẩn tàng nơi nào trong cơ thể mỗi con người. Chúng ta không có phương pháp để đo đạc lại càng không có được những dụng cụ để cắt trừ phiền não. Do vậy trong thời đại khoa học phát triển như hôm nay thì những phiền não và thống khổ của nội tâm con người không hề được giảm thiểu mà ngược lại càng tăng trưởng và phức tạp hơn lên.

Phật Pháp đã giải thích nguyên lý về nhân quả như thế nào? Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo là một bộ kinh giới thiệu về nhân quả thiện ác và vận mạng nhân sinh. Muốn hiểu được những nội dung mà bộ kinh đề cập trước hết chúng ta cần hiểu rõ thêm vấn đề sau:

  1. Tinh rằng có thiện có ác, cái gì là thiện? cái gì là ác? Có thể nhiều người cho rằng cái gì có lợi cho mình chính là thiện, còn ngược lại chính là ác. Nhưng nói như vậy thì lấy gì để xác định bởi vì tiêu chuẩn và lập trường của mỗi người khác nhau nên sự xác định về thiện ác của mỗi người cũng khác nhau. Ví như với người cảnh sát kẻ trộm là người ác nhưng ngược lại trong con mắt của kẻ trộm thì cảnh sát lại không phải là người tốt. Cho nên nếu chỉ căn cứ vào lập trường của cá nhân để xác định thiện ác thì phát sinh nhiều mâu thuẫn dẫn đến sự đối lập. Đối với nội hàm cụ thể của hai khái niệm này, thì trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đã giải thích rất rõ.
  2. Tin rằng có nghiệp có báo, nghiệp là những hành vi tư tưởng của tự thân bao gồm: thiện, ác và vô ký ( ba loại). Một khi hành vi tạo thiện hoặc ác thì nhất định sẽ chiêu cảm nên quả báo, nếu không rõ nguyên lý này thì thường cho rằng hành vi thiện ác chỉ là trong hiện tại làm xong thì kết thúc cho nên việc xấu chỉ cần khéo che đậy trốn được vòng pháp luật, tức là mọi việc sẽ êm xuôi. Điều này đã khiến cho nhiều người khi phạm tội thì chỉ nghĩ đến việc dùng mọi phương pháp để trốn tội và chạy tội, hoặc vì không tin có nhân quả nghiệp báo, rơi vào đoản kiến nên không sợ bất cứ một điều ác nào, nhưng với quan điểm của Phật Pháp thì những hành vi thiện ác đã tạo tác đều không mất mà tất cả những hành vi đó đều lưu lại những hình ảnh trong nội tâm hoặc sẽ được biến thành những chủng tử được cất giữ trong tàng thức A Lại Gia, cho nên những hành vi đó đều sẽ trở thành những nghiệp nhân khi điều kiện thành thục sẽ tạo thành nghiệp quả. Nên người xưa có nói: “Thiện ác đáo đầu, chung hữu báo; chỉ tranh lai tảo dữ lai trì” có nghĩa là hành vi thiện tất cảm nên quả lạc, hành vi ác chiêu cảm nên quả khổ cái khác nhau chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, có thể là thọ báo trong đời sống hiện tại cũng có thể là ở vị lai hoặc nhiều đời ở vị lai. Ngoài ra những hành vi thiện ác còn đem đến những kết quả ngoại tại không đồng, ví như khi giết hại người khác đối phương sẽ nuôi tâm oán hận chờ thời cơ để báo thù nên một khi nhân duyên thành thục thì sẽ chiêu cảm nên quả báo tương ứng.
  3. Tin rằng có đời trước và có đời sau. Cuộc sống của con người chỉ là một thời đoạn trong một quá trình lưu chuyển của dòng sống bất tận, sinh mạng giống như một sợi dây xích gồm các vòng xích nối lại với nhau mà đời sống hiện tại chỉ là một vòng trong chuỗi dây xích ấy, nó nối tiếp với đời sống trước và liên tục với đời sống sau. Sinh mạng cũng giống như dòng nước lưu chuyển giọt trước nối tiếp giọt sau, đời sống hiện tại chỉ là một giọt nước trong dòng nước bất tận.
  4. Tin rằng có thánh hiền, có phàm phu. Trong phật pháp phân sinh mạng của chúng hữu tình thành mười tầng thứ cũng gọi là thập pháp giới trong đó có bốn quả thánh và sáu quả phàm. Là Thiên, Nhân, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh gọi là lục phàm. Tứ thánh là Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. Thập pháp giới là đại diện của mười tầng thứ của sinh mạng hữu tình tuy có cao thấp nhưng không phải không có thay đổi, nghĩa là con người không phải mãi mãi là con người, súc sinh không có nghĩa mãi mãi là súc sinh, theo quan điểm của Phật giáo sinh mạng là do duyên khởi nên có thể thông qua những nỗ lực của tự thân để tiến hành việc cải tạo.

2. Thành tựu quả báo Nhân Thiên.

Phật Pháp cho rằng không có bất kỳ một việc gì ở thế gian là ngẫu nhiên mà vạn sự vạn vật đều chịu sự chi phối của định luật nhân quả, theo định luật này mà tồn tại hoặc biến mất. có người cho rằng trúng vé số không phải là ngẫu nhiên hay sao? Nhìn bề ngoài thì nó như là việc ngẫu nhiên phát sinh, kỳ thực chúng ta không nhìn thấy hết được những nhân tố đằng sau sự ngẫu nhiên đó, không nhìn thấy được toàn bộ nhân duyên phát triển của sự vật bằng quan điểm của phật giáo trúng số cũng phải là sự tương ứng của phước báo mới có thể có được bởi vì nếu không trồng những nhân duyên tốt thì không gặp được phước báo tốt. Từ trong Phật Pháp mà nói bất luận là thành Phật hay sinh vào cõi trời hoặc làm người, cho đến đọa lạc làm súc sinh, ngạ quỷ đều do nhân duyên tương ứng tác thành. Phật giáo cho rằng: “ không có thiên sanh Di Lặc, cũng chẳng có tự nhiên Thích Ca” điều này cho chúng ta biết Bồ Tát Di Lặc không do trời sinh như vậy, Thích Ca Mâu Ni cũng không phải tự nhiên mà thành tựu. Trong kinh Bổn Sinh của đức Phật đã ghi rõ đức Phật Thích Ca đã trồng rất nhiều nhân duyên, trải qua nhiều kiếp tu hành khổ hạnh mới thành tựu nên đạo quả. Con người cũng vậy do nhân duyên nghiệp báo chiêu cảm, khi sinh ra làm người cũng sinh vào những nơi chốn khác nhau tùy theo y báo chánh báo của mỗi người.

Sinh ra làm người cũng do nhân duyên, nghiệp lực bất đồng tạo nên chủng tộc, xuất thân, tướng mạo, tính tình….các loại sai biệt. Có người sự sự như ý, một đời bình an, có người thì ngược lại nhiều tai nạn cuộc sống khốn khó. Trong xã hội những trường hợp như vậy rất nhiều. Trong một cơ quan, tổ chức, đoàn thể người lãnh đạo chưa chắc đức hạnh đã hơn hẳn cấp dưới, trong một thành phố những người sống ở tầng lớp thấp nhiều khi năng lực lại hơn hẳn người khác. Nếu không hiểu rõ nhân quả sẽ rất dễ phát sinh tâm thái “oán trời trách đất”, oán hận ông trời bất công, oán hờn mạng vận vô lý, đánh mất ý chí của bản thân, mất đi niềm tin vào cuộc sống. Nếu hiểu rõ quy luật nhân quả chúng ta hiểu rõ được rằng mạng vận là do nghiệp lực bất đồng từ đời trước tạo nên. “các hữu nhân duyên tiện mộ nhân”. Một mặt không quá “tiện mộ tha nhân” mặt khác cũng đừng quá tự ti về mình bởi vì mạng vận có thể cải tạo được, quyết định là nơi chính mình. Hôm nay có thể là bậc quý nhân nhưng ngày mai cũng có thể sẽ là kẻ tội nhân. Hôm nay là kẻ ăn mày nhưng ngày sau lại trở thành phú ông. Trong thế gian biến đổi vô thường này tất cả vinh hiển và gian nan, tất cả thuận cảnh và nghịch duyên theo thời gian đều có thể hoán đổi. Chỉ cần chúng ta hiểu rõ thấu triệt nguyên lý nhân quả thì sẽ hiểu được cách thức để thết kế mạng vận như thế nào, cải tạo nhân sanh ra làm sao?

Nếu muốn kiếp sau tiếp tục làm người hay sanh thiên thì phải biết tu tập ngũ giới, thập thiện. Nội dung của ngũ giới, thập thiện là đồng nhất. Chia thành bất sát sanh, bất thâu đạo, bất tà dâm, bất vọng ngữ. Hòa thượng Thánh Nghiêm trong “Giới luật học cương yếu” ví ngũ giới như là cuốn hộ chiếu để đến cõi trời, cõi người. Có hộ chiếu chúng ta mới có thể đi đến nước khác được, mới có thể đi lại ở các nơi trên thế giới không bị trở ngại . Cũng vậy chúng ta phải thọ trì ngũ giới mới có thể bước lên con đường nhân thiên để sinh lên cõi trời hay tiếp tục làm người.

Đối với người học Phật, nhân đạo rất quan trọng. Trong lục đạo, thiên đạo phước báo lớn nhất như ở cõi trời Dục giới hoàn cảnh tốt đẹp, hưởng lạc vô cùng, không hề có bất cứ nạn tai nào, cảnh giới cõi trời sắc giới thì chúng sanh an hưởng niềm vui thiền định sự hưởng thụ còn hơn cả cõi trời Dục giới. Nhưng Phật Giáo không lấy thiên đường làm đích đến, không lấy việc sanh thiên làm cứu cánh. Đây là điểm đặc sắc khác biệt giữa Phật Giáo và các tôn giáo khác. Các tôn giáo khác đa phần đều lấy Thiên Đàng làm nơi chốn hướng về lý tưởng nhất, lấy sanh thiên làm mục đích của nhân sanh. Nhưng Phật Giáo cho rằng từ góc cạnh thông đạt chân lý và góc độ thành tựu giải thoát mà nhìn thì nhân gian mới là nơi chốn quý nhất “nhơn vị tới thắng cố” vì sao? Bởi vì thiên giới quá nhiều điều tốt làm cho thiên nhân vì say đắm hưởng lạc mà quên đi các điều khác. “Bất tri cư an tư nguy”, không biết phát tâm tu hành, huống gì thiên giới không phải là nơi lưu trú vĩnh viễn, một khi thiên phước hưởng tận thì vẫn phải đọa lạc.

Còn thế giới Ta Bà nơi chúng ta đang sống tuy nhiều “Thiên tai nhân họa” nhưng do vậy mà kích phát được nguyện vọng “Ly khổ đắc lạc” của chúng ta, từ đó mà tích cực cải thiện hoàn cảnh, cải tạo phẩm chất sinh mạng.

Văn minh mấy nghìn năm của nhân loại cũng do nghiên cứu nhận thức, cải tạo thế giới mà nên. Trong quá trình nghiên cứu bền bỉ không ngừng nghỉ mới có thể phát hiện chân lý, tìm ra con đường giải thoát. Cho nên Đức Thích Ca tu hành ở nhân gian mà chứng quả, không chỉ Đức Phật Thích Ca như vậy, Chư Phật Thế Tôn cũng xuất hiện ở thế gian, không ai thành Phật ở trên trời. Từ ý nghĩa đó thấy rằng nhân đạo là nơi quan trọng, nơi mấu chốt trong lục đạo.

Chúng sanh lưu chuyển trong lục đạo bất luận là sanh thiên hay đọa lạc đều lấy cõi người làm trạm trung chuyển, mấu chốt là phải biết giữ gìn thân mạng, dùng thân mạng có được này để tinh tấn tu tập phục vụ cho công cuộc cải thiện sinh mạng ở tương lai. Thọ giữ ngũ giới thập thiện là tiền đề quan trọng để thành tựu quả báo nhân thiên, cũng là quy phạm căn bản để hoàn thiện nhân cách, chỉ có nghiêm mật, phụng hành thì đời sau mới đủ tư cách ở cõi người, tiếp tục tu hành tiến đến con đường thành Phật, bằng không sẽ đánh mất cơ hội làm người. Cũng như đã thi đậu vào học viện có đủ tư cách làm học tăng rồi nhưng nếu vi phạm thanh quy, quy chế của nhà trường thì sẽ phải bị đuổi học. Có thể nói tuân thủ ngũ giới, thập thiện là điều kiện bảo đảm cho chúng ta tiếp tục được làm người vậy.

3. An Định Xã Hội

Từ cổ chí kim, xã hội của con người chúng ta luôn trong trạng thái động loạn, điều phá hoại sự an định xã hội to lớn nhất đó là chiến tranh. Lật giở trang sử của nhân loại có thể nói là cả một bộ sử  chiến tranh. Nhìn vào lịch sử Trung Quốc từ Xuân Thu Chiến Quốc, đến Hán Sở tranh hùng, Tam Quốc đến Tây Tấn, Đông Tấn, Thập Lục Quốc, Nam Bắc Triều, Tùy Đường, Tống, Liêu, Tây Hạ, Kim, Nguyên, Minh, Thanh mỗi lần thay đổi triều chính đều là các cuộc chiến tranh. Không chỉ Trung Quốc mà lịch sử các nước thế giới đều như vậy. Cho đến ngày nay, chiến tranh, xung đột vẫn không ngừng xảy ra trong khắp nơi trên thế giới, dù là “thái bình thịnh trị” thì án mạng vẫn cứ xảy ra trong đời sống hàng ngày, có thể đạt được cuộc sống “tối không đóng cửa, đường không sợ rớt mất đồ quý” hay không? Cho nên nói tuyệt đối an ninh trong một phạm vi to lớn là điều không thể có được.

Xã hội con người đã tồn tại nhân tố nào làm cho xã hội bất an như vậy? tựu trung đều từ sát, đạo, dâm, vọng mà ra. Sát bao gồm chiến tranh, bạo lực và đồ sát chúng sanh. Giết người, phóng hỏa đều là sát, giết lợn, giết dê cũng là sát sanh. Đạo không chỉ là trộm cướp, khoét vách, đào tường tất cả hành vi lấy của người khác làm của mình…đều là trộm cắp. Dâm gồm tà hạnh, hành vi bất chính. Vọng gồm những ngôn từ lừa dối để hại người lợi mình. Tất cả mọi hành vi phạm tội đều từ bốn điều trên mà ra. Còn sát, đạo, dâm, vọng từ đâu mà ra? Có người cho đó là từ vấn đề giáo dục, vấn đề đạo đức của dân chúng, vấn đề chế độ xã hội. Đương nhiên cũng có một phần từ các vấn đề đó mà ra nhưng đó không phải là điều căn bản, vấn đề căn nguyên là từ nơi nhân tâm. Nội tâm tham, sân, si, phiền não còn chưa được giải quyết thì xã hội con người khó thực hiện được sự hài hòa và an định.

Tâm tham dẫn đến chiến tranh để chiếm hữu đất đai, lợi ích của người khác. Trong thời kỳ hòa bình tâm tham cũng dẫn đến hiện tượng “mưu tài hại mạng” đến bạn bè, người thân cũng vì tài lợi mà mưu hại lẫn nhau. Tâm tham cũng dẫn đến hành vi trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ. Vì tham tiền hám bạc mà giết người cướp của, chiếm đoạt tài sản của người khác, vì tham dục mà có hành vi ngoại tình. Vì tham mà lừa người, vì hám lợi mà nói dối, vì lừa tình mà nói dối, cho đến mua bán trẻ em, mua bán ma túy, trốn thuế buôn lậu, sản xuất mua bán hàng giả, các hành vi bất ổn xã hội đều từ tâm tham mà ra.

Cũng như tâm tham, tâm sân cũng làm khởi phát hành vi sát, đạo, dâm, vọng. Các cuộc chiến tranh từ xưa đến nay không ít cũng từ tâm sân phát khởi. Bởi vì nhiều đời kết trái oán thù nên oan oan tương báo, “thế bất lưỡng lập” nên sinh ra xung đột và bạo lực giữa người với người. Cũng vì sân hận mà đánh mất lý trí, vác dao chém tới, quyết tranh sống chết, ngoài ra vì tâm sân mà dẫn tới khởi nghiệp trộm cắp, vì sanh tâm đố kỵ trước thành tựu sự nghiệp của người mà rắp tâm chiếm đoạt hoặc vì sân hận mà sanh tâm tà hạnh như theo đuổi không được thì tìm cách bức hại. Cũng do tâm sân mà sanh vọng ngữ vì không thích họ nên che dấu sự thật, bịa điều để gây sự cản trở cho người.

Cho đến ngu si còn gọi là vô minh đều là căn nguyên của mọi vấn đề. Vì vô minh mà sanh tham giận phát sinh vô số phiền não. Phật Giáo gọi tham sân si là tam độc, là ba gốc họa to lớn làm nguy hại đến sự an định xã hội và đời sống tâm linh của nhân loại. Tham, sân, si tồn tại ngày nào thì xã hội không an lạc ngày ấy. Nên muốn cải thiện đạo đức xã hội phải bắt tay từ việc cải thiện nhân tâm. Đó cũng chính là điều Nho gia đã nói “Chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” “Lễ Ký Đại Học” nói: “Cổ chi dục minh, minh đức ư thiên hạ giả. Tiên trị quốc; dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia, dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân, dục tu kỳ gia giả, tiên chánh kỳ Tâm” cho thấy căn bản của việc cải tạo thế giới đều phải từ việc hoàn thiện cá thể mỗi người, với việc hoàn thiện tâm phải bắt đầu từ tâm hạnh thì mới có thể tiến hành cải tạo mạng vận một cách triệt để, mới có thể nói đến tạo phúc xã hội, lợi ích đại chúng.

Kinh Phật ghi chép Chuyển Luân Thánh Vương bậc hiền minh nhất ở thế gian khi chấp chính đều lấy thập thiện để trị vì quốc gia, làm cho nhân dân an trụ trong thập thiện đạo mới có thể làm cho thiên hạ thái bình hài hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp. Kỳ thật, bất luận ở thời đại nào, bất luận ở hoàn cảnh nào chỉ cần có một người biết tu tập ngũ giới thập thiện thì xã hội thêm được một nhân tố an định, có hai người tu ngũ giới thập thiện thì xã hội có hai nhân tố an định, càng nhiều người tu ngũ giới thập thiện thì xã hội càng nhiều nhân tố an định. Nếu người người biết tu ngũ giới thập thiện thì thế giới này là Nhân Gian Tịnh Độ, là Thế Giới Cực Lạc.

4. Cơ sở tam thừa Phật pháp

Từ học Phật đến thành Phật chủ yếu gồm ba thừa: Nhân Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Bồ Tát thừa, cũng gọi là ngũ thừa gồm: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa. Thừa có nghĩa là chuyển tải khiến cho hành nhân đạt đến quả địa, chúng ta học Phật thông qua việc tu tập các pháp môn tương ứng từ bờ sanh tử đến bờ Niết Bàn cuối cùng thành tựu Phật quả. Muốn được tiếp tục làm người hay sanh thiên thì phụng hành pháp môn Nhân Thiên thừa. Muốn giải thoát phiền não thành tựu A La Hán quả phải phụng hành pháp môn giải thoát đạo. Muốn thành tựu vô thượng Bồ Đề, phổ độ chúng sinh, phải phụng hành pháp môn Bồ Tát thừa. Học Phật cũng vậy đều phải bắt đầu từ ngũ giới thập thiện chỉ có hoàn bị đức hạnh nhân thiên mới đủ tư cách để bước lên một tầng thang mới. Đây cũng là điều cơ bản nhất của việc tu học Phật Pháp. Điều đáng tiếc là nhiều người học Phật đã không chú trọng đến việc này. Đọc thấy kinh điển Đại thừa phê phán hành giả Thanh Văn, không hiểu rõ là Đức Phật đối tánh nói pháp mà xem thường Thanh Văn thừa, khởi tâm khinh mạn, nói đến nhân thiên thừa càng sinh tâm khinh miệt, kết quả sẽ ra sao? Không có cơ sở nền tảng của Nhân Thiên thừa, Thanh Văn thừa các pháp môn thậm thâm đại thừa cũng sẽ là lầu các trong hư không, chỉ có thể nhìn mà không thể đến được.

Có nhiều người học Phật tự cho mình ở trình dộ cao chỉ đọc các kinh Đại thừa Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm. Nhưng trong đời sống hàng ngày lại không ứng dụng chút nào. Khi khởi phiền não thì vẫn cứ là phiền não. Khi đau khổ cũng vẫn đau khổ. Những kinh điển đọc qua cũng chỉ là đánh trận trên giấy chẳng có được chút ít tác dụng gì. Nguyên do vì sao? Cũng đều do chúng ta bỏ qua những điều căn bản nhất trong việc học Phật. chưa trải qua quá trình tu tập trọn vẹn Nhân Thiên thừa, Thanh Văn thừa, chúng ta sẽ không hiểu được cách thức đem những điều giáo lý áp dụng triệt để vào trong tâm hạnh, không biết làm sao để từng bước phát triển tâm ly dục, phát khởi Bồ Đề tâm nếu không có những tâm hạnh cơ sở ấy thì dù có học pháp môn to lớn hơn nữa cũng không có tác dụng gì.

Bất luận tu tập pháp môn gì điều đầu tiên là nơi sự phát tâm. Do phát tâm mà quyết định địa vị trong tam thừa Phật pháp của các pháp môn tu tập. Từ ý nghĩa này mà thấy rằng tuy ngũ giới thập thiện là nội dung tu tập của Nhân thiên thừa nhưng nếu chúng ta dùng tâm xuất ly, dùng kiến địa của Thanh Văn thừa để tu tập thì ngũ giới, thập thiện vẫn có thể thành tựu nên tư lương của đạo giải thoát. Nếu chúng ta lấy tâm Bồ Đề và kiến địa Bồ Tát để tu tập thì ngũ giới, thập thiện cũng có thể thành tựu tư lương của Bồ Tát đạo, trở thành tư lương của vô thượng Phật quả.

Trong thực tế nhiều người học pháp đại thừa nhưng lại phát tâm tiểu thừa tìm cầu an lạc cá nhân, chưa từng phát tâm xuất ly, đây là hiện tượng rất phổ biến hiện nay của con người học Phật cũng là điều làm cho nhiều người trong tu tập không có sự tương ứng, là chướng ngại chủ yếu làm cho sự tu tập không có tiến bộ muốn xoay chuyển vấn đề này cần phải bắt tay vào việc phụng hành ngũ giới thập thiện, trên cơ sở này mà phát tâm xuất ly, tâm Bồ Đề. Nên có thể thấy rằng ngũ giới, thập thiện tuy rất phổ thông nhưng là nền tảng căn bản không thể xem nhẹ trong quá trình tu học Phật Pháp.

5. Tư lương của vãng sinh Tịnh Độ

Từ đời Đường, đời Tống cho đến nay pháp môn Di Đà Tịnh Độ phát triển trong Phật Giáo Hán truyền, đặc biệt trong những năm gần đây pháp môn này càng thịnh hành hơn trong các nước theo Phật Giáo Hán truyền Bắc tông. Đối với việc tu tập pháp môn Tịnh Độ có những điểm cần đề cập sau.

Một là: Nhiều người tu Tịnh Độ lập luận rằng chỉ cần niệm một câu A Di Đà Phật là đủ không chú trọng đến việc Văn Tư kinh điển Đại thừa, thậm chí cho rằng văn tư kinh điển đối lập với niệm Phật, sẽ ảnh hưởng đến một pháp chuyên nhất. Đối với những Phật tử tuổi cao không có năng lực và không đủ thời gian học hỏi giáo lý nếu có thể tín tâm cụ túc, tinh tấn niệm Phật là điều rất đáng tán thán. Nhưng nếu đem nhận định này truyền đạt cho tất cả những người học Phật thì không thích hợp. Nếu tất cả đệ tử Phật đều đem “Tam tạng 12 bộ kinh” dành cho người khác ngộ thì việc hoằng dương Phật pháp sẽ gặp ảnh hưởng lớn thậm chí là sẽ thụt lùi.

Thật ra pháp môn Tịnh Độ cũng rất chú trọng kinh giáo. Kinh Quán Vô Lượng Thọ trong Tịnh Độ Ngũ Kinh Đức Phật đã dạy “Người muốn sinh vào nước này phải tu tam phước. Một là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu tập thiện nghiệp. Hai là thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, không phạm uy nghi. Ba là phát Bồ Đề Tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả. Ba việc như vậy, gọi là tịnh nghiệp. Ở điểm thứ ba “ đọc tụng Đại thừa” là tịnh nghiệp phải tu.

Hai là: Một số người niệm Phật cầu sự vãng sinh cho cá nhân không quan tâm đến xã hội, không yêu thương chúng sinh nếu phát tâm tu hành như vậy thì dù có vãng sinh cũng chỉ ở hạ phẩm. Như trước đã đề cập trong ba tịnh nghiệp phát Bồ Đề tâm cũng là một tịnh nghiệp. chính vì như vậy nên “ Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm” là kinh lấy phát Bồ Đề tâm làm hạt nhân cũng được liệt trong “ Tịnh Độ ngũ kinh” “Hạnh Nguyện Phẩm” là kinh ai cũng biết, cũng là kinh quan trọng dạy người học Phật làm sao tu tập phát Bồ Đề tâm. Người tu pháp môn Tịnh Độ nếu có thể nhất tâm cầu sinh Tịnh Độ đem tâm lượng mở rộng như ngài Phổ Hiền Bồ Tát đến tận hư không biến pháp giới chúng sinh không phải chỉ vì an lạc của cá nhân mà niệm Phật càng phải vì phổ độ chúng sinh mà niệm Phật, còn vì sau khi thành tựu hồi nhập Ta Bà cứu độ chúng sinh mà niệm Phật. Nên việc phát tâm đó sẽ tạo nên sức mạnh rất lớn, đến khi lâm chung sẽ đưa chúng ta đến thẳng Phật quốc. Như trong “Hạnh Nguyện Phẩm” đã nói: “Duy thứ nguyện vương, bất tương xả ly, ư nhất thiết thời, dẫn đạo kỳ tiền, nhất sát na trung, tức đắc vãng sanh Cực Lạc Thế Giới”. Không những như vậy mà càng có thể “mông Phật thọ ký, đắc thọ ký dĩ, kinh ư vô số bá thiên vạn ức nha do tha kiếp, phổ ư thập phương bất khả thuyết thế giới, dĩ trí tuệ lực, kỳ chúng sanh tâm nhi vi lợi ích”. Phát tâm lớn bao nhiêu thành tựu trong tương lai sẽ lớn bấy nhiêu.

Ba là: Một số chỉ chú trọng đến thời khóa niệm Phật cho rằng niệm tụng, lễ lạy mới là công phu mà xem nhẹ việc tu hành trong đời sống hàng ngày, xem nhẹ việc điều chỉnh tâm hạnh bên trong cũng như cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ.

Chúng ta đã biết pháp môn Tịnh Độ chú trọng tác dụng của tín cao hơn các tông phái khác, nhưng không phải coi tín là duy nhất. Còn cần phải cùng thành tựu cả nguyện và hạnh. Bởi vì tu hành là sự cải tạo chỉnh thể của cả sinh mệnh mà không phải là chỉ trong thời khóa mấy tiếng đồng hồ. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật đã nói rõ với chúng ta “không thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về nước đó” chính là nói chỉ có đầy đủ phước đức và thiện căn tương ứng mới có đủ tư cách sanh về Tây Phương, được cùng các bậc thiện nhơn hội tụ một chỗ. Bằng nếu không đầy đủ tố chất sanh mạng tốt đẹp thì cũng khó mà niệm tốt được một câu “A Di Đà Phật”.

II - Giải thích tên Kinh

          Phật thuyết 佛說 nói rõ bộ kinh do chính Đức Phật giảng thuyết.

業 [Nghiệp] là hành vi

道 [Đạo] là nguyên lý

Kinh Phật không phải đều do chính Kim khẩu của Đức Thế Tôn tuyên thuyết. Trong Đại Trí Độ Luận nói “Kinh thông ngũ nhơn” là ngoài Đức Phật còn có Đệ tử Phật, Tiên nhơn, chư thiên, hóa thân (Phật, Bồ Tát hoặc La hán ẩn kỳ bổn tướng, thị hiện chủng chủng hình tướng nhị vị thuyết pháp). 十善業道 thập thiện nghiệp đạo là tư tưởng chủ đề của bộ kinh

Tức bộ kinh nói đến thập chủng thiện hạnh và các nguyên lý tương quan. Trong đó hành vi của thân thể có: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Hành vi ngôn ngữ có: Không nói dối, không nói hai chiều, không nói lời thô ác, không nói thêu dệt. Hành vi tư tưởng có: Không tham dục, không sân hận, không tà kiến.

Kinh Phạm ngữ “Tu Đa La”. Hán dịch “Khế kinh”

Khế có hai ý nghĩa khế lý và khế cơ. Khế lý là khế hợp chư pháp thực tướng, khế hợp chân lý vũ trụ nhân sanh. Khế cơ là khế hợp căn cơ bất đồng của chúng sanh.

Nếu Pháp không đối cơ thì có là giáo pháp viên mãn thế nào cũng khó đạt được hiệu quả giáo hóa phải có. Cho nên Đức Phật trong quá trình 49 năm hoằng pháp đã đối với căn cơ bất đồng của chúng sanh ứng cơ thiết giáo diễn thuyết chủng chủng giáo pháp.

III - Giảng Dịch giả

          Dịch giả của Kinh Phật Thuyết Thập Thiện nghiệp Đạo là Vu Điền Tam Tạng pháp sư Thật Xoa Nan Đà.

Vu Điền: địa danh, hiện nay thuộc khu tự trị Tân Cương.

Tam Tạng pháp sư là Cao Tăng tinh thông Kinh, Luật, Luận.

Thật Xoa Nan Đà là dịch âm từ Phạn ngữ, nghĩa là Học Hỷ.

          Ngài Huyền Trang chế định ngũ bất phiên là:

-         Tôn trọng bất phiên

-         Thuận cổ bất phiên

-         Đa nghĩa bất phiên

-         Bí mật bất phiên

-         Thứ phương sở vô bất phiên

Pháp sư Thật Xoa Nan Đà nhận lời mời của Sứ giả nhà Đường đem theo Kinh Hoa Nghiêm đến Trung Hoa vào năm Chánh Thánh Nguyên niên (năm 695). Tại Lạc Dương, Nội Diên Đại Biến Không Tự dịch lại kinh Hoa Nghiêm gồm 80 cuốn. Sau đó tại Cung Tam Dương Lạc Dương dịch lại Đại Thừa Nhập Lăng Nghiêm kinh gồm 7 quyển., và các kinh luận như “Nhập Như Lai Trí Đức Bất Tư Nghị Kinh”, “Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh giới Kinh”. “Phổ Hiền Bồ Tát Sở Thuyết Kinh”, “Văn Thù Sư Lợi Thọ Ký Kinh”, “Hữu Nhiêu Phật Tháp Công Đức Kinh”. Theo ghi chép của “Khai Nguyên lục” Ngài đã dịch 19 bộ Kinh gồm 107 quyển, một đóng góp to lớn cho việc hoằng dương Phật Pháp ở Trung Quốc.


CHƯƠNG II: CÁCH THỨC NHÌN NHẬN

BỐ CỤC MỘT BỘ KINH PHẬT GIÁO

 

[Như Thị ngã văn Nhất Thời Phật tại Ta Kiệt La Long Cung, dữ bát thiên Đại Tỳ Kheo chúng, tam vạn nhị thiên Bồ Tát Ma Ha Tát câu]

Như thị ngã văn mở đầu của bộ kinh là một trong lục chủng chứng tín.

Ngã: A Nan tôn giả

Văn: là đích thân, chính tai được nghe.

Nghĩa là Bộ kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” cho chính A Nan (tôi) được nghe từ nơi Phật tuyên thuyết.

Như thị: tín thành tựu

Ngà văn: văn thành tựu

Nhất thời: thời thành tựu

Phật: chủ thành tựu

Long Cung Ta Kiệt La: xứ thành tựu

Bát thiên… chúng thành tựu.

          Một hàm ý khác của như thị là biểu tín. Tín tức là tín ngưỡng, là đệ tử Phật tiếp nhận học tập một bộ kinh điển đều phải lấy tín làm cơ sở. Có tin ngưỡng mới nhận được lợi ích của Phật Pháp, “Tín vi đạo nguyên công đức mẫu, trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn”. Quá trình tu tập trải qua 4 tầng thứ là “Tín, Giải, Hành, Chứng”. Trên cơ sở của tín học tập thì có thể gia tăng lý giải. Từ nơi lý giải được thâm sâu mà tín ngưỡng càng thăng hoa. “Hữu tín vô trí trưởng ngu si” nhưng “Hữu trí vô tín tăng ngã mạn” hai câu này nói rõ quan hệ giữa tín và giải. Nếu chỉ dừng ở tín ngưỡng mà không chú trọng đến văn tư, thiếu mất chánh kiến sẽ dễ rớt vào mê tín. “Hữu trí vô tín” trí này không phải là trí tuệ Bát nhã, mà là thế trí biện thông thường đem kinh điển xem thành nghiên cứu học thuật nên sẽ sanh ra vấn đề: tuy rằng trước thuật ngày càng nhiều, danh tiếng ngày càng lớn nhưng không biết chú trọng điều chỉnh tâm hạnh nên chìm đắm danh vọng, tăng trưởng ngã mạn. Có được cơ sở của tín, giải còn phải tiếp tục ứng dụng tu hành để thể nghiệm sâu hơn về Phật Pháp để chỉ đạo cho việc tu tập, việc tu hành không ngừng thâm sâu thì mới có được sự thể chứng, có được thành tựu. Bộ Kinh là sự ghi chép về một kỳ Pháp hội.


CHƯƠNG III: AI LÀ NGƯỜI SÁNG THẾ?

 

[Nhĩ thời Thế Tôn cáo Long Vương ngôn: Nhất thiết chúng sanh tâm tưởng dị cố, tạo nghiệp diệc dị, do thị cố hữu chư thú luân chuyển. Long Vương nhữ kiến thử hội cập đại hải trung, hình sắc chủng loại các biệt phủ da? Như thị nhất thiết, mị bất do tâm, tạo thiện bất thiện, thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp sở trí].

          Đoạn kinh này giải đáp cho chúng ta vấn đề ai là đấng sáng thế?

          Từ xưa đến nay tất cả tôn giáo, triết học đều rất quan tâm đến vấn đề khởi nguyên của thế giới đều đi tìm thế giới bắt đầu từ đâu? Ai là người tạo ra? Truy tìm ai là người quyết định mọi họa phước, kiết hung ở thế gian vì không tìm được đáp án cứu cánh cuối cùng đều qui kết cho thần. Cho rằng thần quyết định hết tất cả mọi việc. Khởi đầu hình hành đa thần luận cho rằng thế gian do nhiều vị thần quản lý sắp đặt, mỗi người giữ một trọng trách như thần gió, thần mưa, thần mặt trời,… Sau đó phát triển thành nhị thần luận đem thần linh chia thành hai nhóm là thiện thần và ác thần. Thiện thần quyết định mọi việc thiện ở thế gian, ác thần quyết định ác nghiệp của thế gian. Tiếp nữa nhị thần luận phát triển thành nhất thần luận đây cũng là tôn giáo có nhiều người theo nhất hiện nay. Nhất thần luận cho rằng trong vũ trụ tồn tại một vị thần tối cao, chi phối tất cả, do vị thần này sáng tạo thế giới và quyết định hết thảy. Con người và vạn vật là do thượng đế trong 7 ngày sáng tạo ra. Đạo Hồi cho rằng thánh Ala sáng tạo ra mọi vật trong trời đất và nhân gian. Bà La Môn giáo (Ấn Độ giáo) lấy Đại Phạm Thiên (Brahma) làm thần sáng tạo ra trời đất đồng thời dùng các bộ phận trong cơ thể để tạo ra các đẳng cấp chủng tộc.

          Ngược lại với quan điểm của hữu thần luận là vô thần luận, cho rằng thế giới không phải do thần tạo ra, mọi thứ đều là ngẫu nhiên.

          Ngoài ra còn có hai quan điểm triết học khác là duy vật và duy tâm. Thuyết duy vật cho rằng thế giới tồn tại những nguyên tố vật chất cơ bản không thay đổi làm cơ sở phát sanh ra vạn vật, chủ trương từ vật chất sanh ra ý thức. Còn thuyết duy tâm cho rằng thế giới có nguyên tố tinh thần cơ bản bất biến và vạn vật khởi nguồn từ nguyên tố tinh thần ấy, cho rằng do tinh thần sanh ra vật chất.

          Phật giáo không phải hữu thần luận cũng không phải vô thần luận. Phật giáo cũng không tán đồng với chủ trương của thuyết duy vật và thuyết duy tâm.

          Phật Pháp nhìn thế giới như thế nào? Đoạn kinh văn trên chính là đáp án của Phật Pháp về ai là đấng sáng thế.

          “Nhĩ thời thế tôn cáo Long Vương ngôn”. Lúc này, Đức Thế Tôn nói với Long Vương. Từ đây bắt đầu đi vào nội dung của kinh văn. Đoạn trước đã nói tham dự pháp hội này có bát thiên Đại Tỳ Kheo chúng, tam vạn nhị thiên đại Bồ tát chúng. Vì sao đức Phật chỉ nói với Long Vương? Bởi vì mỗi một bộ Kinh đều có một đương cơ giả. Có những bộ kinh đương cơ giả là ngài Xá Lợi Phất, cũng có kinh là Bồ tát Quán Thế Âm. Bộ kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo lấy Long Vương làm đương cơ giả. Đức Phật tuy nói với Long Vương nhưng đồng thời cũng là nói với tất cả đệ tử Thanh Văn, Bồ Tát trong pháp hội, cũng có ý nghĩa là nói với tất cả người tu học bộ kinh này ở đời sau trong đó có chúng ta.

          [Nhất thiết chúng sanh]. Chúng sanh có hai dạng là do ngũ uẩn hòa hợp và do trải qua sanh tử tạo nên. Phật Pháp chia thế giới thành hai loại là hữu tình thế giới và vô tình thế giới. Hữu tình thế giới gồm con người và tất cả động vật, vô tình thế giới là sơn hà đại địa. Trong thập pháp giới trừ Phật, chín giới hữu tình đều là chúng sanh.

          [Tâm tưởng dị cố, tạo nghiệp diệc dị]: “Tâm tưởng” tức là tư tưởng của ý thức tâm vương. Chúng sanh nhân vì quan niệm tư tưởng và phương thức tư duy không giống nhau mà tạo nghiệp thiên sai vạn biệt rồi không ngừng luân chuyển trong sáu đường lục đạo. Nhìn từ quan điểm của Phật pháp, sự khác biệt của vạn sự vạn vật ở thế gian không do thần quyết định, cũng không do vật chất hay tinh thần phát sinh, càng không phải ngẫu nhiên xuất hiện, tất cả đều do nơi tâm niệm sai biệt của chúng sanh. Bài kệ Kinh Hoa nghiêm đã chỉ rõ nguyên lý này “Nhược nhơn dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo”. Bất luận là Phật Bồ Tát, La Hán thánh giả, chư thiên, loài người, địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh tìm sâu căn nguyên đều quyết định bởi tâm niệm và nghiệp lực khác biệt của chúng hữu hình. Đây cũng như trong kinh A Hàm đã nói “Tâm chủng chủng cố, sắc chủng chủng”. Vì tâm có nhiều loại sai biệt nên hiển hiện ra thế giới mới có thay đổi sai khác không đồng.

          Nhìn từ xã hội loài người, sự khác biệt to lớn giữa văn hóa đông tây căn nguyên cũng từ nơi sự khác biệt về phương thức tư duy, mà phương thức tư duy cũng được quyết định bởi tư tưởng và quan niệm của nội tâm, người có tín ngưỡng, người không tín ngưỡng dù có chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh môi trường nhưng nguồn gốc vẫn từ nơi tâm của chúng ta. Bởi vì “tâm tưởng dị cố” nên tín ngưỡng sai khác, con đường sống khác, phương thức sống khác, đam mê khác, khuynh hướng giá trị cũng khác. Tất cả sai biệt này đều nơi “tâm tưởng dị cố”. Nói chung thế giới hết thảy sai biệt đều bắt nguồn từ tâm niệm sai biệt của con người.

          Từ nơi tâm niệm sai biệt đến thế giới sai biệt còn cần có sự tác động của nghiệp. Nghiệp là hành vị của thân - khẩu – ý, vì quan niệm và suy tư không đồng nên dẫn đến hành vi cũng sai khác. Trong Phật giáo chia hành vi của chúng sanh thành 3 loại là hành vi thiện, hành vi ác và hành vi vô ký. Một hành vi sau khi thực hiện sự ảnh hướng của nó không phải sẽ mất đi khi việc làm kết thúc mà trong thực tế mỗi một loại hành vi sẽ tạo thành một kinh nghiêm sống tương ứng được cất giữ trong A Lại Da Thức gọi là chủng tử và sẽ tiếp tục dẫn phát nên hành vi mới. Do vậy, “chủng tử sanh hiện hành, hiện hành huân chủng tử” (種子生現行, 現行熏種子). Sanh mạng là như vậy do nghiệp lực tích lũy từ vô thủy kiếp thúc đẩy mà sanh sanh lưu chuyển không ngừng. Nghiệp lực có tác dụng quan trọng trong dòng sống bất tận của chúng ta, nghiệp lực cũng là sức mạnh thúc đẩy và duy trì dòng sanh mạng. Theo thuộc tính của hành vi, Phật giáo chia nghiệp lực thành Thiện nghiệp và Ác nghiệp. Căn cứ vào việc thọ báo hay không thọ báo mà phân thành Định nghiệp và Bất định nghiệp. Căn cứ vào sự khác biệt của thọ báo mà chia ra Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp.

1. Định nghiệp và bất định nghiệp

Định nghiệp được y cứ vào thời gian và mức độ nặng nhẹ của thọ báo, ngược lại là bất định nghiệp. Làm thế nào để phân định nghiệp lực thuộc về định nghiệp hay bất định nghiệp? Chủ yếu dựa vào hai điều. Một là động cơ hành vi thuộc cố ý hay vô ý, nếu cố ý tạo tác thì là định nghiệp còn vô ý gây ra thuộc về bất định nghiệp. Nếu tạo ra bất định nghiệp thì trong tương lai có thể thọ báo mà cũng có thể là không, có thể là thọ báo nặng mà cũng có thể là thọ báo nhẹ.

Thứ hai là y cứ vào sự đối trị. Nếu sau khi tạo nghiệp mà biết ăn năn sám hối thì dù tạo định nghiệp nhưng vẫn có thể được thay đổi, trở thành bất định nghiệp. Cũng như khi gây tội nếu biết thành khẩn xin lỗi hoặc thành tâm nhận sai, bồi thường thì có thể đối phương sẽ không còn oán hận mà đạt được hòa giải, bãi nại… Phật giáo đề xướng pháp môn sám hối để tiêu trừ nghiệp chướng và nghịch duyên.

2. Cộng nghiệp và biệt nghiệp

Cộng nghiệp là chỉ cho những nghiệp nhận được hình thành từ những hành vi tương đồng sẽ chiêu cảm nên những quả báo giống nhau. Ví như cùng sống chung trong một thành phố chịu sự ô nhiễm không khí, kẹt xe, khí hậu khắc nghiệt… giống nhau.

Biệt nghiệp là chỉ cho nghiệp nhân cá biệt không giống nhau như sức khỏe của mọi người khác nhau, diện mạo khác nhau, điều kiện vật chất cuộc sống khác nhau đều do biệt nghiệp chiêu cảm nên.

3. Dẫn nghiệp và mãn nghiệp

Dẫn nghiệp là tổng thể quả báo của nghiệp lực chiêu cảm nên. Sanh mạng của hữu tình trong quá trình tiếp diễn sanh về cõi trời, tiếp tục làm người hoặc đọa lạc địa ngục, sanh vào súc sanh đều do dẫn nghiệp quyết định cũng như hỏa tiễn đẩy vệ tinh vậy.

Mãn nghiệp là quả báo sai biệt của nghiệp lực chiêu cảm nên. Như cùng làm người tuổi thọ không đồng, giàu nghèo có khác… Cũng là chó mèo những có con lưu linh xó chợ đầu đường không có ai nuôi, bới rác tìm cơm, còn sợ bị người bắt thịt, ngược lại có con thì được chủ cưng chủ bế, đủ loại thức ăn, chăm sóc tắm rửa… Tất cả sai biệt đều do mãn nghiệp bất đồng tạo nên.

Do chúng sanh tâm niệm sai biệt dẫn đến hành vi sai biệt tạo nên thế giới sai biệt.


CHƯƠNG IV: NHÌN RÕ HIỆN TƯỢNG TÂM VẬT

 

          [Nhi tâm vô sắc bất khả kiến thủ, đản thị hư vọng chư pháp tập khởi, tất cánh vô chủ, vô ngã ngã sở. Tuy các tùy nghiệp sở hiện bất đồng, nhi thật ư trung vô hữu tác giả. Cố nhất thiết pháp giai bất tư nghì, tự tánh như huyễn]

          Hiện tượng sai biệt ở thế gian bao gồm hai phương diện tinh thần và vật chất. Còn đối với hiện tượng tâm và vật, phải nhìn nhận ra sao? Nhiều nỗi thống khổ của con người đều do không thể nhận thức chính xác về thế giới, do nhận thức sai lầm mà dẫn đến hành vi sai lạc đưa đến chấp trước, phiền não. Chúng ta muốn thoát khỏi thống khổ trong đời, đầu tiên phải lấy chánh kiến của Phật Pháp để nhìn thấu thế gian xây dựng nên nhân sanh quan chính xác.

          [Nhi tâm vô sắc bất khả kiến thủ]. Như trước đã nói thế giới là do nơi tâm niệm của chúng ta mà ra. Vậy tâm là gì? Trong Kinh nói “Tâm vô sắc”. Trong Phật Giáo gọi hiện tượng vật chất là sắc. Bởi vì con người nhận biết hiện tượng vật chất chủ yếu thông qua hình sắc (hình trạng) và hiển sắc (nhan sắc). Nếu không có hình trạng và nhan sắc thì không thể nhận biết được hiện tượng vật chất.

          Tâm thì vô sắc vừa không có nhan sắc, vừa không có thể tích, không có một thực tại cố thể, không có hình trạng nhìn không thấy mà sờ cũng không được nên gọi “bất khả kiến thủ”.

          [Đản thị hư vọng chư pháp tập khởi]. Đây là cách nhìn riêng biệt của Phật Pháp đối với tâm. Các tôn giáo khác và triết học khi nói đến tâm thường liên kết với linh hồn và cho đó là chủ thể của tâm gọi là “linh hồn” hay gọi là “thần ngã”, cho rằng vạn vật trong sự biến đổi vẫn có cái bất biến là linh hồn, là thần ngã chi phối. Với quan điểm của Phật Pháp, tâm “thị hư vọng chư pháp tập khởi”, không phải là cố định bất biến, lấy cái nhìn thấu triệt của trí tuệ Phật Pháp thế giới phàm phu là do vọng tưởng cấu thành, mê hoặc hiển hiện.

          Phật Pháp nói đến vọng tưởng là những cái nghĩ cái nhìn không nhận thức được chân thật, không thông đạt với chân lý đều là vọng tưởng.

          Nếu quan niệm chính xác thì có thể “khí ác dương thiện” làm cho sanh mệnh được chuyển y, nhân cách được nâng cao. Nếu quan niệm sai lạc, có thể sẽ bỏ thiện dương ác làm cho tố chất sinh mệnh không ngừng đọa lạc. Tu học Phật Pháp có thể giúp chúng ta xây dựng quan niệm chân chính, vứt bỏ nhận thức sai lầm, nhờ đó cải tiến hành vi của tự thân, khiến đời sống được tịnh hóa, nên gọi sinh mệnh là “chư pháp tập khởi”.

          [Tất cánh vô chủ, vô ngã ngã sở]. “Ngã” là thuật ngữ mang các nội hàm: thường, nhất, bất biến, chủ thể.

          Thường là vĩnh hằng; Nhất là độc lập; Bất biến là cố định không thay đổi; Chủ thể là có thể chi phối tất cả. Tất cả ý nghĩa này nằm trong “ngã”. Thực ra không có cái gì rời khỏi điều kiện và kinh nghiệm mà tồn tại được. Sinh mệnh không phải là cố định bất biến và không có tự tính nên mới có thể “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”.

          Bởi vì tâm thái vô thường biến hóa nên thấy rõ là nó là vô chủ, vô ngã cũng vô ngã sở. Vô ngã là đặc điểm khác biệt lớn của Phật giáo với các tôn giáo khác.

          Ngoại đạo nhận định về ngã gồm hai tầng thứ nội hàm chính: Một là Thượng đế, thiên thần là “đại Ngã” cũng gọi là “thần Ngã” chi phối tất cả vũ trụ. Hai là linh hồn gọi là “tiểu ngã” chi phối cuộc sống con người. Phật Pháp lấy trí tuệ duyên khởi quán sát vũ trụ thấy rằng không tồn tại vị thần linh chi phối vũ trụ, cũng không tồn tại linh hồn chi phối sinh mệnh tức “tất cánh vô chủ, vô ngã ngã sở”.

          [Tuy các tùy nghiệp sở hiện bất đồng, nhi thật ư trung vô hữu tác giả]. Nhìn đến thế giới vật chất, Đức Phật dạy, hết thảy hiện tượng vũ trụ nhân sanh tuy tùy vào cảnh giới tư tưởng và nghiệp lực bất đồng của mỗi chúng sanh mà hiển hiện nhưng trong thực tế vạn pháp ở thế gian không có người sáng tạo, không có một người không dựa vào điều kiện mà chi phối được.

          [Cố nhất thiết pháp giai bất tư nghì, tự tánh như huyễn]. Tự tánh là một thể thực tại chân tướng thật của vạn pháp ở thế gian, không như chúng ta nghĩ là một thực thể độc lập tồn tại bất biến. Như con người mới đầu không biết mộng cảnh là giả nên khi nằm mộng sẽ thấy kinh sợ lấy sự cầu đảo để hóa giải. Đứa trẻ không biết người trong kính là giả nên khi nhìn thấy những gì trong kính thường bắt, thường cười, cho đó là thật. Con người hiện tại biết mộng cảnh hư giả vẫn xem vạn pháp thế gian là thực hữu, xem địa vị, tài sản là thực có. Vì xem là thực có nên muốn có được, nên để tâm đến danh lợi được mất, để tâm mong sức khỏe sống lâu, hy vọng sự nghiệp vĩnh hằng, gia đình vĩnh hằng. Tam khổ trong Phật giáo có đề cập đến “hành khổ” tức là sự vô thường biến hóa đem đến điều thống khổ. Vô thường vốn là quy luật của vũ trụ, nhân sanh không phải là nhân khổ. Với các bậc thánh giải thoát hành khổ không đem đến khổ đau. Chúng sanh vì không nhận thức chính xác thế giới nhìn vạn vật đều vĩnh hằng khi vô thường đến thống khổ như bóng với hình. Tâm kinh nói “ngũ uẩn giai không” là để bạt trừ chúng sanh chấp trước thật hữu. Là người học Phật phải nhìn thấy thiếu xót trong nhận thức hiện hữu, không lấy cảm quan mà nhận thức thế giới, cũng không quá tin vọng tưởng của mình, nhìn ra cho được tự tánh như huyễn của các pháp.

 


CHƯƠNG V: SỰ KHÁC BIỆT CỦA VẠN VẬT HỮU TÌNH

 

[ Trí giả tri dĩ, ưng tu thiện nghiệp, dĩ thị sở sanh uẩn, xứ, giới đẳng, giai tất đoan chánh, kiến giả vô yểm.

Long Vương! Nhữ quán Phật thân, tùng bá thiên ức phước đức sở sanh, chư tướng trang nghiêm, quan minh hiển diện, tế chư đại chúng, thiết vô lượng ức tự tại Phạm Vương tất bất phục hiện, kỳ hữu chiêm ngưỡng Như Lai thân giả, mạc bất mục huyển.

Nhữ hựu quán thử chư Đại Bồ Tát diệu sắc nghiêm tịnh, nhất thiết giai do tu tập thiện nghiệp phước đức nhi sanh.

Hữu chư thiên long bát bộ chúng đẳng, đại oai thế giả, diệc nhân thiện nghiệp phước đức sở sanh.

Kim đại hải chung, sở hữu chúng sanh, hình sắc thô bỉ, hoặc đại hoặc tiểu, giai do tự tâm chủng chủng tưởng niệm tác thân ngữ ý chư bất thiện nghiệp, thị cố tùy nghiệp, các tự thọ báo.

Như kim đương ưng như thị tu học, diệc linh chúng sanh liễu đạt nhân quả, tu tập thiện nghiệp. Nhữ đương ư thử chánh kiến bất động, vật phục đọa tai, đoạn trường kiến trung! Ư chư phước điền hoan hỷ kính dưỡng, thị cố nhữ đẳng diệc đắc nhân thiên tôn kính cúng dường]

Đoạn kinh văn đề cập đến sự sai biệt của mạng vận hữu tình và nghiệp lực.

[ Trí giả tri dĩ, ưng tu thiện nghiệp] Trí giả: tức là người có trí tuệ. Trí tuệ này là năng lực quan sát chân tướng của chư pháp, chỉ cho chúng ta nhìn thấu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Nếu không thì chỉ là tri thức phân biệt của thế gian và như vậy không gọi là Trí giả. Cho nên học tập Phật Pháp không nhằm mục đích tăng trưởng trí thức mà nhằm hiểu giải chân tướng sanh mạng, hiểu tri nhân quả nguyên lý. Hiểu rõ như vậy tất sẽ chiêu cảm nên quả như vậy chỉ có tu thập thiện nghiệp mới có thể nâng cao đời sống sanh mệnh.

[ Dĩ thị sở sanh uẩn xứ giới đẳng, giai tất đoan chánh, Kiến giả vô yểm] Hiện thế đã trồng thiện nghiệp trong tương lai mới chiêu cảm nên thân tâm và hoàn cảnh ngoại tại thanh tịnh trang nghiêm khiến cho mọi người thấy hình, nghe tiếng đều sanh tâm hoan hỷ, không sanh chán ghét.

Uẩn, Xứ, Giới là các phạm trù quy nạp và giải thích của Phật giáo với thế giới. Hiện tượng của thế gian tuy có sai biệt nhưng từ góc độ khảo sát của Phật giáo đều không ngoài ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới hoặc ngũ uẩn, lục xứ, lục giới. Ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc: hiện tượng vật chất, thọ, tưởng, hành, thức: hiện tượng tinh thần phân tích rõ ràng các loại tâm lý. Vạn pháp thế gian cũng không ngoài hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần.

Thập nhị xứ tức lục căn và lục trần. Lục căn chỉ cho sinh lý mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Là sáu con đường dẫn để chúng hữu tình nhận thức thế giới. Chúng ta nhận biết thế giới bên ngoài chủ yếu thông qua các phương diện là mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý tư duy, chúng ta nhận thức thế giới và trình độ nhận thức thế nào đều từ nơi lục căn. Nếu mắt mù thì mất đi sự nhận thức  về thế giới màu sắc, tai điếc thì mất đi sự nhận thức về thế giới âm thanh, lục căn cũng như sáu chiếu máy nhận thức thế giới của chúng ta, nếu máy chính xác thì sự nhận thức sẽ sâu sắc rõ ràng, nếu máy móc thô sơ thì sự nhận thức sẽ mơ hồ nông cạn. Tu hành chính là việc tiến hành gia công đối với sáu chiếc máy đó để từ đó quan sát chân thật thế giới. Lục trần là thế giới nhận thức của lục căn gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Mắt nhìn sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân tiếp xúc hoàn cảnh, ý tư duy pháp trần. Lục căn, lục trần là năng nhận thức và sở nhận thức thế giới sanh ra lục thức tạo nên tư duy thế giới.

Giới thập bát giới tức lục căn, lục trần, lục thức. trong đó lục căn: thế giới sinh lý, lục trần: thế giới vật lý, lục thức: thế giới tâm lý. Thế giới không ngoài  ba phương diện là sanh lý, vật lý, tâm lý. Chúng ta có được thế giới như thế nào chủ yếu là từ nơi hành vi và nhận thức. Hành vi ra sao sẽ chiêu cảm nên thế giới như vậy. Năng lực nhận thức thế nào thì sẽ có trình độ nhận thức thế giới thế ấy. vì vậy, Phật giáo cho rằng cải tạo và nâng cao năng lực nhận thức là tiền đề để cải tạo thế giới.

[Long Vương! Nhữ quán Phật thân] Từ đoạn kinh văn này Đức Phật căn cứ vào hiện trạng tại Pháp hội đưa ra những ví dụ để nói rõ nghiệp lực ảnh hưởng đến con người và sinh mạng.

Đầu tiên lấy hình ảnh Phật thân làm ví dụ. Đối với tất cả chúng sanh Đức Phật là trang nghiêm thù thắng nhất, phước đức cao tột độ. Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân, Ứng thân. Pháp thân là thân pháp tánh chân như mà tất cả chư Phật đều chứng đắc, Pháp thân không có tướng trạng. Báo thân là thân pháp lạc nội chứng tự thọ dụng của chư Phật khi chứng đắc phước trí viên mãn hiện ra có tám vạn bốn nghìn tướng hảo, thanh tịnh trang nghiêm là Chư Phật, vì chư Đại Bồ Tát mà thị hiển thì người thường không thấy được. Ứng thân là thân ứng hóa là Đức Phật vì chúng nhị thừa và phàm phu thị hiện ra thân vàng cao trượng sáu như con người nhưng đầy đủ 32 tướng đại trượng phu, 80 vẻ đẹp tướng hảo viên mãn thanh tịnh trang nghiêm.

[ Thiết vô lượng ức, Tự tại Phạm Vương, tất bất phục hiện] Phạm Vương là thiên chủ của cõi trời sắc giới nhị thiền thiên còn gọi là Đại Phạm Thiên, Đại Tự tại thiên. Người Ấn Độ cho rằng Đại Phạm Thiên là vị thần chí cao vô thượng của thế gian, mạng vận của con người cũng do Đại Phạm Thiên quyết định. Tuy Phạm Vương phước báo vô lượng, có thể phóng hào quang to lớn nhưng khi Đức Phật phóng quang thì vô lượng ức Phạm Thiên phóng ra hào quang cũng không sáng bằng, cũng giống như bao nhiêu ánh sáng của đèn cũng mất tác dụng dưới ánh sáng mặt trời.

[ Kỳ hữu chiêm ngưỡng Như Lai thân giả, mạc bất mục huyển] Nếu người nào nhìn thấy hào quang ấy đều được chiếu rọi dưới vầng hào quang ấy.

[ Như hữu quán thử chư Đại Bồ Tát, diệu sắc trang nghiêm, nhất thiết giai do tu tập thiện nghiệp phước đức như sanh] Đức Phật tiếp tục nói với Long Vương rằng ông xem chư Đại Bồ Tát Văn Thù, Quan Âm, Phổ Hiền phước đức, trí tuệ của các vị tuy không bằng Phật nhưng cũng rất thanh tịnh, trang nghiêm, khiến cho người thấy đều sanh cung kính, các vị không phải sanh ra vốn được như vậy, tướng mạo viên mãn phải do tu tập thiện nghiệp, tích tập phước đức mới thành tựu được như vậy. Thiện nghiệp ở đây phạm vi rất rộng không chỉ có thập thiện nghiệp mà bao gồm tất cả pháp môn tu tập trong ngũ thừa gồm 37 phẩm trợ đạo, lục dộ, tứ nhiếp. Chỉ từ nơi tu tập tất cả thiện nghiệp chư Đại Bồ Tát mới thành tựu phước đức trang nghiêm như vậy.

[ Hữu chư Thiên Long Bát Bộ chúng đẳng, đại uy thế giả, diệc nhân thiện nghiệp phước đức sở sanh]. Thiên Long Bát Bộ gồm Thiên Nhân, Long Vương, Dạ Xoa, A Tu La, Ca Lầu La, Càn Thát Bà, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già cũng có uy đức thế lực rất lớn, cũng đều do tu tập bố thí, trồng nhiều thiện nhân trong đời quá khứ.

[ Kim đại hải trung sở hữu chúng sanh, hình sắc thô bỉ, hoặc đại hoặc tiểu, giai do tự tâm chủng chủng tưởng niệm, tác thân ngữ ý chư bất thiện nghiệp] nhìn thấy tướng hảo trang nghiêm của Chư Phật Bồ Tát, uy đức của Thiên Long Bát Bộ rồi nhìn lại trong biển cả “binh tôm tướng cá” hình sắc bất đồng đều cho khởi tâm động niệm của chúng sanh mà ra. Cũng do ba nghiệp thân khẩu ý tạo nghiệp ác nên đọa ác đạo, hình dạng xấu xi, tướng mạo không trang nghiêm.

[ Thị cố tùy nghiệp, cát tự thọ báo] thông qua quán sát đối với các loài chúng sanh từ tướng hảo trang nghiêm của chư Phật, Bồ Tát đến hình tướng quái dị của “binh tôm tướng cá” chúng ta có thể nhận ra rằng chúng sanh đều thùy theo nghiệp lực mà dẫn đến quả báo như vậy, nhân như vậy quả sẽ như vậy.

[ Nhữ kim đương ưng như thị tu học, diệc linh chúng sanh liễu đạt nhân quả, tu tập thiện nghiệp] Đây là lời Đức Phật khuyến dạy đến tất cả mọi chúng sanh. Từ đó về sau từ nơi nhân địa mà bắt đầu cải tạo đời sống. Đồng thời cũng khuyên bảo chúng sanh thân tín nhân quả tu tập thiện nghiệp. Thiện nghiệp ở đây không phải chỉ là thập thiện mà bao hàm tất cả mọi hành vi tự lợi, lợi tha.

[Nhữ đương ư thử, chánh kiến bất động] Đối với sự chân thật bất hư của nhân quả phải xác tín vô nghi không lay động, không rơi vào đoản kiến hay thường kiến.

[Vật phục đọa tại đoản thường kiến trung] Chánh kiến của Phật Pháp là trung đạo kiến xa lìa đoản kiến và thường kiến. Đoản kiến là không tin có nhân quả cho rằng người chết như đèn tắt, điều thiện ác đã làm theo sinh mạng kết thúc cũng mất đi. Thường kiến thì cho thế gian tồn tại bất kiến, người mãi mãi là người, heo mãi là heo. Nhân quả của Túc Mạng Luận thuộc về thường kiến. Cái nhìn nhân quả của Phật giáo được xây dựng trên cơ sở duyên khởi là biện chứng chứ không phải là hình như thượng.

[ ư chư phước điền, hoan hỉ kính dưỡng] Sau khi hiểu rõ nhân quả nên dùng tâm hoan hỉ để trồng cấy ruộng phước của mình. Phước điền có ba loại sau:

-         Kính điền: đối với Tam bảo cung kính cúng dường

-         Ân điền: với cha mẹ, cùng những người có ân với mình phải cung kính cúng dường.

-         Bi điền: Sanh tâm bi mẫn đối với người nghèo khó ở thế gian, tích cực giúp đỡ họ.

Đối với ba loại phước điền trên, chúng ta phải sanh tâm hoan hỷ gieo trồng, cung kính cúng dường.

[Thị cố nhữ đẳng diệc đắc thiên nhân tôn kính cúng dường] Nếu làm được như thế, thì có thể tăng trưởng phước báo, uy đức từ đó mà được thế nhân tôn trọng kính ngưỡng như Chư Phật, Bồ Tát vậy.

Thông qua việc học tập đoạn kinh văn trên. Chúng ta cơ bản có thể hiểu được cái nhìn về vũ trụ nhân sanh của Phật giáo, hiểu được chỗ khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác. Trọng tâm của “nhân quả quán” của Phật pháp là luân lý về nghiệp báo luân hồi điều này chỉ Phật giáo mới có. So với thuyết do thần sáng tạo của các tôn giáo khác thuyết nghiệp báo của Phật giáo có bốn đặc điểm sau:

  1. Thuyết nghiệp lực cho chúng ta biết mạng vận vốn từ tự lực mà không do tha lực, do hành vi của bản thân quyết định không phải do sức mạnh của thần linh bên ngoài chi phối.
  2. Mọi người đều bình đẳng trước nghiệp lực. Thần giáo cho rằng con người là do thần sinh ra và sắp đặt sẵn sự sai biệt như vậy và không phải ai cũng được thần sủng ái. Như Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Phệ Xá, Thủ Đà La. Sanh ra đã có sự cao quý, thấp hèn bất đồng. Dưới cái nhìn của Phật giáo sanh mạng khởi điểm tuy có cao thấp bất đồng nhưng đều do tự mình tạo ra, là do nghiệp lực nhiều đời quyết định mà không phải do trời định.
  3. Bởi vì sanh mạng có thể cải đổi nên tương lai vẫn luôn sáng lạng. Nếu như chúng ta tin sâu nhân quả thì sẽ tinh tấn chỉ ác hành thiện làm cho sinh mạng trong tương lai hướng về nơi ánh quang minh. Thần giáo cho rằng sau khi sanh lên trời rồi thì vĩnh viễn ở đó hưởng phước, đọa xuống địa ngục rồi thì mãi mãi mắc đọa ở đó không bao giờ thoát ra được. Từ cái nhìn của Phật giáo thì dù sanh lên thiên đường hay đọa xuống địa ngục đều là tạm thời. Phước thiên hưởng hết vẫn có thể bị đọa lạc, chúng sanh đọa ở địa ngục khi nghiệp báo tận. Chỉ cần biết tu tập thiện hạnh vẫn có thể được vãng sanh Cực Lạc, cho đến giải thoát sanh tử cho nên nói theo quan điểm của Phật Giáo thì mạng vận nắm bắt trong tay của mỗi người mà không phải là điều đã thành bất biến.
  4. Nhân quả bất hư, thiện ác hữu báo. Nhìn từ góc độ nhân quả thì nghiệp không làm không có, nghiệp tạo rồi không mất. Nghiệp lực không tạo thì không thể chiêu cảm nên quả báo được, nghiệp lực đã tạo nếu không dùng được phương pháp đối trị đoạn trừ thì nhất định sẽ chiêu cảm nên quả báo chỉ khác là thời gian đến sớm và đến chậm mà thôi.

 


CHƯƠNG VI: ĐỨC HẠNH CĂN BẢN CỦA HỌC PHẬT

 

[Long Vương đương tri: Bồ Tát hữu nhất pháp, năng đoạn nhất thiết chủ ác đạo khổ. Hà đẳng vi nhất? Vị ư trú dạ, thường niệm tư duy, quán sát thiện pháp, linh chư thiện pháp niệm niệm tăng trưởng, bất dung hào phân bất thiện gián tạp. Thị tức năng linh chư ác vĩnh đoạn, thiện pháp viên mãn, thượng đắc thân cận chư Phật Bồ Tát cập dư thánh chúng. Ngôn thiện pháp giả, vị Nhân Thiên thân, Thanh Văn, Bồ Đề, Độc Giác Bồ Đề, Vô Thượng Bồ Đề, giai y thử pháp, dĩ vi căn bản nhi đắc thành tựu, có danh thiện pháp. Thử pháp tức thị thập thiện nghiệp đạo. Hà đẳng vi thập? Vị năng vĩnh ly sát sanh, thâu đạo, tà hạnh, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân nhuế, tà kiến]

[Long Vương đương tri, Bồ Tát hữu nhất pháp, năng đoạn nhất thiết chư ác đạo khổ] Đức Phật nói cho Long Vương biết đối với người tu tập Bồ Tát đạo có một pháp môn có thể đoạn trừ tất cả nỗi khổ của ác đạo.

       “Chư ác đạo” chỉ cho tam ác đạo. Phật Giáo cho rằng nơi chốn sanh tồn của chúng hữu tình chủ yếu có lục đạo là: Thiên, Nhân, A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Trong đó Thiên Nhân, A Tu La thuộc tam thiện đạo, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục là tam ác đạo vì hoàn cảnh nơi ấy thật là hiểm ác, chúng sanh ở đó phải chịu vô lượng khổ sở, sống lại chết đi liên tục không ngừng.

       [Hà đẳng vi nhất? Vị ư trú dạ thường niệm tư duy, quán sát thiện pháp] Nỗi khổ trong đường ác đạo làm cho người người phải sợ. Chúng ta phải tu pháp môn gì để lìa xa ác đạo, đoạn trừ chư khổ? Đó chính là phải ức niệm, tư duy, quán sát thiện pháp. Bất luận là ngày hay đêm đều phải giờ giờ nhớ nghĩ không được quên sót. Trong quá trình học Phật kiểm soát niệm khởi vô cùng quan trọng đó là điểm mấu chốt của việc tu hành. Sự sai biệt của thế gian, của nhân sanh cho đến việc luân chuyển sanh tử của chúng sanh căn nguyên đều ở nơi chỗ này. Cũng chính là ở đoạn kinh trước đã nói “tâm tưởng dị cố” vì do tâm niệm sai biệt dẫn đến hành vi sai biệt nên chỗ sanh xứ tồn tại của hữu tình cũng từ đó mà sai biệt cho nên nói “Nhất thiết thiện ác nghiệp báo, Phàm thánh chi biệt, vô tất tại ư tâm niệm sai biệt” Vậy nhìn từ góc độ khác tuy tâm niệm của chúng sanh thiên sai vạn biệt nhưng tựu trung cũng chỉ là sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp, chỉ là y, thực, trụ, hành, chỉ là danh lợi tiền tại, chỉ là nhân ngã thị phi. Chúng ta tự quán sát mỗi khởi tâm động niệm của chính mình thì sẽ thấy rằng tất cả mọi hoạt động đều không vượt khỏi các phương diện ấy. Học Phật tu hành là phải luyện tập và cải tạo tâm niệm của mình. Phật và chúng sanh khác nhau là ở chỗ này. Lục tổ Đàn kinh nói “ Tiền niệm mê tức chúng sanh, hậu niệm ngộ tức Phật” từ thiên nhơn đạo sư viên mãn bi trí nhị đức đến chúng sanh muôn loại trong lục đạo nhìn thấy đều có sự khác biệt nhưng điểm quan trọng mấu chốt của sự sai khác này, cũng chính là sự sai khác giữa Mê và Ngộ.

      [Linh chư thiện pháp, niệm niệm tăng trưởng, bất dung hào phân bất thiện gián tạp] Bởi tâm chúng ta luôn tương ứng với thiện pháp nên làm cho thiện pháp ngày một lớn mạnh và ngược lại cũng làm cho phiền não, tham, sân, si, các loại dục vọng cũng sẽ giảm đi. Đến cuối cùng không còn một tâm bất thiện tạp nhiễm nào nữa. Chúng ta có thể quán sát thống kê xem trong tâm niệm của chính mình mỗi một giờ trải qua có bao nhiêu niệm khởi tương ứng với phiền não tham, sân, si có bao nhiêu niệm khởi khế hợp với các thiện pháp giới, định, tuệ, từ, bi, hỷ, xả. Nếu thường quán sát sự biến chuyển của niệm đầu thì sẽ sớm phát hiện được phiền não ngay từ khi chớm phát sanh để khắc chế sự phát triển của nó. Thông qua thời gian dài trường kỳ luyện tập làm cho các niệm thiện không ngừng tăng trưởng cuối cùng đạt đến niệm niệm tương tục, và hiệu quả [Bât dung hào phân, bất thiện gián tạp]

       [Thị tức năng linh chư ác vĩnh đoạn, thiện pháp viên mãn, thường đắc thân cận Chư Phật Bồ Tát cập dư thánh chúng] Khi tâm niệm thường hằng tương ứng với Phật Pháp, ác niệm theo đó tự nhiên tiêu trừ và được hằng phục, làm cho thiện pháp được viên mãn, thời thường thân cận chư Phật Bồ Tát và các vị thánh hiền.

       [Ngôn thiện pháp giả: Vị Nhân Thiên thân, Thanh Văn Bồ Đề, Độc Giác Bồ Đề, Vô Thượng Bồ Đề, giai y dĩ thử pháp dĩ vi căn bản nhi đắc thành tựu, cố danh thiện pháp] Chúng ta đã nói đến thiện pháp rất nhiều lần, vậy thiện pháp là gì? Đoạn kinh văn đã định nghĩa thiện pháp một cách đơn giản là thiện pháp được xác định chủ yếu từ nơi quả báo chiêu cảm nên để xác định hành vi thuộc về thiện hay ác phàm những hành vi khiến cho chúng ta thành tựu quả báo nhân thiên và quả vị tam thừa thì đều thuộc về thiện pháp cũng chính là hành vi làm cho đời sau tiếp tục làm người, sanh về cõi trời, thành tựu quả Thanh Văn, A La Hán, thành tựu quả Độc Giác Bích Chi Phật, hoặc thành tựu viên mãn quả vị Bồ Đề. Ngược lại các pháp làm cho chúng ta đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh đều thuộc về ác pháp.

       Trong Thành Duy Thức Luận cũng có định nghĩa về Thiện Pháp là: “Năng vi thứ thế tha thế thuận ích cố danh vi thiện” là từ tiêu chuẩn lợi ích trước mắt và lâu dài để đo lường về thiện ác. Hành vi thiện không chỉ đem lại lợi ích cho hiện tại mà đồng thời cũng có lợi ích ở tương lai. Một số hành vi tuy có thể đem đến khoái lạc trước mắt, nhưng có hại trong tương lai thì không thể gọi đó là thiện pháp được. Ví như ăn một bữa tiệc đầy sơn hào mỹ vị có thể là rất vui vẻ lúc ấy nhưng chẳng được lợi lạc gì ở tương lai thì không thuộc về thiện pháp nếu vì đó mà còn tạo ra  các nghiệp sát nữa thì thuộc về phạm vi của ác pháp. Cho nên nói thiện pháp phải từ lưỡng thế (đời này, đời sau) để lý giải. Như việc bố thì để giúp đỡ người khác trước mắt thì có thể thành tựu thiện tâm của bản thân. Đồng thời, hành động đó không những có lợi ích cho đời sống hiện tại mà còn đem lại kết quả tốt cho đời sống vị lai. Những hành vi này đều thuộc về thiện pháp.

       [Thử pháp tức thị thập thiện nghiệp đạo. Hà đẳng vi thập? Vị năng vĩnh ly sát sanh, thâu đạo, tà hạnh, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân nhuế, tà kiến] Cái gì là thập thiện tháp? Đó chính là phải triệt để vĩnh ly sát sanh, thâu đạo, tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân nhuế, tà kiến. Ở đây mấu chốt là ở chỗ phải “Vĩnh ly” nghĩa là phải vĩnh viễn không làm. Trong cuộc sống tu tập biết “Vĩnh ly” là điều khó nhưng phải thực hiện cho được vì đó là đức hạnh căn bản của người học Phật.

       Tuy bộ kinh nhấn mạnh về “Thập thiện nghiệp đạo” nhưng không có nghĩa là ngoài thập thiện ra không còn có thiện pháp nào khác nữa. Thật ra, tất cả các hành vi tương ứng với Bồ Đề đạo thì đều là thiện pháp như Lục Độ, Tứ nhiếp, Tứ vô lượng tâm, Phổ Hiền Bồ Tát thập nguyện vương…đều là thiện pháp.


CHƯƠNG VII: MƯỜI HÀNH VI

XÂY DỰNG HẠNH PHÚC NHÂN SANH

 

1. Không sát sanh

       [Long Vương! Nhược ly sát sanh, tức đắc thành tựu thập ly não pháp. Hà đằng vi thập? Nhất, ư chúng sanh, phổ thí vô úy; Nhi thường ư chúng sanh khởi đại từ tâm; Tam, vĩnh đoạn nhất thiết sân nhuế tập khí. Tứ, thân thường vô bệnh. Ngũ, thọ mạng trường viễn. Lục, hằng vi phi nhơn chi sở thủ hệ. Thất, thường vô ác mộng, tẩm giác khoái lạc. Bát, diệt trừ oán kết, chúng oán tự giải. Cửu, vô ác đạo bố. Thập, mạng chung sanh thiên. Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành phật thời, đắc Phật tùy tâm tự tại thọ mạng.] Đoạn kinh giới thiệu về lợi ích của không sát sinh. Trước khi giới thiệu lợi ích giới sát cần tìm hiểu rõ thế nào là sát sinh. Nhiều người đối với nội hàm của sát sinh không thể lý giải chính xác, hoặc cho rằng, động vật sanh ra là để cho con người ăn cho nên việc ăn thịt động vật là điều hiển nhiên, không có gì đáng phải suy tư cả, hoặc lại cho rằng cây cỏ cùng có sinh mệnh, nên ăn chay cũng là sát sanh, nên nếu không sát sanh để ăn thì con người làm sao mà sống. Quan điểm này có sai lệch, không chính xác.

       Từ quan điểm của Phật, trâu, bò, dê, lợn. cũng như con người đều là chúng sanh trong lục đạo, chỉ khác nhau ở tầng thứ sanh mạng, nếu đời này chúng ta không biết chỉ ác hành thiện, không trồng nhân thiện, không tu nhân thiên thừa thì kiếp sau vẫn có thể bị đọa vào đường súc sanh. Phật giáo đem sanh mạng có cảm giác, có tư duy, có tình thức liệt vào hữu tình chúng sanh, còn cây cỏ thực vật liệt vào vô tình chúng sanh. Hành vi làm thương hại đến hữu tình sinh mạng đều thuộc về sát sinh.

       Một vấn đề cần đề cập khác nữa là người học Phật có phải ăn chay không? Vấn đề này tuy trong ngũ giới không quy định rõ. Nhưng trong ngũ giới và thập thiện giới thì giới sát luôn đứng hàng đầu. Nếu biết dùng tâm bình đẳng để nhìn chúng sanh thì mới căn bản đoạn nghiệp sát được. Còn khi đã là Phật Giáo Bắc Tông thì nhất định phải ăn chay vì đó là truyền thống được truyền thừa từ nghìn đời. Còn đối với Phật giáo nam Tông thì ăn ngũ tịnh nhục. Không bảo giết, không thấy giết, không nghe giết, con vật tự chết, động vật khác ăn còn sót lại.

       Sát sinh được định nghĩa là hành vi ác tâm đoạn trừ sanh mệnh hữu tình, và hội đủ bốn điều sau thì sẽ tạo thành sát nghiệp.

  1. Cố ý sát sanh là cố tâm sát hại chúng sanh, không phải là ngộ sát.
  2. Sát tha hữu tình, giết hại sinh mạng chúng hữu tình khác.
  3. Biết rõ mà cố phạm, biết rõ đó là sinh mệnh cũng giống con người tham sống sợ chết, có ý thức bảo vệ mạng sống nhưng vẫn tiến hành sát hại.
  4.  Chế tạo các dụng cụ sát sanh như vũ khí, bẫy, lồng, lưỡi câu, lưới đánh…

       [Long Vương! Nhược ly sát sinh, tức đắc thành tựu thập ly não ác, hà đẳng vi thập] Phật bảo Long Vương nếu viễn ly các hành vi sát sinh trên thì có thể thành tựu mười loại thiện pháp viễn ly phiền não cũng chính là đạt được mười loại kết quả an vui, hạnh phúc của nhân sanh. Mười kết quả ấy là:

  1. “Nhất ư chư chúng sanh phổ thí vô úy”: Không sát sanh chính là vô úy thí cho chúng sanh. Tức đem đến cho chúng sanh cảm giác an toàn. Người thích sát sinh sẽ đem đến cảm giác lo sợ không chỉ con người mà cho cả động vật nữa. Đạo Phật nhận định thọ trì ngũ giới cũng chính là thực hành năm loại bố thí. Không sát sanh, thì chúng sanh không sợ bị thương hại mạng sống. Không trộm cắp, chúng sanh không sợ bị trộm cướp tài sản, Không tà dâm chúng sanh không sợ bị cưỡng bức, hạnh phúc gia đình không sợ bị phá hoại, Không vọng ngữ, chúng sanh không sợ bị lừa gạt, Không uống rượu chúng sanh không sợ bị kết bạn với những người tham nhậu, bất tín. Cho nên trì giới không phải chỉ là tiêu cực chỉ ác mà còn là phương thức hành thiện.
  2. “Nhị thường ư chúng sanh khởi đại bi tâm” Không sát sanh tức là đối với tất cả chúng sanh thường hành từ bi. Vì sao con người sát sanh bởi vì thiếu lòng từ bi nên đã nhẫn tâm sát hại mạng sống của người, của vật.
  3. “ Tam, vĩnh đoạn nhất thiết sân nhuế tập khí” không sát sanh có thể đoạn trừ hết thảy sân tâm và tập khí. Các khí trong tâm tánh của mỗi người không phải do thiên sanh như vậy mà do quá trình lưu chuyển của sanh mệnh tích tập nên. Người quen sát sinh thường có lòng sân rất nặng đối với chúng sanh thiếu sự đồng tình, thiếu lòng bao dung, thiếu sự nhẫn nại.
  4. “Tứ thân thường vô bệnh” Không sát sinh sẽ có được sức khỏe dồi dào, thiện báo không bệnh, không tai.
  5. “Ngũ thọ mạng trường viễn” Không sát sinh chiêu cảm thiện báo trường thọ. Tục ngữ nói “仁者寿” nhân giả thọ, người hiền sống lâu. (Kinh tỷ dụ câu chuyện “Cứu đàn kiến”).
  6. “Lục hằng vi phi nhơn chi sở thủ hộ” Người không sát sinh được Thiên Long Bát Bộ hộ trì. Trong vũ trụ ngoài loài người động vật mắt thường chúng ta nhìn thấy được còn có các tầng thứ sanh mạng khác nữa, Thiên Long Bát Bộ là một trong những tầng thứ sanh mạng ấy, thường thưởng thiện phạt ác, bảo hộ người quảng hành thiện sự, đạo đức cao thượng. Trong quyển 20 Kinh Trường A hàm nói “Tu hành thiện pháp, kiến chánh tín hành, Cụ thập thiện nghiệp, như thị nhất nhơn hữu bách thiên thần hộ”
  7. Thất thường vô ác mộng tẩm giác khoái lạc” Người không sát sinh có được giấc ngủ an ổn tường hòa không có nỗi lo, và ác mộng vì không có điều lo âu khuất tất trong lòng, sống rất đàng hoàng ung dung tự tại.
  8. “Bát, diệc trừ oán kết chúng oán tự giải” người giữ được giới sát sẽ lần lần hóa giải và diệt trừ được các oán hận. Vì tàn sát sẽ đem đến cừu hận không đội trời chung.
  9. “Cửu, vô ác đạo bố” Không sát sanh thì không trồng nhân đọa ba ác đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh nên không có nỗi lo sợ tội nghiệp luân lạc ác đạo.
  10. “Thập mạng chung sanh thiên” Giữ giới sát sẽ được sanh lên cõi trời hưởng lạc phước báo.

        [Thị vi thập, nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật tùy tâm tự tại thọ mạng] nếu đem công đức tu tập thập thiện hồi hướng vô thượng Phật quả. Như trên đã nói, nếu không sát sanh thì bất kể đối với sự tu dưỡng của tự thân hay sự phát triển sanh mạng ở tương lai đều có lợi ích rất lớn.

2. Không trộm cướp

       [Phục thứ Long Vương, nhược ly thâu đạo, tức đắc thập chủng khả bảo tín pháp. Hà đẳng vi thập? Nhất giả, tư tài doanh tích, vương, tặc, thủy hỏa cập phi ái tử, bất năng tán diệt. Nhị đa nhân ái niệm. Tam, nhân bất khi phụ. Tứ, thập phương tán mỹ. Ngũ, bất ưu tổn hại. Lục, thiện danh lưu bố. Thất, xử chúng vô úy. Bát , tài mệnh sắc lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết. Cửu, thường hoài thí ý. Thập, mạng chung sanh thiên. Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chứng thanh tịnh đại Bồ Đề trí]. Đoạn kinh văn giới thiệu mười lợi ích của không trộm cướp.

       Thâu đạo là không cho mà lấy, là giới thứ 02 trong 05 giới. Phàm chiếm làm của mình những vật mà chủ nhân chưa cho đều thuộc về trộm cướp, như: lừa gạt, cưỡng đoạt, trộm cắp, cướp, chiếm đoạt… Phải đầy đủ 05 điều kiện sau mới tạo thành nghiệp lực của trộm cướp. Một cố ý khởi tâm trộm, hữu ý trộm cướp mà không phải là vô tâm, hai đồ đạc thuộc của người khác mà không phải của chính mình, nếu lấy đồ của chính mình không còn gọi là trộm cướp nữa, ba biết rõ là của người khác vẫn rắp tâm chiếm đoạt đây chính là hành vi lừa gạt. Bốn đã có động cơ và sự sắp đặt kế hoạch trộm cướp từ trước như kế hoạch thực hiện, cương lĩnh hành động. Năm không phải lấy nhầm. Đủ năm điều kiện trên sẽ tạo nên nghiệp trộm cướp.

       [Phục thứ, Long Vương! Nhược ly thâu đạo, tức đắc thập chủng khả bảo tín pháp. Hà đẳng vi thập?] Phật nói Long Vương rằng nếu xa rời hành vi trộm cướp sẽ đạt được mười loại kết quả cuộc sống được người tin tưởng.

  1. “Nhất, tư tài doanh tích, vương tặc thủy hỏa cập phi ái tử bất năng tán diệt”. Xa rời hành vi trộm cướp có thể làm cho tài sản không ngừng thêm lớn và cả đời được an toàn thọ hưởng không gặp sự biến động ngoài ý muốn, không bị quốc vương, kẻ cướp, nước lục, hỏa hoạn, con cháu hư đốn xâm hại. Thế gian người giàu có nhiều của cải tuy nhiều nhưng giữ vững được tài sản ấy thật không dễ, nhiều người tiền kho bạc bể nhưng rồi cũng trắng tay thậm chí phải đi ăn xin. Kinh Phật cho rằng tài phú là “của năm nhà”.
  2. “Nhị, đa nhân ái niệm”. Xa rời hành vi trộm cướp khiến chúng ta được nhiều người hoan nghênh quý mến.
  3. “Tam, Nhơn bất khi phụ”. Xa rời hành vi trộm cướp sẽ không bị mọi người khinh khi, ruồng bỏ. Nếu không sẽ đánh mất lòng tín nhiệm của mọi người, tự nhiên cũng sẽ không được xã hội chấp nhận, muốn tìm một việc làm kiếm sống cũng khó.
  4. “Tứ, thập phương tán mỹ”. Xa rời hành vi trộm cướp được mọi người ca ngợi`. Xã hội hiện nay tuy nhiều hành vi bất chánh nhưng lương tri và đạo đức truyền thống vẫn còn tồn tại, trong lòng mọi người vẫn còn đó những chuẩn mực đạo đức tương ưng nên việc tốt vẫn luôn được tán ngưỡng, người tốt vẫn luôn được kính trọng.
  5. “Ngũ, bất ưu tổn hại”. Xa lìa hành vi trộm cướp, kiếm tiền bằng con đường hợp pháp, tâm hồn an nhiên tự tại để hưởng phước giàu sang không phải lo âu sợ hãi đúng như người xưa đã nói “Không làm việc sai trái, nửa đêm không thức giấc vì sợ quỉ gọi cửa”.
  6. “Lục, thiện danh lưu bố”. Xa rời hành vi trộm cướp danh tốt sẽ lưu truyền khắp nơi. Danh dự tuy không phải là cái có thật nhưng danh tiếng tốt xấu cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc nhơn sanh. Có tiếng thơm sẽ được mọi người ái kính.
  7. “Thất, xứ chúng vô úy”. Xa rời hành vi trộm cướp dù đến bất cứ nơi đâu cũng đường đường chính chính.
  8. “Bát, tài, mệnh, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết”. Xa rời hành vi trộm cướp, nên tài phú tăng trưởng sức khỏe trường thọ, môi trường sống tốt đẹp và biện tài vô ngại.
  9. “Cửu, thường hoài thí ý”. Xa rời hành vi trộm cướp nên luôn có tâm bố thí đối với chúng sanh, nhân cách đặc trưng của con người là do quá trình tích lũy lâu dài mà có, hành vi tạo thành thói quen, nên khi khởi ý trộm cướp tức là muốn chiếm đoạt của người làm của mình thì khó có tâm bố thí được. Chỉ khi từ bỏ hành vi trộm cướp thì mới có thể nuôi lớn được tâm từ bi hỷ xả, sẵn lòng đem tiền của giúp cho người cần giúp.
  10. “Thập, mệnh chung sanh thiên”. Xa rời hành vi trộm cướp, bố thí trì giới, mạng chung sẽ được sanh về cõi trời Dục giới hưởng thọ thiên phước.

       [ Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả Hậu thành Phật thời, đắc chứng thanh tịnh đại bồ đề trí ]

       Như trên đã nói mười công đức lợi ích trong đời sống hiện tại, và lợi ích ở kiếp sau của hành vi thiện không trộm cướp. Nếu biết đem công đức ấy hồi hướng vô thượng Phật quả, chính là lấy bồ đề tâm để thực hiện tịnh giới không trộm cướp, thì khi thành Phật sẽ chứng đắc trí tuệ Bồ đề thanh tịnh không ô nhiễm.

3. Không tà hạnh

       [ Phục thứ Long Vương! Nhược ly tà hạnh, tức đắc tứ chủng tối sổ tán pháp. Hà đẳng vi tứ? Nhất, chư căn điều thuận. Nhị vĩnh ly huyên trạo. Tam, thể sở xưng tán. Tứ, thê mạc năng xâm. Thị vi tứ. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miêu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật trượng phu ẩn mật tàng tướng ]

       Tà hạnh là mối quan hệ nam nữ không được pháp luật của đất nước và đạo đức xã hội thừa nhận còn gọi là tà tâm. Tà hạnh chủ yếu do bốn nhân tố cấu thành. Một phi cảnh, hành vi tà dâm nam nữ ngoài quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận đều thuộc về tà dâm. Hai phi đạo, hành vi giao cấu không bằng bộ phận sinh dục thông thường mà bằng bộ phận khác cũng thuộc về tà dâm. Ba phi thời, quan hệ khi có mang thai, khi giữ giới… đều thuộc về tà dâm. Bốn phi xứ, những nơi tôn nghiêm chùa viện, Phật tháp… mà quan hệ đều thuộc về tà dâm.

       [ Phục thứ, Long Vương! Nhược ly tà hạnh, tức đắc tứ chủng trí sở tán pháp. Hà đẳng vi tứ? ] Đức Phật bảo Long Vương: Nếu viễn ly tà dâm thì sẽ được bốn loại lợi ích được người trí xưng tán ca ngợi là:

  1. “Nhất, chư căn điều thuận”. Chư căn tức là lục căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỳ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn. Nếu tà dâm quá độ sẽ khiến cho lục căn bất điều, các vua chúa ngày xưa thường quá dâm độ nên thường yểu mạng. Xã hội ngày nay cũng vì tà dâm tạo nên bao bệnh thời đại uy hiếp an lạc xã hội và cuộc sống loài người.
  2. “Nhị, viễn ly huyên trạo”. Huyên trạo ở đây là chỉ cho sự bất an trong tâm lý vì tà hạnh đã dẫn đến ngoại tình và hành vi bất chánh nên trong lòng luôn phiền muộn âu lo không thể yên tịnh được, làm việc không tập trung. Tà hạnh trong thời đại xem nhẹ công dung tiết hạnh và dễ dãi trong tình dục hiện nay đã gây nên bao vấn đề xã hội, bao nhiêu gia đình đổ vỡ, tạo ra bao nhiêu trẻ em có vấn đề dễ phạm tội trong xã hội. Chỉ khi viễn ly tà hạnh nội tâm mới an bình, yên ổn tự tại được.
  3. “Tam, thế sở xưng tán”. Người tâm tà vạy làm việc tà hạnh người người khinh rẻ, viễn ly tà hạnh phẩm hạnh đoan chánh, tác phong đàng hoàng sẽ được người đời khen ngưỡng.
  4. “Tứ, thê mạc năng xâm”. Người làm tà hạnh vì xâm phạm đến hạnh phúc người khác nên đã trồng nhân xấu nên thường lo sợ việc ấy lại đến với mình, lo sợ vợ hay chồng mình cũng không đoan chánh. Lo sợ vợ mình cũng bị người khác xâm hại… Nếu không trồng nhân ấy thì sẽ không lúc nào vợ mình ngoại tình hay bị người khác xâm hại.

       [ Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, Hậu thành Phật thời đắc Phật trượng phu ẩn mật tàng tướng ]. Người phát tâm hồi hướng công đức ấy đến đạo quả Bồ Đề thì sau khi thành Phật sẽ có được tướng tốt thứ 32 của Phật chính là tướng mã Âm tàng.

4. Bất vọng ngữ

       [ Phục thứ, Long Vương! Nhược ly vọng ngữ tức đắc bát chủng thiên sở tán pháp. Hà đẳng vi bát? Nhất, khẩu thường thanh tịnh ưu bát hoa hương. Nhị, vi chư thể gian chi sở tín phục. Tam, phát ngôn thành chứng , nhân thiên kính ái. Tứ, thường dĩ ái ngữ, an ủy chúng sanh. Ngũ, đắc thắng ý lạc, tam nghiệp thanh tịnh. Lục, ngôn vô ngộ thất tâm thường hoan hỷ. Thất, phát ngôn tôn trọng, nhân thiên phụng hành. Bát, trí tuệ thù thắng, vô năng chế phục, thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành phật thời, tức đắc Như Lai chân thật ngữ ].

       Vọng ngữ là lời nói không chân thât. Trong Phật Giáo vọng ngữ lại có đại vọng ngữ, tiểu vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ. Đại vọng ngữ là tuy chưa chứng đắc thánh quả nhưng vì lợi dưỡng, danh tiếng... mà mạo xưng mình đã chứng đắc. Phương tiện vọng ngữ tức vì cứu độ, giúp đỡ, an ủi chúng sanh mà đành phải nói sai với sự thật nhưng phải trên nguyên tắc là vì chúng sanh chứ không phải vì lợi ích của bản thân. Còn lại các hình thức nói sai sự thật khác đều thuộc tiểu vọng ngữ.

       Vọng ngữ ngoài sự khác biệt về thuộc tính ra, lại còn khác biệt về phương thức như dùng lời gian dối lừa người, dùng văn tự bóp méo sự thật, hoặc bôi nhọ, hoặc ám chỉ để đưa đến sự nhận biết sai lạc, hoặc mượn lời người khác để đạt được mục đích lừa dối. Bất kể là dùng hình thức nào nếu cố ý để đạt được mục đích lừa gạt người khác đều là vọng ngữ.

       Nghiệp vọng ngữ được xác lập khi hội đủ bốn yếu tố sau:

  1. Dùng lời nói sai với sự thật để lừa dối đối phương, như thấy nói không thấy, nghe nói không nghe.
  2. Đối phương phải nghe hiểu được lời mình nói. Nếu đối phương ngôn ngữ bất đồng không hiểu được lời nói thì không tạo nên nghiệp vọng ngữ.
  3. Phải cố tâm lừa gạt nếu chỉ là sự truyền đạt thông tin sai lạc mà không có tâm lừa dối thì cũng không tạo nên nghiệp vọng ngữ.
  4. Đối phương tiếp nhận lời nói của mình và tin đó là sự thật thì mới tạo thành nghiệp vọng ngữ.

       [ Phục thứ Long Vương! Nhược ly vọng ngữ, tức đắc bát chủng thiên sở tán pháp. Hà đẳng vi bát? ]. Đức Phật bảo Long Vương nếu xa lìa vọng ngữ sẽ thành tựu tám loại thiện pháp trời người xưng tán là:

  1. “Nhất, khẩu thường thanh tịnh ưu bát hoa hương”. Ưu bát hoa sen xanh. Người xa rời vọng ngữ miệng thường có mùi thơm thuần tịnh của hoa sen xanh. Còn người vọng ngữ miệng sẽ hôi thối khiến người khó gần gũi.
  2. “Nhị, vi chư thế gian chi sở tín phục”. Người không vọng ngữ sẽ được mọi người tin tưởng. Con người sống với nhau cần nhất là sự thành thật không điêu ngoa, phải giữ tròn chữ tín mới có thể xây dựng được niềm tin với mọi người.
  3. “Tam, phát ngôn thành chứng, nhân thiên kính ái”. Người không vọng ngữ được trời người tôn trọng, kính quí. Người nói một đường làm một ngả sẽ không được người khác tín phục.
  4. “Tứ, thường dĩ ái ngữ, an ủy chúng sanh”. Ái ngữ là lời nói được nói ra từ lòng thương yêu thật sự. Người xa rời vọng ngữ mới có thể thường dùng tâm yêu thương để an ủy chúng sanh vì họ luôn nói lời thành thật, lợi tha, luôn nghĩ đến người khác mà nói.
  5. “Ngũ, đắc thắng ý lạc, tam nghiệp thanh tịnh”. Thắng là thù thắng, ý lạc là tâm thái và thói quen. Người không vọng ngữ thì có được tâm thái cùng thói quen tốt. Vì vọng ngữ là nhân của hư vọng nên sẽ xa rời con đường chân thật, đánh mất sự thanh tịnh và thù thắng ý lạc.

6. “Lục, ngôn vô ngộ thất, tâm thường hoan hỷ”. Người không vọng ngữ thường có thể nói rõ suy tư của mình một cách trực tiếp rõ ràng khiến cho người nghe dễ dàng lĩnh hội được ý kiến của mình và sanh tâm hoan hỷ.

7. “Thất, phát ngôn tôn trọng, nhân thiên phụng hành”. Người không vọng ngữ lời nói luôn được mọi người tôn trọng, hoan hỷ tiếp nhận và theo đó để thực hiện vì lời nói của họ luôn có uy tín với người khác.

  1. “Bát, trí tuệ thù thắng, vô năng chế phục”. Người không vọng ngữ vì trồng nhân chân thật nên thành tựu được trí tuệ thù thắng, biện tài vô ngại, chế phục được các loại tà thuyết.

       [ Thị vi bát, nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, tức đắc Như Lai chân thật ngữ ]

       Trên đây là tám loại thiện báo mà người xa rời vọng ngữ sẽ có được. Nếu dùng Bồ Đề tâm giữ giới không vọng ngữ rồi đem tất cả công đức giữ giới ấy hồi hướng về Phật quả trong tương lai khi viên mãn vô thượng Bồ Đề thì sẽ thành tựu chân thật ngữ như chư Phật.

5. Bất lưỡng thiệt

       [ Phục thứ, Long Vương! Nhược ly lưỡng thiệt, tức đắc ngũ chủng bất khả hoại pháp. Hà đẳng vi ngũ? Nhất, đắc bất hoại thân, vô năng hại cố. Nhị, đắc bất hoại quyến thuộc, vô năng bạt cố. Tam, đắc bất hoại tín, thuận bổn nghiệp cố. Tứ, đắc bất hoại pháp hành, sở tu kiên cố cố. Ngũ, đắc bất hoại thiện tri thức, bất cuống hoặc cố. Thị vi ngũ, nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chánh quyến thuộc, chư ma ngoại đạo bất năng trở hoại ]

       Lưỡng thiệt là những lời nói tạo điều thị phi, gây sự ly gián phá hoại sự đoàn kết, hòa hợp giữa mọi người và đoàn thể. Như tới người A nói chuyện người B, để tạo sự mâu thuẫn giữa hai người, tạo sự nghi vấn thậm chí dẫn đến sự tranh đấu giữa họ để đạt được mục đích không thể cho người khác biết của mình, cũng có người chỉ vì tính nhiều chuyện của mình mà tạo nên sự mâu thuẫn, thị phi làm tổn người mà cũng chẳng lợi gì cho mình.

       Tạo nghiệp lưỡng thiệt phải hội đủ bốn yếu tố sau:

  1. Thông qua kích bác, chia rẽ, ly gián để phá hoại mối giao hảo của người khác.
  2. Tạo nên lời nói mâu thuẫn.
  3. Đối phương hiểu rõ được lời mình nói.
  4. Đối phương hoàn toàn tin vào lời mình nói.

       [ Nhược ly lưỡng thiệt đắc ngũ chủng bất khả hoại pháp, hà đẳng vi ngũ ]. Lưỡng thiệt sẽ phá vỡ mối quan hệ hòa hợp giữa người với người. Ngược lại không lưỡng thiệt sẽ đem đến lợi ích cho tha nhân và thành tựu nên quả lành là những gì chúng ta làm không bị người khác phá hoại. Đức Phật bảo với Long Vương rằng xa lìa lưỡng thiệt sẽ có được năm thiện pháp bất hủy hoại là:

  1. “Nhất, đắc bất hoại thân, vô năng hoại cố”. Người không hai lưỡi có thể được sức khỏe và trường thọ không bị quả báo bị người hãm hại hoạnh tử.
  2. “Nhị, đắc bất hoại quyến thuộc, vô năng bạt cố”. Quyến thuộc gồm lục thân cha, mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái bao gồm cả những học trò, môn đệ. Trong cuộc sống có được quyến thuộc hòa thuận là điều không dễ. Người không lưỡng thiệt sẽ có được mối quan hệ hòa mục, gia đình hòa hợp, bạn bè thân thiết, đồng sự tương thân.
  3. “Tam, đắc bất hoại tín, thuận bổn nghiệp cố”. Người không hai lưỡi trên con đường tâm linh chọn lựa tín ngưỡng sẽ gặp nhiều thuận duyên không bị chướng ngại, bị cản trở từ người thân, hay bị sự dẫn dụ của ngoại đạo làm lung lạc niềm tin tín ngưỡng tâm linh.
  4. “Tứ, đắc bất hoại pháp hành, sở tu kiến cố cố”. Người không hai lưỡi trên chặng đường tu tập sẽ gặp nhiều nhân duyên thù thắng, việc chọn lựa pháp môn tu tập cũng được thuận lợi không bị chướng duyên ảnh hưởng cho đến khi thành tựu.
  5. “Ngũ, đắc bất hoại thiện tri thức, bất cuống hoặc cố”. Người không lưỡng thiệt vì không bao giờ lừa người nên trong quá trình học Phật sẽ gặp được Thiện tri thức giúp đỡ, hướng dẫn nên việc tu tập sẽ được viên mãn hơn.

[ Thị vi ngũ. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chánh quyến thuộc, chư Ma ngoại đạo bất năng trở hại ]. Nếu dùng Bồ đề tâm để tu bất lưỡng thiệt còn đem công đức lợi ích đó hồi hướng về vô lượng Phật quả, trong tương lai sau khi thành Phật sẽ được quảng đại vô biên quyến thuộc giúp đỡ hoằng pháp, khiến cho ma quỷ và ngoại đạo có tâm muốn hại cũng không làm được.

6. Bất ác khẩu

[ Phục thứ, Long Vương! Nhược ly ác khẩu, tức đắc thành tựu bát chủng tịnh nghiệp. Hà đẳng vi bát? Nhất ngôn bất quai độ, nhị ngôn giai lợi ích, tam ngôn tất khế lý, tứ ngôn từ mỹ diệu, ngũ ngôn khả thừa lĩnh, lục ngôn tắc tín dụng, thất ngôn vô khả cơ, bát ngôn tận ái lạc. Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, cụ túc Như Lai phạm âm thanh tướng].

Đoạn kinh văn giới thiệu tám loại lợi ích mà người không ác khẩu có được. Ác khẩu còn gọi là lời thô ác. Những lời nói nhằm phỉ báng, công kích, chê bai, bới móc làm tổn hại người khác đều thuộc phạm trù ác khẩu.

Nghiệp ác khẩu được tạo thành khi hội đủ bốn yếu tố sau:

  1. Dụng tâm làm thương hại đến người khác, nếu không ác ý thì dù có dùng ngôn từ không hay nhưng đối phương chỉ cho rằng đó là lời chê cười thôi thì không tạo thành nghiệp ác khẩu.
  2. Nói lời phi ái ngữ, lời thô mắng không có tâm từ bi để thương hại đến người khác.
  3. Đối phương nghe và hiểu được.
  4. Đối phương tiếp nhận trọn vẹn.

[ Phục thứ, Long Vương! Nhược ly ác khẩu, tức đắc thành tựu bát chủng tịnh nghiệp. Hà đẳng vi bát]. Phật Bảo Long Vương nếu người xa lìa hành vi ác khẩu có thể thành tựu tám loại thiện nghiệp thanh tịnh:

  1. “Nhất, ngôn bất quai độ”.  Người không ác khẩu hiểu được nghệ thuật ăn nói nên mỗi một lời nói ra đều rất hợp thời, hợp lúc. Điều này rất quan trọng, nếu không có được năng lực này thì sẽ gặp nhiều trắc trở, người có năng lực ấy tự nhiên sẽ khiến người khác muốn giao tiếp với mình.
  2. “Nhị, ngôn giai lợi ích”. Người không ác khẩu luôn đem tâm yêu thương, lòng từ bi để giao tiếp với người. Lời nói luôn nhu hòa thân thiết. Tất cả những gì nói ra đều vì lợi ích cho người. Lời nói thô ác như lưỡi đao trong miệng. Trong thực tế dùng lời nói để giết người nhiều khi còn hơn cả đao súng, vì đao súng chỉ làm đau ở thân thể, còn lời nói tạo nên nội thương trong tâm hồn, nhiều khi rất khó hàn gắn chữa lành.
  3. “Tam, ngôn tất khế lý”. Người không ác khẩu mọi lời nói đều hợp tình, hợp lý, hợp với tư cách.
  4. “Tứ, ngôn từ mỹ diệu”. Người không ác khẩu lời nói luôn xuất phát từ tình thương và lòng từ bi nên âm thanh nhu hòa uyển chuyển, ngôn từ cũng mỹ diệu khiến động lòng người, làm cho người nghe sanh tâm hoan hỉ.
  5. “Ngũ, ngôn khả thừa lĩnh”. Người không ác khẩu tất cả lời nói đều được đối phương lãnh hội, tiếp nhận.
  6. “Lục, ngôn tắc tín dụng”. Người không ác khẩu lời nói luôn xuất phát từ trạng thái bình tâm định tĩnh, tự nhiên sẽ khiến cho lời nói tràn đầy niềm tin, làm cho người nghe tin tưởng không sanh hoài nghi.
  7. “Thất, ngôn vô khả cơ”. Cơ tức là trong ngôn từ xuất hiện những lỗ hổng làm cho người khác chê cười. Người không ác khẩu lời nói thường rất cẩn thận, có lý có tình, khó bị người khác bắt bẻ.
  8. “Bát, ngôn tận ái lạc”. Người không ác khẩu tất cả lời nói đều khiến người nghe cảm thấy dễ chịu, sanh lòng hoan hỉ, khiến người thích nghe.

[Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, cụ túc Như Lai phạm âm thanh tướng]. Phạm âm thanh tướng là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, chỉ cho âm thanh của Phật có năm tướng thanh tịnh là chính chực, hòa nhã, rõ ràng, tròn đầy, vang xa. Đó là tám loại lợi ích mà người xa lìa ác khẩu có được. Nếu biết đem tất cả công đức ấy hồi hướng vô thượng Phật quả thì sau khi thành Phật sẽ đầy đủ tướng phạm âm vi diệu viên mãn như chư Phật.

7. Bất ỷ ngữ

[Phục thứ, Long Vương! Nhược ly ỷ ngữ, tức đắc thành tựu tam chủng quyết định. Hà đẳng vi tam? Nhất, định vi trí nhân sở ái; nhị, định năng dĩ trí như thật đáp vấn; tam, định ư nhân thiên uy đức tối thắng, vô hữu hư vọng. Thị vi tam. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, tức đắc Như Lai chư sở thọ ký, giai bất đường quyên].

Ỷ ngữ còn gọi là tạp uế ngữ, tức là những lời nói nhiễm ô, còn gọi là vô nghĩa ngữ, chỉ cho những lời tán gẫu vô nghĩa. Những lời nói này không có ích lợi gì cho việc tu tâm dưỡng tính, thậm chí còn đem đến những ảnh hưởng không tốt, làm tăng trưởng sự phiền não vô minh của chúng ta.

Nghiệp ỷ ngữ được tạo nên khi hội đủ hai yếu tố sau:

  1. Có tâm nhiễm ô. Khi nói lời ỷ ngữ thường được kiến lập trên nền tảng của tâm nhiễm ô, mang theo tâm tham, tâm sân và những trạng thái tâm lí không tốt.
  2. Lời nói không có ý nghĩa. Trong cuộc sống có vô vàn những lời nói không có ý nghĩa như những bản tình ca sướt mướt bi lụy, những lời tán gẫu chuyện nam bắc đông tây, những tà luận tà kiến đi ngược lại với chính kiến đều thuộc về phạm trù ỷ ngữ.

[Phục thứ, Long Vương! Nhược ly ỷ ngữ, tức đắc thành tựu tam chủng quyết định]. Đức Phật bảo Long Vương nếu trong quá trình tu tập có thể xa lìa ỷ ngữ thì sẽ thành tựu ba loại lợi ích quyết định.

  1. “Nhất, định vi trí nhân sở ái”. Người không ỷ ngữ những lời nói đều có ích cho cuộc sống, đều có ích cho việc cải thiện đời sống, không nói những điều vô nghĩa, cho nên sẽ được người trí ưa thích.
  2. “Nhị, định năng dĩ trí như thật đáp vấn”. Người không ỷ ngữ đối với những vấn đề mà người khác nêu ra đều có thể dùng trí tuệ trả lời một cách như thật.
  3. “Tam, định ư nhân thiên uy đức tối thắng, vô hữu hư vọng”. Người không ỷ ngữ bất kể là ở thiên đường hay trong nhân gian đều có đầy đủ uy đức, được người kính trọng yêu mến.

[Thị vi tam. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, tức đắc Như Lai chư sở thọ ký, giai bất đường quyên]. Trên đây là ba loại công đức mà người không ỷ ngữ có được. Nếu trên cơ sở của phát Bồ Đề tâm mà tu tập không ỷ ngữ thì trong tương lai sau khi thành Phật bởi do công đức của không ỷ ngữ mới có thể như Phật mà thọ ký cho chúng sinh. Thọ ký là lời dự ngôn mà Đức Phật nói với những chúng sinh phát đại tâm lớn như trải qua thời gian bao lâu, ở tại chỗ nào sẽ được thành Phật.

8. Bất tham dục

[Phục thứ, Long Vương! Nhược ly tham dục, tức đắc thành tựu ngũ chủng tự tại. Hà đẳng vi ngũ? Nhất, tam nghiệp tự tại, chư căn cụ túc cố; nhị, tài vật tự tại, nhất thiết oán tặc bất năng đoạt cố; tam, phước đức tự tại, tùy tâm sở dục vật giai bị cố; tứ, vương vị tự tại, trân kì diệu vật giai phụng hiến cố; ngũ, sở hoạch chi vật, quá bổn sở cầu bách bội thù thắng, do ư tích thời, bất xan tật cố. Thị vi ngũ. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, tam giới đặc tôn, giai cộng kính dưỡng].

Tham dục là một trong ba độc làm tổn hại đến thân tâm của chúng hữu tình, ngoài tham dục còn có sân hận và si mê. Tất cả phiền não đều nơi đây mà phát sinh, cũng là ba hình thức biểu hiện của ba loại phiền não gọi là căn bản phiền não. Phiền tức là ưu, não tức là loạn, vì phiền não làm ưu loạn sự bình tĩnh của nội tâm chúng ta, khiến cho chúng ta không được yên ổn. Còn gọi là tam bất thiện căn, tức là ba loại nhân được phát sinh từ pháp bất thiện.

Tham dục chủ yếu được biểu hiện ở tham trước và chiếm hữu. Là phàm phu thường có sự biểu hiện của ý muốn chiếm hữu rất mãnh liệt, không chỉ là sự chiếm hữu về bốn phương diện ăn, mặc, ở, đi lại mà còn muốn chiếm hữu trên phương diện địa vị, danh lợi, chiếm hữu các loại hưởng lạc trên thế gian. Sự chiếm hữu này xuất phát từ nơi tâm tham trước, biểu hiện rõ nhất nơi thân thể của chúng ta. Từ khi chúng ta có mặt ở đời, hầu như luôn bận rộn cho nhu cầu ăn, mặc, ở, ngủ của bản thân mà lao công nhọc trí.

Trong Phật giáo còn đề cập đến ngũ dục, đó là tài, sắc, danh, thực, thùy và sắc, thanh, hương, vị, xúc. Sắc dục là ham muốn của mắt thấy đối với đối tượng như phong cảnh, người đẹp. Thanh dục tức là ham muốn  của lỗ tai đối với âm thanh như lời xưng tán hoặc âm nhạc. Hương dục là sự ham muốn của lỗ mũi đối với khí vị. Vị dục là ham muốn của lưỡi khi nếm các vị. Xúc dục là sự tiếp thọ của thân thể đối với hoàn cảnh. Trong đời sống con người thường say đắm và truy cầu trong ngũ dục. Tuy ăn, mặc, ở, đi lại đều là nhu cầu tất yếu của cuộc sống nhưng lòng ham muốn thường không có điểm dừng. Khi những nhu cầu thiết yếu căn bản đã được đầy đủ, chúng ta lại muốn đến các điều kiện cao cấp hơn, mặc đẹp hơn, sang hơn, ở rộng hơn, hào hoa hơn và cứ như vậy, con người say đắm trong những ham muốn không ngừng ấy.

Sự ham muốn về ngũ dục của mỗi người lại khác nhau, có người nặng về tiền tài, lại có người ham mê sắc đẹp, người khác lại say đắm với danh vọng, tiếng tăm, có người lại mê ăn, người khác thì mê ngủ. Nhưng ngũ dục vốn không phải hoàn toàn sanh ra đã có sẵn mà phần nhiều được nuôi dưỡng lớn mạnh từ trong cuộc sống hằng ngày.

[Phục thứ, Long Vương! Nhược ly tham dục, tức đắc thành tựu ngũ chủng tự tại. Hà đẳng vi ngũ?]. Phật bảo Long Vương nếu rời xa tham dục thì có thể thành tựu được năm loại tự tại. Thế nào gọi là tự tại? Đó chính là tâm tưởng sự thành, không vướng không bận. Thông thường người ta cho rằng hạnh phúc đều đặt cơ sở trên dục vọng, khi dục vọng được đáp ứng đầy đủ thì sẽ cảm thấy khoái lạc hạnh phúc, nếu không được đầy đủ thì sẽ cảm thấy đau khổ thất lạc. Đó chính là bị ngũ dục ràng buộc làm cho đời sống không được tự tại.

  1. “Nhất, tam nghiệp tự tại, chư căn cụ túc cố”. Ba nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Chư căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý lục căn. Người không tham dục sẽ có được thanh tâm tráng kiện, thanh tịnh, làm cho tam nghiệp được tự tại, vô ngại và có được quả báo các căn đầy đủ.
  2. “Nhị, tài vật tự tại, nhất thiết oán tặc, bất năng đoạt cố”. Nhất thiết oán tặc là chỉ cho lũ lụt, hỏa hoạn, giặc cướp, con cháu bất hiếu và chính quyền tàn bạo, đó chính là năm dạng tai họa to lớn đối với con người. Người không tham dục thường hoan hỉ làm thiện bố thí, trồng nhiều phước điền, sẽ có quả báo của cải đầy đủ, không bị oán gia trái chủ cướp đoạt hoặc hủy hoại.
  3. “Tam, phước đức tự tại, tùy tâm sở dục, vật giai bị cố”. Người không tham dục thường hằng thí xả, nên chiêu cảm thiện báo phước đức tự tại, muốn gì được nấy. Phước báo nhìn từ góc độ tu tập của Phật giáo có các nội hàm sau như đầy đủ thời gian để tu tập, không lo phiền về mưu kế sinh nhai và gặp được thiện tri thức. Còn trong “Thượng thư” gọi phước báo là ngũ phước, tức “nhất viết thọ, nhị viết phú, tam viết khương ninh, tứ viết du hảo đức, ngũ viết khảo trung mạng”.
  4. “Tứ, vương vị tự tại, chân kì diệu vật, giai phụng hiến cố”. Người không tham dục sẽ có được vương vị và quan chức cao, được các chư hầu, quan địa phương cùng các nước lân cận dâng tặng các cống phẩm tinh mỹ.
  5. “Ngũ, sở hoạch chi vật, quá bổn sở cầu bách bội thù thắng, do ư tích thời, bất xan tật cố”. Người không tham dục trong đời vị lai sẽ được thiện báo tâm tưởng sự thành, cái mình có được thường gấp trăm ngàn lần điều mình mong. Nếu chúng ta muốn có được cuộc sống khoái lạc tự tại thì phải đầy đủ phước báo, nhưng phước báo là do chúng ta không ngừng gieo trồng, nhân thiên lộ thượng, tu phước vi tiên.

     Trong kinh có nói: “tu huệ bất tu phước, La Hán thác không bác; tu phước bất tu huệ, hương tượng quải anh lạc”. Trong Phật giáo phước huệ phải song tu thì mới có thể viên thành Phật quả.

[Thị vi ngũ. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, tam giới đặc tôn, giai cộng kính dưỡng]. Nếu biết đem đức hạnh của bất tham dục hồi hướng về vô thượng Phật quả thì sau khi thành Phật sẽ được chúng sinh trong tam giới kính trọng.

9. Bất sân nhuế

[Phục thứ, Long Vương! Nhược ly sân nhuế, tức đắc bát chủng hỉ duyệt tâm pháp. Hà đẳng vi bát? Nhất, vô tổn não tâm; nhị, vô sân nhuế tâm; tam, vô tránh tụng tâm; tứ, nhu hòa chất trực tâm; ngũ, đắc thắng giả từ tâm; lục, thường tác lợi ích, an chúng sanh tâm; thất, thân tướng đoan nghiêm, chúng cộng tôn kính; bát, dĩ hòa nhẫn cố, tốc sanh phạm thế. Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, đắc vô ngại tâm, oán giả vô yểm].

Sân nhuế cũng là một trong tam độc. Tác dụng của nó ngược với tham dục. Tham dục tức là chiếm hữu cái mình muốn, còn sân nhuế thì phá bỏ cái mình không ưa. Phẫn nộ là hình thức biểu hiện của sân nhuế như một lời nói không thích hợp tạo nên sự tranh chấp, đôi khi dẫn đến sự thù hận làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm linh của mỗi người. Nên sự thù hận thường đem đến tổn hại to lớn nhất là cho chính mình. Nếu đem điều ấy đến với người khác thì sẽ tạo nên sự tổn hại cho tha nhân.

Lòng đố kị cũng là một hình thức biểu hiện của sân nhuế. Không vui với thành tựu của người khác nên tìm cách cản trở. Đối trị với phiền não này, Phật giáo dạy phải lấy tâm tùy hỉ, tức là vui với sự thành tựu của người khác, tùy hỉ với công đức của người khác.

[Phục thứ, Long Vương! Nhược ly sân nhuế, tức đắc bát chủng hỉ duyệt tâm pháp. Hà đẳng vi bát?] Phật bảo Long Vương nếu rời xa sân nhuế thì sẽ được sự an ổn thân tâm, sự định tĩnh và tán tâm hỉ duyệt.

  1. “Nhất, vô tổn não tâm”. Người không sân nhuế sẽ không bị tâm tổn não.
  2. “Nhị, vô sân nhuế tâm”. Người không sân nhuế đứng trước mọi nghịch cảnh luôn có được tâm nhu hòa nhẫn nhục, lấy lòng từ bi để đối mặt với tất cả mọi nghịch cảnh.
  3. “Tam, vô tránh tụng tâm”. Người không sân nhuế sẽ hóa giải được tất cả mọi công kích từ bên ngoài, dù bị người sỉ nhục mắng nhiếc vẫn không sanh tâm sân hận.
  4. “Tứ, nhu hòa chất trực tâm”. Người không sân nhuế trong nội tâm thường luôn xuất lòng từ bi an tường, lời nói cũng nhu hòa hiền hậu, làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu.
  5. “Ngũ, đắc thánh giả từ tâm”. Người không sân nhuế từng bước sẽ bồi dưỡng cho mình tâm thái từ bi như các bậc thánh hiền, gần với cảnh giới của chư Phật Bồ Tát.
  6. “Lục, thường tác lợi ích, an chúng sinh tâm”. Người không sân nhuế lòng đầy bi tâm, thường nghĩ đến làm thế nào để đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sinh, khiến cho chúng sinh đều được an lạc.
  7. “Thất, thân tướng đoan nghiêm, chúng cộng tôn kính”. Người không sân nhuế bởi vì tâm thái điều hòa nên có được tướng mạo từ bi đoan trang, được chúng sinh tôn kính.
  8. “Bát, dĩ hòa nhẫn cố tốc sanh phạm thế”. Người không sân nhuế có đủ đức hạnh từ bi nhu hòa nhẫn nhục, đó cũng chính là uy đức của Phạm Thiên. Phạm có ý nghĩa là thanh tịnh, chỉ cho chư thiên ở sắc giới xa lìa dâm dục, trong đó vị thiên chủ của cõi trời sơ thiền chính là Đại Phạm Thiên.

[Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, đắc vô ngại tâm, oán giả vô yểm]. Nếu lấy công đức của sự tu tập không sân nhuế hồi hướng về vô thượng Phật quả thì trong tương lai sau khi thành Phật sẽ được tâm vô chướng ngại, khiến cho người thấy đều sanh tâm hoan hỉ không oán ghét.

10. Bất tà kiến

[Phục thứ, Long Vương! Nhược ly tà kiến, tức đắc thành tựu thập công đức pháp. Hà đẳng vi thập? Nhất, đắc chân thiện ý lạc, chân thiện đẳng lữ; nhị, thâm tín nhân quả, ninh xả thân mạng chung bất tác ác; tam, duy quy y Phật, phi dư thiên đẳng; tứ, trực tâm chánh kiến, vĩnh ly nhất thiết kiết hung nghi vọng; ngũ, thường sanh nhân thiên, bất cánh ác đạo; lục, vô lượng phước tuệ, chuyển chuyển tăng thắng; thất, vĩnh ly tà đạo, hành ư thánh đạo; bát, bất khởi thân kiến, xả chư ác nghiệp; cửu, trú vô ngại kiến; thập, bất đọa chư nạn. Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, tất chứng nhất thiết Phật pháp, thành tựu tự tại thần thông].

Tà kiến tức là nhận thức sai lầm về vũ trụ và nhân sanh. Kiến tức là nhận thức và cái nhìn. Tà kiến là ngược lại với chánh kiến, đó là một hình thức biểu hiện của vô minh. Nhận thức sai lạc với chân thật của vũ trụ, nhân sanh làm trở ngại cho sự tu hành giải thoát, cản trở mục đích hoàn thiện nhân cách. Ngược lại, nếu nhận thức tương ứng với chân lí và tương ứng với việc tu hành giải thoát thì đều thuộc về chánh kiến.

Trong đời sống hiện thực, tà tri và tà kiến đặc biệt thịnh hành. Nhiều người nhìn không thấy được đời sống ở quá khứ và vị lai nên đã không tin vào nhân quả, cho rằng người chết như đèn tắt, không có cái gì là báo ứng, cũng chẳng có luân hồi. Đây chính là tà kiến của rất nhiều tôn giáo, lại cho rằng người do thần linh sáng tạo, sau khi chết một là được sanh lên trời hưởng phước vĩnh viễn, hai là phải đọa xuống địa ngục vạn kiếp bất phục. Phật giáo cho đây đều là tà kiến. Cũng có nhiều người phủ định thánh hiền, không tin trong thế gian có sự khác biệt giữa người thánh và kẻ phàm, cho rằng trong cuộc sống dù làm thiện hay làm ác, chỉ cần khi nhắm mắt chôn xuống đất thì tất cả đều không còn. Đời sống con người dù có để lại điều chi đi chăng nữa, khi chết đều chỉ là không. Phật giáo cho đây cũng là tà kiến. Lại cũng có người cho rằng cuộc đời ngắn ngủi nên phải tranh thủ để mà hưởng lạc, có quyền có chức không biết hưởng thụ thì thật uổng phí, người không vì mình hưởng thọ hành lạc trời tru đất diệt, cũng là tà kiến. Tất cả đều vì không hiểu rõ được nhân quả của ba đời. Chúng ta nếu muốn được giải thoát, điều đầu tiên là phải xây dựng chánh kiến để diệt trừ vô minh. Nếu vô minh được diệt trừ tận gốc thì tà kiến cũng không còn, bởi vì vô minh chính là cội gốc của tà kiến. Người học Phật phải từ văn, tư, tu để làm nền tảng nhưng nhiều người đã bỏ qua yếu tố căn bản này.

Văn chính là sự học rộng, nghe nhiều và không ngừng tăng trưởng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bởi vì như vậy mới có thể thâm nhập nghĩa lí sâu xa của Phật Pháp. Không phải chỉ học mà còn phải thông qua con đường tư duy về kinh giáo để đem quan điểm của Phật Pháp thành quan điểm của tự thân và quán sát nó với các hiện tượng của thế gian, từ đó để chỉ đạo hành vi của bản thân. Tu tập như vậy mới phát sinh hiệu quả. Cho nên yếu tố then chốt của việc tu học chính là xây dựng chánh kiến và xa rời tà kiến.

[Phục thứ, Long Vương! Nhược ly tà kiến, tức đắc thành tựu thập công đức pháp. Hà đẳng vi thập?]. Đức Phật bảo Long Vương nếu xa rời được tà kiến thì sẽ thành tựu được mười thiện pháp.

  1. “Nhất, đắc chân thiện ý lạc, chân thiện đẳng lữ”. Ý lạc tức là ý nguyện của đời sống. Người không tà kiến sẽ có được ý nguyện tương ưng với chân lý đạo đức, trên con đường học Phật sẽ gặp được bạn tốt thầy hiền.
  2. “Nhị, thâm tín nhân quả, ninh xả thân mạng, chung bất tác ác”. Người có đầy đủ chánh kiến thì phải tin sâu nhân quả. Tin ở đây không có nghĩa rằng tin thì có mà không tin thì không như những nhận thức thông thường. Cũng không phải là tin một cách cuồng tín cho đến mê tín mà xuất phát từ nội tâm để tin, không có bất kỳ một sự nghi hoặc nào cũng như yếu tố tâm lí nào, mà là niềm tin kiên định cho dù đứng trước cái chết vẫn không lay động, tuyệt không làm bất cứ điều ác nào vì cuộc sống hiện tại chỉ là một thời đoạn trong dòng chảy sinh mệnh bất tận. Chết không có nghĩa là hết, mà sẽ là tiếp tục cho một cuộc sống mới.
  3. “Tam, duy quy y Phật, phi dư thiên đẳng”. Người có chánh kiến sẽ có được niềm tin vững chắc, quy y nơi Tam Bảo sẽ được giải thoát khỏi phiền não và khổ đau. Một khi đã quy y thì suốt trọn đời không có nghi hoặc, cũng không do dự tìm kiếm.
  4. “Tứ, trực tâm chánh kiến, vĩnh ly nhất thiết kiết hung nghi vọng”. Người đủ chánh kiến sẽ nhìn thấu triệt vạn tượng của thế gian, đối với họa phước kiết hung của cuộc đời vì hiểu rõ được nhân quả nên không có bất cứ hoài nghi nào, tin tưởng vững chắc vào những nhân thiện ác đã gieo trồng sẽ chiêu cảm nên quả báo. Vì tin sâu vào nhân quả nên dù phải đối mặt với bất cứ điều gì cũng thản nhiên để nhận thọ mà không oán trời trách đất.
  5. “Ngũ, thường sanh nhân thiên, bất cánh ác đạo”. Người có đủ chánh kiến vì tin sâu vào nhân quả nên không mặc tình làm ác, đồng thời vì tin vào hành thiện tất có lạc quả, tạo ác sẽ bị quả khổ nên tích cực chỉ ác hành thiện. Bởi vì khi đã không trồng nhân ác thì tự nhiên sẽ không bị đọa vào ác đạo. Bởi vì trồng sâu nhân thiện, nỗ lực tu tập ngũ giới thập thiện nên sẽ tiếp tục được sanh làm người hoặc sanh về thiên quốc.
  6. “Lục, vô lượng phước tuệ, chuyển chuyển tăng thắng”. Người đủ chánh kiến dùng Phật Pháp để dẫn đạo cho đời sống cá nhân, rộng kết thiện duyên, cần trồng phước báo thì sẽ được phước đức vô lượng, đồng thời lấy chánh kiến để chỉ đạo việc tu hành nên có thể điều chỉnh được quan niệm, khai mở trí tuệ vì có chánh kiến nên phước đức và trí tuệ sẽ không ngừng tăng trưởng đến khi viên mãn.
  7. “Thất, vĩnh ly tà đạo, hành ư thánh đạo”. Người đủ chánh kiến tinh cần tu tập bát chánh đạo, tự nhiên sẽ xa rời tà đạo.
  8. “Bát, bất khởi thân kiến, xả chư ác nghiệp”. Thân kiến tức là ngã kiến, chấp sắc thân là ngã, là một trong ngũ kiến gồm có thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến. Người đủ chánh kiến sẽ hiểu rõ được duyên khởi vô thường vô ngã, dùng đó để quán sát tu tập nên sẽ đoạn trừ được ngã chấp, xa lìa hết thảy mọi ác hạnh.
  9. “Cửu, trú vô ngại kiến”. Người đủ chánh kiến sẽ dùng chánh kiến để chỉ đạo việc tu trì chỉ quán, thông qua thiền định để thăng hoa sự nhận thức đối với chánh kiến, khởi phát trí tuệ bát nhã như thật thông đạt chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
  10. “Thập, bất đọa chư nạn”. Người đủ chánh kiến vì chỉ ác hành hiện nên sẽ không bị đọa lạc vào trong chư nạn. Chư nạn tức là tam đồ bát nạn, tức là 1. Địa ngục, 2. Ngã quỷ, 3. Súc sanh, 4. Bắc Câu Lư Châu, nơi này chỉ có hưởng lạc, không có khổ nạn nên sẽ không biết tu tập, 6. Đui mù, câm điếc, 7. Thế trí biện không (tri thức của thế gian cũng sẽ làm chướng ngại đối với việc tu tập), 8. Phật tiền Phật hậu (sanh vào thời không gặp được Phật)

[Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, tất chứng nhất thiết Phật Pháp, thành tựu tự tại thần thông]. Nếu đem công đức thiện quả không tà kiến hồi hướng Phật quả vô thượng thì khi thành Phật sẽ chứng được chứ pháp thập tướng, thành tựu được thần thông vô ngại. Chúng ta sở dĩ không thể chứng đắc được chân đế của vũ trụ nhân sanh là vì sự chướng ngại của kiến hoặc trên con đường tu tập. Hai chướng ngại kiến hoặc và tu hoặc sẽ làm trở ngại trên con đường tu chứng. Kiến hoặc tức là sự sai lầm về nhận thức làm chướng ngại cho sự nhận thức của chúng ta về vũ trụ nhân sanh và chướng ngại cho sự chứng đắc về chân lí.

[Thành tựu tự tại thần thông]. Viễn ly tà kiến không những có thể chứng đắc được thật tướng của chư pháp mà còn có thể chứng đắc được thần thông tự tại vô ngại, đạt được sự giải thoát tự do triệt để. Từ quan điểm của Phật Pháp, tự do được thể hiện trên hai phương diện, một là tâm giải thoát không có bất cứ phiền não nào, đó là sự tự do của nội tại tâm linh; hai là tuệ giải thoát, tức là thấu triệt được thật tướng của vũ trụ nhân sinh, đó chính là tự do trong tư tưởng nhận thức. Từ trên ý nghĩa này, thấy rằng nếu như con người vẫn còn phiền não nội tâm thì không thể nói đến sự tự do chân chánh được.

Từ những lợi ích của việc tu tập thập thiện nghiệp đạo, chúng ta thấy rằng tu tập thập thiện sẽ đem đến lợi ích trong đời sống, không những là hạnh phúc trong đời sống hiện tại mà bao gồm cả hạnh phúc trong đời sống vị lai. Ngược lại, nếu không tu thiện nghiệp mà tạo ác nghiệp thì đó chính là căn nguyên của mọi đau khổ trong đời sống nhân sanh.


CHƯƠNG VIII: CON ĐƯỜNG THÀNH PHẬT

[Nhĩ thời Thế Tôn phục cáo Long vương ngôn: Nhược hữu Bồ-Tát y thử thiện nghiệp, ư tu đạo thời, năng ly sát hại nhi hành bố thí cố.Thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, trường thọ vô yểu, bất vi nhất thiết oán tặc tổn hại. Ly bất dữ thủ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tối thắng vô tỷ, tất năng bị tập chư Phật Pháp tạng.Ly phi phạm hạnh nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, kỳ gia trinh thuận, mẫu cập thê tử, vô hữu năng dĩ dục tâm thị giả .... Ly hư cuống ngữ nhi hành thí cố,thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, ly chúng hủy báng, nhiếp trì chánh pháp, như kỳ thệ nguyện, sở tác tất quả. Ly ly gián ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, quyến thuộc hòa mục, đồng nhất chí lạc, hằng vô quai tránh. Ly thô ác ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết chúng hội hoan hỷ quy y, ngôn giai tín thọ, vô vi cự giả. Ly vô nghĩa ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, ngôn bất hư thiết, nhân giai kính thọ, năng thiện phương tiện, đoạn chư nghi hoặc. Ly tham cầu tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết sở hữu, tất dĩ huệ xả, tín giải kiên cố, cụ đại oai lực. Ly phẫn nộ tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tốc tự thành tựu vô ngại tâm trí, chư căn nghiêm hảo kiến giai kính ái. Ly tà đảo tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, hằng sanh chánh kiến, kính tín chi gia, kiến Phật, văn pháp, cúng dường chúng tăng, thường bất vong thất đại Bồ-đề tâm.Thị vi đại sĩ tu Bồ-Tát đạo thời, hành Thập thiện nghiệp, dĩ thí trang nghiêm sở hoạch đại lợi].

Nếu muốn thành Phật phải thông qua con đường tu tập Bồ Tát đạo, đó chính là pháp môn Lục Độ. Nhìn từ thực tiễn của vạn hạnh Lục Độ thì thập thiện nghiệp đạo chính là nền tảng rất quan trọng.

1. Bố thí

Lục Độ lấy bố thí làm đầu. Bố thí thường gọi là thí xả, bao gồm tài thí, pháp thí, vô úy thí.

Tài thí tức là bố thí về của cải, bao gồm tiền tài và các phương tiện về ăn, mặc, ở, đi lại, gọi là ngoại tài thí và nội tài thí, tức là sinh mạng.

Đối với người khác mà nói, bố thí là sự đáp ứng tương ưng về giúp đỡ, còn đối với bản thân mà nói, bố thí chủ yếu là con đường để tu tập, tăng trưởng lòng từ bi, là sự điều chỉnh về tâm hạnh. Do vậy chỉ cần chúng ta có tâm, bất luận điều kiện kinh tế như thế nào thì đều có thể rộng tu thực hành bố thí. Trong kinh Phật dạy: bần cùng bố thí nan. Thật ra người có tiền thì có thể dùng tiền để bố thí, người không có tiền vẫn có thể phát tâm tùy hỉ với việc bố thí. Ngoài ra phương thức bố thí cũng có nhiều cách, như dùng nụ cười để cho người niềm vui cũng là bố thí, dành thời gian để chia sẻ, giúp đỡ cũng thuộc về bố thí. Mặt khác, nhường đường cho nhau khi giao thông cũng là một hình thức bố thí, tạo cho người sự tiện lợi cũng là làm việc bố thí mà không cần đến tiền tài. Cho nên có thể nói bất cứ giờ phút nào trong cuộc sống đều có thể tu tập hạnh bố thí. Pháp thí có hai dạng, một là dùng Phật Pháp để giúp người giải thoát khổ đau, hai là dạy cho người kĩ năng kiếm sống cũng thuộc về pháp thí.

Vô úy thí tức là cho người niềm tin, sự an ủi, lời khuyên, sự động viên đều thuộc về vô úy thí.

Nếu tu tập bố thí sẽ có được những điều lợi ích:

  1. Bố thí có thể khắc chế được sự keo kiệt. Thông thường người đời thường có lòng yêu mến quý trọng đối với những tài vật mà mình có được, không muốn chia sẻ với người khác. Dù cho là cái mình không cần nữa nhưng khi đem cho người khác thì lại cảm thấy nó rất quan trọng nên không thể xả thí được. Nếu không khắc chế thì tâm keo kiệt mỗi ngày mỗi lớn và sẽ trở thành một tập khí kiên cố. Phương pháp đối trị tốt nhất đó chính là bố thí.
  2. Bố thí có thể khắc chế sự tham chấp. Người có lòng tham nặng nề thời nhìn cái gì cũng thấy tốt, cái gì cũng không nỡ xả bỏ, chúng ta tu tập bố thí đồng thời cũng là đang khắc chế tâm tham trước đối với tài vật. Nếu thường làm việc bố thí thì tâm tham trước tự nhiên cũng theo đó mà được giảm nhẹ.
  3. Bố thí có thể tăng trưởng phước đức. Trên con đường nhân thiên tu phước là việc hàng đầu. Phước đức từ đâu đến, đó chính là từ nơi việc thực hành bố thí. Cũng như người nông dân mùa xuân gieo mạ, mùa thu gặt hái, chúng ta chỉ cần biết thường tu tập, thường gieo trồng nhân thiện, vun bồi ruộng phước thì sẽ thu hoạch được phước đức.
  4. Bố thí có thể đem sự giàu có từ đời này tiếp nối sang đời sau. Mạng sống là vô thường, cho nên nhiều người lấy việc hưởng lạc làm tôn chỉ, có tiền thì chỉ nghĩ đến việc thụ hưởng ăn chơi vì sợ rằng sau khi mất đi sẽ không được hưởng thụ nữa. Thật ra bố thí có thể quyết định được việc tiếp nối sự giàu có của chúng ta, cũng giống như việc đầu tư, nếu biết chọn những hạng mục mà đầu tư tốt thì sẽ kiếm được tiền bạc, làm cho tài sản ngày thêm tăng trưởng. Phước báo cũng vậy, cũng giống như chúng ta biết tích trữ tài khoản ở ngân hàng thì việc bố thí cũng chính là phương thức đầu tư tích trữ phước báo cho chúng ta ở đời sống. Nhờ nghiệp nhân tốt ấy mà sự giàu có vẫn được tiếp nối trong đời vị lai.

Chúng ta không những thực hành bố thí mà còn phải biết kịp thời bố thí. Trong đời sống của chúng ta, ngọn lửa vô thường không ngừng cháy đốt, ngọn gió vô thường cũng không ngừng thổi, vạn vật đều chịu sự chi phối của quy luật vô thường. Mỗi ngày qua đi là chúng ta bước gần đến với cái chết. Mạng sống kéo dài bao lâu không ai có thể làm chủ được. Nên trong quá trình tiếp diễn của cuộc sống, sinh mạng chỉ nơi một hơi thở mà thôi. Dù cho tài sản có nhiều đi chăng nữa, khi nhắm mắt xuôi tay cũng hoàn không. Cho nên khi chúng ta còn đang mạnh khỏe thì phải biết nỗ lực tu tập, thực hành bố thí, cứu tế người nghèo, hiếu dưỡng cha mẹ, cúng dường Tam Bảo. Nếu hiện tại không biết tích cực đầu tư thì sẽ đánh mất đi thời cơ tốt đẹp. Do vậy dùng đồng tiền như thế nào, đó chính là trí tuệ của mỗi người. Trong kinh thập thiện nghiệp đạo tuy có nói đến tứ nhiếp, tứ vô lượng tâm, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, nhưng nói rõ hơn hết về bố thí và thập thiện nghiệp, để thấy được rằng sự quan trọng của bố thí trong lộ trình tu học Phật Pháp.

[Nhĩ thời Thế Tôn phục cáo Long vương ngôn: Nhược hữu Bồ-Tát y thử thiện nghiệp, ư tu đạo thời, năng ly sát hại nhi hành bố thí cố.Thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, trường thọ vô yểu, bất vi nhất thiết oán tặc tổn hại]. Đức Phật bảo Long Vương, đối với hành giả tu tập Bồ Tát đạo thường hành bố thí nhưng tiền tài có được để đem bố thí đó chính là tiền tài không kiếm được từ các nghề nghiệp sát sinh mà ra thì sẽ được chiêu cảm nên quả báo trường thọ phú quý, không bị người khác chiếm đoạt, cũng không bị đoản mệnh chết yểu, càng không bị oán gia, trái chủ, giặc cướp xâm hại.

[Ly bất dữ thủ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tối thắng vô tỷ, tất năng bị tập chư Phật Pháp tạng]. Bất dữ thủ tức là không trộm cắp, bao gồm cả việc không trốn thuế. Nếu dùng phương pháp kinh doanh hợp pháp để kiếm tiền làm việc bố thí sẽ chiêu cảm nên phước báo đại phú đại quý, của cải giàu có hơn hẳn người khác, đồng thời cũng sẽ giữ vững được sự giàu sang, không bị Chính quyền, giặc cướp, con bất hiếu, lũ lụt và hỏa hoạn làm xâm tổn.

[Ly phi phạm hạnh nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, kỳ gia trinh thuận, mẫu cập thê tử, vô hữu năng dĩ dục tâm thị giả ....]. Phi phạm hạnh tức tà dâm, nếu rời xa tà dâm mà thực hành bố thí một mặt có thể bảo hộ được sự giàu có bền bỉ, không bị người chiếm đoạt, mặt khác có được gia đình bình an mỹ mãn, mọi việc như ý. Những người nữ trong gia đình sẽ không bị người khác dùng tâm tà vạy để chiếm hữu.

[Ly hư cuống ngữ nhi hành thí cố,thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, ly chúng hủy báng, nhiếp trì chánh pháp, như kỳ thệ nguyện, sở tác tất quả]. Hư cuống ngữ tức vọng ngữ, nếu xa rời hư vọng, dùng những ngôn ngữ chân thật chánh đáng, không dùng thủ đoạn lừa gạt để có được tài sản chánh đáng rồi đem bố thí thì hiện đời không những giàu có mà còn có được danh tiếng, uy đức tốt đẹp, không ai có thể hủy báng được.

[Ly ly gián ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, quyến thuộc hòa mục, đồng nhất chí lạc, hằng vô quai tránh]. Ly gián ngữ tức là những ngôn từ thị phi. Nếu dựa vào tri thức, năng lực của mình để kiếm tiền, xa rời sự thị phi mà tu tập bố thí, có thể chiêu cảm nên phước báo tài sản không ngừng tăng trưởng, không ai chiếm đoạt, lại có được gia đình êm ấm hòa thuận, đồng chí đồng hướng, không bao giờ có sự tranh chấp, bất ổn trong gia đình.

[Ly thô ác ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết chúng hội hoan hỷ quy y, ngôn giai tín thọ, vô vi cự giả]. Thô ác ngữ tức là những lời nói thô bạo, cục cằn hung dữ, khiến người không vui. Nếu rời xa thô ác ngữ để tu tập bố thí thì không những duy trì được sự giàu sang mà còn có thể xây dựng nên uy tín, danh vọng trong quần chúng, được nhiều người tin tưởng quý mến.

[Ly vô nghĩa ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, ngôn bất hư thiết, nhân giai kính thọ, năng thiện phương tiện, đoạn chư nghi hoặc]. Vô nghĩa ngữ tức ỷ ngữ, những lời nói xuất phát từ tâm nhiễm ô sẽ khiến người phiền não và cũng sẽ ảnh hưởng đến nội tâm của chính mình. Nếu xa rời ỷ ngữ mà thực hành bố thí thì sẽ chiêu cảm nên thiện báo giàu có, đồng thời cũng có được danh tiếng tốt đẹp, lời mình nói ra sẽ dễ dàng được người tiếp nhận và làm theo, ngoài ra cũng có được một năng lực và phương tiện giáo hóa tốt, có thể giải đáp được tất cả mọi nghi hoặc của người.

[Ly tham cầu tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết sở hữu, tất dĩ huệ xả, tín giải kiên cố, cụ đại oai lực]. Nếu dùng tâm không tham cầu để thực hành bố thí sẽ chiêu cảm nên phước báo tài sản không ngừng tăng trưởng. Bởi vì không có tâm tham nên tài sản có nhiều cũng không muốn tích trữ mà tiếp tục thực hành nghiệp bố thí rộng lớn hơn, nên có thể làm cho phước báo và của cải ngày một tăng trưởng, tiếp nối từ đời này đến đời sau. Vì tin sâu vào đạo lý nhân quả nên lại càng làm cho thực lực kinh tế không ngừng lớn mạnh, uy tín trong xã hội cũng không ngừng được nâng cao.

[Ly phẫn nộ tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tốc tự thành tựu vô ngại tâm trí, chư căn nghiêm hảo kiến giai kính ái]. Phẫn nộ tâm tức sân tâm. Nếu rời xa tâm sân hận mà thực hành bố thí sẽ chiêu cảm nên phước báo tài sản to lớn, đồng thời vì tâm địa nhu hòa tự tại vô ngại nên sẽ có được thiện phước tướng hảo trang nghiêm.

[Ly tà đảo tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, hằng sanh chánh kiến, kính tín chi gia, kiến Phật, văn pháp, cúng dường chúng tăng, thường bất vong thất đại Bồ-đề tâm]. Tà đảo tâm tức là những quan điểm sai lầm, tà kiến. Nếu xa rời tà kiến, đem nhận thức và phát tâm chánh trực để tu tập bố thí, không những chiêu cảm nên phước báo giàu có mà còn được sanh vào những gia đình có sự tín ngưỡng kiền thành đầy đủ chánh kiến. Chỉ có như vậy mới có đủ nhân duyên để thấy Phật, nghe Pháp và cũng dường chúng tăng, và cũng nhờ vậy mà phát tâm dũng mãnh trên con đường tu tập, đời đời kiếp kiếp không đánh mất Bồ Đề tâm.

[Thị vi đại sĩ tu Bồ-Tát đạo thời, hành Thập thiện nghiệp, dĩ thí trang nghiêm sở hoạch đại lợi]. Đại sĩ tức là Bồ Tát, người có thể thực hành trên cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh. Bồ Tát trên lộ trình hành Bồ Tát đạo lấy thập thiện nghiệp để thực hành bố thí nên đạt được lợi ích to lớn.

Do vậy, có thể thấy rằng bất kể là thực hành Lục Độ, Tứ Nhiếp, Tứ Vô Lượng Tâm, ba mươi bảy phẩm trợ đạo đều không thể xa rời căn bản thập thiện. Có như vậy mới có được thiện báo vẹn toàn, đạt được cuộc sống mỹ mãn hạnh phúc.

2. Trì giới

[Như thị Long vương, cử yếu ngôn chi, hành thập thiện đạo, dĩ giới trang nghiêm cố, năng sanh nhất thiết Phật Pháp nghĩa lợi, mãn túc đại nguyện]. Trì giới là độ thứ hai trong Lục Độ, là con đường đạt đến giải thoát, cũng là căn bản quan trọng trong việc học Phật. Con đường tu học Phật Pháp không ngoài tam học là: giới, định, tuệ, cũng gọi là tam vô lậu học. Đó chính là ba pháp môn căn bản giải thoát phiền não. Trong đó lấy giới làm đầu, giới chia ra có Thanh Văn giới, Bồ Tát giới, giới cho người tại gia và giới của người xuất gia.

Thanh Văn giới bao gồm thất chúng biệt giải thuyết giới, thất chúng là Ưu bà tắc, Ưu bà di hai chúng tại gia và năm chúng xuất gia gồm Sa di, Sa di ni, Thức Xoa Ma Na Ni, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni. Còn gọi là biệt giải thuyết giới hay biệt biệt giải thuyết, có nghĩa là giữ được một phần giới nào thì đắc được một phần giải thoát nấy. Tất cả các giới luật đều lấy ngũ giới làm căn bản. Khi giữ các điều giới thì đều có phân rõ tính quan trọng và nặng nhẹ, có thể sám hối và không thể sám hối. Đối với người cư sĩ tại gia, ngoài ngũ giới ra còn có bát quan trai giới để cho cư sĩ tại gia học hạnh xuất gia một ngày một đêm. Ngoài ra còn có Bồ Tát giới dành cho cả chúng xuất gia lẫn người tại gia.

3. Nhẫn nhục

[Nhẫn nhục trang nghiêm cố, đắc Phật viên âm, cụ chúng tướng hảo]. Nhẫn nhục là độ thứ ba trong Lục Độ. Nhẫn nhục là sự an nhiên tự tại trước những nghịch cảnh truy bức. Trong con mắt của nhiều người thường xem nhẫn nhục là biểu hiện của vô năng, nhu nhược, thậm chí cho rằng là không có khí phách. Nho gia có nói “Sĩ khả sát bất khả nhục”, tức là thà mất sinh mạng chứ không chịu mất sự tôn nghiêm, và cho rằng nhẫn nhục là làm mất đi sự tôn nghiêm ấy. Kì thực, người có đủ sức nhẫn nhục thì nhất định có đầy đủ một tấm lòng bao dung to lớn, đầy đủ một sức mạnh của nhân cách. Bởi vì có lòng bao dung mới có thể đối mặt với tất cả mọi điều khảo nghiệm, cũng giống như nước biển tiếp nhận hết thảy dòng nước của vạn sông. Có sức mạnh của nhẫn nhục nên mới có thể an nhiên tự tại trước mọi sự đả kích, giống như núi cao bất động trước gió thổi, mưa tuôn.

Nếu muốn thành tựu sự nghiệp thì phải bồi dưỡng được cho mình sức nhẫn nhục, nếu không rất khó thành tựu được đại nghiệp.

4. Tinh tấn

[Tinh tấn trang nghiêm cố, năng phá ma oán, nhập Phật Pháp tạng]. Tinh tấn là độ thứ tư trong Lục Độ, chính là sự nỗ lực siêng năng không lười biếng. Trong cuộc sống, thành công không phải từ trên trời rơi xuống mà do nỗ lực mới có thể đạt thành. Muốn sự nghiệp học vấn được thành tựu thì phải nỗ lực học hành. Muốn sự nghiệp kinh doanh được thành tựu thì phải nỗ lực làm việc. Tất cả thành công đều phải có sự trả giá nhất định, huống gì là chúng ta muốn thành tựu sự nghiệp Phật Đà, cứu độ chúng sinh thì càng phải tinh tấn hơn nữa mới có thể đạt được mục đích.

Có phải tất cả mọi sự nỗ lực đều thuộc về phạm trù tinh tấn hay không? Không hẳn như vậy. Tinh tấn trong Phật Pháp có một nội hàm nhất định, đó chính là hành vi bỏ ác tu thiện.

[Tinh tấn trang nghiêm cố, năng phá ma oán, nhập Phật Pháp tạng]. Nếu tinh tấn nỗ lực trên cơ sở của thập thiện nghiệp thì có thể phá trừ được các loại ma chướng để thâm nhập vào Phật Pháp thâm diệu. Ma không chỉ là thiên ma ngoại đạo mà bao gồm cả phiền não ma, sanh tử ma.

5. Thiền định

[Ðịnh trang nghiêm cố, năng sanh niệm, tuệ, tàm, quí, khinh an]. Định tức là thiền định. Nhiều người sơ học thường đem thiền định và thiền tông nhập lại làm một. Thật ra thiền định thuộc về định học, còn thiền tông thuộc về tuệ học. Thiền định là điều có chung giữa Phật Pháp và ngoại đạo. Khi Phật còn tại thế, ở Ấn Độ nhiều ngoại đạo cũng tu tập thiền định. Ở Trung Quốc đạo gia lấy khí công để thực hành thiền tu. Định là một sự luyện tập đối với tâm, làm cho tâm chuyên chú vào một cảnh giới chính là chỉ. Chú tâm chuyên nhất như vậy lâu ngày chày tháng sẽ đạt được định. Phương pháp để đạt đến định còn có thể thông qua đọc kinh, niệm chú, niệm Phật hoặc quán sát hơi thở.

[Ðịnh trang nghiêm cố, năng sanh niệm, tuệ, tàm, quí, khinh an]. Thiền định là nội dung tu hành quan trọng của đạo Phật. Vì có cơ sở đầy đủ của định mới có thể khởi phát được chánh niệm về giữ vững chánh niệm ấy tương tục không gián đoạn nên mới khai phá được trí tuệ, đoạn trừ được phiền não và sanh tâm sám hối, làm cho thanh tâm được an vui hỉ lạc khinh an.

6. Bát Nhã

[Tuệ trang nghiêm cố, năng đoạn nhất thiết phân biệt vọng kiến]. Bát Nhã là dịch âm của tiếng Phạn, có nghĩa là trí tuệ. Tuệ học là cốt lõi của Phật Pháp, cũng là điểm khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác. Trên căn bản, thành Phật chính là thành tựu viên mãn về trí tuệ.

Trong tâm kinh đã nói: “Tam thế chư Phật y Bát Nhã ba la mật đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. Tam thế tức là quá khứ, hiện tại, vị lai. Các đức Phật đều nương nơi Bát Nhã để thành tựu. Nếu rời xa trí tuệ Bát Nhã thì sẽ không thành tựu được Phật quả. Kinh Duy Ma Cật cũng nói: “Trí tuệ Bồ Tát mẫu, phương tiện dĩ vi phụ”. Chúng ta học Phật phải từ nơi việc văn tư kinh giáo bắt đầu, chính là việc xây dựng một nhân sinh quan chính xác, từ đó khởi phát nên trí tuệ nội tại do trí tuệ mà có thể đoạn trừ được tất cả vọng kiến, đoạn trừ được nhận thức sai lầm và đoạn trừ được hết thảy mọi phiền não.

 


CHƯƠNG IX: TINH THẦN CỦA BỒ TÁT

 

[Từ trang nghiêm cố, ư chư chúng sanh bất khởi não hại. Bi trang nghiêm cố, mẫn chư chúng sanh thường bất yểm xả. Hỷ trang nghiêm cố, kiến tu thiện giả tâm vô hiềm tật. Xả trang nghiêm cố, ư thuận vi cảnh vô ái nhuế tâm]. Đoạn kinh văn nói về Tứ vô lượng tâm, cũng chính là tinh thần của Bồ Tát giúp chúng ta bồi dưỡng tấm lòng từ bi tế thế, Người học Phật muốn thành tựu nhân cách viên mãn như chư Phật, thành tựu từ bi và trí tuệ như chư Phật đều phải bắt đầu từ con đường hành Bồ Tát đạo. Bắt đầu từ bình đẳng, tùy hỉ, bạc khổ, dữ lạc.

1. Từ vô lượng

[Từ trang nghiêm cố, ư chư chúng sanh bất khởi não hại]. Từ vi dữ lạc là cho người niềm vui, bồi dưỡng tâm từ bi, đồng thời cũng giúp xa rời tâm não hại, không bao giờ mống niệm làm tổn hại đến người khác. Đối với tất cả chúng sinh, kể cả những người có thù nghịch với mình hay người đã từng hại mình đều bình đẳng không phân biệt, dùng lòng từ bi để đối đãi với họ. Đó chính là tinh thần “vô duyên đại từ” của Phật giáo. Vô duyên tức là không cần bất cứ điều kiện gì. Người đời khi giúp đỡ người khác thường đặt nhiều điều kiện để suy tính, họ có quan hệ với mình không, có cần đáng giúp đỡ không, có ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình không, có đem đến phiền phức không, trong tâm lúc nào cũng khởi lên những tính toán trước khi thực hành việc giúp đỡ. Còn trong mắt của Bồ Tát thì tất cả chúng sinh đều bình đẳng, không phân biệt, chúng sinh với chúng sinh là bình đẳng, chúng sinh với bản thân mình cũng bình đẳng, không ai có tâm hại mình, không ai là chẳng nghĩ đến mình. Nếu chúng ta nhận thức được giữa người và mình không hai, giữa mình và chúng sinh không sai biệt thì tự nhiên sẽ nghĩ vì người khác nhiều hơn, tự nhiên sẽ cho người tất cả. Đó chính thật là từ tâm của Bồ Tát.

2. Bi vô lượng

[Bi trang nghiêm cố, mẫn chư chúng sanh thường bất yểm xả]. Bi vi bạc khổ, tức là giải cứu, bạc trừ những đau khổ cho chúng sinh. Vì tu tập tâm bi vô lượng nên thường phát khởi tâm lân mẫn với tất cả chúng sinh mà không khởi tâm mệt mỏi. Tinh thần của Phật giáo là đồng thể đại bi. Đồng thể tức là xem chúng sinh và mình như một, biết đau với niềm đau và nỗi khổ của chúng sinh, cái người ta cần cũng chính là cái mà mình cần. Trong kinh Duy Ma Cật, có người hỏi cư sĩ Duy Ma Cật vì sao bị bệnh, Ngài đã trả lời: “Tất cả bệnh của chúng sinh là bệnh của ta. Khi chúng sinh hết bệnh, thời ta hết bệnh”. Cũng giống như người mẹ đối với con, dù cho đau khổ có lớn nhường nào cũng vẫn tình nguyện chịu khổ thay con, thậm chí có thể đem cả mạng sống của mình để đổi lấy mạng sống cho con.

Bồ Tát tu tập phải biết đem tình thương của mẹ đối với con phát triển đến vô lượng hết thảy chúng sinh. Cho nên không những chỉ đối với người thân mà còn mở rộng lòng từ bi của mình đến với tất cả những người dù là oán thù, thậm chí đối với tất cả những loài động vật côn trùng nhỏ nhất cũng vẫn khởi tâm vô duyên đại từ, đồng thể đại bi để thành tựu quá trình tu tập lòng từ bi quảng đại của Phật giáo.

3. Hỉ vô lượng

[Hỷ trang nghiêm cố, kiến tu thiện giả tâm vô hiềm tật]. Hỉ tức tùy hỉ, là sự tương phản với đố kị. Con người vì chấp ngã mà thường sanh tâm đố kị với sự thành đạt của người khác, do sự chướng ngại bởi lòng đố kị nên rất khó phát sinh từ nội tâm lòng tùy hỉ đối với người khác. Nhưng với việc tu tập hỉ vô lượng của Bồ Tát thì trong nội tâm phải phát xuất lòng hoan hỉ trước mọi thiện hạnh và với người thực hiện thiện hạnh ấy. Đó cũng chính là tiêu chí để kiểm định tâm hỉ vô lượng, khi nhìn thấy người khác tu thiện liền sanh tâm hoan hỉ hay khởi tâm ghen ghét đố kị. Chỉ cần mống khởi một tâm niệm không tùy hỉ dù là rất nhỏ, điều đó cũng chứng minh được rằng ta chưa thành tựu được tâm hạnh hỉ vô lượng.

Trình tự tu tập hỉ vô lượng cũng giống như trình tự tu tập bi vô lượng. Đầu tiên cũng phải bắt đầu với người thân của mình, sanh tâm hoan hỉ trước thành tựu của họ, chân thành tán thán cũng ví như cha mẹ hoan hỉ, tự hào trước thành tựu của con cái, rồi nhân rộng tâm tùy hỉ đó với nhiều người, kể cả người xa lạ với mình. Và cuối cùng là đến với người ghen ghét với mình cũng vẫn tán thán tùy hỉ trước thiện hạnh và thành tựu của họ, không chỉ bằng lời nói mà phải bằng cả nội tâm.

4. Xả vô lượng

[Xả trang nghiêm cố, ư thuận vi cảnh vô ái nhuế tâm]. Xả tức bình đẳng, đối nghịch với sự phân biệt. Tu tập xả vô lượng phải có tâm bình đẳng giữa kẻ oán và người thân, không lấy tâm oán ghét mà dùng tâm bình đẳng để đối đãi với người thân kẻ sơ cùng thuận duyên và nghịch cảnh, rồi phát triển tâm thái đó đến tất cả mọi chúng sinh, tất cả mọi hoàn cảnh. Trong bốn vô lượng tâm, bình đẳng xả tâm rất quan trọng. Nếu đạt được xả tâm bình đẳng thì từ bi và hỉ vô lượng nhất định sẽ đạt được bởi vì chỉ cần chúng ta còn có sự phân biệt tốt xấu thì rất dễ từ bi với người này mà lại không từ bi được với kẻ khác, dễ tùy hỉ với một số đối tượng nào đó nhưng không thể tùy hỉ với một số người mà mình không muốn. Chỉ cần chúng ta tư bi với rất nhiều chúng sinh nhưng vẫn có một người không nằm trong phạm vi mà mình yêu thương thì hiển nhiên chúng ta sẽ không có được tâm hạnh vô lượng của chư Phật và Bồ Tát.


CHƯƠNG X: PHƯƠNG TIỆN ĐỂ NHIẾP HÓA CHÚNG SINH

 

[Tứ Nhiếp trang nghiêm cố, thường cần nhiếp hóa nhất thiết chúng sanh]. Đây là nói về mối quan hệ giữa thập thiện và Tứ Nhiếp. Tứ Nhiếp là bốn phương pháp để nhiếp hóa chúng sinh, gồm: bố thí, ái ngữ, đồng sự, lợi hành. Cũng giống như Lục Độ là các pháp môn phương tiện mà chư Bồ Tát thường dùng để độ hóa chúng sinh. Là người hành giả tu tập Bồ Tát đạo cần phải xây dựng uy tín tốt đẹp trong xã hội thì mới có thể có được một năng lực nhiếp thọ tương ứng, mới có thể độ hóa được càng nhiều chúng sinh.

Cho nên Đức Phật từ bi đã chỉ dạy bốn pháp môn nhiếp hóa làm chuẩn tắc xử lí công việc của người con Phật. Chỉ cần biết tuân thủ pháp môn Tứ Nhiếp thì bất luận là đối nhân xử thế hay kinh doanh hoặc làm chính trị nhất định càng nhiều thiện duyên, mọi việc càng thuận lợi. Bất kể đi đến chỗ nào, mọi ngươi đều sanh tâm hoan hỉ thương mến. Có được cơ sở quần chúng tốt đẹp như vậy, đem Phật Pháp giới thiệu cho họ, tự nhiên sẽ đạt được hiệu quả bỏ được việc mà ít tốn công.

1. Bố thí

Cũng như Lục Độ, pháp môn Tứ Nhiếp lấy bố thí làm đầu. Từ đó thấy được, bố thí là một trong những phương pháp kết duyên với chúng sinh tốt nhất. Bố thí cũng giúp chúng ta bồi dưỡng tâm thích giúp người, tăng trưởng nên thói quen tốt đẹp là thích làm việc thí xả. Chỉ cần chúng ta dùng tâm thương xót thế gian thì sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng ai ai cũng cần sự giúp đỡ. Người nghèo cần sự giúp đỡ về vật chất, người cô đơn cần sự giúp đỡ về an ủi, người mất phương hướng cần sự giúp đỡ chỉ đạo tinh thần, người thất bại cần sự giúp đỡ động viên. Tất cả đều thuộc về phạm trù bố thí. Kì thực, trong xã hội ngày nay, mối quan hệ giữa người với người vì thiếu sót sự giao lưu nên ngày trở nên lạnh nhạt, bởi vậy ngoài nhu cầu về vật chất ra phần lớn con người trong xã hội hiện nay cần sự an ủi về tinh thần, cần sự tưới mát về tâm linh. Là người Phật tử, chúng ta phải lấy tình thương để quán sát và phát hiện ra những nhu cầu của người khác để tận sức giúp đỡ.

2. Ái ngữ

Ái ngữ là lời nói xuất phát từ tình thương, nó phải là chân thật, thanh tịnh, còn những lời nói xu nịnh hoặc lấy lòng người khác dù có là đường ngôn mật ngữ đi chăng nữa cũng không phải là ái ngữ bởi vì những lời nói đó xuất phát từ tâm ô nhiễm, không phải là sự chân thật. Càng quan trọng hơn, ái ngữ phải là lời nói đem đến lợi ích chân thật cho người khác, còn những lời nói làm cho đối phương dễ chịu hay ngọt bùi lỗ tai nhưng không có lợi ích nào thì cũng không thuộc về ái ngữ.

3. Đồng sự

Đồng sự có hai tầng thứ nội hàm. Một là tích cực tham dự, khi người khác làm việc lợi ích nhân quần xã hội thì chúng ta phải chủ động tích cực tham dự, giúp đỡ hoặc ủng hộ. Hai là quan tâm, tức là phải lấy mình để nghĩ đến người khác chứ không phải áp đặt suy nghĩ hoặc quan điểm của mình cho người khác. Đặc biệt là những người làm cha làm mẹ cần phải hiểu được nghĩa lý này. Cũng vậy, có người mới học Phật cảm nhận được lợi ích của Phật Pháp rồi vội vã làm việc khắp nơi “hoằng pháp” mà không hề suy nghĩ đến trình độ hay tập quán tiếp thọ của đối phương, nhiều khi lại là phản tác dụng, thậm chí làm ảnh hưởng đến tâm hoan hỉ của người khác đối với Phật Pháp.

4. Lợi hành

Lợi hành tức là làm bất cứ việc gì đều vì lợi ích của tha nhân. Thực hiện lợi hành cũng giống như pháp môn đồng sự, một mặt phải phát tâm vì lợi ích của người khác, mặt khác cũng phải có phương tiện thiện xảo vì lợi ích của người khác. Nếu như không có phát tâm vì lợi ích cho người thì dù có làm việc gì mà vô tình đem lại lợi ích cho người thì cũng không thuộc về lợi hành. Còn nếu có sự phát tâm mà không có được phương tiện thiện xảo tương ứng thì cũng không thể đạt được hiệu quả lợi ích như mong muốn.

Pháp môn Tứ Nhiếp là thái độ xử thế cần phải có của Bồ Tát. Là người thực hành Bồ Tát đạo thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày phải biết dùng pháp môn Tứ Nhiếp để rộng kết thiện duyên với chúng sinh, khiến cho mọi người đều sanh tâm hoan hỉ với mình, cam tâm tình nguyện nghe theo mình, tiếp nhận sự giáo hóa của mình, như vậy sẽ từ từ bồi dưỡng được năng lực độ hóa chúng sinh.


CHƯƠNG XI: PHÁP MÔN HƯỚNG ĐẾN GIẢI THOÁT

 

[Niệm xứ trang nghiêm cố, thiện năng tu tập Tứ niệm xứ quán. Chánh cần trang nghiêm cố, tất năng đoạn trừ nhất thiết bất thiện pháp, thành nhất thiết thiện pháp. Thần túc trang nghiêm cố, hằng linh thân tâm khinh an khoái lạc. Ngũ căn trang nghiêm cố, thâm tín kiên cố, tinh cần phỉ giải, thường vô mê vọng, tịch nhiên điều thuận đoạn chư phiền não. Lực trang nghiêm cố, chúng oán tận diệt, vô năng hoại giả. Giác chi trang nghiêm cố, thường thiện giác ngộ nhất thiết chư pháp. Chánh đạo trang nghiêm cố, đắc chánh trí tuệ, thường hiện tại tiền. Chỉ trang nghiêm cố, tất năng địch trừ nhất thiết kiết sử. Quán trang nghiêm cố, năng như thật chi chư pháp tự tánh. Phương tiện trang nghiêm cố, tốc đắc thành mãn vi vô vi lạc].

Đoạn kinh văn trên giới thiệu trên cơ sở của thập thiện tu tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo, đồng thời cũng giới thiệu về chỉ quán và phương tiện. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo còn gọi là ba mươi bảy Bồ Đề phần. Đạo mang ý nghĩa là năng thông, tức là ba mươi bảy loại tư lương có thể thông đạt đến Niết Bàn, thành tựu chánh nhân giải thoát. Gồm: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Tri và Bát Chánh Đạo. Cũng như Lục Độ và pháp môn Tứ Nhiếp, tu tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo phải được thực hành trên cơ sở của thập thiện.

1. Tứ Niệm Xứ

[Niệm xứ trang nghiêm cố, thiện năng tu tập Tứ niệm xứ quán]. Niệm Xứ tức Tứ Niệm Xứ, còn gọi là Tứ Niệm Chú gồm Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ, Pháp Niệm Xứ. Là người hành giả thực hành con đường giải thoát phải nghĩ đến việc xuất ly tam giới, liễu thoát sinh tử. Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn dạy chúng đệ tử phải an trú trong Tứ Niệm Xứ.

  1. Quán thân bất tịnh. Phàm phu tuy có nhiều chấp trước, nhưng cái chấp chước nhiều nhất đó chính là thân thể. Nhiều người quần quật suốt đời cũng chỉ vì cái ăn cái mặc, nơi ở của sắc thân này, bận rộn cho việc bồi đắp sức khỏe và chỉnh sửa tấm thân. Người trẻ thì quan tâm đến việc mình phải đẹp hơn người, dùng hết tâm tưởng để tô điểm bản thân, người già thì quan tâm đến việc bình an mạnh khỏe, toàn tâm toàn lực để bảo hộ tấm thân. Nhưng ít người nghĩ đến tấm thân này tựu chung là cái gì. Kì thực nó có đáng cho chúng ta phải lao tâm khổ trí cả đời để bồi dưỡng chăm chút và tham trước như vậy? Trong kinh nói “Cửu khổng thường lưu bất tịnh”. Trên thân thể chúng ta, chín lỗ thường bài tiết ra những chất dư thừa bất tịnh như các lỗ chân lông thường bài tiết mồ hôi, nếu không kịp thời tắm rửa thì khó có người chịu nổi. Một khi chết đi thì thân thể nhanh chóng mục rã bốc mùi hôi uế, chỉ còn lại đống xương khô nằm trong lòng đất. Nhưng người đời thường ít nghĩ đến sắc thân dã tướng nên mới tham trước. Nếu nhìn thấu được bản chất của nó, hiểu rõ được “sắc thân bất tịnh bất khả ái lạc” thì tự nhiên sẽ bớt đi lòng tham trước.
  2. Quán thọ thị khổ. Thọ tức là sự cảm thọ đối với hoàn cảnh. Nhiều người cho rằng sự cảm thọ của con người là có khổ có lạc. Khi chúng ta bị bệnh hoặc là tâm lí suy sụp thì tự nhiên sẽ là khổ thọ. Nhưng khi kim bảng đề danh thì có phải là khổ thọ hay không? Nhìn bằng trí tuệ thấu triệt của Phật Pháp, bản chất của sự cảm thọ vốn là khổ. Khổ thọ vốn là khổ, nhưng lạc thọ Phật Pháp gọi là hoại khổ. Bởi vì không có niềm vui nào là vĩnh hằng bất biến, sự thật, khi bắt đầu của khoái lạc cũng là sự bắt đầu của thống khổ, vì khi khoái lạc mất đi, niềm thống khổ sẽ lập tức xuất hiện. Ví như khi đói được ăn cảm thấy vô cùng khoái lạc, nhưng khi ăn quá no thì niềm khoái lạc ấy lập tức sẽ chuyển thành thống khổ. Còn nếu bản chất của sự ăn uống vốn là khoái lạc thì đương nhiên phải càng ăn càng sung sướng mới đúng. Kì thật không phải như vậy. Cho nên bản chất của lạc thọ vốn không phải hoàn toàn là khoái lạc. Khoái lạc chỉ là tâm lí cân bằng khi đáp ứng đầy đủ được dục vọng nào đó, vốn không phải là một thực tại khoái lạc bất biến. Còn một loại cảm thọ phi khổ phi lạc chính là xả thọ. “Y xả thọ kiến lập hành khổ”, tức nỗi khổ của các pháp hữu vi biến dịch vô thường. Tóm lại, tất cả mọi cảm thọ đều là thống khổ, cũng vĩ như tất cả mọi sinh mạng đều đi đến điểm cuối cùng là sự tử vong.
  3. Quán tâm vô thường. Tâm niệm của chúng ta là vô thường biến hóa khi niềm vui đến không phải vĩnh viễn khoái lạc. Khi đau khổ đến cũng không phải là đau khổ mãi mãi. Khi cảm xúc dâng trào, chưa chắc sẽ được giữ mãi như vậy, khi tâm lí đau thương đến cũng chưa chắc sẽ duy trì bất biến mà tâm niệm luôn thay đổi bất định. Niệm niệm đều là vô thường, thời thời đều là biến huyễn. Nhận thức được bản chất vô thường của tâm niệm thì sẽ không chấp trước ở bất kì một cảm giác nào, sẽ không đắc ý với bất kì thuận cảnh nào và cũng không đau khổ tột cùng bởi vì một nghịch cảnh nào.
  4. Quán pháp vô ngã. Pháp là chỉ cho hết thảy chư pháp của vũ trụ nhân sanh, ngã là chỉ cho một chủ thể bất biến độc tồn. Hết thảy chư pháp của vũ trụ, bao gồm cả tự thân chúng ta đều là do sự hòa hợp của các duyên mà thành, trong đó không có tồn tại một thực thể bất biến. Nhưng bởi vì chúng sinh điên đảo vô minh, vọng chấp có ngã, do vậy Đức Phật dạy các đệ tử phải quán sát vạn pháp vô ngã, từ đó có thể thoát khỏi sự tham trước vạn pháp thế gian.

Người đời vì thiếu sự hiểu biết chân chánh về nhân sanh vũ trụ dẫn đến quan điểm điên đảo về thường, lạc, ngã, tịnh. Đức Phật dạy về Tứ Niệm Xứ chính là giúp cho chúng ta đối trị với bốn quan điểm sai lạc, thông qua sự tu tập về quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường và quán pháp vô ngã mà giải thoát khỏi bốn nhận thức sai lầm về thường, lạc, ngã, tịnh mà phiền não khổ đau.

2. Tứ Chánh Cần

Cần là siêng năng, cần cù, tinh tấn. Chánh cần chính là sự tinh tấn, siêng năng, cần cù một cách chính đáng, có thể đối trị với lười biếng, giải đãi. Đối với người học Phật, siêng năng cần cù có nội hàm nhất định, đó chính là bỏ ác làm thiện. Tứ Chánh Cần còn gọi là Tứ Chánh Đoạn, hay Tứ Chánh Thắng.

  1. Nỗ lực đoạn trừ điều ác đã phát sinh. Con người không phải là thánh hiền nên nhất định phải có lỗi lầm, nên phải biết tinh tấn sám hối, tích cực sửa đổi và nỗ lực không tái phát.
  2. Điều ác chưa sanh, tích cực làm cho nó không phát sinh. Nghiêm trì giới luật, cẩn thủ uy nghi để xây dựng một hoàn cảnh sống tốt đẹp và hoàn cảnh tâm linh tốt đẹp, khiến cho các điều ác chưa sanh sẽ không phát sinh.
  3. Nỗ lực làm cho các điều thiện chưa sanh được phát sinh. Thông qua văn tư kinh giáo, tùy giáo nhập quán, y theo giáo lý để thực hành làm cho các điều thiện pháp lần lần được sanh khởi.
  4. Tinh tấn nỗ lực làm tăng trưởng các điều thiện đã phát sanh. Học Phật không những phải phát tâm mà còn phải biết phát tâm trường cửu, khiến cho các thiện pháp đã sinh càng thêm tăng trưởng và rộng lớn, kiên cố không thối chuyển.

[Chánh cần trang nghiêm cố, tất năng đoạn trừ nhất thiết bất thiện pháp, thành nhất thiết thiện pháp]. Thường tu Tứ Chánh Cần sẽ làm cho các điều ác được đoạn trừ và thành tựu tất cả các thị pháp.

3. Tứ Thần Túc

Tứ Thần Túc còn gọi là Tứ Như Ý Túc, là dùng bốn loại định lực nhiếp tâm từ đó khởi phát thần thông khiến cho định tuệ được đầy đủ, sở nguyện được viên thành nên gọi là Như Ý. Tứ Thần Túc còn gọi là bốn nhân duyên thành tựu thiền định, bởi vì tu tập Tứ Thần Túc nên làm cho thân tâm luôn ở trong trạng thái khinh an khoái lạc.

  1. Dục Như Ý Túc. Trong Phật Pháp, dục vọng có thiện, ác và vô kí, phát tâm hành thiện lợi tha là thiện pháp dục, chuẩn bị hành hung làm ác gọi là ác pháp dục, ý nghĩ không thiện không ác là vô kí dục. Tất cả mọi hành động đều do sự dẫn phát bởi nhu cầu tương ứng. Cũng vậy, tu tập thiền định cũng cần phải có những ý nguyện mãnh liệt về tu tập thiền định. Nếu trong tự tâm không phát sinh những nhu cầu ấy thì sẽ không tinh tấn tu thiền.
  2. Cần Như Ý Túc. Cần Như Ý Túc tức tinh tấn không lười. Tu tập thiền định không phải tức khắc mà thành. Điều đầu tiên phải từ trong kinh giáo và thiện tri thức chỉ dẫn tìm ra điểm mấu chốt thực hành rồi từ đó kiên trì nỗ lực không ngừng.
  3. Tâm Như Ý Túc. Tu tập thiền định tức là đào luyện sự chuyên chú của tâm, thông qua tu tập chỉ cột tâm một chỗ, đạt đến trạng thái tâm cảnh làm một.
  4. Quán Như Ý Túc. Thông qua văn tư kinh giáo kiến lập chánh kiến trên cơ sở của chỉ để tư duy như lý như thực quán chiếu duyên cảnh, từ đó đạt đến tâm nhất cảnh tánh.

[Thần túc trang nghiêm cố, hằng linh thân tâm khinh an khoái lạc]. Trên cơ sở của thập thiện để tu tập Tứ Như Ý Túc sẽ giúp cho chúng ta luôn giữ được trạng thái nhẹ nhàng của thân tâm.

4. Ngũ Căn

Căn là căn bản, gốc sâu thì cành lá mới sum suê. Tu tập cũng vậy. Tu tập Tứ Niệm Xứ làm cho chủng tử thiện được nảy mầm, nhưng nếu không có gốc rễ tốt để cung cấp nguồn dinh dưỡng thì hạt giống thiện không thể được nuôi lớn. Ngũ Căn tức là năm con đường khiến cho thiện pháp được phát triển. Đó cũng chính là năm sức mạnh hướng đến giải thoát.

  1. Tín căn. Niềm tin không dao động, luôn kiên định đối với Tam Bảo, không hề hoài nghi. Niềm tin chính là mẹ của hết thảy công đức. Vì có tín ngưỡng nên mới có thể làm trưởng dưỡng tất cả mọi công đức.
  2. Tinh tấn căn. Dưới sự chỉ đạo của chánh kiến và thiện tri thức, tìm ra được phương hướng tu tập chính xác, từ đó nỗ lực cần cầu không ngừng nghỉ.
  3. Niệm căn. Dựa vào chánh kiến để xây dựng nên chánh niệm, giữ vững chánh niệm, làm cho nó trở thành sức mạnh chủ đạo của tâm linh, khiến cho vọng niệm không còn cơ hội, từ đó không bị sự chi phối của các tập khí và phiền não.
  4. Định căn. Tức từ nơi chánh niệm mà phát sanh lên chánh định, khiến cho nội tâm được thanh tịnh, không ảnh hưởng bởi ngoại lực.
  5. Tuệ căn. Trên cơ sở của định, y theo chánh kiến mà tư duy như lý và như thật chọn lựa các pháp.

[Ngũ căn trang nghiêm cố, thâm tín kiên cố, tinh cần phỉ giải, thường vô mê vọng, tịch nhiên điều thuận đoạn chư phiền não]. Trên cơ sở thập thiện tu tập Ngũ Căn giúp chúng ta kiên định niềm tin với Tam Bảo, trên con đường học Phật tinh cần không lười biếng, từ đó xa rời mê vọng, vọng tưởng, làm cho thân tâm được điều nhu, tịch tĩnh, cuối cùng đoạn trừ các loại phiền não.

5. Ngũ lực

Ngũ lực tức là năm loại sức mạnh, nội dung giống như Ngũ Căn, gồm Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực. Khi Ngũ Căn kiên cố bất thối sẽ sanh ra sức mạnh rất lớn. Cũng có thể nói khi Ngũ Căn tu tập đến một trình độ nhất định thì có thể chuyển hóa thành năm loại động lực để hàng phục phiền não vọng tưởng. Tín lực là do Tín căn tăng trưởng mà thành, có thể bạc trừ mọi tà kiến mê tín. Tinh tấn lực là do Tinh tấn căn tăng trưởng mà thành, có thể bạc trừ giải đãi thối chuyển. Niệm lực là do Niệm căn tăng trưởng mà thành, có thể bạc trừ tà niệm và vọng tưởng. Định lực là do Định căn tăng trưởng mà thành, có thể bạc trừ hôn trầm và trạo cử. Tuệ lực là do Tuệ căn tăng trưởng mà thành, có thể bạc trừ vô minh và mê hoặc.

[Lực trang nghiêm cố, chúng oán tận diệt, vô năng hoại giả]. Trên cơ sở thập thiện để tu tập Ngũ Lực có thể bạc trừ những chướng ngại và sự cản trở trong quá trình tu tập.

6. Thất Giác Tri

Thất Giác Tri còn gọi là Thất Bồ Đề Phật.

  1. Niệm Giác Tri. Nương theo chánh kiến mà tu tập chánh niệm là chỗ y cứ sanh khởi giác ngộ.
  2. Trạch Pháp Giác Tri. Như lý tư duy các pháp, như thực quán chiếu thực tướng các pháp là tự thể của Giác.
  3. Tinh Tấn Giác Tri. Nương theo Giác Tri thực tướng của các pháp mà kiến lập tinh tấn. Trong tinh tấn niệm niệm tương ưng với Giác, niệm niệm giải trừ phàm phu tâm.
  4. Hỉ Giác Tri. Do nơi tâm tương ưng với thực tướng của pháp mà sanh khởi hỉ duyệt.
  5. Khinh An Giác Tri. Thân tâm xa rời sự ô nhiễm để tiến đến trạng thái thanh tịnh an tường.
  6. Định Giác Tri. Viễn ly hôn trầm trạo cử và giữ tâm một chỗ.
  7. Niệm Giác Tri. Tâm không thiên vị, bất thủ bất xả, duy trì sự căn bản.

[Giác chi trang nghiêm cố, thường thiện giác ngộ nhất thiết chư pháp]. Trên cơ sở thập thiện để tu tập Thất Giác Tri có thể phát khởi được trí tuệ vô lậu, khế nhập không tánh.

7. Bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo là con đường trung đạo bất nhị hướng đến giải thoát.

  1. Chánh kiến. Như thật quán chiếu chân thật của vũ trụ nhân sanh.
  2. Chánh tư duy. Nương theo chánh kiến như lý tư duy các pháp để xây dựng nên chí hướng chính xác của nhân sanh.
  3. Chánh ngữ. Nói chân  thật ngữ, lợi tha ngữ, không nói hư vọng ngữ.
  4. Chánh nghiệp. Giữ gìn thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh tịnh, làm cho ngôn hạnh như pháp như luật.
  5. Chánh mạng. Chọn lựa những nghề nghiệp phù hợp với pháp luật và giới luật không làm điều phạm pháp và trái với giới luật.
  6. Chánh tinh tấn. Theo sự dẫn dắt của chánh kiến mà tinh tấn đoạn trừ hành vi ác, tu tập điều thiện.
  7. Chánh niệm. Theo chánh kiến của Phật Pháp như lý tư duy đem tâm an trú nơi thiện duyên thiện cảnh.
  8. Chánh định. Trong thiện duyên thiện cảnh tiếp tục an trú, không trầm không trạo, tâm nhất cảnh tánh.

[Chánh đạo trang nghiêm cố, đắc chánh trí tuệ, thường hiện tại tiền]. Trên cơ sở thập thiện mà tu tập Bát Chánh Đạo sẽ làm cho chúng ta thành tựu viên mãn Bát Nhã trí tuệ.

8. Chỉ quán

[Chỉ trang nghiêm cố, tất năng địch trừ nhất thiết kiết sử]. Chỉ là tên gọi khác của thiền định, tức là chỉ tức vọng niệm, làm cho tâm chuyên chú vào một cảnh. Kiết sử là tên khác của phiền não, phiền não có thể ràng buộc thân tâm, kết thành khổ quả, nên gọi là kiết, cũng có thể làm cho chúng sinh trầm nịch trong biển khổ sanh tử, nên gọi là sử. Trên cơ sở thập thiện nghiệp mà tu chỉ có thể chấm dứt được vọng tưởng, hàng phục được phiền não, nhưng nếu giải quyết vấn đề một cách triệt để không thể chỉ dựa vào “chỉ” là đủ, mà còn cần sự trợ giúp từ sức mạnh của “quán”.

[Quán trang nghiêm cố, năng như thật chi chư pháp tự tánh]. Quán tức như thực quán chiếu chư pháp. Trên cơ sở thập thiện nghiệp để tu tập chánh quán sẽ làm cho phát khởi trí tuệ Bát Nhã, thông đạt được thực tướng vũ trụ nhân sanh.

9. Phương tiện

Phương tiện là căn cứ vào căn cơ và phương thức tiếp thọ không đồng của chúng sinh mà diễn hóa ra các phương pháp.

[Phương tiện trang nghiêm cố, tốc đắc thành mãn vi vô vi lạc]. Vi tức là các pháp hữu vi của thế gian. Vô vi là chỉ cho các pháp vô vi của xuất thế gian. Trên cơ sở của thập thiện nghiệp tu tập pháp môn phương tiện thì có thể nhanh chóng thành tựu hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian. Phương tiện tức là căn cứ vào căn cơ và phương thức tiếp thọ không đồng của chúng sinh mà diễn hóa ra các loại phương pháp, là phương tiện để tiếp dẫn chúng sinh của Bồ Tát. trong quá trình tu tập Phật Pháp ngoài việc chứng đắc căn bản trí ra còn phải thành tựu phương tiện trí. Phương tiện trí còn gọi là quyền trí, tức là hiểu rõ căn cơ của chúng sinh. Nếu không có thiện xảo thì rất khó hòa nhập với chúng sinh. Nếu như pháp không đối cơ thì rất khó thực hành sự nghiệp lợi ích hết thảy hữu tình.


Chương XII:TỔNG KẾT

 

       [Long vương đương tri; thử thập thiện nghiệp, nãi chí năng linh thập lục, vô úy, thập bát bất cộng, nhất thiết Phật Pháp, giai đắc viên mãn, thị cố nhữ đẳng ưng cầu tu học.

       Long Vương, thí như nhất thiết thành ấp tu lạc, giai y đại địa nhi đắc an trụ, Nhất thiết dược thảo hủy mộc tùng lâm, diệc giai y địa, nhi đắc sanh trưởng. thử thập thiện đạo, diệc phục như thị. Nhất thiết nhân thiên, y chi nhi lập, nhất thiết Thanh Văn, Độc giác, Bồ Đề chư Bồ Tát hạnh, nhất thiết Phật Pháp hàm cộng y thử thập thiện đại địa, nhi đắc thành tựu.

       Phật thuyết thử kinh dĩ, Ta Kiệt La Long Vương cập chư đại chúng, nhất thiết thế gian thiên nhơ A Tu La đẳng, giai đại hoan hỷ tín thọ phụng hành]

Đoạn kinh đã tổng kết lợi ích thù thắng của việc tu tập thiện nghiệp đạo.

       [Long Vương đương tri: thử thập thiện nghiệp, nãi chí năng linh thập lực, vô úy, thập bát bất cộng, nhất thiết Phật Pháp, giai đắc viên mãn, thị cố nhữ đẳng, ưng cần tu học]

       Thập lực: chỉ mười năng lực hiểu biết siêu nhiên mười trí đặc biệt của một vị Phật, thập lực gồm:

  1. 知是處非處智力 [Tri thị xứ phi xứ trí lực] Biết rõ tính khả thi và tính bất khả thi trong mọi trường hợp.
  2. 知三世業報智力 [Tri tam thế nghiệp báo tri lực] Biết rõ luật nhân quả, quả báo, nghiệp nào tạo quả nào.
  3. 知一切所道智力 [Tri nhất thiết sở đạo trí lực] Biết rõ nguyên nhân nào dẫn đến con đường tái sinh nào.
  4. 知種種界智力 [Tri chủng chủng giới trí lực] Biết rõ các thế giới với những yếu tố thành lập của chúng.
  5. 知種種解智力 [Tri chủng chủng giải trí lực] Biết rõ cá tính của chúng sanh.
  6. 知一切衆生心性智力 [Tri nhất thiết chúng sanh tâm tính trí lực] Biết rõ căn cơ học đạo cao thấp của mọi chúng sanh.
  7. 知諸禅解脱三昧智力[Tri chư thiền giải thoát tam muội trí lực] Biết rõ tất cả các cảnh thiên đình.
  8. 知宿命無漏智力 [Tri túc mạng vô lậu trí lực] Biết rõ các tiền kiếp của chính mình
  9. 知天眼無礙智力 [Tri thiên nhãn vô ngại trí lực] Biết rõ sự tiêu hủy và tái xuất của chúng sanh.
  10. 知永斷習氣智力 [Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực] Biết các lậu hoặc sẽ chấm dứt như thế nào.

           Vô úy. Bốn điều tự tín không sợ hải của Phật thể hiện lúc thuyết pháp gồm:

  1. Chư pháp hiện đẳng giãi vô úy: Đối với tất cả các pháp, Phật đều rõ biết một cách tường tận, còn gọi là nhất thiết trí vô úy.
  2. Lâu vĩnh tận vô úy: còn gọi là lậu tận vô úy. Phật đã dứt sạch hết tất cả mọi phiền não, không có sự sợ hãi từ các nạn bên ngoài.
  3. Thuyết chướng pháp vô úy: còn gọi là thuyết chướng đạo vô úy, không sợ hại khi nói những pháp chướng ngại sự tu tập
  4. Thuyết xuất đạo vô úy: Phật chỉ bày con đường giải thoát ly sanh tử, chỉ bày phương pháp tu tập để thoát ly khổ đau còn gọi là thuyết tận khổ đạo vô úy.

           Thập bát bất cộng pháp là 18 công đức chỉ riêng Phật mới có (Thinh văn, duyên giác, Bồ tát không có nên gọi bất cộng)

  1. Thân vô thất (Thân không lỗi)
  2. Khẩu vô thất (Miệng không lỗi)
  3. Niệm vô thất (Ý không lỗi)
  4. Vô dị tưởng (Không có tưởng khác)
  5. Vô bất định tâm (Không có tâm không định)
  6. Vô bất tri dĩ xã (Không phải không biết chuyện đã bỏ)
  7. Dục vô diệt (Sự dục không diệt)
  8. Tinh tấn vô diệt (Sự tinh tấn không diệt)
  9. Niệm vô diệt (Ý tưởng không diệt)
  10. Huệ vô diệt (Trí tuệ không diệt)
  11. Giải thoát vô diệt (Giải thoát không diệt)
  12. Giải thoát tri kiến vô diệt (Giải thoát tri kiến không diệt)
  13. Nhất thiết thân nghiệp tùy trí tuệ hành hết thủy nghiệp của thân tùy theo trí tuệ mà thi hạnh
  14. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành
  15. Nhất thiết ý nghiệp tùy trí tuệ hành
  16. Trí tuệ tri quá khứ thế vô ngại: Trí tuệ biết đời quá khứ không ngại
  17. Trí tuệ tri vị lai thế vô ngại
  18. Trí tuệ tri hiện tại thế vô ngại

       Đức Phật bảo Long Vương không được xem thường thập thiện nghiệp đạo, lấy đó làm cơ sở có thể làm cho thập lực, tứ vô úy, thập bát bất cộng tất cả chư Phật đều được thành tựu. Do vậy người học Phật càng phải biết xem trọng, cẩn thận tu học, tinh cần thực hiện.

       [ Long Vương! Thí như nhất thiết thành ấp tu lạc, giai y đại địa nhi đắc an trụ, Nhất thiết dược thảo hủy mộc tùng lâm, diệc giai y địa nhi đắc sanh trưởng. Thử thập thiện đạo, diệc phục như thị ]. Tiếp theo, đức Phật dùng ví dụ để chứng minh cho Long Vương thấy tính quan trọng của thập thiện nghiệp đạo giống như thành thị, hương thôn phải được an lập nơi đại địa, cũng như tất cả cây cỏ đều nhờ thổ nhưỡng mới được sanh trưởng, tất cả mọi công đức mà chư Phật, Thành hiền thành tựu được đều không thể rời căn bản nơi thập thiện nghiệp mà có được.

       [ Nhất thiết nhân thiên y chi nhi lập, nhất thiết thanh văn, độc giác, Bồ đề, chư Bồ tát hạnh, nhất thiết Phật Pháp, hàm cộng y thư thập thiện đại địa, nhi đắc thành tựu ]. Như trước đã nói, tu ngũ giới thập thiện, vị lai mới có thể được sanh thiên nhơn. Ngoài ra quả vị chứng đắc của tam thừa hiền thánh Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát cho đến thành tựu Phật quả đều không rời cơ sở thập thiện nghiệp cũng như vạn vật sanh trưởng đều không thể rời khỏi đất. Thập thiện nghiệp chính là thổ nhưỡng để nhất thiết Phật Pháp nảy mầm, sanh trưởng, kết quả trổ hoa.

       Nếu xa lìa thập thiện nghiệp để tu hành được thành tựu thì như xây lầu các trong hư không không hợp thực tế. Cũng như trồng cấy, dục tốc bất đạt, Thập Thiệp nghiệp là lộ trình phải đi của người tu học Phật Pháp cũng là tư tưởng không thể thiếu để thành tựu tam thừa thánh quả, tác dụng không thể tính kể được.

       [ Phật thuyết thứ kinh dĩ, Ta Kiệt La Long Vương cập chủ đại chúng, nhất thiết thế gian thiên, nhơn, A Tu La đẳng, giai đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành ]. Phật thuyết kinh này xong tham dự pháp hội gồm Long Vương, chư Bồ tát, chư đại tỳ kheo, thiên, nhơn, A Tu La đều theo căn cơ của mình mà được lợi ích từ đó có được pháp hỷ xung mãn và biểu lộ tâm nguyện Y giáo phụng hành, nỗ lực thực hiện thập thiện nghiệp đạo.

PHẦN CHÁNH VĂN

佛說十善業道經

唐于闐三藏法師實叉難陀譯

如是我聞。一時,佛在娑竭羅龍宮,與八千大比丘眾、三萬二千菩薩摩訶薩俱。爾時,世尊告龍王言。一切眾生,心想異故,造業亦異,由是故有諸趣輪轉。龍王,汝見此會及大海中,形色種類,各別不耶?如是一切,靡不由心,造善不善,身業語業意業所致。而心無色,不可見取,但是虛妄,諸法集起,畢竟無主,無我我所。雖各隨業,所現不同,而實於中,無有作者,故一切法皆不思議。自性如幻,智者知已,應修善業,以是所生蘊處界等,皆悉端正,見者無厭。龍王,汝觀佛身,從百千億福德所生,諸相莊嚴,光明顯曜,蔽諸大眾,設無量億自在梵王,悉不復現,其有瞻仰如來身者,莫不目眩。汝又觀此諸大菩薩,妙色嚴淨,一切皆由修習善業福德而生。又諸天龍八部眾等大威勢者,亦因善業福德所生。今大海中所有眾生,形色麤鄙,或大或小,皆由自心種種想念,作身語意諸不善業,是故隨業,各自受報。汝今當應如是修學,亦令眾生了達因果,修習善業。汝當於此,正見不動,勿復墮在斷常見中,於諸福田,歡喜敬養,是故汝等,亦得人天尊敬供養。

龍王,當知菩薩有一法,能斷一切諸惡道苦。何等為一?謂於晝夜,常念思惟觀察善法,令諸善法念念增長,不容毫分不善間雜,是即能令諸惡永斷,善法圓滿,常得親近諸佛菩薩及餘聖眾。言善法者,謂人天身、聲聞菩提、獨覺菩提、無上菩提,皆依此法,以為根本,而得成就,故名善法。此法即是十善業道。何等為十?謂能永離殺生、偷盜、邪行、妄語、兩舌、惡口、綺語、貪欲、瞋恚、邪見。

龍王,若離殺生,即得成就十離惱法。何等為十?一、於諸眾生,普施無畏。二、常於眾生,起大慈心。三、永斷一切瞋恚習氣。四、身常無病。五、壽命長遠。六、恒為非人之所守護。七、常無惡夢,寢覺快樂。八、滅除怨結,眾怨自解。九、無惡道怖。十、命終生天。是為十。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,得佛隨心自在壽命。

復次龍王。若離偷盜,即得十種可保信法。何等為十?一者、資財盈積,王賊水火及非愛子,不能散滅。二、多人愛念。三、人不欺負。四、十方讚美。五、不憂損害。六、善名流布。七、處眾無畏。八、財命色力安樂,辯才具足無缺。九、常懷施意。十、命終生天。是為十。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,得證清淨大菩提智。

復次龍王。若離邪行,即得四種智所讚法。何等為四?一、諸根調順。二、永離諠掉。三、世所稱歎。四、妻莫能侵。是為四。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,得佛丈夫隱密藏相。

復次龍王。若離妄語,即得八種天所讚法。何等為八?一、口常清淨,優缽華香。二、為諸世間之所信伏。三、發言成證,人天敬愛。四、常以愛語,安慰眾生。五、得勝意樂,三業清淨。六、言無誤失,心常歡喜。七、發言尊重,人天奉行。八、智慧殊勝,無能制伏。是為八。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,即得如來真實語。

復次龍王。若離兩舌,即得五種不可壞法。何等為五?一、得不壞身,無能害故。二、得不壞眷屬,無能破故。三、得不壞信,順本業故。四、得不壞法行,所修堅固故。五、得不壞善知識,不誑惑故。是為五。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,得正眷屬,諸魔外道不能沮壞。

復次龍王。若離惡口,即得成就八種淨業。何等為八?一、言不乖度。二、言皆利益。三、言必契理。四、言詞美妙。五、言可承領。六、言則信用。七、言無可譏。八、言盡愛樂。是為八。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,具足如來梵音聲相。

復次龍王。若離綺語,即得成就三種決定。何等為三?一、定為智人所愛。二、定能以智,如實答問。三、定於人天,威德最勝,無有虛妄。是為三。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,即得如來諸所授記,皆不唐捐。

復次龍王。若離貪欲,即得成就五種自在。何等為五?一、三業自在,諸根具足故。二、財物自在,一切怨賊不能奪故。三、福德自在,隨心所欲,物皆備故。四、王位自在,珍奇妙物,皆奉獻故。五、所獲之物,過本所求百倍殊勝,由於昔時不慳嫉故。是為五。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,三界特尊,皆共敬養。

復次龍王。若離瞋恚,即得八種喜悅心法。何等為八?一、無損惱心。二、無瞋恚心。三、無諍訟心。四、柔和質直心。五、得聖者慈心。六、常作利益,安眾生心。七、身相端嚴,眾共尊敬。八、以和忍故,速生梵世。是為八。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,得無礙心,觀者無厭。

復次龍王。若離邪見,即得成就十功德法。何等為十?一、得真善意樂、真善等侶。二、深信因果,寧殞身命,終不作惡。三、惟歸依佛,非餘天等。四、直心正見,永離一切吉凶疑網。五、常生人天,不更惡道。六、無量福慧,轉轉增勝。七、永離邪道,行於聖道。八、不起身見,捨諸惡業。九、住無礙見。十、不墮諸難。是為十。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,速證一切佛法,成就自在神通。

爾時,世尊復告龍王言。若有菩薩,依此善業,於修道時,能離殺害,而行施故,常富財寶,無能侵奪,長壽無夭,不為一切怨賊損害。離不與取,而行施故,常富財寶,無能侵奪,最勝無比,悉能備集諸佛法藏。離非梵行,而行施故,常富財寶,無能侵奪,其家直順,母及妻子,無有能以欲心視者。離虛誑語,而行施故,常富財寶,無能侵奪,離眾毀謗,攝持正法,如其誓願,所作必果。離離間語,而行施故,常富財寶,無能侵奪,眷屬和睦,同一志樂,恒無乖諍。離麤惡語,而行施故,常富財寶,無能侵奪,一切眾會,歡喜歸依,言皆信受,無違拒者。離無義語,而行施故,常富財寶,無能侵奪,言不虛設,人皆敬受,能善方便,斷諸疑惑。離貪求心,而行施故,常富財寶,無能侵奪,一切所有,悉以慧捨,信解堅固,具大威力。離忿怒心,而行施故,常富財寶,無能侵奪,速自成就,無礙心智,諸根嚴好,見皆敬愛。離邪倒心,而行施故,常富財寶,無能侵奪,恒生正見敬信之家,見佛聞法,供養眾僧,常不忘失大菩提心。是為大士修菩薩道時,行十善業,以施莊嚴,所獲大利如是。

龍王,舉要言之,行十善道,以戒莊嚴故,能生一切佛法義利,滿足大願。忍辱莊嚴故,得佛圓音,具眾相好。精進莊嚴故,能破魔怨,入佛法藏。定莊嚴故,能生念慧慚愧輕安。慧莊嚴故,能斷一切分別妄見。

慈莊嚴故,於諸眾生,不起惱害。悲莊嚴故,愍諸眾生,常不厭捨。喜莊嚴故,見修善者,心無嫌嫉。捨莊嚴故,於順違境,無愛恚心。

四攝莊嚴故,常勤攝化一切眾生。

念處莊嚴故,善能修習四念處觀。正勤莊嚴故,悉能斷除一切不善法,成一切善法。神足莊嚴故,恒令身心輕安快樂。五根莊嚴故,深信堅固,精勤匪懈,常無迷忘,寂然調順,斷諸煩惱。力莊嚴故,眾怨盡滅,無能壞者。覺支莊嚴故,常善覺悟一切諸法。正道莊嚴故,得正智慧常現在前。

正(止)莊嚴故,悉能滌除一切結使。觀莊嚴故,能如實知,諸法自性。

方便莊嚴故,速得成滿,為無為樂。

龍王,當知此十善業,乃至能令十力、無畏、十八不共、一切佛法,皆得圓滿,是故汝等應勤修學。

龍王,譬如一切城邑聚落,皆依大地而得安住,一切藥草卉木叢林,亦皆依地而得生長。此十善道,亦復如是。一切人天,依之而立,一切聲聞獨覺菩提、諸菩薩行、一切佛法,咸共依此十善大地,而得成就。

佛說此經已,娑竭羅龍王及諸大眾、一切世間天人阿修羅等,皆大歡喜,信受奉行。

(佛說十善業道經 經文摘自《乾隆大藏經》第六十七冊、七九五頁。)

PHẦN DỊCH ÂM

Như thị ngã văn: Nhất thời Phật tại Ta-Kiệt-La Long cung, dữ bát thiên đại Tỳ-Kheo chúng, tam vạn nhị thiên Bồ-Tát Ma-HaTát câu.

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Long vương ngôn: Nhất thiết chúng sanh tâm tưởng dị cố, tạo nghiệp diệc dị, do thị cố hữu chư thú luân chuyển.

Long vương! Nhữ kiến thử hội cập đại hải trung, hình sắc chủng loại các biệt phủ da? Như thị nhất thiết mị bất do tâm, tạo thiện bất thiện, thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp sở trí.

Nhi tâm vô sắc, bất khả kiến thủ, đản thị hư vọng, chư pháp tập khởi, tất cánh vô chủ, vô ngã ngã sở. Tuy các tùy nghiệp sở hiện bất đồng, nhi thật ư trung vô hữu tác giả. Cố nhất thiết pháp giai bất tư nghì, tự tánh như huyễn. Trí giả tri dĩ, ưng tu thiện nghiệp, dĩ thị sở sanh, uẩn, xứ, giới đẳng, giai tất đoan chánh, kiến giả vô yểm.

Long vương! Nhữ quán Phật thân, tùng bá thiên ức phước đức sở sanh, chư tướng trang nghiêm, quang minh hiển diệu, tế chư đại chúng, thiết vô lượng ức tự tại Phạm vương, tất bất phục hiện, kỳ hữu chiêm ngưỡng Như Lai thân giả, khởi bất mục huyễn.

Nhữ hựu quán thử chư đại Bồ-Tát, diệu sắc nghiêm tịnh, nhất thiết giai do tu tập thiện nghiệp phước đức nhi sanh. Hựu chư thiên long bát bộ chúng đẳng, đại oai thế giả, diệc nhân thiện nghiệp phước đức sở sanh.

Kim đại hải trung, sở hữu chúng sanh, hình sắc thô bỉ, hoặc đại hoặc tiểu, giai do tự tâm chủng chủng tưởng niệm tác thân ngữ ý chư bất thiện nghiệp, thị cố tùy nghiệp, các tự thọ báo.

Nhữ kim thường ưng như thị tu học, diệc linh chúng sanh liễu đạt nhân quả, tu tập thiện nghiệp. Nhữ đương nhân thử chánh kiến bất động, vật phục đọa tại đoạn thường kiến trung! Ư chư phước điền hoan hỷ kính dưỡng, thị cố nhữ đẳng diệc đắc nhân thiên tôn kính cúng dường.

Long vương đương tri: Bồ-Tát hữu nhất pháp, năng đoạn nhất thiết chư ác đạo khổ. Hà đẳng vi nhất? Vị ư trú dạ thường niệm tư duy quán sát thiện pháp, linh chư thiện pháp niệm niệm tăng trưởng, bất dung hào phân bất thiện gián tạp, thị tức năng linh chư ác vĩnh đoạn, thiện pháp viên mãn, thường đắc thân cận chư Phật, Bồ-Tát cập dư Thánh chúng.

Ngôn thiện pháp giả, vị nhân thiên thân, Thanh văn Bồ-đề, Ðộc giác Bồ-đề, Vô thượng Bồ-đề, giai y thử pháp, dĩ vi căn bản, nhi đắc thành tựu, cố danh thiện pháp.

Thử pháp tức thị Thập thiện nghiệp đạo. Hà đẳng vi thập? Vị năng vĩnh ly sát sanh, thâu đạo, tà hạnh, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu,ỷ ngữ, tham dục, sân nhuế, tà kiến.

Long vương! Nhược ly sát sanh, tức đắc thành tựu thập ly não pháp.Hà đẳng vi thập?

Nhất : Ư chư chúng sanh phổ thí vô úy.

Nhị : Thường ư chúng sanh khởi đại từ tâm.

Tam : Vĩnh đoạn nhất thiết sân nhuế tập khí.

Tứ : Thân thường vô bệnh.

Ngũ : Thọ mạng trường viễn.

Lục : Hằng vi phi nhân chi sở thủ hộ.

Thất : Thường vô ác mộng, tâm giác khoái lạc.

Bát : Diệt trừ oán kết, chúng oán tự giải.

Cửu : Vô ác đạo bố.

Thập : Mạng chung sanh thiên.

Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A-nậu đa-la Tam- miệu Tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật tùy tâm tự tại thọ mạng.

Phục thứ Long vương, nhược ly thâu đạo, tức đắc thập chủng khả bảo tín pháp. Hà đẳng vi thập?

Nhất : Tư tài doanh tích, vương tặc, thủy hỏa, cập phi ái tư, bất năng tán diệt.

Nhị : Ða nhân ái niệm.

Tam : Nhân bất khi phụ.

Tứ : Thập phương tán mỹ.

Ngũ : Bất ưu tổn hại.

Lục : Thiện danh lưu bố.

Thất : Xử chúng vô úy.

Bát : Tài, mạng, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết.

Cửu : Thường hoài thí ý.

Thập : Mạng chung sanh thiên.

Thị vi thập.Nhược năng hồi hướng A-nậu đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chứng thanh tịnh đại bồ- đề trí.

Phục thứ Longvương, nhược ly tà hạnh, tức đắc tứ chủng trí sở tán pháp. Hà đẳng vi tứ?

Nhất : Chư căn điều thuận.

Nhị : Vĩnh ly huyên trạo.

Tam : Thế sở xưng tán.

Tứ : Thê mạc năng xâm.

Thị vi tứ.Nhược năng hồi hướng A-nậu đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật trượng phuẩn mật tàng tướng.

Phục thứ Long vương, nhược ly vọng ngữ, tức đắc bát chủng thiên sở tán pháp. Hà đẳng vi bát?

Nhất : Khẩu thường thanh tịnh Ưu-bát hoa hương. Nhị : Vi chư thế gian chi sở tín phục. Tam : Phát ngôn thành chứng, nhân thiên kính ái. Tứ : Thường dĩ ái ngữ anủi chúng sanh. Ngũ : Ðắc thắng ý lạc, tam nghiệp thanh tịnh. Lục : Ngôn vô ngộ thất, tâm thường hoan hỷ. Thất : Phát ngôn tôn trọng, nhân thiên phụng hành. Bát : Trí tuệ thù thắng vô năng chế phục.

Thị vi bát.Nhược năng hồi hướng A-nậu đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, tức đắc Như Lai chân thật ngữ.

Phục thứ Long vương, nhược ly lưỡng thiệt, tức đắc ngũ chủng bất khả hoại pháp. Hà đẳng vi ngũ?

Nhất : Ðắc bất hoại thân, vô năng hại cố. Nhị : Ðắc bất hoại quyến thuộc, vô năng phá cố. Tam : Ðắc bất hoại tín, thuận bổn nghiệp cố. Tứ : Ðắc bất hoại pháp hạnh, sở tu kiên cố cố. Ngũ : Ðắc bất hoại thiện tri thức, bất cuống hoặc cố.

Thị vi ngũ. Nhược năng hồi hướng A-nậu đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chánh quyến thuộc, chư ma ngoại đạo, bất năng trở hoại.

Phục thứ Long vương, nhược ly ác khẩu, tức đắc thành tựu bát chủng tịnh nghiệp. Hà đẳng vi bát?

Nhất : Ngôn bất quai độ.

Nhị : Ngôn giai lợi ích.

Tam : Ngôn tất khế lý.

Tứ : Ngôn từ mỹ diệu.

Ngũ : Ngôn khả thừa lãnh.

Lục : Ngôn tắc tín dụng.

Thất : Ngôn vô khả cơ.

Bát : Ngôn tận ái lạc.

Thị vi bát.Nhược năng hồi hướng A-nậu đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, cụ túc Như Lai Phạm âm thanh tướng.

Phục thứ Long vương, nhược lyỷ ngữ tức đắc thành tựu tam chủng quyết định. Hà đẳng vi tam?

Nhất : Ðịnh vi trí nhân sở ái.

Nhị : Ðịnh năng dĩ trí như thật đáp vấn.

Tam : Ðịnh ư nhân thiên oai đức tối thắng, vô hữu hư vọng.

Thị vi tam.Nhược năng hồi hướng A-nậu đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Như Lai sở thọ ký giai bất đường quyên.

Phục thứ Long vương, nhược ly tham dục, tức đắc thành tựu ngũ chủng tự tại. Hà đẳng vi ngũ?

Nhất : Tam nghiệp tự tại, chư căn cụ túc cố.

Nhị : Tài vật tự tại, nhất thiết oán tặc bất đoạt cố.

Tam : Phước đức tự tại, tùy tâm sở dục vật giai bị cố.

Tứ : Vương vị tự tại, trân kỳ diệu vật giai phụng hiến cố.

Ng ũ : Sở hoạch chi vật, quá bổn sở cầu, bá bội thù thắng, do ư tích thời, bất xan tật cố.

Thị vi ngũ. Nhược năng hồi hướng A-nậu đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, tam giới đặc tôn, giai cộng kính dưỡng.

Phục thứ Long vương, nhược ly sân nhuế, tức đắc bát chủng hỷ duyệt tâm pháp. Hà đẳng vi bát?

Nhất : Vô tổn não tâm.

Nhị : Vô sân nhuế tâm.

Tam : Vô tranh tụng tâm.

Tứ : Nhu hòa chất trực tâm.

Ngũ : Ðắc Thánh giả từ tâm.

Lục : Thường tác lợi ích an chúng sanh tâm.

Thất : Thân tướng đoan nghiêm chúng cộng tôn kính.

Bát : Dĩ hòa nhẫn cố, tốc sanh Phạm thế.

Thị vi bát.Nhượcnăng hồi hướng A-nậu đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật vô ngại tâm, quán giả vô yểm.

Phục thứ Long vương, nhược ly tà kiến, tức đắc thành tựu thập công đức pháp. Hà đẳng vi thập?

Nhất : Ðắc chân thiện ý lạc, chân thiện đẳng lữ.

Nhị : Thâm tín nhân quả, ninh quyên thân mạng, chung bất tác ác.

Tam : Duy quy y Phật, phi dư thiên đẳng.

T ứ : Trực tâm chánh kiến, vĩnh ly nhất thiết kiết hung nghi võng.

Ngũ : Thường sanh nhân thiên bất cánh ác đạo.

Lục : Vô lượng phước tuệ, chuyển chuyển tăng thắng.

Thất : Vĩnh ly tà đạo, hành ư Thánh đạo.

Bát : Bất khởi thân kiến, xả chư ác nghiệp.

Cửu : Trú vô ngại kiến.

Thập : Bất đọa chư nạn.

Thị vi thập.Nhược năng hồi hướng A-nậu đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, tốc chứng nhất thiết Phật Pháp, thành tựu tự tại thần thông.

Nhĩ thời Thế Tôn phục cáo Long vương ngôn:

Nhược hữu Bồ-Tát y thử thiện nghiệp, ư tu đạo thời, năng ly sát hại nhi hành bố thí cố.Thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, trường thọ vô yểu, bất vi nhất thiết oán tặc tổn hại.

Ly bất dữ thủ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tối thắng vô tỷ, tất năng bị tập chư Phật Pháp tạng.

Ly phi phạm hạnh nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, kỳ gia trinh thuận, mẫu cập thê tử, vô hữu năng dĩ dục tâm thị giả ....

Ly hư cuống ngữ nhi hành thí cố,thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, ly chúng hủy báng, nhiếp trì chánh pháp, như kỳ thệ nguyện, sở tác tất quả.

Ly ly gián ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, quyến thuộc hòa mục, đồng nhất chí lạc, hằng vô quai tránh.

Ly thô ác ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết chúng hội hoan hỷ quy y, ngôn giai tín thọ, vô vi cự giả.

Ly vô nghĩa ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, ngôn bất hư thiết, nhân giai kính thọ, năng thiện phương tiện, đoạn chư nghi hoặc.

Ly tham cầu tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết sở hữu, tất dĩ huệ xả, tín giải kiên cố, cụ đại oai lực.

Ly phẫn nộ tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tốc tự thành tựu vô ngại tâm trí, chư căn nghiêm hảo kiến giai kính ái.

Ly tà đảo tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, hằng sanh chánh kiến, kính tín chi gia, kiến Phật, văn pháp, cúng dường chúng tăng, thường bất vong thất đại Bồ-đề tâm.

Thị vi đại sĩ tu Bồ-Tát đạo thời, hành Thập thiện nghiệp, dĩ thí trang nghiêm sở hoạch đại lợi.

Như thị Long vương, cử yếu ngôn chi, hành Thập thiện đạo, dĩ giới trang nghiêm cố, năng sanh nhất thiết Phật Pháp nghĩa lợi, mãn túcđại nguyện.

Nhẫn nhục trang nghiêm cố, đắc Phật viên âm, cụ chúng tướng hảo.

Tinh tấn trang nghiêm cố, năng phá ma oán, nhập Phật pháp tạng. Ðịnh trang nghiêm cố, năng sanh niệm, tuệ, tàm, quí, khinh an. Tuệ trang nghiêm cố, năng đoạn nhất thiết phân biệt vọng kiến. Từ trang nghiêm cố, ư chư chúng sanh bất khởi não hại. Bi trang nghiêm cố, mẫn chư chúng sanh thường bất yểm xả. Hỷ trang nghiêm cố, kiến tu thiện giả tâm vô hiềm tật. Xả trang nghiêm cố, ư thuận vi cảnh vô ái nhuế tâm.

Tứ nhiếp trang nghiêm cố, thường cần nhiếp hóa nhất thiết chúng sanh. Niệm xứ trang nghiêm cố, thiện năng tu tập Tứ niệm xứ quán. Chánh cần trang nghiêm cố, tất năng đoạn trừ nhất thiết bất thiện pháp, thành nhất thiết thiện pháp.

Thần túc trang nghiêm cố, hằng linh thân tâm khinh an khoái lạc. Ngũ căn trang nghiêm cố, thâm tín kiên cố, tinh cần phỉ giải, thường vô mê vọng, tịch nhiên điều thuận đoạn chư phiền não.

Lực trang nghiêm cố, chúng oán tận diệt, vô năng hoại giả. Giác chi trang nghiêm cố, thường thiện giác ngộ nhất thiết chư pháp.

Chánh đạo trang nghiêm cố, đắc chánh trí tuệ, thường hiện tại tiền. Chỉ trang nghiêm cố, tất năng địch trừ nhất thiết kiết sử. Quán trang nghiêm cố, năng như thật chi chư pháp tự tánh. Phương tiện trang nghiêm cố, tốc đắc thành mãn vi vô vi lạc.

Long vương đương tri, thử Thập thiện nghiệp, nãi chí năng linh Thập lực tứ vô uý, Thập bát bất cộng nhất thiết Phật Pháp, giai đắc viên mãn. Thị cố nhữ đẳng ưng cần tu học.

Long vương! Thí như nhất thiết thành ấp tụ lạc giai y đại địa nhi đắc an trụ, nhất thiết dược thảo hủy mộc tùng lâm, diệc y địa nhi đắc sanh trưởng. Thử Thập thiện đạo, diệc phục như thị. Nhất thiết nhân thiên y chi nhi lập, nhất thiết Thanh văn, Ðộc giác bồ- đề, chư Bồ-Tát hạnh, nhất thiết Phật Pháp, hàm cộng y thử Thập thiện đại địa nhi đắc thành tựu.

Phật thuyết thử kinh dĩ, Ta-Kiệt-La Long vương cập chư đại chúng nhất thiết thế gian, thiên, nhân, a-tu-la đẳng, giai đại hoan hỷ tín thọ phụng hành.

PHẦN DỊCH NGHĨA

        Tôi nghe như vầy:

        Một thời, Đức Phật ngụ ở cung điện của Long vương Ta-kiệt-la, cùng với chúng đại Tỳ-kheo tám ngàn vị và ba vạn hai ngàn Đại Bồ-tát đều vân tập đến đông đủ.

        Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Long vương:

        -Vì tâm tưởng của tất cả chúng sinh sai khác nên tạo nghiệp cũng khác nhau. Do đấy, cho nên có sự lưu chuyển trong các đường.

        Này Long vương! Ông có thấy các thứ hình sắc chủng loại đều khác nhau ở trong hội này và trong biển cả chăng? Tất cả như vậy đều do tâm tạo ra nghiệp của thân, nghiệp của miệng, nghiệp của ý hoặc thiện hoặc ác mà thành. Nhưng tâm thì không có hình sắc, chẳng có thể nhận thấy được, chỉ là hư vọng, do các pháp tập hợp lại mà phát sinh, hoàn toàn không có chủ tể, không có ngã và ngã sở đều tùy theo nghiệp nên hiện ra khác nhau, nhưng thật sự trong đó không có chủ thể tạo tác. Do vậy, tất cả các pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, tự tánh như huyễn.

        Người có trí tuệ biết như vậy phải nên tu tập nghiệp lành. Do đấy, nên sinh ra các uẩn, xứ, giới, thảy đều đẹp đẽ, người nhìn không nhàm chán.

        Này Long vương! Ông hãy nhìn sắc thân của Như Lai! Thân này do trăm ngàn ức phước đức sinh ra. Các tướng trang nghiêm, ánh sáng chiếu rực rỡ che khắp các đại chúng. Dù cho vô lượng ức ánh sáng của trời Tự tại và Phạm vương cũng chẳng hiện rõ ra được. Người nào chiêm ngưỡng thân ấy của Như Lai cũng đều chói mắt.

        Ông lại nhìn hình sắc vi diệu trang nghiêm thanh tịnh của các Đại Bồ-tát này. Tất cả đều do phước đức tu tập nghiệp thiện mà sinh ra.

        Lại nữa, tám bộ chúng trời, rồng... có oai lực lớn cũng do phước đức nghiệp lành sinh ra. Nay có các hình sắc xấu xí, hoặc lớn hoặc nhỏ của các chúng sinh trong biển cả đều do đủ loại tư tưởng của tự tâm, thân miệng ý tạo ra các nghiệp bất thiện. Vì thế, nên tùy theo nghiệp mà đều tự nhận lấy kết quả. Nay ông phải nên tu học như vậy, cũng làm cho chúng sinh thấu tỏ nguyên lý nhân quả, cùng nhau tu tập nghiệp thiện.

        Đối với điều ấy, ông nên chánh kiến bất động, chớ để rơi vào nẻo đoạn kiến hay thường kiến. Đối với các ruộng phước nên hoan hỷ cúng dường. Do vậy, các ông cũng được người và trời tôn kính, cúng dường.

        Này Long vương! Ông nên biết Bồ-tát có một pháp để có thể cắt đứt sự khổ trong tất cả các đường ác. Pháp ấy là gì? Nghĩa là suốt ngày đêm thường nhớ nghĩ, tư duy quán xét pháp lành, làm cho các pháp lành tăng lên trong mỗi ý nghĩ, chẳng cho chút nghiệp ác nào xen vào.

        Đây có thể làm cho các ác dứt hẳn, pháp thiện tròn đầy, thường được gần gũi chư Phật, Bồ-tát cùng các Thánh chúng khác.         Gọi là pháp lành ấy tức các hàng trời, người, Bồ-tát Thanh văn, Bồ-đề Độc giác, Bồ-đề Phật-đà. Tất cả đều nương nơi pháp này làm căn bản mà được thành tựu, cho nên gọi là pháp lành. Pháp này chính là mười nghiệp thiện. Những gì là mười nghiệp thiện?         Đó là hoàn toàn xa lìa sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, nói hai chiều, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, tham dục, giận dữ và tà kiến.

        Này Long vương! Nếu xa lìa sát sinh thì liền được thành tựu mười pháp xa lìa phiền não. Những gì là mười pháp?

        1. Đối với các chúng sinh ban cho sự không sợ hãi.

        2. Thường khởi tâm Từ rộng lớn đối với chúng sinh.

        3. Dứt hẳn tập khí giận dữ.

        4. Thân thể thường không bệnh tật.

        5. Mạng sống lâu dài.

        6. Thường được loài phi nhân bảo vệ.

        7. Thường không có mộng ác, ngủ hay thức đều yên vui.

        8. Diệt trừ thù oán trói buộc, các thù oán tự giải tỏa.

        9. Không sợ hãi về đường ác.

        10. Khi chết được sinh lên cõi trời.

        Đó là mười pháp. Nếu đem hồi hướng lên quả vị Bồ-đề vô thượng thì sau khi thành Phật, sẽ được mạng sống tự tại theo tâm của Phật.

        Lại nữa, này Long vương! Nếu xa lìa trộm cắp thì được mười pháp đáng tin cậy. Những gì là mười pháp?

        1. Tài sản dồn đầy, vua, giặc, nước, lửa, con hư, không thể hủy hoại.

        2. Nhiều người thương mến.

        3. Không ai lừa gạt.

        4. Mười phương tán thán.

        5. Chẳng lo sợ tổn hại.

        6. Tiếng tốt lan khắp.

        7. Ở trong chúng không khiếp sợ.

        8. Của cải, mạng sống, sắc đẹp, sức khỏe yên vui, đầy đủ biện tài khống khiếm khuyết.

        9. Thường mang tâm bố thí.

        10. Khi chết được sinh lên cõi trời.

        Đây là mười pháp. Nếu đem hồi hướng lên quả vị Bồ-đề vô thượng thì sau khi thành Phật tất chứng được Bồ-đề rộng lớn thanh tịnh.

        Lại nữa, này Long vương! Nếu xa lìa hạnh tà thì đạt bốn loại pháp được người trí khen ngợi. Những gì là bốn pháp?

        1. Các căn điều hòa.

        2. Dứt hẳn sự loạn động.

        3. Được thế gian khen ngợi.

        4. Vợ không thể bị xâm phạm.

        Đó là bốn pháp. Nếu có thể đem hồi hướng lên quả vị Bồ-đề vô thượng thì sau khi thành Phật sẽ được tướng trượng phu, tạng bí mật của Phật.

        Lại nữa, này Long vương! Nếu xa lìa lời nói dối thì liền đạt tám loại pháp được chư Thiên khen ngợi. Những gì là tám pháp?

        1. Miệng thường sạch sẽ với mùi thơm của hoa sen xanh.

        2. Được người đời tin phục.

        3. Lời nói ra luôn có chứng cứ, được hàng trời, người kính mến.

        4. Thường đem lời ái ngữ an ủi mọi người.

        5. Được tâm an vui thù thắng, ba nghiệp thanh tịnh.

        6. Lời nói không lầm lỗi, tâm thường vui vẻ.

        7. Nói năng trang trọng, hàng trời, người phụng hành.

        8. Trí tuệ thù thắng, không ai chế ngự được.

        Đây là tám pháp, nếu đem hồi hướng lên quả vị Bồ-đề vô thượng thì sau khi thành Phật, sẽ được lời nói chân thật của Như Lai.

        Lại nữa, này Long vương! Nếu xa lìa lời nói hai chiều thì liền được năm loại pháp chẳng thể hư hoại. Những gì là năm pháp?

        1. Được thân bất hoại vì không ai hại được.

        2. Được quyến thuộc bất hoại vì không ai phá được.

        3. Được tín tâm bất hoại vì thuận theo nghiệp đã có.

        4. Được pháp hạnh bất hoại vì sự tu tập kiên cố.

        5. Được Thiện tri thức bất hoại vì không hề lừa dối.

        Đây là năm pháp, nếu có thể đem hồi hướng lên quả vị Bồ-đề vô thượng thì sau khi thành Phật, được quyến thuộc chân chánh, các ma, ngoại đạo chẳng thể phá hoại.

        Lại nữa, này Long vương! Nếu xa lìa lời nói thô ác thì liền thành tựu được tám việc làm trong sáng. Những gì là tám việc?

        1. Nói năng luôn chừng mực.

        2. Nói ra đều lợi ích.

        3. Nói điều chắc chắn hợp lý.

        4. Nói lời hay ho.

        5. Nói ra người khéo có thể tiếp nhận được.

        6. Lời nói luôn được tin theo.

        7. Lời nói không ai có thể chê trách.

        8. Nói ra người rất ưa thích.

        Đây là tám việc, nếu có thể đem hồi hướng lên quả vị Bồ-đề vô thượng thì sau khi thành Phật, sẽ được tướng của tiếng Phạm âm nơi Như Lai.

        Lại nữa, này Long vương! Nếu xa lìa lời nói thêu dệt thì liền thành tựu được ba pháp chắc chắn. Những gì là ba pháp?

        1. Chắc chắn được bậc trí thương mến.

        2. Chắc chắn có thể dùng trí tuệ giải đáp mọi câu hỏi đúng sự thật.

        3. Chắc chắn có được oai đức hơn hết, không hư dối đối với hàng trời, người.

        Đây là ba pháp, nếu có thể đem hồi hướng lên quả vị Bồ-đề vô thượng thì sau khi thành Phật, sẽ đạt các chỗ được thọ ký của Như Lai luôn đích thật.

        Lại nữa, này Long vương! Nếu xa lìa tham dục thì thành tựu được năm pháp tự tại. Những gì là năm?

        1. Ba nghiệp tự tại vì các căn đầy đủ.

        2. Của cải tự tại vì những kẻ oán tặc không thể chiếm đoạt.

        3. Phước đức tự tại vì tùy theo ý muốn của mình mọi của cải đều có đây đủ.

        4. Ngôi vua tự tại vì những vật quý lạ đều được phụng hiến.

        5. Của cải có được hơn cả năm lần mong ước vì do xưa kia đã không bỏn sẻn, ganh ghét.

        Đây là năm pháp, nếu có thể đem hồi hướng lên quả vị Bồ-đề vô thượng thì sau khi thành Phật sẽ được ngôi vị đặc biệt tôn quý trong ba cõi, mọi người đều cung kính, cúng dường.

        Lại nữa, này Long vương! Nếu xa lìa giận dữ thì tâm liền đạt được tám pháp vui vẻ. Những gì là tám pháp?

        1. Tâm không bị phiền não tổn hại.

        2. Tâm không giận dữ.

        3. Không có tâm tranh chấp.

        4. Tâm nhu hòa, ngay thẳng.

        5. Đạt được tâm Từ của bậc Thánh.

        6. Tâm thường đem lại lợi ích, an vui cho chúng sinh.

        7. Thân tướng đẹp đẽ, trang nghiêm, mọi người đều tôn kính.

        8. Vì từ hòa, nhẫn nhục nên sớm được sinh lên cõi trời Phạm thiên.

        Đây là tám pháp, nếu có thể hồi hướng đến quả vị Bồ-đề vô thượng thì sau khi thành Phật, sẽ được tâm vô ngại, người nhìn thấy không nhàm chán.

        Lại nữa, này Long vương! Nếu xa lìa tà kiến thì liền thành tựu được mười pháp công đức. Những gì là mười pháp?

        1. Được tâm ý ưa thích chân thật, bạn bè cũng chân thật.

        2. Tin tưởng sâu xa vào nhân quả, nên thà chết chứ không làm việc ác.

        3. Chỉ quy y Phật, chẳng theo vị trời nào khác.

        4. Tâm chánh kiến, ngay thẳng, dứt hẳn tất cả lưới nghi về lý  số tốt xấu.

        5. Thường được sinh trong hàng trời, người chẳng còn rơi vào đường ác.

        6. Vô lượng phước đức và trí tuệ dần dần tăng thêm.

        7. Hoàn toàn xa lìa nẻo tà, đi theo con đường của bậc Thánh.

        8. Không dấy khởi thân kiến, xả bỏ các nghiệp ác.

        9. An trụ trong sự nhận biết không chướng ngại.

        10. Chẳng rơi vào các hoạn nạn.

        Đây là mười pháp, nếu có thể đem hồi hướng đến quả vị Bồ-đề vô thượng, thì sau khi thành Phật sẽ sớm đạt được pháp của tất cả Phật, thành tựu thần thông tự tại.

        -Nếu Bồ-tát nào nương theo nghiệp thiện này thì trong lúc tu đạo, do có thể xa lìa sự sát sinh mà thực hành bố thí nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt được, sống lâu không chết yểu, chẳng bị tất cả kẻ oán thù làm tổn hại.

        Do xa lìa việc trộm cướp mà thực hành bố thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt được, có thể chứa nhóm đầy đủ tạng pháp của chư Phật hơn hết không ai sánh bằng.

        Do xa lìa việc làm tà mà thực hành bố thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt được, gia đình trinh thuận, mẹ và vợ con, không ai có thể nhìn ngắm họ bằng tâm dâm dục.

        Do xa lìa lời nói dối trá mà thực hành bố thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt được, xa lìa các sự hủy báng, giữ gìn chánh pháp, làm gì cũng chắc chắn, đạt được kết quả giống như nguyện ước.

        Vì xa lìa lời nói ly gián mà thực hành bố thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, quyến thuộc hòa thuận, cùng một chí hướng, thường vui vẻ không chống trái, tranh chấp.

        Vì xa lìa lời nói thô ác mà thường thực hành bố thí nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, tất cả chúng hội đều vui vẻ quy ngưỡng, nói ra điều gì cũng được tin tưởng, tiếp nhận, không ai chống cự.

        Do xa lìa lời nói vô nghĩa mà thực hành bố thí nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, lời nói luôn không dối gạt, mọi người đều kính trọng, tiếp nhận, có thể dùng phương tiện khéo léo để dứt hẳn các sự nghi ngờ lầm lạc.

        Do xa lìa tâm tham muốn mà thực hành bố thí nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, có tất cả vật gì cũng đều đem bố thí, xả bỏ, có sự tin hiểu vững chắc, đầy đủ oai lực lớn.

        Vì xa lìa tâm giận dữ mà thực hành bô thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, sớm tự thành tựu tâm trí vô ngại, các căn trang nghiêm, đẹp đẽ, ai thấy cũng kính mến.

        Vì xa lìa tâm tà kiến điên đảo mà thực hành bố thí, nên thường có được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, luôn được sinh vào trong nhà chánh kiến và chánh tín, gặp Phật, nghe pháp, cúng dường chúng Tăng, thường không quên tâm đại Bồ-đề.

        Đó là lúc tu đạo Bồ-tát, Đại sĩ thực hành mười nghiệp thiện, bằng việc bố thí trang nghiêm mà được lợi ích lớn như vậy.

        Này Long vương! Lấy phần cốt yếu mà nói, làm mười nghiệp thiện mà dùng giới để trang nghiêm thì có năng lực sinh khởi tất cả lợi ích chân thật trong Phật Pháp, đầy đủ nguyện rộng lớn.

        Vì trang nghiêm bằng Nhẫn nhục, nên được âm thanh viên mãn của Phật, đầy đủ các tướng tốt.

        Vì trang nghiêm bằng Tinh tấn nên có thể phá trừ ma oán, nhập vào tạng pháp của Phật.

        Vì trang nghiêm bằng Thiền định nên có thể sinh khởi niệm, tuệ, hổ thẹn và khinh an.

        Vì trang nghiêm bằng Trí tuệ nên có thể dứt hẳn tất cả vọng kiến phân biệt.

        Vì trang nghiêm bằng tâm Từ nên đối với các chúng sinh chẳng khởi phiền não, làm hại.

        Vì trang nghiêm bằng tâm Bi nên thương yêu các chúng sinh, thường chẳng nhàm chán xả bỏ.

        Vì trang nghiêm bằng tâm Hỷ nên thấy người tu tập nghiệp thiện tâm không ganh ghét.

        Vì trang nghiêm bằng tâm xả nên đối với cảnh thuận hay nghịch tâm không yêu thích hoặc bực tức.

        Vì trang nghiêm bằng bốn Nhiếp pháp nên luôn siêng năng giáo hóa tất cả chúng sinh.

        Vì trang nghiêm bằng bốn Niệm xứ nên khéo có thể tu tập pháp quán bốn Niệm xứ.

        Vì trang nghiêm bằng bốn Chánh cần nên đều có thể đoạn trừ tất cả pháp bất thiện, thành tựu tất cả pháp thiện.

        Vì trang nghiêm bằng bốn Thần túc, nên thường làm cho thân tâm nhẹ nhàng, thư thái.

        Vì trang nghiêm bằng năm Căn nên lòng tin vững chắc sâu xa, siêng năng chẳng biếng trễ, thường không mê mờ, vọng động, luôn tĩnh lặng, thuần hòa dứt các phiền não.

        Vì trang nghiêm bằng năm Lực nên mọi thứ thù địch đều diệt hết, không ai có thể phá hoại được.

        Vì trang nghiêm bằng bảy Giác chi nên thường khéo giác ngộ tất cả các pháp.

        Vì trang nghiêm bằng tám Thánh đạo nên đạt được trí tuệ chân chánh, luôn hiện ra ở trước.

        Vì trang nghiêm bằng pháp Chỉ nên có năng lực trừ bỏ tất cả kết sử.

        Vì trang nghiêm bằng pháp Quán nên có thể nhận biết tự tánh của các pháp đúng như thật.

        Vì trang nghiêm bằng Phương tiện nên sớm thành tựu đầy đủ cái vui của hữu vi và cái vui của vô vi.

        Này Long vương, ông nên biết mười nghiệp thiện này hoàn toàn có đủ năng lực làm cho mười Trí lực, bốn Vô sở úy, mười tám pháp Bất cộng và tất cả pháp Phật đều được viên mãn. Vì thế, nên các ông phải nên siêng năng tu học.

        Này Long vương! Ví như tất cả thành ấp, xóm làng đều nương nơi mặt đất mà được đứng vững. Tất cả cỏ thuốc, cây cối, rừng rậm cũng đều nương vào đất mà được sinh trưởng. Mười nghiệp thiện này cũng như thế, là chỗ nương tựa vững chắc cho hàng trời, người. Tất cả hàng Thanh văn, Bồ-đề Độc giác, hạnh nguyện của các Bồ-tát và tất cả pháp Phật cũng đều nương nơi mặt đất mười nghiệp thiện này mà được thành tựu.

        Lúc Đức Phật giảng nói kinh này xong, Long vương Ta-kiệt-la cùng các đại chúng bao gồm tất cả hàng trời, người, A-tu-la... đều rất hoan hỷ, tin tưởng, lãnh thọ làm theo.

(Culasaccakasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Vesali, rừng Đại Lâm, tại giảng đường Trùng Các. Lúc bấy giờ Niganthaputta Saccaka ở tại Vesali tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số đông tôn kính. Vị này thường tuyên bố cho hội chúng ở Vesali: “Ta không thấy một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, khi đối thoại với ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không toát mồ hôi nách. Dầu ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường”.

Rồi Tôn giả Assaji vào buổi sáng đắp y, cầm bát vào Vesali để khất thực. Niganthaputta Saccaka, thường hay ngao du thiên hạ, thấy Tôn giả Assaji từ xa đi lại. Sau khi thấy, Niganthaputta Saccaka liền đến gần Tôn giả Assaji, nói lên những lời hỏi thăm, chào đón, xã giao rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Niganthaputta Saccaka nói với Tôn giả Assaji:

– Này Tôn giả Assaji, Sa-môn Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Và có những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?

– Này Aggivessana, như thế này, Thế Tôn huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn như thế này, phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử: “Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã”. Như vậy này Aggivessana, Thế Tôn huấn luyện các đệ tử. Như vậy là các bộ môn mà phần lớn Thế Tôn giảng dạy được dành cho đệ tử.

– Này Tôn giả Assaji, thật sự chúng tôi đã thất vọng khi nghe Sa-môn Gotama thuyết giảng như vậy. Rất có thể chúng tôi sẽ gặp Tôn giả Gotama một thời nào đó và tại một chỗ nào đó. Rất có thể sẽ có một cuộc thảo luận. Rất có thể chúng tôi sẽ đoạn trừ ác tà kiến ấy.

Lúc bấy giờ, có khoảng độ năm trăm vị Licchavi tập hợp tại giảng đường vì một vài công vụ. Rồi Niganthaputta Saccaka đến chỗ các Licchavi ấy, sau khi đến, liền nói các vị ấy như sau:

– Hãy đến, các Tôn giả Licchavi; hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta. Nếu Sa-môn Gotama đứng đối thoại với ta như Tỷ-kheo Assaji, một vị đệ tử danh tiếng của ông ta đã làm, thì như một lực sĩ tay nắm chặt lông một con cừu có lông dài, có thể kéo tới, dặc lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, dặc lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng có thể kéo tới, dặc lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, dặc lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một lực sĩ nghiện rượu, sống phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh. Cũng vậy, ta sẽ dùng lời nói, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu, lại chơi trò phun nước; cũng vậy, ta nghĩ ta sẽ chơi trò chơi phun nước với Sa-môn Gotama. Hãy đến, các Tôn giả Licchavi. Hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta.

Một số Licchavi nói như sau:

– Làm sao Sa-môn Gotama có thể luận thắng Niganthaputta Saccaka? Niganthaputta Saccaka sẽ luận thắng Sa-môn Gotama.

Một số Licchavi lại nói như sau:

– Làm sao chỉ là Niganthaputta Saccaka lại có thể luận thắng Thế Tôn? Thế Tôn sẽ luận thắng Niganthaputta Saccaka.

Rồi Niganthaputta Saccaka với khoảng năm trăm Licchavi vây quanh, cùng đi đến Đại Lâm, giảng đường Trùng Các.

Lúc bấy giờ một số đông các Tỷ-kheo đang đi qua lại giữa trời. Niganthaputta Saccaka đến các Tỷ-kheo, sau khi đến, liền nói với các vị ấy:

– Chư Tôn giả, nay Tôn giả Gotama ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Tôn giả Gotama.

– Này Aggivessana, Thế Tôn sau khi đi sâu vào rừng Đại Lâm, đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ trưa.

Rồi Niganthaputta Saccaka cùng với đại chúng Licchavi, sau khi đi sâu vào rừng Đại Lâm, đến tại chỗ Thế Tôn. Sau khi đến Niganthaputta Saccaka nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Một số Licchavi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi xưng tên họ của mình rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi im lặng ngồi xuống một bên.

 Niganthaputta Saccaka sau khi ngồi xuống một bên nói với Thế Tôn:

– Tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama một vấn đề, nếu Tôn giả Gotama cho phép tôi được hỏi.

– Này Aggivessana, hãy hỏi như Ông muốn.

– Tôn giả Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?

– Này Aggivessana, như thế này Ta huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn này, phần lớn Ta giảng dạy được dành cho đệ tử: “Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã”. Như vậy này Aggivessana, Ta huấn luyện các đệ tử. Các bộ môn như vậy, phần lớn ta giảng dạy được dành cho đệ tử.

– Này Tôn giả Gotama, tôi có một ví dụ.

Thế Tôn nói:

– Này Aggivessana, hãy nói lên ví dụ ấy.

– Như các hột giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh là vì tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy các hột giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh. Tôn giả Gotama, như các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác, tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy, các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác. Cũng vậy, này Tôn giả Gotama, như người này mà tự ngã là sắc, nhờ nương tựa sắc làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thọ, nhờ nương tựa thọ làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là tưởng, nhờ nương tựa tưởng làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là các hành, nhờ nương tựa các hành làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thức, nhờ nương tựa thức làm thiện sự hay ác sự.

– Này Aggivessana, như vậy có phải ông nói: “Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta”?

– Tôn giả Gotama, như vậy tôi nói: “Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta”. Và như đại chúng này cũng vậy.

– Này Aggivessana, đại chúng này có quan hệ gì với Ông? Này Aggivessana, hãy giải thích lời nói của Ông.

– Tôn giả Gotama, như vậy tôi nói: “Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta”.

– Này Aggivessana, Ta sẽ hỏi Ông trở lại về vấn đề này. Ông có thể trả lời nếu Ông muốn. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Một vị vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu con bà Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất không?

– Tôn giả Gotama, một vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất. Này Tôn giả Gotama, cho đến các giáo đoàn, các đoàn thể, như các Vajji, các Malla, vẫn có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất, còn nói gì một vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu con bà Vedehi nước Magadha. Này Tôn giả Gotama, vị ấy có quyền hành ấy và xứng đáng có quyền hành ấy.

– Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Sắc là tự ngã của ta”, Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: “Sắc của tôi như thế này, sắc của tôi không phải như thế này” không?

Được nói vậy Niganthaputta Saccaka giữ im lặng. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Niganthaputta Saccaka:

– Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Sắc là tự ngã của ta”, Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: “Sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi không phải như thế này” không?

– Lần thứ hai, Niganthaputta Saccaka vẫn giữ im lặng.

Rồi Thế Tôn nói với Niganthaputta Saccaka:

– Này Aggivessana, nay Ông phải trả lời. Nay không phải lúc Ông giữ im lặng nữa. Này Aggivessana, ai được Như Lai hỏi đến lần thứ ba một câu hỏi hợp lý mà không trả lời, thời đầu của người ấy sẽ bị bể ra làm bảy mảnh tại chỗ.

Lúc bấy giờ thần Dạ xoa Vajirapani (Kim Cang Thủ) đang cầm một chùy sắt to lớn, cháy đỏ, sáng chói, đứng trên hư không trên đầu Niganthaputta Saccaka với ý định: “Nếu Thế Tôn hỏi đến câu hỏi thứ ba, một câu hỏi hợp lý mà Niganthaputta Saccaka không trả lời, thì ta sẽ đánh bể đầu nó ra làm bảy mảnh”. Chỉ có Thế Tôn và Niganthaputta Saccaka mới thấy thần Dạ xoa Vajirapani. Niganthaputta Saccaka sợ hãi, hoảng hốt, lông tóc dựng ngược, chỉ tìm thấy sự che chở nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự an ổn nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự nương tựa nơi Thế Tôn, liền bạch Thế Tôn:

– Tôn giả Gotama hãy hỏi tôi, tôi sẽ trả lời.

– Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Sắc là tự ngã của ta”, thì Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: “Sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi không phải như thế này” không?

– Thưa không, Tôn giả Gotama.

– Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Thọ là tự ngã của ta”, Ông có quyền hành gì đối với thọ ấy và có nói được, rằng: “Thọ của tôi phải như thế này, thọ của tôi không phải như thế này” không?

– Thưa không, Tôn giả Gotama.

– Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Tưởng là tự ngã của ta”, Ông có quyền hành gì đối với tưởng ấy và có nói được rằng: “Tưởng của tôi phải như thế này, tưởng của tôi không phải như thế này” không?

– Thưa không, Tôn giả Gotama.

– Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Các hành là tự ngã của ta”, Ông quyền hành gì đối với tự ngã ấy và có nói được rằng: “Các hành của tôi phải như thế này, các hành của tôi không phải như thế này” không?

– Thưa không, Tôn giả Gotama.

– Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Thức là tự ngã của ta”, Ông quyền hành gì đối với tự ngã ấy và có nói được rằng: “Thức của tôi phải như thế này, thức của tôi không phải như thế này” không?

 - Thưa không, Tôn giả Gotama.

– Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

– Vô thường, Tôn giả Gotama.

– Cái gì vô thường thì cái ấy là khổ hay lạc?

– Là khổ, Tôn giả Gotama.

– Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, Tôn giả Gotama.

– Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thọ... (như trên)... tưởng... (như trên)... các hành... (như trên)... Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?

– Vô thường, Tôn giả Gotama.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, Tôn giả Gotama.

– Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, Tôn giả Gotama.

– Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Ai ái luyến khổ, chấp trước khổ, tham đắm khổ, quán khổ và nói: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”. Người ấy có thể liễu tri cái khổ của tự mình hay có thể sống trừ diệt khổ không?

– Làm sao có thể được, Tôn giả Gotama? Không thể như vậy, Tôn giả Gotama.

– Này Aggivessana, như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi chỗ này chỗ kia tìm kiếm lõi cây. Người ấy cầm một cái búa sắc bén, đi vào rừng. Người ấy có thể thấy ở đây thân một cây chuối lớn thẳng đứng, còn trẻ, không có khúc đốt. Người ấy có thể chặt gốc cây ấy. Sau khi chặt gốc cây, người ấy chặt ngọn cây. Sau khi chặt ngọn cây, người ấy có thể lột ra các lá cuộn tròn. Nhưng khi lột ra các lá cuộn tròn, người ấy không tìm được giác cây, còn nói gì đến lõi cây. Cũng vậy này Aggivessana, khi được Ta hỏi, Ta cật vấn, Ta chất vấn về những lời của Ông, Ông đã tự tỏ ra trống rỗng, trống không, thất bại. Nhưng này Aggivessana, những lời nói mà Ông tuyên bố cho hội chúng ở Vesali: “Ta không thấy một Sa-môn hay Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu có tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, khi đối thoại với Ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không bị toát mồ hôi nách. Dầu Ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường”. Nhưng chính từ nơi trán của Ông, này một người thường. Nhưng chính từ nơi trán của ông, này Aggivessana, những giọt mồ hôi đang chảy xuống, sau khi thấm qua thượng y, đang rơi xuống đất. Còn Ta, này Aggivessana, nay không có mồ hôi nào trên thân Ta.

Rồi Thế Tôn để lộ kim thân cho Hội chúng ấy thấy. Khi nghe nói vậy, Niganthaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời.

Rồi Dummukha, một người con Licchavi, biết được Niganthaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời, liền bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con có một ví dụ.

Thế Tôn nói:

– Này Dummukha, hãy nói lên ví dụ ấy.

– Bạch Thế Tôn, như một hồ sen không xa làng hay thị trấn bao nhiêu, ở đấy có con cua. Bạch Thế Tôn, rồi một số đông con trai hay con gái đi ra khỏi làng hay thị trấn ấy, đến tại hồ sen kia, sau khi đến, lặn xuống hồ nước ấy bắt con cua lên và đặt nó trên đất khô. Bạch Thế Tôn, khi con cua này thò ra cái càng nào, thì các đứa con trai hay con gái ấy, với cái gậy hay miếng sành, chặt, bẻ gãy và đập nát cái càng ấy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con cua ấy bị chặt, bị bẻ gãy, bị đập nát tất cả càng, không thể lội xuống hồ sen ấy như trước. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, mọi khúc thuyết, gian kế, tranh luận của Niganthaputta Saccaka đã bị Thế Tôn chặt đứt, bẻ gãy, đập tan. Và nay, bạch Thế Tôn, Niganthaputta Saccaka, không thể đến gặp Thế Tôn, chớ đừng nói là có ý định đàm luận.

Khi được nghe nói vậy, Niganthaputta Saccaka nói với Licchavi Dummukha:

– Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Chúng tôi không đàm luận với Ông. Chúng tôi đang đàm luận với Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama, hãy để yên những lời nói của chúng tôi và lời nói của các Sa-môn, Bà-la-môn khác. Tôi nghĩ cuộc đàm luận vô bổ này thật đáng hối tiếc! Cho đến mức độ nào, một đệ tử Thanh văn của Tôn giả Gotama trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tận, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn Sư, khỏi phải nương tựa vào ai?

– Ở đây, này Aggivessana, đệ tử Thanh văn của Ta, đối với mọi sắc pháp, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Đối với mọi cảm thọ... đối với mọi tưởng... đối với mọi hành... đối với mọi thức, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, một đệ tử Thanh văn của Ta trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tận, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn sư, khỏi phải nương tựa một ai.

– Cho đến mức độ nào, này Tôn giả Gotama, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát?

– Ở đây, này Aggivessana, Tỷ-kheo đối với bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các sắc pháp, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, chứng được vô chấp thủ giải thoát. Đối với bất cứ thọ nào... bất cứ tưởng nào... bất cứ hành nào... đối với bất cứ thức nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các thức, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, chứng được vô chấp thủ giải thoát. Cho đến mức độ này, này Aggivessana, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát. Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana, Tỷ-kheo thành tựu ba pháp vô thượng: Kiến vô thượng, Đạo vô thượng, Giải thoát vô thượng. Được giải thoát như vậy, này Aggivessana, vị ấy chỉ kính lễ, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai: “Thế Tôn đã giác ngộ, Ngài thuyết pháp để giác ngộ. Thế Tôn đã điều phục, Ngài thuyết pháp để điều phục. Thế Tôn đã tịch tĩnh, Ngài thuyết pháp để tịch tĩnh. Thế Tôn đã vượt qua, Ngài thuyết pháp để vượt qua. Thế Tôn đã chứng Niết-bàn, Ngài thuyết pháp để chứng Niết-bàn”.

Được nghe nói vậy, Niganthaputta bạch với Thế Tôn:

– Tôn giả Gotama, chúng tôi thật là lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh suất. Chúng tôi đã dám nghĩ dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con voi điên, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu chống đám lửa hừng, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con rắn độc dữ tợn, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu với Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, chúng tôi thật lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh suất. Chúng tôi đã dám nghĩ, dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Mong Tôn giả Gotama nhận lời, ngày mai dùng bữa ăn của tôi cùng với chúng Tỷ-kheo!

Thế Tôn im lặng nhận lời.

Rồi Niganthaputta Saccaka, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, liền nói với các Licchavi:

– Các Tôn giả Licchavi hãy nghe tôi. Sa-môn Gotama ngày mai được mời ăn với chúng Tỷ-kheo. Hãy đem đến cho tôi những gì quý vị nghĩ là hợp thời.

Rồi những Licchavi ấy, sau khi đêm ấy đã mãn cho đem đến Niganthaputta Saccaka khoảng năm trăm phần cơm cúng dường nấu với sữa. Rồi Niganthaputta Saccaka, tại vườn của mình, cho soạn các món ăn thịnh soạn, loại cứng và loại mềm, rồi cho báo tin giờ cho Thế Tôn:

– Tôn giả Gotama, nay đã đến giờ. Cơm đã sửa soạn xong.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến khu vườn của Niganthaputta Saccaka, sau khi đến, Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo. Rồi Niganthaputta Saccaka, tự tay hầu hạ các món ăn thịnh soạn loại cứng và loại mền cho chúng Tỷ-kheo, cầm đầu là đức Phật. Rồi Niganthaputta sau khi biết Thế Tôn dùng bữa ăn đã xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một chiếc ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Niganthaputta Saccaka bạch Thế Tôn:

– Này Tôn giả Gotama, trong cuộc bố thí này, nếu có công đức và công đức địa, mong rằng những vị bố thí sẽ được hưởng hạh phúc.

– Này Aggivessana, sẽ có (công đức) cho những người bố thí, đối với người đáng được cúng dường như Ông, dầu Ông không phải là không có tham, không phải là không có sân, không phải là không có si; sẽ có (công đức) cho Ông, này Aggivessana, đối với người đáng được cúng dường như Ta, và Ta là người không có tham, không có sân, không có si.

TIỂU KINH SACCAKA, THỨ BA MƯƠI LĂM HẾT.

 

Thích Minh Châu 

_______________________________________________________________

>>>   34. Tiểu kinh Người Chăn Bò

Các vị Bồ tát tại gia tuy sống trong nhà thế tục nhưng không đắm nhiễm dục lạc thế gian, không vướng mắc vào thị phi, danh lợi, tình ái… Có thể nói các vị ấy thân chưa xuất gia nhưng tâm đã xuất gia. Dù còn mang hình thức thế tục nhưng lại có ý chí xuất trần, đời sống phạm hạnh trong sạch như băng tuyết, lòng từ bi rộng lớn, chí nguyện cao thượng luôn vì Phật pháp và chúng sinh (tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, thường niệm tam y, ngõa bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ bi nhất thiết) .

Kinh Bát Đại Nhân Giác do Pháp sư An Thế Cao dịch từ Phạn sang Hán vào khoảng năm 148 Tây lịch (niên hiệu Kiến Hòa năm thứ 2, đời Hán Hoàn Đế-Trung Quốc). Pháp sư An Thế Cao đã trích từ kinh tạng Nguyên thủy (bản chữ Phạn) những tinh yếu của Phật pháp, trong đó có tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân trong kinh Trung A hàm và biên soạn lại thành bài kinh Bát Đại Nhân Giác.

Pháp sư An Thế Cao là người nước An Tức -một quốc gia cổ đại ở Tây Vực, nay thuộc Iran (BaTư )(*) và Pakistan (Có nơi nói lãnh thổ nước An Tức xưa, nay một phần thuộc Iran, một phần thuộc Afghanistan (A Phú Hãn). Vì hiện nay Iran giáp với Pakistan và Afghanistan về phía đông). Ngài đến kinh đô Lạc Dương (Trung Quốc) vào thời Hậu Hán (25-220 Tây lịch), đời Hán Hoàn Đế (132-167), là một trong những dịch giả có công lớn trong việc dịch kinh điển từ chữ Phạn sang chữ Hán thời bấy giờ.

Nội dung của kinh Bát Đại Nhân Giác chủ yếu phát triển từ kinh Bát Niệm (Tám điều suy niệm của bậc đại nhân), kinh số 74 thuộc Trung A Hàm, tương đương với kinh Anuruddha sutta hay Tám điều tư niệm của bậc đại nhân, thuộc kinh Tăng Chi Bộ, chương Tám pháp, phẩm Gia chủ. Kinh Bát Đại Nhân Giác là giáo lý nền tảng căn bản của Phật giáo, trong đó chú trọng tinh thần nhập thế tự lợi, lợi tha trong tư tưởng Bồ tát đạo của Phật giáo Phát triển.

Kinh Bát Đại Nhân Giác là giáo lý nền tảng của Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển:

*Giác ngộ bản chất con người và thế giới:

Trên bước đường tự giác và giác tha (tự mình giác ngộ, giúp người khác giác ngộ), tự lợi và lợi tha (tự làm lợi ích cho mình và làm lợi ích cho người khác), điều cơ bản đầu tiên là phải có nhận thức đúng, tích cực, tức có Chánh kiến, chi phần đầu tiên trong Bát Chánh Đạo (phần tinh hoa của Đạo Đế-một trong Bốn chân lý-Tứ Đế(**)).

Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, nhận thức về thế gian (vũ trụ quan, thế giới quan), về con người (nhân sinh quan) của Phật giáo được cô đọng trong điều quán niệm thứ nhất (Đệ nhất giác ngộ): Vũ trụ vạn hữu luôn ở trong tình trạng biến đổi, không có gì thường hằng, có những sự biến đổi mà con người có thể cảm nhận, thấy biết, nhưng cũng có những sự biến đổi mà con người không thể cảm nhận, thấy biết (sự biến đổi trong từng sát na, từng giây, từng phút và sự biến đổi trong những khoảng thời gian dài như vài trăm năm, vài triệu năm…). Sự biến đổi này Phật giáo gọi là vô thườngsinh diệt biến dị (hiện tượng đổi khác, sinh ra rồi mất đi, chuyển biến từ dạng này sang dạng khác).

Cõi nước (quốc độ), thế giới con người đang sống hay hành tinh xanh này cũng vô thường vì nó mong manh, tạm bợ, thời gian tồn tại của nó có giới hạn mặc dù so với đời người thì nó tồn tại lâu hơn nhiều. Hiện giờ thế giới này, trái đất này mặc dù vẫn tồn tại nhưng nó đã trải qua rất nhiều biến đổi: địa chất biến đổi, khí hậu biến đổi, đời sống con người biến đổi, môi trường sinh thái biến đổi (tài nguyên rừng bị tàn phá; ô nhiễm môi trường nước, không khí; thủng tầng ozon ở Nam Cực và Bắc Cực; nhiệt độ trái đất tăng, trái đất nóng lên; băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan chảy nhanh; mực nước biển dâng cao v.v..).

Con người cũng là một hiện tượng trong thế gian, một thành phần của thế gian (hữu tình thế gian, phân biệt với vô tình thế  gian, khí thế gian-thế giới tự nhiên, đồ vật và những loài không có tình thức), bản chất của con người là khôngvô ngã (do nhiều yếu tố, nhân duyên tạo thành, không có tự thể, không có chủ tể), cho nên sinh mạng và đời sống con người cũng vô thường, nó luôn thay đổi, phải trải qua bốn giai đoạn lớn là sinh, già, bệnh, chết. Ngoài ra, trong quá trình diễn ra đời sống, con người phải trải qua biết bao thay đổi khác.

Con người và thế giới vạn hữu (tứ đạingũ ấm-ngũ uẩn) vốn vô ngã (cũng đồng nghĩa với không), vốn vô thường, nên mong manh, không bền vững (nguy thúy), luôn luôn biến đổi. Tuy sự thật là thế, nhưng vì chấp ngã, thấy con người và thế giới là thực hữu trong khi con người và thế giới chỉ là những hiện tượng luôn luôn biến đổi, do điều kiện nhân duyên mà có mặt (sinh), lại do điều kiện nhân duyên mà đổi khác (biến dị), mất đi (diệt). Vì tham ái muốn mọi sự mọi vật thường hằng bất biến, muốn nắm giữ (thủ) những gì mình yêu thích (ái, dục), cho nên con người tạo nghiệp ác, bất thiện (ý suy nghĩ điều xấu, ác; thân làm việc xấu, ác; miệng nói lời hại người, hại mình), biến tâm mình thành nguồn sinh ra nhiều điều bất thiện, thân mình thành rừng tội lỗi (tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu).

Nếu nhận thức đúng về con người và thế giới tức là đã có chánh kiến, chánh tư duy, từ đó tinh tấn tu tập, thường suy niệm, quán chiếu để thành tựu tuệ giác giác ngộ (trí tuệ), thì người Phật tử (xuất gia lẫn tại gia) sẽ dần dần thoát khỏi phiền não khổ đau, luân hồi sinh tử (như thị quán sát, tiệm ly sinh tử).

*Thực trạng đời sống và nguyên nhân của thực trạng đó:

Hiện thực đời sống con người là ham muốn nhiều (đa dục), tâm không biết đủ, chỉ biết tham cầu (tâm vô yểm túc, duy đắc đa cầu), cho nên con người thường khổ. Những nỗi khổ niềm đau của kiếp người, trên con đường sinh tử (sinh rồi tử, tử rồi sinh, mãi luân hồi trong lục đạo) đều có nguồn gốc từ tham dục. Vì tham dục (yêu chuộng bản thân, tham tiền bạc của cải, sắc đẹp, quyền lực, địa vị, danh tiếng, uống ăn, hưởng thụ…) mà tạo nghiệp, gây tội ác, từ đó trôi nổi trong biển sinh tử luân hồi. Nếu biết “thiểu dục vô vi” (không tạo nghiệp, hành động không xuất phát từ tâm mong cầu, tham muốn) thì thân tâm tự tại (không bị bất cứ điều gì ràng buộc, hệ lụy, không khổ não).

Các vị Bồ tát hay các bậc đại nhân (người có tâm lượng lớn, có trí tuệ lớn) đều như thế, các vị ấy thường biết tri túc (tâm vô cầu, vô dục), các vị ấy sống bình an, vui vẻ với cái nghèo (sống giản dị, thanh đạm) mà giữ đạo, tu hành Phật pháp, chỉ lấy trí tuệ làm sự nghiệp (Bồ tát thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp).

Khác với thế gian thường xem tài sản của cải, danh tiếng, quyền lực, địa vị là sự nghiệp, Bồ tát chỉ xem trí tuệ giải thoát là sự nghiệp. Bởi vì chỉ có trí tuệ mới giúp con người thoát khổ, chấm dứt con đường sinh tử luân hồi triền miên.

Đời sống con người vui ít khổ nhiều, những niềm vui có được cũng tạm bợ, không dài lâu. Tuy nhiên, không có bao nhiêu người giác ngộ được căn nguyên những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống. Đa phần đều cho rằng do thiếu tiền bạc, của cải, những điều kiện vật chất, những phương tiện, tiện nghi, thiếu hưởng thụ mà khổ. Kỳ thực đó không phải là cái gốc của khổ, mà cái gốc của khổ là do tham muốn nhiều, do tâm không biết đủ, không biết tự mãn nguyện. Con người đi từ tham muốn này đến tham muốn khác, dục vọng cứ leo thang thì biết bao giờ tâm mới yên ổn, an lạc. Tâm con người cứ bị ngũ dục, lục trần thúc đẩy, sai khiến, dẫn dắt đi quẩn quanh trong vòng vui-khổ.

*Con đường tu học hay pháp hành của Bồ tát:

Sau khi đã giác ngộ, thấy biết bằng trí tuệ đâu là nguyên nhân khổ, vui trong cuộc đời, thấy biết bản chất của đời sống, vị Bồ tát tinh tấn nỗ lực trong việc học pháp, hành pháp. Vị Bồ tát biết rõ rằng, hễ lười biếng giải đãi thì không tránh khỏi rơi vào dục lạc thế gian (giải đãi trụy lạc). Bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, khi tâm không có chánh niệm, không có phòng hộ thì ngũ dục, lục trần có cơ hội tác động, chi phối hành giả. Hành giả tu tập thấy rất rõ điều này, khi không có chánh niệm, không an trú vào các thiện pháp thì tâm dao động, rối loạn, các phiền não tham, sân, si, mạn… sinh khởi. Phiền não có mặt thì đồng thời khổ não, bất an có mặt. Do đó muốn tâm thanh tịnh không còn phiền não nhiễm ô, cũng tức là không còn khổ não, thì hành giả phải siêng năng tinh tấn học và hành các thiện pháp, không xao lãng việc tu học. Có tinh tấn hành trì chánh pháp mới có đủ định lực, tuệ giác hàng phục nội ma ngoại chướng (những phiền não, nghiệp chướng và sự ngăn trở, phá hoại của tà ma, ngoại đạo), thoát ra khỏi ngục tù ấm giới (thân người và cõi thế gian như nhà lửa này).

Các vị Bồ tát luôn quan tâm trau giồi đạo đức, phạm hạnh (giới) và trí tuệ (huệ), không ngừng cầu tiến, vì một khi chưa đạt quả vị Vô thượng Bồ đề thì vẫn còn phải học.

Theo Phật giáo Nguyên thủy thì hàng thánh A la hán được gọi là bậc vô học (không cần phải học nữa vì đã giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, việc cần làm đã làm xong). Nhưng theo Phật giáo Phát triển thì các bậc thánh A la hán vẫn còn cần phải học. Những gì các vị ấy học là các pháp hành để có đủ trí tuệ, biện tài làm lợi ích cho chúng sinh và tiến lên quả vị Phật, đem lại an lạc hạnh phúc lớn cho tất cả (Bồ tát thường niệm: quảng học đa văn, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài, giáo hóa nhất thiết, tất dĩ đại lạc). Nếu không có trí tuệ, biện tài thì Bồ tát không có năng lực độ sinh rộng lớn. Nếu không có trí tuệ và phước báu vô lượng thì không thành tựu quả vị Phật, vì Phật là bậc phước trí nhị nghiêm, là thầy của trời, người, là bậc đã từng tu tập và tạo lập công đức trong vô số kiếp. Phật và các vị thánh A la hán đều giác ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, nhưng trí tuệ và phước báu, năng lực độ sinh giữa Phật và các vị thánh A la hán còn một khoảng cách rất xa.

Để thành tựu tâm đại bi, xả bỏ lòng vị kỷ, đồng thời tạo công đức phước báo cho mình và lợi lạc tha nhân, vị Bồ tát thường hành pháp bố thí gồm tài thí, pháp thí và vô úy thí. Tài thí là bố thí tiền bạc, của cải, vật dụng, phương tiện đời sống, tức giúp đỡ, sẻ chia về phương diện vật chất. Pháp thí là bố thí giáo pháp giải khổ, giáo dục đạo đức, truyền trao kinh nghiệm sống, nghề nghiệp, cách thức mưu sinh chân chính. Vô úy thí là dùng lời nói, hành động, việc làm đem lại sự bình an, đem lại niềm tin, nghị lực sống cho người khác; dùng sức mạnh hoặc trí tuệ, biện tài giúp người khác vượt qua khó khăn, sợ hãi…Vô úy thí và pháp thí có liên hệ với nhau. Đôi khi có sự bổ sung, hỗ tương lẫn nhau giữa tài thí, pháp thí và vô úy thí.

Bồ tát thấy rõ tâm những người nghèo khổ, khốn khó thường hay sinh khởi phiền não tham lam, sân si, ganh ghét, đố kỵ, bất mãn, tự ti…, họ oán trách trời đất, oán trách người thân, bạn bè, oán trách gia đình, xã hội v.v..Những người này cũng dễ dàng gây tạo tội ác, làm điều bất thiện, kết bè đảng với bạn xấu để tìm vui hoặc làm việc bất chính (bần khổ đa oán, hoạnh kết ác duyên). Vì thế cho nên Bồ tát giúp đỡ họ về vật chất (có miếng cơm manh áo, nhà cửa hoặc phương tiện lao động, sản xuất-đây gọi là tài thí), giúp đỡ họ về tinh thần (an ủi, khuyên nhủ, chở che, dạy cách mưu sinh, trao truyền kiến thức, kinh nghiệm, giáo dục đạo đức..., đây gọi là pháp thí và vô úy thí)… Khi bố thí, thực hiện các việc từ thiện, Bồ tát làm với tâm bình đẳng, không có ý niệm phân biệt kẻ thân người thù, kẻ thương người ghét, kẻ xấu ác hay người hiền lương… Bất cứ ai có nhu cầu cần sự giúp đỡ, sẻ chia, Bồ tát đều ban tài thí hoặc pháp thí, vô úy thí tùy điều kiện, tùy khả năng mình có. Bồ tát bố thí với tâm từ bi cứu khổ ban vui, với tinh thần vô ngã (Bồ tát bố thí, đẳng niệm oán thân, bất niệm cựu ác, bất tắng ác nhân).

Các vị  Bồ tát tại gia tuy sống trong nhà thế tục nhưng không đắm nhiễm dục lạc thế gian, không vướng mắc vào thị phi, danh lợi, tình ái… Có thể nói các vị ấy thân chưa xuất gia nhưng tâm đã xuất gia. Dù còn mang hình thức thế tục nhưng lại có ý chí xuất trần, đời sống phạm hạnh trong sạch như băng tuyết, lòng từ bi rộng lớn, chí nguyện cao thượng luôn vì Phật pháp và chúng sinh (tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, thường niệm tam y, ngõa bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ bi nhất thiết) . Với tâm chí như thế thì chắc chắn về sau các vị Bồ tát tại gia này sẽ xuất gia.  

Một vị Bồ tát hay bậc đại nhân là người giác ngộ được cõi sinh tử (thế gian) như nhà lửa đang thiêu đốt khiến cho chúng sinh chịu nhiều khổ não, những nỗi khổ đó không thể nào kể hết. Vị Bồ tát phát khởi tâm đại bi cứu độ khắp tất cả, nguyện thay thế chúng sinh chịu vô lượng khổ, dùng trí tuệ, biện tài giúp cho chúng sinh mọi loài đều an lạc. Tâm tâm niệm niệm của vị Bồ tát luôn hướng đến đạo quả Bồ đề và hóa độ chúng sinh (Sinh tử xí nhiên, khổ não vô lượng, phát Đại thừa tâm, phổ tế nhất thiết, nguyện đại chúng sinh, thọ vô lượng khổ, linh chư chúng sinh, tất cánh đại lạc).

Cứu khổ, ban vui, vì lợi lạc chúng sinh là chí nguyện của Bồ tát. Dù chỉ là một vị Bồ tát sơ phát tâm vẫn có chí nguyện đó, nếu không thì không phải là Bồ tát. Bồ tát đạo hay con đường của Bồ tát, pháp hành của Bồ tát là tự giác và giác tha, hay tự lợi và lợi tha song hành không tách biệt. Cho nên pháp môn tu của Bồ tát là Lục độ vạn hạnh, là Tứ nhiếp pháp, là Tứ hoằng thệ nguyện, là Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới v.v..

Kinh Bát đại nhân giác chính là những điều mà chư Phật và các vị Bồ tát, các bậc đại nhân đã từng giác ngộ, theo đó tu tập mà thành tựu đạo quả và trở lại thế gian giáo hóa, tế độ chúng sinh. Các vị cũng dạy Tám điều giác ngộ này cho chúng sinh, giúp chúng sinh nhận thức đúng, thấy rõ sự thật thế gian, bản chất của đời sống, giúp chúng sinh biết rõ con đường tu tập giải thoát khỏi phiền não khổ đau, luân hồi sinh tử (Như thử bát sự, nãi thị chư Phật Bồ tát đại nhân chi sở giác ngộ, tinh tấn hành đạo, từ bi tu tuệ, thừa pháp thân thuyền, chí Niết bàn ngạn. Phục hoàn sinh tử, độ thoát chúng sinh, dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, linh chư chúng sinh giác sinh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâm Thánh đạo).

Nếu người đệ tử Phật thường tụng niệm, nhớ nghĩ tám điều giác ngộ này, sẽ diệt được vô lượng tội (vì tâm không còn tạo nghiệp, tâm được chuyển hóa trở nên thanh tịnh), thẳng tiến đến đạo quả Vô thượng Bồ đề, chứng thành Phật quả, chấm dứt đường sinh tử, mãi mãi thường an trú trong Niết bàn tịnh lạc (Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ đề, tốc đăng Chánh giác, vĩnh đoạn sinh tử, thường trú khoái lạc).

                                                                           Phan Minh Đức   

*Nước Ba Tư nằm ở phía tây nam châu Á, chính thức đổi thành Iran vào năm 1935.

**Tứ Đế hay Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế: Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế.              

(Culagopalakasutttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa các bộ lạc Vajji (Bạt-kỳ) tại Ukkacela, trên bờ sông Hằng. Tại đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo.

– Này các Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quan sát bờ bên này sông Hằng, không quan sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ kia tại Suvideha, tại chỗ không có thể lội qua được. Này các Tỷ-kheo, những con bò xô nhau tụ lại giữa dòng sông Hằng và gặp tai nạn tại nơi đây. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì người chăn bò ở Magadha là vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quán sát bờ bên này sông Hằng, không quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không thể lội qua được. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn không khéo biết đời này, không khéo biết đời sau, không khéo biết ma giới không khéo biết phi ma giới, không khéo biết tử thần giới, không khéo biết phi tử thần giới, những ai nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ gặp bất hạnh đau khổ lâu dài.

Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được. Người đó đuổi đi đầu những con bò đực già, những con đầu đàn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đưa qua những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có được huấn luyện. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò con nhỏ, những con bò con còn bú. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Này các Tỷ-kheo thời xưa ấy có con bò còn nhỏ mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, cũng qua bờ bên kia một cách an toàn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì người chăn bò ở Magadha là người có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết ma giới, khéo biết phi ma giới, khéo biết tử thần giới, khéo biết phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò đực già, đầu đàn, chúng đã lội cắt ngang dòng sông Hằng và qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có huấn luyện, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, ở tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại thế giới này nữa. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa, sẽ diệt tận khổ đau. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò con, nhỏ, những con bò con còn bú, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến chánh giác. Những vị này lội cắt ngang dòng sông Ma vương và sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, con bò con còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo tùy pháp hành, tùy tín hành, những vị này sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Này các Tỷ-kheo, nay Ta khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết đối với ma giới, khéo biết đối với phi ma giới, khéo biết đối với tử thần giới, khéo biết đối với phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin nơi Ta, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi Thiện Thệ nói vậy, bậc Đạo sư lại nói thêm bài kệ như sau:

Đời này và đời sau,

Bậc Trí khéo trình bày,

Cảnh giới Ma đạt được,

Cảnh Tử Thần không đạt.

Bậc Chánh Giác, Trí Giả,

Biết rõ mọi thế giới,

Cửa bất tử rộng mở,

Đạt an ổn Niết-bàn.

Dòng Ma bị chặt ngang,

Nát tan và hư hoại,

Hãy sống sung mãn hỷ,

Đạt an ổn Niết-bàn,

(Này các Tỷ-kheo).

TIỂU KINH NGƯỜI CHĂN BÒ, THỨ BA MƯƠI BỐN HẾT.

 

Thích Minh Châu 

________________________________________________________________________-

>>>    33. Đại kinh Người Chăn Bò

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm